SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Download to read offline
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo
dục. Phương hướng giáo dục của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục và đào
tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người “lao
động, tự chủ, sáng tạo” có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng
lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập
nghiệp và cải thiện đời sống ngày một tốt hơn.
Để đạt được những điều đó cùng với sự thay đổi về nội dung, hình thức tổ
chức dạy học, cần hình thành cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, tạo cho
học sinh năng lực tự học, tự rèn luyện bồi bổ kiến thức cho mình là việc vô cùng
quan trọng.
Đối với nhà trường THCS việc tự rèn cho mình khả năng phân tích tổng
hợp là rất cần thiết đối với tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn hóa học, bởi
hóa học là bộ môn khoa học có rất nhiều ứng dụng đối với các nghành khoa học
khác. Góp phần đẩy mạnh sự thay đổi của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đất
nước đang đổi mới.
Trong chương trình hóa học phổ thông để nắm bắt đầy đủ các kiến thức của
bộ môn thì bài tập hóa học được đặc biệt quan tâm vì nó là phương tiện hữu hiệu
trong giảng dạy bộ môn hóa học. Bài tập hóa học góp phần nâng cao khả năng
tư duy sáng tạo, phát triển năng lực cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến
thức mà các em được học.
2. Tên sáng kiến:
“Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở
cấp THCS”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ tên: Phùng Thu Thủy
- Địa chỉ tác giả sáng kiến:
Trường THCS Thượng Trưng - Xã Thượng Trưng - Huyện Vĩnh Tường -
Tỉnh Vĩnh Phúc.
1
- Số điện thoại: 0983529804
- Email: phungthuthuy.c2gvthuongtrung@vp.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phùng Thu Thủy
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh bậc THCS
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ ngày 20 tháng 8 năm 2014
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ triển khai nghiên cứu đề tài ở
năm học 2014 - 2015.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
1. Cơ sở lí luận:
Để bồi dưỡng cho học sinh có năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề, lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào chủ thể hoạt
động nhận thức, học trong hoạt động. Học sinh bằng hoạt động tự lực, tích cực
của mình mà chiếm lĩnh kiến thức. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ
góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Tăng
cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học
tập là một yêu cầu rất cần thiết. đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng
tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn hóa học ở phổ thông có mục đích trang bị
cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất,
phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham
gia các hoạt động sản xuất và các hoạt động sau này.
Bài tập hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức kỹ năng
mới cho học sinh. Đồng thời thông qua giải bài tập hóa học sẽ giúp học sinh
hình thành, rèn luyện, củng cố kiến thức kỹ năng phát triển tư duy. Đây là một
công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức kỹ năng của học sinh. Nó giúp giáo viên
phát hiện được trình độ học sinh, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học
sinh trong học tập hóa học đồng thời là biện pháp giúp học sinh khắc phục sai
lầm và vượt qua khó khăn đó.
Muốn đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ
thống bài tập hóa học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và
2
học hóa học ở trường phổ thông nói chung, ở trường THCS nói riêng. Bài tập
hóa học giúp người giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch dạy học sát với đối tượng. Qua nghiên
cứu bài tập hóa học, bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của mình trong giảng dạy
cũng như trong giáo dục học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Bài tập hóa học là nguồn để hình thành, rèn luyện, củng cố, kiểm tra các
phương thức, kĩ năng cho học sinh.
Bài tập hóa học có tác dụng mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh.
Bài tập hóa học giúp giáo viên rèn luyện nhân cách cho học sinh: Tính chủ
động sáng tạo, tính cẩn thận kiên trì ... ý chí quyết tâm trong học tập.
Đặc biệt bài tập hóa học còn giúp việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học
sinh.
Từ thực tiễn qua quá trình dạy học tôi nhận thấy:
Nếu không chú trọng rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thì kiến thức
học sinh tiếp thu rất hạn chế và hời hợt.
Độ bền và nhớ kiến thức không lâu.
Việc tạo hứng thú và niềm tin cho học sinh trong quá trình học sẽ gặp nhiều
khó khăn.
Vậy làm thế nào để giảng dạy tốt bộ môn hóa học, làm thế nào để phát huy
được tính tích cực tự lực của học sinh, gây hứng thú học tập cho các em là một
khó khăn, một điều trăn trở rất lớn trong mỗi chúng ta đặc biệt trong tìm kiếm
lời giải bài tập của các em.
Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình về việc
tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học
sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS, giúp các em tự lực chiếm lĩnh
tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp
học cao hơn. Nên tôi đã chọn tên sáng kiến kinh nghiệm là: “Phát triển năng
lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS ”.
II. Thực trạng việc dạy - học môn Hóa học ở trường trung học cơ sở.
1. Thực trạng việc dạy - học môn Hóa học nói chung.
3
Trong quá trình giảng dạy tại đơn vị mình đang công tác cùng với sự tìm
hiểu các thông tin trường bạn tôi thấy một thực tế hiện nay: Học sinh sợ học
môn Hóa học hay nói đúng hơn vai trò của môn Hóa học dần dần mờ nhạt. Phụ
huynh và học sinh coi môn Hóa học ở bậc THCS là môn phụ nên rất nhiều học
sinh không thích học, không học và không cần học. Nhiều em còn chưa biết viết
công thức hóa học, không nhớ được hóa trị của các chất, không viết được
phương trình hóa học dẫn đến không vận dụng kiến thức Thầy cô giảng vào làm
các bài tập hóa học, nên đến lớp còn chưa học bài và làm bài tập. Đối với giáo
viên thì đa số giáo viên có kiến thức vững vàng, thường xuyên tìm tòi, nghiên
cứu các phương pháp dạy học.Tuy nhiên, một số ít giáo viên còn chưa thật sự
tâm huyết với nghề. Chất lượng của môn Hóa học còn chưa cao.
2. Thực trạng việc khai thác bài tập của giáo viên và học sinh hiện nay.
Khi làm bài tập hóa học, các em còn nhầm lẫn hoặc chưa nắm rõ nội dung
yêu cầu của đầu bài, chưa biết phân loại bài tập và cách giải từng dạng bài, còn
ngộ nhận, hiểu sai đề bài.
Giáo viên đều đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn . Đa số các thầy cô có
kiến thức vững vàng, có phương pháp giảng dạy tốt nhưng một số giáo viên khi
giảng dạy còn chưa tích cực nhất là dạy các dạng bài tập cho học sinh.. Bởi vậy
mà kết quả bộ môn chưa đạt kết quả cao.
Ngay đầu năm tôi đã có kế hoạch khảo sát thực trạng học tập môn Hóa học
của học sinh khối 9 để thấy chất lượng học tập bộ môn của học sinh:
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm (Năm học: 2014 – 2015; Sĩ số học sinh 93):
Khối
Tổng
số
HS
Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém
T.Bình
trở lên
Số % Số % Số % Số % Số % Số %
9 93 7 7,5 25 26,9 28 30,1 28 30,1 5 5,4 60 64,5
III . Những nguyên nhân :
Qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy một số học sinh không tự giải quyết
được các bài tập tính toán trong SGK, mặc dù trong giảng dạy tôi đã chú ý đến
việc hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng phần kiến thức có liên quan đến các
dạng bài tập. Thậm trí, có những bài tập đã hướng dẫn chi tiết, nhưng khi gặp lại
4
học sinh vẫn còn bỡ ngỡ, không làm được. Đi sâu tìm hiểu việc dạy và học tôi
thấy kết quả bộ môn hóa học chưa cao là do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan nhưng tập trung ở một số nguyên nhân sau:
Về phía học sinh coi môn hóa học là môn học khó, không thi vào trung học
phổ thông khiến các em không chú ý học.
Về phía phụ huynh quan niệm phải học tập trung vào 3 môn chính là văn,
toán, ngoại ngữ để thi vào được trung học phổ thông, chưa cần đầu tư vào môn
hóa học .
Từ kiến thức cơ bản sách giáo khoa nhưng phát triển thành rất nhiều dạng
bài tập khác nhau với mức độ từ cơ bản đến nâng cao mà thời gian trên lớp chỉ
có 2tiết/tuần, nên việc hướng dẫn học sinh làm bài tập có phần hạn chế về thời
gian.
Về phía giáo viên đa số giáo viên nắm chắc kiến thức, biết phân loại bài tập
hóa học và cách giải từng loại bài nhưng trong đó lại có một số ít giáo viên chưa
tìm được phương pháp truyền đạt hiệu quả, còn lúng túng khi hướng dẫn học
sinh giải các loại bài tập khác nhau gây khó hiểu cho học sinh.
IV. Các giải pháp đã tiến hành nhằm phát triển năng lực học sinh
thông qua cách giải bài tập hóa học ở cấp THCS.
1. Sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng thực hành.
Hóa học là khoa học thực nghiệm có lập luận. Vì vậy người học sinh muốn
giỏi hóa nhất thiết phải có kỹ năng thực hành, có khả năng giải thích những vấn
đề thực tiễn cuộc sống liên quan đến bộ môn, có ý thức vận dụng kiến thức đã
biết vào cuộc sống. Thông qua các thí nghiệm tại phòng bộ môn, thực hiện các
bài thực hành cũng như ý thức quan sát, sự nhạy bén trong việc vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cuộc sống, những năng lực này của HS được hình thành và
phát triển. Tuy nhiên ngoài các thí nghiệm thực hành thì trong quá trình dạy học
việc sử dụng bài tập để qua đó góp phần hình thành và phát triển kỹ năng thực
hành, khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn còn có ý nghĩa quan trọng. Dưới
góc độ này bài tập hóa học theo tôi có thể sử dụng với các dạng sau đây:
Dạng 1: Các bài tập thực nghiệm
1. Bài tập nhận biết và phân biệt các chất.
5
Cơ sở để giải bài tập này là dựa vào các tính chất khác nhau của từng chất.
Vậy học sinh cần hiểu rõ về tính chất vật lý, tính chất hóa học của các chất, các
loại hợp chất.
Nguyên tắc: Dùng hóa chất thông qua phản ứng có hiện tượng xuất hiện để
nhận biết các hóa chất đựng trong các bình mất nhãn.
Phản ứng nhận biết: Phản ứng hóa học được chọn để nhận biết là phản ứng
đặc trưng đơn giản, nhanh nhạy, có dấu hiệu rõ ràng (kết tủa, hòa tan, sủi bọt
khí, mùi, thay đổi màu sắc).
Cách trình bày bài tập nhận biết:
Bước 1: Trích mẫu thử
Bước 2: Chọn thuốc thử
Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được
(mô tả hiện tượng xảy ra) rút ra kết luận đã nhận biết được chất nào.
Bước 4: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết để minh họa.
Dấu hiệu nhận biết một số chất thường gặp:
- Quỳ tím làm chuyển màu đỏ trong môi trường axit, màu xanh trong môi
trường kiềm.
- Phenolphtalein không màu trong nước và trong axit nhưng có màu đỏ
trong môi trường kiềm.
- Thuốc thử của axit HCl và các muối clorua tan là muối AgNO3, bởi có
phản ứng tạo ra chất không tan, màu trắng là AgCl.
- Thuốc thử của axit H2SO4 và các muối sunfat tan là muối BaCl2, bởi có
phản ứng tạo ra chất rắn, trắng không tan ngay cả trong axit là muối BaSO4.
- Thuốc thử của khí CO2 là dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2).
* Dạng toán không giới hạn thuốc thử
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau: HCl, H2SO4,
HNO3, H2O bị mất nhãn.
- Dùng giấy quỳ tím nhúng vào các lọ chứa các chất lỏng, trong đó có một
lọ không làm giấy quỳ đổi màu, nhận được lọ chứa nước.
6
- Các lọ còn lại, trích mỗi lọ một ít làm các mẫu thử. Sau đó dùng thuốc thử
AgNO3 nhỏ vào các mẫu thử, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng nhận được
HCl.
HCl + AgNO3
→ AgCl↓ + HNO3
- Dùng dung dịch BaCl2 nhỏ vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào xuất
hiện kết tủa trắng nhận được axit H2SO4.
H2SO4 + BaCl2
→ BaSO4 ↓ + 2HCl
Bài 2: Có 3 kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận
biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình
hóa học để nhận biết.
GV cần hướng dẫn để học sinh biết dựa vào tính chất riêng của từng chất
để nhận biết chúng. Như trong bài này chỉ có Al tác dụng với NaOH (nhận ra
Al), còn Fe phản ứng được với HCl (nhận ra Fe), còn lại là Ag không phản ứng
được với HCl. HDHS viết PTPƯ.
Bài 3: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau: HCl, H2SO4,
NaOH
Học sinh dựa vào tính chất hóa học của axit, bazơ nhận biết gốc =SO4, - Cl
để nhận biết. Dùng quỳ tím nhận ra NaOH (làm quỳ tím hóa xanh). Dùng dung
dịch BaCl2 phân biệt HCl với H2SO4 ( có kết tủa trắng BaSO4).
Bài 4: Có 5 chất lỏng : rượu etylic, axit axetic, glucozơ, benzen, etyl axeta . Nêu
phương pháp hóa học để phân biệt 5 chất đó.
- Nhận ra CH3COOH bằng Na2CO3 (tạo khí CO2)
- Nhận ra glucozơ bằng phản ứng với AgNO3/NH3 (phản ứng tráng gương)
tạo ra Ag↓
- Nhận ra etyl axetat bằng dung dịch NaOH loãng màu hồng (có sẵn
phenolphtalein) → mất màu
- Phân biệt C6H6 và C2H5OH bằng tác dụng với Na (benzen không phản
ứng) (hướng dẫn học sinh viết ptpư).
* Dạng toán có giới hạn thuốc thử
7
Nguyên tắc: Dạng bài tập này dùng thuốc thử đã cho nhận biết được một
trong vài chất cần nhận biết. sau đó dùng lọ vừa tìm được cho phản ứng với các
lọ còn lại để nhận biết các chất cần tìm.
Bài 5: Có 4 dung dịch HCl, NaOH, AgNO3, Na2S bị mất nhãn. Chỉ dùng quỳ
tím làm thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các loại hóa chất trên.
- Dùng giấy quỳ tím nhúng vào các dung dịch trên ta thấy có một lọ làm
đổi màu giấy quỳ tím thành màu xanh nhận được lọ chứa dung dịch NaOH, một
lọ làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ nhận được lọ chứa dung dịch HCl.
- Hai lọ còn lại trích mỗi lọ một ít làm các mẫu thử sau đó dùng dung dịch
HCl vừa nhận được nhỏ vào các mẫu thử ta thấy có một lọ xuất hiện kết tủa
trắng nhận được dung dịch AgNO3, một lọ xuất hiện bọt khí có mùi khai nhận
được lọ chứa dung dịch Na2S.
- Các phương trình phản ứng:
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S↑
Bài 6: Chỉ được dùng phenolphtalein, hãy nhận biết 3 dung dịch bị mất nhãn
sau: KOH, KCl, H2SO4.
- Dung dịch KOH làm hồng phenolphtalein.
- Khi cho dung dịch KOH có màu hồng ở trên vào 2 dung dịch còn lại nhận
ra dung dịch H2SO4 làm mất màu hồng.
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
Còn lại là KCl.
Bài 7: Có 5 lọ hóa chất mất nhãn là MgCl2, FeCl2, NH4NO3, Al(NO3)3 và
Fe2(SO4)3. Hãy dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt được cả 5 loại hóa
chất trên.
Trích mỗi lọ một ít làm các mẫu thử sau đó dùng dung dịch NaOH cho vào
các mẫu thử. Ta thấy:
- Có một mẫu thử xuất hiện bọt khí có mùi khai nhận được lọ chứa
NH4NO3. NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 ↑ + H2O
- Có một lọ xuất hiện kết tủa trắng lọ chứa MgCl2.
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
8
- Có một lọ xuất hiện kết tủa trắng xanh, hóa đỏ nâu trong không khí nhận
được lọ chứa FeCl2.
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2
→ 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)
- Có một lọ xuất hiện kết tủa đỏ nâu nhận lọ chứa Fe2(SO4)3.
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 ↓ + 3Na2SO4
- Có một mẫu thử xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tan khi dd NaOH dư
Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaNO3
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
* Dạng toán không được dùng bất kỳ thuốc thử nào khác.
Nguyên tắc: Dạng bài tập này bắt buộc phải lấy lần lượt từng lọ cho phản
ứng với các lọ còn lại. Để tiện so sánh, ta nên kẻ bảng phản ứng. Khi ấy ứng với
mỗi lọ sẽ có những hiện tượng phản ứng khác nhau. Đây chính là cơ sở để phân
biệt từng lọ.
Bài 8: Hãy phân biệt các dung dịch CaCl2, HCl, Na2CO3, NaCl mà không dùng
thuốc thử nào khác.
Lấy các mẫu thử và đánh số thứ tự. Cho lần lượt mỗi mẫu thử vào các mẫu
thử còn lại, các hiện tượng được ghi trong bảng sau:
CaCl2 HCl Na2CO3 NaCl
CaCl2 - - ↓ -
HCl - - ↑ -
Na2CO3 ↓ ↑ - -
NaCl - - - -
Mẫu nào cho khí thoát ra là dung dịch HCl:
2HCl + Na2CO3
→ 2NaCl + CO2
↑ + H2O
Mẫu nào cho kết tủa trắng là dung dịch CaCl2:
CaCl2 + Na2CO3
→ CaCO3 ↓ + 2NaCl
9
Mẫu nào 1 lần cho khí thoát ra và 1 lần cho kết tủa trắng là Na2CO3.
Dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là NaCl.
Bài 9: Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy
phân biệt các dung dịch sau: NaCl, (NH4)2SO4, Ba(OH)2, và Ba(HCO3)2.
Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử, rồi lần lượt cho mẫu thử nàyphản ứng với
các mẫu thử còn lại ta được kết quả theo bảng sau:
NaCl (NH4)2SO4 Ba(OH)2 Ba(HCO3)2
NaCl - - - -
(NH4)2SO4 - - ↓ BaSO4 và
NH3 ↑
↓ BaSO4
Ba(OH)2 - ↓ BaSO4 và
NH3 ↑
- ↓ BaCO3
Ba(HCO3)2 - - ↓ BaCO3 -
Như vậy:
- Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại mà không có hiện tượng gì
thì mẫu thử đó là NaCl.
- Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại vừa xuất hiện kết tủa vừa có
chất khí bay lên trong một ống nghiệm nhận được NH4)2SO4 và Ba(OH)2.
- Mẫu thử nào phản ứng với các mẫu thử còn lại chỉ xuất hiện một kết tủa
đó là Ba(HCO3)2.
Các phương trình phản ứng:
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2
→ BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O
(NH4)2SO4 + Ba(HCO3)2
→ BaSO4 ↓ + 2NH4HCO3
Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2
→ 2BaCO3 ↓ + 2H2O
BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 10: Chỉ được dùng thêm một chất thử khác, hãy nhận biết 4 ống nghiệm mất
nhãn chứa 4 dung dịch: Na2SO4, Na2CO3, HCl và Ba(NO3)2.
10
Bài 11: Hãy phân biệt các dung dịch NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, NaCl, mà
không dùng thuốc thử nào khác.
Bài 12: Không dùng thêm hóa chất nào khác, hãy nhận biết 4 ống nghiệm mất
nhãn chứa 4 dung dịch: MgCl2, BaCl2, H2SO4 và K2CO3.
Bài 13: Có 2 lọ đựng dung dịch không có nhãn là dd NaOH và dd AlCl3 đều
không màu. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để biết lọ nào đựng
dung dịch gì?
Bài 14: Có 3 bình đựng chất khí là CH4, C2H4, C2H2. Chỉ dùng dung dịch brom
có thể phân biệt được 3 chất khí trên không? Nêu cách tiến hành?
2. Tách hỗn hợp - Tinh chế các chất.
Dùng phản ứng đặc trưng đối với từng chất để tách chúng ra khỏi hỗn hợp,
sau đó dùng các phản ứng thích hợp để tái tạo các chất ban đầu từ các sản phẩm
tạo thành ở trên.
Bài 1: Làm thế nào để thu được AlCl3 tinh khiết từ AlCl3 có lẫn FeCl3 và CuCl2.
Để thu được AlCl3 tinh khiết ta cho hỗn hợp phản ứng NaOH với lượng dư
để các phản ứng xảy ra hoàn toàn:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc cho phản ứng với CO2 ta thu được Al(OH)3
2NaAlO2 + CO2 + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓ + Na2CO3
Lọc lấy Al(OH)3 cho phản ứng với HCl ta thu được AlCl3 sau khi làm bốc
hơi nước.
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm
CO2, SO2, N2.
Cho hỗn hợp đi qua bình đựng dung dịch NaOH dư, khí CO2 và SO2 sẽ bị
giữ lại. Khí thoát ra là N2.
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
11
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Cho dung dịch H2SO3 vào dung dịch vừa thu được ở trên cho đến dư ta sẽ
thu được CO2 do phản ứng:
H2SO3 + Na2CO3
→ Na2SO3 + CO2 + H2O
Cho tiếp vào dung dịch vừa tạo thành ở trên một lượng dung dịch HCl ta sẽ
thu được SO2 do phản ứng:
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O.
Bài 3: Một mẫu Cu có lẫn Fe, Ag, S. Nêu phương pháp tinh chế Cu.
Hòa tan bằng axit để loại bỏ Fe:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Đốt trong oxi để loại bỏ S:
2Cu + O2
→ 2CuO
S + O2
→ SO2
Chất rắn thu được là CuO và Ag đem hòa tan bằng axit:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Cuối cùng từ CuCl2
→ Cu(OH)2
→ CuO → Cu.
BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 4: Nêu phương pháp tách các hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO ở thể rắn.
Bài 5: Chất lỏng C2H5OH có lẫn benzen. Nêu phương pháp tinh chế C2H5OH.
Bài 6: Muối ăn có lẫn các tạp chất MgCl2, Ca(HCO3)2, Na2SO4. Hãy trình bày
phương pháp hóa học để thu được NaCl tinh khiết.
3. Điều chế các chất
- Nắm được các phương pháp điều chế các hợp chất như oxit, axit, bazơ,
muối.
- Xác định các thành phần chính của chất cần điều chế mà lập sơ đồ tìm các
chất liên quanđến nguyên liệu đã cho và chất cần điều chế.
Nguyên liệu → A → B → C (chất cần điều chế).
3.1: Điều chế các chất có sử dụng hóa chất ngoài
12
Bài 1: Từ FeS2 viết phương trình điều chế H2SO4.
(Trong trường hợp này từ nguyên liệu ban đầu là FeS2 ta cần sử dụng thêm hóa
chất ngoài như O2 không khí, nước để có thể điều chế H2SO4)
4 FeS2 + 11O2 →
0
t
2Fe2O3 + 8SO2
2SO2 + O2  → 52
0
, OVt
2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
Bài 2: Viết các phản ứng trực tiếp điều chế FeCl2 từ Fe, từ FeSO4 và từ FeCl3.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FeSO4 + BaCl2
→ BaSO4 + FeCl2
2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
Cu + 2FeCl3
→ 2FeCl2 + CuCl2
3.2: Điều chế các chất chỉ sử dụng hóa chất trong bài
Bài 3: Có một hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3, Al và HCl. Hãy điều chế Cu nguyên
chất bằng nhiều cách khác nhau.
Cách 1: Dùng Al khử 2 oxit:
2Al + Fe2O3 →
0
t
Al2O3 + 2Fe
2Al + 3CuO →
0
t
Al2O3 + 3Cu
Hòa tan hỗn hợp khử được vào dung dịch axit HCl thì Cu không tan trong
axit, lọc thu được Cu tinh khiết.
Cách 2: Dùng Al + HCl → AlCl3 + H2
Dùng H2 khử:
CuO + H2 →
0
t
Cu + H2O
Fe2O3 + H2 →
0
t
2Fe + 3H2O
Hòa tan hỗn hợp khử được vào dung dịch axit HCl thì Cu không tan trong
axit, lọc thu được Cu tinh khiết.
Cách 3: Hòa tan hỗn hợp oxit vào dung dịch axit HCl
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
13
Điện phân hỗn hợp dung dịch, thu được Cu trước (Vì FeCl3
→ FeCl2 + Cl2)
(ở giai đoạn đầu).
BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 4: Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O và các dung dịch CuCl2,
FeCl3.Hãy viết các phương trình hóa học điều chế:
a. Các dung dịch bazơ. b. Các bazơ không tan.
Bài 5: Viết phương trình phản ứng điều chế MgO bằng 4 cách.
Dạng 2: Bài tập giải thích các hiện tượng hóa học trong tự nhiên, các kinh
nghiệm dân gian.
Có những vấn đề hóa học có thể giúp học sinh giải thích những hiện tượng
trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa
học hóa học trong những câu ca dao - tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể
ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất
phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ
động, sáng tạo, hứng thú trong môn học; làm cho hóa học không khô khan, bớt
đi tính đặc thù và phức tạp.
Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử,
phương trình hóa học, dung dịch…đều liên quan đến kiến thức vật lí hay nhiều
hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức hóa hữu cơ: gluxit, lipit, protein,…đều
liên quan đến kiến thức sinh học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo
hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy
được sự liên hệ giữa các môn học với nhau.
Ví dụ: Khi học vật lí ta giải thích hiện tượng: càng lên cao thì không khí càng
loãng dựa vào lực hút của trái đất, thì với hóa học các em sẽ hiểu rõ hơn là do
khối lượng mol các khí nặng nhẹ khác nhau nên bị hút mạnh yếu khác nhau, khí
oxi có khối lượng mol nặng hơn so với khối lượng mol của không khí nên tập
trung bên dưới, tầng trên chỉ còn lại các khí có khối lượng mol nhỏ như: H2, ..ít
khí oxi nên không khí loãng.
Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết
chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy
còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các
tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn
phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn.
14
Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các
hiện tượng thực tiễn, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn
lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là
hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây.
Khi dạy chương trình hóa học 9 chúng ta có thể sử dụng một số câu hỏi áp
dụng để giải thích các hiện tượng hóa học thực tế như:
Câu 1: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước
vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính
mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi
tôi vôi ít nhất 2 ngày ?
Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo
cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra
nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố
vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở Bài 2:
MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
Câu 2: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Giải thích: - Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô,
xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và
hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy)
hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3
- Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của
mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.
- Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng
15
đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là
CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đă gây nên
những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển.
Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta
đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học
sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên liên hệ
tích hợp môi trường trong: bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG, bài 29: AXIT
CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT.
Câu 3: Vì sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể đổ
axit sunfuric đậm đặc vào nước ?
Giải thích: Trong bất kì quuyển sách hóa học nào cũng ghi câu sau để cảnh
báo người đọc: “Trong bất kì tình huống nào cũng không được đổ nước vào axit
sunfuric đậm đặc, mà chỉ được đổ từ từ axit sunfuric đặc vào nước”. Vì sao
vậy?
Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có phản ứng hóa học xảy ra, đồng
thời sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn
trong nước. Nếu ta cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi xảy ra
phản ứng hóa học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.
Trái lại khi ta cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric
đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước,
sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra,
nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ
không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.
Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric chúng ta luôn luôn nhớ là
“phải đổ từ từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì
thủy tinh sẽ dễ vỡ vì tăng nhiệt độ khi pha.
Áp dụng: Vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm được đặt lên hàng đầu trong những
tiết dạy có sử dụng hóa chất. Đặc biệt khi tiếp xúc với axit H2SO4 đặc thì rất
nguy hiểm. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha
16
loãng axit H2SO4 khi dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc trong bài 4:
MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
Câu 4: Người ta biết chất diệp lục trong cây xanh có công thức phân tử
C55H70O5N4Mg. Cây xanh tạo chất này nhờ CO2 (trong không khí), hiđro (từ
nước trong đất) và các chất vô cơ là nitơ, magie (từ đất lên). Khi cây bị vàng
lá người ta nghi là không đủ chất diệp lục. Vậy theo em nên bón loại phân
nào giúp cây tạo chất diệp lục hiệu quả nhất ?
Giải thích: Nên dùng phân đạm như phân magie sunfat và amoni sunfat
(NH4)2SO4 vì 2 loại phân này có Mg và N cung cấp cho cây.
Câu 5: Tại sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại: K, Na, Mg bằng
khí CO2 ?
Giải thích: Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được
trong khí CO2
Mg + CO2
0
t
→ MgO + C
Câu 6: Sử dụng đồ dùng bằng nhôm có ảnh hưởng gì không ?
Giải thích: Nhôm là kim loại có hại cho cơ thể nhất là đối với người già.
Bệnh lú lẫn và các bệnh khác của người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão
hóa còn có thể do sự đầu độc vô tình của các đồ nấu ăn, đồ dựng bằng nhôm. Tế
bào thần kinh trong não người già mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm
Al3+
, nếu dùng đồ nhôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội ion nhôm
xâm nhập vào cơ thể, làm nguy cơ đến toàn bộ hệ thống thần kinh não.
Sử dụng đồ nhôm phải biết cách bảo quản, không nên đựng thức ăn bằng
đồ nhôm hoặc không nên ăn thức ăn để trong đồ nhôm qua đêm, không nên
dùng đồ nhôm để đựng rau trộn và giấm…
Câu 7: Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa xây
dựng không? Hãy giải thích?
Giải thích: Nếu dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa
xây dựng thì các dụng cụ này sẽ nhanh bị hư hỏng vì trong vôi, nước vôi hoặc
vữa đều có chứa Ca(OH)2 là một chất kiềm nên tác dụng được với Al2O3 (vỏ bọc
ngoài các đồ dùng bằng nhôm), sau đó đến Al bị ăn mòn
Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(OH)2 + H2O
17
Tải bản FULL (file doc 36 trang): bit.ly/2Xw0guH
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
2Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong
bài 18: NHÔM ( Bài tập 3/SGK –Trang 58)
Câu 8: Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm (Zn)
ở phía sau đuôi tàu ?
Giải thích: Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp
kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc
thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư
hỏng.
Để bảo vệ thân tàu thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang
thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác
động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ.
Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.
Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn
sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.
Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kỳ.
Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
Áp dụng: Sự ăn mòn kim loại đặc biệt là ăn mòn điện hóa hàng năm gây
tổn thất thật nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân. Con người luôn cố gắng
tìm ra những phương pháp chống ăn mòn kim loại. Phương pháp điện hóa (dùng
Zn) để bảo vệ vỏ tàu biển như trên rất hiệu quả và được ứng dụng rất rộng răi.
Giáo viên có thể nêu vấn đề sau khi dạy xong bài 21: ĂN MÒN KIM LOẠI...để
cho học sinh giải thích nhằm giúp cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức để
giải thích hiện tượng trong cuộc sống.
Câu 9: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Giải thích: Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng
photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin
PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4.
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150o
C thì nó
mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa
nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
18
4217419

