SlideShare a Scribd company logo
1 of 422
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP
NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC"
Mã số: KHCN-TB/13-18
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI:
“Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm
từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc”
Mã số: KHCN-TB.05C/13-18
Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Y Dược, ĐHQGHN
Chủ trì đề tài: PGS.TS.Nguyễn Thanh Hải
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP
NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC"
Mã số: KHCN-TB/13-18
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm
từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc”
Mã số: KHCN-TB.05C/13-18
Chủ nhiệm đề tài: Cơ quan chủ trì đề tài:
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải PGS.TS. Đinh Đoàn Long
Hà Nội - 2017
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế
phẩm từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc”
Mã số đề tài: KHCN-TB.05C/13-18
Thuộc: Chương trình (tên, mã số chương trình): Khoa học và Công nghệ
trọng điểm cấp Nhà nước, giai đoạn 2013-2018: “ Khoa và Công nghệ phục vụ phát
triển bền vững vùng Tây Bắc” . Mã số chương trình: KHCN-TB/13-18
2. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Nguyễn Thanh Hải
Ngày, tháng, năm sinh: 11/08/1965 Giới tính: Nam 
Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Phó giáo sư, tiến sĩ Dược học
Chức danh khoa học: Tiến sĩ Chức vụ: Phó Chủ nhiệm Khoa Y Dược, Chủ
nhiệm Bộ môn Bào chế và Công nghệ Dược phẩm, Khoa Y Dược
Điện thoại:
Tổ chức : (04)37450166 Nhà riêng: (04)39710634 Mobile: 0913512599
Fax: 0437450188 E-mail: haipharm@yahoo.com
Tên tổ chức đang công tác: Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ tổ chức: 144 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Số 26/666, Đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, tp.Hà Nội
3. Tổ chức chủ trì đề tài:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: 0485876452 Fax: 0437450188
E-mail: smp@vnu.edu.vn Website: smp.vnu.edu.vn
Địa chỉ: 144 Xuân Thủy- Cầu Giấy - Hà Nội
Tên tổ chức chủ quản đề tài: Đại học Quốc gia Hà Nội
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Khoa Y Dược, ĐHQGHN
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải
Số tài khoản: 3713 MSNS 1109888 tại Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy-Hà Nội
Cơ quan chủ quản đề tài: Đại học Quốc gia Hà Nội
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AC : Aconitin
ACN : Acetonitril
AUC : Diện tích dưới đường cong nồng độ-thời gian (Area Under the
Curve)
DLTW : Dược liệu trung ương
FDA : Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kì (Food and Drug
Administration)
HPLC : Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid
Chromatography)
LC/MS : Sắc ký lỏng – Khối phổ (Liquid Chromatography – Mass spectrometry)
GC/MS : Sắc ký khí/ detector khối phổ (Gas Chromatography/Mass
Spectrometry)
LD50 : Lượng chất cần thiết để giết một nửa số lượng động vật thí nghiệm
sau một quãng thời gian định sẵn (Lethal dose)
MeOH : Methanol
RSD : Độ lệch chuẩn tương đối ( Relative Standard Deviation)
UV- Vis : Tử ngoại – khả kiến (Ultra Violet-Visible)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng Trang
Bảng 1.1. Một số alcaloid thuộc nhóm khác phân lập từ chi Aconitum 11
Bảng 1.2. Các hợp chất flavonoid phân lập từ ý dĩ 24
Bảng 1.3. Các hợp chất lignan phân lập từ ý dĩ 26
Bảng 1.4. Các hợp chất phenolic phân lập từ ý dĩ 26
Bảng 1.5. Nhóm hoạt chất phenol và acid phenolicphân lập từ rễ chi
Salvia L.
35
Bảng 1.6. Nhóm hoạt chất diterpen trong chi Salvia L. 36
Bảng 1.7. Các thành phần hoạt chất khác có trong chi Salvia L. 37
Bảng 1.8. Một số Saponin thuộc nhóm PPD phân lập từ chi Panax 48
Bảng 1.9. Một số Saponin thuộc nhóm PPT phân lập từ chi Panax 49
Bảng 1.10. Một số Saponin thuộc nhóm Octillol phân lập từ chi Panax 50
Bảng 1.11. Một số Saponin thuộc nhóm OA phân lập từ chi Panax 51
Bảng 1.12. Sơ đồ chiết xuất phân lập saponin từ rễ tam thất 52
Bảng 2.1. Phân loại thành phần cấp hạt 62
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu tiêu chuẩn sản phẩm theo DĐVN4 79
Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Quản Bạ 83
Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Đồng Văn 85
Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Mù Cang Chải 89
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Bắc Hà 94
Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Si Ma Cai 97
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Sa Pa 101
Bảng 3.7. Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Ô đầu tại vùng
trồng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
102
Bảng 3.8. Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Ô đầu tại vùng
trồng huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang
102
Bảng 3.9. Giống gieo trồng ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất và
chất lượng của Ý dĩ tại vùng trồng huyện Bắc Hà, Lào Cai
103
Bảng 3.10. Giống gieo trồng ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất và
chất lượng của Ý dĩ tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
103
Bảng 3.11. Khả năng sinh trưởng của cây đan sâm 104
Bảng 3.12. Khả năng phát triển của cây Đan sâm 104
Bảng 3.13. Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Tam thất tại vùng
trồng huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
105
Bảng 3.14. Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Tam thất tại vùng
trồng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
105
Bảng 3.15. Số liệu phổ 1
H-NMR, 13
C-NMR và phổ DEPT của chất OD7 125
Bảng 3.16. Số liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của chất OD5 128
Bảng 3.17. Số liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của chất OD8 130
Bảng 3.18. Số liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của chất OD9 132
Bảng 3.19. Số liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của chất OD10 134
Bảng 3.20. Số liệu phổ 1
H-NMR và 13
C-NMR của chất OD6 139
Bảng 3.21. Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột uống phân đoạn D 142
Bảng 3.22. Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột uống phân đoạn E 143
Bảng 3.23. Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột uống PĐ I 144
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của PĐ E lên thời gian phản ứng với nhiệt độ của
chuột nhắt trắng
146
Bảng 3.25. Tác dụng giảm đau của PĐ E trên chuột nhắt trắng bằng
phương pháp gây đau bởi máy tail-flick
147
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của PĐ E lên số cơn quặn đau của chuột nhắt
trắng
148
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thuốc thử lên trọng lượng tuyến ức tương đối 150
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của thuốc thử lên số lượng bạch cầu 150
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thuốc thử lên nồng độ IgG máu ngoại vi 151
Bảng 3.30 Ảnh hưởng của thuốc thử đến phản ứng bì với kháng nguyên
OA
151
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thuốc thử đến nồng độ IL-2 152
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của thuốc thử đến nồng độ TNF-α 153
Bảng 3.33. Kết quả giải phẫu vi thể tuyến ức 153
Bảng 3.34. Số liệu phổ NMR của chất PG1 158
Bảng 3.35. Số liệu phổ NMR của hợp chất PG2 159
Bảng 3.36. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn n-Hexane chiết từ Ý
dĩ
167
Bảng 3.37. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn etyl acetate chiết từ Ý
dĩ
167
Bảng 3.38. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn butanol chiết từ Ý dĩ 168
Bảng 3.39. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn H2O chiết từ Ý dĩ 168
Bảng 3.40. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn Etanol chiết từ Ý dĩ 168
Bảng 3.41. Phần trăm ức chế enzyme tyrosinase của các phân đoạn dịch
chiết ý dĩ
172
Bảng 3.42. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn n-Hexane chiết từ
Đan sâm
185
Bảng 3.43. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn etyl acetate chiết từ
Đan sâm
185
Bảng 3.44. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn butanol chiết từ Đan
sâm
185
Bảng 3.45. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn H2O chiết từ Đan sâm 186
Bảng 3.46. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn Etanol chiết từ Đan
sâm
186
Bảng 3.47. Kết quả ly giải huyết khối trên in vitro 187
Bảng 3.48. Kết quả thời gian APPT, PT và TT của các phân đoạn chiết từ
Đan sâm trên in vivo
188
Bảng 3.49. Hoạt tính gây độc tế bào của các phân đoạn dịch chiết cây
Đan sâm
189
Bảng 3.50. IC50 của các phân đoạn dịch chiết từ rễ cây Đan sâm 190
Bảng 3.51. Kích thước khối u ở các nhóm chuột theo thời gian 190
Bảng 3.52. Trọng lượng cơ thể của các nhóm chuột 192
Bảng 3.53. Trọng lượng khối u khi kết thúc thí nghiệm 192
Bảng 3.54. Số liệu phổ 1
H và 13
C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-1 197
Bảng 3.55. Số liệu phổ 1
H và 13
C-NMR phần đường của hợp chất GC-1 198
Bảng 3.56. Số liệu phổ 1
H và 13
C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-2 200
Bảng 3.57. Số liệu phổ 1
H và 13
C-NMR phần đường của hợp chất GC-2 201
Bảng 3.58. Số liệu phổ 1
H và 13
C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-3 203
Bảng 3.59. Số liệu phổ 1
H và 13
C-NMR phần đường của hợp chấtGC-3 204
Bảng 3.60. Số liệu phổ 1
H và 13
C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-4 206
Bảng 3.61. Số liệu phổ 1
H và 13
C-NMR phần đường của hợp chất GC-4 206
Bảng 3.62. Số liệu phổ 1
H và 13
C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-5 208
Bảng 3.63. Số liệu phổ 1
H và 13
C-NMR phần đường của hợp chất GC-5 209
Bảng 3.64. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn n-Hexane chiết từ
Tam thất
210
Bảng 3.65. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn etyl acetate chiết từ
Tam thất
210
Bảng 3.66. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn butanol chiết từ Tam
thất
210
Bảng 3.67. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn H2O chiết từ Tam thất 211
Bảng 3.68. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn Etanol chiết từ Tam
thất
211
Bảng 3.69. Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá
trị IC50
216
Bảng 3.70. Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá
trị IC50 của Saponin và Paclitaxel trên dòng TB ung thư
HCT116
216
Bảng 3.71. Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá
trị IC50 của phân đoạn saponin và Paclitaxel trên dòng TB
ung thư H460
217
Bảng 3.72. Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá
trị IC50 của phân đoạn saponin và Paclitaxel trên dòng TB
ung thư BT474
218
Bảng 3.73. Kích thước khối u ở các nhóm chuột theo thời gian 219
Bảng 3.74. Trọng lượng cơ thể của các nhóm chuột (g) 220
Bảng 3.75. Trọng lượng khối u 221
Bảng 3.76. Tác dụng của Saponin lên các chỉ số công thức máu (n=5) 227
Bảng 3.77. Đánh giá tiêu chuