SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐỖ THỊ HOÀNG YẾN
THANH TRA HÀNH CHÍNH – TỪ THỰC TIỄN
THANH TRA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,
TỈNH TUYÊN QUANG
MÃ TÀI LIỆU: 80560
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐỖ THỊ HOÀNG YẾN
THANH TRA HÀNH CHÍNH – TỪ THỰC TIỄN
THANH TRA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,
TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH VĂN MINH
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Thanh tra hành chính – Từ thực tiễn Thanh
tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” là công trình nghiên cứu thực
sự của bản thân tôi, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu có liên
quan đã đƣợc công bố. Số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực, hoàn toàn dựa theo số liệu thu thập và điều tra. Các thông tin trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Đỗ Thị Hoàng Yến
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá trình nỗ lực học tập
và nghiên cứu với sự giúp đỡ của thầy cô, đơn vị, đồng nghiệp và ngƣời thân.
Để có đƣợc thành quả ngày hôm nay, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo – TS. Đinh Văn Minh, ngƣời hƣớng dẫn khoa
học trực tiếp, đã dành nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu để
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Học viện Hành chính Quốc gia,
khoa Sau Đại học cùng toàn thể thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc
gia đã giảng dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang đã hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí công tác tại Thanh tra
thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập số liệu điều tra nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình,
ngƣời thân, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi an tâm công tác, học tập và
sự quan tâm, chia sẻ của các bạn học cùng lớp Cao học Luật Hành chính và
Luật Hiến pháp LH2.B1 cũng chính là động lực giúp tôi hoàn thành khóa học
và luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả
Đỗ Thị Hoàng Yến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA
HÀNH CHÍNH........................................................................................... 6
1.1. Khái quát chung về thanh tra................................................................. 6
1.2. Khái niệm, đặc điểm, vaitrò, nguyêntắc củathanhtrahành chính ............ 10
1.3.Cấu thành thanh tra hành chính............................................................ 21
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt độngthanh tra hành chính ................... 31
Tiểu kết Chƣơng 1.................................................................................... 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TẠI THANH
TRA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG................ 39
2.1. Khái quát chung về thành phố Tuyên Quang........................................ 39
2.2. Cơ cấu, tổ chức, nội dung hoạt động của Thanh tra thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang ......................................................................... 41
2.3. Thực trạng hoạt động thanh tra hành chính tại Thanh tra thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang ......................................................................... 45
2.4. Nhận xét chung về thanh tra hành chính từ thực tiễn Thanh tra thành phố
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang............................................................... 61
Tiểu kết Chƣơng 2.................................................................................... 68
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THANH TRA
HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN
QUANG................................................................................................... 69
3.1. Yêu cầu của việc bảo đảm thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang ......................................................................... 69
3.2. Phƣơng hƣớng bảo đảm thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang,
tỉnh Tuyên Quang..................................................................................... 71
3.3. Giải pháp bảo đảm thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang............................................................................................ 75
Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................... 83
KẾT LUẬN.............................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 87
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống các phòng ban chuyên môn trực thuộc Ủy
ban nhân dân thành phố Tuyên Quang....................................................... 42
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy Thanh tra thành phố Tuyên Quang .................. 43
Bảng 2.1: Bảng thống kê số lƣợng cán bộ, công chức thuộc Thanh tra thành
phố Tuyên Quang theo chức vụ và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ............ 45
Bảng 2.2: Tổng số cuộc thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang năm
2010 – 2015.............................................................................................. 57
Bảng 2.3: Bảng thống kê kết quả xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận, kiến
nghị thanh tra hành chính của Thanh tra thành phố Tuyên Quang năm 2010 –
2015......................................................................................................... 59
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đối với cán bộ, đƣợc
làm công tác thanh tra là một vinh dự. Vì sao? Vì công tác thanh tra là một
công tác quan trọng, Đảng và Chính phủ có tin cậy mới giao cho làm nhiệm
vụ ấy” [43]. Có thể thấy, công tác thanh tra là một trong những nội dung cơ
bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, là một chức năng thiết yếu
của quản lý nhà nƣớc, là công cụ phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, thanh tra còn là một phƣơng thức phát huy dân
chủ, tăng cƣờng pháp chế, phát hiện và xử lý những biểu hiện quan liêu, tham
ô, lãng phí và những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý.
Ngay từ những ngày đầu lập nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú ý
tới việc sử dụng, phát huy vai trò công tác thanh tra. Tại cuộc họp Chính phủ
ngày 13/11/1945, Hồ Chủ tịch đề nghị“Các Bộ trƣởng có thể chia nhau đithanh
tra một khu vực gần Hà Nội, Bộ Nộivụ sẽ khảo cứu và lập một chƣơng trình về
việc này”. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 64/SL thành lập
Ban Thanh tra đặc biệt, tiền thân của các tổ chức thanh tra ngày nay.
Có thể nói, kể từ khi tổ chức và hoạt động thanh tra đƣợc chính thức
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt, công tác thanh tra
đã phát huy đƣợc các nhân tố tích cực trong phòng ngừa xử lý vi phạm, góp
phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế tăng cƣờng pháp chế
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan tổ chức và nhân dân.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, các quy định hiện hành về thanh
tra, còn chƣa đƣợc quy định rõ, còn chồng chéo về vai trò, hoạt động của
thanh tra hành chính và chuyên ngành, hoạt động phối hợp xử lý giữa cơ quan
2
thanh tra và các cơ quan chức năng dẫn đến hiệu quả của công tác thanh tra
còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, quyền
hạn thanh tra còn bị hạn chế, các kết luận, kiến nghị thanh tra chƣa đƣợc thực
thi một cách nghiêm chỉnh và còn thiếu nhiều biện pháp cứng rắn, chế tài đủ
mạnh. Một số cán bộ thanh tra chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về trình độ, kỹ
năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị trong thực hiện
nhiệm vụ đƣợc giao. Để xử lý dứt điểm tình trạng trên không chỉ là vấn đề
riêng của một địa phƣơng, một ngành mà phải cần có sự hỗ trợ từ tất cả các
cơ quan hữu quan. Tình hình trên đặt ra đòi hỏi phải nghiên cứu một cách
tổng thể cả về lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra nói chung, đặc biệt
công tác thanh tra hành chính nói tiêng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác này.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, em đã chọn đề tài: “ Thanh tra
hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên
Quang” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp chƣơng trình sau đại học chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Hiện nay, nói về thanh tra hành chính, có khá nhiều đề tài nghiên cứu
và tác giả đề cập đến nội dung liên quan đến hoạt động này, nhƣng để nghiên
cứu một cách trực tiếp, có hệ thống chuyên sâu về thanh tra hành chính thì số
lƣợng công trình nghiên cứu còn hạn chế, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, về các đề tài nghiên cứu khoa học.
- “Cơ sở xác định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham
nhũng” do đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh – Viện khoa học Thanh tra làm chủ
nhiệm.
- “Mộtsố giải pháp nhằm hạn chế trùng lắp, chồngchéo tronghoạtđộng
3
thanh tra”do đồngchíLêĐức Trung– Việnkhoahọc Thanhtralàm chủnhiệm.
Thứ hai, về các đề tài luận án, luận văn đã bảo vệ.
- Luận án tiến sỹ “Tổ chức và hoạt động của các tổ chức Thanh tra ở
nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay – thực trạng và giải pháp” của tác giả Trịnh
Xuân Thiện.
- Luận văn thạc sỹ :“Hoạt động thanh tra hành chính của cơ quan
Thanh tra tỉnh, từ thực tiễn tỉnh Cà Mau”; “Thanh tra quận, huyện; Thanh tra
xây dựng xã, phƣờng, thị trấn tại Thành phố Hồ Chí Minh”
Thứ ba, các bàinghiên cứu đăng trên báo, tạp chí, các trang điện tử chính
thống.
- “Phân định thanh tra hành chính - thanh tra chuyên ngành: những
vƣớng mắc đặt ra cho việc sửa đổi Luật thanh tra” của tác giả Đinh Văn Minh
– Viện khoa học Thanh tra.
- “Thanh tra hành chính góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà
Nƣớc” của tác giả Nguyễn Tân Đông – Thanh tra tỉnh Đồng Tháp.
Các đề tài, chuyên đề, bài viết nghiên cứu trên đây mới chỉ đề cập bƣớc
đầu đến vấn đề thanh tra hành chính. Các bài viết, các công trình nghiên cứu
phần lớn tập trung vào khó khăn khi thực hiện hoạt động thanh tra hành chính,
phân định giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành, chƣa có nhiều
đề tài đi sâu nghiên cứu về lý luận , thực tiễn công tác tổ chức thực hiện hoạt
động thanh tra hành chính ở các cấp, các ngành, cụ thể là hoạt động thanh tra
hành chính trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở, tiền đề trong việc tham khảo,
tiếp cận, nghiên cứuđểđƣara những giải pháp trongcôngtác hoàn thiện tổ chức
và thực hiện thanh tra hành chính tại thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang.
4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thanh
tra hành chính.
Phân tíchthực trạng về thanh tra hành chínhở thành phố Tuyên Quang,
tỉnh Tuyên Quang.
Xác định những ƣu điểm, hạn chế về thanh tra hành chính tại thành
phố Tuyên Quang, phát hiện những mặt tích cực đã làm và những mặt hạn
chế trong công tác thanh tra.
Đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp đảm bảo thanh tra hành
chính tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn sẽ thực hiện nhiệm vụ sau:
nghiên cứu những vấn đề chung về thanh tra hành chính; trên cơ sở đó nghiên
cứu đặc điểm, vai trò, cấu thành, nội dung của thanh tra hành chính. Đi sâu
tìm hiểu, đánh giá thực trạng thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên
Quang. Trong quá trình nghiên cứu chỉ rõ những ƣu điểm, hạn chế thanh tra
hành chính trong thực tiễn, nguyên nhân của ƣu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất
các phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra hành
chính.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng nghiên cứu
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn
đƣợc giao đốivới cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc.
Thanh tra trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
5
Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến năm 2015
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn.
Phương pháp luận
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên phƣơng pháp chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, vận dụng các quan điểm, phƣơng pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Ngoài ra, để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của luận văn, tác giả sử
dụng một số phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống
hóa …
6. Kết cấu của luận văn
Bố cục của luận văn gồm 3 chƣơng :
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thanh tra và thanh tra hành
chính
Chương 2: Thực trạng thanh tra hành chính tại Thanh tra thành
phố Tuyên Quang, tỉnhTuyên Quang
Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảođảm thanhtra hành
chính tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA HÀNH CHÍNH
1.1. Khái quát chung về thanh tra
1.1.1. Khái niệm thanh tra
Thuật ngữ thanh tra ( tiếng Anh là Inspect ) xuất xuất phát từ gốc tiếng
Latinh là “inspectorate”, có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ sự kiểm tra, xem
xét từ bên ngoài của chủ thể có thẩm quyền đối với hoạt động của đối tƣợng
nhất định. Theo thuật ngữ này, “hoạt động thanh tra chỉ giới hạn trong hoạt
động kiểm tra, xem xét, chƣa bao gồm vai trò xử lý của chủ thể thanh tra đối
với đốitƣợng thanh tra, các cá nhân, tổ chức sau khikiểm tra, xem xét” [16].
Theo Từ điển Luật học Đức, thanh tra đƣợc giải thích “là sự tác động
của chủ thể đến đối tƣợng đã và đang thực hiện thẩm quyền đƣợc giao nhằm
đạt đƣợc mục đíchnhất định - sự tác động có tính trực thuộc” [18]. Theo cách
giải thích này, thuật ngữ thanh tra đƣợc nhìn theo góc hiểu về mặt nội dung
hoạt động, nghĩa là, bất kể sự tác động nào của chủ thể thanh tra đến đối
tƣợng thanh tra trực thuộc đã và đang thực hiện thẩm quyền đƣợc giao để
hƣớng đến một mục đích nhất định đều đƣợc hiểu là hoạt động thanh tra. Từ
góc nhìn này, chúng ta có thể thấy đƣợc sự tƣơng đồng giữa thuật ngữ thanh
tra theo từ điển Luật học Đức, với thuật ngữ thanh tra hành chính theo Luật
thanh tra 2010 ở nƣớc ta là cùng mang tính trực thuộc và kiểm soát nội bộ.
Theo từ điển tiếng Việt "thanh tra (ngƣời thuộc cơ quan có thẩm
quyền) kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phƣơng, cơ quan, xí
nghiệp" [45]; thanh tra thƣờng đi kèm với một chủ thể nhất định: “Ngƣời làm
nhiệm vụ thanh tra”, “đoàn thanh tra” và “đặt trong phạm vi quyền hành của
một chủ thể nhất định”. Theo quan niệm này, thanh tra là khái niệm để chỉ
hoạt động kiểm soát của cơ quan, tổ chức, ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ, quyền
hạn nhằm: “xem xét và phát hiện, ngăn chặn với những gì trái với quy định”
[21] của các tổ chức, cá nhân là đối tƣợng của thanh tra.
7
Ở nƣớc ta, quan niệm về thanh tra hiện nay cũng nhƣ trong lịch sử
đƣợc thể hiện qua những mô hình cơ quan nhà nƣớc, các quy định của pháp
luật và đƣợc đề cập ở những giác độ khác nhau:
Thời kỳ phong kiến, khái niệm thanh tra chƣa đƣợc sử dụng nhƣng có
các chức quan làm công việc giống nhƣ thanh tra, đó là: Dƣới thời Lý có chức
quan Gián nghị đại phu (tả, hữu gián nghị đại phu); thời Trần có cơ quan gọi
là “Ngự sử đài” với chức năng gần giống nhƣ cơ quan thanh tra Nhà nƣớc
hiện nay và có chức “Quan ngự sử” đứng đầu Ngự sử đài. Ngự sử đài có
nhiệm vụ giúp Vua trong việc theo dõi, xem xét các công việc hệ trọng của
triều đình. Quan Ngự sử đời nhà Trần có quyền tiền trảm hậu tấu và là chức
quan duy nhất có quyền can gián Vua. Thời nhà Lê có hàm “Gián nghị đại
phu” phong tặng cho bất cứ bề tôi nào dám nói thẳng, nói đúng sự thật, Gián
nghị đại phu có quyền can gián nhà Vua những việc nên làm và những việc
không nên làm.
Sau này, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết đòi hỏi phải có cơ quan thực
hiện chức năng thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, ngày 23 tháng 11
năm 1945, chỉ sau 3 tháng từ khi Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa
đƣợc thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945
thành lập Ban thanh tra đặc biệt, Điều 1 Sắc lệnh quy định: “Chính phủ sẽ lập
ngay một Ban thanh tra đặc biệt có ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các công
việc và các nhân viên của các Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính
phủ”. Từ đây, thuật ngữ “Thanh tra” xuất hiện ở nƣớc ta, quyền thanh tra
đƣợc xác định và chính thức giao cho Chính phủ, trở thành khâu trọng yếu
trong chu trình quản lý nhà nƣớc của Chính phủ. Từ đó, dƣới góc độ quyền
lực nhà nƣớc, khái niệm thanh tra đƣợc hiểu là chức năng thiết yếu của cơ
quan quản lý nhà nƣớc, là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nƣớc
đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức,
8
cá nhân. Hoạt động thanh tra đƣợc thực hiện bởi cơ quan chuyên trách theo
một trình tự, thủ tục luật định, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật, để kiến nghị với nhà nƣớc các biện pháp khắc phục; phát huy nhân
tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà
nƣớc, bảo vệ lợi íchcủa nhà nƣớc, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân.
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Thanh tra là việc xem xét,
đánh giá, xử lý theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.1.2. Vai trò của thanh tra trong quản lý nhà nước
Trong mối quan hệ giữa quản lý nhà nƣớc và thanh tra, quản lý nhà
nƣớc giữ vai trò chủ đạo, chiphốihoạt động thanh tra. Tiếp đó, thanh tra lại có
tác động tích cực đối với quản lý và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
quản lý nhà nƣớc. Trong vai trò của mình, thanh tra không chỉ là hoạt động
kiểm tra, giám sát việc tuân theo chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan,
tổ chức, cá nhân; kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm khắc đối với
những hành vi vi phạm và đề ra các biện pháp giúp các đối tƣợng thanh tra
khắc phục, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, phát huy ƣu điểm… mà hơn hết còn
là phƣơng tiện để chủ thể quản lý phát hiện những biểu hiện trì trệ, không phù
hợp với thực tiễn khách quan của cơ chế, phƣơng pháp quản lý đã và đang cản
trở các hoạt động quản lý, từ đó đề xuất các biện pháp cải cách, hoàn thiện các
hoạt động quản lý nhà nƣớc. Nhƣ V.I.Lê nin đã chỉ rõ:“Quản lý đồng thờiphải
có thanh tra, quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai” [11].
Vai trò của công tác thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc
đƣợc thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:
9
Thanh tra là chức năng không thể thiếu của quản lý nhà nƣớc, có vai
trò quan trọng đối với việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Hoạt
động thanh tra xem xét, đánh giá trên thực tế việc thực hiện chủ chƣơng,
chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, qua đó kịp thời phát hiện những sơ hở,
những sự bất hợp lý trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị
điều chỉnh. Từ đó góp phần giúp cho chủ thể quản lý có đƣợc những thông tin
cần thiết phục vụ cho việc hoạch định cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật và
đƣa ra các biện pháp chỉ đạo, điều hành hợp lý.
Thanh tra là phƣơng thức đảm bảo trật tự, kỷ cƣơng trong quản lý,
phòng ngừa vi phạm pháp luật, góp phần tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Thông qua hoạt động thanh tra, những sai lệch trong việc thực hiện chủ
chƣơng, chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng
thanh tra đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời, bảo đảm tính tôn nghiêm của pháp
luật. Đồng thời hoạt động thanh tra cũng là phƣơng thức để tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật, hƣớng dẫn đối tƣợng thanh tra thực hiện đúng các
quy định của pháp luật để từ đó góp phần phòng ngừa các hành vi vi phạm
pháp luật xảy ra và tái diễn ở đối tƣợng quản lý nhà nƣớc.
