SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN HUY CHƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN LỢI NHUẬN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN HUY CHƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN LỢI NHUẬN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
(Công cụ Thị trường)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ kinh tế “Tác động của thu nhập
ngoài lãi đến lợi nhuận ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trương Quang Thông. Các dữ liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và đáng tin cậy. Các thông tin,
tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2019
Tác giả
Trần Huy Chương
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ............................3
1.1. Lý do lựa chọn đề tài.......................................................................................3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4
1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ...............................................................5
1.6. Cấu trúc của luận văn......................................................................................6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI VÀ LỢI
NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...............................................................8
2.1. Lý thuyết về thu nhập ngoài lãi ngân hàng .....................................................8
2.1.1. Khái niệm thu nhập ngoài lãi ngân hàng.........................................................8
2.1.2. Một số chỉ tiêu đo lường thu nhập ngoài lãi....................................................8
2.2. Lý thuyết về lợi nhuận ngân hàng...................................................................9
2.2.1. Khái niệm về lợi nhuận ngân hàng..................................................................9
2.2.2. Một số chỉ tiêu đo lường lợi nhuận ngân hàng................................................9
2.3. Cơ sở lý thuyết tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận ngân hàng... 10
2.4. Lược khảo các nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận
ngân hàng ................................................................................................................. 12
2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu................................................................. 15
2.5.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 15
2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................... 19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU NHẬP NGOÀI LÃI VÀ LỢI NHUẬN
NHTM VIỆT NAM................................................................................................ 20
3.1. Thực trạng thu nhập NHTM Việt Nam......................................................... 20
3.1.1. Cấu trúc nguồn thu nhập NHTM Việt Nam.................................................. 20
3.1.2. Tính ổn định nguồn thu nhập NHTM Việt Nam........................................... 24
3.1.3. Độ tương quan giữa các nguồn thu nhập của NHTM Việt Nam .................. 25
3.2. Thực trạng lợi nhuận của NHTM Việt Nam ................................................. 27
3.3. Thực trạng tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM Việt Nam 29
3.4. Thực trạng tác động của từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận
NHTM Việt Nam ..................................................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 33
CHƯƠNG 4: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP, MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN LỢI
NHUẬN NHTM VIỆT NAM ................................................................................ 34
4.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 34
4.1.1. Dữ liệu............................................................................................................. 34
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 34
4.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 34
4.3. Thống kê mô tả.............................................................................................. 37
4.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................ 38
4.5. Kết quả ước lượng và thảo luận kết quả........................................................ 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 48
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN LỢI NHUẬN NHTM VIỆT NAM.................. 49
5.1. Hàm ý chính sách tổng quát .......................................................................... 49
5.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập ngoài lãi cho các NHTM Việt
Nam 49
5.3. Đề xuất các kế hoạch hành động trong thực tiễn .......................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................... 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết
tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 Basel II Phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel
2 BCTC Báo cáo tài chính
3 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
4 FEM Fix Effects Model Mô hình ước lượng tác động cố định
5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
6 GMM
Generalized Method of
Moments estimators
Phương pháp ước lượng GMM
7 INF Inflation Tỷ lệ lạm phát
8 NHNN Ngân hàng Nhà nước
9 NHTM Ngân hàng Thương mại
10 REM Random Effects Model Mô hình ước lượng tác động ngẫu nhiên
11 RO(A)A
Return On (Average)
Asset
Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (bình quân)
12 RO(A)E
Return On (Average)
Equity
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (bình
quân)
13 SGMM
System Generalized
Method of Moments
estimators
Phương pháp ước lượng SGMM
14 TCTD Tổ chức tín dụng
15 TMCP Thương mại cổ phần
16 TNNL Thu nhập ngoài lãi
17 UpasL/C
Usance payable at sight
Letter of credit
Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán
ngay
18 VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
19 VN Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Chi tiết
Bảng 3.1 Tiêu chí phân nhóm NHTM Việt Nam
Bảng 4.1 Mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan
Bảng 4.4 Hệ số phóng đại phương sai trong mô hình
Bảng 4.5
Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là
ROAE và ROAA
Bảng 4.6
Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là
SHROA và SHROE
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT Chi tiết
Hình 3.1 Cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM Việt Nam
Hình 3.2 Cấu trúc nguồn thu nhập NHTM Nhóm 1
Hình 3.3 Cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM Nhóm 2
Hình 3.4 Mức độ ổn định các nguồn thu nhập NHTM Việt Nam
Hình 3.5
Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và tốc
độ tăng thu nhập ngoài lãi
Hình 3.6
Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và tốc
độ tăng từng nguồn thu nhập ngoài lãi
Hình 3.7 Tỷ suất lợi nhuận NHTM Việt Nam
Hình 3.8 Tỷ suất lợi nhuận NHTM Nhóm 1
Hình 3.9 Tỷ suất lợi nhuận NHTM Nhóm 2
Hình 3.10 Thực trạng thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận NHTM Việt Nam
Hình 3.11
Thực trạng từng nguồn thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận NHTM
Việt Nam
1
TÓM TẮT
Trong bối cảnh NHNN kiểm soát chặt chẽ mức tăng trưởng tín dụng và hệ
thống NHTM Việt Nam chịu áp lực lớn tuân thủ Basel II làm cho khả năng gia tăng
nguồn thu nhập từ tín dụng bị hạn chế. Xuất phát từ lý do này, bài nghiên cứu “Tác
động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM Việt Nam” được thực hiện với dữ
liệu 30 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2018. Với phương pháp GMM
cho thấy tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 1% của thu nhập ngoài lãi đến lợi
nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro ngân hàng. Từng nguồn thu ngoài lãi đều có tác
động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với lợi nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro
ngân hàng. Cụ thể, nguồn thu ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ, hoạt động khác khá ổn
định và tác động mạnh hơn; ngược lại nguồn thu ngoài lãi từ hoạt động kinh doanh
& chứng khoán biến động nhất và có tác động đến lợi nhuận với hệ số thấp nhất.
Bài nghiên cứu cũng chỉ ra tác động cùng chiều của Lợi nhuận năm trước,
Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản và Tỷ lệ lạm phát; ngược lại Tỷ lệ tiền gửi khách hàng
trên tổng tài sản, Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, quy mô tổng
tài sản càng cao thì lợi nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro ngân hàng càng thấp.
Cuối cùng bài nghiên cứu cũng đề ra được một số giải pháp ứng dụng nghiên cứu
này cho các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam.
Từ khóa: thu nhập ngoài lãi, đa dạng hóa thu nhập, lợi nhuận ngân hàng.
2
ABSTRACT
In the context that the State Bank tightly controlled credit growth and the
commercial banking system of Vietnam was under pressure to comply with Basel
II, their ability to increase income from credit has become limited. Therefore, the
research paper “The impact of non-interest income on profit of Vietnam
Commercial Bank” was conducted with data from 30 Vietnam Joint Stock
Commercial Banks in the period 2008-2018.
With the GMM method, non-interest income has the positive effect with the
1% significance level on the bank’s profit / risk adjusted profit. Any source of non-
interest income has a statistically significant impact on the bank's risk adjusted
profit / profit. Specifically, non-interest income from service activities and other
activities is quite stable and influences more considerably, while non-interest
income from business activities and securities is the most volatile source and affects
the profit with the lowest coefficient.
The study also pointed out the positive effect of last year's profit, the ratio of
loan outstanding balance to total assets and the inflation rate, in contrast to the
negative effect of the ratio of customer deposits to total assets, the ratio of operating
expenses to the total operating income, the scale of total assets on the bank’s profit /
risk adjusted profit.
Finally, the study also suggests some solutions of applying this research for
Vietnamese bank administrators.
Keywords: non-interest income, income diversification, bank profits
3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh rủi ro kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng, nguy cơ chiến
tranh thương mại, phá giá tiền tệ và các chính sách bảo hộ bằng các hàng rào thuế
quan dẫn đến Chính phủ phải đặt mục tiêu ổn định vĩ mô hơn bao giờ hết. Từ nửa
cuối năm 2018 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã theo đuổi chính sách thắt chặt
chính sách tiền tệ và dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2019-2020. Ngân hàng Nhà nước
đã và đang kiểm soát rất chặt chẽ chỉ tiêu mức tăng trưởng tín dụng hàng năm. Cụ
thể, năm 2018 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng 14%, thấp hơn 4% so với năm
2017, và mục tiêu năm 2019 cũng sẽ ở mức tương đồng với kết quả năm 2018. Điều
này cho thấy khả năng gia tăng nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân
hàng sẽ bị hạn chế.
Bên cạnh đó, một trong các mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn
2016-2020 đó là “Đến năm 2020, các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn
mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II
(phương pháp tiêu chuẩn trở lên)”. Như vậy có thể cho thấy các NHTM Việt Nam
giai đoạn hiện nay chịu áp lực lớn từ việc tăng vốn tự có và/hoặc giảm tài sản có rủi
ro để đạt được các quy định theo Basel II. Trên cơ sở bài toán tăng vốn tự có không
thể giải quyết trong ngắn hạn, đồng thời tín dụng khó có thể tăng trưởng cao, các
ngân hàng phải siết chặt điều kiện cấp tín dụng, chọn lọc cơ cấu lại danh mục, đặc
biệt là các khoản cho vay bất động sản có hệ số rủi ro cao nhất nhằm làm giảm tài
sản có rủi ro. Khi một trong các động lực chính thúc đẩy tăng lợi nhuận là nguồn
thu truyền thống từ lãi đã bị kìm hãm thì vấn đề cấp thiết mà các NHTM phải đối
mặt là tìm kiếm nguồn thu khác để tăng trưởng ổn định lợi nhuận.
Các ngân hàng trên thế giới đã có xu hướng dịch chuyển từ các hoạt động
truyền thống sang các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi nhằm giải quyết bài toán lợi
nhuận. Cụ thể tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động của các ngân
hàng Mỹ tăng từ 25% năm 1984 lên tới 43% vào năm 2001 (Stiroh, 2004); Còn tỷ
trọng này tại Châu Âu đã tăng từ 26% năm 1989 lên 41% năm 1998 (Lepetit, 2008).
4
Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động của các NHTM
Việt Nam hiện vẫn còn thấp, chỉ chiếm < 25% trong tổng thu nhập trong vòng 5
năm trở lại đây. Điều này cho thấy trong thực tiễn, các NHTM Việt Nam còn yếu về
phát triển dịch vụ và khá lệ thuộc vào các hoạt động tín dụng.
Về mặt nghiên cứu, trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã có những nghiên
cứu tương tự về vấn đề này, có thể kể đến như Vinh và cộng sự (2015); Minh và
cộng sự (2015), tuy nhiên các kết quả còn chưa thực sự thống nhất về việc đa dạng
hóa thu nhập có làm tăng lợi nhuận hay làm tăng rủi ro cho NHTM Việt Nam. Bên
cạnh đó, không nhiều các nghiên cứu xem xét tác động cụ thể của từng nguồn thu
nhập ngoài lãi đến hiệu quả NHTM Việt Nam. Vì vậy, với mục tiêu đánh giá thực
tiễn và bổ sung bằng chứng thực nghiệm về lợi ích hoặc rủi ro cho các NHTM Việt
Nam khi tăng TNNL, đồng thời nghiên cứu tác động của từng nguồn TNNL nên tác
giả đã thực hiện xem xét tác động của TNNL đến lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh
rủi ro của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xem xét tác động của TNNL và từng nguồn TNNL đến lợi nhuận và lợi
nhuận điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2008-2018.
Từ đó, có thể đề ra một số giải pháp ứng dụng nghiên cứu tác động TNNL đến lợi
nhuận cho các nhà quản trị ngân hàng.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
+ Xu hướng gia tăng TNNL và thực trạng lợi nhuận tại các NHTM Việt Nam
như thế nào?
+ Tăng TNNL có làm tăng lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các
NHTM Việt Nam không?
+ Tác động của từng nguồn TNNL đến lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi
ro của các NHTM Việt Nam như thế nào?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
Đối tượng nghiên cứu: Thu nhập ngoài lãi/ từng nguồn thu nhập ngoài lãi,
lợi nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro NHTM Việt Nam và sự tác động của thu nhập
ngoài lãi/ từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro
của các NHTM Việt Nam.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực tiễn các 30 Ngân hàng TMCP Việt
Nam chi tiết theo Phụ lục 1. Bài nghiên cứu tập trung vào nhóm Ngân hàng TMCP
trong nước, đại diện cho các ngân hàng hoạt động mang tính thị trường, cạnh tranh
và năng động nhất. Bài nghiên cứu không xem xét đến Ngân hàng TMCP Đông Á
do hạn chế về dữ liệu cập nhật các năm 2017-2018. Nhìn chung, số lượng 30 Ngân
hàng TMCP Việt Nam được chọn trong bài nghiên cứu đã chiếm hơn 80% thị phần
kinh doanh trong hệ thống NHTM Việt Nam, mang tính đại diện cao cho tổng thể
khi xem xét hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2008-2018. Suy thoái kinh tế tác động làm gia
tăng nợ xấu, tăng trích lập dự phòng rủi ro dẫn đến sự sụt giảm của thu nhập từ hoạt
động tín dụng. Hơn nữa, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cạnh tranh ngày càng
gay gắt cũng tác động làm các NHTM phải tìm nhiều nguồn thu mới để duy trì và
thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận. Và thực tế mấy năm gần đây tại Việt Nam, chỉ tiêu
tốc độ tăng trưởng tín dụng được kiểm soát và giới hạn khá chặt chẽ của NHNN gắn
liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, chuẩn mực của Basel
II… Quy định tốc độ tăng trưởng tín dụng khá thấp so với các năm trước và việc
nới room là rất hạn chế dẫn đến các ngân hàng phải tìm những động lực khác ngoài
tăng trưởng tín dụng để tăng lợi nhuận.
1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu: sử dụng dữ liệu thứ cấp được công bố trong các BCTC
kiểm toán hàng năm được cập nhật trên website của các NHTM tương ứng và thông
qua Orbis bank focus. Một số dữ liệu được sử dụng và tính toán như sau: Tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản bình quân, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân,
Thu nhập ròng ngoài lãi, thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ, thu nhập ròng từ hoạt
động kinh doanh & chứng khoán, thu nhập ròng từ hoạt động ngoài lãi khác, Quy mô
6
Tổng tài sản ngân hàng, Tỷ lệ huy động/ tổng tài sản , Tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài
sản, Chi phí hoạt động trên tổng thu nhập,…
Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng sử dụng phương pháp ước
lượng với dữ liệu bảng vì những ưu điểm khi kết hợp yếu tố không gian và thời
gian; phương pháp ước lượng GMM để giải quyết mục tiêu nghiên cứu vì khắc
phục được các khiếm khuyết định lượng của mô hình như phương sai sai số thay
đổi và tự tương quan của phần dư. Bên cạnh đó, tác giả sẽ sử dụng các kiểm định
sau để kiểm định mô hình, cụ thể: (1) số biến công cụ thấp hơn so với số lượng các
ngân hàng sử dụng trong mẫu (30); (2) kiểm định AR2 với p-value cao > 0.1; (3)
kiểm định Sargan với p-value cao > 0.1. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng các
phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh.
1.6. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về TNNL và lợi nhuận NHTM
Chương 3: Thực trạng TNNL và lợi nhuận NHTM Việt Nam
Chương 4: Dữ liệu, phương pháp, mô hình và kết quả nghiên cứu tác động
của TNNL đến lợi nhuận NHTM Việt Nam
Chương 5: Giải pháp ứng dụng nghiên cứu tác động của TNNL đến lợi
nhuận NHTM Việt Nam
7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả đã trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu
nhằm xem xét tác động của TNNL đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong
giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018; Từ đó, có thể đề ra một số giải pháp ứng
dụng nghiên cứu tác động TNNL đến lợi nhuận cho các nhà quản trị ngân hàng
nhằm thu được lợi ích tốt nhất đối với hoạt động kinh doanh NHTM Việt Nam. Và
để có thể hiểu rõ hơn về các khái niệm như thu nhập, lợi nhuận NHTM, cũng như
các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của TNNL đến lợi nhuận ngân hàng trên
thế giới và tại Việt Nam thì chương 2 sẽ làm rõ những vấn đề này.
8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI VÀ LỢI
NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Lý thuyết về thu nhập ngoài lãi ngân hàng
2.1.1. Khái niệm thu nhập ngoài lãi ngân hàng
Lấy hoạt động tín dụng và huy động vốn làm trọng tâm, thu nhập của ngân
hàng được chia thành: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Trong đó:
Thu nhập ròng từ lãi: là phần thu nhập ròng được tính bằng thu nhập lãi từ
cho vay, từ khoản tiền gửi tại TCTD khác và khoản thu từ lãi trái phiếu đầu tư trừ đi
các khoản chi trả lãi huy động từ khách hàng, tiền gửi TCTD khác và chi phí lãi vay
từ các TCTD khác.
Thu nhập ngoài lãi: bao gồm lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ; lãi/(lỗ)
thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán
kinh doanh, lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư; lãi/(lỗ) thuần từ hoạt
động khác và thu nhập từ góp vốn mua cổ phần.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi = Thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu nhập hoạt động =
Thu nhập ngoài lãi/ (Thu nhập ròng từ lãi + Thu nhập ngoài lãi)
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ khác ngoài tín dụng càng cao và cũng thể hiện hiệu quả của việc đầu tư các
sản phẩm dịch vụ ngoài lãi này.
2.1.2. Một số chỉ tiêu đo lường thu nhập ngoài lãi
Để đo lường mức độ đóng góp của thu nhập ngoài lãi, có thể sử dụng chỉ tiêu
tỷ lệ thu nhập ngoài lãi nói chung:
ICONON = NON/(NET+NON)
và/hoặc tỷ lệ từng nguồn thu nhập cấu phần nên thu nhập ngoài lãi:
ICOCOM = COM/(NET+NON)
ICOTRAD = TRAD/(NET+NON)
ICOOTH = OTH/(NET+NON)
ICONON = ICOCOM + ICOTRAD + ICOOTH
9
Trong đó:
NET là thu nhập ròng từ lãi
NON là thu nhập ngoài lãi
COM là thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ
TRAD là thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán
kinh doanh, chứng khoán đầu tư
OTH là thu nhập thuần từ hoạt động khác và từ góp vốn mua cổ phần
ICONON là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi;
ICOCOM là tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ;
ICOTRAD là tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh & chứng khoán và
ICOOTH là tỷ lệ thu nhập hoạt động ngoài lãi khác
2.2. Lý thuyết về lợi nhuận ngân hàng
2.2.1. Khái niệm về lợi nhuận ngân hàng
Lợi nhuận NHTM là khoản chênh lệch được xác định bằng hiệu số của tổng
các khoản thu nhập trừ đi các khoản chi phí hợp lý hợp lệ trong một khoảng thời
gian nhất định, thông thường được đo lường trong vòng 12 tháng. Cụ thể theo
Thông tư 49/2014/TT-NHNN, cách tính lợi nhuận của NHTM:
“Lợi nhuận ròng = (Thu nhập lãi thuần+ lãi, lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
+ lãi, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + lãi, lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán kinh doanh + lãi, lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + lãi, lỗ thuần từ
hoạt động khác + thu nhập từ góp vốn mua cổ phần) – tổng chi phí hoạt động – chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”.
2.2.2. Một số chỉ tiêu đo lường lợi nhuận ngân hàng
Các chỉ số tương đối đại điện cho lợi nhuận thường được sử dụng để so sánh
giữa các ngân hàng có quy mô khác nhau đó là tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản
(ROAA) và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROAE). Trong đó, tỷ lệ lợi nhuận
trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản bình quân của
ngân hàng và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đo lường khả năng sinh lời trên
mỗi đồng vốn bình quân của cổ đông thường.
10
ROAE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
x 100%
ROAA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
x 100%
Lợi nhuận tốt thể hiện qua các chỉ tiêu sinh lời càng cao là cơ sở để ngân
hàng tái đầu tư gia tăng quy mô cũng như năng lực tài chính. Theo chuẩn mực đánh
giá năng lực tài chính của Moody’s thì các chỉ tiêu khả năng sinh lời được đánh giá
tốt trong khung: ROAA≥1%; ROAE ≥12-15%.
Bên cạnh đó, để đo lường mức độ biến động của lợi nhuận hay khía cạnh rủi
ro thì các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh điều chỉnh rủi ro (SHROA và SHROE)
thường được sử dụng.
SHROAi,t =ROAAi,t/σROAAi
SHROEi,t = ROAEi,t/σROAEi
Trong đó: N là số năm quan sát (11 năm, từ năm 2008 đến năm 2018), xt là
ROAA (hoặc ROAE) tại năm t, μ là giá trị trung bình của ROAA (hoặc ROAE)
trong giai đoạn quan sát.
2.3. Cơ sở lý thuyết tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận ngân hàng
Tỷ lệ TNNL càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
khác ngoài tín dụng của ngân hàng càng cao. Theo lý thuyết đa dạng hóa danh mục
đầu tư được phát triển bởi Markowitz & Jame thì đa dạng hóa thu nhập sẽ mang lại
hiệu quả gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi các nguồn thu
nhập là độc lập và không tương quan thuận khi rủi ro xảy ra và ngược lại. Bởi vì thu
nhập từ lãi có độ nhạy cao hơn với những sự thay đổi lãi suất và suy thoái kinh tế
nên khi có các cú sốc tài chính sẽ làm giảm nhanh nguồn thu nhập từ lãi; lúc này
các ngân hàng với một tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lớn hơn có thể bù đắp cho sự sụt
giảm nguồn thu từ lãi này và từ đó làm giảm sự biến động của thu nhập.