More Related Content

What's hot

Van Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic GroupsVan Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic Groups
baointer
 
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãOđể RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
yingjun1805
 

What's hot (19)

Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
HDJHJ
HDJHJHDJHJ
HDJHJ
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam than
 
Van Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic GroupsVan Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic Groups
 
Hoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho troHoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho tro
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Chuyende Cndvbc
Chuyende CndvbcChuyende Cndvbc
Chuyende Cndvbc
 
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đứcNguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
 
Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram cam
 
Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1
 
Nao pha thai
Nao pha thaiNao pha thai
Nao pha thai
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
 
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãOđể RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
 
Rụng tóc uống thuốc gì?
Rụng tóc uống thuốc gì?Rụng tóc uống thuốc gì?
Rụng tóc uống thuốc gì?
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
Trelaodong
TrelaodongTrelaodong
Trelaodong
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
 

Similar to SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS

Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckh
guesta60ae
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống
lenho
 
Suc manh cua hien tai
Suc manh cua hien taiSuc manh cua hien tai
Suc manh cua hien tai
dinhnam0009
 

Similar to SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS (16)

Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe
 
Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckh
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngbáo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
 
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống
 
Quy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung KhoanQuy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung Khoan
 
Bat mi tac dung cua dau me
Bat mi tac dung cua dau meBat mi tac dung cua dau me
Bat mi tac dung cua dau me
 
Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124
 
Tri Ok
Tri OkTri Ok
Tri Ok
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảncâu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
 
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
 
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí MinhGiáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Suc manh cua hien tai
Suc manh cua hien taiSuc manh cua hien tai
Suc manh cua hien tai
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 

SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS

  • 1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục. Phương hướng giáo dục của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người “lao động, tự chủ, sáng tạo” có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống ngày một tốt hơn. Để đạt được những điều đó cùng với sự thay đổi về nội dung, hình thức tổ chức dạy học, cần hình thành cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, tạo cho học sinh năng lực tự học, tự rèn luyện bồi bổ kiến thức cho mình là việc vô cùng quan trọng. Đối với nhà trường THCS việc tự rèn cho mình khả năng phân tích tổng hợp là rất cần thiết đối với tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn hóa học, bởi hóa học là bộ môn khoa học có rất nhiều ứng dụng đối với các nghành khoa học khác. Góp phần đẩy mạnh sự thay đổi của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước đang đổi mới. Trong chương trình hóa học phổ thông để nắm bắt đầy đủ các kiến thức của bộ môn thì bài tập hóa học được đặc biệt quan tâm vì nó là phương tiện hữu hiệu trong giảng dạy bộ môn hóa học. Bài tập hóa học góp phần nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, phát triển năng lực cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức mà các em được học. 2. Tên sáng kiến: “Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Phùng Thu Thủy - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Thượng Trưng - Xã Thượng Trưng - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc. 1
  • 2. - Số điện thoại: 0983529804 - Email: phungthuthuy.c2gvthuongtrung@vp.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phùng Thu Thủy 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh bậc THCS 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ ngày 20 tháng 8 năm 2014 Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ triển khai nghiên cứu đề tài ở năm học 2014 - 2015. Bắt đầu từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: I. Cơ sở lí luận và thực tiễn. 1. Cơ sở lí luận: Để bồi dưỡng cho học sinh có năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào chủ thể hoạt động nhận thức, học trong hoạt động. Học sinh bằng hoạt động tự lực, tích cực của mình mà chiếm lĩnh kiến thức. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập là một yêu cầu rất cần thiết. đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn hóa học ở phổ thông có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt động sản xuất và các hoạt động sau này. Bài tập hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức kỹ năng mới cho học sinh. Đồng thời thông qua giải bài tập hóa học sẽ giúp học sinh hình thành, rèn luyện, củng cố kiến thức kỹ năng phát triển tư duy. Đây là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức kỹ năng của học sinh. Nó giúp giáo viên phát hiện được trình độ học sinh, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học sinh trong học tập hóa học đồng thời là biện pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm và vượt qua khó khăn đó. Muốn đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài tập hóa học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và 2
  • 3. học hóa học ở trường phổ thông nói chung, ở trường THCS nói riêng. Bài tập hóa học giúp người giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch dạy học sát với đối tượng. Qua nghiên cứu bài tập hóa học, bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của mình trong giảng dạy cũng như trong giáo dục học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn: Bài tập hóa học là nguồn để hình thành, rèn luyện, củng cố, kiểm tra các phương thức, kĩ năng cho học sinh. Bài tập hóa học có tác dụng mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh. Bài tập hóa học giúp giáo viên rèn luyện nhân cách cho học sinh: Tính chủ động sáng tạo, tính cẩn thận kiên trì ... ý chí quyết tâm trong học tập. Đặc biệt bài tập hóa học còn giúp việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Từ thực tiễn qua quá trình dạy học tôi nhận thấy: Nếu không chú trọng rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thì kiến thức học sinh tiếp thu rất hạn chế và hời hợt. Độ bền và nhớ kiến thức không lâu. Việc tạo hứng thú và niềm tin cho học sinh trong quá trình học sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy làm thế nào để giảng dạy tốt bộ môn hóa học, làm thế nào để phát huy được tính tích cực tự lực của học sinh, gây hứng thú học tập cho các em là một khó khăn, một điều trăn trở rất lớn trong mỗi chúng ta đặc biệt trong tìm kiếm lời giải bài tập của các em. Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình về việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS, giúp các em tự lực chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn. Nên tôi đã chọn tên sáng kiến kinh nghiệm là: “Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS ”. II. Thực trạng việc dạy - học môn Hóa học ở trường trung học cơ sở. 1. Thực trạng việc dạy - học môn Hóa học nói chung. 3
  • 4. Trong quá trình giảng dạy tại đơn vị mình đang công tác cùng với sự tìm hiểu các thông tin trường bạn tôi thấy một thực tế hiện nay: Học sinh sợ học môn Hóa học hay nói đúng hơn vai trò của môn Hóa học dần dần mờ nhạt. Phụ huynh và học sinh coi môn Hóa học ở bậc THCS là môn phụ nên rất nhiều học sinh không thích học, không học và không cần học. Nhiều em còn chưa biết viết công thức hóa học, không nhớ được hóa trị của các chất, không viết được phương trình hóa học dẫn đến không vận dụng kiến thức Thầy cô giảng vào làm các bài tập hóa học, nên đến lớp còn chưa học bài và làm bài tập. Đối với giáo viên thì đa số giáo viên có kiến thức vững vàng, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp dạy học.Tuy nhiên, một số ít giáo viên còn chưa thật sự tâm huyết với nghề. Chất lượng của môn Hóa học còn chưa cao. 2. Thực trạng việc khai thác bài tập của giáo viên và học sinh hiện nay. Khi làm bài tập hóa học, các em còn nhầm lẫn hoặc chưa nắm rõ nội dung yêu cầu của đầu bài, chưa biết phân loại bài tập và cách giải từng dạng bài, còn ngộ nhận, hiểu sai đề bài. Giáo viên đều đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn . Đa số các thầy cô có kiến thức vững vàng, có phương pháp giảng dạy tốt nhưng một số giáo viên khi giảng dạy còn chưa tích cực nhất là dạy các dạng bài tập cho học sinh.. Bởi vậy mà kết quả bộ môn chưa đạt kết quả cao. Ngay đầu năm tôi đã có kế hoạch khảo sát thực trạng học tập môn Hóa học của học sinh khối 9 để thấy chất lượng học tập bộ môn của học sinh: Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm (Năm học: 2014 – 2015; Sĩ số học sinh 93): Khối Tổng số HS Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém T.Bình trở lên Số % Số % Số % Số % Số % Số % 9 93 7 7,5 25 26,9 28 30,1 28 30,1 5 5,4 60 64,5 III . Những nguyên nhân : Qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy một số học sinh không tự giải quyết được các bài tập tính toán trong SGK, mặc dù trong giảng dạy tôi đã chú ý đến việc hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng phần kiến thức có liên quan đến các dạng bài tập. Thậm trí, có những bài tập đã hướng dẫn chi tiết, nhưng khi gặp lại 4
  • 5. học sinh vẫn còn bỡ ngỡ, không làm được. Đi sâu tìm hiểu việc dạy và học tôi thấy kết quả bộ môn hóa học chưa cao là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng tập trung ở một số nguyên nhân sau: Về phía học sinh coi môn hóa học là môn học khó, không thi vào trung học phổ thông khiến các em không chú ý học. Về phía phụ huynh quan niệm phải học tập trung vào 3 môn chính là văn, toán, ngoại ngữ để thi vào được trung học phổ thông, chưa cần đầu tư vào môn hóa học . Từ kiến thức cơ bản sách giáo khoa nhưng phát triển thành rất nhiều dạng bài tập khác nhau với mức độ từ cơ bản đến nâng cao mà thời gian trên lớp chỉ có 2tiết/tuần, nên việc hướng dẫn học sinh làm bài tập có phần hạn chế về thời gian. Về phía giáo viên đa số giáo viên nắm chắc kiến thức, biết phân loại bài tập hóa học và cách giải từng loại bài nhưng trong đó lại có một số ít giáo viên chưa tìm được phương pháp truyền đạt hiệu quả, còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh giải các loại bài tập khác nhau gây khó hiểu cho học sinh. IV. Các giải pháp đã tiến hành nhằm phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập hóa học ở cấp THCS. 1. Sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng thực hành. Hóa học là khoa học thực nghiệm có lập luận. Vì vậy người học sinh muốn giỏi hóa nhất thiết phải có kỹ năng thực hành, có khả năng giải thích những vấn đề thực tiễn cuộc sống liên quan đến bộ môn, có ý thức vận dụng kiến thức đã biết vào cuộc sống. Thông qua các thí nghiệm tại phòng bộ môn, thực hiện các bài thực hành cũng như ý thức quan sát, sự nhạy bén trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, những năng lực này của HS được hình thành và phát triển. Tuy nhiên ngoài các thí nghiệm thực hành thì trong quá trình dạy học việc sử dụng bài tập để qua đó góp phần hình thành và phát triển kỹ năng thực hành, khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn còn có ý nghĩa quan trọng. Dưới góc độ này bài tập hóa học theo tôi có thể sử dụng với các dạng sau đây: Dạng 1: Các bài tập thực nghiệm 1. Bài tập nhận biết và phân biệt các chất. 5
