SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1020 ngày 18/4/2013
- Triển khai Chương trình
hành động quốc gia về Du lịch
giai đoạn 2013-2020
(Tr.4)
- Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục
Du lịch và Cục Hàng không Việt
Nam giai đoạn 2013-2015
(Tr.9)
- Góp ý cho dự thảo Nghị định
xét tặng danh hiệu Nghệ nhân
nhân dân, Nghệ nhân ưu tú
(Tr.6)
- Hiệu ứng xã hội của Ngày hội
Sách và Văn hóa Đọc ở Việt Nam
(Tr.16)
TroNG số NàY
Tôn vinh“Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương
ở Phú Thọ”
Tối 13/4, tại Trung tâm lễ hội- Khu
di tích lịch sử Đền Hùng, UBND tỉnh
Phú Thọ đã long trọng tổ chức lễ tôn
vinh, đón nhận bằng công nhận “Tín
ngưỡngthờcúngHùngVương”làdisản
vănhóaphivậtthểđạidiệncủanhânloại
vàKhaimạclễhộiĐềnHùngnăm2013.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Đinh Thế
Huynh, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng
TuấnAnh cùng đại diện lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, các cơ quan, tổ chức quốc tế
gồmđạidiệnBanThưkýcủaUNESCO,
đại diện 25 nước trong Ủy ban liên
Chính phủ thực hiện công ước của
UNESCO; lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và
đông đảo quần chúng nhân dân đã tham
dự buổi Lễ. (Xem tiếp trang 4)
Thành lập Ban Chỉ đạo
Năm Du lịch quốc gia 2014
Ngày 08/4, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1319/QĐ-
BVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2014 tại Lâm
Đồng. Ban Chỉ đạo gồm có 25 thành viên do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
làm Trưởng Ban; Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Huỳnh
Đức Hoà, đồng Trưởng Ban; Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm
Đồng Nguyễn Xuân Tiến là Phó Trưởng Ban Thường trực; Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Hồ Anh Tuấn là Phó Trưởng Ban.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương liên quan triển khai thực hiện các nhiệm
vụ được Thủ tướng Chính phủ giao; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ
quan liên quan tổ chức thành công sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2014 do
tỉnh Lâm Đồng đăng cai tổ chức… THTT
Lễ khai mạc Năm Pháp tại Việt Nam đã chính thức diễn ra tại Hà Nội tối
9/4/2013. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole
Bricq đã tới dự. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động đa dạng, phong phú
của Chương trình Năm Pháp tại Việt Nam (mùa Pháp tại Việt Nam) và sẽ kéo
dài tới giữa năm 2014 (mùa Việt Nam tại Pháp) nhân kỷ niệm 40 năm Thiết lập
quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp. (Xem tiếp trang 3)
Ảnh:CHINGUYỄN
KhaimạcNămPháptạiViệtNam
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cùng Bộ trưởng Ngoại thương Pháp
Nicole Bricq cắt băng khai trương năm Pháp-Việt
quản lý nhà nước
2 số 1020 l 18.4.2013
Chiều ngày 13/4, UBND tỉnh Phú
Thọ đã tổ chức Lễ trao tặng các hình
thức khen thưởng của Chính phủ và
UBND Tỉnh cho các tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong xây dựng và
vận động hồ sơ di sản “Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”. Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng
Đặng Thị Bích Liên đã tới dự.
Nhận thức được tầm quan trọng của
“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở
Phú Thọ” trong đời sống tinh thần của
cả dân tộc, năm 2009, Ủy ban Quốc gia
UNESCO Việt Nam đã phối hợp với
UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội thảo
khoa học nhằm xác định những giá trị
nổi bật của không gian văn hóa Hùng
Vương, cụ thể là các tín ngưỡng, các
hoạt động lễ hội có thể đáp ứng các tiêu
chí của UNESCO.
Sau khi UBND tỉnh PhúThọ đề nghị
Thủ tướng Chính phủ cho phép lập Hồ
sơ khoa học “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ”, tháng 3 năm 2011
trình UNESCO thẩm định, xem xét và
đến ngày 6 tháng 12 năm 2012, Ủy ban
liên Chính phủ thực hiện công ước 2003
của UNESCO đã vinh danh “Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú
Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại. Đây là sự kiện có ý
nghĩa rất quan trọng đối với dân tộc Việt
Nam trong việc tôn vinh giá trị đại diện
toàn cầu của Tín ngưỡng thờ, cúng Vua
Hùng trước nhân loại. “Có được kết quả
đó là sự nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm
của các cơ quan được giao hoàn thiện hồ
sơ, sự đồng thuận cao của nhân dân cả
nước và kiều bào ta ở nước ngoài và sự
ủng hộ của bạn bè quốc tế”, đồng chí Hà
Kế San nhấn mạnh.
Ghi nhận thành tích của các tập thể,
cá nhân đóng góp trong quá trình xây
dựng và vận động hồ sơ di sản “Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú
Thọ”, Thủ tướng Chính phủ đã quyết
định tặng Bằng khen cho 1 tập thể và 04
cá nhân; UBND tỉnh tặng Kỷ niệm
chương Hùng Vương cho 02 tập thể và
07 cá nhân, tặng Bằng khen cho 12 tập
thể và 38 cá nhân.
Tại buổi Lễ, thừa uỷ quyền Thủ
tướngChínhphủ,BộtrưởngHoàngTuấn
Anh đã trao Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ cho tập thể và các cá nhân có
thànhtíchxuấtsắctrongxâydựngvàvận
động hồ sơ di sản “Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở Phú Thọ”.
* Chiều cùng ngày, tại Trung tâm
Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh và Chủ tịch UBND
tỉnh Hoàng Dân Mạc đã có buổi gặp mặt
các Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán
nước ngoài tạiViệt Nam và bà Katherine
Muller Marin - Trưởng đại diện Văn
phòng UNESCO tại Hà Nội nhân dịp
tham dự Lễ đón Bằng công nhận “Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú
Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại và Khai mạc Lễ hội
Đền Hùng năm Quý Tỵ - 2013. Đây là
hoạt động do BộVHTTDLphối hợp với
Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Phú Thọ,
nằm trong khuôn khổ các hoạt động của
Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ - 2013.
Trong bài phát biểu tại buổi gặp mặt,
Bộ trưởng HoàngTuấnAnh đã bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc trước những tình cảm tốt
đẹp, sự giúp đỡ, ủng hộ quý báu, sự hợp
tác hiệu quả của bạn bè quốc tế, các ngài
Đại sứ đã dành cho nhân dân Việt Nam
nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng
trong thời gian qua, đồng thời mong
muốn tiếp tục tăng cường mối quan hệ
hữu nghị, hợp tác, phát triển với tất cả
các nước, các tổ chức quốc tế trong thời
gian tới.
Nhấn mạnh Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
là biểu hiện tiêu biểu nhất của Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú
Thọ, nét đẹp văn hóa tiêu biểu cho đạo
lý uống nước nhớ nguồn của các thế hệ
người Việt Nam, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh khẳng định, sinh hoạt tín
ngưỡng này là sợi dây gắn kết gia đình,
dòng họ, làng xóm, quốc gia, dân tộc để
cộng đồng các dân tộc Việt Nam trở
thành một khối thống nhất… Những giá
trị truyền thống của di sản đã không
ngừng được cộng đồng bồi đắp, gìn giữ
qua nhiều thế hệ. Giỗ tổ Hùng Vương -
Lễ hội Đền Hùng đã trở thành Quốc lễ
của Việt Nam và Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương đã trở thành điểm tựa tinh
thần để phát huy sức mạnh đại đoàn kết
của dân tộc Việt Nam. “Tín ngưỡng thờ
cúng HùngVương ở PhúThọ không chỉ
là di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt của
Việt Nam mà đã trở thành di sản chung
của nhân loại”. Hiện Việt Nam đang đệ
trình UNESCO Hồ sơ Nghệ thuật Đờn
ca tài tử Nam Bộ đăng ký vào Danh
sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện
của nhân loại cho kỳ xét vào tháng
12/2013 tại Baku, Azerbaijan, Bộ
trưởng bày tỏ mong muốn nhận được sự
quan tâm ủng hộ của các đại biểu, đại
sứ, đại diện các nước.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, bà
Katherine Muller Marin, Trưởng đại
diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội
ghi nhận sự nỗ lực của Việt Nam, đặc
biệt là chính quyền tỉnh Phú Thọ trong
xây dựng và vận động hồ sơ di sản
“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở
Phú Thọ”. Bà Katherine Muller Marin
tin tưởng Chính phủ Việt Nam và tỉnh
Phú Thọ sẽ thực hiện tốt các nội dung
cam kết mà UNESCO yêu cầu trong
việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
của di sản.
THTT
BộtrưởngHoàngTuấnAnhdựLễKhenthưởngtậpthểvàcánhân
cóthànhtíchxuấtsắctrongxâydựngvàvậnđộnghồsơdisản
“TínngưỡngthờcúngHùngVươngởPhúThọ”
quản lý nhà nước
3số 1020 l 18.4.2013
Chiều ngày 12/4, tại trụ sở Bộ
VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
đã có buổi tiếp và làm việc với 21 Đại
sứ và Trưởng các cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài vừa mới được bổ
nhiệm nhiệm kỳ 2013-2016.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng HoàngTuấn
Anh chúc mừng các Đại sứ, Trưởng các
cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài
vừa được Chủ tịch nước bổ nhiệm và
chúc các Đại sứ đạt nhiều thành công
trên cương vị công tác mới.
Thông báo với các Đại sứ về tình
hình hoạt động đối ngoại năm 2012, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết: Mặc
dù trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu
gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng
công tác hợp tác, giao lưu quốc tế trên
các linh vực văn hoá, gia đình, thể thao
và du lịch vẫn được tăng cường và thúc
đẩy theo hướng hiệu quả, có trọng tâm,
trọng điểm, góp phần nâng cao uy tín,
vị thế và hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam trên thế giới.
Năm2012,BộVHTTDLđãkýkết11
văn bản hiệp định, điều ước quốc tế, thoả
thuận quốc tế, hợp tác quốc tế chuyên
ngành với các nước và các vùng lãnh thổ
Maroc, Panama, Angola, Áo, Ukraina,
Liên bang Nga, Liên bang Đức... Hiện
nay, Bộ VHTTDL đang tiếp tục xây
dựng,phốihợpcácđơnvịliênquan,thúc
đẩy đàm phán để ký kết trong thời gian
tới một số văn bản, chương trình hợp tác
quốc tế về văn hoá, gia đình, thể thao và
du lịch với các nước. Mục tiêu chính của
hoạt động đối ngoại là quảng bá, giới
thiệu văn hoá, đất nước con người Việt
Nam với nhân dân các nước và giới thiệu
những giá trị tiêu biểu của văn hoá các
nước với công chúng Việt Nam, thông
qua đó tăng cường và thúc đẩy quan hệ
hợptáchữunghịgiữanhândânViệtNam
và nhân dân các nước.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng
thông báo với các Đại sứ về các chương
trình hoạt động đối ngoại trong năm
2013, gồm:Tập trung triển khai các hoạt
động lớn, quy mô quốc gia gắn với các
chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng,
Nhà nước (Năm hữu nghị Việt Nam -
Pháp 2013-2014; Năm hữu nghị Việt
Nam với các nước: Italia, Nhật Bản,
Canada nhân kỷ niệm 40 năm Thiết lập
quan hệ ngoại giao); Các hoạt động văn
hoá quy mô lớn ở ngoài nước như:Anh,
Phần Lan, Australia, Argentina, Lào,
Myanmar và Philippines; Tạo điều kiện
thuận lợi để các nước, các tổ chức quốc
tế giới thiệu văn hoá, thể thao và du lịch
tại Việt Nam; Phối hợp triển khai các
Tuần Văn hoá cũng như những sự kiện
văn hoá lớn của các nước tại Việt Nam;
Triển khai Dự án đầu tư xây dựng các
Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào,
Pháp, Campuchia, Liên bang Nga, Nhật
Bản và Hoa Kỳ; Thực hiện kế hoạch
quảng bá, vận động để các hồ sơ: Quần
thể danh thắngTràngAn (Ninh Bình) và
Đờn ca tài tử Nam Bộ trở thành Di sản
thế giới; tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền du lịch biển đảo Việt Nam
và Năm Du lịch quốc gia 2013 Đồng
bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013 và
Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên
2014.
Bộ trưởng HoàngTuấnAnh đề nghị,
các đại sứ trên cương vị công tác của
mình sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ
VHTTDL, đẩy mạnh quan hệ hợp tác
văn hoá, thể thao và du lịch giữa Việt
Nam với các nước, quảng bá hình ảnh
đất nước, con người và văn hoá Việt
Nam với bạn bè quốc tế.
Thay mặt các đại sứ mới được bổ
nhiệm, ông Tô Anh Dũng, Đại sứ Việt
Nam tại Canada bày tỏ cảm ơn Bộ
trưởng HoàngTuấnAnh và lãnh đạo các
đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, đồng thời
khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, phối
hợp chặt chẽ với Bộ VHTTDL và cố
gắng có những đóng góp cụ thể, thiết
thực vào việc đẩy mạnh và mở rộng
quan hệ hợp tác văn hoá, thể thao và du
lịch với các nước.
THTT
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp và làm việc
với các Đại sứ mới được bổ nhiệm
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh cho biết: Hiện nay,
Pháp đã trở thành đối tác kinh tế Châu
Âu hàng đầu của Việt Nam. Sự hỗ trợ
hiệu quả của Pháp trong lĩnh vực hợp tác
phát triển đã góp phần tích cực vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh
tế-xã hội và phát triển bền vững của Việt
Nam trong thời gian qua.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng
định:MốiquanhệhợptácgiữaViệtNam
-Phápngàycàngđượcgắnkếtthôngqua
hợp tácgiáo dục - đào tạo vàvăn hóa, thể
hiện qua con số hơn 7.000 sinh viên và
nghiên cứu sinhViệt Nam đang theo học
tại các giảng đường đại học tại Pháp và
con số này đã tăng trung bình 30%/năm
tronghơnmộtthậpkỷqua,đưaViệtNam
trởthànhcộngđồngChâuÁđứngthứhai
trong các trường đại học Pháp.
Tại buổi khai mạc Năm Pháp tạiViệt
Nam, nhiều nghệ sĩ tạo hình Pháp đã đến
trình diễn với chủ đề ẩm thực. Dorothée
Selz, nhà điêu khắc và là họa sĩ đã thực
hiệnmộttácphẩmđiêukhắcẩmthựcđầy
màu sắc; Laurent Moriceau đã thực hiện
tại chỗ món bánh nhúng từ “những chiếc
khuôn nhiệm màu” và khách mời đã có
dịp thưởng thức một bữa tiệc “buffet
treo” mãn nhãn trên hàng trăm quả bóng
do nhóm “La cellule” thực hiện.
THTT
Khaimạc… (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
4 số 1020 l 18.4.2013
Tại buổi Lễ tôn vinh, sau Lễ trao
bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương” của đại diện UNESCO
cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, Bộ trưởng
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng
Tuấn Anh đã đã công bố Chương trình
hành động Quốc gia về bảo tồn và phát
huy giá trị Di sản “Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản phi
vật thể đại diện của nhân loại giai đoạn
2013- 2015, định hướng đến 2020 gồm
09 điểm như: Nâng cao nhận thức, năng
lực của cộng đồng; tạo điều kiện hỗ trợ
các hoạt động bảo tồn tín ngưỡng thông
qua việc nghiên cứu, sưu tầm, truyền
dạy thực hành di sản ở những người trẻ
tuổi để duy trì truyền thống trong cuộc
sống đương đại; Hàng năm tổ chức Lễ
Giỗ tổ Hùng Vương ở Đền Hùng, và
các làng xã một cách trang nghiêm,
thành kính, tiết kiệm; Xây dựng các
chương trình hoạt động văn hóa, giáo
dục và truyền thông đa dạng để giới
thiệu,quảng bá; Xây dựng các chương
trình giáo dục tích cực về giá trị di sản
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để
giảng dạy trong các nhà trường phổ
thông; Cộng đồng và Viện Văn hóa
Nghệ thuật Việt Nam tiếp tục triển khai
kiểm kê khoa học Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương...; kết hợp đầu tư của Nhà
nước với việc tăng cường huy động các
nguồn lực xã hội hóa để bảo vệ các tập
quán xã hội, nghi lễ và các thiết chế văn
hóa tín ngưỡng liên quan đến Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương...
Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Từ bao
đời nay, trong tâm thức của người dân
Việt Nam, mọi người Việt Nam đều tự
hào mang trong mình dòng máu con
Lạc, cháu Rồng. Tín ngưỡng thờ cúng
các vua Hùng đã trở thành bản sắc văn
hóa, đạo lý, truyền thống của người Việt
Nam ta, thể hiện lòng biết ơn ân đức
của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước
và giữ nước. Dù làm gì, ở đâu, mỗi
người con đất Việt đều hướng về cội
nguồn, tổ tiên với lòng thành kính tri ân.
Thờ cúng các vua Hùng không chỉ là
hoạt động tâm linh, cầu đất nước mưa
thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh
vượng mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc
nhở kết nối, củng cố tình đoàn kết, yêu
thương đùm bọc lẫn nhau của cộng
đồng dân tộc Việt Nam những người
cùng chung một cội nguồn.
Chủ tịch nước khẳng định: “Di sản
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở
thành Di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại là sự đóng góp
phong phú của dân tộc ta vào sự phong
phú, đa dạng văn hóa của nhân loại.
Vinh dự, tự hào, đồng thời cũng đặt ra
cho Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đồng
bào các dân tộc tỉnh Phú Thọ trách
nhiệm to lớn là phải tiếp tục bảo tồn, tôn
tạo và phát huy hơn nữa giá trị của di
sản văn hóa vô giá này, góp phần xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho những
giá trị văn hóa của cha ông chúng ta để
lại mãi mãi tỏa sáng cùng với những
bước tiến của đất nước trong thời đại
ngày nay”.
Lễ hội đền Hùng- Giỗ tổ Hùng
Vương diễn ra từ 13/4 đến 19/4 (4-10
tháng ba Âm lịch) với nhiều hoạt động
phong phú khẳng định truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn" thắt chặt tinh
thần đại đoàn kết toàn dân tộcViệt Nam.
BTC cho biết, khoảng 1 triệu lượt khách
đã về Đền Hùng trong ngày khai hội.
THTT
Tônvinh…
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã
có Công văn số 1196/BVHTTDL-
KHTC ngày 05/4 gửi Tổng cục Du lịch
về việc triển khai Chương trình hành
động quốc gia về Du lịch giai đoạn
2013-2020.
Ngày 18/02/2013, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 321/QĐ-
TTg về việc phê duyệt Chương trình
hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn
2013-2020. Căn cứ nội dung Điều 2,
Quyết định số 321/QĐ-TTg về “Tổ chức
thực hiện Chương trình”, Bộ VHTTDL
được giao chủ trì xây dựng cơ chế, chính
sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực
hiện Chương trình hành động quốc gia
về Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ
ban hành và phối hợp với Bộ Tài chính
xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng các
nguồn kinh phí thực hiện Chương trình.
Triển khai việc trên, Bộ VHTTDL
đề nghị Tổng cục Du lịch xây dựng
những đề xuất cụ thể, chi tiết về: Cơ chế,
chính sách quản lý, điều hành, hướng
dẫn thực hiện Chương trình hành động
quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-
2020 gồm các nội dung: Đối tượng áp
dụng, Yêu cầu đối với Chương trình,
Đơn vị chủ trì Chương trình, Đơn vị
tham gia thực hiện Chương trình, Kinh
phí thực hiện Chương trình, Nội dung
Chương trình được hỗ trợ kinh phí, Mức
hỗ trợ kinh phí, Lập dự toán kinh phí và
thủ tục cấp phát, quyết toán kinh phí
được hỗ trợ, Đề xuất và tiếp nhận
Chương trình, Thẩm đinh và phê duyệt
Chương trình, Kiểm tra, giám sát việc
thực hiện Chương trình, Điều chỉnh và
chấm dứt Chương trình, Báo cáo thực
hiện Chương trình, Xử lý vi phạm…
Quy chế quản lý, sử dụng các nguồn
kinh phí thực hiện Chương trình hành
động quốc gia về Du lịch giai đoạn
2013-2020, gồm các nội dung sau: Đối
tượng áp dụng, Nguồn kinh phí thực
hiện Chương trình, Nội dung chi và mức
hỗ trợ kinh phí, Định mức chi, Tạm ứng
và quyết toán kinh phí, Thời gian thẩm
định để tạm cấp và quyết định hỗ trợ
kinh phí…
THTT
Triển khai Chương trình hành động
quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020
(Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
5số 1020 l 18.4.2013
* Bộ VHTTDL có Quyết định
số 1353/QĐ-BVHTTDL ngày
10/4/2013 thành lập Ban Tổ chức
Cuộc thi Sáng tác biểu trưng (logo)
Gia đình gồm 8 thành viên do Vụ
trưởng Vụ Gia đình Trần Tuyết
Ánh làm Trưởng ban; 02 Phó
Trưởng ban: bà Đoàn Thị Thu
Hương - Phó Cục trưởng Cục Mỹ
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm và
Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình Trần
Hướng Dương.
* Tại Quyết định số 1352/QĐ-
BVHTTDL ngày 10/4/2013, Bộ
VHTTDL thành lập Tổ Biên tập
soạn thảo Thông tư quy định tiêu
chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ đề
nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì
sự nghiệp Văn hoá, Thể thao và Du
lịch” gồm 10 thành viên do Vụ
trưởng Vụ Thi đua-Khen thưởng
Nguyễn Hải Anh làm Tổ trưởng; 02
Tổ phó: Phó Vụ trưởng Vụ Thi
đua-Khen thưởng Phùng Huy Cẩn
và Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Lê
Thanh Liêm.
* Ngày 09/4/2013, Bộ
VHTTDL có Quyết định số
1332/QĐ-BVHTTDL thành lập
Ban Soạn thảo, Tổ Giúp việc xây
dựng Đề án “Đổi mới cơ chế tính
giá dịch vụ trong lĩnh vực văn hoá,
thể thao”. Ban Soạn thảo gồm 12
thành viên do Thứ trưởng Huỳnh
Vĩnh Ái làm Trưởng ban; Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính Hồ
Việt Hà làm Phó Trưởng ban, kiêm
Tổ trưởng Tổ Giúp việc. Tổ Giúp
việc có 12 thành viên.
* Tại Quyết định số 1330/QĐ-
BVHTTDL ngày 09/4/2013, Bộ
VHTTDL giao Tổng cục Thể dục
thể thao chủ trì đón đoàn Chủ tịch
Hội đồng Olympic Châu Á cùng 06
thành viên sang thăm và làm việc
tại Việt Nam để tìm hiểu công tác
chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao
Châu Á lần thứ 18 năm 2019 tại
Việt Nam. Thời gian từ ngày 11-
12/4/2013.
* Bộ VHTTDL có Quyết định số
1327/QĐ-BVHTTDL ngày
08/4/2013 thành lập Ban Chỉ đạo và
Tổ Biên tập báo cáo sơ kết 5 năm
thực hiện Nghị quyết Trung ương 7
Khoá X về Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn gồm 5 thành viên do Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng
ban. Tổ Biên tập gồm 8 thành viên
do ông Trương Công Thấm, Phó
Trưởng phòng Thiết chế văn hoá,
Cục Văn hoá cơ sở làm Tổ trưởng.
* Tại Quyết định số 1363/QĐ-
BVHTTDL, Bộ VHTTDL giao
Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì,
mời các chuyên gia xây dựng kịch
bản chương trình nghệ thuật phục
vụ lễ kỷ niệm 60 năm Giải phóng
Điện Biên Phủ sáng 07/5/2014 tại
Quảng trường Trung tâm Hội nghị
văn hóa tỉnh Điện Biên.
THTT
VăN BảN mới
Sáng 12/4, tại trụ sở Bộ
VHTTDL, Thứ trưởng Đặng Thị
Bích Liên đã có buổi làm việc với
lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang về
việc xây dựng thiết chế văn hóa, thể
thao trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm
Thanh Nhu đã báo cáo Thứ trưởng
Đặng Thị Bích Liên và các đại biểu
dự họp về Dự án tu bổ, tôn tạo di tích
chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn nguỵ
năm 1973 và Dự án xây dựng Trung
tâm văn hoá tỉnh. Theo đó, đến thời
điểm này, UBND Tỉnh đã có quyết
định phê duyệt Dự án, tuy nhiên vẫn
chưa triển khai được do chưa được
cấp vốn. UBND tỉnh Hậu Giang đề
nghị Bộ VHTTDL có văn bản thoả
thuận với Văn phòng Chính phủ, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
đồng thời xem xét, hỗ trợ vốn từ
chương trình mục tiêu quốc gia để
triển khai Dự án.
Sau khi nghe ý kiến của các đại
biểu dự họp, Thứ trưởng Đặng Thị
Bích Liên khẳng định quan điểm
thống nhất về chủ trương. Vấn đề cần
bàn là cách làm như thế nào, để có
thể đảm bảo triển khai theo đúng quy
định hiện hành.
Đối với Dự án xây dựng Trung
tâm Văn hoá tỉnh, Thứ trưởng Đặng
Thị Bích Liên đề nghị UBND Tỉnh
nhanh chóng hoàn thiện Dự án đồng
thời lưu ý cần phải có mặt bằng sạch
để triển khai thi công.
Đối với Dự án tu bổ, tôn tạo di
tích chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn
nguỵ năm 1973, Thứ trưởng Đặng
Thị Bích Liên cho rằng, UBND Tỉnh
hiện đang làm sai quy trình, phê
duyệt khi chưa có thoả thuận của Bộ
VHTTDL do đó chưa có cơ sở để
xem xét duyệt cấp vốn từ chương
trình đầu tư có mục tiêu. Do vậy đề
nghị UBND tỉnh Hậu Giang hoàn
thiện lại hồ sơ gửi báo cáo các Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ
VHTTDL thoả thuận trước khi phê
duyệt Dự án này.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên
cũng cho rằng không thể cùng một
lúc thực hiện nhiều hạng mục trong
Dự án, do đó UBND Tỉnh cần xem
xét, ưu tiên hạng mục nào trước, hạng
mục nào sau nhằm triển khai một
cách hiệu quả sau khi được phê duyệt.
VP
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm việc
với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang
quản lý nhà nước
6 số 1020 l 18.4.2013
Sáng 10/4, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL
tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị
định quy định đối tượng, tiêu chuẩn,
quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu
“Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân
Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi
vật thể. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên
dự và chủ trì Hội thảo.
Hội thảo có sự tham dự của các nhà
khoa học cùng đại diện lãnh đạo các cơ
quan quản lý nhà nước và một số nghệ
nhân trong lĩnh vực di sản văn hoá phi
vật thể. Các vấn đề liên quan đến phạm
vi điều chỉnh của Nghị định; đối tượng,
tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ thủ tục xét
tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”,
“Nghệ nhân Ưu tú” được các đại biểu
quan tâm thảo luận tại Hội thảo.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có
60 ý kiến của các Sở VHTTDL và hơn
100 văn bản góp ý của các đơn vị liên
quan ngoài Bộ gửi về góp ý cho dự
thảo Nghị định, nhìn chung các góp ý
đều thống nhất với những nội dung
cũng như các Điều trong các chương
của dự thảo. Hội thảo lấy ý kiến lần
này nằm trong lộ trình lấy ý kiến trực
tiếp các nhà khoa học, nhà quản lý,
nhà hoạt động văn hóa; đại diện nhiều
Hội nghiên cứu, Hội chuyên ngành ở
trung ương và địa phương để hoàn
thiện dự thảo Nghị định trình Chính
phủ phê duyệt.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho
rằng, một số vấn đề số hoá, lượng hoá
ghi trong dự thảo cần điều chỉnh cho
phù hợp với thực tiễn bởi ông cho rằng
“có thời gian thực hành và phổ biến tri
thức, kỹ năng đang nắm giữ” từ 25 năm
trở lên đối với Nghệ nhân Nhân dân và
từ 20 năm trở lên đối với Nghệ nhân Ưu
tú là quá dài, khó có thể thực hiện được.
“Việc số hoá, lượng hoá như thế này rất
có thể sẽ bỏ lỡ tài năng”, Giáo sư Tô
Ngọc Thanh nhấn mạnh.
Vấn đề hồ sơ, thủ tục xét tặng cũng
được các đại biểu đóng góp nhiều ý
kiến, trong đó cơ bản nhất trí cho rằng,
nên đồng ý cho phép một số tổ chức có
trách nhiệm đứng ra làm hồ sơ giúp
nghệ nhân vì trên thực tế có những nghệ
nhân không biết chữ hoặc không còn đủ
điều kiện sức khoẻ để trực tiếp thực
hiện lập hồ sơ theo quy định. Các đại
biểu cũng thống nhất đề nghị cần sớm
hoàn thiện dự thảo Nghị định trình
Chính phủ ban hành để tránh thiệt thòi
cho các nghệ nhân, đặc biệt là những
nghệ nhân tuổi cao, sức yếu.
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ
trưởng Đặng Thị Bích Liên khẳng định,
dự thảo Nghị định được đưa ra lấy ý
kiến lần này là bản dự thảo lần thứ 3, đã
được Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập chỉnh
lý nhiều lần và đã cho đăng tải trên
website của Bộ VHTTDL để lấy ý kiến
rộng rãi. Thứ trưởng vui mừng khi đa
số các đại biểu tại Hội thảo hôm nay
thống nhất với tên gọi của Nghị định
trong dự thảo. Về một số ý kiến của các
đại biểu, Thứ trưởng Đặng Thị Bích
Liên cho biết, Tổ Thư ký Hội thảo sẽ
tổng hợp và báo cáo Ban Soạn thảo tiếp
tục tiếp thu, hoàn thiện, phấn đấu trong
quý II sẽ hoàn thiện, báo cáo cơ quan
có thẩm quyền xem xét, quyết định.
THTT
Góp ý cho dự thảo Nghị định xét tặng danh hiệu
Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú
Bộ VHTTDL vừa có Công văn số
1201/BVHTTDL-TĐKTphát động Đợt
thi đua lập thành tích kỷ niệm 65 năm
Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu
gọi thi đua ái quốc - Ngày truyền thống
Thi đua yêu nước (11/6/1948-
11/6/2013) tới toàn thể các đơn vị thuộc
Bộ. Đợt thi đua lập thành tích này có ý
nghĩa đặc biệt sâu sắc, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm
2013 của toàn ngành, chuẩn bị tốt nội
dung tổng kết 15 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII , tổng kết
05 năm thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-
TƯ của Bộ Chính trị, Nghị quyết số
08/NQ-TƯ ngày 01/12/2011 của Bộ
Chính trị, các Chiến lược phát triển văn
hóa, thể dục thể thao, du lịch và gia đình
đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Theo đó, các đơn vị đề ra những chủ
đề thiết thực, bám sát nhiệm vụ trọng
tâm, nhiệm vụ đột phá của đơn vị, có nội
dung, tiêu chí thi đua rõ ràng, phấn đấu
thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
công tác 6 tháng đầu năm 2013. Căn cứ
tình hình thực tế của đơn vị, tổ chức kỷ
niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc
bằng hình thức thích hợp, tiết kiệm, gắn
với việc tiếp tục “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết
hợp biểu dương, tôn vinh các điển hình
tiên tiến, các nhân tố mới trong phong
trào thi đua yêu nước của đơn vị, vào dịp
Sinh nhật Bác 19/5 và Ngày truyền
thống Thi đua yêu nước 11/6/2013.
Bên cạnh đó, chủ động phát hiện,
khen thưởng hoặc trình Bộ trưởng khen
thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân
có nhiều thành tích. Chú trọng khen
thưởng cho các cá nhân trực tiếp công
tác, lao động, học tập; khen thưởng cho
những tập thể nhỏ có nhiều thành tích;
phát hiện các nhân tố mới xuất hiện từ
các phong trào thi đua để khen thưởng.
Đặc biệt, tích cực triển khai thực hiện
phong trào “Ngành văn hóa, thể thao và
du lịch chung sức xây dựng nông thôn
mới” nhằm thực hiện hiệu quả phong
trào “cả nước chung tay xây dựng nông
thôn mới” doThủ tướng Chính phủ phát
động, đặc biệt từ những nội dung thuộc
lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể
thao và du lịch. Tùy theo tình hình thực
tế của đơn vị, đăng ký làm chuyển biến
rõ nét một địa phương (cấp xã, huyện
trong xây dựng nông thôn mới).
M.H
PhátđộngđợtthiđuahướngtớiKỷniệm
65nămNgàytruyềnthốngthiđuayêunước
7số 1020 l 18.4.2013
quản lý nhà nước
Ngày 08/4, Bộ VHTTDL đã có văn
bản số 1216/TB-BVHTTDL thông báo
kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh tại cuộc họp về hoạt động của
Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt
Nam (ngày 11/3/2013).
Theo đó, Ban Quản lý Làng Văn
hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã
hoàn thành 50/54 làng các dân tộc; tổ
chức nhiều hoạt động văn hóa, thu hút
khách đến tham quan, bước đầu khai
thác cục bộ Khu các làng dân tộc.
Trong quá trình xây dựng, các dự án
thuộc Làng Văn hóa-Du lịch các dân
tộc Việt Nam được quản lý, triển khai
theo quy định về đầu tư xây dựng cơ
bản, được thanh tra, kiểm toán theo quy
định, thường xuyên chú ý đến chất
lượng công trình, đến nay, chưa phát
hiện sai phạm, thực hiện tốt công tác
tiết kiệm, phòng chống tham nhũng,
lãng phí.
Lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn
hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam có
bộ máy ổn định, các Ban, đơn vị hoạt
động nề nếp, Đảng ủy, Công đoàn,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh có nhiều hoạt động thiết thực góp
phần quan trọng vào sự nghiệp phát
triển của Làng Văn hóa-Du lịch các
dân tộc Việt Nam. Nội bộ của Ban
Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân
tộc Việt Nam đoàn kết, hoàn thành xuất
sắc các nhiệm vụ được giao, được các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi
nhận, biểu dương.
Thời gian tới, Quản lý Làng Văn
hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam cần
tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, kêu
gọi nguồn vốn xã hội hóa, tổ chức các
hoạt động hướng theo chủ đề “Làng
Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam
- điểm đến hấp dẫn du khách trong
nucớ và quốc tế”, phấn đấu tăng
trường 250.000-300.000 khách/năm.
Phát huy sức mạnh tổng hợp, phối hợp
chặt chẽ với các Tổng cục, Cục, Vụ
thuộc Bộ để thực hiện các nhiệm vụ
được giao với kết quả và chất lượng
cao nhất. Có đánh giá quá trình đầu tư,
sử dụng ngân sách nhà nước để có kế
hoạch sử dụng ngân sách nhà nước
hiệu quả hơn, tăng cường thu hút
nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư
cho các khu chức năng. Chú ý chất
lượng các công trình, tiến độ, quá
trình đầu tư xây dựng đảm bảo công
khai, minh bạch, đúng quy định. Tổ
chức tốt các hoạt động phối hợp với
các địa phương thu hút đồng bào các
dân tộc luân phiên tái hiện hoạt động
tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa-
Du lịch các dân tộc Việt Nam, nâng
cấp việc tổ chức các sự kiện. Thống
nhất mô hình cơ chế của Ban Quản lý
Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc
Việt Nam có hiệu quả, tiếp tục duy trì,
phát huy, thực hiện các Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ về mô hình,
cơ chế, kế hoạch như hiện tại, lưu ý
tổ chức làm việc với Vụ Kế hoạch,
Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ để thực
hiện tốt công tác chung, có quy chế
phối hợp trong triển khai nhiệm vụ.
THTT
Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp
về hoạt động của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tại Kế hoạch số 1250/KH-
BVHTTDL được Bộ VHTTDL ban
hành ngày 10/4 tổ chức lớp tập huấn
Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho
giảng viên, giáo viên, HLV các cơ sở
đào tạo, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện
TDTT với mục đích trang bị cho học
viên những kiến thức chuyên môn
trong huấn luyện thể lực và tâm lý
TDTT phục vụ việc huấn luyện, giảng
dạy VĐV TDTT tại các cơ sở đào tạo
TDTT trên toàn quốc.
Thời gian diễn ra đợt tập huấn dự
kiến diễn ra trong 05 ngày từ 14-
18/5/2013 tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.
Lớp tập huấn tập trung bồi dưỡng
những kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ cơ bản về TDTT dành cho đối tượng
là giảng viên, giáo viên, huấn luyện
viên đang giảng dạy, huấn luyện tại các
cơ sở đào tạo; cán bộ chuyên trách, cán
bộ quản lý về lĩnh vực thể dục thể thao
tại các trung tâm huấn luyện đào tạo
năng khiếu thể thao trên toàn quốc (dự
kiến 150 học viên). Tại đây học viên
được trang bị các nội dung chủ đạo:
Phương pháp huấn luyện các tố chất
thể lực chung cho VĐV; Khát quát
chung về nội hàm kinh tế TDTT trong
giai đoạn hiện nay; Phương pháp huấn
luyện tâm lý trong tập huấn và thi đấu
thể thao cho các VĐV. Đợt tập huấn sẽ
có sự tham gia của một số giảng viên,
gồm PGS.TS Phạm Ngọc Viễn - Phó
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
TS. Trương Anh Tuấn - nguyên Vụ
trưởng Vụ Tổ chức Ban Tuyên giáo
Trung ương; PGS.TS Lương Kim
Chung - nguyên Vụ trưởng Vụ Thể
thao quần chúng Ủy ban TDTT.
Về hình thức tổ chức của đợt tập
huấn: Vụ Đào tạo chỉ đạo, tổ chức, xây
dựng chương trình, giáo trình, địa điểm
học, trang thiết bị phục vụ học tập và
thực hành, kinh phí và quản lý lớp học,
phối hợp với Trường Bồi dưỡng cán bộ
VHTTDL kiểm tra và cấp chứng nhận
cho các học viên tham dự.
Q.C
Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho
giảng viên, HLV các cơ sở đào tạo TDTT
8 số 1020 l 18.4.2013
quản lý nhà nước
Sáng ngày 11/4, Bộ VHTTDL đã
tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 03
điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí
Minh Sơ kết 05 năm triển khai thực
hiện Nghị quyết số 23-NQ-TW ngày
16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp
tục xây dựng và phát triển văn học
nghệ thuật trong thời kỳ mới”.
Thứ trưởng Vương Duy Biên chủ
trì điểm cầu Hà Nội, trong phát biểu
khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng khẳng
định, văn hoá nói chung, văn học nghệ
thuật nói riêng luôn là nền tảng tinh
thần, đảm bảo sự phát triển bền vững
của xã hội và xây dựng nhân cách con
người Việt Nam, văn học nghệ thuật
luôn được Đảng và Nhà nước quan
tâm. Nghị quyết Trung ương 5 Khoá
VIII đã khẳng định quyết tâm xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Những năm qua, văn học nghệ
thuật cơ bản có những chuyển biến
tích cực. Các hoạt động văn học, nghệ
thuật có tính chuyên nghiệp hơn, có
bước phát triển mới, số lượng tác
phẩm có giá trị đạt giải thưởng khu
vực, quốc gia tăng lên đáng kể. Công
tác lý luận phê bình đi vào chiều sâu,
hoạt động phổ biến, sáng tác tác phẩm
đa dạng, phong phú. Các hoạt động
phong trào có bước phát triển sâu rộng,
thu hút ngày càng đông các nghệ sỹ,
tầng lớp nhân dân tham gia, phục vụ
có hiệu quả các sự kiện chính trị, góp
phần định hướng tư tưởng, thẩm mỹ
của nhân dân. Công tác bảo tồn và phát
huy di sản văn hoá về lĩnh vực văn
học, nghệ thuật được triển khai tích
cực. Công tác xã hội hoá các hoạt động
văn hoá, nghệ thuật được đẩy mạnh. Ý
thức pháp luật và thực thi pháp luật về
quyền tác giả, quyền liên quan đã có
những chuyển biến nhất định. Công
tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm
trong lĩnh vực bản quyền tác giả được
tập trung triển khai thực hiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được,
một số khó khăn tồn tại cũng được chỉ
ra tại Hội nghị như việc cụ thể hoá một
số chủ trương, chính sách của Đảng ở
một số lĩnh vực còn chậm, chưa cụ thể,
chưa theo kịp với những biến động của
thực tiễn nên hiệu quả thực hiện còn
thấp; một số cơ chế chính sách phát
triển văn học nghệ thuật bộc lộ những
bất cập, không còn phù hợp với thực
tiễn nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung;
các chính sách về lương, phụ cấp đối
với văn nghệ sỹ nhìn chung còn thấp,
chưa bù đắp được công sức sáng tạo.
Hoạt động văn học nghệ thuật mặc dù
có sự chuyển biến nhưng chưa đồng bộ
giữa cac khâu sáng tác, phổ biến, lưu
giữ tác phẩm. Công tác xã hội hoá các
hoạt động văn hoá, nghệ thuật còn hạn
chế, việc huy động các nguồn lực phục
vụ hoạt động văn hoá, nghệ thuật của
nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh
miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn.
Tại Hội nghị, các đại biểu trình bày
tham luận, cùng trao đổi, đánh giá làm
rõ những kết quả đạt được, cũng như
những hạn chế cần khắc phục. Qua đó
rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp
nhằm thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm
vụ quản lý Nhà nước về văn học, nghệ
thuật và thực hiện thành công những
mục tiêu Nghị quyết số 23-NQ-TW của
Bộ Chính trị đã đặt ra.
H.H
Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị
về“Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật
trong thời kỳ mới”
Bộ VHTTDL ban hành Quyết định
số 1342/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Kế
hoạch triển khai đặt hàng sáng tác các tác
phẩm nghệ thuật hưởng ứng Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề
cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Tác phẩm đặt hàng sáng tác về đề tài
hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4
khóa XI với số lượng 05 tác phẩm ở các
thể loại sân khấu: Kịch nói, Chèo và Cải
lương. Tác phẩm được hoàn thành phục
vụ thiết thực các nhiệm vụ chính trị,
tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(03/02/1930-03/2/2015), 40 năm Ngày
Giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước (30/4/1975-30/4/2015), 125 năm
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890-19/5/2015), 70 năm Ngày
thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2015) và
Kỷ niệm các ngày Lễ lớn của dân tộc.
Lộ trình thực hiện Kế hoạch cụ thể:
Tháng 3/2013, thành lập Ban Tổ chức,
triển khai đặt hàng sáng tác các tác
phẩm Nghệ thuật hưởng ứng Nghị
quyếtTrung ương 4 khóa XI, thống nhất
tiêu chí đặt hàng, lựa chọn và mời các
tác giả tiềm năng tiến hành ký hợp đồng.
Trước ngày 30/10/2013, các tác giả
được Đầu tư đặt hàng nộp kịch bản văn
học hoàn chỉnh để Hội đồng nghệ thuật
thẩm định. Trước Qúy I/2014, Ban Tổ
chức tổng hợp, xem xét chất lượng của
tác phẩm thông qua đề xuất của Hội
đồng thẩm định trình Ban Chỉ đạo. Qúy
I/2014, dự trù kinh phí, lên kế hoạch
phối hợp, tổ chức dàn dựng các tác
phẩm được nhà nước đầu tư đặt hàng
báo cáo Ban Chỉ đạo triển khai dàn
dựng và công bố tác phẩm.
M.H
Đặt hàng sáng tác các tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng
Nghị quyết Trung ương 4 khóa Xi
quản lý nhà nước
9số 1020 l 18.4.2013
Tại Quyết định số 1349/QĐ-
BVHTTDL ngày 10/4/2013, Bộ
VHTTDLphê duyệt Đề án triển lãm các
tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh đoạt Giải
thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng
Nhà nước năm 2012 vào tháng 8 năm
2013, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Tại đây sẽ trưng bày khoảng 50 tác
phẩm, cụm tác phẩm của các tác giả
được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và
Giải thưởng Nhà nước năm 2012.
Triển lãm với mục đích tôn vinh,
giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của 19
tác giả nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh
và Giải thưởng Nhà nước lĩnh vực mỹ
thuật, nhiếp ảnh tới công chúng yêu
nghệ thuật nói riêng và toàn xã hội nói
chung với các loại hình hội hoạ, đồ hoạ,
điêu khắc, gốm nghệ thuật và tác phẩm
nhiếp ảnh. Đây cũng là dịp để công
chúng có cơ hội được tiếp cận, tìm hiểu,
thưởng thức trực tiếp các tác phẩm mỹ
thuật, nhiếp ảnh có giá trị cao về thẩm
mỹ, nội dung, tư tưởng, có vai trò quan
trọng trong việc giáo dục cộng đồng.
Đồng thời giới thiệu, quảng bá những
tinh hoa, thành tựu của nền mỹ thuật,
nhiếp ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Qua đó, định hướng, xây dựng kế hoạch
tổng thể, đúng đắn làm cơ sở thực tiễn
xây dựng cơ chế, chính sách phát triển
ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm
văn hóa nghệ thuật nước nhà. N.H
Chiều 09/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ
ký kết Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-
2015 giữa Tổng cục Du lịch (Bộ
VHTTDL) với Cục Hàng không Việt
Nam (Bộ GTVT). Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh và Bộ trưởng Đinh La Thăng
cùng chứng kiến Lễ ký.
Theo đó, giai đoạn 2013-2015, Tổng
cục Du lịch và Cục Hàng không Việt
Nam sẽ tăng cường trao đổi thông tin về
Kếhoạchxúctiến,nghiêncứuthịtrường;
tăng cường và nâng cao hiệu quả trong
các lĩnh vực hoạt động: xúc tiến, quảng
bá du lịch và hàng không ở trong và
ngoài nước; trao đổi các thông tin nghiên
cứu về thị trường khách du lịch; tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác điều tra thông
tin du lịch, cung cấp thông tin du lịch cho
du khách tại các cảng hàng không, sân
bay; cung cấp các thông tin liên quan
đến quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của
hành khách nhằm tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho hành khách khi tham gia giao
thông hàng không; phối hợp xây dựng,
đề xuất các văn bản pháp quy liên quan
đến hoạt động du lịch; Tăng cường phối
hợp trong việc thực hiện xuất bản và
phân phối các ấn phẩm xúc tiến quảng
bá đồng thời đẩy mạnh phối hợp trong
công tác xúc tiến quảng bá ở nước ngoài
và phối hợp trong công tác xúc tiến
quảng bá ở trong nước.
Cùng phối hợp đề xuất xây dựng cơ
chế ưu đãi các dịch vụ cho hai bên: Tạo
điều kiện, khuyến khích các hãng hàng
không mở thêm các đường bay mới đến
các thị trường tiềm năng trong và ngoài
nước; tăng tần suất các đường bay hiện
có để đáp ứng nhu cầu phát triển của du
lịch; khuyến khích các hãng hàng không
Việt Nam dành thời lượng trên chuyến
bay để chiếu phim ngắn, video do Tổng
cục Du lịch thực hiện giới thiệu điểm
đến du lịch Việt Nam trên các chuyến
bay; cung cấp thông tin liên quan đến
chính sách ưu đãi, hỗ trợ về giá cước
vận chuyển cho Tổng cục Du lịch,
doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt
động chung do hai bên tổ chức; cung
cấp thông tin liên quan đến chế độ ưu
đãi về dịch vụ du lịch cho các hãng hàng
không Việt Nam khi tổ chức các sự kiện
tại địa phương.
PhátbiểutạiLễký,BộtrưởngHoàng
TuấnAnhkhẳngđịnh:Hàngkhôngchính
là cầu nối rút ngắn khoảng cách không
gian và thời gian, giúp các điểm đến tiếp
cận gần hơn, thuận lợi hơn với khách du
lịch. Lịch sử du lịch thế giới đã chứng
minhsựbùngnổcủadulịchtoàncầugắn
liềnvớisựpháttriểnmạnhmẽcủangành
hàng không và ngược lại, du lịch đã tác
động trực tiếp đến sự phát triển của hàng
không. Sự phát triển du lịch đã góp phần
quan trọng vào sự tồn tại đa dạng của các
chuyến bay, tần suất, quy mô hoạt động
của các hãng hàng không. Mối quan hệ
gắn bó hữu cơ giữa hàng không và du
lịch rất chặt chẽ và không thể tách rời, và
thường được ví như hai cánh trên một
máy bay. Trong những năm qua, ngành
hàng không đã luôn đồng hành và hỗ trợ
tích cực cho phát triển của Du lịch Việt
Nam, tuy nhiên, sự hợp tác giữa hai bên
vẫnchưapháthuyhếtsứcmạnhtổnghợp
và hiệu quả đem lại chưa tương xứng với
khả năng hợp tác mong đợi của hai
ngành. Đứng trước yêu cầu phát triển và
giải quyết những vấn đề tồn tại, trên cơ
sở chương trình phối hợp công tác giữa
Bộ VHTTDL và Bộ GTVT về việc phát
triển du lịch giai đoạn 2013-2015 đã
được ký kết, lãnh đạo Bộ VHTTDL và
Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch,
CụcHàngkhôngViệtNamvàcácđơnvị
liênquantraođổithoảthuậnđểkýkếtKế
hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch và
Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn
2013-2015 nhằm nâng cao trách nhiệm,
hiệu quả phối hợp giữa du lịch và hàng
không,sớmđưaViệtNamtrởthànhđiểm
đến du lịch hấp dẫn trong khu vực Châu
Á và thế giới... THTT
Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không
Việt Nam giai đoạn 2013-2015
Triển lãm các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh đoạt Giải thưởng
Hồ Chí minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2012
quản lý nhà nước
10 số 1020 l 18.4.2013
Ngày 10/4/2013, Bộ VHTTDL có
Quyết định số 1350/QĐ-BVHTTDL
phê duyệt Đề án tổ chức Ngày hội Sách
và Văn hoá Đọc năm 2013 với chủ đề
“Cuốn sách làm thay đổi cuộc đời” vào
các ngày 19-20/4/2013 tại Trung tâm
hoạt động Văn hoá-Khoa học Văn
Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Ngày hội Sách và Văn hoá Đọc
năm 2013 được tổ chức với mục tiêu
nâng cao nhận thức, ý thức của người
dân đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu
niên về ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc đọc sách, khuyến khích đọc, thông
qua đó tôn vinh văn hoá đọc, tôn vinh
tác giả, tác phẩm, tôn vinh nghề thư
viện, nghề xuất bản, phát hành; góp
phần xây dựng, hình thành thói quen
đọc, tạo nền tảng quan trọng cho việc
học tập suốt đời của mọi người dân, từ
đó hình thành xã hội học tập - một mục
tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước
trong phát triển đất nước thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời
hưởng ứng Ngày Sách và Bản quyền
thế giới 23/4, nâng cao nhận thức của
người dân trong việc thực thi, bảo hộ
quyền tác giả.
Trong khuôn khổ Ngày hội, ngoài
lễ Khai mạc và Bế mạc sẽ có các hoạt
động trình diễn thơ và văn xuôi do
chính các tác giả thực hiện; Toạ đàm,
giao lưu giữa tác giả, tác phẩm với
công chúng; Thi xếp sách nghệ thuật;
Triển lãm những cuốn sách đạt giải
Sách hay, sách đẹp của Hội Xuất bản;
Triển lãm giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp
các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học, nghệ thuật; Vẽ tranh
theo sách; Liên hoan Tuyên truyền giới
thiệu sách.
N.H
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã
ban hành các Văn bản số 1024, 1025,
1026, 1027/BVHTTDL-DSVH gửi
UBND các tỉnh/thành về việc chuẩn bị
hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt.
Bộ VHTTDL đề nghị UBND các
tỉnh/thành chỉ đạo các cơ quan liên quan
khẩn trương nghiên cứu, tập hợp tư liệu
lịch sử, khoa học để lập hồ sơ di tích
quốc gia đặc biệt đối với các di tích:
Quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành
phố Hải Phòng; Khu di tích lịch sử nhà
Trần, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh; Thành cổ Quảng Trị và Đôi bờ
Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.
Đối với 02 di tích: Địa đạo Vĩnh
Mốc và Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê
Duẩn, Bộ VHTTDL sẽ xem xét, thoả
thuận việc lập hồ sơ di tích quốc gia đặc
biệt vào các đợt tiếp theo.
Đề nghị UBND các tỉnh Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Phước,
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông chỉ đạo các cơ quan liên quan
khẩn trương nghiên cứu, tập hợp tư liệu
lịch sử, khoa học để lựa chọn các điểm
di tích tiêu biểu, phối hợp với Binh
đoàn 12 - Bộ Quốc phòng để lập hồ sơ
di tích quốc gia đặc biệt cho Hệ thống
di tích đường Trường Sơn (đường Hồ
Chí Minh).
Về thành phần và thể thức hồ sơ
thực hiện theo quy định tại Thông tư số
09/2011/TT-BVHTTDL ngày
14/7/2011 của Bộ VHTTDL quy định
về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng
di tích lịch sử-văn hoá và danh lam
thắng cảnh. Hồ sơ di tích gửi về Bộ
VHTTDL (Cục Di sản văn hoá) trước
ngày 30/6/2013.
H.P
Đề nghị các địa phương chuẩn bị hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt
Đề án tổ chức Ngày hội Sách và Văn hoá Đọc năm 2013
Trong 02 ngày 13-14/4/2013,
huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã tổ
chức Ngày hội Thể thao các dân tộc
năm 2013. Tham dự Hội thi có trên
250 vận động viên của 20 xã, thị trấn
trong huyện. Các vận động viên tham
gia 4 môn thi là: Bắn nỏ (nam, nữ);
kéo co (nam, nữ); đẩy gậy (nam, nữ);
bóng chuyền (nam, nữ). Đây là những
môn thể thao truyền thống của các
dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái
thường diễn ra trong các dịp lễ hội,
ngày Tết Cổ truyền ở huyện miền núi,
vùng cao Đà Bắc.
Ngày hội đã thu hút hàng nghìn
người từ các xã Đồng Nghê, Suối
Nánh, Mường Tuổng, Đồng Ruộng,
Yên Hòa... cách xa trung tâm huyện
gần 100km, đến dự, cổ vũ.
Hội thi đã diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.
Đặc biệt là môn thi đẩy gậy, bóng
chuyền được đông đảo khán giả cổ
vũ. Môn thi bắn nỏ, có nhiều vận
động viên đã ở tuổi ngoài 60 và có cả
vận động viên mới 14-15 tuổi. Nỏ là
công cụ mà đồng bào dân tộc miền
núi thường xử dụng phục vụ đời sống
hàng ngày; săn bắn thú rừng bảo vệ
hoa màu, cải thiện bữa ăn. Trong cuộc
kháng chiến chống giặc ngoại xâm,
nỏ còn là vũ khí giết giặc bảo vệ quê
hương, làng bản.
Ngoài 4 nội dung thi đấu thể thao,
các đội còn tham gia đêm giao lưu
văn nghệ với những làn điệu dân ca,
điệu múa của các dân tộc Mường,
Dao, Tày, Thái, Kinh đậm đà bản sắc
dân tộc.
N.THaNH
Hòa Bình: Ngày hội Thể thao các dân tộc năm 2013
Sự kiện vấn đề
11số 1020 l 18.4.2013
Ngày 14/4 (tức ngày 05/3 âm
lịch) tại Bảo tàng Hùng Vương, Ban
tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ
hội Đền Hùng 2013 đã tổ chức khai
mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật “Văn
hóa đất Tổ - Cội nguồn dân tộc Việt
Nam” và tranh của các họa sĩ Seoul
(Hàn Quốc), tỉnh Phú Thọ. Tham gia
triển lãm ảnh có 120 bức ảnh nghệ
thuật của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Phú
Thọ giới thiệu những nét đặc trưng
về di tích lịch sử, văn hóa truyền
thống và lễ hội dân gian vùng đất Tổ
- cội nguồn dân tộc. Ngoài ra, hơn
50 tác phẩm hội họa với nhiều chất
liệu, bút pháp khác nhau thể hiện
cách nhìn mới trong tư duy sáng tạo
nghệ thuật của các nghệ sĩ Phú Thọ
và Seoul trước cuộc sống đương đại
đã phần nào giúp người xem hiểu
được cảnh sắc, con người, thiên
nhiên và văn hóa của mỗi vùng đất
Tổ Hùng Vương và thủ đô Seoul,
Hàn Quốc - một đất nước có lịch sử
văn hóa lâu đời, có nhiều nét tương
đồng với Việt Nam.
Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Phú Thọ - Trưởng Ban
tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ
hội Đền Hùng 2013 cho biết: Triển
lãm là một hoạt động có ý nghĩa
không chỉ thể hiện tình đoàn kết
hữu nghị của hai địa phương về
văn hóa mà còn là tinh thần hợp
tác, hội nhập và phát triển của hai
dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc.
Các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh
tham gia Triển lãm sẽ góp phần
quan trọng trong việc giữ gìn
quảng bá và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống.
Trước đó ngày 10/4, tại Bảo tàng
Hùng Vương, nằm trong Khu Di tích
lịch sử Đền Hùng đã mở cửa Triển
lãm ảnh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương trong đời sống văn hóa cộng
đồng”. Gần 100 tác phẩm tại Triển
lãm thể hiện ba nội dung chính :
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với Lễ hội
Đền Hùng; các hoạt động lễ và hội
Giỗ Tổ Hùng Vương và hoạt động
GiỗTổ tại các điểm thờ Vua Hùng
trên cả nước. Trong đó tác phẩm cổ
nhất được trưng bày tại triển lãm là
bức ảnh “Rước kiệu trong lễ hội Đền
Hùng năm 1905” do khu Di tích lịch
sử Đền Hùng cung cấp.
Qua các bức ảnh, người xem có
dịp tìm hiểu thêm về nhiều hoạt
động trong lễ hội Đền Hùng như: hội
thi bơi chải, nấu bánh chưng và giã
bánh giầy, múa lân…
T.LâM
Triển lãm ảnh“Văn hóa đất Tổ - cội nguồn dân tộc Việt Nam"
Tối 14/4, tại Khu di tích lịch sử
Đền Hùng, thành phố Việt Trì,
tỉnh PhúThọ, BanTổ chức GiỗTổ
Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng
2013 đã khai mạc Hội trại văn
hóa, Liên hoan Hát Xoan và dân
ca PhúThọ lần thứ III.
Tham dự Liên hoan có 13 câu lạc
bộ Hát Xoan, 15 đội văn nghệ mạnh
gồm: 14 đội văn nghệ đến từ 13
huyện, thành, thị trong tỉnh và đội văn
nghệ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Phú Thọ. Đặc biệt, Liên hoan lần này
có sự tham gia của 3 tiến sỹ âm nhạc
đến từ đất nước Phần Lan. Ba tiến sỹ
âm nhạc đã mang đến cho du khách
Việt Nam tiết mục mang đậm bản sắc
văn hóa đất nước Phần Lan.
Ngoài việc quảng bá, tôn vinh Hát
Hát Xoan là Di sản văn hóa phi vật thể
cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới, Liên
hoan Hát Xoan và dân ca Phú Thọ còn
là dịp để tỉnh Phú Thọ là dịp để tỉnh
đánh giá kết quả quá trình sưu tầm,
nghiên cứu, phục dựng làn điệu Xoan
tại các phường Xoan, câu lạc bộ Hát
Xoan trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó,
Liên hoan cũng là dịp đánh giá sức
sống, sức lan tỏa của Hát Xoan trong
cộng đồng và của các làng quê. Đây
cũng là dịp để các câu lạc bộ, các đội
văn nghệ, nghệ nhân, diễn viên gặp
gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm,
phát hiện những sáng tạo mới trong
nghệ thuật,…
Sau một năm được vinh danh, Hát
Xoan Phú Thọ đã có những bước “trở
mình” tích cực. Tính đến nay đã có
11/30 đình làng - không gian diễn
xướng Hát Xoan cổ được công nhận
là Di tích Văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc
gia. Miếu Lãi Lèn, di tích vật thể gắn
với sự tích ra đời của Hát Xoan được
tỉnh Phú Thọ đầu tư khôi phục. Bên
cạnh đó, đã có 13 câu lạc bộ Hát Xoan
được thành lập ở Phú Thọ đem đến
nhiều hoạt động để duy trì sức sống
mới của di sản này trong đời sống
đương đại. Sở Văn hóa-Thể thao và
Du lịch Phú Thọ cũng đã cũng phối
hợp với nhiều chuyên gia, nhạc sỹ
nghiên cứu, sưu tầm biện soạn xuất
bản được 4.000 đĩa CD và trên 3.000
cuốn sách “Hát Xoan Phú Thọ”; đồng
thời, tổ chức các lớp truyền dạy Hát
Xoan cho đông đảo quần chúng nhân
dân tham gia.
Nhân dịp này, Hội trại văn hóa
cũng đã được tổ chức nhằm giới thiệu
những nét văn hóa đặc sắc tiêu biểu
của từng huyện, thị, thành trong tỉnh
với du khách thập phương hành
hương về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ
hội Đền Hùng 2013.
Hồ THaNH
Hội trại văn hóa và liên hoan Hát Xoan và dân ca Phú Thọ
Sự kiện vấn đề
12 số 1020 l 18.4.2013
Lễ hội văn hóa dân gian đường phố
với chủ đề “Văn hóa đất Tổ Hùng
Vương - Hội tụ và tỏa sáng” đã được tổ
chức vào sáng 13/4 tại TPViệt Trì. Đây
là một trong những hoạt động văn hóa
diễn ra trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương -
Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ 2013. Lễ
hội văn hóa đường phố năm nay có sự
góp mặt của hơn 3.000 diễn viên, nghệ
nhân đến từ các đoàn văn hóa dân gian
13 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh
PhúThọ, tất cả đều xuất phát từ 4 hướng
Nam - Bắc - Đông -Tây củaTPViệtTrì,
sau đó quy tụ tại Bảo tàng HùngVương.
Những lễ hội, phong tục truyền
thống đặc sắc của từng địa phương, từng
dân tộc đã được các đoàn biểu diễn trực
tiếp, rộn ràng trên các tuyến phố phục
vụ cho nhân dân tỉnh Phú Thọ và du
khách thập phương. Những phong tục,
lễ hội truyền thống thể hiện ước vọng về
một cuộc sống ấm no, hạnh phúc; là sự
đoàn kết giữa tình làng nghĩa xóm, giảm
đi ranh giới sang hèn trong xã hội; là
khát vọng hướng tới tương lai hạnh
phúc, an khang thịnh vượng của người
dân lao động...
