SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
KHÔNG ĐỂ NGƯỜI NGHÈO CHỊU THIỆT THÒI MÃI..."



"Phải nâng được mặt bằng mức sống của người nghèo lên, để họ có thể tiếp cận được những phúc lợi
tối thiểu về nhà ở, về y tế, giáo dục; để không có người dân nào không được chữa bệnh, không được
đi học chỉ bởi họ nghèo." - Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Kinh tế mấy năm qua vẫn tăng trưởng khá, nhưng, sau những bão, lụt- thiên tai, cuộc sống của người dân
lại đang phải trải qua những đợt giá cả thiết yếu bất ổn liên tục.

Người nghèo - những hộ thu nhập thấp, những người phải chạy ăn từng bữa, trên thực tế, chỉ được thụ
hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng; trong khi, chính họ phải gần như lãnh trọn những hậu quả do lạm phát
đang diễn ra.

Muốn cho đất nước có được sự phát triển bền vững, tôi cho rằng, chúng ta không thể thiếu những chính
sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo.

Trong suốt hai thập niên đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để “xóa đói giảm nghèo”. Tỷ lệ
người nghèo, tính theo chuẩn mực quốc tế (có mức sống dưới 1 USD/ngày) đã giảm từ 58%, năm 1993,
xuống 14,7%, năm 2007. Một số viên chức quốc tế đã đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam.

Nhưng, những đánh giá ấy chủ yếu dựa trên các báo cáo trong nước, và chúng ta hiểu, khoảng cách giữa
thực tế và báo cáo là còn đáng kể.

Tôi nhớ cách đây không lâu, báo chí phát hiện thêm rất nhiều nhà tranh vách đất ở một số địa phương mà
theo báo cáo thì trước đó đã “100% ngói hóa”.

Mặt khác, cho dù phần lớn dân chúng đã “thoát nghèo”, chỉ cần sau một mùa bão lụt, sau một đợt rét hại,
những thành quả kinh tế mà những người dân này tần tảo để có, lại gần như bị xóa sạch.

Tôi vừa đi đến một số vùng như vậy và không khó lắm để thấy, người nghèo đang chiếm một tỷ lệ lớn thế
nào, đang phải sống vất vả ra sao.




Nhìn sang nước bạn

Trước đây, trong một lần tiếp kiến, nhà vua Thái Lan nói với tôi: “Bài học sai lầm dẫn đến thất bại của
nhiều quốc gia là khi công nghiệp hóa, họ không quan tâm đúng mức hoặc bỏ bê nông thôn, nông nghiệp”.


Tình cảm với nông dân và sự am hiểu về nông nghiệp của nhà Vua khiến tôi hết sức ấn tượng. Thái Lan có
một chế độ khác với Việt Nam, nhưng họ cũng rất chú trọng “công nghiệp hóa”, và đặc biệt, rất quan tâm
đến nhân dân lao động.

Cách đây không lâu, cựu Thủ tướng Thaksin có được sự ủng hộ của dân chúng, ngay cả khi ông bị lật đổ và
phải đối diện với nhiều cáo buộc tham nhũng, phải lưu vong.

Khi được trở về, ông vẫn được nông dân và những người Thái khác nhiệt liệt đón mừng, đó cũng là nhờ
vào những chính sách thời kỳ ông làm Thủ tướng thực sự mang lại cuộc sống tốt hơn cho những người
nghèo.
Cam kết lịch sử

Ở Việt Nam, sở dĩ Cách mạng có được nhiều thành tựu, là nhờ, tại những thời điểm quan trọng nhất của
lịch sử, Đảng ta đã đưa ra được những chủ trương nhắm đúng vào nguyện vọng của các tầng lớp dân
chúng, đặc biệt là dân nghèo.

Chăm lo cho người nghèo hiện nay, không đơn giản chỉ là thực hiện một cam kết có tính lịch sử, mà còn là
bảo vệ tôn chỉ mục đích của một Đảng cách mạng luôn nhận mình đứng về phía nhân dân.

Thực hiện cam kết đó, không chỉ căn cứ vào những chính sách trực tiếp, mà trước khi ban hành những
chính sách lớn, cần phải phân tích, đánh giá sâu sắc những tác động của chúng lên các tầng lớp dân nghèo.

Tôi muốn lưu ý ở đây, về quốc sách hàng đầu của đất nước mà chúng ta đang theo đuổi, đó là quốc sách
công nghiệp hóa.

Chúng ta chưa có những đánh giá đầy đủ về tiến trình công nghiệp hóa xảy ra ở các vùng nông thôn và đặc
biệt là nông thôn miền núi. Tiến trình này đúng là đã góp phần làm tăng trưởng kinh tế, đưa được một số
nông dân vào lao động trong các công xưởng sử dụng lao động đơn giản.

Nhưng, mức tiền công quá thấp mà những nông dân này được trả không đủ tạo lập vị trí kinh tế cho họ, nói
chi đến địa vị chính trị vinh dự mà chúng ta thường đề cập của “giai cấp công nhân”.

                                                  Người nông dân còn chịu thiệt một cách trực tiếp trong quá trình
                                                  “công nghiệp hóa”. Mỗi khi có những nhà máy, những khu công
Nông dân luôn là người chịu thiệt thòi nhiều nhất nghiệp, đô thị mọc lên, những phúc lợi xã hội mà sự phát triển mang
Ảnh nguồN: vietnammelody.com                      lại cho nông dân chỉ chiếm một giá trị rất nhỏ so với lợi nhuận mà
đất đai của nông dân đem lại cho những tầng lớp khác.

“Công nghiệp hóa” theo kiểu tiếp nhận những đầu tư, chủ yếu khai thác lao động giá rẻ, tuy có giải quyết
được công ăn việc làm có tính nhất thời cho một số lao động thiếu việc làm, về lâu dài, không thể nào thay
đổi địa vị nghèo khó của nông dân.

Trong khi đó, sự trả giá về mặt tinh thần là rất lớn vì đa số những nông dân này đang phải “ly hương, ly
gia” để có việc làm.

Công nghiệp hóa, đô thị hóa của chế độ ta mà không nhất quán quan điểm, không xuất phát từ người nghèo
(số đông người nghèo) thì chúng ta không tránh khỏi càng làm sâu sắc thêm khoảng cách giữa hai tầng lớp
giàu, nghèo. Công nghiệp hóa, đô thị hóa là một hướng đi cần thiết nhưng phải cân nhắc lợi ích lâu dài.

Khi trở lại một số địa phương, thăm một số công trình, trong đó, có những công trình được bắt đầu từ khi
tôi còn công tác ở Chính phủ, tôi rút ra bài học rằng: nếu đô thị hóa hay công nghiệp hóa mà không cân
nhắc đầy đủ sẽ dễ dẫn đến tình trạng các ngôi nhà, làng bản, thị trấn đặc trưng của các vùng cao dần được
thay thế bằng những ngôi nhà, phố xá chen chúc, hình ảnh vẫn thường thấy ở vùng xuôi.

Khi đó, chúng ta không chỉ gây ra những tổn thất về văn hóa mà còn đánh mất cả lợi ích kinh tế lâu dài.

Đầu tư phát triển, một mặt, không thể thiếu những giải pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, gìn giữ bản sắc
văn hóa; mặt khác, phải có chính sách để người nghèo, đặc biệt là nông dân, bà con các vùng nông thôn,
vùng dân tộc… không bị gạt ra bên lề tiến trình phát triển, nhất là tiến trình xây dựng các khu đô thị, nhà
máy trên làng bản, ruộng đất lâu đời của họ.




Từ thiện không thay thế được chính sách
Chúng ta nghiên cứu và giảng dạy khá đầy đủ về sự dã man của tư bản trong giai đoạn “tích lũy tư bản
hoang dã”. Nhưng chúng ta đã chưa cập nhật để thấy khả năng tự điều chỉnh ở các quốc gia này.

Phúc lợi cho người lao động, người nghèo ở nhiều nước tư bản hiện cao đến mức mà tôi nghĩ là các nhà lý
luận rất cần tham khảo.

Kinh nghiệm sau hơn hai thập kỷ đổi mới cho thấy, không thể      Image 3




có “công bằng” đúng nghĩa trong một xã hội mà tất cả đều
nghèo (như chúng ta thời bao cấp). Cũng không thể “cào                     Từ thiện không thay thế được chính sách
                                                                             Ảnh nguồn: savethechildren.org.au
bằng” bằng cách “điều tiết” hết lợi ích của người giàu để chia
cho người nghèo.

Xã hội sẽ không phát triển nếu không có chính sách kích thích một bộ phận dân chúng vươn lên làm giàu
chính đáng.

Nhưng, nếu không có chính sách hợp lý và không chống được tham nhũng để quá trình “tích lũy tư bản”
diễn ra như thời “hoang dã” (nhờ hối mại quyền lực và có được đặc quyền khai thác tài nguyên, đặc biệt là
tài nguyên đất đai), thì không bao giờ tạo ra được công bằng và sự phát triển bền vững.

Có lẽ, chưa có một quốc gia nào bày tỏ sự quan tâm đến người nghèo một cách thường xuyên như ta. Thậm
chí, với nhiều người, nó đã dần trở thành một thứ khẩu hiệu.

Sự quan tâm đến người nghèo bằng các phương tiện truyền thông, qua các bài phát biểu, cuộc nói chuyện
hay bài viết, tôi nghĩ, là đã quá đủ.

Nhưng, chúng ta hãy nhìn vào các số liệu điều tra sau đây của UNDP để thấy, chúng ta đã thực sự làm
được những gì: Nhóm 20% những người giàu nhất ở Việt Nam hiện đang hưởng tới 40% lợi ích từ các
chính sách an sinh xã hội của nhà nước; Trong khi, nhóm 20% những người nghèo nhất chỉ nhận được 7%
lợi ích từ nguồn này.

Gần như thường xuyên, chúng ta chứng kiến những hoạt động quyên góp, đấu giá… được tổ chức rầm rộ
trên truyền hình, phần lớn những hoạt động ấy do UBTU MTTQ Việt Nam tổ chức.

Tôi không phản đối cách làm đó, nhưng tôi nghĩ, công việc ấy để cho các nhà hoạt động từ thiện chuyên
nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp các nhà hảo tâm làm thay thì tốt hơn rất nhiều.

Theo kinh nghiệm của tôi, những người có nguyện vọng từ thiện đúng nghĩa, thường chọn cách làm từ
thiện trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức từ thiện chuyên nghiệp, vì họ tin, đồng tiền đi qua các tổ chức
như thế sẽ không bị xà xẻo trên đường đến với người nghèo.

Những người muốn giúp đỡ người nghèo thay vì dùng tiền bạc để mua danh và khoa trương, thường không
chọn cách làm từ thiện theo kiểu “đấu giá” ồn ào trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có tạo được những nên tảng pháp lý cho xã hội dân sự phát triển, để những tổ chức từ thiện đúng nghĩa có
thể xuất hiện, thì tình cảm cộng đồng mới thức dậy một cách chân thành, người nghèo từ đó mới được phần
nào chia sẻ.

Tuy nhiên, các hoạt động từ thiện chỉ có thể khơi gợi một nguồn lực khác của xã hội chứ không thể thay thế
các chính sách của nhà nước. Sứ mệnh chính trị của những tổ chức như Mặt trận, vì vậy, lớn hơn là việc
quyên góp, xin – cho, rất nhiều.

Mặt trận có thể tham gia “xóa đói giảm nghèo” một cách hiệu quả hơn, thông qua việc đề xuất và phân tích
chính sách, sao cho: lợi ích từ các nguồn tài nguyên quốc gia được phân phối hợp lý cho các chủ nhân của
nó; người nghèo được hỗ trợ để có thể tiếp cận được với những quyền lợi căn bản nhất.
Đầu tư của nhà nước vào các công trình phúc lợi y tế, giáo dục, văn hóa…, vì thế, không nên tập trung ở
các đô thị, nơi mà các nguồn lực khác của xã hội có thể tham gia.

Nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện các thiết chế như: bảo hiểm y tế, quỹ trợ cấp, tín dụng giáo dục… cho
người nghèo ở cả đô thị và nông thôn.

Tạo điều kiện cho người có năng lực, có khát vọng có thể làm giàu tối đa nhưng cũng không bỏ mặc những
người không có khả năng tự bươn chải.

Chấp nhận một khoảng cách không thể tránh khỏi giữa tầng lớp những người giàu và nghèo. Nhưng, phải
nâng được mặt bằng mức sống của người nghèo lên, để họ có thể tiếp cận được những phúc lợi tối thiểu về
nhà ở, về y tế, giáo dục; để không có người dân nào không được chữa bệnh, không được đi học chỉ bởi họ
nghèo.

    •   Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngưỡng nghèo
Ngưỡng nghèo hay mức nghèo, là mức chi dùng tối thiểu, được xác
định như tổng số tiền chi cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất
định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng
cá nhân, cần thiết để bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi
trưởng thành, và các khoản chi bắt buộc khác.

Người ở ngưỡng nghèo là người có tổng thu nhập tương đương với tổng
chi dùng tối thiểu đó.

Nhiều nước trên thế giới ấn định ngưỡng nghèo thành một điều luật. Ở
các nước phát triển ngưỡng nghèo cao hơn đáng kể so với các nước
đang phát triển. Hầu như mọi xã hội đều có các công dân đang sống
nghèo khổ.

Chuẩn nghèo tại Việt nam
Tại Việt nam ngưỡng nghèo được đánh giá thông qua chuẩn nghèo,
dựa trên các tính toán của các cơ quan chức năng như Tổng cục Thống
kê hay Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (MOLISA).

Chuẩn nghèo theo Tổng cục Thống kê được xác định dựa trên cách tiếp
cận của Ngân hàng Thế giới (WB), gồm hai mức:

nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần
lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu
cho một người là 2100 kcal/ngày đêm;
nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được
xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương
thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại.
Theo cách xác định trên, năm 1998 chuẩn nghèo lương thực thực
phẩm của Việt nam bằng 107 234 VND/tháng; chuẩn nghèo chung
bằng 149 156 VND/tháng [1]. Năm 2006 các mức chuẩn này đã được
xác định lại và bằng ? Để đánh giá chính xác ngưỡng nghèo cho các
thời điểm, các mức chuẩn cần hiệu chỉnh lại theo chỉ số giá tiêu dùng.

Chuẩn nghèo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được xác định
một cách tương đối bằng cách làm tròn số và áp dụng cho từng khu
vực và vùng miền khác nhau (nông thôn miền núi, hải đảo, nông thôn
đồng bằng, thành thị)

Tỷ lệ nghèo của xã hội
Ngưỡng nghèo là công cụ để đo tỷ lệ nghèo trong xã hội – một chỉ số
quan trọng phản ánh mức sống của xã hội về mặt thu nhập cá nhân.
Tỷ lệ nghèo là tỷ lệ số hộ có thu nhập dưới hoặc bằng chuẩn nghèo đối
với toàn bộ số hộ trong quốc gia.

Các cải cách kinh tế-xã hội như phúc lợi xã hội và bảo hiểm thất
nghiệp được tiến hành dựa trên những phản ánh của các chỉ số như
ngưỡng nghèo và tỷ lệ nghèo

Các yếu tố của ngưỡng nghèo
Việc xác định ngưỡng nghèo thường được thực hiện bằng cách tìm ra
tổng chi phí cho tất cả các sản phẩm thiết yếu mà một người lớn trung
bình tiêu thụ trong một năm. Phương pháp tiếp cận này dựa trên cơ sở
rằng cần một mức chi tiêu tối thiểu để đảm bảo duy trì cuộc sống. Đây
đã là cơ sở ban đầu của ngưỡng nghèo ở Hoa Kỳ, mức chuẩn này đã
được nâng lên theo lạm phát. Trong các nước đang phát triển, loại chi
dùng đắt nhất trong các khoản là trả cho thuê nhà (giá thuê căn hộ).
Do đó, các nhà kinh tế đã đặc biệt chú ý đến thị trường bất động sản
và giá thuê nhà vì ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng lên ngưỡng nghèo.
Các yếu tố cá nhân thường được nghiên cứu như vị trí trong gia đình:
người đó có phải là bố mẹ, người già, trẻ con, kết hôn hay không, v.v.

