SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ASEAD HỮU CƠ TRONG
THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
CỦA GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM
Sinh viên thực hiện : TRẦN VĂN TRƯỞNG
Lớp : DH14CN
Ngành : Chăn Nuôi
Niên khóa : 2014 – 2018
Tháng 1/2019
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************
TRẦN VĂN TRƯỞNG
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ASEAD HỮU CƠ TRONG
THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
CỦA GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM
Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. CHẾ MINH TÙNG
Tháng 1/2019
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Trần Văn Trưởng
Tên tiểu luận: “Ảnh hưởng của việc bổ sung Asead hữu cơ vào thức ăn đến
khả năng sinh trưởng của gà thịt thương phẩm”.
Đã hoàn thành tiểu luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ngày...............tháng........... năm 2019
Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. Chế Minh Tùng
LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ đã luôn động viên, ủng hộ tôi vượt
qua bao nhiêu khó khăn để con theo đuổi đam mê với ngành nghề đã chọn. Cảm ơn
PGS.TS. Chế Minh Tùng và Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nhân đã tận tình hướng dẫn, giải đáp
nhiều thắc mắc của tôi trong quá trình thực hiện tiểu luận. Cảm ơn tất cả các bạn bè đã
giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu này.
Thân ái,
Trần Văn Trưởng
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là “Đánh giá ảnh hưởng của các mức bổ sung Asead hữu
cơ vào thức ăn đến năng suất của gà thịt thương phẩm”. Thí nghiệm đã được tiến hành từ
10/10/2018 đến 21/11/2018, tại trại Nghiên cứu Ứng dụng thuộc bộ môn Chăn nuôi
chuyên khoa, khu trung tâm thực nghiệm Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, khu phố
5, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
216 con gà trống 1 ngày tuổi thuộc dòng Ross 308 khỏe mạnh, đồng đều về thể
trọng đã được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố vào 2 nghiệm thức: (1)
Đối chứng: thức ăn của trại bổ sung kháng sinh Colistin ở mức 20 ppm. (2) Asead 0,3 % :
thức ăn của trại + 0,3% Asead hữu cơ. Mỗi nghiệm thức lặp lại 12 ô chuồng, mỗi ô
chuồng gồm 9 con gà là một đơn vị thí nghiệm. Chuồng nuôi được đảm bảo đồng đều về
nhiệt độ, chiếu sáng và thông thoáng khí.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu về hệ số chuyển đổi thức ăn, tiêu thụ thức
ăn hằng ngày 2 nghiệm thức trong toàn giai đoạn vẫn chưa có khác biệt có ý nghĩa về mặt
thống kê (P > 0,05).
Tuy nhiên, việc sử dụng Asead hữu cơ ở mức 0,3%
• MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................................v
CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu ....................................................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ........................................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN .................................................................................................... 3
2.1. Một số đặc điểm của giống gà Ross 308................................................................. 3
2.2. Tìm hiểu về ASEAD ................................................................................................. 4
2.2.1. Acid formic.................................................................................................................. 4
2.2.2. Acid lactic.................................................................................................................... 4
2.2.3. Acid benzoic................................................................................................................ 4
2.2.4. Acid citric .................................................................................................................... 4
2.2.5. Muối sodium formate................................................................................................. 4
2.2.6. Muối sodium butyrate ................................................................................................ 4
2.2.7. Tảo biển ....................................................................................................................... 4
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm .............................................. 4
2.3.1. Con giống .................................................................................................................... 4
2.3.2. Dinh dưỡng.................................................................................................................. 4
2.3.3. Ẩm độ........................................................................................................................... 5
2.3.4. Nhiệt độ........................................................................................................................ 5
2.3.5. Ánh sáng ...................................................................................................................... 5
2.3.6. Thông thoáng .............................................................................................................. 6
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 7
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 7
3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 7
3.3. Bố trí thí nghiệm......................................................................................................... 7
3.4. Điều kiện thí nghiệm.................................................................................................. 8
3.4.1. Chuồng trại.................................................................................................................. 8
3.4.2. Thức ăn và nước uống................................................................................................ 8
3.4.3. Nhiệt độ và ánh sáng .................................................................................................. 9
3.4.4. Vệ sinh, phòng bệnh................................................................................................... 9
3.5. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đo lường..........................................................10
3.5.1. Khối lượng bình quân ..............................................................................................10
3.5.2. Tăng trọng hàng ngày ..............................................................................................10
3.5.3. Tiêu thụ thức ăn hàng ngày .....................................................................................11
3.5.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn........................................................................................11
3.5.5. Độ đồng đều đàn.......................................................................................................11
3.5.6. Tỉ lệ nuôi sống ..........................................................................................................11
3.6. Xử lý thống kê...........................................................................................................12
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................13
4.1. Khối lượng bình quân ..............................................................................................13
4.2. Tăng trọng hàng ngày ..............................................................................................13
4.3. Tiêu thụ thức ăn hàng ngày .....................................................................................14
4.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn........................................................................................14
4.5. Tỷ lệ nuôi sống..........................................................................................................15
4.6. Độ đồng đều đàn.......................................................................................................15
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................17
5.1. Kết luận......................................................................................................................17
5.2. Đề nghị.......................................................................................................................17
Chương 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................18
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................20
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Viết đầy đủ
ĐĐĐĐ Độ đồng đều đàn
HSCHTA Hệ số chuyển hóa thức ăn
SEM Sai số chuẩn chung của các số trung bình
TĂCB Thức ăn cơ bản
TLBQ Trọng lượng bình quân
TLC Tỷ lệ chết
TTHN Tăng trọng hàng ngày
TTTĂHN Tiêu thụ thức ăn hàng ngày
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC HÌNH
•
MỞ ĐẦU
• Đặt vấn đề
Theo tổng cục thống kê, tổng đàn gia cầm của cả nước tháng 10/2017 là 385,45
triệu con và tháng 10/2018 là 408,97 triệu con cho thấy số lượng gia cầm của nước ta
ngày càng gia tăng. Song song với việc gia tăng đàn gia cầm, việc sử dụng kháng sinh
trong chăn nuôi ngày càng mở rộng đề giảm bớt rủi ro về bệnh, nâng cao hiệu quả kinh
tế. Việc sử dụng tràn lan kháng sinh đã dẫn đến sự đề kháng kháng sinh của các loài vi
khuẩn, điều này gây nguy hiểm cho việc điều trị các tác hại do vi khuẩn gây ra, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả điều trị bệnh nguyên nhân là do các giống kháng vi
khuẩn. Việc nghiên cứu tìm ra các chất hữu cơ thay thế các chất kháng sinh hóa học được
xem là cấp thiết trong thời điểm hiện nay.
Các loại acid hữu cơ được sử dụng trong chăn nuôi hiện nay như acid formic, acid
lactic, acid benzoic, acid citric,…. Một số loại muối như acid sodium formate, sodium
butyrate. Theo J. J. Dibner và P. Buttin (The Journal of Applied Poultry Research,
Volume 11, Issue 4, 1 December 2002) các axit hữu cơ có một lợi ích rõ ràng và đáng kể
đối với heo con cai sữa và đã được quan sát thấy có lợi cho hiệu suất của gia cầm. Muối
sodium butyrate dễ dàng chuyển thành acid butyric trong đường tiêu hóa của gia cầm nơi
nó có thể cải thiện sức khỏe đường ruột bằng những cách khác nhau. Nó cải thiện trọng
lượng cơ thể, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), quần thể vi khuẩn có lợi và giảm thiểu sự
xâm nhập của vi khuẩn có hại vào đường tiêu hóa của gà thịt (Chamba et al., 2014; Zhang
et al., 2011; Hu and Guo, 2007; Hernandez et al., 2013). Thành phần của sản phẩm Asead hữu
cơ gồm: acid formic, acid lactic, acid benzoic, acid citric, các muối acid sodium formate,
sodium butyrate và tảo biển. Sản phẩm này được bổ sung vào thức ăn nhằm tăng khả
năng miễn dịch, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của gia cầm.
Được sự đồng ý của Bộ môn Chăn nuôi Chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi – Thú y
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Chế Minh Tùng,
chúng tôi tiến hành thực hiện thí nghiệm: “Ảnh hưởng của bổ sung Asead hữu cơ vào
thức ăn đến khả năng sinh trưởng của gà thịt thương phẩm”.
• Mục tiêu
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung Asead hữu cơ vào thức ăn lên khả năng sinh
trưởng của gà Ross 308 nuôi thịt từ 0 đến 42 ngày tuổi.
• Yêu cầu
Thực hiện thí nghiệm bổ sung Asead hữu cơ vào thức ăn cho gà thịt thương phẩm từ
0 đến 42 ngày tuổi.
Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất như khối lượng bình quân, tăng trọng hằng ngày,
tiêu thụ thức ăn hằng ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỉ lệ nuôi sống, độ đồng đều đàn.
Sau đó phân tích thống kê.
•
TỔNG QUAN
• Một số đặc điểm của giống gà Ross 308.
Gà Ross 308 là gi HYPERLINK
"https://vi.wikipedia.org/wiki/Giống_g%E0"ống g HYPERLINK
"https://vi.wikipedia.org/wiki/Giống_g%E0"à chuyên thịt cao sản có nguồn gốc từ vùng
Aisơlen thuộc Anh và được phát triển bởi tập đoàn Aviagen. Đây là giống gà có năng
suất cao trên thế giới, thời gian nuôi ngắn ngày, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn trên
đơn vị sản phẩm thấp. Gà Ross 308 có ngoại hình của giống gà chuyên thịt, thân hình cân
đối, ngực sâu rộng, chân chắc, ức phát triển, có thiết diện vuông, gà có màu lông trắng,
mỏ vàng, chân vàng, da vàng, mào đỏ. Gà con lông màu vàng nhạt, lớn lên màu trắng,
mào đơn, mào dưới dài.
Gà Ross 308 mới nở có màu lông trắng, chân và mỏ có màu vàng nhạt, trong quá
trình nuôi có thể phân biệt con trống, mái bằng tốc độ mọc lông. Gà trưởng thành có màu
lông trắng tuyền, mào cờ, tích tai phát triển có màu đỏ tươi, da và chân màu vàng nhạt.
Trong điều kiện nuôi chuồng lạnh tiêu chuẩn, gà thịt thương phẩm lúc 35 ngày tuổi
trung bình đạt 2,14 kg. Tiêu tốn 1,6 – 1,8 kg thức ăn cho l kg tăng trọng. Khối lượng cơ
thể 42 ngày tuổi thì con trống 3,02 kg, con mái 2,59 kg.
• Tìm hiểu về ASEAD
Các axit hữu cơ (thường nói đến như các axit béo dễ bay hơi, axit béo, axit
carboxylic hoặc các axit yếu) là các hợp chất chứa carbon tìm thấy trong tự nhiên với các
đặc tính của axit. Do đặc tính kháng khuẩn của chúng nên các axit hữu cơ đã được sử
dụng từ lâu như phương tiện hiệu quả để làm giảm hoặc kiểm soát sự nhiễm khuẩn trong
thức ăn và các nguyên liệu thô. Sự phát triển của nấm mốc được kiểm soát tốt bằng axit
propionic là một ví dụ. Các axit hữu cơ cũng được sử dụng để giảm thấp mầm bệnh, như
Salmonella trong chuỗi thực phẩm.. Asead là hỗn hợp các chất hữu cơ bao gồm acid
formic, acid lactic, acid benzoic, acid citric, các muối sodium formate, sodium butyrate
và tảo biển.
Các muối acid hữu cơ cũng được nghiên cứu và chứng minh rằng sử dụng muối acid hữu
cơ giúp giảm lượng thức ăn nhưng tăng trọng lượng cơ thể tương đương với việc không
sử dụng, do đó cải thiện được tỷ lệ chuyển đổi thức ăn. Nó cũng làm giảm vi khuẩn và
nấm trong thức ăn giúp cải thiện chiều cao của lông nhung và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt
hơn theo Paul và cs(2007)
• Acid formic
Acid formic được xem là có ảnh hưởng tốt đến chiều
cao của lông nhung trong ruột của gia cầm
V. García P. Catalá-Gregori F. Hernández M. D. Megías J. Madrid, The Journal of
Applied Poultry Research, Volume 16, Issue 4, 1 December 2007, Pages 555–562,
•Acid lactic
Axit lactic là một acid cacboxylic với công thức hóa học là C3H6O3, n là một hợp
chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa và lần đầu được phân
tách vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele.
Acid lactic cải thiện về năng suất thịt, cấu trúc xương và khả năng miễn dich trên gà
thịt. Theo Kodati Vijaya Lakshmi và G. Shyam Sunder (2015) acid lactic có thể thay thế
kháng sinh từ chế độ ăn của gà thịt mọt cách hệu quả và có lợi.
Supplementation of Lactic Acid and Citric Acid in Diets Replacing Antibiotic and
its Influence on Broiler Performance , Meat Yield and Immune Response up to 42 Days
of Age
• Acid benzoic
Những nghiên cứu trước đây cho thấy năng suất tăng lên ở gà tây con khi khẩu phần
được bổ sung axit benzoic . Theo Giannenas và cs (2014) đã báo cáo là 0,03 và 0,1%
(300 và 1000 ppm) axit benzoic ở gà Tây (tăng 5% tăng trọng và giảm hơn 6,5%
HSCHTA ở gà Tây con nhận được 300 ppm axit benzoic lúc 56 ngày tuổi) và ở khẩu
phần gà thịt đã giúp cải thiện năng suất gà s o với gà đối chứng không có bổ sung. Việc
bổ sung axit benzoic vào chế độ ăn uống ở đã cải thiện phản ứng miễn dịch bằng cách
tăng trọng lượng bursa của Fabricius và tăng mức độ globulin trong máu nhưng không
ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng của gà thịt. Hassan và cs (2016).
• Acid citric
Aicid citric là một axit hữu cơ yếu, là chất bảo quản tự nhiên và có thể thêm vị chua
vào thức ăn và nước ngọt. Nó tồn tại với số lượng nhỏ trong nhiều loại trái cây và rau
quả, đáng chú ý nhất là cam quýt. Theo K. Islam (2012). Use of citric acid in broiler
diets. World's Poultry Science Journal, 68(1), 104-118. Việc bổ sung acid citric trong
thức ăn đã làm giảm sự xâm nhập của mầm bệnh và hạn chế sản xuất các chất chuyển hóa
độc hại, cải thiện sự sẵn có của protein, Ca, P, Mg và Zn cũng như là chất nền trong
chuyển hóa trung gian. Chowdhury và cs (2009) đã nghiên cứu và đưa ra kết luận aicd
citric là một chất thay thế hữu ích cho các chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh như
Avilamycin, nó giúp cải thiện hiệu suất và tình trạng sức khỏe của gà thịt.
• Muối sodium formate
• Muối sodium butyrate
• Tảo biển
• Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của giacầm
• Con giống
Trong chăn nuôi, con giống giữ vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố
quyết định đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Trong cùng điều kiện chăn
nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Con giống tốt phải có các
đặc điểm như tốc độ sinh trưởng cao, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, tỷ lệ nuôi sống cao,
thế hệ bố mẹ không mắc bệnh truyền nhiễm, khả năng kháng bệnh tốt và chất lượng thịt
thơm ngon. Các nghiên cứu khoa học cho thấy giống gà công nghiệp thành thục sinh dục
sớm hơn so với các giống gà kiệm dụng và chuyên thịt.
• Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng gia cầm. Việc
cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, chất béo, chất khoáng. Việc
cân đối giữa các chất sẽ giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh
trưởng. Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh
trưởng của gia cầm. Khi đáp ứng đủ nhu cầu sinh dưỡng thì thời gian đ ạt khối lượng tiêu
chuẩn sẽ giảm xuống. Để phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những cần
cung cấp đủ năng lượng thức ăn theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, axit
amin và năng lượng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải dựa trên cơ sở tính toán nhu cầu
của gia cầm và đây là một trong những vấn đề cơ bản.
• Ẩm độ
Ẩm độ tối ưu trong chuồng nuôi gà thịt nên thấp hơn 75%. Ẩm độ cao sẽ làm giảm
quá trình thải nhiệt qua da và niêm mạc đường hô hấp mà đó là cách thải nhiệt quan trọng
nhất của gia cầm, tác hại càng nghiệm trọng hơn khi độ ẩm và nhiệt độ đều cao. Bên cạnh
đó, khi nhiệt độ cao thì sự bốc hơi nước từ phân và chất độn chuồng ẩm ướt là điều kiện
tốt cho vi sinh vật phát triển, tăng cường sự phát sinh khí độc như amoniac, sulfur gây
tình trạng kém vệ sinh trong chuồng nuôi, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của gia
cầm, gà thịt sẽ giảm sức sống (Chế Minh Tùng và cs, 2012).
• Nhiệt độ
Gia cầm thuộc loài đẳng nhiệt có khả năng giữ thân nhiệt ổn định trong giới hạn
nhất định của nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng 20 đến 250C
là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình trao đổi chất, sự sinh nhiệt và thải nhiệt
cân bằng nên thân nhiệt ổn định. Gia cầm trưởng thành có thân nhiệt dao động trong
khoảng 40,6 đến 41,70C. Khi nhiệt độ quá nóng trên 300C, quá trình thải nhiệt bị hạn chế
nên thân nhiệt có thể tăng lên 1 đến 20C và ngưỡng thân nhiệt gây chết là 470C (Chế
Minh Tùng và cs, 2012).
Nhiệt độ chuồng nuôi cần ổn định ngày và đêm. Đây là yếu tố quan trọng đối với
gà con đặc biệt là ở tuần tuổi thứ nhất. Nếu tuần đầu không đủ ấm cho gà thì tuần sau gà
phát triển không đều, dễ cảm nhiễm, tốc độ giảm sút. Khi nhiệt độ tăng, gà uống nước
nhiều hơn và giảm ăn ảnh hưởng đến tuổi thành thục và năng suất thịt sau này.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao, gà ăn ít thức ăn nên nhu cầu protein tăng cao,
mùa lạnh gà ăn nhiều nên nhu cầu protein giảm thấp. Những nghiên cứu gần đây cho
rằng tình trạng stress nhiệt, khi đã bổ sung lysine và methionine đủ nhu cầu theo Hội
Đồng Nghiên Cứu Quốc Gia Hoa Kỳ (NRC) thì thức ăn có mức protein thấp hơn sẽ có tỉ
lệ sống cao hơn (Chế Minh Tùng và cs, 2012).
• Ánh sáng
Thị giác của gà rất phát triển nên chúng rất nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng tác
động mạnh đến quá trình hoạt động của hệ thống nội tiết, từ đó tác động lên quá trình
sinh trưởng và phát dục của gia cầm. Nuôi gà thịt với chế độ chiếu sáng sao để gà có thể
ăn được nhiều thức ăn nhất nên thường sử dụng chế độ chiếu sáng gần như liên tục.
Trong tuần đầu thời gian chiếu sáng là 24/24 giờ, tuần sau đó giảm 1 giờ cùng với giảm
cường độ. Vào các tuần tiếp theo, khi nhiệt độ chuồng nuôi không quá cao thì có thể áp
dụng chiếu sáng 16 giờ/ngày.
• Thông thoáng
Trong quá trình hô hấp, gia cầm hấp thu oxy và thải carbonic nên trong chuồng
nuôi hàm lượng khí oxy giảm đồng thời khí carbonic và hơi nước tăng lên. Quá trình lên
men phân hủy phân và chất độn chuồng cũng sinh ra một số khí như ammoniac, methan
và một số chất khí có hại khác. Vì vậy việc đảm bảo thông thoáng trong chuồng nuôi là
vấn đề rất quan trọng.
Nếu trong chuồng nuôi không có sự thông thoáng tốt, gà sẽ bị ảnh hưởng xấu đến
sinh trưởng và phát dục. Đáng chú ý nhất là khí ammoniac với nồng độ 15 ppm sẽ gây
ảnh hưởng xấu đến gà, nồng độ 50 ppm sẽ gây chết cho gà.
Tốc độ gió có ảnh hưởng lớn đến thông thoáng trong chuồng nuôi. Chính vì vậy
trong chăn nuôi cần lựa chọn hướng chuồng phù hợp có thể lợi dụng hướng gió tạo sự
thông thoáng tốt cho chuồng nuôi, tránh gió thổi trực tiếp vào chuồng nhất là giai đoạn gà
đang úm.
•
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Thí nghiệm đã được tiến hành từ 10/10/2018 đến21/10/2018.
Địa điểm: Trại Nghiên cứu Ứng dụng thuộc bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, khu
trung tâm thực nghiệm Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, khu phố 5, Phường Linh
Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
• Đối tượng nghiên cứu
Sản phẩm Asead hữu cơ của công ty Olmix được trộn tại nhà máy với tỉ lệ nhất định
và đưa về bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa.
• Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Sử dụng 216
con gà trống 1 ngày tuổi thuộc dòng Ross 308 khỏe mạnh, đồng đều về thể trọng được bố
trí vào 2 nghiệm thức:
(1) Đối chứng: thức ăn cơ bản (TACB) + 20ppm colistin. Kháng sinh được bổ sung
vào thức ăn cơ bản từ 1 – 28 ngày tuổi, sau đó từ 29 – 42 ngày tuổi chỉ cho ăn thức ăn cơ
bản.
(2) Asead 0,3 % : thức ăn cơ bản + 0,3 % Asead.
Bảng 3.1 Kết quả bố trí thí nghiệm
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
Đối chứng Asead 0,3 %
Thể trọng bình quân của gà 1 ngày tuổi(1) 42,3 42,2
Số ô chuồng 12 12
Số gà/ô chuồng 9 9
Tổng số gà 108 108
(1)Thể trọng bình quân của gà 1 ngày tuổi giữa các nghiệm thức không có khác biệt
về mặt thống kê (P > 0,05). Đơn vị tính: g.
Mỗi nghiệm thức lặp lại 12 ô chuồng, mỗi ô chuồng gồm 9 con gà là một đơn vị thí
nghiệm. Các nghiệm thức được cho ăn khẩu phần thức ăn cơ bản như nhau. Chuồng nuôi
được đảm bảo đồng đều về nhiệt độ, chiếu sáng và thông thoáng khí. Kết quả bố trí thí
nghiệm được trình bày trong Bảng 3.1.
• Điều kiện thí nghiệm
• Chuồng trại
Gà được nuôi trong chuồng lồng, kiểu thiết kế chuồng hở. Chuồng nuôi có kích
thước 16 x 4 m, chiều cao mái chuồng tối thiểu 2,4 m, nền chuồng được tráng xi măng.
Khung lồng hình chữ A có lối đi ở 2 bên rộng 1 m, mỗi bên khung có 3 dãy lồng, mỗi
dãy có 9 ô lồng. Thí nghiệm đã sử dụng 2 dãy lồng ở dưới của mỗi bên khung, mỗi ô lồng
có chiều dài x chiều rộng x chiều cao là 120 x 45 x 40 cm.. Nền chuồng được rải trấu và
mùn cưa theo tỉ lệ 3 : 7 dày 5 cm. Máng ăn có 2 loại được bố trí theo từng giai đoạn gà
phát triển. Trong 14 ngày đầu chúng tôi sử dụng máng tròn có đường kính là 20 cm, tiếp
theo giai đoạn sau từ 15 ngày tới khi kết thúc thí nghiệm chúng tôi sử dụng máng dài có
kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao là 100 x 10 x 7 cm được treo trước ô lồng
và hệ thống núm uống tự động treo phía trên ô lồng .
• Thức ăn và nước uống
Tất cả các nghiệm thức được cho ăn khẩu phần thức ăn cơ bản như nhau, cho ăn tự
do. Thức ăn dùng trong thí nghiệm được tổ hợp theo nhu cầu dinh dưỡng của gà theo
từng giai đoạn sinh trưởng (NCR, 1994). Nhu cầu này được chia làm 03 giai đoạn: giai
đoạn 1 (1 – 14 ngày tuổi), giai đoạn 2 (15 – 28 ngày tuổi) và giai đoạn 3 (29 – 42 ngày
tuổi). Thức ăn được trộn tại trại Nghiên cứu Ứng dụng khu trung tâm thực nghiệm Đại
học Nông Lâm TP. HCM. Gà thí nghiệm được cho ăn 3 lần/ngày lúc 7h, 16h, 21h. Nhu
cầu dinh dưỡng của gà được trình bày ở Bảng 3.2.
Gà con mới bắt về sau khi bố trí vào các ô chuồng nên cho thức ăn vào máng tập ăn
ít và cho ăn thành nhiều lần để kích thích hoạt động mổ thức ăn. Sau đó 1 ngày có thể cho
lượng thức ăn tăng lên và giảm số lần cho ăn xuống. Không cho thức ăn vào máng quá
nhiều để tránh hao hụt thức ăn và tránh cho gà ăn vào buổi trưa dễ gây stress nhiệt.
Nước uống được cấp lên thùng nối với máng nước tự động, sử dụng nguồn nước
sạch. Chúng tôi thay xả nước trong đường ống dẫn nước ra máng uống tự động mỗi ngày
2 lần sáng, chiều và vệ sinh máng uống hàng tuần tránh gây tắc nghẽn, cặn từ những hạt
thức ăn rơi trên bề mặt máng hứng nước.
Bảng 3.1 Nhu cầu dinh dưỡng của gà theo từng giai đoạn
Chỉ tiêu Giai đoạn 1
(1 – 14 ngày tuổi)
Giai đoạn 2
(15 – 28 ngày tuổi)
Giai đoạn 3
(29 – 42 ngày
tuổi)
ME (Kcal/Kg) 3000 3050 3100
VCK (%) 87,9 87,9 87,9
Protein thô
(%)
21 20 19
Béo (%) 6,1 6,5 6,9
Xơ thô (%) 4,2 4,2 4,1
Ca (%) 0,95 0,92 0,85
P tổng số (%) 0,73 0,7 0,66
P hữu dụng
(%)
0,45 0,41 0,38
Lysine (%) 1,3 1,15 1
Methionine
(%)
0,5 0,44 0,38
• Nhiệt độ và ánh sáng
Nhiệt độ được duy trì ổn định theo từng giai đoạn phát triển của gà thông qua hệ
thống đèn úm, hệ thống phun sương trên mái chuồng và các quạt được bố trí hợp lí trong
chuồng để ổn định nhiệt độ,tránh trường hợp tăng hoặc giảm ngoài mức cho phép. Nhiệt
độ chuồng úm trong tuần đầu 32 – 34 0C. Tuần thứ 2 trở đi nhiệt độ giảm dần 20C, từ
tuần thứ 3 nhiệt độ giảm xuống 280C và xuống dần giữ ở mức 260C là phù hợp cho gà
phát triển.
Thời gian chiếu sáng cho gà trong tuần đầu thí nghiệm là liên tục 24h trên ngày
bằng bóng đèn dây tóc. Sau đó tuần thứ 2 giảm chiếu sáng bằng bóng đèn xuống, kéo bạt
lên cao dần để sử dụng ánh sáng từ bên ngoài. Từ 17h đến 6h sáng hôm sau gà được
chiếu sáng bằng bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng sau khi kết thúc 14 ngày đầu tiên.
• Vệ sinh, phòng bệnh
Gà được chăm sóc theo chương trình phòng bệnh của trại Nghiên cứu Ứng dụng.
Lịch tiêm chủng được trình bày trong Bảng 3.3. Chuồng trại được vệ sinh sát trùng 2 tuần
trước khi bắt đầu thí nghiệm và được định kỳ phun sát trùng 2 tuần 1 lần trong suốt thời
gian thí nghiệm.
Bảng 3.2 Lịch trình phòng bệnh định kỳ
Ngày tuổi Vắc xin (Nhà sản xuất) Mô tả
4 ND – IB (công ty MSD Hà Lan) Phòng bệnh Newcastle lần 1 và
viêm phế quản truyền nhiễm.
Đường cấp: nhỏ miệng.
12 Đậu gà (công ty Mỹ ) Phòng bệnh đậu gà.
Đường cấp: xuyên màng cánh.
18 ND – IB (công ty MSD Hà Lan) Phòng bệnh Newcastle lần 2.
Đường cấp: nhỏ miệng.
22 Gumboro (công ty MSD Hà Lan) Phòng bệnh Gumboro .
Đường cấp: nhỏ miệng.
• Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đo lường
• Khối lượng bình quân
Trọng lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của đàn
gà, sức sản xuất thịt và là cơ sở để quyết định thời điểm xuất chuồng. Khối lượng bình
quân là khối lượng trung bình của mỗi ô chuồng ở từng thời điểm cân. Gà được cân vào
lúc 1, 14, 28 và 42 ngày tuổi. Cân toàn bộ gà hiện diện trong ô chuồng để tính khối lượng
bình quân theo công thức 3.1. Khi kết thúc thí nghiệm (56 ngày tuổi), chúng tôi đã cân
từng con gà để xác định khối lượng bình quân và sử dụng số liệu này để tính tỉ lệ đồng
đều.
Khối lượng bình quân (KLBQ) được xác định theo công thức
KLBQ = P / n (3.1)
KLBQ: Khối lượng bình quân (Đơn vị: g)
P: Tổng trọng lượng gà của ô chuồng (Đơn vị: g)
n: Số con gà hiện diện trong ô chuồng
• Tăng trọng hàng ngày
Tăng trọng hàng ngày là chỉ tiêu phản ánh tốc độ sinh trưởng của gà trong từng giai
đoạn. Gà đạt tới khối lượng xuất chuồng sớm hơn khi tăng trọng hàng ngày cao. Tăng
trọng hàng ngày được tính theo công thức 3.2 dựa vào khối lượng gà ở các lần cân và
khối lượng gà bị chết hoặc loại thải.
Công thức tính: TTHN = (Pc – Pd + Pt) / T (3.2)
TTHN: Tăng trọng hàng ngày (Đơn vị: gam/con/ngày)
Pc: Tổng khối lượng gà ở cuối giai đoạn của ô chuồng (Đơn vị: g)
Pd: Tổng khối lượng gà ở đầu giai đoạn của ô chuồng (Đơn vị: g)
Pt: Tổng khối lượng gà bị chết hoặc loại thải của ô chuồng (Đơn vị: g)
T: Tổng số ngày gà hiện diện
• Tiêu thụ thức ăn hàng ngày
Tiêu thụ thức ăn hàng ngày là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe
của vật nuôi và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Tiêu thụ thức ăn hàng ngày được tính
theo công thức 3.4.
Công thức tính: TTTAHN = C / T (3.3)
TTTAHN: Tiêu thụ thức ăn hàng ngày (Đơn vị: g)
C: Tổng lượng thức ăn tiêu thụ của ô chuồng (Đơn vị: g)
T: Tổng số ngày gà hiện diện
• Hệ số chuyển hóa thức ăn
Hệ số chuyển hóa thức ăn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức
ăn. Hệ số chuyển hóa thức ăn được tính theo từng giai đoạn và trong toàn thí nghiệm theo
công thức 3.5.
Công thức tính: HSCHTA = TTTAHN / TTHN (3.4)
HSCHTA: Hệ số chuyển đổi thức ăn
TTTAHN: Tiêu thụ thức ăn hàng ngày (Đơn vị: g)
• Độ đồng đều đàn
Độ đồng đều đàn là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi và giết mổ công
nghiệp. Gà đồng đều về khối lượng thì thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng bệnh và giết
mổ. Chúng tôi đã cân từng con gà lúc kết thúc thí nghiệm để tính khối lượng bình quân,
từ đó tính tỉ lệ đồng đều của mỗi nghiệm thức theo công thức 3.3.
Công thức tính: ĐĐĐĐ = U / N * 100 (3.5)
ĐĐĐĐ: Độ đồng đều đàn về khối lượng (Đơn vị: %)
U: Số gà đồng đều của nghiệm thức. Gà đồng đều có thể trọng nằm trong khoảng
KLBQ ± 10% * KLBQ
N: Tổng số gà còn lại ở cuối thí nghiệm của nghiệm thức
• Tỉ lệ nuôi sống
Tỉ lệ nuôi sống là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định thành công trong chăn nuôi.Vì
vậy quá trình vệ sinh phòng bệnh và tạo điều kiện tốt nhất cho đàn vật nuôi phát triển
nhằm làm giảm tỉ lệ chết là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi theo dõi ghi chép
chính xác số lượng gà chết hoặc loại thải. Gà loại là những con bệnh, gầy còm, bị tật hoặc
kém tăng trưởng. Những con chết và bị loại sẽ được cân và mổ khảo sát. Chỉ tiêu này
được tính theo công thức 3.6.
Công thức tính: TLNS = C / D * 100 (3.6)
TLNS: Tỉ lệ nuối sống (Đơn vị: %)
C: Tổng số gà còn lại của nghiệm thức
D: Tổng số gà đầu kì của nghiệm thức
• Xử lý thống kê
Chúng tôi xử lý thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Minitab 16.2 (Minitab Inc.,
Stage College, Pennsylvania, PA, USA). Các chỉ tiêu về khối lượng bình quân, tăng trọng
hàng ngày, tiêu thụ thức ăn hàng ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn đã được phân tích
phương sai (ANOVA – Oneway) theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố bằng trắc
nghiệm F. Chỉ tiêu tỉ lệ nuôi sống và độ đồng đều về thể trọng giữa các nghiệm thức được
phân tích bằng trắc nghiệm χ². Khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa khi P ≤
0,05.
•
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sau khi tiến hành thí nghiệm từ ngày 10/10/2018 đến 21/11/2018 tại trại Nghiên
cứu Ứng dụng thuộc bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, khu trung tâm thực nghiệm Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau
• Khối lượng bình quân
Bảng 4.3 Khối lượng bình quân của các nghiệm thức (g)
Ngày tuổi
Nghiệm thức
SEM P
Đối chứng Asead 0,3 %
1 42,29 42,20 0,1232 0,575
14 441,82 435,01 4,297 0,275
28 1306,20 1301,60 12,93 0,803
42 2355,50 2376,10 27,18 0,598
Qua bảng 4.1 cho thấy, KLBQ ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % trong 2 lần cân
lúc 14 và 28 ngày tuổi đều thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong lần cân ngày
42 thì KLBQ ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % lại cao hơn so với nghiệm thức đối
chứng. Tuy nhiên sự khác biệt của các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê (P
> 0,05). Trong thí nghiệm này, chúng tôi không thấy ảnh hưởng của Asead hữu cơ đến
KLBQ của gà.
• Tăng trọng hàng ngày
Bảng 4.4: Tăng trọng hàng ngày của gà trong các giai đoạn và toàn thí nghiệm (g)
Giai đoạn
(ngày tuổi)
Nghiệm thức
SEM P
Đối chứng Asead 0,3 %
1 – 14 28,54 27,87 0,303 0,133
15 – 28 61,69 61,70 0,7791 0,989
29 – 42 75,05 76,71 1,335 0,388
1 – 42 54,93 54,89 0,702 0,965
Từ kết quả Bảng 4.2 chúng tôi thấy được ở các giai đoạn từ 1 – 14 ngày tuổi và
trong toàn thí nghiệm, TTHN của gà ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % thấp hơn so với
nghiệm thức đối chứng; tuy nhiên trong giai đoạn từ 15 – 28 ngày tuổi và 29 – 42 ngày
tuổi, TTHN của gà ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % cao hơn so với nghiệm thức đối
chứng nhưng tất cả khác biệt đều không có ý nghĩa về mặt thống kê ( P > 0,05). Chúng tôi
không thấy ảnh hưởng của Asead hữu cơ lên TTHN của gà trong thí nghiệm này.
• Tiêu thụ thức ăn hàng ngày
Bảng 4.5 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của các nghiệm thức (g)
Giai đoạn
(ngày tuổi)
Nghiệm thức
SEM P
Đối chứng Asead 0,3 %
1 – 14 30,92 30,94 0,3561 0,968
15 – 28 97,27 97,29 1,234 0,992
29 – 42 149,17 144,98 1,969 0,146
1 – 42 91,99 90,52 0,9935 0,304
Kết quả TTTAHN được trình bày trong Bảng 4.4. TTTAHN của gà trong giai đoạn
1 – 14 ngày tuổi và 15 – 28 ngày tuổi ở nghiêm thức sử dụng Asead 0,3 % cao hơn so với
nghiệm thức đối chứng. Trong giai đoạn 29 – 42 ngày tuổi TTTAHN ở nghiệm thức sử
dụng Asead 0,3 % thấp hơn hẳn so với nghiệm thức đối chứng dẫn đến trung bình trong
toàn thí nghiệm cũng thấp hơn. Nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê
(P > 0,05).
• Hệ số chuyển hóa thức ăn
Bảng 4.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn của các nghiệm thức
Giai đoạn
(ngày tuổi)
Nghiệm thức
SEM P
Đối chứng Asead 0,3 %
1 – 14 1,084 1,111 0,01147 0,104
15 – 28 1,578 1,577 0,0144 0,985
29 – 42 1,991a 1,893b 0,02649 0,016
1 – 42 1,676 1,650 0,01245 0,163
HSCHTA của nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % có khuynh hướng tốt hơn qua từng
giai đoạn. Ở giai đoạn 1 – 14 ngày tuổi và 15 – 28 ngày tuổi , HSCHTA của nghiệm thức
sử dụng Asead 0,3 % cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Nhưng tới giai đoạn 29 –
42 ngày tuổi, HSCHTA của nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % thấp hơn hẳn so với
nghiệm thức đối chứng (P < 0,05). Trong thí nghiệm này chúng tôi thấy sử dụng Asead
với mức 0,3 % giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Ross.
• Tỷ lệ nuôi sống
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của các nghiệm thức (%)
Qua Biểu đồ 4.1 cho thấy, TLNS ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % thấp hơn so
với nghiệm thức đối chứng ở giai đoạn đầu tiên 1 – 14 ngày tuổi. Ở các giai đoạn sau và
toàn giai đoạn TLNS của nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % lại cao hơn so với nghiệm
thức đối chứng. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê với
( P > 0,05.
• Độ đồng đều đàn
Nhìn chung qua 3 thời điểm 1, 14 và 28 ngày tuổi ĐĐĐĐ ở nghiệm thức sử dụng
Asead 0,3 % thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Ở thời điểm kết thúc lúc 42 ngày
tuổi độ đồng đều của nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % cao hơn chút so với nghiệm thức
đối chứng. Nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Kết quả về
độ đồng đều được trình bày qua Biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.2 Độ đồng đều đàn của các nghiệm thức (%)
•
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
• Kết luận
Việc bổ sung Asead ở mức 0,3 % vào chế độ ăn của gà thịt từ 1 đến 42 ngày tuổi
không giúp cải thiện khối lượng cơ thể của gà, nhưng tăng cường tính đồng nhất của đàn.
Ngoài ra, gà thịt được cho ăn chế độ bổ sung Asead mức 0,3% có FCR thấp hơn so với
những con được cho ăn chế độ không có Asead ở nghiệm thức đối chứng. Do đó, việc sử
dụng Asead cho gà thịt sẽ mang lại lợi ích và là sự thay thế tiềm năng cho kháng sinh khi
sử dụng Asead ở mức 0,3%.
• Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bổ sung khác của Asead lên khối lượng
cơ thể của gà Ross để so sánh đối chứng và nên nghiên cứu đối với các giống gà thịt
khác.
• TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Trần Văn Chính, 2006. Giáo trình phương pháp thí nghiệm và cách xử lí số liệu trong
chăn nuôi thú y. Tủ sách Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Chế Minh Tùng, Lâm Minh Thuận, Bùi Thị Kim Phụng, 2012. Giáo trình chăn nuôi
gia cầm. NXB Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
Lã Văn Kính, 1992. Xác định mức protein thích, acid amin tối ưu cho gà broiler
0 - 4 tuần tuổi. Báo cáo khoa học khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh, trang 117 -122.
6. Dương Thanh Liêm, 1990. Thăm dò mức protein thích hợp trong thức ăn cho gà
công nghiệp. Tạp chí công nghiệp và công nghiệp thực phẩm, trang 33 – 40.
7. Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2002. Thức ăn và
dinh dưỡng động vật. NXB Nông Nghiệp, trang 32 – 49.
TIẾNG ANH
J. J. Dibner, P. Buttin. The Journal of Applied Poultry Research, Volume 11, Issue
4, 1 December 2002, Pages 453–463.
Ross 308 AP Broiler Performance Objectives 2017. www.aviagen.com.
National Research Council, 1994. Nutrient Requirements of Poultry, 9th edition. The
National Academies Press, Washington, USA, 155 pages .
CHOWDHURY, R., ISLAM, K.M.S., KHAN, M.J., KARIM, M.R., HAQUE, M.N.,
KHATUN, M. and PESTI, G.M. (2009b) Effect of citric acid, avilamycin and
their combination on the performance, tibia ash and immune status of broiler
chicks. Poultry Science 88: 1616-1622.
HASSAN, Rasha I.M.; ABDEL RAHEEM, Ghada S.E.. Effect of Feeding Benzoic
acid on Performance of Broiler Chickens. Journal of Advanced Veterinary
Research, [S.l.], v. 6, n. 4, p. 118-122, oct. 2016.
Paul S. K. Halder G. Mondal M. K. Samanta G. 2007. Effect of organic acid salt on
the performance and gut health of broiler chicken. J. Poult. Sci. 44:389– 395.
PHỤ LỤC
Descriptive Statistics:KLBQ 1 nt
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
KLBQ 1 nt Asead 0.3% 12 42.195 0.133 1.09
Đối chứng 12 42.294 0.113 0.93
One-way ANOVA: KLBQ 1 nt versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 0.059 0.059 0.32 0.575
Error 22 4.005 0.182
Total 23 4.064
S = 0.4267 R-Sq = 1.45% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
Asead 0.3% 12 42.195 0.459 (---------------*---------------)
Đối chứng 12 42.294 0.391 (---------------*---------------)
---------+---------+---------+---------+
42.08 42.24 42.40 42.56
Pooled StDev = 0.427
General Linear Model:KLBQ 1 nt versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for KLBQ 1 nt, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 0.0590 0.0590 0.0590 0.32 0.575
Error 22 4.0054 4.0054 0.1821
Total 23 4.0644
S = 0.426689 R-Sq = 1.45% R-Sq(adj) = 0.00%
Unusual Observations for KLBQ 1 nt
Obs KLBQ 1 nt Fit SE Fit Residual St Resid
2 41.3300 42.2942 0.1232 -0.9642 -2.36 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for KLBQ 1 nt
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 42.20 0.1232
Đối chứng 42.29 0.1232
Descriptive Statistics:KLBQ 14 nt
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
KLBQ 14 nt Asead 0.3% 12 435.01 5.46 4.35
Đối chứng 12 441.82 2.66 2.09
One-way ANOVA: KLBQ 14 nt versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 278 278 1.25 0.275
Error 22 4874 222
Total 23 5152
S = 14.88 R-Sq = 5.39% R-Sq(adj) = 1.09%
Level N Mean StDev
Asead 0.3% 12 435.01 18.92
Đối chứng 12 441.82 9.23
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level -+---------+---------+---------+--------
Asead 0.3% (-----------*------------)
Đối chứng (------------*------------)
-+---------+---------+---------+--------
427.0 434.0 441.0 448.0
Pooled StDev = 14.88
General Linear Model:KLBQ 14 nt versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for KLBQ 14 nt, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 277.9 277.9 277.9 1.25 0.275
Error 22 4873.9 4873.9 221.5
Total 23 5151.8
S = 14.8843 R-Sq = 5.39% R-Sq(adj) = 1.09%
Unusual Observations for KLBQ 14 nt
Obs KLBQ 14 nt Fit SE Fit Residual St Resid
13 467.356 435.011 4.297 32.344 2.27 R
16 466.078 435.011 4.297 31.067 2.18 R
17 406.411 435.011 4.297 -28.600 -2.01 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for KLBQ 14 nt
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 435.0 4.297
Đối chứng 441.8 4.297
Descriptive Statistics:KLBQ 28 nt
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
KLBQ 28 nt Asead 0.3% 12 1301.6 11.3 3.00
Đối chứng 12 1306.2 14.4 3.82
One-way ANOVA: KLBQ 28 nt versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 128 128 0.06 0.803
Error 22 44109 2005
Total 23 44236
S = 44.78 R-Sq = 0.29% R-Sq(adj) = 0.00%
Level N Mean StDev
Asead 0.3% 12 1301.6 39.1
Đối chứng 12 1306.2 49.8
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level +---------+---------+---------+---------
Asead 0.3% (-----------------*-----------------)
Đối chứng (-----------------*-----------------)
+---------+---------+---------+---------
1275 1290 1305 1320
Pooled StDev = 44.8
General Linear Model:KLBQ 28 nt versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for KLBQ 28 nt, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 128 128 128 0.06 0.803
Error 22 44109 44109 2005
Total 23 44236
S = 44.7765 R-Sq = 0.29% R-Sq(adj) = 0.00%
Unusual Observations for KLBQ 28 nt
Obs KLBQ 28 nt Fit SE Fit Residual St Resid
4 1210.23 1306.20 12.93 -95.97 -2.24 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for KLBQ 28 nt
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 1302 12.93
Đối chứng 1306 12.93
Descriptive Statistics:KLBQ 42 nt
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
KLBQ 42 nt Asead 0.3% 12 2376.1 22.1 3.22
Đối chứng 12 2355.5 31.5 4.63
One-way ANOVA: KLBQ 42 nt versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 2541 2541 0.29 0.598
Error 22 194976 8863
Total 23 197518
S = 94.14 R-Sq = 1.29% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+------
Asead 0.3% 12 2376.1 76.5 (---------------*---------------)
Đối chứng 12 2355.5 109.0 (---------------*---------------)
---+---------+---------+---------+------
2310 2345 2380 2415
Pooled StDev = 94.1
General Linear Model:KLBQ 42 nt versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for KLBQ 42 nt, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 2541 2541 2541 0.29 0.598
Error 22 194976 194976 8863
Total 23 197518
S = 94.1411 R-Sq = 1.29% R-Sq(adj) = 0.00%
Unusual Observations for KLBQ 42 nt
Obs KLBQ 42 nt Fit SE Fit Residual St Resid
4 2124.80 2355.50 27.18 -230.70 -2.56 R
5 2174.83 2355.50 27.18 -180.67 -2.00 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for KLBQ 42 nt
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 2376 27.18
Đối chứng 2356 27.18
Descriptive Statistics:TTTAHN 1-14
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
TTTAHN 1-14 Asead 0.3% 12 30.937 0.414 4.64
Đối chứng 12 30.916 0.287 3.21
One-way ANOVA: TTTAHN 1-14 versus Nghiệm thức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 0.00 0.00 0.00 0.968
Error 22 33.48 1.52
Total 23 33.49
S = 1.234 R-Sq = 0.01% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+---
Asead 0.3% 12 30.937 1.435 (-----------------*------------------)
Đối chứng 12 30.916 0.992 (------------------*-----------------)
------+---------+---------+---------+---
30.40 30.80 31.20 31.60
Pooled StDev = 1.234
General Linear Model:TTTAHN 1-14 versus Nghiệm thức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for TTTAHN 1-14, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 0.002 0.002 0.002 0.00 0.968
Error 22 33.483 33.483 1.522
Total 23 33.486
S = 1.23368 R-Sq = 0.01% R-Sq(adj) = 0.00%
Unusual Observations for TTTAHN 1-14
Obs TTTAHN 1-14 Fit SE Fit Residual St Resid
16 33.8143 30.9367 0.3561 2.8776 2.44 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for TTTAHN 1-14
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 30.94 0.3561
Đối chứng 30.92 0.3561
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Asead 0.3% 12 30.94 A
Đối chứng 12 30.92 A
Means that do not share a letter are significantly different.
Descriptive Statistics:TTTAHN 15-28
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
TTTAHN 15-28 Asead 0.3% 12 97.29 1.21 4.32
Đối chứng 12 97.27 1.25 4.47
One-way ANOVA: TTTAHN 15-28 versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 0.0 0.0 0.00 0.992
Error 22 401.7 18.3
Total 23 401.7
S = 4.273 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
Asead 0.3% 12 97.291 4.199 (----------------*----------------)
Đối chứng 12 97.274 4.346 (----------------*-----------------)
---------+---------+---------+---------+
96.0 97.5 99.0 100.5
Pooled StDev = 4.273
General Linear Model:TTTAHN 15-28 versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for TTTAHN 15-28, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 0.00 0.00 0.00 0.00 0.992
Error 22 401.74 401.74 18.26
Total 23 401.75
S = 4.27330 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00%
Unusual Observations for TTTAHN 15-28
TTTAHN
Obs 15-28 Fit SE Fit Residual St Resid
5 88.651 97.274 1.234 -8.624 -2.11 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for TTTAHN 15-28
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 97.29 1.234
Đối chứng 97.27 1.234
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Asead 0.3% 12 97.29 A
Đối chứng 12 97.27 A
Means that do not share a letter are significantly different.
Descriptive Statistics:TTTAHN 29-42
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
TTTAHN 29-42 Asead 0.3% 12 144.98 1.48 3.53
Đối chứng 12 149.17 2.36 5.48
One-way ANOVA: TTTAHN 29-42 versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 105.6 105.6 2.27 0.146
Error 22 1023.9 46.5
Total 23 1129.5
S = 6.822 R-Sq = 9.35% R-Sq(adj) = 5.23%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -------+---------+---------+---------+--
Asead 0.3% 12 144.98 5.12 (----------*-----------)
Đối chứng 12 149.17 8.18 (----------*-----------)
-------+---------+---------+---------+--
143.5 147.0 150.5 154.0
Pooled StDev = 6.82
General Linear Model:TTTAHN 29-42 versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for TTTAHN 29-42, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 105.60 105.60 105.60 2.27 0.146
Error 22 1023.93 1023.93 46.54
Total 23 1129.52
S = 6.82219 R-Sq = 9.35% R-Sq(adj) = 5.23%
Unusual Observations for TTTAHN 29-42
TTTAHN
Obs 29-42 Fit SE Fit Residual St Resid
5 129.914 149.172 1.969 -19.257 -2.95 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for TTTAHN 29-42
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 145.0 1.969
Đối chứng 149.2 1.969
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Đối chứng 12 149.2 A
Asead 0.3% 12 145.0 A
Means that do not share a letter are significantly different.
Descriptive Statistics:TTTAHN 1-42
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
TTTAHN 1-42 Asead 0.3% 12 90.515 0.881 3.37
Đối chứng 12 91.99 1.09 4.12
One-way ANOVA: TTTAHN 1-42 versus Nghiệm thức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 13.1 13.1 1.11 0.304
Error 22 260.6 11.8
Total 23 273.7
S = 3.441 R-Sq = 4.78% R-Sq(adj) = 0.46%
Level N Mean StDev
Asead 0.3% 12 90.515 3.050
Đối chứng 12 91.993 3.792
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level +---------+---------+---------+---------
Asead 0.3% (------------*-------------)
Đối chứng (------------*-------------)
+---------+---------+---------+---------
88.5 90.0 91.5 93.0
Pooled StDev = 3.441
General Linear Model:TTTAHN 1-42 versus Nghiệm thức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for TTTAHN 1-42, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 13.09 13.09 13.09 1.11 0.304
Error 22 260.56 260.56 11.84
Total 23 273.66
S = 3.44149 R-Sq = 4.78% R-Sq(adj) = 0.46%
Unusual Observations for TTTAHN 1-42
Obs TTTAHN 1-42 Fit SE Fit Residual St Resid
5 83.5659 91.9925 0.9935 -8.4267 -2.56 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for TTTAHN 1-42
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 90.52 0.9935
Đối chứng 91.99 0.9935
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Đối chứng 12 91.99 A
Asead 0.3% 12 90.52 A
Means that do not share a letter are significantly different.
Descriptive Statistics:TTHN 1-14
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
TTHN 1-14 Asead 0.3% 12 27.869 0.385 4.78
Đối chứng 12 28.537 0.188 2.29
One-way ANOVA: TTHN 1-14 versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 2.68 2.68 2.43 0.133
Error 22 24.24 1.10
Total 23 26.92
S = 1.050 R-Sq = 9.96% R-Sq(adj) = 5.87%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+----
Asead 0.3% 12 27.869 1.333 (-----------*------------)
Đối chứng 12 28.537 0.653 (------------*-----------)
-----+---------+---------+---------+----
27.50 28.00 28.50 29.00
Pooled StDev = 1.050
General Linear Model:TTHN1-14 versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for TTHN 1-14, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 2.682 2.682 2.682 2.43 0.133
Error 22 24.238 24.238 1.102
Total 23 26.919
S = 1.04962 R-Sq = 9.96% R-Sq(adj) = 5.87%
Unusual Observations for TTHN 1-14
Obs TTHN 1-14 Fit SE Fit Residual St Resid
13 30.4024 27.8688 0.3030 2.5336 2.52 R
16 30.2675 27.8688 0.3030 2.3987 2.39 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for TTHN 1-14
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 27.87 0.3030
Đối chứng 28.54 0.3030
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Đối chứng 12 28.54 A
Asead 0.3% 12 27.87 A
Means that do not share a letter are significantly different.
Tukey 95.0% Simultaneous Confidence Intervals
Response Variable TTHN 1-14
All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức
Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from:
Nghiệm thức Lower Center Upper ----+---------+---------+---------+--
Đối chứng -0.2201 0.6686 1.557 (----------------*-----------------)
----+---------+---------+---------+--
0.00 0.50 1.00 1.50
Tukey Simultaneous Tests
Response Variable TTHN 1-14
All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức
Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from:
Difference SE of Adjusted
Nghiệm thức of Means Difference T-Value P-Value
Đối chứng 0.6686 0.4285 1.560 0.1330
Descriptive Statistics:TTHN 15-28
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
TTHN 15-28 Asead 0.3% 12 61.703 0.604 3.39
Đối chứng 12 61.688 0.921 5.17
One-way ANOVA: TTHN 15-28 versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 0.00 0.00 0.00 0.989
Error 22 160.24 7.28
Total 23 160.24
S = 2.699 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
Asead 0.3% 12 61.703 2.092 (---------------*---------------)
Đối chứng 12 61.688 3.192 (---------------*---------------)
---------+---------+---------+---------+
61.0 62.0 63.0 64.0
Pooled StDev = 2.699
General Linear Model:TTHN15-28 versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for TTHN 15-28, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 0.001 0.001 0.001 0.00 0.989
Error 22 160.241 160.241 7.284
Total 23 160.242
S = 2.69883 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00%
Unusual Observations for TTHN 15-28
Obs TTHN 15-28 Fit SE Fit Residual St Resid
4 55.7492 61.6879 0.7791 -5.9387 -2.30 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for TTHN 15-28
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 61.70 0.7791
Đối chứng 61.69 0.7791
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Asead 0.3% 12 61.70 A
Đối chứng 12 61.69 A
Means that do not share a letter are significantly different.
Tukey 95.0% Simultaneous Confidence Intervals
Response Variable TTHN 15-28
All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức
Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from:
Nghiệm thức Lower Center Upper -----+---------+---------+---------+-
Đối chứng -2.300 -0.01510 2.270 (--------------*--------------)
-----+---------+---------+---------+-
-1.5 0.0 1.5 3.0
Tukey Simultaneous Tests
Response Variable TTHN 15-28
All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức
Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from:
Difference SE of Adjusted
Nghiệm thức of Means Difference T-Value P-Value
Đối chứng -0.01510 1.102 -0.01370 0.9892
Descriptive Statistics:TTHN 29-42
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
TTHN 29-42 Asead 0.3% 12 76.71 1.25 5.63
Đối chứng 12 75.05 1.42 6.54
One-way ANOVA: TTHN 29-42 versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 16.6 16.6 0.78 0.388
Error 22 470.5 21.4
Total 23 487.2
S = 4.625 R-Sq = 3.41% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
Asead 0.3% 12 76.711 4.319 (-------------*------------)
Đối chứng 12 75.047 4.911 (-------------*-------------)
---------+---------+---------+---------+
74.0 76.0 78.0 80.0
Pooled StDev = 4.625
General Linear Model:TTHN29-42 versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for TTHN 29-42, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 16.62 16.62 16.62 0.78 0.388
Error 22 470.53 470.53 21.39
Total 23 487.15
S = 4.62469 R-Sq = 3.41% R-Sq(adj) = 0.00%
Least Squares Means for TTHN 29-42
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 76.71 1.335
Đối chứng 75.05 1.335
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Asead 0.3% 12 76.71 A
Đối chứng 12 75.05 A
Means that do not share a letter are significantly different.
Tukey 95.0% Simultaneous Confidence Intervals
Response Variable TTHN 29-42
All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức
Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from:
Nghiệm thức Lower Center Upper --+---------+---------+---------+----
Đối chứng -5.580 -1.664 2.251 (--------------*---------------)
--+---------+---------+---------+----
-5.0 -2.5 0.0 2.5
Tukey Simultaneous Tests
Response Variable TTHN 29-42
All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức
Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from:
Difference SE of Adjusted
Nghiệm thức of Means Difference T-Value P-Value
Đối chứng -1.664 1.888 -0.8815 0.3876
Descriptive Statistics:TTHN 1-42
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
TTHN 1-42 Asead 0.3% 12 54.888 0.641 4.05
Đối chứng 12 54.931 0.758 4.78
One-way ANOVA: TTHN 1-42 versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 0.01 0.01 0.00 0.965
Error 22 130.09 5.91
Total 23 130.10
S = 2.432 R-Sq = 0.01% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
Asead 0.3% 12 54.888 2.221 (-----------------*-----------------)
Đối chứng 12 54.931 2.625 (------------------*-----------------)
--+---------+---------+---------+-------
53.60 54.40 55.20 56.00
Pooled StDev = 2.432
General Linear Model:TTHN1-42 versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for TTHN 1-42, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 0.011 0.011 0.011 0.00 0.965
Error 22 130.089 130.089 5.913
Total 23 130.100
S = 2.43170 R-Sq = 0.01% R-Sq(adj) = 0.00%
Unusual Observations for TTHN 1-42
Obs TTHN 1-42 Fit SE Fit Residual St Resid
4 49.8928 54.9312 0.7020 -5.0384 -2.16 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for TTHN 1-42
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 54.89 0.7020
Đối chứng 54.93 0.7020
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Đối chứng 12 54.93 A
Asead 0.3% 12 54.89 A
Means that do not share a letter are significantly different.
Tukey 95.0% Simultaneous Confidence Intervals
Response Variable TTHN 1-42
All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức
Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from:
Nghiệm thức Lower Center Upper -------+---------+---------+---------
Đối chứng -2.015 0.04356 2.102 (----------------*-----------------)
-------+---------+---------+---------
-1.2 0.0 1.2
Tukey Simultaneous Tests
Response Variable TTHN 1-42
All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức
Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from:
Difference SE of Adjusted
Nghiệm thức of Means Difference T-Value P-Value
Đối chứng 0.04356 0.9927 0.04388 0.9654
Descriptive Statistics:HSCHTA1-14
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
HSCHTA 1-14 Asead 0.3% 12 1.1110 0.0136 4.23
Đối chứng 12 1.0835 0.00888 2.84
One-way ANOVA: HSCHTA1-14 versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 0.00455 0.00455 2.88 0.104
Error 22 0.03470 0.00158
Total 23 0.03925
S = 0.03972 R-Sq = 11.59% R-Sq(adj) = 7.57%
Level N Mean StDev
Asead 0.3% 12 1.1110 0.0470
Đối chứng 12 1.0835 0.0308
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
Level +---------+---------+---------+---------
Asead 0.3% (-----------*----------)
Đối chứng (-----------*-----------)
+---------+---------+---------+---------
1.060 1.080 1.100 1.120
Pooled StDev = 0.0397
General Linear Model:HSCHTA1-14 versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for HSCHTA 1-14, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 0.004549 0.004549 0.004549 2.88 0.104
Error 22 0.034704 0.034704 0.001577
Total 23 0.039253
S = 0.0397173 R-Sq = 11.59% R-Sq(adj) = 7.57%
Unusual Observations for HSCHTA 1-14
Obs HSCHTA 1-14 Fit SE Fit Residual St Resid
18 1.21950 1.11105 0.01147 0.10846 2.85 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for HSCHTA 1-14
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 1.111 0.01147
Đối chứng 1.084 0.01147
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Asead 0.3% 12 1.111 A
Đối chứng 12 1.084 A
Means that do not share a letter are significantly different.
Descriptive Statistics:HSCHTA15-28
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
HSCHTA 15-28 Asead 0.3% 12 1.5773 0.0177 3.89
Đối chứng 12 1.5777 0.0101 2.21
One-way ANOVA: HSCHTA15-28 versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 0.00000 0.00000 0.00 0.985
Error 22 0.05473 0.00249
Total 23 0.05473
S = 0.04988 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+------
Asead 0.3% 12 1.5773 0.0613 (------------------*-----------------)
Đối chứng 12 1.5777 0.0348 (------------------*------------------)
---+---------+---------+---------+------
1.552 1.568 1.584 1.600
Pooled StDev = 0.0499
General Linear Model:HSCHTA15-28 versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for HSCHTA 15-28, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 0.000001 0.000001 0.000001 0.00 0.985
Error 22 0.054727 0.054727 0.002488
Total 23 0.054728
S = 0.0498758 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00%
Unusual Observations for HSCHTA 15-28
HSCHTA
Obs 15-28 Fit SE Fit Residual St Resid
20 1.70241 1.57732 0.01440 0.12510 2.62 R
23 1.47707 1.57732 0.01440 -0.10025 -2.10 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for HSCHTA 15-28
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 1.577 0.01440
Đối chứng 1.578 0.01440
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Đối chứng 12 1.578 A
Asead 0.3% 12 1.577 A
Means that do not share a letter are significantly different.
Descriptive Statistics:HSCHTA29-42
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
HSCHTA 29-42 Asead 0.3% 12 1.8931 0.0227 4.15
Đối chứng 12 1.9913 0.0298 5.19
One-way ANOVA: HSCHTA29-42 versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 0.05783 0.05783 6.87 0.016
Error 22 0.18526 0.00842
Total 23 0.24308
S = 0.09176 R-Sq = 23.79% R-Sq(adj) = 20.32%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+-----
Asead 0.3% 12 1.8931 0.0785 (---------*--------)
Đối chứng 12 1.9913 0.1033 (--------*--------)
----+---------+---------+---------+-----
1.860 1.920 1.980 2.040
Pooled StDev = 0.0918
General Linear Model:HSCHTA29-42 versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for HSCHTA 29-42, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 0.057827 0.057827 0.057827 6.87 0.016
Error 22 0.185258 0.185258 0.008421
Total 23 0.243085
S = 0.0917650 R-Sq = 23.79% R-Sq(adj) = 20.32%
Unusual Observations for HSCHTA 29-42
HSCHTA
Obs 29-42 Fit SE Fit Residual St Resid
7 2.20175 1.99128 0.02649 0.21046 2.40 R
18 1.69541 1.89311 0.02649 -0.19770 -2.25 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for HSCHTA 29-42
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 1.893 0.02649
Đối chứng 1.991 0.02649
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Đối chứng 12 1.991 A
Asead 0.3% 12 1.893 B
Means that do not share a letter are significantly different.
Descriptive Statistics:HSCHTA1-42
Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar
HSCHTA 1-42 Asead 0.3% 12 1.6501 0.0137 2.89
Đối chứng 12 1.6755 0.0110 2.28
One-way ANOVA: HSCHTA1-42 versus Nghiệmthức
Source DF SS MS F P
Nghiệm thức 1 0.00388 0.00388 2.08 0.163
Error 22 0.04094 0.00186
Total 23 0.04481
S = 0.04314 R-Sq = 8.65% R-Sq(adj) = 4.50%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev --------+---------+---------+---------+-
Asead 0.3% 12 1.6501 0.0476 (------------*------------)
Đối chứng 12 1.6755 0.0381 (------------*------------)
--------+---------+---------+---------+-
1.640 1.660 1.680 1.700
Pooled StDev = 0.0431
General Linear Model:HSCHTA1-42 versus Nghiệmthức
Factor Type Levels Values
Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng
Analysis of Variance for HSCHTA 1-42, using Adjusted SS for Tests
Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Nghiệm thức 1 0.003877 0.003877 0.003877 2.08 0.163
Error 22 0.040936 0.040936 0.001861
Total 23 0.044813
S = 0.0431364 R-Sq = 8.65% R-Sq(adj) = 4.50%
Unusual Observations for HSCHTA 1-42
Obs HSCHTA 1-42 Fit SE Fit Residual St Resid
14 1.75789 1.65011 0.01245 0.10777 2.61 R
R denotes an observation with a large standardized residual.
Least Squares Means for HSCHTA 1-42
Nghiệm thức Mean SE Mean
Asead 0.3% 1.650 0.01245
Đối chứng 1.676 0.01245
Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
Nghiệm thức N Mean Grouping
Đối chứng 12 1.676 A
Asead 0.3% 12 1.650 A
Means that do not share a letter are significantly different.
Tabulated statistics: Nghiệm thức 1-14, KQ 1-14
Rows: Nghiệm thức 1-14 Columns: KQ 1-14
Chết Sống All
Asead 0,3 % 1 107 108
Đối chứng 0 108 108
All 1 215 216
Cell Contents: Count
Pearson Chi-Square = 1.005, DF = 1
Likelihood Ratio Chi-Square = 1.391, DF = 1
* WARNING * 2 cells with expected counts less than 1
* WARNING * Chi-Square approximation probably invalid
* NOTE * 2 cells with expected counts less than 5
Fisher's exact test: P-Value = 1
Tabulated statistics: Nghiệm thức 15-28, KQ 15-28
Rows: Nghiệm thức 15-28 Columns: KQ 15-28
Chết Sống All
Asead 0,3 % 2 105 107
Đối chứng 2 106 108
All 4 211 215
Cell Contents: Count
Pearson Chi-Square = 0.000, DF = 1, P-Value = 0.993
Likelihood Ratio Chi-Square = 0.000, DF = 1, P-Value = 0.993
* NOTE * 2 cells with expected counts less than 5
Fisher's exact test: P-Value = 1
Tabulated statistics: Nghiệm thức 29-42, KQ 29-42
Rows: Nghiệm thức 29-42 Columns: KQ 29-42
Chết Sống All
Asead 0,3 % 0 105 105
Đối chứng 2 104 106
All 2 209 211
Cell Contents: Count
Pearson Chi-Square = 2.000, DF = 1
Likelihood Ratio Chi-Square = 2.773, DF = 1
* WARNING * 1 cells with expected counts less than 1
* WARNING * Chi-Square approximation probably invalid
* NOTE * 2 cells with expected counts less than 5
Fisher's exact test: P-Value = 0.497630
Tabulated statistics: Nghiệm thức 1-42, KQ 1-42
Rows: Nghiệm thức 1-42 Columns: KQ 1-42
Chết Sống All
Asead 0,3 % 3 105 108
Đối chứng 4 104 108
All 7 209 216
Cell Contents: Count
Pearson Chi-Square = 0.148, DF = 1, P-Value = 0.701
Likelihood Ratio Chi-Square = 0.148, DF = 1, P-Value = 0.700
* NOTE * 2 cells with expected counts less than 5
Fisher's exact test: P-Value = 1
Chi-Square Test:Đồng đều 1, Không đồng đều 1
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
Không
Đồng đồng
đều 1 đều 1 Total
1 98 10 108
96.50 11.50
0.023 0.196
2 95 13 108
96.50 11.50
0.023 0.196
Total 193 23 216
Chi-Sq = 0.438, DF = 1, P-Value = 0.508
Chi-Square Test:Đồng đều 14, Không đồng đều 14
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
Không
Đồng đồng
đều 14 đều 14 Total
1 80 28 108
77.36 30.64
0.090 0.228
2 74 33 107
76.64 30.36
0.091 0.230
Total 154 61 215
Chi-Sq = 0.639, DF = 1, P-Value = 0.424
Chi-Square Test:Đồng đều 28, Không đồng đều 28
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
Không
Đồng đồng
đều 28 đều 28 Total
1 70 36 106
68.00 38.00
0.059 0.105
2 66 40 106
68.00 38.00
0.059 0.105
Total 136 76 212
Chi-Sq = 0.328, DF = 1, P-Value = 0.567
Chi-Square Test:Đồng đều 42, Không đồng đều 42
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts
Không
Đồng đồng
đều 42 đều 42 Total
1 68 36 104
68.17 35.83
0.000 0.001
2 69 36 105
68.83 36.17
0.000 0.001
Total 137 72 209
Chi-Sq = 0.003, DF = 1, P-Value = 0.960
https://shop.trenz-electronic.de/en/Products/Trenz-Electronic/TE07XX-Zynq-SoC/TE0720-
Zynq-SoC/