Lễ hội văn hóa dân gian đường phố
tỉnh Phú Thọ nhằm giáo dục truyền
thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây” đối với công lao
dựng nước và giữ nước của các Vua
Hùng và các thế hệ cha ông trong lịch
sử dân tộc Việt Nam. Đồng thời tôn
vinh và quảng bá giá trị di sản văn hoá
phi vật thể trên quê hương đất Tổ nói
chung và tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương nói riêng.
Lễ hội văn hóa dân gian đường phố
thực sự là một tác phẩm nghệ thuật
được đầu tư công phu, độc đáo, mang
đậm bản sắc của vùng đất Tổ Vua
Hùng. Lễ hội đã thu hút đông đảo nhân
dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ và đông
đảo du khách trong nước, quốc tế đến
với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền
Hùng 2013.
N.THaNH
Lễ hội văn hóa dân gian đường phố
Từ 15 đến 17/4/2013, Ngày hội văn
hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer
tỉnh An Giang lần thứ IX năm 2013 với
chủ đề “Đồng bào dân tộc Khmer An
Giang - Đoàn kết, xây dựng nông thôn
mới” đã được tổ chức. Ngày hội với các
hoạt động chính: Liên hoan nghệ thuật
truyền thống và trình diễn trang phục
truyền thống; Liên hoan ẩm thực truyền
thống; Triển lãm ảnh và trưng bày hiện
vật với chủ đề “Đồng bào dân tộc Khmer
An Giang - Đoàn kết, chung sức xây
dựng nông thôn mới”. Ngoài ra, còn có
các nội dung hoạt động thể thao và trò
chơi dân gian như bóng chuyền, bóng đá
mini, chạy việt dã, đẩy gậy, kéo co, trò
chơi dân gian “Đội cà Om lấy nước”…
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch
dân tộc Khmer tỉnhAn Giang lần thứ IX
năm 2013 được tổ chức với mục đích
hưởng ứng thực hiện Nghị quyết Trung
ương 5 khóaVIII của Đảng về xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Chỉ thị số
39/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về đẩy mạnh công tác văn hóa,
thông tin vùng núi và vùng dân tộc thiểu
số. Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về bảo tồn, phát triển
các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, bảo vệ,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer
tỉnh An Giang đồng thời xây dựng mối
quan hệ đoàn kết dân tộc, nâng cao mức
hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, tạo
không khí vui tươi, phấn khởi trong
cộng đồng dân tộc Khmer trên địa bàn
tỉnh, đoàn kết, chung tay xây dựng nông
thôn mới…
DuNG Hòa
Tại cuộc họp báo ngày 12/4, ông
Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục
Nghệ thuật biểu diễn cho biết: Từ ngày
22/4 đến 02/5, tạiTP. Hồ Chí Minh, Cục
Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội
Nghệ sĩ sân khấuViệt Nam, SởVăn hóa,
Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh tổ
chức cuộc thi “Tài năng đạo diễn trẻ sân
khấu lần thứ 2”.
Cũng theo ông Nguyễn Đăng
Chương, hiện đã có 22 đạo diễn đến từ
các tỉnh, thành phố trên cả nước đăng ký
tham dự với nhiều thể loại sân khấu như:
kịch nói, cải lương, múa rối, chèo, kịch
hình thể, kịch hát. Theo quy định, các
đạo diễn đang hoạt động nghệ thuật sân
khấu thuộc loại hình nghệ thuật: kịch
nói, cải lương, chèo, tuồng, dân ca kịch,
múa rối, xiếc có tuổi đời không qúa 40;
các đạo diễn có tác phẩm đầu tay tham
dự cuộc thi có tuổi đời không qúa 45.
Mỗi cá nhân chỉ được đăng ký 1 tác
phẩm tham dự cuộc thi.
Ban tổ chức cho biết, thông qua cuộc
thi nhằm phát hiện các tài năng đạo diễn
trong lĩnh vực sân khấu.Thông qua cuộc
thi, các đạo diễn trẻ còn có cơ hội giao
lưu, trao đổi kinh nghiệm trong lao động
sáng tạo nghệ thuật, tạo ra những tác
phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của
nhân dân trong thời kỳ mới.
Dự kiến, các buổi thi sẽ được tổ
chức vào 2 buổi sáng và tối tại Sân
khấu Thế giới Trẻ và một số sân khấu
tại thành phố. Lễ khai mạc sẽ được
diễn ra vào ngày 22/4 tại Nhà hát TP.
Hồ Chí Minh.
H.YếN
Cuộc thi“Tài năng đạo diễn trẻ sân khấu lần thứ 2”
An Giang: Ngày hội văn hóa, thể thao
và du lịch dân tộc Khmer lần thứ iX
Sự kiện vấn đề
13số 1020 l 18.4.2013
Ngày 13/4, tại Sơn La, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La phối
hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức
Hội thảo “Khai thác và phát huy âm
nhạc dân gian trong quá trình hội nhập
quốc tế” với sự tham gia của gần 50
nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà phê bình, lý luận
âm nhạc đến từ các tỉnh, thành phía
Bắc.
Các tham luận được trình bày tại
Hội thảo đã nêu rõ, nhu cầu tìm hiểu,
học hỏi, giao lưu về văn hoá, văn nghệ
giữa các dân tộc, các vùng miền trong
nước; giữa các quốc gia dân tộc trong
khu vực và trên thế giới ngày càng
được quan tâm. Đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay, khi xã hội càng phát
triển, đời sống vật chất của nhân dân
được đảm bảo thì những đòi hỏi về
nâng cao đời sống tinh thần ngày càng
là vấn đề cấp bách. Trải qua các thời
kỳ, các giai đoạn, việc bảo tồn, phát
huy và phát triển những giá trị quý báu
của nghệ thuật âm nhạc dân gian truyền
thống đã đạt được nhiều thành tựu đáng
tự hào, đóng góp đáng kể vào sự phát
triển chung của nền âm nhạc nước nhà.
Vì vậy, việc phát huy những giá trị âm
nhạc dân gian truyền thống của các dân
tộc trên khắp mọi miền của Tổ quốc và
giới thiệu đến bạn bè quốc tế là hết sức
quan trọng.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đã đặt
ra vấn đề khi môi trường xã hội thay
đổi, giữa cơn lốc âm nhạc giải trí mang
tính thương mại ngày càng thịnh hành
thì còn mấy ai chú ý đến việc kiếm tìm
tiếng nói dân tộc và ghi dấu ấn thời đại
cho những tác phẩm thuộc thể loại
chính thống, nghiêm túc. Do vậy, khai
thác và phát huy âm nhạc dân gian
trong quá trình hội nhập đó là công
việc của người sáng tạo, dù viết ở hình
thức, thể loại nào tác phẩm phải nói lên
được truyền thống văn hóa dân tộc,
tính thời đại, quốc tế trong ngôn ngữ
biểu hiện, cùng gương mặt tác giả.
HuY LoNG
Phát huy âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập quốc tế
Ngày 14/4, Sở VHTTDL tỉnh Phú
Yên phối hợp với Diễn đàn Du lịch
Việt Nam (VFT) tổ chức Hội thảo
giải pháp kết nối điểm đến du lịch
Phú Yên. Tham gia Hội thảo, có đại
diện lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Phú
Yên, các sở, ban ngành liên quan
cùng hơn 90 đại diện lãnh đạo của
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
trên mọi miền của Tổ quốc - thành
viên của VTF.
Tại Hội thảo, hầu hết các thành
viên của VTF đều đánh giá cao các
tiềm năng du lịch của Phú Yên về vị
trí địa lý thuận lợi có đầy đủ các
tuyến đường bộ, đường sắt, hàng
không và đường thuỷ; có các danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn
hoá đặc sắc thu hút du khách đến
tham quan, vui chơi nghỉ dưỡng.
Bà Nguyễn Thị Thuỳ - Giám đốc
Công ty du lịch quốc tế Châu Á -
Thái Bình Dương (Hà Nội) cho rằng:
“Để thu hút thêm nhiều du khách đến
vui chơi giải trí tại Phú Yên, tỉnh và
các doanh nghiệp hoạt động trong
ngành du lịch cần phải tăng cường
công tác quảng bá bởi hiện nay nhiều
người chưa biết đến các đặc thù của
Phú Yên trong khi Phú Yên có rất
nhiều tiềm năng về phát triển du lịch.
Theo ông Trương Văn Hiền -
Giám đốc Công ty Phương Nam
Travel (tỉnh Bình Dương), với các
tiềm năng sẵn có, để thu hút du khách
đến tham quan nghỉ dưỡng tại tỉnh,
Phú Yên cần phải quan tâm đến công
tác quy hoạch vỹ mô và chi tiết các
hoạt động du lịch, cũng như đào tạo
kỹ năng cho đội ngũ quản lý và phục
vụ trong ngành du lịch để thu hút du
khách. Bên cạnh đó, Phú Yên cần
phải đầu tư các hoạt động dịch vụ
nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch tạo
cảm giác thoải mái cho du khách khi
đến tham quan bởi hiện nay hầu như
các điểm du lịch của tỉnh Phú Yên
chưa có dịch vụ du lịch, các điểm
dừng chân.
Nhiều ý kiến tại Hội thảo cũng
cho rằng, công tác vệ sinh môi
trường tại Phú Yên chưa được quan
tâm đúng mức. Hầu hết các điểm du
lịch chưa có công trình vệ sinh công
cộng. Các phương tiện vận chuyển
du lịch còn thiếu và chưa phát triển
đồng bộ: các tuyến bay đến Phú Yên
chưa phù hợp về lịch trình. Ngoài ra,
tỉnh cũng cần tăng cường công tác
tuyên truyền giáo dục để người dân
hiểu về các lợi ích của du lịch mang
lại. Từ đó, người dân có ý thức hơn
đối với việc phát triển du lịch; đồng
thời cần phải quan tâm đến vấn đề kết
nối du lịch với các tỉnh, các doanh
nghiệp, các tour du lịch hơn nữa để
qua đó quảng bá thương hiệu du lịch
Phú Yên.
Trước thắc mắc của các doanh
nghiệp, ông Phan Đình Phùng - Giám
đốc Sở VHTTDL tỉnh cho biết: Trong
thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường công
tác tuyên truyền quảng bá, phát triển
sản phẩm du lịch, quy hoạch và đầu
tư đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho
đội ngũ phục vụ và quản ký trong
ngành du lịch- dịch vụ hơn nữa để
thu hút du khách. Bên cạnh đó, tỉnh
cũng sẽ quan tâm đến vấn đề an toàn
vệ sinh thực phẩm và an ninh trật tự
để tạo sự an tâm, thoải mái cho du
khách khi đến vui chơi nghỉ dưỡng
tại Phú Yên.
MạNH HuâN
Kết nối điểm đến du lịch Phú Yên
Sự kiện vấn đề
14 số 1020 l 18.4.2013
T
rong cuộc gặp gỡ báo chí định
kỳ mới đây,Trưởng Ban tổ chức
V-League Trần Duy Ly đã phấn
khởi thông báo về việc số lượng khán giả
tới sân theo dõi bóng đá tăng đáng kể so
với năm ngoái, không chỉ ở V-League
mà cả ở giải hạng Nhất. Xu thế này một
lần nữa được thấy ở vòng 4 V-League
cuối tuần qua và đây là một tín hiệu rất
đáng mừng cho bóng đá Việt Nam.
Những năm gần đây, có một thực tế
đáng buồn là khán giả Việt Nam không
còn mặn mà với giải vô địch nội địa,
ngay cả vào thời điểm V-League được
đánh giá là giải đấu hấp dẫn nhất khu
vực Đông Nam Á. Có rất nhiều nguyên
nhân đã được chỉ ra: Tính chất “màu cờ,
sắc áo” phai nhạt do trình trạng sang tên,
đổi chủ ở nhiều đội bóng; số lượng cầu
thủ ngoại và cầu thủ nhập tịch gia tăng;
tình trạng “bội thực” bóng đá châu Âu
qua truyền hình… Hình ảnh các khán
đài V-League vắng hoe vào mỗi cuối
tuần đã trở thành… “chuyện thường
ngày ở huyện”.
Tuy nhiên, sau khi được cho là đã
chạm đáy khủng hoảng vào cuối năm
2012 cả về cung cách tổ chức lẫn đầu tư
tài chính, V-League đang có những dấu
hiệu phục hồi. Ở đó, những nỗ lực của
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và
Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp
(VPF) về việc điều chỉnh công tác tổ
chức giải đã ít nhiều mang lại kết quả.
Số lượng ngoại binh bị hạn chế, số lượng
cầu thủ trẻ tăng thêm, chuyên gia nước
ngoài được mời về làm cố vấn cho
VPF… những thay đổi đó của VFF và
VPF đang được đón nhận. Mà điều này
được thấy rõ nhất qua việc số lượng
khán giả tới sân đang tăng dần lên.
“Cụ thể ở V-League, số lượng trung
bình là 8.790 người/trận. Còn ở hạng
Nhất là 3.500 người /trận”, ông Trần
Duy Ly cho biết, “thời gian tới, khi thời
tiết tốt lên, lượng khán giả tới sân dự
kiến sẽ còn tăng”.
Theo thông tin từ Ban Tổ chức, một
số sân đang duy trì được số lượng khán
giả cao là Chi Lăng (SHB Đà Nẵng),
Vinh (Sông Lam Nghệ An), Lạch Tray
(XM Vicem Hải Phòng), Thanh Hóa
(Thanh Hóa), thậm chí cả sân Đồng Nai
(Đồng Nai, mới thăng hạng). Trong số
đó, sân Chi Lăng luôn thu hút được trên
15.000 khán giả. Cá biệt, sân Hàng Đẫy
đã chật cứng 20.000 khán giả vào cuối
tuầnquakhiHàNộiT&TtiếpđónSLNA
- một kỷ lục kể từ đầu mùa giải.
Lý giải về điều này, ôngTrần Duy Ly
cho rằng giải đấu năm nay đã khởi đầu
với nhiều trận đấu hay, hấp dẫn và có
nhiều bàn thắng đẹp. Chính những điều
này đã giúp lôi kéo khán giả trở lại sân,
ngay cả khi giải vẫn còn những “hạt sạn”
về công tác trọng tài, về thái độ thi đấu
thiếu chuyên nghiệp của cầu thủ… Nhìn
vào sân Hàng Đẫy chiều 07/4, có thể
thấy ngay nguồn tài chính mà rất nhiều
đội bóng đã bỏ phí trong suốt thời gian
qua. Nếu có những trận đấu hấp dẫn,
khán giả sẽ không phụ lòng cầu thủ.
Khán giả chính là yếu tố then chốt để các
đội bóng tự đứng trên đôi chân của mình.
THế HùNG
Khán giả đang trở lại sân
Giải vô địch Bóng bàn toàn quốc
Báo Nhân Dân lần thứ 31 diễn ra tại Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 23 đến
ngày 28/4 quy tụ 107 tay vợt xuất sắc.
Đây là các tay vợt đến từ 14 đoàn thuộc
các tỉnh, thành, ngành trên cả nước
như: Câu lạc bộ Bóng bàn Hà Nội
T&T, Câu lạc bộ Bóng bàn
PertroVietNam, Hà Nội, Đồng Nai,
Hải Dương, Hải Phòng, thành phố Hồ
Chí Minh, Quân đội, Bộ Công an, Vĩnh
Long, Hồng Quang-Tiền Giang, Đà
Nẵng, Lâm Đồng... Các tay vợt so tài
ở 7 nội dung: đồng đội nam, đồng đội
nữ, đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ
và đôi nam nữ.
Theo Ban Tổ chức, hầu hết các
gương mặt xuất sắc của làng bóng bàn
Việt Nam đều hội tụ ở mùa giải này,
như: Đoàn Kiến Quốc, Đoàn Trọng
Nghĩa (Khánh Hòa), Mai Hoàng Mỹ
Trang, Trần Nguyễn Thanh Trúc (TP
Hồ Chí Minh), Phạm Thanh Sơn, Phan
Hoàng Tường Giang (Bộ Công an),
Nguyễn Thị Phương Linh, Nguyễn
Thùy Linh (Câu lạc bộ Bóng bàn Hà
Nội T&T), Đỗ Đức Duy, Đoàn Bá
Tuấn Anh (Hải Dương), Lương Thị
Tám, Vũ Thị Hà (Quân đội)...
Tại giải đấu năm nay, các đoàn: Hải
Dương, Hà Nội, Khánh Hòa, Quân đội
và thành phố Hồ Chí Minh - những
trung tâm bóng bàn mạnh, truyền thống
của quốc gia, có lực lượng vận động
viên nam, nữ đồng đều ở các nội dung
là đơn và đôi và được đánh giá là những
ứng viên nặng ký cho ngôi nhất toàn
đoàn. Đây cũng là những đội có sự
chuẩn bị chu đáo cho kỳ tranh tài này.
Trưởng Ban Tổ chức giải, ông
Lương Xuân Đức, cho biết: Giải Vô
địch Bóng bàn toàn quốc Báo Nhân
Dân lần thứ 31 là giải đấu quốc gia có
uy tín, chất lượng. Bên cạnh ý nghĩa
như sân chơi nhằm kiểm tra, đánh giá
chất lượng công tác huấn luyện, đào
tạo vận động viên xuất sắc của tỉnh,
thành, ngành, đây còn là dịp để các nhà
chuyên môn phát hiện và tuyển chọn
các tay vợt xuất sắc vào đội tuyển
Bóng bàn quốc gia. Đặc biệt, giải đấu
năm nay còn có ý nghĩa là hoạt động
thể thao thiết thực kỷ niệm 38 năm
Ngày Giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2013),
Ngày Quốc tế Lao động 01/5 và Ngày
sinh của Bác 19/5. N.aNH
Giải vô địch Bóng bàn toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 31
Sự kiện vấn đề
15số 1020 l 18.4.2013
* Ngày 14/4, đội tuyển Bóng đá
nữ Việt Nam đã tập trung tại Trung
tâm Đào tạo bóng đá trẻ của Liên
đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF).
Đây là đợt tập trung đầu tiên của
các tuyển thủ nữ trong năm 2013,
nhằm chuẩn bị cho vòng loại Asian
Cup nữ năm 2014. Trong danh
sách 23 cầu thủ được triệu tập, sự
vắng mặt đáng chú ý nhất là của
Chương Thị Kiều (thành phố Hồ
Chí Minh) do đang bị chấn thương.
Đổi lại, HLV Trần Vân Phát đã gọi
2 gương mặt mới là Đỗ Thị
Nguyên (Hà Nam) và Nguyễn
Hương Giang (Thái Nguyên).
Theo kế hoạch, các tuyển thủ nữ sẽ
có 1 tháng rưỡi tập huấn trước khi
lên đường đi thi đấu. Tại vòng loại
Asian Cup 2014, Việt Nam ở cùng
bảng C với Hồng Công (Trung
Quốc), Cưrơgưxtan và Baren. Các
trận đấu sẽ diễn ra từ ngày 22 -
26/5 tại Manama (Baren).
* Ngày 13/4, tại tại thành phố
Sóc Trăng đã tổ chức lễ bế mạc
Giải Bóng rổ tranh Cúp Liên đoàn
bóng rổ Việt Nam năm 2013.
Tham dự giải lần này có 8 đội,
gồm: Hà Nội, PKKQ 1, PKKQ 2,
Bình Thuận, Cần Thơ, Hậu Giang,
Joton và đội chủ nhà Sóc Trăng.
Giải Bóng rổ tranh Cúp Liên đoàn
Bóng rổ Việt Nam năm 2013 diễn
ra nhằm động viên, khuyến khích
các địa phương, các ngành phát
triển và xây dựng lực vận động
viên bóng rổ ngày càng hoàn thiện;
đồng thời giải còn tạo cơ hội cho
các vận động viên bóng rổ chuyên
nghiệp tại các tỉnh/thành có phong
trào bóng rổ đang phát triển mạnh
có dịp cọ sát, giao lưu học hỏi kinh
nghiệm cũng như để tuyển chọn
những vận động viên tiềm năng
vào đội tuyển quốc gia để thi đấu
tại đấu trường khu vực và quốc tế.
a.TùNG - N.aNH
TiN THể THAo
Dịp lễ 30/4 và 01/5 năm nay
được nghỉ tới 5 ngày và được
coi là "5 ngày vàng" của ngành
du lịch, phù hợp với mô hình
du lịch theo nhóm gia đình, du
lịch khám phá, nghỉ dưỡng.
Theo các hãng lữ hành tại Hà
Nội, đến thời điểm hiện tại,
lượng khách đặt tour đã gần
kín chỗ và dự kiến tăng tới
30% so với cùng kỳ năm trước.
N
hu cầu đặt tour du lịch dịp
lễ 30/4 và 01/5 bắt đầu
khởi động ngay sau Tết
Nguyên đán, sau khi có quyết định
về số ngày nghỉ lễ và được đánh giá
là sớm hơn các năm khác. Đặc biệt
từ đầu tháng 4 trở đi nhu cầu đăng
ký tour tăng cao đột biến, nhiều tour
du lịch trọng điểm khóa sổ trước
thời hạn. Theo Công ty Du lịch
Vietravel - Chi nhánh Hà Nội, tính
đến thời điểm này, đơn vị đã bán
trên 80% số chỗ mở bán. Tại các
công ty Du lịch: Hanoi Redtours,
Vietrantour, Golden Tour, Ánh
Dương Tour, Newstartour... lượng
khách đặt tour cũng tăng cao.
Trong dịp lễ 30/4 và 01/5 năm
nay, đa phần du khách lựa chọn các
tour du lịch gần, lịch trình ngắn
ngày, nhiều điểm vui chơi giải trí.
Trong đó, các tour du lịch trong
nước được nhiều người quan tâm do
thời điểm này các khu du lịch biển
bắt đầu mở cửa, một số điểm tổ
chức các sự kiện lớn và xu hướng
khám phá những miền đất mới lạ
miền núi phía Bắc cũng tăng cao.
Tâm điểm trong dịp này phải kể tới
tuyến Đà Nẵng với Lễ hội pháo hoa
quốc tế kết hợp du lịch biển và
nhiều thắng cảnh đẹp được đông
đảo du khách lựa chọn. Chi phí
tuyến du lịch này vừa phải, phù hợp
với khả năng chi trả của khách. Tiếp
đến là các địa điểm du lịch khác
như: Nha Trang, Phú Quốc, Quảng
Bình, Cửa Lò... và các điểm du lịch
phám phá rừng núi như: Mộc Châu,
Lũng Cú, Đồng Văn, Hồ Ba Bể,
Thác Bản Giốc... Bên cạnh đó, các
tour Thái Lan, Singapore, Malaysia,
Hồng Kông với nhiều khu vui chơi,
giải trí cũng được nhiều du khách
lựa chọn.
Cũng như các mùa cao điểm
khác, giá dịch vụ trong dịp lễ này có
tăng cao hơn trước; tuy vậy nhiều
công ty lữ hành cố gắng cân đối để
giá tour ở mức hợp lý, phù hợp với
đông đảo khả năng kinh tế của
khách hàng. Từ nhiều tháng trước
đó, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch
đón khách, thương thảo với đối tác
cung cấp dịch vụ buồng phòng, vận
chuyển, ăn uống... để giữ giá tour ở
mức phù hợp. Chính vì vậy, mặc dù
du lịch mùa lễ nhưng giá tour của
Công ty Du lịch Vietravel – Chi
nhánh Hà Nội không tăng. Giá tại
Công ty CP Du lịch Hanoi Redtours
tăng nhẹ nhưng áp dụng chương
trình khuyến mại ở một số tour trọng
điểm và giảm 10% giá tour cho hội
viên cao cấp chương trình Kết nối
dài lâu Mobifone. Công ty du lịch
Vietratour cũng áp dụng giảm giá
mạnh cho tour đi châu Âu...
M.CườNG
Các tour du lịch dịp lễ 30/4 và 01/5 đắt khách
nhân tố mới
16 số 1020 l 18.4.2013
Trong dòng chảy của lịch sử văn
minh nhân loại từ bao thế kỷ nay, ở
nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện
thư viện và việc tổ chức đọc sách báo
cho các tầng lớp nhân dân. Lịch sử của
“Ngày hội đọc sách” được ra đời từ
hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha. Sau
đó hoạt động văn hóa có ý nghĩa này
đã lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu,
Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, Châu Úc
dưới nhiều hình thức như: Tuần lễ đọc
sách, Ngày hội sách, Tuần lễ thư
viện… Và từ năm 1995, tổ chức
UNESCO đã chính thức chọn ngày
23/4 hằng năm là Ngày hội sách thế
giới (World Book and Copyright Day)
- có một sự trùng lặp đáng nhớ, bởi đó
cũng là ngày mất của hai đại văn hào
nổi tiếng tiếng giới: W. Shakespeare và
M. Cervantes.
Nhìn trên bình diện quốc tế, những
Lễ hội đọc sách/Ngày hội đọc sách đã
và đang mang lại những giá trị đích
thực và hiệu quả hết sức to lớn. Hằng
năm, hoạt động này đã thu hút và lôi
kéo sự chú ý, quan tâm của hàng vạn,
hàng triệu người đọc, nhà văn, nhà
nghiên cứu, nhà quản lý ở mỗi nước;
bất kể già, trẻ, gái, trai; bất kể mọi
thành phần giàu, nghèo trong xã hội.
Đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ
thông tin hiện nay, thì việc tổ chức các
Ngày hội đọc sách đã góp phần khẳng
định chân lý: văn hoá đọc mãi mãi
trường tồn.
Ở Việt Nam gần 10 năm nay, hưởng
ứng Ngày sách và bản quyền thế giới
(23/4), Bộ VHTTDL đã phối hợp với
Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền
thông tổ chức, phát động Ngày hội đọc
sách có quy mô quốc tế này. Từ đó đến
nay, Ngày hội đọc sách ở nước ta đã
dần trở thành nề nếp, đi vào chiều sâu,
có sức lan toả rộng rãi từ Trung ương
tới khắp các địa phương, 63 tỉnh/thành
và nhiều huyện, thị trong cả nước.
Với mục đích cao cả không chỉ tôn
vinh văn hoá đọc - một nét đẹp trong
đời sống văn hoá tinh thần, truyền
thống văn hiến của dân tộc Việt Nam,
Ngày đọc sách ở Việt Nam còn mang
một ý nghĩa nhân văn, đó là: Bên cạnh
việc tổ chức các hoạt động: Triển lãm,
trưng bày sách báo, giao lưu giữa nhà
văn với bạn đọc, toạ đàm, nói chuyện
chuyên đề văn học, tuyên truyền giới
thiệu sách, vẽ tranh theo sách, vấn đề
bản quyền tác giả... Ngày hội đọc sách
ở nước ta đã huy động được sự đóng
góp, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần cho
các thư viện - nơi nuôi dưỡng văn hoá
đọc. Công tác XHH có ý nghĩa này đã,
đang thu được nhiều kết quả to lớn. Chỉ
tính riêng ở Thư viện Quốc gia VN từ
năm 2005 đến nay, Ngày hội đọc sách
đã nhận được sự tài trợ của các tổ chức,
cá nhân trong, ngoài nước với hàng
chục nghìn cuốn sách, trang thiết bị.
Riêng hai năm 2011 và 2012, Ngày hội
đọc sách do Bộ VHTTDL tổ chức tại
Hà Nội, đã nhận được hàng ngàn cuốn
sách từ các NXB ở Trung ương, các tổ
chức xã hội (với tổng trị giá hơn 1 tỷ
đồng), để giúp đỡ cho các thư viện, tủ
sách ở các địa phương còn nhiều khó
khăn như: Hoà Bình, Sơn La, Điện
Biên, Thái Nguyên, Tuyên Quang,Yên
Bái, Lào Cai, Lai Châu, Quảng Trị,
Thừa Thiên-Huế, Thanh Hóa, NghệAn,
Hà Tĩnh... Ở TP. Hồ Chí Minh, hưởng
ứng Ngày hội đọc sách 23/4, năm năm
qua, cũng đã thu hút được sự quan tâm
chú ý của hàng vạn độc giả. Những
ngày này, Thư viện KHTH TP. Hồ Chí
Minh đã cấp được trên 300 thẻ đọc
mới/năm; tổ chức cho hằng trăm thiếu
nhi vẽ tranh theo sách. Đồng thời, BTC
đã nhận được sự hỗ trợ quý báu của
NXB Kim Đồng, NXB Trẻ, Nhà sách
Thăng Long và của các nhà tài trợ cho
các hoạt động Ngày hội sách và cho
hàng chục thư viện, tủ sách còn nhiều
khó khăn trên địa bàn Thành phố (trị giá
mỗi năm từ 300-400 triệu VNĐ).
Sách báo, quyên góp được thông
qua những Ngày hội đọc sách ở các
tỉnh, thành trong cả nước đã được đưa
tới các điểm đọc, tủ sách, thư viện ở
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, miền núi-nơi đang thiếu
sách báo, khát khao tri thức. Đây có thể
coi là một kết quả thiết thực, có ý nghĩa
xã hội và nhân văn sâu sắc của ngành
thư viện với những nỗ lực to lớn để góp
phần nâng cao dân trí, nâng cao văn
hóa đọc cho nhân dân.
Đặc biệt năm 2013 này, Bộ
VHTTDL đã phối hợp với các Ban,
Bộ, ngành Trung ương để tổ chức
Ngày hội Sách và văn hóa Đọc (tại Văn
Miếu-Quốc Tử Giám vào ngày
20/4/2013) với hơn 10 nội dung phong
phú, thiết thực như: Triển lãm sách hay,
sách đẹp, sách được giải thưởng của
Hội Xuất bản hàng năm; Giao lưu tác
giả-tác phẩm với cây bút trẻ nhà văn-
dịch giả Bích Lan; Thi xếp sách nghệ
thuật, vẽ tranh theo sách, liên hoan
tuyên truyền, giới thiệu sách; Góc thư
viện dành cho độc giả; Quyên góp
sách, đổi sách cho các tủ sách cơ sở còn
nhiều khó khăn... với Slogan “Cuốn
sách làm thay đổi cuộc đời”.
Để góp phần phát triển thư viện và
không ngừng nâng cao văn hoá đọc
cho nhân dân, đặc biệt để Ngày đọc
sách ở Việt Nam thực sự trở thành ngày
hội văn hóa có ý nghĩa sâu rộng trong
đời sống xã hội, một số giải pháp đặt
ra: Bộ VHTTDL phối hợp với các cơ
quan hữu quan và các Bộ, ngành chức
năng cần nghiên cứu/xây dựng Đề án
trình Chính phủ công nhận Ngày hội
đọc sách Việt Nam. Nhìn trên bình diện
cả nước, chúng ta đã có nhiều ngày lễ
tôn vinh các ngành nghề trong xã hội,
“Ngày hội đọc sách Việt Nam” nếu
được công nhận sẽ góp phần tôn vinh
văn hoá đọc và thư viện trong cộng
đồng trong đời sống tinh thần của xã
Hiệu ứng xã hội của Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc ở Việt Nam
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

Viewers also liked (7)

Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắcNgười phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1006 (Trên vanhien.vn)
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn) (18)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 

More from longvanhien

More from longvanhien (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1020 ngày 18/4/2013 - Triển khai Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020 (Tr.4) - Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn 2013-2015 (Tr.9) - Góp ý cho dự thảo Nghị định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (Tr.6) - Hiệu ứng xã hội của Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc ở Việt Nam (Tr.16) TroNG số NàY Tôn vinh“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” Tối 13/4, tại Trung tâm lễ hội- Khu di tích lịch sử Đền Hùng, UBND tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức lễ tôn vinh, đón nhận bằng công nhận “Tín ngưỡngthờcúngHùngVương”làdisản vănhóaphivậtthểđạidiệncủanhânloại vàKhaimạclễhộiĐềnHùngnăm2013. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Đinh Thế Huynh, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng TuấnAnh cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức quốc tế gồmđạidiệnBanThưkýcủaUNESCO, đại diện 25 nước trong Ủy ban liên Chính phủ thực hiện công ước của UNESCO; lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và đông đảo quần chúng nhân dân đã tham dự buổi Lễ. (Xem tiếp trang 4) Thành lập Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2014 Ngày 08/4, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1319/QĐ- BVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2014 tại Lâm Đồng. Ban Chỉ đạo gồm có 25 thành viên do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng Ban; Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Đức Hoà, đồng Trưởng Ban; Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến là Phó Trưởng Ban Thường trực; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn là Phó Trưởng Ban. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan liên quan tổ chức thành công sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2014 do tỉnh Lâm Đồng đăng cai tổ chức… THTT Lễ khai mạc Năm Pháp tại Việt Nam đã chính thức diễn ra tại Hà Nội tối 9/4/2013. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq đã tới dự. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động đa dạng, phong phú của Chương trình Năm Pháp tại Việt Nam (mùa Pháp tại Việt Nam) và sẽ kéo dài tới giữa năm 2014 (mùa Việt Nam tại Pháp) nhân kỷ niệm 40 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp. (Xem tiếp trang 3) Ảnh:CHINGUYỄN KhaimạcNămPháptạiViệtNam Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cùng Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq cắt băng khai trương năm Pháp-Việt
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1020 l 18.4.2013 Chiều ngày 13/4, UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ trao tặng các hình thức khen thưởng của Chính phủ và UBND Tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng và vận động hồ sơ di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã tới dự. Nhận thức được tầm quan trọng của “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” trong đời sống tinh thần của cả dân tộc, năm 2009, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội thảo khoa học nhằm xác định những giá trị nổi bật của không gian văn hóa Hùng Vương, cụ thể là các tín ngưỡng, các hoạt động lễ hội có thể đáp ứng các tiêu chí của UNESCO. Sau khi UBND tỉnh PhúThọ đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lập Hồ sơ khoa học “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, tháng 3 năm 2011 trình UNESCO thẩm định, xem xét và đến ngày 6 tháng 12 năm 2012, Ủy ban liên Chính phủ thực hiện công ước 2003 của UNESCO đã vinh danh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với dân tộc Việt Nam trong việc tôn vinh giá trị đại diện toàn cầu của Tín ngưỡng thờ, cúng Vua Hùng trước nhân loại. “Có được kết quả đó là sự nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm của các cơ quan được giao hoàn thiện hồ sơ, sự đồng thuận cao của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế”, đồng chí Hà Kế San nhấn mạnh. Ghi nhận thành tích của các tập thể, cá nhân đóng góp trong quá trình xây dựng và vận động hồ sơ di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tặng Bằng khen cho 1 tập thể và 04 cá nhân; UBND tỉnh tặng Kỷ niệm chương Hùng Vương cho 02 tập thể và 07 cá nhân, tặng Bằng khen cho 12 tập thể và 38 cá nhân. Tại buổi Lễ, thừa uỷ quyền Thủ tướngChínhphủ,BộtrưởngHoàngTuấn Anh đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể và các cá nhân có thànhtíchxuấtsắctrongxâydựngvàvận động hồ sơ di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”. * Chiều cùng ngày, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Dân Mạc đã có buổi gặp mặt các Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán nước ngoài tạiViệt Nam và bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội nhân dịp tham dự Lễ đón Bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ - 2013. Đây là hoạt động do BộVHTTDLphối hợp với Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Phú Thọ, nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ - 2013. Trong bài phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng HoàngTuấnAnh đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc trước những tình cảm tốt đẹp, sự giúp đỡ, ủng hộ quý báu, sự hợp tác hiệu quả của bạn bè quốc tế, các ngài Đại sứ đã dành cho nhân dân Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng trong thời gian qua, đồng thời mong muốn tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, phát triển với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới. Nhấn mạnh Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là biểu hiện tiêu biểu nhất của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, nét đẹp văn hóa tiêu biểu cho đạo lý uống nước nhớ nguồn của các thế hệ người Việt Nam, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định, sinh hoạt tín ngưỡng này là sợi dây gắn kết gia đình, dòng họ, làng xóm, quốc gia, dân tộc để cộng đồng các dân tộc Việt Nam trở thành một khối thống nhất… Những giá trị truyền thống của di sản đã không ngừng được cộng đồng bồi đắp, gìn giữ qua nhiều thế hệ. Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành Quốc lễ của Việt Nam và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành điểm tựa tinh thần để phát huy sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. “Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương ở PhúThọ không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt của Việt Nam mà đã trở thành di sản chung của nhân loại”. Hiện Việt Nam đang đệ trình UNESCO Hồ sơ Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đăng ký vào Danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại cho kỳ xét vào tháng 12/2013 tại Baku, Azerbaijan, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm ủng hộ của các đại biểu, đại sứ, đại diện các nước. Phát biểu tại buổi gặp mặt, bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội ghi nhận sự nỗ lực của Việt Nam, đặc biệt là chính quyền tỉnh Phú Thọ trong xây dựng và vận động hồ sơ di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”. Bà Katherine Muller Marin tin tưởng Chính phủ Việt Nam và tỉnh Phú Thọ sẽ thực hiện tốt các nội dung cam kết mà UNESCO yêu cầu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di sản. THTT BộtrưởngHoàngTuấnAnhdựLễKhenthưởngtậpthểvàcánhân cóthànhtíchxuấtsắctrongxâydựngvàvậnđộnghồsơdisản “TínngưỡngthờcúngHùngVươngởPhúThọ”
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1020 l 18.4.2013 Chiều ngày 12/4, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi tiếp và làm việc với 21 Đại sứ và Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vừa mới được bổ nhiệm nhiệm kỳ 2013-2016. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh chúc mừng các Đại sứ, Trưởng các cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài vừa được Chủ tịch nước bổ nhiệm và chúc các Đại sứ đạt nhiều thành công trên cương vị công tác mới. Thông báo với các Đại sứ về tình hình hoạt động đối ngoại năm 2012, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết: Mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng công tác hợp tác, giao lưu quốc tế trên các linh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch vẫn được tăng cường và thúc đẩy theo hướng hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần nâng cao uy tín, vị thế và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên thế giới. Năm2012,BộVHTTDLđãkýkết11 văn bản hiệp định, điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, hợp tác quốc tế chuyên ngành với các nước và các vùng lãnh thổ Maroc, Panama, Angola, Áo, Ukraina, Liên bang Nga, Liên bang Đức... Hiện nay, Bộ VHTTDL đang tiếp tục xây dựng,phốihợpcácđơnvịliênquan,thúc đẩy đàm phán để ký kết trong thời gian tới một số văn bản, chương trình hợp tác quốc tế về văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch với các nước. Mục tiêu chính của hoạt động đối ngoại là quảng bá, giới thiệu văn hoá, đất nước con người Việt Nam với nhân dân các nước và giới thiệu những giá trị tiêu biểu của văn hoá các nước với công chúng Việt Nam, thông qua đó tăng cường và thúc đẩy quan hệ hợptáchữunghịgiữanhândânViệtNam và nhân dân các nước. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng thông báo với các Đại sứ về các chương trình hoạt động đối ngoại trong năm 2013, gồm:Tập trung triển khai các hoạt động lớn, quy mô quốc gia gắn với các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước (Năm hữu nghị Việt Nam - Pháp 2013-2014; Năm hữu nghị Việt Nam với các nước: Italia, Nhật Bản, Canada nhân kỷ niệm 40 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao); Các hoạt động văn hoá quy mô lớn ở ngoài nước như:Anh, Phần Lan, Australia, Argentina, Lào, Myanmar và Philippines; Tạo điều kiện thuận lợi để các nước, các tổ chức quốc tế giới thiệu văn hoá, thể thao và du lịch tại Việt Nam; Phối hợp triển khai các Tuần Văn hoá cũng như những sự kiện văn hoá lớn của các nước tại Việt Nam; Triển khai Dự án đầu tư xây dựng các Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào, Pháp, Campuchia, Liên bang Nga, Nhật Bản và Hoa Kỳ; Thực hiện kế hoạch quảng bá, vận động để các hồ sơ: Quần thể danh thắngTràngAn (Ninh Bình) và Đờn ca tài tử Nam Bộ trở thành Di sản thế giới; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền du lịch biển đảo Việt Nam và Năm Du lịch quốc gia 2013 Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013 và Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên 2014. Bộ trưởng HoàngTuấnAnh đề nghị, các đại sứ trên cương vị công tác của mình sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ VHTTDL, đẩy mạnh quan hệ hợp tác văn hoá, thể thao và du lịch giữa Việt Nam với các nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hoá Việt Nam với bạn bè quốc tế. Thay mặt các đại sứ mới được bổ nhiệm, ông Tô Anh Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Canada bày tỏ cảm ơn Bộ trưởng HoàngTuấnAnh và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Bộ VHTTDL và cố gắng có những đóng góp cụ thể, thiết thực vào việc đẩy mạnh và mở rộng quan hệ hợp tác văn hoá, thể thao và du lịch với các nước. THTT Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp và làm việc với các Đại sứ mới được bổ nhiệm Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết: Hiện nay, Pháp đã trở thành đối tác kinh tế Châu Âu hàng đầu của Việt Nam. Sự hỗ trợ hiệu quả của Pháp trong lĩnh vực hợp tác phát triển đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội và phát triển bền vững của Việt Nam trong thời gian qua. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định:MốiquanhệhợptácgiữaViệtNam -Phápngàycàngđượcgắnkếtthôngqua hợp tácgiáo dục - đào tạo vàvăn hóa, thể hiện qua con số hơn 7.000 sinh viên và nghiên cứu sinhViệt Nam đang theo học tại các giảng đường đại học tại Pháp và con số này đã tăng trung bình 30%/năm tronghơnmộtthậpkỷqua,đưaViệtNam trởthànhcộngđồngChâuÁđứngthứhai trong các trường đại học Pháp. Tại buổi khai mạc Năm Pháp tạiViệt Nam, nhiều nghệ sĩ tạo hình Pháp đã đến trình diễn với chủ đề ẩm thực. Dorothée Selz, nhà điêu khắc và là họa sĩ đã thực hiệnmộttácphẩmđiêukhắcẩmthựcđầy màu sắc; Laurent Moriceau đã thực hiện tại chỗ món bánh nhúng từ “những chiếc khuôn nhiệm màu” và khách mời đã có dịp thưởng thức một bữa tiệc “buffet treo” mãn nhãn trên hàng trăm quả bóng do nhóm “La cellule” thực hiện. THTT Khaimạc… (Tiếp theo trang 1)
  • 4. quản lý nhà nước 4 số 1020 l 18.4.2013 Tại buổi Lễ tôn vinh, sau Lễ trao bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của đại diện UNESCO cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã đã công bố Chương trình hành động Quốc gia về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại giai đoạn 2013- 2015, định hướng đến 2020 gồm 09 điểm như: Nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng; tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động bảo tồn tín ngưỡng thông qua việc nghiên cứu, sưu tầm, truyền dạy thực hành di sản ở những người trẻ tuổi để duy trì truyền thống trong cuộc sống đương đại; Hàng năm tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương ở Đền Hùng, và các làng xã một cách trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm; Xây dựng các chương trình hoạt động văn hóa, giáo dục và truyền thông đa dạng để giới thiệu,quảng bá; Xây dựng các chương trình giáo dục tích cực về giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để giảng dạy trong các nhà trường phổ thông; Cộng đồng và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tiếp tục triển khai kiểm kê khoa học Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương...; kết hợp đầu tư của Nhà nước với việc tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa để bảo vệ các tập quán xã hội, nghi lễ và các thiết chế văn hóa tín ngưỡng liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương... Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Từ bao đời nay, trong tâm thức của người dân Việt Nam, mọi người Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu con Lạc, cháu Rồng. Tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý, truyền thống của người Việt Nam ta, thể hiện lòng biết ơn ân đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Dù làm gì, ở đâu, mỗi người con đất Việt đều hướng về cội nguồn, tổ tiên với lòng thành kính tri ân. Thờ cúng các vua Hùng không chỉ là hoạt động tâm linh, cầu đất nước mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc nhở kết nối, củng cố tình đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam những người cùng chung một cội nguồn. Chủ tịch nước khẳng định: “Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là sự đóng góp phong phú của dân tộc ta vào sự phong phú, đa dạng văn hóa của nhân loại. Vinh dự, tự hào, đồng thời cũng đặt ra cho Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Thọ trách nhiệm to lớn là phải tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy hơn nữa giá trị của di sản văn hóa vô giá này, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho những giá trị văn hóa của cha ông chúng ta để lại mãi mãi tỏa sáng cùng với những bước tiến của đất nước trong thời đại ngày nay”. Lễ hội đền Hùng- Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra từ 13/4 đến 19/4 (4-10 tháng ba Âm lịch) với nhiều hoạt động phong phú khẳng định truyền thống “Uống nước nhớ nguồn" thắt chặt tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộcViệt Nam. BTC cho biết, khoảng 1 triệu lượt khách đã về Đền Hùng trong ngày khai hội. THTT Tônvinh… Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 1196/BVHTTDL- KHTC ngày 05/4 gửi Tổng cục Du lịch về việc triển khai Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020. Ngày 18/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 321/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020. Căn cứ nội dung Điều 2, Quyết định số 321/QĐ-TTg về “Tổ chức thực hiện Chương trình”, Bộ VHTTDL được giao chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình. Triển khai việc trên, Bộ VHTTDL đề nghị Tổng cục Du lịch xây dựng những đề xuất cụ thể, chi tiết về: Cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013- 2020 gồm các nội dung: Đối tượng áp dụng, Yêu cầu đối với Chương trình, Đơn vị chủ trì Chương trình, Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình, Kinh phí thực hiện Chương trình, Nội dung Chương trình được hỗ trợ kinh phí, Mức hỗ trợ kinh phí, Lập dự toán kinh phí và thủ tục cấp phát, quyết toán kinh phí được hỗ trợ, Đề xuất và tiếp nhận Chương trình, Thẩm đinh và phê duyệt Chương trình, Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình, Điều chỉnh và chấm dứt Chương trình, Báo cáo thực hiện Chương trình, Xử lý vi phạm… Quy chế quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020, gồm các nội dung sau: Đối tượng áp dụng, Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình, Nội dung chi và mức hỗ trợ kinh phí, Định mức chi, Tạm ứng và quyết toán kinh phí, Thời gian thẩm định để tạm cấp và quyết định hỗ trợ kinh phí… THTT Triển khai Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020 (Tiếp theo trang 1)
  • 5. quản lý nhà nước 5số 1020 l 18.4.2013 * Bộ VHTTDL có Quyết định số 1353/QĐ-BVHTTDL ngày 10/4/2013 thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tác biểu trưng (logo) Gia đình gồm 8 thành viên do Vụ trưởng Vụ Gia đình Trần Tuyết Ánh làm Trưởng ban; 02 Phó Trưởng ban: bà Đoàn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm và Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình Trần Hướng Dương. * Tại Quyết định số 1352/QĐ- BVHTTDL ngày 10/4/2013, Bộ VHTTDL thành lập Tổ Biên tập soạn thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hoá, Thể thao và Du lịch” gồm 10 thành viên do Vụ trưởng Vụ Thi đua-Khen thưởng Nguyễn Hải Anh làm Tổ trưởng; 02 Tổ phó: Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua-Khen thưởng Phùng Huy Cẩn và Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Lê Thanh Liêm. * Ngày 09/4/2013, Bộ VHTTDL có Quyết định số 1332/QĐ-BVHTTDL thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Giúp việc xây dựng Đề án “Đổi mới cơ chế tính giá dịch vụ trong lĩnh vực văn hoá, thể thao”. Ban Soạn thảo gồm 12 thành viên do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng ban; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính Hồ Việt Hà làm Phó Trưởng ban, kiêm Tổ trưởng Tổ Giúp việc. Tổ Giúp việc có 12 thành viên. * Tại Quyết định số 1330/QĐ- BVHTTDL ngày 09/4/2013, Bộ VHTTDL giao Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì đón đoàn Chủ tịch Hội đồng Olympic Châu Á cùng 06 thành viên sang thăm và làm việc tại Việt Nam để tìm hiểu công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019 tại Việt Nam. Thời gian từ ngày 11- 12/4/2013. * Bộ VHTTDL có Quyết định số 1327/QĐ-BVHTTDL ngày 08/4/2013 thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Biên tập báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn gồm 5 thành viên do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng ban. Tổ Biên tập gồm 8 thành viên do ông Trương Công Thấm, Phó Trưởng phòng Thiết chế văn hoá, Cục Văn hoá cơ sở làm Tổ trưởng. * Tại Quyết định số 1363/QĐ- BVHTTDL, Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, mời các chuyên gia xây dựng kịch bản chương trình nghệ thuật phục vụ lễ kỷ niệm 60 năm Giải phóng Điện Biên Phủ sáng 07/5/2014 tại Quảng trường Trung tâm Hội nghị văn hóa tỉnh Điện Biên. THTT VăN BảN mới Sáng 12/4, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang về việc xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh. Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Thanh Nhu đã báo cáo Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên và các đại biểu dự họp về Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn nguỵ năm 1973 và Dự án xây dựng Trung tâm văn hoá tỉnh. Theo đó, đến thời điểm này, UBND Tỉnh đã có quyết định phê duyệt Dự án, tuy nhiên vẫn chưa triển khai được do chưa được cấp vốn. UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị Bộ VHTTDL có văn bản thoả thuận với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đồng thời xem xét, hỗ trợ vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai Dự án. Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu dự họp, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên khẳng định quan điểm thống nhất về chủ trương. Vấn đề cần bàn là cách làm như thế nào, để có thể đảm bảo triển khai theo đúng quy định hiện hành. Đối với Dự án xây dựng Trung tâm Văn hoá tỉnh, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đề nghị UBND Tỉnh nhanh chóng hoàn thiện Dự án đồng thời lưu ý cần phải có mặt bằng sạch để triển khai thi công. Đối với Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn nguỵ năm 1973, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cho rằng, UBND Tỉnh hiện đang làm sai quy trình, phê duyệt khi chưa có thoả thuận của Bộ VHTTDL do đó chưa có cơ sở để xem xét duyệt cấp vốn từ chương trình đầu tư có mục tiêu. Do vậy đề nghị UBND tỉnh Hậu Giang hoàn thiện lại hồ sơ gửi báo cáo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ VHTTDL thoả thuận trước khi phê duyệt Dự án này. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cũng cho rằng không thể cùng một lúc thực hiện nhiều hạng mục trong Dự án, do đó UBND Tỉnh cần xem xét, ưu tiên hạng mục nào trước, hạng mục nào sau nhằm triển khai một cách hiệu quả sau khi được phê duyệt. VP Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang
  • 6. quản lý nhà nước 6 số 1020 l 18.4.2013 Sáng 10/4, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên dự và chủ trì Hội thảo. Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước và một số nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Các vấn đề liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Nghị định; đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” được các đại biểu quan tâm thảo luận tại Hội thảo. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 60 ý kiến của các Sở VHTTDL và hơn 100 văn bản góp ý của các đơn vị liên quan ngoài Bộ gửi về góp ý cho dự thảo Nghị định, nhìn chung các góp ý đều thống nhất với những nội dung cũng như các Điều trong các chương của dự thảo. Hội thảo lấy ý kiến lần này nằm trong lộ trình lấy ý kiến trực tiếp các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạt động văn hóa; đại diện nhiều Hội nghiên cứu, Hội chuyên ngành ở trung ương và địa phương để hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ phê duyệt. Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, một số vấn đề số hoá, lượng hoá ghi trong dự thảo cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn bởi ông cho rằng “có thời gian thực hành và phổ biến tri thức, kỹ năng đang nắm giữ” từ 25 năm trở lên đối với Nghệ nhân Nhân dân và từ 20 năm trở lên đối với Nghệ nhân Ưu tú là quá dài, khó có thể thực hiện được. “Việc số hoá, lượng hoá như thế này rất có thể sẽ bỏ lỡ tài năng”, Giáo sư Tô Ngọc Thanh nhấn mạnh. Vấn đề hồ sơ, thủ tục xét tặng cũng được các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến, trong đó cơ bản nhất trí cho rằng, nên đồng ý cho phép một số tổ chức có trách nhiệm đứng ra làm hồ sơ giúp nghệ nhân vì trên thực tế có những nghệ nhân không biết chữ hoặc không còn đủ điều kiện sức khoẻ để trực tiếp thực hiện lập hồ sơ theo quy định. Các đại biểu cũng thống nhất đề nghị cần sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ ban hành để tránh thiệt thòi cho các nghệ nhân, đặc biệt là những nghệ nhân tuổi cao, sức yếu. Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên khẳng định, dự thảo Nghị định được đưa ra lấy ý kiến lần này là bản dự thảo lần thứ 3, đã được Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập chỉnh lý nhiều lần và đã cho đăng tải trên website của Bộ VHTTDL để lấy ý kiến rộng rãi. Thứ trưởng vui mừng khi đa số các đại biểu tại Hội thảo hôm nay thống nhất với tên gọi của Nghị định trong dự thảo. Về một số ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cho biết, Tổ Thư ký Hội thảo sẽ tổng hợp và báo cáo Ban Soạn thảo tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện, phấn đấu trong quý II sẽ hoàn thiện, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. THTT Góp ý cho dự thảo Nghị định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 1201/BVHTTDL-TĐKTphát động Đợt thi đua lập thành tích kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc - Ngày truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948- 11/6/2013) tới toàn thể các đơn vị thuộc Bộ. Đợt thi đua lập thành tích này có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2013 của toàn ngành, chuẩn bị tốt nội dung tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII , tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 23/NQ- TƯ của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị, các Chiến lược phát triển văn hóa, thể dục thể thao, du lịch và gia đình đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, các đơn vị đề ra những chủ đề thiết thực, bám sát nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ đột phá của đơn vị, có nội dung, tiêu chí thi đua rõ ràng, phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2013. Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, tổ chức kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc bằng hình thức thích hợp, tiết kiệm, gắn với việc tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết hợp biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phong trào thi đua yêu nước của đơn vị, vào dịp Sinh nhật Bác 19/5 và Ngày truyền thống Thi đua yêu nước 11/6/2013. Bên cạnh đó, chủ động phát hiện, khen thưởng hoặc trình Bộ trưởng khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích. Chú trọng khen thưởng cho các cá nhân trực tiếp công tác, lao động, học tập; khen thưởng cho những tập thể nhỏ có nhiều thành tích; phát hiện các nhân tố mới xuất hiện từ các phong trào thi đua để khen thưởng. Đặc biệt, tích cực triển khai thực hiện phong trào “Ngành văn hóa, thể thao và du lịch chung sức xây dựng nông thôn mới” nhằm thực hiện hiệu quả phong trào “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” doThủ tướng Chính phủ phát động, đặc biệt từ những nội dung thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch. Tùy theo tình hình thực tế của đơn vị, đăng ký làm chuyển biến rõ nét một địa phương (cấp xã, huyện trong xây dựng nông thôn mới). M.H PhátđộngđợtthiđuahướngtớiKỷniệm 65nămNgàytruyềnthốngthiđuayêunước
  • 7. 7số 1020 l 18.4.2013 quản lý nhà nước Ngày 08/4, Bộ VHTTDL đã có văn bản số 1216/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp về hoạt động của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (ngày 11/3/2013). Theo đó, Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã hoàn thành 50/54 làng các dân tộc; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thu hút khách đến tham quan, bước đầu khai thác cục bộ Khu các làng dân tộc. Trong quá trình xây dựng, các dự án thuộc Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam được quản lý, triển khai theo quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, được thanh tra, kiểm toán theo quy định, thường xuyên chú ý đến chất lượng công trình, đến nay, chưa phát hiện sai phạm, thực hiện tốt công tác tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam có bộ máy ổn định, các Ban, đơn vị hoạt động nề nếp, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiều hoạt động thiết thực góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Nội bộ của Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương. Thời gian tới, Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa, tổ chức các hoạt động hướng theo chủ đề “Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam - điểm đến hấp dẫn du khách trong nucớ và quốc tế”, phấn đấu tăng trường 250.000-300.000 khách/năm. Phát huy sức mạnh tổng hợp, phối hợp chặt chẽ với các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ để thực hiện các nhiệm vụ được giao với kết quả và chất lượng cao nhất. Có đánh giá quá trình đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước để có kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả hơn, tăng cường thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho các khu chức năng. Chú ý chất lượng các công trình, tiến độ, quá trình đầu tư xây dựng đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định. Tổ chức tốt các hoạt động phối hợp với các địa phương thu hút đồng bào các dân tộc luân phiên tái hiện hoạt động tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, nâng cấp việc tổ chức các sự kiện. Thống nhất mô hình cơ chế của Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam có hiệu quả, tiếp tục duy trì, phát huy, thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mô hình, cơ chế, kế hoạch như hiện tại, lưu ý tổ chức làm việc với Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ để thực hiện tốt công tác chung, có quy chế phối hợp trong triển khai nhiệm vụ. THTT Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp về hoạt động của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam Tại Kế hoạch số 1250/KH- BVHTTDL được Bộ VHTTDL ban hành ngày 10/4 tổ chức lớp tập huấn Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giảng viên, giáo viên, HLV các cơ sở đào tạo, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện TDTT với mục đích trang bị cho học viên những kiến thức chuyên môn trong huấn luyện thể lực và tâm lý TDTT phục vụ việc huấn luyện, giảng dạy VĐV TDTT tại các cơ sở đào tạo TDTT trên toàn quốc. Thời gian diễn ra đợt tập huấn dự kiến diễn ra trong 05 ngày từ 14- 18/5/2013 tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Lớp tập huấn tập trung bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về TDTT dành cho đối tượng là giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên đang giảng dạy, huấn luyện tại các cơ sở đào tạo; cán bộ chuyên trách, cán bộ quản lý về lĩnh vực thể dục thể thao tại các trung tâm huấn luyện đào tạo năng khiếu thể thao trên toàn quốc (dự kiến 150 học viên). Tại đây học viên được trang bị các nội dung chủ đạo: Phương pháp huấn luyện các tố chất thể lực chung cho VĐV; Khát quát chung về nội hàm kinh tế TDTT trong giai đoạn hiện nay; Phương pháp huấn luyện tâm lý trong tập huấn và thi đấu thể thao cho các VĐV. Đợt tập huấn sẽ có sự tham gia của một số giảng viên, gồm PGS.TS Phạm Ngọc Viễn - Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; TS. Trương Anh Tuấn - nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS Lương Kim Chung - nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao quần chúng Ủy ban TDTT. Về hình thức tổ chức của đợt tập huấn: Vụ Đào tạo chỉ đạo, tổ chức, xây dựng chương trình, giáo trình, địa điểm học, trang thiết bị phục vụ học tập và thực hành, kinh phí và quản lý lớp học, phối hợp với Trường Bồi dưỡng cán bộ VHTTDL kiểm tra và cấp chứng nhận cho các học viên tham dự. Q.C Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giảng viên, HLV các cơ sở đào tạo TDTT
  • 8. 8 số 1020 l 18.4.2013 quản lý nhà nước Sáng ngày 11/4, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 03 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh Sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ-TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Thứ trưởng Vương Duy Biên chủ trì điểm cầu Hà Nội, trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng khẳng định, văn hoá nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng luôn là nền tảng tinh thần, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội và xây dựng nhân cách con người Việt Nam, văn học nghệ thuật luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII đã khẳng định quyết tâm xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những năm qua, văn học nghệ thuật cơ bản có những chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn học, nghệ thuật có tính chuyên nghiệp hơn, có bước phát triển mới, số lượng tác phẩm có giá trị đạt giải thưởng khu vực, quốc gia tăng lên đáng kể. Công tác lý luận phê bình đi vào chiều sâu, hoạt động phổ biến, sáng tác tác phẩm đa dạng, phong phú. Các hoạt động phong trào có bước phát triển sâu rộng, thu hút ngày càng đông các nghệ sỹ, tầng lớp nhân dân tham gia, phục vụ có hiệu quả các sự kiện chính trị, góp phần định hướng tư tưởng, thẩm mỹ của nhân dân. Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá về lĩnh vực văn học, nghệ thuật được triển khai tích cực. Công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá, nghệ thuật được đẩy mạnh. Ý thức pháp luật và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đã có những chuyển biến nhất định. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực bản quyền tác giả được tập trung triển khai thực hiện. Bên cạnh những kết quả đạt được, một số khó khăn tồn tại cũng được chỉ ra tại Hội nghị như việc cụ thể hoá một số chủ trương, chính sách của Đảng ở một số lĩnh vực còn chậm, chưa cụ thể, chưa theo kịp với những biến động của thực tiễn nên hiệu quả thực hiện còn thấp; một số cơ chế chính sách phát triển văn học nghệ thuật bộc lộ những bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; các chính sách về lương, phụ cấp đối với văn nghệ sỹ nhìn chung còn thấp, chưa bù đắp được công sức sáng tạo. Hoạt động văn học nghệ thuật mặc dù có sự chuyển biến nhưng chưa đồng bộ giữa cac khâu sáng tác, phổ biến, lưu giữ tác phẩm. Công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá, nghệ thuật còn hạn chế, việc huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động văn hoá, nghệ thuật của nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn. Tại Hội nghị, các đại biểu trình bày tham luận, cùng trao đổi, đánh giá làm rõ những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế cần khắc phục. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về văn học, nghệ thuật và thực hiện thành công những mục tiêu Nghị quyết số 23-NQ-TW của Bộ Chính trị đã đặt ra. H.H Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về“Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới” Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1342/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch triển khai đặt hàng sáng tác các tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tác phẩm đặt hàng sáng tác về đề tài hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI với số lượng 05 tác phẩm ở các thể loại sân khấu: Kịch nói, Chèo và Cải lương. Tác phẩm được hoàn thành phục vụ thiết thực các nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/2/2015), 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2015), 70 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2015) và Kỷ niệm các ngày Lễ lớn của dân tộc. Lộ trình thực hiện Kế hoạch cụ thể: Tháng 3/2013, thành lập Ban Tổ chức, triển khai đặt hàng sáng tác các tác phẩm Nghệ thuật hưởng ứng Nghị quyếtTrung ương 4 khóa XI, thống nhất tiêu chí đặt hàng, lựa chọn và mời các tác giả tiềm năng tiến hành ký hợp đồng. Trước ngày 30/10/2013, các tác giả được Đầu tư đặt hàng nộp kịch bản văn học hoàn chỉnh để Hội đồng nghệ thuật thẩm định. Trước Qúy I/2014, Ban Tổ chức tổng hợp, xem xét chất lượng của tác phẩm thông qua đề xuất của Hội đồng thẩm định trình Ban Chỉ đạo. Qúy I/2014, dự trù kinh phí, lên kế hoạch phối hợp, tổ chức dàn dựng các tác phẩm được nhà nước đầu tư đặt hàng báo cáo Ban Chỉ đạo triển khai dàn dựng và công bố tác phẩm. M.H Đặt hàng sáng tác các tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 khóa Xi
  • 9. quản lý nhà nước 9số 1020 l 18.4.2013 Tại Quyết định số 1349/QĐ- BVHTTDL ngày 10/4/2013, Bộ VHTTDLphê duyệt Đề án triển lãm các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2012 vào tháng 8 năm 2013, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tại đây sẽ trưng bày khoảng 50 tác phẩm, cụm tác phẩm của các tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2012. Triển lãm với mục đích tôn vinh, giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của 19 tác giả nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh tới công chúng yêu nghệ thuật nói riêng và toàn xã hội nói chung với các loại hình hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, gốm nghệ thuật và tác phẩm nhiếp ảnh. Đây cũng là dịp để công chúng có cơ hội được tiếp cận, tìm hiểu, thưởng thức trực tiếp các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh có giá trị cao về thẩm mỹ, nội dung, tư tưởng, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục cộng đồng. Đồng thời giới thiệu, quảng bá những tinh hoa, thành tựu của nền mỹ thuật, nhiếp ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Qua đó, định hướng, xây dựng kế hoạch tổng thể, đúng đắn làm cơ sở thực tiễn xây dựng cơ chế, chính sách phát triển ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm văn hóa nghệ thuật nước nhà. N.H Chiều 09/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013- 2015 giữa Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) với Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT). Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng chứng kiến Lễ ký. Theo đó, giai đoạn 2013-2015, Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không Việt Nam sẽ tăng cường trao đổi thông tin về Kếhoạchxúctiến,nghiêncứuthịtrường; tăng cường và nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động: xúc tiến, quảng bá du lịch và hàng không ở trong và ngoài nước; trao đổi các thông tin nghiên cứu về thị trường khách du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra thông tin du lịch, cung cấp thông tin du lịch cho du khách tại các cảng hàng không, sân bay; cung cấp các thông tin liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của hành khách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hành khách khi tham gia giao thông hàng không; phối hợp xây dựng, đề xuất các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động du lịch; Tăng cường phối hợp trong việc thực hiện xuất bản và phân phối các ấn phẩm xúc tiến quảng bá đồng thời đẩy mạnh phối hợp trong công tác xúc tiến quảng bá ở nước ngoài và phối hợp trong công tác xúc tiến quảng bá ở trong nước. Cùng phối hợp đề xuất xây dựng cơ chế ưu đãi các dịch vụ cho hai bên: Tạo điều kiện, khuyến khích các hãng hàng không mở thêm các đường bay mới đến các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước; tăng tần suất các đường bay hiện có để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch; khuyến khích các hãng hàng không Việt Nam dành thời lượng trên chuyến bay để chiếu phim ngắn, video do Tổng cục Du lịch thực hiện giới thiệu điểm đến du lịch Việt Nam trên các chuyến bay; cung cấp thông tin liên quan đến chính sách ưu đãi, hỗ trợ về giá cước vận chuyển cho Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt động chung do hai bên tổ chức; cung cấp thông tin liên quan đến chế độ ưu đãi về dịch vụ du lịch cho các hãng hàng không Việt Nam khi tổ chức các sự kiện tại địa phương. PhátbiểutạiLễký,BộtrưởngHoàng TuấnAnhkhẳngđịnh:Hàngkhôngchính là cầu nối rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, giúp các điểm đến tiếp cận gần hơn, thuận lợi hơn với khách du lịch. Lịch sử du lịch thế giới đã chứng minhsựbùngnổcủadulịchtoàncầugắn liềnvớisựpháttriểnmạnhmẽcủangành hàng không và ngược lại, du lịch đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của hàng không. Sự phát triển du lịch đã góp phần quan trọng vào sự tồn tại đa dạng của các chuyến bay, tần suất, quy mô hoạt động của các hãng hàng không. Mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa hàng không và du lịch rất chặt chẽ và không thể tách rời, và thường được ví như hai cánh trên một máy bay. Trong những năm qua, ngành hàng không đã luôn đồng hành và hỗ trợ tích cực cho phát triển của Du lịch Việt Nam, tuy nhiên, sự hợp tác giữa hai bên vẫnchưapháthuyhếtsứcmạnhtổnghợp và hiệu quả đem lại chưa tương xứng với khả năng hợp tác mong đợi của hai ngành. Đứng trước yêu cầu phát triển và giải quyết những vấn đề tồn tại, trên cơ sở chương trình phối hợp công tác giữa Bộ VHTTDL và Bộ GTVT về việc phát triển du lịch giai đoạn 2013-2015 đã được ký kết, lãnh đạo Bộ VHTTDL và Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch, CụcHàngkhôngViệtNamvàcácđơnvị liênquantraođổithoảthuậnđểkýkếtKế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn 2013-2015 nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phối hợp giữa du lịch và hàng không,sớmđưaViệtNamtrởthànhđiểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực Châu Á và thế giới... THTT Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn 2013-2015 Triển lãm các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh đoạt Giải thưởng Hồ Chí minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2012
  • 10. quản lý nhà nước 10 số 1020 l 18.4.2013 Ngày 10/4/2013, Bộ VHTTDL có Quyết định số 1350/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án tổ chức Ngày hội Sách và Văn hoá Đọc năm 2013 với chủ đề “Cuốn sách làm thay đổi cuộc đời” vào các ngày 19-20/4/2013 tại Trung tâm hoạt động Văn hoá-Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ngày hội Sách và Văn hoá Đọc năm 2013 được tổ chức với mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức của người dân đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách, khuyến khích đọc, thông qua đó tôn vinh văn hoá đọc, tôn vinh tác giả, tác phẩm, tôn vinh nghề thư viện, nghề xuất bản, phát hành; góp phần xây dựng, hình thành thói quen đọc, tạo nền tảng quan trọng cho việc học tập suốt đời của mọi người dân, từ đó hình thành xã hội học tập - một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời hưởng ứng Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4, nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực thi, bảo hộ quyền tác giả. Trong khuôn khổ Ngày hội, ngoài lễ Khai mạc và Bế mạc sẽ có các hoạt động trình diễn thơ và văn xuôi do chính các tác giả thực hiện; Toạ đàm, giao lưu giữa tác giả, tác phẩm với công chúng; Thi xếp sách nghệ thuật; Triển lãm những cuốn sách đạt giải Sách hay, sách đẹp của Hội Xuất bản; Triển lãm giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật; Vẽ tranh theo sách; Liên hoan Tuyên truyền giới thiệu sách. N.H Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành các Văn bản số 1024, 1025, 1026, 1027/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh/thành về việc chuẩn bị hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt. Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh/thành chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tập hợp tư liệu lịch sử, khoa học để lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt đối với các di tích: Quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng; Khu di tích lịch sử nhà Trần, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; Thành cổ Quảng Trị và Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị. Đối với 02 di tích: Địa đạo Vĩnh Mốc và Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, Bộ VHTTDL sẽ xem xét, thoả thuận việc lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt vào các đợt tiếp theo. Đề nghị UBND các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Phước, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tập hợp tư liệu lịch sử, khoa học để lựa chọn các điểm di tích tiêu biểu, phối hợp với Binh đoàn 12 - Bộ Quốc phòng để lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt cho Hệ thống di tích đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh). Về thành phần và thể thức hồ sơ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ VHTTDL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử-văn hoá và danh lam thắng cảnh. Hồ sơ di tích gửi về Bộ VHTTDL (Cục Di sản văn hoá) trước ngày 30/6/2013. H.P Đề nghị các địa phương chuẩn bị hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt Đề án tổ chức Ngày hội Sách và Văn hoá Đọc năm 2013 Trong 02 ngày 13-14/4/2013, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Ngày hội Thể thao các dân tộc năm 2013. Tham dự Hội thi có trên 250 vận động viên của 20 xã, thị trấn trong huyện. Các vận động viên tham gia 4 môn thi là: Bắn nỏ (nam, nữ); kéo co (nam, nữ); đẩy gậy (nam, nữ); bóng chuyền (nam, nữ). Đây là những môn thể thao truyền thống của các dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái thường diễn ra trong các dịp lễ hội, ngày Tết Cổ truyền ở huyện miền núi, vùng cao Đà Bắc. Ngày hội đã thu hút hàng nghìn người từ các xã Đồng Nghê, Suối Nánh, Mường Tuổng, Đồng Ruộng, Yên Hòa... cách xa trung tâm huyện gần 100km, đến dự, cổ vũ. Hội thi đã diễn ra sôi nổi, hấp dẫn. Đặc biệt là môn thi đẩy gậy, bóng chuyền được đông đảo khán giả cổ vũ. Môn thi bắn nỏ, có nhiều vận động viên đã ở tuổi ngoài 60 và có cả vận động viên mới 14-15 tuổi. Nỏ là công cụ mà đồng bào dân tộc miền núi thường xử dụng phục vụ đời sống hàng ngày; săn bắn thú rừng bảo vệ hoa màu, cải thiện bữa ăn. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nỏ còn là vũ khí giết giặc bảo vệ quê hương, làng bản. Ngoài 4 nội dung thi đấu thể thao, các đội còn tham gia đêm giao lưu văn nghệ với những làn điệu dân ca, điệu múa của các dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái, Kinh đậm đà bản sắc dân tộc. N.THaNH Hòa Bình: Ngày hội Thể thao các dân tộc năm 2013
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1020 l 18.4.2013 Ngày 14/4 (tức ngày 05/3 âm lịch) tại Bảo tàng Hùng Vương, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng 2013 đã tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật “Văn hóa đất Tổ - Cội nguồn dân tộc Việt Nam” và tranh của các họa sĩ Seoul (Hàn Quốc), tỉnh Phú Thọ. Tham gia triển lãm ảnh có 120 bức ảnh nghệ thuật của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Phú Thọ giới thiệu những nét đặc trưng về di tích lịch sử, văn hóa truyền thống và lễ hội dân gian vùng đất Tổ - cội nguồn dân tộc. Ngoài ra, hơn 50 tác phẩm hội họa với nhiều chất liệu, bút pháp khác nhau thể hiện cách nhìn mới trong tư duy sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ Phú Thọ và Seoul trước cuộc sống đương đại đã phần nào giúp người xem hiểu được cảnh sắc, con người, thiên nhiên và văn hóa của mỗi vùng đất Tổ Hùng Vương và thủ đô Seoul, Hàn Quốc - một đất nước có lịch sử văn hóa lâu đời, có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Trưởng Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 cho biết: Triển lãm là một hoạt động có ý nghĩa không chỉ thể hiện tình đoàn kết hữu nghị của hai địa phương về văn hóa mà còn là tinh thần hợp tác, hội nhập và phát triển của hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh tham gia Triển lãm sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn quảng bá và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Trước đó ngày 10/4, tại Bảo tàng Hùng Vương, nằm trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã mở cửa Triển lãm ảnh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống văn hóa cộng đồng”. Gần 100 tác phẩm tại Triển lãm thể hiện ba nội dung chính : Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với Lễ hội Đền Hùng; các hoạt động lễ và hội Giỗ Tổ Hùng Vương và hoạt động GiỗTổ tại các điểm thờ Vua Hùng trên cả nước. Trong đó tác phẩm cổ nhất được trưng bày tại triển lãm là bức ảnh “Rước kiệu trong lễ hội Đền Hùng năm 1905” do khu Di tích lịch sử Đền Hùng cung cấp. Qua các bức ảnh, người xem có dịp tìm hiểu thêm về nhiều hoạt động trong lễ hội Đền Hùng như: hội thi bơi chải, nấu bánh chưng và giã bánh giầy, múa lân… T.LâM Triển lãm ảnh“Văn hóa đất Tổ - cội nguồn dân tộc Việt Nam" Tối 14/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh PhúThọ, BanTổ chức GiỗTổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 đã khai mạc Hội trại văn hóa, Liên hoan Hát Xoan và dân ca PhúThọ lần thứ III. Tham dự Liên hoan có 13 câu lạc bộ Hát Xoan, 15 đội văn nghệ mạnh gồm: 14 đội văn nghệ đến từ 13 huyện, thành, thị trong tỉnh và đội văn nghệ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt, Liên hoan lần này có sự tham gia của 3 tiến sỹ âm nhạc đến từ đất nước Phần Lan. Ba tiến sỹ âm nhạc đã mang đến cho du khách Việt Nam tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa đất nước Phần Lan. Ngoài việc quảng bá, tôn vinh Hát Hát Xoan là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới, Liên hoan Hát Xoan và dân ca Phú Thọ còn là dịp để tỉnh Phú Thọ là dịp để tỉnh đánh giá kết quả quá trình sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng làn điệu Xoan tại các phường Xoan, câu lạc bộ Hát Xoan trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Liên hoan cũng là dịp đánh giá sức sống, sức lan tỏa của Hát Xoan trong cộng đồng và của các làng quê. Đây cũng là dịp để các câu lạc bộ, các đội văn nghệ, nghệ nhân, diễn viên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát hiện những sáng tạo mới trong nghệ thuật,… Sau một năm được vinh danh, Hát Xoan Phú Thọ đã có những bước “trở mình” tích cực. Tính đến nay đã có 11/30 đình làng - không gian diễn xướng Hát Xoan cổ được công nhận là Di tích Văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia. Miếu Lãi Lèn, di tích vật thể gắn với sự tích ra đời của Hát Xoan được tỉnh Phú Thọ đầu tư khôi phục. Bên cạnh đó, đã có 13 câu lạc bộ Hát Xoan được thành lập ở Phú Thọ đem đến nhiều hoạt động để duy trì sức sống mới của di sản này trong đời sống đương đại. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Phú Thọ cũng đã cũng phối hợp với nhiều chuyên gia, nhạc sỹ nghiên cứu, sưu tầm biện soạn xuất bản được 4.000 đĩa CD và trên 3.000 cuốn sách “Hát Xoan Phú Thọ”; đồng thời, tổ chức các lớp truyền dạy Hát Xoan cho đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Nhân dịp này, Hội trại văn hóa cũng đã được tổ chức nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc tiêu biểu của từng huyện, thị, thành trong tỉnh với du khách thập phương hành hương về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013. Hồ THaNH Hội trại văn hóa và liên hoan Hát Xoan và dân ca Phú Thọ
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1020 l 18.4.2013 Lễ hội văn hóa dân gian đường phố với chủ đề “Văn hóa đất Tổ Hùng Vương - Hội tụ và tỏa sáng” đã được tổ chức vào sáng 13/4 tại TPViệt Trì. Đây là một trong những hoạt động văn hóa diễn ra trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ 2013. Lễ hội văn hóa đường phố năm nay có sự góp mặt của hơn 3.000 diễn viên, nghệ nhân đến từ các đoàn văn hóa dân gian 13 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh PhúThọ, tất cả đều xuất phát từ 4 hướng Nam - Bắc - Đông -Tây củaTPViệtTrì, sau đó quy tụ tại Bảo tàng HùngVương. Những lễ hội, phong tục truyền thống đặc sắc của từng địa phương, từng dân tộc đã được các đoàn biểu diễn trực tiếp, rộn ràng trên các tuyến phố phục vụ cho nhân dân tỉnh Phú Thọ và du khách thập phương. Những phong tục, lễ hội truyền thống thể hiện ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc; là sự đoàn kết giữa tình làng nghĩa xóm, giảm đi ranh giới sang hèn trong xã hội; là khát vọng hướng tới tương lai hạnh phúc, an khang thịnh vượng của người dân lao động... Lễ hội văn hóa dân gian đường phố tỉnh Phú Thọ nhằm giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng và các thế hệ cha ông trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đồng thời tôn vinh và quảng bá giá trị di sản văn hoá phi vật thể trên quê hương đất Tổ nói chung và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng. Lễ hội văn hóa dân gian đường phố thực sự là một tác phẩm nghệ thuật được đầu tư công phu, độc đáo, mang đậm bản sắc của vùng đất Tổ Vua Hùng. Lễ hội đã thu hút đông đảo nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ và đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng 2013. N.THaNH Lễ hội văn hóa dân gian đường phố Từ 15 đến 17/4/2013, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ IX năm 2013 với chủ đề “Đồng bào dân tộc Khmer An Giang - Đoàn kết, xây dựng nông thôn mới” đã được tổ chức. Ngày hội với các hoạt động chính: Liên hoan nghệ thuật truyền thống và trình diễn trang phục truyền thống; Liên hoan ẩm thực truyền thống; Triển lãm ảnh và trưng bày hiện vật với chủ đề “Đồng bào dân tộc Khmer An Giang - Đoàn kết, chung sức xây dựng nông thôn mới”. Ngoài ra, còn có các nội dung hoạt động thể thao và trò chơi dân gian như bóng chuyền, bóng đá mini, chạy việt dã, đẩy gậy, kéo co, trò chơi dân gian “Đội cà Om lấy nước”… Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer tỉnhAn Giang lần thứ IX năm 2013 được tổ chức với mục đích hưởng ứng thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóaVIII của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác văn hóa, thông tin vùng núi và vùng dân tộc thiểu số. Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo tồn, phát triển các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer tỉnh An Giang đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cộng đồng dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh, đoàn kết, chung tay xây dựng nông thôn mới… DuNG Hòa Tại cuộc họp báo ngày 12/4, ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: Từ ngày 22/4 đến 02/5, tạiTP. Hồ Chí Minh, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấuViệt Nam, SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi “Tài năng đạo diễn trẻ sân khấu lần thứ 2”. Cũng theo ông Nguyễn Đăng Chương, hiện đã có 22 đạo diễn đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đăng ký tham dự với nhiều thể loại sân khấu như: kịch nói, cải lương, múa rối, chèo, kịch hình thể, kịch hát. Theo quy định, các đạo diễn đang hoạt động nghệ thuật sân khấu thuộc loại hình nghệ thuật: kịch nói, cải lương, chèo, tuồng, dân ca kịch, múa rối, xiếc có tuổi đời không qúa 40; các đạo diễn có tác phẩm đầu tay tham dự cuộc thi có tuổi đời không qúa 45. Mỗi cá nhân chỉ được đăng ký 1 tác phẩm tham dự cuộc thi. Ban tổ chức cho biết, thông qua cuộc thi nhằm phát hiện các tài năng đạo diễn trong lĩnh vực sân khấu.Thông qua cuộc thi, các đạo diễn trẻ còn có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong lao động sáng tạo nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ mới. Dự kiến, các buổi thi sẽ được tổ chức vào 2 buổi sáng và tối tại Sân khấu Thế giới Trẻ và một số sân khấu tại thành phố. Lễ khai mạc sẽ được diễn ra vào ngày 22/4 tại Nhà hát TP. Hồ Chí Minh. H.YếN Cuộc thi“Tài năng đạo diễn trẻ sân khấu lần thứ 2” An Giang: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer lần thứ iX
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1020 l 18.4.2013 Ngày 13/4, tại Sơn La, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khai thác và phát huy âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập quốc tế” với sự tham gia của gần 50 nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà phê bình, lý luận âm nhạc đến từ các tỉnh, thành phía Bắc. Các tham luận được trình bày tại Hội thảo đã nêu rõ, nhu cầu tìm hiểu, học hỏi, giao lưu về văn hoá, văn nghệ giữa các dân tộc, các vùng miền trong nước; giữa các quốc gia dân tộc trong khu vực và trên thế giới ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội càng phát triển, đời sống vật chất của nhân dân được đảm bảo thì những đòi hỏi về nâng cao đời sống tinh thần ngày càng là vấn đề cấp bách. Trải qua các thời kỳ, các giai đoạn, việc bảo tồn, phát huy và phát triển những giá trị quý báu của nghệ thuật âm nhạc dân gian truyền thống đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền âm nhạc nước nhà. Vì vậy, việc phát huy những giá trị âm nhạc dân gian truyền thống của các dân tộc trên khắp mọi miền của Tổ quốc và giới thiệu đến bạn bè quốc tế là hết sức quan trọng. Ngoài ra, các đại biểu cũng đã đặt ra vấn đề khi môi trường xã hội thay đổi, giữa cơn lốc âm nhạc giải trí mang tính thương mại ngày càng thịnh hành thì còn mấy ai chú ý đến việc kiếm tìm tiếng nói dân tộc và ghi dấu ấn thời đại cho những tác phẩm thuộc thể loại chính thống, nghiêm túc. Do vậy, khai thác và phát huy âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập đó là công việc của người sáng tạo, dù viết ở hình thức, thể loại nào tác phẩm phải nói lên được truyền thống văn hóa dân tộc, tính thời đại, quốc tế trong ngôn ngữ biểu hiện, cùng gương mặt tác giả. HuY LoNG Phát huy âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập quốc tế Ngày 14/4, Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên phối hợp với Diễn đàn Du lịch Việt Nam (VFT) tổ chức Hội thảo giải pháp kết nối điểm đến du lịch Phú Yên. Tham gia Hội thảo, có đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên, các sở, ban ngành liên quan cùng hơn 90 đại diện lãnh đạo của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên mọi miền của Tổ quốc - thành viên của VTF. Tại Hội thảo, hầu hết các thành viên của VTF đều đánh giá cao các tiềm năng du lịch của Phú Yên về vị trí địa lý thuận lợi có đầy đủ các tuyến đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thuỷ; có các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá đặc sắc thu hút du khách đến tham quan, vui chơi nghỉ dưỡng. Bà Nguyễn Thị Thuỳ - Giám đốc Công ty du lịch quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (Hà Nội) cho rằng: “Để thu hút thêm nhiều du khách đến vui chơi giải trí tại Phú Yên, tỉnh và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch cần phải tăng cường công tác quảng bá bởi hiện nay nhiều người chưa biết đến các đặc thù của Phú Yên trong khi Phú Yên có rất nhiều tiềm năng về phát triển du lịch. Theo ông Trương Văn Hiền - Giám đốc Công ty Phương Nam Travel (tỉnh Bình Dương), với các tiềm năng sẵn có, để thu hút du khách đến tham quan nghỉ dưỡng tại tỉnh, Phú Yên cần phải quan tâm đến công tác quy hoạch vỹ mô và chi tiết các hoạt động du lịch, cũng như đào tạo kỹ năng cho đội ngũ quản lý và phục vụ trong ngành du lịch để thu hút du khách. Bên cạnh đó, Phú Yên cần phải đầu tư các hoạt động dịch vụ nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch tạo cảm giác thoải mái cho du khách khi đến tham quan bởi hiện nay hầu như các điểm du lịch của tỉnh Phú Yên chưa có dịch vụ du lịch, các điểm dừng chân. Nhiều ý kiến tại Hội thảo cũng cho rằng, công tác vệ sinh môi trường tại Phú Yên chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các điểm du lịch chưa có công trình vệ sinh công cộng. Các phương tiện vận chuyển du lịch còn thiếu và chưa phát triển đồng bộ: các tuyến bay đến Phú Yên chưa phù hợp về lịch trình. Ngoài ra, tỉnh cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu về các lợi ích của du lịch mang lại. Từ đó, người dân có ý thức hơn đối với việc phát triển du lịch; đồng thời cần phải quan tâm đến vấn đề kết nối du lịch với các tỉnh, các doanh nghiệp, các tour du lịch hơn nữa để qua đó quảng bá thương hiệu du lịch Phú Yên. Trước thắc mắc của các doanh nghiệp, ông Phan Đình Phùng - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh cho biết: Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch, quy hoạch và đầu tư đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phục vụ và quản ký trong ngành du lịch- dịch vụ hơn nữa để thu hút du khách. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và an ninh trật tự để tạo sự an tâm, thoải mái cho du khách khi đến vui chơi nghỉ dưỡng tại Phú Yên. MạNH HuâN Kết nối điểm đến du lịch Phú Yên
  • 14. Sự kiện vấn đề 14 số 1020 l 18.4.2013 T rong cuộc gặp gỡ báo chí định kỳ mới đây,Trưởng Ban tổ chức V-League Trần Duy Ly đã phấn khởi thông báo về việc số lượng khán giả tới sân theo dõi bóng đá tăng đáng kể so với năm ngoái, không chỉ ở V-League mà cả ở giải hạng Nhất. Xu thế này một lần nữa được thấy ở vòng 4 V-League cuối tuần qua và đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho bóng đá Việt Nam. Những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là khán giả Việt Nam không còn mặn mà với giải vô địch nội địa, ngay cả vào thời điểm V-League được đánh giá là giải đấu hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Có rất nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra: Tính chất “màu cờ, sắc áo” phai nhạt do trình trạng sang tên, đổi chủ ở nhiều đội bóng; số lượng cầu thủ ngoại và cầu thủ nhập tịch gia tăng; tình trạng “bội thực” bóng đá châu Âu qua truyền hình… Hình ảnh các khán đài V-League vắng hoe vào mỗi cuối tuần đã trở thành… “chuyện thường ngày ở huyện”. Tuy nhiên, sau khi được cho là đã chạm đáy khủng hoảng vào cuối năm 2012 cả về cung cách tổ chức lẫn đầu tư tài chính, V-League đang có những dấu hiệu phục hồi. Ở đó, những nỗ lực của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp (VPF) về việc điều chỉnh công tác tổ chức giải đã ít nhiều mang lại kết quả. Số lượng ngoại binh bị hạn chế, số lượng cầu thủ trẻ tăng thêm, chuyên gia nước ngoài được mời về làm cố vấn cho VPF… những thay đổi đó của VFF và VPF đang được đón nhận. Mà điều này được thấy rõ nhất qua việc số lượng khán giả tới sân đang tăng dần lên. “Cụ thể ở V-League, số lượng trung bình là 8.790 người/trận. Còn ở hạng Nhất là 3.500 người /trận”, ông Trần Duy Ly cho biết, “thời gian tới, khi thời tiết tốt lên, lượng khán giả tới sân dự kiến sẽ còn tăng”. Theo thông tin từ Ban Tổ chức, một số sân đang duy trì được số lượng khán giả cao là Chi Lăng (SHB Đà Nẵng), Vinh (Sông Lam Nghệ An), Lạch Tray (XM Vicem Hải Phòng), Thanh Hóa (Thanh Hóa), thậm chí cả sân Đồng Nai (Đồng Nai, mới thăng hạng). Trong số đó, sân Chi Lăng luôn thu hút được trên 15.000 khán giả. Cá biệt, sân Hàng Đẫy đã chật cứng 20.000 khán giả vào cuối tuầnquakhiHàNộiT&TtiếpđónSLNA - một kỷ lục kể từ đầu mùa giải. Lý giải về điều này, ôngTrần Duy Ly cho rằng giải đấu năm nay đã khởi đầu với nhiều trận đấu hay, hấp dẫn và có nhiều bàn thắng đẹp. Chính những điều này đã giúp lôi kéo khán giả trở lại sân, ngay cả khi giải vẫn còn những “hạt sạn” về công tác trọng tài, về thái độ thi đấu thiếu chuyên nghiệp của cầu thủ… Nhìn vào sân Hàng Đẫy chiều 07/4, có thể thấy ngay nguồn tài chính mà rất nhiều đội bóng đã bỏ phí trong suốt thời gian qua. Nếu có những trận đấu hấp dẫn, khán giả sẽ không phụ lòng cầu thủ. Khán giả chính là yếu tố then chốt để các đội bóng tự đứng trên đôi chân của mình. THế HùNG Khán giả đang trở lại sân Giải vô địch Bóng bàn toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 31 diễn ra tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 23 đến ngày 28/4 quy tụ 107 tay vợt xuất sắc. Đây là các tay vợt đến từ 14 đoàn thuộc các tỉnh, thành, ngành trên cả nước như: Câu lạc bộ Bóng bàn Hà Nội T&T, Câu lạc bộ Bóng bàn PertroVietNam, Hà Nội, Đồng Nai, Hải Dương, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Quân đội, Bộ Công an, Vĩnh Long, Hồng Quang-Tiền Giang, Đà Nẵng, Lâm Đồng... Các tay vợt so tài ở 7 nội dung: đồng đội nam, đồng đội nữ, đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Theo Ban Tổ chức, hầu hết các gương mặt xuất sắc của làng bóng bàn Việt Nam đều hội tụ ở mùa giải này, như: Đoàn Kiến Quốc, Đoàn Trọng Nghĩa (Khánh Hòa), Mai Hoàng Mỹ Trang, Trần Nguyễn Thanh Trúc (TP Hồ Chí Minh), Phạm Thanh Sơn, Phan Hoàng Tường Giang (Bộ Công an), Nguyễn Thị Phương Linh, Nguyễn Thùy Linh (Câu lạc bộ Bóng bàn Hà Nội T&T), Đỗ Đức Duy, Đoàn Bá Tuấn Anh (Hải Dương), Lương Thị Tám, Vũ Thị Hà (Quân đội)... Tại giải đấu năm nay, các đoàn: Hải Dương, Hà Nội, Khánh Hòa, Quân đội và thành phố Hồ Chí Minh - những trung tâm bóng bàn mạnh, truyền thống của quốc gia, có lực lượng vận động viên nam, nữ đồng đều ở các nội dung là đơn và đôi và được đánh giá là những ứng viên nặng ký cho ngôi nhất toàn đoàn. Đây cũng là những đội có sự chuẩn bị chu đáo cho kỳ tranh tài này. Trưởng Ban Tổ chức giải, ông Lương Xuân Đức, cho biết: Giải Vô địch Bóng bàn toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 31 là giải đấu quốc gia có uy tín, chất lượng. Bên cạnh ý nghĩa như sân chơi nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên xuất sắc của tỉnh, thành, ngành, đây còn là dịp để các nhà chuyên môn phát hiện và tuyển chọn các tay vợt xuất sắc vào đội tuyển Bóng bàn quốc gia. Đặc biệt, giải đấu năm nay còn có ý nghĩa là hoạt động thể thao thiết thực kỷ niệm 38 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2013), Ngày Quốc tế Lao động 01/5 và Ngày sinh của Bác 19/5. N.aNH Giải vô địch Bóng bàn toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 31
  • 15. Sự kiện vấn đề 15số 1020 l 18.4.2013 * Ngày 14/4, đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam đã tập trung tại Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Đây là đợt tập trung đầu tiên của các tuyển thủ nữ trong năm 2013, nhằm chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup nữ năm 2014. Trong danh sách 23 cầu thủ được triệu tập, sự vắng mặt đáng chú ý nhất là của Chương Thị Kiều (thành phố Hồ Chí Minh) do đang bị chấn thương. Đổi lại, HLV Trần Vân Phát đã gọi 2 gương mặt mới là Đỗ Thị Nguyên (Hà Nam) và Nguyễn Hương Giang (Thái Nguyên). Theo kế hoạch, các tuyển thủ nữ sẽ có 1 tháng rưỡi tập huấn trước khi lên đường đi thi đấu. Tại vòng loại Asian Cup 2014, Việt Nam ở cùng bảng C với Hồng Công (Trung Quốc), Cưrơgưxtan và Baren. Các trận đấu sẽ diễn ra từ ngày 22 - 26/5 tại Manama (Baren). * Ngày 13/4, tại tại thành phố Sóc Trăng đã tổ chức lễ bế mạc Giải Bóng rổ tranh Cúp Liên đoàn bóng rổ Việt Nam năm 2013. Tham dự giải lần này có 8 đội, gồm: Hà Nội, PKKQ 1, PKKQ 2, Bình Thuận, Cần Thơ, Hậu Giang, Joton và đội chủ nhà Sóc Trăng. Giải Bóng rổ tranh Cúp Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam năm 2013 diễn ra nhằm động viên, khuyến khích các địa phương, các ngành phát triển và xây dựng lực vận động viên bóng rổ ngày càng hoàn thiện; đồng thời giải còn tạo cơ hội cho các vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp tại các tỉnh/thành có phong trào bóng rổ đang phát triển mạnh có dịp cọ sát, giao lưu học hỏi kinh nghiệm cũng như để tuyển chọn những vận động viên tiềm năng vào đội tuyển quốc gia để thi đấu tại đấu trường khu vực và quốc tế. a.TùNG - N.aNH TiN THể THAo Dịp lễ 30/4 và 01/5 năm nay được nghỉ tới 5 ngày và được coi là "5 ngày vàng" của ngành du lịch, phù hợp với mô hình du lịch theo nhóm gia đình, du lịch khám phá, nghỉ dưỡng. Theo các hãng lữ hành tại Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, lượng khách đặt tour đã gần kín chỗ và dự kiến tăng tới 30% so với cùng kỳ năm trước. N hu cầu đặt tour du lịch dịp lễ 30/4 và 01/5 bắt đầu khởi động ngay sau Tết Nguyên đán, sau khi có quyết định về số ngày nghỉ lễ và được đánh giá là sớm hơn các năm khác. Đặc biệt từ đầu tháng 4 trở đi nhu cầu đăng ký tour tăng cao đột biến, nhiều tour du lịch trọng điểm khóa sổ trước thời hạn. Theo Công ty Du lịch Vietravel - Chi nhánh Hà Nội, tính đến thời điểm này, đơn vị đã bán trên 80% số chỗ mở bán. Tại các công ty Du lịch: Hanoi Redtours, Vietrantour, Golden Tour, Ánh Dương Tour, Newstartour... lượng khách đặt tour cũng tăng cao. Trong dịp lễ 30/4 và 01/5 năm nay, đa phần du khách lựa chọn các tour du lịch gần, lịch trình ngắn ngày, nhiều điểm vui chơi giải trí. Trong đó, các tour du lịch trong nước được nhiều người quan tâm do thời điểm này các khu du lịch biển bắt đầu mở cửa, một số điểm tổ chức các sự kiện lớn và xu hướng khám phá những miền đất mới lạ miền núi phía Bắc cũng tăng cao. Tâm điểm trong dịp này phải kể tới tuyến Đà Nẵng với Lễ hội pháo hoa quốc tế kết hợp du lịch biển và nhiều thắng cảnh đẹp được đông đảo du khách lựa chọn. Chi phí tuyến du lịch này vừa phải, phù hợp với khả năng chi trả của khách. Tiếp đến là các địa điểm du lịch khác như: Nha Trang, Phú Quốc, Quảng Bình, Cửa Lò... và các điểm du lịch phám phá rừng núi như: Mộc Châu, Lũng Cú, Đồng Văn, Hồ Ba Bể, Thác Bản Giốc... Bên cạnh đó, các tour Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hồng Kông với nhiều khu vui chơi, giải trí cũng được nhiều du khách lựa chọn. Cũng như các mùa cao điểm khác, giá dịch vụ trong dịp lễ này có tăng cao hơn trước; tuy vậy nhiều công ty lữ hành cố gắng cân đối để giá tour ở mức hợp lý, phù hợp với đông đảo khả năng kinh tế của khách hàng. Từ nhiều tháng trước đó, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch đón khách, thương thảo với đối tác cung cấp dịch vụ buồng phòng, vận chuyển, ăn uống... để giữ giá tour ở mức phù hợp. Chính vì vậy, mặc dù du lịch mùa lễ nhưng giá tour của Công ty Du lịch Vietravel – Chi nhánh Hà Nội không tăng. Giá tại Công ty CP Du lịch Hanoi Redtours tăng nhẹ nhưng áp dụng chương trình khuyến mại ở một số tour trọng điểm và giảm 10% giá tour cho hội viên cao cấp chương trình Kết nối dài lâu Mobifone. Công ty du lịch Vietratour cũng áp dụng giảm giá mạnh cho tour đi châu Âu... M.CườNG Các tour du lịch dịp lễ 30/4 và 01/5 đắt khách
  • 16. nhân tố mới 16 số 1020 l 18.4.2013 Trong dòng chảy của lịch sử văn minh nhân loại từ bao thế kỷ nay, ở nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện thư viện và việc tổ chức đọc sách báo cho các tầng lớp nhân dân. Lịch sử của “Ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha. Sau đó hoạt động văn hóa có ý nghĩa này đã lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, Châu Úc dưới nhiều hình thức như: Tuần lễ đọc sách, Ngày hội sách, Tuần lễ thư viện… Và từ năm 1995, tổ chức UNESCO đã chính thức chọn ngày 23/4 hằng năm là Ngày hội sách thế giới (World Book and Copyright Day) - có một sự trùng lặp đáng nhớ, bởi đó cũng là ngày mất của hai đại văn hào nổi tiếng tiếng giới: W. Shakespeare và M. Cervantes. Nhìn trên bình diện quốc tế, những Lễ hội đọc sách/Ngày hội đọc sách đã và đang mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả hết sức to lớn. Hằng năm, hoạt động này đã thu hút và lôi kéo sự chú ý, quan tâm của hàng vạn, hàng triệu người đọc, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà quản lý ở mỗi nước; bất kể già, trẻ, gái, trai; bất kể mọi thành phần giàu, nghèo trong xã hội. Đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, thì việc tổ chức các Ngày hội đọc sách đã góp phần khẳng định chân lý: văn hoá đọc mãi mãi trường tồn. Ở Việt Nam gần 10 năm nay, hưởng ứng Ngày sách và bản quyền thế giới (23/4), Bộ VHTTDL đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, phát động Ngày hội đọc sách có quy mô quốc tế này. Từ đó đến nay, Ngày hội đọc sách ở nước ta đã dần trở thành nề nếp, đi vào chiều sâu, có sức lan toả rộng rãi từ Trung ương tới khắp các địa phương, 63 tỉnh/thành và nhiều huyện, thị trong cả nước. Với mục đích cao cả không chỉ tôn vinh văn hoá đọc - một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần, truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam, Ngày đọc sách ở Việt Nam còn mang một ý nghĩa nhân văn, đó là: Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động: Triển lãm, trưng bày sách báo, giao lưu giữa nhà văn với bạn đọc, toạ đàm, nói chuyện chuyên đề văn học, tuyên truyền giới thiệu sách, vẽ tranh theo sách, vấn đề bản quyền tác giả... Ngày hội đọc sách ở nước ta đã huy động được sự đóng góp, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần cho các thư viện - nơi nuôi dưỡng văn hoá đọc. Công tác XHH có ý nghĩa này đã, đang thu được nhiều kết quả to lớn. Chỉ tính riêng ở Thư viện Quốc gia VN từ năm 2005 đến nay, Ngày hội đọc sách đã nhận được sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước với hàng chục nghìn cuốn sách, trang thiết bị. Riêng hai năm 2011 và 2012, Ngày hội đọc sách do Bộ VHTTDL tổ chức tại Hà Nội, đã nhận được hàng ngàn cuốn sách từ các NXB ở Trung ương, các tổ chức xã hội (với tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng), để giúp đỡ cho các thư viện, tủ sách ở các địa phương còn nhiều khó khăn như: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Thái Nguyên, Tuyên Quang,Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Thanh Hóa, NghệAn, Hà Tĩnh... Ở TP. Hồ Chí Minh, hưởng ứng Ngày hội đọc sách 23/4, năm năm qua, cũng đã thu hút được sự quan tâm chú ý của hàng vạn độc giả. Những ngày này, Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh đã cấp được trên 300 thẻ đọc mới/năm; tổ chức cho hằng trăm thiếu nhi vẽ tranh theo sách. Đồng thời, BTC đã nhận được sự hỗ trợ quý báu của NXB Kim Đồng, NXB Trẻ, Nhà sách Thăng Long và của các nhà tài trợ cho các hoạt động Ngày hội sách và cho hàng chục thư viện, tủ sách còn nhiều khó khăn trên địa bàn Thành phố (trị giá mỗi năm từ 300-400 triệu VNĐ). Sách báo, quyên góp được thông qua những Ngày hội đọc sách ở các tỉnh, thành trong cả nước đã được đưa tới các điểm đọc, tủ sách, thư viện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi-nơi đang thiếu sách báo, khát khao tri thức. Đây có thể coi là một kết quả thiết thực, có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc của ngành thư viện với những nỗ lực to lớn để góp phần nâng cao dân trí, nâng cao văn hóa đọc cho nhân dân. Đặc biệt năm 2013 này, Bộ VHTTDL đã phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương để tổ chức Ngày hội Sách và văn hóa Đọc (tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào ngày 20/4/2013) với hơn 10 nội dung phong phú, thiết thực như: Triển lãm sách hay, sách đẹp, sách được giải thưởng của Hội Xuất bản hàng năm; Giao lưu tác giả-tác phẩm với cây bút trẻ nhà văn- dịch giả Bích Lan; Thi xếp sách nghệ thuật, vẽ tranh theo sách, liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách; Góc thư viện dành cho độc giả; Quyên góp sách, đổi sách cho các tủ sách cơ sở còn nhiều khó khăn... với Slogan “Cuốn sách làm thay đổi cuộc đời”. Để góp phần phát triển thư viện và không ngừng nâng cao văn hoá đọc cho nhân dân, đặc biệt để Ngày đọc sách ở Việt Nam thực sự trở thành ngày hội văn hóa có ý nghĩa sâu rộng trong đời sống xã hội, một số giải pháp đặt ra: Bộ VHTTDL phối hợp với các cơ quan hữu quan và các Bộ, ngành chức năng cần nghiên cứu/xây dựng Đề án trình Chính phủ công nhận Ngày hội đọc sách Việt Nam. Nhìn trên bình diện cả nước, chúng ta đã có nhiều ngày lễ tôn vinh các ngành nghề trong xã hội, “Ngày hội đọc sách Việt Nam” nếu được công nhận sẽ góp phần tôn vinh văn hoá đọc và thư viện trong cộng đồng trong đời sống tinh thần của xã Hiệu ứng xã hội của Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc ở Việt Nam