SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ MINH HUỆ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU
SỬ DỤNG BÈO TÂY XỬ LÝ NƢỚC THẢI
CHĂN NUÔI LỢN TẠI THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Thái Nguyên - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa và
nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 09 năm 2012
Ngƣời viết cam đoan
Nguyễn Thị Minh Huệ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ MINH HUỆ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU
SỬ DỤNG BÈO TÂY XỬ LÝ NƢỚC THẢI
CHĂN NUÔI LỢN TẠI THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60.85.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. PHAN THỊ THU HẰNG
Thái Nguyên - 2012
i
Lêi c¶m ¬n
Trong quá trình học tập tại khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên tôi đã được các thầy cô giáo truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất
để có thể đem những kiến thức đã được học ở trường góp một phần công sức của
mình vào xây dựng đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Trường Đại
học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, khoa Sau Đại học và dưới sự hướng dẫn của
TS. Phan Thị Thu Hằng đã cho phép, tạo điều kiện, hướng dẫn tôi thực hiện và
hoàn thành bản khoá luận này.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn chân thành đến cô giáo TS. Phan Thị Thu
Hằng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nông
Lâm, Đại học Thái Nguyên, Viện Khoa học Sự sống đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động
viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn
học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Huệ
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU............................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................2
1.5. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................2
1.5.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1. Khái quát về tình hình chăn nuôi ở Việt Nam .....................................................3
1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi .........................................................................................3
1.1.2. Định hƣớng phát triển chăn nuôi tại Việt Nam.................................................3
1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi......................................................5
1.3. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến năng suất chăn nuôi ............................5
1.4. Tổng quan về chất thải và hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn...............10
1.4.1. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn....................................................................10
1.4.2. Tổng quan về quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên thế giới............................16
1.4.3. Tình hình về quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam............................14
1.5. Các biện pháp xử lý nƣớc thải chăn nuôi...........................................................23
1.5.1. Các phƣơng pháp vật lý xử lý nƣớc thải chăn nuôi ........................................23
1.5.2. Các phƣơng pháp hóa học xử lý nƣớc thải chăn nuôi.....................................23
1.5.3. Các phƣơng pháp sinh học xử lý nƣớc thải chăn nuôi....................................23
1.5.4. Xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn bằng thuỷ sinh thực vật.................................27
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................34
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................34
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................34
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................34
2.1.3. Địa điểm thực hiện của đề tài..........................................................................34
iii
2.1.4. Thời gian tiến hành .........................................................................................34
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................34
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................34
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................34
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu từ trang trại chăn nuôi .....................................34
2.3.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm........................................................................36
2.3.4. Phƣơng pháp đánh giá mức độ xử lý nƣớc thải chăn nuôi của cây Bèo tây..36
2.3.5. Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu...........................................................36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................37
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP. Thái Nguyên...................................37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................37
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................38
3.2. Đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn tại khu vực TP. Thái Nguyên .....................41
3.2.1. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên .......................42
3.2.2. Hệ thống nông nghiệp trong các trang trại tại Thái Nguyên...........................44
3.3. Đánh giá thực trạng việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại TP. Thái Nguyên....45
3.3.1. Lƣợng chất thải rắn, nƣớc thải trong chăn nuôi lợn tại một số trang trại trên
địa bàn TP. Thái Nguyên ..........................................................................................45
3.3.2. Các biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn đang đƣợc áp dụng tại các
trang trại TP. Thái Nguyên........................................................................................46
3.3.3. Thực trạng ô nhiễm nƣớc thải chăn nuôi lợn của một số trang trại tại TP. Thái
Nguyên ......................................................................................................................48
3.4. Nghiên cứu sử dụng Bèo tây xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên...50
3.4.1. Hiệu quả xử lý của Bèo tây khi nuôi trồng trong nƣớc thải chăn nuôi...........51
3.4.2. Biện pháp sử dụng Bèo tây xử lý chất thải chăn nuôi lợn sau khi xử lý bằng
Biogas........................................................................................................................52
3.4.3. Biện pháp sử dụng bèo tây xử lý chất thải chăn nuôi lợn sau xử lý bằng bể
lắng............................................................................................................................53
3.4.4. So sánh hiệu quả xử lý của bèo tây với các loại nƣớc thải khác nhau............55
3.5. Đề xuất giải pháp xử lý nƣớc thải tại các trang trại chăn nuôi lợn ở TP.
Thái Nguyên..............................................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................62
1. Kết luận .................................................................................................................62
2. Kiến nghị...............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi ...............................8
Bảng 1.2. Lƣợng phân và nƣớc tiểu của 1 số gia súc, gia cầm thải ra trong 24h .....10
Bảng 1.3. Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm...............................................11
Bảng 1.4. Các loại vi khuẩn có trong phân ...............................................................12
Bảng 1.5. Thành phần hóa học nƣớc tiểu lợn có khối lƣợng 70 – 100 kg................13
Bảng 1.6. Số trang trại phân theo địa phƣơng...........................................................17
Bảng 1.7. Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu ..........................................................30
Bảng 1.8. Nhiệm vụ của thuỷ sinh thực vật trong các hệ thống xử lý......................32
Bảng 2.1. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu hoá học trong nƣớc thải...................35
Bảng 3.1. Số lƣợng đàn lợn của TP. Thái Nguyên qua các năm ..............................42
Bảng 3.2. Số trang trại và số lƣợng lợn phân theo phƣờng/xã tại TP. Thái Nguyên
năm 2011...................................................................................................................43
Bảng 3.3. Các hệ thống đƣợc áp dụng trong trang trại tại Thái Nguyên ..................44
Bảng 3.4. Khối lƣợng chất thải rắn và nƣớc thải bình quân hàng ngày của các trang
trại chăn nuôi lợn ở Thái Nguyên .............................................................................45
Bảng 3.5. Tình hình ứng dụng các phƣơng pháp xử lý chất thải tại các trang trại ở
TP. Thái Nguyên năm 2011 ......................................................................................46
Bảng 3.6. Phƣơng pháp xử lý và sử dụng chất thải lỏng tại các trang trại ở TP. Thái
Nguyên ......................................................................................................................48
Bảng 3.7. Kết quả phân tích nƣớc thải theo các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi
đang áp dụng tại các trang trại ở TP. Thái Nguyên ..................................................50
Bảng 3.8. Hiệu quả làm sạch của Bèo tây với nƣớc thải chăn nuôi chƣa đƣợc xử lý
...................................................................................................................................51
Bảng 3.9. Hiệu quả làm sạch của Bèo tây với nƣớc thải chăn nuôi sau xử lý Biogas
...................................................................................................................................53
Bảng 3.10. Hiệu quả làm sạch của bèo tây với nƣớc thải chăn nuôi sau xử lý bằng
bể lắng .......................................................................................................................54
Bảng 3.11. Tính toán lƣợng thải và xác định dung tích bể Biogas...........................59
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới........................ 15
Hình 1.2. Phân loại phƣơng pháp xử lý sinh học............................................... 25
Hình 1.3. Mô hình xử lý hiếu khí (Aeroten) nƣớc thải chăn nuôi...................... 27
Hình 3.1. Số lƣợng trang trại lợn phân theo phƣờng/xã tại TP. Thái Nguyên năm
2011 ................................................................................................................. 44
Hình 3.2. Tỷ lệ ứng dụng các phƣơng pháp xử lý chất thải tại các trang trại ở TP.
Thái Nguyên năm 2011 .................................................................................... 47
Hình 3.3. Mục đích sử dụng nƣớc thải chăn nuôi lợn của các trang trại tại TP.
Thái Nguyên..................................................................................................... 48
Hình 3.4. Hiệu quả xử lý N tổng số, P tổng số của bèo tây khi nuôi trồng ở các
nguồn nƣớc thải chăn nuôi................................................................................ 56
Hình 3.5. Hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ của bèo tây khi nuôi trồng ở các nguồn
nƣớc thải chăn nuôi .......................................................................................... 56
Hình 3.6. Hiệu quả xử lý Pb, Cd, As của bèo tây khi nuôi trồng ở các nguồn
nƣớc thải chăn nuôi .......................................................................................... 57
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa
2 COD Nhu cầu oxy hóa học
3 DO Hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc
4 FAO Tổ chức Nông Lƣơng Thế giới
5 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
6 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
7 TCCP Tiêu chuẩn cho phép
8 TP Thành phố
9 TT Trang trại
10 WHO Tổ chức Y tế Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Chăn nuôi cùng với trồng trọt là một trong hai lĩnh vực quan trọng trong nền
nông nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày
của mọi ngƣời trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu
ngƣời nông dân hiện nay. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với
Việt Nam khi có tới hơn 70% dân cƣ sống dựa vào nông nghiệp.
Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu về thực phẩm
ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ.
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lƣợng lẫn quy mô.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng
dân cƣ đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi
trƣờng do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi,
tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật.
Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng có ảnh
hƣởng trực tiếp tới sức khỏe con ngƣời, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ
mắc bệnh, các chi phí phòng trị bệnh, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế, sức đề
kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh. Vì
vậy, WHO khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cƣờng việc làm trong sạch môi
trƣờng chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững đƣợc an toàn sinh học, tăng
cƣờng sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trƣờng do vi
sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh
các loại dịch bệnh nhƣ ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1...
Theo tính toán thì lƣợng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra
(kg/con/ngày) với bò là 10, trâu là 15, lợn là 2, gia cầm là 0,2 [6]. Do vậy, hàng năm
đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trƣờng khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn và 25 -
30 triệu khối chất thải lỏng. Trong đó, khoảng 50% lƣợng chất thải rắn (36,5 triệu
tấn), 80% chất thải lỏng (20 – 24 triệu m3
) xả thẳng ra môi trƣờng, hoặc sử dụng
không qua xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Ƣớc tính với cách quản lý,
sử dụng nhƣ hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2/ 1 tấn phân
2
chuồng tƣơi, quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí
17,52 triệu tấn CO2. Các chuyên gia môi trƣờng đã chỉ ra rằng, chất thải trong chăn
nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, lớn
hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra [13].
Khi công nghiệp hóa chăn nuôi cộng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lƣợng
đàn gia súc thì chất thải từ hoạt động chăn nuôi của các trang trại làm cho môi
trƣờng chăn nuôi đặc biệt là môi trƣờng xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng, điều đó
tạo nên một làn sóng mới phản đối các trang trại chăn nuôi từ phía ngƣời dân ở gần
các trang trại. Hầu hết với các trang trại quy mô nhỏ, nƣớc thải chăn nuôi không
đƣợc xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ mà đƣợc thải trực tiếp vào môi trƣờng, gây ô nhiễm
môi trƣờng nghiêm trọng nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, tác động xấu đến điều kiện
vệ sinh và ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng và nghiên
cứu sử dụng Bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá thực trạng các biện pháp xử lý chất thải tại các trang trại
chăn nuôi lợn ở TP. Thái Nguyên.
- Nghiên cứu biện pháp xử lý chất thải lỏng phù hợp với điều kiện các trang
trại chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nƣớc thải chăn nuôi lợn từ các trang trại
- Thực vật thuỷ sinh: Bèo tây có tên khoa học là Echihornia crassipes.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp cơ sở lý luận về áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý nƣớc thải
giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ứng dụng biện pháp xử lý chất thải lỏng từ chăn nuôi lợn đạt hiệu quả.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi của nƣớc ta phát triển với tốc độ
nhanh. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2001 – 2006 đạt 8,9%. Tổng đàn
trâu, bò từ 6,7 triệu con năm 2001 tăng lên 9,7 triệu con năm 2007 (tăng 7,4%/năm).
Trong đó, đàn bò sữa tăng bình quân 15,0%/năm, đàn bò thịt tăng 9,7%/năm và đàn
trâu tăng 1,1%/năm; đàn lợn tăng từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 26,6 triệu con năm
2007 (tăng 3,3%/năm); đàn gia cầm trƣớc khi có dịch cúm tăng mạnh từ 218 triệu
con năm 2001 lên 254 triệu con năm 2003 (tăng 8,4%/năm).
Chăn nuôi nƣớc ta thời gian qua chủ yếu vẫn là phân tán nhỏ lẻ, tập trung
chủ yếu ở các hộ nông dân với 2 - 3 con trâu bò, 5 - 10 con lợn và 20 – 30 con gia
cầm/hộ. Những năm gần đây, chăn nuôi phát triển theo xu hƣớng trang trại, tập
trung sản xuất hàng hóa. Tính đến tháng 10/2006 cả nƣớc có 17.721 trang trại và
chủ yếu phát triển ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và
đồng bằng sông Hồng. Trong đó: có 7.475 trang trại chăn nuôi lợn, với 2.990 trang
trại nuôi lợn nái. Số trang trại chăn nuôi gia cầm là 2.837 trang trại. Số trang trại
chăn nuôi bò là 6.405 trang trại, trong đó 2.011 trang trại chăn nuôi bò sữa. Số trang
trại chăn nuôi trâu là 247 trang trại, số trang trại chăn nuôi dê là 757 trang trại [15].
Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lƣơng Thế giới (FAO): Ngành chăn nuôi
đến năm 2020 vẫn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm đảm bảo
cho sức khỏe cộng đồng và gia tăng dân số. Sản xuất chăn nuôi đang có xu hƣớng
chuyển dịch từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển, từ phƣơng Tây
sang các nƣớc Châu Á Thái Bình Dƣơng. Châu Á đã trở thành khu vực sản xuất và
tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực này
có ảnh hƣởng quyết định đến “cuộc cách mạng” về chăn nuôi trên toàn cầu. Nhu
cầu tiêu thụ thịt, sữa cho xã hội tăng nhanh ở các nƣớc đang phát triển, ƣớc tính
tăng khoảng 7 – 8%/năm. Cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực, chăn nuôi Việt Nam
đứng trƣớc yêu cầu vừa phải duy trì mức tăng trƣởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu
4
tiêu dùng trong nƣớc và từng bƣớc hƣớng tới xuất khẩu. Chăn nuôi phải phát triển
bền vững gắn với nâng cao chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, khả năng cạnh
tranh và bảo vệ môi trƣờng là xu hƣớng tất yếu hiện nay. Dự kiến mức tăng trƣởng
bình quân giai đoạn 2010 – 2015 đạt khoảng 6 – 7% và giai đoạn 2015 – 2020 đạt
khoảng 5 – 6% năm [15].
Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2011, tình hình chăn nuôi trên cả
nƣớc đang đi vào ổn định sau thiên tai và dịch bệnh. Xu hƣớng chăn nuôi quy mô
lớn đang đƣợc quan tâm, chăn nuôi nông hộ giảm dần. Hiện ngành nông nghiệp
đang chỉ đạo việc quy hoạch phát triển chăn nuôi theo các vùng sinh thái và theo
sản phẩm chăn nuôi trên phạm vi cả nƣớc, bảo đảm phát triển chăn nuôi theo hƣớng
bền vững. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
do tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trong các đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ
cuối năm 2010 đến tháng 2/2011 và một số đợt rét đậm bất thƣờng sau đó cho đến
cuối tháng 3/2011 đã làm chết gần 100 ngàn trâu, bò và gia súc ăn cỏ. Ngoài ra còn
xuất hiện trở lại các loại dịch bệnh nhƣ dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm,
dịch tai xanh. Theo số liệu thống kê sơ bộ về tình hình sản xuất chăn nuôi, tính đến
nay, đàn lợn trên cả nƣớc có khoảng 26,3 triệu con, giảm 3,71% so với cùng kỳ năm
2010; đàn trâu, bò có hơn 8,5 triệu con, giảm 4,6%; đàn gia cầm có 293,77 triệu
con, tăng 5,87% so với cùng thời điểm năm trƣớc [2].
1.1.2. Định hướng phát triển chăn nuôi tại Việt Nam
Trong số các nƣớc thuộc khối ASEAN, Việt Nam là nƣớc chịu áp lực về đất
đai lớn nhất. Tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện tích đất
nông nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lƣơng thực và thực phẩm, biện pháp duy nhất
là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn là một thành phần quan trọng trong
định hƣớng phát triển.
Theo “Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020” thì:
- Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bƣớc
đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.
- Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hƣớng gắn sản xuất với thị
trƣờng, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trƣờng và cải thiện
5
điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và vệ sinh
an toàn thực phẩm.
- Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh nhƣ
lợn, gia cầm, bò; đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phƣơng.
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tƣ phát triển chăn nuôi theo hƣớng
trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phƣơng thức
truyền thống chuyển dần sang phƣơng thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.
Theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16
tháng 1 năm 2008 về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020
thì mục tiêu của ngành chăn nuôi đến năm 2020 là:
- Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phƣơng thức
trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lƣợng
cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó
năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%.
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có
hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi.
- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phƣơng thức trang trại, công
nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải,
bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trƣờng.
- Đối với ngành chăn nuôi lợn, định hƣớng phát triển nhanh quy mô đàn lợn
ngoại theo hƣớng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát
dịch bệnh và môi trƣờng; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai,
lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng.
- Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó
đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37% [22].
1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trƣờng tự nhiên
do lƣợng lớn các khí thải và chất thải từ vật nuôi. Các khí thải từ vật nuôi cũng
chiếm tỷ trọng lớn trong các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo của Tổ
6
chức Nông Lƣơng Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lƣợng
Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lƣợng
mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Động vật nuôi còn thải ra 9% lƣợng khí
CO2 toàn cầu, 37% lƣợng khí Methane (CH4) – loại khí có khả năng giữ nhiệt cao
gấp 23 lần khí CO2. Theo số liệu ƣớc tính của Cục Chăn nuôi, tổng số chất thải rắn
hằng năm từ đàn gia súc, gia cầm ở Việt Nam khoảng 73 - 76 triệu tấn. Phần lớn
chất thải chăn nuôi đƣợc sử dụng làm phân bón. Tuy nhiên trƣớc khi đƣa vào sử
dụng, việc xử lý chất thải chăn nuôi có sự khác nhau theo quy mô chăn nuôi. Với
quy mô chăn nuôi trang trại và gia trại thì việc xử lý chất thải đƣợc coi trọng hơn,
còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gắn với sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi
chủ yếu đƣợc vận chuyển trực tiếp từ chuồng nuôi ra ngoài đồng bón cho cây trồng,
số lƣợng đƣợc xử lý rất ít. Theo kết quả điều tra chăn nuôi lợn tại 8 vùng sinh thái,
số gia trại, trang trại chăn nuôi lợn có áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chiếm
khoảng 74%, còn lại không xử lý chiếm khoảng 26%; trong các hộ, các cơ sở có xử
lý thì 64% áp dụng phƣơng pháp sinh học (Biogas, ủ v.v...), số còn lại 36% xử lý
bằng phƣơng pháp khác.
Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một lƣợng
lớn chất thải không đƣợc xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nƣớc, kênh
mƣơng trong vùng làm nhiều hộ dân không có nƣớc sinh hoạt (nƣớc giếng trong
vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ ngƣời dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và
ghẻ lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hƣởng nặng tới môi
trƣờng sống khu dân cƣ mà còn gây ô nhiễm nguồn nƣớc, tài nguyên đất và ảnh
hƣởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi
vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nƣớc. Tình trạng chăn nuôi thả rông,
chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn nƣớc v.v... còn khá phổ biến đã làm tăng diện tích
đất xói mòn, suy giảm chất lƣợng nƣớc, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp
trên vùng rộng lớn. Ô nhiễm môi trƣờng còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hƣởng
lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Trong hơn mƣời năm qua, từ 1997 đến nay, dịch lở
mồm long móng trên gia súc đã diễn ra thƣờng xuyên và đến nay chƣa đƣợc khống
chế triệt để. Từ cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã bùng phát. Từ năm 2003 đến
7
nay, dịch đã tái phát 5 đợt, đã phải tiêu huỷ trên 51 triệu gia cầm các loại, thiệt hại
ƣớc tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Từ đầu năm 2007 đã bùng phát hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh - PSSR) trên lợn, gây tổn thất lớn cho ngành
chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang ngƣời
nguy hiểm không kém bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng.
Rõ ràng ngành chăn nuôi phát triển nếu không đi kèm với các biện pháp xử
lý chất thải sẽ làm môi trƣờng sống của con ngƣời xuống cấp nhanh chóng. Môi
trƣờng bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi, phát sinh dịch bệnh,
gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất không thể phát triển
bền vững [15].
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo: nếu không có biện pháp thu gom
và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe
con ngƣời, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus
biến thể từ các dịch bệnh nhƣ lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể
lây lan nhanh chóng và có thể cƣớp đi sinh mạng của rất nhiều ngƣời.
Cho đến nay, chƣa có một báo cáo nào đánh giá chi tiết và đầy đủ về ô nhiễm
môi trƣờng do ngành chăn nuôi gây ra. Theo báo cáo tổng kết của Viện chăn nuôi,
hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nƣớc thải chảy tự do ra môi trƣờng xung quanh gây
mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào những ngày oi bức. Nồng độ khí H2S và NH3
cao hơn mức cho phép khoảng 30 - 40 lần. Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm cũng
cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra nƣớc thải chăn nuôi còn có chứa E.coli,
COD... và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Ô nhiễm môi trƣờng khu vực trại chăn nuôi do sự phân huỷ các chất hữu cơ
có mặt trong phân và nƣớc thải của lợn cũng rất phổ biến. Khí thải chăn nuôi bao
gồm hỗn hợp nhiều loại khí trong đó có trên 40 loại gây mùi, chủ yếu là H2S và
NH3. Trong điều kiện kỵ khí cộng với sự có mặt của vi khuẩn trong phân và nƣớc
thải xảy ra quá trình khử các ion sunphat (SO4
2-
) thành sunphua (S2-
). Trong điều
kiện bình thƣờng thì H2S là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về màu
và mùi.
Việc kiểm soát chất thải chăn nuôi là một nội dung cấp bách cần đƣợc các
8
cấp quản lý, các nhà sản xuất và cộng đồng dân cƣ bắt buộc quan tâm để: hạn chế ô
nhiễm môi trƣờng, bảo vệ sức khỏe của con ngƣời, cảnh quan khu dân cƣ cũng nhƣ
không kìm hãm sự phát triển của ngành [9].
1.3. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến năng suất chăn nuôi
Tình hình dịch bệnh bùng phát trên quy mô rộng ngày càng tăng, dịch bệnh
có nhiều nguyên nhân và từ nhiều nguồn khác nhau: do vius, vi khuẩn, ký sinh
trùng. Vì vậy để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh trên, ô nhiễm môi trƣờng
chuồng nuôi là vấn đề cấp bách cần giải quyết hiện nay.
Chất lƣợng không khí trong chuồng nuôi rất quan trọng, gia súc hít vào phổi
những chất độc hại gây viêm nhiễm đƣờng hô hấp làm ảnh hƣởng đến sự tăng
trƣởng. Phân và nƣớc thải không đƣợc thu gom xử lý sẽ phân hủy gây ô nhiễm môi
trƣờng không khí ảnh hƣởng đến năng suất chăn nuôi. Môi trƣờng chăn nuôi bao
gồm yếu tố: khí amoniac (NH3), hydro sunfua (H2S), nhiệt độ, độ ẩm, bụi và các khí
gây mùi hôi thối khác. Nếu những yếu tố này vƣợt chỉ tiêu sẽ rất nhiều nguy hại [9].
- Khí amoniac (NH3) là chất đƣợc sinh ra từ nƣớc tiểu hay đạm dƣ thừa trong
phân, nếu hàm lƣợng NH3 trong chuồng khoảng 25 phần triệu sẽ gây ra cay mắt, ho,
giảm khả năng chống bệnh; 50 phần triệu lợn sẽ giảm tăng trọng 12%, gây nhức
đầu; 100 phần triệu giảm tăng trọng 30%, gây rát họng, chảy nƣớc mắt. Do vậy hàm
lƣợng tối đa cho phép là 25 phần triệu. Để khắc phục khí NH3 phải dọn dẹp vệ sinh,
di chuyển phân hàng ngày đến nơi quy định có hố ủ [25].
- Hydro sunfua (H2S) là chất khí bay hơi, rất độc, có mùi thối đặc trƣng (chỉ
với hàm lƣợng nhỏ 0,001 – 0,002 đã phát hiện thấy mùi). H2S là sản phẩm của quá
trình phân giải các hợp chất hữu cơ chứa lƣu huỳnh. Thức ăn giàu protein, tiêu hóa
kém, H2S sẽ đƣợc sinh ra nhiều trong đƣờng tiêu hóa của gia súc. Trúng độc H2S
nguy hiểm không kém gì trúng độc HCl. H2S sau khi xâm nhập vào cơ thể (chủ yếu
qua đƣờng hô hấp) sẽ đƣợc kiềm hóa trên dịch nhầy niêm mạc thành muối natri
sulfit (Na2S). Muối này đi vào máu và đƣợc thủy phân để tạo ra H2S gây kích ứng
hệ thần kinh trung ƣơng, làm tê liệt hô hấp, tuần hoàn. Trong chuồng nuôi, H2S bền
trong không khí ẩm, trên bề mặt ẩm ƣớt của vách, mái nên rất nguy hiểm cho sức
khỏe vật nuôi. Ảnh hƣởng cục bộ có thể kể đến khí H2S gây viêm giác mạc, kết mạc
9
mắt, viêm dạ dày, ruột [4].
- Nhiệt độ chuồng nuôi: Lợn có nhu cầu nhiệt độ khác nhau ở các giai đoạn
khác nhau, nếu nhiệt độ nóng hoặc lạnh quá mức cho phép sẽ có một số triệu chứng
thƣờng thấy ở lợn nhƣ đi phân bừa bãi, cắn tai đuôi nhau, lông thô xù, tăng tỷ lệ
bệnh và chết. Ảnh hƣởng của điều kiện cách nhiệt trần nhà và tƣờng chắn, sàn nền
chuồng, gió lùa cũng rất rõ rệt với lợn.
+ Trƣờng hợp quá lạnh, lợn bị xù lông, nằm chồng đống lên nhau, lợn con bị
mất nhiệt, thiếu hụt năng lƣợng dễ bị tiêu chảy. Cứ lạnh quá 10
C so với nhiệt độ cho
phép lợn sẽ phải ăn thêm một khối lƣợng thức ăn để chống lạnh. Do vậy ta phải có
hệ thống phông rèm để che chắn gió mƣa tạt, các cửa phải đƣợc đóng kín, đối với
lợn con theo mẹ và sau cai sữa tạo ra ô ủ úm và đèn sƣởi.
+ Trƣờng hợp nóng quá, lợn giảm ăn, giảm tăng trọng và tỷ lệ sinh sản. Đối
với lợn choai và thịt, cứ 30
C tăng hơn so với nhiệt độ thích hợp lợn giảm ăn và giảm
tăng trọng 10- 15%; lợn nái nuôi con giảm ăn từ 0,5- 1,8 kg thức ăn, tỷ lệ nái hao
mòn cao, giảm trọng lƣợng con cai sữa và kéo dài thời gian khô nái. Với lợn đực
giống, nhiệt độ từ 260
C trở lên đã phải làm mát cho đực, nóng quá con đực sẽ giảm
lƣợng tinh và chất lƣợng tinh, tuỳ theo mức độ nóng thời gian bị ảnh hƣởng có thể
kéo dài từ 2- 7 tuần sau đó... [25]
- Độ ẩm chuồng nuôi: Độ ẩm tƣơng đối từ 55 – 85%, mức độ ảnh hƣởng đến
cơ thể chƣa rõ rệt nhƣng khi độ ẩm > 90% sẽ gây ảnh hƣởng rất lớn. Bất kỳ nhiệt độ
không khí cao hay thấp, chuồng trại ẩm ƣớt đều không tốt. Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ
cao làm tăng sự tỏa nhiệt, gia súc dễ bị nhiễm lạnh làm giảm sức đề kháng. Khi
nhiệt độ cao, ẩm độ cao sẽ gây trở ngại sự tỏa nhiệt, nhiệt lƣợng thừa ở lại trong cơ
thể gây rối loạn chức năng sinh lý cơ thể [4].
- Bụi chuồng: Nếu nồng độ bụi có trong không khí cao sẽ ảnh hƣởng đến sức
khỏe của lợn, gây ho, viêm nhiễm đƣờng hô hấp, lợn giảm ăn, giảm tăng trọng. Do
vậy ta phải thƣờng xuyên điều chỉnh máng ăn hợp lý, sửa chữa máng hỏng, tăng độ
thông thoáng, vẩy nƣớc vào máng ăn. Mức độ bụi chuồng khuyến cáo ở mức vừa
phải tới thấp.
10
Bảng 1.1. Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi
Tên mầm
bệnh
Loại
Đƣờng ô
nhiễm
Gây bệnh
Ngộ độc
thực phẩm
Vật
nuôi
Ngƣời
E. coli Vi trùng Nƣớc, thức ăn + + +
Salmonella Vi trùng Nƣớc, thức ăn + + +
Leptospira Vi trùng Nƣớc, thức ăn - + +
Dịch tả lợn Virus Nƣớc, thức ăn - + -
Ascarissuum Ký sinh trùng Nƣớc, thức ăn - + +
Bệnh ngoài da Nấm, ký sinh trùng
Nƣớc, thức ăn.
da niêm mạc
- + +
C. parium Ký sinh trùng Nƣớc, thức ăn - + +
(Nguồn: Trần Mạnh Hải, 2009) [9]
Theo nghiên cứu của Viện chăn nuôi [9] về ảnh hƣởng của môi trƣờng tới
năng suất chăn nuôi cho thấy, nếu lợn đƣợc chăn nuôi trong một môi trƣờng không
ô nhiễm có thể tăng trọng cao hơn 34g/ngày/con (tăng 7%) so với nuôi trong môi
trƣờng ô nhiễm, tỷ lệ lợn mắc bệnh ở chuồng ô nhiễm cũng cao hơn 7% so với
chuồng không ô nhiễm. Điều đó cho thấy môi trƣờng có ý nghĩa rất lớn đến năng
suất chăn nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh đối với vật nuôi.
1.4. Tổng quan về chất thải và hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn
1.4.1. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn
Chất thải từ các trại chăn nuôi là nguồn ô nhiễm cho môi trƣờng sống của
ngƣời và gia súc. Chất thải chăn nuôi chia ra thành 3 nhóm: Chất thải rắn, chất thải
lỏng, chất thải khí.
1.4.1.1. Chất thải rắn - Phân
Là những chất liệu có nguồn gốc từ thức ăn, nƣớc uống mà cơ thể gia súc
không sử dụng hay không tiêu hóa đƣợc thải ra ngoài cơ thể.
Thành phần chính của phân gồm:
- Các chất dinh dƣỡng không tiêu hóa đƣợc hoặc những chất dinh dƣỡng
thoát khỏi sự tiêu hóa của các enzym và vi sinh vật (chất xơ, protein không tiêu hóa
11
đƣợc, axit amin thoát khỏi sự hấp thu), các khoáng chất dƣ thừa nhƣng cơ thể không
sử dụng đƣợc.
- Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa.
- Mô tróc ra từ niêm mạc của ống tiêu hóa và các dịch tiết niêm mạc.
- Các vi sinh vật nhiễm trong thức ăn, nƣớc uống, vi sinh vật khu trú trong
đƣờng tiêu hóa.
- Vật liệu vô cơ dính vào thức ăn (bụi, tro... ) [4]
* Lƣợng phân
Lƣợng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi, khẩu
phần ăn và thể trọng của gia súc, gia cầm. Lƣợng phân lợn thải ra trong một ngày
đêm là 6 – 8% thể trọng.
Lƣợng phân và nƣớc tiểu thải trung bình trong 24 giờ của một số gia súc, gia
cầm đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:
Bảng 1.2. Lƣợng phân và nƣớc tiểu của 1 số gia súc, gia cầm thải ra trong 24h
Loại gia súc Lƣợng phân (kg) Nƣớc tiểu (lít)
Lợn (15-45 kg) 1,0 – 3,0 0,7 - 2,0
Lợn (45-100 kg) 3,0 – 5,0 2,0 – 4,0
Trâu 18 - 25 8,0 - 12
Bò 15 - 20 6,0 - 10
Dê 1,5 – 2,5 0,6 – 1,0
Gà, vịt 0,02 – 0,05 -
(Nguồn: Đặng Xuân Bình, 2006) [4]
* Thành phần trong phân lợn
Bảng 1.3. Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm
Loại phân Nƣớc Nitơ P2O5 K2O CaO Mg
Lợn 82.0 0.60 0.41 0.26 0.09 0.10
Trâu, bò 83.14 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13
Gà 56.0 1.63 0.54 0.85 2.40 0.74
(Nguồn: Trần Mạnh Hải, 2009) [9]
Thành phần các chất trong phân lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
12
- Thay đổi theo thành phần chất dinh dƣỡng của khẩu phần thức ăn, nƣớc uống.
- Thay đổi theo loại gia súc do khả năng tiêu hóa khác nhau.
- Thay đổi theo nhu cầu của từng cá thể, nhu cầu cá thể cao thì sử dụng
dƣỡng chất nhiều nên phân sẽ ít dƣỡng chất và ngƣợc lại.
- Thay đổi theo sự có mặt của chất độn chuồng ở trong phân. [4]
Bảng 1.4. Các loại vi khuẩn có trong phân
Loại vi khuẩn Số lƣợng Gây bệnh
Điều kiện bị diệt
Nhiệt độ
(0
C)
Thời gian
(phút)
Salmonella typhi Thƣơng hàn 55 30
Salmonella typhi A$B Phó thƣơng hàn 55 30
Shigella spp Lỵ 55 60
Vibrio cholerae Tả 55 60
Escherichia coli 105
/100ml Viêm dạ dày ruột 55 60
Hepatite A Viêm gan 55 3 - 5
Taenia saginata Sán 50 3 - 5
Micrococcus Ung nhọt 54 10
Sreptococcus 102
/100ml Làm mủ 50 10
Ascaris lumbrucoides - Giun đũa 50 60
Mycobacterium - Lao 60 20
Tubecudsis - Bạch hầu 55 45
Diptheriac - Sởi 45 10
Corynerbavterium - Bại liệt 65 30
Giardia lamblia - Tiêu chảy 60 30
Tricluris trichiura - Giun tóc 60 30
(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn và cs, 2011) [7]
Trong phân còn chứa nhiều loại vi sinh vật và kí sinh trùng kể cả có lợi và có
hại. Trong đó, các vi khuẩn thuộc loại Enterobacteriacea chiếm đa số với các loài
điển hình nhƣ E.coli, Samonella, Shigella, Proteus,... Kết quả phân tích của Viện Vệ
sinh – Y tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2001, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại từ
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50310
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa gỗ (tràm bông vàng) thành bioethanol bằng phư...
Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa gỗ (tràm bông vàng) thành bioethanol bằng phư...Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa gỗ (tràm bông vàng) thành bioethanol bằng phư...
Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa gỗ (tràm bông vàng) thành bioethanol bằng phư...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...nataliej4
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
 
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOTLuận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
 
Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa gỗ (tràm bông vàng) thành bioethanol bằng phư...
Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa gỗ (tràm bông vàng) thành bioethanol bằng phư...Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa gỗ (tràm bông vàng) thành bioethanol bằng phư...
Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa gỗ (tràm bông vàng) thành bioethanol bằng phư...
 
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏ
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏĐề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏ
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống thủy phân từ bột trái bí đỏ
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...
Nghiên cứu thu nhận và khảo sát một số hoạt tính của sophorolipids qua quá tr...
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
 
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã tràHấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
 
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành MyxomycotaLuận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
 

Similar to Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên

Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimBước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...nataliej4
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên (20)

Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimBước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
 
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOTSử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
 
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồngSử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
 
Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu bạch đàn trắn...
 
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...
đáNh giá khả năng kí sinh tuyến trùng meloidogyne spp. gây hại cây trồng của ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ MINH HUỆ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÈO TÂY XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Thái Nguyên - 2012
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 19 tháng 09 năm 2012 Ngƣời viết cam đoan Nguyễn Thị Minh Huệ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------------ NGUYỄN THỊ MINH HUỆ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÈO TÂY XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng Mã số: 60.85.02 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THU HẰNG Thái Nguyên - 2012
  • 3. i Lêi c¶m ¬n Trong quá trình học tập tại khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã được các thầy cô giáo truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất để có thể đem những kiến thức đã được học ở trường góp một phần công sức của mình vào xây dựng đất nước. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, khoa Sau Đại học và dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Thị Thu Hằng đã cho phép, tạo điều kiện, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành bản khoá luận này. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn chân thành đến cô giáo TS. Phan Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn này. Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, Viện Khoa học Sự sống đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 19 tháng 09 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Minh Huệ
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU............................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................2 1.5. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................2 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3 1.1. Khái quát về tình hình chăn nuôi ở Việt Nam .....................................................3 1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi .........................................................................................3 1.1.2. Định hƣớng phát triển chăn nuôi tại Việt Nam.................................................3 1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi......................................................5 1.3. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến năng suất chăn nuôi ............................5 1.4. Tổng quan về chất thải và hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn...............10 1.4.1. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn....................................................................10 1.4.2. Tổng quan về quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên thế giới............................16 1.4.3. Tình hình về quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam............................14 1.5. Các biện pháp xử lý nƣớc thải chăn nuôi...........................................................23 1.5.1. Các phƣơng pháp vật lý xử lý nƣớc thải chăn nuôi ........................................23 1.5.2. Các phƣơng pháp hóa học xử lý nƣớc thải chăn nuôi.....................................23 1.5.3. Các phƣơng pháp sinh học xử lý nƣớc thải chăn nuôi....................................23 1.5.4. Xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn bằng thuỷ sinh thực vật.................................27 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................34 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................34 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................34 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................34 2.1.3. Địa điểm thực hiện của đề tài..........................................................................34
  • 5. iii 2.1.4. Thời gian tiến hành .........................................................................................34 2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................34 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................34 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................34 2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu từ trang trại chăn nuôi .....................................34 2.3.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm........................................................................36 2.3.4. Phƣơng pháp đánh giá mức độ xử lý nƣớc thải chăn nuôi của cây Bèo tây..36 2.3.5. Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu...........................................................36 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................37 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP. Thái Nguyên...................................37 3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................37 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................38 3.2. Đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn tại khu vực TP. Thái Nguyên .....................41 3.2.1. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên .......................42 3.2.2. Hệ thống nông nghiệp trong các trang trại tại Thái Nguyên...........................44 3.3. Đánh giá thực trạng việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại TP. Thái Nguyên....45 3.3.1. Lƣợng chất thải rắn, nƣớc thải trong chăn nuôi lợn tại một số trang trại trên địa bàn TP. Thái Nguyên ..........................................................................................45 3.3.2. Các biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn đang đƣợc áp dụng tại các trang trại TP. Thái Nguyên........................................................................................46 3.3.3. Thực trạng ô nhiễm nƣớc thải chăn nuôi lợn của một số trang trại tại TP. Thái Nguyên ......................................................................................................................48 3.4. Nghiên cứu sử dụng Bèo tây xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên...50 3.4.1. Hiệu quả xử lý của Bèo tây khi nuôi trồng trong nƣớc thải chăn nuôi...........51 3.4.2. Biện pháp sử dụng Bèo tây xử lý chất thải chăn nuôi lợn sau khi xử lý bằng Biogas........................................................................................................................52 3.4.3. Biện pháp sử dụng bèo tây xử lý chất thải chăn nuôi lợn sau xử lý bằng bể lắng............................................................................................................................53 3.4.4. So sánh hiệu quả xử lý của bèo tây với các loại nƣớc thải khác nhau............55 3.5. Đề xuất giải pháp xử lý nƣớc thải tại các trang trại chăn nuôi lợn ở TP. Thái Nguyên..............................................................................................................58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................62 1. Kết luận .................................................................................................................62 2. Kiến nghị...............................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
