SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐINH LÂM QUỐC DŨNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING
VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING
VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Hữu Thái
Người thực hiên:
Đinh Lâm Quốc Dũng
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Kết thúc luận văn tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy
cô khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi
và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu, giúp tôi có nền tảng kiến thức để thực
hiện luận văn này.
Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn - ThS. Nguyễn Hữu
Thái đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của
mình.
Tuy đã cố gắng nhưng chắc rằng luận văn vẫn còn nhiều sai sót, kính mong
nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018.
Kí tên
Đinh Lâm Quốc Dũng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
ĐG Đánh giá
GV Giáo viên
HS Học sinh
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kĩ thuật
KT-XH Kinh tế - xã hội
CNTT Công nghệ thông tin
NXB Nhà xuất bản
QTDH Quá trình dạy học
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
PPDH Phương pháp dạy học
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
STT Hình Tên hình ảnh
1 Hình 1 Mô hình cơ bản của hệ thống e-learning.
2 Hình 2 Mô hình chuẩn E-learning
3 Hình 2.2 Các hình sử dụng trong bài giảng
4 Hình 1 Thông tin bài giảng
5 Hình 2 Mở đầu
6 Hình 3 Trang nội dung
7 Hình 4 Trang nội dung
8 Hình 3.1 Biểu đồ kết quả bài 9
9 Hình 3.2 Biểu đồ kết quả bài 9
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng Tên bảng biểu
1 Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra HS tại trường THPT Nguyễn
Trãi
2 Bảng 3.2 Xếp loại kết quả kiểm tra HS tại trường THPT
Nguyễn Trãi
3 Bảng 3.2 Tổng hợp xếp loại kết quả kiểm tra HS
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................10
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................10
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................11
5. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................11
5.1. Trên thế giới..........................................................................................11
5.2. Ở Việt Nam............................................................................................12
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................14
6.1. Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu.......................14
6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.......................................................14
6.3. Phương pháp thống kê toán học ............................................................14
7. Cấu trúc khóa luận...................................................................................14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG E-
LEARNING VÀ DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 11 THPT ..............................15
1.1. Elearning...............................................................................................15
1.1.1. Khái niệm Elearning...........................................................................15
1.1.2. Công nghệ E-Learning .......................................................................16
1.1.3. Đặc điểm của E-learning....................................................................16
1.1.4. Mô hình hệ thống................................................................................17
1.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của tổ chức dạy học bằng Elearning ............18
1.2. Đặc điểm chương trình, SGK địa lý lớp 11 THPT.................................20
1.2.1. Cấu trúc..............................................................................................20
1.2.2. Đặc điểm sách giáo khoa địa lý lớp 11 THPT.....................................20
1.3. Đặc điểm tâm lí HS lớp 11 THPT..........................................................21
1.4. Thực trạng dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng ....................23
1.4.1. Mục đích, nội dung điều tra................................................................23
1.4.2. Phương pháp điều tra.........................................................................23
1.4.3. Kết quả điều tra..................................................................................23
1.4.4. Nhận xét chung...................................................................................24
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THPT.............................................25
2.1. Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng bài giảng E-learning ..............................25
2.1.1. Yêu câu chung ....................................................................................25
2.1.2. Yêu cầu trong xây dựng bài giảng E-learning.....................................25
2.1.3. Nguyên tắc khi xây dựng E-learning...................................................26
2.2. Chuẩn E-Learning .................................................................................28
2.3. Quy trình xây dựng bài giảng E-learning trong dạy học.........................30
2.3.1. Xác định mục tiêu cơ bản của bài học ................................................30
2.3.2. Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng..............................................31
2.3.3. Xây dựng kịch bản bài giảng ..............................................................31
2.3.4. Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản .................................................32
2.3.5. Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm ....................32
2.4. Ví dụ xây dựng bài giảng E-learning trong dạy học địa lý lớp 11 THPT32
2.4.1. Giáo án bài giảng E-learning Bài 9 Nhật Bản tiết 1 ...........................32
2.4.2. Quy trình xây dựng bài giảng E-learing bài 9 Nhật Bản Tiết 1...........39
2.4.2.1 Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học ..........................39
2.4.2.2. Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng...........................................40
2.4.2.3. Xây dựng kịch bản bài giảng ...........................................................41
2.4.2.4. Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản ..............................................47
2.4.2.5. Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm ................52
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................53
3.1. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc thực nghiệm....................................53
3.1.1. Mục đích.............................................................................................53
3.1.2. Nhiệm vụ ............................................................................................53
3.1.3. Nguyên tắc..........................................................................................53
3.2. Tổ chức thực nghiệm.............................................................................53
3.2.1. Thời gian thực nghiệm........................................................................53
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm.......................................................................53
3.2.3. Nội dung thực nghiệm.........................................................................53
3.2.4. Phương pháp thực nghiệm..................................................................54
3.3. Kết quả thực nghiệm .............................................................................55
3.3.1. Kết quả...............................................................................................55
3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................56
3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................56
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................59
1. Kết luận....................................................................................................59
1.1. Kết quả đạt được ...................................................................................59
1.2. Hạn chế của đề tài .................................................................................59
2. Kiến nghị..................................................................................................60
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................61
E. PHỤ LỤC...............................................................................................62
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy - học là một trong những mục tiêu lớn mà ngành
Giáo dục đặt ra trong giai đoạn hiện nay và được Nghị quyết TW2, khoá VIII chỉ ra
rất rõ ràng và cụ thể: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và
học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh
viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng
khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”.
Công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó tác động đến
tất cả mọi lĩnh vực và trong đó có cả giáo dục. Việc ứng dụng CNTT vào quá trình
giảng dạy đã làm thay đổi cách suy nghĩ của GV và HS, quá trình dạy học trở nên
tích cực hơn, sinh động hơn, trực quan hơn khi nó được gắn liền với các phương
tiện nghe nhìn hiện đại. CNTT vừa là một phương tiện vừa là một nhân tố mới
nhằm thúc đẩy quá trình dạy học đạt được mục tiêu nhanh hơn, hiệu quả mạnh hơn,
trở thành một công cụ hỗ trợ tích cực trong việc dạy và học ở trường phổ thông.
Tuy nhiên nền giáo dục rất đa dạng nên việc ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả
đang là vấn đề được đặt ra đối với GV.
E-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của
phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những người
học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào. Với
các công cụ đào tạo truyền thống phong phú, cộng đồng người học online và các
buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với
các khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí. E-learning đang là xu hướng
chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai elearning trong giáo dục đào tạo là một
hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến học sinh
(HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học.
Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp
dạy học (PPDH) theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy học tích cực, lấy HS làm
trung tâm. Chú trọng dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
hình thành năng lực và phẩm chất cho người học.
Trong các môn học ở nhà trường phổ thông, môn Địa lí nói chung và môn Địa
lí 11 THPT có nhiều thuận lợi để xây dựng giáo điện tử. Nội dung trọng tâm của
chương trình Địa lí 11 THPT là Địa lí kinh tế - xã hội thế giới được thể hiện thành
bức tranh tổng thể nền kinh tế thế giới và được xây dựng theo các chuyên đề, để
thuận lợi hơn trong việc học và giảng dạy, việc sắp xếp chương trình dạy một cách
logic và xây dựng chuyên đề dạy học giúp chúng ta thêm hứng thú và hiệu quả giáo
dục cao hơn.. Tuy nhiên trên thực tế, GV vẫn chưa chú trọng đến việc sử dụng giáo
án điện tử trong dạy học, mà chỉ sử dụng giáo án điện tử trong các tiết thao giảng
hoặc một số trường hợp đặc biệt.
Xuất phát từ những nhận thức và thực tiễn nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:
"NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG" làm hướng nghiên
cứu của mình
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cách thức xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning trong dạy
học địa lí 11, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học này ở trường THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sử dụng E learning trong dạy học một số quốc gia và khu vực trong dạy học
địa lý lớp 11 ở trường THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu quy trình xây dựng và sử dụng E-learing dạy học môn Địa lí 11
THPT.
- Tiến hành nghiên cứu, điều tra thực trạng, TNSP từ tháng 1/2018 – 3/2018 tại
một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận xây dựng và sử dụng E-learning và chương trình
sách giáo khoa địa lí lớp 11 THPT.
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng E-learning trong dạy học các quốc gia và khu
vực trong dạy học địa lý lớp 11 THPT.
- Xác định quy trình xây dựng và sử dụng E-learning trong môn Địa lí 11
THPT.
- Xây dựng một số bài giảng E-learning một số bài trong môn Địa lí 11 THPT
và tiến hành TNSP quy trình và các biện pháp được đề xuất, từ đó kiểm chứng tính
đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.
5. Lịch sử nghiên cứu
5.1. Trên thế giới
E- Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực. E-Learning phát triển
mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu E- Learning cũng rất có triển vọng, trong
khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn.
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ
giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát
triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD),
năm 2000 Mĩ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác
nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo các
chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation,
IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô
hình E-Learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian
1999 - 2004. E- Learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở
các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ.
Trong những gần đây, châu Âu đã có những thái độ tích cực đối với việc phát
triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng E-Learning trong mọi lĩnh vực kinh tế
- xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng
châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại
trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng
giáo dục.
Ngoài việc tích cực triển khai E-Learning tại mỗi nước, giữa các nước châu
Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E- Learning. Điển hình là dự án
xây dựng mạng xuyên châu Âu Europe PACE. Đây là mạng E-Learning của 36
trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ,
Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-Learning của Mĩ - Docent nhằm cung cấp
các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu
cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu.
Tại châu Á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng mới phát triển, chưa có
nhiều thành công vì một số lí do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa
chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng
nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia. Tuy vậy, đó
chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên
ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các
quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận những tiềm năng mà E-Learning
mang lại. Một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như : Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,...đã và đang nỗ lực phát triển E-Learning. Trong
đó, Nhật Bản là nước có ứng dụng E- Learning nhiều nhất so với các nước khác
trong khu vực.
5.2. Ở Việt Nam
Từ năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E- Learning
không nhiều. Từ 2003-2004, việc nghiên cứu E- Learning được quan tâm hơn. Các
hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn
đề E-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như : Hội
thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển - ứng dụng CNTT và
truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát
triển và ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/ rda 9/2004, và hội thảo khoa học
“Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà
Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (ĐH Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu
tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt
Nam...
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-
Learning, một số trường bước đầu đã triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho
các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, Viện CNTT – ĐHQG
Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính
Viễn thông,... Cục Công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT đã triển khai cổng E-
Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-Learning trên thế
giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra
thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản
phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát
triển E-Learning ở Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu Á (Asia E-Learning Network -
AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học -
Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ Bưu chính Viễn Thông... Các đề
tài nghiên cứu về E-learning trong thời gian qua tại Việt Nam:
- Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu Elearning và ứng dụng thiết kế bài giảng điện
tử Elearning" của Nguyễn Thị Lương, Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Mạnh
Hùng.
- Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu Elearning và đề xuất giải pháp sử dụng
Elearning trong nhà trường THPT" của Nguyễn Thị Lệ, giảng viên hướng dẫn: TS
Hoàng Xuân Dậu.
- Khóa luận tốt nghiệp: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý
kinh tế xã hội lớp 11 trường THPT" của Tô Minh Châu, trường đại học An Giang,
khoa Địa Lý.
- Luận văn thạc sĩ: "Tìm hiểu và ứng dụng hệ thống E-learning" của Vũ Thị
Hương khoa công nghệ thông tin, trường Đại học Điện Lực Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thu thập, tìm
hiểu, phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như Internet, giáo trình, sách báo,
tạp chí, các công trình - đề tài nghiên cứu khoa học…
Để đảm bảo tính khoa học và nội dung logic, đề tài chú ý đến việc nghiên cứu
tài liệu chuẩn là sách giáo khoa (SGK) Địa lí 11 THPT hiện hành và các giáo trình
Tâm lí học đại cương, Tâm lí học sư phạm, Lý luận dạy học Địa lí, PPDH Địa lí…
và các tài liệu liên quan.
6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đề tài tiến hành thực nghiệm một số bài giảng vận dụng bài giảng điện tử
trong dạy học các quốc gia ở chương trình SGK lớp 11. Qua đó, sử dụng các phiếu
thăm dò ý kiến GV và phiếu kiểm tra kết quả học tập của HS, để đánh giá kết quả
thu được và tính khả thi của đề tài. Đồng thời nhận biết những thiếu sót, khó khăn
để đề ra phương hướng khắc phục.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý, kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được qua tìm
hiểu, qua thực nghiệm sư phạm tại trường THPT nhằm đưa ra những kết luận chính
xác và có giá trị khoa học.
7. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Nghiên cứu và xây dựng quy trình soạn bài giảng E- Learning trong dạy
học địa lý quốc gia lớp 11 THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG E-
LEARNING VÀ DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 11 THPT
1.1. Elearning
1.1.1. Khái niệm Elearning
E-learning là một thuật ngữ thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều
người hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Ở
đây chúng tôi sử dụng định nghĩa:
"E-learning là một loại hình đào tạo chính qui hay không chính qui hướng tới
thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy
với người học cũng như giữa cộng đồng học tập một cách thuận lợi thông qua công
nghệ thông tin và truyền thống" (Lê Huy Hoàng).
E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là một thuật ngữ mới. Hiện nay
theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-
Learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học
tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ
thông tin.
Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng
(authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim
(video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn
SCROM, AICC
Bài giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến
(online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà
không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp.
Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát nội dung học sử dụng các
công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng internet,
Intranet…trong đó nội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD, băng
video, audio…thông qua một máy tính hay TV; người dạy và học có thể giao tiếp
với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn
đàn (forum), hội thảo video…
1.1.2. Công nghệ E-Learning
Cùng với thuật ngữ công nghệ học tập, công nghệ truyền đạt kiến thức, và
công nghệ giáo dục, thuật ngữ còn được dùng rộng rãi liên quan đến việc sử dụng
công nghệ trong học tập theo một nghĩa rộng hơn nhiều so với đào tạo dựa trên máy
tính hay máy tính hỗ trợ giảng dạy của những năm 1980. Nó cũng rộng hơn thuật
ngữ học trực tuyến hay giáo dục trực tuyến thường liên quan đến việc học dựa trên
các trang web.
Trong trường hợp ở những nơi công nghệ di động được sử dụng, thuật ngữ M
learning đã trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, Elearning cũng có ý nghĩa vượt ra
ngoài công nghệ và đề cập đến việc học tập thực tế diễn ra bằng cách sử dụng các
hệ thống này.
1.1.3. Đặc điểm của E-learning
E-learning là một loại hình đào tạo năng động. Nội dung thông tin mang tính
thời đại, thực tế, không phải là những thông tin cũ hoặc “những thông tin ít phổ
biến”. Các chuyên gia về mạng trực tuyến, các nguồn thông tin đáng tin cậy nhất,
các phương pháp tiếp cận trong trường hợp khẩn cấp nhanh chóng và đơn giản.
E-learning là loại hình đào tạo mà học viên là chủ đạo. Người tham gia vào
loại hình đào tạo E-learning tự kiểm soát tốc độ học, công cụ học tập, địa điểm học
cũng như khối lượng kiến thức mà họ muốn thu nhận, họ được tự mình quyết định
cách thức thu nhận kiến thức, kĩ năng và khả năng phù hợp với phong cách học của
chính mình.
E-learning là một loại hình đào tạo mang tính cá nhân. Mỗi học viên của
chương trình đào tạo E-learning lựa chọn các hoạt động từ danh mục cơ hội học tập
cá nhân liên quan trực tiếp nhất tới kiến thức nền tảng, nhiệm vụ và công việc của
mình tại thời điểm đó.
E-learning là loại hình đào tạo tổng quát. E-learning cung cấp các hoạt động
đào tạo từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tất cả các chủ đề có thể nghĩ ra
được, cho phép học viên lựa chọn dạng thức hoặc phương pháp học tập hoặc nhà
cung cấp dịch vụ đào tạo tùy ý.
E-learning là loại hình đào tạo hiệu quả. E-learning cho phép học viên tương
tác với công cụ học tập để có thể ghi nhớ được tối đa khối lượng kiến thức đã học
được.
E-learning là loại hình đào tạo tiết kiệm thời gian. E-learning cho phép học
viên có thể học với tốc độ hiệu quả nhanh nhất có thể. Loại hình đào tạo E-learning
tự học giúp cho học viên ghi nhớ kiến thức nhanh hơn thông qua tính tương tác của
nó, cho phép học viên tăng tốc độ học thông qua các công cụ học tập mà họ đã quen
thuộc và tiếp nhận những công cụ học tập mà họ ít sử dụng nhất.
1.1.4. Mô hình hệ thống
Hình 1.2. Mô hình cơ bản của hệ thống e-learning
Trong mô hình này, người giáo viên sẽ cố gắng xây dựng các bài giảng điện tử
(hay còn gọi là học liệu - tiếng Anh là courseware) một cách chi tiết nhất sao cho
các courseware này có thể thay thế được giáo viên để tương tác với người học thông
qua mạng Internet và màn hình máy tính.
Các học liệu (Courseware) có thể được giáo viên xây dựng nên theo mô hình
dạy học chương trình hoá, các mô đun được thiết kế đến mức nhỏ nhất có thể, có
nhiều hình ảnh, ví dụ minh hoạ, có các tương tác giúp cho người học cảm thấy hứng
thú và có thể tự mình học tập thông qua hệ thống LMS.Các Courseware được xây
dựng thông qua các công cụ được gọi là Authoring tool. Sau khi xây dựng xong
course, người giáo viên phải đóng gói sản phẩm của mình theo một chuẩn định
trước (SCORM). Tiếp đó, gói courseware này sẽ được tải lên hệ thống LMS và
được phân phát tới người học thông qua hệ LMS.
Trong trường hợp tốt nhất, các gói học liệu có chứa các kịch bản tương tác đủ
tốt để có thể thay thế hoàn toàn giáo viên trên hệ thống LMS. Tuy nhiên, hiếm có
trường hợp người giáo viên phán đoán được đầy đủ những yêu cầu cũng như trình
độ, kinh nghiệm, hướng tiếp cận... của người học. Vì vậy, người giáo viên vẫn phải
xuất hiện trên LMS để hỗ trợ người học trong quá trình học tập. Trong trường hợp
này, người giáo viên sẽ hỗ trợ người học học tập thông qua một số hình thức như
chat, trao đổi trên diễn đàn, thiết kế các bài tập nhằm tăng cường khả năng tiếp thu,
lĩnh hội của người học.
1.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của tổ chức dạy học bằng Elearning
- E-Learning làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học, người học
đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi
nơi nhờ có phương tiện trợ giúp việc học.
- Người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả
năng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất
nhiều. Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, E-
Learning cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục đó là nhu
cầu đào tạo của người lao động và số lượng sinh viên tăng lên quá tải so với khả
năng của các cơ sở đào tạo.
- E-Learning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những người trước
đây chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và rất phù hợp với hoàn cảnh
của những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ.
- Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ
phong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh,
hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kĩ xảo hoạt hình,… có độ tương tác cao giữa
người sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Điều này đem đến
cho học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả
trong học tập.
- E-Learning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân,
từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho
phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời,
duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới những người
cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học
truyền thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao.
Tuy vậy, hiện nay, E-Learning chưa có thể thay thế hoàn toàn phương pháp
giảng dạy truyền thống bởi các lí do sau đây :
- Phương pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu và
phổ biến bởi phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học. Với
cách học truyền thống, người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực
tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tượng
học viên khác nhau. Đối với những học viên không tự giác, không có thói quen tự
làm việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động
đến họ khi họ được học trực tiếp với giáo viên trên lớp. Giáo viên cũng có thể quan
sát được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học viên qua tiếp xúc trực
tiếp. Trong khi đó, mô hình đào tạo trực tuyến không phải phù hợp với tất cả mọi
người, nó chỉ phát huy hiệu quả khi người học có nhu cầu, có tính độc lập và tự giác
cao.
- Đối với bài học, không phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển
đổi sang E-Learning, có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có tính thực
hành, tính thực tế cao thì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy, ví dụ : các
ngành liên quan đến chế tạo, y khoa, múa, nhạc, hội hoạ…; nhưng đối với những
môn học thiên về rèn luyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay đổi
nhanh về nội dung học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung thích
hợp của E-Learning.
- E-Learning hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn
cách học truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp với nhau để đem lại kết quả tốt
nhất cho quá trình dạy - học. Một khoá học sử dụng thành công phương pháp dạy
học E-Learning đòi hỏi người dạy phải biết kết hợp cả hai phương pháp: dạy học E-
Learning và dạy học truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học.
1.2. Đặc điểm chương trình, SGK địa lý lớp 11 THPT
1.2.1. Cấu trúc
Chương trình gồm 2 phần:
* Phần A: Khái quát nền kinh tế- xã hội thế giới. Phần này trình bày các vấn
đề phản ánh trình độ và xu thế phát triển KT-XH toàn cầu cũng như nội dung vấn
đề nảy sinh đang được toàn cầu quan tâm
*Phần B: Địa lý Khu vực và Quốc gia tiêu biểu.
Địa lí KT-XH khu vực gồm:
- Liên minh Châu Âu
- Khu vực Đông Nam Á.
- Địa lí KT-XH các quốc gia tiêu
1.2.2. Đặc điểm sách giáo khoa địa lý lớp 11 THPT
Sách có cấu trúc chia làm 2 phần: Phần A: Khái quát nền kinh tế xã hội thế
giới và phần B: Địa lý kinh tế xã hội các khu vực và quốc gia tiêu biểu.
- Phần A: Sách chuẩn có cấu trúc trình bày gồm 4 vấn đề chung về nền kinh tế
xã hội thế giới. Sách nâng cao có cấu trúc trình bày 5 vấn đề chung về nền kinh tế
xã hội thế giới.
- Phần B: Sách chuẩn có cấu trúc trình bày 6 quốc gia, 2 khu vực. Sách nâng
cao có cấu trúc trình bày 10 quốc gia và 2 khu vực.
- Kênh chữ trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: có đoạn văn ngắn tóm tắt
đầu mỗi bài học, có câu hỏi giữa bài và câu hỏi cuối bài.
- Trong kênh chữ, kiến thức được sắp xếp thành 2 hệ thống cỡ chữ to và cỡ
chữ nhỏ. Cỡ chữ to viết khái quát, ngắn gọn nêu lên kiến thức cơ bản của bài học
địa lý.Cỡ chữ nhỏ thường bố trí sau các đoạn văn viết bằng cỡ chữ to, đề mục hay
bảng kiến thức nào đó.Cỡ chữ nhỏ là kiến thức nhằm làm rõ kiến thức cơ bản bài
học địa lý.
- Cách trình bày trong kênh chữ cũng có sự kết hợp 2 phương thức trình bày:
diễn dịch và quy nạp.
- Kênh hình trong sách giáo khoa phong phú đa dạng gồm nhiều loại như: Bản
đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ, tranh ảnh, bảng kiến thức, hình vẽ. Trong
tất cả phương tiện trên, loại phương tiện chủ yếu trong sách giáo khoa là: bản đồ,
tranh, ảnh và bảng số liệu.Những kênh hình này vừa minh họa cho kênh chữ vừa là
nguồn tri thức, phối hợp với kênh chữ để trang bị tri thức mới cho học sinh.
- Kênh hình được in màu, chất lượng tốt, mang tính thẩm mỹ, khoa học, sư
phạm.
- Sách giáo khoa địa lý lớp 11 có hệ thống câu hỏi giữa bài và cuối bài nhằm
giúp học sinh tái hiện lại kiến thức, phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng địa lý
cho học sinh.
1.3. Đặc điểm tâm lí HS lớp 11 THPT
Lứa tuổi HS THPT bao gồm giai đoạn từ 14 – 15 tuổi đến 17 – 18 tuổi,
tươngứng với lứa tuổi HS từ lớp 10 đến lớp 12. Đây là một thời kỳ dài có sự phát
triển nhảy vọt về cả thể chất lẫn tâm lý.
Về mặt thể chất, đã có sự phát triển nhanh về mặt cơ thể và đang đi vào sự
phát triển hoàn thiện, ổn định tạo cho các em sự cân đối, hài hòa về hình dáng, các
bộ phận, các chức năng sinh lý đã phát triển và gần như hoàn hảo so với người lớn.
Sự phát triển của hệ thần kinh cũng có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên
trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Thuận lợi cho các em
có điều kiện có thêm thời gian học tập và nghiên cứu bằng nhiều phương tiện.
Về mặt tích cách, các em có cá tính rất rõ rệt, cá tính được thể hiện ngay trong
các mối quan hệ xã hội, trong môi trường hoạt động nhận thức. Một trong những
tính 14 cách rõ nét nhất là muốn khẳng định bản thân trước mọi người. Các mối
quan hệ được mở rộng hơn, các em rất hiếu động, thích tham gia các hoạt động vui
nhộn, các emthích tìm tòi và rất ham hiểu biết. Không chỉ thay đổi về đặc điểm sinh
lý, tính cách mà ở HS lớp 11 cũng đã có những thay đổi lớn về mặt nhận thức. So
với lứa tuổi thiếu niên, các em ở tuổi này đã có nhận thức mang tính chất rộng rãi,
sâu sắc và bền hơn. Do vậy ý thức học tập của các em cũng cao hơn. Vì vậy, việc tự
học ở nhà bằng E-learning sẽ được các em quan tâm.
Theo các công trình nghiên cứu của tâm lý học, tri giác có mục đích của HS đã
đạt ở mức phát triển. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn.
Tuy nhiên quan sát của HS THPT vẫn cần có sự định hướng từ phía GV để đạt hiệu
quả cao. Ghi nhớ có chủ định của HS lớp 11 đóng vai trò chủ đạo trong trí nhớ.
Đồng thời ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa ngày càng đóng vai trò lớn trong hoạt
động trí tuệ. HS lớp 11 đã bắt đầu biết cách sử dụng những phương pháp ghi nhớ,
kỹ thuật ghi nhớ khác nhau, biết cách phân biệt tính chất tài liệu ghi nhớ.
Tư duy HS lớp 11 đã có những thay đổi cơ bản. Dưới ảnh hưởng của hệ thần
kinh, các chức năng, các quá trình nhận thức nói chung và ảnh hưởng của hoạt động
học, xuất hiện tư duy lý luận, tư duy trừu tượng độc lập, sáng tạo. Tư duy của các
em chặt chẽ hơn đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Đặc điểm này
đã tạo điều kiện cho HS khả năng phát triển các thao tác tư duy. Hoạt động nhận
thức chuyển dần tự sự nhận biết các khái niệm cụ thể sang khái niệm trừu tượng,
khả năng phântích tổng hợp, khái quát hóa sự vật hiện tượng, ứng dụng các kiến
thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nhờ vậy, các em có thể nắm bắt được bản chất
của các sự vật hiệntượng, có thể diễn đạt các tài liệu bằng sự hiểu biết của mình, các
em có thể hành động theo sự chỉ bảo hoặc theo sự khuyến khích và động viên.
Sự tự ý thức của HS lớp 11 THPT đã bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Các em khao
khát muốn tìm hiểu mình, trên cơ sở nhận thức đó biểu hiện thái độ với chính bản
thân mình. Các em tỏ thái độ vui sướng, tự hào khi đạt kết quả cao của hoạt động
hay hoàn thành nhiệm vụ học tập… Hoặc các em cũng lo buồn khi làm bài tập sai
hay chưa hoàn thành nhiệm vụ. Khả năng tự đánh giá của bản thân HS dần dần
đúng đắn hơn, mang tính khách quan hơn so với tuổi thiếu niên. Các em không chỉ
có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng tự đánh giá bản thân do đó GV cần giúp đỡ
để việc đánh giá của các em trở nên đúng đắn hơn. Đây cũng là một trong những
yêu cầu mà GV phải đạt được khi sử dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy.
Như vậy, HS lớp 11 THPT đã có sự trưởng thành, hoàn thiện về mặt thể chất
và tâm sinh lý. Trong hoạt động trí tuệ của HS, tính chủ động nhận thức, khả năng
tri giác có ý thức, có mục đích đạt mức khá cao, ghi nhớ có chủ định, logic chiếm
ưu thế và tưduy lý luận phát triển khá mạnh, tính sáng tạo của tư duy đã đạt ở mức
cao. Chính những đặc điểm này là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương
tiện dạy học như E- learning.
1.4. Thực trạng dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng
1.4.1. Mục đích, nội dung điều tra
a) Mục đích:
b) Nội dung điều tra:
- Nhu cầu sử dụng bài giảng E-learning trong thời gian học ở nhà của HS.
- Nhận thức tầm quan trọng của bài giảng E-learning trong quá trình day học,
mức độ hiểu biết về quy trình xây dựng E-learning.
1.4.2. Phương pháp điều tra
- Tiến hành điều tra bằng phương pháp hỏi- đáp HS một số trường THPT
Nguyễn Trãi Hội An.
Đối với GV
- Tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra 8 GV Địa lí của một số trường THPT
trên địa bàn thành phố Hội An.
1.4.3. Kết quả điều tra
 Đối với HS
Khi được hỏi “Ngoài học ở trên lớp, các bạn còn được học bằng các phương
tiện khác ngoài giờ học không?" thì hầu hết các em đều trả lời “không”. Tuy nhiên
khi được hỏi “Các em có mong muốn có được một bài giảng trực tuyến trên mạng
để sử dụng trong lúc học ở nhà không?” thì có đến 80% HS cho biết là các em rất
cần các bài giảng có nội dung tương tự như bài học trên lớp để phục vụ cho việc
học ở nhà.
 Đối với GV
* Nhận thức của GV đối với E-learning.
Tất cả 8 (100%) GV nhận thức đúng khái niệm về bài giảng E-learning, bao
gồm ưu và nhược điểm, các vai trò của bài giảng E-learning. Tất cả các giáo viên
nhận thức được rằng E-learing là phương tiện giúp cho HS học tập tích cực trong
quá trình học môn địa lý ở nhà.
4 GV (50%) GV chưa hiểu rõ và nắm được quy trình xây dựng bài giảng E-
learing. Nguyên nhân chủ yếu vì E-Learning là một phương tiện mới trong quá trình
dạy học, đòi hỏi người xây dựng phải có trình độ về máy tính. Tuy nhiên, việc bồi
dưỡng cho GV chưa được chú trọng. Việc bồi dưỡng tập huấn về E-learning chủ
yếu mang tính hình thức, chưa thật sự đầu tư về chất lượng.
* Thực trạng GV cung cấp cho HS các tư liệu, phương tiện trong quá trình
học tập ở nhà. Qua điều tra cho thấy GV đã sử dụng nhiều phương pháp và phương
tiện để cho HS ôn tập như: Câu hỏi bài tập, các thông tin điều tra, các câu hỏi...
* Những mong muốn của GV chủ yếu là: đầu tư về phần mềm, các kiến thức
về quy trình xây dựng bài giảng E-learning, điểu kiện về cơ sở vật chất...
1.4.4. Nhận xét chung
Qua điều tra thực tế có thể rút ra một số nhận xét như sau:
a. Hầu hết GV đều nắm được khái niệm về E-learning và dạy học bằng E-
learing trong dạy học địa lý.
b. Đa số HS đều có nhu cầu sử dụng các bài giảng E-Learing trong quá trình
học ở nhà.
c. Đa số GV đều nhận thức được vai trò quan trọng của E-learning. Tuy nhiên,
GV đều chưa nắm được quy trình xây dựng một bài giảng E-Learning.
Từ thực trạng trên cho thấy vấn đề tôi đặt ra trong đề tài là cấp thiết và có cơ
sở thực tiễn.
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THPT
2.1. Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng bài giảng E-learning
2.1.1. Yêu câu chung
Nội dung bài giảng bám sát chương trình các môn học song không nhất thiết
rập khuôn theo nội dung sách giáo khoa. Tất cả các thông tin gắn kèm bài giảng đều
phải rõ nguồn gốc và cung cấp các thông tin về nguồn gốc của tư liệu tham khảo.
Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Việt, khuyến khích có phiên bản tiếng Anh
đi kèm.
Bài giảng E-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng. Cụ thể ưu tiên
là phần mềm Adobe Presenter, Articulate Presenter, Adobe Captivate và Lecture
Maker.Các bài giảng cần tương thích và có thể tải vào hệ thống quản lý nội dung
bài giảng (LCMS) do Bộ GD&ĐT quyết định sử dụng như hệ thống Adobe
Connect, Teaching Mate…
Bài giảng dưới dạng một giáo án, trong đó giới thiệu và nhấn mạnh quan
điểm, ý đồ của tác giả khi xây dựng bài giảng; mục đích, yêu cầu, tài liệu và website
tham khảo, chuẩn bị học liệu… Bài giảng được xây dựng theo bài, theo chương
hoặc theo cả chương trình môn học; Nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học, đảm bảo
tính hệ thống; Phương pháp dạy học hợp lý; Tổ chức thực hiện và phân phối thời
gian phù hợp ở các phần, các nội dung của bài giảng.
2.1.2. Yêu cầu trong xây dựng bài giảng E-learning
Bài giảng e-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng, có khả năng
tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ
hoạ, hoạt hình, âm thanh, tiếng nói…), tuân thủ một trong các chuẩn SCORM,
AICC (Có Phụ lục đính kèm giới thiệu một số phần mềm công cụ đáp ứng yêu cầu
tiêu chuẩn và được khuyến cáo sử dụng).
Nhóm tác giả có thể thuyết minh thêm để làm rõ sản phẩm dưới dạng một
giáo án, trong đó giới thiệu và nhấn mạnh quan điểm, ý đồ của tác giả khi xây dựng
bài giảng; mục đích, yêu cầu …
Bài giảng được xây dựng theo bài, theo chương, theo cả chương trình môn
học hoặc theo mô đun, không nhất thiết làm cả một chương trình hoàn chỉnh theo
khối lớp. Tuy nhiên bài giảng cần hoàn chỉnh ở một mô đun kiến thức nhất định.
Khi chấm, chất lượng bài giảng được chú trọng hàng đầu, rồi đến số lượng.
Trang đầu tiên của bài giảng ghi rõ theo mẫu- Trang cuối của bài giảng cần
nêu rõ các tài liệu và website tham khảo. Nội dung bài giảng cần có các trang trắc
nghiệm tương tác để củng cố kiến thức, kích thích người học học một cách tích cực.
Các hình thức trắc nghiệm có thể gồm:
- Chọn phương án đúng;
- Đúng/sai;
- Ghép đôi;
- Sắp xếp theo trật tự đúng;
- Điền khuyết;
- Nghe hiểu và điền từ.
Dạng xuất bản và công bố bài giảng: Khuyến khích dùng các công cụ soạn
bài giảng để tuỳ theo nhu cầu sử dụng có thể xuất ra các dạng: CD (offline), web
(online), pdf (textbook).
Tư liệu giảng dạy: Bên cạnh việc dùng các tư liệu của xã hội, Ban Tổ chức
khuyến khích giáo viên tự tạo video quay các bài thí nghiệm thật và tự chụp các ảnh
tư liệu nếu có điều kiện (ảnh di tích, ảnh nhân vật lích sử, ảnh thiết bị…); tự vẽ hình
đồ hoạ (graphic). Có ghi âm lời giảng của giáo viên và cho xuất hiên hình hoặc
video giáo viên giảng bài khi cần thiết. Sử dụng các công cụ quay phim thao tác
màn hình để làm bài giảng về hoạt động của các phần mềm cho môn tin học và các
môn học khác.
2.1.3. Nguyên tắc khi xây dựng E-learning
 Đảm bảo tính Sư phạm khi thiết kế giáo án điện tử
- Thứ nhất, tập trung được sự chú ý của học sinh vào bài giảng
- Thứ hai, màu sắc sử dụng cần hài hoà, phù hợp tâm lý học sinh và nội dung
bài giảng.
- Thứ ba, chữ viết đảm bảo mật độ, kích cỡ và kiểu dáng phù hợp.
- Thứ tư, các minh hoạ ngành, nghề cần thể hiện tính chuyên nghiệp và chuẩn
mực; tương thích với sự kỳ vọng của học sinh.
- Thứ năm, nội dung và minh hoạ thể hiện được thái độ tích cực, sử dụng tốt
khả năng trình diễn thông tin Multimedia sẽ đảm bảo cho quá trình nhận thức của
học sinh theo quy luật “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”.
- Các trang trình chiếu công cụ, phương tiện phục vụ cho quá trình dạy và học.
 Đảm bảo tính hiệu quả
Xây dựng giáo án điện tử trong hoàn cảnh cụ thể của nền giáo dục nước ta,
trước tiên cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chì hàng đầu.
 Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng
Xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ thống các slide cũng chính là thực
hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài giảng có thể hỗ trợ. Về phương
diện kỹ thuật lập trình, đây chính là việc môđun hoá chương trình để dễ dàng cho
việc thiết kế, cài đặt, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp sau này.
 Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu
Khi thiết kế một phần mềm nói chung, bài giảng điện tử nói riêng thì việc xây
dựng cơ sở dữ liệu là một vấn đề rất quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ
dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng
khi cần (nhất là đối với các dữ liệu Multimedia), dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay
trao đổi giữa nhiều người dùng. Đặc biệt với giáo dục, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải
hướng tới việc hình thành các thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện các bài
tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập; thư viện các tài liệu giáo khoa,
tài liệu giáo viên,… Xây dựng các thư viện tư liệu cho môn học là vấn đề quan
trọng đầu tiên cần phải làm, nó quyết định đến chất lượng của việc thiết kế, xây
dựng bài giảng điện tử.
 Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của bài giảng
Phải triệt để tận dụng khả năng lưu trữ, cập nhật thông tin của máy tính. Việc
cập nhật để chỉnh sữa, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện hệ thống các bài giảng là
việc làm có ý nghĩa trong việc hình thành các thư viện tư liệu điện tử, những tiêu
chí chuẩn mực của một nền giáo dục điện tử trong tương lai.
 Đảm bảo một số nguyên tắc về hình thức
Ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người thầy và giải quyết ở ba
khâu: soạn giáo án điện tử, trình chiếu giáo án và hướngdẫn học sinh ghi chép. Mỗi
lớp học có trung bình từ 40-50 học sinh. Trong khi đó các tiết dạy giáo án điện tử
thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh
trên màn rõ hơn.
2.2. Chuẩn E-Learning
Trước tiên, chúng ta xem các loại chuẩn chính và chúng hỗ trợ tính khả chuyển
như thế nào trong một hệ thống học tập. Chúng ta nhìn nhận trên quan điểm của hai
phía, phía học viên và phía kia là người sản xuất khóa học. Người sản xuất khóa học
tạo ra các module đơn lẻ hay các đối tượng học tập sau đó sẽ tích hợp lại thành một
khóa thống nhất. Các loại chuẩn trên đã cùng nhau đóng góp tạo ra các giải pháp
Đào tạo trực tuyến có chi phí thấp, hiệu quả, và mang lại sự thoải mái cho mọi
người tham gia E-Learning.
 Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong
học tập.
- Giúp người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi.
 Kĩ năng trình bày:
- Màu sắc không lòe loẹt;
- Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lia lịa;
- Chữ đủ to, rõ, không bé quá;
- Không ghi nhiều chữ chi chít;
- Mỗi Slide nên có một tít chủ đề;
- Có Slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
 Kĩ năng thuyết trình:
- Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối;
- Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu;
- Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là
ai? Tâm lý và mong muốn của họ?
- Có nội dung phù hợp
- Có tính sư phạm
 Kĩ năng Multimedia:
- Có âm thanh;
- Có video ghi giáo viên giảng bài;
- Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng;
- Công nghệ: Chuẩn SCORM. AICC, công cụ dễ dùng, có thể Online hay
Offline…
 Sọan câu hỏi:
Các câu hỏi ở đây không phải để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi được xây dựng
nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người
học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng
luôn, mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý. Có nguồn tài liệu phong phú
liên quan đến bài học. Tài liệu, website tham khảo để người đọc chủ động đọc thêm
tuy nhiên cũng tránh việc trích dẫn tràn lan.
2.3. Quy trình xây dựng bài giảng E-learning trong dạy học
Sơ đồ 2.2 Quy trình xây dựng bài giảng E-learning
2.3.1. Xác định mục tiêu cơ bản của bài học
Người thực hiện là giáo viên và tổ bộ môn. Lưu ý, bám sát nội dung chương
trình; nghiên cứu kỹ giáo trình và tài liệu tham khảo; xác định nội dung trọng tâm.
Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong
bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là
mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học.
Người thực hiện cần đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo
để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục.
Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó
chính là mục tiêu của bài.
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa, giáo trình được chọn
lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lôgíc,
khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao.
Bởi vậy, cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa và giáo trình
bộ môn. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống
nhất của nội dung dạy học.
Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa, giáo trình đã được qui định để
dạy học. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải
là ở tài liệu nào khác.
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản
Xây dựng kho dữ liệu phục vụ bài giảng
Xây dựng kịch bản
Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản
Chạy thử chương trình và hoàn thiện.
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài, giáo viên cần phải
đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy
và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại
cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài,
từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy
nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng.
Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không
làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa, giáo trình đã
dày công xây dựng.
2.3.2. Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng
Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Nguồn tư liệu này thường
được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet,... hoặc được xây dựng
mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ
chuyên dụng như Macromedia Flash, Photoshop, các phần mềm cắt ghép nhạc,
chỉnh sửa video...
Khi tiến hành, cần chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong
bài học để đặt liên kết. Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình
ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo
các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành
sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây
thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các
liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng
từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
2.3.3. Xây dựng kịch bản bài giảng
Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Ở bước này, cần thực hiện chi
tiết và cần phải tuân thủ các nguyên tắc sư phạm, nội dung cơ bản, đảm bảo mục
tiêu bài học (cả về mặt kiến thức và kỹ năng).
Thực hiện các bước trong các nhiệm vụ dạy học: Xây dựng các bước dạy học,
xây dựng sự tương tác người dạy và người học, xây dựng các câu hỏi tương tác, lắp
ghép các bước lại thành quá trình dạy học.
2.3.4. Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản
Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Tiêu chí cần căn cứ vào nhu
cầu của người sử dụng, căn cứ vào nguồn tài chính, căn cứ vào trình độ của cán bộ
kỹ thuật sử dụng công cụ như thế nào.
Các công cụ: có nhiều công cụ, chẳng hạn Adobe Presenter, Lecture Marker,
iSpring,…tuy nhiên một phần mềm được nhiều giáo viên sử dụng đó là Adobe
Presenter vì nó có khả năng tích hợp với Powerpoint nên nó tạo ra tính thân thiện và
gần gũi đối với giảng viên.
Các bước để số hóa kịch bản:
 Xây dựng được bài giảng bằng MS Powerpoint.
 Ghi âm, thu hình (quay video giảng viên giảng bài).
 Biên tập video, âm thanh.
 Sử dụng phần mềm để đồng bộ bài giảng.
2.3.5. Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm
Người thực hiện là nhóm kỹ thuật. Công việc gồm: chạy thử chương trình,
kiểm soát lỗi và chỉnh sửa bài giảng. Sau đó, đóng gói bài giảng theo định dạng phù
hợp với mục đích yêu cầu. Kết thúc bước này ta đã có sản phẩm bài giảng trực
tuyến.
Trong mỗi bước của quy trình trên, người thực hiện có thể là giảng viên hoặc
nhóm kỹ thuật hoặc cả hai. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa giảng viên và
nhóm kỹ thuật.
2.4. Ví dụ xây dựng bài giảng E-learning trong dạy học địa lý lớp 11 THPT
2.4.1. Giáo án bài giảng E-learning Bài 9 Nhật Bản tiết 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản, rút ra ý nghĩa.
- Trình bày được đặc điểm về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phân tích được
những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được đặc điểm dân cư Nhật Bản và ảnh hưởng của nó tới qua trình
phát triển của Nhật Bản.
- Nêu được các giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản và đặc điểm của từng
giai đoạn phát triển.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích khai thác các kiến thức qua bản đồ, biểu đồ,
tranh ảnh.
- Kĩ năng phân tích bảng số liệu, tìm kiếm tư liệu.
3. Về thái độ:
- Hình thành thái độ đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên của đất nước này.
- Trách nhiệm bản thân với việc xây dựng, phát triển quê hương. Xác định tinh
thần học tập đúng đắn, nghiêm túc.
4. Hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp sử dụng biểu đồ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình ảnh tranh ảnh,
băng đĩa, số liệu thống kê.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
2. Phương tiện dạy học:
- Bản Đồ Địa lý tự nhiên Nhật Bản.
- Bản đồ dân cư Nhật Bản
- Một số hình ảnh, video tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của vùng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiễm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Tự nhiên của Nhật Bản.
- Mục tiêu:
+ Xác định được vị trí địa lý, quy mô lãnh thổ của Nhật bản, phân tích được những
thuận lợi và khó khăn từ vị trí địa lý của Nhật Bản.
+ Phân tích được những đặc điểm tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển
kinh tế.
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, nêu câu hỏi.
- Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa địa 11, Bản đồ địa lý tự nhiên Nhật Bản, một
số tranh ảnh, video…
Hoạt động của GV và HS Nội Dung chính
1.Tìm hiểu vị trí địa lý, phạm vi lãnh
thổ
Hình thức: Cả Lớp
- GV:
+ Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á nêu
đặc điểm vị trí lãnh thổ Nhật Bản.
+ Vị trí đó có ý nghĩa gì ?
- Học sinh:
+ Sử dụng bản đồ để xác định vị trí địa
lý, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.
+ Học vận dụng kiến thức thực tế trả
lời câu hỏi.
- GV nhận xét chốt kiến thức. HS ghi
bài.
Chuyển ý:
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
a. Vị trí địa lý
- Là vòng cung đảo nằm phía đông bắc của
châu Á.
- 130 Đ đến 144 Đ và 30 B đến 45 B
b. Phạm vi lãnh thổ
- Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam theo
hướng vòng cung 3800 km với 4 đảo lớn(
Hô cai đô, Hôn su chiếm 61%, Kiu xiu, Xi
cô cư và ngàn đảo lớn nhỏ) và ngàn đảo
nhỏ.
c. Ý nghĩa:
*Thuận lợi
- Dễ dàng mở rộng quan hệ với các nước
GV Đặt câu hỏi:
+Với vị trí địa lý đã quy định đặc điểm
tự nhiên của Nhật Bản như thế nào?
- HS trả lời.
GV chốt kiến thức.
2. Đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản
- GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ
SGK và hình 9.2:
+ Nêu đặc điểm về địa hình, khí hậu,
sông ngòi và khoáng sản.
+ Phân tích những thuận lợi và khó
khăn từ những đặc điểm đó.
- HS dựa vào kênh chữ SGK và hình
9.2 trả lời câu hỏi.
- GV chốt kiến thức.
- HS ghi bài.
trong khu vực và trên thế giới bằng đường
biển.
- Nơi giao hội các dòng biển nóng và lạnh
nên có nhiều ngư trương lớn.
*Khó khăn:
- Nằm trên vành đai núi lữa.
- Lãnh thổ kéo dài, chịu nhiều thời tiết
khắc nghiệt.
2. Đặc điểm tự nhiên
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm dân cư của Nhật Bản
- Mục tiêu: Nắm được đặc điểm dân cư của Nhật Bản, rút ra những thuận lợi và khó
khăn từ đặc điểm đó.
- Thời gian: 10 phút. .
- Phương pháp dạy hoc: Đàm thoại, nêu câu hỏi.
- Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa địa 11, Bản đồ dân cư Nhật Bản, Alat địa lý
11, Một số tranh ảnh, video…
Hoạt động của GV và HS Nội Dung Chính
Hình thức: cả lớp
- GV yêu cầu dựa vào kênh chữ trong
SGK, nêu đặc điểm về dân cư của Nhật
Bản:
II. Dân cư
- Dân số đông, đứng thứ 10 trên thế giới
(2005).
- Tốc độ gia tăng dân số thấp, đang
Tải bản FULL (63 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
+ Quy mô, phân bố ( Phân tích bản đồ
phân bố dân cư)
+ Tốc độ gia tăng dân tự nhiên.
+ Cơ cấu dân số theo tuổi. ( Nhận xét
bảng 9.1)
- Con người Nhật Bản có những đức tính
gì?
- Phân tích nhũng thuận lợi và khó khăn
từ đặc điểm dân cư.
- HS:
+ Dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết trả
lời các câu hỏi.
- GV Chốt kiến thức, HS ghi bài.
Chuyển ý.
giảm hàng năm (năm 2005 chỉ 0,1%)
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở các thành
phố ven biển, nhất là thành phố lớn.
- Hiện là nước có cơ cấu dân số già, xu
hướng người già có tỉ lệ cao.
 Khó khăn: + Chi phí cho phúc lợi xã
hội cao.
+ Thiếu lao động trong
tương lai.
+ Dân số giảm
 Đặc điểm con người Nhật Bản:
người lao động cần cù, tiết kiệm, có ý
thức kỹ luật, tự giác cao.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu các giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản
- Mục tiêu: Nắm được các giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản, nguyên nhân
phát triển kinh tế của từng giai đoạn.
- Thời gian: 10 phút.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân/ lớp.
- Phương pháp dạy hoc: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, khái thác kiến thức từ SGK.
- Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa địa 11, một số tranh ảnh, video…
Hoạt động của GV và HS Nội Dung Chính
- GV nêu vấn đề về sự phát triển kinh tế
của Nhật Bản.
- GV đặt câu hỏi:
+ Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản chia
III. Tình hình phát triển kinh tế
1.Sau CTTG 2 đến 1952:
- Chịu hậu quả nặng nề bời chiến tranh.
- Đến 1952 khôi phục kinh tế bằng
Tải bản FULL (63 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
làm mấy giai đoạn. Kể tên các giai đoạn.
+ Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP trong
các giai đoạn qua các bảng 9.2 và 9.3
SGK.
+ Phân tích nguyên nhân phát triển kinh
tế trong từng giai đoạn.
- HS Dựa vào kiến thức sgk, bảng số liệu,
kênh chữ trả lời câu hỏi.
- HS bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
-, HS ghi bài.
trước khi tham chiến.
2.Tình hình kinh tế từ 1952 đến 1973:
a. Tình hình
- Tốc độ tăng trưởng KT nhanh, thần kỳ.
b. Nguyên nhân:
- Nhật chú trọng hiện đại hoá, tăng vốn
đầu tư mua các bằng sáng chế  công
nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường
thế giới
- Tập trung cao độ vào các ngành then
chốt và tập trung trong các giai đoạn
khác nhau.
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng (vừa duy
trì các xí nghiệp nhỏ vừa các xí nghiệp
lớn).
3. Tình hình phát triển từ 1973 đến
1990:
* 1973 đến 1986:
- Tốc độ tăng trưởng KT giảm xuống.
- Tốc độ kinh tế giảm từ 1973 đến 1980
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
năng lượng.
* 1980 đến 1990:
- Tốc độ tăng trưởng đạt khá cao (5,3%)
nhờ điều chỉnh về chiến lược kinh tế phù
hợp.
4. Tinh hình từ 1990 đến nay:
- Từ năm 1991 đến nay kinh tế phát triển
không ổn định.
5639418

More Related Content

What's hot

Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcBài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcnataliej4
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vận dụng cấu trúc jigsaw của elliot aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp ...
Vận dụng cấu trúc jigsaw của elliot aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp ...Vận dụng cấu trúc jigsaw của elliot aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp ...
Vận dụng cấu trúc jigsaw của elliot aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Kiệt Huỳnh
 
Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...
Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...
Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Bài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcBài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy học
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
 
Vận dụng cấu trúc jigsaw của elliot aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp ...
Vận dụng cấu trúc jigsaw của elliot aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp ...Vận dụng cấu trúc jigsaw của elliot aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp ...
Vận dụng cấu trúc jigsaw của elliot aronson trong dạy học phần hóa vô cơ lớp ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4
 
Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...
Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...
Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docx
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docxTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docx
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docx
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinhLuận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
 
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
 

Similar to Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 trung học phổ thông 5639418

Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học cho...
Luận văn: Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học cho...Luận văn: Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học cho...
Luận văn: Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học cho...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Th s31 015_rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực h...
Th s31 015_rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực h...Th s31 015_rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực h...
Th s31 015_rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực h...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 trung học phổ thông 5639418 (20)

Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM “Hệ thống điều khiển tự động” với công cụ Coa...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAY
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAYLuận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAY
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...
 
Luận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa Lý
Luận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa LýLuận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa Lý
Luận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa Lý
 
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đLuận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
 
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 trung họ...
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 trung họ...Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 trung họ...
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 trung họ...
 
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
 
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đXây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học cho...
Luận văn: Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học cho...Luận văn: Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học cho...
Luận văn: Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học cho...
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon, HAY
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon, HAYLuận văn: Sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon, HAY
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon, HAY
 
Luận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trường
Luận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trườngLuận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trường
Luận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trường
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đLuận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa líLuận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
 
Th s31 015_rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực h...
Th s31 015_rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực h...Th s31 015_rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực h...
Th s31 015_rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực h...
 
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động n...
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động n...Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động n...
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động n...
 
Luận văn: Phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý
Luận văn: Phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lýLuận văn: Phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý
Luận văn: Phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 trung học phổ thông 5639418

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH LÂM QUỐC DŨNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018
  • 2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hữu Thái Người thực hiên: Đinh Lâm Quốc Dũng Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018
  • 3. LỜI CẢM ƠN Kết thúc luận văn tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu, giúp tôi có nền tảng kiến thức để thực hiện luận văn này. Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn - ThS. Nguyễn Hữu Thái đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy đã cố gắng nhưng chắc rằng luận văn vẫn còn nhiều sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018. Kí tên Đinh Lâm Quốc Dũng
  • 4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ ĐG Đánh giá GV Giáo viên HS Học sinh KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kĩ thuật KT-XH Kinh tế - xã hội CNTT Công nghệ thông tin NXB Nhà xuất bản QTDH Quá trình dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học
  • 5. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH STT Hình Tên hình ảnh 1 Hình 1 Mô hình cơ bản của hệ thống e-learning. 2 Hình 2 Mô hình chuẩn E-learning 3 Hình 2.2 Các hình sử dụng trong bài giảng 4 Hình 1 Thông tin bài giảng 5 Hình 2 Mở đầu 6 Hình 3 Trang nội dung 7 Hình 4 Trang nội dung 8 Hình 3.1 Biểu đồ kết quả bài 9 9 Hình 3.2 Biểu đồ kết quả bài 9 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Tên bảng biểu 1 Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra HS tại trường THPT Nguyễn Trãi 2 Bảng 3.2 Xếp loại kết quả kiểm tra HS tại trường THPT Nguyễn Trãi 3 Bảng 3.2 Tổng hợp xếp loại kết quả kiểm tra HS
  • 6. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU..................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................9 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................10 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................10 3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................10 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................11 5. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................11 5.1. Trên thế giới..........................................................................................11 5.2. Ở Việt Nam............................................................................................12 6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................14 6.1. Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu.......................14 6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.......................................................14 6.3. Phương pháp thống kê toán học ............................................................14 7. Cấu trúc khóa luận...................................................................................14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG E- LEARNING VÀ DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 11 THPT ..............................15 1.1. Elearning...............................................................................................15 1.1.1. Khái niệm Elearning...........................................................................15 1.1.2. Công nghệ E-Learning .......................................................................16 1.1.3. Đặc điểm của E-learning....................................................................16 1.1.4. Mô hình hệ thống................................................................................17 1.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của tổ chức dạy học bằng Elearning ............18 1.2. Đặc điểm chương trình, SGK địa lý lớp 11 THPT.................................20 1.2.1. Cấu trúc..............................................................................................20 1.2.2. Đặc điểm sách giáo khoa địa lý lớp 11 THPT.....................................20 1.3. Đặc điểm tâm lí HS lớp 11 THPT..........................................................21
  • 7. 1.4. Thực trạng dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng ....................23 1.4.1. Mục đích, nội dung điều tra................................................................23 1.4.2. Phương pháp điều tra.........................................................................23 1.4.3. Kết quả điều tra..................................................................................23 1.4.4. Nhận xét chung...................................................................................24 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THPT.............................................25 2.1. Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng bài giảng E-learning ..............................25 2.1.1. Yêu câu chung ....................................................................................25 2.1.2. Yêu cầu trong xây dựng bài giảng E-learning.....................................25 2.1.3. Nguyên tắc khi xây dựng E-learning...................................................26 2.2. Chuẩn E-Learning .................................................................................28 2.3. Quy trình xây dựng bài giảng E-learning trong dạy học.........................30 2.3.1. Xác định mục tiêu cơ bản của bài học ................................................30 2.3.2. Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng..............................................31 2.3.3. Xây dựng kịch bản bài giảng ..............................................................31 2.3.4. Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản .................................................32 2.3.5. Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm ....................32 2.4. Ví dụ xây dựng bài giảng E-learning trong dạy học địa lý lớp 11 THPT32 2.4.1. Giáo án bài giảng E-learning Bài 9 Nhật Bản tiết 1 ...........................32 2.4.2. Quy trình xây dựng bài giảng E-learing bài 9 Nhật Bản Tiết 1...........39 2.4.2.1 Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học ..........................39 2.4.2.2. Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng...........................................40 2.4.2.3. Xây dựng kịch bản bài giảng ...........................................................41 2.4.2.4. Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản ..............................................47 2.4.2.5. Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm ................52 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................53 3.1. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc thực nghiệm....................................53
  • 8. 3.1.1. Mục đích.............................................................................................53 3.1.2. Nhiệm vụ ............................................................................................53 3.1.3. Nguyên tắc..........................................................................................53 3.2. Tổ chức thực nghiệm.............................................................................53 3.2.1. Thời gian thực nghiệm........................................................................53 3.2.2. Đối tượng thực nghiệm.......................................................................53 3.2.3. Nội dung thực nghiệm.........................................................................53 3.2.4. Phương pháp thực nghiệm..................................................................54 3.3. Kết quả thực nghiệm .............................................................................55 3.3.1. Kết quả...............................................................................................55 3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................56 3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................56 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................59 1. Kết luận....................................................................................................59 1.1. Kết quả đạt được ...................................................................................59 1.2. Hạn chế của đề tài .................................................................................59 2. Kiến nghị..................................................................................................60 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................61 E. PHỤ LỤC...............................................................................................62
  • 9. A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy - học là một trong những mục tiêu lớn mà ngành Giáo dục đặt ra trong giai đoạn hiện nay và được Nghị quyết TW2, khoá VIII chỉ ra rất rõ ràng và cụ thể: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. Công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó tác động đến tất cả mọi lĩnh vực và trong đó có cả giáo dục. Việc ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy đã làm thay đổi cách suy nghĩ của GV và HS, quá trình dạy học trở nên tích cực hơn, sinh động hơn, trực quan hơn khi nó được gắn liền với các phương tiện nghe nhìn hiện đại. CNTT vừa là một phương tiện vừa là một nhân tố mới nhằm thúc đẩy quá trình dạy học đạt được mục tiêu nhanh hơn, hiệu quả mạnh hơn, trở thành một công cụ hỗ trợ tích cực trong việc dạy và học ở trường phổ thông. Tuy nhiên nền giáo dục rất đa dạng nên việc ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả đang là vấn đề được đặt ra đối với GV. E-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những người học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào. Với các công cụ đào tạo truyền thống phong phú, cộng đồng người học online và các buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với các khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí. E-learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai elearning trong giáo dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến học sinh
  • 10. (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học (PPDH) theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm. Chú trọng dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho người học. Trong các môn học ở nhà trường phổ thông, môn Địa lí nói chung và môn Địa lí 11 THPT có nhiều thuận lợi để xây dựng giáo điện tử. Nội dung trọng tâm của chương trình Địa lí 11 THPT là Địa lí kinh tế - xã hội thế giới được thể hiện thành bức tranh tổng thể nền kinh tế thế giới và được xây dựng theo các chuyên đề, để thuận lợi hơn trong việc học và giảng dạy, việc sắp xếp chương trình dạy một cách logic và xây dựng chuyên đề dạy học giúp chúng ta thêm hứng thú và hiệu quả giáo dục cao hơn.. Tuy nhiên trên thực tế, GV vẫn chưa chú trọng đến việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học, mà chỉ sử dụng giáo án điện tử trong các tiết thao giảng hoặc một số trường hợp đặc biệt. Xuất phát từ những nhận thức và thực tiễn nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG" làm hướng nghiên cứu của mình 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cách thức xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning trong dạy học địa lí 11, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học này ở trường THPT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Sử dụng E learning trong dạy học một số quốc gia và khu vực trong dạy học địa lý lớp 11 ở trường THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu quy trình xây dựng và sử dụng E-learing dạy học môn Địa lí 11 THPT. - Tiến hành nghiên cứu, điều tra thực trạng, TNSP từ tháng 1/2018 – 3/2018 tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
  • 11. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận xây dựng và sử dụng E-learning và chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 11 THPT. - Nghiên cứu thực trạng sử dụng E-learning trong dạy học các quốc gia và khu vực trong dạy học địa lý lớp 11 THPT. - Xác định quy trình xây dựng và sử dụng E-learning trong môn Địa lí 11 THPT. - Xây dựng một số bài giảng E-learning một số bài trong môn Địa lí 11 THPT và tiến hành TNSP quy trình và các biện pháp được đề xuất, từ đó kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài. 5. Lịch sử nghiên cứu 5.1. Trên thế giới E- Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực. E-Learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu E- Learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn. Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mĩ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-Learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004. E- Learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Trong những gần đây, châu Âu đã có những thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng E-Learning trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại
  • 12. trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài việc tích cực triển khai E-Learning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E- Learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu Europe PACE. Đây là mạng E-Learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-Learning của Mĩ - Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu. Tại châu Á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng mới phát triển, chưa có nhiều thành công vì một số lí do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận những tiềm năng mà E-Learning mang lại. Một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,...đã và đang nỗ lực phát triển E-Learning. Trong đó, Nhật Bản là nước có ứng dụng E- Learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực. 5.2. Ở Việt Nam Từ năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E- Learning không nhiều. Từ 2003-2004, việc nghiên cứu E- Learning được quan tâm hơn. Các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như : Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển - ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/ rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (ĐH Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu
  • 13. tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam... Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E- Learning, một số trường bước đầu đã triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, Viện CNTT – ĐHQG Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính Viễn thông,... Cục Công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT đã triển khai cổng E- Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-Learning ở Việt Nam. Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu Á (Asia E-Learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ Bưu chính Viễn Thông... Các đề tài nghiên cứu về E-learning trong thời gian qua tại Việt Nam: - Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu Elearning và ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử Elearning" của Nguyễn Thị Lương, Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Mạnh Hùng. - Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu Elearning và đề xuất giải pháp sử dụng Elearning trong nhà trường THPT" của Nguyễn Thị Lệ, giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Xuân Dậu. - Khóa luận tốt nghiệp: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý kinh tế xã hội lớp 11 trường THPT" của Tô Minh Châu, trường đại học An Giang, khoa Địa Lý. - Luận văn thạc sĩ: "Tìm hiểu và ứng dụng hệ thống E-learning" của Vũ Thị Hương khoa công nghệ thông tin, trường Đại học Điện Lực Hà Nội.
  • 14. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thu thập, tìm hiểu, phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như Internet, giáo trình, sách báo, tạp chí, các công trình - đề tài nghiên cứu khoa học… Để đảm bảo tính khoa học và nội dung logic, đề tài chú ý đến việc nghiên cứu tài liệu chuẩn là sách giáo khoa (SGK) Địa lí 11 THPT hiện hành và các giáo trình Tâm lí học đại cương, Tâm lí học sư phạm, Lý luận dạy học Địa lí, PPDH Địa lí… và các tài liệu liên quan. 6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Đề tài tiến hành thực nghiệm một số bài giảng vận dụng bài giảng điện tử trong dạy học các quốc gia ở chương trình SGK lớp 11. Qua đó, sử dụng các phiếu thăm dò ý kiến GV và phiếu kiểm tra kết quả học tập của HS, để đánh giá kết quả thu được và tính khả thi của đề tài. Đồng thời nhận biết những thiếu sót, khó khăn để đề ra phương hướng khắc phục. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng toán thống kê để xử lý, kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được qua tìm hiểu, qua thực nghiệm sư phạm tại trường THPT nhằm đưa ra những kết luận chính xác và có giá trị khoa học. 7. Cấu trúc khóa luận Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Chương 2: Nghiên cứu và xây dựng quy trình soạn bài giảng E- Learning trong dạy học địa lý quốc gia lớp 11 THPT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
