SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI NGHĨA
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Chính sách công
Mã số: 9 34 04 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: PGS. TS. Trần Đình Hảo
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và trích dẫn trong luận án này là trung thực. Kết quả nghiên cứu của
luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Bùi Nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở
nước ngoài......................................................................................................... 14
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở
trong nước ......................................................................................................... 18
1.3. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu....................................................... 38
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
CAO TUỔI....................................................................................................... 41
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người cao tuổi ................................... 41
2.2. Lý thuyết về chính sách đối với người cao tuổi......................................... 47
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối với người cao tuổi................... 70
2.4. Khung phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi................. 73
Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO
TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................... 82
3.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách đối với người cao tuổi ở
Việt Nam ........................................................................................................... 82
3.2. Khái quát về nội dung chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam............ 96
3.4. Đánh giá thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay ................................................................................................................... 122
3.5. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập................................................ 125
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................... 128
4.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi ở Việt
Nam hiện nay .................................................................................................. 128
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi.............. 128
KẾT LUẬN.................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 150
PHỤ LỤC....................................................................................................... 166
DANH MỤC VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nội dung
1 BHYT Bảo hiểm y tế
2 CCSK Chăm sóc sức khỏe
3 HĐBT Hội đồng Bộ trưởng
4 NCT Người cao tuổi
5 TP Thành phố
6 TW Trung ương
7 WHO Tổ chức Y tế thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tiêu chí phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi.....78
Bảng 3.1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi ..................101
Bảng 3.2. Hiểu biết của người cao tuổi về chính sách đối với người cao tuổi
.........................................................................................................................104
Bảng 3.3. Mức độ đáp ứng của chính sách trợ cấp xã hội đối với người cao
tuổi...................................................................................................................105
Bảng 3.4. Đánh giá chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao
tuổi ..................................................................................................................108
Bảng 3.5. Đánh giá về khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế của người
cao tuổi............................................................................................................110
Bảng 3.6. Mức độ tiếp cận thông tin của người cao tuổi................................112
Bảng 3.7. Khảo sát về an toàn tài chính và thu nhập giành cho người cao
tuổi...................................................................................................................114
Bảng 3.8. Vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở trung tâm chăm sóc người cao
tuổi...................................................................................................................115
Bảng 3.9. Khảo sát về vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung giành cho
người cao tuổi..................................................................................................116
Bảng 3.10. Khảo sát về vấn đề di chuyển và đi lại của người cao tuổi ..........117
Bảng 3.11. Khảo sát về vấn đề an toàn cho người cao tuổi............................118
Bảng 3.12. Khảo sát về hoà nhập và đóng góp cho cộng đồng của người
cao tuổi............................................................................................................119
Bảng 3.13. Khảo sát về khả năng tiếp cận dịch vụ và chương trình hỗ trợ
của Chính phủ..................................................................................................119
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, chính
sách đối với người cao tuổi đóng vai trò quan trọng và hết sức cấp thiết góp
phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Tính cấp thiết của đề tài, theo
đó, thể hiện thông qua thực trạng số lượng người cao tuổi ngày càng tăng lên ở
Việt Nam; tình trạng kinh tế và sức khỏe của đối tượng này còn thấp và sự bất
cập trong chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở nước ta, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở Việt
Nam là cần thiết bởi số lượng người cao tuổi trong dân số Việt Nam ngày càng
tăng làm tăng nhu cầu được chăm sóc một cách khá toàn diện. Theo Cuộc tổng
điều tra dân số năm 1979, Việt Nam có 7.07% dân số từ 60 tuổi trở lên, tương
đương với 3.688.137 người (Phạm Bích San, 1985). Đến năm 1989, tỷ lệ người
cao tuổi ở Việt Nam trong tổng dân số tăng nhẹ và chiếm 7,2% dân số; tăng chỉ
khoảng 1.3% so với năm 1979; con số này tiếp tục tăng nhanh vào năm 2008 với
9.9% (Nguyễn Văn Trí, 2011). Như vậy trong vòng 30 năm qua, qua 4 kỳ tổng
điều tra dân số (1979, 1989, 1999, 2009), số lượng và tỷ lệ người cao tuổi ở Việt
Nam chỉ tăng trung bình 0,06% mỗi năm. Nhưng chỉ trong vòng 1 năm, từ
1/4/2009- 1/4/2010, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đã tăng từ 8,67% lên 9,4%, tỷ
lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 6,4% lên 6,8% (Hà Anh, 2012). Năm 2012, tỷ
lệ người cao tuổi chiếm 10,2% tổng dân số cả nước; năm 2014, tỷ lệ này đã tăng
lên 10,5% (Ngân Anh, 2015). Con số này cho thấy, chỉ trong một năm, tỷ lệ
người cao tuổi đã tăng hơn gấp 10 lần so với cả giai đoạn trước đây cộng lại.
Mặt khác, theo kết quả dự báo, đến năm 2020, số lượng người cao tuổi ở
Việt Nam sẽ chiếm 18%, và sẽ là 30% vào năm 2030 (Hồng Sơn, 2012). Khi
đó, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi tiếp tục tên lên 20 lần vào năm 2020, rồi
tới 30 lần vào năm 2030. Với những con số này, việc nghiên cứu chính sách
đối với người cao tuổi hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn
2
góp phần tích cực trong việc định hình chính sách đối với người cao tuổi cho
tương lai. Xét theo nghĩa này, việc nghiên cứu chính sách đối với người cao
tuổi là hết sức cần thiết không chỉ cho hiện tại mà còn là sự chuẩn bị cần thiết
trong tương lai.
Thứ hai, không những tăng nhanh về mặt số lượng, nhu cầu chăm sóc
người cao tuổi cũng gia tăng khi tình trạng kinh tế, sức khỏe của đối tượng
này ở Việt Nam đang ở mức thấp. Về tình trạng kinh tế, theo tổng điều tra
Dân số năm 2009 cho thấy 72,5% người cao tuổi sống ở nông thôn. Trong
số người cao tuổi, chỉ có khoảng 16% - 17% hưởng lương hưu hoặc trợ cấp
mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước (Nguyễn
Đình Cừ, 2014). Như vậy, còn trên 70% người cao tuổi đang sống bằng lao
động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở
nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm phòng khi
bất trắc. Thực trạng kinh tế này cho thấy mức sống của người cao tuổi không
cao. Đến lượt nó, tình trạng kinh tế của người cao tuổi thấp dẫn đến khả
năng hưởng thụ các dịch vụ giáo dục, văn hoá, y tế, và đời sống tinh thần
không được đảm bảo.
Về tình trạng sức khỏe, theo điều tra quốc gia về người cao tuổi năm
2011 có tới 56% người cao tuổi có sức khỏe yếu và rất yếu; trung bình mỗi
người có 2,7 bệnh (Nguyễn Đình Cừ, 2014).
Thứ ba, tính cấp thiết của đề tài còn bắt nguồn từ sự bất cập trong chính
sách đối với người cao tuổi hiện nay ở nước ta. Tuy nhu cầu chăm sóc người
cao tuổi càng tăng về số lượng và chất lượng nhưng sự chuẩn bị cho một xã
hội có dân số già dường như còn đơn sơ cả về phương diện chính sách, luật
pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tâm lý xã hội.
Mặc dù trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương,
chính sách đối với người cao tuổi và hoạt động của Hội người cao tuổi trong
thời kỳ mới và đã được cụ thể hóa, đi vào cuộc sống, khuyến khích sự quan
3
tâm rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong công tác chăm sóc và phát huy vai
trò người cao tuổi (Chính phủ, 2015). Thế nhưng, công tác người cao tuổi còn
một số hạn chế. Không ít người cao tuổi chưa được khám sức khỏe định kỳ,
chưa lập sổ theo dõi sức khỏe thường xuyên, chưa được ưu tiên khi khám
chữa bệnh tại các cơ sở y tế, chưa được giảm giá vé thăm quan danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa. Một bộ phận người cao tuổi ở nông thôn,
nhất là vùng núi, vùng cao biên giới, vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số không chỉ khó khăn về đời sống mà còn cả trong khả năng
tiếp cận, thụ hưởng phúc lợi dành cho chính bản thân mình.
Do đó, trong thời gian tới, chính sách đối với người cao tuổi cần được
tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để người cao tuổi được chăm sóc tốt, không
những phát huy tối đa sự đóng góp của họ mà còn đảm bảo tính hiệu quả thực
chất của hệ thống an sinh xã hội và sự phát triển ổn định, bền vững của đất
nước.
Thứ tư, về mặt lý luận, phần lớn các nghiên cứu về chính sách đối với
người cao tuổi tập trung chủ yếu vào nội dung của chính sách đối với người
cao tuổi. Nói cách khác một số vấn đề lý luận về chính sách đối với người cao
tuổi chưa được các nghiên cứu trước đây đề cập và cần được tiếp tục nghiên
cứu như:
Lý thuyết về các yếu cấu thành chính sách đối với người cao tuổi. Trong
đó có đề cập đến mục tiêu, nội dung, phương pháp và công cụ thực hiện chính
sách.
Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối với người cao tuổi.
Trong đó có môi trường chính trị, kinh tế-xã hội, năng lực hoạch định và năng
lực thực hiện chính sách đối với người cao tuổi.
Lý thuyết về quy trình chính sách đối với người cao tuổi bao gồm các
bước từ khâu hình thành chính sách đối với người cao tuổi đến khâu cuối
cùng là đánh giá và điều chỉnh chính sách này.
4
Từ những phân tích về số lượng, tình trạng kinh tế và sức khỏe của
người cao tuổi, những hạn chế về chính sách đối với đối tượng này ở trên và
những vấn đề lý luận về chính sách đối với người cao tuổi, cho thấy sự cần
thiết phải có một nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi, để làm sao
cho chính sách này thực sự phát huy hiệu quả, thực sự đem lại lợi ích thiết
thực cho người cao tuổi, cũng như phát huy được sức mạnh tổng hợp của các
chủ thể có liên quan (bao gồm cả nhà nước và tư nhân) vào công tác chăm sóc
người cao tuổi.
Nói cách khác, đề tài Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay thật sự là đề tài thiết thực trong bối cảnh hiện nay và tương lai của đất
nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu thực trạng chính sách đối
với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay; từ đó, đưa ra những giải pháp để
hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi.
Để đạt được mục đích nghiên cứu này, luận án có các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến chính sách đối với người cao
tuổi trong và ngoài nước.
Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến chính sách đối với người cao
tuổi.
Phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở Việt
Nam.
Nghiên cứu và đưa ra mục tiêu, quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính
sách đối với người cao tuổi.
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách đối với người cao tuổi ở
Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu chính sách
đối với người cao tuổi ở hai nội dung chính: (1) Mức độ đáp ứng mong đợi
của chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam và (2) thực trạng nội dung
của chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam.
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành ở một
số địa phương tiêu biểu như Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang,
Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình và Hà Nội.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu về chính sách đối với
người cao tuổi giai đoạn từ sau năm 1945 đến nay và khảo sát số liệu vào năm
2017.
4. Phương pháp và lý thuyết nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, nghĩa duy vật
lịch sử, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm toàn diện, nguyên lí về sự phát
triển của chủ nghĩa Mác - Lênin gắn với đối tượng được nghiên cứu - chính
sách đối với người cao tuổi ở nước ta hiện nay.
Để hoàn thành luận án, tác giả còn sử dụng một số phương pháp cụ thể
sau:
Phương pháp phỏng vấn sâu
Để tìm hiểu sâu hơn đánh giá của người cao tuổi đối với chính sách
giành cho họ, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Đối tượng tham
gia phỏng vấn sâu là những người cao tuổi thuộc diện nhận được nhiều hỗ trợ
theo quy định của Luật người cao tuổi. Tác giả luận án tiến hành lựa chọn mỗi
6
tỉnh 05 người cao tuổi đại diện bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau,
Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nội. Như vậy
tổng cộng là 40 người cao tuổi được mời tham gia phỏng vấn, trong đó có 20
người cao tuổi là nam giới ông và 20 người cao tuổi là nữ giới. Trong đó,
50% người cao tuổi sinh sống ở khu vực nông thôn và 50% người cao tuổi
sinh sống ở khu vực đô thị. Mục đích sử dụng phương pháp nghiên cứu này là
chứng minh một phần cho Giả thuyết số 1.
Sau khi xác định được đối tượng khảo sát, luận án tiến hành xây dựng
câu hỏi phỏng vấn sâu, sau đó tiến hành phỏng vấn thử. Trên cơ sở phỏng vấn
thử, tác giả điều chỉnh lại bảng câu hỏi khảo sát cho phù hợp hơn.
Vì số lượng mẫu phỏng vấn chỉ có 40 người cao tuổi, nên tác giả chỉ xử
lý bằng phần mềm Mirosoft Excel. Ở mỗi câu hỏi, tác giả liệt kê hết 20 câu
trả lời và chọn những câu trả lời tiêu biểu, mang tính đại diện để đưa vào nội
dung luận án để phân tích.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được dùng để khảo sát hai nhóm
đối tượng là người cao tuổi và cán bộ, công chức ở Sở Lao đông-Thương binh
và Xã hội.
Về đối tượng là người cao tuổi, luận án khảo sát 500 người cao tuổi ở 08
tỉnh là Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng
Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nội. Ở mỗi tỉnh, thành phố, tác giả lựa chọn
60 người cao tuổi để tham gia khảo sát, riêng Thành phố Hồ Chí Minh là 80
người. Bao gồm 50% người cao tuổi là nam, 50% người cao tuổi là nữ và
50% người cao tuổi sống ở thành thị, 50% người cao tuổi sống ở nông thôn.
Tổng số phiếu phát ra là 500 phiếu. Số phiếu thu về là 490 phiếu. Số phiếu
hợp lệ là 485 phiếu. Việc khảo sát này dùng để luận giải cho Giả thuyết 1.
Tác giả luận án tiến hành khảo sát đối tượng là cán bộ, công chức đang
công tác tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội của 08 tỉnh là Thành phố
7
Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh
Bình, Hà Nội. Cụ thể là cán bộ, công chức phụ trách mảng xã hội. Mỗi sở của
các tỉnh (Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Ninh Bình), tác giả
lựa chọn 03 thành viên. Mỗi sở của các thành phố trực thuộc Trung ương
(Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội), tác giả lựa chọn 05 thành viên.
Tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu. Số phiếu thu về là 30 phiếu. Số phiếu hợp
lệ là 30 phiếu. Việc khảo sát này dùng để luận giải cho Giả thuyết 2.
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Ở phương pháp này, tác giả tập trung thu thập số liệu thứ cấp từ các
nghiên cứu có sẵn, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các báo
cáo về người cao tuổi trong và ngoài nước giành cho Việt Nam.
Phương pháp tiếp cận đa ngành
Trả lời câu hỏi tính liên ngành trong sự phát triển của khoa học hiện đại
có nhiều cách giải nghĩa nhưng về đại thể nó được hiểu là sự tích hợp, thâm
nhập giữa các ngành (hoặc phương pháp) khoa học ở các lĩnh vực khác nhau
trong nghiên cứu. Vì vậy về bản chất đó là sự thay đổi cách nhìn đối tượng
từ chỗ chỉ xuất phát từ một hệ quy chiếu sang hệ phức hợp. Ở phương pháp
này, tác giả tập trung vào các ngành chính sách công, nhà nước, pháp luật, xã
hội học và văn hóa học.
4.2. Câu hỏi nghiên cứu
Nhận thức được thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
ngày càng tăng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách
bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Luật người cao tuổi có hiệu lực vào năm
2010 không những tạo ra hành lang pháp lý mà còn thể hiện sự quyết tâm của
Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối với người cao tuổi ở
Việt Nam. Sau đó, Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia về
người cao tuổi giai đoạn (2012 - 2020). Ngoài ra, còn có hàng loạt chương
trình như: Chương trình mắt sáng cho người cao tuổi; trợ cấp xã hội hàng
8
tháng; các chương trình rèn luyện sức khỏe dành cho người cao tuổi. Mặt khác,
Nhà nước còn xây dựng hành lang pháp lý để thu hút sự tham gia của xã hội
vào hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Nhiều trung tâm, mái ấm tự nguyện
được hình thành đã chia sẻ sự chăm sóc người cao tuổi với Nhà nước.
Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa như mong đợi. Số người cao tuổi
lang thang cơ nhỡ, bị bạo hành, bệnh tật và khó khăn về kinh tế vẫn còn
nhiều. Khả năng tiếp cận các dịch vụ quan trọng như y tế, văn hoá còn thấp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này. Có thể kể ra như: cơ chế chính
sách tuy có nhưng chưa phản ánh được nhu cầu chăm sóc người cao tuổi của
xã hội, hoặc còn khó khăn cho việc tham gia cung ứng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe của các chủ thể thuộc khu vực tư nhân; ngân sách Nhà nước hạn hẹp; sự
thay đổi về văn hoá dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc gia đình làm giảm vai trò
của gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi, tăng sức ép cho xã hội.
Những nguyên nhân này đã đang và sẽ đặt ra thách thức cho chính sách đối
với người cao tuổi hiện nay.
Theo đó, câu hỏi nghiên cứu chung được đặt ra ở đây là Cần có giải
pháp nào để chính sách đối với người cao tuổi đáp ứng được nhu cầu của
người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay?”
Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu chung này, tác giả luận án đưa ra một số
câu hỏi nghiên cứu cụ thể, gồm:
(1) Chính sách đối với người cao tuổi hiện nay đã đáp ứng được mong
đợi của người cao tuổi hay chưa?
(2) Chính sách đối với người cao tuổi hiện nay đã được hoàn chỉnh về
mặt nội dung hay chưa?
4.3. Giả thuyết nghiên cứu
Từ những câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên
cứu sau:
9
Giả thuyết 1. Chính sách đối với người cao tuổi chưa đáp ứng được
mong đợi của người cao tuổi.
Giải thuyết 2. Chính sách đối với người cao tuổi hiện nay còn nhiều hạn
chế về nội dung.
4.4. Lý thuyết nghiên cứu
Để có thể trả lời cho câu hỏi Làm thế nào để có một chính sách đối với
người cao tuổi đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi trong xã hội?”, tác
giả dựa vào hai lý thuyết quan trọng trong khoa học về chính sách. Đó là lý
thuyết về cộng đồng chính sách và lý thuyết chính sách dựa trên bằng chứng.
4.4.1. Lý thuyết về cộng đồng chính sách
Chính sách công là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước. Tuy
nhiên có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách công tuỳ theo cách tiếp
cận. Theo Ngô Hoài Sơn [70, tr.11-16], có ba cách tiếp cận về chính sách
công. Đó là tiếp cận chính sách từ góc độ đối tượng tham gia vào quy trình
chính sách; tiếp cận chính sách từ góc độ lựa chọn mục tiêu; và tiếp cận chính
sách từ quy trình chính sách.
Ba cách tiếp cận này đều hữu ích trong nghiên cứu về chính sách công.
Tuy nhiên, cách tiếp cận từ góc độ tham gia vào quy trình chính sách thường
được các nhà nghiên cứu về chính sách sử dụng. Theo cách tiếp cận này chính
sách công là một phương tiện để xem xét trật tự đang hiện hữu và cách thức
để tham gia, can thiệp vào trật tự đang hiện hữu đó [70, tr.11]. Nói cách
khác, chính sách công dùng để huy động sự tham gia của các chủ thể vào
chính sách để thay đổi hiện thực cũ bằng một hiện thực mới theo mong muốn
của các chủ thể. Kết quả cuối cùng mà chính sách tạo ra là một hiện thực mới
và hiện thực mới này là kết quả của quá trình tương tác giữa các chủ thể. Các
chủ thể tương tác với nhau xoay quanh một chính sách và được gọi là cộng
đồng chính sách [70, tr.44]. Học giả Homeshaw thì cho rằng trong các cách
tiếp cận chính sách, cách tiếp cận cộng đồng chính sách là một công cụ hữu
10
ích để tìm hiểu chức năng của một chính sách cả trong khu vực công và khu
vực tư. Bằng cách xác định ai là người bị giới hạn trong việc tác động đến
chính sách, sẽ biết được sự vận chuyển của từng cá nhân, các nguồn lực và
các ý tưởng trong cộng đồng chính sách [70. tr.44].
Có nhiều cách phân loại cộng đồng chính sách. Trong đó cách phân loại
đơn giản và phổ biến là cách phân loại của Sapru (135, pg.93-106). Theo cách
phân loại này, cộng đồng chính sách gồm: các cá nhân trong xã hội, giới
truyền thông, các nhóm lợi ích và đảng chính trị. Các cá nhân trong xã hội có
quan tâm đến chính sách và tham gia tương tác với nhau trong chính sách đều
trở thành một bộ phận của cộng đồng chính sách. Giới truyền thông bao gồm
truyền hình, đài phát thanh, báo chí, v.v. Những chủ thể này giữ vai trò điều
phối các dòng thông tin trong suốt quá trình chính sách. Nhóm áp lực hay còn
gọi là nhóm lợi ích bằng sức mạnh về tổ chức, tiềm lực về tài chính và đội
ngũ chuyên gia có thể tham gia vào chính sách để lồng ghép các mục tiêu
hoạt động của nhóm vào chính sách. Đảng chính trị tham gia với tư cách là
người đưa ra những đường lối, chủ trương để dẫn dắt chính sách. Ngoài ra,
đảng chính trị cũng tham gia tích cực vào quá trình thực thi chính sách.
Nói tóm lại, lý thuyết cộng đồng chính sách dùng đề phân tích xem trong
chính sách đối với người cao tuổi có những loại cộng đồng nào; những cộng
đồng này tương tác với nhau ra sao để hình thành nên chính sách đối với
người cao tuổi cũng như hiệu quả, chất lượng của chính sách đối với người
cao tuổi ở Việt Nam. Trong những cộng đồng đó, cộng đồng nào có tiếng nói
chi phối trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối với người cao
tuổi. Những cộng đồng nào yếu thế và có ít tiếng nói nhất trong chính sách
đối với người cao tuổi. Người cao tuổi, một bộ phận của cộng đồng chính
sách đối với người cao tuổi có tiếng nói như thế nào trong quá trình thực thi
và hoạch định chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Việc nghiên cứu
các cộng đồng trong chính sách đối với người cao tuổi giúp hiểu rõ hơn bản
11
chất của quá trình hoạch định và thi hành chính sách này, nhằm làm cho nó
tốt hơn.
Tác giả chính của lý thuyết này là Homeshaw (1995), Pross (1992), Bell
(1992), Wilks & Wright (2004), Atkinson & Coleman (1993) và Sapru
(2004).
4.4.2. Lý thuyết chính sách dựa trên bằng chứng
Chính sách công dựa trên bằng chứng là những chính sách được ban
hành trên cơ sở những bằng chứng có sẵn và sự phân tích hợp lý. Lý thuyết
dựa trên bằng chứng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các bằng chứng
trong hoạt động hoạch định và ban hành chính sách công. Bởi lẽ bằng chứng
và chất lượng của bằng chứng giúp tạo ra một chính sách tốt.
Tác giả ứng dụng lý thuyết này vào chính sách đối với người cao tuổi để
xem xét xem liệu chính sách này ở Việt Nam được ban hành có dựa trên bằng
chứng hay không, nếu có thì chất lượng của bằng chứng đó thể hiện ở mức độ
như thế nào. Nói cách khác, việc vận dụng lý thuyết này nhằm tìm hiểu việc
khảo sát, sử dụng các số liệu thống kê ở Việt Nam phục vụ cho hoạt động ban
hành và thực thi chính sách đối với người cao tuổi. Để từ đó đưa ra những
khuyến nghị trực tiếp cho quá trình hoạch định chính sách người cao tuổi.
Lý thuyết này xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực y khoa vào những năm
1980, được tác giả Archibald Cochrane đề cập đầu tiên trong tác phẩm
Effectiveness and Efficiency: Random Reflections on Health Services” (Hiệu
quả và hiệu lực: Sự phản ánh ngẫu nhiên trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe).
Sau đó 4 năm, Văn phòng đánh giá công nghệ của Mỹ đã ủng hộ lý thuyết
này và ứng dụng lý thuyết dựa vào bằng chứng vào trong việc xem xét và
thông qua chính sách. Tiếp theo đó là các nghiên cứu của Martinson (1980)
về lý thuyết chính sách dựa trên bằng chứng. Một số tác giả chính nghiên cứu
về lý thuyết dựa trên bằng chứng bao gồm: Hovland, (2005); Bullock,
12
Mountfordvà Stanley (2001); Davies (2004); Ehrenberg (1999);Hornby và
Perera (2002).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp về mặt khoa học như sau:
Trước hết luận án mang lại một cái nhìn tổng quan về các nghiên cứu về
chính sách đối với người cao tuổi làm cho vấn đề người cao tuổi trở thành hệ
thống, từ đó giúp nhìn ra những lỗ hổng cần tiếp tục trong nghiên cứu.
Ngoài ra, luận án này lần đầu tiên đưa ra được tổng quát quá trình lịch sử
phát triển chính sách đối với người cao tuổi từ năm 1945 đến nay, giúp nhận
diện được quá trình phát triển của chính sách này.
Luận án còn đóng góp vào việc hình thành lý thuyết về chính sách đối
với người cao tuổi, trong đó đặc biệt là khung lý thuyết phân tích thực trạng
chính sách đối với người cao tuổi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Việc nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở nước ta có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Về mặt lý luận, luận án vận dụng lý thuyết về chính sách công để áp
dụng vào một lĩnh vực chính sách cụ thể là chính sách đối với người cao tuổi
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, lý thuyết về chính sách công
được bổ sung và được nghiên cứu ở một góc độ chính sách cụ thể, nói cách
khác luận án này, về mặt lý luận, góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về
chính sách công vốn còn non trẻ ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, luận án góp phần đánh giá thực trạng chính sách đối
với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. Từ đó giúp cho cơ quan quản lý nhà
nước, chủ thể hoạch định chính sách đối với người cao tuổi nhận diện rõ nét
hơn thực trạng của chính sách này và có những điều chỉnh phủ hợp về mặt
chính sách. Bên cạnh đó, những khuyến nghị mà luận án đưa ra cũng là
những đóng góp có ý nghĩa về mặt chính sách. Ngoài ra, luận án còn có thể sử
13
dụng như một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy chuyên ngành
chính sách công, và quản lý công ở cả bậc đại học và thạc sĩ ở nhiều trường
đại học trên cả nước.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về chính sách đối với người cao tuổi
Chương 3. Thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Chương 4. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi
ở Việt Nam hiện nay.
14
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người
cao tuổi ở nước ngoài
Chính sách đối với người cao tuổi là một trong những chính sách quan
trọng trong hệ thống chính sách xã hội, là chủ đề được quan tâm nghiên cứu
của các nhà khoa học trên thế giới. Các nhà nghiên cứu trên thế giới tập trung
vào việc nghiên cứu và tìm hiểu để nâng cao hiệu quả của chính sách đối với
người cao tuổi.
1.1.1. Nhóm nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở một số
nước
Paul và Sheila (2013) nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở
Tây Phi để làm rõ thực trạng chính sách ở khu vực này, từ đó có biện pháp
nâng cao chính sách đối với người cao tuổi ở những nước này. Hai tác giả này
nhận định rằng, người cao tuổi ở khu vực nông thôn chịu nhiều thiệt thòi hơn;
trong số người cao tuổi, đa phần là nữ giới; trình độ học vấn của người cao
tuổi thấp và không có nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống. Cho nên
khuyến nghị chính sách cho các nước ở khu vực này là đảm bảo mức thu nhập
cơ bản cho công dân từ 60 tuổi trở lên để đảm bảo họ có nguồn thu ổn định
nhằm nâng cao chất lượng sống của họ.
Cũng về chính sách người cao tuổi nhưng tác giả Narknisorn và
Kusakabe (2013) lựa chọn Thái Lan làm không gian nghiên cứu. Hai tác giả
này cho thấy chính sách đối với người cao tuổi ở Thái Lan được xây dựng
theo quy trình từ trên xuống nên đã bỏ qua những đặc thù về gia đình, người
cao tuổi cũng như nhu cầu của người cao tuổi. Chính vì vậy, tác giả cho rằng
cần thiết phải điều chỉnh lại quy trình ban hành chính sách để làm cho chính
15
sách phản ánh tốt hơn, thực hơn nhu cầu thực tế của người cao tuổi, cấu trúc
gia đình và khoảng cách giữa các thế hệ.
Ở một số nước Châu Âu mà Phần Lan, Ireland là điển hình, câu chuyện
chính sách đối với người cao tuổi lại xoay quanh vấn đề việc làm của người
cao tuổi (Ilmakunnas & Takala, 2005). Thực tế cho thấy, tỷ lệ việc làm ở
người cao tuổi giảm do các chương trình phúc lợi cho người cao tuổi như
chương trình về hưu sớm và sự cạnh tranh từ nguồn lao động nhập cư. Điều
này càng làm khó khăn hơn cho chính sách đối với người cao tuổi ở Phần Lan
khi cố tìm cách nâng cao tỷ lệ việc làm ở người cao tuổi do dân số của nước
này ngày càng già.
Ireland cũng là một quốc gia có chính sách phúc lợi dành cho người cao
tuổi tốt và đầy đủ. Hệ thống phúc lợi ở quốc gia này bao gồm 3 cấp độ
(Vaughan, 1998). Cấp độ 1 là phúc lợi xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội và hỗ
trợ xã hội. Cấp độ 2 là các chế độ trợ cấp nghề nghiệp do người sử dụng lao
động đóng góp. Cấp độ 3 là các chương trình hỗ trợ, trợ cấp khác từ xã hội.
Ba cấp độ phúc lợi này không tách rời nhau mà cùng tồn tại bổ sung cho
nhau. Nghiên cứu cho rằng, trong ba cấp độ này nên đề cao và hoàn thiện cấp
độ 1, bởi lẽ nhà nước nên đóng vai trò chủ đạo trong bảo trợ xã hội đối với
người cao tuổi.
Ở Trung Quốc, tác giả Zhuqing (2012) tập trung nghiên cứu quyền lợi và
mong đợi của người lớn tuổi ở Trung Quốc. Cùng với tình trạng già hoá về
dân số là chất lượng sống ở người cao tuổi còn thấp. Người cao tuổi ở Trung
Quốc rơi vào tình trạng thiếu thức ăn, thiếu thốn về dịch vụ y tế, giáo dục và
các cơ hội trong đời sống chính trị, xã hội. Người cao tuổi thường thiếu thốn
nơi ở và sống phụ thuộc vào con cháu. Nói cách khác chất lượng cuộc sống
cuối đời của họ phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống chăm sóc trong gia đình.
Thực tế này cho thấy Chính phủ Trung Quốc cần thực hiện nhiều giải pháp
16
kịp thời và hiệu quả. Tác giả đưa ra một số giải pháp quan trọng. Thứ nhất là
mở rộng độ bao phủ của trợ cấp người cao tuổi và đảm bảo rằng tất cả người
cao tuổi đều có thể nhận được mức trợ cấp tối thiểu. Thứ hai, ban hành luật về
chống bạo hành người cao tuổi và xâm phạm tài sản của họ. Thứ ba, tăng
cường hệ thống bảo hiểm y tế và dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản. Thứ tư, tạo cơ
hội việc làm cho người cao tuổi đối với những người còn có nhu cầu làm việc.
Thứ năm, phát huy vai trò của người cao tuổi trong việc tham gia vào quy
trình chính sách ở các cấp, thông qua việc phát huy vai trò của hiệp hội người
cao tuổi. Thứ sáu, tiếp tục phát triển các hình thức giáo dục suốt đời để giúp
người cao tuổi có được chất lượng đời sống tinh thần phong phú. Thứ bảy, đa
dạng hoá các kênh chăm sóc người cao tuổi. Thứ tám, giảm tình trạng lạm
dụng và phân biệt đối xử với người cao tuổi để bảo vệ nhân phẩm cho họ.
Những biện pháp mà tác giả đưa ra tương đối toàn diện để đảm bảo chất
lượng sống của người cao tuổi được nâng cao. Những giải pháp này là những
kinh nghiệm quý báu cho việc nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi ở
Việt Nam.
Các nghiên cứu ở nước ngoài về chính sách đối với người cao tuổi phần
lớn nhấn mạnh đến các nội dung cụ thể của chính sách này mà không đề cập
đến chính sách đối với người cao tuổi dưới góc độ quy trình chính sách đối
với người cao tuổi.
1.1.2. Nhóm nghiên cứu về khía cạnh tâm lý và nhân cách của người
cao tuổi
Không chỉ dừng lại ở việc Nhà nước nên và không nên làm gì cho người
cao tuổi, Agich (2010) tiếp cận người cao tuổi từ góc độ nhân phẩm. Tác giả
cho rằng, chính sách đối với người cao tuổi cần phải quan tâm đến nhân phẩm
của đối tượng này. Qua nghiên cứu, tác giả cho thấy vấn đề đảm bảo về nhân
phẩm trong các chính sách đối với người cao tuổi không được đảm bảo và
17
chưa được hiểu một cách đúng đắn, phù hợp. Cách tiếp cận của tác giả mang
đậm tính nhân văn và có nhiều điểm mới cần lưu ý tiếp thu khi nghiên cứu
chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam.
Cùng chủ đề nghiên cứu Tadd vàBayer (2006) sau khi đưa ra khái niệm
về nhân phẩm, nghiên cứu về vấn đề nhân phẩm người cao tuổi trong hoạt
động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở một số nước tại châu Âu. Tác giả
đưa ra thực tế rằng mặc dù thuật ngữ nhân phẩm đã xuất hiện trong chính
sách và các văn bản của nhà nước nhưng thường không được định nghĩa một
cách rõ ràng mặc dù theo khảo sát, người cao tuổi ở một số nước châu Âu đều
cho rằng đây là một vấn đề họ hết sức quan tâm và quan trọng đối với họ.
Đóng góp của tác giả là đưa ra những gợi ý về các khía cạnh của nhân phẩm
nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách đối với người cao tuổi hiểu và đưa
vào chính sách cho phù hợp với mong đợi của người cao tuổi và xã hội. Theo
đó, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi cần quan tâm nhiều hơn tới vấn đề
giao tiếp, sự riêng tư, sự khác biệt cá nhân và cảm giác dễ bị tổn thương ở
người cao tuổi. Vấn đề nhân phẩm ở người cao tuổi cần được chuyển hoá
thành các khoá đào tạo bài bản giành cho những người hoạt động trong lĩnh
vực chăm sóc người cao tuổi. Về lâu dài, chính sách đối với người cao tuổi
cần tập trung vào quyền của người cao tuổi.
Stratton và Tadd (2005) cũng đề cập đến vấn đề nhân cách của người
cao tuổi nhưng không đưa ra các gợi ý về mặt chính sách mà chỉ tập trung tìm
hiểu nhìn nhận và hiểu biết của xã hội về vấn đề nhân cách của người cao tuổi
ở một số nước như Anh, Ireland, Tây Ban Nha, Pháp, Slovakia và Thuỵ Sỹ.
Xã hội đang mất dần đi những giá trị truyền thống khi nhìn nhận về người cao
tuổi. Xã hội cho rằng người cao tuổi không khác gì trẻ con. Họ là nhóm người
dư thừa và làm liên luỵ những người trẻ. Và họ thường được cho rằng là đối
tượng dễ tổn thương và nạn nhân của hành vi bài xích trong xã hội. Gia đình
18
lại có cái nhìn khác về nhân phẩm của người cao tuổi. Việc chăm sóc người
cao tuổi là công việc hết sức khó khăn, có thể dẫn đến căng thẳng, có thể tạo
nên áp lực về kinh tế và sức khỏe. Những gánh nặng này thường rơi vào vai
người phụ nữ trong gia đình vì họ thường là đối tượng chịu trách nhiệm chăm
sóc người cao tuổi trong gia đình. Về hệ thống chăm sóc sức khỏe, không
những đối diện với sự quá tải và yếu kém về cơ sở vật chất, người cao tuổi
còn thường cảm thấy cô lập ở các nhà dưỡng lão. Nhân viên ở những trung
tâm, nhà dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi thường ít được đào tạo bài
bản và họ thường đối xử người cao tuổi như đối xử với trẻ em. Chính những
điều này ở các trung tâm chăm sóc người cao tuổi và viện dưỡng lão đã ảnh
hưởng đến nhân phẩm của người cao tuổi.
Tất cả các đối tượng tham gia trả lời khảo sát đều thống nhất rằng người
cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương do họ dễ dàng mất đi tiền bạc, sức
khỏe, năng lượng, nhan sắc và các cơ hội. Chính vì vậy, cần giúp cho họ trở
thành một bộ phận thật sự sống động và có ý nghĩa trong xã hội để họ được
hữu ích và tôn trọng, được đảm bảo về mặt nhân phẩm.
Tóm lại, chính sách đối với người cao tuổi là chủ đề quan trọng và nhận
được nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Dựa trên yêu cầu, cách
tiếp cận của luận án đặt ra và vì giới hạn nhất định về dung lượng, tác giả
nhận thấy hai chủ đề trên là hai chủ đề quan trọng để tổng thuật.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người
cao tuổi ở trong nước
Xuất phát từ vai trò quan trọng của người cao tuổi và chính sách đối với
người cao tuổi, vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam nhận được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
19
Có nhiều nghiên cứu về người cao tuổi và chính sách đối với người cao
tuổi ở trong nước. Các nghiên cứu này tập trung vào một số nội dung quan
trọng như mô tả về người cao tuổi, bao gồm: (1) khái niệm, phân loại và đặc
điểm của người cao tuổi; (2) chất lượng sống và nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của người cao tuổi; (3) nghiên cứu về người cao tuổi trong mối quan hệ với
gia đình; (4) nghiên cứu về chăm sóc người cao tuổi và nghiên cứu về chính
sách đối với người cao tuổi. Trên thực tế, có những nghiên cứu đề cập đến
đồng thời những nội dung vừa nêu, nhưng trọng tâm có thể nghiêng về một
trong những nội dung trên. Cho nên sự phân chia của luận án trong quá trình
tổng thuật tài liệu chỉ mang tính tương đối để vừa làm nổi bật những nội dung
của các nghiên cứu đã có về lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi vừa đảm bảo
tính sát hợp với yêu, mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Nhóm các nghiên cứu mang tính mô tả về người cao tuổi
Đa phần những nghiên cứu này tập trung vào trình bày khái niệm, đặc
điểm, các giai đoạn phát triển và vai trò của người cao tuổi.
Một trong những nội dung được đề cập đến nhiều là đặc điểm của người
cao tuổi. Đặc điểm của người cao tuổi được tiếp cận trên hai khía cạnh: khía
cạnh sinh học và khía cạnh tâm lý. Về khía cạnh sinh học, người cao tuổi có
những đặc điểm như tuổi cao, sức khỏe yếu, mất sức lao động (Bế Quỳnh
Nga, 2005). Những đặc điểm này tuy phản ánh được một số khía cạnh quan
trọng về mặt sinh học của người cao tuổi, nhưng vẫn còn chung chung, chưa
cụ thể, chưa giúp phân định được với những nhóm mất sức lao động và sức
khỏe yếu khác trong xã hội.
Cục bảo trợ xã hội (2012) đưa ra các đặc điểm sinh học một cách chi tiết
hơn. Trước hết, người cao tuổi phải gắn với quá trình lão hoá dẫn đến thay đổi
về diện mạo và khả năng vận hành của các cơ quan trong cơ thể [22, tr.8-9].
Về tình trạng sức khỏe, người cao tuổi thường có những căn bệnh đặc thù của
20
tuổi cao như tim mạch, huyết áp, xương khớp, hô hấp, răng miệng và tiêu hoá
[22, tr. 9-10]. Đặc điểm sinh học do Cục bảo trợ xã hội đưa ra đảm bảo mức
độ chi tiết, rất hữu ích trong việc phân biệt đối tượng người cao tuổi với các
đối tượng thuộc các nhóm tuổi khác trong xã hội.
Tài liệu đào tạo của Cục bảo trợ xã hội [22, tr. 9-10] cũng trình bày một
cách vừa khái quát, vừa chi tiết như hướng về quá khứ, dễ chuyển từ trạng
thái tích cực sang trạng thái tiêu cực, dễ rơi vào cảm giác cô đơn và cần được
quan tâm chăm sóc nhiều hơn, dễ cảm thấy bất lực và tủi thân, nói nhiều hoặc
trầm cảm và sợ phải đối mặt với cái chết. Do những thay đổi về tâm lý mà
người cao tuổi thường dễ thay đổi tính nết.
Ngoài ra, nghiên cứu của Cục Bảo trợ xã hội còn nghiên cứu tập trung
làm rõ giai đoạn chủ yếu của người cao tuổi. Cục Bảo trợ xã hội [22, tr. 12-
14] cho rằng người cao tuổi trải qua bốn giai đoạn như sau: Giai đoạn đầu bắt
đầu từ năm 60 tuổi đến 69 tuổi. Giai đoạn giữa từ 70 đến 79 tuổi. Giai đoạn
gần cuối từ 80 đến 90 tuổi và giai đoạn cuối của người cao tuổi trên 90 tuổi. Ở
mỗi giai đoạn, người cao tuổi có những hạn chế về mặt sức khỏe và thay đổi
về mặt tâm lý. Các phân chia này đảm bảo mức độ chi tiết, tuy nhiên có biểu
hiện manh mún và chưa khoanh biệt được đặc điểm của từng giai đoạn.
Điều kiện y tế được cải thiện, chất lượng sống của người dân được nâng cao,
sức khỏe của người cao tuổi được cải thiện đáng kể, cho nên tình hình sinh lý
và tâm lý của người cao tuổi cũng khác trước và khác nhau rõ rệt. Có những
nhóm mặc dù trên 70 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh và tham gia các hoạt
động lao động sản xuất. Thế nhưng, có những nhóm ngược lại. Do đó, cách
phân chia này chỉ quan tâm đến tính cơ học của các nhóm mà chưa quan
tâm đến đặc điểm sức khỏe và tâm lý của nhóm.
Về vai trò của người cao tuổi, nghiên cứu của Cục Bảo trợ [22, tr.14-15]
cho thấy người cao tuổi có những vai trò cơ bản như tham gia hoạt động quản
21
lý nhà nước ở cơ sở, tuyên truyền truyền thống tinh thần yêu nước đến các thế
hệ sau; tham gia xây dựng bảo tồn văn hoá, các giá trị truyền thống ở địa
phương; tham gia nghiên cứu phát triển giáo dục, khoa học công nghệ; và
thậm chí là tham gia phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Theo cách tiếp
cận này, người cao tuổi có đóng góp trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh
tế và xã hội. Trên thực tế người cao tuổi cũng là một nguồn lực của xã hội.
Đây là cách tiếp cận phù hợp với khuynh hướng về người cao tuổi hiện nay.
Cùng chủ đề tác giả Lê Văn Khảm (2014) trình bày thực trạng người cao
tuổi ở Việt Nam để từ đó đề xuất những giải pháp đảm bảo chất lượng sống
của nhóm đối tượng này. Tuổi thọ người Việt Nam ngày càng cao và tỷ lệ dân
số già đang tăng nhanh; điều đó phản ánh thành tựu phát triển về kinh tế, xã
hội, y tế và công tác dân số. Để đảm bảo chất lượng cuộc sống, phát huy được
tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực của người cao tuổi, cần nhận diện những
thách thức đối với cộng đồng người cao tuổi, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải
pháp thích hợp. Thực tế cho thấy, một bộ phận người cao tuổi đang đối mặt với
khó khăn về thu nhập, những thay đổi về cấu trúc gia đình và các quan hệ xã
hội, đặc biệt là những nguy cơ bất lợi về sức khỏe. Thực tế này đòi hỏi gia
đình, cộng đồng, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ người cao tuổi về kinh tế, xã
hội, chăm sóc sức khỏe và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đây là nghiên
cứu có chất lượng và khái quát về tình hình người cao tuổi ở Việt Nam, tuy
nhiên giải pháp và kiến nghị chỉ dừng lại ở mức độ gợi ý, khái quát.
1.2.2. Nhóm các nghiên cứu về chất lượng sống và nhu cầu chăm sóc
của người cao tuổi
Tiếp cận từ nhu cầu chăm sóc hàng ngày của người cao tuổi có nghiên
cứu Elderly care in daily living in rural Vietnam: Need and its
socioeconomic determinants của Lindholm và cộng sự (2011). Trên cơ sở
xem xét nhu cầu và các yếu tố kinh tế tác động đến nhu cầu chăm sóc hàng
22
ngày của người cao tuổi ở nông thôn Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra nhiều
khuyến nghị rất quan trọng về chính sách. Bài báo là kết quả nghiên cứu vào
năm 2007 ở người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên được lựa chọn ngẫu nhiên để
phỏng vấn. Ngoài ra tác giả sử dụng phân tích đa biến để xác định các yếu tố
kinh tế - xã hội tác động đến nhu cầu chăm sóc hàng ngày ở người cao tuổi.
Nhu cầu chăm sóc hàng ngày của người cao tuổi được chia thành ba mức độ:
mức cơ bản (mức 1) gồm: ăn, uống, tắm, sử dụng nhà vệ sinh, di chuyển lên
giường và từ giường tới ghế, mặc đồ; mức sinh hoạt (mức 2) bao gồm: đi mua
sắm, nấu ăn, quét nhà; mức tư duy (mức 3) như viết, đọc, xem ti vi và nghe
đài. Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu chăm sóc hàng ngày ở người cao tuổi
chủ yếu tập trung ở mức 2 và 3. Người thực hiện các hoạt động hỗ trợ hàng
ngày chủ yếu là cháu, chắt chứ không phải là vợ/chồng. Có nhiều yếu tố kinh
tế - xã hội tác động tỷ lệ nghịch đến nhu cầu chăm sóc hàng ngày của người
cao tuổi đó là: độ tuổi ở những người cao tuổi, tình trạng học vấn, tình trạng
hôn nhân, sống một mình, chủ hộ, sống ở vùng núi hoặc đồng bằng. Những
yếu tố vừa nêu càng tốt, nhu cầu chăm sóc hàng ngày càng thấp, và ngược lại.
Nghiên cứu này đã cung cấp kết quả nghiên cứu chi tiết về nhu cầu chăm
sóc người cao tuổi ở nông thôn Việt Nam, rất có ích cho việc đưa ra chính
sách hỗ trợ phù hợp. Thế nhưng, hạn chế của nghiên cứu này là không bao
gồm người cao tuổi khuyết tật. Đồng thời, việc sử dụng phương pháp phỏng
vấn sâu có thể gây khó khăn trong việc thu thập thông tin do những người cao
tuổi có thể hiểu khác nhau ở cùng một câu hỏi. Các khuyến nghị của nghiên
cứu cũng chưa rõ ràng và cụ thể để có thể giúp cho chính sách đối với người
cao tuổi ở Việt Nam tốt hơn.
Cùng hướng đến đối tượng là người cao tuổi ở nông thôn, nhưng Ninh
Thị Hà và cộng sự (2014) chỉ tập trung vào những người cao tuổi ở nông thôn
bị huyết áp cao trong nghiên cứu “Quality of life among people living with
23
hypertension in a rural Vietnam community”. Tác giả sử dụng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin đối với 275 người. Đồng thời, tác
giả sử dụng T-test và Anova test để xem xét mối quan hệ giữa các biến trong
khi nghiên cứu về chất lượng sống của người cao tuổi ở khu vực nông thôn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng sống về khía cạnh tâm lý của người
cao tuổi bị huyết áp không cao, và có sự khác nhau theo đặc điểm dân số và
xã hội. Khuyến nghị mà chính sách đưa ra là tăng cường các hoạt động thể
chất kết hợp với các biện pháp điều trị huyết áp cao sẽ giúp cải thiện chất
lượng sống của người bị huyết áp, nhất là khía cạnh tâm lý. Những biện pháp
này nên chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng là phụ nữ, bệnh nhân có trình
độ học thức thấp và không có gia đình.
Đây là nghiên cứu có tính định lượng rất cao, có ích cho việc đưa ra
những khuyến nghị chính sách để chăm sóc người cao tuổi có bệnh huyết áp
giúp cải thiện chất lượng sống của đối tượng này. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu
nhỏ nên giá trị để khái quát không cao.
Nhu cầu chăm sóc ở người cao tuổi cao lại phụ thuộc vào khả năng chi
trả của nhóm đối tượng này. Theo đó, có nghiên cứu Willingness to use and
pay for options of care for community-dwelling older people in rural
Vietnam” của Le Van Hoi và cộng sự (2012). Nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ
liệu thứ cấp đã có sẵn và phương pháp thảo luận nhóm để thu thập thông tin
về nhận thức của hộ gia đình có người cao tuổi và người cao tuổi về việc sử
dụng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trong mối tương quan với khả năng
chi trả của gia đình. Kết quả cho thấy, đa số người được hỏi có khuynh hướng
sử dụng thường xuyên các nhóm chăm sóc di động, rất ít người trả lời có ý
định sử dụng trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Người nhà của người cao
tuổi có khuynh hướng thích sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi hơn so
với bản thân người cao tuổi. Sự sẵn sàng tham gia dịch vụ chăm sóc người
24
cao tuổi tỷ lệ nghịch với mức phí dịch vụ. Số người có mong muốn hưởng
dịch vụ chăm sóc miễn phí cao hơn 2/3 lần so với số người có khả năng trả
phí. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn khái quát về nhu cầu hưởng
thụ dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và khả năng chi trả của họ. Nhờ đó có
thể đưa ra những gợi ý về mặt chính sách trong việc xây dựng các mô hình
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nông thôn trong khả năng chi trả của họ.
Tuy nhiên, do khả năng chi trả bị chi phối bởi nhiều yếu tố kinh tế-xã hội
phức tạp nên việc dự báo trong nghiên cứu có thể chưa chính xác. Thêm nữa,
nghiên cứu bỏ qua nhu cầu chăm sóc người cao tuổi bị khuyết tật cũng làm
khả năng dự báo mức độ sẵn sàng chi trả của người cao tuổi ở nông thôn chưa
bao quát.
1.2.3. Nhóm các nghiên cứu người cao tuổi từ góc độ gia đình
Trong nghiên cứu Chiến lược sống của người cao tuổi trước những
biến đổi của gia đình nông thôn hiện nay của tác giả Bế Quỳnh Nga (2015),
vấn đề người cao tuổi được xem xét trong mối tương quan với sự biến đổi của
gia đình ở nông thôn. Khuynh hướng hiện nay đang diễn ra trong các gia đình
ở nông thôn là tách hộ, con cái được khuyến khích tách hộ để ra ở riêng làm
thay đổi quy mô gia đình và mối tương tác, gắn bó giữa cha mẹ với những
người con đã lập gia đình. Do đó, người cao tuổi tìm đến thiết chế xã hội thay
thế như làng xóm láng giềng, các câu lạc bộ (câu lạc bộ dưỡng sinh, cầu lông,
thơ, Hán Nôm, v.v.), các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội
người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, v.v. Ngoài ra, người cao tuổi còn tích cực
tham gia các hội đoàn tương trợ giúp nhau về kinh tế. Nghiên cứu chỉ dừng
lại ở việc mô tả khuynh hướng tách hộ của các gia đình nông thôn hiện nay và
sự tham gia của người cao tuổi vào các thiết chế xã hội mà chưa đưa ra được
những nhận định về đời sống, chính sách người cao tuổi.
25
Cùng bàn về chủ đề này nhưng ở góc độ khác, học viên cao học Bùi
Nghĩa đặc biệt quan tâm đến vai trò của các thành viên trong gia đình đối với
việc chăm sóc người cao tuổi trong xã hội đang chuyển đổi. Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ xã hội học của tác giả Bùi Nghĩa tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn “Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi
tại Thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện năm 2007 đã hướng đến nội dung như
vậy. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính của xã hội học, đặc biệt
tiến hành phỏng vấn sâu 48 đối tượng tại phường Hiệp Bình Phước, phường
Bình Thọ và phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh,
luận văn đã khảo sát, đánh giá, phân tích nhằm làm rõ vai trò của các thành
viên trong gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi về sức khỏe, tinh thần
và khía cạnh tình cảm cũng như sự biến chuyển trong cấu trúc về vai trò của
người cao tuổi trong gia đình hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra,
luận văn cũng chỉ ra được những yếu tố có tác động làm thay đổi quan niệm,
suy nghĩ của các thành viên trong gia đình về cách thức chăm sóc đối với
người cao tuổi. Từ đây, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị
góp phần vào việc tìm kiếm những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả
công tác chăm sóc người cao tuổi tại gia đình gắn với vai trò gia đình; đồng
thời, giúp các nhà chính sách hoạch định vấn đề người cao tuổi sâu sát với
thực tế hơn. Trong bối cảnh hiện nay, dưới tác động cơ chế thị trường và công
nghiệp hóa, hội nhập hóa, việc người cao tuổi ở đâu, ai chăm sóc cho họ và
chăm sóc như thế nào, gia đình họ nghĩ như thế nào về bổn phận chăm sóc
người cao tuổi,... là những chủ đề đã được luận văn giải quyết rất trọn vẹn.
1.2.4. Nhóm các nghiên cứu về chăm sóc người cao tuổi tại các cơ sở
chăm sóc người cao tuổi
Vấn đề chăm sóc người cao tuổi tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi
cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Những nghiên cứu này hết sức đa
26
dạng, phong phú, tập trung vào nhiều khía cạnh, chẳng hạn như những vấn đề
về tâm lý, tinh thần của người cao tuổi ở cơ sở chăm sóc người cao tuổi; vấn
đề hoạt động của các cơ sở chăm sóc và sự tương tác giữa người cao tuổi khi
cùng chung sống trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
Đề tài “Tìm hiểu mức độ trầm cảm ở người cao tuổi sống trong trung
tâm bảo trợ xã hội thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Thị
Sánh (2014) tập trung nghiên cứu về mức độ trầm cảm và những yếu tố ảnh
hưởng đến trầm cảm ở người cao tuổi sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội Đà
Nẵng. Trầm cảm là một trong những biểu hiện tâm lý tiêu cực và phổ biến ở
người cao tuổi khi họ phải tách ra khỏi gia đình để đến sống trong một môi
trường xa lạ về con người, sinh hoạt, và văn hoá. Tìm hiểu nguyên nhân và
biểu hiện của trầm cảm giúp cho công tác chăm sóc người cao tuổi được tốt
hơn. Từ xuất phát điểm này, nhóm tác giả đã giành phần lớn nghiên cứu làm
rõ nguyên nhân gây trầm cảm như: ít tiếp xúc với người thân, lối sinh hoạt
thay đổi, cảm thấy lẻ loi và thu mình lại, v.v. Nghiên cứu có ưu điểm là đã
chạm tới được những lý giải sâu sắc về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở
người cao tuổi. Nói cách khác, vấn đề trầm cảm được nghiên cứu trong mối
quan hệ về văn hoá, xã hội và gia đình liên quan đến người cao tuổi. Thế
nhưng, điểm hạn chế quan trọng của đề tài này là những khuyến nghị chỉ
mang tính vi mô, chưa gắn kết với những khuyến nghị về mặt chính sách.
Hơn nữa, về phương pháp nghiên cứu, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng phương
pháp nghiên cứu tình huống và khảo sát ở một trung tâm bảo trợ xã hội nên
tính đại diện của mẫu chưa cao. Do đó, kết quả nghiên cứu chưa có giá trị để
khái quát, mở rộng ở các cơ sở khác.
Một vấn đề có liên quan đến sự trầm cảm của người cao tuổi là nhu cầu
quan hệ, bao gồm quan hệ xã hội và quan hệ tình cảm; bởi vì nhu cầu quan hệ
là một trong những cách thức để hạn chế sự trầm cảm ở nhóm dân số này.
27
Theo đó, có đề tài nghiên cứu khoa học Nhu cầu quan hệ của người cao tuổi
cô đơn, không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp
của nhân viên công tác xã hội” của Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đề tài đã đề cập đến người cao tuổi cô đơn,
không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì, Hà Nội được thu
nhận và nuôi dưỡng, sống cách biệt về địa lí với gia đình, người thân và thế
giới bên ngoài. Do đó, người cao tuổi ở đây thường hạn chế về các mối quan
hệ xã hội bên ngoài và thiếu thốn về nhu cầu quan hệ tình cảm khi sống trong
môi trường nuôi dưỡng của trung tâm. Đề tài nghiên cứu đưa ra thực trạng,
nguyên nhân, hậu quả, giải pháp về vấn đề hạn chế các mối quan hệ ở người
cao tuổi ở trung tâm bảo trợ xã hội và đi vào đưa ra hướng giải quyết.
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ giữa những người cao tuổi
cô đơn, không nơi nương tựa với gia đình, người thân, bạn bè và các tổ chức
xã hội, cùng với mối quan hệ với cán bộ, nhân viên cơ sở, người nuôi dưỡng
và môi trường sống tại trung tâm. Bên cạnh đó, còn nêu lên mối quan hệ khác
giới giữa người cao tuổi với nhau trong trung tâm. Nhóm nghiên cứu đã khai
thác tất cả tất cả các mối quan hệ của những người cao tuổi tại trung tâm, chỉ
ra cho chúng ta thấy nhiều mặt của các mối quan hệ này để hiểu rõ thêm về
tâm lí người cao tuổi. Đề tài còn đi vào tìm hiểu nhu cầu quan hệ của người
cao tuổi cô đơn, đặc biệt là nhu cầu quan hệ về mặt tình cảm cùng những trở
ngại và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ của người cao tuổi. Từ
đó đưa ra giải pháp can thiệp hỗ trợ cho nhân viên cơ sở và đội ngũ nhân viên
công tác xã hội.
Ưu điểm nỗi bật của nghiên cứu này là đã nhìn nhận một cách thẳng thắn
nhu cầu quan hệ trong đó có nhu cầu tình cảm của người cao tuổi với phương
pháp nghiên cứu phù hợp là nghiên cứu tình huống, bảng câu hỏi khảo sát và
phỏng vấn sâu. Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu này là chưa giải quyết
28
triệt để vấn đề về nhu cầu quan hệ tình cảm ở người cao tuổi. Giải pháp về
vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được đề cập sâu sắc. Đồng thời, do nghiên
cứu tại một trung tâm nên tính đại diện và khả năng khái quát của kết quả
nghiên cứu chưa cao.
Tuy có cách tiếp cận khác nhau, nhưng tác giả Nguyễn Phương Lan
(2000) cũng gián tiếp đề cập đến khía cạnh quan hệ xã hội của người cao tuổi
ở nghiên cứu “Tiếp cận văn hoá người cao tuổi”. Theo tác giả này, người cao
tuổi chuyển đổi từ môi trường hoạt động tích cực sang môi trường nghĩ ngơi
hoàn toàn. Cùng với thời gian rỗi nhiều là sức khỏe ngày càng kém đi đã
khiến cho họ rơi vào trạng thái tâm lí cô lập với thế giới xung quanh; đòi hỏi
cần có nhu cầu giao tiếp mãnh liệt. Với tác giả, do kinh nghiệm sống gắn với
yếu tố văn hoá của giai đoạn trước nên với họ giao tiếp không chỉ đơn thuần
là giao tiếp xã hội. Với cách tiếp cận này, tác giả đưa ra ba loại giao tiếp ở
người cao tuổi: giao tiếp với tự nhiên, với thế giới xung quanh; giao tiếp với
thần linh, lực lượng siêu nhiên; giao tiếp với con người. Trong ba loại giao
tiếp này, đối với các cụ, nhu cầu giao tiếp với con người là quan trọng nhất.
Khi về tuổi cao, họ luôn có xu hướng mặc cảm bản thân, chán nản, hay giận
dỗi không kiềm nén được cảm xúc bản thân… do đó ảnh hưởng tiêu cực đến
mối quan hệ giữa mọi người xung quanh. Dựa trên đặc điểm này, tác giả đưa
ra các biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng giao tiếp theo chiều hướng
tốt nhất. Nghiên cứu có ưu điểm là đối tượng nghiên cứu rõ ràng cụ thể, có
thể định lượng được mức độ giao tiếp của người cao tuổi. Thế nhưng, nhược
điểm là tác giả tiếp cận từ góc độ văn hoá để tìm hiểu vấn đề giao tiếp lại có
vẻ không phù hợp. Thực ra, giao tiếp không chỉ đơn thuần liên quan đến yếu
tố văn hoá, mà còn liên quan rất nhiều đến yếu tố tâm lý. Với nghiên cứu này,
tác giả nên chỉ ra rằng, người cao tuổi với những đặc điểm về văn hoá như
vậy đã làm xuất hiện những đặc điểm tâm lý, đến lượt nó, những đặc điểm
29
tâm lý này làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp ở người cao tuổi. Được như vậy,
nghiên cứu sẽ thuyết phục hơn.
Không chỉ giới hạn ở vấn đề trầm cảm, hoặc nhu cầu quan hệ ở người
cao tuổi, tác giả Ngô Ngọc Mị và cộng sự (năm 2014) nghiên cứu về nhu cầu
tinh thần của người cao tuổi với đề tài “Nhu cầu tinh thần của người cao tuổi
tại các cơ sở xã hội Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã nêu lên được nguyên
nhân và thực trạng của vấn đề đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt
Nam hiện nay tại hai mái ấm chùa Lâm Quang và nhà dưỡng lão Tân Thông
Hội. Nghiên cứu đã làm bật lên được tâm lí, nhu cầu và sự đáp ứng từ xã hội
ở người cao tuổi. Tuy nhiên, vấn đề về tinh thần của người cao tuổi thường
khó định lượng. Nên dù nhóm tác giả cố gắng định lượng để đánh giá nhu cầu
tinh thần, vẫn còn nhiều điều đáng bàn cãi. Nhóm tác giả chưa vẽ lên được
một cách sinh động nhu cầu tinh thần của người cao tuổi về mặt định lượng.
Hơn nữa, khung lý thuyết dùng để phân tích, đánh giá nhu cầu tinh thần chưa
rõ ràng, chưa chỉ ra được các khía cạnh của nhu cầu tinh thần. Điều này làm
cho việc đánh giá nhu cầu tinh thần của người cao tuổi còn chung chung,
chưa tập trung. Thêm nữa, tác giả có khuynh hướng tách biệt hoàn toàn yếu tố
tinh thần và yếu tố vật chất như thu nhập, sức khỏe nên không thấy hết
những nguyên nhân về vật chất của yếu tố tinh thần. Vì trên thực tế, sức
khỏe là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến tinh thần và nhu cầu tinh
thần của người cao tuổi. Ngoài ra, tương tự như hạn chế ở nghiên cứu của
nhóm tác giả Nguyễn Thị Hoa, về phương pháp nghiên cứu, nhóm tác giả
Ngô Ngọc Mị chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống và khảo
sát ở hai trung tâm bảo trợ xã hội, nên tính đại diện của mẫu chưa cao. Do đó,
kết quả nghiên cứu chưa có giá trị để khái quát, mở rộng ở các cơ sở khác,
mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh vốn sôi động và đặc thù về vấn đề chăm sóc
người cao tuổi.
30
Về cơ sở chăm sóc người cao tuổi có nghiên cứu Xây dựng trung tâm tư
vấn miễn phí cho người cao tuổi” của nhóm tác giả Lê Thị Hồng Phúc
(2014). Bài nghiên cứu đã nói lên được nhu cầu của người cao tuổi như về
sức khỏe, tâm lý, chỗ ở và việc làm, thực trạng người cao tuổi hiện nay tại các
trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn đi sâu vào
phân tích nhu cầu của người cao tuổi trong việc đáp ứng nhu cầu bản thân
trong cuộc sống. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho thấy sự quan tâm của mọi
người xung quanh đến người cao tuổi tại trung tâm. Tác giả còn đưa ra đề
xuất xây dựng các mô hình tư vấn miễn phí cho người cao tuổi. Hạn chế lớn
nhất của nghiên cứu này là tập trung vào nhu cầu xây dựng trung tâm tư vấn
miễn phí hơn là đề xuất mô hình trung tâm tư vấn miễn phí. Đề tài này có lẽ
phù hợp hơn dưới dạng một đề án.
1.2.5. Nhóm các nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở
Việt Nam
Công trình nghiên cứu Cơ sở thực tiễn và lý luận xây dựng chính sách
xã hội đối với người già của tác giả Nguyễn Hữu Dương (1999) do Vụ Các
vấn đề xã hội thuộc Văn phòng Quốc hội chủ trì. Công trình đã cung cấp
được thực trạng người cao tuổi ở Việt Nam cũng như chính sách đối với
người cao tuổi trước khi giành độc lập và từ sau khi giành độc lập đến nay.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy tình trạng kinh tế-xã hội, gia đình, nhà ở
và việc làm; cũng như sự tham gia các hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội
của người cao tuổi. Tuy nhiên, do được tiến hành từ năm 1999, số liệu tác
giả cung cấp đến nay đã bị lạc hậu. Hiện nay, với sự biến động mạnh mẽ về
kinh tế, xã hội, chính trị và thiết chế gia đình, thực trạng và nhu cầu chăm
sóc của người cao tuổi đã thay đổi; đòi hỏi có sự tiếp cận mới phù hợp hơn
với bối cảnh hiện nay. Thêm nữa, chính sách đối với người cao tuổi tuy có
đề cập nhưng sơ lược, khái quát, chưa thấy được rõ nét những nỗ lực mà
31
Nhà nước đã thực hiện, cũng như những việc Nhà nước nên và sẽ làm trong
thời gian tới.
Cùng nhìn nhận vấn đề người cao tuổi ở góc độ chính sách, đặc biệt xem
xét, đánh giá lại mức độ thành công cũng như sự ghi nhận của người cao tuổi
đối với hiệu quả của hệ thống chính sách đối với người cao tuổi từ khi có luật
đến nay, tác giả Nguyễn Văn Đồng có bài nghiên cứu sát với mục tiêu của
luận án: “Luật người cao tuổi: Thực tiễn triển khai sau 8 năm ba hành” được
đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 1 (137), 2017. Luật người cao tuổi được
Quốc hội khóa XII thông qua ngày 23/11/2009, đã quy định rõ về quyền và
nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội
trong việc chăm sóc, trợ giúp và phát huy vai trò người cao tuổi. Sự ra đời của
Luật người cao tuổi đã tạo nền tảng pháp lý thúc đẩy hoạt động trợ giúp người
cao tuổi diễn ra thuận lợi hơn, thường xuyên và sâu rộng hơn. Nhìn ở góc độ
thực chứng, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Đồng đã chỉ ra được những kết quả
nổi bật, toàn diện, ở khía cạnh khái quát sâu sắc song hành cùng với tồn tại,
vướng mắc còn gặp phải trong suốt quá trình hơn 08 năm thực hiên chính
sách đối với người cao tuổi trên các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, đời
sống vật chất, tinh thần; vai trò của người cao tuổi trong đời sống; khả năng
tiếp cận của người cao tuổi về chính sách liên quan đến họ; hay vai trò xã hội
của họ trong tiến trình thực thi chính sách đối với người cao tuổi thời gian
qua,... Những tồn tại, bất cập mà tác giả Nguyễn Văn Đồng đưa ra như các
vấn đề xoay quanh văn bản quy định triển khai luật (hình thức, tiến độ, tính
thực tiễn,...), hạn chế kinh phí, người cao tuổi còn khó khăn trong tiếp cận
dịch vụ cơ bản của xã hội,... mà công trình này đạt được là những gợi ý, chỉ
báo cần thiết cho luận án tiếp tục nghiên cứu.
Ở một góc độ hẹp hơn, chuyên sâu hơn về người cao tuổi nhưng nhìn
nhận ở khía cạnh chính sách, tác giả Trịnh Duy Luân có bài báo nghiên cứu
32
Chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí
tiếng Việt số 1(98)-2016. Nếu như tác giả Nguyễn Văn Đồng đánh giá thành
tựu, hạn chế của chính sách đối với người cao tuổi ở bình diện chung nhất,
khả năng tiếp cận, được thỏa mãn các phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi
kể từ khi Luật người cao tuổi có hiệu lực thì tác giả Trịnh Duy Luân tập trung
đánh giá chính sách chăm sóc người cao tuổi. Bài viết đã phân tích một cách
có hệ thống các chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
(trên các khía cạnh: tính hệ thống và mức độ đầy đủ của các chính sách, sự
đáp ứng các quyền được ghi trong Luật người cao tuổi, các nhu cầu vật chất,
tinh thần tối thiểu của người cao tuổi, các quan hệ xã hội và mạng lưới xã hội
của người cao tuổi, những hạn chế, trong hệ thống chính sách người cao tuổi)
và đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi
Việt Nam trong thời gian tới. Tuy bàn ở phạm vi hẹp nhưng với những phân
tích chuyên sâu của mình, Trịnh Duy Luân không chỉ cho thấy hiện trạng của
hệ thống chính sách chăm sóc người cao tuổi mà còn nhấn mạnh để chính
sách người cao tuổi nói chung và trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi nói
riêng, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng cho chính người thụ hưởng thì tất yếu
cần coi trọng tính khả thi, hiệu quả, toàn diện, đầy đủ của hệ thống chính sách
hiện hành.
Chăm sóc người cao tuổi và chính sách về lĩnh vực này vốn rất được
quan tâm, chú trong trong hệ thống chính sách người cao tuổi hiện nay. Vì
vậy, hai tác giả là Trịnh Duy Luân và Trần Thị Minh Thi trong quyển sách
“Chăm sóc người cao tuổi trong xã hội Việt Nam đang chuyển đổi: Những
chiều cạnh chính sách và cấu trúc” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành
2017 cũng quan tâm nghiên cứu về chủ đề này. Đặt nhiệm vụ chăm sóc người
cao tuổi trong bối cảnh mà Việt Nam đang có chuyển đổi nhanh chóng về mọi
mặt đời sống xã hội, hai tác giả Trịnh Duy Luân và Trần Thị Minh Thi tập
33
trung làm rõ vai trò của các chủ thể như nhà nước, gia đình, cộng đồng và thị
trường trong chăm sóc người cao tuổi hiện nay dưới góc nhìn chính sách. Đặc
biệt, hai tác giả khẳng định, cùng với việc suy giảm vai trò của gia đình xã hội
hiện đại, một phần trách nhiệm chăm sóc đối tượng này đang dần được
chuyển sang cho khu vực công (nhà nước) và thị trường dịch vụ. Vai trò của
nhà nước như là người cung cấp phúc lợi càng trở nên đáng kể với nhiều
kênh , công cụ khác nhau mà trước hết phải kể đến vai trò của hệ thống an
sinh xã hội, bảo trợ xã hội và các chính sách chăm sóc/trợ giúp người cao
tuổi. Tuy vậy, bên cạnh tính đa dạng thì hệ thống chính sách đối với người
cao tuổi nước ta đang có vấn đề ở tính khả thi trong thực hiện chính sách,
dần xuất hiện nhiều khoảng trống , bất cập cần được xem xét trong mối
tương quan với nhu cầu, đòi hỏi của người cao tuổi. Cùng với đó, hai tác giả
còn đi sâu nghiên cứu cách thức giúp người cao tuổi có thể thích ứng và tiếp
cận một cách dễ dàng với các chủ thể có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho
họ ở khía cạnh cấu trúc xã hội. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu về đặc điểm của
người cao tuổi như về nhân khẩu, sức khỏe, kinh tế - lao động - việc làm và
nơi ở trong bối cảnh chuyển đổi đã góp phần giúp luận án đưa ra hệ thống các
giải pháp, khuyến nghị chính sách hợp lí hơn.
Cùng bàn về vấn đề chăm sóc người cao tuổi, còn có nghiên cứu Một số
phát hiện chính của nghiên cứu đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi ở Việt Nam của tác giả Đàm Viết Cường và cộng sự (2007).
Nhóm tác giả đi từ việc mô tả hiện trạng về tình hình sức khỏe, mô hình ốm
đau của người cao tuổi; tình hình sử dụng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe
của người cao tuổi đến việc triển khai thực hiện các chính sách sức khỏe
người cao tuổi. Theo đó, tác giả nhấn mạnh đến việc triển khai Pháp lệnh
người cao tuổi và những khó khăn, vướng mắc để làm cơ sở cho những kiến
nghị đối với các cơ quan liên quan. Những gợi ý về mặt chính sách của nhóm
34
tác giả phần nào có đóng góp tích cực cho một chính sách người cao tuổi. Tuy
nhiên, điểm hạn chế chủ yếu của nghiên cứu này là chỉ đề cập đến khía cạnh
chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế, người cao tuổi không những cần được quan
tâm về mặt sức khỏe mà quan trọng hơn là về mặt tinh thần. Chính sách đối
với người cao tuổi phải hướng tới cả mặt vật chất, sinh học, tinh thần và tâm
hồn của người cao tuổi.
Khác với tác giả Đàm Việt Cường và cộng sự (2007), Hoàng Mộc Lan
(2011) trong bài hội thảo Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam
hiện nay” nhấn mạnh đến khía cạnh đời sống tinh thần của người cao tuổi.
Tuy nhiên, đời sống tinh thần của người cao tuổi lại được tiếp cận từ góc độ
nhu cầu về sức khỏe, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và được quan tâm, tôn
trọng. Ngoài ra những số liệu thu thập được cho thấy, người cao tuổi còn có
nhu cầu tạo ra thu nhập. Nói cách khác, nhu cầu có thu nhập là yếu tố tác
động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của họ. Tuy cách tiếp cận từ góc độ tâm
lý với tâm điểm là nhu cầu là cách cận mới, thế nhưng cách tiếp cận này chỉ
có thể phản ánh được một vài khía cạnh trong đời sống tinh thần rất phong
phú, đa dạng và phức tạp của người cao tuổi. Đồng thời, nghiên cứu thiếu hẳn
những gợi ý về mặt chính sách.
Cùng nghiên cứu về vấn đề chăm sóc người cao tuổi, nhưng tác giả
Nguyễn Xuân Thanh và Lindholm (2012) trong nghiên cứu Has Vietnam
health care funds for the poor policy favored the elderly poor? chỉ tập trung
vào quỹ chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi. Nhóm tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để so sánh hai nhóm là nhóm đối
chứng và nhóm can thiệp để tìm ra tác động của Quỹ chăm sóc sức khỏe đến
hiệu quả chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam qua các năm 2001,
2003, 2005 và 2007. Tác giả nhận thấy rằng Quỹ chăm sóc sức khỏe đạt được
một số mục tiêu đặt ra ban đầu. Số người cao tuổi thuộc hộ nghèo sử dụng
35
dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế tuyến xã tăng lên. Thế nhưng, Nhà
nước cần nhiều nỗ lực hơn nữa để giúp người cao tuổi thuộc hộ nghèo sử
dụng nhiều hơn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tuyến huyện và tỉnh, đồng thời
giảm chi phí chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình có người cao tuổi. Những kết
luận mang tính định lượng của nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của Quỹ
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu của đề tài
có đóng góp tích cực cho chính sách người cao tuổi trong việc đưa ra những
gợi ý chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Cùng chủ đề này, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã tiến hành triển
khai đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh
giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng trong hai năm 2005 và
2006. Đề tài hướng tới các mục tiêu cơ bản như đánh giá thực trạng về người
cao tuổi ở Việt Nam; tổng kết, đánh giá kinh nghiệm từ một số mô hình chăm
sóc sức khỏe của người cao tuổi hiện hành và đề xuất một số giải pháp chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi. Theo đó, đề tài đã trình bày một cách sâu sắc những
đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam trên một số khía cạnh: tuổi thọ trung
bình, trình độ học vấn, và điều kiện sống. Tuổi thọ trung bình của người cao tuổi
ở Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế giới và phân bố không đồng đều,
chủ yếu tập trung ở đồng bằng và khu đô thị. Trình độ học vấn của người cao
tuổi có tăng nhưng còn thấp, phần lớn là mù chữ. Điều kiện sống của người cao
tuổi ở nông thôn tốt hơn ở thành thị; tình trạng nhà ở của người cao tuổi cũng
được quan tâm; mức sống còn rất thấp. Đời sống tinh thần của người cao tuổi
còn đơn điệu, chủ yếu là xem tivi, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng chưa
phong phú và đa dạng.
Nội dung thứ hai mà đề tài nghiên cứu là công tác chăm sóc người cao tuổi.
Công tác chăm sóc người cao tuổi chưa đảm bảo, chế độ bảo hiểm y tế cho đối
tượng này chưa được thực hiện tốt. Một số mô hình chăm sóc người cao tuổi
36
bước đầu phát huy hiệu quả như Trung tâm ban ngày, cơ sở chăm sóc và nuôi
dưỡng người cao tuổi tập trung. Tuy nhiên những hình thức chăm sóc sức khỏe
này chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc người cao tuổi.
Ưu điểm nổi bật của nghiên cứu này là đã cung cấp một cái nhìn khái quát
về tình hình của người cao tuổi trên nhiều khía cạnh từ tuổi thọ, trình độ học vấn
và mức sống. Đồng thời xem xét các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt
Nam. Thế nhưng, đề tài này vẫn còn một số hạn chế. Hạn chế thứ nhất là chưa
thấy được thực sự khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt
Nam. Lý giải của đề tài là do thu nhập không cao nên khả năng tiếp cận những
mô hình chăm sóc này chưa tốt. Thế nhưng trên thực tế, những rào cản về mặt
văn hoá cũng ảnh hưởng rất lớn. Tính sĩ diện của những đứa con khi gửi cha mẹ
đến những nơi này hoặc sự tủi thân của người cao tuổi, mặc dù họ biết ở những
nơi đó, họ sẽ được chăm sóc tốt hơn. Thêm nữa, nội dung đánh giá các mô hình
chăm sóc người cao tuổi còn hời hợt, chưa sâu sắc. Đánh giá chưa thấy được
năng lực của các cơ sở chăm sóc người cao tuổi cũng như sự tác động của những
quy định của Nhà nước đến sự phát triển của các mô hình này. Nghiên cứu chưa
xây dựng được khung đánh giá mô hình chăm sóc sức người cao tuổi nên nội
dung đánh giá không tập trung và những khuyến nghị đưa ra mang tính chung
chung, khái quát và có phần trừu tượng, do đó không mang lại giá trị thực tế.
Cùng bàn về chính sách đối với người cao tuổi còn có nghiên cứu“Một
số vấn để cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” của
Lê Ngọc Lân (2010) do Viện nghiên cứu Gia đình và Giới - Viện Khoa học
xã hội Việt Nam làm cơ quan chủ quản. Ngoài những nội dung cơ bản về
người cao tuổi như khái niệm, cách tiếp cận nghiên cứu về người cao tuổi,
kinh nghiệm nghiên cứu người cao tuổi ở các nước và quan điểm của Đảng về
người cao tuổi, đề tài còn chỉ ra một số vấn đề cơ bản về đời sống của người
cao tuổi hiện nay cũng như công tác chăm sóc người cao tuổi trong các gia
37
đình, cộng đồng và xã hội. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất những khuyến nghị
chính sách để phát huy hơn nữa vai trò và công tác chăm sóc người cao tuổi
trong giai đoạn 2011 - 2015. Nghiên cứu có cách tiếp cận phù hợp trong
nghiên cứu về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở chỗ đã đặt công
tác này trong mối tương quan giữa vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội.
Cách tiếp cận này cho thấy rằng để chăm sóc tốt cho người cao tuổi, cần có sự
tham gia của nhiều bên. Tuy nhiên, trong phần khuyến nghị chính sách, tác
giả lại bỏ sót những khuyến nghị liên quan đến thiết chế gia đình; vốn là thiết
chế quan trọng trong công tác chăm sóc người cao tuổi. Đồng thời, trong quá
trình phân tích thực trạng người cao tuổi và công tác chăm sóc người cao tuổi,
tác giả bỏ qua tác động của biến đổi văn hoá đến người cao tuổi, gia đình và
công tác chăm sóc người cao tuổi.
Không đi vào chính sách đối với người cao tuổi chung chung, tác giả
Giang Thanh Long (2013) tập trung phân tích nội dung bảo trợ xã hội cho
người cao tuổi ở Việt Nam trong nghiên cứu Social protection for older
people in Vietnam: Role, challenges and reform options”. Trước thực trạng tỷ
lệ người cao tuổi trong dân số tăng nhanh, Việt Nam đã có những bước đi phù
hợp trong chính sách bảo trợ xã hội cho người cao tuổi với hai trọng tâm là
bảo trợ xã hội cho người về hưu và trợ cấp xã hội. Hai chính sách này đóng
vai trò tích cực trong việc giúp giảm nghèo ở người cao tuổi, nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế trong hỗ trợ tài chính và gây khó khăn cho người cao tuổi trong
việc tiếp cận chính sách này. Về chính sách nghỉ hưu, có biểu hiện không bền
vững về tài chính. Về chính sách hỗ trợ tài chính, cơ chế hỗ trợ hiện tại phát
sinh nhiều chi phí và mức hỗ trợ thấp làm giảm hiệu quả của chính sách này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa tích cực trong việc hoàn thiện
chính sách bảo trợ xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam. Tuy nhiên, chính vì
chỉ tập trung vào đối tượng là người cao tuổi ở nông thôn nên tính khái quát
38
của kết luận không cao.
1.3. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Vấn đề chăm sóc người cao tuổi và chính sách đối với người cao tuổi ở
Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước. Các nghiên cứu này tuy có những điểm nhấn khác nhau nhưng đều tập
trung làm rõ như cầu chăm sóc, cách thức hỗ trợ và chăm sóc cùng với những
khuyến nghị về mặt chính sách như phân tích trong quá trình tổng thuật ở
trên. Những nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để luận án
tiếp thu. Các nghiên cứu trên đã giúp cho tác giả luận án có được cái nhìn đa
chiều từ nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách đối với người cao tuổi.
Mặt khác, các nghiên cứu đó còn giúp cho tác giả luận án làm rõ cơ sở lý
thuyết về nhu cầu của người cao tuổi, góp phần hình thành khung lý thuyết
của luận án.
Tuy có ý nghĩa, giúp luận án kế thừa nhiều điểm có giá trị nhưng những
nghiên cứu trên vẫn có hạn chế và những khoảng trống cần được tiếp tục
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, những nghiên cứu về người cao tuổi và chính sách đối với
người cao tuổi tuy hết sức đa dạng vào phong phú nhưng vẫn chưa có nghiên
cứu nào đề cập đến những vấn đề về lý thuyết chính sách đối với người cao
tuổi nói chung. Phần lớn các nghiên cứu trình bày ở trên chỉ tập trong vào
khía cạnh chăm sóc người cao tuổi mà chưa làm rõ những vấn đề liên quan
đến lý thuyết người cao tuổi như: khái niệm chính sách đối với người cao
tuổi, các yếu tố cấu thành của chính sách đối với người cao tuổi, các yếu tố
ảnh hướng đến chính sách đối với người cao tuổi và quy trình chính sách đối
với người cao tuổi bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn hình thành, thực hiện và
đánh giá chính sách đối với người cao tuổi.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiTrường Bảo
 

What's hot (20)

Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOTLuận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
 
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOTLuận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
 
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAYBài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
 
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
 

Similar to LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM nataliej4
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái NguyênPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyênluanvantrust
 
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt NamÁp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt namBáo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt namThanh Ha Trinh
 
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt NamLuận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chính Sách Thực Hiện Cho Người Nghèo Trên Địa Bàn Thành Phố...
Đánh Giá Hiệu Quả Chính Sách Thực Hiện Cho Người Nghèo Trên Địa Bàn Thành Phố...Đánh Giá Hiệu Quả Chính Sách Thực Hiện Cho Người Nghèo Trên Địa Bàn Thành Phố...
Đánh Giá Hiệu Quả Chính Sách Thực Hiện Cho Người Nghèo Trên Địa Bàn Thành Phố...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Similar to LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (20)

Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
 
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái NguyênPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
 
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long An
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long AnLuận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long An
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long An
 
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAYLuận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
 
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hộiĐề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
 
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt NamÁp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
 
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận độngLuận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
 
Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí theo pháp luật BHXH tại Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Bảo hiểm y tế tự đóng theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm y tế tự đóng theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Bảo hiểm y tế tự đóng theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm y tế tự đóng theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt namBáo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
 
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình DươngVai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân tại Bình Dương
 
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAY
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAYVai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAY
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với đời sống công nhân, HAY
 
