SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN NGỌC THUẬN
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀISẢN CÓ
TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI
CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH




NGUYỄN NGỌC THUẬN
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI SẢN
CÓ TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH
LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS THÂN THỊ THU THỦY
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Tác động của việc nắm giữ
các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS
Thân Thị Thu Thủy.
Các thông tin số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các vấn đề tham khảo và tổng hợp từ những công trình
nghiên cứu khác đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP. HCM, ngày …..tháng …..năm 2019
Tác giả
Nguyễn Ngọc Thuận
TÓM TẮT
Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Thanh khoản ngân hàng là một trong những vấn đề quan trọng của ngành ngân hàng, là
yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh và tỷ suất sinh lợi tại ngân
hàng. Do đó, việc đánh giá tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến
tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là cần thiết. Bài nghiên
cứu sử dụng phương pháp GMM với dữ liệu bảng được thu thập từ 27 ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối
quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản với tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.
Việc nắm giữ quá nhiều các tài sản có tính thanh khoản đã làm giảm tỷ suất sinh lợi tại
ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ trên tổng thu nhập ngân
hàng tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam. Việc tăng cường các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ giúp cho
các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tăng lợi nhuận, tránh bị phụ thuộc quá
nhiều vào các khoản thu nhập từ lãi cho vay vốn bị tác động mạnh bởi môi trường kinh
tế. Tỷ lệ tài sản trên vốn sở hữu, lạm phát cũng tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại
các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp tác động ngược chiều
với tỷ suất sinh lợi. Khi môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng trưởng kinh tế ổn định sẽ
giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận, một tỷ lệ lạm phát có thể dự đoán được sẽ giúp
các ngân hàng linh hoạt hơn trong chính sách lãi suất, cho vay nhằm đạt được các mục
tiêu lợi nhuận.
Từ khóa: tài sản có tính thanh khoản, tỷ suất sinh lợi, ngân hàng thương mại, ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam.
ABSTRACT
The impact of liquid asset holdings on Vietnam Joint Stock Commercial Banks
profitability. Bank liquidity, which is one of the important issues of the banking sector, is
important factor in ensuring business activities and the rate of profit in the bank.
Therefore, assessing the impact of holding assets with liquidity to return ratio in the
Vietnam Joint Stock Commercial Banks is necessary. The research using GMM method
with panel data collected from 27 Vietnam Joint Stock Commercial Banks in the period
2008-2018. The study results showed that negative relationship between the proportion
liquid assets with rate of profit in the bank. The holding too many liquid assets has
decreased rate of profit in the bank. The ratio of income from operations and non-interest
services to total banking income positive impact to return ratio at banks. The
enhancement of external interest income help Vietnam Joint Stock Commercial Banks
increase profits, avoid too much dependent on interest income is strongly affected by the
economic environment. The unemployment rate in the opposite impact to profitability.
Leverage ratio and inflation also impact positively in the rate of profit Vietnam Joint
Stock Commercial Banks. As the business environment favorable, the economic growth
stability will help banks increase profits, a rate of inflation which can be predicted will
help banks more flexibility in interest rate policy, lending in order to achieve the profit
target.
Key word: liquid asset, return ratio, Commercial Banks, Vietnam Joint Stock
Commercial Banks.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................2
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.........................................................................................3
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................................1
1.1: Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
1.2: Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
1.3: Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2
1.4: Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................3
1.5: Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................3
1.6: Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.................................................................................3
1.7: Kết cấu luận văn ......................................................................................................3
Kết luận chƣơng 1...........................................................................................................4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC
TÀI SẢN CÓ TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ...........................................................................................................5
2.1: Tài sản có tính thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại ......................................5
2.1.1 : Thanh khoản............................................................................................................5
2.1.2 : Tài sản có tính thanh khoản ....................................................................................8
2.2 Tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại. .........................................................11
2.2.1 Khái niệm...............................................................................................................11
2.2.2 : Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi....................................................................12
2.3: Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi
tại ngân hàng thƣơng mại ...........................................................................................14
2.4: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của của việc nắm giữ các tài
sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại...........16
2.4.1 : Nghiên cứu của Étienne Bordeleau và Christopher Graham (2010) .................16
2.4.2 : Nghiên cứu của Antonina Davydenko (2010) ......................................................16
2.4.3 : Nghiên cứu của Mahshid Shahchera (2012).......................................................17
2.4.4 : Nghiên cứu của Ictor Curtis Lartey, Samuel Antwi, và Eric Kofi Boadi (2013).18
2.4.5: Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga (2013)........................................................18
Kết luận chƣơng 2.........................................................................................................19
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI SẢN CÓ TÍNH
THANH KHOẢN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM ...........................................................................................................20
3.1: Giới thiệu các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam..................................20
3.2: Thực trạng tài sản có tính thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Việt Nam.........................................................................................................................21
3.3: Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam 23
3.3.1 : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA..................................................................23
3.3.1.2 : Thực trạng lợi nhuận sau thuế tại các NHTM CP Việt Nam...........................25
3.3.1.3 : Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.......................................................26
3.3.2 : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE............................................................28
3.3.2.1 : Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP Việt Nam..................................28
3.3.2.2 : Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE........................................30
3.4: Thực trạng tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Việt Nam.....................................................................................32
3.4.1 : Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.32
3.4.2: Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu. .................................................................................................................................33
Kết luận chƣơng 3.........................................................................................................34
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...........35
4.1: Mô hình nghiên cứu và các giả thiết.....................................................................35
4.1.1 : Mô hình nghiên cứu............................................................................................35
4.1.2 : Giả thiết nghiên cứu..............................................................................................35
4.2: Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................................40
4.3: Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................40
4.4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ...............................43
4.4.3 Kết quả ước lượng GMM.......................................................................................44
4.4.4 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................47
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................................49
Kết luận chƣơng 4.........................................................................................................51
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO THANH
KHOẢN NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ....................................................................52
5.1 Kết luận ....................................................................................................................52
5.2 Hàm ý chính sách đảm bảo thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại
các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam............................................................53
5.2.1 Cân nhắc tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản ........................................53
5.2.2 Tăng cường việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao kết hợp việc tăng
cường phát triển các khoản thu nhập ngoài lãi................................................................54
5.2.3 Linh hoạt điều chỉnh việc nắm giữ tài sản thanh khoản với tốc độ tăng trưởng
GDP 55
5.3 Hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Việt Nam...................................................................................................55
5.4 Hạn chế của đề tài và các hƣớng nghiên cứu tiếp theo........................................56
Kết luận chƣơng 5.........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GMM: Generalized Method of Moments
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTM CP: Ngân hàng thương mại cổ phần
ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
VIF: Variance Inflation Factor – Nhân tử phóng đại phương sai.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM CP Việt
Nam giai đoạn 2008 – 2018............................................................................................ 22
Bảng 3.2: Tỷ lệ ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 .................. 26
Bảng 3.3: Tỷ lệ ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018.................. 30
Bảng 4.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu...................................................... 39
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu..................................... 41
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ....................... 43
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng GMM với ROA............................................................... 44
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng GMM với ROE.............................................................. 456
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM CP
Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018.................................................................................... 23
Biểu đồ 3.2: Thực trạng tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 –
2018 ................................................................................................................................ 24
Biểu đồ 3.3: Thực trạng lợi nhuận sau thuế tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn
2008 – 2018. ................................................................................................................... 25
Biểu đồ 3.4: ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018........................ 28
Biểu đồ 3.5: Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008
– 2018. ............................................................................................................................ 29
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018............... 31
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROA tại các
NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 ................................................................. 32
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROE tại các
NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 ................................................................. 33
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1: Lý do chọn đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cuối năm 2007 và kéo theo đó là cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2010 đã nhấn chìm toàn bộ nền kinh tế Mỹ
cũng như hệ thống tài chính toàn cầu với sự sụp đổ của hàng loạt hệ thống ngân
hàng, các tổ chức tài chính. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS 2004) đã
chỉ ra rằng nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng đó chính là vấn đề thanh
khoản. Trên thế giới, rất nhiều ngân hàng phải tuyên bố phá sản hoặc bị mua lại, sáp
nhập với các ngân hàng khác do không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản. Trong
quá khứ, một số ngân hàng Việt Nam đã gặp phải tình trạng căng thẳng thanh khoản
và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của ngân
hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt là ngân hàng luôn đảm bảo được
nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp l để đáp ứng các nhu cầu thanh toán tức thời.
Việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản sẽ giúp các NHTM đứng vững trước
các cú sốc thanh khoản của nền kinh tế. Tuy nhiên việc nắm giữ quá nhiều các tài
sản có tính thanh khoản sẽ khiến các ngân hàng mất đi các cơ hội đầu tư, kinh
doanh, dẫn đến nguy cơ suy giảm khả năng sinh lợi. Do đó vấn đề đặt ra là làm thế
nào để đảm bảo khả năng thanh khoản mà vẫn đạt được tỷ suất sinh lợi mong muốn
của ngân hàng.
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới được tiến hành để xem xét tác động của
thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng. Trong đó, các nghiên cứu của
Mahshid Shahchera (2012) tại các ngân hàng thương mại của Iran và Rizwan Ali
Khan& Mutahhar Ali (2016) tại các ngân hàng thương mại của Pakistan, Nghiên
cứu của Ictor Curtis Lartey, Samuel Antwi, và Eric Kofi Boadi (2013) tại các ngân
hàng thương mại của Ghana cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa thanh khoản
và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Các nhà nghiên cứu khác lại nhận thấy nắm giữ
tài sản thanh khoản sẽ áp đặt một chi phí cơ hội vào các ngân hàng cho việc nắm
giữ tài sản sinh lời thấp, do đó có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi.
Nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Goddard và cộng sự (2004) tìm
2
thấy bằng chứng của mối quan hệ tiêu cực giữa tài sản thanh khoản và tỷ suất
sinh lợi cho các ngân hàng châu Âu trong giai đoạn cuối năm 1980 và giữa năm
1990. Theo nghiên cứu của Eichengreen và Gibson (2001), càng ít tài sản thanh
khoản, các ngân hàng có thể mong đợi mức sinh lời cao hơn. Nghiên cứu
của Étienne Bordeleau và Christopher Graham (2010) tại 55 ngân hàng của Mỹ và
10 ngân hàng của Canada cho thấy mối tương quan phi tuyến tính giữa thanh khoản
và tỷ suất sinh lợi. Việc nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản sẽ làm tăng lợi
nhuận, tuy nhiên, sẽ tồn tại một điểm giới hạn mà tại đó nếu ngân hàng nắm giữ
thêm các tài sản có tính thanh khoản sẽ làm suy giảm lợi nhuận.
Qua lược khảo các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy các nghiên cứu ở các
không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác nhau sẽ cho các kết quả khác
nhau về tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Tác
động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2: Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản
đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đo lường mức độ tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản
đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
+ Gợi ý các chính sách đảm bảo tính thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi
tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
1.3 : Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các tài sản có tính thanh khoản, tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tiến hành trên 27 ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam. Các ngân hàng không thể đáp ứng đầy đủ điều kiện về dữ
3
liệu trong giai đoạn nghiên cứu 2008- 2018 đã được lọc bỏ, các ngân hàng còn
lại đều là các ngân hàng đáp ứng đầy đủ dữ liệu phù hợp với bài nghiên cứu.
+ Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian
từ năm 2008 – 2018.
1.4: Câu hỏi nghiên cứu
- Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh
lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam theo chiều hướng như thế nào?
- Cần có các chính sách như thế nào để đảm bảo thanh khoản nhằm nâng cao
tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
1.5: Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng sử dụng mô hình hồi quy dữ
liệu dạng bảng GMM (Generalized Method of Moments) để phân tích tác động của
việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP
Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 27 NHTM CP Việt Nam trong thời
gian từ năm 2008 – 2018. Dữ liệu về các biến được thu thập thứ cấp từ báo cáo tài
chính có kiểm toán của các ngân hàng, các dữ liệu về các yếu tố vĩ mô được thu
thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam. Các dữ liệu được tính toán trước khi đưa vào
mô hình và được xử l với phần mềm Eview để đưa ra kết luận về tác động của việc
nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt
Nam.
1.6: Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Bài nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác động của của việc nắm giữ các
tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Qua
đó, giúp các nhà điều hành chính sách và các ngân hàng thấy được tầm quan trọng
của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản. Thông qua kết quả nghiên cứu,
bài viết hàm các chính sách đảm bảo thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi
tại các NHTM CP Việt Nam.
1.7: Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 5 chương:
4
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính
thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản và tỷ
suất sinh lợi tại các ngân hàng thượng mại cổ phần Việt Nam
Chương 4: Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách đảm bảo thanh khoản nhằm nâng
cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày những thông tin cơ bản về đề tài nghiên cứu, lý
do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn. Cuối cùng tác giả
trình bày ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Chương 1 giúp
người đọc hiểu điều khái quát về đề tài nghiên cứu và dễ dàng tìm hiểu nội dung ở
những chương sau.
5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC
TÀI SẢN CÓ TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1: Tài sản có tính thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại
2.1.1: Thanh khoản
2.1.1.1 : Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thanh khoản. Ủy Ban Basel về giám sát
ngân hàng định nghĩa: “Thanh khoản của ngân hàng là khả năng đáp ứng nguồn vốn
của ngân hàng để tài trợ tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn
mà không bị thiệt hại quá mức” (Basel, 2008).
“Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng
để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Một nguồn vốn được
coi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động
nhanh. Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa
thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh” (Trần Huy Hoàng, 2011,
trang 232).
Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi tài sản đó thành
tiền mặt thấp và thời gian chuyển đổi nhanh. Tương tự, nguồn vốn có tính thanh
khoản cao khi chi phí huy động vốn thấp cùng với thời gian huy động nhanh. Do
đó, dựa trên cách tiếp cận cả về tài sản và nguồn vốn “Thanh khoản là khả năng
tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ nhu cầu hoạt
động khác nhau của ngân hàng”. (Trương Quang Thông, 2010)
Việc đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng được xem xét trên nhiều
phương diện khác nhau. Trong ngắn hạn: khả năng thanh khoản là khả năng đáp
ứng các nghĩa vụ thanh toán tức thời tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán liên
quan đến khả năng sinh lời và đảm bảo thanh khoản. Trong dài hạn: khả năng thanh
khoản là khả năng huy động đủ nguồn vốn dài hạn với chi phí hợp lý nhằm đáp ứng
cho việc gia tăng tài sản (thanh khoản theo cấu trúc, hiện rất được các ngân hàng
chú trọng). Như vậy, thanh khoản thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn
6
như đáp ứng nhu cầu rút tiền, cho vay các khoản vay, thực hiện các nhu cầu thanh
toán, giao dịch vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại từng
thời điểm.
Tính thanh khoản khác với khả năng thanh toán của NHTM ở tính chất thời
điểm. Ngân hàng vẫn còn khả năng thanh toán trong điều kiện có vốn để trang trải
các khoản chi phí, nhưng nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ vào thời
điểm đến hạn thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Như vậy,
ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản trong khi vẫn có khả năng thanh toán.
2.1.1.2 : Cung thanh khoản, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản.
Theo Trần Huy Hoàng (2011), các ngân hàng thương mại thường đo lường
trạng thái thanh khoản thông qua trạng thái thanh khoản ròng NLP (Net liquidity
position).
Theo đó: NPL = Tổng cung thanh khoản - Tổng cầu thanh khoản
Trong đó, Cung thanh khoản là khả năng cung ứng tiền của một ngân hàng
thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Nguồn cung cấp
thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: các khoản tiền gửi sẽ nhận được, thu nhập từ
việc cung cấp các dịch vụ, các khoản tín dụng sẽ thu về, bán các tài sản đang kinh
doanh và sử dụng, vay mượn từ thị trường tiền tệ và phát hành các giấy tờ có giá.
Cầu về thanh khoản là nhu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng có
nghĩa vụ đáp ứng. Cầu thanh khoản bao gồm nhu cầu rút tiền và nhu cầu vay tiền
của khách hàng. Nhu cầu rút tiền gắn liền với tiền huy động được và nhu cầu vay
tiền gắn liến với việc tạo ra các sản phẩm mới”. Nhu cầu về thanh khoản của ngân
hàng bao gồm: Nhu cầu rút tiền của khách hàng đối với các khoản tiền gửi, nhu cầu
vay vốn của khách hàng, các khoản lãi phải trả cho các khoản tiền gửi, các khoản
vay đáp ứng cho các khoản phải trả khác, các khoản chi phí phục vụ cho việc tạo ra
các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông. Xét
về yếu tố thời gian, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng không chỉ trong ngắn hạn
mà còn trong dài hạn. Nhu cầu thanh khoản ngắn hạn mang tính chất tức thời đó là
các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản tiền gửi tiết kiệm đến hạn. Để đáp ứng
7
cho các nhu cầu thanh khoản ngắn hạn, các ngân hàng cần phải dự trữ các tài sản
có tính thanh khoản cao như tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi tại NHNN và tiền
gửi tại các định chế tài chính khác, trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc,… Nhu
cầu thanh khoản dài hạn là các nhu cầu mang tính chất chu kỳ, mùa vụ như nhu cầu
rút tiền vào các ngày cận kề với các ngày lễ hội trong năm, nhu cầu vay vốn vào các
dịp cuối năm của các cá nhân. Để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản dài hạn, các
ngân hàng cần phải dự phòng khả năng cung cấp vốn từ các nguồn cung khác nhau
như lên kế hoạch thu hút tiền gửi và huy động vốn trong dài hạn bằng các thỏa
thuận vay vốn từ công chúng và các tổ chức.
Trong trường hợp cầu thanh khoản vượt quá cung thanh khoản, ngân hàng sẽ
gặp phải trạng thái thiếu hụt thanh khoản. Khi đó, để vượt qua tình trạng thiếu hụt
thanh khoản, ngân hàng phải xác định bổ sung nguồn cung thanh khoản từ nguồn
nào và với chi phí bao nhiêu. Ngược lại, nếu cung thanh khoản vượt quá cầu thanh
khoản, khi đó ngân hàng ở trạng thái dư thừa thanh khoản, các ngân hàng đang nắm
giữ quá nhiều tài sản không sinh lời hoặc sinh lời thấp, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh
lợi tại ngân hàng. Khi NLP = 0, ngân hàng đạt được trạng thái thanh khoản cân
bằng. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng về thanh khoản trên thực tế rất khó xảy ra bởi
việc dự đoán chính xác tuyệt đối sự biến động về cung thanh khoản và cầu thanh
khoản là rất khó.
2.1.1.3 : Vai trò của thanh khoản đối với ngân hàng thƣơng mại
Khả năng thanh khoản thể hiện khả năng đáp ứng các nguồn vốn nhằm phục
vụ cho việc thanh toán các nghĩa vụ đến hạn cũng như sự gia tăng tài sản có là điều
cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Vì vậy, việc quản
lý thanh khoản là một trong những hoạt động cần thiết và quan trọng nhất của các
ngân hàng thương mại. Khả năng quản lý thanh khoản tốt sẽ giúp các ngân hàng
giảm xác suất xảy ra những tổn thất do thiếu hụt thanh khoản, đáp ứng được các nhu
cầu vốn để gia tăng các tài sản giúp các ngân hàng tận dụng được các cơ hội kinh
doanh qua đó gia tăng lợi nhuận. Việc suy giảm hoặc mất khả năng thanh khoản của
một ngân hàng không chỉ tác động đến chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng
8
đó mà còn có thể tác động đến toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc quản lý thanh
khoản đòi hỏi các nhà quản lý của ngân hàng không chỉ đo lường khả năng thanh
khoản của ngân hàng một cách thường xuyên, đầy đủ mà còn phải xem xét các nhu
cầu cấp vốn, các diễn biến của thanh khoản trong nhiều tình huống khác nhau bao
gồm các điều kiện bất lợi để có biện pháp ứng phó kịp thời. Ngân hàng luôn có nhu
cầu thanh khoản rất lớn bởi ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn
với lãi suất thấp và dùng số tiền đó để cho vay với kỳ hạn dài hơn với mức lãi suất
cao hơn. Do đó, cần phải có thanh khoản để đáp ứng các nhu cầu cho vay mới mà
không cần phải thu hồi những khoản vay trong hạn hay phải thanh lý các tài sản, các
khoản đầu tư có kỳ hạn bởi việc phải thanh lý các tài sản hoặc các khoản đầu tư có
kỳ hạn trước hạn sẽ tốn chi phí và giảm tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Ngoài ra,
cần phải có thanh khoản để đáp ứng tất cả các nhu cầu rút tiền hàng ngày hoặc theo
mùa vụ một cách kịp thời và trật tự, ổn định.
2.1.2: Tài sản có tính thanh khoản
2.1.2.1: Tính thanh khoản của tài sản
Tính thanh khoản của tài sản là khả năng chuyển đổi thành tiền được đo
lường bằng thời gian và chi phí. Tài sản có tính thanh khoản cao là các tài sản có chi
phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi nhanh. Tính thanh khoản của
tài sản phản ánh rủi ro khi chuyển đổi thành tiền trong một khoảng thời gian nhất
định. Tính thanh khoản của một tài sản phụ thuộc vào nhiều nhân tố và có thể thay
đổi giữa các vùng, các nước.
Tài sản được xem là có tính thanh khoản cao khi có các đặc điểm sau:
- Phổ biến trên thị trường, khả năng chuyển hóa thành tiền một cách nhanh chóng
và chi phí thấp.
- Giá của tài sản ít biến động, có thể giao dịch một cách nhanh chóng và không
giảm doanh thu.
- Người bán tài sản có thể mua lại chúng trên thị trường một cách dễ dàng với
mức giá ít sự biến động so với mức giá đã bán ra, giúp họ khôi phục giá trị
khoản đầu tư ban đầu.
9
2.1.2.2 : Các tài sản có tính thanh khoản
- Tài sản ngân quỹ
Là những loại tài sản không sinh lợi được nắm giữ chủ yếu nhằm mục đích
đảm bảo dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán,
chi trả cho người gửi tiền, thanh toán bù trừ và đáp ứng được nhu cầu vốn khả dụng
của ngân hàng.
Tiền mặt tại quỹ: là số tiền mặt mà các ngân hàng nắm giữ tại quỹ để đáp
ứng các nhu cầu giao dịch mang tính chất thường xuyên, hàng ngày của mình.
Trong trường hợp, số tiền mặt tại quỹ nhiều hơn so với nhu cầu giao dịch của mình,
ngân hàng sẽ đem gửi số tiền đó vào NHNN hoặc ngân hàng đại lý. Ngược lại,
trong trường hợp nhu cầu giao dịch vượt quá số tiền mặt tại quỹ, ngân hàng sẽ phải
rút tiền mặt từ NHNN hoặc ngân hàng đại lý về để đáp ứng các nhu cầu giao dịch
của mình.
Tiền gửi của ngân hàng tại NHNN: là số dư tiền gửi của ngân hàng tại
NHNN. Tài khoản này là tài khoản dự trữ cơ bản của các ngân hàng và các ngân
hàng bắt buộc phải duy trì tài khoản này. Tài khoản này sẽ được ghi nợ hoặc ghi có
sau khi thanh toán bù trừ séc và chuyển tiền điện tử. Số dư tài khoản tăng lên nếu
ngân hàng gửi thêm tiền mặt, nhận các khoản tiền thanh toán trái phiếu và tín phiếu
kho bạc đến hạn, mua số dự trữ dư thừa của các ngân hàng khác thể hiện trên số dư
tài khoản tiền gửi tại NHNN, vay NHNN. Số dư tài khoản sẽ giảm đi khi các ngân
hàng rút tiền mặt, thanh toán mua trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trả nợ NHNN hoặc
cho các ngân hàng khác vay số dự trữ nhàn rỗi của mình.
Tiền gửi của ngân hàng tại các NHTM khác: bao gồm toàn bộ số dư tiền gửi
của ngân hàng tại các NHTM khác. Các ngân hàng không bắt buộc phải duy trì một
số dư tiền gửi nhất định tại các NHTM khác, số tiền này không được tính vào tổng
số tiền dự trữ bắt buộc của ngân hàng. Để bù lại, ngân hàng nhận gửi sẽ cung cấp
cho các ngân hàng gửi tiền nhiều loại hình thức dịch vụ khác nhau như hợp vốn cho
vay, giao dịch quốc tế và tư vấn đầu tư.
10
Tiền mặt đang trong quá trình nhờ thu: Là giá trị các séc mà ngân hàng đã
nộp vào NHNN hoặc tại ngân hàng chủ trì trong hệ thống thanh toán bù trừ nhưng
chưa được thanh toán (chưa được ghi Có). Khoản mục này nhiều hay ít phụ thuộc
vào giá trị các tờ séc và thời gian cần thiết để thanh toán các séc đó.
- Tài sản chứng khoán
Ngoài ngân quỹ, chứng khoán cũng là tài sản có tính thanh khoản cao của
NHTM. Việc sở hữu chứng khoản giúp ngân hàng đa dạng hóa tài sản và tìm kiếm
lợi nhuận. Không giống như tài sản ngân quỹ, các ngân hàng thu được nguồn lợi
nhuận đáng kể khi nắm giữ chứng khoán từ lợi tức được chi trả cho chứng khoán,
hoạt động mua bán chênh lệch giá. Trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,…. là
các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao và dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi
cần thiết để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán.
- Chứng khoán trên thị trƣờng tiền tệ
Chứng khoán trên thị trường tiền tệ được xem là một trong những tài sản có
tính thanh khoản cao của ngân hàng.
Hợp đồng mua lại (Repo) và mua lại đảo ngược (Reverse repo) được sử dụng
phổ biến trên thị trường tiền tệ, có bản chất là giao dịch đi vay và cho vay có kỳ hạn
Trong thị trường tiền tệ, các thành viên sở hữu chứng khoán tại một thời điểm nhất
định có thể bán lượng chứng khoán đang sở hữu cho thành viên khác để đáp ứng
cho các nhu cầu thanh khoản và cam kết mua lại lượng chứng khoán với mức giá
cao hơn so với mức giá đã bán ban đầu sau một khoảng thời gian nhất định. Trong
hợp đồng repo chuẩn, các khoản lãi từ chứng khoán trong suốt kỳ hạn của hợp đồng
vẫn thuộc sở hữu của người bán. Người bán chứng khoán cam kết sẽ mua lại số
chứng khoán đã bán, đây là hợp đồng mua lại. Người mua chứng khoán sau đó sẽ
bán lại lượng chứng khoán đã mua, đây gọi là hợp đồng mua lại đảo ngược. Các
giao dịch mua bán chứng khoán giữa NHNN với các thành viên trên thị trường và
giữa các thành viên trong thị trường với nhau được gọi chung là giao dịch repo.
Trên thế giới, các giao dịch repo được sử dụng gần như thay thế cho các
khoản vay của NHTM tại NHNN. Các thành viên trên thị trường tiền tệ sử dụng các
11
Tổng tài sản
Nguồn vốn ngắn hạn
hợp đồng repo trong quan hệ vay mượn nhau. Ở Việt Nam, các hợp đồng mua lại và
mua lại đảo ngược bắt đầu được NHNN Việt Nam sử dụng như một trong các công
cụ điều hành chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở) từ tháng 7 năm 2000. Đến
nay, công cụ này ngày càng phát triển và phát huy vai trò là một công cụ chủ yếu
nhằm điều tiết tiền tệ của các tổ chức tín dụng.
2.1.2.3 : Các chỉ tiêu đo lƣờng tài sản có tính thanh khoản
- Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản - hệ số tài sản lỏng
(Liquid assets to total assets: liquid asset ratio):
Tỷ số này đo lường mức thanh khoản tài sản của tổ chức nhận tiền gửi. Nó
cung cấp thông tin về khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường
của khách hàng gửi tại tổ chức nhận tiền gửi. Mức độ thanh khoản càng cao cho
thấy khả năng đối phó của tổ chức nhận tiền gửi trước những cú sốc càng lớn và
ngược lại.
Công thức tính như sau:
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản =
Tài sản có tính thanh khoản
- Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn (Liquid
assets to shortterm liabilities):
Tỷ số này đo lường mức thanh khoản của tài sản so với nguồn vốn ngắn hạn
và dùng để đánh giá khả năng cân đối giữa tài sản và nợ. Đồng thời, chỉ tiêu này
cũng cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn ngắn hạn của khách hàng mà không
ảnh hưởng đến thanh khoản của tổ chức nhận tiền gửi.
Công thức tính như sau:
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn =
Tài sản có tính thanh khoản
2.2 Tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại.
2.2.1 Khái niệm
“Khả năng sinh lợi của một ngân hàng là kết quả sử dụng các tài sản vật chất
và tài sản tài chính mà ngân hàng nắm giữ, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp
ứng được đòi hỏi là đảm bảo duy trì vốn cho ngân hàng hoạt động và phát triển”
12
(Rose, 1999). Tỷ suất sinh lợi của NHTM là một tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi
trên một đơn vị tài sản, vốn chủ sở hữu… mà NHTM đạt được. Tỷ suất sinh lợi lớn
hơn 0, khi đó ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi và ngược lại tỷ suất sinh lợi
nhỏ hơn 0 thể hiện ngân hàng làm ăn thua lỗ. Tỷ suất sinh lợi cao cho thấy khả năng
sinh lợi cao, đây là mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm hơn hết vì thu nhập cao
có thể giúp các ngân hàng bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị trường.
Tỷ suất sinh lợi còn được xem là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá hiệu
quả hoạt động bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu
đánh giá rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản
ánh hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi là thước đo hiệu quả
bằng tiền, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi được
đo lường thông qua các tỷ số về tỷ suất sinh lợi.
2.2.2: Các chỉ tiêu đo lƣờng tỷ suất sinh lợi
Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đo lường tỷ suất sinh lợi nhưng khi đề cập
đến tỷ suất sinh lợi của một ngân hàng, các chỉ tiêu sau thường được sử dụng: tỷ
suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, ... Về cơ bản, các
chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao và
ngược lại. Mỗi tỷ lệ đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng được sử dụng
trong từng trường hợp khác nhau và phản ánh những ý nghĩa đặc trưng riêng.
2.2.2.1 : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On total Assets – ROA).
ROA đo lường hiệu quả sử dụng tài sản, cho thấy một đồng vốn tài sản bỏ
ra đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho ngân hàng.
Công thức tính ROA như sau:
Thu nhập sau thuế
Tổng tài sản
ROA là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng vì mọi tài sản đều
là những khoản đầu tư. ROA đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng
thành thu nhập ròng hay lợi nhuận của ngân hàng. Một mức ROA thấp phản ánh
ROA =
13
chính sách đầu tư , cho vay kém hiệu quả hoặc chi phí hoạt động kinh doanh của
ngân hàng quá cao. Ngược lại, mức ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ
cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả.
Bên cạnh cách tính chỉ số ROA như trên, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
bình quân – ROAA (Return On Average Asset) được sử dụng để phản ánh chính
xác hơn tỷ suất sinh lợi của tài sản ngân hàng trong một thời kỳ, cung cấp một mô tả
chính xác hơn về lợi nhuận của ngân hàng nếu tổng tài sản của ngân hàng thay đổi
đáng kể trong một năm tài chính.
Công thức tính ROAA như sau:
Thu nhập sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Trong đó: Tổng tài sản bình quân trong kỳ = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài
sản cuối kỳ)/2
2.2.2.2 : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE)
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông.
Công thức tính ROE như sau:
Thu nhập sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là thước đo chính xác để đánh giá một
đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng
chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là ngân hàng
đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Chỉ số ROE
cao và ổn định phản ánh việc quản lý sinh lời và hiệu quả. Tuy nhiên nếu ROE quá
cao so với ROA, chứng tỏ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn,
vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và như vậy có thể ảnh hưởng tới
mức độ lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng.
Bên cạnh việc tính chỉ số ROE như trên, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
bình quân ROAE được sử dụng để phản ánh chính xác hơn tỷ suất sinh lợi trên vốn
ROE =
ROAA =
14
chủ sở hữu của ngân hàng trong từng thời kỳ. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình
quân (ROAE) có thể cung cấp một mô tả chính xác hơn về lợi nhuận của ngân hàng,
đặc biệt là nếu giá trị vốn chủ sở hữu của các cổ đông đã thay đổi đáng kể trong một
năm tài chính.
Công thức tính ROAE như sau:
Thu nhập sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Trong đó: Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ +
Vốn chủ sở hữu cuối kỳ)/2.
2.3: Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh
lợi tại ngân hàng thƣơng mại
Mối quan hệ giữa việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất
sinh lợi tại các NHTM là vấn đề mà rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan
tâm. Tài sản thanh khoản đại diện cho khả năng thanh khoản của ngân hàng. Việc
quản lý các tài sản thanh khoản là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của
quản lý tài chính. Nếu ngân hàng không cân đối được tỷ lệ nắm giữ các tài sản
thanh khoản nó sẽ trở thành chi phí cho ngân hàng.
Theo Chandra (2001, p.72), thông thường một tỷ lệ tài sản thanh khoản
cao được xem là một dấu hiệu của sức mạnh tài chính. Tuy nhiên theo một số
tác giả khác như Assaf Neto (2003, p.22), thanh khoản cao không phải là trạng thái
mà các ngân hàng thực sự mong muốn bởi tài sản có tính thanh khoản thường là
cáctài sản mang lại ít lợi nhuận, nó đại diện cho chi phí cơ hội bởi việc nắm giữ
các tài sản có tính thanh khoản cao các ngân hàng phải bỏ qua các cơ hội nắm giữ
các tài sản có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên, Arnold (2008, p.537) nắm giữ tiền mặt cũng có các lợi thế nhất
định như: đáp ứng khả năng thanh toán cho các chi phí hàng ngày, chẳng hạn như
tiền lương, nguyên vật liệu và các loại thuế. Ngoài ra, do thực tế dòng tiền tương lai
không chắc chắn, nắm giữ tiền mặt mang lại giới hạn an toàn đối trong các cuộc suy
ROAE =
15
thoái. Việc sở hữu tiền mặt đảm bảo thực hiện các khoản đầu tư có lợi nhuận cao
mà nhu cầu thanh toán ngay lập tức.
Do đó, một nhiệm vụ quan trọng đối với người quản lý tài chính là phải đạt
được sự cân bằng thích hợp giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận cho các ngân
hàng. Như vậy, theo Perobeli, Pereira và David (2007, trang 3) quyết định về mức
độ thanh khoản cần phải dựa vào nguyên tắc sau đây:
- Tài sản thanh khoản càng lớn thì lợi nhuận càng giảm (nhưng cũng làm giảm rủi
ro thanh toán).
- Tài sản thanh khoản thấp làm tăng lợi nhuận của ngân hàng nhưng cũng làm
tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng bởi việc đánh đổi giữa việc sở hữu nguồn
vốn dài hạn với tài sản thanh khoản.
Ngoài ra, theo lý thuyết kinh tế, rủi ro và lợi nhuận có mối quan hệ tích cực
(rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao). Vì vậy khi thanh khoản cao hơn có nghĩa
là ít rủi ro hơn, và cũng có nghĩa là lợi nhuận thấp hơn.
Theo Assaf Neto (2003, trang 22), đầu tư vào tài sản thanh khoản càng
nhiều thì lợi nhuận càng thấp, đồng thời chiến lược quản lý thanh khoản cũng ít
rủi ro hơn. Trong trường hợp này, lợi nhuận thấp hơn so với việc đầu tư ít vào tài
sản thanh khoản. Ngược lại, với tài sản thanh khoản ít, ngân hàng chấp nhận mất
an toàn và tăng nguy cơ phá sản thì lợi nhuận mang về lớn hơn vì ngân
hàng hạn chế khối lượng vốn gắn với tản sản ít sinh lời của ngân hàng. Vì vậy
mà bất cứ sự thay đổi nào của thanh khoản cũng mang lại những tác động đối lập
với khả năng sinh lời của ngân hàng. Bằng cách này, mỗi ngân hàng nên chọn một
lượng tài sản thanh khoản phù hợp hơn với khả năng tiếp nhận rủi ro và lợi nhuận
của mình. Như vậy, có mối quan hệ giữa tài sản thanh khoản và lợi nhuận, các mối
quan hệ này đã được thử nghiệm và xác nhận bởi nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới.
16
2.4: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của của việc nắm giữ các
tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại.
2.4.1: Nghiên cứu của Étienne Bordeleau và Christopher Graham (2010)
Bài nghiên cứu “Tác động của thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân
hàng” sử dụng dữ liệu được thu thập từ 55 ngân hàng của Mỹ và 10 ngân hàng của
Canada trong giai đoạn 1997-2009. Các biến độc lập được sử dụng là: tỷ lệ tài sản
có tính thanh khoản, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, thu nhập từ hoạt động kinh doanh và
đầu tư, tỷ lệ chứng khoán phái sinh, tỷ lệ vốn cấp 1 và các biến kinh tế vĩ mô như
tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Biến phụ thuộc lợi
nhuận được đại diện bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh
lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có một quan hệ phi tuyến việc nắm giữ tài sản
có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Việc nắm giữ nhiều tài sản có
tính thanh khoản sẽ làm tăng lợi nhuận, tuy nhiên, sẽ tồn tại một điểm giới hạn mà
tại đó nếu ngân hàng nắm giữ thêm các tài sản có tính thanh khoản sẽ làm suy giảm
lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với ý kiến cho rằng thị trường vốn sẽ đánh giá cao
việc nắm giữ thêm tài sản thanh khoản của các ngân hàng, nhưng có một điểm mà
lợi nhuận sẽ thấp hơn chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản.
Tại thời điểm nền kinh tế xấu đi, thanh khoản của thị trường kém, mức độ tối đa hóa
lợi nhuận của tài sản có tính thanh khoản tăng lên. Ngân hàng nên nắm giữ tài sản
có tính thanh khoản trong thời điểm nền kinh tế suy yếu. Tốc độ tăng trưởng của
GDP có tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng, trong khi tỷ lệ thất nghiệp và tỷ
lệ lạm phát gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận.
2.4.2 : Nghiên cứu của Antonina Davydenko (2010)
Bài nghiên cứu “Các nhân tố quyết định tỷ suất sinh lợi tại các NHTM
Ukraine” sử dụng dữ liệu thu thập cho các NHTM tại Ukraine trong giai đoạn 2005
– 2009. Biến phụ thuộc được sử dụng là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA và
tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE đại diện cho lợi nhuận ngân hàng. Các
biến độc lập được sử dụng bao gồm hai nhóm nhân tố: nhân tố nội tại của các ngân
17
hàng và nhóm các yếu tố vĩ mô. Để thể hiện tác động của các yếu tố đặc điểm ngân
hàng, các biến độc lập: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu trên tổng
các khoản cho vay, chi phí quản lý trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền mặt và các khoản
tương đương tiền trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản được sử dụng.
Ngoài ra, để thể hiện về tác động đặc trưng của ngành, nghiên cứu sử dụng tỷ lệ
tổng tài sản của nhóm 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trên tổng tổng tài sản
của toàn hệ thống. Nhóm các nhân tố vĩ mô gồm: Biến GDP, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ
giá hối đoái giữa đồng Hryvna của Ukraine và đô la Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, biến đại diện cho tính thanh khoản là tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương
tiền có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, khi cho
tương tác với biến giả sở hữu nước ngoài, biến thanh khoản lại thể hiện mối quan hệ
tích cực với tỷ suất sinh lợi. Điều này cho thấy các ngân hàng nước ngoài quản lý
thanh khoản tốt hơn so với các ngân hàng trong nước.
2.4.3 : Nghiên cứu của Mahshid Shahchera (2012)
Bài nghiên cứu “Tác động của tài sản thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của
các NHTM tại Iran” đã phân tích tác động của tài sản thanh khoản đến tỷ suất sinh
lợi tại các NHTM Iran trong giai đoạn 2002 - 2009 bằng cách sử dụng phương pháp
hồi quy dữ liệu dạng bảng không cân bằng phương pháp GMM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ phi tuyến của việc nắm giữ các
tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi sẽ tăng
lên nếu ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản, tuy nhiên có một
điểm mà tại đó nếu ngân hàng nắm giữ thêm tài sản có tính thanh khoản sẽ làm
giảm tỷ suất sinh lợi. Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
và chu kỳ kinh doanh có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Hệ số
đo lường mức độ quản lý của nhà nước lại có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh
lợi ngân hàng. Các cơ quan quản lý tăng cường việc giám sát hoạt động của các
ngân hàng sẽ làm suy giảm lợi nhuận.
18
2.4.4 : Nghiên cứu của Ictor Curtis Lartey, Samuel Antwi, và Eric Kofi Boadi
(2013).
Bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng niêm yết Ghana” tìm hiểu mối quan hệ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh
lợi tại các ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Ghana. Nghiên cứu
lấy số liệu từ bảy trong số chín ngân hàng niêm yết trong giai đoạn 2005 – 2010.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu và tiến hành hồi quy ROA theo tỷ
suất đầu tư tạm thời (TIR: Temporary Invesment Ratio).
Kết quả nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố thanh
khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng các ngân hàng niêm yết ở Ghana.
2.4.5 : Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga (2013).
Bài nghiên cứu “Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á” tìm
hiểu tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng tại 9 quốc gia Đông Nam Á bao gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia,
Lào, Myanma, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam trong giai đoạn 2004-
2016. Tác giả sử dụng phương pháp phương pháp ước lượng OLS (Ordinary Least
Squares), REM (Random Effects Model), FEM (Fixed Effects Model), SGMM
(System GMM) để phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản và tác động
của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. . Kết
quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân
hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản thanh khoản, vốn chủ sở hữu,
rủi ro tín dụng và thu nhập lãi thuần, và các yếu tố vĩ mô như lạm phát, cung tiền,
tăng trưởng, khủng hoảng tài chính). Biến tài sản thanh khoản tác động ngược chiều
đến rủi ro thanh khoản, các ngân hàng dự trữ cấu trúc tài sản thanh khoản càng cao
rủi ro thanh khoản càng thấp. Rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều với hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Nam Á và Việt Nam nhưng mức độ
tác động khác nhau.
19
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày cơ sở lý thuyết về tài sản có tính thanh
khoản và tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại. Qua đó đã cho thấy tác động
của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM.
Bên cạnh đó, đã lược khảo các nghiên cứu trước đây về tác động của việc nắm giữ
các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM. Các nội dung
trên là cơ sở để phân tích tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản
đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
20
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI SẢN CÓ
TÍNH THANH KHOẢN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM.
3.1: Giới thiệu các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.
Ngân hàng là ngành có mối quan hệ chặt chẽ và gắn liền với sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam. Ngày 26/03/1988 với việc ban hành Nghị định số 53/HĐBT
về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Vịêt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam
được phân thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại.
Theo đó, bốn ngân hàng thương mại được thành lập trên cơ sở chuyển và tách ra từ
Ngân hàng Nhà nước, gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát
triển nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam.
Theo điều 4, Chương 1, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16
tháng 6 năm 2010 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 17/2017/QH14
ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các
tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao
gồm NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ
chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Dựa vào hình thức sở hữu, ngân hàng
thương mại tại Việt Nam được phân chia thành: ngân hàng thương mại TNHH
MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng
100% vốn nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam, ngân hàng liên doanh.
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, ngành ngân hàng Việt Nam
đã có nhiều đổi mới, phát triển cả về số lượng và các loại hình dịch vụ. Tính đến
năm 2018, tại Việt Nam có 31 NHTM CP. Với sự đa dạng về các loại hình
ngân hàng, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, các dịch vụ do ngân
21
hàng cung cấp,… đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các
ngân hàng phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển.
Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, hệ thống ngân hàng nói chung và
NHTM CP nói riêng được xem là phát triển không chỉ thể hiện ở quy mô, doanh số
huy động và cho vay tăng lên, mở rộng thị phần; mà còn thể hiện ở năng lực quản
trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm của ngân hàng. Việc đẩy mạnh các
biện pháp để xử lý hậu tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực
quản trị rủi ro, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với dịch vụ ngân hàng
với giá cả và chi phí hợp lý… là những vấn đề trọng yếu của hệ thống ngân hàng
Việt Nam hiện nay.
3.2: Thực trạng tài sản có tính thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Việt Nam.
Năm 2011 là năm các NHTM CP Việt Nam có tỷ lệ nắm giữ các tài sản
thanh khoản cao nhất, trong đó Seabank là ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản
cao nhất lên đến 61.1%.
Các ngân hàng TPB, Seabank, VCB, Nam Á Bank là các ngân hàng có tỷ lệ
nắm giữ các tài sản có tính khoản cao và ổn định qua các năm trong suốt giai đoạn
nghiên cứu, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của các ngân hàng này phần
lớn luôn duy trì tỷ lệ tài sản thanh khoản trên 20%. SCB, BIDV là ngân hàng có tỷ
lệ nắm giữ tài sản thanh khoản ở mức thấp, phần lớn tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh
khoản trên tổng tài sản ở mức dưới 10%.
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM CP Việt
Nam có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2008 – 2011. Trong giai đoạn này, tỷ lệ
nắm giữ tài sản thanh khoản của các ngân hàng phần lớn trên 20%.
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản trong giai đoạn 2012 đến
năm 2018 có xu hướng giảm. Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của các
ngân hàng phần lớn dưới 20%.
22
Bảng 3.1: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM CP
Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018
Đơn vị tính: %
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
ABB 0,239 0,350 0,254 0,219 0,287 0,311 0,307 0,216 0,163 0,189 0,163
ACB 0,341 0,273 0,238 0,346 0,202 0,081 0,068 0,089 0,130 0,083 0,130
BID 0,190 0,169 0,193 0,172 0,162 0,121 0,134 0,123 0,143 0,138 0,143
CTG 0,140 0,131 0,161 0,177 0,145 0,151 0,142 0,111 0,145 0,126 0,145
EIB 0,361 0,245 0,306 0,403 0,429 0,363 0,277 0,102 0,184 0,139 0,184
HDB 0,257 0,342 0,293 0,262 0,172 0,165 0,211 0,162 0,206 0,158 0,206
KLB 0,172 0,230 0,182 0,291 0,199 0,190 0,181 0,107 0,184 0,183 0,184
LPB 0,406 0,240 0,172 0,382 0,283 0,233 0,115 0,073 0,080 0,148 0,080
MBB 0,385 0,386 0,337 0,356 0,287 0,197 0,198 0,190 0,187 0,208 0,187
MSB 0,506 0,416 0,277 0,271 0,315 0,249 0,194 0,148 0,238 0,127 0,238
NamABank 0,224 0,357 0,235 0,263 0,225 0,281 0,419 0,228 0,177 0,119 0,177
NVB 0,425 0,310 0,274 0,195 0,086 0,214 0,210 0,177 0,119 0,173 0,119
OCB 0,072 0,133 0,302 0,193 0,182 0,149 0,148 0,155 0,162 0,207 0,162
PGBank 0,371 0,250 0,125 0,135 0,156 0,290 0,266 0,147 0,082 0,090 0,082
Saigonbank 0,183 0,062 0,144 0,105 0,095 0,075 0,058 0,115 0,171 0,192 0,171
SCB 0,139 0,108 0,144 0,072 0,063 0,071 0,073 0,078 0,070 0,081 0,070
Seabank 0,455 0,541 0,295 0,611 0,521 0,415 0,375 0,219 0,227 0,207 0,227
SHB 0,258 0,271 0,244 0,272 0,287 0,228 0,199 0,177 0,110 0,136 0,110
STB 0,279 0,269 0,261 0,174 0,155 0,110 0,108 0,056 0,052 0,045 0,052
TCB 0,333 0,340 0,362 0,294 0,235 0,135 0,142 0,115 0,211 0,162 0,211
TPB 0,575 0,141 0,183 0,362 0,189 0,210 0,320 0,291 0,169 0,211 0,169
VCB 0,291 0,302 0,303 0,332 0,212 0,262 0,308 0,252 0,317 0,335 0,317
VIB 0,261 0,335 0,298 0,317 0,154 0,125 0,121 0,102 0,091 0,121 0,091
VietAbank 0,275 0,190 0,222 0,157 0,150 0,090 0,088 0,132 0,225 0,200 0,225
Vietbank 0,553 0,321 0,384 0,316 0,167 0,123 0,183 0,202 0,195 0,128 0,195
Vietcapital
Bank 0,431 0,150 0,352 0,294 0,393 0,308 0,176 0,162 0,175 0,156 0,175
VPB 0,154 0,311 0,245 0,319 0,296 0,195 0,142 0,106 0,107 0,101 0,107
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam)
23
30,0
25,0
20,0
15,0
10,0
5,0
0,0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM
CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018.
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam).
3.3: Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt
Nam
3.3.1 : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA.
3.3.1.1 Thực trạng tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam.
Tổng tài sản của các NHTM CP Việt Nam.có xu hướng tăng lên từ năm 2008
đến năm 2018.
Giai đoạn năm 2008 – 2011, quy mô tổng tài sản tăng nhanh, phần lớn các
ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản dương và có tốc độ tăng trưởng cao.
Tăng trưởng tổng tài sản trong giai đoạn này đạt trên 20%, điều này có thể lý giải
được bởi trong giai đoạn này nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi và
phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.
Giai đoạn 2011- 2015, quy mô tổng tài sản tiếp tục tăng tuy nhiên tốc độ tăng
trưởng tổng tài sản giảm lại, không còn tăng nhanh như giai đoạn 2018 – 2011.
24
8.000.000
7.000.000
6.000.000
5.000.000
4.000.000
3.000.000
2.000.000
1.000.000
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Ngoài ra , có một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản âm, trong số đó là
EIB, MSB có tổng tài sản sụt giảm liên tục trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có xu hướng tăng và
ổn định. Tất cả các NHTM CP đều có tốc độ tăng trưởng tổng sản dương ngoại trừ
MSB.
So với năm 2008, tổng tài sản năm 2018 đã tăng hơn 7 lần và đạt hơn 7,8
triệu tỷ đồng. Các ngân hàng BID, CTG và VCB có quy mô tổng tài sản năm 2018
đạt mức trên 1.000.000 tỷ đồng và vượt xa các NHTM CP còn lại. Đứng đầu là
BID với 1.313.037 tỷ đồng, tiếp theo là CTG với 1.164.434 tỷ đồng và VCB với
1.074.026 tỷ đồng. Theo sau đó là nhóm các ngân hàng SCB, STB, MBB, SHB,
ACB, VPB và TCB với quy mô trên 200.000 tỷ đồng, vượt trội hơn hẳn các NHTM
CP còn lại.
Biểu đồ 3.2: Thực trạng tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn
2008 – 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam).
25
80.000
70.000
60.000
50.000
40.000
30.000
20.000
10.000
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
3.3.1.2: Thực trạng lợi nhuận sau thuế tại các NHTM CP Việt Nam.
Biểu đồ 3.3: Thực trạng lợi nhuận sau thuế tại các NHTM CP Việt Nam giai
đoạn 2008 – 2018.
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam).
Trong giai đoạn 2008 – 2018, các ngân hàng BID, CTG và VCB có lợi
nhuận sau thuế dẫn đầu và đạt mức trên 2.000 tỷ đồng.
Giai đoạn từ 2008 – 2011 lợi nhuận sau thuế của phần lớn các ngân hàng có
xu hướng tăng lên. Năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính
thế giới, với những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các hoạt động
chứng khoán, bất động sản, hoạt động cho vay của ngân hàng hạn chế nên lợi nhuận
sau thuế thấp. Giai đoạn 2009 – 2010, nền kinh tế phục hồi trở lại sau cuộc khủng
hoảng năm 2008 thì lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng tăng trở lại, ngoại trừ
SCB (-32,2%) vào năm 2009, (-11,64%) năm 2010 và VCB (-22%) năm 2009.
Giai đoạn 2012 – 2015, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng
giảm xuống. Đỉnh điểm là năm 2012, hơn một nửa số ngân hàng có tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận âm: ACB (-75,6%), CTG (-1,4%), EIB (29,6%), HDBank (-
26
23,45%), KienLongBank (-11,1%), LPB (-11,1%), MSB (-71,6%), NamABank (-
24,9%), NCB (-98,6%), OCB (-24,1%), SCB (-78,3%), SeABank (-58,2%)…
Một số ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận âm liên tục như: ABB, EIB, KLB, LPB,
MSB, Vietbank, Vietcapital Bank,… Một trong những nguyên nhân khiến cho tăng
trưởng lợi nhuận của các ngân hàng giảm trong giai đoạn này đó chính là vấn đề nợ
xấu, do đó chi phí trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu này tăng cao, làm sụt
giảm đáng kể lợi nhuận của các ngân hàng.
Năm 2016 – 2018, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng tăng trở lại khi
vấn đề nợ xấu của các ngân hàng được giải quyết, tình hình kinh tế vĩ mô có những
chuyển biến tích cực và ổn định. Năm 2018, VCB đạt mức lợi nhuận sau thuế hơn
14.000 tỷ đồng, TCB hơn 8.400 tỷ đồng và VPB hơn 7.300 tỷ đồng. Tiếp theo sau
đó là các ngân hàng BIDV, MBB, ACB, CTG là các ngân hàng có lợi nhuận sau
thuế cao vượt trội hơn hẳn so với các ngân hàng còn lại.
3.3.1.3: Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Bảng 3.2: Tỷ lệ ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018
Đơn vị tính: %
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
ABB 0,37 1,18 1,31 0,75 0,87 0,24 0,17 0,14 0,33 0,58 0,79
ACB 2,10 1,31 1,14 1,14 0,44 0,50 0,53 0,51 0,57 0,74 1,56
BID 0,81 0,95 1,03 0,79 0,53 0,74 0,76 0,68 0,61 0,56 0,52
CTG 0,93 1,14 0,93 1,36 1,22 1,00 0,86 0,73 0,71 0,68 0,47
EIB 1,47 1,73 1,38 1,66 1,26 0,39 0,21 0,03 0,24 0,55 0,43
HDB 0,63 1,02 0,78 0,95 0,62 0,25 0,48 0,48 0,49 0,92 1,48
KLB 1,27 1,22 1,56 2,21 1,89 1,47 0,76 0,65 0,40 0,54 0,55
LPB 5,95 3,11 1,95 1,74 1,31 0,71 0,46 0,33 0,75 0,84 0,55
MBB 1,59 1,59 1,56 1,53 1,31 1,26 1,23 1,13 1,11 1,10 1,71
MSB 0,97 1,21 1,00 0,70 0,21 0,31 0,14 0,11 0,15 0,11 0,63
NamABank 0,16 0,51 0,96 1,26 1,13 0,47 0,50 0,55 0,08 0,44 0,79
NVB 0,52 0,76 0,78 0,74 0,01 0,06 0,02 0,01 0,02 0,03 0,05
OCB 0,64 1,63 1,55 1,19 0,84 0,74 0,56 0,42 0,61 0,97 1,76
27
PGBank 1,06 1,68 1,34 2,54 1,25 0,15 0,51 0,17 0,49 0,22 0,42
Saigonbank 1,44 1,77 4,73 1,98 2,00 1,18 1,14 0,24 0,73 0,26 0,20
SCB 1,20 0,58 0,46 0,37 0,04 0,02 0,04 0,02 0,02 0,03 0,03
Seabank 0,78 1,50 1,14 0,12 0,07 0,19 0,11 0,11 0,11 0,24 0,35
SHB 1,35 1,16 0,97 1,06 0,02 0,59 0,47 0,39 0,38 0,54 0,52
STB 1,40 1,61 1,23 1,46 0,66 1,38 1,16 0,39 0,02 0,27 0,44
TCB 2,00 1,84 1,38 1,75 0,43 0,41 0,62 0,80 1,34 2,39 2,64
TPB 2,09 1,19 0,77 (5,51) 0,77 1,19 1,02 0,74 0,53 0,78 1,33
VCB 2,28 1,53 1,39 1,14 1,06 0,93 0,79 0,79 0,87 0,88 1,36
VIB 0,49 0,81 0,84 0,66 0,80 0,07 0,65 0,62 0,54 0,91 1,58
VietAbank 0,70 1,33 1,11 1,10 0,67 0,22 0,13 0,20 0,16 0,15 0,17
Vietbank 1,77 0,58 0,36 2,00 0,14 0,19 (1,28) (0,38) 0,18 0,63 0,62
Vietcapital
Bank 0,15 1,64 0,69 1,59 1,00 0,45 0,63 0,18 0,01 0,084 0,20
VPB 1,07 1,07 0,84 0,97 0,70 0,84 0,77 1,24 1,72 2,32 2,28
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam).
ROA của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có giá trị trung bình
trong khoảng từ 0,6% đến 1,4%. Các ngân hàng TCB, VCB, VPB, MBB, ACB,
CTG là những ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản vượt trội và ổn định
qua các năm.
Năm 2008 tỷ lệ ROA của LPB (5,95%) cao nhất là do năm này LPB vừa
được thành lập, quy mô tổng tài sản còn tương đối nhỏ nên tỷ lệ ROA lớn. Năm
2011, tỷ lệ ROA của TPB (-5,51%) là thấp nhất do trong năm này lợi nhuận
của TPB âm hơn 1.371 tỷ đồng.
ROA bình quân của các NHTM CP Việt Nam có xu hướng giảm dần từ năm
2008 đến năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng
tổng tài sản tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Ngoài ra, lợi nhuận
của một số ngân hàng có xu hướng giảm do những biến động của nền kinh tế, lạm
phát tăng cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh,
tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn giai đoạn trước, tỷ lệ nợ xấu cao dẫn đến lợi
28
1,6
1,4
1,2
1,0
0,8
0,6
0,4
0,2
0,0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
nhuận giảm. Năm 2016 – 2018, ROA có xu hướng tăng trở lại do tình hình kinh tế
có nhiều chuyển biến tích cực, lạm phát duy trì mức ổn định, các ngân hàng mở
rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, nợ xấu được xử lý, lợi nhuận được cải thiện
đáng kể.
Biểu đồ 3.4: ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018.
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam).
3.3.2 : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE
3.3.2.1: Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP Việt Nam.
Vốn chủ sở hữu của các NHTM CP Việt Nam có xu hướng tăng dần từ năm
2008 đến năm 2018. Năm 2018, quy mô vốn chủ sở hữu đạt mức trên 500.000 tỷ
đồng, vốn chủ sở hữu trung bình của các ngân hàng TMCP Việt Nam khoảng
19.000 tỷ đồng. Các ngân hàng đứng đầu về vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng
TMCP Việt Nam là CTG, VCB, BID, TCB, VPB và MBB. Các ngân hàng trên có
29
600.000
500.000
400.000
300.000
200.000
100.000
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
quy mô Vốn chủ sở hữu đạt trên ba mươi nghìn tỷ đồng. CTG luôn dẫn đầu về vốn
chủ sở hữu với hơn 67.000 tỷ đồng, tiếp sau đó là VCB với hơn 62.000 tỷ và BID
với hơn 54.000 tỷ đồng. KLB, NVB PGBank, Saigonbank, Vietcapital Bank là các
ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu thấp dưới 4.000 tỷ đồng.
Biểu đồ 3.5: Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn
2008 – 2018.
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam).
Năm 2008 – 2011, Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng nhanh. Quy mô vốn chủ sở
hữu năm 2011 gấp 2.08 lần so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu
hơn 20%. Giai đoạn 2011- 2016 tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu chậm lại, thậm
chí có nhiều ngân hàng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm. Năm 2017 – 2018, tốc
độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu tăng trở lại và đạt mức tăng trưởng trung bình trên
13%/năm. So với quy mô vốn chủ sở hữu năm 2008, vốn chủ sở hữu năm 2018 đã
tăng khoảng 4,5 lần.
30
3.3.2.2: Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE
Bảng 3.3: Tỷ lệ ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018
Đơn vị tính: %
Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
ABB 1,26 6,94 10,66 6,66 8,15 2,45 2,05 1,58 4,17 7,99 10,41
ACB 28,46 21,78 20,52 26,82 6,21 6,61 7,68 8,04 9,42 13,21 24,44
BID 14,83 15,97 15,51 13,16 9,70 12,58 14,87 14,22 14,36 14,77 12,47
CTG 14,63 22,15 18,88 21,92 18,29 10,71 10,38 10,20 11,23 11,71 8,03
EIB 5,54 8,48 13,43 18,64 13,53 4,49 2,60 0,30 2,30 5,77 4,44
HDB 3,58 10,81 11,43 12,02 6,05 2,53 5,37 5,46 7,92 12,41 19,02
KLB 3,56 8,20 6,06 11,42 10,19 9,02 5,23 4,90 3,60 5,68 6,18
LPB 12,87 14,11 16,63 14,82 11,75 7,79 6,31 4,60 12,76 14,58 9,41
MBB 15,90 15,89 19,28 22,06 17,93 15,02 14,95 11,05 11,26 12,29 18,11
MSB 16,90 21,75 18,29 8,39 2,49 3,50 1,51 0,85 1,03 0,89 6,28
NamABank 0,75 4,21 6,37 7,29 5,51 4,14 5,62 5,69 0,96 6,52 13,98
NVB 5,31 12,21 7,76 5,17 0,07 0,58 0,25 0,20 0,34 0,68 1,12
OCB 4,09 8,85 9,70 8,07 6,02 6,09 5,49 4,96 8,20 13,30 20,02
PGBank 6,39 16,00 10,07 17,22 7,51 1,19 3,92 1,21 3,51 1,81 3,44
Saigonbank 10,97 10,86 22,55 9,20 8,40 4,94 5,19 1,27 3,97 1,60 1,21
SCB 16,51 6,87 5,90 4,72 0,56 0,32 0,68 0,50 0,49 0,78 1,06
Seabank 4,29 8,39 10,95 2,28 0,94 2,65 1,53 1,59 1,99 4,94 5,94
SHB 8,59 13,17 11,82 12,91 0,27 8,21 7,54 7,06 6,90 10,48 10,24
STB 12,31 15,84 13,35 14,21 7,32 13,06 12,22 5,19 0,28 4,30 7,27
TCB 21,03 23,21 22,08 25,21 5,76 4,73 7,22 9,29 16,08 23,93 16,36
TPB 4,95 7,83 5,06 (82,00) 3,51 10,31 12,41 11,71 9,95 14,43 17,00
VCB 36,28 23,47 20,65 14,65 10,58 10,28 10,54 11,81 14,32 17,33 23,52
VIB 7,36 15,58 12,00 7,83 6,25 0,63 6,15 6,05 6,43 12,79 20,57
VietAbank 5,01 12,25 7,85 6,94 4,64 1,68 1,31 2,09 2,47 2,40 2,80
Vietbank 2,19 3,99 1,93 11,80 0,74 0,96 (8,27) (4,59) 2,19 7,88 7,14
Vietcapital 0,47 4,94 2,72 8,18 6,31 3,20 4,89 1,61 0,08 1,00 2,74
31
18,0
16,0
14,0
12,0
10,0
8,0
6,0
4,0
2,0
0,0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Bank
VPB 8,45 11,52 9,67 13,34 10,66 13,17 13,96 17,89 22,91 21,69 21,17
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam)
Tỷ lệ ROE chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khả năng sinh lời của tài sản và
đòn bẩy tài chính. Tỷ lệ ROE tăng nếu hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng tăng
hoặc tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của ngân hàng giảm. Do vậy, một
ngân hàng có tỷ lệ ROA thấp có thể đạt được tỷ lệ ROE cao nhờ việc sử dụng
nhiều đòn bẩy tài chính và ít vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ ROE của các NHTM CP Việt Nam tăng lên trong giai đoạn 2008 –
2009 sau đó giảm liên tục trong giai đoạn 2010 – 2015. Sự sụt giảm mạnh nhất
có thể kể đến là: ACB (từ 26,82% (2011) giảm còn 6,21% (2012),
Techcombank (từ 25,2% (2011) giảm còn 5,76% (2012). Ngoài sự sụt giảm trong
lợi nhuận do những nguyên nhân đã phân tích ở trên, bên cạnh đó, một trong những
nguyên nhân làm cho lợi nhuận sụt giảm là hai năm gần đây các ngân hàng đã trích
lập dự phòng rủi ro với giá trị lớn hơn so với giai đoạn trước, cộng với việc vốn
chủ sở hữu và tài sản vẫn tăng liên tục dẫn đến tỷ lệ ROE giai đoạn sau có xu hướng
giảm xuống.
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam)
32
30 1,6
25
1,4
1,2
20
1
15 0,8
10
0,6
0,4
5
0,2
0 0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ tài sản có tính
thanh khoản
ROA
Từ năm 2016 – 2018, ROE tăng trở lại do sự cải thiện tình hình lợi nhuận
của các ngân hàng, các khoản nợ xấu được xử lý, các ngân hàng được hoàn trả lại
những khoản trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã trích lập trước đó.
Nhìn chung, tỷ lệ ROA, ROE của các NHTM CP Việt Nam có sự biến động
rõ rệt, tăng cao ở giai đoạn 2008 – 2010, và giảm dần ở giai đoạn 2011 – 2015
sau đó tăng trở lại vào năm 2016 - 2018.
3.4: Thực trạng tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.
3.4.1 : Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên tổng
tài sản.
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROA tại các
NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam)
33
30
25
20
15
10
5
0
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ tài sản thanh khoản
ROE
Giai đoạn 2008 - 2011 tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản có xu hướng tăng
trong khi ROA có xu hướng giảm. Tỷ lệ tài sản có thanh khoản tnrên tổng tài sả
trong giai đoạn này tăng từ 25,89% (2008) lên 27,34% (2011) trong khi đó ROA lại
giảm từ 1,38% (2008) xuống 1,08% (2011). Như vậy, tỷ lệ tài sản có tính thanh
khoản trên tổng tài sản và ROA có xu hướng ngược chiều với nhau.
Giai đoạn 2011 – 2016, tỷ lệ tài sản thanh khoản và ROA có xu hướng biến
động cùng chiều với nhau khi cùng có xu hướng giảm. Tỷ lệ tài sản thanh khoản
giảm từ 27,34% (2011) xuống 13,63% (2016), ROA giảm từ 1,08% xuống 0,62%.
Năm 2017 – 2018, tỷ lệ tài sản thanh khoản và ROA lại có xu hướng biến
động ngược chiều nhau, ROA có xu hướng tăng lên trong khi tỷ lệ tài sản thanh
khoản có xu hướng giảm. Như vậy có thể thấy tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản và
ROA trong các giai đoạn khác nhau có sự biến động khác nhau.
3.4.2 : Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu.
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROE tại các
NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam)
34
Giai đoạn 2008 – 2011, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và
ROE có xu hướng biến động ngược chiều nhau. Khi tỷ lệ tài sản có tính thanh
khoản giảm thì ROE có xu hướng tăng lên.
Giai đoạn 2012 – 2015 lại nhận thấy sự biến động biến động cùng chiều
giữa tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROE khi cùng có xu
hướng giảm trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2016 – 2018, xu hướng biến động của tỷ lệ tài sản có tính thanh
khoản trên tổng tài sản và ROE là không rõ ràng.
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 đã trình bày về thực trạng tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài
sản và tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Qua đó, đã cho thấy xu hướng
biến động của tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi đến tỷ suất sinh
lợi của các NHTM CP Việt Nam trong từng giai đoạn có xu hướng không giống
nhau. Trong chương 4 sẽ tiến hành chạy mô hình hồi quy để xem xét tác động của
việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP
Việt Nam.
35
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1: Mô hình nghiên cứu và các giả thiết
4.1.1: Mô hình nghiên cứu.
Dựa vào nghiên cứu của Étienne Bordeleau và Christopher Graham để xem
xét tác động của tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP
Việt Nam.
Mô hình nghiên cứu như sau:
ROA= f(LAi,t-1 , LA2
i,t-1 , LAi,t-1*MKT_INCOMEi,t , LAi,t-1*REPOSi,t , LAi,t-
1*GDPi,t , LEVi,t-1 , TIER1i,t-1 , GDPi,t , CPIi,t-1, UNEi,t)
ROE= f(LAi,t-1 , LA2
i,t-1 , LAi,t-1*MKT_INCOMEi,t , LAi,t-1*REPOSi,t , LAi,t-
1*GDPi,t , LEVi,t-1 , TIER1i,t-1 , GDPi,t, CPIi,t-1 , UNEi,t)
Trong đó:
- Biến phụ thuộc: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu (ROE)
- Biến độc lập: tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản (LA).
- Biến kiểm soát: tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ trên tổng thu
nhập (MKT_INCOME), tỷ lệ chứng khoán phái sinh trên tổng nợ REPOS), tỷ lệ
tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu (LEV), tỷ lệ vốn cấp 1 (TIER1), tốc độ tăng
trưởng GDP (GDP), tỷ lệ lam phát (CPI), tỷ lệ thất nghiệp (UNE)
4.1.2: Giả thiết nghiên cứu.
H1: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có tác động ngƣợc chiều đến
tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
Theo Étienne Bordeleau và Christopher Graham, tài sản có tính thanh khoản
bao gồm: tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước,
tiền vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác,
chứng khoán chính phủ.
Việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản sẽ tác động đến tỷ suất sinh lợi
tại ngân hàng. Với quan điểm của thị trường vốn đối với một ngân hàng, việc nắm
giữ các tài sản có tính thanh khoản sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
36
Tuy nhiên, việc sở hữu quá nhiều tài sản thanh khoản sẽ làm tăng chi phí cơ hội vì
các tài sản thanh khoản thường không đem lại lợi nhuận hoặc có tỷ suất sinh lợi
thấp, sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.
H2: Bình phƣơng tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản có mối
quan hệ phi tuyến đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
Tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính thanh
khoản trên tổng tài sản với tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Việc giảm
tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản làm tăng tỷ suất sinh lợi, tuy nhiên tồn
tại một điểm mà tại đó việc giảm tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản
không làm tăng tỷ suất sinh lợi.
Tồn
H3: Tƣơng tác giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản với tỷ lệ thu
nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ/tổng thu nhập có tác động ngƣợc
chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
Với những khó khăn chung của nền kinh tế, tín dụng tăng trưởng chậm, thu
nhập từ hoạt động cho vay của các ngân hàng ngày càng gặp khó khăn. Nguyên
nhân là do chi phí vốn cao, sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng nước ngoài với
lợi thế là chi phí vốn thấp đã làm cho các ngân hàng Việt Nam phải cho vay với
mức lãi suất thấp hơn, biên lợi nhuận giảm sút. Thêm vào đó là tình trạng nợ xấu
tăng cao, các ngân hàng phải tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro đã khiến cho lợi
nhuận của các ngân hàng sụt giảm. Việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và
dịch vụ khác để tạo ra các nguồn thu nhập ngoài lãi là một trong những cách thức
giúp các ngân hàng đạt được các chỉ tiêu về lợi nhuận. Do đó, tỷ lệ nguồn thu
từ các hoạt động kinh doanh và dịch vụ sẽ có tác động đáng kể đến tỷ
suất sinh lợi của các ngân hàng.
H4: Tƣơng tác giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản với tỷ lệ
chứng khoán phái sinh trên tổng nợ tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi
tại các NHTM CP Việt Nam.
Trên thế giới, việc sử dụng các công cụ phái sinh giúp các ngân hàng phòng
ngừa rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Do đó, tương tác giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản
37
trên tổng tài sản với tỷ lệ chứng khoán phái sinh trên tổng nợ tác động cùng
chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
H5: Tƣơng tác giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản với tốc độ tăng
trƣởng GDP có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt
Nam.
Tương tác giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản và tốc độ tăng
trưởng GDP có mối tương quan với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Trong điều kiện
nền kinh tế tích cực, việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản sẽ tác động tích
cực đến tỷ suất sinh lợi và ngược lại, trong trường hợp nền kinh tế xấu đi, việc nắm
giữ các tài sản thanh khoản sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi.
H6: Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất
sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu chỉ ra khả năng sử dụng vốn chủ sở
hữu và vốn vay của ngân hàng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng
đó. Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cao thể hiện việc ngân hàng sử dụng vốn
một cách hiệu quả khi nó nhận được một nguồn lực kinh doanh lớn hơn nhiều lần so
với vốn chủ sở hữu của chính nó, song tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu quá
cao cũng có thể thể hiện việc ngân hàng đã đi vay rất nhiều để duy trì hoạt động
kinh doanh không mấy hiệu quả của mình. Một tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu
thấp cho thấy đây là một ngân hàng hoạt động mà không cần sử dụng vốn vay hoặc
nhu cầu sử dụng vốn vay rất thấp, đó có thể là một ngân hàng mạnh hoặc có thể là
một ngân hàng hoạt động một cách quá an toàn, họ chấp nhận bỏ qua những cơ hội
kinh doanh để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
H7: Tỷ lệ vốn cấp 1/TTS rủi ro có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lợi tại
các NHTM CP Việt Nam.
Vốn cấp 1: là vốn sẵn có chắc chắn và các khoản dự phòng được công bố
gồm: vốn chủ sở hữu vĩnh viễn (vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần phổ thông), vốn dự
trữ đã công bố (lợi nhuận không chia); lợi ích thiểu số tại các công ty con có hợp
nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh (Goodwill). Như vậy, về cơ bản vốn cấp
38
1 bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận giữ lại, các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập
từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng
tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Do việc phải đáp ứng nguồn vốn cấp 1 theo quy
định sẽ làm các ngân hàng mất đi các cơ hội kinh doanh, qua đó làm giảm tỷ suất
sinh lợi.
H8: Tăng trƣởng GDP thực tế có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi tại
các NHTM CP Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (GDPt) được kỳ vọng có mối tương
quan dương với tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng tốt, cùng với
việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu về vốn của nền
kinh tế gia tăng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng gia tăng thu nhập của mình.
Ngược lại khi nền kinh tế xấu đi, có thể tác động đến chất lượng các khoản tín dụng,
dẫn tới tăng dự phòng rủi ro tín dụng và làm suy giảm tỷ suất sinh lợi tại các ngân
hàng.
H9: Tỷ lệ thất nghiệp có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các
NHTM CP Việt Nam.
Nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ làm giảm khả năng đi vay và trả nợ
của người vay tiền, tăng tỷ lệ nợ xấu qua đó tác động ngược chiều đến lợi nhuận của
ngân hàng. Ngoài ra, một tỷ lệ thất nghiệp thấp cho thấy khả năng đi vay và năng
lực trả nợ của người vay tăng lên, giảm tỷ lệ nợ xấu qua đó nâng cao khả năng tạo
ra lợi nhuận của các ngân hàng.
H10: Lạm phát có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP
Việt Nam.
Sự gia tăng lạm phát sẽ kéo theo sự gia tăng lãi suất huy động cũng như lãi
suất cho vay của các ngân hàng, qua đó có thể tác động làm tăng lên hoặc giảm đi
của lợi nhuận. Nếu lạm phát không được lường trước và các ngân hàng thiếu linh
hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất thì có khả năng sẽ làm cho chi phí của ngân hàng
tăng lên nhanh hơn doanh thu, và do đó có thể gây tác động tiêu cực lên tỷ suất sinh
lợi ngân hàng. Nếu các ngân hàng dự đoán được lạm phát một cách chính xác, sẽ có
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi

More Related Content

Similar to Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...nataliej4
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...PinkHandmade
 
Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...
Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...
Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...NuioKila
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi (20)

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
 
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân HàngLuận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận án: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM V...
Luận án: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM V...Luận án: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM V...
Luận án: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM V...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào N...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...
Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...
Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suất Sinh Lợi

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH    NGUYỄN NGỌC THUẬN TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀISẢN CÓ TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH     NGUYỄN NGỌC THUẬN TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI SẢN CÓ TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS THÂN THỊ THU THỦY TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Thân Thị Thu Thủy. Các thông tin số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các vấn đề tham khảo và tổng hợp từ những công trình nghiên cứu khác đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP. HCM, ngày …..tháng …..năm 2019 Tác giả Nguyễn Ngọc Thuận
  • 4. TÓM TẮT Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Thanh khoản ngân hàng là một trong những vấn đề quan trọng của ngành ngân hàng, là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh và tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Do đó, việc đánh giá tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là cần thiết. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM với dữ liệu bảng được thu thập từ 27 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản với tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Việc nắm giữ quá nhiều các tài sản có tính thanh khoản đã làm giảm tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ trên tổng thu nhập ngân hàng tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Việc tăng cường các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ giúp cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tăng lợi nhuận, tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản thu nhập từ lãi cho vay vốn bị tác động mạnh bởi môi trường kinh tế. Tỷ lệ tài sản trên vốn sở hữu, lạm phát cũng tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lợi. Khi môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng trưởng kinh tế ổn định sẽ giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận, một tỷ lệ lạm phát có thể dự đoán được sẽ giúp các ngân hàng linh hoạt hơn trong chính sách lãi suất, cho vay nhằm đạt được các mục tiêu lợi nhuận. Từ khóa: tài sản có tính thanh khoản, tỷ suất sinh lợi, ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
  • 5. ABSTRACT The impact of liquid asset holdings on Vietnam Joint Stock Commercial Banks profitability. Bank liquidity, which is one of the important issues of the banking sector, is important factor in ensuring business activities and the rate of profit in the bank. Therefore, assessing the impact of holding assets with liquidity to return ratio in the Vietnam Joint Stock Commercial Banks is necessary. The research using GMM method with panel data collected from 27 Vietnam Joint Stock Commercial Banks in the period 2008-2018. The study results showed that negative relationship between the proportion liquid assets with rate of profit in the bank. The holding too many liquid assets has decreased rate of profit in the bank. The ratio of income from operations and non-interest services to total banking income positive impact to return ratio at banks. The enhancement of external interest income help Vietnam Joint Stock Commercial Banks increase profits, avoid too much dependent on interest income is strongly affected by the economic environment. The unemployment rate in the opposite impact to profitability. Leverage ratio and inflation also impact positively in the rate of profit Vietnam Joint Stock Commercial Banks. As the business environment favorable, the economic growth stability will help banks increase profits, a rate of inflation which can be predicted will help banks more flexibility in interest rate policy, lending in order to achieve the profit target. Key word: liquid asset, return ratio, Commercial Banks, Vietnam Joint Stock Commercial Banks.
  • 6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................2 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.........................................................................................3 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................................1 1.1: Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 1.2: Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 1.3: Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2 1.4: Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................3 1.5: Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................3 1.6: Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.................................................................................3 1.7: Kết cấu luận văn ......................................................................................................3 Kết luận chƣơng 1...........................................................................................................4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI SẢN CÓ TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...........................................................................................................5 2.1: Tài sản có tính thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại ......................................5 2.1.1 : Thanh khoản............................................................................................................5 2.1.2 : Tài sản có tính thanh khoản ....................................................................................8 2.2 Tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại. .........................................................11 2.2.1 Khái niệm...............................................................................................................11 2.2.2 : Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi....................................................................12 2.3: Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại ...........................................................................................14
  • 7. 2.4: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại...........16 2.4.1 : Nghiên cứu của Étienne Bordeleau và Christopher Graham (2010) .................16 2.4.2 : Nghiên cứu của Antonina Davydenko (2010) ......................................................16 2.4.3 : Nghiên cứu của Mahshid Shahchera (2012).......................................................17 2.4.4 : Nghiên cứu của Ictor Curtis Lartey, Samuel Antwi, và Eric Kofi Boadi (2013).18 2.4.5: Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga (2013)........................................................18 Kết luận chƣơng 2.........................................................................................................19 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI SẢN CÓ TÍNH THANH KHOẢN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...........................................................................................................20 3.1: Giới thiệu các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam..................................20 3.2: Thực trạng tài sản có tính thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.........................................................................................................................21 3.3: Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam 23 3.3.1 : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA..................................................................23 3.3.1.2 : Thực trạng lợi nhuận sau thuế tại các NHTM CP Việt Nam...........................25 3.3.1.3 : Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.......................................................26 3.3.2 : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE............................................................28 3.3.2.1 : Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP Việt Nam..................................28 3.3.2.2 : Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE........................................30 3.4: Thực trạng tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.....................................................................................32 3.4.1 : Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.32 3.4.2: Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. .................................................................................................................................33 Kết luận chƣơng 3.........................................................................................................34 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...........35 4.1: Mô hình nghiên cứu và các giả thiết.....................................................................35
  • 8. 4.1.1 : Mô hình nghiên cứu............................................................................................35 4.1.2 : Giả thiết nghiên cứu..............................................................................................35 4.2: Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................................40 4.3: Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................40 4.4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ...............................43 4.4.3 Kết quả ước lượng GMM.......................................................................................44 4.4.4 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................47 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................................49 Kết luận chƣơng 4.........................................................................................................51 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO THANH KHOẢN NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ....................................................................52 5.1 Kết luận ....................................................................................................................52 5.2 Hàm ý chính sách đảm bảo thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam............................................................53 5.2.1 Cân nhắc tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản ........................................53 5.2.2 Tăng cường việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao kết hợp việc tăng cường phát triển các khoản thu nhập ngoài lãi................................................................54 5.2.3 Linh hoạt điều chỉnh việc nắm giữ tài sản thanh khoản với tốc độ tăng trưởng GDP 55 5.3 Hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam...................................................................................................55 5.4 Hạn chế của đề tài và các hƣớng nghiên cứu tiếp theo........................................56 Kết luận chƣơng 5.........................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ PHỤ LỤC ...........................................................................................................................
  • 9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GMM: Generalized Method of Moments NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTM CP: Ngân hàng thương mại cổ phần ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu VIF: Variance Inflation Factor – Nhân tử phóng đại phương sai.
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018............................................................................................ 22 Bảng 3.2: Tỷ lệ ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 .................. 26 Bảng 3.3: Tỷ lệ ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018.................. 30 Bảng 4.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu...................................................... 39 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu..................................... 41 Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ....................... 43 Bảng 4.4: Kết quả ước lượng GMM với ROA............................................................... 44 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng GMM với ROE.............................................................. 456
  • 11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018.................................................................................... 23 Biểu đồ 3.2: Thực trạng tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 ................................................................................................................................ 24 Biểu đồ 3.3: Thực trạng lợi nhuận sau thuế tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018. ................................................................................................................... 25 Biểu đồ 3.4: ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018........................ 28 Biểu đồ 3.5: Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018. ............................................................................................................................ 29 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018............... 31 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 ................................................................. 32 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 ................................................................. 33
  • 12. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1: Lý do chọn đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cuối năm 2007 và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2010 đã nhấn chìm toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng như hệ thống tài chính toàn cầu với sự sụp đổ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS 2004) đã chỉ ra rằng nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng đó chính là vấn đề thanh khoản. Trên thế giới, rất nhiều ngân hàng phải tuyên bố phá sản hoặc bị mua lại, sáp nhập với các ngân hàng khác do không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản. Trong quá khứ, một số ngân hàng Việt Nam đã gặp phải tình trạng căng thẳng thanh khoản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt là ngân hàng luôn đảm bảo được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp l để đáp ứng các nhu cầu thanh toán tức thời. Việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản sẽ giúp các NHTM đứng vững trước các cú sốc thanh khoản của nền kinh tế. Tuy nhiên việc nắm giữ quá nhiều các tài sản có tính thanh khoản sẽ khiến các ngân hàng mất đi các cơ hội đầu tư, kinh doanh, dẫn đến nguy cơ suy giảm khả năng sinh lợi. Do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo khả năng thanh khoản mà vẫn đạt được tỷ suất sinh lợi mong muốn của ngân hàng. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới được tiến hành để xem xét tác động của thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng. Trong đó, các nghiên cứu của Mahshid Shahchera (2012) tại các ngân hàng thương mại của Iran và Rizwan Ali Khan& Mutahhar Ali (2016) tại các ngân hàng thương mại của Pakistan, Nghiên cứu của Ictor Curtis Lartey, Samuel Antwi, và Eric Kofi Boadi (2013) tại các ngân hàng thương mại của Ghana cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Các nhà nghiên cứu khác lại nhận thấy nắm giữ tài sản thanh khoản sẽ áp đặt một chi phí cơ hội vào các ngân hàng cho việc nắm giữ tài sản sinh lời thấp, do đó có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi. Nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Goddard và cộng sự (2004) tìm
  • 13. 2 thấy bằng chứng của mối quan hệ tiêu cực giữa tài sản thanh khoản và tỷ suất sinh lợi cho các ngân hàng châu Âu trong giai đoạn cuối năm 1980 và giữa năm 1990. Theo nghiên cứu của Eichengreen và Gibson (2001), càng ít tài sản thanh khoản, các ngân hàng có thể mong đợi mức sinh lời cao hơn. Nghiên cứu của Étienne Bordeleau và Christopher Graham (2010) tại 55 ngân hàng của Mỹ và 10 ngân hàng của Canada cho thấy mối tương quan phi tuyến tính giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi. Việc nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản sẽ làm tăng lợi nhuận, tuy nhiên, sẽ tồn tại một điểm giới hạn mà tại đó nếu ngân hàng nắm giữ thêm các tài sản có tính thanh khoản sẽ làm suy giảm lợi nhuận. Qua lược khảo các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy các nghiên cứu ở các không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau về tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" để làm luận văn tốt nghiệp. 1.2: Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể: + Đo lường mức độ tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. + Gợi ý các chính sách đảm bảo tính thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 1.3 : Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các tài sản có tính thanh khoản, tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Nghiên cứu tiến hành trên 27 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Các ngân hàng không thể đáp ứng đầy đủ điều kiện về dữ
  • 14. 3 liệu trong giai đoạn nghiên cứu 2008- 2018 đã được lọc bỏ, các ngân hàng còn lại đều là các ngân hàng đáp ứng đầy đủ dữ liệu phù hợp với bài nghiên cứu. + Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2018. 1.4: Câu hỏi nghiên cứu - Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam theo chiều hướng như thế nào? - Cần có các chính sách như thế nào để đảm bảo thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. 1.5: Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu dạng bảng GMM (Generalized Method of Moments) để phân tích tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 27 NHTM CP Việt Nam trong thời gian từ năm 2008 – 2018. Dữ liệu về các biến được thu thập thứ cấp từ báo cáo tài chính có kiểm toán của các ngân hàng, các dữ liệu về các yếu tố vĩ mô được thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam. Các dữ liệu được tính toán trước khi đưa vào mô hình và được xử l với phần mềm Eview để đưa ra kết luận về tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. 1.6: Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Bài nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác động của của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Qua đó, giúp các nhà điều hành chính sách và các ngân hàng thấy được tầm quan trọng của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản. Thông qua kết quả nghiên cứu, bài viết hàm các chính sách đảm bảo thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. 1.7: Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn gồm 5 chương:
  • 15. 4 Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại Chương 3: Thực trạng của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thượng mại cổ phần Việt Nam Chương 4: Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách đảm bảo thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Kết luận chƣơng 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày những thông tin cơ bản về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn. Cuối cùng tác giả trình bày ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Chương 1 giúp người đọc hiểu điều khái quát về đề tài nghiên cứu và dễ dàng tìm hiểu nội dung ở những chương sau.
  • 16. 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI SẢN CÓ TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1: Tài sản có tính thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại 2.1.1: Thanh khoản 2.1.1.1 : Khái niệm Có nhiều định nghĩa khác nhau về thanh khoản. Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng định nghĩa: “Thanh khoản của ngân hàng là khả năng đáp ứng nguồn vốn của ngân hàng để tài trợ tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức” (Basel, 2008). “Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Một nguồn vốn được coi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh” (Trần Huy Hoàng, 2011, trang 232). Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt thấp và thời gian chuyển đổi nhanh. Tương tự, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động vốn thấp cùng với thời gian huy động nhanh. Do đó, dựa trên cách tiếp cận cả về tài sản và nguồn vốn “Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng”. (Trương Quang Thông, 2010) Việc đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau. Trong ngắn hạn: khả năng thanh khoản là khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán tức thời tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán liên quan đến khả năng sinh lời và đảm bảo thanh khoản. Trong dài hạn: khả năng thanh khoản là khả năng huy động đủ nguồn vốn dài hạn với chi phí hợp lý nhằm đáp ứng cho việc gia tăng tài sản (thanh khoản theo cấu trúc, hiện rất được các ngân hàng chú trọng). Như vậy, thanh khoản thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn
  • 17. 6 như đáp ứng nhu cầu rút tiền, cho vay các khoản vay, thực hiện các nhu cầu thanh toán, giao dịch vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại từng thời điểm. Tính thanh khoản khác với khả năng thanh toán của NHTM ở tính chất thời điểm. Ngân hàng vẫn còn khả năng thanh toán trong điều kiện có vốn để trang trải các khoản chi phí, nhưng nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ vào thời điểm đến hạn thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Như vậy, ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản trong khi vẫn có khả năng thanh toán. 2.1.1.2 : Cung thanh khoản, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản. Theo Trần Huy Hoàng (2011), các ngân hàng thương mại thường đo lường trạng thái thanh khoản thông qua trạng thái thanh khoản ròng NLP (Net liquidity position). Theo đó: NPL = Tổng cung thanh khoản - Tổng cầu thanh khoản Trong đó, Cung thanh khoản là khả năng cung ứng tiền của một ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: các khoản tiền gửi sẽ nhận được, thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ, các khoản tín dụng sẽ thu về, bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng, vay mượn từ thị trường tiền tệ và phát hành các giấy tờ có giá. Cầu về thanh khoản là nhu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng. Cầu thanh khoản bao gồm nhu cầu rút tiền và nhu cầu vay tiền của khách hàng. Nhu cầu rút tiền gắn liền với tiền huy động được và nhu cầu vay tiền gắn liến với việc tạo ra các sản phẩm mới”. Nhu cầu về thanh khoản của ngân hàng bao gồm: Nhu cầu rút tiền của khách hàng đối với các khoản tiền gửi, nhu cầu vay vốn của khách hàng, các khoản lãi phải trả cho các khoản tiền gửi, các khoản vay đáp ứng cho các khoản phải trả khác, các khoản chi phí phục vụ cho việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông. Xét về yếu tố thời gian, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn. Nhu cầu thanh khoản ngắn hạn mang tính chất tức thời đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản tiền gửi tiết kiệm đến hạn. Để đáp ứng
  • 18. 7 cho các nhu cầu thanh khoản ngắn hạn, các ngân hàng cần phải dự trữ các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi tại NHNN và tiền gửi tại các định chế tài chính khác, trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc,… Nhu cầu thanh khoản dài hạn là các nhu cầu mang tính chất chu kỳ, mùa vụ như nhu cầu rút tiền vào các ngày cận kề với các ngày lễ hội trong năm, nhu cầu vay vốn vào các dịp cuối năm của các cá nhân. Để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản dài hạn, các ngân hàng cần phải dự phòng khả năng cung cấp vốn từ các nguồn cung khác nhau như lên kế hoạch thu hút tiền gửi và huy động vốn trong dài hạn bằng các thỏa thuận vay vốn từ công chúng và các tổ chức. Trong trường hợp cầu thanh khoản vượt quá cung thanh khoản, ngân hàng sẽ gặp phải trạng thái thiếu hụt thanh khoản. Khi đó, để vượt qua tình trạng thiếu hụt thanh khoản, ngân hàng phải xác định bổ sung nguồn cung thanh khoản từ nguồn nào và với chi phí bao nhiêu. Ngược lại, nếu cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản, khi đó ngân hàng ở trạng thái dư thừa thanh khoản, các ngân hàng đang nắm giữ quá nhiều tài sản không sinh lời hoặc sinh lời thấp, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Khi NLP = 0, ngân hàng đạt được trạng thái thanh khoản cân bằng. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng về thanh khoản trên thực tế rất khó xảy ra bởi việc dự đoán chính xác tuyệt đối sự biến động về cung thanh khoản và cầu thanh khoản là rất khó. 2.1.1.3 : Vai trò của thanh khoản đối với ngân hàng thƣơng mại Khả năng thanh khoản thể hiện khả năng đáp ứng các nguồn vốn nhằm phục vụ cho việc thanh toán các nghĩa vụ đến hạn cũng như sự gia tăng tài sản có là điều cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Vì vậy, việc quản lý thanh khoản là một trong những hoạt động cần thiết và quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Khả năng quản lý thanh khoản tốt sẽ giúp các ngân hàng giảm xác suất xảy ra những tổn thất do thiếu hụt thanh khoản, đáp ứng được các nhu cầu vốn để gia tăng các tài sản giúp các ngân hàng tận dụng được các cơ hội kinh doanh qua đó gia tăng lợi nhuận. Việc suy giảm hoặc mất khả năng thanh khoản của một ngân hàng không chỉ tác động đến chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng
  • 19. 8 đó mà còn có thể tác động đến toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc quản lý thanh khoản đòi hỏi các nhà quản lý của ngân hàng không chỉ đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng một cách thường xuyên, đầy đủ mà còn phải xem xét các nhu cầu cấp vốn, các diễn biến của thanh khoản trong nhiều tình huống khác nhau bao gồm các điều kiện bất lợi để có biện pháp ứng phó kịp thời. Ngân hàng luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn bởi ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn với lãi suất thấp và dùng số tiền đó để cho vay với kỳ hạn dài hơn với mức lãi suất cao hơn. Do đó, cần phải có thanh khoản để đáp ứng các nhu cầu cho vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản vay trong hạn hay phải thanh lý các tài sản, các khoản đầu tư có kỳ hạn bởi việc phải thanh lý các tài sản hoặc các khoản đầu tư có kỳ hạn trước hạn sẽ tốn chi phí và giảm tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Ngoài ra, cần phải có thanh khoản để đáp ứng tất cả các nhu cầu rút tiền hàng ngày hoặc theo mùa vụ một cách kịp thời và trật tự, ổn định. 2.1.2: Tài sản có tính thanh khoản 2.1.2.1: Tính thanh khoản của tài sản Tính thanh khoản của tài sản là khả năng chuyển đổi thành tiền được đo lường bằng thời gian và chi phí. Tài sản có tính thanh khoản cao là các tài sản có chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi nhanh. Tính thanh khoản của tài sản phản ánh rủi ro khi chuyển đổi thành tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Tính thanh khoản của một tài sản phụ thuộc vào nhiều nhân tố và có thể thay đổi giữa các vùng, các nước. Tài sản được xem là có tính thanh khoản cao khi có các đặc điểm sau: - Phổ biến trên thị trường, khả năng chuyển hóa thành tiền một cách nhanh chóng và chi phí thấp. - Giá của tài sản ít biến động, có thể giao dịch một cách nhanh chóng và không giảm doanh thu. - Người bán tài sản có thể mua lại chúng trên thị trường một cách dễ dàng với mức giá ít sự biến động so với mức giá đã bán ra, giúp họ khôi phục giá trị khoản đầu tư ban đầu.
  • 20. 9 2.1.2.2 : Các tài sản có tính thanh khoản - Tài sản ngân quỹ Là những loại tài sản không sinh lợi được nắm giữ chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả cho người gửi tiền, thanh toán bù trừ và đáp ứng được nhu cầu vốn khả dụng của ngân hàng. Tiền mặt tại quỹ: là số tiền mặt mà các ngân hàng nắm giữ tại quỹ để đáp ứng các nhu cầu giao dịch mang tính chất thường xuyên, hàng ngày của mình. Trong trường hợp, số tiền mặt tại quỹ nhiều hơn so với nhu cầu giao dịch của mình, ngân hàng sẽ đem gửi số tiền đó vào NHNN hoặc ngân hàng đại lý. Ngược lại, trong trường hợp nhu cầu giao dịch vượt quá số tiền mặt tại quỹ, ngân hàng sẽ phải rút tiền mặt từ NHNN hoặc ngân hàng đại lý về để đáp ứng các nhu cầu giao dịch của mình. Tiền gửi của ngân hàng tại NHNN: là số dư tiền gửi của ngân hàng tại NHNN. Tài khoản này là tài khoản dự trữ cơ bản của các ngân hàng và các ngân hàng bắt buộc phải duy trì tài khoản này. Tài khoản này sẽ được ghi nợ hoặc ghi có sau khi thanh toán bù trừ séc và chuyển tiền điện tử. Số dư tài khoản tăng lên nếu ngân hàng gửi thêm tiền mặt, nhận các khoản tiền thanh toán trái phiếu và tín phiếu kho bạc đến hạn, mua số dự trữ dư thừa của các ngân hàng khác thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi tại NHNN, vay NHNN. Số dư tài khoản sẽ giảm đi khi các ngân hàng rút tiền mặt, thanh toán mua trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trả nợ NHNN hoặc cho các ngân hàng khác vay số dự trữ nhàn rỗi của mình. Tiền gửi của ngân hàng tại các NHTM khác: bao gồm toàn bộ số dư tiền gửi của ngân hàng tại các NHTM khác. Các ngân hàng không bắt buộc phải duy trì một số dư tiền gửi nhất định tại các NHTM khác, số tiền này không được tính vào tổng số tiền dự trữ bắt buộc của ngân hàng. Để bù lại, ngân hàng nhận gửi sẽ cung cấp cho các ngân hàng gửi tiền nhiều loại hình thức dịch vụ khác nhau như hợp vốn cho vay, giao dịch quốc tế và tư vấn đầu tư.
  • 21. 10 Tiền mặt đang trong quá trình nhờ thu: Là giá trị các séc mà ngân hàng đã nộp vào NHNN hoặc tại ngân hàng chủ trì trong hệ thống thanh toán bù trừ nhưng chưa được thanh toán (chưa được ghi Có). Khoản mục này nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị các tờ séc và thời gian cần thiết để thanh toán các séc đó. - Tài sản chứng khoán Ngoài ngân quỹ, chứng khoán cũng là tài sản có tính thanh khoản cao của NHTM. Việc sở hữu chứng khoản giúp ngân hàng đa dạng hóa tài sản và tìm kiếm lợi nhuận. Không giống như tài sản ngân quỹ, các ngân hàng thu được nguồn lợi nhuận đáng kể khi nắm giữ chứng khoán từ lợi tức được chi trả cho chứng khoán, hoạt động mua bán chênh lệch giá. Trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,…. là các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao và dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán. - Chứng khoán trên thị trƣờng tiền tệ Chứng khoán trên thị trường tiền tệ được xem là một trong những tài sản có tính thanh khoản cao của ngân hàng. Hợp đồng mua lại (Repo) và mua lại đảo ngược (Reverse repo) được sử dụng phổ biến trên thị trường tiền tệ, có bản chất là giao dịch đi vay và cho vay có kỳ hạn Trong thị trường tiền tệ, các thành viên sở hữu chứng khoán tại một thời điểm nhất định có thể bán lượng chứng khoán đang sở hữu cho thành viên khác để đáp ứng cho các nhu cầu thanh khoản và cam kết mua lại lượng chứng khoán với mức giá cao hơn so với mức giá đã bán ban đầu sau một khoảng thời gian nhất định. Trong hợp đồng repo chuẩn, các khoản lãi từ chứng khoán trong suốt kỳ hạn của hợp đồng vẫn thuộc sở hữu của người bán. Người bán chứng khoán cam kết sẽ mua lại số chứng khoán đã bán, đây là hợp đồng mua lại. Người mua chứng khoán sau đó sẽ bán lại lượng chứng khoán đã mua, đây gọi là hợp đồng mua lại đảo ngược. Các giao dịch mua bán chứng khoán giữa NHNN với các thành viên trên thị trường và giữa các thành viên trong thị trường với nhau được gọi chung là giao dịch repo. Trên thế giới, các giao dịch repo được sử dụng gần như thay thế cho các khoản vay của NHTM tại NHNN. Các thành viên trên thị trường tiền tệ sử dụng các
  • 22. 11 Tổng tài sản Nguồn vốn ngắn hạn hợp đồng repo trong quan hệ vay mượn nhau. Ở Việt Nam, các hợp đồng mua lại và mua lại đảo ngược bắt đầu được NHNN Việt Nam sử dụng như một trong các công cụ điều hành chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở) từ tháng 7 năm 2000. Đến nay, công cụ này ngày càng phát triển và phát huy vai trò là một công cụ chủ yếu nhằm điều tiết tiền tệ của các tổ chức tín dụng. 2.1.2.3 : Các chỉ tiêu đo lƣờng tài sản có tính thanh khoản - Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản - hệ số tài sản lỏng (Liquid assets to total assets: liquid asset ratio): Tỷ số này đo lường mức thanh khoản tài sản của tổ chức nhận tiền gửi. Nó cung cấp thông tin về khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường của khách hàng gửi tại tổ chức nhận tiền gửi. Mức độ thanh khoản càng cao cho thấy khả năng đối phó của tổ chức nhận tiền gửi trước những cú sốc càng lớn và ngược lại. Công thức tính như sau: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản = Tài sản có tính thanh khoản - Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn (Liquid assets to shortterm liabilities): Tỷ số này đo lường mức thanh khoản của tài sản so với nguồn vốn ngắn hạn và dùng để đánh giá khả năng cân đối giữa tài sản và nợ. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn ngắn hạn của khách hàng mà không ảnh hưởng đến thanh khoản của tổ chức nhận tiền gửi. Công thức tính như sau: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn = Tài sản có tính thanh khoản 2.2 Tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại. 2.2.1 Khái niệm “Khả năng sinh lợi của một ngân hàng là kết quả sử dụng các tài sản vật chất và tài sản tài chính mà ngân hàng nắm giữ, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp ứng được đòi hỏi là đảm bảo duy trì vốn cho ngân hàng hoạt động và phát triển”
  • 23. 12 (Rose, 1999). Tỷ suất sinh lợi của NHTM là một tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi trên một đơn vị tài sản, vốn chủ sở hữu… mà NHTM đạt được. Tỷ suất sinh lợi lớn hơn 0, khi đó ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi và ngược lại tỷ suất sinh lợi nhỏ hơn 0 thể hiện ngân hàng làm ăn thua lỗ. Tỷ suất sinh lợi cao cho thấy khả năng sinh lợi cao, đây là mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm hơn hết vì thu nhập cao có thể giúp các ngân hàng bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị trường. Tỷ suất sinh lợi còn được xem là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi là thước đo hiệu quả bằng tiền, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi được đo lường thông qua các tỷ số về tỷ suất sinh lợi. 2.2.2: Các chỉ tiêu đo lƣờng tỷ suất sinh lợi Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đo lường tỷ suất sinh lợi nhưng khi đề cập đến tỷ suất sinh lợi của một ngân hàng, các chỉ tiêu sau thường được sử dụng: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, ... Về cơ bản, các chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao và ngược lại. Mỗi tỷ lệ đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau và phản ánh những ý nghĩa đặc trưng riêng. 2.2.2.1 : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On total Assets – ROA). ROA đo lường hiệu quả sử dụng tài sản, cho thấy một đồng vốn tài sản bỏ ra đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho ngân hàng. Công thức tính ROA như sau: Thu nhập sau thuế Tổng tài sản ROA là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tư. ROA đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng hay lợi nhuận của ngân hàng. Một mức ROA thấp phản ánh ROA =
  • 24. 13 chính sách đầu tư , cho vay kém hiệu quả hoặc chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng quá cao. Ngược lại, mức ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả. Bên cạnh cách tính chỉ số ROA như trên, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân – ROAA (Return On Average Asset) được sử dụng để phản ánh chính xác hơn tỷ suất sinh lợi của tài sản ngân hàng trong một thời kỳ, cung cấp một mô tả chính xác hơn về lợi nhuận của ngân hàng nếu tổng tài sản của ngân hàng thay đổi đáng kể trong một năm tài chính. Công thức tính ROAA như sau: Thu nhập sau thuế Tổng tài sản bình quân Trong đó: Tổng tài sản bình quân trong kỳ = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ)/2 2.2.2.2 : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE) ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông. Công thức tính ROE như sau: Thu nhập sau thuế Vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Chỉ số ROE cao và ổn định phản ánh việc quản lý sinh lời và hiệu quả. Tuy nhiên nếu ROE quá cao so với ROA, chứng tỏ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và như vậy có thể ảnh hưởng tới mức độ lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh việc tính chỉ số ROE như trên, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân ROAE được sử dụng để phản ánh chính xác hơn tỷ suất sinh lợi trên vốn ROE = ROAA =
  • 25. 14 chủ sở hữu của ngân hàng trong từng thời kỳ. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) có thể cung cấp một mô tả chính xác hơn về lợi nhuận của ngân hàng, đặc biệt là nếu giá trị vốn chủ sở hữu của các cổ đông đã thay đổi đáng kể trong một năm tài chính. Công thức tính ROAE như sau: Thu nhập sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Trong đó: Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ)/2. 2.3: Tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại Mối quan hệ giữa việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các NHTM là vấn đề mà rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Tài sản thanh khoản đại diện cho khả năng thanh khoản của ngân hàng. Việc quản lý các tài sản thanh khoản là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quản lý tài chính. Nếu ngân hàng không cân đối được tỷ lệ nắm giữ các tài sản thanh khoản nó sẽ trở thành chi phí cho ngân hàng. Theo Chandra (2001, p.72), thông thường một tỷ lệ tài sản thanh khoản cao được xem là một dấu hiệu của sức mạnh tài chính. Tuy nhiên theo một số tác giả khác như Assaf Neto (2003, p.22), thanh khoản cao không phải là trạng thái mà các ngân hàng thực sự mong muốn bởi tài sản có tính thanh khoản thường là cáctài sản mang lại ít lợi nhuận, nó đại diện cho chi phí cơ hội bởi việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao các ngân hàng phải bỏ qua các cơ hội nắm giữ các tài sản có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, Arnold (2008, p.537) nắm giữ tiền mặt cũng có các lợi thế nhất định như: đáp ứng khả năng thanh toán cho các chi phí hàng ngày, chẳng hạn như tiền lương, nguyên vật liệu và các loại thuế. Ngoài ra, do thực tế dòng tiền tương lai không chắc chắn, nắm giữ tiền mặt mang lại giới hạn an toàn đối trong các cuộc suy ROAE =
  • 26. 15 thoái. Việc sở hữu tiền mặt đảm bảo thực hiện các khoản đầu tư có lợi nhuận cao mà nhu cầu thanh toán ngay lập tức. Do đó, một nhiệm vụ quan trọng đối với người quản lý tài chính là phải đạt được sự cân bằng thích hợp giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận cho các ngân hàng. Như vậy, theo Perobeli, Pereira và David (2007, trang 3) quyết định về mức độ thanh khoản cần phải dựa vào nguyên tắc sau đây: - Tài sản thanh khoản càng lớn thì lợi nhuận càng giảm (nhưng cũng làm giảm rủi ro thanh toán). - Tài sản thanh khoản thấp làm tăng lợi nhuận của ngân hàng nhưng cũng làm tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng bởi việc đánh đổi giữa việc sở hữu nguồn vốn dài hạn với tài sản thanh khoản. Ngoài ra, theo lý thuyết kinh tế, rủi ro và lợi nhuận có mối quan hệ tích cực (rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao). Vì vậy khi thanh khoản cao hơn có nghĩa là ít rủi ro hơn, và cũng có nghĩa là lợi nhuận thấp hơn. Theo Assaf Neto (2003, trang 22), đầu tư vào tài sản thanh khoản càng nhiều thì lợi nhuận càng thấp, đồng thời chiến lược quản lý thanh khoản cũng ít rủi ro hơn. Trong trường hợp này, lợi nhuận thấp hơn so với việc đầu tư ít vào tài sản thanh khoản. Ngược lại, với tài sản thanh khoản ít, ngân hàng chấp nhận mất an toàn và tăng nguy cơ phá sản thì lợi nhuận mang về lớn hơn vì ngân hàng hạn chế khối lượng vốn gắn với tản sản ít sinh lời của ngân hàng. Vì vậy mà bất cứ sự thay đổi nào của thanh khoản cũng mang lại những tác động đối lập với khả năng sinh lời của ngân hàng. Bằng cách này, mỗi ngân hàng nên chọn một lượng tài sản thanh khoản phù hợp hơn với khả năng tiếp nhận rủi ro và lợi nhuận của mình. Như vậy, có mối quan hệ giữa tài sản thanh khoản và lợi nhuận, các mối quan hệ này đã được thử nghiệm và xác nhận bởi nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.
  • 27. 16 2.4: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại. 2.4.1: Nghiên cứu của Étienne Bordeleau và Christopher Graham (2010) Bài nghiên cứu “Tác động của thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng” sử dụng dữ liệu được thu thập từ 55 ngân hàng của Mỹ và 10 ngân hàng của Canada trong giai đoạn 1997-2009. Các biến độc lập được sử dụng là: tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, thu nhập từ hoạt động kinh doanh và đầu tư, tỷ lệ chứng khoán phái sinh, tỷ lệ vốn cấp 1 và các biến kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Biến phụ thuộc lợi nhuận được đại diện bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả nghiên cứu cho thấy có một quan hệ phi tuyến việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Việc nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản sẽ làm tăng lợi nhuận, tuy nhiên, sẽ tồn tại một điểm giới hạn mà tại đó nếu ngân hàng nắm giữ thêm các tài sản có tính thanh khoản sẽ làm suy giảm lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với ý kiến cho rằng thị trường vốn sẽ đánh giá cao việc nắm giữ thêm tài sản thanh khoản của các ngân hàng, nhưng có một điểm mà lợi nhuận sẽ thấp hơn chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản. Tại thời điểm nền kinh tế xấu đi, thanh khoản của thị trường kém, mức độ tối đa hóa lợi nhuận của tài sản có tính thanh khoản tăng lên. Ngân hàng nên nắm giữ tài sản có tính thanh khoản trong thời điểm nền kinh tế suy yếu. Tốc độ tăng trưởng của GDP có tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng, trong khi tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận. 2.4.2 : Nghiên cứu của Antonina Davydenko (2010) Bài nghiên cứu “Các nhân tố quyết định tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Ukraine” sử dụng dữ liệu thu thập cho các NHTM tại Ukraine trong giai đoạn 2005 – 2009. Biến phụ thuộc được sử dụng là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE đại diện cho lợi nhuận ngân hàng. Các biến độc lập được sử dụng bao gồm hai nhóm nhân tố: nhân tố nội tại của các ngân
  • 28. 17 hàng và nhóm các yếu tố vĩ mô. Để thể hiện tác động của các yếu tố đặc điểm ngân hàng, các biến độc lập: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu trên tổng các khoản cho vay, chi phí quản lý trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản được sử dụng. Ngoài ra, để thể hiện về tác động đặc trưng của ngành, nghiên cứu sử dụng tỷ lệ tổng tài sản của nhóm 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trên tổng tổng tài sản của toàn hệ thống. Nhóm các nhân tố vĩ mô gồm: Biến GDP, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá hối đoái giữa đồng Hryvna của Ukraine và đô la Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến đại diện cho tính thanh khoản là tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, khi cho tương tác với biến giả sở hữu nước ngoài, biến thanh khoản lại thể hiện mối quan hệ tích cực với tỷ suất sinh lợi. Điều này cho thấy các ngân hàng nước ngoài quản lý thanh khoản tốt hơn so với các ngân hàng trong nước. 2.4.3 : Nghiên cứu của Mahshid Shahchera (2012) Bài nghiên cứu “Tác động của tài sản thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Iran” đã phân tích tác động của tài sản thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Iran trong giai đoạn 2002 - 2009 bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu dạng bảng không cân bằng phương pháp GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ phi tuyến của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi sẽ tăng lên nếu ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản, tuy nhiên có một điểm mà tại đó nếu ngân hàng nắm giữ thêm tài sản có tính thanh khoản sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi. Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và chu kỳ kinh doanh có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Hệ số đo lường mức độ quản lý của nhà nước lại có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Các cơ quan quản lý tăng cường việc giám sát hoạt động của các ngân hàng sẽ làm suy giảm lợi nhuận.
  • 29. 18 2.4.4 : Nghiên cứu của Ictor Curtis Lartey, Samuel Antwi, và Eric Kofi Boadi (2013). Bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng niêm yết Ghana” tìm hiểu mối quan hệ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Ghana. Nghiên cứu lấy số liệu từ bảy trong số chín ngân hàng niêm yết trong giai đoạn 2005 – 2010. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu và tiến hành hồi quy ROA theo tỷ suất đầu tư tạm thời (TIR: Temporary Invesment Ratio). Kết quả nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng các ngân hàng niêm yết ở Ghana. 2.4.5 : Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga (2013). Bài nghiên cứu “Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á” tìm hiểu tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại 9 quốc gia Đông Nam Á bao gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Myanma, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2016. Tác giả sử dụng phương pháp phương pháp ước lượng OLS (Ordinary Least Squares), REM (Random Effects Model), FEM (Fixed Effects Model), SGMM (System GMM) để phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản và tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. . Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản thanh khoản, vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng và thu nhập lãi thuần, và các yếu tố vĩ mô như lạm phát, cung tiền, tăng trưởng, khủng hoảng tài chính). Biến tài sản thanh khoản tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản, các ngân hàng dự trữ cấu trúc tài sản thanh khoản càng cao rủi ro thanh khoản càng thấp. Rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Nam Á và Việt Nam nhưng mức độ tác động khác nhau.
  • 30. 19 Kết luận chƣơng 2 Chương 2 của luận văn đã trình bày cơ sở lý thuyết về tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại. Qua đó đã cho thấy tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM. Bên cạnh đó, đã lược khảo các nghiên cứu trước đây về tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM. Các nội dung trên là cơ sở để phân tích tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
  • 31. 20 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ CÁC TÀI SẢN CÓ TÍNH THANH KHOẢN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM. 3.1: Giới thiệu các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. Ngân hàng là ngành có mối quan hệ chặt chẽ và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Ngày 26/03/1988 với việc ban hành Nghị định số 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Vịêt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại. Theo đó, bốn ngân hàng thương mại được thành lập trên cơ sở chuyển và tách ra từ Ngân hàng Nhà nước, gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo điều 4, Chương 1, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Dựa vào hình thức sở hữu, ngân hàng thương mại tại Việt Nam được phân chia thành: ngân hàng thương mại TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, ngành ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đổi mới, phát triển cả về số lượng và các loại hình dịch vụ. Tính đến năm 2018, tại Việt Nam có 31 NHTM CP. Với sự đa dạng về các loại hình ngân hàng, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, các dịch vụ do ngân
  • 32. 21 hàng cung cấp,… đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển. Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, hệ thống ngân hàng nói chung và NHTM CP nói riêng được xem là phát triển không chỉ thể hiện ở quy mô, doanh số huy động và cho vay tăng lên, mở rộng thị phần; mà còn thể hiện ở năng lực quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm của ngân hàng. Việc đẩy mạnh các biện pháp để xử lý hậu tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với dịch vụ ngân hàng với giá cả và chi phí hợp lý… là những vấn đề trọng yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. 3.2: Thực trạng tài sản có tính thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. Năm 2011 là năm các NHTM CP Việt Nam có tỷ lệ nắm giữ các tài sản thanh khoản cao nhất, trong đó Seabank là ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản cao nhất lên đến 61.1%. Các ngân hàng TPB, Seabank, VCB, Nam Á Bank là các ngân hàng có tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính khoản cao và ổn định qua các năm trong suốt giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của các ngân hàng này phần lớn luôn duy trì tỷ lệ tài sản thanh khoản trên 20%. SCB, BIDV là ngân hàng có tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản ở mức thấp, phần lớn tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản ở mức dưới 10%. Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2008 – 2011. Trong giai đoạn này, tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản của các ngân hàng phần lớn trên 20%. Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản trong giai đoạn 2012 đến năm 2018 có xu hướng giảm. Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của các ngân hàng phần lớn dưới 20%.
  • 33. 22 Bảng 3.1: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 Đơn vị tính: % 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 ABB 0,239 0,350 0,254 0,219 0,287 0,311 0,307 0,216 0,163 0,189 0,163 ACB 0,341 0,273 0,238 0,346 0,202 0,081 0,068 0,089 0,130 0,083 0,130 BID 0,190 0,169 0,193 0,172 0,162 0,121 0,134 0,123 0,143 0,138 0,143 CTG 0,140 0,131 0,161 0,177 0,145 0,151 0,142 0,111 0,145 0,126 0,145 EIB 0,361 0,245 0,306 0,403 0,429 0,363 0,277 0,102 0,184 0,139 0,184 HDB 0,257 0,342 0,293 0,262 0,172 0,165 0,211 0,162 0,206 0,158 0,206 KLB 0,172 0,230 0,182 0,291 0,199 0,190 0,181 0,107 0,184 0,183 0,184 LPB 0,406 0,240 0,172 0,382 0,283 0,233 0,115 0,073 0,080 0,148 0,080 MBB 0,385 0,386 0,337 0,356 0,287 0,197 0,198 0,190 0,187 0,208 0,187 MSB 0,506 0,416 0,277 0,271 0,315 0,249 0,194 0,148 0,238 0,127 0,238 NamABank 0,224 0,357 0,235 0,263 0,225 0,281 0,419 0,228 0,177 0,119 0,177 NVB 0,425 0,310 0,274 0,195 0,086 0,214 0,210 0,177 0,119 0,173 0,119 OCB 0,072 0,133 0,302 0,193 0,182 0,149 0,148 0,155 0,162 0,207 0,162 PGBank 0,371 0,250 0,125 0,135 0,156 0,290 0,266 0,147 0,082 0,090 0,082 Saigonbank 0,183 0,062 0,144 0,105 0,095 0,075 0,058 0,115 0,171 0,192 0,171 SCB 0,139 0,108 0,144 0,072 0,063 0,071 0,073 0,078 0,070 0,081 0,070 Seabank 0,455 0,541 0,295 0,611 0,521 0,415 0,375 0,219 0,227 0,207 0,227 SHB 0,258 0,271 0,244 0,272 0,287 0,228 0,199 0,177 0,110 0,136 0,110 STB 0,279 0,269 0,261 0,174 0,155 0,110 0,108 0,056 0,052 0,045 0,052 TCB 0,333 0,340 0,362 0,294 0,235 0,135 0,142 0,115 0,211 0,162 0,211 TPB 0,575 0,141 0,183 0,362 0,189 0,210 0,320 0,291 0,169 0,211 0,169 VCB 0,291 0,302 0,303 0,332 0,212 0,262 0,308 0,252 0,317 0,335 0,317 VIB 0,261 0,335 0,298 0,317 0,154 0,125 0,121 0,102 0,091 0,121 0,091 VietAbank 0,275 0,190 0,222 0,157 0,150 0,090 0,088 0,132 0,225 0,200 0,225 Vietbank 0,553 0,321 0,384 0,316 0,167 0,123 0,183 0,202 0,195 0,128 0,195 Vietcapital Bank 0,431 0,150 0,352 0,294 0,393 0,308 0,176 0,162 0,175 0,156 0,175 VPB 0,154 0,311 0,245 0,319 0,296 0,195 0,142 0,106 0,107 0,101 0,107 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam)
  • 34. 23 30,0 25,0 20,0 15,0 10,0 5,0 0,0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018. Đơn vị tính: % (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam). 3.3: Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam 3.3.1 : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA. 3.3.1.1 Thực trạng tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam. Tổng tài sản của các NHTM CP Việt Nam.có xu hướng tăng lên từ năm 2008 đến năm 2018. Giai đoạn năm 2008 – 2011, quy mô tổng tài sản tăng nhanh, phần lớn các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản dương và có tốc độ tăng trưởng cao. Tăng trưởng tổng tài sản trong giai đoạn này đạt trên 20%, điều này có thể lý giải được bởi trong giai đoạn này nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Giai đoạn 2011- 2015, quy mô tổng tài sản tiếp tục tăng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tổng tài sản giảm lại, không còn tăng nhanh như giai đoạn 2018 – 2011.
  • 35. 24 8.000.000 7.000.000 6.000.000 5.000.000 4.000.000 3.000.000 2.000.000 1.000.000 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Ngoài ra , có một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản âm, trong số đó là EIB, MSB có tổng tài sản sụt giảm liên tục trong giai đoạn này. Giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có xu hướng tăng và ổn định. Tất cả các NHTM CP đều có tốc độ tăng trưởng tổng sản dương ngoại trừ MSB. So với năm 2008, tổng tài sản năm 2018 đã tăng hơn 7 lần và đạt hơn 7,8 triệu tỷ đồng. Các ngân hàng BID, CTG và VCB có quy mô tổng tài sản năm 2018 đạt mức trên 1.000.000 tỷ đồng và vượt xa các NHTM CP còn lại. Đứng đầu là BID với 1.313.037 tỷ đồng, tiếp theo là CTG với 1.164.434 tỷ đồng và VCB với 1.074.026 tỷ đồng. Theo sau đó là nhóm các ngân hàng SCB, STB, MBB, SHB, ACB, VPB và TCB với quy mô trên 200.000 tỷ đồng, vượt trội hơn hẳn các NHTM CP còn lại. Biểu đồ 3.2: Thực trạng tổng tài sản tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam).
  • 36. 25 80.000 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 3.3.1.2: Thực trạng lợi nhuận sau thuế tại các NHTM CP Việt Nam. Biểu đồ 3.3: Thực trạng lợi nhuận sau thuế tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018. Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam). Trong giai đoạn 2008 – 2018, các ngân hàng BID, CTG và VCB có lợi nhuận sau thuế dẫn đầu và đạt mức trên 2.000 tỷ đồng. Giai đoạn từ 2008 – 2011 lợi nhuận sau thuế của phần lớn các ngân hàng có xu hướng tăng lên. Năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, với những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các hoạt động chứng khoán, bất động sản, hoạt động cho vay của ngân hàng hạn chế nên lợi nhuận sau thuế thấp. Giai đoạn 2009 – 2010, nền kinh tế phục hồi trở lại sau cuộc khủng hoảng năm 2008 thì lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng tăng trở lại, ngoại trừ SCB (-32,2%) vào năm 2009, (-11,64%) năm 2010 và VCB (-22%) năm 2009. Giai đoạn 2012 – 2015, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng giảm xuống. Đỉnh điểm là năm 2012, hơn một nửa số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận âm: ACB (-75,6%), CTG (-1,4%), EIB (29,6%), HDBank (-
  • 37. 26 23,45%), KienLongBank (-11,1%), LPB (-11,1%), MSB (-71,6%), NamABank (- 24,9%), NCB (-98,6%), OCB (-24,1%), SCB (-78,3%), SeABank (-58,2%)… Một số ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận âm liên tục như: ABB, EIB, KLB, LPB, MSB, Vietbank, Vietcapital Bank,… Một trong những nguyên nhân khiến cho tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng giảm trong giai đoạn này đó chính là vấn đề nợ xấu, do đó chi phí trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu này tăng cao, làm sụt giảm đáng kể lợi nhuận của các ngân hàng. Năm 2016 – 2018, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng tăng trở lại khi vấn đề nợ xấu của các ngân hàng được giải quyết, tình hình kinh tế vĩ mô có những chuyển biến tích cực và ổn định. Năm 2018, VCB đạt mức lợi nhuận sau thuế hơn 14.000 tỷ đồng, TCB hơn 8.400 tỷ đồng và VPB hơn 7.300 tỷ đồng. Tiếp theo sau đó là các ngân hàng BIDV, MBB, ACB, CTG là các ngân hàng có lợi nhuận sau thuế cao vượt trội hơn hẳn so với các ngân hàng còn lại. 3.3.1.3: Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Bảng 3.2: Tỷ lệ ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 Đơn vị tính: % 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 ABB 0,37 1,18 1,31 0,75 0,87 0,24 0,17 0,14 0,33 0,58 0,79 ACB 2,10 1,31 1,14 1,14 0,44 0,50 0,53 0,51 0,57 0,74 1,56 BID 0,81 0,95 1,03 0,79 0,53 0,74 0,76 0,68 0,61 0,56 0,52 CTG 0,93 1,14 0,93 1,36 1,22 1,00 0,86 0,73 0,71 0,68 0,47 EIB 1,47 1,73 1,38 1,66 1,26 0,39 0,21 0,03 0,24 0,55 0,43 HDB 0,63 1,02 0,78 0,95 0,62 0,25 0,48 0,48 0,49 0,92 1,48 KLB 1,27 1,22 1,56 2,21 1,89 1,47 0,76 0,65 0,40 0,54 0,55 LPB 5,95 3,11 1,95 1,74 1,31 0,71 0,46 0,33 0,75 0,84 0,55 MBB 1,59 1,59 1,56 1,53 1,31 1,26 1,23 1,13 1,11 1,10 1,71 MSB 0,97 1,21 1,00 0,70 0,21 0,31 0,14 0,11 0,15 0,11 0,63 NamABank 0,16 0,51 0,96 1,26 1,13 0,47 0,50 0,55 0,08 0,44 0,79 NVB 0,52 0,76 0,78 0,74 0,01 0,06 0,02 0,01 0,02 0,03 0,05 OCB 0,64 1,63 1,55 1,19 0,84 0,74 0,56 0,42 0,61 0,97 1,76
  • 38. 27 PGBank 1,06 1,68 1,34 2,54 1,25 0,15 0,51 0,17 0,49 0,22 0,42 Saigonbank 1,44 1,77 4,73 1,98 2,00 1,18 1,14 0,24 0,73 0,26 0,20 SCB 1,20 0,58 0,46 0,37 0,04 0,02 0,04 0,02 0,02 0,03 0,03 Seabank 0,78 1,50 1,14 0,12 0,07 0,19 0,11 0,11 0,11 0,24 0,35 SHB 1,35 1,16 0,97 1,06 0,02 0,59 0,47 0,39 0,38 0,54 0,52 STB 1,40 1,61 1,23 1,46 0,66 1,38 1,16 0,39 0,02 0,27 0,44 TCB 2,00 1,84 1,38 1,75 0,43 0,41 0,62 0,80 1,34 2,39 2,64 TPB 2,09 1,19 0,77 (5,51) 0,77 1,19 1,02 0,74 0,53 0,78 1,33 VCB 2,28 1,53 1,39 1,14 1,06 0,93 0,79 0,79 0,87 0,88 1,36 VIB 0,49 0,81 0,84 0,66 0,80 0,07 0,65 0,62 0,54 0,91 1,58 VietAbank 0,70 1,33 1,11 1,10 0,67 0,22 0,13 0,20 0,16 0,15 0,17 Vietbank 1,77 0,58 0,36 2,00 0,14 0,19 (1,28) (0,38) 0,18 0,63 0,62 Vietcapital Bank 0,15 1,64 0,69 1,59 1,00 0,45 0,63 0,18 0,01 0,084 0,20 VPB 1,07 1,07 0,84 0,97 0,70 0,84 0,77 1,24 1,72 2,32 2,28 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam). ROA của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có giá trị trung bình trong khoảng từ 0,6% đến 1,4%. Các ngân hàng TCB, VCB, VPB, MBB, ACB, CTG là những ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản vượt trội và ổn định qua các năm. Năm 2008 tỷ lệ ROA của LPB (5,95%) cao nhất là do năm này LPB vừa được thành lập, quy mô tổng tài sản còn tương đối nhỏ nên tỷ lệ ROA lớn. Năm 2011, tỷ lệ ROA của TPB (-5,51%) là thấp nhất do trong năm này lợi nhuận của TPB âm hơn 1.371 tỷ đồng. ROA bình quân của các NHTM CP Việt Nam có xu hướng giảm dần từ năm 2008 đến năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Ngoài ra, lợi nhuận của một số ngân hàng có xu hướng giảm do những biến động của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn giai đoạn trước, tỷ lệ nợ xấu cao dẫn đến lợi
  • 39. 28 1,6 1,4 1,2 1,0 0,8 0,6 0,4 0,2 0,0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 nhuận giảm. Năm 2016 – 2018, ROA có xu hướng tăng trở lại do tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, lạm phát duy trì mức ổn định, các ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, nợ xấu được xử lý, lợi nhuận được cải thiện đáng kể. Biểu đồ 3.4: ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018. Đơn vị tính: % (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam). 3.3.2 : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE 3.3.2.1: Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP Việt Nam. Vốn chủ sở hữu của các NHTM CP Việt Nam có xu hướng tăng dần từ năm 2008 đến năm 2018. Năm 2018, quy mô vốn chủ sở hữu đạt mức trên 500.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trung bình của các ngân hàng TMCP Việt Nam khoảng 19.000 tỷ đồng. Các ngân hàng đứng đầu về vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam là CTG, VCB, BID, TCB, VPB và MBB. Các ngân hàng trên có
  • 40. 29 600.000 500.000 400.000 300.000 200.000 100.000 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 quy mô Vốn chủ sở hữu đạt trên ba mươi nghìn tỷ đồng. CTG luôn dẫn đầu về vốn chủ sở hữu với hơn 67.000 tỷ đồng, tiếp sau đó là VCB với hơn 62.000 tỷ và BID với hơn 54.000 tỷ đồng. KLB, NVB PGBank, Saigonbank, Vietcapital Bank là các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu thấp dưới 4.000 tỷ đồng. Biểu đồ 3.5: Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018. Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam). Năm 2008 – 2011, Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng nhanh. Quy mô vốn chủ sở hữu năm 2011 gấp 2.08 lần so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu hơn 20%. Giai đoạn 2011- 2016 tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu chậm lại, thậm chí có nhiều ngân hàng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm. Năm 2017 – 2018, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu tăng trở lại và đạt mức tăng trưởng trung bình trên 13%/năm. So với quy mô vốn chủ sở hữu năm 2008, vốn chủ sở hữu năm 2018 đã tăng khoảng 4,5 lần.
  • 41. 30 3.3.2.2: Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE Bảng 3.3: Tỷ lệ ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 Đơn vị tính: % Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 ABB 1,26 6,94 10,66 6,66 8,15 2,45 2,05 1,58 4,17 7,99 10,41 ACB 28,46 21,78 20,52 26,82 6,21 6,61 7,68 8,04 9,42 13,21 24,44 BID 14,83 15,97 15,51 13,16 9,70 12,58 14,87 14,22 14,36 14,77 12,47 CTG 14,63 22,15 18,88 21,92 18,29 10,71 10,38 10,20 11,23 11,71 8,03 EIB 5,54 8,48 13,43 18,64 13,53 4,49 2,60 0,30 2,30 5,77 4,44 HDB 3,58 10,81 11,43 12,02 6,05 2,53 5,37 5,46 7,92 12,41 19,02 KLB 3,56 8,20 6,06 11,42 10,19 9,02 5,23 4,90 3,60 5,68 6,18 LPB 12,87 14,11 16,63 14,82 11,75 7,79 6,31 4,60 12,76 14,58 9,41 MBB 15,90 15,89 19,28 22,06 17,93 15,02 14,95 11,05 11,26 12,29 18,11 MSB 16,90 21,75 18,29 8,39 2,49 3,50 1,51 0,85 1,03 0,89 6,28 NamABank 0,75 4,21 6,37 7,29 5,51 4,14 5,62 5,69 0,96 6,52 13,98 NVB 5,31 12,21 7,76 5,17 0,07 0,58 0,25 0,20 0,34 0,68 1,12 OCB 4,09 8,85 9,70 8,07 6,02 6,09 5,49 4,96 8,20 13,30 20,02 PGBank 6,39 16,00 10,07 17,22 7,51 1,19 3,92 1,21 3,51 1,81 3,44 Saigonbank 10,97 10,86 22,55 9,20 8,40 4,94 5,19 1,27 3,97 1,60 1,21 SCB 16,51 6,87 5,90 4,72 0,56 0,32 0,68 0,50 0,49 0,78 1,06 Seabank 4,29 8,39 10,95 2,28 0,94 2,65 1,53 1,59 1,99 4,94 5,94 SHB 8,59 13,17 11,82 12,91 0,27 8,21 7,54 7,06 6,90 10,48 10,24 STB 12,31 15,84 13,35 14,21 7,32 13,06 12,22 5,19 0,28 4,30 7,27 TCB 21,03 23,21 22,08 25,21 5,76 4,73 7,22 9,29 16,08 23,93 16,36 TPB 4,95 7,83 5,06 (82,00) 3,51 10,31 12,41 11,71 9,95 14,43 17,00 VCB 36,28 23,47 20,65 14,65 10,58 10,28 10,54 11,81 14,32 17,33 23,52 VIB 7,36 15,58 12,00 7,83 6,25 0,63 6,15 6,05 6,43 12,79 20,57 VietAbank 5,01 12,25 7,85 6,94 4,64 1,68 1,31 2,09 2,47 2,40 2,80 Vietbank 2,19 3,99 1,93 11,80 0,74 0,96 (8,27) (4,59) 2,19 7,88 7,14 Vietcapital 0,47 4,94 2,72 8,18 6,31 3,20 4,89 1,61 0,08 1,00 2,74
  • 42. 31 18,0 16,0 14,0 12,0 10,0 8,0 6,0 4,0 2,0 0,0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Bank VPB 8,45 11,52 9,67 13,34 10,66 13,17 13,96 17,89 22,91 21,69 21,17 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam) Tỷ lệ ROE chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khả năng sinh lời của tài sản và đòn bẩy tài chính. Tỷ lệ ROE tăng nếu hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng tăng hoặc tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của ngân hàng giảm. Do vậy, một ngân hàng có tỷ lệ ROA thấp có thể đạt được tỷ lệ ROE cao nhờ việc sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính và ít vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ ROE của các NHTM CP Việt Nam tăng lên trong giai đoạn 2008 – 2009 sau đó giảm liên tục trong giai đoạn 2010 – 2015. Sự sụt giảm mạnh nhất có thể kể đến là: ACB (từ 26,82% (2011) giảm còn 6,21% (2012), Techcombank (từ 25,2% (2011) giảm còn 5,76% (2012). Ngoài sự sụt giảm trong lợi nhuận do những nguyên nhân đã phân tích ở trên, bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận sụt giảm là hai năm gần đây các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro với giá trị lớn hơn so với giai đoạn trước, cộng với việc vốn chủ sở hữu và tài sản vẫn tăng liên tục dẫn đến tỷ lệ ROE giai đoạn sau có xu hướng giảm xuống. Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 Đơn vị tính: % (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam)
  • 43. 32 30 1,6 25 1,4 1,2 20 1 15 0,8 10 0,6 0,4 5 0,2 0 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản ROA Từ năm 2016 – 2018, ROE tăng trở lại do sự cải thiện tình hình lợi nhuận của các ngân hàng, các khoản nợ xấu được xử lý, các ngân hàng được hoàn trả lại những khoản trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã trích lập trước đó. Nhìn chung, tỷ lệ ROA, ROE của các NHTM CP Việt Nam có sự biến động rõ rệt, tăng cao ở giai đoạn 2008 – 2010, và giảm dần ở giai đoạn 2011 – 2015 sau đó tăng trở lại vào năm 2016 - 2018. 3.4: Thực trạng tài sản có tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. 3.4.1 : Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROA tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 Đơn vị tính: % (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam)
  • 44. 33 30 25 20 15 10 5 0 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ tài sản thanh khoản ROE Giai đoạn 2008 - 2011 tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản có xu hướng tăng trong khi ROA có xu hướng giảm. Tỷ lệ tài sản có thanh khoản tnrên tổng tài sả trong giai đoạn này tăng từ 25,89% (2008) lên 27,34% (2011) trong khi đó ROA lại giảm từ 1,38% (2008) xuống 1,08% (2011). Như vậy, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROA có xu hướng ngược chiều với nhau. Giai đoạn 2011 – 2016, tỷ lệ tài sản thanh khoản và ROA có xu hướng biến động cùng chiều với nhau khi cùng có xu hướng giảm. Tỷ lệ tài sản thanh khoản giảm từ 27,34% (2011) xuống 13,63% (2016), ROA giảm từ 1,08% xuống 0,62%. Năm 2017 – 2018, tỷ lệ tài sản thanh khoản và ROA lại có xu hướng biến động ngược chiều nhau, ROA có xu hướng tăng lên trong khi tỷ lệ tài sản thanh khoản có xu hướng giảm. Như vậy có thể thấy tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản và ROA trong các giai đoạn khác nhau có sự biến động khác nhau. 3.4.2 : Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROE tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 Đơn vị tính: % (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam)
  • 45. 34 Giai đoạn 2008 – 2011, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROE có xu hướng biến động ngược chiều nhau. Khi tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản giảm thì ROE có xu hướng tăng lên. Giai đoạn 2012 – 2015 lại nhận thấy sự biến động biến động cùng chiều giữa tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROE khi cùng có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Giai đoạn 2016 – 2018, xu hướng biến động của tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và ROE là không rõ ràng. Kết luận chƣơng 3 Chương 3 đã trình bày về thực trạng tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Qua đó, đã cho thấy xu hướng biến động của tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM CP Việt Nam trong từng giai đoạn có xu hướng không giống nhau. Trong chương 4 sẽ tiến hành chạy mô hình hồi quy để xem xét tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
  • 46. 35 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4.1: Mô hình nghiên cứu và các giả thiết 4.1.1: Mô hình nghiên cứu. Dựa vào nghiên cứu của Étienne Bordeleau và Christopher Graham để xem xét tác động của tài sản có tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Mô hình nghiên cứu như sau: ROA= f(LAi,t-1 , LA2 i,t-1 , LAi,t-1*MKT_INCOMEi,t , LAi,t-1*REPOSi,t , LAi,t- 1*GDPi,t , LEVi,t-1 , TIER1i,t-1 , GDPi,t , CPIi,t-1, UNEi,t) ROE= f(LAi,t-1 , LA2 i,t-1 , LAi,t-1*MKT_INCOMEi,t , LAi,t-1*REPOSi,t , LAi,t- 1*GDPi,t , LEVi,t-1 , TIER1i,t-1 , GDPi,t, CPIi,t-1 , UNEi,t) Trong đó: - Biến phụ thuộc: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) - Biến độc lập: tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản (LA). - Biến kiểm soát: tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ trên tổng thu nhập (MKT_INCOME), tỷ lệ chứng khoán phái sinh trên tổng nợ REPOS), tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu (LEV), tỷ lệ vốn cấp 1 (TIER1), tốc độ tăng trưởng GDP (GDP), tỷ lệ lam phát (CPI), tỷ lệ thất nghiệp (UNE) 4.1.2: Giả thiết nghiên cứu. H1: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Theo Étienne Bordeleau và Christopher Graham, tài sản có tính thanh khoản bao gồm: tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán chính phủ. Việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản sẽ tác động đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Với quan điểm của thị trường vốn đối với một ngân hàng, việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
  • 47. 36 Tuy nhiên, việc sở hữu quá nhiều tài sản thanh khoản sẽ làm tăng chi phí cơ hội vì các tài sản thanh khoản thường không đem lại lợi nhuận hoặc có tỷ suất sinh lợi thấp, sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. H2: Bình phƣơng tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản có mối quan hệ phi tuyến đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản với tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Việc giảm tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản làm tăng tỷ suất sinh lợi, tuy nhiên tồn tại một điểm mà tại đó việc giảm tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản không làm tăng tỷ suất sinh lợi. Tồn H3: Tƣơng tác giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản với tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ/tổng thu nhập có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Với những khó khăn chung của nền kinh tế, tín dụng tăng trưởng chậm, thu nhập từ hoạt động cho vay của các ngân hàng ngày càng gặp khó khăn. Nguyên nhân là do chi phí vốn cao, sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng nước ngoài với lợi thế là chi phí vốn thấp đã làm cho các ngân hàng Việt Nam phải cho vay với mức lãi suất thấp hơn, biên lợi nhuận giảm sút. Thêm vào đó là tình trạng nợ xấu tăng cao, các ngân hàng phải tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro đã khiến cho lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm. Việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác để tạo ra các nguồn thu nhập ngoài lãi là một trong những cách thức giúp các ngân hàng đạt được các chỉ tiêu về lợi nhuận. Do đó, tỷ lệ nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh và dịch vụ sẽ có tác động đáng kể đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng. H4: Tƣơng tác giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản với tỷ lệ chứng khoán phái sinh trên tổng nợ tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Trên thế giới, việc sử dụng các công cụ phái sinh giúp các ngân hàng phòng ngừa rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Do đó, tương tác giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản
  • 48. 37 trên tổng tài sản với tỷ lệ chứng khoán phái sinh trên tổng nợ tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. H5: Tƣơng tác giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản với tốc độ tăng trƣởng GDP có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Tương tác giữa tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng GDP có mối tương quan với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế tích cực, việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản sẽ tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi và ngược lại, trong trường hợp nền kinh tế xấu đi, việc nắm giữ các tài sản thanh khoản sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi. H6: Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu chỉ ra khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn vay của ngân hàng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó. Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cao thể hiện việc ngân hàng sử dụng vốn một cách hiệu quả khi nó nhận được một nguồn lực kinh doanh lớn hơn nhiều lần so với vốn chủ sở hữu của chính nó, song tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu quá cao cũng có thể thể hiện việc ngân hàng đã đi vay rất nhiều để duy trì hoạt động kinh doanh không mấy hiệu quả của mình. Một tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu thấp cho thấy đây là một ngân hàng hoạt động mà không cần sử dụng vốn vay hoặc nhu cầu sử dụng vốn vay rất thấp, đó có thể là một ngân hàng mạnh hoặc có thể là một ngân hàng hoạt động một cách quá an toàn, họ chấp nhận bỏ qua những cơ hội kinh doanh để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. H7: Tỷ lệ vốn cấp 1/TTS rủi ro có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Vốn cấp 1: là vốn sẵn có chắc chắn và các khoản dự phòng được công bố gồm: vốn chủ sở hữu vĩnh viễn (vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần phổ thông), vốn dự trữ đã công bố (lợi nhuận không chia); lợi ích thiểu số tại các công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh (Goodwill). Như vậy, về cơ bản vốn cấp
  • 49. 38 1 bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận giữ lại, các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Do việc phải đáp ứng nguồn vốn cấp 1 theo quy định sẽ làm các ngân hàng mất đi các cơ hội kinh doanh, qua đó làm giảm tỷ suất sinh lợi. H8: Tăng trƣởng GDP thực tế có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (GDPt) được kỳ vọng có mối tương quan dương với tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng tốt, cùng với việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu về vốn của nền kinh tế gia tăng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng gia tăng thu nhập của mình. Ngược lại khi nền kinh tế xấu đi, có thể tác động đến chất lượng các khoản tín dụng, dẫn tới tăng dự phòng rủi ro tín dụng và làm suy giảm tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng. H9: Tỷ lệ thất nghiệp có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ làm giảm khả năng đi vay và trả nợ của người vay tiền, tăng tỷ lệ nợ xấu qua đó tác động ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, một tỷ lệ thất nghiệp thấp cho thấy khả năng đi vay và năng lực trả nợ của người vay tăng lên, giảm tỷ lệ nợ xấu qua đó nâng cao khả năng tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng. H10: Lạm phát có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Sự gia tăng lạm phát sẽ kéo theo sự gia tăng lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay của các ngân hàng, qua đó có thể tác động làm tăng lên hoặc giảm đi của lợi nhuận. Nếu lạm phát không được lường trước và các ngân hàng thiếu linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất thì có khả năng sẽ làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên nhanh hơn doanh thu, và do đó có thể gây tác động tiêu cực lên tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Nếu các ngân hàng dự đoán được lạm phát một cách chính xác, sẽ có