SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HỮU HOÀNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ
NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN
PHƢỜNG LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HỮU HOÀNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ
NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN
PHƢỜNG LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN THỊ MINH THI
HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có vai trò rất lớn
trong truyền đạt kiến thức, hỗ trợ thực hiện luận văn của quý thầy cô giảng dạy tại
Học viện Khoa học xã hội cũng nhƣ sự động viên, khuyến khích, tạo điều kiện của
lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, quý thầy, cô tại Học viện Khoa học
xã hội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, hoàn
thành luận văn. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị
Minh Thi, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn này với tất cả sự
nhiệt tình và trách nhiệm. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo tại
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ
Chí Minh đã cung cấp thông tin, hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Dù đã cố gắng nhƣng luận văn vẫn còn những hạn chế, sai sót nhất định. Vì
vậy, bản thân rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành từ quý thầy cô, đồng nghiệp
và bạn bè để tiếp tục hoàn thiện.
Trân trọng.
Học viên
Nguyễn Hữu Hoàng
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Thực hiện chính sách phát huy vai trò người cao tuổi từ thực tiễn
phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi do PGS. TS. Trần Thị Minh Thị hƣớng dẫn.
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình là khách quan. Các thông
tin trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về
nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Hữu Hoàng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI
TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI.........................................................................................20
1.1. Ngƣời cao tuổi....................................................................................................20
1.2. Vai trò ngƣời cao tuổi ........................................................................................21
1.3. Vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.....................................22
1.4. Lý thuyết về thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực
kinh tế và xã hội ........................................................................................................25
1.5. Yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi trên lĩnh vực kinh tế và xã hội ...........................................................................38
1.6. Khung phân tích việc thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi.....43
* Tiểu kết Chƣơng 1..................................................................................................45
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ
NGƢỜI CAO TUỔI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI PHƢỜNG
LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................46
2.1. Vị trí địa lí và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của phƣờng Long Thạnh Mỹ,
Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................46
2.2. Thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại phƣờng Long Thạnh
Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh tế, xã hội ......................47
2.4. Mức độ tác động của các yếu tố đến quá trình thực hiện chính sách phát huy vai
trò ngƣời cao tuổi tại phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh .67
Tiểu kết Chƣơng 2.....................................................................................................69
Chƣơng 3: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI
TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN PHƢỜNG LONG
THẠNH MỸ, QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................70
3.1. Nhận định tình hình và quan điểm xây dựng hệ thống giải pháp thực hiện chính
sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi .........................................................................70
3.2. Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát huy vai trò
ngƣời cao tuổi............................................................................................................72
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát
huy vai trò ngƣời cao tuổi .........................................................................................76
* Tiểu kết Chƣơng 3..................................................................................................82
KẾT LUẬN...............................................................................................................83
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN........................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................87
PHỤ LỤC THAM KHẢO ........................................................................................93
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT Nội dung Trang
I Bảng biểu
1.1.
Tiềm lực, thực lực của các nhóm chủ thể trong thực hiện chính sách
phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng Long Thạnh Mỹ
42
2.1
Số lƣợng văn bản triển khai thực hiện chính sách giai đoạn 2014 -
2018
48
2.2
Hình thức phổ biến, tuyên truyền chính sách chính sách phát huy vai
trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng
52
2.3 Vai trò của các chủ thể trong thực hiện chính sách chính 54
2.4 Hình thức kiểm tra trong thực hiện chính sách 58
II Biểu đồ
2.1 Hình thức biểu hiện của văn bản triển khai chính sách 48
2.2 Những yếu tố đƣợc điều chỉnh trong quá trình thực hiện chính sách 56
2.3
Mức độ tham gia cả các chủ thể trong đánh giá, tổng kết thực hiện
chính sách
60
III Sơ đồ
1.1.
Hƣớng tiếp cận về chu trình chính sách công, chu trình chính sách
phát huy vai trò ngƣời cao tuổi
32
1.2
Hoạt động chủ yếu trong giai đoạn thực hiện chính sách phát huy vai
trò ngƣời cao tuổi
33
1.3
Quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện chính sách phát
huy vai trò ngƣời cao tuổi 41
1.4
Khung phân tích việc thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi
44
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nghiên cứu về nội dung phát huy vai trò ngƣời cao tuổi dựa trên nền
tảng khoa học chính sách công vẫn đang là cách tiếp cận mới mẻ, cần thiết và có
tính thời sự. Điều này đƣợc luận giải ở 04 phƣơng diện sau:
Thứ nhất, thời kỳ “dân số già” ở Việt Nam đã chính thức diễn ra làm nảy sinh
hàng loạt các vấn đề lớn về kinh tế và xã hội mà ở đó đòi hỏi cần được xem xét, giải
quyết dựa trên nền tảng khoa học chính sách công
Báo cáo chính thức của Liên Hiệp quốc cho biết, thế giới hiện có 13% dân số là
ngƣời cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) [72, tr.17]. Trong khí đó, tỉ lệ này ở Việt Nam
năm 2017 chiếm 11% dân số, đƣa nƣớc ta chính thức bƣớc vào thời kỳ “già hóa dân
số” [72, tr.22] và là quốc gia có thời gian “già hóa” ngắn, khoảng 20 năm (2017 -
2037) [40]. Ngoài ra, theo dự báo, đến năm 2038, ngƣời cao tuổi ở Việt Nam sẽ
chiếm khoảng 20% dân số và đến năm 2050, nƣớc ta sẽ trở thành quốc gia “siêu
già” [2]. Điều này khiến Việt Nam đối mặt với nguy cơ “già trƣớc khi giàu” khi mà
tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân đầu ngƣời (GDP/ ngƣời) mới ở mức trung bình
thấp (khoảng 1170 đô - la Mỹ/ngƣời) [40, tr.13]. Bối cảnh và dự báo này kéo theo,
làm cho các thách thức về lao động, việc làm, quản trị nguồn nhân lực quốc gia, về
các giải pháp hữu hiệu, kịp thời dành cho ngƣời cao tuổi thích ứng kịp với quá trình
già hóa dân số,... trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Nhƣ vậy, hiện trạng này thúc
đẩy mạnh mẽ và đặt ra nhiều kỳ vọng trong việc nghiên cứu, tìm ra cách thức giải
quyết tổng thể nhằm thích ứng với thời kỳ già hóa dân số dựa trên nền tảng của
khoa học chính sách công.
Thứ hai, vai trò của người cao tuổi ngày càng được thể hiện rõ nét, tích cực ở
tầng nhận thức và hành vi thực tế trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
Tƣ duy của ngƣời cao tuổi về giá trị bản thân nay đã có nhiều bƣớc chuyển biến
tích cực, phù hợp với khuynh hƣớng phát triển chung. Ngoài một bộ phận ngƣời cao
tuổi vốn còn suy nghĩ theo kiểu “lão lai tài tận” (già là hết tài), “lão giả an chi” (an
hƣởng tuổi già) thì càng có nhiều ngƣời cao tuổi muốn tiếp tục đóng góp cho xã hội
trên các lĩnh vực khác nhau1
. Điều này xuất phát chủ yếu từ nguyện vọng của chính
bản thân ngƣời cao tuổi với mong muốn trở thành ngƣời “sống có trách nhiệm” nhƣ
nghiên cứu của J. T. Arokiasamy, hoặc “đƣợc xã hội thừa nhận” nhƣ L. Shotton, đã
đề cập.
Ở Việt Nam, kết quả điều tra của Ủy ban quốc gia về ngƣời cao tuổi cho thấy
15,4% ngƣời cao tuổi tham gia cấp ủy địa phƣơng, 60,3% ngƣời cao tuổi tham gia
các cuộc họp với cộng đồng nhằm xây dựng tổ chức Hội Ngƣời cao tuổi, 3,7%
ngƣời cao tuổi đang tham gia quản lý cộng đồng, 28,9% ngƣời cao tuổi vẫn trực tiếp
sản xuất, kinh doanh dịch vụ [46],... Theo một công trình nghiên cứu đƣợc công bố
1
Theo số liệu của các chuyên gia Liên Hợp quốc, hơn 40% ngƣời cao tuổi vẫn tham gia lao động, hơn 50%
ngƣời từ 60 đến 64 tuổi đang làm việc, nhiều ngƣời chỉ dừng làm việc sau tuổi 74.
2
trên Chƣơng trình thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng ngày
31/11/2018, Việt Nam có khoảng 49% ngƣời cao tuổi từ 70 - 74 tuổi vẫn tích cực
lao động, làm việc, trong khi con số này ở nhóm tuổi 50 là 65%; 7/10 đô thị có
ngƣời cao tuổi đƣợc khảo sát ở các đô thị lớn đều bày tỏ nguyện vọng đƣợc tạo điều
kiện để tiếp tục làm việc khi về hƣu. Rõ ràng, sự “sẵn sàng” của ngƣời cao tuổi
nhằm tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò và lối sống tích cực trong các hoạt động
kinh tế, xã hội dần đƣợc cải thiện rõ nét. Do đó, để hƣớng đến mục tiêu “già hóa
thành công”, “già hóa chủ động”, việc hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các nội
dung về phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở tầm chính sách công là cấp thiết hơn bao
giờ hết.
Thứ ba, chính sách và việc thực hiện chính sách phát huy vai trò người cao tuổi
ở nước ta tuy gặt hái được một số thành tựu nhất định nhưng cần phải hoàn thiện
hơn nữa trong bối cảnh mới
Hơn 8 năm triển khai các nội dung lớn về chính sách phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi theo Luật Ngƣời cao tuổi năm 2009, quá trình này vẫn còn nhiều bất cập. Hầu
hết các chính sách, quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi
chƣa đƣợc coi trọng thực sự trong hệ thống chính sách quốc gia dành cho ngƣời cao
tuổi; sự “hời hợt” của các nhà hoạch định, thực hiện chính sách khi vẫn cho rằng
ngƣời cao tuổi là gánh nặng hơn là chủ thể đóng góp tích cực thông qua hoạt động
kinh tế - xã hội; triết lí tăng cƣờng trợ cấp xã hội, chu cấp cho ngƣời cao tuổi vẫn
còn rất phổ biến; chƣa giải quyết thỏa đáng, hài hòa giữa thúc đẩy tăng trƣởng kinh
tế bằng việc tận dụng “cơ hội dân số già” thông qua công cụ chính sách, can thiệp
bởi khoa học chính sách công, thậm chí có sự kết nối lỏng lẻo, rời rạc giữa việc sử
dụng các kết quả nghiên cứu, tham vấn trong quá trình hoạch định cũng nhƣ thực
hiện chính sách này,...
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 700 000 ngƣời cao tuổi, số lƣợng này ở
phƣờng Long Thạnh Mỹ là hơn 2000 ngƣời. Nhiều năm qua, các cơ quan, ban
ngành, đoàn thể Thành phố nói chung và phƣờng nói riêng đã có nhiều nỗ lực, giải
pháp sáng tạo nhằm thực hiện tốt chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi nhƣ
triển khai tích cực Chƣơng trình hành động Quốc gia về ngƣời cao tuổi của Thành
phố giai đoạn 2013 - 2020, cuộc vận động “Tuổi cao chí càng cao, nêu gƣơng sáng
vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, phong trào “Ngƣời cao tuổi làm kinh tế
giỏi”... Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh
và nguyện vọng của đông đảo ngƣời cao tuổi trong bối cảnh mới. Những tồn tại này
là động lực để tiếp tục nghiên cứu về chủ đề này dựa trên nền tảng khoa học chính
sách công trong thời gian tới.
Bốn là, các công trình nghiên cứu về phát huy vai trò của người cao tuổi dựa
trên nền tảng khoa học chính sách công, nhất là trong giai đoạn thực hiện chính
sách vẫn còn khá khiêm tốn, là “mảnh đất trống” cho giới nghiên cứu về người cao
tuổi ở Việt Nam hiện nay tiếp cận
3
Qua khảo nghiệm (có thể tham khảo Mục “2. Tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài”), phần đa các nghiên cứu về ngƣời cao tuổi đều xoay quanh việc đƣa ra
các giải pháp giúp ngƣời cao tuổi giải quyết các vấn đề về sức khỏe, đời sống vật
chất, tinh thần, khuyến khích các tổ chức, xã hội tham gia chăm sóc, bảo trợ ngƣời
cao tuổi,... ở nhiều ngành khoa học khác nhau mà bàn ít bàn về nội dung phát huy
vai trò ngƣời cao tuổi trong đời sống xã hội, đặc biệt việc đánh giá quá trình thực
hiện chính sách này dựa trên tri thức khoa học chính sách công vẫn còn rất thiếu
vắng. Điều này thức tỉnh giới nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về sự cần
thiết phải định hình lại cấu trúc của hệ thống chính sách đối với ngƣời cao tuổi hiện
nay sao cho các trụ cột chính sách (có trụ cột: chính sách phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi) đƣợc ƣu tiên hợp lí, cân bằng hơn; đồng thời, dẫn đến việc có thể “bỏ lỡ” một
công cụ điều hành vĩ mô trong quản trị quốc gia - chính sách công, vốn đƣợc kỳ
vọng là giải pháp hữu hiệu cùng với một số ngành khoa học khác góp phần hóa giải
thành công các thách thức trong phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở Việt Nam.
Từ cách lập luận nhƣ vậy, luận văn “Thực hiện chính sách phát huy vai trò
người cao tuổi từ thực tiễn phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí
Minh” đảm bảo tính cấp thiết để tiến hành nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luận văn đã dày công nghiên cứu, đánh giá một số công trình trong và ngoài
nƣớc có nội dung khá gần gũi với hƣớng tiếp cận của đề tài, thông qua các nhóm
vấn đề nhƣ sau:
2.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài
2.1.1. Nhóm nghiên cứu về người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số
Ngƣời cao tuổi là lực lƣợng yếu thế trong xã hội, luôn cần sự quan tâm đặc biệt
bởi những rào cản mà họ đang phải đối diện từ quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Bài nghiên cứu Social problems and care of the elderly của J. T. Arokiasamy,
trƣờng Đại học Malaya, Kuala Lumpu trên Tạp chí Medical Journal of Malaysia đã
bàn luận về chủ đề này [71, tr.231-237]. Là một chuyên gia y tế, Arokiasamy đã
phân tích khá toàn diện bức tranh về tác động của các vấn đề kinh tế, xã hội đến
công tác chăm sóc ngƣời cao tuổi tại Maylaisia. Đó là các thách thức về mặt xã hội,
kinh tế đối với ngƣời cao tuổi nhƣ việc ngƣời cao tuổi thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng
chăm sóc bản thân và ít tham gia hoạt động xã hội, hay đó là sự “ám ảnh” bởi nghèo
đói, nợ nần, mức thu nhập thấp hay tài chính hạn hẹp,... Tất cả tạo ra thách thức
không nhỏ đối với việc chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật của ngƣời cao tuổi
tại quốc gia này. Trong số các giải pháp mà Arokiasamy đƣa ra nhƣ cần có sự quan
tâm của cộng đồng (Commmunity Care), hỗ trợ từ gia đình (Family Support) hay
quan tâm về giáo dục (Education), hệ thống chăm sóc sức khỏe (Health Care),... vẫn
chƣa thực sự chú trọng đến các giải pháp mang tính khuyến khích, thúc đẩy tính tự
giác, vai trò của ngƣời cao tuổi để họ có thể tự giải quyết các vấn của mình, nhất là
với các thách thức về kinh tế.
4
Ở góc độ hẹp hơn, bài viết The impact of aging on the scale of migration của
nhà nghiên cứu Anzelika Zaiceva thuộc Đại học Modena and Reggio Emilia, Italia
và tổ chức IZA, Đức ấn hành năm 2014 đã đề cập đến một vấn đề khác mà ngƣời
cao tuổi đang phải đối mặt - quá trình di dân, thay đổi nơi sống trong giai đoạn già
hóa [49]. Bài viết cho rằng ngƣời cao tuổi di cƣ ít hơn so với ngƣời trẻ nhƣng họ lại
chịu ảnh hƣởng nặng nề từ xu hƣớng di chuyển, thay đổi nơi sống. Qua nghiên cứu
thực tiễn một số quốc gia nhƣ Öc, Đức, Hoa Kỳ và Trung Quốc, Anzelika Zaiceva
nhận định: Trong các gia đình, quá trình di dân của ngƣời trẻ đã bỏ lại ngƣời cao
tuổi phía sau và vô tình để họ đối diện với các thách thức không nhỏ về tài chính và
khả năng chăm sóc sức khỏe. Điều này tạo ra gánh nặng cho các nhà chức trách
trong việc xây dựng khuôn khổ chính sách về di cƣ, quyền công dân, hay chính sách
về sức khỏe và nghỉ hƣu trong tƣơng lai. Truyền thống Việt Nam có câu “trẻ cậy
cha, già cậy con” và trong bài viết này, sự rời bỏ, tha hƣơng vì sinh kế của ngƣời trẻ
đã tạo ra các khó khăn nhất định cho bản thân ngƣời cao tuổi, nhất là ngƣời cao tuổi
ở vùng nông thôn. Vì lẽ đó, quá trình thực hiện chính sách về ngƣời cao tuổi nói
chung cần quan tâm hơn đến việc khơi dậy giá trị, sức mạnh cá nhân vốn còn tiềm
tàng trong mỗi ngƣời cao tuổi để có thể hóa giải một phần thách thức này.
2.1.2. Nhóm nghiên cứu về vai trò người cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã
hội
Bƣớc vào giai đoạn tuổi già, việc ngƣời cao tuổi vẫn chủ động, có ý thức tham
gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội là sự phản ánh tích cực của chủ thể này trong
xã hội hiện đại. Bài viết Intergation and participation of older person in society của
Ủy ban Kinh tế Châu Âu công bố năm 2009 đã đề cập đến chủ đề nhƣ vậy [56]. Bài
báo cáo tóm tắt đã nhấn mạnh chức năng hòa nhập của ngƣời cao tuổi đƣợc thể hiện
trên 03 phƣơng diện chính yếu sau: (i). social (xã hội), (ii). polictical (chính trị),
(iii). economic (kinh tế). Đặc biệt, báo cáo đã cung cấp chỉ dẫn khá cụ thể về vai trò
của ngƣời cao tuổi ở 03 phƣơng diện này. Chẳng hạn, ở phƣơng diện hòa nhập xã
hội, điển hình là tham gia hoạt động tình nguyện của cộng đồng, sử dụng trí tuệ,
kinh nghiệm chỉ dẫn cho thế hệ trẻ; ở phƣơng diện chính trị là sự tham gia vào các
cơ quan dân cử, tƣ vấn xây dựng chính sách, các hoạt động quản lý của cơ quan nhà
nƣớc, chính quyền cơ sở hay đại diện cho lợi ích của lớp ngƣời cao tuổi, trong khi
đó, ở phƣơng diện kinh tế tiêu biểu nhất là việc ngƣời cao tuổi chủ động tham gia
thị trƣờng lao động.
Với cách đặt vấn đề gần gũi về vai trò ngƣời cao tuổi từ chính suy nghĩ, quan
điểm của đối tƣợng này hơn là từ các chủ thể khác, bài báo cáo The roles of elderly
people from their own perspective của Maryam Ravanipour và Fatemeh Hajinejad,
trƣờng Đại học Y Bushehr, Iran tiếp tục bổ sung nhận thức mới về chủ đề này.
Maryam và Fatemeh đã điểm lại vai trò của ngƣời cao tuổi trong quá khứ nhƣ có vị
thế xã hội rất quan trọng, là nguồn lực xã hội, gìn giữ truyền thống,... [62]. Ngoài
ra, còn cho biết, bản thân ngƣời cao tuổi cảm thấy hài lòng về vị trí, vai trò của họ
trong cuộc sống, hoạt động hằng ngày. Các vai trò ấy biểu hiện ở các mặt nhƣ vai
trò biểu tƣợng (referral role) - sử dụng trí tuệ và kinh nghiệm để giúp đỡ mọi ngƣời
5
giải quyết các vấn đề, là ngƣời lãnh đạo trong gia đình hay vai trò hỗ trợ (supportive
role) - đƣa ra sự giúp đỡ cần thiết, ủng hộ, trợ giúp cho ngƣời cao tuổi khác, bạn bè,
ngƣời thân nhƣ vai trò đem đến sự an toàn cho các thành viên, hỗ trợ tài chính cho
gia đình. Dù cách phân chia vai trò ngƣời cao tuổi có khác biệt so với các một số
công trình, song việc phác họa vai trò ngƣời cao tuổi thành 02 nhóm vấn đề đƣợc
xây dựng dựa trên kết quả phỏng vấn, lấy ý kiến từ chính những ngƣời cao tuổi đã
góp phần cung cấp tri thức thực tiễn về vai trò ngƣời cao tuổi, tiếp tục khẳng định
vai trò to lớn của ngƣời cao tuổi trong các phƣơng diện của đời sống xã hội.
Ở một bài viết khác, Older people make a huge contribution to society. Some
communities and faith groups draw on this contribution in responding to the needs
of all their members đƣợc đăng trên Birmingham Policy Commission (published
online) vào tháng 2/2014, nhà nghiên cứu Sarah-Jane Fenton và Heather Draper,
Đại học Birmingham, Vƣơng quốc Anh đã khẳng định một cách mạnh mẽ vai trò to
lớn của ngƣời cao tuổi đối với cộng đồng cả trên phƣơng diện kinh tế và xã hội [68,
tr.01-07]. Nhóm tác giả cho rằng xã hội đã mang đến cho ngƣời cao tuổi một cuộc
sống ít cô độc, đƣợc chăm sóc toàn diện và an hƣởng tuổi già một cách tích cực,
phục hồi những tổn thƣơng, di chấn của tuổi già một cách nhanh chóng. Ngƣợc lại,
đối với xã hội, theo Sarah Jane Fenton và Heather Draper, ngƣời cao tuổi có vai trò
rất quan trọng. Đó là đóng góp kinh tế thông qua thuế, chi tiêu, dịch vụ chăm sóc
sức khỏe, giá trị của các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ ngƣời khó khăn vùng lân
cận sống tích cực hơn, theo dõi, giúp trẻ em đi học hay đảm bảo an ninh địa
phƣơng, là trụ cột của các câu lạc bộ địa phƣơng, giải quyết thiếu hụt nguồn nhân
lực quốc gia trong môt số ngành nghề nhƣ thủ công, kỹ thuật, chuyên môn cao,...
Tựu chung, bài viết cho rằng, quan hệ giữa ngƣời cao tuổi và xã hội là “quan hệ lợi
ích hai chiều” và ở đó, mỗi chiều điều có vai trò, giá trị đặc biệt của mình. Do đó,
trong xây dựng chính sách về ngƣời cao tuổi hiện nay, việc chỉ nhìn nhận vai trò
ngƣời cao tuổi ở thế bị động và quá đề cao vai trò của xã hội mà gạt bỏ giá trị của
ngƣời cao tuổi đối với xã hội là sự thiếu sót “trầm trọng” trong tƣ duy và ở góc độ
thực hiện chính sách dành cho đối tƣợng này.
Cùng chủ đề về vai trò ngƣời cao tuổi, bài nghiên cứu Social roles and roles
expections: Understanding older Adults’s support practices của nhóm tác giả Alina
Krischkowsky, Manfred Tscheligi và Christiane Moser tại Center for Human-
Computer Interaction thuộc Department of Computer Sciences, University of
Salzburg, Austria (Áo) lại đề cập một cách khá sâu sắc vai trò ngƣời cao tuổi trong
các hoạt động xã hội [48]. Sau hơn 03 năm dày công nghiên cứu, nhóm tác giả phát
hiện, trong các mối quan hệ ở các phạm vi nhƣ trong gia đình, hàng xóm hay với
bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời cao tuổi đều thể hiện các vai trò nhất định. Các vai trò
này biểu hiện của mối quan hệ “cho” và “nhận” rất rõ ràng ngoài quan hệ mang tính
“hỗ trợ” một chiều, bị động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngƣời cao tuổi tham gia
vào các quan hệ xã hội ở các cấp bậc lớn nhỏ khác nhau, cung cấp cho chúng những
giá trị (đóng góp nhất định) và vì lẽ đó, họ sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ, ghi nhận, đánh
giá của thành viên ở các mối quan hệ nhất định ấy.
6
Nếu nhƣ vai trò ngƣời cao tuổi đƣợc các công trình nghiên cứu nêu trên nhìn
nhận chủ yếu ở 02 cấp độ là quy mô gia đình và xã hội thì bài luận Social Role
Identities Among Older Adults in a Continuing Care Retirement Community [67,
tr.559-579] của nhóm tác giả Phyllis Moen, Mary Ann Erickson và Donna
Dempster-McClain thuộc Đại học Cornell, Mỹ [58, tr.231-237] lại tiếp cận và làm
bật nổi vai trò ngƣời cao tuổi ngay trong chính cộng đồng của họ - cộng đồng ngƣời
về hƣu. Nghiên cứu cho thấy, khi ngƣời cao tuổi chuyển từ môi trƣờng gia đình
sang cộng đồng của ngƣời hƣu trí thì vai trò của họ cũng có sự thay đổi thích ứng.
Đó là việc chuyển từ vai trò mang tính riêng tƣ nhƣ sắm vai là phụ huynh sang vai
trò là tình nguyện viên, hội viên, bạn bè trong cộng đồng mới. Ngoài ra, ấn phẩm
còn cung cấp nhiều lý thuyết nghiên cứu về việc nhận diện “vai trò xã hội” dƣới góc
độ của ngƣời cao tuổi của nhiều học giả làm tiền đề cho việc nghiên cứu, đánh giá
chủ đề mà ấn phẩm đang đề cập nhƣ của William James (1890), Linton (1936);
Parsons (1951), Biddle (1986), Stryker (1980); Turner (1978); Stryker (1980:60);
Deaux (1993); Ogilvie (1987); (Giele and Elder (1998); Moen and Fields (1998);
O’Rand (1996),... Với quy mô một luận văn, nội dung của ấn phẩm tiếp tục làm
hoàn thiện hơn nhận thức về vai trò xã hội của ngƣời cao tuổi dƣới góc nhìn mới
của khoa học chính sách công.
Đi tìm những biểu hiện cụ thể về vai trò của ngƣời cao tuổi thông qua hoạt động
xã hội, nghiên cứu The social roles of old people đƣợc đăng trên Tạp chí Journal of
Gerontology của tác giả Ruth Albrecht đã tiếp tục lƣợng hóa vai trò ngƣời cao tuổi
qua các chức năng xã hội chủ yếu [70, tr.138-145]. Đáng chú ý, đóng góp lớn của
tác giả chính là đã thao tác hóa rõ ràng 06 lĩnh vực nhằm đánh giá vai trò xã hội của
ngƣời cao tuổi gồm: A- Chức năng cha mẹ (Parental), B- Trách nhiệm với gia đình
(Home responsibilities), C- Quan hệ họ hàng (Kinship interaction), D- Chức năng
xã hội (Participation in Clubs and organizations), E - Chức năng là tín đồ tôn giáo
(Church Activitives) và F - Chức năng là công dân (Civic and community
activities). Có thể nói, kết quả nghiên cứu của Ruth Albrecht không chỉ góp phần
hình thành, cung cấp luận cứ khoa học rõ ràng cho nghiên cứu của luận văn mà còn
gián tiếp khẳng định việc nghiên cứu về vai trò chủ động của ngƣời cao tuổi trong
mọi thời đại luôn là vấn đề có tính bức thiết.
Thừa nhận vai trò tích cực của ngƣời cao tuổi trong đời sống xã hội, học giả L.
Shotton, Đại học Tasmania, Hobart, Öc trong bài nghiên cứu The role of older
people in our communities đƣợc đăng trên Tạp chí Nurs Ethics đã khẳng định: Vai
trò của ngƣời cao tuổi ngày nay dễ bị quên lãng, ít đƣợc coi trọng và vì vậy, tác giả
yêu cầu cần xây dựng lại cộng đồng, xã hội mà ở đó, các giá trị và vai trò của ngƣời
cao tuổi phải đƣợc thừa nhận và khẳng định hơn nữa [60, tr.04-17]. Rõ ràng, nghiên
cứu của Shotto tiếp tục khẳng định, ủng hộ về việc cần có nghiên cứu tổng thể về
vai trò của ngƣời cao tuổi trên bình diện xã hội và qua đó gián tiếp cũng phản ánh
tính thiếu “toàn diện” trong hệ thống các chính sách về ngƣời cao tuổi nói chung và
ở Việt Nam nói riêng.
7
2.1.3. Nhóm nghiên cứu về chính sách phát huy vai trò người cao tuổi
Trong bài phân tích tựa đề Commmnent on the paper: Ageing Policies in Asia
and the Pacific by Alexandre Sidorenko đƣợc đăng trên Population Horizons, nhóm
tác giả Silvia Stefanoni và Camilla Williamson đã giới thiệu một số quan niệm,
cách tiếp cận về chiến lƣợc già hóa chủ động của nhiều quốc gia trong khu vực
Châu Á - Thái Bình Dƣơng [69, tr.01-03]. Bài nghiên cứu cho rằng, để hƣớng đến
xây dựng xã hội già hóa tích cực, các quốc gia cần xây dựng và thực thi hệ thống
chính sách cho cụ ông, cụ bà có cơ hội tham gia và đóng góp nhiều hơn trong lĩnh
vực xã hội, kinh tế, văn hóa, thúc đẩy vì xã hội phát triển theo hình mẫu mà chính
phủ một số nƣớc nhƣ Bangladet, Thái Lan hay Philipine đã và đang thực hiện. Qua
đây, bài nghiên cứu góp phần khẳng định tính cần thiết phải xây dựng và thực thi
một cách có hiệu quả hệ thống chính sách thích ứng già hóa dân số, trong đó, chính
sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi nhƣ cách tiếp cận của luận văn là phù hợp.
Tiếp cận già hóa chủ động luôn là quan điểm mới mẻ, rất đƣợc nhiều quốc gia
quan tâm. Bài nghiên cứu với chủ đề Active Ageing do Ủy ban Kinh tế Châu Âu
công bố năm 2012 đã đặt ra nhiều vấn đề, khuyến nghị ở tầm chính sách rất thú vị,
mới mẻ và có giá trị tham khảo cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam [57,
tr.01-16]. Những vấn đề nhƣ “xây dựng thị trƣờng lao động dành cho ngƣời già”
(labour market participation), “chính sách nghỉ hƣu linh hoạt” (flexible retirement),
hay “thúc đẩy sự hòa nhập xã hội” của ngƣời cao tuổi (social inclusion) rất đáng
đƣợc nghiên cứu, vận dụng linh hoạt trong quá trình thực thi chính sách phát huy
vai trò ngƣời cao tuổi ở Việt Nam. Những kết quả này góp phần hình thành cơ sở lý
luận và bổ sung thực tiễn có giá trị trong hình thành hệ thống giải pháp, đề xuất của
luận văn.
Ngoài ra, Báo cáo Report of the Study Group for Japan’s International
Contribution to “Active Aging” do Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản
nghiên cứu, công bố năm 2014 đã cung cấp những kinh nghiệm quý về việc xây
dựng khung chính sách quốc gia hoàn thiện, đủ mạnh để giải quyết các thách thức
về già hóa dân số [65]. Bản báo cáo đã đƣa ra cái nhìn tổng thể về hệ thống đảm bảo
xã hội và chính sách già hòa dân số của Nhật Bản trong sự so sánh với nhiều nƣớc
ASEAN nhƣ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Maylaysia. Đặc biệt, bản báo cáo đã
khái quát khung chính sách ngƣời cao tuổi của Nhật Bản hiện nay với 05 trụ cột
chính: (i). xây dựng hệ thống đảm bảo an sinh, an toàn xã hội; (ii). hệ thống chăm
sóc sức khỏe, chống lại bệnh tật, (iii). hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình
già hóa dân số, (iv). triển khai dịch vụ chăm sóc tại nhà và hệ thống chăm sóc dựa
vào cộng đồng (v). khuyến khích sự tham gia xã hội của ngƣời cao tuổi. Từng trụ
cột đƣợc gợi mở cụ thể với các nội dung chi tiết là gợi mở rất quan trọng, nhất là trụ
cột số (v) liên quan trực tiếp đến đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Có thể thấy, để
đảm bảo quá trình già hóa chủ động thành công luôn đòi hỏi hệ thống chính sách
quốc gia cần đƣợc xây dựng, thực hiện có hiệu quả, có chú ý đến việc khơi dậy vai
trò trên các lĩnh vực của ngƣời cao tuổi và ở Nhật Bản - quốc gia có tốc độ già hóa
dân số bậc nhất trên thế giới cũng không ngoại lệ.
8
Cùng với chính sách quốc gia của Nhật Bản dành cho ngƣời cao tuổi đã bàn
luận trên đây, thông qua việc tiếp ấn phẩm National Ageing Policy của Cộng hòa
thống nhất Tanzania đã tiếp tục giúp luận văn có những hình dung cụ thể và thực tế
hơn về chính sách cụ thể ở một số quốc gia dành cho đối tƣợng đặc biệt này - ngƣời
cao tuổi [66]. Với tất cả 04 chƣơng (trừ phần giới thiệu), chính sách về ngƣời cao
tuổi ở quốc gia châu Phi này đã giới thiệu khái quát về định hƣớng, mục tiêu, 15 trụ
cột của hệ thống chính sách đối với ngƣời cao tuổi. Trong số này, nhiều chính sách
đã khơi dậy vai trò, ý thức về vị thế xã hội của ngƣời cao tuổi trên các mặt của đời
sống xã hội, về trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện chính sách quốc
gia dành cho đối tƣợng này,... Đáng chú ý, Chính phủ Tazania đã xác định ngoài
việc công nhận, cung cấp các dịch vụ cơ bản cho ngƣời cao tuổi thì mục tiêu tổng
quát thứ hai chính là trao cơ hội để ngƣời cao tuổi tham gia một cách đầy đủ vào đời
sống thƣờng nhật, xác định trách nhiệm xây dựng chƣơng trình quốc gia nhằm tạo
ra nhiều cơ hội cho lực lƣợng này tham gia phát triển kinh tế, duy trì phong tục,
truyền thống cho thế hệ trẻ,.... Dù là quốc gia Đông Phi, song tinh thần và nội dung
trong chính sách quốc gia về ngƣời cao tuổi của nƣớc này cũng là khảo nghiệm thú
vị, sự tham chiếu cần thiết trong nghiên cứu chính sách phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi ở nƣớc ta.
Cùng bàn luận về chủ đề phát huy vai trò ngƣời cao tuổi dƣới góc nhìn chính
sách, báo cáo Active Ageing in Malaysia của Bộ Phúc lợi xã hội Malaysia ấn hành
vào năm 2013 tiếp vấn đề già hóa dân số chủ động thông qua nỗ lực xây dựng, thực
thi hệ thống chính sách quốc gia [54]. Theo báo cáo, năm 2012, quốc gia này có 2.4
triệu ngƣời cao tuổi, chiếm 8.2% dân số cả nƣớc, dự kiến đến năm 2030 Malaysia
sẽ có dân số già (15% dân số là ngƣời cao tuổi từ 60 tuổi trở lên). Do đó, để thích
ứng với vấn đề này, Chính phủ Malaysia đã ban hành Chính sách quốc gia về ngƣời
cao tuổi và Chƣơng trình hành động dành cho ngƣời cao tuổi từ ngày 05/01/2011.
Hệ thống chính sách này chỉ tập trung 03 mục tiêu ƣu tiên vào việc “chăm sóc
ngƣời cao tuổi”, đảm bảo “sức khỏe và dịch vụ ngăn ngừa bệnh tật”, “cải thiện chất
lƣợng cuộc sống và xây dựng môi trƣờng sống an toàn và nhân văn”. Tuy vậy, bài
báo cáo cũng đã chia sẻ kinh nghiệm hữu ích về cách thức triển khai thực hiện
chƣơng trình quốc gia về ngƣời cao tuổi của Malaysia nhƣ về xây dựng các tiểu
ban, phân công các bộ, ngành, xác định lộ trình thực hiện, cách thức đánh giá kết
quả thực hiện chƣơng trình quốc gia,... Thiết nghĩ, đối với mục tiêu và lĩnh vực luận
văn nghiên cứu, báo cáo này thực sự hữu ích.
Ở góc nhìn hẹp và cụ thể hơn, công trình The role of families in an agening
Australia của Viện nghiên cứu gia đình thuộc Bộ Gia đình và Dịch vụ cộng đồng
Chính phủ Öc công bố năm 2003 khẳng định để hóa giải thách thức về kinh tế mà
quốc gia này đang đối mặt cần thiết phải khơi dậy vai trò ngƣời cao tuổi [50, tr.46-
53]. Công trình cho rằng bản thân Öc cũng đang đƣơng đầu với vấn đề dân số già
thì ngoài hàng loạt các chính sách liên quan đến củng cố, thúc đẩy vai trò của thiết
chế gia đình thì Chính phủ nƣớc này cần có hệ thống chính sách đủ mạnh nhằm
khơi dậy vai trò, tính tích cực của ngƣời cao tuổi trên các mặt của đời sống xã hội
thay vì để họ bị “cô lập xã hội” và “cô đơn”. Nghiên cứu nhấn mạnh, phần đa ngƣời
9
cao tuổi của quốc gia này đều sống tích cực, chủ động, rất bận rộn. Do vậy, đây là
điều kiện thuận lợi thúc đẩy, huy động vai trò của họ cho xã hội vào các hoạt động
cộng đồng, lĩnh vực phi lợi nhuận, lĩnh vực sử dụng nhiều kiến thức, kỹ năng, trí tuệ
(giáo dục đào tạo) hoặc các hoạt động tình nguyện cũng nhƣ các hoạt động kết nối
thế hệ, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng sống (cố vấn thanh niên),... Dù chủ yếu chỉ
mới đề cập đến chính sách thúc đẩy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế dựa
vào vai trò trụ cột là gia đình nhƣng bài viết đã giúp luận văn hình thành bƣớc đầu
về khung khái niệm và củng cố một số nội dung nghiên cứu của mình.
Có thể thấy, thực hiện hiệu quả chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi là
một trong giải pháp hữu hiệu tiến đến mục tiêu già hóa chủ động ở nhiều quốc gia.
Về phƣơng diện này, bài viết Successful Ageing in Singapore: Urban Implication in
a High-density City đã chỉ ra lịch sử hình thành, phát triển và thành tựu nổi bật của
đảo quốc Xingapo trong thực hiện mục tiêu “già hóa thành công” cho khu vực đô
thị [55]. Bài nghiên cứu đã cung cấp tri thức hữu ích khi không những đã giới thiệu
03 giai đoạn của lịch sử hình thành, phát triển chính sách ngƣời cao tuổi của
Xingapo từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay mà còn cả các trụ cột chủ yếu trong hệ
thống chính sách quốc gia về ngƣời cao tuổi. Đặc biệt, 04 chính sách của chính phủ
Xingapo xây dựng, triển khai thực hiện trong gần 40 năm qua nhằm hƣớng đến xây
dựng “thành phố cao tuổi thân thiện” nhƣ chính sách nhà ở về già, xây dựng môi
trƣờng đô thị tích cực cho ngƣời cao tuổi, hệ thống chăm sóc sức khỏe thuận tiện
trong nội ô và mang đến cơ hội, khoảng không gian thúc đẩy cuộc sống tích cực,
sung túc cho ngƣời cao tuổi,... là những chỉ dẫn, gợi ý chính sách có giá trị trong
quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách đối với ngƣời cao tuổi nói chung
và phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở đô thị đặc biệt nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Nhóm nghiên cứu về người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số
Trong một ấn phẩm của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA), Báo cáo tóm
tắt: Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức [41] đã cung cấp những định
hƣớng nghiên cứu khá mới mẻ cả trong tƣ duy và thực tế nhằm hóa giải về vấn đề
già hóa dân số hiện nay. UNPFA cho rằng cần “xây dựng một cơ sở văn hóa mới về
già hóa dựa trên quyền; thay đổi quan niệm và thái độ xã hội về già hóa và người
cao tuổi, nhìn nhận người cao tuổi không phải từ góc độ những người cao tuổi nhận
trợ cấp xã hội mà là những thành viên có đóng góp tích cực trong xã hội...., nhìn
nhận người cao tuổi là những chủ thể tự chủ” [41, tr.10]. Quan điểm và định hƣớng
chính sách về ngƣời cao tuổi nhƣ trên gián tiếp khẳng định hƣớng tiếp cận của luận
văn - về quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi hiện nay là
hoàn toàn có cơ sở, mới mẻ và hiện đại.
Chăm sóc ngƣời cao tuổi là chủ đề trung tâm đƣợc hai tác giả là Trịnh Duy
Luân và Trần Thị Minh Thi đúc kết ở quyển sách Chăm sóc người cao tuổi trong xã
hội Việt Nam đang chuyển đổi: Những chiều cạnh chính sách và cấu trúc [25]. Đặt
nhiệm vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi trong bối cảnh mà Việt Nam đang có chuyển đổi
10
nhanh chóng về mọi mặt đời sống xã hội, hai tác giả Trịnh Duy Luân và Trần Thị
Minh Thi chủ yếu tập trung làm rõ vai trò của các chủ thể nhƣ nhà nƣớc, gia đình,
cộng đồng và thị trƣờng trong chăm sóc ngƣời cao tuổi hiện nay dƣới góc nhìn
chính sách. Ngoài ra, hai tác giả còn đi sâu nghiên cứu cách thức giúp ngƣời cao
tuổi có thể thích ứng và tiếp cận một cách dễ dàng với các chủ thể có thể đáp ứng
nhu cầu chăm sóc họ ở khía cạnh cấu trúc xã hội. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu về
đặc điểm của ngƣời cao tuổi nhƣ về nhân khẩu, sức khỏe, kinh tế - lao động - việc
làm và nơi ở trong bối cảnh chuyển đổi giúp luận văn bổ sung, hoàn thiện về mặt
nhận thức, củng cố luận chứng về sự tồn tại của chính sách phát huy vai trò ngƣời
cao tuổi trong xã hội hiện đại cũng nhƣ đƣa ra giải pháp, khuyến nghị chính sách
hợp lí hơn trên nền tảng khoa học.
Bên cạnh đó, luận văn Bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi trên thế giới
và tại Việt Nam [31] của học viên Nguyễn Bích Ngọc đã đề cập một cách toàn diện
việc bảo vệ, thúc đẩy quyền của ngƣời cao tuổi theo luật nhân quyền quốc tế; đồng
thời, nhìn nhận vai trò ngƣời cao tuổi ở khía cạnh “quyền” công dân theo luật học.
Trong đó, nội dung về “quyền việc làm” và “tham gia vào đời sống văn hóa, xã hội”
của ngƣời cao tuổi trong luận văn đã đƣợc xem xét ở phƣơng diện pháp lý là căn cứ
quan trọng trong xây dựng, đánh giá hiệu quả thực tế của quá trình thực hiện chính
sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi hiện nay.
Tiếp cận ở một góc độ hẹp hơn về ngƣời cao tuổi, công trình Giới trí thức
Thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề của trí thức xây dựng xã hội chủ nghĩa
của tác giả Nguyễn Qƣới trên Tạp chí Xã hội học đã bàn luận đến vai trò đội ngũ trí
thức, trong đó có ngƣời cao tuổi trí thức [35, tr.27-34]. Ở Thành phố Hồ Chí Minh,
tác giả nhấn mạnh, bên cạnh lớp trí thức nói chung thì trí thức “trung niên và lớn
tuổi” có nhiều “gƣơng mặt tiêu biểu, xuất sắc”, có “trình độ lý thuyết giỏi”, là
“chuyên gia giàu kinh nghiệm” và hiển nhiên có đóng góp quan trọng vào việc giải
quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy tập trung bàn nhiều về thực
trạng, những vấn đề đặt ra cùng với đề xuất, kiến nghị dành cho đội ngũ trí thức nói
chung của Thành phố nhƣng việc khẳng định vai trò, vị trí và sứ mện mới của đội
ngũ trí thức (trong đó có ngƣời cao tuổi) trong sự nghiệp chung từ những năm 80 -
90 của thế kỷ trƣớc đã gián tiếp khẳng định, chính sách phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi chƣa bao giờ là câu chuyện cũ, lỗi thời.
Cùng tiếp cận về các vấn đề của ngƣời cao tuổi, Báo cáo “Già hóa dân số và
người cao tuổi Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách” do
Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) ấn hành năm 2011 đã cung cấp những thông
tin và phân tích kỹ lƣỡng, toàn diện về các vấn đề có liên quan đến già hóa dân số
nƣớc ta [40]. Đó là quá trình già hóa dân số ở Việt Nam, những đặc trƣng nổi bất
của quá trình này cũng nhƣ đƣa ra 04 gợi ý chính sách nhằm hƣớng đến “già hóa
thành công” trong những năm tới ở nƣớc ta, hay việc giới thiệu “mô hình già hóa
thành công”,... đã cung cấp cứ các liệu cùng những gợi mở hữu ích trong triển khai
mục tiêu nghiên cứu luận văn.
11
2.2.2. Nhóm nghiên cứu về vai trò người cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã
hội
Ấn phẩm Thông tin tóm tắt: Già hóa dân số nhanh chóng ở Việt Nam: Thách
thức và cơ hội do Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) thực hiện đã đƣa ra các cứ
liệu có giá trị về đối tƣợng mà luận văn nghiên cứu [40]. Số liệu của ấn phẩm này
cho thấy, ngƣời cao tuổi vẫn tiếp tục làm việc và làm việc trong các khu vực phi
chính thức nhiều hơn so với giới trẻ. Năm 2014, Việt Nam có 36% ngƣời cao tuổi là
nữ và 47% ngƣời cao tuổi là nam vẫn đang làm việc toàn thời gian, thậm chí “ngƣời
cao tuổi còn đƣợc xem nhƣ “một nguồn lực với nhiều tri thức, kinh nghiệm giúp ích
cho sự phát triển đất nƣớc”. Từ đó, UNFDP đề xuất 04 nhóm giải pháp, trong đó,
quan trọng hàng đầu là tạo nhiều cơ hội cho ngƣời cao tuổi tham gia vào khu vực
lao động chính thức. Dù chỉ tiếp cận ở góc độ kinh tế và lao động, song UNFPA đã
cho thấy vai trò to lớn của ngƣời cao tuổi đối với lĩnh vực này. Ở góc độ khoa học,
điều này thôi thúc việc nghiên cứu về chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi và
nhất là xem xét về tính hiệu quả của quá trình thực hiện các chính sách này trên
thực tế.
Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu Luật Người cao tuổi: Thực tiễn triển khai
sau 8 năm ba hành, Nguyễn Văn Đồng đã có đóng góp đáng kể khi mạnh dạn xem
xét, đánh giá lại hiệu quả của hệ thống chính sách ngƣời cao tuổi từ khi có luật đến
nay [17, tr.63-76]. Nhìn ở góc độ thực chứng, bài viết đã chỉ ra đƣợc những kết quả
nổi bật, toàn diện cùng với tồn tại, vƣớng mắc còn gặp phải trong suốt quá trình hơn
8 năm thực hiện chính sách ngƣời cao tuổi ở các lĩnh vực, về vai trò của ngƣời cao
tuổi trong đời sống; khả năng tiếp cận của ngƣời ngƣời cao tuổi về chính sách liên
quan đến họ; hay vai trò xã hội trong tiến trình thực hiện chính sách ngƣời cao tuổi
thời gian qua,... Ở phạm vi quốc gia, các số liệu về vai trò ngƣời cao tuổi nhƣ tham
gia lao động, sản xuất kinh doanh (hơn 2,5 triệu ngƣời cao tuổi), hơn 95 nghìn
ngƣời cao tuổi làm chủ doanh nghiệp, trang trại, cơ sở sản xuất; 1,24 triệu ngƣời
cao tuổi tham gia công tác đoàn thể, tham gia truyền nghề, truyền “lửa”; vai trò, vị
thế ngƣời cao tuổi trong gia đình, xã hội ngày càng đƣợc nâng lên,... không chỉ là sự
phản ánh chân thực hiện trạng quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời
cao tuổi ở nƣớc ta trong gần một thập niên qua mà còn là bức tranh khái quát cho
những biểu hiện phong phú, sinh động về vai trò của lực lƣợng này trong xã hội
Việt Nam hiện đại.
Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu Vấn đề người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
đƣợc công bố trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam năm 2014, tác giả Lê Văn
Khảm đã bàn luận đến vai trò của ngƣời cao tuổi ở các lĩnh vực [24, tr.77-87].
Ngoài việc đề cập đến 03 nhóm thách thức của ngƣời cao tuổi, công trình đã nhấn
mạnh đến vai trò, vị trí quan trọng, điển hình của lực lƣợng này trong lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,... và xem đây là một trong những
đặc điểm cố hữu của ngƣời cao tuổi. Tuy chủ đề chƣa đƣợc đề cập ở góc độ khoa
học chính sách nhƣng các kết luận của Lê Văn Khảm đã cung cấp những luận cứ,
12
cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc củng cố quan điểm rằng đối với ngƣời cao tuổi,
việc tiếp tục khơi dậy vai trò tích cực, hữu ích của đối tƣợng này là có cơ sở.
2.2.3. Nhóm nghiên cứu về chính sách phát huy vai trò người cao tuổi
Bài nghiên cứu của tác giả Bùi Nghĩa và Nguyễn Hữu Hoàng với chủ đề: Chính
sách phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam: Từ góc nhìn lịch sử và pháp lý đƣợc
đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội có góc độ tiếp cận khá gần gũi với chủ đề mà
luận văn đang nghiên cứu [30, tr.109-119]. Bằng việc tìm hiểu, phân tích các tƣ
liệu, dữ kiện và hệ thống văn bản gắn với các chủ thể chính sách trong suốt chiều
dài lịch sử dân tộc, các tác giả đã nhìn nhận, đánh giá một cách khá toàn diện, đa
chiều về tiến tình hình thành, phát triển của chính sách phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi ở góc độ lịch sử, pháp lý. Kết quả nghiên cứu của công trình góp phần khẳng
định sự tồn tại của chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong hệ thống chính
sách ngƣời cao tuổi xƣa nay ở Việt Nam, đồng thời, cung cấp những chỉ dẫn lý luận
và thực tiễn phong phú, sinh động, đa chiều trong quá trình phân tích, đánh giá hiện
trạng thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi gắn với địa bàn nghiên
cứu cụ thể mà luận văn tiếp cận.
Cũng là câu chuyện ngƣời cao tuổi, tuy nhiên, công trình nghiên cứu Chăm sóc,
phát huy vai trò người cao tuổi và tiến tới già hóa chủ động của Dƣơng Quốc
Trọng, Bộ Y tế chủ yếu nhấn mạnh đến chính sách chăm lo, đảm bảo phúc lợi cho
ngƣời cao tuổi nƣớc ta. Với kinh nghiệm trong quản lý của mình, tác giả Dƣơng
Quốc Trọng đã điểm lại chính sách của Đảng, Nhà nƣớc qua các thời kỳ, để từ đó
khẳng định: Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam luôn quan tâm, chăm sóc và phát huy vai trò
của ngƣời cao tuổi, thành tựu, thách thức trong chăm sóc sức khỏe đối tƣợng này,
tiến tới “già hóa chủ động”. Dù nhan đề bài viết đặt mục tiêu nghiên cứu, đánh giá
về “phát huy vai trò ngƣời cao tuổi”, tuy nhiên, kết quả này chƣa thể hiện rõ trong
toàn bộ bài viết mà thay vào đó, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá chính sách
chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi là chủ yếu. Tuy vậy, những đánh giá chính sách
thông qua tiếp cận hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nƣớc của Dƣơng Quốc Trọng
đã gợi mở cho học viên những tƣ liệu có tính tiền đề trong quá trình nghiên cứu.
Cùng bàn về chính sách đối với ngƣời cao tuổi nhƣng Nguyễn Đình Tấn trong
bài nghiên cứu Kiến nghị chính sách đối với người cao tuổi trí thức - Một số vấn đề
cấp bách và thiết thực trên Tạp chí Nghiên cứu chính sách và Quản lý năm 2016 có
giác độ tiếp cận hẹp - ngƣời cao tuổi trí thức [35, tr.9-12]. Với truyền thống là quốc
gia trọng “xỉ”, thời gian qua, Đảng, Nhà nƣớc luôn quan tâm, dành nhiều sự chăm
sóc cho ngƣời cao tuổi không chỉ về mặt sức khỏe mà còn ở khía cạnh khuyến
khích, động viên, tạo điều kiện để họ tham gia vào hoạt động xã hội, góp phần bảo
vệ Tổ quốc và bình yên cuộc sống. Những khuyến nghị ở tầm chính sách mà
Nguyễn Đình Tấn đề xuất dành cho ngƣời cao tuổi trí thức là một chỉ dẫn rất quan
trọng nhằm bổ sung hệ thống giải pháp thực hiện tốt chính sách phát huy vai trò
ngƣời cao tuổi trên lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa bàn nghiên cứu cụ thể.
13
Tiếp cận chính sách phát huy ngƣời cao tuổi nói chung và thực hiện chính sách
phát huy vai trò đội ngũ này dựa trên “quyền” và “nghĩa vụ” đƣợc hiến định, pháp
định là cách tiếp cận khá mới mẻ ở nƣớc ta. Nghiên cứu Chính sách người cao tuổi:
Tiếp cận từ quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam của Nguyễn Thị
Mỹ Dung và Bùi Nghĩa đăng trên Tạp chí Bảo Hiểm xã hội Việt Nam cũng đề cập
đến chủ đề nhƣ vậy [15]. Bài viết tiếp cận khía cạnh rất mới, khi cho rằng thúc đẩy
việc hình thành, xây dựng và thực hiện chính sách ngƣời cao tuổi ở Việt Nam
không chỉ từ yêu cầu nội tại của xã hội, của bản thân ngƣời cao tuổi mà sâu xa
chính bởi đó là “quyền” của công dân trong hiến pháp đƣợc hiến định qua các bản
Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 2013, là xuất phát từ những
căn cứ pháp lý vững chắc, tức là các nội dung, định hƣớng, giải pháp chính sách đối
với ngƣời cao tuổi dựa trên quyền đƣợc hiến định của ngƣời cao tuổi với tƣ cách là
công dân của quốc gia, thành viên trong xã hội.
Tìm kiếm hệ thống các giải pháp xây dựng xã hội Việt Nam tiến tới “già hóa
tích cực” luôn là vấn đề lớn, đƣợc quan tâm bàn thảo ngay trong chính cơ quan lập
pháp. Ấn phẩm Tài liệu tham khảo dành cho các địa biểu Quốc hội: Già hòa tích
cực, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đầu tư cho thanh niên do Diễn đàn
các Nghị sĩ châu Á về dân số và phát triển (AFPPD) ấn hành năm 2016 đã cung cấp
tri thức hữu ích, mới mẻ về các giải pháp chính sách giải quyết các về vấn đề già
hóa dân số thông qua khích lệ “sự tham gia” của ngƣời cao tuổi vào các hoạt động
lao động và đời sống xã hội [1]. Bên cạnh đó, các mô hình, kinh nghiệm về giải
quyết thách thức già hòa dân số nhƣ “trƣờng đại học cho giai đoạn thứ ba ở Trung
Quốc”, sự tham gia “kinh tế của ngƣời cao tuổi” ở Bangladet, Ấn Độ; sự tham gia
vào hoạt động gia đình và xã hội của ngƣời cao tuổi ở Campuchia, hay lĩnh vực
chính trị ở Nepal,... đã cung cấp luận chứng có tính thực tiễn về hiệu quả thực hiện
chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên thế giới và từ đấy, đã cung cấp chất
liệu quý để luận văn xây dựng các khuyến nghị chính sách.
2.3. Nhận xét một số công trình nghiên cứu đã tiếp cận
Qua việc tìm hiểu, tổng thuật một số công trình nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc, luận văn đƣa ra một vài nhận xét nhƣ sau:
2.3.1. Về mặt nội dung
Nghiên cứu về ngƣời cao tuổi cũng nhƣ già hóa dân số không phải là vấn đề của
hiện tại, của quá khứ mà còn cả ở tƣơng lai. Trong khi hầu hết các nghiên cứu về
ngƣời cao tuổi chủ yếu đề cập đến 02 phƣơng diện chăm sóc sức khỏe và đảm bảo
phúc lợi về vật chất, tinh thần cho đối tƣơng này thì số ít nghiên cứu lại tiếp cận vấn
đề ngƣời cao tuổi ở khía cạnh tƣơng đối “ngược” - phát huy vai trò, khơi dậy vị thế
của lực lƣợng này ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội qua lăng kính của nhiều
ngành khoa học khác nhau.
Nhìn chung, các nghiên cứu mà tác giả tiếp cận dù ở bình diện quốc tế nhƣ Liên
Hiệp quốc, Liên minh châu Âu (EU) hay các quốc gia phát triển nhƣ Mỹ, Vƣơng
quốc Anh, Öc hay các quốc gia châu Á nhƣ Nhật Bản, Iran, Malaysia, Singapore,
14
hoặc châu Phi nhƣ Tazania... đều đề cập đến tính cấp thiết của việc khẳng định vị
trí, vai trò của ngƣời cao tuổi và tất yếu trong thay đổi tƣ duy, hành vi của việc xây
dựng và tổ chức thực hiện chính sách về nội dung này trong thời gian tới. Thậm chí
nhiều công trình nhƣ của J. T. Arokiasamy (1997), Ủy ban Kinh tế Châu Âu (2009),
Maryam Ravanipour và Fatemeh Hajinejad hay Sarah-Jane Fenton và Heather
Draper (2014),... đã lƣợng hóa các thang đo về vai trò của ngƣời cao tuổi trên các
phƣơng diện rất gần với cách tiếp cận của luận văn (tất nhiên là ở những ngành
khoa học và hƣớng nghiên cứu khác của luận văn). Nếu các nhà nghiên cứu Bùi
Nghĩa, Nguyễn Hữu Hoàng, Nguyễn Thị Mỹ Dung hay Nguyễn Bích Ngọc tiếp cận
vai trò ngƣời cao tuổi ở góc độ pháp lý, lịch sử thì một số nhà nghiên cứu khác đề
cập đến vai trò ngƣời cao tuổi ở lĩnh vực hẹp, cụ thể nhƣ Nguyễn Đình Tấn,
Nguyễn Qƣới bàn về ngƣời cao tuổi trí thức, UNFPA đề cập vai trò ngƣời cao tuổi
trong lĩnh vực lao động, kinh tế cho đến việc khẳng định vị trí, vai trò của ngƣời cao
tuổi ở các lĩnh vực rộng lớn, phong phú khác của đời sống xã hội, ở tầm quốc gia,
khu vực và toàn cầu qua các nghiên cứu của L. Shotton, Ruth Albrecht, Sarah-Jane
Fenton, M. Nizamuddin hay của tổ chức UNFPA,...
Qua tổng quan tài liệu, dù có không ít công trình nghiên cứu về ngƣời cao tuổi,
hay đề cập đến các nội dung phát huy vai trò, tính tích cực của ngƣời cao tuổi
nhƣng các nghiên cứu này chủ yếu hoặc không xem vấn đề phát huy vai trò ngƣời
cao tuổi là trung tâm, có sự ƣu tiên thỏa đáng trong xây dựng các trụ cột của hệ
thống chinh sách dành cho ngƣời coa tuổi hoặc mức độ sử dụng tri thức nền tảng về
khoa học chính sách, vận dụng khoa học chính sách công trong quá trình nghiên
cứu vẫn còn rất mộc mạc, sơ thảo. Cùng với đó, cũng cần lƣu ý rằng, việc tiếp cận
vai trò ngƣời cao tuổi nhƣ là một vấn đề của chính sách công, nghiên cứu thông qua
lăng kính ngành khoa học chính sách công và đánh giá qua hiệu quả của quá trình
thực hiện chính sách công thực sự vẫn còn hiếm hoi trong nhiều công trình đƣợc
tổng thuật.
2.3.2. Về mặt phương pháp
Các công trình tác giả tiếp cận tồn tại nhiều dạng với các phƣơng pháp tiếp cận
khác nhau nhƣ ấn phẩm khoa học, báo cáo tóm tắt, tạp chí nghiên cứu, luận văn,
sách báo, thậm chí là bản chính sách về ngƣời cao tuổi của một số quốc gia... Tùy
thuộc vào mục tiêu, góc độ tiếp cận, mỗi tác giả đều có những phƣơng pháp nghiên
cứu khác nhau. Trong khi phần đa các học giả nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu thuộc về thế mạnh của ngành xã hội học nhƣ khảo sát điều
tra, phỏng vấn sâu hay quan sát bài bản ở quy mô khác nhau, có dữ liệu định lƣợng
khá công phu thì các nghiên cứu trong nƣớc chủ yếu phân tích dữ liệu thứ cấp bằng
phƣơng pháp thu thập tài liệu, thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá,... Sự phong
phú của các phƣơng pháp mà các công trình tiếp cận góp phần bổ khuyết cho các
kết quả nghiên cứu cũng nhƣ giúp hình thành nhận thức, khung lí thuyết,... của luận
văn.
Nhƣ đã đề cập, các công trình đƣợc tổng quan có độ phong phú nhất định về
phƣơng pháp. Tuy nhiên, việc thiếu vắng các nghiên cứu đƣợc tiếp cận ở góc độ
15
thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi thông qua áp dụng một cách
hài hòa phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại của xã hội học với phƣơng pháp khác
đang là khoảng trống lớn trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam
mà luận văn lƣu ý, kế thừa.
2.4. Việc kế thừa và định hướng nghiên của đề tài
Ở khía cạnh nội dung, các công trình nghiên cứu đã đóng góp tích cực trong
việc hình thành nhận thức khoa học bƣớc đầu, bài bản và toàn diện về nội hàm, biểu
hiện của vai trò, vị trí ngƣời cao tuổi, luận giải về tính cấp thiết cần có công cụ
chính sách công nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi ở phạm vi quốc gia mà trực tiếp là việc hoàn thành luận văn “Thực hiện chính
sách phát huy vai trò người cao tuổi từ thực tiễn phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9,
Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn không chủ đích lặp lại nội dung, hƣớng tiếp
cận của các công trình đi trƣớc đã làm mà tìm tòi, khám phá và cố gắng phát hiện
kết quả nghiên cứu mới khi đặt đối tƣợng nghiên cứu - thực hiện chính sách phát
huy vai trò ngƣời cao tuổi trên nền tảng của khoa học chính sách công và sự vận
động của nó trên một địa bàn nghiên cứu cụ thể.
Ở góc độ phương pháp nghiên cứu. Tác giả cố gắng kết hợp hiệu quả những
điểm tích cực của phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
định tính nhằm phân tích đối tƣợng một cách sâu sắc, đảm bảo dữ liệu thu đƣợc có
tính thực chứng, kết quả nghiên cứu mang giá trị khoa học. Tuy nhiên, điều này
không đồng nghĩa với việc tuyệt đối hóa một phƣơng pháp nghiên cứu nào; đồng
thời, với việc chủ đích sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ vậy sẽ góp phần
tạo nên nét riêng, tiêu biểu của luận văn trong hệ thống công trình nghiên cứu
chuyên ngành chính sách công nói chung và nội dung mà luận văn tiếp cận nói
riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội thời gian qua tại phƣờng Long Thạnh Mỹ,
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh; từ đó, xây dựng hệ thống giải pháp, kiến nghị chính sách
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này trên địa bàn phƣờng trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau để hoàn thành mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan các vấn đề về lí luận thực hiện chính sách phát huy vai
trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận, khung phân tích về thực hiện chính sách
phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.
16
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực, kết quả việc hiện chính sách phát huy vai
trò ngƣời cao tuổi về kinh tế, xã hội, về mức độ tác động của các nhóm yếu tố đến
hiệu quả quá trình thực hiện chính sách này tại phƣờng Long Thạnh Mỹ thời gian
qua.
- Xây dựng hệ thống giải pháp và các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực
kinh tế và xã hội tại phƣờng Long Thạnh Mỹ thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực
kinh tế và xã hội.
4.2. Khách thể
Ngƣời cao tuổi (độ tuổi 60 - 69 tuổi) và các chủ thể khác có liên quan trực tiếp,
chủ yếu (cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị phƣờng) đến việc
vận hành, tồn tại của quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi
tại phƣờng Long Thạnh Mỹ.
4.3. Phạm vi
4.3.1. Không gian
Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố
Hồ Chí Minh. Đây là một trong 13 phƣờng của Quận 9, có diện tích khoảng 1
205,68 ha với hơn 19095 ngƣời chia thành 06 khu phố (63 tổ dân phố). Phƣờng là
địa bàn điển hình của Quận 9 và Thành phố Hồ Chí Minh bởi không chỉ có truyền
thống sản xuất nông nghiệp đang trên đà đô thị hóa mạnh, chuyển dịch kinh tế
nhanh, có nhiều dự án lớn mới đã và đang đƣợc triển khai mà còn là điểm sáng về
đời sống văn hóa - xã hội của quận. Hiện tại, phƣờng có nhiều Câu lạc bộ Ông, bà,
cháu, nhiều gia đình văn hóa, khu phố văn hóa đƣợc công nhận nhiều năm liền, đời
sống nhân đã đƣợc cải thiện đáng kể, các thiết chế văn hóa ngày càng đƣợc củng cố,
đầu tƣ xây dựng khang trang, hiện đại, phong trào “ngƣời cao tuổi làm kinh tế giỏi”
đƣợc thực hiện sôi nổi trong nhiều năm qua.
4.3.2. Thời gian
Thời gian vận hành của đối tƣợng nghiên cứu từ sau năm 2013 đến nay khi mà
Luật Ngƣời cao tuổi, Hiến pháp 2013 có hiệu lực, quan trọng đây là thời điểm
Thành phố Hồ Chí Minh chính thức ban hành quyết định triển khai Chƣơng trình
hành động quốc gia về ngƣời cao tuổi Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai
đoạn 2013 - 2020 làm căn cứ để các cơ quan hữu quan thực hiện chính sách phát
huy vai trò ngƣời cao tuổi. Trong đó, thời gian tiến hành điều tra khảo sát đƣợc thực
hiện vào Quý II năm 2018.
17
4.3.3. Nội dung
Nghiên cứu về quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi
trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Trong đó, nội dung chính sách phát huy vai trò
ngƣời cao tuổi đƣợc xây dựng, thao tác hóa bám sát theo Luật Ngƣời cao tuổi năm
2009.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, đâu là yếu tố quyết định then chốt nhất đến hiệu quả quá trình thực hiện
chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi thời gian qua của phƣờng Long Thạnh
Mỹ?
Hai là, mức độ ƣu tiên, quan tâm của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể trong
thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên lĩnh vực kinh tế và xã hội
tại phƣờng Long Thạnh Mỹ phải chăng là ngang nhau?
Ba là, quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi thời gian
qua trên địa bàn phƣờng đã thực sự đáp ứng kỳ vọng, mong muốn chính đáng của
ngƣời cao tuổi?
Bốn là, thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn
phƣờng thời gian qua đã thực sự thu hút nhiều chủ thể, trong đó có khu vực ngoài
nhà nƣớc tham gia, phối hợp và hỗ trợ hay không?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Một là, năng lực của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể là yếu tố quyết định then
chốt nhất đến hiệu quả quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi trên địa bàn phƣờng Long Thạnh Mỹ.
Hai là, thời gian qua, sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành và đoàn thể trên
địa bàn phƣờng dành cho việc phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên lĩnh vực kinh tế
và xã hội là nhƣ nhau trong quá trình thực hiện chính sách này.
Ba là, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của ngƣời cao tuổi chƣa đƣợc chuyển
tải đầy đủ, trọn vẹn trong quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi của phƣờng Long Thạnh Mỹ thời gian qua.
Bốn là, vai trò của các chủ thể thuộc khu vực phi nhà nƣớc còn khá mờ nhạt,
chƣa đƣợc phát huy tối đa trong quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò
ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng Long Thạnh Mỹ.
5.3. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm toàn diện, nguyên lí về sự phát triển của
chủ nghĩa Mác - Lênin để nhìn nhận, khám phá đối tƣợng đƣợc nghiên cứu.
18
Trong đó, việc vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng giúp xem xét
những cơ sở, cung cấp luận chứng có tiền đề từ yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa,....
chi phối đến hiệu quả quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi
trên địa bàn phƣờng. Quan điểm lịch sử - cụ thể giúp lí giải những kết quả đạt đƣợc,
tồn tại đôi khi có phần trái ngược với giả thuyết về nhận thức, hành vi của ngƣời
cao tuổi về vai trò của họ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng nhƣ của chính chủ thể
có thẩm quyền về nội dung này. Mặc khác, quan điểm toàn diện trang bị cho luận
văn cách nhìn nhận, phán xét đầy đủ, có cái nhìn hệ thống, bao quát các vấn đề có
liên quan đến nội dung luận văn từ việc tổng quan tài liệu, xây dựng khung phân
tích, đánh giá thực trạng cũng nhƣ trong tƣ duy xây dựng một số giải pháp, khuyến
nghị ở tầm chính sách công.
5.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề tài sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Một là, sử dụng các nguồn tƣ liệu thứ cấp qua các công trình nghiên cứu nhƣ
bài báo khoa học đã công bố cũng nhƣ các tài liệu, các nguồn số liệu thống kê, báo
cáo, văn kiện,... do địa phƣơng cung cấp hoặc đƣợc tác giả sƣu tầm, tổng hợp.
Hai là, phỏng vấn (sâu). Luận văn phỏng vấn 02 nhóm đối tƣợng gồm 20
ngƣời. Nhóm (I) - chủ thể có thẩm quyền (cán bộ, công chức, viên chức - ngƣời liên
quan trực tiếp nắm bắt, (xây dựng) và triển khai thực hiện chính sách phát huy vai
trò ngƣời cao tuổi), nhóm (II) - người cao tuổi - là ngƣời thụ hƣởng và chịu trác
động trực tiếp của quá trình thực hiện chính sách này. Cụ thể:
- Nhóm I (08 ngƣời), gồm:
+ Cán bộ/ công chức quản lý, có liên quan đến lĩnh vực này: 03 ngƣời;
+ Đại diện các tổ chức chính trị - xã hội: 05 ngƣời;
- Nhóm II (12 ngƣời), gồm ngƣời cao tuổi từ 60 đến 69 tuổi ở 06 khu phố. Mỗi
khu phố chọn 02 ngƣời.
Tổng số ngƣời nhóm (I) và (II) đƣợc chọn phỏng vấn sâu: 20 ngƣời.
Ba là, khảo sát xã hội học đối với ngƣời cao tuổi từ 60 đến 69 tuổi mang tính
đại diện cho 06 khu phố của phƣờng. Mỗi khu phố chọn 30 đối tƣợng. Tổng số: 180
ngƣời.
Luận văn chọn đối tƣợng khảo sát và phỏng vấn sâu là ngƣời cao tuổi (60 đến
69 tuổi) bởi độ tuổi này phù hợp với cách phân chia phổ biến về ngƣời cao tuổi do
Liên Hiệp quốc công bố, gồm sơ lão (60 - 69 tuổi), trung lão (70 - 70 tuổi) và đại
lão (80 tuổi trở lên), tƣơng tự cách tiếp cận về độ tuổi phân chia ngƣời cao tuổi theo
Luật Ngƣời cao tuổi năm 2009 của Việt Nam. Quan trọng hơn, ngƣời cao tuổi ở độ
tuổi (60 - 69 tuổi) thực sự là có vai trò rõ nét, nổi bật nhất thông qua các hoạt động
về kinh tế và xã hội bởi đây cũng là giai đoạn sức khỏe, tâm - sinh lí của ngƣời cao
tuổi là tốt nhất trong chu trình tuổi già của mình.
19
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Một là, khẳng định về sự cần thiết phải khơi dậy, phát huy vai trò ngƣời cao
tuổi trong không gian văn hóa đậm chất Á Đông - “trọng lão” bằng góc nhìn khoa
học chính sách công.
Hai là, bổ sung nhận nhân thức mới về thực hiện chính sách công nói chung,
chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi nói riêng qua cách tiếp cận từ một vấn đề
chính sách cụ thể - phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng Long Thạnh
Mỹ.
Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu về khoa học chính sách công, chính sách phát huy vai trò
ngƣời cao tuổi tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành về chính sách công và chính sách
xã hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Một là, kết quả luận văn có thể là tài liệu tham khảo, căn cứ tham vấn trong xây
dựng, thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
Hai là, luận văn gián tiếp khẳng định, đã đến lúc giới nghiên cứu và các nhà
quản trị cần dành nhiều hơn sự quan tâm bằng công cụ chính sách công để khơi dậy,
khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực bạch kim - ngƣời cao tuổi. Đồng thời, cần
thiết xem xét nhằm điều chỉnh, hoàn thiện lại triết lí, mục tiêu cũng nhƣ các trụ cột
trong chính sách đối với ngƣời cao tuổi để tiệm cận với xu hƣớng chung hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc
chia thành 03 chƣơng; đƣợc trình bày logic về nội dung, rõ ràng mục tiêu nghiên
cứu và cân đối về dung lƣợng. Trong đó, Chƣơng 1 tập trung xây dựng hệ thống cơ
sở lý luận về thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi, xác định các yếu
tố chủ quan, khách quan có tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách này trên
thực tế, đồng thời, xây dựng khung phân tích hoàn chỉnh làm căn cứ đánh giá, phân
tích thực trạng quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên
địa bàn nghiên cứu. Chƣơng 2 tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về thực hiện
chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9,
Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua; về mức độ tác động của một số yếu tố chủ
quan, khách quan đến hiệu quả thực hiện chính sách này thời gian qua trên địa bàn
phƣờng. Cuối cùng, Chƣơng 3 trình bày hệ thống giải pháp và một số kiến nghị
nhằm nâng cao chất lƣợng quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời tại
phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
20
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ
NGƢỜI CAO TUỔI
1.1. Ngƣời cao tuổi
Thuật ngữ dùng để mô tả về ngƣời cao tuổi khá đa dạng. Trong nhiều tài liệu,
thuật ngữ này có thể đƣợc gọi là “ngƣời cao tuổi”, “ngƣời già”, “ngƣời già cả”, “thế
hệ thứ ba”, “ngƣời có tuổi”, “thế hệ thứ tƣ” (những ngƣời từ 80 tuổi trở lên) [26],
công dân “tuổi vàng”. Sự đa dạng và khác biệt này tùy thuộc vào quan điểm, hƣớng
tiếp cận và mục đích nghiên cứu. Tuy vậy, phần đa các học giả, nhà nghiên cứu đều
thống nhất rằng đây là giai đoạn có sự biến đổi sâu sắc về tâm sinh lý gắn liền với
suy giảm các chức năng của cơ thể.
Để có cái nhìn khái quát về nội hàm của thuật ngữ này, luận văn điểm lại một số
quan điểm, nhận thức về ngƣời cao tuổi nhƣ sau:
Tiếp cận người cao tuổi ở góc độ tuổi tác
Theo các cơ quan thống kê Liên Hiệp quốc, ngƣời cao tuổi là ngƣời từ 60 tuổi
trở lên, trong đó phân ra làm ba nhóm: Sơ lão (60 - 69 tuổi), trung lão (70 - 79 tuổi)
và đại lão (từ 80 tuổi trở lên) [5]. Quan điểm này cũng khá phổ quát, nhất là đối với
các quốc gia đang phát triển. Trong các nghiên cứu của mình, Zhuquing (2012),
Tadd và Bayer (2006) cũng rằng ngƣời cao tuổi là những ngƣời có độ tuổi từ 60 trở
lên. Độ tuổi này cũng tƣơng tự nhƣ nhận thức của Việt Nam đang tiếp cận khi xây
dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đối tƣợng này. Bộ Luật Lao động
năm 2012 quy định ngƣời cao tuổi là những ngƣời từ 60 tuổi trở lên (đối với nam),
từ 55 tuổi trở lên (đối với nữ). Pháp lệnh Ngƣời cao tuổi năm 2000 nay là Luật
Ngƣời cao tuổi - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất chuyển tải chính sách về ngƣời
cao tuổi cũng thống nhất định nghĩa ngƣời cao tuổi là công dân nƣớc Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên [33].
Cũng căn cứ vào độ tuổi, tuy nhiên, một số quốc gia phát triển có nhận thức khá
khác biệt. Ở hầu hết các nƣớc phát triển nhƣ Đức, Mỹ,... đều quan niệm ngƣời cao
tuổi từ 65 tuổi trở lên và đây cũng là ý kiến của Eurostat - cơ quan Thống kê của
Liên minh châu Âu [42, tr.65]. Đối với Tổ chức Y tế thế giới, qua các nghiên cứu ở
góc độ dinh dƣỡng, thể trạng và sức khỏe, mới đây tổ chức này nhận định ngƣời cao
tuổi phải từ 70 tuổi trở lên [14, tr.8].
Tiếp cận người cao tuổi ở một số góc độ khác
Trong khi một số nhà nghiên cứu, cơ quan, tổ chức tiếp cận ngƣời cao tuổi ở
góc độ tuổi tác thì một số nhà nghiên cứu khác có cách tiếp cận sâu hơn về đặc
điểm tâm - sinh - lý của chủ thể này. Quan điểm của giới y học thì cho rằng, ngƣời
21
cao tuổi là ngƣời ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của
cơ thể. Quan điểm của đội ngũ làm công tác xã hội thì đánh giá, họ là ngƣời có
những thay đổi về lớn về tâm sinh lí, lao động, thu nhập, quan hệ xã hội, cuộc
sống,... và vì vậy là đối tƣợng yếu thế, cần sự tƣơng trợ từ cộng đồng, xã hội [7, tr.
589].
Từ các cách tiếp cận trên đây, đặc biệt là dựa theo quy định của Luật Ngƣời cao
tuổi năm 2009 và mục tiêu nghiên cứu của luận văn, khái niệm ngƣời cao tuổi đƣợc
định nghĩa nhƣ sau: Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, tuy có
sự thay đổi sâu sắc về thể chất và các đặc điểm tâm sinh lí nhưng đồng thời là lực
lượng có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội.
1.2. Vai trò ngƣời cao tuổi
“Vai trò” là thuật ngữ then chốt của xã hội học, ban đầu đƣợc tiếp cận ở góc độ
sân khấu, phản ánh việc các diễn viên đảm nhận các vai diễn khác nhau theo kịch
bản [52, tr.67-92]. Theo thời gian, “vai trò” dần đƣợc nhận thức một cách hoàn
thiện và phát triển thành lý thuyết vai trò xã hội, đƣợc nghiên cứu ứng dụng phổ
biến ở các lĩnh vực khác nhau từ khoảng giữa thế kỷ XX [14, tr. 589]. Đến nay, có
nhiều quan niệm khác nhau về nội hàm của thuật này.
Trong nghiên cứu của mình, Barker (1999) cho rằng vai trò là những vị trí xã
hội khác nhau mà con ngƣời đảm nhận và những kỳ vọng gắn liền với vị trí đƣợc
đảm nhiệm ấy [51]. Trong khi đó, Linton (1955) nhấn mạnh, vai trò là tập hợp các
quyền và nghĩa vụ đƣợc xác định bởi vị thế tổ chức của một cá nhân [61]. Vai trò
trong trƣờng hợp này đƣợc hiểu là hành vi của ngƣời nắm giữ vị thế mà hành vi của
họ hƣớng vào đáp ứng những kỳ vọng của ngƣời khác về quyền và trách nhiệm gắn
với vị thế. Đối với hai nhà nghiên cứu Katz and Kahn (1978), họ đều có cách tiếp
cận khá thống nhất với 02 học giả nêu trên khi cho rằng, vai trò là một hệ thống
hành vi liên quan đến vị trí cụ thể trong hệ thống xã hội [59].
Ở một góc độ khác, học giả Coser (1975) cho rằng, vai trò liên quan đến sự
mong đợi về cách cƣ xử của một cá nhân trong một tình huống nhất định hay đó là
cách mà cá nhân cƣ xử trong một vị trí xã hội nhất định [53].
Làm rõ và bổ sung cho các quan niệm nêu trên, nhà nghiên cứu Abercrombie et
al (1994) đã lí giải rằng, mỗi ngƣời nắm giữ những vị trí xã hội khác nhau [47].
Hành vi của họ đƣợc xác định chủ yếu bởi những kỳ vọng liên quan đến vị trí đó
chứ không phải do đặc điểm riêng của cá nhân ấy quyết định. Mỗi vai trò xã hội là
tập hợp của các quyền, nghĩa vụ, kỳ vọng, định mức và hành vi mà một ngƣời phải
đối mặt và thực hiện đầy đủ. Bổ sung vào nhận thức của Abercrombie et al., và của
các học giả nêu trên, Deacon and Firebaugh (1988) đã nhấn mạnh, để thay đổi hành
vi thì nhất thiết phải thay đổi vai trò, vai trò liên quan đến hành vi và ngƣợc lại. Do
vậy, ngoài những ảnh hƣởng đến hành vi, vai trò còn ảnh hƣởng đến niềm tin và
thái độ. Mỗi cá nhân sẽ thay đổi niềm tin, thái độ của mình tƣơng ứng với vai trò
mà họ có đƣợc.
22
Từ cách tiếp cận trên đây, trong luận văn này, vai trò ngƣời cao tuổi đƣợc hiểu
là tập hợp hành vi, tác động có tính điển hình, tích cực, phù hợp với mong đợi của
xã hội, chủ thể quản lý, đặc điểm ngƣời cao tuổi và tƣơng xứng với vị thế của họ
trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Từ các cách tiếp cận nêu trên, khi đề cập đến vai trò ngƣời cao tuổi không thể
bỏ qua các nội dung cốt lõi sau:
Một là, vai trò ngƣời cao tuổi phải đƣợc biểu hiện thành hành vi và tác động có
tính hệ thống. Theo quan điểm của một số học giả đƣợc, nhắc đến vai trò xã hội của
chủ thể phải thông qua hành vi của họ để đánh giá, xem xét và vì vậy, với ngƣời cao
tuổi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ngoài hành vi, vai trò của đối tƣợng này còn
đƣợc biểu hiện thành sự tác động, chi phối trong nhận thức, tình cảm đối với các
thành viên khác trong cộng đồng, xã hội thông qua hệ thống giá trị nhƣ tính gƣơng
mẫu, uy tín, sự phong phú, dày dặn trong kinh nghiệm sống,... Các yếu tố này
không hẳn là hành vi nhƣng lại gắn liền với vai trò của ngƣời cao tuổi, có sức lay
chuyển, dẫn dắt và chi phối đến nhiều thành viên khác trong xã hội.
Hai là, vai trò ngƣời cao tuổi là hệ thống hành vi, sự tác động điển hình, tích
cực, phù hợp với những mong đợi của số đông thành viên trong xã hội và chủ thể
quản lý xã hội (trong luân văn này là chủ thể có thẩm quyền tham gia vào quá trình
thực hiện chính sách). Tuy nhiên, hệ thống này có tính lịch sử, có sự phù hợp với
đặc điểm ở từng giai đoạn khác nhau về tâm - sinh lí của họ, hay nói cách khác, đó
là sự phù hợp giữa kỳ vọng xã hội và khả năng đáp ứng của ngƣời cao tuổi trong
giai đoạn đó. Sự kỳ vọng quá mức đối với những hành vi vƣợt quá khả năng đáp
ứng do đặc điểm tâm - sinh lí chi phối ngƣời cao tuổi hay ngƣợc lại sự tác động của
các giá trị từ ngƣời cao tuổi vƣợt qua những mong đợi của đông đảo xã hội đều có
thể phá vỡ nhận thức hoàn chỉnh về vai trò ngƣời cao tuổi.
Vai trò của ngƣời cao tuổi xuất hiện ở mọi thời kỳ, trên nhiều lĩnh vực, phƣơng
diện khác nhau của đời sống xã hội. Những nhận thức nghiêng về mặt này hay mặt
khác, lĩnh vực này hay lĩnh vực khác đều khó nhìn thấy vai trò toàn diện của đối
tƣợng này trong tƣ duy, xây dựng và thực hiện chính sách đối với ngƣời cao tuổi.
1.3. Vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội
1.3.1. Đối với lĩnh vực kinh tế
Dù tuổi cao, sức khỏe giảm sút nhƣng hiện nay nhiều ngƣời cao tuổi vẫn tích
cực tham gia lao động, sản xuất và các hoạt động kinh tế ở phạm vi gia đình, xã hội
không phải là hiếm, đang trở thành xu thế của toàn cầu. Trong luận văn này, vai trò
ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế đƣợc nhấn mạnh ở các nội dung sau:
Một là, ngƣời cao tuổi là nguồn nhân lực “bạch kim” quý giá của xã hội. Hiện
tại, nhiều quốc gia phát triển hàng đầu vẫn có chiến lƣợc hữu hiệu nhằm thu hút,
duy trì lực lƣợng lao động “bạch kim” giàu kỹ năng này. Đối với Việt Nam, nhƣ đã
bàn luận ở mục Tính cấp thiết của đề tài, Việt Nam đang nan giải giữa việc nguồn
nhân lực chất lƣợng cao thiếu trầm trọng và quá trình già hóa dân số đang diễn ra
23
rất nhanh trong khi nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho quá trình phát triển
kinh tế - xã hội là hết sức bức thiết. Điều này vừa khẳng định vai trò, sự tác động
cực kỳ quan trọng của ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế, đồng thời cũng đang
đòi hỏi các nhà quản lý cần có công cụ chính sách nhất định để giải quyết, hƣớng
đến mục tiêu phát triển bền vững quốc gia thời gian tới.
Hai là, vai trò trong lĩnh vực kinh tế của ngƣời cao tuổi còn thể hiện ở việc
tham gia các hoạt động kinh tế nhƣng giữ vị trí là chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
tổ đội, nhóm hay mô hình sản xuất, kinh doanh. Vai trò này thể hiện rõ trong một số
trƣờng hợp nhƣ sau:
(i). Ngƣời cao tuổi tiếp tục nắm giữ vai trò chủ chốt trong các loại hình doanh
nghiệp, loại hình sản xuất, thƣơng mại sau khi đã bƣớc sang tuổi nghỉ hƣu theo Luật
định. Sự ở lại này một phần giúp dìu dắt thế hệ kế cận, là ngƣời lãnh đạo “tinh thần”
trong giai đoạn chuyển giao thế hệ lãnh đạo trong kinh doanh, thậm chí là xuất phát
từ nhu cầu của các doanh nghiệp cần ngƣời cao tuổi nhƣ nguồn lao động chất lƣợng
cao, quyết định sự thành bại của tổ chức.
(ii). Ngƣời cao tuổi nghỉ hƣu, tạm gác công việc đã gắn bó trƣớc đó hàng chục
năm để đeo đuổi đam mê làm kinh tế. Họ lập ra doanh nghiệp, hay đơn giản là hình
thành tổ, đội, nhóm sản xuất hoặc tự chủ sản xuất, làm việc ở các ngành nghề, lĩnh
vực dựa trên thế mạnh (tri thức, kinh nghiệm,...) của cá nhân và ƣu thế của địa
phƣơng, xu thế của thị trƣờng,... Đó có thể là công việc làm vƣờn, buôn bán nhỏ tại
nhà hay ở chợ, sửa xe máy, bán vé số, làm bảo vệ, dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ, chăn
nuôi gia súc gia cầm, thậm chí nhiều cụ vẫn đam mê với việc giảng dạy, nghiên cứu
khoa học,... hoặc lao động trong ngành nghề kỹ thuật cao với nhiều mức độ rất khác
nhau. Thu nhập từ các công việc này đối với ngƣời cao tuổi có thể không đáng kể
song với họ nó vừa có ý nghĩa đảm bảo một phần cơ bản về tài chính (nhất là ngƣời
cao tuổi cô đơn, không có bảo hiểm xã hội chi trả,...), khích lệ về mặt tinh thần vừa
giúp họ sống tích cực hơn. Vì vậy, đây cũng là góp phần xây dựng xã hội già hóa
tích cực, chủ động hơn trong tƣơng lai.
1.3.2. Đối với lĩnh vực xã hội
Để đánh giá một cách khái quát nhất vai trò của ngƣời cao trong lĩnh vực xã
hội, tránh dàn trải nhƣng vẫn đảm bảo điểm nhấn, luận văn nhấn mạnh vai trò ngƣời
cao tuổi trong lĩnh vực xã hội ở các nội dung sau:
Một là, ngƣời cao tuổi góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa, truyền
thống dân tộc, địa phƣơng. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định:
Ngƣời cao tuổi là “của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước. Đối với gia đình, đối
với Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng, đối với làng xóm, đối với
bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao...” [28]. Ở phƣơng diện này, vai trò ngƣời
cao tuổi thể hiện rõ chính là ngƣời kết nối các thế hệ, giữa quá khứ - hiện tại và gây
dựng niềm tin ở tƣơng lai; là “thƣ viện sống” nơi lƣu giữ kho tàng kinh nghiệm, vốn
sống, văn hóa của xã hội, dân tộc thông qua tuổi đời và sự từng trải, lối sống và sự
gƣơng mẫu,... Có thể kể đến nhƣ các hoạt động nói chuyện/ báo cáo viên về truyền
24
thống, lịch sử, là thuyết minh viên tại các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ,... Do vậy, muốn
gìn giữ quá khứ, xây dựng tƣơng lai và ổn định hiện tại thì không thể xem nhẹ vai
trò của ngƣời cao tuổi.
Hai là, tham gia các hoạt động xã hội thiện nguyện, nhân đạo. Tùy thuộc sức
khỏe và đặc thù của mình, ngƣời cao tuổi có thể tham gia các hoạt động xã hội nhƣ
phong trào khuyến học, khuyến tài (vận động, quyên góp, gây quỹ giúp đỡ gương
hiếu học,...) tự phát, theo nhóm hoặc theo hội, tổ chức; tìm kiếm mạnh thƣờng quân
tài trợ, nuôi dƣỡng tài năng; hỗ trợ cho ngƣời kém may mắn, ngƣời neo đơn, bị
thiên tai, dịch bệnh, hoạn nạn,... Bên cạnh đó, ngƣời cao tuổi có thể tham gia phong
trào, cuộc vận động do cơ quan, tổ chức đoàn thể, xã hội phát động nhƣ về nguồn,
phong trào xóa nhà dột nát cho ngƣời cao tuổi, một triệu tấm áo ấm tặng cho ngƣời
cao tuổi nghèo, cuộc vận động mắt sáng dành cho ngƣời cao tuổi, ngƣời cao tuổi
tham gia bảo vệ môi trƣờng, xây dựng nông thôn mới; gìn giữ di sản, tập tục của địa
phƣơng,....
Ba là, truyền thụ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, giáo dục - đào tạo,
khoa học - công nghệ cho cộng đồng, xã hội. Ngƣời cao tuổi là tài sản quý của quốc
gia. Kết thúc thời gian lao động theo luật định, trong khi nhiều ngƣời có xu hƣớng
thích đƣợc nghỉ ngơi, an dƣỡng thì số khác còn sức khỏe, kỹ năng tay nghề tốt vẫn
khao khát tiếp tục cống hiến cho xã hội. Ở nhiều quốc gia và trong một số lĩnh vực,
ngƣời cao tuổi tham gia truyền nghề, truyền thụ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tâm
huyết và thậm chí truyền “lửa” trong lĩnh vực khoa học đào tạo, văn hóa - nghệ
thuật, kỹ thuật công nghệ cao, nghiên cứu lý luận, khoa học xã hội và nhân văn,
khoa học pháp lý, kỹ nghệ, thậm chí trong lĩnh vực kinh doanh - thƣơng mại,...
Chính sự dày dặn về kinh nghiệm, vốn sống đã đƣợc tích lũy trong độ tuổi lao động
và nhiệt tâm nên sự đóng góp các cụ trong hoạt động giáo dục - đào tạo ở các lĩnh
vực là rất quan trọng.
Bốn là, ngƣời cao tuổi góp phần rất đắc lực trong xây dựng, bảo vệ sự bình yên
của địa phƣơng, luôn đƣợc tín nhiệm vào các vị trí chủ chốt của các hội - đoàn thể,
thiết chế tự quản quần chúng,.... Chẳng hạn, ngƣời cao tuổi thƣờng tích cực, hăn
hái xem xét, góp ý, hiến kế xây dựng, hoàn thiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách
của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc, đoàn thể, quy định và hoạt động quản lý tại địa
phƣơng, nơi cƣ trú; thƣờng xuyên tham gia giám sát hoạt động chính quyền và thực
hiện vai trò của các đoàn thể, phát huy dân chủ cơ sở, chống tiêu cực trên địa bàn,
khu dân cƣ,...
Ngoài ra, với uy tín của mình, ngƣời cao tuổi còn tiếp tục tham gia vào nhiều vị
trí chủ chốt trong các thiết chế tự quản quần chúng nhƣ ban điều hành khu phố, tổ
trƣởng, tổ phó tổ dân phố, buôn, sóc, tổ nhân dân tự quản, ban công tác mặt trận với
vai trò là ngƣời điều hành, kêu gọi và khơi dậy tinh thần tự quản, tự làm, tự phục vụ
lợi ích chung của cộng đồng, khu vực nơi sinh sống; tham gia tổ hòa giải, tổ đảm
bảo an ninh - trật tự xóm làng,... Từ đó, góp phần gìn giữ an ninh, trật tự và bình
yên của cuộc sống, vun đắp tình làng nghĩa xóm.
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9

More Related Content

What's hot

Facts and figs_on_woman_and_men_vn
Facts and figs_on_woman_and_men_vnFacts and figs_on_woman_and_men_vn
Facts and figs_on_woman_and_men_vnNguyen Linh
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện naynataliej4
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947jackjohn45
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtTrường Bảo
 

What's hot (19)

Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đPhổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà NẵngLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
 
Luận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ
Luận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung BộLuận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ
Luận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở tỉnh Đồng Nai
 
Chính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ tại Đắk Lắk, 9đ
Chính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ tại Đắk Lắk, 9đChính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ tại Đắk Lắk, 9đ
Chính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ tại Đắk Lắk, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
 
Facts and figs_on_woman_and_men_vn
Facts and figs_on_woman_and_men_vnFacts and figs_on_woman_and_men_vn
Facts and figs_on_woman_and_men_vn
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOTLuận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật
 
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP Xà - TẢI FREE Z...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP Xà - TẢI FREE Z...THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP Xà - TẢI FREE Z...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP Xà - TẢI FREE Z...
 

Similar to Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9

Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nayLuận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNuioKila
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiQuản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9 (20)

Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAYLuận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận án: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận án: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nayLuận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
 
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng ĐB sông Cửu Long
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng ĐB sông Cửu LongLuận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng ĐB sông Cửu Long
Luận án: Chất lượng hoạt động báo cáo viên Vùng ĐB sông Cửu Long
 
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAYLuận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCMLuận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiQuản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂMKhóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn
 
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt NamLuận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỮU HOÀNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN PHƢỜNG LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỮU HOÀNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN PHƢỜNG LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ MINH THI HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có vai trò rất lớn trong truyền đạt kiến thức, hỗ trợ thực hiện luận văn của quý thầy cô giảng dạy tại Học viện Khoa học xã hội cũng nhƣ sự động viên, khuyến khích, tạo điều kiện của lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, quý thầy, cô tại Học viện Khoa học xã hội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị Minh Thi, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn này với tất cả sự nhiệt tình và trách nhiệm. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin, hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Dù đã cố gắng nhƣng luận văn vẫn còn những hạn chế, sai sót nhất định. Vì vậy, bản thân rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành từ quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để tiếp tục hoàn thiện. Trân trọng. Học viên Nguyễn Hữu Hoàng
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Thực hiện chính sách phát huy vai trò người cao tuổi từ thực tiễn phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi do PGS. TS. Trần Thị Minh Thị hƣớng dẫn. Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình là khách quan. Các thông tin trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Hữu Hoàng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI.........................................................................................20 1.1. Ngƣời cao tuổi....................................................................................................20 1.2. Vai trò ngƣời cao tuổi ........................................................................................21 1.3. Vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.....................................22 1.4. Lý thuyết về thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội ........................................................................................................25 1.5. Yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên lĩnh vực kinh tế và xã hội ...........................................................................38 1.6. Khung phân tích việc thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi.....43 * Tiểu kết Chƣơng 1..................................................................................................45 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI PHƢỜNG LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................46 2.1. Vị trí địa lí và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................46 2.2. Thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh tế, xã hội ......................47 2.4. Mức độ tác động của các yếu tố đến quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh .67 Tiểu kết Chƣơng 2.....................................................................................................69 Chƣơng 3: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN PHƢỜNG LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................70 3.1. Nhận định tình hình và quan điểm xây dựng hệ thống giải pháp thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi .........................................................................70
  • 6. 3.2. Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi............................................................................................................72 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi .........................................................................................76 * Tiểu kết Chƣơng 3..................................................................................................82 KẾT LUẬN...............................................................................................................83 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN........................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................87 PHỤ LỤC THAM KHẢO ........................................................................................93
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Nội dung Trang I Bảng biểu 1.1. Tiềm lực, thực lực của các nhóm chủ thể trong thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng Long Thạnh Mỹ 42 2.1 Số lƣợng văn bản triển khai thực hiện chính sách giai đoạn 2014 - 2018 48 2.2 Hình thức phổ biến, tuyên truyền chính sách chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng 52 2.3 Vai trò của các chủ thể trong thực hiện chính sách chính 54 2.4 Hình thức kiểm tra trong thực hiện chính sách 58 II Biểu đồ 2.1 Hình thức biểu hiện của văn bản triển khai chính sách 48 2.2 Những yếu tố đƣợc điều chỉnh trong quá trình thực hiện chính sách 56 2.3 Mức độ tham gia cả các chủ thể trong đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách 60 III Sơ đồ 1.1. Hƣớng tiếp cận về chu trình chính sách công, chu trình chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi 32 1.2 Hoạt động chủ yếu trong giai đoạn thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi 33 1.3 Quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi 41 1.4 Khung phân tích việc thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi 44
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nghiên cứu về nội dung phát huy vai trò ngƣời cao tuổi dựa trên nền tảng khoa học chính sách công vẫn đang là cách tiếp cận mới mẻ, cần thiết và có tính thời sự. Điều này đƣợc luận giải ở 04 phƣơng diện sau: Thứ nhất, thời kỳ “dân số già” ở Việt Nam đã chính thức diễn ra làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề lớn về kinh tế và xã hội mà ở đó đòi hỏi cần được xem xét, giải quyết dựa trên nền tảng khoa học chính sách công Báo cáo chính thức của Liên Hiệp quốc cho biết, thế giới hiện có 13% dân số là ngƣời cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) [72, tr.17]. Trong khí đó, tỉ lệ này ở Việt Nam năm 2017 chiếm 11% dân số, đƣa nƣớc ta chính thức bƣớc vào thời kỳ “già hóa dân số” [72, tr.22] và là quốc gia có thời gian “già hóa” ngắn, khoảng 20 năm (2017 - 2037) [40]. Ngoài ra, theo dự báo, đến năm 2038, ngƣời cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm khoảng 20% dân số và đến năm 2050, nƣớc ta sẽ trở thành quốc gia “siêu già” [2]. Điều này khiến Việt Nam đối mặt với nguy cơ “già trƣớc khi giàu” khi mà tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân đầu ngƣời (GDP/ ngƣời) mới ở mức trung bình thấp (khoảng 1170 đô - la Mỹ/ngƣời) [40, tr.13]. Bối cảnh và dự báo này kéo theo, làm cho các thách thức về lao động, việc làm, quản trị nguồn nhân lực quốc gia, về các giải pháp hữu hiệu, kịp thời dành cho ngƣời cao tuổi thích ứng kịp với quá trình già hóa dân số,... trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Nhƣ vậy, hiện trạng này thúc đẩy mạnh mẽ và đặt ra nhiều kỳ vọng trong việc nghiên cứu, tìm ra cách thức giải quyết tổng thể nhằm thích ứng với thời kỳ già hóa dân số dựa trên nền tảng của khoa học chính sách công. Thứ hai, vai trò của người cao tuổi ngày càng được thể hiện rõ nét, tích cực ở tầng nhận thức và hành vi thực tế trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Tƣ duy của ngƣời cao tuổi về giá trị bản thân nay đã có nhiều bƣớc chuyển biến tích cực, phù hợp với khuynh hƣớng phát triển chung. Ngoài một bộ phận ngƣời cao tuổi vốn còn suy nghĩ theo kiểu “lão lai tài tận” (già là hết tài), “lão giả an chi” (an hƣởng tuổi già) thì càng có nhiều ngƣời cao tuổi muốn tiếp tục đóng góp cho xã hội trên các lĩnh vực khác nhau1 . Điều này xuất phát chủ yếu từ nguyện vọng của chính bản thân ngƣời cao tuổi với mong muốn trở thành ngƣời “sống có trách nhiệm” nhƣ nghiên cứu của J. T. Arokiasamy, hoặc “đƣợc xã hội thừa nhận” nhƣ L. Shotton, đã đề cập. Ở Việt Nam, kết quả điều tra của Ủy ban quốc gia về ngƣời cao tuổi cho thấy 15,4% ngƣời cao tuổi tham gia cấp ủy địa phƣơng, 60,3% ngƣời cao tuổi tham gia các cuộc họp với cộng đồng nhằm xây dựng tổ chức Hội Ngƣời cao tuổi, 3,7% ngƣời cao tuổi đang tham gia quản lý cộng đồng, 28,9% ngƣời cao tuổi vẫn trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ [46],... Theo một công trình nghiên cứu đƣợc công bố 1 Theo số liệu của các chuyên gia Liên Hợp quốc, hơn 40% ngƣời cao tuổi vẫn tham gia lao động, hơn 50% ngƣời từ 60 đến 64 tuổi đang làm việc, nhiều ngƣời chỉ dừng làm việc sau tuổi 74.
  • 9. 2 trên Chƣơng trình thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng ngày 31/11/2018, Việt Nam có khoảng 49% ngƣời cao tuổi từ 70 - 74 tuổi vẫn tích cực lao động, làm việc, trong khi con số này ở nhóm tuổi 50 là 65%; 7/10 đô thị có ngƣời cao tuổi đƣợc khảo sát ở các đô thị lớn đều bày tỏ nguyện vọng đƣợc tạo điều kiện để tiếp tục làm việc khi về hƣu. Rõ ràng, sự “sẵn sàng” của ngƣời cao tuổi nhằm tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò và lối sống tích cực trong các hoạt động kinh tế, xã hội dần đƣợc cải thiện rõ nét. Do đó, để hƣớng đến mục tiêu “già hóa thành công”, “già hóa chủ động”, việc hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các nội dung về phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở tầm chính sách công là cấp thiết hơn bao giờ hết. Thứ ba, chính sách và việc thực hiện chính sách phát huy vai trò người cao tuổi ở nước ta tuy gặt hái được một số thành tựu nhất định nhưng cần phải hoàn thiện hơn nữa trong bối cảnh mới Hơn 8 năm triển khai các nội dung lớn về chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi theo Luật Ngƣời cao tuổi năm 2009, quá trình này vẫn còn nhiều bất cập. Hầu hết các chính sách, quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi chƣa đƣợc coi trọng thực sự trong hệ thống chính sách quốc gia dành cho ngƣời cao tuổi; sự “hời hợt” của các nhà hoạch định, thực hiện chính sách khi vẫn cho rằng ngƣời cao tuổi là gánh nặng hơn là chủ thể đóng góp tích cực thông qua hoạt động kinh tế - xã hội; triết lí tăng cƣờng trợ cấp xã hội, chu cấp cho ngƣời cao tuổi vẫn còn rất phổ biến; chƣa giải quyết thỏa đáng, hài hòa giữa thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bằng việc tận dụng “cơ hội dân số già” thông qua công cụ chính sách, can thiệp bởi khoa học chính sách công, thậm chí có sự kết nối lỏng lẻo, rời rạc giữa việc sử dụng các kết quả nghiên cứu, tham vấn trong quá trình hoạch định cũng nhƣ thực hiện chính sách này,... Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 700 000 ngƣời cao tuổi, số lƣợng này ở phƣờng Long Thạnh Mỹ là hơn 2000 ngƣời. Nhiều năm qua, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể Thành phố nói chung và phƣờng nói riêng đã có nhiều nỗ lực, giải pháp sáng tạo nhằm thực hiện tốt chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi nhƣ triển khai tích cực Chƣơng trình hành động Quốc gia về ngƣời cao tuổi của Thành phố giai đoạn 2013 - 2020, cuộc vận động “Tuổi cao chí càng cao, nêu gƣơng sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, phong trào “Ngƣời cao tuổi làm kinh tế giỏi”... Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh và nguyện vọng của đông đảo ngƣời cao tuổi trong bối cảnh mới. Những tồn tại này là động lực để tiếp tục nghiên cứu về chủ đề này dựa trên nền tảng khoa học chính sách công trong thời gian tới. Bốn là, các công trình nghiên cứu về phát huy vai trò của người cao tuổi dựa trên nền tảng khoa học chính sách công, nhất là trong giai đoạn thực hiện chính sách vẫn còn khá khiêm tốn, là “mảnh đất trống” cho giới nghiên cứu về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay tiếp cận
  • 10. 3 Qua khảo nghiệm (có thể tham khảo Mục “2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài”), phần đa các nghiên cứu về ngƣời cao tuổi đều xoay quanh việc đƣa ra các giải pháp giúp ngƣời cao tuổi giải quyết các vấn đề về sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần, khuyến khích các tổ chức, xã hội tham gia chăm sóc, bảo trợ ngƣời cao tuổi,... ở nhiều ngành khoa học khác nhau mà bàn ít bàn về nội dung phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong đời sống xã hội, đặc biệt việc đánh giá quá trình thực hiện chính sách này dựa trên tri thức khoa học chính sách công vẫn còn rất thiếu vắng. Điều này thức tỉnh giới nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về sự cần thiết phải định hình lại cấu trúc của hệ thống chính sách đối với ngƣời cao tuổi hiện nay sao cho các trụ cột chính sách (có trụ cột: chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi) đƣợc ƣu tiên hợp lí, cân bằng hơn; đồng thời, dẫn đến việc có thể “bỏ lỡ” một công cụ điều hành vĩ mô trong quản trị quốc gia - chính sách công, vốn đƣợc kỳ vọng là giải pháp hữu hiệu cùng với một số ngành khoa học khác góp phần hóa giải thành công các thách thức trong phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở Việt Nam. Từ cách lập luận nhƣ vậy, luận văn “Thực hiện chính sách phát huy vai trò người cao tuổi từ thực tiễn phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” đảm bảo tính cấp thiết để tiến hành nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn đã dày công nghiên cứu, đánh giá một số công trình trong và ngoài nƣớc có nội dung khá gần gũi với hƣớng tiếp cận của đề tài, thông qua các nhóm vấn đề nhƣ sau: 2.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài 2.1.1. Nhóm nghiên cứu về người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số Ngƣời cao tuổi là lực lƣợng yếu thế trong xã hội, luôn cần sự quan tâm đặc biệt bởi những rào cản mà họ đang phải đối diện từ quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Bài nghiên cứu Social problems and care of the elderly của J. T. Arokiasamy, trƣờng Đại học Malaya, Kuala Lumpu trên Tạp chí Medical Journal of Malaysia đã bàn luận về chủ đề này [71, tr.231-237]. Là một chuyên gia y tế, Arokiasamy đã phân tích khá toàn diện bức tranh về tác động của các vấn đề kinh tế, xã hội đến công tác chăm sóc ngƣời cao tuổi tại Maylaisia. Đó là các thách thức về mặt xã hội, kinh tế đối với ngƣời cao tuổi nhƣ việc ngƣời cao tuổi thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng chăm sóc bản thân và ít tham gia hoạt động xã hội, hay đó là sự “ám ảnh” bởi nghèo đói, nợ nần, mức thu nhập thấp hay tài chính hạn hẹp,... Tất cả tạo ra thách thức không nhỏ đối với việc chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật của ngƣời cao tuổi tại quốc gia này. Trong số các giải pháp mà Arokiasamy đƣa ra nhƣ cần có sự quan tâm của cộng đồng (Commmunity Care), hỗ trợ từ gia đình (Family Support) hay quan tâm về giáo dục (Education), hệ thống chăm sóc sức khỏe (Health Care),... vẫn chƣa thực sự chú trọng đến các giải pháp mang tính khuyến khích, thúc đẩy tính tự giác, vai trò của ngƣời cao tuổi để họ có thể tự giải quyết các vấn của mình, nhất là với các thách thức về kinh tế.
  • 11. 4 Ở góc độ hẹp hơn, bài viết The impact of aging on the scale of migration của nhà nghiên cứu Anzelika Zaiceva thuộc Đại học Modena and Reggio Emilia, Italia và tổ chức IZA, Đức ấn hành năm 2014 đã đề cập đến một vấn đề khác mà ngƣời cao tuổi đang phải đối mặt - quá trình di dân, thay đổi nơi sống trong giai đoạn già hóa [49]. Bài viết cho rằng ngƣời cao tuổi di cƣ ít hơn so với ngƣời trẻ nhƣng họ lại chịu ảnh hƣởng nặng nề từ xu hƣớng di chuyển, thay đổi nơi sống. Qua nghiên cứu thực tiễn một số quốc gia nhƣ Öc, Đức, Hoa Kỳ và Trung Quốc, Anzelika Zaiceva nhận định: Trong các gia đình, quá trình di dân của ngƣời trẻ đã bỏ lại ngƣời cao tuổi phía sau và vô tình để họ đối diện với các thách thức không nhỏ về tài chính và khả năng chăm sóc sức khỏe. Điều này tạo ra gánh nặng cho các nhà chức trách trong việc xây dựng khuôn khổ chính sách về di cƣ, quyền công dân, hay chính sách về sức khỏe và nghỉ hƣu trong tƣơng lai. Truyền thống Việt Nam có câu “trẻ cậy cha, già cậy con” và trong bài viết này, sự rời bỏ, tha hƣơng vì sinh kế của ngƣời trẻ đã tạo ra các khó khăn nhất định cho bản thân ngƣời cao tuổi, nhất là ngƣời cao tuổi ở vùng nông thôn. Vì lẽ đó, quá trình thực hiện chính sách về ngƣời cao tuổi nói chung cần quan tâm hơn đến việc khơi dậy giá trị, sức mạnh cá nhân vốn còn tiềm tàng trong mỗi ngƣời cao tuổi để có thể hóa giải một phần thách thức này. 2.1.2. Nhóm nghiên cứu về vai trò người cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội Bƣớc vào giai đoạn tuổi già, việc ngƣời cao tuổi vẫn chủ động, có ý thức tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội là sự phản ánh tích cực của chủ thể này trong xã hội hiện đại. Bài viết Intergation and participation of older person in society của Ủy ban Kinh tế Châu Âu công bố năm 2009 đã đề cập đến chủ đề nhƣ vậy [56]. Bài báo cáo tóm tắt đã nhấn mạnh chức năng hòa nhập của ngƣời cao tuổi đƣợc thể hiện trên 03 phƣơng diện chính yếu sau: (i). social (xã hội), (ii). polictical (chính trị), (iii). economic (kinh tế). Đặc biệt, báo cáo đã cung cấp chỉ dẫn khá cụ thể về vai trò của ngƣời cao tuổi ở 03 phƣơng diện này. Chẳng hạn, ở phƣơng diện hòa nhập xã hội, điển hình là tham gia hoạt động tình nguyện của cộng đồng, sử dụng trí tuệ, kinh nghiệm chỉ dẫn cho thế hệ trẻ; ở phƣơng diện chính trị là sự tham gia vào các cơ quan dân cử, tƣ vấn xây dựng chính sách, các hoạt động quản lý của cơ quan nhà nƣớc, chính quyền cơ sở hay đại diện cho lợi ích của lớp ngƣời cao tuổi, trong khi đó, ở phƣơng diện kinh tế tiêu biểu nhất là việc ngƣời cao tuổi chủ động tham gia thị trƣờng lao động. Với cách đặt vấn đề gần gũi về vai trò ngƣời cao tuổi từ chính suy nghĩ, quan điểm của đối tƣợng này hơn là từ các chủ thể khác, bài báo cáo The roles of elderly people from their own perspective của Maryam Ravanipour và Fatemeh Hajinejad, trƣờng Đại học Y Bushehr, Iran tiếp tục bổ sung nhận thức mới về chủ đề này. Maryam và Fatemeh đã điểm lại vai trò của ngƣời cao tuổi trong quá khứ nhƣ có vị thế xã hội rất quan trọng, là nguồn lực xã hội, gìn giữ truyền thống,... [62]. Ngoài ra, còn cho biết, bản thân ngƣời cao tuổi cảm thấy hài lòng về vị trí, vai trò của họ trong cuộc sống, hoạt động hằng ngày. Các vai trò ấy biểu hiện ở các mặt nhƣ vai trò biểu tƣợng (referral role) - sử dụng trí tuệ và kinh nghiệm để giúp đỡ mọi ngƣời
  • 12. 5 giải quyết các vấn đề, là ngƣời lãnh đạo trong gia đình hay vai trò hỗ trợ (supportive role) - đƣa ra sự giúp đỡ cần thiết, ủng hộ, trợ giúp cho ngƣời cao tuổi khác, bạn bè, ngƣời thân nhƣ vai trò đem đến sự an toàn cho các thành viên, hỗ trợ tài chính cho gia đình. Dù cách phân chia vai trò ngƣời cao tuổi có khác biệt so với các một số công trình, song việc phác họa vai trò ngƣời cao tuổi thành 02 nhóm vấn đề đƣợc xây dựng dựa trên kết quả phỏng vấn, lấy ý kiến từ chính những ngƣời cao tuổi đã góp phần cung cấp tri thức thực tiễn về vai trò ngƣời cao tuổi, tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của ngƣời cao tuổi trong các phƣơng diện của đời sống xã hội. Ở một bài viết khác, Older people make a huge contribution to society. Some communities and faith groups draw on this contribution in responding to the needs of all their members đƣợc đăng trên Birmingham Policy Commission (published online) vào tháng 2/2014, nhà nghiên cứu Sarah-Jane Fenton và Heather Draper, Đại học Birmingham, Vƣơng quốc Anh đã khẳng định một cách mạnh mẽ vai trò to lớn của ngƣời cao tuổi đối với cộng đồng cả trên phƣơng diện kinh tế và xã hội [68, tr.01-07]. Nhóm tác giả cho rằng xã hội đã mang đến cho ngƣời cao tuổi một cuộc sống ít cô độc, đƣợc chăm sóc toàn diện và an hƣởng tuổi già một cách tích cực, phục hồi những tổn thƣơng, di chấn của tuổi già một cách nhanh chóng. Ngƣợc lại, đối với xã hội, theo Sarah Jane Fenton và Heather Draper, ngƣời cao tuổi có vai trò rất quan trọng. Đó là đóng góp kinh tế thông qua thuế, chi tiêu, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giá trị của các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ ngƣời khó khăn vùng lân cận sống tích cực hơn, theo dõi, giúp trẻ em đi học hay đảm bảo an ninh địa phƣơng, là trụ cột của các câu lạc bộ địa phƣơng, giải quyết thiếu hụt nguồn nhân lực quốc gia trong môt số ngành nghề nhƣ thủ công, kỹ thuật, chuyên môn cao,... Tựu chung, bài viết cho rằng, quan hệ giữa ngƣời cao tuổi và xã hội là “quan hệ lợi ích hai chiều” và ở đó, mỗi chiều điều có vai trò, giá trị đặc biệt của mình. Do đó, trong xây dựng chính sách về ngƣời cao tuổi hiện nay, việc chỉ nhìn nhận vai trò ngƣời cao tuổi ở thế bị động và quá đề cao vai trò của xã hội mà gạt bỏ giá trị của ngƣời cao tuổi đối với xã hội là sự thiếu sót “trầm trọng” trong tƣ duy và ở góc độ thực hiện chính sách dành cho đối tƣợng này. Cùng chủ đề về vai trò ngƣời cao tuổi, bài nghiên cứu Social roles and roles expections: Understanding older Adults’s support practices của nhóm tác giả Alina Krischkowsky, Manfred Tscheligi và Christiane Moser tại Center for Human- Computer Interaction thuộc Department of Computer Sciences, University of Salzburg, Austria (Áo) lại đề cập một cách khá sâu sắc vai trò ngƣời cao tuổi trong các hoạt động xã hội [48]. Sau hơn 03 năm dày công nghiên cứu, nhóm tác giả phát hiện, trong các mối quan hệ ở các phạm vi nhƣ trong gia đình, hàng xóm hay với bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời cao tuổi đều thể hiện các vai trò nhất định. Các vai trò này biểu hiện của mối quan hệ “cho” và “nhận” rất rõ ràng ngoài quan hệ mang tính “hỗ trợ” một chiều, bị động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngƣời cao tuổi tham gia vào các quan hệ xã hội ở các cấp bậc lớn nhỏ khác nhau, cung cấp cho chúng những giá trị (đóng góp nhất định) và vì lẽ đó, họ sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ, ghi nhận, đánh giá của thành viên ở các mối quan hệ nhất định ấy.
  • 13. 6 Nếu nhƣ vai trò ngƣời cao tuổi đƣợc các công trình nghiên cứu nêu trên nhìn nhận chủ yếu ở 02 cấp độ là quy mô gia đình và xã hội thì bài luận Social Role Identities Among Older Adults in a Continuing Care Retirement Community [67, tr.559-579] của nhóm tác giả Phyllis Moen, Mary Ann Erickson và Donna Dempster-McClain thuộc Đại học Cornell, Mỹ [58, tr.231-237] lại tiếp cận và làm bật nổi vai trò ngƣời cao tuổi ngay trong chính cộng đồng của họ - cộng đồng ngƣời về hƣu. Nghiên cứu cho thấy, khi ngƣời cao tuổi chuyển từ môi trƣờng gia đình sang cộng đồng của ngƣời hƣu trí thì vai trò của họ cũng có sự thay đổi thích ứng. Đó là việc chuyển từ vai trò mang tính riêng tƣ nhƣ sắm vai là phụ huynh sang vai trò là tình nguyện viên, hội viên, bạn bè trong cộng đồng mới. Ngoài ra, ấn phẩm còn cung cấp nhiều lý thuyết nghiên cứu về việc nhận diện “vai trò xã hội” dƣới góc độ của ngƣời cao tuổi của nhiều học giả làm tiền đề cho việc nghiên cứu, đánh giá chủ đề mà ấn phẩm đang đề cập nhƣ của William James (1890), Linton (1936); Parsons (1951), Biddle (1986), Stryker (1980); Turner (1978); Stryker (1980:60); Deaux (1993); Ogilvie (1987); (Giele and Elder (1998); Moen and Fields (1998); O’Rand (1996),... Với quy mô một luận văn, nội dung của ấn phẩm tiếp tục làm hoàn thiện hơn nhận thức về vai trò xã hội của ngƣời cao tuổi dƣới góc nhìn mới của khoa học chính sách công. Đi tìm những biểu hiện cụ thể về vai trò của ngƣời cao tuổi thông qua hoạt động xã hội, nghiên cứu The social roles of old people đƣợc đăng trên Tạp chí Journal of Gerontology của tác giả Ruth Albrecht đã tiếp tục lƣợng hóa vai trò ngƣời cao tuổi qua các chức năng xã hội chủ yếu [70, tr.138-145]. Đáng chú ý, đóng góp lớn của tác giả chính là đã thao tác hóa rõ ràng 06 lĩnh vực nhằm đánh giá vai trò xã hội của ngƣời cao tuổi gồm: A- Chức năng cha mẹ (Parental), B- Trách nhiệm với gia đình (Home responsibilities), C- Quan hệ họ hàng (Kinship interaction), D- Chức năng xã hội (Participation in Clubs and organizations), E - Chức năng là tín đồ tôn giáo (Church Activitives) và F - Chức năng là công dân (Civic and community activities). Có thể nói, kết quả nghiên cứu của Ruth Albrecht không chỉ góp phần hình thành, cung cấp luận cứ khoa học rõ ràng cho nghiên cứu của luận văn mà còn gián tiếp khẳng định việc nghiên cứu về vai trò chủ động của ngƣời cao tuổi trong mọi thời đại luôn là vấn đề có tính bức thiết. Thừa nhận vai trò tích cực của ngƣời cao tuổi trong đời sống xã hội, học giả L. Shotton, Đại học Tasmania, Hobart, Öc trong bài nghiên cứu The role of older people in our communities đƣợc đăng trên Tạp chí Nurs Ethics đã khẳng định: Vai trò của ngƣời cao tuổi ngày nay dễ bị quên lãng, ít đƣợc coi trọng và vì vậy, tác giả yêu cầu cần xây dựng lại cộng đồng, xã hội mà ở đó, các giá trị và vai trò của ngƣời cao tuổi phải đƣợc thừa nhận và khẳng định hơn nữa [60, tr.04-17]. Rõ ràng, nghiên cứu của Shotto tiếp tục khẳng định, ủng hộ về việc cần có nghiên cứu tổng thể về vai trò của ngƣời cao tuổi trên bình diện xã hội và qua đó gián tiếp cũng phản ánh tính thiếu “toàn diện” trong hệ thống các chính sách về ngƣời cao tuổi nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
  • 14. 7 2.1.3. Nhóm nghiên cứu về chính sách phát huy vai trò người cao tuổi Trong bài phân tích tựa đề Commmnent on the paper: Ageing Policies in Asia and the Pacific by Alexandre Sidorenko đƣợc đăng trên Population Horizons, nhóm tác giả Silvia Stefanoni và Camilla Williamson đã giới thiệu một số quan niệm, cách tiếp cận về chiến lƣợc già hóa chủ động của nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng [69, tr.01-03]. Bài nghiên cứu cho rằng, để hƣớng đến xây dựng xã hội già hóa tích cực, các quốc gia cần xây dựng và thực thi hệ thống chính sách cho cụ ông, cụ bà có cơ hội tham gia và đóng góp nhiều hơn trong lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa, thúc đẩy vì xã hội phát triển theo hình mẫu mà chính phủ một số nƣớc nhƣ Bangladet, Thái Lan hay Philipine đã và đang thực hiện. Qua đây, bài nghiên cứu góp phần khẳng định tính cần thiết phải xây dựng và thực thi một cách có hiệu quả hệ thống chính sách thích ứng già hóa dân số, trong đó, chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi nhƣ cách tiếp cận của luận văn là phù hợp. Tiếp cận già hóa chủ động luôn là quan điểm mới mẻ, rất đƣợc nhiều quốc gia quan tâm. Bài nghiên cứu với chủ đề Active Ageing do Ủy ban Kinh tế Châu Âu công bố năm 2012 đã đặt ra nhiều vấn đề, khuyến nghị ở tầm chính sách rất thú vị, mới mẻ và có giá trị tham khảo cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam [57, tr.01-16]. Những vấn đề nhƣ “xây dựng thị trƣờng lao động dành cho ngƣời già” (labour market participation), “chính sách nghỉ hƣu linh hoạt” (flexible retirement), hay “thúc đẩy sự hòa nhập xã hội” của ngƣời cao tuổi (social inclusion) rất đáng đƣợc nghiên cứu, vận dụng linh hoạt trong quá trình thực thi chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở Việt Nam. Những kết quả này góp phần hình thành cơ sở lý luận và bổ sung thực tiễn có giá trị trong hình thành hệ thống giải pháp, đề xuất của luận văn. Ngoài ra, Báo cáo Report of the Study Group for Japan’s International Contribution to “Active Aging” do Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản nghiên cứu, công bố năm 2014 đã cung cấp những kinh nghiệm quý về việc xây dựng khung chính sách quốc gia hoàn thiện, đủ mạnh để giải quyết các thách thức về già hóa dân số [65]. Bản báo cáo đã đƣa ra cái nhìn tổng thể về hệ thống đảm bảo xã hội và chính sách già hòa dân số của Nhật Bản trong sự so sánh với nhiều nƣớc ASEAN nhƣ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Maylaysia. Đặc biệt, bản báo cáo đã khái quát khung chính sách ngƣời cao tuổi của Nhật Bản hiện nay với 05 trụ cột chính: (i). xây dựng hệ thống đảm bảo an sinh, an toàn xã hội; (ii). hệ thống chăm sóc sức khỏe, chống lại bệnh tật, (iii). hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình già hóa dân số, (iv). triển khai dịch vụ chăm sóc tại nhà và hệ thống chăm sóc dựa vào cộng đồng (v). khuyến khích sự tham gia xã hội của ngƣời cao tuổi. Từng trụ cột đƣợc gợi mở cụ thể với các nội dung chi tiết là gợi mở rất quan trọng, nhất là trụ cột số (v) liên quan trực tiếp đến đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Có thể thấy, để đảm bảo quá trình già hóa chủ động thành công luôn đòi hỏi hệ thống chính sách quốc gia cần đƣợc xây dựng, thực hiện có hiệu quả, có chú ý đến việc khơi dậy vai trò trên các lĩnh vực của ngƣời cao tuổi và ở Nhật Bản - quốc gia có tốc độ già hóa dân số bậc nhất trên thế giới cũng không ngoại lệ.
  • 15. 8 Cùng với chính sách quốc gia của Nhật Bản dành cho ngƣời cao tuổi đã bàn luận trên đây, thông qua việc tiếp ấn phẩm National Ageing Policy của Cộng hòa thống nhất Tanzania đã tiếp tục giúp luận văn có những hình dung cụ thể và thực tế hơn về chính sách cụ thể ở một số quốc gia dành cho đối tƣợng đặc biệt này - ngƣời cao tuổi [66]. Với tất cả 04 chƣơng (trừ phần giới thiệu), chính sách về ngƣời cao tuổi ở quốc gia châu Phi này đã giới thiệu khái quát về định hƣớng, mục tiêu, 15 trụ cột của hệ thống chính sách đối với ngƣời cao tuổi. Trong số này, nhiều chính sách đã khơi dậy vai trò, ý thức về vị thế xã hội của ngƣời cao tuổi trên các mặt của đời sống xã hội, về trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện chính sách quốc gia dành cho đối tƣợng này,... Đáng chú ý, Chính phủ Tazania đã xác định ngoài việc công nhận, cung cấp các dịch vụ cơ bản cho ngƣời cao tuổi thì mục tiêu tổng quát thứ hai chính là trao cơ hội để ngƣời cao tuổi tham gia một cách đầy đủ vào đời sống thƣờng nhật, xác định trách nhiệm xây dựng chƣơng trình quốc gia nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho lực lƣợng này tham gia phát triển kinh tế, duy trì phong tục, truyền thống cho thế hệ trẻ,.... Dù là quốc gia Đông Phi, song tinh thần và nội dung trong chính sách quốc gia về ngƣời cao tuổi của nƣớc này cũng là khảo nghiệm thú vị, sự tham chiếu cần thiết trong nghiên cứu chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở nƣớc ta. Cùng bàn luận về chủ đề phát huy vai trò ngƣời cao tuổi dƣới góc nhìn chính sách, báo cáo Active Ageing in Malaysia của Bộ Phúc lợi xã hội Malaysia ấn hành vào năm 2013 tiếp vấn đề già hóa dân số chủ động thông qua nỗ lực xây dựng, thực thi hệ thống chính sách quốc gia [54]. Theo báo cáo, năm 2012, quốc gia này có 2.4 triệu ngƣời cao tuổi, chiếm 8.2% dân số cả nƣớc, dự kiến đến năm 2030 Malaysia sẽ có dân số già (15% dân số là ngƣời cao tuổi từ 60 tuổi trở lên). Do đó, để thích ứng với vấn đề này, Chính phủ Malaysia đã ban hành Chính sách quốc gia về ngƣời cao tuổi và Chƣơng trình hành động dành cho ngƣời cao tuổi từ ngày 05/01/2011. Hệ thống chính sách này chỉ tập trung 03 mục tiêu ƣu tiên vào việc “chăm sóc ngƣời cao tuổi”, đảm bảo “sức khỏe và dịch vụ ngăn ngừa bệnh tật”, “cải thiện chất lƣợng cuộc sống và xây dựng môi trƣờng sống an toàn và nhân văn”. Tuy vậy, bài báo cáo cũng đã chia sẻ kinh nghiệm hữu ích về cách thức triển khai thực hiện chƣơng trình quốc gia về ngƣời cao tuổi của Malaysia nhƣ về xây dựng các tiểu ban, phân công các bộ, ngành, xác định lộ trình thực hiện, cách thức đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình quốc gia,... Thiết nghĩ, đối với mục tiêu và lĩnh vực luận văn nghiên cứu, báo cáo này thực sự hữu ích. Ở góc nhìn hẹp và cụ thể hơn, công trình The role of families in an agening Australia của Viện nghiên cứu gia đình thuộc Bộ Gia đình và Dịch vụ cộng đồng Chính phủ Öc công bố năm 2003 khẳng định để hóa giải thách thức về kinh tế mà quốc gia này đang đối mặt cần thiết phải khơi dậy vai trò ngƣời cao tuổi [50, tr.46- 53]. Công trình cho rằng bản thân Öc cũng đang đƣơng đầu với vấn đề dân số già thì ngoài hàng loạt các chính sách liên quan đến củng cố, thúc đẩy vai trò của thiết chế gia đình thì Chính phủ nƣớc này cần có hệ thống chính sách đủ mạnh nhằm khơi dậy vai trò, tính tích cực của ngƣời cao tuổi trên các mặt của đời sống xã hội thay vì để họ bị “cô lập xã hội” và “cô đơn”. Nghiên cứu nhấn mạnh, phần đa ngƣời
  • 16. 9 cao tuổi của quốc gia này đều sống tích cực, chủ động, rất bận rộn. Do vậy, đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy, huy động vai trò của họ cho xã hội vào các hoạt động cộng đồng, lĩnh vực phi lợi nhuận, lĩnh vực sử dụng nhiều kiến thức, kỹ năng, trí tuệ (giáo dục đào tạo) hoặc các hoạt động tình nguyện cũng nhƣ các hoạt động kết nối thế hệ, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng sống (cố vấn thanh niên),... Dù chủ yếu chỉ mới đề cập đến chính sách thúc đẩy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế dựa vào vai trò trụ cột là gia đình nhƣng bài viết đã giúp luận văn hình thành bƣớc đầu về khung khái niệm và củng cố một số nội dung nghiên cứu của mình. Có thể thấy, thực hiện hiệu quả chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi là một trong giải pháp hữu hiệu tiến đến mục tiêu già hóa chủ động ở nhiều quốc gia. Về phƣơng diện này, bài viết Successful Ageing in Singapore: Urban Implication in a High-density City đã chỉ ra lịch sử hình thành, phát triển và thành tựu nổi bật của đảo quốc Xingapo trong thực hiện mục tiêu “già hóa thành công” cho khu vực đô thị [55]. Bài nghiên cứu đã cung cấp tri thức hữu ích khi không những đã giới thiệu 03 giai đoạn của lịch sử hình thành, phát triển chính sách ngƣời cao tuổi của Xingapo từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay mà còn cả các trụ cột chủ yếu trong hệ thống chính sách quốc gia về ngƣời cao tuổi. Đặc biệt, 04 chính sách của chính phủ Xingapo xây dựng, triển khai thực hiện trong gần 40 năm qua nhằm hƣớng đến xây dựng “thành phố cao tuổi thân thiện” nhƣ chính sách nhà ở về già, xây dựng môi trƣờng đô thị tích cực cho ngƣời cao tuổi, hệ thống chăm sóc sức khỏe thuận tiện trong nội ô và mang đến cơ hội, khoảng không gian thúc đẩy cuộc sống tích cực, sung túc cho ngƣời cao tuổi,... là những chỉ dẫn, gợi ý chính sách có giá trị trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách đối với ngƣời cao tuổi nói chung và phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở đô thị đặc biệt nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước 2.2.1. Nhóm nghiên cứu về người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số Trong một ấn phẩm của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA), Báo cáo tóm tắt: Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức [41] đã cung cấp những định hƣớng nghiên cứu khá mới mẻ cả trong tƣ duy và thực tế nhằm hóa giải về vấn đề già hóa dân số hiện nay. UNPFA cho rằng cần “xây dựng một cơ sở văn hóa mới về già hóa dựa trên quyền; thay đổi quan niệm và thái độ xã hội về già hóa và người cao tuổi, nhìn nhận người cao tuổi không phải từ góc độ những người cao tuổi nhận trợ cấp xã hội mà là những thành viên có đóng góp tích cực trong xã hội...., nhìn nhận người cao tuổi là những chủ thể tự chủ” [41, tr.10]. Quan điểm và định hƣớng chính sách về ngƣời cao tuổi nhƣ trên gián tiếp khẳng định hƣớng tiếp cận của luận văn - về quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi hiện nay là hoàn toàn có cơ sở, mới mẻ và hiện đại. Chăm sóc ngƣời cao tuổi là chủ đề trung tâm đƣợc hai tác giả là Trịnh Duy Luân và Trần Thị Minh Thi đúc kết ở quyển sách Chăm sóc người cao tuổi trong xã hội Việt Nam đang chuyển đổi: Những chiều cạnh chính sách và cấu trúc [25]. Đặt nhiệm vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi trong bối cảnh mà Việt Nam đang có chuyển đổi
  • 17. 10 nhanh chóng về mọi mặt đời sống xã hội, hai tác giả Trịnh Duy Luân và Trần Thị Minh Thi chủ yếu tập trung làm rõ vai trò của các chủ thể nhƣ nhà nƣớc, gia đình, cộng đồng và thị trƣờng trong chăm sóc ngƣời cao tuổi hiện nay dƣới góc nhìn chính sách. Ngoài ra, hai tác giả còn đi sâu nghiên cứu cách thức giúp ngƣời cao tuổi có thể thích ứng và tiếp cận một cách dễ dàng với các chủ thể có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc họ ở khía cạnh cấu trúc xã hội. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu về đặc điểm của ngƣời cao tuổi nhƣ về nhân khẩu, sức khỏe, kinh tế - lao động - việc làm và nơi ở trong bối cảnh chuyển đổi giúp luận văn bổ sung, hoàn thiện về mặt nhận thức, củng cố luận chứng về sự tồn tại của chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong xã hội hiện đại cũng nhƣ đƣa ra giải pháp, khuyến nghị chính sách hợp lí hơn trên nền tảng khoa học. Bên cạnh đó, luận văn Bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam [31] của học viên Nguyễn Bích Ngọc đã đề cập một cách toàn diện việc bảo vệ, thúc đẩy quyền của ngƣời cao tuổi theo luật nhân quyền quốc tế; đồng thời, nhìn nhận vai trò ngƣời cao tuổi ở khía cạnh “quyền” công dân theo luật học. Trong đó, nội dung về “quyền việc làm” và “tham gia vào đời sống văn hóa, xã hội” của ngƣời cao tuổi trong luận văn đã đƣợc xem xét ở phƣơng diện pháp lý là căn cứ quan trọng trong xây dựng, đánh giá hiệu quả thực tế của quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi hiện nay. Tiếp cận ở một góc độ hẹp hơn về ngƣời cao tuổi, công trình Giới trí thức Thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề của trí thức xây dựng xã hội chủ nghĩa của tác giả Nguyễn Qƣới trên Tạp chí Xã hội học đã bàn luận đến vai trò đội ngũ trí thức, trong đó có ngƣời cao tuổi trí thức [35, tr.27-34]. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhấn mạnh, bên cạnh lớp trí thức nói chung thì trí thức “trung niên và lớn tuổi” có nhiều “gƣơng mặt tiêu biểu, xuất sắc”, có “trình độ lý thuyết giỏi”, là “chuyên gia giàu kinh nghiệm” và hiển nhiên có đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy tập trung bàn nhiều về thực trạng, những vấn đề đặt ra cùng với đề xuất, kiến nghị dành cho đội ngũ trí thức nói chung của Thành phố nhƣng việc khẳng định vai trò, vị trí và sứ mện mới của đội ngũ trí thức (trong đó có ngƣời cao tuổi) trong sự nghiệp chung từ những năm 80 - 90 của thế kỷ trƣớc đã gián tiếp khẳng định, chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi chƣa bao giờ là câu chuyện cũ, lỗi thời. Cùng tiếp cận về các vấn đề của ngƣời cao tuổi, Báo cáo “Già hóa dân số và người cao tuổi Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách” do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) ấn hành năm 2011 đã cung cấp những thông tin và phân tích kỹ lƣỡng, toàn diện về các vấn đề có liên quan đến già hóa dân số nƣớc ta [40]. Đó là quá trình già hóa dân số ở Việt Nam, những đặc trƣng nổi bất của quá trình này cũng nhƣ đƣa ra 04 gợi ý chính sách nhằm hƣớng đến “già hóa thành công” trong những năm tới ở nƣớc ta, hay việc giới thiệu “mô hình già hóa thành công”,... đã cung cấp cứ các liệu cùng những gợi mở hữu ích trong triển khai mục tiêu nghiên cứu luận văn.
  • 18. 11 2.2.2. Nhóm nghiên cứu về vai trò người cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội Ấn phẩm Thông tin tóm tắt: Già hóa dân số nhanh chóng ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội do Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) thực hiện đã đƣa ra các cứ liệu có giá trị về đối tƣợng mà luận văn nghiên cứu [40]. Số liệu của ấn phẩm này cho thấy, ngƣời cao tuổi vẫn tiếp tục làm việc và làm việc trong các khu vực phi chính thức nhiều hơn so với giới trẻ. Năm 2014, Việt Nam có 36% ngƣời cao tuổi là nữ và 47% ngƣời cao tuổi là nam vẫn đang làm việc toàn thời gian, thậm chí “ngƣời cao tuổi còn đƣợc xem nhƣ “một nguồn lực với nhiều tri thức, kinh nghiệm giúp ích cho sự phát triển đất nƣớc”. Từ đó, UNFDP đề xuất 04 nhóm giải pháp, trong đó, quan trọng hàng đầu là tạo nhiều cơ hội cho ngƣời cao tuổi tham gia vào khu vực lao động chính thức. Dù chỉ tiếp cận ở góc độ kinh tế và lao động, song UNFPA đã cho thấy vai trò to lớn của ngƣời cao tuổi đối với lĩnh vực này. Ở góc độ khoa học, điều này thôi thúc việc nghiên cứu về chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi và nhất là xem xét về tính hiệu quả của quá trình thực hiện các chính sách này trên thực tế. Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu Luật Người cao tuổi: Thực tiễn triển khai sau 8 năm ba hành, Nguyễn Văn Đồng đã có đóng góp đáng kể khi mạnh dạn xem xét, đánh giá lại hiệu quả của hệ thống chính sách ngƣời cao tuổi từ khi có luật đến nay [17, tr.63-76]. Nhìn ở góc độ thực chứng, bài viết đã chỉ ra đƣợc những kết quả nổi bật, toàn diện cùng với tồn tại, vƣớng mắc còn gặp phải trong suốt quá trình hơn 8 năm thực hiện chính sách ngƣời cao tuổi ở các lĩnh vực, về vai trò của ngƣời cao tuổi trong đời sống; khả năng tiếp cận của ngƣời ngƣời cao tuổi về chính sách liên quan đến họ; hay vai trò xã hội trong tiến trình thực hiện chính sách ngƣời cao tuổi thời gian qua,... Ở phạm vi quốc gia, các số liệu về vai trò ngƣời cao tuổi nhƣ tham gia lao động, sản xuất kinh doanh (hơn 2,5 triệu ngƣời cao tuổi), hơn 95 nghìn ngƣời cao tuổi làm chủ doanh nghiệp, trang trại, cơ sở sản xuất; 1,24 triệu ngƣời cao tuổi tham gia công tác đoàn thể, tham gia truyền nghề, truyền “lửa”; vai trò, vị thế ngƣời cao tuổi trong gia đình, xã hội ngày càng đƣợc nâng lên,... không chỉ là sự phản ánh chân thực hiện trạng quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở nƣớc ta trong gần một thập niên qua mà còn là bức tranh khái quát cho những biểu hiện phong phú, sinh động về vai trò của lực lƣợng này trong xã hội Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu Vấn đề người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay đƣợc công bố trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam năm 2014, tác giả Lê Văn Khảm đã bàn luận đến vai trò của ngƣời cao tuổi ở các lĩnh vực [24, tr.77-87]. Ngoài việc đề cập đến 03 nhóm thách thức của ngƣời cao tuổi, công trình đã nhấn mạnh đến vai trò, vị trí quan trọng, điển hình của lực lƣợng này trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,... và xem đây là một trong những đặc điểm cố hữu của ngƣời cao tuổi. Tuy chủ đề chƣa đƣợc đề cập ở góc độ khoa học chính sách nhƣng các kết luận của Lê Văn Khảm đã cung cấp những luận cứ,
  • 19. 12 cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc củng cố quan điểm rằng đối với ngƣời cao tuổi, việc tiếp tục khơi dậy vai trò tích cực, hữu ích của đối tƣợng này là có cơ sở. 2.2.3. Nhóm nghiên cứu về chính sách phát huy vai trò người cao tuổi Bài nghiên cứu của tác giả Bùi Nghĩa và Nguyễn Hữu Hoàng với chủ đề: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam: Từ góc nhìn lịch sử và pháp lý đƣợc đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội có góc độ tiếp cận khá gần gũi với chủ đề mà luận văn đang nghiên cứu [30, tr.109-119]. Bằng việc tìm hiểu, phân tích các tƣ liệu, dữ kiện và hệ thống văn bản gắn với các chủ thể chính sách trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, các tác giả đã nhìn nhận, đánh giá một cách khá toàn diện, đa chiều về tiến tình hình thành, phát triển của chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở góc độ lịch sử, pháp lý. Kết quả nghiên cứu của công trình góp phần khẳng định sự tồn tại của chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong hệ thống chính sách ngƣời cao tuổi xƣa nay ở Việt Nam, đồng thời, cung cấp những chỉ dẫn lý luận và thực tiễn phong phú, sinh động, đa chiều trong quá trình phân tích, đánh giá hiện trạng thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi gắn với địa bàn nghiên cứu cụ thể mà luận văn tiếp cận. Cũng là câu chuyện ngƣời cao tuổi, tuy nhiên, công trình nghiên cứu Chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và tiến tới già hóa chủ động của Dƣơng Quốc Trọng, Bộ Y tế chủ yếu nhấn mạnh đến chính sách chăm lo, đảm bảo phúc lợi cho ngƣời cao tuổi nƣớc ta. Với kinh nghiệm trong quản lý của mình, tác giả Dƣơng Quốc Trọng đã điểm lại chính sách của Đảng, Nhà nƣớc qua các thời kỳ, để từ đó khẳng định: Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam luôn quan tâm, chăm sóc và phát huy vai trò của ngƣời cao tuổi, thành tựu, thách thức trong chăm sóc sức khỏe đối tƣợng này, tiến tới “già hóa chủ động”. Dù nhan đề bài viết đặt mục tiêu nghiên cứu, đánh giá về “phát huy vai trò ngƣời cao tuổi”, tuy nhiên, kết quả này chƣa thể hiện rõ trong toàn bộ bài viết mà thay vào đó, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá chính sách chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi là chủ yếu. Tuy vậy, những đánh giá chính sách thông qua tiếp cận hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nƣớc của Dƣơng Quốc Trọng đã gợi mở cho học viên những tƣ liệu có tính tiền đề trong quá trình nghiên cứu. Cùng bàn về chính sách đối với ngƣời cao tuổi nhƣng Nguyễn Đình Tấn trong bài nghiên cứu Kiến nghị chính sách đối với người cao tuổi trí thức - Một số vấn đề cấp bách và thiết thực trên Tạp chí Nghiên cứu chính sách và Quản lý năm 2016 có giác độ tiếp cận hẹp - ngƣời cao tuổi trí thức [35, tr.9-12]. Với truyền thống là quốc gia trọng “xỉ”, thời gian qua, Đảng, Nhà nƣớc luôn quan tâm, dành nhiều sự chăm sóc cho ngƣời cao tuổi không chỉ về mặt sức khỏe mà còn ở khía cạnh khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để họ tham gia vào hoạt động xã hội, góp phần bảo vệ Tổ quốc và bình yên cuộc sống. Những khuyến nghị ở tầm chính sách mà Nguyễn Đình Tấn đề xuất dành cho ngƣời cao tuổi trí thức là một chỉ dẫn rất quan trọng nhằm bổ sung hệ thống giải pháp thực hiện tốt chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa bàn nghiên cứu cụ thể.
  • 20. 13 Tiếp cận chính sách phát huy ngƣời cao tuổi nói chung và thực hiện chính sách phát huy vai trò đội ngũ này dựa trên “quyền” và “nghĩa vụ” đƣợc hiến định, pháp định là cách tiếp cận khá mới mẻ ở nƣớc ta. Nghiên cứu Chính sách người cao tuổi: Tiếp cận từ quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam của Nguyễn Thị Mỹ Dung và Bùi Nghĩa đăng trên Tạp chí Bảo Hiểm xã hội Việt Nam cũng đề cập đến chủ đề nhƣ vậy [15]. Bài viết tiếp cận khía cạnh rất mới, khi cho rằng thúc đẩy việc hình thành, xây dựng và thực hiện chính sách ngƣời cao tuổi ở Việt Nam không chỉ từ yêu cầu nội tại của xã hội, của bản thân ngƣời cao tuổi mà sâu xa chính bởi đó là “quyền” của công dân trong hiến pháp đƣợc hiến định qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 2013, là xuất phát từ những căn cứ pháp lý vững chắc, tức là các nội dung, định hƣớng, giải pháp chính sách đối với ngƣời cao tuổi dựa trên quyền đƣợc hiến định của ngƣời cao tuổi với tƣ cách là công dân của quốc gia, thành viên trong xã hội. Tìm kiếm hệ thống các giải pháp xây dựng xã hội Việt Nam tiến tới “già hóa tích cực” luôn là vấn đề lớn, đƣợc quan tâm bàn thảo ngay trong chính cơ quan lập pháp. Ấn phẩm Tài liệu tham khảo dành cho các địa biểu Quốc hội: Già hòa tích cực, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đầu tư cho thanh niên do Diễn đàn các Nghị sĩ châu Á về dân số và phát triển (AFPPD) ấn hành năm 2016 đã cung cấp tri thức hữu ích, mới mẻ về các giải pháp chính sách giải quyết các về vấn đề già hóa dân số thông qua khích lệ “sự tham gia” của ngƣời cao tuổi vào các hoạt động lao động và đời sống xã hội [1]. Bên cạnh đó, các mô hình, kinh nghiệm về giải quyết thách thức già hòa dân số nhƣ “trƣờng đại học cho giai đoạn thứ ba ở Trung Quốc”, sự tham gia “kinh tế của ngƣời cao tuổi” ở Bangladet, Ấn Độ; sự tham gia vào hoạt động gia đình và xã hội của ngƣời cao tuổi ở Campuchia, hay lĩnh vực chính trị ở Nepal,... đã cung cấp luận chứng có tính thực tiễn về hiệu quả thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên thế giới và từ đấy, đã cung cấp chất liệu quý để luận văn xây dựng các khuyến nghị chính sách. 2.3. Nhận xét một số công trình nghiên cứu đã tiếp cận Qua việc tìm hiểu, tổng thuật một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, luận văn đƣa ra một vài nhận xét nhƣ sau: 2.3.1. Về mặt nội dung Nghiên cứu về ngƣời cao tuổi cũng nhƣ già hóa dân số không phải là vấn đề của hiện tại, của quá khứ mà còn cả ở tƣơng lai. Trong khi hầu hết các nghiên cứu về ngƣời cao tuổi chủ yếu đề cập đến 02 phƣơng diện chăm sóc sức khỏe và đảm bảo phúc lợi về vật chất, tinh thần cho đối tƣơng này thì số ít nghiên cứu lại tiếp cận vấn đề ngƣời cao tuổi ở khía cạnh tƣơng đối “ngược” - phát huy vai trò, khơi dậy vị thế của lực lƣợng này ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội qua lăng kính của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu mà tác giả tiếp cận dù ở bình diện quốc tế nhƣ Liên Hiệp quốc, Liên minh châu Âu (EU) hay các quốc gia phát triển nhƣ Mỹ, Vƣơng quốc Anh, Öc hay các quốc gia châu Á nhƣ Nhật Bản, Iran, Malaysia, Singapore,
  • 21. 14 hoặc châu Phi nhƣ Tazania... đều đề cập đến tính cấp thiết của việc khẳng định vị trí, vai trò của ngƣời cao tuổi và tất yếu trong thay đổi tƣ duy, hành vi của việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về nội dung này trong thời gian tới. Thậm chí nhiều công trình nhƣ của J. T. Arokiasamy (1997), Ủy ban Kinh tế Châu Âu (2009), Maryam Ravanipour và Fatemeh Hajinejad hay Sarah-Jane Fenton và Heather Draper (2014),... đã lƣợng hóa các thang đo về vai trò của ngƣời cao tuổi trên các phƣơng diện rất gần với cách tiếp cận của luận văn (tất nhiên là ở những ngành khoa học và hƣớng nghiên cứu khác của luận văn). Nếu các nhà nghiên cứu Bùi Nghĩa, Nguyễn Hữu Hoàng, Nguyễn Thị Mỹ Dung hay Nguyễn Bích Ngọc tiếp cận vai trò ngƣời cao tuổi ở góc độ pháp lý, lịch sử thì một số nhà nghiên cứu khác đề cập đến vai trò ngƣời cao tuổi ở lĩnh vực hẹp, cụ thể nhƣ Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Qƣới bàn về ngƣời cao tuổi trí thức, UNFPA đề cập vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực lao động, kinh tế cho đến việc khẳng định vị trí, vai trò của ngƣời cao tuổi ở các lĩnh vực rộng lớn, phong phú khác của đời sống xã hội, ở tầm quốc gia, khu vực và toàn cầu qua các nghiên cứu của L. Shotton, Ruth Albrecht, Sarah-Jane Fenton, M. Nizamuddin hay của tổ chức UNFPA,... Qua tổng quan tài liệu, dù có không ít công trình nghiên cứu về ngƣời cao tuổi, hay đề cập đến các nội dung phát huy vai trò, tính tích cực của ngƣời cao tuổi nhƣng các nghiên cứu này chủ yếu hoặc không xem vấn đề phát huy vai trò ngƣời cao tuổi là trung tâm, có sự ƣu tiên thỏa đáng trong xây dựng các trụ cột của hệ thống chinh sách dành cho ngƣời coa tuổi hoặc mức độ sử dụng tri thức nền tảng về khoa học chính sách, vận dụng khoa học chính sách công trong quá trình nghiên cứu vẫn còn rất mộc mạc, sơ thảo. Cùng với đó, cũng cần lƣu ý rằng, việc tiếp cận vai trò ngƣời cao tuổi nhƣ là một vấn đề của chính sách công, nghiên cứu thông qua lăng kính ngành khoa học chính sách công và đánh giá qua hiệu quả của quá trình thực hiện chính sách công thực sự vẫn còn hiếm hoi trong nhiều công trình đƣợc tổng thuật. 2.3.2. Về mặt phương pháp Các công trình tác giả tiếp cận tồn tại nhiều dạng với các phƣơng pháp tiếp cận khác nhau nhƣ ấn phẩm khoa học, báo cáo tóm tắt, tạp chí nghiên cứu, luận văn, sách báo, thậm chí là bản chính sách về ngƣời cao tuổi của một số quốc gia... Tùy thuộc vào mục tiêu, góc độ tiếp cận, mỗi tác giả đều có những phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Trong khi phần đa các học giả nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thuộc về thế mạnh của ngành xã hội học nhƣ khảo sát điều tra, phỏng vấn sâu hay quan sát bài bản ở quy mô khác nhau, có dữ liệu định lƣợng khá công phu thì các nghiên cứu trong nƣớc chủ yếu phân tích dữ liệu thứ cấp bằng phƣơng pháp thu thập tài liệu, thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá,... Sự phong phú của các phƣơng pháp mà các công trình tiếp cận góp phần bổ khuyết cho các kết quả nghiên cứu cũng nhƣ giúp hình thành nhận thức, khung lí thuyết,... của luận văn. Nhƣ đã đề cập, các công trình đƣợc tổng quan có độ phong phú nhất định về phƣơng pháp. Tuy nhiên, việc thiếu vắng các nghiên cứu đƣợc tiếp cận ở góc độ
  • 22. 15 thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi thông qua áp dụng một cách hài hòa phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại của xã hội học với phƣơng pháp khác đang là khoảng trống lớn trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam mà luận văn lƣu ý, kế thừa. 2.4. Việc kế thừa và định hướng nghiên của đề tài Ở khía cạnh nội dung, các công trình nghiên cứu đã đóng góp tích cực trong việc hình thành nhận thức khoa học bƣớc đầu, bài bản và toàn diện về nội hàm, biểu hiện của vai trò, vị trí ngƣời cao tuổi, luận giải về tính cấp thiết cần có công cụ chính sách công nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở phạm vi quốc gia mà trực tiếp là việc hoàn thành luận văn “Thực hiện chính sách phát huy vai trò người cao tuổi từ thực tiễn phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn không chủ đích lặp lại nội dung, hƣớng tiếp cận của các công trình đi trƣớc đã làm mà tìm tòi, khám phá và cố gắng phát hiện kết quả nghiên cứu mới khi đặt đối tƣợng nghiên cứu - thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên nền tảng của khoa học chính sách công và sự vận động của nó trên một địa bàn nghiên cứu cụ thể. Ở góc độ phương pháp nghiên cứu. Tác giả cố gắng kết hợp hiệu quả những điểm tích cực của phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhằm phân tích đối tƣợng một cách sâu sắc, đảm bảo dữ liệu thu đƣợc có tính thực chứng, kết quả nghiên cứu mang giá trị khoa học. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tuyệt đối hóa một phƣơng pháp nghiên cứu nào; đồng thời, với việc chủ đích sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ vậy sẽ góp phần tạo nên nét riêng, tiêu biểu của luận văn trong hệ thống công trình nghiên cứu chuyên ngành chính sách công nói chung và nội dung mà luận văn tiếp cận nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội thời gian qua tại phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh; từ đó, xây dựng hệ thống giải pháp, kiến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này trên địa bàn phƣờng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau để hoàn thành mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu tổng quan các vấn đề về lí luận thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. - Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận, khung phân tích về thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.
  • 23. 16 - Phân tích, đánh giá thực trạng thực, kết quả việc hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi về kinh tế, xã hội, về mức độ tác động của các nhóm yếu tố đến hiệu quả quá trình thực hiện chính sách này tại phƣờng Long Thạnh Mỹ thời gian qua. - Xây dựng hệ thống giải pháp và các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội tại phƣờng Long Thạnh Mỹ thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. 4.2. Khách thể Ngƣời cao tuổi (độ tuổi 60 - 69 tuổi) và các chủ thể khác có liên quan trực tiếp, chủ yếu (cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị phƣờng) đến việc vận hành, tồn tại của quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại phƣờng Long Thạnh Mỹ. 4.3. Phạm vi 4.3.1. Không gian Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong 13 phƣờng của Quận 9, có diện tích khoảng 1 205,68 ha với hơn 19095 ngƣời chia thành 06 khu phố (63 tổ dân phố). Phƣờng là địa bàn điển hình của Quận 9 và Thành phố Hồ Chí Minh bởi không chỉ có truyền thống sản xuất nông nghiệp đang trên đà đô thị hóa mạnh, chuyển dịch kinh tế nhanh, có nhiều dự án lớn mới đã và đang đƣợc triển khai mà còn là điểm sáng về đời sống văn hóa - xã hội của quận. Hiện tại, phƣờng có nhiều Câu lạc bộ Ông, bà, cháu, nhiều gia đình văn hóa, khu phố văn hóa đƣợc công nhận nhiều năm liền, đời sống nhân đã đƣợc cải thiện đáng kể, các thiết chế văn hóa ngày càng đƣợc củng cố, đầu tƣ xây dựng khang trang, hiện đại, phong trào “ngƣời cao tuổi làm kinh tế giỏi” đƣợc thực hiện sôi nổi trong nhiều năm qua. 4.3.2. Thời gian Thời gian vận hành của đối tƣợng nghiên cứu từ sau năm 2013 đến nay khi mà Luật Ngƣời cao tuổi, Hiến pháp 2013 có hiệu lực, quan trọng đây là thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh chính thức ban hành quyết định triển khai Chƣơng trình hành động quốc gia về ngƣời cao tuổi Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2013 - 2020 làm căn cứ để các cơ quan hữu quan thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi. Trong đó, thời gian tiến hành điều tra khảo sát đƣợc thực hiện vào Quý II năm 2018.
  • 24. 17 4.3.3. Nội dung Nghiên cứu về quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Trong đó, nội dung chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi đƣợc xây dựng, thao tác hóa bám sát theo Luật Ngƣời cao tuổi năm 2009. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Một là, đâu là yếu tố quyết định then chốt nhất đến hiệu quả quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi thời gian qua của phƣờng Long Thạnh Mỹ? Hai là, mức độ ƣu tiên, quan tâm của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể trong thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên lĩnh vực kinh tế và xã hội tại phƣờng Long Thạnh Mỹ phải chăng là ngang nhau? Ba là, quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi thời gian qua trên địa bàn phƣờng đã thực sự đáp ứng kỳ vọng, mong muốn chính đáng của ngƣời cao tuổi? Bốn là, thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng thời gian qua đã thực sự thu hút nhiều chủ thể, trong đó có khu vực ngoài nhà nƣớc tham gia, phối hợp và hỗ trợ hay không? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Một là, năng lực của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể là yếu tố quyết định then chốt nhất đến hiệu quả quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng Long Thạnh Mỹ. Hai là, thời gian qua, sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành và đoàn thể trên địa bàn phƣờng dành cho việc phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên lĩnh vực kinh tế và xã hội là nhƣ nhau trong quá trình thực hiện chính sách này. Ba là, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của ngƣời cao tuổi chƣa đƣợc chuyển tải đầy đủ, trọn vẹn trong quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi của phƣờng Long Thạnh Mỹ thời gian qua. Bốn là, vai trò của các chủ thể thuộc khu vực phi nhà nƣớc còn khá mờ nhạt, chƣa đƣợc phát huy tối đa trong quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng Long Thạnh Mỹ. 5.3. Phương pháp luận Luận án sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm toàn diện, nguyên lí về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin để nhìn nhận, khám phá đối tƣợng đƣợc nghiên cứu.
  • 25. 18 Trong đó, việc vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng giúp xem xét những cơ sở, cung cấp luận chứng có tiền đề từ yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa,.... chi phối đến hiệu quả quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng. Quan điểm lịch sử - cụ thể giúp lí giải những kết quả đạt đƣợc, tồn tại đôi khi có phần trái ngược với giả thuyết về nhận thức, hành vi của ngƣời cao tuổi về vai trò của họ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội cũng nhƣ của chính chủ thể có thẩm quyền về nội dung này. Mặc khác, quan điểm toàn diện trang bị cho luận văn cách nhìn nhận, phán xét đầy đủ, có cái nhìn hệ thống, bao quát các vấn đề có liên quan đến nội dung luận văn từ việc tổng quan tài liệu, xây dựng khung phân tích, đánh giá thực trạng cũng nhƣ trong tƣ duy xây dựng một số giải pháp, khuyến nghị ở tầm chính sách công. 5.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Một là, sử dụng các nguồn tƣ liệu thứ cấp qua các công trình nghiên cứu nhƣ bài báo khoa học đã công bố cũng nhƣ các tài liệu, các nguồn số liệu thống kê, báo cáo, văn kiện,... do địa phƣơng cung cấp hoặc đƣợc tác giả sƣu tầm, tổng hợp. Hai là, phỏng vấn (sâu). Luận văn phỏng vấn 02 nhóm đối tƣợng gồm 20 ngƣời. Nhóm (I) - chủ thể có thẩm quyền (cán bộ, công chức, viên chức - ngƣời liên quan trực tiếp nắm bắt, (xây dựng) và triển khai thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi), nhóm (II) - người cao tuổi - là ngƣời thụ hƣởng và chịu trác động trực tiếp của quá trình thực hiện chính sách này. Cụ thể: - Nhóm I (08 ngƣời), gồm: + Cán bộ/ công chức quản lý, có liên quan đến lĩnh vực này: 03 ngƣời; + Đại diện các tổ chức chính trị - xã hội: 05 ngƣời; - Nhóm II (12 ngƣời), gồm ngƣời cao tuổi từ 60 đến 69 tuổi ở 06 khu phố. Mỗi khu phố chọn 02 ngƣời. Tổng số ngƣời nhóm (I) và (II) đƣợc chọn phỏng vấn sâu: 20 ngƣời. Ba là, khảo sát xã hội học đối với ngƣời cao tuổi từ 60 đến 69 tuổi mang tính đại diện cho 06 khu phố của phƣờng. Mỗi khu phố chọn 30 đối tƣợng. Tổng số: 180 ngƣời. Luận văn chọn đối tƣợng khảo sát và phỏng vấn sâu là ngƣời cao tuổi (60 đến 69 tuổi) bởi độ tuổi này phù hợp với cách phân chia phổ biến về ngƣời cao tuổi do Liên Hiệp quốc công bố, gồm sơ lão (60 - 69 tuổi), trung lão (70 - 70 tuổi) và đại lão (80 tuổi trở lên), tƣơng tự cách tiếp cận về độ tuổi phân chia ngƣời cao tuổi theo Luật Ngƣời cao tuổi năm 2009 của Việt Nam. Quan trọng hơn, ngƣời cao tuổi ở độ tuổi (60 - 69 tuổi) thực sự là có vai trò rõ nét, nổi bật nhất thông qua các hoạt động về kinh tế và xã hội bởi đây cũng là giai đoạn sức khỏe, tâm - sinh lí của ngƣời cao tuổi là tốt nhất trong chu trình tuổi già của mình.
  • 26. 19 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Một là, khẳng định về sự cần thiết phải khơi dậy, phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong không gian văn hóa đậm chất Á Đông - “trọng lão” bằng góc nhìn khoa học chính sách công. Hai là, bổ sung nhận nhân thức mới về thực hiện chính sách công nói chung, chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi nói riêng qua cách tiếp cận từ một vấn đề chính sách cụ thể - phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng Long Thạnh Mỹ. Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu về khoa học chính sách công, chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành về chính sách công và chính sách xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Một là, kết quả luận văn có thể là tài liệu tham khảo, căn cứ tham vấn trong xây dựng, thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hai là, luận văn gián tiếp khẳng định, đã đến lúc giới nghiên cứu và các nhà quản trị cần dành nhiều hơn sự quan tâm bằng công cụ chính sách công để khơi dậy, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực bạch kim - ngƣời cao tuổi. Đồng thời, cần thiết xem xét nhằm điều chỉnh, hoàn thiện lại triết lí, mục tiêu cũng nhƣ các trụ cột trong chính sách đối với ngƣời cao tuổi để tiệm cận với xu hƣớng chung hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc chia thành 03 chƣơng; đƣợc trình bày logic về nội dung, rõ ràng mục tiêu nghiên cứu và cân đối về dung lƣợng. Trong đó, Chƣơng 1 tập trung xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi, xác định các yếu tố chủ quan, khách quan có tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách này trên thực tế, đồng thời, xây dựng khung phân tích hoàn chỉnh làm căn cứ đánh giá, phân tích thực trạng quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn nghiên cứu. Chƣơng 2 tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua; về mức độ tác động của một số yếu tố chủ quan, khách quan đến hiệu quả thực hiện chính sách này thời gian qua trên địa bàn phƣờng. Cuối cùng, Chƣơng 3 trình bày hệ thống giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời tại phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
  • 27. 20 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI 1.1. Ngƣời cao tuổi Thuật ngữ dùng để mô tả về ngƣời cao tuổi khá đa dạng. Trong nhiều tài liệu, thuật ngữ này có thể đƣợc gọi là “ngƣời cao tuổi”, “ngƣời già”, “ngƣời già cả”, “thế hệ thứ ba”, “ngƣời có tuổi”, “thế hệ thứ tƣ” (những ngƣời từ 80 tuổi trở lên) [26], công dân “tuổi vàng”. Sự đa dạng và khác biệt này tùy thuộc vào quan điểm, hƣớng tiếp cận và mục đích nghiên cứu. Tuy vậy, phần đa các học giả, nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng đây là giai đoạn có sự biến đổi sâu sắc về tâm sinh lý gắn liền với suy giảm các chức năng của cơ thể. Để có cái nhìn khái quát về nội hàm của thuật ngữ này, luận văn điểm lại một số quan điểm, nhận thức về ngƣời cao tuổi nhƣ sau: Tiếp cận người cao tuổi ở góc độ tuổi tác Theo các cơ quan thống kê Liên Hiệp quốc, ngƣời cao tuổi là ngƣời từ 60 tuổi trở lên, trong đó phân ra làm ba nhóm: Sơ lão (60 - 69 tuổi), trung lão (70 - 79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên) [5]. Quan điểm này cũng khá phổ quát, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển. Trong các nghiên cứu của mình, Zhuquing (2012), Tadd và Bayer (2006) cũng rằng ngƣời cao tuổi là những ngƣời có độ tuổi từ 60 trở lên. Độ tuổi này cũng tƣơng tự nhƣ nhận thức của Việt Nam đang tiếp cận khi xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đối tƣợng này. Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định ngƣời cao tuổi là những ngƣời từ 60 tuổi trở lên (đối với nam), từ 55 tuổi trở lên (đối với nữ). Pháp lệnh Ngƣời cao tuổi năm 2000 nay là Luật Ngƣời cao tuổi - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất chuyển tải chính sách về ngƣời cao tuổi cũng thống nhất định nghĩa ngƣời cao tuổi là công dân nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên [33]. Cũng căn cứ vào độ tuổi, tuy nhiên, một số quốc gia phát triển có nhận thức khá khác biệt. Ở hầu hết các nƣớc phát triển nhƣ Đức, Mỹ,... đều quan niệm ngƣời cao tuổi từ 65 tuổi trở lên và đây cũng là ý kiến của Eurostat - cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu [42, tr.65]. Đối với Tổ chức Y tế thế giới, qua các nghiên cứu ở góc độ dinh dƣỡng, thể trạng và sức khỏe, mới đây tổ chức này nhận định ngƣời cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên [14, tr.8]. Tiếp cận người cao tuổi ở một số góc độ khác Trong khi một số nhà nghiên cứu, cơ quan, tổ chức tiếp cận ngƣời cao tuổi ở góc độ tuổi tác thì một số nhà nghiên cứu khác có cách tiếp cận sâu hơn về đặc điểm tâm - sinh - lý của chủ thể này. Quan điểm của giới y học thì cho rằng, ngƣời
  • 28. 21 cao tuổi là ngƣời ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể. Quan điểm của đội ngũ làm công tác xã hội thì đánh giá, họ là ngƣời có những thay đổi về lớn về tâm sinh lí, lao động, thu nhập, quan hệ xã hội, cuộc sống,... và vì vậy là đối tƣợng yếu thế, cần sự tƣơng trợ từ cộng đồng, xã hội [7, tr. 589]. Từ các cách tiếp cận trên đây, đặc biệt là dựa theo quy định của Luật Ngƣời cao tuổi năm 2009 và mục tiêu nghiên cứu của luận văn, khái niệm ngƣời cao tuổi đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, tuy có sự thay đổi sâu sắc về thể chất và các đặc điểm tâm sinh lí nhưng đồng thời là lực lượng có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội. 1.2. Vai trò ngƣời cao tuổi “Vai trò” là thuật ngữ then chốt của xã hội học, ban đầu đƣợc tiếp cận ở góc độ sân khấu, phản ánh việc các diễn viên đảm nhận các vai diễn khác nhau theo kịch bản [52, tr.67-92]. Theo thời gian, “vai trò” dần đƣợc nhận thức một cách hoàn thiện và phát triển thành lý thuyết vai trò xã hội, đƣợc nghiên cứu ứng dụng phổ biến ở các lĩnh vực khác nhau từ khoảng giữa thế kỷ XX [14, tr. 589]. Đến nay, có nhiều quan niệm khác nhau về nội hàm của thuật này. Trong nghiên cứu của mình, Barker (1999) cho rằng vai trò là những vị trí xã hội khác nhau mà con ngƣời đảm nhận và những kỳ vọng gắn liền với vị trí đƣợc đảm nhiệm ấy [51]. Trong khi đó, Linton (1955) nhấn mạnh, vai trò là tập hợp các quyền và nghĩa vụ đƣợc xác định bởi vị thế tổ chức của một cá nhân [61]. Vai trò trong trƣờng hợp này đƣợc hiểu là hành vi của ngƣời nắm giữ vị thế mà hành vi của họ hƣớng vào đáp ứng những kỳ vọng của ngƣời khác về quyền và trách nhiệm gắn với vị thế. Đối với hai nhà nghiên cứu Katz and Kahn (1978), họ đều có cách tiếp cận khá thống nhất với 02 học giả nêu trên khi cho rằng, vai trò là một hệ thống hành vi liên quan đến vị trí cụ thể trong hệ thống xã hội [59]. Ở một góc độ khác, học giả Coser (1975) cho rằng, vai trò liên quan đến sự mong đợi về cách cƣ xử của một cá nhân trong một tình huống nhất định hay đó là cách mà cá nhân cƣ xử trong một vị trí xã hội nhất định [53]. Làm rõ và bổ sung cho các quan niệm nêu trên, nhà nghiên cứu Abercrombie et al (1994) đã lí giải rằng, mỗi ngƣời nắm giữ những vị trí xã hội khác nhau [47]. Hành vi của họ đƣợc xác định chủ yếu bởi những kỳ vọng liên quan đến vị trí đó chứ không phải do đặc điểm riêng của cá nhân ấy quyết định. Mỗi vai trò xã hội là tập hợp của các quyền, nghĩa vụ, kỳ vọng, định mức và hành vi mà một ngƣời phải đối mặt và thực hiện đầy đủ. Bổ sung vào nhận thức của Abercrombie et al., và của các học giả nêu trên, Deacon and Firebaugh (1988) đã nhấn mạnh, để thay đổi hành vi thì nhất thiết phải thay đổi vai trò, vai trò liên quan đến hành vi và ngƣợc lại. Do vậy, ngoài những ảnh hƣởng đến hành vi, vai trò còn ảnh hƣởng đến niềm tin và thái độ. Mỗi cá nhân sẽ thay đổi niềm tin, thái độ của mình tƣơng ứng với vai trò mà họ có đƣợc.
  • 29. 22 Từ cách tiếp cận trên đây, trong luận văn này, vai trò ngƣời cao tuổi đƣợc hiểu là tập hợp hành vi, tác động có tính điển hình, tích cực, phù hợp với mong đợi của xã hội, chủ thể quản lý, đặc điểm ngƣời cao tuổi và tƣơng xứng với vị thế của họ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Từ các cách tiếp cận nêu trên, khi đề cập đến vai trò ngƣời cao tuổi không thể bỏ qua các nội dung cốt lõi sau: Một là, vai trò ngƣời cao tuổi phải đƣợc biểu hiện thành hành vi và tác động có tính hệ thống. Theo quan điểm của một số học giả đƣợc, nhắc đến vai trò xã hội của chủ thể phải thông qua hành vi của họ để đánh giá, xem xét và vì vậy, với ngƣời cao tuổi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ngoài hành vi, vai trò của đối tƣợng này còn đƣợc biểu hiện thành sự tác động, chi phối trong nhận thức, tình cảm đối với các thành viên khác trong cộng đồng, xã hội thông qua hệ thống giá trị nhƣ tính gƣơng mẫu, uy tín, sự phong phú, dày dặn trong kinh nghiệm sống,... Các yếu tố này không hẳn là hành vi nhƣng lại gắn liền với vai trò của ngƣời cao tuổi, có sức lay chuyển, dẫn dắt và chi phối đến nhiều thành viên khác trong xã hội. Hai là, vai trò ngƣời cao tuổi là hệ thống hành vi, sự tác động điển hình, tích cực, phù hợp với những mong đợi của số đông thành viên trong xã hội và chủ thể quản lý xã hội (trong luân văn này là chủ thể có thẩm quyền tham gia vào quá trình thực hiện chính sách). Tuy nhiên, hệ thống này có tính lịch sử, có sự phù hợp với đặc điểm ở từng giai đoạn khác nhau về tâm - sinh lí của họ, hay nói cách khác, đó là sự phù hợp giữa kỳ vọng xã hội và khả năng đáp ứng của ngƣời cao tuổi trong giai đoạn đó. Sự kỳ vọng quá mức đối với những hành vi vƣợt quá khả năng đáp ứng do đặc điểm tâm - sinh lí chi phối ngƣời cao tuổi hay ngƣợc lại sự tác động của các giá trị từ ngƣời cao tuổi vƣợt qua những mong đợi của đông đảo xã hội đều có thể phá vỡ nhận thức hoàn chỉnh về vai trò ngƣời cao tuổi. Vai trò của ngƣời cao tuổi xuất hiện ở mọi thời kỳ, trên nhiều lĩnh vực, phƣơng diện khác nhau của đời sống xã hội. Những nhận thức nghiêng về mặt này hay mặt khác, lĩnh vực này hay lĩnh vực khác đều khó nhìn thấy vai trò toàn diện của đối tƣợng này trong tƣ duy, xây dựng và thực hiện chính sách đối với ngƣời cao tuổi. 1.3. Vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội 1.3.1. Đối với lĩnh vực kinh tế Dù tuổi cao, sức khỏe giảm sút nhƣng hiện nay nhiều ngƣời cao tuổi vẫn tích cực tham gia lao động, sản xuất và các hoạt động kinh tế ở phạm vi gia đình, xã hội không phải là hiếm, đang trở thành xu thế của toàn cầu. Trong luận văn này, vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế đƣợc nhấn mạnh ở các nội dung sau: Một là, ngƣời cao tuổi là nguồn nhân lực “bạch kim” quý giá của xã hội. Hiện tại, nhiều quốc gia phát triển hàng đầu vẫn có chiến lƣợc hữu hiệu nhằm thu hút, duy trì lực lƣợng lao động “bạch kim” giàu kỹ năng này. Đối với Việt Nam, nhƣ đã bàn luận ở mục Tính cấp thiết của đề tài, Việt Nam đang nan giải giữa việc nguồn nhân lực chất lƣợng cao thiếu trầm trọng và quá trình già hóa dân số đang diễn ra
  • 30. 23 rất nhanh trong khi nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội là hết sức bức thiết. Điều này vừa khẳng định vai trò, sự tác động cực kỳ quan trọng của ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế, đồng thời cũng đang đòi hỏi các nhà quản lý cần có công cụ chính sách nhất định để giải quyết, hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững quốc gia thời gian tới. Hai là, vai trò trong lĩnh vực kinh tế của ngƣời cao tuổi còn thể hiện ở việc tham gia các hoạt động kinh tế nhƣng giữ vị trí là chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tổ đội, nhóm hay mô hình sản xuất, kinh doanh. Vai trò này thể hiện rõ trong một số trƣờng hợp nhƣ sau: (i). Ngƣời cao tuổi tiếp tục nắm giữ vai trò chủ chốt trong các loại hình doanh nghiệp, loại hình sản xuất, thƣơng mại sau khi đã bƣớc sang tuổi nghỉ hƣu theo Luật định. Sự ở lại này một phần giúp dìu dắt thế hệ kế cận, là ngƣời lãnh đạo “tinh thần” trong giai đoạn chuyển giao thế hệ lãnh đạo trong kinh doanh, thậm chí là xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp cần ngƣời cao tuổi nhƣ nguồn lao động chất lƣợng cao, quyết định sự thành bại của tổ chức. (ii). Ngƣời cao tuổi nghỉ hƣu, tạm gác công việc đã gắn bó trƣớc đó hàng chục năm để đeo đuổi đam mê làm kinh tế. Họ lập ra doanh nghiệp, hay đơn giản là hình thành tổ, đội, nhóm sản xuất hoặc tự chủ sản xuất, làm việc ở các ngành nghề, lĩnh vực dựa trên thế mạnh (tri thức, kinh nghiệm,...) của cá nhân và ƣu thế của địa phƣơng, xu thế của thị trƣờng,... Đó có thể là công việc làm vƣờn, buôn bán nhỏ tại nhà hay ở chợ, sửa xe máy, bán vé số, làm bảo vệ, dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ, chăn nuôi gia súc gia cầm, thậm chí nhiều cụ vẫn đam mê với việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học,... hoặc lao động trong ngành nghề kỹ thuật cao với nhiều mức độ rất khác nhau. Thu nhập từ các công việc này đối với ngƣời cao tuổi có thể không đáng kể song với họ nó vừa có ý nghĩa đảm bảo một phần cơ bản về tài chính (nhất là ngƣời cao tuổi cô đơn, không có bảo hiểm xã hội chi trả,...), khích lệ về mặt tinh thần vừa giúp họ sống tích cực hơn. Vì vậy, đây cũng là góp phần xây dựng xã hội già hóa tích cực, chủ động hơn trong tƣơng lai. 1.3.2. Đối với lĩnh vực xã hội Để đánh giá một cách khái quát nhất vai trò của ngƣời cao trong lĩnh vực xã hội, tránh dàn trải nhƣng vẫn đảm bảo điểm nhấn, luận văn nhấn mạnh vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực xã hội ở các nội dung sau: Một là, ngƣời cao tuổi góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa, truyền thống dân tộc, địa phƣơng. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Ngƣời cao tuổi là “của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước. Đối với gia đình, đối với Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng, đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao...” [28]. Ở phƣơng diện này, vai trò ngƣời cao tuổi thể hiện rõ chính là ngƣời kết nối các thế hệ, giữa quá khứ - hiện tại và gây dựng niềm tin ở tƣơng lai; là “thƣ viện sống” nơi lƣu giữ kho tàng kinh nghiệm, vốn sống, văn hóa của xã hội, dân tộc thông qua tuổi đời và sự từng trải, lối sống và sự gƣơng mẫu,... Có thể kể đến nhƣ các hoạt động nói chuyện/ báo cáo viên về truyền
  • 31. 24 thống, lịch sử, là thuyết minh viên tại các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ,... Do vậy, muốn gìn giữ quá khứ, xây dựng tƣơng lai và ổn định hiện tại thì không thể xem nhẹ vai trò của ngƣời cao tuổi. Hai là, tham gia các hoạt động xã hội thiện nguyện, nhân đạo. Tùy thuộc sức khỏe và đặc thù của mình, ngƣời cao tuổi có thể tham gia các hoạt động xã hội nhƣ phong trào khuyến học, khuyến tài (vận động, quyên góp, gây quỹ giúp đỡ gương hiếu học,...) tự phát, theo nhóm hoặc theo hội, tổ chức; tìm kiếm mạnh thƣờng quân tài trợ, nuôi dƣỡng tài năng; hỗ trợ cho ngƣời kém may mắn, ngƣời neo đơn, bị thiên tai, dịch bệnh, hoạn nạn,... Bên cạnh đó, ngƣời cao tuổi có thể tham gia phong trào, cuộc vận động do cơ quan, tổ chức đoàn thể, xã hội phát động nhƣ về nguồn, phong trào xóa nhà dột nát cho ngƣời cao tuổi, một triệu tấm áo ấm tặng cho ngƣời cao tuổi nghèo, cuộc vận động mắt sáng dành cho ngƣời cao tuổi, ngƣời cao tuổi tham gia bảo vệ môi trƣờng, xây dựng nông thôn mới; gìn giữ di sản, tập tục của địa phƣơng,.... Ba là, truyền thụ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ cho cộng đồng, xã hội. Ngƣời cao tuổi là tài sản quý của quốc gia. Kết thúc thời gian lao động theo luật định, trong khi nhiều ngƣời có xu hƣớng thích đƣợc nghỉ ngơi, an dƣỡng thì số khác còn sức khỏe, kỹ năng tay nghề tốt vẫn khao khát tiếp tục cống hiến cho xã hội. Ở nhiều quốc gia và trong một số lĩnh vực, ngƣời cao tuổi tham gia truyền nghề, truyền thụ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tâm huyết và thậm chí truyền “lửa” trong lĩnh vực khoa học đào tạo, văn hóa - nghệ thuật, kỹ thuật công nghệ cao, nghiên cứu lý luận, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học pháp lý, kỹ nghệ, thậm chí trong lĩnh vực kinh doanh - thƣơng mại,... Chính sự dày dặn về kinh nghiệm, vốn sống đã đƣợc tích lũy trong độ tuổi lao động và nhiệt tâm nên sự đóng góp các cụ trong hoạt động giáo dục - đào tạo ở các lĩnh vực là rất quan trọng. Bốn là, ngƣời cao tuổi góp phần rất đắc lực trong xây dựng, bảo vệ sự bình yên của địa phƣơng, luôn đƣợc tín nhiệm vào các vị trí chủ chốt của các hội - đoàn thể, thiết chế tự quản quần chúng,.... Chẳng hạn, ngƣời cao tuổi thƣờng tích cực, hăn hái xem xét, góp ý, hiến kế xây dựng, hoàn thiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc, đoàn thể, quy định và hoạt động quản lý tại địa phƣơng, nơi cƣ trú; thƣờng xuyên tham gia giám sát hoạt động chính quyền và thực hiện vai trò của các đoàn thể, phát huy dân chủ cơ sở, chống tiêu cực trên địa bàn, khu dân cƣ,... Ngoài ra, với uy tín của mình, ngƣời cao tuổi còn tiếp tục tham gia vào nhiều vị trí chủ chốt trong các thiết chế tự quản quần chúng nhƣ ban điều hành khu phố, tổ trƣởng, tổ phó tổ dân phố, buôn, sóc, tổ nhân dân tự quản, ban công tác mặt trận với vai trò là ngƣời điều hành, kêu gọi và khơi dậy tinh thần tự quản, tự làm, tự phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, khu vực nơi sinh sống; tham gia tổ hòa giải, tổ đảm bảo an ninh - trật tự xóm làng,... Từ đó, góp phần gìn giữ an ninh, trật tự và bình yên của cuộc sống, vun đắp tình làng nghĩa xóm.