SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
Luận văn thạc sĩ kinh tế 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
THÁI THANH TÙNG
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
THÁI THANH TÙNG
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS. VÕ THÀNH DANH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 3
LỜI CAM ĐOAN
-------------------
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận
văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ
những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS-TS Võ Thành Danh.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực, có xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ
Thái Thanh Tùng
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 4
LỜI CẢM ƠN
-------------
Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của Quý thầy cô, bạn bè và các nhà quản lý, các doanh nghiệp ngành
Viễn thông tại thành phố Cần Thơ.
Xin trân trọng cảm ơn PGS-TS Võ Thành Danh, người hướng dẫn khoa
học của luận văn, đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn
thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh, khoa Sau
đại học đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã
có những góp ý những thiếu sót của luận văn này để luận văn ngày càng hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn các nhà quản lý, các doanh nghiệp ngành Viễn
thông tại thành phố Cần Thơ giúp tôi có số liệu để phân tích và đánh giá; sẵn
sàng cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy cô trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 5
MỤC LỤC
--------
Trang
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh sách các hình, bảng
Phần mở đầu
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về phân tích ........................................................................1
1.2. Khái niệm về hiệu quả..........................................................................1
1.2.2. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hq kinh doanh xã hội....................1
1.2.2. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp..........................2
1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh...........................................3
1.3. Các bước tiến hành và tổ chức phân tích...........................................4
1.3.1. Yêu cầu của việc phân tích, đánh giá..............................................4
1.3.1.1. Tính đầy đủ...............................................................................4
1.3.1.2. Tính chính xác ..........................................................................5
1.3.1.3. Tính kịp thời ............................................................................5
1.3.2. Nguồn dữ liệu phân tích ..................................................................5
1.3.3. Trình tự thực hiện phân tích ............................................................5
1.3.3.1. Thu thập tài liệu và xử lý dữ liệu .............................................5
1.3.3.2. Xây dựng các biểu bảng ..........................................................6
1.3.3.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng..........................................6
1.3.3.4. Tổng hợp kết quả phân tích .....................................................6
1.3.3.5. Xây dựng định hướng, đưa ra giải pháp ..................................6
1.4. Giới thiệu các mô hình dùng để phân tích, đánh giá ........................6
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 6
1.4.1. Mô hình SWOT (phân tích thực trạng ngành) ................................6
1.4.1.1. Các yếu tố bên trong cần phân tích ..........................................7
1.4.1.2. Các yếu tố bên ngoài cần phân tích..........................................7
1.4.1.3. Các chiến lược cơ bản của mô hình SWOT ............................8
1.4.2. Mô hình Kim cương của Michael E.Porter....................................8
1.4.2.1. Đối với nhóm thành tố bên trong .............................................9
1.4.2.2. Đối với nhóm thành tố bên ngoài...........................................10
1.5. Vận dụng Mô hình Kim cương của Michael E.Porter ...................10
1.5.1. Nhóm các thành tố bên ngoài........................................................11
1.5.2. Nhóm các thành tố bên trong ........................................................11
1.6. Giới thiệu chung về ngành Viễn thông.............................................13
1.6.1. Vị trí ngành Viễn thông.................................................................13
1.6.1.1. Về mặt chính trị xã hội và An ninh quốc phòng ....................13
1.6.1.2. Về mặt kinh tế ........................................................................13
1.6.1.3. Về đời sống xã hội và tinh thần..............................................14
1.6.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ngành Viễn thông.........................14
1.6.2.1. Tính vô hình của sản phẩm.....................................................14
1.6.2.2. Quá trình tiêu dùng và cung cấp xảy ra đồng thời ................14
1.6.2.3. Các dịch vụ Viễn thông là không thể dự trữ ..........................14
1.6.2.4. Giá trị mỗi lần giao dịch nhỏ .................................................15
1.6.2.5. Không phải tất cả dịch vụ viễn thông là cần thiết .................15
1.6.3. Một số khái niệm liên quan đến ngành Viễn thông .....................15
1.6.3.1. Mạng nội bộ............................................................................15
1.6.3.2. Mạng viễn thông ....................................................................15
1.6.3.3. Dịch vụ Viễn thông ...............................................................16
Tóm tắt chương I................................................................................................18
CHƯƠNG II: Thực trạng ngành Viễn thông thành phố Cần Thơ
2.1. Thực trạng ngành Viễn thông Việt Nam..........................................19
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 7
2.1.1. Mạng lưới viễn thông ....................................................................19
2.1.2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông..................................19
2.1.3. Phát triển dịch vụ viễn thông.........................................................20
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu-TP Cần Thơ ..............................23
2.2.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................23
2.2.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng có liên quan đến viễn thông ...............25
2.2.2.1. Hệ thống giao thông đường bộ...............................................25
2.2.2.2. Hệ thống lưới điện..................................................................25
2.2.2.3. Trung tâm thương mại và hệ thống chợ .................................26
2.3. Cơ quan quản lý nhà nước ngành Viễn thông.................................26
2.3.1. Cấp Trung ương.............................................................................26
2.3.2. Cấp tỉnh, thành phố........................................................................27
2.4. Thực trạng ngành Viễn thông TP Cần Thơ.....................................29
2.4.1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông..................................29
2.4.2. Năng lực mạng cung cấp dịch vụ viễn thông................................29
2.4.2.1. Mạng truyền dẫn liên tỉnh ......................................................29
2.4.2.2. Mạng truyền dẫn nội tỉnh .......................................................29
2.4.2.3. Mạng ngoại vi.........................................................................30
2.4.2.4 Mạng thông tin di động ..........................................................31
2.4.2.5. Mạng Internet và VoIP...........................................................34
2.4.2.6. Hệ thống chuyển mạch ..........................................................34
2.4.3. Hiện trạng sản xuất kinh doanh ngành Viễn thông.......................35
2.4.3.1. Mạng lưới dịch vụ ..................................................................35
2.4.3.2. Công nghệ các nhà cung cấp ..................................................38
2.4.3.3. Hoạt động Makerting .............................................................40
2.4.3.4. Nguồn nhân lực .....................................................................41
2.5. Đánh giá thực trạng ngành Viễn thông TP. Cần Thơ.....................43
2.5.1. Điểm mạnh và cơ hội.....................................................................43
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 8
2.5.2. Điểm yếu và thách thức.................................................................45
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng ngành Viễn thông TP Cần Thơ...................50
2.6.1. Các yếu tố bên ngoài .....................................................................50
2.6.1.1. Môi trường pháp lý.................................................................51
2.6.1.2. Môi trường KT-XH ................................................................51
2.6.1.3. Yếu tố công nghệ....................................................................52
2.6.1.4. Yếu tố về chính sách...............................................................53
2.6.2. Các yếu tố bên trong......................................................................54
2.6.2.1. Hiệu quả của các chính sách điều hành..................................54
2.6.2.2. Yếu tố đổi mới........................................................................55
2.6.2.3. Yếu tố giá trị nguồn nhân lực.................................................55
Tóm tắt chương II ..............................................................................................59
CHƯƠNG III: Giải pháp phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển ngành Viễn thông Việt Nam......60
3.1.1. Định hướng phát triển....................................................................60
3.1.2. Mục tiêu phát triển.........................................................................61
3.1.2.1. Mục tiêu..................................................................................61
3.1.2.2. Chỉ tiêu ...................................................................................62
3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành viễn thông TP Cần Thơ...62
3.2.1. Quan điểm phát triển .....................................................................62
3.2.2. Mục tiêu phát triển.........................................................................63
3.3. Các giải pháp phát triển ngành Viễn thông TP Cần Thơ ..............66
3.3.1. Quản lý nhà nước...........................................................................66
3.3.2. Tăng cường thực thi pháp luật ngành viễn thông..........................67
3.3.3. Chia sẻ cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp trong ngành ...........68
3.3.4. Thu hút và sử dụng vốn đầu tư......................................................69
3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực..............................................................70
2.3.6 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ..................................................71
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 9
3.4. Kiến nghị .............................................................................................72
3.4.1. Đối với Nhà nước ..........................................................................72
3.4.2. Đối với TP Cần Thơ ......................................................................72
3.4.3. Đối với các doanh nghiệp Viễn thông...........................................73
Tóm tắt chương III.............................................................................................74
Phần kết luận.
Tài liệu tham khảo.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-------------------
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTCĐ: Điện thoại cố định
ĐTDĐ: Điện thoại di động
CHTC: Viễn thông Cần Thơ – Hậu Giang
EVN Telecom: Công ty Viễn thông điện lực
HT Mobile: Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội
LAN: Mạng nội bộ
NGN: Mạng thế hệ sau
QLNN: Quản lý nhà nước
SPT: Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
TP. Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ
UBND: Ủy ban nhân dân
Viettel: Công ty điện tử Viễn thông quân đội
VoIP: Điện thoại trên nền IP
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 11
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG
------------------------
Trang
Hình 1.1: Mô hình Kim cương của Michael E. Porter..................................9
Hình 1.2: Vận dụng Mô hình Kim cương của Michael E. Porter ...............12
Hình 2.1: Mật độ máy điện thoại /100 dân của Việt Nam ..........................21
Hình 2.2: Số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam.............................22
Hình 2.3: Nhu cầu dịch vụ 3G tại Việt Nam năm 2008..............................23
Hình 2.4: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ.......................................24
Hình 2.5: Sơ đồ QLNN chuyên ngành Viễn thông .....................................27
Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức Sở Thông tin Truyền thông TP Cần Thơ .............28
Bảng 2.1: Hiện trạng vị trí trạm BTS theo quận, huyện..............................33
Bảng 2.2: Thống kê số trạm BTS theo từng doanh nghiệp.........................33
Bảng 2.3: Hiện trạng chuyển mạch theo quận, huyện.................................35
Bảng 2.4: Thống kê số thuê bao ĐTCĐ giai đoạn 2005-2008....................36
Bảng 2.5: Thống kê số thuê bao ĐTDĐ giai đoạn 2005-2008....................37
Bảng 2.6: Thống kê số thuê bao Internet giai đoạn 2005-2008 ..................38
Bảng 2.7: Hiện trạng lao động viễn thông ..................................................42
Bảng 2.8: Bảng phân tích SWOT................................................................48
Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển viễn thông TPCT ............58
Bảng 3.1: Chỉ tiêu phát triển viễn thông .....................................................64
Bảng 3.2: So sánh chỉ tiêu phát triển...........................................................65
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 12
PHẦN MỞ ĐẦU
----------
1. Lý do chọn đề tài
Viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng của nền
kinh tế quốc dân. Phát triển viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong tiến trình
đổi mới đang có những biến đổi to lớn và mạnh mẽ, đòi hỏi ngành Viễn thông
với tư cách là ngành hạ tầng kinh tế - xã hội cần phải đi trước, chuyển nhanh
sang giai đoạn phát triển mạnh hơn, với chất lượng ngày càng cao hơn, vượt
qua nguy cơ tụt hậu, tận dụng cơ hội vươn ra biển lớn, bắt kịp các nước tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, thành phố Cần
Thơ (TP. Cần Thơ) đang tập trung xây dựng phấn đấu trở thành đô thị loại 1
trước năm 2010 và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020,
hướng đến xây dựng và phát triển trở thành thành phố có vai trò trung tâm,
động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL).
Từ đó đòi hỏi lĩnh vực viễn thông của TP. Cần Thơ phải có bước phát
triển nhanh, đây là một trong ba dịch vụ hạ tầng cùng với dịch vụ tài chính,
dịch vụ vận tải đóng vai trò là yếu tố đầu vào quan trọng cho tất cả các ngành
sản xuất và dịch vụ, cần ưu tiên phát triển.
Trong những năm qua, viễn thông TP. Cần Thơ có những bước phát
triển khá mạnh mẽ, đã có sự biến đổi vượt bậc cả về quy mô và chất lượng
dịch vụ, công nghệ thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 13
chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành và yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; chưa phát huy, khai thác hết năng lực con người
trong quản lý nhà nước cũng như quản lý các doanh nghiệp, năng suất lao
động còn thấp, công tác đầu tư, quy hoạch phát triển chưa đồng bộ gây lãng
phí, kém hiệu quả.
Với mong muốn đóng góp cho lĩnh vực viễn thông TP. Cần Thơ ngày
càng phát triển, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích thực trạng và giải
pháp phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp
cao học kinh tế ngành Quản trị kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ trong thời gian qua nhằm định
hướng phát triển ngành, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu và cơ bản nhất để
phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể của luận văn là: Thứ nhất, mô tả và đánh giá thực
trạng hoạt động của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. Thứ hai, phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. Và
thứ ba, đề xuất các giải pháp cơ bản nhất, khả thi nhất để phát triển ngành
Viễn thông TP. Cần Thơ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển ngành Viễn thông là một đề tài rất rộng, đánh giá rất nhiều
khía cạnh khác nhau khi nghiên cứu. Từ đó, đề tài đòi hỏi người nghiên cứu
phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nhất định, phải được sự hỗ trợ
của nhiều người; đồng thời phải có đủ thời gian và kinh phí thực hiện.
Với những lý do trên mà luận văn chỉ đi vào nghiên cứu hiện trạng
một số mặt hoạt động của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ như:
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 14
- Năng lực mạng và các nhà cung cấp dịch vụ ngành Viễn thông;
- Hiện trạng nguồn nhân lực và nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên
ngành Viễn thông;
- Đánh giá thực trạng hoạt động ngành Viễn thông;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Viễn thông, từ đó định hướng và
đưa ra các giải pháp phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Luận văn chọn địa bàn nghiên cứu là TP. Cần Thơ, là nơi tập trung
rất nhiều doanh nghiệp ngành Viễn thông; đồng thời có xem xét mối quan hệ
hiện trạng, sự phát triển của ngành Viễn thông trong phạm vi cả nước.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Sử dụng số liệu thống kê ngành Viễn thông TP. Cần Thơ từ năm
2005 đến 2008, có xem xét các dữ liệu thứ cấp của ngành Viễn thông qua các
năm để định hướng phát triển ngành Viễn thông tại TP. Cần Thơ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ được thực hiện bằng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1. Đối với dữ liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp tại Sở Thông tin và Truyền thông, số liệu
được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo cáo tổng kết
tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm của TP. Cần Thơ.
Căn cứ vào các tài liệu, báo cáo, các đề tài nghiên cứu có liên quan
đến ngành Viễn thông trong thành phố của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn thu thập dữ liệu từ niên giám thống kê hàng năm, sách,
báo, tạp chí, Internet,…
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 15
4.1.2. Đối với dữ liệu sơ cấp
Phỏng vấn chuyên sâu một số vị lãnh đạo quản lý chuyên ngành Viễn
thông và các ngành có liên quan;
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp
chuyên gia, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích kết hợp với
việc so sánh đối chiếu.
4.2. Mô hình nghiên cứu
4.2.1. Mô hình SWOT
Để đánh giá mục tiêu thứ nhất: Mô tả thực trạng hoạt động của ngành
Viễn thông TP. Cần Thơ. Qua đó tiến hành đánh giá thực trạng của hoạt động
của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, đồng thời nêu lên những
mặt làm được, những mặt còn hạn chế, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp
phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ trong thời gian tới.
4.2.2. Mô hình Kim cương của Michael E.Porter
Để phân tích mục tiêu thứ hai: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. Tiến hành nghiên cứu, phân tích các
yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong
ngành và đây cũng là cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển ngành Viễn thông
TP. Cần Thơ trong thời gian tới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thông qua luận văn này, tác giả muốn đề xuất một số giải pháp khả
thi để định hướng phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ nhằm:
- Nâng cao hiệu quả quản lý ngành, quy hoạch chuyên ngành;
- Thu hút vốn đầu tư;
- Phát triển nguồn nhân lực.
Đề tài có thể áp dụng vào hoạt động thực tiễn ngành Viễn thông tại
địa bàn TP. Cần Thơ.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 16
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu gồm 03 chương.
6.1. Chương I: Cơ sở lý luận.
6.2. Chương II: phân tích, đánh giá thực trạng, các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. Qua đó nêu lên
những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế, cần khắc phục, và đây là
cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành Viễn thông
TP. Cần Thơ.
6.3. Chương III: tác giả nêu lên những giải pháp nhằm phát triển
ngành Viễn thông TP. Cần Thơ, đồng thời có những kiến nghị với Nhà nước,
với TP. Cần Thơ và các doanh nghiệp viễn thông về vấn đề nầy.
Luận văn được đầu tư, chuẩn bị rất kỹ, tuy nhiên do kiến thức còn
hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót; rất mong nhận được ý kiến đóng
góp, phê bình của Quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp … để luận văn được
hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 17
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm về phân tích
Phân tích là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ
giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó. Trong tự nhiên, việc
chia nhỏ được tiến hành với những vật thể bằng các phương tiện cụ thể.
Phân tích hiện trạng của ngành là phân tích các mối quan hệ của các
yếu tố cơ bản ở tầm vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến ngành cần nghiên cứu.
Thông qua việc phân tích hiện trạng của ngành, người sử dụng thông tin có
thể đánh giá triển vọng của ngành trong tương lai.
1.2. Khái niệm về hiệu quả
Thực tế cho thấy, hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi
trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị. Trong công tác quản lý
ngành, phạm trù hiệu quả được biểu hiện ở những dạng khác nhau.
Việc phân loại hiệu quả hoạt động ngành theo những tiêu thức khác
nhau có tác dụng thiết thực cho công tác quản lý. Nó là cơ sở để xác định các
chỉ tiêu và mức hiệu quả hoạt động của ngành từ đó đề ra những giải pháp
góp phần phát triển ngành.
Ngoài ra, phân tích về hiệu quả còn liên quan đến tính hiệu quả và
hợp lý của các chính sách điều hành hay can thiệp của Chính phủ cũng như
các định chế có liên quan.
1.2.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội
của nền kinh tế quốc dân
Hiệu quả kinh tế xã hội mà ngành Viễn thông mang lại cho nền kinh
tế quốc dân là sự đóng góp của hoạt động sản xuất kinh doanh ngành Viễn
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 18
thông vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao
động xã hội, tăng thu cho ngân sách,…
Trong quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh ngành Viễn thông không
những tính toán và đạt được hiệu quả trong hoạt động của từng người, từng
doanh nghiệp, mà còn phải tính toán và quan trọng hơn phải đạt được hiệu
quả kinh tế xã hội đối với nền kinh tế quốc dân.
Giữa hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả kinh doanh cá biệt có mối
quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ
có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc đầu tư nhiều dự án trong ngành hiệu quả chưa cao,
thậm chí bị lỗ, nhưng nền kinh tế vẫn thu được hiệu quả.
Ví dụ, đầu tư vào những vùng hẻo lánh, xa xôi, hải đảo, tuy chưa
mang lại lợi nhuận, nhưng nó thực hiện được nhiệm vụ chính trị của Đảng và
Nhà nước giao cho. Do đó ngành Viễn thông cần quan tâm đến hiệu quả kinh
tế xã hội, đó là tiền đề và điều kiện cho ngành kinh doanh có hiệu quả.
1.2.2. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
trong những điều kiện cụ thể về tài nguyên, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ
tổ chức và quản lý lao động, quản lý kinh doanh. Họ đưa ra thị trường sản
phẩm, dịch vụ của mình đối với một chi phí cá biệt nhất định và doanh nghiệp
nào cũng muốn được tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cao nhất.
Tuy vậy, khi đưa hàng hóa, dịch vụ của mình ra thị trường thì họ chỉ
có thể bán theo mức giá của thị trường, sản phẩm, dịch vụ của họ có mức giá
tương đương với giá thị trường. Bởi vì thị trường chỉ chấp nhận mức trung
bình của xã hội về hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa, dịch vụ.
Quy luật giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt
khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi, thông qua một mức giá cả của thị
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 19
trường. Suy cho cùng chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng tại mỗi
doanh nghiệp mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả thì chi phí lao động xã hội
đó lại được thể hiện ở các dạng chi phí cụ thể: giá thành sản xuất, chi phí
ngoài sản xuất.
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành nói chung được tạo
thành trên cơ sở hiệu quả các loại chi phí cấu thành. Các đơn vị sản xuất kinh
doanh trong ngành là nơi trực tiếp sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất
kinh doanh nên các đơn vị này phải quan tâm xác định những biện pháp đồng
bộ để thu hiệu quả toàn diện trên các yếu tố của quá trình đó.
1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xác định
hiệu quả nhằm hai mục tiêu cơ bản:
- Để thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong
việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó, lựa chọn phương án có lợi nhất.
Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương
án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra.
Chẳng hạn tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất
hoặc từ một đồng vốn bỏ ra.
Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu
quả tuyệt đối của các phương án với nhau. Nói cách khác, hiệu quả so sánh
chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án.
Trên thực tế, để thực hiện nhiệm vụ nào đó, người ta không chỉ tìm
thấy một cách (một phương án, một giải pháp) mà có thể đưa ra nhiều cách
làm khác nhau. Mỗi một cách làm đó đòi hỏi lượng đầu tư, lượng chi phí, thời
gian thực hiện và thời gian thu hồi vốn khác nhau.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 20
Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, người làm công tác quản
lý và kinh doanh không nên tự trói mình vào một cách làm mà phải vận dụng
mọi sự hiểu biết để đưa ra nhiều phương án khác nhau, rồi so sánh hiệu quả
kinh tế của các phương án đó để chọn ra một phương án có lợi nhất.
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh trong ngành Viễn thông có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau song chúng lại có tính độc lập tương đối.
Trước hết xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả so sánh.
Nghĩa là trên cơ sở những chỉ tiêu tuyệt đối của từng phương án, người ta so
sánh mức hiệu quả ấy của các phương án với nhau. Mức chênh lệch chính là
hiệu quả so sánh.
Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả so sánh được xác định không
phụ thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối.
Chẳng hạn, việc so sánh mức chi phí của các phương án với nhau để
chọn ra phương án có chi phí thấp, thực chất chỉ là sự so sánh mức chi phí
của các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiệu quả tuyệt đối của
phương án.
1.3. Các bước tiến hành và tổ chức phân tích
1.3.1. Yêu cầu của phân tích, đánh giá
Muốn công tác phân tích hiện trạng hoạt động ngành mang ý nghĩa
thực tiễn, làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp phát
triển ngành, thì công tác phân tích hiện trạng hoạt động ngành phải đáp ứng
các yêu cầu sau đây:
1.3.1.1. Tính đầy đủ
Nội dung và kết quả phân tích thực trạng ngành phụ thuộc rất nhiều
vào sự đầy đủ nguồn dữ liệu sưu tập: những dữ liệu thống kê phản ánh hiện
trạng ngành cần đánh giá bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên
ngoài ảnh hưởng, tác động đến ngành.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 21
1.3.1.2. Tính chính xác
Chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào tính chính
xác về nguồn dữ liệu khai thác; phụ thuộc vào sự chính xác lựa chọn phương
pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích.
1.3.1.3. Tính kịp thời
Sau mỗi quý, năm, giai đoạn thực hiện quy hoạch ngành, cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành phải kịp thời tổ chức phân tích đánh giá tình
hình hoạt động của ngành, nắm bắt được mặt làm được, chưa làm được (mặt
tồn tại) của ngành để đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động tiếp theo
của ngành đạt hiệu quả hơn.
1.3.2. Nguồn dữ liệu phân tích
Khi thực hiện phân tích thực trạng hoạt động của ngành cần phải thu
thập những dữ liệu sau:
- Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ quản lý chuyên ngành và các
báo cáo, đánh giá, tư liệu, … liên quan đến ngành Viễn thông.
- Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng của các
doanh nghiệp trong ngành.
- Phỏng vấn chuyên sâu một số vị lãnh đạo quản lý chuyên ngành
Viễn thông và các ngành có liên quan, các nguồn dữ liệu khác như trên
internet, các phương tiện thông tin đại chúng.
1.3.3. Trình tự thực hiện phân tích
1.3.3.1. Thu thập tài liệu và xử lý dữ liệu
Đây là bước quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân tích.
Tài liệu thu thập phải đầy đủ, không mâu thuẫn giữa các số liệu thu thập. Tài
liệu và số liệu phải được sưu tập qua một số năm hoạt động và các số liệu kế
hoạch dự kiến để làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá phân tích.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 22
1.3.3.2. Xây dựng các biểu bảng, các dữ liệu phản ảnh tình hình
hoạt động, thực trạng của ngành
Trên cơ sở các tài liệu, dữ liệu thu thập được xây dựng các biểu bảng,
đồ thị, xác định các chỉ tiêu để nêu lên thực trạng hoạt động của ngành.
1.3.3.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt
động của ngành
Thực chất ở bước này là phân tích nghiên cứu nguyên nhân khách
quan và chủ quan ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến kết quả hoạt động,
hướng phát triển ngành. Đồng thời trong bước này người phân tích sử dụng
các phương pháp thích hợp để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến đối tượng nghiên cứu.
1.3.3.4. Tổng hợp kết quả phân tích, đưa ra các kết luận đánh giá
thực trạng hoạt động của ngành
Nếu như ở các bước trên đưa ra các đánh giá cục bộ từng hoạt động
hoặc từng khía cạnh khác nhau của quá trình hoạt động của ngành: tình hình
phát triển mạng lưới, tình hình cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp, tình
hình sử dụng nguồn nhân lực, … thì ở bước này ta tổng hợp lại các kết quả
phân tích để đưa ra nhận định chung tổng hợp đánh giá thực trạng hoạt động
của ngành: mặt mạnh, tồn tại, nêu ra các tiềm năng trong hoạt động chưa
được khai thác hết.
1.3.3.5. Xây dựng định hướng và đưa ra giải pháp cụ thể
Trên cơ sở những mặt mạnh, mặt yếu thực trạng hoạt động của
ngành, đề ra những giải pháp khắc phục mặt yếu, phát huy mặt mạnh, xây
dựng định hướng phát triển ngành trong thời gian tới và đưa ra các giải pháp
thực hiện để phát triển ngành.
1.4. Giới thiệu các mô hình dùng để phân tích, đánh giá
1.4.1. Mô hình SWOT (phân tích thực trạng của ngành)
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 23
Mô hình SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra
quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào.
SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses
(điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp
một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của
một công ty hay của một ngành kinh doanh.
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được
sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô-gic dễ hiểu, dễ trình bày,
dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra
quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các
phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng.
Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2
cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats.
Mô hình SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ
xử lý hơn, phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của ngành
thông qua việc phân tích tình hình bên trong và bên ngoài ngành.
1.4.1.1. Các yếu tố bên trong cần phân tích
Văn hóa công ty, hình ảnh công ty, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt,
khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động,
danh tiếng, thị phần, nguồn tài chính, bản quyền, bí mật thương mại. ….
1.4.1.2. Các yếu tố bên ngoài cần phân tích
Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhà cung cấp,
đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, môi trường chính
trị và pháp luật.
Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng
thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía,
nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: Ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 24
cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn...
1.4.1.3. Các chiến lược cơ bản của Mô hình SWOT
Phân tích Mô hình SWOT bao gồm các chiến lược cơ bản sau đây:
Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên
ưu thế để tận dụng các cơ hội thị trường.
Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả
năng vượt qua các yếu điểm để tận dụng cơ hội thị trường.
Chiến lược ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế
để tránh các nguy cơ của thị trường.
Chiến lược WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng
vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm để tránh các nguy cơ của thị
trường.
1.4.2. Mô hình kim cương của Michael E.Porter (phân tích lợi thế
cạnh tranh của ngành)
Sử dụng Mô hình Kim cương của Michael E.Porter để phân tích lợi
thế cạnh tranh của ngành hàng.
Mô hình Kim cương của Michael E.Porter là bộ khung chung để phân