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt NamLuận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chính Sách Thực Hiện Cho Người Nghèo Trên Địa Bàn Thành Phố...
Đánh Giá Hiệu Quả Chính Sách Thực Hiện Cho Người Nghèo Trên Địa Bàn Thành Phố...Đánh Giá Hiệu Quả Chính Sách Thực Hiện Cho Người Nghèo Trên Địa Bàn Thành Phố...
Đánh Giá Hiệu Quả Chính Sách Thực Hiện Cho Người Nghèo Trên Địa Bàn Thành Phố...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI NGHĨA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 9 34 04 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: PGS. TS. Trần Đình Hảo HÀ NỘI - 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án này là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Nghĩa
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 14 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở nước ngoài......................................................................................................... 14 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở trong nước ......................................................................................................... 18 1.3. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu....................................................... 38 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI....................................................................................................... 41 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người cao tuổi ................................... 41 2.2. Lý thuyết về chính sách đối với người cao tuổi......................................... 47 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối với người cao tuổi................... 70 2.4. Khung phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi................. 73 Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................... 82 3.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam ........................................................................................................... 82 3.2. Khái quát về nội dung chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam............ 96 3.4. Đánh giá thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................................... 122 3.5. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập................................................ 125 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................... 128 4.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 128 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi.............. 128 KẾT LUẬN.................................................................................................... 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 150 PHỤ LỤC....................................................................................................... 166
  • 4. DANH MỤC VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nội dung 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 CCSK Chăm sóc sức khỏe 3 HĐBT Hội đồng Bộ trưởng 4 NCT Người cao tuổi 5 TP Thành phố 6 TW Trung ương 7 WHO Tổ chức Y tế thế giới
  • 5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tiêu chí phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi.....78 Bảng 3.1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi ..................101 Bảng 3.2. Hiểu biết của người cao tuổi về chính sách đối với người cao tuổi .........................................................................................................................104 Bảng 3.3. Mức độ đáp ứng của chính sách trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi...................................................................................................................105 Bảng 3.4. Đánh giá chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi ..................................................................................................................108 Bảng 3.5. Đánh giá về khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế của người cao tuổi............................................................................................................110 Bảng 3.6. Mức độ tiếp cận thông tin của người cao tuổi................................112 Bảng 3.7. Khảo sát về an toàn tài chính và thu nhập giành cho người cao tuổi...................................................................................................................114 Bảng 3.8. Vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở trung tâm chăm sóc người cao tuổi...................................................................................................................115 Bảng 3.9. Khảo sát về vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung giành cho người cao tuổi..................................................................................................116 Bảng 3.10. Khảo sát về vấn đề di chuyển và đi lại của người cao tuổi ..........117 Bảng 3.11. Khảo sát về vấn đề an toàn cho người cao tuổi............................118 Bảng 3.12. Khảo sát về hoà nhập và đóng góp cho cộng đồng của người cao tuổi............................................................................................................119 Bảng 3.13. Khảo sát về khả năng tiếp cận dịch vụ và chương trình hỗ trợ của Chính phủ..................................................................................................119
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, chính sách đối với người cao tuổi đóng vai trò quan trọng và hết sức cấp thiết góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Tính cấp thiết của đề tài, theo đó, thể hiện thông qua thực trạng số lượng người cao tuổi ngày càng tăng lên ở Việt Nam; tình trạng kinh tế và sức khỏe của đối tượng này còn thấp và sự bất cập trong chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở nước ta, cụ thể như sau: Thứ nhất, nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam là cần thiết bởi số lượng người cao tuổi trong dân số Việt Nam ngày càng tăng làm tăng nhu cầu được chăm sóc một cách khá toàn diện. Theo Cuộc tổng điều tra dân số năm 1979, Việt Nam có 7.07% dân số từ 60 tuổi trở lên, tương đương với 3.688.137 người (Phạm Bích San, 1985). Đến năm 1989, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam trong tổng dân số tăng nhẹ và chiếm 7,2% dân số; tăng chỉ khoảng 1.3% so với năm 1979; con số này tiếp tục tăng nhanh vào năm 2008 với 9.9% (Nguyễn Văn Trí, 2011). Như vậy trong vòng 30 năm qua, qua 4 kỳ tổng điều tra dân số (1979, 1989, 1999, 2009), số lượng và tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam chỉ tăng trung bình 0,06% mỗi năm. Nhưng chỉ trong vòng 1 năm, từ 1/4/2009- 1/4/2010, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đã tăng từ 8,67% lên 9,4%, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 6,4% lên 6,8% (Hà Anh, 2012). Năm 2012, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% tổng dân số cả nước; năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên 10,5% (Ngân Anh, 2015). Con số này cho thấy, chỉ trong một năm, tỷ lệ người cao tuổi đã tăng hơn gấp 10 lần so với cả giai đoạn trước đây cộng lại. Mặt khác, theo kết quả dự báo, đến năm 2020, số lượng người cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm 18%, và sẽ là 30% vào năm 2030 (Hồng Sơn, 2012). Khi đó, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi tiếp tục tên lên 20 lần vào năm 2020, rồi tới 30 lần vào năm 2030. Với những con số này, việc nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn
  • 7. 2 góp phần tích cực trong việc định hình chính sách đối với người cao tuổi cho tương lai. Xét theo nghĩa này, việc nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi là hết sức cần thiết không chỉ cho hiện tại mà còn là sự chuẩn bị cần thiết trong tương lai. Thứ hai, không những tăng nhanh về mặt số lượng, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi cũng gia tăng khi tình trạng kinh tế, sức khỏe của đối tượng này ở Việt Nam đang ở mức thấp. Về tình trạng kinh tế, theo tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy 72,5% người cao tuổi sống ở nông thôn. Trong số người cao tuổi, chỉ có khoảng 16% - 17% hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước (Nguyễn Đình Cừ, 2014). Như vậy, còn trên 70% người cao tuổi đang sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm phòng khi bất trắc. Thực trạng kinh tế này cho thấy mức sống của người cao tuổi không cao. Đến lượt nó, tình trạng kinh tế của người cao tuổi thấp dẫn đến khả năng hưởng thụ các dịch vụ giáo dục, văn hoá, y tế, và đời sống tinh thần không được đảm bảo. Về tình trạng sức khỏe, theo điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2011 có tới 56% người cao tuổi có sức khỏe yếu và rất yếu; trung bình mỗi người có 2,7 bệnh (Nguyễn Đình Cừ, 2014). Thứ ba, tính cấp thiết của đề tài còn bắt nguồn từ sự bất cập trong chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở nước ta. Tuy nhu cầu chăm sóc người cao tuổi càng tăng về số lượng và chất lượng nhưng sự chuẩn bị cho một xã hội có dân số già dường như còn đơn sơ cả về phương diện chính sách, luật pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tâm lý xã hội. Mặc dù trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với người cao tuổi và hoạt động của Hội người cao tuổi trong thời kỳ mới và đã được cụ thể hóa, đi vào cuộc sống, khuyến khích sự quan
  • 8. 3 tâm rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi (Chính phủ, 2015). Thế nhưng, công tác người cao tuổi còn một số hạn chế. Không ít người cao tuổi chưa được khám sức khỏe định kỳ, chưa lập sổ theo dõi sức khỏe thường xuyên, chưa được ưu tiên khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, chưa được giảm giá vé thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa. Một bộ phận người cao tuổi ở nông thôn, nhất là vùng núi, vùng cao biên giới, vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ khó khăn về đời sống mà còn cả trong khả năng tiếp cận, thụ hưởng phúc lợi dành cho chính bản thân mình. Do đó, trong thời gian tới, chính sách đối với người cao tuổi cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để người cao tuổi được chăm sóc tốt, không những phát huy tối đa sự đóng góp của họ mà còn đảm bảo tính hiệu quả thực chất của hệ thống an sinh xã hội và sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Thứ tư, về mặt lý luận, phần lớn các nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi tập trung chủ yếu vào nội dung của chính sách đối với người cao tuổi. Nói cách khác một số vấn đề lý luận về chính sách đối với người cao tuổi chưa được các nghiên cứu trước đây đề cập và cần được tiếp tục nghiên cứu như: Lý thuyết về các yếu cấu thành chính sách đối với người cao tuổi. Trong đó có đề cập đến mục tiêu, nội dung, phương pháp và công cụ thực hiện chính sách. Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối với người cao tuổi. Trong đó có môi trường chính trị, kinh tế-xã hội, năng lực hoạch định và năng lực thực hiện chính sách đối với người cao tuổi. Lý thuyết về quy trình chính sách đối với người cao tuổi bao gồm các bước từ khâu hình thành chính sách đối với người cao tuổi đến khâu cuối cùng là đánh giá và điều chỉnh chính sách này.
  • 9. 4 Từ những phân tích về số lượng, tình trạng kinh tế và sức khỏe của người cao tuổi, những hạn chế về chính sách đối với đối tượng này ở trên và những vấn đề lý luận về chính sách đối với người cao tuổi, cho thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi, để làm sao cho chính sách này thực sự phát huy hiệu quả, thực sự đem lại lợi ích thiết thực cho người cao tuổi, cũng như phát huy được sức mạnh tổng hợp của các chủ thể có liên quan (bao gồm cả nhà nước và tư nhân) vào công tác chăm sóc người cao tuổi. Nói cách khác, đề tài Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay thật sự là đề tài thiết thực trong bối cảnh hiện nay và tương lai của đất nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay; từ đó, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi. Để đạt được mục đích nghiên cứu này, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến chính sách đối với người cao tuổi trong và ngoài nước. Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến chính sách đối với người cao tuổi. Phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam. Nghiên cứu và đưa ra mục tiêu, quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi.
  • 10. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi ở hai nội dung chính: (1) Mức độ đáp ứng mong đợi của chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam và (2) thực trạng nội dung của chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam. - Giới hạn về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành ở một số địa phương tiêu biểu như Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình và Hà Nội. - Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi giai đoạn từ sau năm 1945 đến nay và khảo sát số liệu vào năm 2017. 4. Phương pháp và lý thuyết nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm toàn diện, nguyên lí về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin gắn với đối tượng được nghiên cứu - chính sách đối với người cao tuổi ở nước ta hiện nay. Để hoàn thành luận án, tác giả còn sử dụng một số phương pháp cụ thể sau: Phương pháp phỏng vấn sâu Để tìm hiểu sâu hơn đánh giá của người cao tuổi đối với chính sách giành cho họ, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu là những người cao tuổi thuộc diện nhận được nhiều hỗ trợ theo quy định của Luật người cao tuổi. Tác giả luận án tiến hành lựa chọn mỗi
  • 11. 6 tỉnh 05 người cao tuổi đại diện bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nội. Như vậy tổng cộng là 40 người cao tuổi được mời tham gia phỏng vấn, trong đó có 20 người cao tuổi là nam giới ông và 20 người cao tuổi là nữ giới. Trong đó, 50% người cao tuổi sinh sống ở khu vực nông thôn và 50% người cao tuổi sinh sống ở khu vực đô thị. Mục đích sử dụng phương pháp nghiên cứu này là chứng minh một phần cho Giả thuyết số 1. Sau khi xác định được đối tượng khảo sát, luận án tiến hành xây dựng câu hỏi phỏng vấn sâu, sau đó tiến hành phỏng vấn thử. Trên cơ sở phỏng vấn thử, tác giả điều chỉnh lại bảng câu hỏi khảo sát cho phù hợp hơn. Vì số lượng mẫu phỏng vấn chỉ có 40 người cao tuổi, nên tác giả chỉ xử lý bằng phần mềm Mirosoft Excel. Ở mỗi câu hỏi, tác giả liệt kê hết 20 câu trả lời và chọn những câu trả lời tiêu biểu, mang tính đại diện để đưa vào nội dung luận án để phân tích. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được dùng để khảo sát hai nhóm đối tượng là người cao tuổi và cán bộ, công chức ở Sở Lao đông-Thương binh và Xã hội. Về đối tượng là người cao tuổi, luận án khảo sát 500 người cao tuổi ở 08 tỉnh là Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nội. Ở mỗi tỉnh, thành phố, tác giả lựa chọn 60 người cao tuổi để tham gia khảo sát, riêng Thành phố Hồ Chí Minh là 80 người. Bao gồm 50% người cao tuổi là nam, 50% người cao tuổi là nữ và 50% người cao tuổi sống ở thành thị, 50% người cao tuổi sống ở nông thôn. Tổng số phiếu phát ra là 500 phiếu. Số phiếu thu về là 490 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 485 phiếu. Việc khảo sát này dùng để luận giải cho Giả thuyết 1. Tác giả luận án tiến hành khảo sát đối tượng là cán bộ, công chức đang công tác tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội của 08 tỉnh là Thành phố
  • 12. 7 Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nội. Cụ thể là cán bộ, công chức phụ trách mảng xã hội. Mỗi sở của các tỉnh (Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Ninh Bình), tác giả lựa chọn 03 thành viên. Mỗi sở của các thành phố trực thuộc Trung ương (Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội), tác giả lựa chọn 05 thành viên. Tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu. Số phiếu thu về là 30 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 30 phiếu. Việc khảo sát này dùng để luận giải cho Giả thuyết 2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Ở phương pháp này, tác giả tập trung thu thập số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu có sẵn, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các báo cáo về người cao tuổi trong và ngoài nước giành cho Việt Nam. Phương pháp tiếp cận đa ngành Trả lời câu hỏi tính liên ngành trong sự phát triển của khoa học hiện đại có nhiều cách giải nghĩa nhưng về đại thể nó được hiểu là sự tích hợp, thâm nhập giữa các ngành (hoặc phương pháp) khoa học ở các lĩnh vực khác nhau trong nghiên cứu. Vì vậy về bản chất đó là sự thay đổi cách nhìn đối tượng từ chỗ chỉ xuất phát từ một hệ quy chiếu sang hệ phức hợp. Ở phương pháp này, tác giả tập trung vào các ngành chính sách công, nhà nước, pháp luật, xã hội học và văn hóa học. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu Nhận thức được thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ngày càng tăng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Luật người cao tuổi có hiệu lực vào năm 2010 không những tạo ra hành lang pháp lý mà còn thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Sau đó, Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn (2012 - 2020). Ngoài ra, còn có hàng loạt chương trình như: Chương trình mắt sáng cho người cao tuổi; trợ cấp xã hội hàng
  • 13. 8 tháng; các chương trình rèn luyện sức khỏe dành cho người cao tuổi. Mặt khác, Nhà nước còn xây dựng hành lang pháp lý để thu hút sự tham gia của xã hội vào hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Nhiều trung tâm, mái ấm tự nguyện được hình thành đã chia sẻ sự chăm sóc người cao tuổi với Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa như mong đợi. Số người cao tuổi lang thang cơ nhỡ, bị bạo hành, bệnh tật và khó khăn về kinh tế vẫn còn nhiều. Khả năng tiếp cận các dịch vụ quan trọng như y tế, văn hoá còn thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này. Có thể kể ra như: cơ chế chính sách tuy có nhưng chưa phản ánh được nhu cầu chăm sóc người cao tuổi của xã hội, hoặc còn khó khăn cho việc tham gia cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của các chủ thể thuộc khu vực tư nhân; ngân sách Nhà nước hạn hẹp; sự thay đổi về văn hoá dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc gia đình làm giảm vai trò của gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi, tăng sức ép cho xã hội. Những nguyên nhân này đã đang và sẽ đặt ra thách thức cho chính sách đối với người cao tuổi hiện nay. Theo đó, câu hỏi nghiên cứu chung được đặt ra ở đây là Cần có giải pháp nào để chính sách đối với người cao tuổi đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay?” Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu chung này, tác giả luận án đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu cụ thể, gồm: (1) Chính sách đối với người cao tuổi hiện nay đã đáp ứng được mong đợi của người cao tuổi hay chưa? (2) Chính sách đối với người cao tuổi hiện nay đã được hoàn chỉnh về mặt nội dung hay chưa? 4.3. Giả thuyết nghiên cứu Từ những câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:
  • 14. 9 Giả thuyết 1. Chính sách đối với người cao tuổi chưa đáp ứng được mong đợi của người cao tuổi. Giải thuyết 2. Chính sách đối với người cao tuổi hiện nay còn nhiều hạn chế về nội dung. 4.4. Lý thuyết nghiên cứu Để có thể trả lời cho câu hỏi Làm thế nào để có một chính sách đối với người cao tuổi đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi trong xã hội?”, tác giả dựa vào hai lý thuyết quan trọng trong khoa học về chính sách. Đó là lý thuyết về cộng đồng chính sách và lý thuyết chính sách dựa trên bằng chứng. 4.4.1. Lý thuyết về cộng đồng chính sách Chính sách công là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước. Tuy nhiên có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách công tuỳ theo cách tiếp cận. Theo Ngô Hoài Sơn [70, tr.11-16], có ba cách tiếp cận về chính sách công. Đó là tiếp cận chính sách từ góc độ đối tượng tham gia vào quy trình chính sách; tiếp cận chính sách từ góc độ lựa chọn mục tiêu; và tiếp cận chính sách từ quy trình chính sách. Ba cách tiếp cận này đều hữu ích trong nghiên cứu về chính sách công. Tuy nhiên, cách tiếp cận từ góc độ tham gia vào quy trình chính sách thường được các nhà nghiên cứu về chính sách sử dụng. Theo cách tiếp cận này chính sách công là một phương tiện để xem xét trật tự đang hiện hữu và cách thức để tham gia, can thiệp vào trật tự đang hiện hữu đó [70, tr.11]. Nói cách khác, chính sách công dùng để huy động sự tham gia của các chủ thể vào chính sách để thay đổi hiện thực cũ bằng một hiện thực mới theo mong muốn của các chủ thể. Kết quả cuối cùng mà chính sách tạo ra là một hiện thực mới và hiện thực mới này là kết quả của quá trình tương tác giữa các chủ thể. Các chủ thể tương tác với nhau xoay quanh một chính sách và được gọi là cộng đồng chính sách [70, tr.44]. Học giả Homeshaw thì cho rằng trong các cách tiếp cận chính sách, cách tiếp cận cộng đồng chính sách là một công cụ hữu
  • 15. 10 ích để tìm hiểu chức năng của một chính sách cả trong khu vực công và khu vực tư. Bằng cách xác định ai là người bị giới hạn trong việc tác động đến chính sách, sẽ biết được sự vận chuyển của từng cá nhân, các nguồn lực và các ý tưởng trong cộng đồng chính sách [70. tr.44]. Có nhiều cách phân loại cộng đồng chính sách. Trong đó cách phân loại đơn giản và phổ biến là cách phân loại của Sapru (135, pg.93-106). Theo cách phân loại này, cộng đồng chính sách gồm: các cá nhân trong xã hội, giới truyền thông, các nhóm lợi ích và đảng chính trị. Các cá nhân trong xã hội có quan tâm đến chính sách và tham gia tương tác với nhau trong chính sách đều trở thành một bộ phận của cộng đồng chính sách. Giới truyền thông bao gồm truyền hình, đài phát thanh, báo chí, v.v. Những chủ thể này giữ vai trò điều phối các dòng thông tin trong suốt quá trình chính sách. Nhóm áp lực hay còn gọi là nhóm lợi ích bằng sức mạnh về tổ chức, tiềm lực về tài chính và đội ngũ chuyên gia có thể tham gia vào chính sách để lồng ghép các mục tiêu hoạt động của nhóm vào chính sách. Đảng chính trị tham gia với tư cách là người đưa ra những đường lối, chủ trương để dẫn dắt chính sách. Ngoài ra, đảng chính trị cũng tham gia tích cực vào quá trình thực thi chính sách. Nói tóm lại, lý thuyết cộng đồng chính sách dùng đề phân tích xem trong chính sách đối với người cao tuổi có những loại cộng đồng nào; những cộng đồng này tương tác với nhau ra sao để hình thành nên chính sách đối với người cao tuổi cũng như hiệu quả, chất lượng của chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Trong những cộng đồng đó, cộng đồng nào có tiếng nói chi phối trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối với người cao tuổi. Những cộng đồng nào yếu thế và có ít tiếng nói nhất trong chính sách đối với người cao tuổi. Người cao tuổi, một bộ phận của cộng đồng chính sách đối với người cao tuổi có tiếng nói như thế nào trong quá trình thực thi và hoạch định chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Việc nghiên cứu các cộng đồng trong chính sách đối với người cao tuổi giúp hiểu rõ hơn bản
  • 16. 11 chất của quá trình hoạch định và thi hành chính sách này, nhằm làm cho nó tốt hơn. Tác giả chính của lý thuyết này là Homeshaw (1995), Pross (1992), Bell (1992), Wilks & Wright (2004), Atkinson & Coleman (1993) và Sapru (2004). 4.4.2. Lý thuyết chính sách dựa trên bằng chứng Chính sách công dựa trên bằng chứng là những chính sách được ban hành trên cơ sở những bằng chứng có sẵn và sự phân tích hợp lý. Lý thuyết dựa trên bằng chứng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các bằng chứng trong hoạt động hoạch định và ban hành chính sách công. Bởi lẽ bằng chứng và chất lượng của bằng chứng giúp tạo ra một chính sách tốt. Tác giả ứng dụng lý thuyết này vào chính sách đối với người cao tuổi để xem xét xem liệu chính sách này ở Việt Nam được ban hành có dựa trên bằng chứng hay không, nếu có thì chất lượng của bằng chứng đó thể hiện ở mức độ như thế nào. Nói cách khác, việc vận dụng lý thuyết này nhằm tìm hiểu việc khảo sát, sử dụng các số liệu thống kê ở Việt Nam phục vụ cho hoạt động ban hành và thực thi chính sách đối với người cao tuổi. Để từ đó đưa ra những khuyến nghị trực tiếp cho quá trình hoạch định chính sách người cao tuổi. Lý thuyết này xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực y khoa vào những năm 1980, được tác giả Archibald Cochrane đề cập đầu tiên trong tác phẩm Effectiveness and Efficiency: Random Reflections on Health Services” (Hiệu quả và hiệu lực: Sự phản ánh ngẫu nhiên trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe). Sau đó 4 năm, Văn phòng đánh giá công nghệ của Mỹ đã ủng hộ lý thuyết này và ứng dụng lý thuyết dựa vào bằng chứng vào trong việc xem xét và thông qua chính sách. Tiếp theo đó là các nghiên cứu của Martinson (1980) về lý thuyết chính sách dựa trên bằng chứng. Một số tác giả chính nghiên cứu về lý thuyết dựa trên bằng chứng bao gồm: Hovland, (2005); Bullock,
  • 17. 12 Mountfordvà Stanley (2001); Davies (2004); Ehrenberg (1999);Hornby và Perera (2002). 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp về mặt khoa học như sau: Trước hết luận án mang lại một cái nhìn tổng quan về các nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi làm cho vấn đề người cao tuổi trở thành hệ thống, từ đó giúp nhìn ra những lỗ hổng cần tiếp tục trong nghiên cứu. Ngoài ra, luận án này lần đầu tiên đưa ra được tổng quát quá trình lịch sử phát triển chính sách đối với người cao tuổi từ năm 1945 đến nay, giúp nhận diện được quá trình phát triển của chính sách này. Luận án còn đóng góp vào việc hình thành lý thuyết về chính sách đối với người cao tuổi, trong đó đặc biệt là khung lý thuyết phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Việc nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở nước ta có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Về mặt lý luận, luận án vận dụng lý thuyết về chính sách công để áp dụng vào một lĩnh vực chính sách cụ thể là chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, lý thuyết về chính sách công được bổ sung và được nghiên cứu ở một góc độ chính sách cụ thể, nói cách khác luận án này, về mặt lý luận, góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về chính sách công vốn còn non trẻ ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án góp phần đánh giá thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. Từ đó giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, chủ thể hoạch định chính sách đối với người cao tuổi nhận diện rõ nét hơn thực trạng của chính sách này và có những điều chỉnh phủ hợp về mặt chính sách. Bên cạnh đó, những khuyến nghị mà luận án đưa ra cũng là những đóng góp có ý nghĩa về mặt chính sách. Ngoài ra, luận án còn có thể sử
  • 18. 13 dụng như một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy chuyên ngành chính sách công, và quản lý công ở cả bậc đại học và thạc sĩ ở nhiều trường đại học trên cả nước. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận về chính sách đối với người cao tuổi Chương 3. Thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương 4. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay.
  • 19. 14 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở nước ngoài Chính sách đối với người cao tuổi là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội, là chủ đề được quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. Các nhà nghiên cứu trên thế giới tập trung vào việc nghiên cứu và tìm hiểu để nâng cao hiệu quả của chính sách đối với người cao tuổi. 1.1.1. Nhóm nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở một số nước Paul và Sheila (2013) nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở Tây Phi để làm rõ thực trạng chính sách ở khu vực này, từ đó có biện pháp nâng cao chính sách đối với người cao tuổi ở những nước này. Hai tác giả này nhận định rằng, người cao tuổi ở khu vực nông thôn chịu nhiều thiệt thòi hơn; trong số người cao tuổi, đa phần là nữ giới; trình độ học vấn của người cao tuổi thấp và không có nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống. Cho nên khuyến nghị chính sách cho các nước ở khu vực này là đảm bảo mức thu nhập cơ bản cho công dân từ 60 tuổi trở lên để đảm bảo họ có nguồn thu ổn định nhằm nâng cao chất lượng sống của họ. Cũng về chính sách người cao tuổi nhưng tác giả Narknisorn và Kusakabe (2013) lựa chọn Thái Lan làm không gian nghiên cứu. Hai tác giả này cho thấy chính sách đối với người cao tuổi ở Thái Lan được xây dựng theo quy trình từ trên xuống nên đã bỏ qua những đặc thù về gia đình, người cao tuổi cũng như nhu cầu của người cao tuổi. Chính vì vậy, tác giả cho rằng cần thiết phải điều chỉnh lại quy trình ban hành chính sách để làm cho chính
  • 20. 15 sách phản ánh tốt hơn, thực hơn nhu cầu thực tế của người cao tuổi, cấu trúc gia đình và khoảng cách giữa các thế hệ. Ở một số nước Châu Âu mà Phần Lan, Ireland là điển hình, câu chuyện chính sách đối với người cao tuổi lại xoay quanh vấn đề việc làm của người cao tuổi (Ilmakunnas & Takala, 2005). Thực tế cho thấy, tỷ lệ việc làm ở người cao tuổi giảm do các chương trình phúc lợi cho người cao tuổi như chương trình về hưu sớm và sự cạnh tranh từ nguồn lao động nhập cư. Điều này càng làm khó khăn hơn cho chính sách đối với người cao tuổi ở Phần Lan khi cố tìm cách nâng cao tỷ lệ việc làm ở người cao tuổi do dân số của nước này ngày càng già. Ireland cũng là một quốc gia có chính sách phúc lợi dành cho người cao tuổi tốt và đầy đủ. Hệ thống phúc lợi ở quốc gia này bao gồm 3 cấp độ (Vaughan, 1998). Cấp độ 1 là phúc lợi xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội và hỗ trợ xã hội. Cấp độ 2 là các chế độ trợ cấp nghề nghiệp do người sử dụng lao động đóng góp. Cấp độ 3 là các chương trình hỗ trợ, trợ cấp khác từ xã hội. Ba cấp độ phúc lợi này không tách rời nhau mà cùng tồn tại bổ sung cho nhau. Nghiên cứu cho rằng, trong ba cấp độ này nên đề cao và hoàn thiện cấp độ 1, bởi lẽ nhà nước nên đóng vai trò chủ đạo trong bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi. Ở Trung Quốc, tác giả Zhuqing (2012) tập trung nghiên cứu quyền lợi và mong đợi của người lớn tuổi ở Trung Quốc. Cùng với tình trạng già hoá về dân số là chất lượng sống ở người cao tuổi còn thấp. Người cao tuổi ở Trung Quốc rơi vào tình trạng thiếu thức ăn, thiếu thốn về dịch vụ y tế, giáo dục và các cơ hội trong đời sống chính trị, xã hội. Người cao tuổi thường thiếu thốn nơi ở và sống phụ thuộc vào con cháu. Nói cách khác chất lượng cuộc sống cuối đời của họ phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống chăm sóc trong gia đình. Thực tế này cho thấy Chính phủ Trung Quốc cần thực hiện nhiều giải pháp
  • 21. 16 kịp thời và hiệu quả. Tác giả đưa ra một số giải pháp quan trọng. Thứ nhất là mở rộng độ bao phủ của trợ cấp người cao tuổi và đảm bảo rằng tất cả người cao tuổi đều có thể nhận được mức trợ cấp tối thiểu. Thứ hai, ban hành luật về chống bạo hành người cao tuổi và xâm phạm tài sản của họ. Thứ ba, tăng cường hệ thống bảo hiểm y tế và dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản. Thứ tư, tạo cơ hội việc làm cho người cao tuổi đối với những người còn có nhu cầu làm việc. Thứ năm, phát huy vai trò của người cao tuổi trong việc tham gia vào quy trình chính sách ở các cấp, thông qua việc phát huy vai trò của hiệp hội người cao tuổi. Thứ sáu, tiếp tục phát triển các hình thức giáo dục suốt đời để giúp người cao tuổi có được chất lượng đời sống tinh thần phong phú. Thứ bảy, đa dạng hoá các kênh chăm sóc người cao tuổi. Thứ tám, giảm tình trạng lạm dụng và phân biệt đối xử với người cao tuổi để bảo vệ nhân phẩm cho họ. Những biện pháp mà tác giả đưa ra tương đối toàn diện để đảm bảo chất lượng sống của người cao tuổi được nâng cao. Những giải pháp này là những kinh nghiệm quý báu cho việc nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Các nghiên cứu ở nước ngoài về chính sách đối với người cao tuổi phần lớn nhấn mạnh đến các nội dung cụ thể của chính sách này mà không đề cập đến chính sách đối với người cao tuổi dưới góc độ quy trình chính sách đối với người cao tuổi. 1.1.2. Nhóm nghiên cứu về khía cạnh tâm lý và nhân cách của người cao tuổi Không chỉ dừng lại ở việc Nhà nước nên và không nên làm gì cho người cao tuổi, Agich (2010) tiếp cận người cao tuổi từ góc độ nhân phẩm. Tác giả cho rằng, chính sách đối với người cao tuổi cần phải quan tâm đến nhân phẩm của đối tượng này. Qua nghiên cứu, tác giả cho thấy vấn đề đảm bảo về nhân phẩm trong các chính sách đối với người cao tuổi không được đảm bảo và
  • 22. 17 chưa được hiểu một cách đúng đắn, phù hợp. Cách tiếp cận của tác giả mang đậm tính nhân văn và có nhiều điểm mới cần lưu ý tiếp thu khi nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Cùng chủ đề nghiên cứu Tadd vàBayer (2006) sau khi đưa ra khái niệm về nhân phẩm, nghiên cứu về vấn đề nhân phẩm người cao tuổi trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở một số nước tại châu Âu. Tác giả đưa ra thực tế rằng mặc dù thuật ngữ nhân phẩm đã xuất hiện trong chính sách và các văn bản của nhà nước nhưng thường không được định nghĩa một cách rõ ràng mặc dù theo khảo sát, người cao tuổi ở một số nước châu Âu đều cho rằng đây là một vấn đề họ hết sức quan tâm và quan trọng đối với họ. Đóng góp của tác giả là đưa ra những gợi ý về các khía cạnh của nhân phẩm nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách đối với người cao tuổi hiểu và đưa vào chính sách cho phù hợp với mong đợi của người cao tuổi và xã hội. Theo đó, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi cần quan tâm nhiều hơn tới vấn đề giao tiếp, sự riêng tư, sự khác biệt cá nhân và cảm giác dễ bị tổn thương ở người cao tuổi. Vấn đề nhân phẩm ở người cao tuổi cần được chuyển hoá thành các khoá đào tạo bài bản giành cho những người hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi. Về lâu dài, chính sách đối với người cao tuổi cần tập trung vào quyền của người cao tuổi. Stratton và Tadd (2005) cũng đề cập đến vấn đề nhân cách của người cao tuổi nhưng không đưa ra các gợi ý về mặt chính sách mà chỉ tập trung tìm hiểu nhìn nhận và hiểu biết của xã hội về vấn đề nhân cách của người cao tuổi ở một số nước như Anh, Ireland, Tây Ban Nha, Pháp, Slovakia và Thuỵ Sỹ. Xã hội đang mất dần đi những giá trị truyền thống khi nhìn nhận về người cao tuổi. Xã hội cho rằng người cao tuổi không khác gì trẻ con. Họ là nhóm người dư thừa và làm liên luỵ những người trẻ. Và họ thường được cho rằng là đối tượng dễ tổn thương và nạn nhân của hành vi bài xích trong xã hội. Gia đình
  • 23. 18 lại có cái nhìn khác về nhân phẩm của người cao tuổi. Việc chăm sóc người cao tuổi là công việc hết sức khó khăn, có thể dẫn đến căng thẳng, có thể tạo nên áp lực về kinh tế và sức khỏe. Những gánh nặng này thường rơi vào vai người phụ nữ trong gia đình vì họ thường là đối tượng chịu trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi trong gia đình. Về hệ thống chăm sóc sức khỏe, không những đối diện với sự quá tải và yếu kém về cơ sở vật chất, người cao tuổi còn thường cảm thấy cô lập ở các nhà dưỡng lão. Nhân viên ở những trung tâm, nhà dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi thường ít được đào tạo bài bản và họ thường đối xử người cao tuổi như đối xử với trẻ em. Chính những điều này ở các trung tâm chăm sóc người cao tuổi và viện dưỡng lão đã ảnh hưởng đến nhân phẩm của người cao tuổi. Tất cả các đối tượng tham gia trả lời khảo sát đều thống nhất rằng người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương do họ dễ dàng mất đi tiền bạc, sức khỏe, năng lượng, nhan sắc và các cơ hội. Chính vì vậy, cần giúp cho họ trở thành một bộ phận thật sự sống động và có ý nghĩa trong xã hội để họ được hữu ích và tôn trọng, được đảm bảo về mặt nhân phẩm. Tóm lại, chính sách đối với người cao tuổi là chủ đề quan trọng và nhận được nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Dựa trên yêu cầu, cách tiếp cận của luận án đặt ra và vì giới hạn nhất định về dung lượng, tác giả nhận thấy hai chủ đề trên là hai chủ đề quan trọng để tổng thuật. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở trong nước Xuất phát từ vai trò quan trọng của người cao tuổi và chính sách đối với người cao tuổi, vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
  • 24. 19 Có nhiều nghiên cứu về người cao tuổi và chính sách đối với người cao tuổi ở trong nước. Các nghiên cứu này tập trung vào một số nội dung quan trọng như mô tả về người cao tuổi, bao gồm: (1) khái niệm, phân loại và đặc điểm của người cao tuổi; (2) chất lượng sống và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi; (3) nghiên cứu về người cao tuổi trong mối quan hệ với gia đình; (4) nghiên cứu về chăm sóc người cao tuổi và nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi. Trên thực tế, có những nghiên cứu đề cập đến đồng thời những nội dung vừa nêu, nhưng trọng tâm có thể nghiêng về một trong những nội dung trên. Cho nên sự phân chia của luận án trong quá trình tổng thuật tài liệu chỉ mang tính tương đối để vừa làm nổi bật những nội dung của các nghiên cứu đã có về lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi vừa đảm bảo tính sát hợp với yêu, mục tiêu nghiên cứu. 1.2.1. Nhóm các nghiên cứu mang tính mô tả về người cao tuổi Đa phần những nghiên cứu này tập trung vào trình bày khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn phát triển và vai trò của người cao tuổi. Một trong những nội dung được đề cập đến nhiều là đặc điểm của người cao tuổi. Đặc điểm của người cao tuổi được tiếp cận trên hai khía cạnh: khía cạnh sinh học và khía cạnh tâm lý. Về khía cạnh sinh học, người cao tuổi có những đặc điểm như tuổi cao, sức khỏe yếu, mất sức lao động (Bế Quỳnh Nga, 2005). Những đặc điểm này tuy phản ánh được một số khía cạnh quan trọng về mặt sinh học của người cao tuổi, nhưng vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, chưa giúp phân định được với những nhóm mất sức lao động và sức khỏe yếu khác trong xã hội. Cục bảo trợ xã hội (2012) đưa ra các đặc điểm sinh học một cách chi tiết hơn. Trước hết, người cao tuổi phải gắn với quá trình lão hoá dẫn đến thay đổi về diện mạo và khả năng vận hành của các cơ quan trong cơ thể [22, tr.8-9]. Về tình trạng sức khỏe, người cao tuổi thường có những căn bệnh đặc thù của
  • 25. 20 tuổi cao như tim mạch, huyết áp, xương khớp, hô hấp, răng miệng và tiêu hoá [22, tr. 9-10]. Đặc điểm sinh học do Cục bảo trợ xã hội đưa ra đảm bảo mức độ chi tiết, rất hữu ích trong việc phân biệt đối tượng người cao tuổi với các đối tượng thuộc các nhóm tuổi khác trong xã hội. Tài liệu đào tạo của Cục bảo trợ xã hội [22, tr. 9-10] cũng trình bày một cách vừa khái quát, vừa chi tiết như hướng về quá khứ, dễ chuyển từ trạng thái tích cực sang trạng thái tiêu cực, dễ rơi vào cảm giác cô đơn và cần được quan tâm chăm sóc nhiều hơn, dễ cảm thấy bất lực và tủi thân, nói nhiều hoặc trầm cảm và sợ phải đối mặt với cái chết. Do những thay đổi về tâm lý mà người cao tuổi thường dễ thay đổi tính nết. Ngoài ra, nghiên cứu của Cục Bảo trợ xã hội còn nghiên cứu tập trung làm rõ giai đoạn chủ yếu của người cao tuổi. Cục Bảo trợ xã hội [22, tr. 12- 14] cho rằng người cao tuổi trải qua bốn giai đoạn như sau: Giai đoạn đầu bắt đầu từ năm 60 tuổi đến 69 tuổi. Giai đoạn giữa từ 70 đến 79 tuổi. Giai đoạn gần cuối từ 80 đến 90 tuổi và giai đoạn cuối của người cao tuổi trên 90 tuổi. Ở mỗi giai đoạn, người cao tuổi có những hạn chế về mặt sức khỏe và thay đổi về mặt tâm lý. Các phân chia này đảm bảo mức độ chi tiết, tuy nhiên có biểu hiện manh mún và chưa khoanh biệt được đặc điểm của từng giai đoạn. Điều kiện y tế được cải thiện, chất lượng sống của người dân được nâng cao, sức khỏe của người cao tuổi được cải thiện đáng kể, cho nên tình hình sinh lý và tâm lý của người cao tuổi cũng khác trước và khác nhau rõ rệt. Có những nhóm mặc dù trên 70 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh và tham gia các hoạt động lao động sản xuất. Thế nhưng, có những nhóm ngược lại. Do đó, cách phân chia này chỉ quan tâm đến tính cơ học của các nhóm mà chưa quan tâm đến đặc điểm sức khỏe và tâm lý của nhóm. Về vai trò của người cao tuổi, nghiên cứu của Cục Bảo trợ [22, tr.14-15] cho thấy người cao tuổi có những vai trò cơ bản như tham gia hoạt động quản
  • 26. 21 lý nhà nước ở cơ sở, tuyên truyền truyền thống tinh thần yêu nước đến các thế hệ sau; tham gia xây dựng bảo tồn văn hoá, các giá trị truyền thống ở địa phương; tham gia nghiên cứu phát triển giáo dục, khoa học công nghệ; và thậm chí là tham gia phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Theo cách tiếp cận này, người cao tuổi có đóng góp trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Trên thực tế người cao tuổi cũng là một nguồn lực của xã hội. Đây là cách tiếp cận phù hợp với khuynh hướng về người cao tuổi hiện nay. Cùng chủ đề tác giả Lê Văn Khảm (2014) trình bày thực trạng người cao tuổi ở Việt Nam để từ đó đề xuất những giải pháp đảm bảo chất lượng sống của nhóm đối tượng này. Tuổi thọ người Việt Nam ngày càng cao và tỷ lệ dân số già đang tăng nhanh; điều đó phản ánh thành tựu phát triển về kinh tế, xã hội, y tế và công tác dân số. Để đảm bảo chất lượng cuộc sống, phát huy được tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực của người cao tuổi, cần nhận diện những thách thức đối với cộng đồng người cao tuổi, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp thích hợp. Thực tế cho thấy, một bộ phận người cao tuổi đang đối mặt với khó khăn về thu nhập, những thay đổi về cấu trúc gia đình và các quan hệ xã hội, đặc biệt là những nguy cơ bất lợi về sức khỏe. Thực tế này đòi hỏi gia đình, cộng đồng, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ người cao tuổi về kinh tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đây là nghiên cứu có chất lượng và khái quát về tình hình người cao tuổi ở Việt Nam, tuy nhiên giải pháp và kiến nghị chỉ dừng lại ở mức độ gợi ý, khái quát. 1.2.2. Nhóm các nghiên cứu về chất lượng sống và nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi Tiếp cận từ nhu cầu chăm sóc hàng ngày của người cao tuổi có nghiên cứu Elderly care in daily living in rural Vietnam: Need and its socioeconomic determinants của Lindholm và cộng sự (2011). Trên cơ sở xem xét nhu cầu và các yếu tố kinh tế tác động đến nhu cầu chăm sóc hàng
  • 27. 22 ngày của người cao tuổi ở nông thôn Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra nhiều khuyến nghị rất quan trọng về chính sách. Bài báo là kết quả nghiên cứu vào năm 2007 ở người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên được lựa chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn. Ngoài ra tác giả sử dụng phân tích đa biến để xác định các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến nhu cầu chăm sóc hàng ngày ở người cao tuổi. Nhu cầu chăm sóc hàng ngày của người cao tuổi được chia thành ba mức độ: mức cơ bản (mức 1) gồm: ăn, uống, tắm, sử dụng nhà vệ sinh, di chuyển lên giường và từ giường tới ghế, mặc đồ; mức sinh hoạt (mức 2) bao gồm: đi mua sắm, nấu ăn, quét nhà; mức tư duy (mức 3) như viết, đọc, xem ti vi và nghe đài. Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu chăm sóc hàng ngày ở người cao tuổi chủ yếu tập trung ở mức 2 và 3. Người thực hiện các hoạt động hỗ trợ hàng ngày chủ yếu là cháu, chắt chứ không phải là vợ/chồng. Có nhiều yếu tố kinh tế - xã hội tác động tỷ lệ nghịch đến nhu cầu chăm sóc hàng ngày của người cao tuổi đó là: độ tuổi ở những người cao tuổi, tình trạng học vấn, tình trạng hôn nhân, sống một mình, chủ hộ, sống ở vùng núi hoặc đồng bằng. Những yếu tố vừa nêu càng tốt, nhu cầu chăm sóc hàng ngày càng thấp, và ngược lại. Nghiên cứu này đã cung cấp kết quả nghiên cứu chi tiết về nhu cầu chăm sóc người cao tuổi ở nông thôn Việt Nam, rất có ích cho việc đưa ra chính sách hỗ trợ phù hợp. Thế nhưng, hạn chế của nghiên cứu này là không bao gồm người cao tuổi khuyết tật. Đồng thời, việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu có thể gây khó khăn trong việc thu thập thông tin do những người cao tuổi có thể hiểu khác nhau ở cùng một câu hỏi. Các khuyến nghị của nghiên cứu cũng chưa rõ ràng và cụ thể để có thể giúp cho chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam tốt hơn. Cùng hướng đến đối tượng là người cao tuổi ở nông thôn, nhưng Ninh Thị Hà và cộng sự (2014) chỉ tập trung vào những người cao tuổi ở nông thôn bị huyết áp cao trong nghiên cứu “Quality of life among people living with
  • 28. 23 hypertension in a rural Vietnam community”. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin đối với 275 người. Đồng thời, tác giả sử dụng T-test và Anova test để xem xét mối quan hệ giữa các biến trong khi nghiên cứu về chất lượng sống của người cao tuổi ở khu vực nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng sống về khía cạnh tâm lý của người cao tuổi bị huyết áp không cao, và có sự khác nhau theo đặc điểm dân số và xã hội. Khuyến nghị mà chính sách đưa ra là tăng cường các hoạt động thể chất kết hợp với các biện pháp điều trị huyết áp cao sẽ giúp cải thiện chất lượng sống của người bị huyết áp, nhất là khía cạnh tâm lý. Những biện pháp này nên chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng là phụ nữ, bệnh nhân có trình độ học thức thấp và không có gia đình. Đây là nghiên cứu có tính định lượng rất cao, có ích cho việc đưa ra những khuyến nghị chính sách để chăm sóc người cao tuổi có bệnh huyết áp giúp cải thiện chất lượng sống của đối tượng này. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu nhỏ nên giá trị để khái quát không cao. Nhu cầu chăm sóc ở người cao tuổi cao lại phụ thuộc vào khả năng chi trả của nhóm đối tượng này. Theo đó, có nghiên cứu Willingness to use and pay for options of care for community-dwelling older people in rural Vietnam” của Le Van Hoi và cộng sự (2012). Nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu thứ cấp đã có sẵn và phương pháp thảo luận nhóm để thu thập thông tin về nhận thức của hộ gia đình có người cao tuổi và người cao tuổi về việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trong mối tương quan với khả năng chi trả của gia đình. Kết quả cho thấy, đa số người được hỏi có khuynh hướng sử dụng thường xuyên các nhóm chăm sóc di động, rất ít người trả lời có ý định sử dụng trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Người nhà của người cao tuổi có khuynh hướng thích sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi hơn so với bản thân người cao tuổi. Sự sẵn sàng tham gia dịch vụ chăm sóc người
  • 29. 24 cao tuổi tỷ lệ nghịch với mức phí dịch vụ. Số người có mong muốn hưởng dịch vụ chăm sóc miễn phí cao hơn 2/3 lần so với số người có khả năng trả phí. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn khái quát về nhu cầu hưởng thụ dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và khả năng chi trả của họ. Nhờ đó có thể đưa ra những gợi ý về mặt chính sách trong việc xây dựng các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nông thôn trong khả năng chi trả của họ. Tuy nhiên, do khả năng chi trả bị chi phối bởi nhiều yếu tố kinh tế-xã hội phức tạp nên việc dự báo trong nghiên cứu có thể chưa chính xác. Thêm nữa, nghiên cứu bỏ qua nhu cầu chăm sóc người cao tuổi bị khuyết tật cũng làm khả năng dự báo mức độ sẵn sàng chi trả của người cao tuổi ở nông thôn chưa bao quát. 1.2.3. Nhóm các nghiên cứu người cao tuổi từ góc độ gia đình Trong nghiên cứu Chiến lược sống của người cao tuổi trước những biến đổi của gia đình nông thôn hiện nay của tác giả Bế Quỳnh Nga (2015), vấn đề người cao tuổi được xem xét trong mối tương quan với sự biến đổi của gia đình ở nông thôn. Khuynh hướng hiện nay đang diễn ra trong các gia đình ở nông thôn là tách hộ, con cái được khuyến khích tách hộ để ra ở riêng làm thay đổi quy mô gia đình và mối tương tác, gắn bó giữa cha mẹ với những người con đã lập gia đình. Do đó, người cao tuổi tìm đến thiết chế xã hội thay thế như làng xóm láng giềng, các câu lạc bộ (câu lạc bộ dưỡng sinh, cầu lông, thơ, Hán Nôm, v.v.), các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, v.v. Ngoài ra, người cao tuổi còn tích cực tham gia các hội đoàn tương trợ giúp nhau về kinh tế. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc mô tả khuynh hướng tách hộ của các gia đình nông thôn hiện nay và sự tham gia của người cao tuổi vào các thiết chế xã hội mà chưa đưa ra được những nhận định về đời sống, chính sách người cao tuổi.
  • 30. 25 Cùng bàn về chủ đề này nhưng ở góc độ khác, học viên cao học Bùi Nghĩa đặc biệt quan tâm đến vai trò của các thành viên trong gia đình đối với việc chăm sóc người cao tuổi trong xã hội đang chuyển đổi. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ xã hội học của tác giả Bùi Nghĩa tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn “Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện năm 2007 đã hướng đến nội dung như vậy. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính của xã hội học, đặc biệt tiến hành phỏng vấn sâu 48 đối tượng tại phường Hiệp Bình Phước, phường Bình Thọ và phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đã khảo sát, đánh giá, phân tích nhằm làm rõ vai trò của các thành viên trong gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi về sức khỏe, tinh thần và khía cạnh tình cảm cũng như sự biến chuyển trong cấu trúc về vai trò của người cao tuổi trong gia đình hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, luận văn cũng chỉ ra được những yếu tố có tác động làm thay đổi quan niệm, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình về cách thức chăm sóc đối với người cao tuổi. Từ đây, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị góp phần vào việc tìm kiếm những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chăm sóc người cao tuổi tại gia đình gắn với vai trò gia đình; đồng thời, giúp các nhà chính sách hoạch định vấn đề người cao tuổi sâu sát với thực tế hơn. Trong bối cảnh hiện nay, dưới tác động cơ chế thị trường và công nghiệp hóa, hội nhập hóa, việc người cao tuổi ở đâu, ai chăm sóc cho họ và chăm sóc như thế nào, gia đình họ nghĩ như thế nào về bổn phận chăm sóc người cao tuổi,... là những chủ đề đã được luận văn giải quyết rất trọn vẹn. 1.2.4. Nhóm các nghiên cứu về chăm sóc người cao tuổi tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi Vấn đề chăm sóc người cao tuổi tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Những nghiên cứu này hết sức đa
  • 31. 26 dạng, phong phú, tập trung vào nhiều khía cạnh, chẳng hạn như những vấn đề về tâm lý, tinh thần của người cao tuổi ở cơ sở chăm sóc người cao tuổi; vấn đề hoạt động của các cơ sở chăm sóc và sự tương tác giữa người cao tuổi khi cùng chung sống trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Đề tài “Tìm hiểu mức độ trầm cảm ở người cao tuổi sống trong trung tâm bảo trợ xã hội thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Thị Sánh (2014) tập trung nghiên cứu về mức độ trầm cảm và những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở người cao tuổi sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng. Trầm cảm là một trong những biểu hiện tâm lý tiêu cực và phổ biến ở người cao tuổi khi họ phải tách ra khỏi gia đình để đến sống trong một môi trường xa lạ về con người, sinh hoạt, và văn hoá. Tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện của trầm cảm giúp cho công tác chăm sóc người cao tuổi được tốt hơn. Từ xuất phát điểm này, nhóm tác giả đã giành phần lớn nghiên cứu làm rõ nguyên nhân gây trầm cảm như: ít tiếp xúc với người thân, lối sinh hoạt thay đổi, cảm thấy lẻ loi và thu mình lại, v.v. Nghiên cứu có ưu điểm là đã chạm tới được những lý giải sâu sắc về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người cao tuổi. Nói cách khác, vấn đề trầm cảm được nghiên cứu trong mối quan hệ về văn hoá, xã hội và gia đình liên quan đến người cao tuổi. Thế nhưng, điểm hạn chế quan trọng của đề tài này là những khuyến nghị chỉ mang tính vi mô, chưa gắn kết với những khuyến nghị về mặt chính sách. Hơn nữa, về phương pháp nghiên cứu, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống và khảo sát ở một trung tâm bảo trợ xã hội nên tính đại diện của mẫu chưa cao. Do đó, kết quả nghiên cứu chưa có giá trị để khái quát, mở rộng ở các cơ sở khác. Một vấn đề có liên quan đến sự trầm cảm của người cao tuổi là nhu cầu quan hệ, bao gồm quan hệ xã hội và quan hệ tình cảm; bởi vì nhu cầu quan hệ là một trong những cách thức để hạn chế sự trầm cảm ở nhóm dân số này.
  • 32. 27 Theo đó, có đề tài nghiên cứu khoa học Nhu cầu quan hệ của người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội” của Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đề tài đã đề cập đến người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì, Hà Nội được thu nhận và nuôi dưỡng, sống cách biệt về địa lí với gia đình, người thân và thế giới bên ngoài. Do đó, người cao tuổi ở đây thường hạn chế về các mối quan hệ xã hội bên ngoài và thiếu thốn về nhu cầu quan hệ tình cảm khi sống trong môi trường nuôi dưỡng của trung tâm. Đề tài nghiên cứu đưa ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp về vấn đề hạn chế các mối quan hệ ở người cao tuổi ở trung tâm bảo trợ xã hội và đi vào đưa ra hướng giải quyết. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ giữa những người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa với gia đình, người thân, bạn bè và các tổ chức xã hội, cùng với mối quan hệ với cán bộ, nhân viên cơ sở, người nuôi dưỡng và môi trường sống tại trung tâm. Bên cạnh đó, còn nêu lên mối quan hệ khác giới giữa người cao tuổi với nhau trong trung tâm. Nhóm nghiên cứu đã khai thác tất cả tất cả các mối quan hệ của những người cao tuổi tại trung tâm, chỉ ra cho chúng ta thấy nhiều mặt của các mối quan hệ này để hiểu rõ thêm về tâm lí người cao tuổi. Đề tài còn đi vào tìm hiểu nhu cầu quan hệ của người cao tuổi cô đơn, đặc biệt là nhu cầu quan hệ về mặt tình cảm cùng những trở ngại và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ của người cao tuổi. Từ đó đưa ra giải pháp can thiệp hỗ trợ cho nhân viên cơ sở và đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Ưu điểm nỗi bật của nghiên cứu này là đã nhìn nhận một cách thẳng thắn nhu cầu quan hệ trong đó có nhu cầu tình cảm của người cao tuổi với phương pháp nghiên cứu phù hợp là nghiên cứu tình huống, bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn sâu. Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu này là chưa giải quyết
  • 33. 28 triệt để vấn đề về nhu cầu quan hệ tình cảm ở người cao tuổi. Giải pháp về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được đề cập sâu sắc. Đồng thời, do nghiên cứu tại một trung tâm nên tính đại diện và khả năng khái quát của kết quả nghiên cứu chưa cao. Tuy có cách tiếp cận khác nhau, nhưng tác giả Nguyễn Phương Lan (2000) cũng gián tiếp đề cập đến khía cạnh quan hệ xã hội của người cao tuổi ở nghiên cứu “Tiếp cận văn hoá người cao tuổi”. Theo tác giả này, người cao tuổi chuyển đổi từ môi trường hoạt động tích cực sang môi trường nghĩ ngơi hoàn toàn. Cùng với thời gian rỗi nhiều là sức khỏe ngày càng kém đi đã khiến cho họ rơi vào trạng thái tâm lí cô lập với thế giới xung quanh; đòi hỏi cần có nhu cầu giao tiếp mãnh liệt. Với tác giả, do kinh nghiệm sống gắn với yếu tố văn hoá của giai đoạn trước nên với họ giao tiếp không chỉ đơn thuần là giao tiếp xã hội. Với cách tiếp cận này, tác giả đưa ra ba loại giao tiếp ở người cao tuổi: giao tiếp với tự nhiên, với thế giới xung quanh; giao tiếp với thần linh, lực lượng siêu nhiên; giao tiếp với con người. Trong ba loại giao tiếp này, đối với các cụ, nhu cầu giao tiếp với con người là quan trọng nhất. Khi về tuổi cao, họ luôn có xu hướng mặc cảm bản thân, chán nản, hay giận dỗi không kiềm nén được cảm xúc bản thân… do đó ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa mọi người xung quanh. Dựa trên đặc điểm này, tác giả đưa ra các biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng giao tiếp theo chiều hướng tốt nhất. Nghiên cứu có ưu điểm là đối tượng nghiên cứu rõ ràng cụ thể, có thể định lượng được mức độ giao tiếp của người cao tuổi. Thế nhưng, nhược điểm là tác giả tiếp cận từ góc độ văn hoá để tìm hiểu vấn đề giao tiếp lại có vẻ không phù hợp. Thực ra, giao tiếp không chỉ đơn thuần liên quan đến yếu tố văn hoá, mà còn liên quan rất nhiều đến yếu tố tâm lý. Với nghiên cứu này, tác giả nên chỉ ra rằng, người cao tuổi với những đặc điểm về văn hoá như vậy đã làm xuất hiện những đặc điểm tâm lý, đến lượt nó, những đặc điểm
  • 34. 29 tâm lý này làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp ở người cao tuổi. Được như vậy, nghiên cứu sẽ thuyết phục hơn. Không chỉ giới hạn ở vấn đề trầm cảm, hoặc nhu cầu quan hệ ở người cao tuổi, tác giả Ngô Ngọc Mị và cộng sự (năm 2014) nghiên cứu về nhu cầu tinh thần của người cao tuổi với đề tài “Nhu cầu tinh thần của người cao tuổi tại các cơ sở xã hội Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã nêu lên được nguyên nhân và thực trạng của vấn đề đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay tại hai mái ấm chùa Lâm Quang và nhà dưỡng lão Tân Thông Hội. Nghiên cứu đã làm bật lên được tâm lí, nhu cầu và sự đáp ứng từ xã hội ở người cao tuổi. Tuy nhiên, vấn đề về tinh thần của người cao tuổi thường khó định lượng. Nên dù nhóm tác giả cố gắng định lượng để đánh giá nhu cầu tinh thần, vẫn còn nhiều điều đáng bàn cãi. Nhóm tác giả chưa vẽ lên được một cách sinh động nhu cầu tinh thần của người cao tuổi về mặt định lượng. Hơn nữa, khung lý thuyết dùng để phân tích, đánh giá nhu cầu tinh thần chưa rõ ràng, chưa chỉ ra được các khía cạnh của nhu cầu tinh thần. Điều này làm cho việc đánh giá nhu cầu tinh thần của người cao tuổi còn chung chung, chưa tập trung. Thêm nữa, tác giả có khuynh hướng tách biệt hoàn toàn yếu tố tinh thần và yếu tố vật chất như thu nhập, sức khỏe nên không thấy hết những nguyên nhân về vật chất của yếu tố tinh thần. Vì trên thực tế, sức khỏe là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến tinh thần và nhu cầu tinh thần của người cao tuổi. Ngoài ra, tương tự như hạn chế ở nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hoa, về phương pháp nghiên cứu, nhóm tác giả Ngô Ngọc Mị chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống và khảo sát ở hai trung tâm bảo trợ xã hội, nên tính đại diện của mẫu chưa cao. Do đó, kết quả nghiên cứu chưa có giá trị để khái quát, mở rộng ở các cơ sở khác, mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh vốn sôi động và đặc thù về vấn đề chăm sóc người cao tuổi.
  • 35. 30 Về cơ sở chăm sóc người cao tuổi có nghiên cứu Xây dựng trung tâm tư vấn miễn phí cho người cao tuổi” của nhóm tác giả Lê Thị Hồng Phúc (2014). Bài nghiên cứu đã nói lên được nhu cầu của người cao tuổi như về sức khỏe, tâm lý, chỗ ở và việc làm, thực trạng người cao tuổi hiện nay tại các trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn đi sâu vào phân tích nhu cầu của người cao tuổi trong việc đáp ứng nhu cầu bản thân trong cuộc sống. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho thấy sự quan tâm của mọi người xung quanh đến người cao tuổi tại trung tâm. Tác giả còn đưa ra đề xuất xây dựng các mô hình tư vấn miễn phí cho người cao tuổi. Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là tập trung vào nhu cầu xây dựng trung tâm tư vấn miễn phí hơn là đề xuất mô hình trung tâm tư vấn miễn phí. Đề tài này có lẽ phù hợp hơn dưới dạng một đề án. 1.2.5. Nhóm các nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam Công trình nghiên cứu Cơ sở thực tiễn và lý luận xây dựng chính sách xã hội đối với người già của tác giả Nguyễn Hữu Dương (1999) do Vụ Các vấn đề xã hội thuộc Văn phòng Quốc hội chủ trì. Công trình đã cung cấp được thực trạng người cao tuổi ở Việt Nam cũng như chính sách đối với người cao tuổi trước khi giành độc lập và từ sau khi giành độc lập đến nay. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy tình trạng kinh tế-xã hội, gia đình, nhà ở và việc làm; cũng như sự tham gia các hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội của người cao tuổi. Tuy nhiên, do được tiến hành từ năm 1999, số liệu tác giả cung cấp đến nay đã bị lạc hậu. Hiện nay, với sự biến động mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, chính trị và thiết chế gia đình, thực trạng và nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi đã thay đổi; đòi hỏi có sự tiếp cận mới phù hợp hơn với bối cảnh hiện nay. Thêm nữa, chính sách đối với người cao tuổi tuy có đề cập nhưng sơ lược, khái quát, chưa thấy được rõ nét những nỗ lực mà
  • 36. 31 Nhà nước đã thực hiện, cũng như những việc Nhà nước nên và sẽ làm trong thời gian tới. Cùng nhìn nhận vấn đề người cao tuổi ở góc độ chính sách, đặc biệt xem xét, đánh giá lại mức độ thành công cũng như sự ghi nhận của người cao tuổi đối với hiệu quả của hệ thống chính sách đối với người cao tuổi từ khi có luật đến nay, tác giả Nguyễn Văn Đồng có bài nghiên cứu sát với mục tiêu của luận án: “Luật người cao tuổi: Thực tiễn triển khai sau 8 năm ba hành” được đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 1 (137), 2017. Luật người cao tuổi được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 23/11/2009, đã quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc, trợ giúp và phát huy vai trò người cao tuổi. Sự ra đời của Luật người cao tuổi đã tạo nền tảng pháp lý thúc đẩy hoạt động trợ giúp người cao tuổi diễn ra thuận lợi hơn, thường xuyên và sâu rộng hơn. Nhìn ở góc độ thực chứng, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Đồng đã chỉ ra được những kết quả nổi bật, toàn diện, ở khía cạnh khái quát sâu sắc song hành cùng với tồn tại, vướng mắc còn gặp phải trong suốt quá trình hơn 08 năm thực hiên chính sách đối với người cao tuổi trên các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần; vai trò của người cao tuổi trong đời sống; khả năng tiếp cận của người cao tuổi về chính sách liên quan đến họ; hay vai trò xã hội của họ trong tiến trình thực thi chính sách đối với người cao tuổi thời gian qua,... Những tồn tại, bất cập mà tác giả Nguyễn Văn Đồng đưa ra như các vấn đề xoay quanh văn bản quy định triển khai luật (hình thức, tiến độ, tính thực tiễn,...), hạn chế kinh phí, người cao tuổi còn khó khăn trong tiếp cận dịch vụ cơ bản của xã hội,... mà công trình này đạt được là những gợi ý, chỉ báo cần thiết cho luận án tiếp tục nghiên cứu. Ở một góc độ hẹp hơn, chuyên sâu hơn về người cao tuổi nhưng nhìn nhận ở khía cạnh chính sách, tác giả Trịnh Duy Luân có bài báo nghiên cứu
  • 37. 32 Chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí tiếng Việt số 1(98)-2016. Nếu như tác giả Nguyễn Văn Đồng đánh giá thành tựu, hạn chế của chính sách đối với người cao tuổi ở bình diện chung nhất, khả năng tiếp cận, được thỏa mãn các phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi kể từ khi Luật người cao tuổi có hiệu lực thì tác giả Trịnh Duy Luân tập trung đánh giá chính sách chăm sóc người cao tuổi. Bài viết đã phân tích một cách có hệ thống các chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay (trên các khía cạnh: tính hệ thống và mức độ đầy đủ của các chính sách, sự đáp ứng các quyền được ghi trong Luật người cao tuổi, các nhu cầu vật chất, tinh thần tối thiểu của người cao tuổi, các quan hệ xã hội và mạng lưới xã hội của người cao tuổi, những hạn chế, trong hệ thống chính sách người cao tuổi) và đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi Việt Nam trong thời gian tới. Tuy bàn ở phạm vi hẹp nhưng với những phân tích chuyên sâu của mình, Trịnh Duy Luân không chỉ cho thấy hiện trạng của hệ thống chính sách chăm sóc người cao tuổi mà còn nhấn mạnh để chính sách người cao tuổi nói chung và trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi nói riêng, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng cho chính người thụ hưởng thì tất yếu cần coi trọng tính khả thi, hiệu quả, toàn diện, đầy đủ của hệ thống chính sách hiện hành. Chăm sóc người cao tuổi và chính sách về lĩnh vực này vốn rất được quan tâm, chú trong trong hệ thống chính sách người cao tuổi hiện nay. Vì vậy, hai tác giả là Trịnh Duy Luân và Trần Thị Minh Thi trong quyển sách “Chăm sóc người cao tuổi trong xã hội Việt Nam đang chuyển đổi: Những chiều cạnh chính sách và cấu trúc” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành 2017 cũng quan tâm nghiên cứu về chủ đề này. Đặt nhiệm vụ chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh mà Việt Nam đang có chuyển đổi nhanh chóng về mọi mặt đời sống xã hội, hai tác giả Trịnh Duy Luân và Trần Thị Minh Thi tập
  • 38. 33 trung làm rõ vai trò của các chủ thể như nhà nước, gia đình, cộng đồng và thị trường trong chăm sóc người cao tuổi hiện nay dưới góc nhìn chính sách. Đặc biệt, hai tác giả khẳng định, cùng với việc suy giảm vai trò của gia đình xã hội hiện đại, một phần trách nhiệm chăm sóc đối tượng này đang dần được chuyển sang cho khu vực công (nhà nước) và thị trường dịch vụ. Vai trò của nhà nước như là người cung cấp phúc lợi càng trở nên đáng kể với nhiều kênh , công cụ khác nhau mà trước hết phải kể đến vai trò của hệ thống an sinh xã hội, bảo trợ xã hội và các chính sách chăm sóc/trợ giúp người cao tuổi. Tuy vậy, bên cạnh tính đa dạng thì hệ thống chính sách đối với người cao tuổi nước ta đang có vấn đề ở tính khả thi trong thực hiện chính sách, dần xuất hiện nhiều khoảng trống , bất cập cần được xem xét trong mối tương quan với nhu cầu, đòi hỏi của người cao tuổi. Cùng với đó, hai tác giả còn đi sâu nghiên cứu cách thức giúp người cao tuổi có thể thích ứng và tiếp cận một cách dễ dàng với các chủ thể có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho họ ở khía cạnh cấu trúc xã hội. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu về đặc điểm của người cao tuổi như về nhân khẩu, sức khỏe, kinh tế - lao động - việc làm và nơi ở trong bối cảnh chuyển đổi đã góp phần giúp luận án đưa ra hệ thống các giải pháp, khuyến nghị chính sách hợp lí hơn. Cùng bàn về vấn đề chăm sóc người cao tuổi, còn có nghiên cứu Một số phát hiện chính của nghiên cứu đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam của tác giả Đàm Viết Cường và cộng sự (2007). Nhóm tác giả đi từ việc mô tả hiện trạng về tình hình sức khỏe, mô hình ốm đau của người cao tuổi; tình hình sử dụng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi đến việc triển khai thực hiện các chính sách sức khỏe người cao tuổi. Theo đó, tác giả nhấn mạnh đến việc triển khai Pháp lệnh người cao tuổi và những khó khăn, vướng mắc để làm cơ sở cho những kiến nghị đối với các cơ quan liên quan. Những gợi ý về mặt chính sách của nhóm
  • 39. 34 tác giả phần nào có đóng góp tích cực cho một chính sách người cao tuổi. Tuy nhiên, điểm hạn chế chủ yếu của nghiên cứu này là chỉ đề cập đến khía cạnh chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế, người cao tuổi không những cần được quan tâm về mặt sức khỏe mà quan trọng hơn là về mặt tinh thần. Chính sách đối với người cao tuổi phải hướng tới cả mặt vật chất, sinh học, tinh thần và tâm hồn của người cao tuổi. Khác với tác giả Đàm Việt Cường và cộng sự (2007), Hoàng Mộc Lan (2011) trong bài hội thảo Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay” nhấn mạnh đến khía cạnh đời sống tinh thần của người cao tuổi. Tuy nhiên, đời sống tinh thần của người cao tuổi lại được tiếp cận từ góc độ nhu cầu về sức khỏe, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và được quan tâm, tôn trọng. Ngoài ra những số liệu thu thập được cho thấy, người cao tuổi còn có nhu cầu tạo ra thu nhập. Nói cách khác, nhu cầu có thu nhập là yếu tố tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của họ. Tuy cách tiếp cận từ góc độ tâm lý với tâm điểm là nhu cầu là cách cận mới, thế nhưng cách tiếp cận này chỉ có thể phản ánh được một vài khía cạnh trong đời sống tinh thần rất phong phú, đa dạng và phức tạp của người cao tuổi. Đồng thời, nghiên cứu thiếu hẳn những gợi ý về mặt chính sách. Cùng nghiên cứu về vấn đề chăm sóc người cao tuổi, nhưng tác giả Nguyễn Xuân Thanh và Lindholm (2012) trong nghiên cứu Has Vietnam health care funds for the poor policy favored the elderly poor? chỉ tập trung vào quỹ chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để so sánh hai nhóm là nhóm đối chứng và nhóm can thiệp để tìm ra tác động của Quỹ chăm sóc sức khỏe đến hiệu quả chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam qua các năm 2001, 2003, 2005 và 2007. Tác giả nhận thấy rằng Quỹ chăm sóc sức khỏe đạt được một số mục tiêu đặt ra ban đầu. Số người cao tuổi thuộc hộ nghèo sử dụng
  • 40. 35 dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế tuyến xã tăng lên. Thế nhưng, Nhà nước cần nhiều nỗ lực hơn nữa để giúp người cao tuổi thuộc hộ nghèo sử dụng nhiều hơn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tuyến huyện và tỉnh, đồng thời giảm chi phí chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình có người cao tuổi. Những kết luận mang tính định lượng của nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của Quỹ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu của đề tài có đóng góp tích cực cho chính sách người cao tuổi trong việc đưa ra những gợi ý chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Cùng chủ đề này, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã tiến hành triển khai đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng trong hai năm 2005 và 2006. Đề tài hướng tới các mục tiêu cơ bản như đánh giá thực trạng về người cao tuổi ở Việt Nam; tổng kết, đánh giá kinh nghiệm từ một số mô hình chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi hiện hành và đề xuất một số giải pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Theo đó, đề tài đã trình bày một cách sâu sắc những đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam trên một số khía cạnh: tuổi thọ trung bình, trình độ học vấn, và điều kiện sống. Tuổi thọ trung bình của người cao tuổi ở Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế giới và phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng và khu đô thị. Trình độ học vấn của người cao tuổi có tăng nhưng còn thấp, phần lớn là mù chữ. Điều kiện sống của người cao tuổi ở nông thôn tốt hơn ở thành thị; tình trạng nhà ở của người cao tuổi cũng được quan tâm; mức sống còn rất thấp. Đời sống tinh thần của người cao tuổi còn đơn điệu, chủ yếu là xem tivi, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng chưa phong phú và đa dạng. Nội dung thứ hai mà đề tài nghiên cứu là công tác chăm sóc người cao tuổi. Công tác chăm sóc người cao tuổi chưa đảm bảo, chế độ bảo hiểm y tế cho đối tượng này chưa được thực hiện tốt. Một số mô hình chăm sóc người cao tuổi
  • 41. 36 bước đầu phát huy hiệu quả như Trung tâm ban ngày, cơ sở chăm sóc và nuôi dưỡng người cao tuổi tập trung. Tuy nhiên những hình thức chăm sóc sức khỏe này chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc người cao tuổi. Ưu điểm nổi bật của nghiên cứu này là đã cung cấp một cái nhìn khái quát về tình hình của người cao tuổi trên nhiều khía cạnh từ tuổi thọ, trình độ học vấn và mức sống. Đồng thời xem xét các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam. Thế nhưng, đề tài này vẫn còn một số hạn chế. Hạn chế thứ nhất là chưa thấy được thực sự khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam. Lý giải của đề tài là do thu nhập không cao nên khả năng tiếp cận những mô hình chăm sóc này chưa tốt. Thế nhưng trên thực tế, những rào cản về mặt văn hoá cũng ảnh hưởng rất lớn. Tính sĩ diện của những đứa con khi gửi cha mẹ đến những nơi này hoặc sự tủi thân của người cao tuổi, mặc dù họ biết ở những nơi đó, họ sẽ được chăm sóc tốt hơn. Thêm nữa, nội dung đánh giá các mô hình chăm sóc người cao tuổi còn hời hợt, chưa sâu sắc. Đánh giá chưa thấy được năng lực của các cơ sở chăm sóc người cao tuổi cũng như sự tác động của những quy định của Nhà nước đến sự phát triển của các mô hình này. Nghiên cứu chưa xây dựng được khung đánh giá mô hình chăm sóc sức người cao tuổi nên nội dung đánh giá không tập trung và những khuyến nghị đưa ra mang tính chung chung, khái quát và có phần trừu tượng, do đó không mang lại giá trị thực tế. Cùng bàn về chính sách đối với người cao tuổi còn có nghiên cứu“Một số vấn để cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” của Lê Ngọc Lân (2010) do Viện nghiên cứu Gia đình và Giới - Viện Khoa học xã hội Việt Nam làm cơ quan chủ quản. Ngoài những nội dung cơ bản về người cao tuổi như khái niệm, cách tiếp cận nghiên cứu về người cao tuổi, kinh nghiệm nghiên cứu người cao tuổi ở các nước và quan điểm của Đảng về người cao tuổi, đề tài còn chỉ ra một số vấn đề cơ bản về đời sống của người cao tuổi hiện nay cũng như công tác chăm sóc người cao tuổi trong các gia
  • 42. 37 đình, cộng đồng và xã hội. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất những khuyến nghị chính sách để phát huy hơn nữa vai trò và công tác chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2011 - 2015. Nghiên cứu có cách tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở chỗ đã đặt công tác này trong mối tương quan giữa vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội. Cách tiếp cận này cho thấy rằng để chăm sóc tốt cho người cao tuổi, cần có sự tham gia của nhiều bên. Tuy nhiên, trong phần khuyến nghị chính sách, tác giả lại bỏ sót những khuyến nghị liên quan đến thiết chế gia đình; vốn là thiết chế quan trọng trong công tác chăm sóc người cao tuổi. Đồng thời, trong quá trình phân tích thực trạng người cao tuổi và công tác chăm sóc người cao tuổi, tác giả bỏ qua tác động của biến đổi văn hoá đến người cao tuổi, gia đình và công tác chăm sóc người cao tuổi. Không đi vào chính sách đối với người cao tuổi chung chung, tác giả Giang Thanh Long (2013) tập trung phân tích nội dung bảo trợ xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam trong nghiên cứu Social protection for older people in Vietnam: Role, challenges and reform options”. Trước thực trạng tỷ lệ người cao tuổi trong dân số tăng nhanh, Việt Nam đã có những bước đi phù hợp trong chính sách bảo trợ xã hội cho người cao tuổi với hai trọng tâm là bảo trợ xã hội cho người về hưu và trợ cấp xã hội. Hai chính sách này đóng vai trò tích cực trong việc giúp giảm nghèo ở người cao tuổi, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong hỗ trợ tài chính và gây khó khăn cho người cao tuổi trong việc tiếp cận chính sách này. Về chính sách nghỉ hưu, có biểu hiện không bền vững về tài chính. Về chính sách hỗ trợ tài chính, cơ chế hỗ trợ hiện tại phát sinh nhiều chi phí và mức hỗ trợ thấp làm giảm hiệu quả của chính sách này. Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa tích cực trong việc hoàn thiện chính sách bảo trợ xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam. Tuy nhiên, chính vì chỉ tập trung vào đối tượng là người cao tuổi ở nông thôn nên tính khái quát
  • 43. 38 của kết luận không cao. 1.3. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Vấn đề chăm sóc người cao tuổi và chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu này tuy có những điểm nhấn khác nhau nhưng đều tập trung làm rõ như cầu chăm sóc, cách thức hỗ trợ và chăm sóc cùng với những khuyến nghị về mặt chính sách như phân tích trong quá trình tổng thuật ở trên. Những nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để luận án tiếp thu. Các nghiên cứu trên đã giúp cho tác giả luận án có được cái nhìn đa chiều từ nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách đối với người cao tuổi. Mặt khác, các nghiên cứu đó còn giúp cho tác giả luận án làm rõ cơ sở lý thuyết về nhu cầu của người cao tuổi, góp phần hình thành khung lý thuyết của luận án. Tuy có ý nghĩa, giúp luận án kế thừa nhiều điểm có giá trị nhưng những nghiên cứu trên vẫn có hạn chế và những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu như sau: Thứ nhất, những nghiên cứu về người cao tuổi và chính sách đối với người cao tuổi tuy hết sức đa dạng vào phong phú nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến những vấn đề về lý thuyết chính sách đối với người cao tuổi nói chung. Phần lớn các nghiên cứu trình bày ở trên chỉ tập trong vào khía cạnh chăm sóc người cao tuổi mà chưa làm rõ những vấn đề liên quan đến lý thuyết người cao tuổi như: khái niệm chính sách đối với người cao tuổi, các yếu tố cấu thành của chính sách đối với người cao tuổi, các yếu tố ảnh hướng đến chính sách đối với người cao tuổi và quy trình chính sách đối với người cao tuổi bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn hình thành, thực hiện và đánh giá chính sách đối với người cao tuổi.