  • 6. Cơ sở để giải bài tập này là dựa vào các tính chất khác nhau của từng chất. Vậy học sinh cần hiểu rõ về tính chất vật lý, tính chất hóa học của các chất, các loại hợp chất. Nguyên tắc: Dùng hóa chất thông qua phản ứng có hiện tượng xuất hiện để nhận biết các hóa chất đựng trong các bình mất nhãn. Phản ứng nhận biết: Phản ứng hóa học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản, nhanh nhạy, có dấu hiệu rõ ràng (kết tủa, hòa tan, sủi bọt khí, mùi, thay đổi màu sắc). Cách trình bày bài tập nhận biết: Bước 1: Trích mẫu thử Bước 2: Chọn thuốc thử Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng xảy ra) rút ra kết luận đã nhận biết được chất nào. Bước 4: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết để minh họa. Dấu hiệu nhận biết một số chất thường gặp: - Quỳ tím làm chuyển màu đỏ trong môi trường axit, màu xanh trong môi trường kiềm. - Phenolphtalein không màu trong nước và trong axit nhưng có màu đỏ trong môi trường kiềm. - Thuốc thử của axit HCl và các muối clorua tan là muối AgNO3, bởi có phản ứng tạo ra chất không tan, màu trắng là AgCl. - Thuốc thử của axit H2SO4 và các muối sunfat tan là muối BaCl2, bởi có phản ứng tạo ra chất rắn, trắng không tan ngay cả trong axit là muối BaSO4. - Thuốc thử của khí CO2 là dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2). * Dạng toán không giới hạn thuốc thử Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau: HCl, H2SO4, HNO3, H2O bị mất nhãn. - Dùng giấy quỳ tím nhúng vào các lọ chứa các chất lỏng, trong đó có một lọ không làm giấy quỳ đổi màu, nhận được lọ chứa nước. 6
  • 7. - Các lọ còn lại, trích mỗi lọ một ít làm các mẫu thử. Sau đó dùng thuốc thử AgNO3 nhỏ vào các mẫu thử, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng nhận được HCl. HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3 - Dùng dung dịch BaCl2 nhỏ vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng nhận được axit H2SO4. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl Bài 2: Có 3 kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết. GV cần hướng dẫn để học sinh biết dựa vào tính chất riêng của từng chất để nhận biết chúng. Như trong bài này chỉ có Al tác dụng với NaOH (nhận ra Al), còn Fe phản ứng được với HCl (nhận ra Fe), còn lại là Ag không phản ứng được với HCl. HDHS viết PTPƯ. Bài 3: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau: HCl, H2SO4, NaOH Học sinh dựa vào tính chất hóa học của axit, bazơ nhận biết gốc =SO4, - Cl để nhận biết. Dùng quỳ tím nhận ra NaOH (làm quỳ tím hóa xanh). Dùng dung dịch BaCl2 phân biệt HCl với H2SO4 ( có kết tủa trắng BaSO4). Bài 4: Có 5 chất lỏng : rượu etylic, axit axetic, glucozơ, benzen, etyl axeta . Nêu phương pháp hóa học để phân biệt 5 chất đó. - Nhận ra CH3COOH bằng Na2CO3 (tạo khí CO2) - Nhận ra glucozơ bằng phản ứng với AgNO3/NH3 (phản ứng tráng gương) tạo ra Ag↓ - Nhận ra etyl axetat bằng dung dịch NaOH loãng màu hồng (có sẵn phenolphtalein) → mất màu - Phân biệt C6H6 và C2H5OH bằng tác dụng với Na (benzen không phản ứng) (hướng dẫn học sinh viết ptpư). * Dạng toán có giới hạn thuốc thử 7
  • 8. Nguyên tắc: Dạng bài tập này dùng thuốc thử đã cho nhận biết được một trong vài chất cần nhận biết. sau đó dùng lọ vừa tìm được cho phản ứng với các lọ còn lại để nhận biết các chất cần tìm. Bài 5: Có 4 dung dịch HCl, NaOH, AgNO3, Na2S bị mất nhãn. Chỉ dùng quỳ tím làm thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các loại hóa chất trên. - Dùng giấy quỳ tím nhúng vào các dung dịch trên ta thấy có một lọ làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu xanh nhận được lọ chứa dung dịch NaOH, một lọ làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ nhận được lọ chứa dung dịch HCl. - Hai lọ còn lại trích mỗi lọ một ít làm các mẫu thử sau đó dùng dung dịch HCl vừa nhận được nhỏ vào các mẫu thử ta thấy có một lọ xuất hiện kết tủa trắng nhận được dung dịch AgNO3, một lọ xuất hiện bọt khí có mùi khai nhận được lọ chứa dung dịch Na2S. - Các phương trình phản ứng: AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S↑ Bài 6: Chỉ được dùng phenolphtalein, hãy nhận biết 3 dung dịch bị mất nhãn sau: KOH, KCl, H2SO4. - Dung dịch KOH làm hồng phenolphtalein. - Khi cho dung dịch KOH có màu hồng ở trên vào 2 dung dịch còn lại nhận ra dung dịch H2SO4 làm mất màu hồng. H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O Còn lại là KCl. Bài 7: Có 5 lọ hóa chất mất nhãn là MgCl2, FeCl2, NH4NO3, Al(NO3)3 và Fe2(SO4)3. Hãy dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt được cả 5 loại hóa chất trên. Trích mỗi lọ một ít làm các mẫu thử sau đó dùng dung dịch NaOH cho vào các mẫu thử. Ta thấy: - Có một mẫu thử xuất hiện bọt khí có mùi khai nhận được lọ chứa NH4NO3. NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 ↑ + H2O - Có một lọ xuất hiện kết tủa trắng lọ chứa MgCl2. MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl 8
  • 9. - Có một lọ xuất hiện kết tủa trắng xanh, hóa đỏ nâu trong không khí nhận được lọ chứa FeCl2. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ) - Có một lọ xuất hiện kết tủa đỏ nâu nhận lọ chứa Fe2(SO4)3. Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 ↓ + 3Na2SO4 - Có một mẫu thử xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tan khi dd NaOH dư Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaNO3 Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O * Dạng toán không được dùng bất kỳ thuốc thử nào khác. Nguyên tắc: Dạng bài tập này bắt buộc phải lấy lần lượt từng lọ cho phản ứng với các lọ còn lại. Để tiện so sánh, ta nên kẻ bảng phản ứng. Khi ấy ứng với mỗi lọ sẽ có những hiện tượng phản ứng khác nhau. Đây chính là cơ sở để phân biệt từng lọ. Bài 8: Hãy phân biệt các dung dịch CaCl2, HCl, Na2CO3, NaCl mà không dùng thuốc thử nào khác. Lấy các mẫu thử và đánh số thứ tự. Cho lần lượt mỗi mẫu thử vào các mẫu thử còn lại, các hiện tượng được ghi trong bảng sau: CaCl2 HCl Na2CO3 NaCl CaCl2 - - ↓ - HCl - - ↑ - Na2CO3 ↓ ↑ - - NaCl - - - - Mẫu nào cho khí thoát ra là dung dịch HCl: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O Mẫu nào cho kết tủa trắng là dung dịch CaCl2: CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl 9
  • 10. Mẫu nào 1 lần cho khí thoát ra và 1 lần cho kết tủa trắng là Na2CO3. Dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là NaCl. Bài 9: Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau: NaCl, (NH4)2SO4, Ba(OH)2, và Ba(HCO3)2. Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử, rồi lần lượt cho mẫu thử nàyphản ứng với các mẫu thử còn lại ta được kết quả theo bảng sau: NaCl (NH4)2SO4 Ba(OH)2 Ba(HCO3)2 NaCl - - - - (NH4)2SO4 - - ↓ BaSO4 và NH3 ↑ ↓ BaSO4 Ba(OH)2 - ↓ BaSO4 và NH3 ↑ - ↓ BaCO3 Ba(HCO3)2 - - ↓ BaCO3 - Như vậy: - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại mà không có hiện tượng gì thì mẫu thử đó là NaCl. - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại vừa xuất hiện kết tủa vừa có chất khí bay lên trong một ống nghiệm nhận được NH4)2SO4 và Ba(OH)2. - Mẫu thử nào phản ứng với các mẫu thử còn lại chỉ xuất hiện một kết tủa đó là Ba(HCO3)2. Các phương trình phản ứng: (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O (NH4)2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 ↓ + 2NH4HCO3 Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2 → 2BaCO3 ↓ + 2H2O BÀI TẬP ÁP DỤNG: Bài 10: Chỉ được dùng thêm một chất thử khác, hãy nhận biết 4 ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch: Na2SO4, Na2CO3, HCl và Ba(NO3)2. 10
  • 11. Bài 11: Hãy phân biệt các dung dịch NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, NaCl, mà không dùng thuốc thử nào khác. Bài 12: Không dùng thêm hóa chất nào khác, hãy nhận biết 4 ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch: MgCl2, BaCl2, H2SO4 và K2CO3. Bài 13: Có 2 lọ đựng dung dịch không có nhãn là dd NaOH và dd AlCl3 đều không màu. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để biết lọ nào đựng dung dịch gì? Bài 14: Có 3 bình đựng chất khí là CH4, C2H4, C2H2. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được 3 chất khí trên không? Nêu cách tiến hành? 2. Tách hỗn hợp - Tinh chế các chất. Dùng phản ứng đặc trưng đối với từng chất để tách chúng ra khỏi hỗn hợp, sau đó dùng các phản ứng thích hợp để tái tạo các chất ban đầu từ các sản phẩm tạo thành ở trên. Bài 1: Làm thế nào để thu được AlCl3 tinh khiết từ AlCl3 có lẫn FeCl3 và CuCl2. Để thu được AlCl3 tinh khiết ta cho hỗn hợp phản ứng NaOH với lượng dư để các phản ứng xảy ra hoàn toàn: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc cho phản ứng với CO2 ta thu được Al(OH)3 2NaAlO2 + CO2 + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓ + Na2CO3 Lọc lấy Al(OH)3 cho phản ứng với HCl ta thu được AlCl3 sau khi làm bốc hơi nước. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm CO2, SO2, N2. Cho hỗn hợp đi qua bình đựng dung dịch NaOH dư, khí CO2 và SO2 sẽ bị giữ lại. Khí thoát ra là N2. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O 11
  • 12. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O Cho dung dịch H2SO3 vào dung dịch vừa thu được ở trên cho đến dư ta sẽ thu được CO2 do phản ứng: H2SO3 + Na2CO3 → Na2SO3 + CO2 + H2O Cho tiếp vào dung dịch vừa tạo thành ở trên một lượng dung dịch HCl ta sẽ thu được SO2 do phản ứng: Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O. Bài 3: Một mẫu Cu có lẫn Fe, Ag, S. Nêu phương pháp tinh chế Cu. Hòa tan bằng axit để loại bỏ Fe: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Đốt trong oxi để loại bỏ S: 2Cu + O2 → 2CuO S + O2 → SO2 Chất rắn thu được là CuO và Ag đem hòa tan bằng axit: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O Cuối cùng từ CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu. BÀI TẬP ÁP DỤNG: Bài 4: Nêu phương pháp tách các hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO ở thể rắn. Bài 5: Chất lỏng C2H5OH có lẫn benzen. Nêu phương pháp tinh chế C2H5OH. Bài 6: Muối ăn có lẫn các tạp chất MgCl2, Ca(HCO3)2, Na2SO4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để thu được NaCl tinh khiết. 3. Điều chế các chất - Nắm được các phương pháp điều chế các hợp chất như oxit, axit, bazơ, muối. - Xác định các thành phần chính của chất cần điều chế mà lập sơ đồ tìm các chất liên quanđến nguyên liệu đã cho và chất cần điều chế. Nguyên liệu → A → B → C (chất cần điều chế). 3.1: Điều chế các chất có sử dụng hóa chất ngoài 12
  • 13. Bài 1: Từ FeS2 viết phương trình điều chế H2SO4. (Trong trường hợp này từ nguyên liệu ban đầu là FeS2 ta cần sử dụng thêm hóa chất ngoài như O2 không khí, nước để có thể điều chế H2SO4) 4 FeS2 + 11O2 → 0 t 2Fe2O3 + 8SO2 2SO2 + O2  → 52 0 , OVt 2SO3 SO3 + H2O → H2SO4 Bài 2: Viết các phản ứng trực tiếp điều chế FeCl2 từ Fe, từ FeSO4 và từ FeCl3. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2 Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 3.2: Điều chế các chất chỉ sử dụng hóa chất trong bài Bài 3: Có một hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3, Al và HCl. Hãy điều chế Cu nguyên chất bằng nhiều cách khác nhau. Cách 1: Dùng Al khử 2 oxit: 2Al + Fe2O3 → 0 t Al2O3 + 2Fe 2Al + 3CuO → 0 t Al2O3 + 3Cu Hòa tan hỗn hợp khử được vào dung dịch axit HCl thì Cu không tan trong axit, lọc thu được Cu tinh khiết. Cách 2: Dùng Al + HCl → AlCl3 + H2 Dùng H2 khử: CuO + H2 → 0 t Cu + H2O Fe2O3 + H2 → 0 t 2Fe + 3H2O Hòa tan hỗn hợp khử được vào dung dịch axit HCl thì Cu không tan trong axit, lọc thu được Cu tinh khiết. Cách 3: Hòa tan hỗn hợp oxit vào dung dịch axit HCl Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O 13
  • 14. Điện phân hỗn hợp dung dịch, thu được Cu trước (Vì FeCl3 → FeCl2 + Cl2) (ở giai đoạn đầu). BÀI TẬP ÁP DỤNG: Bài 4: Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O và các dung dịch CuCl2, FeCl3.Hãy viết các phương trình hóa học điều chế: a. Các dung dịch bazơ. b. Các bazơ không tan. Bài 5: Viết phương trình phản ứng điều chế MgO bằng 4 cách. Dạng 2: Bài tập giải thích các hiện tượng hóa học trong tự nhiên, các kinh nghiệm dân gian. Có những vấn đề hóa học có thể giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong những câu ca dao - tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học; làm cho hóa học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp. Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử, phương trình hóa học, dung dịch…đều liên quan đến kiến thức vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức hóa hữu cơ: gluxit, lipit, protein,…đều liên quan đến kiến thức sinh học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau. Ví dụ: Khi học vật lí ta giải thích hiện tượng: càng lên cao thì không khí càng loãng dựa vào lực hút của trái đất, thì với hóa học các em sẽ hiểu rõ hơn là do khối lượng mol các khí nặng nhẹ khác nhau nên bị hút mạnh yếu khác nhau, khí oxi có khối lượng mol nặng hơn so với khối lượng mol của không khí nên tập trung bên dưới, tầng trên chỉ còn lại các khí có khối lượng mol nhỏ như: H2, ..ít khí oxi nên không khí loãng. Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn. 14
  • 15. Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng thực tiễn, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây. Khi dạy chương trình hóa học 9 chúng ta có thể sử dụng một số câu hỏi áp dụng để giải thích các hiện tượng hóa học thực tế như: Câu 1: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ? Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit: CaO + H2O → Ca(OH)2 Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG Câu 2: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ? Giải thích: - Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3. 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 2NO + O2 → 2NO2 4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3 - Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai. - Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng 15
  • 16. đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3): CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đă gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên liên hệ tích hợp môi trường trong: bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG, bài 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT. Câu 3: Vì sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể đổ axit sunfuric đậm đặc vào nước ? Giải thích: Trong bất kì quuyển sách hóa học nào cũng ghi câu sau để cảnh báo người đọc: “Trong bất kì tình huống nào cũng không được đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc, mà chỉ được đổ từ từ axit sunfuric đặc vào nước”. Vì sao vậy? Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu ta cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi xảy ra phản ứng hóa học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm. Trái lại khi ta cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh. Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric chúng ta luôn luôn nhớ là “phải đổ từ từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vỡ vì tăng nhiệt độ khi pha. Áp dụng: Vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm được đặt lên hàng đầu trong những tiết dạy có sử dụng hóa chất. Đặc biệt khi tiếp xúc với axit H2SO4 đặc thì rất nguy hiểm. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha 16
  • 17. loãng axit H2SO4 khi dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc trong bài 4: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG Câu 4: Người ta biết chất diệp lục trong cây xanh có công thức phân tử C55H70O5N4Mg. Cây xanh tạo chất này nhờ CO2 (trong không khí), hiđro (từ nước trong đất) và các chất vô cơ là nitơ, magie (từ đất lên). Khi cây bị vàng lá người ta nghi là không đủ chất diệp lục. Vậy theo em nên bón loại phân nào giúp cây tạo chất diệp lục hiệu quả nhất ? Giải thích: Nên dùng phân đạm như phân magie sunfat và amoni sunfat (NH4)2SO4 vì 2 loại phân này có Mg và N cung cấp cho cây. Câu 5: Tại sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại: K, Na, Mg bằng khí CO2 ? Giải thích: Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí CO2 Mg + CO2 0 t → MgO + C Câu 6: Sử dụng đồ dùng bằng nhôm có ảnh hưởng gì không ? Giải thích: Nhôm là kim loại có hại cho cơ thể nhất là đối với người già. Bệnh lú lẫn và các bệnh khác của người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hóa còn có thể do sự đầu độc vô tình của các đồ nấu ăn, đồ dựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não người già mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm Al3+ , nếu dùng đồ nhôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy cơ đến toàn bộ hệ thống thần kinh não. Sử dụng đồ nhôm phải biết cách bảo quản, không nên đựng thức ăn bằng đồ nhôm hoặc không nên ăn thức ăn để trong đồ nhôm qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn và giấm… Câu 7: Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng không? Hãy giải thích? Giải thích: Nếu dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng thì các dụng cụ này sẽ nhanh bị hư hỏng vì trong vôi, nước vôi hoặc vữa đều có chứa Ca(OH)2 là một chất kiềm nên tác dụng được với Al2O3 (vỏ bọc ngoài các đồ dùng bằng nhôm), sau đó đến Al bị ăn mòn Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(OH)2 + H2O 17 Tải bản FULL (file doc 36 trang): bit.ly/2Xw0guH Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 18. 2Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2 Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài 18: NHÔM ( Bài tập 3/SGK –Trang 58) Câu 8: Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm (Zn) ở phía sau đuôi tàu ? Giải thích: Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng. Để bảo vệ thân tàu thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu. Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì. Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kỳ. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu. Áp dụng: Sự ăn mòn kim loại đặc biệt là ăn mòn điện hóa hàng năm gây tổn thất thật nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân. Con người luôn cố gắng tìm ra những phương pháp chống ăn mòn kim loại. Phương pháp điện hóa (dùng Zn) để bảo vệ vỏ tàu biển như trên rất hiệu quả và được ứng dụng rất rộng răi. Giáo viên có thể nêu vấn đề sau khi dạy xong bài 21: ĂN MÒN KIM LOẠI...để cho học sinh giải thích nhằm giúp cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong cuộc sống. Câu 9: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ? Giải thích: Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150o C thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy: 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O 18 4217419