tích năng lực cạnh tranh áp dụng chung cho tất cả các ngành.
Theo nội dung của mô hình này, các thành tố bên trong (Inner
Diamond) và bên ngoài (Outer Diamond) được phân tích theo từng nhóm nội
dung, như sau:
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 25
Các
nhân tố
về cầu
Nguồn: Michael E.Porter (1957)
Hình 1.1: Mô hình Kim Cương của Michael E.Porter
1.4.2.1. Đối với nhóm thành tố bên trong
Phân tích về năng suất liên quan đến năng suất khai thác, khả năng
cung ứng dịch vụ, việc sử dụng phân bổ nguồn lực giữa các doanh nghiệp và
các thành phần kinh tế trong cùng ngành.
Cạnh
tranh
Chính
sách
Các
nhân tố
đầu vào
Các
ngành
hỗ trợ
Hiệu quả
Năng suất
Giá trị
Đổi mới
Môi
ng bên
trong
trườ
ên
Môi
trường b
ngoài
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 26
Phân tích về hiệu quả liên quan đến hiệu quả và hợp lý của các chính
sách điều hành hay can thiệp của Chính phủ.
Phân tích về giá trị liên quan đến giá trị đóng góp vào phát triển khu
vực và cả nước, đánh giá việc sử dụng các nguồn lực khác như vốn con
người, tài nguyên lao động, giáo dục, các giá trị gia tăng…
Phân tích về đổi mới liên quan đến đánh giá vai trò và tầm ảnh hưởng
cũng như khả năng sử dụng công nghệ trong ngành.
1.4.2.2. Đối với nhóm thành tố bên ngoài
Phân tích về điều kiện yếu tố tập trung số lượng, chất lượng dịch vụ,
chi phí vốn và con người. Sự dồi dào hay khan hiếm, khả năng tiếp cận dịch
vụ và chi phí của các nguồn tài nguyên được sử dụng trong ngành, cũng như
mức độ đáp ứng của ngành về mặt quy mô đối với các thị trường trong và
ngoài nước. Chi phí vốn sẵn có để cung cấp hay tài trợ vốn cho ngành.
Phân tích về công nghệ tập trung vào các chỉ tiêu về trình độ và hàm
lượng công nghệ hay tiến bộ kỹ thuật đang sử dụng trong ngành.
Phân tích về các chính sách vĩ mô liên quan đến ngành, chủ trương và
chính sách đầu tư của ngành, chính sách khuyến khích hay hỗ trợ tài chính và
hỗ trợ thương mại, chính sách thúc đẩy hay liên kết giữa các ngành và chính
sách phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và các chính sách về cạnh tranh.
Phân tích về hệ thống hỗ trợ, các định chế công và tư liên quan đến
ngành, marketing, tài chính và các dịch vụ sản xuất thương mại có liên quan.
1.5. Vận dụng Mô hình kim cương của Michael E.Porter vào việc phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Viễn thông TP. Cần Thơ
Để có giải pháp và các chiến lược tối ưu phải tìm kiếm ưu thế nổi trội
nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh đang hoạt động, do đó áp
dụng mô hình kim cương của Michael E.Porter cho việc phân tích ngành
Viễn thông TP. Cần Thơ như sau:
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 27
1.5.1. Nhóm các thành tố bên ngoài
Việc phân tích chi tiết hệ thống các thành tố này giúp đánh giá được
sự thích ứng hay đáp trả như thế nào của ngành Viễn thông với ảnh hưởng
của môi trường bên ngoài và các ngành khác có liên quan, bao gồm:
- Môi trường pháp lý liên quan đến việc QLNN về hoạt động dịch vụ
viễn thông, sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động viễn thông; các
cam kết có liên quan khác liên quan đến ngành Viễn thông.
- Môi trường kinh tế - xã hội có liên quan đến các yếu tố như tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế thành phố, thu nhập bình quân, mức sống của
người dân, tổng số vốn đầu tư trên địa bàn thành phố.
- Yếu tố về công nghệ nghiên cứu về hiện trạng việc áp dụng tiến bộ
của khoa học kỹ thuật vào hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
viên thông trên địa bàn thành phố.
- Yếu tố về chính sách bao gồm chính sách vĩ mô và vi mô của Chính
phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến ngành Viễn thông; chủ
trương, chính sách của TP. Cần Thơ về quy hoạch phát triển ngành Viễn
thông; Chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố cùng các chính
sách thúc đẩy hay liên kết giữa các ngành; chính sách phát triển nguồn nhân
lực và các chính sách về cạnh tranh.
1.5.2. Nhóm các thành tố bên trong
- Yếu tố hiệu quả của các chính sách điều hành liên quan đến tính
hiệu quả và thống nhất trong quản lý và điều hành đối với ngành. Cơ chế
quản lý và quy hoạch phát triển ngành, việc chấp hành trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, sự quan tâm hỗ trợ
của các cơ quan, ban, ngành có liên quan của thành phố.
- Yếu tố đổi mới liên quan đến vai trò và tầm ảnh hưởng của công
nghệ đối với kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 28
dịch vụ viễn thông trên địa bàn thành phố.
- Yếu tố giá trị nguồn nhân lực đề cấp đến chiến lược đào tạo và sử
dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, được
thể hiện cụ thể qua các mặt như chất lượng phục vụ khách hàng, ý thức phục
vụ ngành, quan điểm nhận thức về công việc …
Tóm lại, từ những nội dung trên, áp dụng Mô hình kim cương của
Michael E.Porter phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến
sự phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ như sau:
Cạnh
tranh
Chính
sách
MT
pháp lý
MT
kinh tê
xã hội
Công
nghệ
Hiệu quả
NNL
Đổi mới
Môi
ng bên
trong
trườ
ên
Môi
trường b
ngoài
Hình 1.2: Vận dụng Mô hình kim cương của Michael E.Porter vào việc phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Viễn thông TP. Cần Thơ
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 29
1.6. Giới thiệu chung về ngành Viễn thông
1.6.1. Vị trí của ngành Viễn thông
1.6.1.1 Về mặt chính trị xã hội và An ninh quốc phòng
Ngành Viễn thông là công cụ phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo các
cấp, là phương tiện tốt nhất để truyền đưa các mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên
xuống các cấp thừa hành phục vụ cho sự lãnh đạo, điều hành đất nước của
Đảng và Nhà nước.
Đồng thời ngành Viễn thông cũng là phương tiện truyền đưa các
thông tin phản hồi từ các cấp thực hiện lên lãnh đạo để cho các nhà lãnh đạo
nắm bắt kịp thời những chuyển biến xã hội để có các phương hướng lãnh đạo,
chỉ đạo phù hợp nhất. Mặc khác, ngành Viễn thông còn là công cụ phục vụ
bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
1.6.1.2 Về mặt kinh tế
Ngành Viễn thông là một trong những phương tiện giúp cho các hoạt
động kinh tế tiến hành hiệu quả. Nó giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng thu
thập những thông tin về thị trường, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, …
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn có sự cạnh
tranh để chiếm cho mình một thị phần càng lớn càng tốt.
Muốn chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình thị trường, nhưng nếu thông tin quá
chậm thì doanh nghiệp sẽ mất cơ hội, không nắm bắt được thời cơ. Vì vậy, để
có thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, các doanh nghiệp cần phải
thông qua ngành Viễn thông.
Ngoài ra, ngành Viễn thông còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị
trường; giữa doanh nghiệp và các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng.
Giữa họ có thể dễ dàng thông tin liên lạc cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi
cho nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp vận hành hoạt động sản xuất kinh
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 30
doanh của mình một cách hiệu quả.
1.6.1.3 Về mặt đời sống xã hội và tinh thần
Ngành Viễn thông phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc và giao lưu tình
cảm cho các tầng lớp nhân dân, rút ngắn khoảng cách không gian. Ngày nay,
người ta dễ dàng mua sắm qua điện thoại, thông báo tin tức cho nhau qua
mạng Internet, trao đổi thư từ cho nhau bằng Email…
Như vậy, viễn thông đã làm giảm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian,
giảm mật độ giao thông. Con người ở khắp nơi trên toàn thế giới có thể thông
tin, liên lạc với nhau dễ dàng, tạo điều kiện thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị
giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới.
1.6.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành Viễn thông
1.6.2.1. Tính vô hình của sản phẩm ngành Viễn thông
Sản phẩm ngành Viễn thông là hiệu quả của quá trình truyền đưa tin
tức từ người gửi đến người nhận, do vậy nó không phải là một vật phẩm cụ
thể. Khách hàng không nhìn thấy, không nghe thấy, không sờ thấy, không
ngửi thấy, có nghĩa là sản phẩm ngành Viễn thông không hấp dẫn trực tiếp
đến các giác quan của khách hàng.
1.6.2.2. Quá trình tiêu dùng và cung cấp dịch vụ xảy ra đồng thời,
với sự tham gia của cả khách hàng và giao dịch viên
Khi khách hàng đến quầy giao dịch thì quá trình mua bán và tiêu
dùng bắt đầu xảy ra đồng thời. Khi đó, người giao dịch viên đóng hai vai:
khai thác viên và người bán hàng. Do vậy, họ phải được đào tạo cả hai lĩnh
vực là nghiệp vụ khai thác và tâm lý giao tiếp, kỹ thuật bán hàng.
1.6.2.3. Các dịch vụ viễn thông là không thể dự trữ được
Dịch vụ thì không thể sản xuất hàng loạt trước để dự trữ khi có nhu
cầu cao thì mang ra bán. Trong khi đó thì nhu cầu của khách hàng lại không
đồng đều giữa các giờ trong ngày, giữa các ngày trong tuần.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 31
1.6.2.4. Giá trị mỗi lần giao dịch nhỏ
Mỗi lần bán một dịch vụ ngành Viễn thông chẳng thu được là bao.
Do vậy người bán hàng phải kiên trì, máy móc làm việc phải chính xác, tránh
sai sót để tạo dựng lòng tin cho khách hàng.
1.6.2.5. Không phải là tất cả các dịch vụ viễn thông đều cần thiết
cấp bách đối với khách hàng.
- Nhu cầu cấp bách là nhu cầu cần được đáp ứng ngay do đó khách
hàng có thể vượt qua các cản trở để mua.
- Nhu cầu chưa cấp bách là nhu cầu có thể hoãn lại tiêu dùng sau, nếu
rẻ, tiện lợi, vui vẻ thì mua, không thì thôi.
1.6.3. Một số khái niệm có liên quan đến ngành Viễn thông
1.6.3.1. Mạng nội bộ
Là hệ thống thiết bị viễn thông do một tổ chức, cá nhân (sau đây gọi
là chủ mạng nội bộ) thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định
mà chủ mạng nội bộ đó được toàn quyền sử dụng hợp pháp để bảo đảm liên
lạc nội bộ cho các thành viên của mạng.
Mạng nội bộ được phân thành mạng nội bộ hữu tuyến (các thiết bị
viễn thông liên kết với nhau bằng đường cáp viễn thông) và vô tuyến (các
thiết bị vô tuyến điện liên kết với nhau bằng sóng vô tuyến điện).
1.6.3.2. Mạng viễn thông
Mạng viễn thông được thiết lập bởi các phương tiện kỹ thuật, bao
gồm cả phần cứng và phần mềm, cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
Mạng viễn thông bao gồm:
(1) Mạng viễn thông công cộng
Là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp
các dịch vụ viễn thông, được xây dựng và phát triển theo chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 32
(2) Mạng viễn thông dùng riêng
Là mạng viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại
Việt Nam thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của mạng, bao
gồm các thiết bị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm xác định khác nhau
và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp thuê hoặc tự xây dựng.
(3) Mạng viễn thông chuyên dùng
Là mạng viễn thông phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quan Đảng,
Nhà nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh. Chính phủ quy định cụ thể
về việc thiết lập và hoạt động của các mạng viễn thông chuyên dùng.
1.6.3.3. Dịch vụ viễn thông
Là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc
các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông.
Có các loại sau:
(1) Dịch vụ viễn thông cơ bản
Là dịch vụ truyền đưa tức thời thông tin của người sử dụng dưới dạng
ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng viễn
thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin
được gửi và nhận qua mạng.
Bao gồm: viễn thông cố định (nội hạt, đường dài trong nước, quốc
tế); di động (nội vùng, toàn quốc); cố định, di động vệ tinh; vô tuyến điện
hàng hải; dịch vụ cơ bản khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
(2) Dịch vụ viễn thông cộng thêm
Là dịch vụ cung cấp thêm đồng thời cùng với dịch vụ cơ bản, làm
phong phú và hoàn thiện thêm dịch vụ cơ bản, trên cơ sở các tính năng kỹ
thuật của thiết bị hoặc khả năng phục vụ của doanh nghiệp viễn thông. Doanh
nghiệp quy định và công bố các dịch vụ cộng thêm do mình cung cấp.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 33
(3) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng
Là dịch vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng thông tin của người sử dụng
bằng cách hoàn thiện nội dung thông tin, hoặc cung cấp khả năng lưu trữ,
khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet.
Bao gồm: thư điện tử (e-mail); thư thoại (voice mail); truy cập dữ liệu
và thông tin trên mạng; trao đổi dữ liệu điện tử; xử lý dữ liệu và thông tin trên
mạng; các dịch vụ khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
(4) Dịch vụ Internet bao gồm: kết nối Internet; truy nhập Internet và
dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 34
Tóm tắt chương I
---------------
Chương I đã đưa ra các khái niệm liên quan đến việc phân tích, giới
thiệu một cách tổng quát về ngành Viễn thông như vị trí, vai trò, đặc điểm …
Đồng thời nội dung chương này cũng đưa ra các bước tiến hành và tổ
chức phân tích, từ đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng hoạt động của
ngành Viễn thông TP. Cần Thơ ở chương II.
Trên cơ sở đó, khẳng định 02 mô hình dùng để phân tích thực trạng
ngành để đưa ra các giải pháp phát triển, đó là Mô hình SWOT và Mô hình
Kim cương của Michael E.Porter.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 35
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-----------------------
2.1. Thực trạng ngành Viễn thông Việt Nam
2.1.1. Mạng lưới viễn thông
Mạng lưới viễn thông trong nước đang được đầu tư phát triển mạnh
về quy mô, có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới với công nghệ
tiên tiến, ngang hàng với các nước trong khu vực. Có độ an toàn cao, mạng
đường trục có độ tin cậy lớn do sử dụng đồng thời nhiều tuyến cáp quang và
viba.
Mạng viễn thông Việt Nam đã được số hoá từ những năm 1990 và
chuyển sang mạng hệ mới từ năm 2002. Mạng truyền dẫn liên tỉnh đã được
cáp quang hoá tại hầu hết các tỉnh, đã có 95% số huyện được cáp quang hoá
với những tuyến cáp quang đường trục có công nghệ tiên tiến.
Việt Nam là quốc gia sớm sử dụng công nghệ thông tin di động
GSM, từ năm 2002 đã có thêm mạng thông tin di động sử dụng công nghệ
CDMA. Mạng điện thoại di động (ĐTDĐ) đã được phủ sóng trên toàn quốc
đến trung tâm các tỉnh, thành phố, huyện và một số địa bàn khác.
Tuy nhiên, mạng viễn thông Việt Nam còn hạn chế là một số hệ
thống thiết bị có thời gian khai thác đã lâu. Cấu hình vòng (Ring) chưa hoàn
chỉnh để có thể đảm bảo độ an toàn chung của toàn mạng lưới. Sử dụng thiết
bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau, gây khó khăn đến việc phát triển mạng
sau này.
2.1.2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 36
Thị trường viễn thông đang chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh
tranh với sự tham gia của các thành phần kinh tế nhưng cơ bản đều là doanh
nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm: Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty CP dịch vụ Bưu chính,
Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel), Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội
(Hanoi Telecom), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty
Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN telecom), Tổng công ty Hàng không
Việt Nam, Công ty Thông tin điện tử hàng hải (Vishipel). Trong những doanh
nghiệp trên VNPT vẫn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông chủ đạo
(năm 2003 chiếm 90% thị phần). Tuy nhiên các doanh nghiệp khác như
Viettel, FPT, SPT cũng đang vươn ra, chiếm lĩnh thị trường.
Xu hướng tất yếu là sẽ thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
về viễn thông, đây là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm huy động vốn
của người lao động trong doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế và cá nhân
trong, ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bộ Thông tin và Truyền thông đang chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam triển khai cổ phần hoá các đơn vị thành viên và các đơn
vị trực thuộc đơn vị thành viên theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Trong đó tập trung vào cổ phần hoá các công ty trong lĩnh vực cung
cấp dịch vụ viễn thông trước hết là công ty thông tin di động VMS.
2.1.3. Phát triển dịch vụ viễn thông
Các dịch vụ viễn thông phát triển nhanh, chất lượng đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu của người dân và tiếp tục mở rộng phạm vi cung cấp
dịch vụ.
Đến cuối năm 2008, tổng số đã có 82,5 triệu thuê bao điện thoại (thuê
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 37
bao di động chiếm 85,5%), đạt mật độ 97,5 máy/100 dân.
4.2 7
12
30.7
97.5
0
20
40
60
80
100
120
2000 2002 2004 2006 2008
Máy/100
(Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông)
Hình 2.1: Mật độ máy điện thoại/100 dân của Việt Nam
Điện thoại cố định có số lượng thuê bao tăng nhanh, theo báo cáo
toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam năm 2006 trong triển lãm ngành
