SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
TRẦN THỊ NGỌC DIỆP
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ÃNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOÃN, RỦI RO
TÍN DỤNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN NĂM 2008 – 2018.
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2022
TRẦN THỊ NGỌC DIỆP
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ÃNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOÃN, RỦI RO
TÍN DỤNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN NĂM 2008 – 2018.
Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUỐC KHANH
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả bài luận văn thạc sĩ đề tài “Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín
dụng đến tính bền vững của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam năm 2008 –
2018” là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân tác giả. Số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực, chính xác và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn,
đề tài bảo vệ trước đó.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2019.
Người thực hiện
TRAN THỊ NGOC DIỆP
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BÃNG ...........................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHAN MỞ ĐAU..........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA RỦI RO THANH KOÃN, RỦI RO TÍN DỤNG CŨNG
NHƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
NAM TỪ NĂM 2008 - 2018........................................................................................................................5
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại (NHTM)...................................................................5
1.1.1. Khái niệm.........................................................................................................................5
1.1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại................................5
1.1.2.1. Rủi ro.........................................................................................................................5
1.1.2.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.........................................................6
1.1.3. Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh NHTM ...........................................7
1.1.3.1. Khái niệm..................................................................................................................7
1.1.3.2. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản..................................................................... 10
1.1.3.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản.................................................................. 12
1.1.3.4. Đánh giá rủi ro thanh khoản.................................................................................. 13
1.1.3.5. Chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản ....................................................................... 14
1.1.3.6. Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng trên Thế
giới. 15
1.1.4. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM ........................................ 18
1.1.4.1. Khái niệm............................................................................................................... 18
1.1.4.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng............................................................................ 19
1.1.4.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro....................................................................................... 21
1.1.4.4. Chỉ số đánh giá của rủi ro tín dụng........................................................................21
1.1.4.5. Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng trên Thế giới.
................................................................................................................................ 23
1.1.5. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng..........................................24
1.1.5.1. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng........................................24
1.1.5.2. Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng............................................................................................................................28
1.1.5.3. Một số nghiên cứu nước ngoài liên quan ...............................................................30
Kết luận Chương 1:..........................................................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOÃN TẠI HỆ
THONG NGÂN HÀNG VIỆT NAM. ..................................................................................................... 32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................... 40
3.1. Quy trình nghiên cứu:..........................................................................................................40
3.2. Mô hình kinh tế lượng..........................................................................................................40
Mô hình Z-score............................................................................................................................41
3.3. Nguồn dữ liệu và thống kê mô tả.........................................................................................42
3.4. Thống kê mô tả .....................................................................................................................44
3.5. Lý thuyết nền tảng kinh tế lượng........................................................................................45
CHƯƠNG 4. KẾT QUÃ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 47
4.1. Thống kê mô tả, phân tích mô hình ..........................................................................................47
4.2. Ứng dụng của mô hình nghiên cứu cho thực tiễn:..................................................................61
Kết luận chương 4.............................................................................................................................62
CHƯƠNG 5: GIÃI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOÃN, RỦI RO
TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUÃN LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
NAM........................................................................................................................................................... 63
5.1. Giải pháp đến từ các Ngân hàng .........................................................................................64
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................................66
KẾT LUẬN LUẬN VĂN ......................................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHÃO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT DIỄN GIÃI
1 RRTD Rủi ro tín dụng
2 RRTK Rủi ro thanh khoản
3 TMCP Thương mại cổ phần
4 NH Ngân hàng
5 NHNN Ngân hàng Nhà nước
6 HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
7 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
8 NHTM Ngân hàng thương mại
9 TCTD Tổ chức Tín dụng
10 NHTW Ngân hàng trung ương
11 TCTD Tổ chức tín dụng Việt Nam
12 FEM Mô hình tác động cố định
13 REM Mô hình tác động ngẫu nhiên
14 ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
15 CAR Hệ số an toàn vốn
16 QTRR Quản trị rủi ro
DANH MỤC CÁC BÃNG
TÊN TRANG
Bảng 1.1: Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho các Tổ chức tài chính 10
Bảng 2.1: Quy định đổi mới mức vốn pháp định cho TCTD 32
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 so với năm 2017 của
10 Ngân hàng TMCP Việt Nam
35
Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu 40
Bảng 3.2: Các biến trong mô hình và cách tính 43
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả dữ liệu đặc trưng của các biến 47
Bảng 4.2. Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 48
Bảng 4.3. Hồi quy dạng FEM 49
Bảng 4.4. Hồi quy dạng REM 50
Bảng 4.5. Nhân tử phóng đại Phương sai VIF 52
Bảng 4.6. Hồi quy khắc phục khuyết tật 53
Bảng 4.7. Bảng so sánh kết quả chạy mô hình 60
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÊN TRANG
Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của các Ngân hàng năm 2018 33
Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng năm 2017 34
Biểu đồ 2.3: Bảng tăng trưởng tín dụng bình quân và tỷ lệ nợ xấu bình
quân của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017
36
Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam
trong giai đoạn 2008 - dự kiến 2019
58
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các Ngân hàng tháng
11/2018
59
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung gồm 3 phần cụ thể như sau:
1. Tiêu đề: Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của
Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018.
2. Tóm tắt đề tài luận văn:
+ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: thấy được vấn đề cấp bách mà rủi ro thanh khoản
và tín dụng mang lại cho các Ngân hàng Việt Nam nên tác giả muốn tìm ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các Ngân hàng.
+ Mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng tình hình tín dụng và thanh khoản tại các
Ngân hàng và từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về hai loại rủi ro trên, xem xét mối quan hệ
cũng như ảnh hưởng tới Ngân hàng TMCP năm 2008 – 2018 từ đó đưa ra giải pháp khắc
phục.
+ Phương pháp nghiên cứu: bài nghiên cứu tiếp cập 30 Ngân hàng lớn được niêm yết ở
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội (HNX) … thông qua phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh…
+ Kết quả nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu đã chứng minh rủi ro tín dụng và rủi
ro thanh khoản tác động rất lớn đến tính bền vững của hệ thống Ngân hàng Việt Nam để
từ đó phần nào tìm ra được cách các khắc phục và hạn chế rủi ro nhất có thể đến hầu hết
tất cả các Ngân hàng hiện nay.
+ Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu này thật sự mang lại ý nghĩa cho Nhà quản
trị Ngân hàng từ đó cải thiện đáng kể tình hình hoạt động của Ngân hàng nói riêng và nền
kinh tế nói chung.
3. Từ khóa: Rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, tính bền vững, hệ thống Ngân hàng.
1. Title:
ABSTRACT
The effects of liquidity risk and credit risk on Vietnam Joint Stock Commercial
Bank stability in 2008 - 2018.
2. Abstract:
+ Reason for writing: seeing urgent problems that liquidity and credit risks bring
to the Vietnamese banks system, the author wants to find solutions to improve the
operational efficiency of the banking system.
+ Problem: analyze credit and liquidity risk at banks and thereby give an
overview of the above two types of risks, consider the relationship as well as
affect the Joint Stock Commercial Bank system in 2008 - 2018, so that find the
solutions to overcome.
+ Methods: the research approaches 30 major banks listed on Ho Chi Minh City
Stock Exchange (HOSE), Hanoi Stock Exchange (HNX) ... through descriptive
statistics and analysis methods, matching, comparing.
+ Results: Through the research process, it has demonstrated that credit risks and
liquidity risks have a great impact on the sustainability of the Vietnamese banking
system, thereby finding out ways to overcome the risks and minimize risks for all
banks.
+ Conclusion: The results of this research really bring meaning to the risk
managers, thereby significantly improving the Bank's operations in particular and
the economy in general.
3. Keywords: Credit risk, liquidity risk, Vietnam Joint Stock
CommercialBank, stability.
1
PHAN MỞ ĐAU
1. SỰ CAN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng hiện
nay nói riêng, rủi ro thanh khoản (RRTK) và rủi ro tín dụng (RRTD) là hai vấn đề quan
trọng, đáng lo ngại nhất trong sự phát triển và tồn tại của các Ngân hàng. Ngân hàng
thường tài trợ cho một số dự án có rủi ro khác nhau theo nhiều cấp độ, không thể lường
trước hoặc Ngân hàng khó đáp ứng nhu cầu cần tiền của người gửi với số lượng lớn, ồ
ạt và cuối cùng làm giảm giá trị tài sản cũng như uy tín của Ngân hàng. Do đó rủi ro tín
dụng càng cao sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy của nó và đặt biệt là rủi ro thanh khoản. Có
thể thấy rằng, Ngân hàng muốn hoạt động ổn định thì đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt
chẽ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
Thật vậy, cả hai loại rủi ro này đều tác động đến sự ổn định của Ngân hàng theo
mức độ và cách thức khác nhau.
Rủi ro tín dụng làm giảm giá trị của tài sản chủ yếu là gây ra nợ xấu, tăng chi phí
xử lý hậu quả, giảm lợi nhuận. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị
thị trường vốn cũng như uy tín Ngân hàng và đặc biệt có thể làm cho hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng bị thua lỗ một cách trầm trọng. Chính vì vậy các biện pháp
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc
điểm hoạt động kinh doanh của từng Ngân hàng.
Còn đối với rủi ro thanh khoản, rủi ro này ảnh hưởng đến tính thanh khoản của
tài sản đặc biệt đến nguồn vốn ngắn hạn, xảy ra khi Ngân hàng không có khả năng đáp
ứng lượng tiền mặt cho nhu cầu tức thời của Khách hàng do không thể chuyển đổi kịp
các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của Khách
hàng; hoặc đáp ứng được nhưng với nhưng với chi phí rất cao.
2
Mặc dù, hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định
mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cũng như ảnh hưởng của hai
loại rủi ro này đến tình hình hoạt động Ngân hàng nhưng có rất ít công trình nghiên
cứu thực nghiệm phân tích rõ tác động của nó tới hệ thống Ngân hàng. Thực tế, tại Việt
Nam vấn đề này có rất ít Ngân hàng quan tâm và chưa có một công trình nghiên cứu
nào thực sự để làm sáng tỏ một cách chi tiết về mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của
chúng tới hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam.
Chính vì vậy, với mục đích phân tích thực trạng tình hình tín dụng và thanh
khoản tại các Ngân hàng và từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về hai loại rủi ro trên, xem
xét mối quan hệ giữa hai loại rủi ro chính của Ngân hàng cũng như tác động đến sự ổn
định của hoạt động Ngân hàng bằng cách thông qua việc phân tích các mô hình để thấy
được các biến ảnh hưởng và từ đó đưa ra biện pháp giảm thiểu cũng như giải quyết rủi
ro tín dụng, thanh khoản trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay nhằm mục tiêu thúc
đẩy nền kinh tế nói chung và hệ thống các Ngân hàng nói riêng ổn định. Xuất phát từ
các yêu thực tế mà tôi xin được lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của rủi ro
thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai
đoạn năm 2008 - 2018” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho bản thân mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung đánh giá vào ảnh hưởng của hai loại rủi ro: thanh khoản và tín
dụng đến tính bền vững của Ngân hàng TMCP Việt Nam qua các nội dung sau:
Thứ nhất, Làm thế nào để các Ngân hàng xác định tỷ số rủi ro tín dụng và thanh
khoản trong chu kỳ kinh doanh?
Thứ hai, Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tới các Ngân hàng
thương mại cổ phần
Thứ ba, Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra giải pháp, kiến nghị
góp phần giảm thiểu rủi ro nhất có thể đến các Ngân hàng Việt Nam.
3
3. ĐOI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của RRTK và RRTD đến tính bền vững của
Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Dữ liệu nghiên cứu tập trung chủ yếu vào toàn hệ thống ngân hàng
Việt Nam nhưng sẽ đánh trọng tâm vào 30 Ngân hàng lớn được niêm yết ở Sở
giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh (HOSE), Báo cáo tài chính cũng như diễn biến tình hình thực tế
của các Ngân hàng trên các website, các bài báo, nghiên cứu, … thời gian trước.
- Thời gian: sử liệu số liệu thống kê trong giai đoạn 2008 – 2018 và đề xuất một
số định hướng giải pháp trong năm 2019.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp theo chuỗi thời gian, dữ liệu dạng bảng.
Luận văn sử dụng phương pháp chính đó định lượng thông qua phần mềm Stata
14.0 để tập trung giải quyết vấn đề cụ thể như:
+ Phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp: thống kê, phân tích về tình
hình tín dụng, thanh khoản, mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng đối
tượng nghiên cứu qua các năm nhằm đưa ra thông tin cho việc phân tích, so sánh, sử
dụng để tổng hợp lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan để
đạt được mục đích nghiên cứu.
+ Phương pháp so sánh: so sánh số liệu từ bảng, biểu đồ của các chỉ số qua các
năm của các Ngân hàng.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: được vận dụng trong nghiên cứu đề tài nhằm
phân tích từng nội dung thông qua bảng số liệu tổng hợp để đưa ra những nhận định,
4
nhận xét đánh giá các hoạt động, chỉ tiêu từ đó đưa ra những kết luận phù hợp cho đề
tài nghiên cứu.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu dựa trên hệ thống nền tảng lý thuyết và cơ sở thực tiễn
nhằm thể hiện một cách chính xác nhất bản chất của rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản
từ đó chỉ ra tác động của hai loại rủi ro trên đến tính bễn vững trong hoạt động của các
Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, luận văn đưa ra cách thức thiết lập hệ thống đo lường
chuẩn hóa cụ thể là mô hình Z-score để đánh giá mức độ rủi ro hiện tại cũng như tương
lai. Ngoài ra, chỉ ra được đâu là nguyên nhân, thực trạng của RRTK, RRTD cũng như
các nhân tố tác động đến tình hình tín dụng và thanh khoản của Ngân hàng. Từ đó, đưa
ra dự báo một cách chính xác về tình hình hoạt động để làm cơ sở để đề xuất giải pháp
khắc phục, hạn chế, quản trị rủi ro cũng như nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho
hệ thống NHTM Việt Nam.
6. KẾT CAU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu được chia thành 05
phần với những nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của rủi ro thanh khoản, tín dụng cũng như tác động của
chúng đến tình hình hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm 2008 –
2018.
Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng
và nâng cao năng lực quản lý của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA RỦI RO THANH
KOÃN, RỦI RO TÍN DỤNG CŨNG NHƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 - 2018
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1.1. Khái niệm
Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính trung gian đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Ngoài
ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản
phẩm, dịch vụ của xã hội với vai trò chính: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán
và cung ứng dịch vụ ngân hàng. Nhờ đó mà nguồn tiền nhàn rỗi được huy động, tập
trung và sử dụng để cấp tín dụng cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu.
1.1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Rủi ro
Rủi ro là một khái niệm rất phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù
này, nhưng để có một định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất thì chưa chắc có một quan
điểm thống nhất. Ta có thể hiểu cụ thể như sau:
Rủi ro là điều không may mắn, tổn thất, mất mát, thiệt hại, bất trắc ngoài ý muốn
trong cuộc sống, quá trình sản xuất, kinh doanh mà chúng ta không chắc chắn có thể
xảy ra hoặc không thể lường trước được về khả năng xảy ra khi nào với mức độ
nghiêm trọng cũng như hậu quả của nó mang lại. Và khi rủi ro xảy đến đồng nghĩa với
việc người tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nhất định. Rủi ro được xem là sự
không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Tuy chúng ta không thể biết trước
được rủi ro nhưng nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện
pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro mang lại cho mình.
6
1.1.2.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng
Trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề
hoạt động kinh doanh như hiện nay thì hệ thống NHTM cũng không tránh khỏi những
tác động gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và chính hệ thống Ngân hàng
nói riêng. Như chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là tiền tệ,
một loại hàng hóa rất ngạy cảm với mọi biến động của kinh tế – chính trị – xã hội,
chúng có thể gây nên những biến động không thể lường trước được thậm chí có thể
làm cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng giảm sút một cách trầm trọng. Trong quá
trình tồn tại và phát triển, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng luôn phải đối mặt
rất nhiều vấn đề mà đặc biệt nhất là rủi ro. Hầu như không có một dịch vụ, nghiệp vụ
nào của Ngân hàng mà không gặp phải rủi ro “tiềm ẩn” xảy ra bất cứ lúc nào, rủi ro có
thể đến từ: tín dụng, thanh toán, tiền gửi, đầu tư, ngoại tệ ... Do vậy, nhận thức rõ từng
loại rủi ro để từ đó đưa ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất
rủi ro mang lại luôn là vấn đề cần thiết, thường xuyên và liên tục tồn tại song song với
hoạt động của Ngân hàng.
Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, rủi ro rất đa dạng, chúng có mối quan hệ
khá chặt chẽ và có thể là nguyên nhân và là kết quả cho nhau. Tuy nhiên, luận văn này
sẽ chỉ đề cập đến hai loại rủi ro chính có liên quan đến đề tài nghiên cứu mà hầu hết
các Ngân hàng thương mại thường gặp phải và mối quan hệ giữa hai loại rủi ro đó cũng
như tác động của chúng tới tình hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng như thế nào.
Thật vậy, Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng được biết đến như là
những biến cố xảy ra ngoài ý muốn, không thể lường trước được trong quá trình kinh
doanh gây ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại, ổn định và phát triển của Ngân hàng, đặc biệt
là tổn thất về tài sản của Ngân hàng khi có phát sinh, làm sụt giảm lợi nhuận thực tế so
với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để hoàn thành công việc. Rủi ro
này là yếu tố khách quan nên chúng ta không thể nào loại bỏ được mà chỉ có thể sử
dụng những hình thức quản trị rủi ro phù hợp mà mỗi một Ngân hàng đề ra để có thể
7
hạn chế được các loại rủi ro và những tác hại của chúng gây ra cho hoạt động kinh
doanh.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế, có thể chia rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của NHTM thành 4 nhóm rủi ro cơ bản cụ thể như sau:
Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh trong trường hợp Ngân hàng cấp tín dụng
mà Khách hàng vay hoặc đối tác của Ngân hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã
cam kết thỏa thuận trước đó, Ngân hàng không thể thu được đầy đủ gốc và lãi của các
khoản vay hoặc Khách hàng trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không
đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn khả dụng, mất khả năng thanh toán do
không thể chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng, tức thì cho Khách
hàng hay không thể vay mượn để đáp ứng được nhu cầu của Khách hàng. Tình trạng
này nhỏ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh đình trệ, nặng thì làm mất khả năng
thanh toán và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước cho Ngân hàng nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Rủi ro tỷ giá hối đoái: là rủi ro mà các NHTM phải gánh chịu trong trường
hợp nền kinh tế chịu sự biến động của tỷ giá hối đoái theo chiều hướng bất lợi nằm
ngoài dự tính của Ngân hàng.
Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi lãi suất trên thị trường thay đổi
ngoài dự kiến gây ra tổn thất cho Ngân hàng.
1.1.3. Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh NHTM
1.1.3.1. Khái niệm
Khi nghiên cứu về rủi ro thanh khoản, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau đề
cập tới vấn đề này, cụ thể như sau:
Theo BIS (2015) cho rằng: “Rủi ro thanh khoản là khả năng Ngân hàng không
đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung
với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp”. Nói một cách khác là “những tổn
8
thất xảy ra đối với Ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt mức dự kiến”, hay
nói cách khác, “Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu thanh toán hay rút tiền của
khách hàng. Một khi khả năng thanh toán bị đe dọa, NHTM thường đi vay “nóng” với
chi phí rất cao và tìm kiếm nhiều nguồn khác kèm theo đó là những đánh đổi rất lớn
hay những quy định ràng buộc ngặt nghèo.
Theo Joel Bessis (2011) và Peter S. Rose (2004), “rủi ro thanh khoản hình thành
do những thua lỗ liên tiếp và dẫn tới việc Chính phủ hay Ngân hàng Trung ương
(NHTW) phải bơm vào những khoản tiền lớn trong các cuộc khủng hoảng tài chính”.
Hay theo The management of risk Benton E.Gup cho rằng: “Rủi ro thanh khoản
là loại rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu hụt tiền mặt hoặc tài sản tương
đương tiền, hay đặc biệt hơn là rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu khả năng
thu xếp được nguồn tài trợ với mức độ hợp lý về chi phí, bán hay thu xếp một tài sản
với mức giá trị hợp lý, nhằm trang trải một nghĩa vụ đã được định hoặc bất định”.
Còn với Basel (2008) chỉ ra rằng: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế
tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến
hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không tác
gây tác động đến tình hình tài chính”.
Từ các khái niệm trên, ta có thể kết luận rằng: Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro
khi Ngân hàng không có khả năng đáp ứng đầy đủ tiền mặt cho Khách hàng do nhu cầu
sử dụng tiền mặt tức thì hoặc có thể hiểu rằng rủi ro này xuất hiện khi Ngân hàng thiếu
khả năng thanh toán bằng tiền mặt do không thể chuyển đổi các loại tài sản thành tiền
mặt một cách tức thì hoặc không thể vay mượn từ các Tổ chức tín dụng khác để đáp
ứng nhu cầu của Khách hàng.
Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng chỉ ra rằng, một trong các nguyên
nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009 là vấn đề về thanh
khoản, mà phần lớn bị các quốc gia nói chung và các TCTD nói riêng đã bỏ qua trong
quá khứ. Cuộc khủng hoảng cũng cho thấy, hầu hết các Ngân hàng đều dựa nhiều vào
9
thị trường tiền tệ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản, dự án hoạt động dài hạn đang có
xu hướng bị vấn đề thanh khoản rất lớn.
Ta thấy rằng, nhiệm vụ duy trì thanh khoản đầy đủ là một trong những công việc,
tiêu chí hàng đầu của mỗi Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng phải luôn có một lượng
vốn khả dụng nhất định trong tay hoặc có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay
mượn bên ngoài với mức chi phí hợp lý để khi cần đến có thể nhanh chóng bán một số
tài sản với mức giá hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho Ngân hàng kịp thời. Thiếu
hụt thanh khoản là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên cho thấy Ngân hàng
đang lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng, Ngân hàng có thể dần dần mất đi
những khoản tiền gửi của khách hàng hiện hữu do hiện tượng rút tiền một cách ồ ạt
ngày càng tăng lên, bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động
các món tiền gửi mới do tâm lý đám đông, e ngại rủi ro của công chúng đối với Ngân
hàng. Từ đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng xấu đi nếu không có biện
pháp ngăn chặn kịp thời và không thể chắc chắn được sự tồn tại của Ngân hàng đó tới
khi nào, sớm hay muộn. Do đó công tác quản trị thanh khoản là vấn đề không thể dễ
dàng bỏ qua và được quan tâm hơn rất nhiều so với trước đây bởi một Ngân hàng có
thể sụp đổ nếu không đáp ứng kịp thời nhu cầu về thanh khoản cho công chúng.
Chính vì vậy, thấy được mối nguy hại mà rủi ro thanh khoản mang lại thì NHTW
đã quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc buộc tất cả các Ngân hàng phải tuân thủ thực hiện.
Dự trữ bắt buộc là một trong những quy định đầu tiên của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt
và tiền gửi mà các NHTM. Theo Văn bản số 1158/QĐ-NHNN ngày 29/05/2018 có
hiệu lực kể từ ngày 01/06/2018 đã quy định về Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc áp dụng cho các
Tổ chức tài chính cụ thể theo bảng sau:
10
Bảng 1.1. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho các Tổ chức tài chính
Loại TCTD
Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ hạn
và có kỳ hạn
dưới 12 tháng
Kỳ hạn từ
12 tháng
trở lên
Tiền gửi
của
TCTD
ở nước
ngoài
Tiền gửi khác
không kỳ hạn
và có kỳ hạn
dưới 12 tháng
Tiền gửi khác
có kỳ hạn từ
12 tháng trở
lên
Quỹ tín dụng
nhân dân, tổ
chức tài
chính vi mô
0% 0% 0% 0% 0%
Ngân hàng
chính sách
Theo quy định của Chính phủ
Ngân hàng
Nông nghiệp
và Phát triển
nông thôn
Việt Nam,
ngân hàng
hợp tác xã
3% 1% 1% 7% 5%
Tổ chức tín
dụng khác
3% 1% 1% 8% 6%
Nguồn: https://www.sbv.gov.vn
1.1.3.2. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
Chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân chính tác động gây ra tình trạng
RRTK của các NHTM trong thời gian qua cụ thể như sau:
11
Thứ nhất: sự tăng trưởng tín dụng quá “nóng” của các Ngân hàng hiện nay kèm
với cơ cấu đầu tư chưa thật sự hợp lý, khi thị trường bất động sản đóng băng thì gặp rủi
ro rất lớn thậm chí là hiệu ứng lây lan hậu quả của nó mang lại, bên cạnh đó hầu hết
Ngân hàng sử dụng quá nhiều các khoản tiền gửi với kỳ hạn ngắn hạn huy động từ cá
nhân và các TCTC khác rồi chuyển chúng thành những khoản đầu tư dài hạn gây nên
tình trạng mất cân đối, chênh lệch ngày đáo hạn của nguồn vốn huy động. Vì vậy, khi
gặp nhu cầu rút một lượng tiền mặt lớn, lúc này không thể xoay sở kịp thời gây ra
RRTK cao đối với NHTM.
Thứ hai: như chúng ta đã biết, chính sách thay đổi về lãi suất ảnh hưởng rất lớn
đến lượng tiền gửi tại các Ngân hàng. Khi lãi suất Ngân hàng thấp, để tiếp cận nguồn
vốn với chi phí thấp thì các cá nhân, tổ chức sẽ có xu hướng vay nhiều hơn gửi tiết
kiệm. Và ngược lại, trong trường hợp lãi suất đầu tư lớn hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm
tại các Ngân hàng thì người dân có xu hướng rút tiền tiết kiệm gửi tại Ngân hàng để
đầu tư vào nơi có mức sinh lời cao hơn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hơn nữa,
lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng đến cán cân thanh khoản của Ngân hàng. Ta thấy rằng,
lãi suất là một trong những công cụ điều tiết hữu hiệu của chính sách tiền tệ mà Ngân
hàng trung ương áp dụng nhưng đây cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu không sử dụng
hợp lý. Bên cạnh đó, khi Ngân hàng có nhu cầu thanh khoản thì sẽ bán tài sản để đáp
ứng nhu cầu nguồn tiền, nếu như lúc này lãi suất thị trường thay đổi thì sẽ ảnh hưởng
lớn đến giá trị của các tài sản cũng như chi phí vay mượn liên Ngân hàng.
Thứ ba: do chiến lược quản trị thanh khoản, công việc phân tích và dự báo về thị
trường của Ngân hàng chưa thật sự phù hợp và kém hiệu quả, chưa thật sự chấp hành
nghiêm túc về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ dự trữ đảm bảo, bị động trước những phản ứng
của thị trường, chạy theo lợi nhuận nên nhiều Ngân hàng đưa ra nhiều chính sách cho
vay một cách quá dễ dàng ...
Thứ tư: phản ứng tiêu cực đến từ phía khách hàng, đây là một trong những
nguyên nhân chính khiến các Ngân hàng rất khó có thể kiểm soát được tính thanh
12
khoản. Khi Khách hàng nhận được luồng thông tin bất cân xứng, chưa xác định được
nguồn gốc và tính minh bạch về xu hướng thị trường hay thông tin nhiễu như (giá vàng
tăng trong tương lai, đồng VND mất giá …) thì sẽ ồ ạt rút tiền ra khỏi hệ thống, điều
này nằm ngoài dự kiến của Ngân hàng, chính vì vậy đã làm thị trường bất ổn và hiệu
ứng lây lan dây chuyền.
Ngoài những nguyên nhân chính đã kể trên thì ta có thể kể đến một số nguyên
nhân như: năng lực tài chính của một số Ngân hàng còn hạn chế, kinh doanh nhiều loại
ngoại tệ, khủng hoảng kinh tế …
1.1.3.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản
- Lòng tin của khách hàng: để đánh giá về tình hình hoạt động cũng như khả năng
thanh khoản của một Ngân hàng hiện tại là tốt hay xấu thì có thể dựa vào sự tin tưởng
và phản ứng của công chúng đối với Ngân hàng đó. Nếu một Ngân hàng phục vụ khách
hàng cũng như các chính sách, dịch vụ tốt, tạo sự tin tưởng từ phía công chúng thì đồng
nghĩa với việc khách hàng đã đặt niềm tin vào Ngân hàng và thừa nhận khả năng thanh
khoản cao của Ngân hàng đó. Trong trường hợp ngược lại, khi Khách hàng nhận biết
được thông tin xấu nào đó của Ngân hàng dù chưa xác thực và không biết tính minh
bạch của nó như thế nào thì KH sẽ mất lòng tin cho Ngân hàng, lượng tiền gửi sẽ bị
khách hàng rút ra và chuyển qua Ngân hàng nào tốt hơn, Khách hàng rút tiền một cách
ồ ạt trong khi các khoản tiền này Ngân hàng đã mang đi đầu tư dài hạn, nếu như Ngân
hàng không duy trì quản trị rủi ro thật sự tốt thì sẽ khó có thể đáp ứng nhu cầu cần tiền
của Khách hàng.
- Giá cổ phiếu: khi nhận thấy giá cổ phiếu của Ngân hàng đang có chiều hướng đi
xuống, điều này chứng tỏ tính hấp dẫn về giá trị của cổ phiếu đối với nhà đầu tư giảm
đi, làm giảm giá trị Ngân hàng, gây tác động đến tâm lý của công chúng. Khách hàng
sẽ tìm Ngân hàng khác, nơi mà họ nghĩ rằng tại đây các khoản tiền gửi của họ được an
toàn và sinh lời, ít rủi ro hơn trước đó, gây ra tình trạng rủi ro thanh khoản.
13
- Lỗ từ việc bán tài sản: việc bán tài sản đồng nghĩa với việc Ngân hàng sẽ mất đi
khoản thu nhập mang lại từ tài sản đó trong tương lai. Khi nhu cầu cần gấp, bán tài sản
một cách gấp rút, sẵn sàng chấp nhận chịu lỗ chứng tỏ Ngân hàng đang gặp khó khăn
trầm trọng trong thanh khoản.
- Thiếu nguồn để đáp ứng nhu cầu vay của Khách hàng: hoạt động chính của
Ngân hàng là huy động và cho vay, khi Ngân hàng đáp ứng không được nhu cầu tín
dụng cho Khách hàng chứng tỏ rằng đang thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn để cho
Khách hàng vay.
- Tăng lãi suất huy động: không có một Ngân hàng nào lại sử dụng mức lãi suất
huy động cao hơn so với lãi suất thị trường ngoại trừ trường hợp chính nó đang gặp
vấn đề trầm trọng về nguồn tiền, khó khăn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh
nên đưa lãi suất huy động cao nhằm thu hút nguồn vốn từ thị trường.
- Vay mượn liên Ngân hàng số lượng lớn, thường xuyên và Ngân hàng Trung
ương là cứu cánh cuối cùng: khi vay mượn từ các ngân hàng khác nhưng không đủ khả
năng thì biện pháp cuối cùng mà các Ngân hàng thương mại sử dụng buộc phải sử
dụng là vay tại Ngân hàng trung ương mặc dù biết khi vay tại đây lãi suất rất lớn kèm
theo đó là rất nhiều quy định và điều khoản ràng buộc.
1.1.3.4. Đánh giá rủi ro thanh khoản
Trạng thái thanh khoản ròng (NLP) = ∑ Cung thanh khoản - ∑ Cầu thanh khoản
Với
- Cung thanh khoản gồm thành phần sau:
+ Khoản tiền gửi đang đến hạn
+ Doanh thu từ hoạt động bán các dịch vụ phi tiền gửi
+ Doanh thu từ việc bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng
+ Vay, mượn thị trường tiền tệ
- Cầu thanh khoản gồm thành phần sau:
+ Rút tiền từ tài khoản của khách hàng
14
+ Những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao có nhu cầu vay vốn
+ Các khoản vay phi tiền gửi được thanh toán
+ Chi phí trong việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ
+ Chi trả cổ tức bằng tiền
Ta dễ dàn thấy được, sẽ có 3 tình huống xảy ra trong phương trình trên:
- Thặng dư thanh khoản: Khi cung vượt quá cầu thanh khoản (NPL > 0), thanh
khoản đang ở mức thặng dư. Những nhà quản trị Ngân hàng bằng những biện pháp
phân tích, lựa chọn phù hợp để đầu tư một cách cân nhắc vào một lĩnh vực, hoạt động
nào đó cho tới khi Ngân hàng có nhu cầu thanh khoản. Đây là một trong những kênh
đầu tư sinh lời tốt nhất của Ngân hàng.
- Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu lớn hơn cung thanh khoản (NPL < 0) chứng tỏ
Ngân hàng đang gặp khó khăn trầm trọng trong việc thanh khoản. Nhà quản trị cần
xem xét tình trạng hiện tại để có hướng đi chính xác.
- Cân bằng thanh khoản: Khi lượng cung bằng với lượng cầu thanh khoản (NPL =
0), trạng thái này được gọi là thanh khoản cân bằng. Tuy nhiên, trên thực thế trạng thái
này khó khi tồn tại.
1.1.3.5. Chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản
Ta có thể sử dụng một số chỉ số sau đây để đánh giá tình hình thanh khoản của
một khách hàng cụ thể như sau:
+ Vốn tự có/ Tổng nguồn vốn huy động
+ Vốn tự có/ Tổng tài sản “Có”
+ Dư nợ/ Tổng tài sản “Có”
+ Dư nợ cho vay/ Tiền gửi Khách hàng
+ (Tiền mặt + Tiền gửi thanh toán tại NHNN + Tiền gửi KKH tại TCTD)/ Tổng tài
sản “Có”….
Nguồn: https://www.sbv.gov.vn/
15
1.1.3.6. Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng
trên Thế giới.
Để thấy được tình hình rủi ro thanh khoản trên Thế giới hiện nay (đối với Ngân
hàng TMCP tại Việt Nam sẽ được đề cập ở những phần sau) ta sẽ xem xét 3 Ngân hàng
tại quốc gia lớn trên thế giới cụ thể như sau:
Rủi ro thanh khoản ở Nga (2004)
Diễn biến:
+ Vào tháng 07/2004, các ngân hàng của Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh
khoản rất lớn.
+ Ngày 09/07/2004: Ngân hàng Nga - Guta Bank (Ngân hàng lớn của Nga) thông
báo tạm khoá các tài khoản tiền gửi do chi trả trong tháng 6 vượt 10 tỷ rúp, tương
đương 345 triệu USD, đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy
ATM.
+ Ngày 10/07/2004: người dân đổ xô đi rút tiền ở Ngân hàng khác để đề phòng rơi
vào hoàn cảnh tương tự.
+ Ngày 16/07/2004: Các NH Nga đã từ chối cung cấp tín dụng cho nhau, NH đã sử
dụng mọi biện pháp để giảm thiểu tình trạng rút tiền ồ ạt của người dân như tăng lãi
suất tiền gửi tuy nhiên tình hình không những không thay đổi mà càng xấu hơn.
+ Ngày 17/07/2004: Ngân hàng Alfa Quyết định áp dụng biện pháp mạnh là phạt 10%
giá trị nếu khách hàng rút trước thời hạn.
+ Ngày 18/07/2004: để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, Thống đốc Ngân hàng trung
ương Sergei Ignatiev - ông Sergei Ignatiev Quyết định giảm các tỷ lệ dự trữ tiền mặt
từ 7% xuống 3,5%.
+ Ngày 20/07/2004: nhiều ngân hàng sụp đổ.
+ Tháng 08/2004: Chính phủ đã mua lại các ngân hàng lớn với giá rẻ không thể ngờ
tới được.
Nguyên nhân:
16
Theo các bài phân tích, nghiên cứu của các chuyên gia trước đó, tại Nga hiện có
rất nhiều Ngân hàng nhỏ ra đời bất hợp pháp, chính vì vậy nguồn vốn sở hữu quá ít (90%
Ngân hàng có số vốn ít hơn 10 triệu USD). Chính vì vậy, khi gặp tình trạng rủi ro
thanh khoản thì không thể nào đưa ra biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề nên
khi gặp sự cố thì không thể trở tay kịp và kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Rủi ro thanh khoản ở Anh (2007)
Diễn biến:
Trước tình hình ngân hàng Northern Rock đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế
năm 2007 sẽ giảm so với dự kiến, nhiều trang báo Anh đã công bố nhiều thông tin như:
Northern Rock đang khan hiếm tiền mặt một cách trầm trọng do hậu vay từ cho vay tín
chấp. Trong 3 ngày 14, 15, 17/09/2007; khoảng 3 tỷ bảng Anh đã được rút ra và con số
không dừng ở đó.
Tháng 9/2007, nước Anh nói riêng và toàn thế giới nói chung rúng động với sự
kiện Ngân hàng Northern Rock đang trên bờ vực phá sản. Cuộc khủng hoảng đến từ
cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn trên thị trường Mỹ năm 2007 ảnh hưởng đến cung
thanh khoản của Ngân hàng Northern Rock do Ngân hàng này đã đầu tư 150 triệu đô la
Mỹ trong các khoản cho vay thế chấp bằng bất động sản trên thị trường Mỹ. Chính vì
Northern Rock không huy động được vốn trên thị trường liên Ngân hàng và các TCTC
khác nên Northern Rock phải vay vốn của NHTW Anh cụ thể vào ngày 12/9/2007,
Northern Rock đã vay ngắn hạn 3 tỉ bảng Anh tại NHTW Anh. Sau đó Northern Rock
đã nhờ các cơ quan liên quan để hỗ trợ giải quyết vấn đề khó khăn hiện tại. Tuy nhiên,
sau đó tin đồn nguy cơ vỡ nợ của Northern Rock bị lan truyền trên diện rộng.