Các vấn đề trong việc sử dụng ngưỡng nghèo
Sử dụng ngưỡng nghèo thường có vấn đề vì có một mức thu nhập tiệm
cận trên ngưỡng này về bản chất không khác mấy so với mức thu
nhập tiệm cận dưới: các hiệu ứng tiêu cực của nghèo có xu hướng liên
tục hơn là rời rạc và mức thu nhập thấp tương tự tác động những
người khác nhau theo những cách khác nhau. Để vượt qua được điều
này, các chỉ số nghèo đói đôi khi được sử dụng thay vì ngưỡng nghèo;
xem income inequality metrics.

Một ngưỡng nghèo dựa trên phương pháp tiêu chuẩn đánh giá thu
nhập định lượng, hay dựa trên số lượng thuần túy. Nếu các chỉ số phát
triển con người khác như y tế và giáo dục được sử dụng thì các chỉ số
này phải được định lượng, chứ không chỉ là một nhiệm vụ (kể cả đạt
được) KHÁI NIệM NGHÈO:-Theo tác giả cổ Trung Quốc cho rằng:
"những người vẫn đang còn phải lo toan cho bữa ăn đó là người nghèo,
cuộc sống đối với người nghèo chỉ là sinh tồn mà thôi."-Theo Robert
McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế Giới, đã đưa ra khái
niệm (Nghèo tuyệt đối: "Nghèo tuyệt đối...là sống ở ranh giới ngoài
cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải
đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ
bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của
cảnh ngộ may mắn của giới tri thức chúng ta"+Nghèo tương đối: có
thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất
và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất
định so với sự xung túc của xã hội đó.)-Ngoài ra còn có định nghĩa
theo tình trạng sống: lưu ý đến những khía cạnh khác ngoài thu nhập
khi định nghĩa "nghèo con người", thí dụ như cơ hội đào tạo, mức
sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng
đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác.-Theo Word
Bank: "Nghèo là đói, thiếu nhà, bệnh không được đến bác sĩ, không
được đến trường, không biết đọc, biết viết, không có việc làm, lo sợ
cho cuộc sống tương lai, mất con do bệnh hoạn, ít được bảo vệ quyền
lợi và tự do." => Qua những khái niệm trên ta có thể thấy được nghèo
là sự thiếu thốn cả về vật chất và phi vật chất, có cuộc sống thấp nhà
ở tạm bợ, thiếu tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, không có vốn để
sản xuất, thiếu ăn vài tháng trong năm, con em không được đến
trường, trong số ít có học thì không có điều kiện học lên cao, bệnh
không được đến bác sĩ, không tiếp cận với thông tin, không có thời
gian và điều kiện để vui chơi giải trí vì chủ yếu là dành thời gian để đi
làm thêm kiếm tiền, ít hoặc không được hưởng quyền lợi, thiếu tham
gia vào phong trào địa phương. 2. Cơ sở và tiêu chí để đánh giá
nghèo:- Cuộc sống không ổn định, nhà ở tạm bợ trong 1 đến 2 năm.-
Thiếu phương tiện như không có tivi, radio - Không có tiền để dành,
thiếu tiền quanh năm. - Trẻ không được đi học hoặc rời trường sớm. -
Đủ thức ăn trong mùa thu hoạch hoặc thiếu vài tháng trong năm. - Sử
dụng nguồn nước tự nhiên, không tiếp cận nguồn nước sạch, môi
trường sống chưa được vệ sinh. III.-Nguyên nhân:1.Thiếu vốn sản
xuất: Đây là nguyên nhân số 1. Khoảng 91,53% số hộ nghèo là thiếu
vốn. Nông dân nghèo vốn thấp, làm không đủ ăn, thường xuyên phải
đi làm thuê hoặc đi vay tư nhân để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng
ngày nên không có vốn để sản xuất, không được vay ngân hàng vì
không có tài sản thế chấp/.2.Không có kinh nghiệm làm ăn: Kinh
nghiệm làm ăn và kỹ thuật sản xuất rất hạn chế. Khoảng 45,77% hộ
thiếu kinh nghiệm làm ăn. Nguyên nhân là do họ thiếu kiến thức, kỹ
thuật canh tác, áp dụng kỹ thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng,
vật nuôi; không có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm, không được hổ
trợ cần thiết và một phần là do hậu quả của một thời gian dài họ sống
trong cơ chế bao cấp./3.Thiếu việc làm: Đây là nguyên nhân phổ
biến...
theo http://www.wattpad.com/89948--nh-Ngh-a-Ngh-o
đơn giản.
                      Thực trạng giảm nghèo ở Việt Nam

Cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ
phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất
cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy, một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác
nhau chưa bắt nhịp với sự thay đổi, gặp những khó khăn trong đời sống sản xuất, và trở
thành người nghèo. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội, và
khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và môi
trường, Đảng và Nhà nước ta coi xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn, là
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Các công trình nghiên
cứu trước đây về XĐGN thường nhấn mạnh một hoặc một số khía cạnh nào đó, như sự
cần thiết, cơ sở lý luận, phân tích chương trình, nêu thành tựu. Bài viết này dựa vào hệ
thống số liệu của 3 cuộc điều tra trong thời kỳ 1992 - 2002 và các số liệu thống kê và
báo cáo gần đây nhất, khái quát thực trạng nghèo ở nước ta hiện nay thành những vấn
đề, mong muốn cung cấp một bức tranh toàn diện hơn cho các nhà nghiên cứu và hoạch
định chính sách.
1. Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thị giảm nhanh hơn
nông thôn. Đây được coi là một trong những thành tựu phát triển kinh tế xã hội ở
nước ta trong thời gian qua.
Nghèo được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn nhu cầu
cơ bản của con người mà nhu cầu tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong
tục tập quán của từng vùng và được xã hội thừa nhận. Trên thực tế, lượng hóa mức độ
nghèo thông qua chuẩn nghèo, và chuẩn nghèo thay đổi cùng với sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) nước ta ban hành;
điều chỉnh tiêu chí hộ nghèo, người nghèo qua từng giai đoạn, và chuẩn nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2001 - 2005 là người có thu nhập bình quân dưới 100.000 đồng/tháng ở
vùng nông thôn đồng bằng, dưới 150.000 đồng/tháng đối với vùng thành thị và 80.000
đồng đối với vùng núi, hải đảo. Đây là cơ sở để xác định đối tượng mục tiêu tác động
(hưởng lợi) từ các chính sách của chương trình quốc gia XĐGN. Ngoài chuẩn nghèo nêu
trên, nhiều tiêu chí khác được sử dụng trong các nghiên cứu, phân tích nghèo đói ở Việt
Nam, như: chuẩn nghèo lương thực thực phẩm, chuẩn nghèo chung... Nếu chuẩn nghèo
lương thực thực phẩm dựa vào cơ sở thu nhập của người nghèo chỉ đáp ứng nhu cầu ăn,
uống (thông qua nghiên cứu "rổ hàng hoá thiết yếu") thì chuẩn nghèo chung có tính đến
các chi phí cho nhu cầu thiết yếu khác như ở, đi lại, giáo dục, y tế. Hiện nay các cơ quan
chức, năng ở nước ta đang nghiên cứu để đưa ra chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2006-
2010.
Theo chuẩn nghèo hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 ở nước ta là 8,3% tương đương với
khoảng 1,45 triệu hộ nghèo (năm 2001 tỷ lệ nghèo là 17,4% với khoảng 2,8 triệu hộ
nghèo). Điều này cho thấy thực trạng nghèo đói đã được cải thiện nhanh. Xu hướng này
được phản ánh cụ thể trong biểu 1.
Biểu 1: Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta trong thời gian qua
                                                                                  Đơn vị: %

              Các chỉ tiêu                   1993          1998           2002

Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn chung)            58,1           37,4           28,9
- Thành thị                                  25,1           9,2            6,6
- Nông thôn                                  66,4           45,5           35,6
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn lương thực         24,9            15            10,9
- Thành thị                                   7,9           2,5            1,9
- Nông thôn                                  29,1           18,6           13,6
Khoảng cách nghèo                            18,5           9,5            6,9
- Thành thị                                   6,4           1,7            1,3
- Nông thôn                                  21,5           11,8           8,7

Nguồn: Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (2003), báo cáo phát triển con người
2002.
Các số liệu trong biểu 1 được tính toán dựa trên chuẩn nghèo chung do Tổng cục Thống
kê và Ngân hàng Thế giới sử dụng để điều tra. Chúng tôi trích dẫn các số liệu này với
mục đích chủ yếu để phân tích xu hướng thay đổi tỷ lệ nghèo sau thời kỳ 10 năm, từ 1993
đến 2002. Nếu năm 1993 có 58,1% hộ nghèo, thì năm 1998 còn 37,4% số hộ và đến năm
2002 tỷ lệ này là 28,9% (khoảng 4,73 triệu hộ nghèo). Nghĩa là sau 10 năm hơn một nửa
số hộ nghèo đã được thoát nghèo. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo ở nông thôn và thành thị
không giống nhau, trong đó thành thị giảm đi tới 4 lần, từ 25,1% năm 1993 xuống còn
6,6% năm 2002, trong khi đó nông thôn chỉ giảm được gần 1/2 số hộ nghèo, từ 66,4%/o
xuống 35,6%. Nếu tính theo chuẩn lương thực, thực phẩm, thì ở thành thị số tỷ lệ hộ
nghèo còn giảm nhanh hơn, từ 7,9% xuống còn 1,9%, nghĩa là giảm đi 4 lần, trong khi đó
ở nông thôn chỉ giảm đi hơn 2 lần từ 29,1% xuống còn 13,6%. Các số liệu theo chỉ số
khoảng cách nghèo tính theo chuẩn nghèo chung (chỉ số này cho biết mức độ nghèo và
được từ bằng phân chênh lệch giữa mức chi tiêu thực tế so với chuẩn nghèo và được bình
quân hoá) cũng cho biết xu hướng tương tự, cụ thể, giảm từ 18,5% năm 1993 còn 9,5%
vào năm 1998 và đến năm 2002 còn 6,9%.
2. Số hộ nghèo vẫn còn nhiều, và phần lớn ở vùng nông thôn, số hộ ở cận kề chuẩn
nghèo còn đông, nếu nâng chuẩn nghèo lên gấp đôi thì tỷ lệ hộ nghèo đã tăng lên
gấp hơn 3 lần. Mức độ nghèo còn khá nghiêm trọng.
Căn cứ vào chuẩn nghèo hiện nay ở nước ta có thể thấy được mức độ nghèo của một bộ
phận không nhỏ dân cư. Theo các nhà hoạch định chính sách, nếu nâng chuẩn nghèo lên,
dự kiến 180.000 VNĐ- 200.000 VNĐ/người/tháng đối với vùng nông thôn và khoảng
250.000 VNĐ-260.000 VNĐ/người/tháng đối với vùng thành thị, thì Việt Nam sẽ có
khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc. Trong đó hộ nghèo ở nông
thôn miền núi sẽ là 45,9%, ở vùng nông thôn đồng bằng sẽ là 23,2% và ở khu vực thành
thị là 12,2%. Khi đó, tỷ lệ nghèo ở các vùng kinh tế sẽ có chênh lệch đáng kể: Tây Bắc là
72,3%; Đông Bắc 36,1%; Đồng bằng sông Hồng 19,8%; Bắc Trung Bộ 39,7%; Duyên
hải miền Trung 23,3%; Tây Nguyên 52,2%; Đông Nam Bộ 10,2% và Đồng bằng sông
Cửu Long 20,8%.
Có thể thấy rõ hơn thực trạng của các hộ nghèo qua một số chỉ tiêu phản ánh cuộc sống
hàng ngày của họ. Theo số liệu điều tra về mức sống dân cư Việt Nam, nếu chia dân cư
thành 5 nhóm thu nhập (tổng số nhân khẩu điều tra được sắp xếp theo mức thu nhập bình
quân đầu người từ thấp đến cao, sau đó chia thành 5 nhóm với số nhân khẩu bằng nhau -
20%), thì nhóm 1- nhóm nghèo nhất có thu nhập trung bình năm 1998 là 62.916
VNĐ/người/tháng. (755 nghìn/năm) và năm 2002 là 107.670 VNĐ/người/tháng. Trên
62,71% thu nhập của hộ nghèo là từ hoạt động nông lâm nghiệp và thủy sản, 8% tìm hoạt
động phi nông nghiệp, 19,24% từ tiền công, tiền lương và 10,05% là nguồn thu khác.
Điều này phản ánh rằng các hộ nghèo chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và ở nông thôn.
Cơ cấu chi tiêu của nhóm nghèo tập trung cho các nhu cầu thiết yếu, như trên 70%. chi
tiêu là cho nhu cầu ăn, uống, hút và chưa đến 30% cho các nhu cầu khác như mặc, y tế,
giao thông, giáo dục, văn hoá, thể thao. Một trong những nhu cầu cơ bản của con người
là nơi ở. Năm 2002 có 39,93% người nghèo sống trong những căn nhà đơn sơ, tạm bợ,
không bảo đảm an toàn. Các đồ dùng lâu bền phục vụ sinh hoạt hàng ngày vẫn còn rất
thiếu so với nhu cầu cuộc sống hiện đại. Năm 1998 chỉ có 0,11% hộ nghèo có tủ lạnh,
1,41% hộ nghèo có xe máy, và chưa đến 0,01% hộ nghèo có điện thoại.
3. Sự phân hóa giàu nghèo, giữa các khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng
kinh tế và giữa các đơn vị hành chính đang tồn tại với khoảng cách tương đối lớn,
có xu hướng tăng.
Sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng được chú ý trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở
nước ta. Trước hết tỷ lệ nghèo phân biệt theo các vùng (xem biểu 2).
Biểu 2: Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo chung chia theo vùng (%)

                Vùng                        1998           2002

Đồng bằng sông Hồng                         29,3           22,4
Đông Bắc                                    62,0           38,4
Tây Bắc                                     73,4           68,0
Bắc Trung Bộ                                 48,1          43,9
Duyên hải Nam Trung Bộ                       34,5          25,2
Tây Nguyên*                                  52,4           51
Đông Nam Bộ*                                 12,2          10,6
Đồng bằng sông Cửu Long                      36,9          23,4

Chú thích: (*) theo sự phân vùng lại năm 2002 Đông Nam Bộ bao gồm cả các tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng.Vùng Tây Nguyên không bao gồm Lâm Đồng.
Nguồn: Tổng cục thống kê (2004). Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002.
Các số liệu biểu 2 cho thấy sự chênh lệch về nghèo đói giữa các vùng. Năm 2002 vùng có
tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tây Bắc (68,0%), sau đó đến Tây Nguyên (51,8%), Bắc Trung
Bộ (43,9%), và thấp nhất là Đông Nam Bộ (10,6%). Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Tây Bắc
nhiều gấp gần 7 lần vùng Đông Nam Bộ, còn Tây Nguyên là gần 5 lần và Bắc Trung Bộ
là 4 lần... Cùng với xu hướng giảm tỷ lệ nghèo chung của cả nước, các vùng cũng có xu
hướng giảm, trong đó Đông Bắc và Đông bằng sông Cửu Long có mức giảm nhanh nhất.
Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm cao nhất tập trung ở vùng miền núi phía
Bắc là Lai Châu (35,68%), Bắc Kạn (30,74%), Lào Cai (29,56%), Cao Bằng (27,01%), ở
Tây Nguyên có tỉnh Gia Lai (18,18%), ở Bắc Trung Bộ có tỉnh Hà Tĩnh (22,55%).
Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh
(1,26%), Bình Dương (1,68%), Đà Nẵng (1,83%), Hà Nội (2,25%). Nếu so sánh chỉ tiêu
này chúng ta thấy sự chênh lệch này rất lớn, thí dụ, tỷ lệ nghèo của tỉnh Lai Châu nhiều
gấp hơn 28,3 lần so với thành phố Hồ Chí Minh và gấp 15,86 lần so với Hà Nội.
4. Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư khá rõ nét, các hộ nghèo ít có cơ hội tiếp
cận đối với giáo dục, y tế, việc làm và các hoạt động văn hoá, tinh thần... so với các
hộ giàu.
Sự phân hóa giàu nghèo còn thể hiện rõ khi điều tra dựa trên phân tổ theo 5 nhóm thu
nhập, như đã giải thích ở trên. Năm 2002 nhóm giàu nhất có thu nhập/người/tháng là 873
nghìn, gấp 8,1 lần nhóm nghèo nhất (108 nghìn). Có thế thấy sự bất bình đẳng này phản
ánh trong biểu 3.
Biểu 3: Sự bất bình đẳng giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất năm 2002

                                                                  Nhóm nghèo      Nhóm giàu
                    Các chỉ tiêu chủ yếu
                                                                     nhất           nhất

1. Tỷ lệ biết chữ (%)                                                83,9              97
2. Chi tiêu cho giáo dục bình quân năm (nghìn đồng)                  236              1418
3. Tỷ lệ đến khám chữa bệnhtại các cơ sở y tế (%)                    16,5              22
4. Chi tiêu cho y tế bình quân năm (nghìn đồng)                     395,03          1181,43
5. Số giờ làm việc trung bình tuần (giờ)                              25              42,4
6. Thu nhập bình quân đầu người tháng (nghìn đồng)                   108              873
7. Chi tiêu cho đời sốngbình quân/người/tháng (nghìn đồng)         123,3            547,53
8. Diện tích ở bình quân nhân khẩu (m2)                             9,5              17,5
9. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy (%)                                   1,28             34,93

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2004). Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002
Các số liệu của biểu 3 được tập hợp theo một số chỉ tiêu chủ yếu từ cuộc điều tra mức
sống hộ gia đình nêu trên. Đơn giản chỉ cần làm phép so sánh (chia hoặc trừ) giữa hai
nhóm dân cư nghèo nhất và giàu nhất, kết quả sẽ cho biết mức độ bất bình đẳng giữa họ.
Nhóm dân cư giàu đã có ưu thế trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, kể cả việc làm. Bởi vì số
giờ làm việc trung bình của nhóm giàu nhiều hơn nhóm nghèo đến 1,7 lần, không phải vì
những người nghèo làm ít giờ và không muốn làm việc, mà do tình trạng thiếu việc làm,
đặc biệt là tình trạng thời gian nhàn rỗi ở khu vực nông thôn.
Ngoài sự phân tích ở trên, sự phân hóa giàu nghèo còn được nhận biết qua hệ số GINI.
Nếu GINI = 0 thì không có sự bất bình đẳng, và khi GINI = 1 thì sự bất bình đẳng là
tuyệt đối. Hệ số GINI của Việt Nam tính từ số liệu thu nhập như sau: năm 1994 là 0,35;
năm 1999 là 0,39 và năm 2002 là 0,42. Chỉ tiêu này có khác biệt nhưng không nhiều giữa
các khu vực và các vùng; Điều đó cho thấy sự bất bình đẳng về thu nhập ở mức thấp
nhưng đang có xu hướng tăng.
5. Nghèo ở nước ta do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Nguyên
nhân chủ yếu là do thiếu vốn và kiến thức, kinh nghiệm, bên cạnh đó còn do rủi ro
và tệ nạn xã hội.
Theo số liệu báo cáo từ điều tra xác định hộ nghèo của Bô LĐ TB & XH, hiện nay tồn tại
nhiều nguyên nhân nghèo, trong đó có 8 nguyên nhân chủ yếu được tập hợp trong biểu 4.
Biểu 4: Các nguyên nhân nghèo chung cả nước và chia theo vùng
                                                       (Tỷ lệ % ý kiến so với tổng)

                                                           Thiếu
                               Thiếu      Thiếu   Thiếu             Bệnh                     Đông
                                                           kinh            Tệ nạn   Rủi ro
                                vốn        đất     LĐ                tật                     người
                                                          nghiệm

Cả nước                        63,69      20,82   11,40   31,12    16,94   1,18     1,65     13,60

1.Đông Bắc                     55,20      21,38   8,26    33,45     7,79   2,30     1,26     12,08
2.Tây Bắc                      73,60      10,46   5,56    47,37     5,78   0,58     0,52     9,39
3.Đồng bằng sông Hồng          54,96      8,54    17,50   23,29    36,26   1,46     2,39     7,30
4.Bắc Trung Bộ                 80,95      18,90   14,60   50,65    14,42   0,80     1,92     16,61
5.Duyên hải Nam Trung Bộ       50,84      12,59   10,80   17,57    31,95   0,83     1,34     20,71
6.Tây Nguyên                   65,95      26,12   7,76    27,11     9,03   1,22     1,32     13,72
7.Đông Nam Bộ                  79,92      20,08   8,64    20,60    17,54   0,37     0,39     9,50
8.Đồng bằng sông Cửu Long      48,44      47,73   5,47    5,88      4,22   0,87     1,80     11,95
Nguồn: Bộ LĐTBXH (2003), Số liệu nghèo đói năm 2002
Các số liệu trong bảng 4 cho thấy trong cả nước nguyên nhân hàng đầu của sự nghèo là
thiếu vốn, nguyên nhân này chiếm đến 63,69% ý kiến được hỏi. Tiếp theo là các nguyên
nhân thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh (31,12%), thiếu đất (20,82%), bệnh tật
(16,94%), đông người (13,6%), thiếu 1ao động (11,40%)... Trình tự này đúng với hầu hết
các vùng, tuy có khác nhau về mức độ. Sự khác nhau này phần nào phản ánh đặc điểm
của từng vùng. Chẳng hạn, nguyên nhân thiếu vốn có vẻ trầm trọng ở vùng nghèo như
Bắc Trung Bộ (80,95%), Tây Bắc (73,6%), ở đây người dân cần vốn để sản xuất nhằm
giảm nghèo, tiến tới đủ ăn, đủ mặc. Tuy nhiên ở vùng Đông Nam Bộ, nơi có thu nhập
bình quân cao nhất cũng thiếu vốn, nhưng mang tính chất khác với các vùng nghèo, vì họ
cần vốn để sản xuất kinh doanh, những nơi này không có vốn cũng có thể dẫn đến nghèo.
Nhu cầu về vốn ở người nghèo khá lớn nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn còn khó khăn,
bởi vì nếu vay của tư nhân thì lãi suất cao, còn các tổ chức tín dụng, như ngân hàng hoặc
một số quỹ thì gặp các rào cản như thủ tục rườm rà… Hầu hết ở các vùng nhiều ý kiến
cho rằng vai trò của kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong giảm
nghèo. Kiến thức và kinh nghiệm luôn cần để sử dụng tiềm năng về đất, vốn, lao động.
Những vùng nghèo như Tây Bắc (47,37%) và Bắc Trung Bộ (50,65%) là nơi có nhiều ý
kiến cho rằng đây là nguyên nhân quan trọng. Nguyên nhân thiếu đất có thể xảy ra với
các vùng có mật độ dân số cao, tỷ lệ đất canh tác trên đầu người thấp như Bắc Trung Bộ
hay Duyên hải miền Trung, và cả đối với vùng cần có diện tích lớn để canh tác, như
Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó một số hộ nghèo bán/chuyển nhượng quyền sử đụng
đất canh tác mà trước đây họ đã được cấp. Đây là một hiện tượng nổi cộm có liên quan
đến cơ chế quản lý, phương thức sản xuất... Nguyên nhân thiếu lao động dẫn đến nghèo
thường đi đôi với đông người, thường diễn ra với các gia đình có đông con, nhiều người
sống phụ thuộc, không có khả năng lao động... Nguyên nhân rủi ro xảy ra không chỉ khi
thời tiết bất hoà, mà cả khi mất giá trong một số sản xuất hàng hoá nông nghiệp (cà phê,
hoa quả) và do con người gây nên hoả hoạn, cháy rừng… Nhưng đây không phải là
nguyên nhân phổ biến.
6. Với chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo mang lại những kết quả to lớn,
mang tính xã hội cao.
Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo, điều đó được
cả thế giới công nhận. Trước hết là các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước thông
qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo. Thứ hai là huy
động vốn, ngân sách trung ương đã phân bổ 1900 tỷ VNĐ cho chương trình, và tổng vốn
huy động trong nước từ các nguồn từ năm 2001 đến nay đạt khoảng 15.000 tỷ. Ngoài ra,
hoạt động hợp tác quốc tế hướng vào mục tiêu XĐGN thông qua nhiều dự án với WB,
ADB, IFAD, CIDA huy động số vốn đến năm 2004 khoản 250 triệu USD, tương đương
với khoảng 4000 tỷ đồng. Quỹ "ngày vì người nghèo" ở 4 cấp cũng huy động được trên
570 tỷ VNĐ. Thứ ba là sự tham gia hiệu quả của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội,
cộng đồng và của từng người dân. Thứ tư là xây dựng và thực hiện thành công nhiều mô
hình xoá đói giảm nèo, như chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người
nghèo, vay vốn tín dụng ưu đãi gắn với tập huấn kỹ thuật cho hội viên nghèo, hoạt động
trợ giúp hộ nghèo về nhà ở, khám chữa bệnh miễn phí và trợ giúp con em người nghèo
trong giáo dục, học nghề, xây dựng công trình hạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn,
giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, hỗ trợ cho hộ
nghèo vay chuộc lại đất sản xuất bị cầm cố, nhượng bán, liên kết giữa các doanh nghiệp
và hộ nghèo thông qua hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật mua và chế biến sản phẩm, liên thông
xuất khẩu lao động từ đào tạo nghề đến cung cấp lao động, tuyển lao động và cho vay
vốn tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài và nhiều mô hình và các hoạt động hiệu quả
khác.
7. Giảm nghèo là một quá trình thường xuyên, liên tục, cần khắc phục những tồn
tại, yếu kém chủ quan, đồng thời xác định và giải quyết những khó khăn, thách thức
trước mắt và lâu dài.
Hoạt động giảm nghèo ở nước ta đang và sẽ khó khăn và còn phải đương đầu với những
khó khăn và thách thức lớn. Như đã nêu, tỷ lệ nghèo cao ở nhiều vùng, chất lượng giảm
hộ nghèo chưa vững chắc, còn tái nghèo, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nhà nước, chưa
chú trọng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất, nhiều mô hình, kinh
nghiệm tốt chưa được áp dụng, phổ biến kịp thời. Cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng
nguồn lực đầu tư cho XĐGN còn tình trạng dàn trải, chồng chéo, chưa có chế tài đối với
những địa chỉ sử dụng vốn sai mục đích, thiếu hiệu quả, thất thoát, do giám sát lỏng léo,
sự phối hợp giữa các ban ngành, tổ chức đoàn thể một số nơi chưa nhịp nhàng, lồng ghép
nguồn lực khác với mục tiêu xoá đói giảm nghèo còn hạn chế... Bởi vậy, một số chỉ tiêu
cụ thể có thể không đạt so với kế hoạch đề ra trong 5 năm như: các xã nghèo có đủ cơ sở
hạ tầng thiết yếu mới đạt khoảng 40%, giải quyết cho số hộ nghèo bức xúc nhất về nhà ở
được khoảng 15%...
8. Các giải pháp giảm nghèo cần đồng bộ, kết hợp hài hoà lợi ích của người nghèo,
cộng đồng và đất nước. Các giải pháp cần hướng tới giảm nghèo bền vững trên cơ
sở sự vận động của chính các hộ nghèo với sự trợ giúp và trách nhiệm của cộng
đồng và xã hội.
Các vấn đề nêu trên đặt ra cho việc xác định mục tiêu giảm nghèo không chỉ là phải
nhanh, toàn diện, mà phải vững chắc. Theo chúng tôi, việc thực hện chương trình giảm
nghèo cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và quyết tâm vượt nghèo
để làm giàu, khắc phục tư tưởng ỷ lại, vận động mọi tầng lớp tạo thành phong trào mang
tính xã hội nhân văn; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, coi trọng cán bộ cấp
cơ sở, cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, cán bộ khuyến nông, trên cơ sở đó nâng
cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ giảm nghèo của chương trình; Tập trung nguồn lực cho
vùng khó khăn nhất, không dàn trải, tạo được hiệu quả kinh tế, xã hội nhanh, thiết thực,
ưu tiên cho các công trình phục vụ sản xuất; Hoàn thiện cơ chế để huy động đa dạng
nguồn lực, gắn giảm nghèo với phát hiển kinh tế, phát huy tiềm năng thế mạnh tại chỗ
của từng địa phương, tiết kiệm chi tiêu hành chính, huy động công sức của dân, khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng khó khăn bằng các chính sách ưu đãi về đất,
thuế hợp tác quốc tế về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm, xã hội hoá công tác giảm
nghèo; Thực hiện phương châm "những gì người dân tự làm được để người dân làm, cái
gì người dân không làm được thì cộng đồng, nhà nước hỗ trợ", giảm dần hỗ trợ trực tiếp
(bao cấp) chuyển sang hỗ trợ gián tiếp, tạo cho người dân (ở những vùng khó khăn) thêm
cơ hội việc làm tăng thu nhập, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tiếp tục thực
hiện chính sách trợ giúp đồng bào dân tộc về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sạch, mở
rộng tín dụng gắn với khuyến nông- lâm- ngư tạo cho họ động lực phát triển sản xuất,
từng bước cải thiện đời sống dân sinh; Hoàn thiện phân công trách nhiệm cho các Bộ,
ngành, địa phương đẩy mạnh phân cấp cho địa phương tạo cơ chế tự huy động nguồn lực
trên cơ sở bảo đảm mục tiêu, hài hoà giữa trách nhiệm và quyền hạn, mở rộng dân chủ,
công khai và minh bạch trong quá trình thực hiện.
Nguyên nhân nghèo đói :
Người giàu, giàu thêm ; người nghèo càng nghèo
Thưa tiến sĩ Klenner, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Việt Nam đang
ngày một gia tăng. Là một chuyên gia nghiên cứu về Đông Á, theo ông,
những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là gì ?
Tôi cho rằng có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là Việt Nam thiếu một hệ
thống vận hành và quản lý hữu hiệu về thuế thu nhập cá nhân. Cần nhiều nỗ
lực và thời gian để hình thành hệ thống này.
Do ảnh hửơng từ quá trình tư nhân hoá, các quyền lợi kinh tế thường rơi vào
tay những thành phần quyền chức hay những kẻ thiếu trách nhiệm với xã
hội. Họ là những người nắm thông tin, lợi dụng quá trình tư hữu hóa để thu
vén những nguồn tài nguyên sẵn có, và từ đó họ càng có điều kiện để tích
luỹ, làm giàu. Như vậy, người giàu lại giàu thêm, còn người nghèo thì càng
nghèo hơn.
Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hửơng từ quá trình tư nhân hoá. Mặt lợi của
quá trình này là quyền tư hữu sẽ kích thích người ta có trách nhiệm hơn và
làm ăn kinh tế hiệu quả hơn. Thế nhưng, mặt hại là trong quá trình chuyển
hoá này, các quyền lợi kinh tế thường rơi vào tay những thành phần quyền
chức hay những kẻ thiếu trách nhiệm với xã hội.
Họ là những người nắm thông tin, lợi dụng quá trình chuyển hoá từ công
hữu sang tư hữu ấy để nắm giữ nhiều cổ phần, cổ phiếu trong các doanh
nghiệp, thu vén những nguồn tài nguyên sẵn có, và từ đó họ càng có điều
kiện để tích luỹ, làm giàu.
Như vậy, người giàu lại giàu thêm, còn người nghèo thì càng nghèo hơn.
Cho nên, mặc dù nhà nước Việt Nam cần phải thúc đẩy quá trình tư hữu hoá
nhanh hơn nữa, nhưng quan trọng là phải xem xét cẩn trọng để đảm bảo
nguồn lợi kinh tế phục vụ cho số đông xã hội, cho nền kinh tế quốc gia, chứ
không phải chỉ rơi vào tay một thiểu số có chức quyền.
Nguyên nhân cuối cùng có lẽ là do ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Về
nguyên tắc, thì nó mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng thực chất, chỉ
một số ít người, đặc biệt là ngay từ thời điểm ban đầu, lanh lợi và có đủ khả
năng chộp lấy được những cơ hội này.
Hố sâu giàu-nghèo đem mang lại những tác động tiêu cực trước mắt và lâu
dài cho cả quốc gia nói chung, và cho từng cá nhân trong xã hội, nói riêng,
như thế nào, thưa ông ?
Dĩ nhiên khoảng cách giàu nghèo đem lại rất nhiều tác động tiêu cực như đói
nghèo, tệ nạn xã hội, và quan trọng hơn cả là về lâu về dài một phần lớn dân
số sẽ bị thiệt thòi về mảng giáo dục và đào tạo.
Trứơc đây, tôi từng tin tưởng rằng người dân tại những nước chủ nghĩa xã
hội như Việt Nam, Trung Quốc, hay các nước Đông Âu sẽ đấu tranh, không
chấp nhận sự cách biệt thu nhập, bởi họ theo chủ nghĩa quân bình xã hội mà.
Thế nhưng, thực tế khiến tôi ngạc nhiên là người dân tại các nước này,
ngược lại, lại phải chịu đựng sự cách biệt giàu nghèo quá lớn, thiếu các
quyền lợi về an sinh xã hội cho dù là người già, người bệnh hay người
nghèo.
Xã hội ngày càng phân hóa do cách biệt giàu–nghèo
Như vậy, theo ông, một quốc gia có 75% dân số là nông dân nghèo sinh
sống ở nông thôn như Việt Nam, cần phải tiến hành những biện pháp cụ thể
ra sao và theo thứ tự nào cho hữu hiệu và hợp lý, để giải quyết tình trạng
phân hoá xã hội trầm trọng ?
Để thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo, cần phải tập trung giải quyết các vấn đề
của nông thôn, vì công việc đồng áng ít mang lại cơ hội kinh tế béo bở và
thu nhập cao cho người nông dân so với các lĩnh vực công nghiệp và các
ngành nghề khác.
Điều này cũng lý giải thực trạng vì sao nhiều nhà nông sẵn sàng tìm mọi
cách thoát khỏi cuộc sống khó khăn ở nông thôn, di chuyển đến các thành
phố lớn để kiếm mức thu nhập khá hơn, cải thiện cuộc sống, bất chấp những
công việc nặng nhọc như thợ hồ, phụ việc nhà, hay bồi bàn. Dĩ nhiên làn
sóng di dân này chỉ là giải pháp kinh tế của từng cá nhân, chứ không phải là
giải pháp cho nền kinh tế quốc gia.
Để hạn chế lực lựơng lao động nông thôn di chuyển đến thành thị, cần phải
di chuyển nguồn vốn phân bổ về nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn, tạo
công ăn việc làm, mở thêm trường dạy chữ và dạy nghề cho nông dân, cũng
như nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, cũng cần thiết phải có một
mạng lứơi ngân hàng tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ người nông dân trong cuộc
sống và sản xuất.
Một trong những giải pháp giúp thu hẹp khoảng cách xã hội đang đựơc
nhiều người bàn đến hiện nay là phát triển một hệ thống an sinh xã hội hiệu
quả. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Về vấn đề này, tôi liên hệ đến một câu ngạn ngữ của Trung Hoa rằng “Muốn
giúp người nghèo, đừng cho họ quả trứng mà hãy đưa cho họ con gà”, để họ
phải có trách nhiệm chăm sóc con gà ấy làm sao để nó đẻ trứng. Có như vậy,
chúng ta mới giúp được họ có trách nhiệm hơn với bản thân của họ.
Cho nên, an sinh xã hội là một việc cần thiết, nhưng nhìn đường dài, sẽ có
ích hơn nếu như chúng ta tạo cơ hội phát triển và thăng tiến cho những
người thuộc tầng lớp nghèo khó trong xã hội. Tôi đã đến Việt Nam vài lần,
mà gần đây nhất là vào năm ngoái. Theo nhận xét của tôi, khác với những
người nghèo ở các nứơc Châu Âu chủ yếu dựa vào trợ cấp của chính phủ,
người nghèo ở Việt Nam rất chịu khó, và họ nỗ lực kiếm sống bằng nhiều
cách. Nếu họ đựơc tạo điều kiện như được học nghề chẳng hạn, họ sẽ có cơ
hội vươn lên thoát nghèo.
Tôi hiểu rõ chủ nghĩa và con đường chính trị mà Việt Nam hằng theo đuổi,
và tôi hy vọng người dân Việt Nam sẽ tìm được những cơ hội tốt hơn để
phát triển và vựơt qua những thử thách trứơc mắt.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Wolfgang Klenner, nhà nghiên cứu,
giáo sư bộ môn kinh tế học Đông Á thuộc trường đại học Ruhr-University
Bochum của Đức đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.




                Liên Hiệp Quốc: Người nghèo Việt Nam bị đe dọa (2)
                                Ngày: 28-10-2008
                             Đề tài: Thời sự Việt Nam

Hồ Giáng Trân - Chuyển ngữ


Theo Liên Hiệp Quốc: Rối loạn kinh tế thế giới và lạm phát đe dọa người nghèo Việt
Nam


HÀ NỘI - Lạm phát hai số và bị ảnh hưởng bởi sự rối loạn tài chánh toàn cầu đang đe
dọa đẩy những gia đình Việt Nam sống mấp mé giữa biên giới nghèo và trên nghèo -- lùi
lại cái cảnh nghèo đói khốc liệt, Liên Hiệp Quốc cảnh cáo.
Mặc dầu nền kinh tế Việt Nam phát triển tốt đẹp trong những năm vừa qua, nhiều thành
phần vẫn không có khả năng đối phó với tình trạng khan hiếm thực phẩm -- đặc biệt là
những nông dân không có đất canh tác, người nghèo sống ở thành thị và những nhóm dân
tộc thiểu số -- ông John Hendra, Phối hợp viên của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam cho hay.

Trong lúc gía nhiên liệu và hàng tiêu dùng trên thế giới đã giảm xuống so với lúc cao
nhất trong năm nay, thì sự lạm phát của Việt Nam, tuy có giảm chút, nhưng vẫn khựng lại
ở 26.7 phần trăm trong tháng này, vắt cạn kiệt ngân qũy gia đình của những thành phần
sống trong biên độ mấp mé giữa nghèo và trên ngưỡng nghèo.




                  Hình chụp trong lần cứu trợ dân nghèo của một tổ
                  chức từ thiện người Việt ở nước ngoài tổ chức ở tỉnh
                  Thừa Thiên năm 2008. Hai tấm hình bên trái và bên
                  phải, phía dưới là "nhà" của dân trong vùng được cứu
                  trợ. Nguồn: DCVOnline
Bên cạnh chuyện gía hàng tiêu thụ cao, ông Hendra nói, là khủng hoảng tài chánh thế
giới cũng rất có thể sẽ tác động xấu lên nền kinh tế Việt Nam vốn dựa vào hàng xuất
khẩu.

“Gom lại với nhau, thì những thách đố kinh tế này đe dọa làm trật đường rầy cái tiến
trình giảm nghèo của Việt Nam,” ông nói trong một buổi nói chuyện được phát đi trên
đài truyền hình hôm thứ Sáu.

Dữ kiện của Liên Hiệp Quốc cho thấy “rất nhiều gia đình Việt Nam không có sẵn tiền dù
là còm cõi, đặc biệt là người nghèo, và cái nguy cơ có thật là một số gia đình này có thể
rơi tỏm xuống dưới cái ngưỡng nghèo, trong lúc những người nghèo đã nằm dưới
ngưỡng nghèo đó thì lại cần giúp đỡ thêm.”

“Những phụ nữ và trẻ con nghèo đặc biệt chịu đựng nhiều rủi ro, nguy hiểm bởi vì gía
thực phẩm tăng lên có thể làm tồi tệ tình trạng dinh dưỡng vốn đã bấp bênh của họ,” ông
nói.
Nước Việt Nam dưới sự cầm quyền của chế độ
                                      Cộng sản, đã tiến hành cuộc đổi mới cải cách thị
                                      trường vào những năm cuối của thập niên 1980,
                                      từ đó đã có sự phát triển kinh tế trên 7.5 phần
                                      trăm trong hơn mười năm qua, đã kéo hằng triệu
                                      người dân ra khỏi tình trạng nghèo đói.

                                      Việt Nam với một dân số 86 triệu người, đã gia
                                      nhập Tổ chức Thương mãi Thế giới (WTO) đầu
                                      năm ngoái và hy vọng sẽ sớm trở thành một quốc
                                      gia có lợi tức trung bình với tổng sản lượng quốc
                                      dân (GDP) hằng năm khoảng 1.000 đô-la cho
                                      mỗi đầu người.

                                      Tuy nhiên, trong năm rồi, nền kinh tế qúa nóng
                                      của Việt Nam bị lạm phát hai số cũng như những
                                      khó khăn kinh tế khác. Đặc biệt, gía xăng dầu và
                                      thực phẩm đắt đỏ đã làm dân nghèo thấm đòn
                                      nặng nề nhất và cũng làm tăng sự bất mãn xã hội.
Cháu bé "vùng nước mặn phá Tam
Giang" với món qùa cứu trợ khiêm    Việt Nam, nước xuất cảng gạo đứng thứ hai trên
nhường. Nguồn: DCVOnline            thế giới, không phải đối diện với sự khan hiếm
thực phẩm, ông Hendra nhấn mạnh trong một bài diễn văn khác tuần rồi.

Nhưng ông cảnh báo rằng, trong lúc một số nông dân đã hưởng lợi từ chuyện giá thực
phẩm tăng trên toàn cầu, hơn một nữa những gia đình Việt Nam là những người mua thực
phẩm thực gía và họ thấy mãi lực của đồng tiền của họ bị giảm.

Như là một kết qủa, những thành phần bao gồm những lao động nông thôn không có đất
để canh tác và kỹ năng kỹ xảo thấp và người gìa cả “không phải chỉ là những người gặp
khó khăn tạm thời nhưng cũng thách đố khả năng dài lâu của họ để kiếm nguồn thực
phẩm phù hợp,” ông Hendra nói.

Cho những gia đình nghèo nhất, gía thực phẩm tăng có nghĩa là phải giảm tiền học và
tiền chăm sóc sức khỏe cho con cái.

Nhóm dân tộc thiểu số đối diện với rủi ro lớn lao nhất, bao gồm vùng Cao nguyên Trung
phần và vùng núi rừng tây bắc, vốn đã và đang nghèo nhất và tỉ lệ còi cọc của trẻ con
dưới năm tuổi ở mức độ vừa phải đang chuyển qua tình trạng trầm trọng hơn.
Cứu trợ người dân tộc thiểu số ở miền Trung năm
                  2008. Theo ông Hendra: Nhóm dân tộc thiểu số đối
                  diện với rủi ro lớn lao nhất, bao gồm vùng Cao
                  nguyên Trung phần và vùng núi rừng tây bắc. Nguồn:
                  DCVOnline
Để đáp ứng lại vấn đề, ông Hendra góp ý Việt nên Nam tăng cường những chương trình
an sinh xã hội và thu thập dữ kiện về tình trạng nghèo khó cho chính xác hơn để nhanh
chóng xác định và giúp những thành phần mà khả năng xoay xở để đối phó hoàn cảnh đói
kém yếu nhất.

Ông cũng cảnh cáo những đe dọa đường dài trong tương lai cho sự an ninh thực phẩm ở
một Việt Nam có nền kỹ nghệ phát triển nhanh khi những khu vực canh tác đang gặp
phải áp lực từ “nhu cầu cần đất ngày càng tăng dành cho những mục đích như xây dựng
nhà máy công xưởng, nhà cửa, du lịch và giải trí.”

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học vừa công bố tại Hội nghị cập nhật nghèo do Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam tổ chức cuối tháng 3 năm 2007: khoảng cách giữa các nhóm người giàu nhất và nhóm người
nghèo nhất đang bị nới rộng một cách liên tục và đáng kể.

Cụ thể là: năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với
gia đình nghèo nhất thì tỷ lệ này tăng lên 6,3 lần vào năm 2004. Do vậy, tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người
của nhóm giàu nhất trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhóm nghèo nhất
lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% ở cùng thời kỳ.


Theo báo cáo tại Kỳ họp thứ XI, Quốc hội      Sự khác biệt trong chỉ số khoảng cách nghèo giữa nông thôn
khóa XI, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước và        và thành thị rất lớn, nhưng tốc độ gia tăng trong khoảng cách
nhiều địa phương tiếp tục giảm (còn           chi cho tiêu dùng có chiều hướng chậm lại kể từ năm 1998
18,1%).                                       trở lại đây.

Bởi vậy, mức độ bất bình đẳng ở nông thôn đang tiến gần hơn đến mức độ bất bình đẳng ở thành thị. Một
phần nguyên nhân là do di cư từ nông thôn ra thành thị đã tăng mạnh từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc
đổi mới kinh tế.

Nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15% vào năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua khoản đầu tư
từ 60.000 đến 62.000 tỷ đồng Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.

Trước mắt, năm 2007, các bộ, ngành nghiên cứu chủ động áp dụng các hình thức hỗ trợ cần thiết phù hợp
với quy định trong WTO đối với người nghèo, vùng nghèo, đối với những bộ phận xã hội ít được hưởng lợi
hoặc bị thiệt thòi trong quá trình hội nhập, đặc biệt quan tâm tới nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, các nhà hoạch định chính sách cho rằng: cần ưu tiên củng cố hệ
thống an sinh xã hội theo hướng mở rộng diện bao phủ phổ cập đến mọi người dân, để nhiều hộ nghèo có
mức thu nhập, chi cho tiêu dùng ở ngay sát trên chuẩn nghèo được bảo vệ trước tác động của các cú sốc
trong bối cảnh hội nhập.

Giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,
hải đảo cần thúc đẩy việc đa dạng hoá thu nhập trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng giảm bớt việc làm nông nghiệp và tăng việc làm phi nông nghiệp ở những vùng này.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ gặp phải một thách thức là sự xuất hiện của nhóm nghèo mới do đất nông
nghiệp bị thu hồi để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Vì thế, tác động xã hội của quá trình đô thị
hoá phải được đánh giá cẩn thận và cân nhắc đầy đủ trong quy hoạch đô thị, để có thể thiết kế kèm theo
những giải pháp phù hợp

More Related Content

What's hot

Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckhguesta60ae
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangforeman
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSnataliej4
 
Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram camforeman
 
Hoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho troHoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho troforeman
 
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đứcNguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đứcVuKirikou
 
Tam ly tri lieu la gi?
Tam ly tri lieu la gi?Tam ly tri lieu la gi?
Tam ly tri lieu la gi?foreman
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanforeman
 
CTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocCTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocforeman
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emforeman
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam thanforeman
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ nataliej4
 
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non nataliej4
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênbongbien
 
Suc manh cua hien tai
Suc manh cua hien taiSuc manh cua hien tai
Suc manh cua hien taidinhnam0009
 

What's hot (17)

Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckh
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
 
Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram cam
 
Hoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho troHoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho tro
 
Chuyende Cndvbc
Chuyende CndvbcChuyende Cndvbc
Chuyende Cndvbc
 
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đứcNguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
 
Tam ly tri lieu la gi?
Tam ly tri lieu la gi?Tam ly tri lieu la gi?
Tam ly tri lieu la gi?
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
 
triet hoc
triet hoctriet hoc
triet hoc
 
CTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocCTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hoc
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam than
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
 
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
 
Suc manh cua hien tai
Suc manh cua hien taiSuc manh cua hien tai
Suc manh cua hien tai
 

Viewers also liked

Intella Core Overview 2010 Linked In
Intella Core Overview 2010 Linked InIntella Core Overview 2010 Linked In
Intella Core Overview 2010 Linked Inmichaelmalloy
 
Jasper Soft%20 Ap Is
Jasper Soft%20 Ap IsJasper Soft%20 Ap Is
Jasper Soft%20 Ap Isnaveenkumarhp
 
Innovative industrial and workplace ergonomics in modern organizations
Innovative industrial and workplace ergonomics in modern organizationsInnovative industrial and workplace ergonomics in modern organizations
Innovative industrial and workplace ergonomics in modern organizationsDr. Varaprasada Rao Manda
 
Standardization and customization
Standardization and customizationStandardization and customization
Standardization and customizationYASHADA, Pune
 
Naruto ChatRoom the dance
Naruto ChatRoom the danceNaruto ChatRoom the dance
Naruto ChatRoom the danceHelloNatsumi
 
Naruto Chat Room#2 rejection
Naruto Chat Room#2 rejectionNaruto Chat Room#2 rejection
Naruto Chat Room#2 rejectionHelloNatsumi
 
Naruto Chat Room #3 revenge
Naruto Chat Room #3 revengeNaruto Chat Room #3 revenge
Naruto Chat Room #3 revengeHelloNatsumi
 
20090929 automotive meets communications
20090929 automotive meets communications20090929 automotive meets communications
20090929 automotive meets communicationsErik Pellemeier
 
F i e s t a s p a t r o n a l e s de b o n a r e s 2011
F i e s t a s p a t r o n a l e s de b o n a r e s 2011F i e s t a s p a t r o n a l e s de b o n a r e s 2011
F i e s t a s p a t r o n a l e s de b o n a r e s 2011Vicentedebonares Eldebonares
 

Viewers also liked (20)

Mphone
MphoneMphone
Mphone
 
Informe de gestión modalidades
Informe de gestión modalidadesInforme de gestión modalidades
Informe de gestión modalidades
 
Intella Core Overview 2010 Linked In
Intella Core Overview 2010 Linked InIntella Core Overview 2010 Linked In
Intella Core Overview 2010 Linked In
 
Jdbc
JdbcJdbc
Jdbc
 
Jasper Soft%20 Ap Is
Jasper Soft%20 Ap IsJasper Soft%20 Ap Is
Jasper Soft%20 Ap Is
 
Innovative industrial and workplace ergonomics in modern organizations
Innovative industrial and workplace ergonomics in modern organizationsInnovative industrial and workplace ergonomics in modern organizations
Innovative industrial and workplace ergonomics in modern organizations
 
Product management
Product managementProduct management
Product management
 
PROJECT MANAGEMENT - CPM & PERT
PROJECT MANAGEMENT - CPM & PERTPROJECT MANAGEMENT - CPM & PERT
PROJECT MANAGEMENT - CPM & PERT
 
Project management cpm-pert
Project management   cpm-pertProject management   cpm-pert
Project management cpm-pert
 
Standardization and customization
Standardization and customizationStandardization and customization
Standardization and customization
 
Biotechnology
BiotechnologyBiotechnology
Biotechnology
 
Naruto ChatRoom the dance
Naruto ChatRoom the danceNaruto ChatRoom the dance
Naruto ChatRoom the dance
 
Naruto Chat Room#2 rejection
Naruto Chat Room#2 rejectionNaruto Chat Room#2 rejection
Naruto Chat Room#2 rejection
 
Naruto Chat Room #3 revenge
Naruto Chat Room #3 revengeNaruto Chat Room #3 revenge
Naruto Chat Room #3 revenge
 
Trabajo del latigo del sol
Trabajo  del  latigo  del  solTrabajo  del  latigo  del  sol
Trabajo del latigo del sol
 
20090929 automotive meets communications
20090929 automotive meets communications20090929 automotive meets communications
20090929 automotive meets communications
 
El solitario y su soledad,autor vicentedebonares
El  solitario   y  su  soledad,autor  vicentedebonaresEl  solitario   y  su  soledad,autor  vicentedebonares
El solitario y su soledad,autor vicentedebonares
 
Mensah ebenezer TawiahCV
Mensah ebenezer TawiahCVMensah ebenezer TawiahCV
Mensah ebenezer TawiahCV
 
Practica 10
Practica 10Practica 10
Practica 10
 
F i e s t a s p a t r o n a l e s de b o n a r e s 2011
F i e s t a s p a t r o n a l e s de b o n a r e s 2011F i e s t a s p a t r o n a l e s de b o n a r e s 2011
F i e s t a s p a t r o n a l e s de b o n a r e s 2011
 

Similar to HDJHJ

TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Bùi Quang Xuân
 
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong ThủyÝ Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong ThủyPhong Linh Gems
 
Binh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet NamBinh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet Namforeman
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sốnglenho
 
Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe nataliej4
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...nataliej4
 
Trelaodong
TrelaodongTrelaodong
Trelaodongforeman
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mangLâm Khôi
 
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN nataliej4
 
Lam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp PascalLam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp Pascalhuuthangvu
 
My hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongMy hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongSan La
 
Caithuocla
CaithuoclaCaithuocla
Caithuoclasangbsdk
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienforeman
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngVuKirikou
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnforeman
 

Similar to HDJHJ (18)

TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 
Quy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung KhoanQuy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung Khoan
 
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong ThủyÝ Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
 
Binh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet NamBinh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet Nam
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống
 
Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
 
Trelaodong
TrelaodongTrelaodong
Trelaodong
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mang
 
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN
BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN
 
Onggiathongthai
OnggiathongthaiOnggiathongthai
Onggiathongthai
 
Lam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp PascalLam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp Pascal
 
My hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongMy hoc Dai cuong
My hoc Dai cuong
 
Caithuocla
CaithuoclaCaithuocla
Caithuocla
 
Day con lam giau t1,2,3,4,5
Day con lam giau t1,2,3,4,5Day con lam giau t1,2,3,4,5
Day con lam giau t1,2,3,4,5
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
 

Recently uploaded

SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfMinhTTrn14
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 

HDJHJ

  • 1. KHÔNG ĐỂ NGƯỜI NGHÈO CHỊU THIỆT THÒI MÃI..." "Phải nâng được mặt bằng mức sống của người nghèo lên, để họ có thể tiếp cận được những phúc lợi tối thiểu về nhà ở, về y tế, giáo dục; để không có người dân nào không được chữa bệnh, không được đi học chỉ bởi họ nghèo." - Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Kinh tế mấy năm qua vẫn tăng trưởng khá, nhưng, sau những bão, lụt- thiên tai, cuộc sống của người dân lại đang phải trải qua những đợt giá cả thiết yếu bất ổn liên tục. Người nghèo - những hộ thu nhập thấp, những người phải chạy ăn từng bữa, trên thực tế, chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng; trong khi, chính họ phải gần như lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra. Muốn cho đất nước có được sự phát triển bền vững, tôi cho rằng, chúng ta không thể thiếu những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo. Trong suốt hai thập niên đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để “xóa đói giảm nghèo”. Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn mực quốc tế (có mức sống dưới 1 USD/ngày) đã giảm từ 58%, năm 1993, xuống 14,7%, năm 2007. Một số viên chức quốc tế đã đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam. Nhưng, những đánh giá ấy chủ yếu dựa trên các báo cáo trong nước, và chúng ta hiểu, khoảng cách giữa thực tế và báo cáo là còn đáng kể. Tôi nhớ cách đây không lâu, báo chí phát hiện thêm rất nhiều nhà tranh vách đất ở một số địa phương mà theo báo cáo thì trước đó đã “100% ngói hóa”. Mặt khác, cho dù phần lớn dân chúng đã “thoát nghèo”, chỉ cần sau một mùa bão lụt, sau một đợt rét hại, những thành quả kinh tế mà những người dân này tần tảo để có, lại gần như bị xóa sạch. Tôi vừa đi đến một số vùng như vậy và không khó lắm để thấy, người nghèo đang chiếm một tỷ lệ lớn thế nào, đang phải sống vất vả ra sao. Nhìn sang nước bạn Trước đây, trong một lần tiếp kiến, nhà vua Thái Lan nói với tôi: “Bài học sai lầm dẫn đến thất bại của nhiều quốc gia là khi công nghiệp hóa, họ không quan tâm đúng mức hoặc bỏ bê nông thôn, nông nghiệp”. Tình cảm với nông dân và sự am hiểu về nông nghiệp của nhà Vua khiến tôi hết sức ấn tượng. Thái Lan có một chế độ khác với Việt Nam, nhưng họ cũng rất chú trọng “công nghiệp hóa”, và đặc biệt, rất quan tâm đến nhân dân lao động. Cách đây không lâu, cựu Thủ tướng Thaksin có được sự ủng hộ của dân chúng, ngay cả khi ông bị lật đổ và phải đối diện với nhiều cáo buộc tham nhũng, phải lưu vong. Khi được trở về, ông vẫn được nông dân và những người Thái khác nhiệt liệt đón mừng, đó cũng là nhờ vào những chính sách thời kỳ ông làm Thủ tướng thực sự mang lại cuộc sống tốt hơn cho những người nghèo.
  • 2. Cam kết lịch sử Ở Việt Nam, sở dĩ Cách mạng có được nhiều thành tựu, là nhờ, tại những thời điểm quan trọng nhất của lịch sử, Đảng ta đã đưa ra được những chủ trương nhắm đúng vào nguyện vọng của các tầng lớp dân chúng, đặc biệt là dân nghèo. Chăm lo cho người nghèo hiện nay, không đơn giản chỉ là thực hiện một cam kết có tính lịch sử, mà còn là bảo vệ tôn chỉ mục đích của một Đảng cách mạng luôn nhận mình đứng về phía nhân dân. Thực hiện cam kết đó, không chỉ căn cứ vào những chính sách trực tiếp, mà trước khi ban hành những chính sách lớn, cần phải phân tích, đánh giá sâu sắc những tác động của chúng lên các tầng lớp dân nghèo. Tôi muốn lưu ý ở đây, về quốc sách hàng đầu của đất nước mà chúng ta đang theo đuổi, đó là quốc sách công nghiệp hóa. Chúng ta chưa có những đánh giá đầy đủ về tiến trình công nghiệp hóa xảy ra ở các vùng nông thôn và đặc biệt là nông thôn miền núi. Tiến trình này đúng là đã góp phần làm tăng trưởng kinh tế, đưa được một số nông dân vào lao động trong các công xưởng sử dụng lao động đơn giản. Nhưng, mức tiền công quá thấp mà những nông dân này được trả không đủ tạo lập vị trí kinh tế cho họ, nói chi đến địa vị chính trị vinh dự mà chúng ta thường đề cập của “giai cấp công nhân”. Người nông dân còn chịu thiệt một cách trực tiếp trong quá trình “công nghiệp hóa”. Mỗi khi có những nhà máy, những khu công Nông dân luôn là người chịu thiệt thòi nhiều nhất nghiệp, đô thị mọc lên, những phúc lợi xã hội mà sự phát triển mang Ảnh nguồN: vietnammelody.com lại cho nông dân chỉ chiếm một giá trị rất nhỏ so với lợi nhuận mà đất đai của nông dân đem lại cho những tầng lớp khác. “Công nghiệp hóa” theo kiểu tiếp nhận những đầu tư, chủ yếu khai thác lao động giá rẻ, tuy có giải quyết được công ăn việc làm có tính nhất thời cho một số lao động thiếu việc làm, về lâu dài, không thể nào thay đổi địa vị nghèo khó của nông dân. Trong khi đó, sự trả giá về mặt tinh thần là rất lớn vì đa số những nông dân này đang phải “ly hương, ly gia” để có việc làm. Công nghiệp hóa, đô thị hóa của chế độ ta mà không nhất quán quan điểm, không xuất phát từ người nghèo (số đông người nghèo) thì chúng ta không tránh khỏi càng làm sâu sắc thêm khoảng cách giữa hai tầng lớp giàu, nghèo. Công nghiệp hóa, đô thị hóa là một hướng đi cần thiết nhưng phải cân nhắc lợi ích lâu dài. Khi trở lại một số địa phương, thăm một số công trình, trong đó, có những công trình được bắt đầu từ khi tôi còn công tác ở Chính phủ, tôi rút ra bài học rằng: nếu đô thị hóa hay công nghiệp hóa mà không cân nhắc đầy đủ sẽ dễ dẫn đến tình trạng các ngôi nhà, làng bản, thị trấn đặc trưng của các vùng cao dần được thay thế bằng những ngôi nhà, phố xá chen chúc, hình ảnh vẫn thường thấy ở vùng xuôi. Khi đó, chúng ta không chỉ gây ra những tổn thất về văn hóa mà còn đánh mất cả lợi ích kinh tế lâu dài. Đầu tư phát triển, một mặt, không thể thiếu những giải pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, gìn giữ bản sắc văn hóa; mặt khác, phải có chính sách để người nghèo, đặc biệt là nông dân, bà con các vùng nông thôn, vùng dân tộc… không bị gạt ra bên lề tiến trình phát triển, nhất là tiến trình xây dựng các khu đô thị, nhà máy trên làng bản, ruộng đất lâu đời của họ. Từ thiện không thay thế được chính sách
  • 3. Chúng ta nghiên cứu và giảng dạy khá đầy đủ về sự dã man của tư bản trong giai đoạn “tích lũy tư bản hoang dã”. Nhưng chúng ta đã chưa cập nhật để thấy khả năng tự điều chỉnh ở các quốc gia này. Phúc lợi cho người lao động, người nghèo ở nhiều nước tư bản hiện cao đến mức mà tôi nghĩ là các nhà lý luận rất cần tham khảo. Kinh nghiệm sau hơn hai thập kỷ đổi mới cho thấy, không thể Image 3 có “công bằng” đúng nghĩa trong một xã hội mà tất cả đều nghèo (như chúng ta thời bao cấp). Cũng không thể “cào Từ thiện không thay thế được chính sách Ảnh nguồn: savethechildren.org.au bằng” bằng cách “điều tiết” hết lợi ích của người giàu để chia cho người nghèo. Xã hội sẽ không phát triển nếu không có chính sách kích thích một bộ phận dân chúng vươn lên làm giàu chính đáng. Nhưng, nếu không có chính sách hợp lý và không chống được tham nhũng để quá trình “tích lũy tư bản” diễn ra như thời “hoang dã” (nhờ hối mại quyền lực và có được đặc quyền khai thác tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất đai), thì không bao giờ tạo ra được công bằng và sự phát triển bền vững. Có lẽ, chưa có một quốc gia nào bày tỏ sự quan tâm đến người nghèo một cách thường xuyên như ta. Thậm chí, với nhiều người, nó đã dần trở thành một thứ khẩu hiệu. Sự quan tâm đến người nghèo bằng các phương tiện truyền thông, qua các bài phát biểu, cuộc nói chuyện hay bài viết, tôi nghĩ, là đã quá đủ. Nhưng, chúng ta hãy nhìn vào các số liệu điều tra sau đây của UNDP để thấy, chúng ta đã thực sự làm được những gì: Nhóm 20% những người giàu nhất ở Việt Nam hiện đang hưởng tới 40% lợi ích từ các chính sách an sinh xã hội của nhà nước; Trong khi, nhóm 20% những người nghèo nhất chỉ nhận được 7% lợi ích từ nguồn này. Gần như thường xuyên, chúng ta chứng kiến những hoạt động quyên góp, đấu giá… được tổ chức rầm rộ trên truyền hình, phần lớn những hoạt động ấy do UBTU MTTQ Việt Nam tổ chức. Tôi không phản đối cách làm đó, nhưng tôi nghĩ, công việc ấy để cho các nhà hoạt động từ thiện chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp các nhà hảo tâm làm thay thì tốt hơn rất nhiều. Theo kinh nghiệm của tôi, những người có nguyện vọng từ thiện đúng nghĩa, thường chọn cách làm từ thiện trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức từ thiện chuyên nghiệp, vì họ tin, đồng tiền đi qua các tổ chức như thế sẽ không bị xà xẻo trên đường đến với người nghèo. Những người muốn giúp đỡ người nghèo thay vì dùng tiền bạc để mua danh và khoa trương, thường không chọn cách làm từ thiện theo kiểu “đấu giá” ồn ào trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có tạo được những nên tảng pháp lý cho xã hội dân sự phát triển, để những tổ chức từ thiện đúng nghĩa có thể xuất hiện, thì tình cảm cộng đồng mới thức dậy một cách chân thành, người nghèo từ đó mới được phần nào chia sẻ. Tuy nhiên, các hoạt động từ thiện chỉ có thể khơi gợi một nguồn lực khác của xã hội chứ không thể thay thế các chính sách của nhà nước. Sứ mệnh chính trị của những tổ chức như Mặt trận, vì vậy, lớn hơn là việc quyên góp, xin – cho, rất nhiều. Mặt trận có thể tham gia “xóa đói giảm nghèo” một cách hiệu quả hơn, thông qua việc đề xuất và phân tích chính sách, sao cho: lợi ích từ các nguồn tài nguyên quốc gia được phân phối hợp lý cho các chủ nhân của nó; người nghèo được hỗ trợ để có thể tiếp cận được với những quyền lợi căn bản nhất.
  • 4. Đầu tư của nhà nước vào các công trình phúc lợi y tế, giáo dục, văn hóa…, vì thế, không nên tập trung ở các đô thị, nơi mà các nguồn lực khác của xã hội có thể tham gia. Nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện các thiết chế như: bảo hiểm y tế, quỹ trợ cấp, tín dụng giáo dục… cho người nghèo ở cả đô thị và nông thôn. Tạo điều kiện cho người có năng lực, có khát vọng có thể làm giàu tối đa nhưng cũng không bỏ mặc những người không có khả năng tự bươn chải. Chấp nhận một khoảng cách không thể tránh khỏi giữa tầng lớp những người giàu và nghèo. Nhưng, phải nâng được mặt bằng mức sống của người nghèo lên, để họ có thể tiếp cận được những phúc lợi tối thiểu về nhà ở, về y tế, giáo dục; để không có người dân nào không được chữa bệnh, không được đi học chỉ bởi họ nghèo. • Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt Ngưỡng nghèo Ngưỡng nghèo hay mức nghèo, là mức chi dùng tối thiểu, được xác định như tổng số tiền chi cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng cá nhân, cần thiết để bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi trưởng thành, và các khoản chi bắt buộc khác. Người ở ngưỡng nghèo là người có tổng thu nhập tương đương với tổng chi dùng tối thiểu đó. Nhiều nước trên thế giới ấn định ngưỡng nghèo thành một điều luật. Ở các nước phát triển ngưỡng nghèo cao hơn đáng kể so với các nước đang phát triển. Hầu như mọi xã hội đều có các công dân đang sống nghèo khổ. Chuẩn nghèo tại Việt nam Tại Việt nam ngưỡng nghèo được đánh giá thông qua chuẩn nghèo, dựa trên các tính toán của các cơ quan chức năng như Tổng cục Thống kê hay Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (MOLISA). Chuẩn nghèo theo Tổng cục Thống kê được xác định dựa trên cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB), gồm hai mức: nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là 2100 kcal/ngày đêm; nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại.
  • 5. Theo cách xác định trên, năm 1998 chuẩn nghèo lương thực thực phẩm của Việt nam bằng 107 234 VND/tháng; chuẩn nghèo chung bằng 149 156 VND/tháng [1]. Năm 2006 các mức chuẩn này đã được xác định lại và bằng ? Để đánh giá chính xác ngưỡng nghèo cho các thời điểm, các mức chuẩn cần hiệu chỉnh lại theo chỉ số giá tiêu dùng. Chuẩn nghèo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được xác định một cách tương đối bằng cách làm tròn số và áp dụng cho từng khu vực và vùng miền khác nhau (nông thôn miền núi, hải đảo, nông thôn đồng bằng, thành thị) Tỷ lệ nghèo của xã hội Ngưỡng nghèo là công cụ để đo tỷ lệ nghèo trong xã hội – một chỉ số quan trọng phản ánh mức sống của xã hội về mặt thu nhập cá nhân. Tỷ lệ nghèo là tỷ lệ số hộ có thu nhập dưới hoặc bằng chuẩn nghèo đối với toàn bộ số hộ trong quốc gia. Các cải cách kinh tế-xã hội như phúc lợi xã hội và bảo hiểm thất nghiệp được tiến hành dựa trên những phản ánh của các chỉ số như ngưỡng nghèo và tỷ lệ nghèo Các yếu tố của ngưỡng nghèo Việc xác định ngưỡng nghèo thường được thực hiện bằng cách tìm ra tổng chi phí cho tất cả các sản phẩm thiết yếu mà một người lớn trung bình tiêu thụ trong một năm. Phương pháp tiếp cận này dựa trên cơ sở rằng cần một mức chi tiêu tối thiểu để đảm bảo duy trì cuộc sống. Đây đã là cơ sở ban đầu của ngưỡng nghèo ở Hoa Kỳ, mức chuẩn này đã được nâng lên theo lạm phát. Trong các nước đang phát triển, loại chi dùng đắt nhất trong các khoản là trả cho thuê nhà (giá thuê căn hộ). Do đó, các nhà kinh tế đã đặc biệt chú ý đến thị trường bất động sản và giá thuê nhà vì ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng lên ngưỡng nghèo. Các yếu tố cá nhân thường được nghiên cứu như vị trí trong gia đình: người đó có phải là bố mẹ, người già, trẻ con, kết hôn hay không, v.v. Các vấn đề trong việc sử dụng ngưỡng nghèo Sử dụng ngưỡng nghèo thường có vấn đề vì có một mức thu nhập tiệm cận trên ngưỡng này về bản chất không khác mấy so với mức thu nhập tiệm cận dưới: các hiệu ứng tiêu cực của nghèo có xu hướng liên tục hơn là rời rạc và mức thu nhập thấp tương tự tác động những người khác nhau theo những cách khác nhau. Để vượt qua được điều này, các chỉ số nghèo đói đôi khi được sử dụng thay vì ngưỡng nghèo;
  • 6. xem income inequality metrics. Một ngưỡng nghèo dựa trên phương pháp tiêu chuẩn đánh giá thu nhập định lượng, hay dựa trên số lượng thuần túy. Nếu các chỉ số phát triển con người khác như y tế và giáo dục được sử dụng thì các chỉ số này phải được định lượng, chứ không chỉ là một nhiệm vụ (kể cả đạt được) KHÁI NIệM NGHÈO:-Theo tác giả cổ Trung Quốc cho rằng: "những người vẫn đang còn phải lo toan cho bữa ăn đó là người nghèo, cuộc sống đối với người nghèo chỉ là sinh tồn mà thôi."-Theo Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế Giới, đã đưa ra khái niệm (Nghèo tuyệt đối: "Nghèo tuyệt đối...là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới tri thức chúng ta"+Nghèo tương đối: có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự xung túc của xã hội đó.)-Ngoài ra còn có định nghĩa theo tình trạng sống: lưu ý đến những khía cạnh khác ngoài thu nhập khi định nghĩa "nghèo con người", thí dụ như cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác.-Theo Word Bank: "Nghèo là đói, thiếu nhà, bệnh không được đến bác sĩ, không được đến trường, không biết đọc, biết viết, không có việc làm, lo sợ cho cuộc sống tương lai, mất con do bệnh hoạn, ít được bảo vệ quyền lợi và tự do." => Qua những khái niệm trên ta có thể thấy được nghèo là sự thiếu thốn cả về vật chất và phi vật chất, có cuộc sống thấp nhà ở tạm bợ, thiếu tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, không có vốn để sản xuất, thiếu ăn vài tháng trong năm, con em không được đến trường, trong số ít có học thì không có điều kiện học lên cao, bệnh không được đến bác sĩ, không tiếp cận với thông tin, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí vì chủ yếu là dành thời gian để đi làm thêm kiếm tiền, ít hoặc không được hưởng quyền lợi, thiếu tham gia vào phong trào địa phương. 2. Cơ sở và tiêu chí để đánh giá nghèo:- Cuộc sống không ổn định, nhà ở tạm bợ trong 1 đến 2 năm.- Thiếu phương tiện như không có tivi, radio - Không có tiền để dành, thiếu tiền quanh năm. - Trẻ không được đi học hoặc rời trường sớm. - Đủ thức ăn trong mùa thu hoạch hoặc thiếu vài tháng trong năm. - Sử dụng nguồn nước tự nhiên, không tiếp cận nguồn nước sạch, môi trường sống chưa được vệ sinh. III.-Nguyên nhân:1.Thiếu vốn sản xuất: Đây là nguyên nhân số 1. Khoảng 91,53% số hộ nghèo là thiếu
  • 7. vốn. Nông dân nghèo vốn thấp, làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay tư nhân để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nên không có vốn để sản xuất, không được vay ngân hàng vì không có tài sản thế chấp/.2.Không có kinh nghiệm làm ăn: Kinh nghiệm làm ăn và kỹ thuật sản xuất rất hạn chế. Khoảng 45,77% hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn. Nguyên nhân là do họ thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác, áp dụng kỹ thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng, vật nuôi; không có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm, không được hổ trợ cần thiết và một phần là do hậu quả của một thời gian dài họ sống trong cơ chế bao cấp./3.Thiếu việc làm: Đây là nguyên nhân phổ biến... theo http://www.wattpad.com/89948--nh-Ngh-a-Ngh-o đơn giản. Thực trạng giảm nghèo ở Việt Nam Cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy, một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt nhịp với sự thay đổi, gặp những khó khăn trong đời sống sản xuất, và trở thành người nghèo. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội, và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường, Đảng và Nhà nước ta coi xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Các công trình nghiên cứu trước đây về XĐGN thường nhấn mạnh một hoặc một số khía cạnh nào đó, như sự cần thiết, cơ sở lý luận, phân tích chương trình, nêu thành tựu. Bài viết này dựa vào hệ thống số liệu của 3 cuộc điều tra trong thời kỳ 1992 - 2002 và các số liệu thống kê và báo cáo gần đây nhất, khái quát thực trạng nghèo ở nước ta hiện nay thành những vấn đề, mong muốn cung cấp một bức tranh toàn diện hơn cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. 1. Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thị giảm nhanh hơn nông thôn. Đây được coi là một trong những thành tựu phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời gian qua. Nghèo được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và được xã hội thừa nhận. Trên thực tế, lượng hóa mức độ nghèo thông qua chuẩn nghèo, và chuẩn nghèo thay đổi cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) nước ta ban hành; điều chỉnh tiêu chí hộ nghèo, người nghèo qua từng giai đoạn, và chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2001 - 2005 là người có thu nhập bình quân dưới 100.000 đồng/tháng ở vùng nông thôn đồng bằng, dưới 150.000 đồng/tháng đối với vùng thành thị và 80.000 đồng đối với vùng núi, hải đảo. Đây là cơ sở để xác định đối tượng mục tiêu tác động (hưởng lợi) từ các chính sách của chương trình quốc gia XĐGN. Ngoài chuẩn nghèo nêu
  • 8. trên, nhiều tiêu chí khác được sử dụng trong các nghiên cứu, phân tích nghèo đói ở Việt Nam, như: chuẩn nghèo lương thực thực phẩm, chuẩn nghèo chung... Nếu chuẩn nghèo lương thực thực phẩm dựa vào cơ sở thu nhập của người nghèo chỉ đáp ứng nhu cầu ăn, uống (thông qua nghiên cứu "rổ hàng hoá thiết yếu") thì chuẩn nghèo chung có tính đến các chi phí cho nhu cầu thiết yếu khác như ở, đi lại, giáo dục, y tế. Hiện nay các cơ quan chức, năng ở nước ta đang nghiên cứu để đưa ra chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2006- 2010. Theo chuẩn nghèo hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 ở nước ta là 8,3% tương đương với khoảng 1,45 triệu hộ nghèo (năm 2001 tỷ lệ nghèo là 17,4% với khoảng 2,8 triệu hộ nghèo). Điều này cho thấy thực trạng nghèo đói đã được cải thiện nhanh. Xu hướng này được phản ánh cụ thể trong biểu 1. Biểu 1: Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta trong thời gian qua Đơn vị: % Các chỉ tiêu 1993 1998 2002 Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn chung) 58,1 37,4 28,9 - Thành thị 25,1 9,2 6,6 - Nông thôn 66,4 45,5 35,6 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn lương thực 24,9 15 10,9 - Thành thị 7,9 2,5 1,9 - Nông thôn 29,1 18,6 13,6 Khoảng cách nghèo 18,5 9,5 6,9 - Thành thị 6,4 1,7 1,3 - Nông thôn 21,5 11,8 8,7 Nguồn: Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (2003), báo cáo phát triển con người 2002. Các số liệu trong biểu 1 được tính toán dựa trên chuẩn nghèo chung do Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới sử dụng để điều tra. Chúng tôi trích dẫn các số liệu này với mục đích chủ yếu để phân tích xu hướng thay đổi tỷ lệ nghèo sau thời kỳ 10 năm, từ 1993 đến 2002. Nếu năm 1993 có 58,1% hộ nghèo, thì năm 1998 còn 37,4% số hộ và đến năm 2002 tỷ lệ này là 28,9% (khoảng 4,73 triệu hộ nghèo). Nghĩa là sau 10 năm hơn một nửa số hộ nghèo đã được thoát nghèo. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo ở nông thôn và thành thị không giống nhau, trong đó thành thị giảm đi tới 4 lần, từ 25,1% năm 1993 xuống còn 6,6% năm 2002, trong khi đó nông thôn chỉ giảm được gần 1/2 số hộ nghèo, từ 66,4%/o xuống 35,6%. Nếu tính theo chuẩn lương thực, thực phẩm, thì ở thành thị số tỷ lệ hộ nghèo còn giảm nhanh hơn, từ 7,9% xuống còn 1,9%, nghĩa là giảm đi 4 lần, trong khi đó ở nông thôn chỉ giảm đi hơn 2 lần từ 29,1% xuống còn 13,6%. Các số liệu theo chỉ số khoảng cách nghèo tính theo chuẩn nghèo chung (chỉ số này cho biết mức độ nghèo và được từ bằng phân chênh lệch giữa mức chi tiêu thực tế so với chuẩn nghèo và được bình
  • 9. quân hoá) cũng cho biết xu hướng tương tự, cụ thể, giảm từ 18,5% năm 1993 còn 9,5% vào năm 1998 và đến năm 2002 còn 6,9%. 2. Số hộ nghèo vẫn còn nhiều, và phần lớn ở vùng nông thôn, số hộ ở cận kề chuẩn nghèo còn đông, nếu nâng chuẩn nghèo lên gấp đôi thì tỷ lệ hộ nghèo đã tăng lên gấp hơn 3 lần. Mức độ nghèo còn khá nghiêm trọng. Căn cứ vào chuẩn nghèo hiện nay ở nước ta có thể thấy được mức độ nghèo của một bộ phận không nhỏ dân cư. Theo các nhà hoạch định chính sách, nếu nâng chuẩn nghèo lên, dự kiến 180.000 VNĐ- 200.000 VNĐ/người/tháng đối với vùng nông thôn và khoảng 250.000 VNĐ-260.000 VNĐ/người/tháng đối với vùng thành thị, thì Việt Nam sẽ có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc. Trong đó hộ nghèo ở nông thôn miền núi sẽ là 45,9%, ở vùng nông thôn đồng bằng sẽ là 23,2% và ở khu vực thành thị là 12,2%. Khi đó, tỷ lệ nghèo ở các vùng kinh tế sẽ có chênh lệch đáng kể: Tây Bắc là 72,3%; Đông Bắc 36,1%; Đồng bằng sông Hồng 19,8%; Bắc Trung Bộ 39,7%; Duyên hải miền Trung 23,3%; Tây Nguyên 52,2%; Đông Nam Bộ 10,2% và Đồng bằng sông Cửu Long 20,8%. Có thể thấy rõ hơn thực trạng của các hộ nghèo qua một số chỉ tiêu phản ánh cuộc sống hàng ngày của họ. Theo số liệu điều tra về mức sống dân cư Việt Nam, nếu chia dân cư thành 5 nhóm thu nhập (tổng số nhân khẩu điều tra được sắp xếp theo mức thu nhập bình quân đầu người từ thấp đến cao, sau đó chia thành 5 nhóm với số nhân khẩu bằng nhau - 20%), thì nhóm 1- nhóm nghèo nhất có thu nhập trung bình năm 1998 là 62.916 VNĐ/người/tháng. (755 nghìn/năm) và năm 2002 là 107.670 VNĐ/người/tháng. Trên 62,71% thu nhập của hộ nghèo là từ hoạt động nông lâm nghiệp và thủy sản, 8% tìm hoạt động phi nông nghiệp, 19,24% từ tiền công, tiền lương và 10,05% là nguồn thu khác. Điều này phản ánh rằng các hộ nghèo chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và ở nông thôn. Cơ cấu chi tiêu của nhóm nghèo tập trung cho các nhu cầu thiết yếu, như trên 70%. chi tiêu là cho nhu cầu ăn, uống, hút và chưa đến 30% cho các nhu cầu khác như mặc, y tế, giao thông, giáo dục, văn hoá, thể thao. Một trong những nhu cầu cơ bản của con người là nơi ở. Năm 2002 có 39,93% người nghèo sống trong những căn nhà đơn sơ, tạm bợ, không bảo đảm an toàn. Các đồ dùng lâu bền phục vụ sinh hoạt hàng ngày vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu cuộc sống hiện đại. Năm 1998 chỉ có 0,11% hộ nghèo có tủ lạnh, 1,41% hộ nghèo có xe máy, và chưa đến 0,01% hộ nghèo có điện thoại. 3. Sự phân hóa giàu nghèo, giữa các khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng kinh tế và giữa các đơn vị hành chính đang tồn tại với khoảng cách tương đối lớn, có xu hướng tăng. Sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng được chú ý trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở nước ta. Trước hết tỷ lệ nghèo phân biệt theo các vùng (xem biểu 2). Biểu 2: Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo chung chia theo vùng (%) Vùng 1998 2002 Đồng bằng sông Hồng 29,3 22,4 Đông Bắc 62,0 38,4 Tây Bắc 73,4 68,0
  • 10. Bắc Trung Bộ 48,1 43,9 Duyên hải Nam Trung Bộ 34,5 25,2 Tây Nguyên* 52,4 51 Đông Nam Bộ* 12,2 10,6 Đồng bằng sông Cửu Long 36,9 23,4 Chú thích: (*) theo sự phân vùng lại năm 2002 Đông Nam Bộ bao gồm cả các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng.Vùng Tây Nguyên không bao gồm Lâm Đồng. Nguồn: Tổng cục thống kê (2004). Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002. Các số liệu biểu 2 cho thấy sự chênh lệch về nghèo đói giữa các vùng. Năm 2002 vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tây Bắc (68,0%), sau đó đến Tây Nguyên (51,8%), Bắc Trung Bộ (43,9%), và thấp nhất là Đông Nam Bộ (10,6%). Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Tây Bắc nhiều gấp gần 7 lần vùng Đông Nam Bộ, còn Tây Nguyên là gần 5 lần và Bắc Trung Bộ là 4 lần... Cùng với xu hướng giảm tỷ lệ nghèo chung của cả nước, các vùng cũng có xu hướng giảm, trong đó Đông Bắc và Đông bằng sông Cửu Long có mức giảm nhanh nhất. Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm cao nhất tập trung ở vùng miền núi phía Bắc là Lai Châu (35,68%), Bắc Kạn (30,74%), Lào Cai (29,56%), Cao Bằng (27,01%), ở Tây Nguyên có tỉnh Gia Lai (18,18%), ở Bắc Trung Bộ có tỉnh Hà Tĩnh (22,55%). Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1,26%), Bình Dương (1,68%), Đà Nẵng (1,83%), Hà Nội (2,25%). Nếu so sánh chỉ tiêu này chúng ta thấy sự chênh lệch này rất lớn, thí dụ, tỷ lệ nghèo của tỉnh Lai Châu nhiều gấp hơn 28,3 lần so với thành phố Hồ Chí Minh và gấp 15,86 lần so với Hà Nội. 4. Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư khá rõ nét, các hộ nghèo ít có cơ hội tiếp cận đối với giáo dục, y tế, việc làm và các hoạt động văn hoá, tinh thần... so với các hộ giàu. Sự phân hóa giàu nghèo còn thể hiện rõ khi điều tra dựa trên phân tổ theo 5 nhóm thu nhập, như đã giải thích ở trên. Năm 2002 nhóm giàu nhất có thu nhập/người/tháng là 873 nghìn, gấp 8,1 lần nhóm nghèo nhất (108 nghìn). Có thế thấy sự bất bình đẳng này phản ánh trong biểu 3. Biểu 3: Sự bất bình đẳng giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất năm 2002 Nhóm nghèo Nhóm giàu Các chỉ tiêu chủ yếu nhất nhất 1. Tỷ lệ biết chữ (%) 83,9 97 2. Chi tiêu cho giáo dục bình quân năm (nghìn đồng) 236 1418 3. Tỷ lệ đến khám chữa bệnhtại các cơ sở y tế (%) 16,5 22 4. Chi tiêu cho y tế bình quân năm (nghìn đồng) 395,03 1181,43 5. Số giờ làm việc trung bình tuần (giờ) 25 42,4 6. Thu nhập bình quân đầu người tháng (nghìn đồng) 108 873
  • 11. 7. Chi tiêu cho đời sốngbình quân/người/tháng (nghìn đồng) 123,3 547,53 8. Diện tích ở bình quân nhân khẩu (m2) 9,5 17,5 9. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy (%) 1,28 34,93 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2004). Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 Các số liệu của biểu 3 được tập hợp theo một số chỉ tiêu chủ yếu từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình nêu trên. Đơn giản chỉ cần làm phép so sánh (chia hoặc trừ) giữa hai nhóm dân cư nghèo nhất và giàu nhất, kết quả sẽ cho biết mức độ bất bình đẳng giữa họ. Nhóm dân cư giàu đã có ưu thế trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, kể cả việc làm. Bởi vì số giờ làm việc trung bình của nhóm giàu nhiều hơn nhóm nghèo đến 1,7 lần, không phải vì những người nghèo làm ít giờ và không muốn làm việc, mà do tình trạng thiếu việc làm, đặc biệt là tình trạng thời gian nhàn rỗi ở khu vực nông thôn. Ngoài sự phân tích ở trên, sự phân hóa giàu nghèo còn được nhận biết qua hệ số GINI. Nếu GINI = 0 thì không có sự bất bình đẳng, và khi GINI = 1 thì sự bất bình đẳng là tuyệt đối. Hệ số GINI của Việt Nam tính từ số liệu thu nhập như sau: năm 1994 là 0,35; năm 1999 là 0,39 và năm 2002 là 0,42. Chỉ tiêu này có khác biệt nhưng không nhiều giữa các khu vực và các vùng; Điều đó cho thấy sự bất bình đẳng về thu nhập ở mức thấp nhưng đang có xu hướng tăng. 5. Nghèo ở nước ta do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn và kiến thức, kinh nghiệm, bên cạnh đó còn do rủi ro và tệ nạn xã hội. Theo số liệu báo cáo từ điều tra xác định hộ nghèo của Bô LĐ TB & XH, hiện nay tồn tại nhiều nguyên nhân nghèo, trong đó có 8 nguyên nhân chủ yếu được tập hợp trong biểu 4. Biểu 4: Các nguyên nhân nghèo chung cả nước và chia theo vùng (Tỷ lệ % ý kiến so với tổng) Thiếu Thiếu Thiếu Thiếu Bệnh Đông kinh Tệ nạn Rủi ro vốn đất LĐ tật người nghiệm Cả nước 63,69 20,82 11,40 31,12 16,94 1,18 1,65 13,60 1.Đông Bắc 55,20 21,38 8,26 33,45 7,79 2,30 1,26 12,08 2.Tây Bắc 73,60 10,46 5,56 47,37 5,78 0,58 0,52 9,39 3.Đồng bằng sông Hồng 54,96 8,54 17,50 23,29 36,26 1,46 2,39 7,30 4.Bắc Trung Bộ 80,95 18,90 14,60 50,65 14,42 0,80 1,92 16,61 5.Duyên hải Nam Trung Bộ 50,84 12,59 10,80 17,57 31,95 0,83 1,34 20,71 6.Tây Nguyên 65,95 26,12 7,76 27,11 9,03 1,22 1,32 13,72 7.Đông Nam Bộ 79,92 20,08 8,64 20,60 17,54 0,37 0,39 9,50 8.Đồng bằng sông Cửu Long 48,44 47,73 5,47 5,88 4,22 0,87 1,80 11,95
  • 12. Nguồn: Bộ LĐTBXH (2003), Số liệu nghèo đói năm 2002 Các số liệu trong bảng 4 cho thấy trong cả nước nguyên nhân hàng đầu của sự nghèo là thiếu vốn, nguyên nhân này chiếm đến 63,69% ý kiến được hỏi. Tiếp theo là các nguyên nhân thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh (31,12%), thiếu đất (20,82%), bệnh tật (16,94%), đông người (13,6%), thiếu 1ao động (11,40%)... Trình tự này đúng với hầu hết các vùng, tuy có khác nhau về mức độ. Sự khác nhau này phần nào phản ánh đặc điểm của từng vùng. Chẳng hạn, nguyên nhân thiếu vốn có vẻ trầm trọng ở vùng nghèo như Bắc Trung Bộ (80,95%), Tây Bắc (73,6%), ở đây người dân cần vốn để sản xuất nhằm giảm nghèo, tiến tới đủ ăn, đủ mặc. Tuy nhiên ở vùng Đông Nam Bộ, nơi có thu nhập bình quân cao nhất cũng thiếu vốn, nhưng mang tính chất khác với các vùng nghèo, vì họ cần vốn để sản xuất kinh doanh, những nơi này không có vốn cũng có thể dẫn đến nghèo. Nhu cầu về vốn ở người nghèo khá lớn nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn còn khó khăn, bởi vì nếu vay của tư nhân thì lãi suất cao, còn các tổ chức tín dụng, như ngân hàng hoặc một số quỹ thì gặp các rào cản như thủ tục rườm rà… Hầu hết ở các vùng nhiều ý kiến cho rằng vai trò của kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo. Kiến thức và kinh nghiệm luôn cần để sử dụng tiềm năng về đất, vốn, lao động. Những vùng nghèo như Tây Bắc (47,37%) và Bắc Trung Bộ (50,65%) là nơi có nhiều ý kiến cho rằng đây là nguyên nhân quan trọng. Nguyên nhân thiếu đất có thể xảy ra với các vùng có mật độ dân số cao, tỷ lệ đất canh tác trên đầu người thấp như Bắc Trung Bộ hay Duyên hải miền Trung, và cả đối với vùng cần có diện tích lớn để canh tác, như Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó một số hộ nghèo bán/chuyển nhượng quyền sử đụng đất canh tác mà trước đây họ đã được cấp. Đây là một hiện tượng nổi cộm có liên quan đến cơ chế quản lý, phương thức sản xuất... Nguyên nhân thiếu lao động dẫn đến nghèo thường đi đôi với đông người, thường diễn ra với các gia đình có đông con, nhiều người sống phụ thuộc, không có khả năng lao động... Nguyên nhân rủi ro xảy ra không chỉ khi thời tiết bất hoà, mà cả khi mất giá trong một số sản xuất hàng hoá nông nghiệp (cà phê, hoa quả) và do con người gây nên hoả hoạn, cháy rừng… Nhưng đây không phải là nguyên nhân phổ biến. 6. Với chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo mang lại những kết quả to lớn, mang tính xã hội cao. Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo, điều đó được cả thế giới công nhận. Trước hết là các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước thông qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo. Thứ hai là huy động vốn, ngân sách trung ương đã phân bổ 1900 tỷ VNĐ cho chương trình, và tổng vốn huy động trong nước từ các nguồn từ năm 2001 đến nay đạt khoảng 15.000 tỷ. Ngoài ra, hoạt động hợp tác quốc tế hướng vào mục tiêu XĐGN thông qua nhiều dự án với WB, ADB, IFAD, CIDA huy động số vốn đến năm 2004 khoản 250 triệu USD, tương đương với khoảng 4000 tỷ đồng. Quỹ "ngày vì người nghèo" ở 4 cấp cũng huy động được trên 570 tỷ VNĐ. Thứ ba là sự tham gia hiệu quả của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng và của từng người dân. Thứ tư là xây dựng và thực hiện thành công nhiều mô hình xoá đói giảm nèo, như chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo, vay vốn tín dụng ưu đãi gắn với tập huấn kỹ thuật cho hội viên nghèo, hoạt động trợ giúp hộ nghèo về nhà ở, khám chữa bệnh miễn phí và trợ giúp con em người nghèo trong giáo dục, học nghề, xây dựng công trình hạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn,
  • 13. giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, hỗ trợ cho hộ nghèo vay chuộc lại đất sản xuất bị cầm cố, nhượng bán, liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ nghèo thông qua hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật mua và chế biến sản phẩm, liên thông xuất khẩu lao động từ đào tạo nghề đến cung cấp lao động, tuyển lao động và cho vay vốn tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài và nhiều mô hình và các hoạt động hiệu quả khác. 7. Giảm nghèo là một quá trình thường xuyên, liên tục, cần khắc phục những tồn tại, yếu kém chủ quan, đồng thời xác định và giải quyết những khó khăn, thách thức trước mắt và lâu dài. Hoạt động giảm nghèo ở nước ta đang và sẽ khó khăn và còn phải đương đầu với những khó khăn và thách thức lớn. Như đã nêu, tỷ lệ nghèo cao ở nhiều vùng, chất lượng giảm hộ nghèo chưa vững chắc, còn tái nghèo, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nhà nước, chưa chú trọng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất, nhiều mô hình, kinh nghiệm tốt chưa được áp dụng, phổ biến kịp thời. Cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực đầu tư cho XĐGN còn tình trạng dàn trải, chồng chéo, chưa có chế tài đối với những địa chỉ sử dụng vốn sai mục đích, thiếu hiệu quả, thất thoát, do giám sát lỏng léo, sự phối hợp giữa các ban ngành, tổ chức đoàn thể một số nơi chưa nhịp nhàng, lồng ghép nguồn lực khác với mục tiêu xoá đói giảm nghèo còn hạn chế... Bởi vậy, một số chỉ tiêu cụ thể có thể không đạt so với kế hoạch đề ra trong 5 năm như: các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu mới đạt khoảng 40%, giải quyết cho số hộ nghèo bức xúc nhất về nhà ở được khoảng 15%... 8. Các giải pháp giảm nghèo cần đồng bộ, kết hợp hài hoà lợi ích của người nghèo, cộng đồng và đất nước. Các giải pháp cần hướng tới giảm nghèo bền vững trên cơ sở sự vận động của chính các hộ nghèo với sự trợ giúp và trách nhiệm của cộng đồng và xã hội. Các vấn đề nêu trên đặt ra cho việc xác định mục tiêu giảm nghèo không chỉ là phải nhanh, toàn diện, mà phải vững chắc. Theo chúng tôi, việc thực hện chương trình giảm nghèo cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và quyết tâm vượt nghèo để làm giàu, khắc phục tư tưởng ỷ lại, vận động mọi tầng lớp tạo thành phong trào mang tính xã hội nhân văn; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, coi trọng cán bộ cấp cơ sở, cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, cán bộ khuyến nông, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ giảm nghèo của chương trình; Tập trung nguồn lực cho vùng khó khăn nhất, không dàn trải, tạo được hiệu quả kinh tế, xã hội nhanh, thiết thực, ưu tiên cho các công trình phục vụ sản xuất; Hoàn thiện cơ chế để huy động đa dạng nguồn lực, gắn giảm nghèo với phát hiển kinh tế, phát huy tiềm năng thế mạnh tại chỗ của từng địa phương, tiết kiệm chi tiêu hành chính, huy động công sức của dân, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng khó khăn bằng các chính sách ưu đãi về đất, thuế hợp tác quốc tế về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm, xã hội hoá công tác giảm nghèo; Thực hiện phương châm "những gì người dân tự làm được để người dân làm, cái gì người dân không làm được thì cộng đồng, nhà nước hỗ trợ", giảm dần hỗ trợ trực tiếp (bao cấp) chuyển sang hỗ trợ gián tiếp, tạo cho người dân (ở những vùng khó khăn) thêm cơ hội việc làm tăng thu nhập, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tiếp tục thực hiện chính sách trợ giúp đồng bào dân tộc về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sạch, mở rộng tín dụng gắn với khuyến nông- lâm- ngư tạo cho họ động lực phát triển sản xuất, từng bước cải thiện đời sống dân sinh; Hoàn thiện phân công trách nhiệm cho các Bộ,
  • 14. ngành, địa phương đẩy mạnh phân cấp cho địa phương tạo cơ chế tự huy động nguồn lực trên cơ sở bảo đảm mục tiêu, hài hoà giữa trách nhiệm và quyền hạn, mở rộng dân chủ, công khai và minh bạch trong quá trình thực hiện. Nguyên nhân nghèo đói : Người giàu, giàu thêm ; người nghèo càng nghèo Thưa tiến sĩ Klenner, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Việt Nam đang ngày một gia tăng. Là một chuyên gia nghiên cứu về Đông Á, theo ông, những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là gì ? Tôi cho rằng có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là Việt Nam thiếu một hệ thống vận hành và quản lý hữu hiệu về thuế thu nhập cá nhân. Cần nhiều nỗ lực và thời gian để hình thành hệ thống này. Do ảnh hửơng từ quá trình tư nhân hoá, các quyền lợi kinh tế thường rơi vào tay những thành phần quyền chức hay những kẻ thiếu trách nhiệm với xã hội. Họ là những người nắm thông tin, lợi dụng quá trình tư hữu hóa để thu vén những nguồn tài nguyên sẵn có, và từ đó họ càng có điều kiện để tích luỹ, làm giàu. Như vậy, người giàu lại giàu thêm, còn người nghèo thì càng nghèo hơn. Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hửơng từ quá trình tư nhân hoá. Mặt lợi của quá trình này là quyền tư hữu sẽ kích thích người ta có trách nhiệm hơn và làm ăn kinh tế hiệu quả hơn. Thế nhưng, mặt hại là trong quá trình chuyển hoá này, các quyền lợi kinh tế thường rơi vào tay những thành phần quyền chức hay những kẻ thiếu trách nhiệm với xã hội. Họ là những người nắm thông tin, lợi dụng quá trình chuyển hoá từ công hữu sang tư hữu ấy để nắm giữ nhiều cổ phần, cổ phiếu trong các doanh nghiệp, thu vén những nguồn tài nguyên sẵn có, và từ đó họ càng có điều kiện để tích luỹ, làm giàu. Như vậy, người giàu lại giàu thêm, còn người nghèo thì càng nghèo hơn. Cho nên, mặc dù nhà nước Việt Nam cần phải thúc đẩy quá trình tư hữu hoá nhanh hơn nữa, nhưng quan trọng là phải xem xét cẩn trọng để đảm bảo nguồn lợi kinh tế phục vụ cho số đông xã hội, cho nền kinh tế quốc gia, chứ không phải chỉ rơi vào tay một thiểu số có chức quyền. Nguyên nhân cuối cùng có lẽ là do ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Về nguyên tắc, thì nó mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng thực chất, chỉ một số ít người, đặc biệt là ngay từ thời điểm ban đầu, lanh lợi và có đủ khả năng chộp lấy được những cơ hội này.
  • 15. Hố sâu giàu-nghèo đem mang lại những tác động tiêu cực trước mắt và lâu dài cho cả quốc gia nói chung, và cho từng cá nhân trong xã hội, nói riêng, như thế nào, thưa ông ? Dĩ nhiên khoảng cách giàu nghèo đem lại rất nhiều tác động tiêu cực như đói nghèo, tệ nạn xã hội, và quan trọng hơn cả là về lâu về dài một phần lớn dân số sẽ bị thiệt thòi về mảng giáo dục và đào tạo. Trứơc đây, tôi từng tin tưởng rằng người dân tại những nước chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, Trung Quốc, hay các nước Đông Âu sẽ đấu tranh, không chấp nhận sự cách biệt thu nhập, bởi họ theo chủ nghĩa quân bình xã hội mà. Thế nhưng, thực tế khiến tôi ngạc nhiên là người dân tại các nước này, ngược lại, lại phải chịu đựng sự cách biệt giàu nghèo quá lớn, thiếu các quyền lợi về an sinh xã hội cho dù là người già, người bệnh hay người nghèo. Xã hội ngày càng phân hóa do cách biệt giàu–nghèo Như vậy, theo ông, một quốc gia có 75% dân số là nông dân nghèo sinh sống ở nông thôn như Việt Nam, cần phải tiến hành những biện pháp cụ thể ra sao và theo thứ tự nào cho hữu hiệu và hợp lý, để giải quyết tình trạng phân hoá xã hội trầm trọng ? Để thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo, cần phải tập trung giải quyết các vấn đề của nông thôn, vì công việc đồng áng ít mang lại cơ hội kinh tế béo bở và thu nhập cao cho người nông dân so với các lĩnh vực công nghiệp và các ngành nghề khác. Điều này cũng lý giải thực trạng vì sao nhiều nhà nông sẵn sàng tìm mọi cách thoát khỏi cuộc sống khó khăn ở nông thôn, di chuyển đến các thành phố lớn để kiếm mức thu nhập khá hơn, cải thiện cuộc sống, bất chấp những công việc nặng nhọc như thợ hồ, phụ việc nhà, hay bồi bàn. Dĩ nhiên làn sóng di dân này chỉ là giải pháp kinh tế của từng cá nhân, chứ không phải là giải pháp cho nền kinh tế quốc gia. Để hạn chế lực lựơng lao động nông thôn di chuyển đến thành thị, cần phải di chuyển nguồn vốn phân bổ về nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn, tạo công ăn việc làm, mở thêm trường dạy chữ và dạy nghề cho nông dân, cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, cũng cần thiết phải có một mạng lứơi ngân hàng tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ người nông dân trong cuộc sống và sản xuất.
  • 16. Một trong những giải pháp giúp thu hẹp khoảng cách xã hội đang đựơc nhiều người bàn đến hiện nay là phát triển một hệ thống an sinh xã hội hiệu quả. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào? Về vấn đề này, tôi liên hệ đến một câu ngạn ngữ của Trung Hoa rằng “Muốn giúp người nghèo, đừng cho họ quả trứng mà hãy đưa cho họ con gà”, để họ phải có trách nhiệm chăm sóc con gà ấy làm sao để nó đẻ trứng. Có như vậy, chúng ta mới giúp được họ có trách nhiệm hơn với bản thân của họ. Cho nên, an sinh xã hội là một việc cần thiết, nhưng nhìn đường dài, sẽ có ích hơn nếu như chúng ta tạo cơ hội phát triển và thăng tiến cho những người thuộc tầng lớp nghèo khó trong xã hội. Tôi đã đến Việt Nam vài lần, mà gần đây nhất là vào năm ngoái. Theo nhận xét của tôi, khác với những người nghèo ở các nứơc Châu Âu chủ yếu dựa vào trợ cấp của chính phủ, người nghèo ở Việt Nam rất chịu khó, và họ nỗ lực kiếm sống bằng nhiều cách. Nếu họ đựơc tạo điều kiện như được học nghề chẳng hạn, họ sẽ có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Tôi hiểu rõ chủ nghĩa và con đường chính trị mà Việt Nam hằng theo đuổi, và tôi hy vọng người dân Việt Nam sẽ tìm được những cơ hội tốt hơn để phát triển và vựơt qua những thử thách trứơc mắt. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Wolfgang Klenner, nhà nghiên cứu, giáo sư bộ môn kinh tế học Đông Á thuộc trường đại học Ruhr-University Bochum của Đức đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này. Liên Hiệp Quốc: Người nghèo Việt Nam bị đe dọa (2) Ngày: 28-10-2008 Đề tài: Thời sự Việt Nam Hồ Giáng Trân - Chuyển ngữ Theo Liên Hiệp Quốc: Rối loạn kinh tế thế giới và lạm phát đe dọa người nghèo Việt Nam HÀ NỘI - Lạm phát hai số và bị ảnh hưởng bởi sự rối loạn tài chánh toàn cầu đang đe dọa đẩy những gia đình Việt Nam sống mấp mé giữa biên giới nghèo và trên nghèo -- lùi lại cái cảnh nghèo đói khốc liệt, Liên Hiệp Quốc cảnh cáo.
  • 17. Mặc dầu nền kinh tế Việt Nam phát triển tốt đẹp trong những năm vừa qua, nhiều thành phần vẫn không có khả năng đối phó với tình trạng khan hiếm thực phẩm -- đặc biệt là những nông dân không có đất canh tác, người nghèo sống ở thành thị và những nhóm dân tộc thiểu số -- ông John Hendra, Phối hợp viên của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam cho hay. Trong lúc gía nhiên liệu và hàng tiêu dùng trên thế giới đã giảm xuống so với lúc cao nhất trong năm nay, thì sự lạm phát của Việt Nam, tuy có giảm chút, nhưng vẫn khựng lại ở 26.7 phần trăm trong tháng này, vắt cạn kiệt ngân qũy gia đình của những thành phần sống trong biên độ mấp mé giữa nghèo và trên ngưỡng nghèo. Hình chụp trong lần cứu trợ dân nghèo của một tổ chức từ thiện người Việt ở nước ngoài tổ chức ở tỉnh Thừa Thiên năm 2008. Hai tấm hình bên trái và bên phải, phía dưới là "nhà" của dân trong vùng được cứu trợ. Nguồn: DCVOnline Bên cạnh chuyện gía hàng tiêu thụ cao, ông Hendra nói, là khủng hoảng tài chánh thế giới cũng rất có thể sẽ tác động xấu lên nền kinh tế Việt Nam vốn dựa vào hàng xuất khẩu. “Gom lại với nhau, thì những thách đố kinh tế này đe dọa làm trật đường rầy cái tiến trình giảm nghèo của Việt Nam,” ông nói trong một buổi nói chuyện được phát đi trên đài truyền hình hôm thứ Sáu. Dữ kiện của Liên Hiệp Quốc cho thấy “rất nhiều gia đình Việt Nam không có sẵn tiền dù là còm cõi, đặc biệt là người nghèo, và cái nguy cơ có thật là một số gia đình này có thể rơi tỏm xuống dưới cái ngưỡng nghèo, trong lúc những người nghèo đã nằm dưới ngưỡng nghèo đó thì lại cần giúp đỡ thêm.” “Những phụ nữ và trẻ con nghèo đặc biệt chịu đựng nhiều rủi ro, nguy hiểm bởi vì gía thực phẩm tăng lên có thể làm tồi tệ tình trạng dinh dưỡng vốn đã bấp bênh của họ,” ông nói.
  • 18. Nước Việt Nam dưới sự cầm quyền của chế độ Cộng sản, đã tiến hành cuộc đổi mới cải cách thị trường vào những năm cuối của thập niên 1980, từ đó đã có sự phát triển kinh tế trên 7.5 phần trăm trong hơn mười năm qua, đã kéo hằng triệu người dân ra khỏi tình trạng nghèo đói. Việt Nam với một dân số 86 triệu người, đã gia nhập Tổ chức Thương mãi Thế giới (WTO) đầu năm ngoái và hy vọng sẽ sớm trở thành một quốc gia có lợi tức trung bình với tổng sản lượng quốc dân (GDP) hằng năm khoảng 1.000 đô-la cho mỗi đầu người. Tuy nhiên, trong năm rồi, nền kinh tế qúa nóng của Việt Nam bị lạm phát hai số cũng như những khó khăn kinh tế khác. Đặc biệt, gía xăng dầu và thực phẩm đắt đỏ đã làm dân nghèo thấm đòn nặng nề nhất và cũng làm tăng sự bất mãn xã hội. Cháu bé "vùng nước mặn phá Tam Giang" với món qùa cứu trợ khiêm Việt Nam, nước xuất cảng gạo đứng thứ hai trên nhường. Nguồn: DCVOnline thế giới, không phải đối diện với sự khan hiếm thực phẩm, ông Hendra nhấn mạnh trong một bài diễn văn khác tuần rồi. Nhưng ông cảnh báo rằng, trong lúc một số nông dân đã hưởng lợi từ chuyện giá thực phẩm tăng trên toàn cầu, hơn một nữa những gia đình Việt Nam là những người mua thực phẩm thực gía và họ thấy mãi lực của đồng tiền của họ bị giảm. Như là một kết qủa, những thành phần bao gồm những lao động nông thôn không có đất để canh tác và kỹ năng kỹ xảo thấp và người gìa cả “không phải chỉ là những người gặp khó khăn tạm thời nhưng cũng thách đố khả năng dài lâu của họ để kiếm nguồn thực phẩm phù hợp,” ông Hendra nói. Cho những gia đình nghèo nhất, gía thực phẩm tăng có nghĩa là phải giảm tiền học và tiền chăm sóc sức khỏe cho con cái. Nhóm dân tộc thiểu số đối diện với rủi ro lớn lao nhất, bao gồm vùng Cao nguyên Trung phần và vùng núi rừng tây bắc, vốn đã và đang nghèo nhất và tỉ lệ còi cọc của trẻ con dưới năm tuổi ở mức độ vừa phải đang chuyển qua tình trạng trầm trọng hơn.
  • 19. Cứu trợ người dân tộc thiểu số ở miền Trung năm 2008. Theo ông Hendra: Nhóm dân tộc thiểu số đối diện với rủi ro lớn lao nhất, bao gồm vùng Cao nguyên Trung phần và vùng núi rừng tây bắc. Nguồn: DCVOnline Để đáp ứng lại vấn đề, ông Hendra góp ý Việt nên Nam tăng cường những chương trình an sinh xã hội và thu thập dữ kiện về tình trạng nghèo khó cho chính xác hơn để nhanh chóng xác định và giúp những thành phần mà khả năng xoay xở để đối phó hoàn cảnh đói kém yếu nhất. Ông cũng cảnh cáo những đe dọa đường dài trong tương lai cho sự an ninh thực phẩm ở một Việt Nam có nền kỹ nghệ phát triển nhanh khi những khu vực canh tác đang gặp phải áp lực từ “nhu cầu cần đất ngày càng tăng dành cho những mục đích như xây dựng nhà máy công xưởng, nhà cửa, du lịch và giải trí.” Theo nghiên cứu của các nhà khoa học vừa công bố tại Hội nghị cập nhật nghèo do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức cuối tháng 3 năm 2007: khoảng cách giữa các nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang bị nới rộng một cách liên tục và đáng kể. Cụ thể là: năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đình nghèo nhất thì tỷ lệ này tăng lên 6,3 lần vào năm 2004. Do vậy, tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhóm nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% ở cùng thời kỳ. Theo báo cáo tại Kỳ họp thứ XI, Quốc hội Sự khác biệt trong chỉ số khoảng cách nghèo giữa nông thôn khóa XI, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước và và thành thị rất lớn, nhưng tốc độ gia tăng trong khoảng cách nhiều địa phương tiếp tục giảm (còn chi cho tiêu dùng có chiều hướng chậm lại kể từ năm 1998 18,1%). trở lại đây. Bởi vậy, mức độ bất bình đẳng ở nông thôn đang tiến gần hơn đến mức độ bất bình đẳng ở thành thị. Một phần nguyên nhân là do di cư từ nông thôn ra thành thị đã tăng mạnh từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế. Nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15% vào năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua khoản đầu tư từ 60.000 đến 62.000 tỷ đồng Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Trước mắt, năm 2007, các bộ, ngành nghiên cứu chủ động áp dụng các hình thức hỗ trợ cần thiết phù hợp với quy định trong WTO đối với người nghèo, vùng nghèo, đối với những bộ phận xã hội ít được hưởng lợi hoặc bị thiệt thòi trong quá trình hội nhập, đặc biệt quan tâm tới nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
  • 20. Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, các nhà hoạch định chính sách cho rằng: cần ưu tiên củng cố hệ thống an sinh xã hội theo hướng mở rộng diện bao phủ phổ cập đến mọi người dân, để nhiều hộ nghèo có mức thu nhập, chi cho tiêu dùng ở ngay sát trên chuẩn nghèo được bảo vệ trước tác động của các cú sốc trong bối cảnh hội nhập. Giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo cần thúc đẩy việc đa dạng hoá thu nhập trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm bớt việc làm nông nghiệp và tăng việc làm phi nông nghiệp ở những vùng này. Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ gặp phải một thách thức là sự xuất hiện của nhóm nghèo mới do đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Vì thế, tác động xã hội của quá trình đô thị hoá phải được đánh giá cẩn thận và cân nhắc đầy đủ trong quy hoạch đô thị, để có thể thiết kế kèm theo những giải pháp phù hợp