Công nghệ thông tin thì tốc độ phát triển ĐTCĐ của Việt Nam giai đoạn
2000 –2005 là cao nhất thế giới (đạt 44,1% so với của châu Á là 11,9%).
Điện thoại di động được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1995, đã
nhanh chóng khẳng định được vị trí trên thị trường, tạo bước phát triển mạnh
cho viễn thông Việt Nam. Cuối năm 2008 có khoảng 70,3 triệu máy, tuy
nhiên trong tổng số máy có một số lượng máy ảo, hiện không hoạt động chưa
xác định được cụ thể.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 38
Qua 10 năm, kể từ ngày 19/11/1997 khi “Lễ kết nối Internet toàn
cầu” chính thức được tổ chức tại Việt Nam, Internet nước ta đã đạt được
nhiều bước phát triển ấn tượng, đã có tác dụng làm thay đổi căn bản nhiều
mặt trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân,
hàng năm tốc độ phát triển thuê bao và số người sử dụng đều có xu hướng
tăng, gấp 1,5 lần so với năm trước.
3,098,007
6,345,049
10,710,980
14,683,783
17,718,112
21,000,000
0
5,000,000
10,000,000
15,000,000
20,000,000
25,000,000
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Số ngườ
(Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông)
Hình 2.2: Số người sử dụng Internet ở Việt Nam 5 năm gần đây
Các nghiên cứu trong năm 2008 về 3G của Viettel đã cho những kết
quả rất khả quan. Hầu hết các dịch vụ căn bản trên nền 3G như thoại video,
truyền hình di động, kết nối Internet băng rộng,.. đều được người dùng chấp
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 39
nhận với tỷ lệ cao. Trong khi đó, tốc độ phát triển thuê bao nhu cầu nghe gọi
thông thường đã bắt đầu suy giảm.
95 91
84
91 87
5 9
16
9 13
0
20
40
60
80
100
Gọi điện
video
Mobile TV Dowload
chất lượng
cao
Băng rộng
di động
Chia sẽ dữ
liệu
Muốn có
Không cần
(Nguồn: Viettel)
Hình 2.3: Nhu cầu dịch vụ 3G tại Việt Nam năm 2008 (%)
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu – Thành phố Cần Thơ
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương được thành
lập vào ngày 01/01/2004 trên cơ sở chia tách tỉnh Cần Thơ cũ, nằm dọc theo
bờ sông Hậu với chiều dài sông chảy ngang thành phố khoảng 55 km, cách
TP. Hồ Chí Minh khoảng 170 km về hướng Đông - Bắc theo quốc lộ 1A.
Về địa giới hành chính, TP. Cần Thơ giáp tỉnh An Giang ở phía Bắc,
giáp tỉnh Hậu Giang ở phía Nam, giáp tỉnh Kiên Giang ở phía Tây, giáp tỉnh
Đồng Tháp và Vĩnh Long ở phía Đông.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 40
Tổng diện tích tự nhiên của TP. Cần Thơ là 140.161 ha chiếm khoảng
3,52% diện tích ĐBSCL.
(Nguồn: Cục Thống kê TP. Cần Thơ năm 2008)
Hình 2.4: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ
Phân bổ địa giới hành chính: 8 đơn vị quận, huyện gồm 4 quận: Ninh
Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng và 4 huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thốt
Nốt, Phong Điền, 76 xã, phường, thị trấn.
Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, là cửa
ngõ giao lưu chính của khu vực sông Hậu, có cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui có
khả năng tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn; có sân bay Cần Thơ đưa vào khai thác
tuyến nội địa vào tháng 01/2009 và trở thành sân bay quốc tế vào quý II/2010;
do đó TP. Cần Thơ là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thuỷ - bộ và hàng
không với các khu vực trong nước và quốc tế.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 41
2.2.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng có liên quan đến ngành Viễn
thông
2.2.2.1. Hệ thống giao thông đường bộ
Đây là khâu có liên quan và tác động rất nhiều đến phát triển viễn
thông, là cơ sở để hình thành các tuyến đường trục quan trọng cho mạng lưới
cáp quang phát triển theo.
Hệ thống đường quốc lộ qua địa bàn TP. Cần Thơ có tổng chiều dài
127,52 km với quy mô đường cấp IV ÷ III đồng bằng, bao gồm: Quốc lộ 1 dài
12,011 km; Quốc lộ 91 dài 51,140 km; Quốc lộ 80 dài 28,099 km; Quốc lộ
91B dài 15,794 km; đường Nam Sông Hậu dài 7,8 km.
Hệ thống đường tỉnh của TP. Cần Thơ gồm 11 tuyến đường tỉnh, tổng
chiều dài 183,59 km với quy mô đường cấp V ÷ III đồng bằng, bao gồm:
đường tỉnh 917 dài 9,18km; đường tỉnh 918 dài 16,90km; đường tỉnh 919 dài
36,44km; đường tỉnh 920 dài 17,30km; đường tỉnh 920B dài 6,16km; đường
tỉnh 920C dài 2,45km; đường tỉnh 921 dài 32,80km; đường tỉnh 922 dài
22,5km; đường tỉnh 923 dài 25,75km; đường tỉnh 926 dài 8,79km; đường tỉnh
932 dài 5,58km.
Hệ thống đường trục chính đô thị có tổng chiều dài 131,40 km.
Hệ thống đường trung tâm huyện, đường trung xã của các huyện có
tổng chiều dài 252,59 km với quy mô đường cấp VI ÷ III đồng bằng, những
đoạn qua trung tâm huyện, xã đầu tư xây dựng phù hợp theo quy hoạch.
2.2.2.2. Hệ thống lưới điện
Hệ thống lưới điện phát triển nhanh, nhất là hệ thống lưới điện nông
thôn, TP. Cần Thơ hiện nay với mạng lưới điện lực phát triển rộng khắp, đã
cung cấp được cho 76/76 tổng số xã, phường, thị trấn có điện từ nguồn điện
lưới quốc gia đảm bảo sinh hoạt cho người dân trong thành phố. Mạng lưới
điện phát triển rộng khắp là cơ sở để phát triển mạng viễn thông điện lực.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 42
2.2.2.3. Trung tâm thương mại và hệ thống chợ
Đã có bước phát triển nhưng so với yêu cầu còn thấp, chợ và kinh
doanh thương mại chủ yếu còn theo phương thức truyền thống, việc kinh
doanh theo phương thức hiện đại còn ít.
2.3. Cơ quan quản lý nhà nước ngành Viễn thông
2.3.1. Cấp Trung ương
Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số
90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
Bộ Bưu chính, Viễn thông.
Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước (QLNN) về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông
tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ
tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công, đại
diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định
của pháp luật.
Tháng 8 năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập
trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông tiếp nhận thêm
chức năng, nhiệm vụ QLNN về báo chí và xuất bản.
Việc thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông không chỉ là sự đổi tên
thông thường mà còn thể hiện một tư duy mới trong quản lý đa ngành, đa lĩnh
vực theo hướng tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, tăng tính trách nhiệm và
hiệu quả quản lý phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Mối quan hệ giữa việc QLNN và hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn
thông được thể hiện như sau:
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 43
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
MẠNG LƯỚI
VIỄN THÔNG
DOANH NGHIỆP
VIỄN THÔNG
NGƯỜI SỬ DỤNG
DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG
Hình 2.5: Sơ đồ quản lý nhà nước chuyên ngành Viễn thông
Tính thống nhất QLNN về thông tin và truyền thông từ Trung ương
đến địa phương thể hiện ở chỗ thành lập 64 Sở Thông tin và Truyền thông
trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.3.2. Cấp tỉnh, thành phố
Ngày 25 tháng 4 năm 2005, Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ ra Quyết
định số 28/2005/QĐ-UB thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông.
Sở Bưu chính, Viễn thông là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân (UBND) thành phố, tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức
năng QLNN trên địa bàn thành phố về bưu chính, viễn thông, công nghệ
thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng và cơ sở hạ tầng thông tin…
Đây là mốc quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan QLNN
và các doanh nghiệp kinh doanh ngành Viễn thông tại thành phố.
Ngày 29/4/2008, UBND TP. Cần Thơ ra Quyết định số 35/QĐ-
UBND thành lập Sở Thông tin và Truyền thông trên cơ sở Sở Bưu chính,
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 44
Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng QLNN về báo chí, xuất bản từ Sở
Văn hóa - Thông tin.
* Cơ cấu tổ chức của Sở thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ:
- Ban giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc
- Văn phòng Sở và 4 phòng chuyên môn; cán bộ, nhân viên: 26
Phó Giám đốc
phụ trách Báo
chí và Xuất bản
Phó Giám đốc
phụ trách Công
nghệ Thông tin
Giám đốc
Phòng
Công
nghệ
Thông
tin
Phòng
Báo chí
và Xuất
bản
Văn
phòng
Phòng
Bưu
chính
Viễn
thông
Thanh
tra
Ghi chú:
: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
: Quan hệ công việc hai chiều
(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ)
Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 45
2.4. Thực trạng ngành Viễn thông thành phố Cần Thơ
2.4.1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
Hiện nay, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 7 doanh nghiệp hoạt động
cung cấp các dịch vụ viễn thông, bao gồm :
- Công ty Viễn thông Cần Thơ - Hậu Giang (CHTC)
- Bưu điện thành phố Cần Thơ
- Trung tâm Thông tin di động Khu vực 4 - VMS Mobifone
- Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) - Chi nhánh Cần Thơ
- Công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom)
- Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (SPT)
- Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (HT Mobile)
2.4.2. Năng lực mạng cung cấp dịch vụ viễn thông
2.4.2.1. Mạng truyền dẫn liên tỉnh
Mạng truyền dẫn liên tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện kết nối liên tỉnh
cho mạng ĐTCĐ của thành phố, c¸c mạng di động, POP Internet vμ VoIP của
các doanh nghiệp, tín hiệu truyền hình…
Mạng truyền dẫn liên tỉnh trên địa bàn thành phố hiện nay chủ yếu do
các đơn vị: CHTC (VTN), Viettel, EVN, SPT cung cấp và quản lý.
Hiện nay VTN quản lý 2 tuyến truyền dẫn liên tỉnh:
- Truyền dẫn quang: thuộc vòng Ring: Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc
Liêu - Cà Mau – Rạch Giá – Long Xuyên – Cao Lãnh - Cần Thơ.
- Truyền dẫn viba dự phòng.
2.4.2.2. Mạng truyền dẫn nội tỉnh:
Chủ yếu do CHTC, Viettel, EVN, SPT đầu tư quản lý và sử dụng, các
doanh nghiệp khác thuê lại đường truyền hoặc trao đổi hạ tầng mạng.
- CHTC có 36 tuyến truyền dẫn, 22/36 tuyến sử dụng phương thức
truyền dẫn quang, tổng chiều dài các tuyến truyền dẫn là 564,55 km.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 46
- Viettel có 71 tuyến truyền dẫn quang, với tổng dung lượng là 546
luồng E1, tổng chiều dài 327,642 km.
- EVN có 25 tuyến truyền dẫn, tất cả các tuyến đều sử dụng phương thức
truyền dẫn quang, tổng chiều các tuyến truyền dẫn là 260,5 km.
2.4.2.3. Mạng ngoại vi
Mạng ngoại vi của CHTC được đặc biệt quan tâm và đầu tư, đáp ứng
được cơ bản nhu cầu lắp đặt điện thoại của chính quyền địa phương và nhân
dân. Để nâng cao chất lượng mạng, rút ngắn cự ly phục vụ từ các bộ tập trung
thuê bao đến thiết bị đầu cuối, CHTC và các doanh nghiệp viễn thông khác
(Viettel, EVN …) đã mở rộng trạm chuyển mạch, các bộ tập trung thuê bao
do vậy bán kính phục vụ đường dây thuê bao bình quân của các trạm giảm
đáng kể.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhanh nhu cầu lắp đặt của người dân, các
doanh nghiệp chỉ chú trọng đến phát triển về số lượng mà chưa chú ý đến đầu
tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng mạng, nên chất lượng mạng còn nhiều hạn
chế.
Hiện tại các trạm thuộc khu vực các quận nội thành và trung tâm các
huyện đã được ngầm hóa, tuy nhiên tỷ lệ chưa cao. Trong thời điểm hiện tại
mạng cáp gốc của CHTC và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
khác đã phần lớn đáp ứng được nhu cầu phát triển thuê bao trên địa bàn thành
phố.
Hệ thống cống bể cáp: hiện tại cáp ngầm thường sử dụng các loại cáp
có trên 200 đôi, độ dài tuyến cáp đi trong cống khoảng 406,155km.
Hệ thống đường cột treo cáp: chiều dài cáp treo (trung bình) là
3.255,459km, sử dụng loại cáp có hiệu suất sử dụng tuyến cột từ 20 đến 100.
Hiện tại cáp chính ngầm hóa 60%. Ở các huyện tỷ lệ ngầm hóa không
cao, hầu hết là sử dụng cáp treo. Các tuyến cáp được ngầm hóa chủ yếu là các
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 47
tuyến trong thị trấn, trong các quận nhằm tạo mỹ quan cho các khu đô thị.
2.4.2.4. Mạng thông tin di động
Trên địa bàn thành phố có 6 mạng ĐTDĐ, trong đó có 3 mạng sử
dụng công nghệ GSM: mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel Mobile; 3 mạng
sử dụng công nghệ CDMA: mạng S-Fone của SPT, mạng E-Mobile của EVN
và mạng HT-Mobile của Hanoi Telecom. Hiện tại mạng di động đã phủ sóng
đến 100% trung tâm các quận, huyện, thị trấn trong thành phố.
- Mạng Vinaphone do công ty dịch vụ viễn thông GPC xây dựng và
quản lý, đến tháng 6/2008 mạng có 27 trạm thu phát sóng di động, chủ yếu
được lắp đặt, sử dụng chung cơ sở hạ tầng và được quản lý chung với các
trạm Viễn thông của bưu điện thành phố.
- Mạng Mobifone do công ty VMS xây dựng và quản lý, hiện mạng
có 39 trạm thu phát sóng di động.
- Mạng Viettel Mobile do Viettel Telecom xây dựng, quản lý và tổ
chức việc kinh doanh trên địa bàn thành phố. Hiện mạng có 69 trạm thu phát
sóng di động, chủ yếu lắp đặt tại các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.
- Mạng E-Mobile do EVN Telecom xây dựng có 31 trạm thu phát
sóng di động trên địa bàn thành phố.
- Mạng S-Fone do Stelecom (đơn vị thuộc SPT) xây dựng và quản lý.
Đến 6/2008 đã có 11 trạm phát sóng di động trên địa bàn thành phố. Lắp đặt
tại các bưu điện quận, huyện và các tổ chức, các nhân trên địa bàn.
- Mạng HT-Mobile do HT Mobile xây dựng và quản lý. Hiện mạng
có 9 vị trí trạm phát sóng di động trên địa bàn thành phố. Lắp đặt tại các bưu
điện quận, huyện và các tổ chức, các nhân trên địa bàn.
Toàn bộ các trạm thu phát sóng di động mạng GSM của các doanh
nghiệp đều là trạm thu phát sóng di động không người trực hoặc đi thuê, do
vậy đối với các trạm thu phát sóng di động được sử dụng chung cơ sở hạ tầng
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Luận văn thạc sĩ kinh tế 48
với Bưu điện TP. Cần Thơ và Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) hoạt động
khá ổn định, việc xử lý ứng cứu khi có sự cố cũng nhanh hơn, an toàn an ninh
đối với các trạm này tương đối tốt.
Đối với các vị trí trạm thu phát sóng di động lắp đặt riêng, thuê địa
điểm của các tổ chức, cá nhân để lắp đặt thiết bị, thì phần lớn chưa thực hiện
đủ các điều kiện và phương án kỹ thuật trong công tác quản lý, giám sát trạm,
một số trạm chưa trang bị đủ điều kiện để thiết bị hoạt động như máy phát,
thiết bị phòng chống cháy nổ…, điều này đã làm gián đoạn thông tin tại khu
vực.
Các mạng điện thoại công nghệ CDMA mới được triển khai cung cấp
tại Cần Thơ: EVN, HT-Mobile và S-Fone. CDMA là công nghệ hiện đại có
khả năng khắc phục những hạn chế của hệ thống công nghệ GSM về bán kính
vùng phủ sóng, dung lượng, tốc độ và chất lượng dịch vụ. Việc phát triển hệ
thống công nghệ CDMA sẽ tạo ra một khả năng nhanh chóng mở rộng hệ
thống thông tin di động và truy nhập với tốc độ cao, đặc biệt đối với vùng
nông thôn.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/2Tb4Ekj
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Luận văn thạc sĩ kinh tế 49
Bảng 2.1: Hiện trạng vị trí trạm BTS theo quận, huyện đến 06/2008
T
T
Đơn vị hành chính
Vina
Phone
Mobi
Fone
Viettel SFone EVN
HT
Mobile
Tổng
số
trạm
BTS
Bán
kính
phục
vụ
(km)
1 Q. Ninh Kiều 6 13 23 5 9 4 60 0,39
2 Q. Cái Răng 4 2 3 1 3 13 1,30
3 Q. Bình Thủy 3 6 10 1 4 2 26 0,93
4 Q. Ô Môn 4 6 9 1 3 1 24 1,29
5 H. Phong Điền 2 2 5 2 11 1,89
6 H. Cờ Đỏ 4 3 6 4 17 2,74
7 H. Thốt Nốt 2 5 7 2 3 1 20 1,65
8 H. Vĩnh Thạnh 2 2 6 1 3 1 15 2,95
Tổng số 27 39 69 11 31 9 186 1,55
(Nguồn: Báo cáo từ các doanh nghiệp viễn thông)
Bảng 2.2: Thống kê số trạm BTS theo từng doanh nghiệp
STT Doanh nghiệp
Số trạm BTS tính đến
tháng 6/2008
Bán kính phục vụ bình
quân 1 trạm BTS
(km)
1 Vinaphone 27 4,05
2 Mobiphone 39 3,37
3 Viettel 69 2,53
4 EVN 31 3,78
5 HT-Mobile 9 7,01
6 S-Fone 11 6,34
Tổng 186 1,55
(Nguồn: Báo cáo từ các doanh nghiệp viễn thông)
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/2Tb4Ekj
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Luận văn thạc sĩ kinh tế 50
2.4.2.5. Mạng Internet và VoIP
* Internet
Tại TP. Cần Thơ hiện CHTC,Viettel và EVN cung cấp dịch vụ truy
nhập Internet. Mạng Internet tốc độ cao ADSL của Cần Thơ đã triển khai
cung cấp dịch vụ truy nhập tại 8/8 trung tâm quận, huyện.
* VoIP
Trên địa bàn TP. Cần Thơ hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai các
POP để cung cấp dịch vụ VoIP (dịch vụ điện thoại giá rẻ), bao gồm:
- Dịch vụ 171 của bưu điện TP. Cần Thơ.
- Dịch vụ 178 của Viettel.
- Dịch vụ 177 của SPT.
- Dịch vụ 179 của EVN Telecom.
2.4.2.6. Hệ thống chuyển mạch
Mạng ĐTCĐ của CHTC có 2 tổng đài HOST và 45 tổng đài vệ tinh:
- Hệ thống tổng đài HOST I (Alcatel 1000E10) đặt tại phường An
Hội, quận Ninh Kiều có 39 tổng đài vệ tinh.
- Hệ thống tổng đài HOST II (Alcatel 1000E10) đặt tại phường An
Khánh, quận Ninh Kiều, có 6 tổng đài vệ tinh.
- Mạng ĐTCĐ của Viettel: Host (RSM) đặt tại phường An Thới, quận
Bình Thủy và 22 tổng đài vệ tinh đặt tại các quận, huyện trên địa bàn thành
phố, với tổng dung lượng lắp đặt là 5.440 port đã sử dụng 1.667 port, hiệu
suất đạt 31%.
GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
6674823

More Related Content

What's hot

Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareLuận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareGiang Coffee
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...luanvantrust
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkbjkaboy
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpQuản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpUNETI
 
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAYĐề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Những ưu và nhược điểm của Kênh phân phối Vinfast
Những ưu và nhược điểm của Kênh phân phối VinfastNhững ưu và nhược điểm của Kênh phân phối Vinfast
Những ưu và nhược điểm của Kênh phân phối VinfastHuengMar
 

What's hot (20)

Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT SoftwareLuận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
Luận văn cao học Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT Software
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAYBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
 
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Gen Z trên địa...
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Quan tri ban hang
Quan tri ban hangQuan tri ban hang
Quan tri ban hang
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phầ...
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
 
Chiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
Chiến lược marketing của công ty sữa NutifoodChiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
Chiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpQuản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAYĐề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
Đề tài: Giá trị thương hiệu FPT Telecom qua ý kiến đánh giá khách hàng, HAY
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
Những ưu và nhược điểm của Kênh phân phối Vinfast
Những ưu và nhược điểm của Kênh phân phối VinfastNhững ưu và nhược điểm của Kênh phân phối Vinfast
Những ưu và nhược điểm của Kênh phân phối Vinfast
 

Similar to Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ

Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân HàngLuận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA ...
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA ...CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA ...
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...NOT
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdfNâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdfNuioKila
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdfNguyễn Thái
 
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...hieu anh
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang ThuậnDự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang ThuậnQuang Thuan Nguyen
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...luanvantrust
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế ToánNhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế ToánViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ (20)

Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân HàngLuận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
 
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA ...
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA ...CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA ...
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM KHI THAM GIA ...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
 
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdfNâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
 
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang ThuậnDự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế ToánNhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 
Luận án: Dao động phi tuyến yếu của hệ cấp ba có đạo hàm, HAY
Luận án: Dao động phi tuyến yếu của hệ cấp ba có đạo hàm, HAYLuận án: Dao động phi tuyến yếu của hệ cấp ba có đạo hàm, HAY
Luận án: Dao động phi tuyến yếu của hệ cấp ba có đạo hàm, HAY
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ

  • 1. Luận văn thạc sĩ kinh tế 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH THÁI THANH TÙNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009 GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 2. Luận văn thạc sĩ kinh tế 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH THÁI THANH TÙNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS. VÕ THÀNH DANH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009 GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 3. Luận văn thạc sĩ kinh tế 3 LỜI CAM ĐOAN ------------------- Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS-TS Võ Thành Danh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ Thái Thanh Tùng GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 4. Luận văn thạc sĩ kinh tế 4 LỜI CẢM ƠN ------------- Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Quý thầy cô, bạn bè và các nhà quản lý, các doanh nghiệp ngành Viễn thông tại thành phố Cần Thơ. Xin trân trọng cảm ơn PGS-TS Võ Thành Danh, người hướng dẫn khoa học của luận văn, đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh, khoa Sau đại học đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có những góp ý những thiếu sót của luận văn này để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn các nhà quản lý, các doanh nghiệp ngành Viễn thông tại thành phố Cần Thơ giúp tôi có số liệu để phân tích và đánh giá; sẵn sàng cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 5. Luận văn thạc sĩ kinh tế 5 MỤC LỤC -------- Trang Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh sách các hình, bảng Phần mở đầu CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm về phân tích ........................................................................1 1.2. Khái niệm về hiệu quả..........................................................................1 1.2.2. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hq kinh doanh xã hội....................1 1.2.2. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp..........................2 1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh...........................................3 1.3. Các bước tiến hành và tổ chức phân tích...........................................4 1.3.1. Yêu cầu của việc phân tích, đánh giá..............................................4 1.3.1.1. Tính đầy đủ...............................................................................4 1.3.1.2. Tính chính xác ..........................................................................5 1.3.1.3. Tính kịp thời ............................................................................5 1.3.2. Nguồn dữ liệu phân tích ..................................................................5 1.3.3. Trình tự thực hiện phân tích ............................................................5 1.3.3.1. Thu thập tài liệu và xử lý dữ liệu .............................................5 1.3.3.2. Xây dựng các biểu bảng ..........................................................6 1.3.3.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng..........................................6 1.3.3.4. Tổng hợp kết quả phân tích .....................................................6 1.3.3.5. Xây dựng định hướng, đưa ra giải pháp ..................................6 1.4. Giới thiệu các mô hình dùng để phân tích, đánh giá ........................6 GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 6. Luận văn thạc sĩ kinh tế 6 1.4.1. Mô hình SWOT (phân tích thực trạng ngành) ................................6 1.4.1.1. Các yếu tố bên trong cần phân tích ..........................................7 1.4.1.2. Các yếu tố bên ngoài cần phân tích..........................................7 1.4.1.3. Các chiến lược cơ bản của mô hình SWOT ............................8 1.4.2. Mô hình Kim cương của Michael E.Porter....................................8 1.4.2.1. Đối với nhóm thành tố bên trong .............................................9 1.4.2.2. Đối với nhóm thành tố bên ngoài...........................................10 1.5. Vận dụng Mô hình Kim cương của Michael E.Porter ...................10 1.5.1. Nhóm các thành tố bên ngoài........................................................11 1.5.2. Nhóm các thành tố bên trong ........................................................11 1.6. Giới thiệu chung về ngành Viễn thông.............................................13 1.6.1. Vị trí ngành Viễn thông.................................................................13 1.6.1.1. Về mặt chính trị xã hội và An ninh quốc phòng ....................13 1.6.1.2. Về mặt kinh tế ........................................................................13 1.6.1.3. Về đời sống xã hội và tinh thần..............................................14 1.6.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ngành Viễn thông.........................14 1.6.2.1. Tính vô hình của sản phẩm.....................................................14 1.6.2.2. Quá trình tiêu dùng và cung cấp xảy ra đồng thời ................14 1.6.2.3. Các dịch vụ Viễn thông là không thể dự trữ ..........................14 1.6.2.4. Giá trị mỗi lần giao dịch nhỏ .................................................15 1.6.2.5. Không phải tất cả dịch vụ viễn thông là cần thiết .................15 1.6.3. Một số khái niệm liên quan đến ngành Viễn thông .....................15 1.6.3.1. Mạng nội bộ............................................................................15 1.6.3.2. Mạng viễn thông ....................................................................15 1.6.3.3. Dịch vụ Viễn thông ...............................................................16 Tóm tắt chương I................................................................................................18 CHƯƠNG II: Thực trạng ngành Viễn thông thành phố Cần Thơ 2.1. Thực trạng ngành Viễn thông Việt Nam..........................................19 GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 7. Luận văn thạc sĩ kinh tế 7 2.1.1. Mạng lưới viễn thông ....................................................................19 2.1.2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông..................................19 2.1.3. Phát triển dịch vụ viễn thông.........................................................20 2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu-TP Cần Thơ ..............................23 2.2.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................23 2.2.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng có liên quan đến viễn thông ...............25 2.2.2.1. Hệ thống giao thông đường bộ...............................................25 2.2.2.2. Hệ thống lưới điện..................................................................25 2.2.2.3. Trung tâm thương mại và hệ thống chợ .................................26 2.3. Cơ quan quản lý nhà nước ngành Viễn thông.................................26 2.3.1. Cấp Trung ương.............................................................................26 2.3.2. Cấp tỉnh, thành phố........................................................................27 2.4. Thực trạng ngành Viễn thông TP Cần Thơ.....................................29 2.4.1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông..................................29 2.4.2. Năng lực mạng cung cấp dịch vụ viễn thông................................29 2.4.2.1. Mạng truyền dẫn liên tỉnh ......................................................29 2.4.2.2. Mạng truyền dẫn nội tỉnh .......................................................29 2.4.2.3. Mạng ngoại vi.........................................................................30 2.4.2.4 Mạng thông tin di động ..........................................................31 2.4.2.5. Mạng Internet và VoIP...........................................................34 2.4.2.6. Hệ thống chuyển mạch ..........................................................34 2.4.3. Hiện trạng sản xuất kinh doanh ngành Viễn thông.......................35 2.4.3.1. Mạng lưới dịch vụ ..................................................................35 2.4.3.2. Công nghệ các nhà cung cấp ..................................................38 2.4.3.3. Hoạt động Makerting .............................................................40 2.4.3.4. Nguồn nhân lực .....................................................................41 2.5. Đánh giá thực trạng ngành Viễn thông TP. Cần Thơ.....................43 2.5.1. Điểm mạnh và cơ hội.....................................................................43 GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 8. Luận văn thạc sĩ kinh tế 8 2.5.2. Điểm yếu và thách thức.................................................................45 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng ngành Viễn thông TP Cần Thơ...................50 2.6.1. Các yếu tố bên ngoài .....................................................................50 2.6.1.1. Môi trường pháp lý.................................................................51 2.6.1.2. Môi trường KT-XH ................................................................51 2.6.1.3. Yếu tố công nghệ....................................................................52 2.6.1.4. Yếu tố về chính sách...............................................................53 2.6.2. Các yếu tố bên trong......................................................................54 2.6.2.1. Hiệu quả của các chính sách điều hành..................................54 2.6.2.2. Yếu tố đổi mới........................................................................55 2.6.2.3. Yếu tố giá trị nguồn nhân lực.................................................55 Tóm tắt chương II ..............................................................................................59 CHƯƠNG III: Giải pháp phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ 3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển ngành Viễn thông Việt Nam......60 3.1.1. Định hướng phát triển....................................................................60 3.1.2. Mục tiêu phát triển.........................................................................61 3.1.2.1. Mục tiêu..................................................................................61 3.1.2.2. Chỉ tiêu ...................................................................................62 3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành viễn thông TP Cần Thơ...62 3.2.1. Quan điểm phát triển .....................................................................62 3.2.2. Mục tiêu phát triển.........................................................................63 3.3. Các giải pháp phát triển ngành Viễn thông TP Cần Thơ ..............66 3.3.1. Quản lý nhà nước...........................................................................66 3.3.2. Tăng cường thực thi pháp luật ngành viễn thông..........................67 3.3.3. Chia sẻ cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp trong ngành ...........68 3.3.4. Thu hút và sử dụng vốn đầu tư......................................................69 3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực..............................................................70 2.3.6 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ..................................................71 GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 9. Luận văn thạc sĩ kinh tế 9 3.4. Kiến nghị .............................................................................................72 3.4.1. Đối với Nhà nước ..........................................................................72 3.4.2. Đối với TP Cần Thơ ......................................................................72 3.4.3. Đối với các doanh nghiệp Viễn thông...........................................73 Tóm tắt chương III.............................................................................................74 Phần kết luận. Tài liệu tham khảo. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 10. Luận văn thạc sĩ kinh tế 10 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ------------------- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐTCĐ: Điện thoại cố định ĐTDĐ: Điện thoại di động CHTC: Viễn thông Cần Thơ – Hậu Giang EVN Telecom: Công ty Viễn thông điện lực HT Mobile: Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội LAN: Mạng nội bộ NGN: Mạng thế hệ sau QLNN: Quản lý nhà nước SPT: Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn TP. Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ UBND: Ủy ban nhân dân Viettel: Công ty điện tử Viễn thông quân đội VoIP: Điện thoại trên nền IP GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 11. Luận văn thạc sĩ kinh tế 11 DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG ------------------------ Trang Hình 1.1: Mô hình Kim cương của Michael E. Porter..................................9 Hình 1.2: Vận dụng Mô hình Kim cương của Michael E. Porter ...............12 Hình 2.1: Mật độ máy điện thoại /100 dân của Việt Nam ..........................21 Hình 2.2: Số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam.............................22 Hình 2.3: Nhu cầu dịch vụ 3G tại Việt Nam năm 2008..............................23 Hình 2.4: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ.......................................24 Hình 2.5: Sơ đồ QLNN chuyên ngành Viễn thông .....................................27 Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức Sở Thông tin Truyền thông TP Cần Thơ .............28 Bảng 2.1: Hiện trạng vị trí trạm BTS theo quận, huyện..............................33 Bảng 2.2: Thống kê số trạm BTS theo từng doanh nghiệp.........................33 Bảng 2.3: Hiện trạng chuyển mạch theo quận, huyện.................................35 Bảng 2.4: Thống kê số thuê bao ĐTCĐ giai đoạn 2005-2008....................36 Bảng 2.5: Thống kê số thuê bao ĐTDĐ giai đoạn 2005-2008....................37 Bảng 2.6: Thống kê số thuê bao Internet giai đoạn 2005-2008 ..................38 Bảng 2.7: Hiện trạng lao động viễn thông ..................................................42 Bảng 2.8: Bảng phân tích SWOT................................................................48 Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển viễn thông TPCT ............58 Bảng 3.1: Chỉ tiêu phát triển viễn thông .....................................................64 Bảng 3.2: So sánh chỉ tiêu phát triển...........................................................65 GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 12. Luận văn thạc sĩ kinh tế 12 PHẦN MỞ ĐẦU ---------- 1. Lý do chọn đề tài Viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong tiến trình đổi mới đang có những biến đổi to lớn và mạnh mẽ, đòi hỏi ngành Viễn thông với tư cách là ngành hạ tầng kinh tế - xã hội cần phải đi trước, chuyển nhanh sang giai đoạn phát triển mạnh hơn, với chất lượng ngày càng cao hơn, vượt qua nguy cơ tụt hậu, tận dụng cơ hội vươn ra biển lớn, bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, thành phố Cần Thơ (TP. Cần Thơ) đang tập trung xây dựng phấn đấu trở thành đô thị loại 1 trước năm 2010 và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020, hướng đến xây dựng và phát triển trở thành thành phố có vai trò trung tâm, động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ đó đòi hỏi lĩnh vực viễn thông của TP. Cần Thơ phải có bước phát triển nhanh, đây là một trong ba dịch vụ hạ tầng cùng với dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải đóng vai trò là yếu tố đầu vào quan trọng cho tất cả các ngành sản xuất và dịch vụ, cần ưu tiên phát triển. Trong những năm qua, viễn thông TP. Cần Thơ có những bước phát triển khá mạnh mẽ, đã có sự biến đổi vượt bậc cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, công nghệ thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 13. Luận văn thạc sĩ kinh tế 13 chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chưa phát huy, khai thác hết năng lực con người trong quản lý nhà nước cũng như quản lý các doanh nghiệp, năng suất lao động còn thấp, công tác đầu tư, quy hoạch phát triển chưa đồng bộ gây lãng phí, kém hiệu quả. Với mong muốn đóng góp cho lĩnh vực viễn thông TP. Cần Thơ ngày càng phát triển, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế ngành Quản trị kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ trong thời gian qua nhằm định hướng phát triển ngành, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu và cơ bản nhất để phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể của luận văn là: Thứ nhất, mô tả và đánh giá thực trạng hoạt động của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. Thứ hai, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. Và thứ ba, đề xuất các giải pháp cơ bản nhất, khả thi nhất để phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phát triển ngành Viễn thông là một đề tài rất rộng, đánh giá rất nhiều khía cạnh khác nhau khi nghiên cứu. Từ đó, đề tài đòi hỏi người nghiên cứu phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nhất định, phải được sự hỗ trợ của nhiều người; đồng thời phải có đủ thời gian và kinh phí thực hiện. Với những lý do trên mà luận văn chỉ đi vào nghiên cứu hiện trạng một số mặt hoạt động của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ như: GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 14. Luận văn thạc sĩ kinh tế 14 - Năng lực mạng và các nhà cung cấp dịch vụ ngành Viễn thông; - Hiện trạng nguồn nhân lực và nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành Viễn thông; - Đánh giá thực trạng hoạt động ngành Viễn thông; - Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Viễn thông, từ đó định hướng và đưa ra các giải pháp phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Luận văn chọn địa bàn nghiên cứu là TP. Cần Thơ, là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp ngành Viễn thông; đồng thời có xem xét mối quan hệ hiện trạng, sự phát triển của ngành Viễn thông trong phạm vi cả nước. 3.2.2. Phạm vi thời gian Sử dụng số liệu thống kê ngành Viễn thông TP. Cần Thơ từ năm 2005 đến 2008, có xem xét các dữ liệu thứ cấp của ngành Viễn thông qua các năm để định hướng phát triển ngành Viễn thông tại TP. Cần Thơ. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ được thực hiện bằng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Đối với dữ liệu thứ cấp Thu thập số liệu thứ cấp tại Sở Thông tin và Truyền thông, số liệu được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo cáo tổng kết tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm của TP. Cần Thơ. Căn cứ vào các tài liệu, báo cáo, các đề tài nghiên cứu có liên quan đến ngành Viễn thông trong thành phố của các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn thu thập dữ liệu từ niên giám thống kê hàng năm, sách, báo, tạp chí, Internet,… GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 15. Luận văn thạc sĩ kinh tế 15 4.1.2. Đối với dữ liệu sơ cấp Phỏng vấn chuyên sâu một số vị lãnh đạo quản lý chuyên ngành Viễn thông và các ngành có liên quan; Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích kết hợp với việc so sánh đối chiếu. 4.2. Mô hình nghiên cứu 4.2.1. Mô hình SWOT Để đánh giá mục tiêu thứ nhất: Mô tả thực trạng hoạt động của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. Qua đó tiến hành đánh giá thực trạng của hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, đồng thời nêu lên những mặt làm được, những mặt còn hạn chế, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ trong thời gian tới. 4.2.2. Mô hình Kim cương của Michael E.Porter Để phân tích mục tiêu thứ hai: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. Tiến hành nghiên cứu, phân tích các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong ngành và đây cũng là cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ trong thời gian tới. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thông qua luận văn này, tác giả muốn đề xuất một số giải pháp khả thi để định hướng phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ nhằm: - Nâng cao hiệu quả quản lý ngành, quy hoạch chuyên ngành; - Thu hút vốn đầu tư; - Phát triển nguồn nhân lực. Đề tài có thể áp dụng vào hoạt động thực tiễn ngành Viễn thông tại địa bàn TP. Cần Thơ. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 16. Luận văn thạc sĩ kinh tế 16 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 03 chương. 6.1. Chương I: Cơ sở lý luận. 6.2. Chương II: phân tích, đánh giá thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. Qua đó nêu lên những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế, cần khắc phục, và đây là cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ. 6.3. Chương III: tác giả nêu lên những giải pháp nhằm phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ, đồng thời có những kiến nghị với Nhà nước, với TP. Cần Thơ và các doanh nghiệp viễn thông về vấn đề nầy. Luận văn được đầu tư, chuẩn bị rất kỹ, tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót; rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của Quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp … để luận văn được hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 17. Luận văn thạc sĩ kinh tế 17 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm về phân tích Phân tích là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó. Trong tự nhiên, việc chia nhỏ được tiến hành với những vật thể bằng các phương tiện cụ thể. Phân tích hiện trạng của ngành là phân tích các mối quan hệ của các yếu tố cơ bản ở tầm vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến ngành cần nghiên cứu. Thông qua việc phân tích hiện trạng của ngành, người sử dụng thông tin có thể đánh giá triển vọng của ngành trong tương lai. 1.2. Khái niệm về hiệu quả Thực tế cho thấy, hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị. Trong công tác quản lý ngành, phạm trù hiệu quả được biểu hiện ở những dạng khác nhau. Việc phân loại hiệu quả hoạt động ngành theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực cho công tác quản lý. Nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu và mức hiệu quả hoạt động của ngành từ đó đề ra những giải pháp góp phần phát triển ngành. Ngoài ra, phân tích về hiệu quả còn liên quan đến tính hiệu quả và hợp lý của các chính sách điều hành hay can thiệp của Chính phủ cũng như các định chế có liên quan. 1.2.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội của nền kinh tế quốc dân Hiệu quả kinh tế xã hội mà ngành Viễn thông mang lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của hoạt động sản xuất kinh doanh ngành Viễn GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 18. Luận văn thạc sĩ kinh tế 18 thông vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tăng thu cho ngân sách,… Trong quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh ngành Viễn thông không những tính toán và đạt được hiệu quả trong hoạt động của từng người, từng doanh nghiệp, mà còn phải tính toán và quan trọng hơn phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đối với nền kinh tế quốc dân. Giữa hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả kinh doanh cá biệt có mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đầu tư nhiều dự án trong ngành hiệu quả chưa cao, thậm chí bị lỗ, nhưng nền kinh tế vẫn thu được hiệu quả. Ví dụ, đầu tư vào những vùng hẻo lánh, xa xôi, hải đảo, tuy chưa mang lại lợi nhuận, nhưng nó thực hiện được nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho. Do đó ngành Viễn thông cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội, đó là tiền đề và điều kiện cho ngành kinh doanh có hiệu quả. 1.2.2. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong những điều kiện cụ thể về tài nguyên, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức và quản lý lao động, quản lý kinh doanh. Họ đưa ra thị trường sản phẩm, dịch vụ của mình đối với một chi phí cá biệt nhất định và doanh nghiệp nào cũng muốn được tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cao nhất. Tuy vậy, khi đưa hàng hóa, dịch vụ của mình ra thị trường thì họ chỉ có thể bán theo mức giá của thị trường, sản phẩm, dịch vụ của họ có mức giá tương đương với giá thị trường. Bởi vì thị trường chỉ chấp nhận mức trung bình của xã hội về hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Quy luật giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi, thông qua một mức giá cả của thị GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 19. Luận văn thạc sĩ kinh tế 19 trường. Suy cho cùng chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng tại mỗi doanh nghiệp mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả thì chi phí lao động xã hội đó lại được thể hiện ở các dạng chi phí cụ thể: giá thành sản xuất, chi phí ngoài sản xuất. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành nói chung được tạo thành trên cơ sở hiệu quả các loại chi phí cấu thành. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành là nơi trực tiếp sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh nên các đơn vị này phải quan tâm xác định những biện pháp đồng bộ để thu hiệu quả toàn diện trên các yếu tố của quá trình đó. 1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh Trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xác định hiệu quả nhằm hai mục tiêu cơ bản: - Để thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó, lựa chọn phương án có lợi nhất. Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. Chẳng hạn tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất hoặc từ một đồng vốn bỏ ra. Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau. Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. Trên thực tế, để thực hiện nhiệm vụ nào đó, người ta không chỉ tìm thấy một cách (một phương án, một giải pháp) mà có thể đưa ra nhiều cách làm khác nhau. Mỗi một cách làm đó đòi hỏi lượng đầu tư, lượng chi phí, thời gian thực hiện và thời gian thu hồi vốn khác nhau. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 20. Luận văn thạc sĩ kinh tế 20 Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, người làm công tác quản lý và kinh doanh không nên tự trói mình vào một cách làm mà phải vận dụng mọi sự hiểu biết để đưa ra nhiều phương án khác nhau, rồi so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án đó để chọn ra một phương án có lợi nhất. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh trong ngành Viễn thông có mối quan hệ chặt chẽ với nhau song chúng lại có tính độc lập tương đối. Trước hết xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả so sánh. Nghĩa là trên cơ sở những chỉ tiêu tuyệt đối của từng phương án, người ta so sánh mức hiệu quả ấy của các phương án với nhau. Mức chênh lệch chính là hiệu quả so sánh. Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả so sánh được xác định không phụ thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối. Chẳng hạn, việc so sánh mức chi phí của các phương án với nhau để chọn ra phương án có chi phí thấp, thực chất chỉ là sự so sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiệu quả tuyệt đối của phương án. 1.3. Các bước tiến hành và tổ chức phân tích 1.3.1. Yêu cầu của phân tích, đánh giá Muốn công tác phân tích hiện trạng hoạt động ngành mang ý nghĩa thực tiễn, làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp phát triển ngành, thì công tác phân tích hiện trạng hoạt động ngành phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: 1.3.1.1. Tính đầy đủ Nội dung và kết quả phân tích thực trạng ngành phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ nguồn dữ liệu sưu tập: những dữ liệu thống kê phản ánh hiện trạng ngành cần đánh giá bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng, tác động đến ngành. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 21. Luận văn thạc sĩ kinh tế 21 1.3.1.2. Tính chính xác Chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác về nguồn dữ liệu khai thác; phụ thuộc vào sự chính xác lựa chọn phương pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích. 1.3.1.3. Tính kịp thời Sau mỗi quý, năm, giai đoạn thực hiện quy hoạch ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phải kịp thời tổ chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động của ngành, nắm bắt được mặt làm được, chưa làm được (mặt tồn tại) của ngành để đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động tiếp theo của ngành đạt hiệu quả hơn. 1.3.2. Nguồn dữ liệu phân tích Khi thực hiện phân tích thực trạng hoạt động của ngành cần phải thu thập những dữ liệu sau: - Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ quản lý chuyên ngành và các báo cáo, đánh giá, tư liệu, … liên quan đến ngành Viễn thông. - Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng của các doanh nghiệp trong ngành. - Phỏng vấn chuyên sâu một số vị lãnh đạo quản lý chuyên ngành Viễn thông và các ngành có liên quan, các nguồn dữ liệu khác như trên internet, các phương tiện thông tin đại chúng. 1.3.3. Trình tự thực hiện phân tích 1.3.3.1. Thu thập tài liệu và xử lý dữ liệu Đây là bước quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân tích. Tài liệu thu thập phải đầy đủ, không mâu thuẫn giữa các số liệu thu thập. Tài liệu và số liệu phải được sưu tập qua một số năm hoạt động và các số liệu kế hoạch dự kiến để làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá phân tích. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 22. Luận văn thạc sĩ kinh tế 22 1.3.3.2. Xây dựng các biểu bảng, các dữ liệu phản ảnh tình hình hoạt động, thực trạng của ngành Trên cơ sở các tài liệu, dữ liệu thu thập được xây dựng các biểu bảng, đồ thị, xác định các chỉ tiêu để nêu lên thực trạng hoạt động của ngành. 1.3.3.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động của ngành Thực chất ở bước này là phân tích nghiên cứu nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến kết quả hoạt động, hướng phát triển ngành. Đồng thời trong bước này người phân tích sử dụng các phương pháp thích hợp để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng nghiên cứu. 1.3.3.4. Tổng hợp kết quả phân tích, đưa ra các kết luận đánh giá thực trạng hoạt động của ngành Nếu như ở các bước trên đưa ra các đánh giá cục bộ từng hoạt động hoặc từng khía cạnh khác nhau của quá trình hoạt động của ngành: tình hình phát triển mạng lưới, tình hình cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp, tình hình sử dụng nguồn nhân lực, … thì ở bước này ta tổng hợp lại các kết quả phân tích để đưa ra nhận định chung tổng hợp đánh giá thực trạng hoạt động của ngành: mặt mạnh, tồn tại, nêu ra các tiềm năng trong hoạt động chưa được khai thác hết. 1.3.3.5. Xây dựng định hướng và đưa ra giải pháp cụ thể Trên cơ sở những mặt mạnh, mặt yếu thực trạng hoạt động của ngành, đề ra những giải pháp khắc phục mặt yếu, phát huy mặt mạnh, xây dựng định hướng phát triển ngành trong thời gian tới và đưa ra các giải pháp thực hiện để phát triển ngành. 1.4. Giới thiệu các mô hình dùng để phân tích, đánh giá 1.4.1. Mô hình SWOT (phân tích thực trạng của ngành) GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 23. Luận văn thạc sĩ kinh tế 23 Mô hình SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một ngành kinh doanh. Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô-gic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats. Mô hình SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn, phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của ngành thông qua việc phân tích tình hình bên trong và bên ngoài ngành. 1.4.1.1. Các yếu tố bên trong cần phân tích Văn hóa công ty, hình ảnh công ty, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, danh tiếng, thị phần, nguồn tài chính, bản quyền, bí mật thương mại. …. 1.4.1.2. Các yếu tố bên ngoài cần phân tích Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật. Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: Ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 24. Luận văn thạc sĩ kinh tế 24 cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn... 1.4.1.3. Các chiến lược cơ bản của Mô hình SWOT Phân tích Mô hình SWOT bao gồm các chiến lược cơ bản sau đây: Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế để tận dụng các cơ hội thị trường. Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm để tận dụng cơ hội thị trường. Chiến lược ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế để tránh các nguy cơ của thị trường. Chiến lược WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm để tránh các nguy cơ của thị trường. 1.4.2. Mô hình kim cương của Michael E.Porter (phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành) Sử dụng Mô hình Kim cương của Michael E.Porter để phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành hàng. Mô hình Kim cương của Michael E.Porter là bộ khung chung để phân tích năng lực cạnh tranh áp dụng chung cho tất cả các ngành. Theo nội dung của mô hình này, các thành tố bên trong (Inner Diamond) và bên ngoài (Outer Diamond) được phân tích theo từng nhóm nội dung, như sau: GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 25. Luận văn thạc sĩ kinh tế 25 Các nhân tố về cầu Nguồn: Michael E.Porter (1957) Hình 1.1: Mô hình Kim Cương của Michael E.Porter 1.4.2.1. Đối với nhóm thành tố bên trong Phân tích về năng suất liên quan đến năng suất khai thác, khả năng cung ứng dịch vụ, việc sử dụng phân bổ nguồn lực giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong cùng ngành. Cạnh tranh Chính sách Các nhân tố đầu vào Các ngành hỗ trợ Hiệu quả Năng suất Giá trị Đổi mới Môi ng bên trong trườ ên Môi trường b ngoài GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 26. Luận văn thạc sĩ kinh tế 26 Phân tích về hiệu quả liên quan đến hiệu quả và hợp lý của các chính sách điều hành hay can thiệp của Chính phủ. Phân tích về giá trị liên quan đến giá trị đóng góp vào phát triển khu vực và cả nước, đánh giá việc sử dụng các nguồn lực khác như vốn con người, tài nguyên lao động, giáo dục, các giá trị gia tăng… Phân tích về đổi mới liên quan đến đánh giá vai trò và tầm ảnh hưởng cũng như khả năng sử dụng công nghệ trong ngành. 1.4.2.2. Đối với nhóm thành tố bên ngoài Phân tích về điều kiện yếu tố tập trung số lượng, chất lượng dịch vụ, chi phí vốn và con người. Sự dồi dào hay khan hiếm, khả năng tiếp cận dịch vụ và chi phí của các nguồn tài nguyên được sử dụng trong ngành, cũng như mức độ đáp ứng của ngành về mặt quy mô đối với các thị trường trong và ngoài nước. Chi phí vốn sẵn có để cung cấp hay tài trợ vốn cho ngành. Phân tích về công nghệ tập trung vào các chỉ tiêu về trình độ và hàm lượng công nghệ hay tiến bộ kỹ thuật đang sử dụng trong ngành. Phân tích về các chính sách vĩ mô liên quan đến ngành, chủ trương và chính sách đầu tư của ngành, chính sách khuyến khích hay hỗ trợ tài chính và hỗ trợ thương mại, chính sách thúc đẩy hay liên kết giữa các ngành và chính sách phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và các chính sách về cạnh tranh. Phân tích về hệ thống hỗ trợ, các định chế công và tư liên quan đến ngành, marketing, tài chính và các dịch vụ sản xuất thương mại có liên quan. 1.5. Vận dụng Mô hình kim cương của Michael E.Porter vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Viễn thông TP. Cần Thơ Để có giải pháp và các chiến lược tối ưu phải tìm kiếm ưu thế nổi trội nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh đang hoạt động, do đó áp dụng mô hình kim cương của Michael E.Porter cho việc phân tích ngành Viễn thông TP. Cần Thơ như sau: GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 27. Luận văn thạc sĩ kinh tế 27 1.5.1. Nhóm các thành tố bên ngoài Việc phân tích chi tiết hệ thống các thành tố này giúp đánh giá được sự thích ứng hay đáp trả như thế nào của ngành Viễn thông với ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và các ngành khác có liên quan, bao gồm: - Môi trường pháp lý liên quan đến việc QLNN về hoạt động dịch vụ viễn thông, sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động viễn thông; các cam kết có liên quan khác liên quan đến ngành Viễn thông. - Môi trường kinh tế - xã hội có liên quan đến các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thành phố, thu nhập bình quân, mức sống của người dân, tổng số vốn đầu tư trên địa bàn thành phố. - Yếu tố về công nghệ nghiên cứu về hiện trạng việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viên thông trên địa bàn thành phố. - Yếu tố về chính sách bao gồm chính sách vĩ mô và vi mô của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến ngành Viễn thông; chủ trương, chính sách của TP. Cần Thơ về quy hoạch phát triển ngành Viễn thông; Chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố cùng các chính sách thúc đẩy hay liên kết giữa các ngành; chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách về cạnh tranh. 1.5.2. Nhóm các thành tố bên trong - Yếu tố hiệu quả của các chính sách điều hành liên quan đến tính hiệu quả và thống nhất trong quản lý và điều hành đối với ngành. Cơ chế quản lý và quy hoạch phát triển ngành, việc chấp hành trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành có liên quan của thành phố. - Yếu tố đổi mới liên quan đến vai trò và tầm ảnh hưởng của công nghệ đối với kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 28. Luận văn thạc sĩ kinh tế 28 dịch vụ viễn thông trên địa bàn thành phố. - Yếu tố giá trị nguồn nhân lực đề cấp đến chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, được thể hiện cụ thể qua các mặt như chất lượng phục vụ khách hàng, ý thức phục vụ ngành, quan điểm nhận thức về công việc … Tóm lại, từ những nội dung trên, áp dụng Mô hình kim cương của Michael E.Porter phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển ngành Viễn thông TP. Cần Thơ như sau: Cạnh tranh Chính sách MT pháp lý MT kinh tê xã hội Công nghệ Hiệu quả NNL Đổi mới Môi ng bên trong trườ ên Môi trường b ngoài Hình 1.2: Vận dụng Mô hình kim cương của Michael E.Porter vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Viễn thông TP. Cần Thơ GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 29. Luận văn thạc sĩ kinh tế 29 1.6. Giới thiệu chung về ngành Viễn thông 1.6.1. Vị trí của ngành Viễn thông 1.6.1.1 Về mặt chính trị xã hội và An ninh quốc phòng Ngành Viễn thông là công cụ phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo các cấp, là phương tiện tốt nhất để truyền đưa các mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên xuống các cấp thừa hành phục vụ cho sự lãnh đạo, điều hành đất nước của Đảng và Nhà nước. Đồng thời ngành Viễn thông cũng là phương tiện truyền đưa các thông tin phản hồi từ các cấp thực hiện lên lãnh đạo để cho các nhà lãnh đạo nắm bắt kịp thời những chuyển biến xã hội để có các phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp nhất. Mặc khác, ngành Viễn thông còn là công cụ phục vụ bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo vệ trật tự an toàn xã hội. 1.6.1.2 Về mặt kinh tế Ngành Viễn thông là một trong những phương tiện giúp cho các hoạt động kinh tế tiến hành hiệu quả. Nó giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng thu thập những thông tin về thị trường, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, … Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh để chiếm cho mình một thị phần càng lớn càng tốt. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình thị trường, nhưng nếu thông tin quá chậm thì doanh nghiệp sẽ mất cơ hội, không nắm bắt được thời cơ. Vì vậy, để có thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, các doanh nghiệp cần phải thông qua ngành Viễn thông. Ngoài ra, ngành Viễn thông còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường; giữa doanh nghiệp và các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng. Giữa họ có thể dễ dàng thông tin liên lạc cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp vận hành hoạt động sản xuất kinh GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 30. Luận văn thạc sĩ kinh tế 30 doanh của mình một cách hiệu quả. 1.6.1.3 Về mặt đời sống xã hội và tinh thần Ngành Viễn thông phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc và giao lưu tình cảm cho các tầng lớp nhân dân, rút ngắn khoảng cách không gian. Ngày nay, người ta dễ dàng mua sắm qua điện thoại, thông báo tin tức cho nhau qua mạng Internet, trao đổi thư từ cho nhau bằng Email… Như vậy, viễn thông đã làm giảm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, giảm mật độ giao thông. Con người ở khắp nơi trên toàn thế giới có thể thông tin, liên lạc với nhau dễ dàng, tạo điều kiện thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới. 1.6.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành Viễn thông 1.6.2.1. Tính vô hình của sản phẩm ngành Viễn thông Sản phẩm ngành Viễn thông là hiệu quả của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, do vậy nó không phải là một vật phẩm cụ thể. Khách hàng không nhìn thấy, không nghe thấy, không sờ thấy, không ngửi thấy, có nghĩa là sản phẩm ngành Viễn thông không hấp dẫn trực tiếp đến các giác quan của khách hàng. 1.6.2.2. Quá trình tiêu dùng và cung cấp dịch vụ xảy ra đồng thời, với sự tham gia của cả khách hàng và giao dịch viên Khi khách hàng đến quầy giao dịch thì quá trình mua bán và tiêu dùng bắt đầu xảy ra đồng thời. Khi đó, người giao dịch viên đóng hai vai: khai thác viên và người bán hàng. Do vậy, họ phải được đào tạo cả hai lĩnh vực là nghiệp vụ khai thác và tâm lý giao tiếp, kỹ thuật bán hàng. 1.6.2.3. Các dịch vụ viễn thông là không thể dự trữ được Dịch vụ thì không thể sản xuất hàng loạt trước để dự trữ khi có nhu cầu cao thì mang ra bán. Trong khi đó thì nhu cầu của khách hàng lại không đồng đều giữa các giờ trong ngày, giữa các ngày trong tuần. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 31. Luận văn thạc sĩ kinh tế 31 1.6.2.4. Giá trị mỗi lần giao dịch nhỏ Mỗi lần bán một dịch vụ ngành Viễn thông chẳng thu được là bao. Do vậy người bán hàng phải kiên trì, máy móc làm việc phải chính xác, tránh sai sót để tạo dựng lòng tin cho khách hàng. 1.6.2.5. Không phải là tất cả các dịch vụ viễn thông đều cần thiết cấp bách đối với khách hàng. - Nhu cầu cấp bách là nhu cầu cần được đáp ứng ngay do đó khách hàng có thể vượt qua các cản trở để mua. - Nhu cầu chưa cấp bách là nhu cầu có thể hoãn lại tiêu dùng sau, nếu rẻ, tiện lợi, vui vẻ thì mua, không thì thôi. 1.6.3. Một số khái niệm có liên quan đến ngành Viễn thông 1.6.3.1. Mạng nội bộ Là hệ thống thiết bị viễn thông do một tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ mạng nội bộ) thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà chủ mạng nội bộ đó được toàn quyền sử dụng hợp pháp để bảo đảm liên lạc nội bộ cho các thành viên của mạng. Mạng nội bộ được phân thành mạng nội bộ hữu tuyến (các thiết bị viễn thông liên kết với nhau bằng đường cáp viễn thông) và vô tuyến (các thiết bị vô tuyến điện liên kết với nhau bằng sóng vô tuyến điện). 1.6.3.2. Mạng viễn thông Mạng viễn thông được thiết lập bởi các phương tiện kỹ thuật, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông. Mạng viễn thông bao gồm: (1) Mạng viễn thông công cộng Là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp các dịch vụ viễn thông, được xây dựng và phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 32. Luận văn thạc sĩ kinh tế 32 (2) Mạng viễn thông dùng riêng Là mạng viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của mạng, bao gồm các thiết bị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm xác định khác nhau và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc tự xây dựng. (3) Mạng viễn thông chuyên dùng Là mạng viễn thông phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh. Chính phủ quy định cụ thể về việc thiết lập và hoạt động của các mạng viễn thông chuyên dùng. 1.6.3.3. Dịch vụ viễn thông Là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông. Có các loại sau: (1) Dịch vụ viễn thông cơ bản Là dịch vụ truyền đưa tức thời thông tin của người sử dụng dưới dạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin được gửi và nhận qua mạng. Bao gồm: viễn thông cố định (nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế); di động (nội vùng, toàn quốc); cố định, di động vệ tinh; vô tuyến điện hàng hải; dịch vụ cơ bản khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. (2) Dịch vụ viễn thông cộng thêm Là dịch vụ cung cấp thêm đồng thời cùng với dịch vụ cơ bản, làm phong phú và hoàn thiện thêm dịch vụ cơ bản, trên cơ sở các tính năng kỹ thuật của thiết bị hoặc khả năng phục vụ của doanh nghiệp viễn thông. Doanh nghiệp quy định và công bố các dịch vụ cộng thêm do mình cung cấp. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 33. Luận văn thạc sĩ kinh tế 33 (3) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng Là dịch vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng thông tin của người sử dụng bằng cách hoàn thiện nội dung thông tin, hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet. Bao gồm: thư điện tử (e-mail); thư thoại (voice mail); truy cập dữ liệu và thông tin trên mạng; trao đổi dữ liệu điện tử; xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng; các dịch vụ khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. (4) Dịch vụ Internet bao gồm: kết nối Internet; truy nhập Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 34. Luận văn thạc sĩ kinh tế 34 Tóm tắt chương I --------------- Chương I đã đưa ra các khái niệm liên quan đến việc phân tích, giới thiệu một cách tổng quát về ngành Viễn thông như vị trí, vai trò, đặc điểm … Đồng thời nội dung chương này cũng đưa ra các bước tiến hành và tổ chức phân tích, từ đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng hoạt động của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ ở chương II. Trên cơ sở đó, khẳng định 02 mô hình dùng để phân tích thực trạng ngành để đưa ra các giải pháp phát triển, đó là Mô hình SWOT và Mô hình Kim cương của Michael E.Porter. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 35. Luận văn thạc sĩ kinh tế 35 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ----------------------- 2.1. Thực trạng ngành Viễn thông Việt Nam 2.1.1. Mạng lưới viễn thông Mạng lưới viễn thông trong nước đang được đầu tư phát triển mạnh về quy mô, có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới với công nghệ tiên tiến, ngang hàng với các nước trong khu vực. Có độ an toàn cao, mạng đường trục có độ tin cậy lớn do sử dụng đồng thời nhiều tuyến cáp quang và viba. Mạng viễn thông Việt Nam đã được số hoá từ những năm 1990 và chuyển sang mạng hệ mới từ năm 2002. Mạng truyền dẫn liên tỉnh đã được cáp quang hoá tại hầu hết các tỉnh, đã có 95% số huyện được cáp quang hoá với những tuyến cáp quang đường trục có công nghệ tiên tiến. Việt Nam là quốc gia sớm sử dụng công nghệ thông tin di động GSM, từ năm 2002 đã có thêm mạng thông tin di động sử dụng công nghệ CDMA. Mạng điện thoại di động (ĐTDĐ) đã được phủ sóng trên toàn quốc đến trung tâm các tỉnh, thành phố, huyện và một số địa bàn khác. Tuy nhiên, mạng viễn thông Việt Nam còn hạn chế là một số hệ thống thiết bị có thời gian khai thác đã lâu. Cấu hình vòng (Ring) chưa hoàn chỉnh để có thể đảm bảo độ an toàn chung của toàn mạng lưới. Sử dụng thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau, gây khó khăn đến việc phát triển mạng sau này. 2.1.2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 36. Luận văn thạc sĩ kinh tế 36 Thị trường viễn thông đang chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh với sự tham gia của các thành phần kinh tế nhưng cơ bản đều là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty CP dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel), Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN telecom), Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Công ty Thông tin điện tử hàng hải (Vishipel). Trong những doanh nghiệp trên VNPT vẫn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông chủ đạo (năm 2003 chiếm 90% thị phần). Tuy nhiên các doanh nghiệp khác như Viettel, FPT, SPT cũng đang vươn ra, chiếm lĩnh thị trường. Xu hướng tất yếu là sẽ thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước về viễn thông, đây là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm huy động vốn của người lao động trong doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong, ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bộ Thông tin và Truyền thông đang chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam triển khai cổ phần hoá các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó tập trung vào cổ phần hoá các công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông trước hết là công ty thông tin di động VMS. 2.1.3. Phát triển dịch vụ viễn thông Các dịch vụ viễn thông phát triển nhanh, chất lượng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân và tiếp tục mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ. Đến cuối năm 2008, tổng số đã có 82,5 triệu thuê bao điện thoại (thuê GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 37. Luận văn thạc sĩ kinh tế 37 bao di động chiếm 85,5%), đạt mật độ 97,5 máy/100 dân. 4.2 7 12 30.7 97.5 0 20 40 60 80 100 120 2000 2002 2004 2006 2008 Máy/100 (Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông) Hình 2.1: Mật độ máy điện thoại/100 dân của Việt Nam Điện thoại cố định có số lượng thuê bao tăng nhanh, theo báo cáo toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam năm 2006 trong triển lãm ngành Công nghệ thông tin thì tốc độ phát triển ĐTCĐ của Việt Nam giai đoạn 2000 –2005 là cao nhất thế giới (đạt 44,1% so với của châu Á là 11,9%). Điện thoại di động được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1995, đã nhanh chóng khẳng định được vị trí trên thị trường, tạo bước phát triển mạnh cho viễn thông Việt Nam. Cuối năm 2008 có khoảng 70,3 triệu máy, tuy nhiên trong tổng số máy có một số lượng máy ảo, hiện không hoạt động chưa xác định được cụ thể. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 38. Luận văn thạc sĩ kinh tế 38 Qua 10 năm, kể từ ngày 19/11/1997 khi “Lễ kết nối Internet toàn cầu” chính thức được tổ chức tại Việt Nam, Internet nước ta đã đạt được nhiều bước phát triển ấn tượng, đã có tác dụng làm thay đổi căn bản nhiều mặt trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân, hàng năm tốc độ phát triển thuê bao và số người sử dụng đều có xu hướng tăng, gấp 1,5 lần so với năm trước. 3,098,007 6,345,049 10,710,980 14,683,783 17,718,112 21,000,000 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số ngườ (Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông) Hình 2.2: Số người sử dụng Internet ở Việt Nam 5 năm gần đây Các nghiên cứu trong năm 2008 về 3G của Viettel đã cho những kết quả rất khả quan. Hầu hết các dịch vụ căn bản trên nền 3G như thoại video, truyền hình di động, kết nối Internet băng rộng,.. đều được người dùng chấp GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 39. Luận văn thạc sĩ kinh tế 39 nhận với tỷ lệ cao. Trong khi đó, tốc độ phát triển thuê bao nhu cầu nghe gọi thông thường đã bắt đầu suy giảm. 95 91 84 91 87 5 9 16 9 13 0 20 40 60 80 100 Gọi điện video Mobile TV Dowload chất lượng cao Băng rộng di động Chia sẽ dữ liệu Muốn có Không cần (Nguồn: Viettel) Hình 2.3: Nhu cầu dịch vụ 3G tại Việt Nam năm 2008 (%) 2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu – Thành phố Cần Thơ 2.2.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập vào ngày 01/01/2004 trên cơ sở chia tách tỉnh Cần Thơ cũ, nằm dọc theo bờ sông Hậu với chiều dài sông chảy ngang thành phố khoảng 55 km, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 170 km về hướng Đông - Bắc theo quốc lộ 1A. Về địa giới hành chính, TP. Cần Thơ giáp tỉnh An Giang ở phía Bắc, giáp tỉnh Hậu Giang ở phía Nam, giáp tỉnh Kiên Giang ở phía Tây, giáp tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long ở phía Đông. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 40. Luận văn thạc sĩ kinh tế 40 Tổng diện tích tự nhiên của TP. Cần Thơ là 140.161 ha chiếm khoảng 3,52% diện tích ĐBSCL. (Nguồn: Cục Thống kê TP. Cần Thơ năm 2008) Hình 2.4: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ Phân bổ địa giới hành chính: 8 đơn vị quận, huyện gồm 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng và 4 huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Phong Điền, 76 xã, phường, thị trấn. Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, là cửa ngõ giao lưu chính của khu vực sông Hậu, có cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui có khả năng tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn; có sân bay Cần Thơ đưa vào khai thác tuyến nội địa vào tháng 01/2009 và trở thành sân bay quốc tế vào quý II/2010; do đó TP. Cần Thơ là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thuỷ - bộ và hàng không với các khu vực trong nước và quốc tế. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 41. Luận văn thạc sĩ kinh tế 41 2.2.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng có liên quan đến ngành Viễn thông 2.2.2.1. Hệ thống giao thông đường bộ Đây là khâu có liên quan và tác động rất nhiều đến phát triển viễn thông, là cơ sở để hình thành các tuyến đường trục quan trọng cho mạng lưới cáp quang phát triển theo. Hệ thống đường quốc lộ qua địa bàn TP. Cần Thơ có tổng chiều dài 127,52 km với quy mô đường cấp IV ÷ III đồng bằng, bao gồm: Quốc lộ 1 dài 12,011 km; Quốc lộ 91 dài 51,140 km; Quốc lộ 80 dài 28,099 km; Quốc lộ 91B dài 15,794 km; đường Nam Sông Hậu dài 7,8 km. Hệ thống đường tỉnh của TP. Cần Thơ gồm 11 tuyến đường tỉnh, tổng chiều dài 183,59 km với quy mô đường cấp V ÷ III đồng bằng, bao gồm: đường tỉnh 917 dài 9,18km; đường tỉnh 918 dài 16,90km; đường tỉnh 919 dài 36,44km; đường tỉnh 920 dài 17,30km; đường tỉnh 920B dài 6,16km; đường tỉnh 920C dài 2,45km; đường tỉnh 921 dài 32,80km; đường tỉnh 922 dài 22,5km; đường tỉnh 923 dài 25,75km; đường tỉnh 926 dài 8,79km; đường tỉnh 932 dài 5,58km. Hệ thống đường trục chính đô thị có tổng chiều dài 131,40 km. Hệ thống đường trung tâm huyện, đường trung xã của các huyện có tổng chiều dài 252,59 km với quy mô đường cấp VI ÷ III đồng bằng, những đoạn qua trung tâm huyện, xã đầu tư xây dựng phù hợp theo quy hoạch. 2.2.2.2. Hệ thống lưới điện Hệ thống lưới điện phát triển nhanh, nhất là hệ thống lưới điện nông thôn, TP. Cần Thơ hiện nay với mạng lưới điện lực phát triển rộng khắp, đã cung cấp được cho 76/76 tổng số xã, phường, thị trấn có điện từ nguồn điện lưới quốc gia đảm bảo sinh hoạt cho người dân trong thành phố. Mạng lưới điện phát triển rộng khắp là cơ sở để phát triển mạng viễn thông điện lực. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 42. Luận văn thạc sĩ kinh tế 42 2.2.2.3. Trung tâm thương mại và hệ thống chợ Đã có bước phát triển nhưng so với yêu cầu còn thấp, chợ và kinh doanh thương mại chủ yếu còn theo phương thức truyền thống, việc kinh doanh theo phương thức hiện đại còn ít. 2.3. Cơ quan quản lý nhà nước ngành Viễn thông 2.3.1. Cấp Trung ương Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Bưu chính, Viễn thông. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước (QLNN) về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công, đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật. Tháng 8 năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ QLNN về báo chí và xuất bản. Việc thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông không chỉ là sự đổi tên thông thường mà còn thể hiện một tư duy mới trong quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Mối quan hệ giữa việc QLNN và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông được thể hiện như sau: GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 43. Luận văn thạc sĩ kinh tế 43 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Hình 2.5: Sơ đồ quản lý nhà nước chuyên ngành Viễn thông Tính thống nhất QLNN về thông tin và truyền thông từ Trung ương đến địa phương thể hiện ở chỗ thành lập 64 Sở Thông tin và Truyền thông trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2.3.2. Cấp tỉnh, thành phố Ngày 25 tháng 4 năm 2005, Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ ra Quyết định số 28/2005/QĐ-UB thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông. Sở Bưu chính, Viễn thông là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố, tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn thành phố về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng và cơ sở hạ tầng thông tin… Đây là mốc quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan QLNN và các doanh nghiệp kinh doanh ngành Viễn thông tại thành phố. Ngày 29/4/2008, UBND TP. Cần Thơ ra Quyết định số 35/QĐ- UBND thành lập Sở Thông tin và Truyền thông trên cơ sở Sở Bưu chính, GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 44. Luận văn thạc sĩ kinh tế 44 Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng QLNN về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hóa - Thông tin. * Cơ cấu tổ chức của Sở thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ: - Ban giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc - Văn phòng Sở và 4 phòng chuyên môn; cán bộ, nhân viên: 26 Phó Giám đốc phụ trách Báo chí và Xuất bản Phó Giám đốc phụ trách Công nghệ Thông tin Giám đốc Phòng Công nghệ Thông tin Phòng Báo chí và Xuất bản Văn phòng Phòng Bưu chính Viễn thông Thanh tra Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ công việc hai chiều (Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ) Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 45. Luận văn thạc sĩ kinh tế 45 2.4. Thực trạng ngành Viễn thông thành phố Cần Thơ 2.4.1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Hiện nay, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 7 doanh nghiệp hoạt động cung cấp các dịch vụ viễn thông, bao gồm : - Công ty Viễn thông Cần Thơ - Hậu Giang (CHTC) - Bưu điện thành phố Cần Thơ - Trung tâm Thông tin di động Khu vực 4 - VMS Mobifone - Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) - Chi nhánh Cần Thơ - Công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom) - Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (SPT) - Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (HT Mobile) 2.4.2. Năng lực mạng cung cấp dịch vụ viễn thông 2.4.2.1. Mạng truyền dẫn liên tỉnh Mạng truyền dẫn liên tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện kết nối liên tỉnh cho mạng ĐTCĐ của thành phố, c¸c mạng di động, POP Internet vμ VoIP của các doanh nghiệp, tín hiệu truyền hình… Mạng truyền dẫn liên tỉnh trên địa bàn thành phố hiện nay chủ yếu do các đơn vị: CHTC (VTN), Viettel, EVN, SPT cung cấp và quản lý. Hiện nay VTN quản lý 2 tuyến truyền dẫn liên tỉnh: - Truyền dẫn quang: thuộc vòng Ring: Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu - Cà Mau – Rạch Giá – Long Xuyên – Cao Lãnh - Cần Thơ. - Truyền dẫn viba dự phòng. 2.4.2.2. Mạng truyền dẫn nội tỉnh: Chủ yếu do CHTC, Viettel, EVN, SPT đầu tư quản lý và sử dụng, các doanh nghiệp khác thuê lại đường truyền hoặc trao đổi hạ tầng mạng. - CHTC có 36 tuyến truyền dẫn, 22/36 tuyến sử dụng phương thức truyền dẫn quang, tổng chiều dài các tuyến truyền dẫn là 564,55 km. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 46. Luận văn thạc sĩ kinh tế 46 - Viettel có 71 tuyến truyền dẫn quang, với tổng dung lượng là 546 luồng E1, tổng chiều dài 327,642 km. - EVN có 25 tuyến truyền dẫn, tất cả các tuyến đều sử dụng phương thức truyền dẫn quang, tổng chiều các tuyến truyền dẫn là 260,5 km. 2.4.2.3. Mạng ngoại vi Mạng ngoại vi của CHTC được đặc biệt quan tâm và đầu tư, đáp ứng được cơ bản nhu cầu lắp đặt điện thoại của chính quyền địa phương và nhân dân. Để nâng cao chất lượng mạng, rút ngắn cự ly phục vụ từ các bộ tập trung thuê bao đến thiết bị đầu cuối, CHTC và các doanh nghiệp viễn thông khác (Viettel, EVN …) đã mở rộng trạm chuyển mạch, các bộ tập trung thuê bao do vậy bán kính phục vụ đường dây thuê bao bình quân của các trạm giảm đáng kể. Tuy nhiên, để đáp ứng nhanh nhu cầu lắp đặt của người dân, các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến phát triển về số lượng mà chưa chú ý đến đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng mạng, nên chất lượng mạng còn nhiều hạn chế. Hiện tại các trạm thuộc khu vực các quận nội thành và trung tâm các huyện đã được ngầm hóa, tuy nhiên tỷ lệ chưa cao. Trong thời điểm hiện tại mạng cáp gốc của CHTC và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khác đã phần lớn đáp ứng được nhu cầu phát triển thuê bao trên địa bàn thành phố. Hệ thống cống bể cáp: hiện tại cáp ngầm thường sử dụng các loại cáp có trên 200 đôi, độ dài tuyến cáp đi trong cống khoảng 406,155km. Hệ thống đường cột treo cáp: chiều dài cáp treo (trung bình) là 3.255,459km, sử dụng loại cáp có hiệu suất sử dụng tuyến cột từ 20 đến 100. Hiện tại cáp chính ngầm hóa 60%. Ở các huyện tỷ lệ ngầm hóa không cao, hầu hết là sử dụng cáp treo. Các tuyến cáp được ngầm hóa chủ yếu là các GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 47. Luận văn thạc sĩ kinh tế 47 tuyến trong thị trấn, trong các quận nhằm tạo mỹ quan cho các khu đô thị. 2.4.2.4. Mạng thông tin di động Trên địa bàn thành phố có 6 mạng ĐTDĐ, trong đó có 3 mạng sử dụng công nghệ GSM: mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel Mobile; 3 mạng sử dụng công nghệ CDMA: mạng S-Fone của SPT, mạng E-Mobile của EVN và mạng HT-Mobile của Hanoi Telecom. Hiện tại mạng di động đã phủ sóng đến 100% trung tâm các quận, huyện, thị trấn trong thành phố. - Mạng Vinaphone do công ty dịch vụ viễn thông GPC xây dựng và quản lý, đến tháng 6/2008 mạng có 27 trạm thu phát sóng di động, chủ yếu được lắp đặt, sử dụng chung cơ sở hạ tầng và được quản lý chung với các trạm Viễn thông của bưu điện thành phố. - Mạng Mobifone do công ty VMS xây dựng và quản lý, hiện mạng có 39 trạm thu phát sóng di động. - Mạng Viettel Mobile do Viettel Telecom xây dựng, quản lý và tổ chức việc kinh doanh trên địa bàn thành phố. Hiện mạng có 69 trạm thu phát sóng di động, chủ yếu lắp đặt tại các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. - Mạng E-Mobile do EVN Telecom xây dựng có 31 trạm thu phát sóng di động trên địa bàn thành phố. - Mạng S-Fone do Stelecom (đơn vị thuộc SPT) xây dựng và quản lý. Đến 6/2008 đã có 11 trạm phát sóng di động trên địa bàn thành phố. Lắp đặt tại các bưu điện quận, huyện và các tổ chức, các nhân trên địa bàn. - Mạng HT-Mobile do HT Mobile xây dựng và quản lý. Hiện mạng có 9 vị trí trạm phát sóng di động trên địa bàn thành phố. Lắp đặt tại các bưu điện quận, huyện và các tổ chức, các nhân trên địa bàn. Toàn bộ các trạm thu phát sóng di động mạng GSM của các doanh nghiệp đều là trạm thu phát sóng di động không người trực hoặc đi thuê, do vậy đối với các trạm thu phát sóng di động được sử dụng chung cơ sở hạ tầng GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng
  • 48. Luận văn thạc sĩ kinh tế 48 với Bưu điện TP. Cần Thơ và Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) hoạt động khá ổn định, việc xử lý ứng cứu khi có sự cố cũng nhanh hơn, an toàn an ninh đối với các trạm này tương đối tốt. Đối với các vị trí trạm thu phát sóng di động lắp đặt riêng, thuê địa điểm của các tổ chức, cá nhân để lắp đặt thiết bị, thì phần lớn chưa thực hiện đủ các điều kiện và phương án kỹ thuật trong công tác quản lý, giám sát trạm, một số trạm chưa trang bị đủ điều kiện để thiết bị hoạt động như máy phát, thiết bị phòng chống cháy nổ…, điều này đã làm gián đoạn thông tin tại khu vực. Các mạng điện thoại công nghệ CDMA mới được triển khai cung cấp tại Cần Thơ: EVN, HT-Mobile và S-Fone. CDMA là công nghệ hiện đại có khả năng khắc phục những hạn chế của hệ thống công nghệ GSM về bán kính vùng phủ sóng, dung lượng, tốc độ và chất lượng dịch vụ. Việc phát triển hệ thống công nghệ CDMA sẽ tạo ra một khả năng nhanh chóng mở rộng hệ thống thông tin di động và truy nhập với tốc độ cao, đặc biệt đối với vùng nông thôn. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/2Tb4Ekj Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 49. Luận văn thạc sĩ kinh tế 49 Bảng 2.1: Hiện trạng vị trí trạm BTS theo quận, huyện đến 06/2008 T T Đơn vị hành chính Vina Phone Mobi Fone Viettel SFone EVN HT Mobile Tổng số trạm BTS Bán kính phục vụ (km) 1 Q. Ninh Kiều 6 13 23 5 9 4 60 0,39 2 Q. Cái Răng 4 2 3 1 3 13 1,30 3 Q. Bình Thủy 3 6 10 1 4 2 26 0,93 4 Q. Ô Môn 4 6 9 1 3 1 24 1,29 5 H. Phong Điền 2 2 5 2 11 1,89 6 H. Cờ Đỏ 4 3 6 4 17 2,74 7 H. Thốt Nốt 2 5 7 2 3 1 20 1,65 8 H. Vĩnh Thạnh 2 2 6 1 3 1 15 2,95 Tổng số 27 39 69 11 31 9 186 1,55 (Nguồn: Báo cáo từ các doanh nghiệp viễn thông) Bảng 2.2: Thống kê số trạm BTS theo từng doanh nghiệp STT Doanh nghiệp Số trạm BTS tính đến tháng 6/2008 Bán kính phục vụ bình quân 1 trạm BTS (km) 1 Vinaphone 27 4,05 2 Mobiphone 39 3,37 3 Viettel 69 2,53 4 EVN 31 3,78 5 HT-Mobile 9 7,01 6 S-Fone 11 6,34 Tổng 186 1,55 (Nguồn: Báo cáo từ các doanh nghiệp viễn thông) GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng Tải bản FULL (93 trang): https://bit.ly/2Tb4Ekj Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 50. Luận văn thạc sĩ kinh tế 50 2.4.2.5. Mạng Internet và VoIP * Internet Tại TP. Cần Thơ hiện CHTC,Viettel và EVN cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Mạng Internet tốc độ cao ADSL của Cần Thơ đã triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập tại 8/8 trung tâm quận, huyện. * VoIP Trên địa bàn TP. Cần Thơ hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai các POP để cung cấp dịch vụ VoIP (dịch vụ điện thoại giá rẻ), bao gồm: - Dịch vụ 171 của bưu điện TP. Cần Thơ. - Dịch vụ 178 của Viettel. - Dịch vụ 177 của SPT. - Dịch vụ 179 của EVN Telecom. 2.4.2.6. Hệ thống chuyển mạch Mạng ĐTCĐ của CHTC có 2 tổng đài HOST và 45 tổng đài vệ tinh: - Hệ thống tổng đài HOST I (Alcatel 1000E10) đặt tại phường An Hội, quận Ninh Kiều có 39 tổng đài vệ tinh. - Hệ thống tổng đài HOST II (Alcatel 1000E10) đặt tại phường An Khánh, quận Ninh Kiều, có 6 tổng đài vệ tinh. - Mạng ĐTCĐ của Viettel: Host (RSM) đặt tại phường An Thới, quận Bình Thủy và 22 tổng đài vệ tinh đặt tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố, với tổng dung lượng lắp đặt là 5.440 port đã sử dụng 1.667 port, hiệu suất đạt 31%. GVHD: PGS-TS Võ Thành Danh HVTH: Thái Thanh Tùng 6674823