SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****
PHẠM THỊ Y BÌNH
TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI
VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài ”Tác động của quản
trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam”
là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi cùng với sự hỗ trợ của giảng viên
hướng dẫn – Thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Định và chưa từng được công bố trước đây.
Các cơ sở dữ liệu, kết quả được ghi nhận trong luận văn là trung thực. Tôi sẽ
chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
Người thực hiện
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...........................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................1
1.2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGHIÊN CỨU..........................................2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................3
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................3
1.7 CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN .......................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RRTD
VÀ QUẢN TRỊ RRTD..............................................................................................5
2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................................5
2.2 NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ RRTD VÀ QUẢN TRỊ RRTD................35
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................40
3.1 ĐỊNH NGHĨA CỦA CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU ...........................................40
3.2 MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................44
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................55
4.1 VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC .................................................55
4.2 ĐỐI VỚI CÁC NHTM ....................................................................................56
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP......................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. NGUỒN INTERNET
3. NGUỒN DỮ LIỆU
4. ĐỀ XUẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU THUẬT NGỮ
AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do Asean
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BDC Chi phí nợ xấu
CLA Chi phí nợ trên mỗi tài sản cho vay
DR Tỷ lệ nợ quá hạn
EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
FEM Mô hình ảnh hưởng cố định
FGLS Ước lượng bình phương tối thiểu có trọng số
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất
REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
ROA Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
RRTD Rủi ro tín dụng
TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
VAR Mô hình đo lường rủi ro tín dụng
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Tổng hợp các loại rủi ro tồn tại trong ngân hàng
Hình 2.2 Các hình thức của rủi ro tín dụng
Hình 2.3 Các bước quản trị RRTD
Hình 2.4: Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ với chỉ tiêu Vốn kinh doanh
Hình 2.5 Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ với các chỉ tiêu phi tài chính
Hình 2.6 Bảng tổng hợp điểm
Hình 2.7 Bảng xếp hạng doanh nghiệp theo điểm tín dụng
Hình 2.8 Bảng chấm điểm thông tin đối với khách hàng cá nhân
Hình 2.9 Bảng chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng
Hình 2.10 Bảng tổng hợp điểm và xếp hạng tín nhiệm
Hình 2.11 Bảng chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm nội bộ dành cho KH phát hành
thẻ tín dụng quốc tế SCB
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Dữ liệu 21 ngân hàng trong giai đoạn từ 2008 – 2018
Bảng 3.2 Đo lường giá trị trung bình các biến của 21 ngân hàng tại Việt Nam
Bảng 3.3 Ma trận tương quan của các biến độc lập
Bảng 3.4 Mô hình hồi quy OLS
Bảng 3.5: Kiểm định hệ số VIF xem xét tồn tại đa cộng tuyến
Bảng 3.6 Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng cố định (Fix effect)
Bảng 3.7 Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect)
Bảng 3.8 Kiểm định Hausman test
Bảng 3.9 Kết quả hồi quy bằng phương pháp FGLS
TÓM TẮT
Mục tiêu của bài nghiên cứu dùng để đánh giá các biến số khác nhau liên quan
đến quản trị RRTD vì RRTD trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tài chính
của các NHTM. Các thông số được đề cập trong nghiên cứu là: tỷ lệ nợ phát sinh quá
hạn tính trên tổng dư nợ cho vay; tỷ lệ chi phí nợ xấu tính trên tổng chi phí và tỷ lệ
giữa tổng chi phí hoạt động của mỗi ngân hàng trên giá trị tổng tài sản của mỗi ngân
hàng đó. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của 21 ngân hàng TMCP tại Việt
Nam được thu thập và sử dụng các công cụ hồi quy nhằm phân tích tỷ số khả năng
sinh lời trên tổng tài sản trong 11 năm (2008 - 2018) với mục đích thể hiện rõ hơn
mối quan hệ tương quan giữa tỷ suất lợi nhuận trên tài sản với tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ, chi phí xử lý và thu hồi nợ, chi phí cho hoạt động kinh doanh so với tổng
tài sản.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các thông số đều có tác động nghịch đảo đến hiệu suất
tài chính của các NHTM, ngoại trừ tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại có ảnh hưởng
cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng ở tại Việt Nam. Đây là yếu tố tiên
đoán nhất về hiệu quả tài chính của ngân hàng so với các chỉ số quản trị RRTD khác.
Nghiên cứu này là để tư vấn cho các nhà quản trị của NHTM nhận thức được
tác động sâu sắc của RRTD, qua đó các nhà quản trị sẽ chủ động thiết kế và xây dựng
các chiến lược riêng, phù hợp với mô hình kinh doanh của tổ chức. Việc này không
chỉ giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng mà còn tăng cường khả năng sinh lời và
khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.
ABSTRACT
The objective of the study is to evaluate different parameters related to credit
risk management because credit risk directly affects the financial efficiency of
commercial banks. The parameters mentioned in the study are: the ratio of overdue
debts calculated on the total outstanding loans; the ratio of expenses for dealing with
bad debts to total expenses and the ratio between the total operating expenses of each
bank and the total asset value of each bank. Financial statements of 21 joint stock
commercial banks in Vietnam were collected and used regression tools to analyze
profitability ratio over total assets in 11 years (2008 - 2018) with the purpose of
showing clearly than the correlation between the profitability ratio and the ratio of
overdue debt to total outstanding debt, debt handling and recovery costs, and business
expenses to total assets.
Research shows that all parameters have an inverse effect on the financial
performance of commercial banks, except that the ratio of overdue debt to total
outstanding loans has a positive effect on the profitability of banks in Vietnam. This
is the most predictive factor of the bank's financial performance compared to other
credit risk management indicators.
This study is to advise commercial bank executives to be aware of the
profound impact of credit risk, whereby administrators will actively design and
develop their own strategies suitable to business image of the organization. This will
not only minimize the bank's credit risk but also enhance the profitability and
competitiveness of banks.
Key words: credit risk, bad debts, total assets.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Rủi ro lúc nào cũng hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhắc đến rủi
ro là nói về “một điều gì đó không chắc chắn và có thể gây ra tổn thất”. Rủi ro tồn tại
dưới nhiều hình thức, có thể bộc lộ một cách rõ ràng cũng có thể tiềm ẩn không lường
trước được. Với thời buổi kinh tế thị trường hội nhập - thương mại toàn cầu, cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu về nguồn vốn và tính
hiệu quả trong cung ứng nguồn vốn luôn là vấn đề được hầu hết các chủ thể trong nền
kinh tế quan tâm. Việt Nam ngày nay đã và đang trở thành thành viên chính thức của
nhiều hiệp hội tổ chức cùng phát triển như: ASEAN, APEC, AFTA, WHO, TPP...
Chính vì điều này mà vai trò của các tổ chức tín dụng, các trung gian tài chính là rất
trọng yếu, bởi vì các trung gian tài chính là cầu nối để khai thông nguồn vốn từ nơi
dư thừa đến nơi thiếu hụt. Các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng Việt Nam với
vai trò quan trọng là trụ cột chính của nền kinh tế quốc gia sẽ phải đối diện với nhiều
cơ hội cũng như thách thức mới. Đặc biệt, các ngân hàng thương mại là các tổ chức
tín dụng uy tín nhận được nhiều sự tin tường từ các cá nhân và tổ chức trong và ngoài
nước. Việc cạnh tranh với các tổ chức tín dụng nước ngoài có chi nhánh đặt tại Việt
Nam với nhiều ưu thế hơn về vốn cũng như công nghệ - cạnh tranh bên ngoài, đồng
thời quá trình kinh doanh của ngân hàng cũng hàm chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn –
quản trị bên trong, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải luôn có những chiến lược
đúng đắn, hiệu quả và mang ý nghĩa sống còn.
Nói về rủi ro trong quá trình kinh doanh của hệ thống NHTM không thể bỏ qua
sự lưu tâm đến RRTD. Vậy RRTD là gì? Cách thức các ngân hàng thương mại quản
trị RRTD như thế nào để không những giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà còn đảm
bảo được mức sinh lời cao? Đây luôn là những vấn đề mà các nhà quản trị ngân hàng
quan tâm.
2
Đặc biệt, vào tháng 01/2018 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ
chức tín dụng số 47/2010/QH12 luật số 17/2017/QH14 được Quốc hội thông qua
ngày 20 tháng 11 năm 2017 trong kỳ họp thứ 4 khóa XIV có hiệu lực sửa đổi, bổ sung
một số nội dung và tổ chức thực hiện phương án phá sản đối với các tổ chức tín dụng,
phá bỏ quan niệm “không có sự sụp đổ, phá sản của các ngân hàng trong hệ thống
liên ngân hàng”, quan niệm “too big too fail”. Vậy nên, quản trị RRTD trong hoạt
động kinh doanh của NHTM là một vấn đề hết sức quan trọng. Đây là lý do tác giả
lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả
tài chính của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu của nghiên cứu
Xây dựng cái nhìn tổng quan về RRTD thông qua các biến số khác nhau liên quan
đến hoạt động cấp tín dụng của các NHTMCP và từ đấy ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả tài chính của các NHTMCP tại Việt Nam.
1.2.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu
Luận văn đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thông số liên quan về RRTD đến
hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP tại Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nhà quản trị của các NHTM cần chú ý các thông số chỉ báo nào liên quan đến
RRTD? Các thông số đấy tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM như thế
nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là các thông số liên quan đến RRTD
phát sinh từ hoạt động cho vay của các NHTMCP và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả tài chính của các ngân hàng.
3
Bài nghiên cứu xét RRTD gắn với hoạt động cho vay của các NHTMCP tại Việt
Nam, không xét RRTD phát sinh từ bảo lãnh, bao thanh toán hay các hình thức cấp
tín dụng khác.
Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu dựa trên các BCTC của 21 ngân hàng TMCP tại
Việt Nam từ các năm 2008 - 2018. Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bị ảnh
hưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2009 liên quan đến tín dụng nhà
đất ở Mỹ, bắt nguồn từ các khoản cho vay thế chấp nhà đất dưới chuẩn.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng thực hiện bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm xác
định các thông số liên quan đến RRTD và mức độ ảnh hưởng của từng biến số đến
biến phụ thuộc ROA thể hiện hiệu quả tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam.
Nghiên cứu lấy mẫu ngẫu nhiên bằng cách lựa chọn ra 21 ngân hàng ở Việt Nam
để thu thập dữ liệu dựa trên các BCTC hợp nhất được công bố thường niên. Lấy mẫu
ngẫu nhiên đơn giản là quy trình lấy mẫu đảm bảo rằng mỗi phần tử trong tập hợp có
cơ hội được lựa chọn ngang nhau.
Dữ liệu thứ cấp được sử dụng cho nghiên cứu được phân tích bằng cách tính toán
tỷ lệ khả năng sinh lời cho mỗi năm trong thời gian nghiên cứu, phân tích xu hướng
được thực hiện bằng cách so sánh tỷ suất lợi nhuận với tỷ lệ nợ quá hạn, chi phí cho
việc thu hồi và xử lý nợ xấu và chi phí tài sản cho vay. Hơn nữa, tỷ lệ được phân tích
bằng cách sử dụng phương pháp thống kê hồi quy chạy bằng cách sử dụng các chương
trình của phần mềm Stata 13.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Thông qua việc phân tích và đánh giá các yếu tố liên quan đến RRTD và có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng, các nhà quản trị
ngân hàng sẽ có cái nhìn tổng quan về RRTD, nhận biết và đánh giá RRTD nhằm
mục đích đưa ra các phương án quản trị hiệu quả để không chỉ giảm thiểu RRTD mà
còn tăng cường lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
4
1.7 Cấu trúc dự kiến của luận văn
Ngoài lời cam đoan, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục hình vẽ, danh mục
bảng biểu, phần tóm tắt nội dung, tài liệu tham khảo thì kết cấu của bài luận văn được
chia thành 4 chương sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Tại đây, tác giả diễn giải các nội dung liên quan
đến lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc dự kiến của luận văn.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Trong chương này,
tác giả khái quát các cơ sở lý thuyết, nêu các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm và các
nghiên cứu liên quan đến RRTD và quản trị RRTD của các nhà nghiên cứu cả trong
lẫn ngoài nước Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu. Trong chương này, tác giả diễn
giải mô hình thực nghiệm, hàm hồi quy, danh sách biến và kết quả của nghiên cứu.
Chương 4: Một số kiến nghị. Tác giả sẽ tổng kết kết quả nghiên cứu thu được và
đóng góp một số đề xuất nhằm nâng cao hoạt động quản trị rủi ro.
5
Rủi ro tổng hợp
Rủi ro tín Rủi ro lãi Rủi ro Rủi ro hối
đoái
Rủi ro Rủi ro
dụng suất thuần túy
thanh toán
nguồn vốn
Rủi ro vỡ nợ
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RRTD
VÀ QUẢN TRỊ RRTD
2.1 Tổng quan lý thuyết
2.1.1 Khái niệm về RRTD
Đã có nhiều nhà kinh tế học trong và ngoài nước đã có cái nhìn và định nghĩa rủi
ro theo nhiều nội dung khác nhau. Giáo sư Nguyễn Lân cho rằng “rủi ro đồng nghĩa
với rủi là sự không may”; Tác giả Hồ Diệu định nghĩa rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh
“rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự
kiến”. Với các học giả người nước ngoài, theo Frank Knight “rủi ro là sự bất trắc có
thể đo lường được”. Theo Allan Willett: “rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những
biến cố không mong đợi”. Còn theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith: “rủi ro
là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện hầu hết trong các
hoạt động của con người. Khi có rủi ro, con người sẽ không thể dự đoán được kết quả
chính xác. Sự hiện diện của rủi ro gây nên một sự bất định.”
Hình 2.1 Tổng hợp các loại rủi ro tồn tại trong ngân hàng
Nguồn: Internet – tổng hợp của tác giả
Trong bất cứ một thực thể doanh nghiệp nào cũng phải tồn tại và phải đối đầu
với những rủi ro sẽ xảy đến trong quá trình kinh doanh. Do tính chất đặc thù ngành
nghề kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, ngân hàng tồn tại nhiều
6
hơn các rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao hơn cả. Chúng ta có thể tạm phân chia một
cách khái quát các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
như sơ đồ bên dưới, trong đó, RRTD là một thành tố quan trọng, chính yếu, chiếm tỷ
trọng nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với mức độ tổn thất khi rủi ro xảy đến là cực
kỳ to lớn. Trong trường hợp xấu nhất, có thể dẫn ngân hàng đến con đường phá sản.
Như Donald et al. (1996) định nghĩa RRTD đơn giản là khả năng mà một ngân
hàng đi vay hoặc đối tác sẽ không đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản
đã được ký kết.
Theo Pyle (1997), rủi ro thường tập trung thành nhóm chủ yếu và nhóm thứ yếu.
Nhóm các rủi ro chủ yếu bao gồm: Rủi ro thị trường do sự thay đổi của lãi suất, tỷ
giá, vốn chủ sở hữu và giá cả hàng hóa...v.v nên dẫn đến thay đổi của giá trị tài sản
ròng; RRTD do thay đổi năng lực của các bên liên đới trong hợp đồng dẫn đến thay
đổi giá trị tài sản thuần; Rủi ro tác nghiệp phát sinh do sai phạm dẫn đến mất khả
năng thanh toán; Rủi ro thực hiện do sự giám sát không hợp lý của nhân viên hoặc
thiếu áp dụng các giải pháp hợp lý dẫn đến phát sinh các khoản lỗ. Trong 4 nhóm rủi
ro chủ yếu này, về tài chính, có 2 loại rủi ro đầu tiên được đề cập và thảo luận nhiều
hơn.
Theo cuốn Quản trị rủi ro ngân hàng (2001) của Joel Bessis, RRTD được hiểu là
những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc đó là sự giảm sút chất lượng
tín dụng của những khoản vay.
Theo Điều 2, Chương 1 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban
hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng” (sau đây gọi tắt là “rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân
hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
7
Khi nói đến RRTD trong ngân hàng, đơn giản nhất có thể hiểu “RRTD là khả
năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD) do
khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình
theo cam kết”. Trong bộ “17 nguyên tắc quản trị RRTD” của Basel 2 được Ủy ban
Basel ban hành tháng 9/2000 có đề cập: “RRTD là khả năng bên vay nợ ngân hàng
hoặc bên đối tác không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa
thuận”.
Nói chung, xuất hiện và tồn tại rất nhiều định nghĩa về RRTD nhưng chung quy
lại ta có thể tóm tắt RRTD như sau: RRTD xảy ra khi cá nhân hoặc tổ chức tham gia
vay tiền nhưng không thể thực thi đúng nghĩa vụ trả nợ, có nghĩa là người đi vay bị
quá hạn hoặc không còn khả năng thanh toán.
RRTD một khi phát sinh sẽ gây nên những tổn thất và làm ảnh hưởng đến hoạt
động tài chính, Với mức độ nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
RRTD có thể dẫn ngân hàng đến tình trạng thua lỗ hoặc thậm chí là phá sản.
RRTD xảy ra trong hoạt động kinh doanh của các NHTM tồn tại một cách khách
quan, chính vì thế chúng ta không thể loại bỏ hẳn hoàn toàn RRTD mà chỉ có thể duy
trì ở mức độ chấp nhận được.
2.1.2 Phân loại RRTD
Có nhiều phương pháp để tiếp cận và phân loại (RRTD) khác nhau, tuy nhiên, để
phân loại một cách chính xác tùy theo mục đích và yêu cầu của nghiên cứu thì cần
căn cứ vào các vấn đề sau:
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh RRTD có thể phân loại thành rủi ro giao dịch
và rủi ro danh mục.
Rủi ro giao dịch: xảy ra do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho
vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch được cấu thành ba bộ phận chính:
8
o Rủi ro lựa chọn: có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng, xảy ra khi những phương án vay vốn được ngân hàng sàng lọc để đưa ra quyết
định cho vay.
o Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm trong hợp đồng
cho vay, loại TSĐB, người bảo đảm, phương thức bảo đảm và giá trị cho vay tương
ứng với TSĐB.
o Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro này liên quan đến công tác quản trị cho vay và
quản trị khoản vay, bao gồm việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý
các khoản vay có vấn đề.
Rủi do danh mục: phát sinh là do những hạn chế trong danh mục cho vay của ngân
hàng, được phân thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
o Rủi ro nội tại: phát sinh tùy thuộc vào các đặc điểm riêng có, mang tính
chất riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế: đặc
điểm hoạt động, đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay.
o Rủi ro tập trung: xảy ra khi ngân hàng tập trung vào việc cho vay quá
nhiều vốn đối với một tổ chức/ cá nhân; cho vay quá nhiều công ty hoạt động trong
cùng một ngành, một lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý hoặc cùng
một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có thể phân chia rủi ro tín dụng
thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.
Rủi ro khách quan: xảy ra trong trường hợp bất khả kháng như thiên tai, địch họa,
người đi vay bị tai nạn: thiệt mạng, mất tích..
Rủi ro chủ quan: được tạo ra do chủ quan của cả bên vay lẫn bên cho vay vì vô tình
hay cố ý, như là: bên vay sử dụng vốn vay sai mục đích; hoặc sự tiêu cực từ nhân
viên ngân hàng..
Phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng, ta có thể phân chia RRTD thành hai loại là
rủi ro thiếu vốn với rủi ro thừa vốn (hay còn gọi là rủi ro tồn đọng vốn).
Rủi ro thiếu vốn: được phân tích theo hai khía cạnh:
9
o Rủi ro thiếu vốn do ngân hàng cho vay nhưng không thu hồi được nợ.
Đây được xem như rủi ro mất vốn. Bởi tính chất của tín dụng là việc ngân hàng giải
ngân trước khoản vay cho khách hàng, sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc luân
chuyển hàng hóa thì khách hàng mới có tiền trả nợ cho ngân hàng. Khoản giải ngân
tín dụng của ngân hàng càng nhiều thì mức độ rủi ro càng lớn. Đặc biệt, hình thức
vay tín chấp có độ rủi ro cao hơn hình thức vay có TSĐB. Nếu TSĐB là các giấy tờ
có giá sẽ dễ chuyển đổi thành tiền mặt, có tính thanh khoản cao hơn so với TSĐB là
các BĐS. Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thì loại rủi ro này chiếm tỷ
trọng lớn và có tầm ảnh hưởng nghiêm trọng. Thường thì khoản 2/3 tài sản của ngân
hàng là các món cho vay và đầu tư đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng,
vì vậy, các khoản cho vay này nếu không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ đúng hạn
hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thì ngân hàng sẽ mất cả vốn gốc lẫn lãi.
Phần thiệt hại to lớn này một khi vượt quá vốn tự có của ngân hàng sẽ khiến các ngân
hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mất cân đối thu chi dễ dẫn đến phá
sản.
o Rủi ro thiếu vốn do ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay và
đầu tư hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng. Rủi ro này phát
sinh do có sự chuyển hóa trong kỳ hạn nguồn và sử dụng nguồn vốn của các ngân
hàng thương mại. Bên cạnh đó, các biến động về tình hình kinh tế chính trị của quốc
gia, biến động về giá cả dẫn đến uy tín của ngân hàng bị giảm sút, các khách hàng
đồng loạt đến rút tiền, vượt quá khả năng quỹ dự trữ đảm bảo thanh toán khiến cho
ngân hàng không đủ khả năng chi trả lượng tiền mặt lớn tại một thời điểm.
Rủi ro thừa vốn: Một trong những nghiệp vụ chủ chốt của một NHTM chính là
nghiệp vụ huy động vốn. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh doanh, các cá nhân là
nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Nguồn vốn tự có của ngân hàng chỉ
chiếm một tỷ lệ phù hợp với quy định. Vì bất kỳ lý do nào đó, nguồn vốn không thể
khai thông, chuyển hóa thành các loại tích sản khác để sinh lời sẽ dẫn đến dự trữ bắt
buộc nhiều, tuy nhiên không sinh lãi, đến kỳ hạn thì NHTM phải trả lãi cho số vốn
10
1. Nợ không có
khả năng thu
hồi.
2. Xóa nợ
1. Lãi treo đóng
băng.
2. Miễn giảm
lãi.
Nợ quá hạn phát
sinh.
Lãi treo phát
sinh.
Không thu đủ
vốn (Mất vốn).
Không thu đủ
lãi.
Không thu được
vốn đúng hạn.
Không thu được
lãi đúng hạn.
Rủi ro tín dụng
huy động, trang trải chi phí nghiệp vụ, v.v…tựu chung là thua lỗ. Nếu tình trạng này
kéo dài, không được khắc phục thì sẽ dẫn ngân hàng đến việc đóng cửa
Hình 2.2 Các hình thức của rủi ro tín dụng
Nguồn: Internet – tổng hợp của tác giả.
2.1.3 Lý thuyết về quản trị RRTD
Quản trị RRTD là một chu trình hoàn chỉnh nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho các
ngân hàng trên cơ sở xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng như
dự báo lợi nhuận có thể thu hồi được.
Quản trị RRTD với một khoản tín dụng: là tổ hợp các chu trình quản lý mà từ
đó ngân hàng đánh giá khả năng rủi ro cũng như lợi nhuận khi ngân hàng cấp tín dụng
cho một khách hàng.
Quản trị RRTD với một danh mục tín dụng: là tổ hợp các hoạt động giúp cho
ngân hàng nhận biết và đo lường được mức độ rủi ro cho cả một danh mục tín dụng.
Cho phép ngân hàng đạt được mức tương xứng giữa lợi nhuận đạt được với tương
quan giữa rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận.
11
2.1.4 Mục tiêu của quản trị RRTD1
Quản trị RRTD để tối đa hóa tỷ lệ lợi nhuận được điều chỉnh của ngân hàng bằng
cách duy trì RRTD trong các thông số có thể chấp nhận được. Các ngân hàng cần
quản trị RRTD vốn có trong toàn bộ danh mục đầu tư cũng như rủi ro trong các khoản
tín dụng hoặc giao dịch cá nhân. Các ngân hàng cũng nên xem xét mối quan hệ giữa
RRTD và các rủi ro khác. Việc quản trị hiệu quả RRTD là một thành phần quan trọng
của một cách tiếp cận toàn diện để quản trị rủi ro và cần thiết cho sự thành công lâu
dài của bất kỳ tổ chức ngân hàng nào.
Một ngân hàng, khi đưa ra quyết định đồng ý cho vay thì đó chính là tiếp nhận rủi
ro. Nguồn lãi thu từ các khoản vay ngân hàng dùng không những bù đắp cho các loại
chi phí để quản trị món vay mà còn bù đắp những tổn thất có thể phát sinh. Dù vậy,
NHTM nếu chỉ tập trung vào việc cho vay ra mà không có phương án để hạn chế thì
chắc chắn tổn thất sẽ nặng nề khi ngân hàng gặp phải trường hợp không thể thu hồi
được toàn bộ giá trị của khoản tín dụng, khi đó không còn khoản lãi nào có thể bù
đắp được.
12
Xây dựng
chiến lược
quản trị
RRTD
Xử lý rủi
ro
Nhận diện
rủi ro
2.1.5 Nội dung quản trị RRTD
Hình 2.3 Các bước quản trị RRTD
Nguồn: Internet – tổng hợp của tác giả
Bước 1: Xây dựng chiến lược quản trị RRTD
Chiến lược quản lí RRTD thường dựa vào các chính sách về tín dụng mà ngân
hàng đã đề ra và các kinh nghiệm từ quản lí mà ngân hàng có được. Đây là bước nền
tảng cho việc thực hiện các bước sau.
Bước 2: Nhận diện RRTD
Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, mỗi khách hàng lại có những rủi ro với
mức độ tổn thất khác nhau. Vì vậy ngân hàng cần làm rõ những thông tin liên quan
đến khách hàng mà ngân hàng thu thập được. Nguồn thông tin mà ngân hàng nhận
được thường là do khách hàng cung cấp và các nguồn thông tin khác do ngân hàng
Đo lường
rúi ro
Báo cáo
rủi ro
13
tự tìm hiểu được. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải xác định có những loại rủi ro nào
mà khách hàng có thể có trước khi cấp tín dụng, để từ đó có hướng đo lường mức độ
của từng loại rủi ro. Mặt khác, sau khi cấp tín dụng, ngân hàng phải thường xuyên
giám sát khoản tín dụng đó, để có thể xác định những loại rủi ro nào phát sinh trong
quá trình khách hàng sử dụng vốn, từ đó có hướng giải quyết sao cho rủi ro là thấp
nhất, và nếu có tổn thất xảy ra thì tổn thất đó là thấp nhất.
Bước 3: Đo lường RRTD
Đây thường được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình quản trị RRTD. Từ
những đánh giá sơ bộ về các loại rủi ro mà khách hàng có thể có, các ngân hàng sẽ
tiến hành đánh giá và đo lường các loại rủi ro dựa trên các phương pháp khác nhau
nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng.
Cũng giống như khi nhận biết rủi ro, ngân hàng cần đo lường trước khả năng khách
hàng không trả được nợ khi cấp tín dụng cũng như khi sau khi cấp tín dụng. Bước
này thường do bộ phận thẩm định tiến hành. Các nhà kinh tế và các chuyên gia đã
đưa ra nhiều mô hình khác nhau để phân tích và đo lường rủi ro. Các mô hình này rất
đa dạng, bao gồm mô hình phản ánh về khía cạnh định tính hoặc định lượng về rủi ro
tín dụng. Mặt khác các mô hình này không loại trừ nhau nên có thể sử dụng nhiều mô
hình để đánh giá rủi ro tín dụng từ nhiều góc độ.
Bước 4: Báo cáo rủi ro
Báo cáo rủi ro trong suốt quá trình từ xem xét cấp tín dụng đến khi thu hồi vốn.
Dựa vào báo cáo mà các cấp quản trị ngân hàng sẽ xác định được những khách hàng
hay nhóm khách hàng có thể gây rủi ro, các mức độ rủi ro có thể xảy ra để từ đó đưa
biện pháp xử lý để hạn chế thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra.
Bước 5: Xử lý rủi ro
Một vấn đề tất yếu ngân hàng thường phải đối mặt là xử lý các liên quan đến thiệt
hại sau khi ngân hàng đã tiến hành tất cả các biện pháp để phòng ngừa rủi ro rồi, mà
rủi ro vẫn xảy ra – tổn thất tín dụng. Hiện nay, các ngân hàng thường áp dụng các
14
biện pháp để giải quyết hay khắc phục tổn thất tín dụng như: cấp thêm vốn, gia hạn
nợ, phát mãi TSĐB, bán nợ, xóa nợ, chuyển nợ sang vốn cổ phần.
Các bước của quy trình quản trị RRTD áp dụng cho một khoản tín dụng không
tách rời nhau mà tạo thành một chu trình kín, nếu thiếu một bước thì sẽ xảy ra những
hậu quả khó lường hết được. Phần dưới đây, chúng ta sẽ xem xét cụ thể các bước.
2.1.5.1 Xây dựng chiến lược quản trị RRTD
Đây là bước trước tiên nhất, có vai trò nền móng và như kim chỉ nam trong việc
xây dựng các bước tiếp theo trong quy trình. Thường thì các ngân hàng dựa vào báo
cáo của các bộ phận lên hội sở chính để lập ra một chiến lược phù hợp. Với mục tiêu
đã đặt ra, các chi nhánh sẽ có hướng khai thác các đối tượng khách hàng và có những
hiểu biết sơ bộ về các loại rủi ro mà nhóm khách hàng có thể gặp phải, đồng thời
cũng nhận biết được rổ khách hàng nào ít chứa rủi ro, hoặc có đường lối khai thác
nguồn các khách hàng mới.
Vì là bước đầu tiên và là bước quan trọng nên buộc phải có một chiến lược phù
hợp với từng thời kì phát triển của nền kinh tế, cũng như trong dài hạn.
o Đối với thời kì phát triển của nền kinh tế: phải nắm bắt được xu
hướng của thị trường, của các nhóm khách hàng để từ đó đề ra các biện pháp thích
hợp để có thể tăng cường quan hệ với nhóm khách hàng quen thuộc, mở rộng thêm
các dạng khách hàng mới, tìm kiếm thêm những cơ hội khác, đồng thời hạn chế việc
cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng có nguy cơ mất vốn.
o Trong dài hạn, ngân hàng nên thiết kế một chiến lược tổng quát
cho các thời kì khác nhau. Chiến lược này cần phải đảm bảo tạo cho ngân hàng một
thương hiệu mà ngân hàng hướng đến, cũng như nhóm khách hàng mà ngân hàng
cần quan tâm trong dài hạn.
2.1.5.2 Nhận dạng RRTD
Nội dung bước này bao gồm nhận dạng RRTD với một khách hàng và với một
danh mục.
15
Nhận dạng RRTD với một khách hàng: Các dấu hiệu phát sinh trong hoạt động
phản ánh RRTD được cụ thể hóa gồm:
o Nhóm các dấu hiệu liên quan đến quan hệ với ngân hàng: Khi
khách hàng có biểu hiện như: trả nợ chậm, trả nhưng không đủ các khoản lãi và nợ
gốc khi đến hạn hoặc thậm chí không trả nợ, đề xuất vay kỳ hạn dài, xin ân hạn nợ,
cùng thời điểm có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, luôn có khuynh hướng đảo
nợ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, thường xuyên đáo hạn thẻ tín dụng…Các
biểu hiện này đều là những cảnh báo quan trọng giúp ngân hàng cũng như nhân viên
tín dụng nhận diện ra khả năng có thể không thu hồi được vốn từ khách hàng.
o Nhóm các dấu hiệu liên quan đến quản trị tổ chức của khách
hàng: Tổ chức nơi khách hàng công tác không có sự thống nhất trong ban lãnh đạo,
mâu thuẫn nội bộ, thường phát sinh những khoản chi phí không rõ ràng, không hợp
lý…
o Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp hay đời sống của khách hàng cá nhân. Các chỉ tiêu đánh giá như doanh thu,
lợi nhuận của doanh nghiệp không hoàn thành được như kế hoạch, khả năng thanh
toán không cao, nợ gia tăng một cách bất thường..v..v. Đối với cá nhân khách hàng
có nguồn thu nhập không ổn định hay phải thay đổi vị trí công tác với thu nhập thấp
hơn.
o Nhóm Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán. Khách hàng
có các biểu hiện trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các báo cáo tài chính có dấu hiệu bị
làm giả.
o Nhóm các dấu hiệu thuộc về thương mại. Doanh nghiệp mở rộng
đầu tư vào các lĩnh vực không thuộc chuyên môn, đặc biệt là các ngành nghề kinh
doanh có độ rủi ro cao, sai mục đích dùng vốn…
o Nhóm các dấu hiệu về pháp luật. Khách hàng có tiền sử vi phạm
pháp luật, sự thay đổi trong chính sách của cơ quan nhà nước hoặc các quy định pháp
lý có khuynh hướng không thuận lợi cho khách hàng.
16
Nhận dạng rủi ro tín dụng với một danh mục tín dụng: Khi xem xét mức độ RRTD
của toàn hàng, ban lãnh đạo sẽ đánh giá trên toàn bộ hệ thống, toàn bộ danh mục tín
dụng chứ không phải trên từng khoản tín dụng. Một số dấu hiệu cho chúng ta biết rủi
ro danh mục tín dụng của ngân hàng đang ở mức cao như:
o Quy mô liên tục mở rộng, tăng trưởng tín dụng nóng trong khi
chưa đáp ứng đủ các điều kiện cần khác.
o RRTD sẽ cao hơn nếu ngân hàng tập trung tín dụng vào một
hoặc chỉ một vài lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt với những khách hàng có nhu cầu
vay cao sẽ bất chấp nhận lãi suất cao hơn các khách hàng khác.
2.1.5.3 Đo lường RRTD
Đo lường RRTD với một khách hàng và RRTD với cả danh mục tín dụng.
Đo lường RRTD đối với một khách hàng
Mô hình 5C
Mô hình 5C dựa trên năm đặc điểm tài chính và phi tài chính của khách hàng vay
để đưa ra đánh giá về RRTD. Khách hàng đề cập ở đây có thể là một cá nhân hoặc
một tổ chức có tư cách pháp nhân riêng lẻ. Điểm yếu của mô hình này là phụ thuộc
quá nhiều vào ý kiến chủ quan của người đánh giá. Năm đặc điểm – năm chữ C bao
gồm: Tư cách người vay; Năng lực của người vay; Dòng tiền; Bảo đảm tiền vay; Các
điều kiện khác.
o Tư cách người vay: đánh giá mục đích vay vốn của khách hàng,
cần có bằng chứng cho thấy khách hàng là người có trách nhiệm, trung thực, mục
đích vay vốn rõ ràng, kế hoạch trả nợ cụ thể, lịch sử quan hệ tín dụng tốt, không có
tiền sử liên quan đến các vụ kiện tụng..v.v..là yếu tố để nhân viên tín dụng đánh giá
về tư cách người vay.
o Năng lực người vay: Chính là năng lực hành vi dân sự của chủ
doanh nghiệp, người cam kết đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp đấy; các hồ sơ thể
17
hiện năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn; đánh giá hoạt động của doanh
nghiệp đến thời điểm hiện tại, cấu trúc sở hữu, lĩnh vực...v..v.
o Dòng tiền của người vay: Dòng thu nhập từ doanh thu hoạt động
bán hàng; dòng tiền từ việc mua hoặc bán tài sản; các kênh huy động nguồn
vốn..v.v..liên quan đến các nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
o Bảo đảm tiền vay: Ngân hàng sẽ cân nhắc các yếu tố liên quan
đến tình trạng pháp lý của tài sản; giá trị tài sản; mức độ thanh khoản hoặc phát mãi
cao hay thấp đối với tiền thu hồi từ thanh lý tài sản.
o Các điều kiện khác: Vị thế và sản phẩm cạnh tranh của doanh
nghiệp trong thị trường so với các đối thủ khác trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề
ở thời điểm hiện tại; Xem xét độ nhạy cảm của doanh nghiệp vay vốn đối với chu kỳ
kinh doanh và những thay đổi về công nghệ; triển vọng về tương lai ngành..v.v..Bên
cạnh đấy là các yếu tố liên quan đến công nghệ, môi trường, chính trị, pháp lý, xã
hội..v..v có trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của doanh
nghiệp hay không.
Mô hình 6C
Mô hình 6C vẫn sẽ giữ nguyên năm chữ C như mô hình 5C tác giả đã trình bày ở
trên và sẽ có thêm yếu tố Control (Kiểm soát).
o Các luật, qui định, qui chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang được
xem xét.
o Đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát.
o Hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải được ký bởi các bên.
o Mức độ phù hợp của khoản vay đối với qui chế, qui định của ngân hàng.
o Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về sản
phẩm, về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay.
Xếp hạng tín dụng nội bộ
Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng được xây dựng trên cơ sở
quy đổi thành điểm nhằm lượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối
mặt.
18
Đối với từng nhóm khách hàng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng
phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng. Thông thường có thể chia thành 2 nhóm
đối tượng khách hàng: doanh nghiệp và cá nhân.
Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm:
o Ra quyết định cấp tín dụng.
o Giám sát và đánh giá khách hàng đang còn dư nợ, phát hiện sớm các khoản
vay đang có dấu hiệu xấu đi.
o Giám sát kèm đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng.
o Ước lượng mức vốn có nguy cơ không thu hồi được để trích lập dự phòng tổn
thất tín dụng.
Giới thiệu bảng xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nguồn: Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam)
Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Chỉ tiêu Trị số Điểm
Vốn kinh doanh
Trên 50 tỷ 30
Từ 40 tỷ đến 50 tỷ 25
Từ 30 tỷ đến 40 tỷ 20
Từ 20 tỷ đến 30 tỷ 15
Từ 10 tỷ đến 20 tỷ 10
Dưới 10 tỷ 5
Hình 2.4: Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ với chỉ tiêu Vốn kinh doanh
Bước 1: Tìm hiểu và tổng hợp thông tin của khách hàng.
Trong bước này nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là từng bước thu thập, điều tra,
tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương kinh doanh/dự án đầu tư để làm
thông tin đầu vào cho các bước chấm điểm tiếp theo.
Các nguồn để cán bộ tín dụng thu nhập các thông tin trên gồm:
19
o Hồ sơ nhân thân, hồ sơ năng lực pháp lý, thông tin thu nhập, nguồn TSĐB,
báo cáo tài chính; lịch sử quan hệ tín dụng..v.v.
o Thẩm định trực tiếp khách hàng (có danh mục câu hỏi điều tra cụ thể);
o Đi thăm thực địa;
o Các nguồn khác.
Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân
hàng áp dụng biểu điểm khác nhau cho bốn loại ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh
doanh bao gồm:
o Nông lâm ngư nghiệp;
o Thương mại và dịch vụ;
o Xây dựng;
o Công nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề thì phân loại theo ngành
nghề chủ lực chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu của doanh nghiệp.
Bước 3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp: được chấm điểm dựa theo các tiêu chí
như vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần, nộp thuế ngân sách nhà
nước..v.v..các chỉ tiêu này tỷ lệ với điểm số của quy mô doanh nghiệp. Quy mô càng
lớn điểm càng cao và ngược lại.
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: Cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ tiêu
tài chính của doanh nghiệp như chỉ tiêu về thanh khoản, chỉ số hoạt động, chi tiêu cân
nợ, chỉ tiêu thu nhập.
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm:
o Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ;
o Năng lực và kinh nghiệm quản trị;
o Uy tín trong giao dịch;
o Môi trường kinh doanh;
o Các đặc điểm hoạt động khác.
20
Sau khi chấm điểm riêng rẽ theo các chỉ tiêu trên. Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm
chỉ tiêu tài chính theo bảng như hình 2.5.
STT Chỉ tiêu
Doanh
nghiệp có
vốn Nhà
nước
Doanh
nghiệp
ngoài quốc
doanh
Doanh
nghiệp
đầu tư
nước
ngoài
1 Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27%
2 Năng lực và kinh nghiệm quản trị 27% 33% 27%
3 Uy tín giao dịch 33% 33% 31%
4 Môi trường kinh doanh 7% 7% 7%
5 Các đặc điểm hoạt động khác 13% 7% 8%
Tổng 100% 100% 100%
Hình 2.5 Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ với các chỉ tiêu phi tài chính
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
Các chỉ số
Thông tin được kiểm toán
Thông tin không được kiểm
toán
Doanh
nghiệp
nhà
nước
Doanh
nghiệp
ngoài
quốc
doanh
Doanh
nghiệp đầu
tư nước
ngoài
Doanh
nghiệp
nhà
nước
Doanh
nghiệp
ngoài
quốc
doanh
Doanh
nghiệp
đầu tư
nước
ngoài
Tài chính 25% 35% 45% 35% 45% 55%
Phi tài chính 75% 65% 55% 65% 55% 45%
Hình 2.6 Bảng tổng hợp điểm
21
Sau khi xác định được điểm tổng hợp, cán bộ tín dụng xếp hạng doanh nghiệp
theo hình 2.7
Hạng Điểm Mức độ rủi ro
AAA 92,4 – 100 Thấp nhất
AA 84,8 – 92,3 Thấp
A 77,2 – 84,7 Thấp
BBB 69,6 – 77,1 Trung bình
BB 62 – 69,5 Trung bình
B 54,4 – 61,9 Cao
CCC 46,8 – 54,3 Cao
CC 39,2 – 46,7 Rất cao
C 31,6 – 39,1 Rất cao
D < 31,6 Đặc biệt cao
Hình 2.7 Bảng xếp hạng doanh nghiệp theo điểm tín dụng
Đối với khách hàng cá nhân
Bước 1: Tìm hiểu và tổng hợp thông tin khách hàng. Nhân viên tín dụng tiến hành
liên hệ, thu nhập thông tin từ các nguồn:
o Hồ sơ do khách hàng cung cấp, giấy tờ pháp lý;
o Phỏng vấn trực tiếp khách hàng;
o Các nguồn khác.
Bước 2: Tiến hành chấm các thông tin cơ bản.
22
Chỉ tiêu ở
mức độ 1
Điểm
đạt
được
Tuổi 18 – 25 25 – 40 40 – 60 60
Điểm 5 15 20 5
Trình độ học
vấn
Trên đại học Đại học Trung học Dưới trung học
Điểm 20 15 5 -5
Nghề nghiệp
Chuyên
môn
Thư ký Kinh doanh Nghỉ hưu
Điểm 25 15 5 0
Thời
công tác
gian
< 6 tháng 6 – 1 năm 6 – 1 năm 6 – 1 năm
Điểm 5 10 15 20
Thời gian
làm công
việc hiện tại
< 6 tháng 6 – 1 năm 6 – 1 năm 6 – 1 năm
Điểm 5 10 15 20
Tình trạng
cư trú
Sở hữu Thuê
Với
đình
gia
khác
Điểm 30 12 5 0
Cơ cấu gia
đình
Gia đình hạt
nhân
Ở với ba
mẹ
Ở với
đình
nhân
gia
hạt
Ở cùng với
nhiều gia đình
hạt nhân khác
Điểm 20 5 0 -5
Số người ăn
theo
Độc thân
<
người
3
3 – 5 người > 5 người
Điểm 0 10 5 -5
23
Thu nhập
hàng năm
của cá nhân
(triệu đồng)
> 120 36 – 120 12 – 36 < 12
Điểm 40 30 15 -5
Thu nhập
hàng năm
của gia đình
(triệu đồng)
> 240 72 – 240 24 – 72 < 24
Điểm 40 30 15 -5
Hình 2.8 Bảng chấm điểm thông tin đối với khách hàng cá nhân
Nhân viên tổng hợp điểm theo Hình 2.8, sau đó sẽ được chuyển xếp hạng trong
bước 3.
Bước 3: Chấm các tiêu chí quan hệ với ngân hàng.
Chỉ tiêu
Điểm đạt
được
Tình
trả nợ
hàng
hình
ngân
Chưa
dịch
giao Chưa
giờ quá
bao
hạn
Thời gian
quá hạn <
30 ngày
Thời gian
quá hạn >
30 ngày
Điểm 0 40 0 -5
Chưa bao Đã có lần
Tình hình Chưa giao Chưa bao giờ quá hạn trả chậm
chậm trả lãi dịch giờ quá hạn trong 2 năm trong 2 năm
gần đây gần đây
Điểm 0 40 0 -5
24
Tổng dư nợ
hiện tại
(triệu đồng)
< 100 100 – 500 500 – 1000 > 1000
Điểm 20 10 5 -5
Các dịch vụ
sử dụng của
NH
Chỉ gửi tiết
kiệm
Chỉ sử dụng
thẻ
Tiết kiệm
và thẻ
Không có gì
Điểm 10 5 25 -5
Số dư TK
tiết kiệm và
tiền gửi
trung bình
tại NH năm
trước (triệu
đồng)
500 100 – 500 20 – 100 < 20
Điểm 40 25 10 0
Tổng =
Hình 2.9 Bảng chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng
Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng. Nhân viên tín dụng cộng các số điểm ở Hình
2.9 và xếp hạng như hình 2.10:
Hạng Điểm Mức độ rủi ro
AAA 400 Thấp
AA 351 – 400 Thấp
A 301 – 350 Thấp
BBB 251 – 300 Thấp
BB 201 – 250 Trung bình
25
B 151 – 200 Trung bình
CCC 101 – 150 Trung bình
CC 51 – 100 Cao
C 0 – 50 Cao
D < 0 Cao
Hình 2.10 Bảng tổng hợp điểm và xếp hạng tín nhiệm
Mô hình xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các KH mở thẻ tín dụng của
NHTMCP Sài Gòn (SCB)
Tiêu chí Điểm Tỷ
trọng
Điểm
I. Nhóm tiêu chí về nhân thân
Tuổi 4%
Từ 18 đến dưới 25 50
Từ 25 đến dưới 30 90
Từ 30 đến dưới 55 100
Từ 55 trở lên 70
Trình độ học vấn 7%
Trên ĐH 100
Cao đẳng/ Đại học 80
Trung cấp 60
Khác 50
Tình trạng hôn nhân 5%
Đã kết hôn 100
Góa 80
Đã ly dị 70
Độc thân 60
Thời gian ở nơi hiện tại 5%
26
> 3 năm 100
Từ 1 đến 3 năm 70
< 1 năm 50
II. Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nơ
Tình trạng sở hũu 14%
Sở hữu riêng 100
Sống cùng cha mẹ 80
Ở nhà cơ quan 70
Thuê 50
Số người phụ thuộc 5%
0 50
1 80
2 100
3 70
≥ 4 60
Thời gian hợp đồng lao động 5%
Trên 3 năm 100
Từ 1 đến 3 năm 70
< 1 năm 60
Khác (tự kinh doanh) 50
Vị trí công việc 15%
Cán bộ quản lý điều hành tại các đơn
vị hành chánh, sự nghiệp
100
Cán bộ quản lý điều hành tại các tổ chức kinh tế 90
Cán bộ, chuyên viên tại các đơn vị hành chánh
sự nghiệp
80
Cán bộ, chuyên viên tại các tổ chức kinh tế 70
Kinh doanh tự do 60
27
Khác 50
Thu nhập sau thuế bình quân tháng (VNĐ) 20%
≥ 15.000.000 100
10 < 15.000.000 80
8 < 10.000.000 70
5 < 8.000.000 60
< 5.000.000 50
Chi tiêu hàng tháng 5%
> 8.000.000 100
5.000.000 – 8.000.000 80
2.000.000 < 5.000.000 70
< 2.000.000 50
III. Nhóm chỉ tiêu về quan hệ ngân hàng
Sử dụng dịch vụ thẻ tại SCB 1%
Sử dụng thẻ + Internet/ Mobile Banking SCB 100
Sử dụng thẻ SCB 80
Sử dụng thẻ tại SCB + Thẻ tại NH khác 70
Thẻ tại ngân hàng khác 60
Chưa sử dụng 50
Nhận lương qua tài khoản 4%
Có 100
Không 50
Có QH tín dụng với SCB và các NH khác ở thời
điểm vay
5%
1 NH 100
2 NH 90
Trên 2 NH 80
Không vay 70
28
Uy tín trong QHTD (3 năm gần nhất) 5%
Chưa từng phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn 100
Đã từng phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn 0
100%
Tổng điểm Xếp hạng TD Kết
quả
≥ 90 AAA
AA
Từ 70 - < 90 AA
Từ 65 - < 70 A (không đạt)
Từ 60 - < 65 BB (không đạt)
Từ 55 - < 60 B (không đạt)
< 55 C (không đạt)
Hình 2.11 Bảng chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm nội bộ dành cho KH phát hành
thẻ tín dụng quốc tế SCB
Nguồn: Ngân hàng SCB
Mô hình điểm số Z
Điểm số Z được phát minh ra bởi giáo sư I. Altman (1968), Đại Học New York
công bố công trình nghiên cứu dựa trên các tài liệu và những nghiên cứu đã từng thực
hiện trước đấy tại các công ty ở Mỹ. Điểm số Z có quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng
phá sản của doanh nghiệp.
Chỉ số Z là công cụ cảnh báo sớm khả năng phá sản của công ty và là khả năng
mất vốn trong tương lai của ngân hàng.
Mô hình này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam
với độ tin cậy khá cao.
Các chỉ số thành phần trong việc tính chỉ số Z là:
29
X1 =
Vốn lưu động ròng
Tổng tài sản
X2 =
Lợi nhuận giữ lại
Tổng tài sản
X3 =
EBIT
Tổng tài sản
X4 =
Giá trị thị trường của vốn cổ phần
Giá trị sổ sách của nợ
X5 =
Doanh thu
Tổng tài sản
Các giá trị trọng số không cố định mà có sự thay đổi phụ thuộc vào công ty thuộc
lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ, cổ phần hoá hay chưa.
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5
Nếu Z > 2,99: An toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,8 < Z < 2,99: Cảnh báo, có nguy cơ phá sản.
Nếu Z < 1,8: Nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5
Nếu Z’ > 2,9: An toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: Cảnh báo, có nguy cơ phá sản.
Nếu Z’ < 1,23: Nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z” dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình
30
doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được
đưa ra.
Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Nếu Z” > 2,6: An toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,2 < Z” < 2,6: Cảnh báo, có nguy cơ phá sản.
Nếu Z” < 1,1: Nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Mô hình VaR (Value at Risk)
VaR đo lường RRTD bằng việc sử dụng các kỹ thuật thống kê chuẩn mực.
VaR đo lường mức tổn thất có thể xảy ra ở mức ý nghĩa cho phép trong một thời
hạn ấn định trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường. Tuy đây là mô hình
được áp dụng rộng rãi nhất trong các ngân hàng trên thế giới hiện nay, nhưng vì tính
chất phức tạp của nó nên phần này chỉ giới thiệu một cách bao quát nhất.
Không chỉ có tác dụng đo lường RRTD, VaR còn có thể mở rộng và áp dụng với
nhiều dạng rủi ro khác như các hợp đồng quyền chọn, trao đổi, hay các công cụ tài
chính khác.
Đặc điểm của VaR:
o VaR là tổn thất tối thiểu trong 1 khoảng thời gian nhất định, với điều
kiện xác suất xảy ra thực sự lớn hơn là rất thấp. Hay nói cách khác, VaR là
số tiền lớn nhất có khả năng bị mất trong 1 danh mục tín dụng trong 1 khoảng
thời gian cho trước với độ tin cậy nhất định.
o Độ tin cậy thường được lựa chọn là 95% hoặc 99%, thường được tính
cho từng ngày trong thời gian nắm giữ tài sản.
o VaR có thể áp dụng với danh mục tài sản có thể điều chỉnh theo hướng
thị trường (có tính thanh khoản khá cao).
31
o Tuy nhiên, một hạn chế khá lớn của mô hình này là giả thiết các điều
kiện thị trường phải ổn định trong thời gian xác định VaR.
Ý nghĩa của VaR: có thể đánh giá chính xác tổn thất lớn nhất của một khoản tín
dụng, của cả danh mục và lợi nhuận thu về với mức rủi ro đó.
Đo lường đối với một danh mục tín dụng
Để đo lường RRTD đang phải đối mặt, ngân hàng thường tính toán các chỉ tiêu
sau:
o Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Nợ quá hạn là nợ đến hạn mà khách hàng không trả được nợ, phản ánh các khoản
nợ mà ngân hàng không thu được đúng hạn (tổn thất của ngân hàng). Tỷ lệ nợ quá
hạn càng cao thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn.
o Tỷ lệ nợ rủi ro trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ rủi ro trên tổng dư nợ = Nợ rủi ro/ Tổng dư nợ
Nợ rủi ro là nợ của những khách hàng đã được nhận định có dấu hiệu khó khăn
về khả năng trả nợ hoặc đã không trả được nợ đúng hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5).
Các khoản nợ này có thể là nợ trong hạn, các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ
trong hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thời hạn và nợ quá hạn. Tỷ lệ trên càng
cao thì RRTD của ngân hàng càng lớn.
o Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ = Nợ xấu/ Tổng dư nợ
Nợ xấu được định nghĩa là nợ quá hạn từ nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5, là những
khoản nợ mà khách hàng không còn khả năng trả được nợ cao. Tỷ trọng nợ rủi ro và
tỷ trọng nợ xấu là những chỉ tiêu ngân hàng phải lưu tâm vì báo động khả năng thu
hồi lại của các khoản cho vay sẽ gặp khó khăn buộc các ngân hàng cần có biện pháp
hữu hiệu để giải quyết.
32
o Tỷ lệ nợ có TSĐB
Tỷ lệ nợ có TSĐB trên tổng dư nợ = Nợ có TSĐB/ Tổng dư nợ
TSĐB là nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện
đúng trách nhiệm của mình theo hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao thì RRTD
của ngân hàng càng thấp.
o Tỷ lệ dự phòng RRTD
Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ
Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung:
Dự phòng chung: là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể
xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Dự phòng chung
được tính bằng 0.75% tổng tài sản Có của ngân hàng.
Dự phòng cụ thể: là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể
xảy ra đối với từng tài sản có rủi ro cụ thể. Các khoản dự phòng này được trích lập
bằng cách lấy các tài sản có rủi ro nhân với tỷ lệ trích lập tương ứng.
Đối với phân loại từng nhóm nợ tương ứng, việc tính dự phòng cụ thể căn cứ trên
các tỷ lệ áp dụng như hình 2.11:
Phân loại nợ Tỷ lệ dự phòng
Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
Nhóm 2 Nợ cần chú ý 5%
Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
Nhóm 4 Nợ nghi ngờ 50%
Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn 100%
Hình 2.11 Tỷ lệ trích lập dự phòng theo phân loại nhóm nợ
33
Tỷ lệ này nói lên sự chuẩn bị của ngân hàng cho các khoản vay bị tổn thất tín
dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tín dụng hàng năm từ thu nhập của ngân
hàng. Số tiền trích lập dự phòng RRTD dựa trên kết quả phân loại toàn bộ danh mục
tín dụng của ngân hàng thành các nhóm nợ khác nhau và tỷ lệ trích tăng dần theo mức
độ rủi ro. Tỷ lệ này cao thể hiện mức độ RRTD của toàn bộ danh mục tín dụng lớn.
2.1.5.4 Báo cáo RRTD
Căn cứ vào các báo cáo định kỳ mà các nhà quản trị của ngân hàng có thể đưa ra
các quyết định cấp tín dụng và kiểm soát tín dụng tốt hơn, bên cạnh đấy chính là cở
sở thông tin đầu vào hiệu quả để xây dựng chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng
trong từng thời kỳ và cả trong các kế hoạch phát triển về lâu về dài.
Với thông tin được cung cấp từ các báo cáo, nhà quản trị sẽ:
o Quan sát tổng thể cả danh mục tín dụng.
o Khoanh vùng các khu vực có mật độ tập trung nhiều rủi ro, đối tượng
khách hàng nào hoặc nhóm đối tượng khách hàng nào có mối liên quan với
nhau.
o Đánh giá mức độ rủi ro tập trung.
o Nhìn nhận ra khi cơ cấu lại nợ thì rủi ro cũng như chất lượng tín dụng
sẽ thay đổi như thế nào.
o Đánh giá các nguồn TSĐB.
2.1.5.5 Xử lý RRTD
Tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD
Thời điểm có dấu hiệu xảy ra tổn thất, các NHTM sẽ tiến hành trích lập dự phòng
theo mức độ nghiêm trọng của khả năng xảy ra rủi ro để có nguồn bù đắp tổn thất
trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng.
Cấp thêm vốn hoặc cơ cấu lại thời gian trả nợ
Đối với một số khách hàng có dự án kinh doanh khả thi nhưng có thể do tác động
của từng thời kỳ của nền kinh tế mà ảnh hưởng đến thực hiện thì ngân hàng sẽ xem
34
xét để cấp thêm vốn hoặc có phương án cấu trúc lại khung thời gian thực hiện nghĩa
vụ trả nợ nhằm hỗ trợ những nhóm khách hàng này vượt qua được những khó khăn.
Phương thức xử lý được áp dụng đối với khách hàng được nhận định có thái độ và
tinh thần hợp tác tốt. Việc này không những hữu ích trong việc phát triển thêm nguồn
khách hàng của ngân hàng mà còn làm bền chặt hơn cho quan hệ hợp tác đôi bên.
Mặc dù vậy, trên thực tế, rất hiếm khi ngân hàng cho vay thêm vốn, mà chủ yếu gia
hạn nợ.
Bán TSĐB
Đối với những khách hàng hiện đang có vấn đề liên quan đến tài chính, kinh doanh
thua lỗ, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng cần theo sát chặt chẽ
khoản vay của khách hàng, tiến hành tra soát hồ sơ pháp lý và tình trạng TSĐB để
cân nhắc hướng phát mại tài sản thu hồi lại vốn cho ngân hàng. Các NHTM tiến hành
quy trình phối hợp với các cơ quan có chức năng để thanh lý TSĐB tiền vay theo
trình tự như quy định.
Bán nợ
Việc chuyển bán các loại nợ cho các tổ chức tài chính khác, bàn giao khoản nợ
xấu cho công ty quản trị nợ trực thuộc ngân hàng để tiếp tục theo dõi, xử lý nhằm
nhanh chóng thu hồi vốn và tránh những tranh chấp pháp lý với người đi vay. Đây
được coi là phương án xử lý nợ nhanh và hiệu quả, giúp ngân hàng có khả năng thu
hồi lại được một phần vốn.
Chuyển nợ thành cổ phần
Chuyển nợ xấu nội bảng và nợ đã xử lý rủi ro thành vốn góp tại doanh nghiệp
được các ngân hàng lựa chọn áp dụng đối với các doanh nghiệp có tiềm năng. Ngân
hàng thường sẽ yêu cầu chủ sở hữu thực hiện tái cấu trúc công ty để không bị rơi vào
tình trạng phá sản. Có thể thấy, việc chuyển nợ thành vốn góp là một hướng đi mới
trong việc xử lý triệt để nợ xấu, góp phần làm lành mạnh hoá nền kinh tế.
Xóa nợ
35
Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi, thì ngân hàng phải tiến hành
xóa nợ cho khách hàng.
2.2 Nghiên cứu trước đây về RRTD và quản trị RRTD
“Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho
hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, TS Phí Trọng Hiển, Tạp chí Ngân hàng
– Ngân hàng NN Việt Nam đăng ngày 18/11/2005. Nội dung bài viết nêu cơ sở lý
thuyết của RRTD và đề cập đến chín nguyên tắc của QTRRTD. Bài viết đóng góp
nhiều đề xuất đối với các NHTM, đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, đối với
các tổ chức kiểm toán và cả Chính phủ về hệ thống các giải pháp QTRRTD cho ngân
hàng dưới cả hai góc độ vi mô lẫn vĩ mô. Từ những nguyên tắc cơ bản đó, các NHTM
tự thân xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàng riêng biệt. Và
chính sách QTRR ngân hàng được xem là một cấu phần không thể thiếu trong chiến
lược hoạt động chung của ngân hàng và đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống phòng
chống từ xa, đưa giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu làm ảnh hưởng đến tình
hình kinh doanh của các NHTM.
"Quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel"
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2012), Trường đại học Ngoại
thương, Hà Nội. Nội dung chính của luận án liên quan đến Hiệp ước Basel, rủi ro và
quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước
Basel. Tác giả hệ thống cơ sở lí luận về Hiệp ước Basel, hoạt động kinh doanh, rủi
ro, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM và thực trạng quản trị
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel đến
2011. Song song đấy, luận văn góp phần đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm
tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo
Hiệp ước Basel.
"Quản trị RRTD tại NHTM cổ phần Quân đội" Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả
Nguyễn Quang Hiện (2016), Học viện Tài chính. Trong luận án này, tác giả đã hệ
thống hóa những cơ sở lí luận về RRTD, quản trị RRTD tại NHTM có bổ sung những
36
thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp
ước Basel II; Hệ thống hóa các bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị RRTD
của NHTM trên thế giới từ đó đúc rút các bài học kinh nghiệm trong quản trị RRTD
đối với NHTM Việt Nam. Đánh giá thực trạng RRTD, quản trị RRTD tại Ngân hàng
TMCP Quân đội giai đoạn 2011-2015 đưa ra nguyên nhân của những tồn tại tại Ngân
hàng TMCP Quân đội. Đề xuất các giải pháp, các kiến nghị đối với Nhà nước, ngân
hàng Nhà nước, Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia nhằm tăng cường công tác quản
trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
"Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam - Agribank" Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Việt
Thạch (2016), Học viện Tài chính. Luận án này đã hệ thống các vấn đề cơ bản về
quản trị RRTD tiếp cận theo chuẩn mực của Hiệp ước Basel II tại NHTM, làm rõ các
lợi ích khi NHTM thực hiện quản trị RRTD theo Basel II và các điều kiện để các
NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel II. Đánh giá đúng thực trạng quản trị
RRTD để xác định mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel II về quản trị RRTD tại
Agribank, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và các điều kiện cần thiết thực hiện giải
pháp để triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II, mục tiêu Agribank đạt
chuẩn Basel II vào cuối năm 2020.
“An toàn vốn của các NHTM – thực trạng Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng
Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel II & III” – ThS. Nguyễn Đức Trung, Học viện Ngân
hàng. Bài viết khái quát thực trạng mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam trên cơ sở
đối chiếu với chuẩn mực Việt Nam và chuẩn mực quốc tế Basel mà NHNN Việt Nam
đã triển khái áp dụng đến các NHTM qua các Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5;
457/2005/QÐ-NHNN; Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN thay
thế Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9%, phương
pháp tính toán đã từng bước tiếp cận Basel II xuyên suốt từ giai đoạn 2006-2011 và
đề xuất lộ trình gợi ý áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn Quốc tế Basel II và Basel III
từ giai đoạn 2012 đến 2021.
37
“Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, bài viết của ThS.
Hoàng Thị Thu Hường, Học viện tài chính đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 10 năm
2017 có đề cập đến các quy định của NHNN trong việc tính hệ số an toàn vốn CAR
của các NHTM. Nêu rõ các yếu tố có tác động cùng chiều và ngược chiều ảnh hưởng
đến hệ số CAR như các hệ số dự phòng, hệ số thanh khoản, đòn bẩy tài chính, quy
mô ngân hàng, hệ số tiền gửi, hệ số cho vay và ROA, trong đó ROA là nhân tố có tác
động lớn nhất. Theo kết quả của nghiên cứu với mức ý nghĩa 5%, khi ROA tăng lên
1% sẽ làm hệ số CAR giảm 0,6655%. Nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng hoạt
động của các NH TMCP ở Việt Nam trong việc tăng trưởng tín dụng nóng, tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao đã làm ROA của các NHTM tăng cao, chi phí dự phòng rủi
ro thấp và hoạt động tín dụng ngân hàng lại chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Altman, A. Saunders (1998): “Credit risk measurement: Developments over the
last 20 years”, Journal of Banking & Finance 21,1721 – 1742. Bài viết này theo dõi
các sự phát triển về tài liệu đo lường rủi ro tín dụng trong hơn 20 năm qua. Bài viết
về cơ bản được chia thành hai phần. Trong phần đầu tiên đó là sự phát triển của các
tài liệu về đo lường RRTD của các khoản vay cá nhân và danh mục đầu tư của các
khoản vay được truy nguyên bằng cách tham chiếu đến các bài báo xuất hiện trong
các vấn đề liên quan của Tạp chí Tài chính ngân hàng và các ấn phẩm khác. Đo lường
rủi ro tín dụng đã phát triển đáng kể trong 20 năm qua để đối phó với một số nguyên
nhân thực tế đã làm cho phép đo rủi ro trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong số
các nguyên nhân này có: (i) toàn thế giới tăng số lượng các vụ phá sản, (ii) xu hướng
phân tán bởi những người vay chất lượng cao nhất và lớn nhất, (iii) có sự cạnh tranh
hơn trong tỷ lệ lợi nhuận cho các khoản vay, (iv) giá trị tài sản thực (đó là tài sản thế
chấp) giảm nhiều so với thị trường và (v) sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ
ngoại bảng với rủi ro mặc định vốn có, bao gồm RRTD phái sinh.
Benedikt, Marsh, Vall và Wagner (2006) đã xem xét các chính sách quản trị RRTD
cho mười ngân hàng tại Hoa Kỳ sử dụng mô hình đa biến và thấy rằng các ngân hàng
áp dụng các kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến (proxy) có mức tăng vĩnh viễn
38
về mức cho vay mục tiêu của họ khoảng 50%. Tuy nhiên, điều chỉnh từng phần đối
với mục tiêu này có nghĩa là tác động đến các mức cho vay thực tế được trải qua vài
năm. Những phát hiện này xác nhận những tác động tăng cường hiệu quả chung của
các kỹ thuật quản trị rủi ro mới trong một thế giới với những gợi ý được đề xuất trong
các tài liệu lý thuyết.
Macaulay (1988) đã điều tra việc áp dụng các phương pháp quản trị RRTD tốt nhất
tại Hoa Kỳ và báo cáo rằng hơn 90% ngân hàng ở quốc gia đó đã áp dụng các phương
pháp hay nhất. Quản trị RRTD hiệu quả đã tăng cường tập trung trong thời gian gần
đây, chủ yếu là do các chính sách RRTD không đầy đủ vẫn là nguồn chính của các
vấn đề nghiêm trọng trong ngành ngân hàng. Mục tiêu chính của chính sách quản trị
RRTD hiệu quả phải là tối đa tỷ lệ lợi nhuận được hiệu chỉnh của ngân hàng bằng
cách duy trì hiển thị tín dụng trong giới hạn chấp nhận được. Hơn nữa, các ngân hàng
cần phải quản trị RRTD trong toàn bộ danh mục đầu tư cũng như rủi ro trong các
giao dịch cá nhân.
Jamaica đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm về việc thực hiện các chính sách
quản trị RRTD của các NHTM ở quốc gia đó. Nghiên cứu liên quan đến tất cả 73
ngân hàng ở quốc gia đó phát hiện ra rằng chỉ 46% các ngân hàng trong nghiên cứu
thực hiện đầy đủ. Điều này một phần là do cách thức nghèo nàn trong đó các quy
định đã được thông báo. Chính sách tín dụng thiết lập khuôn khổ cấp tín dụng và
phản ánh các tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa tín dụng của một tổ chức. Để có hiệu quả,
các chính sách phải được truyền đạt một cách kịp thời, được thực hiện thông qua tất
cả các cấp của tổ chức bằng các thủ tục thích hợp và được điều chỉnh định kỳ theo
các hoàn cảnh thay đổi. Nền tảng của một chương trình quản trị rủi ro tín dụng hiệu
quả là xác định các rủi ro hiện có và tiềm năng vốn có trong một tổ chức và các thông
số mà theo đó RRTD sẽ được kiểm soát. Áp lực tăng lợi nhuận, cân nhắc tiếp thị và
môi trường tài chính phức tạp hơn bao giờ hết đã dẫn đến các công cụ tín dụng sáng
tạo. Đo lường rủi ro gắn liền với mỗi hoạt động tín dụng của ngân hàng cho phép xác
39
định rủi ro tổng hợp của đối tác để nhằm mục đích kiểm soát và báo cáo, giới hạn tỷ
lệ rủi ro trên tổng lợi nhuận.
Các ngân hàng tư nhân có nhiều khả năng thực hiện các chính sách quản trị RRTD
hơn các ngân hàng quốc doanh. Kuo và Enders (2004) đã nghiên cứu khảo sát các
chính sách đối với các ngân hàng nhà nước ở Trung Quốc. Nghiên cứu phát hiện ra
rằng với sự mở cửa ngày càng tăng của thị trường tài chính, các ngân hàng thương
mại nhà nước ở Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
Là cốt lõi của tài chính quốc gia và quan trọng của nền kinh tế quốc gia, các ngân
hàng thương mại nhà nước không thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trừ
khi họ thực hiện những thay đổi sâu sắc. Và cải cách quản trị rủi ro tín dụng là một
bước tiến quan trọng quyết định liệu các ngân hàng thương mại nhà nước ở Trung
Quốc có tồn tại được với những thách thức hay không.
Ủy ban điều tiết tài chính của châu Âu (ESFRC) (2007) đã nghiên cứu về tác động
của trụ cột thứ hai bằng cách tiến hành khảo sát 93 ngân hàng và phát hiện những
phản đối cách tiếp cận phức tạp cao của dự thảo Hiệp định Capital New Basel (Basel
II). Nó được xem là đã quá tập trung vào việc quản trị rủi ro của các ngân hàng tư
nhân. Ngoài ra, nó cũng phản đối việc quản trị rủi ro hoạt động, các vấn đề ảnh hưởng
về mặt chính trị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), sự xem xét không đầy
đủ về vấn đề chu kỳ và giảm trọng tâm vào trụ cột thứ ba, nghĩa là kỷ luật thị trường.
Do đó, nghiên cứu đề nghị rằng các cơ quan châu Âu áp dụng các tính chất của
phương pháp tiếp cận tiên tiến Basel II chỉ cho các ngân hàng hoạt động rất lớn trên
thế giới. Các ngân hàng còn lại sẽ có ý kiến về cách tiếp cận được chuẩn hóa đơn giản
hơn.
40
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Định nghĩa của các biến nghiên cứu
Luận văn được viết dựa trên nghiên cứu “The impact of credit risk
management on the financial performance of Banks in Kenya for the period 2000 –
2006” của Danson Musyoki được đăng trên International Journal of Business and
Public Management trang 72-80. Mô hình hồi quy và các biến số trong bài nghiên
cứu gốc được tác giả sử dụng hoặc giữ theo bài gốc hoặc điều chỉnh và lựa chọn cơ
sở dữ liệu nghiên cứu phù hợp với khả năng nghiên cứu và thực trạng số liệu được
công bố của các NHTM tại Việt Nam.
3.1.1 Biến phụ thuộc
Return on asset – tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Biến số này theo bài
nghiên cứu gốc của Danson Musyoki cũng như một số nghiên cứu khác khi đề cập
đến hiệu quả tài chính của S. Poudel (2012), Kurawa và Garba (2014) dùng bằng chỉ
tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Tuy nhiên để tính chỉ số EBIT này trong
hoạt động ngân hàng thì không phải dễ. Tỷ số này tại Việt Nam thường được tính
toán bằng cách chia thu nhập ròng cho tổng tài sản. Tức:
ROA = Thu nhập ròng/ Tổng tài sản
Tỷ lệ này được coi là một chỉ báo về mức độ hiệu quả mà một NHTM đang sử
dụng tài sản của mình để kiếm lời.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho thấy một dấu hiệu về cường độ vốn của
ngành ngân hàng, vốn sẽ phụ thuộc vào ngành.
3.1.2 Biến độc lập
Các thông số liên quan đến RRTD được đề cập là:
o Default rate - Tỷ lệ nợ quá hạn (DR): là thuật ngữ dùng trong ngành dịch vụ
tài chính dành cho các cá nhân/ tổ chức cho vay cụ thể để thay đổi các điều khoản
của khoản vay từ các điều khoản bình thường đến các điều khoản trả nợ không đúng
41
hạn. Các điều khoản và các lãi suất đối với những cá nhân/ tổ chức đã không thực
hiện đúng nghĩa vụ trong việc hoàn trả đúng hạn những khoản vay trên. Đối với biến
số này, tác giả lấy chỉ tiêu số dư nợ quá hạn trong nguồn dữ liệu của Bankscope
Vietnam; Vietnam Orbis Bank Focus và trong các BCTC của các NHTM gồm dư
nợ quá hạn từ Nhóm 2 đến Nhóm 5 để cơ sở dữ liệu rộng hơn và khái quát hơn, chứ
không lấy theo chỉ tiêu nợ quá hạn mà chỉ bao gồm nợ xấu từ Nhóm 3 đến Nhóm 5.
Điều này phù hợp với thực trạng tại Việt Nam, phù hợp theo quy định của NHNN
và các NHTM, bởi nếu các NHTM không quản trị và kiểm soát được tốt các khoản
nợ quá hạn Nhóm 2 thì khi rủi ro xảy ra, nhóm nợ này sẽ được cơ cấu và sẽ được
chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Chính vì thế, sẽ trực tiếp tác động làm giảm hiệu
quả tài chính của các NHTM, kỳ vọng dấu của biến số này với ROA là tương quan
ngược chiều nhau (-).
DR = Số dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (tổng số tiền cho vay)
S. Poudel (2012): “The impact of credit risk management on financial
performance of commercial banks in Nepal”, tạp chí International Journal of Arts and
Commerce -Vol.1, No.5 cũng nghiên cứu về tác động của quản lý rủi ro tín dụng đối
với hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Nepal thông qua ba thông
số: tỷ lệ nợ quá hạn (DR); chi phí cho mỗi tài sản cho vay (CLA) và tỷ lệ an toàn vốn
(CAR). Trong nghiên cứu này, báo cáo tài chính của 31 ngân hàng được sử dụng phân
tích trong mười một năm (2001 -2011) để so sánh và thể hiện mối quan hệ tương
quan giữa tỷ suất sinh lời với các thông số trên. Nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các
thông số này có tác động ngược đến hiệu quả tài chính của ngân hàng; tuy nhiên, tỷ
lệ nợ quá hạn là yếu tố dự báo nhất về hiệu quả tài chính ngân hàng.
o Bad Debt Cost - Chi phí nợ xấu (BDC): Chi phí nợ xấu sẽ phát sinh khi một
ngân hàng đồng ý cấp một khoản vay cho một người đi vay và được thu hồi lại với
một khoản hoàn trả dự kiến. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khách hàng đi vay
không thể trả nợ trong một khoảng thời gian cố định vào một ngày nhất định. Ngoài
ra, những thay đổi trong việc định giá đồng tiền nợ làm thay đổi quy mô nợ có hiệu
42
lực do lạm phát hoặc giảm phát, mặc dù ngân hàng cho vay và người đi vay đang sử
dụng cùng một loại tiền tệ. Do đó, điều này có thể dẫn đến chi phí nợ xấu. Chi phí
nợ xấu bao gồm phí luật sư, phí tư vấn và hoa hồng cho người bán đấu giá. Các
NHTM sẽ không có công bố số liệu thực tế cho chi phí xử lý nợ xấu mà tất cả được
cộng gộp vào một chỉ tiêu đó là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong Bảng kết quả
hoạt động kinh doanh, vì vậy, tỷ lệ này được tính như sau:
BDC = Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng chi phí
Nếu nợ quá hạn của các NHTM không được kiểm soát tốt dẫn đến các NHTM
buộc phải trích lập một khoản chi phí trong toàn bộ thu nhập của mình để dự phòng
cho các khoản nợ quá hạn này thì sẽ gia tăng một khoản chi phí trong dự phòng rủi
ro tín dụng, trong khi nếu muốn giữ tổng chi phí không đổi thì tỷ lệ BDC này sẽ càng
cao. Tỷ lệ BDC càng cao thì dẫn đến hiệu quả tài chính của các NHTM giảm, kỳ vọng
dấu cho biến số này với ROA sẽ là tương quan ngược chiều nhau (-).
o Cost per loan asset – Tỷ lệ chi phí cho mỗi tài sản cho vay (CLA): là chi phí
trung bình cho mỗi khoản vay được chi trả trước cho khách hàng trong thời hạn tiền
tệ. Mục đích của việc này là để chỉ ra hiệu quả trong việc phân phối các khoản vay
cho khách hàng.
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hỗn hợp kết quả về ảnh hưởng của chi
phí trên mỗi tài sản cho vay (CLA) đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong bối cảnh
Nepal, Paudel (2012) đã tìm thấy mối liên hệ tiêu cực nhưng không đáng kể về mặt
thống kê giữa chi phí cho mỗi tài sản cho vay (CLA) và hiệu quả tài chính của các
ngân hàng (ROA). Tuy nhiên, theo quan điểm của Nigeria, Kurawa và Garba (2014):
“An Evaluation of the Effect of Credit Risk Management (CRM) on the Profitability
of Nigerian Banks”, tạp chí Journal of Modern Accounting and Auditing – Vol. 10,
No. 1, bài viết này đánh giá tác động của quản lý rủi ro tín dụng (CRM) đối với khả
năng sinh lời của các ngân hàng Nigeria nhằm khám phá mức độ tỷ lệ nợ quá hạn
(DR), chi phí cho mỗi tài sản cho vay (CLA) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ảnh hưởng
trên tài sản (ROA) như một thước đo lợi nhuận của các ngân hàng. Dữ liệu được tạo
43
từ các nguồn thứ cấp, cụ thể là các báo cáo và tài khoản hàng năm của các ngân hàng
được trích dẫn từ năm 2002 đến năm 2011. Thống kê mô tả, tương quan, cũng như
các kỹ thuật hồi quy tổng quát bình phương (GLS) được sử dụng làm công cụ phân
tích trong nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng CRM được đo bằng ba
biến độc lập có tác động tích cực đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng Nigeria
đã tìm thấy mối liên hệ tích cực đáng kể giữa chi phí cho mỗi tài sản cho vay (CLA)
và lợi nhuận của ngân hàng (ROA).
R. Bhattarai (2017): “Effect of non-performing loan on the profitability of
commercial banks in Nepal”, tạp chí Prestige International Journal of Management
and Research – Vol. 10 (2), nghiên cứu này kết luận rằng lợi nhuận của các ngân
hàng thương mại Nepal bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ cho vay không hiệu quả và các thông
số biến khác như: quy mô ngân hàng, chi phí cho mỗi tài sản cho vay và tỷ lệ tăng
trưởng tổng sản phẩm trong nước. Kết quả hồi quy ước tính cho thấy tỷ lệ nợ xấu có
hiệu quả âm về lợi nhuận chung của ngân hàng (ROA) trong khi đó, tỷ lệ cho vay
không có hiệu quả có tác động tích cực đến lợi nhuận của cổ đông (ROE). Hơn nữa,
kết quả cho thấy quy mô ngân hàng có tác động tích cực đáng kể đến lợi nhuận của
ngân hàng (ROA, ROE). Tuy nhiên, chi phí cho mỗi khoản vay có mối liên hệ tích
cực đáng kể chỉ với lợi nhuận chung của ngân hàng (ROA).
Biến số CLA này trong bài nghiên cứu gốc sử dụng chỉ tiêu tổng chi phí hoạt
động trên tổng dư nợ vay. Theo đó:
CLA = Tổng chi phí hoạt động/ Tổng số tiền cho vay (tổng dư nợ vay)
Nếu tổng chi phí hoạt động càng cao, cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay thì
sẽ trực tiếp tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTMCP tại Việt Nam, kỳ vọng
dấu của tác giả với biến số này với ROA là tương quan ngược chiều nhau (-).
44
Biến số Độ tương quan với ROA
Kỳ vọng dấu trong mô hình hồi
quy với ROA
DR Ngược chiều (-)
BDC Ngược chiều (-)
CLA Ngược chiều (-)
3.2 Mô hình và kết quả nghiên cứu
Thống kê miêu tả với tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu dữ liệu gồm 21
ngân hàng tại Việt Nam trong khung thời gian 11 năm từ 2008 – 2018 kết quả như
bảng 3.1
Bảng 3.1 Dữ liệu 21 ngân hàng trong giai đoạn từ 2008 - 2018
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
ROA có giá trị trung bình là 1.092575 có nghĩa với 1 đồng tổng tài sản, các
NHTM tạo ra được lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 1.09 đồng. Trong 231 quan sát
của 21 NHTM trong 11 năm thì có khoảng cách giữa ngân hàng có giá trị ROA cao
như Techcombank là 1.846, trong khi Agribank có giá trị ROA nhỏ nhất là 0.5153.
Giá trị trung bình DR là 6.522 nghĩa là trong nguồn dữ liệu được thu thập và
tính toán về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì trong 1 đồng dư nợ cho vay có 6.522
đồng dư nợ bị quá hạn. Saigonbank hiện đang là ngân hàng có giá trị DR cao nhất là
24.7876, Vietinbank có tỷ lệ DR thấp nhất 2.1796.
Giá trị trung bình BDC_COST của toàn dữ liệu là 8.8802, trong đó VPBank
hiện đang có giá trị lớn nhất về thông số này.
45
Giá trị trung bình CLA là 16.5248 và Maritime hiện đang là ngân hàng dẫn
đầu về giá trị này 29.3424.
Đo lường giá trị trung bình của 21 ngân hàng theo các biến như hình 3.2.
o Giá trị trung bình ROA của Techcombank là lớn nhất với 1.84, thể hiện
với 1 đồng tài sản, Techcombank có thể tạo ra được lợi nhuận trước thuế và lãi vay
là 1,84 đồng.
o Giá trị trung bình tỷ lệ DR của SaigonBank là cao nhất với 24.787 thể
hiện với 100 đồng giá trị khoản vay của SaigonBank trong đó có khoảng 24.787 đồng
nợ bị chậm thanh toán dẫn đến nợ quá hạn.
o Giá trị trung bình của biến số BDC_COST của VPBank là lớn nhất với
15.68376, điều này chứng tỏ, với 100 đồng trong tổng chi phí thì VPBank đã phải
dành khoảng 15.68 đồng để trích lập vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
o Giá trị trung bình của biến số CLA của Maritime Bank là lớn nhất với
29.34244, thể hiện trong 100 đồng tổng dư nợ cho vay thì tổng chi phí cho mỗi tài
sản cho vay sẽ là 29.34244 đồng.
46
Bảng 3.2 Đo lường giá trị trung bình các biến của 21 ngân hàng tại Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Sau khi phân tích mô tả thống kê dựa vào các giá trị độ lệch chuẩn, giá trị trung
bình, giá trị nhờ nhất và giá trị lớn nhất, luận văn tiếp tục tực hiện lập ma trận tương
quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất sinh lợi trên tổng
tài sản. Kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa các biến với nhau để xem xét có xảy
ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không bằng cách xem xét những tương quan cao
giữa các biến độc lập. Ma trận tương quan như bảng 3.3
47
o Biến DR và BDC_COST với ROA thể hiện tương quan cùng chiều,
nghĩa là khi DR hoặc BDC_COST tăng thì ROA có khuynh hướng tăng.
o Biến CLA thể hiện tương quan ngược chiều với ROA, nếu CLA tăng
thì ROA có khuynh hướng giảm.
o Giữa CLA và BDC_COST có hiện tượng tương quan ngược chiều
nhau.
Tuy nhiên tỷ lệ tương quan giữa các biến độc lập không cao, tất cả đều nhỏ hơn
0.8 thì xem như không có đa cộng tuyến xảy ra.
Bảng 3.3 Ma trận tương quan của các biến độc lập
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu Stata
Kiểm định hồi quy với mô hình OLS, kết quả như bảng 3.4
Bảng 3.4 Mô hình hồi quy OLS
Biến DR trong bảng 3.4 thể hiện tác động tích cực đến với ROA, nếu DR tăng
1% thì ROA tăng 2.37%, không như kỳ vọng dấu ban đầu. Kết quả này giải thích cho
một điều, với nợ bị quá hạn, chậm thanh toán, ngân hàng sẽ thu được 1 khoản lãi phát
sinh hoặc phạt chậm thanh toán từ món đấy, dẫn đến sự gia tăng trong thu nhập và
tác động làm tăng hiệu quả kinh doanh.
48
Luận văn sử dụng kiểm định hệ số VIF để thực hiện xem xét liệu có tồn tại đa
cộng tuyến giữa các biến độc lập hay không và kết quả được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Kiểm định hệ số VIF xem xét tồn tại đa cộng tuyến
Dựa vào kết quả thể hiện trong bảng 3.5 có thể thấy rằng hệ số VIF của các
biến độc lập đều nhot hơn mức 10, thậm chí là 5. Cho nên luận văn có thể kết luận
rằng không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.
Thực hiện hồi quy trên mô hình FEM và REM. Sau đó tiến hành kiểm định
Hausman – test để xác định mô hình tác động nào là phù hợp.
49
Bảng 3.6 Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng cố định (Fix effect)
ROA = 1.26117 + 0.025468DR – 0.01733BDC – 0.01094CLA + Ɛ
Với mức ý nghĩa 10%, biến DR có tác động cùng chiều với ROA. Nếu DR tăng
1% thì ROA tăng 2,5%. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng thể hiện đúng thực trạng
của các NHTM tại Việt Nam hiện nay. Như tác giả nói ở trên, tỷ lệ DR đã bao gồm
nợ Nhóm 2 chứ không riêng gì nợ Nhóm 3 đến Nhóm 5, nên để hạn chế tỷ lệ nợ xấu
phù hợp theo quy định, các NHTM tại Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nóng,
cho vay ra nhiều hơn nhằm đẩy dư nợ vay cao, dư nợ xếp loại nhóm nợ từ nợ Nhóm
3 đến nợ Nhóm 5 sẽ ít, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu thấp.
Tỷ lệ BDC trong mô hình FEM với P-value = 0.052 < 0.1 thể hiện có sự tương
quan đến ROA. Cụ thể nếu BDC_COST tăng 1% thì ROA sẽ có xu hướng giảm 1.7%.
Tỷ lệ CLA với P-value = 0.007 < 0.1 thể hiện tương quan ngược chiều với ROA
như kỳ vọng dấu ban đầu. Nếu tỷ lệ CLA tăng 1% sẽ làm ROA giảm 1.09%. CLA
50
tăng đồng nghĩa với chi phí hoạt động tăng, chi phí tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả tài
chính của các NHTM.
Bảng 3.7 Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect)
ROA = 1.24287 + 0.025318DR – 0.01314BDC – 0.01203CLA + Ɛ
Thực hiện kiểm định Hausman xem mức độ phù hợp của cả 2 mô hình FIX và
RANDOM, kết quả thể hiện P-value = 0.0655 nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên
với mức ý nghĩa 10% sẽ bác bỏ H0. Mà H0 là mô hình tác động ngẫu nhiên phù hợp.
Từ đấy suy ra mô hình tác động cố định sẽ phù hợp hơn.
51
Bảng 3.8 Kiểm định Hausman test
Đồng thời chúng ta cũng có một kiểm định so sánh giữa FEM và hồi quy OLS
gộp đó chính là F-test. Nếu F-test có P-value nhỏ hơn 10% thì xem như mô hình tác
động cố định sẽ phù hợp hơn.
Theo tài liệu nghiên cứu trước đây, để minh chứng kết quả hồi quy có phù hợp
hay không, chúng ta tiến hành kiểm tra lại vấn để tự tương quan hoặc phương sai thay
đổi.
P-value nhỏ hơn 10% điều này đồng nghĩa có phương sai thay đổi
Kiểm định xem có tương quan thay đổi không?
52
P-value của kiểm định sự tương quan cũng nhỏ hơn 10%, giả thiết H0 là không
có sự tương quan, bác bỏ H0 điều đó có nghĩa là có thay đổi trong sự tương quan.
Trong một mô hình vừa có sự tự tương quan vừa có hiện tượng phương sai bị
thay đổi, tiến hành thực hiện phương pháp kiểm định FGLS. Phương pháp FGLS sẽ
khắc phục hiện tượng này. Kết quả như hình 3.8:
Bảng 3.9: Kết quả hồi quy bằng phương pháp FGLS
ROA = 1.247881 + 0.0161243DR – 0.0158029BDC – 0.0108342 + Ɛ
Kết quả từ mô hình hồi quy FGLS với độ tin cậy 90% thể hiện tác động của cả
ba thông số đến biến ROA. Biến DR có P = 0.013 < 0.1 nếu DR tăng 1% có tác động
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng

More Related Content

Similar to Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng

đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
MiNhon Nguyễn
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng (20)

Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân HàngLuận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt N...
 
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
 
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
 
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
 
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACBĐề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
 
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân HàngLuận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Ảnh Hưởng Của Nợ Vay Ngân Hàng Đến Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Ảnh Hưởng Của Nợ Vay Ngân Hàng Đến Các Doanh Nghiệp Việt NamẢnh Hưởng Của Nợ Vay Ngân Hàng Đến Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Ảnh Hưởng Của Nợ Vay Ngân Hàng Đến Các Doanh Nghiệp Việt Nam
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel Tại Ngân Hàng Thương Mạ...
 
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt NamMột số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
 
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụngLuận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH **** PHẠM THỊ Y BÌNH TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài ”Tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam” là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi cùng với sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn – Thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Định và chưa từng được công bố trước đây. Các cơ sở dữ liệu, kết quả được ghi nhận trong luận văn là trung thực. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022 Người thực hiện
  • 3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...........................................................1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................1 1.2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGHIÊN CỨU..........................................2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................2 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................2 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................3 1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................3 1.7 CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN .......................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RRTD VÀ QUẢN TRỊ RRTD..............................................................................................5 2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................................5 2.2 NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ RRTD VÀ QUẢN TRỊ RRTD................35 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................40 3.1 ĐỊNH NGHĨA CỦA CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU ...........................................40 3.2 MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................44 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................55
  • 4. 4.1 VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC .................................................55 4.2 ĐỐI VỚI CÁC NHTM ....................................................................................56 4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP......................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TÀI LIỆU THAM KHẢO 2. NGUỒN INTERNET 3. NGUỒN DỮ LIỆU 4. ĐỀ XUẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU THUẬT NGỮ AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do Asean APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BDC Chi phí nợ xấu CLA Chi phí nợ trên mỗi tài sản cho vay DR Tỷ lệ nợ quá hạn EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay FEM Mô hình ảnh hưởng cố định FGLS Ước lượng bình phương tối thiểu có trọng số NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên ROA Lợi nhuận trước thuế và lãi vay RRTD Rủi ro tín dụng TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương VAR Mô hình đo lường rủi ro tín dụng WHO Tổ chức Y tế Thế giới
  • 6. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Tổng hợp các loại rủi ro tồn tại trong ngân hàng Hình 2.2 Các hình thức của rủi ro tín dụng Hình 2.3 Các bước quản trị RRTD Hình 2.4: Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ với chỉ tiêu Vốn kinh doanh Hình 2.5 Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ với các chỉ tiêu phi tài chính Hình 2.6 Bảng tổng hợp điểm Hình 2.7 Bảng xếp hạng doanh nghiệp theo điểm tín dụng Hình 2.8 Bảng chấm điểm thông tin đối với khách hàng cá nhân Hình 2.9 Bảng chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng Hình 2.10 Bảng tổng hợp điểm và xếp hạng tín nhiệm Hình 2.11 Bảng chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm nội bộ dành cho KH phát hành thẻ tín dụng quốc tế SCB
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Dữ liệu 21 ngân hàng trong giai đoạn từ 2008 – 2018 Bảng 3.2 Đo lường giá trị trung bình các biến của 21 ngân hàng tại Việt Nam Bảng 3.3 Ma trận tương quan của các biến độc lập Bảng 3.4 Mô hình hồi quy OLS Bảng 3.5: Kiểm định hệ số VIF xem xét tồn tại đa cộng tuyến Bảng 3.6 Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng cố định (Fix effect) Bảng 3.7 Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect) Bảng 3.8 Kiểm định Hausman test Bảng 3.9 Kết quả hồi quy bằng phương pháp FGLS
  • 8. TÓM TẮT Mục tiêu của bài nghiên cứu dùng để đánh giá các biến số khác nhau liên quan đến quản trị RRTD vì RRTD trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tài chính của các NHTM. Các thông số được đề cập trong nghiên cứu là: tỷ lệ nợ phát sinh quá hạn tính trên tổng dư nợ cho vay; tỷ lệ chi phí nợ xấu tính trên tổng chi phí và tỷ lệ giữa tổng chi phí hoạt động của mỗi ngân hàng trên giá trị tổng tài sản của mỗi ngân hàng đó. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của 21 ngân hàng TMCP tại Việt Nam được thu thập và sử dụng các công cụ hồi quy nhằm phân tích tỷ số khả năng sinh lời trên tổng tài sản trong 11 năm (2008 - 2018) với mục đích thể hiện rõ hơn mối quan hệ tương quan giữa tỷ suất lợi nhuận trên tài sản với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, chi phí xử lý và thu hồi nợ, chi phí cho hoạt động kinh doanh so với tổng tài sản. Nghiên cứu chỉ ra rằng các thông số đều có tác động nghịch đảo đến hiệu suất tài chính của các NHTM, ngoại trừ tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng ở tại Việt Nam. Đây là yếu tố tiên đoán nhất về hiệu quả tài chính của ngân hàng so với các chỉ số quản trị RRTD khác. Nghiên cứu này là để tư vấn cho các nhà quản trị của NHTM nhận thức được tác động sâu sắc của RRTD, qua đó các nhà quản trị sẽ chủ động thiết kế và xây dựng các chiến lược riêng, phù hợp với mô hình kinh doanh của tổ chức. Việc này không chỉ giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng mà còn tăng cường khả năng sinh lời và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.
  • 9. ABSTRACT The objective of the study is to evaluate different parameters related to credit risk management because credit risk directly affects the financial efficiency of commercial banks. The parameters mentioned in the study are: the ratio of overdue debts calculated on the total outstanding loans; the ratio of expenses for dealing with bad debts to total expenses and the ratio between the total operating expenses of each bank and the total asset value of each bank. Financial statements of 21 joint stock commercial banks in Vietnam were collected and used regression tools to analyze profitability ratio over total assets in 11 years (2008 - 2018) with the purpose of showing clearly than the correlation between the profitability ratio and the ratio of overdue debt to total outstanding debt, debt handling and recovery costs, and business expenses to total assets. Research shows that all parameters have an inverse effect on the financial performance of commercial banks, except that the ratio of overdue debt to total outstanding loans has a positive effect on the profitability of banks in Vietnam. This is the most predictive factor of the bank's financial performance compared to other credit risk management indicators. This study is to advise commercial bank executives to be aware of the profound impact of credit risk, whereby administrators will actively design and develop their own strategies suitable to business image of the organization. This will not only minimize the bank's credit risk but also enhance the profitability and competitiveness of banks. Key words: credit risk, bad debts, total assets.
  • 10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Rủi ro lúc nào cũng hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhắc đến rủi ro là nói về “một điều gì đó không chắc chắn và có thể gây ra tổn thất”. Rủi ro tồn tại dưới nhiều hình thức, có thể bộc lộ một cách rõ ràng cũng có thể tiềm ẩn không lường trước được. Với thời buổi kinh tế thị trường hội nhập - thương mại toàn cầu, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu về nguồn vốn và tính hiệu quả trong cung ứng nguồn vốn luôn là vấn đề được hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế quan tâm. Việt Nam ngày nay đã và đang trở thành thành viên chính thức của nhiều hiệp hội tổ chức cùng phát triển như: ASEAN, APEC, AFTA, WHO, TPP... Chính vì điều này mà vai trò của các tổ chức tín dụng, các trung gian tài chính là rất trọng yếu, bởi vì các trung gian tài chính là cầu nối để khai thông nguồn vốn từ nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt. Các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng Việt Nam với vai trò quan trọng là trụ cột chính của nền kinh tế quốc gia sẽ phải đối diện với nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Đặc biệt, các ngân hàng thương mại là các tổ chức tín dụng uy tín nhận được nhiều sự tin tường từ các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Việc cạnh tranh với các tổ chức tín dụng nước ngoài có chi nhánh đặt tại Việt Nam với nhiều ưu thế hơn về vốn cũng như công nghệ - cạnh tranh bên ngoài, đồng thời quá trình kinh doanh của ngân hàng cũng hàm chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn – quản trị bên trong, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải luôn có những chiến lược đúng đắn, hiệu quả và mang ý nghĩa sống còn. Nói về rủi ro trong quá trình kinh doanh của hệ thống NHTM không thể bỏ qua sự lưu tâm đến RRTD. Vậy RRTD là gì? Cách thức các ngân hàng thương mại quản trị RRTD như thế nào để không những giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà còn đảm bảo được mức sinh lời cao? Đây luôn là những vấn đề mà các nhà quản trị ngân hàng quan tâm.
  • 11. 2 Đặc biệt, vào tháng 01/2018 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 luật số 17/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2017 trong kỳ họp thứ 4 khóa XIV có hiệu lực sửa đổi, bổ sung một số nội dung và tổ chức thực hiện phương án phá sản đối với các tổ chức tín dụng, phá bỏ quan niệm “không có sự sụp đổ, phá sản của các ngân hàng trong hệ thống liên ngân hàng”, quan niệm “too big too fail”. Vậy nên, quản trị RRTD trong hoạt động kinh doanh của NHTM là một vấn đề hết sức quan trọng. Đây là lý do tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu của nghiên cứu Xây dựng cái nhìn tổng quan về RRTD thông qua các biến số khác nhau liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của các NHTMCP và từ đấy ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của các NHTMCP tại Việt Nam. 1.2.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu Luận văn đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thông số liên quan về RRTD đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP tại Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nhà quản trị của các NHTM cần chú ý các thông số chỉ báo nào liên quan đến RRTD? Các thông số đấy tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM như thế nào? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là các thông số liên quan đến RRTD phát sinh từ hoạt động cho vay của các NHTMCP và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng.
  • 12. 3 Bài nghiên cứu xét RRTD gắn với hoạt động cho vay của các NHTMCP tại Việt Nam, không xét RRTD phát sinh từ bảo lãnh, bao thanh toán hay các hình thức cấp tín dụng khác. Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu dựa trên các BCTC của 21 ngân hàng TMCP tại Việt Nam từ các năm 2008 - 2018. Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2009 liên quan đến tín dụng nhà đất ở Mỹ, bắt nguồn từ các khoản cho vay thế chấp nhà đất dưới chuẩn. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng thực hiện bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm xác định các thông số liên quan đến RRTD và mức độ ảnh hưởng của từng biến số đến biến phụ thuộc ROA thể hiện hiệu quả tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam. Nghiên cứu lấy mẫu ngẫu nhiên bằng cách lựa chọn ra 21 ngân hàng ở Việt Nam để thu thập dữ liệu dựa trên các BCTC hợp nhất được công bố thường niên. Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản là quy trình lấy mẫu đảm bảo rằng mỗi phần tử trong tập hợp có cơ hội được lựa chọn ngang nhau. Dữ liệu thứ cấp được sử dụng cho nghiên cứu được phân tích bằng cách tính toán tỷ lệ khả năng sinh lời cho mỗi năm trong thời gian nghiên cứu, phân tích xu hướng được thực hiện bằng cách so sánh tỷ suất lợi nhuận với tỷ lệ nợ quá hạn, chi phí cho việc thu hồi và xử lý nợ xấu và chi phí tài sản cho vay. Hơn nữa, tỷ lệ được phân tích bằng cách sử dụng phương pháp thống kê hồi quy chạy bằng cách sử dụng các chương trình của phần mềm Stata 13. 1.6 Ý nghĩa của đề tài Thông qua việc phân tích và đánh giá các yếu tố liên quan đến RRTD và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng sẽ có cái nhìn tổng quan về RRTD, nhận biết và đánh giá RRTD nhằm mục đích đưa ra các phương án quản trị hiệu quả để không chỉ giảm thiểu RRTD mà còn tăng cường lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
  • 13. 4 1.7 Cấu trúc dự kiến của luận văn Ngoài lời cam đoan, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục hình vẽ, danh mục bảng biểu, phần tóm tắt nội dung, tài liệu tham khảo thì kết cấu của bài luận văn được chia thành 4 chương sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Tại đây, tác giả diễn giải các nội dung liên quan đến lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc dự kiến của luận văn. Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Trong chương này, tác giả khái quát các cơ sở lý thuyết, nêu các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm và các nghiên cứu liên quan đến RRTD và quản trị RRTD của các nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước Việt Nam. Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu. Trong chương này, tác giả diễn giải mô hình thực nghiệm, hàm hồi quy, danh sách biến và kết quả của nghiên cứu. Chương 4: Một số kiến nghị. Tác giả sẽ tổng kết kết quả nghiên cứu thu được và đóng góp một số đề xuất nhằm nâng cao hoạt động quản trị rủi ro.
  • 14. 5 Rủi ro tổng hợp Rủi ro tín Rủi ro lãi Rủi ro Rủi ro hối đoái Rủi ro Rủi ro dụng suất thuần túy thanh toán nguồn vốn Rủi ro vỡ nợ CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RRTD VÀ QUẢN TRỊ RRTD 2.1 Tổng quan lý thuyết 2.1.1 Khái niệm về RRTD Đã có nhiều nhà kinh tế học trong và ngoài nước đã có cái nhìn và định nghĩa rủi ro theo nhiều nội dung khác nhau. Giáo sư Nguyễn Lân cho rằng “rủi ro đồng nghĩa với rủi là sự không may”; Tác giả Hồ Diệu định nghĩa rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh “rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”. Với các học giả người nước ngoài, theo Frank Knight “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”. Theo Allan Willett: “rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến cố không mong đợi”. Còn theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith: “rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện hầu hết trong các hoạt động của con người. Khi có rủi ro, con người sẽ không thể dự đoán được kết quả chính xác. Sự hiện diện của rủi ro gây nên một sự bất định.” Hình 2.1 Tổng hợp các loại rủi ro tồn tại trong ngân hàng Nguồn: Internet – tổng hợp của tác giả Trong bất cứ một thực thể doanh nghiệp nào cũng phải tồn tại và phải đối đầu với những rủi ro sẽ xảy đến trong quá trình kinh doanh. Do tính chất đặc thù ngành nghề kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, ngân hàng tồn tại nhiều
  • 15. 6 hơn các rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao hơn cả. Chúng ta có thể tạm phân chia một cách khái quát các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại như sơ đồ bên dưới, trong đó, RRTD là một thành tố quan trọng, chính yếu, chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với mức độ tổn thất khi rủi ro xảy đến là cực kỳ to lớn. Trong trường hợp xấu nhất, có thể dẫn ngân hàng đến con đường phá sản. Như Donald et al. (1996) định nghĩa RRTD đơn giản là khả năng mà một ngân hàng đi vay hoặc đối tác sẽ không đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã được ký kết. Theo Pyle (1997), rủi ro thường tập trung thành nhóm chủ yếu và nhóm thứ yếu. Nhóm các rủi ro chủ yếu bao gồm: Rủi ro thị trường do sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá, vốn chủ sở hữu và giá cả hàng hóa...v.v nên dẫn đến thay đổi của giá trị tài sản ròng; RRTD do thay đổi năng lực của các bên liên đới trong hợp đồng dẫn đến thay đổi giá trị tài sản thuần; Rủi ro tác nghiệp phát sinh do sai phạm dẫn đến mất khả năng thanh toán; Rủi ro thực hiện do sự giám sát không hợp lý của nhân viên hoặc thiếu áp dụng các giải pháp hợp lý dẫn đến phát sinh các khoản lỗ. Trong 4 nhóm rủi ro chủ yếu này, về tài chính, có 2 loại rủi ro đầu tiên được đề cập và thảo luận nhiều hơn. Theo cuốn Quản trị rủi ro ngân hàng (2001) của Joel Bessis, RRTD được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc đó là sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay. Theo Điều 2, Chương 1 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (sau đây gọi tắt là “rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
  • 16. 7 Khi nói đến RRTD trong ngân hàng, đơn giản nhất có thể hiểu “RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD) do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Trong bộ “17 nguyên tắc quản trị RRTD” của Basel 2 được Ủy ban Basel ban hành tháng 9/2000 có đề cập: “RRTD là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận”. Nói chung, xuất hiện và tồn tại rất nhiều định nghĩa về RRTD nhưng chung quy lại ta có thể tóm tắt RRTD như sau: RRTD xảy ra khi cá nhân hoặc tổ chức tham gia vay tiền nhưng không thể thực thi đúng nghĩa vụ trả nợ, có nghĩa là người đi vay bị quá hạn hoặc không còn khả năng thanh toán. RRTD một khi phát sinh sẽ gây nên những tổn thất và làm ảnh hưởng đến hoạt động tài chính, Với mức độ nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, RRTD có thể dẫn ngân hàng đến tình trạng thua lỗ hoặc thậm chí là phá sản. RRTD xảy ra trong hoạt động kinh doanh của các NHTM tồn tại một cách khách quan, chính vì thế chúng ta không thể loại bỏ hẳn hoàn toàn RRTD mà chỉ có thể duy trì ở mức độ chấp nhận được. 2.1.2 Phân loại RRTD Có nhiều phương pháp để tiếp cận và phân loại (RRTD) khác nhau, tuy nhiên, để phân loại một cách chính xác tùy theo mục đích và yêu cầu của nghiên cứu thì cần căn cứ vào các vấn đề sau: Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh RRTD có thể phân loại thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Rủi ro giao dịch: xảy ra do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch được cấu thành ba bộ phận chính:
  • 17. 8 o Rủi ro lựa chọn: có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, xảy ra khi những phương án vay vốn được ngân hàng sàng lọc để đưa ra quyết định cho vay. o Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm trong hợp đồng cho vay, loại TSĐB, người bảo đảm, phương thức bảo đảm và giá trị cho vay tương ứng với TSĐB. o Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro này liên quan đến công tác quản trị cho vay và quản trị khoản vay, bao gồm việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. Rủi do danh mục: phát sinh là do những hạn chế trong danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. o Rủi ro nội tại: phát sinh tùy thuộc vào các đặc điểm riêng có, mang tính chất riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế: đặc điểm hoạt động, đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay. o Rủi ro tập trung: xảy ra khi ngân hàng tập trung vào việc cho vay quá nhiều vốn đối với một tổ chức/ cá nhân; cho vay quá nhiều công ty hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có thể phân chia rủi ro tín dụng thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan: xảy ra trong trường hợp bất khả kháng như thiên tai, địch họa, người đi vay bị tai nạn: thiệt mạng, mất tích.. Rủi ro chủ quan: được tạo ra do chủ quan của cả bên vay lẫn bên cho vay vì vô tình hay cố ý, như là: bên vay sử dụng vốn vay sai mục đích; hoặc sự tiêu cực từ nhân viên ngân hàng.. Phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng, ta có thể phân chia RRTD thành hai loại là rủi ro thiếu vốn với rủi ro thừa vốn (hay còn gọi là rủi ro tồn đọng vốn). Rủi ro thiếu vốn: được phân tích theo hai khía cạnh:
  • 18. 9 o Rủi ro thiếu vốn do ngân hàng cho vay nhưng không thu hồi được nợ. Đây được xem như rủi ro mất vốn. Bởi tính chất của tín dụng là việc ngân hàng giải ngân trước khoản vay cho khách hàng, sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc luân chuyển hàng hóa thì khách hàng mới có tiền trả nợ cho ngân hàng. Khoản giải ngân tín dụng của ngân hàng càng nhiều thì mức độ rủi ro càng lớn. Đặc biệt, hình thức vay tín chấp có độ rủi ro cao hơn hình thức vay có TSĐB. Nếu TSĐB là các giấy tờ có giá sẽ dễ chuyển đổi thành tiền mặt, có tính thanh khoản cao hơn so với TSĐB là các BĐS. Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thì loại rủi ro này chiếm tỷ trọng lớn và có tầm ảnh hưởng nghiêm trọng. Thường thì khoản 2/3 tài sản của ngân hàng là các món cho vay và đầu tư đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, vì vậy, các khoản cho vay này nếu không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ đúng hạn hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thì ngân hàng sẽ mất cả vốn gốc lẫn lãi. Phần thiệt hại to lớn này một khi vượt quá vốn tự có của ngân hàng sẽ khiến các ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mất cân đối thu chi dễ dẫn đến phá sản. o Rủi ro thiếu vốn do ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay và đầu tư hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng. Rủi ro này phát sinh do có sự chuyển hóa trong kỳ hạn nguồn và sử dụng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, các biến động về tình hình kinh tế chính trị của quốc gia, biến động về giá cả dẫn đến uy tín của ngân hàng bị giảm sút, các khách hàng đồng loạt đến rút tiền, vượt quá khả năng quỹ dự trữ đảm bảo thanh toán khiến cho ngân hàng không đủ khả năng chi trả lượng tiền mặt lớn tại một thời điểm. Rủi ro thừa vốn: Một trong những nghiệp vụ chủ chốt của một NHTM chính là nghiệp vụ huy động vốn. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh doanh, các cá nhân là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Nguồn vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ phù hợp với quy định. Vì bất kỳ lý do nào đó, nguồn vốn không thể khai thông, chuyển hóa thành các loại tích sản khác để sinh lời sẽ dẫn đến dự trữ bắt buộc nhiều, tuy nhiên không sinh lãi, đến kỳ hạn thì NHTM phải trả lãi cho số vốn
  • 19. 10 1. Nợ không có khả năng thu hồi. 2. Xóa nợ 1. Lãi treo đóng băng. 2. Miễn giảm lãi. Nợ quá hạn phát sinh. Lãi treo phát sinh. Không thu đủ vốn (Mất vốn). Không thu đủ lãi. Không thu được vốn đúng hạn. Không thu được lãi đúng hạn. Rủi ro tín dụng huy động, trang trải chi phí nghiệp vụ, v.v…tựu chung là thua lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài, không được khắc phục thì sẽ dẫn ngân hàng đến việc đóng cửa Hình 2.2 Các hình thức của rủi ro tín dụng Nguồn: Internet – tổng hợp của tác giả. 2.1.3 Lý thuyết về quản trị RRTD Quản trị RRTD là một chu trình hoàn chỉnh nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho các ngân hàng trên cơ sở xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng như dự báo lợi nhuận có thể thu hồi được. Quản trị RRTD với một khoản tín dụng: là tổ hợp các chu trình quản lý mà từ đó ngân hàng đánh giá khả năng rủi ro cũng như lợi nhuận khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng. Quản trị RRTD với một danh mục tín dụng: là tổ hợp các hoạt động giúp cho ngân hàng nhận biết và đo lường được mức độ rủi ro cho cả một danh mục tín dụng. Cho phép ngân hàng đạt được mức tương xứng giữa lợi nhuận đạt được với tương quan giữa rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận.
  • 20. 11 2.1.4 Mục tiêu của quản trị RRTD1 Quản trị RRTD để tối đa hóa tỷ lệ lợi nhuận được điều chỉnh của ngân hàng bằng cách duy trì RRTD trong các thông số có thể chấp nhận được. Các ngân hàng cần quản trị RRTD vốn có trong toàn bộ danh mục đầu tư cũng như rủi ro trong các khoản tín dụng hoặc giao dịch cá nhân. Các ngân hàng cũng nên xem xét mối quan hệ giữa RRTD và các rủi ro khác. Việc quản trị hiệu quả RRTD là một thành phần quan trọng của một cách tiếp cận toàn diện để quản trị rủi ro và cần thiết cho sự thành công lâu dài của bất kỳ tổ chức ngân hàng nào. Một ngân hàng, khi đưa ra quyết định đồng ý cho vay thì đó chính là tiếp nhận rủi ro. Nguồn lãi thu từ các khoản vay ngân hàng dùng không những bù đắp cho các loại chi phí để quản trị món vay mà còn bù đắp những tổn thất có thể phát sinh. Dù vậy, NHTM nếu chỉ tập trung vào việc cho vay ra mà không có phương án để hạn chế thì chắc chắn tổn thất sẽ nặng nề khi ngân hàng gặp phải trường hợp không thể thu hồi được toàn bộ giá trị của khoản tín dụng, khi đó không còn khoản lãi nào có thể bù đắp được.
  • 21. 12 Xây dựng chiến lược quản trị RRTD Xử lý rủi ro Nhận diện rủi ro 2.1.5 Nội dung quản trị RRTD Hình 2.3 Các bước quản trị RRTD Nguồn: Internet – tổng hợp của tác giả Bước 1: Xây dựng chiến lược quản trị RRTD Chiến lược quản lí RRTD thường dựa vào các chính sách về tín dụng mà ngân hàng đã đề ra và các kinh nghiệm từ quản lí mà ngân hàng có được. Đây là bước nền tảng cho việc thực hiện các bước sau. Bước 2: Nhận diện RRTD Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, mỗi khách hàng lại có những rủi ro với mức độ tổn thất khác nhau. Vì vậy ngân hàng cần làm rõ những thông tin liên quan đến khách hàng mà ngân hàng thu thập được. Nguồn thông tin mà ngân hàng nhận được thường là do khách hàng cung cấp và các nguồn thông tin khác do ngân hàng Đo lường rúi ro Báo cáo rủi ro
  • 22. 13 tự tìm hiểu được. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải xác định có những loại rủi ro nào mà khách hàng có thể có trước khi cấp tín dụng, để từ đó có hướng đo lường mức độ của từng loại rủi ro. Mặt khác, sau khi cấp tín dụng, ngân hàng phải thường xuyên giám sát khoản tín dụng đó, để có thể xác định những loại rủi ro nào phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng vốn, từ đó có hướng giải quyết sao cho rủi ro là thấp nhất, và nếu có tổn thất xảy ra thì tổn thất đó là thấp nhất. Bước 3: Đo lường RRTD Đây thường được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình quản trị RRTD. Từ những đánh giá sơ bộ về các loại rủi ro mà khách hàng có thể có, các ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá và đo lường các loại rủi ro dựa trên các phương pháp khác nhau nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Cũng giống như khi nhận biết rủi ro, ngân hàng cần đo lường trước khả năng khách hàng không trả được nợ khi cấp tín dụng cũng như khi sau khi cấp tín dụng. Bước này thường do bộ phận thẩm định tiến hành. Các nhà kinh tế và các chuyên gia đã đưa ra nhiều mô hình khác nhau để phân tích và đo lường rủi ro. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm mô hình phản ánh về khía cạnh định tính hoặc định lượng về rủi ro tín dụng. Mặt khác các mô hình này không loại trừ nhau nên có thể sử dụng nhiều mô hình để đánh giá rủi ro tín dụng từ nhiều góc độ. Bước 4: Báo cáo rủi ro Báo cáo rủi ro trong suốt quá trình từ xem xét cấp tín dụng đến khi thu hồi vốn. Dựa vào báo cáo mà các cấp quản trị ngân hàng sẽ xác định được những khách hàng hay nhóm khách hàng có thể gây rủi ro, các mức độ rủi ro có thể xảy ra để từ đó đưa biện pháp xử lý để hạn chế thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra. Bước 5: Xử lý rủi ro Một vấn đề tất yếu ngân hàng thường phải đối mặt là xử lý các liên quan đến thiệt hại sau khi ngân hàng đã tiến hành tất cả các biện pháp để phòng ngừa rủi ro rồi, mà rủi ro vẫn xảy ra – tổn thất tín dụng. Hiện nay, các ngân hàng thường áp dụng các
  • 23. 14 biện pháp để giải quyết hay khắc phục tổn thất tín dụng như: cấp thêm vốn, gia hạn nợ, phát mãi TSĐB, bán nợ, xóa nợ, chuyển nợ sang vốn cổ phần. Các bước của quy trình quản trị RRTD áp dụng cho một khoản tín dụng không tách rời nhau mà tạo thành một chu trình kín, nếu thiếu một bước thì sẽ xảy ra những hậu quả khó lường hết được. Phần dưới đây, chúng ta sẽ xem xét cụ thể các bước. 2.1.5.1 Xây dựng chiến lược quản trị RRTD Đây là bước trước tiên nhất, có vai trò nền móng và như kim chỉ nam trong việc xây dựng các bước tiếp theo trong quy trình. Thường thì các ngân hàng dựa vào báo cáo của các bộ phận lên hội sở chính để lập ra một chiến lược phù hợp. Với mục tiêu đã đặt ra, các chi nhánh sẽ có hướng khai thác các đối tượng khách hàng và có những hiểu biết sơ bộ về các loại rủi ro mà nhóm khách hàng có thể gặp phải, đồng thời cũng nhận biết được rổ khách hàng nào ít chứa rủi ro, hoặc có đường lối khai thác nguồn các khách hàng mới. Vì là bước đầu tiên và là bước quan trọng nên buộc phải có một chiến lược phù hợp với từng thời kì phát triển của nền kinh tế, cũng như trong dài hạn. o Đối với thời kì phát triển của nền kinh tế: phải nắm bắt được xu hướng của thị trường, của các nhóm khách hàng để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để có thể tăng cường quan hệ với nhóm khách hàng quen thuộc, mở rộng thêm các dạng khách hàng mới, tìm kiếm thêm những cơ hội khác, đồng thời hạn chế việc cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng có nguy cơ mất vốn. o Trong dài hạn, ngân hàng nên thiết kế một chiến lược tổng quát cho các thời kì khác nhau. Chiến lược này cần phải đảm bảo tạo cho ngân hàng một thương hiệu mà ngân hàng hướng đến, cũng như nhóm khách hàng mà ngân hàng cần quan tâm trong dài hạn. 2.1.5.2 Nhận dạng RRTD Nội dung bước này bao gồm nhận dạng RRTD với một khách hàng và với một danh mục.
  • 24. 15 Nhận dạng RRTD với một khách hàng: Các dấu hiệu phát sinh trong hoạt động phản ánh RRTD được cụ thể hóa gồm: o Nhóm các dấu hiệu liên quan đến quan hệ với ngân hàng: Khi khách hàng có biểu hiện như: trả nợ chậm, trả nhưng không đủ các khoản lãi và nợ gốc khi đến hạn hoặc thậm chí không trả nợ, đề xuất vay kỳ hạn dài, xin ân hạn nợ, cùng thời điểm có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, luôn có khuynh hướng đảo nợ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, thường xuyên đáo hạn thẻ tín dụng…Các biểu hiện này đều là những cảnh báo quan trọng giúp ngân hàng cũng như nhân viên tín dụng nhận diện ra khả năng có thể không thu hồi được vốn từ khách hàng. o Nhóm các dấu hiệu liên quan đến quản trị tổ chức của khách hàng: Tổ chức nơi khách hàng công tác không có sự thống nhất trong ban lãnh đạo, mâu thuẫn nội bộ, thường phát sinh những khoản chi phí không rõ ràng, không hợp lý… o Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay đời sống của khách hàng cá nhân. Các chỉ tiêu đánh giá như doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp không hoàn thành được như kế hoạch, khả năng thanh toán không cao, nợ gia tăng một cách bất thường..v..v. Đối với cá nhân khách hàng có nguồn thu nhập không ổn định hay phải thay đổi vị trí công tác với thu nhập thấp hơn. o Nhóm Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán. Khách hàng có các biểu hiện trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các báo cáo tài chính có dấu hiệu bị làm giả. o Nhóm các dấu hiệu thuộc về thương mại. Doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực không thuộc chuyên môn, đặc biệt là các ngành nghề kinh doanh có độ rủi ro cao, sai mục đích dùng vốn… o Nhóm các dấu hiệu về pháp luật. Khách hàng có tiền sử vi phạm pháp luật, sự thay đổi trong chính sách của cơ quan nhà nước hoặc các quy định pháp lý có khuynh hướng không thuận lợi cho khách hàng.
  • 25. 16 Nhận dạng rủi ro tín dụng với một danh mục tín dụng: Khi xem xét mức độ RRTD của toàn hàng, ban lãnh đạo sẽ đánh giá trên toàn bộ hệ thống, toàn bộ danh mục tín dụng chứ không phải trên từng khoản tín dụng. Một số dấu hiệu cho chúng ta biết rủi ro danh mục tín dụng của ngân hàng đang ở mức cao như: o Quy mô liên tục mở rộng, tăng trưởng tín dụng nóng trong khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện cần khác. o RRTD sẽ cao hơn nếu ngân hàng tập trung tín dụng vào một hoặc chỉ một vài lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt với những khách hàng có nhu cầu vay cao sẽ bất chấp nhận lãi suất cao hơn các khách hàng khác. 2.1.5.3 Đo lường RRTD Đo lường RRTD với một khách hàng và RRTD với cả danh mục tín dụng. Đo lường RRTD đối với một khách hàng Mô hình 5C Mô hình 5C dựa trên năm đặc điểm tài chính và phi tài chính của khách hàng vay để đưa ra đánh giá về RRTD. Khách hàng đề cập ở đây có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức có tư cách pháp nhân riêng lẻ. Điểm yếu của mô hình này là phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của người đánh giá. Năm đặc điểm – năm chữ C bao gồm: Tư cách người vay; Năng lực của người vay; Dòng tiền; Bảo đảm tiền vay; Các điều kiện khác. o Tư cách người vay: đánh giá mục đích vay vốn của khách hàng, cần có bằng chứng cho thấy khách hàng là người có trách nhiệm, trung thực, mục đích vay vốn rõ ràng, kế hoạch trả nợ cụ thể, lịch sử quan hệ tín dụng tốt, không có tiền sử liên quan đến các vụ kiện tụng..v.v..là yếu tố để nhân viên tín dụng đánh giá về tư cách người vay. o Năng lực người vay: Chính là năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp, người cam kết đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp đấy; các hồ sơ thể
  • 26. 17 hiện năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn; đánh giá hoạt động của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại, cấu trúc sở hữu, lĩnh vực...v..v. o Dòng tiền của người vay: Dòng thu nhập từ doanh thu hoạt động bán hàng; dòng tiền từ việc mua hoặc bán tài sản; các kênh huy động nguồn vốn..v.v..liên quan đến các nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán. o Bảo đảm tiền vay: Ngân hàng sẽ cân nhắc các yếu tố liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản; giá trị tài sản; mức độ thanh khoản hoặc phát mãi cao hay thấp đối với tiền thu hồi từ thanh lý tài sản. o Các điều kiện khác: Vị thế và sản phẩm cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường so với các đối thủ khác trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề ở thời điểm hiện tại; Xem xét độ nhạy cảm của doanh nghiệp vay vốn đối với chu kỳ kinh doanh và những thay đổi về công nghệ; triển vọng về tương lai ngành..v.v..Bên cạnh đấy là các yếu tố liên quan đến công nghệ, môi trường, chính trị, pháp lý, xã hội..v..v có trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của doanh nghiệp hay không. Mô hình 6C Mô hình 6C vẫn sẽ giữ nguyên năm chữ C như mô hình 5C tác giả đã trình bày ở trên và sẽ có thêm yếu tố Control (Kiểm soát). o Các luật, qui định, qui chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang được xem xét. o Đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát. o Hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải được ký bởi các bên. o Mức độ phù hợp của khoản vay đối với qui chế, qui định của ngân hàng. o Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về sản phẩm, về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay. Xếp hạng tín dụng nội bộ Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng được xây dựng trên cơ sở quy đổi thành điểm nhằm lượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt.
  • 27. 18 Đối với từng nhóm khách hàng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng. Thông thường có thể chia thành 2 nhóm đối tượng khách hàng: doanh nghiệp và cá nhân. Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm: o Ra quyết định cấp tín dụng. o Giám sát và đánh giá khách hàng đang còn dư nợ, phát hiện sớm các khoản vay đang có dấu hiệu xấu đi. o Giám sát kèm đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng. o Ước lượng mức vốn có nguy cơ không thu hồi được để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng. Giới thiệu bảng xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Nguồn: Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam) Đối với khách hàng là doanh nghiệp Chỉ tiêu Trị số Điểm Vốn kinh doanh Trên 50 tỷ 30 Từ 40 tỷ đến 50 tỷ 25 Từ 30 tỷ đến 40 tỷ 20 Từ 20 tỷ đến 30 tỷ 15 Từ 10 tỷ đến 20 tỷ 10 Dưới 10 tỷ 5 Hình 2.4: Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ với chỉ tiêu Vốn kinh doanh Bước 1: Tìm hiểu và tổng hợp thông tin của khách hàng. Trong bước này nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là từng bước thu thập, điều tra, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương kinh doanh/dự án đầu tư để làm thông tin đầu vào cho các bước chấm điểm tiếp theo. Các nguồn để cán bộ tín dụng thu nhập các thông tin trên gồm:
  • 28. 19 o Hồ sơ nhân thân, hồ sơ năng lực pháp lý, thông tin thu nhập, nguồn TSĐB, báo cáo tài chính; lịch sử quan hệ tín dụng..v.v. o Thẩm định trực tiếp khách hàng (có danh mục câu hỏi điều tra cụ thể); o Đi thăm thực địa; o Các nguồn khác. Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng áp dụng biểu điểm khác nhau cho bốn loại ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh bao gồm: o Nông lâm ngư nghiệp; o Thương mại và dịch vụ; o Xây dựng; o Công nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề chủ lực chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu của doanh nghiệp. Bước 3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp: được chấm điểm dựa theo các tiêu chí như vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần, nộp thuế ngân sách nhà nước..v.v..các chỉ tiêu này tỷ lệ với điểm số của quy mô doanh nghiệp. Quy mô càng lớn điểm càng cao và ngược lại. Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: Cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như chỉ tiêu về thanh khoản, chỉ số hoạt động, chi tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập. Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm: o Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ; o Năng lực và kinh nghiệm quản trị; o Uy tín trong giao dịch; o Môi trường kinh doanh; o Các đặc điểm hoạt động khác.
  • 29. 20 Sau khi chấm điểm riêng rẽ theo các chỉ tiêu trên. Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm chỉ tiêu tài chính theo bảng như hình 2.5. STT Chỉ tiêu Doanh nghiệp có vốn Nhà nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 1 Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27% 2 Năng lực và kinh nghiệm quản trị 27% 33% 27% 3 Uy tín giao dịch 33% 33% 31% 4 Môi trường kinh doanh 7% 7% 7% 5 Các đặc điểm hoạt động khác 13% 7% 8% Tổng 100% 100% 100% Hình 2.5 Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ với các chỉ tiêu phi tài chính Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp Các chỉ số Thông tin được kiểm toán Thông tin không được kiểm toán Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Tài chính 25% 35% 45% 35% 45% 55% Phi tài chính 75% 65% 55% 65% 55% 45% Hình 2.6 Bảng tổng hợp điểm
  • 30. 21 Sau khi xác định được điểm tổng hợp, cán bộ tín dụng xếp hạng doanh nghiệp theo hình 2.7 Hạng Điểm Mức độ rủi ro AAA 92,4 – 100 Thấp nhất AA 84,8 – 92,3 Thấp A 77,2 – 84,7 Thấp BBB 69,6 – 77,1 Trung bình BB 62 – 69,5 Trung bình B 54,4 – 61,9 Cao CCC 46,8 – 54,3 Cao CC 39,2 – 46,7 Rất cao C 31,6 – 39,1 Rất cao D < 31,6 Đặc biệt cao Hình 2.7 Bảng xếp hạng doanh nghiệp theo điểm tín dụng Đối với khách hàng cá nhân Bước 1: Tìm hiểu và tổng hợp thông tin khách hàng. Nhân viên tín dụng tiến hành liên hệ, thu nhập thông tin từ các nguồn: o Hồ sơ do khách hàng cung cấp, giấy tờ pháp lý; o Phỏng vấn trực tiếp khách hàng; o Các nguồn khác. Bước 2: Tiến hành chấm các thông tin cơ bản.
  • 31. 22 Chỉ tiêu ở mức độ 1 Điểm đạt được Tuổi 18 – 25 25 – 40 40 – 60 60 Điểm 5 15 20 5 Trình độ học vấn Trên đại học Đại học Trung học Dưới trung học Điểm 20 15 5 -5 Nghề nghiệp Chuyên môn Thư ký Kinh doanh Nghỉ hưu Điểm 25 15 5 0 Thời công tác gian < 6 tháng 6 – 1 năm 6 – 1 năm 6 – 1 năm Điểm 5 10 15 20 Thời gian làm công việc hiện tại < 6 tháng 6 – 1 năm 6 – 1 năm 6 – 1 năm Điểm 5 10 15 20 Tình trạng cư trú Sở hữu Thuê Với đình gia khác Điểm 30 12 5 0 Cơ cấu gia đình Gia đình hạt nhân Ở với ba mẹ Ở với đình nhân gia hạt Ở cùng với nhiều gia đình hạt nhân khác Điểm 20 5 0 -5 Số người ăn theo Độc thân < người 3 3 – 5 người > 5 người Điểm 0 10 5 -5
  • 32. 23 Thu nhập hàng năm của cá nhân (triệu đồng) > 120 36 – 120 12 – 36 < 12 Điểm 40 30 15 -5 Thu nhập hàng năm của gia đình (triệu đồng) > 240 72 – 240 24 – 72 < 24 Điểm 40 30 15 -5 Hình 2.8 Bảng chấm điểm thông tin đối với khách hàng cá nhân Nhân viên tổng hợp điểm theo Hình 2.8, sau đó sẽ được chuyển xếp hạng trong bước 3. Bước 3: Chấm các tiêu chí quan hệ với ngân hàng. Chỉ tiêu Điểm đạt được Tình trả nợ hàng hình ngân Chưa dịch giao Chưa giờ quá bao hạn Thời gian quá hạn < 30 ngày Thời gian quá hạn > 30 ngày Điểm 0 40 0 -5 Chưa bao Đã có lần Tình hình Chưa giao Chưa bao giờ quá hạn trả chậm chậm trả lãi dịch giờ quá hạn trong 2 năm trong 2 năm gần đây gần đây Điểm 0 40 0 -5
  • 33. 24 Tổng dư nợ hiện tại (triệu đồng) < 100 100 – 500 500 – 1000 > 1000 Điểm 20 10 5 -5 Các dịch vụ sử dụng của NH Chỉ gửi tiết kiệm Chỉ sử dụng thẻ Tiết kiệm và thẻ Không có gì Điểm 10 5 25 -5 Số dư TK tiết kiệm và tiền gửi trung bình tại NH năm trước (triệu đồng) 500 100 – 500 20 – 100 < 20 Điểm 40 25 10 0 Tổng = Hình 2.9 Bảng chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng. Nhân viên tín dụng cộng các số điểm ở Hình 2.9 và xếp hạng như hình 2.10: Hạng Điểm Mức độ rủi ro AAA 400 Thấp AA 351 – 400 Thấp A 301 – 350 Thấp BBB 251 – 300 Thấp BB 201 – 250 Trung bình
  • 34. 25 B 151 – 200 Trung bình CCC 101 – 150 Trung bình CC 51 – 100 Cao C 0 – 50 Cao D < 0 Cao Hình 2.10 Bảng tổng hợp điểm và xếp hạng tín nhiệm Mô hình xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với các KH mở thẻ tín dụng của NHTMCP Sài Gòn (SCB) Tiêu chí Điểm Tỷ trọng Điểm I. Nhóm tiêu chí về nhân thân Tuổi 4% Từ 18 đến dưới 25 50 Từ 25 đến dưới 30 90 Từ 30 đến dưới 55 100 Từ 55 trở lên 70 Trình độ học vấn 7% Trên ĐH 100 Cao đẳng/ Đại học 80 Trung cấp 60 Khác 50 Tình trạng hôn nhân 5% Đã kết hôn 100 Góa 80 Đã ly dị 70 Độc thân 60 Thời gian ở nơi hiện tại 5%
  • 35. 26 > 3 năm 100 Từ 1 đến 3 năm 70 < 1 năm 50 II. Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nơ Tình trạng sở hũu 14% Sở hữu riêng 100 Sống cùng cha mẹ 80 Ở nhà cơ quan 70 Thuê 50 Số người phụ thuộc 5% 0 50 1 80 2 100 3 70 ≥ 4 60 Thời gian hợp đồng lao động 5% Trên 3 năm 100 Từ 1 đến 3 năm 70 < 1 năm 60 Khác (tự kinh doanh) 50 Vị trí công việc 15% Cán bộ quản lý điều hành tại các đơn vị hành chánh, sự nghiệp 100 Cán bộ quản lý điều hành tại các tổ chức kinh tế 90 Cán bộ, chuyên viên tại các đơn vị hành chánh sự nghiệp 80 Cán bộ, chuyên viên tại các tổ chức kinh tế 70 Kinh doanh tự do 60
  • 36. 27 Khác 50 Thu nhập sau thuế bình quân tháng (VNĐ) 20% ≥ 15.000.000 100 10 < 15.000.000 80 8 < 10.000.000 70 5 < 8.000.000 60 < 5.000.000 50 Chi tiêu hàng tháng 5% > 8.000.000 100 5.000.000 – 8.000.000 80 2.000.000 < 5.000.000 70 < 2.000.000 50 III. Nhóm chỉ tiêu về quan hệ ngân hàng Sử dụng dịch vụ thẻ tại SCB 1% Sử dụng thẻ + Internet/ Mobile Banking SCB 100 Sử dụng thẻ SCB 80 Sử dụng thẻ tại SCB + Thẻ tại NH khác 70 Thẻ tại ngân hàng khác 60 Chưa sử dụng 50 Nhận lương qua tài khoản 4% Có 100 Không 50 Có QH tín dụng với SCB và các NH khác ở thời điểm vay 5% 1 NH 100 2 NH 90 Trên 2 NH 80 Không vay 70
  • 37. 28 Uy tín trong QHTD (3 năm gần nhất) 5% Chưa từng phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn 100 Đã từng phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn 0 100% Tổng điểm Xếp hạng TD Kết quả ≥ 90 AAA AA Từ 70 - < 90 AA Từ 65 - < 70 A (không đạt) Từ 60 - < 65 BB (không đạt) Từ 55 - < 60 B (không đạt) < 55 C (không đạt) Hình 2.11 Bảng chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm nội bộ dành cho KH phát hành thẻ tín dụng quốc tế SCB Nguồn: Ngân hàng SCB Mô hình điểm số Z Điểm số Z được phát minh ra bởi giáo sư I. Altman (1968), Đại Học New York công bố công trình nghiên cứu dựa trên các tài liệu và những nghiên cứu đã từng thực hiện trước đấy tại các công ty ở Mỹ. Điểm số Z có quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng phá sản của doanh nghiệp. Chỉ số Z là công cụ cảnh báo sớm khả năng phá sản của công ty và là khả năng mất vốn trong tương lai của ngân hàng. Mô hình này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam với độ tin cậy khá cao. Các chỉ số thành phần trong việc tính chỉ số Z là:
  • 38. 29 X1 = Vốn lưu động ròng Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại Tổng tài sản X3 = EBIT Tổng tài sản X4 = Giá trị thị trường của vốn cổ phần Giá trị sổ sách của nợ X5 = Doanh thu Tổng tài sản Các giá trị trọng số không cố định mà có sự thay đổi phụ thuộc vào công ty thuộc lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ, cổ phần hoá hay chưa. Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 Nếu Z > 2,99: An toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,8 < Z < 2,99: Cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Nếu Z < 1,8: Nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất: Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5 Nếu Z’ > 2,9: An toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: Cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Nếu Z’ < 1,23: Nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với các doanh nghiệp khác: Chỉ số Z” dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình
  • 39. 30 doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra. Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 Nếu Z” > 2,6: An toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,2 < Z” < 2,6: Cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Nếu Z” < 1,1: Nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Mô hình VaR (Value at Risk) VaR đo lường RRTD bằng việc sử dụng các kỹ thuật thống kê chuẩn mực. VaR đo lường mức tổn thất có thể xảy ra ở mức ý nghĩa cho phép trong một thời hạn ấn định trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường. Tuy đây là mô hình được áp dụng rộng rãi nhất trong các ngân hàng trên thế giới hiện nay, nhưng vì tính chất phức tạp của nó nên phần này chỉ giới thiệu một cách bao quát nhất. Không chỉ có tác dụng đo lường RRTD, VaR còn có thể mở rộng và áp dụng với nhiều dạng rủi ro khác như các hợp đồng quyền chọn, trao đổi, hay các công cụ tài chính khác. Đặc điểm của VaR: o VaR là tổn thất tối thiểu trong 1 khoảng thời gian nhất định, với điều kiện xác suất xảy ra thực sự lớn hơn là rất thấp. Hay nói cách khác, VaR là số tiền lớn nhất có khả năng bị mất trong 1 danh mục tín dụng trong 1 khoảng thời gian cho trước với độ tin cậy nhất định. o Độ tin cậy thường được lựa chọn là 95% hoặc 99%, thường được tính cho từng ngày trong thời gian nắm giữ tài sản. o VaR có thể áp dụng với danh mục tài sản có thể điều chỉnh theo hướng thị trường (có tính thanh khoản khá cao).
  • 40. 31 o Tuy nhiên, một hạn chế khá lớn của mô hình này là giả thiết các điều kiện thị trường phải ổn định trong thời gian xác định VaR. Ý nghĩa của VaR: có thể đánh giá chính xác tổn thất lớn nhất của một khoản tín dụng, của cả danh mục và lợi nhuận thu về với mức rủi ro đó. Đo lường đối với một danh mục tín dụng Để đo lường RRTD đang phải đối mặt, ngân hàng thường tính toán các chỉ tiêu sau: o Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ Nợ quá hạn là nợ đến hạn mà khách hàng không trả được nợ, phản ánh các khoản nợ mà ngân hàng không thu được đúng hạn (tổn thất của ngân hàng). Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn. o Tỷ lệ nợ rủi ro trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ rủi ro trên tổng dư nợ = Nợ rủi ro/ Tổng dư nợ Nợ rủi ro là nợ của những khách hàng đã được nhận định có dấu hiệu khó khăn về khả năng trả nợ hoặc đã không trả được nợ đúng hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5). Các khoản nợ này có thể là nợ trong hạn, các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ trong hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thời hạn và nợ quá hạn. Tỷ lệ trên càng cao thì RRTD của ngân hàng càng lớn. o Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ = Nợ xấu/ Tổng dư nợ Nợ xấu được định nghĩa là nợ quá hạn từ nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5, là những khoản nợ mà khách hàng không còn khả năng trả được nợ cao. Tỷ trọng nợ rủi ro và tỷ trọng nợ xấu là những chỉ tiêu ngân hàng phải lưu tâm vì báo động khả năng thu hồi lại của các khoản cho vay sẽ gặp khó khăn buộc các ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.
  • 41. 32 o Tỷ lệ nợ có TSĐB Tỷ lệ nợ có TSĐB trên tổng dư nợ = Nợ có TSĐB/ Tổng dư nợ TSĐB là nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao thì RRTD của ngân hàng càng thấp. o Tỷ lệ dự phòng RRTD Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung: Dự phòng chung: là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Dự phòng chung được tính bằng 0.75% tổng tài sản Có của ngân hàng. Dự phòng cụ thể: là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng tài sản có rủi ro cụ thể. Các khoản dự phòng này được trích lập bằng cách lấy các tài sản có rủi ro nhân với tỷ lệ trích lập tương ứng. Đối với phân loại từng nhóm nợ tương ứng, việc tính dự phòng cụ thể căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng như hình 2.11: Phân loại nợ Tỷ lệ dự phòng Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0% Nhóm 2 Nợ cần chú ý 5% Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20% Nhóm 4 Nợ nghi ngờ 50% Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn 100% Hình 2.11 Tỷ lệ trích lập dự phòng theo phân loại nhóm nợ
  • 42. 33 Tỷ lệ này nói lên sự chuẩn bị của ngân hàng cho các khoản vay bị tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tín dụng hàng năm từ thu nhập của ngân hàng. Số tiền trích lập dự phòng RRTD dựa trên kết quả phân loại toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng thành các nhóm nợ khác nhau và tỷ lệ trích tăng dần theo mức độ rủi ro. Tỷ lệ này cao thể hiện mức độ RRTD của toàn bộ danh mục tín dụng lớn. 2.1.5.4 Báo cáo RRTD Căn cứ vào các báo cáo định kỳ mà các nhà quản trị của ngân hàng có thể đưa ra các quyết định cấp tín dụng và kiểm soát tín dụng tốt hơn, bên cạnh đấy chính là cở sở thông tin đầu vào hiệu quả để xây dựng chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ và cả trong các kế hoạch phát triển về lâu về dài. Với thông tin được cung cấp từ các báo cáo, nhà quản trị sẽ: o Quan sát tổng thể cả danh mục tín dụng. o Khoanh vùng các khu vực có mật độ tập trung nhiều rủi ro, đối tượng khách hàng nào hoặc nhóm đối tượng khách hàng nào có mối liên quan với nhau. o Đánh giá mức độ rủi ro tập trung. o Nhìn nhận ra khi cơ cấu lại nợ thì rủi ro cũng như chất lượng tín dụng sẽ thay đổi như thế nào. o Đánh giá các nguồn TSĐB. 2.1.5.5 Xử lý RRTD Tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD Thời điểm có dấu hiệu xảy ra tổn thất, các NHTM sẽ tiến hành trích lập dự phòng theo mức độ nghiêm trọng của khả năng xảy ra rủi ro để có nguồn bù đắp tổn thất trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng. Cấp thêm vốn hoặc cơ cấu lại thời gian trả nợ Đối với một số khách hàng có dự án kinh doanh khả thi nhưng có thể do tác động của từng thời kỳ của nền kinh tế mà ảnh hưởng đến thực hiện thì ngân hàng sẽ xem
  • 43. 34 xét để cấp thêm vốn hoặc có phương án cấu trúc lại khung thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhằm hỗ trợ những nhóm khách hàng này vượt qua được những khó khăn. Phương thức xử lý được áp dụng đối với khách hàng được nhận định có thái độ và tinh thần hợp tác tốt. Việc này không những hữu ích trong việc phát triển thêm nguồn khách hàng của ngân hàng mà còn làm bền chặt hơn cho quan hệ hợp tác đôi bên. Mặc dù vậy, trên thực tế, rất hiếm khi ngân hàng cho vay thêm vốn, mà chủ yếu gia hạn nợ. Bán TSĐB Đối với những khách hàng hiện đang có vấn đề liên quan đến tài chính, kinh doanh thua lỗ, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng cần theo sát chặt chẽ khoản vay của khách hàng, tiến hành tra soát hồ sơ pháp lý và tình trạng TSĐB để cân nhắc hướng phát mại tài sản thu hồi lại vốn cho ngân hàng. Các NHTM tiến hành quy trình phối hợp với các cơ quan có chức năng để thanh lý TSĐB tiền vay theo trình tự như quy định. Bán nợ Việc chuyển bán các loại nợ cho các tổ chức tài chính khác, bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản trị nợ trực thuộc ngân hàng để tiếp tục theo dõi, xử lý nhằm nhanh chóng thu hồi vốn và tránh những tranh chấp pháp lý với người đi vay. Đây được coi là phương án xử lý nợ nhanh và hiệu quả, giúp ngân hàng có khả năng thu hồi lại được một phần vốn. Chuyển nợ thành cổ phần Chuyển nợ xấu nội bảng và nợ đã xử lý rủi ro thành vốn góp tại doanh nghiệp được các ngân hàng lựa chọn áp dụng đối với các doanh nghiệp có tiềm năng. Ngân hàng thường sẽ yêu cầu chủ sở hữu thực hiện tái cấu trúc công ty để không bị rơi vào tình trạng phá sản. Có thể thấy, việc chuyển nợ thành vốn góp là một hướng đi mới trong việc xử lý triệt để nợ xấu, góp phần làm lành mạnh hoá nền kinh tế. Xóa nợ
  • 44. 35 Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi, thì ngân hàng phải tiến hành xóa nợ cho khách hàng. 2.2 Nghiên cứu trước đây về RRTD và quản trị RRTD “Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, TS Phí Trọng Hiển, Tạp chí Ngân hàng – Ngân hàng NN Việt Nam đăng ngày 18/11/2005. Nội dung bài viết nêu cơ sở lý thuyết của RRTD và đề cập đến chín nguyên tắc của QTRRTD. Bài viết đóng góp nhiều đề xuất đối với các NHTM, đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, đối với các tổ chức kiểm toán và cả Chính phủ về hệ thống các giải pháp QTRRTD cho ngân hàng dưới cả hai góc độ vi mô lẫn vĩ mô. Từ những nguyên tắc cơ bản đó, các NHTM tự thân xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàng riêng biệt. Và chính sách QTRR ngân hàng được xem là một cấu phần không thể thiếu trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng và đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống phòng chống từ xa, đưa giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các NHTM. "Quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel" Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2012), Trường đại học Ngoại thương, Hà Nội. Nội dung chính của luận án liên quan đến Hiệp ước Basel, rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel. Tác giả hệ thống cơ sở lí luận về Hiệp ước Basel, hoạt động kinh doanh, rủi ro, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM và thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel đến 2011. Song song đấy, luận văn góp phần đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel. "Quản trị RRTD tại NHTM cổ phần Quân đội" Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Quang Hiện (2016), Học viện Tài chính. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hóa những cơ sở lí luận về RRTD, quản trị RRTD tại NHTM có bổ sung những
  • 45. 36 thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp ước Basel II; Hệ thống hóa các bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị RRTD của NHTM trên thế giới từ đó đúc rút các bài học kinh nghiệm trong quản trị RRTD đối với NHTM Việt Nam. Đánh giá thực trạng RRTD, quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2011-2015 đưa ra nguyên nhân của những tồn tại tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Đề xuất các giải pháp, các kiến nghị đối với Nhà nước, ngân hàng Nhà nước, Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Quân đội. "Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank" Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Việt Thạch (2016), Học viện Tài chính. Luận án này đã hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD tiếp cận theo chuẩn mực của Hiệp ước Basel II tại NHTM, làm rõ các lợi ích khi NHTM thực hiện quản trị RRTD theo Basel II và các điều kiện để các NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel II. Đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD để xác định mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel II về quản trị RRTD tại Agribank, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và các điều kiện cần thiết thực hiện giải pháp để triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II, mục tiêu Agribank đạt chuẩn Basel II vào cuối năm 2020. “An toàn vốn của các NHTM – thực trạng Việt Nam và giải pháp cho việc áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel II & III” – ThS. Nguyễn Đức Trung, Học viện Ngân hàng. Bài viết khái quát thực trạng mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với chuẩn mực Việt Nam và chuẩn mực quốc tế Basel mà NHNN Việt Nam đã triển khái áp dụng đến các NHTM qua các Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5; 457/2005/QÐ-NHNN; Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN thay thế Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9%, phương pháp tính toán đã từng bước tiếp cận Basel II xuyên suốt từ giai đoạn 2006-2011 và đề xuất lộ trình gợi ý áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn Quốc tế Basel II và Basel III từ giai đoạn 2012 đến 2021.
  • 46. 37 “Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, bài viết của ThS. Hoàng Thị Thu Hường, Học viện tài chính đăng trên Tạp chí Tài chính tháng 10 năm 2017 có đề cập đến các quy định của NHNN trong việc tính hệ số an toàn vốn CAR của các NHTM. Nêu rõ các yếu tố có tác động cùng chiều và ngược chiều ảnh hưởng đến hệ số CAR như các hệ số dự phòng, hệ số thanh khoản, đòn bẩy tài chính, quy mô ngân hàng, hệ số tiền gửi, hệ số cho vay và ROA, trong đó ROA là nhân tố có tác động lớn nhất. Theo kết quả của nghiên cứu với mức ý nghĩa 5%, khi ROA tăng lên 1% sẽ làm hệ số CAR giảm 0,6655%. Nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng hoạt động của các NH TMCP ở Việt Nam trong việc tăng trưởng tín dụng nóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã làm ROA của các NHTM tăng cao, chi phí dự phòng rủi ro thấp và hoạt động tín dụng ngân hàng lại chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Altman, A. Saunders (1998): “Credit risk measurement: Developments over the last 20 years”, Journal of Banking & Finance 21,1721 – 1742. Bài viết này theo dõi các sự phát triển về tài liệu đo lường rủi ro tín dụng trong hơn 20 năm qua. Bài viết về cơ bản được chia thành hai phần. Trong phần đầu tiên đó là sự phát triển của các tài liệu về đo lường RRTD của các khoản vay cá nhân và danh mục đầu tư của các khoản vay được truy nguyên bằng cách tham chiếu đến các bài báo xuất hiện trong các vấn đề liên quan của Tạp chí Tài chính ngân hàng và các ấn phẩm khác. Đo lường rủi ro tín dụng đã phát triển đáng kể trong 20 năm qua để đối phó với một số nguyên nhân thực tế đã làm cho phép đo rủi ro trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong số các nguyên nhân này có: (i) toàn thế giới tăng số lượng các vụ phá sản, (ii) xu hướng phân tán bởi những người vay chất lượng cao nhất và lớn nhất, (iii) có sự cạnh tranh hơn trong tỷ lệ lợi nhuận cho các khoản vay, (iv) giá trị tài sản thực (đó là tài sản thế chấp) giảm nhiều so với thị trường và (v) sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ ngoại bảng với rủi ro mặc định vốn có, bao gồm RRTD phái sinh. Benedikt, Marsh, Vall và Wagner (2006) đã xem xét các chính sách quản trị RRTD cho mười ngân hàng tại Hoa Kỳ sử dụng mô hình đa biến và thấy rằng các ngân hàng áp dụng các kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến (proxy) có mức tăng vĩnh viễn
  • 47. 38 về mức cho vay mục tiêu của họ khoảng 50%. Tuy nhiên, điều chỉnh từng phần đối với mục tiêu này có nghĩa là tác động đến các mức cho vay thực tế được trải qua vài năm. Những phát hiện này xác nhận những tác động tăng cường hiệu quả chung của các kỹ thuật quản trị rủi ro mới trong một thế giới với những gợi ý được đề xuất trong các tài liệu lý thuyết. Macaulay (1988) đã điều tra việc áp dụng các phương pháp quản trị RRTD tốt nhất tại Hoa Kỳ và báo cáo rằng hơn 90% ngân hàng ở quốc gia đó đã áp dụng các phương pháp hay nhất. Quản trị RRTD hiệu quả đã tăng cường tập trung trong thời gian gần đây, chủ yếu là do các chính sách RRTD không đầy đủ vẫn là nguồn chính của các vấn đề nghiêm trọng trong ngành ngân hàng. Mục tiêu chính của chính sách quản trị RRTD hiệu quả phải là tối đa tỷ lệ lợi nhuận được hiệu chỉnh của ngân hàng bằng cách duy trì hiển thị tín dụng trong giới hạn chấp nhận được. Hơn nữa, các ngân hàng cần phải quản trị RRTD trong toàn bộ danh mục đầu tư cũng như rủi ro trong các giao dịch cá nhân. Jamaica đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm về việc thực hiện các chính sách quản trị RRTD của các NHTM ở quốc gia đó. Nghiên cứu liên quan đến tất cả 73 ngân hàng ở quốc gia đó phát hiện ra rằng chỉ 46% các ngân hàng trong nghiên cứu thực hiện đầy đủ. Điều này một phần là do cách thức nghèo nàn trong đó các quy định đã được thông báo. Chính sách tín dụng thiết lập khuôn khổ cấp tín dụng và phản ánh các tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa tín dụng của một tổ chức. Để có hiệu quả, các chính sách phải được truyền đạt một cách kịp thời, được thực hiện thông qua tất cả các cấp của tổ chức bằng các thủ tục thích hợp và được điều chỉnh định kỳ theo các hoàn cảnh thay đổi. Nền tảng của một chương trình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là xác định các rủi ro hiện có và tiềm năng vốn có trong một tổ chức và các thông số mà theo đó RRTD sẽ được kiểm soát. Áp lực tăng lợi nhuận, cân nhắc tiếp thị và môi trường tài chính phức tạp hơn bao giờ hết đã dẫn đến các công cụ tín dụng sáng tạo. Đo lường rủi ro gắn liền với mỗi hoạt động tín dụng của ngân hàng cho phép xác
  • 48. 39 định rủi ro tổng hợp của đối tác để nhằm mục đích kiểm soát và báo cáo, giới hạn tỷ lệ rủi ro trên tổng lợi nhuận. Các ngân hàng tư nhân có nhiều khả năng thực hiện các chính sách quản trị RRTD hơn các ngân hàng quốc doanh. Kuo và Enders (2004) đã nghiên cứu khảo sát các chính sách đối với các ngân hàng nhà nước ở Trung Quốc. Nghiên cứu phát hiện ra rằng với sự mở cửa ngày càng tăng của thị trường tài chính, các ngân hàng thương mại nhà nước ở Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Là cốt lõi của tài chính quốc gia và quan trọng của nền kinh tế quốc gia, các ngân hàng thương mại nhà nước không thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trừ khi họ thực hiện những thay đổi sâu sắc. Và cải cách quản trị rủi ro tín dụng là một bước tiến quan trọng quyết định liệu các ngân hàng thương mại nhà nước ở Trung Quốc có tồn tại được với những thách thức hay không. Ủy ban điều tiết tài chính của châu Âu (ESFRC) (2007) đã nghiên cứu về tác động của trụ cột thứ hai bằng cách tiến hành khảo sát 93 ngân hàng và phát hiện những phản đối cách tiếp cận phức tạp cao của dự thảo Hiệp định Capital New Basel (Basel II). Nó được xem là đã quá tập trung vào việc quản trị rủi ro của các ngân hàng tư nhân. Ngoài ra, nó cũng phản đối việc quản trị rủi ro hoạt động, các vấn đề ảnh hưởng về mặt chính trị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), sự xem xét không đầy đủ về vấn đề chu kỳ và giảm trọng tâm vào trụ cột thứ ba, nghĩa là kỷ luật thị trường. Do đó, nghiên cứu đề nghị rằng các cơ quan châu Âu áp dụng các tính chất của phương pháp tiếp cận tiên tiến Basel II chỉ cho các ngân hàng hoạt động rất lớn trên thế giới. Các ngân hàng còn lại sẽ có ý kiến về cách tiếp cận được chuẩn hóa đơn giản hơn.
  • 49. 40 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Định nghĩa của các biến nghiên cứu Luận văn được viết dựa trên nghiên cứu “The impact of credit risk management on the financial performance of Banks in Kenya for the period 2000 – 2006” của Danson Musyoki được đăng trên International Journal of Business and Public Management trang 72-80. Mô hình hồi quy và các biến số trong bài nghiên cứu gốc được tác giả sử dụng hoặc giữ theo bài gốc hoặc điều chỉnh và lựa chọn cơ sở dữ liệu nghiên cứu phù hợp với khả năng nghiên cứu và thực trạng số liệu được công bố của các NHTM tại Việt Nam. 3.1.1 Biến phụ thuộc Return on asset – tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Biến số này theo bài nghiên cứu gốc của Danson Musyoki cũng như một số nghiên cứu khác khi đề cập đến hiệu quả tài chính của S. Poudel (2012), Kurawa và Garba (2014) dùng bằng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Tuy nhiên để tính chỉ số EBIT này trong hoạt động ngân hàng thì không phải dễ. Tỷ số này tại Việt Nam thường được tính toán bằng cách chia thu nhập ròng cho tổng tài sản. Tức: ROA = Thu nhập ròng/ Tổng tài sản Tỷ lệ này được coi là một chỉ báo về mức độ hiệu quả mà một NHTM đang sử dụng tài sản của mình để kiếm lời. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho thấy một dấu hiệu về cường độ vốn của ngành ngân hàng, vốn sẽ phụ thuộc vào ngành. 3.1.2 Biến độc lập Các thông số liên quan đến RRTD được đề cập là: o Default rate - Tỷ lệ nợ quá hạn (DR): là thuật ngữ dùng trong ngành dịch vụ tài chính dành cho các cá nhân/ tổ chức cho vay cụ thể để thay đổi các điều khoản của khoản vay từ các điều khoản bình thường đến các điều khoản trả nợ không đúng
  • 50. 41 hạn. Các điều khoản và các lãi suất đối với những cá nhân/ tổ chức đã không thực hiện đúng nghĩa vụ trong việc hoàn trả đúng hạn những khoản vay trên. Đối với biến số này, tác giả lấy chỉ tiêu số dư nợ quá hạn trong nguồn dữ liệu của Bankscope Vietnam; Vietnam Orbis Bank Focus và trong các BCTC của các NHTM gồm dư nợ quá hạn từ Nhóm 2 đến Nhóm 5 để cơ sở dữ liệu rộng hơn và khái quát hơn, chứ không lấy theo chỉ tiêu nợ quá hạn mà chỉ bao gồm nợ xấu từ Nhóm 3 đến Nhóm 5. Điều này phù hợp với thực trạng tại Việt Nam, phù hợp theo quy định của NHNN và các NHTM, bởi nếu các NHTM không quản trị và kiểm soát được tốt các khoản nợ quá hạn Nhóm 2 thì khi rủi ro xảy ra, nhóm nợ này sẽ được cơ cấu và sẽ được chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Chính vì thế, sẽ trực tiếp tác động làm giảm hiệu quả tài chính của các NHTM, kỳ vọng dấu của biến số này với ROA là tương quan ngược chiều nhau (-). DR = Số dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (tổng số tiền cho vay) S. Poudel (2012): “The impact of credit risk management on financial performance of commercial banks in Nepal”, tạp chí International Journal of Arts and Commerce -Vol.1, No.5 cũng nghiên cứu về tác động của quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Nepal thông qua ba thông số: tỷ lệ nợ quá hạn (DR); chi phí cho mỗi tài sản cho vay (CLA) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Trong nghiên cứu này, báo cáo tài chính của 31 ngân hàng được sử dụng phân tích trong mười một năm (2001 -2011) để so sánh và thể hiện mối quan hệ tương quan giữa tỷ suất sinh lời với các thông số trên. Nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các thông số này có tác động ngược đến hiệu quả tài chính của ngân hàng; tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn là yếu tố dự báo nhất về hiệu quả tài chính ngân hàng. o Bad Debt Cost - Chi phí nợ xấu (BDC): Chi phí nợ xấu sẽ phát sinh khi một ngân hàng đồng ý cấp một khoản vay cho một người đi vay và được thu hồi lại với một khoản hoàn trả dự kiến. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khách hàng đi vay không thể trả nợ trong một khoảng thời gian cố định vào một ngày nhất định. Ngoài ra, những thay đổi trong việc định giá đồng tiền nợ làm thay đổi quy mô nợ có hiệu
  • 51. 42 lực do lạm phát hoặc giảm phát, mặc dù ngân hàng cho vay và người đi vay đang sử dụng cùng một loại tiền tệ. Do đó, điều này có thể dẫn đến chi phí nợ xấu. Chi phí nợ xấu bao gồm phí luật sư, phí tư vấn và hoa hồng cho người bán đấu giá. Các NHTM sẽ không có công bố số liệu thực tế cho chi phí xử lý nợ xấu mà tất cả được cộng gộp vào một chỉ tiêu đó là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, vì vậy, tỷ lệ này được tính như sau: BDC = Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng chi phí Nếu nợ quá hạn của các NHTM không được kiểm soát tốt dẫn đến các NHTM buộc phải trích lập một khoản chi phí trong toàn bộ thu nhập của mình để dự phòng cho các khoản nợ quá hạn này thì sẽ gia tăng một khoản chi phí trong dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi nếu muốn giữ tổng chi phí không đổi thì tỷ lệ BDC này sẽ càng cao. Tỷ lệ BDC càng cao thì dẫn đến hiệu quả tài chính của các NHTM giảm, kỳ vọng dấu cho biến số này với ROA sẽ là tương quan ngược chiều nhau (-). o Cost per loan asset – Tỷ lệ chi phí cho mỗi tài sản cho vay (CLA): là chi phí trung bình cho mỗi khoản vay được chi trả trước cho khách hàng trong thời hạn tiền tệ. Mục đích của việc này là để chỉ ra hiệu quả trong việc phân phối các khoản vay cho khách hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hỗn hợp kết quả về ảnh hưởng của chi phí trên mỗi tài sản cho vay (CLA) đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong bối cảnh Nepal, Paudel (2012) đã tìm thấy mối liên hệ tiêu cực nhưng không đáng kể về mặt thống kê giữa chi phí cho mỗi tài sản cho vay (CLA) và hiệu quả tài chính của các ngân hàng (ROA). Tuy nhiên, theo quan điểm của Nigeria, Kurawa và Garba (2014): “An Evaluation of the Effect of Credit Risk Management (CRM) on the Profitability of Nigerian Banks”, tạp chí Journal of Modern Accounting and Auditing – Vol. 10, No. 1, bài viết này đánh giá tác động của quản lý rủi ro tín dụng (CRM) đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng Nigeria nhằm khám phá mức độ tỷ lệ nợ quá hạn (DR), chi phí cho mỗi tài sản cho vay (CLA) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ảnh hưởng trên tài sản (ROA) như một thước đo lợi nhuận của các ngân hàng. Dữ liệu được tạo
  • 52. 43 từ các nguồn thứ cấp, cụ thể là các báo cáo và tài khoản hàng năm của các ngân hàng được trích dẫn từ năm 2002 đến năm 2011. Thống kê mô tả, tương quan, cũng như các kỹ thuật hồi quy tổng quát bình phương (GLS) được sử dụng làm công cụ phân tích trong nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng CRM được đo bằng ba biến độc lập có tác động tích cực đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng Nigeria đã tìm thấy mối liên hệ tích cực đáng kể giữa chi phí cho mỗi tài sản cho vay (CLA) và lợi nhuận của ngân hàng (ROA). R. Bhattarai (2017): “Effect of non-performing loan on the profitability of commercial banks in Nepal”, tạp chí Prestige International Journal of Management and Research – Vol. 10 (2), nghiên cứu này kết luận rằng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Nepal bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ cho vay không hiệu quả và các thông số biến khác như: quy mô ngân hàng, chi phí cho mỗi tài sản cho vay và tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước. Kết quả hồi quy ước tính cho thấy tỷ lệ nợ xấu có hiệu quả âm về lợi nhuận chung của ngân hàng (ROA) trong khi đó, tỷ lệ cho vay không có hiệu quả có tác động tích cực đến lợi nhuận của cổ đông (ROE). Hơn nữa, kết quả cho thấy quy mô ngân hàng có tác động tích cực đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng (ROA, ROE). Tuy nhiên, chi phí cho mỗi khoản vay có mối liên hệ tích cực đáng kể chỉ với lợi nhuận chung của ngân hàng (ROA). Biến số CLA này trong bài nghiên cứu gốc sử dụng chỉ tiêu tổng chi phí hoạt động trên tổng dư nợ vay. Theo đó: CLA = Tổng chi phí hoạt động/ Tổng số tiền cho vay (tổng dư nợ vay) Nếu tổng chi phí hoạt động càng cao, cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay thì sẽ trực tiếp tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTMCP tại Việt Nam, kỳ vọng dấu của tác giả với biến số này với ROA là tương quan ngược chiều nhau (-).
  • 53. 44 Biến số Độ tương quan với ROA Kỳ vọng dấu trong mô hình hồi quy với ROA DR Ngược chiều (-) BDC Ngược chiều (-) CLA Ngược chiều (-) 3.2 Mô hình và kết quả nghiên cứu Thống kê miêu tả với tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu dữ liệu gồm 21 ngân hàng tại Việt Nam trong khung thời gian 11 năm từ 2008 – 2018 kết quả như bảng 3.1 Bảng 3.1 Dữ liệu 21 ngân hàng trong giai đoạn từ 2008 - 2018 Nguồn: Tổng hợp của tác giả ROA có giá trị trung bình là 1.092575 có nghĩa với 1 đồng tổng tài sản, các NHTM tạo ra được lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 1.09 đồng. Trong 231 quan sát của 21 NHTM trong 11 năm thì có khoảng cách giữa ngân hàng có giá trị ROA cao như Techcombank là 1.846, trong khi Agribank có giá trị ROA nhỏ nhất là 0.5153. Giá trị trung bình DR là 6.522 nghĩa là trong nguồn dữ liệu được thu thập và tính toán về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì trong 1 đồng dư nợ cho vay có 6.522 đồng dư nợ bị quá hạn. Saigonbank hiện đang là ngân hàng có giá trị DR cao nhất là 24.7876, Vietinbank có tỷ lệ DR thấp nhất 2.1796. Giá trị trung bình BDC_COST của toàn dữ liệu là 8.8802, trong đó VPBank hiện đang có giá trị lớn nhất về thông số này.
  • 54. 45 Giá trị trung bình CLA là 16.5248 và Maritime hiện đang là ngân hàng dẫn đầu về giá trị này 29.3424. Đo lường giá trị trung bình của 21 ngân hàng theo các biến như hình 3.2. o Giá trị trung bình ROA của Techcombank là lớn nhất với 1.84, thể hiện với 1 đồng tài sản, Techcombank có thể tạo ra được lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 1,84 đồng. o Giá trị trung bình tỷ lệ DR của SaigonBank là cao nhất với 24.787 thể hiện với 100 đồng giá trị khoản vay của SaigonBank trong đó có khoảng 24.787 đồng nợ bị chậm thanh toán dẫn đến nợ quá hạn. o Giá trị trung bình của biến số BDC_COST của VPBank là lớn nhất với 15.68376, điều này chứng tỏ, với 100 đồng trong tổng chi phí thì VPBank đã phải dành khoảng 15.68 đồng để trích lập vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. o Giá trị trung bình của biến số CLA của Maritime Bank là lớn nhất với 29.34244, thể hiện trong 100 đồng tổng dư nợ cho vay thì tổng chi phí cho mỗi tài sản cho vay sẽ là 29.34244 đồng.
  • 55. 46 Bảng 3.2 Đo lường giá trị trung bình các biến của 21 ngân hàng tại Việt Nam Nguồn: Tổng hợp của tác giả Sau khi phân tích mô tả thống kê dựa vào các giá trị độ lệch chuẩn, giá trị trung bình, giá trị nhờ nhất và giá trị lớn nhất, luận văn tiếp tục tực hiện lập ma trận tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa các biến với nhau để xem xét có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không bằng cách xem xét những tương quan cao giữa các biến độc lập. Ma trận tương quan như bảng 3.3
  • 56. 47 o Biến DR và BDC_COST với ROA thể hiện tương quan cùng chiều, nghĩa là khi DR hoặc BDC_COST tăng thì ROA có khuynh hướng tăng. o Biến CLA thể hiện tương quan ngược chiều với ROA, nếu CLA tăng thì ROA có khuynh hướng giảm. o Giữa CLA và BDC_COST có hiện tượng tương quan ngược chiều nhau. Tuy nhiên tỷ lệ tương quan giữa các biến độc lập không cao, tất cả đều nhỏ hơn 0.8 thì xem như không có đa cộng tuyến xảy ra. Bảng 3.3 Ma trận tương quan của các biến độc lập Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu Stata Kiểm định hồi quy với mô hình OLS, kết quả như bảng 3.4 Bảng 3.4 Mô hình hồi quy OLS Biến DR trong bảng 3.4 thể hiện tác động tích cực đến với ROA, nếu DR tăng 1% thì ROA tăng 2.37%, không như kỳ vọng dấu ban đầu. Kết quả này giải thích cho một điều, với nợ bị quá hạn, chậm thanh toán, ngân hàng sẽ thu được 1 khoản lãi phát sinh hoặc phạt chậm thanh toán từ món đấy, dẫn đến sự gia tăng trong thu nhập và tác động làm tăng hiệu quả kinh doanh.
  • 57. 48 Luận văn sử dụng kiểm định hệ số VIF để thực hiện xem xét liệu có tồn tại đa cộng tuyến giữa các biến độc lập hay không và kết quả được trình bày trong bảng 3.5. Bảng 3.5: Kiểm định hệ số VIF xem xét tồn tại đa cộng tuyến Dựa vào kết quả thể hiện trong bảng 3.5 có thể thấy rằng hệ số VIF của các biến độc lập đều nhot hơn mức 10, thậm chí là 5. Cho nên luận văn có thể kết luận rằng không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu. Thực hiện hồi quy trên mô hình FEM và REM. Sau đó tiến hành kiểm định Hausman – test để xác định mô hình tác động nào là phù hợp.
  • 58. 49 Bảng 3.6 Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng cố định (Fix effect) ROA = 1.26117 + 0.025468DR – 0.01733BDC – 0.01094CLA + Ɛ Với mức ý nghĩa 10%, biến DR có tác động cùng chiều với ROA. Nếu DR tăng 1% thì ROA tăng 2,5%. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng thể hiện đúng thực trạng của các NHTM tại Việt Nam hiện nay. Như tác giả nói ở trên, tỷ lệ DR đã bao gồm nợ Nhóm 2 chứ không riêng gì nợ Nhóm 3 đến Nhóm 5, nên để hạn chế tỷ lệ nợ xấu phù hợp theo quy định, các NHTM tại Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nóng, cho vay ra nhiều hơn nhằm đẩy dư nợ vay cao, dư nợ xếp loại nhóm nợ từ nợ Nhóm 3 đến nợ Nhóm 5 sẽ ít, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu thấp. Tỷ lệ BDC trong mô hình FEM với P-value = 0.052 < 0.1 thể hiện có sự tương quan đến ROA. Cụ thể nếu BDC_COST tăng 1% thì ROA sẽ có xu hướng giảm 1.7%. Tỷ lệ CLA với P-value = 0.007 < 0.1 thể hiện tương quan ngược chiều với ROA như kỳ vọng dấu ban đầu. Nếu tỷ lệ CLA tăng 1% sẽ làm ROA giảm 1.09%. CLA
  • 59. 50 tăng đồng nghĩa với chi phí hoạt động tăng, chi phí tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả tài chính của các NHTM. Bảng 3.7 Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect) ROA = 1.24287 + 0.025318DR – 0.01314BDC – 0.01203CLA + Ɛ Thực hiện kiểm định Hausman xem mức độ phù hợp của cả 2 mô hình FIX và RANDOM, kết quả thể hiện P-value = 0.0655 nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên với mức ý nghĩa 10% sẽ bác bỏ H0. Mà H0 là mô hình tác động ngẫu nhiên phù hợp. Từ đấy suy ra mô hình tác động cố định sẽ phù hợp hơn.
  • 60. 51 Bảng 3.8 Kiểm định Hausman test Đồng thời chúng ta cũng có một kiểm định so sánh giữa FEM và hồi quy OLS gộp đó chính là F-test. Nếu F-test có P-value nhỏ hơn 10% thì xem như mô hình tác động cố định sẽ phù hợp hơn. Theo tài liệu nghiên cứu trước đây, để minh chứng kết quả hồi quy có phù hợp hay không, chúng ta tiến hành kiểm tra lại vấn để tự tương quan hoặc phương sai thay đổi. P-value nhỏ hơn 10% điều này đồng nghĩa có phương sai thay đổi Kiểm định xem có tương quan thay đổi không?
  • 61. 52 P-value của kiểm định sự tương quan cũng nhỏ hơn 10%, giả thiết H0 là không có sự tương quan, bác bỏ H0 điều đó có nghĩa là có thay đổi trong sự tương quan. Trong một mô hình vừa có sự tự tương quan vừa có hiện tượng phương sai bị thay đổi, tiến hành thực hiện phương pháp kiểm định FGLS. Phương pháp FGLS sẽ khắc phục hiện tượng này. Kết quả như hình 3.8: Bảng 3.9: Kết quả hồi quy bằng phương pháp FGLS ROA = 1.247881 + 0.0161243DR – 0.0158029BDC – 0.0108342 + Ɛ Kết quả từ mô hình hồi quy FGLS với độ tin cậy 90% thể hiện tác động của cả ba thông số đến biến ROA. Biến DR có P = 0.013 < 0.1 nếu DR tăng 1% có tác động