Bên cạnh việc tìm ra những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý,
những nội dung trong chủ trƣơng, chính sách chƣa phù hợp với thực tiễn
khách quan để kịp thời kiến nghị; phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm
pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn đối tƣợng quản lý thực hiện
đúng các quy định của pháp luật, hoạt động thanh tra còn phải phát hiện và
khẳng định, tạo điều kiện phát huy, nhân rộng những nhân tố tích cực. Có nhƣ
vậy thì hiệu quả công tác thanh tra mới đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của
thực tiễn, hiệu quả công tác quản lý mới đƣợc nâng cao.
Tiếp đó, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền lực nhà nƣớc thuộc về
nhân dân, nhân dân là cội nguồn của quyền lực nhà nƣớc. Nhà nƣớc có nghĩa
10
vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo mọi điều kiện
để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà nƣớc và
quản lý xã hội. Hoạt động thanh tra góp phần bảo đảm quyền dân chủ của
nhân dân thông qua hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh và thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công
dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo. Từ đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của ngƣời dân, góp phần bảo đảm các quyền dân chủ, phát huy vai trò làm
chủ của nhân dân.
1.2.Kháiniệm, đặc điểm, vaitrò,nguyêntắccủathanhtra hànhchính
1.2.1. Khái niệm thanhtra hành chính
1.2.1.1 Khái niệm hành chính
Thuật ngữ “Hành chính” có gốc từ tiếng Latinh “Administratio”, tiếng
Anh – “Administration” và tiếng Pháp là “Administration” có nghĩa là quản
lý, lãnh đạo. Nó có bốn ý nghĩa: 1) Hoạt động quản lý của cơ quan nhà nƣớc,
hoạt động tổ chức trong lĩnh vực quản lý; 2) Các cơ quan chấp hành của
quyền lực nhà nƣớc, bộ máy Chính phủ; 3) Những ngƣời có tổ chức, ban
giám đốc, ban lãnh đạo cơ quan xí nghiệp; 4) Ngƣời điều hành, ngƣời chịu
trách nhiệm chính tổ chức hoạt động một cơ quan xí nghiệp nào đó.
Theo gốc nghĩa Hán Việt thì “hành chính” có nghĩa là sự thihành những
chính sách và pháp luật của chính phủ, tức là hoạt động quản lý hành chính nhà
nƣớc [45].
Ở nƣớc ta hiện nay có khá nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau về
thuật ngữ này, tuỳ theo góc độ tiếp cận của từng nhà nghiên cứu. Có tác giả
cho rằng: Hành chính là những biện pháp tổ chức và điều hành của các tổ
chức, các nhóm, các đoàn thể hợp tác trong hoạt động của mình để đạt đƣợc
mục tiêu chung [22]. Một tác giả khác cho rằng: Hành chính ngày nay đƣợc
hiểu là hoạt động quản lý xã hội của nhà nƣớc, nó phải đƣợc xem xét trong
11
mối quan hệ Nhà nƣớc và hệ thống chính trị, tức là trong một thể chế xã hội
cụ thể [15].
Tuy có nhiều cách tiếp cận, nhƣng đặc điểm cơ bản của hành chính
xuất phát từ việc trong bất kỳ xã hội nào cũng cần có sự phân công lao động,
cần tới sự xác lập những tỉ lệ giữa các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Theo đó, hành chính theo nghĩa chung là quản lý công việc, là quản lý xã hội;
theo nghĩa riêng, hẹp hơn là công việc nhà nƣớc và tổ chức quản lý nhà nƣớc.
Về cơ bản, hành chính là tổng thể những hoạt động (thao tác) nhất định do
con ngƣời, chủ thể quản lý thực hiện đối với khách thể quản lý nhằm cải tạo
khách thể, bảo đảm cho nó vận động tới một mục tiêu đã định. Hành chính
chính là hoạt động quản lý của con ngƣời để tạo ra sự vận hành mang tính hệ
thống của xã hội [42].
1.2.1.2. Khái niệm thanh tra hành chính
Xuất phát từ góc độ quản lý của thuật ngữ hành chính và khía cạnh
“xem xét, đánh giá” của hoạt động thanh tra, thanh tra hành chính có thể đƣợc
hiểu theo cách chung nhất là xem xét, đánh giá việc thực hiện quản lý của các
cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Khái niệm thanh tra hành chính đƣợc đề cập lần đầu tiên trong Luật
Thanh tra 2004. Theo đó, tại Khoản 2, Điều 4 của Luật Thanh tra 2004 đƣa ra
định nghĩa: “Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý
nhà nƣớc theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp”. Xét
về bản chất, nội dung của khái niệm này không khác nhiều so với với khái
niệm “thanh tra nhà nƣớc” trong Pháp lệnh Thanh tra năm 1990. Cần phải
nhắc lại rằng, Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đƣợc ban hành trên cơ sở của
Hiến pháp năm 1980, theo cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ. Khi
đó, Nhà nƣớc quản lý bằng các biện pháp mang nặng tính hành chính. Nhà
12
nƣớc là “cấp trên” của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, kể cả doanh nghiệp (khi
đó chủ yếu là doanh nghiệp nhà nƣớc). Hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng
đƣợc tiến hành trên cơ sở các kế hoạch mệnh lệnh hành chính. Mỗi đơn vị
kinh tế đƣợc coi nhƣ là một đơn vị cơ sở của cơ quan nhà nƣớc chủ quản. Vì
thế, mục đích, nội dung, phƣơng pháp tiến hành một cuộc thanh tra đối với cơ
quan nhà nƣớc cấp dƣới hay đối với một doanh nghiệp về cơ bản là giống
nhau. Có thể nói rằng, ở cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thì mọi hoạt động
thanh tra đều mang tính hành chính. Hay nói cách khác, đó là thanh tra của
cấp trên đối với cấp dƣới [19].
Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu sang cơ chế thị
trƣờng đã kéo theo một loạt những thay đổi. Đối tƣợng chịu sự thanh tra,
kiểm tra đa dạng hơn, phức tạp hơn với sự gia tăng về số lƣợng các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng nhƣ quá trình xã hội hoá nhiều lĩnh
vực. Nhà nƣớc không còn can thiệp trực tiếp, giữ vai trò chỉ huy thông qua
các mệnh lệnh hành chính mà quản lý xã hội thông qua các công cụ quản lý vĩ
mô, tạo cơ sở pháp lý cho mọi thành phần hoạt động và phát triển cũng nhƣ
thực hiện việc chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là chủ yếu. Nhà nƣớc,
với một quan niệm và nhận thức mới thực hiện vai trò phục vụ xã hội với tính
chất là một tổ chức dịch vụ công. Nhà nƣớc có trách nhiệm tạo ra một hành
lang pháp lý cho các doanh nghiệp và cá nhân tự do phát triển. Nhà nƣớc có
quyền và có nhiệm vụ tạo ra một môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự phát
triển, bảo đảm kỷ cƣơng, kỷ luật, công bằng. Bản thân các cơ quan nhà nƣớc
cũng phải hoạt động trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật. Rõ ràng, trong
cơ chế quản lý mới, phƣơng thức, cách thức, mục đích nội dung thanh tra đối
với các doanh nghiệp không thể mang tính hành chính giống nhƣ thanh tra đối
với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong bộ máy nhà nƣớc mà cần phải có sự
thay đổi. Chính vì vậy, Luật Thanh tra 2010 ra đời đã đánh dấu một bƣớc phát
triển mới trong quan niệm về thanh tra hành chính, trong sự phân định giữa
13
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành. Theo đó, nội dung của
thanh tra hành chính lúc này chủ yếu hƣớng vào kiểm tra, xem xét việc thực
hiện trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đồng thời, thông
qua các hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội để làm rõ trách nhiệm trong thực
hiện, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, cá nhân và làm rõ các sai
phạm có liên quan.
Từ những phân tích trên, căn cứ theo Khoản 2, Điều 3 Luật Thanh tra
2010, Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao.
1.2.2. Đặc điểm của thanh tra hành chính
Hoạt động thanh tra hành chính có nhiều đặc điểm cơ bản phân biệt
với hoạt động thanh tra chuyên ngành và các loại hình kiểm tra, giám sát của
các cơ quan dân cử, cơ quan tƣ pháp và nhân dân, tuy nhiên nhìn ở góc độ
quản lý nhà nƣớc hoạt động này có những đặc điểm nổi bật nhƣ sau:
Thứ nhất, hoạt động thanh tra hành chính là hoạt động do cơ quan
hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành, cơ quan trực tiếp đảm nhiệm
là các cơ quan thanh tra có thẩm quyền. Ở trung ƣơng là Thanh tra Chính phủ;
ở cấp tỉnh là Thanh tra tỉnh, ở cấp huyện là Thanh tra huyện, đồng thời các cơ
quan Thanh tra chuyên ngành cũng tiến hành hoạt động thanh tra hành chính
nhƣ: Thanh tra bộ, Thanh tra sở.
Thứ hai, đối tƣợng của thanh tra hành chính là các cơ quan, tổ chức,
cá nhân trực thuộc cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp, chẳng hạn nhƣ bộ, cơ
quan ngang bộ tiến hành hoạt động thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức,
đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tiến hành thanh tra đối với các sở,
ngành, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc do Uỷ ban nhân
dân tỉnh thành lập; Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã tiến hành thanh tra đối với
14
cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, của Uỷ ban nhân dân
cấp xã.
Thứ ba, cơ sở của hoạt động thanh tra hành chính là mối quan hệ trực
thuộc giữa các đối tƣợng thanh tra với Thủ trƣởng cơ quan hành chính. Đây
cũng là điểm khác biệt cơ bản với loại hình giám sát của cơ quan dân cử.
Thứ tư, nội dung của thanh tra hành chính không chỉ xem xét, đánh
giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao của
cơ quan, tổ chức và cá nhân trực thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý mà
còn xem xét đánh giá cả tính hợp pháp, hợp lý, tính trách nhiệm và hiệu quả
hoạt động quản lý của đối tƣợng đƣợc thanh tra.
Như vậy, đặc điểm cơ bản của hoạt động thanh tra hành chính là hoạt
động thanh tra của cơ quan hành chính có thẩm quyền hƣớng vào bên trong
nội bộ bộ máy hành chính nhà nƣớc, đốivới cơ quan, tổ chức và cán bộ, công
chức, viên chức trực thuộc; nội dung xem xét, đánh giá việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao cũng nhƣ trách nhiệm và
hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nƣớc.
1.2.3. Vai trò của thanh tra hành chính
Tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc lần thứ nhất ngày
19/4/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “nếu Trung ƣơng Đảng, Chính phủ có
nghị quyết, chỉ thị đƣa về các ngành, các địa phƣơng, kết quả thế nào không
có thanh tra khó mà biết đƣợc địa phƣơng nào làm tốt, làm vừa, làm xấu; có
làm hay không làm trên không biết; địa phƣơng nhiều khi tự mình cũng
không biết; trên không thấu dƣới; dƣới không thấu trên. Thanh tra là để theo
dõixem các kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phƣơng đã chấp hành thế
nào”[43]. Có thể thấy, ngay từ những ngày đầu lập nƣớc, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đề cao vai trò công tác thanh tra đối với hiệu quả của bộ máy nhà
nƣớc. Là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý, thanh tra nói chung và thanh
15
tra hành chính nói riêng đã phát huy đƣợc những vai trò tích cực của mình
trong việc phát hiện những khiếm khuyết, sơ hở của cơ chế, chính sách; đồng
thời xử lý các vi phạm để hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt
động quản lý Nhà nƣớc. Theo đó, vai trò của thanh tra hành chính đƣợc thể
hiện trên những khía cạnh sau:
Một là, bảo đảm sự ổn định, trật tự, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động
quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền định hƣớng xã hội chủ nghĩa là việc
thực hiện các nội dung nhƣ: tăng cƣờng pháp chế, đảm bảo tính dân chủ trong
hoạt động và bảo vệ quyền con ngƣời. Thanh tra hành chính với vai trò bảo
đảm pháp chế của nhà nƣớc, là hoạt động giúp cơ quan nhà nƣớc xem xét, xử
lý những vi phạm pháp luật trong thực hiện Hiến pháp, luật và các văn bản quy
phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc cơ quan quản lý
nhà nƣớc. Đồng thời, bao gồm cả hoạt động xem xét, đánh giá việc thực hiện
trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, chủ thể của thanh tra hành chính cũng có thể là đối tƣợng của
thanh tra hành chính. Theo đó, thanh tra hành chính cũng giúp phát hiện và
kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính
nhà nƣớc để xảy ra sự chậm trễ, phiền hà, nhũng nhiễu trong cơ quan mình
trong việc giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị.Từ đó, thanh tra hành
chính sẽ góp phần bảo đảm trật tự pháp luật trong việc phòng ngừa tham
nhũng, lãng phí và các tiêu cực, sai sót có thể xảy ra trong hoạt động quản lý.
Ngoài ra, phát huy hiệu quả của thanh tra hành chính sẽ giúp hƣớng đến một
nền hành chính trong sạch, tiết kiệm chi phí, thời gian trong hoạt động quản lý
nhà nƣớc; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Hai là, thanh tra hành chính phát hiện, xử lý, phòng ngừa hành vi vi
phạm pháp luật, tham nhũng.
16
Ngay từ những ngày đầu lập nƣớc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các Nghị quyết
có đƣợc thi hành hay không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm,
ai làm cho qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát” và “ kiểm soát
khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết
điểm nhất định bớt đi”[9]. Theo đó, thanh tra hành chính cùng với các phƣơng
thức kiểm tra, giám sát khác đƣợc coi là hiện thân của kỷ cƣơng pháp luật. Do
cơ quan thanh tra hành chính gắn với hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc – là
hệ thống cơ quan trực tiếp tổ chức đƣờng lối, chính sách, pháp luật trên mọi
lĩnh vực đời sống chinh trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối
ngoại, vì thế, thanh tra hành chính có thể phát hiện đƣợc những sai sót, vi
phạm trong việc thực đƣờng lối, chính sách, pháp luật và trong hoạt động
quản lý một cách nhanh chóng và kịp thời. Ngoài ra, với cách thức hoạt động
của mình, thanh tra hành chính sẽ phân tích một cách sâu sắc, đầy đủ về
nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất mức độ của hành vi vi phạm. Từ
đó, đƣa ra các giải pháp hữu hiệu trong việc khắc phục các kẽ hở của chính
sách, pháp luật và trong các quyết định quản lý.
Cùng với đó, thông qua việc thanh tra các hoạt động quản lý kinh tế,
quản lý xã hội của cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị
lực lƣợng vũ trang, hoạt động của các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và
các tổ chức khác có sử dụng vốn và tài sản nhà nƣớc, góp phần quan trọng
vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng nhƣ các hành vi tiêu cực
khác trong hoạt động kinh tế - xã hội
Ba là, thanh tra hành chính góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
trong hoạt động quản lý.
“Hiệu quả suy đến cùng là chỉ tiêu so sánh giữa hai yếu tố kết quả và
chi phí. Hiệu quả trong quản lý là đạt kết quả và mục tiêu đề ra với chi phí ở
mức tối thiểu”[44]. Tiến hành thanh tra hành chính giúp cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền phát hiện những sơ hở, bất cập trong việc thực hiện chính sách,
17
pháp luật; sơ hở, bất cập trong hoạt động quản lý; sơ hở, bất cập trong các
quyết định quản lý.
Là một giai đoạn trong chu trình quản lý, hoạt động thanh tra hành
chính có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nƣớc. Hoạt
động này nhằm phát hiện kịp thời những sơ hở, yếu kém trong công tác quản
lý đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục và nâng cao hơn nữa
hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Thông qua hoạt động thanh tra hành
chính những sai sót trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật
đƣợc phát hiện và khắc phục kịp thời. Những lỗ hổng, bất hợp lý trong chủ
trƣơng, chính sách, pháp luật đƣợc điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó, thông qua
hoạt động thanh tra hành chính, các chủ thể quản lý có đƣợc những thông tin
góp phần phát hiện những thay đổi và dự báo đƣợc những vấn đề sắp phát
sinh để có biện pháp phòng ngừa. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời qua hoạt động thanh tra, đối tƣợng quản
lý nhà nƣớc cũng tiếp thu những kiến nghị hợp lý của đối tƣợng thanh tra, từ
đó nắm bắt đƣợc những nhân tố tíchcực về con ngƣời hoặc về cách làm trong
quản lý nhà nƣớc mà có phƣơng hƣớng đào tạo, bồi dƣỡng hoặc nhân rộng
mô hình để đẩy mạnh hiệu quả quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
thực tiễn. Đồng thời việc các cơ quan quản lý tiếp nhận đƣợc các thông tin từ
đối tƣợng thanh tra phản ánh để tự sửa, hoàn thiện mình, góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc.
Bốn là. thanh tra hành chính bảo đảm quyền, lợi ích của nhà nước;
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hiến pháp 2013 đã tạo nên một bƣớc phát triển mới trong việc ghi
nhận những quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có quyền tham gia
quản lý nhà nƣớc, tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc.
18
Đồng thời nhà nƣớc có nghĩa vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nhân dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của
mình, tham gia quản lý nhà nƣớc và quản lý xã hội. Việc lắng nghe và tiếp thu
những yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của ngƣời dân hay những kiến nghị hợp lý
của đối tƣợng thanh tra cũng góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm minh
nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nƣớc”[8]. Thông qua hoạt
động thanh tra hành chính, cụ thể là hoạt động thanh tra trách nhiệm thực hiện
Luật khiếu nại, tố cáo và hoạt động thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật
phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc trực thuộc,
các quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân luôn đƣợc củng cố và đƣợc đảm
bảo thực hiện trên thực tế, góp phần bảo đảm “dân chủ thực” cho ngƣời dân.
Cùng với đó, phát hiện và xử lý một cách triệt để những hành vi sai phạm; kỷ
luật đúng đối tƣợng lợi dụng quyền hạn, chức vụ để nhũng nhiễu, tham ô,
lãng phí trong quá trình thực hiện công vụ; thu hồi lại tài sản thất thoát cho
ngân sách Nhà nƣớc, thoái trả số tiền thu sai quy định, đảm bảo cho lợi ích
của Nhà nƣớc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.2.4 Nguyên tắc thanh tra hành chính
Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra hành chính là những tƣ tƣởng
chủ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các chủ thể và đối tƣợng của thanh
tra hành chính phải tuân thủ trong quá trình thanh tra. Các nguyên tắc này sẽ
sẽ chỉ đạo và chi phối các mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảo cho
hoạt động thanh tra đạt đƣợc mục đích đề ra.
Theo quy định tại điều 7 Luật Thanh tra 2010, nguyên tắc của hoạt
động thanh tra bao gồm: Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan,
trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Không trùng lặp về phạm vi, đối
tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá
nhân là đối tƣợng thanh tra [27]. Đây là những quy định làm nền tảng cơ bản,
19
mang tính xuyên suốt đối với hoạt động thanh tra.Theo đó, các nguyên tắc cơ
bản của thanh tra hành chính bao gồm:
Một là, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật về thanh tra hành chính.
Điều 12 Hiến pháp nƣớc ta khẳng định: "Nhà nƣớc quản lý xã hội
bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa" [23].
Nhƣ vậy, Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, mà thanh tra là một trong
những công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nƣớc, đặc biệt là hoạt động thanh tra
hành chính. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên, quan trọng nhất của thanh tra hành
chính là phải tuân thủ các quy định của pháp luật thanh tra và các văn bản có
liên quan. Nội dung của nguyên tắc này đƣợc thể hiện ở việc các chủ thể và
đối tƣợng không đƣợc vi phạm những điều cấm của pháp luật khi thanh tra;
cán bộ làm công tác thanh tra không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách
nhiễu, gây khó khăn cho đối tƣợng bị thanh tra; phải đảm bảo cho đối tƣợng
bị thanh tra chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Là một trong những
phƣơng thức đảm bảo pháp chế, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi
vi phạm pháp luật, hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói
riêng cần đặc đặc biệt quan tâm và chú trọng tới việc thực hiện nguyên tắc
này.
Hai là, nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực
của hoạt động thanh tra.
Theo Hồ Chủ Tịch: “Thái độ của ngƣời cán bộ thanh tra là kiểm tra
phải cẩn thận. Nghe không đƣợc thiên lệch, nghe một bên, nên nghe ngƣời
này, nghe ngƣời kia. Phải khách quan. Chớ do ý muốn và suy đoán chủ quan
của mình" [43]. Theo đó, hiệu quả của hoạt động thanh tra hành chính có
đƣợc đảm bảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác, khách quan,
trung thực khi tiến hành thanh tra. Bởi lẽ, khi xem xét vai trò của thanh tra
hành chính với kiểm tra, giám sát trong thực hiện quyền lực Nhà nƣớc, cho
20
thấy, hoạt động thanh tra hành chính luôn gắn với cơ quan quản lý Nhà nƣớc,
vì vậy, đối tƣợng của thanh tra hành chính cụ thể và trực tiếp hơn so với đối
tƣợng của từng chủ thể kiếm tra, giám sát. Bên cạnh đó, hoạt động của thanh
tra hành chính là nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kiểm tra, giám sát. Do
đó, thanh tra hành chính đƣợc coi là một trong những công cụ hiệu quả của
Nhà nƣớc trong việc thực hiện chức năng quản lý. Chính bởi vậy, những
thông tin, kết quả của thanh tra hành chính cung cấp phục vụ cho hoạt động
quản lý cần đòihỏi có độ chính xác, trung thực cao cũng nhƣ tính khách quan
của đời sống xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi thái độ của các cán bộ
làm công tác thanh tra hành chính phải cẩn trọng, tỉ mỉ, xem xét một cách
thấu đáo và đánh giá vụ việc thanh tra một cách khách quan, trung thực, chính
xác; song phải mang tính chắt lọc và đƣợc xem xét thông qua những phân
tích, đánh giá, kiến nghị phù hợp.
Ba là, nguyên tắc bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch trong
hoạt động thanh tra.
Công khai, minh bạch là nguyên tắc cơ bản trong thanh tra hành chính.
Nội dung của công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra bao gồm: công
khai quyết định thanh tra, tiếp xúc công khai đối tƣợng bị thanh tra, công khai
kết luận thanh tra…Tùy từng đối tƣợng, nội dung mà có hình thức công khai
thích hợp nhƣ: Trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trong phạm vi địa
phƣơng hay trong đơn vị công tác của đối tƣợng…Tuy nhiên, theo quy định
của pháp luật, có những thông tin cần đƣợc bảo mật, nhất là khi chƣa có kết
luận chính thức. Chẳng hạn nhƣ những vấn đề liên quan đến bí mật quốc gia,
an ninh quốc phòng hoặc giữ bí mật về ngƣời tố cáo để bảo vệ họ. Bên cạnh
công khai, minh bạch, nguyên tắc dân chủ cũng cần đƣợc chú trọng và bảo
đảm, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu ý kiến phản ánh
của các thành viên đoàn thanh tra, đốitƣợng bịthanh tra và từ phía ngƣờidân.
21
Bốn là, nguyên tắc bảo đảm tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử
lý các hành vi vi phạm phápluậtcủa chủ thể và đối tượng.
Việc chấp hành pháp luật thanh tra nói chung, thanh tra hành chính
nói riêng là trách nhiệm căn bản của chủ thể và đối tƣợng trong phát hiện, xử
lý các hành vi vi phạm. Theo đó, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động
thanh tra. Trách nhiệm của chủ thể thanh tra, ở đây là các cơ quan Thanh tra
Nhà nƣớc, là thực hiện tiến hành thanh tra theo đúng trình tự quy định của
pháp luật. Cùng với đó, cần phát huy hết khả năng, đạo đức nghệ nghiệp, bản
lĩnh chính trị vững vàng, tận tâm, nghiêm túc trong phát hiện xử lý các sai
phạm. Trách nhiệm của các đối tƣợng bị thanh tra, là thực hiện theo đúng
trình tự của Đoàn thanh tra, thành khẩn khai báo, cung cấp các tài liệu liên
quan để phục vụ cho việc xác minh trong tiến hành thanh tra. Khi bị phát hiện
có sai phạm đúng ngƣời, đúng tội, các đối tƣợng bị thanh tra có trách nhiệm
phải thực hiện đúng theo kết luận thanh tra, không chây ì hay cố tình chống
đối. Việc đảm bảo tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật của chủ thể và đối tƣợng thanh tra sẽ là cơ sở để hoạt động
thanh tra hành chính đƣợc tiến hành một cách thuận lợi, hiệu quả và kịp thời.
1.3.Cấuthành thanh tra hành chính
1.3.1. Chủ thể hoạt động thanh tra hành chính
Căn cứ theo Luật Thanh tra 2010, chủ thể hoạt động thanh tra hành
chính là các cơ quan nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc có thẩm quyền pháp lý về
thanh tra hành chính theo quy định của pháp luật thanh tra.
Theo đó, chủ thể của thanh tra hành chính, ở trung ƣơng là Thanh tra
Chính phủ; ở cấp tỉnh là Thanh tra tỉnh; ở cấp huyện là Thanh tra huyện;
Thanh tra bộ, Thanh tra sở, vừa thực hiện thanh tra hành chính, vừa thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành.
22
1.3.2. Đối tượng của thanh tra hành chính
Khi Luật Thanh tra 2010 chƣa đƣợc xây dựng và ban hành, trên cơ sở
khái niệm, nội dung về thanh tra hành chính của Luật Thanh tra 2004: thanh
tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc theo cấp
hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp [24], đã tồn tại
những quan niệm khác nhau về đối tƣợng của thanh tra hành chính:
Quan niệm thứ nhất cho rằng, đối tƣợng của hoạt động thanh tra hành
chính phải là các cơ quan nhà nƣớc và công chức nhà nƣớc. Theo quan niệm
này, hoạt động thanh tra hành chính sẽ không hƣớng vào các đối tƣợng là các
doanh nghiệp mà phải hƣớng vào việc xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp
luật, nhiệm vụ cũng nhƣ hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nƣớc [19].
Quan niệm thứ hai lại cho rằng, đối tƣợng thanh tra hành chính bao
hàm cả các tổ chức, doanh nghiệp. Theo quan niệm này, cần phải thông qua
thanh tra các đối tƣợng quản lý mà đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ,
ngành, địa phƣơng có liên quan đến sai phạm của doanh nghiệp bị thanh tra
[19].
Trong luận văn này, tác giả tiếp cận đối tƣợng của thanh tra hành
chính theo quan niệm thứ hai. Bởi lẽ, một nội dung quan trọng của thanh tra
hành chính là thanh tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý của các cơ quan
quản lý nhà nƣớc. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, để làm rõ, đánh giá đƣợc
trách nhiệm quản lý của các bộ, nghành, địa phƣơng, cần có sự thanh tra đối
với tất cả các cả các đối tƣợng thuộc quyền quản lý của cá nhân, tổ chức, đơn
vị đó, có thể bao hàm cả các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét theo Luật
Thanh tra 2010, thì đối tƣợng của thanh tra hành chính chủ yếu vẫn là các cơ
quan nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc và viên chức nhà nƣớc. Trong đó:
Với đối tượng là các cơ quan Nhà nước:
23
Cơ quan Nhà nƣớc là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nƣớc, là tổ
chức mang quyền lực Nhà nƣớc đƣợc thành lập và có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nƣớc [6].
Tuy nhiên, khi xét trong đối tƣợng của thanh tra hành chính, các cơ quan nhà
nƣớc này phải mang tính trực thuộc cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp,
chẳng hạn nhƣ bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành hoạt động thanh tra đối với các
cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của bộ, cơ quan ngang bộ;
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tiến hành thanh tra đối
với các sở, ngành, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc do
Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập; Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã tiến hành
thanh tra đối với cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, của
Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Với đối tượng là cán bộ, công chức Nhà nước:
Theo khoản 1 điều 4 Luật Cán bộ công chức quy định: Cán bộ là ngƣời
đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
trong cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, ở
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc [26].
Trong phạm vi về thanh tra hành chính, khái niệm cán bộ đƣợc giới hạn
là ngƣời đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo
nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nƣớc, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân
sách nhà nƣớc.
Cũng theo Luật Cán bộ công chức, đƣợc quy định tại khoản 2 điều 4:
Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức
chính trị - xã hộiở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
24
nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn
vị sựnghiệp cônglập củaĐảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị
- xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và
hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; đốivớicông chức trong bộ máy lãnh đạo,
quảnlý củađơnvị sựnghiệp cônglập thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [26].
Căn cứ vào cơ quan nơi công chức thực hiện nhiệm vụ, có thể phân
thành bốn loại: Công chức trong cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội;
Công chức trong cơ quan nhà nƣớc; Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập; Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Căn cứ vào vị trí côngtác, côngchức đƣợc phân thành 2 loại:Công chức
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trƣởng Công an; Chỉ huy
trƣởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi
trƣờng(đốivớiphƣờng, thịtrấn) hoặc địa chính- nông nghiệp - xây dựng và môi
trƣờng (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tƣ pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.
Trong phạm vi của thanh tra hành chính, đốitƣợng công chức của thanh
tra hành chính đƣợc tiếp cận là Công chức đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan nhà nƣớc; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, trong biên chế và hƣởng
lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập.
Với đối tượng là viên chức:
25
Căn cứ theo Điều 2, Luật Viên chức 2010, Viên chức là công dân Việt
Nam đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công
lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [29].
Theo đó, trong phạm vi của thanh tra hành chính, đối tƣợng viên chức
của thanh tra hành chính đƣợc tiếp cận là ngƣời đƣợc tuyển dụng theo hợp
đồng làm việc, đƣợc bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản
lý (trừ các chức vụ quy định là công chức); thực hiện các công việc hoặc
nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa
học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thƣơng binh và
xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên môi trƣờng, dịch vụ... nhƣ bác sĩ,
giáo viên, giảng viên đại học...
1.3.3. Nội dung hoạt động thanh tra hành chính
Căn cứ vào đặc điểm của thanh tra hành chính, và xét những nội dung
quy định tại Luật Thanh tra 2010, cùng Nghị định số: 86/2011/NĐ-CP quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, nội dung
hoạt động của thanh tra hành chính bao gồm:
1.3.3.1 Thanh tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý nhà
nước
Trong tiếng Anh, có hai thuật ngữ cùng đƣợc hiểu là “trách nhiệm”:
“responsibility” và “accountability”. Trách nhiệm với nghĩa là “responsibility”
thƣờng đƣợc hiểu là việc phải làm, nhƣ là bổn phận, nghĩa vụ. Còn
"accountability" có nghĩa rộng hơn responsibility, không chỉ có nghĩa là
những việc phải làm, mà còn bao gồm việc đứng ra nhận và chịu trách nhiệm
về kết quả thực hiện những việc đó [17].
Ở nƣớc ta hiện nay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ
trách nhiệm. Có tác giả cho rằng. “trách nhiệm là sự thực hiện bổn phận,
26
nghĩa vụ của chủ thể đối với ngƣời khác, với xã hội một cách tự giác. Trách
nhiệm đối lập với vô trách nhiệm, gắn liền với chịu trách nhiệm”[4]. Một số
tác giả khác lại cho rằng, trách nhiệm có nghĩa là “ chịu trách nhiệm” với hàm
ý là phải gánh chịu một hậu quả bất lợi nào đó [10].
Trên đây là những cách hiểu thông thƣờng về “trách nhiệm”. Để định
nghĩa về trách nhiệm dƣớigóc độ của quản lý nhà nƣớc, trƣớc hết, ta cần biết:
Theo pháp luật hiện hành, hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc bao gồm Chính
phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các
chính quyền địa phƣơng. Theo đó, trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý
nhà nƣớc là những nghĩa vụ mà cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thực hiện
trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trách nhiệm của các
cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc xác định từ những quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật. Nhƣ vậy, các cơ quan quản lý nhà nƣớc có rất nhiều
trách nhiệm, bao gồm: quản lý nhà nƣớc trên tất cả các nghành, lĩnh vực; tổ
chức các hoạt động để phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức các hoạt động để giữ
gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội; xây dựng những dự án, chƣơng trình, kế
hoạch phát triển toàn xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham
nhũng [14]… Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, với nội dung của
thanh tra hành chính, thanh tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý của cơ
quan quản lý Nhà nƣớc sẽ đƣợc tác giả nghiên cứu dƣới 2 góc độ:
Thứ nhất, thanh tra trách nhiệm thực hiện giảiquyết khiếu nại, tố cáo
của các cơ quan quản lý nhà nước
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo là những nhiệm vụ mà cơ quan quản lý nhà nƣớc phải
thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo hiện hành và Nghị
định 75/2012/NĐ-CP quy định một số điều chi tiết của Luật Khiếu nại, Nghị
27
định 76/2012/NĐ-CP quy định một số điều chi tiết của Luật Tố cáo, các cơ
quan quản lý nhà nƣớc có trách nhiệm:
Tổ chức tiếp công dân
Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền
Tổ chức thihành quyếtđịnh giải quyết khiếu nại, quyếtđịnh xử lý tố cáo
Hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức do mình quản lý
trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Quản lý nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Theo đó, nội dung thanh tra trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà
nƣớc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ bao gồm thanh tra việc thực hiện
các nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong:
Tổ chức tiếp công dân, nhận khiếu nại, tố cáo
Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, các quyết định
giải quyết tố cáo
Hƣớng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý
trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Quản lý nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thứ hai, thanh tra trách nhiệm trong thực hiện pháp luật về phòng,
chống tham nhũng của các cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm:
Trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình,
kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng; công tác tuyên truyền, phổ biến,
quán triệt chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về phòng
chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức
và quần chúng nhân dân.
Trách nhiệm trong việc công khai, minh bạch trong mua sắm tài sản
công, xây dựng cơ bản, tài chính – ngân sách; quản lý, sử dụng các khoản hỗ
28
trợ, viện trợ, huy động; quản lý đất đai, tài sản công, công tác tổ chức cán bộ;
việc thực hiện quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin.
Trách nhiệm trong việc cảicách hành chính, đổimớicông nghệ quản lý.
Trách nhiệm trong việc xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức,
tiêu chuẩn cho cán bộ, công chức.
Trách nhiệm trong việc kê khai, xác minh, công khai kết quả xác
minh tài sản, thu nhập theo quy định.
Trách nhiệm trong việc chi, trả lƣơng qua tài khoản cho các đối tƣợng
hƣởng lƣơng từ ngân sách.
Trách nhiệm trong việc xử lý tin báo, giải quyết tố cáo về dấu hiệu
tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ theo chức năng quản lý nhà nƣớc.
Trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo, các quy định
về công tác phòng, chống tham nhũng.
Trách nhiệm việc ngƣời đứng đầu định kì kiểm điểm trách nhiệm
trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; việc xem
xét, xử lý trách nhiệm của ngƣời đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.
1.3.3.2. Thanh tra kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn từ sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng đến nửa cuối
thập kỷ 80 của thế kỷ trƣớc, gần nhƣ toàn bộ nguồn vốn, đất đai và những tƣ
liệu sản xuất chủ yếu đều thuộc về Nhà nƣớc. Khi đó, các công trƣờng, nhà
máy, xí nghiệp, hợp tác xã… đều là những đơn vị cơ sở của Nhà nƣớc, do Nhà
nƣớc trực tiếp điều hành từ kế hoạch sản xuất đến địa chỉ tiêu thụ sản phẩm.
Trong điều kiện nhƣ vậy, để tránh thất thoát, để bảo vệ tài sản Nhà nƣớc thì
việc thanh tra các hoạt động kinh tế của bất kỳ một doanh nghiệp nào là một sự
cần thiết khách quan giống nhƣ sự tập trung cao độ trong quản lý nhà nƣớc khi
đó. Bởi vì tài sản công chính là đối tƣợng dễ bị tham ô, ăn cắp, lãng phí và sử
dụng sai mục đíchnhất. Hay nói cáchkhác, chính chế độ công hữu là nền tảng
29
triết học của sự ra đời hoạt động kiểm soát mà nhiều thế hệ cán bộ thanh tra
vẫn gọi là “thanh tra kinh tế-xã hội” [1].Thế nhƣng, kể từ sau Pháp lệnh Thanh
tra, trong cơ chế quản lý mới đối với nền kinh tế thì về mặt pháp lý, đã không
còn cơ sở để tiến hành các hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội theo cách làm
truyền thống. Đến khi Luật Thanh tra ban hành, tƣ duy này còn đƣợc thể hiện
rõ hơn ở việc phân định giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Tuy nhiên, hiện nay, khi Luật Thanh tra 2010 đã có những hƣớng dẫn,
quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động của thanh tra hành chính và chính và
thanh tra chuyên nghành, thì thanh tra kinh tế - kinh tế xã hội vẫn đƣợc nhắc
đến trong báo cáo thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc, mặc nhiên
đƣợc coi là một trong những phƣơng diện, nội dung hoạt động của thanh tra
hành chính. Xét về bản chất hiện nay, Thanh tra kinh tế - xã hội là những
cuộc thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế, tài
chính của các cơ quan, đơn vị, cá nhân với mục đích là phát hiện những sai
phạm để xử lý (chủ yếu là thu hồi) và chấn chỉnh (chủ yếu là kiến nghị xem
xét trách nhiệm của các cá nhân). Suy cho cùng, kết quả của các cuộc thanh
tra này nhằm hƣớng vào việc xem xét trách nhiệm quản lý; trách nhiệm thực
thi pháp luật; phát hiện, xử lý và phòng chống tham nhũng, hoàn toàn phù
hợp, đồng điệu với mục đích mà thanh tra hành chính hƣớng đến.
So với bản chất của thanh tra kinh tế - xã hội giai đoạn trƣớc khi Luật
Thanh tra 2004 đƣợc ban hành, thanh tra kinh tế - xã hội của các cơ quan
thanh tra nhà nƣớc hiện nay không còn hƣớng vào đối tƣợng là các doanh
nghiệp mà chủ yếu hƣớng vào đối tƣợng là các cơ quan nhà nƣớc, công chức
nhà nƣớc. Việc thanh tra các doanh nghiệp chỉ nhằm giải quyết các sai phạm
có liên quan đến trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan quản lý.
30
Từ khi Luật Thanh tra 2010 đƣợc ban hành và có hiệu lực, một số
cuộc thanh tra hành chính đƣợc thực hiện bởi các cơ quan thanh tra nhà nƣớc
có thể kể đến là: Thanh tra việc quản lý tài chính, các nguồn thu chi của các
trƣờng học, bệnh viện; Thanh tra các sự án đầu tƣ phát triển giao thông;
Thanh tra việc quản lý đất đai… Tuy nhiên, do chƣa có một văn bản pháp luật
nào quy định cụ thể về nội dung, đối tƣợng, phạm vi của thanh tra hành chính
nên chúng ta vẫn chƣa có đƣợc một tên gọi chính xác cho các cuộc thanh tra
này, và mặc định rằng, đó là các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội.
Tóm lại, căn cứ theo tình hình thực tiễn về chủ thể, mục đích, nội
dung hoạt động, có thể nói rằng, thanh tra kinh tế - xã hội là một trong những
nội dung hoạt động của thanh tra hành chính. Theo đó, các cuộc thanh tra
kinh tế - xã hội có thể đƣợc nêu với tên gọi là thanh tra hành chính.
1.3.4. Hình thức thanh tra hành chính
Hình thức thanh tra hành chính là những biểu hiện bên ngoài của hoạt
động này. Có nhiều hình thức thanh tra khác nhau, điều này phụ thuộc vào
cách phân loại khác nhau hay còn phụ thuộc vào căn cứ phân loại khác nhau.
Bao gồm: thanh tra theo chƣơng trình, kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất.
Thanh tra hành chính theo chƣơng trình, kế hoạch đƣợc tiến hành theo
chƣơng trình, kế hoạch thanh tra đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra để thực hiện định hƣớng chƣơng trình và
yêu cầu quản lý của thủ trƣởng cơ quan quản lý cùng cấp [27].
Kế hoạch thanh tra cần đƣợc dựa vào căn cứ sau:
Yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các cơ quan cùng cấp cần tiến hành
thanh tra để phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp đó;
Những vấn đề bất cập, bức xúc mà quá trình thanh tra trong kỳ kế hoạch
trƣớc đã phát hiện nhƣng chƣa đƣợc giảiquyết hoặc giải quyết chƣa dứt điểm;
31
Những vấn đề do đơn thƣ khiếu nại tố cáo của công dân; đơn kiến nghị
đề nghị của cơ quan, tổ chức chuyển đến nhƣng chƣa đƣợc giải quyết dứt
điểm vào kỳ kế hoạch trƣớc.
Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp có trách nhiệm phê
duyệt kế hoạch thanh tra. Thanh tra theo chƣơng trình kế hoạch có tác dụng tạo
điều kiện thuận lợi đề đoàn thanh tra có sự chuẩn bị một cách tốt nhất cho việc
thanh tra về lực lƣợng tiến hành, thời gian, tài liệu liên quan, thu thập thông tin,
khảo sát thực tế…nhằm bảo đảm cho cuộc thanh tra đạt hiệu quả nhất.
Thanh tra hành chính đột xuất đƣợc tiến hành khi phát hiện cán bộ,
công chức hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo
yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trƣởng cơ quan
quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định. Thanh tra đột xuất thƣờng gắn
với những vấn đề cấp thiết, bức xúc nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh
những sai phạm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động thanh tra hành chính
1.4.1. Yếu tố về nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác – Lenin, nhận thức đƣợc định nghĩa là
quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con
ngƣời, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn [7]. Theo đó,
hiện thực khách quan sẽ chỉ mang tính tích cực khi đƣợc nhận thức một cách
đầy đủ, không sai lệch.
Trƣớc đây, trong suốt một thời gian dài, hoạt động của Thanh tra viên
và các cán bộ làm công tác thanh tra vẫn chỉ đƣợc quan niệm nhƣ hoạt động
của một công chức hành chính. Tính sáng tạo, chủ động của hoạt động của
thanh tra còn hạn chế, bản thân nghành thanh tra cũng chƣa nhận thức hết
thanh tra là tiền đề, là điều kiện của quản lý nhà nƣớc. Vì vậy, vai trò của các
32
thanh tra viên trong thực thi nhiệm vụ chƣa đƣợc phát huy, hiệu quả của hoạt
động thanh tra cũng vì thế mà chƣa mang lại kết quả đáng mong đợi.
Từ khi đất nƣớc ta bƣớc vào thời kì đổi mới, nền kinh tế quan liêu, tập
trung bao cấp dần đƣợc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Phƣơng thức lãnh đạo,
quản lý đời sống kinh tế, xã hội của Đảng và nhà nƣớc cũng có sự thay đổi
mạnh mẽ. Những thay đổi căn bản đó đặt ra đòi hỏi, thách thức đối với tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, trong đó có tổ chức và hoạt động
của ngành thanh tra. Với nền kinh tế phát triển nhanh cùng xu thế chung của
thế giới, con ngƣời dễ mua bán với nhau hơn, dễ thỏa thuận với nhau hơn,
những tiêu cực xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế
quốc tế đã và đang tấn công vào hệ thống cơ quan nhà nƣớc, trong đó có các
cơ quan thực thi pháp luật, gây ra những tác hại không nhỏ, giảm sút lòng tin
của nhân dân vào đội ngũ cán bộ công chức. Đây cũng là yếu tố có tác động
lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra đó là các hành vi tham nhũng, lạm
dụng chức vụ, quyền hạn, sách nhiễu nhân dân của công chức. Chính vì vậy,
đã đến lúc, chúng ta cần thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của nghành
thanh tra nói chung, đặc biệt là thanh tra hành chính nói riêng.
Hiện nay, công luận và dƣ luận xã hội đã và đang phát huy vai trò quan
trọng vào quá trình quản lý và phát triển đất nƣớc, nhiều cuộc thanh tra đã
đƣợc dƣ luận quan tâm, chú ý. Ở những cuộc thanh tra này, kết quả thanh tra
thƣờng sẽ tác động tới nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xử lý những vấn
đề xã hội đang bức xúc. Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều bài báo, những loạt
phóng sự điều tra… về những hành vi vi phạm của ngƣời có chức quyền trong
hoạt động quản lý, để xảy ra sai phạm đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan
thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra và kiến nghị xử lý. Điều này cho
thấy rằng, hoạt động của nghành thanh tra đang dần nhận đƣợc sự quan tâm
33
lớn từ tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội, nhận thức về tầm
quan trọng của thanh tra nói chung, thanh tra hành chính nói riêng cũng theo
đó đƣợc nâng cao.
Tóm lại, hoạt động thanh tra hành chính có phát huy đƣợc hết vai trò,
mang lại những kết quả tích cực trong phòng ngừa và xử lý sai phạm hay
không, phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề nhận thức của mọi cơ quan, tổ chức, cá
nhân về vị thế quan trọng của thanh tra trong quản lý nhà nƣớc. Có nhận thức
đúng về tầm quan trọng của nghành thanh tra, hoạt động thanh tra hành chính
mới không còn mang tính hình thức, sơ sài; các cá nhân, tổ chức trong xã hội
mới quan tâm, chú ý, mạnh dạn tố giác khi phát hiện có vi phạm; các cơ quan
chức năng mới tận tâm, trách nhiệm với hết khả năng và đạo đức nghề nghiệp
của mình. Theo đó, hiệu quả của thanh tra hành chính mới mang lại những kết
quả đáng mong đợi, góp phần trong việc đảm bảo trật tự kinh tế - xã hội, an
ninh, quốc phòng của đất nƣớc.
1.4.2. Yếu tố về pháp luật
Pháp luật thực định là nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức và
hoạt động của cơ quan thanh tra. Đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nƣớc, quy định của ngành về tổ chức và hoạt động thanh tra đƣợc xây
dựng, ban hành và tổ chức thực hiện trên thực tế, tạo nên hành lang pháp lý
cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra, cho hoạt động thanh tra
để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.
Hoạt động thanh tra đƣợc thực hiện trên nguyên tắc tuân theo pháp luật
cho nên pháp luật sẽ là cơ sở quan trọng cho quá trình tổ chức và hoạt động
của cơ quan thanh tra. Một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ là điều
kiện hết sức quan trọng bảo đảm cho hiệu quả và hiệu lực của công tác thanh
tra. Thêm nữa, pháp luật về thanh tra còn phải bảo đảm tính thực tiễn, tính
khả thi của nó, đặc biệt là những quy định về tổ chức bộ máy, về nhiệm vụ,
34
quyền hạn trong quá trình tiến hành thanh tra cũng nhƣ phƣơng thức tiến hành
thanh tra…mới có thể mang đến hiệu quả thiết thực của hoạt đọng thanh tra,
góp phần đắc lực vào công tác quản lý nhà nƣớc.
Pháp luật thực định Việt Nam quy định hệ thống các cơ quan thanh tra
nhà nƣớc đƣợc tổ chức thống nhất từ Trung ƣơng tớiđịa phƣơng. Hệ thống đó
đƣợc tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phân định rõ thẩm quyền giữa các cấp thực
hiện công tác thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
Luật thanh tra 2010 và các luật khác có liên quan. Điều này, chắc chắn sẽ giúp
cho hoạt động thanh tra đƣợc thực hiện một cáchthống nhất, đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, các cơ quan nhƣ Thanh tra tỉnh, Thanh tra
huyện, là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp. Vì vậy,
cơ quan thanh tra còn chƣa thể hiện đƣợc tính độc lập trong việc tiến hành
giải quyết các vụ việc vi phạm. Với bộ máy nhà nƣớc về thanh tra có chức
năng, nhiệm vụ không đƣợc phân định rõ ràng, chồng chéo,... sẽ là trở ngại
lớn cho hoạt động quản lý nhà nƣớc, cũng nhƣ hoạt động thanh tra nói riêng.
Đặc biệt khi đối tƣợng của thanh tra hành chính có thể là công chức trực
thuộc sự quản lý của nhiều chủ thể có thẩm quyền liên quan.
Hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của quyền
lực nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhƣng do sự phân tán của nền
hành chính nên các tổ chức thanh tra nhà nƣớc ở các cấp, các ngành có sự lệ
thuộc vào cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp, trong đó sự chỉ đạo của cơ
quan thanh tra nhà nƣớc cấp trên vẫn còn mang tính hình thức, kém hiệu quả.
Sự phụ thuộc của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc vào cơ quan quản lý
nhà nƣớc cùng cấp cả về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng
chƣơng trình, kế hoạch thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra cũng nhƣ
giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này phần nào ảnh hƣởng
35
đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra
hành chính nói riêng.
Đối với hoạt động thanh tra hành chính, hiện nay, trong Luật Thanh tra
2010, Nghị định số: 86/2011/NĐ-CP đã có những quy định, hƣớng dẫn về tổ
chức, hoạt động thanh tra hành chính, là cơ sở, căn cứ bƣớc đầu để tiến hành
thanh tra. Tuy nhiên, về nội dung, phạm vi, cách thức tiến hành thanh tra hành
chính vẫn chƣa đƣợc quy định chi tiết trên văn bản pháp luật vì vậy trên thực
tiễn đã gặp không ít những khó khăn: Có sự chồng chéo về nội dung và đối
tƣợng giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành, thanh tra phải
thực hiện nhiều nhiệm vụ mà quyền hạn đƣợc quy định lại hạn chế; chế độ
công vụ cho thanh tra viên hay đoàn thanh tra cònchƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu
hoạt động thực tiễn …
1.4.3. Yếu tố về sự phối hợp
Thanh tra là một thiết chế trong tổng thể các thiết chế thanh tra, kiểm
tra, giám sát của bộ máy nhà nhà nƣớc nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật
của mọi cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy mà trong quá trình hoạt động của
mình, các cơ quan thanh tra cần có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các
cơ quan khác của nhà nƣớc trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan
để tránh sự chồng chéo, trùng lặp và bảo đảm phát huy tối đa hiệu quả hoạt
động của mỗi cơ quan, đặc biệt là giữa các cơ quan có chức năng bảo vệ pháp
luật. Luật thanh tra 2010 đã có quy định mới về trách nhiệm phối hợp của các
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan công an, viện kiểm sát, cơ
quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi
phạm pháp luật. Theo chiều ngƣợc lại cơ quan công an, viện kiểm sát trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm xem xét kiến
nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển
đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó. Cơ quan, tổ chức hữu
36
quan xác nhận khi đƣợc yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý của thanh tra có
trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về thực hiện yêu cầu, kiến nghị,
quyết định xử lý đó.
Việc xây dựng một mối quan hệ phối hợp chặt chẽ hơn giữa cơ quan
thanh tra với cơ quan công an, viện kiểm sát, cơ quan tổ chức hữu quan trong
hoạt động thanh tra, trong phòng ngừa, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật, khắc phục những vƣớng mắc trong thời gian qua, nhất là việc đề
nghị cung cấp thông tin hoặc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý về
thanh tra không chỉ tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của từng cơ quan mà còn
góp phần nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung.
1.4.4. Yếu tố về nguồn nhân lực
Thanh tra là khâu thiết yếu của quản lý nhà nƣớc. Hiệu lực hiệu quả
của thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng đội ngũ công chức làm công
tác thanh tra. Nhìn chung, muốn một cuộc thanh tra có hiệu lực, hiệu quả thì
trƣớc hết ngƣời làm công tác thanh tra phải có đầy đủ năng lực, chuyên môn,
nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Nhất là đối với hoạt động thanh tra hành
chính, khi đối tƣợng thanh tra có thể là cán bộ, công chức có vị trí, tầm ảnh
hƣởng lớn thì ngƣời cán bộ làm công tác thanh tra phải giữ vững đƣợc bản
lĩnh chính trị, tâm lý, vị thế của ngƣời tiến hành hoạt động thanh tra và giữ
trọn đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ để đối mặt với những đối tƣợng
ấy. Trên thực tế hiện nay, đã có rất nhiều lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
dành cho thanh tra viên và cán bộ đƣợc giao thực hiện hoạt động thanh tra
nhƣng chất lƣợng nguồn nhân lực thực hiện hoạt động này vẫn còn ở mức
kém hiệu quả, chƣa phát huy đƣợc hết khả năng, sức mạnh của đội ngũ cán bộ
thực thi quyền hành pháp trong hoạt động thanh tra kiểm tra.
Bên cạnh đó là khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức về
chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thanh tra vào thực tiễn thanh tra. Hoạt
37
động thanh tra này rất đa dạng nên những kinh nghiệm, kiến thức về chuyên
môn, nghiệp vụ có thể đáp ứng, ứng dụng trong công tác thanh tra cũng rất đa
dạng, đòi hỏi các thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra phải có kỹ
năng pháp lý, am hiểu pháp luật và biết khai thác sử dụng pháp luật trong tiến
hành hoạt động thanh tra. Để thông qua hoạt động thanh tra phát hiện xử lý
đƣợc nhiều vi phạm pháp luật, đề xuất nhiều kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục
những bất cập, sơ hở trong quản lý và trong ban hành chính sách pháp luật.
Nhƣ vậy có thể nói rằng, một đội ngũ thanh tra viên, cán bộ làm công
tác thanh tra đƣợc hoàn thiện về mọi mặt chính là nhân tố tiên quyết quyết
định đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra
hành chính nói riêng.
38
Tiểu kết Chƣơng 1
Tại Chƣơng 1, Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về
thanh tra và thanh tra hành chính để làm cơ sở lý luận cho Chƣơng 2 và
Chƣơng 3, lần lƣợt phân tích một cách hệ thống, đi từ khái niệm về thanh tra,
thanh tra hành chính, chỉ ra 04 đặc điểm của thanh tra hành chính và làm rõ về
nguyên tắc, nội dung, là cơ sở để thực hiện và tiến hành thanh tra hành chính.
Qua việc phân tích, làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận về thanh tra
hành chính đã đặc biệt cho thấy vị trí, vai trò của công tác thanh tra hành
chính không chỉ đối với việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi sai
phạm mà còn có vai trò đặc biệt trong đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nƣớc, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Cùng với đó, luận văn cũng nêu ra, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới
hoạt động của thanh tra hành chính để từ đó, có cơ sở đƣa ra nguyên nhân của
những kết quả, hạn chế ở chƣơng 2.
39
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TẠI THANH TRA
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG
2.1. Khái quát chung về thành phố Tuyên Quang
2.1.1. Đặc điểm hành chính – chính trị
Thành phố là trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh Tuyên Quang;
là nơi có nhiều cơ quan đầu não; Sở, Ban, Nghành của tỉnh đặt trụ sở và làm
việc. Đây cũng là nơi thƣờng diễn ra các cuộc đại hội, các cuộc hội nghị của
tỉnh, thành phố; nơi đón tiếp các đoàn khách của Đảng, Nhà nƣớc, lãnh đạo
các tỉnh bạn, các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc.
Thành phố có tổng số đơn vị hành chính trực thuộc là 13, trong đó có
7 phƣờng: Hƣng Thành, Minh Xuân, Nông Tiến, Phan Thiết, Tân Hà, Tân
Quang, Ỷ La và 6 xã: An Khang, An Tƣờng, Đội Cấn, Lƣỡng Vƣợng, Thái
Long, Tràng Đà.
Thực hiện theo Nghị Quyết số 27/NQ-CP ngày 02/07/2010, thành phố
Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang đƣợc thành lập trên cơ sở toàn bộ diện
tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tuyên
Quang.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Thành phố Tuyên Quang có
tổng diện tích đất tự nhiên là 11921.00 ha, nằm ở trung tâm của tỉnh Tuyên
Quang, có vị trí địa lý nhƣ sau: phía đông, phía bắc, phía tây giáp huyện Yên
Sơn; phía nam giáp huyện Sơn Dƣơng. Nhƣ vậy, đô thịtrong tƣơng laisẽ có 3
khu chính: khu nội thị, 2 khu đô thị vệ tinh gồm khu du lịch sinh thái nằm ở
phía Tây Nam và khu công nghiệp nằm ở phía Nam Thành phố.
40
Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Ủy, chính
quyền, diện mạo đô thị của thành phố Tuyên Quang đã có nhiều thay đổi và
chuyển biến tích cực, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân ngày càng đƣợc nâng cao.
Về kinh tế : Tính đến đầu năm 2010, toàn Thành phố có 28 hợp tác xã
thủ công nghiệp, 391 doanh nghiệp đóng trên địa bàn, trong đó 56 công ty cổ
phần, 257 công ty Trách nhiệm hữu hạn, 78 doanh nghiệp tƣ nhân, tổng thu
ngân sáchnhà nƣớc ƣớc tính gần 160 tỷ đồng. Trên địa bàn Thành phố còn có
khu công nghiệp Long Bình An với quy mô 109 ha và 2 điểm công nghiệp tập
trung tại phƣờng Tân Hà và phƣờng Nông Tiến.
Về xã hội: Thành phố là nơi tập trung đông dân cƣ, có mật độ dân số
lớn nhất trong toàn tỉnh. Tổng số hộ trong toàn thành phố là 24.483 hộ, gồm
95.260 nhân khẩu với 19 dân tộc anh em cùng chung sống; trình độ dân trí
cao và tƣơng đối đồng đều.
Về cơ sở hạ tầng: Toàn thành phố có đƣờng quốc lộ 2 và quốc lộ 37
chạy qua và cùng với các tuyến đƣờng liên huyện liên xã, phƣờng tạo thành
mạch máu giao thông chính nối liền các huyện, xã trong khu vực, trung tâm
thành phố đồng thời nối liền với các tỉnh bạn, thuận lợi cho việc lƣu thông và
phát triển kinh tế, văn hoá; hệ thống giao thông liên xã, phƣờng, liên thôn đã
đƣợc trải nhựa và bê tông.
Có thể nói, từ năm 2010 đến năm 2012, là giai đoạn mới chuyển đổi từ
đô thị loại 4 lên đô thị loại 3 (tức thị xã Tuyên Quang lên thành phố Tuyên
Quang), đƣợc sự quan tâm đầu tƣ phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng của tỉnh,
trên địa bàn thành phố Tuyên Quang có nhiều công trình, dự án xây dựng, giá trị
quyền sử dụng đất tăng cao dẫn đến phát sinh đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng giảiphóng mặt bằng, tranh
chấp đất đai. Cho đến thời điểm hiện tại, với sự đầu tƣ và phát triển không
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

More Related Content

Similar to Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Similar to Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (20)

Luận văn: Hiệu quả thanh tra hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hiệu quả thanh tra hành chính tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Hiệu quả thanh tra hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hiệu quả thanh tra hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: Thanh tra cấp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, HAY
Luận văn: Thanh tra cấp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, HAYLuận văn: Thanh tra cấp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, HAY
Luận văn: Thanh tra cấp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, HAY
 
Luận văn: Thanh tra cấp huyện tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Thanh tra cấp huyện tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk LăkLuận văn: Thanh tra cấp huyện tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Thanh tra cấp huyện tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn: Cơ chế một cửa ở cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Cơ chế một cửa ở cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Cơ chế một cửa ở cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Cơ chế một cửa ở cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
 
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính.doc
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính.docVai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính.doc
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính.doc
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại Kiên Giang, HOTĐề tài: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại Kiên Giang, HOT
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại Kiên Giang, HOT
 
Khóa luận: Công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự, 9 ĐIỂMKhóa luận: Công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU khóa luận thi hành án dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận thi hành án dân sự, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận thi hành án dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận thi hành án dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
 
Luan van hoat dong ban hanh van ban hanh chinh tai ha noi
Luan van hoat dong ban hanh van ban hanh chinh tai ha noiLuan van hoat dong ban hanh van ban hanh chinh tai ha noi
Luan van hoat dong ban hanh van ban hanh chinh tai ha noi
 
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ LiêmĐề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
Đề tài: Ban hành văn bản hành chính tại UBND quận Nam Từ Liêm
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
 
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm, HAYLuận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm, HAY
 
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm, HOT - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm, HOT - Gửi miễn phí ...Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm, HOT - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm, HOT - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa họcĐề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
 

More from luanvantrust

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ THỊ HOÀNG YẾN THANH TRA HÀNH CHÍNH – TỪ THỰC TIỄN THANH TRA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG MÃ TÀI LIỆU: 80560 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ THỊ HOÀNG YẾN THANH TRA HÀNH CHÍNH – TỪ THỰC TIỄN THANH TRA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH VĂN MINH HÀ NỘI – 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thanh tra hành chính – Từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân tôi, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố. Số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, hoàn toàn dựa theo số liệu thu thập và điều tra. Các thông tin trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn tài liệu tham khảo. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Đỗ Thị Hoàng Yến
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá trình nỗ lực học tập và nghiên cứu với sự giúp đỡ của thầy cô, đơn vị, đồng nghiệp và ngƣời thân. Để có đƣợc thành quả ngày hôm nay, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo – TS. Đinh Văn Minh, ngƣời hƣớng dẫn khoa học trực tiếp, đã dành nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Học viện Hành chính Quốc gia, khoa Sau Đại học cùng toàn thể thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí công tác tại Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu điều tra nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, ngƣời thân, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi an tâm công tác, học tập và sự quan tâm, chia sẻ của các bạn học cùng lớp Cao học Luật Hành chính và Luật Hiến pháp LH2.B1 cũng chính là động lực giúp tôi hoàn thành khóa học và luận văn này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./. Tác giả Đỗ Thị Hoàng Yến
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA HÀNH CHÍNH........................................................................................... 6 1.1. Khái quát chung về thanh tra................................................................. 6 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vaitrò, nguyêntắc củathanhtrahành chính ............ 10 1.3.Cấu thành thanh tra hành chính............................................................ 21 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt độngthanh tra hành chính ................... 31 Tiểu kết Chƣơng 1.................................................................................... 38 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TẠI THANH TRA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG................ 39 2.1. Khái quát chung về thành phố Tuyên Quang........................................ 39 2.2. Cơ cấu, tổ chức, nội dung hoạt động của Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang ......................................................................... 41 2.3. Thực trạng hoạt động thanh tra hành chính tại Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang ......................................................................... 45 2.4. Nhận xét chung về thanh tra hành chính từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang............................................................... 61 Tiểu kết Chƣơng 2.................................................................................... 68 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THANH TRA HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG................................................................................................... 69 3.1. Yêu cầu của việc bảo đảm thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang ......................................................................... 69 3.2. Phƣơng hƣớng bảo đảm thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang..................................................................................... 71
  • 6. 3.3. Giải pháp bảo đảm thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang............................................................................................ 75 Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................... 83 KẾT LUẬN.............................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 87
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống các phòng ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang....................................................... 42 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy Thanh tra thành phố Tuyên Quang .................. 43 Bảng 2.1: Bảng thống kê số lƣợng cán bộ, công chức thuộc Thanh tra thành phố Tuyên Quang theo chức vụ và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ............ 45 Bảng 2.2: Tổng số cuộc thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang năm 2010 – 2015.............................................................................................. 57 Bảng 2.3: Bảng thống kê kết quả xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra hành chính của Thanh tra thành phố Tuyên Quang năm 2010 – 2015......................................................................................................... 59
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đối với cán bộ, đƣợc làm công tác thanh tra là một vinh dự. Vì sao? Vì công tác thanh tra là một công tác quan trọng, Đảng và Chính phủ có tin cậy mới giao cho làm nhiệm vụ ấy” [43]. Có thể thấy, công tác thanh tra là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nƣớc, là công cụ phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, thanh tra còn là một phƣơng thức phát huy dân chủ, tăng cƣờng pháp chế, phát hiện và xử lý những biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí và những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý. Ngay từ những ngày đầu lập nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú ý tới việc sử dụng, phát huy vai trò công tác thanh tra. Tại cuộc họp Chính phủ ngày 13/11/1945, Hồ Chủ tịch đề nghị“Các Bộ trƣởng có thể chia nhau đithanh tra một khu vực gần Hà Nội, Bộ Nộivụ sẽ khảo cứu và lập một chƣơng trình về việc này”. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, tiền thân của các tổ chức thanh tra ngày nay. Có thể nói, kể từ khi tổ chức và hoạt động thanh tra đƣợc chính thức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt, công tác thanh tra đã phát huy đƣợc các nhân tố tích cực trong phòng ngừa xử lý vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức và nhân dân. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, các quy định hiện hành về thanh tra, còn chƣa đƣợc quy định rõ, còn chồng chéo về vai trò, hoạt động của thanh tra hành chính và chuyên ngành, hoạt động phối hợp xử lý giữa cơ quan
  • 9. 2 thanh tra và các cơ quan chức năng dẫn đến hiệu quả của công tác thanh tra còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, quyền hạn thanh tra còn bị hạn chế, các kết luận, kiến nghị thanh tra chƣa đƣợc thực thi một cách nghiêm chỉnh và còn thiếu nhiều biện pháp cứng rắn, chế tài đủ mạnh. Một số cán bộ thanh tra chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Để xử lý dứt điểm tình trạng trên không chỉ là vấn đề riêng của một địa phƣơng, một ngành mà phải cần có sự hỗ trợ từ tất cả các cơ quan hữu quan. Tình hình trên đặt ra đòi hỏi phải nghiên cứu một cách tổng thể cả về lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra nói chung, đặc biệt công tác thanh tra hành chính nói tiêng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này. Xuất phát từ những lý do nêu trên, em đã chọn đề tài: “ Thanh tra hành chính – từ thực tiễn Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp chƣơng trình sau đại học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay, nói về thanh tra hành chính, có khá nhiều đề tài nghiên cứu và tác giả đề cập đến nội dung liên quan đến hoạt động này, nhƣng để nghiên cứu một cách trực tiếp, có hệ thống chuyên sâu về thanh tra hành chính thì số lƣợng công trình nghiên cứu còn hạn chế, cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, về các đề tài nghiên cứu khoa học. - “Cơ sở xác định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng” do đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh – Viện khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm. - “Mộtsố giải pháp nhằm hạn chế trùng lắp, chồngchéo tronghoạtđộng
  • 10. 3 thanh tra”do đồngchíLêĐức Trung– Việnkhoahọc Thanhtralàm chủnhiệm. Thứ hai, về các đề tài luận án, luận văn đã bảo vệ. - Luận án tiến sỹ “Tổ chức và hoạt động của các tổ chức Thanh tra ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay – thực trạng và giải pháp” của tác giả Trịnh Xuân Thiện. - Luận văn thạc sỹ :“Hoạt động thanh tra hành chính của cơ quan Thanh tra tỉnh, từ thực tiễn tỉnh Cà Mau”; “Thanh tra quận, huyện; Thanh tra xây dựng xã, phƣờng, thị trấn tại Thành phố Hồ Chí Minh” Thứ ba, các bàinghiên cứu đăng trên báo, tạp chí, các trang điện tử chính thống. - “Phân định thanh tra hành chính - thanh tra chuyên ngành: những vƣớng mắc đặt ra cho việc sửa đổi Luật thanh tra” của tác giả Đinh Văn Minh – Viện khoa học Thanh tra. - “Thanh tra hành chính góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà Nƣớc” của tác giả Nguyễn Tân Đông – Thanh tra tỉnh Đồng Tháp. Các đề tài, chuyên đề, bài viết nghiên cứu trên đây mới chỉ đề cập bƣớc đầu đến vấn đề thanh tra hành chính. Các bài viết, các công trình nghiên cứu phần lớn tập trung vào khó khăn khi thực hiện hoạt động thanh tra hành chính, phân định giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành, chƣa có nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu về lý luận , thực tiễn công tác tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra hành chính ở các cấp, các ngành, cụ thể là hoạt động thanh tra hành chính trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở, tiền đề trong việc tham khảo, tiếp cận, nghiên cứuđểđƣara những giải pháp trongcôngtác hoàn thiện tổ chức và thực hiện thanh tra hành chính tại thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
  • 11. 4 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Luận văn luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thanh tra hành chính. Phân tíchthực trạng về thanh tra hành chínhở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Xác định những ƣu điểm, hạn chế về thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang, phát hiện những mặt tích cực đã làm và những mặt hạn chế trong công tác thanh tra. Đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp đảm bảo thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn sẽ thực hiện nhiệm vụ sau: nghiên cứu những vấn đề chung về thanh tra hành chính; trên cơ sở đó nghiên cứu đặc điểm, vai trò, cấu thành, nội dung của thanh tra hành chính. Đi sâu tìm hiểu, đánh giá thực trạng thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang. Trong quá trình nghiên cứu chỉ rõ những ƣu điểm, hạn chế thanh tra hành chính trong thực tiễn, nguyên nhân của ƣu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra hành chính. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Đối tượng nghiên cứu Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao đốivới cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc. Thanh tra trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
  • 12. 5 Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến năm 2015 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn. Phương pháp luận Luận văn đƣợc nghiên cứu trên phƣơng pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, vận dụng các quan điểm, phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu Ngoài ra, để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống hóa … 6. Kết cấu của luận văn Bố cục của luận văn gồm 3 chƣơng : Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thanh tra và thanh tra hành chính Chương 2: Thực trạng thanh tra hành chính tại Thanh tra thành phố Tuyên Quang, tỉnhTuyên Quang Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảođảm thanhtra hành chính tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
  • 13. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA HÀNH CHÍNH 1.1. Khái quát chung về thanh tra 1.1.1. Khái niệm thanh tra Thuật ngữ thanh tra ( tiếng Anh là Inspect ) xuất xuất phát từ gốc tiếng Latinh là “inspectorate”, có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài của chủ thể có thẩm quyền đối với hoạt động của đối tƣợng nhất định. Theo thuật ngữ này, “hoạt động thanh tra chỉ giới hạn trong hoạt động kiểm tra, xem xét, chƣa bao gồm vai trò xử lý của chủ thể thanh tra đối với đốitƣợng thanh tra, các cá nhân, tổ chức sau khikiểm tra, xem xét” [16]. Theo Từ điển Luật học Đức, thanh tra đƣợc giải thích “là sự tác động của chủ thể đến đối tƣợng đã và đang thực hiện thẩm quyền đƣợc giao nhằm đạt đƣợc mục đíchnhất định - sự tác động có tính trực thuộc” [18]. Theo cách giải thích này, thuật ngữ thanh tra đƣợc nhìn theo góc hiểu về mặt nội dung hoạt động, nghĩa là, bất kể sự tác động nào của chủ thể thanh tra đến đối tƣợng thanh tra trực thuộc đã và đang thực hiện thẩm quyền đƣợc giao để hƣớng đến một mục đích nhất định đều đƣợc hiểu là hoạt động thanh tra. Từ góc nhìn này, chúng ta có thể thấy đƣợc sự tƣơng đồng giữa thuật ngữ thanh tra theo từ điển Luật học Đức, với thuật ngữ thanh tra hành chính theo Luật thanh tra 2010 ở nƣớc ta là cùng mang tính trực thuộc và kiểm soát nội bộ. Theo từ điển tiếng Việt "thanh tra (ngƣời thuộc cơ quan có thẩm quyền) kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phƣơng, cơ quan, xí nghiệp" [45]; thanh tra thƣờng đi kèm với một chủ thể nhất định: “Ngƣời làm nhiệm vụ thanh tra”, “đoàn thanh tra” và “đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định”. Theo quan niệm này, thanh tra là khái niệm để chỉ hoạt động kiểm soát của cơ quan, tổ chức, ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ, quyền hạn nhằm: “xem xét và phát hiện, ngăn chặn với những gì trái với quy định” [21] của các tổ chức, cá nhân là đối tƣợng của thanh tra.
  • 14. 7 Ở nƣớc ta, quan niệm về thanh tra hiện nay cũng nhƣ trong lịch sử đƣợc thể hiện qua những mô hình cơ quan nhà nƣớc, các quy định của pháp luật và đƣợc đề cập ở những giác độ khác nhau: Thời kỳ phong kiến, khái niệm thanh tra chƣa đƣợc sử dụng nhƣng có các chức quan làm công việc giống nhƣ thanh tra, đó là: Dƣới thời Lý có chức quan Gián nghị đại phu (tả, hữu gián nghị đại phu); thời Trần có cơ quan gọi là “Ngự sử đài” với chức năng gần giống nhƣ cơ quan thanh tra Nhà nƣớc hiện nay và có chức “Quan ngự sử” đứng đầu Ngự sử đài. Ngự sử đài có nhiệm vụ giúp Vua trong việc theo dõi, xem xét các công việc hệ trọng của triều đình. Quan Ngự sử đời nhà Trần có quyền tiền trảm hậu tấu và là chức quan duy nhất có quyền can gián Vua. Thời nhà Lê có hàm “Gián nghị đại phu” phong tặng cho bất cứ bề tôi nào dám nói thẳng, nói đúng sự thật, Gián nghị đại phu có quyền can gián nhà Vua những việc nên làm và những việc không nên làm. Sau này, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết đòi hỏi phải có cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, ngày 23 tháng 11 năm 1945, chỉ sau 3 tháng từ khi Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban thanh tra đặc biệt, Điều 1 Sắc lệnh quy định: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt có ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ”. Từ đây, thuật ngữ “Thanh tra” xuất hiện ở nƣớc ta, quyền thanh tra đƣợc xác định và chính thức giao cho Chính phủ, trở thành khâu trọng yếu trong chu trình quản lý nhà nƣớc của Chính phủ. Từ đó, dƣới góc độ quyền lực nhà nƣớc, khái niệm thanh tra đƣợc hiểu là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nƣớc, là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nƣớc đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức,
  • 15. 8 cá nhân. Hoạt động thanh tra đƣợc thực hiện bởi cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục luật định, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật, để kiến nghị với nhà nƣớc các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nƣớc, bảo vệ lợi íchcủa nhà nƣớc, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Thanh tra là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 1.1.2. Vai trò của thanh tra trong quản lý nhà nước Trong mối quan hệ giữa quản lý nhà nƣớc và thanh tra, quản lý nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, chiphốihoạt động thanh tra. Tiếp đó, thanh tra lại có tác động tích cực đối với quản lý và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nƣớc. Trong vai trò của mình, thanh tra không chỉ là hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm và đề ra các biện pháp giúp các đối tƣợng thanh tra khắc phục, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, phát huy ƣu điểm… mà hơn hết còn là phƣơng tiện để chủ thể quản lý phát hiện những biểu hiện trì trệ, không phù hợp với thực tiễn khách quan của cơ chế, phƣơng pháp quản lý đã và đang cản trở các hoạt động quản lý, từ đó đề xuất các biện pháp cải cách, hoàn thiện các hoạt động quản lý nhà nƣớc. Nhƣ V.I.Lê nin đã chỉ rõ:“Quản lý đồng thờiphải có thanh tra, quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai” [11]. Vai trò của công tác thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc đƣợc thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:
  • 16. 9 Thanh tra là chức năng không thể thiếu của quản lý nhà nƣớc, có vai trò quan trọng đối với việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Hoạt động thanh tra xem xét, đánh giá trên thực tế việc thực hiện chủ chƣơng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, qua đó kịp thời phát hiện những sơ hở, những sự bất hợp lý trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị điều chỉnh. Từ đó góp phần giúp cho chủ thể quản lý có đƣợc những thông tin cần thiết phục vụ cho việc hoạch định cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật và đƣa ra các biện pháp chỉ đạo, điều hành hợp lý. Thanh tra là phƣơng thức đảm bảo trật tự, kỷ cƣơng trong quản lý, phòng ngừa vi phạm pháp luật, góp phần tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua hoạt động thanh tra, những sai lệch trong việc thực hiện chủ chƣơng, chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời, bảo đảm tính tôn nghiêm của pháp luật. Đồng thời hoạt động thanh tra cũng là phƣơng thức để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hƣớng dẫn đối tƣợng thanh tra thực hiện đúng các quy định của pháp luật để từ đó góp phần phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra và tái diễn ở đối tƣợng quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh việc tìm ra những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, những nội dung trong chủ trƣơng, chính sách chƣa phù hợp với thực tiễn khách quan để kịp thời kiến nghị; phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn đối tƣợng quản lý thực hiện đúng các quy định của pháp luật, hoạt động thanh tra còn phải phát hiện và khẳng định, tạo điều kiện phát huy, nhân rộng những nhân tố tích cực. Có nhƣ vậy thì hiệu quả công tác thanh tra mới đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của thực tiễn, hiệu quả công tác quản lý mới đƣợc nâng cao. Tiếp đó, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân, nhân dân là cội nguồn của quyền lực nhà nƣớc. Nhà nƣớc có nghĩa
  • 17. 10 vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà nƣớc và quản lý xã hội. Hoạt động thanh tra góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân thông qua hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo. Từ đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân, góp phần bảo đảm các quyền dân chủ, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. 1.2.Kháiniệm, đặc điểm, vaitrò,nguyêntắccủathanhtra hànhchính 1.2.1. Khái niệm thanhtra hành chính 1.2.1.1 Khái niệm hành chính Thuật ngữ “Hành chính” có gốc từ tiếng Latinh “Administratio”, tiếng Anh – “Administration” và tiếng Pháp là “Administration” có nghĩa là quản lý, lãnh đạo. Nó có bốn ý nghĩa: 1) Hoạt động quản lý của cơ quan nhà nƣớc, hoạt động tổ chức trong lĩnh vực quản lý; 2) Các cơ quan chấp hành của quyền lực nhà nƣớc, bộ máy Chính phủ; 3) Những ngƣời có tổ chức, ban giám đốc, ban lãnh đạo cơ quan xí nghiệp; 4) Ngƣời điều hành, ngƣời chịu trách nhiệm chính tổ chức hoạt động một cơ quan xí nghiệp nào đó. Theo gốc nghĩa Hán Việt thì “hành chính” có nghĩa là sự thihành những chính sách và pháp luật của chính phủ, tức là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc [45]. Ở nƣớc ta hiện nay có khá nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau về thuật ngữ này, tuỳ theo góc độ tiếp cận của từng nhà nghiên cứu. Có tác giả cho rằng: Hành chính là những biện pháp tổ chức và điều hành của các tổ chức, các nhóm, các đoàn thể hợp tác trong hoạt động của mình để đạt đƣợc mục tiêu chung [22]. Một tác giả khác cho rằng: Hành chính ngày nay đƣợc hiểu là hoạt động quản lý xã hội của nhà nƣớc, nó phải đƣợc xem xét trong
  • 18. 11 mối quan hệ Nhà nƣớc và hệ thống chính trị, tức là trong một thể chế xã hội cụ thể [15]. Tuy có nhiều cách tiếp cận, nhƣng đặc điểm cơ bản của hành chính xuất phát từ việc trong bất kỳ xã hội nào cũng cần có sự phân công lao động, cần tới sự xác lập những tỉ lệ giữa các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Theo đó, hành chính theo nghĩa chung là quản lý công việc, là quản lý xã hội; theo nghĩa riêng, hẹp hơn là công việc nhà nƣớc và tổ chức quản lý nhà nƣớc. Về cơ bản, hành chính là tổng thể những hoạt động (thao tác) nhất định do con ngƣời, chủ thể quản lý thực hiện đối với khách thể quản lý nhằm cải tạo khách thể, bảo đảm cho nó vận động tới một mục tiêu đã định. Hành chính chính là hoạt động quản lý của con ngƣời để tạo ra sự vận hành mang tính hệ thống của xã hội [42]. 1.2.1.2. Khái niệm thanh tra hành chính Xuất phát từ góc độ quản lý của thuật ngữ hành chính và khía cạnh “xem xét, đánh giá” của hoạt động thanh tra, thanh tra hành chính có thể đƣợc hiểu theo cách chung nhất là xem xét, đánh giá việc thực hiện quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Khái niệm thanh tra hành chính đƣợc đề cập lần đầu tiên trong Luật Thanh tra 2004. Theo đó, tại Khoản 2, Điều 4 của Luật Thanh tra 2004 đƣa ra định nghĩa: “Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp”. Xét về bản chất, nội dung của khái niệm này không khác nhiều so với với khái niệm “thanh tra nhà nƣớc” trong Pháp lệnh Thanh tra năm 1990. Cần phải nhắc lại rằng, Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đƣợc ban hành trên cơ sở của Hiến pháp năm 1980, theo cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ. Khi đó, Nhà nƣớc quản lý bằng các biện pháp mang nặng tính hành chính. Nhà
  • 19. 12 nƣớc là “cấp trên” của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, kể cả doanh nghiệp (khi đó chủ yếu là doanh nghiệp nhà nƣớc). Hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng đƣợc tiến hành trên cơ sở các kế hoạch mệnh lệnh hành chính. Mỗi đơn vị kinh tế đƣợc coi nhƣ là một đơn vị cơ sở của cơ quan nhà nƣớc chủ quản. Vì thế, mục đích, nội dung, phƣơng pháp tiến hành một cuộc thanh tra đối với cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới hay đối với một doanh nghiệp về cơ bản là giống nhau. Có thể nói rằng, ở cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thì mọi hoạt động thanh tra đều mang tính hành chính. Hay nói cách khác, đó là thanh tra của cấp trên đối với cấp dƣới [19]. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu sang cơ chế thị trƣờng đã kéo theo một loạt những thay đổi. Đối tƣợng chịu sự thanh tra, kiểm tra đa dạng hơn, phức tạp hơn với sự gia tăng về số lƣợng các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng nhƣ quá trình xã hội hoá nhiều lĩnh vực. Nhà nƣớc không còn can thiệp trực tiếp, giữ vai trò chỉ huy thông qua các mệnh lệnh hành chính mà quản lý xã hội thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, tạo cơ sở pháp lý cho mọi thành phần hoạt động và phát triển cũng nhƣ thực hiện việc chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là chủ yếu. Nhà nƣớc, với một quan niệm và nhận thức mới thực hiện vai trò phục vụ xã hội với tính chất là một tổ chức dịch vụ công. Nhà nƣớc có trách nhiệm tạo ra một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp và cá nhân tự do phát triển. Nhà nƣớc có quyền và có nhiệm vụ tạo ra một môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự phát triển, bảo đảm kỷ cƣơng, kỷ luật, công bằng. Bản thân các cơ quan nhà nƣớc cũng phải hoạt động trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật. Rõ ràng, trong cơ chế quản lý mới, phƣơng thức, cách thức, mục đích nội dung thanh tra đối với các doanh nghiệp không thể mang tính hành chính giống nhƣ thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong bộ máy nhà nƣớc mà cần phải có sự thay đổi. Chính vì vậy, Luật Thanh tra 2010 ra đời đã đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong quan niệm về thanh tra hành chính, trong sự phân định giữa
  • 20. 13 thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành. Theo đó, nội dung của thanh tra hành chính lúc này chủ yếu hƣớng vào kiểm tra, xem xét việc thực hiện trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đồng thời, thông qua các hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội để làm rõ trách nhiệm trong thực hiện, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, cá nhân và làm rõ các sai phạm có liên quan. Từ những phân tích trên, căn cứ theo Khoản 2, Điều 3 Luật Thanh tra 2010, Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. 1.2.2. Đặc điểm của thanh tra hành chính Hoạt động thanh tra hành chính có nhiều đặc điểm cơ bản phân biệt với hoạt động thanh tra chuyên ngành và các loại hình kiểm tra, giám sát của các cơ quan dân cử, cơ quan tƣ pháp và nhân dân, tuy nhiên nhìn ở góc độ quản lý nhà nƣớc hoạt động này có những đặc điểm nổi bật nhƣ sau: Thứ nhất, hoạt động thanh tra hành chính là hoạt động do cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành, cơ quan trực tiếp đảm nhiệm là các cơ quan thanh tra có thẩm quyền. Ở trung ƣơng là Thanh tra Chính phủ; ở cấp tỉnh là Thanh tra tỉnh, ở cấp huyện là Thanh tra huyện, đồng thời các cơ quan Thanh tra chuyên ngành cũng tiến hành hoạt động thanh tra hành chính nhƣ: Thanh tra bộ, Thanh tra sở. Thứ hai, đối tƣợng của thanh tra hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp, chẳng hạn nhƣ bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành hoạt động thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tiến hành thanh tra đối với các sở, ngành, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc do Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập; Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã tiến hành thanh tra đối với
  • 21. 14 cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Thứ ba, cơ sở của hoạt động thanh tra hành chính là mối quan hệ trực thuộc giữa các đối tƣợng thanh tra với Thủ trƣởng cơ quan hành chính. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản với loại hình giám sát của cơ quan dân cử. Thứ tư, nội dung của thanh tra hành chính không chỉ xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao của cơ quan, tổ chức và cá nhân trực thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý mà còn xem xét đánh giá cả tính hợp pháp, hợp lý, tính trách nhiệm và hiệu quả hoạt động quản lý của đối tƣợng đƣợc thanh tra. Như vậy, đặc điểm cơ bản của hoạt động thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan hành chính có thẩm quyền hƣớng vào bên trong nội bộ bộ máy hành chính nhà nƣớc, đốivới cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc; nội dung xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao cũng nhƣ trách nhiệm và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nƣớc. 1.2.3. Vai trò của thanh tra hành chính Tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc lần thứ nhất ngày 19/4/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “nếu Trung ƣơng Đảng, Chính phủ có nghị quyết, chỉ thị đƣa về các ngành, các địa phƣơng, kết quả thế nào không có thanh tra khó mà biết đƣợc địa phƣơng nào làm tốt, làm vừa, làm xấu; có làm hay không làm trên không biết; địa phƣơng nhiều khi tự mình cũng không biết; trên không thấu dƣới; dƣới không thấu trên. Thanh tra là để theo dõixem các kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phƣơng đã chấp hành thế nào”[43]. Có thể thấy, ngay từ những ngày đầu lập nƣớc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao vai trò công tác thanh tra đối với hiệu quả của bộ máy nhà nƣớc. Là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý, thanh tra nói chung và thanh
  • 22. 15 tra hành chính nói riêng đã phát huy đƣợc những vai trò tích cực của mình trong việc phát hiện những khiếm khuyết, sơ hở của cơ chế, chính sách; đồng thời xử lý các vi phạm để hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nƣớc. Theo đó, vai trò của thanh tra hành chính đƣợc thể hiện trên những khía cạnh sau: Một là, bảo đảm sự ổn định, trật tự, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền định hƣớng xã hội chủ nghĩa là việc thực hiện các nội dung nhƣ: tăng cƣờng pháp chế, đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động và bảo vệ quyền con ngƣời. Thanh tra hành chính với vai trò bảo đảm pháp chế của nhà nƣớc, là hoạt động giúp cơ quan nhà nƣớc xem xét, xử lý những vi phạm pháp luật trong thực hiện Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đồng thời, bao gồm cả hoạt động xem xét, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Nhƣ vậy, chủ thể của thanh tra hành chính cũng có thể là đối tƣợng của thanh tra hành chính. Theo đó, thanh tra hành chính cũng giúp phát hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nƣớc để xảy ra sự chậm trễ, phiền hà, nhũng nhiễu trong cơ quan mình trong việc giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị.Từ đó, thanh tra hành chính sẽ góp phần bảo đảm trật tự pháp luật trong việc phòng ngừa tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực, sai sót có thể xảy ra trong hoạt động quản lý. Ngoài ra, phát huy hiệu quả của thanh tra hành chính sẽ giúp hƣớng đến một nền hành chính trong sạch, tiết kiệm chi phí, thời gian trong hoạt động quản lý nhà nƣớc; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hai là, thanh tra hành chính phát hiện, xử lý, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng.
  • 23. 16 Ngay từ những ngày đầu lập nƣớc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các Nghị quyết có đƣợc thi hành hay không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát” và “ kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”[9]. Theo đó, thanh tra hành chính cùng với các phƣơng thức kiểm tra, giám sát khác đƣợc coi là hiện thân của kỷ cƣơng pháp luật. Do cơ quan thanh tra hành chính gắn với hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc – là hệ thống cơ quan trực tiếp tổ chức đƣờng lối, chính sách, pháp luật trên mọi lĩnh vực đời sống chinh trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, vì thế, thanh tra hành chính có thể phát hiện đƣợc những sai sót, vi phạm trong việc thực đƣờng lối, chính sách, pháp luật và trong hoạt động quản lý một cách nhanh chóng và kịp thời. Ngoài ra, với cách thức hoạt động của mình, thanh tra hành chính sẽ phân tích một cách sâu sắc, đầy đủ về nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất mức độ của hành vi vi phạm. Từ đó, đƣa ra các giải pháp hữu hiệu trong việc khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật và trong các quyết định quản lý. Cùng với đó, thông qua việc thanh tra các hoạt động quản lý kinh tế, quản lý xã hội của cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị lực lƣợng vũ trang, hoạt động của các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng vốn và tài sản nhà nƣớc, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng nhƣ các hành vi tiêu cực khác trong hoạt động kinh tế - xã hội Ba là, thanh tra hành chính góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý. “Hiệu quả suy đến cùng là chỉ tiêu so sánh giữa hai yếu tố kết quả và chi phí. Hiệu quả trong quản lý là đạt kết quả và mục tiêu đề ra với chi phí ở mức tối thiểu”[44]. Tiến hành thanh tra hành chính giúp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phát hiện những sơ hở, bất cập trong việc thực hiện chính sách,
  • 24. 17 pháp luật; sơ hở, bất cập trong hoạt động quản lý; sơ hở, bất cập trong các quyết định quản lý. Là một giai đoạn trong chu trình quản lý, hoạt động thanh tra hành chính có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nƣớc. Hoạt động này nhằm phát hiện kịp thời những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Thông qua hoạt động thanh tra hành chính những sai sót trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật đƣợc phát hiện và khắc phục kịp thời. Những lỗ hổng, bất hợp lý trong chủ trƣơng, chính sách, pháp luật đƣợc điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động thanh tra hành chính, các chủ thể quản lý có đƣợc những thông tin góp phần phát hiện những thay đổi và dự báo đƣợc những vấn đề sắp phát sinh để có biện pháp phòng ngừa. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời qua hoạt động thanh tra, đối tƣợng quản lý nhà nƣớc cũng tiếp thu những kiến nghị hợp lý của đối tƣợng thanh tra, từ đó nắm bắt đƣợc những nhân tố tíchcực về con ngƣời hoặc về cách làm trong quản lý nhà nƣớc mà có phƣơng hƣớng đào tạo, bồi dƣỡng hoặc nhân rộng mô hình để đẩy mạnh hiệu quả quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Đồng thời việc các cơ quan quản lý tiếp nhận đƣợc các thông tin từ đối tƣợng thanh tra phản ánh để tự sửa, hoàn thiện mình, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Bốn là. thanh tra hành chính bảo đảm quyền, lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hiến pháp 2013 đã tạo nên một bƣớc phát triển mới trong việc ghi nhận những quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có quyền tham gia quản lý nhà nƣớc, tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc.
  • 25. 18 Đồng thời nhà nƣớc có nghĩa vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà nƣớc và quản lý xã hội. Việc lắng nghe và tiếp thu những yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của ngƣời dân hay những kiến nghị hợp lý của đối tƣợng thanh tra cũng góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm minh nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nƣớc”[8]. Thông qua hoạt động thanh tra hành chính, cụ thể là hoạt động thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo và hoạt động thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc trực thuộc, các quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân luôn đƣợc củng cố và đƣợc đảm bảo thực hiện trên thực tế, góp phần bảo đảm “dân chủ thực” cho ngƣời dân. Cùng với đó, phát hiện và xử lý một cách triệt để những hành vi sai phạm; kỷ luật đúng đối tƣợng lợi dụng quyền hạn, chức vụ để nhũng nhiễu, tham ô, lãng phí trong quá trình thực hiện công vụ; thu hồi lại tài sản thất thoát cho ngân sách Nhà nƣớc, thoái trả số tiền thu sai quy định, đảm bảo cho lợi ích của Nhà nƣớc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân. 1.2.4 Nguyên tắc thanh tra hành chính Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra hành chính là những tƣ tƣởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các chủ thể và đối tƣợng của thanh tra hành chính phải tuân thủ trong quá trình thanh tra. Các nguyên tắc này sẽ sẽ chỉ đạo và chi phối các mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt đƣợc mục đích đề ra. Theo quy định tại điều 7 Luật Thanh tra 2010, nguyên tắc của hoạt động thanh tra bao gồm: Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Không trùng lặp về phạm vi, đối tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra [27]. Đây là những quy định làm nền tảng cơ bản,
  • 26. 19 mang tính xuyên suốt đối với hoạt động thanh tra.Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của thanh tra hành chính bao gồm: Một là, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật về thanh tra hành chính. Điều 12 Hiến pháp nƣớc ta khẳng định: "Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa" [23]. Nhƣ vậy, Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, mà thanh tra là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nƣớc, đặc biệt là hoạt động thanh tra hành chính. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên, quan trọng nhất của thanh tra hành chính là phải tuân thủ các quy định của pháp luật thanh tra và các văn bản có liên quan. Nội dung của nguyên tắc này đƣợc thể hiện ở việc các chủ thể và đối tƣợng không đƣợc vi phạm những điều cấm của pháp luật khi thanh tra; cán bộ làm công tác thanh tra không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây khó khăn cho đối tƣợng bị thanh tra; phải đảm bảo cho đối tƣợng bị thanh tra chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Là một trong những phƣơng thức đảm bảo pháp chế, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêng cần đặc đặc biệt quan tâm và chú trọng tới việc thực hiện nguyên tắc này. Hai là, nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực của hoạt động thanh tra. Theo Hồ Chủ Tịch: “Thái độ của ngƣời cán bộ thanh tra là kiểm tra phải cẩn thận. Nghe không đƣợc thiên lệch, nghe một bên, nên nghe ngƣời này, nghe ngƣời kia. Phải khách quan. Chớ do ý muốn và suy đoán chủ quan của mình" [43]. Theo đó, hiệu quả của hoạt động thanh tra hành chính có đƣợc đảm bảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác, khách quan, trung thực khi tiến hành thanh tra. Bởi lẽ, khi xem xét vai trò của thanh tra hành chính với kiểm tra, giám sát trong thực hiện quyền lực Nhà nƣớc, cho
  • 27. 20 thấy, hoạt động thanh tra hành chính luôn gắn với cơ quan quản lý Nhà nƣớc, vì vậy, đối tƣợng của thanh tra hành chính cụ thể và trực tiếp hơn so với đối tƣợng của từng chủ thể kiếm tra, giám sát. Bên cạnh đó, hoạt động của thanh tra hành chính là nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kiểm tra, giám sát. Do đó, thanh tra hành chính đƣợc coi là một trong những công cụ hiệu quả của Nhà nƣớc trong việc thực hiện chức năng quản lý. Chính bởi vậy, những thông tin, kết quả của thanh tra hành chính cung cấp phục vụ cho hoạt động quản lý cần đòihỏi có độ chính xác, trung thực cao cũng nhƣ tính khách quan của đời sống xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi thái độ của các cán bộ làm công tác thanh tra hành chính phải cẩn trọng, tỉ mỉ, xem xét một cách thấu đáo và đánh giá vụ việc thanh tra một cách khách quan, trung thực, chính xác; song phải mang tính chắt lọc và đƣợc xem xét thông qua những phân tích, đánh giá, kiến nghị phù hợp. Ba là, nguyên tắc bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra. Công khai, minh bạch là nguyên tắc cơ bản trong thanh tra hành chính. Nội dung của công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra bao gồm: công khai quyết định thanh tra, tiếp xúc công khai đối tƣợng bị thanh tra, công khai kết luận thanh tra…Tùy từng đối tƣợng, nội dung mà có hình thức công khai thích hợp nhƣ: Trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trong phạm vi địa phƣơng hay trong đơn vị công tác của đối tƣợng…Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, có những thông tin cần đƣợc bảo mật, nhất là khi chƣa có kết luận chính thức. Chẳng hạn nhƣ những vấn đề liên quan đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng hoặc giữ bí mật về ngƣời tố cáo để bảo vệ họ. Bên cạnh công khai, minh bạch, nguyên tắc dân chủ cũng cần đƣợc chú trọng và bảo đảm, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu ý kiến phản ánh của các thành viên đoàn thanh tra, đốitƣợng bịthanh tra và từ phía ngƣờidân.
  • 28. 21 Bốn là, nguyên tắc bảo đảm tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm phápluậtcủa chủ thể và đối tượng. Việc chấp hành pháp luật thanh tra nói chung, thanh tra hành chính nói riêng là trách nhiệm căn bản của chủ thể và đối tƣợng trong phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm. Theo đó, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động thanh tra. Trách nhiệm của chủ thể thanh tra, ở đây là các cơ quan Thanh tra Nhà nƣớc, là thực hiện tiến hành thanh tra theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Cùng với đó, cần phát huy hết khả năng, đạo đức nghệ nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, tận tâm, nghiêm túc trong phát hiện xử lý các sai phạm. Trách nhiệm của các đối tƣợng bị thanh tra, là thực hiện theo đúng trình tự của Đoàn thanh tra, thành khẩn khai báo, cung cấp các tài liệu liên quan để phục vụ cho việc xác minh trong tiến hành thanh tra. Khi bị phát hiện có sai phạm đúng ngƣời, đúng tội, các đối tƣợng bị thanh tra có trách nhiệm phải thực hiện đúng theo kết luận thanh tra, không chây ì hay cố tình chống đối. Việc đảm bảo tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể và đối tƣợng thanh tra sẽ là cơ sở để hoạt động thanh tra hành chính đƣợc tiến hành một cách thuận lợi, hiệu quả và kịp thời. 1.3.Cấuthành thanh tra hành chính 1.3.1. Chủ thể hoạt động thanh tra hành chính Căn cứ theo Luật Thanh tra 2010, chủ thể hoạt động thanh tra hành chính là các cơ quan nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc có thẩm quyền pháp lý về thanh tra hành chính theo quy định của pháp luật thanh tra. Theo đó, chủ thể của thanh tra hành chính, ở trung ƣơng là Thanh tra Chính phủ; ở cấp tỉnh là Thanh tra tỉnh; ở cấp huyện là Thanh tra huyện; Thanh tra bộ, Thanh tra sở, vừa thực hiện thanh tra hành chính, vừa thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
  • 29. 22 1.3.2. Đối tượng của thanh tra hành chính Khi Luật Thanh tra 2010 chƣa đƣợc xây dựng và ban hành, trên cơ sở khái niệm, nội dung về thanh tra hành chính của Luật Thanh tra 2004: thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp [24], đã tồn tại những quan niệm khác nhau về đối tƣợng của thanh tra hành chính: Quan niệm thứ nhất cho rằng, đối tƣợng của hoạt động thanh tra hành chính phải là các cơ quan nhà nƣớc và công chức nhà nƣớc. Theo quan niệm này, hoạt động thanh tra hành chính sẽ không hƣớng vào các đối tƣợng là các doanh nghiệp mà phải hƣớng vào việc xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ cũng nhƣ hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nƣớc [19]. Quan niệm thứ hai lại cho rằng, đối tƣợng thanh tra hành chính bao hàm cả các tổ chức, doanh nghiệp. Theo quan niệm này, cần phải thông qua thanh tra các đối tƣợng quản lý mà đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành, địa phƣơng có liên quan đến sai phạm của doanh nghiệp bị thanh tra [19]. Trong luận văn này, tác giả tiếp cận đối tƣợng của thanh tra hành chính theo quan niệm thứ hai. Bởi lẽ, một nội dung quan trọng của thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, để làm rõ, đánh giá đƣợc trách nhiệm quản lý của các bộ, nghành, địa phƣơng, cần có sự thanh tra đối với tất cả các cả các đối tƣợng thuộc quyền quản lý của cá nhân, tổ chức, đơn vị đó, có thể bao hàm cả các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét theo Luật Thanh tra 2010, thì đối tƣợng của thanh tra hành chính chủ yếu vẫn là các cơ quan nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc và viên chức nhà nƣớc. Trong đó: Với đối tượng là các cơ quan Nhà nước:
  • 30. 23 Cơ quan Nhà nƣớc là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nƣớc, là tổ chức mang quyền lực Nhà nƣớc đƣợc thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nƣớc [6]. Tuy nhiên, khi xét trong đối tƣợng của thanh tra hành chính, các cơ quan nhà nƣớc này phải mang tính trực thuộc cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp, chẳng hạn nhƣ bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành hoạt động thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tiến hành thanh tra đối với các sở, ngành, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc do Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập; Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã tiến hành thanh tra đối với cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Với đối tượng là cán bộ, công chức Nhà nước: Theo khoản 1 điều 4 Luật Cán bộ công chức quy định: Cán bộ là ngƣời đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc [26]. Trong phạm vi về thanh tra hành chính, khái niệm cán bộ đƣợc giới hạn là ngƣời đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nƣớc, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Cũng theo Luật Cán bộ công chức, đƣợc quy định tại khoản 2 điều 4: Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hộiở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
  • 31. 24 nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp cônglập củaĐảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; đốivớicông chức trong bộ máy lãnh đạo, quảnlý củađơnvị sựnghiệp cônglập thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [26]. Căn cứ vào cơ quan nơi công chức thực hiện nhiệm vụ, có thể phân thành bốn loại: Công chức trong cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội; Công chức trong cơ quan nhà nƣớc; Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập; Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Căn cứ vào vị trí côngtác, côngchức đƣợc phân thành 2 loại:Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trƣởng Công an; Chỉ huy trƣởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trƣờng(đốivớiphƣờng, thịtrấn) hoặc địa chính- nông nghiệp - xây dựng và môi trƣờng (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tƣ pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. Trong phạm vi của thanh tra hành chính, đốitƣợng công chức của thanh tra hành chính đƣợc tiếp cận là Công chức đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan nhà nƣớc; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. Với đối tượng là viên chức:
  • 32. 25 Căn cứ theo Điều 2, Luật Viên chức 2010, Viên chức là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [29]. Theo đó, trong phạm vi của thanh tra hành chính, đối tƣợng viên chức của thanh tra hành chính đƣợc tiếp cận là ngƣời đƣợc tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, đƣợc bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức); thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thƣơng binh và xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên môi trƣờng, dịch vụ... nhƣ bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học... 1.3.3. Nội dung hoạt động thanh tra hành chính Căn cứ vào đặc điểm của thanh tra hành chính, và xét những nội dung quy định tại Luật Thanh tra 2010, cùng Nghị định số: 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, nội dung hoạt động của thanh tra hành chính bao gồm: 1.3.3.1 Thanh tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý nhà nước Trong tiếng Anh, có hai thuật ngữ cùng đƣợc hiểu là “trách nhiệm”: “responsibility” và “accountability”. Trách nhiệm với nghĩa là “responsibility” thƣờng đƣợc hiểu là việc phải làm, nhƣ là bổn phận, nghĩa vụ. Còn "accountability" có nghĩa rộng hơn responsibility, không chỉ có nghĩa là những việc phải làm, mà còn bao gồm việc đứng ra nhận và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện những việc đó [17]. Ở nƣớc ta hiện nay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ trách nhiệm. Có tác giả cho rằng. “trách nhiệm là sự thực hiện bổn phận,
  • 33. 26 nghĩa vụ của chủ thể đối với ngƣời khác, với xã hội một cách tự giác. Trách nhiệm đối lập với vô trách nhiệm, gắn liền với chịu trách nhiệm”[4]. Một số tác giả khác lại cho rằng, trách nhiệm có nghĩa là “ chịu trách nhiệm” với hàm ý là phải gánh chịu một hậu quả bất lợi nào đó [10]. Trên đây là những cách hiểu thông thƣờng về “trách nhiệm”. Để định nghĩa về trách nhiệm dƣớigóc độ của quản lý nhà nƣớc, trƣớc hết, ta cần biết: Theo pháp luật hiện hành, hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc bao gồm Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phƣơng. Theo đó, trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc là những nghĩa vụ mà cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thực hiện trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc xác định từ những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Nhƣ vậy, các cơ quan quản lý nhà nƣớc có rất nhiều trách nhiệm, bao gồm: quản lý nhà nƣớc trên tất cả các nghành, lĩnh vực; tổ chức các hoạt động để phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức các hoạt động để giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội; xây dựng những dự án, chƣơng trình, kế hoạch phát triển toàn xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng [14]… Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, với nội dung của thanh tra hành chính, thanh tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý Nhà nƣớc sẽ đƣợc tác giả nghiên cứu dƣới 2 góc độ: Thứ nhất, thanh tra trách nhiệm thực hiện giảiquyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan quản lý nhà nước Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là những nhiệm vụ mà cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo hiện hành và Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định một số điều chi tiết của Luật Khiếu nại, Nghị
  • 34. 27 định 76/2012/NĐ-CP quy định một số điều chi tiết của Luật Tố cáo, các cơ quan quản lý nhà nƣớc có trách nhiệm: Tổ chức tiếp công dân Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền Tổ chức thihành quyếtđịnh giải quyết khiếu nại, quyếtđịnh xử lý tố cáo Hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức do mình quản lý trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo Quản lý nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Theo đó, nội dung thanh tra trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nƣớc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ bao gồm thanh tra việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong: Tổ chức tiếp công dân, nhận khiếu nại, tố cáo Giải quyết khiếu nại, tố cáo Tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, các quyết định giải quyết tố cáo Hƣớng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo Quản lý nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Thứ hai, thanh tra trách nhiệm trong thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm: Trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng; công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về phòng chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân. Trách nhiệm trong việc công khai, minh bạch trong mua sắm tài sản công, xây dựng cơ bản, tài chính – ngân sách; quản lý, sử dụng các khoản hỗ
  • 35. 28 trợ, viện trợ, huy động; quản lý đất đai, tài sản công, công tác tổ chức cán bộ; việc thực hiện quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin. Trách nhiệm trong việc cảicách hành chính, đổimớicông nghệ quản lý. Trách nhiệm trong việc xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn cho cán bộ, công chức. Trách nhiệm trong việc kê khai, xác minh, công khai kết quả xác minh tài sản, thu nhập theo quy định. Trách nhiệm trong việc chi, trả lƣơng qua tài khoản cho các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách. Trách nhiệm trong việc xử lý tin báo, giải quyết tố cáo về dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ theo chức năng quản lý nhà nƣớc. Trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác phòng, chống tham nhũng. Trách nhiệm việc ngƣời đứng đầu định kì kiểm điểm trách nhiệm trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; việc xem xét, xử lý trách nhiệm của ngƣời đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng. 1.3.3.2. Thanh tra kinh tế - xã hội Trong giai đoạn từ sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng đến nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trƣớc, gần nhƣ toàn bộ nguồn vốn, đất đai và những tƣ liệu sản xuất chủ yếu đều thuộc về Nhà nƣớc. Khi đó, các công trƣờng, nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã… đều là những đơn vị cơ sở của Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc trực tiếp điều hành từ kế hoạch sản xuất đến địa chỉ tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện nhƣ vậy, để tránh thất thoát, để bảo vệ tài sản Nhà nƣớc thì việc thanh tra các hoạt động kinh tế của bất kỳ một doanh nghiệp nào là một sự cần thiết khách quan giống nhƣ sự tập trung cao độ trong quản lý nhà nƣớc khi đó. Bởi vì tài sản công chính là đối tƣợng dễ bị tham ô, ăn cắp, lãng phí và sử dụng sai mục đíchnhất. Hay nói cáchkhác, chính chế độ công hữu là nền tảng
  • 36. 29 triết học của sự ra đời hoạt động kiểm soát mà nhiều thế hệ cán bộ thanh tra vẫn gọi là “thanh tra kinh tế-xã hội” [1].Thế nhƣng, kể từ sau Pháp lệnh Thanh tra, trong cơ chế quản lý mới đối với nền kinh tế thì về mặt pháp lý, đã không còn cơ sở để tiến hành các hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội theo cách làm truyền thống. Đến khi Luật Thanh tra ban hành, tƣ duy này còn đƣợc thể hiện rõ hơn ở việc phân định giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, hiện nay, khi Luật Thanh tra 2010 đã có những hƣớng dẫn, quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động của thanh tra hành chính và chính và thanh tra chuyên nghành, thì thanh tra kinh tế - kinh tế xã hội vẫn đƣợc nhắc đến trong báo cáo thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc, mặc nhiên đƣợc coi là một trong những phƣơng diện, nội dung hoạt động của thanh tra hành chính. Xét về bản chất hiện nay, Thanh tra kinh tế - xã hội là những cuộc thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính của các cơ quan, đơn vị, cá nhân với mục đích là phát hiện những sai phạm để xử lý (chủ yếu là thu hồi) và chấn chỉnh (chủ yếu là kiến nghị xem xét trách nhiệm của các cá nhân). Suy cho cùng, kết quả của các cuộc thanh tra này nhằm hƣớng vào việc xem xét trách nhiệm quản lý; trách nhiệm thực thi pháp luật; phát hiện, xử lý và phòng chống tham nhũng, hoàn toàn phù hợp, đồng điệu với mục đích mà thanh tra hành chính hƣớng đến. So với bản chất của thanh tra kinh tế - xã hội giai đoạn trƣớc khi Luật Thanh tra 2004 đƣợc ban hành, thanh tra kinh tế - xã hội của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc hiện nay không còn hƣớng vào đối tƣợng là các doanh nghiệp mà chủ yếu hƣớng vào đối tƣợng là các cơ quan nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc. Việc thanh tra các doanh nghiệp chỉ nhằm giải quyết các sai phạm có liên quan đến trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý.
  • 37. 30 Từ khi Luật Thanh tra 2010 đƣợc ban hành và có hiệu lực, một số cuộc thanh tra hành chính đƣợc thực hiện bởi các cơ quan thanh tra nhà nƣớc có thể kể đến là: Thanh tra việc quản lý tài chính, các nguồn thu chi của các trƣờng học, bệnh viện; Thanh tra các sự án đầu tƣ phát triển giao thông; Thanh tra việc quản lý đất đai… Tuy nhiên, do chƣa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về nội dung, đối tƣợng, phạm vi của thanh tra hành chính nên chúng ta vẫn chƣa có đƣợc một tên gọi chính xác cho các cuộc thanh tra này, và mặc định rằng, đó là các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội. Tóm lại, căn cứ theo tình hình thực tiễn về chủ thể, mục đích, nội dung hoạt động, có thể nói rằng, thanh tra kinh tế - xã hội là một trong những nội dung hoạt động của thanh tra hành chính. Theo đó, các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội có thể đƣợc nêu với tên gọi là thanh tra hành chính. 1.3.4. Hình thức thanh tra hành chính Hình thức thanh tra hành chính là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động này. Có nhiều hình thức thanh tra khác nhau, điều này phụ thuộc vào cách phân loại khác nhau hay còn phụ thuộc vào căn cứ phân loại khác nhau. Bao gồm: thanh tra theo chƣơng trình, kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất. Thanh tra hành chính theo chƣơng trình, kế hoạch đƣợc tiến hành theo chƣơng trình, kế hoạch thanh tra đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra để thực hiện định hƣớng chƣơng trình và yêu cầu quản lý của thủ trƣởng cơ quan quản lý cùng cấp [27]. Kế hoạch thanh tra cần đƣợc dựa vào căn cứ sau: Yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các cơ quan cùng cấp cần tiến hành thanh tra để phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp đó; Những vấn đề bất cập, bức xúc mà quá trình thanh tra trong kỳ kế hoạch trƣớc đã phát hiện nhƣng chƣa đƣợc giảiquyết hoặc giải quyết chƣa dứt điểm;
  • 38. 31 Những vấn đề do đơn thƣ khiếu nại tố cáo của công dân; đơn kiến nghị đề nghị của cơ quan, tổ chức chuyển đến nhƣng chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm vào kỳ kế hoạch trƣớc. Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch thanh tra. Thanh tra theo chƣơng trình kế hoạch có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi đề đoàn thanh tra có sự chuẩn bị một cách tốt nhất cho việc thanh tra về lực lƣợng tiến hành, thời gian, tài liệu liên quan, thu thập thông tin, khảo sát thực tế…nhằm bảo đảm cho cuộc thanh tra đạt hiệu quả nhất. Thanh tra hành chính đột xuất đƣợc tiến hành khi phát hiện cán bộ, công chức hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định. Thanh tra đột xuất thƣờng gắn với những vấn đề cấp thiết, bức xúc nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc. 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động thanh tra hành chính 1.4.1. Yếu tố về nhận thức Theo quan điểm triết học Mác – Lenin, nhận thức đƣợc định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con ngƣời, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn [7]. Theo đó, hiện thực khách quan sẽ chỉ mang tính tích cực khi đƣợc nhận thức một cách đầy đủ, không sai lệch. Trƣớc đây, trong suốt một thời gian dài, hoạt động của Thanh tra viên và các cán bộ làm công tác thanh tra vẫn chỉ đƣợc quan niệm nhƣ hoạt động của một công chức hành chính. Tính sáng tạo, chủ động của hoạt động của thanh tra còn hạn chế, bản thân nghành thanh tra cũng chƣa nhận thức hết thanh tra là tiền đề, là điều kiện của quản lý nhà nƣớc. Vì vậy, vai trò của các
  • 39. 32 thanh tra viên trong thực thi nhiệm vụ chƣa đƣợc phát huy, hiệu quả của hoạt động thanh tra cũng vì thế mà chƣa mang lại kết quả đáng mong đợi. Từ khi đất nƣớc ta bƣớc vào thời kì đổi mới, nền kinh tế quan liêu, tập trung bao cấp dần đƣợc chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Phƣơng thức lãnh đạo, quản lý đời sống kinh tế, xã hội của Đảng và nhà nƣớc cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Những thay đổi căn bản đó đặt ra đòi hỏi, thách thức đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, trong đó có tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra. Với nền kinh tế phát triển nhanh cùng xu thế chung của thế giới, con ngƣời dễ mua bán với nhau hơn, dễ thỏa thuận với nhau hơn, những tiêu cực xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tấn công vào hệ thống cơ quan nhà nƣớc, trong đó có các cơ quan thực thi pháp luật, gây ra những tác hại không nhỏ, giảm sút lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ công chức. Đây cũng là yếu tố có tác động lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra đó là các hành vi tham nhũng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sách nhiễu nhân dân của công chức. Chính vì vậy, đã đến lúc, chúng ta cần thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của nghành thanh tra nói chung, đặc biệt là thanh tra hành chính nói riêng. Hiện nay, công luận và dƣ luận xã hội đã và đang phát huy vai trò quan trọng vào quá trình quản lý và phát triển đất nƣớc, nhiều cuộc thanh tra đã đƣợc dƣ luận quan tâm, chú ý. Ở những cuộc thanh tra này, kết quả thanh tra thƣờng sẽ tác động tới nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xử lý những vấn đề xã hội đang bức xúc. Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều bài báo, những loạt phóng sự điều tra… về những hành vi vi phạm của ngƣời có chức quyền trong hoạt động quản lý, để xảy ra sai phạm đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra và kiến nghị xử lý. Điều này cho thấy rằng, hoạt động của nghành thanh tra đang dần nhận đƣợc sự quan tâm
  • 40. 33 lớn từ tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội, nhận thức về tầm quan trọng của thanh tra nói chung, thanh tra hành chính nói riêng cũng theo đó đƣợc nâng cao. Tóm lại, hoạt động thanh tra hành chính có phát huy đƣợc hết vai trò, mang lại những kết quả tích cực trong phòng ngừa và xử lý sai phạm hay không, phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề nhận thức của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị thế quan trọng của thanh tra trong quản lý nhà nƣớc. Có nhận thức đúng về tầm quan trọng của nghành thanh tra, hoạt động thanh tra hành chính mới không còn mang tính hình thức, sơ sài; các cá nhân, tổ chức trong xã hội mới quan tâm, chú ý, mạnh dạn tố giác khi phát hiện có vi phạm; các cơ quan chức năng mới tận tâm, trách nhiệm với hết khả năng và đạo đức nghề nghiệp của mình. Theo đó, hiệu quả của thanh tra hành chính mới mang lại những kết quả đáng mong đợi, góp phần trong việc đảm bảo trật tự kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nƣớc. 1.4.2. Yếu tố về pháp luật Pháp luật thực định là nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra. Đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, quy định của ngành về tổ chức và hoạt động thanh tra đƣợc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện trên thực tế, tạo nên hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra, cho hoạt động thanh tra để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Hoạt động thanh tra đƣợc thực hiện trên nguyên tắc tuân theo pháp luật cho nên pháp luật sẽ là cơ sở quan trọng cho quá trình tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra. Một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ là điều kiện hết sức quan trọng bảo đảm cho hiệu quả và hiệu lực của công tác thanh tra. Thêm nữa, pháp luật về thanh tra còn phải bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi của nó, đặc biệt là những quy định về tổ chức bộ máy, về nhiệm vụ,
  • 41. 34 quyền hạn trong quá trình tiến hành thanh tra cũng nhƣ phƣơng thức tiến hành thanh tra…mới có thể mang đến hiệu quả thiết thực của hoạt đọng thanh tra, góp phần đắc lực vào công tác quản lý nhà nƣớc. Pháp luật thực định Việt Nam quy định hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nƣớc đƣợc tổ chức thống nhất từ Trung ƣơng tớiđịa phƣơng. Hệ thống đó đƣợc tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phân định rõ thẩm quyền giữa các cấp thực hiện công tác thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thanh tra 2010 và các luật khác có liên quan. Điều này, chắc chắn sẽ giúp cho hoạt động thanh tra đƣợc thực hiện một cáchthống nhất, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, các cơ quan nhƣ Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp. Vì vậy, cơ quan thanh tra còn chƣa thể hiện đƣợc tính độc lập trong việc tiến hành giải quyết các vụ việc vi phạm. Với bộ máy nhà nƣớc về thanh tra có chức năng, nhiệm vụ không đƣợc phân định rõ ràng, chồng chéo,... sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động quản lý nhà nƣớc, cũng nhƣ hoạt động thanh tra nói riêng. Đặc biệt khi đối tƣợng của thanh tra hành chính có thể là công chức trực thuộc sự quản lý của nhiều chủ thể có thẩm quyền liên quan. Hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhƣng do sự phân tán của nền hành chính nên các tổ chức thanh tra nhà nƣớc ở các cấp, các ngành có sự lệ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp, trong đó sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nƣớc cấp trên vẫn còn mang tính hình thức, kém hiệu quả. Sự phụ thuộc của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc vào cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp cả về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra cũng nhƣ giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này phần nào ảnh hƣởng
  • 42. 35 đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêng. Đối với hoạt động thanh tra hành chính, hiện nay, trong Luật Thanh tra 2010, Nghị định số: 86/2011/NĐ-CP đã có những quy định, hƣớng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra hành chính, là cơ sở, căn cứ bƣớc đầu để tiến hành thanh tra. Tuy nhiên, về nội dung, phạm vi, cách thức tiến hành thanh tra hành chính vẫn chƣa đƣợc quy định chi tiết trên văn bản pháp luật vì vậy trên thực tiễn đã gặp không ít những khó khăn: Có sự chồng chéo về nội dung và đối tƣợng giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành, thanh tra phải thực hiện nhiều nhiệm vụ mà quyền hạn đƣợc quy định lại hạn chế; chế độ công vụ cho thanh tra viên hay đoàn thanh tra cònchƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động thực tiễn … 1.4.3. Yếu tố về sự phối hợp Thanh tra là một thiết chế trong tổng thể các thiết chế thanh tra, kiểm tra, giám sát của bộ máy nhà nhà nƣớc nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy mà trong quá trình hoạt động của mình, các cơ quan thanh tra cần có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cơ quan khác của nhà nƣớc trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan để tránh sự chồng chéo, trùng lặp và bảo đảm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan, đặc biệt là giữa các cơ quan có chức năng bảo vệ pháp luật. Luật thanh tra 2010 đã có quy định mới về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan công an, viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Theo chiều ngƣợc lại cơ quan công an, viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó. Cơ quan, tổ chức hữu
  • 43. 36 quan xác nhận khi đƣợc yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý của thanh tra có trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó. Việc xây dựng một mối quan hệ phối hợp chặt chẽ hơn giữa cơ quan thanh tra với cơ quan công an, viện kiểm sát, cơ quan tổ chức hữu quan trong hoạt động thanh tra, trong phòng ngừa, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, khắc phục những vƣớng mắc trong thời gian qua, nhất là việc đề nghị cung cấp thông tin hoặc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra không chỉ tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của từng cơ quan mà còn góp phần nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung. 1.4.4. Yếu tố về nguồn nhân lực Thanh tra là khâu thiết yếu của quản lý nhà nƣớc. Hiệu lực hiệu quả của thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra. Nhìn chung, muốn một cuộc thanh tra có hiệu lực, hiệu quả thì trƣớc hết ngƣời làm công tác thanh tra phải có đầy đủ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Nhất là đối với hoạt động thanh tra hành chính, khi đối tƣợng thanh tra có thể là cán bộ, công chức có vị trí, tầm ảnh hƣởng lớn thì ngƣời cán bộ làm công tác thanh tra phải giữ vững đƣợc bản lĩnh chính trị, tâm lý, vị thế của ngƣời tiến hành hoạt động thanh tra và giữ trọn đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ để đối mặt với những đối tƣợng ấy. Trên thực tế hiện nay, đã có rất nhiều lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ dành cho thanh tra viên và cán bộ đƣợc giao thực hiện hoạt động thanh tra nhƣng chất lƣợng nguồn nhân lực thực hiện hoạt động này vẫn còn ở mức kém hiệu quả, chƣa phát huy đƣợc hết khả năng, sức mạnh của đội ngũ cán bộ thực thi quyền hành pháp trong hoạt động thanh tra kiểm tra. Bên cạnh đó là khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thanh tra vào thực tiễn thanh tra. Hoạt
  • 44. 37 động thanh tra này rất đa dạng nên những kinh nghiệm, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ có thể đáp ứng, ứng dụng trong công tác thanh tra cũng rất đa dạng, đòi hỏi các thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra phải có kỹ năng pháp lý, am hiểu pháp luật và biết khai thác sử dụng pháp luật trong tiến hành hoạt động thanh tra. Để thông qua hoạt động thanh tra phát hiện xử lý đƣợc nhiều vi phạm pháp luật, đề xuất nhiều kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý và trong ban hành chính sách pháp luật. Nhƣ vậy có thể nói rằng, một đội ngũ thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra đƣợc hoàn thiện về mọi mặt chính là nhân tố tiên quyết quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêng.
  • 45. 38 Tiểu kết Chƣơng 1 Tại Chƣơng 1, Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về thanh tra và thanh tra hành chính để làm cơ sở lý luận cho Chƣơng 2 và Chƣơng 3, lần lƣợt phân tích một cách hệ thống, đi từ khái niệm về thanh tra, thanh tra hành chính, chỉ ra 04 đặc điểm của thanh tra hành chính và làm rõ về nguyên tắc, nội dung, là cơ sở để thực hiện và tiến hành thanh tra hành chính. Qua việc phân tích, làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận về thanh tra hành chính đã đặc biệt cho thấy vị trí, vai trò của công tác thanh tra hành chính không chỉ đối với việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi sai phạm mà còn có vai trò đặc biệt trong đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Cùng với đó, luận văn cũng nêu ra, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động của thanh tra hành chính để từ đó, có cơ sở đƣa ra nguyên nhân của những kết quả, hạn chế ở chƣơng 2.
  • 46. 39 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TẠI THANH TRA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát chung về thành phố Tuyên Quang 2.1.1. Đặc điểm hành chính – chính trị Thành phố là trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh Tuyên Quang; là nơi có nhiều cơ quan đầu não; Sở, Ban, Nghành của tỉnh đặt trụ sở và làm việc. Đây cũng là nơi thƣờng diễn ra các cuộc đại hội, các cuộc hội nghị của tỉnh, thành phố; nơi đón tiếp các đoàn khách của Đảng, Nhà nƣớc, lãnh đạo các tỉnh bạn, các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc. Thành phố có tổng số đơn vị hành chính trực thuộc là 13, trong đó có 7 phƣờng: Hƣng Thành, Minh Xuân, Nông Tiến, Phan Thiết, Tân Hà, Tân Quang, Ỷ La và 6 xã: An Khang, An Tƣờng, Đội Cấn, Lƣỡng Vƣợng, Thái Long, Tràng Đà. Thực hiện theo Nghị Quyết số 27/NQ-CP ngày 02/07/2010, thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang đƣợc thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tuyên Quang. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Thành phố Tuyên Quang có tổng diện tích đất tự nhiên là 11921.00 ha, nằm ở trung tâm của tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý nhƣ sau: phía đông, phía bắc, phía tây giáp huyện Yên Sơn; phía nam giáp huyện Sơn Dƣơng. Nhƣ vậy, đô thịtrong tƣơng laisẽ có 3 khu chính: khu nội thị, 2 khu đô thị vệ tinh gồm khu du lịch sinh thái nằm ở phía Tây Nam và khu công nghiệp nằm ở phía Nam Thành phố.
  • 47. 40 Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Ủy, chính quyền, diện mạo đô thị của thành phố Tuyên Quang đã có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao. Về kinh tế : Tính đến đầu năm 2010, toàn Thành phố có 28 hợp tác xã thủ công nghiệp, 391 doanh nghiệp đóng trên địa bàn, trong đó 56 công ty cổ phần, 257 công ty Trách nhiệm hữu hạn, 78 doanh nghiệp tƣ nhân, tổng thu ngân sáchnhà nƣớc ƣớc tính gần 160 tỷ đồng. Trên địa bàn Thành phố còn có khu công nghiệp Long Bình An với quy mô 109 ha và 2 điểm công nghiệp tập trung tại phƣờng Tân Hà và phƣờng Nông Tiến. Về xã hội: Thành phố là nơi tập trung đông dân cƣ, có mật độ dân số lớn nhất trong toàn tỉnh. Tổng số hộ trong toàn thành phố là 24.483 hộ, gồm 95.260 nhân khẩu với 19 dân tộc anh em cùng chung sống; trình độ dân trí cao và tƣơng đối đồng đều. Về cơ sở hạ tầng: Toàn thành phố có đƣờng quốc lộ 2 và quốc lộ 37 chạy qua và cùng với các tuyến đƣờng liên huyện liên xã, phƣờng tạo thành mạch máu giao thông chính nối liền các huyện, xã trong khu vực, trung tâm thành phố đồng thời nối liền với các tỉnh bạn, thuận lợi cho việc lƣu thông và phát triển kinh tế, văn hoá; hệ thống giao thông liên xã, phƣờng, liên thôn đã đƣợc trải nhựa và bê tông. Có thể nói, từ năm 2010 đến năm 2012, là giai đoạn mới chuyển đổi từ đô thị loại 4 lên đô thị loại 3 (tức thị xã Tuyên Quang lên thành phố Tuyên Quang), đƣợc sự quan tâm đầu tƣ phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng của tỉnh, trên địa bàn thành phố Tuyên Quang có nhiều công trình, dự án xây dựng, giá trị quyền sử dụng đất tăng cao dẫn đến phát sinh đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng giảiphóng mặt bằng, tranh chấp đất đai. Cho đến thời điểm hiện tại, với sự đầu tƣ và phát triển không