Trước tình hình đó, Ngân hàng trung ương Anh đã bơm một lượng tiền không hề
nhỏ cho ngân hàng Northern Rock và để giải quyết dứt điểm tình hình trên, Chính phủ
Anh mua lại Northern Rock.
17
Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chính dẫn đến RRTK của Northern Rock chính là RRTD mà Ngân
hàng này phải đối mặt. Sai lầm lớn nhất của Ngân hàng Northern Rock là cho các KH
vay cầm cố nhiều gấp 5 lần tháng lương, nhiều gấp 125% giá trị nhà đất được cầm cố,
mặc dù nền kinh tế đang có xu hướng tụt dốc từ đó đã khiến bong bóng tài sản của
Ngân hàng Northern Rock tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng
phồng lên. Chính vì thế, khi thị trường cho vay dưới chuẩn gặp khủng hoảng thì việc
thiếu vốn bị ảnh hưởng và điều dễ hiểu và gây ra hậu quả vô cùng khôn lường cho
chính bản thân Northern Rock và toàn hệ thống Ngân hàng nước Anh nói chung.
+ Chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý khủng hoảng cộng thêm vào đó là “sự thổi
phồng” của truyền thông, báo giới, tin đồn công chúng ...
Rủi ro thanh khoản ở Argentina (2000)
Năm 2000, Chính phủ Argentina phải nhờ vào sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc
tế - IMF. Chính phủ Argentina thực thi một số biện pháp nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng
như giảm thuế đối với mặt hàng vốn, tăng thuế đối với mặt hàng tiêu dùng, áp thuế lên
các giao dịch tài chính để tăng thu nhập cho chính phủ. Chính vì vậy, đã làm nền kinh
tế bị suy thoái và đặc biệt hơn khiến cho Argentina rơi vào tình trạng khủng hoảng
trầm trọng.
Nguyên nhân:
Nền kinh tế của Argentina hiện tại đang bị suy thoái trầm trọng, rất nhiều Nhà
đầu tư nước ngoài đã ngưng giao dịch tại các ngân hàng Argentina. Các cá nhân và
doanh nghiệp bị mất niềm tin vào chính phủ cũng như các chính sách ban hành bởi
chính phủ và hệ thống Ngân hàng. Chính vì vậy khi người gửi tiền mất niềm tin và
muốn rút tiền khỏi hệ thống, những biến động trong tỉ giá hối đoái giữa đồng đôla Mĩ
và đồng Peso càng làm tăng thêm mức độ của các cuộc khủng hoảng thanh khoản. Bên
cạnh đó, việc NHTW Argentina quy định hạn mức rút tiền hàng tháng/tài khoản tiền
gửi tuy làm giảm lượng tiền rút trên tài khoản nhưng chính vì vậy đã làm tăng số lượng
18
người đến rút tiền hơn vì người gửi tiền càng có cơ sở để chắc chắn lo ngại về khả
năng thanh khoản của Ngân hàng và càng muốn rút hơn.
1.1.4. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.4.1. Khái niệm
Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại hiện nay, tín dụng là
một trong những nghiệp vụ chính đem lại lợi nhuận lớn nhất, tuy nhiên kèm theo đó là
tiềm ẩn rủi ro khá cao, xảy ra thường xuyên và có thể gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng.
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay đồng nghĩa với việc
các công ty không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư thêm
trang thiết bị dây chuyền, cơ sở vật chất, lực lượng sản xuất để phục vụ sản xuất kinh
doanh. Chính vì vậy phải cần một lượng lớn nguồn vốn tự có hoặc từ vay mượn từ các
TCTD khác đặc biệt là Ngân hàng, có nghĩa rằng việc Ngân hàng phải chấp nhận chịu
rủi ro tín dụng lớn từ các khoản vay đã cấp cho khách hàng nếu các khoản cấp tín dụng
tiềm ẩn nhiều rủi ro hoặc không sinh lợi nhuận.
Vậy rủi ro tín dụng là gì?
Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên làm sáng tỏ nội dung trên, tuy
nhiên để có cách nhìn khái quát chúng ta sẽ lần lượt đề cập từng vấn đề chính cần làm
rõ.
Theo quan niệm của Ủy ban Basel (2000) thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách
hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa
thuận”.
Tại Điều 3, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN nêu rõ:
“Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng
xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài do khách
hàng không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa
vụ của mình theo cam kết”.
19
Hay ta có thể hiểu rằng, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra trong hoạt động cho vay,
cấp tín dụng của các NHTM do một hoặc một nhóm khách hàng vay vốn mà không trả
được nợ hoặc không đúng hạn hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính
cho Ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một trong những mối lo ngại rất lớn của các Ngân
hàng thương mại vì rủi ro này không những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động
và uy tín của Ngân hàng mà còn quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đây
là một trong những loại rủi ro phức tạp nhất, rất khó khăn trong việc quản lý và có thể
xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào trên phạm vi rộng và nếu không được phát hiện và
sử lý kịp thời sẽ nảy sinh hậu quả không thể lường trước được.
1.1.4.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cụ thể theo 3 nhóm rủi ro chính
đến từ phía Ngân hàng, người vay và các nguyên nhân khách quan khác. Từ đó ta sẽ
thấy được đâu là nguồn gốc cội nguồn của rủi ro từ đó đưa ra những biện pháp xử lý
thích hợp.
Nguyên nhân đến từ phía Ngân hàng
+ Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ bao gồm năng lực, phẩm chất đạo đức. Nếu một
cán bộ tín dụng còn yếu kém về trình độ, thiếu kiến thức hiểu biết chuyên môn nghiệp
vụ, kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá tình
hình hoạt động kinh doanh của khách hàng thiếu chính xác, mức vay, lãi suất vay và kỳ
hạn không phù hợp; không tuân thủ quy trình tín dụng và điều kiện cho vay bao gồm
việc không thu thập thông tin khách hàng đầy đủ; phẩm chất đạo đức kém, tinh thần
trách nhiệm kém, dễ bị cám dỗ thì thiệt hại rất dễ xảy ra.
+ Thiếu sự giám sát, kiểm tra của các cấp quản lý: Nếu cấp trên không có sự kiểm
tra, đánh giá xem xét quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ
RRTD là vấn đề không thể không nhắc tới vì phải có sự phê duyệt của ban lãnh đạo
trước khi cấp tín dụng cũng như giải ngân cho Khách hàng.
20
+ Ngân hàng chưa thật sự đa dạng hoá các danh mục đầu tư: đây là một công cụ hữu
hiệu để quản trị rủi ro của Ngân hàng thông qua đó mà Ngân hàng có thể nhận biết,
phát hiện từ đó dự báo mức độ rủi ro của khách hàng, thị trường, sản phẩm.
+ Chính sách và quy định cho vay chưa thật sự chặt chẽ, quản trị rủi ro chưa hiệu
quả, phân tích khả năng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa
được chú trọng. Hầu hết những quyết định cho vay của Ngân hàng chưa áp dụng công
cụ chấm điểm tín dụng khách quan mà thường dựa trên kinh nghiệm và quy mô của
chủ thể người vay.
Nguyên nhân đến từ phía Người vay:
+ Năng lực điều hành, khả năng tự chủ tài chính còn yếu kém, hệ thống quản trị
kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý của khách hàng còn hạn chế, sử dụng vốn
không đúng mục đích, sẵn sàng kinh doanh mạo hiểm làm tăng nguy cơ rủi ro, việc sử
dụng vốn vay thiếu hiệu quả, việc kinh doanh thua lỗ làm thất thoát ảnh hưởng xấu đến
khả năng trả nợ.
+ Thiện chí trả nợ của Khách hàng.
+ Khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của Ngân hàng: Khách hàng sẵn sàng làm
mọi cách đối phó với Ngân hàng nhằm mục đích tìm kiếm được lợi nhuận như mua
chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính không đúng sự thật làm cho Ngân hàng
đánh giá sai về khả năng tài chính và cấp tín dụng cho Khách hàng sai dẫn đến nguy cơ
rủi ro tiềm ẩn là rất cao.
Nguyên nhân khách quan:
Bên cạnh những nguyên nhân trên ta có thể kể ra một số nguyên nhân đến từ:
thiên tai, hỏa hoạn, sự thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, hành lang pháp lý
chưa phù hợp, biến động thị trường trong và ngoài nước, khủng hoảng, suy thoái kinh
tế... Từ đó, cá nhân cũng như tổ chức mất khả năng chi trả nợ mặt dù thiện chí đến từ
họ rất lớn.
21
1.1.4.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro
Trên thực tế, có rất nhiều cách để nhận biết được dấu hiệu khi nào phát sinh
RRTD để từ đó tìm ra các biện pháp cũng như cách khắc phục rủi ro, hạn chế hậu quả,
tổn thất nhất có thể xảy ra đến Ngân hàng nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói
chung, ta có thể kể đến một số dấu hiệu nhận diện đến từ một số phương diện sau:
Đến từ Khách hàng.
- Lượng tiền mặt của Khách hàng giảm mạnh, khả năng thanh khoản, vốn lưu
động giảm, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận thì ngược lại; xuất hiện những khoản nợ
mà nhiều nguồn khác nhau.
- Quy mô kinh doanh giảm, lượng khách hàng có năng lực tài chính tốt hay nhà
cung cấp, đơn hàng, hợp đồng của doanh nghiệp không còn…
Đến từ Ngân hàng
- Khách hàng thường xuyên xuất hiện những khoản nợ bất thường hoặc nợ quá
hạn, hoặc có thể là Khách hàng xin gia hạn nợ nhiều lần hoặc muốn đảo nợ.
- Số dư duy trì trong tài khoản của Khách hàng giảm thường xuyên
1.1.4.4. Chỉ số đánh giá của rủi ro tín dụng
Theo Phạm Thu Thủy & Đỗ Thị Thu Hà (2013), để đo lường rủi ro tín dụng ta có
thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau thông qua một số chỉ tiêu như hệ số nợ quá hạn,
hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro, hệ số khả năng bù đắp rủi ro,... trong đó, nợ xấu là một trong
những chỉ tiêu phổ biến nhất để đo lường rủi ro tín dụng. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua
một số chỉ số thường dùng để đánh giá tình hình rủi ro tín dụng cụ thể như sau:
Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản để phản ánh RRTD, phát sinh khi đến thời hạn
trả nợ cho Ngân hàng theo thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng trước đó nhưng người
đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ một phần hay toàn bộ khoản vay
cho người cho vay. Tùy theo mức độ thời gian trả nợ quá hạn, khoản nợ này sẽ được
xếp vào mức độ nợ như thế nào cụ thể theo các nhóm nợ như sau: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ
cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn... Theo
22
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN liên quan đến việc phân loại nợ thì nợ xấu là các
khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính
bao gồm trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ do con nợ làm ăn thua lỗ liên tục,
tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản, mất khả năng chi trả các khoản vay hay được
hiểu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Ta có thể liệt kê như sau:
+ Nhóm 3 là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn (khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
+ Nhóm 4 gồm các khoản nợ nghi ngờ (khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
+ Nhóm 5 với khả năng mất vốn, quá hạn trên 360 ngày.
Nợ quá hạn được phản ảnh qua 2 công thức sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn = 𝐷ư 𝑛ợ quá ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔𝑑ư 𝑛ợ
̣ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
*100%
Tỷ lệ khách hàng bị nợ quá hạn = Số khách hàng có nợ quá hạn *100%
Tổng số khách hàng có dư nợ
Nếu một Ngân hàng nào mà có Tỷ lệ nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn
càng cao thì chứng tỏ Ngân hàng đó đang gặp rủi ro khá cao và ngược lại.
Nợ xấu: Là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng
thực hiện nghĩa vụ tài chính bao gồm trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn do con nợ làm ăn
thua lỗ liên tục, mất khả năng thanh toán, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản,...
Nợ xấu được phản ánh qua một số chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ Xấu
Tổng dư nợ
Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm nợ = Dư nợ Xấu nhóm (3,4,5)
Tổng dư nợ Xấu
Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ Xấu
Vốn chủ sở hữu
Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
Tổng tài sản có
* 100%
23
Ta có thể thấy rằng chỉ số này càng cao thì lợi nhuận sẽ lớn vì hoạt động tín dụng
của Ngân hàng chiếm ưu thế nhưng đồng nghĩa với việc RRTD cũng rất cao. Chính vì
thế các Ngân hàng luôn cân nhắc tới hệ số này
Tỷ lệ khả năng bù đắp RRTD
Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập * 100%
Nợ quá hạn khó đòi
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập
Tổng dư nợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
*100%
Nguồn: https://www.sbv.gov.vn/
Ngoài ra, Sillah và cộng sự (2015) sử dụng chỉ số an toàn vốn (Capital Adequacy
Ratio - CAR) bằng vốn cấp 1 trên tổng tài sản của ngân hàng trong nghiên cứu của
mình để đánh giá một cách gián tiếp về rủi ro tín dụng. Chỉ số này đánh giá khả năng
các Ngân hàng có thể thích ứng với rủi ro tín dụng.
1.1.4.5. Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng trên
Thế giới.
Diễn biến
Để minh họa về rủi ro tín dụng ta có thể kể đến cuộc khủng hoảng tài chính tại
Mỹ 2008, cuộc khủng hoảng làm thay đổi cục diện thị trường Mỹ và là giai đoạn đáng
nhớ nhất trong lịch sử tài chính thế giới cho tới hiện tại cụ thể như sau:
Ngày 8/2/2007, Ngân hàng HSBC công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2006 tăng 20% so
với dự báo do khủng hoảng thị trường bất động sản Mỹ.
Ngày 2/4/2007, Tập đoàn Tài chính New Century là hãng cho vay dưới chuẩn lớn
nhất tại Mỹ đệ đơn xin phá sản.
Ngày 21/6/2007, Tập đoàn Tài chính hàng đầu thế giới lâu đời nhất tại Mỹ Merril
Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu tư Bear Stearns – nơi đã cho vay tín dụng
dưới chuẩn hàng tỷ USD.
24
Ngày 09/08/2007, sau khi thua lỗ nặng trên thị trường cho vay thế chấp dưới
chuẩn tại Mỹ. Ngân hàng lớn nhất của Pháp BNP Paribas đóng băng hoạt động rút vốn
từ 3 quỹ đầu tư.
Năm 2008, các hãng bảo hiểm đã ký hợp đồng bảo đảm cho các loại chứng khoán
nợ thế chấp dưới chuẩn bị hạ xếp hạng tín dụng và sụp đổ.
Ngày 14/9/2008, Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD.
Ngày 17/9/2008, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi 85 tỷ USD để cứu hãng bảo
hiểm khổng lồ AIG khỏi nguy cơ phá sản.
Ngày 15/10/2008, thị trường cổ phiếu Mỹ trải qua thêm một ngày đen tối, với
mức giảm kỷ lục 733 điểm (7,9%).
Tháng 11/2008 – đầu năm 2009, cuộc khủng hoảng tiếp tục hoành hành, gây thất
nghiệp tràn lan. Ngày 9/3/2009, Thị trường chứng khoán Mỹ chạm đáy. Các ngân hàng
liên tục công bố báo cáo tài chính thua lỗ.
Nguyên nhân
Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà
đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi
trả của khách. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất
và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm.
1.1.5. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng
1.1.5.1. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng
Hiện nay, đã có không ít công trình nghiên cứu khác nhau nói về mối quan hệ
giữa RRTK và RRTD cũng như ảnh hưởng tới tính bền vững tại các NHTM Việt Nam
ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến mất khả năng
thanh toán, sự ổn định và nguy cơ vỡ nợ của Ngân hàng đối với khách hàng.
Như vậy, Ngân hàng cần phải có sự quản lý chặt chẽ giữa thanh khoản và tín
dụng để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được an toàn, phát triển, tránh nguy cơ
mất khả năng thanh toán và vỡ nợ.
25
Tín dụng là hoạt động kinh doanh tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng gặp
không ít khó khăn chẳng hạn như tình hình căng thẳng về thanh khoản của Ngân hàng
hiện nay, buộc các NHTM phải tìm nguồn tài trợ khi sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng
ngày càng khốc liệt hơn..
Như ta cũng biết, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đều có ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng thanh toán và ổn định tình hình hoạt động của Ngân hàng. Khi rủi ro tín
dụng xảy ra, điều đồng nghĩa với việc chất lượng của tài sản bị giảm đi, nợ xấu và chi
phí xử lý nợ xấu gia tăng, … từ đó ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng và đặc biệt
hơn là giảm lợi nhuận. RRTK ảnh hưởng đến lượng cung tiền mặt, nhằm đảm bảo khả
năng thanh toán của Ngân hàng cho khách hàng bất cứ lúc nào cần, đặc biệt đến nguồn
vốn ngắn hạn, khi duy trì được nguồn vốn ngắn hạn này sẽ có ý nghĩa nhiều trong việc
đáp ứng nhu cầu cho vay dài hạn đối với những phương án vay ít rủi ro.
Vậy RRTD và RRTK quan hệ với nhau như thế nào?
Theo lý thuyết cơ bản về kinh tế vi mô trong hoạt động Ngân hàng đưa ra quan
điểm rằng, RRTK và RRTD có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Acharya và Mora (2013)
chỉ ra rằng, sự thất bại của những Ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và bị
thiệt hại do sự mất khả năng thanh toán từ giai đoạn trước khi vỡ nợ thực sự xảy ra.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mất thanh toán, vỡ nợ của các Ngân hàng.
Theo Cole và White (2012, trang 5-29): rủi ro tín dụng tạo ra một mối đe dọa
nghiêm trọng đối với sự ổn định của Ngân hàng trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh
tế. Còn nghiên cứu của Imbierowicz và Rauch (2014, trang 242-256) cũng cung cấp
bằng chứng, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa RRTD và RRTK của Ngân hàng
trong suốt thời kỳ kinh tế ổn định cũng như thời kỳ khủng hoảng.
Mô hình của Monti-Klein và những mở rộng của mô hình này của Prisman et al.
(1986, trang 575 - 584) cho rằng: “việc trả nợ không đúng kỳ hạn hay mất khả năng trả
nợ của người đi vay tiền cùng với việc rút tiền đột ngột khỏi tài khoản từ các quỹ được
cho là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Bởi ngoài vốn cổ phần, những
26
khoản nợ khác và chứng khoán sẵn sàng bán thì một ngân hàng muốn tối đa hóa lợi
nhuận khi và chỉ khi gia tăng khoảng cách của lãi suất tiết kiệm và cho vay, từ đó hình
thành một tỷ lệ tái cấp vốn ngoại sinh cũng như dẫn đến rủi ro ngẫu nhiên từ những
người đi vay tiền và rút tiền từ các quỹ”.
Theo Samartı́n (2003, trang 133-140) và Iyer and Puria (2012) thì cho rằng:
“những yếu tố ngoại sinh của mô hình chỉ ra những tài sản rủi ro của Ngân hàng cùng
với sự không chắc chắn về thanh khoản của nền kinh tế là nguyên nhân khơi mào làm
cho hoạt động Ngân hàng trở nên hoảng loạn đồng thời cho rằng rủi ro thanh khoản và
rủi ro tín dụng sẽ quan hệ cùng chiều và cùng nhau góp phần gây nên sự mất ổn định
trong Ngân hàng”.
Còn đối với Mô hình của Acharya and Viswanathan (2011, trang 99-138) dựa
trên giả định rằng: “những công ty tài chính tăng khoản nợ lên và tái tục qua các năm
cũng được xem như là tài sản tài chính. Một khi nợ trong hệ thống Ngân hàng càng
nhiều thì lợi tức hoạt động của Ngân hàng càng gặp rủi ro đặc biệt trong thời kỳ khủng
hoảng khi mà giá trị của tài sản bị hao hụt, ngân hàng gặp khó khăn trong việc xoay sở
các khoản nợ và khi đó ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản”.
Ta thấy rằng RRTD cùng với RRTK phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách
hàng - người gửi tiền bởi vì nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh mà Chủ đầu tư
có quá nhiều dự án, mô hình hoạt động … không khả thi, rủi ro, không mang lợi nhuận
về mà chính nguồn vốn sử dụng để đầu tư vào các hoạt động đó xuất phát từ các khoản
vay thì Ngân hàng không thể thỏa mãn nhu cầu của những người gửi tiền khi họ cần rút
tiền. Nếu những tài sản của những dự án này ngày càng giảm giá trị thì ngày càng
nhiều người gửi tiền sẽ yêu cầu lấy lại những khoản tiền gửi của họ gây ra tình trạng
rút tiền một cách ồ ạt và thường xuyên và tình trạng rủi ro thanh khoản là vấn đề trong
một sớm một còn.
Hoặc một khi các khoản vay trong hệ thống Ngân hàng càng nhiều thì hoạt động
của Ngân hàng càng gặp rủi ro đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng khi mà tài sản bị
27
giảm giá trị, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc xoay sở các khoản nợ và thanh
khoản là vấn đề báo động hiện tại của Ngân hàng.
Từ những lý thuyết được trình bày ở bên trên cho thấy rằng mối quan hệ giữa
RRTD và RRTK được thiết lập rất rõ ràng và thấy rằng hai rủi ro trên tồn tại quan hệ
cùng chiều tác động đến tính bền vững của Ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán
của Ngân hàng và để rõ hơn Chương 3 sẽ làm sáng tỏ kết luận nêu trên.
Nhìn chung, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khác về mối quan hệ
giữa RRTK và RRTD tại các NHTM Việt Nam. Mặc dù, có nhiều nghiên cứu đã khẳng
định rõ mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng từ nhiều góc độ khác
nhau nhưng có rất ít nhà nghiên cứu, công trình nghiên cứu thực nghiệm phân tích rõ
tác động của RRTK, RRTD đến tình hình hoạt động của Ngân hàng.
Còn đối với bài nghiên cứu này, mục tiêu chính là giải quyết vấn đề nêu trên, bài
viết sẽ sử dụng các số liệu từ báo cáo tài chính của 30 Ngân hàng TMCP Việt Nam
được niêm yết chính thức trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE)
và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2008 - 2018. Từ kết quả nghiên
cứu có được sẽ đề ra các giải pháp thích hợp, nhằm giảm thiểu RRTK và RRTD trong
việc kiểm soát vấn đề mất khả năng thanh toán, ổn định hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
Theo Dermine (1986, trang 99-114) cho rằng “RRTK được xem như là một
khoảng chi phí làm giảm lợi nhuận và sự bất cân xứng thông tin trong thị trường cho
vay gây rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng”. Một khoản vay mặc định làm tăng rủi ro
thanh khoản bởi vì dòng tiền mặt giảm và khấu hao mà nó gây ra. Có sự chuyển động
cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Dựa trên lý thuyết trung gian tài
chính của Bryant (1980, trang 335-344) và Diamond & Dybvig (1983, trang 401-419)
và cách tiếp cận tổ chức đối với ngân hàng, mô hình Monti-Klein của các tổ chức Ngân
hàng Prisman, Slovin, & Sushka (1986, trang 293-304), mối quan hệ giữa thanh khoản
và tín dụng thì rủi ro luôn luôn tồn tại và tác động đến sự bền vững của Ngân hàng.
28
Diamond và Rajan (2005, trang 10071) thấy rằng nếu có quá nhiều dự án kinh tế
được tài trợ bằng các khoản vay đến từ Ngân hàng mà không thể đáp ứng nhu cầu của
người gửi tiền. Như vậy, những người gửi tiền sẽ đòi lại tiền của họ nếu những tài sản
này bị giảm giá trị. Điều này ngụ ý rằng, RRTK và RRTD luôn luôn xảy ra đồng biến
với nhau. Và đây cũng chính là kết quả của nghiên cứu Imbierowicz và Rauch (2014,
trang 242-256) - ông đã kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng
tại các ngân hàng Mỹ trong giai đoạn 1998-2010. Ngân hàng sẽ sử dụng tất cả các
khoản vay và giảm tổng thể thanh khoản. Kết quả là rủi ro tín dụng cao kéo theo rủi ro
thanh khoản tăng.
1.1.5.2. Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng
Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu hoặc bài viết, báo đã chỉ ra rủi
ro tín dụng và rủi ro thanh khoản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như
sự ổn định, tồn tại của các Ngân hàng.
Mối quan hệ giữa RRTD với RRTK và nguyên nhân cốt lõi gây ra sự vỡ nợ chính
là các món nợ chồng chất qua thời gian dài. Khi thị trường trái phiếu đang kém thanh
khoản, các công ty mang theo gánh nặng những khoản nợ càng ngày càng tăng lên qua
các năm và để tránh sự vỡ nợ, biện pháp cứu cánh tức thì hiện tại là công ty phát hành
phải thanh toán cho sự chênh lệch. Và cuối cùng một cú sốc thiếu thanh khoản của các
tổ chức này có thể là hiệu ứng dây chuyền và gây ra tỷ lệ vỡ nợ cao hơn cho toàn hệ
thống.
Ta thấy rằng, những hoạt động đầu tư vượt mức của Ngân hàng chủ yếu tập trung
vào cho vay bất động sản sẽ làm tăng nguy cơ vỡ nợ một khi thị trường rơi vào tình
trạng khủng hoảng, bong bóng nhà đất ….. từ đó dẫn tới tình trạng rủi ro thanh khoản.
Theo Rashid và Jabeen (2016, trang 834) đã thực nghiệm để xem xét các yếu tố
quyết định đến Ngân hàng, tài chính và kinh tế vĩ mô đối với hoạt động của các Ngân
hàng Hồi giáo và Pakistan trong giai đoạn 2006-2012. Và ông đã tìm thấy rằng hiệu
29
quả hoạt động, chi phí chung và tỷ lệ dự trữ bắt buộc là những yếu tố quyết định đáng
kể đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thông thường, trong khi tiền gửi, hiệu
quả hoạt động và thị trường tập trung là những yếu tố quyết định quan trọng của đạo
Hồi. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới GDP và lãi suất cho vay đối với hiệu suất
cho các Ngân hàng Hồi giáo và thông thường.
Còn đối với Brunnermeier et al. (2009, trang 78-98) cho rằng sự gia tăng của yêu
cầu vốn có thể đồng thời quản lý thanh khoản và rủi ro khả năng thanh toán của Ngân
hàng. Theo Ratnovski (2013), vấn đề tái cấp vốn Ngân hàng có thể là do vấn đề về khả
năng thanh toán. Điều này gây ra rằng sự kết hợp đồng thời của yêu cầu thanh khoản
và minh bạch về khả năng thanh toán sẽ giải quyết vấn đề tái cấp vốn của Ngân hàng.
Mặt khác, Calomiris et al. (2015, trang 291) phát triển lý thuyết về yêu cầu thanh
khoản ngân hàng nơi thấy rằng các Ngân hàng nên quy định về tài sản thay vì là nguồn
vốn như trước đó. Đối với họ, các Ngân hàng nên nắm giữ nhiều tài sản lưu động hơn
vì điều đó sẽ cho phép họ đối mặt với rủi ro thanh khoản và đưa ra nhưng phương án
quản lý và giám sát tốt hơn đối với các rủi ro hay gặp phải.
Ngân hàng là nhà cung cấp thanh khoản đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc
khủng hoảng tài chính. Đã có nhiều bằng chứng để chứng minh cho việc tài chính bị
khủng hoảng, thiếu hụt thanh khoản một cách trầm trọng trong thời gian gần đây gây
ảnh hưởng đáng kể đến nhiều Ngân hàng một cách trầm trọng. Nghiên cứu cho thấy
các Ngân hàng đang gặp khó khăn hoặc gần như thất bại thì trước đó sẽ thu hút tiền gửi
bằng cách áp dụng chính sách kích cầu để thu hút khách hàng bằng cách tăng lãi suất
thậm chí là rất cao.
Nhìn chung, những Ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn đang phải đối mặt với
những vấn đề thanh khoản và tín dụng hết sức nghiêm trọng, đây được coi là thước đó
sức khỏe của của Ngân hàng hiện nay. Như vậy, sự thất bại hay gần như thất bại của
các Ngân hàng có một phần nguyên nhân từ công cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động,
giảm lãi suất tín dụng để thu hút nguồn vốn từ thị trường của công chúng. Chính vì vậy,
30
kết quả của nghiên cứu này sẽ chỉ ra một sự thật là RRTK và RRTD nếu xảy ra đồng
thời có thể là nguyên nhân gây ra bất ổn định, tình hình hoạt động căng thẳng và lớn
hơn sự vỡ nợ của Ngân hàng.
1.1.5.3. Một số nghiên cứu nước ngoài liên quan
Cuộc khủng hoảng tài chính những năm trước đây đã dẫn đến những thất bại của
nhiều Ngân hàng chính vì vậy đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Do đó, ngày nay,
các nhà kinh tế luôn đặc biệt chú ý đến hậu quả của sự bất ổn tài chính nền kinh tế,
những rủi ro tài chính bao gồm cơ hội người gửi đột ngột rút tiền gửi (rủi ro thanh
khoản), người vay sẽ không trả nợ đúng hạn (RRTD), rủi ro lãi suất, … Tuy nhiên,
trong số những rủi ro này, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không chỉ là rủi ro quan
trọng nhất mà Ngân hàng phải đối mặt mà có liên quan trực tiếp đến những gì Ngân
hàng tạo ra.
Theo báo cáo chính thức của FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation -
Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ) và OCC (Cục Kiểm Soát Tiền Tệ Liên
Bang) đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính gây ra thất bại của Ngân hàng thương mại
khác nhau trên thế giới gần đây. Bên cạnh đó, Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS khẳng
định rằng tình trạng hiện nay của đa số các Ngân hàng không phân biệt giữa tài sản lưu
động, tài sản kém thanh khoản hay tài trợ có kỳ hạn tương ứng và do đó cũng không
tính đến rủi ro tín dụng của tài sản.
Theo Diamond và Rajan (2005) thấy rằng: “tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa
rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng”. Họ cho rằng: “nếu có quá nhiều dự án kinh tế
được tài trợ bằng các khoản vay từ Ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu của người
gửi tiền. Như vậy, những người gửi tiền sẽ đòi lại tiền của họ nếu những tài sản này
giảm giá trị. Điều này ngụ ý rằng rủi ro thanh khoản và tín dụng đồng thời xảy ra”.
Hay theo Acharya & Viswanathan (2011, trang 15837) thì Ngân hàng hầu như sẽ
sử dụng tất cả các cho tiền gửi khoản vay từ đó làm giảm tổng thể nguồn thanh khoản
và kết quả là RRTDS cao đi kèm theo đó là rủi ro thanh khoản tăng. Theo Nikomara,
31
Taghavi và Diman (2013, trang 238-248) là những chuyên gia nghiên cứu mối quan hệ
giữa RRTD và RRTK cho các Ngân hàng Iran bao gồm tất cả các Ngân hàng tư nhân
và chính phủ trong giai đoạn 2005 – 2012 khẳng định rằng có một mối quan hệ cùng
chiều giữa RRTD và RRTK.
Theo Rashid và Jabeen (2016, trang 92-107) thấy rằng hiệu quả hoạt động, chi
phí chung và dự trữ là những yếu tố quyết định đáng kể đến hiệu suất hoạt động của
một Ngân hàng, trong khi tiền gửi, hiệu quả hoạt động là những yếu tố quyết định quan
trọng của Ngân hàng Hồi giáo. Bên cạnh đó, GDP và lãi suất cho vay cũng là yếu tố
khổng thể không kể đến.
Như ta đã biết, Rủi ro tín dụng (credit risk) và rủi ro thanh khoản (liquidity risk)
là hai loại rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Đây là
những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của hệ thống NHTM Việt Nam dẫn đến phải tiến
hành tái cấu trúc trong thời gian qua. Quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM vẫn đang
diễn qua, nhưng câu hỏi đặt ra: Nên dùng phương pháp quản lý nào để đánh giá, dự
báo rủi ro tín dụng sớm nhằm giúp Ngân hàng kịp thời đưa ra biện pháp can thiệp, giải
quyết thích hợp. Ứng dụng mô hình Z – score có thể là câu trả lời thích hợp.
Kết luận Chương 1:
Ta thấy rằng RRTD và RRTK là hai trong những rủi ro và có ảnh hưởng lớn đến
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, thấy được những ảnh hưởng mà hai rủi
ro trên mang lại, Nhà quản trị Ngân hàng cần phải thận trọng và chú ý nhiều hơn để
nhận biết dấu hiệu của rủi ro cũng như tìm ra phương pháp phòng chống, ngăn chặn
kịp thời. Bởi một khi Ngân hàng gặp khó khăn về tín dụng từ đó sẽ ảnh hưởng đến rủi
ro thanh khoản và kéo theo những hệ lụy không thể lường trước được sau đó.
32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO
THANH KHOÃN TẠI HỆ THONG NGÂN HÀNG VIỆT NAM.
Với cơ chế hoạt động ngày càng nâng cao của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng
Việt Nam đã và đang chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các Ngân hàng khác trong khu vực
và thế giới. Chính vì vậy, cách tốt nhất để tồn tại và phát triển là các Ngân hàng phải
nâng cao năng lực cạnh tranh một cách triệt để bằng việc mở rộng quy mô, ứng dụng
công nghệ hiện đại và phương pháp quản trị cũng như ứng biến với rủi ro phát sinh.
Các Ngân hàng TMCP Việt Nam đã không ngừng phát triển bằng cách tăng
nguồn vốn một cách mở rộng đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số
141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định mức vốn pháp định tối thiểu của các Tổ
chức tín dụng, điều này chứng tỏ sự quan tâm của Chính phủ đến tình hình hoạt động
của các Tổ chức tín dụng hơn đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 cụ thể
như sau:
Bảng 2.1: Quy định đổi mới mức vốn pháp định cho TCTD
STT Loại hình tổ chức tín dụng
Mức vốn pháp định áp dụng cho đến
năm
2008 2010
I Ngân hàng
1 Ngân hàng thương mại
a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
b Ngân hàng thương mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
c Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
d
Ngân hàng 100% vốn nước
ngoài
1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
đ
Chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài
15 triệu USD 15 triệu USD
2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng
3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng
5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
6 Quỹ tín dụng nhân dân
Top 15 Ngân hàng có Vốn điều lệ lớn nhất năm 2018
40.000
30.000
20.000
10.000
Vốn điều lệ
-
33
a Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
b Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng
II
Tổ chức tín dụng phi ngân
hàng
1 Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng
2 Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 tỷ đồng
(Nguồn: http://www.chinhphu.vn)”
Trên thực tế, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và http://s.cafef.vn
ta có thể tóm lượt sơ bộ về tình hình vốn điều lệ của các Ngân hàng vào năm 2018 tăng
55.000 tỷ đồng và năm 2017 số vốn điều lệ của hệ thống các TCTD là 362.562 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của các Ngân hàng năm 2018
Tính đến cuối năm 2017, tổng vốn chủ sở hữu của 25 ngân hàng là 418.224 tỷ
đồng, tăng 13,80% so với cuối năm 2016. Trong đó, riêng 10 Ngân hàng có vốn chủ sở
hữu lớn nhất chiếm hơn 76,7% tổng vốn chủ sở hữu của 25 Ngân hàng
Top 10 Ngân hàng có vốn chủ sỡ hữu lớn nhất
năm 2017
70.000
60.000
50.000
40.000
30.000
20.000
10.000
-
34
Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng năm 2017
Tuy tổng tài sản đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vốn điều lệ tăng trưởng
ít hơn. Đặc biệt tại khối NHTM có vốn chi phối của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tài
sản năm 2017 đạt 18,34% trong khi vốn điều lệ chỉ tăng 0,84%.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ ít hơn nhưng 4 NHTM của Nhà nước như
Vietinbank, Vietcombank, BIDV và Agribank vẫn đang dẫn đầu và chiếm tới 40% vốn
điều lệ toàn hệ thống. Trong đó, Vietinbank giữ vị trí đứng đầu với vốn điều lệ hơn
37.000 tỷ đồng và theo sau đó là Vietcombank, BIDV…
Quá trình tăng vốn nhanh chóng của các Ngân hàng trong thời gian ngắn đã hình
thành cấu trúc sở hữu, đặc biệt là tình trạng sở hữu chéo và đa phương giữa Ngân hàng
với doanh nghiệp và Ngân hàng với Ngân hàng có thể phát sinh rất nhiều khoản nợ xấu,
đặc biệt là rủi ro mang tính hệ thống và thanh khoản.
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân của năm 2018 so với 2017 của 10 Ngân
hàng thương mại có số liệu niêm yết trên 2 sàn HNX và Hose.
35
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 so với năm 2017 của 10 Ngân
hàng TMCP Việt Nam Đơn vị tính: VND
STT NGÂN HÀNG Dư nợ năm 2018 Dư nợ năm 2017 Tăng trưởng %
1 VCB 631,866,758,000,000 543,434,460,000,000 88,432,298,000,000 16.27
2 CTG 864,925,948,000,000 790,688,059,000,000 74,237,889,000,000 09.39
3 BIDV 988,738,780,000,000 866,885,307,000,000 121,853,473,000,000 14.06
4 ACB 230,527,220,000,000 198,513,394,000,000 32,013,826,000,000 16.13
5 EIB 104,042,577,000,000 101,324,328,000,000 2,718,249,000,000 02.68
6 MBB 214,685,958,000,000 184,188,142,000,000 30,497,816,000,000 16.56
7 STB 256,622,753,000,000 222,946,630,000,000 33,676,123,000,000 15.11
8 TCB 159,939,217,000,000 160,849,037,000,000 -909,820,000,000 (00.57)
9 VPB 221,961,996,000,000 182,666,213,000,000 39,295,783,000,000 21.51
10 HDBANK 123,131,648,000,000 104,497,028,000,000 18,634,620,000,000 17.83
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của 10 Ngân hàng và
kết quả tính toán)
Trong bối cảnh các Ngân hàng đang cạnh tranh kinh doanh gay gắt, quyết liệt với
nhau, việc mở rộng cho vay và tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng gần như là giải pháp
tốt nhất mà các Ngân hàng sử dụng với mục đích hiệu quả và tăng lợi nhuận. Tuy
nhiên, vấn đề tăng trưởng tín dụng này cũng được coi là con dao hai lưỡi nếu sử dụng
không đúng cách. Nếu tín dụng tăng trưởng mạnh nằm ngoài kiểm soát thì sẽ làm tăng
rủi ro cho hệ thống Ngân hàng từ đó suy yếu cơ sở vốn của các Ngân hàng. Theo quan
điểm của Ngân hàng Thế giới (WB) quan ngại rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
đòi hỏi đi kèm với việc tăng trưởng tín dụng phải tăng tương ứng. Do đó, khi mục tiêu
tăng trưởng kinh tế thì cũng có nghĩa là Chính phủ phải thực thi chính sách tiền tệ nới
lỏng tương ứng, từ đó sẽ làm tăng rủi ro bất ổn vĩ mô và nợ xấu.
36
Biểu đồ 2.3: “Bảng tăng trưởng tín dụng bình quân và tỷ lệ nợ xấu bình quân của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017”
Tỷ lệ nợ xấu Tăng trưởng tín dụng
Nguồn: Báo cáo tài chính của các Ngân hàng và kết quả tính toán
Để nêu lên tình hình RRTD, RRTK của các Ngân hàng TMCP Việt Nam ta
không thể không kể đến sự việc gây chấn động toàn hệ thống Ngân hàng nói chung và
với Ngân hàng của ACB năm 2003 nói riêng – một Ngân hàng lớn được khách hàng
trong nước và ngoài nước tin tưởng và sử dụng dịch vụ của ACB đặc biệt là tiền gửi.
Vì vậy, đứng trước tin đồn thất thiệt “Tổng giám đốc Ngân hàng ACB Phạm Văn Thiệt
bỏ trốn” đã gây ra cú sốc dư luận cho những người gửi tiền gửi tại đây. Người dân đổ
xô đi rút tiền gây ra tình trạng thiếu thanh khoản một cách trầm trọng, khan hiếm tiền
để hoàn trả cho khách hàng. ACB không thể nào cung cấp tiền cho KH một cách kịp
thời, chính vì điều này đã là gia tăng tin đồn hơn nữa. Chính vì vậy, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước đã sử dụng mọi biện pháp để bác bỏ tin đồn, đưa tình hình ACB về lại
cân bằng. Có thể thấy rằng, sự cố rủi ro thanh khoản của Ngân hàng ACB này xuất
phát từ nguyên nhân khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết và nếu không ngăn
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng
Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng

More Related Content

Similar to Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng

Similar to Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng (20)

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân HàngLuận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi RoLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Quy Mô, Đòn Bẩy Tài Chính Và Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc t...
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI CHI ...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI CHI ...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI CHI ...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI CHI ...
 
Luận án: Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận án: Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt NamLuận án: Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận án: Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
 
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho s...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
 
Luận án: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
 
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Ảnh Hưởng Của Rủi Ro Thanh Khoản, Rủi Ro Tín Dụng Đến Tính Bền Vững Của Ngân Hàng

  • 1. TRẦN THỊ NGỌC DIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  ÃNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOÃN, RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2008 – 2018. Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2022
  • 2. TRẦN THỊ NGỌC DIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  ÃNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOÃN, RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2008 – 2018. Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC KHANH TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả bài luận văn thạc sĩ đề tài “Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam năm 2008 – 2018” là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân tác giả. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, chính xác và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, đề tài bảo vệ trước đó. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2019. Người thực hiện TRAN THỊ NGOC DIỆP
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BÃNG ........................................................................................................................... DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT ABSTRACT PHAN MỞ ĐAU..........................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA RỦI RO THANH KOÃN, RỦI RO TÍN DỤNG CŨNG NHƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 - 2018........................................................................................................................5 1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại (NHTM)...................................................................5 1.1.1. Khái niệm.........................................................................................................................5 1.1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại................................5 1.1.2.1. Rủi ro.........................................................................................................................5 1.1.2.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.........................................................6 1.1.3. Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh NHTM ...........................................7 1.1.3.1. Khái niệm..................................................................................................................7 1.1.3.2. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản..................................................................... 10 1.1.3.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản.................................................................. 12 1.1.3.4. Đánh giá rủi ro thanh khoản.................................................................................. 13 1.1.3.5. Chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản ....................................................................... 14 1.1.3.6. Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng trên Thế giới. 15 1.1.4. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM ........................................ 18 1.1.4.1. Khái niệm............................................................................................................... 18 1.1.4.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng............................................................................ 19 1.1.4.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro....................................................................................... 21
  • 5. 1.1.4.4. Chỉ số đánh giá của rủi ro tín dụng........................................................................21 1.1.4.5. Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng trên Thế giới. ................................................................................................................................ 23 1.1.5. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng..........................................24 1.1.5.1. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng........................................24 1.1.5.2. Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng............................................................................................................................28 1.1.5.3. Một số nghiên cứu nước ngoài liên quan ...............................................................30 Kết luận Chương 1:..........................................................................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOÃN TẠI HỆ THONG NGÂN HÀNG VIỆT NAM. ..................................................................................................... 32 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................... 40 3.1. Quy trình nghiên cứu:..........................................................................................................40 3.2. Mô hình kinh tế lượng..........................................................................................................40 Mô hình Z-score............................................................................................................................41 3.3. Nguồn dữ liệu và thống kê mô tả.........................................................................................42 3.4. Thống kê mô tả .....................................................................................................................44 3.5. Lý thuyết nền tảng kinh tế lượng........................................................................................45 CHƯƠNG 4. KẾT QUÃ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 47 4.1. Thống kê mô tả, phân tích mô hình ..........................................................................................47 4.2. Ứng dụng của mô hình nghiên cứu cho thực tiễn:..................................................................61 Kết luận chương 4.............................................................................................................................62 CHƯƠNG 5: GIÃI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOÃN, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUÃN LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM........................................................................................................................................................... 63 5.1. Giải pháp đến từ các Ngân hàng .........................................................................................64 5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................................66 KẾT LUẬN LUẬN VĂN ......................................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHÃO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT DIỄN GIÃI 1 RRTD Rủi ro tín dụng 2 RRTK Rủi ro thanh khoản 3 TMCP Thương mại cổ phần 4 NH Ngân hàng 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 7 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 8 NHTM Ngân hàng thương mại 9 TCTD Tổ chức Tín dụng 10 NHTW Ngân hàng trung ương 11 TCTD Tổ chức tín dụng Việt Nam 12 FEM Mô hình tác động cố định 13 REM Mô hình tác động ngẫu nhiên 14 ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 15 CAR Hệ số an toàn vốn 16 QTRR Quản trị rủi ro
  • 7. DANH MỤC CÁC BÃNG TÊN TRANG Bảng 1.1: Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho các Tổ chức tài chính 10 Bảng 2.1: Quy định đổi mới mức vốn pháp định cho TCTD 32 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 so với năm 2017 của 10 Ngân hàng TMCP Việt Nam 35 Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu 40 Bảng 3.2: Các biến trong mô hình và cách tính 43 Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả dữ liệu đặc trưng của các biến 47 Bảng 4.2. Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 48 Bảng 4.3. Hồi quy dạng FEM 49 Bảng 4.4. Hồi quy dạng REM 50 Bảng 4.5. Nhân tử phóng đại Phương sai VIF 52 Bảng 4.6. Hồi quy khắc phục khuyết tật 53 Bảng 4.7. Bảng so sánh kết quả chạy mô hình 60
  • 8. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÊN TRANG Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của các Ngân hàng năm 2018 33 Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng năm 2017 34 Biểu đồ 2.3: Bảng tăng trưởng tín dụng bình quân và tỷ lệ nợ xấu bình quân của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017 36 Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2008 - dự kiến 2019 58 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các Ngân hàng tháng 11/2018 59
  • 9. TÓM TẮT LUẬN VĂN Nội dung gồm 3 phần cụ thể như sau: 1. Tiêu đề: Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018. 2. Tóm tắt đề tài luận văn: + Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: thấy được vấn đề cấp bách mà rủi ro thanh khoản và tín dụng mang lại cho các Ngân hàng Việt Nam nên tác giả muốn tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các Ngân hàng. + Mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng tình hình tín dụng và thanh khoản tại các Ngân hàng và từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về hai loại rủi ro trên, xem xét mối quan hệ cũng như ảnh hưởng tới Ngân hàng TMCP năm 2008 – 2018 từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. + Phương pháp nghiên cứu: bài nghiên cứu tiếp cập 30 Ngân hàng lớn được niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) … thông qua phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh… + Kết quả nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu đã chứng minh rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tác động rất lớn đến tính bền vững của hệ thống Ngân hàng Việt Nam để từ đó phần nào tìm ra được cách các khắc phục và hạn chế rủi ro nhất có thể đến hầu hết tất cả các Ngân hàng hiện nay. + Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu này thật sự mang lại ý nghĩa cho Nhà quản trị Ngân hàng từ đó cải thiện đáng kể tình hình hoạt động của Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. 3. Từ khóa: Rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, tính bền vững, hệ thống Ngân hàng.
  • 10. 1. Title: ABSTRACT The effects of liquidity risk and credit risk on Vietnam Joint Stock Commercial Bank stability in 2008 - 2018. 2. Abstract: + Reason for writing: seeing urgent problems that liquidity and credit risks bring to the Vietnamese banks system, the author wants to find solutions to improve the operational efficiency of the banking system. + Problem: analyze credit and liquidity risk at banks and thereby give an overview of the above two types of risks, consider the relationship as well as affect the Joint Stock Commercial Bank system in 2008 - 2018, so that find the solutions to overcome. + Methods: the research approaches 30 major banks listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE), Hanoi Stock Exchange (HNX) ... through descriptive statistics and analysis methods, matching, comparing. + Results: Through the research process, it has demonstrated that credit risks and liquidity risks have a great impact on the sustainability of the Vietnamese banking system, thereby finding out ways to overcome the risks and minimize risks for all banks. + Conclusion: The results of this research really bring meaning to the risk managers, thereby significantly improving the Bank's operations in particular and the economy in general. 3. Keywords: Credit risk, liquidity risk, Vietnam Joint Stock CommercialBank, stability.
  • 11. 1 PHAN MỞ ĐAU 1. SỰ CAN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng hiện nay nói riêng, rủi ro thanh khoản (RRTK) và rủi ro tín dụng (RRTD) là hai vấn đề quan trọng, đáng lo ngại nhất trong sự phát triển và tồn tại của các Ngân hàng. Ngân hàng thường tài trợ cho một số dự án có rủi ro khác nhau theo nhiều cấp độ, không thể lường trước hoặc Ngân hàng khó đáp ứng nhu cầu cần tiền của người gửi với số lượng lớn, ồ ạt và cuối cùng làm giảm giá trị tài sản cũng như uy tín của Ngân hàng. Do đó rủi ro tín dụng càng cao sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy của nó và đặt biệt là rủi ro thanh khoản. Có thể thấy rằng, Ngân hàng muốn hoạt động ổn định thì đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Thật vậy, cả hai loại rủi ro này đều tác động đến sự ổn định của Ngân hàng theo mức độ và cách thức khác nhau. Rủi ro tín dụng làm giảm giá trị của tài sản chủ yếu là gây ra nợ xấu, tăng chi phí xử lý hậu quả, giảm lợi nhuận. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường vốn cũng như uy tín Ngân hàng và đặc biệt có thể làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị thua lỗ một cách trầm trọng. Chính vì vậy các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng Ngân hàng. Còn đối với rủi ro thanh khoản, rủi ro này ảnh hưởng đến tính thanh khoản của tài sản đặc biệt đến nguồn vốn ngắn hạn, xảy ra khi Ngân hàng không có khả năng đáp ứng lượng tiền mặt cho nhu cầu tức thời của Khách hàng do không thể chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của Khách hàng; hoặc đáp ứng được nhưng với nhưng với chi phí rất cao.
  • 12. 2 Mặc dù, hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cũng như ảnh hưởng của hai loại rủi ro này đến tình hình hoạt động Ngân hàng nhưng có rất ít công trình nghiên cứu thực nghiệm phân tích rõ tác động của nó tới hệ thống Ngân hàng. Thực tế, tại Việt Nam vấn đề này có rất ít Ngân hàng quan tâm và chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự để làm sáng tỏ một cách chi tiết về mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của chúng tới hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam. Chính vì vậy, với mục đích phân tích thực trạng tình hình tín dụng và thanh khoản tại các Ngân hàng và từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về hai loại rủi ro trên, xem xét mối quan hệ giữa hai loại rủi ro chính của Ngân hàng cũng như tác động đến sự ổn định của hoạt động Ngân hàng bằng cách thông qua việc phân tích các mô hình để thấy được các biến ảnh hưởng và từ đó đưa ra biện pháp giảm thiểu cũng như giải quyết rủi ro tín dụng, thanh khoản trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế nói chung và hệ thống các Ngân hàng nói riêng ổn định. Xuất phát từ các yêu thực tế mà tôi xin được lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 - 2018” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho bản thân mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận văn tập trung đánh giá vào ảnh hưởng của hai loại rủi ro: thanh khoản và tín dụng đến tính bền vững của Ngân hàng TMCP Việt Nam qua các nội dung sau: Thứ nhất, Làm thế nào để các Ngân hàng xác định tỷ số rủi ro tín dụng và thanh khoản trong chu kỳ kinh doanh? Thứ hai, Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tới các Ngân hàng thương mại cổ phần Thứ ba, Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra giải pháp, kiến nghị góp phần giảm thiểu rủi ro nhất có thể đến các Ngân hàng Việt Nam.
  • 13. 3 3. ĐOI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của RRTK và RRTD đến tính bền vững của Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Dữ liệu nghiên cứu tập trung chủ yếu vào toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam nhưng sẽ đánh trọng tâm vào 30 Ngân hàng lớn được niêm yết ở Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Báo cáo tài chính cũng như diễn biến tình hình thực tế của các Ngân hàng trên các website, các bài báo, nghiên cứu, … thời gian trước. - Thời gian: sử liệu số liệu thống kê trong giai đoạn 2008 – 2018 và đề xuất một số định hướng giải pháp trong năm 2019. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp theo chuỗi thời gian, dữ liệu dạng bảng. Luận văn sử dụng phương pháp chính đó định lượng thông qua phần mềm Stata 14.0 để tập trung giải quyết vấn đề cụ thể như: + Phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp: thống kê, phân tích về tình hình tín dụng, thanh khoản, mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng đối tượng nghiên cứu qua các năm nhằm đưa ra thông tin cho việc phân tích, so sánh, sử dụng để tổng hợp lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan để đạt được mục đích nghiên cứu. + Phương pháp so sánh: so sánh số liệu từ bảng, biểu đồ của các chỉ số qua các năm của các Ngân hàng. + Phương pháp phân tích tổng hợp: được vận dụng trong nghiên cứu đề tài nhằm phân tích từng nội dung thông qua bảng số liệu tổng hợp để đưa ra những nhận định,
  • 14. 4 nhận xét đánh giá các hoạt động, chỉ tiêu từ đó đưa ra những kết luận phù hợp cho đề tài nghiên cứu. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu dựa trên hệ thống nền tảng lý thuyết và cơ sở thực tiễn nhằm thể hiện một cách chính xác nhất bản chất của rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản từ đó chỉ ra tác động của hai loại rủi ro trên đến tính bễn vững trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, luận văn đưa ra cách thức thiết lập hệ thống đo lường chuẩn hóa cụ thể là mô hình Z-score để đánh giá mức độ rủi ro hiện tại cũng như tương lai. Ngoài ra, chỉ ra được đâu là nguyên nhân, thực trạng của RRTK, RRTD cũng như các nhân tố tác động đến tình hình tín dụng và thanh khoản của Ngân hàng. Từ đó, đưa ra dự báo một cách chính xác về tình hình hoạt động để làm cơ sở để đề xuất giải pháp khắc phục, hạn chế, quản trị rủi ro cũng như nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho hệ thống NHTM Việt Nam. 6. KẾT CAU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần Phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu được chia thành 05 phần với những nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết của rủi ro thanh khoản, tín dụng cũng như tác động của chúng đến tình hình hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm 2008 – 2018. Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và nâng cao năng lực quản lý của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
  • 15. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA RỦI RO THANH KOÃN, RỦI RO TÍN DỤNG CŨNG NHƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 - 2018 1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại (NHTM) 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của xã hội với vai trò chính: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng. Nhờ đó mà nguồn tiền nhàn rỗi được huy động, tập trung và sử dụng để cấp tín dụng cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu. 1.1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Rủi ro Rủi ro là một khái niệm rất phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù này, nhưng để có một định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất thì chưa chắc có một quan điểm thống nhất. Ta có thể hiểu cụ thể như sau: Rủi ro là điều không may mắn, tổn thất, mất mát, thiệt hại, bất trắc ngoài ý muốn trong cuộc sống, quá trình sản xuất, kinh doanh mà chúng ta không chắc chắn có thể xảy ra hoặc không thể lường trước được về khả năng xảy ra khi nào với mức độ nghiêm trọng cũng như hậu quả của nó mang lại. Và khi rủi ro xảy đến đồng nghĩa với việc người tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nhất định. Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Tuy chúng ta không thể biết trước được rủi ro nhưng nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro mang lại cho mình.
  • 16. 6 1.1.2.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng Trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề hoạt động kinh doanh như hiện nay thì hệ thống NHTM cũng không tránh khỏi những tác động gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và chính hệ thống Ngân hàng nói riêng. Như chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là tiền tệ, một loại hàng hóa rất ngạy cảm với mọi biến động của kinh tế – chính trị – xã hội, chúng có thể gây nên những biến động không thể lường trước được thậm chí có thể làm cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng giảm sút một cách trầm trọng. Trong quá trình tồn tại và phát triển, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng luôn phải đối mặt rất nhiều vấn đề mà đặc biệt nhất là rủi ro. Hầu như không có một dịch vụ, nghiệp vụ nào của Ngân hàng mà không gặp phải rủi ro “tiềm ẩn” xảy ra bất cứ lúc nào, rủi ro có thể đến từ: tín dụng, thanh toán, tiền gửi, đầu tư, ngoại tệ ... Do vậy, nhận thức rõ từng loại rủi ro để từ đó đưa ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro mang lại luôn là vấn đề cần thiết, thường xuyên và liên tục tồn tại song song với hoạt động của Ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, rủi ro rất đa dạng, chúng có mối quan hệ khá chặt chẽ và có thể là nguyên nhân và là kết quả cho nhau. Tuy nhiên, luận văn này sẽ chỉ đề cập đến hai loại rủi ro chính có liên quan đến đề tài nghiên cứu mà hầu hết các Ngân hàng thương mại thường gặp phải và mối quan hệ giữa hai loại rủi ro đó cũng như tác động của chúng tới tình hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng như thế nào. Thật vậy, Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng được biết đến như là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn, không thể lường trước được trong quá trình kinh doanh gây ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại, ổn định và phát triển của Ngân hàng, đặc biệt là tổn thất về tài sản của Ngân hàng khi có phát sinh, làm sụt giảm lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để hoàn thành công việc. Rủi ro này là yếu tố khách quan nên chúng ta không thể nào loại bỏ được mà chỉ có thể sử dụng những hình thức quản trị rủi ro phù hợp mà mỗi một Ngân hàng đề ra để có thể
  • 17. 7 hạn chế được các loại rủi ro và những tác hại của chúng gây ra cho hoạt động kinh doanh. Dựa trên cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế, có thể chia rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM thành 4 nhóm rủi ro cơ bản cụ thể như sau: Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh trong trường hợp Ngân hàng cấp tín dụng mà Khách hàng vay hoặc đối tác của Ngân hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết thỏa thuận trước đó, Ngân hàng không thể thu được đầy đủ gốc và lãi của các khoản vay hoặc Khách hàng trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng. Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn khả dụng, mất khả năng thanh toán do không thể chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng, tức thì cho Khách hàng hay không thể vay mượn để đáp ứng được nhu cầu của Khách hàng. Tình trạng này nhỏ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước cho Ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Rủi ro tỷ giá hối đoái: là rủi ro mà các NHTM phải gánh chịu trong trường hợp nền kinh tế chịu sự biến động của tỷ giá hối đoái theo chiều hướng bất lợi nằm ngoài dự tính của Ngân hàng. Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi lãi suất trên thị trường thay đổi ngoài dự kiến gây ra tổn thất cho Ngân hàng. 1.1.3. Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh NHTM 1.1.3.1. Khái niệm Khi nghiên cứu về rủi ro thanh khoản, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau đề cập tới vấn đề này, cụ thể như sau: Theo BIS (2015) cho rằng: “Rủi ro thanh khoản là khả năng Ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp”. Nói một cách khác là “những tổn
  • 18. 8 thất xảy ra đối với Ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt mức dự kiến”, hay nói cách khác, “Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu thanh toán hay rút tiền của khách hàng. Một khi khả năng thanh toán bị đe dọa, NHTM thường đi vay “nóng” với chi phí rất cao và tìm kiếm nhiều nguồn khác kèm theo đó là những đánh đổi rất lớn hay những quy định ràng buộc ngặt nghèo. Theo Joel Bessis (2011) và Peter S. Rose (2004), “rủi ro thanh khoản hình thành do những thua lỗ liên tiếp và dẫn tới việc Chính phủ hay Ngân hàng Trung ương (NHTW) phải bơm vào những khoản tiền lớn trong các cuộc khủng hoảng tài chính”. Hay theo The management of risk Benton E.Gup cho rằng: “Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu hụt tiền mặt hoặc tài sản tương đương tiền, hay đặc biệt hơn là rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu khả năng thu xếp được nguồn tài trợ với mức độ hợp lý về chi phí, bán hay thu xếp một tài sản với mức giá trị hợp lý, nhằm trang trải một nghĩa vụ đã được định hoặc bất định”. Còn với Basel (2008) chỉ ra rằng: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không tác gây tác động đến tình hình tài chính”. Từ các khái niệm trên, ta có thể kết luận rằng: Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi Ngân hàng không có khả năng đáp ứng đầy đủ tiền mặt cho Khách hàng do nhu cầu sử dụng tiền mặt tức thì hoặc có thể hiểu rằng rủi ro này xuất hiện khi Ngân hàng thiếu khả năng thanh toán bằng tiền mặt do không thể chuyển đổi các loại tài sản thành tiền mặt một cách tức thì hoặc không thể vay mượn từ các Tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu của Khách hàng. Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng chỉ ra rằng, một trong các nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009 là vấn đề về thanh khoản, mà phần lớn bị các quốc gia nói chung và các TCTD nói riêng đã bỏ qua trong quá khứ. Cuộc khủng hoảng cũng cho thấy, hầu hết các Ngân hàng đều dựa nhiều vào
  • 19. 9 thị trường tiền tệ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản, dự án hoạt động dài hạn đang có xu hướng bị vấn đề thanh khoản rất lớn. Ta thấy rằng, nhiệm vụ duy trì thanh khoản đầy đủ là một trong những công việc, tiêu chí hàng đầu của mỗi Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng phải luôn có một lượng vốn khả dụng nhất định trong tay hoặc có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay mượn bên ngoài với mức chi phí hợp lý để khi cần đến có thể nhanh chóng bán một số tài sản với mức giá hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho Ngân hàng kịp thời. Thiếu hụt thanh khoản là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên cho thấy Ngân hàng đang lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng, Ngân hàng có thể dần dần mất đi những khoản tiền gửi của khách hàng hiện hữu do hiện tượng rút tiền một cách ồ ạt ngày càng tăng lên, bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động các món tiền gửi mới do tâm lý đám đông, e ngại rủi ro của công chúng đối với Ngân hàng. Từ đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng xấu đi nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời và không thể chắc chắn được sự tồn tại của Ngân hàng đó tới khi nào, sớm hay muộn. Do đó công tác quản trị thanh khoản là vấn đề không thể dễ dàng bỏ qua và được quan tâm hơn rất nhiều so với trước đây bởi một Ngân hàng có thể sụp đổ nếu không đáp ứng kịp thời nhu cầu về thanh khoản cho công chúng. Chính vì vậy, thấy được mối nguy hại mà rủi ro thanh khoản mang lại thì NHTW đã quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc buộc tất cả các Ngân hàng phải tuân thủ thực hiện. Dự trữ bắt buộc là một trong những quy định đầu tiên của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM. Theo Văn bản số 1158/QĐ-NHNN ngày 29/05/2018 có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2018 đã quy định về Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc áp dụng cho các Tổ chức tài chính cụ thể theo bảng sau:
  • 20. 10 Bảng 1.1. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho các Tổ chức tài chính Loại TCTD Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ Không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Tiền gửi của TCTD ở nước ngoài Tiền gửi khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng Tiền gửi khác có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô 0% 0% 0% 0% 0% Ngân hàng chính sách Theo quy định của Chính phủ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng hợp tác xã 3% 1% 1% 7% 5% Tổ chức tín dụng khác 3% 1% 1% 8% 6% Nguồn: https://www.sbv.gov.vn 1.1.3.2. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản Chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân chính tác động gây ra tình trạng RRTK của các NHTM trong thời gian qua cụ thể như sau:
  • 21. 11 Thứ nhất: sự tăng trưởng tín dụng quá “nóng” của các Ngân hàng hiện nay kèm với cơ cấu đầu tư chưa thật sự hợp lý, khi thị trường bất động sản đóng băng thì gặp rủi ro rất lớn thậm chí là hiệu ứng lây lan hậu quả của nó mang lại, bên cạnh đó hầu hết Ngân hàng sử dụng quá nhiều các khoản tiền gửi với kỳ hạn ngắn hạn huy động từ cá nhân và các TCTC khác rồi chuyển chúng thành những khoản đầu tư dài hạn gây nên tình trạng mất cân đối, chênh lệch ngày đáo hạn của nguồn vốn huy động. Vì vậy, khi gặp nhu cầu rút một lượng tiền mặt lớn, lúc này không thể xoay sở kịp thời gây ra RRTK cao đối với NHTM. Thứ hai: như chúng ta đã biết, chính sách thay đổi về lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiền gửi tại các Ngân hàng. Khi lãi suất Ngân hàng thấp, để tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp thì các cá nhân, tổ chức sẽ có xu hướng vay nhiều hơn gửi tiết kiệm. Và ngược lại, trong trường hợp lãi suất đầu tư lớn hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các Ngân hàng thì người dân có xu hướng rút tiền tiết kiệm gửi tại Ngân hàng để đầu tư vào nơi có mức sinh lời cao hơn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hơn nữa, lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng đến cán cân thanh khoản của Ngân hàng. Ta thấy rằng, lãi suất là một trong những công cụ điều tiết hữu hiệu của chính sách tiền tệ mà Ngân hàng trung ương áp dụng nhưng đây cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu không sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, khi Ngân hàng có nhu cầu thanh khoản thì sẽ bán tài sản để đáp ứng nhu cầu nguồn tiền, nếu như lúc này lãi suất thị trường thay đổi thì sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị của các tài sản cũng như chi phí vay mượn liên Ngân hàng. Thứ ba: do chiến lược quản trị thanh khoản, công việc phân tích và dự báo về thị trường của Ngân hàng chưa thật sự phù hợp và kém hiệu quả, chưa thật sự chấp hành nghiêm túc về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ dự trữ đảm bảo, bị động trước những phản ứng của thị trường, chạy theo lợi nhuận nên nhiều Ngân hàng đưa ra nhiều chính sách cho vay một cách quá dễ dàng ... Thứ tư: phản ứng tiêu cực đến từ phía khách hàng, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các Ngân hàng rất khó có thể kiểm soát được tính thanh
  • 22. 12 khoản. Khi Khách hàng nhận được luồng thông tin bất cân xứng, chưa xác định được nguồn gốc và tính minh bạch về xu hướng thị trường hay thông tin nhiễu như (giá vàng tăng trong tương lai, đồng VND mất giá …) thì sẽ ồ ạt rút tiền ra khỏi hệ thống, điều này nằm ngoài dự kiến của Ngân hàng, chính vì vậy đã làm thị trường bất ổn và hiệu ứng lây lan dây chuyền. Ngoài những nguyên nhân chính đã kể trên thì ta có thể kể đến một số nguyên nhân như: năng lực tài chính của một số Ngân hàng còn hạn chế, kinh doanh nhiều loại ngoại tệ, khủng hoảng kinh tế … 1.1.3.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản - Lòng tin của khách hàng: để đánh giá về tình hình hoạt động cũng như khả năng thanh khoản của một Ngân hàng hiện tại là tốt hay xấu thì có thể dựa vào sự tin tưởng và phản ứng của công chúng đối với Ngân hàng đó. Nếu một Ngân hàng phục vụ khách hàng cũng như các chính sách, dịch vụ tốt, tạo sự tin tưởng từ phía công chúng thì đồng nghĩa với việc khách hàng đã đặt niềm tin vào Ngân hàng và thừa nhận khả năng thanh khoản cao của Ngân hàng đó. Trong trường hợp ngược lại, khi Khách hàng nhận biết được thông tin xấu nào đó của Ngân hàng dù chưa xác thực và không biết tính minh bạch của nó như thế nào thì KH sẽ mất lòng tin cho Ngân hàng, lượng tiền gửi sẽ bị khách hàng rút ra và chuyển qua Ngân hàng nào tốt hơn, Khách hàng rút tiền một cách ồ ạt trong khi các khoản tiền này Ngân hàng đã mang đi đầu tư dài hạn, nếu như Ngân hàng không duy trì quản trị rủi ro thật sự tốt thì sẽ khó có thể đáp ứng nhu cầu cần tiền của Khách hàng. - Giá cổ phiếu: khi nhận thấy giá cổ phiếu của Ngân hàng đang có chiều hướng đi xuống, điều này chứng tỏ tính hấp dẫn về giá trị của cổ phiếu đối với nhà đầu tư giảm đi, làm giảm giá trị Ngân hàng, gây tác động đến tâm lý của công chúng. Khách hàng sẽ tìm Ngân hàng khác, nơi mà họ nghĩ rằng tại đây các khoản tiền gửi của họ được an toàn và sinh lời, ít rủi ro hơn trước đó, gây ra tình trạng rủi ro thanh khoản.
  • 23. 13 - Lỗ từ việc bán tài sản: việc bán tài sản đồng nghĩa với việc Ngân hàng sẽ mất đi khoản thu nhập mang lại từ tài sản đó trong tương lai. Khi nhu cầu cần gấp, bán tài sản một cách gấp rút, sẵn sàng chấp nhận chịu lỗ chứng tỏ Ngân hàng đang gặp khó khăn trầm trọng trong thanh khoản. - Thiếu nguồn để đáp ứng nhu cầu vay của Khách hàng: hoạt động chính của Ngân hàng là huy động và cho vay, khi Ngân hàng đáp ứng không được nhu cầu tín dụng cho Khách hàng chứng tỏ rằng đang thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn để cho Khách hàng vay. - Tăng lãi suất huy động: không có một Ngân hàng nào lại sử dụng mức lãi suất huy động cao hơn so với lãi suất thị trường ngoại trừ trường hợp chính nó đang gặp vấn đề trầm trọng về nguồn tiền, khó khăn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh nên đưa lãi suất huy động cao nhằm thu hút nguồn vốn từ thị trường. - Vay mượn liên Ngân hàng số lượng lớn, thường xuyên và Ngân hàng Trung ương là cứu cánh cuối cùng: khi vay mượn từ các ngân hàng khác nhưng không đủ khả năng thì biện pháp cuối cùng mà các Ngân hàng thương mại sử dụng buộc phải sử dụng là vay tại Ngân hàng trung ương mặc dù biết khi vay tại đây lãi suất rất lớn kèm theo đó là rất nhiều quy định và điều khoản ràng buộc. 1.1.3.4. Đánh giá rủi ro thanh khoản Trạng thái thanh khoản ròng (NLP) = ∑ Cung thanh khoản - ∑ Cầu thanh khoản Với - Cung thanh khoản gồm thành phần sau: + Khoản tiền gửi đang đến hạn + Doanh thu từ hoạt động bán các dịch vụ phi tiền gửi + Doanh thu từ việc bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng + Vay, mượn thị trường tiền tệ - Cầu thanh khoản gồm thành phần sau: + Rút tiền từ tài khoản của khách hàng
  • 24. 14 + Những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao có nhu cầu vay vốn + Các khoản vay phi tiền gửi được thanh toán + Chi phí trong việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ + Chi trả cổ tức bằng tiền Ta dễ dàn thấy được, sẽ có 3 tình huống xảy ra trong phương trình trên: - Thặng dư thanh khoản: Khi cung vượt quá cầu thanh khoản (NPL > 0), thanh khoản đang ở mức thặng dư. Những nhà quản trị Ngân hàng bằng những biện pháp phân tích, lựa chọn phù hợp để đầu tư một cách cân nhắc vào một lĩnh vực, hoạt động nào đó cho tới khi Ngân hàng có nhu cầu thanh khoản. Đây là một trong những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất của Ngân hàng. - Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu lớn hơn cung thanh khoản (NPL < 0) chứng tỏ Ngân hàng đang gặp khó khăn trầm trọng trong việc thanh khoản. Nhà quản trị cần xem xét tình trạng hiện tại để có hướng đi chính xác. - Cân bằng thanh khoản: Khi lượng cung bằng với lượng cầu thanh khoản (NPL = 0), trạng thái này được gọi là thanh khoản cân bằng. Tuy nhiên, trên thực thế trạng thái này khó khi tồn tại. 1.1.3.5. Chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản Ta có thể sử dụng một số chỉ số sau đây để đánh giá tình hình thanh khoản của một khách hàng cụ thể như sau: + Vốn tự có/ Tổng nguồn vốn huy động + Vốn tự có/ Tổng tài sản “Có” + Dư nợ/ Tổng tài sản “Có” + Dư nợ cho vay/ Tiền gửi Khách hàng + (Tiền mặt + Tiền gửi thanh toán tại NHNN + Tiền gửi KKH tại TCTD)/ Tổng tài sản “Có”…. Nguồn: https://www.sbv.gov.vn/
  • 25. 15 1.1.3.6. Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng trên Thế giới. Để thấy được tình hình rủi ro thanh khoản trên Thế giới hiện nay (đối với Ngân hàng TMCP tại Việt Nam sẽ được đề cập ở những phần sau) ta sẽ xem xét 3 Ngân hàng tại quốc gia lớn trên thế giới cụ thể như sau: Rủi ro thanh khoản ở Nga (2004) Diễn biến: + Vào tháng 07/2004, các ngân hàng của Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản rất lớn. + Ngày 09/07/2004: Ngân hàng Nga - Guta Bank (Ngân hàng lớn của Nga) thông báo tạm khoá các tài khoản tiền gửi do chi trả trong tháng 6 vượt 10 tỷ rúp, tương đương 345 triệu USD, đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy ATM. + Ngày 10/07/2004: người dân đổ xô đi rút tiền ở Ngân hàng khác để đề phòng rơi vào hoàn cảnh tương tự. + Ngày 16/07/2004: Các NH Nga đã từ chối cung cấp tín dụng cho nhau, NH đã sử dụng mọi biện pháp để giảm thiểu tình trạng rút tiền ồ ạt của người dân như tăng lãi suất tiền gửi tuy nhiên tình hình không những không thay đổi mà càng xấu hơn. + Ngày 17/07/2004: Ngân hàng Alfa Quyết định áp dụng biện pháp mạnh là phạt 10% giá trị nếu khách hàng rút trước thời hạn. + Ngày 18/07/2004: để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, Thống đốc Ngân hàng trung ương Sergei Ignatiev - ông Sergei Ignatiev Quyết định giảm các tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ 7% xuống 3,5%. + Ngày 20/07/2004: nhiều ngân hàng sụp đổ. + Tháng 08/2004: Chính phủ đã mua lại các ngân hàng lớn với giá rẻ không thể ngờ tới được. Nguyên nhân:
  • 26. 16 Theo các bài phân tích, nghiên cứu của các chuyên gia trước đó, tại Nga hiện có rất nhiều Ngân hàng nhỏ ra đời bất hợp pháp, chính vì vậy nguồn vốn sở hữu quá ít (90% Ngân hàng có số vốn ít hơn 10 triệu USD). Chính vì vậy, khi gặp tình trạng rủi ro thanh khoản thì không thể nào đưa ra biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề nên khi gặp sự cố thì không thể trở tay kịp và kéo theo nhiều hệ lụy khác. Rủi ro thanh khoản ở Anh (2007) Diễn biến: Trước tình hình ngân hàng Northern Rock đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2007 sẽ giảm so với dự kiến, nhiều trang báo Anh đã công bố nhiều thông tin như: Northern Rock đang khan hiếm tiền mặt một cách trầm trọng do hậu vay từ cho vay tín chấp. Trong 3 ngày 14, 15, 17/09/2007; khoảng 3 tỷ bảng Anh đã được rút ra và con số không dừng ở đó. Tháng 9/2007, nước Anh nói riêng và toàn thế giới nói chung rúng động với sự kiện Ngân hàng Northern Rock đang trên bờ vực phá sản. Cuộc khủng hoảng đến từ cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn trên thị trường Mỹ năm 2007 ảnh hưởng đến cung thanh khoản của Ngân hàng Northern Rock do Ngân hàng này đã đầu tư 150 triệu đô la Mỹ trong các khoản cho vay thế chấp bằng bất động sản trên thị trường Mỹ. Chính vì Northern Rock không huy động được vốn trên thị trường liên Ngân hàng và các TCTC khác nên Northern Rock phải vay vốn của NHTW Anh cụ thể vào ngày 12/9/2007, Northern Rock đã vay ngắn hạn 3 tỉ bảng Anh tại NHTW Anh. Sau đó Northern Rock đã nhờ các cơ quan liên quan để hỗ trợ giải quyết vấn đề khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, sau đó tin đồn nguy cơ vỡ nợ của Northern Rock bị lan truyền trên diện rộng. Trước tình hình đó, Ngân hàng trung ương Anh đã bơm một lượng tiền không hề nhỏ cho ngân hàng Northern Rock và để giải quyết dứt điểm tình hình trên, Chính phủ Anh mua lại Northern Rock.
  • 27. 17 Nguyên nhân: + Nguyên nhân chính dẫn đến RRTK của Northern Rock chính là RRTD mà Ngân hàng này phải đối mặt. Sai lầm lớn nhất của Ngân hàng Northern Rock là cho các KH vay cầm cố nhiều gấp 5 lần tháng lương, nhiều gấp 125% giá trị nhà đất được cầm cố, mặc dù nền kinh tế đang có xu hướng tụt dốc từ đó đã khiến bong bóng tài sản của Ngân hàng Northern Rock tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên. Chính vì thế, khi thị trường cho vay dưới chuẩn gặp khủng hoảng thì việc thiếu vốn bị ảnh hưởng và điều dễ hiểu và gây ra hậu quả vô cùng khôn lường cho chính bản thân Northern Rock và toàn hệ thống Ngân hàng nước Anh nói chung. + Chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý khủng hoảng cộng thêm vào đó là “sự thổi phồng” của truyền thông, báo giới, tin đồn công chúng ... Rủi ro thanh khoản ở Argentina (2000) Năm 2000, Chính phủ Argentina phải nhờ vào sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF. Chính phủ Argentina thực thi một số biện pháp nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng như giảm thuế đối với mặt hàng vốn, tăng thuế đối với mặt hàng tiêu dùng, áp thuế lên các giao dịch tài chính để tăng thu nhập cho chính phủ. Chính vì vậy, đã làm nền kinh tế bị suy thoái và đặc biệt hơn khiến cho Argentina rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nguyên nhân: Nền kinh tế của Argentina hiện tại đang bị suy thoái trầm trọng, rất nhiều Nhà đầu tư nước ngoài đã ngưng giao dịch tại các ngân hàng Argentina. Các cá nhân và doanh nghiệp bị mất niềm tin vào chính phủ cũng như các chính sách ban hành bởi chính phủ và hệ thống Ngân hàng. Chính vì vậy khi người gửi tiền mất niềm tin và muốn rút tiền khỏi hệ thống, những biến động trong tỉ giá hối đoái giữa đồng đôla Mĩ và đồng Peso càng làm tăng thêm mức độ của các cuộc khủng hoảng thanh khoản. Bên cạnh đó, việc NHTW Argentina quy định hạn mức rút tiền hàng tháng/tài khoản tiền gửi tuy làm giảm lượng tiền rút trên tài khoản nhưng chính vì vậy đã làm tăng số lượng
  • 28. 18 người đến rút tiền hơn vì người gửi tiền càng có cơ sở để chắc chắn lo ngại về khả năng thanh khoản của Ngân hàng và càng muốn rút hơn. 1.1.4. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.4.1. Khái niệm Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại hiện nay, tín dụng là một trong những nghiệp vụ chính đem lại lợi nhuận lớn nhất, tuy nhiên kèm theo đó là tiềm ẩn rủi ro khá cao, xảy ra thường xuyên và có thể gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay đồng nghĩa với việc các công ty không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư thêm trang thiết bị dây chuyền, cơ sở vật chất, lực lượng sản xuất để phục vụ sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy phải cần một lượng lớn nguồn vốn tự có hoặc từ vay mượn từ các TCTD khác đặc biệt là Ngân hàng, có nghĩa rằng việc Ngân hàng phải chấp nhận chịu rủi ro tín dụng lớn từ các khoản vay đã cấp cho khách hàng nếu các khoản cấp tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro hoặc không sinh lợi nhuận. Vậy rủi ro tín dụng là gì? Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên làm sáng tỏ nội dung trên, tuy nhiên để có cách nhìn khái quát chúng ta sẽ lần lượt đề cập từng vấn đề chính cần làm rõ. Theo quan niệm của Ủy ban Basel (2000) thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”. Tại Điều 3, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN nêu rõ: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
  • 29. 19 Hay ta có thể hiểu rằng, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra trong hoạt động cho vay, cấp tín dụng của các NHTM do một hoặc một nhóm khách hàng vay vốn mà không trả được nợ hoặc không đúng hạn hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một trong những mối lo ngại rất lớn của các Ngân hàng thương mại vì rủi ro này không những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động và uy tín của Ngân hàng mà còn quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đây là một trong những loại rủi ro phức tạp nhất, rất khó khăn trong việc quản lý và có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào trên phạm vi rộng và nếu không được phát hiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh hậu quả không thể lường trước được. 1.1.4.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cụ thể theo 3 nhóm rủi ro chính đến từ phía Ngân hàng, người vay và các nguyên nhân khách quan khác. Từ đó ta sẽ thấy được đâu là nguồn gốc cội nguồn của rủi ro từ đó đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp. Nguyên nhân đến từ phía Ngân hàng + Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ bao gồm năng lực, phẩm chất đạo đức. Nếu một cán bộ tín dụng còn yếu kém về trình độ, thiếu kiến thức hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng thiếu chính xác, mức vay, lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; không tuân thủ quy trình tín dụng và điều kiện cho vay bao gồm việc không thu thập thông tin khách hàng đầy đủ; phẩm chất đạo đức kém, tinh thần trách nhiệm kém, dễ bị cám dỗ thì thiệt hại rất dễ xảy ra. + Thiếu sự giám sát, kiểm tra của các cấp quản lý: Nếu cấp trên không có sự kiểm tra, đánh giá xem xét quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ RRTD là vấn đề không thể không nhắc tới vì phải có sự phê duyệt của ban lãnh đạo trước khi cấp tín dụng cũng như giải ngân cho Khách hàng.
  • 30. 20 + Ngân hàng chưa thật sự đa dạng hoá các danh mục đầu tư: đây là một công cụ hữu hiệu để quản trị rủi ro của Ngân hàng thông qua đó mà Ngân hàng có thể nhận biết, phát hiện từ đó dự báo mức độ rủi ro của khách hàng, thị trường, sản phẩm. + Chính sách và quy định cho vay chưa thật sự chặt chẽ, quản trị rủi ro chưa hiệu quả, phân tích khả năng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa được chú trọng. Hầu hết những quyết định cho vay của Ngân hàng chưa áp dụng công cụ chấm điểm tín dụng khách quan mà thường dựa trên kinh nghiệm và quy mô của chủ thể người vay. Nguyên nhân đến từ phía Người vay: + Năng lực điều hành, khả năng tự chủ tài chính còn yếu kém, hệ thống quản trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý của khách hàng còn hạn chế, sử dụng vốn không đúng mục đích, sẵn sàng kinh doanh mạo hiểm làm tăng nguy cơ rủi ro, việc sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả, việc kinh doanh thua lỗ làm thất thoát ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ. + Thiện chí trả nợ của Khách hàng. + Khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của Ngân hàng: Khách hàng sẵn sàng làm mọi cách đối phó với Ngân hàng nhằm mục đích tìm kiếm được lợi nhuận như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính không đúng sự thật làm cho Ngân hàng đánh giá sai về khả năng tài chính và cấp tín dụng cho Khách hàng sai dẫn đến nguy cơ rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Nguyên nhân khách quan: Bên cạnh những nguyên nhân trên ta có thể kể ra một số nguyên nhân đến từ: thiên tai, hỏa hoạn, sự thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, hành lang pháp lý chưa phù hợp, biến động thị trường trong và ngoài nước, khủng hoảng, suy thoái kinh tế... Từ đó, cá nhân cũng như tổ chức mất khả năng chi trả nợ mặt dù thiện chí đến từ họ rất lớn.
  • 31. 21 1.1.4.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro Trên thực tế, có rất nhiều cách để nhận biết được dấu hiệu khi nào phát sinh RRTD để từ đó tìm ra các biện pháp cũng như cách khắc phục rủi ro, hạn chế hậu quả, tổn thất nhất có thể xảy ra đến Ngân hàng nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung, ta có thể kể đến một số dấu hiệu nhận diện đến từ một số phương diện sau: Đến từ Khách hàng. - Lượng tiền mặt của Khách hàng giảm mạnh, khả năng thanh khoản, vốn lưu động giảm, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận thì ngược lại; xuất hiện những khoản nợ mà nhiều nguồn khác nhau. - Quy mô kinh doanh giảm, lượng khách hàng có năng lực tài chính tốt hay nhà cung cấp, đơn hàng, hợp đồng của doanh nghiệp không còn… Đến từ Ngân hàng - Khách hàng thường xuyên xuất hiện những khoản nợ bất thường hoặc nợ quá hạn, hoặc có thể là Khách hàng xin gia hạn nợ nhiều lần hoặc muốn đảo nợ. - Số dư duy trì trong tài khoản của Khách hàng giảm thường xuyên 1.1.4.4. Chỉ số đánh giá của rủi ro tín dụng Theo Phạm Thu Thủy & Đỗ Thị Thu Hà (2013), để đo lường rủi ro tín dụng ta có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau thông qua một số chỉ tiêu như hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro, hệ số khả năng bù đắp rủi ro,... trong đó, nợ xấu là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhất để đo lường rủi ro tín dụng. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua một số chỉ số thường dùng để đánh giá tình hình rủi ro tín dụng cụ thể như sau: Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản để phản ánh RRTD, phát sinh khi đến thời hạn trả nợ cho Ngân hàng theo thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng trước đó nhưng người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo mức độ thời gian trả nợ quá hạn, khoản nợ này sẽ được xếp vào mức độ nợ như thế nào cụ thể theo các nhóm nợ như sau: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn... Theo
  • 32. 22 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN liên quan đến việc phân loại nợ thì nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính bao gồm trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ do con nợ làm ăn thua lỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản, mất khả năng chi trả các khoản vay hay được hiểu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Ta có thể liệt kê như sau: + Nhóm 3 là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn (khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày) + Nhóm 4 gồm các khoản nợ nghi ngờ (khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày) + Nhóm 5 với khả năng mất vốn, quá hạn trên 360 ngày. Nợ quá hạn được phản ảnh qua 2 công thức sau: Tỷ lệ nợ quá hạn = 𝐷ư 𝑛ợ quá ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔𝑑ư 𝑛ợ ̣ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 *100% Tỷ lệ khách hàng bị nợ quá hạn = Số khách hàng có nợ quá hạn *100% Tổng số khách hàng có dư nợ Nếu một Ngân hàng nào mà có Tỷ lệ nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn càng cao thì chứng tỏ Ngân hàng đó đang gặp rủi ro khá cao và ngược lại. Nợ xấu: Là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính bao gồm trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn do con nợ làm ăn thua lỗ liên tục, mất khả năng thanh toán, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản,... Nợ xấu được phản ánh qua một số chỉ tiêu sau: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ Xấu Tổng dư nợ Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm nợ = Dư nợ Xấu nhóm (3,4,5) Tổng dư nợ Xấu Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ Xấu Vốn chủ sở hữu Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 Tổng tài sản có * 100%
  • 33. 23 Ta có thể thấy rằng chỉ số này càng cao thì lợi nhuận sẽ lớn vì hoạt động tín dụng của Ngân hàng chiếm ưu thế nhưng đồng nghĩa với việc RRTD cũng rất cao. Chính vì thế các Ngân hàng luôn cân nhắc tới hệ số này Tỷ lệ khả năng bù đắp RRTD Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập * 100% Nợ quá hạn khó đòi Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập Tổng dư nợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 *100% Nguồn: https://www.sbv.gov.vn/ Ngoài ra, Sillah và cộng sự (2015) sử dụng chỉ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) bằng vốn cấp 1 trên tổng tài sản của ngân hàng trong nghiên cứu của mình để đánh giá một cách gián tiếp về rủi ro tín dụng. Chỉ số này đánh giá khả năng các Ngân hàng có thể thích ứng với rủi ro tín dụng. 1.1.4.5. Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng trên Thế giới. Diễn biến Để minh họa về rủi ro tín dụng ta có thể kể đến cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ 2008, cuộc khủng hoảng làm thay đổi cục diện thị trường Mỹ và là giai đoạn đáng nhớ nhất trong lịch sử tài chính thế giới cho tới hiện tại cụ thể như sau: Ngày 8/2/2007, Ngân hàng HSBC công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2006 tăng 20% so với dự báo do khủng hoảng thị trường bất động sản Mỹ. Ngày 2/4/2007, Tập đoàn Tài chính New Century là hãng cho vay dưới chuẩn lớn nhất tại Mỹ đệ đơn xin phá sản. Ngày 21/6/2007, Tập đoàn Tài chính hàng đầu thế giới lâu đời nhất tại Mỹ Merril Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu tư Bear Stearns – nơi đã cho vay tín dụng dưới chuẩn hàng tỷ USD.
  • 34. 24 Ngày 09/08/2007, sau khi thua lỗ nặng trên thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ. Ngân hàng lớn nhất của Pháp BNP Paribas đóng băng hoạt động rút vốn từ 3 quỹ đầu tư. Năm 2008, các hãng bảo hiểm đã ký hợp đồng bảo đảm cho các loại chứng khoán nợ thế chấp dưới chuẩn bị hạ xếp hạng tín dụng và sụp đổ. Ngày 14/9/2008, Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD. Ngày 17/9/2008, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi 85 tỷ USD để cứu hãng bảo hiểm khổng lồ AIG khỏi nguy cơ phá sản. Ngày 15/10/2008, thị trường cổ phiếu Mỹ trải qua thêm một ngày đen tối, với mức giảm kỷ lục 733 điểm (7,9%). Tháng 11/2008 – đầu năm 2009, cuộc khủng hoảng tiếp tục hoành hành, gây thất nghiệp tràn lan. Ngày 9/3/2009, Thị trường chứng khoán Mỹ chạm đáy. Các ngân hàng liên tục công bố báo cáo tài chính thua lỗ. Nguyên nhân Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm. 1.1.5. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng 1.1.5.1. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng Hiện nay, đã có không ít công trình nghiên cứu khác nhau nói về mối quan hệ giữa RRTK và RRTD cũng như ảnh hưởng tới tính bền vững tại các NHTM Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến mất khả năng thanh toán, sự ổn định và nguy cơ vỡ nợ của Ngân hàng đối với khách hàng. Như vậy, Ngân hàng cần phải có sự quản lý chặt chẽ giữa thanh khoản và tín dụng để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được an toàn, phát triển, tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán và vỡ nợ.
  • 35. 25 Tín dụng là hoạt động kinh doanh tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng gặp không ít khó khăn chẳng hạn như tình hình căng thẳng về thanh khoản của Ngân hàng hiện nay, buộc các NHTM phải tìm nguồn tài trợ khi sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn.. Như ta cũng biết, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đều có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán và ổn định tình hình hoạt động của Ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, điều đồng nghĩa với việc chất lượng của tài sản bị giảm đi, nợ xấu và chi phí xử lý nợ xấu gia tăng, … từ đó ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng và đặc biệt hơn là giảm lợi nhuận. RRTK ảnh hưởng đến lượng cung tiền mặt, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng cho khách hàng bất cứ lúc nào cần, đặc biệt đến nguồn vốn ngắn hạn, khi duy trì được nguồn vốn ngắn hạn này sẽ có ý nghĩa nhiều trong việc đáp ứng nhu cầu cho vay dài hạn đối với những phương án vay ít rủi ro. Vậy RRTD và RRTK quan hệ với nhau như thế nào? Theo lý thuyết cơ bản về kinh tế vi mô trong hoạt động Ngân hàng đưa ra quan điểm rằng, RRTK và RRTD có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Acharya và Mora (2013) chỉ ra rằng, sự thất bại của những Ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và bị thiệt hại do sự mất khả năng thanh toán từ giai đoạn trước khi vỡ nợ thực sự xảy ra. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mất thanh toán, vỡ nợ của các Ngân hàng. Theo Cole và White (2012, trang 5-29): rủi ro tín dụng tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định của Ngân hàng trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Còn nghiên cứu của Imbierowicz và Rauch (2014, trang 242-256) cũng cung cấp bằng chứng, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa RRTD và RRTK của Ngân hàng trong suốt thời kỳ kinh tế ổn định cũng như thời kỳ khủng hoảng. Mô hình của Monti-Klein và những mở rộng của mô hình này của Prisman et al. (1986, trang 575 - 584) cho rằng: “việc trả nợ không đúng kỳ hạn hay mất khả năng trả nợ của người đi vay tiền cùng với việc rút tiền đột ngột khỏi tài khoản từ các quỹ được cho là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Bởi ngoài vốn cổ phần, những
  • 36. 26 khoản nợ khác và chứng khoán sẵn sàng bán thì một ngân hàng muốn tối đa hóa lợi nhuận khi và chỉ khi gia tăng khoảng cách của lãi suất tiết kiệm và cho vay, từ đó hình thành một tỷ lệ tái cấp vốn ngoại sinh cũng như dẫn đến rủi ro ngẫu nhiên từ những người đi vay tiền và rút tiền từ các quỹ”. Theo Samartı́n (2003, trang 133-140) và Iyer and Puria (2012) thì cho rằng: “những yếu tố ngoại sinh của mô hình chỉ ra những tài sản rủi ro của Ngân hàng cùng với sự không chắc chắn về thanh khoản của nền kinh tế là nguyên nhân khơi mào làm cho hoạt động Ngân hàng trở nên hoảng loạn đồng thời cho rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng sẽ quan hệ cùng chiều và cùng nhau góp phần gây nên sự mất ổn định trong Ngân hàng”. Còn đối với Mô hình của Acharya and Viswanathan (2011, trang 99-138) dựa trên giả định rằng: “những công ty tài chính tăng khoản nợ lên và tái tục qua các năm cũng được xem như là tài sản tài chính. Một khi nợ trong hệ thống Ngân hàng càng nhiều thì lợi tức hoạt động của Ngân hàng càng gặp rủi ro đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng khi mà giá trị của tài sản bị hao hụt, ngân hàng gặp khó khăn trong việc xoay sở các khoản nợ và khi đó ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản”. Ta thấy rằng RRTD cùng với RRTK phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng - người gửi tiền bởi vì nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh mà Chủ đầu tư có quá nhiều dự án, mô hình hoạt động … không khả thi, rủi ro, không mang lợi nhuận về mà chính nguồn vốn sử dụng để đầu tư vào các hoạt động đó xuất phát từ các khoản vay thì Ngân hàng không thể thỏa mãn nhu cầu của những người gửi tiền khi họ cần rút tiền. Nếu những tài sản của những dự án này ngày càng giảm giá trị thì ngày càng nhiều người gửi tiền sẽ yêu cầu lấy lại những khoản tiền gửi của họ gây ra tình trạng rút tiền một cách ồ ạt và thường xuyên và tình trạng rủi ro thanh khoản là vấn đề trong một sớm một còn. Hoặc một khi các khoản vay trong hệ thống Ngân hàng càng nhiều thì hoạt động của Ngân hàng càng gặp rủi ro đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng khi mà tài sản bị
  • 37. 27 giảm giá trị, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc xoay sở các khoản nợ và thanh khoản là vấn đề báo động hiện tại của Ngân hàng. Từ những lý thuyết được trình bày ở bên trên cho thấy rằng mối quan hệ giữa RRTD và RRTK được thiết lập rất rõ ràng và thấy rằng hai rủi ro trên tồn tại quan hệ cùng chiều tác động đến tính bền vững của Ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng và để rõ hơn Chương 3 sẽ làm sáng tỏ kết luận nêu trên. Nhìn chung, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa RRTK và RRTD tại các NHTM Việt Nam. Mặc dù, có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rõ mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng từ nhiều góc độ khác nhau nhưng có rất ít nhà nghiên cứu, công trình nghiên cứu thực nghiệm phân tích rõ tác động của RRTK, RRTD đến tình hình hoạt động của Ngân hàng. Còn đối với bài nghiên cứu này, mục tiêu chính là giải quyết vấn đề nêu trên, bài viết sẽ sử dụng các số liệu từ báo cáo tài chính của 30 Ngân hàng TMCP Việt Nam được niêm yết chính thức trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2008 - 2018. Từ kết quả nghiên cứu có được sẽ đề ra các giải pháp thích hợp, nhằm giảm thiểu RRTK và RRTD trong việc kiểm soát vấn đề mất khả năng thanh toán, ổn định hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Theo Dermine (1986, trang 99-114) cho rằng “RRTK được xem như là một khoảng chi phí làm giảm lợi nhuận và sự bất cân xứng thông tin trong thị trường cho vay gây rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng”. Một khoản vay mặc định làm tăng rủi ro thanh khoản bởi vì dòng tiền mặt giảm và khấu hao mà nó gây ra. Có sự chuyển động cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Dựa trên lý thuyết trung gian tài chính của Bryant (1980, trang 335-344) và Diamond & Dybvig (1983, trang 401-419) và cách tiếp cận tổ chức đối với ngân hàng, mô hình Monti-Klein của các tổ chức Ngân hàng Prisman, Slovin, & Sushka (1986, trang 293-304), mối quan hệ giữa thanh khoản và tín dụng thì rủi ro luôn luôn tồn tại và tác động đến sự bền vững của Ngân hàng.
  • 38. 28 Diamond và Rajan (2005, trang 10071) thấy rằng nếu có quá nhiều dự án kinh tế được tài trợ bằng các khoản vay đến từ Ngân hàng mà không thể đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền. Như vậy, những người gửi tiền sẽ đòi lại tiền của họ nếu những tài sản này bị giảm giá trị. Điều này ngụ ý rằng, RRTK và RRTD luôn luôn xảy ra đồng biến với nhau. Và đây cũng chính là kết quả của nghiên cứu Imbierowicz và Rauch (2014, trang 242-256) - ông đã kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Mỹ trong giai đoạn 1998-2010. Ngân hàng sẽ sử dụng tất cả các khoản vay và giảm tổng thể thanh khoản. Kết quả là rủi ro tín dụng cao kéo theo rủi ro thanh khoản tăng. 1.1.5.2. Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu hoặc bài viết, báo đã chỉ ra rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như sự ổn định, tồn tại của các Ngân hàng. Mối quan hệ giữa RRTD với RRTK và nguyên nhân cốt lõi gây ra sự vỡ nợ chính là các món nợ chồng chất qua thời gian dài. Khi thị trường trái phiếu đang kém thanh khoản, các công ty mang theo gánh nặng những khoản nợ càng ngày càng tăng lên qua các năm và để tránh sự vỡ nợ, biện pháp cứu cánh tức thì hiện tại là công ty phát hành phải thanh toán cho sự chênh lệch. Và cuối cùng một cú sốc thiếu thanh khoản của các tổ chức này có thể là hiệu ứng dây chuyền và gây ra tỷ lệ vỡ nợ cao hơn cho toàn hệ thống. Ta thấy rằng, những hoạt động đầu tư vượt mức của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay bất động sản sẽ làm tăng nguy cơ vỡ nợ một khi thị trường rơi vào tình trạng khủng hoảng, bong bóng nhà đất ….. từ đó dẫn tới tình trạng rủi ro thanh khoản. Theo Rashid và Jabeen (2016, trang 834) đã thực nghiệm để xem xét các yếu tố quyết định đến Ngân hàng, tài chính và kinh tế vĩ mô đối với hoạt động của các Ngân hàng Hồi giáo và Pakistan trong giai đoạn 2006-2012. Và ông đã tìm thấy rằng hiệu
  • 39. 29 quả hoạt động, chi phí chung và tỷ lệ dự trữ bắt buộc là những yếu tố quyết định đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thông thường, trong khi tiền gửi, hiệu quả hoạt động và thị trường tập trung là những yếu tố quyết định quan trọng của đạo Hồi. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới GDP và lãi suất cho vay đối với hiệu suất cho các Ngân hàng Hồi giáo và thông thường. Còn đối với Brunnermeier et al. (2009, trang 78-98) cho rằng sự gia tăng của yêu cầu vốn có thể đồng thời quản lý thanh khoản và rủi ro khả năng thanh toán của Ngân hàng. Theo Ratnovski (2013), vấn đề tái cấp vốn Ngân hàng có thể là do vấn đề về khả năng thanh toán. Điều này gây ra rằng sự kết hợp đồng thời của yêu cầu thanh khoản và minh bạch về khả năng thanh toán sẽ giải quyết vấn đề tái cấp vốn của Ngân hàng. Mặt khác, Calomiris et al. (2015, trang 291) phát triển lý thuyết về yêu cầu thanh khoản ngân hàng nơi thấy rằng các Ngân hàng nên quy định về tài sản thay vì là nguồn vốn như trước đó. Đối với họ, các Ngân hàng nên nắm giữ nhiều tài sản lưu động hơn vì điều đó sẽ cho phép họ đối mặt với rủi ro thanh khoản và đưa ra nhưng phương án quản lý và giám sát tốt hơn đối với các rủi ro hay gặp phải. Ngân hàng là nhà cung cấp thanh khoản đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính. Đã có nhiều bằng chứng để chứng minh cho việc tài chính bị khủng hoảng, thiếu hụt thanh khoản một cách trầm trọng trong thời gian gần đây gây ảnh hưởng đáng kể đến nhiều Ngân hàng một cách trầm trọng. Nghiên cứu cho thấy các Ngân hàng đang gặp khó khăn hoặc gần như thất bại thì trước đó sẽ thu hút tiền gửi bằng cách áp dụng chính sách kích cầu để thu hút khách hàng bằng cách tăng lãi suất thậm chí là rất cao. Nhìn chung, những Ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn đang phải đối mặt với những vấn đề thanh khoản và tín dụng hết sức nghiêm trọng, đây được coi là thước đó sức khỏe của của Ngân hàng hiện nay. Như vậy, sự thất bại hay gần như thất bại của các Ngân hàng có một phần nguyên nhân từ công cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất tín dụng để thu hút nguồn vốn từ thị trường của công chúng. Chính vì vậy,
  • 40. 30 kết quả của nghiên cứu này sẽ chỉ ra một sự thật là RRTK và RRTD nếu xảy ra đồng thời có thể là nguyên nhân gây ra bất ổn định, tình hình hoạt động căng thẳng và lớn hơn sự vỡ nợ của Ngân hàng. 1.1.5.3. Một số nghiên cứu nước ngoài liên quan Cuộc khủng hoảng tài chính những năm trước đây đã dẫn đến những thất bại của nhiều Ngân hàng chính vì vậy đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Do đó, ngày nay, các nhà kinh tế luôn đặc biệt chú ý đến hậu quả của sự bất ổn tài chính nền kinh tế, những rủi ro tài chính bao gồm cơ hội người gửi đột ngột rút tiền gửi (rủi ro thanh khoản), người vay sẽ không trả nợ đúng hạn (RRTD), rủi ro lãi suất, … Tuy nhiên, trong số những rủi ro này, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không chỉ là rủi ro quan trọng nhất mà Ngân hàng phải đối mặt mà có liên quan trực tiếp đến những gì Ngân hàng tạo ra. Theo báo cáo chính thức của FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation - Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ) và OCC (Cục Kiểm Soát Tiền Tệ Liên Bang) đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính gây ra thất bại của Ngân hàng thương mại khác nhau trên thế giới gần đây. Bên cạnh đó, Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS khẳng định rằng tình trạng hiện nay của đa số các Ngân hàng không phân biệt giữa tài sản lưu động, tài sản kém thanh khoản hay tài trợ có kỳ hạn tương ứng và do đó cũng không tính đến rủi ro tín dụng của tài sản. Theo Diamond và Rajan (2005) thấy rằng: “tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng”. Họ cho rằng: “nếu có quá nhiều dự án kinh tế được tài trợ bằng các khoản vay từ Ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền. Như vậy, những người gửi tiền sẽ đòi lại tiền của họ nếu những tài sản này giảm giá trị. Điều này ngụ ý rằng rủi ro thanh khoản và tín dụng đồng thời xảy ra”. Hay theo Acharya & Viswanathan (2011, trang 15837) thì Ngân hàng hầu như sẽ sử dụng tất cả các cho tiền gửi khoản vay từ đó làm giảm tổng thể nguồn thanh khoản và kết quả là RRTDS cao đi kèm theo đó là rủi ro thanh khoản tăng. Theo Nikomara,
  • 41. 31 Taghavi và Diman (2013, trang 238-248) là những chuyên gia nghiên cứu mối quan hệ giữa RRTD và RRTK cho các Ngân hàng Iran bao gồm tất cả các Ngân hàng tư nhân và chính phủ trong giai đoạn 2005 – 2012 khẳng định rằng có một mối quan hệ cùng chiều giữa RRTD và RRTK. Theo Rashid và Jabeen (2016, trang 92-107) thấy rằng hiệu quả hoạt động, chi phí chung và dự trữ là những yếu tố quyết định đáng kể đến hiệu suất hoạt động của một Ngân hàng, trong khi tiền gửi, hiệu quả hoạt động là những yếu tố quyết định quan trọng của Ngân hàng Hồi giáo. Bên cạnh đó, GDP và lãi suất cho vay cũng là yếu tố khổng thể không kể đến. Như ta đã biết, Rủi ro tín dụng (credit risk) và rủi ro thanh khoản (liquidity risk) là hai loại rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Đây là những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của hệ thống NHTM Việt Nam dẫn đến phải tiến hành tái cấu trúc trong thời gian qua. Quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM vẫn đang diễn qua, nhưng câu hỏi đặt ra: Nên dùng phương pháp quản lý nào để đánh giá, dự báo rủi ro tín dụng sớm nhằm giúp Ngân hàng kịp thời đưa ra biện pháp can thiệp, giải quyết thích hợp. Ứng dụng mô hình Z – score có thể là câu trả lời thích hợp. Kết luận Chương 1: Ta thấy rằng RRTD và RRTK là hai trong những rủi ro và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, thấy được những ảnh hưởng mà hai rủi ro trên mang lại, Nhà quản trị Ngân hàng cần phải thận trọng và chú ý nhiều hơn để nhận biết dấu hiệu của rủi ro cũng như tìm ra phương pháp phòng chống, ngăn chặn kịp thời. Bởi một khi Ngân hàng gặp khó khăn về tín dụng từ đó sẽ ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và kéo theo những hệ lụy không thể lường trước được sau đó.
  • 42. 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOÃN TẠI HỆ THONG NGÂN HÀNG VIỆT NAM. Với cơ chế hoạt động ngày càng nâng cao của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã và đang chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các Ngân hàng khác trong khu vực và thế giới. Chính vì vậy, cách tốt nhất để tồn tại và phát triển là các Ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh một cách triệt để bằng việc mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ hiện đại và phương pháp quản trị cũng như ứng biến với rủi ro phát sinh. Các Ngân hàng TMCP Việt Nam đã không ngừng phát triển bằng cách tăng nguồn vốn một cách mở rộng đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định mức vốn pháp định tối thiểu của các Tổ chức tín dụng, điều này chứng tỏ sự quan tâm của Chính phủ đến tình hình hoạt động của các Tổ chức tín dụng hơn đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 cụ thể như sau: Bảng 2.1: Quy định đổi mới mức vốn pháp định cho TCTD STT Loại hình tổ chức tín dụng Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2008 2010 I Ngân hàng 1 Ngân hàng thương mại a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Ngân hàng thương mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng c Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng d Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng đ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD 2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 6 Quỹ tín dụng nhân dân
  • 43. Top 15 Ngân hàng có Vốn điều lệ lớn nhất năm 2018 40.000 30.000 20.000 10.000 Vốn điều lệ - 33 a Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 1 Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng 2 Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 tỷ đồng (Nguồn: http://www.chinhphu.vn)” Trên thực tế, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và http://s.cafef.vn ta có thể tóm lượt sơ bộ về tình hình vốn điều lệ của các Ngân hàng vào năm 2018 tăng 55.000 tỷ đồng và năm 2017 số vốn điều lệ của hệ thống các TCTD là 362.562 tỷ đồng. Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của các Ngân hàng năm 2018 Tính đến cuối năm 2017, tổng vốn chủ sở hữu của 25 ngân hàng là 418.224 tỷ đồng, tăng 13,80% so với cuối năm 2016. Trong đó, riêng 10 Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất chiếm hơn 76,7% tổng vốn chủ sở hữu của 25 Ngân hàng
  • 44. Top 10 Ngân hàng có vốn chủ sỡ hữu lớn nhất năm 2017 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 - 34 Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng năm 2017 Tuy tổng tài sản đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vốn điều lệ tăng trưởng ít hơn. Đặc biệt tại khối NHTM có vốn chi phối của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tài sản năm 2017 đạt 18,34% trong khi vốn điều lệ chỉ tăng 0,84%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ ít hơn nhưng 4 NHTM của Nhà nước như Vietinbank, Vietcombank, BIDV và Agribank vẫn đang dẫn đầu và chiếm tới 40% vốn điều lệ toàn hệ thống. Trong đó, Vietinbank giữ vị trí đứng đầu với vốn điều lệ hơn 37.000 tỷ đồng và theo sau đó là Vietcombank, BIDV… Quá trình tăng vốn nhanh chóng của các Ngân hàng trong thời gian ngắn đã hình thành cấu trúc sở hữu, đặc biệt là tình trạng sở hữu chéo và đa phương giữa Ngân hàng với doanh nghiệp và Ngân hàng với Ngân hàng có thể phát sinh rất nhiều khoản nợ xấu, đặc biệt là rủi ro mang tính hệ thống và thanh khoản. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân của năm 2018 so với 2017 của 10 Ngân hàng thương mại có số liệu niêm yết trên 2 sàn HNX và Hose.
  • 45. 35 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 so với năm 2017 của 10 Ngân hàng TMCP Việt Nam Đơn vị tính: VND STT NGÂN HÀNG Dư nợ năm 2018 Dư nợ năm 2017 Tăng trưởng % 1 VCB 631,866,758,000,000 543,434,460,000,000 88,432,298,000,000 16.27 2 CTG 864,925,948,000,000 790,688,059,000,000 74,237,889,000,000 09.39 3 BIDV 988,738,780,000,000 866,885,307,000,000 121,853,473,000,000 14.06 4 ACB 230,527,220,000,000 198,513,394,000,000 32,013,826,000,000 16.13 5 EIB 104,042,577,000,000 101,324,328,000,000 2,718,249,000,000 02.68 6 MBB 214,685,958,000,000 184,188,142,000,000 30,497,816,000,000 16.56 7 STB 256,622,753,000,000 222,946,630,000,000 33,676,123,000,000 15.11 8 TCB 159,939,217,000,000 160,849,037,000,000 -909,820,000,000 (00.57) 9 VPB 221,961,996,000,000 182,666,213,000,000 39,295,783,000,000 21.51 10 HDBANK 123,131,648,000,000 104,497,028,000,000 18,634,620,000,000 17.83 (Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của 10 Ngân hàng và kết quả tính toán) Trong bối cảnh các Ngân hàng đang cạnh tranh kinh doanh gay gắt, quyết liệt với nhau, việc mở rộng cho vay và tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng gần như là giải pháp tốt nhất mà các Ngân hàng sử dụng với mục đích hiệu quả và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vấn đề tăng trưởng tín dụng này cũng được coi là con dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng cách. Nếu tín dụng tăng trưởng mạnh nằm ngoài kiểm soát thì sẽ làm tăng rủi ro cho hệ thống Ngân hàng từ đó suy yếu cơ sở vốn của các Ngân hàng. Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới (WB) quan ngại rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đòi hỏi đi kèm với việc tăng trưởng tín dụng phải tăng tương ứng. Do đó, khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì cũng có nghĩa là Chính phủ phải thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng tương ứng, từ đó sẽ làm tăng rủi ro bất ổn vĩ mô và nợ xấu.
  • 46. 36 Biểu đồ 2.3: “Bảng tăng trưởng tín dụng bình quân và tỷ lệ nợ xấu bình quân của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017” Tỷ lệ nợ xấu Tăng trưởng tín dụng Nguồn: Báo cáo tài chính của các Ngân hàng và kết quả tính toán Để nêu lên tình hình RRTD, RRTK của các Ngân hàng TMCP Việt Nam ta không thể không kể đến sự việc gây chấn động toàn hệ thống Ngân hàng nói chung và với Ngân hàng của ACB năm 2003 nói riêng – một Ngân hàng lớn được khách hàng trong nước và ngoài nước tin tưởng và sử dụng dịch vụ của ACB đặc biệt là tiền gửi. Vì vậy, đứng trước tin đồn thất thiệt “Tổng giám đốc Ngân hàng ACB Phạm Văn Thiệt bỏ trốn” đã gây ra cú sốc dư luận cho những người gửi tiền gửi tại đây. Người dân đổ xô đi rút tiền gây ra tình trạng thiếu thanh khoản một cách trầm trọng, khan hiếm tiền để hoàn trả cho khách hàng. ACB không thể nào cung cấp tiền cho KH một cách kịp thời, chính vì điều này đã là gia tăng tin đồn hơn nữa. Chính vì vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng mọi biện pháp để bác bỏ tin đồn, đưa tình hình ACB về lại cân bằng. Có thể thấy rằng, sự cố rủi ro thanh khoản của Ngân hàng ACB này xuất phát từ nguyên nhân khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết và nếu không ngăn