  • 6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi ...............................8 Bảng 1.2. Lƣợng phân và nƣớc tiểu của 1 số gia súc, gia cầm thải ra trong 24h .....10 Bảng 1.3. Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm...............................................11 Bảng 1.4. Các loại vi khuẩn có trong phân ...............................................................12 Bảng 1.5. Thành phần hóa học nƣớc tiểu lợn có khối lƣợng 70 – 100 kg................13 Bảng 1.6. Số trang trại phân theo địa phƣơng...........................................................17 Bảng 1.7. Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu ..........................................................30 Bảng 1.8. Nhiệm vụ của thuỷ sinh thực vật trong các hệ thống xử lý......................32 Bảng 2.1. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu hoá học trong nƣớc thải...................35 Bảng 3.1. Số lƣợng đàn lợn của TP. Thái Nguyên qua các năm ..............................42 Bảng 3.2. Số trang trại và số lƣợng lợn phân theo phƣờng/xã tại TP. Thái Nguyên năm 2011...................................................................................................................43 Bảng 3.3. Các hệ thống đƣợc áp dụng trong trang trại tại Thái Nguyên ..................44 Bảng 3.4. Khối lƣợng chất thải rắn và nƣớc thải bình quân hàng ngày của các trang trại chăn nuôi lợn ở Thái Nguyên .............................................................................45 Bảng 3.5. Tình hình ứng dụng các phƣơng pháp xử lý chất thải tại các trang trại ở TP. Thái Nguyên năm 2011 ......................................................................................46 Bảng 3.6. Phƣơng pháp xử lý và sử dụng chất thải lỏng tại các trang trại ở TP. Thái Nguyên ......................................................................................................................48 Bảng 3.7. Kết quả phân tích nƣớc thải theo các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi đang áp dụng tại các trang trại ở TP. Thái Nguyên ..................................................50 Bảng 3.8. Hiệu quả làm sạch của Bèo tây với nƣớc thải chăn nuôi chƣa đƣợc xử lý ...................................................................................................................................51 Bảng 3.9. Hiệu quả làm sạch của Bèo tây với nƣớc thải chăn nuôi sau xử lý Biogas ...................................................................................................................................53 Bảng 3.10. Hiệu quả làm sạch của bèo tây với nƣớc thải chăn nuôi sau xử lý bằng bể lắng .......................................................................................................................54 Bảng 3.11. Tính toán lƣợng thải và xác định dung tích bể Biogas...........................59
  • 7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới........................ 15 Hình 1.2. Phân loại phƣơng pháp xử lý sinh học............................................... 25 Hình 1.3. Mô hình xử lý hiếu khí (Aeroten) nƣớc thải chăn nuôi...................... 27 Hình 3.1. Số lƣợng trang trại lợn phân theo phƣờng/xã tại TP. Thái Nguyên năm 2011 ................................................................................................................. 44 Hình 3.2. Tỷ lệ ứng dụng các phƣơng pháp xử lý chất thải tại các trang trại ở TP. Thái Nguyên năm 2011 .................................................................................... 47 Hình 3.3. Mục đích sử dụng nƣớc thải chăn nuôi lợn của các trang trại tại TP. Thái Nguyên..................................................................................................... 48 Hình 3.4. Hiệu quả xử lý N tổng số, P tổng số của bèo tây khi nuôi trồng ở các nguồn nƣớc thải chăn nuôi................................................................................ 56 Hình 3.5. Hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ của bèo tây khi nuôi trồng ở các nguồn nƣớc thải chăn nuôi .......................................................................................... 56 Hình 3.6. Hiệu quả xử lý Pb, Cd, As của bèo tây khi nuôi trồng ở các nguồn nƣớc thải chăn nuôi .......................................................................................... 57
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa 2 COD Nhu cầu oxy hóa học 3 DO Hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc 4 FAO Tổ chức Nông Lƣơng Thế giới 5 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 7 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 8 TP Thành phố 9 TT Trang trại 10 WHO Tổ chức Y tế Thế giới
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Chăn nuôi cùng với trồng trọt là một trong hai lĩnh vực quan trọng trong nền nông nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi ngƣời trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu ngƣời nông dân hiện nay. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi có tới hơn 70% dân cƣ sống dựa vào nông nghiệp. Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lƣợng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cƣ đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe con ngƣời, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, các chi phí phòng trị bệnh, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cƣờng việc làm trong sạch môi trƣờng chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững đƣợc an toàn sinh học, tăng cƣờng sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trƣờng do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh nhƣ ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1... Theo tính toán thì lƣợng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra (kg/con/ngày) với bò là 10, trâu là 15, lợn là 2, gia cầm là 0,2 [6]. Do vậy, hàng năm đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trƣờng khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn và 25 - 30 triệu khối chất thải lỏng. Trong đó, khoảng 50% lƣợng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20 – 24 triệu m3 ) xả thẳng ra môi trƣờng, hoặc sử dụng không qua xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Ƣớc tính với cách quản lý, sử dụng nhƣ hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2/ 1 tấn phân
  • 10. 2 chuồng tƣơi, quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO2. Các chuyên gia môi trƣờng đã chỉ ra rằng, chất thải trong chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, lớn hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra [13]. Khi công nghiệp hóa chăn nuôi cộng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lƣợng đàn gia súc thì chất thải từ hoạt động chăn nuôi của các trang trại làm cho môi trƣờng chăn nuôi đặc biệt là môi trƣờng xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng, điều đó tạo nên một làn sóng mới phản đối các trang trại chăn nuôi từ phía ngƣời dân ở gần các trang trại. Hầu hết với các trang trại quy mô nhỏ, nƣớc thải chăn nuôi không đƣợc xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ mà đƣợc thải trực tiếp vào môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, tác động xấu đến điều kiện vệ sinh và ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng Bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra, đánh giá thực trạng các biện pháp xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn ở TP. Thái Nguyên. - Nghiên cứu biện pháp xử lý chất thải lỏng phù hợp với điều kiện các trang trại chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu - Nƣớc thải chăn nuôi lợn từ các trang trại - Thực vật thuỷ sinh: Bèo tây có tên khoa học là Echihornia crassipes. 1.5. Ý nghĩa của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp cơ sở lý luận về áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý nƣớc thải giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Ứng dụng biện pháp xử lý chất thải lỏng từ chăn nuôi lợn đạt hiệu quả.
  • 11. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về tình hình chăn nuôi ở Việt Nam 1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi của nƣớc ta phát triển với tốc độ nhanh. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2001 – 2006 đạt 8,9%. Tổng đàn trâu, bò từ 6,7 triệu con năm 2001 tăng lên 9,7 triệu con năm 2007 (tăng 7,4%/năm). Trong đó, đàn bò sữa tăng bình quân 15,0%/năm, đàn bò thịt tăng 9,7%/năm và đàn trâu tăng 1,1%/năm; đàn lợn tăng từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 26,6 triệu con năm 2007 (tăng 3,3%/năm); đàn gia cầm trƣớc khi có dịch cúm tăng mạnh từ 218 triệu con năm 2001 lên 254 triệu con năm 2003 (tăng 8,4%/năm). Chăn nuôi nƣớc ta thời gian qua chủ yếu vẫn là phân tán nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu ở các hộ nông dân với 2 - 3 con trâu bò, 5 - 10 con lợn và 20 – 30 con gia cầm/hộ. Những năm gần đây, chăn nuôi phát triển theo xu hƣớng trang trại, tập trung sản xuất hàng hóa. Tính đến tháng 10/2006 cả nƣớc có 17.721 trang trại và chủ yếu phát triển ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Trong đó: có 7.475 trang trại chăn nuôi lợn, với 2.990 trang trại nuôi lợn nái. Số trang trại chăn nuôi gia cầm là 2.837 trang trại. Số trang trại chăn nuôi bò là 6.405 trang trại, trong đó 2.011 trang trại chăn nuôi bò sữa. Số trang trại chăn nuôi trâu là 247 trang trại, số trang trại chăn nuôi dê là 757 trang trại [15]. Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lƣơng Thế giới (FAO): Ngành chăn nuôi đến năm 2020 vẫn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe cộng đồng và gia tăng dân số. Sản xuất chăn nuôi đang có xu hƣớng chuyển dịch từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển, từ phƣơng Tây sang các nƣớc Châu Á Thái Bình Dƣơng. Châu Á đã trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực này có ảnh hƣởng quyết định đến “cuộc cách mạng” về chăn nuôi trên toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa cho xã hội tăng nhanh ở các nƣớc đang phát triển, ƣớc tính tăng khoảng 7 – 8%/năm. Cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực, chăn nuôi Việt Nam đứng trƣớc yêu cầu vừa phải duy trì mức tăng trƣởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu
  • 12. 4 tiêu dùng trong nƣớc và từng bƣớc hƣớng tới xuất khẩu. Chăn nuôi phải phát triển bền vững gắn với nâng cao chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, khả năng cạnh tranh và bảo vệ môi trƣờng là xu hƣớng tất yếu hiện nay. Dự kiến mức tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2010 – 2015 đạt khoảng 6 – 7% và giai đoạn 2015 – 2020 đạt khoảng 5 – 6% năm [15]. Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2011, tình hình chăn nuôi trên cả nƣớc đang đi vào ổn định sau thiên tai và dịch bệnh. Xu hƣớng chăn nuôi quy mô lớn đang đƣợc quan tâm, chăn nuôi nông hộ giảm dần. Hiện ngành nông nghiệp đang chỉ đạo việc quy hoạch phát triển chăn nuôi theo các vùng sinh thái và theo sản phẩm chăn nuôi trên phạm vi cả nƣớc, bảo đảm phát triển chăn nuôi theo hƣớng bền vững. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trong các đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ cuối năm 2010 đến tháng 2/2011 và một số đợt rét đậm bất thƣờng sau đó cho đến cuối tháng 3/2011 đã làm chết gần 100 ngàn trâu, bò và gia súc ăn cỏ. Ngoài ra còn xuất hiện trở lại các loại dịch bệnh nhƣ dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh. Theo số liệu thống kê sơ bộ về tình hình sản xuất chăn nuôi, tính đến nay, đàn lợn trên cả nƣớc có khoảng 26,3 triệu con, giảm 3,71% so với cùng kỳ năm 2010; đàn trâu, bò có hơn 8,5 triệu con, giảm 4,6%; đàn gia cầm có 293,77 triệu con, tăng 5,87% so với cùng thời điểm năm trƣớc [2]. 1.1.2. Định hướng phát triển chăn nuôi tại Việt Nam Trong số các nƣớc thuộc khối ASEAN, Việt Nam là nƣớc chịu áp lực về đất đai lớn nhất. Tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lƣơng thực và thực phẩm, biện pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn là một thành phần quan trọng trong định hƣớng phát triển. Theo “Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020” thì: - Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. - Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hƣớng gắn sản xuất với thị trƣờng, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trƣờng và cải thiện
  • 13. 5 điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh nhƣ lợn, gia cầm, bò; đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phƣơng. - Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tƣ phát triển chăn nuôi theo hƣớng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phƣơng thức truyền thống chuyển dần sang phƣơng thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020 thì mục tiêu của ngành chăn nuôi đến năm 2020 là: - Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phƣơng thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lƣợng cho tiêu dùng và xuất khẩu. - Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%. - Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi. - Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phƣơng thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trƣờng. - Đối với ngành chăn nuôi lợn, định hƣớng phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hƣớng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trƣờng; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. - Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37% [22]. 1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trƣờng tự nhiên do lƣợng lớn các khí thải và chất thải từ vật nuôi. Các khí thải từ vật nuôi cũng chiếm tỷ trọng lớn trong các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo của Tổ
  • 14. 6 chức Nông Lƣơng Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lƣợng Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lƣợng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Động vật nuôi còn thải ra 9% lƣợng khí CO2 toàn cầu, 37% lƣợng khí Methane (CH4) – loại khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO2. Theo số liệu ƣớc tính của Cục Chăn nuôi, tổng số chất thải rắn hằng năm từ đàn gia súc, gia cầm ở Việt Nam khoảng 73 - 76 triệu tấn. Phần lớn chất thải chăn nuôi đƣợc sử dụng làm phân bón. Tuy nhiên trƣớc khi đƣa vào sử dụng, việc xử lý chất thải chăn nuôi có sự khác nhau theo quy mô chăn nuôi. Với quy mô chăn nuôi trang trại và gia trại thì việc xử lý chất thải đƣợc coi trọng hơn, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gắn với sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi chủ yếu đƣợc vận chuyển trực tiếp từ chuồng nuôi ra ngoài đồng bón cho cây trồng, số lƣợng đƣợc xử lý rất ít. Theo kết quả điều tra chăn nuôi lợn tại 8 vùng sinh thái, số gia trại, trang trại chăn nuôi lợn có áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chiếm khoảng 74%, còn lại không xử lý chiếm khoảng 26%; trong các hộ, các cơ sở có xử lý thì 64% áp dụng phƣơng pháp sinh học (Biogas, ủ v.v...), số còn lại 36% xử lý bằng phƣơng pháp khác. Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một lƣợng lớn chất thải không đƣợc xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nƣớc, kênh mƣơng trong vùng làm nhiều hộ dân không có nƣớc sinh hoạt (nƣớc giếng trong vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ ngƣời dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và ghẻ lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hƣởng nặng tới môi trƣờng sống khu dân cƣ mà còn gây ô nhiễm nguồn nƣớc, tài nguyên đất và ảnh hƣởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nƣớc. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn nƣớc v.v... còn khá phổ biến đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lƣợng nƣớc, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn. Ô nhiễm môi trƣờng còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Trong hơn mƣời năm qua, từ 1997 đến nay, dịch lở mồm long móng trên gia súc đã diễn ra thƣờng xuyên và đến nay chƣa đƣợc khống chế triệt để. Từ cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã bùng phát. Từ năm 2003 đến
  • 15. 7 nay, dịch đã tái phát 5 đợt, đã phải tiêu huỷ trên 51 triệu gia cầm các loại, thiệt hại ƣớc tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Từ đầu năm 2007 đã bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh - PSSR) trên lợn, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang ngƣời nguy hiểm không kém bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng. Rõ ràng ngành chăn nuôi phát triển nếu không đi kèm với các biện pháp xử lý chất thải sẽ làm môi trƣờng sống của con ngƣời xuống cấp nhanh chóng. Môi trƣờng bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi, phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất không thể phát triển bền vững [15]. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo: nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe con ngƣời, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh nhƣ lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cƣớp đi sinh mạng của rất nhiều ngƣời. Cho đến nay, chƣa có một báo cáo nào đánh giá chi tiết và đầy đủ về ô nhiễm môi trƣờng do ngành chăn nuôi gây ra. Theo báo cáo tổng kết của Viện chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nƣớc thải chảy tự do ra môi trƣờng xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào những ngày oi bức. Nồng độ khí H2S và NH3 cao hơn mức cho phép khoảng 30 - 40 lần. Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra nƣớc thải chăn nuôi còn có chứa E.coli, COD... và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm môi trƣờng khu vực trại chăn nuôi do sự phân huỷ các chất hữu cơ có mặt trong phân và nƣớc thải của lợn cũng rất phổ biến. Khí thải chăn nuôi bao gồm hỗn hợp nhiều loại khí trong đó có trên 40 loại gây mùi, chủ yếu là H2S và NH3. Trong điều kiện kỵ khí cộng với sự có mặt của vi khuẩn trong phân và nƣớc thải xảy ra quá trình khử các ion sunphat (SO4 2- ) thành sunphua (S2- ). Trong điều kiện bình thƣờng thì H2S là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về màu và mùi. Việc kiểm soát chất thải chăn nuôi là một nội dung cấp bách cần đƣợc các
  • 16. 8 cấp quản lý, các nhà sản xuất và cộng đồng dân cƣ bắt buộc quan tâm để: hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ sức khỏe của con ngƣời, cảnh quan khu dân cƣ cũng nhƣ không kìm hãm sự phát triển của ngành [9]. 1.3. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến năng suất chăn nuôi Tình hình dịch bệnh bùng phát trên quy mô rộng ngày càng tăng, dịch bệnh có nhiều nguyên nhân và từ nhiều nguồn khác nhau: do vius, vi khuẩn, ký sinh trùng. Vì vậy để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh trên, ô nhiễm môi trƣờng chuồng nuôi là vấn đề cấp bách cần giải quyết hiện nay. Chất lƣợng không khí trong chuồng nuôi rất quan trọng, gia súc hít vào phổi những chất độc hại gây viêm nhiễm đƣờng hô hấp làm ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng. Phân và nƣớc thải không đƣợc thu gom xử lý sẽ phân hủy gây ô nhiễm môi trƣờng không khí ảnh hƣởng đến năng suất chăn nuôi. Môi trƣờng chăn nuôi bao gồm yếu tố: khí amoniac (NH3), hydro sunfua (H2S), nhiệt độ, độ ẩm, bụi và các khí gây mùi hôi thối khác. Nếu những yếu tố này vƣợt chỉ tiêu sẽ rất nhiều nguy hại [9]. - Khí amoniac (NH3) là chất đƣợc sinh ra từ nƣớc tiểu hay đạm dƣ thừa trong phân, nếu hàm lƣợng NH3 trong chuồng khoảng 25 phần triệu sẽ gây ra cay mắt, ho, giảm khả năng chống bệnh; 50 phần triệu lợn sẽ giảm tăng trọng 12%, gây nhức đầu; 100 phần triệu giảm tăng trọng 30%, gây rát họng, chảy nƣớc mắt. Do vậy hàm lƣợng tối đa cho phép là 25 phần triệu. Để khắc phục khí NH3 phải dọn dẹp vệ sinh, di chuyển phân hàng ngày đến nơi quy định có hố ủ [25]. - Hydro sunfua (H2S) là chất khí bay hơi, rất độc, có mùi thối đặc trƣng (chỉ với hàm lƣợng nhỏ 0,001 – 0,002 đã phát hiện thấy mùi). H2S là sản phẩm của quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ chứa lƣu huỳnh. Thức ăn giàu protein, tiêu hóa kém, H2S sẽ đƣợc sinh ra nhiều trong đƣờng tiêu hóa của gia súc. Trúng độc H2S nguy hiểm không kém gì trúng độc HCl. H2S sau khi xâm nhập vào cơ thể (chủ yếu qua đƣờng hô hấp) sẽ đƣợc kiềm hóa trên dịch nhầy niêm mạc thành muối natri sulfit (Na2S). Muối này đi vào máu và đƣợc thủy phân để tạo ra H2S gây kích ứng hệ thần kinh trung ƣơng, làm tê liệt hô hấp, tuần hoàn. Trong chuồng nuôi, H2S bền trong không khí ẩm, trên bề mặt ẩm ƣớt của vách, mái nên rất nguy hiểm cho sức khỏe vật nuôi. Ảnh hƣởng cục bộ có thể kể đến khí H2S gây viêm giác mạc, kết mạc
  • 17. 9 mắt, viêm dạ dày, ruột [4]. - Nhiệt độ chuồng nuôi: Lợn có nhu cầu nhiệt độ khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, nếu nhiệt độ nóng hoặc lạnh quá mức cho phép sẽ có một số triệu chứng thƣờng thấy ở lợn nhƣ đi phân bừa bãi, cắn tai đuôi nhau, lông thô xù, tăng tỷ lệ bệnh và chết. Ảnh hƣởng của điều kiện cách nhiệt trần nhà và tƣờng chắn, sàn nền chuồng, gió lùa cũng rất rõ rệt với lợn. + Trƣờng hợp quá lạnh, lợn bị xù lông, nằm chồng đống lên nhau, lợn con bị mất nhiệt, thiếu hụt năng lƣợng dễ bị tiêu chảy. Cứ lạnh quá 10 C so với nhiệt độ cho phép lợn sẽ phải ăn thêm một khối lƣợng thức ăn để chống lạnh. Do vậy ta phải có hệ thống phông rèm để che chắn gió mƣa tạt, các cửa phải đƣợc đóng kín, đối với lợn con theo mẹ và sau cai sữa tạo ra ô ủ úm và đèn sƣởi. + Trƣờng hợp nóng quá, lợn giảm ăn, giảm tăng trọng và tỷ lệ sinh sản. Đối với lợn choai và thịt, cứ 30 C tăng hơn so với nhiệt độ thích hợp lợn giảm ăn và giảm tăng trọng 10- 15%; lợn nái nuôi con giảm ăn từ 0,5- 1,8 kg thức ăn, tỷ lệ nái hao mòn cao, giảm trọng lƣợng con cai sữa và kéo dài thời gian khô nái. Với lợn đực giống, nhiệt độ từ 260 C trở lên đã phải làm mát cho đực, nóng quá con đực sẽ giảm lƣợng tinh và chất lƣợng tinh, tuỳ theo mức độ nóng thời gian bị ảnh hƣởng có thể kéo dài từ 2- 7 tuần sau đó... [25] - Độ ẩm chuồng nuôi: Độ ẩm tƣơng đối từ 55 – 85%, mức độ ảnh hƣởng đến cơ thể chƣa rõ rệt nhƣng khi độ ẩm > 90% sẽ gây ảnh hƣởng rất lớn. Bất kỳ nhiệt độ không khí cao hay thấp, chuồng trại ẩm ƣớt đều không tốt. Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao làm tăng sự tỏa nhiệt, gia súc dễ bị nhiễm lạnh làm giảm sức đề kháng. Khi nhiệt độ cao, ẩm độ cao sẽ gây trở ngại sự tỏa nhiệt, nhiệt lƣợng thừa ở lại trong cơ thể gây rối loạn chức năng sinh lý cơ thể [4]. - Bụi chuồng: Nếu nồng độ bụi có trong không khí cao sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe của lợn, gây ho, viêm nhiễm đƣờng hô hấp, lợn giảm ăn, giảm tăng trọng. Do vậy ta phải thƣờng xuyên điều chỉnh máng ăn hợp lý, sửa chữa máng hỏng, tăng độ thông thoáng, vẩy nƣớc vào máng ăn. Mức độ bụi chuồng khuyến cáo ở mức vừa phải tới thấp.
  • 18. 10 Bảng 1.1. Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi Tên mầm bệnh Loại Đƣờng ô nhiễm Gây bệnh Ngộ độc thực phẩm Vật nuôi Ngƣời E. coli Vi trùng Nƣớc, thức ăn + + + Salmonella Vi trùng Nƣớc, thức ăn + + + Leptospira Vi trùng Nƣớc, thức ăn - + + Dịch tả lợn Virus Nƣớc, thức ăn - + - Ascarissuum Ký sinh trùng Nƣớc, thức ăn - + + Bệnh ngoài da Nấm, ký sinh trùng Nƣớc, thức ăn. da niêm mạc - + + C. parium Ký sinh trùng Nƣớc, thức ăn - + + (Nguồn: Trần Mạnh Hải, 2009) [9] Theo nghiên cứu của Viện chăn nuôi [9] về ảnh hƣởng của môi trƣờng tới năng suất chăn nuôi cho thấy, nếu lợn đƣợc chăn nuôi trong một môi trƣờng không ô nhiễm có thể tăng trọng cao hơn 34g/ngày/con (tăng 7%) so với nuôi trong môi trƣờng ô nhiễm, tỷ lệ lợn mắc bệnh ở chuồng ô nhiễm cũng cao hơn 7% so với chuồng không ô nhiễm. Điều đó cho thấy môi trƣờng có ý nghĩa rất lớn đến năng suất chăn nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh đối với vật nuôi. 1.4. Tổng quan về chất thải và hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn 1.4.1. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn Chất thải từ các trại chăn nuôi là nguồn ô nhiễm cho môi trƣờng sống của ngƣời và gia súc. Chất thải chăn nuôi chia ra thành 3 nhóm: Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí. 1.4.1.1. Chất thải rắn - Phân Là những chất liệu có nguồn gốc từ thức ăn, nƣớc uống mà cơ thể gia súc không sử dụng hay không tiêu hóa đƣợc thải ra ngoài cơ thể. Thành phần chính của phân gồm: - Các chất dinh dƣỡng không tiêu hóa đƣợc hoặc những chất dinh dƣỡng thoát khỏi sự tiêu hóa của các enzym và vi sinh vật (chất xơ, protein không tiêu hóa
  • 19. 11 đƣợc, axit amin thoát khỏi sự hấp thu), các khoáng chất dƣ thừa nhƣng cơ thể không sử dụng đƣợc. - Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa. - Mô tróc ra từ niêm mạc của ống tiêu hóa và các dịch tiết niêm mạc. - Các vi sinh vật nhiễm trong thức ăn, nƣớc uống, vi sinh vật khu trú trong đƣờng tiêu hóa. - Vật liệu vô cơ dính vào thức ăn (bụi, tro... ) [4] * Lƣợng phân Lƣợng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi, khẩu phần ăn và thể trọng của gia súc, gia cầm. Lƣợng phân lợn thải ra trong một ngày đêm là 6 – 8% thể trọng. Lƣợng phân và nƣớc tiểu thải trung bình trong 24 giờ của một số gia súc, gia cầm đƣợc thể hiện dƣới bảng sau: Bảng 1.2. Lƣợng phân và nƣớc tiểu của 1 số gia súc, gia cầm thải ra trong 24h Loại gia súc Lƣợng phân (kg) Nƣớc tiểu (lít) Lợn (15-45 kg) 1,0 – 3,0 0,7 - 2,0 Lợn (45-100 kg) 3,0 – 5,0 2,0 – 4,0 Trâu 18 - 25 8,0 - 12 Bò 15 - 20 6,0 - 10 Dê 1,5 – 2,5 0,6 – 1,0 Gà, vịt 0,02 – 0,05 - (Nguồn: Đặng Xuân Bình, 2006) [4] * Thành phần trong phân lợn Bảng 1.3. Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm Loại phân Nƣớc Nitơ P2O5 K2O CaO Mg Lợn 82.0 0.60 0.41 0.26 0.09 0.10 Trâu, bò 83.14 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13 Gà 56.0 1.63 0.54 0.85 2.40 0.74 (Nguồn: Trần Mạnh Hải, 2009) [9] Thành phần các chất trong phân lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
  • 20. 12 - Thay đổi theo thành phần chất dinh dƣỡng của khẩu phần thức ăn, nƣớc uống. - Thay đổi theo loại gia súc do khả năng tiêu hóa khác nhau. - Thay đổi theo nhu cầu của từng cá thể, nhu cầu cá thể cao thì sử dụng dƣỡng chất nhiều nên phân sẽ ít dƣỡng chất và ngƣợc lại. - Thay đổi theo sự có mặt của chất độn chuồng ở trong phân. [4] Bảng 1.4. Các loại vi khuẩn có trong phân Loại vi khuẩn Số lƣợng Gây bệnh Điều kiện bị diệt Nhiệt độ (0 C) Thời gian (phút) Salmonella typhi Thƣơng hàn 55 30 Salmonella typhi A$B Phó thƣơng hàn 55 30 Shigella spp Lỵ 55 60 Vibrio cholerae Tả 55 60 Escherichia coli 105 /100ml Viêm dạ dày ruột 55 60 Hepatite A Viêm gan 55 3 - 5 Taenia saginata Sán 50 3 - 5 Micrococcus Ung nhọt 54 10 Sreptococcus 102 /100ml Làm mủ 50 10 Ascaris lumbrucoides - Giun đũa 50 60 Mycobacterium - Lao 60 20 Tubecudsis - Bạch hầu 55 45 Diptheriac - Sởi 45 10 Corynerbavterium - Bại liệt 65 30 Giardia lamblia - Tiêu chảy 60 30 Tricluris trichiura - Giun tóc 60 30 (Nguồn: Bùi Hữu Đoàn và cs, 2011) [7] Trong phân còn chứa nhiều loại vi sinh vật và kí sinh trùng kể cả có lợi và có hại. Trong đó, các vi khuẩn thuộc loại Enterobacteriacea chiếm đa số với các loài điển hình nhƣ E.coli, Samonella, Shigella, Proteus,... Kết quả phân tích của Viện Vệ sinh – Y tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2001, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại từ
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50310 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562