SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Download to read offline
GIÁO TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON
GIÁO TRÌNH
PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON
Tác giả: Phạm Thị Nhuận
LỜI NÓI ĐẦU
Với mong muốn giúp đỡ các anh chị sinh viên của các trường Cao đẳng Sư
phạm mẫu giáo học tập đạt kết quả tốt hơn theo phương pháp giảng dạy, học
tập mới trong nhà trường, chúng tôi đã biên soạn cuốn tài liệu “Giáo trình
phòng bệnh cho trẻ mầm non”
Tài liệu này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một
số bệnh truyền nhiễm là bệnh thường gặp ở trẻ em và những biện pháp
phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ; hình thành bước đầu một số
kĩ năng cất thiết cho sinh viên trong việc sớm phát hiện một số bệnh thường
gặp ở trẻ, phòng tránh, xử lí kịp thời một số tai nạn tuyến đầu. Tài liệu sẽ giúp
sinh viên sau khi ra trường có thể áp dụng để nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tốt
hơn với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng tai nạn hơn xử trí
tai nạn”.
Mỗi bài học là một đơn vị kiến thức trọn vẹn, được bắt đầu bằng những
mục tiêu cần đạt. Bạn đọc có thể căn cứ vào mục tiêu bài học để tự mình
đánh giá kết quả học tập của bản thân sau mỗi bài học. Sau mục tiêu là phần
nội dung cơ bản của bài học, tại đây bạn sẽ được cung cấp những thông tin
cần thiết. Trong quá trình đọc, bạn sẽ gặp biểu tượng Hoạt động dành cho
bạn với những bài tập nhỏ sẽ giúp bạn đồng hành cùng tác giả từng bước đi
tới mục tiêu của bài. Biểu tượng Hồi tưởng yêu cầu bạn nhớ lại những tri thức
mà bạn đã học.
Phần Có thể bạn chưa biết sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích.
Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với nội dung xoay quanh các kiến thức trọng
tâm của bài học giúp bạn nhớ lại bài học.
Cuối mỗi bài có phần Kết luận giúp bạn củng cố lại bài học. Trong mục
Tìm đọc tác giả giới thiệu một số tài liệu liên quan đến bài học mà bạn nên tìm
đọc thêm.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình biên soạn nhưng chắc
không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đáng góp của
các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên sư phạm mầm non để giúp cho việc
tiếp tục nâng cao chất lượng giáo trình. Xin chân thành cảm ơn.
MỤC TIÊU CỦA GIÁO TRÌNH
Sau khi làm việc với tài liệu này, người học sẽ:
Hiểu được những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, biểu hiện, tác hại,
các biện pháp phòng bệnh, phòng tránh các tai nạn thường gặp ở trẻ. Nắm
vững cơ sở lí luận, phương pháp giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho trẻ một
cách có hệ thống, khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
Hình thành cho sinh viên một số kĩ năng phát hiện và xử trí ban đầu các
bệnh, tai nạn thường gặp và biện pháp phòng tránh. Sinh viên có khả năng
thực hiện những kỹ năng thực hành trong việc tổ chức chăm sóc và giáo dục
vệ sinh phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non.
Đồng thời bồi dưỡng năng lực tự học của người học và có ý thức trách
nhiệm trong công tác giáo đục và chăm sóc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ.
Cụ thể là:
1. Chứng minh được các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh, tai
nạn cho trẻ tại trường mầm non và từ đó đề ra các biện pháp phòng chống.
2. So sánh các đường truyền bệnh, các biện pháp phòng bệnh và vận
dụng vào việc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non.
3. Vận dụng được những kiến thức đã học, viết bài tuyên truyền về
công tác phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non.
4. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức và kĩ năng đã học vào
việc vệ sinh chăm sóc và phòng bệnh, phòng tránh tai nạn, phát hiện bệnh
sớm và xử trí kịp thời tai nạn thường gặp ở trẻ tại trường mầm non.
5. Phát hiện sớm và xử trí kịp thời một số cấp cứu và các bệnh thường
gặp
6. Có ý thức tự giác thực hiện các khâu vệ sinh trường lớp và thực
hành tốt các kĩ năng chăm sóc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm
non.
7. Yêu nghề, yêu trẻ, có thái độ tốt đối với trẻ, bình tĩnh, tự tin, vận dụng
linh hoạt, sáng tạo các kiến thức và kĩ năng chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Chương 1: CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
MỤC TIÊU
* Sau khi nghiên cứu, làm việc với tài liệu này, bạn sẽ trang bị cho mình
khả năng:
1. Trình bày được, nguyên nhân, đường lây của các bệnh truyền nhiễm
thường gặp ở trẻ em như bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, sởi, lao phổi, bệnh
thuỷ đậu, quai bị viêm gan siêu vi trùng, viêm não Nhật Bản B.
2. Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình qua các thời kì của
các bệnh truyền nhiễm thường gặp trên.
3. Kể được các biến chứng của các bệnh truyền nhiễm thường gặp.
4. Trình bày được các biện pháp phòng các bệnh truyền nhiễm thường
gặp đó
5. So sánh các biện pháp phòng bệnh cửa các bệnh truyền nhiễm đó
và ứng dụng vào việc phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non.
6. Biết cách chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện sớm và xử trí kịp
thời, phòng tránh các bệnh, tai nạn thường gặp ở trẻ.
Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRẺ EM
* Bài học này sẽ giúp bạn:
1. Trình bày được những khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khoẻ
ban đầu ở trẻ em:
2. Liệt kê đúng và đủ 11 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ, và
phân tích được các nội dung đó, ứng dụng vào việc chăm sóc phòng bệnh
cho trẻ.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Sức khoẻ
Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa: "Sức khoẻ là một trạng thái thoải
mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải thuần tuý chỉ là tình trạng
không có bệnh tật".
2. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là tổ chức chăm sóc trẻ ngay tại gia đình,
trường mầm non và nơi nuôi dạy trẻ. Nhiệm vụ của chăm sóc sức khoẻ ban
đầu là phòng bệnh hơn chữa bệnh, phát hiện bệnh sớm, xử trí kịp thời, giảm
tỉ lệ mắc bệnh, giảm tình trạng bệnh nặng, giảm tỉ lệ chi phí và giảm tỉ lệ tử
vong, giáo dục cộng đồng phòng chống bệnh tốt.
II. CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU Ở TRẺ
1. Mục đích
Năm 1978, hội nghị chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Alma - Ata đã đề ra
nhiều biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân trên hành tinh này.
Đến năm 2000, mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ tốt cả về thể
chất, tinh thần và xã hội, nhất là đối với trẻ em. Như vậy tính đến nay đã 28
nắm nếu chúng ta không biết được nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở
trẻ thì chính chúng ta đã bị tụt hậu gần 30 năm.
2. Nội dung cụ thể đối với các bà mẹ trực tiếp nuôi con mình
Đây là mục quan trọng hàng đầu và rất cần thiết, thể đối với các nhanh
chóng phổ biến rộng rãi. Làm thế nào để mỗi bà mẹ trực tiếp người biết cách
tự bảo vệ sức khoẻ của mình, riêng đối nuôi con mình với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
cần giáo dục người mẹ, giáo viện mầm non biết cách phát hiện bệnh suy dinh
dưỡng, biết điều trị một số bệnh cho con tại nhà và biết nuôi con đúng kĩ
thuật.
Nội dung giáo dục kiến thức y tế cho các bà mẹ bao gồm 11 mục trong
đó có 8 mục chính theo thứ tự GOBIFFFAA sau:
* G (Growth-chart): Biết theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng
trưởng: cân, đo trẻ hàng tháng nhằm kịp thời phát hiện và điếu trị sớm suy
dinh dưỡng tại nhà.
* O (Oralrehydration solution): Biết điều trị bệnh tiêu chảy sớm bằng
dung dịch ORS, hoặc dung dịch muối đường thay thế, sớm ngăn chặn tử
vong do bệnh tiêu chảy.
* B (Breast Feeding): Biết nuôi con bằng sữa mẹ.
* I (Immunization): Biết đưa con đi chủng ngừa đầy đủ theo lịch tiêm
chủng mở rộng hiện nay, bao gồm 7 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (lao, bạch
hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan siêu vi B).
* F (Food-suplement): Biết cho con ăn dặm đúng, biết cho con ăn bổ
sung ngoài sữa mẹ, biết chế biến thức ăn từ những thực phẩm địa phương.
* F (Female Education): Biết cách giáo dục và nuôi dưỡng trẻ theo khoa
học.
* F (Famili Planning): Biết sinh đẻ có kế hoạch.
* A (Acuterespiratory Infection - ARI): Biết phòng chống nhiễm khuẩn hô
hấp cấp.
* A (Vitamin A): Phòng chống bệnh khô mắt.
Đối với Việt Nam, qua kinh nghiệm công tác tuyên truyền giáo dục trong
thời gian qua, cần bổ sung 3 mục sau:.
* Tránh một số tập quán sai lầm gây hại đến sức khoẻ
* Biết bảo vệ bào thai bằng cách theo dõi sự phát triển của thai nhi qua
khám thai định kì, theo dõi cân nặng của sản phụ, uống viên sắt chủng ngừa
uốn ván, dinh dưỡng hợp lí cho mẹ mang thai.
* Biết phát hiện và phòng một số bệnh thông thường: như suy dinh
dưỡng, viêm họng, tiêu chảy...
3. Những tập quán sai lầm có hại đến sức khoẻ trẻ
Các bà mẹ Việt Nam, đa số người Kinh cũng như người dân tộc do
nuôi con theo kinh nghiệm nên vẫn giữ một số tập quán có hại đến sức khoẻ
trẻ em. Xoá bỏ tập quán này là khâu quan trọng trong công tác giáo dục nuôi
con theo khoa học.
Một số tập quán sai lầm thường gặp sau:
1. Sau khi sinh, tránh gió, tránh ra ngoài từ 1 - 4 tháng, kiêng nước,
không tắm rửa cho cả hai mẹ con. Kiêng nắng, nằm trong buồng kín, làm cho
cả mẹ và con bị thiếu Vitamin D, làm cho mẹ bị nhức xương, hư răng, tê nhức
các đầu chi, làm cho trẻ bị còi xương sớm, nhiễm trùng rốn...
2. Sau khi sinh, người mẹ mất máu nhiều nên cảm thấy lạnh vì vậy bà
mẹ hay nằm than, ăn các chất nóng như gừng, tiêu, muối mặn, uống rượu bổ.
Chính những chất này làm cản trở sự tiết sữa của mẹ, mà không cải thiện
được cảm giác lạnh. Bếp lửa hồng và gừng, tiêu muối mặn làm sao cung cấp
đủ năng lượng như một bữa ăn đầy đủ các chất không kiêng cữ, chưa nói
đến bếp lửa than hồng có thể làm cho lưng con bị hăm đỏ, bỏng và nhiễm
trùng gây bệnh.
3. Sau khi bị bệnh, các bà mẹ không ăn rau và trái cây tươi kiêng trứng,
cá, tôm, cua làm cho sữa mẹ không đủ chất. Cả hai mẹ con đểu dễ thiếu các
các chất dinh dưỡng cần thiết và vitamin.
4. Dù trẻ mắc bệnh gì mẹ cũng kiêng cữ không cho ăn những thức ăn
giàu năng lượng như: dầu mỡ, thịt, trứng, cá, sữa... và cuối cùng dẫn đến trẻ
bị suy dinh dưỡng nếu bệnh kéo dài. Điển hình là biến chứng suy dinh dưỡng
và thiếu Vitamin A sau sởi, ho gà, tiêu chảy.
5. Thói quen cạo gió, cắt lễ mỗi khi trẻ bị bệnh làm cho trẻ bị đau, dễ
gây xuất huyết, và nhiễm trùng như viêm gan siêu vi B, siêu vi C, uốn ván
HIV/AIDS...
6. Khi trẻ sốt cao, sờ thấy tay chán trẻ lạnh mẹ thường ủ ấm cho trẻ
làm cho trẻ càng có nguy cơ làm kinh do sốt cao.
7. Đối với các bà mẹ người dân tộc ở vùng sâu, vùng cao, do còn mê
tín dị đoan, nên hay trị bệnh cho con bằng cúng vái hoặc có một số tập quán
sai lầm như sau: không đẻ con ở trạm y tế thậm chí không đẻ ở nhà mà còn
đẻ ở bìa rừng, bờ suối nên con dễ bị uốn ván rốn hoặc nhiễm trùng hô hấp
sau khi sinh.
Sinh xong cả mẹ lẫn con đều xuống suối tắm nên dễ làm cho trẻ chết vì
nhiễm lạnh.
Sau khi sinh mẹ phải uống 3 tô nước muối mặn và ăn cơm với muối.
Sau sinh 1 tuần mẹ địu con đi làm rẫy nên trẻ bị nhiễm lạnh và mẹ để bị
sa dạ con (tử cung).
Mẹ không biết chế biến thức ăn, ăn dặm cho trẻ như bột, cháo... nên
mặc dù trẻ được bú mẹ đầy đủ và kéo dài nhưng trẻ vẫn suy dinh dưỡng do
ăn còn quá sớm.
3. Chương trình quốc gia dành cho trẻ em
Để giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em, hiện nay Bộ Y tế đã đưa
vào hoạt động 7 chương trình quốc gia có sự trợ giúp của tổ chức y tế thế
giới theo thứ tự sau:.
* Chương trình tiêm chủng mở rộng.
* Chương trình phòng thấp.
* Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng.
* Chương trình phòng chống tiêu chảy.
* Chương trình phòng chống nhiễm trùng hô hấp cấp.
* Chương trình phòng chống bệnh khô mắt.
* Chương trình lồng ghép.
@ KẾT LUẬN
Để hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em, bên cạnh công tác phát
hiện sớm, điều trị sớm, kịp thời và đầy đủ, công tác phòng bệnh rất quan
trọng và có tác dụng rất lớn. Chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ trẻ em,
ngay từ khi còn trong bụng mẹ và sau này, ở các lứa tuổi: sơ sinh, nhũ nhi,
nhà trẻ, mẫu giáo và học đường. Muốn thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho
trẻ phải có sự tham gia của các bà mẹ, giáo viên mầm non. Vì vậy giáo dục
kiến thức y tế cho các bà mẹ, giáo viên mầm non là rất cần thiết và cần nhanh
chóng phổ biến rộng rãi. Muốn được như vậy, phải có sự hỗ trợ của cán bộ y
tế Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên, đoàn thể, phụ nữ, thanh niên, phụ
huynh... nội dung giáo dục phải có trọng tâm trong chăm sóc sức khoẻ ban
đầu ở trẻ gồm 9 nội dung chính của y tế thế giới GOBIFFFAA. Trong đó nhấn
mạnh đến nội dung sinh đẻ có kế hoạch và ba nội dung bổ sung, dựa vào
thực tế của Việt Nam: tránh một số tập quán sai lầm, bảo vệ bào thai, biết
cách phòng và phát hiện một số bệnh thông thường.
@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Tỉ lệ tử vong cao nhất ở lứa tuổi nào?
A. Sơ sinh.
B. Nhũ nhi.
C. Mẫu giáo
D. Học đường.
2. ở thời kì nhà trẻ và mẫu giáo, trẻ hay mắc bệnh gì?
A. Cao huyết áp.
B. Thấp tim.
C. Viêm thận
D. Suy dinh dưỡng.
3. Nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu là:
A. Biết đưa con đi chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
bắt buộc hiện nay.
B. Biết điều trị tiêu chảy bằng dung dịch muối, đường.
C. Biết nuôi con bằng sữa mẹ, biết cho con ăn bổ sung ngoài sữa
mẹ.
D. Tất cả đều đúng.
4. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là tổ chức chăm sóc trẻ ngay tại tuyến
cơ sở sau, ngoại trừ:
A. Chăm sóc tại nhà.
B. Chăm sóc tại trường mầm non.
C. Tại phòng khám bệnh viện huyện.
D. Tại phòng khám trường học.
5. Cho đến nay mọi người trên Trái Đất nhất là trẻ em phải được chăm
sóc tốt về:
A. Thể chất.
B. Xã hội.
C. Tinh thần
D. Tất cả đều đúng.
@ TÌM ĐỌC
1. Bộ Y tế, xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, NXB Y học
TP. HCM, 2003, trang 27 - 33.
2. GS. TSKH Lê Nam Trà, Bài giảng Nhi khoa tập I, NXB Y học, 2006,
trang 107 - 113.
3. Primary child care, A manual for health workers, 1983.
Bài 2: BỆNH BẠCH HẦU
* Bài học này sẽ giúp bạn:
- Liệt kê đủ các nguyên nhân, đường lây, triệu chứng lâm sàng của
bệnh bạch hầu.
- Kể đúng và đủ các biến chứng của bệnh bạch hầu.
- Trình bày được các biện pháp phòng bệnh.
- Phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi trẻ bị bệnh.
I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng khu trú ở niêm mạc đôi khi ở da, do
vi trùng Corynebacterium Diphtheriae gây ra. Đặc điểm lâm sàng là giả mạc
(màng giả) xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng, phần lớn trường hợp nằm ở đường
hô hấp trên. Bệnh có thể xảy ra thành dịch, tử vong và biến chứng cao nếu
không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
* Hồi tưởng: Hãy nhớ và ghi lại biểu hiện của bé bị bệnh bạch hầu,
nguyên nhân, đường lây, biến chứng và các biện pháp phòng ngừa.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY
1. Nguyên nhân
Do vi trùng Corynebacterium diphtheriae là một trực trùng gram (+)
không sinh nha bào, không di động, có thể phình to một đầu giống hình dùi
trống, hoặc phình to hai đầu giống hình quả tạ, trực khuẩn bạch hầu được tìm
thấy trong giả mạc ở cổ họng của bệnh nhân và được Loeffler phân lập ra
năm 1883 nên vi khuẩn này còn gọi là Klebs - Loemer.
2. Đường lây
- Đường lây chủ yếu trực tiếp qua tiếp xúc với trẻ bệnh, bệnh nhân,
hoặc người lành mang vi trùng.
- Con đường gián tiếp qua vật dụng, đồ chơi trẻ em, thức ăn, sữa...
- Phần lớn bệnh bạch hầu xảy ra ở lứa tuổi từ một đến chín tuổi và tỉ lệ
mắc bệnh cao ở trẻ chưa chủng ngừa.
- Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do các chất nhớt ở cổ họng có
chứa vi trùng bạch hầu bị bắn văng ra ngoài khi trẻ bị bệnh, ho, nói chuyện,
khóc.
Tại nơi xâm nhập, trực khuẩn bạch hầu sinh sản và phát triển tiết ra
ngoại độc tố. Ngoại độc tố thấm qua niêm mạc và thấm sâu vào cơ thể gầy
nhiễm khuẩn cấp tính và nhiễm độc toàn thân.
Đôi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường kết mạc (bạch hầu
mắt), da tổn thương (bạch hầu da), niêm mạc đường sinh dục.
* Yếu tố thuận lợi cho dịch phát triển:
- Trẻ chưa chủng ngừa.
- Trẻ suy dinh dưỡng.
- Đời sống kinh tế thấp kém.
- Sống chen chúc, chật chội...
- Trường mầm non và những nơi tập trung đông trẻ.
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (biểu hiện của bệnh)
- Một người nào đó có vi trùng Corynebacterium diphtheriae trong
đường hô hấp được gọi là người bệnh nếu họ có dấu hiệu lâm sàng, và được
gọi là người lành mang vi trùng nếu họ không có dấu hiệu lâm sàng.
- Triệu chứng lâm sàng của bệnh hạch hầu thay đổi tuỳ theo vị trí và độ
nặng của nhiễm trùng tại chỗ, tuổi tác của bệnh nhân, các bệnh có từ trước
hoặc các bệnh toàn thân xảy ra cùng lúc.
1. Thời kì ủ bệnh
Từ 2 - 5 tháng thường chưa có triệu chứng lâm sàng rõ rệt.
2. Thời kì khởi phát từ từ
- Em bé sốt nhẹ 38 - 38,5 độ C, trẻ khóc, biếng ăn, da hơi xanh, sổ mũi
1 bên hoặc 2 bên.
- Đau cổ họng, nuốt khó, amiđan sưng, đỏ.
- Nôn ói, rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ (tiêu chảy).
- Ho, khàn giọng, họng đỏ có thể thấy kém sáng hơn sau xuất hiện
những chấm trắng nhỏ mọc trên mặt amiđan.
- Hạch dưới hàm sưng to đau, vùng cổ họng sưng to bạnh ra. Nếu thấy
các triệu chứng trên, đưa trẻ tới bệnh viện ngay để khám và ngoáy họng cấy
tìm vi trùng.
Cần cách li trẻ và theo dõi ngay thời điểm này.
3. Thời kì toàn phát
Các triệu chứng ở thời kì toàn phát nặng hơn.
- Xuất hiện giả mạc rõ điển hình khu trú 1 bên sau đó lan nhanh sang 2
bên amiđan hoặc có thể lan ra lưỡi gà và bít kín cả vòm hầu làm trẻ khó thở,
nếu không điều trị và xử lí kịp thời trẻ có thể tử vong.
Đặc điểm của giả mạc do bạch hầu:
- Màu trắng ngà, trắng xám.
- Dính chặt vào lớp thượng bì bên dưới.
- Khó bóc tách, dễ chảy máu.
- Có khuynh hướng phát triển và lan rộng rất nhanh, không tan trong
nước.
4. Thời kì hồi phục
Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sau 24 giờ các triệu chứng
trên giảm dần.
Trẻ khoẻ dần, tổng trạng khá hơn, ăn ngon hơn.
* Hoạt động dành cho bạn: Thảo luận nhóm về nguyên nhân, đường
lây, biểu hiện, tác hại và các biện pháp phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em.
IV. BIẾN CHỨNG
1. Biến chứng do màng giả (giả mạc) lan rộng làm bít kín dường hô hấp
- Tắc nghẽn đường hô hấp gây khó thở dẫn đến tử vong.
- Viêm phế quản - phổi do màng giả tróc ra và rơi xuống.
- Hình bên cho thấy bé phải mở khí quản do giả mạc làm bít kín đường
hô hấp.
2. Biến chứng do ngoại độc tố bạch hầu
2.1. Biến chứng tim
- Viêm cơ tim.
- Rối loạn nhịp. tim.
2.2. Biến chứng thần kinh
- Liệt vòm hầu: nói giọng mũi, uống sặc, không phồng má được.
- Liệt chi - liệt nửa người.
- Liệt cơ hoành, liệt cơ liên sườn dễ đưa đến suy hô hấp và dẫn
đến tử vong.
3. Các biến chứng khác
- Bội nhiễm phổi.
- Xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu.
- Phát ban dạng sởi....
V. ĐIỀU TRỊ
Nên được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
- Trung hoà chất độc càng sớm càng tết = (SAD)
- Kháng sinh để diệt Corynbacterium diphtheriae: Penicilline G hoặc
thay thế bằng Erythromycine 40 - 50 mglkg/24 giờ dùng liên tục từ 7 đến 14
ngày.
- Chống tái phát, chống bội nhiễm.
- Theo dõi, phát hiện và xử trí các biến chứng.
- Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lí.
VI. PHÒNG NGỪA
1. Điều trị và cách li người lành mang trùng
Người lành mang vi trùng là nguồn lây quan trọng nhất, thông thường
Corynebacterium diphtherae mất sau 2 - 4 tuần lễ nếu như dùng kháng sinh,
kháng sinh thường dùng là Penicilline hoặc Erythromycine, dùng theo chỉ định
của thầy thuốc.
2. Trẻ bị bệnh
Cần phát hiện sớm và cách li kịp thời.
Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh có thể mang vi khuẩn từ 2 - 6 tuần vì vậy
cần cách li triệt để. Trẻ bị bệnh bạch hầu chỉ được xuất viện phải khỏi về lâm
sàng và sau 2 lần ngoáy họng cấy tìm vi khuẩn đều có kết quả âm tính, mỗi
lần cách nhau 2 - 7 ngày khi cấy cổ họng ít nhất 2 - 3 lần âm tính liên tiếp và
chỉ nhận trẻ vào lớp khi có giấy xuất viện của bác sĩ điều trị.
3. Người tiếp xúc
Khám bệnh theo lời khuyên của bác sĩ.
Người tiếp xúc với bệnh bạch hầu đã có miễn dịch đầy đủ từ trước chỉ
cần dùng một liều giải độc tố; Có thể phối hợp hoặc không với Procain:
600000đvlngày x 7 ngày hoặc Benzathine Penicilline: 600000đv tiêm bắp
hoặc Erythromycine: 40 mg/kg/ngày x 7 - 10 ngày.
Người tiếp xúc với bệnh bạch hầu, chưa có miễn dịch từ trước còn
nhiều bàn cãi. Có thể dùng 3000 SAD tiêm bắp phối hợp hoặc không với
kháng sinh. Nếu người tiếp xúc được theo dõi kĩ lưỡng thì khi nào xuất hiện
triệu chứng bệnh mới dùng SAD, còn nếu không theo dõi được mỗi ngày có
thể dùng ngay 10000 đơn vị SAD.
4. Chủng ngừa đúng lịch và đầy đủ
* Khi trẻ 2 tháng tuổi chích mũi một.
* Trẻ 3 tháng tuổi mũi hai.
* Trẻ 4 tháng tuổi mũi ba.
* Nhắc lại khi trẻ được 2 - 6 tuổi, văcxin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn
ván) một mũi ngừa được 3 bệnh có chung một lịch chủng ngừa. Thuốc ngừa
được đóng ống O,5ml dùng để tiêm bắp và thường có thêm một số chất phụ
dùng tăng tính sinh miễn dịch của thuốc. Sau khi bé chích ngừa về thường có
phản ứng phụ như: sốt cao, co giật, quấn khóc, biếng ăn, tiêu chảy... do đó
nên tuân thủ theo hướng dẫn và căn dặn của thầy thuốc.
* Điều cần chú ý là bệnh nhân bị mắc bệnh bạch hầu có miễn dịch sau
khi khỏi rất yếu do đó cần tiêm chủng để tạo miễn dịch chủ động ngăn ngừa
mắc bệnh lại. Thông thường, tiêm nhắc lại với tác dụng cách khoảng 10 năm
trong suốt cuộc đời.
5. Vệ sinh
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, tai mũi họng, vệ sinh trường lớp...
Vệ sinh cá nhân: giáo dục trẻ vệ sinh răng miệng, uống nước sau khi
ăn, đánh răng, súc miệng bằng nước muối, vệ sinh mũi họng dùng thuốc sát
trùng như nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí, Sunfarin...
Vệ sinh trường lớp: trường lớp cần thực hiện đúng các quy chế vệ sinh
hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, trường lớp sạch sẽ, khô ráo,
sáng sủa.
Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi: không dùng chung chén, đũa, li, thìa. Đồ chơi
phải được cọ rửa bằng xà bông và ngâm trong dung dịch sát khuẩn rồi phơi
ra nắng. Mỗi trẻ có khăn riêng, khăn mặt cần thường xuyên được giặt sạch và
phơi ra nắng hoặc được hấp triệt khuẩn.
Vệ sinh môi trường sống tốt: nên trồng nhiều cây xanh để bảo vệ môi
trường không khí, cây xanh có tác dụng che nắng, giảm bức xạ, hút, giữ bụi,
lọc sạch không khí che chắn, hút tiếng ồn, và cung cấp ô xi và xử lí chất độc
@ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Trực khuẩn bạch hầu đề kháng cao với các yếu tố lí hoá. Trong bụi,
trong nước, trong đồ dùng, dụng cụ, chúng có thể sống được vài tuần, song vi
khuẩn rất nhạy cảm với ánh sáng và điều kiện khô hanh. Vi khuẩn chết ở
nhiệt độ 58 độ C trong 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong vài giờ, dung
dịch phenol 1% trong 1 phút, vi khuẩn đề kháng với sulfamid, nhưng nhạy
cảm với Penicillin và các kháng sinh phổ rộng, do đó bạn cần chú ý để phòng
bệnh có hiệu quả hơn.
@ KẾT LUẬN
Bệnh bạch hầu là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em
lây qua đường hô hấp do trực khuẩn Corynebarterium gây ra, bệnh diễn biến
nhanh,nặng, dễ gây các biến chứng nguy hiểm và tử vong nhanh. Biện pháp
phòng bệnh tốt nhất là chủng ngừa cho bé ngay từ khi bé tròn 2, 3, 4 tháng
tuổi và nhắc lại theo sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn.
@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu lấy qua
đường nào?
A. Đường tiêu hoá.
B. Đường máu.
C. Từ mẹ sang con.
D. Đường hô hấp.
2. Tác nhân gây bệnh bạch hầu là:
A. Trực khuẩn.
B. Cầu khuẩn.
C Xoắn khuẩn.
D. Phẩy khuẩn.
3. Vi khuẩn bạch hầu xâm nhập cơ thể trẻ chủ yếu qua:
A. Hô hấp trên.
B. Niêm mạc sinh dục.
C. Da.
D. Kết mạc mắt.
4. Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu họng và amiđan là:
A. Sốt.
B. Đau cổ họng.
C. Giả mạc.
D. Tất cả đều đúng.
5. Các biện pháp phòng bệnh bạch hầu cho trẻ là:
A. Chủng ngừa tạo miễn dịch chủ động nhân tạo.
B. Phát hiện sớm và cách li trẻ bị bệnh kịp thời.
C. Vệ sinh cá nhân, đồ dừng đồ chơi, trường lớp, môi trường
không khí.
D. Tất cá đều đúng.
@ TÌM HỌC
1. Bộ môn nhiễm Trường Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh truyền
nhiễm, NXB Y học, 1998.
2. GS. TS Bùi Đại, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học Hà Nội, 1999,
trang 194 - 199.
3. Phòng bệnh trẻ em, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Bài 3: BỆNH HO GÀ
* Bài học này sẽ giúp bạn:
- Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, đường lây của bệnh ho gà.
- Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình qua các thời kì của
bệnh ho gà.
- Liệt kê được các biến chứng của bệnh ho gà.
- Trình bày được các biện pháp phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm
non.
- Biết cách xử trí ban đầu khi trẻ bệnh và cách chăm sóc.
I. ĐẠI CUƠNG
Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường - hô hấp do vi
trùng Bordetella pertussis gây ra. Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh là cơn
ho đặc biệt với nhiều biến chứng xảy ra. Mặc dù hiện nay nhờ có thuốc chủng
ngừa tỉ lệ mắc bệnh giảm hẳn nhưng tử vong và biến chứng vẫn còn cao,
nhất là ở lứa tuổi nhỏ.
* Hồi tưởng: Bạn nhớ lại xem bạn đã biết bệnh ho gà chưa, hoặc có
người thân bị bệnh không?
1. Nguyên nhân?
2. Đường lây?
3. Biểu hiện của bệnh?
4. Tác hại của bệnh ho gà đối với cơ thể trẻ em? 5. Biện pháp phòng
bệnh? Cách xử trí?
II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY
1. Nguyên nhân
Bệnh ho gà do vi trùng Bordetella pertussis gây ra là chủ yếu. Vi trùng
ho gà hình que hay còn gọi là trực - khuẩn ho gà.
2. Đường lây
Bệnh ho gà rất hay lây, 70 - 100% lây qua các tiếp xúc trong gia đình,
25 - 50% lây ở trường học. Người là kí chủ duy nhất của Bordetella pertussis.
Bordetella pertussis được truyền từ người bệnh sang người lành qua
dịch tiết đường hô hấp: nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi, khi trẻ ho, khóc...
Khả năng lây lan của bệnh cao, thay đổi từ 50 - 100%. Bệnh xảy ra ở
các lứa tuổi, nhưng hầu hết ở lứa tuổi 1 - 5 tuổi (tuổi nhà trẻ - mẫu giáo).
Điều cần lưu ý là bệnh ho gà có thể xảy ra ở những người đã được
tiêm chủng đầy đủ.
Trẻ càng nhỏ tử vong và biến chứng càng cao.
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Biểu hiện lâm sàng của bệnh ho gà rất thay đổi, triệu chứng mơ hồ
không điển hình ở tuổi thanh thiếu niên và người lớn, biểu hiện trầm trọng ở
trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng lâm sàng thay đổi theo từng thời kì.
1. Thời kì ủ bệnh
Thời kì này thay đổi từ 5 - 20 ngày, trung bình từ 7 - 10 ngày và thường
không có triệu chứng rõ rệt.
2. Thời kì khởi phát (còn gọi là thời kì viêm long đường hô hấp)
Thời kì này kéo dài từ 1 - 2 tuần. Bệnh nhân sốt nhẹ mệt mỏi, chán ăn,
chảy nước mũi, hắt hơi, khàn giọng, nuốt đau, họng hơi đỏ, chảy nước mắt,
niêm mạc mắt xung huyết.
Ho: thường ho khan, xuất hiện về đêm từng cơn ngắn sau đó dài hơn,
nhiều hơn, rồi chuyển sang ban ngày, kèm theo cơn ho bệnh nhân ói nhiều
đàm nhớt.
- Đặc điểm nổi bật của cơn ho gà là không giảm với các loại thuốc giảm
ho thông thường.
- Ở giai đoạn này tổng thể trạng bệnh nhân còn tốt.
3. Thời kì toàn phát (thời kì cơn ho)
Từ 2 - 4 tuần.
- Triệu chứng điển hình của thời kì này là cơn ho đặc biệt với nhiều biến
chứng.
Cơn ho xuất hiện bất chợt lúc bé đang chơi, đang bú, hoặc xúc động
như quấy khóc, sợ hãi... cơn ho bắt đầu một tràng dài rũ rượi 5 - 20 cái.
Không tự kiềm chế được, tiếp theo là một tiếng hít sâu nghe "ót" như
tiếng gà. Sau đó là những cơn ho khác nối Bệnh ho gà tiếp nhau cho đến khi
bệnh nhân khạc ra một chất nhớt màu trắng giống như tròng trắng trứng, cơn
ho mới ngừng hẳn, ho đêm nhiều hơn ngày.
- Trong cơn ho, trẻ tím tái hoặc đỏ mặt, lưỡi thè ra tĩnh mạch cổ căng
phồng, co rút lồng ngực, vẻ mặt bơ phờ mệt nhọc kéo dài khoảng 1/2 giờ, sau
đó hồi phục dần dần.
- Sau cơn ho, bệnh nhân có thể ói nhiều; sau cơn ho bé khoẻ.
- Thăm khám: có thể thấy mi mắt phù nề, kết mạc mắt xung huyết.
- Bệnh nhi không sốt trừ khi có bội nhiễm.
- Giai đoạn này tổng trạng bệnh nhi suy sụp dần.
* Chú ý:
- Ở trẻ nhỏ cơn ho có thể không điển hình ói mửa đi kèm với cơn ho rất
gợi ý đến bệnh ho gà mặc dù không kèm theo tiếng "ót" trong cơn ho.
- Ở trẻ sơ sinh không có cơn ho điển hình hầu như chỉ tím tái và ngưng
thở, đôi khi kéo dài.
4. Thời kì hồi phục
Sau 3 - 4 tuần, cơn ho thưa dần, bệnh nhân ăn uống khá hơn, bớt nôn
ói, tổng trạng phục hồi dần.
IV. BIẾN CHỨNG
Biến chứng thường gặp của bệnh ho gà là bội nhiễm về hậu quả của
những cơn ho gây ra.
1. Biến chứng hô hấp
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên kèm viêm tai giữa.
- Viêm phổi, viêm phế quản.
- Xẹp phổi do đàm nhớt bít kín phế quản.
- Dãn phế quản.
- Tràn khí màng phổi do vỡ phế nang.
2. Biến chứng thần kinh
- Viêm não - màng não.
- Co giật do thiếu ô xi - sốt cao.
- Chậm phát triển trí tuệ do cơn ho kéo dài gây thiếu
- Mù mắt.
3. Biến chứng tiêu hoá
- Ói mửa nặng kéo dài dẫn đến: SDD -> tiêu chảy.
- Sa trực tràng, lồng ruột, thoát vị bẹn, thoát vị rốn.
4. Biến chứng
- Xuất huyết võng mạc, xuất huyết kết mạc mắt.
- Rối loạn nước điện giải do ói mửa nhiều, ăn uống không đầy đủ, sốt
cao.
* Thảo luận theo nhóm làm sáng tỏ nguyên nhân, đường lây, các biểu
hiện chính của bệnh ho gà, tác hại, các biện pháp phòng bệnh và phân biệt
ho gà ở trẻ mầm non và ở từ sơ sinh?
V. ĐIỀU TRỊ - PHÒNG BỆNH
1. Điều trị (khám và điều trị tại bệnh viện)
* Kháng sinh: Nhiều loại kháng sinh trị được bệnh và điều trị tại bệnh ho
gà. Kháng sinh nên dùng ở giai đoạn sớm để rút viện) ngắn thời gian bệnh,
tránh lây lan và giảm được biến chứng đáng kể.
* Erythromycine: là kháng sinh được ưu chuộng nhất và độ nhạy cảm
cao, ít độc tính, rẻ tiền và để sử dụng, liều lượng 40 - 50 mg/ngày chia làm 4
lần, tối đa 2g/ngày x 7 - 10 ngày.
* Trimethoprim Sulfamethoxazole: Trimethoprim Sulfamethoxazole
48mg/kg/ngày. Thời gian sạch vi trùng sau khi sử dụng các kháng sinh trên
khoảng 5 ngày; nhưng thời gian điều trị phải kéo dài 10 ngày để tránh tái
phát.
- Cho bé nằm nơi yên tĩnh tránh những yếu tố kích thích gây cơn ho.
- Cho trẻ em ăn nhiều bữa, đầy đủ dinh dưỡng. ăn lỏng dễ tiêu, đủ
lượng, đủ chất và cân đối các chất.
- Cho uống nhiều nước, trái cây, sau cơn ho 15 phút nên cho ăn lại, mỗi
lần nên ăn ít và ăn nhiều lần trong ngày để đỡ ói và tránh sặc do nôn, tránh
thức ăn kích thích ho gây nôn ói.
- Theo dõi sát hô hấp (nhịp thở...).
- Vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ói, nhỏ thuốc mắt, tai để ngừa các
biến chứng tai mũi, họng.
- Vệ sinh da sạch sẽ, thay quần áo sau mỗi lần nôn ói làm bẩn.
- Điều trị triệu chứng, an thần, hạ sốt nếu có.
- Hô hấp nhân tạo nếu cần.
2. Phòng ngừa
2.1. Phòng ngừa chung
- Phát hiện sớm, cách li trẻ kịp thời và điều trị triệt để
- Cách li tại bệnh viện ít nhất 15 ngày. Trung bình 4 - 6 tuần, tí tưởng
nhất là khi cấy vi trùng âm tính.
- Người tiếp xúc nhưng không có miễn dịch sử dụng Erythromycine 40 -
50mg/kg/ngày x 14 ngày
Đối với trẻ dưới 6 tuổi, bên cạnh cho uống Erythromycine, nên cho trẻ
đi chủng ngừa.
Chủng ngừa là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Thuốc chủng ngừa
được sử dụng rộng rãi hiện nay làm bằng vi trùng ho gà chết toàn thân tế bào
đạt hiệu quả 80 – 90% sau khi chủng. Hiện nay, loại thuốc này đang được sử
dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới một
năm tuổi tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
Chương trình tiêm chủng mở rộng sử dụng văcxin ho gà kết hợp với
văcxin bạch hầu (Diptheria) và văcxin uốn ván (Tetanus) thành văcxin DPT để
tiêm cho bé. Tạo miễn dịch cơ bản với 3 mũi tiêm, mỗi mũi tiêm 0,5ml và cách
nhau 1 tháng vào tháng thứ 2, 3, 4. Tiêm nhắc lại 2 tấn vào lúc 12 - 24 tháng
và 4 - 6 tuổi.
2.2. Vệ sinh
Vệ sinh cá nhân, súc miệng và chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường không khí.
Giáo viên mầm non cần chấp hành tốt quy chế vệ sinh hàng ngày, hàng
tuần, hàng tháng và hàng năm, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ.
2.3. Dinh dưỡng hợp lí theo từng lứa tuổi
Biết nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm đúng, dinh dưỡng đầy đủ cân đối,
hợp lí ngay cả khi bé bị bệnh nhằm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
@ KẾT LUẬN
Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, là một trong các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em lây chủ yếu qua đường hô hấp do trực
khuẩn Bordertella pertussic gây ra, biểu hiện chính của bệnh là cơn ho đặc
biệt với những biến chứng xảy ra. Mặc dù đã có vắcxin phòng bệnh nhưng tỉ
lệ tử vong và biến chứng còn cao do đó cần hiểu biết về bệnh này và phòng
bệnh.
@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Vi khuẩn nào gây ra bệnh ho gà?
A. Bordetella Pertussis.
B. Bordetella para pertusiis.
C. Vibriocholera
D. Corynebarterium
2. Bệnh ho gà lây truyền qua đường:
A. Tuần hoàn.
B. Tiêu hoá.
C. Tô hấp
D. Tiết niệu.
3. Cơn ho gà thường xuất hiện lúc nào?
A. Về ban đêm.
B. Sau cơn xúc động.
C. Sau khi bé khóc
D. Tất cả đều đúng.
4. Biến chứng thường gặp trong ho gà là:
A. Viêm phổi.
B. Tràn khí màng phổi.
C. Co giật.
D. Tất cả đều đúng.
5. Bệnh ho gà có thể bị ở các lứa tuổi nào
A. Sơ sinh.
B. Nhà trẻ - mẫu giáo, tuổi học đường.
C. Thanh thiếu niên, người cao tuổi.
D. Tất cả đều đúng.
6. Các biện pháp phòng bệnh ho gà là:
A. Tiêm chủng
B. Phát hiện sớm và cách trẻ kịp thời.
C. Vệ sinh cá nhân, trường lớp môi trường
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
@ TÌM ĐỌC
1. Bộ Môn Truyền Nhiễm Trường Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh
truyền nhiễm, NXB Y học, 1998, trang 87 - 96.
2. GS. TS Bùi Đại, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học Hà Nội, 1999,
trang 194 -199.
3. Phòng bệnh trẻ em, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2001.
4. www.ykhoa.net/benhnhi/hoga.
Bài 4: BỆNH LAO PHỔI Ở TRẺ EM
* Bài học này sẽ giúp bạn:
- Biết được định nghĩa, nguyên nhân, đường lây của bệnh lao.
- Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình.
- Biết các biện pháp phòng bệnh lao phổi.
- Biết cách xử trí ban đầu khi trẻ bệnh và chăm sóc
I. ĐẠI CƯƠNG
Lao là một bệnh xã hội do trực khuẩn Koch gây nên, có nhiều người
mắc, ở mọi lứa tuổi, trong mọi ngành nghề. Số người bị lao trên thế giới nói
chung còn nhiều, tỉ lệ mắc lao ở Việt Nam đáng lưu ý (1,5 - 2,2%). Bệnh lao
tuy không làm chết người ngay nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ đến
khả năng phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ, đặc biệt lao màng não, có thể
là một trong các nguyên nhân tử vong phổ biến ở trẻ em.
* Hồi tưởng: Bạn nhớ lại xem bạn đã hiểu biết bệnh lao chưa?
1. Nguyên nhân?
2. Đường lây?
3. Biểu hiện?
4. Tác hại của bệnh?
5. Biện pháp phòng bệnh lao cho trẻ em?
II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY
1. Nguyên nhân
- Năm 1882, nhà bác học người Đức R. Koch tìm ra nguyên nhân gây
bệnh lào là do một loại vi khuẩn. Vi khuẩn này được mang tên ông Bacille dễ
Koch = (BK) còn gọi là vi khuẩn Mucobarterium Tubercolosiss.
- So với vi khuẩn khác, vi khuẩn lao có thể tồn tại lâu hơn ở môi trường
bên ngoài trong điều kiện ẩm ướt, vi khuẩn tồn tại 3 - 4 tháng, có khả năng
chịu đựng tốt với mọi môi trường và khó tiêu diệt (sống khoảng 2 giờ trong khí
thở bình thường, tồn tại lâu trong sữa bò tươi...).
- Vi khuẩn lao là một loại vi khuẩn hiếu khí cần có ôxi thì mới phát triển
thuận lợi, do đó tổn thương lao hay gặp ở phổi. Và số lượng vi khuẩn nhiều
nhất trong các hang lao có phế quản thông.
2. Đường lây
- Bệnh lao là bệnh lây từ người bệnh sang người lành.
- Đường lây bệnh chủ yếu của bệnh lao phổi là qua tiếp xúc, nói
chuyện, ho, hắt hơi.
- Người bệnh lao phổi khi ho hoặc hắt hơi có thể bắn xa 0,8 - l,2m,
những hạt nước bọt có mang vi khuẩn nhỏ li ti, các hạt nhỏ này rơi xuống đất
hoặc lơ lửng trong không khí, người lành hít phải có thể bị bệnh.
- Ngoài sự lây truyền qua đường hô hấp, bệnh lao còn có thể lây qua
đường tiêu hoá do sữa bò không được vô khuẩn từ những con bò bị lao,
người bị lao ruột, hoặc dụng cụ, đồ chơi, đồ dùng nhiễm vi khuẩn lao.
- Cách truyền qua da và niêm mạc cũng được nêu nhưng rất hiếm gặp.
* Chú ý:
"Thời gian nguy hiểm" của một nguồn lây là thời gian từ lúc người bệnh
có dấu hiệu lâm sàng (hay gặp là ho, khạc đờm) đến khi được phát hiện và
điều trị. Thời gian này càng dài có nghĩa là việc phát hiện bệnh lao càng
muộn, bệnh nhân càng được chung sống lâu với những người xung quanh và
càng truyền bệnh cho nhiều người.
Khi bệnh nhân được phát hiện và chữa thuốc lao thì các triệu chứng
lâm sàng hết rất nhanh (8 tuần) trong đó có triệu chứng ho và khạc đờm tức
là bệnh nhân không làm nhiễm khuẩn ra môi trường xung quanh.
Trách nhiệm của thầy thuốc, người chăm sóc nuôi dạy trẻ, giáo viên
mầm non là làm thế nào để rút ngắn thời gian nguy hiểm của nguồn lây đến
mức tối đa nghĩa là phát hiện bệnh lao sớm.
Vi khuẩn lao xâm nhập vào đường hô hấp rồi theo đường máu đi đến
các cơ quan nội tạng có thể nằm một thời gian dài không có dấu hiệu gì (lao
sơ nhiễm). Nhân lúc cơ thể suy yếu nhiều vi khuẩn lao mới sinh sôi phát triển
và gây ra bệnh lao, trẻ nhỏ dễ chuyển sang bệnh lao nhanh hơn.
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Sốt nhẹ về chiều
- Trẻ thường sốt nhẹ (38 - 38,5o
C), kéo dài trên 1 tháng, sốt thường về
chiều, thường vào lúc giao điểm giữa cô và mẹ trả, đón trẻ nên khó phát hiện.
Trẻ thường khó chịu, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm.
2. Sút kí, mệt mỏi, kém ăn,
- Da xanh xao có biểu hiện của suy dinh dưỡng.
3. Ho
- Ho húng hắng, ho thường kéo dài trên một tháng đôi khi 1 ho khạc
đờm có dính máu đỏ tươi ở trẻ nhỏ thường bị 1 bệnh hô hấp kéo dài hoặc
bệnh đường tiêu hoá kéo dài.
- Đôi khi có hạch cổ nếu là lao hạch. Khi hạch vỡ sẽ để lại vết sẹo nhăn
dúm, xấu xí.
- Lao có nhiều loại: lao phổi, lao màng phổi, lao hạch, lao màng não,
màng bụng, lao da, lao xương sống, gây biến dạng xương (gù lưng), lao toàn
thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ.
IV. CẬN LÂM SÁNG
1. Xét nghiệm
Nếu trẻ ho khạc đàm từ 3 tuần trở lên cần được xét đàm tìm BK nghiệm
đàm tìm vi khuẩn lao. Nếu xét nghiệm đàm (2 tiêu bản) có vi khuẩn lao thì cần
đoán chắc chắn là người bị bệnh lao phổi. Xét nghiệm đàm tìm thấy vi khuẩn
lao được coi là tiêu chuẩn vàng (gold standard) trong chẩn đoán lao phổi.
2. Chụp X quang phổi: có tổn thương lao.
3. Phản ứng Tuberculin: dương tính (+).
V. CHẨN ĐOÁN LAO Ở TRẺ EM
- Trẻ em càng nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi khi mắc lao dễ bị các thể
nặng như lao kê, lao màng não, nên càng cần chẩn đoán sớm trẻ bị lao.
- Bệnh lao phổi ở trẻ em càng khó chẩn đoán nên dựa vào:
+ Những trẻ có tiếp xúc với nguồn lây (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em
ruột, giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc nuôi dạy trẻ bị lao).
+ Chưa tiêm phòng BCG.
+ Sử dụng bảng cho điểm các triệu chứng. Bảng cho điểm của BS.
Keith Edwards được tổ chức y tế thế giới gợi ý áp dụng chẩn đoán bệnh lao
trẻ em trong đó nhấn mạnh tới các dấu hiệu có điểm số cao là:
1. Sốt trên 4 tuần.
2. Có nguồn lây lao.
3. Suy dinh dưỡng.
4. Phán ứng Tuberculine (+).
VI. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH
1. Điều trị
Điều trị bệnh lao phải tuần theo chỉ dần của thầy thuốc, hoặc cơ quan y
tế chỉ định không tự ý điều trị.
2. Mục đích
Điều trị khỏi cho bệnh nhân, giảm tỉ lệ tử vong, điều trị đề phòng tái
phát, tránh kháng thuốc, và giảm lây trong cộng đồng, thanh toán bệnh
lao.
3. Nguyên tắc
Phối hợp ít nhất 3 thuốc có thể tới 4, 5 loại thuốc, đặc điều trị biệt có sự
phối hợp thuốc diệt khuẩn và kìm khuẩn, phối hợp có giai đoạn tấn công và
củng cố.
Đúng liều, đều đặn, đủ thời gian ít nhất 6 tháng và điều trị có kiểm soát
DOTS (một đợt điều trị ngắn có kiểm soát trực tiếp).
4. Thuốc điều trị lao ở trẻ em
Chỉ đùng thuốc khi có chỉ định của BS, cơ quan y tế.
Lao sơ nhiễm ở trẻ em (chưa có biến chứng): 12 RHZ/4RHị: 2 tháng 3
thuốc, sau 4 tháng 2 thuốc. Cũng có tác giả đề nghị 4 tháng sau có thể dùng 1
tuần 2 lần (2 RHZ/ 4 R2H2).
Lao màng não: 2 SRHZ/8 HE (8 RH) 2 tháng 4 thuốc, 6 tháng 2 thuốc.