  • 15. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG E- LEARNING VÀ DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 11 THPT 1.1. Elearning 1.1.1. Khái niệm Elearning E-learning là một thuật ngữ thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Ở đây chúng tôi sử dụng định nghĩa: "E-learning là một loại hình đào tạo chính qui hay không chính qui hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng học tập một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thống" (Lê Huy Hoàng). E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là một thuật ngữ mới. Hiện nay theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E- Learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin. Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC Bài giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp. Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng internet, Intranet…trong đó nội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD, băng video, audio…thông qua một máy tính hay TV; người dạy và học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…
  • 16. 1.1.2. Công nghệ E-Learning Cùng với thuật ngữ công nghệ học tập, công nghệ truyền đạt kiến thức, và công nghệ giáo dục, thuật ngữ còn được dùng rộng rãi liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong học tập theo một nghĩa rộng hơn nhiều so với đào tạo dựa trên máy tính hay máy tính hỗ trợ giảng dạy của những năm 1980. Nó cũng rộng hơn thuật ngữ học trực tuyến hay giáo dục trực tuyến thường liên quan đến việc học dựa trên các trang web. Trong trường hợp ở những nơi công nghệ di động được sử dụng, thuật ngữ M learning đã trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, Elearning cũng có ý nghĩa vượt ra ngoài công nghệ và đề cập đến việc học tập thực tế diễn ra bằng cách sử dụng các hệ thống này. 1.1.3. Đặc điểm của E-learning E-learning là một loại hình đào tạo năng động. Nội dung thông tin mang tính thời đại, thực tế, không phải là những thông tin cũ hoặc “những thông tin ít phổ biến”. Các chuyên gia về mạng trực tuyến, các nguồn thông tin đáng tin cậy nhất, các phương pháp tiếp cận trong trường hợp khẩn cấp nhanh chóng và đơn giản. E-learning là loại hình đào tạo mà học viên là chủ đạo. Người tham gia vào loại hình đào tạo E-learning tự kiểm soát tốc độ học, công cụ học tập, địa điểm học cũng như khối lượng kiến thức mà họ muốn thu nhận, họ được tự mình quyết định cách thức thu nhận kiến thức, kĩ năng và khả năng phù hợp với phong cách học của chính mình. E-learning là một loại hình đào tạo mang tính cá nhân. Mỗi học viên của chương trình đào tạo E-learning lựa chọn các hoạt động từ danh mục cơ hội học tập cá nhân liên quan trực tiếp nhất tới kiến thức nền tảng, nhiệm vụ và công việc của mình tại thời điểm đó. E-learning là loại hình đào tạo tổng quát. E-learning cung cấp các hoạt động đào tạo từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tất cả các chủ đề có thể nghĩ ra được, cho phép học viên lựa chọn dạng thức hoặc phương pháp học tập hoặc nhà cung cấp dịch vụ đào tạo tùy ý.
  • 17. E-learning là loại hình đào tạo hiệu quả. E-learning cho phép học viên tương tác với công cụ học tập để có thể ghi nhớ được tối đa khối lượng kiến thức đã học được. E-learning là loại hình đào tạo tiết kiệm thời gian. E-learning cho phép học viên có thể học với tốc độ hiệu quả nhanh nhất có thể. Loại hình đào tạo E-learning tự học giúp cho học viên ghi nhớ kiến thức nhanh hơn thông qua tính tương tác của nó, cho phép học viên tăng tốc độ học thông qua các công cụ học tập mà họ đã quen thuộc và tiếp nhận những công cụ học tập mà họ ít sử dụng nhất. 1.1.4. Mô hình hệ thống Hình 1.2. Mô hình cơ bản của hệ thống e-learning Trong mô hình này, người giáo viên sẽ cố gắng xây dựng các bài giảng điện tử (hay còn gọi là học liệu - tiếng Anh là courseware) một cách chi tiết nhất sao cho các courseware này có thể thay thế được giáo viên để tương tác với người học thông qua mạng Internet và màn hình máy tính. Các học liệu (Courseware) có thể được giáo viên xây dựng nên theo mô hình dạy học chương trình hoá, các mô đun được thiết kế đến mức nhỏ nhất có thể, có nhiều hình ảnh, ví dụ minh hoạ, có các tương tác giúp cho người học cảm thấy hứng thú và có thể tự mình học tập thông qua hệ thống LMS.Các Courseware được xây dựng thông qua các công cụ được gọi là Authoring tool. Sau khi xây dựng xong course, người giáo viên phải đóng gói sản phẩm của mình theo một chuẩn định
  • 18. trước (SCORM). Tiếp đó, gói courseware này sẽ được tải lên hệ thống LMS và được phân phát tới người học thông qua hệ LMS. Trong trường hợp tốt nhất, các gói học liệu có chứa các kịch bản tương tác đủ tốt để có thể thay thế hoàn toàn giáo viên trên hệ thống LMS. Tuy nhiên, hiếm có trường hợp người giáo viên phán đoán được đầy đủ những yêu cầu cũng như trình độ, kinh nghiệm, hướng tiếp cận... của người học. Vì vậy, người giáo viên vẫn phải xuất hiện trên LMS để hỗ trợ người học trong quá trình học tập. Trong trường hợp này, người giáo viên sẽ hỗ trợ người học học tập thông qua một số hình thức như chat, trao đổi trên diễn đàn, thiết kế các bài tập nhằm tăng cường khả năng tiếp thu, lĩnh hội của người học. 1.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của tổ chức dạy học bằng Elearning - E-Learning làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học, người học đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi nơi nhờ có phương tiện trợ giúp việc học. - Người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả năng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất nhiều. Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, E- Learning cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục đó là nhu cầu đào tạo của người lao động và số lượng sinh viên tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo. - E-Learning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những người trước đây chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và rất phù hợp với hoàn cảnh của những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ. - Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kĩ xảo hoạt hình,… có độ tương tác cao giữa người sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Điều này đem đến cho học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả trong học tập.
  • 19. - E-Learning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới những người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao. Tuy vậy, hiện nay, E-Learning chưa có thể thay thế hoàn toàn phương pháp giảng dạy truyền thống bởi các lí do sau đây : - Phương pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu và phổ biến bởi phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học. Với cách học truyền thống, người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tượng học viên khác nhau. Đối với những học viên không tự giác, không có thói quen tự làm việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động đến họ khi họ được học trực tiếp với giáo viên trên lớp. Giáo viên cũng có thể quan sát được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học viên qua tiếp xúc trực tiếp. Trong khi đó, mô hình đào tạo trực tuyến không phải phù hợp với tất cả mọi người, nó chỉ phát huy hiệu quả khi người học có nhu cầu, có tính độc lập và tự giác cao. - Đối với bài học, không phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển đổi sang E-Learning, có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có tính thực hành, tính thực tế cao thì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy, ví dụ : các ngành liên quan đến chế tạo, y khoa, múa, nhạc, hội hoạ…; nhưng đối với những môn học thiên về rèn luyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay đổi nhanh về nội dung học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung thích hợp của E-Learning. - E-Learning hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp với nhau để đem lại kết quả tốt nhất cho quá trình dạy - học. Một khoá học sử dụng thành công phương pháp dạy
  • 20. học E-Learning đòi hỏi người dạy phải biết kết hợp cả hai phương pháp: dạy học E- Learning và dạy học truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học. 1.2. Đặc điểm chương trình, SGK địa lý lớp 11 THPT 1.2.1. Cấu trúc Chương trình gồm 2 phần: * Phần A: Khái quát nền kinh tế- xã hội thế giới. Phần này trình bày các vấn đề phản ánh trình độ và xu thế phát triển KT-XH toàn cầu cũng như nội dung vấn đề nảy sinh đang được toàn cầu quan tâm *Phần B: Địa lý Khu vực và Quốc gia tiêu biểu. Địa lí KT-XH khu vực gồm: - Liên minh Châu Âu - Khu vực Đông Nam Á. - Địa lí KT-XH các quốc gia tiêu 1.2.2. Đặc điểm sách giáo khoa địa lý lớp 11 THPT Sách có cấu trúc chia làm 2 phần: Phần A: Khái quát nền kinh tế xã hội thế giới và phần B: Địa lý kinh tế xã hội các khu vực và quốc gia tiêu biểu. - Phần A: Sách chuẩn có cấu trúc trình bày gồm 4 vấn đề chung về nền kinh tế xã hội thế giới. Sách nâng cao có cấu trúc trình bày 5 vấn đề chung về nền kinh tế xã hội thế giới. - Phần B: Sách chuẩn có cấu trúc trình bày 6 quốc gia, 2 khu vực. Sách nâng cao có cấu trúc trình bày 10 quốc gia và 2 khu vực. - Kênh chữ trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: có đoạn văn ngắn tóm tắt đầu mỗi bài học, có câu hỏi giữa bài và câu hỏi cuối bài. - Trong kênh chữ, kiến thức được sắp xếp thành 2 hệ thống cỡ chữ to và cỡ chữ nhỏ. Cỡ chữ to viết khái quát, ngắn gọn nêu lên kiến thức cơ bản của bài học địa lý.Cỡ chữ nhỏ thường bố trí sau các đoạn văn viết bằng cỡ chữ to, đề mục hay bảng kiến thức nào đó.Cỡ chữ nhỏ là kiến thức nhằm làm rõ kiến thức cơ bản bài học địa lý. - Cách trình bày trong kênh chữ cũng có sự kết hợp 2 phương thức trình bày: diễn dịch và quy nạp.
  • 21. - Kênh hình trong sách giáo khoa phong phú đa dạng gồm nhiều loại như: Bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ, tranh ảnh, bảng kiến thức, hình vẽ. Trong tất cả phương tiện trên, loại phương tiện chủ yếu trong sách giáo khoa là: bản đồ, tranh, ảnh và bảng số liệu.Những kênh hình này vừa minh họa cho kênh chữ vừa là nguồn tri thức, phối hợp với kênh chữ để trang bị tri thức mới cho học sinh. - Kênh hình được in màu, chất lượng tốt, mang tính thẩm mỹ, khoa học, sư phạm. - Sách giáo khoa địa lý lớp 11 có hệ thống câu hỏi giữa bài và cuối bài nhằm giúp học sinh tái hiện lại kiến thức, phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng địa lý cho học sinh. 1.3. Đặc điểm tâm lí HS lớp 11 THPT Lứa tuổi HS THPT bao gồm giai đoạn từ 14 – 15 tuổi đến 17 – 18 tuổi, tươngứng với lứa tuổi HS từ lớp 10 đến lớp 12. Đây là một thời kỳ dài có sự phát triển nhảy vọt về cả thể chất lẫn tâm lý. Về mặt thể chất, đã có sự phát triển nhanh về mặt cơ thể và đang đi vào sự phát triển hoàn thiện, ổn định tạo cho các em sự cân đối, hài hòa về hình dáng, các bộ phận, các chức năng sinh lý đã phát triển và gần như hoàn hảo so với người lớn. Sự phát triển của hệ thần kinh cũng có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Thuận lợi cho các em có điều kiện có thêm thời gian học tập và nghiên cứu bằng nhiều phương tiện. Về mặt tích cách, các em có cá tính rất rõ rệt, cá tính được thể hiện ngay trong các mối quan hệ xã hội, trong môi trường hoạt động nhận thức. Một trong những tính 14 cách rõ nét nhất là muốn khẳng định bản thân trước mọi người. Các mối quan hệ được mở rộng hơn, các em rất hiếu động, thích tham gia các hoạt động vui nhộn, các emthích tìm tòi và rất ham hiểu biết. Không chỉ thay đổi về đặc điểm sinh lý, tính cách mà ở HS lớp 11 cũng đã có những thay đổi lớn về mặt nhận thức. So với lứa tuổi thiếu niên, các em ở tuổi này đã có nhận thức mang tính chất rộng rãi, sâu sắc và bền hơn. Do vậy ý thức học tập của các em cũng cao hơn. Vì vậy, việc tự học ở nhà bằng E-learning sẽ được các em quan tâm.
  • 22. Theo các công trình nghiên cứu của tâm lý học, tri giác có mục đích của HS đã đạt ở mức phát triển. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Tuy nhiên quan sát của HS THPT vẫn cần có sự định hướng từ phía GV để đạt hiệu quả cao. Ghi nhớ có chủ định của HS lớp 11 đóng vai trò chủ đạo trong trí nhớ. Đồng thời ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa ngày càng đóng vai trò lớn trong hoạt động trí tuệ. HS lớp 11 đã bắt đầu biết cách sử dụng những phương pháp ghi nhớ, kỹ thuật ghi nhớ khác nhau, biết cách phân biệt tính chất tài liệu ghi nhớ. Tư duy HS lớp 11 đã có những thay đổi cơ bản. Dưới ảnh hưởng của hệ thần kinh, các chức năng, các quá trình nhận thức nói chung và ảnh hưởng của hoạt động học, xuất hiện tư duy lý luận, tư duy trừu tượng độc lập, sáng tạo. Tư duy của các em chặt chẽ hơn đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Đặc điểm này đã tạo điều kiện cho HS khả năng phát triển các thao tác tư duy. Hoạt động nhận thức chuyển dần tự sự nhận biết các khái niệm cụ thể sang khái niệm trừu tượng, khả năng phântích tổng hợp, khái quát hóa sự vật hiện tượng, ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nhờ vậy, các em có thể nắm bắt được bản chất của các sự vật hiệntượng, có thể diễn đạt các tài liệu bằng sự hiểu biết của mình, các em có thể hành động theo sự chỉ bảo hoặc theo sự khuyến khích và động viên. Sự tự ý thức của HS lớp 11 THPT đã bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Các em khao khát muốn tìm hiểu mình, trên cơ sở nhận thức đó biểu hiện thái độ với chính bản thân mình. Các em tỏ thái độ vui sướng, tự hào khi đạt kết quả cao của hoạt động hay hoàn thành nhiệm vụ học tập… Hoặc các em cũng lo buồn khi làm bài tập sai hay chưa hoàn thành nhiệm vụ. Khả năng tự đánh giá của bản thân HS dần dần đúng đắn hơn, mang tính khách quan hơn so với tuổi thiếu niên. Các em không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng tự đánh giá bản thân do đó GV cần giúp đỡ để việc đánh giá của các em trở nên đúng đắn hơn. Đây cũng là một trong những yêu cầu mà GV phải đạt được khi sử dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy. Như vậy, HS lớp 11 THPT đã có sự trưởng thành, hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Trong hoạt động trí tuệ của HS, tính chủ động nhận thức, khả năng tri giác có ý thức, có mục đích đạt mức khá cao, ghi nhớ có chủ định, logic chiếm ưu thế và tưduy lý luận phát triển khá mạnh, tính sáng tạo của tư duy đã đạt ở mức
  • 23. cao. Chính những đặc điểm này là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện dạy học như E- learning. 1.4. Thực trạng dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng 1.4.1. Mục đích, nội dung điều tra a) Mục đích: b) Nội dung điều tra: - Nhu cầu sử dụng bài giảng E-learning trong thời gian học ở nhà của HS. - Nhận thức tầm quan trọng của bài giảng E-learning trong quá trình day học, mức độ hiểu biết về quy trình xây dựng E-learning. 1.4.2. Phương pháp điều tra - Tiến hành điều tra bằng phương pháp hỏi- đáp HS một số trường THPT Nguyễn Trãi Hội An. Đối với GV - Tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra 8 GV Địa lí của một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hội An. 1.4.3. Kết quả điều tra  Đối với HS Khi được hỏi “Ngoài học ở trên lớp, các bạn còn được học bằng các phương tiện khác ngoài giờ học không?" thì hầu hết các em đều trả lời “không”. Tuy nhiên khi được hỏi “Các em có mong muốn có được một bài giảng trực tuyến trên mạng để sử dụng trong lúc học ở nhà không?” thì có đến 80% HS cho biết là các em rất cần các bài giảng có nội dung tương tự như bài học trên lớp để phục vụ cho việc học ở nhà.  Đối với GV * Nhận thức của GV đối với E-learning. Tất cả 8 (100%) GV nhận thức đúng khái niệm về bài giảng E-learning, bao gồm ưu và nhược điểm, các vai trò của bài giảng E-learning. Tất cả các giáo viên nhận thức được rằng E-learing là phương tiện giúp cho HS học tập tích cực trong quá trình học môn địa lý ở nhà. 4 GV (50%) GV chưa hiểu rõ và nắm được quy trình xây dựng bài giảng E-
  • 24. learing. Nguyên nhân chủ yếu vì E-Learning là một phương tiện mới trong quá trình dạy học, đòi hỏi người xây dựng phải có trình độ về máy tính. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng cho GV chưa được chú trọng. Việc bồi dưỡng tập huấn về E-learning chủ yếu mang tính hình thức, chưa thật sự đầu tư về chất lượng. * Thực trạng GV cung cấp cho HS các tư liệu, phương tiện trong quá trình học tập ở nhà. Qua điều tra cho thấy GV đã sử dụng nhiều phương pháp và phương tiện để cho HS ôn tập như: Câu hỏi bài tập, các thông tin điều tra, các câu hỏi... * Những mong muốn của GV chủ yếu là: đầu tư về phần mềm, các kiến thức về quy trình xây dựng bài giảng E-learning, điểu kiện về cơ sở vật chất... 1.4.4. Nhận xét chung Qua điều tra thực tế có thể rút ra một số nhận xét như sau: a. Hầu hết GV đều nắm được khái niệm về E-learning và dạy học bằng E- learing trong dạy học địa lý. b. Đa số HS đều có nhu cầu sử dụng các bài giảng E-Learing trong quá trình học ở nhà. c. Đa số GV đều nhận thức được vai trò quan trọng của E-learning. Tuy nhiên, GV đều chưa nắm được quy trình xây dựng một bài giảng E-Learning. Từ thực trạng trên cho thấy vấn đề tôi đặt ra trong đề tài là cấp thiết và có cơ sở thực tiễn.
  • 25. CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THPT 2.1. Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng bài giảng E-learning 2.1.1. Yêu câu chung Nội dung bài giảng bám sát chương trình các môn học song không nhất thiết rập khuôn theo nội dung sách giáo khoa. Tất cả các thông tin gắn kèm bài giảng đều phải rõ nguồn gốc và cung cấp các thông tin về nguồn gốc của tư liệu tham khảo. Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Việt, khuyến khích có phiên bản tiếng Anh đi kèm. Bài giảng E-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng. Cụ thể ưu tiên là phần mềm Adobe Presenter, Articulate Presenter, Adobe Captivate và Lecture Maker.Các bài giảng cần tương thích và có thể tải vào hệ thống quản lý nội dung bài giảng (LCMS) do Bộ GD&ĐT quyết định sử dụng như hệ thống Adobe Connect, Teaching Mate… Bài giảng dưới dạng một giáo án, trong đó giới thiệu và nhấn mạnh quan điểm, ý đồ của tác giả khi xây dựng bài giảng; mục đích, yêu cầu, tài liệu và website tham khảo, chuẩn bị học liệu… Bài giảng được xây dựng theo bài, theo chương hoặc theo cả chương trình môn học; Nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học, đảm bảo tính hệ thống; Phương pháp dạy học hợp lý; Tổ chức thực hiện và phân phối thời gian phù hợp ở các phần, các nội dung của bài giảng. 2.1.2. Yêu cầu trong xây dựng bài giảng E-learning Bài giảng e-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng, có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ hoạ, hoạt hình, âm thanh, tiếng nói…), tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC (Có Phụ lục đính kèm giới thiệu một số phần mềm công cụ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn và được khuyến cáo sử dụng). Nhóm tác giả có thể thuyết minh thêm để làm rõ sản phẩm dưới dạng một giáo án, trong đó giới thiệu và nhấn mạnh quan điểm, ý đồ của tác giả khi xây dựng bài giảng; mục đích, yêu cầu …
  • 26. Bài giảng được xây dựng theo bài, theo chương, theo cả chương trình môn học hoặc theo mô đun, không nhất thiết làm cả một chương trình hoàn chỉnh theo khối lớp. Tuy nhiên bài giảng cần hoàn chỉnh ở một mô đun kiến thức nhất định. Khi chấm, chất lượng bài giảng được chú trọng hàng đầu, rồi đến số lượng. Trang đầu tiên của bài giảng ghi rõ theo mẫu- Trang cuối của bài giảng cần nêu rõ các tài liệu và website tham khảo. Nội dung bài giảng cần có các trang trắc nghiệm tương tác để củng cố kiến thức, kích thích người học học một cách tích cực. Các hình thức trắc nghiệm có thể gồm: - Chọn phương án đúng; - Đúng/sai; - Ghép đôi; - Sắp xếp theo trật tự đúng; - Điền khuyết; - Nghe hiểu và điền từ. Dạng xuất bản và công bố bài giảng: Khuyến khích dùng các công cụ soạn bài giảng để tuỳ theo nhu cầu sử dụng có thể xuất ra các dạng: CD (offline), web (online), pdf (textbook). Tư liệu giảng dạy: Bên cạnh việc dùng các tư liệu của xã hội, Ban Tổ chức khuyến khích giáo viên tự tạo video quay các bài thí nghiệm thật và tự chụp các ảnh tư liệu nếu có điều kiện (ảnh di tích, ảnh nhân vật lích sử, ảnh thiết bị…); tự vẽ hình đồ hoạ (graphic). Có ghi âm lời giảng của giáo viên và cho xuất hiên hình hoặc video giáo viên giảng bài khi cần thiết. Sử dụng các công cụ quay phim thao tác màn hình để làm bài giảng về hoạt động của các phần mềm cho môn tin học và các môn học khác. 2.1.3. Nguyên tắc khi xây dựng E-learning  Đảm bảo tính Sư phạm khi thiết kế giáo án điện tử - Thứ nhất, tập trung được sự chú ý của học sinh vào bài giảng - Thứ hai, màu sắc sử dụng cần hài hoà, phù hợp tâm lý học sinh và nội dung bài giảng. - Thứ ba, chữ viết đảm bảo mật độ, kích cỡ và kiểu dáng phù hợp.
  • 27. - Thứ tư, các minh hoạ ngành, nghề cần thể hiện tính chuyên nghiệp và chuẩn mực; tương thích với sự kỳ vọng của học sinh. - Thứ năm, nội dung và minh hoạ thể hiện được thái độ tích cực, sử dụng tốt khả năng trình diễn thông tin Multimedia sẽ đảm bảo cho quá trình nhận thức của học sinh theo quy luật “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. - Các trang trình chiếu công cụ, phương tiện phục vụ cho quá trình dạy và học.  Đảm bảo tính hiệu quả Xây dựng giáo án điện tử trong hoàn cảnh cụ thể của nền giáo dục nước ta, trước tiên cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chì hàng đầu.  Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng Xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ thống các slide cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài giảng có thể hỗ trợ. Về phương diện kỹ thuật lập trình, đây chính là việc môđun hoá chương trình để dễ dàng cho việc thiết kế, cài đặt, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp sau này.  Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu Khi thiết kế một phần mềm nói chung, bài giảng điện tử nói riêng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là một vấn đề rất quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần (nhất là đối với các dữ liệu Multimedia), dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng. Đặc biệt với giáo dục, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành các thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập; thư viện các tài liệu giáo khoa, tài liệu giáo viên,… Xây dựng các thư viện tư liệu cho môn học là vấn đề quan trọng đầu tiên cần phải làm, nó quyết định đến chất lượng của việc thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử.  Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của bài giảng Phải triệt để tận dụng khả năng lưu trữ, cập nhật thông tin của máy tính. Việc cập nhật để chỉnh sữa, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện hệ thống các bài giảng là việc làm có ý nghĩa trong việc hình thành các thư viện tư liệu điện tử, những tiêu chí chuẩn mực của một nền giáo dục điện tử trong tương lai.
  • 28.  Đảm bảo một số nguyên tắc về hình thức Ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người thầy và giải quyết ở ba khâu: soạn giáo án điện tử, trình chiếu giáo án và hướngdẫn học sinh ghi chép. Mỗi lớp học có trung bình từ 40-50 học sinh. Trong khi đó các tiết dạy giáo án điện tử thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. 2.2. Chuẩn E-Learning Trước tiên, chúng ta xem các loại chuẩn chính và chúng hỗ trợ tính khả chuyển như thế nào trong một hệ thống học tập. Chúng ta nhìn nhận trên quan điểm của hai phía, phía học viên và phía kia là người sản xuất khóa học. Người sản xuất khóa học tạo ra các module đơn lẻ hay các đối tượng học tập sau đó sẽ tích hợp lại thành một khóa thống nhất. Các loại chuẩn trên đã cùng nhau đóng góp tạo ra các giải pháp Đào tạo trực tuyến có chi phí thấp, hiệu quả, và mang lại sự thoải mái cho mọi người tham gia E-Learning.  Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. - Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. - Giúp người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi.  Kĩ năng trình bày: - Màu sắc không lòe loẹt;
  • 29. - Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lia lịa; - Chữ đủ to, rõ, không bé quá; - Không ghi nhiều chữ chi chít; - Mỗi Slide nên có một tít chủ đề; - Có Slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.  Kĩ năng thuyết trình: - Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối; - Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu; - Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là ai? Tâm lý và mong muốn của họ? - Có nội dung phù hợp - Có tính sư phạm  Kĩ năng Multimedia: - Có âm thanh; - Có video ghi giáo viên giảng bài; - Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng; - Công nghệ: Chuẩn SCORM. AICC, công cụ dễ dùng, có thể Online hay Offline…  Sọan câu hỏi: Các câu hỏi ở đây không phải để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý. Có nguồn tài liệu phong phú liên quan đến bài học. Tài liệu, website tham khảo để người đọc chủ động đọc thêm tuy nhiên cũng tránh việc trích dẫn tràn lan.
  • 30. 2.3. Quy trình xây dựng bài giảng E-learning trong dạy học Sơ đồ 2.2 Quy trình xây dựng bài giảng E-learning 2.3.1. Xác định mục tiêu cơ bản của bài học Người thực hiện là giáo viên và tổ bộ môn. Lưu ý, bám sát nội dung chương trình; nghiên cứu kỹ giáo trình và tài liệu tham khảo; xác định nội dung trọng tâm. Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học. Người thực hiện cần đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài. Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa, giáo trình được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy, cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa và giáo trình bộ môn. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học. Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa, giáo trình đã được qui định để dạy học. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác. Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản Xây dựng kho dữ liệu phục vụ bài giảng Xây dựng kịch bản Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản Chạy thử chương trình và hoàn thiện.
  • 31. Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài, giáo viên cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa, giáo trình đã dày công xây dựng. 2.3.2. Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet,... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash, Photoshop, các phần mềm cắt ghép nhạc, chỉnh sửa video... Khi tiến hành, cần chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. 2.3.3. Xây dựng kịch bản bài giảng Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Ở bước này, cần thực hiện chi tiết và cần phải tuân thủ các nguyên tắc sư phạm, nội dung cơ bản, đảm bảo mục tiêu bài học (cả về mặt kiến thức và kỹ năng).
  • 32. Thực hiện các bước trong các nhiệm vụ dạy học: Xây dựng các bước dạy học, xây dựng sự tương tác người dạy và người học, xây dựng các câu hỏi tương tác, lắp ghép các bước lại thành quá trình dạy học. 2.3.4. Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Tiêu chí cần căn cứ vào nhu cầu của người sử dụng, căn cứ vào nguồn tài chính, căn cứ vào trình độ của cán bộ kỹ thuật sử dụng công cụ như thế nào. Các công cụ: có nhiều công cụ, chẳng hạn Adobe Presenter, Lecture Marker, iSpring,…tuy nhiên một phần mềm được nhiều giáo viên sử dụng đó là Adobe Presenter vì nó có khả năng tích hợp với Powerpoint nên nó tạo ra tính thân thiện và gần gũi đối với giảng viên. Các bước để số hóa kịch bản:  Xây dựng được bài giảng bằng MS Powerpoint.  Ghi âm, thu hình (quay video giảng viên giảng bài).  Biên tập video, âm thanh.  Sử dụng phần mềm để đồng bộ bài giảng. 2.3.5. Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm Người thực hiện là nhóm kỹ thuật. Công việc gồm: chạy thử chương trình, kiểm soát lỗi và chỉnh sửa bài giảng. Sau đó, đóng gói bài giảng theo định dạng phù hợp với mục đích yêu cầu. Kết thúc bước này ta đã có sản phẩm bài giảng trực tuyến. Trong mỗi bước của quy trình trên, người thực hiện có thể là giảng viên hoặc nhóm kỹ thuật hoặc cả hai. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa giảng viên và nhóm kỹ thuật. 2.4. Ví dụ xây dựng bài giảng E-learning trong dạy học địa lý lớp 11 THPT 2.4.1. Giáo án bài giảng E-learning Bài 9 Nhật Bản tiết 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản, rút ra ý nghĩa.
  • 33. - Trình bày được đặc điểm về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được đặc điểm dân cư Nhật Bản và ảnh hưởng của nó tới qua trình phát triển của Nhật Bản. - Nêu được các giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản và đặc điểm của từng giai đoạn phát triển. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích khai thác các kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh. - Kĩ năng phân tích bảng số liệu, tìm kiếm tư liệu. 3. Về thái độ: - Hình thành thái độ đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước này. - Trách nhiệm bản thân với việc xây dựng, phát triển quê hương. Xác định tinh thần học tập đúng đắn, nghiêm túc. 4. Hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp. - Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh. - Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: - Phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp sử dụng biểu đồ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình ảnh tranh ảnh, băng đĩa, số liệu thống kê. - Phương pháp thảo luận nhóm. 2. Phương tiện dạy học: - Bản Đồ Địa lý tự nhiên Nhật Bản. - Bản đồ dân cư Nhật Bản - Một số hình ảnh, video tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của vùng.
  • 34. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiễm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu Tự nhiên của Nhật Bản. - Mục tiêu: + Xác định được vị trí địa lý, quy mô lãnh thổ của Nhật bản, phân tích được những thuận lợi và khó khăn từ vị trí địa lý của Nhật Bản. + Phân tích được những đặc điểm tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế. - Phương pháp dạy học: Đàm thoại, nêu câu hỏi. - Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa địa 11, Bản đồ địa lý tự nhiên Nhật Bản, một số tranh ảnh, video… Hoạt động của GV và HS Nội Dung chính 1.Tìm hiểu vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Hình thức: Cả Lớp - GV: + Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á nêu đặc điểm vị trí lãnh thổ Nhật Bản. + Vị trí đó có ý nghĩa gì ? - Học sinh: + Sử dụng bản đồ để xác định vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản. + Học vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi. - GV nhận xét chốt kiến thức. HS ghi bài. Chuyển ý: I. Tự nhiên 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ a. Vị trí địa lý - Là vòng cung đảo nằm phía đông bắc của châu Á. - 130 Đ đến 144 Đ và 30 B đến 45 B b. Phạm vi lãnh thổ - Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam theo hướng vòng cung 3800 km với 4 đảo lớn( Hô cai đô, Hôn su chiếm 61%, Kiu xiu, Xi cô cư và ngàn đảo lớn nhỏ) và ngàn đảo nhỏ. c. Ý nghĩa: *Thuận lợi - Dễ dàng mở rộng quan hệ với các nước
  • 35. GV Đặt câu hỏi: +Với vị trí địa lý đã quy định đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản như thế nào? - HS trả lời. GV chốt kiến thức. 2. Đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản - GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ SGK và hình 9.2: + Nêu đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi và khoáng sản. + Phân tích những thuận lợi và khó khăn từ những đặc điểm đó. - HS dựa vào kênh chữ SGK và hình 9.2 trả lời câu hỏi. - GV chốt kiến thức. - HS ghi bài. trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển. - Nơi giao hội các dòng biển nóng và lạnh nên có nhiều ngư trương lớn. *Khó khăn: - Nằm trên vành đai núi lữa. - Lãnh thổ kéo dài, chịu nhiều thời tiết khắc nghiệt. 2. Đặc điểm tự nhiên * Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm dân cư của Nhật Bản - Mục tiêu: Nắm được đặc điểm dân cư của Nhật Bản, rút ra những thuận lợi và khó khăn từ đặc điểm đó. - Thời gian: 10 phút. . - Phương pháp dạy hoc: Đàm thoại, nêu câu hỏi. - Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa địa 11, Bản đồ dân cư Nhật Bản, Alat địa lý 11, Một số tranh ảnh, video… Hoạt động của GV và HS Nội Dung Chính Hình thức: cả lớp - GV yêu cầu dựa vào kênh chữ trong SGK, nêu đặc điểm về dân cư của Nhật Bản: II. Dân cư - Dân số đông, đứng thứ 10 trên thế giới (2005). - Tốc độ gia tăng dân số thấp, đang Tải bản FULL (63 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 36. + Quy mô, phân bố ( Phân tích bản đồ phân bố dân cư) + Tốc độ gia tăng dân tự nhiên. + Cơ cấu dân số theo tuổi. ( Nhận xét bảng 9.1) - Con người Nhật Bản có những đức tính gì? - Phân tích nhũng thuận lợi và khó khăn từ đặc điểm dân cư. - HS: + Dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết trả lời các câu hỏi. - GV Chốt kiến thức, HS ghi bài. Chuyển ý. giảm hàng năm (năm 2005 chỉ 0,1%) - Phân bố: tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển, nhất là thành phố lớn. - Hiện là nước có cơ cấu dân số già, xu hướng người già có tỉ lệ cao.  Khó khăn: + Chi phí cho phúc lợi xã hội cao. + Thiếu lao động trong tương lai. + Dân số giảm  Đặc điểm con người Nhật Bản: người lao động cần cù, tiết kiệm, có ý thức kỹ luật, tự giác cao. * Hoạt động 3 : Tìm hiểu các giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản - Mục tiêu: Nắm được các giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản, nguyên nhân phát triển kinh tế của từng giai đoạn. - Thời gian: 10 phút. - Hình thức tổ chức: Cá nhân/ lớp. - Phương pháp dạy hoc: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, khái thác kiến thức từ SGK. - Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa địa 11, một số tranh ảnh, video… Hoạt động của GV và HS Nội Dung Chính - GV nêu vấn đề về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. - GV đặt câu hỏi: + Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản chia III. Tình hình phát triển kinh tế 1.Sau CTTG 2 đến 1952: - Chịu hậu quả nặng nề bời chiến tranh. - Đến 1952 khôi phục kinh tế bằng Tải bản FULL (63 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 37. làm mấy giai đoạn. Kể tên các giai đoạn. + Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP trong các giai đoạn qua các bảng 9.2 và 9.3 SGK. + Phân tích nguyên nhân phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. - HS Dựa vào kiến thức sgk, bảng số liệu, kênh chữ trả lời câu hỏi. - HS bổ sung. - GV nhận xét, chốt kiến thức. -, HS ghi bài. trước khi tham chiến. 2.Tình hình kinh tế từ 1952 đến 1973: a. Tình hình - Tốc độ tăng trưởng KT nhanh, thần kỳ. b. Nguyên nhân: - Nhật chú trọng hiện đại hoá, tăng vốn đầu tư mua các bằng sáng chế  công nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới - Tập trung cao độ vào các ngành then chốt và tập trung trong các giai đoạn khác nhau. - Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng (vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ vừa các xí nghiệp lớn). 3. Tình hình phát triển từ 1973 đến 1990: * 1973 đến 1986: - Tốc độ tăng trưởng KT giảm xuống. - Tốc độ kinh tế giảm từ 1973 đến 1980 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng. * 1980 đến 1990: - Tốc độ tăng trưởng đạt khá cao (5,3%) nhờ điều chỉnh về chiến lược kinh tế phù hợp. 4. Tinh hình từ 1990 đến nay: - Từ năm 1991 đến nay kinh tế phát triển không ổn định. 5639418