SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Nguyễn Đức Thủy
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM GIUN
TRUYỀN QUA ĐẤT Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN TẠI MỘT SỐ
XÃ HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI, NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Động vật học
Hà Nội, năm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Nguyễn Đức Thủy
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM GIUN
TRUYỀN QUA ĐẤT Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN TẠI MỘT SỐ
XÃ HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI, NĂM 2018
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8420103
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành Động vật học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Người hướng dẫn 1:
Người hướng dẫn 2:
TS. BS. Đỗ Trung Dũng
TS. Phạm Ngọc Doanh
Hà Nội, năm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả và số liệu được nêu trong luận văn hoàn
toàn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu nào
khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./.
Tác giả: Nguyễn Đức Thủy
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp nơi tôi học tập cũng như tôi đang công
tác.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. BS. Đỗ Trung Dũng và TS. Phạm Ngọc
Doanh, hai người thầy, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc cùng các thầy
cô phòng đào tạo sau đại học, Học viện Khoa học và Công nghệ về sự tận tâm
trong mỗi bài giảng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các anh, chị em trong Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét
- Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương nơi tôi đang công tác, gia đình, bạn
bè thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ tinh thần, chia sẻ những khó
khăn trong thời gian tôi học tập./.
Hà Nôi, ngày tháng năm 2019
Nguyễn Đức Thuỷ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
iii
Danh mục các chữ viết tắt
EPG (Eggs per gram) Số trứng/gram phân
GTQĐ Giun truyền qua đất
KHV Kính hiển vi
NC Nghiên cứu
NTDs (Neglected tropical diseases) Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên
PNTSS Phụ nữ tuổi sinh sản
WHO (Wold Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới
XN Xét nghiệm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
iv
Danh mục các bảng
Bảng 2.5. Bảng phân loại cường độ nhiễm giun theo WHO......................................34
Bảng 2.6. Bảng điểm đánh giá thực hành bệnh GTQĐ.................................................34
Bảng 2.7. Bảng điểm đánh giá kiến thức phòng bệnh GTQĐ................................. 35
Bảng 3. 1. Một số thông tin chung về địa điểm nghiên cứu............................ 40
Bảng 3. 2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n = 302)..................... 41
Bảng 3. 3. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ (n=302) .......................................................... 42
Bảng 3. 4. Tỷ lệ nhiễm từng loại GTQĐ theo xã (n =302)............................. 43
Bảng 3. 5. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ theo nhóm tuổi (n = 302)............................... 45
Bảng 3. 6. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ theo dân tộc (n = 302).................................... 46
Bảng 3. 7. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo xã (n = 302)
46
Bảng 3. 8. Cường độ nhiễm các loại GTQĐ ................................................... 47
Bảng 3. 9. Cường độ nhiễm trung bình các loại GTQĐ.................................. 47
Bảng 3. 10. Tỷ lệ tiếp cận nguồn thông tin về bệnh giun của PNTSS............ 48
Bảng 3. 11. Tỷ lệ PNTSS nêu được tên các loại GTQĐ................................. 48
Bảng 3. 12. Tỷ lệ PNTSS biết tác hại bệnh GTQĐ......................................... 49
Bảng 3. 13. Tỷ lệ PNTSS biết nguyên nhân nhiễm GTQĐ ............................ 49
Bảng 3. 14. Tỷ lệ PNTSS biết đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất..................... 50
Bảng 3. 15. Tỷ lệ PNTSS nêu được tên loại giun dễ bị mắc nhất................... 51
Bảng 3. 16. Tỷ lệ PNTSS biết các cách phòng chống nhiễm giun.................. 51
Bảng 3. 17. Tỷ lệ PNTSS thường rửa tay........................................................ 52
Bảng 3. 18. Tỷ lệ PNTSS có thói quen ăn rau sống........................................ 53
Bảng 3. 19. Tỷ lệ PNTSS thực hiện các cách rửa rau sống............................. 53
Bảng 3. 20. Tỷ lệ PNTSS sử dụng nhà tiêu..................................................... 53
Bảng 3. 21.Tỷ lệ dùng phân tươi của PNTSS ................................................. 53
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
v
Bảng 3. 22.Thói quen dùng thuốc tẩy giun ...................................................... 54
Bảng 3. 23. Một số yếu tố liên quan với tỷ lệ nhiễm GTQĐ ........................... 55
Bảng 3. 24. Mối liên quan kiến thức, thực hành với tỷ lệ nhiễm giun ............. 57
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vi
Danh mục các hình và biểu đồ
Hình 1. 1.Giun đũa trưởng thành ........................................................................ 3
Hình 1. 2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi .................................. 4
Hình 1. 3. Các giai đoạn phát triển trứng giun đũa ............................................ 5
Hình 1. 4. Chu kỳ phát triển của giun đũa .......................................................... 6
Hình 1. 5. Giun tóc trưởng thành ........................................................................ 8
Hình 1. 6. Các hình thể trứng giun tóc thường gặp khi soi dưới KHV .............. 8
Hình 1. 7. Các giai đoạn phát triển trứng giun tóc ............................................. 9
Hình 1. 8. Chu kỳ phát triển giun tóc ............................................................... 10
Hình 1. 9. Giun móc/mỏ trưởng thành ............................................................. 11
Hình 1. 10. Hình thể trứng giun móc/mỏ thường gặp khi soi dưới KHV ........ 12
Hình 1. 11. Các giai đoạn phát triển trứng giun móc/mỏ ................................. 12
Hình 1. 12. Chu kỳ phát triển giun móc/mỏ ..................................................... 14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................I
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. III
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................IV
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .......................................................VI
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................... 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC CỦA GIUN ĐŨA, GIUN TÓC,
GIUN MÓC/MỎ................................................................................................ 3
1.1.1. Bệnh giun đũa .................................................................................. 3
1.1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun đũa.......................... 3
1.1.1.2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi quang học ....... 4
1.1.1.3. Chu kỳ phát triển của giun đũa ................................................ 5
1.1.1.3. Triệu trứng lâm sàng và tác hại của bệnh giun đũa ................ 6
1.1.2. Bệnh giun tóc.................................................................................... 7
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun tóc........................... 7
1.1.2.2.Đặc điểm hình thể trứng giun tóc.............................................. 8
1.1.2.3.Chu kỳ phát triển của giun tóc .................................................. 9
1.1.2.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun tóc.............................. 10
1.1.3. Bệnh giun móc/mỏ ......................................................................... 10
1.1.3.1. Đặc điểm hình thái và phân loại của giun móc/mỏ. .............. 10
1.1.3.2. Đặc điểm hình thể trứng giun móc/mỏ................................... 11
1.1.3.3. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ ....................................... 12
1.1.3.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun móc/mỏ ...................... 14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
viii
1.2. CHẨN ĐOÁN BỆNH GTQĐ .................................................................. 15
1.2.1. Dựa vào yếu tố dịch tễ học.............................................................. 15
1.2.2. Dựa vào lâm sàng ............................................................................16
1.2.3. Dựa vào cận lâm sàng .....................................................................16
1.3. ĐIỀU TRỊ BỆNH GTQĐ. ........................................................................ 16
1.3.1. Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh GTQĐ..................................16
1.3.2. Phác đồ điều trị................................................................................17
1.4. TÌNH HÌNH NC BỆNH GTQĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.. 17
1.4.1. Tình hình nghiên cứu bệnh GTQĐ trên thế giới..........................17
1.4.1.1.Khu vực Châu Phi ....................................................................... 20
1.4.1.2. Khu vực Châu Mỹ....................................................................... 20
1.4.1.3. Khu vực Đông Địa Trung Hải.................................................... 20
1.4.1.4. Khu vực Châu Âu........................................................................ 21
1.4.1.5. Khu vực Đông Nam Á................................................................. 21
1.4.1.6. Khu vực Tây Thái Bình Dương .................................................. 21
1.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh GTQĐ ở Việt Nam...........................21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................. 27
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................... 27
2.3. THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 28
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu .........................................................................28
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu.................................................................. 28
2.4. CÁC KỸ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU............ 29
2.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân..............................................................29
2.4.2. Kỹ thuật phỏng vấn, thu thập thông tin bộ câu hỏi KAP ...........30
2.5. CÁC BIẾN SỐ,CHỈ SỐ SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ TRONG NC ..............31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ix
2.5.1.Các biến số. .......................................................................................31
2.5.2. Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu ...........................................35
2.5.2.1. Chỉ số đánh giá tỷ lệ nhiễm giun bằng xét nghiệm phân ........... 35
2.5.2.2. Các chỉ số đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống nhiễm
giun của PNTSS......................................................................................... 36
2.6. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................................................ 38
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU....................................................... 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 40
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NC............... 40
3.2. THỰC TRẠNG NHIỄM GTQĐ Ở PNTSS TẠI HUYỆN TRẠM TẤU,
TỈNH YÊN BÁI, NĂM 2018.......................................................................... 42
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm chung các loại giun truyền qua đất ..........................42
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm từng loài giun truyền qua đất ...................................43
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo nhóm tuổi.........................44
3.2.4. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo dân tộc.............................. 45
3.2.5. Tỷ lệ nhiễm đơn và nhiễm phối hợp..............................................46
3.2.6. Cường độ nhiễm các loài giun truyền qua đất .............................47
3.3. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH GTQĐ CỦA
PNTSS. ............................................................................................................ 48
3.3.1. Kiến thức của phụ nữ tuổi sinh sản về bệnh GTQĐ....................48
3.3.1.1. Tiếp cận với nguồn thông tin về giun truyền qua đất................. 48
3.3.1.2. Biết tên các loài giun truyền qua đất ......................................... 48
3.3.1.3. Biết tác hại của nhiễm giun truyền qua đất ............................... 49
3.3.1.4. Hiểu biết về nguyên nhân nhiễm giun truyền qua đất................ 49
3.3.1.5. Hiểu biết về đối tượng dễ bị nhiễm giun truyền qua đất............ 50
3.3.1.6. Hiểu biết cách phòng nhiễm giun truyền qua đất ...................... 51
3.3.1.7. Kết quả kiểm tra kiến thức về giun truyền qua đất .................... 51
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
x
3.3.2. Thực hành phòng chống bệnh GTQĐ của PNTSS.......................52
3.3.2.1. Thói quen rửa tay ....................................................................... 52
3.3.2.2. Thói quen ăn rau sống và rửa rau sống..................................... 52
3.3.2.3. Tình hình sử dụng nhà tiêu và phân tươi bón cây...................... 53
3.3.2.4. Tình hình dùng thuốc tẩy giun.................................................... 54
3.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM GTQĐ ......................... 55
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN............................................................................. 59
1. THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN......... 59
2. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG BỆNH GTQĐ CỦA PNTSS......................................... 59
3. KIẾN THỨC THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT...................... 59
4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG NHIỄM GTQĐ Ở ĐỐI TƯỢNG NC ..60
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 62
Phụ lục 1..................................................................................................... 69
Phụ lục 2..................................................................................................... 72
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
MỞ ĐẦU
Bệnh giun truyền qua đất (GTQĐ) gây ra bởi một số loài giun tròn ký sinh
mà trong chu kỳ phát triển của chúng có giai đoạn phát triển ở ngoài môi trường
đất, đó là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun
móc/giun mỏ (Ancylotoma duodenale/Necator americanus) [1], [2],
[3]. Bệnh GTQĐ gây nhiều tác hại thầm lặng và lâu dài tới sức khỏe con
người. GTQĐ đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là
những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới [4]. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi
và gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thể chất, tinh thần, đặc biệt là đối
với trẻ em, phụ nữ tuổi sinh sản (PNTSS) và phụ nữ có thai [5].
Bệnh GTQĐ là một trong những bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected
tropical diseases - NTDs) [6]. Ở những góc độ khác nhau nó không nhận được
sự quan tâm đúng mức như bệnh Lao, HIV...,[7]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), hơn 1,5 tỷ người hay 24% dân số bị nhiễm các loại GTQĐ phân bố
rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Một trong những tác hại do bệnh GTQĐ gây ra là thiếu máu thiếu sắt do
giun móc/mỏ. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với PNTSS và
trẻ em, đây là những đối tượng có nhu cầu cao về sắt. Đối với PNTSS, thiếu
máu thiếu sắt còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái. Tại những
vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao, nhiều phụ nữ bước vào tuổi dậy thì và
có thai lần đầu khi đang bị nhiễm giun móc/mỏ và thiếu sắt.
Tình trạng giảm sắt và thiếu máu trong kỳ thai nghén làm tăng rõ rệt
nguy cơ đẻ non, trẻ thiếu cân, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Do đó, tại những nơi
có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao, việc điều trị giun móc/mỏ có tác dụng cải
thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở PNTSS, giúp họ chuẩn bị tốt cho thời kỳ
làm mẹ, đặc biệt là những trường hợp có cường độ nhiễm trung bình và nặng.
Ở Việt Nam, Nguyen et al. (2006) phân tích tình trạng nhiễm giun sán
đường ruột của PNTSS trên toàn quốc dựa trên số liệu điều tra năm 1995 cho
thấy tỷ lệ nhiễm giun ở PNTSS rất cao (76%), trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa là
56%, giun móc 36% và giun tóc 28%. Trong những năm gần đây, một số điều
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
tra thực trạng nhiễm GTQĐ ở PNTSS tại một số địa phương của các tỉnh Điện
Biên, Lào Cai và Hà Tĩnh cho thấy tỷ lệ nhiễm tương tự [8],[9], [10].
Yên Bái là một trong 16 tỉnh được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa
chọn triển khai tẩy giun cho PNTSS hàng năm. Trạm Tấu là huyện vùng cao
nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, với 11 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc
thiểu số, trong đó dân tộc H’Mông chiếm ưu thế (77%). Cuối năm 2017, do
ảnh hưởng của trận lũ lịch sử đã gây nhiều tổn hại về kinh tế và ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống xã hội của người dân trong huyện. Cũng sau thiên tai
này, môi trường sống bị ảnh hưởng nặng nề, đây là điều kiện thuận lợi cho
dịch bệnh phát triển trong đó có bệnh GTQĐ.
Vì vậy, đánh giá thực trạng nhiễm GTQĐ ở PNTSS thuộc tỉnh Yên Bái
nói chung và huyện Trạm Tấu nói riêng là cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến
hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm giun
truyền qua đất ở Phụ nữ tuổi sinh sản tại một số xã huyện Trạm Tấu, tỉnh
Yên Bái, năm 2018”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun truyền qua đất ở Phụ nữ tuổi sinh
sản tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, năm 2018.