11
Theo lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quy mô thì các ngân hàng nếu cung cấp
nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn và sẽ kiếm được
nhiều thu nhập hơn. Với lượng khách hàng hiện hữu truyền thống (tiền vay, tiền
gửi), ngân hàng có thể tăng cường bán chéo nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính khác
sẽ giúp các ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu nhập mà vẫn bảo đảm chi phí biên
trên mỗi đơn vị sản phẩm là thấp và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh lợi nhuận
ngân hàng. Đây là kết quả khi ngân hàng tận dụng chính những thông tin đã thu
thập được trong quá trình thẩm định cho vay, quan hệ tiền gửi để tài trợ cho các nhu
cầu tài chính khác như bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo hiểm,… Ngược lại khi
cung cấp các dịch vụ tài chính khác ngoài vay vốn, các ngân hàng lại có thể tiếp cận
thêm nhiều nguồn thông tin và qua đó làm giảm sự bất cân xứng thông tin với
khách hàng, là cơ sở để quản lý giám sát rủi ro và đạt hiệu quả cao hơn cho hoạt
động cho vay. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra một rủi ro hệ thống khi các
nhóm khách hàng liên quan đó gặp sự kiện rủi ro, thua lỗ, nhu cầu về các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng giảm sút dẫn đến khả năng sụt giảm nhanh chóng các nguồn thu
nhập (từ lãi và ngoài lãi), và cả lợi nhuận cho ngân hàng trong thời gian ngắn.
Froot và Stein (1998) cho rằng đa dạng hóa sẽ làm giảm rủi ro phá sản đối
với các ngân hàng. Smith và cộng sự (2003) tìm được bằng chứng về tính ổn định
của nguồn thu nhập ngoài lãi, từ đó góp phần tác động làm ổn định lợi nhuận ngân
hàng.
Ngược lại với nhóm lý thuyết ủng hộ lợi ích tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi
trong hoạt động ngân hàng, một số tác giả đã đưa ra các lý lẽ thuyết phục về sự
không hiệu quả của việc đa dạng hóa thu nhập. DeYoung và Roland (2001) xem xét
tác động của các hoạt động thu phí đến lợi nhuận và sự biến động lợi nhuận của 472
NHTM lớn tại Mỹ trong giai đoạn 1988-1995. Họ kết luận rằng, gia tăng các hoạt
động thu phí làm tăng biến động nguồn thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Kết
quả trên được giải thích bằng ba lý do như sau: sự cạnh tranh rất gay gắt của các
hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi vì khách hàng có thể dễ dàng thay đổi ngân hàng
hơn so với một quan hệ tín dụng đã thiết lập; chi phí cố định gia tăng cùng với việc
12
phát triển các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi và các quy định về an toàn vốn là ít
hơn hoặc không có so với các quy định của hoạt động tín dụng dẫn đến các ngân
hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao và do đó biến động lợi nhuận sẽ gia tăng.
Kết quả tương tự cũng được đưa ra bởi Stirol (2004) khi nghiên cứu lợi ích
từ đa dạng hóa thu nhập đối với các ngân hàng Mỹ giai đoạn 1984-2001. Ông chỉ ra
rằng thu nhập ngoài lãi là biến động hơn thu nhập ròng từ lãi; tốc độ tăng trưởng
của thu nhập ròng từ lãi và của thu nhập ngoài lãi có mối tương quan cùng chiều và
ngày càng gia tăng dẫn đến sụt giảm lợi ích từ đa dạng hóa. Tiếp tục nghiên cứu dữ
liệu giai đoạn 1997-2002 của các công ty tập đoàn tài chính Mỹ (FHC), Stirol và
Rumble (2006) cũng cho kết quả tương tự. Sự tương quan ngày càng tăng giữa thu
nhập ròng từ lãi và thu nhập ngoài lãi được giải thích có thể là kết quả từ việc bán
chéo nhiều sản phẩm dịch vụ và cam kết cho vay tăng thêm đối với cùng một khách
hàng/ nhóm khách hàng.
Ủng hộ cho quan điểm của tăng thu nhập ngoài lãi không mang lại lợi ích
cho ngân hàng còn có nghiên cứu của Lepetit và cộng sự (2008) về dữ liệu các ngân
hàng Châu Âu theo đó các ngân hàng có thể sẵn sàng giảm lãi suất cho vay để chấp
nhận giữ chân khách hàng nhằm tạo mối quan hệ lâu dài, tổng thể hơn với khách
hàng, và dự kiến sự sụt giảm lợi nhuận từ nguồn thu lãi sẽ được bù đắp bởi gia tăng
các nguồn thu ngoài lãi từ hoạt động thu phí. Lepetit và cộng sự (2008) đã tìm ra
mối quan hệ nghịch biến giữa thu nhập ngoài lãi và lãi suất cho vay; đồng thời tăng
tỷ lệ thu nhập ngoài lãi đi kèm với lãi suất cho vay thấp hơn và định giá thấp rủi ro
của khách hàng, đặc biệt với các khách hàng có tín nhiệm thấp dẫn đến gia tăng rủi
ro cho ngân hàng.
2.4. Lược khảo các nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi
nhuận ngân hàng
Xét về mặt học thuật, câu hỏi đang được khá quan tâm nhưng vẫn chưa có
được câu trả lời một cách thống nhất đó là liệu tăng TNNL có làm tăng lợi nhuận
ngân hàng một cách ổn định hay không? Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các bằng
13
chứng về hiệu quả tích cực khi các ngân hàng giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ
lãi và gia tăng thu nhập ngoài lãi có thể kể đến như:
Sanya và cộng sự (2011) nghiên cứu 226 ngân hàng niêm yết thuộc 11 quốc
gia nền kinh tế đang phát triển từ năm 2000-2007 với phương pháp ước lượng
SGMM cho kết quả đa dạng hóa thu nhập làm giảm rủi ro vỡ nợ và làm gia tăng lợi
nhuận cho các ngân hàng. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hoạt động
tạo thu nhập từ phí dịch vụ sẽ làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro cho các ngân hàng
này. Ngoài ra, tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy những lợi ích của đa dạng hóa
thu nhập là lớn nhất đối với các ngân hàng có mức độ rủi ro vừa phải. Kết quả này
cũng được hỗ trợ từ nghiên cứu của Sissy và cộng sự (2016) khi họ tìm thấy bằng
chứng các ngân hàng có lợi khi đa dạng hóa thu nhập. Cũng với SGMM khi nghiên
cứu 320 ngân hàng tại 29 quốc gia Châu Phi giai đoạn 2002 – 2013 cho thấy đa
dạng hóa làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro nhưng không có ý nghĩa thống kê đối
với rủi ro phá sản đo lường bởi Z_Score.
Ủng hộ cho quan điểm của đa dạng hóa thu nhập mang lại lợi ích cho lợi
nhuận ngân hàng còn có nghiên cứu của Chiorazzo và cộng sự (2008). Với phương
pháp ước lượng tác động cố định FEM, Chiorazzo và cộng sự (2008) đã nghiên cứu
tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro các ngân hàng Ý
trong giai đoạn 1993-2003. Đa dạng hóa thu nhập đo lường bằng chỉ tiêu DIV= (1-
HHI) và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (NIIs) và kết luận rằng đây là mối quan hệ đồng
biến, sự gia tăng thu nhập ngoài lãi sẽ làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của ngân
hàng. Tác giả tiếp tục nghiên cứu liệu quy mô ngân hàng có làm ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập với lợi nhuận điều chỉnh rủi ro ngân hàng hay
không. Với tiêu chí tổng tài sản bình quân lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị trung bình
của phân phối, tác giả chia thành hai nhóm ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, kết
quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận điều chỉnh rủi ro và thu nhập
ngoài lãi mạnh hơn tại nhóm các ngân hàng lớn và các ngân hàng nhỏ có tỷ lệ thu
nhập ngoài lãi thấp sẽ đạt được hiệu quả tài chính khi đa dạng hóa thu nhập. Ngoài
ra, tác giả cũng phân chia từng nguồn thu nhập ngoài lãi cụ thể và đo lường đa dạng
14
hóa thu nhập bằng các chỉ tiêu (DIVC, NTRAD, NCOMM, OTHER). Khi đo lường
bởi DIVC thì hệ số tác động là dương và có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên với các
nguồn thu nhập ngoài lãi khác nhau, kết quả cho các hệ số tác động là không giống
nhau và không phải tất cả đều có ý nghĩa thống kê khi xét từng cặp. Kết quả này
hàm ý cho việc các nguồn tạo ra thu nhập ngoài lãi là không quan trọng bằng thu
nhập ngoài lãi. Nói cách khác lợi ích từ đa dạng hóa thu nhập có được từ thu nhập
ngoài lãi chứ không phụ thuộc nhiều vào các nguồn tạo ra thu nhập đó.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Minh và cộng sự (2015) sử dụng phương pháp
ước lượng SGMM cho dữ liệu gồm 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2013.
Nghiên cứu xem xét tác động của đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố khác tác động
đến khả năng sinh lời NHTM. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa thu nhập
có tương quan thuận với khả năng sinh lời của NHTM. Tuy nhiên bài nghiên cứu
chưa đo lường đến khía cạnh rủi ro, biến động lợi nhuận cho các NHTM Việt Nam
khi đa dạng hóa thu nhập. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn cho thấy kết quả các chỉ
tiêu như “tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, tỷ lệ lạm phát”
đều có tương quan thuận với khả năng sinh lời của các NHTM, ở chiều tương quan
nghịch là các chỉ tiêu “tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, tỷ lệ chi phí
hoạt động trên thu nhập”. Và nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động
của “quy mô tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế” đến khả năng sinh lời của
NHTM Việt Nam.
Lee và cộng sự (2014) với dữ liệu 967 ngân hàng tại 22 quốc gia Châu Á
trong giai đoạn 1995 – 2009 nhằm xem xét tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi
nhuận và rủi ro với phương pháp ước lượng GMM. Lợi nhuận và rủi ro lần lượt
được đo lường bởi chỉ tiêu tỷ suất sinh lời (ROA/ ROE) và độ lệch chuẩn lợi nhuận
(SDROA/ SDROE). Nghiên cứu kết luận rằng thu nhập ngoài lãi được đo lường bởi
tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động (NNII) làm giảm rủi ro nhưng
không làm tăng lợi nhuận cho các ngân hàng Châu Á nói chung. Tuy nhiên bài
nghiên cứu cũng phân chia thành các nhóm nhỏ theo đặc thù kinh doanh thì kết quả
đạt được có sự phân hóa khác nhau. Đối với nhóm NHTM, ngân hàng hợp tác, ngân
15
hàng đầu tư thì thu nhập ngoài lãi làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro, ngược lại thu
nhập ngoài lãi sẽ làm giảm lợi nhuận và tăng rủi ro của nhóm ngân hàng tiết kiệm.
Williams (2016) xem xét dữ liệu 26 ngân hàng tại Australia giai đoạn từ Quý
2/2002 đến Quý 4/2014 nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến rủi
ro các ngân hàng Australia cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao sẽ
làm thu nhập của ngân hàng biến động hơn hay là rủi ro cao hơn. Tuy nhiên khi
xem xét đến ảnh hưởng của từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến rủi ro ngân hàng, tác
giả kết luận nguồn thu ngoài lãi từ kinh doanh và đầu tư làm giảm biến động của lợi
nhuận. Kết quả này hỗ trợ cho nghiên cứu của Lepetit và cộng sự (2008) khi nghiên
cứu các ngân hàng Châu Âu giai đoạn 1996-2002 và kết luận các ngân hàng mở
rộng hoạt động ngoài lãi sẽ đối diện với mức độ rủi ro cao hơn; bên cạnh đó khi
xem xét từng nguồn thu nhập tại các ngân hàng nhỏ thì cho thấy rủi ro có mối quan
hệ đồng biến với thu nhập hoạt động từ phí nhưng ngược lại với thu nhập từ hoạt
động kinh doanh và đầu tư. Trong một số trường hợp gia tăng các hoạt động kinh
doanh và đầu tư sẽ làm giảm rủi ro cho các ngân hàng nhỏ.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vinh và cộng sự (2015) sử dụng phương pháp
ước lượng hồi quy dữ liệu bảng không cân bằng với mẫu 37 NHTM Việt Nam giai
đoạn 2006-2013. Đối với các biến đo lường lợi nhuận nghiên cứu sử dụng hồi quy
FEM, GMM và hồi quy REM, GMM cho các biến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Kết
quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy các ngân hàng càng đa dạng hóa thì lợi
nhuận càng cao nhưng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm, tương ứng rủi ro tăng. Tuy
nhiên bài nghiên cứu chưa xem xét đến sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô trong
mô hình.
2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.5.1. Mô hình nghiên cứu
Sử dụng mô hình nghiên cứu tương tự như của Chiorazzo & cộng sự (2008)
vì tính khả dụng của dữ liệu và điều chỉnh phù hợp với các điều kiện tại Việt Nam,
tác giả xem xét tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận thông qua mô hình:
16
Yit = 𝛼0 + 𝛼1 * Yit-1 + 𝛼2* ICONONit + 𝛼3 * TAit + 𝛼4 * LOANGRit + 𝛼5 *
LOANit + 𝛼6 * DAit + 𝛼7 * COSTit + 𝛼8 * GDPt + 𝛼9 * INFt + 𝜀it (2.1)
Nhằm đo lường mức tác động của từng loại thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận,
phương trình (2.1) được viết lại thành:
Yi,t = α1 + α2Yi,t-1 + α3ICOCOMi,t + α4ICOTRADi,t + α5ICOOTHi,t + α6TAi,t +
α7LOANi,t + α8LOANGRi,t + α9COSTi,t + α10DAi,t + α11INFi,t + α12GDPi,t + εi,t (2.2)
Trong đó:
- Yi,t lần lượt là các biến phụ thuộc ROAA, ROAE khi đo lường hiệu quả kinh
doanh và SHROA, SHROE khi đo lường hiệu quả kinh doanh điều chỉnh rủi ro
của ngân hàng i vào năm thứ t;
- Yi,t-1 lần lượt là ROAA, ROAE của ngân hàng i năm liền kề trước đó (t-1).
- ICONONi,t: tỷ lệ thu nhập ngoài lãi
- ICOCOMi,t: tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ
- ICOTRADi,t : tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh & chứng khoán
- ICOOTHi,t : tỷ lệ thu nhập ngoài lãi khác
- TAit: là chỉ số đại diện cho quy mô, được tính bằng logarit tự nhiên của tổng
tài sản ngân hàng nhằm làm giảm sự sai khác quá lớn giữa các giá trị tuyệt đối của
các ngân hàng qua các năm.
- LOANit: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản: thường chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu tổng tài sản, chỉ tiêu này đại diện cho tác động của chiến lược cho
vay đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
- LOANGRit: là tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay, được tính bằng tỷ lệ phần
trăm tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng của năm hiện hành so với năm liền
trước đó.
- COSTit: biến đại diện cho chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, được đo lường bằng tỷ
lệ phần trăm chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động.
- DAit: chỉ số đo lường tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, được tính
bằng tỷ lệ phần trăm tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản.
- INFit: tỷ lệ lạm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI (%).
17
- GDPit: tốc độ tăng trưởng kinh tế đo bằng chỉ tiêu GDP (%).
- 𝜀it : phần dư
2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Biến chính của mô hình:
Thu nhập ngoài lãi tác động tích cực đến lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh
rủi ro của NHTM Việt Nam. Giả thuyết này được đưa ra thể hiện kỳ vọng các
NHTM Việt Nam sẽ đạt được lợi ích từ gia tăng tỷ trọng TNNL, phù hợp với lý
thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Các nguồn tạo thu nhập ngoài lãi khác nhau tác động tích cực nhưng với các
hệ số khác nhau đến lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro NHTM Việt Nam. Giả
thuyết này được đưa ra nhằm tìm kiếm đâu là nguồn ngoài lãi chính tác động mạnh
nhất và có ý nghĩa thống kê lên lợi nhuận ngân hàng và từ đó đề ra các biện pháp
nhằm thúc đẩy mạnh nhất hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
- Các biến nội tại của ngân hàng:
Lợi nhuận ngân hàng năm trước – biến trễ của biến phụ thuộc: với lý do lợi
nhuận mang tính thời kỳ, thường được ghi nhận trong một năm tài chính. Vì vậy,
giả thuyết lợi nhuận năm trước sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận năm nay,
hay kỳ vọng khi lợi nhuận năm trước cao thì ngân hàng sẽ có thêm nguồn vốn để
tiếp tục tái đầu tư vào các tài sản hiệu quả, nâng cao khả năng sinh lời trong năm
tiếp theo. Giả thuyết về dấu kỳ vọng >0.
Quy mô ngân hàng (TA) - Khi tổng tài sản càng lớn thì ngân hàng có tiềm
lực vật chất mạnh nên dễ dàng mở rộng kinh doanh, đầu tư các sản phẩm, dịch vụ
mới và đồng thời tạo niềm tin cho khách hàng càng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng từ đó thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận. Giả thuyết về dấu kỳ vọng >0.
LOAN là chỉ số đại diện cơ cấu tài sản của ngân hàng. Giả thuyết kiểm định
cho biến LOAN >0, thể hiện sự hiệu quả của danh mục tài sản có tỷ trọng các
khoản cho vay khách hàng cao.
LOANGR là chỉ số phản ánh tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng.
Chỉ số này nhằm kiểm soát hoạt động mở rộng cho vay nhằm gia tăng thu nhập. Giả
18
thuyết kiểm định >0, thể hiện kỳ vọng về sự hiệu quả của chiến lược tăng trưởng dư
nợ lành mạnh và bền vững được đi kèm với chọn lựa khách hàng tốt và chất lượng
nợ được đảm bảo.
COST là chỉ số phản ánh tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập. Giả
thuyết kiểm định < 0 vì khi chi phí tăng nhanh hơn so với thu nhập từ hoạt động
mới sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
DA là chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy
động khách hàng là một kênh tài trợ vốn truyền thống để ngân hàng thực hiện các
hoạt động cho vay và đầu tư. Vì vậy dấu kỳ vọng >0 vì nguồn vốn từ tiền gửi khách
hàng được cho là nguồn tài trợ ổn định và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác.
- Biến vĩ mô được sử dụng nhằm kiểm soát tác động khả năng tạo lợi nhuận
gắn liền với môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm:
Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm với giả thuyết kiểm định là >0, thể hiện sự
kỳ vọng khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ làm cho các chủ thể sản xuất kinh doanh
trong xã hội nói chung đều có kết quả kinh doanh tốt, nhu cầu vốn để đầu tư mở
rộng sản xuất kinh doanh cao và hiệu quả, vì vậy thúc đẩy lợi nhuận các ngân hàng
gia tăng.
INF là tỷ lệ lạm phát hàng năm, giả thuyết kiểm định là > 0, thể hiện sự kỳ
vọng các ngân hàng có những dự đoán sát thực tế về lạm phát mục tiêu để đề ra
được các chính sách phù hợp về lãi suất, khẩu vị rủi ro,...
19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 tác giả đã trình bày một số khái niệm như thu nhập, lợi nhuận
ngân hàng, cũng như cách thức đo lường các chỉ tiêu này nhằm phục vụ cho công
tác nghiên cứu định lượng trong chương 4. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một
số các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận
ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam làm cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu và
là nền tảng để lựa chọn mô hình, các biến phù hợp cho việc nghiên cứu định lượng
tại Việt Nam. Tuy nhiên trước khi đi phân tích dữ liệu định lượng, tác giả sẽ khái
quát về xu hướng tăng thu nhập ngoài lãi, thực trạng lợi nhuận cũng như tác động
của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên
cứu là 2008-2018 tại Chương 3.
20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU NHẬP NGOÀI LÃI VÀ LỢI NHUẬN
NHTM VIỆT NAM
3.1. Thực trạng thu nhập NHTM Việt Nam
3.1.1. Cấu trúc nguồn thu nhập NHTM Việt Nam
Hình 3.1: Cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM Việt Nam
Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
Tỷ trọng các nguồn thu nhập NHTM Việt Nam trong 11 năm trở lại đây biến
động qua từng năm nhưng nhìn chung chưa có sự thay đổi quá đột biến. Tỷ lệ thu
nhập lãi ròng có chiều hướng tăng từ năm 2008 đến năm 2011 (từ 70% đến 87%) và
sau đó giảm dần từ năm 2012 đến năm 2018 (từ 86% xuống 75%).
Phân chia nguồn thu nhập ngoài lãi thành ba nguồn từ (i) hoạt động dịch vụ
(COM), (ii) hoạt động kinh doanh & chứng khoán (TRAD) và (iii) phần thu nhập từ
hoạt động góp vốn & các hoạt động khác còn lại (OTH) ta thấy trong ba nguồn trên,
thu nhập từ hoạt động dịch vụ và thu nhập hoạt động khác khá ổn định qua các năm,
đóng góp khoảng 14%-21% tổng thu nhập hoạt động ngân hàng, trong khi đó nguồn
thu nhập từ kinh doanh & chứng khoán rất biến động, giá trị chạy từ lỗ (năm 2011)
đến lãi, tỷ lệ cao nhất chiếm 7% trong cơ cấu tổng thu nhập (năm 2008). Điều này
khá phù hợp và dễ dàng giải thích do rủi ro trong các hoạt động kinh doanh &
chứng khoán (chủ yếu ngoại hối, vàng và chứng khoán) là cao hơn rất nhiều so với
hoạt động dịch vụ thu phí dịch vụ hay các nguồn thu nhập từ góp vốn, hoạt động
21
khác…ngân hàng hoàn toàn có thể bị thua lỗ nếu như biến động thị trường không
giống như kỳ vọng.
Trong giai đoạn 2008-2010 khi thị trường chứng khoán bùng nổ, nền kinh tế
tăng trưởng khá thì nguồn thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng khá cao, đặc biệt năm 2009
chiếm 30% tổng thu nhập là mức đóng góp cao nhất của thu nhập ngoài lãi trong
giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn này nguồn thu từ phí dịch vụ đã đóng góp lớn nhất
trong các nguồn thu ngoài lãi vào hiệu quả nói chung của các ngân hàng (chiếm tỷ
lệ 10%-13% là mức cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu). Tuy nhiên giai đoạn sau
đó từ 2012-2018, các nguồn thu nhập khác cũng có sự tăng trưởng và cùng với
nguồn thu từ dịch vụ trở thành hai nguồn thu nhập khá ổn định đóng góp lớn vào
thu nhập của các ngân hàng.
Ngược lại với hai nguồn thu ngoài lãi nêu trên, nguồn thu ngoài lãi từ hoạt
động kinh doanh & chứng khoán khá biến động. Đặc biệt giai đoạn năm 2011-2012
hầu như không hiệu quả và thậm chí ghi nhận lỗ. Cụ thể có đến 21/27 ngân hàng
trong năm 2011 và 11/28 ngân hàng năm 2012 bị lỗ hoạt động kinh doanh & chứng
khoán. Đây là kết quả từ tình hình kinh tế và các chính sách vĩ mô của Nhà nước
giai đoạn này, cụ thể: lạm phát năm 2011 đạt rất cao 18.68% (mức cao thứ hai sau
đỉnh điểm lạm phát 23.12% của năm 2008), NHNN đưa nhiều biện pháp nhằm kiềm
chế lạm phát trong đó có điều chỉnh tăng lãi suất, các ngân hàng chạy đua lãi suất,
huy động cả ngoại tệ và vàng với mức lãi suất cao để cho vay. Vì vậy, các ngân
hàng thu được chênh lệch lãi suất cao từ huy động và cho vay, thu nhập lãi ròng
năm 2011 chiếm 87% tổng thu nhập và tăng 55% so với năm 2010. Ngược lại, các
ngân hàng phải chịu rủi ro tỷ giá & giá vàng (trạng thái âm ngoại tệ & vàng khi huy
động và chuyển đổi để cho vay VND), khi tỷ giá & giá vàng biến động tăng dẫn đến
các ngân hàng bị lỗ hoạt động kinh doanh & chứng khoán là tất yếu.
Để có thể xem xét xu hướng biến động của các nguồn thu nhập một cách cụ
thể hơn, tác giả phân nhóm NHTM trong bài nghiên cứu thành hai nhóm. Nhóm 1
là nhóm các ngân hàng có quy mô lớn được xem là các ngân hàng có tình hình tài
chính mạnh hơn và dẫn đầu toàn hàng, nhóm 2 là nhóm các ngân hàng còn lại. Tiêu
22
chí phân nhóm các NHTM Việt Nam dựa vào giá trị bình quân tổng tài sản của tất
cả các ngân hàng nghiên cứu giai đoạn năm 2017-2018 là hai năm gần nhất trong
thời gian nghiên cứu.
Bảng 3.1: Tiêu chí phân nhóm NHTM Việt Nam
Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
Nhóm Tiêu chí Ngân hàng
1
Tổng tài sản bình
quân năm 2017-2018
> 200.000 tỷ đồng
CTG, VCB, BID, ACB, SCB, STB, MBB, VPB,
SHB, TCB, HDB (11 ngân hàng)
2
Tổng tài sản bình
quân năm 2017-2018
<= 200.000 tỷ đồng
OCB, PGB, EIB, NCB, MSB, TPB, ABB, BACA,
BANVIET, BAOVIET, KIENLONG, LPB,
NAMA, PVCB, SEABANK, SGB, VIB, VIETA,
VIETBANK, (19 ngân hàng)
Cơ cấu thu nhập của từng nhóm ngân hàng sau khi được phân loại đã thể
hiện rõ được sự khác biệt giữa các nhóm.
Hình 3.2: Cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM Nhóm 1
Nguồn: từ BCTC của 11 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
Cụ thể hình 3.2 cho thấy tỷ trọng thu nhập từ lãi của nhóm các ngân hàng lớn
giao động từ 68% - 86%, tuy nguồn thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng
23
thấp hơn tỷ lệ thu nhập từ lãi của nhóm ngân hàng còn lại (76%-90%). Điều này là
phù hợp vì các ngân hàng có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính lành mạnh nên có
khả năng đa dạng hóa nhiều sản phẩm dịch vụ hơn tương ứng với mức độ phụ thuộc
vào thu nhập từ lãi sẽ thấp hơn so với nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ hơn còn lại.
Trong cơ cấu thu nhập ngoài lãi, nguồn thu nhập ổn định nhất vẫn đến từ phí dịch
vụ. Nguồn thu nhập biến động nhất tương ứng với mức độ rủi ro cao nhất vẫn là thu
nhập từ kinh doanh & chứng khoán, và đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012 nhóm
các ngân hàng lớn cũng không nằm ngoài xu hướng chung, kể cả có lợi thế là các
NHTM lớn và kinh nghiệm cũng đã phải gánh chịu những thua lỗ và về tổng thể
không ghi nhận được thu nhập từ kinh doanh và đầu tư trong năm 2010-2012.
Hình 3.3: Cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM Nhóm 2
Nguồn: từ BCTC của 19 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
Sự phụ thuộc vào thu nhập từ lãi của nhóm ngân hàng thương mại nhóm 2
thể hiện rõ nét hơn khi tỷ lệ thu nhập lãi ròng chiếm từ 76% đến 90% trong giai
đoạn nghiên cứu. Tương tự toàn hàng nói chung và các ngân hàng nhóm 1 nói
riêng, trong cơ cấu thu nhập ngoài lãi, nguồn thu nhập ổn định nhất của các ngân
hàng nhóm 2 vẫn đến từ phí dịch vụ.
Đối với nhóm 2, nguồn thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong những năm
2008-2010 khi thị trường chứng khoán bùng nổ, nền kinh tế tăng trưởng khá vì vậy
đa dạng hóa thu nhập đã mang lại lợi ích, phát huy hiệu quả đối với nhóm ngân
24
hàng vừa và nhỏ. Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu đi xuống, nguồn thu nhập từ
dịch vụ của nhóm NHTM vừa và nhỏ giảm mạnh từ mức 8% xuống mức 2% trong
giai đoạn 2012-2015 cho thấy một lần nữa khả năng thu hút và giữ chân khách hàng
sử dụng các dịch vụ ngân hàng đối với nhóm 2 là vẫn còn hạn chế. Ngược lại, trong
giai đoạn này nguồn thu nhập từ các hoạt động khác tăng trưởng và trở thành nguồn
thu ngoài lãi lớn nhất vào hiệu quả của các ngân hàng (chiếm tỷ lệ 7%-14%).
Theo dõi biến động của nguồn thu nhập từ kinh doanh & chứng khoán của
các NHTM nhóm 2 có thể thấy rõ sự kém hiệu quả hơn của các NHTM vừa và nhỏ
khi thực hiện đa dạng hóa thu nhập, đặc biệt các hoạt động rủi ro như kinh doanh
đầu tư trong giai đoạn 2011-2012. Các NHTM vừa và nhỏ đã không có những
nguyên tắc tuân thủ quản trị rủi ro phù hợp để có thể hạn chế được tác động tiêu cực
của đa dạng hóa khi thị trường không thuận lợi.
3.1.2. Tính ổn định nguồn thu nhập NHTM Việt Nam
Để phân tích tính ổn định của từng nguồn thu nhập giữa các nhóm ngân hàng
một cách chi tiết và rõ ràng cần xem xét đến độ lệch chuẩn của các nguồn thu nhập.
Hình 3.4: Mức độ ổn định các nguồn thu nhập NHTM Việt Nam
Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
Xét tổng thể toàn hàng thì tỷ trọng thu nhập từ các nguồn khác mang tính ổn
định nhất với độ lệch chuẩn thấp nhất đạt 1.58%, tuy nhiên xét theo từng nhóm
NHTM thì ở cả 2 nhóm tỷ trọng thu nhập từ phí dịch vụ đều có độ lệch chuẩn thấp
nhất so với tỷ trọng các nguồn thu nhập ngoài lãi khác.
25
So sánh sự ổn định của các nguồn thu nhập giữa các nhóm NHTM ta thấy
NHTM Nhóm 1 có sự ổn định cao hơn về tỷ trọng của tất cả các nguồn thu nhập
ngoài lãi so với nhóm 2, thể hiện độ lệch chuẩn thấp hơn so với NHTM nhóm 2.
Xem xét đến nguồn thu nhập từ kinh doanh & chứng khoán tại các NHTM
Việt Nam, đây là nguồn thu nhập có mức độ biến động cao nhất trong cơ cấu các
nguồn thu nhập ngoài lãi (độ lệch chuẩn cao nhất bằng 3.55%) và đặc biệt thể hiện
sự bất ổn định của NHTM nhóm 2 (độ lệch chuẩn bằng 4.44% cao nhất so với độ
lệch chuẩn của các nguồn thu nhập ngoài lãi khác). Sự bất ổn định trong nguồn thu
nhập này được bắt nguồn từ việc kinh doanh & chứng khoán gắn liền với nhiều yếu
tố rủi ro khó lường và dẫn đến nguồn thu của ngân hàng có thể bị âm (lỗ) nếu như
những dự đoán, kỳ vọng đầu tư ngược lại với diễn biến thị trường. Trong giai đoạn
nghiên cứu, các NHTM nhóm 2 đã không thực sự hiệu quả trong các khâu đầu tư và
kinh doanh, hàng loạt các ngân hàng phải chịu thua lỗ, đặc biệt là giai đoạn 2010-
2012. Vì vậy, khi đa dạng hóa thu nhập từ kinh doanh & chứng khoán, lợi nhuận
của ngân hàng cũng có thể tăng trưởng mạnh và ngược lại cũng có thể dẫn tới rủi ro
thua lỗ rất lớn. Các ngân hàng lúc này cần có biện pháp phòng ngừa rủi ro và tuân
thủ nghiêm ngặt các chiến lược đầu tư, khẩu vị rủi ro được xây dựng từ ban đầu.
3.1.3. Độ tương quan giữa các nguồn thu nhập của NHTM Việt Nam
Hình 3.5: Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và tốc độ
tăng thu nhập ngoài lãi
Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
26
Lý thuyết tài chính cho rằng đa dạng hóa thu nhập sẽ đạt được lợi ích nhờ việc phân
tán rủi ro với điều kiện các nguồn thu nhập ít hoặc không tương quan. Trên cơ sở
này, tác giả đã tính toán hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và
tốc độ tăng thu nhập ngoài lãi dựa trên bảng dữ liệu chéo các ngân hàng cho kết quả
theo hình 3.5. Theo đó trong giai đọan nghiên cứu, các hệ số biến động tăng giảm
không theo một xu hướng nhất định và đa số các năm đều có hệ số tương quan khá
thấp, với giá trị tuyệt đối chạy từ 0 – 0.26. Chỉ có năm 2015 hệ số tương quan có
giá trị khá khác biệt là -0.49, tuy nhiên vẫn ở mức <0.5 khi xét về giá trị tuyệt đối.
Điều này có thể cho phép tác giả dự đoán các NHTM Việt Nam có khả năng đạt
được lợi ích từ đa dạng hóa thu nhập.
Hình 3.6: Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và tốc độ
tăng từng nguồn thu nhập ngoài lãi
Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
Tiếp tục xem xét hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và tốc độ
tăng từng nguồn thu nhập ngoài lãi khi phân chia thành ba nguồn thu nhập (hoạt
động dịch vụ, hoạt động kinh doanh & chứng khoán và các hoạt động ngoài lãi
khác) dựa trên bảng dữ liệu chéo các ngân hàng cho kết quả theo hình 3.6. Tương tự
như thu nhập ngoài lãi nói chung, các hệ số tương quan của từng nguồn thu ngoài
lãi cũng biến động tăng giảm không theo một xu hướng nhất định, và đa số các năm
đều có hệ số tương quan khá thấp, với giá trị tuyệt đối chạy từ 0 – 0.4. Điều này có
27
thể cho phép tác giả dự đoán các NHTM Việt Nam có khả năng đạt được lợi ích từ
đa dạng hóa thu nhập.
3.2. Thực trạng lợi nhuận của NHTM Việt Nam
Hình 3.7 Tỷ suất lợi nhuận NHTM Việt Nam
Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2018 có những biến động tăng giảm không đồng
nhất trong ngắn hạn tuy nhiên nhìn chung có xu hướng giảm dần theo thời gian, và
đang trên đà phục hồi trong mấy năm gần đây.
Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ suất sinh lời cao nhất của hệ thống NHTM
Việt Nam đạt được vào năm 2009-2010, đây là giai đoạn phục hồi nhẹ sau khủng
hoảng tài chính thế giới vào năm 2007-2008.
Tiếp đến giai đoạn năm 2011-2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam nhìn
chung có khả năng sinh lời thấp và ngày càng giảm. Giai đoạn năm 2011-2012: lợi
nhuận của các ngân hàng đạt được chủ yếu do lãi suất thị trường cao, các ngân hàng
thu được lợi nhuận rất cao do chênh lệch lãi suất huy động vàng, USD và cho vay
VND. Tuy nhiên, việc các ngân hàng chấp nhận trạng thái âm vàng và ngoại tệ khi
bán chuyển đổi thành tiền VND để cho vay với lãi suất cao thì vô hình chung, các
ngân hàng đã đối mặt với rủi ro thua lỗ nặng khi tỷ giá và giá vàng tăng. Đây là một
trong những tác nhân làm sụt giảm lợi nhuận của ngành trong năm 2011-2012. Bên
28
cạnh đó, giai đoạn 2012-2013 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, tín dụng
tăng trưởng yếu do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu; các doanh nghiệp hoạt
động sa sút, phá sản hàng loạt dẫn đến nợ xấu tăng cao làm bào mòn lợi nhuận của
ngân hàng, chi phí lãi vay không thu hồi được nhưng vẫn phải trả lãi tiền gửi đầu
vào cho khách hàng. Thêm vào đó giai đoạn 2011-2015 cũng là giai đoạn các ngân
hàng phải tập trung tự củng cố, xử lý những tồn tại theo yêu cầu tái cấu trúc của
ngân hàng nhà nước. Liên tiếp đối mặt với khó khăn nên hệ thống ngân hàng xảy ra
sự sụt giảm lợi nhuận một cách đáng kể.
Giai đoạn năm 2016-2018, lợi nhuận của các NHTM Việt Nam đã có sự tăng
trưởng và phục hồi qua từng năm.
Khi phân tích tìm hiểu sự khác biệt giữa tỷ suất lợi nhuận của từng nhóm
ngân hàng, ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận các NHTM nhóm 1 là các ngân hàng có
quy mô lớn cao hơn so với trung bình ngành, cụ thể ROE giao động trong mức từ
9.5%-19.2% thay vì 5.4%-14.8% mức trung bình ngành, và cũng được chia thành 3
giai đoạn khá rõ rệt. Giai đoạn trước năm 2011, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được
duy trì khá cao và ổn định, trên 15% đối với ROE và trên 1.3% đối với ROA. Giai
đoạn năm 2011-2015, với áp lực cạnh tranh ngày càng cao, môi trường kinh doanh
khó khăn hơn, độ trễ tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đến Việt
Nam làm lộ ra những yếu kém nội tại từ trước của hệ thống ngân hàng Việt Nam,
các khoản trích lập dự phòng nợ xấu cao đã bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng
nên tỷ suất lợi nhuận NHTM nhóm 1 cũng có sự sụt giảm đáng kể, giảm < 10% đối
với ROE và <1% đối với ROA. Từ năm 2016-2018, lợi nhuận của các NHTM nhóm
1 đã có sự tăng trưởng và phục hồi qua từng năm, đến năm 2018 đạt 16.3% đối với
ROE và 1.3% đối với ROA. Đây là kết quả từ nền kinh tế được hồi phục cũng như
thành quả trong công tác tái cơ cấu của các ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015.
29
Hình 3.8 Tỷ suất lợi nhuận NHTM nhóm 1
Nguồn: từ BCTC của 11 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
Xem xét các NHTM nhóm 2 là nhóm các ngân hàng vừa và nhỏ, xu hướng
biến động của tỷ suất lợi nhuận khá tương đồng với toàn hàng trong giai đoạn
nghiên cứu. Xét từng năm cụ thể, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của các NHTM
nhóm 2 đều thấp hơn các NHTM nhóm 1 thể hiện sự hiệu quả hơn trong quản lý
điều hành và hiệu quả kinh tế nhờ quy mô của các NHTM nhóm 1.
Hình 3.9 Tỷ suất lợi nhuận NHTM nhóm 2
Nguồn: từ BCTC của 19 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
3.3. Thực trạng tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM Việt
Nam
30
Hình 3.10 Thực trạng thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận NHTM Việt Nam
Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
Qua những phân tích về cơ cấu nguồn thu nhập, lợi nhuận của các NHTM
Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, từ đó cũng có thể cho thấy xu hướng tác động
của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM được chia làm hai giai đoạn chính:
+ Từ năm 2008 đến năm 2011: giai đoạn sụt giảm về chỉ tiêu thu nhập ngoài
lãi cũng như sụt giảm lợi nhuận ngân hàng
Đây là giai đoạn đặc biệt khó khăn của hệ thống ngân hàng khi chịu tác động
của khủng hoảng tài chính toàn cầu làm lộ ra những yếu kém nội tại của hệ thống
NHTM Việt Nam. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi giảm mạnh từ đỉnh năm 2009 chiếm
30% giảm xuống còn đáy 13% vào năm 2011. Khi này hàng loạt ngân hàng ghi
nhận lỗ từ hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối, và đầu tư chứng khoán.
+ Từ năm 2012 đến năm 2018: Giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và
phục hồi nền kinh tế:
Năm 2012-2013 nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, hệ thống ngân
hàng cũng tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sau khoảng thời gian tập trung
với nợ xấu. Và kết quả thực tế nguồn thu nhập ngoài lãi được phục hồi, tỷ lệ thu
nhập ngoài lãi tăng từ 14% năm 2012 lên mức 25% năm 2018. Tuy nhiên xu hướng
lợi nhuận cũng chỉ có sự tăng trưởng rõ rệt và ổn định kể từ năm 2016 trở đi thể
hiện độ trễ của chính sách của chính phủ và các nỗ lực của các NHTM Việt Nam
31
trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Kết quả này cho thấy phần nào sự tác
động cùng chiều hay nói cách khác lợi ích từ tăng thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận
của các NHTM Việt Nam.
3.4. Thực trạng tác động của từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận
NHTM Việt Nam
Hình 3.11 Thực trạng từng nguồn TNNL và lợi nhuận NHTM Việt Nam
Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
Xem xét tác động của từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM
Việt Nam có thể thấy xu hướng tác động của thu nhập từ hoạt động dịch vụ và các
nguồn thu nhập hoạt động khác khá tương đồng trong khi tác động của nguồn thu
nhập từ hoạt động kinh doanh và chứng khoán là khác biệt và rất biến động trong
giai đoạn nghiên cứu.
Trong giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn năm 2009-2010 là hai năm các
NHTM có lợi nhuận cao nhất, tương ứng tỷ lệ đóng góp từ hoạt động dịch vụ cũng
đạt mức cao nhất 13% và nguồn thu từ hoạt động ngoài lãi khác cũng ổn định và
chiếm tỷ trọng mức khá cao 6%- 8%. Ngược lại, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động
kinh doanh & chứng khoán lại sụt giảm nghiêm trọng từ mức đỉnh điểm 11% năm
2009 xuống 1% năm 2010.
32
Tương tự khi xem xét tác động của thu nhập ngoài lãi nói chung, cũng có thể
cho thấy xu hướng tác động của từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận của
NHTM được chia làm hai giai đoạn chính:
+ Từ năm 2008 đến năm 2011: giai đoạn sụt giảm về các nguồn thu nhập
ngoài lãi cũng như sụt giảm lợi nhuận ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập hoạt động dịch vụ
giảm từ 13% năm 2009-2010 xuống 10% năm 2011 và tỷ lệ thu nhập hoạt động
ngoài lãi khác giảm từ 9% năm 2008 xuống mức 4% năm 2011; trong khi tỷ lệ thu
nhập từ hoạt động kinh doanh & chứng khoán giảm từ 11% năm 2009 xuống mức
âm 1% năm 2011. Lợi nhuận ngân hàng đo lường bởi ROAA và ROAE lần lượt
giảm từ mức 1.6% và 14.1% năm 2009 xuống mức 1.1% và 10.9% năm 2011.
+ Từ năm 2012 đến năm 2018: Giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và
phục hồi nền kinh tế:
Năm 2012-2013 nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, các nguồn thu
nhập ngoài lãi được phục hồi, tỷ lệ thu nhập hoạt động dịch vụ và tỷ lệ thu nhập
hoạt động ngoài lãi khác tăng từ 7% năm 2012 lên mức 10% năm 2018; trong khi tỷ
lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh & chứng khoán tăng từ 0% năm 2012 lên mức
cao 7% năm 2014 và giảm mạnh xuống 2% năm 2015 trước khi có sự gia tăng trở
lại trong những năm sau, tỷ trọng thu nhập hoạt động kinh doanh & chứng khoán
năm 2018 đạt 5%. Tuy nhiên lợi nhuận năm 2013-2016 cũng khá ổn định và thấp,
xu hướng lợi nhuận cũng chỉ có sự tăng trưởng rõ rệt và ổn định kể từ sau năm 2016
thể hiện độ trễ của chính sách của chính phủ và các nỗ lực của các NHTM Việt
Nam trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Kết quả này cho thấy phần nào
sự tác động cùng chiều hay của các nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận của các
NHTM Việt Nam.
33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 tác giả đã trình bày khái quát về xu hướng tăng thu nhập ngoài lãi
trong giai đoạn nghiên cứu. Để có thể tìm hiểu rõ sự khác biệt về cơ cấu nguồn thu
nhập, xu hướng lợi nhuận của từng nhóm NHTM, bài nghiên cứu đã phân chia dữ
liệu nghiên cứu thành hai nhóm NHTM theo quy mô tổng tài sản bình quân năm
2017-2018. Bên cạnh đó, Chương 3 cũng đánh giá về mức độ ổn định của từng
nguồn thu nhập thông qua việc đo lường độ lệch chuẩn của các nguồn thu nhập cho
thấy các nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động ngoài lãi khác là
khá ổn định, trong khi các nguồn thu nhập hoạt động kinh doanh & chứng khoán lại
rất biến động. Thực trạng lợi nhuận các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên
cứu cũng được tác giả đánh giá và trình bày trong Chương 3. Cuối cùng, tác giả
cũng đã so sánh, đánh giá về xu hướng tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi
nhuận ngân hàng trong thực tế giai đoạn 2008-2018. Tiếp theo, để có những đánh
giá khách quan, độ tin cậy cao về xu hướng tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi
nhuận NHTM Việt Nam, tác giả sẽ trình bày trong Chương 4 về dữ liệu, phương
pháp, mô hình và kết quả nghiên cứu định lượng.
34
CHƯƠNG 4: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP, MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN LỢI
NHUẬN NHTM VIỆT NAM
4.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1.1. Dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ Báo cáo tài chính đã kiểm toán của 30
Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018. Báo cáo tài chính này
được thu thập từ các website chính thức của các ngân hàng. Bên cạnh đó, một số dữ
liệu tài chính năm của ngân hàng không có dữ liệu thì sử dụng bổ sung nguồn dữ
liệu từ Orbis bank focus. Đối với biến vĩ mô tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ
lệ lạm phát (INF) được thu thập từ Worldbank.
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp ước lượng với dữ liệu bảng là phương pháp chính trong mô
hình nghiên cứu. Dữ liệu bảng được sử dụng phổ biến hiện nay vì những ưu điểm
khi kết hợp yếu tố không gian và thời gian. Bài nghiên cứu sử dụng các phương
pháp ước lượng GMM để giải quyết mục tiêu nghiên cứu vì phương pháp này
thường được sử dụng để kiểm soát các khiếm khuyết định lượng như phương sai sai
số thay đổi và tự tương quan của phần dư. Tác giả sẽ sử dụng các kiểm định sau để
kiểm định mô hình, cụ thể: (1) số biến công cụ thấp hơn so với số lượng các ngân
hàng sử dụng trong mẫu (30); (2) kiểm định AR2 với p-value cao > 0.1; (3) kiểm
định Sargan với p-value cao > 0.1.
Phương pháp ước lượng GMM đã được các bài nghiên cứu trước thực hiện
như: Baele và cộng sự (2007), Vinh và cộng sự (2015), Lee & cộng sự (2014)... Vì
vậy, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM do mô hình có biến trễ và khắc
phục được các khiếm khuyết của mô hình như: tính tự tương quan, phương sai sai
số thay đổi và hiện tượng nội sinh.
4.2. Mô hình nghiên cứu
35
Sử dụng mô hình nghiên cứu tương tự như của Chiorazzo & cộng sự (2008)
vì tính khả dụng của dữ liệu và điều chỉnh phù hợp với các điều kiện tại Việt Nam,
tác giả xem xét tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận thông qua mô hình:
Yit = 𝛼0 + 𝛼1 * Yit-1 + 𝛼2* ICONONit + 𝛼3 * TAit + 𝛼4 * LOANGRit + 𝛼5 *
LOANit + 𝛼6 * DAit + 𝛼7 * COSTit + 𝛼8 * GDPt + 𝛼9 * INFt + 𝜀it (4.1)
Nhằm đo lường mức tác động của từng loại thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận/
lợi nhuận điều chỉnh rủi ro ngân hàng Việt Nam, phương trình (4.1) được viết lại
thành:
Yit = 𝛼0 + 𝛼1 * Yit-1 + 𝛼2* ICOCOMit + 𝛼3 * ICOTRADit + 𝛼4 * ICOOTHit + 𝛼5 * TAit +
𝛼6 * LOANGRit + 𝛼7 * LOANit + 𝛼8 * DAit + 𝛼9 * COSTit + 𝛼10 * GDPt + 𝛼11 * INFt
+ 𝜀it (4.2)
Bảng 4.1: Mô tả các biến trong mô hình
Biến Diễn giải Cách tính Nguồn tham khảo
Lợi nhuận
ROAAt Tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản
bình quân (%)
Lợi nhuận sau thuế/{(tổng
tài sản năm t + tổng tài sản
năm (t-1))/2}
Lee & cộng sự (2014);
Chiorazzo và cộng sự
(2008); Vinh và cộng sự
(2015)
ROAEt Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu
bình quân (%)
Lợi nhuận sau thuế/{(tổng
VCSH năm t + tổng VCSH
năm (t-1))/2}
Lee & cộng sự (2014);
Chiorazzo và cộng sự
(2008); Vinh và cộng sự
(2015)
Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro
SHROAi,t ROAA điều chỉnh
rủi ro
ROAAi,t/σROAi Sissy và cộng sự (2016);
Chiorazzo và cộng sự
(2008); Vinh và cộng sự
(2015)
SHROEi,t ROAE điều chỉnh
rủi ro
ROAEi,t/σROEi Sissy và cộng sự (2016);
Chiorazzo và cộng sự
(2008); Vinh và cộng sự
(2015)
Biến thu nhập ngoài lãi
36
ICONON Tỷ lệ thu nhập
ngoài lãi
Thu nhập ròng ngoài lãi/
Tổng thu nhập hoạt động
ròng
Lee & cộng sự (2014);
Williams (2016); Lepetit
và cộng sự (2008)
ICOCOM Tỷ lệ thu nhập hoạt
động dịch vụ
Thu nhập ròng từ dịch vụ /
Tổng thu nhập hoạt động
ròng
Chiorazzo và cộng sự
(2008); Lepetit và cộng
sự (2008)
ICOTRAD Tỷ lệ thu nhập hoạt
động kinh doanh &
chứng khoán
Thu nhập ròng từ kinh
doanh & chứng khoán /
Tổng thu nhập hoạt động
ròng
Chiorazzo và cộng sự
(2008); Lepetit và cộng
sự (2008)
ICOOTH Tỷ lệ thu nhập hoạt
động ngoài lãi khác
Thu nhập ròng từ hoạt động
khác & góp vốn / Tổng thu
nhập hoạt động ròng
Chiorazzo và cộng sự
(2008);
Biến kiểm soát
LOAN Tỷ lệ dư nợ cho
vay/ tổng tài sản
(%)
Tổng dư nợ cho vay/ Tổng
tài sản
Lee & cộng sự (2014),
Vinh và cộng sự (2015),
Chiorazzo và cộng sự
(2008)
TA Quy mô ngân hàng Logarit tự nhiên tổng tài
sản
Minh và cộng sự (2015)
Vinh và cộng sự (2015)
Chiorazzo và cộng sự
(2008)
DA Tỷ lệ huy động (%) Tổng huy động khách hàng/
Tổng tài sản
Minh và cộng sự (2015),
Vinh và cộng sự (2015),
COST Chi phí hoạt động
trên tổng thu nhập
(%)
Tổng chi phí hoạt động/
Tổng thu nhập
Minh và cộng sự (2015)
Sissy và cộng sự (2016)
LOANGRt Tốc độ tăng trưởng
tín dụng (%)
(Dư nợ cho vay năm t- Dư
nợ cho vay năm (t-1))/ Dư
nợ cho vay năm (t-1)
Vinh và cộng sự (2015),
Chiorazzo và cộng sự
(2008), Sanya và cộng sự
(2011)
Biến vĩ mô
GDPt Tốc độ tăng trưởng (GDP năm t – GDP năm (t- Sanya và cộng sự (2011)
37
kinh tế 1))/ GDP năm (t-1) Minh và cộng sự (2015)
INFt Tốc độ lạm phát (CPI năm t – CPI năm (t-
1))/ CPI năm (t-1)
Sanya và cộng sự (2011)
Minh và cộng sự (2015)
4.3. Thống kê mô tả
Phần này trình bày thống kê cơ bản về mẫu dữ liệu và các biến trong mô
hình như: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. Mẫu
nghiên cứu bao gồm 30 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 11 năm từ năm 2008
đến năm 2018.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 30 NHTM và tổng hợp từ Stata
Biến Số quan
sát
Trung bình Độ lệch
chuẩn
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Biến phụ thuộc
ROAA 311 0.9275 0.8371 -0.81 7.936
ROAE 311 9.4602 7.277 -6.992 32.135
SHROA 311 1.9342 1.4961 -1.3192 6.7437
SHROE 311 2.0894 1.6726 -1.1009 9.1404
Biến nghiên cứu
ICONON 311 19.9214 18.0830 -55.1617 153.0597
ICOCOM 311 6.4212 6.4063 -13.832 33.9762
ICOTRAD 311 4.5889 11.8530 -64.594 56.8625
ICOOTH 311 8.9113 14.7852 -11.3392 140.619
Biến kiểm soát nội tại ngân hàng
LOAN 311 52.7086 13.1982 11.3800 84.4800
TA 311 11.1896 1.2414 7.7909 14.0878
DA 311 61.8823 13.3012 18.5108 89.3717
COST 308 54.8708 17.0489 22.71 131.5
LOANGR 304 29.6698 65.1684 -99.87 1051.859
Biến kiểm soát vĩ mô
GDP 330 6.1049 0.5899 5.2473 7.0757
INF 330 8.1169 6.5553 0.8786 23.1163
Chỉ số ROAA trung bình của 30 ngân hàng trong giai đoạn 2008-2018 đạt
xấp xỉ 0.92% với độ lệch chuẩn 0.84%. Đối với ROAE có trung bình khoảng 9.46%
38
với độ lệch chuẩn là 7.28% cho thấy kết quả lợi nhuận ngân hàng cũng khá biến
động, đặc biệt là chỉ số ROAE trong giai đoạn 2008-2018. Giá trị lớn nhất và nhỏ
nhất cho biết mức độ chênh lệch lớn của hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng
thương mại trong hệ thống.
Giá trị trung bình của hai chỉ tiêu lợi nhuận điều chỉnh rủi ro SHROA và
SHROE trong giai đoạn 2008-2018 là khá bằng nhau, trong khi đó SHROE là biến
động nhiều hơn khi kết quả độ lệch chuẩn là cao hơn trong giai đoạn nghiên cứu.
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng có biến động lớn nhất trong tất cả các
biến nghiên cứu. Trung bình trong giai đoạn 11 năm nghiên cứu là 29.67% cho thấy
tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm cao, phản ánh mức độ cung ứng vốn vào nền
kinh tế thông qua hệ thống NHTM là cao. Tổng tài sản tăng trưởng mạnh được lý
giải do áp lực tăng vốn điều lệ theo quy định Nghị định 141 của Thủ tướng chính
phủ trong giai đoạn 2007-2008 và hoạt động sáp nhập ngân hàng sau đề án tái cơ
cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015.
Đối với các biến vĩ mô, GDP có mức độ biến động ít hơn cho thấy sự tăng
trưởng nền kinh tế là khá ổn định trong giai đoạn nghiên cứu. Ngược lại, chỉ số INF
có sự giao động mạnh trong biên độ từ 0.88% đến 23.12%, điều này phản ánh đúng
diễn biến khá phức tạp của lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu.
4.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Ma trận hệ số tương quan để chỉ mối quan hệ giữa các cặp biến trong mô
hình. Phân tích ma trận hệ số tương quan để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến
giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
Bảng 4.3 trình bày kết quả phân tích ma trận tự tương quan giữa các biến
trong mô hình cho thấy hầu hết các cặp hệ số tương quan đều có giá trị tuyệt đối
nhỏ hơn 0.8 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
trong mô hình.
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan
Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 30 NHTM và tổng hợp từ Stata
39
Biến
ICONON
ICOCOM
ICOTRAD
ICOOTH
COST
TA
LOANGR
LOAN
DA
GDP
INF
ICONON 1.000
ICOCOM 0.271 1.000
ICOTRAD 0.519 0.064 1.000
ICOOTH 0.654 -0.168 -0.198 1.000
COST 0.072 -0.276 -0.118 0.299 1.000
TA 0.118 0.360 0.019 -0.033 -0.159 1.000
LOANGR 0.055 -0.015 0.150 -0.045 -0.129 -0.144 1.000
LOAN -0.130 0.100 -0.013 -0.187 -0.043 0.153 -0.132 1.000
DA 0.036 0.043 0.126 -0.074 0.178 0.373 -0.139 0.584 1.000
GDP 0.019 0.048 0.017 -0.011 0.016 0.289 -0.113 0.210 0.194 1.000
INF -0.046 0.098 -0.162 0.029 -0.156 -0.330 -0.039 -0.230 -0.457 -0.384 1.000
Nhằm tăng tính tin cậy của kết quả ước lượng, tác giả tiếp tục sử dụng hệ số
phóng đại phương sai VIF để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến nhóm.
Bảng 4.4: Hệ số phóng đại phương sai trong mô hình
Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 30 NHTM và tổng hợp từ Stata
Biến tác động Mean VIF Tham chiếu
Thu nhập ngoài lãi 1.44 Phụ lục 5
Từng nguồn thu nhập ngoài lãi 1.47 Phụ lục 5
Kết quả bảng trên cho thấy không có hệ số nhân tử phóng đại của biến nào
vượt quá 10 và trung bình VIF đạt 1.44 và 1.47. Như vậy có thể kết luận rằng mô
hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến với phương pháp sử dụng hệ số phóng
đại phương sai VIF.
Kết luận chung: Với 2 phương pháp kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho
kết quả đồng nhất mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.
4.5. Kết quả ước lượng và thảo luận kết quả
Bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp ước lượng GMM để có thể khắc
phục được các khiếm khuyết như phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương
quan bậc 1 và qua đó đưa ra được kết quả ước lượng bảo đảm tính tin cậy cao.
40
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng của mô hình nghiên cứu
Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 30 NHTM và tổng hợp từ Stata
Biến phụ thuộc ROAE ROAE ROAA ROAA
Mô hình (1) (2) (3) (4)
L1. 0.317*** 0.201**
0.291***
0.187**
0.002 0.031 0.000 0.014
ICONON 0.080*** 0.010***
0.001 0.000
ICOCOM 0.129* 0.013*
0.100 0.086
ICOTRAD 0.049* 0.007*
0.090 0.093
ICOOTH 0.071*** 0.014***
0.007 0.000
COST -0.200***
-0.216***
-0.023***
-0.026***
0.000 0.000 0.000 0.000
TA -0.950 1.13 0.006 -0.207*
0.411 0.274 0.950 0.093
LOANGR 0.001 0.005 0.0000 .0006
0.773 0.184 0.865 0.147
LOAN 0.422***
0.120*
0.030** -0.001
0.002 0.086 0.018 0.830
DA -0.195** -.244** -0.014* -0.002
0.012 0.023 0.058 0.585
GDP 0.538 0.106 -0.026 0.059
0.375 0.863 0.691 0.317
INF 0.141* -0.029 0.011 0.008
0.100 0.714 0.186 0.280
Prob > F 0.000 0.000 0.000 0.000
Số biến công cụ 17 27 17 27
AR (1) 0.000 0.000 0.000 0.000
AR (2) 0.887 0.924 0.263 0.268
Sagan 0.311 0.196 0.815 0.634
Bảng 4.5 trình bày kết quả hồi quy với ước lượng GMM cho dữ liệu bảng
mô hình tác động với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời ROAA và ROAE. Số biến
công cụ đều < 30 và các kiểm định Sagan & AR (2) đều > 0.1 ở tất cả mô hình với
41
biến phụ thuộc là ROAA và ROAE nên tác giả chấp nhận kết quả là phù hợp và
mang độ tin cậy cao.
Mô hình (1) và (3) đo lường tác động của thu nhập ngoài lãi ICONON lần lượt
đến tỷ suất sinh lời VCSH và tỷ suất sinh lời tổng tài sản: Kết quả cho thấy tỷ lệ thu
nhập ngoài lãi ICONON có mối tương quan thuận với khả năng sinh lời trên tài sản
và VCSH, hay nói cách khác, ngân hàng mở rộng hoạt động theo hướng tăng các
khoản TNNL là có lợi cho ngân hàng.
Mô hình (2) và (4) đo lường tác động của từng nguồn TNNL đến hiệu quả
kinh doanh: kết quả nghiên cứu ở các mô hình trên đều cho thấy tỷ lệ thu nhập từ
hoạt động dịch vụ, kinh doanh & chứng khoán và các hoạt động ngoài lãi khác có
tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Trong các hoạt động tạo
TNNL thì hoạt động dịch vụ có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ suất sinh lời vốn
chủ sở hữu với hệ số tác động lớn nhất và có khoảng cách khá xa với các hệ số tác
động của 2 hoạt động tạo nguồn thu ngoài lãi còn lại. Đối với tỷ suất sinh lời tổng
tài sản, hoạt động ngoài lãi khác có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, tuy nhiên hệ số tác
động của thu nhập dịch vụ cũng không thấp hơn quá nhiều khi so sánh. Điều này
cho thấy trong các hoạt động tạo TNNL thì hoạt động dịch vụ vẫn là hoạt động
mang lại thu nhập chính và có tác động thực sự mạnh và ổn định đến lợi nhuận ngân
hàng, tiếp theo là nguồn thu từ các hoạt động ngoài lãi khác và cuối cùng là nguồn
thu từ kinh doanh & chứng khoán.
Như vậy, kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng phát triển theo
hướng tăng tỷ trọng của các hoạt động tạo TNNL, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ
là giải pháp để ngân hàng tăng hiệu quả kinh doanh.
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là SHROA và SHROE
Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 30 NHTM và tổng hợp từ Stata
Biến phụ thuộc SHROE SHROE SHROA SHROA
Mô hình (1) (2) (3) (4)
L1. 0.318***
0.383***
0.221*
0.278***
0.002 0.000 0.087 0.002
ICONON 0.018*** 0.016***
42
0.000 0.000
ICOCOM 0.042*** 0.020*
0.001 0.094
ICOTRAD 0.013* 0.012*
0.076 0.070
ICOOTH 0.026*** 0.025***
0.000 0.000
COST -0.034***
-0.041*** -0.030***
-0.038***
0.000 0.000 0.000 0.000
TA -0.245 0.024 -0.498***
-0.263**
0.120 0.851 0.006 0.047
LOANGR 0.0005 0.001*
0.0001 0.0009
0.468 0.099 0.798 0.194
LOAN 0.043*** 0.001 0.045***
0.009
0.003 0.904 0.006 0.205
DA -0.019** 0.002 -0.023** -0.002
0.061 0.735 0.030 0.771
GDP 0.147 0.122 0.071 0.131
0.139 0.180 0.449 0.125
INF 0.024* 0.016 0.027** 0.013
0.068 0.202 0.026 0.236
Prob > F 0.000 0.000 0.000 0.000
Số biến công cụ 24 27 23 27
AR (1) 0.010 0.001 0.006 0.000
AR (2) 0.441 0.656 0.767 0.966
Sagan 0.193 0.466 0.666 0.230
Bảng 4.6 trình bày kết quả hồi quy với ước lượng GMM cho dữ liệu bảng
mô hình tác động với biến phụ thuộc là lợi nhuận điều chỉnh rủi ro SHROA và
SHROE. Số biến công cụ đều < 30 và các kiểm định Sagan & AR (2) đều > 0.1 ở
tất cả mô hình với biến phụ thuộc là ROAA và ROAE nên tác giả sẽ sử dụng kết
quả từ phương pháp ước lượng GMM để đưa ra kết quả cuối cùng cho bài nghiên
cứu là phù hợp và mang độ tin cậy cao.
Khi xét tới yếu tố rủi ro thì tăng TNNL vẫn là hướng phát triển khả quan cho
các NHTM Việt Nam. Tương tự như tác động của từng nguồn thu ngoài lãi đến lợi
nhuận thì hoạt động dịch vụ có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ suất sinh lời vốn
43
chủ sở hữu điều chỉnh rủi ro và các hoạt động ngoài lãi khác có mức độ ảnh hưởng
lớn nhất đến tỷ suất sinh lời tổng tài sản điều chỉnh rủi ro.
Đối với các biến độc lập đóng vai trò kiểm soát trong mô hình (1) và (3) của
bảng 4.5, kết quả hồi quy ở các mô hình cho thấy tỷ suất sinh lời năm trước, tỷ lệ dư
nợ cho vay và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan thuận đến hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng đo lường bằng các chỉ tiêu khả năng sinh lời; ngược lại biến tỷ lệ chi phí
hoạt động, tỷ lệ tiền gửi khách hàng có mối tương quan nghịch với các biến phụ
thuộc.
Đối với các mô hình (1) và (3) với chỉ tiêu lợi nhuận điều chỉnh rủi ro là biến
phụ thuộc, kết quả hồi quy ở mô hình của bảng 4.6 cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận điều
chỉnh rủi ro năm trước, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, tỷ lệ dư nợ cho vay và tỷ
lệ lạm phát có mối tương quan thuận; ngược lại biến tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô
tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi khách hàng có mối tương quan nghịch.
Từ kết quả định lượng của các biến có ý nghĩa thống kê bằng phương pháp
ước lượng GMM. Tác giả đưa ra mô hình để dự báo sự tác động của TNNL đến lợi
nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của NHTM Việt Nam.
Mô hình 1: ROAA là biến phụ thuộc để đo lường lợi nhuận ngân hàng
ROAAit= 0.291ROAAit-1+0.010ICONONit+0.030LOANit–0.014DAit–0.023COSTit+
𝜎it
ROAAit= 0.187ROAAit-1+0.013ICOCOMit+0.007ICOTRADit+0.014ICOOTHit–
0.026COSTit-0.207TAit + 𝜀it
Mô hình 2: ROAE là biến phụ thuộc để đo lường lợi nhuận ngân hàng
ROAEit= 0.317ROAEit-1+0.080ICONONit+0.422LOANit-0.195DAit–0.200COSTit
+0.141INFit + 𝜎it
ROAEit=0.201ROAAit-
1+0.129ICOCOMit+0.049ICOTRADit+0.071ICOOTHit+0.120LOANit –0.216COSTit-
0.244DAit + 𝜀it
Mô hình 3: SHROA là biến phụ thuộc để đo lường lợi nhuận điều chỉnh rủi
ro
44
SHROAit= 0.221SHROAit-1+0.016ICONONit+0.045LOANit–0.023DAit-0.498TAit–
0.030COSTit +0.027INFit + 𝜎it
SHROAit= 0.278SHROAit-1+0.020ICOCOMit+0.012ICOTRADit+0.025ICOOTHit–
0.038COSTit-0.263TAit + 𝜀it
Mô hình 4: SHROE là biến phụ thuộc để đo lường lợi nhuận điều chỉnh rủi
ro
SHROEit= 0.318SHROEit-1+0.018ICONONit+0.043LOANit–0.019DAit–0.034COSTit
+0.024INFit + 𝜎it
SHROEit= 0.383SHROEit-1+0.042ICOCOMit+0.013ICOTRADit+0.026ICOOTHit–
0.041COSTit+0.001LOANGRit + 𝜀it
Kết luận từ kết quả định lượng của bài nghiên cứu:
Thu nhập ngoài lãi: Từ kết quả định lượng các mô hình theo phương pháp
ước lượng GMM đều cho thấy tác động cùng chiều của thu nhập ngoài lãi đến lợi
nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%. Kết quả
này cho phép tác giả chấp nhận giả thuyết: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi càng cao thì lợi
nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của ngân hàng càng cao.
Kết quả của bài nghiên cứu phù hợp với những nghiên cứu thực nghiệm
trước trong nước như Vinh và cộng sự (2015), Minh và cộng sự (2015) khi xem xét
đến tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng; tuy nhiên kết quả
khác với Vinh và cộng sự (2015) khi đánh giá tác động đến lợi nhuận điều chỉnh rủi
ro. Điều này có thể do thời điểm nghiên cứu khác nhau khi Vinh và cộng sự nghiên
cứu dữ liệu trong giai đoạn 2006-2013, thực tế khi này các NHTM Việt Nam có
tình hình kinh doanh không thực sự khả quan, đặc biệt là giai đoạn 2010-2012 bị
thua lỗ nặng ở mảng kinh danh & chứng khoán tác giả đã phân tích ở chương 3 nên
việc đa dạng hóa thu nhập đã tác động làm biến động nguồn thu nhập ngân hàng.
Trong khi giai đoạn sau đó, đặc biệt từ năm 2015 trở đi, các NHTM Việt Nam đã có
những bước hồi phục hoạt động kinh doanh, cùng với việc ghi nhận sự giảm dần
phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ lãi. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ TNNL vẫn còn
khá thấp, đến năm 2018 vẫn chiếm tỷ trọng dưới 25% nên mở rộng các hoạt động
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng

More Related Content

Similar to Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng

PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAMPHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAMvietlod.com
 
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VN
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VNphat trien cac to chuc tai chinh nong thon VN
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VNThống Nguyễn Văn
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...vietlod.com
 
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...nataliej4
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Ngọc Hưng
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng (20)

LA01.032_Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn ở Việt Nam
LA01.032_Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn ở Việt NamLA01.032_Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn ở Việt Nam
LA01.032_Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn ở Việt Nam
 
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAMPHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
 
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VN
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VNphat trien cac to chuc tai chinh nong thon VN
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VN
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
 
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
 
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân ...
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TechcombankLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan, 9 điểm.docx
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan, 9 điểm.docxNâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan, 9 điểm.docx
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan, 9 điểm.docx
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN HUY CHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN HUY CHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Công cụ Thị trường) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ kinh tế “Tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trương Quang Thông. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và đáng tin cậy. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2019 Tác giả Trần Huy Chương
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT.................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ............................3 1.1. Lý do lựa chọn đề tài.......................................................................................3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4 1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ...............................................................5 1.6. Cấu trúc của luận văn......................................................................................6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI VÀ LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...............................................................8 2.1. Lý thuyết về thu nhập ngoài lãi ngân hàng .....................................................8 2.1.1. Khái niệm thu nhập ngoài lãi ngân hàng.........................................................8 2.1.2. Một số chỉ tiêu đo lường thu nhập ngoài lãi....................................................8 2.2. Lý thuyết về lợi nhuận ngân hàng...................................................................9 2.2.1. Khái niệm về lợi nhuận ngân hàng..................................................................9 2.2.2. Một số chỉ tiêu đo lường lợi nhuận ngân hàng................................................9 2.3. Cơ sở lý thuyết tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận ngân hàng... 10 2.4. Lược khảo các nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận ngân hàng ................................................................................................................. 12 2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu................................................................. 15 2.5.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 15 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................... 19
  • 5. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU NHẬP NGOÀI LÃI VÀ LỢI NHUẬN NHTM VIỆT NAM................................................................................................ 20 3.1. Thực trạng thu nhập NHTM Việt Nam......................................................... 20 3.1.1. Cấu trúc nguồn thu nhập NHTM Việt Nam.................................................. 20 3.1.2. Tính ổn định nguồn thu nhập NHTM Việt Nam........................................... 24 3.1.3. Độ tương quan giữa các nguồn thu nhập của NHTM Việt Nam .................. 25 3.2. Thực trạng lợi nhuận của NHTM Việt Nam ................................................. 27 3.3. Thực trạng tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM Việt Nam 29 3.4. Thực trạng tác động của từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM Việt Nam ..................................................................................................... 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 33 CHƯƠNG 4: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP, MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN LỢI NHUẬN NHTM VIỆT NAM ................................................................................ 34 4.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 34 4.1.1. Dữ liệu............................................................................................................. 34 4.1.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 34 4.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 34 4.3. Thống kê mô tả.............................................................................................. 37 4.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................ 38 4.5. Kết quả ước lượng và thảo luận kết quả........................................................ 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 48 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN LỢI NHUẬN NHTM VIỆT NAM.................. 49 5.1. Hàm ý chính sách tổng quát .......................................................................... 49 5.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập ngoài lãi cho các NHTM Việt Nam 49 5.3. Đề xuất các kế hoạch hành động trong thực tiễn .......................................... 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................... 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 Basel II Phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng 4 FEM Fix Effects Model Mô hình ước lượng tác động cố định 5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 6 GMM Generalized Method of Moments estimators Phương pháp ước lượng GMM 7 INF Inflation Tỷ lệ lạm phát 8 NHNN Ngân hàng Nhà nước 9 NHTM Ngân hàng Thương mại 10 REM Random Effects Model Mô hình ước lượng tác động ngẫu nhiên 11 RO(A)A Return On (Average) Asset Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (bình quân) 12 RO(A)E Return On (Average) Equity Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (bình quân) 13 SGMM System Generalized Method of Moments estimators Phương pháp ước lượng SGMM 14 TCTD Tổ chức tín dụng 15 TMCP Thương mại cổ phần 16 TNNL Thu nhập ngoài lãi 17 UpasL/C Usance payable at sight Letter of credit Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay 18 VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai 19 VN Việt Nam
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Chi tiết Bảng 3.1 Tiêu chí phân nhóm NHTM Việt Nam Bảng 4.1 Mô tả các biến trong mô hình Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan Bảng 4.4 Hệ số phóng đại phương sai trong mô hình Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là ROAE và ROAA Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là SHROA và SHROE
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Chi tiết Hình 3.1 Cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM Việt Nam Hình 3.2 Cấu trúc nguồn thu nhập NHTM Nhóm 1 Hình 3.3 Cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM Nhóm 2 Hình 3.4 Mức độ ổn định các nguồn thu nhập NHTM Việt Nam Hình 3.5 Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và tốc độ tăng thu nhập ngoài lãi Hình 3.6 Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và tốc độ tăng từng nguồn thu nhập ngoài lãi Hình 3.7 Tỷ suất lợi nhuận NHTM Việt Nam Hình 3.8 Tỷ suất lợi nhuận NHTM Nhóm 1 Hình 3.9 Tỷ suất lợi nhuận NHTM Nhóm 2 Hình 3.10 Thực trạng thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận NHTM Việt Nam Hình 3.11 Thực trạng từng nguồn thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận NHTM Việt Nam
  • 9. 1 TÓM TẮT Trong bối cảnh NHNN kiểm soát chặt chẽ mức tăng trưởng tín dụng và hệ thống NHTM Việt Nam chịu áp lực lớn tuân thủ Basel II làm cho khả năng gia tăng nguồn thu nhập từ tín dụng bị hạn chế. Xuất phát từ lý do này, bài nghiên cứu “Tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM Việt Nam” được thực hiện với dữ liệu 30 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2018. Với phương pháp GMM cho thấy tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 1% của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro ngân hàng. Từng nguồn thu ngoài lãi đều có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với lợi nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro ngân hàng. Cụ thể, nguồn thu ngoài lãi từ hoạt động dịch vụ, hoạt động khác khá ổn định và tác động mạnh hơn; ngược lại nguồn thu ngoài lãi từ hoạt động kinh doanh & chứng khoán biến động nhất và có tác động đến lợi nhuận với hệ số thấp nhất. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra tác động cùng chiều của Lợi nhuận năm trước, Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản và Tỷ lệ lạm phát; ngược lại Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, quy mô tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro ngân hàng càng thấp. Cuối cùng bài nghiên cứu cũng đề ra được một số giải pháp ứng dụng nghiên cứu này cho các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: thu nhập ngoài lãi, đa dạng hóa thu nhập, lợi nhuận ngân hàng.
  • 10. 2 ABSTRACT In the context that the State Bank tightly controlled credit growth and the commercial banking system of Vietnam was under pressure to comply with Basel II, their ability to increase income from credit has become limited. Therefore, the research paper “The impact of non-interest income on profit of Vietnam Commercial Bank” was conducted with data from 30 Vietnam Joint Stock Commercial Banks in the period 2008-2018. With the GMM method, non-interest income has the positive effect with the 1% significance level on the bank’s profit / risk adjusted profit. Any source of non- interest income has a statistically significant impact on the bank's risk adjusted profit / profit. Specifically, non-interest income from service activities and other activities is quite stable and influences more considerably, while non-interest income from business activities and securities is the most volatile source and affects the profit with the lowest coefficient. The study also pointed out the positive effect of last year's profit, the ratio of loan outstanding balance to total assets and the inflation rate, in contrast to the negative effect of the ratio of customer deposits to total assets, the ratio of operating expenses to the total operating income, the scale of total assets on the bank’s profit / risk adjusted profit. Finally, the study also suggests some solutions of applying this research for Vietnamese bank administrators. Keywords: non-interest income, income diversification, bank profits
  • 11. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Trong bối cảnh rủi ro kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng, nguy cơ chiến tranh thương mại, phá giá tiền tệ và các chính sách bảo hộ bằng các hàng rào thuế quan dẫn đến Chính phủ phải đặt mục tiêu ổn định vĩ mô hơn bao giờ hết. Từ nửa cuối năm 2018 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã theo đuổi chính sách thắt chặt chính sách tiền tệ và dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2019-2020. Ngân hàng Nhà nước đã và đang kiểm soát rất chặt chẽ chỉ tiêu mức tăng trưởng tín dụng hàng năm. Cụ thể, năm 2018 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng 14%, thấp hơn 4% so với năm 2017, và mục tiêu năm 2019 cũng sẽ ở mức tương đồng với kết quả năm 2018. Điều này cho thấy khả năng gia tăng nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng sẽ bị hạn chế. Bên cạnh đó, một trong các mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2016-2020 đó là “Đến năm 2020, các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên)”. Như vậy có thể cho thấy các NHTM Việt Nam giai đoạn hiện nay chịu áp lực lớn từ việc tăng vốn tự có và/hoặc giảm tài sản có rủi ro để đạt được các quy định theo Basel II. Trên cơ sở bài toán tăng vốn tự có không thể giải quyết trong ngắn hạn, đồng thời tín dụng khó có thể tăng trưởng cao, các ngân hàng phải siết chặt điều kiện cấp tín dụng, chọn lọc cơ cấu lại danh mục, đặc biệt là các khoản cho vay bất động sản có hệ số rủi ro cao nhất nhằm làm giảm tài sản có rủi ro. Khi một trong các động lực chính thúc đẩy tăng lợi nhuận là nguồn thu truyền thống từ lãi đã bị kìm hãm thì vấn đề cấp thiết mà các NHTM phải đối mặt là tìm kiếm nguồn thu khác để tăng trưởng ổn định lợi nhuận. Các ngân hàng trên thế giới đã có xu hướng dịch chuyển từ các hoạt động truyền thống sang các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi nhằm giải quyết bài toán lợi nhuận. Cụ thể tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng Mỹ tăng từ 25% năm 1984 lên tới 43% vào năm 2001 (Stiroh, 2004); Còn tỷ trọng này tại Châu Âu đã tăng từ 26% năm 1989 lên 41% năm 1998 (Lepetit, 2008).
  • 12. 4 Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện vẫn còn thấp, chỉ chiếm < 25% trong tổng thu nhập trong vòng 5 năm trở lại đây. Điều này cho thấy trong thực tiễn, các NHTM Việt Nam còn yếu về phát triển dịch vụ và khá lệ thuộc vào các hoạt động tín dụng. Về mặt nghiên cứu, trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã có những nghiên cứu tương tự về vấn đề này, có thể kể đến như Vinh và cộng sự (2015); Minh và cộng sự (2015), tuy nhiên các kết quả còn chưa thực sự thống nhất về việc đa dạng hóa thu nhập có làm tăng lợi nhuận hay làm tăng rủi ro cho NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, không nhiều các nghiên cứu xem xét tác động cụ thể của từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả NHTM Việt Nam. Vì vậy, với mục tiêu đánh giá thực tiễn và bổ sung bằng chứng thực nghiệm về lợi ích hoặc rủi ro cho các NHTM Việt Nam khi tăng TNNL, đồng thời nghiên cứu tác động của từng nguồn TNNL nên tác giả đã thực hiện xem xét tác động của TNNL đến lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xem xét tác động của TNNL và từng nguồn TNNL đến lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2008-2018. Từ đó, có thể đề ra một số giải pháp ứng dụng nghiên cứu tác động TNNL đến lợi nhuận cho các nhà quản trị ngân hàng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau: + Xu hướng gia tăng TNNL và thực trạng lợi nhuận tại các NHTM Việt Nam như thế nào? + Tăng TNNL có làm tăng lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam không? + Tác động của từng nguồn TNNL đến lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam như thế nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • 13. 5 Đối tượng nghiên cứu: Thu nhập ngoài lãi/ từng nguồn thu nhập ngoài lãi, lợi nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro NHTM Việt Nam và sự tác động của thu nhập ngoài lãi/ từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của các NHTM Việt Nam. Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực tiễn các 30 Ngân hàng TMCP Việt Nam chi tiết theo Phụ lục 1. Bài nghiên cứu tập trung vào nhóm Ngân hàng TMCP trong nước, đại diện cho các ngân hàng hoạt động mang tính thị trường, cạnh tranh và năng động nhất. Bài nghiên cứu không xem xét đến Ngân hàng TMCP Đông Á do hạn chế về dữ liệu cập nhật các năm 2017-2018. Nhìn chung, số lượng 30 Ngân hàng TMCP Việt Nam được chọn trong bài nghiên cứu đã chiếm hơn 80% thị phần kinh doanh trong hệ thống NHTM Việt Nam, mang tính đại diện cao cho tổng thể khi xem xét hệ thống ngân hàng Việt Nam. Phạm vi thời gian: Từ năm 2008-2018. Suy thoái kinh tế tác động làm gia tăng nợ xấu, tăng trích lập dự phòng rủi ro dẫn đến sự sụt giảm của thu nhập từ hoạt động tín dụng. Hơn nữa, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng tác động làm các NHTM phải tìm nhiều nguồn thu mới để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận. Và thực tế mấy năm gần đây tại Việt Nam, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng được kiểm soát và giới hạn khá chặt chẽ của NHNN gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, chuẩn mực của Basel II… Quy định tốc độ tăng trưởng tín dụng khá thấp so với các năm trước và việc nới room là rất hạn chế dẫn đến các ngân hàng phải tìm những động lực khác ngoài tăng trưởng tín dụng để tăng lợi nhuận. 1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu: sử dụng dữ liệu thứ cấp được công bố trong các BCTC kiểm toán hàng năm được cập nhật trên website của các NHTM tương ứng và thông qua Orbis bank focus. Một số dữ liệu được sử dụng và tính toán như sau: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân, Thu nhập ròng ngoài lãi, thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ, thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh & chứng khoán, thu nhập ròng từ hoạt động ngoài lãi khác, Quy mô
  • 14. 6 Tổng tài sản ngân hàng, Tỷ lệ huy động/ tổng tài sản , Tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản, Chi phí hoạt động trên tổng thu nhập,… Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng sử dụng phương pháp ước lượng với dữ liệu bảng vì những ưu điểm khi kết hợp yếu tố không gian và thời gian; phương pháp ước lượng GMM để giải quyết mục tiêu nghiên cứu vì khắc phục được các khiếm khuyết định lượng của mô hình như phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của phần dư. Bên cạnh đó, tác giả sẽ sử dụng các kiểm định sau để kiểm định mô hình, cụ thể: (1) số biến công cụ thấp hơn so với số lượng các ngân hàng sử dụng trong mẫu (30); (2) kiểm định AR2 với p-value cao > 0.1; (3) kiểm định Sargan với p-value cao > 0.1. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. 1.6. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về TNNL và lợi nhuận NHTM Chương 3: Thực trạng TNNL và lợi nhuận NHTM Việt Nam Chương 4: Dữ liệu, phương pháp, mô hình và kết quả nghiên cứu tác động của TNNL đến lợi nhuận NHTM Việt Nam Chương 5: Giải pháp ứng dụng nghiên cứu tác động của TNNL đến lợi nhuận NHTM Việt Nam
  • 15. 7 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 tác giả đã trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu nhằm xem xét tác động của TNNL đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018; Từ đó, có thể đề ra một số giải pháp ứng dụng nghiên cứu tác động TNNL đến lợi nhuận cho các nhà quản trị ngân hàng nhằm thu được lợi ích tốt nhất đối với hoạt động kinh doanh NHTM Việt Nam. Và để có thể hiểu rõ hơn về các khái niệm như thu nhập, lợi nhuận NHTM, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của TNNL đến lợi nhuận ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam thì chương 2 sẽ làm rõ những vấn đề này.
  • 16. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI VÀ LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Lý thuyết về thu nhập ngoài lãi ngân hàng 2.1.1. Khái niệm thu nhập ngoài lãi ngân hàng Lấy hoạt động tín dụng và huy động vốn làm trọng tâm, thu nhập của ngân hàng được chia thành: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Trong đó: Thu nhập ròng từ lãi: là phần thu nhập ròng được tính bằng thu nhập lãi từ cho vay, từ khoản tiền gửi tại TCTD khác và khoản thu từ lãi trái phiếu đầu tư trừ đi các khoản chi trả lãi huy động từ khách hàng, tiền gửi TCTD khác và chi phí lãi vay từ các TCTD khác. Thu nhập ngoài lãi: bao gồm lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ; lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh, lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư; lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động khác và thu nhập từ góp vốn mua cổ phần. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi = Thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu nhập hoạt động = Thu nhập ngoài lãi/ (Thu nhập ròng từ lãi + Thu nhập ngoài lãi) Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài tín dụng càng cao và cũng thể hiện hiệu quả của việc đầu tư các sản phẩm dịch vụ ngoài lãi này. 2.1.2. Một số chỉ tiêu đo lường thu nhập ngoài lãi Để đo lường mức độ đóng góp của thu nhập ngoài lãi, có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập ngoài lãi nói chung: ICONON = NON/(NET+NON) và/hoặc tỷ lệ từng nguồn thu nhập cấu phần nên thu nhập ngoài lãi: ICOCOM = COM/(NET+NON) ICOTRAD = TRAD/(NET+NON) ICOOTH = OTH/(NET+NON) ICONON = ICOCOM + ICOTRAD + ICOOTH
  • 17. 9 Trong đó: NET là thu nhập ròng từ lãi NON là thu nhập ngoài lãi COM là thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ TRAD là thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư OTH là thu nhập thuần từ hoạt động khác và từ góp vốn mua cổ phần ICONON là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi; ICOCOM là tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ; ICOTRAD là tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh & chứng khoán và ICOOTH là tỷ lệ thu nhập hoạt động ngoài lãi khác 2.2. Lý thuyết về lợi nhuận ngân hàng 2.2.1. Khái niệm về lợi nhuận ngân hàng Lợi nhuận NHTM là khoản chênh lệch được xác định bằng hiệu số của tổng các khoản thu nhập trừ đi các khoản chi phí hợp lý hợp lệ trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường được đo lường trong vòng 12 tháng. Cụ thể theo Thông tư 49/2014/TT-NHNN, cách tính lợi nhuận của NHTM: “Lợi nhuận ròng = (Thu nhập lãi thuần+ lãi, lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ + lãi, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + lãi, lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + lãi, lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + lãi, lỗ thuần từ hoạt động khác + thu nhập từ góp vốn mua cổ phần) – tổng chi phí hoạt động – chi phí dự phòng rủi ro tín dụng – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”. 2.2.2. Một số chỉ tiêu đo lường lợi nhuận ngân hàng Các chỉ số tương đối đại điện cho lợi nhuận thường được sử dụng để so sánh giữa các ngân hàng có quy mô khác nhau đó là tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROAA) và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROAE). Trong đó, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản bình quân của ngân hàng và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn bình quân của cổ đông thường.
  • 18. 10 ROAE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân x 100% ROAA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân x 100% Lợi nhuận tốt thể hiện qua các chỉ tiêu sinh lời càng cao là cơ sở để ngân hàng tái đầu tư gia tăng quy mô cũng như năng lực tài chính. Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì các chỉ tiêu khả năng sinh lời được đánh giá tốt trong khung: ROAA≥1%; ROAE ≥12-15%. Bên cạnh đó, để đo lường mức độ biến động của lợi nhuận hay khía cạnh rủi ro thì các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh điều chỉnh rủi ro (SHROA và SHROE) thường được sử dụng. SHROAi,t =ROAAi,t/σROAAi SHROEi,t = ROAEi,t/σROAEi Trong đó: N là số năm quan sát (11 năm, từ năm 2008 đến năm 2018), xt là ROAA (hoặc ROAE) tại năm t, μ là giá trị trung bình của ROAA (hoặc ROAE) trong giai đoạn quan sát. 2.3. Cơ sở lý thuyết tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận ngân hàng Tỷ lệ TNNL càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài tín dụng của ngân hàng càng cao. Theo lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư được phát triển bởi Markowitz & Jame thì đa dạng hóa thu nhập sẽ mang lại hiệu quả gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi các nguồn thu nhập là độc lập và không tương quan thuận khi rủi ro xảy ra và ngược lại. Bởi vì thu nhập từ lãi có độ nhạy cao hơn với những sự thay đổi lãi suất và suy thoái kinh tế nên khi có các cú sốc tài chính sẽ làm giảm nhanh nguồn thu nhập từ lãi; lúc này các ngân hàng với một tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lớn hơn có thể bù đắp cho sự sụt giảm nguồn thu từ lãi này và từ đó làm giảm sự biến động của thu nhập.
  • 19. 11 Theo lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quy mô thì các ngân hàng nếu cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn và sẽ kiếm được nhiều thu nhập hơn. Với lượng khách hàng hiện hữu truyền thống (tiền vay, tiền gửi), ngân hàng có thể tăng cường bán chéo nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính khác sẽ giúp các ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu nhập mà vẫn bảo đảm chi phí biên trên mỗi đơn vị sản phẩm là thấp và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh lợi nhuận ngân hàng. Đây là kết quả khi ngân hàng tận dụng chính những thông tin đã thu thập được trong quá trình thẩm định cho vay, quan hệ tiền gửi để tài trợ cho các nhu cầu tài chính khác như bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo hiểm,… Ngược lại khi cung cấp các dịch vụ tài chính khác ngoài vay vốn, các ngân hàng lại có thể tiếp cận thêm nhiều nguồn thông tin và qua đó làm giảm sự bất cân xứng thông tin với khách hàng, là cơ sở để quản lý giám sát rủi ro và đạt hiệu quả cao hơn cho hoạt động cho vay. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra một rủi ro hệ thống khi các nhóm khách hàng liên quan đó gặp sự kiện rủi ro, thua lỗ, nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng giảm sút dẫn đến khả năng sụt giảm nhanh chóng các nguồn thu nhập (từ lãi và ngoài lãi), và cả lợi nhuận cho ngân hàng trong thời gian ngắn. Froot và Stein (1998) cho rằng đa dạng hóa sẽ làm giảm rủi ro phá sản đối với các ngân hàng. Smith và cộng sự (2003) tìm được bằng chứng về tính ổn định của nguồn thu nhập ngoài lãi, từ đó góp phần tác động làm ổn định lợi nhuận ngân hàng. Ngược lại với nhóm lý thuyết ủng hộ lợi ích tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trong hoạt động ngân hàng, một số tác giả đã đưa ra các lý lẽ thuyết phục về sự không hiệu quả của việc đa dạng hóa thu nhập. DeYoung và Roland (2001) xem xét tác động của các hoạt động thu phí đến lợi nhuận và sự biến động lợi nhuận của 472 NHTM lớn tại Mỹ trong giai đoạn 1988-1995. Họ kết luận rằng, gia tăng các hoạt động thu phí làm tăng biến động nguồn thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả trên được giải thích bằng ba lý do như sau: sự cạnh tranh rất gay gắt của các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi vì khách hàng có thể dễ dàng thay đổi ngân hàng hơn so với một quan hệ tín dụng đã thiết lập; chi phí cố định gia tăng cùng với việc
  • 20. 12 phát triển các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi và các quy định về an toàn vốn là ít hơn hoặc không có so với các quy định của hoạt động tín dụng dẫn đến các ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao và do đó biến động lợi nhuận sẽ gia tăng. Kết quả tương tự cũng được đưa ra bởi Stirol (2004) khi nghiên cứu lợi ích từ đa dạng hóa thu nhập đối với các ngân hàng Mỹ giai đoạn 1984-2001. Ông chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi là biến động hơn thu nhập ròng từ lãi; tốc độ tăng trưởng của thu nhập ròng từ lãi và của thu nhập ngoài lãi có mối tương quan cùng chiều và ngày càng gia tăng dẫn đến sụt giảm lợi ích từ đa dạng hóa. Tiếp tục nghiên cứu dữ liệu giai đoạn 1997-2002 của các công ty tập đoàn tài chính Mỹ (FHC), Stirol và Rumble (2006) cũng cho kết quả tương tự. Sự tương quan ngày càng tăng giữa thu nhập ròng từ lãi và thu nhập ngoài lãi được giải thích có thể là kết quả từ việc bán chéo nhiều sản phẩm dịch vụ và cam kết cho vay tăng thêm đối với cùng một khách hàng/ nhóm khách hàng. Ủng hộ cho quan điểm của tăng thu nhập ngoài lãi không mang lại lợi ích cho ngân hàng còn có nghiên cứu của Lepetit và cộng sự (2008) về dữ liệu các ngân hàng Châu Âu theo đó các ngân hàng có thể sẵn sàng giảm lãi suất cho vay để chấp nhận giữ chân khách hàng nhằm tạo mối quan hệ lâu dài, tổng thể hơn với khách hàng, và dự kiến sự sụt giảm lợi nhuận từ nguồn thu lãi sẽ được bù đắp bởi gia tăng các nguồn thu ngoài lãi từ hoạt động thu phí. Lepetit và cộng sự (2008) đã tìm ra mối quan hệ nghịch biến giữa thu nhập ngoài lãi và lãi suất cho vay; đồng thời tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi đi kèm với lãi suất cho vay thấp hơn và định giá thấp rủi ro của khách hàng, đặc biệt với các khách hàng có tín nhiệm thấp dẫn đến gia tăng rủi ro cho ngân hàng. 2.4. Lược khảo các nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận ngân hàng Xét về mặt học thuật, câu hỏi đang được khá quan tâm nhưng vẫn chưa có được câu trả lời một cách thống nhất đó là liệu tăng TNNL có làm tăng lợi nhuận ngân hàng một cách ổn định hay không? Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các bằng
  • 21. 13 chứng về hiệu quả tích cực khi các ngân hàng giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ lãi và gia tăng thu nhập ngoài lãi có thể kể đến như: Sanya và cộng sự (2011) nghiên cứu 226 ngân hàng niêm yết thuộc 11 quốc gia nền kinh tế đang phát triển từ năm 2000-2007 với phương pháp ước lượng SGMM cho kết quả đa dạng hóa thu nhập làm giảm rủi ro vỡ nợ và làm gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hoạt động tạo thu nhập từ phí dịch vụ sẽ làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro cho các ngân hàng này. Ngoài ra, tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy những lợi ích của đa dạng hóa thu nhập là lớn nhất đối với các ngân hàng có mức độ rủi ro vừa phải. Kết quả này cũng được hỗ trợ từ nghiên cứu của Sissy và cộng sự (2016) khi họ tìm thấy bằng chứng các ngân hàng có lợi khi đa dạng hóa thu nhập. Cũng với SGMM khi nghiên cứu 320 ngân hàng tại 29 quốc gia Châu Phi giai đoạn 2002 – 2013 cho thấy đa dạng hóa làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với rủi ro phá sản đo lường bởi Z_Score. Ủng hộ cho quan điểm của đa dạng hóa thu nhập mang lại lợi ích cho lợi nhuận ngân hàng còn có nghiên cứu của Chiorazzo và cộng sự (2008). Với phương pháp ước lượng tác động cố định FEM, Chiorazzo và cộng sự (2008) đã nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro các ngân hàng Ý trong giai đoạn 1993-2003. Đa dạng hóa thu nhập đo lường bằng chỉ tiêu DIV= (1- HHI) và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (NIIs) và kết luận rằng đây là mối quan hệ đồng biến, sự gia tăng thu nhập ngoài lãi sẽ làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Tác giả tiếp tục nghiên cứu liệu quy mô ngân hàng có làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập với lợi nhuận điều chỉnh rủi ro ngân hàng hay không. Với tiêu chí tổng tài sản bình quân lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị trung bình của phân phối, tác giả chia thành hai nhóm ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận điều chỉnh rủi ro và thu nhập ngoài lãi mạnh hơn tại nhóm các ngân hàng lớn và các ngân hàng nhỏ có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thấp sẽ đạt được hiệu quả tài chính khi đa dạng hóa thu nhập. Ngoài ra, tác giả cũng phân chia từng nguồn thu nhập ngoài lãi cụ thể và đo lường đa dạng
  • 22. 14 hóa thu nhập bằng các chỉ tiêu (DIVC, NTRAD, NCOMM, OTHER). Khi đo lường bởi DIVC thì hệ số tác động là dương và có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên với các nguồn thu nhập ngoài lãi khác nhau, kết quả cho các hệ số tác động là không giống nhau và không phải tất cả đều có ý nghĩa thống kê khi xét từng cặp. Kết quả này hàm ý cho việc các nguồn tạo ra thu nhập ngoài lãi là không quan trọng bằng thu nhập ngoài lãi. Nói cách khác lợi ích từ đa dạng hóa thu nhập có được từ thu nhập ngoài lãi chứ không phụ thuộc nhiều vào các nguồn tạo ra thu nhập đó. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Minh và cộng sự (2015) sử dụng phương pháp ước lượng SGMM cho dữ liệu gồm 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2013. Nghiên cứu xem xét tác động của đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố khác tác động đến khả năng sinh lời NHTM. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa thu nhập có tương quan thuận với khả năng sinh lời của NHTM. Tuy nhiên bài nghiên cứu chưa đo lường đến khía cạnh rủi ro, biến động lợi nhuận cho các NHTM Việt Nam khi đa dạng hóa thu nhập. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn cho thấy kết quả các chỉ tiêu như “tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, tỷ lệ lạm phát” đều có tương quan thuận với khả năng sinh lời của các NHTM, ở chiều tương quan nghịch là các chỉ tiêu “tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập”. Và nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của “quy mô tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế” đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. Lee và cộng sự (2014) với dữ liệu 967 ngân hàng tại 22 quốc gia Châu Á trong giai đoạn 1995 – 2009 nhằm xem xét tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận và rủi ro với phương pháp ước lượng GMM. Lợi nhuận và rủi ro lần lượt được đo lường bởi chỉ tiêu tỷ suất sinh lời (ROA/ ROE) và độ lệch chuẩn lợi nhuận (SDROA/ SDROE). Nghiên cứu kết luận rằng thu nhập ngoài lãi được đo lường bởi tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động (NNII) làm giảm rủi ro nhưng không làm tăng lợi nhuận cho các ngân hàng Châu Á nói chung. Tuy nhiên bài nghiên cứu cũng phân chia thành các nhóm nhỏ theo đặc thù kinh doanh thì kết quả đạt được có sự phân hóa khác nhau. Đối với nhóm NHTM, ngân hàng hợp tác, ngân
  • 23. 15 hàng đầu tư thì thu nhập ngoài lãi làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro, ngược lại thu nhập ngoài lãi sẽ làm giảm lợi nhuận và tăng rủi ro của nhóm ngân hàng tiết kiệm. Williams (2016) xem xét dữ liệu 26 ngân hàng tại Australia giai đoạn từ Quý 2/2002 đến Quý 4/2014 nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro các ngân hàng Australia cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao sẽ làm thu nhập của ngân hàng biến động hơn hay là rủi ro cao hơn. Tuy nhiên khi xem xét đến ảnh hưởng của từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến rủi ro ngân hàng, tác giả kết luận nguồn thu ngoài lãi từ kinh doanh và đầu tư làm giảm biến động của lợi nhuận. Kết quả này hỗ trợ cho nghiên cứu của Lepetit và cộng sự (2008) khi nghiên cứu các ngân hàng Châu Âu giai đoạn 1996-2002 và kết luận các ngân hàng mở rộng hoạt động ngoài lãi sẽ đối diện với mức độ rủi ro cao hơn; bên cạnh đó khi xem xét từng nguồn thu nhập tại các ngân hàng nhỏ thì cho thấy rủi ro có mối quan hệ đồng biến với thu nhập hoạt động từ phí nhưng ngược lại với thu nhập từ hoạt động kinh doanh và đầu tư. Trong một số trường hợp gia tăng các hoạt động kinh doanh và đầu tư sẽ làm giảm rủi ro cho các ngân hàng nhỏ. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vinh và cộng sự (2015) sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng không cân bằng với mẫu 37 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2013. Đối với các biến đo lường lợi nhuận nghiên cứu sử dụng hồi quy FEM, GMM và hồi quy REM, GMM cho các biến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy các ngân hàng càng đa dạng hóa thì lợi nhuận càng cao nhưng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm, tương ứng rủi ro tăng. Tuy nhiên bài nghiên cứu chưa xem xét đến sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình. 2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 2.5.1. Mô hình nghiên cứu Sử dụng mô hình nghiên cứu tương tự như của Chiorazzo & cộng sự (2008) vì tính khả dụng của dữ liệu và điều chỉnh phù hợp với các điều kiện tại Việt Nam, tác giả xem xét tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận thông qua mô hình:
  • 24. 16 Yit = 𝛼0 + 𝛼1 * Yit-1 + 𝛼2* ICONONit + 𝛼3 * TAit + 𝛼4 * LOANGRit + 𝛼5 * LOANit + 𝛼6 * DAit + 𝛼7 * COSTit + 𝛼8 * GDPt + 𝛼9 * INFt + 𝜀it (2.1) Nhằm đo lường mức tác động của từng loại thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận, phương trình (2.1) được viết lại thành: Yi,t = α1 + α2Yi,t-1 + α3ICOCOMi,t + α4ICOTRADi,t + α5ICOOTHi,t + α6TAi,t + α7LOANi,t + α8LOANGRi,t + α9COSTi,t + α10DAi,t + α11INFi,t + α12GDPi,t + εi,t (2.2) Trong đó: - Yi,t lần lượt là các biến phụ thuộc ROAA, ROAE khi đo lường hiệu quả kinh doanh và SHROA, SHROE khi đo lường hiệu quả kinh doanh điều chỉnh rủi ro của ngân hàng i vào năm thứ t; - Yi,t-1 lần lượt là ROAA, ROAE của ngân hàng i năm liền kề trước đó (t-1). - ICONONi,t: tỷ lệ thu nhập ngoài lãi - ICOCOMi,t: tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ - ICOTRADi,t : tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh & chứng khoán - ICOOTHi,t : tỷ lệ thu nhập ngoài lãi khác - TAit: là chỉ số đại diện cho quy mô, được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng nhằm làm giảm sự sai khác quá lớn giữa các giá trị tuyệt đối của các ngân hàng qua các năm. - LOANit: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản: thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản, chỉ tiêu này đại diện cho tác động của chiến lược cho vay đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. - LOANGRit: là tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay, được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng của năm hiện hành so với năm liền trước đó. - COSTit: biến đại diện cho chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động. - DAit: chỉ số đo lường tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, được tính bằng tỷ lệ phần trăm tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản. - INFit: tỷ lệ lạm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI (%).
  • 25. 17 - GDPit: tốc độ tăng trưởng kinh tế đo bằng chỉ tiêu GDP (%). - 𝜀it : phần dư 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Biến chính của mô hình: Thu nhập ngoài lãi tác động tích cực đến lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của NHTM Việt Nam. Giả thuyết này được đưa ra thể hiện kỳ vọng các NHTM Việt Nam sẽ đạt được lợi ích từ gia tăng tỷ trọng TNNL, phù hợp với lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các nguồn tạo thu nhập ngoài lãi khác nhau tác động tích cực nhưng với các hệ số khác nhau đến lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro NHTM Việt Nam. Giả thuyết này được đưa ra nhằm tìm kiếm đâu là nguồn ngoài lãi chính tác động mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê lên lợi nhuận ngân hàng và từ đó đề ra các biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh nhất hiệu quả kinh doanh ngân hàng. - Các biến nội tại của ngân hàng: Lợi nhuận ngân hàng năm trước – biến trễ của biến phụ thuộc: với lý do lợi nhuận mang tính thời kỳ, thường được ghi nhận trong một năm tài chính. Vì vậy, giả thuyết lợi nhuận năm trước sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận năm nay, hay kỳ vọng khi lợi nhuận năm trước cao thì ngân hàng sẽ có thêm nguồn vốn để tiếp tục tái đầu tư vào các tài sản hiệu quả, nâng cao khả năng sinh lời trong năm tiếp theo. Giả thuyết về dấu kỳ vọng >0. Quy mô ngân hàng (TA) - Khi tổng tài sản càng lớn thì ngân hàng có tiềm lực vật chất mạnh nên dễ dàng mở rộng kinh doanh, đầu tư các sản phẩm, dịch vụ mới và đồng thời tạo niềm tin cho khách hàng càng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng từ đó thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận. Giả thuyết về dấu kỳ vọng >0. LOAN là chỉ số đại diện cơ cấu tài sản của ngân hàng. Giả thuyết kiểm định cho biến LOAN >0, thể hiện sự hiệu quả của danh mục tài sản có tỷ trọng các khoản cho vay khách hàng cao. LOANGR là chỉ số phản ánh tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng. Chỉ số này nhằm kiểm soát hoạt động mở rộng cho vay nhằm gia tăng thu nhập. Giả
  • 26. 18 thuyết kiểm định >0, thể hiện kỳ vọng về sự hiệu quả của chiến lược tăng trưởng dư nợ lành mạnh và bền vững được đi kèm với chọn lựa khách hàng tốt và chất lượng nợ được đảm bảo. COST là chỉ số phản ánh tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập. Giả thuyết kiểm định < 0 vì khi chi phí tăng nhanh hơn so với thu nhập từ hoạt động mới sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. DA là chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động khách hàng là một kênh tài trợ vốn truyền thống để ngân hàng thực hiện các hoạt động cho vay và đầu tư. Vì vậy dấu kỳ vọng >0 vì nguồn vốn từ tiền gửi khách hàng được cho là nguồn tài trợ ổn định và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác. - Biến vĩ mô được sử dụng nhằm kiểm soát tác động khả năng tạo lợi nhuận gắn liền với môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm: Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm với giả thuyết kiểm định là >0, thể hiện sự kỳ vọng khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ làm cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trong xã hội nói chung đều có kết quả kinh doanh tốt, nhu cầu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cao và hiệu quả, vì vậy thúc đẩy lợi nhuận các ngân hàng gia tăng. INF là tỷ lệ lạm phát hàng năm, giả thuyết kiểm định là > 0, thể hiện sự kỳ vọng các ngân hàng có những dự đoán sát thực tế về lạm phát mục tiêu để đề ra được các chính sách phù hợp về lãi suất, khẩu vị rủi ro,...
  • 27. 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 tác giả đã trình bày một số khái niệm như thu nhập, lợi nhuận ngân hàng, cũng như cách thức đo lường các chỉ tiêu này nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu định lượng trong chương 4. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam làm cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu và là nền tảng để lựa chọn mô hình, các biến phù hợp cho việc nghiên cứu định lượng tại Việt Nam. Tuy nhiên trước khi đi phân tích dữ liệu định lượng, tác giả sẽ khái quát về xu hướng tăng thu nhập ngoài lãi, thực trạng lợi nhuận cũng như tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là 2008-2018 tại Chương 3.
  • 28. 20 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU NHẬP NGOÀI LÃI VÀ LỢI NHUẬN NHTM VIỆT NAM 3.1. Thực trạng thu nhập NHTM Việt Nam 3.1.1. Cấu trúc nguồn thu nhập NHTM Việt Nam Hình 3.1: Cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM Việt Nam Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả Tỷ trọng các nguồn thu nhập NHTM Việt Nam trong 11 năm trở lại đây biến động qua từng năm nhưng nhìn chung chưa có sự thay đổi quá đột biến. Tỷ lệ thu nhập lãi ròng có chiều hướng tăng từ năm 2008 đến năm 2011 (từ 70% đến 87%) và sau đó giảm dần từ năm 2012 đến năm 2018 (từ 86% xuống 75%). Phân chia nguồn thu nhập ngoài lãi thành ba nguồn từ (i) hoạt động dịch vụ (COM), (ii) hoạt động kinh doanh & chứng khoán (TRAD) và (iii) phần thu nhập từ hoạt động góp vốn & các hoạt động khác còn lại (OTH) ta thấy trong ba nguồn trên, thu nhập từ hoạt động dịch vụ và thu nhập hoạt động khác khá ổn định qua các năm, đóng góp khoảng 14%-21% tổng thu nhập hoạt động ngân hàng, trong khi đó nguồn thu nhập từ kinh doanh & chứng khoán rất biến động, giá trị chạy từ lỗ (năm 2011) đến lãi, tỷ lệ cao nhất chiếm 7% trong cơ cấu tổng thu nhập (năm 2008). Điều này khá phù hợp và dễ dàng giải thích do rủi ro trong các hoạt động kinh doanh & chứng khoán (chủ yếu ngoại hối, vàng và chứng khoán) là cao hơn rất nhiều so với hoạt động dịch vụ thu phí dịch vụ hay các nguồn thu nhập từ góp vốn, hoạt động
  • 29. 21 khác…ngân hàng hoàn toàn có thể bị thua lỗ nếu như biến động thị trường không giống như kỳ vọng. Trong giai đoạn 2008-2010 khi thị trường chứng khoán bùng nổ, nền kinh tế tăng trưởng khá thì nguồn thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng khá cao, đặc biệt năm 2009 chiếm 30% tổng thu nhập là mức đóng góp cao nhất của thu nhập ngoài lãi trong giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn này nguồn thu từ phí dịch vụ đã đóng góp lớn nhất trong các nguồn thu ngoài lãi vào hiệu quả nói chung của các ngân hàng (chiếm tỷ lệ 10%-13% là mức cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu). Tuy nhiên giai đoạn sau đó từ 2012-2018, các nguồn thu nhập khác cũng có sự tăng trưởng và cùng với nguồn thu từ dịch vụ trở thành hai nguồn thu nhập khá ổn định đóng góp lớn vào thu nhập của các ngân hàng. Ngược lại với hai nguồn thu ngoài lãi nêu trên, nguồn thu ngoài lãi từ hoạt động kinh doanh & chứng khoán khá biến động. Đặc biệt giai đoạn năm 2011-2012 hầu như không hiệu quả và thậm chí ghi nhận lỗ. Cụ thể có đến 21/27 ngân hàng trong năm 2011 và 11/28 ngân hàng năm 2012 bị lỗ hoạt động kinh doanh & chứng khoán. Đây là kết quả từ tình hình kinh tế và các chính sách vĩ mô của Nhà nước giai đoạn này, cụ thể: lạm phát năm 2011 đạt rất cao 18.68% (mức cao thứ hai sau đỉnh điểm lạm phát 23.12% của năm 2008), NHNN đưa nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát trong đó có điều chỉnh tăng lãi suất, các ngân hàng chạy đua lãi suất, huy động cả ngoại tệ và vàng với mức lãi suất cao để cho vay. Vì vậy, các ngân hàng thu được chênh lệch lãi suất cao từ huy động và cho vay, thu nhập lãi ròng năm 2011 chiếm 87% tổng thu nhập và tăng 55% so với năm 2010. Ngược lại, các ngân hàng phải chịu rủi ro tỷ giá & giá vàng (trạng thái âm ngoại tệ & vàng khi huy động và chuyển đổi để cho vay VND), khi tỷ giá & giá vàng biến động tăng dẫn đến các ngân hàng bị lỗ hoạt động kinh doanh & chứng khoán là tất yếu. Để có thể xem xét xu hướng biến động của các nguồn thu nhập một cách cụ thể hơn, tác giả phân nhóm NHTM trong bài nghiên cứu thành hai nhóm. Nhóm 1 là nhóm các ngân hàng có quy mô lớn được xem là các ngân hàng có tình hình tài chính mạnh hơn và dẫn đầu toàn hàng, nhóm 2 là nhóm các ngân hàng còn lại. Tiêu
  • 30. 22 chí phân nhóm các NHTM Việt Nam dựa vào giá trị bình quân tổng tài sản của tất cả các ngân hàng nghiên cứu giai đoạn năm 2017-2018 là hai năm gần nhất trong thời gian nghiên cứu. Bảng 3.1: Tiêu chí phân nhóm NHTM Việt Nam Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả Nhóm Tiêu chí Ngân hàng 1 Tổng tài sản bình quân năm 2017-2018 > 200.000 tỷ đồng CTG, VCB, BID, ACB, SCB, STB, MBB, VPB, SHB, TCB, HDB (11 ngân hàng) 2 Tổng tài sản bình quân năm 2017-2018 <= 200.000 tỷ đồng OCB, PGB, EIB, NCB, MSB, TPB, ABB, BACA, BANVIET, BAOVIET, KIENLONG, LPB, NAMA, PVCB, SEABANK, SGB, VIB, VIETA, VIETBANK, (19 ngân hàng) Cơ cấu thu nhập của từng nhóm ngân hàng sau khi được phân loại đã thể hiện rõ được sự khác biệt giữa các nhóm. Hình 3.2: Cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM Nhóm 1 Nguồn: từ BCTC của 11 NHTM và xử lý số liệu của tác giả Cụ thể hình 3.2 cho thấy tỷ trọng thu nhập từ lãi của nhóm các ngân hàng lớn giao động từ 68% - 86%, tuy nguồn thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng
  • 31. 23 thấp hơn tỷ lệ thu nhập từ lãi của nhóm ngân hàng còn lại (76%-90%). Điều này là phù hợp vì các ngân hàng có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính lành mạnh nên có khả năng đa dạng hóa nhiều sản phẩm dịch vụ hơn tương ứng với mức độ phụ thuộc vào thu nhập từ lãi sẽ thấp hơn so với nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ hơn còn lại. Trong cơ cấu thu nhập ngoài lãi, nguồn thu nhập ổn định nhất vẫn đến từ phí dịch vụ. Nguồn thu nhập biến động nhất tương ứng với mức độ rủi ro cao nhất vẫn là thu nhập từ kinh doanh & chứng khoán, và đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012 nhóm các ngân hàng lớn cũng không nằm ngoài xu hướng chung, kể cả có lợi thế là các NHTM lớn và kinh nghiệm cũng đã phải gánh chịu những thua lỗ và về tổng thể không ghi nhận được thu nhập từ kinh doanh và đầu tư trong năm 2010-2012. Hình 3.3: Cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM Nhóm 2 Nguồn: từ BCTC của 19 NHTM và xử lý số liệu của tác giả Sự phụ thuộc vào thu nhập từ lãi của nhóm ngân hàng thương mại nhóm 2 thể hiện rõ nét hơn khi tỷ lệ thu nhập lãi ròng chiếm từ 76% đến 90% trong giai đoạn nghiên cứu. Tương tự toàn hàng nói chung và các ngân hàng nhóm 1 nói riêng, trong cơ cấu thu nhập ngoài lãi, nguồn thu nhập ổn định nhất của các ngân hàng nhóm 2 vẫn đến từ phí dịch vụ. Đối với nhóm 2, nguồn thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong những năm 2008-2010 khi thị trường chứng khoán bùng nổ, nền kinh tế tăng trưởng khá vì vậy đa dạng hóa thu nhập đã mang lại lợi ích, phát huy hiệu quả đối với nhóm ngân
  • 32. 24 hàng vừa và nhỏ. Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu đi xuống, nguồn thu nhập từ dịch vụ của nhóm NHTM vừa và nhỏ giảm mạnh từ mức 8% xuống mức 2% trong giai đoạn 2012-2015 cho thấy một lần nữa khả năng thu hút và giữ chân khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng đối với nhóm 2 là vẫn còn hạn chế. Ngược lại, trong giai đoạn này nguồn thu nhập từ các hoạt động khác tăng trưởng và trở thành nguồn thu ngoài lãi lớn nhất vào hiệu quả của các ngân hàng (chiếm tỷ lệ 7%-14%). Theo dõi biến động của nguồn thu nhập từ kinh doanh & chứng khoán của các NHTM nhóm 2 có thể thấy rõ sự kém hiệu quả hơn của các NHTM vừa và nhỏ khi thực hiện đa dạng hóa thu nhập, đặc biệt các hoạt động rủi ro như kinh doanh đầu tư trong giai đoạn 2011-2012. Các NHTM vừa và nhỏ đã không có những nguyên tắc tuân thủ quản trị rủi ro phù hợp để có thể hạn chế được tác động tiêu cực của đa dạng hóa khi thị trường không thuận lợi. 3.1.2. Tính ổn định nguồn thu nhập NHTM Việt Nam Để phân tích tính ổn định của từng nguồn thu nhập giữa các nhóm ngân hàng một cách chi tiết và rõ ràng cần xem xét đến độ lệch chuẩn của các nguồn thu nhập. Hình 3.4: Mức độ ổn định các nguồn thu nhập NHTM Việt Nam Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả Xét tổng thể toàn hàng thì tỷ trọng thu nhập từ các nguồn khác mang tính ổn định nhất với độ lệch chuẩn thấp nhất đạt 1.58%, tuy nhiên xét theo từng nhóm NHTM thì ở cả 2 nhóm tỷ trọng thu nhập từ phí dịch vụ đều có độ lệch chuẩn thấp nhất so với tỷ trọng các nguồn thu nhập ngoài lãi khác.
  • 33. 25 So sánh sự ổn định của các nguồn thu nhập giữa các nhóm NHTM ta thấy NHTM Nhóm 1 có sự ổn định cao hơn về tỷ trọng của tất cả các nguồn thu nhập ngoài lãi so với nhóm 2, thể hiện độ lệch chuẩn thấp hơn so với NHTM nhóm 2. Xem xét đến nguồn thu nhập từ kinh doanh & chứng khoán tại các NHTM Việt Nam, đây là nguồn thu nhập có mức độ biến động cao nhất trong cơ cấu các nguồn thu nhập ngoài lãi (độ lệch chuẩn cao nhất bằng 3.55%) và đặc biệt thể hiện sự bất ổn định của NHTM nhóm 2 (độ lệch chuẩn bằng 4.44% cao nhất so với độ lệch chuẩn của các nguồn thu nhập ngoài lãi khác). Sự bất ổn định trong nguồn thu nhập này được bắt nguồn từ việc kinh doanh & chứng khoán gắn liền với nhiều yếu tố rủi ro khó lường và dẫn đến nguồn thu của ngân hàng có thể bị âm (lỗ) nếu như những dự đoán, kỳ vọng đầu tư ngược lại với diễn biến thị trường. Trong giai đoạn nghiên cứu, các NHTM nhóm 2 đã không thực sự hiệu quả trong các khâu đầu tư và kinh doanh, hàng loạt các ngân hàng phải chịu thua lỗ, đặc biệt là giai đoạn 2010- 2012. Vì vậy, khi đa dạng hóa thu nhập từ kinh doanh & chứng khoán, lợi nhuận của ngân hàng cũng có thể tăng trưởng mạnh và ngược lại cũng có thể dẫn tới rủi ro thua lỗ rất lớn. Các ngân hàng lúc này cần có biện pháp phòng ngừa rủi ro và tuân thủ nghiêm ngặt các chiến lược đầu tư, khẩu vị rủi ro được xây dựng từ ban đầu. 3.1.3. Độ tương quan giữa các nguồn thu nhập của NHTM Việt Nam Hình 3.5: Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và tốc độ tăng thu nhập ngoài lãi Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả
  • 34. 26 Lý thuyết tài chính cho rằng đa dạng hóa thu nhập sẽ đạt được lợi ích nhờ việc phân tán rủi ro với điều kiện các nguồn thu nhập ít hoặc không tương quan. Trên cơ sở này, tác giả đã tính toán hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và tốc độ tăng thu nhập ngoài lãi dựa trên bảng dữ liệu chéo các ngân hàng cho kết quả theo hình 3.5. Theo đó trong giai đọan nghiên cứu, các hệ số biến động tăng giảm không theo một xu hướng nhất định và đa số các năm đều có hệ số tương quan khá thấp, với giá trị tuyệt đối chạy từ 0 – 0.26. Chỉ có năm 2015 hệ số tương quan có giá trị khá khác biệt là -0.49, tuy nhiên vẫn ở mức <0.5 khi xét về giá trị tuyệt đối. Điều này có thể cho phép tác giả dự đoán các NHTM Việt Nam có khả năng đạt được lợi ích từ đa dạng hóa thu nhập. Hình 3.6: Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và tốc độ tăng từng nguồn thu nhập ngoài lãi Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả Tiếp tục xem xét hệ số tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi và tốc độ tăng từng nguồn thu nhập ngoài lãi khi phân chia thành ba nguồn thu nhập (hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh & chứng khoán và các hoạt động ngoài lãi khác) dựa trên bảng dữ liệu chéo các ngân hàng cho kết quả theo hình 3.6. Tương tự như thu nhập ngoài lãi nói chung, các hệ số tương quan của từng nguồn thu ngoài lãi cũng biến động tăng giảm không theo một xu hướng nhất định, và đa số các năm đều có hệ số tương quan khá thấp, với giá trị tuyệt đối chạy từ 0 – 0.4. Điều này có
  • 35. 27 thể cho phép tác giả dự đoán các NHTM Việt Nam có khả năng đạt được lợi ích từ đa dạng hóa thu nhập. 3.2. Thực trạng lợi nhuận của NHTM Việt Nam Hình 3.7 Tỷ suất lợi nhuận NHTM Việt Nam Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2018 có những biến động tăng giảm không đồng nhất trong ngắn hạn tuy nhiên nhìn chung có xu hướng giảm dần theo thời gian, và đang trên đà phục hồi trong mấy năm gần đây. Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ suất sinh lời cao nhất của hệ thống NHTM Việt Nam đạt được vào năm 2009-2010, đây là giai đoạn phục hồi nhẹ sau khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2007-2008. Tiếp đến giai đoạn năm 2011-2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam nhìn chung có khả năng sinh lời thấp và ngày càng giảm. Giai đoạn năm 2011-2012: lợi nhuận của các ngân hàng đạt được chủ yếu do lãi suất thị trường cao, các ngân hàng thu được lợi nhuận rất cao do chênh lệch lãi suất huy động vàng, USD và cho vay VND. Tuy nhiên, việc các ngân hàng chấp nhận trạng thái âm vàng và ngoại tệ khi bán chuyển đổi thành tiền VND để cho vay với lãi suất cao thì vô hình chung, các ngân hàng đã đối mặt với rủi ro thua lỗ nặng khi tỷ giá và giá vàng tăng. Đây là một trong những tác nhân làm sụt giảm lợi nhuận của ngành trong năm 2011-2012. Bên
  • 36. 28 cạnh đó, giai đoạn 2012-2013 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, tín dụng tăng trưởng yếu do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu; các doanh nghiệp hoạt động sa sút, phá sản hàng loạt dẫn đến nợ xấu tăng cao làm bào mòn lợi nhuận của ngân hàng, chi phí lãi vay không thu hồi được nhưng vẫn phải trả lãi tiền gửi đầu vào cho khách hàng. Thêm vào đó giai đoạn 2011-2015 cũng là giai đoạn các ngân hàng phải tập trung tự củng cố, xử lý những tồn tại theo yêu cầu tái cấu trúc của ngân hàng nhà nước. Liên tiếp đối mặt với khó khăn nên hệ thống ngân hàng xảy ra sự sụt giảm lợi nhuận một cách đáng kể. Giai đoạn năm 2016-2018, lợi nhuận của các NHTM Việt Nam đã có sự tăng trưởng và phục hồi qua từng năm. Khi phân tích tìm hiểu sự khác biệt giữa tỷ suất lợi nhuận của từng nhóm ngân hàng, ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận các NHTM nhóm 1 là các ngân hàng có quy mô lớn cao hơn so với trung bình ngành, cụ thể ROE giao động trong mức từ 9.5%-19.2% thay vì 5.4%-14.8% mức trung bình ngành, và cũng được chia thành 3 giai đoạn khá rõ rệt. Giai đoạn trước năm 2011, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được duy trì khá cao và ổn định, trên 15% đối với ROE và trên 1.3% đối với ROA. Giai đoạn năm 2011-2015, với áp lực cạnh tranh ngày càng cao, môi trường kinh doanh khó khăn hơn, độ trễ tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đến Việt Nam làm lộ ra những yếu kém nội tại từ trước của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các khoản trích lập dự phòng nợ xấu cao đã bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng nên tỷ suất lợi nhuận NHTM nhóm 1 cũng có sự sụt giảm đáng kể, giảm < 10% đối với ROE và <1% đối với ROA. Từ năm 2016-2018, lợi nhuận của các NHTM nhóm 1 đã có sự tăng trưởng và phục hồi qua từng năm, đến năm 2018 đạt 16.3% đối với ROE và 1.3% đối với ROA. Đây là kết quả từ nền kinh tế được hồi phục cũng như thành quả trong công tác tái cơ cấu của các ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015.
  • 37. 29 Hình 3.8 Tỷ suất lợi nhuận NHTM nhóm 1 Nguồn: từ BCTC của 11 NHTM và xử lý số liệu của tác giả Xem xét các NHTM nhóm 2 là nhóm các ngân hàng vừa và nhỏ, xu hướng biến động của tỷ suất lợi nhuận khá tương đồng với toàn hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Xét từng năm cụ thể, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của các NHTM nhóm 2 đều thấp hơn các NHTM nhóm 1 thể hiện sự hiệu quả hơn trong quản lý điều hành và hiệu quả kinh tế nhờ quy mô của các NHTM nhóm 1. Hình 3.9 Tỷ suất lợi nhuận NHTM nhóm 2 Nguồn: từ BCTC của 19 NHTM và xử lý số liệu của tác giả 3.3. Thực trạng tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM Việt Nam
  • 38. 30 Hình 3.10 Thực trạng thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận NHTM Việt Nam Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả Qua những phân tích về cơ cấu nguồn thu nhập, lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, từ đó cũng có thể cho thấy xu hướng tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM được chia làm hai giai đoạn chính: + Từ năm 2008 đến năm 2011: giai đoạn sụt giảm về chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi cũng như sụt giảm lợi nhuận ngân hàng Đây là giai đoạn đặc biệt khó khăn của hệ thống ngân hàng khi chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu làm lộ ra những yếu kém nội tại của hệ thống NHTM Việt Nam. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi giảm mạnh từ đỉnh năm 2009 chiếm 30% giảm xuống còn đáy 13% vào năm 2011. Khi này hàng loạt ngân hàng ghi nhận lỗ từ hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối, và đầu tư chứng khoán. + Từ năm 2012 đến năm 2018: Giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và phục hồi nền kinh tế: Năm 2012-2013 nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, hệ thống ngân hàng cũng tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sau khoảng thời gian tập trung với nợ xấu. Và kết quả thực tế nguồn thu nhập ngoài lãi được phục hồi, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tăng từ 14% năm 2012 lên mức 25% năm 2018. Tuy nhiên xu hướng lợi nhuận cũng chỉ có sự tăng trưởng rõ rệt và ổn định kể từ năm 2016 trở đi thể hiện độ trễ của chính sách của chính phủ và các nỗ lực của các NHTM Việt Nam
  • 39. 31 trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Kết quả này cho thấy phần nào sự tác động cùng chiều hay nói cách khác lợi ích từ tăng thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. 3.4. Thực trạng tác động của từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM Việt Nam Hình 3.11 Thực trạng từng nguồn TNNL và lợi nhuận NHTM Việt Nam Nguồn: từ BCTC của 30 NHTM và xử lý số liệu của tác giả Xem xét tác động của từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM Việt Nam có thể thấy xu hướng tác động của thu nhập từ hoạt động dịch vụ và các nguồn thu nhập hoạt động khác khá tương đồng trong khi tác động của nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh và chứng khoán là khác biệt và rất biến động trong giai đoạn nghiên cứu. Trong giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn năm 2009-2010 là hai năm các NHTM có lợi nhuận cao nhất, tương ứng tỷ lệ đóng góp từ hoạt động dịch vụ cũng đạt mức cao nhất 13% và nguồn thu từ hoạt động ngoài lãi khác cũng ổn định và chiếm tỷ trọng mức khá cao 6%- 8%. Ngược lại, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh & chứng khoán lại sụt giảm nghiêm trọng từ mức đỉnh điểm 11% năm 2009 xuống 1% năm 2010.
  • 40. 32 Tương tự khi xem xét tác động của thu nhập ngoài lãi nói chung, cũng có thể cho thấy xu hướng tác động của từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận của NHTM được chia làm hai giai đoạn chính: + Từ năm 2008 đến năm 2011: giai đoạn sụt giảm về các nguồn thu nhập ngoài lãi cũng như sụt giảm lợi nhuận ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập hoạt động dịch vụ giảm từ 13% năm 2009-2010 xuống 10% năm 2011 và tỷ lệ thu nhập hoạt động ngoài lãi khác giảm từ 9% năm 2008 xuống mức 4% năm 2011; trong khi tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh & chứng khoán giảm từ 11% năm 2009 xuống mức âm 1% năm 2011. Lợi nhuận ngân hàng đo lường bởi ROAA và ROAE lần lượt giảm từ mức 1.6% và 14.1% năm 2009 xuống mức 1.1% và 10.9% năm 2011. + Từ năm 2012 đến năm 2018: Giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và phục hồi nền kinh tế: Năm 2012-2013 nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, các nguồn thu nhập ngoài lãi được phục hồi, tỷ lệ thu nhập hoạt động dịch vụ và tỷ lệ thu nhập hoạt động ngoài lãi khác tăng từ 7% năm 2012 lên mức 10% năm 2018; trong khi tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh & chứng khoán tăng từ 0% năm 2012 lên mức cao 7% năm 2014 và giảm mạnh xuống 2% năm 2015 trước khi có sự gia tăng trở lại trong những năm sau, tỷ trọng thu nhập hoạt động kinh doanh & chứng khoán năm 2018 đạt 5%. Tuy nhiên lợi nhuận năm 2013-2016 cũng khá ổn định và thấp, xu hướng lợi nhuận cũng chỉ có sự tăng trưởng rõ rệt và ổn định kể từ sau năm 2016 thể hiện độ trễ của chính sách của chính phủ và các nỗ lực của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Kết quả này cho thấy phần nào sự tác động cùng chiều hay của các nguồn thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.
  • 41. 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 tác giả đã trình bày khái quát về xu hướng tăng thu nhập ngoài lãi trong giai đoạn nghiên cứu. Để có thể tìm hiểu rõ sự khác biệt về cơ cấu nguồn thu nhập, xu hướng lợi nhuận của từng nhóm NHTM, bài nghiên cứu đã phân chia dữ liệu nghiên cứu thành hai nhóm NHTM theo quy mô tổng tài sản bình quân năm 2017-2018. Bên cạnh đó, Chương 3 cũng đánh giá về mức độ ổn định của từng nguồn thu nhập thông qua việc đo lường độ lệch chuẩn của các nguồn thu nhập cho thấy các nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động ngoài lãi khác là khá ổn định, trong khi các nguồn thu nhập hoạt động kinh doanh & chứng khoán lại rất biến động. Thực trạng lợi nhuận các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu cũng được tác giả đánh giá và trình bày trong Chương 3. Cuối cùng, tác giả cũng đã so sánh, đánh giá về xu hướng tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận ngân hàng trong thực tế giai đoạn 2008-2018. Tiếp theo, để có những đánh giá khách quan, độ tin cậy cao về xu hướng tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận NHTM Việt Nam, tác giả sẽ trình bày trong Chương 4 về dữ liệu, phương pháp, mô hình và kết quả nghiên cứu định lượng.
  • 42. 34 CHƯƠNG 4: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP, MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN LỢI NHUẬN NHTM VIỆT NAM 4.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1.1. Dữ liệu Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ Báo cáo tài chính đã kiểm toán của 30 Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018. Báo cáo tài chính này được thu thập từ các website chính thức của các ngân hàng. Bên cạnh đó, một số dữ liệu tài chính năm của ngân hàng không có dữ liệu thì sử dụng bổ sung nguồn dữ liệu từ Orbis bank focus. Đối với biến vĩ mô tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF) được thu thập từ Worldbank. 4.1.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp ước lượng với dữ liệu bảng là phương pháp chính trong mô hình nghiên cứu. Dữ liệu bảng được sử dụng phổ biến hiện nay vì những ưu điểm khi kết hợp yếu tố không gian và thời gian. Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp ước lượng GMM để giải quyết mục tiêu nghiên cứu vì phương pháp này thường được sử dụng để kiểm soát các khiếm khuyết định lượng như phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của phần dư. Tác giả sẽ sử dụng các kiểm định sau để kiểm định mô hình, cụ thể: (1) số biến công cụ thấp hơn so với số lượng các ngân hàng sử dụng trong mẫu (30); (2) kiểm định AR2 với p-value cao > 0.1; (3) kiểm định Sargan với p-value cao > 0.1. Phương pháp ước lượng GMM đã được các bài nghiên cứu trước thực hiện như: Baele và cộng sự (2007), Vinh và cộng sự (2015), Lee & cộng sự (2014)... Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM do mô hình có biến trễ và khắc phục được các khiếm khuyết của mô hình như: tính tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và hiện tượng nội sinh. 4.2. Mô hình nghiên cứu
  • 43. 35 Sử dụng mô hình nghiên cứu tương tự như của Chiorazzo & cộng sự (2008) vì tính khả dụng của dữ liệu và điều chỉnh phù hợp với các điều kiện tại Việt Nam, tác giả xem xét tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận thông qua mô hình: Yit = 𝛼0 + 𝛼1 * Yit-1 + 𝛼2* ICONONit + 𝛼3 * TAit + 𝛼4 * LOANGRit + 𝛼5 * LOANit + 𝛼6 * DAit + 𝛼7 * COSTit + 𝛼8 * GDPt + 𝛼9 * INFt + 𝜀it (4.1) Nhằm đo lường mức tác động của từng loại thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro ngân hàng Việt Nam, phương trình (4.1) được viết lại thành: Yit = 𝛼0 + 𝛼1 * Yit-1 + 𝛼2* ICOCOMit + 𝛼3 * ICOTRADit + 𝛼4 * ICOOTHit + 𝛼5 * TAit + 𝛼6 * LOANGRit + 𝛼7 * LOANit + 𝛼8 * DAit + 𝛼9 * COSTit + 𝛼10 * GDPt + 𝛼11 * INFt + 𝜀it (4.2) Bảng 4.1: Mô tả các biến trong mô hình Biến Diễn giải Cách tính Nguồn tham khảo Lợi nhuận ROAAt Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (%) Lợi nhuận sau thuế/{(tổng tài sản năm t + tổng tài sản năm (t-1))/2} Lee & cộng sự (2014); Chiorazzo và cộng sự (2008); Vinh và cộng sự (2015) ROAEt Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (%) Lợi nhuận sau thuế/{(tổng VCSH năm t + tổng VCSH năm (t-1))/2} Lee & cộng sự (2014); Chiorazzo và cộng sự (2008); Vinh và cộng sự (2015) Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro SHROAi,t ROAA điều chỉnh rủi ro ROAAi,t/σROAi Sissy và cộng sự (2016); Chiorazzo và cộng sự (2008); Vinh và cộng sự (2015) SHROEi,t ROAE điều chỉnh rủi ro ROAEi,t/σROEi Sissy và cộng sự (2016); Chiorazzo và cộng sự (2008); Vinh và cộng sự (2015) Biến thu nhập ngoài lãi
  • 44. 36 ICONON Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi Thu nhập ròng ngoài lãi/ Tổng thu nhập hoạt động ròng Lee & cộng sự (2014); Williams (2016); Lepetit và cộng sự (2008) ICOCOM Tỷ lệ thu nhập hoạt động dịch vụ Thu nhập ròng từ dịch vụ / Tổng thu nhập hoạt động ròng Chiorazzo và cộng sự (2008); Lepetit và cộng sự (2008) ICOTRAD Tỷ lệ thu nhập hoạt động kinh doanh & chứng khoán Thu nhập ròng từ kinh doanh & chứng khoán / Tổng thu nhập hoạt động ròng Chiorazzo và cộng sự (2008); Lepetit và cộng sự (2008) ICOOTH Tỷ lệ thu nhập hoạt động ngoài lãi khác Thu nhập ròng từ hoạt động khác & góp vốn / Tổng thu nhập hoạt động ròng Chiorazzo và cộng sự (2008); Biến kiểm soát LOAN Tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản (%) Tổng dư nợ cho vay/ Tổng tài sản Lee & cộng sự (2014), Vinh và cộng sự (2015), Chiorazzo và cộng sự (2008) TA Quy mô ngân hàng Logarit tự nhiên tổng tài sản Minh và cộng sự (2015) Vinh và cộng sự (2015) Chiorazzo và cộng sự (2008) DA Tỷ lệ huy động (%) Tổng huy động khách hàng/ Tổng tài sản Minh và cộng sự (2015), Vinh và cộng sự (2015), COST Chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (%) Tổng chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập Minh và cộng sự (2015) Sissy và cộng sự (2016) LOANGRt Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) (Dư nợ cho vay năm t- Dư nợ cho vay năm (t-1))/ Dư nợ cho vay năm (t-1) Vinh và cộng sự (2015), Chiorazzo và cộng sự (2008), Sanya và cộng sự (2011) Biến vĩ mô GDPt Tốc độ tăng trưởng (GDP năm t – GDP năm (t- Sanya và cộng sự (2011)
  • 45. 37 kinh tế 1))/ GDP năm (t-1) Minh và cộng sự (2015) INFt Tốc độ lạm phát (CPI năm t – CPI năm (t- 1))/ CPI năm (t-1) Sanya và cộng sự (2011) Minh và cộng sự (2015) 4.3. Thống kê mô tả Phần này trình bày thống kê cơ bản về mẫu dữ liệu và các biến trong mô hình như: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. Mẫu nghiên cứu bao gồm 30 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 11 năm từ năm 2008 đến năm 2018. Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 30 NHTM và tổng hợp từ Stata Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Biến phụ thuộc ROAA 311 0.9275 0.8371 -0.81 7.936 ROAE 311 9.4602 7.277 -6.992 32.135 SHROA 311 1.9342 1.4961 -1.3192 6.7437 SHROE 311 2.0894 1.6726 -1.1009 9.1404 Biến nghiên cứu ICONON 311 19.9214 18.0830 -55.1617 153.0597 ICOCOM 311 6.4212 6.4063 -13.832 33.9762 ICOTRAD 311 4.5889 11.8530 -64.594 56.8625 ICOOTH 311 8.9113 14.7852 -11.3392 140.619 Biến kiểm soát nội tại ngân hàng LOAN 311 52.7086 13.1982 11.3800 84.4800 TA 311 11.1896 1.2414 7.7909 14.0878 DA 311 61.8823 13.3012 18.5108 89.3717 COST 308 54.8708 17.0489 22.71 131.5 LOANGR 304 29.6698 65.1684 -99.87 1051.859 Biến kiểm soát vĩ mô GDP 330 6.1049 0.5899 5.2473 7.0757 INF 330 8.1169 6.5553 0.8786 23.1163 Chỉ số ROAA trung bình của 30 ngân hàng trong giai đoạn 2008-2018 đạt xấp xỉ 0.92% với độ lệch chuẩn 0.84%. Đối với ROAE có trung bình khoảng 9.46%
  • 46. 38 với độ lệch chuẩn là 7.28% cho thấy kết quả lợi nhuận ngân hàng cũng khá biến động, đặc biệt là chỉ số ROAE trong giai đoạn 2008-2018. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất cho biết mức độ chênh lệch lớn của hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng thương mại trong hệ thống. Giá trị trung bình của hai chỉ tiêu lợi nhuận điều chỉnh rủi ro SHROA và SHROE trong giai đoạn 2008-2018 là khá bằng nhau, trong khi đó SHROE là biến động nhiều hơn khi kết quả độ lệch chuẩn là cao hơn trong giai đoạn nghiên cứu. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng có biến động lớn nhất trong tất cả các biến nghiên cứu. Trung bình trong giai đoạn 11 năm nghiên cứu là 29.67% cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm cao, phản ánh mức độ cung ứng vốn vào nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM là cao. Tổng tài sản tăng trưởng mạnh được lý giải do áp lực tăng vốn điều lệ theo quy định Nghị định 141 của Thủ tướng chính phủ trong giai đoạn 2007-2008 và hoạt động sáp nhập ngân hàng sau đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015. Đối với các biến vĩ mô, GDP có mức độ biến động ít hơn cho thấy sự tăng trưởng nền kinh tế là khá ổn định trong giai đoạn nghiên cứu. Ngược lại, chỉ số INF có sự giao động mạnh trong biên độ từ 0.88% đến 23.12%, điều này phản ánh đúng diễn biến khá phức tạp của lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu. 4.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Ma trận hệ số tương quan để chỉ mối quan hệ giữa các cặp biến trong mô hình. Phân tích ma trận hệ số tương quan để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Bảng 4.3 trình bày kết quả phân tích ma trận tự tương quan giữa các biến trong mô hình cho thấy hầu hết các cặp hệ số tương quan đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 0.8 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình. Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 30 NHTM và tổng hợp từ Stata
  • 47. 39 Biến ICONON ICOCOM ICOTRAD ICOOTH COST TA LOANGR LOAN DA GDP INF ICONON 1.000 ICOCOM 0.271 1.000 ICOTRAD 0.519 0.064 1.000 ICOOTH 0.654 -0.168 -0.198 1.000 COST 0.072 -0.276 -0.118 0.299 1.000 TA 0.118 0.360 0.019 -0.033 -0.159 1.000 LOANGR 0.055 -0.015 0.150 -0.045 -0.129 -0.144 1.000 LOAN -0.130 0.100 -0.013 -0.187 -0.043 0.153 -0.132 1.000 DA 0.036 0.043 0.126 -0.074 0.178 0.373 -0.139 0.584 1.000 GDP 0.019 0.048 0.017 -0.011 0.016 0.289 -0.113 0.210 0.194 1.000 INF -0.046 0.098 -0.162 0.029 -0.156 -0.330 -0.039 -0.230 -0.457 -0.384 1.000 Nhằm tăng tính tin cậy của kết quả ước lượng, tác giả tiếp tục sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến nhóm. Bảng 4.4: Hệ số phóng đại phương sai trong mô hình Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 30 NHTM và tổng hợp từ Stata Biến tác động Mean VIF Tham chiếu Thu nhập ngoài lãi 1.44 Phụ lục 5 Từng nguồn thu nhập ngoài lãi 1.47 Phụ lục 5 Kết quả bảng trên cho thấy không có hệ số nhân tử phóng đại của biến nào vượt quá 10 và trung bình VIF đạt 1.44 và 1.47. Như vậy có thể kết luận rằng mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến với phương pháp sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF. Kết luận chung: Với 2 phương pháp kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho kết quả đồng nhất mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. 4.5. Kết quả ước lượng và thảo luận kết quả Bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp ước lượng GMM để có thể khắc phục được các khiếm khuyết như phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan bậc 1 và qua đó đưa ra được kết quả ước lượng bảo đảm tính tin cậy cao.
  • 48. 40 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng của mô hình nghiên cứu Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 30 NHTM và tổng hợp từ Stata Biến phụ thuộc ROAE ROAE ROAA ROAA Mô hình (1) (2) (3) (4) L1. 0.317*** 0.201** 0.291*** 0.187** 0.002 0.031 0.000 0.014 ICONON 0.080*** 0.010*** 0.001 0.000 ICOCOM 0.129* 0.013* 0.100 0.086 ICOTRAD 0.049* 0.007* 0.090 0.093 ICOOTH 0.071*** 0.014*** 0.007 0.000 COST -0.200*** -0.216*** -0.023*** -0.026*** 0.000 0.000 0.000 0.000 TA -0.950 1.13 0.006 -0.207* 0.411 0.274 0.950 0.093 LOANGR 0.001 0.005 0.0000 .0006 0.773 0.184 0.865 0.147 LOAN 0.422*** 0.120* 0.030** -0.001 0.002 0.086 0.018 0.830 DA -0.195** -.244** -0.014* -0.002 0.012 0.023 0.058 0.585 GDP 0.538 0.106 -0.026 0.059 0.375 0.863 0.691 0.317 INF 0.141* -0.029 0.011 0.008 0.100 0.714 0.186 0.280 Prob > F 0.000 0.000 0.000 0.000 Số biến công cụ 17 27 17 27 AR (1) 0.000 0.000 0.000 0.000 AR (2) 0.887 0.924 0.263 0.268 Sagan 0.311 0.196 0.815 0.634 Bảng 4.5 trình bày kết quả hồi quy với ước lượng GMM cho dữ liệu bảng mô hình tác động với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời ROAA và ROAE. Số biến công cụ đều < 30 và các kiểm định Sagan & AR (2) đều > 0.1 ở tất cả mô hình với
  • 49. 41 biến phụ thuộc là ROAA và ROAE nên tác giả chấp nhận kết quả là phù hợp và mang độ tin cậy cao. Mô hình (1) và (3) đo lường tác động của thu nhập ngoài lãi ICONON lần lượt đến tỷ suất sinh lời VCSH và tỷ suất sinh lời tổng tài sản: Kết quả cho thấy tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ICONON có mối tương quan thuận với khả năng sinh lời trên tài sản và VCSH, hay nói cách khác, ngân hàng mở rộng hoạt động theo hướng tăng các khoản TNNL là có lợi cho ngân hàng. Mô hình (2) và (4) đo lường tác động của từng nguồn TNNL đến hiệu quả kinh doanh: kết quả nghiên cứu ở các mô hình trên đều cho thấy tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh & chứng khoán và các hoạt động ngoài lãi khác có tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Trong các hoạt động tạo TNNL thì hoạt động dịch vụ có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu với hệ số tác động lớn nhất và có khoảng cách khá xa với các hệ số tác động của 2 hoạt động tạo nguồn thu ngoài lãi còn lại. Đối với tỷ suất sinh lời tổng tài sản, hoạt động ngoài lãi khác có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, tuy nhiên hệ số tác động của thu nhập dịch vụ cũng không thấp hơn quá nhiều khi so sánh. Điều này cho thấy trong các hoạt động tạo TNNL thì hoạt động dịch vụ vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chính và có tác động thực sự mạnh và ổn định đến lợi nhuận ngân hàng, tiếp theo là nguồn thu từ các hoạt động ngoài lãi khác và cuối cùng là nguồn thu từ kinh doanh & chứng khoán. Như vậy, kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng phát triển theo hướng tăng tỷ trọng của các hoạt động tạo TNNL, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ là giải pháp để ngân hàng tăng hiệu quả kinh doanh. Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là SHROA và SHROE Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 30 NHTM và tổng hợp từ Stata Biến phụ thuộc SHROE SHROE SHROA SHROA Mô hình (1) (2) (3) (4) L1. 0.318*** 0.383*** 0.221* 0.278*** 0.002 0.000 0.087 0.002 ICONON 0.018*** 0.016***
  • 50. 42 0.000 0.000 ICOCOM 0.042*** 0.020* 0.001 0.094 ICOTRAD 0.013* 0.012* 0.076 0.070 ICOOTH 0.026*** 0.025*** 0.000 0.000 COST -0.034*** -0.041*** -0.030*** -0.038*** 0.000 0.000 0.000 0.000 TA -0.245 0.024 -0.498*** -0.263** 0.120 0.851 0.006 0.047 LOANGR 0.0005 0.001* 0.0001 0.0009 0.468 0.099 0.798 0.194 LOAN 0.043*** 0.001 0.045*** 0.009 0.003 0.904 0.006 0.205 DA -0.019** 0.002 -0.023** -0.002 0.061 0.735 0.030 0.771 GDP 0.147 0.122 0.071 0.131 0.139 0.180 0.449 0.125 INF 0.024* 0.016 0.027** 0.013 0.068 0.202 0.026 0.236 Prob > F 0.000 0.000 0.000 0.000 Số biến công cụ 24 27 23 27 AR (1) 0.010 0.001 0.006 0.000 AR (2) 0.441 0.656 0.767 0.966 Sagan 0.193 0.466 0.666 0.230 Bảng 4.6 trình bày kết quả hồi quy với ước lượng GMM cho dữ liệu bảng mô hình tác động với biến phụ thuộc là lợi nhuận điều chỉnh rủi ro SHROA và SHROE. Số biến công cụ đều < 30 và các kiểm định Sagan & AR (2) đều > 0.1 ở tất cả mô hình với biến phụ thuộc là ROAA và ROAE nên tác giả sẽ sử dụng kết quả từ phương pháp ước lượng GMM để đưa ra kết quả cuối cùng cho bài nghiên cứu là phù hợp và mang độ tin cậy cao. Khi xét tới yếu tố rủi ro thì tăng TNNL vẫn là hướng phát triển khả quan cho các NHTM Việt Nam. Tương tự như tác động của từng nguồn thu ngoài lãi đến lợi nhuận thì hoạt động dịch vụ có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ suất sinh lời vốn
  • 51. 43 chủ sở hữu điều chỉnh rủi ro và các hoạt động ngoài lãi khác có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ suất sinh lời tổng tài sản điều chỉnh rủi ro. Đối với các biến độc lập đóng vai trò kiểm soát trong mô hình (1) và (3) của bảng 4.5, kết quả hồi quy ở các mô hình cho thấy tỷ suất sinh lời năm trước, tỷ lệ dư nợ cho vay và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan thuận đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng đo lường bằng các chỉ tiêu khả năng sinh lời; ngược lại biến tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ tiền gửi khách hàng có mối tương quan nghịch với các biến phụ thuộc. Đối với các mô hình (1) và (3) với chỉ tiêu lợi nhuận điều chỉnh rủi ro là biến phụ thuộc, kết quả hồi quy ở mô hình của bảng 4.6 cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận điều chỉnh rủi ro năm trước, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, tỷ lệ dư nợ cho vay và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan thuận; ngược lại biến tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi khách hàng có mối tương quan nghịch. Từ kết quả định lượng của các biến có ý nghĩa thống kê bằng phương pháp ước lượng GMM. Tác giả đưa ra mô hình để dự báo sự tác động của TNNL đến lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của NHTM Việt Nam. Mô hình 1: ROAA là biến phụ thuộc để đo lường lợi nhuận ngân hàng ROAAit= 0.291ROAAit-1+0.010ICONONit+0.030LOANit–0.014DAit–0.023COSTit+ 𝜎it ROAAit= 0.187ROAAit-1+0.013ICOCOMit+0.007ICOTRADit+0.014ICOOTHit– 0.026COSTit-0.207TAit + 𝜀it Mô hình 2: ROAE là biến phụ thuộc để đo lường lợi nhuận ngân hàng ROAEit= 0.317ROAEit-1+0.080ICONONit+0.422LOANit-0.195DAit–0.200COSTit +0.141INFit + 𝜎it ROAEit=0.201ROAAit- 1+0.129ICOCOMit+0.049ICOTRADit+0.071ICOOTHit+0.120LOANit –0.216COSTit- 0.244DAit + 𝜀it Mô hình 3: SHROA là biến phụ thuộc để đo lường lợi nhuận điều chỉnh rủi ro
  • 52. 44 SHROAit= 0.221SHROAit-1+0.016ICONONit+0.045LOANit–0.023DAit-0.498TAit– 0.030COSTit +0.027INFit + 𝜎it SHROAit= 0.278SHROAit-1+0.020ICOCOMit+0.012ICOTRADit+0.025ICOOTHit– 0.038COSTit-0.263TAit + 𝜀it Mô hình 4: SHROE là biến phụ thuộc để đo lường lợi nhuận điều chỉnh rủi ro SHROEit= 0.318SHROEit-1+0.018ICONONit+0.043LOANit–0.019DAit–0.034COSTit +0.024INFit + 𝜎it SHROEit= 0.383SHROEit-1+0.042ICOCOMit+0.013ICOTRADit+0.026ICOOTHit– 0.041COSTit+0.001LOANGRit + 𝜀it Kết luận từ kết quả định lượng của bài nghiên cứu: Thu nhập ngoài lãi: Từ kết quả định lượng các mô hình theo phương pháp ước lượng GMM đều cho thấy tác động cùng chiều của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho phép tác giả chấp nhận giả thuyết: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi càng cao thì lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của ngân hàng càng cao. Kết quả của bài nghiên cứu phù hợp với những nghiên cứu thực nghiệm trước trong nước như Vinh và cộng sự (2015), Minh và cộng sự (2015) khi xem xét đến tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng; tuy nhiên kết quả khác với Vinh và cộng sự (2015) khi đánh giá tác động đến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Điều này có thể do thời điểm nghiên cứu khác nhau khi Vinh và cộng sự nghiên cứu dữ liệu trong giai đoạn 2006-2013, thực tế khi này các NHTM Việt Nam có tình hình kinh doanh không thực sự khả quan, đặc biệt là giai đoạn 2010-2012 bị thua lỗ nặng ở mảng kinh danh & chứng khoán tác giả đã phân tích ở chương 3 nên việc đa dạng hóa thu nhập đã tác động làm biến động nguồn thu nhập ngân hàng. Trong khi giai đoạn sau đó, đặc biệt từ năm 2015 trở đi, các NHTM Việt Nam đã có những bước hồi phục hoạt động kinh doanh, cùng với việc ghi nhận sự giảm dần phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ lãi. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ TNNL vẫn còn khá thấp, đến năm 2018 vẫn chiếm tỷ trọng dưới 25% nên mở rộng các hoạt động