More Related Content

What's hot

Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá ganThu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
SinhKy-HaNam
 
Thu y c4. bệnh nhiệt thán
Thu y   c4. bệnh nhiệt thánThu y   c4. bệnh nhiệt thán
Thu y c4. bệnh nhiệt thán
SinhKy-HaNam
 
Thu y c2. bệnh viêm vú ở gia súc
Thu y   c2. bệnh viêm vú ở gia súcThu y   c2. bệnh viêm vú ở gia súc
Thu y c2. bệnh viêm vú ở gia súc
SinhKy-HaNam
 
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩmVi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

biên trùng và lê dạng trùng
biên trùng và lê dạng trùngbiên trùng và lê dạng trùng
biên trùng và lê dạng trùng
 
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá ganThu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
 
BENH CRD - CRD vet24h
BENH CRD - CRD vet24hBENH CRD - CRD vet24h
BENH CRD - CRD vet24h
 
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
 
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
Đề tài: Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh CRD trên gà thịt lông màu và biện phá...
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
 
Kiem nghiem thuoc bang phuong phap sinh hoc
Kiem nghiem thuoc bang phuong phap sinh hocKiem nghiem thuoc bang phuong phap sinh hoc
Kiem nghiem thuoc bang phuong phap sinh hoc
 
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAYLuận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 
4 tpcn và bênh đái tháo đường
4 tpcn và bênh đái tháo đường4 tpcn và bênh đái tháo đường
4 tpcn và bênh đái tháo đường
 
Thu y c4. bệnh nhiệt thán
Thu y   c4. bệnh nhiệt thánThu y   c4. bệnh nhiệt thán
Thu y c4. bệnh nhiệt thán
 
Nghiên cứu định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh thuộc nhóm sulfamid
Nghiên cứu định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh thuộc nhóm sulfamid Nghiên cứu định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh thuộc nhóm sulfamid
Nghiên cứu định lượng hoạt chất thuốc kháng sinh thuộc nhóm sulfamid
 
Benh nam phoi vit vet14h
Benh nam phoi vit vet14hBenh nam phoi vit vet14h
Benh nam phoi vit vet14h
 
Thu y c2. bệnh viêm vú ở gia súc
Thu y   c2. bệnh viêm vú ở gia súcThu y   c2. bệnh viêm vú ở gia súc
Thu y c2. bệnh viêm vú ở gia súc
 
Phòng và trị bệnh viêm da nổi cục trâu bò
Phòng và trị bệnh viêm da nổi cục trâu bòPhòng và trị bệnh viêm da nổi cục trâu bò
Phòng và trị bệnh viêm da nổi cục trâu bò
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
 
Tiêu chuẩn globalgap global gap
Tiêu chuẩn globalgap global gapTiêu chuẩn globalgap global gap
Tiêu chuẩn globalgap global gap
 
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩmVi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
 
Công nghệ chế biến thịt
Công nghệ chế biến thịtCông nghệ chế biến thịt
Công nghệ chế biến thịt
 

Similar to 1824 tl.tran vantruong

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộpđồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộp
Lô Vĩ Vi Vi
 

Similar to 1824 tl.tran vantruong (20)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
 
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
Đánh Giá Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến 60 Ngày T...
 
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
 
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAYThực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
 
Luận án: Giá trị của phương pháp sinh thiết cột sống qua da, HOT
Luận án: Giá trị của phương pháp sinh thiết cột sống qua da, HOTLuận án: Giá trị của phương pháp sinh thiết cột sống qua da, HOT
Luận án: Giá trị của phương pháp sinh thiết cột sống qua da, HOT
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
 
Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất
Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đấtHiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất
Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung BộBiện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiênNghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh cracker hương vị chuối tự nhiên
 
đồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộpđồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộp
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bơ hạt điều
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bơ hạt điềuNghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bơ hạt điều
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bơ hạt điều
 
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 

1824 tl.tran vantruong

  • 1. BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y **************** TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ASEAD HỮU CƠ TRONG THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM Sinh viên thực hiện : TRẦN VĂN TRƯỞNG Lớp : DH14CN Ngành : Chăn Nuôi Niên khóa : 2014 – 2018
  • 2. Tháng 1/2019 BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y **************** TRẦN VĂN TRƯỞNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ASEAD HỮU CƠ TRONG THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM Giáo viên hướng dẫn PGS. TS. CHẾ MINH TÙNG
  • 3. Tháng 1/2019 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên: Trần Văn Trưởng Tên tiểu luận: “Ảnh hưởng của việc bổ sung Asead hữu cơ vào thức ăn đến khả năng sinh trưởng của gà thịt thương phẩm”. Đã hoàn thành tiểu luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Ngày...............tháng........... năm 2019 Giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Chế Minh Tùng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ đã luôn động viên, ủng hộ tôi vượt qua bao nhiêu khó khăn để con theo đuổi đam mê với ngành nghề đã chọn. Cảm ơn PGS.TS. Chế Minh Tùng và Ths. Nguyễn Thị Mỹ Nhân đã tận tình hướng dẫn, giải đáp nhiều thắc mắc của tôi trong quá trình thực hiện tiểu luận. Cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu này. Thân ái, Trần Văn Trưởng TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là “Đánh giá ảnh hưởng của các mức bổ sung Asead hữu cơ vào thức ăn đến năng suất của gà thịt thương phẩm”. Thí nghiệm đã được tiến hành từ 10/10/2018 đến 21/11/2018, tại trại Nghiên cứu Ứng dụng thuộc bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, khu trung tâm thực nghiệm Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, khu phố 5, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. 216 con gà trống 1 ngày tuổi thuộc dòng Ross 308 khỏe mạnh, đồng đều về thể trọng đã được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố vào 2 nghiệm thức: (1)
  • 5. Đối chứng: thức ăn của trại bổ sung kháng sinh Colistin ở mức 20 ppm. (2) Asead 0,3 % : thức ăn của trại + 0,3% Asead hữu cơ. Mỗi nghiệm thức lặp lại 12 ô chuồng, mỗi ô chuồng gồm 9 con gà là một đơn vị thí nghiệm. Chuồng nuôi được đảm bảo đồng đều về nhiệt độ, chiếu sáng và thông thoáng khí. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu về hệ số chuyển đổi thức ăn, tiêu thụ thức ăn hằng ngày 2 nghiệm thức trong toàn giai đoạn vẫn chưa có khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên, việc sử dụng Asead hữu cơ ở mức 0,3%
  • 6. • MỤC LỤC TÓM TẮT .................................................................................................................................v CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................................. ix DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................................x DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................................... xi Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu ....................................................................................................................... 2 1.3. Yêu cầu ........................................................................................................................ 2 Chương 2 TỔNG QUAN .................................................................................................... 3 2.1. Một số đặc điểm của giống gà Ross 308................................................................. 3 2.2. Tìm hiểu về ASEAD ................................................................................................. 4 2.2.1. Acid formic.................................................................................................................. 4 2.2.2. Acid lactic.................................................................................................................... 4 2.2.3. Acid benzoic................................................................................................................ 4 2.2.4. Acid citric .................................................................................................................... 4 2.2.5. Muối sodium formate................................................................................................. 4 2.2.6. Muối sodium butyrate ................................................................................................ 4 2.2.7. Tảo biển ....................................................................................................................... 4 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm .............................................. 4 2.3.1. Con giống .................................................................................................................... 4
  • 7. 2.3.2. Dinh dưỡng.................................................................................................................. 4 2.3.3. Ẩm độ........................................................................................................................... 5 2.3.4. Nhiệt độ........................................................................................................................ 5 2.3.5. Ánh sáng ...................................................................................................................... 5 2.3.6. Thông thoáng .............................................................................................................. 6 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 7 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 7 3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 7 3.3. Bố trí thí nghiệm......................................................................................................... 7 3.4. Điều kiện thí nghiệm.................................................................................................. 8 3.4.1. Chuồng trại.................................................................................................................. 8 3.4.2. Thức ăn và nước uống................................................................................................ 8 3.4.3. Nhiệt độ và ánh sáng .................................................................................................. 9 3.4.4. Vệ sinh, phòng bệnh................................................................................................... 9 3.5. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đo lường..........................................................10 3.5.1. Khối lượng bình quân ..............................................................................................10 3.5.2. Tăng trọng hàng ngày ..............................................................................................10 3.5.3. Tiêu thụ thức ăn hàng ngày .....................................................................................11 3.5.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn........................................................................................11 3.5.5. Độ đồng đều đàn.......................................................................................................11 3.5.6. Tỉ lệ nuôi sống ..........................................................................................................11 3.6. Xử lý thống kê...........................................................................................................12 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................13 4.1. Khối lượng bình quân ..............................................................................................13
  • 8. 4.2. Tăng trọng hàng ngày ..............................................................................................13 4.3. Tiêu thụ thức ăn hàng ngày .....................................................................................14 4.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn........................................................................................14 4.5. Tỷ lệ nuôi sống..........................................................................................................15 4.6. Độ đồng đều đàn.......................................................................................................15 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................17 5.1. Kết luận......................................................................................................................17 5.2. Đề nghị.......................................................................................................................17 Chương 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................18 PHỤ LỤC ...............................................................................................................................20 CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Viết đầy đủ ĐĐĐĐ Độ đồng đều đàn HSCHTA Hệ số chuyển hóa thức ăn SEM Sai số chuẩn chung của các số trung bình TĂCB Thức ăn cơ bản TLBQ Trọng lượng bình quân TLC Tỷ lệ chết TTHN Tăng trọng hàng ngày TTTĂHN Tiêu thụ thức ăn hàng ngày
  • 9. DANH SÁCH CÁC BẢNG DANH SÁCH CÁC HÌNH
  • 10. • MỞ ĐẦU • Đặt vấn đề Theo tổng cục thống kê, tổng đàn gia cầm của cả nước tháng 10/2017 là 385,45 triệu con và tháng 10/2018 là 408,97 triệu con cho thấy số lượng gia cầm của nước ta ngày càng gia tăng. Song song với việc gia tăng đàn gia cầm, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ngày càng mở rộng đề giảm bớt rủi ro về bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc sử dụng tràn lan kháng sinh đã dẫn đến sự đề kháng kháng sinh của các loài vi khuẩn, điều này gây nguy hiểm cho việc điều trị các tác hại do vi khuẩn gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả điều trị bệnh nguyên nhân là do các giống kháng vi khuẩn. Việc nghiên cứu tìm ra các chất hữu cơ thay thế các chất kháng sinh hóa học được xem là cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Các loại acid hữu cơ được sử dụng trong chăn nuôi hiện nay như acid formic, acid lactic, acid benzoic, acid citric,…. Một số loại muối như acid sodium formate, sodium butyrate. Theo J. J. Dibner và P. Buttin (The Journal of Applied Poultry Research, Volume 11, Issue 4, 1 December 2002) các axit hữu cơ có một lợi ích rõ ràng và đáng kể đối với heo con cai sữa và đã được quan sát thấy có lợi cho hiệu suất của gia cầm. Muối sodium butyrate dễ dàng chuyển thành acid butyric trong đường tiêu hóa của gia cầm nơi nó có thể cải thiện sức khỏe đường ruột bằng những cách khác nhau. Nó cải thiện trọng lượng cơ thể, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), quần thể vi khuẩn có lợi và giảm thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào đường tiêu hóa của gà thịt (Chamba et al., 2014; Zhang et al., 2011; Hu and Guo, 2007; Hernandez et al., 2013). Thành phần của sản phẩm Asead hữu cơ gồm: acid formic, acid lactic, acid benzoic, acid citric, các muối acid sodium formate, sodium butyrate và tảo biển. Sản phẩm này được bổ sung vào thức ăn nhằm tăng khả năng miễn dịch, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của gia cầm.
  • 11. Được sự đồng ý của Bộ môn Chăn nuôi Chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi – Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Chế Minh Tùng, chúng tôi tiến hành thực hiện thí nghiệm: “Ảnh hưởng của bổ sung Asead hữu cơ vào thức ăn đến khả năng sinh trưởng của gà thịt thương phẩm”. • Mục tiêu Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung Asead hữu cơ vào thức ăn lên khả năng sinh trưởng của gà Ross 308 nuôi thịt từ 0 đến 42 ngày tuổi. • Yêu cầu Thực hiện thí nghiệm bổ sung Asead hữu cơ vào thức ăn cho gà thịt thương phẩm từ 0 đến 42 ngày tuổi. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất như khối lượng bình quân, tăng trọng hằng ngày, tiêu thụ thức ăn hằng ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỉ lệ nuôi sống, độ đồng đều đàn. Sau đó phân tích thống kê.
  • 12. • TỔNG QUAN • Một số đặc điểm của giống gà Ross 308. Gà Ross 308 là gi HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Giống_g%E0"ống g HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Giống_g%E0"à chuyên thịt cao sản có nguồn gốc từ vùng Aisơlen thuộc Anh và được phát triển bởi tập đoàn Aviagen. Đây là giống gà có năng suất cao trên thế giới, thời gian nuôi ngắn ngày, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn trên đơn vị sản phẩm thấp. Gà Ross 308 có ngoại hình của giống gà chuyên thịt, thân hình cân đối, ngực sâu rộng, chân chắc, ức phát triển, có thiết diện vuông, gà có màu lông trắng, mỏ vàng, chân vàng, da vàng, mào đỏ. Gà con lông màu vàng nhạt, lớn lên màu trắng, mào đơn, mào dưới dài. Gà Ross 308 mới nở có màu lông trắng, chân và mỏ có màu vàng nhạt, trong quá trình nuôi có thể phân biệt con trống, mái bằng tốc độ mọc lông. Gà trưởng thành có màu lông trắng tuyền, mào cờ, tích tai phát triển có màu đỏ tươi, da và chân màu vàng nhạt.
  • 13. Trong điều kiện nuôi chuồng lạnh tiêu chuẩn, gà thịt thương phẩm lúc 35 ngày tuổi trung bình đạt 2,14 kg. Tiêu tốn 1,6 – 1,8 kg thức ăn cho l kg tăng trọng. Khối lượng cơ thể 42 ngày tuổi thì con trống 3,02 kg, con mái 2,59 kg. • Tìm hiểu về ASEAD Các axit hữu cơ (thường nói đến như các axit béo dễ bay hơi, axit béo, axit carboxylic hoặc các axit yếu) là các hợp chất chứa carbon tìm thấy trong tự nhiên với các đặc tính của axit. Do đặc tính kháng khuẩn của chúng nên các axit hữu cơ đã được sử dụng từ lâu như phương tiện hiệu quả để làm giảm hoặc kiểm soát sự nhiễm khuẩn trong thức ăn và các nguyên liệu thô. Sự phát triển của nấm mốc được kiểm soát tốt bằng axit propionic là một ví dụ. Các axit hữu cơ cũng được sử dụng để giảm thấp mầm bệnh, như Salmonella trong chuỗi thực phẩm.. Asead là hỗn hợp các chất hữu cơ bao gồm acid formic, acid lactic, acid benzoic, acid citric, các muối sodium formate, sodium butyrate và tảo biển. Các muối acid hữu cơ cũng được nghiên cứu và chứng minh rằng sử dụng muối acid hữu cơ giúp giảm lượng thức ăn nhưng tăng trọng lượng cơ thể tương đương với việc không sử dụng, do đó cải thiện được tỷ lệ chuyển đổi thức ăn. Nó cũng làm giảm vi khuẩn và nấm trong thức ăn giúp cải thiện chiều cao của lông nhung và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn theo Paul và cs(2007) • Acid formic Acid formic được xem là có ảnh hưởng tốt đến chiều cao của lông nhung trong ruột của gia cầm V. García P. Catalá-Gregori F. Hernández M. D. Megías J. Madrid, The Journal of Applied Poultry Research, Volume 16, Issue 4, 1 December 2007, Pages 555–562,
  • 14. •Acid lactic Axit lactic là một acid cacboxylic với công thức hóa học là C3H6O3, n là một hợp chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa và lần đầu được phân tách vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele. Acid lactic cải thiện về năng suất thịt, cấu trúc xương và khả năng miễn dich trên gà thịt. Theo Kodati Vijaya Lakshmi và G. Shyam Sunder (2015) acid lactic có thể thay thế kháng sinh từ chế độ ăn của gà thịt mọt cách hệu quả và có lợi. Supplementation of Lactic Acid and Citric Acid in Diets Replacing Antibiotic and its Influence on Broiler Performance , Meat Yield and Immune Response up to 42 Days of Age • Acid benzoic Những nghiên cứu trước đây cho thấy năng suất tăng lên ở gà tây con khi khẩu phần được bổ sung axit benzoic . Theo Giannenas và cs (2014) đã báo cáo là 0,03 và 0,1% (300 và 1000 ppm) axit benzoic ở gà Tây (tăng 5% tăng trọng và giảm hơn 6,5% HSCHTA ở gà Tây con nhận được 300 ppm axit benzoic lúc 56 ngày tuổi) và ở khẩu phần gà thịt đã giúp cải thiện năng suất gà s o với gà đối chứng không có bổ sung. Việc bổ sung axit benzoic vào chế độ ăn uống ở đã cải thiện phản ứng miễn dịch bằng cách tăng trọng lượng bursa của Fabricius và tăng mức độ globulin trong máu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng của gà thịt. Hassan và cs (2016). • Acid citric Aicid citric là một axit hữu cơ yếu, là chất bảo quản tự nhiên và có thể thêm vị chua vào thức ăn và nước ngọt. Nó tồn tại với số lượng nhỏ trong nhiều loại trái cây và rau quả, đáng chú ý nhất là cam quýt. Theo K. Islam (2012). Use of citric acid in broiler diets. World's Poultry Science Journal, 68(1), 104-118. Việc bổ sung acid citric trong thức ăn đã làm giảm sự xâm nhập của mầm bệnh và hạn chế sản xuất các chất chuyển hóa độc hại, cải thiện sự sẵn có của protein, Ca, P, Mg và Zn cũng như là chất nền trong
  • 15. chuyển hóa trung gian. Chowdhury và cs (2009) đã nghiên cứu và đưa ra kết luận aicd citric là một chất thay thế hữu ích cho các chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh như Avilamycin, nó giúp cải thiện hiệu suất và tình trạng sức khỏe của gà thịt. • Muối sodium formate • Muối sodium butyrate • Tảo biển • Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của giacầm • Con giống Trong chăn nuôi, con giống giữ vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Con giống tốt phải có các đặc điểm như tốc độ sinh trưởng cao, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, tỷ lệ nuôi sống cao, thế hệ bố mẹ không mắc bệnh truyền nhiễm, khả năng kháng bệnh tốt và chất lượng thịt thơm ngon. Các nghiên cứu khoa học cho thấy giống gà công nghiệp thành thục sinh dục sớm hơn so với các giống gà kiệm dụng và chuyên thịt. • Dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng gia cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, chất béo, chất khoáng. Việc cân đối giữa các chất sẽ giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng. Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng của gia cầm. Khi đáp ứng đủ nhu cầu sinh dưỡng thì thời gian đ ạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống. Để phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng thức ăn theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, axit amin và năng lượng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải dựa trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm và đây là một trong những vấn đề cơ bản.
  • 16. • Ẩm độ Ẩm độ tối ưu trong chuồng nuôi gà thịt nên thấp hơn 75%. Ẩm độ cao sẽ làm giảm quá trình thải nhiệt qua da và niêm mạc đường hô hấp mà đó là cách thải nhiệt quan trọng nhất của gia cầm, tác hại càng nghiệm trọng hơn khi độ ẩm và nhiệt độ đều cao. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ cao thì sự bốc hơi nước từ phân và chất độn chuồng ẩm ướt là điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển, tăng cường sự phát sinh khí độc như amoniac, sulfur gây tình trạng kém vệ sinh trong chuồng nuôi, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của gia cầm, gà thịt sẽ giảm sức sống (Chế Minh Tùng và cs, 2012). • Nhiệt độ Gia cầm thuộc loài đẳng nhiệt có khả năng giữ thân nhiệt ổn định trong giới hạn nhất định của nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng 20 đến 250C là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình trao đổi chất, sự sinh nhiệt và thải nhiệt cân bằng nên thân nhiệt ổn định. Gia cầm trưởng thành có thân nhiệt dao động trong khoảng 40,6 đến 41,70C. Khi nhiệt độ quá nóng trên 300C, quá trình thải nhiệt bị hạn chế nên thân nhiệt có thể tăng lên 1 đến 20C và ngưỡng thân nhiệt gây chết là 470C (Chế Minh Tùng và cs, 2012). Nhiệt độ chuồng nuôi cần ổn định ngày và đêm. Đây là yếu tố quan trọng đối với gà con đặc biệt là ở tuần tuổi thứ nhất. Nếu tuần đầu không đủ ấm cho gà thì tuần sau gà phát triển không đều, dễ cảm nhiễm, tốc độ giảm sút. Khi nhiệt độ tăng, gà uống nước nhiều hơn và giảm ăn ảnh hưởng đến tuổi thành thục và năng suất thịt sau này. Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao, gà ăn ít thức ăn nên nhu cầu protein tăng cao, mùa lạnh gà ăn nhiều nên nhu cầu protein giảm thấp. Những nghiên cứu gần đây cho rằng tình trạng stress nhiệt, khi đã bổ sung lysine và methionine đủ nhu cầu theo Hội Đồng Nghiên Cứu Quốc Gia Hoa Kỳ (NRC) thì thức ăn có mức protein thấp hơn sẽ có tỉ lệ sống cao hơn (Chế Minh Tùng và cs, 2012). • Ánh sáng Thị giác của gà rất phát triển nên chúng rất nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng tác động mạnh đến quá trình hoạt động của hệ thống nội tiết, từ đó tác động lên quá trình sinh trưởng và phát dục của gia cầm. Nuôi gà thịt với chế độ chiếu sáng sao để gà có thể
  • 17. ăn được nhiều thức ăn nhất nên thường sử dụng chế độ chiếu sáng gần như liên tục. Trong tuần đầu thời gian chiếu sáng là 24/24 giờ, tuần sau đó giảm 1 giờ cùng với giảm cường độ. Vào các tuần tiếp theo, khi nhiệt độ chuồng nuôi không quá cao thì có thể áp dụng chiếu sáng 16 giờ/ngày. • Thông thoáng Trong quá trình hô hấp, gia cầm hấp thu oxy và thải carbonic nên trong chuồng nuôi hàm lượng khí oxy giảm đồng thời khí carbonic và hơi nước tăng lên. Quá trình lên men phân hủy phân và chất độn chuồng cũng sinh ra một số khí như ammoniac, methan và một số chất khí có hại khác. Vì vậy việc đảm bảo thông thoáng trong chuồng nuôi là vấn đề rất quan trọng. Nếu trong chuồng nuôi không có sự thông thoáng tốt, gà sẽ bị ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát dục. Đáng chú ý nhất là khí ammoniac với nồng độ 15 ppm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến gà, nồng độ 50 ppm sẽ gây chết cho gà. Tốc độ gió có ảnh hưởng lớn đến thông thoáng trong chuồng nuôi. Chính vì vậy trong chăn nuôi cần lựa chọn hướng chuồng phù hợp có thể lợi dụng hướng gió tạo sự thông thoáng tốt cho chuồng nuôi, tránh gió thổi trực tiếp vào chuồng nhất là giai đoạn gà đang úm.
  • 18. • NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Thí nghiệm đã được tiến hành từ 10/10/2018 đến21/10/2018. Địa điểm: Trại Nghiên cứu Ứng dụng thuộc bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, khu trung tâm thực nghiệm Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, khu phố 5, Phường Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. • Đối tượng nghiên cứu Sản phẩm Asead hữu cơ của công ty Olmix được trộn tại nhà máy với tỉ lệ nhất định và đưa về bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa. • Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Sử dụng 216 con gà trống 1 ngày tuổi thuộc dòng Ross 308 khỏe mạnh, đồng đều về thể trọng được bố trí vào 2 nghiệm thức: (1) Đối chứng: thức ăn cơ bản (TACB) + 20ppm colistin. Kháng sinh được bổ sung vào thức ăn cơ bản từ 1 – 28 ngày tuổi, sau đó từ 29 – 42 ngày tuổi chỉ cho ăn thức ăn cơ bản. (2) Asead 0,3 % : thức ăn cơ bản + 0,3 % Asead. Bảng 3.1 Kết quả bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu Nghiệm thức Đối chứng Asead 0,3 % Thể trọng bình quân của gà 1 ngày tuổi(1) 42,3 42,2 Số ô chuồng 12 12 Số gà/ô chuồng 9 9 Tổng số gà 108 108
  • 19. (1)Thể trọng bình quân của gà 1 ngày tuổi giữa các nghiệm thức không có khác biệt về mặt thống kê (P > 0,05). Đơn vị tính: g. Mỗi nghiệm thức lặp lại 12 ô chuồng, mỗi ô chuồng gồm 9 con gà là một đơn vị thí nghiệm. Các nghiệm thức được cho ăn khẩu phần thức ăn cơ bản như nhau. Chuồng nuôi được đảm bảo đồng đều về nhiệt độ, chiếu sáng và thông thoáng khí. Kết quả bố trí thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.1. • Điều kiện thí nghiệm • Chuồng trại Gà được nuôi trong chuồng lồng, kiểu thiết kế chuồng hở. Chuồng nuôi có kích thước 16 x 4 m, chiều cao mái chuồng tối thiểu 2,4 m, nền chuồng được tráng xi măng. Khung lồng hình chữ A có lối đi ở 2 bên rộng 1 m, mỗi bên khung có 3 dãy lồng, mỗi dãy có 9 ô lồng. Thí nghiệm đã sử dụng 2 dãy lồng ở dưới của mỗi bên khung, mỗi ô lồng có chiều dài x chiều rộng x chiều cao là 120 x 45 x 40 cm.. Nền chuồng được rải trấu và mùn cưa theo tỉ lệ 3 : 7 dày 5 cm. Máng ăn có 2 loại được bố trí theo từng giai đoạn gà phát triển. Trong 14 ngày đầu chúng tôi sử dụng máng tròn có đường kính là 20 cm, tiếp theo giai đoạn sau từ 15 ngày tới khi kết thúc thí nghiệm chúng tôi sử dụng máng dài có kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao là 100 x 10 x 7 cm được treo trước ô lồng và hệ thống núm uống tự động treo phía trên ô lồng . • Thức ăn và nước uống Tất cả các nghiệm thức được cho ăn khẩu phần thức ăn cơ bản như nhau, cho ăn tự do. Thức ăn dùng trong thí nghiệm được tổ hợp theo nhu cầu dinh dưỡng của gà theo từng giai đoạn sinh trưởng (NCR, 1994). Nhu cầu này được chia làm 03 giai đoạn: giai đoạn 1 (1 – 14 ngày tuổi), giai đoạn 2 (15 – 28 ngày tuổi) và giai đoạn 3 (29 – 42 ngày tuổi). Thức ăn được trộn tại trại Nghiên cứu Ứng dụng khu trung tâm thực nghiệm Đại học Nông Lâm TP. HCM. Gà thí nghiệm được cho ăn 3 lần/ngày lúc 7h, 16h, 21h. Nhu cầu dinh dưỡng của gà được trình bày ở Bảng 3.2. Gà con mới bắt về sau khi bố trí vào các ô chuồng nên cho thức ăn vào máng tập ăn ít và cho ăn thành nhiều lần để kích thích hoạt động mổ thức ăn. Sau đó 1 ngày có thể cho
  • 20. lượng thức ăn tăng lên và giảm số lần cho ăn xuống. Không cho thức ăn vào máng quá nhiều để tránh hao hụt thức ăn và tránh cho gà ăn vào buổi trưa dễ gây stress nhiệt. Nước uống được cấp lên thùng nối với máng nước tự động, sử dụng nguồn nước sạch. Chúng tôi thay xả nước trong đường ống dẫn nước ra máng uống tự động mỗi ngày 2 lần sáng, chiều và vệ sinh máng uống hàng tuần tránh gây tắc nghẽn, cặn từ những hạt thức ăn rơi trên bề mặt máng hứng nước. Bảng 3.1 Nhu cầu dinh dưỡng của gà theo từng giai đoạn Chỉ tiêu Giai đoạn 1 (1 – 14 ngày tuổi) Giai đoạn 2 (15 – 28 ngày tuổi) Giai đoạn 3 (29 – 42 ngày tuổi) ME (Kcal/Kg) 3000 3050 3100 VCK (%) 87,9 87,9 87,9 Protein thô (%) 21 20 19 Béo (%) 6,1 6,5 6,9 Xơ thô (%) 4,2 4,2 4,1 Ca (%) 0,95 0,92 0,85 P tổng số (%) 0,73 0,7 0,66 P hữu dụng (%) 0,45 0,41 0,38 Lysine (%) 1,3 1,15 1 Methionine (%) 0,5 0,44 0,38 • Nhiệt độ và ánh sáng Nhiệt độ được duy trì ổn định theo từng giai đoạn phát triển của gà thông qua hệ thống đèn úm, hệ thống phun sương trên mái chuồng và các quạt được bố trí hợp lí trong chuồng để ổn định nhiệt độ,tránh trường hợp tăng hoặc giảm ngoài mức cho phép. Nhiệt độ chuồng úm trong tuần đầu 32 – 34 0C. Tuần thứ 2 trở đi nhiệt độ giảm dần 20C, từ
  • 21. tuần thứ 3 nhiệt độ giảm xuống 280C và xuống dần giữ ở mức 260C là phù hợp cho gà phát triển. Thời gian chiếu sáng cho gà trong tuần đầu thí nghiệm là liên tục 24h trên ngày bằng bóng đèn dây tóc. Sau đó tuần thứ 2 giảm chiếu sáng bằng bóng đèn xuống, kéo bạt lên cao dần để sử dụng ánh sáng từ bên ngoài. Từ 17h đến 6h sáng hôm sau gà được chiếu sáng bằng bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng sau khi kết thúc 14 ngày đầu tiên. • Vệ sinh, phòng bệnh Gà được chăm sóc theo chương trình phòng bệnh của trại Nghiên cứu Ứng dụng. Lịch tiêm chủng được trình bày trong Bảng 3.3. Chuồng trại được vệ sinh sát trùng 2 tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm và được định kỳ phun sát trùng 2 tuần 1 lần trong suốt thời gian thí nghiệm. Bảng 3.2 Lịch trình phòng bệnh định kỳ Ngày tuổi Vắc xin (Nhà sản xuất) Mô tả 4 ND – IB (công ty MSD Hà Lan) Phòng bệnh Newcastle lần 1 và viêm phế quản truyền nhiễm. Đường cấp: nhỏ miệng. 12 Đậu gà (công ty Mỹ ) Phòng bệnh đậu gà. Đường cấp: xuyên màng cánh. 18 ND – IB (công ty MSD Hà Lan) Phòng bệnh Newcastle lần 2. Đường cấp: nhỏ miệng. 22 Gumboro (công ty MSD Hà Lan) Phòng bệnh Gumboro . Đường cấp: nhỏ miệng. • Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đo lường • Khối lượng bình quân Trọng lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của đàn gà, sức sản xuất thịt và là cơ sở để quyết định thời điểm xuất chuồng. Khối lượng bình quân là khối lượng trung bình của mỗi ô chuồng ở từng thời điểm cân. Gà được cân vào lúc 1, 14, 28 và 42 ngày tuổi. Cân toàn bộ gà hiện diện trong ô chuồng để tính khối lượng bình quân theo công thức 3.1. Khi kết thúc thí nghiệm (56 ngày tuổi), chúng tôi đã cân
  • 22. từng con gà để xác định khối lượng bình quân và sử dụng số liệu này để tính tỉ lệ đồng đều. Khối lượng bình quân (KLBQ) được xác định theo công thức KLBQ = P / n (3.1) KLBQ: Khối lượng bình quân (Đơn vị: g) P: Tổng trọng lượng gà của ô chuồng (Đơn vị: g) n: Số con gà hiện diện trong ô chuồng • Tăng trọng hàng ngày Tăng trọng hàng ngày là chỉ tiêu phản ánh tốc độ sinh trưởng của gà trong từng giai đoạn. Gà đạt tới khối lượng xuất chuồng sớm hơn khi tăng trọng hàng ngày cao. Tăng trọng hàng ngày được tính theo công thức 3.2 dựa vào khối lượng gà ở các lần cân và khối lượng gà bị chết hoặc loại thải. Công thức tính: TTHN = (Pc – Pd + Pt) / T (3.2) TTHN: Tăng trọng hàng ngày (Đơn vị: gam/con/ngày) Pc: Tổng khối lượng gà ở cuối giai đoạn của ô chuồng (Đơn vị: g) Pd: Tổng khối lượng gà ở đầu giai đoạn của ô chuồng (Đơn vị: g) Pt: Tổng khối lượng gà bị chết hoặc loại thải của ô chuồng (Đơn vị: g) T: Tổng số ngày gà hiện diện • Tiêu thụ thức ăn hàng ngày Tiêu thụ thức ăn hàng ngày là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của vật nuôi và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Tiêu thụ thức ăn hàng ngày được tính theo công thức 3.4. Công thức tính: TTTAHN = C / T (3.3) TTTAHN: Tiêu thụ thức ăn hàng ngày (Đơn vị: g) C: Tổng lượng thức ăn tiêu thụ của ô chuồng (Đơn vị: g) T: Tổng số ngày gà hiện diện • Hệ số chuyển hóa thức ăn
  • 23. Hệ số chuyển hóa thức ăn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn. Hệ số chuyển hóa thức ăn được tính theo từng giai đoạn và trong toàn thí nghiệm theo công thức 3.5. Công thức tính: HSCHTA = TTTAHN / TTHN (3.4) HSCHTA: Hệ số chuyển đổi thức ăn TTTAHN: Tiêu thụ thức ăn hàng ngày (Đơn vị: g) • Độ đồng đều đàn Độ đồng đều đàn là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi và giết mổ công nghiệp. Gà đồng đều về khối lượng thì thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng bệnh và giết mổ. Chúng tôi đã cân từng con gà lúc kết thúc thí nghiệm để tính khối lượng bình quân, từ đó tính tỉ lệ đồng đều của mỗi nghiệm thức theo công thức 3.3. Công thức tính: ĐĐĐĐ = U / N * 100 (3.5) ĐĐĐĐ: Độ đồng đều đàn về khối lượng (Đơn vị: %) U: Số gà đồng đều của nghiệm thức. Gà đồng đều có thể trọng nằm trong khoảng KLBQ ± 10% * KLBQ N: Tổng số gà còn lại ở cuối thí nghiệm của nghiệm thức • Tỉ lệ nuôi sống Tỉ lệ nuôi sống là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định thành công trong chăn nuôi.Vì vậy quá trình vệ sinh phòng bệnh và tạo điều kiện tốt nhất cho đàn vật nuôi phát triển nhằm làm giảm tỉ lệ chết là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi theo dõi ghi chép chính xác số lượng gà chết hoặc loại thải. Gà loại là những con bệnh, gầy còm, bị tật hoặc kém tăng trưởng. Những con chết và bị loại sẽ được cân và mổ khảo sát. Chỉ tiêu này được tính theo công thức 3.6. Công thức tính: TLNS = C / D * 100 (3.6) TLNS: Tỉ lệ nuối sống (Đơn vị: %) C: Tổng số gà còn lại của nghiệm thức D: Tổng số gà đầu kì của nghiệm thức • Xử lý thống kê
  • 24. Chúng tôi xử lý thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Minitab 16.2 (Minitab Inc., Stage College, Pennsylvania, PA, USA). Các chỉ tiêu về khối lượng bình quân, tăng trọng hàng ngày, tiêu thụ thức ăn hàng ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn đã được phân tích phương sai (ANOVA – Oneway) theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố bằng trắc nghiệm F. Chỉ tiêu tỉ lệ nuôi sống và độ đồng đều về thể trọng giữa các nghiệm thức được phân tích bằng trắc nghiệm χ². Khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa khi P ≤ 0,05.
  • 25. • KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Sau khi tiến hành thí nghiệm từ ngày 10/10/2018 đến 21/11/2018 tại trại Nghiên cứu Ứng dụng thuộc bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, khu trung tâm thực nghiệm Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau • Khối lượng bình quân Bảng 4.3 Khối lượng bình quân của các nghiệm thức (g) Ngày tuổi Nghiệm thức SEM P Đối chứng Asead 0,3 % 1 42,29 42,20 0,1232 0,575 14 441,82 435,01 4,297 0,275 28 1306,20 1301,60 12,93 0,803 42 2355,50 2376,10 27,18 0,598 Qua bảng 4.1 cho thấy, KLBQ ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % trong 2 lần cân lúc 14 và 28 ngày tuổi đều thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong lần cân ngày 42 thì KLBQ ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % lại cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên sự khác biệt của các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Trong thí nghiệm này, chúng tôi không thấy ảnh hưởng của Asead hữu cơ đến KLBQ của gà. • Tăng trọng hàng ngày Bảng 4.4: Tăng trọng hàng ngày của gà trong các giai đoạn và toàn thí nghiệm (g) Giai đoạn (ngày tuổi) Nghiệm thức SEM P Đối chứng Asead 0,3 % 1 – 14 28,54 27,87 0,303 0,133 15 – 28 61,69 61,70 0,7791 0,989
  • 26. 29 – 42 75,05 76,71 1,335 0,388 1 – 42 54,93 54,89 0,702 0,965 Từ kết quả Bảng 4.2 chúng tôi thấy được ở các giai đoạn từ 1 – 14 ngày tuổi và trong toàn thí nghiệm, TTHN của gà ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng; tuy nhiên trong giai đoạn từ 15 – 28 ngày tuổi và 29 – 42 ngày tuổi, TTHN của gà ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % cao hơn so với nghiệm thức đối chứng nhưng tất cả khác biệt đều không có ý nghĩa về mặt thống kê ( P > 0,05). Chúng tôi không thấy ảnh hưởng của Asead hữu cơ lên TTHN của gà trong thí nghiệm này. • Tiêu thụ thức ăn hàng ngày Bảng 4.5 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của các nghiệm thức (g) Giai đoạn (ngày tuổi) Nghiệm thức SEM P Đối chứng Asead 0,3 % 1 – 14 30,92 30,94 0,3561 0,968 15 – 28 97,27 97,29 1,234 0,992 29 – 42 149,17 144,98 1,969 0,146 1 – 42 91,99 90,52 0,9935 0,304 Kết quả TTTAHN được trình bày trong Bảng 4.4. TTTAHN của gà trong giai đoạn 1 – 14 ngày tuổi và 15 – 28 ngày tuổi ở nghiêm thức sử dụng Asead 0,3 % cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong giai đoạn 29 – 42 ngày tuổi TTTAHN ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % thấp hơn hẳn so với nghiệm thức đối chứng dẫn đến trung bình trong toàn thí nghiệm cũng thấp hơn. Nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). • Hệ số chuyển hóa thức ăn Bảng 4.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn của các nghiệm thức Giai đoạn (ngày tuổi) Nghiệm thức SEM P Đối chứng Asead 0,3 % 1 – 14 1,084 1,111 0,01147 0,104 15 – 28 1,578 1,577 0,0144 0,985
  • 27. 29 – 42 1,991a 1,893b 0,02649 0,016 1 – 42 1,676 1,650 0,01245 0,163 HSCHTA của nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % có khuynh hướng tốt hơn qua từng giai đoạn. Ở giai đoạn 1 – 14 ngày tuổi và 15 – 28 ngày tuổi , HSCHTA của nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Nhưng tới giai đoạn 29 – 42 ngày tuổi, HSCHTA của nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % thấp hơn hẳn so với nghiệm thức đối chứng (P < 0,05). Trong thí nghiệm này chúng tôi thấy sử dụng Asead với mức 0,3 % giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Ross. • Tỷ lệ nuôi sống Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của các nghiệm thức (%) Qua Biểu đồ 4.1 cho thấy, TLNS ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng ở giai đoạn đầu tiên 1 – 14 ngày tuổi. Ở các giai đoạn sau và toàn giai đoạn TLNS của nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % lại cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê với ( P > 0,05. • Độ đồng đều đàn Nhìn chung qua 3 thời điểm 1, 14 và 28 ngày tuổi ĐĐĐĐ ở nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Ở thời điểm kết thúc lúc 42 ngày tuổi độ đồng đều của nghiệm thức sử dụng Asead 0,3 % cao hơn chút so với nghiệm thức đối chứng. Nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Kết quả về độ đồng đều được trình bày qua Biểu đồ 4.2. Biểu đồ 4.2 Độ đồng đều đàn của các nghiệm thức (%)
  • 28. • KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ • Kết luận Việc bổ sung Asead ở mức 0,3 % vào chế độ ăn của gà thịt từ 1 đến 42 ngày tuổi không giúp cải thiện khối lượng cơ thể của gà, nhưng tăng cường tính đồng nhất của đàn. Ngoài ra, gà thịt được cho ăn chế độ bổ sung Asead mức 0,3% có FCR thấp hơn so với những con được cho ăn chế độ không có Asead ở nghiệm thức đối chứng. Do đó, việc sử dụng Asead cho gà thịt sẽ mang lại lợi ích và là sự thay thế tiềm năng cho kháng sinh khi sử dụng Asead ở mức 0,3%. • Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bổ sung khác của Asead lên khối lượng cơ thể của gà Ross để so sánh đối chứng và nên nghiên cứu đối với các giống gà thịt khác.
  • 29. • TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Trần Văn Chính, 2006. Giáo trình phương pháp thí nghiệm và cách xử lí số liệu trong chăn nuôi thú y. Tủ sách Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Chế Minh Tùng, Lâm Minh Thuận, Bùi Thị Kim Phụng, 2012. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. NXB Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. Lã Văn Kính, 1992. Xác định mức protein thích, acid amin tối ưu cho gà broiler 0 - 4 tuần tuổi. Báo cáo khoa học khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, trang 117 -122. 6. Dương Thanh Liêm, 1990. Thăm dò mức protein thích hợp trong thức ăn cho gà công nghiệp. Tạp chí công nghiệp và công nghiệp thực phẩm, trang 33 – 40. 7. Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2002. Thức ăn và dinh dưỡng động vật. NXB Nông Nghiệp, trang 32 – 49. TIẾNG ANH J. J. Dibner, P. Buttin. The Journal of Applied Poultry Research, Volume 11, Issue 4, 1 December 2002, Pages 453–463. Ross 308 AP Broiler Performance Objectives 2017. www.aviagen.com. National Research Council, 1994. Nutrient Requirements of Poultry, 9th edition. The National Academies Press, Washington, USA, 155 pages .
  • 30. CHOWDHURY, R., ISLAM, K.M.S., KHAN, M.J., KARIM, M.R., HAQUE, M.N., KHATUN, M. and PESTI, G.M. (2009b) Effect of citric acid, avilamycin and their combination on the performance, tibia ash and immune status of broiler chicks. Poultry Science 88: 1616-1622. HASSAN, Rasha I.M.; ABDEL RAHEEM, Ghada S.E.. Effect of Feeding Benzoic acid on Performance of Broiler Chickens. Journal of Advanced Veterinary Research, [S.l.], v. 6, n. 4, p. 118-122, oct. 2016. Paul S. K. Halder G. Mondal M. K. Samanta G. 2007. Effect of organic acid salt on the performance and gut health of broiler chicken. J. Poult. Sci. 44:389– 395. PHỤ LỤC Descriptive Statistics:KLBQ 1 nt Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar KLBQ 1 nt Asead 0.3% 12 42.195 0.133 1.09 Đối chứng 12 42.294 0.113 0.93 One-way ANOVA: KLBQ 1 nt versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 0.059 0.059 0.32 0.575 Error 22 4.005 0.182 Total 23 4.064 S = 0.4267 R-Sq = 1.45% R-Sq(adj) = 0.00% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+ Asead 0.3% 12 42.195 0.459 (---------------*---------------) Đối chứng 12 42.294 0.391 (---------------*---------------) ---------+---------+---------+---------+
  • 31. 42.08 42.24 42.40 42.56 Pooled StDev = 0.427 General Linear Model:KLBQ 1 nt versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for KLBQ 1 nt, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 0.0590 0.0590 0.0590 0.32 0.575 Error 22 4.0054 4.0054 0.1821 Total 23 4.0644 S = 0.426689 R-Sq = 1.45% R-Sq(adj) = 0.00% Unusual Observations for KLBQ 1 nt Obs KLBQ 1 nt Fit SE Fit Residual St Resid 2 41.3300 42.2942 0.1232 -0.9642 -2.36 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for KLBQ 1 nt Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 42.20 0.1232 Đối chứng 42.29 0.1232 Descriptive Statistics:KLBQ 14 nt Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar KLBQ 14 nt Asead 0.3% 12 435.01 5.46 4.35 Đối chứng 12 441.82 2.66 2.09 One-way ANOVA: KLBQ 14 nt versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 278 278 1.25 0.275 Error 22 4874 222 Total 23 5152 S = 14.88 R-Sq = 5.39% R-Sq(adj) = 1.09% Level N Mean StDev Asead 0.3% 12 435.01 18.92 Đối chứng 12 441.82 9.23 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level -+---------+---------+---------+--------
  • 32. Asead 0.3% (-----------*------------) Đối chứng (------------*------------) -+---------+---------+---------+-------- 427.0 434.0 441.0 448.0 Pooled StDev = 14.88 General Linear Model:KLBQ 14 nt versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for KLBQ 14 nt, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 277.9 277.9 277.9 1.25 0.275 Error 22 4873.9 4873.9 221.5 Total 23 5151.8 S = 14.8843 R-Sq = 5.39% R-Sq(adj) = 1.09% Unusual Observations for KLBQ 14 nt Obs KLBQ 14 nt Fit SE Fit Residual St Resid 13 467.356 435.011 4.297 32.344 2.27 R 16 466.078 435.011 4.297 31.067 2.18 R 17 406.411 435.011 4.297 -28.600 -2.01 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for KLBQ 14 nt Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 435.0 4.297 Đối chứng 441.8 4.297 Descriptive Statistics:KLBQ 28 nt Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar KLBQ 28 nt Asead 0.3% 12 1301.6 11.3 3.00 Đối chứng 12 1306.2 14.4 3.82 One-way ANOVA: KLBQ 28 nt versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 128 128 0.06 0.803 Error 22 44109 2005 Total 23 44236 S = 44.78 R-Sq = 0.29% R-Sq(adj) = 0.00% Level N Mean StDev
  • 33. Asead 0.3% 12 1301.6 39.1 Đối chứng 12 1306.2 49.8 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level +---------+---------+---------+--------- Asead 0.3% (-----------------*-----------------) Đối chứng (-----------------*-----------------) +---------+---------+---------+--------- 1275 1290 1305 1320 Pooled StDev = 44.8 General Linear Model:KLBQ 28 nt versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for KLBQ 28 nt, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 128 128 128 0.06 0.803 Error 22 44109 44109 2005 Total 23 44236 S = 44.7765 R-Sq = 0.29% R-Sq(adj) = 0.00% Unusual Observations for KLBQ 28 nt Obs KLBQ 28 nt Fit SE Fit Residual St Resid 4 1210.23 1306.20 12.93 -95.97 -2.24 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for KLBQ 28 nt Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 1302 12.93 Đối chứng 1306 12.93 Descriptive Statistics:KLBQ 42 nt Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar KLBQ 42 nt Asead 0.3% 12 2376.1 22.1 3.22 Đối chứng 12 2355.5 31.5 4.63 One-way ANOVA: KLBQ 42 nt versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 2541 2541 0.29 0.598 Error 22 194976 8863 Total 23 197518 S = 94.14 R-Sq = 1.29% R-Sq(adj) = 0.00%
  • 34. Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+------ Asead 0.3% 12 2376.1 76.5 (---------------*---------------) Đối chứng 12 2355.5 109.0 (---------------*---------------) ---+---------+---------+---------+------ 2310 2345 2380 2415 Pooled StDev = 94.1 General Linear Model:KLBQ 42 nt versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for KLBQ 42 nt, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 2541 2541 2541 0.29 0.598 Error 22 194976 194976 8863 Total 23 197518 S = 94.1411 R-Sq = 1.29% R-Sq(adj) = 0.00% Unusual Observations for KLBQ 42 nt Obs KLBQ 42 nt Fit SE Fit Residual St Resid 4 2124.80 2355.50 27.18 -230.70 -2.56 R 5 2174.83 2355.50 27.18 -180.67 -2.00 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for KLBQ 42 nt Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 2376 27.18 Đối chứng 2356 27.18 Descriptive Statistics:TTTAHN 1-14 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar TTTAHN 1-14 Asead 0.3% 12 30.937 0.414 4.64 Đối chứng 12 30.916 0.287 3.21 One-way ANOVA: TTTAHN 1-14 versus Nghiệm thức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 0.00 0.00 0.00 0.968 Error 22 33.48 1.52 Total 23 33.49 S = 1.234 R-Sq = 0.01% R-Sq(adj) = 0.00%
  • 35. Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+--- Asead 0.3% 12 30.937 1.435 (-----------------*------------------) Đối chứng 12 30.916 0.992 (------------------*-----------------) ------+---------+---------+---------+--- 30.40 30.80 31.20 31.60 Pooled StDev = 1.234 General Linear Model:TTTAHN 1-14 versus Nghiệm thức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for TTTAHN 1-14, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 0.002 0.002 0.002 0.00 0.968 Error 22 33.483 33.483 1.522 Total 23 33.486 S = 1.23368 R-Sq = 0.01% R-Sq(adj) = 0.00% Unusual Observations for TTTAHN 1-14 Obs TTTAHN 1-14 Fit SE Fit Residual St Resid 16 33.8143 30.9367 0.3561 2.8776 2.44 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for TTTAHN 1-14 Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 30.94 0.3561 Đối chứng 30.92 0.3561 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Nghiệm thức N Mean Grouping Asead 0.3% 12 30.94 A Đối chứng 12 30.92 A Means that do not share a letter are significantly different. Descriptive Statistics:TTTAHN 15-28 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar TTTAHN 15-28 Asead 0.3% 12 97.29 1.21 4.32 Đối chứng 12 97.27 1.25 4.47 One-way ANOVA: TTTAHN 15-28 versus Nghiệmthức
  • 36. Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 0.0 0.0 0.00 0.992 Error 22 401.7 18.3 Total 23 401.7 S = 4.273 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+ Asead 0.3% 12 97.291 4.199 (----------------*----------------) Đối chứng 12 97.274 4.346 (----------------*-----------------) ---------+---------+---------+---------+ 96.0 97.5 99.0 100.5 Pooled StDev = 4.273 General Linear Model:TTTAHN 15-28 versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for TTTAHN 15-28, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 0.00 0.00 0.00 0.00 0.992 Error 22 401.74 401.74 18.26 Total 23 401.75 S = 4.27330 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00% Unusual Observations for TTTAHN 15-28 TTTAHN Obs 15-28 Fit SE Fit Residual St Resid 5 88.651 97.274 1.234 -8.624 -2.11 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for TTTAHN 15-28 Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 97.29 1.234 Đối chứng 97.27 1.234 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Nghiệm thức N Mean Grouping Asead 0.3% 12 97.29 A Đối chứng 12 97.27 A Means that do not share a letter are significantly different.
  • 37. Descriptive Statistics:TTTAHN 29-42 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar TTTAHN 29-42 Asead 0.3% 12 144.98 1.48 3.53 Đối chứng 12 149.17 2.36 5.48 One-way ANOVA: TTTAHN 29-42 versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 105.6 105.6 2.27 0.146 Error 22 1023.9 46.5 Total 23 1129.5 S = 6.822 R-Sq = 9.35% R-Sq(adj) = 5.23% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev -------+---------+---------+---------+-- Asead 0.3% 12 144.98 5.12 (----------*-----------) Đối chứng 12 149.17 8.18 (----------*-----------) -------+---------+---------+---------+-- 143.5 147.0 150.5 154.0 Pooled StDev = 6.82 General Linear Model:TTTAHN 29-42 versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for TTTAHN 29-42, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 105.60 105.60 105.60 2.27 0.146 Error 22 1023.93 1023.93 46.54 Total 23 1129.52 S = 6.82219 R-Sq = 9.35% R-Sq(adj) = 5.23% Unusual Observations for TTTAHN 29-42 TTTAHN Obs 29-42 Fit SE Fit Residual St Resid 5 129.914 149.172 1.969 -19.257 -2.95 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for TTTAHN 29-42 Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 145.0 1.969 Đối chứng 149.2 1.969 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence
  • 38. Nghiệm thức N Mean Grouping Đối chứng 12 149.2 A Asead 0.3% 12 145.0 A Means that do not share a letter are significantly different. Descriptive Statistics:TTTAHN 1-42 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar TTTAHN 1-42 Asead 0.3% 12 90.515 0.881 3.37 Đối chứng 12 91.99 1.09 4.12 One-way ANOVA: TTTAHN 1-42 versus Nghiệm thức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 13.1 13.1 1.11 0.304 Error 22 260.6 11.8 Total 23 273.7 S = 3.441 R-Sq = 4.78% R-Sq(adj) = 0.46% Level N Mean StDev Asead 0.3% 12 90.515 3.050 Đối chứng 12 91.993 3.792 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level +---------+---------+---------+--------- Asead 0.3% (------------*-------------) Đối chứng (------------*-------------) +---------+---------+---------+--------- 88.5 90.0 91.5 93.0 Pooled StDev = 3.441 General Linear Model:TTTAHN 1-42 versus Nghiệm thức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for TTTAHN 1-42, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 13.09 13.09 13.09 1.11 0.304 Error 22 260.56 260.56 11.84 Total 23 273.66 S = 3.44149 R-Sq = 4.78% R-Sq(adj) = 0.46% Unusual Observations for TTTAHN 1-42 Obs TTTAHN 1-42 Fit SE Fit Residual St Resid
  • 39. 5 83.5659 91.9925 0.9935 -8.4267 -2.56 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for TTTAHN 1-42 Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 90.52 0.9935 Đối chứng 91.99 0.9935 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Nghiệm thức N Mean Grouping Đối chứng 12 91.99 A Asead 0.3% 12 90.52 A Means that do not share a letter are significantly different. Descriptive Statistics:TTHN 1-14 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar TTHN 1-14 Asead 0.3% 12 27.869 0.385 4.78 Đối chứng 12 28.537 0.188 2.29 One-way ANOVA: TTHN 1-14 versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 2.68 2.68 2.43 0.133 Error 22 24.24 1.10 Total 23 26.92 S = 1.050 R-Sq = 9.96% R-Sq(adj) = 5.87% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+---- Asead 0.3% 12 27.869 1.333 (-----------*------------) Đối chứng 12 28.537 0.653 (------------*-----------) -----+---------+---------+---------+---- 27.50 28.00 28.50 29.00 Pooled StDev = 1.050 General Linear Model:TTHN1-14 versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for TTHN 1-14, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 2.682 2.682 2.682 2.43 0.133
  • 40. Error 22 24.238 24.238 1.102 Total 23 26.919 S = 1.04962 R-Sq = 9.96% R-Sq(adj) = 5.87% Unusual Observations for TTHN 1-14 Obs TTHN 1-14 Fit SE Fit Residual St Resid 13 30.4024 27.8688 0.3030 2.5336 2.52 R 16 30.2675 27.8688 0.3030 2.3987 2.39 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for TTHN 1-14 Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 27.87 0.3030 Đối chứng 28.54 0.3030 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Nghiệm thức N Mean Grouping Đối chứng 12 28.54 A Asead 0.3% 12 27.87 A Means that do not share a letter are significantly different. Tukey 95.0% Simultaneous Confidence Intervals Response Variable TTHN 1-14 All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from: Nghiệm thức Lower Center Upper ----+---------+---------+---------+-- Đối chứng -0.2201 0.6686 1.557 (----------------*-----------------) ----+---------+---------+---------+-- 0.00 0.50 1.00 1.50 Tukey Simultaneous Tests Response Variable TTHN 1-14 All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from: Difference SE of Adjusted Nghiệm thức of Means Difference T-Value P-Value Đối chứng 0.6686 0.4285 1.560 0.1330 Descriptive Statistics:TTHN 15-28 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar TTHN 15-28 Asead 0.3% 12 61.703 0.604 3.39 Đối chứng 12 61.688 0.921 5.17 One-way ANOVA: TTHN 15-28 versus Nghiệmthức
  • 41. Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 0.00 0.00 0.00 0.989 Error 22 160.24 7.28 Total 23 160.24 S = 2.699 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+ Asead 0.3% 12 61.703 2.092 (---------------*---------------) Đối chứng 12 61.688 3.192 (---------------*---------------) ---------+---------+---------+---------+ 61.0 62.0 63.0 64.0 Pooled StDev = 2.699 General Linear Model:TTHN15-28 versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for TTHN 15-28, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 0.001 0.001 0.001 0.00 0.989 Error 22 160.241 160.241 7.284 Total 23 160.242 S = 2.69883 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00% Unusual Observations for TTHN 15-28 Obs TTHN 15-28 Fit SE Fit Residual St Resid 4 55.7492 61.6879 0.7791 -5.9387 -2.30 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for TTHN 15-28 Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 61.70 0.7791 Đối chứng 61.69 0.7791 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Nghiệm thức N Mean Grouping Asead 0.3% 12 61.70 A Đối chứng 12 61.69 A Means that do not share a letter are significantly different. Tukey 95.0% Simultaneous Confidence Intervals Response Variable TTHN 15-28
  • 42. All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from: Nghiệm thức Lower Center Upper -----+---------+---------+---------+- Đối chứng -2.300 -0.01510 2.270 (--------------*--------------) -----+---------+---------+---------+- -1.5 0.0 1.5 3.0 Tukey Simultaneous Tests Response Variable TTHN 15-28 All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from: Difference SE of Adjusted Nghiệm thức of Means Difference T-Value P-Value Đối chứng -0.01510 1.102 -0.01370 0.9892 Descriptive Statistics:TTHN 29-42 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar TTHN 29-42 Asead 0.3% 12 76.71 1.25 5.63 Đối chứng 12 75.05 1.42 6.54 One-way ANOVA: TTHN 29-42 versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 16.6 16.6 0.78 0.388 Error 22 470.5 21.4 Total 23 487.2 S = 4.625 R-Sq = 3.41% R-Sq(adj) = 0.00% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+ Asead 0.3% 12 76.711 4.319 (-------------*------------) Đối chứng 12 75.047 4.911 (-------------*-------------) ---------+---------+---------+---------+ 74.0 76.0 78.0 80.0 Pooled StDev = 4.625 General Linear Model:TTHN29-42 versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for TTHN 29-42, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 16.62 16.62 16.62 0.78 0.388 Error 22 470.53 470.53 21.39 Total 23 487.15 S = 4.62469 R-Sq = 3.41% R-Sq(adj) = 0.00%
  • 43. Least Squares Means for TTHN 29-42 Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 76.71 1.335 Đối chứng 75.05 1.335 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Nghiệm thức N Mean Grouping Asead 0.3% 12 76.71 A Đối chứng 12 75.05 A Means that do not share a letter are significantly different. Tukey 95.0% Simultaneous Confidence Intervals Response Variable TTHN 29-42 All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from: Nghiệm thức Lower Center Upper --+---------+---------+---------+---- Đối chứng -5.580 -1.664 2.251 (--------------*---------------) --+---------+---------+---------+---- -5.0 -2.5 0.0 2.5 Tukey Simultaneous Tests Response Variable TTHN 29-42 All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from: Difference SE of Adjusted Nghiệm thức of Means Difference T-Value P-Value Đối chứng -1.664 1.888 -0.8815 0.3876 Descriptive Statistics:TTHN 1-42 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar TTHN 1-42 Asead 0.3% 12 54.888 0.641 4.05 Đối chứng 12 54.931 0.758 4.78 One-way ANOVA: TTHN 1-42 versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 0.01 0.01 0.00 0.965 Error 22 130.09 5.91 Total 23 130.10 S = 2.432 R-Sq = 0.01% R-Sq(adj) = 0.00% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+------- Asead 0.3% 12 54.888 2.221 (-----------------*-----------------) Đối chứng 12 54.931 2.625 (------------------*-----------------) --+---------+---------+---------+-------
  • 44. 53.60 54.40 55.20 56.00 Pooled StDev = 2.432 General Linear Model:TTHN1-42 versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for TTHN 1-42, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 0.011 0.011 0.011 0.00 0.965 Error 22 130.089 130.089 5.913 Total 23 130.100 S = 2.43170 R-Sq = 0.01% R-Sq(adj) = 0.00% Unusual Observations for TTHN 1-42 Obs TTHN 1-42 Fit SE Fit Residual St Resid 4 49.8928 54.9312 0.7020 -5.0384 -2.16 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for TTHN 1-42 Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 54.89 0.7020 Đối chứng 54.93 0.7020 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Nghiệm thức N Mean Grouping Đối chứng 12 54.93 A Asead 0.3% 12 54.89 A Means that do not share a letter are significantly different. Tukey 95.0% Simultaneous Confidence Intervals Response Variable TTHN 1-42 All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from: Nghiệm thức Lower Center Upper -------+---------+---------+--------- Đối chứng -2.015 0.04356 2.102 (----------------*-----------------) -------+---------+---------+--------- -1.2 0.0 1.2 Tukey Simultaneous Tests Response Variable TTHN 1-42 All Pairwise Comparisons among Levels of Nghiệm thức Nghiệm thức = Asead 0.3% subtracted from: Difference SE of Adjusted
  • 45. Nghiệm thức of Means Difference T-Value P-Value Đối chứng 0.04356 0.9927 0.04388 0.9654 Descriptive Statistics:HSCHTA1-14 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar HSCHTA 1-14 Asead 0.3% 12 1.1110 0.0136 4.23 Đối chứng 12 1.0835 0.00888 2.84 One-way ANOVA: HSCHTA1-14 versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 0.00455 0.00455 2.88 0.104 Error 22 0.03470 0.00158 Total 23 0.03925 S = 0.03972 R-Sq = 11.59% R-Sq(adj) = 7.57% Level N Mean StDev Asead 0.3% 12 1.1110 0.0470 Đối chứng 12 1.0835 0.0308 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level +---------+---------+---------+--------- Asead 0.3% (-----------*----------) Đối chứng (-----------*-----------) +---------+---------+---------+--------- 1.060 1.080 1.100 1.120 Pooled StDev = 0.0397 General Linear Model:HSCHTA1-14 versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for HSCHTA 1-14, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 0.004549 0.004549 0.004549 2.88 0.104 Error 22 0.034704 0.034704 0.001577 Total 23 0.039253 S = 0.0397173 R-Sq = 11.59% R-Sq(adj) = 7.57% Unusual Observations for HSCHTA 1-14 Obs HSCHTA 1-14 Fit SE Fit Residual St Resid 18 1.21950 1.11105 0.01147 0.10846 2.85 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for HSCHTA 1-14
  • 46. Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 1.111 0.01147 Đối chứng 1.084 0.01147 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Nghiệm thức N Mean Grouping Asead 0.3% 12 1.111 A Đối chứng 12 1.084 A Means that do not share a letter are significantly different. Descriptive Statistics:HSCHTA15-28 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar HSCHTA 15-28 Asead 0.3% 12 1.5773 0.0177 3.89 Đối chứng 12 1.5777 0.0101 2.21 One-way ANOVA: HSCHTA15-28 versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 0.00000 0.00000 0.00 0.985 Error 22 0.05473 0.00249 Total 23 0.05473 S = 0.04988 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+------ Asead 0.3% 12 1.5773 0.0613 (------------------*-----------------) Đối chứng 12 1.5777 0.0348 (------------------*------------------) ---+---------+---------+---------+------ 1.552 1.568 1.584 1.600 Pooled StDev = 0.0499 General Linear Model:HSCHTA15-28 versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for HSCHTA 15-28, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 0.000001 0.000001 0.000001 0.00 0.985 Error 22 0.054727 0.054727 0.002488 Total 23 0.054728 S = 0.0498758 R-Sq = 0.00% R-Sq(adj) = 0.00% Unusual Observations for HSCHTA 15-28 HSCHTA Obs 15-28 Fit SE Fit Residual St Resid
  • 47. 20 1.70241 1.57732 0.01440 0.12510 2.62 R 23 1.47707 1.57732 0.01440 -0.10025 -2.10 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for HSCHTA 15-28 Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 1.577 0.01440 Đối chứng 1.578 0.01440 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Nghiệm thức N Mean Grouping Đối chứng 12 1.578 A Asead 0.3% 12 1.577 A Means that do not share a letter are significantly different. Descriptive Statistics:HSCHTA29-42 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar HSCHTA 29-42 Asead 0.3% 12 1.8931 0.0227 4.15 Đối chứng 12 1.9913 0.0298 5.19 One-way ANOVA: HSCHTA29-42 versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 0.05783 0.05783 6.87 0.016 Error 22 0.18526 0.00842 Total 23 0.24308 S = 0.09176 R-Sq = 23.79% R-Sq(adj) = 20.32% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+----- Asead 0.3% 12 1.8931 0.0785 (---------*--------) Đối chứng 12 1.9913 0.1033 (--------*--------) ----+---------+---------+---------+----- 1.860 1.920 1.980 2.040 Pooled StDev = 0.0918 General Linear Model:HSCHTA29-42 versus Nghiệmthức Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for HSCHTA 29-42, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 0.057827 0.057827 0.057827 6.87 0.016
  • 48. Error 22 0.185258 0.185258 0.008421 Total 23 0.243085 S = 0.0917650 R-Sq = 23.79% R-Sq(adj) = 20.32% Unusual Observations for HSCHTA 29-42 HSCHTA Obs 29-42 Fit SE Fit Residual St Resid 7 2.20175 1.99128 0.02649 0.21046 2.40 R 18 1.69541 1.89311 0.02649 -0.19770 -2.25 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for HSCHTA 29-42 Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 1.893 0.02649 Đối chứng 1.991 0.02649 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Nghiệm thức N Mean Grouping Đối chứng 12 1.991 A Asead 0.3% 12 1.893 B Means that do not share a letter are significantly different. Descriptive Statistics:HSCHTA1-42 Variable Nghiệm thức N Mean SE Mean CoefVar HSCHTA 1-42 Asead 0.3% 12 1.6501 0.0137 2.89 Đối chứng 12 1.6755 0.0110 2.28 One-way ANOVA: HSCHTA1-42 versus Nghiệmthức Source DF SS MS F P Nghiệm thức 1 0.00388 0.00388 2.08 0.163 Error 22 0.04094 0.00186 Total 23 0.04481 S = 0.04314 R-Sq = 8.65% R-Sq(adj) = 4.50% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev --------+---------+---------+---------+- Asead 0.3% 12 1.6501 0.0476 (------------*------------) Đối chứng 12 1.6755 0.0381 (------------*------------) --------+---------+---------+---------+- 1.640 1.660 1.680 1.700 Pooled StDev = 0.0431 General Linear Model:HSCHTA1-42 versus Nghiệmthức
  • 49. Factor Type Levels Values Nghiệm thức fixed 2 Asead 0.3%, Đối chứng Analysis of Variance for HSCHTA 1-42, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 1 0.003877 0.003877 0.003877 2.08 0.163 Error 22 0.040936 0.040936 0.001861 Total 23 0.044813 S = 0.0431364 R-Sq = 8.65% R-Sq(adj) = 4.50% Unusual Observations for HSCHTA 1-42 Obs HSCHTA 1-42 Fit SE Fit Residual St Resid 14 1.75789 1.65011 0.01245 0.10777 2.61 R R denotes an observation with a large standardized residual. Least Squares Means for HSCHTA 1-42 Nghiệm thức Mean SE Mean Asead 0.3% 1.650 0.01245 Đối chứng 1.676 0.01245 Grouping Information Using Tukey Method and 95.0% Confidence Nghiệm thức N Mean Grouping Đối chứng 12 1.676 A Asead 0.3% 12 1.650 A Means that do not share a letter are significantly different. Tabulated statistics: Nghiệm thức 1-14, KQ 1-14 Rows: Nghiệm thức 1-14 Columns: KQ 1-14 Chết Sống All Asead 0,3 % 1 107 108 Đối chứng 0 108 108 All 1 215 216 Cell Contents: Count Pearson Chi-Square = 1.005, DF = 1 Likelihood Ratio Chi-Square = 1.391, DF = 1 * WARNING * 2 cells with expected counts less than 1 * WARNING * Chi-Square approximation probably invalid * NOTE * 2 cells with expected counts less than 5 Fisher's exact test: P-Value = 1
  • 50. Tabulated statistics: Nghiệm thức 15-28, KQ 15-28 Rows: Nghiệm thức 15-28 Columns: KQ 15-28 Chết Sống All Asead 0,3 % 2 105 107 Đối chứng 2 106 108 All 4 211 215 Cell Contents: Count Pearson Chi-Square = 0.000, DF = 1, P-Value = 0.993 Likelihood Ratio Chi-Square = 0.000, DF = 1, P-Value = 0.993 * NOTE * 2 cells with expected counts less than 5 Fisher's exact test: P-Value = 1 Tabulated statistics: Nghiệm thức 29-42, KQ 29-42 Rows: Nghiệm thức 29-42 Columns: KQ 29-42 Chết Sống All Asead 0,3 % 0 105 105 Đối chứng 2 104 106 All 2 209 211 Cell Contents: Count Pearson Chi-Square = 2.000, DF = 1 Likelihood Ratio Chi-Square = 2.773, DF = 1 * WARNING * 1 cells with expected counts less than 1 * WARNING * Chi-Square approximation probably invalid * NOTE * 2 cells with expected counts less than 5 Fisher's exact test: P-Value = 0.497630 Tabulated statistics: Nghiệm thức 1-42, KQ 1-42 Rows: Nghiệm thức 1-42 Columns: KQ 1-42 Chết Sống All Asead 0,3 % 3 105 108 Đối chứng 4 104 108 All 7 209 216
  • 51. Cell Contents: Count Pearson Chi-Square = 0.148, DF = 1, P-Value = 0.701 Likelihood Ratio Chi-Square = 0.148, DF = 1, P-Value = 0.700 * NOTE * 2 cells with expected counts less than 5 Fisher's exact test: P-Value = 1 Chi-Square Test:Đồng đều 1, Không đồng đều 1 Expected counts are printed below observed counts Chi-Square contributions are printed below expected counts Không Đồng đồng đều 1 đều 1 Total 1 98 10 108 96.50 11.50 0.023 0.196 2 95 13 108 96.50 11.50 0.023 0.196 Total 193 23 216 Chi-Sq = 0.438, DF = 1, P-Value = 0.508 Chi-Square Test:Đồng đều 14, Không đồng đều 14 Expected counts are printed below observed counts Chi-Square contributions are printed below expected counts Không Đồng đồng đều 14 đều 14 Total 1 80 28 108 77.36 30.64 0.090 0.228 2 74 33 107 76.64 30.36 0.091 0.230 Total 154 61 215 Chi-Sq = 0.639, DF = 1, P-Value = 0.424 Chi-Square Test:Đồng đều 28, Không đồng đều 28 Expected counts are printed below observed counts Chi-Square contributions are printed below expected counts Không Đồng đồng đều 28 đều 28 Total 1 70 36 106
  • 52. 68.00 38.00 0.059 0.105 2 66 40 106 68.00 38.00 0.059 0.105 Total 136 76 212 Chi-Sq = 0.328, DF = 1, P-Value = 0.567 Chi-Square Test:Đồng đều 42, Không đồng đều 42 Expected counts are printed below observed counts Chi-Square contributions are printed below expected counts Không Đồng đồng đều 42 đều 42 Total 1 68 36 104 68.17 35.83 0.000 0.001 2 69 36 105 68.83 36.17 0.000 0.001 Total 137 72 209 Chi-Sq = 0.003, DF = 1, P-Value = 0.960 https://shop.trenz-electronic.de/en/Products/Trenz-Electronic/TE07XX-Zynq-SoC/TE0720- Zynq-SoC/