SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------- -------
ĐẶNG VĂN PHÒNG
Tên đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC AMINOMIX - POLYVIT
TRONG PHÒNG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ TĂNG TRỌNG CỦA
LỢN THỊT NUÔI TẠI TRẠI LỢN CP XÃ MINH LẬP HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: K43 CNTY - N01
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hùng Nguyệt
Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên - 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm
ơn tới toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm
học vừa qua.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Nguyễn Hùng
Nguyệt đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi -
Thú y, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Bộ môn: Vi sinh vật đã giúp đỡ em
hoàn thành khóa luận thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Trang trại chăn nuôi anh Trần Đức Hùng
cùng toàn thể anh em kỹ thuật, công nhân trong trang trại đã tạo điều kiện
giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên khóa luận không tránh
khỏi sai sót. Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp em
kiến thức hoàn thiện khóa luận và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 16, tháng 12, năm 2014
Sinh viên
Đặng Văn Phòng
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm...................................................................23
Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn TN ...........24
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất.................................................38
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế phẩm Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng
hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt......................................................................39
Bảng 4.3: Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn ......................................................40
Bảng 4.4: Khối lượng trung bình của lợn qua các kỳ cân...............................42
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ....44
Bảng 4.6: Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) .................46
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng qua các giai đoạn nuôi.........48
Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng chế phẩm Aminomix - Polyvit cho lợn thịt.......49
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm...............................43
Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) .......45
Hình 4.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ....................47
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP Charoen Pokphand
CS Cộng sự
CTV Cộng tác viên
CTC Clortetracyclin
ĐC Đối chứng
EM Efctive microorganisms
KCL Kilocalo
KPCS Khẩu phần cơ sở
NLTĐ Năng lượng trao đổi
NXB Nhà xuất bản
TN Thí nghiệm
TB Trung bình
TT Thể trọng
VSV Vi sinh vật
VTM Vitamin
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv
MỤC LỤC......................................................................................................... v
Phần 1................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. .......................................................................... 3
Phần 2................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.............................................................................. 4
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn................................................................. 4
2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn........................................................... 5
2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn.......................................... 7
2.1.4. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy ở lợn. ............................................... 8
2.1.5. Vai trò của vi sinh vật trong đường tiêu hóa.........................................12
2.1.6. Ứng dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi ...14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..............................................17
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................17
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................18
vi
PHẦN 3...........................................................................................................22
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...............................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ...................................22
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................23
3.4.2 Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm................................24
3.4.3. Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn. ..........................25
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định....................................25
3.4.5. Phương pháp theo dõi tác dụng của Aminomix – Polyvit trong tăng
trọng của lợn thịt .............................................................................................26
3.4.6. Phương pháp theo dõi, phát hiện bệnh tiêu chảy ở lợn.........................27
3.4.7. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu.......................................................27
3.4.8. Theo dõi khả năng tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng...............27
3.4.9. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................28
Phần 4..............................................................................................................29
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................................................................29
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .......................................................................29
4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng.............................................................29
4.1.2. Công tác thú y .......................................................................................31
4.1.3. Công tác khác........................................................................................38
4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt...........................................................39
4.2.2. Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn.............................................................40
4.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
tăng trọng của lợn thịt .....................................................................................41
vii
4.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
tiêu tốn thức ăn cho lợn thịt ............................................................................47
4.2.5. Hiệu quả chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến lợn thịt ............49
Phần 5..............................................................................................................51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................51
5.1. Kết luận ....................................................................................................51
5.2. Đề nghị.....................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................53
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................53
II. Tài liệu nước ngoài.....................................................................................56
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong vài năm gần đây cùng với sự phát triển chung của ngành chăn
nuôi thì chăn nuôi lợn cũng có những bước phát triển và cũng đạt được những
thành tựu đáng kể. Ngành chăn nuôi lợn là một trong những ngành chăn nuôi
phổ biến, do đó thịt lợn phổ biến hơn so với các loại thịt khác. Do nhu cầu
tiêu thụ thịt trong nước tăng cao nhất là thịt lợn cung cấp cho người tiêu dùng
một lượng sản phẩm có chất lượng cao, có hàm lượng chất dinh dưỡng cân
đối, giá cả hợp lý với yêu cầu của người dân. Chăn nuôi lợn thịt có thời gian
ngắn, hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Để đạt được những mục tiêu đó thì giải pháp mang tính chiến lược đã
được đặt ra từ lâu, đó là cần đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa
và hiện đại hóa. Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi lợn là rất quan trọng
góp phần làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, tăng hiệu quả cho người chăn
nuôi. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc phòng bệnh cho gia súc
rất tốt. Vì không tồn lưu trong sản phẩm thịt, trứng và sử dụng các nguyên
liệu thân thiện với môi trường.
Theo Lã Văn Kính (2005) [11], để có sản phẩm chăn nuôi an toàn, bắt
buộc phải có thức ăn chăn nuôi an toàn. Với chính sách thúc đẩy phát triển
kinh tế các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu, áp dụng các thành
tựu khoa học trong chăn nuôi để đưa ngành chăn nuôi nước ta là một ngành
sản xuất lớn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe con người và
có giá trị xuất khẩu cao. Aminomix - Polyvit là một chế phẩm sinh học tổng
hợp với thành phần chủ yếu là các chủng vi sinh vật có lợi cho đường tiêu
hóa, các axit amin thiết yếu và các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển và
2
sinh trưởng của gia súc. Việc bổ sung chế phẩm sinh học tổng hợp này sẽ
cung cấp đầy đủ và cân đối cho lợn những axit amin thiết yếu và các vitamin
cần thiết mà thức ăn hàng ngày không có hoặc không cung cấp đầy đủ. Qua
đó thúc đấy khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn được nhanh hơn và
phòng tránh được một số bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, giun sán,…vv
Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm
sinh học Aminomix - Polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng
của lợn thịt nuôi tại Trại lợn CP xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên”. Nhằm mục đích đánh giá những tác động của chế phẩm đến lợn để
thấy được những hiệu quả mà chế phẩm mang lại.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích đánh giá những tác động của chế phẩm đến đàn lợn để thấy
được những hiệu quả mà chế phẩm mang lại.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tác dụng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit
trong tăng trọng trên lợn thịt.
- Đánh giá được việc dùng chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit
trong phòng hội chứng tiêu chảy trên lợn thịt.
- Hiệu quả kinh tế của việc dùng chế phẩm sinh học Aminomix -
Polyvit trong chăn nuôi lợn thịt.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học để phục
vụ cho các nghiên cứu tiếp theo tại các Trang trại chăn nuôi lợn của xã Minh
3
Lập, huyện Đồng Hỷ và các Trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên ngoài ra còn cả các tỉnh thành trên cả nước.
-Phổ biến rộng rãi trong chăn nuôi để phát triển chăn nuôi theo hướng
an toàn sinh học, nhằm đưa các sản phẩm an toàn, chi phí sản xuất thấp, giá rẻ
ra thị trường tiêu thụ.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn.
- Sử dụng chế phẩm sinh học góp phần tăng năng suất chăn nuôi lợn,
giảm chi phí thức ăn, hạ giá thành sản phẩm.
- Góp phần giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, tăng chất
lượng thịt và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, mang tầm chiến lược
mới trong chăn nuôi an toàn sinh học.
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm...................................................................23
Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn TN ...........24
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất.................................................38
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế phẩm Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng
hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt......................................................................39
Bảng 4.3: Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn ......................................................40
Bảng 4.4: Khối lượng trung bình của lợn qua các kỳ cân...............................42
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ....44
Bảng 4.6: Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) .................46
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng qua các giai đoạn nuôi.........48
Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng chế phẩm Aminomix - Polyvit cho lợn thịt.......49
5
Theo Hà Thị Hảo và Trần Văn Phùng ( 1995) [6], lợn là loài gia súc có
khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng suất thịt cao và phẩm chất thịt tốt. Ta
thấy nếu lấy khối lượng lúc mới sinh là 1kg thì lúc 7 – 8 tháng tuổi lợn đã có
thể đạt 100kg, tức là tăng trọng lên gấp 100 lần. Tuy nhiên tốc độ tăng thay
đổi theo từng giai đoạn. Sau cai sữa tăng trọng trung bình 400 gam/ngày, tiếp
theo là 500g/ngày. Từ lúc đẻ đến lúc 10 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần
khối lượng lúc sơ sinh, 40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 7 đến 8 lần, sau 60
ngày tuổi khối lượng tăng gấp 12 – 14 lần so với khối lượng lúc sơ sinh. Do
đó lợn có tốc độ sinh trưởng và phát dục nhanh, nên khả năng tích lũy các
chất dinh dưỡng rất mạnh, lợn con ở 20 ngày tuổi, mỗi ngày có thể tích lũy
được 9 – 14g protein/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành
chỉ tích lũy được 0.3 – 0,4 g protein/1kg khối lượng cơ thể.
Qua những kết quả nghiên cứu trên, lợn là loài gia súc có khả năng sinh
trưởng và phát triển nhanh, cường độ trao đổi chất diễn ra mạnh. Để đẩy
nhanh tốc độ sinh trưởng, nâng cao năng xuất và hiệu quả chăn nuôi lợn,
ngoài việc tìm hiểu, nắm vững về đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn thì
vấn đề cần quan tâm nhất là, cần phải nắm vững đặc điểm sinh lý, tiêu hóa
của lợn, đồng thời tác động kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phương pháp
chế biến thức ăn cho phù hợp.
2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn
Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn bằng các tác động cơ học, hóa học
và vi sinh vật học để biến những chất phức tạp thành những chất hữu cơ đơn giản
nhất mà cơ thể động vật có thể hấp thu được.
Lợn là loài gia súc ăn tạp, chịu đựng kham khổ cao, bởi lợn là loài động vật
có dạ dày trung gian nên có thể lợi dụng được tất cả các loại thức ăn, từ thức ăn
6
thô xanh đến các loại ngũ cốc, hạt hòa thảo, thức ăn có nguồn gốc động vật... vv.
Do vậy nguồn thức ăn nuôi lợn rất phong phú.
Bộ máy tiêu hóa của lợn bao gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột
già. ở miệng lợn mới sinh những ngày đầu hoạt tính Amylaza trong nước bọt cao.
Nước bọt ở tuyến dưới tai chứa 0,6 – 2,21 % vật chất khô, khả năng tiêu hóa 16 –
500 đơn vị thức ăn, pH = 7,6 – 8,1. Ở miệng, men Amylaza chủ yếu tiêu hóa thức
ăn bột đường, còn lại thức ăn xuống dạ dày tiêu hóa tiếp.
Dạ dày tiết ra các dịch vị, các men tiêu hóa, khi thức ăn xuống dạ dày cơ
trơn co bóp nhào trộn thức ăn, cùng với đó các men tiêu hóa được thấm vào thức
ăn. Men Tripsinogen nhờ tác dụng của HCl chuyển thành men Tripsin có tác dụng
thủy phân protid, peptid. Dịch vị tiêu hóa trong dạ dày lợn là khác nhau. Ở lợn con
bú sữa dịch vị tiết ra ban ngày là 31%, ban đêm là 69 %. Trong khi đó ở lợn
trưởng thành dịch vị tiết ra ban ngày là 62 % và ban đêm chỉ có 38 %.
Theo Nguyễn Thiện (1998) [29], thì hàm lượng HCl của lợn con là 0,05
– 0,15 %, ở lợn 90 ngày tuổi là 0,2 – 0,25 % , lợn trưởng thành là 0.35 – 0,40
%. Số lượng và chất lượng thức ăn tốt sẽ làm tăng tính ngon miệng, dịch vị
tiết ra nhiều, tỉ lệ tiêu hóa cao. Ban đêm tỉ lệ tiêu hóa cao hơn ban ngày, ban
ngày dịch vị lại tiết ra nhiều hơn. Thêm 3g pepsin và 500ml HCl 0,4% vào
thức ăn cho lợn 3 – 4 tháng tuổi sẽ kích thích dịch vị, tăng khả năng tiêu hóa
(Trương Lăng (2003) [12]).
Ruột non của lợn dài từ 14 – 18 m, tiêu hóa ở ruột non diễn ra dưới tác
dụng của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Lợn có khối lượng 100kg tiết ra 8 lít
dịch tụy/1 ngày đêm, sự phân tiết này còn phụ thuộc vào các loại thức ăn, phương
pháp chế biến và kỹ thuật cho ăn.
7
2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn.
Ở niêm mạc miệng, trong nước bọt có cầu khuẩn, một số vi cầu khuẩn
(Micrococus, Streptococus) trực khuẩn gram dương (trực khuẩn Lactic), trực
khuẩn gram âm (E.coli, Proteus – Vulgaris, pasterella), xoắn khuẩn (Leptospira),
xạ khuẩn nấm men....
Ở động vật vừa mới sinh ra, ruột và dạ dày có vi khuẩn, vài giờ sau khi
sinh mới xuất hiện một vài loại vi khuẩn, từ đó chúng bắt đầu sinh sản dần. Hằng
ngày một số loại vi khuẩn khác theo thức ăn vào cơ thể sống và sinh sôi ở đó,
chúng có thể bị biến đổi ít nhiều nhưng cơ bản vẫn sống cho đến khi con vật bị
chết đi.
Thành phần, số lượng, chất lượng của hệ vi sinh vật ở ruột già và dạ dày
phụ thuộc vào tuổi, cách nuôi dưỡng, điều kiện lý hóa của môi trường ruột, dạ
dày. Vi sinh vật theo thức ăn vào ruột sẽ chịu một sự biến đổi, phần lớn bị chết,
một phần thích nghi được với điều kiện mới và sinh sản. Cơ thể chia vi sinh vật
đường ruột làm 2 loại: loại vi sinh vật tùy tiện, thay đổi theo điều kiện thức ăn, và
loại vi sinh vật bắt buộc, loại này thích nghi ngay được với môi trường đường
ruột, dạ dày và trở thành loài định cư vĩnh viễn. Thành phần số lượng, chất lượng
của hệ vi sinh vật đường ruột, dạ dày phụ thuộc vào tuổi, cách nuôi dưỡng, điều
kiện lý hóa của môi trường ruột, dạ dày.
2.1.3.1. Hệ vi sinh vật của dạ dày
Vi sinh vật có trong dạ dày tương đối ít, do tác dụng diệt khuẩn của dịch vị
trong dạ dày, gồm có 1 số loài: Vi khuẩn lên men (Oidium lactic, Toruta Sp,
Sacaromyces minor), trực khuẩn lactic (Lactobacterium Belferincke, Bacterium
lactic alidi...). Ngoài ra còn trực khuẩn phó thương hàn có thể qua dạ dày.
8
2.1.3.2. Hệ vi sinh vật của ruột non
Ruột non chiếm 2/3 đến 3/5 chiều dài của toàn bộ đường ruột, nhưng số
lượng vi khuẩn lại có rất ít, nhất là ở tá tràng do có nhiều nguyên nhân: khi dịch dạ
dày vào ruột non vẫn có tác dụng diệt khuẩn. Ngoài ra dịch do niêm mạc ruột non
bài tiết ra cũng có tác dụng diệt khuẩn, trong ruột non chủ yếu có: E.coli, cầu
khuẩn, trực khuẩn Streptococcus, Lactic, Lactobacterium acidophilus, (Nguyễn
Vĩnh Phước (1980) [18]).
2.1.3.3. Hệ vi sinh vật ruột già
Số lượng vi khuẩn trong ruột già khá nhiều, chủ yếu gồm trực khuẩn ruột
già E.coli, cầu khuẩn Enterococcus, ở gia súc trưởng thành E.coli chiếm 75% trở
lên, trong ruột già của lợn cùng với hệ vi sinh vật hoại sinh còn có các vi khuẩn
gây bệnh, nhưng chưa biểu hiện thành triệu chứng lâm sàn như: bệnh phó thương
hàn, bệnh sảy thai truyền nhiễm, uốn ván.. những vi khuẩn này theo phân ra ngoài
và làm yếu tố gây bệnh.
Trong đường ruột của động vật bình thường, hệ vi sinh vật luôn ổn định,
đảm bảo trạng thái cân băng cho hoạt động của đường ruột. Khi hệ vi sinh vật
của đường ruột cân bằng thì những vi sinh vật có lợi, phần lớn là vi khuẩn
lactic sẽ phát triển mạnh, vi khuẩn này chiếm 90 % hoạt động hữu ích cho
đường ruột, (Đào Trọng Đạt (1995) [5]). Nếu sự cân bằng bị phá vỡ thì những
vi khuẩn có hại cạnh tranh và phát triển, gây rối loạn đường tiêu hóa, gây tiêu
chảy, phổ biến là E.coli , Salmonella....
2.1.4. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy ở lợn.
2.1.4.1. Đặc điểm của bệnh
Đây là một bệnh phổ biến trong chăn nuôi lợn con, bệnh ít gây chết
nhưng mức thiệt hại là đáng kể vì ảnh hưởng đến sức sinh trưởng và sản xuất
sau này của lợn con, do tác hại của nó làm tổn thương nhung mao ruột non,
9
giảm hấp thụ thức ăn làm lợn con còi cọc, tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn cho 1
kg tăng trọng. Nguy hiểm hơn, nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức
tạp đã gây ra sự nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị. Các nghiên cứu bệnh lý
tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý ở gia súc chủ yếu là mất nước
và mất chất điện giải cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết.
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [25], ở nước ta hội chứng tiêu chảy xảy
ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào
những giai đoạn chuyển mùa trong nắm hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột.
2.1.4.2. Nguyên nhân
Bẩm sinh lợn con đã có thể chất yếu đuối sẵn do trong thời gian mang
thai, lợn mẹ bị một số bệnh như: Brucellosis, Salmonellosis, leptospirosis...
hoặc do khiếm khuyết dưỡng chất như thiếu vitamin... Lợn mẹ sau khi đẻ rễ
bị lây nhiễm cơ quan sinh dục, rối loạn tiêu hóa. Do điều kiện chuồng nuôi
kém vệ sinh, chăm sóc không đúng yêu cầu, dùng kháng sinh bừa bãi. Môi
trường không phù hợp với yêu cầu của heo con, lạnh, ẩm, dơ bẩn.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3], các yếu tố nóng, lạnh, mưa,
nắng, hanh, ẩm thay đổi bất thường và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc ảnh
hưởng trực tiếp tới cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn còn chưa phát triển hoàn
chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn yếu. Lợn con thiếu khoáng,
thiếu nước, thiếu sữa đầu, thiếu sắt, thay đổi thức ăn đột ngột và bị các stress
dẫn tới sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và làm cho các loại vi
khuẩn có hại như: E.coli, Salmonella, Proteur, Enterobacter...phát triển là
yếu tố gây bệnh.
Theo Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Quang Tuyên (1993) [22], bộ
máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh, nhưng ở giai đoạn đầu khả năng
10
kháng bệnh còn rất yếu cần chú ý, đảm bảo tốt các điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh tiêu hóa.
Theo Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm (1995) [7], lại chỉ ra rằng:
đối với lợn con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị có phân tiết HCl tự do rất ít vì
vậy vi sinh vật có điều kiện phát triển nên lợn con rất dễ cảm nhiễm bệnh
đường tiêu hóa.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1964) [31], cho rằng do một tác nhân nào đó,
trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc
chỉ một loại nào đó sinh sản lên quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn.
Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa,
đặc biệt là gây ỉa chảy. Sinh lý và tập tính của lợn con do bộ máy tiêu hóa
chưa hoàn thiện, thích nằm với mẹ, thích nước bẩn và làm bẩn nước.
Theo Nguyễn Như Thanh (2001) [28], ở bệnh phân trắng lợn con tác
nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và
vai trò thứ yếu là Proteus Streptococcus.
Theo Glawischning E, Bacher. H (1992) [35], lại xác định Clostridium
perfringens Type A và Type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy
và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn.
2.1.4.3. Triệu chứng
Không có sự gia tăng thân nhiệt, phân có thể sột sệt, loãng vàng, trắng,
mùi tanh khắm... tùy theo mức độ tiêu chảy mà lợn bệnh gầy nhiều hay ít do
mất nước, mất chất điện ly, lợn tiêu chảy vài ngày có thể khỏi không cân điều
trị, đôi khi chết sau 3 – 5 ngày nếu không được điều trị lợn tiêu chảy dần trở
nên gầy, lông dài và thô, mắt trũng, da đóng nhiều vảy màu trắng, sau này
sinh trưởng rất kém. Ngoài ra một số triệu chứng: hạ huyết ở lợn con dưới 7
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm...............................43
Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) .......45
Hình 4.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ....................47
12
Theo Phạm Ngọc Thạch (2005) [26], cho biết để điều trị hội chứng tiêu
chảy ở gia súc nên tập trung vào 3 khâu là:
- Loại trừ sai sót trong nuôi dưỡng như loại bỏ thức ăn kém phẩm chất,
chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
- Khắc phục rối loạn tiêu hoá và chống nhiễm khuẩn.
- Điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải.
2.1.5. Vai trò của vi sinh vật trong đường tiêu hóa
2.1.5.1. Vi sinh vật phân giải các chất hydratcacbon
Vi sinh vật giúp tăng cường tiêu hóa chất xơ: ở động vật ăn cỏ, sự phân giải
chất xơ là ở dạ cỏ, con động vật ở dạ dày đơn là ở manh tràng. Thống thường
trong đường tiêu hóa của loài nhai lại có tới 75 % chất xơ được vi sinh vật phân
giải, vi sinh vật tham gia phân giải chất xơ trong đường tiêu hóa của động vật
gồm: trực khuẩn lên men chất xơ sinh khí Metan (Bac.xenllulozasae
methanicum), trực khuẩn lên men chất sơ sinh khí hydro (Bac.xenlulozasae
hydrogenicus). Trực khuẩn gram âm (Ruminococcus parvum), liên cầu khuẩn dạ
cỏ gram dương (Ruminococcus flavefaciens).
Các vi sinh vật có men phân giải chất xơ là Xenlulaza nên có thể phân hủy
chất xơ thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng được. Đại mô bào
xenlulaza chịu tác động của vi khuẩn xenllulo yếm khí có tác dụng lên men phân
giải. Có tới 70 % mô đa bào của thức ăn được Bac.xenlulozasae phân giải trong dạ
cỏ của động vật nhai lại.
Vi khuẩn xenlulo theo thức ăn vào dạ dày trước, sinh sản ở đó và tham gia
vào sự lên men của mô đa bào thức ăn. Sự hoạt động của vi khuẩn xenlulo yếu
dần khi thức ăn chuyển vào tá tràng và phần đầu của ruột già. Trong ruột cùng, hồi
tràng, trực tràng, hoạt tính của vi khuẩn xenlulo được phục hồi.
13
2.1.5.2. Vi sinh vật trong tiêu hóa tinh bột
Chất tinh bột được phân giải là nhờ các vi khuẩn bài tiết ra men
Amylaza và do các men chứa trong thức ăn. Ngoài da các vi sinh vật còn hỗ
trợ tiêu hóa các chất đa đường (polysaccarit) trong thức ăn thô xanh như:
Hemixenluloza, pectin, lignin.
2.1.5.3. Vi sinh vật tổng hợp protid
Trong ruột các vi khuẩn phân giải các chất hữu cơ và sử dụng một phần để
tổng hợp protid cần thiết cho sự cấu tạo cơ thể của chúng.
Rất nhiều loài vi khuẩn đường ruột có khả năng đồng hóa Amoniac và các
acid amin. Khi vi khuẩn chết đi thì bản thân cơ thể chúng được hấp thụ rất tốt cho
cơ thể gia súc.
2.1.5.4. Vi sinh vật tổng hợp vitamin.
Một số vi khuẩn đường ruột có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B như:
Bacillus Subtilis, Bacterium coli. Vì vây khi thức ăn bị mất vitamin B động vật
nhai lại vẫn khỏe mạnh, không thấy xuất hiện triệu chứng thiếu vitamin B.
Vi khuẩn còn tổng hợp được nhiều vitamin B12 và acid folic trong dạ cỏ
của loài nhai lại và ruột già của động vật nói chung. Vitamin B12 được tổng hợp ở
ruột già, chỉ sử dụng ở mức rất ít hoặc không được sử dụng, chỉ có động vật nhai
lại mới hấp thu được vitamin B12 từ dạ cỏ và ruột non.
Các loại vitamin tổng hợp sẽ vào môi trường xung quanh hoặc được gửi lại
trong cơ thể vi khuẩn. Ngoài ra vi khuẩn còn tổng hợp được vitamin PP (acid
nicotinic).
Đối với động vật nhai lại còn non, vì dạ dày và dạ tổ ong phát triển yếu nên
trong những tuần lễ đầu sau khi sinh, ta cần cung cấp cho chúng vitamin nhóm B.
14
2.1.5.5. Vai trò của vi khuẩn lactic trong hệ vi sinh vật đường ruột.
Vi khuẩn lactic có sức đề kháng cao, chống được kiềm fenol, thường thấy
trong ruột động vật non đang bú mẹ, vi khuẩn lactic có khả năng kiềm chế sự
phát triển của trực khuẩn đường ruột (E.coli, phó thương hàn, vi khuẩn gây thối
nhờ sự tạo thành axit lactic).
2.1.6. Ứng dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi
2.1.6.1. Vài nét giới thiệu về chế phẩm Aminomix – Polyvit
Đặc điểm sinh học của chế phẩm Aminomix – Polyvit: là men sống dạng
bột có vi sinh vật sống khi vào cơ thể tiết ra ngoài men để tiêu hóa thức ăn, men
này hiệp đồng với men trong đường tiêu hóa vật nuôi, giúp vật nuôi tiêu hóa triệt
để thức ăn và tăng trọng nhanh, giảm thiểu mùi hôi trong phân.
Vi sinh vật trong men này ức chế vi khuẩn có hại, làm cân bằng vi khuẩn
trong đường tiêu hóa nên phòng được tiêu chảy.
Chế phẩm có mùi thơm đặc biệt, khi kiểm tra: cho 5gam men vào cốc 50ml
nước sạch, thêm 5 % đường (5g đường/100ml nước), khuấy đều để trong phòng
kín sau 24 – 48 h sẽ thấy vi khuẩn hoạt động, dung dịch sủi bọt có mùi thơm ngào
ngạt trong phòng.
2.1.6.2. Tác dụng của Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi
- Vật nuôi tăng trọng nhanh.
- Lợn nái nhiều sữa nuôi con mau lớn.
- Lợn thịt vỗ béo nhanh.
- Tăng cường tiêu hóa giảm tiêu tốn thức ăn.
- Phòng được hội chứng tiêu chảy, bệnh lợn con phân trắng và bệnh
phù đầu.
15
- Giảm thiểu mùi hôi trong phân.
- Vật nuôi sinh sản tốt.
- Không cấm ngừng sử dụng trước khi giết mổ.
- Cơ chế tác dụng: chế phẩm có mùi thơm đặc biệt, dạng bột, tơi xốp, có vi
sinh vật sống tiết ra ngoại men, hiệp đồng với men tiêu hóa của vật nuôi, giúp vật
nuôi hấp thu triệt để đỡ tiêu tốn thức ăn mà tăng trọng nhanh. Các vi sinh vật làm
cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại.
2.1.6.3. Thành phần của Aminomix – Polyvit
Mỗi kg chế phẩm có:
- Saccharomyces sp: có 125 tỷ tế bào sống:
Đây là một loại nấm men có khả năng sinh sản nhanh chóng, sinh khối của
chúng rất giàu protein, lipit và các vitamin (đặc biệt là các vitamin nhóm B) chúng
có khả năng lên men đường để tạo thành rượu trong điều kiện yếm khí, ngoài ra
còn dùng để sản xuất bánh mỳ. Còn trong điều kiện hiếu khí chúng có khả năng
tăng nhanh lượng sinh khối tế bào, trong quá trình trao đổi chất hầu hết các giống
nấm men đều không sinh ra các chất độc hại cho con người và vật nuôi. Đây là
loài VSV được sản xuất với quy mô rất lớn trên thế giới, nguyên liệu chính để sản
xuất nấm men là rỉ mật, ngoài ra một số hóa chất khác cũng được cung cấp để bổ
sung các dinh dưỡng mà rỉ mật không đủ.
- Streptococcus faccium: có 15 tỷ tế bào sống.
Là loài quan trọng nhất được sử dụng trong dinh dưỡng động vật. Các
nhóm vi khuẩn này sản xuất acid lactic cùng với các chất có tính kháng khuẩn
và tạo ra màng mucopolysaccharide có tác dụng bảo vệ biểu mô niêm mạc
ruột. Đây là một trong các khuẩn lactic thông dụng nhất trong dinh dưỡng
động vật và đã được chú trọng sử dụng trong chăn nuôi, là vi khuẩn gram
dương, kỵ khí có thể tồn tại trong nhiều điều kiện, không di động, không có
giáp mô, có khả năng lên men Glucoza, Lactoza, Salixin.
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP Charoen Pokphand
CS Cộng sự
CTV Cộng tác viên
CTC Clortetracyclin
ĐC Đối chứng
EM Efctive microorganisms
KCL Kilocalo
KPCS Khẩu phần cơ sở
NLTĐ Năng lượng trao đổi
NXB Nhà xuất bản
TN Thí nghiệm
TB Trung bình
TT Thể trọng
VSV Vi sinh vật
VTM Vitamin
17
2.1.6.5. Ảnh hưởng chế phẩm Aminomix – Polyvit đến hội chứng tiêu chảy
Chế phẩm sinh học là môi trưởng nuôi cấy một số loại vi sinh vật có lợi
cho đường tiêu hóa, khi đưa vào cơ thể các vi sinh vật hữu ích giúp duy trì và
lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Trong
đường ruột của lợn có rất nhiều loại vi sinh vật sống, chúng tạo thành hệ vi
sinh vật đường ruột. Khi hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng thì
các chủng vi sinh vật có lợi như Lactic, Bacillus subtilis, Sacharomyes sp,
Streptococcus faccium, phát triển mạnh các vi khuẩn này có tác dụng tốt trong
quá trình tiêu hóa của vật chủ.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1959 Liên xô bắt đầu sản xuất ở quy mô lớn các chế phẩm kháng
sinh do sự lên men của vi sinh vật.
Tại Anh, Mỹ, Đức người ta chú trọng lấy rong làm nguyên liệu chế
thuốc và chế biến Lipit, Sterin. Rong tiểu cầu chứa nhiều Protein, Lipit, nhiều
chất là Lysin và các vitamin như: A, B1, B2, B6, C, PP. Ngoài ra còn chứa
một số nguyên tố vi lượng và chất kháng sinh Chlorelin có tác dụng điều chế
vi khuẩn đường ruột.
Theo Archie Hunter (2000) [1], trong cuốn ”Sổ tay dịch bệnh động vật”
được dịch từ cuốn ” Tăng cường công tác thú y Việt Nam” hợp tác giữa Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và cộng đồng Châu Âu cho
rằng: ” Ỉa chảy chỉ có thể phản ánh sự thay đổi của phân gia súc bình thường
khi gia súc đang thích ứng với sự thay đổi của khẩu phần ăn”.
Theo Reverdin (1996) [23], khảo sát tác dụng của nấm men
Saccharomyces cerevisiae trên dê sữa về sự sản xuất acid béo bay hơi và năng
18
suất sữa, kết quả thử nghiệm không cho thấy sự khác biệt về năng xuất sữa
giữa các lô thí nghiệm; hàm lượng protein, lactose, khoáng chất, vật chất khô
và ure trong sữa cũng không có sự khác biệt, tuy nhiên lô sử dụng nấm men
có hàm lượng chất béo cao hơn các lô còn lại.
Theo Lutter (1976) [14], sử dụng Ogramin cho uống 5g/con có tác
dụng tốt đối với việc phòng chống bệnh tiêu hóa. Tác giả con lưu ý khi sử
dụng kháng sinh phải phối hợp một cách hợp lý.
Theo Rinkinen (2003) [23], nghiên cứu sự tương tác giữa probiotic với
các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trên chó như Staphylococcus intermedius,
Salmonella typhimurium, Clostridium perfringen và Campylobacter jeuni.
Các tác giả kết luận rằng các loại Probiotic sinh acid lactic đều làm giảm một
cách đáng kể sự bám dính của hầu hết các vi sinh vật gây bệnh đường ruột
trên chó, tuy nhiên hai loại vi sinh vật có lợi là Enterrococcus faecium M74
và E. Faecium SF273 đều làm tăng khả năng bám dính của vi sinh vật gây
bệnh Campylobacter jeuni trên chó, các tác giả đề nghị cần nghiên cứu kỹ loại
vi khuẩn trong probiotic đối với từng loại gia súc khác nhau trước khi khuyến
cáo sử dụng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay trong nghành chăn nuôi ở nước ta, nhất là chăn nuôi lợn vấn
đề thiếu đạm trong thức ăn đang được quan tâm. Những loại thức ăn nhiều
đạm đều rất thiếu, giá thành lại cao cho nên cần nghiên cứu tìm ra những loại
thức ăn giá rẻ tiền mà cung cấp được nhiều đạm, đảm bảo cho nhu cầu dinh
dưỡng của vật nuôi.
Hiện tượng thiếu dinh dưỡng đã gây ảnh hưởng lớn tới vấn đề sinh
trưởng, phát triển của vật nuôi, vì vậy các nhà khoa học đang đặt nhiều kỳ
vọng vào các loại thức ăn vi sinh vật tổng hợp có giá trị dinh dưỡng cao, giá
19
thành hạ. Vi sinh vật là loại vi sinh vật đơn giản nhất có khả năng phát triển
nhanh (phân bào hoặc sinh bào tử). Vi sinh vật cung cấp protein, axit amin
gồm một số vi khuẩn lên men rượu, men bia và một số nấm men, nấm mốc có
khả năng tổng hợp nhanh protein, lipid bên cạnh đó vi sinh vật còn được
nghiên cứu để sản xuất chế phẩm kháng sinh.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1980) [18], cho thấy 1 tấn thức ăn nuôi cấy
trong môi trường men rượu trong 8 giờ có thể sinh sản được 7 kg protid tức là
bằng lượng protid của một con lợn thịt 30 – 35 kg.
Thêm vào đó vi sinh vật còn chứa trong tế bào nhiều enzym và nhiều
yếu tố quan trọng chưa xác định được, trong đó có một số có khả năng sinh
sản ra các sinh tố. Chế phẩm sinh học chính là hỗn hợp sống của nhiều loại vi
sinh vật cùng nấm men.... cho gia súc ăn tạo thành hệ vi sinh vật, cạnh tranh
với vi khuẩn có hại ở ruột non và ruột già. Một số vi khuẩn thường bổ sung
cho gia súc như: Lactobacilus, Bacillus, Subtilis, Streptococcus. Về lý thuyết
chế phẩm vi sinh vật làm tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn cho gia súc,
nó hoạt động làm giảm độ pH ở gia súc khỏe mạnh và thúc đẩy sự phát triển
của các vi sinh vật có ích trong đường tiêu hóa. Khi cho gia súc ăn trực tiếp sẽ
làm thay đổi hệ vi sinh vật ở ruột và làm giảm E.coli, tổng hợp axit lactic,
giảm mức độ amoniac độc ở dạ dày và máu.
Theo Nguyễn Hữu Hiếu và Lê Thị Phượng (2001) [8], ghi nhận hiệu
quả phòng ngừa tiêu chảy ở heo con của các chế phẩm sinh học Paciflo,
Pacicoli như sau: chế phẩm Paciflo bổ sung trong thức ăn của lợn nái mang
thai trong giai đoạn cuối và liên tục 28 ngày sau khi sinh đã làm giảm số
lượng Ecoli trong phân heo nái và heo con, giảm tỷ lệ tiêu chảy của lợn con
theo mẹ, lợn con ăn thức ăn bổ sung Paciflo hoặc Pacicoli thì số lượng Ecoli
trong phân giảm, giảm tỷ lệ tiêu chảy và tăng trọng tuyệt đối tăng. Cùng ghi
20
nhận kết quả tương tự khi bổ sung Paciflo và Pacicoli trong thức ăn lợn con
theo mẹ và lợn con cai sữa đã giảm tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ ngày con tiêu chảy và
tỷ lệ tái phát so với lô đối chứng không bổ sung.
Theo Lưu Thị Uyên (1999) [33], sử dụng chế phẩm EM (Effective
Microorganisms), của Nhật Bản trong phòng ngừa và điều trị hội chứng tiêu
chảy ở lợn cho thấy số lượng vi khuẩn E.coli trong 1 gam phân giảm từ 31,1 –
80,95 triệu vi khuẩn.
Theo Nguyễn Lân Dũng (1998) [4], sự lên men lactic rất quên thuộc
trong nhân dân ta, người ta đã ứng dụng để muối dưa, muối cà và ủ chua thức
ăn cho gia súc. Sự tăng nhanh của vi khuẩn lactic đã luôn lấn át các vi khuẩn
gây thối phát triển, ngoài vi khuẩn lên men lactic thì một số nấm mốc cũng
lên men rất nhanh.
Theo Cao Thị Hoa (1999) [9], dùng E.M bổ sung vào thức ăn cho lợn
con theo mẹ cho thấy E.M có tác dụng tỷ lệ lợn con giảm tiêu chảy, hạn chế
việc sử dụng kháng sinh cho lợn, lô thí nghiệm tăng từ 0,2 – 3,0kg hơn lô đối
chứng với mức sai khá rõ rệt ( P<0,001).
Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, đã nghiên cứu: Lấy 10ml men
trong 200g cám trộn với 1 lít nước để ủ 66 giờ cho lợn ăn (lợn con sau cai sữa 15
ngày tuổi và lợn từ 2 – 4 tháng tuổi). Kết quả cho thấy lợn phát triển tốt, không
bị tiêu chảy và tăng trọng nhanh (103,3 – 147,5g/con/ngày), trong khi đó lô đối
chứng chỉ tăng 82,2g/con/ngày và thường hay bị tiêu chảy. Nông trường An
Khánh cũng cho lợn ăn men bia, lúc chưa cho lợn ăn men bia thì tỷ lệ còi cọc là
45% và tỷ lệ chết là 26,53 %. Nhưng sau khi cho ăn men bia tỷ lệ còi cọc chỉ còn
17,5 %, tỷ lệ chết là 5,38%, (Nguyễn Vĩnh Phước (1980) [18]).
Năm 1963 Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã sản xuất rong tiểu
cầu làm thức ăn cho gà và lợn con, bước đầu thu kết quả cao.
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv
MỤC LỤC......................................................................................................... v
Phần 1................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. .......................................................................... 3
Phần 2................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.............................................................................. 4
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn................................................................. 4
2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn........................................................... 5
2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn.......................................... 7
2.1.4. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy ở lợn. ............................................... 8
2.1.5. Vai trò của vi sinh vật trong đường tiêu hóa.........................................12
2.1.6. Ứng dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi ...14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..............................................17
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................17
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................18
22
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên đối tượng lợn lai ba máu ngoại (thương phẩm) giữa
Pidu x Landrace, ở giai đoạn 30 – 90 ngày tuổi.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Trại lợn CP xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: từ 30/06/2014 đến 26/11/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
phòng hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn thịt.
- Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
tăng trọng ở lợn thịt.
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.
Hiệu quả kinh tế chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit mang lại.
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
- Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm.
- Phương pháp theo dõi, đánh giá khả năng tăng trọng của chế phẩm
đến đàn lợn thí nghiệm.
- Phương pháp theo dõi, đánh giá khả năng ảnh hưởng của chế phẩm
đến hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thí nghiệm.
- Phương pháp theo dõi, đánh giá khả năng tiêu tốn thức ăn trên lợn
thí nghiệm.
23
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với số lượng
lợn được nuôi ở hai lô 20 con được chia thành như sau.
-Lô thí nghiệm: 10 con được nuôi ở một ô chuồng.
-Lô đối chứng: 10 con được nuôi ở một ô chuồng.
Lợn nuôi ở hai lô phải đảm bảo đồng đều nhau về khối lượng, giống, tỷ
lệ đực cái, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc chỉ khác nhau ở chỗ là lô thí
nghiệm có bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit vào khẩu phần ăn, còn lô
đối chứng thì cho ăn khẩu phần cơ sở. Trong giai đoạn chuẩn bị đưa vào nuôi
thí nghiệm thì tiến hành tẩy giun sán và tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm
thường gặp.
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
STT Chỉ tiêu Lô đối chứng Lô thí nghiệm
1
Loại lợn (con) 3 máu (Pidu x
Landrace)
3 máu (Pidu x
Landrace)
2 Số lượng (con) 10 10
3 Tỷ lệ ♂/♀ 5/5 5/5
4 Khối lượng lợn bắt đầu TN 5,77 ± 0,07 5,81 ± 0,08
5 Thời gian TN (ngày tuổi) Từ 30 - 90 Từ 30 - 90
6
Yếu tố thí nghiệm KPCS KPCS + Aminomix
- Polyvit
7
Liều lượng Theo tiêu chuẩn ăn Tiêu chuẩn ăn và
0,5kg Aminomix -
Polyvit/100kg thức
ăn hỗn hợp.
24
3.4.2 Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm
3.4.2.1.Thành phần dinh dưỡng khẩu phần thức ăn cho lợn thí nghiệm
Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn TN
STT Giá trị dinh dưỡng 550SF 551F 552SF
1 NLTĐ (ME) kcl/kg 3300 3300 3150
2 Protein thô (%) 21 20 18
3 Xơ thô (%) 3,50 5 6
4 Độ ẩm (%) 14 14 14
5 Canxi (%) 0,60 – 1,20 0,60 – 1,20 0,50 – 1,20
6 Phốt pho (%) 0,40 – 0,90 0,40 – 0,90 0,50 – 1,0
7 Lizin (%) 1,40 1,40 1,0
8 Methionine + Cystine 0,80 0,70 0,60
9 Amoxycillin (mg/kg) 300 150 0
10 Halquinol (mg/kg) 0 0 120
3.4.2.2. Nguyên liệu sử dụng làm thức ăn cho lợn thí nghiệm sử dụng hỗn hợp
thức ăn.
Ngô, gạo, tấm, sắn, đạm động vật, khoáng vi lượng, đa lượng, axit amin,
khô đậu tương, vitamin, các chất phụ gia.
3.4.2.3. Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm.
Lô đối chứng: không bổ sung chế phẩm Aminomix –Polyvit.
Lô thí nghiệm: bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit với cách pha trộn
như sau:
Trộn đều chế phẩm vào thức ăn với tỷ lệ 500g/100kg thức ăn hỗn hợp trong
25
quá trình trộn chế phẩm ta dùng bình xịt phun sương để phun vào cám và sau đó
mới rắc chế phẩm Aminomix - Polyvit vào để đảm bảo chế phẩm được trộn đều
và đồng thời hạn chế sự bay bụi của chế phẩm tùy theo lứa tuổi và giai đoạn ta cho
lợn ăn bao nhiêu thì ta tiến hành trộn theo tỷ lệ đó.
3.4.2.4. Kỹ thuật cho ăn và chăm sóc.
Lợn được ăn 2 bữa/ngày, trước khi cho ăn thì dọn vệ sinh chuồng trại sạch
sẽ, nước uống được khử bằng clorid và được cho uống tự do, ngoài ra công tác
tiêm phòng, phun sát trùng được triển khai định kỳ.
Tháng thứ nhất sau khi nhập lợn về thì ta pha cám ở dạng cám cháo kết hợp
với cám dạng viên để giúp lợn tập ăn, làm quen dần dần với cám dạng viên.
Từ tháng thứ hai trở đi đến hết giai đoạn nuôi thí nghiệm lúc này lợn đã
quen hình thức ăn chuyển hoàn toàn sang dạng thức ăn viên và cho ăn.
3.4.3. Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn.
Để tiến hành chúng ta theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn chúng tôi tiến
hành cân lợn ở 2 lô: lô thí nghiệm và lô đối chứng 15 ngày 1 lần cân, cân vào buổi
sáng trước khi cho ăn, cân bằng 1 chiếc cân đồng hồ và 2 người cân, kết quả được
ghi chép vào nhật ký thí nghiệm và sau đó được tiến hành so sánh và phân tích.
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định
3.4.4.1. Sinh trưởng tích lũy (kg/con)
Để nghiên cứu chỉ tiêu này chúng tôi dựa vào khối lượng cơ thể lợn sau
các lần cân (15 ngày/lần). Đảm bảo nguyên tắc cùng một cân, cùng người cân,
cùng thời gian trong ngày và cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn.
vi
PHẦN 3...........................................................................................................22
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...............................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ...................................22
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................23
3.4.2 Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm................................24
3.4.3. Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn. ..........................25
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định....................................25
3.4.5. Phương pháp theo dõi tác dụng của Aminomix – Polyvit trong tăng
trọng của lợn thịt .............................................................................................26
3.4.6. Phương pháp theo dõi, phát hiện bệnh tiêu chảy ở lợn.........................27
3.4.7. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu.......................................................27
3.4.8. Theo dõi khả năng tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng...............27
3.4.9. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................28
Phần 4..............................................................................................................29
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................................................................29
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .......................................................................29
4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng.............................................................29
4.1.2. Công tác thú y .......................................................................................31
4.1.3. Công tác khác........................................................................................38
4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt...........................................................39
4.2.2. Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn.............................................................40
4.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
tăng trọng của lợn thịt .....................................................................................41
27
3.4.6. Phương pháp theo dõi, phát hiện bệnh tiêu chảy ở lợn
- Quan sát trực tiếp đàn lợn hằng ngày, đặc biệt buổi tối và sáng sớm để
phát hiện lợn bệnh
- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hằng ngày
3.4.7. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
Thời gian an toàn TB (Ngày) =
Tổng thời gian an toàn của từng con
Số con mắc bệnh
Thời gian tái phát (Ngày) =
Thời gian mắc lại
Tổng số con mắc lại
Thời gian điều trị TB (Ngày) =
Thời gian điều trị cả đàn
Tổng số con điều trị
Tỷ lệ mắc bệnh (%) =
Tổng số con bị bệnh
x 100
Tổng số con theo dõi
Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =
Tổng số con khỏi bệnh
x 100
Tổng số con điều trị
3.4.8. Theo dõi khả năng tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng
Trong chăn nuôi thì vấn đề chi phí thức ăn được quan tâm lên hàng đầu
vì chăn nuôi lợn thì chi phí thức ăn chiếm khoảng 70%, do đó thì vấn đề quan
tâm nhất hiện nay là tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: Tổng tiêu tốn thức ăn
được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thí nghiệm.
Tổng khối lượng thịt tăng (kg) = khối lượng cuối kỳ – khối lượng đầu kỳ
28
Tiêu tốn thức ăn cho 1
kg tăng khối lượng(kg)
=
Tổng khối lượng thức ăn
Tổng khối lượng thịt tăng
Chi phí thức ăn/1kg
tăng khối lượng(đồng)
=
Tổng chi phí thức ăn (đồng)
Tổng khối lượng thịt tăng (kg)
3.4.9. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu đựợc xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn
Văn Thiện (1997) [30] và bằng chương trình phần mềm Excel theo từng
nhóm đối tượng.
Sử dụng các tham số thống kê ( n < 30 ) để tính khả năng sinh trưởng của lợn.
+ Số trung bình: X =
n
X
n
i
∑= 1
1
+ Sai số của số trung bình: mx =
1−
±
n
SX
+ Độ lệch tiêu chuẩn : Sx = ±
1
)(
1
2
12
−
−∑
∑
=
=
n
n
X
X
n
i
n
i
i
i
+ Hệ số biến dị: Cv = 100x
X
S x
Trong đó: X : Số trung bình
Xi: Giá trị của mẫu
n: Dung lượng
29
Phần 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Công tác phục vụ sản xuất
4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
4.1.1.1. Thức ăn
Đưa ra lượng TĂ trên ngày dựa theo tiêu chuẩn cho từng đối tượng, với
lợn hậu bị, tiến hành song song theo tiêu chuẩn cám: dùng cho lợn có khối
lượng tiêu chuẩn khi nhập về có khối lượng 6kg.
Loại TĂ hỗn hợp cho lợn thịt
550SF 551F 552SF 552F
6 - 10kg >10 - 30kg <30 - 50kg >50 - Đến xuất bán
Chú ý:
Nếu lợn nhập trên 1kg so với tiêu chuẩn (6kg) thì phải giảm 1kg cám
550SF.
Nếu heo nhập trên 2kg so với tiêu chuẩn (6kg) thì phải giảm 2kg cám
550SF. Còn tiêu chuẩn các loại cám khác không thay đổi.
Kỹ sư tham gia sát với lượng cám lợn ăn thực tế để nhắc nhở chỉ dẫn heo
to trộn cám trước dành cám cho lợn còi và yếu thông qua sức khỏe của tổng đàn.
- Quy trình trộn cám:
+ Bắt buộc trộn trong vòng 6 ngày sang ngày thứ 7 cho ăn 100% cám mới
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6
25%(cám
mới)+75%
(cám cũ)
25%(cám
mới)+75%
(cám cũ)
50%(cám
mới)+50%
(cám cũ)
50%(cám
mới)+50%
(cám cũ)
75%(cám
mới)+25%
(cám cũ)
75%(cám
mới)+25%
(cám cũ)
30
Chú ý:
- Giữa cám mới và cám cũ phải trộn đều trước khi cho ăn phòng rối
loạn tiêu hoá khi chuyển giai đoạn cám.
- Bám sát lượng ăn thực tế và sức khoẻ của lợn trước khi trộn để tránh
bị thừa hoặc thiếu (lợn to ta trộn trước, lợn nhỏ trộn sau dành phần cám tốt
cho lợn còi yếu và bệnh).
- Trộn cám ta căn cứ vào trọng lượng của lợn và sức khoẻ khi trộn cám
có thể ta phối hợp cùng với kháng sinh CTC phòng bệnh ho do thay đổi chất
với liều lượng 2kg CTC/1 tấn cám.
4.1.1.2. Quy trình úm lợn.
- Hệ thống chuồng trại vận hành tốt phục vụ chăn nuôi: Điều kiện vệ
sinh chăm sóc tốt nền chuồng vệ sinh sạch sẽ khô ráo, các điều kiện điện nước
đảm bảo tốt, hệ thống giàn làm mát, hành lang song sắt phải được vệ sinh
định kỳ, sạch sẽ (hành lang giàn mát, hành lang đường đi, hành lang quạt
thông gió định kỳ quét vôi nước định kỳ tuần 1 lần, lượng nước xả máng tăng
dần theo tuần tuổi của lợn).
- Chăm sóc lợn mới nhập vào chuồng nuôi chuyển từ trại nái về
Hạn chế ăn cám:
1. Ngày đầu: 30% tiêu chuẩn.
2. Ngày thứ 2: 50% tiêu chuẩn.
3. Ngày thứ 3: ăn bằng tiêu chuẩn và cho vào máng.
Mục đích rút cám và hạn chế ăn:
+ Kiểm soát tiêu chảy và tập cho lợn ăn.
+ Dễ lọc lợn: Lợn lớn nhỏ, lợn bệnh.
vii
4.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
tiêu tốn thức ăn cho lợn thịt ............................................................................47
4.2.5. Hiệu quả chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến lợn thịt ............49
Phần 5..............................................................................................................51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................51
5.1. Kết luận ....................................................................................................51
5.2. Đề nghị.....................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................53
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................53
II. Tài liệu nước ngoài.....................................................................................56
vii
4.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
tiêu tốn thức ăn cho lợn thịt ............................................................................47
4.2.5. Hiệu quả chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến lợn thịt ............49
Phần 5..............................................................................................................51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................51
5.1. Kết luận ....................................................................................................51
5.2. Đề nghị.....................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................53
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................53
II. Tài liệu nước ngoài.....................................................................................56
33
+ Vắcxin được bảo quản và sắp xếp gọn gàng theo từng loại cùng một
lô, lô nào về trước dùng trước lô nào về sau dùng sau.
+ Với vắcxin có nước pha trước khi pha phải để nước pha vào tủ lạnh
để đồng nhất với nhiệt độ của vắcxin (đối với vắcxin dịch tả của CEVA nên
pha với nhiệt độ phòng), khi pha vắcxin vào nước pha phải hút đi tráng lại ít
nhất 3 - 5 lần) .
+ Nhiệt độ bảo quản vắcxin từ 2 - 80
C , tủ dùng chuyên dụng để bảo
quản vắc xin có 2 nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ, có 3 xilanh hoặc súng tự động
có panh và có đủ kim nhiều số dùng cho các tuần tuổi của lợn.
+ Bộ dụng cụ thú y dùng cho tiêm vắcxin: Xilanh chuyên dụng hoặc
súng tiêm, panh, kim tiêm trước khi làm vắcxin phải được luộc hoặc hấp để
khử trùng rồi để nguội trước khi dùng (nên làm lạnh trước khi dùng)
+ Yêu cầu về kích cỡ kim tiêm lợn:
+ Lợn từ 4 - 6 tuần tuổi dùng kim 9x15
+ Lợn từ 7 - 9 tuần tuổi dùng kim 12x15
+ Lợn từ 10 - 11 tuần tuổi dùng kim 12x20 (đối với lợn to tuần tuổi 11
ta có thể dùng kim 16x15)
+ 3 mũi vắcxin đầu bắt 100%, mũi thứ 4 dùng lồng quây tiêm và đánh dấu.
+ Tiêm vắcxin phải đúng vị trí tiêm đúng liều lượng (2ml/con), nếu con
nào chảy máu đánh dấu lại tiêm nhắc lại ngay sau đó với liều lượng 50%
(1ml/con).
+ Nên cho lợn uống điện giải trước và sau khi tiêm, kiểm tra theo dõi
sau khi tiêm lợn sốt phải hỗ trợ chăm sóc và hạ sốt kịp thời.
+ Đối với vắcxin nhược độc (dịch tả) sau khi tiêm ta phun sát trùng với
tỷ lệ 1/3200.
+ Vỏ vắcxin sau khi tiêm phải được luộc hoặc hấp, ngâm sát trùng khử
khuẩn tỷ lệ 1/400.
34
4.1.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh
Bệnh viêm phổi: Tìm hiểu nguyên nhân theo triệu chứng và kinh
nghiệm chăm sóc ta phân lập viêm phổi của lợn do đâu và nguyên nhân gì,
kiểm tra lại hệ thống thức ăn, cách vận hành: Quạt, giàn mát, nhiệt độ, vệ
sinh, độ đồng đều.... nhằm đưa ra biện pháp điều trị đúng bệnh, đúng thuốc,
khắc phục kịp thời, tránh tình trạng bệnh của lợn kéo dài làm nặng thêm đi
đến nhờn thuốc khó điều trị. Khống chế, cách ly khoanh vùng từ công nhân
giữa các chuồng, dụng cụ chăm sóc giữa các chuồng tránh lây lan bệnh trong
trại và giữa các trại. Tìm mọi biện pháp nâng cao sức đề kháng của lợn kích
ăn cho lợn.
Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, bệnh xảy ra trên
lợn con ngay từ khi mới sinh ra, bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Do
điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề
kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung với con nhiễm bệnh
Phương pháp điều trị: Lợn có vấn đề phải hộ lý, chăm sóc nuôi
dưỡng tốt tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao sức khoẻ tổng đàn: Tách lợn
bệnh, bổ sung cám tốt… Dùng kháng sinh (tylan, gentatylo, bromex,..)
tiêm theo bệnh, dùng kháng sinh trộn cám khống chế lây lan trên diện
rộng, dùng kháng sinh đúng bệnh, đúng liệu trình, đúng liều lượng (kháng
sinh tiêm 3 - 5 mũi trên 1 liệu trình, kháng sinh trộn cám hoặc cho uống
từ 7 - 10 ngày). Kết hợp dùng các thuốc bổ trợ: Anagin C, Paracetamol,
Bromhexin, vitamin, 1 số thuốc điện giải.
Liều lượng: 1ml/10 kg TT, điều trị liên tục từ 3 – 5 ngày
Kết quả: khỏi 96,60 %
35
Bệnh tiêu chảy: Ta cũng phải phát hiện sớm căn nguyên gây bệnh do
vi khuẩn, virus, do độc tố nấm mốc, do vận hành hệ thống chuồng trại… Tìm
nguyên nhân khắc phục nhanh chóng và kịp thời.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn E.coli, Salmonnella,… gây nên
Phương pháp điều trị: Tìm nguyên nhân chính xác bệnh tiêu chảy do
đâu để có hướng điều trị đúng tránh thiệt hại, sử dụng kháng sinh tiêm và trộn
đúng liều lượng theo từng bệnh tiêu chảy kết hợp với giảm ăn, trộn thuốc cho
ăn theo bữa và cho ăn tăng dần theo theo thời gian điều trị, ngoài ra dùng các
thuốc hỗ trợ triệu chứng giảm co thắt nhu màng ruột, hỗ trợ điện giải bù nước
cho lợn tiêu chảy (Atropin, anagil,…). Lợn tiêu chảy phải được vệ sinh chăm
sóc tốt tránh lây lan giữa các ô nuôi với nhau thường xuyên tách lợn bệnh, lợn
yếu, phòng dịch nghiêm ngặt cách ly công nhân tránh tình trạng lây lan giữa
các chuồng trong trại và các trại khác phòng một số bệnh bên ngoài xâm nhập
khi lợn đang giảm sức đề kháng.
Thuốc sử dụng: NOR-100, AMOX-LA,
Liều lượng: 1ml/10 kg TT, điều trị liên tục từ 3 – 5 ngày
Kết quả: khỏi 97,10 %
4.1.2.3. Vệ sinh thú y
* Phòng bệnh bằng hệ thống sát trùng
- Cổng trại phải có cửa ra vào, có biển báo (dừng lại sát trùng xe) hoặc
barie và hố sát trùng. Sát trùng tất cả các phương tiện, dụng cụ mang vào trại
và người ra vào trại. Phương tiện vào trại phải phun sát trùng kỹ trên dưới
bánh xe, trước và sau xe. Yêu cầu sau khi sát trùng các phương tiện phải dừng
lại ít nhất là 15 phút sau đó mới được vào trại.
36
- Cổng trại:
+ Có hố sát trùng ngoài cổng vệ sinh thay nước hoặc thay vôi 1 tuần 2 lần.
+ Đường đi ở cổng trại rắc vôi bột định kỳ 1 tuần 2 lần.
+ Máy sát trùng đặt ở cổng trại phải hoạt động tốt pep phun tơi đều, bể
nước pha sát trùng pha theo nồng độ 1/400 (đối với xe chở lợn chuyên dụng
ta phải phun với tỷ lệ sát trùng 1/200).
- Phòng sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi:
+ Có giá hoặc tủ để dép, có biển báo chỉ dẫn phun sát trùng, có quy
định phun sát trùng, thùng nước sát trùng có chỉ dẫn pha thuốc sát trùng với
nồng độ 1/3200.
+ Cửa nhà sát trùng chắc chắn có biển nhà sát trùng, có chỉ dẫn cách sát trùng.
+ Nhà sát trùng sạch sẽ có 3 phòng (phòng thay quần áo mặc, phòng sát
trùng, phòng tắm tráng và mặc bảo hộ lao động).
+ Phòng thay quần áo phải có móc treo quần áo có cửa tự động vận
hành máy bơm sát trùng khi vào khoang sát trùng.
+ Phòng sát trùng có đường đi zic zắc pép phun tơi đều áp lực mạnh,
trong khoang sát trùng phải có tối thiểu 42 pép phun (định kỳ vệ sinh pép
phun tuần 1 lần).
+ Phòng tắm tráng phải có khăn mặt, xà bông tắm, dầu gội đầu, gương
lược để trước khi mặc quần áo bảo hộ lao động vào khu vực chăn nuôi.
+ Máy phun ở phòng sát trùng phải đủ công xuất 750W.
+ Vệ sinh phòng sát trùng sạch sẽ hàng ngày.
+ Quần áo bảo hộ lao động: Kỹ sư 1 bộ, khách công ty 2 bộ, công nhân
1 bộ/ 1 người.
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong vài năm gần đây cùng với sự phát triển chung của ngành chăn
nuôi thì chăn nuôi lợn cũng có những bước phát triển và cũng đạt được những
thành tựu đáng kể. Ngành chăn nuôi lợn là một trong những ngành chăn nuôi
phổ biến, do đó thịt lợn phổ biến hơn so với các loại thịt khác. Do nhu cầu
tiêu thụ thịt trong nước tăng cao nhất là thịt lợn cung cấp cho người tiêu dùng
một lượng sản phẩm có chất lượng cao, có hàm lượng chất dinh dưỡng cân
đối, giá cả hợp lý với yêu cầu của người dân. Chăn nuôi lợn thịt có thời gian
ngắn, hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Để đạt được những mục tiêu đó thì giải pháp mang tính chiến lược đã
được đặt ra từ lâu, đó là cần đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa
và hiện đại hóa. Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi lợn là rất quan trọng
góp phần làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, tăng hiệu quả cho người chăn
nuôi. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc phòng bệnh cho gia súc
rất tốt. Vì không tồn lưu trong sản phẩm thịt, trứng và sử dụng các nguyên
liệu thân thiện với môi trường.
Theo Lã Văn Kính (2005) [11], để có sản phẩm chăn nuôi an toàn, bắt
buộc phải có thức ăn chăn nuôi an toàn. Với chính sách thúc đẩy phát triển
kinh tế các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu, áp dụng các thành
tựu khoa học trong chăn nuôi để đưa ngành chăn nuôi nước ta là một ngành
sản xuất lớn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe con người và
có giá trị xuất khẩu cao. Aminomix - Polyvit là một chế phẩm sinh học tổng
hợp với thành phần chủ yếu là các chủng vi sinh vật có lợi cho đường tiêu
hóa, các axit amin thiết yếu và các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển và
38
- Bể nước giàn mát luôn được làm sạch định kỳ khử clorid 5g/m3
, pha
thuốc sát trùng với nồng độ 1/3200.
- Cửa vào của chuồng có chậu nhúng chân hoặc máng trượt có chỉ dẫn
rõ ràng pha thuốc sát trùng theo tỷ lệ 1/400. Có bảng chỉ dẫn nhúng chân vào
chậu thuốc sát trùng trước khi vào chuồng.
- Hành lang đầu, giữa, cuối chuồng luôn được quét vôi nước định kỳ
tuần 1 lần (đối với chuồng lợn có vấn đề nên xin ý kiến phun thuốc sát trùng
trong chuồng nuôi lợn 1 lần/ngày, tỷ lệ 1/2000).
4.1.3. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên
đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác như: phun sát trùng chuồng
trại, mổ khám lợn mắc bệnh chết, nhập lợn, xuất bán lợn…
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
Đơn vị
(con)
Số lượng
(con)
Kết quả (khỏi, an toàn)
Số lượng (con)
Tỷ lệ
(%)
1. Phòng bệnh vắcxin An toàn
Lở mồm long móng con 323 323 100
Dịch tả lợn con 210 210 100
2. Điều trị bệnh Khỏi
Suyễn lợn( Viêm phổi) con 208 201 96,63
Tiêu chảy lợn con 106 103 97,17
3. Công việc khác An toàn
Mổ khám lợn con 3 3 100
Vệ sinh chuồng trại m2
800 800 100
Phun sát trùng ở trại m2
1000 1000 100
39
4.2. Kết quả của đề tài
4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt
Kết quả theo dõi 20 con lợn ở hai lô thí nghiệm và đối chứng, trong
thời gian từ 30 – 90 ngày tuổi được xử lý và trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế phẩm Aminomix - Polyvit đến khả năng
phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt
STT Chỉ tiêu Lô thí nghiệm Lô đối chứng
1 Số lợn theo dõi (con) 10 10
2 Số lợn mắc bệnh lần 1 (con) 2 4
3 Tỷ lệ mắc lần 1 (%) 20 40
4 Thời gian an toàn TB (ngày) 36 17
5 Số lợn mắc bệnh lần 2 (con) 1 2
6 Tỷ lệ mắc bệnh lần 2 (%) 10 20
7 Thời gian tái phát (ngày) 6 3,5
Qua bảng 4.2, cho ta thấy lô thí nghiệm số con mắc bệnh tiêu chảy lần
1 là 2 con bằng 20%, thấp hơn lô đối chứng 4 con tương đương bằng 40%, và
tỷ lệ tái phát bệnh tiêu chảy lần 2 ở lô thí nghiệm cũng thấp hơn lô đối chứng,
cụ thể là lô thí nghiệm mắc 1 con tương ứng 10% và lô đối chứng mắc 2 con
tương ứng với 20%). Kết quả trên cho thấy khi lợn được bổ sung chế phẩm
Aminomix – Polyvit đã có tác dụng rõ rệt trong phòng bệnh tiêu chảy, ngoài
việc nâng cao khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn đồng thời còn có tác dụng
kìm hãm và hạn chế một số loại vi khuẩn đường ruột gây bệnh nên tỷ lệ mắc
bệnh ở lợn thí nghiệm bao giờ cũng thấp hơn so với lô đối chứng.
40
4.2.2. Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn.
Lợn con mắc tiêu chảy được cung cấp chất điện giải Electrolyte, tiêm
Norfloxacin, liều 1ml/8 – 10 kg TT. Kết hợp với Vitamin C, tiêm và sử dụng
liên tục 3 – 5 ngày. Riêng lô thí nghiệm có sử dụng Aminomix – trong quá
trình điều trị, còn lô đối chứng thì không sử dụng.
Bảng 4.3: Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn
Số TT Chỉ tiêu Lô thí nghiệm Lô đối chứng
1 Số con theo dõi (con) 10 10
2 Số con mắc bệnh lần 1 (con) 2 4
3 Số con điều trị lần 1 (con) 2 4
4 Thời gian điều trị TB lần 1 (ngày) 2,5 3
5 Tỷ lệ khỏi bệnh lân 1 (%) 100 100
6 Số con mắc bệnh lần 2 (con) 1 2
7 Số con điều trị lần 2 (con) 1 2
8 Thời gian điều trị TB lần 2 (ngày) 2,5 2,5
9 Số con khỏi bệnh lần 2 (con) 1 2
10 Tỷ lệ khỏi bệnh lần 2 (%) 100 100
11 Tỷ lệ nuôi sống (%) 100 100
Qua bảng 4.3, cho ta thấy khi sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit
cho lợn thịt đã tạo ra một môi trường ức chế có hiệu quả, sự phát triển của các
loại vi khuẩn có hại cư trú ở đường tiêu hóa của lợn, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh
tiêu chảy, tăng khả năng điều trị bệnh của các loại thuốc điều trị, kéo dài thời
gian an toàn và thời gian tái phát, làm tăng tỷ lệ khỏi bệnh. Từ đó tăng tỷ lệ
nuôi sống. Vì vậy nên sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit cho chăn nuôi
lợn thịt để phòng hội chứng tiêu chảy.
41
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2005) [32], đã nghiên cứu bổ sung chế
phẩm EM và cho thấy vi khuẩn Salmonella ở lợn thí nghiệm là 11,89 triệu/1g
phân còn còn lợn thí nghiệm giảm hơn so với lợn đối chứng 20,11 triệu/1g
phân. Vi khuẩn E.coli ở lợn thí nghiệm là 39,85 triệu/1g phân, nhưng ở lợn
đối chứng là 68,73 triệu/1g (giảm so với lợn đối chứng là 28,88 triệu/1g)
Theo Vũ Văn Quang (1999) [21], dùng chế phẩm vi sinh vật
Lactobaccillus Acidophilus bổ sung vào thức ăn cho lợn con thì tỷ lệ nhiễm
bênh tiêu chảy giảm từ 58,33% xuống còn 25%. Đồng thời chế phẩm sinh học
Lactobacillus Acidophilus còn tác động làm cho vi khuẩn Salmonella và
E.coli giảm như sau: Lô đối chứng: E.coli: 68,24 ±1.79 triệu vi khuẩn/ 1 gam
phân và Salmonella 26,16 ± 1,81 triệu vi khuẩn/ 1 gam phân.
4.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng
tăng trọng của lợn thịt
4.2.3.1. Sinh trưởng tích lũy
Để đảm bảo đạt được mục tiêu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành bổ
sung chế phẩm Aminomix – Polyvit trong khẩu phần ăn của lợn thịt giai đoạn
30 – 90 ngày tuổi nhằm phát huy hết được khả năng tăng trọng của lợn thịt và
đồng thời đánh giá được hiệu quả mà chế phẩm mang lại. Kết quả nghiên cứu
được trình bày qua bảng 4.4 và được biểu diễn dưới dạng đồ thị hình 4.1.
2
sinh trưởng của gia súc. Việc bổ sung chế phẩm sinh học tổng hợp này sẽ
cung cấp đầy đủ và cân đối cho lợn những axit amin thiết yếu và các vitamin
cần thiết mà thức ăn hàng ngày không có hoặc không cung cấp đầy đủ. Qua
đó thúc đấy khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn được nhanh hơn và
phòng tránh được một số bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, giun sán,…vv
Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm
sinh học Aminomix - Polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng
của lợn thịt nuôi tại Trại lợn CP xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên”. Nhằm mục đích đánh giá những tác động của chế phẩm đến lợn để
thấy được những hiệu quả mà chế phẩm mang lại.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích đánh giá những tác động của chế phẩm đến đàn lợn để thấy
được những hiệu quả mà chế phẩm mang lại.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tác dụng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit
trong tăng trọng trên lợn thịt.
- Đánh giá được việc dùng chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit
trong phòng hội chứng tiêu chảy trên lợn thịt.
- Hiệu quả kinh tế của việc dùng chế phẩm sinh học Aminomix -
Polyvit trong chăn nuôi lợn thịt.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học để phục
vụ cho các nghiên cứu tiếp theo tại các Trang trại chăn nuôi lợn của xã Minh
43
0
5
10
15
20
25
30
35
40
30 45 60 75 90 Ngày tuổi
Gam
Lô TN Lô ĐC
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm
Nhìn vào đồ thị hình 4.1 ta thấy: Sinh trưởng tích lũy tuân theo quy
luật, sinh trưởng, phát dục của gia súc. Khối lượng lợn tăng dần qua các giai
đoạn, tuy nhiên tốc độ sinh trưởng của lợn ở hai lô là không đều nhau. Lô thí
nghiệm được bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit luôn cao hơn lô đối
chứng không sử dụng chế phẩm, sau khi kết thúc thí nghiệm thì khối lượng
trung bình ở các lô TN và lô ĐC có sự khác nhau rõ rệt (P≤0,001). Lô ĐC có
khối lượng trung bình là 30,43 kg còn lô TN là 33,52 kg. Điều này chính tỏ
được vai trò của chế phẩm Aminomix – Polyvit có ảnh hưởng đến sinh trưởng
tích lũy của lợn.
So sánh với một số đề tài tương tự như :
Theo Nguyễn Quốc Mỹ (2009) [16], sử dụng chế phẩm KTS đến khả
năng phòng bệnh tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt tại huyện Hiệp Hòa,
Tỉnh Bắc Giang đã cho thấy sự tăng trọng cao hơn so với lô đối chứng 7%.
Kết quả này thấp hơn so với kết quả của chúng tôi, điều này có thể do con
giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau.
44
Theo Nguyên Quang Tuyên (2005) [32], sử dụng chế phẩm sinh học
EM chăn nuôi lợn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại gia trại của tỉnh Thái
Nguyên, đã cho thấy kết quả giữa 2 lô thì lô có bổ sung chế phẩm EM cho kết
quả cao hơn 7,5 % so với lô đối chứng. Kết quá này cũng gần tương đương
với kết quả của chúng tôi.
4.2.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối
Để đánh giá được vai trò của chế phẩm Aminomix – Polyvit ảnh hưởng
tới tốc độ sinh trưởng của lợn thịt, chúng tôi nghiên cứu chỉ tiêu sinh trưởng
tuyệt đối thông qua khối lượng cơ thể ở các giai đoạn. Số liệu được xử lý và
trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)
Giai đoạn sinh trưởng
(ngày tuổi)
Lô ĐC (n=10)
(g/con)
Lô TN (n=10)
(g/con)
30 - 45 220 240
45 - 60 320 360
60 - 75 450 520
75 - 90 650 730
30 - 90 410 462,50
So sánh (%) 100 113
Qua bảng 4.5 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lô ĐC và lô TN đều
tuân theo quy luật chung về sinh trưởng của gia súc, tuy nhiên thì thông qua
các giai đoạn thì lô TN luôn trội hơn so với lô ĐC, cụ thể :
- Giai đoạn 30 – 45 ngày tuổi tăng trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm
là: 240 g/con/ngày, còn lô đối chứng là 220 g/con/ngày, chênh lệch
20g/con/ngày.
45
- Giai đoạn 45 – 60 ngày tuổi tăng trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm
là: 360 g/con/ngày, còn lô đối chứng là 320 g/con/ngày, chênh lệch 40
g/con/ngày.
- Giai đoạn 60 – 75 ngày tuổi tăng trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm
là: 520 g/con/ngày, còn lô đối chứng là 450 g/con/ngày, chênh lệch 70
g/con/ngày.
- Giai đoạn 75 – 90 ngày tuổi tăng trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm
là: 730 g/con/ngày, còn lô đối chứng là 650 g/con/ngày, chênh lệch 80
g/con/ngày.
Nếu coi sinh trưởng tuyệt đối của lô ĐC là 100% thì lô TN đạt 113%,
cao hơn lô ĐC 13%.
Qua bảng 4.5, khả năng sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm và lô
đối chứng con được trình bày thông qua đồ thị hình 4.2 dưới đây:
0
100
200
300
400
500
600
700
800
30 - 45 45 - 60 60 - 75 75 - 90 Ngày Tuổi
Gam
Thí Nghiệm Đối Chứng
Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)
46
Qua đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm cho thấy đường
biểu diễn sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm luôn cao hơn lợn đối
chứng, qua đó đã cho thấy ảnh hưởng tích cực từ việc bổ sung chế phẩm vào
khẩu phần ăn cho lợn giai đoạn 30 – 90 ngày tuổi. Điều này có thể lý giải là
do chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit khi vào đường ruột làm ức chế vi
sinh vật có hại, phát triển vi sinh vật có lợi ở đường ruột làm hạn chế tiêu
chảy, vì vậy làm giảm pH đường ruột tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
tiêu hóa protein và đường lactose ở lợn con, tăng quá trình hấp thu các chất
dinh dưỡng.
4.2.3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm
Không những chúng tôi nghiên cứu sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng
tuyệt đối mà còn nghiên cứu cả sinh trưởng tương đối, để từ đó đánh giá hết
được tác dụng của Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi, sinh trưởng tương
đối của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6: Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%)
Giai đoạn tuổi
(ngày)
Lô ĐC (n=10)
(%)
Lô TN (n=10)
(%)
30 - 45 45,10 47,91
45 - 60 41,36 44,18
60 - 75 39,42 41,45
75 – 90 37,98 38,92
So sánh (%) 100 105,10
Qua bảng 4.6, cho ta thấy sinh trưởng tương đối của cả 2 lô thí nghiệm
và lô đối chứng đều có xu hướng giảm dần. Lô thí nghiệm giảm từ 47,91%
xuống 38,92% , và lô đối chứng giảm từ 45,10% xuống còn 37,98%. Xu
hướng sinh trưởng chậm dần là phù hợp với quy luật sinh trưởng ở loài lợn.
3
Lập, huyện Đồng Hỷ và các Trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên ngoài ra còn cả các tỉnh thành trên cả nước.
-Phổ biến rộng rãi trong chăn nuôi để phát triển chăn nuôi theo hướng
an toàn sinh học, nhằm đưa các sản phẩm an toàn, chi phí sản xuất thấp, giá rẻ
ra thị trường tiêu thụ.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn.
- Sử dụng chế phẩm sinh học góp phần tăng năng suất chăn nuôi lợn,
giảm chi phí thức ăn, hạ giá thành sản phẩm.
- Góp phần giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, tăng chất
lượng thịt và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, mang tầm chiến lược
mới trong chăn nuôi an toàn sinh học.
48
ăn/1 kg tăng khối lượng có ý nghĩa rất lớn, nghiên cứu của chúng tôi được
trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng qua các giai đoạn nuôi.
Giai đoạn TN
(Ngày)
Diễn giải Lô ĐC Lô TN
30 – 45
Lượng TĂ tiêu thụ 33,3 33,3
KL lợn tăng 33,6 36,6
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL 0,99 0,91
45 – 60
Lượng TĂ tiêu thụ 92,7 92,7
KL lợn tăng 47,6 53,7
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL 1,94 1,72
60 – 75
Lượng TĂ tiêu thụ 152,9 152,9
KL lợn tăng 68,2 77,6
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL 2,24 1,97
75 - 90
Lượng TĂ tiêu thụ 213,1 213,1
KL lợn tăng 97,1 109,2
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL 2,30 2,20
Trung bình
Lượng TĂ tiêu thụ 492 492
KL lợn tăng 246,50 277,10
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL 1,99 1,77
Qua bảng 4.7 cho ta thấy:
- Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ ở lô đối chứng và lô thí nghiệm là
như nhau, tuy nhiên thì do lô thí nghiệm đã được bổ sung chế phẩm do tác
dụng của các vi sinh vật lên men làm thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn,
49
nâng cao khả năng tiêu hóa từ đó đẩy mạnh quá trinh sinh trưởng. Do đó giảm
chi phí thức ăn và làm tăng hiêu quả kinh tế.
- Tổng khối lượng lợn tăng ở lô thí nghiệm là (277,10 kg) lớn hơn tổng
khối lượng lợn (246,50 kg) của lô đối chứng là 30,60 kg.
- Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệm thấp hơn lô
đối chứng là 0,22 kg, nếu lấy lô ĐC là 100% thì lô TN chỉ có 88,94%.
- Như vậy chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit có ảnh hưởng rõ rệt
đến khả năng giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tăng hiệu quả chăn nuôi.
4.2.5. Hiệu quả chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến lợn thịt
Mục tiêu cuối cùng của chăn nuôi là hiệu quả kinh tế mà nó mang lại,
việc bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit không chỉ để đáp ứng sản xuất ra
thực phẩm an toàn cho cộng đồng mà còn đáp ứng được mục đích nâng cao
hiệu quả kinh tế chăn nuôi, được so sánh thông qua bảng 4.8 dưới đây.
Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng chế phẩm Aminomix - Polyvit cho lợn thịt
STT Chỉ tiêu Lô đối chứng Lô thí nghiệm
1 Chi phí thức ăn (đ) 6.396.000 6.396.000
2 Chi phí chế phẩm Aminomix - Polyvit (đ) 0 53.000
3 Chi phí thuốc thú y (đ) 75000 20000
4 Chi phí khác (đ) 0 0
5 Tổng chi phí (đ) 6471000 6469000
6 Chi phí/kg tăng khối lượng (đ) 25.870 23.010
7 So sánh (%) 100 88,90
Qua bảng 4.8 cho ta thấy:
- Chi phí thức ăn trên kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệm thấp hơn lô
đối chứng 2860 đ. Mặc dù khối lượng thức ăn sử dụng là như nhau, nhưng mà
50
khả năng tăng trọng lại khác nhau do đó chi phí thức ăn trên kg tăng khối
lượng của lô thí nghiệm luôn thấp hơn lô đối chứng. Nếu lấy lô đối chứng là
100% thì lô thí nghiệm là 88,90 %.
- Chi phí thuốc thú y cho điều trị bệnh ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối
chứng 55.000 đ. Điều này chứng tỏ vai trò của Aminomix – Polyvit trong
phòng hội chứng tiêu chảy và nâng cao hoạt lực của thuôc điều trị
Norfloxacin. Như vậy tuy ở lô thí nghiệm phải chi phí thêm tiền mua chế
phẩm Aminomix – Polyvit nhưng hiệu quả kinh tế mang lại vẫn cao hơn, ít
ảnh hưởng tới vật nuôi hơn so với khi sử dụng kháng sinh, do kháng sinh nó
vừa tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời nó cũng tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm
giảm khả năng tiêu hóa, hập thụ thức ăn của vật nuôi làm vật nuôi còi cọc,
trậm lớn.
51
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Sử dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit khi bổ sung vào thức
ăn hỗn hợp nuôi lợn thịt cho kết quả tốt trên một số chỉ tiêu sau:
- Trong cùng một thời gian nuôi, trên cùng loại lợn lai 3 máu ngoại,
cùng chế độ và khẩu phần ăn, cung điều kiện nuôi dưỡng, chỉ khác là lô thí
nghiệm có sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit còn lô đối chứng không sử
dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit, chế phẩm đã cho những chỉ tiêu trội hơn
so với lô đối chứng, cụ thể như sau:
+ Khối lượng lợn đầu thí nghiệm của lô đối chứng và lô thí nghiệm
tương ứng là (57,70 kg và 58,10 kg), và khi kết thúc thí nghiệm thì lô đối
chứng và lô thí nghiệm có khối lượng tương ứng là (246,50 kg và 277,10 kg).
Vậy tốc độ sinh trưởng tích lũy trung bình của lô thí nghiệm cao hơn lô đối
chứng 3,06 kg tương đương với 12,4 %.
+ Còn đối với sinh trưởng tuyệt đối bình quân của lô thí nghiệm là
1850 g/con còn lô đối chứng là 1640 g/con cao hơn so với lô đối chứng 210
g/con. Nếu coi lô ĐC là 100% thì lô thí nghiệm là 113 %, cao hơn 13%.
+ Đối với sinh trưởng tương đối thì lô TN giảm từ 47,91% xuống
38,92%, còn lô ĐC giảm từ 45,10% xuống còn 37,98%, do đó lô TN có tốc
độ sinh trưởng giảm dần thấp hơn so với lô ĐC 5,1%.
- Giảm tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm
so với lô đối chứng là: Ở lô thí nghiệm tiêu tốn thức ăn /1kg tăng khối lượng
là 1,77 kg còn lô đối chứng là 1,99 kg, tức là giảm được 0,22 kg thức ăn/1kg
tăng khối lượng.
52
- Sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit vào thức ăn cho lợn nuôi thịt
có tác dụng giảm tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa, cụ thể ở lô thí nghiệm là 2 con
chiếm 20% còn ở lô đối chứng là 4 con chiếm 40% cao hơn so với lô thí
nghiệm 2 con tương ứng với 20%. Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa lần 2 ở lô
thí nghiệm là 1 con chiếm 10% còn lô đối chứng là 2 con chiếm 20% với thời
gian an toàn trung bình bệnh đường tiêu hóa lần 2 ở lô thí nghiệm là 36 ngày,
còn ở lô đối chứng là 17 ngày và giúp nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc
đặc trị tiêu chảy Norfloxacin.
- Hiệu quả kinh tế giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm: Sử dụng chế
phẩm sinh học Aminomix – Polyvit làm giảm chi phí sử dụng thuốc thú y
55.000 đ so với lô đối chứng, chi phí trên kg tăng khối lượng của lô thí
nghiệm thấp hơn lô đối chứng 2860 đ.
5.2. Đề nghị
- Cần thực hiện nghiêm ngặt hơn trong công tác vệ sinh thú y trong
chăn nuôi cũng như trong tiêm phòng.
- Để có kết quả nghiên cứu khách quan, đầy đủ và chính xác hơn đề nghị
nhà trường và khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục cho nghiên cứu rộng hơn để phổ biến
phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và hiệu quả kinh tế.
- Khuyến cáo cho người chăn nuôi nên áp dụng đúng quy trình chăn
nuôi sinh học vào thực tế để đưa hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và các vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm ngày càng đáp ứng nhu cầu của xã hội,
đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
- Tập huấn cho người chăn nuôi hiểu và biết cách bổ sung chế phẩm
Aminomix – Polyvit một cách hợp lý, để đem lại hiệu quả cao trong chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề Tài Theo Dõi Khả Năng Sinh Trưởng Của Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến Cai Sữa.docx
Đề Tài Theo Dõi Khả Năng Sinh Trưởng Của Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến Cai Sữa.docxĐề Tài Theo Dõi Khả Năng Sinh Trưởng Của Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến Cai Sữa.docx
Đề Tài Theo Dõi Khả Năng Sinh Trưởng Của Lợn Con Từ Sơ Sinh Đến Cai Sữa.docx
 
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây cúc lá nhỏ pico (chrysanthemum sp.)
 
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
 
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
 
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
 
Khảo sát ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến năng suất nấm rơm trong kỹ thuật...
Khảo sát ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến năng suất nấm rơm trong kỹ thuật...Khảo sát ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến năng suất nấm rơm trong kỹ thuật...
Khảo sát ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến năng suất nấm rơm trong kỹ thuật...
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MẠCH NỘI DUNG SỐ VÀ...
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MẠCH NỘI DUNG SỐ VÀ...THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MẠCH NỘI DUNG SỐ VÀ...
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MẠCH NỘI DUNG SỐ VÀ...
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhómLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất bánh gạo từ gạo lứt.docx
Nghiên cứu quy trình sản xuất bánh gạo từ gạo lứt.docxNghiên cứu quy trình sản xuất bánh gạo từ gạo lứt.docx
Nghiên cứu quy trình sản xuất bánh gạo từ gạo lứt.docx
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
 
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
 
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic chịu nhiệt sử dụng trong thức ăn cho c...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 

Similar to Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Man_Ebook
 

Similar to Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8 (20)

đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
 
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
 
Co dac duong
Co dac duongCo dac duong
Co dac duong
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
 
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
 
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
 
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnKhảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
 
Bài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...
Tình Hình Nhiễm Bệnh Đường Hô Hấp Trên Đàn Lợn Nuôi Tại Trại Lợn Tân Thái - Đ...
 
đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...
đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...
đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...
 
Xác định mối quan hệ di truyền của cam bố hạ với các giống cam khác bằng chỉ ...
Xác định mối quan hệ di truyền của cam bố hạ với các giống cam khác bằng chỉ ...Xác định mối quan hệ di truyền của cam bố hạ với các giống cam khác bằng chỉ ...
Xác định mối quan hệ di truyền của cam bố hạ với các giống cam khác bằng chỉ ...
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe MáyKhóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Xe Máy
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------- ------- ĐẶNG VĂN PHÒNG Tên đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC AMINOMIX - POLYVIT TRONG PHÒNG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ TĂNG TRỌNG CỦA LỢN THỊT NUÔI TẠI TRẠI LỢN CP XÃ MINH LẬP HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K43 CNTY - N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa: 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hùng Nguyệt Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Thái Nguyên - 2015
  • 2. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Nguyễn Hùng Nguyệt đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi - Thú y, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Bộ môn: Vi sinh vật đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Trang trại chăn nuôi anh Trần Đức Hùng cùng toàn thể anh em kỹ thuật, công nhân trong trang trại đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi sai sót. Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp em kiến thức hoàn thiện khóa luận và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 16, tháng 12, năm 2014 Sinh viên Đặng Văn Phòng
  • 3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm...................................................................23 Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn TN ...........24 Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất.................................................38 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế phẩm Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt......................................................................39 Bảng 4.3: Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn ......................................................40 Bảng 4.4: Khối lượng trung bình của lợn qua các kỳ cân...............................42 Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ....44 Bảng 4.6: Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) .................46 Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng qua các giai đoạn nuôi.........48 Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng chế phẩm Aminomix - Polyvit cho lợn thịt.......49
  • 4. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm...............................43 Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) .......45 Hình 4.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ....................47
  • 5. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP Charoen Pokphand CS Cộng sự CTV Cộng tác viên CTC Clortetracyclin ĐC Đối chứng EM Efctive microorganisms KCL Kilocalo KPCS Khẩu phần cơ sở NLTĐ Năng lượng trao đổi NXB Nhà xuất bản TN Thí nghiệm TB Trung bình TT Thể trọng VSV Vi sinh vật VTM Vitamin
  • 6. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................... v Phần 1................................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. .......................................................................... 3 Phần 2................................................................................................................ 4 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.............................................................................. 4 2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn................................................................. 4 2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn........................................................... 5 2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn.......................................... 7 2.1.4. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy ở lợn. ............................................... 8 2.1.5. Vai trò của vi sinh vật trong đường tiêu hóa.........................................12 2.1.6. Ứng dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi ...14 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..............................................17 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................17 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................18
  • 7. vi PHẦN 3...........................................................................................................22 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................22 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...............................................................22 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................22 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ...................................22 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................23 3.4.2 Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm................................24 3.4.3. Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn. ..........................25 3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định....................................25 3.4.5. Phương pháp theo dõi tác dụng của Aminomix – Polyvit trong tăng trọng của lợn thịt .............................................................................................26 3.4.6. Phương pháp theo dõi, phát hiện bệnh tiêu chảy ở lợn.........................27 3.4.7. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu.......................................................27 3.4.8. Theo dõi khả năng tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng...............27 3.4.9. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................28 Phần 4..............................................................................................................29 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................................................................29 4.1. Công tác phục vụ sản xuất .......................................................................29 4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng.............................................................29 4.1.2. Công tác thú y .......................................................................................31 4.1.3. Công tác khác........................................................................................38 4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt...........................................................39 4.2.2. Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn.............................................................40 4.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng tăng trọng của lợn thịt .....................................................................................41
  • 8. vii 4.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng tiêu tốn thức ăn cho lợn thịt ............................................................................47 4.2.5. Hiệu quả chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến lợn thịt ............49 Phần 5..............................................................................................................51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................51 5.1. Kết luận ....................................................................................................51 5.2. Đề nghị.....................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................53 I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................53 II. Tài liệu nước ngoài.....................................................................................56
  • 9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong vài năm gần đây cùng với sự phát triển chung của ngành chăn nuôi thì chăn nuôi lợn cũng có những bước phát triển và cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Ngành chăn nuôi lợn là một trong những ngành chăn nuôi phổ biến, do đó thịt lợn phổ biến hơn so với các loại thịt khác. Do nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước tăng cao nhất là thịt lợn cung cấp cho người tiêu dùng một lượng sản phẩm có chất lượng cao, có hàm lượng chất dinh dưỡng cân đối, giá cả hợp lý với yêu cầu của người dân. Chăn nuôi lợn thịt có thời gian ngắn, hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Để đạt được những mục tiêu đó thì giải pháp mang tính chiến lược đã được đặt ra từ lâu, đó là cần đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi lợn là rất quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, tăng hiệu quả cho người chăn nuôi. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc phòng bệnh cho gia súc rất tốt. Vì không tồn lưu trong sản phẩm thịt, trứng và sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Theo Lã Văn Kính (2005) [11], để có sản phẩm chăn nuôi an toàn, bắt buộc phải có thức ăn chăn nuôi an toàn. Với chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học trong chăn nuôi để đưa ngành chăn nuôi nước ta là một ngành sản xuất lớn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe con người và có giá trị xuất khẩu cao. Aminomix - Polyvit là một chế phẩm sinh học tổng hợp với thành phần chủ yếu là các chủng vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa, các axit amin thiết yếu và các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển và
  • 10. 2 sinh trưởng của gia súc. Việc bổ sung chế phẩm sinh học tổng hợp này sẽ cung cấp đầy đủ và cân đối cho lợn những axit amin thiết yếu và các vitamin cần thiết mà thức ăn hàng ngày không có hoặc không cung cấp đầy đủ. Qua đó thúc đấy khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn được nhanh hơn và phòng tránh được một số bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, giun sán,…vv Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt nuôi tại Trại lợn CP xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Nhằm mục đích đánh giá những tác động của chế phẩm đến lợn để thấy được những hiệu quả mà chế phẩm mang lại. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích đánh giá những tác động của chế phẩm đến đàn lợn để thấy được những hiệu quả mà chế phẩm mang lại. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tác dụng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit trong tăng trọng trên lợn thịt. - Đánh giá được việc dùng chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy trên lợn thịt. - Hiệu quả kinh tế của việc dùng chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit trong chăn nuôi lợn thịt. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo tại các Trang trại chăn nuôi lợn của xã Minh
  • 11. 3 Lập, huyện Đồng Hỷ và các Trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngoài ra còn cả các tỉnh thành trên cả nước. -Phổ biến rộng rãi trong chăn nuôi để phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhằm đưa các sản phẩm an toàn, chi phí sản xuất thấp, giá rẻ ra thị trường tiêu thụ. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. - Sử dụng chế phẩm sinh học góp phần tăng năng suất chăn nuôi lợn, giảm chi phí thức ăn, hạ giá thành sản phẩm. - Góp phần giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, tăng chất lượng thịt và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, mang tầm chiến lược mới trong chăn nuôi an toàn sinh học.
  • 12. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm...................................................................23 Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn TN ...........24 Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất.................................................38 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế phẩm Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt......................................................................39 Bảng 4.3: Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn ......................................................40 Bảng 4.4: Khối lượng trung bình của lợn qua các kỳ cân...............................42 Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ....44 Bảng 4.6: Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) .................46 Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng qua các giai đoạn nuôi.........48 Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng chế phẩm Aminomix - Polyvit cho lợn thịt.......49
  • 13. 5 Theo Hà Thị Hảo và Trần Văn Phùng ( 1995) [6], lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng suất thịt cao và phẩm chất thịt tốt. Ta thấy nếu lấy khối lượng lúc mới sinh là 1kg thì lúc 7 – 8 tháng tuổi lợn đã có thể đạt 100kg, tức là tăng trọng lên gấp 100 lần. Tuy nhiên tốc độ tăng thay đổi theo từng giai đoạn. Sau cai sữa tăng trọng trung bình 400 gam/ngày, tiếp theo là 500g/ngày. Từ lúc đẻ đến lúc 10 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần khối lượng lúc sơ sinh, 40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 7 đến 8 lần, sau 60 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 12 – 14 lần so với khối lượng lúc sơ sinh. Do đó lợn có tốc độ sinh trưởng và phát dục nhanh, nên khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng rất mạnh, lợn con ở 20 ngày tuổi, mỗi ngày có thể tích lũy được 9 – 14g protein/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích lũy được 0.3 – 0,4 g protein/1kg khối lượng cơ thể. Qua những kết quả nghiên cứu trên, lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, cường độ trao đổi chất diễn ra mạnh. Để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng, nâng cao năng xuất và hiệu quả chăn nuôi lợn, ngoài việc tìm hiểu, nắm vững về đặc điểm sinh trưởng phát triển của lợn thì vấn đề cần quan tâm nhất là, cần phải nắm vững đặc điểm sinh lý, tiêu hóa của lợn, đồng thời tác động kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phương pháp chế biến thức ăn cho phù hợp. 2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn bằng các tác động cơ học, hóa học và vi sinh vật học để biến những chất phức tạp thành những chất hữu cơ đơn giản nhất mà cơ thể động vật có thể hấp thu được. Lợn là loài gia súc ăn tạp, chịu đựng kham khổ cao, bởi lợn là loài động vật có dạ dày trung gian nên có thể lợi dụng được tất cả các loại thức ăn, từ thức ăn
  • 14. 6 thô xanh đến các loại ngũ cốc, hạt hòa thảo, thức ăn có nguồn gốc động vật... vv. Do vậy nguồn thức ăn nuôi lợn rất phong phú. Bộ máy tiêu hóa của lợn bao gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. ở miệng lợn mới sinh những ngày đầu hoạt tính Amylaza trong nước bọt cao. Nước bọt ở tuyến dưới tai chứa 0,6 – 2,21 % vật chất khô, khả năng tiêu hóa 16 – 500 đơn vị thức ăn, pH = 7,6 – 8,1. Ở miệng, men Amylaza chủ yếu tiêu hóa thức ăn bột đường, còn lại thức ăn xuống dạ dày tiêu hóa tiếp. Dạ dày tiết ra các dịch vị, các men tiêu hóa, khi thức ăn xuống dạ dày cơ trơn co bóp nhào trộn thức ăn, cùng với đó các men tiêu hóa được thấm vào thức ăn. Men Tripsinogen nhờ tác dụng của HCl chuyển thành men Tripsin có tác dụng thủy phân protid, peptid. Dịch vị tiêu hóa trong dạ dày lợn là khác nhau. Ở lợn con bú sữa dịch vị tiết ra ban ngày là 31%, ban đêm là 69 %. Trong khi đó ở lợn trưởng thành dịch vị tiết ra ban ngày là 62 % và ban đêm chỉ có 38 %. Theo Nguyễn Thiện (1998) [29], thì hàm lượng HCl của lợn con là 0,05 – 0,15 %, ở lợn 90 ngày tuổi là 0,2 – 0,25 % , lợn trưởng thành là 0.35 – 0,40 %. Số lượng và chất lượng thức ăn tốt sẽ làm tăng tính ngon miệng, dịch vị tiết ra nhiều, tỉ lệ tiêu hóa cao. Ban đêm tỉ lệ tiêu hóa cao hơn ban ngày, ban ngày dịch vị lại tiết ra nhiều hơn. Thêm 3g pepsin và 500ml HCl 0,4% vào thức ăn cho lợn 3 – 4 tháng tuổi sẽ kích thích dịch vị, tăng khả năng tiêu hóa (Trương Lăng (2003) [12]). Ruột non của lợn dài từ 14 – 18 m, tiêu hóa ở ruột non diễn ra dưới tác dụng của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Lợn có khối lượng 100kg tiết ra 8 lít dịch tụy/1 ngày đêm, sự phân tiết này còn phụ thuộc vào các loại thức ăn, phương pháp chế biến và kỹ thuật cho ăn.
  • 15. 7 2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn. Ở niêm mạc miệng, trong nước bọt có cầu khuẩn, một số vi cầu khuẩn (Micrococus, Streptococus) trực khuẩn gram dương (trực khuẩn Lactic), trực khuẩn gram âm (E.coli, Proteus – Vulgaris, pasterella), xoắn khuẩn (Leptospira), xạ khuẩn nấm men.... Ở động vật vừa mới sinh ra, ruột và dạ dày có vi khuẩn, vài giờ sau khi sinh mới xuất hiện một vài loại vi khuẩn, từ đó chúng bắt đầu sinh sản dần. Hằng ngày một số loại vi khuẩn khác theo thức ăn vào cơ thể sống và sinh sôi ở đó, chúng có thể bị biến đổi ít nhiều nhưng cơ bản vẫn sống cho đến khi con vật bị chết đi. Thành phần, số lượng, chất lượng của hệ vi sinh vật ở ruột già và dạ dày phụ thuộc vào tuổi, cách nuôi dưỡng, điều kiện lý hóa của môi trường ruột, dạ dày. Vi sinh vật theo thức ăn vào ruột sẽ chịu một sự biến đổi, phần lớn bị chết, một phần thích nghi được với điều kiện mới và sinh sản. Cơ thể chia vi sinh vật đường ruột làm 2 loại: loại vi sinh vật tùy tiện, thay đổi theo điều kiện thức ăn, và loại vi sinh vật bắt buộc, loại này thích nghi ngay được với môi trường đường ruột, dạ dày và trở thành loài định cư vĩnh viễn. Thành phần số lượng, chất lượng của hệ vi sinh vật đường ruột, dạ dày phụ thuộc vào tuổi, cách nuôi dưỡng, điều kiện lý hóa của môi trường ruột, dạ dày. 2.1.3.1. Hệ vi sinh vật của dạ dày Vi sinh vật có trong dạ dày tương đối ít, do tác dụng diệt khuẩn của dịch vị trong dạ dày, gồm có 1 số loài: Vi khuẩn lên men (Oidium lactic, Toruta Sp, Sacaromyces minor), trực khuẩn lactic (Lactobacterium Belferincke, Bacterium lactic alidi...). Ngoài ra còn trực khuẩn phó thương hàn có thể qua dạ dày.
  • 16. 8 2.1.3.2. Hệ vi sinh vật của ruột non Ruột non chiếm 2/3 đến 3/5 chiều dài của toàn bộ đường ruột, nhưng số lượng vi khuẩn lại có rất ít, nhất là ở tá tràng do có nhiều nguyên nhân: khi dịch dạ dày vào ruột non vẫn có tác dụng diệt khuẩn. Ngoài ra dịch do niêm mạc ruột non bài tiết ra cũng có tác dụng diệt khuẩn, trong ruột non chủ yếu có: E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn Streptococcus, Lactic, Lactobacterium acidophilus, (Nguyễn Vĩnh Phước (1980) [18]). 2.1.3.3. Hệ vi sinh vật ruột già Số lượng vi khuẩn trong ruột già khá nhiều, chủ yếu gồm trực khuẩn ruột già E.coli, cầu khuẩn Enterococcus, ở gia súc trưởng thành E.coli chiếm 75% trở lên, trong ruột già của lợn cùng với hệ vi sinh vật hoại sinh còn có các vi khuẩn gây bệnh, nhưng chưa biểu hiện thành triệu chứng lâm sàn như: bệnh phó thương hàn, bệnh sảy thai truyền nhiễm, uốn ván.. những vi khuẩn này theo phân ra ngoài và làm yếu tố gây bệnh. Trong đường ruột của động vật bình thường, hệ vi sinh vật luôn ổn định, đảm bảo trạng thái cân băng cho hoạt động của đường ruột. Khi hệ vi sinh vật của đường ruột cân bằng thì những vi sinh vật có lợi, phần lớn là vi khuẩn lactic sẽ phát triển mạnh, vi khuẩn này chiếm 90 % hoạt động hữu ích cho đường ruột, (Đào Trọng Đạt (1995) [5]). Nếu sự cân bằng bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh và phát triển, gây rối loạn đường tiêu hóa, gây tiêu chảy, phổ biến là E.coli , Salmonella.... 2.1.4. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy ở lợn. 2.1.4.1. Đặc điểm của bệnh Đây là một bệnh phổ biến trong chăn nuôi lợn con, bệnh ít gây chết nhưng mức thiệt hại là đáng kể vì ảnh hưởng đến sức sinh trưởng và sản xuất sau này của lợn con, do tác hại của nó làm tổn thương nhung mao ruột non,
  • 17. 9 giảm hấp thụ thức ăn làm lợn con còi cọc, tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Nguy hiểm hơn, nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức tạp đã gây ra sự nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị. Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý ở gia súc chủ yếu là mất nước và mất chất điện giải cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [25], ở nước ta hội chứng tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong nắm hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột. 2.1.4.2. Nguyên nhân Bẩm sinh lợn con đã có thể chất yếu đuối sẵn do trong thời gian mang thai, lợn mẹ bị một số bệnh như: Brucellosis, Salmonellosis, leptospirosis... hoặc do khiếm khuyết dưỡng chất như thiếu vitamin... Lợn mẹ sau khi đẻ rễ bị lây nhiễm cơ quan sinh dục, rối loạn tiêu hóa. Do điều kiện chuồng nuôi kém vệ sinh, chăm sóc không đúng yêu cầu, dùng kháng sinh bừa bãi. Môi trường không phù hợp với yêu cầu của heo con, lạnh, ẩm, dơ bẩn. Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi bất thường và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn còn chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn yếu. Lợn con thiếu khoáng, thiếu nước, thiếu sữa đầu, thiếu sắt, thay đổi thức ăn đột ngột và bị các stress dẫn tới sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và làm cho các loại vi khuẩn có hại như: E.coli, Salmonella, Proteur, Enterobacter...phát triển là yếu tố gây bệnh. Theo Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Quang Tuyên (1993) [22], bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh, nhưng ở giai đoạn đầu khả năng
  • 18. 10 kháng bệnh còn rất yếu cần chú ý, đảm bảo tốt các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh tiêu hóa. Theo Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm (1995) [7], lại chỉ ra rằng: đối với lợn con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị có phân tiết HCl tự do rất ít vì vậy vi sinh vật có điều kiện phát triển nên lợn con rất dễ cảm nhiễm bệnh đường tiêu hóa. Theo Trịnh Văn Thịnh (1964) [31], cho rằng do một tác nhân nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó sinh sản lên quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa, đặc biệt là gây ỉa chảy. Sinh lý và tập tính của lợn con do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, thích nằm với mẹ, thích nước bẩn và làm bẩn nước. Theo Nguyễn Như Thanh (2001) [28], ở bệnh phân trắng lợn con tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus Streptococcus. Theo Glawischning E, Bacher. H (1992) [35], lại xác định Clostridium perfringens Type A và Type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn. 2.1.4.3. Triệu chứng Không có sự gia tăng thân nhiệt, phân có thể sột sệt, loãng vàng, trắng, mùi tanh khắm... tùy theo mức độ tiêu chảy mà lợn bệnh gầy nhiều hay ít do mất nước, mất chất điện ly, lợn tiêu chảy vài ngày có thể khỏi không cân điều trị, đôi khi chết sau 3 – 5 ngày nếu không được điều trị lợn tiêu chảy dần trở nên gầy, lông dài và thô, mắt trũng, da đóng nhiều vảy màu trắng, sau này sinh trưởng rất kém. Ngoài ra một số triệu chứng: hạ huyết ở lợn con dưới 7
  • 19. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm...............................43 Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) .......45 Hình 4.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ....................47
  • 20. 12 Theo Phạm Ngọc Thạch (2005) [26], cho biết để điều trị hội chứng tiêu chảy ở gia súc nên tập trung vào 3 khâu là: - Loại trừ sai sót trong nuôi dưỡng như loại bỏ thức ăn kém phẩm chất, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. - Khắc phục rối loạn tiêu hoá và chống nhiễm khuẩn. - Điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải. 2.1.5. Vai trò của vi sinh vật trong đường tiêu hóa 2.1.5.1. Vi sinh vật phân giải các chất hydratcacbon Vi sinh vật giúp tăng cường tiêu hóa chất xơ: ở động vật ăn cỏ, sự phân giải chất xơ là ở dạ cỏ, con động vật ở dạ dày đơn là ở manh tràng. Thống thường trong đường tiêu hóa của loài nhai lại có tới 75 % chất xơ được vi sinh vật phân giải, vi sinh vật tham gia phân giải chất xơ trong đường tiêu hóa của động vật gồm: trực khuẩn lên men chất xơ sinh khí Metan (Bac.xenllulozasae methanicum), trực khuẩn lên men chất sơ sinh khí hydro (Bac.xenlulozasae hydrogenicus). Trực khuẩn gram âm (Ruminococcus parvum), liên cầu khuẩn dạ cỏ gram dương (Ruminococcus flavefaciens). Các vi sinh vật có men phân giải chất xơ là Xenlulaza nên có thể phân hủy chất xơ thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng được. Đại mô bào xenlulaza chịu tác động của vi khuẩn xenllulo yếm khí có tác dụng lên men phân giải. Có tới 70 % mô đa bào của thức ăn được Bac.xenlulozasae phân giải trong dạ cỏ của động vật nhai lại. Vi khuẩn xenlulo theo thức ăn vào dạ dày trước, sinh sản ở đó và tham gia vào sự lên men của mô đa bào thức ăn. Sự hoạt động của vi khuẩn xenlulo yếu dần khi thức ăn chuyển vào tá tràng và phần đầu của ruột già. Trong ruột cùng, hồi tràng, trực tràng, hoạt tính của vi khuẩn xenlulo được phục hồi.
  • 21. 13 2.1.5.2. Vi sinh vật trong tiêu hóa tinh bột Chất tinh bột được phân giải là nhờ các vi khuẩn bài tiết ra men Amylaza và do các men chứa trong thức ăn. Ngoài da các vi sinh vật còn hỗ trợ tiêu hóa các chất đa đường (polysaccarit) trong thức ăn thô xanh như: Hemixenluloza, pectin, lignin. 2.1.5.3. Vi sinh vật tổng hợp protid Trong ruột các vi khuẩn phân giải các chất hữu cơ và sử dụng một phần để tổng hợp protid cần thiết cho sự cấu tạo cơ thể của chúng. Rất nhiều loài vi khuẩn đường ruột có khả năng đồng hóa Amoniac và các acid amin. Khi vi khuẩn chết đi thì bản thân cơ thể chúng được hấp thụ rất tốt cho cơ thể gia súc. 2.1.5.4. Vi sinh vật tổng hợp vitamin. Một số vi khuẩn đường ruột có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B như: Bacillus Subtilis, Bacterium coli. Vì vây khi thức ăn bị mất vitamin B động vật nhai lại vẫn khỏe mạnh, không thấy xuất hiện triệu chứng thiếu vitamin B. Vi khuẩn còn tổng hợp được nhiều vitamin B12 và acid folic trong dạ cỏ của loài nhai lại và ruột già của động vật nói chung. Vitamin B12 được tổng hợp ở ruột già, chỉ sử dụng ở mức rất ít hoặc không được sử dụng, chỉ có động vật nhai lại mới hấp thu được vitamin B12 từ dạ cỏ và ruột non. Các loại vitamin tổng hợp sẽ vào môi trường xung quanh hoặc được gửi lại trong cơ thể vi khuẩn. Ngoài ra vi khuẩn còn tổng hợp được vitamin PP (acid nicotinic). Đối với động vật nhai lại còn non, vì dạ dày và dạ tổ ong phát triển yếu nên trong những tuần lễ đầu sau khi sinh, ta cần cung cấp cho chúng vitamin nhóm B.
  • 22. 14 2.1.5.5. Vai trò của vi khuẩn lactic trong hệ vi sinh vật đường ruột. Vi khuẩn lactic có sức đề kháng cao, chống được kiềm fenol, thường thấy trong ruột động vật non đang bú mẹ, vi khuẩn lactic có khả năng kiềm chế sự phát triển của trực khuẩn đường ruột (E.coli, phó thương hàn, vi khuẩn gây thối nhờ sự tạo thành axit lactic). 2.1.6. Ứng dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi 2.1.6.1. Vài nét giới thiệu về chế phẩm Aminomix – Polyvit Đặc điểm sinh học của chế phẩm Aminomix – Polyvit: là men sống dạng bột có vi sinh vật sống khi vào cơ thể tiết ra ngoài men để tiêu hóa thức ăn, men này hiệp đồng với men trong đường tiêu hóa vật nuôi, giúp vật nuôi tiêu hóa triệt để thức ăn và tăng trọng nhanh, giảm thiểu mùi hôi trong phân. Vi sinh vật trong men này ức chế vi khuẩn có hại, làm cân bằng vi khuẩn trong đường tiêu hóa nên phòng được tiêu chảy. Chế phẩm có mùi thơm đặc biệt, khi kiểm tra: cho 5gam men vào cốc 50ml nước sạch, thêm 5 % đường (5g đường/100ml nước), khuấy đều để trong phòng kín sau 24 – 48 h sẽ thấy vi khuẩn hoạt động, dung dịch sủi bọt có mùi thơm ngào ngạt trong phòng. 2.1.6.2. Tác dụng của Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi - Vật nuôi tăng trọng nhanh. - Lợn nái nhiều sữa nuôi con mau lớn. - Lợn thịt vỗ béo nhanh. - Tăng cường tiêu hóa giảm tiêu tốn thức ăn. - Phòng được hội chứng tiêu chảy, bệnh lợn con phân trắng và bệnh phù đầu.
  • 23. 15 - Giảm thiểu mùi hôi trong phân. - Vật nuôi sinh sản tốt. - Không cấm ngừng sử dụng trước khi giết mổ. - Cơ chế tác dụng: chế phẩm có mùi thơm đặc biệt, dạng bột, tơi xốp, có vi sinh vật sống tiết ra ngoại men, hiệp đồng với men tiêu hóa của vật nuôi, giúp vật nuôi hấp thu triệt để đỡ tiêu tốn thức ăn mà tăng trọng nhanh. Các vi sinh vật làm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại. 2.1.6.3. Thành phần của Aminomix – Polyvit Mỗi kg chế phẩm có: - Saccharomyces sp: có 125 tỷ tế bào sống: Đây là một loại nấm men có khả năng sinh sản nhanh chóng, sinh khối của chúng rất giàu protein, lipit và các vitamin (đặc biệt là các vitamin nhóm B) chúng có khả năng lên men đường để tạo thành rượu trong điều kiện yếm khí, ngoài ra còn dùng để sản xuất bánh mỳ. Còn trong điều kiện hiếu khí chúng có khả năng tăng nhanh lượng sinh khối tế bào, trong quá trình trao đổi chất hầu hết các giống nấm men đều không sinh ra các chất độc hại cho con người và vật nuôi. Đây là loài VSV được sản xuất với quy mô rất lớn trên thế giới, nguyên liệu chính để sản xuất nấm men là rỉ mật, ngoài ra một số hóa chất khác cũng được cung cấp để bổ sung các dinh dưỡng mà rỉ mật không đủ. - Streptococcus faccium: có 15 tỷ tế bào sống. Là loài quan trọng nhất được sử dụng trong dinh dưỡng động vật. Các nhóm vi khuẩn này sản xuất acid lactic cùng với các chất có tính kháng khuẩn và tạo ra màng mucopolysaccharide có tác dụng bảo vệ biểu mô niêm mạc ruột. Đây là một trong các khuẩn lactic thông dụng nhất trong dinh dưỡng động vật và đã được chú trọng sử dụng trong chăn nuôi, là vi khuẩn gram dương, kỵ khí có thể tồn tại trong nhiều điều kiện, không di động, không có giáp mô, có khả năng lên men Glucoza, Lactoza, Salixin.
  • 24. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP Charoen Pokphand CS Cộng sự CTV Cộng tác viên CTC Clortetracyclin ĐC Đối chứng EM Efctive microorganisms KCL Kilocalo KPCS Khẩu phần cơ sở NLTĐ Năng lượng trao đổi NXB Nhà xuất bản TN Thí nghiệm TB Trung bình TT Thể trọng VSV Vi sinh vật VTM Vitamin
  • 25. 17 2.1.6.5. Ảnh hưởng chế phẩm Aminomix – Polyvit đến hội chứng tiêu chảy Chế phẩm sinh học là môi trưởng nuôi cấy một số loại vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa, khi đưa vào cơ thể các vi sinh vật hữu ích giúp duy trì và lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Trong đường ruột của lợn có rất nhiều loại vi sinh vật sống, chúng tạo thành hệ vi sinh vật đường ruột. Khi hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng thì các chủng vi sinh vật có lợi như Lactic, Bacillus subtilis, Sacharomyes sp, Streptococcus faccium, phát triển mạnh các vi khuẩn này có tác dụng tốt trong quá trình tiêu hóa của vật chủ. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Năm 1959 Liên xô bắt đầu sản xuất ở quy mô lớn các chế phẩm kháng sinh do sự lên men của vi sinh vật. Tại Anh, Mỹ, Đức người ta chú trọng lấy rong làm nguyên liệu chế thuốc và chế biến Lipit, Sterin. Rong tiểu cầu chứa nhiều Protein, Lipit, nhiều chất là Lysin và các vitamin như: A, B1, B2, B6, C, PP. Ngoài ra còn chứa một số nguyên tố vi lượng và chất kháng sinh Chlorelin có tác dụng điều chế vi khuẩn đường ruột. Theo Archie Hunter (2000) [1], trong cuốn ”Sổ tay dịch bệnh động vật” được dịch từ cuốn ” Tăng cường công tác thú y Việt Nam” hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và cộng đồng Châu Âu cho rằng: ” Ỉa chảy chỉ có thể phản ánh sự thay đổi của phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với sự thay đổi của khẩu phần ăn”. Theo Reverdin (1996) [23], khảo sát tác dụng của nấm men Saccharomyces cerevisiae trên dê sữa về sự sản xuất acid béo bay hơi và năng
  • 26. 18 suất sữa, kết quả thử nghiệm không cho thấy sự khác biệt về năng xuất sữa giữa các lô thí nghiệm; hàm lượng protein, lactose, khoáng chất, vật chất khô và ure trong sữa cũng không có sự khác biệt, tuy nhiên lô sử dụng nấm men có hàm lượng chất béo cao hơn các lô còn lại. Theo Lutter (1976) [14], sử dụng Ogramin cho uống 5g/con có tác dụng tốt đối với việc phòng chống bệnh tiêu hóa. Tác giả con lưu ý khi sử dụng kháng sinh phải phối hợp một cách hợp lý. Theo Rinkinen (2003) [23], nghiên cứu sự tương tác giữa probiotic với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trên chó như Staphylococcus intermedius, Salmonella typhimurium, Clostridium perfringen và Campylobacter jeuni. Các tác giả kết luận rằng các loại Probiotic sinh acid lactic đều làm giảm một cách đáng kể sự bám dính của hầu hết các vi sinh vật gây bệnh đường ruột trên chó, tuy nhiên hai loại vi sinh vật có lợi là Enterrococcus faecium M74 và E. Faecium SF273 đều làm tăng khả năng bám dính của vi sinh vật gây bệnh Campylobacter jeuni trên chó, các tác giả đề nghị cần nghiên cứu kỹ loại vi khuẩn trong probiotic đối với từng loại gia súc khác nhau trước khi khuyến cáo sử dụng. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện nay trong nghành chăn nuôi ở nước ta, nhất là chăn nuôi lợn vấn đề thiếu đạm trong thức ăn đang được quan tâm. Những loại thức ăn nhiều đạm đều rất thiếu, giá thành lại cao cho nên cần nghiên cứu tìm ra những loại thức ăn giá rẻ tiền mà cung cấp được nhiều đạm, đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Hiện tượng thiếu dinh dưỡng đã gây ảnh hưởng lớn tới vấn đề sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, vì vậy các nhà khoa học đang đặt nhiều kỳ vọng vào các loại thức ăn vi sinh vật tổng hợp có giá trị dinh dưỡng cao, giá
  • 27. 19 thành hạ. Vi sinh vật là loại vi sinh vật đơn giản nhất có khả năng phát triển nhanh (phân bào hoặc sinh bào tử). Vi sinh vật cung cấp protein, axit amin gồm một số vi khuẩn lên men rượu, men bia và một số nấm men, nấm mốc có khả năng tổng hợp nhanh protein, lipid bên cạnh đó vi sinh vật còn được nghiên cứu để sản xuất chế phẩm kháng sinh. Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1980) [18], cho thấy 1 tấn thức ăn nuôi cấy trong môi trường men rượu trong 8 giờ có thể sinh sản được 7 kg protid tức là bằng lượng protid của một con lợn thịt 30 – 35 kg. Thêm vào đó vi sinh vật còn chứa trong tế bào nhiều enzym và nhiều yếu tố quan trọng chưa xác định được, trong đó có một số có khả năng sinh sản ra các sinh tố. Chế phẩm sinh học chính là hỗn hợp sống của nhiều loại vi sinh vật cùng nấm men.... cho gia súc ăn tạo thành hệ vi sinh vật, cạnh tranh với vi khuẩn có hại ở ruột non và ruột già. Một số vi khuẩn thường bổ sung cho gia súc như: Lactobacilus, Bacillus, Subtilis, Streptococcus. Về lý thuyết chế phẩm vi sinh vật làm tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn cho gia súc, nó hoạt động làm giảm độ pH ở gia súc khỏe mạnh và thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có ích trong đường tiêu hóa. Khi cho gia súc ăn trực tiếp sẽ làm thay đổi hệ vi sinh vật ở ruột và làm giảm E.coli, tổng hợp axit lactic, giảm mức độ amoniac độc ở dạ dày và máu. Theo Nguyễn Hữu Hiếu và Lê Thị Phượng (2001) [8], ghi nhận hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy ở heo con của các chế phẩm sinh học Paciflo, Pacicoli như sau: chế phẩm Paciflo bổ sung trong thức ăn của lợn nái mang thai trong giai đoạn cuối và liên tục 28 ngày sau khi sinh đã làm giảm số lượng Ecoli trong phân heo nái và heo con, giảm tỷ lệ tiêu chảy của lợn con theo mẹ, lợn con ăn thức ăn bổ sung Paciflo hoặc Pacicoli thì số lượng Ecoli trong phân giảm, giảm tỷ lệ tiêu chảy và tăng trọng tuyệt đối tăng. Cùng ghi
  • 28. 20 nhận kết quả tương tự khi bổ sung Paciflo và Pacicoli trong thức ăn lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa đã giảm tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ ngày con tiêu chảy và tỷ lệ tái phát so với lô đối chứng không bổ sung. Theo Lưu Thị Uyên (1999) [33], sử dụng chế phẩm EM (Effective Microorganisms), của Nhật Bản trong phòng ngừa và điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn cho thấy số lượng vi khuẩn E.coli trong 1 gam phân giảm từ 31,1 – 80,95 triệu vi khuẩn. Theo Nguyễn Lân Dũng (1998) [4], sự lên men lactic rất quên thuộc trong nhân dân ta, người ta đã ứng dụng để muối dưa, muối cà và ủ chua thức ăn cho gia súc. Sự tăng nhanh của vi khuẩn lactic đã luôn lấn át các vi khuẩn gây thối phát triển, ngoài vi khuẩn lên men lactic thì một số nấm mốc cũng lên men rất nhanh. Theo Cao Thị Hoa (1999) [9], dùng E.M bổ sung vào thức ăn cho lợn con theo mẹ cho thấy E.M có tác dụng tỷ lệ lợn con giảm tiêu chảy, hạn chế việc sử dụng kháng sinh cho lợn, lô thí nghiệm tăng từ 0,2 – 3,0kg hơn lô đối chứng với mức sai khá rõ rệt ( P<0,001). Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, đã nghiên cứu: Lấy 10ml men trong 200g cám trộn với 1 lít nước để ủ 66 giờ cho lợn ăn (lợn con sau cai sữa 15 ngày tuổi và lợn từ 2 – 4 tháng tuổi). Kết quả cho thấy lợn phát triển tốt, không bị tiêu chảy và tăng trọng nhanh (103,3 – 147,5g/con/ngày), trong khi đó lô đối chứng chỉ tăng 82,2g/con/ngày và thường hay bị tiêu chảy. Nông trường An Khánh cũng cho lợn ăn men bia, lúc chưa cho lợn ăn men bia thì tỷ lệ còi cọc là 45% và tỷ lệ chết là 26,53 %. Nhưng sau khi cho ăn men bia tỷ lệ còi cọc chỉ còn 17,5 %, tỷ lệ chết là 5,38%, (Nguyễn Vĩnh Phước (1980) [18]). Năm 1963 Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã sản xuất rong tiểu cầu làm thức ăn cho gà và lợn con, bước đầu thu kết quả cao.
  • 29. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................... v Phần 1................................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. .......................................................................... 3 Phần 2................................................................................................................ 4 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.............................................................................. 4 2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn................................................................. 4 2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn........................................................... 5 2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn.......................................... 7 2.1.4. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy ở lợn. ............................................... 8 2.1.5. Vai trò của vi sinh vật trong đường tiêu hóa.........................................12 2.1.6. Ứng dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi ...14 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..............................................17 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................17 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................18
  • 30. 22 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trên đối tượng lợn lai ba máu ngoại (thương phẩm) giữa Pidu x Landrace, ở giai đoạn 30 – 90 ngày tuổi. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Trại lợn CP xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành: từ 30/06/2014 đến 26/11/2014. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn thịt. - Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng tăng trọng ở lợn thịt. - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng. Hiệu quả kinh tế chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit mang lại. 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi - Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm. - Phương pháp theo dõi, đánh giá khả năng tăng trọng của chế phẩm đến đàn lợn thí nghiệm. - Phương pháp theo dõi, đánh giá khả năng ảnh hưởng của chế phẩm đến hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thí nghiệm. - Phương pháp theo dõi, đánh giá khả năng tiêu tốn thức ăn trên lợn thí nghiệm.
  • 31. 23 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với số lượng lợn được nuôi ở hai lô 20 con được chia thành như sau. -Lô thí nghiệm: 10 con được nuôi ở một ô chuồng. -Lô đối chứng: 10 con được nuôi ở một ô chuồng. Lợn nuôi ở hai lô phải đảm bảo đồng đều nhau về khối lượng, giống, tỷ lệ đực cái, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc chỉ khác nhau ở chỗ là lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit vào khẩu phần ăn, còn lô đối chứng thì cho ăn khẩu phần cơ sở. Trong giai đoạn chuẩn bị đưa vào nuôi thí nghiệm thì tiến hành tẩy giun sán và tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm STT Chỉ tiêu Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Loại lợn (con) 3 máu (Pidu x Landrace) 3 máu (Pidu x Landrace) 2 Số lượng (con) 10 10 3 Tỷ lệ ♂/♀ 5/5 5/5 4 Khối lượng lợn bắt đầu TN 5,77 ± 0,07 5,81 ± 0,08 5 Thời gian TN (ngày tuổi) Từ 30 - 90 Từ 30 - 90 6 Yếu tố thí nghiệm KPCS KPCS + Aminomix - Polyvit 7 Liều lượng Theo tiêu chuẩn ăn Tiêu chuẩn ăn và 0,5kg Aminomix - Polyvit/100kg thức ăn hỗn hợp.
  • 32. 24 3.4.2 Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm 3.4.2.1.Thành phần dinh dưỡng khẩu phần thức ăn cho lợn thí nghiệm Bảng 3.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn TN STT Giá trị dinh dưỡng 550SF 551F 552SF 1 NLTĐ (ME) kcl/kg 3300 3300 3150 2 Protein thô (%) 21 20 18 3 Xơ thô (%) 3,50 5 6 4 Độ ẩm (%) 14 14 14 5 Canxi (%) 0,60 – 1,20 0,60 – 1,20 0,50 – 1,20 6 Phốt pho (%) 0,40 – 0,90 0,40 – 0,90 0,50 – 1,0 7 Lizin (%) 1,40 1,40 1,0 8 Methionine + Cystine 0,80 0,70 0,60 9 Amoxycillin (mg/kg) 300 150 0 10 Halquinol (mg/kg) 0 0 120 3.4.2.2. Nguyên liệu sử dụng làm thức ăn cho lợn thí nghiệm sử dụng hỗn hợp thức ăn. Ngô, gạo, tấm, sắn, đạm động vật, khoáng vi lượng, đa lượng, axit amin, khô đậu tương, vitamin, các chất phụ gia. 3.4.2.3. Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm. Lô đối chứng: không bổ sung chế phẩm Aminomix –Polyvit. Lô thí nghiệm: bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit với cách pha trộn như sau: Trộn đều chế phẩm vào thức ăn với tỷ lệ 500g/100kg thức ăn hỗn hợp trong
  • 33. 25 quá trình trộn chế phẩm ta dùng bình xịt phun sương để phun vào cám và sau đó mới rắc chế phẩm Aminomix - Polyvit vào để đảm bảo chế phẩm được trộn đều và đồng thời hạn chế sự bay bụi của chế phẩm tùy theo lứa tuổi và giai đoạn ta cho lợn ăn bao nhiêu thì ta tiến hành trộn theo tỷ lệ đó. 3.4.2.4. Kỹ thuật cho ăn và chăm sóc. Lợn được ăn 2 bữa/ngày, trước khi cho ăn thì dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, nước uống được khử bằng clorid và được cho uống tự do, ngoài ra công tác tiêm phòng, phun sát trùng được triển khai định kỳ. Tháng thứ nhất sau khi nhập lợn về thì ta pha cám ở dạng cám cháo kết hợp với cám dạng viên để giúp lợn tập ăn, làm quen dần dần với cám dạng viên. Từ tháng thứ hai trở đi đến hết giai đoạn nuôi thí nghiệm lúc này lợn đã quen hình thức ăn chuyển hoàn toàn sang dạng thức ăn viên và cho ăn. 3.4.3. Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn. Để tiến hành chúng ta theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn chúng tôi tiến hành cân lợn ở 2 lô: lô thí nghiệm và lô đối chứng 15 ngày 1 lần cân, cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân bằng 1 chiếc cân đồng hồ và 2 người cân, kết quả được ghi chép vào nhật ký thí nghiệm và sau đó được tiến hành so sánh và phân tích. 3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định 3.4.4.1. Sinh trưởng tích lũy (kg/con) Để nghiên cứu chỉ tiêu này chúng tôi dựa vào khối lượng cơ thể lợn sau các lần cân (15 ngày/lần). Đảm bảo nguyên tắc cùng một cân, cùng người cân, cùng thời gian trong ngày và cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn.
  • 34. vi PHẦN 3...........................................................................................................22 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................22 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...............................................................22 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................22 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ...................................22 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................23 3.4.2 Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm................................24 3.4.3. Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn. ..........................25 3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định....................................25 3.4.5. Phương pháp theo dõi tác dụng của Aminomix – Polyvit trong tăng trọng của lợn thịt .............................................................................................26 3.4.6. Phương pháp theo dõi, phát hiện bệnh tiêu chảy ở lợn.........................27 3.4.7. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu.......................................................27 3.4.8. Theo dõi khả năng tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng...............27 3.4.9. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................28 Phần 4..............................................................................................................29 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................................................................29 4.1. Công tác phục vụ sản xuất .......................................................................29 4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng.............................................................29 4.1.2. Công tác thú y .......................................................................................31 4.1.3. Công tác khác........................................................................................38 4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt...........................................................39 4.2.2. Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn.............................................................40 4.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng tăng trọng của lợn thịt .....................................................................................41
  • 35. 27 3.4.6. Phương pháp theo dõi, phát hiện bệnh tiêu chảy ở lợn - Quan sát trực tiếp đàn lợn hằng ngày, đặc biệt buổi tối và sáng sớm để phát hiện lợn bệnh - Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hằng ngày 3.4.7. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu Thời gian an toàn TB (Ngày) = Tổng thời gian an toàn của từng con Số con mắc bệnh Thời gian tái phát (Ngày) = Thời gian mắc lại Tổng số con mắc lại Thời gian điều trị TB (Ngày) = Thời gian điều trị cả đàn Tổng số con điều trị Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con bị bệnh x 100 Tổng số con theo dõi Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x 100 Tổng số con điều trị 3.4.8. Theo dõi khả năng tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng Trong chăn nuôi thì vấn đề chi phí thức ăn được quan tâm lên hàng đầu vì chăn nuôi lợn thì chi phí thức ăn chiếm khoảng 70%, do đó thì vấn đề quan tâm nhất hiện nay là tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: Tổng tiêu tốn thức ăn được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thí nghiệm. Tổng khối lượng thịt tăng (kg) = khối lượng cuối kỳ – khối lượng đầu kỳ
  • 36. 28 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng(kg) = Tổng khối lượng thức ăn Tổng khối lượng thịt tăng Chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng(đồng) = Tổng chi phí thức ăn (đồng) Tổng khối lượng thịt tăng (kg) 3.4.9. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đựợc xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (1997) [30] và bằng chương trình phần mềm Excel theo từng nhóm đối tượng. Sử dụng các tham số thống kê ( n < 30 ) để tính khả năng sinh trưởng của lợn. + Số trung bình: X = n X n i ∑= 1 1 + Sai số của số trung bình: mx = 1− ± n SX + Độ lệch tiêu chuẩn : Sx = ± 1 )( 1 2 12 − −∑ ∑ = = n n X X n i n i i i + Hệ số biến dị: Cv = 100x X S x Trong đó: X : Số trung bình Xi: Giá trị của mẫu n: Dung lượng
  • 37. 29 Phần 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Công tác phục vụ sản xuất 4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng 4.1.1.1. Thức ăn Đưa ra lượng TĂ trên ngày dựa theo tiêu chuẩn cho từng đối tượng, với lợn hậu bị, tiến hành song song theo tiêu chuẩn cám: dùng cho lợn có khối lượng tiêu chuẩn khi nhập về có khối lượng 6kg. Loại TĂ hỗn hợp cho lợn thịt 550SF 551F 552SF 552F 6 - 10kg >10 - 30kg <30 - 50kg >50 - Đến xuất bán Chú ý: Nếu lợn nhập trên 1kg so với tiêu chuẩn (6kg) thì phải giảm 1kg cám 550SF. Nếu heo nhập trên 2kg so với tiêu chuẩn (6kg) thì phải giảm 2kg cám 550SF. Còn tiêu chuẩn các loại cám khác không thay đổi. Kỹ sư tham gia sát với lượng cám lợn ăn thực tế để nhắc nhở chỉ dẫn heo to trộn cám trước dành cám cho lợn còi và yếu thông qua sức khỏe của tổng đàn. - Quy trình trộn cám: + Bắt buộc trộn trong vòng 6 ngày sang ngày thứ 7 cho ăn 100% cám mới Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 25%(cám mới)+75% (cám cũ) 25%(cám mới)+75% (cám cũ) 50%(cám mới)+50% (cám cũ) 50%(cám mới)+50% (cám cũ) 75%(cám mới)+25% (cám cũ) 75%(cám mới)+25% (cám cũ)
  • 38. 30 Chú ý: - Giữa cám mới và cám cũ phải trộn đều trước khi cho ăn phòng rối loạn tiêu hoá khi chuyển giai đoạn cám. - Bám sát lượng ăn thực tế và sức khoẻ của lợn trước khi trộn để tránh bị thừa hoặc thiếu (lợn to ta trộn trước, lợn nhỏ trộn sau dành phần cám tốt cho lợn còi yếu và bệnh). - Trộn cám ta căn cứ vào trọng lượng của lợn và sức khoẻ khi trộn cám có thể ta phối hợp cùng với kháng sinh CTC phòng bệnh ho do thay đổi chất với liều lượng 2kg CTC/1 tấn cám. 4.1.1.2. Quy trình úm lợn. - Hệ thống chuồng trại vận hành tốt phục vụ chăn nuôi: Điều kiện vệ sinh chăm sóc tốt nền chuồng vệ sinh sạch sẽ khô ráo, các điều kiện điện nước đảm bảo tốt, hệ thống giàn làm mát, hành lang song sắt phải được vệ sinh định kỳ, sạch sẽ (hành lang giàn mát, hành lang đường đi, hành lang quạt thông gió định kỳ quét vôi nước định kỳ tuần 1 lần, lượng nước xả máng tăng dần theo tuần tuổi của lợn). - Chăm sóc lợn mới nhập vào chuồng nuôi chuyển từ trại nái về Hạn chế ăn cám: 1. Ngày đầu: 30% tiêu chuẩn. 2. Ngày thứ 2: 50% tiêu chuẩn. 3. Ngày thứ 3: ăn bằng tiêu chuẩn và cho vào máng. Mục đích rút cám và hạn chế ăn: + Kiểm soát tiêu chảy và tập cho lợn ăn. + Dễ lọc lợn: Lợn lớn nhỏ, lợn bệnh.
  • 39. vii 4.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng tiêu tốn thức ăn cho lợn thịt ............................................................................47 4.2.5. Hiệu quả chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến lợn thịt ............49 Phần 5..............................................................................................................51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................51 5.1. Kết luận ....................................................................................................51 5.2. Đề nghị.....................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................53 I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................53 II. Tài liệu nước ngoài.....................................................................................56
  • 40. vii 4.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng tiêu tốn thức ăn cho lợn thịt ............................................................................47 4.2.5. Hiệu quả chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến lợn thịt ............49 Phần 5..............................................................................................................51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................51 5.1. Kết luận ....................................................................................................51 5.2. Đề nghị.....................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................53 I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................53 II. Tài liệu nước ngoài.....................................................................................56
  • 41. 33 + Vắcxin được bảo quản và sắp xếp gọn gàng theo từng loại cùng một lô, lô nào về trước dùng trước lô nào về sau dùng sau. + Với vắcxin có nước pha trước khi pha phải để nước pha vào tủ lạnh để đồng nhất với nhiệt độ của vắcxin (đối với vắcxin dịch tả của CEVA nên pha với nhiệt độ phòng), khi pha vắcxin vào nước pha phải hút đi tráng lại ít nhất 3 - 5 lần) . + Nhiệt độ bảo quản vắcxin từ 2 - 80 C , tủ dùng chuyên dụng để bảo quản vắc xin có 2 nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ, có 3 xilanh hoặc súng tự động có panh và có đủ kim nhiều số dùng cho các tuần tuổi của lợn. + Bộ dụng cụ thú y dùng cho tiêm vắcxin: Xilanh chuyên dụng hoặc súng tiêm, panh, kim tiêm trước khi làm vắcxin phải được luộc hoặc hấp để khử trùng rồi để nguội trước khi dùng (nên làm lạnh trước khi dùng) + Yêu cầu về kích cỡ kim tiêm lợn: + Lợn từ 4 - 6 tuần tuổi dùng kim 9x15 + Lợn từ 7 - 9 tuần tuổi dùng kim 12x15 + Lợn từ 10 - 11 tuần tuổi dùng kim 12x20 (đối với lợn to tuần tuổi 11 ta có thể dùng kim 16x15) + 3 mũi vắcxin đầu bắt 100%, mũi thứ 4 dùng lồng quây tiêm và đánh dấu. + Tiêm vắcxin phải đúng vị trí tiêm đúng liều lượng (2ml/con), nếu con nào chảy máu đánh dấu lại tiêm nhắc lại ngay sau đó với liều lượng 50% (1ml/con). + Nên cho lợn uống điện giải trước và sau khi tiêm, kiểm tra theo dõi sau khi tiêm lợn sốt phải hỗ trợ chăm sóc và hạ sốt kịp thời. + Đối với vắcxin nhược độc (dịch tả) sau khi tiêm ta phun sát trùng với tỷ lệ 1/3200. + Vỏ vắcxin sau khi tiêm phải được luộc hoặc hấp, ngâm sát trùng khử khuẩn tỷ lệ 1/400.
  • 42. 34 4.1.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh Bệnh viêm phổi: Tìm hiểu nguyên nhân theo triệu chứng và kinh nghiệm chăm sóc ta phân lập viêm phổi của lợn do đâu và nguyên nhân gì, kiểm tra lại hệ thống thức ăn, cách vận hành: Quạt, giàn mát, nhiệt độ, vệ sinh, độ đồng đều.... nhằm đưa ra biện pháp điều trị đúng bệnh, đúng thuốc, khắc phục kịp thời, tránh tình trạng bệnh của lợn kéo dài làm nặng thêm đi đến nhờn thuốc khó điều trị. Khống chế, cách ly khoanh vùng từ công nhân giữa các chuồng, dụng cụ chăm sóc giữa các chuồng tránh lây lan bệnh trong trại và giữa các trại. Tìm mọi biện pháp nâng cao sức đề kháng của lợn kích ăn cho lợn. Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra, bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung với con nhiễm bệnh Phương pháp điều trị: Lợn có vấn đề phải hộ lý, chăm sóc nuôi dưỡng tốt tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao sức khoẻ tổng đàn: Tách lợn bệnh, bổ sung cám tốt… Dùng kháng sinh (tylan, gentatylo, bromex,..) tiêm theo bệnh, dùng kháng sinh trộn cám khống chế lây lan trên diện rộng, dùng kháng sinh đúng bệnh, đúng liệu trình, đúng liều lượng (kháng sinh tiêm 3 - 5 mũi trên 1 liệu trình, kháng sinh trộn cám hoặc cho uống từ 7 - 10 ngày). Kết hợp dùng các thuốc bổ trợ: Anagin C, Paracetamol, Bromhexin, vitamin, 1 số thuốc điện giải. Liều lượng: 1ml/10 kg TT, điều trị liên tục từ 3 – 5 ngày Kết quả: khỏi 96,60 %
  • 43. 35 Bệnh tiêu chảy: Ta cũng phải phát hiện sớm căn nguyên gây bệnh do vi khuẩn, virus, do độc tố nấm mốc, do vận hành hệ thống chuồng trại… Tìm nguyên nhân khắc phục nhanh chóng và kịp thời. Nguyên nhân: Do vi khuẩn E.coli, Salmonnella,… gây nên Phương pháp điều trị: Tìm nguyên nhân chính xác bệnh tiêu chảy do đâu để có hướng điều trị đúng tránh thiệt hại, sử dụng kháng sinh tiêm và trộn đúng liều lượng theo từng bệnh tiêu chảy kết hợp với giảm ăn, trộn thuốc cho ăn theo bữa và cho ăn tăng dần theo theo thời gian điều trị, ngoài ra dùng các thuốc hỗ trợ triệu chứng giảm co thắt nhu màng ruột, hỗ trợ điện giải bù nước cho lợn tiêu chảy (Atropin, anagil,…). Lợn tiêu chảy phải được vệ sinh chăm sóc tốt tránh lây lan giữa các ô nuôi với nhau thường xuyên tách lợn bệnh, lợn yếu, phòng dịch nghiêm ngặt cách ly công nhân tránh tình trạng lây lan giữa các chuồng trong trại và các trại khác phòng một số bệnh bên ngoài xâm nhập khi lợn đang giảm sức đề kháng. Thuốc sử dụng: NOR-100, AMOX-LA, Liều lượng: 1ml/10 kg TT, điều trị liên tục từ 3 – 5 ngày Kết quả: khỏi 97,10 % 4.1.2.3. Vệ sinh thú y * Phòng bệnh bằng hệ thống sát trùng - Cổng trại phải có cửa ra vào, có biển báo (dừng lại sát trùng xe) hoặc barie và hố sát trùng. Sát trùng tất cả các phương tiện, dụng cụ mang vào trại và người ra vào trại. Phương tiện vào trại phải phun sát trùng kỹ trên dưới bánh xe, trước và sau xe. Yêu cầu sau khi sát trùng các phương tiện phải dừng lại ít nhất là 15 phút sau đó mới được vào trại.
  • 44. 36 - Cổng trại: + Có hố sát trùng ngoài cổng vệ sinh thay nước hoặc thay vôi 1 tuần 2 lần. + Đường đi ở cổng trại rắc vôi bột định kỳ 1 tuần 2 lần. + Máy sát trùng đặt ở cổng trại phải hoạt động tốt pep phun tơi đều, bể nước pha sát trùng pha theo nồng độ 1/400 (đối với xe chở lợn chuyên dụng ta phải phun với tỷ lệ sát trùng 1/200). - Phòng sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi: + Có giá hoặc tủ để dép, có biển báo chỉ dẫn phun sát trùng, có quy định phun sát trùng, thùng nước sát trùng có chỉ dẫn pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3200. + Cửa nhà sát trùng chắc chắn có biển nhà sát trùng, có chỉ dẫn cách sát trùng. + Nhà sát trùng sạch sẽ có 3 phòng (phòng thay quần áo mặc, phòng sát trùng, phòng tắm tráng và mặc bảo hộ lao động). + Phòng thay quần áo phải có móc treo quần áo có cửa tự động vận hành máy bơm sát trùng khi vào khoang sát trùng. + Phòng sát trùng có đường đi zic zắc pép phun tơi đều áp lực mạnh, trong khoang sát trùng phải có tối thiểu 42 pép phun (định kỳ vệ sinh pép phun tuần 1 lần). + Phòng tắm tráng phải có khăn mặt, xà bông tắm, dầu gội đầu, gương lược để trước khi mặc quần áo bảo hộ lao động vào khu vực chăn nuôi. + Máy phun ở phòng sát trùng phải đủ công xuất 750W. + Vệ sinh phòng sát trùng sạch sẽ hàng ngày. + Quần áo bảo hộ lao động: Kỹ sư 1 bộ, khách công ty 2 bộ, công nhân 1 bộ/ 1 người.
  • 45. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong vài năm gần đây cùng với sự phát triển chung của ngành chăn nuôi thì chăn nuôi lợn cũng có những bước phát triển và cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Ngành chăn nuôi lợn là một trong những ngành chăn nuôi phổ biến, do đó thịt lợn phổ biến hơn so với các loại thịt khác. Do nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước tăng cao nhất là thịt lợn cung cấp cho người tiêu dùng một lượng sản phẩm có chất lượng cao, có hàm lượng chất dinh dưỡng cân đối, giá cả hợp lý với yêu cầu của người dân. Chăn nuôi lợn thịt có thời gian ngắn, hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Để đạt được những mục tiêu đó thì giải pháp mang tính chiến lược đã được đặt ra từ lâu, đó là cần đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi lợn là rất quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, tăng hiệu quả cho người chăn nuôi. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc phòng bệnh cho gia súc rất tốt. Vì không tồn lưu trong sản phẩm thịt, trứng và sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Theo Lã Văn Kính (2005) [11], để có sản phẩm chăn nuôi an toàn, bắt buộc phải có thức ăn chăn nuôi an toàn. Với chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học trong chăn nuôi để đưa ngành chăn nuôi nước ta là một ngành sản xuất lớn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe con người và có giá trị xuất khẩu cao. Aminomix - Polyvit là một chế phẩm sinh học tổng hợp với thành phần chủ yếu là các chủng vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa, các axit amin thiết yếu và các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển và
  • 46. 38 - Bể nước giàn mát luôn được làm sạch định kỳ khử clorid 5g/m3 , pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3200. - Cửa vào của chuồng có chậu nhúng chân hoặc máng trượt có chỉ dẫn rõ ràng pha thuốc sát trùng theo tỷ lệ 1/400. Có bảng chỉ dẫn nhúng chân vào chậu thuốc sát trùng trước khi vào chuồng. - Hành lang đầu, giữa, cuối chuồng luôn được quét vôi nước định kỳ tuần 1 lần (đối với chuồng lợn có vấn đề nên xin ý kiến phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi lợn 1 lần/ngày, tỷ lệ 1/2000). 4.1.3. Công tác khác Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác như: phun sát trùng chuồng trại, mổ khám lợn mắc bệnh chết, nhập lợn, xuất bán lợn… Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất Nội dung công việc Đơn vị (con) Số lượng (con) Kết quả (khỏi, an toàn) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1. Phòng bệnh vắcxin An toàn Lở mồm long móng con 323 323 100 Dịch tả lợn con 210 210 100 2. Điều trị bệnh Khỏi Suyễn lợn( Viêm phổi) con 208 201 96,63 Tiêu chảy lợn con 106 103 97,17 3. Công việc khác An toàn Mổ khám lợn con 3 3 100 Vệ sinh chuồng trại m2 800 800 100 Phun sát trùng ở trại m2 1000 1000 100
  • 47. 39 4.2. Kết quả của đề tài 4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt Kết quả theo dõi 20 con lợn ở hai lô thí nghiệm và đối chứng, trong thời gian từ 30 – 90 ngày tuổi được xử lý và trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế phẩm Aminomix - Polyvit đến khả năng phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn thịt STT Chỉ tiêu Lô thí nghiệm Lô đối chứng 1 Số lợn theo dõi (con) 10 10 2 Số lợn mắc bệnh lần 1 (con) 2 4 3 Tỷ lệ mắc lần 1 (%) 20 40 4 Thời gian an toàn TB (ngày) 36 17 5 Số lợn mắc bệnh lần 2 (con) 1 2 6 Tỷ lệ mắc bệnh lần 2 (%) 10 20 7 Thời gian tái phát (ngày) 6 3,5 Qua bảng 4.2, cho ta thấy lô thí nghiệm số con mắc bệnh tiêu chảy lần 1 là 2 con bằng 20%, thấp hơn lô đối chứng 4 con tương đương bằng 40%, và tỷ lệ tái phát bệnh tiêu chảy lần 2 ở lô thí nghiệm cũng thấp hơn lô đối chứng, cụ thể là lô thí nghiệm mắc 1 con tương ứng 10% và lô đối chứng mắc 2 con tương ứng với 20%). Kết quả trên cho thấy khi lợn được bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit đã có tác dụng rõ rệt trong phòng bệnh tiêu chảy, ngoài việc nâng cao khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn đồng thời còn có tác dụng kìm hãm và hạn chế một số loại vi khuẩn đường ruột gây bệnh nên tỷ lệ mắc bệnh ở lợn thí nghiệm bao giờ cũng thấp hơn so với lô đối chứng.
  • 48. 40 4.2.2. Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn. Lợn con mắc tiêu chảy được cung cấp chất điện giải Electrolyte, tiêm Norfloxacin, liều 1ml/8 – 10 kg TT. Kết hợp với Vitamin C, tiêm và sử dụng liên tục 3 – 5 ngày. Riêng lô thí nghiệm có sử dụng Aminomix – trong quá trình điều trị, còn lô đối chứng thì không sử dụng. Bảng 4.3: Kết quả điều trị tiêu chảy ở lợn Số TT Chỉ tiêu Lô thí nghiệm Lô đối chứng 1 Số con theo dõi (con) 10 10 2 Số con mắc bệnh lần 1 (con) 2 4 3 Số con điều trị lần 1 (con) 2 4 4 Thời gian điều trị TB lần 1 (ngày) 2,5 3 5 Tỷ lệ khỏi bệnh lân 1 (%) 100 100 6 Số con mắc bệnh lần 2 (con) 1 2 7 Số con điều trị lần 2 (con) 1 2 8 Thời gian điều trị TB lần 2 (ngày) 2,5 2,5 9 Số con khỏi bệnh lần 2 (con) 1 2 10 Tỷ lệ khỏi bệnh lần 2 (%) 100 100 11 Tỷ lệ nuôi sống (%) 100 100 Qua bảng 4.3, cho ta thấy khi sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit cho lợn thịt đã tạo ra một môi trường ức chế có hiệu quả, sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại cư trú ở đường tiêu hóa của lợn, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, tăng khả năng điều trị bệnh của các loại thuốc điều trị, kéo dài thời gian an toàn và thời gian tái phát, làm tăng tỷ lệ khỏi bệnh. Từ đó tăng tỷ lệ nuôi sống. Vì vậy nên sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit cho chăn nuôi lợn thịt để phòng hội chứng tiêu chảy.
  • 49. 41 Theo Nguyễn Quang Tuyên (2005) [32], đã nghiên cứu bổ sung chế phẩm EM và cho thấy vi khuẩn Salmonella ở lợn thí nghiệm là 11,89 triệu/1g phân còn còn lợn thí nghiệm giảm hơn so với lợn đối chứng 20,11 triệu/1g phân. Vi khuẩn E.coli ở lợn thí nghiệm là 39,85 triệu/1g phân, nhưng ở lợn đối chứng là 68,73 triệu/1g (giảm so với lợn đối chứng là 28,88 triệu/1g) Theo Vũ Văn Quang (1999) [21], dùng chế phẩm vi sinh vật Lactobaccillus Acidophilus bổ sung vào thức ăn cho lợn con thì tỷ lệ nhiễm bênh tiêu chảy giảm từ 58,33% xuống còn 25%. Đồng thời chế phẩm sinh học Lactobacillus Acidophilus còn tác động làm cho vi khuẩn Salmonella và E.coli giảm như sau: Lô đối chứng: E.coli: 68,24 ±1.79 triệu vi khuẩn/ 1 gam phân và Salmonella 26,16 ± 1,81 triệu vi khuẩn/ 1 gam phân. 4.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến khả năng tăng trọng của lợn thịt 4.2.3.1. Sinh trưởng tích lũy Để đảm bảo đạt được mục tiêu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit trong khẩu phần ăn của lợn thịt giai đoạn 30 – 90 ngày tuổi nhằm phát huy hết được khả năng tăng trọng của lợn thịt và đồng thời đánh giá được hiệu quả mà chế phẩm mang lại. Kết quả nghiên cứu được trình bày qua bảng 4.4 và được biểu diễn dưới dạng đồ thị hình 4.1.
  • 50. 2 sinh trưởng của gia súc. Việc bổ sung chế phẩm sinh học tổng hợp này sẽ cung cấp đầy đủ và cân đối cho lợn những axit amin thiết yếu và các vitamin cần thiết mà thức ăn hàng ngày không có hoặc không cung cấp đầy đủ. Qua đó thúc đấy khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn được nhanh hơn và phòng tránh được một số bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, giun sán,…vv Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt nuôi tại Trại lợn CP xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Nhằm mục đích đánh giá những tác động của chế phẩm đến lợn để thấy được những hiệu quả mà chế phẩm mang lại. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích đánh giá những tác động của chế phẩm đến đàn lợn để thấy được những hiệu quả mà chế phẩm mang lại. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tác dụng của chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit trong tăng trọng trên lợn thịt. - Đánh giá được việc dùng chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy trên lợn thịt. - Hiệu quả kinh tế của việc dùng chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit trong chăn nuôi lợn thịt. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo tại các Trang trại chăn nuôi lợn của xã Minh
  • 51. 43 0 5 10 15 20 25 30 35 40 30 45 60 75 90 Ngày tuổi Gam Lô TN Lô ĐC Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm Nhìn vào đồ thị hình 4.1 ta thấy: Sinh trưởng tích lũy tuân theo quy luật, sinh trưởng, phát dục của gia súc. Khối lượng lợn tăng dần qua các giai đoạn, tuy nhiên tốc độ sinh trưởng của lợn ở hai lô là không đều nhau. Lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit luôn cao hơn lô đối chứng không sử dụng chế phẩm, sau khi kết thúc thí nghiệm thì khối lượng trung bình ở các lô TN và lô ĐC có sự khác nhau rõ rệt (P≤0,001). Lô ĐC có khối lượng trung bình là 30,43 kg còn lô TN là 33,52 kg. Điều này chính tỏ được vai trò của chế phẩm Aminomix – Polyvit có ảnh hưởng đến sinh trưởng tích lũy của lợn. So sánh với một số đề tài tương tự như : Theo Nguyễn Quốc Mỹ (2009) [16], sử dụng chế phẩm KTS đến khả năng phòng bệnh tiêu chảy và tăng trọng của lợn thịt tại huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang đã cho thấy sự tăng trọng cao hơn so với lô đối chứng 7%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả của chúng tôi, điều này có thể do con giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau.
  • 52. 44 Theo Nguyên Quang Tuyên (2005) [32], sử dụng chế phẩm sinh học EM chăn nuôi lợn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại gia trại của tỉnh Thái Nguyên, đã cho thấy kết quả giữa 2 lô thì lô có bổ sung chế phẩm EM cho kết quả cao hơn 7,5 % so với lô đối chứng. Kết quá này cũng gần tương đương với kết quả của chúng tôi. 4.2.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối Để đánh giá được vai trò của chế phẩm Aminomix – Polyvit ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của lợn thịt, chúng tôi nghiên cứu chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối thông qua khối lượng cơ thể ở các giai đoạn. Số liệu được xử lý và trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) Giai đoạn sinh trưởng (ngày tuổi) Lô ĐC (n=10) (g/con) Lô TN (n=10) (g/con) 30 - 45 220 240 45 - 60 320 360 60 - 75 450 520 75 - 90 650 730 30 - 90 410 462,50 So sánh (%) 100 113 Qua bảng 4.5 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lô ĐC và lô TN đều tuân theo quy luật chung về sinh trưởng của gia súc, tuy nhiên thì thông qua các giai đoạn thì lô TN luôn trội hơn so với lô ĐC, cụ thể : - Giai đoạn 30 – 45 ngày tuổi tăng trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm là: 240 g/con/ngày, còn lô đối chứng là 220 g/con/ngày, chênh lệch 20g/con/ngày.
  • 53. 45 - Giai đoạn 45 – 60 ngày tuổi tăng trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm là: 360 g/con/ngày, còn lô đối chứng là 320 g/con/ngày, chênh lệch 40 g/con/ngày. - Giai đoạn 60 – 75 ngày tuổi tăng trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm là: 520 g/con/ngày, còn lô đối chứng là 450 g/con/ngày, chênh lệch 70 g/con/ngày. - Giai đoạn 75 – 90 ngày tuổi tăng trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm là: 730 g/con/ngày, còn lô đối chứng là 650 g/con/ngày, chênh lệch 80 g/con/ngày. Nếu coi sinh trưởng tuyệt đối của lô ĐC là 100% thì lô TN đạt 113%, cao hơn lô ĐC 13%. Qua bảng 4.5, khả năng sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm và lô đối chứng con được trình bày thông qua đồ thị hình 4.2 dưới đây: 0 100 200 300 400 500 600 700 800 30 - 45 45 - 60 60 - 75 75 - 90 Ngày Tuổi Gam Thí Nghiệm Đối Chứng Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)
  • 54. 46 Qua đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm cho thấy đường biểu diễn sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm luôn cao hơn lợn đối chứng, qua đó đã cho thấy ảnh hưởng tích cực từ việc bổ sung chế phẩm vào khẩu phần ăn cho lợn giai đoạn 30 – 90 ngày tuổi. Điều này có thể lý giải là do chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit khi vào đường ruột làm ức chế vi sinh vật có hại, phát triển vi sinh vật có lợi ở đường ruột làm hạn chế tiêu chảy, vì vậy làm giảm pH đường ruột tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa protein và đường lactose ở lợn con, tăng quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. 4.2.3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm Không những chúng tôi nghiên cứu sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối mà còn nghiên cứu cả sinh trưởng tương đối, để từ đó đánh giá hết được tác dụng của Aminomix – Polyvit trong chăn nuôi, sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6: Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) Giai đoạn tuổi (ngày) Lô ĐC (n=10) (%) Lô TN (n=10) (%) 30 - 45 45,10 47,91 45 - 60 41,36 44,18 60 - 75 39,42 41,45 75 – 90 37,98 38,92 So sánh (%) 100 105,10 Qua bảng 4.6, cho ta thấy sinh trưởng tương đối của cả 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng đều có xu hướng giảm dần. Lô thí nghiệm giảm từ 47,91% xuống 38,92% , và lô đối chứng giảm từ 45,10% xuống còn 37,98%. Xu hướng sinh trưởng chậm dần là phù hợp với quy luật sinh trưởng ở loài lợn.
  • 55. 3 Lập, huyện Đồng Hỷ và các Trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngoài ra còn cả các tỉnh thành trên cả nước. -Phổ biến rộng rãi trong chăn nuôi để phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhằm đưa các sản phẩm an toàn, chi phí sản xuất thấp, giá rẻ ra thị trường tiêu thụ. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. - Sử dụng chế phẩm sinh học góp phần tăng năng suất chăn nuôi lợn, giảm chi phí thức ăn, hạ giá thành sản phẩm. - Góp phần giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, tăng chất lượng thịt và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, mang tầm chiến lược mới trong chăn nuôi an toàn sinh học.
  • 56. 48 ăn/1 kg tăng khối lượng có ý nghĩa rất lớn, nghiên cứu của chúng tôi được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng qua các giai đoạn nuôi. Giai đoạn TN (Ngày) Diễn giải Lô ĐC Lô TN 30 – 45 Lượng TĂ tiêu thụ 33,3 33,3 KL lợn tăng 33,6 36,6 Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL 0,99 0,91 45 – 60 Lượng TĂ tiêu thụ 92,7 92,7 KL lợn tăng 47,6 53,7 Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL 1,94 1,72 60 – 75 Lượng TĂ tiêu thụ 152,9 152,9 KL lợn tăng 68,2 77,6 Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL 2,24 1,97 75 - 90 Lượng TĂ tiêu thụ 213,1 213,1 KL lợn tăng 97,1 109,2 Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL 2,30 2,20 Trung bình Lượng TĂ tiêu thụ 492 492 KL lợn tăng 246,50 277,10 Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL 1,99 1,77 Qua bảng 4.7 cho ta thấy: - Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ ở lô đối chứng và lô thí nghiệm là như nhau, tuy nhiên thì do lô thí nghiệm đã được bổ sung chế phẩm do tác dụng của các vi sinh vật lên men làm thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn,
  • 57. 49 nâng cao khả năng tiêu hóa từ đó đẩy mạnh quá trinh sinh trưởng. Do đó giảm chi phí thức ăn và làm tăng hiêu quả kinh tế. - Tổng khối lượng lợn tăng ở lô thí nghiệm là (277,10 kg) lớn hơn tổng khối lượng lợn (246,50 kg) của lô đối chứng là 30,60 kg. - Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng là 0,22 kg, nếu lấy lô ĐC là 100% thì lô TN chỉ có 88,94%. - Như vậy chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tăng hiệu quả chăn nuôi. 4.2.5. Hiệu quả chế phẩm sinh học Aminomix - Polyvit đến lợn thịt Mục tiêu cuối cùng của chăn nuôi là hiệu quả kinh tế mà nó mang lại, việc bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit không chỉ để đáp ứng sản xuất ra thực phẩm an toàn cho cộng đồng mà còn đáp ứng được mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi, được so sánh thông qua bảng 4.8 dưới đây. Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng chế phẩm Aminomix - Polyvit cho lợn thịt STT Chỉ tiêu Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Chi phí thức ăn (đ) 6.396.000 6.396.000 2 Chi phí chế phẩm Aminomix - Polyvit (đ) 0 53.000 3 Chi phí thuốc thú y (đ) 75000 20000 4 Chi phí khác (đ) 0 0 5 Tổng chi phí (đ) 6471000 6469000 6 Chi phí/kg tăng khối lượng (đ) 25.870 23.010 7 So sánh (%) 100 88,90 Qua bảng 4.8 cho ta thấy: - Chi phí thức ăn trên kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng 2860 đ. Mặc dù khối lượng thức ăn sử dụng là như nhau, nhưng mà
  • 58. 50 khả năng tăng trọng lại khác nhau do đó chi phí thức ăn trên kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm luôn thấp hơn lô đối chứng. Nếu lấy lô đối chứng là 100% thì lô thí nghiệm là 88,90 %. - Chi phí thuốc thú y cho điều trị bệnh ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng 55.000 đ. Điều này chứng tỏ vai trò của Aminomix – Polyvit trong phòng hội chứng tiêu chảy và nâng cao hoạt lực của thuôc điều trị Norfloxacin. Như vậy tuy ở lô thí nghiệm phải chi phí thêm tiền mua chế phẩm Aminomix – Polyvit nhưng hiệu quả kinh tế mang lại vẫn cao hơn, ít ảnh hưởng tới vật nuôi hơn so với khi sử dụng kháng sinh, do kháng sinh nó vừa tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời nó cũng tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm giảm khả năng tiêu hóa, hập thụ thức ăn của vật nuôi làm vật nuôi còi cọc, trậm lớn.
  • 59. 51 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Sử dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit khi bổ sung vào thức ăn hỗn hợp nuôi lợn thịt cho kết quả tốt trên một số chỉ tiêu sau: - Trong cùng một thời gian nuôi, trên cùng loại lợn lai 3 máu ngoại, cùng chế độ và khẩu phần ăn, cung điều kiện nuôi dưỡng, chỉ khác là lô thí nghiệm có sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit còn lô đối chứng không sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit, chế phẩm đã cho những chỉ tiêu trội hơn so với lô đối chứng, cụ thể như sau: + Khối lượng lợn đầu thí nghiệm của lô đối chứng và lô thí nghiệm tương ứng là (57,70 kg và 58,10 kg), và khi kết thúc thí nghiệm thì lô đối chứng và lô thí nghiệm có khối lượng tương ứng là (246,50 kg và 277,10 kg). Vậy tốc độ sinh trưởng tích lũy trung bình của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 3,06 kg tương đương với 12,4 %. + Còn đối với sinh trưởng tuyệt đối bình quân của lô thí nghiệm là 1850 g/con còn lô đối chứng là 1640 g/con cao hơn so với lô đối chứng 210 g/con. Nếu coi lô ĐC là 100% thì lô thí nghiệm là 113 %, cao hơn 13%. + Đối với sinh trưởng tương đối thì lô TN giảm từ 47,91% xuống 38,92%, còn lô ĐC giảm từ 45,10% xuống còn 37,98%, do đó lô TN có tốc độ sinh trưởng giảm dần thấp hơn so với lô ĐC 5,1%. - Giảm tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm so với lô đối chứng là: Ở lô thí nghiệm tiêu tốn thức ăn /1kg tăng khối lượng là 1,77 kg còn lô đối chứng là 1,99 kg, tức là giảm được 0,22 kg thức ăn/1kg tăng khối lượng.
  • 60. 52 - Sử dụng chế phẩm Aminomix – Polyvit vào thức ăn cho lợn nuôi thịt có tác dụng giảm tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa, cụ thể ở lô thí nghiệm là 2 con chiếm 20% còn ở lô đối chứng là 4 con chiếm 40% cao hơn so với lô thí nghiệm 2 con tương ứng với 20%. Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa lần 2 ở lô thí nghiệm là 1 con chiếm 10% còn lô đối chứng là 2 con chiếm 20% với thời gian an toàn trung bình bệnh đường tiêu hóa lần 2 ở lô thí nghiệm là 36 ngày, còn ở lô đối chứng là 17 ngày và giúp nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc đặc trị tiêu chảy Norfloxacin. - Hiệu quả kinh tế giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm: Sử dụng chế phẩm sinh học Aminomix – Polyvit làm giảm chi phí sử dụng thuốc thú y 55.000 đ so với lô đối chứng, chi phí trên kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng 2860 đ. 5.2. Đề nghị - Cần thực hiện nghiêm ngặt hơn trong công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng như trong tiêm phòng. - Để có kết quả nghiên cứu khách quan, đầy đủ và chính xác hơn đề nghị nhà trường và khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục cho nghiên cứu rộng hơn để phổ biến phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và hiệu quả kinh tế. - Khuyến cáo cho người chăn nuôi nên áp dụng đúng quy trình chăn nuôi sinh học vào thực tế để đưa hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm ngày càng đáp ứng nhu cầu của xã hội, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. - Tập huấn cho người chăn nuôi hiểu và biết cách bổ sung chế phẩm Aminomix – Polyvit một cách hợp lý, để đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.