Nếu sau 8 tháng điều trị, dịch não tuỷ chưa trở lại bình thường thì có thể kéo
dài thời gian duy trì tới 8 tháng thậm chí 10 tháng.
Lao xương khớp: 3 RHZ/6 RH. Thời gian dùng thuốc 9 tháng, 3 tháng
đầu dùng 3 loại thuốc phối hợp là RHZ, duy trì 6 tháng bằng 2 thuốc RH.
- R: Rifampicine (Rimatan, Ripadin).
- H: Isoniazid (Rimifon).
- Z: Pyrazinamide (PZA).
- S: Streptomycine.
- E: Ethambutol.
* Một số thuốc lao cần thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ:
Có 2 loại thuốc mà Hội liên hiệp chống lao Quốc tế khuyến cáo cẩn
thận trong khi dùng cho trẻ nhỏ là Streptomycine (S) Và Ethambutol (E). Hai
loại thuốc này có thể gây tai biến với dây thần kinh số VIII (gây điếc, rối loạn
thăng bằng đối với Streptomycine) và dây thần: kinh số II (gây mù màu, hẹp
thị trường, giảm thị lực, đối với Ethambutol (E)).
Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, chúng ta không thể phát hiện được các tai biến
này cho nên không nên dùng cho trẻ. Hiện nay chương trình chống lao quốc
gia ở nước ta đã không dùng Ethambutol để điều trị lao ở trẻ em.
Streptomycine còn dùng hạn chế trong một số thể bệnh.
VII. PHÒNG BỆNH
Đây là một bệnh xã hội, cần:
1. Phát hiện sớm và cách li, điều trị kịp thời, và điều trị khỏi
2. Không cho trẻ tiếp xúc với người bị hoặc nghi bị bệnh lao.
3. Tiêm phòng BCG cho trẻ ngay sau khi sinh càng sớm càng tết (BCG
= Bacillus Calmette Guerin).
- Hai nhà khoa học người pháp là Calmette và Guerin đã kiên trì nghiên
cứu trong 13 năm từ (1908 - 1921) sau 231 lần cấy chuyển môi trường, 2 ông
đã thành công trong việc chuyển chủng lao bò có độc lực thành chủng hầu
như mất độc lực nhưng vẫn còn khả năng gây dị ứng và miễn dịch được mà
được mang tên hai ông (Bacillus Calmett Guerin) đến nay BCG vẫn được coi
là biện pháp phòng bệnh lao quan trọng ở nhiều nước và đã được tổ chức y
tế thế giới khuyến cáo là một vũ khí quan trọng trong công tác bài trừ bệnh
lao.
BCG được tiêm trong da. Người ta dùng bơm kim tiêm chuyên dụng
(bơm tiêm lần có chia đến 1/10ml. Kim tiêm 1 - 2cm có vát, ngắn (số 25 - 26).
Vị trí tiêm theo quy định phía dưới vùng cơ delta trái, liều lượng là 0,05mg
tương đương với 1/10ml, tại ví trí tiêm nổi vết sản đường kính 4 - 5mm.
Diễn biến tại chỗ tiêm:
- Phản ứng bình thường: tại nơi tiêm sau 3 - 4 tuần có nết sưng nhỏ có
thể dò dịch, tồn tại trong vài tuần.. Sau đó lên vẩy, vẩy bong ra để lại vết sẹo 4
- 5mm tồn tại trong nhiều năm.
- Biến chứng: có thể xảy ra với tỉ lệ rất ít. Khoảng 0,1 - 4% có viêm
hạch nách. Nếu hạch dò có thể dùng dung dịch Isoniazid 1% bôi vào lỗ dò,
thường là hết dò và đóng vẩy. Nếu hạch dò kéo dài có thể kết hợp uống
Isoniazid 5mg/kg/24 giờ từ 3 - 6 tháng. Trong trường hợp viêm tuỷ xương do
BCG (tỉ lệ rất thấp: 0,100000 trẻ) thì cần điều trị như điều trị bệnh lao. Nhưng
trường hợp này không nên dùng Pyrazinamid vì BCG nguồn gốc từ chủng vi
khuẩn lao bò nên kháng thuốc này.
4. Phát hiện sớm trẻ bị lao và kiểm tra tất cả những người mắc lao đã
tiếp xúc với trẻ.
5. Vệ sinh môi trường sống tốt đặc biệt là môi trường không khí, vệ sinh
trường lớp, phòng ở nên có nhiều ánh nắng, đồ dùng, đồ chơi cần được vệ
sinh thường xuyên và sạch sẽ.
6. Phòng và chống suy dinh dưỡng ở trẻ: biết nuôi con bằng sữa mẹ,
biết cho con ăn bổ sung ngoài sữa mẹ, dinh dưỡng đủ, cân đối và hợp lí và
biết phòng tránh các bệnh khác cho trẻ...
* Những điều cần chú ý khi mẹ bị lao trong thời kì thai nghén:
Bệnh lao không di truyền từ mẹ sang con, điều này đã được y học
khẳng định. Bệnh lao bẩm sinh cũng rất ít gặp trong thực tế, khi mẹ bị bệnh
lao cần chú ý một số điểm đối với thai nhi:
- Khi điều trị bệnh lao cho mẹ cần phải thận trọng sử dụng
Streptomycine và Kanamycin. Vì các thuốc này có thể độc với thính giác của
thai nhi, gây điếc khi trẻ ra đời. Dùng Rifampicin trong thời kì 3 tháng đầu thai
nghén, theo một số công bố trên thực nghiệm có thể ảnh hưởng tới sự phát
triển của bào thai.
- Việc sử dụng quang tuyến cần hết sức hạn chế nhất là 3 tháng đầu.
Nếu phải chiếu, chụp cần bảo vệ tất người mẹ, đặc biệt là thai nhi.
- Vấn đề phá thai do lao không đặt ra trong tuyệt đại đa số các trường
hợp.
Việc chủng ngừa BCG cho trẻ sơ sinh là bắt buộc, còn cách li mẹ và
con chỉ cần thiết khi khi mẹ bị lao phổi có AFB trong đờm lúc trẻ ra đời. Thời
gian cách li 3 tháng để đủ thời gian cho BCG gây được miễn dịch cho trẻ và
người mẹ đã được điều trị hết AFB trong đờm.
Cần lưu ý rằng sau sinh là thời kì bệnh lao rất dễ phát sinh và phát
triển, cần phải phát hiện sớm ở những người mẹ này để điều trị kịp thời. Nếu
không phát hiện kịp thời là nguồn lây hết sức nguy hiểm do mẹ truyền cho
con. Ngay ở lứa tuổi sơ sinh trẻ đã bị bệnh, với những thể lao nặng đe doạ tới
tính mạng như lao kê, lao màng não, lao nhiều bộ phận trong cơ thể.
@ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 8 triệu trường hợp mắc lao, hai triệu
người chết do lao. Cứ 10 giây có một người chết do lao, cứ 4 giây có một
người trở thành bệnh nhân lao. Mỗi năm toàn cầu có thêm 1% dân số bị
nhiễm, 1/3 trên tổng số lao mới và 95% tử vong do lao trên toàn cầu nằm
trong vùng Tây Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong 4 nước trong khu
vực Tây Thái Bình Dương.
Bệnh lao làm tổn thất về kinh tế cho thế giới chừng 12 tỉ USD do giảm
sút ngày lao động và các chi phí chữa trú phòng bệnh. Không những thế,
bệnh còn ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của tự gần
2 triệu người chết mỗi năm do lao.
Có nhiều tổn thương lao khác nhau như lao phổi, màng phổi, lao hạch,
lao màng não, lao xương, lao thận, lao da... gây suy sụp cơ thể nhanh và
giảm sức đề kháng với các bệnh khác.
@ KẾT LUẬN
* Lao là một bệnh xã hội do trực khuẩn Koch gây nên, có nhiều người
mắc, ở mọi lứa tuổi, trong một ngành nghề. Số người bị lao trên thế giới nói
chung còn nhiều, lao không làm chết người ngay nhưng ảnh hưởng nhau đến
sức khoẻ đến khả năng phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ đặc biệt lao màng
não có thể là một trong các nguyên nhân tử vong phổ biến ở trẻ em. Hiện nay
việc phòng chống bệnh lao tốt nhất vẫn là sự hiểu biết về nguyên nhân,
đường lây, biểu hiện, tác hại của bệnh và đưa trẻ đi chủng ngừa BCG cho trẻ
đúng lịch bệnh.
1. Thời gian nguy hiểm của một nguồn lây là thời gian nào? Bạn có suy
nghĩ gì về thời gian nguy hiểm đó?
2. Nêu các biện pháp phòng chống bệnh lao cho trẻ em, ứng dụng vào
việc phòng bệnh cho trẻ.
3. Những đều gì cẩn lưu ý khi mẹ bị lao trong thời kì thai nghén?
@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1 Bệnh lao là một bệnh xã hội, tác nhân gây bệnh là:
A. Virus.
B. Vi khuẩn.
C. Vi nấm.
D. Kí sinh trùng.
2. Bệnh lao phổi chủ yếu lấy qua đường:
A. Tiêu hoá.
B. Hô hấp.
C. Máu.
D. Mẹ sang con.
3. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh lao phổi cao là do những yếu tố
thuận lợi nào sau đây?
A. Trẻ suy dinh dưỡng.
B. Chủng ngừa BCG.
C. Có tiếp xúc với nguồn lây.
D. Vệ sinh môi trường kém.
E. Tất cả đều đúng.
4. Các biểu hiện thường gặp ở bệnh nhi lao phổi là:
A. Sốt nhẹ về chiều, kéo dài.
B. Biếng ăn, sụt cân.
C. Ho kéo dài hơn 3 tuần.
D. Đổ mồ hôi trộm.
E. Tất cả đều đúng.
5. Triệu chứng lâm sàng nào sau đây không gặp trong lao sơ nhiễm?
A. Chán ăn.
B. Sốt nhẹ
C. Ho ra máu.
D. Mệt mỏi.
E. Đổ mồ hôi trộm.
6. Để xác định bệnh lao phổi ta dựa vào:
A. X quang.
B. BK (+).
C. Phản ứng Tuberculin(+) rõ rệt.
D. Cả A, B và C.
E. Cả A và B.
7. Sẽ không tìm thấy BK trong đàm sau khi bệnh nhân được điều trị
đúng và đủ trong bao lâu?
A. 2 tuần.
B. 6 tuần.
C. 4 tuần.
D. 8 tuần.
E. 19 tuần.
8. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể người qua:
A. Phổi.
B. Da.
C. Đường tiêu hoá.
D. Cả 3 đường: A, B và C.
E. Đường A và B.
9. Biện pháp phòng bệnh lao là:
A. Dinh dưỡng hợp lí phòng suy dinh dưỡng.
B. Vệ sinh môi trường không khí tốt.
C. Chủng ngừa BCG cho trẻ.
D. Tất cả các biện pháp trên.
@ TÌM ĐỌC
1. Bộ Y Tế, Điều dưỡng truyền nhiễm, NXB Y học, 2003, trang 41 - 49.
2. Phạm Long Trung, Bệnh học lao - phổi (Tập II), Bệnh học lao,
Trường Đại học Y Dược TP. HCM, 1999, trang 49 - 53.
3. PGS. PTS Trần Văn Sáng, Bệnh lao trẻ em, NXB Y học Hà Nội,
1998.
Bài 5: BỆNH SỞI
* Bài học này sẽ giúp bạn:
- Trình bày được, nguyên nhân, đường lây của bệnh.
- Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình.
- Trình bày được các biến chứng của bệnh và đề ra các biện pháp
phòng bệnh sởi cho trẻ em.
- Biết cách chăm sóc và xử trí ban đầu khi bé bị bệnh.
I. ĐẠI CUƠNG
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm rất hay lây lan và dễ phát thành dịch
do siêu vi trùng gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 6 tuổi lứa tuổi nhà
trẻ và - mẫu giáo với các đặc điểm: viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc hô
hấp, niêm mạc tiêu hoá và phát ban đặc hiệu ngoài da.
Tuy là một bệnh có thể chủng ngừa bằng thuốc tiêm chủng nhưng một
khi mắc bệnh sởi sẽ để lại những biến chứng nặng cho trẻ em.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY
1. Nguyên nhân
Do siêu vi trùng gây nên còn gọi là siêu vi sởi thuộc nhóm RNA
Paramyxovirus genus, Morbillivirus chỉ gây biểu hiện phát ban ở khỉ và người.
2. Đường lây
Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp do các chất tiết ở họng trẻ chứa
virus sởi bắn ra ngoài không khí khi trẻ nói chuyện, hắt hơi, ho,....
Người bị nhiễm virus sởi và phát bệnh có thể lây cho người khác
khoảng 9 -10 ngày sau khi tiếp xúc, đôi khi có thể sớm hơn khoảng 7 ngày và
kéo dài đến 5 ngày sau khi phát ban. Đây là thời gian cần chú ý để cách li trẻ
bị bệnh để tránh lây lan cho các trẻ khác.
Virus sởi có tính đề kháng cao: chúng không bị tiêu diệt ở nhiệt độ
560C trong 30 phút trong nhiều ngày và 22o
c trong 2 tuần. Chúng chỉ bị tiêu
diệt bởi tia cực tím (UY), formaiin 1/4000 trong 4 ngày ở nhiệt độ 370C, pH
axit và chất khử khuẩn.
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Thời kì ủ bệnh
Từ 7 - 21 ngày, trung bình là 10 - 12ngày. Trong thời kì này thường
không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, nếu có chỉ sốt nhẹ.
2. Thời kì khởi phát (thời kì viêm long)
Kéo dài 4 - 5 ngày và là thời kì lây nhất trong các bệnh sất phát ban.
Các biểu hiện chính trong giai đoạn này là:
- Sốt: sốt thường thay đổi có thể sốt nhẹ (38 - 38,5o
c) hoặc sốt Cao (39
– 40o
C) kèm theo trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, ít ngủ.
- Viêm long: là triệu chứng trung thành nhất gần như không bao giờ
thiếu trong bệnh sởi. Viêm long có thể xảy ra sớm vào những giờ phút đầu
tiên của bệnh.
+ Viêm long ở mắt: gây chảy nước mắt, sợ ánh sáng, nhiều ghen, kết
mạc mắt đỏ, giác mạc và mí mắt thì sưng phù (dấu hiệu Brownlee).
+ Viêm long ở niêm mạc hô hấp: gây sổ mũi, hắt hơi, ho có đàm, khàn
giọng, nếu nặng thì khó thở.
+ Viêm long ở đường tiêu hoá: gây tiêu chảy, phân lỏng, số lượng ít.
- Khám họng.
Niêm mạc họng đỏ, có dấu Koplik (+), một dấu hiệu rất có giá trị để
chẩn đoán bệnh sởi trước khi phát ban. Dấu Koplik xuất hiện trong niêm mạc
má ngang với răng hàm thứ nhất, những chấm trắng độ 1mm giống như hạt
cát trên niêm mạc má màu đỏ xung huyết và biến mất nhanh chóng trong
vòng 12 - 18 giờ sau khi xuất hiện.
3. Thời kì toàn phát (thời kì phát ban)
Phát ban đặc hiệu ngoài da: từ đầu tới chân, từ trên xuống dưới.
- Phát ban sởi xuất hiện đầu tiên sau tai, lan dần ra hai bên má, mặt,
cổ, ngực, bụng và ở chi trên rồi 24 giờ kế ban lan ra sau lưng, hông, và chi
dưới.
- Trong vòng 2 - 3 ngày ban lan toàn thân. Các chỗ ban thường có màu
hồng nhạt, ấn vào biến mất, có khuynh hướng kết dính lại, nhưng lúc nào
cũng có khoảng da lành không bị tổn thương xen kẽ với các vùng phát ban.
Sốt giảm hoặc hết nếu có sất cần theo dõi biến chứng.
4. Thời kì hồi phục (thời kì sởi bay)
Sau thời gian phát ban toàn thân, thông thường sởi bay theo trình tự
như lúc phát hiện, không tróc vẩy, để lại những vết thầm đen trên da mà một
số tác giả còn gọi là vết vằn da hổ, những vết này nhạt dần khoảng 7 - 10
ngày là hết.
- Trẻ ăn uống khá hơn, tổng trạng phục hồi lại dần dần.
- Thông thường ho là dấu hiệu biến mất sau cùng.
- Sởi: có miễn dịch bền vững gần như suốt đời.
IV. BIẾN CHỨNG
1. Viêm phổi:
Đây là biến chứng thường gặp nhất.
2. Viêm tai giữa:
Biến chứng đứng hàng thứ nhì sau viêm phổi, có thể xảy ra ở thời kì
phát ban hay hồi phục.
3. Viêm thanh quản
4. Viêm não màng não:
Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do tỉ lệ tử vong cao
(10%), và để lại di chứng thần kinh nghiêm trọng.
5. Một sẽ biến chứng khác:
- Mắt: sởi gây viêm màng tiếp hợp, thiếu vitamin A có thể gây mù mắt.
- Miệng: cam tẩu mã là một tình trạng nhiễm trùng răng miệng có hoại
tử ở các tổ chức ở môi, miệng, niêm mạc má.
- Viêm ruột kéo dài dẫn đến tình trạng tiêu chảy liên tục.
- Suy dinh dưỡng nặng: do chế độ ăn kiêng cử.
V. ĐIỀU TRỊ
Hiện nay sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị nhằm giải
quyết các triệu chứng bất lợi của bệnh để giúp bệnh nhi tự phục hồi lại dần
dần.
1. Dinh dưỡng
Không nên kiêng cữ, mà ngược lại cho trẻ dùng những thức ăn nhiều
chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá để tránh những trường hợp suy dinh dưỡng
nặng khổ phục hồi về sau. Đặc biệt lưu ý dùng thêm vitamin A để tránh loét
giác mạc, mù mắt.
2. Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng, da, mắt: súc miệng, đánh răng, dùng thuốc nhỏ
mắt, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ tránh những trường hợp nhiễm khuẩn lở loét
như nhọt ngoài da.
3. Điều trị triệu chứng
- Hạ nhiệt: nếu trẻ sốt cao, đe doạ làm kinh, có thể dùng biện pháp vật
lí để hạ nhiệt, hoặc dùng Paracetamol, cho trẻ uống nhiều nước, tránh dùng
Aspirine.
- Giảm ho theo chỉ định của thầy thuốc: tránh dùng Corticoide vì dễ gây
nên ban xuất huyết và không dùng kháng sinh tuỳ ý, nên theo chỉ dẫn của bác
sĩ.
- Điều trị các biến chứng: nên đưa trẻ đi khám và theo chỉ dẫn của bác
sĩ.
VI. PHÒNG BỆNH
1. Phát hiện bệnh sớm và cách li kịp thời và nên đưa trẻ đi khám bệnh nếu
nơi có điều kiện có thể tạo miễn dịch thụ động.
2. Dùng gammaglobulin trong thời kì ủ bệnh ở trẻ 0,05ml/kg trong 5 ngày
sau khi tiếp xúc, có thể ngăn ngừa được bệnh sởi hoặc làm giảm độ nặng của
bệnh nhất là những trẻ có bệnh mãn tính sẵn.
3. Tạo miễn dịch chủ động
Thuốc chủng ngừa siêu vi sởi với siêu vi sống giảm độc lực đã giảm
được tỉ lệ mắc bệnh một cách rõ rệt. Chích cho trẻ em trong lứa tuổi từ 12 -18
tháng tuổi.
Riêng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam hoặc ở những
vùng có bệnh sởi lưu hành cao có thể dùng sớm hơn lúc trẻ được 9 đến 11
tháng tuổi. Thường dùng dưới dạng vác xin tam liên như: TRIMÔVAX giúp
ngăn ngừa đồng thời cả 3 bệnh sởi, quai bị, Rubella chỉ định cho trẻ trên 9
tháng và tiêm nhắc lại cho những người bị suy giảm miễn dịch.
Liều dùng thông thường 0,5ml tiêm dưới da. Miễn dịch sau khi chích
thường cao và kéo dài ít nhất 5 năm. Mức độ an toàn của chủng ngừa cao, ít
tác dụng phụ.
Không dùng chung các đồ dùng cá nhân với trẻ bị bệnh như khăn mặt,
chén đũa...
Khử trùng và tẩy uế tốt đồ dùng, đồ chơi của nhóm trẻ bị bệnh và các
chất thải của trẻ bệnh như phân, đàm, chất nôn và các dịch tiết khác.
Giáo viên và những người trực tiếp chăm sóc trẻ bị bệnh sau khi tiếp
xúc phải rửa tay bằng xà bông. Trường hợp đặc biệt cần ngâm tay vào dung
dịch sát khuẩn sau khi rửa tay xong.
4. Biết nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ không những đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết phù hợp với khả
năng tiêu hoá của trẻ mà còn rất giàu kháng thể phòng chống bệnh cho trẻ.
5. Vệ sinh trường lớp
Virus sởi chỉ bị tiêu diệt bởi tia cực tím (UY), formalin 1/4000 trong 4
ngày ở nhiệt độ 370c, pa axit và chất khử khuẩn do vậy cần vệ sinh trường
lớp thông thoáng có ánh nắng, khử trùng đồ dùng, đồ chơi bằng các chất diệt
khuẩn đúng phương pháp.
6. Vệ sinh môi trường sống
Bảo vệ môi trường không khí, trồng cây xanh, nhất là môi trường không
khí trong trường mầm non.
@ KẾT LUẬN
* Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em, bệnh lây chủ
yếu qua đường hô hấp, do siêu vô trùng gây nên với các biểu hiện chính: sốt,
mắt đỏ sưng, chảy nước mắt, nước mũi ho, amiđan sưng, đỏ, đau, có thể bị
tiêu chảy và phát ban đặc hiệu ngoài da. Ban sởi có màu đỏ mịn (một số tác
giả ví mịn như nhung), luôn có khoảng da lành xen khẽ với vùng phát ban.
Ban sởi mọc trình tự từ sau mang tai mặt, xuống cổ, ngực, bụng, lưng và tứ
chi bé sẽ giảm sốt hoặc hết sốt khi ban mọc toàn thân. Khi ban sởi bay cũng
bay theo trình tự như khi mọc, thường không tróc vẩy chỉ để lại vết thâm đen
bé trên da trông xấu xí nhưng sau 10 ngày sẽ hết. Nếu có dấu Koplick (+) thì
càng có giá trị chẩn đoán bệnh sởi. Bệnh sởi thường đẽ lại các biện chứng
nguy hiểm như viêm não, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và rất dễ mắc bệnh lao
sau sởi do bé suy giảm sức để kháng do đó cần hiểu biết bệnh sởi và có các
biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là đưa bé đi
chủng ngừa khi được 9 - 11 tháng tuổi cùng với văcxin thuỷ đậu và Rubella.
@ BÀI TẬP
Hãy cùng nhau thảo luận nhóm làm sáng tỏ nguyên nhân, đường lây,
biểu hiện, tác hại của bệnh sởi từ đó đề ra các biện pháp phòng bệnh sởi cho
trẻ em nói chung và trẻ em tuổi mầm non nói riêng.
@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ câu 1 - 5.
1. Đường lây của bệnh sởi là:
A. Đường tiêu hoá.
B. Đường da, niêm mạc..
C. Đường hô hấp.
D. Mẹ sang con.
2. Khi trẻ mắc bệnh sởi, trẻ thường gặp biến chứng nào nhất?
A. Viêm phổi.
B. Viêm tai giữa.
C. Động kinh.
D. Viêm não.
3. Nếu người mẹ bị bệnh sởi, con của bà ấy sẽ được miễn dịch trong
bao lâu kể từ khi sinh ra:
A. 6 tháng.
B. 1 năm.
C. 2 năm.
D. 3 - 4 năm.
4. Lứa tuổi bị bệnh sốt nhiều nhất là:
A. Từ 0 - 2 tuổi.
B. Từ 2 - 6 tuổi.
C. Từ 6 - 1 0 tuổi.
D. Từ 10 - 16 tuổi.
5. Phát ban đặc hiệu của bệnh sởi là:
A. Mọc từ trên xuống dưới.
B. Bay theo trình tự như khi mọc.
C. Mọc toàn thân, sốt sẽ giảm..
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
6. Nêu 4 triệu chứng lâm sàng chính của bệnh sởi.
A..............
B. ……….
C. ………..
D. ………..
7. Nêu 4 biện pháp phòng chống bệnh sởi.
A..............
B. ……….
C. ………..
D. ………..
@ TÌM ĐỌC
1. Bộ môn Vi sinh Trường Đại học Y Dược, Vi sinh Vật, NXB Y học, TP
HCM, 2002.
2. Bộ môn Nhiễm Trường Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh Truyền
nhiễm, NXB Y học TP. HCM, 1998.
3. Bệnh Viện Nhi Đồng 1, Phác đồ điều trị nhi khoa, 2000.
Bài 6: BỆNH THỦY ĐẬU (TRÁI RẠ)
* Bài học này sẽ giúp bạn
- Trình bày được nguyên nhân đường lây và biểu hiện của bệnh qua
các thời kì và từ đó phát hiện bệnh sớm và xử trí kịp thời khi trừ bị bệnh.
- Hiểu được các biến chứng của bệnh và đề ra các biện pháp phòng
bệnh cho trẻ tại trường mầm non.
- Phân biệt được đường lây của bệnh thuỷ đậu với đường lây của các
bệnh truyền nhiệm lây qua đường hô hấp khác.
I. ĐỊNH NGHĨA
Bệnh thuỷ đậu là một bệnh truyền nhiễm rất hay lây, có khả năng gây
thành dịch, do một loại siêu vi trùng gây ra, bệnh đặc trưng bằng sốt, nổi phát
ban kiểu bọng nước ở da và niêm mạc.
Đa số bệnh diễn tiến lành tính nhưng đôi khi có thể gây tử vong do
những biến chứng trầm trọng như viêm não hậu thuỷ đậu.
II. NGUYÊN NHÂN ĐƯỜNG LÂY
1. Nguyên nhân
- Tác nhân gây bệnh là Herpes Varicellae hay Varicella zostervirus
(VZV) được Weller phân lập 1952. Virus là những tế bào hình tròn đường
kính khoảng 150 - 200nm nhân mang DNA, có vỏ bọc.
- Trên lâm sàng Varicella zoster có thể gây ra hai bệnh cảnh khác nhau:
đó là bệnh thuỷ đậu và Herpes zoster hay bệnh zona.
2. Đường lây
Bệnh thuỷ đậu chỉ xảy ra ở người, bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới
đặc biệt ở những nơi đông dân cư như: nhà trẻ, mẫu giáo, trường học. Hàng
năm, trên thế giới có khoảng 3 - 4 triệu người mắc bệnh thuỷ đậu. Mọi lứa
tuổi đều có thể mắc bệnh kể cả trẻ sơ sinh, nhưng 90% ở lứa tuổi dưới 10
tuổi, bệnh thường xảy ra vào tháng giêng đến tháng 5.
Đường lây chủ yếu là qua đường hô hấp, qua những giọt nước bọt bắn
ra từ người bệnh, một số ít lây qua do tiếp xúc trực tiếp với bọng nước.
- Bệnh rất hay lây, 90% tiếp xúc trực tiếp có khả năng lây bệnh. Thời
gian lây bắt đầu 24 giờ trước khi có phát ban và kéo dài cho đến khi những
nết đậu đóng mày (trung bình 7 - 8 ngày).
- Bệnh thuỷ đậu gây miễn dịch vĩnh viễn sau khi bị nhiễm virus lần đầu
nhưng cũng có thể bị lần 2.
Thường gặp ở bệnh nhân có tổn thương hệ thống miễn dịch hoặc ở
những người có chích ngừa thuỷ đậu.
- Bệnh lần 2 thường là nhẹ.
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1 Thời kì ủ bệnh
Thay đổi từ 10 - 21 ngày, trung bình 13 - 17 ngày. Thời kì này không có
triệu chứng lâm sàng.
2. Thời kì khởi phát
Kéo dài khoảng 24 đến 48 giờ.
Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, hiếm khi sốt cao, ớn lạnh, chán ăn, quấy
khóc, nhức đầu, đôi khi có đau bụng nhẹ, hay phát ban tạm thời, là những nốt
hồng ban kích thước vài milimet nổi lên da xuất hiện khoảng 24 giờ trước khi
trở thành bọng nước.
3. Thời kì toàn phát
Còn gọi là thời kì đậu mọc.
Giai đoạn này trên da nổi những bọng nước hình tròn hoặc hình giọt
nước trên viền da màu hồng, bọng nước có đường kính từ 3 – 10mm, đầu
tiên xuất hiện ở thân mình sau đó lan đến mặt và tứ chi. Bóng nước lúc đầu
chứa một chất dịch trong, chứa nhiều virus thuỷ đậu. Sau đó khoảng 24 giờ
thì hoá đục, chúng mọc nhiều đợt trên một vùng da nên ta có thể thấy chúng
ở nhiều lứa tuổi khác nhau (các nốt đậu không cùng tuổi): từ dạng phát ban
đến dạng bóng nước trong, bóng nước đục và dạng đóng mày.
- Các nốt đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng, niêm mạc hô hấp, niêm
mạc tiết niệu, sinh dục, làm cho bệnh nhi khó nuốt, khó thở, tiểu rát, hoặc
viêm nhiễm các cơ quan sinh dục.
- Khi mọc kèm ngứa, khiến bé gãi dễ vỡ và nhiễm trùng da.
Bọng nước càng nhiều bệnh càng nặng.
4. Thời kì hồi phục
Sau một tuần hầu hết bọng nước đóng mày, bệnh chuyển sang giai
đoạn hồi phục. Bé trở lại bình thường, phần lớn không để lại sẹo.
IV. BIẾN CHỨNG
1. Bội nhiễm
- Nhiễm trùng da là biến chứng thường gặp nhất của thuỷ đậu.
2. Viêm phổi do thuỷ đậu
- Hiếm gặp ở bé, nhưng ở người lớn và người bị suy giảm miễn dịch
mắc phải chiếm tỉ lệ 20 - 30%.
3. Dị tật bẩm sinh ở trẻ em có mẹ bị thuỷ đậu
- Trong 3 tháng cuối của thai kì, sau khi sinh có thể bị dị tật bẩm sinh
như sẹo da, teo cơ, bất thường ở mắt; co giật, chậm phát triển tâm thần...
Mẹ bị thuỷ đậu năm ngày trước khi sinh sẽ gây nên một tỉ lệ tử vong
đáng kể cho trẻ sơ sinh vì phần lớn trẻ không nhận được kháng thể của mẹ
truyền cho con. Trong trường hợp này, tỉ lệ tử vong của trẻ khoảng 30% ở các
trẻ này, các cơ quan nội tạng thường bị tổn thương, đặc biệt ở phổi.
4. Viêm não thuỷ đậu
- Là biến chứng thần kinh thường gặp nhất chiếm tỉ lệ 0,1 – 0,2% tổng
số bệnh nhân bị thuỷ đậu, đặc biệt ở người lớn.
5. Biến chứng khác
Giảm tiểu cầu - xuất huyết tối cấp, viêm thanh quản, liệt thần kinh mặt...
V. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị triệu chứng
- Chống ngứa: bằng thuốc chống ngứa toan thán hoặc tại chỗ nếu cần
có thể cho an thần.
Cắt móng tay ngắn, mặc quần áo dài kín cũng có tác dụng chống ngứa.
- Giảm đau, hạ sốt: không dùng Aspirine ở trẻ vì thuốc có thể gây ra ói
chứng Reye bồn chồn, lo âu, kích thích, nặng sẽ diễn tiến đến hôn mê, co giật
do phù não tăng Amoniac máu, xuất huyết nội, tăng đường huyết nguy hiểm
đến tính mạng của trẻ.
2. Điều trị các biến chứng
- Có thể dùng kháng sinh khi có biến chứng.
- Vệ sinh thân thể, thay quần áo hàng ngày, tắm sạch bằng dung dịch
sát trùng sẽ làm giảm tỉ lệ bội nhiễm.
- Vệ sinh răng miệng, da...
Cho kháng sinh nếu có dấu hiệu bội nhiễm.
- Điều trị các biến chứng theo chỉ định của các thầy thuốc.
3. Thuốc chống virus thuỷ đậu
- Acyclovir là thuốc được xem là có hiệu quả chống Herpers - zosters
virus ở những bệnh nhân có cơ địa miễn dịch bình thường.
- Thuốc được sử dụng ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn, thuốc
có tác dụng:
+ Rút ngắn thời gian tạo bọng nước.
+ Làm giảm tổn thương da mới = 25%.
+ Làm giảm triệu chứng thực thể ở 1/3 bệnh nhân.
+ Thuốc có hiệu quả phòng ngừa biến chứng.
VI. PHÒNG NGỪA
- Phát hiện bệnh sớm và cách li kịp thời. Rất khó đạt hiệu quả cao, bởi
vì bệnh có thể lây trong khoảng 24 - 48 giờ trước khi có bọng nước.
- Khi phát hiện bệnh, cách li trẻ bệnh, tránh tiếp xúc với người bị bệnh
cho đến khi các nốt đậu đóng mày.
- Tạo miễn dịch thụ động: Globuline miễn địch có thể sử dụng cho
những người tiếp xúc với virus nhưng chưa có miễn dịch.
- Tạo miễn dịch chủ động: bệnh thuỷ đậu là một bệnh lành tính, đa số
bệnh tự khỏi nhưng ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy giảm
bệnh thường trầm trọng do đó đối tượng này cần được chủng ngừa.
- Thuốc chủng ngừa được làm bằng virus sống giảm độc lực có tên
OKA- Merek, thuốc này đã được sử dụng tại Nhật Bản, Triều Tiên, một số
nước Châu âu. Ở nước ta, khả năng tạo miễn dịch đối với thuốc này là 85
-95%. Và thời gian tạo miễn dịch kéo dài từ 1 – 6 năm.
Hiện nay tại Việt Nam dùng thuốc Varilrix chủng ngừa cho trẻ:
- Trẻ em dưới 12 tuổi tiêm 1 mũi.
- Trẻ trên 12 tuổi tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 6 - 8 tuần.
- Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng cho trẻ.
- Phòng chống suy dinh dưỡng
- Thực hiện chế độ vệ sinh tại trường mầm non, vệ sinh đồ dùng, đồ
chơi, vệ sinh môi trường, thông thoáng phòng, lớp...
@ KẾT LUẬN
Bệnh thuỷ đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ (phỏng rạ) là một bệnh truyền
nhiễm rất hay lây, có khả năng gây thành dịch, do một loại virus gây ra, bệnh
đặc trưng bằng sốt, nổi phát ban kiểu bọng nước ở da và niêm mạc. Đa số
bệnh diễn tiến lành tính nhưng đôi khi có thể gây tử vong do những biện
chứng trầm trọng như viêm não hậu thuỷ đậu. Hiện nay đã có thuốc chủng
ngừa cho bé cùng với bệnh sở và bệnh Rubella.
@ BÀI TẬP
1. Trình bày được nguyên nhân, đường lây và biểu hiện của bệnh qua
các thời kì.
2. Trình bày được các biến chứng của bệnh và đẽ ra các biện pháp
phòng bệnh cho trẻ tại trường mẩm non.
3. Phân biệt đường lây cửa bệnh thuỷ đậu với đường lây của các bệnh
truyền nhiễm lây qua đường hô hấp khác.
@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1 Bệnh thuỷ đậu lây qua đường:
A. Hô hấp.
B. Tiêu hoá.
C. Trực tiếp qua các bọng nước.
D. Cả A và B.
2. Đặc điểm quan trọng của bóng nước thuỷ đậu là:
A. Cùng một lứa tuổi, bất đầu ở thân mình, mặt rồi lan ra tứ chi.
B. Cùng một lứa tuổi, bắt đầu ở khắp nơi trên cơ thể.
C. Nhiều lứa tuổi khác nhau, bắt đầu ở khắp nơi trên cơ thể.
D. Nhiều lứa tuổi khác nhau, bắt đầu ở thân mình, mặt rồi lan ra
tứ chi.
3. Triệu chứng cửa bệnh thuỷ đậu thường gặp là gì?
A. Bé sốt cao, ngứa, phát ban kiểu bọng nước: trong - đục - đóng
mày.
B. Bé sất nhẹ, ngứa, phát ban kiểu bọng nước: trong - đục - đóng
mày
C. Bé Bôi nhẹ, ngứa, phát ban kiểu bọng nước: đục - trong -
đóng mày.
D. Bé sốt cao, phát ban kiểu bọng nước: đục - trong - đóng mày.
4. Trong các biện pháp phòng bệnh thuỷ đấu sau, biện pháp nào là hiệu
quả nhất?
A. Chủng ngừa tạo miễn dịch thụ động.
B. Chủng ngừa tạo miễn dịch chủ động.
C. Phát hiện sớm và cách li trẻ bệnh kịp thời.
D. Vệ sinh môi trường sống tốt.
@ TÌM ĐỌC
1. Bộ môn truyền nhiễm Trường Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh truyền
nhiễm, NXB Y học, 1998.
2. Nguyễn Trần Chính, Bệnh Truyền Nhiễm, NXB Y học, 1998, trang
337 - 345.
3. Phòng bệnh trẻ em, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Bài 7: BỆNH QUAI BỊ
* Bài học này sẽ giúp bạn:
- Biết nguyên nhân, đường lây, biểu hiện của bệnh.
- Biết các biểu hiện của bệnh qua các thời kì.
- Trình bày được các biện pháp phòng bệnh.
- NÊu được các biến chứng do quai bị gây nên.
- Nêu được thái độ xử trí và dự phòng thích hợp cho bệnh quai ớt.
I. ĐẠI CƯƠNG
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi gây ra. Đặc trưng
bởi: sưng và đau tuyến nước bọt (chủ 1 yếu là tuyến tai), đôi khi kéo theo
viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, và một số cơ quan khác.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐUỜNG LÂY
1. Nguyên nhân
Bệnh quai bị do siêu vi gây ra, siêu vi thuộc nhóm paramyxovirus, virus
quai bị hình cầu, bộ gen RNA và nucleocapsis đối xứng xoắn. Virus có màng
bọc ngoài bị phá huỷ ở nhiệt độ 56o
C trong 20 phút.
2. Đường lây
- Người là kí chủ duy nhất của siêu vi quai bị.
- Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, có thể gây thành dịch nhỏ thường
giới hạn trong tập thể, trường học. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 - 9 tuổi,
hiếm gặp ở các trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
- Bệnh lây chủ yếu qua nước bọt bị nhiễm trùng văng ra ngoài khi trẻ
nói chuyện, ho, hắt hơi...-
- Bệnh lây 6 ngày trước khi viêm tuyến mang tai, kéo dài 2 tuần sau khi
sống tuyến mang tai.
- Bệnh gây miễn dịch bền vững (dù có hay không có triệu chứng lâm
sàng); kháng thể của mẹ có thể bảo vệ cho con sáu tháng đầu
III. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH
1. Thời kì ủ bệnh
Từ 14 - 24 ngày, trung bình 17 - 18 ngày, thời kì này không có triệu
chứng lâm sàng.
2. Thời kì khởi phát
Đột ngột với các triệu chứng (có khi có hoặc không):
- Suy nhược, kém ăn, khó chịu, trẻ quấy khóc.
- Sốt nhẹ, không kèm lạnh run.
- Đau họng và đau góc hàm.
- Đau 3 điểm Rillet - Barther: mỏm chùm, khớp thái dương hàm, góc
hàm dưới.
- Sau đó tuyến mang tai to dần và đau nhức.
3. Thời kì toàn phát
- Tuyến mang tai sưng to (70%) và đau nhức một bên, cao điểm 1 tuần
sau đó nhỏ lại.
- Tuyến sưng lan ra vùng trước tai, mỏm chùm, lan đến cung dưới
xương gò má lan xuống dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm, da trên tuyến
đỏ.
- Vài trường hợp, tuyến dưới hàm và cảm sưng to, có khi lan ra trước
ngực gây phù trước xương ức.
- Các triệu chứng đi kèm, sốt 38 - 39o
c, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó
nói, đau họng, khó chịu và đau nhiều khi nhai, hoặc uống nước có vị chua.
- Thăm khám (họng):
+ Stenon sưng đỏ có khi có giả mạc.
+ Hạch trước tai, góc hàm to và đau.
4. Thời kì hồi phục
Sau một tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, các triệu chứng
đau họng, khó nuốt giảm và từ từ khỏi hẳn.
III. BIẾN CHỨNG
1. Viêm não–
- Viêm màng não: xảy ra 10 - 35% trường hợp xuất màng não hiện 3 -
10 ngày sau khi viêm tuyến mang tai.
- Viêm não: hiếm (0,5%), xảy ra đồng thời hoặc sau khi viêm tuyến
mang tai.
2. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
Có thể gặp ở thanh thiếu niên sau tuổi dậy thì với tỉ lệ 20 - 30%.
3. Viêm buồng trứng
7% sau tuổi dậy thì.
4. Vô sinh
Hiếm khi vô sinh thực sự.
5. Các cơ quan khác
Viêm tuy cấp, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp bán cáp, viêm tuyến lệ,
viêm khí, phế quản, viêm phổi, viêm khớp.
Quai bị và thai nghén: nếu nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu có khả năng
dị dạng thai, sẩy thai.
Mắc bệnh trong 3 tháng cuối có thể tăng khả năng chết lưu hoặc sinh
non.
IV. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
1 Chẩn đoán
Dựa vào 3 yếu tố:
- Trẻ chưa mắc bệnh lần nào.
- Có tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị 2 - 3 tuần trước.
- Có triệu chứng lầm sàng như mô tả ở trên, cận lâm sàng.
2. Điều trị
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chỉ điều trị triệu chứng và ngăn cản các
biến chứng.
- Chăm sóc răng miệng.
- Chế độ ăn: lỏng dễ tiêu, giàu năng lượng.
- Chế độ nghỉ ngơi, đắp ấm vùng tuyến sưng.
- Hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm.
- Dùng kháng sinh, kháng viêm khi có biến chứng.
VI. PHÒNG NGỪA
1. Phát hiện sớm và cách li kịp thời tránh lây lan
2. Miễn dịch chủ động: chủng ngừa quai bị.
Có kết quả với thuốc chủng siêu vi sống giảm độc lực, an toàn, không
gây sốt, tạo kháng thể cao, bảo vệ 75 - 95%, kháng thể bảo vệ tồn tại ít nhất
10 năm, không tương tác với văcxin sởi, thuỷ đậu, Rubella được chích cùng
lúc.
* Chú ý: Không dùng văcxin cho người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai.
Sau khi chích ngừa có thể có các tác dụng phụ như:. viêm tuyến mang
tai, hiếm và nhẹ, sốt, buồn nôn, sẩn đỏ thân và đầu chi do đó người chăm sóc
trẻ cần làm theo hướng dẫn, lời dặn của thầy thuốc.
3. Miễn dịch thụ động: Globuline miễn dịch chẳng quai bị 24,5ml tiêm bắp
cho người tiếp xúc.
4. Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ: biết nuôi con bằng sữa mẹ, dinh
dưỡng hợp lí nâng cao sức đề kháng của cơ thể trễ.
5. Vệ sinh cá nhân: răng miệng, tai mũi họng cho bé, vệ sinh đồ dùng, đồ
chơi và thực hiện tốt các chế độ vệ sinh trường lớp, môi trường.
6. Kết hợp giữa gia đình, nhà trường, y tế và giáo dục để phòng bệnh tất
cho trẻ: tuyên truyền, giáo dục cho gia đình phụ huynh hiểu biết về bệnh và
dịch bệnh cùng các biện pháp phòng tránh.
@ KẾT LUẬN
* Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi gây ra. Đặc trưng
bởi: sưng và đau tuyến nước bọt (chủ yếu là tuyến tai), đôi khi kéo theo viêm
tuyển sinh dục, viêm màng não, và một số cơ quan khác. Do vậy cần chủng
ngừa cho bé và hiểu biết về bệnh để phòng bệnh tốt hơn.
@ BÀI TẬP
1. Trình bày các biến chứng của bệnh và đề ra các biện pháp phòng
bệnh sởi cho trẻ em.
2. Trong các biện pháp phòng bệnh trên, biện pháp nào là biện pháp
phòng bệnh đặc hiệu nhất? Giải thích tại sao?
@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1 Bệnh quai bị do tác nhân nào gây ra?
A. Vi khuẩn.
B. Virus.
C. Vi nấm.
D. Kí sinh trùng.
2. Sau khi bờ quai bị, người bệnh có miễn dịch với bệnh trong bao lâu?
A. 1 tháng.
B. 1 năm.
C. 3 năm.
D. Suốt đời.
3. Các triệu chứng sau đây gặp trong giai đoạn toàn phát trừ:
A. Sốt 39o
c.
B. Nổi hạch trước tai và góc hàm.
C. Tuyến mang tai sưng to và đau.
D. sờ mang tai thấy nóng.
4. Các đặc điểm sau đây có ở các biến chứng viêm tinh hoàn trừ:
A. Thường gặp ở thanh niên sau tuổi dậy thì.
B. Sốt cao ớn lạnh.
C. Nóng đỏ, sưng đau 2 tinh hoàn.
D. Rất ít bệnh nhân vô sinh.
5. Văcxin quai bị có khả năng bảo vệ cơ thể ít nhất trong lâu?
A. 6 tháng.
B. 1 năm.
C. 5 năm.
D. 10 năm.
@ TÌM ĐỌC
1. Trường Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh truyền nhiễm, NXB Y học
TP.
HCM, 1997, trang 277 - 287.
2. www.khoa.net/benhnhi/quaibi
Bài 8: BỆNH UỐN VÁN
Bài học này sẽ giúp bạn:
- Hiểu nguyên nhân, ngõ vào và các biểu hiện của bệnh.
- Trình bày được các lịch tiêm chủng phòng bệnh uốn ván cho các đối
tượng
- Trình bày được cách xử trí vết thương và hướng xử trí.
- Liệt kê được các biện pháp phòng bệnh và ứng dụng vào việc phòng
bệnh cho trẻ.
I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do Clostridium tetani
gây nên. Trực khuẩn sinh sản ngay tại ngõ vào, tiết ra độc tố, làm tổn thương
các nơron vận động của thần kinh trung tâm gây ra co cứng cơ và co giật
toàn thân, bệnh diễn tiến nặng, tử vong còn cao, bệnh không gây miễn dịch
nên khi khỏi bệnh phải tiêm phòng để tránh tái phát.
Uốn ván ở trẻ em rất nặng, tỉ lệ tử vong ở trẻ em cao từ 20 - 40%, ở trẻ
sơ sinh (uốn ván rốn) khoảng 70 - 90%.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐUỜNG LÂY
1. Nguyên nhân
- Do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây nên, Clostridium tetanl
là trực khuẩn giam (+), kích thước 4x10x0,4 - 0,6um có lông quanh thân, di
động tương đối trong môi trường yếm khí.
- Trực khuẩn có thể tạo thành bào tử, bào tử uốn ván, có sức đề kháng
cao, chịu sức nóng đun sôi 3 - 4 giờ, tồn tại được rất nhiều giờ trong dung
dịch sát trùng như phenol 5%, formalin 3% (10 giờ trong dung dịch phenol 5%
và 24 giờ trong dung dịch formalin 3%).
Trong đất khô, thiếu ánh sáng và không khí, bào tử có thể sống đến
nhiều năm. Muốn diệt được bào tử phải đun sôi thật sôi ít nhất 4 giờ hay hấp
ướt 121% trong 12 phút, bào tử hiện diện trong đất có nhiều phân, đôi khi
cũng tìm thấy trong bụi.
2. Đường lây bằng ngõ vào
Vi khuẩn, nha bào uốn ván nhiễm vào cơ thể qua vết thương. Khả năng
phát bệnh uốn ván phụ thuộc vào những yếu tố thuận lợi như chấn thương
nặng, chảy máu, hoại tử mô và vật lạ, khiến phản ứng ôxi hoá khử tại chỗ hạ
thấp làm cho nha bào dễ dàng nẩy mầm và từ đó vi khuẩn nhân lên trong mô,
sau thời kì tăng trưởng nhanh, vi khuẩn tiết ra Tetanospasmin, Tetanospasmin
này gắn vào thụ thể và lan theo đường thần kinh bằng cách truyền ngược
theo khớp nối thần kinh - cơ đến tế bào sừng trước tuỷ sống rồi tới não. Độc
tố uốn ván phong toả các nơron ức chế điều khiển sự tạo xung vận động gây
ra tình trạng co cứng cơ quá mức và gây co giật.
Đường lây chủ yếu bằng ngõ vào:
2.1. Vết thương da niêm: 78,96%
- Do xây xước, tai nạn (khi chơi, lao động, phỏng, dẫm phải đinh rỉ sắt,
mảnh chai...
- Do tiêm chích không vô trùng, chảy mủ tai, cuống rốn ở trẻ sơ sinh do
không biết chăm sóc vệ sinh tốt. Thường là những vết thương bẩn, dập nát
ngóc ngách.
2.2. Tổn thương da niêm trường diễn: 1,5%, chăm, loét hoại tử da, ghẻ lở,
viêm tai giữa, viêm da...
2.3. Vết thương phẫu thuật không đảm bảo vô trùng: Bản khoa, chi dưới
gãy xương hở...
2.4. Nao phá thai phạm pháp (61%) và đỡ đẻ không vô trùng (25%), hoặc
không tìm thấy ngõ vào: tỉ lệ khoảng 10% - 12%.
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Thời kì ủ bệnh
Là thời gian từ lúc bị thương đến lúc xuất hiện triệu Ià chứng đầu tiên,
trung bình 7 - 14 ngày, ngắn nhất 48 - 72 giờ, thời kì này càng ngắn bệnh
càng nặng, hoàn toàn không có triệu chứng ngoài dấu hiệu viêm tấy vết
thương nhiễm trùng nếu có.
2. Thời kì khởi phát
Là thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến lúc xuất hiện các triệu
chứng co thắt hay co giật, trung bình 2 - 5 ngày.
Bệnh nhân mệt, nhức đầu, mất ngủ, đột nhiên thấy mỏi hàm, khó nói,
khó nuốt, nuốt vướng, uống nước sặc, dần dần không hạ rộng được, thăm
khám sẽ thấy:
- Cơ nhai co cứng, nổi rõ khi cử động.
- Dùng đè lưỡi cố mở rộng miệng ra thì 2 hàm răng càng khít chặt lại.
- Không tìm thấy điểm đau rõ rệt ở vùng quai hàm.
- Mọi cố gắng nhai nuốt thức ăn mềm đều làm cho các cơ mặt co lại
3. Thời kì toàn phát
Cứng hàm, cứng gáy, nét mặt cười nhăn.
- Co giật cứng toàn thân hoặc tự nhiên hoặc do kích động bởi tiếng
động, va chạm, ánh sáng. Đáng sợ nhất là những cơn co thắt hầu, họng gây
khó nuốt và co thắt thanh quản gây tím tái, ngạt thở, ngừng thở.
- Cơn co giật điển hình: lưng cong, hai tay co quắp, hai chân duỗi
thẳng, răng cắn chặt, mặt nhăn nhó vẻ đau đớn.
- Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo và không sốt cao.
- Cơn co giật nặng có thể đưa đến ngưng thở.
* Uốn ván rốn (uốn ván sơ sinh)
Thời gian nung bệnh từ 3 - 5 ngày (tối đa không quá 28 ngày). Biểu
hiện: trẻ bỏ bú, mắt nhắm, khóc không ra tiếng, rồi không khóc, bụng co cứng
bàn tay nắm chặt, chân co cứng. Trẻ thường sốt cao, co giật nhiều, khiến khó
thở, tím tái, thỉnh thoảng có những cơn ngừng thở.
Nếu bệnh tiến triển tốt thì trẻ mở mắt, ngủ được, khóc to dần, hết sốt,
hết co giật, tỉ lệ tử vong do uốn ván rốn còn cao 70 - 80% do suy hô hấp, bội
nhiễm, suy dinh dưỡng...
III. ĐIỀU TRỊ
Nên đưa bé tới bệnh viện chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị.
1. Chăm sóc
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị uốn ván.
- Phòng chăm sóc bệnh nhân phải riêng biệt, đảm bảo yên tĩnh, không
tiếng động, ánh sáng dịu.
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, bù nước và điện giải thích hợp, thức ăn
thường là súp, sữa...
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, hút đàm nhớt thường xuyên, xoay trở mỗi
4 giờ để tránh loét.
2. Xử trí vết thương (nếu có)
- Rửa vết thương: bằng ôxi già, để hở.
- Cắt lọc mở rộng, phá bỏ ngóc ngách.
IV. PHÒNG BỆNH
1. Phòng bệnh
Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng văcxin giải độc tố uốn ván
(Tetanus toxid), phối hợp với giải độc tố bạch hầu và văcxin ho gà. Văcxin tam
liên DPT ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván được tiêm phòng sớm cho trẻ tuổi
nhũ nhi khi bé tròn 2 tháng tuổi, 3 - 4 tháng tuổi, củng cố khi bé 12 - 24 tháng
và lập lại lúc bé 5 tuổi.
- Liều duy trì cần nhắc lại sau mỗi 10 năm. Hiện nay việc phòng uốn
ván còn được tập trung vào phụ nữ mang thai, văcxin được tiêm vào tháng
thứ 5, 6 của thai kì để giảm tỉ lệ mắc bệnh uốn ván sơ sinh. ở Việt Nam, năm
2002 đã công bố thanh toán được bệnh uốn ván sơ sinh.
Đối với người tiêm phòng đủ bị vết thương hở thì được tiêm giải độc tố
nếu vết thương sạch và trong 10 năm trở lại chưa tiêm phòng duy trì. Nếu vết
thương bẩn gần trung tâm thần kinh và trong vòng 5 năm chưa tiêm liều duy
trì phải tiêm kháng độc tố uốn ván với văcxin uốn ván.
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non

More Related Content

What's hot

ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔIĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔISoM
 
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔIDINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔISoM
 
33 Học thuyết gốc tự do
33 Học thuyết gốc tự do33 Học thuyết gốc tự do
33 Học thuyết gốc tự dohhtpcn
 
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Thanh Truc Dao
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Nguyễn Bá Quý
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...Chau Duong
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-posterBảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-posterKham Sang
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMSoM
 
Tiet 8 sản xuất enzym 1
Tiet 8 sản xuất enzym 1Tiet 8 sản xuất enzym 1
Tiet 8 sản xuất enzym 1Chu Kien
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3nataliej4
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Dam Van Tien
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênbongbien
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệunguoitinhmenyeu
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa VinhPhản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa VinhTBFTTH
 
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)SoM
 

What's hot (20)

ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔIĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
 
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔIDINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
 
Casein
CaseinCasein
Casein
 
19 BÀI TẬP ĐỌC CHO BÉ LỚP 1
19 BÀI TẬP ĐỌC CHO BÉ LỚP 119 BÀI TẬP ĐỌC CHO BÉ LỚP 1
19 BÀI TẬP ĐỌC CHO BÉ LỚP 1
 
33 Học thuyết gốc tự do
33 Học thuyết gốc tự do33 Học thuyết gốc tự do
33 Học thuyết gốc tự do
 
Thực tập sinh lý i
Thực tập sinh lý iThực tập sinh lý i
Thực tập sinh lý i
 
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-posterBảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
 
Tiet 8 sản xuất enzym 1
Tiet 8 sản xuất enzym 1Tiet 8 sản xuất enzym 1
Tiet 8 sản xuất enzym 1
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
 
Phố cổ hội an
Phố cổ hội anPhố cổ hội an
Phố cổ hội an
 
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa VinhPhản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
 
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
 

Similar to Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non

SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSnataliej4
 
Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe nataliej4
 
Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram camforeman
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emforeman
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Bùi Quang Xuân
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnforeman
 
Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckhguesta60ae
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienforeman
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoiforeman
 
Nao pha thai
Nao pha thaiNao pha thai
Nao pha thaiforeman
 
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Giaforeman
 
Sach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa HoiSach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa Hoiforeman
 
Trelaodong
TrelaodongTrelaodong
Trelaodongforeman
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...nataliej4
 
Hoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho troHoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho troforeman
 
Thoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkThoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkKhoa Dương
 

Similar to Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non (20)

SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
 
Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe
 
Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram cam
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
HDJHJ
HDJHJHDJHJ
HDJHJ
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 
Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
 
Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckh
 
Quy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung KhoanQuy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung Khoan
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
Nao pha thai
Nao pha thaiNao pha thai
Nao pha thai
 
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
 
Sach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa HoiSach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa Hoi
 
Trelaodong
TrelaodongTrelaodong
Trelaodong
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
 
Hoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho troHoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho tro
 
Thoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkThoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung Ok
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 

Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non

  • 1. GIÁO TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON GIÁO TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON Tác giả: Phạm Thị Nhuận LỜI NÓI ĐẦU Với mong muốn giúp đỡ các anh chị sinh viên của các trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo học tập đạt kết quả tốt hơn theo phương pháp giảng dạy, học tập mới trong nhà trường, chúng tôi đã biên soạn cuốn tài liệu “Giáo trình phòng bệnh cho trẻ mầm non” Tài liệu này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một số bệnh truyền nhiễm là bệnh thường gặp ở trẻ em và những biện pháp phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ; hình thành bước đầu một số kĩ năng cất thiết cho sinh viên trong việc sớm phát hiện một số bệnh thường gặp ở trẻ, phòng tránh, xử lí kịp thời một số tai nạn tuyến đầu. Tài liệu sẽ giúp sinh viên sau khi ra trường có thể áp dụng để nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tốt hơn với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng tai nạn hơn xử trí tai nạn”. Mỗi bài học là một đơn vị kiến thức trọn vẹn, được bắt đầu bằng những mục tiêu cần đạt. Bạn đọc có thể căn cứ vào mục tiêu bài học để tự mình đánh giá kết quả học tập của bản thân sau mỗi bài học. Sau mục tiêu là phần nội dung cơ bản của bài học, tại đây bạn sẽ được cung cấp những thông tin cần thiết. Trong quá trình đọc, bạn sẽ gặp biểu tượng Hoạt động dành cho bạn với những bài tập nhỏ sẽ giúp bạn đồng hành cùng tác giả từng bước đi tới mục tiêu của bài. Biểu tượng Hồi tưởng yêu cầu bạn nhớ lại những tri thức mà bạn đã học.
  • 2. Phần Có thể bạn chưa biết sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích. Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với nội dung xoay quanh các kiến thức trọng tâm của bài học giúp bạn nhớ lại bài học. Cuối mỗi bài có phần Kết luận giúp bạn củng cố lại bài học. Trong mục Tìm đọc tác giả giới thiệu một số tài liệu liên quan đến bài học mà bạn nên tìm đọc thêm. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình biên soạn nhưng chắc không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đáng góp của các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên sư phạm mầm non để giúp cho việc tiếp tục nâng cao chất lượng giáo trình. Xin chân thành cảm ơn. MỤC TIÊU CỦA GIÁO TRÌNH Sau khi làm việc với tài liệu này, người học sẽ: Hiểu được những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, biểu hiện, tác hại, các biện pháp phòng bệnh, phòng tránh các tai nạn thường gặp ở trẻ. Nắm vững cơ sở lí luận, phương pháp giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho trẻ một cách có hệ thống, khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Hình thành cho sinh viên một số kĩ năng phát hiện và xử trí ban đầu các bệnh, tai nạn thường gặp và biện pháp phòng tránh. Sinh viên có khả năng thực hiện những kỹ năng thực hành trong việc tổ chức chăm sóc và giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non. Đồng thời bồi dưỡng năng lực tự học của người học và có ý thức trách nhiệm trong công tác giáo đục và chăm sóc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ. Cụ thể là: 1. Chứng minh được các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh, tai nạn cho trẻ tại trường mầm non và từ đó đề ra các biện pháp phòng chống. 2. So sánh các đường truyền bệnh, các biện pháp phòng bệnh và vận dụng vào việc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non.
  • 3. 3. Vận dụng được những kiến thức đã học, viết bài tuyên truyền về công tác phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non. 4. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức và kĩ năng đã học vào việc vệ sinh chăm sóc và phòng bệnh, phòng tránh tai nạn, phát hiện bệnh sớm và xử trí kịp thời tai nạn thường gặp ở trẻ tại trường mầm non. 5. Phát hiện sớm và xử trí kịp thời một số cấp cứu và các bệnh thường gặp 6. Có ý thức tự giác thực hiện các khâu vệ sinh trường lớp và thực hành tốt các kĩ năng chăm sóc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non. 7. Yêu nghề, yêu trẻ, có thái độ tốt đối với trẻ, bình tĩnh, tự tin, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức và kĩ năng chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Chương 1: CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM MỤC TIÊU * Sau khi nghiên cứu, làm việc với tài liệu này, bạn sẽ trang bị cho mình khả năng: 1. Trình bày được, nguyên nhân, đường lây của các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em như bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, sởi, lao phổi, bệnh thuỷ đậu, quai bị viêm gan siêu vi trùng, viêm não Nhật Bản B. 2. Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình qua các thời kì của các bệnh truyền nhiễm thường gặp trên. 3. Kể được các biến chứng của các bệnh truyền nhiễm thường gặp. 4. Trình bày được các biện pháp phòng các bệnh truyền nhiễm thường gặp đó
  • 4. 5. So sánh các biện pháp phòng bệnh cửa các bệnh truyền nhiễm đó và ứng dụng vào việc phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non. 6. Biết cách chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện sớm và xử trí kịp thời, phòng tránh các bệnh, tai nạn thường gặp ở trẻ. Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRẺ EM * Bài học này sẽ giúp bạn: 1. Trình bày được những khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ em: 2. Liệt kê đúng và đủ 11 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ, và phân tích được các nội dung đó, ứng dụng vào việc chăm sóc phòng bệnh cho trẻ. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Sức khoẻ Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa: "Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải thuần tuý chỉ là tình trạng không có bệnh tật". 2. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là tổ chức chăm sóc trẻ ngay tại gia đình, trường mầm non và nơi nuôi dạy trẻ. Nhiệm vụ của chăm sóc sức khoẻ ban đầu là phòng bệnh hơn chữa bệnh, phát hiện bệnh sớm, xử trí kịp thời, giảm tỉ lệ mắc bệnh, giảm tình trạng bệnh nặng, giảm tỉ lệ chi phí và giảm tỉ lệ tử vong, giáo dục cộng đồng phòng chống bệnh tốt. II. CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU Ở TRẺ 1. Mục đích
  • 5. Năm 1978, hội nghị chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Alma - Ata đã đề ra nhiều biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân trên hành tinh này. Đến năm 2000, mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ tốt cả về thể chất, tinh thần và xã hội, nhất là đối với trẻ em. Như vậy tính đến nay đã 28 nắm nếu chúng ta không biết được nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ thì chính chúng ta đã bị tụt hậu gần 30 năm. 2. Nội dung cụ thể đối với các bà mẹ trực tiếp nuôi con mình Đây là mục quan trọng hàng đầu và rất cần thiết, thể đối với các nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Làm thế nào để mỗi bà mẹ trực tiếp người biết cách tự bảo vệ sức khoẻ của mình, riêng đối nuôi con mình với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cần giáo dục người mẹ, giáo viện mầm non biết cách phát hiện bệnh suy dinh dưỡng, biết điều trị một số bệnh cho con tại nhà và biết nuôi con đúng kĩ thuật. Nội dung giáo dục kiến thức y tế cho các bà mẹ bao gồm 11 mục trong đó có 8 mục chính theo thứ tự GOBIFFFAA sau: * G (Growth-chart): Biết theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng: cân, đo trẻ hàng tháng nhằm kịp thời phát hiện và điếu trị sớm suy dinh dưỡng tại nhà. * O (Oralrehydration solution): Biết điều trị bệnh tiêu chảy sớm bằng dung dịch ORS, hoặc dung dịch muối đường thay thế, sớm ngăn chặn tử vong do bệnh tiêu chảy. * B (Breast Feeding): Biết nuôi con bằng sữa mẹ. * I (Immunization): Biết đưa con đi chủng ngừa đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng hiện nay, bao gồm 7 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan siêu vi B). * F (Food-suplement): Biết cho con ăn dặm đúng, biết cho con ăn bổ sung ngoài sữa mẹ, biết chế biến thức ăn từ những thực phẩm địa phương.
  • 6. * F (Female Education): Biết cách giáo dục và nuôi dưỡng trẻ theo khoa học. * F (Famili Planning): Biết sinh đẻ có kế hoạch. * A (Acuterespiratory Infection - ARI): Biết phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp. * A (Vitamin A): Phòng chống bệnh khô mắt. Đối với Việt Nam, qua kinh nghiệm công tác tuyên truyền giáo dục trong thời gian qua, cần bổ sung 3 mục sau:. * Tránh một số tập quán sai lầm gây hại đến sức khoẻ * Biết bảo vệ bào thai bằng cách theo dõi sự phát triển của thai nhi qua khám thai định kì, theo dõi cân nặng của sản phụ, uống viên sắt chủng ngừa uốn ván, dinh dưỡng hợp lí cho mẹ mang thai. * Biết phát hiện và phòng một số bệnh thông thường: như suy dinh dưỡng, viêm họng, tiêu chảy... 3. Những tập quán sai lầm có hại đến sức khoẻ trẻ Các bà mẹ Việt Nam, đa số người Kinh cũng như người dân tộc do nuôi con theo kinh nghiệm nên vẫn giữ một số tập quán có hại đến sức khoẻ trẻ em. Xoá bỏ tập quán này là khâu quan trọng trong công tác giáo dục nuôi con theo khoa học. Một số tập quán sai lầm thường gặp sau: 1. Sau khi sinh, tránh gió, tránh ra ngoài từ 1 - 4 tháng, kiêng nước, không tắm rửa cho cả hai mẹ con. Kiêng nắng, nằm trong buồng kín, làm cho cả mẹ và con bị thiếu Vitamin D, làm cho mẹ bị nhức xương, hư răng, tê nhức các đầu chi, làm cho trẻ bị còi xương sớm, nhiễm trùng rốn... 2. Sau khi sinh, người mẹ mất máu nhiều nên cảm thấy lạnh vì vậy bà mẹ hay nằm than, ăn các chất nóng như gừng, tiêu, muối mặn, uống rượu bổ. Chính những chất này làm cản trở sự tiết sữa của mẹ, mà không cải thiện được cảm giác lạnh. Bếp lửa hồng và gừng, tiêu muối mặn làm sao cung cấp
  • 7. đủ năng lượng như một bữa ăn đầy đủ các chất không kiêng cữ, chưa nói đến bếp lửa than hồng có thể làm cho lưng con bị hăm đỏ, bỏng và nhiễm trùng gây bệnh. 3. Sau khi bị bệnh, các bà mẹ không ăn rau và trái cây tươi kiêng trứng, cá, tôm, cua làm cho sữa mẹ không đủ chất. Cả hai mẹ con đểu dễ thiếu các các chất dinh dưỡng cần thiết và vitamin. 4. Dù trẻ mắc bệnh gì mẹ cũng kiêng cữ không cho ăn những thức ăn giàu năng lượng như: dầu mỡ, thịt, trứng, cá, sữa... và cuối cùng dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng nếu bệnh kéo dài. Điển hình là biến chứng suy dinh dưỡng và thiếu Vitamin A sau sởi, ho gà, tiêu chảy. 5. Thói quen cạo gió, cắt lễ mỗi khi trẻ bị bệnh làm cho trẻ bị đau, dễ gây xuất huyết, và nhiễm trùng như viêm gan siêu vi B, siêu vi C, uốn ván HIV/AIDS... 6. Khi trẻ sốt cao, sờ thấy tay chán trẻ lạnh mẹ thường ủ ấm cho trẻ làm cho trẻ càng có nguy cơ làm kinh do sốt cao. 7. Đối với các bà mẹ người dân tộc ở vùng sâu, vùng cao, do còn mê tín dị đoan, nên hay trị bệnh cho con bằng cúng vái hoặc có một số tập quán sai lầm như sau: không đẻ con ở trạm y tế thậm chí không đẻ ở nhà mà còn đẻ ở bìa rừng, bờ suối nên con dễ bị uốn ván rốn hoặc nhiễm trùng hô hấp sau khi sinh. Sinh xong cả mẹ lẫn con đều xuống suối tắm nên dễ làm cho trẻ chết vì nhiễm lạnh. Sau khi sinh mẹ phải uống 3 tô nước muối mặn và ăn cơm với muối. Sau sinh 1 tuần mẹ địu con đi làm rẫy nên trẻ bị nhiễm lạnh và mẹ để bị sa dạ con (tử cung). Mẹ không biết chế biến thức ăn, ăn dặm cho trẻ như bột, cháo... nên mặc dù trẻ được bú mẹ đầy đủ và kéo dài nhưng trẻ vẫn suy dinh dưỡng do ăn còn quá sớm.
  • 8. 3. Chương trình quốc gia dành cho trẻ em Để giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em, hiện nay Bộ Y tế đã đưa vào hoạt động 7 chương trình quốc gia có sự trợ giúp của tổ chức y tế thế giới theo thứ tự sau:. * Chương trình tiêm chủng mở rộng. * Chương trình phòng thấp. * Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng. * Chương trình phòng chống tiêu chảy. * Chương trình phòng chống nhiễm trùng hô hấp cấp. * Chương trình phòng chống bệnh khô mắt. * Chương trình lồng ghép. @ KẾT LUẬN Để hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em, bên cạnh công tác phát hiện sớm, điều trị sớm, kịp thời và đầy đủ, công tác phòng bệnh rất quan trọng và có tác dụng rất lớn. Chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ trẻ em, ngay từ khi còn trong bụng mẹ và sau này, ở các lứa tuổi: sơ sinh, nhũ nhi, nhà trẻ, mẫu giáo và học đường. Muốn thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho trẻ phải có sự tham gia của các bà mẹ, giáo viên mầm non. Vì vậy giáo dục kiến thức y tế cho các bà mẹ, giáo viên mầm non là rất cần thiết và cần nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Muốn được như vậy, phải có sự hỗ trợ của cán bộ y tế Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên, đoàn thể, phụ nữ, thanh niên, phụ huynh... nội dung giáo dục phải có trọng tâm trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ gồm 9 nội dung chính của y tế thế giới GOBIFFFAA. Trong đó nhấn mạnh đến nội dung sinh đẻ có kế hoạch và ba nội dung bổ sung, dựa vào thực tế của Việt Nam: tránh một số tập quán sai lầm, bảo vệ bào thai, biết cách phòng và phát hiện một số bệnh thông thường.
  • 9. @ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 1. Tỉ lệ tử vong cao nhất ở lứa tuổi nào? A. Sơ sinh. B. Nhũ nhi. C. Mẫu giáo D. Học đường. 2. ở thời kì nhà trẻ và mẫu giáo, trẻ hay mắc bệnh gì? A. Cao huyết áp. B. Thấp tim. C. Viêm thận D. Suy dinh dưỡng. 3. Nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu là: A. Biết đưa con đi chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bắt buộc hiện nay. B. Biết điều trị tiêu chảy bằng dung dịch muối, đường. C. Biết nuôi con bằng sữa mẹ, biết cho con ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. D. Tất cả đều đúng. 4. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là tổ chức chăm sóc trẻ ngay tại tuyến cơ sở sau, ngoại trừ: A. Chăm sóc tại nhà. B. Chăm sóc tại trường mầm non. C. Tại phòng khám bệnh viện huyện. D. Tại phòng khám trường học.
  • 10. 5. Cho đến nay mọi người trên Trái Đất nhất là trẻ em phải được chăm sóc tốt về: A. Thể chất. B. Xã hội. C. Tinh thần D. Tất cả đều đúng. @ TÌM ĐỌC 1. Bộ Y tế, xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, NXB Y học TP. HCM, 2003, trang 27 - 33. 2. GS. TSKH Lê Nam Trà, Bài giảng Nhi khoa tập I, NXB Y học, 2006, trang 107 - 113. 3. Primary child care, A manual for health workers, 1983. Bài 2: BỆNH BẠCH HẦU * Bài học này sẽ giúp bạn: - Liệt kê đủ các nguyên nhân, đường lây, triệu chứng lâm sàng của bệnh bạch hầu. - Kể đúng và đủ các biến chứng của bệnh bạch hầu. - Trình bày được các biện pháp phòng bệnh. - Phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi trẻ bị bệnh. I. ĐẠI CƯƠNG Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng khu trú ở niêm mạc đôi khi ở da, do vi trùng Corynebacterium Diphtheriae gây ra. Đặc điểm lâm sàng là giả mạc (màng giả) xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng, phần lớn trường hợp nằm ở đường
  • 11. hô hấp trên. Bệnh có thể xảy ra thành dịch, tử vong và biến chứng cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. * Hồi tưởng: Hãy nhớ và ghi lại biểu hiện của bé bị bệnh bạch hầu, nguyên nhân, đường lây, biến chứng và các biện pháp phòng ngừa. II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY 1. Nguyên nhân Do vi trùng Corynebacterium diphtheriae là một trực trùng gram (+) không sinh nha bào, không di động, có thể phình to một đầu giống hình dùi trống, hoặc phình to hai đầu giống hình quả tạ, trực khuẩn bạch hầu được tìm thấy trong giả mạc ở cổ họng của bệnh nhân và được Loeffler phân lập ra năm 1883 nên vi khuẩn này còn gọi là Klebs - Loemer. 2. Đường lây - Đường lây chủ yếu trực tiếp qua tiếp xúc với trẻ bệnh, bệnh nhân, hoặc người lành mang vi trùng. - Con đường gián tiếp qua vật dụng, đồ chơi trẻ em, thức ăn, sữa... - Phần lớn bệnh bạch hầu xảy ra ở lứa tuổi từ một đến chín tuổi và tỉ lệ mắc bệnh cao ở trẻ chưa chủng ngừa. - Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do các chất nhớt ở cổ họng có chứa vi trùng bạch hầu bị bắn văng ra ngoài khi trẻ bị bệnh, ho, nói chuyện, khóc. Tại nơi xâm nhập, trực khuẩn bạch hầu sinh sản và phát triển tiết ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố thấm qua niêm mạc và thấm sâu vào cơ thể gầy nhiễm khuẩn cấp tính và nhiễm độc toàn thân. Đôi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường kết mạc (bạch hầu mắt), da tổn thương (bạch hầu da), niêm mạc đường sinh dục. * Yếu tố thuận lợi cho dịch phát triển:
  • 12. - Trẻ chưa chủng ngừa. - Trẻ suy dinh dưỡng. - Đời sống kinh tế thấp kém. - Sống chen chúc, chật chội... - Trường mầm non và những nơi tập trung đông trẻ. III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (biểu hiện của bệnh) - Một người nào đó có vi trùng Corynebacterium diphtheriae trong đường hô hấp được gọi là người bệnh nếu họ có dấu hiệu lâm sàng, và được gọi là người lành mang vi trùng nếu họ không có dấu hiệu lâm sàng. - Triệu chứng lâm sàng của bệnh hạch hầu thay đổi tuỳ theo vị trí và độ nặng của nhiễm trùng tại chỗ, tuổi tác của bệnh nhân, các bệnh có từ trước hoặc các bệnh toàn thân xảy ra cùng lúc. 1. Thời kì ủ bệnh Từ 2 - 5 tháng thường chưa có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. 2. Thời kì khởi phát từ từ - Em bé sốt nhẹ 38 - 38,5 độ C, trẻ khóc, biếng ăn, da hơi xanh, sổ mũi 1 bên hoặc 2 bên. - Đau cổ họng, nuốt khó, amiđan sưng, đỏ. - Nôn ói, rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ (tiêu chảy). - Ho, khàn giọng, họng đỏ có thể thấy kém sáng hơn sau xuất hiện những chấm trắng nhỏ mọc trên mặt amiđan. - Hạch dưới hàm sưng to đau, vùng cổ họng sưng to bạnh ra. Nếu thấy các triệu chứng trên, đưa trẻ tới bệnh viện ngay để khám và ngoáy họng cấy tìm vi trùng. Cần cách li trẻ và theo dõi ngay thời điểm này.
  • 13. 3. Thời kì toàn phát Các triệu chứng ở thời kì toàn phát nặng hơn. - Xuất hiện giả mạc rõ điển hình khu trú 1 bên sau đó lan nhanh sang 2 bên amiđan hoặc có thể lan ra lưỡi gà và bít kín cả vòm hầu làm trẻ khó thở, nếu không điều trị và xử lí kịp thời trẻ có thể tử vong. Đặc điểm của giả mạc do bạch hầu: - Màu trắng ngà, trắng xám. - Dính chặt vào lớp thượng bì bên dưới. - Khó bóc tách, dễ chảy máu. - Có khuynh hướng phát triển và lan rộng rất nhanh, không tan trong nước. 4. Thời kì hồi phục Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sau 24 giờ các triệu chứng trên giảm dần. Trẻ khoẻ dần, tổng trạng khá hơn, ăn ngon hơn. * Hoạt động dành cho bạn: Thảo luận nhóm về nguyên nhân, đường lây, biểu hiện, tác hại và các biện pháp phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em. IV. BIẾN CHỨNG 1. Biến chứng do màng giả (giả mạc) lan rộng làm bít kín dường hô hấp - Tắc nghẽn đường hô hấp gây khó thở dẫn đến tử vong. - Viêm phế quản - phổi do màng giả tróc ra và rơi xuống. - Hình bên cho thấy bé phải mở khí quản do giả mạc làm bít kín đường hô hấp. 2. Biến chứng do ngoại độc tố bạch hầu 2.1. Biến chứng tim
  • 14. - Viêm cơ tim. - Rối loạn nhịp. tim. 2.2. Biến chứng thần kinh - Liệt vòm hầu: nói giọng mũi, uống sặc, không phồng má được. - Liệt chi - liệt nửa người. - Liệt cơ hoành, liệt cơ liên sườn dễ đưa đến suy hô hấp và dẫn đến tử vong. 3. Các biến chứng khác - Bội nhiễm phổi. - Xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu. - Phát ban dạng sởi.... V. ĐIỀU TRỊ Nên được theo dõi và điều trị tại bệnh viện. - Trung hoà chất độc càng sớm càng tết = (SAD) - Kháng sinh để diệt Corynbacterium diphtheriae: Penicilline G hoặc thay thế bằng Erythromycine 40 - 50 mglkg/24 giờ dùng liên tục từ 7 đến 14 ngày. - Chống tái phát, chống bội nhiễm. - Theo dõi, phát hiện và xử trí các biến chứng. - Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lí. VI. PHÒNG NGỪA 1. Điều trị và cách li người lành mang trùng
  • 15. Người lành mang vi trùng là nguồn lây quan trọng nhất, thông thường Corynebacterium diphtherae mất sau 2 - 4 tuần lễ nếu như dùng kháng sinh, kháng sinh thường dùng là Penicilline hoặc Erythromycine, dùng theo chỉ định của thầy thuốc. 2. Trẻ bị bệnh Cần phát hiện sớm và cách li kịp thời. Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh có thể mang vi khuẩn từ 2 - 6 tuần vì vậy cần cách li triệt để. Trẻ bị bệnh bạch hầu chỉ được xuất viện phải khỏi về lâm sàng và sau 2 lần ngoáy họng cấy tìm vi khuẩn đều có kết quả âm tính, mỗi lần cách nhau 2 - 7 ngày khi cấy cổ họng ít nhất 2 - 3 lần âm tính liên tiếp và chỉ nhận trẻ vào lớp khi có giấy xuất viện của bác sĩ điều trị. 3. Người tiếp xúc Khám bệnh theo lời khuyên của bác sĩ. Người tiếp xúc với bệnh bạch hầu đã có miễn dịch đầy đủ từ trước chỉ cần dùng một liều giải độc tố; Có thể phối hợp hoặc không với Procain: 600000đvlngày x 7 ngày hoặc Benzathine Penicilline: 600000đv tiêm bắp hoặc Erythromycine: 40 mg/kg/ngày x 7 - 10 ngày. Người tiếp xúc với bệnh bạch hầu, chưa có miễn dịch từ trước còn nhiều bàn cãi. Có thể dùng 3000 SAD tiêm bắp phối hợp hoặc không với kháng sinh. Nếu người tiếp xúc được theo dõi kĩ lưỡng thì khi nào xuất hiện triệu chứng bệnh mới dùng SAD, còn nếu không theo dõi được mỗi ngày có thể dùng ngay 10000 đơn vị SAD. 4. Chủng ngừa đúng lịch và đầy đủ * Khi trẻ 2 tháng tuổi chích mũi một. * Trẻ 3 tháng tuổi mũi hai. * Trẻ 4 tháng tuổi mũi ba. * Nhắc lại khi trẻ được 2 - 6 tuổi, văcxin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) một mũi ngừa được 3 bệnh có chung một lịch chủng ngừa. Thuốc ngừa
  • 16. được đóng ống O,5ml dùng để tiêm bắp và thường có thêm một số chất phụ dùng tăng tính sinh miễn dịch của thuốc. Sau khi bé chích ngừa về thường có phản ứng phụ như: sốt cao, co giật, quấn khóc, biếng ăn, tiêu chảy... do đó nên tuân thủ theo hướng dẫn và căn dặn của thầy thuốc. * Điều cần chú ý là bệnh nhân bị mắc bệnh bạch hầu có miễn dịch sau khi khỏi rất yếu do đó cần tiêm chủng để tạo miễn dịch chủ động ngăn ngừa mắc bệnh lại. Thông thường, tiêm nhắc lại với tác dụng cách khoảng 10 năm trong suốt cuộc đời. 5. Vệ sinh Vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, tai mũi họng, vệ sinh trường lớp... Vệ sinh cá nhân: giáo dục trẻ vệ sinh răng miệng, uống nước sau khi ăn, đánh răng, súc miệng bằng nước muối, vệ sinh mũi họng dùng thuốc sát trùng như nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí, Sunfarin... Vệ sinh trường lớp: trường lớp cần thực hiện đúng các quy chế vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, trường lớp sạch sẽ, khô ráo, sáng sủa. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi: không dùng chung chén, đũa, li, thìa. Đồ chơi phải được cọ rửa bằng xà bông và ngâm trong dung dịch sát khuẩn rồi phơi ra nắng. Mỗi trẻ có khăn riêng, khăn mặt cần thường xuyên được giặt sạch và phơi ra nắng hoặc được hấp triệt khuẩn. Vệ sinh môi trường sống tốt: nên trồng nhiều cây xanh để bảo vệ môi trường không khí, cây xanh có tác dụng che nắng, giảm bức xạ, hút, giữ bụi, lọc sạch không khí che chắn, hút tiếng ồn, và cung cấp ô xi và xử lí chất độc @ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Trực khuẩn bạch hầu đề kháng cao với các yếu tố lí hoá. Trong bụi, trong nước, trong đồ dùng, dụng cụ, chúng có thể sống được vài tuần, song vi khuẩn rất nhạy cảm với ánh sáng và điều kiện khô hanh. Vi khuẩn chết ở
  • 17. nhiệt độ 58 độ C trong 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong vài giờ, dung dịch phenol 1% trong 1 phút, vi khuẩn đề kháng với sulfamid, nhưng nhạy cảm với Penicillin và các kháng sinh phổ rộng, do đó bạn cần chú ý để phòng bệnh có hiệu quả hơn. @ KẾT LUẬN Bệnh bạch hầu là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em lây qua đường hô hấp do trực khuẩn Corynebarterium gây ra, bệnh diễn biến nhanh,nặng, dễ gây các biến chứng nguy hiểm và tử vong nhanh. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là chủng ngừa cho bé ngay từ khi bé tròn 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại theo sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn. @ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 1. Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu lấy qua đường nào? A. Đường tiêu hoá. B. Đường máu. C. Từ mẹ sang con. D. Đường hô hấp. 2. Tác nhân gây bệnh bạch hầu là: A. Trực khuẩn. B. Cầu khuẩn. C Xoắn khuẩn. D. Phẩy khuẩn. 3. Vi khuẩn bạch hầu xâm nhập cơ thể trẻ chủ yếu qua:
  • 18. A. Hô hấp trên. B. Niêm mạc sinh dục. C. Da. D. Kết mạc mắt. 4. Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu họng và amiđan là: A. Sốt. B. Đau cổ họng. C. Giả mạc. D. Tất cả đều đúng. 5. Các biện pháp phòng bệnh bạch hầu cho trẻ là: A. Chủng ngừa tạo miễn dịch chủ động nhân tạo. B. Phát hiện sớm và cách li trẻ bị bệnh kịp thời. C. Vệ sinh cá nhân, đồ dừng đồ chơi, trường lớp, môi trường không khí. D. Tất cá đều đúng. @ TÌM HỌC 1. Bộ môn nhiễm Trường Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh truyền nhiễm, NXB Y học, 1998. 2. GS. TS Bùi Đại, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học Hà Nội, 1999, trang 194 - 199. 3. Phòng bệnh trẻ em, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. Bài 3: BỆNH HO GÀ * Bài học này sẽ giúp bạn:
  • 19. - Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, đường lây của bệnh ho gà. - Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình qua các thời kì của bệnh ho gà. - Liệt kê được các biến chứng của bệnh ho gà. - Trình bày được các biện pháp phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non. - Biết cách xử trí ban đầu khi trẻ bệnh và cách chăm sóc. I. ĐẠI CUƠNG Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường - hô hấp do vi trùng Bordetella pertussis gây ra. Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh là cơn ho đặc biệt với nhiều biến chứng xảy ra. Mặc dù hiện nay nhờ có thuốc chủng ngừa tỉ lệ mắc bệnh giảm hẳn nhưng tử vong và biến chứng vẫn còn cao, nhất là ở lứa tuổi nhỏ. * Hồi tưởng: Bạn nhớ lại xem bạn đã biết bệnh ho gà chưa, hoặc có người thân bị bệnh không? 1. Nguyên nhân? 2. Đường lây? 3. Biểu hiện của bệnh? 4. Tác hại của bệnh ho gà đối với cơ thể trẻ em? 5. Biện pháp phòng bệnh? Cách xử trí? II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY 1. Nguyên nhân Bệnh ho gà do vi trùng Bordetella pertussis gây ra là chủ yếu. Vi trùng ho gà hình que hay còn gọi là trực - khuẩn ho gà.
  • 20. 2. Đường lây Bệnh ho gà rất hay lây, 70 - 100% lây qua các tiếp xúc trong gia đình, 25 - 50% lây ở trường học. Người là kí chủ duy nhất của Bordetella pertussis. Bordetella pertussis được truyền từ người bệnh sang người lành qua dịch tiết đường hô hấp: nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi, khi trẻ ho, khóc... Khả năng lây lan của bệnh cao, thay đổi từ 50 - 100%. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng hầu hết ở lứa tuổi 1 - 5 tuổi (tuổi nhà trẻ - mẫu giáo). Điều cần lưu ý là bệnh ho gà có thể xảy ra ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Trẻ càng nhỏ tử vong và biến chứng càng cao. III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Biểu hiện lâm sàng của bệnh ho gà rất thay đổi, triệu chứng mơ hồ không điển hình ở tuổi thanh thiếu niên và người lớn, biểu hiện trầm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng lâm sàng thay đổi theo từng thời kì. 1. Thời kì ủ bệnh Thời kì này thay đổi từ 5 - 20 ngày, trung bình từ 7 - 10 ngày và thường không có triệu chứng rõ rệt. 2. Thời kì khởi phát (còn gọi là thời kì viêm long đường hô hấp) Thời kì này kéo dài từ 1 - 2 tuần. Bệnh nhân sốt nhẹ mệt mỏi, chán ăn, chảy nước mũi, hắt hơi, khàn giọng, nuốt đau, họng hơi đỏ, chảy nước mắt, niêm mạc mắt xung huyết. Ho: thường ho khan, xuất hiện về đêm từng cơn ngắn sau đó dài hơn, nhiều hơn, rồi chuyển sang ban ngày, kèm theo cơn ho bệnh nhân ói nhiều đàm nhớt. - Đặc điểm nổi bật của cơn ho gà là không giảm với các loại thuốc giảm ho thông thường.
  • 21. - Ở giai đoạn này tổng thể trạng bệnh nhân còn tốt. 3. Thời kì toàn phát (thời kì cơn ho) Từ 2 - 4 tuần. - Triệu chứng điển hình của thời kì này là cơn ho đặc biệt với nhiều biến chứng. Cơn ho xuất hiện bất chợt lúc bé đang chơi, đang bú, hoặc xúc động như quấy khóc, sợ hãi... cơn ho bắt đầu một tràng dài rũ rượi 5 - 20 cái. Không tự kiềm chế được, tiếp theo là một tiếng hít sâu nghe "ót" như tiếng gà. Sau đó là những cơn ho khác nối Bệnh ho gà tiếp nhau cho đến khi bệnh nhân khạc ra một chất nhớt màu trắng giống như tròng trắng trứng, cơn ho mới ngừng hẳn, ho đêm nhiều hơn ngày. - Trong cơn ho, trẻ tím tái hoặc đỏ mặt, lưỡi thè ra tĩnh mạch cổ căng phồng, co rút lồng ngực, vẻ mặt bơ phờ mệt nhọc kéo dài khoảng 1/2 giờ, sau đó hồi phục dần dần. - Sau cơn ho, bệnh nhân có thể ói nhiều; sau cơn ho bé khoẻ. - Thăm khám: có thể thấy mi mắt phù nề, kết mạc mắt xung huyết. - Bệnh nhi không sốt trừ khi có bội nhiễm. - Giai đoạn này tổng trạng bệnh nhi suy sụp dần. * Chú ý: - Ở trẻ nhỏ cơn ho có thể không điển hình ói mửa đi kèm với cơn ho rất gợi ý đến bệnh ho gà mặc dù không kèm theo tiếng "ót" trong cơn ho. - Ở trẻ sơ sinh không có cơn ho điển hình hầu như chỉ tím tái và ngưng thở, đôi khi kéo dài. 4. Thời kì hồi phục Sau 3 - 4 tuần, cơn ho thưa dần, bệnh nhân ăn uống khá hơn, bớt nôn ói, tổng trạng phục hồi dần.
  • 22. IV. BIẾN CHỨNG Biến chứng thường gặp của bệnh ho gà là bội nhiễm về hậu quả của những cơn ho gây ra. 1. Biến chứng hô hấp - Nhiễm trùng đường hô hấp trên kèm viêm tai giữa. - Viêm phổi, viêm phế quản. - Xẹp phổi do đàm nhớt bít kín phế quản. - Dãn phế quản. - Tràn khí màng phổi do vỡ phế nang. 2. Biến chứng thần kinh - Viêm não - màng não. - Co giật do thiếu ô xi - sốt cao. - Chậm phát triển trí tuệ do cơn ho kéo dài gây thiếu - Mù mắt. 3. Biến chứng tiêu hoá - Ói mửa nặng kéo dài dẫn đến: SDD -> tiêu chảy. - Sa trực tràng, lồng ruột, thoát vị bẹn, thoát vị rốn. 4. Biến chứng - Xuất huyết võng mạc, xuất huyết kết mạc mắt. - Rối loạn nước điện giải do ói mửa nhiều, ăn uống không đầy đủ, sốt cao. * Thảo luận theo nhóm làm sáng tỏ nguyên nhân, đường lây, các biểu hiện chính của bệnh ho gà, tác hại, các biện pháp phòng bệnh và phân biệt ho gà ở trẻ mầm non và ở từ sơ sinh?
  • 23. V. ĐIỀU TRỊ - PHÒNG BỆNH 1. Điều trị (khám và điều trị tại bệnh viện) * Kháng sinh: Nhiều loại kháng sinh trị được bệnh và điều trị tại bệnh ho gà. Kháng sinh nên dùng ở giai đoạn sớm để rút viện) ngắn thời gian bệnh, tránh lây lan và giảm được biến chứng đáng kể. * Erythromycine: là kháng sinh được ưu chuộng nhất và độ nhạy cảm cao, ít độc tính, rẻ tiền và để sử dụng, liều lượng 40 - 50 mg/ngày chia làm 4 lần, tối đa 2g/ngày x 7 - 10 ngày. * Trimethoprim Sulfamethoxazole: Trimethoprim Sulfamethoxazole 48mg/kg/ngày. Thời gian sạch vi trùng sau khi sử dụng các kháng sinh trên khoảng 5 ngày; nhưng thời gian điều trị phải kéo dài 10 ngày để tránh tái phát. - Cho bé nằm nơi yên tĩnh tránh những yếu tố kích thích gây cơn ho. - Cho trẻ em ăn nhiều bữa, đầy đủ dinh dưỡng. ăn lỏng dễ tiêu, đủ lượng, đủ chất và cân đối các chất. - Cho uống nhiều nước, trái cây, sau cơn ho 15 phút nên cho ăn lại, mỗi lần nên ăn ít và ăn nhiều lần trong ngày để đỡ ói và tránh sặc do nôn, tránh thức ăn kích thích ho gây nôn ói. - Theo dõi sát hô hấp (nhịp thở...). - Vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ói, nhỏ thuốc mắt, tai để ngừa các biến chứng tai mũi, họng. - Vệ sinh da sạch sẽ, thay quần áo sau mỗi lần nôn ói làm bẩn. - Điều trị triệu chứng, an thần, hạ sốt nếu có. - Hô hấp nhân tạo nếu cần. 2. Phòng ngừa 2.1. Phòng ngừa chung - Phát hiện sớm, cách li trẻ kịp thời và điều trị triệt để
  • 24. - Cách li tại bệnh viện ít nhất 15 ngày. Trung bình 4 - 6 tuần, tí tưởng nhất là khi cấy vi trùng âm tính. - Người tiếp xúc nhưng không có miễn dịch sử dụng Erythromycine 40 - 50mg/kg/ngày x 14 ngày Đối với trẻ dưới 6 tuổi, bên cạnh cho uống Erythromycine, nên cho trẻ đi chủng ngừa. Chủng ngừa là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Thuốc chủng ngừa được sử dụng rộng rãi hiện nay làm bằng vi trùng ho gà chết toàn thân tế bào đạt hiệu quả 80 – 90% sau khi chủng. Hiện nay, loại thuốc này đang được sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới một năm tuổi tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Chương trình tiêm chủng mở rộng sử dụng văcxin ho gà kết hợp với văcxin bạch hầu (Diptheria) và văcxin uốn ván (Tetanus) thành văcxin DPT để tiêm cho bé. Tạo miễn dịch cơ bản với 3 mũi tiêm, mỗi mũi tiêm 0,5ml và cách nhau 1 tháng vào tháng thứ 2, 3, 4. Tiêm nhắc lại 2 tấn vào lúc 12 - 24 tháng và 4 - 6 tuổi. 2.2. Vệ sinh Vệ sinh cá nhân, súc miệng và chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường không khí. Giáo viên mầm non cần chấp hành tốt quy chế vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ. 2.3. Dinh dưỡng hợp lí theo từng lứa tuổi Biết nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm đúng, dinh dưỡng đầy đủ cân đối, hợp lí ngay cả khi bé bị bệnh nhằm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. @ KẾT LUẬN
  • 25. Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em lây chủ yếu qua đường hô hấp do trực khuẩn Bordertella pertussic gây ra, biểu hiện chính của bệnh là cơn ho đặc biệt với những biến chứng xảy ra. Mặc dù đã có vắcxin phòng bệnh nhưng tỉ lệ tử vong và biến chứng còn cao do đó cần hiểu biết về bệnh này và phòng bệnh. @ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 1. Vi khuẩn nào gây ra bệnh ho gà? A. Bordetella Pertussis. B. Bordetella para pertusiis. C. Vibriocholera D. Corynebarterium 2. Bệnh ho gà lây truyền qua đường: A. Tuần hoàn. B. Tiêu hoá. C. Tô hấp D. Tiết niệu. 3. Cơn ho gà thường xuất hiện lúc nào? A. Về ban đêm. B. Sau cơn xúc động. C. Sau khi bé khóc D. Tất cả đều đúng. 4. Biến chứng thường gặp trong ho gà là: A. Viêm phổi.
  • 26. B. Tràn khí màng phổi. C. Co giật. D. Tất cả đều đúng. 5. Bệnh ho gà có thể bị ở các lứa tuổi nào A. Sơ sinh. B. Nhà trẻ - mẫu giáo, tuổi học đường. C. Thanh thiếu niên, người cao tuổi. D. Tất cả đều đúng. 6. Các biện pháp phòng bệnh ho gà là: A. Tiêm chủng B. Phát hiện sớm và cách trẻ kịp thời. C. Vệ sinh cá nhân, trường lớp môi trường D. Tất cả các câu trên đều đúng. @ TÌM ĐỌC 1. Bộ Môn Truyền Nhiễm Trường Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh truyền nhiễm, NXB Y học, 1998, trang 87 - 96. 2. GS. TS Bùi Đại, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học Hà Nội, 1999, trang 194 -199. 3. Phòng bệnh trẻ em, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2001. 4. www.ykhoa.net/benhnhi/hoga. Bài 4: BỆNH LAO PHỔI Ở TRẺ EM * Bài học này sẽ giúp bạn: - Biết được định nghĩa, nguyên nhân, đường lây của bệnh lao.
  • 27. - Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình. - Biết các biện pháp phòng bệnh lao phổi. - Biết cách xử trí ban đầu khi trẻ bệnh và chăm sóc I. ĐẠI CƯƠNG Lao là một bệnh xã hội do trực khuẩn Koch gây nên, có nhiều người mắc, ở mọi lứa tuổi, trong mọi ngành nghề. Số người bị lao trên thế giới nói chung còn nhiều, tỉ lệ mắc lao ở Việt Nam đáng lưu ý (1,5 - 2,2%). Bệnh lao tuy không làm chết người ngay nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ đến khả năng phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ, đặc biệt lao màng não, có thể là một trong các nguyên nhân tử vong phổ biến ở trẻ em. * Hồi tưởng: Bạn nhớ lại xem bạn đã hiểu biết bệnh lao chưa? 1. Nguyên nhân? 2. Đường lây? 3. Biểu hiện? 4. Tác hại của bệnh? 5. Biện pháp phòng bệnh lao cho trẻ em? II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY 1. Nguyên nhân - Năm 1882, nhà bác học người Đức R. Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh lào là do một loại vi khuẩn. Vi khuẩn này được mang tên ông Bacille dễ Koch = (BK) còn gọi là vi khuẩn Mucobarterium Tubercolosiss. - So với vi khuẩn khác, vi khuẩn lao có thể tồn tại lâu hơn ở môi trường bên ngoài trong điều kiện ẩm ướt, vi khuẩn tồn tại 3 - 4 tháng, có khả năng chịu đựng tốt với mọi môi trường và khó tiêu diệt (sống khoảng 2 giờ trong khí thở bình thường, tồn tại lâu trong sữa bò tươi...).
  • 28. - Vi khuẩn lao là một loại vi khuẩn hiếu khí cần có ôxi thì mới phát triển thuận lợi, do đó tổn thương lao hay gặp ở phổi. Và số lượng vi khuẩn nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông. 2. Đường lây - Bệnh lao là bệnh lây từ người bệnh sang người lành. - Đường lây bệnh chủ yếu của bệnh lao phổi là qua tiếp xúc, nói chuyện, ho, hắt hơi. - Người bệnh lao phổi khi ho hoặc hắt hơi có thể bắn xa 0,8 - l,2m, những hạt nước bọt có mang vi khuẩn nhỏ li ti, các hạt nhỏ này rơi xuống đất hoặc lơ lửng trong không khí, người lành hít phải có thể bị bệnh. - Ngoài sự lây truyền qua đường hô hấp, bệnh lao còn có thể lây qua đường tiêu hoá do sữa bò không được vô khuẩn từ những con bò bị lao, người bị lao ruột, hoặc dụng cụ, đồ chơi, đồ dùng nhiễm vi khuẩn lao. - Cách truyền qua da và niêm mạc cũng được nêu nhưng rất hiếm gặp. * Chú ý: "Thời gian nguy hiểm" của một nguồn lây là thời gian từ lúc người bệnh có dấu hiệu lâm sàng (hay gặp là ho, khạc đờm) đến khi được phát hiện và điều trị. Thời gian này càng dài có nghĩa là việc phát hiện bệnh lao càng muộn, bệnh nhân càng được chung sống lâu với những người xung quanh và càng truyền bệnh cho nhiều người. Khi bệnh nhân được phát hiện và chữa thuốc lao thì các triệu chứng lâm sàng hết rất nhanh (8 tuần) trong đó có triệu chứng ho và khạc đờm tức là bệnh nhân không làm nhiễm khuẩn ra môi trường xung quanh. Trách nhiệm của thầy thuốc, người chăm sóc nuôi dạy trẻ, giáo viên mầm non là làm thế nào để rút ngắn thời gian nguy hiểm của nguồn lây đến mức tối đa nghĩa là phát hiện bệnh lao sớm. Vi khuẩn lao xâm nhập vào đường hô hấp rồi theo đường máu đi đến các cơ quan nội tạng có thể nằm một thời gian dài không có dấu hiệu gì (lao
  • 29. sơ nhiễm). Nhân lúc cơ thể suy yếu nhiều vi khuẩn lao mới sinh sôi phát triển và gây ra bệnh lao, trẻ nhỏ dễ chuyển sang bệnh lao nhanh hơn. III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 1. Sốt nhẹ về chiều - Trẻ thường sốt nhẹ (38 - 38,5o C), kéo dài trên 1 tháng, sốt thường về chiều, thường vào lúc giao điểm giữa cô và mẹ trả, đón trẻ nên khó phát hiện. Trẻ thường khó chịu, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm. 2. Sút kí, mệt mỏi, kém ăn, - Da xanh xao có biểu hiện của suy dinh dưỡng. 3. Ho - Ho húng hắng, ho thường kéo dài trên một tháng đôi khi 1 ho khạc đờm có dính máu đỏ tươi ở trẻ nhỏ thường bị 1 bệnh hô hấp kéo dài hoặc bệnh đường tiêu hoá kéo dài. - Đôi khi có hạch cổ nếu là lao hạch. Khi hạch vỡ sẽ để lại vết sẹo nhăn dúm, xấu xí. - Lao có nhiều loại: lao phổi, lao màng phổi, lao hạch, lao màng não, màng bụng, lao da, lao xương sống, gây biến dạng xương (gù lưng), lao toàn thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. IV. CẬN LÂM SÁNG 1. Xét nghiệm Nếu trẻ ho khạc đàm từ 3 tuần trở lên cần được xét đàm tìm BK nghiệm đàm tìm vi khuẩn lao. Nếu xét nghiệm đàm (2 tiêu bản) có vi khuẩn lao thì cần đoán chắc chắn là người bị bệnh lao phổi. Xét nghiệm đàm tìm thấy vi khuẩn lao được coi là tiêu chuẩn vàng (gold standard) trong chẩn đoán lao phổi. 2. Chụp X quang phổi: có tổn thương lao.
  • 30. 3. Phản ứng Tuberculin: dương tính (+). V. CHẨN ĐOÁN LAO Ở TRẺ EM - Trẻ em càng nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi khi mắc lao dễ bị các thể nặng như lao kê, lao màng não, nên càng cần chẩn đoán sớm trẻ bị lao. - Bệnh lao phổi ở trẻ em càng khó chẩn đoán nên dựa vào: + Những trẻ có tiếp xúc với nguồn lây (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc nuôi dạy trẻ bị lao). + Chưa tiêm phòng BCG. + Sử dụng bảng cho điểm các triệu chứng. Bảng cho điểm của BS. Keith Edwards được tổ chức y tế thế giới gợi ý áp dụng chẩn đoán bệnh lao trẻ em trong đó nhấn mạnh tới các dấu hiệu có điểm số cao là: 1. Sốt trên 4 tuần. 2. Có nguồn lây lao. 3. Suy dinh dưỡng. 4. Phán ứng Tuberculine (+). VI. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH 1. Điều trị Điều trị bệnh lao phải tuần theo chỉ dần của thầy thuốc, hoặc cơ quan y tế chỉ định không tự ý điều trị. 2. Mục đích Điều trị khỏi cho bệnh nhân, giảm tỉ lệ tử vong, điều trị đề phòng tái phát, tránh kháng thuốc, và giảm lây trong cộng đồng, thanh toán bệnh lao. 3. Nguyên tắc
  • 31. Phối hợp ít nhất 3 thuốc có thể tới 4, 5 loại thuốc, đặc điều trị biệt có sự phối hợp thuốc diệt khuẩn và kìm khuẩn, phối hợp có giai đoạn tấn công và củng cố. Đúng liều, đều đặn, đủ thời gian ít nhất 6 tháng và điều trị có kiểm soát DOTS (một đợt điều trị ngắn có kiểm soát trực tiếp). 4. Thuốc điều trị lao ở trẻ em Chỉ đùng thuốc khi có chỉ định của BS, cơ quan y tế. Lao sơ nhiễm ở trẻ em (chưa có biến chứng): 12 RHZ/4RHị: 2 tháng 3 thuốc, sau 4 tháng 2 thuốc. Cũng có tác giả đề nghị 4 tháng sau có thể dùng 1 tuần 2 lần (2 RHZ/ 4 R2H2). Lao màng não: 2 SRHZ/8 HE (8 RH) 2 tháng 4 thuốc, 6 tháng 2 thuốc. Nếu sau 8 tháng điều trị, dịch não tuỷ chưa trở lại bình thường thì có thể kéo dài thời gian duy trì tới 8 tháng thậm chí 10 tháng. Lao xương khớp: 3 RHZ/6 RH. Thời gian dùng thuốc 9 tháng, 3 tháng đầu dùng 3 loại thuốc phối hợp là RHZ, duy trì 6 tháng bằng 2 thuốc RH. - R: Rifampicine (Rimatan, Ripadin). - H: Isoniazid (Rimifon). - Z: Pyrazinamide (PZA). - S: Streptomycine. - E: Ethambutol. * Một số thuốc lao cần thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ: Có 2 loại thuốc mà Hội liên hiệp chống lao Quốc tế khuyến cáo cẩn thận trong khi dùng cho trẻ nhỏ là Streptomycine (S) Và Ethambutol (E). Hai loại thuốc này có thể gây tai biến với dây thần kinh số VIII (gây điếc, rối loạn thăng bằng đối với Streptomycine) và dây thần: kinh số II (gây mù màu, hẹp thị trường, giảm thị lực, đối với Ethambutol (E)).
  • 32. Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, chúng ta không thể phát hiện được các tai biến này cho nên không nên dùng cho trẻ. Hiện nay chương trình chống lao quốc gia ở nước ta đã không dùng Ethambutol để điều trị lao ở trẻ em. Streptomycine còn dùng hạn chế trong một số thể bệnh. VII. PHÒNG BỆNH Đây là một bệnh xã hội, cần: 1. Phát hiện sớm và cách li, điều trị kịp thời, và điều trị khỏi 2. Không cho trẻ tiếp xúc với người bị hoặc nghi bị bệnh lao. 3. Tiêm phòng BCG cho trẻ ngay sau khi sinh càng sớm càng tết (BCG = Bacillus Calmette Guerin). - Hai nhà khoa học người pháp là Calmette và Guerin đã kiên trì nghiên cứu trong 13 năm từ (1908 - 1921) sau 231 lần cấy chuyển môi trường, 2 ông đã thành công trong việc chuyển chủng lao bò có độc lực thành chủng hầu như mất độc lực nhưng vẫn còn khả năng gây dị ứng và miễn dịch được mà được mang tên hai ông (Bacillus Calmett Guerin) đến nay BCG vẫn được coi là biện pháp phòng bệnh lao quan trọng ở nhiều nước và đã được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo là một vũ khí quan trọng trong công tác bài trừ bệnh lao. BCG được tiêm trong da. Người ta dùng bơm kim tiêm chuyên dụng (bơm tiêm lần có chia đến 1/10ml. Kim tiêm 1 - 2cm có vát, ngắn (số 25 - 26). Vị trí tiêm theo quy định phía dưới vùng cơ delta trái, liều lượng là 0,05mg tương đương với 1/10ml, tại ví trí tiêm nổi vết sản đường kính 4 - 5mm. Diễn biến tại chỗ tiêm: - Phản ứng bình thường: tại nơi tiêm sau 3 - 4 tuần có nết sưng nhỏ có thể dò dịch, tồn tại trong vài tuần.. Sau đó lên vẩy, vẩy bong ra để lại vết sẹo 4 - 5mm tồn tại trong nhiều năm.
  • 33. - Biến chứng: có thể xảy ra với tỉ lệ rất ít. Khoảng 0,1 - 4% có viêm hạch nách. Nếu hạch dò có thể dùng dung dịch Isoniazid 1% bôi vào lỗ dò, thường là hết dò và đóng vẩy. Nếu hạch dò kéo dài có thể kết hợp uống Isoniazid 5mg/kg/24 giờ từ 3 - 6 tháng. Trong trường hợp viêm tuỷ xương do BCG (tỉ lệ rất thấp: 0,100000 trẻ) thì cần điều trị như điều trị bệnh lao. Nhưng trường hợp này không nên dùng Pyrazinamid vì BCG nguồn gốc từ chủng vi khuẩn lao bò nên kháng thuốc này. 4. Phát hiện sớm trẻ bị lao và kiểm tra tất cả những người mắc lao đã tiếp xúc với trẻ. 5. Vệ sinh môi trường sống tốt đặc biệt là môi trường không khí, vệ sinh trường lớp, phòng ở nên có nhiều ánh nắng, đồ dùng, đồ chơi cần được vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ. 6. Phòng và chống suy dinh dưỡng ở trẻ: biết nuôi con bằng sữa mẹ, biết cho con ăn bổ sung ngoài sữa mẹ, dinh dưỡng đủ, cân đối và hợp lí và biết phòng tránh các bệnh khác cho trẻ... * Những điều cần chú ý khi mẹ bị lao trong thời kì thai nghén: Bệnh lao không di truyền từ mẹ sang con, điều này đã được y học khẳng định. Bệnh lao bẩm sinh cũng rất ít gặp trong thực tế, khi mẹ bị bệnh lao cần chú ý một số điểm đối với thai nhi: - Khi điều trị bệnh lao cho mẹ cần phải thận trọng sử dụng Streptomycine và Kanamycin. Vì các thuốc này có thể độc với thính giác của thai nhi, gây điếc khi trẻ ra đời. Dùng Rifampicin trong thời kì 3 tháng đầu thai nghén, theo một số công bố trên thực nghiệm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. - Việc sử dụng quang tuyến cần hết sức hạn chế nhất là 3 tháng đầu. Nếu phải chiếu, chụp cần bảo vệ tất người mẹ, đặc biệt là thai nhi. - Vấn đề phá thai do lao không đặt ra trong tuyệt đại đa số các trường hợp.
  • 34. Việc chủng ngừa BCG cho trẻ sơ sinh là bắt buộc, còn cách li mẹ và con chỉ cần thiết khi khi mẹ bị lao phổi có AFB trong đờm lúc trẻ ra đời. Thời gian cách li 3 tháng để đủ thời gian cho BCG gây được miễn dịch cho trẻ và người mẹ đã được điều trị hết AFB trong đờm. Cần lưu ý rằng sau sinh là thời kì bệnh lao rất dễ phát sinh và phát triển, cần phải phát hiện sớm ở những người mẹ này để điều trị kịp thời. Nếu không phát hiện kịp thời là nguồn lây hết sức nguy hiểm do mẹ truyền cho con. Ngay ở lứa tuổi sơ sinh trẻ đã bị bệnh, với những thể lao nặng đe doạ tới tính mạng như lao kê, lao màng não, lao nhiều bộ phận trong cơ thể. @ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Hàng năm, trên thế giới có khoảng 8 triệu trường hợp mắc lao, hai triệu người chết do lao. Cứ 10 giây có một người chết do lao, cứ 4 giây có một người trở thành bệnh nhân lao. Mỗi năm toàn cầu có thêm 1% dân số bị nhiễm, 1/3 trên tổng số lao mới và 95% tử vong do lao trên toàn cầu nằm trong vùng Tây Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong 4 nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Bệnh lao làm tổn thất về kinh tế cho thế giới chừng 12 tỉ USD do giảm sút ngày lao động và các chi phí chữa trú phòng bệnh. Không những thế, bệnh còn ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của tự gần 2 triệu người chết mỗi năm do lao. Có nhiều tổn thương lao khác nhau như lao phổi, màng phổi, lao hạch, lao màng não, lao xương, lao thận, lao da... gây suy sụp cơ thể nhanh và giảm sức đề kháng với các bệnh khác. @ KẾT LUẬN * Lao là một bệnh xã hội do trực khuẩn Koch gây nên, có nhiều người mắc, ở mọi lứa tuổi, trong một ngành nghề. Số người bị lao trên thế giới nói
  • 35. chung còn nhiều, lao không làm chết người ngay nhưng ảnh hưởng nhau đến sức khoẻ đến khả năng phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ đặc biệt lao màng não có thể là một trong các nguyên nhân tử vong phổ biến ở trẻ em. Hiện nay việc phòng chống bệnh lao tốt nhất vẫn là sự hiểu biết về nguyên nhân, đường lây, biểu hiện, tác hại của bệnh và đưa trẻ đi chủng ngừa BCG cho trẻ đúng lịch bệnh. 1. Thời gian nguy hiểm của một nguồn lây là thời gian nào? Bạn có suy nghĩ gì về thời gian nguy hiểm đó? 2. Nêu các biện pháp phòng chống bệnh lao cho trẻ em, ứng dụng vào việc phòng bệnh cho trẻ. 3. Những đều gì cẩn lưu ý khi mẹ bị lao trong thời kì thai nghén? @ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 1 Bệnh lao là một bệnh xã hội, tác nhân gây bệnh là: A. Virus. B. Vi khuẩn. C. Vi nấm. D. Kí sinh trùng. 2. Bệnh lao phổi chủ yếu lấy qua đường: A. Tiêu hoá. B. Hô hấp. C. Máu. D. Mẹ sang con. 3. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh lao phổi cao là do những yếu tố thuận lợi nào sau đây?
  • 36. A. Trẻ suy dinh dưỡng. B. Chủng ngừa BCG. C. Có tiếp xúc với nguồn lây. D. Vệ sinh môi trường kém. E. Tất cả đều đúng. 4. Các biểu hiện thường gặp ở bệnh nhi lao phổi là: A. Sốt nhẹ về chiều, kéo dài. B. Biếng ăn, sụt cân. C. Ho kéo dài hơn 3 tuần. D. Đổ mồ hôi trộm. E. Tất cả đều đúng. 5. Triệu chứng lâm sàng nào sau đây không gặp trong lao sơ nhiễm? A. Chán ăn. B. Sốt nhẹ C. Ho ra máu. D. Mệt mỏi. E. Đổ mồ hôi trộm. 6. Để xác định bệnh lao phổi ta dựa vào: A. X quang. B. BK (+). C. Phản ứng Tuberculin(+) rõ rệt. D. Cả A, B và C. E. Cả A và B. 7. Sẽ không tìm thấy BK trong đàm sau khi bệnh nhân được điều trị đúng và đủ trong bao lâu?
  • 37. A. 2 tuần. B. 6 tuần. C. 4 tuần. D. 8 tuần. E. 19 tuần. 8. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể người qua: A. Phổi. B. Da. C. Đường tiêu hoá. D. Cả 3 đường: A, B và C. E. Đường A và B. 9. Biện pháp phòng bệnh lao là: A. Dinh dưỡng hợp lí phòng suy dinh dưỡng. B. Vệ sinh môi trường không khí tốt. C. Chủng ngừa BCG cho trẻ. D. Tất cả các biện pháp trên. @ TÌM ĐỌC 1. Bộ Y Tế, Điều dưỡng truyền nhiễm, NXB Y học, 2003, trang 41 - 49. 2. Phạm Long Trung, Bệnh học lao - phổi (Tập II), Bệnh học lao, Trường Đại học Y Dược TP. HCM, 1999, trang 49 - 53. 3. PGS. PTS Trần Văn Sáng, Bệnh lao trẻ em, NXB Y học Hà Nội, 1998.
  • 38. Bài 5: BỆNH SỞI * Bài học này sẽ giúp bạn: - Trình bày được, nguyên nhân, đường lây của bệnh. - Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình. - Trình bày được các biến chứng của bệnh và đề ra các biện pháp phòng bệnh sởi cho trẻ em. - Biết cách chăm sóc và xử trí ban đầu khi bé bị bệnh. I. ĐẠI CUƠNG Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm rất hay lây lan và dễ phát thành dịch do siêu vi trùng gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 6 tuổi lứa tuổi nhà trẻ và - mẫu giáo với các đặc điểm: viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc hô hấp, niêm mạc tiêu hoá và phát ban đặc hiệu ngoài da. Tuy là một bệnh có thể chủng ngừa bằng thuốc tiêm chủng nhưng một khi mắc bệnh sởi sẽ để lại những biến chứng nặng cho trẻ em. II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY 1. Nguyên nhân Do siêu vi trùng gây nên còn gọi là siêu vi sởi thuộc nhóm RNA Paramyxovirus genus, Morbillivirus chỉ gây biểu hiện phát ban ở khỉ và người. 2. Đường lây Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp do các chất tiết ở họng trẻ chứa virus sởi bắn ra ngoài không khí khi trẻ nói chuyện, hắt hơi, ho,.... Người bị nhiễm virus sởi và phát bệnh có thể lây cho người khác khoảng 9 -10 ngày sau khi tiếp xúc, đôi khi có thể sớm hơn khoảng 7 ngày và kéo dài đến 5 ngày sau khi phát ban. Đây là thời gian cần chú ý để cách li trẻ bị bệnh để tránh lây lan cho các trẻ khác.
  • 39. Virus sởi có tính đề kháng cao: chúng không bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C trong 30 phút trong nhiều ngày và 22o c trong 2 tuần. Chúng chỉ bị tiêu diệt bởi tia cực tím (UY), formaiin 1/4000 trong 4 ngày ở nhiệt độ 370C, pH axit và chất khử khuẩn. III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 1. Thời kì ủ bệnh Từ 7 - 21 ngày, trung bình là 10 - 12ngày. Trong thời kì này thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, nếu có chỉ sốt nhẹ. 2. Thời kì khởi phát (thời kì viêm long) Kéo dài 4 - 5 ngày và là thời kì lây nhất trong các bệnh sất phát ban. Các biểu hiện chính trong giai đoạn này là: - Sốt: sốt thường thay đổi có thể sốt nhẹ (38 - 38,5o c) hoặc sốt Cao (39 – 40o C) kèm theo trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, ít ngủ. - Viêm long: là triệu chứng trung thành nhất gần như không bao giờ thiếu trong bệnh sởi. Viêm long có thể xảy ra sớm vào những giờ phút đầu tiên của bệnh. + Viêm long ở mắt: gây chảy nước mắt, sợ ánh sáng, nhiều ghen, kết mạc mắt đỏ, giác mạc và mí mắt thì sưng phù (dấu hiệu Brownlee). + Viêm long ở niêm mạc hô hấp: gây sổ mũi, hắt hơi, ho có đàm, khàn giọng, nếu nặng thì khó thở. + Viêm long ở đường tiêu hoá: gây tiêu chảy, phân lỏng, số lượng ít. - Khám họng. Niêm mạc họng đỏ, có dấu Koplik (+), một dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán bệnh sởi trước khi phát ban. Dấu Koplik xuất hiện trong niêm mạc má ngang với răng hàm thứ nhất, những chấm trắng độ 1mm giống như hạt
  • 40. cát trên niêm mạc má màu đỏ xung huyết và biến mất nhanh chóng trong vòng 12 - 18 giờ sau khi xuất hiện. 3. Thời kì toàn phát (thời kì phát ban) Phát ban đặc hiệu ngoài da: từ đầu tới chân, từ trên xuống dưới. - Phát ban sởi xuất hiện đầu tiên sau tai, lan dần ra hai bên má, mặt, cổ, ngực, bụng và ở chi trên rồi 24 giờ kế ban lan ra sau lưng, hông, và chi dưới. - Trong vòng 2 - 3 ngày ban lan toàn thân. Các chỗ ban thường có màu hồng nhạt, ấn vào biến mất, có khuynh hướng kết dính lại, nhưng lúc nào cũng có khoảng da lành không bị tổn thương xen kẽ với các vùng phát ban. Sốt giảm hoặc hết nếu có sất cần theo dõi biến chứng. 4. Thời kì hồi phục (thời kì sởi bay) Sau thời gian phát ban toàn thân, thông thường sởi bay theo trình tự như lúc phát hiện, không tróc vẩy, để lại những vết thầm đen trên da mà một số tác giả còn gọi là vết vằn da hổ, những vết này nhạt dần khoảng 7 - 10 ngày là hết. - Trẻ ăn uống khá hơn, tổng trạng phục hồi lại dần dần. - Thông thường ho là dấu hiệu biến mất sau cùng. - Sởi: có miễn dịch bền vững gần như suốt đời. IV. BIẾN CHỨNG 1. Viêm phổi: Đây là biến chứng thường gặp nhất. 2. Viêm tai giữa: Biến chứng đứng hàng thứ nhì sau viêm phổi, có thể xảy ra ở thời kì phát ban hay hồi phục. 3. Viêm thanh quản
  • 41. 4. Viêm não màng não: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do tỉ lệ tử vong cao (10%), và để lại di chứng thần kinh nghiêm trọng. 5. Một sẽ biến chứng khác: - Mắt: sởi gây viêm màng tiếp hợp, thiếu vitamin A có thể gây mù mắt. - Miệng: cam tẩu mã là một tình trạng nhiễm trùng răng miệng có hoại tử ở các tổ chức ở môi, miệng, niêm mạc má. - Viêm ruột kéo dài dẫn đến tình trạng tiêu chảy liên tục. - Suy dinh dưỡng nặng: do chế độ ăn kiêng cử. V. ĐIỀU TRỊ Hiện nay sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị nhằm giải quyết các triệu chứng bất lợi của bệnh để giúp bệnh nhi tự phục hồi lại dần dần. 1. Dinh dưỡng Không nên kiêng cữ, mà ngược lại cho trẻ dùng những thức ăn nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá để tránh những trường hợp suy dinh dưỡng nặng khổ phục hồi về sau. Đặc biệt lưu ý dùng thêm vitamin A để tránh loét giác mạc, mù mắt. 2. Vệ sinh răng miệng Vệ sinh răng miệng, da, mắt: súc miệng, đánh răng, dùng thuốc nhỏ mắt, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ tránh những trường hợp nhiễm khuẩn lở loét như nhọt ngoài da. 3. Điều trị triệu chứng - Hạ nhiệt: nếu trẻ sốt cao, đe doạ làm kinh, có thể dùng biện pháp vật lí để hạ nhiệt, hoặc dùng Paracetamol, cho trẻ uống nhiều nước, tránh dùng Aspirine.
  • 42. - Giảm ho theo chỉ định của thầy thuốc: tránh dùng Corticoide vì dễ gây nên ban xuất huyết và không dùng kháng sinh tuỳ ý, nên theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Điều trị các biến chứng: nên đưa trẻ đi khám và theo chỉ dẫn của bác sĩ. VI. PHÒNG BỆNH 1. Phát hiện bệnh sớm và cách li kịp thời và nên đưa trẻ đi khám bệnh nếu nơi có điều kiện có thể tạo miễn dịch thụ động. 2. Dùng gammaglobulin trong thời kì ủ bệnh ở trẻ 0,05ml/kg trong 5 ngày sau khi tiếp xúc, có thể ngăn ngừa được bệnh sởi hoặc làm giảm độ nặng của bệnh nhất là những trẻ có bệnh mãn tính sẵn. 3. Tạo miễn dịch chủ động Thuốc chủng ngừa siêu vi sởi với siêu vi sống giảm độc lực đã giảm được tỉ lệ mắc bệnh một cách rõ rệt. Chích cho trẻ em trong lứa tuổi từ 12 -18 tháng tuổi. Riêng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam hoặc ở những vùng có bệnh sởi lưu hành cao có thể dùng sớm hơn lúc trẻ được 9 đến 11 tháng tuổi. Thường dùng dưới dạng vác xin tam liên như: TRIMÔVAX giúp ngăn ngừa đồng thời cả 3 bệnh sởi, quai bị, Rubella chỉ định cho trẻ trên 9 tháng và tiêm nhắc lại cho những người bị suy giảm miễn dịch. Liều dùng thông thường 0,5ml tiêm dưới da. Miễn dịch sau khi chích thường cao và kéo dài ít nhất 5 năm. Mức độ an toàn của chủng ngừa cao, ít tác dụng phụ. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân với trẻ bị bệnh như khăn mặt, chén đũa... Khử trùng và tẩy uế tốt đồ dùng, đồ chơi của nhóm trẻ bị bệnh và các chất thải của trẻ bệnh như phân, đàm, chất nôn và các dịch tiết khác.
  • 43. Giáo viên và những người trực tiếp chăm sóc trẻ bị bệnh sau khi tiếp xúc phải rửa tay bằng xà bông. Trường hợp đặc biệt cần ngâm tay vào dung dịch sát khuẩn sau khi rửa tay xong. 4. Biết nuôi con bằng sữa mẹ Sữa mẹ không những đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ mà còn rất giàu kháng thể phòng chống bệnh cho trẻ. 5. Vệ sinh trường lớp Virus sởi chỉ bị tiêu diệt bởi tia cực tím (UY), formalin 1/4000 trong 4 ngày ở nhiệt độ 370c, pa axit và chất khử khuẩn do vậy cần vệ sinh trường lớp thông thoáng có ánh nắng, khử trùng đồ dùng, đồ chơi bằng các chất diệt khuẩn đúng phương pháp. 6. Vệ sinh môi trường sống Bảo vệ môi trường không khí, trồng cây xanh, nhất là môi trường không khí trong trường mầm non. @ KẾT LUẬN * Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em, bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, do siêu vô trùng gây nên với các biểu hiện chính: sốt, mắt đỏ sưng, chảy nước mắt, nước mũi ho, amiđan sưng, đỏ, đau, có thể bị tiêu chảy và phát ban đặc hiệu ngoài da. Ban sởi có màu đỏ mịn (một số tác giả ví mịn như nhung), luôn có khoảng da lành xen khẽ với vùng phát ban. Ban sởi mọc trình tự từ sau mang tai mặt, xuống cổ, ngực, bụng, lưng và tứ chi bé sẽ giảm sốt hoặc hết sốt khi ban mọc toàn thân. Khi ban sởi bay cũng bay theo trình tự như khi mọc, thường không tróc vẩy chỉ để lại vết thâm đen bé trên da trông xấu xí nhưng sau 10 ngày sẽ hết. Nếu có dấu Koplick (+) thì càng có giá trị chẩn đoán bệnh sởi. Bệnh sởi thường đẽ lại các biện chứng nguy hiểm như viêm não, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và rất dễ mắc bệnh lao sau sởi do bé suy giảm sức để kháng do đó cần hiểu biết bệnh sởi và có các
  • 44. biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là đưa bé đi chủng ngừa khi được 9 - 11 tháng tuổi cùng với văcxin thuỷ đậu và Rubella. @ BÀI TẬP Hãy cùng nhau thảo luận nhóm làm sáng tỏ nguyên nhân, đường lây, biểu hiện, tác hại của bệnh sởi từ đó đề ra các biện pháp phòng bệnh sởi cho trẻ em nói chung và trẻ em tuổi mầm non nói riêng. @ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ câu 1 - 5. 1. Đường lây của bệnh sởi là: A. Đường tiêu hoá. B. Đường da, niêm mạc.. C. Đường hô hấp. D. Mẹ sang con. 2. Khi trẻ mắc bệnh sởi, trẻ thường gặp biến chứng nào nhất? A. Viêm phổi. B. Viêm tai giữa. C. Động kinh. D. Viêm não. 3. Nếu người mẹ bị bệnh sởi, con của bà ấy sẽ được miễn dịch trong bao lâu kể từ khi sinh ra: A. 6 tháng. B. 1 năm. C. 2 năm.
  • 45. D. 3 - 4 năm. 4. Lứa tuổi bị bệnh sốt nhiều nhất là: A. Từ 0 - 2 tuổi. B. Từ 2 - 6 tuổi. C. Từ 6 - 1 0 tuổi. D. Từ 10 - 16 tuổi. 5. Phát ban đặc hiệu của bệnh sởi là: A. Mọc từ trên xuống dưới. B. Bay theo trình tự như khi mọc. C. Mọc toàn thân, sốt sẽ giảm.. D. Tất cả các câu trên đều đúng. 6. Nêu 4 triệu chứng lâm sàng chính của bệnh sởi. A.............. B. ………. C. ……….. D. ……….. 7. Nêu 4 biện pháp phòng chống bệnh sởi. A.............. B. ………. C. ……….. D. ……….. @ TÌM ĐỌC 1. Bộ môn Vi sinh Trường Đại học Y Dược, Vi sinh Vật, NXB Y học, TP HCM, 2002.
  • 46. 2. Bộ môn Nhiễm Trường Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh Truyền nhiễm, NXB Y học TP. HCM, 1998. 3. Bệnh Viện Nhi Đồng 1, Phác đồ điều trị nhi khoa, 2000. Bài 6: BỆNH THỦY ĐẬU (TRÁI RẠ) * Bài học này sẽ giúp bạn - Trình bày được nguyên nhân đường lây và biểu hiện của bệnh qua các thời kì và từ đó phát hiện bệnh sớm và xử trí kịp thời khi trừ bị bệnh. - Hiểu được các biến chứng của bệnh và đề ra các biện pháp phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non. - Phân biệt được đường lây của bệnh thuỷ đậu với đường lây của các bệnh truyền nhiệm lây qua đường hô hấp khác. I. ĐỊNH NGHĨA Bệnh thuỷ đậu là một bệnh truyền nhiễm rất hay lây, có khả năng gây thành dịch, do một loại siêu vi trùng gây ra, bệnh đặc trưng bằng sốt, nổi phát ban kiểu bọng nước ở da và niêm mạc. Đa số bệnh diễn tiến lành tính nhưng đôi khi có thể gây tử vong do những biến chứng trầm trọng như viêm não hậu thuỷ đậu. II. NGUYÊN NHÂN ĐƯỜNG LÂY 1. Nguyên nhân - Tác nhân gây bệnh là Herpes Varicellae hay Varicella zostervirus (VZV) được Weller phân lập 1952. Virus là những tế bào hình tròn đường kính khoảng 150 - 200nm nhân mang DNA, có vỏ bọc. - Trên lâm sàng Varicella zoster có thể gây ra hai bệnh cảnh khác nhau: đó là bệnh thuỷ đậu và Herpes zoster hay bệnh zona.
  • 47. 2. Đường lây Bệnh thuỷ đậu chỉ xảy ra ở người, bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới đặc biệt ở những nơi đông dân cư như: nhà trẻ, mẫu giáo, trường học. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 3 - 4 triệu người mắc bệnh thuỷ đậu. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh kể cả trẻ sơ sinh, nhưng 90% ở lứa tuổi dưới 10 tuổi, bệnh thường xảy ra vào tháng giêng đến tháng 5. Đường lây chủ yếu là qua đường hô hấp, qua những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh, một số ít lây qua do tiếp xúc trực tiếp với bọng nước. - Bệnh rất hay lây, 90% tiếp xúc trực tiếp có khả năng lây bệnh. Thời gian lây bắt đầu 24 giờ trước khi có phát ban và kéo dài cho đến khi những nết đậu đóng mày (trung bình 7 - 8 ngày). - Bệnh thuỷ đậu gây miễn dịch vĩnh viễn sau khi bị nhiễm virus lần đầu nhưng cũng có thể bị lần 2. Thường gặp ở bệnh nhân có tổn thương hệ thống miễn dịch hoặc ở những người có chích ngừa thuỷ đậu. - Bệnh lần 2 thường là nhẹ. III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 1 Thời kì ủ bệnh Thay đổi từ 10 - 21 ngày, trung bình 13 - 17 ngày. Thời kì này không có triệu chứng lâm sàng. 2. Thời kì khởi phát Kéo dài khoảng 24 đến 48 giờ. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, hiếm khi sốt cao, ớn lạnh, chán ăn, quấy khóc, nhức đầu, đôi khi có đau bụng nhẹ, hay phát ban tạm thời, là những nốt hồng ban kích thước vài milimet nổi lên da xuất hiện khoảng 24 giờ trước khi trở thành bọng nước.
  • 48. 3. Thời kì toàn phát Còn gọi là thời kì đậu mọc. Giai đoạn này trên da nổi những bọng nước hình tròn hoặc hình giọt nước trên viền da màu hồng, bọng nước có đường kính từ 3 – 10mm, đầu tiên xuất hiện ở thân mình sau đó lan đến mặt và tứ chi. Bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, chứa nhiều virus thuỷ đậu. Sau đó khoảng 24 giờ thì hoá đục, chúng mọc nhiều đợt trên một vùng da nên ta có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau (các nốt đậu không cùng tuổi): từ dạng phát ban đến dạng bóng nước trong, bóng nước đục và dạng đóng mày. - Các nốt đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng, niêm mạc hô hấp, niêm mạc tiết niệu, sinh dục, làm cho bệnh nhi khó nuốt, khó thở, tiểu rát, hoặc viêm nhiễm các cơ quan sinh dục. - Khi mọc kèm ngứa, khiến bé gãi dễ vỡ và nhiễm trùng da. Bọng nước càng nhiều bệnh càng nặng. 4. Thời kì hồi phục Sau một tuần hầu hết bọng nước đóng mày, bệnh chuyển sang giai đoạn hồi phục. Bé trở lại bình thường, phần lớn không để lại sẹo. IV. BIẾN CHỨNG 1. Bội nhiễm - Nhiễm trùng da là biến chứng thường gặp nhất của thuỷ đậu. 2. Viêm phổi do thuỷ đậu - Hiếm gặp ở bé, nhưng ở người lớn và người bị suy giảm miễn dịch mắc phải chiếm tỉ lệ 20 - 30%. 3. Dị tật bẩm sinh ở trẻ em có mẹ bị thuỷ đậu - Trong 3 tháng cuối của thai kì, sau khi sinh có thể bị dị tật bẩm sinh như sẹo da, teo cơ, bất thường ở mắt; co giật, chậm phát triển tâm thần...
  • 49. Mẹ bị thuỷ đậu năm ngày trước khi sinh sẽ gây nên một tỉ lệ tử vong đáng kể cho trẻ sơ sinh vì phần lớn trẻ không nhận được kháng thể của mẹ truyền cho con. Trong trường hợp này, tỉ lệ tử vong của trẻ khoảng 30% ở các trẻ này, các cơ quan nội tạng thường bị tổn thương, đặc biệt ở phổi. 4. Viêm não thuỷ đậu - Là biến chứng thần kinh thường gặp nhất chiếm tỉ lệ 0,1 – 0,2% tổng số bệnh nhân bị thuỷ đậu, đặc biệt ở người lớn. 5. Biến chứng khác Giảm tiểu cầu - xuất huyết tối cấp, viêm thanh quản, liệt thần kinh mặt... V. ĐIỀU TRỊ 1. Điều trị triệu chứng - Chống ngứa: bằng thuốc chống ngứa toan thán hoặc tại chỗ nếu cần có thể cho an thần. Cắt móng tay ngắn, mặc quần áo dài kín cũng có tác dụng chống ngứa. - Giảm đau, hạ sốt: không dùng Aspirine ở trẻ vì thuốc có thể gây ra ói chứng Reye bồn chồn, lo âu, kích thích, nặng sẽ diễn tiến đến hôn mê, co giật do phù não tăng Amoniac máu, xuất huyết nội, tăng đường huyết nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 2. Điều trị các biến chứng - Có thể dùng kháng sinh khi có biến chứng. - Vệ sinh thân thể, thay quần áo hàng ngày, tắm sạch bằng dung dịch sát trùng sẽ làm giảm tỉ lệ bội nhiễm. - Vệ sinh răng miệng, da... Cho kháng sinh nếu có dấu hiệu bội nhiễm. - Điều trị các biến chứng theo chỉ định của các thầy thuốc.
  • 50. 3. Thuốc chống virus thuỷ đậu - Acyclovir là thuốc được xem là có hiệu quả chống Herpers - zosters virus ở những bệnh nhân có cơ địa miễn dịch bình thường. - Thuốc được sử dụng ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn, thuốc có tác dụng: + Rút ngắn thời gian tạo bọng nước. + Làm giảm tổn thương da mới = 25%. + Làm giảm triệu chứng thực thể ở 1/3 bệnh nhân. + Thuốc có hiệu quả phòng ngừa biến chứng. VI. PHÒNG NGỪA - Phát hiện bệnh sớm và cách li kịp thời. Rất khó đạt hiệu quả cao, bởi vì bệnh có thể lây trong khoảng 24 - 48 giờ trước khi có bọng nước. - Khi phát hiện bệnh, cách li trẻ bệnh, tránh tiếp xúc với người bị bệnh cho đến khi các nốt đậu đóng mày. - Tạo miễn dịch thụ động: Globuline miễn địch có thể sử dụng cho những người tiếp xúc với virus nhưng chưa có miễn dịch. - Tạo miễn dịch chủ động: bệnh thuỷ đậu là một bệnh lành tính, đa số bệnh tự khỏi nhưng ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy giảm bệnh thường trầm trọng do đó đối tượng này cần được chủng ngừa. - Thuốc chủng ngừa được làm bằng virus sống giảm độc lực có tên OKA- Merek, thuốc này đã được sử dụng tại Nhật Bản, Triều Tiên, một số nước Châu âu. Ở nước ta, khả năng tạo miễn dịch đối với thuốc này là 85 -95%. Và thời gian tạo miễn dịch kéo dài từ 1 – 6 năm. Hiện nay tại Việt Nam dùng thuốc Varilrix chủng ngừa cho trẻ: - Trẻ em dưới 12 tuổi tiêm 1 mũi. - Trẻ trên 12 tuổi tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 6 - 8 tuần.
  • 51. - Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng cho trẻ. - Phòng chống suy dinh dưỡng - Thực hiện chế độ vệ sinh tại trường mầm non, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường, thông thoáng phòng, lớp... @ KẾT LUẬN Bệnh thuỷ đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ (phỏng rạ) là một bệnh truyền nhiễm rất hay lây, có khả năng gây thành dịch, do một loại virus gây ra, bệnh đặc trưng bằng sốt, nổi phát ban kiểu bọng nước ở da và niêm mạc. Đa số bệnh diễn tiến lành tính nhưng đôi khi có thể gây tử vong do những biện chứng trầm trọng như viêm não hậu thuỷ đậu. Hiện nay đã có thuốc chủng ngừa cho bé cùng với bệnh sở và bệnh Rubella. @ BÀI TẬP 1. Trình bày được nguyên nhân, đường lây và biểu hiện của bệnh qua các thời kì. 2. Trình bày được các biến chứng của bệnh và đẽ ra các biện pháp phòng bệnh cho trẻ tại trường mẩm non. 3. Phân biệt đường lây cửa bệnh thuỷ đậu với đường lây của các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp khác. @ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 1 Bệnh thuỷ đậu lây qua đường: A. Hô hấp. B. Tiêu hoá.
  • 52. C. Trực tiếp qua các bọng nước. D. Cả A và B. 2. Đặc điểm quan trọng của bóng nước thuỷ đậu là: A. Cùng một lứa tuổi, bất đầu ở thân mình, mặt rồi lan ra tứ chi. B. Cùng một lứa tuổi, bắt đầu ở khắp nơi trên cơ thể. C. Nhiều lứa tuổi khác nhau, bắt đầu ở khắp nơi trên cơ thể. D. Nhiều lứa tuổi khác nhau, bắt đầu ở thân mình, mặt rồi lan ra tứ chi. 3. Triệu chứng cửa bệnh thuỷ đậu thường gặp là gì? A. Bé sốt cao, ngứa, phát ban kiểu bọng nước: trong - đục - đóng mày. B. Bé sất nhẹ, ngứa, phát ban kiểu bọng nước: trong - đục - đóng mày C. Bé Bôi nhẹ, ngứa, phát ban kiểu bọng nước: đục - trong - đóng mày. D. Bé sốt cao, phát ban kiểu bọng nước: đục - trong - đóng mày. 4. Trong các biện pháp phòng bệnh thuỷ đấu sau, biện pháp nào là hiệu quả nhất? A. Chủng ngừa tạo miễn dịch thụ động. B. Chủng ngừa tạo miễn dịch chủ động. C. Phát hiện sớm và cách li trẻ bệnh kịp thời. D. Vệ sinh môi trường sống tốt. @ TÌM ĐỌC 1. Bộ môn truyền nhiễm Trường Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh truyền nhiễm, NXB Y học, 1998.
  • 53. 2. Nguyễn Trần Chính, Bệnh Truyền Nhiễm, NXB Y học, 1998, trang 337 - 345. 3. Phòng bệnh trẻ em, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. Bài 7: BỆNH QUAI BỊ * Bài học này sẽ giúp bạn: - Biết nguyên nhân, đường lây, biểu hiện của bệnh. - Biết các biểu hiện của bệnh qua các thời kì. - Trình bày được các biện pháp phòng bệnh. - NÊu được các biến chứng do quai bị gây nên. - Nêu được thái độ xử trí và dự phòng thích hợp cho bệnh quai ớt. I. ĐẠI CƯƠNG Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi gây ra. Đặc trưng bởi: sưng và đau tuyến nước bọt (chủ 1 yếu là tuyến tai), đôi khi kéo theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, và một số cơ quan khác. II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐUỜNG LÂY 1. Nguyên nhân Bệnh quai bị do siêu vi gây ra, siêu vi thuộc nhóm paramyxovirus, virus quai bị hình cầu, bộ gen RNA và nucleocapsis đối xứng xoắn. Virus có màng bọc ngoài bị phá huỷ ở nhiệt độ 56o C trong 20 phút. 2. Đường lây - Người là kí chủ duy nhất của siêu vi quai bị.
  • 54. - Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, có thể gây thành dịch nhỏ thường giới hạn trong tập thể, trường học. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 - 9 tuổi, hiếm gặp ở các trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. - Bệnh lây chủ yếu qua nước bọt bị nhiễm trùng văng ra ngoài khi trẻ nói chuyện, ho, hắt hơi...- - Bệnh lây 6 ngày trước khi viêm tuyến mang tai, kéo dài 2 tuần sau khi sống tuyến mang tai. - Bệnh gây miễn dịch bền vững (dù có hay không có triệu chứng lâm sàng); kháng thể của mẹ có thể bảo vệ cho con sáu tháng đầu III. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH 1. Thời kì ủ bệnh Từ 14 - 24 ngày, trung bình 17 - 18 ngày, thời kì này không có triệu chứng lâm sàng. 2. Thời kì khởi phát Đột ngột với các triệu chứng (có khi có hoặc không): - Suy nhược, kém ăn, khó chịu, trẻ quấy khóc. - Sốt nhẹ, không kèm lạnh run. - Đau họng và đau góc hàm. - Đau 3 điểm Rillet - Barther: mỏm chùm, khớp thái dương hàm, góc hàm dưới. - Sau đó tuyến mang tai to dần và đau nhức. 3. Thời kì toàn phát - Tuyến mang tai sưng to (70%) và đau nhức một bên, cao điểm 1 tuần sau đó nhỏ lại.
  • 55. - Tuyến sưng lan ra vùng trước tai, mỏm chùm, lan đến cung dưới xương gò má lan xuống dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm, da trên tuyến đỏ. - Vài trường hợp, tuyến dưới hàm và cảm sưng to, có khi lan ra trước ngực gây phù trước xương ức. - Các triệu chứng đi kèm, sốt 38 - 39o c, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói, đau họng, khó chịu và đau nhiều khi nhai, hoặc uống nước có vị chua. - Thăm khám (họng): + Stenon sưng đỏ có khi có giả mạc. + Hạch trước tai, góc hàm to và đau. 4. Thời kì hồi phục Sau một tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, các triệu chứng đau họng, khó nuốt giảm và từ từ khỏi hẳn. III. BIẾN CHỨNG 1. Viêm não– - Viêm màng não: xảy ra 10 - 35% trường hợp xuất màng não hiện 3 - 10 ngày sau khi viêm tuyến mang tai. - Viêm não: hiếm (0,5%), xảy ra đồng thời hoặc sau khi viêm tuyến mang tai. 2. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn Có thể gặp ở thanh thiếu niên sau tuổi dậy thì với tỉ lệ 20 - 30%. 3. Viêm buồng trứng 7% sau tuổi dậy thì. 4. Vô sinh Hiếm khi vô sinh thực sự.
  • 56. 5. Các cơ quan khác Viêm tuy cấp, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp bán cáp, viêm tuyến lệ, viêm khí, phế quản, viêm phổi, viêm khớp. Quai bị và thai nghén: nếu nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu có khả năng dị dạng thai, sẩy thai. Mắc bệnh trong 3 tháng cuối có thể tăng khả năng chết lưu hoặc sinh non. IV. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ 1 Chẩn đoán Dựa vào 3 yếu tố: - Trẻ chưa mắc bệnh lần nào. - Có tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị 2 - 3 tuần trước. - Có triệu chứng lầm sàng như mô tả ở trên, cận lâm sàng. 2. Điều trị Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chỉ điều trị triệu chứng và ngăn cản các biến chứng. - Chăm sóc răng miệng. - Chế độ ăn: lỏng dễ tiêu, giàu năng lượng. - Chế độ nghỉ ngơi, đắp ấm vùng tuyến sưng. - Hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm. - Dùng kháng sinh, kháng viêm khi có biến chứng. VI. PHÒNG NGỪA 1. Phát hiện sớm và cách li kịp thời tránh lây lan
  • 57. 2. Miễn dịch chủ động: chủng ngừa quai bị. Có kết quả với thuốc chủng siêu vi sống giảm độc lực, an toàn, không gây sốt, tạo kháng thể cao, bảo vệ 75 - 95%, kháng thể bảo vệ tồn tại ít nhất 10 năm, không tương tác với văcxin sởi, thuỷ đậu, Rubella được chích cùng lúc. * Chú ý: Không dùng văcxin cho người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai. Sau khi chích ngừa có thể có các tác dụng phụ như:. viêm tuyến mang tai, hiếm và nhẹ, sốt, buồn nôn, sẩn đỏ thân và đầu chi do đó người chăm sóc trẻ cần làm theo hướng dẫn, lời dặn của thầy thuốc. 3. Miễn dịch thụ động: Globuline miễn dịch chẳng quai bị 24,5ml tiêm bắp cho người tiếp xúc. 4. Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ: biết nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng hợp lí nâng cao sức đề kháng của cơ thể trễ. 5. Vệ sinh cá nhân: răng miệng, tai mũi họng cho bé, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi và thực hiện tốt các chế độ vệ sinh trường lớp, môi trường. 6. Kết hợp giữa gia đình, nhà trường, y tế và giáo dục để phòng bệnh tất cho trẻ: tuyên truyền, giáo dục cho gia đình phụ huynh hiểu biết về bệnh và dịch bệnh cùng các biện pháp phòng tránh. @ KẾT LUẬN * Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi gây ra. Đặc trưng bởi: sưng và đau tuyến nước bọt (chủ yếu là tuyến tai), đôi khi kéo theo viêm tuyển sinh dục, viêm màng não, và một số cơ quan khác. Do vậy cần chủng ngừa cho bé và hiểu biết về bệnh để phòng bệnh tốt hơn. @ BÀI TẬP
  • 58. 1. Trình bày các biến chứng của bệnh và đề ra các biện pháp phòng bệnh sởi cho trẻ em. 2. Trong các biện pháp phòng bệnh trên, biện pháp nào là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu nhất? Giải thích tại sao? @ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 1 Bệnh quai bị do tác nhân nào gây ra? A. Vi khuẩn. B. Virus. C. Vi nấm. D. Kí sinh trùng. 2. Sau khi bờ quai bị, người bệnh có miễn dịch với bệnh trong bao lâu? A. 1 tháng. B. 1 năm. C. 3 năm. D. Suốt đời. 3. Các triệu chứng sau đây gặp trong giai đoạn toàn phát trừ: A. Sốt 39o c. B. Nổi hạch trước tai và góc hàm. C. Tuyến mang tai sưng to và đau. D. sờ mang tai thấy nóng. 4. Các đặc điểm sau đây có ở các biến chứng viêm tinh hoàn trừ: A. Thường gặp ở thanh niên sau tuổi dậy thì. B. Sốt cao ớn lạnh.
  • 59. C. Nóng đỏ, sưng đau 2 tinh hoàn. D. Rất ít bệnh nhân vô sinh. 5. Văcxin quai bị có khả năng bảo vệ cơ thể ít nhất trong lâu? A. 6 tháng. B. 1 năm. C. 5 năm. D. 10 năm. @ TÌM ĐỌC 1. Trường Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh truyền nhiễm, NXB Y học TP. HCM, 1997, trang 277 - 287. 2. www.khoa.net/benhnhi/quaibi Bài 8: BỆNH UỐN VÁN Bài học này sẽ giúp bạn: - Hiểu nguyên nhân, ngõ vào và các biểu hiện của bệnh. - Trình bày được các lịch tiêm chủng phòng bệnh uốn ván cho các đối tượng - Trình bày được cách xử trí vết thương và hướng xử trí. - Liệt kê được các biện pháp phòng bệnh và ứng dụng vào việc phòng bệnh cho trẻ. I. ĐẠI CƯƠNG
  • 60. Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do Clostridium tetani gây nên. Trực khuẩn sinh sản ngay tại ngõ vào, tiết ra độc tố, làm tổn thương các nơron vận động của thần kinh trung tâm gây ra co cứng cơ và co giật toàn thân, bệnh diễn tiến nặng, tử vong còn cao, bệnh không gây miễn dịch nên khi khỏi bệnh phải tiêm phòng để tránh tái phát. Uốn ván ở trẻ em rất nặng, tỉ lệ tử vong ở trẻ em cao từ 20 - 40%, ở trẻ sơ sinh (uốn ván rốn) khoảng 70 - 90%. II. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐUỜNG LÂY 1. Nguyên nhân - Do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây nên, Clostridium tetanl là trực khuẩn giam (+), kích thước 4x10x0,4 - 0,6um có lông quanh thân, di động tương đối trong môi trường yếm khí. - Trực khuẩn có thể tạo thành bào tử, bào tử uốn ván, có sức đề kháng cao, chịu sức nóng đun sôi 3 - 4 giờ, tồn tại được rất nhiều giờ trong dung dịch sát trùng như phenol 5%, formalin 3% (10 giờ trong dung dịch phenol 5% và 24 giờ trong dung dịch formalin 3%). Trong đất khô, thiếu ánh sáng và không khí, bào tử có thể sống đến nhiều năm. Muốn diệt được bào tử phải đun sôi thật sôi ít nhất 4 giờ hay hấp ướt 121% trong 12 phút, bào tử hiện diện trong đất có nhiều phân, đôi khi cũng tìm thấy trong bụi. 2. Đường lây bằng ngõ vào Vi khuẩn, nha bào uốn ván nhiễm vào cơ thể qua vết thương. Khả năng phát bệnh uốn ván phụ thuộc vào những yếu tố thuận lợi như chấn thương nặng, chảy máu, hoại tử mô và vật lạ, khiến phản ứng ôxi hoá khử tại chỗ hạ thấp làm cho nha bào dễ dàng nẩy mầm và từ đó vi khuẩn nhân lên trong mô, sau thời kì tăng trưởng nhanh, vi khuẩn tiết ra Tetanospasmin, Tetanospasmin này gắn vào thụ thể và lan theo đường thần kinh bằng cách truyền ngược
  • 61. theo khớp nối thần kinh - cơ đến tế bào sừng trước tuỷ sống rồi tới não. Độc tố uốn ván phong toả các nơron ức chế điều khiển sự tạo xung vận động gây ra tình trạng co cứng cơ quá mức và gây co giật. Đường lây chủ yếu bằng ngõ vào: 2.1. Vết thương da niêm: 78,96% - Do xây xước, tai nạn (khi chơi, lao động, phỏng, dẫm phải đinh rỉ sắt, mảnh chai... - Do tiêm chích không vô trùng, chảy mủ tai, cuống rốn ở trẻ sơ sinh do không biết chăm sóc vệ sinh tốt. Thường là những vết thương bẩn, dập nát ngóc ngách. 2.2. Tổn thương da niêm trường diễn: 1,5%, chăm, loét hoại tử da, ghẻ lở, viêm tai giữa, viêm da... 2.3. Vết thương phẫu thuật không đảm bảo vô trùng: Bản khoa, chi dưới gãy xương hở... 2.4. Nao phá thai phạm pháp (61%) và đỡ đẻ không vô trùng (25%), hoặc không tìm thấy ngõ vào: tỉ lệ khoảng 10% - 12%. III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 1. Thời kì ủ bệnh Là thời gian từ lúc bị thương đến lúc xuất hiện triệu Ià chứng đầu tiên, trung bình 7 - 14 ngày, ngắn nhất 48 - 72 giờ, thời kì này càng ngắn bệnh càng nặng, hoàn toàn không có triệu chứng ngoài dấu hiệu viêm tấy vết thương nhiễm trùng nếu có. 2. Thời kì khởi phát Là thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến lúc xuất hiện các triệu chứng co thắt hay co giật, trung bình 2 - 5 ngày.
  • 62. Bệnh nhân mệt, nhức đầu, mất ngủ, đột nhiên thấy mỏi hàm, khó nói, khó nuốt, nuốt vướng, uống nước sặc, dần dần không hạ rộng được, thăm khám sẽ thấy: - Cơ nhai co cứng, nổi rõ khi cử động. - Dùng đè lưỡi cố mở rộng miệng ra thì 2 hàm răng càng khít chặt lại. - Không tìm thấy điểm đau rõ rệt ở vùng quai hàm. - Mọi cố gắng nhai nuốt thức ăn mềm đều làm cho các cơ mặt co lại 3. Thời kì toàn phát Cứng hàm, cứng gáy, nét mặt cười nhăn. - Co giật cứng toàn thân hoặc tự nhiên hoặc do kích động bởi tiếng động, va chạm, ánh sáng. Đáng sợ nhất là những cơn co thắt hầu, họng gây khó nuốt và co thắt thanh quản gây tím tái, ngạt thở, ngừng thở. - Cơn co giật điển hình: lưng cong, hai tay co quắp, hai chân duỗi thẳng, răng cắn chặt, mặt nhăn nhó vẻ đau đớn. - Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo và không sốt cao. - Cơn co giật nặng có thể đưa đến ngưng thở. * Uốn ván rốn (uốn ván sơ sinh) Thời gian nung bệnh từ 3 - 5 ngày (tối đa không quá 28 ngày). Biểu hiện: trẻ bỏ bú, mắt nhắm, khóc không ra tiếng, rồi không khóc, bụng co cứng bàn tay nắm chặt, chân co cứng. Trẻ thường sốt cao, co giật nhiều, khiến khó thở, tím tái, thỉnh thoảng có những cơn ngừng thở. Nếu bệnh tiến triển tốt thì trẻ mở mắt, ngủ được, khóc to dần, hết sốt, hết co giật, tỉ lệ tử vong do uốn ván rốn còn cao 70 - 80% do suy hô hấp, bội nhiễm, suy dinh dưỡng... III. ĐIỀU TRỊ Nên đưa bé tới bệnh viện chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị.
  • 63. 1. Chăm sóc Đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị uốn ván. - Phòng chăm sóc bệnh nhân phải riêng biệt, đảm bảo yên tĩnh, không tiếng động, ánh sáng dịu. - Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, bù nước và điện giải thích hợp, thức ăn thường là súp, sữa... - Vệ sinh cá nhân hàng ngày, hút đàm nhớt thường xuyên, xoay trở mỗi 4 giờ để tránh loét. 2. Xử trí vết thương (nếu có) - Rửa vết thương: bằng ôxi già, để hở. - Cắt lọc mở rộng, phá bỏ ngóc ngách. IV. PHÒNG BỆNH 1. Phòng bệnh Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng văcxin giải độc tố uốn ván (Tetanus toxid), phối hợp với giải độc tố bạch hầu và văcxin ho gà. Văcxin tam liên DPT ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván được tiêm phòng sớm cho trẻ tuổi nhũ nhi khi bé tròn 2 tháng tuổi, 3 - 4 tháng tuổi, củng cố khi bé 12 - 24 tháng và lập lại lúc bé 5 tuổi. - Liều duy trì cần nhắc lại sau mỗi 10 năm. Hiện nay việc phòng uốn ván còn được tập trung vào phụ nữ mang thai, văcxin được tiêm vào tháng thứ 5, 6 của thai kì để giảm tỉ lệ mắc bệnh uốn ván sơ sinh. ở Việt Nam, năm 2002 đã công bố thanh toán được bệnh uốn ván sơ sinh. Đối với người tiêm phòng đủ bị vết thương hở thì được tiêm giải độc tố nếu vết thương sạch và trong 10 năm trở lại chưa tiêm phòng duy trì. Nếu vết thương bẩn gần trung tâm thần kinh và trong vòng 5 năm chưa tiêm liều duy trì phải tiêm kháng độc tố uốn ván với văcxin uốn ván.