SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
i
BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
I
PHẦN I: NHẬT KÝ THỰC TẬP VÀ TỔNG QUAN
VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................I
PHẦN I: NHẬT KÝ THỰC TẬP VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC
TẬP.......................................................................................................................I
1.1 LỜI CẢM ƠN..........................................................................................III
1.2 LỜI CAM ĐOAN.................................................................................... IV
1.3 NHẬT KÝ THỰC TẬP ............................................................................V
1.4 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP............................................... IX
1.5 NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................................X
2. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP................................................ XI
2.1 Giới thiệu chung về đơn vị thực tập..................................................................XI
2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Phường 15 quận
Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh .....................Error! Bookmark not defined.
2.3 Vị trí công việc thực tập....................................Error! Bookmark not defined.
2.4 Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký và quản lý hộ
tịch......................................................................................................................... XII
PHẦN II. ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP “QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH”................................Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài.................................................Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................Error! Bookmark not defined.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài...........Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................Error! Bookmark not defined.
5. Kết cấu của đề tài ................................................Error! Bookmark not defined.
II
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘ TỊCH, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HỘ TỊCH....................................................................................................1
1. Tổng quan về hộ tịch, đăng ký hộ tịch:.................................................................1
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký hộ tịch ..............................................4
3. Công chức Tư pháp - Hộ tịch trong đăng ký, quản lý hộ tịch...............................8
4. Các hành vi bị cấm và những việc công chức làm công tác hộ tịch không
được làm trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch............................................10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BẤT CẬP CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỘ
TỊCH VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỘ
TỊCH................................................................................................................12
1. Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của Luật Hộ tịch và
các văn bản quy định chi tiết thi hành.....................................................................12
2. Một số nguyên nhân của các vướng mắc về công tác hộ tịch.............................20
3. Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện công tác hộ tịch......................................21
KẾT LUẬN........................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................31
III
1.1 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề báo cáo thực tập này, trước hết em xin được
gửi đến quý Thầy Cô trong Khoa Luật, trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin gửi đến Thạc sĩ Nguyễn Chí Thắng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phường 15 quận Bình Thạnh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin cảm ơn các anh chị cán bộ, công chức đã giúp đỡ, cung cấp
những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình. Đặc biệt,
em xin cám ơn chị Nguyễn Thị Minh Thuỳ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch đã tạo cơ
hội cũng như luôn theo sát để hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng, em xin cảm ơn nhà trường đã cho em có cơ hội được thực tập ở nơi
mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà
thầy cô đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra được nhiều điều mới
mẻ và học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm giúp ích cho công việc sau này của
em.
Vì kiến thức của bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện
chuyên đề này không tránh khỏi những sự sai sót, kính mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ quý Thầy Cô cũng như lãnh đạo Phường 15 quận Bình Thạnh để
nội dung bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc Ban lãnh đạo Trường Đại học Công Nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh và quý Thầy Cô trong khoa Luật thật dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp giảng dạy cũng như trong cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
IV
1.2 LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Trần Bảo Linh, MSSV: 1511270785.
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Báo cáo thực tập tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế tại Đơn vị thực tập, trên các sách báo
khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong báo cáo này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá
trình nghiên cứu và thực tế tại Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh Thành
phố Hồ Chí Minh, KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu, báo cáo khác.
Nếu sai sót Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của Nhà Trường
và Pháp luật.
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)
Nguyễn Trần Bảo Linh
V
KHOA LUẬT
1.3 NHẬT KÝ THỰC TẬP
Tên đề tài: “Quản lý Nhà nước về hộ tịch”
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Chí Thắng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trần Bảo Linh
MSSV: 1511270785
Lớp: 15DLK08
Tuần
lễ
Thời gian Nội dung
Ghi
chú
1
Từ ngày
18/02/2019
đến ngày
23/02/2019
Ngày 18/2: Chọn đề tài báo cáo thực tập. Đề tài:
“Quản lý Nhà nước về hộ tịch”.
Ngày 19/2: Báo cáo Văn phòng Ủy ban nhân dân
Phường 15 quận Bình Thạnh về kế hoạch thực tập.
Ngày 20/2: Viết đề cương báo cáo thực tập.
Ngày 21/2: Tìm hiểu về Văn phòng Ủy ban nhân
dân Phường 15 quận Bình Thạnh, học quy chế cơ
quan thực tập.
2
Từ ngày
25/02/2019
đến ngày
02/3/2019
Ngày 25/2: Tìm hiểu về các loại giấy tờ hộ tịch.
Ngày 26/2: Tìm hiểu về các loại biểu mẫu hộ tịch.
Ngày 27/2: Làm quen với cách sắp xếp và phân loại
hồ sơ.
Ngày 28/2: Sắp xếp hồ sơ theo chỉ dẫn của Cán bộ
hướng dẫn.
Ngày 01/3: Phân loại hồ sơ theo chỉ dẫn của Cán bộ
hướng dẫn.
VI
Tuần
lễ
Thời gian Nội dung
Ghi
chú
3
Từ ngày
04/3/2019
đến ngày
09/3/2019
Ngày 4/3: Tìm hiểu về cách sử dụng phần mềm
đăng ký và quản lý hộ tịch.
Ngày 5/3: Nhập nháp dữ liệu vào phần mềm đăng
ký và quản lý hộ tịch.
Ngày 6/3: Tiếp tục luyện tập cách nhập dữ liệu vào
phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch.
Ngày 7/3: Nhập và lưu thông tin chính thức dưới sự
hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn.
Ngày 8/3: Tự thực hiện công tác nhập và lưu thông
tin dữ liệu chính thức.
4
Từ ngày
11/3/2019
đến ngày
16/3/2019
Ngày 11/3: Quan sát và học hỏi việc tiếp nhận hồ sơ
của Công chức Tư pháp - Hộ tịch.
Ngày 12/3: Tìm hiểu về thủ tục đăng ký khai sinh,
kết hôn.
Ngày 13/3: Tìm hiểu về thủ tục đăng ký khai tử.
Ngày 14/3: Tìm hiểu về thủ tục xác nhận tình trạng
hôn nhân.
Ngày 15/3: Tìm hiểu về thủ tục Giám hộ.
Ngày 16/3: Tìm hiểu về các loại sổ Hộ tịch.
5
Từ ngày
18/3/2019
đến ngày
23/3/2019
Ngày 18/3: Trực tiếp xem và nhận hồ sơ, kiểm tra
tính pháp lý - đầy đủ hồ sơ của người dân dưới sự
theo dõi, hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn.
Ngày 19/3: Tiếp tục xem và nhận hồ sơ, kiểm tra
tính pháp lý - đầy đủ hồ sơ của người dân dưới sự
dướng dẫn của cán bộ hướng dẫn.
Ngày 20/3: Bước đầu được tiếp cận những hồ sơ
phức tạp hơn.
Ngày 21/3: Tiếp cận trực tiếp những hồ sơ phức tạp.
Ngày 22/3: Được giao nhiệm vụ nhận hồ sơ, ghi
biên nhận hồ sơ.
VII
Tuần
lễ
Thời gian Nội dung
Ghi
chú
6
Từ ngày
25/3/2019
đến ngày
30/3/2019
Ngày 25/3: Tìm hiểu các bước trả kết quả hộ tịch về
khai sinh, khai tử.
Ngày 26/3: Tìm hiểu các bước trả kết quả hộ tịch về
kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân.
Ngày 27/3: Thực hiện trả hồ sơ hộ tịch dưới sự
hướng dẫn của cán bộ hộ tịch.
Ngày 28/3: Thực hiện trả hồ sơ hộ tịch dưới sự
hướng dẫn của cán bộ hộ tịch.
Ngày 29/3: Tiếp tục công việc trả hồ sơ cho người
dân.
Ngày 30/3: Được giao nhiệm vụ trả hồ sơ cho người
dân, có thể tự trả và cho người dân ký sổ bộ.
7
Từ ngày
01/4/2019
đến ngày
6/4/2019
Ngày 01/4: Tìm hiểu về thủ tục cấp bản sao Trích
lục hộ tịch.
Ngày 2/4: Tìm hiểu về thủ tục Bổ sung ngày, tháng
sinh.
Ngày 3/4: Tìm hiểu về thủ tục Bổ sung quê quán.
Ngày 4/4: Nhận và trả các loại hồ sơ có liên quan về
Trích lục, Bổ sung hộ tịch.
Ngày 5/4: Tiếp tục nhận và trả các loại hồ sơ có liên
quan về Trích lục, Bổ sung hộ tịch.
8
Từ ngày
08/4/2019
đến ngày
13/4/2019
Ngày 8/4: Học cách xử lý các loại hồ sơ chuẩn bị
cho quá trình nhập dữ liệu.
Ngày 9/4: Nhập dữ liệu vào phần mềm đăng ký và
quản lý hộ tịch dướng dự hướng dẫn của cán bộ
hướng dẫn.
Ngày 10/4: Nhập dữ liệu vào phần mềm sau đó
trình kết quả cho cán bộ hướng dẫn kiểm tra.
Ngày 11/4: Tổng hợp cách bài học, nhận-xử lý-nhập
dữ liệu-trả kết quả.
Ngày 12/4: Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của
trung ương và địa phương về công tác Hộ tịch.
VIII
TP. HCM, ngày ...... tháng ...... năm ………
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Trần Bảo Linh
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký và ghi rõ họ tên)
IX
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
1.4 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TRẦN BẢO LINH Năm sinh: 01/03/1997
Thời gian thực tập: Từ ngày 18/02/2019 đến ngày 14/04/2019.
1. Đơn vị thực tập - Bộ phận thực tập
- Cơ quan: Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
- Bộ phận: Tư pháp - Hộ tịch
2. Ý thức chấp hành nội quy, quy chế
Tốt  Khá  Bình thường  Chưa tốt 
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và hiệu quả công việc được giao
Tốt  Khá  Bình thường  Chưa tốt 
4. Kết quả thực tập :
…………………………………………………………………………………….......
…………………………………………………………………………………….......
5. Nhận xét chung :
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
Cán bộ hướng dẫn
của cơ quan đến thực tập
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ngày ....... tháng ........ năm .........
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên và đóng dấu)
X
KHOA LUẬT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
1.5 NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN TRẦN BẢO LINH
MSSV : 1511270785
Khoá : 2015 - 2019
Thời gian thực tập
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Nhận xét chung
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Điểm báo cáo thực tập
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Giảng viên hướng dẫn
XI
2. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1 Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
Địa chỉ: 58 Điện Biên Phủ, Phường 15, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (028)38994794 - Fax: (028)35111096
Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh là một
đơn vị hành chính trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước ta được Hiến pháp quy
định. Trước năm 1975 là địa bàn của Khóm 3, 4 ấp Nhất Trí 3 và Khóm 6, 7, 8 ấp
Nhất Trí 7, xã Thạnh Mỹ Tây.
Phường có tổng diện tích tự nhiên là 0,51km².
Địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp Phường 24 quận Bình Thạnh;
- Phía Nam giáp phường Đa Kao Quận 1 qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè;
- Phía Đông giáp Phường 17 quận Bình Thạnh và Phường 25 quận Bình
Thạnh;
- Phía Tây giáp Phường 2 quận Bình Thạnh.
Phường có cấu tạo địa chất phù sa cổ còn gọi là “đất giồng” hay đất sét pha cát
do phù sa của các con sông cổ bồi đắp lên. So với các phường khác trong quận thì
Phường 15 có địa hình thấp và trũng. Cư dân sinh sống trên địa bàn phần lớn là
người lao động nghèo, trình độ dân trí thấp. Theo số liệu điều tra dân số đến tháng
XII
12 năm 2016, dân số của phường là 25.008 người. Đời sống nhân dân có xu hướng
phát triển tốt, ngoài những hộ có thu nhập khá trong hộ sản xuất kinh doanh ở khu
vực mặt tiền đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Điện Biên Phủ, Bạch Đằng và có việc làm
ổn định trong cơ quan xí nghiệp, Ủy ban nhân phường đã phối hợp với Ủy ban mặt
trận tổ quốc phường tổ chức phát triển nguồn vốn xóa đói giảm nghèo và quỹ “Vì
người nghèo” thực hiện chương trình mục tiêu 02: Giảm nghèo đói và giảm nhà dột
nát đạt hiệu quả cao, đời sống nhân dân ngày một được cải thiện và đến nay cơ bản
không còn hộ nghèo có mức thu nhập dưới 21 triệu đồng/người/năm và không còn
nhà dột nát.
2.4 Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký và quản lý hộ
tịch
Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những vấn đề
còn tồn tại trong công tác hộ tịch; trong thời gian tới cần tập trung vào những giải
pháp sau đây:
1. Hoàn thiện thể chế
Hạn chế lớn nhất trong thể chế về hộ tịch là các quy phạm pháp luật về hộ tịch
còn phân tán trong nhiều văn bản khác nhau, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất
về đăng ký và quản lý hộ tịch trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện là yêu cầu
cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
2. Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền đăng ký hộ tịch
Cần tách bạch rõ ràng hơn chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch (xây dựng
thể chế, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện thể chế, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm…)
và chức năng đăng ký hộ tịch, theo hướng tiếp tục phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ
tịch cho chính quyền cấp cơ sở; cấp tỉnh chỉ làm nhiệm vụ quản lý.
3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch
Công tác quản lý, đăng ký hộ tịch cần được coi là công tác quan trọng của cấp
uỷ, chính quyền địa phương, không phải là công tác của riêng ngành Tư pháp. Các
Sở Tư pháp cần xác định vai trò nòng cốt của mình, chủ động, tích cực hơn nữa
trong việc tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cũng như sự phối hợp
với các sở, ban, ngành trong quá trình tổ chức thực hiện; sớm có giải pháp cụ thể
phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương để khắc phục tình trạng buông lỏng
quản lý hoặc hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, đăng ký hộ tịch; tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đăng ký hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã;
việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài; thay đổi, cải chính hộ tịch… kịp thời uốn
XIII
nắn các sai sót, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đăng
ký và quản lý hộ tịch.
4. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm công
tác hộ tịch, đặc biệt ở cấp quận, huyện và cấp xã, phường, thị trấn, các cấp chính
quyền địa phương cần quan tâm, bố trí đủ mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01
công chức chuyên trách về hộ tịch. Để có một đội ngũ làm công tác hộ tịch chuyên
nghiệp, ổn định; đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng; đáp ứng được yêu cầu của
công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trong giai đoạn hiện nay thì công chức được bố
trí vào vị trí Tư pháp - Hộ tịch phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và phải được bồi
dưỡng nghiệp vụ hộ tịch để đảm nhiệm công tác chuyên môn.
5. Tiếp tục củng cố mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên
quan; bảo đảm tính kết nối, liên thông giữa cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch với các
cơ quan khác có liên quan trong quản lý và khai thác các thông tin, số liệu về hộ
tịch.
6. Tăng cường bảo đảm các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất cho các
cơ quan tư pháp. Các cấp chính quyền địa phương cần xác định rõ ý nghĩa và tầm
quan trọng của công tác hộ tịch trong việc góp phần xây dựng các chính sách về
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình để quan tâm,
đầu tư hơn cho công tác này. Cần dành kinh phí nhất định cho việc mở các lớp tập
huấn, các đợt tuyên truyền để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ
tịch của mình. Tại các xã, phường, thị trấn cần trang bị đầy đủ phương tiện làm việc
(máy tính), máy in, tủ lưu hồ sơ, sổ hộ tịch, bố trí địa điểm tiếp dân...
7. Tăng cường công tác tuyên truyền. Cần coi công tác tuyên truyền là nhiệm
vụ không thể thiếu của chính quyền các cấp; nâng cao nhận thức về pháp luật cho
người dân, đặc biệt là bà con thuộc khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa là đòi hỏi
cấp bách, cần được thực hiện thường xuyên. Để thu hút sự tham gia của bà con, cần
có những tài liệu chuẩn phục vụ công tác tuyên truyền, trong đó lưu ý trình độ của
bà con theo từng vùng (tránh việc đọc văn bản), bên cạnh đó cũng cần đầu tư những
khoản kinh phí cần thiết phục vụ cho công tác tuyên truyền, để bảo đảm hiệu quả
của công tác tuyên truyền.
8. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý
hộ tịch, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
9. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho
người dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch
XIV
Thực hiện yêu cầu cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa quy trình, rút
ngắn thời gian giải quyết, giảm bớt chi phí và phiền hà cho công dân khi có yêu cầu
đăng ký hộ tịch đã được thể hiện tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; tuy nhiên, để
người dân thực sự được hưởng lợi từ yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, đòi hỏi
trước hết là các công chức trực tiếp giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch của công dân
phải là những người có đạo đức, có tâm với nghề; thực hiện đúng chức trách của
cán bộ công chức nói chung và cán bộ làm công tác hộ tịch nói riêng đã được quy
định cụ thể trong pháp luật.
10. Đổi mới công tác thống kê, báo cáo về hộ tịch
Các ngành, các cấp cần quan tâm đến công tác thống kê, báo cáo về hộ tịch.
Số liệu báo cáo phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, bảo đảm độ chính xác của số
liệu.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘ TỊCH, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HỘ TỊCH
1. Tổng quan về hộ tịch, đăng ký hộ tịch:
Hộ tịch là những sự kiện xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh
ra đến lúc chết. Các sự kiện này bao gồm: sinh; kết hôn/công nhận việc kết hôn;
giám hộ, thay đổi/chấm dứt giám hộ; cha/mẹ nhận con hoặc con nhận cha mẹ; thay
đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; nuôi nuôi/chấm dứt việc nuôi
con nuôi; xác định cha, mẹ, con (theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền); xác định lại giới tính; ly hôn/hủy việc kết hôn trái pháp luật; tuyên bố/hủy
tuyên bố mất tích hoặc chết hoặc mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự; chết (tử
vong) và các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, ghi vào sổ
đăng ký các thông tin cần thiết của cá nhân, cấp giấy tờ hộ tịch tương ứng,tạo cơ sở
pháp lý để xác lập mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước (quan hệ Nhà nước -
công dân).
Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia
quan tâm thực hiện. Thông qua hoạt động này, Nhà nước xác lập cơ sở pháp lý để
công nhận và bảo hộ các quyền con người cơ bản, quyền và nghĩa vụ của công dân,
đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho
việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh của đất nước.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ
trình Quốc hội thông qua Luật Hộ tịch ngày 20/11/2014. Đây là lần đầu tiên có văn
2
bản ở tấm Luật quy định riêng về lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch sau hơn 60 năm
thực hiện bằng các văn bản dưới luật. Luật có nhiều quy định mới, mang tính đột
phá “cách mạng” về: thẩm quyền đăng ký hộ tịch, phương thức đăng ký, quản lý hộ
tịch, cải cách mạnh thủ tục hành chính.
Để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư 15/2015/TT-
BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và
Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; liên Bộ Ngoại giao - Tư pháp đã ban
hành thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BNG-BTP ngày 30/6/2016 hướng dẫn
việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện
lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch được đồng bộ thống nhất.
Mọi sự kiện hộ tịch của mọi cá nhân đều giá trị , ý nghĩa, cần được đăng ký
đầy đủ kịp thời , chính xác thì mới bảo đảm cơ sở pháp lý vững cho cá nhân thực
hiện các quyền, nghĩa vụ khác nhau của mình. Do đó, Luật Hộ tịch đã xác định các
nguyên tắc đăng ký hộ tịch như sau:
+ Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân;
+ Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung
thực, khách quan và chính xác;
+ Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm
quyền theo quy định của Luật; Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại nơi thường
trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống; Trường hợp cá nhân không đăng ký hộ tịch tại
nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân cấp xã, Cơ quan đại
diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ
tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú để thực hiện ghi chú
tiếp vào sổ hộ tịch tương ứng.
+ Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp
thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
+ Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ
tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ
tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Thủ tục đăng ký hộ tịch phải bảo đảm công khai, minh bạch.
3
Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật
thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy tờ hộ tịch bao gồm: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn; các Trích
lục hộ tịch (bản chính, bản sao) tương ứng với loại việc hộ tịch của cá nhân đã được
đăng ký; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Giấy tờ hộ tịch do cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền cấp cho cá nhân, có
giá trị chứng minh thông tin hộ tịch của cá nhân đó, là cơ sở để cá nhân thực hiện
các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan. Do đó, mọi hành vi làm giả, sửa chữa, làm
sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch đều bị nghiêm cấm.
Phân biệt “quản lý hộ tịch” và “quản lý hộ khẩu”:
Theo quy định tại Điều 1, Nghị định 51/CP ngày 10/5/1997 của Chính
phủ về quản lý hộ khẩu thì “Đăng ký và quản lý hộ khẩu là biện pháp quản lý
hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân”. Như vậy
hoạt động quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu đều nằm trong phạm trù quản lý
dân cư. Thực tiễn hoạt động quản lý dân cư ở nước ta trong suốt một thời kỳ
dài (trước năm 1987) hoạt động quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu đều do
ngành công an đảm nhận nên đến nay sự nhầm lẫn trong nhận thức của người
dân về hộ tịch và hộ khẩu còn rất phổ biến. Bởi vậy , cần phân biệt hai khái
niệm này ở những điểm cơ bản sau đây:
- Về đối tượng quản lý: đối tượng của quản lý hộ khẩu chỉ là nơi cư trú
của cá nhân trong khi đối tượng quản lý của quản lý hộ tịch bao gồm tổng thể
rất nhiều đặc điểm nhân thân của cá nhân;
- Xét từ phương diện bảo vệ quyền nhân thân thì quản lý hộ khẩu chỉ là
biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú hợp pháp của cá nhân còn quản lý hộ tịch
là phương tiện để mỗi cá nhân thực hiện tổng thể rất nhiều quyền thân thân cơ
bản của mình;
- Đơn vị “hộ” được dùng làm đơn vị quản lý dân cư của cả quản lý hộ
tịch và quản lý hộ khẩu nhưng trong quản lý hộ tịch mối quan hệ giữa các
thành viên trong hộ là mối quan hệ gia đình; còn trong quản lý hộ khẩu không
nhất thiết các thành viên trong một đơn vị hộ khẩu phải có mối quan hệ đó.
- Theo pháp luật hiện hành của nước ta thì nhiệm vụ quản lý hộ tịch là
hoạt động chuyên môn của ngành tư pháp, còn quản lý hộ khẩu là hoạt động
chuyên môn của ngành công an;
4
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký hộ tịch
2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Huyện, Quận, Thị Xã, Thành Phố
thuộc Tỉnh
Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân
cấp huyện theo quy định tại Điều 7 và Chương III của Luật Hộ tịch, Chương IV của
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, bao gồm:
Đăng ký khai sinh (đăng ký lần đầu, đăng ký lại, đăng ký cho người đã có hồ
sơ, giấy tờ cá nhân); kết hôn; giám hộ (bao gồm đăng ký giám hộ, thay đổi, chấm
dứt giám hộ); nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch; bổ sung thông tin hộ
tịch; khai tử có yếu tố nước ngoài (trừ việc đăng ký cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam
có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam nhưng thường trú tại khu vực biên giới với
công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn,
nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công
dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho
người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam); đăng
ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh ở nước
ngoài, về cư trú tại Việt Nam; thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ
đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
Ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ;
nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử
của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài.
Cấp bản sao Trích lục hộ tịch từ sổ hộ tịch.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch cho nhân dân trên địa bàn; hướng
dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, phường trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về hộ tịch.
Lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, hồ
sơ hộ tịch theo quy định (bao gồm sổ, biểu mẫu, hồ sơ hộ tịch do cấp mình trực tiếp
đăng ký, quản lý và sổ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã, phường chuyển lưu).
Cập nhật, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên cơ sở số hoá các
dữ liệu trên sổ, hồ sơ giấy và đăng ký các sự kiện hộ tịch mới thông qua phần mềm
đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dung chung, bảo đảm cập nhật, chia sẻ thông tin kịp
5
thời cho cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử một cách hiệu quả nhất.
Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch trên địa bàn cấp huyện, quận
báo cáo Sở Tư pháp theo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu
cầu (bao gồm đánh giá tình hình đăng ký hộ tịch và số liệu đăng ký các việc hộ tịch
trong nước tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, trên địa bàn và việc đăng
ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài tại cấp huyện).
Quản lý việc thu, nộp lệ phí đăng ký hộ tịch, cấp bản sao Trích lục hộ tịch, phí
khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đúng quy định pháp luật.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý các vi phạm về hộ tịch
theo thẩm quyền, bao gồm cả vi phạm của Ủy ban nhân dân phường, xã, công chức
tư pháp- hộ tịch trong lĩnh vực hộ tịch (nếu có) và vi phạm của người dân thuộc
thẩm quyền xử lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban
nhân dân cấp xã, phường.
Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã trái quy định pháp
luật hộ tịch, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật.
Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bố trí công chức làm công tác
hộ tịch.
Phòng Tư pháp với tư cách là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về hộ tịch trên địa bàn, có trách nhiệm trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên (trừ việc bố trí công chức làm
công tác hộ tịch và thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch trái quy định).
Công chức được giao nhiệm vụ làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp phải
có trình độ cử nhân Luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch; thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trong việc đăng ký hộ tịch tương tự như
công chức hộ tịch cấp xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện với tư cách là người đứng đầu chính
quyền, chịu trách nhiệm vể công tác đăng ký và công tác quản lý hộ tịch của địa
phương, có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của UBND cấp huyện, cấp
xã trong đăng ký, quản lý hộ tịch. thực hiện các biện pháp sau nhằm đảm bảo hiệu
quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
6
Chỉ đạo công chức là công tác hộ tịch đăng ký đầy đủ, kịp thời, đúng quy định
pháp luật các sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn; thực hiện thông báo việc đăng
ký hộ tịch và cập nhật các sự kiện hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;
Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với công chức
tư pháp-hộ tịch trong việc đôn đốc, rà soát các việc sinh, tử chưa được đăng ký trên
địa bàn, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo quyền đăng ký hộ tịch của người
dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về công tác đăng ký,
quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông
lỏng quản lý.
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Xã, Phường, Thị Trấn
Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân
cấp xã theo quy định tại Điều 7 và Chương II của Luật Hộ tịch, Chương III của
Nghị định số 123/2015/N Đ-CP, bao gồm:
Đăng ký khai sinh (đăng ký lần đầu, đăng ký lại, đăng ký cho người đã có hồ
sơ, giấy tờ cá nhân theo); kết hôn; giám hộ ( bao gồm đăng ký giám hộ, thay đổi,
chấm dứt giám hộ); nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước
với nhau; thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú trong nước và
chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử cho công dân Việt Nam cư trú ở
trong nước (trừ việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, chưa được
đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam);
Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hôj tịch của cá nhân theo quyết định, bản án.
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (của Việt Nam), bao gồm: thay đổi quốc tịch;
xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm sứt việc nuôi con
nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận
giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn
chế năng lực hành vi dân sự;
Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của
pháp luật;
Cấp bản sao Trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch (bao gồm: Sổ hộ tịch,
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử);
Tuyên truyền, phổ biến tới các tầng lớp nhân dân trên địa bàn và vận động
nhân dân tự giác tuân thủ, thực hiện các quy định của pháp luật về hộ tịch, đặc biệt
là việc thực hiện quyền, trách nhiệm đăng ký hộ tịch cho bản thân và người thân
đúng thời hạn.
7
Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bao gồm cả quy định của Luật
Hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành Luật (Nghị định số
123/2015/ N Đ- CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư số 1, 2/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015
của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch); các văn
bản pháp luật có liên qaun như: Bộ luật Dân sự; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật
Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (Luật Trẻ em - từ 01/06/2017), Luật Căn cước
công dân, Luật Cư Trú; Quy định về lệ phí hộ tịch theo các Thông tư của Bộ Tài
Chính, quy định vè xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hộ tịch, quy định về
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc đăng ký hộ tịch…
Lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch. hồ
sơ hộ tịch theo quy định.
Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, có giá trị sử dụng lâu dài nên phải được lưu trữ ,
bảo quản cẩn thận, an toàn, nguyên vẹn cả về hình thức và nội dung. Không ai được
tự ý khai thác thông tin hoặc sửa chữa, tẩy xóa nội dung trong sổ hộ tịch. hồ sơ đăng
ký hộ tịch là cơ sở để chứng minh thông tin hộ tịch, đặc biệt quan trọng trong
trường hợp có sai sót giữa sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch, nên cũng cần được lưu trữ,
bảo quản lâu dài theo quy định pháp luật về lưu trữ.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí lưu trữ, thiết bị lưu trữ phù hợp
với điều kiện ở địa phương, bảo đảm không bị mối mọt, rách nát, hoặc bị ảnh hưởng
bởi thời tiết, khí hậu, thiên tai (mưa, dột, bão, lũ lụt).
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, sử dụng chặt chẽ, đúng quy
định các biểu mẫu hộ tịch, đặc biệt là các biểu mẫu Giấy khai sinh, Giấy nhận kết
hôn, Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn, Sổ đăng ký khai tử, đây là các biểu
mẫu do Bộ Tư pháp thống nhất in, phát hành trên toàn quốc, Ủy ban nhân dân cấp
xã cần căn cứ vào số lượng việc đăng ký hộ tịch để chủ động đăng ký số lượng biểu
mẫu cần cấp phát, không để tình trạng bị động, không có biểu mẫu hộ tịch để giải
quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân. Ủy ban nhân dân cấp xã phải nắm rõ
số lượng của từng loại biểu mẫu nhận về, số lượng biểu mẫu đã sử dụng, số lượng
biểu mẫu có sai sót, hư hỏng, số lượng biểu mẫu còn lại.
Cập nhật, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu h tịch điện tử trên cơ sở số hóa các dữ
liệu trên sổ, hồ sơ giấy và đăng ký các sự kiện hộ tịch mới thông qua phần mềm
đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung, bảo đảm cập nhật, chia sẻ thông tin kịp thời
cho cơ sở dữ liệu h tịch điện tử toàn quốc và khai thác các cơ sở dữ liệu hộ tịch điện
tử một cách hiệu quả.
8
Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
huyện theo quy định.
Quản lý việc thu, nộp lệ phí đăng ký hộ tịch, cấp bản sao Trích lục hộ tịch, phí
khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đúng quy định pháp luật.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền,
bao gồm cả vi phạm của công chức tư pháp - hộ tịch và vi phạm hành chính của
người dân thuộc thẩm quyền xử lýcủa Ủy ban nhân dân cấp xã.
Công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch (trừ
trường hợp giải quyết tố cáo).
Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã với tư các là người đứng đầu chính quyền chịu
trách nhiệm về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương; đặc biệt phải
thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc khai sinh, khai tử, bảo đảm mọi sự kiện hộ tịch
phát sinh trên địa bàn đều được đăng ký theo quy định pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của địa
phương chủ Động bố trí kinh phí, nhân lực thực hiện việc khai sinh, khai tử, kết hôn
linh động theo quy định để đảm bảo quyền đăng ký hộ tịch của người dân.
Trong trường hợp có sai phạm, tiêu cực của công chức trong công tác đăng ký
và quản lý hộ tịch ở địa phương mình do buông lỏng quản lý thì Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm.
3. Công chức Tư pháp - Hộ tịch trong đăng ký, quản lý hộ tịch
3.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Tư pháp - Hộ tịch làm công tác
quản lý hộ tịch
3.1.1. Nguyên tắc trong thi hành công vụ của công chức làm công tác đăng ký, quản
lý hộ tịch
a. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật về hộ tịch;
b. Bảo vệ lợi ích của nhân dân, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;
c.Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát;
d. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.
3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác đăng ký, quản lý hộ tịch
a. Tiêu chuẩn công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã
Có trình độ Trung cấp Luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
b. Tiêu chuẩn công chức làm công tác hộ tịch tài Phòng Tư pháp
Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp có đủ các tiêu chuẩn sau:
9
+ Có trình độ Cử nhân Luật trở lên;
+ Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
c. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã
Đăng ký sự kiện hộ tịch như khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con và
khai tử.
Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi; bổ sung thông tin
hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Thực hiện các việc hộ tịch như: ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá
nhân theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như thay đổi
Quốc tịch; xác nhận cha, mẹ, con; xác định lại giới tính, nuôi con nuôi, chấm dứt
việc nuôi con nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất
hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân
Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân nước láng
giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con
của công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới với công dân nước láng
giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài
cư trú ổn định, lâu dài tại khu vực biên giới Việt Nam
d. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Luật Hộ tịch quy định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố
nước ngoài như khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi cải chính
hộ tịch; xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử;
Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở
lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Hộ tịch
như ghi vào sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ;
nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử
của công dân Việt Nam được giải quyết tạo cơ quan có thẩm quyển nước ngoài.
e. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác đăng ký, quản lý hộ tịch
Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan về hộ tịch;
Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và pháp luật về
việc đăng ký hộ tịch;
10
Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp
luật về hộ tịch;
Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan,
trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu
hộ tịch điện tử;
Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa
bàn.
Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ
sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;
Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ
đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân
dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;
Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ
chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an
cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư.
4. Các hành vi bị cấm và những việc công chức làm công tác hộ tịch không
được làm trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch
4.1. Các hành vi bị cấm:
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ
của người khác để đăng ký hộ tịch;
Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;
Cam đoan, làm chứng sai sự thật về đăng ký hộ tịch;
Làm giả, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong
cơ sở dữ liệu hộ tịch;
Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ
tịch;
Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm
động cơ vụ lợi hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ
hình thức nào.
11
Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ
tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình
năm 2014;
Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch;
4.2 Những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm:
Công chức tư pháp - hộ tịch không được có các hành vi sau đây:
+ Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận
hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch;
+ Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các loại khoản thu khi
đăng ký hộ tịch;
+ Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trái
quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành;
+ Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ
tịch. Mọi việc sai sót phải được sửa chữa theo đúng quy định, có báo cáo Chủ tịch
Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch phụ trách duyệt, đóng dấu xác nhận;
+ Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của Luật Hộ tịch và các văn
bản hướng dẫn thi hành (bao gồm cả hành vi làm sai lệch các nội dung đã được
đăng ký trong sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Sổ
hộ tịch không đúng quy định; cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung không chính
xác hoặc biết có sai lệch nhưng vẫn cấp giấy tờ hộ tịch...);
+ Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết được qua đăng ký hộ
tịch.
12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BẤT CẬP CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỘ TỊCH
VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỘ TỊCH
1. Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của Luật Hộ tịch và
các văn bản quy định chi tiết thi hành
Có thể thấy, Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã thực sự
đi vào cuộc sống xã hội, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối
với việc đăng ký, quản lý hộ tịch, sự kiện hộ tịch của cá nhân được đăng ký đầy đủ,
kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác, bảo đảm ngày một tốt hơn quyền,
nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
và xã hội.
Cơ sở vật chất phục vụ riêng cho công tác đăng ký, thống kê hộ tịch cũng còn
gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2014 đến nay, mặc dù đã triển khai thực hiện kế hoạch
ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đăng ký và thống kê hộ tịch, nhưng cơ
sở vật chất phục vụ cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở cơ sở ở một số địa
phương chưa đảm bảo như máy vi tính đã cũ, kết cấu không đồng bộ, kết nối với
mạng internet còn yếu; một số địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến
công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý hộ tịch, có thể thấy
thực trạng quản lý hộ tịch ở nước ta còn gặp nhiều bất cập, đó là:
+ Hiệu quả quản lý hộ tịch chưa đồng đều trên các loại việc hộ tịch. Công tác
đăng ký khai tử được thực hiện khá tốt nhưng công tác đăng ký khai sinh và đăng
ký kết hôn lại đạt hiệu quả thấp. Điều đó cho thấy rằng hai công tác này hiện đang
vướng phải một số khó khăn nhất định mà Nhà nước chưa tháo gỡ được.
+ Công tác quản lý hộ tịch ở một số nơi chưa thực sự chặt chẽ trong việc cấp
chứng thư hộ tịch làm giảm đi mức độ chính xác và mức độ tin cậy của người dân
đối với giá trị pháp lý của chứng thư hộ tịch. Thực tế cho thấy không ít những
trường hợp một cá nhân cùng lúc có hai chứng thư khai sinh có những dữ liệu khác
nhau hoặc chứng thư khai sinh bản chính và bản sao cấp từ sổ gốc không thống nhất
với nhau.
Mặc dù Luật Hộ tịch đã nhanh chóng được triển khai, áp dụng đồng bộ, thống
nhất trên cả nước và thực tế đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng thực tiễn
giải quyết cho thấy, các việc hộ tịch luôn phát sinh hết sức đa dạng, phức tạp, nhiều
trường hợp tuy là các sự kiện hộ tịch thường xuyên xảy ra như việc xác nhận tình
trạng hôn nhân, việc đăng ký khai sinh,… nhưng lại có nhiều tình tiết phức tạp,
13
nhạy cảm mà Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa dự liệu và
chưa có quy định điều chỉnh, dẫn đến yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân ở một
số địa phương vẫn nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thể giải quyết.
1.1 Những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định tình trạng hôn nhân
để đăng ký kết hôn, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Hình II.1.1a Lễ trao giấy chứng nhận kết hôn cho các cặp vợ chồng tiêu biểu
trên địa bàn phường
Theo quy định, trong giai đoạn chuyển tiếp (khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được vận hành thống nhất trên
toàn quốc) thì khi cá nhân làm thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi không thường trú
hoặc thực hiện nhiều giao dịch dân sự, thủ tục hành chính, công dân Việt Nam đều
phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Tuy nhiên, trường hợp công dân Việt Nam đã từng có thời gian cư trú tại nước
ngoài nay về Việt Nam thường trú mà có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân thì hầu hết các trường hợp này không có được giấy tờ chứng minh tình trạng
hôn nhân thời gian cư trú ở nước ngoài (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài (cơ quan
đại diện) hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài cấp). Trường hợp này, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao không thể hỗ
trợ xác minh/xác nhận mà đều yêu cầu họ liên hệ với cơ quan đại diện để được cấp
giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, nhưng do họ đã về nước thường trú nên không
thể xuất cảnh ra nước ngoài để liên hệ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác
14
nhận, do đó không thể chứng minh tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở
nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp phường nơi thường trú hiện tại thường lúng túng trong
việc giải quyết yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thường phải vận
dụng quy định tại Điều 4 Thông tư số 15/2015/TT-BTP cho phép người yêu cầu lập
văn bản cam đoan về việc không có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân trong
thời gian cư trú ở nước ngoài, tự chịu trách nhiệm về tình trạng hôn nhân của mình
và hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
Liên quan đến đối tượng được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Luật Hộ
tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa có quy định về việc cấp giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân cho người chết. Tuy nhiên, theo quy định tại pháp luật hộ
tịch hiện hành thì người có yêu cầu đăng ký hộ tịch (trong đó có yêu cầu cấp giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân) phải trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người
khác thực hiện yêu cầu (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn,
đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền); theo Điều 2 Thông tư số
15/2015/TT-BTP thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản (được công chứng,
chứng thực theo quy định của pháp luật), trường hợp người được ủy quyền là ông,
bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy
quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối
quan hệ với người ủy quyền. Do đó, Ủy ban nhân dân cấp phường không tiếp nhận,
giải quyết yêu cầu này, không thực hiện chứng thực chữ ký đối với bản tường trình
cam kết về tình trạng hôn nhân của người đã chết.
Cụ thể hơn là trong việc cấp xác nhận tình trạng hôn nhân, hiện nay nổi lên hai
vấn đề không chỉ xảy ra tại phường mà còn phổ biến ở nhiều địa phương khác vẫn
còn vướng.
+ Thứ nhất là, đối với việc công dân đã được cấp giấy kết hôn với người nước
ngoài nhưng sau đấy họ không kết hôn, bây giờ xin cấp lại. Đối với trường hợp này
qua phối hợp với cơ quan đại sứ quán, đã phát hiện ra 1-2 trường hợp công dân có
gian dối. Còn lại nhiều trường hợp vì không có thông tin cụ thể nên các cơ quan đại
diện ngoại giao trả lời là không thể xác minh được. Trên cơ sở đó, về phía Cục có
công văn đề nghị là áp dụng, vận dụng những quy định trong Nghị định 123, Thông
tư 15, cho phép đương sự được cam đoan, chịu trách nhiệm về lời khai của mình.
15
Hình II.1.1b Lễ trao giấy chứng nhận kết hôn cho công dân Việt Nam (nữ)
kết hôn với người nước ngoài
+ Thứ hai là, đối với trường hợp xin cấp xác nhận tình trạng hôn nhân của
người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau. Trong thời gian khoảng nửa đầu năm
2016, nhiều địa phương kêu vướng nhưng sau đó Cục đã báo cáo lãnh đạo Bộ và
thống nhất hướng dẫn địa phương vận dụng theo cách về phía chính quyền địa
phương vẫn phải tạo điều kiện xác nhận cho dân. Mặt khác, trong trường hợp các
địa phương quá hạn không trả lời hoặc không có cơ sở cho trả lời thì vẫn phải cho
phép người dân được cam đoan về tình trạng hôn nhân. Vì vậy, đến nay những yêu
cầu ấy đã được giải quyết và cơ bản không có gì vướng mắc.
1.2 Những khó khăn, vướng mắc trong việc đăng ký khai sinh
16
Đăng ký khai sinh là một việc thuộc phạm vi quản lý hộ tịch. Thông tin khai
sinh là thông tin gốc, có tính chất xuất phát điểm cho nhiều hoạt động quản lý tiếp
theo. Nhiều năm qua Nhà nước đã thay đổi quy định liên tục nhưng pháp luật về
lĩnh vực này vẫn chưa đi đến hoàn thiện. Hiện vẫn còn khoảng cách giữa thực tiễn
và quy định. Các tình huống khai sinh trong thực tế muôn hình vạn trạng và nhiều
khi công chức hộ tịch rất khó xử lý vì thủ tục chưa dự liệu đủ, cũng như chưa đáp
ứng được yêu cầu quản lý.
Công dân Việt Nam (chủ yếu là nữ) kết hôn với người nước ngoài, đã có con
chung với người chồng nước ngoài sau đó đã bỏ về Việt Nam cùng với con, khi về
địa phương sinh sống một thời gian thì xin đăng ký khai sinh cho trẻ, trong khi đó
trẻ đã được đăng ký khai sinh tại nước cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhưng
hiện cả người mẹ lẫn đứa trẻ đều không có giấy tờ tuỳ thân do bị mất, thất lạc,…nên
yêu cầu đăng ký khai sinh tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo nguyên tắc của Luật Hộ
tịch thì không thể thực hiện việc đăng ký khai sinh tại Việt Nam nhưng họ cũng
không có điều kiện để quay lại nước ngoài để có Giấy khai sinh đã đăng ký tại cơ
quan của nước ngoài, gây khó khăn cho trẻ em khi sinh sống và học tập tại Việt
Nam.
Việc đăng ký khai sinh tại cấp xã có thể chia ra rất nhiều nhóm việc:
+ Một là đăng ký khai sinh đúng hạn, cho người có cha mẹ đều là công dân
Việt Nam, sinh ra tại Việt Nam;
+ Hai là đăng ký khai sinh trễ hạn, không có yếu tố nước ngoài;
+ Ba là đăng ký khai sinh lại, không có yếu tố nước ngoài, do mất giấy khai
sinh và không còn sổ bộ lưu tại cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch;
+ Bốn là đăng ký khai sinh lại cho con nuôi với thông tin về cha mẹ là cha mẹ
nuôi;
+ Năm là đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.
Mỗi trường hợp nói trên đều có các thủ tục riêng biệt để tiến hành đăng ký và
quản lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch thì nội dung khai sinh gồm:
Thông tin của người được đăng ký khai sinh (họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày,
tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch); Thông tin của cha, mẹ
người được đăng ký khai sinh (họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch;
nơi cư trú); số định danh cá nhân.
Liên quan đến việc xác định họ, tên cho con, điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định
số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
17
và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định: Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ
em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự
và được thể hiện trong tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa
thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. Tuy nhiên, theo quy
định này, một số cơ quan đăng ký hộ tịch, người dân lại hiểu rằng, việc xác định họ
cho con theo phong tục tập quán tức là phong tục tập quán như thế nào thì xác định
đúng theo như thế mà không phải tuân thủ nguyên tắc nào khác, dẫn đến xác định
họ của con có thể không theo họ của mẹ, cũng không theo họ của cha, thậm chí
không có họ, chỉ có tên. Thực tế tại một số địa bàn, vẫn tồn tại tình trạng đăng ký
khai sinh cho con không mang họ cha, cũng không mang họ mẹ hoặc đăng ký khai
sinh cho con “ngoài giá thú” nhưng không mang họ của mẹ. Trường hợp công chức
làm công tác hộ tịch từ chối giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh thì người dân
phản ứng, bức xúc hoặc phản đối bằng việc không tiếp tục thực hiện đăng ký khai
sinh cho con.
Về việc đặt tên, khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định: Việc
đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (quy định tại
Điều 3 của Bộ luật Dân sự năm 2015). Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng
Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự
mà không phải là chữ. Như vậy, trường hợp trẻ em có một bên cha hoặc mẹ là công
dân Việt Nam, bên còn lại là người nước ngoài, nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn
quốc tịch Việt Nam cho con thì khi đăng ký khai sinh, tên của trẻ cũng phải là tên
gọi Việt Nam, theo đúng trật tự, “tên” là từ cuối cùng trong chuỗi “họ, chữ đệm,
tên”, nên các trường hợp đặt tên theo tiếng nước ngoài như: Nguyễn Lye, Trần
Mark, Lê Bornie... là trái nguyên tắc đặt tên nêu trên. Tuy nhiên, việc xác định thế
nào là tên bằng “tiếng Việt” hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam thì chưa có quy
định hướng dẫn, chủ yếu hiện nay vẫn xác định theo cách phát âm nên việc áp dụng
chưa bảo đảm thống nhất, khó khăn cho cả công chức làm công tác hộ tịch và người
dân.
Bên cạnh những vướng mắc mà cơ quan đăng ký hộ tịch gặp phải khi giải
quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, thì việc xác định thông tin khi thực
hiện việc đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ giấy tờ cá nhân, đăng ký lại khai
sinh (trong trường hợp không còn bản sao giấy khai sinh được cấp hợp lệ trước đây)
cũng gặp không ít khó khăn; việc đăng ký khai sinh trong trường hợp này hoàn toàn
dựa trên cơ sở hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có các thông tin liên quan đến nội dung khai
18
sinh do người có yêu cầu đăng ký khai sinh cung cấp. Nếu như các giấy tờ mà
người yêu cầu đăng ký lại khai sinh xuất trình có nội dung thống nhất về họ, chữ
đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch… thì việc đăng ký lại khai sinh
được giải quyết nhanh gọn, chính xác. Tuy nhiên, nhiều trường hợp hồ sơ, giấy tờ
có thông tin khác nhau; trường hợp người yêu cầu xuất trình được giấy khai sinh
được cấp từ thời kỳ Pháp thuộc hoặc thời kỳ chính quyền ngụy Sài Gòn nhưng nội
dung khai sinh không đầy đủ; trường hợp người yêu cầu đăng ký khai sinh là công
dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân Việt Nam đã thôi
quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi chữ đệm, tên…
thì nhiều công chức làm công tác hộ tịch cho rằng chưa có quy định nguyên tắc giải
quyết nên lúng túng trong việc xác định nội dung khai sinh, ảnh hưởng đến thời
gian giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Để giải quyết những trường hợp này, công chức hộ tịch cần nghiên cứu và áp
dụng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, theo
các quy định tại các khoản này thì:
+ Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có bản sao giấy khai sinh
trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung
bản sao giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại
khai sinh.
+ Trường hợp người yêu cầu không có bản sao giấy khai sinh nhưng hồ sơ,
giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung
đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai
sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
chính thức, hợp lệ, đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang
công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản
của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, Điều 9 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư
pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số
123/2015/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai
sinh bao gồm: Bản sao giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
(bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ sổ đăng ký khai
sinh); bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế giấy khai sinh được cấp
trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam. Trường hợp người yêu
cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ trên thì sử dụng các giấy tờ khác do cơ
19
quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ để xác định nội dung đăng ký lại khai
sinh.
Đối với trường hợp đăng ký lại khai sinh cho công dân Việt Nam đồng thời có
quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài… thì cơ quan đăng ký
hộ tịch căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP để giải quyết, cụ
thể:
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là công dân Việt Nam đã
thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi chữ đệm,
tên thì khi đăng ký lại khai sinh, tên, chữ đệm, quốc tịch ghi theo nội dung tại thời
điểm đăng ký lại, các thông tin trước đây ghi vào mặt sau của giấy khai sinh. Người
yêu cầu phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi các thông tin nêu trên.
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là công dân Việt Nam đồng
thời có quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi tên, chữ đệm thì khi đăng ký lại khai
sinh, nội dung khai sinh cũng được xác định theo quy định nêu trên (ghi theo thông
tin đã thay đổi, nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào mặt sau của giấy
khai sinh). Nếu đương sự có giấy tờ hợp lệ chứng minh có quốc tịch Việt Nam và
việc có quốc tịch nước ngoài thì phần ghi về quốc tịch trong giấy khai sinh được
thực hiện theo quy định pháp luật về quốc tịch: Ghi quốc tịch Việt Nam trước, quốc
tịch nước ngoài sau (ví dụ: Việt Nam, Hoa Kỳ). Việc xác định, ghi quốc tịch Việt
Nam khi đăng ký lại khai sinh phải trên cơ sở giấy tờ, tài liệu hợp lệ chứng minh
hiện tại đương sự có quốc tịch Việt Nam và cần kiểm tra, xác minh chặt chẽ. Nếu
thấy chưa có đủ cơ sở để khẳng định người đó còn quốc tịch Việt Nam thì cơ quan
đăng ký hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, xác minh tình trạng quốc tịch của người
đó.
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh chỉ xuất trình giấy tờ chứng
minh việc có quốc tịch nước ngoài thì trong giấy khai sinh chỉ ghi quốc tịch nước
ngoài. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, người yêu cầu cũng phải có hồ sơ, giấy tờ
cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ): Giấy tờ tùy thân quy định tại khoản 1 Điều
2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; sổ hộ khẩu; sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam.
Trong thực tế, không phải mọi trẻ em sinh ra đều được cha mẹ người thân tiến
hành khai sinh, và cũng không phải mọi trường hợp khai sinh đều đúng hạn. Do
vậy, đã có nhiều trường hợp khi tiến hành làm thủ tục hành chính nào đó mới phát
hiện ra chưa có giấy khai sinh, và thậm chí là chưa có bất kỳ giấy tờ nào cả. Ngoài
ra còn rất nhiều vướng mắc khác do các thủ tục hành chính có liên quan nhau.
20
Một tình huống thực tế như sau: Bà Phạm Thị A đăng ký khai sinh cho con, họ
mẹ. Khi khai sinh thì nhờ người khác làm, họ khai tên mẹ là Phạm Thị B. Sau đó bà
Phạm Thị A đăng ký kết hôn và yêu cầu cải chính tên mẹ và bổ sung tên bố vào
giấy khai sinh cho con. Chứng minh nhân dân và hộ khẩu tên Phạm Thị A. Vụ việc
này thật sự là một việc vô cùng hy hữu và khó xử cho công chức tư pháp hộ tịch.
Nếu từ chối cải chính thì cháu bé bị thiệt thòi vì sai sót này rất có khả năng là lỗi
của chính quyền, do khi thực hiện đăng ký khai sinh đã không kiểm tra giấy tờ của
mẹ. Nhưng nếu thực hiện cải chính thì cũng có thể làm sai lệch nghiêm trọng, vì
nếu đây là trường hợp bắt cóc trẻ em và hợp thức hóa thành con mình thì khó có thể
lần lại dấu vết. Cuối cùng, Ủy ban nhân dân phường đã đề nghị Công an xác minh
và xác nhận bà Phạm Thị A và bà Phạm Thị B là 1 người. Về việc này nếu Công an
biết rõ cá nhân bà A có 2 tên thì dễ, nhưng nếu không biết rõ điều này thì sự việc sẽ
diễn biến phức tạp. Vì chỉ cần chúng ta thiếu thận trọng một tí là có thể bỏ lọt tội
phạm.
Đăng ký khai sinh là một thủ tục được quan tâm đặc biệt của các cấp chính
quyền. Nó khởi đầu cho mọi thông tin của mỗi cá nhân. Trong cơ sở dữ liệu dân cư,
không khai sinh thì coi như chưa hề có mặt trong cuộc đời. Do vậy, mọi trường hợp
đều phải được giải quyết một cách đúng đắn và chính xác.
2. Một số nguyên nhân của các vướng mắc về công tác hộ tịch
Hiện nay trên thực tế, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn còn một số tồn
tại một số bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư
pháp trong giai đoạn mới, tình trạng các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chưa xác định
đúng giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn cho công dân.
Với hai vấn đề hiện đang gặp rất nhiều bất cập nêu trên, chúng ta có thể nhận
thấy được một số nguyên nhân như sau:
+ Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của
các giấy tờ hộ tịch nên khi sự kiện hộ tịch xảy ra thì không đăng ký ngay, để lâu rồi
quên thông tin, hoặc không tiến hành đăng ký. Khi làm thủ tục khác bị hỏi đến thì
mới tiến hành đăng ký thông tin hộ tịch, lúc đó lại gặp khó khăn do người thân
không còn;
+ Sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các cơ quan trong việc giải quyết những
sai sót trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân;
+ Công tác tuyên truyền chưa thật hiệu quả nên chưa thay đổi toàn diện nhận
thức của người dân, vẫn còn nhiều người đăng ký khai sinh trễ hạn, khai sinh không
chính xác, khai man, qua mặt nhà nước để định đăng ký kết hôn 2 lần hoặc sống
21
chung mà không đăng ký kết hôn. Hệ lụy của các trường hợp trên là vô cùng khó
lường. Không ai đoan chắc việc không có rắc rối từ các thông tin khai sai trong quá
trình đăng ký kết hôn. Nhiều việc khi biết ra là không quay trở lại được, ví như
trường hợp man khai năm sinh, dẫn đến tình trạng các giấy tờ tùy thân không nhất
quán.
+ Thủ tục chồng chéo nhau, không chỉ chằng chéo mà còn thiếu thủ tục cho
một số tình huống cụ thể. Khi xây dựng quy định, nhà làm luật không hình dung
được tình trạng quản lý dân cư lỏng lẻo như hiện tại ở các địa phương, nên không
lường trước tình huống có người lớn tuổi chưa có khai sinh mà cũng chưa có chứng
minh nhân dân hay hộ khẩu. Hơn nữa, họ cũng không lường trước tình huống ly
thân và sống chung với người khác có con thì giải quyết vấn đề khai sinh cho trẻ
như thế nào. Tất nhiên, pháp luật không cổ xúy việc sống chung không hôn nhân,
nhưng đó là một thực tế, cần phải có quy định để áp dụng trong các tình huống
không có tranh chấp về con. Tránh trường hợp máy móc ghi tên cha là người chồng
(danh nghĩa) mà biết rõ nó không phải con của người ấy, mà người chồng cũng
không quan tâm đến thông tin nhân thân của đứa trẻ, để rồi người cha thật phải làm
thủ tục yêu cầu Tòa án xác định một người là cha của con mình. Trong khi đó cha
thật của đứa trẻ thì muốn nhận con và chỉ có sự xung đột pháp luật giữa các quy
định chứ không có tranh chấp giữa các đương sự trong vụ việc.
3. Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện công tác hộ tịch
Để góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước, cũng như hoàn thiện hệ
thống pháp luật về lĩnh vực đăng ký hộ tịch, bản thân tôi có một số kiến nghị như
sau:
Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hộ
tịch:
Với thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển rộng rãi, việc ứng dụng công
nghệ thông tin giúp cho công tác đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch được thực
hiện một cách chính xác, khoa học, chất lượng và thống nhất trong phạm vi toàn
quốc. Dưới góc nhìn tổ chức, ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý
nhà nước về hộ tịch, được coi là một giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy, phương
thức làm việc, qua đó sẽ giảm bớt sức lao động thủ công, góp phần tăng năng suất
lao động, tạo sự kết nối dữ liệu, nâng tầm quản lý giữa các cơ quan thực hiện đăng
ký, quản lý nhà nước về hộ tịch. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin, được
thực hiện trên cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đòi hỏi chúng ta phải hết sức chú trọng,
22
bố trí nguồn nhân lực và có sự đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, mà cơ bản nhất là bảo
đảm các điều kiện cho sử dụng phần mềm hộ tịch dùng chung.
Ví dụ: Hiện nay, Ủy Ban Nhân Dân quận Bình Thạnh đã phát triển, đưa vào
sử dụng và đang thực hiện hiệu quả phần mềm “Bình Thạnh trực tuyến” - sự tương
tác hiệu quả giữa chính quyền và người dân. Với mong muốn tiếp nhận và kịp thời
xử lý những vấn đề, bức xúc của người dân lien quan đến đời sống, đô thị, vệ sinh
môi trường. Bên cạnh đó, hỗ trợ người dân gửi các phản ánh, đóng góp ý kiến xây
dựng xã hội. Thông qua phần mềm này, người dân có thể theo dõi, giám sát các kết
quả xử lý các phản ánh của mình mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ
trợ việc đánh giá sự hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính,
theo dõi giám sát tình hình xử lý hồ sơ.
II.3.1a Ứng dụng Bình Thạnh trực tuyến trên điện thoại di động
Tại cấp quận, phường cần tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ công chức tư
pháp - hộ tịch về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng sử dụng máy móc. Bên cạnh đó
thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo cho tuyến huyện, xã, nhất là xã sát biên giới,
xã vùng sâu về hệ thống giao thông, điện lưới, đường truyền là rất cần thiết, để có
thể duy trì và thực hiện.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
nhằm thay đổi nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng và lợi ích của
đăng ký, quản lý hộ tịch:
Với mục tiêu nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân
dân về pháp luật hộ tịch, ý nghĩa của đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch. Các cơ
quan quản lý Nhà nước cần chú trọng tăng cường hơn nữa về công tác tổ chức các
buổi tuyên truyền tại từng khu phố trên địa bàn phường, song song đó cần biên tập,
23
soạn thảo các tờ rơi với các nội dung đơn giản tập trung vào những quy định cụ thể
của pháp luật hộ tịch để phát đến các hộ dân trên địa bàn. Tuy nhiên, để tránh việc
phát tờ rơi tràn lan vừa không đúng đối tượng, vừa lãng phí tốn kém. Việc biên soạn
tờ rơi tuyên truyền phải đơn giản, dễ hiểu, tiếp cận và phù hợp với từng nhóm đối
tượng.
Hình II.3b Hình ảnh thực tế của bản thân khi tham gia tuyên truyền
cùng Tư pháp - Hộ tịch phường
Tuyên truyền bằng hình thức tờ rơi cần đi cùng với việc hướng dẫn, giải thích
từng nội dung cụ thể tránh đưa phát tờ rơi cho đối tượng tiếp nhận mà không bảo
đảm việc họ có hiểu thông tin trong tờ rơi đó. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
hộ tịch cần được thực hiện kết hợp với tuyên truyền về dân số, với các nội dung
pháp luật khác như dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai… Bên cạnh đó trong tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch phải có sự kết hợp giữa cơ quan tư pháp với
các cơ quan, tổ chức liên quan như cán bộ dân số, các cơ quan, đoàn thể phường …
để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền.
24
Hình II.3c Hình ảnh thực tế của bản thân khi tham gia tuyên truyền
cùng Tư pháp - Hộ tịch phường
Thường xuyên trợ giúp pháp lý cho người dân:
Tư pháp - Hộ tịch quận, phường chú trọng tăng cường thường xuyên chủ động
phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể quận, phường tổ chức các Ngày hội
Trợ giúp pháp lý, Ngày thứ 7 tình nguyện,… cho người dân trên địa bàn quận,
phường nhằm giúp cho người dân hiểu rõ hơn về công tác đăng ký, quản lý nhà
nước về hộ tịch. Bên cạnh đó, giải thích cụ thể hơn về các thủ tục mà người dân
đang gặp khó khăn.
Ví dụ: Tư pháp - hộ tịch phường thường xuyên tổ chức các Ngày thứ 7 tình
nguyện giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ đăng kí giấy chứng nhận kết hôn,
giấy khai sinh,... tại nhà cho các hộ người già neo đơn, khuyết tật, người chính sách
có công, hộ cận nghèo,...
25
Hình II.3d Công chức Tư pháp - Hộ tịch đang hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy
khai sinh cho hộ người già neo đơn trên địa bàn phường
Xây dựng và hoàn thiện đội ngũ làm công chức tư pháp-hộ tịch
Về bộ máy thực hiện, để bảo đảm bộ máy thực hiện và quản lý nhà nước về hộ
tịch luôn đáp ứng được yêu cầu công việc, cơ quan quản lý nhà nước cần nghiêm
túc trong việc tuyển dụng công chức tư pháp- hộ tịch cũng như các công chức cấp
phường khác. Phải đảm bảo công chức được tuyển dụng có trình độ, có chuyên
môn, có tinh thần trách nhiệm để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đối với
những người đang trong biên chế, đang làm việc, nhưng năng lực ý thức trách
nhiệm yếu, thì có thể xem xét loại ra khỏi biên chế hoặc chuyển công việc khác phù
hợp.
Về năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp- hộ tịch: Năng lực thực
thi công vụ chính là điều kiện để công chức tư pháp-hộ tịch có thể hoàn thành tốt
chức trách được giao, có khả năng tham mưu và đáp ứng được công việc. Đội ngũ
công chức tư pháp - hộ tịch có năng lực tốt, có thể giúp Ủy ban, Phòng Tư pháp giải
quyết các hạn chế, vướng mắc của công tác hộ tịch một cách hiệu quả.
Đội ngũ công chức tư pháp- hộ tịch nếu như được tuyển dụng theo năng lực,
được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, được bố trí sắp xếp công việc và trao cho
họ những điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo, thì việc phát huy năng lực, khả năng
hoàn thành sẽ cao. Ngược lại nhóm công chức tư pháp - hộ tịch còn yếu về nghiệp
vụ chuyên môn, là do trong quá trình tuyển dụng công chức, cơ quan tuyển dụng
chưa thực hiện đúng quy định, hơn nữa công tác bố trí chưa hợp lý, không thường
xuyên được tập huấn và một phần do tố chất bản thân nội tại của công chức đó.
26
Hoàn thiện thể chế và phương thức quản lý nhà nước về hộ tịch:
Về thể chế: Trung ương cần tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa các quy định của
pháp luật hộ tịch, đảm bảo cho hoạt động quản lý hộ tịch diễn ra thuận tiện, đáp ứng
được yêu cầu quản lý nhà nước của địa phương. Đối với thực hiện Luật Hộ tịch với
nội dung cấp số định danh cá nhân trong giấy khai sinh, cần được đẩy nhanh và
khắc phục những khó khăn, vướng mắc khi đăng ký khai sinh, vì hiện nay việc
chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ cho nội dung này do đặc điểm và
các điều kiện đảm bảo, sẽ không thể diễn ra đồng bộ và liên tục được nếu như
không có sự quan tâm kịp thời.
Về cải cách thủ tục hành chính: Tiếp tục hoàn thiện thể chế cải cách thủ tục
hành chính trong đăng ký hộ tịch, mục tiêu vừa là phải thuận tiện cho dân, vừa theo
quy định của pháp luật, vừa bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, cũng qua đó không
để xảy ra tình trạng dễ dãi, dẫn đến buông lỏng quản lý, hoặc kiểm soát quá chặt
chẽ, cứng nhắc, sẽ dẫn đến không hiệu quả. Bên cạnh đó cần phân định rõ trách
nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, tránh chồng chéo
về thẩm quyền hoặc phân định thẩm quyền quá phức tạp.
Cần tiếp tục thực hiện một số phúc lợi cho người dân tộc thiểu số, đối tượng
chính sách như việc miễn giảm một số khoản phải nộp cho người dân. Có chế độ
khuyến khích cho công dân khi đăng ký hộ tịch theo quy định.
Mở rộng tính dân chủ và công khai:
Loại bỏ một số thủ tục hành chính gây phiền hà cho dân, xoá bỏ triệt để những
tàn dư của căn bệnh quan lieu, cậy quyền trong việc giải quyết các nhu cầu cho
người dân.
Xây dựng một số thủ tục cải cách hành chính mới theo hướng công khai, đơn
giản và thuận tiện nhất có thể cho người dân.
Rà soát lại công tác quản lý dân cư trên địa bàn: Rà soát lại công tác quản
lý dân cư trên địa bàn để phát hiện các trường hợp chưa có giấy tờ tùy thân, hoặc
thiếu giấy tờ hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch, làm chứng minh nhân dân, và đăng
ký hộ khẩu cho các đối tượng. Không để xảy ra tình trạng có cá nhân nào tồn tại
ngoài sự kiểm soát của chính quyền.
Nghiêm túc tuân thủ quy trình xử lý công việc: Nghiêm túc tuân thủ quy
trình xử lý công việc, theo đúng các quy định pháp luật, thận trọng hơn khi tiếp
nhận thông tin từ người đi đăng ký. Điều này sẽ hạn chế tình trạng ghi sai thông tin
trong các giấy tờ hộ tịch, đó là những sai sót sơ đẳng không thể chấp nhận được. Nó
gây hệ lụy lâu dài về sau trong cuộc đời con người. Chính công chức hộ tịch và các
27
cán bộ có liên quan phải nhận thức rõ tầm quan trọng của các thông tin trong giấy tờ
hộ tịch để kiểm tra kỹ trước khi ký ban hành.
Tập trung công tác xây dựng và cập nhật dữ liệu vào hệ thống quản lý dữ
liệu hộ tịch: Tập trung công tác xây dựng và cập nhật dữ liệu vào hệ thống quản lý
dữ liệu hộ tịch để kết nối toàn quốc, nó sẽ là cơ sở dữ liệu góp phần hữu hiệu trong
công tác quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung trên phạm vi cả
nước. Nhận diện trách nhiệm phối hợp trong nội bộ nhà nước là trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước để kết nối thông tin, từ đó cải tiến thủ tục hành chính sao cho tạo
điều kiện cho người dân thuận lợi hơn khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình, tránh gây phiền hà, tránh đẩy việc khó cho người dân với lý do để giảm tải
công việc của nhà nước.
Tăng cường sự lãnh đạo: Tăng cường sự lãnh đạo của các Cấp ủy, Chính
quyền địa phương xác định được việc đăng ký quản lý hộ tịch là một nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, xã hội cần được quan tâm chu đáo. Về cơ sở vật chất, tạo điều
kiện thuận lợi để cán bộ và nhân dân thực hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hộ
tịch.
28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Bộ Luật Dân sự năm 2015;
3. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
4. Luật Hộ tịch năm 2014;
5. Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
6. Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ về quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
7. Bản tổng họp các nội dung hướng dẫn chỉ đạo trong công tác hộ tịch kèm
theo danh mục các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Tư pháp, ủy ban nhân dân
Thành phố, Sở Tư pháp;
8. Công văn số 5780/HTQTCT-HT ngày 12/11/2015 của Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về tình hình công dân Việt Nam tại Malaysia;
9. Công văn số 6555/HTQTCT-HT ngày 28/12/2015 của Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về triển khai thi hành Luật Hộ tịch và các văn bản quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch;
10. Công văn số 460/HTQTCT-HT ngày 02/2/2016 của Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch;
11. Công văn số 709/HTQTCT-HT -ngày 25/4/2016 của Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch;
12. Công văn số 745/HTQTCT-HT ngày 28/4/2016 của Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch;
13. Công văn sổ 1005/HTQTCT-HT ngày 6/7/2016 của Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch;
14. Công văn số 1007/HTQTCT-HT ngày 06/7/2016 của Cục Hộ tịch, quốc
tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch;
15. Công văn số 255//BTP-VP ngày 02/8/2016 của Bộ Tư pháp về trả lời kiến
nghị của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và đề nghị phối họp, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu
công tác tư pháp 6 tháng cuối năm 2016 (đính kèm Công văn số 1067/STP- HT về
thực hiện Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP);
16. Công văn số 2677/BTP- HTQTCT-HT ngày 10/8/2016 của* Bộ Tư pháp
về cấp xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân;
BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH

More Related Content

Similar to BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH

Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...luanvantrust
 
Quyền Yêu Cầu Phản Tố Của Bị Đơn Theo Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
Quyền Yêu Cầu Phản Tố Của Bị Đơn Theo Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.docxQuyền Yêu Cầu Phản Tố Của Bị Đơn Theo Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
Quyền Yêu Cầu Phản Tố Của Bị Đơn Theo Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...luanvantrust
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...luanvantrust
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò VấpĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò VấpViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018anh hieu
 

Similar to BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH (20)

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
 
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về đăng ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về đăng ...Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về đăng ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về đăng ...
 
Tuyệt Chiêu Làm Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật - Hay Bá Cháy!.
Tuyệt Chiêu Làm Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật - Hay Bá Cháy!.Tuyệt Chiêu Làm Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật - Hay Bá Cháy!.
Tuyệt Chiêu Làm Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật - Hay Bá Cháy!.
 
Tuyệt Chiêu Làm Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật - Hay Bá Cháy!.
Tuyệt Chiêu Làm Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật - Hay Bá Cháy!.Tuyệt Chiêu Làm Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật - Hay Bá Cháy!.
Tuyệt Chiêu Làm Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật - Hay Bá Cháy!.
 
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân Ph...
 
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
 
Quyền Yêu Cầu Phản Tố Của Bị Đơn Theo Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
Quyền Yêu Cầu Phản Tố Của Bị Đơn Theo Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.docxQuyền Yêu Cầu Phản Tố Của Bị Đơn Theo Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
Quyền Yêu Cầu Phản Tố Của Bị Đơn Theo Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
 
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuy...
 
Đề tài: Thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại tòa án
Đề tài: Thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại tòa ánĐề tài: Thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại tòa án
Đề tài: Thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại tòa án
 
Đề tài tốt nghiệp: Pháp Luật về Nhận con nuôi tại Việt Nam, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Pháp Luật về Nhận con nuôi tại Việt Nam, HAY!Đề tài tốt nghiệp: Pháp Luật về Nhận con nuôi tại Việt Nam, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Pháp Luật về Nhận con nuôi tại Việt Nam, HAY!
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò VấpĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Sinh Viên Luật Tại Tòa Án Nhân Dân
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Sinh Viên Luật Tại Tòa Án Nhân DânChuyên Đề Tốt Nghiệp Sinh Viên Luật Tại Tòa Án Nhân Dân
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Sinh Viên Luật Tại Tòa Án Nhân Dân
 
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.docKhóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Văn Thư Lưu Trữ.
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Văn Thư Lưu Trữ.Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Văn Thư Lưu Trữ.
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Văn Thư Lưu Trữ.
 
PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
 
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018
Tìm hiểu Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tam Đỉnh trong giai đoạn 2017 - 2018
 
Kê biên tài sản thế chấp là bất động sản để thu hồi nợ cho ngân hàng
Kê biên tài sản thế chấp là bất động sản để thu hồi nợ cho ngân hàngKê biên tài sản thế chấp là bất động sản để thu hồi nợ cho ngân hàng
Kê biên tài sản thế chấp là bất động sản để thu hồi nợ cho ngân hàng
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH

  • 1. i BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
  • 2. I PHẦN I: NHẬT KÝ THỰC TẬP VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................I PHẦN I: NHẬT KÝ THỰC TẬP VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.......................................................................................................................I 1.1 LỜI CẢM ƠN..........................................................................................III 1.2 LỜI CAM ĐOAN.................................................................................... IV 1.3 NHẬT KÝ THỰC TẬP ............................................................................V 1.4 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP............................................... IX 1.5 NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................................X 2. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP................................................ XI 2.1 Giới thiệu chung về đơn vị thực tập..................................................................XI 2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh .....................Error! Bookmark not defined. 2.3 Vị trí công việc thực tập....................................Error! Bookmark not defined. 2.4 Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch......................................................................................................................... XII PHẦN II. ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH”................................Error! Bookmark not defined. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................Error! Bookmark not defined. 1. Lý do chọn đề tài.................................................Error! Bookmark not defined. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................Error! Bookmark not defined. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài...........Error! Bookmark not defined. 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................Error! Bookmark not defined. 5. Kết cấu của đề tài ................................................Error! Bookmark not defined.
  • 3. II CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘ TỊCH, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH....................................................................................................1 1. Tổng quan về hộ tịch, đăng ký hộ tịch:.................................................................1 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký hộ tịch ..............................................4 3. Công chức Tư pháp - Hộ tịch trong đăng ký, quản lý hộ tịch...............................8 4. Các hành vi bị cấm và những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch............................................10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BẤT CẬP CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỘ TỊCH VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỘ TỊCH................................................................................................................12 1. Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành.....................................................................12 2. Một số nguyên nhân của các vướng mắc về công tác hộ tịch.............................20 3. Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện công tác hộ tịch......................................21 KẾT LUẬN........................................................................................................30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................31
  • 4. III 1.1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được chuyên đề báo cáo thực tập này, trước hết em xin được gửi đến quý Thầy Cô trong Khoa Luật, trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành nhất. Em xin gửi đến Thạc sĩ Nguyễn Chí Thắng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phường 15 quận Bình Thạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt thời gian qua. Em cũng xin cảm ơn các anh chị cán bộ, công chức đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình. Đặc biệt, em xin cám ơn chị Nguyễn Thị Minh Thuỳ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch đã tạo cơ hội cũng như luôn theo sát để hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Cuối cùng, em xin cảm ơn nhà trường đã cho em có cơ hội được thực tập ở nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà thầy cô đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra được nhiều điều mới mẻ và học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm giúp ích cho công việc sau này của em. Vì kiến thức của bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này không tránh khỏi những sự sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô cũng như lãnh đạo Phường 15 quận Bình Thạnh để nội dung bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin kính chúc Ban lãnh đạo Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và quý Thầy Cô trong khoa Luật thật dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy cũng như trong cuộc sống. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
  • 5. IV 1.2 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Trần Bảo Linh, MSSV: 1511270785. Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế tại Đơn vị thực tập, trên các sách báo khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định); Nội dung trong báo cáo này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá trình nghiên cứu và thực tế tại Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh, KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu, báo cáo khác. Nếu sai sót Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của Nhà Trường và Pháp luật. Sinh viên (ký tên, ghi đầy đủ họ tên) Nguyễn Trần Bảo Linh
  • 6. V KHOA LUẬT 1.3 NHẬT KÝ THỰC TẬP Tên đề tài: “Quản lý Nhà nước về hộ tịch” Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Chí Thắng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trần Bảo Linh MSSV: 1511270785 Lớp: 15DLK08 Tuần lễ Thời gian Nội dung Ghi chú 1 Từ ngày 18/02/2019 đến ngày 23/02/2019 Ngày 18/2: Chọn đề tài báo cáo thực tập. Đề tài: “Quản lý Nhà nước về hộ tịch”. Ngày 19/2: Báo cáo Văn phòng Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh về kế hoạch thực tập. Ngày 20/2: Viết đề cương báo cáo thực tập. Ngày 21/2: Tìm hiểu về Văn phòng Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh, học quy chế cơ quan thực tập. 2 Từ ngày 25/02/2019 đến ngày 02/3/2019 Ngày 25/2: Tìm hiểu về các loại giấy tờ hộ tịch. Ngày 26/2: Tìm hiểu về các loại biểu mẫu hộ tịch. Ngày 27/2: Làm quen với cách sắp xếp và phân loại hồ sơ. Ngày 28/2: Sắp xếp hồ sơ theo chỉ dẫn của Cán bộ hướng dẫn. Ngày 01/3: Phân loại hồ sơ theo chỉ dẫn của Cán bộ hướng dẫn.
  • 7. VI Tuần lễ Thời gian Nội dung Ghi chú 3 Từ ngày 04/3/2019 đến ngày 09/3/2019 Ngày 4/3: Tìm hiểu về cách sử dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch. Ngày 5/3: Nhập nháp dữ liệu vào phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch. Ngày 6/3: Tiếp tục luyện tập cách nhập dữ liệu vào phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch. Ngày 7/3: Nhập và lưu thông tin chính thức dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Ngày 8/3: Tự thực hiện công tác nhập và lưu thông tin dữ liệu chính thức. 4 Từ ngày 11/3/2019 đến ngày 16/3/2019 Ngày 11/3: Quan sát và học hỏi việc tiếp nhận hồ sơ của Công chức Tư pháp - Hộ tịch. Ngày 12/3: Tìm hiểu về thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn. Ngày 13/3: Tìm hiểu về thủ tục đăng ký khai tử. Ngày 14/3: Tìm hiểu về thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân. Ngày 15/3: Tìm hiểu về thủ tục Giám hộ. Ngày 16/3: Tìm hiểu về các loại sổ Hộ tịch. 5 Từ ngày 18/3/2019 đến ngày 23/3/2019 Ngày 18/3: Trực tiếp xem và nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý - đầy đủ hồ sơ của người dân dưới sự theo dõi, hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Ngày 19/3: Tiếp tục xem và nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý - đầy đủ hồ sơ của người dân dưới sự dướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Ngày 20/3: Bước đầu được tiếp cận những hồ sơ phức tạp hơn. Ngày 21/3: Tiếp cận trực tiếp những hồ sơ phức tạp. Ngày 22/3: Được giao nhiệm vụ nhận hồ sơ, ghi biên nhận hồ sơ.
  • 8. VII Tuần lễ Thời gian Nội dung Ghi chú 6 Từ ngày 25/3/2019 đến ngày 30/3/2019 Ngày 25/3: Tìm hiểu các bước trả kết quả hộ tịch về khai sinh, khai tử. Ngày 26/3: Tìm hiểu các bước trả kết quả hộ tịch về kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân. Ngày 27/3: Thực hiện trả hồ sơ hộ tịch dưới sự hướng dẫn của cán bộ hộ tịch. Ngày 28/3: Thực hiện trả hồ sơ hộ tịch dưới sự hướng dẫn của cán bộ hộ tịch. Ngày 29/3: Tiếp tục công việc trả hồ sơ cho người dân. Ngày 30/3: Được giao nhiệm vụ trả hồ sơ cho người dân, có thể tự trả và cho người dân ký sổ bộ. 7 Từ ngày 01/4/2019 đến ngày 6/4/2019 Ngày 01/4: Tìm hiểu về thủ tục cấp bản sao Trích lục hộ tịch. Ngày 2/4: Tìm hiểu về thủ tục Bổ sung ngày, tháng sinh. Ngày 3/4: Tìm hiểu về thủ tục Bổ sung quê quán. Ngày 4/4: Nhận và trả các loại hồ sơ có liên quan về Trích lục, Bổ sung hộ tịch. Ngày 5/4: Tiếp tục nhận và trả các loại hồ sơ có liên quan về Trích lục, Bổ sung hộ tịch. 8 Từ ngày 08/4/2019 đến ngày 13/4/2019 Ngày 8/4: Học cách xử lý các loại hồ sơ chuẩn bị cho quá trình nhập dữ liệu. Ngày 9/4: Nhập dữ liệu vào phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch dướng dự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Ngày 10/4: Nhập dữ liệu vào phần mềm sau đó trình kết quả cho cán bộ hướng dẫn kiểm tra. Ngày 11/4: Tổng hợp cách bài học, nhận-xử lý-nhập dữ liệu-trả kết quả. Ngày 12/4: Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của trung ương và địa phương về công tác Hộ tịch.
  • 9. VIII TP. HCM, ngày ...... tháng ...... năm ……… Cán bộ hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Trần Bảo Linh Xác nhận của đơn vị thực tập (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 10. IX CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1.4 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TRẦN BẢO LINH Năm sinh: 01/03/1997 Thời gian thực tập: Từ ngày 18/02/2019 đến ngày 14/04/2019. 1. Đơn vị thực tập - Bộ phận thực tập - Cơ quan: Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh - Bộ phận: Tư pháp - Hộ tịch 2. Ý thức chấp hành nội quy, quy chế Tốt  Khá  Bình thường  Chưa tốt  3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và hiệu quả công việc được giao Tốt  Khá  Bình thường  Chưa tốt  4. Kết quả thực tập : ……………………………………………………………………………………....... ……………………………………………………………………………………....... 5. Nhận xét chung : ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... Cán bộ hướng dẫn của cơ quan đến thực tập (Ký và ghi rõ họ tên) Ngày ....... tháng ........ năm ......... Thủ trưởng cơ quan (Ký tên và đóng dấu)
  • 11. X KHOA LUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- 1.5 NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên : NGUYỄN TRẦN BẢO LINH MSSV : 1511270785 Khoá : 2015 - 2019 Thời gian thực tập ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Nhận xét chung ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Điểm báo cáo thực tập ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Giảng viên hướng dẫn
  • 12. XI 2. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2.1 Giới thiệu chung về đơn vị thực tập Địa chỉ: 58 Điện Biên Phủ, Phường 15, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Số điện thoại: (028)38994794 - Fax: (028)35111096 Ủy ban nhân dân Phường 15 quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị hành chính trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước ta được Hiến pháp quy định. Trước năm 1975 là địa bàn của Khóm 3, 4 ấp Nhất Trí 3 và Khóm 6, 7, 8 ấp Nhất Trí 7, xã Thạnh Mỹ Tây. Phường có tổng diện tích tự nhiên là 0,51km². Địa giới hành chính: - Phía Bắc giáp Phường 24 quận Bình Thạnh; - Phía Nam giáp phường Đa Kao Quận 1 qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; - Phía Đông giáp Phường 17 quận Bình Thạnh và Phường 25 quận Bình Thạnh; - Phía Tây giáp Phường 2 quận Bình Thạnh. Phường có cấu tạo địa chất phù sa cổ còn gọi là “đất giồng” hay đất sét pha cát do phù sa của các con sông cổ bồi đắp lên. So với các phường khác trong quận thì Phường 15 có địa hình thấp và trũng. Cư dân sinh sống trên địa bàn phần lớn là người lao động nghèo, trình độ dân trí thấp. Theo số liệu điều tra dân số đến tháng
  • 13. XII 12 năm 2016, dân số của phường là 25.008 người. Đời sống nhân dân có xu hướng phát triển tốt, ngoài những hộ có thu nhập khá trong hộ sản xuất kinh doanh ở khu vực mặt tiền đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Điện Biên Phủ, Bạch Đằng và có việc làm ổn định trong cơ quan xí nghiệp, Ủy ban nhân phường đã phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc phường tổ chức phát triển nguồn vốn xóa đói giảm nghèo và quỹ “Vì người nghèo” thực hiện chương trình mục tiêu 02: Giảm nghèo đói và giảm nhà dột nát đạt hiệu quả cao, đời sống nhân dân ngày một được cải thiện và đến nay cơ bản không còn hộ nghèo có mức thu nhập dưới 21 triệu đồng/người/năm và không còn nhà dột nát. 2.4 Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong công tác hộ tịch; trong thời gian tới cần tập trung vào những giải pháp sau đây: 1. Hoàn thiện thể chế Hạn chế lớn nhất trong thể chế về hộ tịch là các quy phạm pháp luật về hộ tịch còn phân tán trong nhiều văn bản khác nhau, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất về đăng ký và quản lý hộ tịch trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay. 2. Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền đăng ký hộ tịch Cần tách bạch rõ ràng hơn chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch (xây dựng thể chế, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện thể chế, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm…) và chức năng đăng ký hộ tịch, theo hướng tiếp tục phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho chính quyền cấp cơ sở; cấp tỉnh chỉ làm nhiệm vụ quản lý. 3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch Công tác quản lý, đăng ký hộ tịch cần được coi là công tác quan trọng của cấp uỷ, chính quyền địa phương, không phải là công tác của riêng ngành Tư pháp. Các Sở Tư pháp cần xác định vai trò nòng cốt của mình, chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cũng như sự phối hợp với các sở, ban, ngành trong quá trình tổ chức thực hiện; sớm có giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương để khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý hoặc hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, đăng ký hộ tịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đăng ký hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã; việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài; thay đổi, cải chính hộ tịch… kịp thời uốn
  • 14. XIII nắn các sai sót, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. 4. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch, đặc biệt ở cấp quận, huyện và cấp xã, phường, thị trấn, các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm, bố trí đủ mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 công chức chuyên trách về hộ tịch. Để có một đội ngũ làm công tác hộ tịch chuyên nghiệp, ổn định; đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng; đáp ứng được yêu cầu của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trong giai đoạn hiện nay thì công chức được bố trí vào vị trí Tư pháp - Hộ tịch phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch để đảm nhiệm công tác chuyên môn. 5. Tiếp tục củng cố mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan; bảo đảm tính kết nối, liên thông giữa cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch với các cơ quan khác có liên quan trong quản lý và khai thác các thông tin, số liệu về hộ tịch. 6. Tăng cường bảo đảm các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp. Các cấp chính quyền địa phương cần xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hộ tịch trong việc góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình để quan tâm, đầu tư hơn cho công tác này. Cần dành kinh phí nhất định cho việc mở các lớp tập huấn, các đợt tuyên truyền để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của mình. Tại các xã, phường, thị trấn cần trang bị đầy đủ phương tiện làm việc (máy tính), máy in, tủ lưu hồ sơ, sổ hộ tịch, bố trí địa điểm tiếp dân... 7. Tăng cường công tác tuyên truyền. Cần coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ không thể thiếu của chính quyền các cấp; nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, đặc biệt là bà con thuộc khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa là đòi hỏi cấp bách, cần được thực hiện thường xuyên. Để thu hút sự tham gia của bà con, cần có những tài liệu chuẩn phục vụ công tác tuyên truyền, trong đó lưu ý trình độ của bà con theo từng vùng (tránh việc đọc văn bản), bên cạnh đó cũng cần đầu tư những khoản kinh phí cần thiết phục vụ cho công tác tuyên truyền, để bảo đảm hiệu quả của công tác tuyên truyền. 8. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. 9. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch
  • 15. XIV Thực hiện yêu cầu cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết, giảm bớt chi phí và phiền hà cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch đã được thể hiện tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; tuy nhiên, để người dân thực sự được hưởng lợi từ yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, đòi hỏi trước hết là các công chức trực tiếp giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch của công dân phải là những người có đạo đức, có tâm với nghề; thực hiện đúng chức trách của cán bộ công chức nói chung và cán bộ làm công tác hộ tịch nói riêng đã được quy định cụ thể trong pháp luật. 10. Đổi mới công tác thống kê, báo cáo về hộ tịch Các ngành, các cấp cần quan tâm đến công tác thống kê, báo cáo về hộ tịch. Số liệu báo cáo phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, bảo đảm độ chính xác của số liệu.
  • 16. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘ TỊCH, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH 1. Tổng quan về hộ tịch, đăng ký hộ tịch: Hộ tịch là những sự kiện xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến lúc chết. Các sự kiện này bao gồm: sinh; kết hôn/công nhận việc kết hôn; giám hộ, thay đổi/chấm dứt giám hộ; cha/mẹ nhận con hoặc con nhận cha mẹ; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; nuôi nuôi/chấm dứt việc nuôi con nuôi; xác định cha, mẹ, con (theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); xác định lại giới tính; ly hôn/hủy việc kết hôn trái pháp luật; tuyên bố/hủy tuyên bố mất tích hoặc chết hoặc mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự; chết (tử vong) và các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, ghi vào sổ đăng ký các thông tin cần thiết của cá nhân, cấp giấy tờ hộ tịch tương ứng,tạo cơ sở pháp lý để xác lập mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước (quan hệ Nhà nước - công dân). Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Thông qua hoạt động này, Nhà nước xác lập cơ sở pháp lý để công nhận và bảo hộ các quyền con người cơ bản, quyền và nghĩa vụ của công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Hộ tịch ngày 20/11/2014. Đây là lần đầu tiên có văn
  • 17. 2 bản ở tấm Luật quy định riêng về lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch sau hơn 60 năm thực hiện bằng các văn bản dưới luật. Luật có nhiều quy định mới, mang tính đột phá “cách mạng” về: thẩm quyền đăng ký hộ tịch, phương thức đăng ký, quản lý hộ tịch, cải cách mạnh thủ tục hành chính. Để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư 15/2015/TT- BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; liên Bộ Ngoại giao - Tư pháp đã ban hành thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BNG-BTP ngày 30/6/2016 hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch được đồng bộ thống nhất. Mọi sự kiện hộ tịch của mọi cá nhân đều giá trị , ý nghĩa, cần được đăng ký đầy đủ kịp thời , chính xác thì mới bảo đảm cơ sở pháp lý vững cho cá nhân thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác nhau của mình. Do đó, Luật Hộ tịch đã xác định các nguyên tắc đăng ký hộ tịch như sau: + Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân; + Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; + Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật; Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống; Trường hợp cá nhân không đăng ký hộ tịch tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú để thực hiện ghi chú tiếp vào sổ hộ tịch tương ứng. + Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. + Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. + Thủ tục đăng ký hộ tịch phải bảo đảm công khai, minh bạch.
  • 18. 3 Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy tờ hộ tịch bao gồm: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn; các Trích lục hộ tịch (bản chính, bản sao) tương ứng với loại việc hộ tịch của cá nhân đã được đăng ký; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền cấp cho cá nhân, có giá trị chứng minh thông tin hộ tịch của cá nhân đó, là cơ sở để cá nhân thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan. Do đó, mọi hành vi làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch đều bị nghiêm cấm. Phân biệt “quản lý hộ tịch” và “quản lý hộ khẩu”: Theo quy định tại Điều 1, Nghị định 51/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ về quản lý hộ khẩu thì “Đăng ký và quản lý hộ khẩu là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân”. Như vậy hoạt động quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu đều nằm trong phạm trù quản lý dân cư. Thực tiễn hoạt động quản lý dân cư ở nước ta trong suốt một thời kỳ dài (trước năm 1987) hoạt động quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu đều do ngành công an đảm nhận nên đến nay sự nhầm lẫn trong nhận thức của người dân về hộ tịch và hộ khẩu còn rất phổ biến. Bởi vậy , cần phân biệt hai khái niệm này ở những điểm cơ bản sau đây: - Về đối tượng quản lý: đối tượng của quản lý hộ khẩu chỉ là nơi cư trú của cá nhân trong khi đối tượng quản lý của quản lý hộ tịch bao gồm tổng thể rất nhiều đặc điểm nhân thân của cá nhân; - Xét từ phương diện bảo vệ quyền nhân thân thì quản lý hộ khẩu chỉ là biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú hợp pháp của cá nhân còn quản lý hộ tịch là phương tiện để mỗi cá nhân thực hiện tổng thể rất nhiều quyền thân thân cơ bản của mình; - Đơn vị “hộ” được dùng làm đơn vị quản lý dân cư của cả quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu nhưng trong quản lý hộ tịch mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ là mối quan hệ gia đình; còn trong quản lý hộ khẩu không nhất thiết các thành viên trong một đơn vị hộ khẩu phải có mối quan hệ đó. - Theo pháp luật hiện hành của nước ta thì nhiệm vụ quản lý hộ tịch là hoạt động chuyên môn của ngành tư pháp, còn quản lý hộ khẩu là hoạt động chuyên môn của ngành công an;
  • 19. 4 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký hộ tịch 2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Huyện, Quận, Thị Xã, Thành Phố thuộc Tỉnh Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 7 và Chương III của Luật Hộ tịch, Chương IV của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, bao gồm: Đăng ký khai sinh (đăng ký lần đầu, đăng ký lại, đăng ký cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); kết hôn; giám hộ (bao gồm đăng ký giám hộ, thay đổi, chấm dứt giám hộ); nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch; bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử có yếu tố nước ngoài (trừ việc đăng ký cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam nhưng thường trú tại khu vực biên giới với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam); đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam; thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc. Ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Cấp bản sao Trích lục hộ tịch từ sổ hộ tịch. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch cho nhân dân trên địa bàn; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, phường trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch. Lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, hồ sơ hộ tịch theo quy định (bao gồm sổ, biểu mẫu, hồ sơ hộ tịch do cấp mình trực tiếp đăng ký, quản lý và sổ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã, phường chuyển lưu). Cập nhật, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên cơ sở số hoá các dữ liệu trên sổ, hồ sơ giấy và đăng ký các sự kiện hộ tịch mới thông qua phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dung chung, bảo đảm cập nhật, chia sẻ thông tin kịp
  • 20. 5 thời cho cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử một cách hiệu quả nhất. Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch trên địa bàn cấp huyện, quận báo cáo Sở Tư pháp theo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu (bao gồm đánh giá tình hình đăng ký hộ tịch và số liệu đăng ký các việc hộ tịch trong nước tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, trên địa bàn và việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài tại cấp huyện). Quản lý việc thu, nộp lệ phí đăng ký hộ tịch, cấp bản sao Trích lục hộ tịch, phí khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đúng quy định pháp luật. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền, bao gồm cả vi phạm của Ủy ban nhân dân phường, xã, công chức tư pháp- hộ tịch trong lĩnh vực hộ tịch (nếu có) và vi phạm của người dân thuộc thẩm quyền xử lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường. Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã trái quy định pháp luật hộ tịch, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật. Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bố trí công chức làm công tác hộ tịch. Phòng Tư pháp với tư cách là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn, có trách nhiệm trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên (trừ việc bố trí công chức làm công tác hộ tịch và thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch trái quy định). Công chức được giao nhiệm vụ làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân Luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trong việc đăng ký hộ tịch tương tự như công chức hộ tịch cấp xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện với tư cách là người đứng đầu chính quyền, chịu trách nhiệm vể công tác đăng ký và công tác quản lý hộ tịch của địa phương, có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của UBND cấp huyện, cấp xã trong đăng ký, quản lý hộ tịch. thực hiện các biện pháp sau nhằm đảm bảo hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
  • 21. 6 Chỉ đạo công chức là công tác hộ tịch đăng ký đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật các sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn; thực hiện thông báo việc đăng ký hộ tịch và cập nhật các sự kiện hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch; Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với công chức tư pháp-hộ tịch trong việc đôn đốc, rà soát các việc sinh, tử chưa được đăng ký trên địa bàn, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo quyền đăng ký hộ tịch của người dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý. 2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Xã, Phường, Thị Trấn Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Điều 7 và Chương II của Luật Hộ tịch, Chương III của Nghị định số 123/2015/N Đ-CP, bao gồm: Đăng ký khai sinh (đăng ký lần đầu, đăng ký lại, đăng ký cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân theo); kết hôn; giám hộ ( bao gồm đăng ký giám hộ, thay đổi, chấm dứt giám hộ); nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với nhau; thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú trong nước và chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước (trừ việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam); Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hôj tịch của cá nhân theo quyết định, bản án. của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (của Việt Nam), bao gồm: thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm sứt việc nuôi con nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật; Cấp bản sao Trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch (bao gồm: Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử); Tuyên truyền, phổ biến tới các tầng lớp nhân dân trên địa bàn và vận động nhân dân tự giác tuân thủ, thực hiện các quy định của pháp luật về hộ tịch, đặc biệt là việc thực hiện quyền, trách nhiệm đăng ký hộ tịch cho bản thân và người thân đúng thời hạn.
  • 22. 7 Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bao gồm cả quy định của Luật Hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành Luật (Nghị định số 123/2015/ N Đ- CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư số 1, 2/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch); các văn bản pháp luật có liên qaun như: Bộ luật Dân sự; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (Luật Trẻ em - từ 01/06/2017), Luật Căn cước công dân, Luật Cư Trú; Quy định về lệ phí hộ tịch theo các Thông tư của Bộ Tài Chính, quy định vè xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hộ tịch, quy định về quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc đăng ký hộ tịch… Lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch. hồ sơ hộ tịch theo quy định. Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, có giá trị sử dụng lâu dài nên phải được lưu trữ , bảo quản cẩn thận, an toàn, nguyên vẹn cả về hình thức và nội dung. Không ai được tự ý khai thác thông tin hoặc sửa chữa, tẩy xóa nội dung trong sổ hộ tịch. hồ sơ đăng ký hộ tịch là cơ sở để chứng minh thông tin hộ tịch, đặc biệt quan trọng trong trường hợp có sai sót giữa sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch, nên cũng cần được lưu trữ, bảo quản lâu dài theo quy định pháp luật về lưu trữ. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí lưu trữ, thiết bị lưu trữ phù hợp với điều kiện ở địa phương, bảo đảm không bị mối mọt, rách nát, hoặc bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, thiên tai (mưa, dột, bão, lũ lụt). Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, sử dụng chặt chẽ, đúng quy định các biểu mẫu hộ tịch, đặc biệt là các biểu mẫu Giấy khai sinh, Giấy nhận kết hôn, Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn, Sổ đăng ký khai tử, đây là các biểu mẫu do Bộ Tư pháp thống nhất in, phát hành trên toàn quốc, Ủy ban nhân dân cấp xã cần căn cứ vào số lượng việc đăng ký hộ tịch để chủ động đăng ký số lượng biểu mẫu cần cấp phát, không để tình trạng bị động, không có biểu mẫu hộ tịch để giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân. Ủy ban nhân dân cấp xã phải nắm rõ số lượng của từng loại biểu mẫu nhận về, số lượng biểu mẫu đã sử dụng, số lượng biểu mẫu có sai sót, hư hỏng, số lượng biểu mẫu còn lại. Cập nhật, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu h tịch điện tử trên cơ sở số hóa các dữ liệu trên sổ, hồ sơ giấy và đăng ký các sự kiện hộ tịch mới thông qua phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung, bảo đảm cập nhật, chia sẻ thông tin kịp thời cho cơ sở dữ liệu h tịch điện tử toàn quốc và khai thác các cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử một cách hiệu quả.
  • 23. 8 Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định. Quản lý việc thu, nộp lệ phí đăng ký hộ tịch, cấp bản sao Trích lục hộ tịch, phí khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đúng quy định pháp luật. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền, bao gồm cả vi phạm của công chức tư pháp - hộ tịch và vi phạm hành chính của người dân thuộc thẩm quyền xử lýcủa Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch (trừ trường hợp giải quyết tố cáo). Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã với tư các là người đứng đầu chính quyền chịu trách nhiệm về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương; đặc biệt phải thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc khai sinh, khai tử, bảo đảm mọi sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn đều được đăng ký theo quy định pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của địa phương chủ Động bố trí kinh phí, nhân lực thực hiện việc khai sinh, khai tử, kết hôn linh động theo quy định để đảm bảo quyền đăng ký hộ tịch của người dân. Trong trường hợp có sai phạm, tiêu cực của công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình do buông lỏng quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm. 3. Công chức Tư pháp - Hộ tịch trong đăng ký, quản lý hộ tịch 3.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Tư pháp - Hộ tịch làm công tác quản lý hộ tịch 3.1.1. Nguyên tắc trong thi hành công vụ của công chức làm công tác đăng ký, quản lý hộ tịch a. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật về hộ tịch; b. Bảo vệ lợi ích của nhân dân, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; c.Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát; d. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ. 3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác đăng ký, quản lý hộ tịch a. Tiêu chuẩn công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã Có trình độ Trung cấp Luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch; Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc. b. Tiêu chuẩn công chức làm công tác hộ tịch tài Phòng Tư pháp Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp có đủ các tiêu chuẩn sau:
  • 24. 9 + Có trình độ Cử nhân Luật trở lên; + Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch; c. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã Đăng ký sự kiện hộ tịch như khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con và khai tử. Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Thực hiện các việc hộ tịch như: ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như thay đổi Quốc tịch; xác nhận cha, mẹ, con; xác định lại giới tính, nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới với công dân nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định, lâu dài tại khu vực biên giới Việt Nam d. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện Luật Hộ tịch quy định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau: Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài như khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử; Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc; Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Hộ tịch như ghi vào sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam được giải quyết tạo cơ quan có thẩm quyển nước ngoài. e. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác đăng ký, quản lý hộ tịch Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch; Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;
  • 25. 10 Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn. Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử; Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức; Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 4. Các hành vi bị cấm và những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch 4.1. Các hành vi bị cấm: Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch; Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch; Cam đoan, làm chứng sai sự thật về đăng ký hộ tịch; Làm giả, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch; Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch; Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào.
  • 26. 11 Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014; Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch; 4.2 Những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm: Công chức tư pháp - hộ tịch không được có các hành vi sau đây: + Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch; + Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các loại khoản thu khi đăng ký hộ tịch; + Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trái quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; + Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Mọi việc sai sót phải được sửa chữa theo đúng quy định, có báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch phụ trách duyệt, đóng dấu xác nhận; + Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành (bao gồm cả hành vi làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Sổ hộ tịch không đúng quy định; cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung không chính xác hoặc biết có sai lệch nhưng vẫn cấp giấy tờ hộ tịch...); + Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết được qua đăng ký hộ tịch.
  • 27. 12 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BẤT CẬP CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỘ TỊCH VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỘ TỊCH 1. Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành Có thể thấy, Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã thực sự đi vào cuộc sống xã hội, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với việc đăng ký, quản lý hộ tịch, sự kiện hộ tịch của cá nhân được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác, bảo đảm ngày một tốt hơn quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội. Cơ sở vật chất phục vụ riêng cho công tác đăng ký, thống kê hộ tịch cũng còn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2014 đến nay, mặc dù đã triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đăng ký và thống kê hộ tịch, nhưng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở cơ sở ở một số địa phương chưa đảm bảo như máy vi tính đã cũ, kết cấu không đồng bộ, kết nối với mạng internet còn yếu; một số địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý hộ tịch, có thể thấy thực trạng quản lý hộ tịch ở nước ta còn gặp nhiều bất cập, đó là: + Hiệu quả quản lý hộ tịch chưa đồng đều trên các loại việc hộ tịch. Công tác đăng ký khai tử được thực hiện khá tốt nhưng công tác đăng ký khai sinh và đăng ký kết hôn lại đạt hiệu quả thấp. Điều đó cho thấy rằng hai công tác này hiện đang vướng phải một số khó khăn nhất định mà Nhà nước chưa tháo gỡ được. + Công tác quản lý hộ tịch ở một số nơi chưa thực sự chặt chẽ trong việc cấp chứng thư hộ tịch làm giảm đi mức độ chính xác và mức độ tin cậy của người dân đối với giá trị pháp lý của chứng thư hộ tịch. Thực tế cho thấy không ít những trường hợp một cá nhân cùng lúc có hai chứng thư khai sinh có những dữ liệu khác nhau hoặc chứng thư khai sinh bản chính và bản sao cấp từ sổ gốc không thống nhất với nhau. Mặc dù Luật Hộ tịch đã nhanh chóng được triển khai, áp dụng đồng bộ, thống nhất trên cả nước và thực tế đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng thực tiễn giải quyết cho thấy, các việc hộ tịch luôn phát sinh hết sức đa dạng, phức tạp, nhiều trường hợp tuy là các sự kiện hộ tịch thường xuyên xảy ra như việc xác nhận tình trạng hôn nhân, việc đăng ký khai sinh,… nhưng lại có nhiều tình tiết phức tạp,
  • 28. 13 nhạy cảm mà Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa dự liệu và chưa có quy định điều chỉnh, dẫn đến yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân ở một số địa phương vẫn nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thể giải quyết. 1.1 Những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Hình II.1.1a Lễ trao giấy chứng nhận kết hôn cho các cặp vợ chồng tiêu biểu trên địa bàn phường Theo quy định, trong giai đoạn chuyển tiếp (khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được vận hành thống nhất trên toàn quốc) thì khi cá nhân làm thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi không thường trú hoặc thực hiện nhiều giao dịch dân sự, thủ tục hành chính, công dân Việt Nam đều phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Tuy nhiên, trường hợp công dân Việt Nam đã từng có thời gian cư trú tại nước ngoài nay về Việt Nam thường trú mà có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì hầu hết các trường hợp này không có được giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân thời gian cư trú ở nước ngoài (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài (cơ quan đại diện) hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp). Trường hợp này, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao không thể hỗ trợ xác minh/xác nhận mà đều yêu cầu họ liên hệ với cơ quan đại diện để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, nhưng do họ đã về nước thường trú nên không thể xuất cảnh ra nước ngoài để liên hệ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác
  • 29. 14 nhận, do đó không thể chứng minh tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài. Ủy ban nhân dân cấp phường nơi thường trú hiện tại thường lúng túng trong việc giải quyết yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thường phải vận dụng quy định tại Điều 4 Thông tư số 15/2015/TT-BTP cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về việc không có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài, tự chịu trách nhiệm về tình trạng hôn nhân của mình và hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật. Liên quan đến đối tượng được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa có quy định về việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người chết. Tuy nhiên, theo quy định tại pháp luật hộ tịch hiện hành thì người có yêu cầu đăng ký hộ tịch (trong đó có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân) phải trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền); theo Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản (được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật), trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Do đó, Ủy ban nhân dân cấp phường không tiếp nhận, giải quyết yêu cầu này, không thực hiện chứng thực chữ ký đối với bản tường trình cam kết về tình trạng hôn nhân của người đã chết. Cụ thể hơn là trong việc cấp xác nhận tình trạng hôn nhân, hiện nay nổi lên hai vấn đề không chỉ xảy ra tại phường mà còn phổ biến ở nhiều địa phương khác vẫn còn vướng. + Thứ nhất là, đối với việc công dân đã được cấp giấy kết hôn với người nước ngoài nhưng sau đấy họ không kết hôn, bây giờ xin cấp lại. Đối với trường hợp này qua phối hợp với cơ quan đại sứ quán, đã phát hiện ra 1-2 trường hợp công dân có gian dối. Còn lại nhiều trường hợp vì không có thông tin cụ thể nên các cơ quan đại diện ngoại giao trả lời là không thể xác minh được. Trên cơ sở đó, về phía Cục có công văn đề nghị là áp dụng, vận dụng những quy định trong Nghị định 123, Thông tư 15, cho phép đương sự được cam đoan, chịu trách nhiệm về lời khai của mình.
  • 30. 15 Hình II.1.1b Lễ trao giấy chứng nhận kết hôn cho công dân Việt Nam (nữ) kết hôn với người nước ngoài + Thứ hai là, đối với trường hợp xin cấp xác nhận tình trạng hôn nhân của người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau. Trong thời gian khoảng nửa đầu năm 2016, nhiều địa phương kêu vướng nhưng sau đó Cục đã báo cáo lãnh đạo Bộ và thống nhất hướng dẫn địa phương vận dụng theo cách về phía chính quyền địa phương vẫn phải tạo điều kiện xác nhận cho dân. Mặt khác, trong trường hợp các địa phương quá hạn không trả lời hoặc không có cơ sở cho trả lời thì vẫn phải cho phép người dân được cam đoan về tình trạng hôn nhân. Vì vậy, đến nay những yêu cầu ấy đã được giải quyết và cơ bản không có gì vướng mắc. 1.2 Những khó khăn, vướng mắc trong việc đăng ký khai sinh
  • 31. 16 Đăng ký khai sinh là một việc thuộc phạm vi quản lý hộ tịch. Thông tin khai sinh là thông tin gốc, có tính chất xuất phát điểm cho nhiều hoạt động quản lý tiếp theo. Nhiều năm qua Nhà nước đã thay đổi quy định liên tục nhưng pháp luật về lĩnh vực này vẫn chưa đi đến hoàn thiện. Hiện vẫn còn khoảng cách giữa thực tiễn và quy định. Các tình huống khai sinh trong thực tế muôn hình vạn trạng và nhiều khi công chức hộ tịch rất khó xử lý vì thủ tục chưa dự liệu đủ, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Công dân Việt Nam (chủ yếu là nữ) kết hôn với người nước ngoài, đã có con chung với người chồng nước ngoài sau đó đã bỏ về Việt Nam cùng với con, khi về địa phương sinh sống một thời gian thì xin đăng ký khai sinh cho trẻ, trong khi đó trẻ đã được đăng ký khai sinh tại nước cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhưng hiện cả người mẹ lẫn đứa trẻ đều không có giấy tờ tuỳ thân do bị mất, thất lạc,…nên yêu cầu đăng ký khai sinh tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo nguyên tắc của Luật Hộ tịch thì không thể thực hiện việc đăng ký khai sinh tại Việt Nam nhưng họ cũng không có điều kiện để quay lại nước ngoài để có Giấy khai sinh đã đăng ký tại cơ quan của nước ngoài, gây khó khăn cho trẻ em khi sinh sống và học tập tại Việt Nam. Việc đăng ký khai sinh tại cấp xã có thể chia ra rất nhiều nhóm việc: + Một là đăng ký khai sinh đúng hạn, cho người có cha mẹ đều là công dân Việt Nam, sinh ra tại Việt Nam; + Hai là đăng ký khai sinh trễ hạn, không có yếu tố nước ngoài; + Ba là đăng ký khai sinh lại, không có yếu tố nước ngoài, do mất giấy khai sinh và không còn sổ bộ lưu tại cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch; + Bốn là đăng ký khai sinh lại cho con nuôi với thông tin về cha mẹ là cha mẹ nuôi; + Năm là đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi. Mỗi trường hợp nói trên đều có các thủ tục riêng biệt để tiến hành đăng ký và quản lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch thì nội dung khai sinh gồm: Thông tin của người được đăng ký khai sinh (họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch); Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh (họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú); số định danh cá nhân. Liên quan đến việc xác định họ, tên cho con, điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
  • 32. 17 và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định: Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. Tuy nhiên, theo quy định này, một số cơ quan đăng ký hộ tịch, người dân lại hiểu rằng, việc xác định họ cho con theo phong tục tập quán tức là phong tục tập quán như thế nào thì xác định đúng theo như thế mà không phải tuân thủ nguyên tắc nào khác, dẫn đến xác định họ của con có thể không theo họ của mẹ, cũng không theo họ của cha, thậm chí không có họ, chỉ có tên. Thực tế tại một số địa bàn, vẫn tồn tại tình trạng đăng ký khai sinh cho con không mang họ cha, cũng không mang họ mẹ hoặc đăng ký khai sinh cho con “ngoài giá thú” nhưng không mang họ của mẹ. Trường hợp công chức làm công tác hộ tịch từ chối giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh thì người dân phản ứng, bức xúc hoặc phản đối bằng việc không tiếp tục thực hiện đăng ký khai sinh cho con. Về việc đặt tên, khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định: Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự năm 2015). Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Như vậy, trường hợp trẻ em có một bên cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, bên còn lại là người nước ngoài, nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì khi đăng ký khai sinh, tên của trẻ cũng phải là tên gọi Việt Nam, theo đúng trật tự, “tên” là từ cuối cùng trong chuỗi “họ, chữ đệm, tên”, nên các trường hợp đặt tên theo tiếng nước ngoài như: Nguyễn Lye, Trần Mark, Lê Bornie... là trái nguyên tắc đặt tên nêu trên. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là tên bằng “tiếng Việt” hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam thì chưa có quy định hướng dẫn, chủ yếu hiện nay vẫn xác định theo cách phát âm nên việc áp dụng chưa bảo đảm thống nhất, khó khăn cho cả công chức làm công tác hộ tịch và người dân. Bên cạnh những vướng mắc mà cơ quan đăng ký hộ tịch gặp phải khi giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, thì việc xác định thông tin khi thực hiện việc đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ giấy tờ cá nhân, đăng ký lại khai sinh (trong trường hợp không còn bản sao giấy khai sinh được cấp hợp lệ trước đây) cũng gặp không ít khó khăn; việc đăng ký khai sinh trong trường hợp này hoàn toàn dựa trên cơ sở hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có các thông tin liên quan đến nội dung khai
  • 33. 18 sinh do người có yêu cầu đăng ký khai sinh cung cấp. Nếu như các giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký lại khai sinh xuất trình có nội dung thống nhất về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch… thì việc đăng ký lại khai sinh được giải quyết nhanh gọn, chính xác. Tuy nhiên, nhiều trường hợp hồ sơ, giấy tờ có thông tin khác nhau; trường hợp người yêu cầu xuất trình được giấy khai sinh được cấp từ thời kỳ Pháp thuộc hoặc thời kỳ chính quyền ngụy Sài Gòn nhưng nội dung khai sinh không đầy đủ; trường hợp người yêu cầu đăng ký khai sinh là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân Việt Nam đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi chữ đệm, tên… thì nhiều công chức làm công tác hộ tịch cho rằng chưa có quy định nguyên tắc giải quyết nên lúng túng trong việc xác định nội dung khai sinh, ảnh hưởng đến thời gian giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch. Để giải quyết những trường hợp này, công chức hộ tịch cần nghiên cứu và áp dụng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, theo các quy định tại các khoản này thì: + Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có bản sao giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh. + Trường hợp người yêu cầu không có bản sao giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức, hợp lệ, đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Đồng thời, Điều 9 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh bao gồm: Bản sao giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ sổ đăng ký khai sinh); bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ trên thì sử dụng các giấy tờ khác do cơ
  • 34. 19 quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh. Đối với trường hợp đăng ký lại khai sinh cho công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài… thì cơ quan đăng ký hộ tịch căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP để giải quyết, cụ thể: - Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là công dân Việt Nam đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi chữ đệm, tên thì khi đăng ký lại khai sinh, tên, chữ đệm, quốc tịch ghi theo nội dung tại thời điểm đăng ký lại, các thông tin trước đây ghi vào mặt sau của giấy khai sinh. Người yêu cầu phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi các thông tin nêu trên. - Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi tên, chữ đệm thì khi đăng ký lại khai sinh, nội dung khai sinh cũng được xác định theo quy định nêu trên (ghi theo thông tin đã thay đổi, nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào mặt sau của giấy khai sinh). Nếu đương sự có giấy tờ hợp lệ chứng minh có quốc tịch Việt Nam và việc có quốc tịch nước ngoài thì phần ghi về quốc tịch trong giấy khai sinh được thực hiện theo quy định pháp luật về quốc tịch: Ghi quốc tịch Việt Nam trước, quốc tịch nước ngoài sau (ví dụ: Việt Nam, Hoa Kỳ). Việc xác định, ghi quốc tịch Việt Nam khi đăng ký lại khai sinh phải trên cơ sở giấy tờ, tài liệu hợp lệ chứng minh hiện tại đương sự có quốc tịch Việt Nam và cần kiểm tra, xác minh chặt chẽ. Nếu thấy chưa có đủ cơ sở để khẳng định người đó còn quốc tịch Việt Nam thì cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, xác minh tình trạng quốc tịch của người đó. - Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh chỉ xuất trình giấy tờ chứng minh việc có quốc tịch nước ngoài thì trong giấy khai sinh chỉ ghi quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, người yêu cầu cũng phải có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ): Giấy tờ tùy thân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; sổ hộ khẩu; sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam. Trong thực tế, không phải mọi trẻ em sinh ra đều được cha mẹ người thân tiến hành khai sinh, và cũng không phải mọi trường hợp khai sinh đều đúng hạn. Do vậy, đã có nhiều trường hợp khi tiến hành làm thủ tục hành chính nào đó mới phát hiện ra chưa có giấy khai sinh, và thậm chí là chưa có bất kỳ giấy tờ nào cả. Ngoài ra còn rất nhiều vướng mắc khác do các thủ tục hành chính có liên quan nhau.
  • 35. 20 Một tình huống thực tế như sau: Bà Phạm Thị A đăng ký khai sinh cho con, họ mẹ. Khi khai sinh thì nhờ người khác làm, họ khai tên mẹ là Phạm Thị B. Sau đó bà Phạm Thị A đăng ký kết hôn và yêu cầu cải chính tên mẹ và bổ sung tên bố vào giấy khai sinh cho con. Chứng minh nhân dân và hộ khẩu tên Phạm Thị A. Vụ việc này thật sự là một việc vô cùng hy hữu và khó xử cho công chức tư pháp hộ tịch. Nếu từ chối cải chính thì cháu bé bị thiệt thòi vì sai sót này rất có khả năng là lỗi của chính quyền, do khi thực hiện đăng ký khai sinh đã không kiểm tra giấy tờ của mẹ. Nhưng nếu thực hiện cải chính thì cũng có thể làm sai lệch nghiêm trọng, vì nếu đây là trường hợp bắt cóc trẻ em và hợp thức hóa thành con mình thì khó có thể lần lại dấu vết. Cuối cùng, Ủy ban nhân dân phường đã đề nghị Công an xác minh và xác nhận bà Phạm Thị A và bà Phạm Thị B là 1 người. Về việc này nếu Công an biết rõ cá nhân bà A có 2 tên thì dễ, nhưng nếu không biết rõ điều này thì sự việc sẽ diễn biến phức tạp. Vì chỉ cần chúng ta thiếu thận trọng một tí là có thể bỏ lọt tội phạm. Đăng ký khai sinh là một thủ tục được quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền. Nó khởi đầu cho mọi thông tin của mỗi cá nhân. Trong cơ sở dữ liệu dân cư, không khai sinh thì coi như chưa hề có mặt trong cuộc đời. Do vậy, mọi trường hợp đều phải được giải quyết một cách đúng đắn và chính xác. 2. Một số nguyên nhân của các vướng mắc về công tác hộ tịch Hiện nay trên thực tế, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn còn một số tồn tại một số bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp trong giai đoạn mới, tình trạng các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chưa xác định đúng giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn cho công dân. Với hai vấn đề hiện đang gặp rất nhiều bất cập nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy được một số nguyên nhân như sau: + Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của các giấy tờ hộ tịch nên khi sự kiện hộ tịch xảy ra thì không đăng ký ngay, để lâu rồi quên thông tin, hoặc không tiến hành đăng ký. Khi làm thủ tục khác bị hỏi đến thì mới tiến hành đăng ký thông tin hộ tịch, lúc đó lại gặp khó khăn do người thân không còn; + Sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các cơ quan trong việc giải quyết những sai sót trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân; + Công tác tuyên truyền chưa thật hiệu quả nên chưa thay đổi toàn diện nhận thức của người dân, vẫn còn nhiều người đăng ký khai sinh trễ hạn, khai sinh không chính xác, khai man, qua mặt nhà nước để định đăng ký kết hôn 2 lần hoặc sống
  • 36. 21 chung mà không đăng ký kết hôn. Hệ lụy của các trường hợp trên là vô cùng khó lường. Không ai đoan chắc việc không có rắc rối từ các thông tin khai sai trong quá trình đăng ký kết hôn. Nhiều việc khi biết ra là không quay trở lại được, ví như trường hợp man khai năm sinh, dẫn đến tình trạng các giấy tờ tùy thân không nhất quán. + Thủ tục chồng chéo nhau, không chỉ chằng chéo mà còn thiếu thủ tục cho một số tình huống cụ thể. Khi xây dựng quy định, nhà làm luật không hình dung được tình trạng quản lý dân cư lỏng lẻo như hiện tại ở các địa phương, nên không lường trước tình huống có người lớn tuổi chưa có khai sinh mà cũng chưa có chứng minh nhân dân hay hộ khẩu. Hơn nữa, họ cũng không lường trước tình huống ly thân và sống chung với người khác có con thì giải quyết vấn đề khai sinh cho trẻ như thế nào. Tất nhiên, pháp luật không cổ xúy việc sống chung không hôn nhân, nhưng đó là một thực tế, cần phải có quy định để áp dụng trong các tình huống không có tranh chấp về con. Tránh trường hợp máy móc ghi tên cha là người chồng (danh nghĩa) mà biết rõ nó không phải con của người ấy, mà người chồng cũng không quan tâm đến thông tin nhân thân của đứa trẻ, để rồi người cha thật phải làm thủ tục yêu cầu Tòa án xác định một người là cha của con mình. Trong khi đó cha thật của đứa trẻ thì muốn nhận con và chỉ có sự xung đột pháp luật giữa các quy định chứ không có tranh chấp giữa các đương sự trong vụ việc. 3. Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện công tác hộ tịch Để góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực đăng ký hộ tịch, bản thân tôi có một số kiến nghị như sau: Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hộ tịch: Với thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển rộng rãi, việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho công tác đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch được thực hiện một cách chính xác, khoa học, chất lượng và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Dưới góc nhìn tổ chức, ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch, được coi là một giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy, phương thức làm việc, qua đó sẽ giảm bớt sức lao động thủ công, góp phần tăng năng suất lao động, tạo sự kết nối dữ liệu, nâng tầm quản lý giữa các cơ quan thực hiện đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin, được thực hiện trên cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đòi hỏi chúng ta phải hết sức chú trọng,
  • 37. 22 bố trí nguồn nhân lực và có sự đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, mà cơ bản nhất là bảo đảm các điều kiện cho sử dụng phần mềm hộ tịch dùng chung. Ví dụ: Hiện nay, Ủy Ban Nhân Dân quận Bình Thạnh đã phát triển, đưa vào sử dụng và đang thực hiện hiệu quả phần mềm “Bình Thạnh trực tuyến” - sự tương tác hiệu quả giữa chính quyền và người dân. Với mong muốn tiếp nhận và kịp thời xử lý những vấn đề, bức xúc của người dân lien quan đến đời sống, đô thị, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, hỗ trợ người dân gửi các phản ánh, đóng góp ý kiến xây dựng xã hội. Thông qua phần mềm này, người dân có thể theo dõi, giám sát các kết quả xử lý các phản ánh của mình mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ việc đánh giá sự hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính, theo dõi giám sát tình hình xử lý hồ sơ. II.3.1a Ứng dụng Bình Thạnh trực tuyến trên điện thoại di động Tại cấp quận, phường cần tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng sử dụng máy móc. Bên cạnh đó thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo cho tuyến huyện, xã, nhất là xã sát biên giới, xã vùng sâu về hệ thống giao thông, điện lưới, đường truyền là rất cần thiết, để có thể duy trì và thực hiện. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm thay đổi nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng và lợi ích của đăng ký, quản lý hộ tịch: Với mục tiêu nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân về pháp luật hộ tịch, ý nghĩa của đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần chú trọng tăng cường hơn nữa về công tác tổ chức các buổi tuyên truyền tại từng khu phố trên địa bàn phường, song song đó cần biên tập,
  • 38. 23 soạn thảo các tờ rơi với các nội dung đơn giản tập trung vào những quy định cụ thể của pháp luật hộ tịch để phát đến các hộ dân trên địa bàn. Tuy nhiên, để tránh việc phát tờ rơi tràn lan vừa không đúng đối tượng, vừa lãng phí tốn kém. Việc biên soạn tờ rơi tuyên truyền phải đơn giản, dễ hiểu, tiếp cận và phù hợp với từng nhóm đối tượng. Hình II.3b Hình ảnh thực tế của bản thân khi tham gia tuyên truyền cùng Tư pháp - Hộ tịch phường Tuyên truyền bằng hình thức tờ rơi cần đi cùng với việc hướng dẫn, giải thích từng nội dung cụ thể tránh đưa phát tờ rơi cho đối tượng tiếp nhận mà không bảo đảm việc họ có hiểu thông tin trong tờ rơi đó. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch cần được thực hiện kết hợp với tuyên truyền về dân số, với các nội dung pháp luật khác như dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai… Bên cạnh đó trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch phải có sự kết hợp giữa cơ quan tư pháp với các cơ quan, tổ chức liên quan như cán bộ dân số, các cơ quan, đoàn thể phường … để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền.
  • 39. 24 Hình II.3c Hình ảnh thực tế của bản thân khi tham gia tuyên truyền cùng Tư pháp - Hộ tịch phường Thường xuyên trợ giúp pháp lý cho người dân: Tư pháp - Hộ tịch quận, phường chú trọng tăng cường thường xuyên chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể quận, phường tổ chức các Ngày hội Trợ giúp pháp lý, Ngày thứ 7 tình nguyện,… cho người dân trên địa bàn quận, phường nhằm giúp cho người dân hiểu rõ hơn về công tác đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch. Bên cạnh đó, giải thích cụ thể hơn về các thủ tục mà người dân đang gặp khó khăn. Ví dụ: Tư pháp - hộ tịch phường thường xuyên tổ chức các Ngày thứ 7 tình nguyện giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ đăng kí giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh,... tại nhà cho các hộ người già neo đơn, khuyết tật, người chính sách có công, hộ cận nghèo,...
  • 40. 25 Hình II.3d Công chức Tư pháp - Hộ tịch đang hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy khai sinh cho hộ người già neo đơn trên địa bàn phường Xây dựng và hoàn thiện đội ngũ làm công chức tư pháp-hộ tịch Về bộ máy thực hiện, để bảo đảm bộ máy thực hiện và quản lý nhà nước về hộ tịch luôn đáp ứng được yêu cầu công việc, cơ quan quản lý nhà nước cần nghiêm túc trong việc tuyển dụng công chức tư pháp- hộ tịch cũng như các công chức cấp phường khác. Phải đảm bảo công chức được tuyển dụng có trình độ, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đối với những người đang trong biên chế, đang làm việc, nhưng năng lực ý thức trách nhiệm yếu, thì có thể xem xét loại ra khỏi biên chế hoặc chuyển công việc khác phù hợp. Về năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp- hộ tịch: Năng lực thực thi công vụ chính là điều kiện để công chức tư pháp-hộ tịch có thể hoàn thành tốt chức trách được giao, có khả năng tham mưu và đáp ứng được công việc. Đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch có năng lực tốt, có thể giúp Ủy ban, Phòng Tư pháp giải quyết các hạn chế, vướng mắc của công tác hộ tịch một cách hiệu quả. Đội ngũ công chức tư pháp- hộ tịch nếu như được tuyển dụng theo năng lực, được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, được bố trí sắp xếp công việc và trao cho họ những điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo, thì việc phát huy năng lực, khả năng hoàn thành sẽ cao. Ngược lại nhóm công chức tư pháp - hộ tịch còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn, là do trong quá trình tuyển dụng công chức, cơ quan tuyển dụng chưa thực hiện đúng quy định, hơn nữa công tác bố trí chưa hợp lý, không thường xuyên được tập huấn và một phần do tố chất bản thân nội tại của công chức đó.
  • 41. 26 Hoàn thiện thể chế và phương thức quản lý nhà nước về hộ tịch: Về thể chế: Trung ương cần tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa các quy định của pháp luật hộ tịch, đảm bảo cho hoạt động quản lý hộ tịch diễn ra thuận tiện, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước của địa phương. Đối với thực hiện Luật Hộ tịch với nội dung cấp số định danh cá nhân trong giấy khai sinh, cần được đẩy nhanh và khắc phục những khó khăn, vướng mắc khi đăng ký khai sinh, vì hiện nay việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ cho nội dung này do đặc điểm và các điều kiện đảm bảo, sẽ không thể diễn ra đồng bộ và liên tục được nếu như không có sự quan tâm kịp thời. Về cải cách thủ tục hành chính: Tiếp tục hoàn thiện thể chế cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch, mục tiêu vừa là phải thuận tiện cho dân, vừa theo quy định của pháp luật, vừa bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, cũng qua đó không để xảy ra tình trạng dễ dãi, dẫn đến buông lỏng quản lý, hoặc kiểm soát quá chặt chẽ, cứng nhắc, sẽ dẫn đến không hiệu quả. Bên cạnh đó cần phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, tránh chồng chéo về thẩm quyền hoặc phân định thẩm quyền quá phức tạp. Cần tiếp tục thực hiện một số phúc lợi cho người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách như việc miễn giảm một số khoản phải nộp cho người dân. Có chế độ khuyến khích cho công dân khi đăng ký hộ tịch theo quy định. Mở rộng tính dân chủ và công khai: Loại bỏ một số thủ tục hành chính gây phiền hà cho dân, xoá bỏ triệt để những tàn dư của căn bệnh quan lieu, cậy quyền trong việc giải quyết các nhu cầu cho người dân. Xây dựng một số thủ tục cải cách hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện nhất có thể cho người dân. Rà soát lại công tác quản lý dân cư trên địa bàn: Rà soát lại công tác quản lý dân cư trên địa bàn để phát hiện các trường hợp chưa có giấy tờ tùy thân, hoặc thiếu giấy tờ hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch, làm chứng minh nhân dân, và đăng ký hộ khẩu cho các đối tượng. Không để xảy ra tình trạng có cá nhân nào tồn tại ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Nghiêm túc tuân thủ quy trình xử lý công việc: Nghiêm túc tuân thủ quy trình xử lý công việc, theo đúng các quy định pháp luật, thận trọng hơn khi tiếp nhận thông tin từ người đi đăng ký. Điều này sẽ hạn chế tình trạng ghi sai thông tin trong các giấy tờ hộ tịch, đó là những sai sót sơ đẳng không thể chấp nhận được. Nó gây hệ lụy lâu dài về sau trong cuộc đời con người. Chính công chức hộ tịch và các
  • 42. 27 cán bộ có liên quan phải nhận thức rõ tầm quan trọng của các thông tin trong giấy tờ hộ tịch để kiểm tra kỹ trước khi ký ban hành. Tập trung công tác xây dựng và cập nhật dữ liệu vào hệ thống quản lý dữ liệu hộ tịch: Tập trung công tác xây dựng và cập nhật dữ liệu vào hệ thống quản lý dữ liệu hộ tịch để kết nối toàn quốc, nó sẽ là cơ sở dữ liệu góp phần hữu hiệu trong công tác quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung trên phạm vi cả nước. Nhận diện trách nhiệm phối hợp trong nội bộ nhà nước là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước để kết nối thông tin, từ đó cải tiến thủ tục hành chính sao cho tạo điều kiện cho người dân thuận lợi hơn khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, tránh gây phiền hà, tránh đẩy việc khó cho người dân với lý do để giảm tải công việc của nhà nước. Tăng cường sự lãnh đạo: Tăng cường sự lãnh đạo của các Cấp ủy, Chính quyền địa phương xác định được việc đăng ký quản lý hộ tịch là một nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội cần được quan tâm chu đáo. Về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ và nhân dân thực hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
  • 43. 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2. Bộ Luật Dân sự năm 2015; 3. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; 4. Luật Hộ tịch năm 2014; 5. Luật Hôn nhân và gia đình 2014; 6. Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; 7. Bản tổng họp các nội dung hướng dẫn chỉ đạo trong công tác hộ tịch kèm theo danh mục các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Tư pháp, ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Tư pháp; 8. Công văn số 5780/HTQTCT-HT ngày 12/11/2015 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về tình hình công dân Việt Nam tại Malaysia; 9. Công văn số 6555/HTQTCT-HT ngày 28/12/2015 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về triển khai thi hành Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch; 10. Công văn số 460/HTQTCT-HT ngày 02/2/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch; 11. Công văn số 709/HTQTCT-HT -ngày 25/4/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch; 12. Công văn số 745/HTQTCT-HT ngày 28/4/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch; 13. Công văn sổ 1005/HTQTCT-HT ngày 6/7/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch; 14. Công văn số 1007/HTQTCT-HT ngày 06/7/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch; 15. Công văn số 255//BTP-VP ngày 02/8/2016 của Bộ Tư pháp về trả lời kiến nghị của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị phối họp, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu công tác tư pháp 6 tháng cuối năm 2016 (đính kèm Công văn số 1067/STP- HT về thực hiện Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP); 16. Công văn số 2677/BTP- HTQTCT-HT ngày 10/8/2016 của* Bộ Tư pháp về cấp xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân;