SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************
NGUYỄN VĂN LINH
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI,
SỨC SỐNG VÀ TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON
THEO MẸ GIAI ĐOẠN TỪ 1-21 NGÀY TUỔI ĐƯỢC NUÔI
TẠI HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ
TỈNH ĐỒNG NAI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN THỊ KIM LOAN
Tháng 06/2011
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Linh
Tên khóa luận: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI, SỨC
SỐNG VÀ TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON THEO MẸ GIAI ĐOẠN
TỪ 1-21 NGÀY TUỔI ĐƯỢC NUÔI TẠI HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO
XUÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa, ngày ….,tháng…..năm……
Giáo viên hướng dẫn
Th.s Nguyễn Thị Kim Loan
LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, gia đình đã nuôi nấng và dạy dỗ cho
con được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập để tôi có được hành
trang bước vào đời.
Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Hợp Tác Xã Chăn nuôi heo Xuân Phú
đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể anh em công nhân trong trại đã giúp đỡ và chia
sẻ những kinh nghiệm quý báu để tôi hiểu thêm về kiến thức chuyên môn trong suốt
thời gian thực tập.
Xin gửi tình cảm của tôi đến tất cả anh em bạn bè dã giúp tôi chia sẻ những vui
buồn khó khăn trong suốt thời gian thực tập xa nhà.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn !
Nguyễn Văn Linh
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/01/2011 đến ngày 01/05/2011 tại Hợp Tác Xã
Chăn nuôi heo Xuân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 169 heo nái của trại, kết quả ghi nhận được như
sau:
Nhiệt độ chuồng nuôi trung bình qua 4 tháng khảo sát là 26,17O
C.
Số heo con sơ sinh trên ổ là 11,43 con/ổ.
Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ là 11,02 con/ổ.
Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh trên ổ là 11,19 con/ổ.
Số heo con sơ sinh chọn nuôi trên ổ là 10,65 con/ổ.
Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống là 15,65 kg/ổ.
Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống là 1,44 kg/con.
Số heo con cai sữa trên ổ là 9,78 con/ổ.
Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa là 60,71 kg/ổ.
Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh là 64,45 kg/ổ.
Trọng lượng bình quân heo con cai sữa là 6,21 kg/con.
Tỷ lệ tiêu chảy trung bình của quần thể khảo sát là 45,9 %.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trung bình của quần thể khảo sát là 7,65%.
Tỷ lệ chữa khỏi trung bình của quần thể khảo sát là 75,82%.
Tỷ lệ tái phát trung bình của quần thể khảo sát là 15,55%.
Thời gian điều trị trung bình là
Tỷ lệ chết do tiêu chảy trung bình của quần thể là 3,96%.
Tỷ lệ chết không rõ nguyên nhân trung bình của quần thể là 4,13%.
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa.....................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN......................................................
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.........................................................................................
MỤC LỤC..................................................................................................................
DANH SÁCH CÁC BẢNG.......................................................................................
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ......................................................................................
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ..................................................................................
Chương 1 MỞ ĐẦU..............................................................................................
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU................................................................................
1.2.1 Mục đích............................................................................................................
1.2.2 Yêu cầu..............................................................................................................
Chương 2 TỔNG QUAN......................................................................................
2.1 TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ................
2.1.1 Vi trí địa lý........................................................................................................
2.1.2 Lịch sử hình thành.............................................................................................
2.1.3 Nhiệm vụ của hợp tác xã...................................................................................
2.1.4 Cơ cấu tổ chức...................................................................................................
2.1.5 Cơ cấu đàn.........................................................................................................
2.1.6 Công tác giống..................................................................................................
2.1.7 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc heo khảo sát.............................................
2.1.8 Phòng và điều trị bệnh......................................................................................
2.1.8.1 Phòng bệnh.....................................................................................................
2.1.8.2 Điều trị............................................................................................................
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................
2.2.1 Yếu tố cấu thành năng suất sinh sản.................................................................
2.2.1.1 Tuổi thành thục..............................................................................................
2.2.1.2 Tuổi phối giống..............................................................................................
2.2.1.3 Tuổi đẻ lần đầu...............................................................................................
2.2.1.4 Tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ................................................................................
2.2.1.5 Số heo con đẻ ra trên ổ...................................................................................
2.2.1.6 Số heo con sơ sinh còn sống..........................................................................
2.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản.............................................
2.2.2.1 Yếu tố di truyền..............................................................................................
2.2.2.2 Yếu tố ngoại cảnh...........................................................................................
2.2.3 Biện pháp nâng cao năng suất sinh sản............................................................
2.2.4 Bệnh tiêu chảy trên heo con..............................................................................
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT.........................................................
3.1.1 Thời gian...........................................................................................................
3.1.2 Địa điểm............................................................................................................
3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT............................................................................
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT..................................................................................
3.4 NỘI DUNG KHẢO SÁT.....................................................................................
3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT..............................................................................
3.5.1 Nhiệt độ.............................................................................................................
3.5.2 Các chỉ tiêu khảo sát.........................................................................................
3.6 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................
4.1 NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI..............................................................................
4.2 KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT...........................................................
4.2.1 Số heo con sơ sinh trên ổ..................................................................................
4.2.2 Số heo con sơ sinh còn sống.............................................................................
4.2.3 Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh...........................................................
4.2.4 Số heo con sơ sinh chọn nuôi...........................................................................
4.2.5 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh.................................................................
4.2.6 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống............................................
4.2.7 Số heo con cai sữa trên ổ..................................................................................
4.2.8 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa..................................................................
4.2.9 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh...............................................
4.2.10 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa.........................................................
4.2.11 Tỷ lệ tiêu chảy.................................................................................................
4.2.12 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy.................................................................................
4.2.13 Tỷ lệ chữa khỏi................................................................................................
4.2.14 Tỷ lệ tái phát....................................................................................................
4.2.15 Thời gian điều trị trung bình...........................................................................
4.2.16 Tỷ lệ chết do tiêu chảy....................................................................................
4.2.16 Tỷ lệ chết không rõ nguyên nhân...................................................................
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................
5.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................
5.2 ĐỀ NGHỊ.............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................
PHỤ LỤC...............................................................................................................
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTX: Hợp tác xã
LL: Landrace thuần Dr: Duroc thuần
YL: cha Yorkshire x mẹ Landrace
LY: cha Yorkshire x mẹ Landrace
FMD: Foot and Mouth Disease – Bệnh lở mồm long móng
PRRS: Procine Reproductive and Respiratory Syndrome (hội chứng rối loạn sinh
sản và hô hấp trên heo)
Parvo: Parvovirus AD: giả dại
IM: tiêm bắp
M.M.A: Viêm tử cung ( Metritis), viêm vú ( Mastitis), mất sữa ( Agalactia)
NISF: National Swine Improvement Federation
SHCSSBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh bình quân trên ổ.
HCSSCSBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh còn sống bình quân trên ổ
SHCSSCSHCBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh bình quân trên ổ
SHCSSCNBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh chọn nuôi bình quân trên ổ
TLBQTỔHCSSCS: Trọng lượng bình quân toàn ổ heo con sơ sinh còn sống trên ổ
TLHCSSCS: Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống
SHCCS/Ổ: Số heo con cai sữa trên ổ
TLBQHCCS: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa
TLBQHCCSHC: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa hiệu chỉnh
TLBQHCCS: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa
TLTC: Tỷ lệ tiêu chảy
TLNCTC: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy
TLCK: Tỷ lệ chữa khỏi bệnh
TLTP: Tỷ lệ tái phát
TGDT: Thời gian điều trị
TLCDTC: Tỷ lệ chết do tiêu chảy
TLCKRNN: Tỷ lệ chết không rõ nguyên nhân
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo của trại………………………………………………….
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng vaccine của trại………………………………….
Bảng 2.3 Lịch tiêm thuốc khi heo đẻ……………………………………………..
Bảng 2.4 Định lượng thức ăn theo ngày đẻ………………………………………
Bảng 2.5 Hệ số di truyền của một số tính trạng………………………………….
Bảng 2.6 Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa……………………
Bảng 2.7 Tuần suất phân lập mầm bệnh gây tiêu chảy ở heo con theo mẹ………
Bảng 3.1 Hệ số hiệu chỉnh heo con sơ sinh còn sống theo lứa…………………..
Bảng 3.2 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về 21 ngày tuổi theo ngày cân….
Bảng 3.3 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về 21 ngày tuổi theo số con giao nuôi
Bảng 3.4 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về 21 ngày tuổi theo lứa đẻ……..
Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi…………………………………………………..
Bảng 4.2 Số heo con sơ sinh trên ổ ……………………………………………..
Bảng 4.3 Số heo con sơ sinh còn sống………………………………………….
Bảng 4.4 Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh theo lứa…………………….
Bảng 4.5 Số heo con sơ sinh chọn nuôi…………………………………………
Bảng 4.6 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh………………………………….
Bảng 4.7 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống…………………….
Bảng 4.8 Số heo con cai sữa trên ổ......................................................................
Bảng 4.9 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa....................................................
Bảng 4.10 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh theo lứa..................
Bảng 4.11 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa...........................................
Bảng 4.12 Tỷ lệ tiêu chảy theo lứa...................................................................
Bảng 4.13 Tỷ lệ tiêu chảy theo tháng................................................................
Bảng 4.14 Tỷ lệ tiêu chảy theo tuần....................................................................
Bảng 4.15 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa.....................................................
Bảng 4.16 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo tháng..........................................................
Bảng 4.17 Tỷ lệ chữa khỏi theo lứa...........................................................................
Bảng 4.18 Tỷ lệ chữa khỏi theo tháng.......................................................................
Bảng 4.19 Tỷ lệ tái phát theo lứa................................................................................
Bảng 4.20 Tỷ lệ tái phát theo tháng...........................................................................
Bảng 4.21 Thời gian điều trị trung bình theo lứa.......................................................
Bảng 4.22 Thời gian điều trị trung bình theo tháng....................................................
Bảng 4.23 Tỷ lệ chết do tiêu chảy theo lứa................................................................
Bảng 4.24 Tỷ lệ chết do tiêu chảy theo tháng...........................................................
Bảng 4.25 Tỷ lệ chết không rõ nguyên nhân theo lứa..............................................
Bảng 4.26 Tỷ lệ chết không rõ nguyên nhân theo tháng..........................................
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Heo là loài gia súc có thể thích nghi ở mọi vùng, mọi miền đất nước và còn là
loài ăn tạp nên có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn cho chúng. Nếu được quan
tâm đúng mức thì chất lượng quầy thịt sẽ tăng cao, số lượng đầu heo tăng cao, giá
thành hạ.
Để đạt được kết quả như vậy, các trại phải đánh giá được khả năng sinh sản của
nái tại trại để chủ động trong việc cải thiện con giống của mình.
Xuất phát từ những mục đích trên, được sự phân công của khoa Chăn Nuôi Thú
Y trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của Th.s
Nguyễn Thị Kim Loan, được sự đồng ý của Hợp Tác Xã Chăn nuôi heo Xuân Phú,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái, sức
sống và tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ trong giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi
được nuôi tại Hợp Tác Xã Chăn nuôi heo Xuân Phú tỉnh Đồng Nai”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá khả năng sinh sản của heo nái tại trại, sức sống của heo con theo mẹ
trong giai đoạn này, và tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ trong giai đoạn từ
1-21 ngày tuổi.
Từ những kết quả thu được rút ra những kết luận có ích cho công tác giống tại
trại.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi được các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của từng cá thể nái, sức sống của
heo con và tình trạng sức khỏe của chúng trong giai đoạn này.
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ
2.1.1 Vị trí địa lý
Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi heo XUÂN PHÚ được xây dựng trên vùng đất cao,
thuộc Ấp Bình Tân, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Cách quốc lộ
1A khoảng 2km theo hướng Đông Nam.
Phía Bắc giáp quốc lộ 1A.
Phía Nam giáp với huyện Cẩm Mỹ.
Phía Đông giáp với núi Gia Lào.
Phía Tây giáp với thị xã Long Khánh.
Do vị trí của hợp tác xã gần tuyến đường quốc lộ 1A nên thuận lợi cho việc vận
chuyển thức ăn và sản phẩm chăn nuôi.
Ngoài ra, HTX nằm cách xa khu dân cư nên cũng hạn chế được dịch bệnh và
không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh hoạt của người dân xung quanh.
2.1.2 Lịch sử hình thành
HTX được thành lập ngày 31/08/2004 với quy mô 600 nái, dưới sự quản lý của
công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo CP Việt Nam.
2.1.3 Nhiệm vụ của hợp tác xã
Cung cấp heo con cai sữa cho công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo CP Việt Nam.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu nhân sự (phân chia theo trình độ)
Đại học: 1 người
Trung cấp: 2 người
Công nhân, nhà bếp:12 người, bao gồm:
- Tổ giống: nuôi heo hậu bị chờ phối, nái khô, nái chửa, heo nọc.
- Tổ nái: nuôi nái đẻ, nái nuôi con và heo con sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
- Tổ phục vụ: thợ điện, nấu ăn và dọn dẹp vệ sinh chung..
2.1.5 Cơ cấu đàn
Tính đến hết ngày 01/05/2011 tổng đàn heo của HTX đang có là 1803 con. Cơ
cấu đàn được trình bày trong Bảng 2.1
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo
Loại heo Số con
Heo nái 578
Heo hậu bi 30
Heo nọc 2
Heo con theo mẹ 1078
Heo con cai sữa 115
Tổng 1803
(Nguồn: phòng Kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2011)
2.1.6 Công tác giống
Các giống heo hiện có ở hợp tác xã gồm:
- LL: Landrace thuần
- Đr: Duroc thuần
- YL: cha Yorkshire x mẹ Landrace
- LY: cha Yorkshire x mẹ Landrace
Đàn heo của hợp tác xã đã trải qua nhiều thế hệ lai, cái hậu bị được tuyển chọn từ
các trại heo giống khác nhau như: Minh Lập 2, Trảng Bàng, Xuân Phú, Bảo Lộc 2,
Xuyên Mộc, Trảng Bom 2 với các nhóm giống như: Landrace x Yorkshire, hoặc
Yorkshire x Landrace, có nguồn gốc rõ ràng, mỗi nái có thẻ theo dõi riêng, ghi rõ
gia phả và các chỉ tiêu quan trọng như: ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con đẻ
ra, số con còn sống, số ngày nuôi con, trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa.
Phương thức phối: Ở HTX chỉ có gieo tinh nhân tạo, do không có heo nọc giống,
chỉ có heo nọc làm nhiệm vụ thí tình nên nhập tinh của các trại giống khác của CP.
2.1.7 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc heo khảo sát
2.1.7.1 Chuồng trại
Chuồng nuôi heo được xây dựng thành từng dãy riêng biệt, hai mái lợp tole, nền
bằng xi măng, gồm có 5 dãy, một dãy nái khô và mang thai, 3 dãy nái đẻ, 1 dãy
cách ly và nuôi heo hậu bị, có lối đi riêng ở giữa, mỗi dãy có nhiều ô, có cửa cho
heo ra vào bằng sắt.
Các dãy chuồng được xây dựng theo kiểu chuồng kín, bên trong có hệ thống tấm
làm mát, và quạt hút làm tăng sự thông thoáng và làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.
Nền chuồng được làm bằng xi măng, có độ dốc thích hợp và có rãnh thoát nước
giúp chất thải được lưu thông dễ dàng. Nền sàn cách nền chuồng khoảng 1,5m (chỗ
cao nhất) và 1m (chỗ thấp nhất).
Chuồng nái mang thai: Chuồng sàn dạng cá thể làm bằng song sắt, máng ăn bằng
inox, núm uống tự động
Chuồng nái đẻ nuôi con: Chuồng sàn, máng ăn bằng inox, núm uống tự động,
mỗi con một ô chuồng.
Chuồng nái hậu bị: Chuồng được thiết kế bằng song sắt, núm uống tự động,
máng ăn bán tự động, mỗi ô chuồng khoảng 20 con.
2.1.7.2 Thức ăn
Thức ăn được cung cấp bởi công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo CP Việt Nam.
- Heo nái mang thai: sử dụng thức ăn 566 SF
- Heo nái đẻ, heo hậu bị, heo nọc thí tình: sử dụng thức ăn 567 SF
- Heo con: sử dụng thức ăn 550S
2.1.7.3 Nước uống
Có 2 hệ thống cung cấp nước: nước được bơm từ giếng lên bồn nước, sau đó theo
hệ thống ống 1 đến từng ô cho heo uống, dùng máy bơm, bơm nước vào ống thứ 2
từ bồn chứa đến từng dãy chuồng để bơm lên hệ thống làm mát, để tắm cho heo và
dùng để vệ sinh chuồng trại.
2.1.7.4 Vệ sinh phòng bệnh trong trại heo
- Vệ sinh chuồng trại
Bố trí hố sát trùng ở khu vực cổng ra vào, người sau khi ra vào trại đều phải đi
qua phòng sát trùng, phương tiện ra vào trại phải đi qua hố sát trùng và được phun
thuốc sát trùng đối với tất cả mọi loại phương tiện khi ra vào trại.
Sau mỗi đợt cai sữa, chuyển heo, chuồng heo được cọ rửa và sát trùng sạch sẽ
theo đúng như quy định của công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo CP Việt Nam.
Chuồng heo được phun xịt bằng vòi nước cao áp, sau đó những tấm sàn bằng
nhựa và tấm đan bằng bê tông được tháo ra để chà rửa sạch và ngâm với thuốc sát
trùng NAOH trong vòng 1 ngày.
Quét dọn xung quang chuồng nuôi, nạo vét cống rãnh, đường mương thoát nước,
định kì sát trùng toàn chuồng trại.
Sau khi đã được quét dọn sạch, tấm sàn nhựa và tấm đan bằng bê tông lại được
lắp như cũ và được phun sát trùng bằng nước vôi pha loãng. Sau đó toàn chuồng
trại được phun sát trùng một lần cuối cùng bằng thuốc Omnicide.
Lối đi bên ngoài mỗi dãy chuồng được quét dọn 1lần/ngày và được phun thuốc
sát trùng trước và sau khi chuyển heo, hoặc lùa heo con đi.
Công nhân đi lên trại làm việc phải qua 1 phòng sát trùng, được trang bị đồ bảo
hộ khi làm việc, tất cả đồ làm việc của công nhân đều được sát trùng ngay sau khi đi
làm về và được tách rời với đồ dùng hàng ngày. Nghiêm cấm việc qua lại giữa các
trại nếu không có việc gì cần thiết. Đối với khách thăm quan đều phải thông qua sự
hướng dẫn và quy định của trại khi qua các khu vực chăn nuôi.
- Quy trình tiêm phòng vaccine của trại được trình bày ở Bảng 2.2
Chú thích:
FMD: lở mồm long móng
PRRS: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo
Parvo: Parvovirus
AD: giả dại
IM: tiêm bắp
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng vaccine của trại heo
Loại heo Thời gian tiêm Phòng bệnh Liều Đường cấp
Heo con theo mẹ 2 tuần sau sinh Mycoplasma 2 ml IM
3 tuần sau sinh Dịch tả 2 ml IM
Heo cai sữa 5 tuần sau sinh Dịch tả 2 ml IM
7 tuần sau sinh FMD 2 ml IM
Heo hậu bị Tuần 2 AD + Parvo lần 1 2 ml, 5 ml IM
Tuần 3 Dịch tả + FMD 2 ml IM
Tuần 4 Mycoplasma 2 ml IM
Tuần 5 PRRS 2 ml IM
Tuần 6 AD + Parvo lần 2 2 ml, 5 ml IM
Heo nái 10 tuần thai kì Dịch tả 2 ml IM
12 tuần thai kì FMD + E.coli lần 1 2 ml, 2 ml IM
14 tuần thai kì E.coli lần 2 2 ml IM
Heo nọc 6 tháng 1 lần Dịch tả 2 ml IM
6 tháng 1 lần FMD + AD 2 ml, 2 ml IM
(Nguồn: phòng Kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2011)
- Các loại thuốc và thành phần của một số loại thuốc được sử dụng trong trại:
+ TENALINE 20% LA: Trong 100ml Tenaline 20% chứa
Oxyterracyline………………200.000 IU
+ AMPISUR: Trong 100ml Ampisur chứa
Ampicilin (dạng trihydrate)……………100mg
Colistin (dạng Sulfate)………………….250.000 IU
+ VETRIMOXIN: Trong 100ml Vetrimoxin chứa
Amoxylin (dạng muối trihydrate)………….150mg
+ HITAMOX: Trong 1 ml dung dịch chứa
Amoxicillin trihydrate……………….2000mg
+ LUTALYSE
+ DIACOXIN: Trong 1ml có chứa:
Toltreazuril ………………………50mg (5.0%w/v)
Propylene Glycol, Simthicone……..vừa đủ 1ml
+ Xanthan Gum, acid Citric, Sodium Benzoate, Sodium Propinate, Sucrose
và Deionised: Mỗi 1ml chứa 10g hoạt chất 1-cyclopropy (4 thyl-1 piperazinyl)-6-
fluroro-1, 4-dihydro-4-oxo-3-quinoline carboxylic acid
2.1.7.5 Quy trình nuôi dưỡng thú khảo sát
- Đối với heo nái đẻ và nuôi con
Theo quy định của công ty, trước khi đẻ khoảng 10 ngày nái được chuyển lên
chuồng sàn dành cho nái đẻ, nhưng do trại áp dụng biện pháp cùng vào cùng ra nên
có một số heo nái không thể đưa lên trước 10 ngày được.
Trước khi nái mang thai được chuyển lên chuồng đẻ sẽ được tắm sạch sẽ. Nái
được theo dõi thường xuyên khi có dấu hiệu sắp sinh thì sẽ được vệ sinh lại một lần
nữa quanh vùng mông và nền sàn. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: lồng úm,
khăn lau, cồn iốt, và các dụng cụ hỗ trợ khác.
Trước hoặc trong khi sinh, nái sẽ được tiêm kháng sinh để đề phòng viêm nhiễm
xảy ra. Đến khi gần sinh xong hoặc những trường hợp đẻ khó sẽ được tiêm
Oxytocin giúp dễ sinh và tống nhau ra ngoài nhanh hơn.
Lịch trình tiêm thuốc khi heo đẻ được trình bày ở Bảng 2.3
Bảng 2.3 Lịch trình tiêm thuốc khi heo đẻ
Ngày heo đẻ Thuốc
Ngày thứ 1 15-20 ml Amoxicillin + 3-5 oxytocin
Ngày thứ 2 3-5 oxytocin
Ngày thứ 3 15-20 ml Amoxicillin + 3-5 oxytocin
(Nguồn: phòng Kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2011)
Khi nái đẻ xong sẽ ăn ít, nái sẽ ăn lại bình thường sau 2-3 ngày sau khi đẻ. Mỗi
ngày cho ăn 3 lần (6 giờ sáng, 10 giờ trưa, và lúc 4 giờ chiều), không tắm cho heo
nái trong thời gian này và cho ăn với lượng thức ăn được trình bày qua Bảng 2.4
- Đối với heo con theo mẹ
Heo con sau khi sinh được lau sạch, bấm răng, cắt đuôi, cắt rốn và sát trùng
bằng cồn iod, ủ ấm bằng đèn hồng ngoại. Khi heo nái đẻ được 5-6 con thì bắt ra cho
bú để khích thích heo đẻ tiếp, khi đẻ xong tiến hành cân trọng lượng toàn ổ.
Bảng 2.4 Định lượng thức ăn cho heo nái đẻ và nuôi con
Ngày Lượng thức ăn(kg/con/ngày)
Lứa 1 Từ lứa 2 trở đi
1 1,5 2,5
2 3 3,5
3 4 4.5
4 4,5 5
5 5 5,5
6 5,5 6
>7 6 6
(Nguồn: phòng Kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2011)
Tùy số lượng con nhiều hay ít, trọng lượng của heo con mà tiến hành ghép bầy
và loại những con dị tật, những con quá yếu hay quá nhỏ. Sau 3 ngày được chích sắt
1ml/con và ampisure 0,5ml/con. Trong thời gian này tiến hành bấm tai heo và thiến
đực thương phẩm.
Heo con cai sữa lúc 21 ngày tuổi, những con heo còn yếu và nhỏ sẽ được giữ lại
và ghép chung một bầy để tiếp tục cho mẹ nuôi thêm một thời gian. Trong thời gian
heo con theo mẹ không được tắm cho heo con, cán bộ kĩ thuật và công nhân trong
trại có trách nhiệm phải theo dõi hằng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời những
heo con bị các bệnh như: tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, … Heo con được tập ăn
lúc 4-5 ngày tuổi.
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1 Yếu tố cấu thành năng suất sinh sản
Hiệu quả chăn nuôi hầu như phụ thuộc nhiều vào sức sinh sản của nái, đó là số
heo con cai sữa trên nái trên năm. Trong đó, số heo con cai sữa trên nái trên năm
phụ thuộc vào các chỉ tiêu như: Số lứa đẻ trên nái trên năm, số heo con sơ sinh còn
sống, số heo con cai sữa trên lứa và heo hậu bị cái đẻ sớm cũng là yếu tố khá quan
trọng.
Như vậy, để nâng cao năng suất sinh sản thì heo nái sinh sản phải sớm thành
thục, đẻ lứa đầu sớm, đẻ nhiều con trên một lứa với số con chọn nuôi cao và đẻ
được nhiều lứa trên một năm.
Xây dựng một đàn nái có khả năng sinh sản cao, đẻ nhiều con, tăng trọng nhanh,
tỷ lệ nạc cao, phẩm chất thịt tốt, đó là mục tiêu mà trại luôn mong muốn.
2.2.1.1 Tuổi thành thục
Tuổi thành thục của heo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng,
chăm sóc, quản lý… Heo hậu bị cái tuổi thành thục khoảng 6-9 tháng. Vì vậy mà
những chỉ tiêu này được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, góp phần làm cho heo
thành thục sớm, phối giống đậu thai sớm.
Heo thành thục sớm giúp nhà chăn nuôi heo tiết kiệm được thời gian, thức ăn,
công chăm sóc và một số chỉ tiêu khác mà năng suất sinh sản của heo không bị ảnh
hưởng. Do đó, cần theo dõi kỹ thời gian động dục và phối giống đúng lúc, góp phần
nâng cao hiệu quả sinh sản.
2.2.1.2 Tuổi phối giống lần đầu
Theo Trần Thị Dân (1997, trích dẫn bởi Ngô Lê Khanh Di, 2003), heo thường
được phối giống khi đạt trọng lượng khoảng 110 kg từ sau 7-10 tháng tuổi. Đối với
heo hậu bị nên phối 12-36 giờ và heo nái rạ 18-36 giờ sau khi có biểu hiện động
dục.
2.2.1.3 Tuổi đẻ lần đầu
Tuổi đẻ lần đầu cũng chịu ảnh hưởng bởi sự thành thục giới tính và tuổi phối
giống lần đầu. Tuổi đẻ lần đầu là số tuổi của nái cho đến khi đẻ lần đầu tiên. Thông
thường heo hậu bị khoảng 7 tháng tuổi sẽ có biểu hiện động dục lần đầu. Theo
Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2007), nên cho nái đẻ lần đầu tiên lúc 12 tháng tuổi,
nhưng không quá 14 tháng tuổi và đối với heo ngoại cho phối giống lúc 9 tháng tuổi
và khối lượng không dưới 90 kg (giống heo ngoại nuôi thích nghi ở Việt Nam).
2.2.1.4 Tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ
Tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ có quan hệ mật thiết với nhau, muốn có tỷ lệ đẻ cao thì
tỉ lệ đậu phải cao. Nhưng bên cạnh đó phải làm sao giảm tỷ lệ sẩy thai, mang thai
giả.
2.2.1.5 Số heo con đẻ ra trên ổ
Muốn có số heo con đẻ ra trên ổ nhiều thì phải xác định và phối giống đúng thời
điểm số trứng rụng nhiều, tỷ lệ phôi chết trong khi mang thai thấp, kỹ thuật phối,
chăm sóc nuôi dưỡng sau phối, mang thai, tuổi của mẹ… đều ảnh hưởng đến chỉ
tiêu này. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2007), tinh trùng heo có thể kéo dài
và sống trong tử cung khoảng 45-48 giờ. Phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ
4 nếu tính từ lúc bắt đầu động dục hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực khoảng 6-8
tiếng thì cho phối. Ngoài ra, việc cải tạo con giống là vấn đề hàng đầu để nâng cao
tính mắn đẻ của heo nái.
2.2.1.6 Số heo con sơ sinh còn sống
Số heo con sơ sinh còn sống phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của bào thai.
Theo Nguyễn Bạch Trà (1998), từ khi thụ tinh đến 25 ngày thì số phôi thường
chết 2/3 trong tổng số hao hụt cho đến khi sanh. Phôi thai chịu ảnh hưởng bởi dinh
dưỡng của heo mẹ, điều kiện ngoại cảnh và cơ thể thú mẹ.
Ở thời kỳ thai, sự chết thai cũng ảnh hưởng đến số heo con sơ sinh còn sống.
Chết thai thường xảy ra khi nuôi nhốt nái mang thai quá chật, stress, dinh dưỡng
kém, quản lý…
Ngoài ra, số heo con sơ sinh còn sống trên lứa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: lứa đẻ, giống, bệnh tật của nái (do nhiễm trùng, Aujeszky, Leptospirosis…),
nái bị stress khi đẻ, quá mập. Số heo con sơ sinh còn giảm dần theo lứa đẻ, thông
thường đẻ giảm dần từ lứa thứ 6 trở về sau. Nhưng với các biện pháp tốt trong chăm
sóc, dinh dưỡng, thú y nhằm đạt được số heo con sơ sinh còn sống trên ổ cao và
khỏe mạnh, có thể đánh giá được hiệu quả trong sản xuất của từng trại.
Theo Evans (1989, trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996), nếu cai sữa sớm trước 3
tuần tuổi, sẽ gây giảm số trứng rụng ở lần phối kế tiếp, kéo theo gia tăng tỷ lệ chết
thai ở lần mang thai này. Sau khi cai sữa, heo có biểu hiện lên giống sau đó khoảng
4-10 ngày tùy thuộc từng cá thể, trong suốt thời gian này, người trực tiếp chăm sóc
quản lý heo phải quan sát thật kỹ để phối giống cho đúng thời điểm nếu không sẽ
phải chờ thêm 1 chu kỳ nữa gây tốn kém thức ăn, công chăm sóc….
2.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng có 2 yếu tố quan trọng
nhất là yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh.
2.2.2.1 Yếu tố di truyền
Di truyền là đặc tính sinh vật học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đặc tính này được tính bằng tỷ lệ phần trăm di truyền trong việc tạo nên giá trị kiểu
hình gọi là hệ số di truyền.
Thời gian lên giống lại của heo nái biến động từ 4-10 ngày sau khi cai sữa heo
con, khoảng thời gian này chịu ảnh hưởng của di truyền không cao và không có
biểu hiện của ưu thế lai, ước lượng chỉ tiêu di truyền của chỉ tiêu này khoảng
0,25%. Theo Fahmy và ctv (1979, trích dẫn bởi Ngô Lê Khanh Di, 2003), hệ số di
truyền của một số tính trạng được thể hiện qua bảng 2.5
Nhìn chung, hệ số di truyền của các tính trạng tương đối thấp, nó chịu ảnh hưởng
nhiều của môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó, cần kiểm tra đồng bộ và chính
xác hơn.
Trong cùng một loài, một giống, cùng một giới tính, cùng một cha mẹ nhưng khả
năng sinh sản có thể khác nhau. Sự khác nhau đó là do quá trình biến dị di truyền
trong quá trình hình thành giao tử, sự bắt chéo, trao đổi đoạn nhiễm sắc thể và sự
tổng hợp thụ tinh khác nhau.
Bảng 2.5 Hệ số di truyền của một số tính trạng
Tính trạng Hệ số di truyền Mức độ
Số con còn sống đến cai sữa 0 Thấp
Số con đẻ ra 0,10 Thấp
Số con cai sữa 0,10 Thấp
Trọng lượng sơ sinh 0,20 Thấp
Trọng lượng cai sữa toàn ồ 0,20 Thấp
Hệ số tiêu tốn thức ăn 0,25 Trung bình
Tuổi thành thục 0,35 Trung bình
Độ dày mỡ lưng 0,4 Cao
(Nguồn: Phạm Trọng Nghĩa, 2005)
2.2.2.2 Yếu tố ngoại cảnh
Tiểu khí hậu chuồng nuôi đảm bảo theo nhu cầu của thú, thì thú có khả năng sinh
sản tốt hơn, ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của thú.
Theo Zimmerman (1996, trích dẫn bởi ngô Lê Khanh Di, 2003), nhiệt độ cao trên
35O
C sẽ làm chậm hoặc ngăn cản sự xuất hiện của động dục, giảm rụng trứng, tăng
tình trạng chết thai sớm, heo nái hậu bị mỗi ngày chịu đựng 40O
C trong 2 giờ trong
khoảng từ 1-13 ngày thì sau khi phối giống tỷ lệ đậu thai giảm 35%-40%.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, muốn heo sinh sản tốt thì phải cung cấp đủ
năng lượng, acid amin, khoáng….
Các bệnh lý khác đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo như: Viêm
nhiễm đường sinh dục sau khi phối, trước khi phối, sau khi sinh.
Tất cả những sai phạm trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý sẽ làm cho
heo nái giảm khả năng sinh sản
2.2.3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN
Các khâu chọn lọc và nhân giống phải chú trọng hàng đầu, từ đó mới có thể nâng
cao khả năng sinh sản của heo. Ngoài ra, còn sử dụng một số biện pháp như: quan
sát kỹ để phối cho đúng thời điểm, sử dụng biệp pháp cho lên giống đồng loạt.
Ở các trại heo giống, phần lớn người ta sử dụng phương pháp nhân giống thuần
tạo ra thế hệ sau thuần chủng để cung cấp con giống cho các trại heo thương phẩm.
Ngược lại, các trại heo thương phẩm thường sử dụng ưu thế lai, ở đời con có sức
sống, sức sinh sản cao hơn đời bố mẹ.
Mục đích của lai tạo giống là nâng cao phẩm chất đàn heo để thích nghi với điều
kiện chăn nuôi heo ở Việt Nam, và nâng cao khả năng sản xuất của chúng một các
cơ bản.
2.2.4 Tiêu chảy heo con
2.2.4.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con
Heo con khi còn trong bụng mẹ sẽ nhận được chất dinh dưỡng từ máu mẹ thông
qua động mạch rốn, do đó bộ máy tiêu hóa chưa hoạt động. Khi sinh ra, heo con bị
cắt đứt nguồn dinh dưỡng được cung cấp trực tiếp nên bộ máy tiêu hóa phải hoạt
động để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên, sự hoạt
động của bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
2.2.4.2 Chứng tiêu chảy
Tiêu chảy trên heo con rất đa dạng, gây viêm dạ dày, ruột, đi phân lỏng làm mất
nước và chất điện giải, máu cô đặc làm con vật gầy nhanh, dễ dẫn đến tử vong hoặc
còi cọc chậm lớn
2.2.4.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy
Tiêu chảy ở heo con rất phổ biến, thường gặp ở heo con theo mẹ từ 1-21 ngày
tuổi và cũng chiếm tỉ lệ khá cao ở giai đoạn sau đó. Diễn biến với nhiều mức độ
khác nhau và xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp (Nguyễn Như Pho, 2000)
- Do heo mẹHeo nái trong quá trình mang thai được nuôi dưỡng kém, thiếu chất
khoáng, protein hoặc bệnh làm ảnh hưởng đến bào thai nên trọng lượng sơ sinh
giảm, khả năng chống bệnh tật rất yếu kém.
Heo mẹ bị hội chứng M.M.A thì heo con bú sữa có sản dịch viêm hoặc liếm
dịch viêm trên nền chuồng, từ đó gây tiêu chảy. Trên những heo mẹ kém sữa hay
mất sữa, heo con bú được ít hay không được bú sữa đầu nên sức đề kháng kém, dễ
phát sinh bệnh (Nguyễn Như Pho, 2000).
Ở những đàn mà heo mẹ co nhiều sữa và giàu chất dinh dưỡng, heo con bú
nhiều sữa sẽ không tiêu hóa kịp hoặc có nhiều chất khó tiêu sẽ bị đẩy xuống ruột
già, đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh tiêu
chảy trên heo con theo mẹ (Võ Văn Ninh 2001).
- Do heo con
Heo con mới sinh có khả năng tiết acid clohydric rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa
men pepsinogen thành pepsi (men tiêu hóa chất đạm), điều này sẽ tạo điều kiện cho
sự phát triển của vi khuẩn độc từ đường ruột xuống miệng, dạ dày đến ruột non gây
tiêu chảy.
Do khả năng điều tiết nhiệt của heo con chưa cao, do lớp mỡ dưới da ít,
trung tâm điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh nên heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi
của thời tiết, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn dẫn đến tiêu chảy (Phùng Ứng Lâm,
1985).
Heo con bị viêm rốn do E.coli cũng có thể dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, đặc
tính liếm sáp dịch viêm tử cung vấy bẩn trên nền chuồng cũng là một trong những
điều kiện gây tiêu chảy trên heo con.
Theo Võ Văn Ninh 2001, thời kì mọc răng cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng
của cơ thể. Hai thời điểm heo con sốt và tiêu chảy là lúc 7-10 ngày và 23-29 ngày
tuổi tương ứng với thời kì mọc răng sữa tiền hàm số 3 hàm dưới và răng sữa tiền
hàm số 4 hàm trên.
Nhu cầu sắt (Fe) cho heo con sơ sinh mỗi ngày cần 7-10mg Fe để tạo máu và
chống đỡ bệnh tật, nhưng sữa mẹ cung cấp không quá 2mg Fe/ngày. Sau khi sinh 3
ngày, lượng glucose do heo mẹ cung cấp cũng thiếu, trong khi đó heo con cần nhiều
năng lượng để chống lại lạnh. Vì vậy, cần tiến hành tiêm 1ml Dextran Feloai 100mg
và 5-10ml dung dịch glucose 40% cho mỗi con heo con nhằm tăng cường sức đề
kháng cho heo (Trương Lăng, 1995).
- Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
Heo con vận động làm tăng trao đổi chất nên tăng cường sức đề kháng với
bệnh, nếu thiếu vận động heo con cũng có thể bị tiêu chảy (Phùng Ứng Lâm, 1985).
Do vệ sinh chuồng trại kém, hệ thống nước uống không đảm bảo vệ sinh
hoặc heo con uống nước lạnh cũng gây tiêu chảy.
Do nhiệt độ lồng úm heo con trong tuần đầu không đủ ấm, do bấm răng heo
con không kĩ, khi bú heo con gây viêm vú cho heo mẹ. Heo con bú sữa viêm, hay
không bú sữa đầu đầy đủ hoặc do thức ăn heo mẹ kém phẩm chất nên ảnh hưởng
đến chất lượng sữa dẫn đến tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 2000).
Do thiết kế chuồng trại không đúng kĩ thuật, ẩm ướt, mưa tạt gió lùa, thông
thoáng kém, nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng đều có thể gây tiêu chảy cho heo con.
Do quản lý, chuyển chuồng, nhập tách đàn gây stress hoặc do cho heo con
tập ăn đột ngột cũng gây tiêu chảy.
- Do vi sinh vật
Vi sinh vật là nguyên nhân hiện diện trong mọi trường hợp của bệnh tiêu
chảy heo con, có thể nói đây là tác nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy heo con.
Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy ra với các loại mầm bệnh có sẵn
trong chuồng trại (do sát trùng không kĩ), do mầm bệnh từ heo mẹ truyền sang, hoặc
mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống.
Vi khuẩn gồm 2 nhóm, đó là vi khuẩn khu trú thường xuyên trong ống tiêu
hóa như: E. coli, Salmonella, Klebsiella, Proteus….và nhóm vi khuẩn tạp nhiễm
đồng hành với thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa như: Staphylococci,
Streptococci..., loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh ở
đường tiêu hóa.
Virus: người ta cũng chứng minh virus cũng là tác nhân gây tiêu chảy thường
là Rotavirus, Enterovirus, Coronavirus….
Kí sinh trùng tác động thông qua việc tranh chấp với kí chủ, tiết nội hoặc
ngoại độc tố, làm giảm sức đề kháng và làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa,
tạo điều kiện cho các tác nhân khác tấn công gây bệnh.
Theo Hurgerford (1990), đã liệt kê 55 nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo
con, trong đó có 9 nguyên nhân do virus, 15 nguyên nhân do vi khuẩn, 9 nguyên
nhân do kí sinh trùng, 7 trường hợp ngộ độc và 15 trường hợp bắt nguồn từ các
bệnh nội khoa.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), hệ vi sinh vật được biểu thị qua Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1 Hệ vi sinh vật đường ruột
(Nguồn: Nguyễn Như Pho, 1995)
Sơ đồ 2.1 Hệ vi sinh vật đường ruột
(Nguồn: Nguyễn Như Pho, 1995)
Các mầm bệnh gây tiêu chảy được trình bày qua Bảng 2.6
Bảng 2.6 Một số mầm bệnh có thể gây nhiễm gây tiêu chảy ở heo con
Tên mầm bệnh Tên bệnh
Virus
Corona (T.G.E virus) Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
Coronavirus Dịch tiêu chảy ở heo con
Rotavirus Tiêu chảy do Rotavirrus
Vi trùng
Clostridium perfringens type A Tràng độc huyết
Vi sinh vật có
lợi
Lactobacillus
Acidophilus
Nấm men
Saccharomyces
Tiết chất có tính kháng
sinh
Vi sinh vật có
hại
Các loại vi sinh
gây bệnh
Tiết độc
chất
Clostridium perfringens type C Viêm ruột hoại tử
E.coli Tiêu chảy do E.coli
Salmonella Phó thương hàn
Treponema hyodysenteriae Hồng lỵ
Camphylobacter coli Tiêu chảy do Campylobacter
Nguyên sinh vật
Isopora suis Cầu trùng
Cryptosporidium spp Cầu trùng
Eimeria Cầu trùng
(Nguồn: Nguyễn Như Pho, 2001)
Ở heo con theo mẹ, tần suất phân lập mầm bệnh gây tiêu chảy được trình bày
qua Bảng 2.7
Bảng 2.7 Tần suất phân lập mầm bệnh gây tiêu chảy ở heo con theo mẹ
Mầm bệnh Tỷ lệ(%)
Escherichia coli 45,6
Isospora suis 23,0
Rotavirus 20,9
T.G.E 11,2
Enterovirus 2,0
Pavovirus 0,7
Coronavirus 0,5
Calicivirus 0,2
Salmonella 0,1
Treponema hyodysenteriae 0,1
Nguyên nhân khác 14,0
(Nguồn: Nguồn Nguyễn Như Pho, 2001)
2.2.4.4 Cơ chế sinh bệnh
Theo Nguyễn Như Pho (1995), cơ chế sinh bệnh được trình bày qua Sơ đồ 2.2
Theo Nguyễn Như Pho (2000), trong giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi, heo con thiếu HCl
tự do làm giảm khả năng tiệt trùng dạ dày - ruột, tạo điều kiện phát triển cho vi sinh
vật gây thối rữa làm giảm khả năng tiêu hóa protein. Các vi khuẩn và các độc tố của
chúng, chất độc do phân giải thức ăn sẽ tác động lên niêm mạc ruột làm nhu động
ruột tăng dẫn đến tiêu chảy. Tiêu chảy làm mất nước và chất điện giải, cô đặc máu,
cơ thể thú trúng độc, thú bị suy nhược nặng do 2 yếu tố:
Nguyên nhân
không do vi sinh
Do vi sinh vật
có hại
Stress
Thần kinh
bất ổn
Giảm
nhu động ruột
Giảm tiết dịch
đường tiêu
hóa
Nhiễm trùng
đường tiêu
hóa
Viêm ruột
Kích thích
nhu động
Tiêu chảy
Ngộ độc
Độc tố
vi sinh vật
Mất nước và
chất điện giải
Giảm
sức đề kháng
Sơ đồ 2.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy
(Nguồn: Nguyễn Như Pho, 1995)
- Cơ thể gầy nhanh, mắt hõm, bụng tóp, da nhăn.
- Heo con lười bú nên bú được ít sữa, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và sữa bị
đẩy nhanh qua đường tiêu hóa do nhu động tăng, chất dự trữ của cơ thể giảm, heo
con suy nhược nhanh, và thường chết vào ban đêm do lạnh.
2.2.4.5 Triệu chứng
Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý xảy ra với các đặc điểm:
- Gia tăng lượng phân thải ra hàng ngày.
- Gia tăng lượng nước trong phân.
- Gia tăng số lần thải phân.
Sự phát sinh của bệnh lý rất đa dạng, có thể có những biểu hiện đặc trưng như:
- Viêm phần ruột non làm cho sự tiêu hóa hấp thu kém.
- Viêm ở phần trực tràng sẽ có số lần đi phân gia tăng.
- Heo con gầy đẹt, vùng đuôi bê bết phân.
- Niêm mạc mắt, mồm nhợt nhạt.
Hình thức tiêu chảy thay đổi theo nguyên nhân và mức độ. Như tiêu chảy với
phân lỏng màu vàng xanh hay đen, có thể có màng nhầy ruột, mùi có thể rất hôi
thối. Kết quả có thể làm cho thể trạng gầy còm, dáng vẻ suy dinh dưỡng, kém ăn, da
và cơ giảm tính đàn hồi, hố mắt trũng.
Các chỉ tiêu huyết học: số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglubine, tỷ
khối hồng cầu tăng, công thức bạch cầu thay đổi với lượng neutrophile tăng, hàm
lượng protein tổng số trong huyết thanh, albumine huyết thanh, glucose máu giảm.
Vi sinh vật có hại
phát triển
Thức ăn ứ đọng
lại không tiêu
Chết
Chỉ tiêu vi sinh vật thường trú trong ruột có sự biến động số lượng rất lớn như số
lượng E.coli và Salmonella.
Heo con tiêu chảy đa số thân nhiệt không tăng, nếu có tăng vài ngày sau cũng trở
lại bình thường, việc xác định dựa vào trạng thái phân, phân loãng có màu trắng hay
vàng, nhiều bọt khí, heo con bị khát nước, đôi khi ợ và nôn ra sữa không tiêu, tăng
số lần đi phân trong ngày.
Ngoài trạng thái phân, còn quan sát được một số triệu chứng lâm sàng như lúc
mới tiêu chảy heo con vẫn có phản xạ bú bình thường, sau đó tiêu chảy nhiều, bệnh
nặng, heo con bỏ bú, gầy tọp nhanh do mất nước và các chất điện giải. Niêm mạc
mắt mũi mồm nhợt nhạt, heo bị thiếu máu và thường nằm một chỗ và một số trường
hợp heo con mất phản ứng rõ rệt với các kích thích run cơ, co giật, nhiệt độ giảm và
thường dẫn đến chết.
Một số tác giả cũng lưu ý khi theo dõi heo con, thường heo con trước khi tiêu
chảy có giai đoạn đi phân khô, bón nhỏ và đen như hạt đậu.
2.2.4.6 Bệnh tích
Heo con mất nước nặng, dạ dày chứa sữa hay thức ăn chưa tiêu, có thể có tụ
huyết ở dạ dày, ruột non bị co thắt, tụ huyết nhẹ (Taylor, 1995) nhưng theo Đào
Trọng Đạt và ctv (1997), dạ dày và ruột đều dãn nở, trên thành dạ dày có hiện tượng
sung huyết.
Trong trường hợp viêm dạ dày- ruột xuất huyết, bệnh tích đặc trưng là xuất huyết
rõ rệt ở thành ruột non và dạ dày, chất chứa trong ruột có màu như máu.
Trong dạ dày chứa đầy hơi hoặc sữa chưa tiêu, mùi khó ngửi.
Trong ruột trống không, hoặc chứa đầy hơi.
Gan bình thường hoặc đôi khi hơi sưng.
Túi mật chứa đầy mật.
2.2.4.6 Chẩn đoán
- Chuẩn đoán lâm sàng:
Thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc biệt là tiêu chảy phân sống. Mỗi
sáng cần kiểm tra sức khỏe đàn heo càng sớm càng tốt. Quan sát phân trên nền
chuồng, phân có mùi hôi rất tanh, màu trắng hoặc vàng, heo con lười bú, giảm linh
hoạt. Dựa vào bệnh tích mổ khám. Ngoài những chỉ tiêu trên cần phải theo dõi sức
khỏe của heo mẹ.
- Chuẩn đoán phòng thí nghiệm: Nếu số lượng heo con tiêu chảy đồng loạt trên
nhiều bầy thì cần phải làm các biện pháp sau:
Mổ khám bệnh tích trên những con heo chết điển hình của đàn.
Xét nghiệm vi trùng học.
Phân tích các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại.
Gởi mẫu phân sớm đến phòng xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh.
2.2.4.7 Điều trị
Có nhiều phương án điều trị tiêu chảy trên heo. Nhìn chung, trị bệnh vẫn theo
nguyên tắc phát hiện sớm khống chế kịp thời bằng các biện pháp tổng hợp như khắc
phục rối loạn tiêu hóa và hấp thu cùng với việc chống loạn khuẩn, ổn định hệ vi
khuẩn đường ruột, kết hợp với việc điều trị triệu chứng với điều trị căn nguyên.
Điều trị triệu chứng bằng cách bù nước và các chất điện giải (sinh lý mặn, sinh lý
ngọt, glucose 5% ) dùng các chất (tanin) để bảo vệ niêm mạc ruột hoặc cho uống
orezol, cung cấp các vitamin A, B, C…
Điều trị căn nguyên bằng kháng sinh để ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển
hoặc bổ sung các chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi sinh vật có lợi cho đường
ruột.
Hiện nay, người ta có khuynh hướng sử dụng các kháng sinh thuộc nhóm:
polypeptid (colistin), quinolones (enrofloxacine, norfloxacine, ciprofloxacine), các
chế phẩm sinh học như acid pak-4-way (Bayer), Biosubtyl, Biolacdyl, Neolactyl.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, cần giữ ấm cho heo con, giữ vệ sinh chuồng
trại, ổ úm sạch sẽ, khô ráo và cần phải cho ăn với khẩu phần thích hợp.
Có thể sử dụng vôi bột để rắc lên nền sàn, sau đó dùng dụng cụ quét sạch, ngày
làm 2-3 lần.
2.2.4.8 Phòng bệnh
Khâu vệ sinh chăm sóc có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng bệnh.
Chuồng trại, nước uống, thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, các ổ đẻ phải được tiêu
độc sát trùng trước khi đưa nái vào đẻ.
Nhiệt độ phải đảm bảo 32-34O
C đối với heo con sơ sinh và 28-30O
C đối với heo
cai sữa, chuồng phải luôn khô ráo, không ẩm ướt (Đào Trọng Đạt, 1997).
Nên chích sắt cho heo đúng liệu trình, đồng thời trộn các loại kháng sinh vào
thức ăn, cho heo con ăn liên tục từ khi tập ăn đến khi cai sữa (Nguyễn Như Pho,
1997).
Sử dụng các chế phẩm sinh học như: Biolactyl, Biosubtyl bổ sung vào đường tiêu
hóa nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh và kích thích vi khuẩn có lợi sinh lactic phát
triển tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột.
Ngoài việc vệ sinh phòng bệnh, có thể dùng vaccine tiêm phòng cho heo mẹ hai
lần vào lúc 42 và 84 ngày tuổi trước khi đẻ để tạo kháng thể truyền qua sữa đầu
hoặc cho heo con uống kháng thể vài giờ sau khi sinh ( Phạm Sỹ Lăng và ctv,1995).
Sử dụng kháng sinh phải đúng nguyên tắc, không dùng dưới liều quy định, đặc
biệt là không nên trộn kháng sinh vào thức ăn liên tục để phòng bệnh vì sẽ tạo ra
các chủng vi khuẩn lờn thuốc.
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHÁO SÁT
Thời gian: Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 01/05/2011.
Địa điểm: Tại Hợp Tác Xã Chăn nuôi heo Xuân Phú, tỉnh Đồng Nai.
3.2 DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU KHẢO SÁT
Nhiệt độ kế
Cân đồng hồ
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Heo nái nuôi con và heo con theo mẹ từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
3.4 NỘI DUNG KHẢO SÁT
Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái.
Khảo sát sức sống và sức sinh trưởng của heo con từ 1-21 ngày tuổi.
Khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con từ 1-21 ngày tuổi.
Khảo sát một số bệnh khác trên heo con từ 1-21 ngày tuổi.
3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
3.5.1 Nhiệt độ và tiểu khí hậu chuồng nuôi
Vị trí đo: đo cách nền sàn 0,5m.
Nhiệt độ được ghi nhận 3 lần trong ngày: 7 giờ, 12 giờ và 16 giờ.
3.5.2 Các chỉ tiêu khảo sát trên heo nái và heo con theo mẹ
3.5.2.1 Số heo con sơ sinh trên ổ (SHCSS/Ổ)
Là toàn bộ số heo con mà heo nái đẻ ra, kể cả heo con chết ngộp, thai khô và heo
con còn sống bị dị tật.
SHCSSBQ/Ổ(con/ổ) = (Tổng số heo con đẻ ra/Tổng số heo nái khảo sát)
SHCSSBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh bình quân trên ổ.
3.5.2.2 Số heo con sơ sinh còn sống (SHCSSCS/Ổ)
Là số heo con còn sống trên ổ trừ những con heo bị chết ngộp và chết khô.
SHCSSCSBQ/Ổ(con/ổ) = Tổng số heo con đẻ ra còn sống/Tổng số heo nái khảo
sát
HCSSCSBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh còn sống bình quân trên ổ.
3.5.2.3 Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh trên ổ (SHCSSCSHC/Ổ)
Là số heo con sơ sinh còn sống được hiệu chỉnh về cùng lứa chuẩn để việc so
sánh chỉ tiêu heo con sơ sinh còn sống của nái có lứa đẻ khác nhau được chính xác
hơn bằng phương pháp hiệu chỉnh NSIF (2004, trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa,
2005).
SHCSSCSHCBQ/Ổ(con/ổ) = Tổng số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh/
Tổng số khảo sát
HCSSCSHCBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh bình quân trên ổ.
Hệ số hiệu chỉnh heo con sơ sinh còn sống theo lứa được thể hiện ở Bảng 3.1
Bàng 3.1 Hệ số hiệu chỉnh heo con sơ sinh còn sống theo lứa
Lứa đẻ Hệ số cộng cho số con còn sống trên ổ
1 1,2
2 0,9
3 0,2
4-5 0,0
6 0,2
7 0,5
8 0,9
>=9 1,1
(Nguồn: trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa, 2005)
3.5.2.4 Số heo sơ sinh chọn nuôi trên ổ
Là số heo con sơ sinh còn sống loại đi những con còn yếu, dị tật và trọng lượng
nhỏ hơn 0,8 kg và đã ghép bầy giữa các nái một cách hợp lý.
SHCSSCNBQ/Ổ(con/ổ) = Tổng số heo con sơ sinh chọn nuôi / Tổng số nái khảo
sát
SHCSSCNBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh chọn nuôi bình quân trên ổ.
3.5.2.5 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống (TLTOHCSSCS)
Là tổng trọng lượng heo con sơ sinh còn sống trên ổ.
TLBQTOHCSSCS(kg/ổ) = Tổng trọng lượng của heo con sơ sinh còn sống / Số
nái khảo sát
TLBQTOHCSSCS: Trọng lượng bình quân toàn ổ heo con sơ sinh còn sống trên
ổ
3.5.2.6 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống (TLBQHCSSCS)
Là trọng lượng bình quân của một heo con sơ sinh còn sống, được tính như sau:
TLBQHSSCS(kg/con) = TTLHCSSCS/Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ
TTLHCSSCS: Tổng trọng lượng heo con sơ sinh còn sống(kg/ổ)
3.5.2.7 Số heo con cai sữa trên ổ (SHCCS/Ổ)
Là số heo con còn sống đến cai sữa trên một ổ.
SHCCS/Ổ = Tổng số heo con còn sống đến cai sữa/ Tổng số nái khảo sát
SHCCS/Ổ: Số heo con cai sữa trên ổ.
3.5.2.8 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (TLTOHCCS)
Là trọng lượng heo con cai sữa trên ổ. Được cân vào buổi sáng, và cùng cân bằng
một chiếc cân.
TLBQHCCS = Tổng trọng lượng của heo con cai sữa/ Tổng số nái khảo sát
TLBQHCCS: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa.
3.5.2.9 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh
TLBQTOHCCSHC = Tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh / Tổng số nái
khảo sát
TLBQHCCSHC: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa hiệu chỉnh
Theo NSIF (2004, trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa, 2005), do tuổi cai sữa heo
con, số heo con cai sữa giữa các ổ đẻ và lứa đẻ thường rất khác nhau giữa các heo
nái nên trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sẽ được hiệu chỉnh để việc so sánh ở các
chỉ tiêu này được chính xác hơn.
Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày tuổi theo ngày
cân được trình bày trong Bảng 3.2
Bảng 3.2 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày tuổi theo
ngày cân
Ngày cân
thực tế
Hệ số nhân Ngày cân
thực tế
Hệ số nhân
10 1,50 20 1,03
11 1,46 21 1,00
12 1,40 22 0,97
13 1,35 23 0,94
14 1,30 24 0,91
15 1,25 25 0,88
16 1,20 26 0,86
17 1,15 27 0,84
18 1,11 28 0,82
19 1,07
(Nguồn: trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa, 2005)
Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày tuổi theo số con
giao nuôi được trình bày qua Bảng 3.3
Bảng 3.3 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày tuổi theo
số con giao nuôi
Số heo con để nuôi
sau khi đã sang bầy
Hệ số cộng hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về
chuẩn 21 ngày theo số con để nuôi
1b (kg)
1-2 104 47,216
3 76 34,504
4 61 27,694
5 51 23,154
6 41 18,614
7 30 13,620
8 21 9,534
9 17 7,718
>=10 0 0
(Nguồn: trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa, 2005)
Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày theo lứa đẻ được
trình bày ở Bảng 3.4
Bảng 3.4 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày theo lứa đẻ
Lứa đẻ Hệ số cộng hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ theo lứa đẻ
1b (kg)
1 6,2 2,18
2 0,0 0,00
3 1,0 0,45
4 3,8 1,72
5 6,2 2,81
6 9,5 4,30
7 11,6 5,20
8 15,2 6,88
>=9 21,5 9,74
(Nguồn: trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa, 2005)
3.5.2.10 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa (TLBQHCCS) (kg/con)
TLBQHCCS (kg/con) = Tổng trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa(kg)/Số con cai
sữa trên ổ(con)
3.5.2.11 Tỷ lệ tiêu chảy (TLTC)
TLTC(%) = (Số heo con bị tiêu chảy/Tổng số heo khảo sát) x 100
3.5.2.12 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC)
TLNCTC (%) = (Tổng số ngày con tiêu chảy/ Tổng số ngày con nuôi) x 100
3.5.2.13 Tỷ lệ chữa khỏi bệnh (TLCK)
TLCK (%) = (Số con chữa khỏi/ Tổng số con điều trị) x 100
3.5.2.14 Tỷ lệ tái phát (TLTP)
TLTP (%) = (Số con tái phát/Tổng số con điều trị lại) x100
3.5.2.15 Thời gian điều trị trung bình (TGĐTTB)
TGĐTTB (%) = (Tổng số ngày điều trị/ Tổng số ca điều trị) x100
3.5.2.16 Tỷ lệ chết do tiêu chảy (TLCDTC)
TLCDTC (%) = (Tổng số con chết do tiêu chảy/ Tổng số con khảo sát) x100
3.5.2.17 Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác (TLCKRNN)
TLCKRNN (%) = Tổng số con chết không rõ nguyên nhân/Tổng số con khảo
sát) x100
3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thu thập được tính cho từng nái.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm thống kê
Minitab for windows 13.0
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI
Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát nhiệt độ trong
chuồng nuôi, kết quả được ghi nhận qua Bảng 4.1
Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi
Chỉ tiêu Nhiệt độ
Tháng
Sáng Trưa Chiều Trung
bình tháng
1 23,19 28,13 28,03 26,45
2 23,45 28.24 27,95 26,55
3 24,07 28,01 27,83 26,63
4 24.34 27,06 27,12 26,17
Trung bình 23,76 27,86 27,74 26,45
Qua bảng chúng tôi nhận thấy nhiệt độ tăng dần từ tháng 1 đến tháng 3, sau đó lại
giảm xuống vào tháng 4, nhiệt độ trung bình chuồng nuôi cao nhất vào tháng 3 là
26,63O
C và thấp nhất vào tháng 4 là 26,17O
C.
4.2 KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON
THEO MẸ
4.2.1 Số heo con sơ sinh trên ổ
Số heo con sơ sinh trung bình của quần thể là: 11,43 con/ổ.
Kết quả về số heo con sơ sinh trên ổ so sánh theo lứa được trình bày ở Bảng 4.2
Lứa có số heo con sơ sinh trên ổ cao nhất là lứa thứ 4 với 12,62 con/ổ.
Lứa có số heo con sơ sinh trên ổ thấp nhất là lứa thứ 1 với 10,50 con/ổ.
Kết quả khảo sát được trình bày từ cao đến thấp như sau: Lứa 4 > lứa 2 > lứa 6 >
lứa 3 > lứa 7 > lứa 5 > lứa 8 > lứa 9 > lứa 1.
Bảng 4.2 Số heo con sơ sinh trên ổ
TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung
bình
cộng
N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78
TB 10,50 12,06 11,48 12,62 11,00 11,78 11,43 11,00 11,00 11,43
SD 2,04 1,78 2,11 2,02 2,80 2,34 1,91 2,56 2,28 2,21
P=0,189
Qua xử lý thống kê, chúng tôi nhận thấy số heo con sơ sinh trên ổ theo lứa là không
có ý nghĩa về mặt thống kê với P = 0,189 > 0,05.
So với kết quả của Bùi Minh Tân (2005), khảo sát tại trung tâm Giống Vật Nuôi
Long An là 11,47 con/ổ thì kết quả của chúng tôi thấp hơn với (11,43 con/ổ) nhưng
cao hơn kết quả của Võ Ngọc Hải (2003), khảo sát tại trại heo thực nghiệm thuộc
công ty Cargill là 11,30 con/ổ; kết quả của Trương Hồ Phi Long (2004), khảo sát tại
trại Bổn Lan là 9,7 con/ổ.
4.2.2 Số heo con sơ sinh còn sống
Số heo con sơ sinh còn sống bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: giống, lứa, dinh
dưỡng heo mẹ, thai con quá lớn…..
Số heo con sơ sinh còn sống trung bình của quần thể là 11,02 con/ổ.
Kết quả về số heo con sơ sinh còn sống theo lứa được trình bày qua Bảng 4.3
Lứa có số heo con sơ sinh còn sống cao nhất là lứa thứ 4 với 12,39 con/ổ.
Lứa có số heo con sơ sinh còn sống thấp nhất là lứa thứ 1 với 9,68 con/ổ.
Kết quả khảo sát được trình bày từ cao đến thấp như sau: Lứa 4 > lứa 2 > lứa 6 >
lứa 3 > lứa 7 > lứa 9 > lứa 5> lứa 1.
Xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy số heo con sơ sinh trên ổ theo lứa là có ý
nghĩa với P =0,027 < 0,05.
Bảng 4.3 Số heo con sơ sinh còn sống
TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung
bình
cộng
N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78
TB 9,68 11,65 11,39 12,39 10,07 11,61 10,95 10,65 10,76 11,02
SD 2,68 1,94 2,02 2,18 2,62 2,28 1,99 2,54 2,47 2,32
P=0,027
So với kết quả Huỳnh Thái Phong (2005), tại trại heo Dưỡng Sanh là 9,35 con/ổ,
Bùi Minh Tân (2005), khảo sát tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An là 10,59
con/ổ. Tất cả đều thấp hơn so với kết quả của chúng tôi là 11,02 con/ổ.
4.2.3 Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh
Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh trung bình của quần thể là 11,19 con/ổ.
Kết quả về số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh theo lứa được trình bày qua
Bảng 4.4
Lứa có số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh cao nhất là lứa thứ 4 là 12,39
con/ổ.
Lứa có số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh thấp nhất là lứa thứ 1 là 9,79
con/ổ.
Kết quả khảo sát được trình bày từ cao đến thấp như sau: lứa 4 > lứa 2 > lứa 6 >
lứa 3 > lứa 7 > lứa 9 > lứa 8 > lứa 5 > lứa 1.
Bảng 4.4 Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh theo lứa
TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung
bình
cộng
N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78
TB 9,79 11,91 11,44 12,39 10,07 11,69 11,29 10,88 11,21 11,19
SD 2,74 2,06 2,02 2,18 2,62 2,30 1,71 2,57 2,67 2,34
P=0,031
Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy số con heo con sơ sinh còn sống hiệu
chỉnh theo lứa là có ý nghĩa với P = 0,031 < 0,05.
So sánh với kết quả khảo sát của Lê Thị Ngọc Diễm (2005), tại xí nghiệp chăn
nuôi heo 30/4 Tiền Giang là 10,60 con/ổ, Phan Ngọc Như Minh ( 2007), tại trại heo
giống Thanh Bình – Kumja là 10,93 con/ổ, Mai Thị Mỹ Tiên (2009), tại HTX chăn
nuôi heo Xuân Phú là 10,88 con/ổ đều thấp hơn kết quả của chúng tôi là 11,19
con/ổ, nhung thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Đức (2006), tại trị heo Phước Tân
III, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai là 11,33 con/ổ.
4.2.4 Số heo con sơ sinh chọn nuôi
Số heo con chọn nuôi trung bình của quần thể là 10,65 con/ổ.
Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/363oMYq
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Kết quả về số heo con sơ sinh chọn nuôi theo lứa được trình bày ở Bảng 4.5
Lứa có số heo con sơ sinh chọn nuôi cao nhất là lứa thứ 4 với 11,62 con/ổ.
Lứa có số heo con sơ sinh chọn nuôi thấp nhất là lứa thứ 1 với 9,55 con/ổ.
Kết quả khảo sát được trình bày từ cao đến thấp như sau: Lứa 4 > lứa 2 > lứa 6 >
lứa 3 > lứa 7 > lứa 8 > lứa 9 > lứa 1.
Bảng 4.5 Số heo con sơ sinh chọn nuôi
TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung
bình
cộng
N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78
TB 9,55 11,24 11,17 11,62 9,93 11,22 10,71 10,35 10,05 10,65
SD 2,60 1,39 1,83 1,66 2,65 2,18 2,13 2,39 2,29 2,17
P=0,056 > 0,05
Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy số heo con sơ sinh chọn nuôi theo lứa là
không có ý nghĩa với P = 0,056 > 0,05.
So sánh với kết quả khảo sát của Nguyễn Kim Khánh (2007), tại trại heo Thịnh
Phát là 9,27 con/ổ. Mai Thị Mỹ Tiên (2009), tại xí nghiệp chăn nuôi heo Xuân Phú
là 10,29 con/ổ đều thấp hơn kết quả khảo sát của chúng tôi là 10,65 con/ổ nhưng
thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Đức (2006), tại trại heo Phước Tân III huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai là 10,78 con/ổ.
4.2.5 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh
Trọng lượng sơ sinh trung bình của quần thể là 15,65 kg/ổ.
Kết quả về trọng lượng toàn ổ heo sơ sinh theo lứa được trình bày qua Bảng 4.6
Lứa có trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh cao nhất là lứa thứ 2 với 17,46 kg/ổ.
Lứa có trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh thấp nhất là lứa thứ 9 với 13,91 kg/ổ
Kết quả khảo sát được trình bày từ cao đến thấp như sau: Lứa 2 > lứa 4 > lứa 3 >
lứa 6 > lứa 7 > lứa 8 > lứa 1 > lứa 9.
Bảng 4.6 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh
TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung
bình
Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/363oMYq
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
cộng
N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78
TB 14,31 17,46 17,15 17,45 14,51 15,98 15,35 14,77 13,91 15,65
SD 3,57 2,36 3,18 2,72 3,38 3,14 3,12 3,56 3,32 3,20
P=0,001
Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy trọng lượng sơ sinh toàn ổ theo lứa là có
ý nghĩa với P = 0,001 < 0,01.
So sánh với kết quả khảo sát của Trương Đình Toàn (2004), tại xí nghiệp chăn
nuôi heo Gò Sao là 13kg/ổ, Lư Ngọc Minh Châu (2004), tại trại heo giống 2/9 là
13,63 kg/ổ, Trần Thị Thanh Hồng (2007), tại xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú là
13,61 kg/ổ đều thấp hơn kết quả của chúng tôi là 15,65 kg/ổ, nhưng thấp hơn kết
quả của Nguyễn Văn Đức (2006), tại trại heo Phước Tân III huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai là 16,87 kg/ổ.
4.2.6 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống
Trọng lượng bình quân của heo con sơ sinh là 1,44 kg/con.
Kết quả trọng lượng bình quân của heo con sơ sinh theo lứa được trình bày qua
Bảng 4.7
Lứa có trọng lượng bình quân heo con sơ sinh cao nhất là lứa thứ 3 với 1,53
kg/con.
Lứa có trọng lượng bình quân heo con sơ sinh thấp nhất là lứa thứ 9 với 1,3
kg/con.
Kết quả khảo sát được trình bày tư cao đến thấp như sau: lứa 3 > lứa 2 > lứa 1 >
lứa 5 > lứa 4 > lứa 7 > lứa 8 > lứa 6 > lứa 9
Bảng 4.7 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống
TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung
bình
cộng
N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78
TB 1,5 1,52 1,53 1,43 1,46 1,39 1,41 1,4 1,3 1,44
SD 0,17 0,20 0,25 0,23 0,10 0,21 0,22 0,22 0,18 0,21
4132275

More Related Content

What's hot

Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...Buu Dang
 
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thịt Đóng Hộp
Thịt Đóng HộpThịt Đóng Hộp
Thịt Đóng HộpYeah Min
 
đồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộpđồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộpLô Vĩ Vi Vi
 
Huongdanvietbaocaothuctap
HuongdanvietbaocaothuctapHuongdanvietbaocaothuctap
Huongdanvietbaocaothuctaptienkhongdien
 
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngThiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngCả Ngố
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.pdfNghiên cứu công nghệ sản xuất cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.pdfMan_Ebook
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtFood chemistry-09.1800.1595
 
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdf
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdfGiáo trình Bệnh thủy sản.pdf
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdfMan_Ebook
 
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể Nivea
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể NiveaTiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể Nivea
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể NiveaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng kế hoạch E-Marketing tại Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (...
Xây dựng kế hoạch E-Marketing tại Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (...Xây dựng kế hoạch E-Marketing tại Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (...
Xây dựng kế hoạch E-Marketing tại Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (...luanvantrust
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystumNghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystumTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
 
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
 
Thịt Đóng Hộp
Thịt Đóng HộpThịt Đóng Hộp
Thịt Đóng Hộp
 
đồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộpđồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộp
 
Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra ở trâu, bò
Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra ở trâu, bòChẩn đoán bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra ở trâu, bò
Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra ở trâu, bò
 
Huongdanvietbaocaothuctap
HuongdanvietbaocaothuctapHuongdanvietbaocaothuctap
Huongdanvietbaocaothuctap
 
Luận văn: Khảo sát tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Hà Nội và nghiên cứ...
Luận văn: Khảo sát tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Hà Nội và nghiên cứ...Luận văn: Khảo sát tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Hà Nội và nghiên cứ...
Luận văn: Khảo sát tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Hà Nội và nghiên cứ...
 
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngThiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.pdfNghiên cứu công nghệ sản xuất cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.pdf
 
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
 
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdf
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdfGiáo trình Bệnh thủy sản.pdf
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdf
 
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể Nivea
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể NiveaTiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể Nivea
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể Nivea
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 
Xây dựng kế hoạch E-Marketing tại Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (...
Xây dựng kế hoạch E-Marketing tại Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (...Xây dựng kế hoạch E-Marketing tại Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (...
Xây dựng kế hoạch E-Marketing tại Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (...
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
 
Khóa luận.
Khóa luận.Khóa luận.
Khóa luận.
 
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystumNghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
 

Similar to Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở Heo Con Theo Mẹ Giai Đoạn Từ 1-21 Ngày Tuổi

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...nataliej4
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Man_Ebook
 
Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệpNghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệpTrung tam da lieu dong y
 
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Man_Ebook
 

Similar to Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở Heo Con Theo Mẹ Giai Đoạn Từ 1-21 Ngày Tuổi (20)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
 
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà Tam hoàn...
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà Tam hoàn...Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà Tam hoàn...
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà Tam hoàn...
 
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
123.pdf
123.pdf123.pdf
123.pdf
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
 
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây t...
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây t...Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây t...
Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây t...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
 
Luận án: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và biện pháp, HAY
Luận án: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và biện pháp, HAYLuận án: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và biện pháp, HAY
Luận án: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và biện pháp, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
Đề tài: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệpĐề tài: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
Đề tài: Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
 
Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệpNghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp
 
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...
 
Luận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thai
Luận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thaiLuận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thai
Luận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thai
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở Heo Con Theo Mẹ Giai Đoạn Từ 1-21 Ngày Tuổi