2. Đánh giá các yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở Phụ nữ tuổi
sinh sản.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC CỦA GIUN ĐŨA, GIUN TÓC,
GIUN MÓC/MỎ
1.1.1. Bệnh giun đũa
1.1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun đũa
Giun đũa ký sinh và gây bệnh cho con người là loài Ascaris lumbricoides
có vị trí phân loại như sau:
Lớp Chromadorea Inglis 1983
Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Liên họ Ascaridoidea Baird, 1853
Họ Ascarididae Baird, 1853
Giống Ascaris Linnaeus, 1758
Loài Ascaris lumbricoides Linnaeus, 1758
Bệnh giun đũa do giun đũa (Ascaris lumbricoides) ký sinh trong cơ thể
người gây nên. Đây là một loại giun lớn, có hình thể dài và to như chiếc đũa.
Giun đũa cái lớn hơn giun đũa đực. Con cái dài 20 - 25 cm, con đực dài 15 -
20 cm. Giun đũa có màu hồng nhạt hay màu trắng sữa (hình 1.1). Giun đực và
giun cái trưởng thành cùng sống ký sinh ở phần đầu và phần giữa ruột non
[11], [12], [13], [14].
Giun đực
Giun cái
Hình 1. 1.Giun đũa trưởng thành
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
1.1.1.2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi quang học
Trứng đã thụ tinh
- Kích thước 50 - 70m x 40 - 50m
- Hình bầu dục (ít khi tròn) vỏ dày có nhiều lớp. Lớp vỏ ngoài
albumin xù xì bắt màu của phân: vàng sẫm bẩn (hình 1.2)
- Nhân trứng có phôi chiếm toàn bộ trứng trừ 2 đầu. Phôi tròn hạt lấm
tấm nhỏ hoặc có ấu trùng.
- Đôi khi gặp trứng giun đũa không có lớp vỏ ngoài: trong suốt không
màu hoặc màu xanh xám có một lượt vỏ nhẵn bóng
Trứng không thụ tinh
- Kích thước 50 - 106m x 40 - 60m.
- Hình dài, đôi khi hình lê hoặc hình lăng, tam giác, bất thường.
- Lớp vỏ ngoài mỏng, ít xù xì, băng ở đầu, màu vàng sẫm bẩn.
- Nhân bên trong chứa đầy chất tế bào hoàng thể to hình đa giác.
Trứng thụ tinh Trứng không thụ tinh Trứng có ấu trùng
Hình 1. 2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
1.1.1.3. Chu kỳ phát triển của giun đũa
Giun đũa sống trong ruột non của người. Đời sống của giun đũa thường
kéo dài từ 13 - 15 tháng. Quá thời gian này, giun đũa thường bị nhu động ruột
đẩy ra ngoài theo phân. Giun đũa đực và giun đũa cái trưởng thành giao hợp
với nhau, giun cái đẻ trứng, và trứng theo phân ra ngoại cảnh. Gặp điều kiện
thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm, có oxy), trứng giun từ một nhân sẽ phát triển đến
giai đoạn có ấu trùng trong trứng (hình 1.3). Nếu người ăn phải trứng giun đũa
có ấu trùng, thì ấu trùng sẽ phát triển thành giun đũa trưởng thành [15].
Hình 1. 3. Các giai đoạn phát triển trứng giun đũa
Tuy nhiên, từ khi trứng giun đũa có ấu trùng được nuốt vào đường tiêu
hóa cơ thể con người, ấu trùng giun đũa thoát khỏi vỏ trứng và trải qua quá
trình di hành và phát triển như sau: ở dạ dày, nhờ sức co bóp cơ học và dịch vị
làm cho ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng, ấu trùng xuống ruột, chui qua các mao
mạch ở ruột vào tĩnh mạch mạc treo để đi về gan. Thời gian qua gan là từ sau
3 - 7 ngày. Sau đó ấu trùng đi theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ và
vào tim phải. Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi để tới phổi. Ấu trùng
giai đoạn phổi là thời gian ấu trùng tiết kháng nguyên gây ra bệnh lý cho
người, đồng thời kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống giun đũa. Sau khi
thay vỏ, ấu trùng từ phế nang di chuyển về vùng hầu họng, từ đó được nuốt
xuống ruột và ấu trùng sẽ phát triển thành giun đũa trưởng thành ký sinh ở
ruột non (hình 1.4).
Ngoài ra, có thể gặp hiện tượng lạc chỗ vì trong quá trình di hành, ấu
trùng có thể bị mắc lại ở các kẽ van tim, hay có thể vào tĩnh mạch, tới phổi để
vào hệ thống động mạch chủ, từ đó ấu trùng có thể di chuyển tới các cơ quan
khác của cơ thể người. Trong ngoại khoa, người ta có thể tìm thấy giun đũa ở
tim, ở động mạch khoeo… Hiện tượng lạc chỗ gây ra các bệnh của hệ thống
tuần hoàn. Hiện tượng này cần phân biệt với giun đũa di chuyển (giun chui
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
ống mật, giun chui vào ống tụy, giun chui vào ruột thừa, giun chui lên dạ dày,
giun chui vào ống tai) [1], [11], [12].
Hình 1. 4. Chu kỳ phát triển của giun đũa
1.1.1.3. Triệu trứng lâm sàng và tác hại của bệnh giun đũa
Khoảng 85% các trường hợp nhiễm giun đũa không có triệu chứng; tuy
nhiên, triệu chứng thường gặp nhất là khó chịu ở bụng với mức độ khác nhau.
Các triệu chứng như hen suyễn, mất ngủ, đau mắt và phát ban gây ra do phản
ứng, dị ứng của vật chủ với chất bài tiết và dịch tiết của giun trưởng thành,
cũng như giun chết và sắp chết. Sự xâm nhập của ấu trùng ít gây hủy hoại
niêm mạc ruột vật chủ. Tuy nhiên, ấu trùng di hành đến các cơ quan như lá
lách, gan, hạch bạch huyết và não thường gây ra phản ứng viêm. Ngoài ra, ấu
trùng thoát khỏi mao mạch trong phổi và đi vào các phế nang gây ra các nốt
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
xuất huyết nhỏ kèm theo ho, sốt và khó thở. Khi bị nhiễm ấu trùng với số
lượng lớn có thể tạo ra nhiều cục máu nhỏ, dẫn đến viêm phổi, có khả năng
gây tử vong nếu khu vực lớn của phổi bị ảnh hưởng [16].
Số lượng lớn giun trưởng thành đôi khi gây tắc ruột và giun trưởng
thành xâm nhập vào thành ruột hoặc ruột thừa có thể gây xuất huyết cục bộ,
viêm phúc mạc hoặc viêm ruột thừa. Giun đũa ngoài chiếm đoạt chất dinh
dưỡng của cơ thể con người, còn gây ra rối loạn các chức năng về tiêu hoá và
dinh dưỡng, rối loạn quá trình thẩm thấu thức ăn do làm tổn thương niêm mạc
ruột tại vị trí ký sinh, chiếm vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin D. Do
đó, làm ảnh hưởng đến thể lực, tuổi thọ của mỗi người, đặc biệt làm giảm khả
năng phát triển thể lực và trí lực của trẻ em. Ở trẻ em hay gặp những triệu
chứng: gầy còm, bụng chướng, biếng ăn, kinh giật, chảy nước bọt do chất độc
của giun đũa gây ra nhiễm độc thần kinh.
Giun cái trưởng thành thậm chí có thể đi lên ống dẫn mật đến gan, gây
áp xe, hoặc xuống ống tụy, gây xuất huyết viêm tụy, thậm chí tử vong. Nhiễm
nặng cũng gây mất cảm giác ngon miệng và không hấp thụ thức ăn. [17], [18].
1.1.2. Bệnh giun tóc
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun tóc
Giun tóc ký sinh và gây bệnh cho con người là loài Trichuris trichiura có
vị trí phân loại như sau:
Lớp Enoplea Inglis 1983
Bộ Trichinellida Hall, 1916
Liên họ Trichinelloidea Ward, 1907
Họ Trichuridae Ransom, 1911
Giống Trichuris Linnaeus, 1758
Loài Trichuris trichiura Linnaeus, 1771
Giun tóc có kích thước nhỏ, dài 3 - 5 mm, phần đầu mảnh, nhỏ như sợi
tóc (hình 1.5). Giun tóc ký sinh chủ yếu ở vùng manh tràng và đại tràng, cá
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
biệt khi mật độ giun tóc nhiều có thể gặp ở ruột non. Giun tóc cắm sâu vào
niêm mạc ruột để hút máu.
Giun cái
Giun đực
Hình 1. 5. Giun tóc trưởng
thành 1.1.2.2.Đặc điểm hình thể trứng giun tóc
- Kích thước 50 - 34m x 22 - 23m (hình 1.6)
- Hình quả trám (quả cau) màu vàng tươi hoặc sẫm màu dễ nhận kho soi KHV
- Vỏ nhiều lớp, dày màu vàng tươi hoặc vàng nâu.
- Ở 2 đầu có 2 nút đậy trong không màu.
- Nhân bên trong có một tế bào trứng duy nhất hoặc ấu trùng.
Hình 1. 6. Các hình thể trứng giun tóc thường gặp khi soi dưới kính hiển vi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
1.1.2.3.Chu kỳ phát triển của giun tóc
Giun tóc đực, giun tóc cái trưởng thành ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ở
vùng manh tràng. Sau khi giao hợp, giun tóc cái đẻ trứng. Trứng giun tóc theo
phân ra ngoài. Gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm và oxy), trứng từ một
nhân sẽ phát triển đến giai đoạn có ấu trùng trong trứng (hình 1.7). Nhiệt độ
thích hợp nhất để trứng giun tóc phát triển ở ngoại cảnh là 25 - 300
C. Với
nhiệt độ như vậy, thời gian cần thiết để trứng giun tóc phát triển thành trứng
mang ấu trùng là 17 - 30 ngày. Trứng giun tóc mang ấu trùng có sức đề kháng
cao đối với những tác nhân bất lợi của điều kiện ngoại cảnh. Davaine đã giữ
được trứng giun tóc có ấu trùng sống tới 5 năm.
Hình 1. 7. Các giai đoạn phát triển trứng giun tóc
Người ăn phải trứng giun tóc có ấu trùng, trứng qua miệng, thực quản
tới dạ dày. Nhờ sức co bóp cơ học và tác dụng dịch vị của dạ dày làm cho ấu
trùng thoát khỏi vỏ trứng. Ấu trùng giun tóc không di hành qua một số cơ
quan nội tạng như ấu trùng giun đũa hay ấu trùng giun móc/mỏ mà di chuyển
thẳng tới manh tràng, dừng lại tại đó để phát triển thành giun tóc trưởng thành
(hình 1.8). Thời gian hoàn thành chu kỳ của giun tóc, kể từ khi ăn phải trứng
giun tóc có ấu trùng tới khi phát triển thành giun tóc trưởng thành mất khoảng
30 ngày. Đời sống của giun tóc kéo dài trung bình khoảng 5 - 6 năm [1],[11],
[12], [14].
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
Hình 1. 8. Chu kỳ phát triển giun tóc
1.1.2.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun tóc
Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, nhiễm
bệnh mãn tính gây ra các triệu chứng đặc trưng như: phân lẫn máu, đau bụng
dưới, giảm cân, sa trực tràng, buồn nôn và thiếu máu. Trong trường hợp sa
trực tràng, giun trưởng thành có thể quan sát bên ngoài thấy chúng cắm sâu
vào niêm mạc trực tràng. Thiếu máu chủ yếu là do xuất huyết khi giun xâm
nhập vào thành ruột, và giun hút máu vật chủ. Trong trường hợp nhiễm nặng
thường gây nhiễm khuẩn thứ cấp, là kết quả sự xâm nhập của giun ở niêm
mạc, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm hỗn hợp giun tóc và đơn bào
E. histolytica, giun móc, hoặc giun đũa không phải là hiếm [16].
1.1.3. Bệnh giun móc/mỏ
1.1.3.1. Đặc điểm hình thái và phân loại của giun móc/mỏ
Bệnh giun móc/mỏ ở người chủ yếu do hai loài giun móc Ancylostoma
duodenalae và giun mỏ Necator americanus gây ra, có vị trí phân loại như sau:
Lớp Chromadorea Inglis 1983
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Liên họ Strongyloidea Baird, 1853
Họ Ancylostomatidae Looss, 1905
Giống Ancylostoma Dubini, 1843
Loài Ancylostoma duodenale Dubini, 1843
Giống Necator Stiles, 1903
Loài Necator americanus Stiles, 1902
Hai loài giun này tuy có khác nhau về hình thể nhưng có đặc điểm dịch
tễ học, bệnh học và các tác hại tương tự nhau nên thường được gọi chung là
giun móc [1], [11], [12].
Giun móc/mỏ trưởng thành có chiều dài khoảng 5 - 13 mm (hình 1.9).
Lỗ miệng có những cặp răng hoặc tấm cắt cong tùy loài. Giun móc/mỏ sống ở
tá tràng và phần đầu ruột non, cắm miệng vào niêm mạc ruột để hút máu.
Giun cái Giun cái
Giun đực
Giun đực
Necator americanus Ancylostoma duodenale
Hình 1. 9. Giun móc/mỏ trưởng
thành 1.1.3.2. Đặc điểm hình thể trứng giun móc/mỏ
- Trứng của 2 loại này không khác nhau (hình 1.10)
- Kích thước 54 - 70m x 60 - 40m.
- Hình thuôn đều, vỏ mỏng, trong suốt không màu, ở trong trứng mới thải ra
ngoài, phôi có 4 - 8 múi nằm ở giữa...
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
Hình 1. 10. Hình thể trứng giun móc/mỏ thường gặp khi soi dưới kính hiển vi
1.1.3.3. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ
Giun móc/mỏ đực và cái trưởng thành ký sinh ở tá tràng. Sau khi giao
hợp, giun cái sẽ đẻ trứng. Trứng giun theo phân ra ngoại cảnh. Ở ngoại cảnh,
gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thích hợp, độ ẩm, oxy), trứng giun sẽ phát
triển thành ấu trùng (hình 1.11). Ở nhiệt độ 25 - 350
C, trứng giun sẽ nở thành
ấu trùng ở giai đoạn I sau 24 giờ. Ngoài ra, tính chất thổ nhưỡng cũng có ảnh
hưởng tới sự phát triển của ấu trùng. Đất màu, phù sa ven sông, đất mùn tạo
điều kiện thuận lợi cho ấu trùng phát triển; đất sét, đất mặn hạn chế sự phát
triển của ấu trùng [19].
Hình 1. 11. Các giai đoạn phát triển trứng giun móc/mỏ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
Ấu trùng giai đoạn I thoát khỏi trứng, sống tự do trong phân hoặc đất và
dinh dưỡng bằng các vi khuẩn hoặc các chất hữu cơ khác trong phân, đất.
Chúng phát triển thành ấu trùng giai đoạn II chưa có khả năng lây nhiễm. Tới
ngày thứ 5 sau khi nở, ấu trùng giai đoạn II phát triển thành ấu trùng giai đoạn
III không dinh dưỡng và có khả năng xâm nhập vào vật chủ qua đường da
hoặc niêm mạc. Những ấu trùng này rất hoạt động, chúng có các hướng tính
hoạt động đặc biệt giúp cho việc tìm vật chủ, bao gồm:
Hướng lên cao: Ở môi trường ngoại cảnh, những ấu trùng di chuyển lên
những chỗ cao và có thể leo lên những thân cây, cột chống hoặc ngọn cỏ, độ
leo cao có thể tới 2 m. Ấu trùng ít chui sâu xuống đất, nhưng ở đất cát ấu trùng
có thể chui xuống 1m, ở đất mùn chui xuống 30cm và ở đất sét chui xuống
15cm. Nói chung từ ở điểm ban đầu, ấu trùng không di chuyển đáng kể.
Hướng tới nơi có độ ẩm cao: Ở ngoại cảnh các ấu trùng thường khuếch
tán tới môi trường có độ ẩm cao, đây là cách thích nghi của ấu trùng để tránh
các nơi khô hanh dẫn tới ấu trùng chết hàng loạt. Khi gặp điều kiện khô, nóng,
ấu trùng có thể chui sâu xuống lớp đất phía dưới, ở đấy có độ ẩm cao hơn và
nhiệt độ thấp hơn. Cũng do thích nghi này mà ấu trùng thường tập trung trên
các giọt sương trên các lá rau, ngọn cỏ vào buổi sáng. Nếu vật chủ động vào sẽ
giúp ấu trùng bám và xuyên da vật chủ.
Hướng tới tổ chức vật chủ: Ấu trùng có khả năng phát hiện hướng của
vật chủ để di chuyển đến. Nếu ấu trùng xuyên qua da vật chủ không thích hợp
thì ấu trùng sẽ chết không thực hiện được hết chu kỳ.
Nhờ có 3 hướng tính trên giúp ấu trùng giun móc/mỏ giai đoạn III tìm
thấy và xuyên qua da người ở chỗ tiếp xúc, tiếp tục hoàn thành chu kỳ ký sinh.
Khi tiếp xúc với người, ấu trùng xâm nhập qua da, thường ở các kẽ ngón chân
hoặc ở cẳng chân và vùng mông, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim phải.
Từ tim phải ấu trùng theo động mạch phổi tới phổi. Tại phổi ấu trùng tiếp tục
thay vỏ 2 lần nữa để trở thành ấu trùng giai đoạn IV và V. Tiếp theo, ấu trùng
từ phế nang di chuyển theo các nhánh phế quản tới khí quản rồi lên vùng họng
hầu và được nuốt xuống ruột. Ấu trùng dừng lại tại tá tràng để ký sinh và phát
triển thành giun móc/mỏ trưởng thành (hình 1.12).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
Thời gian hoàn thành chu kỳ giun móc/mỏ, kể từ khi ấu trùng xâm nhập
vào cơ thể người tới khi phát triển thành giun móc/mỏ trưởng thành mất
khoảng 42 - 45 ngày. Đời sống của giun móc A. duodenale kéo dài khoảng 4 -
5 năm, N. americanus kéo dài khoảng 10 - 15 năm [1], [11], [12], [14], [15].
Hình 1. 12. Chu kỳ phát triển giun móc/mỏ
1.1.3.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun móc/mỏ
Quá trình bệnh giun móc/mỏ ở người có thể được chia thành ba giai
đoạn: xâm nhập, di hành và ký sinh ở ruột.
- Sự xâm nhập bắt đầu khi ấu trùng tiếp xúc với da người. Mặc dù ít
thiệt hại gây ra đối với các lớp da bề mặt, phản ứng tế bào của vật chủ được
kích thích khi ấu trùng xâm nhập vào mạch máu có thể cô lập và tiêu diệt ấu
trùng. Kích thích tại chỗ từ ấu trùng xâm nhập, kết hợp với phản ứng viêm đi
kèm, gây ra tình trạng nổi mề đay, ngứa. nếu bị bội nhiễm vi khuẩn gây ra tình
trạng lở loét da tại những vùng bị ấu trùng giun móc/mỏ xâm nhập. Các nốt
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
mẩn đỏ có thể mất sau 1 - 2 ngày nhưng có khi kéo dài 1 - 2 tuần. Ở trẻ em do
tái nhiễm và do trẻ ngứa gãi nên có thể dẫn tới lở loét, hoặc thành các sẹo
thâm đen, đôi khi trở thành eczema [14]
- Giai đoạn di hành là giai đoạn ấu trùng thoát ra khỏi các mao quản
trong phổi, đi vào phế nang và tiến lên phế quản đến cổ họng. Sự di hành
thường gây ho khan và đau họng. Nếu nhiễm số lượng lớn ấu trùng có thể gây
xuất huyết nghiêm trọng. Ở những nơi tái nhiễm liên tục, một số ấu trùng giun
móc A. duodenale, sau khi xâm nhập, có thể xâm chiếm hệ cơ xương của vật
chủ - ở đó chúng không hoạt động, và tiếp tục phát triển khi có điều kiện thuận
lợi, như khi mang thai. Những ấu trùng này sau đó có thể xuất hiện trong sữa
mẹ và truyền sang cho con.
- Giai đoạn nhiễm giun móc nghiêm trọng nhất khi thiết lập và ký sinh
trong ruột vật chủ. Khi đến ruột non, giun non sử dụng nang miệng và răng để
đào qua niêm mạc ruột và bắt đầu hút máu mạnh mẽ. Dịch tiết nước bọt của
giun có chứa chất chống đông máu để tạo điều kiện cho việc hút máu. Ước
tính một con giun móc mỗi ngày làm mất 0,02 - 0,07 ml máu. Nếu bị nhiễm
hàng trăm con giun móc, lượng máu mất hàng ngày có thể tới 50 - 60 ml. Mất
máu do A. duodenale trưởng thành ước tính lớn gấp mười lần so với giun mỏ
N. americanus. Khi hơn 75 giun mỏ hoặc 10 giun móc có mặt, ngay cả khi
40% chất sắt bị giun loại bỏ được hấp thụ lại bởi vật chủ, vẫn gây bệnh thiếu
máu do thiếu sắt, kèm theo đau bụng gián đoạn, chán ăn và thèm ăn đất.
Nhiễm nặng thường gây thiếu máu nghiêm trọng, thiếu protein, da và tóc khô,
phù nề, bụng phình to (đặc biệt ở trẻ em), chậm phát triển, chậm dậy thì, chậm
phát triển trí tuệ, suy tim, thậm chí tử vong.[4],[11],[12],[14].
1.2. CHẨN ĐOÁN BỆNH GTQĐ
Dựa vào các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán
1.2.1. Dựa vào yếu tố dịch tễ học
- Không sử dụng nhà tiêu hoặc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh
- Dùng phân tươi hoặc ủ chưa đủ thời gian để bón cây trồng
- Không thường xuyên đi giày, dép, ủng khi tiếp xúc với đất
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
- Không uống thuốc tẩy giun định kỳ
- Ăn uống không hợp vệ sinh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
- Thiếu nước sạch trong sinh hoạt
1.2.2. Dựa vào lâm sàng
Tùy từng trường hợp nhiễm GTQĐ và cường độ nhiễm, sức đề kháng
của cơ thể mà biểu hiện lâm sàng có thể rất khác nhau và không điển hình.
- Các triệu chứng thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng
mặt...
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, đi ngoài...
1.2.3. Dựa vào cận lâm sàng
Xét nghiệm phân tìm trứng được coi là “tiêu chuẩn vàng” và là biện
pháp đơn giản, chính xác, rẻ tiền được áp dụng trong chẩn đoán bệnh GTQĐ.
Có nhiều kỹ thuật xét nghiệm phân như: xét nghiệm phân trực tiếp, kỹ thuật
Willis, Kato, Kato-Katz, Etherformalin... đã được áp dụng. Tuy nhiên, hiện
nay thường sử dụng kỹ thuật Kato-Katz để xét nghiệm vì vừa có thể đánh giá
được tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm GTQĐ [14]. Ngoài ra, còn có thể áp
dụng một số xét nghiệm cận lâm sàng khác (siêu âm, chụp X-quang, xét
nghiệm máu...), đặc biệt là trong các trường hợp nghi ngờ có biến chứng hoặc
kiểm tra các chức năng liên quan khác của tình trạng nhiễm GTQĐ [17].
1.3. ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT
1.3.1. Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh giun truyền qua đất
Hiện có nhiều loại thuốc điều trị bệnh GTQĐ đạt hiệu quả cao, không
có tác dụng phụ và có thể điều trị rộng rãi trong cộng đồng [17]. Trong đó, hai
nhóm thuốc điều trị bệnh GTQĐ thường được sử dụng nhất hiện nay là
- Nhóm Benzimidazole: Mebendazole và Albendazole
- Nhóm Pyrimidin: Pyrantel pamoate, oxantel
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
1.3.2. Phác đồ điều trị
Tùy từng trường hợp nhiễm các loại GTQĐ mà có phác đồ điều trị khác
nhau nhiễm đơn, nhiễm phối hợp một hoặc hai loại, nhiễm nặng hay nhiễm
nhẹ... thường sử dụng phác đồ điều trị sau:
- Nhiễm nhẹ
+ Albendazole 400mg, liều duy nhất.
+ Mebendazole 500mg, liều duy nhất
- Nhiễm nặng hoặc nhiễm phối hợp
+ Albendazole 400 mg/ngày x 3 ngày
+ Mebendazole 500 mg/ngày x 3 ngày
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.4.1. Tình hình nghiên cứu bệnh giun truyền qua đất trên thế giới
Bệnh GTQĐ phân bố ở nhiều nước trên thế giới. Khoảng 2 tỷ người trên
toàn thế giới có nguy cơ bị nhiễm GTQĐ [6]. Mỗi năm, khoảng 135.000 người
bị chết do các nguyên nhân có liên quan đến bệnh GTQĐ. Năm 1999, WHO
ước tính trong số các bệnh nhiệt đới (không kể bệnh sốt rét), gánh nặng bệnh
tật do các loại GTQĐ và bệnh sán máng gây ra chiếm trên 40%.
Bệnh giun đũa phổ biến trên thế giới, có mặt hầu hết các châu lục: Châu
Á, Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu Mỹ (Bắc, Trung và Nam Mỹ) và Châu
Phi. Những quốc gia chậm phát triển, các nước có khí hậu nhiệt đới và cận
nhiệt đới, có tình trạng vệ sinh môi trường kém, sử dụng phân người trong
trồng trọt thì tỷ lệ nhiễm giun đũa tăng cao hơn.
Giun tóc cũng là một trong những bệnh GTQĐ phân bố rộng khắp trên
thế giới với mức độ khác nhau tuỳ theo từng vùng. Do tính chất sinh thái
giống nhau giữa giun tóc và giun đũa nên các vùng có bệnh giun đũa đều có
bệnh giun tóc. Bệnh giun tóc phổ biến ở các vùng nhiệt đới Châu Phi và vùng
Đông Nam Á. Ở những khu vực nóng và ẩm thì có thể có tới 90% dân số bị
nhiễm giun tóc và trở thành loài giun lây nhiễm hàng đầu tại đó [20].
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
Bệnh giun móc/mỏ cũng có mặt ở khắp nơi trên thế giới nhưng chủ yếu
vẫn là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới có khí hậu nóng và ẩm. Theo Tổ
chức Y tế thế giới, năm 1964 có hơn 800 triệu người nhiễm giun móc/mỏ tại
một số nước ở Nam Âu, Nam Mỹ, Đông Nam Á, Đài Loan, Nhật Bản, Trung
Quốc, Úc, Ấn độ, Châu Phi và các quần đảo Thái Bình Dương. Năm 1984, số
người nhiễm giun móc/mỏ trên thế giới là 900 triệu người. Năm 1998, WHO
ước tính trên thế giới có 1,3 tỷ người bị nhiễm giun móc/mỏ, 150 triệu người
bị bệnh và tử vong hàng năm do giun móc/mỏ lên tới 65.000 người [4].
Tỷ lệ nhiễm GTQĐ có khác nhau tuỳ từng vùng, từng khu vực và phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, tập quán vệ sinh, tập quán canh tác, điều
kiện kinh tế... Sự lưu hành rộng rãi các bệnh GTQĐ liên quan chặt chẽ với tập
quán canh tác, thói quen sinh hoạt mất vệ sinh, tình trạng nghèo đói, vệ sinh
môi trường kém và hoạt động phòng các bệnh giun sán còn nhiều bất cập.
Tỷ lệ nhiễm giun móc và giun tóc rất khác nhau giữa và trong các khu
vực [21]. Trên toàn cầu, tỷ lệ nhiễm giun móc lớn hơn nhiễm giun tóc; tuy
nhiên, ở Mỹ Latinh và Caribbean, tỷ lệ nhiễm giun tóc dường như lớn hơn
nhiễm giun móc. Cũng cần lưu ý rằng hai loài giun móc ở người, loài A.
duodenale có phân bố hạn chế hơn về mặt địa lý chủ yếu ở khu vực Châu Phi
và Châu Á, trong khi N. americanus phân bố phổ biến rộng rãi, đặc biệt là ở
châu Mỹ [22]. Nhiễm giun móc A. ceylanicum ở người gần như chỉ được tìm
thấy ở Đông Nam Á [23].
Ở châu Á, tỷ lệ nhiễm giun móc trung bình 7.5% (6.7 - 8.7%), giun tóc
là 7.6% (6.6 - 8.7%), châu Mỹ Latin và Caribbean nhiễm giun móc là 5.2%
(4.4 - 6.1%), giun tóc là 12.3% (11.3 - 13.7%). Châu Phi nhiễm giun móc là
13.6% (12.9 - 14.6%), giun tóc là 11.6% (10.9 - 12.6%). Ở Bắc Phi và Trung
Đông, tỷ lệ nhiễm giun móc là 1.0% (0.9 - 1.6%), giun tóc là 1.9% (1.6 -2.4%).
Ở Đại Dương nhiễm giun móc là 47.9% (44.7 - 51.0%), giun tóc là 6.4% (5.8–
7.0%).
Các nhóm dân số có nguy cơ mắc bệnh GTQĐ cao bao gồm trẻ em mẫu
giáo (1 - 4 tuổi), trẻ em ở độ tuổi đi học (5 - 14) và phụ nữ trong độ tuổi sinh
sản (15 - 49 [24]. GTQĐ gây ra bệnh tật dinh dưỡng đáng kể [25]. Ước tính
rằng tổng số người hàng năm điều chỉnh khuyết tật (DALYs) bị mất do nhiễm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
GTQĐ là: từ 1,2 đến 10,5 triệu đối với A. lumbricoides; từ 1,8 đến 22,2 triệu
do T. trichiura; và từ 1,6 đến 6,4 triệu đối với giun móc [21]. Tổng số DALY
bị mất ở PNTSS ước tính là 680.000 [26].
Bằng chứng cho thấy PNTSS, đặc biệt là phụ nữ mang thai, có nguy cơ
mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt một phần do nhiễm giun đũa và giun móc [27]
Brooker et al (2008) đã tiến hành đánh giá hệ thống 13 nghiên cứu cắt ngang
về nhiễm giun móc và huyết sắc tố ở phụ nữ mang thai và thấy rằng thậm chí
nhiễm cường độ nhẹ cũng có liên quan chặt chẽ đến nồng độ huyết sắc tố thấp
so với không nhiễm. Ngoài ra, nồng độ huyết sắc tố giảm khi cường độ nhiễm
giun móc tăng cũng phụ thuộc vào cường độ. Các nghiên cứu công bố sau tổng
quan này [28], [29] cũng có kết quả tương tự. Một đánh giá có hệ thống ở
người lớn không mang thai (chủ yếu là phụ nữ) cũng cho thấy một mối quan hệ
phụ thuộc đáng kể giữa nhiễm giun móc cường độ cao và giảm nồng độ huyết
sắc tố [30]. Năm 2011, 500 triệu phụ nữ không mang thai và 32 triệu phụ nữ
mang thai trong độ tuổi 15 - 49 ước tính là thiếu máu, một nửa là do thiếu sắt
[3]. Thiếu máu và thiếu sắt làm suy giảm sức khỏe của phụ nữ và làm tăng
nguy cơ bất lợi cho mẹ và trẻ sơ sinh. Một đánh giá có hệ thống về bệnh thiếu
máu liên quan đến giun móc ở phụ nữ mang thai cho thấy mối quan hệ nhất
giữa cường độ nhiễm giun móc nặng và nồng độ huyết sắc tố thấp [21]. Mục
tiêu dinh dưỡng toàn cầu của WHO là giảm thiếu máu ở bà mẹ 50% vào năm
2025 và một trong những chiến lược kiểm soát được khuyến nghị là hóa trị liệu
dự phòng ở PNTSS, đặc biệt là ở những khu vực nhiễm giun móc chiếm ưu thế
[27].
Mặc dù PNTSS nằm trong số các nhóm có nguy cơ mắc bệnh GTQĐ
cao nhất, các hành động để bảo vệ PNTSS còn bị hạn chế. Rất ít quốc gia thực
hiện chương trình tẩy giun nhắm mục tiêu vào PNTSS và ít ghi lại hoặc báo
cáo dữ liệu một cách hệ thống. Một ngoại lệ được ghi nhận là các chương trình
dựa trên cộng đồng để loại bỏ bệnh giun chỉ bạch huyết bao gồm dùng thuốc
tẩy giun albendazole cho PNTSS ở các hộ gia đình.
Một trong những lý do khiến điều trị dự phòng ở PNTSS thấp vì PNTSS
là một nhóm không đồng nhất và chỉ một tỷ lệ nhỏ có thể tiếp cận với chương
trình tẩy giun. PNTSS có thể được chia thành bốn nhóm nhỏ đại diện cho các
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của phụ nữ, mỗi nhóm có sự can thiệp khác
nhau trong hệ thống chăm sóc sức khỏe: vị thành niên từ 15 đến 19 tuổi thường
không được tẩy giun ở trường; phụ nữ mang thai và cho con bú có thể dễ dàng
tiếp cận hơn thông qua các dịch vụ y tế và cơ sở vật chất; và phụ nữ không
mang thai và không cho con bú chỉ có thể tiếp cận được thông qua các chương
trình cộng đồng. Lợi ích và thách thức liên quan đến các chương trình tẩy giun
cho mỗi nhóm gần đây được tóm tắt [31].
Mupfasoni et al.(2018) tổng kết các tài liệu đã ước tính có 688 triệu
PNTSS ở 102 quốc gia cần hóa trị dự phòng GTQĐ, tương ứng với khoảng
một nửa tổng số PNTSS tại các quốc gia này. Khu vực Đông Nam Á (49%) và
Châu Phi (26%) có số lượng lớn nhất. Trong số 688 triệu PNTSS cần điều trị
dự phòng GTQĐ, 10% ước tính có thai, 10% đang cho con bú. Con gái vị
thành niên ước tính chiếm 16%, trong khi PNTSS trưởng thành không mang
thai cũng không cho con bú ước tính là 64%. Số lượng PNTSS cần điều trị dự
phòng GTQĐ ở các khu vực như sau:
1.4.1.1.Khu vực Châu Phi
Nhiễm GTQĐ đặc hữu ở 42 quốc gia Châu Phi và số lượng PNTSS cần
điều trị dự phòng GTQĐ ước tính là 176 triệu (80% tổng dân số PNTSS ở
Châu Phi). Số phụ nữ mang thai ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm giun móc và
giun tóc trên 20% ước tính khoảng 10,2 triệu, chiếm hơn 50% tổng số phụ nữ
mang thai cần điều trị dự phòng GTQĐ trong khu vực.
1.4.1.2. Khu vực Châu Mỹ
Nhiễm GTQĐ ở 25 quốc gia trong khu vực Châu Mỹ. Khoảng 47 triệu
(31%) PNTSS yêu cầu điều trị dự phòng GTQĐ. Trong số ba triệu phụ nữ
mang thai cần điều trị, ước tính có khoảng 540.000 người sống ở những khu
vực có tỷ lệ nhiễm giun móc và giun tóc bằng hoặc vượt quá 20%. Trong năm
2015, tại khu vực này có 1,5 triệu PNTSS đã được điều trị, khoảng 3% tổng
dân số PNTSS có nguy cơ nhiễm GTQĐ.
1.4.1.3. Khu vực Đông Địa Trung Hải
Bảy quốc gia bị nhiễm GTQĐ ở khu vực này và 42 triệu PNTSS (56%)
cần điều trị dự phòng GTQĐ. Đối với phụ nữ mang thai cần điều trị dự phòng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
GTQĐ, chỉ có khoảng 470.000 người ước tính sống ở những khu vực có tỷ lệ
nhiễm giun móc và giun tóc bằng hoặc vượt quá 20%.
1.4.1.4. Khu vực Châu Âu
Ba triệu PNTSS (20%) tại 5 quốc gia bị nhiễm GTQĐ được xác định là
cần điều trị bệnh GTQĐ. Ở khu vực này không bị nhiễm giun móc.
1.4.1.5. Khu vực Đông Nam Á
Trong khu vực này, tám quốc gia là đặc hữu của GTQĐ và 338 triệu
PNTSS (70%) đang cần điều trị dự phòng GTQĐ. Trong số 26 triệu phụ nữ
mang thai cần điều trị dự phòng GTQĐ, ước tính chỉ có 7,4 triệu sống ở những
khu vực có tỷ lệ nhiễm giun móc và giun tóc từ 20% trở lên. Trong năm 2015,
27,5% PNTSS cần điều trị dự phòng GTQĐ đã được tẩy giun.
1.4.1.6. Khu vực Tây Thái Bình Dương
Khu vực Tây Thái Bình Dương có 15 quốc gia đặc hữu của GTQĐ với
ước tính 81 triệu PNTSS (19%) cần điều trị dự phòng GTQĐ. Trong năm
2015, chỉ có 4% PNTSS được tẩy giun.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun truyền qua đất ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới, có khí hậu nóng và ẩm là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của trứng các loại GTQĐ ở ngoại cảnh. Mặt khác,
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, ý thức vệ sinh phòng bệnh còn hạn chế.
Nhiều vùng vẫn còn duy trì các tập quán canh tác, sinh hoạt lạc hậu, nhất là
khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp, thói quen phóng uế bừa bãi, là điều kiện thuận
lợi để bệnh GTQĐ lan truyền rộng rãi trong cộng đồng. Tỷ lệ và cường độ
nhiễm GTQĐ rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng đặc
biệt là tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và thiếu máu ở PNTSS [32], [33].
Trong những năm qua, đã có nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu về tình
hình bệnh GTQĐ tại nhiều vùng, miền trên cả nước cho thấy:
Bệnh giun đũa khá phổ biến, với tỷ lệ nhiễm cao. Theo các điều tra của
Hoàng Thị Kim và cs, tỷ lệ nhiễm phân bố không đều giữa các vùng: vùng
đồng bằng tỷ lệ nhiễm cao hơn miền núi, do miền núi mật độ dân cư thưa thớt
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
hơn và nhiều vùng thường không có tập quán dùng phân tươi để bón cây
trồng. Tỷ lệ nhiễm ở miền Bắc cao hơn ở miền Nam cũng do nguyên nhân
miền Nam thường ít có tập quán sử dụng phân người để bón cây và có thể do
trứng giun ở đất chịu tác dụng của ánh nắng mặt trời nhiều hơn, nhiệt độ cao
hơn nên dễ bị hủy hoại hơn [32].
- Miền Bắc: tỷ lệ nhiễm ở vùng đồng bằng 80 - 95%; vùng trung du: 80
- 90%; vùng núi: 50 - 70%; vùng ven biển: 70%
- Miền Trung: vùng đồng bằng: 70,5%; miền núi: 38,4%; ven biển:
12,5%; Tây Nguyên: 10 - 25%
- Miền Nam: vùng đồng bằng: 45 - 60%.
Tuy tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhưng cường độ nhiễm thấp, tại đa số
các vùng điều tra số trứng trung bình trên một gam phân < 10.000 trứng. Tình
trạng nhiễm giun đũa phối hợp với nhiều loại giun khác khá phổ biến: 89% số
người nhiễm có từ 2 loại giun trở lên.
Bệnh giun tóc có tỷ lệ nhiễm cũng rất khác nhau theo từng vùng, đặc
biệt có sự khác nhau rõ rệt giữa miền Nam và miền Bắc.
- Miền Bắc: Tỷ lệ nhiễm rất cao chỉ đứng sau bệnh giun đũa. Vùng đồng
bằng: 58 - 89%; Trung du: 38 - 41%; Vùng núi: 29 - 52%; Ven biển: 28 - 75%
- Miền Trung: Đồng bằng: 27 - 47%; Vùng núi: 4 - 10%; Ven biển:
12,7%; Tây nguyên: 1,7%
- Miền Nam: Tỷ lệ nhiễm thấp nhất so với cả nước. Vùng đồng bằng tỷ
lệ nhiễm chỉ từ 0,5 - 1,5%
Nguyên nhân có thể do miền Nam không có tập quán dùng phân tươi
để bón cây trồng, mặt khác số giờ nắng, cường độ nắng và nhiệt độ cao hơn
miền Bắc nên trứng giun dễ bị tiêu diệt ở ngoại cảnh hơn.
Nhiễm giun đũa thường phối hợp với nhiễm giun tóc. Cường độ nhiễm
giun tóc ở mức độ nhẹ: ở đa số các vùng điều tra số trứng trung bình trên một
gram phân < 1.000 trứng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
Bệnh giun móc/mỏ: có tỷ lệ nhiễm đứng thứ hai sau bệnh giun đũa. Qua
các kết quả điều tra, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở Việt Nam từ 3 - 80% tuỳ theo
tính chất nghề nghiệp, tập quán canh tác, điều kiện vệ sinh và tính chất thổ
nhưỡng ở từng vùng.
- Miền Bắc: Tỷ lệ nhiễm đa số ở vùng đồng bằng từ 30 - 60%. Vùng ven
biển tỷ lệ nhiễm cao hơn cả (67%) rồi đến vùng trung du (64%) và vùng núi
(61%).
- Miền Nam và Nam Trung bộ: vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm là 52%, ven
biển 68%, trung du 61%, cao nguyên 47%.
Cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở mức độ nhẹ, đa số các mẫu điều tra
đều có số trứng trung bình/gram phân (EPG) < 1.000 trứng. Nhiễm giun
móc/mỏ phối hợp với các loại giun khác chiếm từ 50 - 70% số người nhiễm.
Phụ nữ ở lứa tuổi lao động có tỷ lệ nhiễm cao hơn nam do phụ nữ thường làm
các công việc tiếp xúc với đất và phân nhiều hơn như làm cỏ, chăm bón lúa và
rau màu... Nhiễm giun móc/mỏ cũng liên quan mật thiết đến lứa tuổi: tỷ lệ
nhiễm và cường độ nhiễm tăng dần theo tuổi.
Yếu tố nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ.
Công nhân mỏ than thường có tỷ lệ nhiễm cao (30 - 85%), nông dân nhiễm
nhiều hơn ngư dân (76,1% so với 55,1%), người trồng rau nhiễm nhiều hơn
người trồng lúa (69% so với 11%) [32].
Điều tra của Nguyễn Thị Việt Hòa (2001-2005) tại xã Mễ Trì Hạ cho
thấy 49,6% người điều tra thường xuyên ăn rau sống, 19,5% thường xuyên
uống nước chưa đun sôi, 46,3% không thường xuyên đi giầy dép, 58,4%
không rửa tay trước khi ăn và 51% không rửa tay sau khi đại tiện [34], [35].
Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Vân (1995) tỷ lệ nhiễm giun móc ở
hai xã ngoại thành Hải Phòng là 43%, trong đó xã chuyên canh rau màu có tỷ
lệ nhiễm cao hơn (56,9%) so với xã chuyên canh rau màu, xen kẽ lúa (29,1%)
[36]. Tương tự, kết qủa nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và cs (1995) cho thấy
tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở phụ nữ tại những vùng trồng lúa xen kẽ rau màu
đồng bằng Bắc Bộ là 43,4% và cường độ nhiễm chủ yếu là ở mức độ nhẹ số
trứng < 1000 [5].
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
Nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Hưng và cs. (2002) tại một xã đồng
bằng của tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ nhiễm ít nhất một loại giun của cư dân từ 15
đến 49 tuổi là 96,5%, tỷ lệ nhiễm giun đũa 82,7%, tỷ lệ nhiễm giun tóc 69,9%
và tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 20,4% [37].
Nghiên cứu tại hai tỉnh Lào Cai và Hà Tĩnh cho thấy rằng mức độ nhiễm
giun móc chủ yếu ở mức độ nhẹ, chưa phát hiện trường hợp nhiễm nặng: Lào
Cai (nhẹ 100%), Hà Tĩnh (nhẹ 98,1%, trung bình 1,9%) [9].
Trần Kiều Anh và cs. (2014) nghiên cứu tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ
An trên 420 phụ nữ 18 - 49 tuổi cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 49,5%
[38]. Nghiên cứu của Cao Bá Lợi (2010) tại tỉnh Phú Thọ cho thấy các nữ
công nhân ở nông trường chè tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 49,4% [39].
Nghiên cứu của Đỗ Trung Dũng (2010), thực trạng nhiễm GTQĐ ở
PNTSS tại một số điểm của Lào, Cămpuchia và Việt Nam tỷ lệ nhiễm chung
các loại GTQĐ ở Việt Nam là 56,9% [40].
Phan Văn Trọng và cs. (2002) nghiên cứu GTQĐ tại một số vùng nông
thôn ở Đăk Lăk, cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở phụ nữ trên 15 tuổi là
73,9%. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở vùng trồng rau màu (82,5%) và cường độ
nhiễm giun móc/mỏ trung bình (1.207 trứng/gram phân) cao hơn đáng kể so
với vùng trồng lúa và cây công nghiệp. Kết quả điều tra thực trạng vệ sinh môi
trường cũng cho thấy tỷ lệ gia đình không có nhà tiêu cao 45,1%, nhà tiêu
không hợp vệ sinh 43,4%, tỷ lệ gia đình có người không đại tiện vào nhà tiêu
là 73,1% và 12,3% gia đình còn dùng phân tươi để bón rau màu [41].
Nghiên cứu tại Đắk Lắk cũng cho thấy tỷ lệ người dân không biết
đường lây nhiễm của GTQĐ là 89,1% và không biết tác hại của GTQĐ 86,7%.
Tỷ lệ có tẩy giun định kỳ 1-2 lần/năm là 24,4% và 62,6% không tẩy bao giờ.
Không dùng bảo hộ khi tiếp xúc với đất canh tác 58,1%. Tỷ lệ đại tiện ngoài
nhà tiêu là 41,3%. Nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ ở những đối tượng không
thường xuyên đi giày dép, không thường xuyên sử dụng nhà tiêu, có sử dụng
phân tươi để bón cây trồng, không tẩy giun định kỳ 1-2 lần/năm tương ứng cao
gấp 3,5 lần so với các nhóm còn lại. Nghiên cứu trên cũng cho thấy tỷ lệ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
giun móc/mỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm người có
hiểu biết đúng về nguyên nhân, tác hại và đường lây truyền bệnh [42].
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun ở cộng đồng người Ê đê của Thân
Trọng Quang (2009) tại hai xã Hòa Xuân và Ea Tiêu, Đăk Lắk cho thấy tỷ lệ
nhiễm chung là 75,1%, nhiễm giun đũa 57%, giun móc 37%, giun tóc 1,7%,
đa số là nhiễm nhẹ [13]. Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh GTQĐ tại Gia Lai
(2003) cho thấy tỷ lệ nhiễm ít nhất một loại GTQĐ ở PNTSS là 65,3%, tỷ lệ
nhiễm một loài giun là 53,7%, đa nhiễm là 11,6%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa là
5%, giun tóc 20,2% và nhiễm giun móc/mỏ là 51,8% [43].
Kết quả điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, cho thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở các đối tượng tại tỉnh Yên Bái vẫn còn
tương đối cao. Nghiên cứu Nguyễn Trọng Phú (2007) Trung Tâm phòng
chống Sốt rét tỉnh Yên Bái cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ của người dân xã
Phú Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là 91%, nhiễm giun đũa 66,3%,
nhiễm giun tóc 63,9%, nhiễm giun móc/mỏ 57,9% [44].
Nghiên cứu về đường lây truyền, tác hại và các biện pháp phòng chống
bệnh giun truyền qua đất của các tác giả rất khác nhau tùy theo thời gian, địa
điểm và đối tượng nghiên cứu:
Tại một xã nông thôn tỉnh Thái Bình thấy nguyên nhân lan truyền bệnh
giun do nguồn nước bị ô nhiễm 15,1%, ruồi nhặng 14,2%; lây truyền vào cơ
thể người qua thức ăn 65,9%, qua ăn uống 15,1%, qua đường da 8,6%
Phan Văn Trọng (2002) đường lây truyền của giun vào cơ thể người qua
đường tiêu hoá 8,8%, qua da 1,5%, không biết 89,1% [29]; 86,7% người
không biết tác hại của nhiễm giun móc/mỏ; 10,6% người cho là gầy yếu; 2,7%
người cho là thiếu máu [41]
Nguyễn Văn Khá và CS (2002-2004) điều tra kiến thức phòng chống
giun sán của các dân tộc tại tỉnh Đăk Lăk có 46,17% người cho tác hại của
bệnh giun sán là đau bụng; 25,83% người cho là ốm yếu; 23,33% người trả lời
không biết ; 47,17% cho là ăn, uống chín, 32,17% rửa tay trước khi ăn,
43,16% không biết; 14,33% có tẩy giun hàng năm, 85,67% không tẩy giun
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
hàng năm, 48,83% ăn rau sống, uống nước lã, 42,67% không biết; 9,16% nhà
có hố xí và 80,84% nhà không có hố xí .
Xét nghiệm tìm trứng giun đũa khuyếch tán ra môi trường đất; kết quả
nghiên cứu của Phạm Hoàng Thế, Nguyễn Nhân Kim (1963) tại Hà Nội thấy
trứng giun đũa ở sàn nhà sàn lớp học, bàn học sinh; ở nông thôn tìm thấy trứng
giun đũa ở sân, lối đi, trong nền nhà, trên bàn, trên ghế với tỷ lệ 3 trứng
giun/100g đất, đặc biệt số trứng tăng lên 19 lần ở khu vực xung quanh hố xí.
Do vậy sử dụng phân người và phân gia súc (chó, lợn, gà) bón hoa màu cũng
là nguồn khuyếch tán trứng giun đũa ra môi trường cho nên ngoại cảnh cũng là
nguồn ủ trứng giun đũa quanh năm
Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội đã điều tra sự
khuyếch tán của trứng giun tóc ở ngoại cảnh với 16,6% mẫu đất tìm thấy trứng
giun, 6,8-33,5 trứng/100 gram đất, 30% phân ủ có trứng giun chưa bị phân huỷ
và trên 380 ruồi được xét nghiệm thấy có 1 trứng giun [11]
Điều tra sự ô nhiễm ấu trùng giun móc/mỏ ở ngoại cảnh miền Bắc thấy
vùng đồng bằng 100-140 ấu trùng/100 gram đất, trung du 8-35 ấu trùng/100
gram đất, vùng núi 0,2-0,7 ấu trùng/100 gram đất. Mức độ phân bố còn phụ
thuộc vào tính chất thổ nhưỡng của địa phương, phương thức canh tác trong
nông nghiệp, tình trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, tình trạng sử
dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh và thói quen đại tiện bừa bãi...
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
PNTSS từ 15 - 49 tuổi không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp sinh sống
trong địa bàn được lựa chọn để nghiên cứu.
Loại trừ những phụ nữ đang cho con bú, mới uống thuốc tẩy giun trong
vòng 3 tháng tính đến ngày điều tra hoặc mắc các bệnh cấp tính.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 -12/2018
Địa điểm nghiên cứu: tại 05 xã thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Điểm nghiên cứu
huyện Trạm Tấu
Xã Pá Lau
Xã Trạm Tấu
Xã Xà Hồ
Xã Bản Công
Xã Hát Lừu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
2.3. THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về tình hình nhiễm GTQĐ ở PNTSS từ 15 -
49 tuổi.
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo công thức của WHO (2000) [4]
n = Z 2
(1 - α/2)
p (1 - p)
d2
Trong đó:
- n: là số mẫu nghiên cứu tối thiểu cần có.
- p: là ước tính tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở PNTSS tại thời điểm nghiên cứu
- d: là độ chính xác tuyệt đối, chọ d = 6% (0,06).
- Z2
(1- α/2) là hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (α =0,05), ta có
Z2
(1- α/2) = 1,96.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Cao Bá Lợi (2010) tỷ lệ nhiễm
GTQĐ ở nữ công nhân các nông trường chè tỉnh Phú Thọ năm 2009 là 49,4%,
nghiên cứu này cũng điều tra phụ nữ trong độ tổi sinh sản 15 - 49 tuổi. Do vậy
chúng tôi ước tính p = 50% [39], thay vào công thức ta có:
n = Z
2
(1 - α/2)
p (1 - p)
= 1,962 0,5 x (1 – 0,5)= 266
d2 (0,06)2
Vậy số PNTSS tối thiểu để tham gia nghiên cứu tại 05 xã, huyện Trạm
Tấu, tỉnh Yên Bái là 266 người làm tròn bằng 270. Để dự phòng những trường
hợp không tham gia nghiên cứu hoặc không lấy được mẫu, chúng tôi cộng
thêm khoảng 10%, vì vậy cỡ mẫu cần điều tra là 300 người.
2.3.2.Phương pháp chọn mẫu
Chọn chủ đích huyện Trạm Tấu, bốc thăm chọn ra 05 xã trong tổng 11
xã của toàn huyện. Tại mỗi xã lập danh sách PNTSS 15 - 49 tuổi rồi chọn
ngẫu nhiên theo hệ thống để lấy được 300 phụ nữ tham gia nghiên cứu chia
đều cho 05 xã.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
2.4. CÁC KỸ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân
Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Kato - Katz theo tài liệu hướng dẫn của
WHO (2000). Về cơ bản đây là phương pháp Kato được Katz cải tiến năm
1972 để định lượng trứng giun trong mẫu phân bằng cách đong phân vào hố
đong làm bằng plastic hay bìa carton. Hố đong phân dày 1,5 mm chứa được
41,7 mg phân [4]
- Thuận lợi hơn, đơn giản hơn, nhanh hơn so với các kỹ thuật khác.
- Kỹ thuật có độ chính xác cao, có thể áp dụng tại cộng đồng.
- Định lượng được trứng giun trong mẫu phân.
Cách lấy mẫu bệnh phẩm
- Phân đựng vào lọ sạch, có dán nhãn ghi tên, tuổi, mã số các thông
tin trước khi phát cho PNTSS.
- Cán bộ y tế xã và y tế thôn hướng dẫn tỷ mỷ cho PNTSS cách lấy
mẫu phân (không được dính đất cát, lấy ở nhiều vị trí trên rìa khuôn phân,
khối lượng phân cần lấy bằng đầu ngón chân cái).
- Hẹn phụ nữ sáng hôm sau mang phân tới trạm y tế nộp để làm xét
nghiệm và phỏng vấn bộ câu hỏi KAP.
Các dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu
- Lam kính có kích thước 2,5 x 7,5 cm
- Lọ đựng phân;
- Que tre dài 15 cm,
- Giấy cellophane có kích thước 25 x 35 mm, được ngâm trong dung
dịch xanh malachite 24 giờ (xanhmethylen 3%, 100ml glyxerin, 100 ml nước
cất).
- Pank không mấu.
- Giá đựng tiêu bản.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
- Bộ Kato-Katz gồm (lưới lọc bằng sắt không rỉ hoặc bằng nhựa có lỗ
250 μm, que gạt phân và hố đong).
- Găng tay, khẩu trang, bút viết kính, túi để rác.
- Kính hiển vi quang học.
Quy trình xét nghiệm được tiến hành theo SOP của Viện Sốt rét
- Dùng que lấy khoảng 100 mg phân (bằng hạt ngô) đặt lên giấy báo
hoặc giấy thấm.
- Đặt lưới lọc lên trên phân.
- Dùng que ấn nhẹ cho phân lọt qua lưới lọc rồi gạt lấy phân phía trên.
- Đặt phiến đong phân lên lam kính rồi lấy phân từ que gạt phân cho đầy
vào lỗ đong.
- Sau khi đã cho phân lấp đầy hoàn toàn hố đong, gạt nhẹ trên miệng hố
để loại phần phân thừa, cẩn thận nhấc phiến đong ra, để lại phân đã đong trên
lam kính.
- Đặt mảnh cellophane lên trên phân.
- Dùng nút cao su hoặc lam kính khác ấn nhẹ cho phân dàn đều ra đến
rìa của mảnh cellophane.
- Để tiêu bản từ 15 phút - 60 phút đến khi trong và khô.
- Soi phát hiện trứng giun sán bằng kính hiển vi với vật kính 10x, thị
kính 10x. Sau đó chuyển sang vật kính 40x để xác định loài và đếm trứng trong
toàn bộ tiêu bản.
- Cách tính số trứng trên gram phân được thực hiện bằng phép nhân số
trứng đếm được trên 1 lam nhân với 24
2.4.2. Kỹ thuật phỏng vấn, thu thập thông tin bộ câu hỏi KAP
Đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 15 - 49 tuổi đã mang mẫu
phân làm xét nghiệm thì được phỏng vấn bộ câu hỏi KAP (phụ lục 1)
- Hỏi trực tiếp.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
- Sai số có thể gặp trong phỏng vấn kiến thức, thái độ, thực hành do
ngôn ngữ bất đồng giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn.
- Hạn chế sai số bằng cách chọn người địa phương là cán bộ y tế xã, y tế
thôn, huyện hoặc phụ nữ xã cùng đi phỏng vấn làm phiên dịch khi cần.
- Tập huấn thành thạo các kỹ năng phỏng vấn và dùng từ ngữ đơn giản,
dễ hiểu.
2.5. CÁC BIẾN SỐ CHỈ SỐ SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ TRONG NGHIÊN CỨU
2.5.1.Các biến số
Phương
Nhóm biến số Biến số Chỉ số pháp
thu thập
Tuổi
Nhóm tuổi được tính theo Phỏng vấn
năm dương lịch trực tiếp
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp chiếm ưu thế Phỏng vấn
trực tiếp
Dân tộc Dân tộc chiếm đa số
Phỏng vấn
trực tiếp
Thông tin Trình độ học vấn Trình độ chiếm đa số Phỏng vấn
trực tiếp
chung của đối
Phỏng vấn
tượng nghiên
Thu nhập
Thu nhập ở mức trung
trực tiếp
cứu bình
Loại nhà ở Tỷ lệ % các loại nhà
Phỏng vấn
trực tiếp
Nguồn nước sử Tỷ lệ % hộ gia đình sử Phỏng vấn
trực tiếp
dụng dụng nguồn nước sạch
Sử dụng nhà tiêu Tỷ lệ % hộ gia đình sử Phỏng vấn
trực tiếp
hợp vệ sinh dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
Mục tiêu 1 Nhiễm chung Tỷ lệ % nhiễm ít nhất một Xét nghiệm
Xác định tỷ lệ, GTQĐ loài giun phân
cường độ
Nhiễm giun đũa Tỷ lệ % nhiễm giun đũa
Xét nghiệm
nhiễm GTQĐ phân
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
ở PNTSS tại
Nhiễm giun tóc Tỷ lệ % nhiễm giun tóc
Xét nghiệm
huyện Trạm phân
Tấu, tỉnh Yên Nhiễm giun Tỷ lệ % nhiễm giun Xét nghiệm
Bái, năm móc/mỏ móc/mỏ phân
2018.
Nhiễm một loài
Tỷ lệ % nhiễm giun đũa
Xét nghiệm
hoặc tóc hoặc giun
giun phân
móc/mỏ
Tỷ lệ % nhiễm phối hợp
giun đũa - giun tóc hoặc
Xét nghiệm
Nhiễm 2 loài giun giun đũa - giun móc/mỏ
phân
hoặc giun tóc - giun
móc/mỏ
Tỷ lệ % nhiễm phối hợp
Xét nghiệm
Nhiễm 3 loài giun giun đũa - giun tóc giun
phân
móc/mỏ
Cường độ nhiễm Tỷ lệ % nhiễm nhẹ, nhiễm Xét nghiệm
GTQĐ trung bình, nhiễm nặng phân
Kiến thức về phòng bệnh GTQĐ của PNTSS
Nguồn thông tin
Tỷ lệ % PNTSS tiếp cận
Phỏng vấn
được nguồn thông tin về
về bệnh giun trực tiếp
bệnh giun
Mục tiêu 2
Biết được các
Tỷ lệ % PNTSS biết Phỏng vấn
nguyên nhân gây
nguyên nhân về bệnh giun trực tiếp
Đánh giá các bệnh giun
yếu tố liên
Biết các tác hại Tỷ lệ % PNTSS biết được Phỏng vấn
quan nhiễm
GTQĐ ở của bệnh giun tác hại của bệnh giun trực tiếp
PNTSS.
Biết được tên các Tỷ lệ % PNTSS biết tên Phỏng vấn
loại giun các loại GTQĐ trực tiếp
Biết cách phòng Tỷ lệ % PNTSS biết cách Phỏng vấn
tránh nhiễm giun phòng tránh nhiễm giun trực tiếp
Thực hành phòng chống bệnh GTQĐ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
Thói quen rửa tay
Thói quen ăn rau
sống
Sử dụng phân tươi
để bón lúa và hoa
màu
Sử dụng dày, dép
khi đi làm ruộng
Uống thuốc tẩy
giun
Tỷ lệ % PNTSS rửa tay
trước khi ăn, sau khi đi
vệ sinh
Tỷ lệ % PNTSS ăn rau
sống
Tỷ lệ % hộ gia đình dùng
phân tươi
Tỷ lệ % PNTSS dùng
dày, dép
Tỷ lệ % PNTSS uống
thuốc tẩy giun
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Mối liên quan đến tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở đối tượng NC
Mối liên quan giữa
dân tộc với tỷ lệ
nhiễm giun
Mối liên quan giữa
nghề nghiệp của
PNTSS với tỷ lệ
nhiễm giun
Mối liên quan giữa
trình độ học vấn
của PNTSS với tỷ
lệ nhiễm giun
Mối liên quan giữa
số con của PNTSS
với tỷ lệ nhiễm
giun
Mối liên quan giữa
thu nhập gia đình
với tỷ lệ nhiễm
giun
Mối liên quan giữa
Tỷ suất chênh có ý nghĩa
thống kê của nhóm dân
tộc có nguy cơ nhiễm giun
Tỷ suất chênh có ý nghĩa
thống kê của nhóm nghề
nghiệp có nguy cơ nhiễm
giun
Tỷ suất chênh có ý nghĩa
thống kê của nhóm trình
độ học vấn có nguy cơ
nhiễm giun
Tỷ suất chênh có ý nghĩa
thống kê của nhóm số con
có nguy cơ nhiễm giun
Tỷ suất chênh có ý nghĩa
thống kê của nhóm thu
nhập có nguy cơ nhiễm
giun
Tỷ suất chênh có ý nghĩa
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Phỏng vấn
trực tiếp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
nguồn nước sử thống kê của nhóm nguồn
dụng với tỷ lệ nước có nguy cơ nhiễm
nhiễm giun giun
Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa
sử dụng nhà tiêu thống kê của nhóm sử Phỏng vấn
với tỷ lệ nhiễm dụng nhà tiêu có nguy cơ trực tiếp
giun nhiễm giun
Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa
sử dụng phân tươi thống kê của nhóm sử Phỏng vấn
với tỷ lệ nhiễm dụng phân tươi có nguy trực tiếp
giun cơ nhiễm giun
Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa
rửa tay trước khi thống kê của nhóm không
Phỏng vấn
ăn và sau khi đi vệ rửa tay trước khi ăn và sau
trực tiếp
sinh với tỷ lệ khi đi vệ sinh có nguy cơ
nhiễm giun nhiễm giun
Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa
thường xuyên đi thống kê của nhóm không Phỏng vấn
giày, dép với tỷ lệ đi giày, dép có nguy cơ trực tiếp
nhiễm giun nhiễm giun
Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa
PNTSS uống thống kê của nhóm không Phỏng vấn
thuốc với tỷ lệ tẩy giun có nguy cơ nhiễm trực tiếp
nhiễm giun giun
Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa
kiến thức của thống kê của nhóm kiến Phỏng vấn
PNTSS với tỷ lệ thức có nguy cơ nhiễm trực tiếp
nhiễm giun giun
Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa
Phỏng vấn
thực hành với tỷ lệ thống kê của nhóm hành
trực tiếp
nhiễm giun vi có nguy cơ nhiễm giun
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
2.5.2. Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu
2.5.2.1. Chỉ số đánh giá tỷ lệ nhiễm giun bằng xét nghiệm phân
Tổng số người xét nghiệm dương tính
(1 loại, 2 loại hoặc 3 loại giun)
TL nhiễm giun (%) = x 100
Tổng số người được XN
Tổng số người nhiễm 1 loại giun
(giun đũa, giun tóc hoặc giun móc)
TL đơn nhiễm (%) = x 100
(nhiễm 1 loại giun) Tổng số người nhiễm giun
Tổng số người nhiễm 2-3 loại giun
TL đa nhiễm (%) = x 100
(nhiễm 2-3 loại giun) Tổng số người nhiễm giun
Cường độ nhiễm từng loại GTQĐ dựa theo bảng phân loại cường độ
nhiễm GTQĐ của WHO, (2000) [4].
Số trứng giun đếm được
- Cường độ nhiễm giun (EPG) = x 24
1 lam xét nghiệm
Tổng số EPG/1gram phân mỗi cá nhân
- Cường độ nhiễm trung bình =
Tổng số người được xn
Bảng 2.5. Phân loại cường độ nhiễm cho mỗi loài giun
Loài
Cường độ nhiễm
Nhiễm nhẹ Nhiễm TB Nhiễm nặng
(trứng /gam) (trứng /gam) (trứng /gam)
Giun đũa 1 - 4.999 5000 - 49.999 ≥ 50.000
Giun tóc 1-999 1.000 - 9.999 ≥ 10.000
Giun móc 1- 1.999 2.000 - 3.999 ≥ 4.000
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
2.5.2.2. Các chỉ số đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống nhiễm giun
của Phụ nữ tuổi sinh sản
Cách phân mức độ KAP trong nghiên cứu dựa vào kết quả cho điểm
theo KAP, để việc cho điểm chính xác chúng tôi phân ra làm 2 loại biến đó là
biến kiến thức A, biến thực hành B cho mỗi vấn đề nghiên cứu và chấm điểm
cho mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, phân theo mức độ như sau:
Kiến thức gồm gồm 29 ý tính điểm
0 - 13 điểm: Kiến thức không đạt
14 - 29 điểm: Kiến thức đạt
Bảng 2.6. Bảng điểm đánh giá kiến thức phòng chống GTQĐ ở PNTSS
STT Câu hỏi Câu trả lời
Chấm
điểm
Tivi/Đài truyền thanh trung ương 1 điểm
Chị biết về bệnh Báo/tạp chí 1 điểm
giun truyền qua
Áp phích, tranh cổ động, tờ rơi 1 điểm
B 12
đất (giun đũa,
giun tóc, giun Nhân viên y tế 1 điểm
móc) qua các
Truyền thông viên 1 điểm
phương tiện
Loa phát thanh thôn 1 điểm
Rối loạn tiêu hóa 1 điểm
Chị có biết nhiễm Gầy yếu, thiếu máu, thiếu sắt 1 điểm
B 13 giun gây ra tác
Đau bụng, ngứa, dị ứng 1 điểm
hại gì không?
Giun chui ống mật, Tắc ruột 1 điểm
Chị có biết những Hay ăn rau sống,Uống nước không đun sôi 1 điểm
B 14
nguyên nhân nào
Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện 1 điểm
dẫn tới nhiễm
Hay đi chân đất 1 điểm
giun?
Chi cho biết
Nông dân 1 điểm
Công nhân 1 điểm
B 15 những ai dễ bị
Trẻ em 1 điểm
nhiễm giun nhất?
Tất cả mọi người 1 điểm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
37
Chi biết những
Giun đũa 1 điểm
B 16 Giun tóc 1 điểm
loại giun nào?
Giun móc/mỏ 1 điểm
Chị cho biết loại
Giun đũa 1 điểm
B 17 giun nào dễ bị Giun tóc 1 điểm
nhiễm nhất?
Giun móc/mỏ 1 điểm
Uống thuốc tẩy giun 1 điểm
Chi cho biết
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 1 điểm
Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch 1 điểm
B19
muốn phòng
tránh nhiễm giun Không sử dụng phân tươi bón lúa và hoa màu 1 điểm
phải làm gì?
Vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường 1 điểm
Thường xuyên đi dép 1 điểm
Cộng 29 điểm
Thực hành gồm 7 ý tính điểm
0 - 3 điểm: Kiến thức không đạt
4 - 7 điểm: Kiến thức đạt
Bảng 2.7. Bảng điểm đánh giá thực hành phòng chống bệnh GTQĐ
STT Câu hỏi Trả lời
Chấm
điểm
Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh 1 điểm
B 20
Chị thường rửa tay khi Trước khi nấu ăn 1 điểm
nào? Trước khi cho con ăn 1 điểm
Sau khi cho trẻ đi vệ sinh 1 điểm
B 21
Gia đình chị có hay ăn rau Có 0 điểm
sống không? Không 1 điểm
Nhà chị có hay dùng phân Có 0 điểm
B 23 tươi bón lúa bón cây ăn
Không 1 điểm
quả, cho cá ăn không?
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
B 24
Chị đã uống thuốc tẩy giun Có 1 điểm
chưa: Không 0 điểm
Cộng 7 điểm
- Chỉ số đánh giá các yếu tố liên quan đến nhiễm GTQĐ.
Nhiễm giun OR
Có Không (95% CI)
Nguy cơ
Có a b
Không c d
Cộng a + c b + d
Trong đó:
a: Số có nhiễm giun và có phơi nhiễm yếu tố nguy cơ.
b: Số không nhiễm giun và có phơi nhiễm yếu tố nguy cơ.
c: Số có nhiễm giun và không phơi nhiễm yếu tố nguy cơ.
d: Số không nhiễm giun và không phơi nhiễm yếu tố nguy cơ.
Tỷ suất chênh OR =
Tiêu chuẩn đánh giá: OR >1, khoảng tin cậy 95% không chứa 1, p<
0,05, sự kết hợp có ý nghĩa thống kê dương tính.
2.6. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Làm sạch số liệu: Sau khi phỏng vấn xong các phiếu được kiểm tra lại,
những phiếu thiếu thông tin, thông tin mập mờ không đúng theo yêu cầu
nghiên cứu đặt ra thì được loại bỏ trước khi nhập số liệu.
Phân tích số liệu: Số liệu thu thập được nhập vào phần mềm Epidata
3.1, Microsoft Excell 2010 và xử lý bằng các phương pháp thống kê y sinh học
SPSS, Stata 10.
Sử dụng test thống kê: P, t test ...
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39
Mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun với một số yếu tố được phân tích
theo giá trị OR , test χ2
, P, 95% CI.
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện sau khi Hội đồng khoa học của Học viện
Khoa học và công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ và Hội đồng
Đạo đức của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thông qua.
Tất cả các đối tượng tham gia xét nghiệm đều trên tinh thần tự nguyện,
miễn phí.
- Các kết quả xét nghiệm này chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
- Các quy trình xét nghiệm trong nghiên cứu là quy trình chuẩn của Viện
Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cũng như của WHO.
- Tất cả các trường hợp tham gia nghiên cứu nếu xét nghiệm dương tính
với các loại giun sán đều được điều trị bằng thuốc đặc hiệu theo phác đồ điều
trị của Bộ Y tế.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

More Related Content

Similar to Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số xã huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.doc

Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...
Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...
Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Nghiên Cứu Kiểu Hình Và Kiểu Gen Bệnh Nhi Beta-Thalassemia.doc
Luận Văn Nghiên Cứu Kiểu Hình Và Kiểu Gen Bệnh Nhi Beta-Thalassemia.docLuận Văn Nghiên Cứu Kiểu Hình Và Kiểu Gen Bệnh Nhi Beta-Thalassemia.doc
Luận Văn Nghiên Cứu Kiểu Hình Và Kiểu Gen Bệnh Nhi Beta-Thalassemia.doctcoco3199
 

Similar to Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số xã huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.doc (20)

Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...
Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...
Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Nhân trần Adenos...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Nhân trần Adenos...Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Nhân trần Adenos...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Nhân trần Adenos...
 
Nghiên cứu sự methyl hóa và mức độ biểu hiện của gen SOS1 đáp ứng với điều ki...
Nghiên cứu sự methyl hóa và mức độ biểu hiện của gen SOS1 đáp ứng với điều ki...Nghiên cứu sự methyl hóa và mức độ biểu hiện của gen SOS1 đáp ứng với điều ki...
Nghiên cứu sự methyl hóa và mức độ biểu hiện của gen SOS1 đáp ứng với điều ki...
 
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...
 
Khóa luận: Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
Khóa luận:  Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAYKhóa luận:  Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
Khóa luận: Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
 
Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...
Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...
Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh...
 
Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...
Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...
Nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế...
 
Nghiên cứu sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin và kết quả an t...
Nghiên cứu sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin và kết quả an t...Nghiên cứu sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin và kết quả an t...
Nghiên cứu sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin và kết quả an t...
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
 
Nghiên Cứu Bệnh Thối Xám (Botrytis Cinerea Pers) Gây Hại Trên Một Số Cây Trồn...
Nghiên Cứu Bệnh Thối Xám (Botrytis Cinerea Pers) Gây Hại Trên Một Số Cây Trồn...Nghiên Cứu Bệnh Thối Xám (Botrytis Cinerea Pers) Gây Hại Trên Một Số Cây Trồn...
Nghiên Cứu Bệnh Thối Xám (Botrytis Cinerea Pers) Gây Hại Trên Một Số Cây Trồn...
 
Giải pháp quản lí hàng tồn kho của công ty dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng.doc
Giải pháp quản lí hàng tồn kho của công ty dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng.docGiải pháp quản lí hàng tồn kho của công ty dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng.doc
Giải pháp quản lí hàng tồn kho của công ty dược phẩm Vạn Ngân Đà Nẵng.doc
 
Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng phương phá...
Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng phương phá...Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng phương phá...
Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng phương phá...
 
Nghiên cứu tích hợp một số gen kháng bạc lá và kháng đạo ôn vào giống lúa bc1...
Nghiên cứu tích hợp một số gen kháng bạc lá và kháng đạo ôn vào giống lúa bc1...Nghiên cứu tích hợp một số gen kháng bạc lá và kháng đạo ôn vào giống lúa bc1...
Nghiên cứu tích hợp một số gen kháng bạc lá và kháng đạo ôn vào giống lúa bc1...
 
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
 
Nghiên cứu mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng Của các véc tơ sốt rét tại vi...
Nghiên cứu mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng Của các véc tơ sốt rét tại vi...Nghiên cứu mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng Của các véc tơ sốt rét tại vi...
Nghiên cứu mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng Của các véc tơ sốt rét tại vi...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Kiểu Hình Và Kiểu Gen Bệnh Nhi Beta-Thalassemia.doc
Luận Văn Nghiên Cứu Kiểu Hình Và Kiểu Gen Bệnh Nhi Beta-Thalassemia.docLuận Văn Nghiên Cứu Kiểu Hình Và Kiểu Gen Bệnh Nhi Beta-Thalassemia.doc
Luận Văn Nghiên Cứu Kiểu Hình Và Kiểu Gen Bệnh Nhi Beta-Thalassemia.doc
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
 
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà tam hoàn...
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà tam hoàn...Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà tam hoàn...
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà tam hoàn...
 
Nghiên cứu biện pháp phòng trị Bệnh cháy bìa lá (xanthomonas oryzae pv.oryzae...
Nghiên cứu biện pháp phòng trị Bệnh cháy bìa lá (xanthomonas oryzae pv.oryzae...Nghiên cứu biện pháp phòng trị Bệnh cháy bìa lá (xanthomonas oryzae pv.oryzae...
Nghiên cứu biện pháp phòng trị Bệnh cháy bìa lá (xanthomonas oryzae pv.oryzae...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số xã huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Đức Thủy THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN TẠI MỘT SỐ XÃ HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI, NĂM 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Động vật học Hà Nội, năm
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Đức Thủy THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN TẠI MỘT SỐ XÃ HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI, NĂM 2018 Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành Động vật học NGƯỜI HƯỚNG DẪN Người hướng dẫn 1: Người hướng dẫn 2: TS. BS. Đỗ Trung Dũng TS. Phạm Ngọc Doanh Hà Nội, năm
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả và số liệu được nêu trong luận văn hoàn toàn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./. Tác giả: Nguyễn Đức Thủy
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp nơi tôi học tập cũng như tôi đang công tác. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. BS. Đỗ Trung Dũng và TS. Phạm Ngọc Doanh, hai người thầy, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc cùng các thầy cô phòng đào tạo sau đại học, Học viện Khoa học và Công nghệ về sự tận tâm trong mỗi bài giảng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các anh, chị em trong Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương nơi tôi đang công tác, gia đình, bạn bè thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ tinh thần, chia sẻ những khó khăn trong thời gian tôi học tập./. Hà Nôi, ngày tháng năm 2019 Nguyễn Đức Thuỷ
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 iii Danh mục các chữ viết tắt EPG (Eggs per gram) Số trứng/gram phân GTQĐ Giun truyền qua đất KHV Kính hiển vi NC Nghiên cứu NTDs (Neglected tropical diseases) Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên PNTSS Phụ nữ tuổi sinh sản WHO (Wold Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới XN Xét nghiệm
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 iv Danh mục các bảng Bảng 2.5. Bảng phân loại cường độ nhiễm giun theo WHO......................................34 Bảng 2.6. Bảng điểm đánh giá thực hành bệnh GTQĐ.................................................34 Bảng 2.7. Bảng điểm đánh giá kiến thức phòng bệnh GTQĐ................................. 35 Bảng 3. 1. Một số thông tin chung về địa điểm nghiên cứu............................ 40 Bảng 3. 2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n = 302)..................... 41 Bảng 3. 3. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ (n=302) .......................................................... 42 Bảng 3. 4. Tỷ lệ nhiễm từng loại GTQĐ theo xã (n =302)............................. 43 Bảng 3. 5. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ theo nhóm tuổi (n = 302)............................... 45 Bảng 3. 6. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ theo dân tộc (n = 302).................................... 46 Bảng 3. 7. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo xã (n = 302) 46 Bảng 3. 8. Cường độ nhiễm các loại GTQĐ ................................................... 47 Bảng 3. 9. Cường độ nhiễm trung bình các loại GTQĐ.................................. 47 Bảng 3. 10. Tỷ lệ tiếp cận nguồn thông tin về bệnh giun của PNTSS............ 48 Bảng 3. 11. Tỷ lệ PNTSS nêu được tên các loại GTQĐ................................. 48 Bảng 3. 12. Tỷ lệ PNTSS biết tác hại bệnh GTQĐ......................................... 49 Bảng 3. 13. Tỷ lệ PNTSS biết nguyên nhân nhiễm GTQĐ ............................ 49 Bảng 3. 14. Tỷ lệ PNTSS biết đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất..................... 50 Bảng 3. 15. Tỷ lệ PNTSS nêu được tên loại giun dễ bị mắc nhất................... 51 Bảng 3. 16. Tỷ lệ PNTSS biết các cách phòng chống nhiễm giun.................. 51 Bảng 3. 17. Tỷ lệ PNTSS thường rửa tay........................................................ 52 Bảng 3. 18. Tỷ lệ PNTSS có thói quen ăn rau sống........................................ 53 Bảng 3. 19. Tỷ lệ PNTSS thực hiện các cách rửa rau sống............................. 53 Bảng 3. 20. Tỷ lệ PNTSS sử dụng nhà tiêu..................................................... 53 Bảng 3. 21.Tỷ lệ dùng phân tươi của PNTSS ................................................. 53
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 v Bảng 3. 22.Thói quen dùng thuốc tẩy giun ...................................................... 54 Bảng 3. 23. Một số yếu tố liên quan với tỷ lệ nhiễm GTQĐ ........................... 55 Bảng 3. 24. Mối liên quan kiến thức, thực hành với tỷ lệ nhiễm giun ............. 57
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vi Danh mục các hình và biểu đồ Hình 1. 1.Giun đũa trưởng thành ........................................................................ 3 Hình 1. 2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi .................................. 4 Hình 1. 3. Các giai đoạn phát triển trứng giun đũa ............................................ 5 Hình 1. 4. Chu kỳ phát triển của giun đũa .......................................................... 6 Hình 1. 5. Giun tóc trưởng thành ........................................................................ 8 Hình 1. 6. Các hình thể trứng giun tóc thường gặp khi soi dưới KHV .............. 8 Hình 1. 7. Các giai đoạn phát triển trứng giun tóc ............................................. 9 Hình 1. 8. Chu kỳ phát triển giun tóc ............................................................... 10 Hình 1. 9. Giun móc/mỏ trưởng thành ............................................................. 11 Hình 1. 10. Hình thể trứng giun móc/mỏ thường gặp khi soi dưới KHV ........ 12 Hình 1. 11. Các giai đoạn phát triển trứng giun móc/mỏ ................................. 12 Hình 1. 12. Chu kỳ phát triển giun móc/mỏ ..................................................... 14
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................I LỜI CẢM ƠN....................................................................................................II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. III DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................IV DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .......................................................VI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................... 3 1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC CỦA GIUN ĐŨA, GIUN TÓC, GIUN MÓC/MỎ................................................................................................ 3 1.1.1. Bệnh giun đũa .................................................................................. 3 1.1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun đũa.......................... 3 1.1.1.2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi quang học ....... 4 1.1.1.3. Chu kỳ phát triển của giun đũa ................................................ 5 1.1.1.3. Triệu trứng lâm sàng và tác hại của bệnh giun đũa ................ 6 1.1.2. Bệnh giun tóc.................................................................................... 7 1.1.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun tóc........................... 7 1.1.2.2.Đặc điểm hình thể trứng giun tóc.............................................. 8 1.1.2.3.Chu kỳ phát triển của giun tóc .................................................. 9 1.1.2.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun tóc.............................. 10 1.1.3. Bệnh giun móc/mỏ ......................................................................... 10 1.1.3.1. Đặc điểm hình thái và phân loại của giun móc/mỏ. .............. 10 1.1.3.2. Đặc điểm hình thể trứng giun móc/mỏ................................... 11 1.1.3.3. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ ....................................... 12 1.1.3.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun móc/mỏ ...................... 14
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 viii 1.2. CHẨN ĐOÁN BỆNH GTQĐ .................................................................. 15 1.2.1. Dựa vào yếu tố dịch tễ học.............................................................. 15 1.2.2. Dựa vào lâm sàng ............................................................................16 1.2.3. Dựa vào cận lâm sàng .....................................................................16 1.3. ĐIỀU TRỊ BỆNH GTQĐ. ........................................................................ 16 1.3.1. Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh GTQĐ..................................16 1.3.2. Phác đồ điều trị................................................................................17 1.4. TÌNH HÌNH NC BỆNH GTQĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.. 17 1.4.1. Tình hình nghiên cứu bệnh GTQĐ trên thế giới..........................17 1.4.1.1.Khu vực Châu Phi ....................................................................... 20 1.4.1.2. Khu vực Châu Mỹ....................................................................... 20 1.4.1.3. Khu vực Đông Địa Trung Hải.................................................... 20 1.4.1.4. Khu vực Châu Âu........................................................................ 21 1.4.1.5. Khu vực Đông Nam Á................................................................. 21 1.4.1.6. Khu vực Tây Thái Bình Dương .................................................. 21 1.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh GTQĐ ở Việt Nam...........................21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 27 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................. 27 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................... 27 2.3. THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 28 2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu .........................................................................28 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu.................................................................. 28 2.4. CÁC KỸ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU............ 29 2.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân..............................................................29 2.4.2. Kỹ thuật phỏng vấn, thu thập thông tin bộ câu hỏi KAP ...........30 2.5. CÁC BIẾN SỐ,CHỈ SỐ SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ TRONG NC ..............31
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ix 2.5.1.Các biến số. .......................................................................................31 2.5.2. Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu ...........................................35 2.5.2.1. Chỉ số đánh giá tỷ lệ nhiễm giun bằng xét nghiệm phân ........... 35 2.5.2.2. Các chỉ số đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống nhiễm giun của PNTSS......................................................................................... 36 2.6. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................................................ 38 2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU....................................................... 39 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 40 3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NC............... 40 3.2. THỰC TRẠNG NHIỄM GTQĐ Ở PNTSS TẠI HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI, NĂM 2018.......................................................................... 42 3.2.1. Tỷ lệ nhiễm chung các loại giun truyền qua đất ..........................42 3.2.2. Tỷ lệ nhiễm từng loài giun truyền qua đất ...................................43 3.2.3. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo nhóm tuổi.........................44 3.2.4. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo dân tộc.............................. 45 3.2.5. Tỷ lệ nhiễm đơn và nhiễm phối hợp..............................................46 3.2.6. Cường độ nhiễm các loài giun truyền qua đất .............................47 3.3. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH GTQĐ CỦA PNTSS. ............................................................................................................ 48 3.3.1. Kiến thức của phụ nữ tuổi sinh sản về bệnh GTQĐ....................48 3.3.1.1. Tiếp cận với nguồn thông tin về giun truyền qua đất................. 48 3.3.1.2. Biết tên các loài giun truyền qua đất ......................................... 48 3.3.1.3. Biết tác hại của nhiễm giun truyền qua đất ............................... 49 3.3.1.4. Hiểu biết về nguyên nhân nhiễm giun truyền qua đất................ 49 3.3.1.5. Hiểu biết về đối tượng dễ bị nhiễm giun truyền qua đất............ 50 3.3.1.6. Hiểu biết cách phòng nhiễm giun truyền qua đất ...................... 51 3.3.1.7. Kết quả kiểm tra kiến thức về giun truyền qua đất .................... 51
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 x 3.3.2. Thực hành phòng chống bệnh GTQĐ của PNTSS.......................52 3.3.2.1. Thói quen rửa tay ....................................................................... 52 3.3.2.2. Thói quen ăn rau sống và rửa rau sống..................................... 52 3.3.2.3. Tình hình sử dụng nhà tiêu và phân tươi bón cây...................... 53 3.3.2.4. Tình hình dùng thuốc tẩy giun.................................................... 54 3.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM GTQĐ ......................... 55 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN............................................................................. 59 1. THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN......... 59 2. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG BỆNH GTQĐ CỦA PNTSS......................................... 59 3. KIẾN THỨC THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT...................... 59 4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG NHIỄM GTQĐ Ở ĐỐI TƯỢNG NC ..60 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 62 Phụ lục 1..................................................................................................... 69 Phụ lục 2..................................................................................................... 72
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 MỞ ĐẦU Bệnh giun truyền qua đất (GTQĐ) gây ra bởi một số loài giun tròn ký sinh mà trong chu kỳ phát triển của chúng có giai đoạn phát triển ở ngoài môi trường đất, đó là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/giun mỏ (Ancylotoma duodenale/Necator americanus) [1], [2], [3]. Bệnh GTQĐ gây nhiều tác hại thầm lặng và lâu dài tới sức khỏe con người. GTQĐ đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới [4]. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thể chất, tinh thần, đặc biệt là đối với trẻ em, phụ nữ tuổi sinh sản (PNTSS) và phụ nữ có thai [5]. Bệnh GTQĐ là một trong những bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected tropical diseases - NTDs) [6]. Ở những góc độ khác nhau nó không nhận được sự quan tâm đúng mức như bệnh Lao, HIV...,[7]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 1,5 tỷ người hay 24% dân số bị nhiễm các loại GTQĐ phân bố rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một trong những tác hại do bệnh GTQĐ gây ra là thiếu máu thiếu sắt do giun móc/mỏ. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với PNTSS và trẻ em, đây là những đối tượng có nhu cầu cao về sắt. Đối với PNTSS, thiếu máu thiếu sắt còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái. Tại những vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao, nhiều phụ nữ bước vào tuổi dậy thì và có thai lần đầu khi đang bị nhiễm giun móc/mỏ và thiếu sắt. Tình trạng giảm sắt và thiếu máu trong kỳ thai nghén làm tăng rõ rệt nguy cơ đẻ non, trẻ thiếu cân, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Do đó, tại những nơi có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao, việc điều trị giun móc/mỏ có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở PNTSS, giúp họ chuẩn bị tốt cho thời kỳ làm mẹ, đặc biệt là những trường hợp có cường độ nhiễm trung bình và nặng. Ở Việt Nam, Nguyen et al. (2006) phân tích tình trạng nhiễm giun sán đường ruột của PNTSS trên toàn quốc dựa trên số liệu điều tra năm 1995 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun ở PNTSS rất cao (76%), trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa là 56%, giun móc 36% và giun tóc 28%. Trong những năm gần đây, một số điều
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 tra thực trạng nhiễm GTQĐ ở PNTSS tại một số địa phương của các tỉnh Điện Biên, Lào Cai và Hà Tĩnh cho thấy tỷ lệ nhiễm tương tự [8],[9], [10]. Yên Bái là một trong 16 tỉnh được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn triển khai tẩy giun cho PNTSS hàng năm. Trạm Tấu là huyện vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, với 11 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc H’Mông chiếm ưu thế (77%). Cuối năm 2017, do ảnh hưởng của trận lũ lịch sử đã gây nhiều tổn hại về kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội của người dân trong huyện. Cũng sau thiên tai này, môi trường sống bị ảnh hưởng nặng nề, đây là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trong đó có bệnh GTQĐ. Vì vậy, đánh giá thực trạng nhiễm GTQĐ ở PNTSS thuộc tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Trạm Tấu nói riêng là cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở Phụ nữ tuổi sinh sản tại một số xã huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, năm 2018”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun truyền qua đất ở Phụ nữ tuổi sinh sản tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, năm 2018. 2. Đánh giá các yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở Phụ nữ tuổi sinh sản.
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC CỦA GIUN ĐŨA, GIUN TÓC, GIUN MÓC/MỎ 1.1.1. Bệnh giun đũa 1.1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun đũa Giun đũa ký sinh và gây bệnh cho con người là loài Ascaris lumbricoides có vị trí phân loại như sau: Lớp Chromadorea Inglis 1983 Bộ Rhabditida Chitwood, 1933 Liên họ Ascaridoidea Baird, 1853 Họ Ascarididae Baird, 1853 Giống Ascaris Linnaeus, 1758 Loài Ascaris lumbricoides Linnaeus, 1758 Bệnh giun đũa do giun đũa (Ascaris lumbricoides) ký sinh trong cơ thể người gây nên. Đây là một loại giun lớn, có hình thể dài và to như chiếc đũa. Giun đũa cái lớn hơn giun đũa đực. Con cái dài 20 - 25 cm, con đực dài 15 - 20 cm. Giun đũa có màu hồng nhạt hay màu trắng sữa (hình 1.1). Giun đực và giun cái trưởng thành cùng sống ký sinh ở phần đầu và phần giữa ruột non [11], [12], [13], [14]. Giun đực Giun cái Hình 1. 1.Giun đũa trưởng thành
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 1.1.1.2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi quang học Trứng đã thụ tinh - Kích thước 50 - 70m x 40 - 50m - Hình bầu dục (ít khi tròn) vỏ dày có nhiều lớp. Lớp vỏ ngoài albumin xù xì bắt màu của phân: vàng sẫm bẩn (hình 1.2) - Nhân trứng có phôi chiếm toàn bộ trứng trừ 2 đầu. Phôi tròn hạt lấm tấm nhỏ hoặc có ấu trùng. - Đôi khi gặp trứng giun đũa không có lớp vỏ ngoài: trong suốt không màu hoặc màu xanh xám có một lượt vỏ nhẵn bóng Trứng không thụ tinh - Kích thước 50 - 106m x 40 - 60m. - Hình dài, đôi khi hình lê hoặc hình lăng, tam giác, bất thường. - Lớp vỏ ngoài mỏng, ít xù xì, băng ở đầu, màu vàng sẫm bẩn. - Nhân bên trong chứa đầy chất tế bào hoàng thể to hình đa giác. Trứng thụ tinh Trứng không thụ tinh Trứng có ấu trùng Hình 1. 2. Hình thể trứng giun đũa soi dưới kính hiển vi
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 1.1.1.3. Chu kỳ phát triển của giun đũa Giun đũa sống trong ruột non của người. Đời sống của giun đũa thường kéo dài từ 13 - 15 tháng. Quá thời gian này, giun đũa thường bị nhu động ruột đẩy ra ngoài theo phân. Giun đũa đực và giun đũa cái trưởng thành giao hợp với nhau, giun cái đẻ trứng, và trứng theo phân ra ngoại cảnh. Gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm, có oxy), trứng giun từ một nhân sẽ phát triển đến giai đoạn có ấu trùng trong trứng (hình 1.3). Nếu người ăn phải trứng giun đũa có ấu trùng, thì ấu trùng sẽ phát triển thành giun đũa trưởng thành [15]. Hình 1. 3. Các giai đoạn phát triển trứng giun đũa Tuy nhiên, từ khi trứng giun đũa có ấu trùng được nuốt vào đường tiêu hóa cơ thể con người, ấu trùng giun đũa thoát khỏi vỏ trứng và trải qua quá trình di hành và phát triển như sau: ở dạ dày, nhờ sức co bóp cơ học và dịch vị làm cho ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng, ấu trùng xuống ruột, chui qua các mao mạch ở ruột vào tĩnh mạch mạc treo để đi về gan. Thời gian qua gan là từ sau 3 - 7 ngày. Sau đó ấu trùng đi theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ và vào tim phải. Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi để tới phổi. Ấu trùng giai đoạn phổi là thời gian ấu trùng tiết kháng nguyên gây ra bệnh lý cho người, đồng thời kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống giun đũa. Sau khi thay vỏ, ấu trùng từ phế nang di chuyển về vùng hầu họng, từ đó được nuốt xuống ruột và ấu trùng sẽ phát triển thành giun đũa trưởng thành ký sinh ở ruột non (hình 1.4). Ngoài ra, có thể gặp hiện tượng lạc chỗ vì trong quá trình di hành, ấu trùng có thể bị mắc lại ở các kẽ van tim, hay có thể vào tĩnh mạch, tới phổi để vào hệ thống động mạch chủ, từ đó ấu trùng có thể di chuyển tới các cơ quan khác của cơ thể người. Trong ngoại khoa, người ta có thể tìm thấy giun đũa ở tim, ở động mạch khoeo… Hiện tượng lạc chỗ gây ra các bệnh của hệ thống tuần hoàn. Hiện tượng này cần phân biệt với giun đũa di chuyển (giun chui
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 ống mật, giun chui vào ống tụy, giun chui vào ruột thừa, giun chui lên dạ dày, giun chui vào ống tai) [1], [11], [12]. Hình 1. 4. Chu kỳ phát triển của giun đũa 1.1.1.3. Triệu trứng lâm sàng và tác hại của bệnh giun đũa Khoảng 85% các trường hợp nhiễm giun đũa không có triệu chứng; tuy nhiên, triệu chứng thường gặp nhất là khó chịu ở bụng với mức độ khác nhau. Các triệu chứng như hen suyễn, mất ngủ, đau mắt và phát ban gây ra do phản ứng, dị ứng của vật chủ với chất bài tiết và dịch tiết của giun trưởng thành, cũng như giun chết và sắp chết. Sự xâm nhập của ấu trùng ít gây hủy hoại niêm mạc ruột vật chủ. Tuy nhiên, ấu trùng di hành đến các cơ quan như lá lách, gan, hạch bạch huyết và não thường gây ra phản ứng viêm. Ngoài ra, ấu trùng thoát khỏi mao mạch trong phổi và đi vào các phế nang gây ra các nốt
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 xuất huyết nhỏ kèm theo ho, sốt và khó thở. Khi bị nhiễm ấu trùng với số lượng lớn có thể tạo ra nhiều cục máu nhỏ, dẫn đến viêm phổi, có khả năng gây tử vong nếu khu vực lớn của phổi bị ảnh hưởng [16]. Số lượng lớn giun trưởng thành đôi khi gây tắc ruột và giun trưởng thành xâm nhập vào thành ruột hoặc ruột thừa có thể gây xuất huyết cục bộ, viêm phúc mạc hoặc viêm ruột thừa. Giun đũa ngoài chiếm đoạt chất dinh dưỡng của cơ thể con người, còn gây ra rối loạn các chức năng về tiêu hoá và dinh dưỡng, rối loạn quá trình thẩm thấu thức ăn do làm tổn thương niêm mạc ruột tại vị trí ký sinh, chiếm vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin D. Do đó, làm ảnh hưởng đến thể lực, tuổi thọ của mỗi người, đặc biệt làm giảm khả năng phát triển thể lực và trí lực của trẻ em. Ở trẻ em hay gặp những triệu chứng: gầy còm, bụng chướng, biếng ăn, kinh giật, chảy nước bọt do chất độc của giun đũa gây ra nhiễm độc thần kinh. Giun cái trưởng thành thậm chí có thể đi lên ống dẫn mật đến gan, gây áp xe, hoặc xuống ống tụy, gây xuất huyết viêm tụy, thậm chí tử vong. Nhiễm nặng cũng gây mất cảm giác ngon miệng và không hấp thụ thức ăn. [17], [18]. 1.1.2. Bệnh giun tóc 1.1.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của giun tóc Giun tóc ký sinh và gây bệnh cho con người là loài Trichuris trichiura có vị trí phân loại như sau: Lớp Enoplea Inglis 1983 Bộ Trichinellida Hall, 1916 Liên họ Trichinelloidea Ward, 1907 Họ Trichuridae Ransom, 1911 Giống Trichuris Linnaeus, 1758 Loài Trichuris trichiura Linnaeus, 1771 Giun tóc có kích thước nhỏ, dài 3 - 5 mm, phần đầu mảnh, nhỏ như sợi tóc (hình 1.5). Giun tóc ký sinh chủ yếu ở vùng manh tràng và đại tràng, cá