  • 1. BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y **************** NGUYỄN VĂN LINH KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI, SỨC SỐNG VÀ TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON THEO MẸ GIAI ĐOẠN TỪ 1-21 NGÀY TUỔI ĐƯỢC NUÔI TẠI HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi Giáo viên hướng dẫn NGUYỄN THỊ KIM LOAN Tháng 06/2011
  • 2. XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Linh Tên khóa luận: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI, SỨC SỐNG VÀ TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON THEO MẸ GIAI ĐOẠN TỪ 1-21 NGÀY TUỔI ĐƯỢC NUÔI TẠI HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa, ngày ….,tháng…..năm…… Giáo viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Kim Loan
  • 3. LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, gia đình đã nuôi nấng và dạy dỗ cho con được như ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập để tôi có được hành trang bước vào đời. Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Hợp Tác Xã Chăn nuôi heo Xuân Phú đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn toàn thể anh em công nhân trong trại đã giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để tôi hiểu thêm về kiến thức chuyên môn trong suốt thời gian thực tập. Xin gửi tình cảm của tôi đến tất cả anh em bạn bè dã giúp tôi chia sẻ những vui buồn khó khăn trong suốt thời gian thực tập xa nhà. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ! Nguyễn Văn Linh
  • 4. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài được thực hiện từ ngày 01/01/2011 đến ngày 01/05/2011 tại Hợp Tác Xã Chăn nuôi heo Xuân Phú, tỉnh Đồng Nai. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 169 heo nái của trại, kết quả ghi nhận được như sau: Nhiệt độ chuồng nuôi trung bình qua 4 tháng khảo sát là 26,17O C. Số heo con sơ sinh trên ổ là 11,43 con/ổ. Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ là 11,02 con/ổ. Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh trên ổ là 11,19 con/ổ. Số heo con sơ sinh chọn nuôi trên ổ là 10,65 con/ổ. Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống là 15,65 kg/ổ. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống là 1,44 kg/con. Số heo con cai sữa trên ổ là 9,78 con/ổ. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa là 60,71 kg/ổ. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh là 64,45 kg/ổ. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa là 6,21 kg/con. Tỷ lệ tiêu chảy trung bình của quần thể khảo sát là 45,9 %. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trung bình của quần thể khảo sát là 7,65%. Tỷ lệ chữa khỏi trung bình của quần thể khảo sát là 75,82%. Tỷ lệ tái phát trung bình của quần thể khảo sát là 15,55%. Thời gian điều trị trung bình là Tỷ lệ chết do tiêu chảy trung bình của quần thể là 3,96%. Tỷ lệ chết không rõ nguyên nhân trung bình của quần thể là 4,13%.
  • 5. MỤC LỤC TRANG Trang tựa..................................................................................................................... XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN...................................................... LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ TÓM TẮT KHÓA LUẬN......................................................................................... MỤC LỤC.................................................................................................................. DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................... DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ...................................................................................... DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................. Chương 1 MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU................................................................................ 1.2.1 Mục đích............................................................................................................ 1.2.2 Yêu cầu.............................................................................................................. Chương 2 TỔNG QUAN...................................................................................... 2.1 TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ................ 2.1.1 Vi trí địa lý........................................................................................................ 2.1.2 Lịch sử hình thành............................................................................................. 2.1.3 Nhiệm vụ của hợp tác xã................................................................................... 2.1.4 Cơ cấu tổ chức................................................................................................... 2.1.5 Cơ cấu đàn......................................................................................................... 2.1.6 Công tác giống.................................................................................................. 2.1.7 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc heo khảo sát............................................. 2.1.8 Phòng và điều trị bệnh...................................................................................... 2.1.8.1 Phòng bệnh.....................................................................................................
  • 6. 2.1.8.2 Điều trị............................................................................................................ 2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................... 2.2.1 Yếu tố cấu thành năng suất sinh sản................................................................. 2.2.1.1 Tuổi thành thục.............................................................................................. 2.2.1.2 Tuổi phối giống.............................................................................................. 2.2.1.3 Tuổi đẻ lần đầu............................................................................................... 2.2.1.4 Tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ................................................................................ 2.2.1.5 Số heo con đẻ ra trên ổ................................................................................... 2.2.1.6 Số heo con sơ sinh còn sống.......................................................................... 2.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản............................................. 2.2.2.1 Yếu tố di truyền.............................................................................................. 2.2.2.2 Yếu tố ngoại cảnh........................................................................................... 2.2.3 Biện pháp nâng cao năng suất sinh sản............................................................ 2.2.4 Bệnh tiêu chảy trên heo con.............................................................................. Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................ 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT......................................................... 3.1.1 Thời gian........................................................................................................... 3.1.2 Địa điểm............................................................................................................ 3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT............................................................................ 3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.................................................................................. 3.4 NỘI DUNG KHẢO SÁT..................................................................................... 3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT.............................................................................. 3.5.1 Nhiệt độ............................................................................................................. 3.5.2 Các chỉ tiêu khảo sát......................................................................................... 3.6 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 4.1 NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI.............................................................................. 4.2 KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT........................................................... 4.2.1 Số heo con sơ sinh trên ổ..................................................................................
  • 7. 4.2.2 Số heo con sơ sinh còn sống............................................................................. 4.2.3 Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh........................................................... 4.2.4 Số heo con sơ sinh chọn nuôi........................................................................... 4.2.5 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh................................................................. 4.2.6 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống............................................ 4.2.7 Số heo con cai sữa trên ổ.................................................................................. 4.2.8 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa.................................................................. 4.2.9 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh............................................... 4.2.10 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa......................................................... 4.2.11 Tỷ lệ tiêu chảy................................................................................................. 4.2.12 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy................................................................................. 4.2.13 Tỷ lệ chữa khỏi................................................................................................ 4.2.14 Tỷ lệ tái phát.................................................................................................... 4.2.15 Thời gian điều trị trung bình........................................................................... 4.2.16 Tỷ lệ chết do tiêu chảy.................................................................................... 4.2.16 Tỷ lệ chết không rõ nguyên nhân................................................................... Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................. 5.1 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 5.2 ĐỀ NGHỊ............................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... PHỤ LỤC...............................................................................................................
  • 8. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT HTX: Hợp tác xã LL: Landrace thuần Dr: Duroc thuần YL: cha Yorkshire x mẹ Landrace LY: cha Yorkshire x mẹ Landrace FMD: Foot and Mouth Disease – Bệnh lở mồm long móng PRRS: Procine Reproductive and Respiratory Syndrome (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo) Parvo: Parvovirus AD: giả dại IM: tiêm bắp M.M.A: Viêm tử cung ( Metritis), viêm vú ( Mastitis), mất sữa ( Agalactia) NISF: National Swine Improvement Federation SHCSSBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh bình quân trên ổ. HCSSCSBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh còn sống bình quân trên ổ SHCSSCSHCBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh bình quân trên ổ SHCSSCNBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh chọn nuôi bình quân trên ổ TLBQTỔHCSSCS: Trọng lượng bình quân toàn ổ heo con sơ sinh còn sống trên ổ TLHCSSCS: Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống SHCCS/Ổ: Số heo con cai sữa trên ổ TLBQHCCS: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa TLBQHCCSHC: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa hiệu chỉnh TLBQHCCS: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa TLTC: Tỷ lệ tiêu chảy TLNCTC: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy TLCK: Tỷ lệ chữa khỏi bệnh TLTP: Tỷ lệ tái phát TGDT: Thời gian điều trị TLCDTC: Tỷ lệ chết do tiêu chảy TLCKRNN: Tỷ lệ chết không rõ nguyên nhân
  • 9. DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo của trại…………………………………………………. Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng vaccine của trại…………………………………. Bảng 2.3 Lịch tiêm thuốc khi heo đẻ…………………………………………….. Bảng 2.4 Định lượng thức ăn theo ngày đẻ……………………………………… Bảng 2.5 Hệ số di truyền của một số tính trạng…………………………………. Bảng 2.6 Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa…………………… Bảng 2.7 Tuần suất phân lập mầm bệnh gây tiêu chảy ở heo con theo mẹ……… Bảng 3.1 Hệ số hiệu chỉnh heo con sơ sinh còn sống theo lứa………………….. Bảng 3.2 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về 21 ngày tuổi theo ngày cân…. Bảng 3.3 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về 21 ngày tuổi theo số con giao nuôi Bảng 3.4 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về 21 ngày tuổi theo lứa đẻ…….. Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi………………………………………………….. Bảng 4.2 Số heo con sơ sinh trên ổ …………………………………………….. Bảng 4.3 Số heo con sơ sinh còn sống…………………………………………. Bảng 4.4 Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh theo lứa……………………. Bảng 4.5 Số heo con sơ sinh chọn nuôi………………………………………… Bảng 4.6 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh…………………………………. Bảng 4.7 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống……………………. Bảng 4.8 Số heo con cai sữa trên ổ...................................................................... Bảng 4.9 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa.................................................... Bảng 4.10 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh theo lứa.................. Bảng 4.11 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa........................................... Bảng 4.12 Tỷ lệ tiêu chảy theo lứa................................................................... Bảng 4.13 Tỷ lệ tiêu chảy theo tháng................................................................ Bảng 4.14 Tỷ lệ tiêu chảy theo tuần.................................................................... Bảng 4.15 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa.....................................................
  • 10. Bảng 4.16 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo tháng.......................................................... Bảng 4.17 Tỷ lệ chữa khỏi theo lứa........................................................................... Bảng 4.18 Tỷ lệ chữa khỏi theo tháng....................................................................... Bảng 4.19 Tỷ lệ tái phát theo lứa................................................................................ Bảng 4.20 Tỷ lệ tái phát theo tháng........................................................................... Bảng 4.21 Thời gian điều trị trung bình theo lứa....................................................... Bảng 4.22 Thời gian điều trị trung bình theo tháng.................................................... Bảng 4.23 Tỷ lệ chết do tiêu chảy theo lứa................................................................ Bảng 4.24 Tỷ lệ chết do tiêu chảy theo tháng........................................................... Bảng 4.25 Tỷ lệ chết không rõ nguyên nhân theo lứa.............................................. Bảng 4.26 Tỷ lệ chết không rõ nguyên nhân theo tháng..........................................
  • 11. Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Heo là loài gia súc có thể thích nghi ở mọi vùng, mọi miền đất nước và còn là loài ăn tạp nên có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn cho chúng. Nếu được quan tâm đúng mức thì chất lượng quầy thịt sẽ tăng cao, số lượng đầu heo tăng cao, giá thành hạ. Để đạt được kết quả như vậy, các trại phải đánh giá được khả năng sinh sản của nái tại trại để chủ động trong việc cải thiện con giống của mình. Xuất phát từ những mục đích trên, được sự phân công của khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của Th.s Nguyễn Thị Kim Loan, được sự đồng ý của Hợp Tác Xã Chăn nuôi heo Xuân Phú, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái, sức sống và tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ trong giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi được nuôi tại Hợp Tác Xã Chăn nuôi heo Xuân Phú tỉnh Đồng Nai”. 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1 Mục đích Đánh giá khả năng sinh sản của heo nái tại trại, sức sống của heo con theo mẹ trong giai đoạn này, và tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ trong giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi. Từ những kết quả thu được rút ra những kết luận có ích cho công tác giống tại trại. 1.2.2 Yêu cầu Theo dõi được các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của từng cá thể nái, sức sống của heo con và tình trạng sức khỏe của chúng trong giai đoạn này.
  • 12. Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ 2.1.1 Vị trí địa lý Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi heo XUÂN PHÚ được xây dựng trên vùng đất cao, thuộc Ấp Bình Tân, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Cách quốc lộ 1A khoảng 2km theo hướng Đông Nam. Phía Bắc giáp quốc lộ 1A. Phía Nam giáp với huyện Cẩm Mỹ. Phía Đông giáp với núi Gia Lào. Phía Tây giáp với thị xã Long Khánh. Do vị trí của hợp tác xã gần tuyến đường quốc lộ 1A nên thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm chăn nuôi. Ngoài ra, HTX nằm cách xa khu dân cư nên cũng hạn chế được dịch bệnh và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh hoạt của người dân xung quanh. 2.1.2 Lịch sử hình thành HTX được thành lập ngày 31/08/2004 với quy mô 600 nái, dưới sự quản lý của công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo CP Việt Nam. 2.1.3 Nhiệm vụ của hợp tác xã Cung cấp heo con cai sữa cho công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo CP Việt Nam. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu nhân sự (phân chia theo trình độ) Đại học: 1 người Trung cấp: 2 người Công nhân, nhà bếp:12 người, bao gồm: - Tổ giống: nuôi heo hậu bị chờ phối, nái khô, nái chửa, heo nọc.
  • 13. - Tổ nái: nuôi nái đẻ, nái nuôi con và heo con sơ sinh đến 21 ngày tuổi. - Tổ phục vụ: thợ điện, nấu ăn và dọn dẹp vệ sinh chung.. 2.1.5 Cơ cấu đàn Tính đến hết ngày 01/05/2011 tổng đàn heo của HTX đang có là 1803 con. Cơ cấu đàn được trình bày trong Bảng 2.1 Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo Loại heo Số con Heo nái 578 Heo hậu bi 30 Heo nọc 2 Heo con theo mẹ 1078 Heo con cai sữa 115 Tổng 1803 (Nguồn: phòng Kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2011) 2.1.6 Công tác giống Các giống heo hiện có ở hợp tác xã gồm: - LL: Landrace thuần - Đr: Duroc thuần - YL: cha Yorkshire x mẹ Landrace - LY: cha Yorkshire x mẹ Landrace Đàn heo của hợp tác xã đã trải qua nhiều thế hệ lai, cái hậu bị được tuyển chọn từ các trại heo giống khác nhau như: Minh Lập 2, Trảng Bàng, Xuân Phú, Bảo Lộc 2, Xuyên Mộc, Trảng Bom 2 với các nhóm giống như: Landrace x Yorkshire, hoặc Yorkshire x Landrace, có nguồn gốc rõ ràng, mỗi nái có thẻ theo dõi riêng, ghi rõ gia phả và các chỉ tiêu quan trọng như: ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con đẻ ra, số con còn sống, số ngày nuôi con, trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa. Phương thức phối: Ở HTX chỉ có gieo tinh nhân tạo, do không có heo nọc giống, chỉ có heo nọc làm nhiệm vụ thí tình nên nhập tinh của các trại giống khác của CP. 2.1.7 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc heo khảo sát 2.1.7.1 Chuồng trại
  • 14. Chuồng nuôi heo được xây dựng thành từng dãy riêng biệt, hai mái lợp tole, nền bằng xi măng, gồm có 5 dãy, một dãy nái khô và mang thai, 3 dãy nái đẻ, 1 dãy cách ly và nuôi heo hậu bị, có lối đi riêng ở giữa, mỗi dãy có nhiều ô, có cửa cho heo ra vào bằng sắt. Các dãy chuồng được xây dựng theo kiểu chuồng kín, bên trong có hệ thống tấm làm mát, và quạt hút làm tăng sự thông thoáng và làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi. Nền chuồng được làm bằng xi măng, có độ dốc thích hợp và có rãnh thoát nước giúp chất thải được lưu thông dễ dàng. Nền sàn cách nền chuồng khoảng 1,5m (chỗ cao nhất) và 1m (chỗ thấp nhất). Chuồng nái mang thai: Chuồng sàn dạng cá thể làm bằng song sắt, máng ăn bằng inox, núm uống tự động Chuồng nái đẻ nuôi con: Chuồng sàn, máng ăn bằng inox, núm uống tự động, mỗi con một ô chuồng. Chuồng nái hậu bị: Chuồng được thiết kế bằng song sắt, núm uống tự động, máng ăn bán tự động, mỗi ô chuồng khoảng 20 con. 2.1.7.2 Thức ăn Thức ăn được cung cấp bởi công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo CP Việt Nam. - Heo nái mang thai: sử dụng thức ăn 566 SF - Heo nái đẻ, heo hậu bị, heo nọc thí tình: sử dụng thức ăn 567 SF - Heo con: sử dụng thức ăn 550S 2.1.7.3 Nước uống Có 2 hệ thống cung cấp nước: nước được bơm từ giếng lên bồn nước, sau đó theo hệ thống ống 1 đến từng ô cho heo uống, dùng máy bơm, bơm nước vào ống thứ 2 từ bồn chứa đến từng dãy chuồng để bơm lên hệ thống làm mát, để tắm cho heo và dùng để vệ sinh chuồng trại. 2.1.7.4 Vệ sinh phòng bệnh trong trại heo - Vệ sinh chuồng trại
  • 15. Bố trí hố sát trùng ở khu vực cổng ra vào, người sau khi ra vào trại đều phải đi qua phòng sát trùng, phương tiện ra vào trại phải đi qua hố sát trùng và được phun thuốc sát trùng đối với tất cả mọi loại phương tiện khi ra vào trại. Sau mỗi đợt cai sữa, chuyển heo, chuồng heo được cọ rửa và sát trùng sạch sẽ theo đúng như quy định của công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo CP Việt Nam. Chuồng heo được phun xịt bằng vòi nước cao áp, sau đó những tấm sàn bằng nhựa và tấm đan bằng bê tông được tháo ra để chà rửa sạch và ngâm với thuốc sát trùng NAOH trong vòng 1 ngày. Quét dọn xung quang chuồng nuôi, nạo vét cống rãnh, đường mương thoát nước, định kì sát trùng toàn chuồng trại. Sau khi đã được quét dọn sạch, tấm sàn nhựa và tấm đan bằng bê tông lại được lắp như cũ và được phun sát trùng bằng nước vôi pha loãng. Sau đó toàn chuồng trại được phun sát trùng một lần cuối cùng bằng thuốc Omnicide. Lối đi bên ngoài mỗi dãy chuồng được quét dọn 1lần/ngày và được phun thuốc sát trùng trước và sau khi chuyển heo, hoặc lùa heo con đi. Công nhân đi lên trại làm việc phải qua 1 phòng sát trùng, được trang bị đồ bảo hộ khi làm việc, tất cả đồ làm việc của công nhân đều được sát trùng ngay sau khi đi làm về và được tách rời với đồ dùng hàng ngày. Nghiêm cấm việc qua lại giữa các trại nếu không có việc gì cần thiết. Đối với khách thăm quan đều phải thông qua sự hướng dẫn và quy định của trại khi qua các khu vực chăn nuôi. - Quy trình tiêm phòng vaccine của trại được trình bày ở Bảng 2.2 Chú thích: FMD: lở mồm long móng PRRS: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo Parvo: Parvovirus AD: giả dại IM: tiêm bắp Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng vaccine của trại heo Loại heo Thời gian tiêm Phòng bệnh Liều Đường cấp
  • 16. Heo con theo mẹ 2 tuần sau sinh Mycoplasma 2 ml IM 3 tuần sau sinh Dịch tả 2 ml IM Heo cai sữa 5 tuần sau sinh Dịch tả 2 ml IM 7 tuần sau sinh FMD 2 ml IM Heo hậu bị Tuần 2 AD + Parvo lần 1 2 ml, 5 ml IM Tuần 3 Dịch tả + FMD 2 ml IM Tuần 4 Mycoplasma 2 ml IM Tuần 5 PRRS 2 ml IM Tuần 6 AD + Parvo lần 2 2 ml, 5 ml IM Heo nái 10 tuần thai kì Dịch tả 2 ml IM 12 tuần thai kì FMD + E.coli lần 1 2 ml, 2 ml IM 14 tuần thai kì E.coli lần 2 2 ml IM Heo nọc 6 tháng 1 lần Dịch tả 2 ml IM 6 tháng 1 lần FMD + AD 2 ml, 2 ml IM (Nguồn: phòng Kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2011) - Các loại thuốc và thành phần của một số loại thuốc được sử dụng trong trại: + TENALINE 20% LA: Trong 100ml Tenaline 20% chứa Oxyterracyline………………200.000 IU + AMPISUR: Trong 100ml Ampisur chứa Ampicilin (dạng trihydrate)……………100mg Colistin (dạng Sulfate)………………….250.000 IU + VETRIMOXIN: Trong 100ml Vetrimoxin chứa Amoxylin (dạng muối trihydrate)………….150mg + HITAMOX: Trong 1 ml dung dịch chứa Amoxicillin trihydrate……………….2000mg + LUTALYSE + DIACOXIN: Trong 1ml có chứa: Toltreazuril ………………………50mg (5.0%w/v) Propylene Glycol, Simthicone……..vừa đủ 1ml
  • 17. + Xanthan Gum, acid Citric, Sodium Benzoate, Sodium Propinate, Sucrose và Deionised: Mỗi 1ml chứa 10g hoạt chất 1-cyclopropy (4 thyl-1 piperazinyl)-6- fluroro-1, 4-dihydro-4-oxo-3-quinoline carboxylic acid 2.1.7.5 Quy trình nuôi dưỡng thú khảo sát - Đối với heo nái đẻ và nuôi con Theo quy định của công ty, trước khi đẻ khoảng 10 ngày nái được chuyển lên chuồng sàn dành cho nái đẻ, nhưng do trại áp dụng biện pháp cùng vào cùng ra nên có một số heo nái không thể đưa lên trước 10 ngày được. Trước khi nái mang thai được chuyển lên chuồng đẻ sẽ được tắm sạch sẽ. Nái được theo dõi thường xuyên khi có dấu hiệu sắp sinh thì sẽ được vệ sinh lại một lần nữa quanh vùng mông và nền sàn. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: lồng úm, khăn lau, cồn iốt, và các dụng cụ hỗ trợ khác. Trước hoặc trong khi sinh, nái sẽ được tiêm kháng sinh để đề phòng viêm nhiễm xảy ra. Đến khi gần sinh xong hoặc những trường hợp đẻ khó sẽ được tiêm Oxytocin giúp dễ sinh và tống nhau ra ngoài nhanh hơn. Lịch trình tiêm thuốc khi heo đẻ được trình bày ở Bảng 2.3 Bảng 2.3 Lịch trình tiêm thuốc khi heo đẻ Ngày heo đẻ Thuốc Ngày thứ 1 15-20 ml Amoxicillin + 3-5 oxytocin Ngày thứ 2 3-5 oxytocin Ngày thứ 3 15-20 ml Amoxicillin + 3-5 oxytocin (Nguồn: phòng Kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2011) Khi nái đẻ xong sẽ ăn ít, nái sẽ ăn lại bình thường sau 2-3 ngày sau khi đẻ. Mỗi ngày cho ăn 3 lần (6 giờ sáng, 10 giờ trưa, và lúc 4 giờ chiều), không tắm cho heo nái trong thời gian này và cho ăn với lượng thức ăn được trình bày qua Bảng 2.4 - Đối với heo con theo mẹ Heo con sau khi sinh được lau sạch, bấm răng, cắt đuôi, cắt rốn và sát trùng bằng cồn iod, ủ ấm bằng đèn hồng ngoại. Khi heo nái đẻ được 5-6 con thì bắt ra cho bú để khích thích heo đẻ tiếp, khi đẻ xong tiến hành cân trọng lượng toàn ổ. Bảng 2.4 Định lượng thức ăn cho heo nái đẻ và nuôi con
  • 18. Ngày Lượng thức ăn(kg/con/ngày) Lứa 1 Từ lứa 2 trở đi 1 1,5 2,5 2 3 3,5 3 4 4.5 4 4,5 5 5 5 5,5 6 5,5 6 >7 6 6 (Nguồn: phòng Kỹ thuật trại heo Xuân Phú, 2011) Tùy số lượng con nhiều hay ít, trọng lượng của heo con mà tiến hành ghép bầy và loại những con dị tật, những con quá yếu hay quá nhỏ. Sau 3 ngày được chích sắt 1ml/con và ampisure 0,5ml/con. Trong thời gian này tiến hành bấm tai heo và thiến đực thương phẩm. Heo con cai sữa lúc 21 ngày tuổi, những con heo còn yếu và nhỏ sẽ được giữ lại và ghép chung một bầy để tiếp tục cho mẹ nuôi thêm một thời gian. Trong thời gian heo con theo mẹ không được tắm cho heo con, cán bộ kĩ thuật và công nhân trong trại có trách nhiệm phải theo dõi hằng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời những heo con bị các bệnh như: tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, … Heo con được tập ăn lúc 4-5 ngày tuổi. 2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.2.1 Yếu tố cấu thành năng suất sinh sản Hiệu quả chăn nuôi hầu như phụ thuộc nhiều vào sức sinh sản của nái, đó là số heo con cai sữa trên nái trên năm. Trong đó, số heo con cai sữa trên nái trên năm phụ thuộc vào các chỉ tiêu như: Số lứa đẻ trên nái trên năm, số heo con sơ sinh còn sống, số heo con cai sữa trên lứa và heo hậu bị cái đẻ sớm cũng là yếu tố khá quan trọng. Như vậy, để nâng cao năng suất sinh sản thì heo nái sinh sản phải sớm thành thục, đẻ lứa đầu sớm, đẻ nhiều con trên một lứa với số con chọn nuôi cao và đẻ được nhiều lứa trên một năm.
  • 19. Xây dựng một đàn nái có khả năng sinh sản cao, đẻ nhiều con, tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao, phẩm chất thịt tốt, đó là mục tiêu mà trại luôn mong muốn. 2.2.1.1 Tuổi thành thục Tuổi thành thục của heo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý… Heo hậu bị cái tuổi thành thục khoảng 6-9 tháng. Vì vậy mà những chỉ tiêu này được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, góp phần làm cho heo thành thục sớm, phối giống đậu thai sớm. Heo thành thục sớm giúp nhà chăn nuôi heo tiết kiệm được thời gian, thức ăn, công chăm sóc và một số chỉ tiêu khác mà năng suất sinh sản của heo không bị ảnh hưởng. Do đó, cần theo dõi kỹ thời gian động dục và phối giống đúng lúc, góp phần nâng cao hiệu quả sinh sản. 2.2.1.2 Tuổi phối giống lần đầu Theo Trần Thị Dân (1997, trích dẫn bởi Ngô Lê Khanh Di, 2003), heo thường được phối giống khi đạt trọng lượng khoảng 110 kg từ sau 7-10 tháng tuổi. Đối với heo hậu bị nên phối 12-36 giờ và heo nái rạ 18-36 giờ sau khi có biểu hiện động dục. 2.2.1.3 Tuổi đẻ lần đầu Tuổi đẻ lần đầu cũng chịu ảnh hưởng bởi sự thành thục giới tính và tuổi phối giống lần đầu. Tuổi đẻ lần đầu là số tuổi của nái cho đến khi đẻ lần đầu tiên. Thông thường heo hậu bị khoảng 7 tháng tuổi sẽ có biểu hiện động dục lần đầu. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2007), nên cho nái đẻ lần đầu tiên lúc 12 tháng tuổi, nhưng không quá 14 tháng tuổi và đối với heo ngoại cho phối giống lúc 9 tháng tuổi và khối lượng không dưới 90 kg (giống heo ngoại nuôi thích nghi ở Việt Nam). 2.2.1.4 Tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ Tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ có quan hệ mật thiết với nhau, muốn có tỷ lệ đẻ cao thì tỉ lệ đậu phải cao. Nhưng bên cạnh đó phải làm sao giảm tỷ lệ sẩy thai, mang thai giả. 2.2.1.5 Số heo con đẻ ra trên ổ
  • 20. Muốn có số heo con đẻ ra trên ổ nhiều thì phải xác định và phối giống đúng thời điểm số trứng rụng nhiều, tỷ lệ phôi chết trong khi mang thai thấp, kỹ thuật phối, chăm sóc nuôi dưỡng sau phối, mang thai, tuổi của mẹ… đều ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2007), tinh trùng heo có thể kéo dài và sống trong tử cung khoảng 45-48 giờ. Phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4 nếu tính từ lúc bắt đầu động dục hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực khoảng 6-8 tiếng thì cho phối. Ngoài ra, việc cải tạo con giống là vấn đề hàng đầu để nâng cao tính mắn đẻ của heo nái. 2.2.1.6 Số heo con sơ sinh còn sống Số heo con sơ sinh còn sống phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của bào thai. Theo Nguyễn Bạch Trà (1998), từ khi thụ tinh đến 25 ngày thì số phôi thường chết 2/3 trong tổng số hao hụt cho đến khi sanh. Phôi thai chịu ảnh hưởng bởi dinh dưỡng của heo mẹ, điều kiện ngoại cảnh và cơ thể thú mẹ. Ở thời kỳ thai, sự chết thai cũng ảnh hưởng đến số heo con sơ sinh còn sống. Chết thai thường xảy ra khi nuôi nhốt nái mang thai quá chật, stress, dinh dưỡng kém, quản lý… Ngoài ra, số heo con sơ sinh còn sống trên lứa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lứa đẻ, giống, bệnh tật của nái (do nhiễm trùng, Aujeszky, Leptospirosis…), nái bị stress khi đẻ, quá mập. Số heo con sơ sinh còn giảm dần theo lứa đẻ, thông thường đẻ giảm dần từ lứa thứ 6 trở về sau. Nhưng với các biện pháp tốt trong chăm sóc, dinh dưỡng, thú y nhằm đạt được số heo con sơ sinh còn sống trên ổ cao và khỏe mạnh, có thể đánh giá được hiệu quả trong sản xuất của từng trại. Theo Evans (1989, trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996), nếu cai sữa sớm trước 3 tuần tuổi, sẽ gây giảm số trứng rụng ở lần phối kế tiếp, kéo theo gia tăng tỷ lệ chết thai ở lần mang thai này. Sau khi cai sữa, heo có biểu hiện lên giống sau đó khoảng 4-10 ngày tùy thuộc từng cá thể, trong suốt thời gian này, người trực tiếp chăm sóc quản lý heo phải quan sát thật kỹ để phối giống cho đúng thời điểm nếu không sẽ phải chờ thêm 1 chu kỳ nữa gây tốn kém thức ăn, công chăm sóc…. 2.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
  • 21. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng có 2 yếu tố quan trọng nhất là yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh. 2.2.2.1 Yếu tố di truyền Di truyền là đặc tính sinh vật học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc tính này được tính bằng tỷ lệ phần trăm di truyền trong việc tạo nên giá trị kiểu hình gọi là hệ số di truyền. Thời gian lên giống lại của heo nái biến động từ 4-10 ngày sau khi cai sữa heo con, khoảng thời gian này chịu ảnh hưởng của di truyền không cao và không có biểu hiện của ưu thế lai, ước lượng chỉ tiêu di truyền của chỉ tiêu này khoảng 0,25%. Theo Fahmy và ctv (1979, trích dẫn bởi Ngô Lê Khanh Di, 2003), hệ số di truyền của một số tính trạng được thể hiện qua bảng 2.5 Nhìn chung, hệ số di truyền của các tính trạng tương đối thấp, nó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó, cần kiểm tra đồng bộ và chính xác hơn. Trong cùng một loài, một giống, cùng một giới tính, cùng một cha mẹ nhưng khả năng sinh sản có thể khác nhau. Sự khác nhau đó là do quá trình biến dị di truyền trong quá trình hình thành giao tử, sự bắt chéo, trao đổi đoạn nhiễm sắc thể và sự tổng hợp thụ tinh khác nhau. Bảng 2.5 Hệ số di truyền của một số tính trạng Tính trạng Hệ số di truyền Mức độ Số con còn sống đến cai sữa 0 Thấp Số con đẻ ra 0,10 Thấp Số con cai sữa 0,10 Thấp
  • 22. Trọng lượng sơ sinh 0,20 Thấp Trọng lượng cai sữa toàn ồ 0,20 Thấp Hệ số tiêu tốn thức ăn 0,25 Trung bình Tuổi thành thục 0,35 Trung bình Độ dày mỡ lưng 0,4 Cao (Nguồn: Phạm Trọng Nghĩa, 2005) 2.2.2.2 Yếu tố ngoại cảnh Tiểu khí hậu chuồng nuôi đảm bảo theo nhu cầu của thú, thì thú có khả năng sinh sản tốt hơn, ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của thú. Theo Zimmerman (1996, trích dẫn bởi ngô Lê Khanh Di, 2003), nhiệt độ cao trên 35O C sẽ làm chậm hoặc ngăn cản sự xuất hiện của động dục, giảm rụng trứng, tăng tình trạng chết thai sớm, heo nái hậu bị mỗi ngày chịu đựng 40O C trong 2 giờ trong khoảng từ 1-13 ngày thì sau khi phối giống tỷ lệ đậu thai giảm 35%-40%. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, muốn heo sinh sản tốt thì phải cung cấp đủ năng lượng, acid amin, khoáng…. Các bệnh lý khác đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo như: Viêm nhiễm đường sinh dục sau khi phối, trước khi phối, sau khi sinh. Tất cả những sai phạm trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý sẽ làm cho heo nái giảm khả năng sinh sản 2.2.3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN Các khâu chọn lọc và nhân giống phải chú trọng hàng đầu, từ đó mới có thể nâng cao khả năng sinh sản của heo. Ngoài ra, còn sử dụng một số biện pháp như: quan sát kỹ để phối cho đúng thời điểm, sử dụng biệp pháp cho lên giống đồng loạt. Ở các trại heo giống, phần lớn người ta sử dụng phương pháp nhân giống thuần tạo ra thế hệ sau thuần chủng để cung cấp con giống cho các trại heo thương phẩm. Ngược lại, các trại heo thương phẩm thường sử dụng ưu thế lai, ở đời con có sức sống, sức sinh sản cao hơn đời bố mẹ.
  • 23. Mục đích của lai tạo giống là nâng cao phẩm chất đàn heo để thích nghi với điều kiện chăn nuôi heo ở Việt Nam, và nâng cao khả năng sản xuất của chúng một các cơ bản. 2.2.4 Tiêu chảy heo con 2.2.4.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con Heo con khi còn trong bụng mẹ sẽ nhận được chất dinh dưỡng từ máu mẹ thông qua động mạch rốn, do đó bộ máy tiêu hóa chưa hoạt động. Khi sinh ra, heo con bị cắt đứt nguồn dinh dưỡng được cung cấp trực tiếp nên bộ máy tiêu hóa phải hoạt động để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên, sự hoạt động của bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. 2.2.4.2 Chứng tiêu chảy Tiêu chảy trên heo con rất đa dạng, gây viêm dạ dày, ruột, đi phân lỏng làm mất nước và chất điện giải, máu cô đặc làm con vật gầy nhanh, dễ dẫn đến tử vong hoặc còi cọc chậm lớn 2.2.4.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy Tiêu chảy ở heo con rất phổ biến, thường gặp ở heo con theo mẹ từ 1-21 ngày tuổi và cũng chiếm tỉ lệ khá cao ở giai đoạn sau đó. Diễn biến với nhiều mức độ khác nhau và xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp (Nguyễn Như Pho, 2000) - Do heo mẹHeo nái trong quá trình mang thai được nuôi dưỡng kém, thiếu chất khoáng, protein hoặc bệnh làm ảnh hưởng đến bào thai nên trọng lượng sơ sinh giảm, khả năng chống bệnh tật rất yếu kém. Heo mẹ bị hội chứng M.M.A thì heo con bú sữa có sản dịch viêm hoặc liếm dịch viêm trên nền chuồng, từ đó gây tiêu chảy. Trên những heo mẹ kém sữa hay mất sữa, heo con bú được ít hay không được bú sữa đầu nên sức đề kháng kém, dễ phát sinh bệnh (Nguyễn Như Pho, 2000). Ở những đàn mà heo mẹ co nhiều sữa và giàu chất dinh dưỡng, heo con bú nhiều sữa sẽ không tiêu hóa kịp hoặc có nhiều chất khó tiêu sẽ bị đẩy xuống ruột già, đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ (Võ Văn Ninh 2001).
  • 24. - Do heo con Heo con mới sinh có khả năng tiết acid clohydric rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa men pepsinogen thành pepsi (men tiêu hóa chất đạm), điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn độc từ đường ruột xuống miệng, dạ dày đến ruột non gây tiêu chảy. Do khả năng điều tiết nhiệt của heo con chưa cao, do lớp mỡ dưới da ít, trung tâm điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh nên heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn dẫn đến tiêu chảy (Phùng Ứng Lâm, 1985). Heo con bị viêm rốn do E.coli cũng có thể dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, đặc tính liếm sáp dịch viêm tử cung vấy bẩn trên nền chuồng cũng là một trong những điều kiện gây tiêu chảy trên heo con. Theo Võ Văn Ninh 2001, thời kì mọc răng cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. Hai thời điểm heo con sốt và tiêu chảy là lúc 7-10 ngày và 23-29 ngày tuổi tương ứng với thời kì mọc răng sữa tiền hàm số 3 hàm dưới và răng sữa tiền hàm số 4 hàm trên. Nhu cầu sắt (Fe) cho heo con sơ sinh mỗi ngày cần 7-10mg Fe để tạo máu và chống đỡ bệnh tật, nhưng sữa mẹ cung cấp không quá 2mg Fe/ngày. Sau khi sinh 3 ngày, lượng glucose do heo mẹ cung cấp cũng thiếu, trong khi đó heo con cần nhiều năng lượng để chống lại lạnh. Vì vậy, cần tiến hành tiêm 1ml Dextran Feloai 100mg và 5-10ml dung dịch glucose 40% cho mỗi con heo con nhằm tăng cường sức đề kháng cho heo (Trương Lăng, 1995). - Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Heo con vận động làm tăng trao đổi chất nên tăng cường sức đề kháng với bệnh, nếu thiếu vận động heo con cũng có thể bị tiêu chảy (Phùng Ứng Lâm, 1985). Do vệ sinh chuồng trại kém, hệ thống nước uống không đảm bảo vệ sinh hoặc heo con uống nước lạnh cũng gây tiêu chảy. Do nhiệt độ lồng úm heo con trong tuần đầu không đủ ấm, do bấm răng heo con không kĩ, khi bú heo con gây viêm vú cho heo mẹ. Heo con bú sữa viêm, hay
  • 25. không bú sữa đầu đầy đủ hoặc do thức ăn heo mẹ kém phẩm chất nên ảnh hưởng đến chất lượng sữa dẫn đến tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 2000). Do thiết kế chuồng trại không đúng kĩ thuật, ẩm ướt, mưa tạt gió lùa, thông thoáng kém, nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng đều có thể gây tiêu chảy cho heo con. Do quản lý, chuyển chuồng, nhập tách đàn gây stress hoặc do cho heo con tập ăn đột ngột cũng gây tiêu chảy. - Do vi sinh vật Vi sinh vật là nguyên nhân hiện diện trong mọi trường hợp của bệnh tiêu chảy heo con, có thể nói đây là tác nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy heo con. Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy ra với các loại mầm bệnh có sẵn trong chuồng trại (do sát trùng không kĩ), do mầm bệnh từ heo mẹ truyền sang, hoặc mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống. Vi khuẩn gồm 2 nhóm, đó là vi khuẩn khu trú thường xuyên trong ống tiêu hóa như: E. coli, Salmonella, Klebsiella, Proteus….và nhóm vi khuẩn tạp nhiễm đồng hành với thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa như: Staphylococci, Streptococci..., loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh ở đường tiêu hóa. Virus: người ta cũng chứng minh virus cũng là tác nhân gây tiêu chảy thường là Rotavirus, Enterovirus, Coronavirus…. Kí sinh trùng tác động thông qua việc tranh chấp với kí chủ, tiết nội hoặc ngoại độc tố, làm giảm sức đề kháng và làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân khác tấn công gây bệnh. Theo Hurgerford (1990), đã liệt kê 55 nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con, trong đó có 9 nguyên nhân do virus, 15 nguyên nhân do vi khuẩn, 9 nguyên nhân do kí sinh trùng, 7 trường hợp ngộ độc và 15 trường hợp bắt nguồn từ các bệnh nội khoa. Theo Nguyễn Như Pho (1995), hệ vi sinh vật được biểu thị qua Sơ đồ 2.1
  • 26. Sơ đồ 2.1 Hệ vi sinh vật đường ruột (Nguồn: Nguyễn Như Pho, 1995) Sơ đồ 2.1 Hệ vi sinh vật đường ruột (Nguồn: Nguyễn Như Pho, 1995) Các mầm bệnh gây tiêu chảy được trình bày qua Bảng 2.6 Bảng 2.6 Một số mầm bệnh có thể gây nhiễm gây tiêu chảy ở heo con Tên mầm bệnh Tên bệnh Virus Corona (T.G.E virus) Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm Coronavirus Dịch tiêu chảy ở heo con Rotavirus Tiêu chảy do Rotavirrus Vi trùng Clostridium perfringens type A Tràng độc huyết Vi sinh vật có lợi Lactobacillus Acidophilus Nấm men Saccharomyces Tiết chất có tính kháng sinh Vi sinh vật có hại Các loại vi sinh gây bệnh Tiết độc chất
  • 27. Clostridium perfringens type C Viêm ruột hoại tử E.coli Tiêu chảy do E.coli Salmonella Phó thương hàn Treponema hyodysenteriae Hồng lỵ Camphylobacter coli Tiêu chảy do Campylobacter Nguyên sinh vật Isopora suis Cầu trùng Cryptosporidium spp Cầu trùng Eimeria Cầu trùng (Nguồn: Nguyễn Như Pho, 2001) Ở heo con theo mẹ, tần suất phân lập mầm bệnh gây tiêu chảy được trình bày qua Bảng 2.7 Bảng 2.7 Tần suất phân lập mầm bệnh gây tiêu chảy ở heo con theo mẹ Mầm bệnh Tỷ lệ(%) Escherichia coli 45,6 Isospora suis 23,0 Rotavirus 20,9 T.G.E 11,2 Enterovirus 2,0 Pavovirus 0,7 Coronavirus 0,5 Calicivirus 0,2 Salmonella 0,1 Treponema hyodysenteriae 0,1 Nguyên nhân khác 14,0 (Nguồn: Nguồn Nguyễn Như Pho, 2001)
  • 28. 2.2.4.4 Cơ chế sinh bệnh Theo Nguyễn Như Pho (1995), cơ chế sinh bệnh được trình bày qua Sơ đồ 2.2 Theo Nguyễn Như Pho (2000), trong giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi, heo con thiếu HCl tự do làm giảm khả năng tiệt trùng dạ dày - ruột, tạo điều kiện phát triển cho vi sinh vật gây thối rữa làm giảm khả năng tiêu hóa protein. Các vi khuẩn và các độc tố của chúng, chất độc do phân giải thức ăn sẽ tác động lên niêm mạc ruột làm nhu động ruột tăng dẫn đến tiêu chảy. Tiêu chảy làm mất nước và chất điện giải, cô đặc máu, cơ thể thú trúng độc, thú bị suy nhược nặng do 2 yếu tố: Nguyên nhân không do vi sinh Do vi sinh vật có hại Stress Thần kinh bất ổn Giảm nhu động ruột Giảm tiết dịch đường tiêu hóa Nhiễm trùng đường tiêu hóa Viêm ruột Kích thích nhu động Tiêu chảy Ngộ độc Độc tố vi sinh vật Mất nước và chất điện giải Giảm sức đề kháng
  • 29. Sơ đồ 2.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy (Nguồn: Nguyễn Như Pho, 1995) - Cơ thể gầy nhanh, mắt hõm, bụng tóp, da nhăn. - Heo con lười bú nên bú được ít sữa, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và sữa bị đẩy nhanh qua đường tiêu hóa do nhu động tăng, chất dự trữ của cơ thể giảm, heo con suy nhược nhanh, và thường chết vào ban đêm do lạnh. 2.2.4.5 Triệu chứng Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý xảy ra với các đặc điểm: - Gia tăng lượng phân thải ra hàng ngày. - Gia tăng lượng nước trong phân. - Gia tăng số lần thải phân. Sự phát sinh của bệnh lý rất đa dạng, có thể có những biểu hiện đặc trưng như: - Viêm phần ruột non làm cho sự tiêu hóa hấp thu kém. - Viêm ở phần trực tràng sẽ có số lần đi phân gia tăng. - Heo con gầy đẹt, vùng đuôi bê bết phân. - Niêm mạc mắt, mồm nhợt nhạt. Hình thức tiêu chảy thay đổi theo nguyên nhân và mức độ. Như tiêu chảy với phân lỏng màu vàng xanh hay đen, có thể có màng nhầy ruột, mùi có thể rất hôi thối. Kết quả có thể làm cho thể trạng gầy còm, dáng vẻ suy dinh dưỡng, kém ăn, da và cơ giảm tính đàn hồi, hố mắt trũng. Các chỉ tiêu huyết học: số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglubine, tỷ khối hồng cầu tăng, công thức bạch cầu thay đổi với lượng neutrophile tăng, hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh, albumine huyết thanh, glucose máu giảm. Vi sinh vật có hại phát triển Thức ăn ứ đọng lại không tiêu Chết
  • 30. Chỉ tiêu vi sinh vật thường trú trong ruột có sự biến động số lượng rất lớn như số lượng E.coli và Salmonella. Heo con tiêu chảy đa số thân nhiệt không tăng, nếu có tăng vài ngày sau cũng trở lại bình thường, việc xác định dựa vào trạng thái phân, phân loãng có màu trắng hay vàng, nhiều bọt khí, heo con bị khát nước, đôi khi ợ và nôn ra sữa không tiêu, tăng số lần đi phân trong ngày. Ngoài trạng thái phân, còn quan sát được một số triệu chứng lâm sàng như lúc mới tiêu chảy heo con vẫn có phản xạ bú bình thường, sau đó tiêu chảy nhiều, bệnh nặng, heo con bỏ bú, gầy tọp nhanh do mất nước và các chất điện giải. Niêm mạc mắt mũi mồm nhợt nhạt, heo bị thiếu máu và thường nằm một chỗ và một số trường hợp heo con mất phản ứng rõ rệt với các kích thích run cơ, co giật, nhiệt độ giảm và thường dẫn đến chết. Một số tác giả cũng lưu ý khi theo dõi heo con, thường heo con trước khi tiêu chảy có giai đoạn đi phân khô, bón nhỏ và đen như hạt đậu. 2.2.4.6 Bệnh tích Heo con mất nước nặng, dạ dày chứa sữa hay thức ăn chưa tiêu, có thể có tụ huyết ở dạ dày, ruột non bị co thắt, tụ huyết nhẹ (Taylor, 1995) nhưng theo Đào Trọng Đạt và ctv (1997), dạ dày và ruột đều dãn nở, trên thành dạ dày có hiện tượng sung huyết. Trong trường hợp viêm dạ dày- ruột xuất huyết, bệnh tích đặc trưng là xuất huyết rõ rệt ở thành ruột non và dạ dày, chất chứa trong ruột có màu như máu. Trong dạ dày chứa đầy hơi hoặc sữa chưa tiêu, mùi khó ngửi. Trong ruột trống không, hoặc chứa đầy hơi. Gan bình thường hoặc đôi khi hơi sưng. Túi mật chứa đầy mật. 2.2.4.6 Chẩn đoán - Chuẩn đoán lâm sàng: Thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc biệt là tiêu chảy phân sống. Mỗi sáng cần kiểm tra sức khỏe đàn heo càng sớm càng tốt. Quan sát phân trên nền
  • 31. chuồng, phân có mùi hôi rất tanh, màu trắng hoặc vàng, heo con lười bú, giảm linh hoạt. Dựa vào bệnh tích mổ khám. Ngoài những chỉ tiêu trên cần phải theo dõi sức khỏe của heo mẹ. - Chuẩn đoán phòng thí nghiệm: Nếu số lượng heo con tiêu chảy đồng loạt trên nhiều bầy thì cần phải làm các biện pháp sau: Mổ khám bệnh tích trên những con heo chết điển hình của đàn. Xét nghiệm vi trùng học. Phân tích các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại. Gởi mẫu phân sớm đến phòng xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. 2.2.4.7 Điều trị Có nhiều phương án điều trị tiêu chảy trên heo. Nhìn chung, trị bệnh vẫn theo nguyên tắc phát hiện sớm khống chế kịp thời bằng các biện pháp tổng hợp như khắc phục rối loạn tiêu hóa và hấp thu cùng với việc chống loạn khuẩn, ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, kết hợp với việc điều trị triệu chứng với điều trị căn nguyên. Điều trị triệu chứng bằng cách bù nước và các chất điện giải (sinh lý mặn, sinh lý ngọt, glucose 5% ) dùng các chất (tanin) để bảo vệ niêm mạc ruột hoặc cho uống orezol, cung cấp các vitamin A, B, C… Điều trị căn nguyên bằng kháng sinh để ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển hoặc bổ sung các chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Hiện nay, người ta có khuynh hướng sử dụng các kháng sinh thuộc nhóm: polypeptid (colistin), quinolones (enrofloxacine, norfloxacine, ciprofloxacine), các chế phẩm sinh học như acid pak-4-way (Bayer), Biosubtyl, Biolacdyl, Neolactyl. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, cần giữ ấm cho heo con, giữ vệ sinh chuồng trại, ổ úm sạch sẽ, khô ráo và cần phải cho ăn với khẩu phần thích hợp. Có thể sử dụng vôi bột để rắc lên nền sàn, sau đó dùng dụng cụ quét sạch, ngày làm 2-3 lần. 2.2.4.8 Phòng bệnh Khâu vệ sinh chăm sóc có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng bệnh.
  • 32. Chuồng trại, nước uống, thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, các ổ đẻ phải được tiêu độc sát trùng trước khi đưa nái vào đẻ. Nhiệt độ phải đảm bảo 32-34O C đối với heo con sơ sinh và 28-30O C đối với heo cai sữa, chuồng phải luôn khô ráo, không ẩm ướt (Đào Trọng Đạt, 1997). Nên chích sắt cho heo đúng liệu trình, đồng thời trộn các loại kháng sinh vào thức ăn, cho heo con ăn liên tục từ khi tập ăn đến khi cai sữa (Nguyễn Như Pho, 1997). Sử dụng các chế phẩm sinh học như: Biolactyl, Biosubtyl bổ sung vào đường tiêu hóa nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh và kích thích vi khuẩn có lợi sinh lactic phát triển tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột. Ngoài việc vệ sinh phòng bệnh, có thể dùng vaccine tiêm phòng cho heo mẹ hai lần vào lúc 42 và 84 ngày tuổi trước khi đẻ để tạo kháng thể truyền qua sữa đầu hoặc cho heo con uống kháng thể vài giờ sau khi sinh ( Phạm Sỹ Lăng và ctv,1995). Sử dụng kháng sinh phải đúng nguyên tắc, không dùng dưới liều quy định, đặc biệt là không nên trộn kháng sinh vào thức ăn liên tục để phòng bệnh vì sẽ tạo ra các chủng vi khuẩn lờn thuốc.
  • 33. Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHÁO SÁT Thời gian: Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 01/05/2011. Địa điểm: Tại Hợp Tác Xã Chăn nuôi heo Xuân Phú, tỉnh Đồng Nai. 3.2 DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU KHẢO SÁT Nhiệt độ kế Cân đồng hồ 3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT Heo nái nuôi con và heo con theo mẹ từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. 3.4 NỘI DUNG KHẢO SÁT Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái. Khảo sát sức sống và sức sinh trưởng của heo con từ 1-21 ngày tuổi. Khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con từ 1-21 ngày tuổi. Khảo sát một số bệnh khác trên heo con từ 1-21 ngày tuổi. 3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 3.5.1 Nhiệt độ và tiểu khí hậu chuồng nuôi Vị trí đo: đo cách nền sàn 0,5m. Nhiệt độ được ghi nhận 3 lần trong ngày: 7 giờ, 12 giờ và 16 giờ.
  • 34. 3.5.2 Các chỉ tiêu khảo sát trên heo nái và heo con theo mẹ 3.5.2.1 Số heo con sơ sinh trên ổ (SHCSS/Ổ) Là toàn bộ số heo con mà heo nái đẻ ra, kể cả heo con chết ngộp, thai khô và heo con còn sống bị dị tật. SHCSSBQ/Ổ(con/ổ) = (Tổng số heo con đẻ ra/Tổng số heo nái khảo sát) SHCSSBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh bình quân trên ổ. 3.5.2.2 Số heo con sơ sinh còn sống (SHCSSCS/Ổ) Là số heo con còn sống trên ổ trừ những con heo bị chết ngộp và chết khô. SHCSSCSBQ/Ổ(con/ổ) = Tổng số heo con đẻ ra còn sống/Tổng số heo nái khảo sát HCSSCSBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh còn sống bình quân trên ổ. 3.5.2.3 Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh trên ổ (SHCSSCSHC/Ổ) Là số heo con sơ sinh còn sống được hiệu chỉnh về cùng lứa chuẩn để việc so sánh chỉ tiêu heo con sơ sinh còn sống của nái có lứa đẻ khác nhau được chính xác hơn bằng phương pháp hiệu chỉnh NSIF (2004, trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa, 2005). SHCSSCSHCBQ/Ổ(con/ổ) = Tổng số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh/ Tổng số khảo sát HCSSCSHCBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh bình quân trên ổ. Hệ số hiệu chỉnh heo con sơ sinh còn sống theo lứa được thể hiện ở Bảng 3.1 Bàng 3.1 Hệ số hiệu chỉnh heo con sơ sinh còn sống theo lứa Lứa đẻ Hệ số cộng cho số con còn sống trên ổ 1 1,2 2 0,9 3 0,2 4-5 0,0 6 0,2 7 0,5
  • 35. 8 0,9 >=9 1,1 (Nguồn: trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa, 2005) 3.5.2.4 Số heo sơ sinh chọn nuôi trên ổ Là số heo con sơ sinh còn sống loại đi những con còn yếu, dị tật và trọng lượng nhỏ hơn 0,8 kg và đã ghép bầy giữa các nái một cách hợp lý. SHCSSCNBQ/Ổ(con/ổ) = Tổng số heo con sơ sinh chọn nuôi / Tổng số nái khảo sát SHCSSCNBQ/Ổ: Số heo con sơ sinh chọn nuôi bình quân trên ổ. 3.5.2.5 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống (TLTOHCSSCS) Là tổng trọng lượng heo con sơ sinh còn sống trên ổ. TLBQTOHCSSCS(kg/ổ) = Tổng trọng lượng của heo con sơ sinh còn sống / Số nái khảo sát TLBQTOHCSSCS: Trọng lượng bình quân toàn ổ heo con sơ sinh còn sống trên ổ 3.5.2.6 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống (TLBQHCSSCS) Là trọng lượng bình quân của một heo con sơ sinh còn sống, được tính như sau: TLBQHSSCS(kg/con) = TTLHCSSCS/Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ TTLHCSSCS: Tổng trọng lượng heo con sơ sinh còn sống(kg/ổ) 3.5.2.7 Số heo con cai sữa trên ổ (SHCCS/Ổ) Là số heo con còn sống đến cai sữa trên một ổ. SHCCS/Ổ = Tổng số heo con còn sống đến cai sữa/ Tổng số nái khảo sát SHCCS/Ổ: Số heo con cai sữa trên ổ. 3.5.2.8 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (TLTOHCCS) Là trọng lượng heo con cai sữa trên ổ. Được cân vào buổi sáng, và cùng cân bằng một chiếc cân. TLBQHCCS = Tổng trọng lượng của heo con cai sữa/ Tổng số nái khảo sát TLBQHCCS: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa. 3.5.2.9 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh
  • 36. TLBQTOHCCSHC = Tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh / Tổng số nái khảo sát TLBQHCCSHC: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa hiệu chỉnh Theo NSIF (2004, trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa, 2005), do tuổi cai sữa heo con, số heo con cai sữa giữa các ổ đẻ và lứa đẻ thường rất khác nhau giữa các heo nái nên trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sẽ được hiệu chỉnh để việc so sánh ở các chỉ tiêu này được chính xác hơn. Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày tuổi theo ngày cân được trình bày trong Bảng 3.2 Bảng 3.2 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày tuổi theo ngày cân Ngày cân thực tế Hệ số nhân Ngày cân thực tế Hệ số nhân 10 1,50 20 1,03 11 1,46 21 1,00 12 1,40 22 0,97 13 1,35 23 0,94 14 1,30 24 0,91 15 1,25 25 0,88 16 1,20 26 0,86 17 1,15 27 0,84 18 1,11 28 0,82 19 1,07 (Nguồn: trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa, 2005) Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày tuổi theo số con giao nuôi được trình bày qua Bảng 3.3
  • 37. Bảng 3.3 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày tuổi theo số con giao nuôi Số heo con để nuôi sau khi đã sang bầy Hệ số cộng hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày theo số con để nuôi 1b (kg) 1-2 104 47,216 3 76 34,504 4 61 27,694 5 51 23,154 6 41 18,614 7 30 13,620 8 21 9,534 9 17 7,718 >=10 0 0 (Nguồn: trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa, 2005) Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày theo lứa đẻ được trình bày ở Bảng 3.4 Bảng 3.4 Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con về chuẩn 21 ngày theo lứa đẻ Lứa đẻ Hệ số cộng hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ theo lứa đẻ 1b (kg)
  • 38. 1 6,2 2,18 2 0,0 0,00 3 1,0 0,45 4 3,8 1,72 5 6,2 2,81 6 9,5 4,30 7 11,6 5,20 8 15,2 6,88 >=9 21,5 9,74 (Nguồn: trích dẫn bởi Phạm Trọng Nghĩa, 2005) 3.5.2.10 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa (TLBQHCCS) (kg/con) TLBQHCCS (kg/con) = Tổng trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa(kg)/Số con cai sữa trên ổ(con) 3.5.2.11 Tỷ lệ tiêu chảy (TLTC) TLTC(%) = (Số heo con bị tiêu chảy/Tổng số heo khảo sát) x 100 3.5.2.12 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC) TLNCTC (%) = (Tổng số ngày con tiêu chảy/ Tổng số ngày con nuôi) x 100 3.5.2.13 Tỷ lệ chữa khỏi bệnh (TLCK) TLCK (%) = (Số con chữa khỏi/ Tổng số con điều trị) x 100 3.5.2.14 Tỷ lệ tái phát (TLTP) TLTP (%) = (Số con tái phát/Tổng số con điều trị lại) x100 3.5.2.15 Thời gian điều trị trung bình (TGĐTTB) TGĐTTB (%) = (Tổng số ngày điều trị/ Tổng số ca điều trị) x100 3.5.2.16 Tỷ lệ chết do tiêu chảy (TLCDTC) TLCDTC (%) = (Tổng số con chết do tiêu chảy/ Tổng số con khảo sát) x100 3.5.2.17 Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác (TLCKRNN) TLCKRNN (%) = Tổng số con chết không rõ nguyên nhân/Tổng số con khảo sát) x100
  • 39. 3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu thu thập được tính cho từng nái. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm thống kê Minitab for windows 13.0 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI
  • 40. Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát nhiệt độ trong chuồng nuôi, kết quả được ghi nhận qua Bảng 4.1 Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi Chỉ tiêu Nhiệt độ Tháng Sáng Trưa Chiều Trung bình tháng 1 23,19 28,13 28,03 26,45 2 23,45 28.24 27,95 26,55 3 24,07 28,01 27,83 26,63 4 24.34 27,06 27,12 26,17 Trung bình 23,76 27,86 27,74 26,45 Qua bảng chúng tôi nhận thấy nhiệt độ tăng dần từ tháng 1 đến tháng 3, sau đó lại giảm xuống vào tháng 4, nhiệt độ trung bình chuồng nuôi cao nhất vào tháng 3 là 26,63O C và thấp nhất vào tháng 4 là 26,17O C. 4.2 KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON THEO MẸ 4.2.1 Số heo con sơ sinh trên ổ Số heo con sơ sinh trung bình của quần thể là: 11,43 con/ổ. Kết quả về số heo con sơ sinh trên ổ so sánh theo lứa được trình bày ở Bảng 4.2 Lứa có số heo con sơ sinh trên ổ cao nhất là lứa thứ 4 với 12,62 con/ổ. Lứa có số heo con sơ sinh trên ổ thấp nhất là lứa thứ 1 với 10,50 con/ổ. Kết quả khảo sát được trình bày từ cao đến thấp như sau: Lứa 4 > lứa 2 > lứa 6 > lứa 3 > lứa 7 > lứa 5 > lứa 8 > lứa 9 > lứa 1. Bảng 4.2 Số heo con sơ sinh trên ổ TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung bình cộng N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78
  • 41. TB 10,50 12,06 11,48 12,62 11,00 11,78 11,43 11,00 11,00 11,43 SD 2,04 1,78 2,11 2,02 2,80 2,34 1,91 2,56 2,28 2,21 P=0,189 Qua xử lý thống kê, chúng tôi nhận thấy số heo con sơ sinh trên ổ theo lứa là không có ý nghĩa về mặt thống kê với P = 0,189 > 0,05. So với kết quả của Bùi Minh Tân (2005), khảo sát tại trung tâm Giống Vật Nuôi Long An là 11,47 con/ổ thì kết quả của chúng tôi thấp hơn với (11,43 con/ổ) nhưng cao hơn kết quả của Võ Ngọc Hải (2003), khảo sát tại trại heo thực nghiệm thuộc công ty Cargill là 11,30 con/ổ; kết quả của Trương Hồ Phi Long (2004), khảo sát tại trại Bổn Lan là 9,7 con/ổ. 4.2.2 Số heo con sơ sinh còn sống Số heo con sơ sinh còn sống bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: giống, lứa, dinh dưỡng heo mẹ, thai con quá lớn….. Số heo con sơ sinh còn sống trung bình của quần thể là 11,02 con/ổ. Kết quả về số heo con sơ sinh còn sống theo lứa được trình bày qua Bảng 4.3 Lứa có số heo con sơ sinh còn sống cao nhất là lứa thứ 4 với 12,39 con/ổ. Lứa có số heo con sơ sinh còn sống thấp nhất là lứa thứ 1 với 9,68 con/ổ. Kết quả khảo sát được trình bày từ cao đến thấp như sau: Lứa 4 > lứa 2 > lứa 6 > lứa 3 > lứa 7 > lứa 9 > lứa 5> lứa 1. Xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy số heo con sơ sinh trên ổ theo lứa là có ý nghĩa với P =0,027 < 0,05. Bảng 4.3 Số heo con sơ sinh còn sống TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung bình cộng N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78 TB 9,68 11,65 11,39 12,39 10,07 11,61 10,95 10,65 10,76 11,02 SD 2,68 1,94 2,02 2,18 2,62 2,28 1,99 2,54 2,47 2,32 P=0,027
  • 42. So với kết quả Huỳnh Thái Phong (2005), tại trại heo Dưỡng Sanh là 9,35 con/ổ, Bùi Minh Tân (2005), khảo sát tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Long An là 10,59 con/ổ. Tất cả đều thấp hơn so với kết quả của chúng tôi là 11,02 con/ổ. 4.2.3 Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh trung bình của quần thể là 11,19 con/ổ. Kết quả về số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh theo lứa được trình bày qua Bảng 4.4 Lứa có số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh cao nhất là lứa thứ 4 là 12,39 con/ổ. Lứa có số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh thấp nhất là lứa thứ 1 là 9,79 con/ổ. Kết quả khảo sát được trình bày từ cao đến thấp như sau: lứa 4 > lứa 2 > lứa 6 > lứa 3 > lứa 7 > lứa 9 > lứa 8 > lứa 5 > lứa 1. Bảng 4.4 Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh theo lứa TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung bình cộng N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78 TB 9,79 11,91 11,44 12,39 10,07 11,69 11,29 10,88 11,21 11,19 SD 2,74 2,06 2,02 2,18 2,62 2,30 1,71 2,57 2,67 2,34 P=0,031 Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy số con heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh theo lứa là có ý nghĩa với P = 0,031 < 0,05. So sánh với kết quả khảo sát của Lê Thị Ngọc Diễm (2005), tại xí nghiệp chăn nuôi heo 30/4 Tiền Giang là 10,60 con/ổ, Phan Ngọc Như Minh ( 2007), tại trại heo giống Thanh Bình – Kumja là 10,93 con/ổ, Mai Thị Mỹ Tiên (2009), tại HTX chăn nuôi heo Xuân Phú là 10,88 con/ổ đều thấp hơn kết quả của chúng tôi là 11,19 con/ổ, nhung thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Đức (2006), tại trị heo Phước Tân III, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai là 11,33 con/ổ. 4.2.4 Số heo con sơ sinh chọn nuôi Số heo con chọn nuôi trung bình của quần thể là 10,65 con/ổ. Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/363oMYq Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 43. Kết quả về số heo con sơ sinh chọn nuôi theo lứa được trình bày ở Bảng 4.5 Lứa có số heo con sơ sinh chọn nuôi cao nhất là lứa thứ 4 với 11,62 con/ổ. Lứa có số heo con sơ sinh chọn nuôi thấp nhất là lứa thứ 1 với 9,55 con/ổ. Kết quả khảo sát được trình bày từ cao đến thấp như sau: Lứa 4 > lứa 2 > lứa 6 > lứa 3 > lứa 7 > lứa 8 > lứa 9 > lứa 1. Bảng 4.5 Số heo con sơ sinh chọn nuôi TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung bình cộng N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78 TB 9,55 11,24 11,17 11,62 9,93 11,22 10,71 10,35 10,05 10,65 SD 2,60 1,39 1,83 1,66 2,65 2,18 2,13 2,39 2,29 2,17 P=0,056 > 0,05 Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy số heo con sơ sinh chọn nuôi theo lứa là không có ý nghĩa với P = 0,056 > 0,05. So sánh với kết quả khảo sát của Nguyễn Kim Khánh (2007), tại trại heo Thịnh Phát là 9,27 con/ổ. Mai Thị Mỹ Tiên (2009), tại xí nghiệp chăn nuôi heo Xuân Phú là 10,29 con/ổ đều thấp hơn kết quả khảo sát của chúng tôi là 10,65 con/ổ nhưng thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Đức (2006), tại trại heo Phước Tân III huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là 10,78 con/ổ. 4.2.5 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh Trọng lượng sơ sinh trung bình của quần thể là 15,65 kg/ổ. Kết quả về trọng lượng toàn ổ heo sơ sinh theo lứa được trình bày qua Bảng 4.6 Lứa có trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh cao nhất là lứa thứ 2 với 17,46 kg/ổ. Lứa có trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh thấp nhất là lứa thứ 9 với 13,91 kg/ổ Kết quả khảo sát được trình bày từ cao đến thấp như sau: Lứa 2 > lứa 4 > lứa 3 > lứa 6 > lứa 7 > lứa 8 > lứa 1 > lứa 9. Bảng 4.6 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung bình Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/363oMYq Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 44. cộng N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78 TB 14,31 17,46 17,15 17,45 14,51 15,98 15,35 14,77 13,91 15,65 SD 3,57 2,36 3,18 2,72 3,38 3,14 3,12 3,56 3,32 3,20 P=0,001 Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy trọng lượng sơ sinh toàn ổ theo lứa là có ý nghĩa với P = 0,001 < 0,01. So sánh với kết quả khảo sát của Trương Đình Toàn (2004), tại xí nghiệp chăn nuôi heo Gò Sao là 13kg/ổ, Lư Ngọc Minh Châu (2004), tại trại heo giống 2/9 là 13,63 kg/ổ, Trần Thị Thanh Hồng (2007), tại xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú là 13,61 kg/ổ đều thấp hơn kết quả của chúng tôi là 15,65 kg/ổ, nhưng thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Đức (2006), tại trại heo Phước Tân III huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là 16,87 kg/ổ. 4.2.6 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống Trọng lượng bình quân của heo con sơ sinh là 1,44 kg/con. Kết quả trọng lượng bình quân của heo con sơ sinh theo lứa được trình bày qua Bảng 4.7 Lứa có trọng lượng bình quân heo con sơ sinh cao nhất là lứa thứ 3 với 1,53 kg/con. Lứa có trọng lượng bình quân heo con sơ sinh thấp nhất là lứa thứ 9 với 1,3 kg/con. Kết quả khảo sát được trình bày tư cao đến thấp như sau: lứa 3 > lứa 2 > lứa 1 > lứa 5 > lứa 4 > lứa 7 > lứa 8 > lứa 6 > lứa 9 Bảng 4.7 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống TSTK Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Lứa 8 Lứa 9 Trung bình cộng N 22 17 23 13 14 18 21 20 21 18,78 TB 1,5 1,52 1,53 1,43 1,46 1,39 1,41 1,4 1,3 1,44 SD 0,17 0,20 0,25 0,23 0,10 0,21 0,22 0,22 0,18 0,21 4132275