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 biệt khi mật độ giun tóc nhiều có thể gặp ở ruột non. Giun tóc cắm sâu vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun cái Giun đực Hình 1. 5. Giun tóc trưởng thành 1.1.2.2.Đặc điểm hình thể trứng giun tóc - Kích thước 50 - 34m x 22 - 23m (hình 1.6) - Hình quả trám (quả cau) màu vàng tươi hoặc sẫm màu dễ nhận kho soi KHV - Vỏ nhiều lớp, dày màu vàng tươi hoặc vàng nâu. - Ở 2 đầu có 2 nút đậy trong không màu. - Nhân bên trong có một tế bào trứng duy nhất hoặc ấu trùng. Hình 1. 6. Các hình thể trứng giun tóc thường gặp khi soi dưới kính hiển vi
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 1.1.2.3.Chu kỳ phát triển của giun tóc Giun tóc đực, giun tóc cái trưởng thành ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ở vùng manh tràng. Sau khi giao hợp, giun tóc cái đẻ trứng. Trứng giun tóc theo phân ra ngoài. Gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm và oxy), trứng từ một nhân sẽ phát triển đến giai đoạn có ấu trùng trong trứng (hình 1.7). Nhiệt độ thích hợp nhất để trứng giun tóc phát triển ở ngoại cảnh là 25 - 300 C. Với nhiệt độ như vậy, thời gian cần thiết để trứng giun tóc phát triển thành trứng mang ấu trùng là 17 - 30 ngày. Trứng giun tóc mang ấu trùng có sức đề kháng cao đối với những tác nhân bất lợi của điều kiện ngoại cảnh. Davaine đã giữ được trứng giun tóc có ấu trùng sống tới 5 năm. Hình 1. 7. Các giai đoạn phát triển trứng giun tóc Người ăn phải trứng giun tóc có ấu trùng, trứng qua miệng, thực quản tới dạ dày. Nhờ sức co bóp cơ học và tác dụng dịch vị của dạ dày làm cho ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng. Ấu trùng giun tóc không di hành qua một số cơ quan nội tạng như ấu trùng giun đũa hay ấu trùng giun móc/mỏ mà di chuyển thẳng tới manh tràng, dừng lại tại đó để phát triển thành giun tóc trưởng thành (hình 1.8). Thời gian hoàn thành chu kỳ của giun tóc, kể từ khi ăn phải trứng giun tóc có ấu trùng tới khi phát triển thành giun tóc trưởng thành mất khoảng 30 ngày. Đời sống của giun tóc kéo dài trung bình khoảng 5 - 6 năm [1],[11], [12], [14].
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 Hình 1. 8. Chu kỳ phát triển giun tóc 1.1.2.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun tóc Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, nhiễm bệnh mãn tính gây ra các triệu chứng đặc trưng như: phân lẫn máu, đau bụng dưới, giảm cân, sa trực tràng, buồn nôn và thiếu máu. Trong trường hợp sa trực tràng, giun trưởng thành có thể quan sát bên ngoài thấy chúng cắm sâu vào niêm mạc trực tràng. Thiếu máu chủ yếu là do xuất huyết khi giun xâm nhập vào thành ruột, và giun hút máu vật chủ. Trong trường hợp nhiễm nặng thường gây nhiễm khuẩn thứ cấp, là kết quả sự xâm nhập của giun ở niêm mạc, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm hỗn hợp giun tóc và đơn bào E. histolytica, giun móc, hoặc giun đũa không phải là hiếm [16]. 1.1.3. Bệnh giun móc/mỏ 1.1.3.1. Đặc điểm hình thái và phân loại của giun móc/mỏ Bệnh giun móc/mỏ ở người chủ yếu do hai loài giun móc Ancylostoma duodenalae và giun mỏ Necator americanus gây ra, có vị trí phân loại như sau: Lớp Chromadorea Inglis 1983
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Bộ Rhabditida Chitwood, 1933 Liên họ Strongyloidea Baird, 1853 Họ Ancylostomatidae Looss, 1905 Giống Ancylostoma Dubini, 1843 Loài Ancylostoma duodenale Dubini, 1843 Giống Necator Stiles, 1903 Loài Necator americanus Stiles, 1902 Hai loài giun này tuy có khác nhau về hình thể nhưng có đặc điểm dịch tễ học, bệnh học và các tác hại tương tự nhau nên thường được gọi chung là giun móc [1], [11], [12]. Giun móc/mỏ trưởng thành có chiều dài khoảng 5 - 13 mm (hình 1.9). Lỗ miệng có những cặp răng hoặc tấm cắt cong tùy loài. Giun móc/mỏ sống ở tá tràng và phần đầu ruột non, cắm miệng vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun cái Giun cái Giun đực Giun đực Necator americanus Ancylostoma duodenale Hình 1. 9. Giun móc/mỏ trưởng thành 1.1.3.2. Đặc điểm hình thể trứng giun móc/mỏ - Trứng của 2 loại này không khác nhau (hình 1.10) - Kích thước 54 - 70m x 60 - 40m. - Hình thuôn đều, vỏ mỏng, trong suốt không màu, ở trong trứng mới thải ra ngoài, phôi có 4 - 8 múi nằm ở giữa...
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 Hình 1. 10. Hình thể trứng giun móc/mỏ thường gặp khi soi dưới kính hiển vi 1.1.3.3. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ Giun móc/mỏ đực và cái trưởng thành ký sinh ở tá tràng. Sau khi giao hợp, giun cái sẽ đẻ trứng. Trứng giun theo phân ra ngoại cảnh. Ở ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thích hợp, độ ẩm, oxy), trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng (hình 1.11). Ở nhiệt độ 25 - 350 C, trứng giun sẽ nở thành ấu trùng ở giai đoạn I sau 24 giờ. Ngoài ra, tính chất thổ nhưỡng cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của ấu trùng. Đất màu, phù sa ven sông, đất mùn tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng phát triển; đất sét, đất mặn hạn chế sự phát triển của ấu trùng [19]. Hình 1. 11. Các giai đoạn phát triển trứng giun móc/mỏ
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 Ấu trùng giai đoạn I thoát khỏi trứng, sống tự do trong phân hoặc đất và dinh dưỡng bằng các vi khuẩn hoặc các chất hữu cơ khác trong phân, đất. Chúng phát triển thành ấu trùng giai đoạn II chưa có khả năng lây nhiễm. Tới ngày thứ 5 sau khi nở, ấu trùng giai đoạn II phát triển thành ấu trùng giai đoạn III không dinh dưỡng và có khả năng xâm nhập vào vật chủ qua đường da hoặc niêm mạc. Những ấu trùng này rất hoạt động, chúng có các hướng tính hoạt động đặc biệt giúp cho việc tìm vật chủ, bao gồm: Hướng lên cao: Ở môi trường ngoại cảnh, những ấu trùng di chuyển lên những chỗ cao và có thể leo lên những thân cây, cột chống hoặc ngọn cỏ, độ leo cao có thể tới 2 m. Ấu trùng ít chui sâu xuống đất, nhưng ở đất cát ấu trùng có thể chui xuống 1m, ở đất mùn chui xuống 30cm và ở đất sét chui xuống 15cm. Nói chung từ ở điểm ban đầu, ấu trùng không di chuyển đáng kể. Hướng tới nơi có độ ẩm cao: Ở ngoại cảnh các ấu trùng thường khuếch tán tới môi trường có độ ẩm cao, đây là cách thích nghi của ấu trùng để tránh các nơi khô hanh dẫn tới ấu trùng chết hàng loạt. Khi gặp điều kiện khô, nóng, ấu trùng có thể chui sâu xuống lớp đất phía dưới, ở đấy có độ ẩm cao hơn và nhiệt độ thấp hơn. Cũng do thích nghi này mà ấu trùng thường tập trung trên các giọt sương trên các lá rau, ngọn cỏ vào buổi sáng. Nếu vật chủ động vào sẽ giúp ấu trùng bám và xuyên da vật chủ. Hướng tới tổ chức vật chủ: Ấu trùng có khả năng phát hiện hướng của vật chủ để di chuyển đến. Nếu ấu trùng xuyên qua da vật chủ không thích hợp thì ấu trùng sẽ chết không thực hiện được hết chu kỳ. Nhờ có 3 hướng tính trên giúp ấu trùng giun móc/mỏ giai đoạn III tìm thấy và xuyên qua da người ở chỗ tiếp xúc, tiếp tục hoàn thành chu kỳ ký sinh. Khi tiếp xúc với người, ấu trùng xâm nhập qua da, thường ở các kẽ ngón chân hoặc ở cẳng chân và vùng mông, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim phải. Từ tim phải ấu trùng theo động mạch phổi tới phổi. Tại phổi ấu trùng tiếp tục thay vỏ 2 lần nữa để trở thành ấu trùng giai đoạn IV và V. Tiếp theo, ấu trùng từ phế nang di chuyển theo các nhánh phế quản tới khí quản rồi lên vùng họng hầu và được nuốt xuống ruột. Ấu trùng dừng lại tại tá tràng để ký sinh và phát triển thành giun móc/mỏ trưởng thành (hình 1.12).
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 Thời gian hoàn thành chu kỳ giun móc/mỏ, kể từ khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể người tới khi phát triển thành giun móc/mỏ trưởng thành mất khoảng 42 - 45 ngày. Đời sống của giun móc A. duodenale kéo dài khoảng 4 - 5 năm, N. americanus kéo dài khoảng 10 - 15 năm [1], [11], [12], [14], [15]. Hình 1. 12. Chu kỳ phát triển giun móc/mỏ 1.1.3.4. Triệu chứng bệnh và tác hại của giun móc/mỏ Quá trình bệnh giun móc/mỏ ở người có thể được chia thành ba giai đoạn: xâm nhập, di hành và ký sinh ở ruột. - Sự xâm nhập bắt đầu khi ấu trùng tiếp xúc với da người. Mặc dù ít thiệt hại gây ra đối với các lớp da bề mặt, phản ứng tế bào của vật chủ được kích thích khi ấu trùng xâm nhập vào mạch máu có thể cô lập và tiêu diệt ấu trùng. Kích thích tại chỗ từ ấu trùng xâm nhập, kết hợp với phản ứng viêm đi kèm, gây ra tình trạng nổi mề đay, ngứa. nếu bị bội nhiễm vi khuẩn gây ra tình trạng lở loét da tại những vùng bị ấu trùng giun móc/mỏ xâm nhập. Các nốt
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 mẩn đỏ có thể mất sau 1 - 2 ngày nhưng có khi kéo dài 1 - 2 tuần. Ở trẻ em do tái nhiễm và do trẻ ngứa gãi nên có thể dẫn tới lở loét, hoặc thành các sẹo thâm đen, đôi khi trở thành eczema [14] - Giai đoạn di hành là giai đoạn ấu trùng thoát ra khỏi các mao quản trong phổi, đi vào phế nang và tiến lên phế quản đến cổ họng. Sự di hành thường gây ho khan và đau họng. Nếu nhiễm số lượng lớn ấu trùng có thể gây xuất huyết nghiêm trọng. Ở những nơi tái nhiễm liên tục, một số ấu trùng giun móc A. duodenale, sau khi xâm nhập, có thể xâm chiếm hệ cơ xương của vật chủ - ở đó chúng không hoạt động, và tiếp tục phát triển khi có điều kiện thuận lợi, như khi mang thai. Những ấu trùng này sau đó có thể xuất hiện trong sữa mẹ và truyền sang cho con. - Giai đoạn nhiễm giun móc nghiêm trọng nhất khi thiết lập và ký sinh trong ruột vật chủ. Khi đến ruột non, giun non sử dụng nang miệng và răng để đào qua niêm mạc ruột và bắt đầu hút máu mạnh mẽ. Dịch tiết nước bọt của giun có chứa chất chống đông máu để tạo điều kiện cho việc hút máu. Ước tính một con giun móc mỗi ngày làm mất 0,02 - 0,07 ml máu. Nếu bị nhiễm hàng trăm con giun móc, lượng máu mất hàng ngày có thể tới 50 - 60 ml. Mất máu do A. duodenale trưởng thành ước tính lớn gấp mười lần so với giun mỏ N. americanus. Khi hơn 75 giun mỏ hoặc 10 giun móc có mặt, ngay cả khi 40% chất sắt bị giun loại bỏ được hấp thụ lại bởi vật chủ, vẫn gây bệnh thiếu máu do thiếu sắt, kèm theo đau bụng gián đoạn, chán ăn và thèm ăn đất. Nhiễm nặng thường gây thiếu máu nghiêm trọng, thiếu protein, da và tóc khô, phù nề, bụng phình to (đặc biệt ở trẻ em), chậm phát triển, chậm dậy thì, chậm phát triển trí tuệ, suy tim, thậm chí tử vong.[4],[11],[12],[14]. 1.2. CHẨN ĐOÁN BỆNH GTQĐ Dựa vào các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán 1.2.1. Dựa vào yếu tố dịch tễ học - Không sử dụng nhà tiêu hoặc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh - Dùng phân tươi hoặc ủ chưa đủ thời gian để bón cây trồng - Không thường xuyên đi giày, dép, ủng khi tiếp xúc với đất
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 - Không uống thuốc tẩy giun định kỳ - Ăn uống không hợp vệ sinh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường - Thiếu nước sạch trong sinh hoạt 1.2.2. Dựa vào lâm sàng Tùy từng trường hợp nhiễm GTQĐ và cường độ nhiễm, sức đề kháng của cơ thể mà biểu hiện lâm sàng có thể rất khác nhau và không điển hình. - Các triệu chứng thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng mặt... - Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, đi ngoài... 1.2.3. Dựa vào cận lâm sàng Xét nghiệm phân tìm trứng được coi là “tiêu chuẩn vàng” và là biện pháp đơn giản, chính xác, rẻ tiền được áp dụng trong chẩn đoán bệnh GTQĐ. Có nhiều kỹ thuật xét nghiệm phân như: xét nghiệm phân trực tiếp, kỹ thuật Willis, Kato, Kato-Katz, Etherformalin... đã được áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay thường sử dụng kỹ thuật Kato-Katz để xét nghiệm vì vừa có thể đánh giá được tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm GTQĐ [14]. Ngoài ra, còn có thể áp dụng một số xét nghiệm cận lâm sàng khác (siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm máu...), đặc biệt là trong các trường hợp nghi ngờ có biến chứng hoặc kiểm tra các chức năng liên quan khác của tình trạng nhiễm GTQĐ [17]. 1.3. ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT 1.3.1. Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh giun truyền qua đất Hiện có nhiều loại thuốc điều trị bệnh GTQĐ đạt hiệu quả cao, không có tác dụng phụ và có thể điều trị rộng rãi trong cộng đồng [17]. Trong đó, hai nhóm thuốc điều trị bệnh GTQĐ thường được sử dụng nhất hiện nay là - Nhóm Benzimidazole: Mebendazole và Albendazole - Nhóm Pyrimidin: Pyrantel pamoate, oxantel
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 1.3.2. Phác đồ điều trị Tùy từng trường hợp nhiễm các loại GTQĐ mà có phác đồ điều trị khác nhau nhiễm đơn, nhiễm phối hợp một hoặc hai loại, nhiễm nặng hay nhiễm nhẹ... thường sử dụng phác đồ điều trị sau: - Nhiễm nhẹ + Albendazole 400mg, liều duy nhất. + Mebendazole 500mg, liều duy nhất - Nhiễm nặng hoặc nhiễm phối hợp + Albendazole 400 mg/ngày x 3 ngày + Mebendazole 500 mg/ngày x 3 ngày 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.4.1. Tình hình nghiên cứu bệnh giun truyền qua đất trên thế giới Bệnh GTQĐ phân bố ở nhiều nước trên thế giới. Khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới có nguy cơ bị nhiễm GTQĐ [6]. Mỗi năm, khoảng 135.000 người bị chết do các nguyên nhân có liên quan đến bệnh GTQĐ. Năm 1999, WHO ước tính trong số các bệnh nhiệt đới (không kể bệnh sốt rét), gánh nặng bệnh tật do các loại GTQĐ và bệnh sán máng gây ra chiếm trên 40%. Bệnh giun đũa phổ biến trên thế giới, có mặt hầu hết các châu lục: Châu Á, Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu Mỹ (Bắc, Trung và Nam Mỹ) và Châu Phi. Những quốc gia chậm phát triển, các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, có tình trạng vệ sinh môi trường kém, sử dụng phân người trong trồng trọt thì tỷ lệ nhiễm giun đũa tăng cao hơn. Giun tóc cũng là một trong những bệnh GTQĐ phân bố rộng khắp trên thế giới với mức độ khác nhau tuỳ theo từng vùng. Do tính chất sinh thái giống nhau giữa giun tóc và giun đũa nên các vùng có bệnh giun đũa đều có bệnh giun tóc. Bệnh giun tóc phổ biến ở các vùng nhiệt đới Châu Phi và vùng Đông Nam Á. Ở những khu vực nóng và ẩm thì có thể có tới 90% dân số bị nhiễm giun tóc và trở thành loài giun lây nhiễm hàng đầu tại đó [20].
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 Bệnh giun móc/mỏ cũng có mặt ở khắp nơi trên thế giới nhưng chủ yếu vẫn là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới có khí hậu nóng và ẩm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 1964 có hơn 800 triệu người nhiễm giun móc/mỏ tại một số nước ở Nam Âu, Nam Mỹ, Đông Nam Á, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Ấn độ, Châu Phi và các quần đảo Thái Bình Dương. Năm 1984, số người nhiễm giun móc/mỏ trên thế giới là 900 triệu người. Năm 1998, WHO ước tính trên thế giới có 1,3 tỷ người bị nhiễm giun móc/mỏ, 150 triệu người bị bệnh và tử vong hàng năm do giun móc/mỏ lên tới 65.000 người [4]. Tỷ lệ nhiễm GTQĐ có khác nhau tuỳ từng vùng, từng khu vực và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, tập quán vệ sinh, tập quán canh tác, điều kiện kinh tế... Sự lưu hành rộng rãi các bệnh GTQĐ liên quan chặt chẽ với tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt mất vệ sinh, tình trạng nghèo đói, vệ sinh môi trường kém và hoạt động phòng các bệnh giun sán còn nhiều bất cập. Tỷ lệ nhiễm giun móc và giun tóc rất khác nhau giữa và trong các khu vực [21]. Trên toàn cầu, tỷ lệ nhiễm giun móc lớn hơn nhiễm giun tóc; tuy nhiên, ở Mỹ Latinh và Caribbean, tỷ lệ nhiễm giun tóc dường như lớn hơn nhiễm giun móc. Cũng cần lưu ý rằng hai loài giun móc ở người, loài A. duodenale có phân bố hạn chế hơn về mặt địa lý chủ yếu ở khu vực Châu Phi và Châu Á, trong khi N. americanus phân bố phổ biến rộng rãi, đặc biệt là ở châu Mỹ [22]. Nhiễm giun móc A. ceylanicum ở người gần như chỉ được tìm thấy ở Đông Nam Á [23]. Ở châu Á, tỷ lệ nhiễm giun móc trung bình 7.5% (6.7 - 8.7%), giun tóc là 7.6% (6.6 - 8.7%), châu Mỹ Latin và Caribbean nhiễm giun móc là 5.2% (4.4 - 6.1%), giun tóc là 12.3% (11.3 - 13.7%). Châu Phi nhiễm giun móc là 13.6% (12.9 - 14.6%), giun tóc là 11.6% (10.9 - 12.6%). Ở Bắc Phi và Trung Đông, tỷ lệ nhiễm giun móc là 1.0% (0.9 - 1.6%), giun tóc là 1.9% (1.6 -2.4%). Ở Đại Dương nhiễm giun móc là 47.9% (44.7 - 51.0%), giun tóc là 6.4% (5.8– 7.0%). Các nhóm dân số có nguy cơ mắc bệnh GTQĐ cao bao gồm trẻ em mẫu giáo (1 - 4 tuổi), trẻ em ở độ tuổi đi học (5 - 14) và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 - 49 [24]. GTQĐ gây ra bệnh tật dinh dưỡng đáng kể [25]. Ước tính rằng tổng số người hàng năm điều chỉnh khuyết tật (DALYs) bị mất do nhiễm
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 GTQĐ là: từ 1,2 đến 10,5 triệu đối với A. lumbricoides; từ 1,8 đến 22,2 triệu do T. trichiura; và từ 1,6 đến 6,4 triệu đối với giun móc [21]. Tổng số DALY bị mất ở PNTSS ước tính là 680.000 [26]. Bằng chứng cho thấy PNTSS, đặc biệt là phụ nữ mang thai, có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt một phần do nhiễm giun đũa và giun móc [27] Brooker et al (2008) đã tiến hành đánh giá hệ thống 13 nghiên cứu cắt ngang về nhiễm giun móc và huyết sắc tố ở phụ nữ mang thai và thấy rằng thậm chí nhiễm cường độ nhẹ cũng có liên quan chặt chẽ đến nồng độ huyết sắc tố thấp so với không nhiễm. Ngoài ra, nồng độ huyết sắc tố giảm khi cường độ nhiễm giun móc tăng cũng phụ thuộc vào cường độ. Các nghiên cứu công bố sau tổng quan này [28], [29] cũng có kết quả tương tự. Một đánh giá có hệ thống ở người lớn không mang thai (chủ yếu là phụ nữ) cũng cho thấy một mối quan hệ phụ thuộc đáng kể giữa nhiễm giun móc cường độ cao và giảm nồng độ huyết sắc tố [30]. Năm 2011, 500 triệu phụ nữ không mang thai và 32 triệu phụ nữ mang thai trong độ tuổi 15 - 49 ước tính là thiếu máu, một nửa là do thiếu sắt [3]. Thiếu máu và thiếu sắt làm suy giảm sức khỏe của phụ nữ và làm tăng nguy cơ bất lợi cho mẹ và trẻ sơ sinh. Một đánh giá có hệ thống về bệnh thiếu máu liên quan đến giun móc ở phụ nữ mang thai cho thấy mối quan hệ nhất giữa cường độ nhiễm giun móc nặng và nồng độ huyết sắc tố thấp [21]. Mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu của WHO là giảm thiếu máu ở bà mẹ 50% vào năm 2025 và một trong những chiến lược kiểm soát được khuyến nghị là hóa trị liệu dự phòng ở PNTSS, đặc biệt là ở những khu vực nhiễm giun móc chiếm ưu thế [27]. Mặc dù PNTSS nằm trong số các nhóm có nguy cơ mắc bệnh GTQĐ cao nhất, các hành động để bảo vệ PNTSS còn bị hạn chế. Rất ít quốc gia thực hiện chương trình tẩy giun nhắm mục tiêu vào PNTSS và ít ghi lại hoặc báo cáo dữ liệu một cách hệ thống. Một ngoại lệ được ghi nhận là các chương trình dựa trên cộng đồng để loại bỏ bệnh giun chỉ bạch huyết bao gồm dùng thuốc tẩy giun albendazole cho PNTSS ở các hộ gia đình. Một trong những lý do khiến điều trị dự phòng ở PNTSS thấp vì PNTSS là một nhóm không đồng nhất và chỉ một tỷ lệ nhỏ có thể tiếp cận với chương trình tẩy giun. PNTSS có thể được chia thành bốn nhóm nhỏ đại diện cho các
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của phụ nữ, mỗi nhóm có sự can thiệp khác nhau trong hệ thống chăm sóc sức khỏe: vị thành niên từ 15 đến 19 tuổi thường không được tẩy giun ở trường; phụ nữ mang thai và cho con bú có thể dễ dàng tiếp cận hơn thông qua các dịch vụ y tế và cơ sở vật chất; và phụ nữ không mang thai và không cho con bú chỉ có thể tiếp cận được thông qua các chương trình cộng đồng. Lợi ích và thách thức liên quan đến các chương trình tẩy giun cho mỗi nhóm gần đây được tóm tắt [31]. Mupfasoni et al.(2018) tổng kết các tài liệu đã ước tính có 688 triệu PNTSS ở 102 quốc gia cần hóa trị dự phòng GTQĐ, tương ứng với khoảng một nửa tổng số PNTSS tại các quốc gia này. Khu vực Đông Nam Á (49%) và Châu Phi (26%) có số lượng lớn nhất. Trong số 688 triệu PNTSS cần điều trị dự phòng GTQĐ, 10% ước tính có thai, 10% đang cho con bú. Con gái vị thành niên ước tính chiếm 16%, trong khi PNTSS trưởng thành không mang thai cũng không cho con bú ước tính là 64%. Số lượng PNTSS cần điều trị dự phòng GTQĐ ở các khu vực như sau: 1.4.1.1.Khu vực Châu Phi Nhiễm GTQĐ đặc hữu ở 42 quốc gia Châu Phi và số lượng PNTSS cần điều trị dự phòng GTQĐ ước tính là 176 triệu (80% tổng dân số PNTSS ở Châu Phi). Số phụ nữ mang thai ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm giun móc và giun tóc trên 20% ước tính khoảng 10,2 triệu, chiếm hơn 50% tổng số phụ nữ mang thai cần điều trị dự phòng GTQĐ trong khu vực. 1.4.1.2. Khu vực Châu Mỹ Nhiễm GTQĐ ở 25 quốc gia trong khu vực Châu Mỹ. Khoảng 47 triệu (31%) PNTSS yêu cầu điều trị dự phòng GTQĐ. Trong số ba triệu phụ nữ mang thai cần điều trị, ước tính có khoảng 540.000 người sống ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm giun móc và giun tóc bằng hoặc vượt quá 20%. Trong năm 2015, tại khu vực này có 1,5 triệu PNTSS đã được điều trị, khoảng 3% tổng dân số PNTSS có nguy cơ nhiễm GTQĐ. 1.4.1.3. Khu vực Đông Địa Trung Hải Bảy quốc gia bị nhiễm GTQĐ ở khu vực này và 42 triệu PNTSS (56%) cần điều trị dự phòng GTQĐ. Đối với phụ nữ mang thai cần điều trị dự phòng
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 GTQĐ, chỉ có khoảng 470.000 người ước tính sống ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm giun móc và giun tóc bằng hoặc vượt quá 20%. 1.4.1.4. Khu vực Châu Âu Ba triệu PNTSS (20%) tại 5 quốc gia bị nhiễm GTQĐ được xác định là cần điều trị bệnh GTQĐ. Ở khu vực này không bị nhiễm giun móc. 1.4.1.5. Khu vực Đông Nam Á Trong khu vực này, tám quốc gia là đặc hữu của GTQĐ và 338 triệu PNTSS (70%) đang cần điều trị dự phòng GTQĐ. Trong số 26 triệu phụ nữ mang thai cần điều trị dự phòng GTQĐ, ước tính chỉ có 7,4 triệu sống ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm giun móc và giun tóc từ 20% trở lên. Trong năm 2015, 27,5% PNTSS cần điều trị dự phòng GTQĐ đã được tẩy giun. 1.4.1.6. Khu vực Tây Thái Bình Dương Khu vực Tây Thái Bình Dương có 15 quốc gia đặc hữu của GTQĐ với ước tính 81 triệu PNTSS (19%) cần điều trị dự phòng GTQĐ. Trong năm 2015, chỉ có 4% PNTSS được tẩy giun. 1.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun truyền qua đất ở Việt Nam Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới, có khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trứng các loại GTQĐ ở ngoại cảnh. Mặt khác, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, ý thức vệ sinh phòng bệnh còn hạn chế. Nhiều vùng vẫn còn duy trì các tập quán canh tác, sinh hoạt lạc hậu, nhất là khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp, thói quen phóng uế bừa bãi, là điều kiện thuận lợi để bệnh GTQĐ lan truyền rộng rãi trong cộng đồng. Tỷ lệ và cường độ nhiễm GTQĐ rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng đặc biệt là tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và thiếu máu ở PNTSS [32], [33]. Trong những năm qua, đã có nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu về tình hình bệnh GTQĐ tại nhiều vùng, miền trên cả nước cho thấy: Bệnh giun đũa khá phổ biến, với tỷ lệ nhiễm cao. Theo các điều tra của Hoàng Thị Kim và cs, tỷ lệ nhiễm phân bố không đều giữa các vùng: vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm cao hơn miền núi, do miền núi mật độ dân cư thưa thớt
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 hơn và nhiều vùng thường không có tập quán dùng phân tươi để bón cây trồng. Tỷ lệ nhiễm ở miền Bắc cao hơn ở miền Nam cũng do nguyên nhân miền Nam thường ít có tập quán sử dụng phân người để bón cây và có thể do trứng giun ở đất chịu tác dụng của ánh nắng mặt trời nhiều hơn, nhiệt độ cao hơn nên dễ bị hủy hoại hơn [32]. - Miền Bắc: tỷ lệ nhiễm ở vùng đồng bằng 80 - 95%; vùng trung du: 80 - 90%; vùng núi: 50 - 70%; vùng ven biển: 70% - Miền Trung: vùng đồng bằng: 70,5%; miền núi: 38,4%; ven biển: 12,5%; Tây Nguyên: 10 - 25% - Miền Nam: vùng đồng bằng: 45 - 60%. Tuy tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhưng cường độ nhiễm thấp, tại đa số các vùng điều tra số trứng trung bình trên một gam phân < 10.000 trứng. Tình trạng nhiễm giun đũa phối hợp với nhiều loại giun khác khá phổ biến: 89% số người nhiễm có từ 2 loại giun trở lên. Bệnh giun tóc có tỷ lệ nhiễm cũng rất khác nhau theo từng vùng, đặc biệt có sự khác nhau rõ rệt giữa miền Nam và miền Bắc. - Miền Bắc: Tỷ lệ nhiễm rất cao chỉ đứng sau bệnh giun đũa. Vùng đồng bằng: 58 - 89%; Trung du: 38 - 41%; Vùng núi: 29 - 52%; Ven biển: 28 - 75% - Miền Trung: Đồng bằng: 27 - 47%; Vùng núi: 4 - 10%; Ven biển: 12,7%; Tây nguyên: 1,7% - Miền Nam: Tỷ lệ nhiễm thấp nhất so với cả nước. Vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm chỉ từ 0,5 - 1,5% Nguyên nhân có thể do miền Nam không có tập quán dùng phân tươi để bón cây trồng, mặt khác số giờ nắng, cường độ nắng và nhiệt độ cao hơn miền Bắc nên trứng giun dễ bị tiêu diệt ở ngoại cảnh hơn. Nhiễm giun đũa thường phối hợp với nhiễm giun tóc. Cường độ nhiễm giun tóc ở mức độ nhẹ: ở đa số các vùng điều tra số trứng trung bình trên một gram phân < 1.000 trứng.
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 Bệnh giun móc/mỏ: có tỷ lệ nhiễm đứng thứ hai sau bệnh giun đũa. Qua các kết quả điều tra, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở Việt Nam từ 3 - 80% tuỳ theo tính chất nghề nghiệp, tập quán canh tác, điều kiện vệ sinh và tính chất thổ nhưỡng ở từng vùng. - Miền Bắc: Tỷ lệ nhiễm đa số ở vùng đồng bằng từ 30 - 60%. Vùng ven biển tỷ lệ nhiễm cao hơn cả (67%) rồi đến vùng trung du (64%) và vùng núi (61%). - Miền Nam và Nam Trung bộ: vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm là 52%, ven biển 68%, trung du 61%, cao nguyên 47%. Cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở mức độ nhẹ, đa số các mẫu điều tra đều có số trứng trung bình/gram phân (EPG) < 1.000 trứng. Nhiễm giun móc/mỏ phối hợp với các loại giun khác chiếm từ 50 - 70% số người nhiễm. Phụ nữ ở lứa tuổi lao động có tỷ lệ nhiễm cao hơn nam do phụ nữ thường làm các công việc tiếp xúc với đất và phân nhiều hơn như làm cỏ, chăm bón lúa và rau màu... Nhiễm giun móc/mỏ cũng liên quan mật thiết đến lứa tuổi: tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm tăng dần theo tuổi. Yếu tố nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ. Công nhân mỏ than thường có tỷ lệ nhiễm cao (30 - 85%), nông dân nhiễm nhiều hơn ngư dân (76,1% so với 55,1%), người trồng rau nhiễm nhiều hơn người trồng lúa (69% so với 11%) [32]. Điều tra của Nguyễn Thị Việt Hòa (2001-2005) tại xã Mễ Trì Hạ cho thấy 49,6% người điều tra thường xuyên ăn rau sống, 19,5% thường xuyên uống nước chưa đun sôi, 46,3% không thường xuyên đi giầy dép, 58,4% không rửa tay trước khi ăn và 51% không rửa tay sau khi đại tiện [34], [35]. Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Vân (1995) tỷ lệ nhiễm giun móc ở hai xã ngoại thành Hải Phòng là 43%, trong đó xã chuyên canh rau màu có tỷ lệ nhiễm cao hơn (56,9%) so với xã chuyên canh rau màu, xen kẽ lúa (29,1%) [36]. Tương tự, kết qủa nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và cs (1995) cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở phụ nữ tại những vùng trồng lúa xen kẽ rau màu đồng bằng Bắc Bộ là 43,4% và cường độ nhiễm chủ yếu là ở mức độ nhẹ số trứng < 1000 [5].
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 Nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Hưng và cs. (2002) tại một xã đồng bằng của tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ nhiễm ít nhất một loại giun của cư dân từ 15 đến 49 tuổi là 96,5%, tỷ lệ nhiễm giun đũa 82,7%, tỷ lệ nhiễm giun tóc 69,9% và tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 20,4% [37]. Nghiên cứu tại hai tỉnh Lào Cai và Hà Tĩnh cho thấy rằng mức độ nhiễm giun móc chủ yếu ở mức độ nhẹ, chưa phát hiện trường hợp nhiễm nặng: Lào Cai (nhẹ 100%), Hà Tĩnh (nhẹ 98,1%, trung bình 1,9%) [9]. Trần Kiều Anh và cs. (2014) nghiên cứu tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An trên 420 phụ nữ 18 - 49 tuổi cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 49,5% [38]. Nghiên cứu của Cao Bá Lợi (2010) tại tỉnh Phú Thọ cho thấy các nữ công nhân ở nông trường chè tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 49,4% [39]. Nghiên cứu của Đỗ Trung Dũng (2010), thực trạng nhiễm GTQĐ ở PNTSS tại một số điểm của Lào, Cămpuchia và Việt Nam tỷ lệ nhiễm chung các loại GTQĐ ở Việt Nam là 56,9% [40]. Phan Văn Trọng và cs. (2002) nghiên cứu GTQĐ tại một số vùng nông thôn ở Đăk Lăk, cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở phụ nữ trên 15 tuổi là 73,9%. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở vùng trồng rau màu (82,5%) và cường độ nhiễm giun móc/mỏ trung bình (1.207 trứng/gram phân) cao hơn đáng kể so với vùng trồng lúa và cây công nghiệp. Kết quả điều tra thực trạng vệ sinh môi trường cũng cho thấy tỷ lệ gia đình không có nhà tiêu cao 45,1%, nhà tiêu không hợp vệ sinh 43,4%, tỷ lệ gia đình có người không đại tiện vào nhà tiêu là 73,1% và 12,3% gia đình còn dùng phân tươi để bón rau màu [41]. Nghiên cứu tại Đắk Lắk cũng cho thấy tỷ lệ người dân không biết đường lây nhiễm của GTQĐ là 89,1% và không biết tác hại của GTQĐ 86,7%. Tỷ lệ có tẩy giun định kỳ 1-2 lần/năm là 24,4% và 62,6% không tẩy bao giờ. Không dùng bảo hộ khi tiếp xúc với đất canh tác 58,1%. Tỷ lệ đại tiện ngoài nhà tiêu là 41,3%. Nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ ở những đối tượng không thường xuyên đi giày dép, không thường xuyên sử dụng nhà tiêu, có sử dụng phân tươi để bón cây trồng, không tẩy giun định kỳ 1-2 lần/năm tương ứng cao gấp 3,5 lần so với các nhóm còn lại. Nghiên cứu trên cũng cho thấy tỷ lệ
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 giun móc/mỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm người có hiểu biết đúng về nguyên nhân, tác hại và đường lây truyền bệnh [42]. Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun ở cộng đồng người Ê đê của Thân Trọng Quang (2009) tại hai xã Hòa Xuân và Ea Tiêu, Đăk Lắk cho thấy tỷ lệ nhiễm chung là 75,1%, nhiễm giun đũa 57%, giun móc 37%, giun tóc 1,7%, đa số là nhiễm nhẹ [13]. Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh GTQĐ tại Gia Lai (2003) cho thấy tỷ lệ nhiễm ít nhất một loại GTQĐ ở PNTSS là 65,3%, tỷ lệ nhiễm một loài giun là 53,7%, đa nhiễm là 11,6%. Tỷ lệ nhiễm giun đũa là 5%, giun tóc 20,2% và nhiễm giun móc/mỏ là 51,8% [43]. Kết quả điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, cho thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở các đối tượng tại tỉnh Yên Bái vẫn còn tương đối cao. Nghiên cứu Nguyễn Trọng Phú (2007) Trung Tâm phòng chống Sốt rét tỉnh Yên Bái cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ của người dân xã Phú Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là 91%, nhiễm giun đũa 66,3%, nhiễm giun tóc 63,9%, nhiễm giun móc/mỏ 57,9% [44]. Nghiên cứu về đường lây truyền, tác hại và các biện pháp phòng chống bệnh giun truyền qua đất của các tác giả rất khác nhau tùy theo thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu: Tại một xã nông thôn tỉnh Thái Bình thấy nguyên nhân lan truyền bệnh giun do nguồn nước bị ô nhiễm 15,1%, ruồi nhặng 14,2%; lây truyền vào cơ thể người qua thức ăn 65,9%, qua ăn uống 15,1%, qua đường da 8,6% Phan Văn Trọng (2002) đường lây truyền của giun vào cơ thể người qua đường tiêu hoá 8,8%, qua da 1,5%, không biết 89,1% [29]; 86,7% người không biết tác hại của nhiễm giun móc/mỏ; 10,6% người cho là gầy yếu; 2,7% người cho là thiếu máu [41] Nguyễn Văn Khá và CS (2002-2004) điều tra kiến thức phòng chống giun sán của các dân tộc tại tỉnh Đăk Lăk có 46,17% người cho tác hại của bệnh giun sán là đau bụng; 25,83% người cho là ốm yếu; 23,33% người trả lời không biết ; 47,17% cho là ăn, uống chín, 32,17% rửa tay trước khi ăn, 43,16% không biết; 14,33% có tẩy giun hàng năm, 85,67% không tẩy giun
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 hàng năm, 48,83% ăn rau sống, uống nước lã, 42,67% không biết; 9,16% nhà có hố xí và 80,84% nhà không có hố xí . Xét nghiệm tìm trứng giun đũa khuyếch tán ra môi trường đất; kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng Thế, Nguyễn Nhân Kim (1963) tại Hà Nội thấy trứng giun đũa ở sàn nhà sàn lớp học, bàn học sinh; ở nông thôn tìm thấy trứng giun đũa ở sân, lối đi, trong nền nhà, trên bàn, trên ghế với tỷ lệ 3 trứng giun/100g đất, đặc biệt số trứng tăng lên 19 lần ở khu vực xung quanh hố xí. Do vậy sử dụng phân người và phân gia súc (chó, lợn, gà) bón hoa màu cũng là nguồn khuyếch tán trứng giun đũa ra môi trường cho nên ngoại cảnh cũng là nguồn ủ trứng giun đũa quanh năm Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội đã điều tra sự khuyếch tán của trứng giun tóc ở ngoại cảnh với 16,6% mẫu đất tìm thấy trứng giun, 6,8-33,5 trứng/100 gram đất, 30% phân ủ có trứng giun chưa bị phân huỷ và trên 380 ruồi được xét nghiệm thấy có 1 trứng giun [11] Điều tra sự ô nhiễm ấu trùng giun móc/mỏ ở ngoại cảnh miền Bắc thấy vùng đồng bằng 100-140 ấu trùng/100 gram đất, trung du 8-35 ấu trùng/100 gram đất, vùng núi 0,2-0,7 ấu trùng/100 gram đất. Mức độ phân bố còn phụ thuộc vào tính chất thổ nhưỡng của địa phương, phương thức canh tác trong nông nghiệp, tình trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, tình trạng sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh và thói quen đại tiện bừa bãi...
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU PNTSS từ 15 - 49 tuổi không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp sinh sống trong địa bàn được lựa chọn để nghiên cứu. Loại trừ những phụ nữ đang cho con bú, mới uống thuốc tẩy giun trong vòng 3 tháng tính đến ngày điều tra hoặc mắc các bệnh cấp tính. 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 -12/2018 Địa điểm nghiên cứu: tại 05 xã thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Điểm nghiên cứu huyện Trạm Tấu Xã Pá Lau Xã Trạm Tấu Xã Xà Hồ Xã Bản Công Xã Hát Lừu
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 2.3. THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang về tình hình nhiễm GTQĐ ở PNTSS từ 15 - 49 tuổi. 2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu được tính theo công thức của WHO (2000) [4] n = Z 2 (1 - α/2) p (1 - p) d2 Trong đó: - n: là số mẫu nghiên cứu tối thiểu cần có. - p: là ước tính tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở PNTSS tại thời điểm nghiên cứu - d: là độ chính xác tuyệt đối, chọ d = 6% (0,06). - Z2 (1- α/2) là hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (α =0,05), ta có Z2 (1- α/2) = 1,96. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Cao Bá Lợi (2010) tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở nữ công nhân các nông trường chè tỉnh Phú Thọ năm 2009 là 49,4%, nghiên cứu này cũng điều tra phụ nữ trong độ tổi sinh sản 15 - 49 tuổi. Do vậy chúng tôi ước tính p = 50% [39], thay vào công thức ta có: n = Z 2 (1 - α/2) p (1 - p) = 1,962 0,5 x (1 – 0,5)= 266 d2 (0,06)2 Vậy số PNTSS tối thiểu để tham gia nghiên cứu tại 05 xã, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là 266 người làm tròn bằng 270. Để dự phòng những trường hợp không tham gia nghiên cứu hoặc không lấy được mẫu, chúng tôi cộng thêm khoảng 10%, vì vậy cỡ mẫu cần điều tra là 300 người. 2.3.2.Phương pháp chọn mẫu Chọn chủ đích huyện Trạm Tấu, bốc thăm chọn ra 05 xã trong tổng 11 xã của toàn huyện. Tại mỗi xã lập danh sách PNTSS 15 - 49 tuổi rồi chọn ngẫu nhiên theo hệ thống để lấy được 300 phụ nữ tham gia nghiên cứu chia đều cho 05 xã.
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 2.4. CÁC KỸ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 2.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Kato - Katz theo tài liệu hướng dẫn của WHO (2000). Về cơ bản đây là phương pháp Kato được Katz cải tiến năm 1972 để định lượng trứng giun trong mẫu phân bằng cách đong phân vào hố đong làm bằng plastic hay bìa carton. Hố đong phân dày 1,5 mm chứa được 41,7 mg phân [4] - Thuận lợi hơn, đơn giản hơn, nhanh hơn so với các kỹ thuật khác. - Kỹ thuật có độ chính xác cao, có thể áp dụng tại cộng đồng. - Định lượng được trứng giun trong mẫu phân. Cách lấy mẫu bệnh phẩm - Phân đựng vào lọ sạch, có dán nhãn ghi tên, tuổi, mã số các thông tin trước khi phát cho PNTSS. - Cán bộ y tế xã và y tế thôn hướng dẫn tỷ mỷ cho PNTSS cách lấy mẫu phân (không được dính đất cát, lấy ở nhiều vị trí trên rìa khuôn phân, khối lượng phân cần lấy bằng đầu ngón chân cái). - Hẹn phụ nữ sáng hôm sau mang phân tới trạm y tế nộp để làm xét nghiệm và phỏng vấn bộ câu hỏi KAP. Các dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu - Lam kính có kích thước 2,5 x 7,5 cm - Lọ đựng phân; - Que tre dài 15 cm, - Giấy cellophane có kích thước 25 x 35 mm, được ngâm trong dung dịch xanh malachite 24 giờ (xanhmethylen 3%, 100ml glyxerin, 100 ml nước cất). - Pank không mấu. - Giá đựng tiêu bản.
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 - Bộ Kato-Katz gồm (lưới lọc bằng sắt không rỉ hoặc bằng nhựa có lỗ 250 μm, que gạt phân và hố đong). - Găng tay, khẩu trang, bút viết kính, túi để rác. - Kính hiển vi quang học. Quy trình xét nghiệm được tiến hành theo SOP của Viện Sốt rét - Dùng que lấy khoảng 100 mg phân (bằng hạt ngô) đặt lên giấy báo hoặc giấy thấm. - Đặt lưới lọc lên trên phân. - Dùng que ấn nhẹ cho phân lọt qua lưới lọc rồi gạt lấy phân phía trên. - Đặt phiến đong phân lên lam kính rồi lấy phân từ que gạt phân cho đầy vào lỗ đong. - Sau khi đã cho phân lấp đầy hoàn toàn hố đong, gạt nhẹ trên miệng hố để loại phần phân thừa, cẩn thận nhấc phiến đong ra, để lại phân đã đong trên lam kính. - Đặt mảnh cellophane lên trên phân. - Dùng nút cao su hoặc lam kính khác ấn nhẹ cho phân dàn đều ra đến rìa của mảnh cellophane. - Để tiêu bản từ 15 phút - 60 phút đến khi trong và khô. - Soi phát hiện trứng giun sán bằng kính hiển vi với vật kính 10x, thị kính 10x. Sau đó chuyển sang vật kính 40x để xác định loài và đếm trứng trong toàn bộ tiêu bản. - Cách tính số trứng trên gram phân được thực hiện bằng phép nhân số trứng đếm được trên 1 lam nhân với 24 2.4.2. Kỹ thuật phỏng vấn, thu thập thông tin bộ câu hỏi KAP Đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 15 - 49 tuổi đã mang mẫu phân làm xét nghiệm thì được phỏng vấn bộ câu hỏi KAP (phụ lục 1) - Hỏi trực tiếp.
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 - Sai số có thể gặp trong phỏng vấn kiến thức, thái độ, thực hành do ngôn ngữ bất đồng giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. - Hạn chế sai số bằng cách chọn người địa phương là cán bộ y tế xã, y tế thôn, huyện hoặc phụ nữ xã cùng đi phỏng vấn làm phiên dịch khi cần. - Tập huấn thành thạo các kỹ năng phỏng vấn và dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. 2.5. CÁC BIẾN SỐ CHỈ SỐ SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ TRONG NGHIÊN CỨU 2.5.1.Các biến số Phương Nhóm biến số Biến số Chỉ số pháp thu thập Tuổi Nhóm tuổi được tính theo Phỏng vấn năm dương lịch trực tiếp Nghề nghiệp Nghề nghiệp chiếm ưu thế Phỏng vấn trực tiếp Dân tộc Dân tộc chiếm đa số Phỏng vấn trực tiếp Thông tin Trình độ học vấn Trình độ chiếm đa số Phỏng vấn trực tiếp chung của đối Phỏng vấn tượng nghiên Thu nhập Thu nhập ở mức trung trực tiếp cứu bình Loại nhà ở Tỷ lệ % các loại nhà Phỏng vấn trực tiếp Nguồn nước sử Tỷ lệ % hộ gia đình sử Phỏng vấn trực tiếp dụng dụng nguồn nước sạch Sử dụng nhà tiêu Tỷ lệ % hộ gia đình sử Phỏng vấn trực tiếp hợp vệ sinh dụng nhà tiêu hợp vệ sinh Mục tiêu 1 Nhiễm chung Tỷ lệ % nhiễm ít nhất một Xét nghiệm Xác định tỷ lệ, GTQĐ loài giun phân cường độ Nhiễm giun đũa Tỷ lệ % nhiễm giun đũa Xét nghiệm nhiễm GTQĐ phân
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 ở PNTSS tại Nhiễm giun tóc Tỷ lệ % nhiễm giun tóc Xét nghiệm huyện Trạm phân Tấu, tỉnh Yên Nhiễm giun Tỷ lệ % nhiễm giun Xét nghiệm Bái, năm móc/mỏ móc/mỏ phân 2018. Nhiễm một loài Tỷ lệ % nhiễm giun đũa Xét nghiệm hoặc tóc hoặc giun giun phân móc/mỏ Tỷ lệ % nhiễm phối hợp giun đũa - giun tóc hoặc Xét nghiệm Nhiễm 2 loài giun giun đũa - giun móc/mỏ phân hoặc giun tóc - giun móc/mỏ Tỷ lệ % nhiễm phối hợp Xét nghiệm Nhiễm 3 loài giun giun đũa - giun tóc giun phân móc/mỏ Cường độ nhiễm Tỷ lệ % nhiễm nhẹ, nhiễm Xét nghiệm GTQĐ trung bình, nhiễm nặng phân Kiến thức về phòng bệnh GTQĐ của PNTSS Nguồn thông tin Tỷ lệ % PNTSS tiếp cận Phỏng vấn được nguồn thông tin về về bệnh giun trực tiếp bệnh giun Mục tiêu 2 Biết được các Tỷ lệ % PNTSS biết Phỏng vấn nguyên nhân gây nguyên nhân về bệnh giun trực tiếp Đánh giá các bệnh giun yếu tố liên Biết các tác hại Tỷ lệ % PNTSS biết được Phỏng vấn quan nhiễm GTQĐ ở của bệnh giun tác hại của bệnh giun trực tiếp PNTSS. Biết được tên các Tỷ lệ % PNTSS biết tên Phỏng vấn loại giun các loại GTQĐ trực tiếp Biết cách phòng Tỷ lệ % PNTSS biết cách Phỏng vấn tránh nhiễm giun phòng tránh nhiễm giun trực tiếp Thực hành phòng chống bệnh GTQĐ
  • 46. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 Thói quen rửa tay Thói quen ăn rau sống Sử dụng phân tươi để bón lúa và hoa màu Sử dụng dày, dép khi đi làm ruộng Uống thuốc tẩy giun Tỷ lệ % PNTSS rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh Tỷ lệ % PNTSS ăn rau sống Tỷ lệ % hộ gia đình dùng phân tươi Tỷ lệ % PNTSS dùng dày, dép Tỷ lệ % PNTSS uống thuốc tẩy giun Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn trực tiếp Mối liên quan đến tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở đối tượng NC Mối liên quan giữa dân tộc với tỷ lệ nhiễm giun Mối liên quan giữa nghề nghiệp của PNTSS với tỷ lệ nhiễm giun Mối liên quan giữa trình độ học vấn của PNTSS với tỷ lệ nhiễm giun Mối liên quan giữa số con của PNTSS với tỷ lệ nhiễm giun Mối liên quan giữa thu nhập gia đình với tỷ lệ nhiễm giun Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm dân tộc có nguy cơ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm trình độ học vấn có nguy cơ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm số con có nguy cơ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa thống kê của nhóm thu nhập có nguy cơ nhiễm giun Tỷ suất chênh có ý nghĩa Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn trực tiếp
  • 47. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 nguồn nước sử thống kê của nhóm nguồn dụng với tỷ lệ nước có nguy cơ nhiễm nhiễm giun giun Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa sử dụng nhà tiêu thống kê của nhóm sử Phỏng vấn với tỷ lệ nhiễm dụng nhà tiêu có nguy cơ trực tiếp giun nhiễm giun Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa sử dụng phân tươi thống kê của nhóm sử Phỏng vấn với tỷ lệ nhiễm dụng phân tươi có nguy trực tiếp giun cơ nhiễm giun Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa rửa tay trước khi thống kê của nhóm không Phỏng vấn ăn và sau khi đi vệ rửa tay trước khi ăn và sau trực tiếp sinh với tỷ lệ khi đi vệ sinh có nguy cơ nhiễm giun nhiễm giun Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa thường xuyên đi thống kê của nhóm không Phỏng vấn giày, dép với tỷ lệ đi giày, dép có nguy cơ trực tiếp nhiễm giun nhiễm giun Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa PNTSS uống thống kê của nhóm không Phỏng vấn thuốc với tỷ lệ tẩy giun có nguy cơ nhiễm trực tiếp nhiễm giun giun Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa kiến thức của thống kê của nhóm kiến Phỏng vấn PNTSS với tỷ lệ thức có nguy cơ nhiễm trực tiếp nhiễm giun giun Mối liên quan giữa Tỷ suất chênh có ý nghĩa Phỏng vấn thực hành với tỷ lệ thống kê của nhóm hành trực tiếp nhiễm giun vi có nguy cơ nhiễm giun
  • 48. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 2.5.2. Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu 2.5.2.1. Chỉ số đánh giá tỷ lệ nhiễm giun bằng xét nghiệm phân Tổng số người xét nghiệm dương tính (1 loại, 2 loại hoặc 3 loại giun) TL nhiễm giun (%) = x 100 Tổng số người được XN Tổng số người nhiễm 1 loại giun (giun đũa, giun tóc hoặc giun móc) TL đơn nhiễm (%) = x 100 (nhiễm 1 loại giun) Tổng số người nhiễm giun Tổng số người nhiễm 2-3 loại giun TL đa nhiễm (%) = x 100 (nhiễm 2-3 loại giun) Tổng số người nhiễm giun Cường độ nhiễm từng loại GTQĐ dựa theo bảng phân loại cường độ nhiễm GTQĐ của WHO, (2000) [4]. Số trứng giun đếm được - Cường độ nhiễm giun (EPG) = x 24 1 lam xét nghiệm Tổng số EPG/1gram phân mỗi cá nhân - Cường độ nhiễm trung bình = Tổng số người được xn Bảng 2.5. Phân loại cường độ nhiễm cho mỗi loài giun Loài Cường độ nhiễm Nhiễm nhẹ Nhiễm TB Nhiễm nặng (trứng /gam) (trứng /gam) (trứng /gam) Giun đũa 1 - 4.999 5000 - 49.999 ≥ 50.000 Giun tóc 1-999 1.000 - 9.999 ≥ 10.000 Giun móc 1- 1.999 2.000 - 3.999 ≥ 4.000
  • 49. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 2.5.2.2. Các chỉ số đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống nhiễm giun của Phụ nữ tuổi sinh sản Cách phân mức độ KAP trong nghiên cứu dựa vào kết quả cho điểm theo KAP, để việc cho điểm chính xác chúng tôi phân ra làm 2 loại biến đó là biến kiến thức A, biến thực hành B cho mỗi vấn đề nghiên cứu và chấm điểm cho mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, phân theo mức độ như sau: Kiến thức gồm gồm 29 ý tính điểm 0 - 13 điểm: Kiến thức không đạt 14 - 29 điểm: Kiến thức đạt Bảng 2.6. Bảng điểm đánh giá kiến thức phòng chống GTQĐ ở PNTSS STT Câu hỏi Câu trả lời Chấm điểm Tivi/Đài truyền thanh trung ương 1 điểm Chị biết về bệnh Báo/tạp chí 1 điểm giun truyền qua Áp phích, tranh cổ động, tờ rơi 1 điểm B 12 đất (giun đũa, giun tóc, giun Nhân viên y tế 1 điểm móc) qua các Truyền thông viên 1 điểm phương tiện Loa phát thanh thôn 1 điểm Rối loạn tiêu hóa 1 điểm Chị có biết nhiễm Gầy yếu, thiếu máu, thiếu sắt 1 điểm B 13 giun gây ra tác Đau bụng, ngứa, dị ứng 1 điểm hại gì không? Giun chui ống mật, Tắc ruột 1 điểm Chị có biết những Hay ăn rau sống,Uống nước không đun sôi 1 điểm B 14 nguyên nhân nào Không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện 1 điểm dẫn tới nhiễm Hay đi chân đất 1 điểm giun? Chi cho biết Nông dân 1 điểm Công nhân 1 điểm B 15 những ai dễ bị Trẻ em 1 điểm nhiễm giun nhất? Tất cả mọi người 1 điểm
  • 50. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 Chi biết những Giun đũa 1 điểm B 16 Giun tóc 1 điểm loại giun nào? Giun móc/mỏ 1 điểm Chị cho biết loại Giun đũa 1 điểm B 17 giun nào dễ bị Giun tóc 1 điểm nhiễm nhất? Giun móc/mỏ 1 điểm Uống thuốc tẩy giun 1 điểm Chi cho biết Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 1 điểm Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch 1 điểm B19 muốn phòng tránh nhiễm giun Không sử dụng phân tươi bón lúa và hoa màu 1 điểm phải làm gì? Vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường 1 điểm Thường xuyên đi dép 1 điểm Cộng 29 điểm Thực hành gồm 7 ý tính điểm 0 - 3 điểm: Kiến thức không đạt 4 - 7 điểm: Kiến thức đạt Bảng 2.7. Bảng điểm đánh giá thực hành phòng chống bệnh GTQĐ STT Câu hỏi Trả lời Chấm điểm Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh 1 điểm B 20 Chị thường rửa tay khi Trước khi nấu ăn 1 điểm nào? Trước khi cho con ăn 1 điểm Sau khi cho trẻ đi vệ sinh 1 điểm B 21 Gia đình chị có hay ăn rau Có 0 điểm sống không? Không 1 điểm Nhà chị có hay dùng phân Có 0 điểm B 23 tươi bón lúa bón cây ăn Không 1 điểm quả, cho cá ăn không?
  • 51. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38 B 24 Chị đã uống thuốc tẩy giun Có 1 điểm chưa: Không 0 điểm Cộng 7 điểm - Chỉ số đánh giá các yếu tố liên quan đến nhiễm GTQĐ. Nhiễm giun OR Có Không (95% CI) Nguy cơ Có a b Không c d Cộng a + c b + d Trong đó: a: Số có nhiễm giun và có phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. b: Số không nhiễm giun và có phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. c: Số có nhiễm giun và không phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. d: Số không nhiễm giun và không phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. Tỷ suất chênh OR = Tiêu chuẩn đánh giá: OR >1, khoảng tin cậy 95% không chứa 1, p< 0,05, sự kết hợp có ý nghĩa thống kê dương tính. 2.6. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Làm sạch số liệu: Sau khi phỏng vấn xong các phiếu được kiểm tra lại, những phiếu thiếu thông tin, thông tin mập mờ không đúng theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra thì được loại bỏ trước khi nhập số liệu. Phân tích số liệu: Số liệu thu thập được nhập vào phần mềm Epidata 3.1, Microsoft Excell 2010 và xử lý bằng các phương pháp thống kê y sinh học SPSS, Stata 10. Sử dụng test thống kê: P, t test ...
  • 52. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39 Mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun với một số yếu tố được phân tích theo giá trị OR , test χ2 , P, 95% CI. 2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện sau khi Hội đồng khoa học của Học viện Khoa học và công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ và Hội đồng Đạo đức của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thông qua. Tất cả các đối tượng tham gia xét nghiệm đều trên tinh thần tự nguyện, miễn phí. - Các kết quả xét nghiệm này chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. - Các quy trình xét nghiệm trong nghiên cứu là quy trình chuẩn của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cũng như của WHO. - Tất cả các trường hợp tham gia nghiên cứu nếu xét nghiệm dương tính với các loại giun sán đều được điều trị bằng thuốc đặc hiệu theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
  • 53. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU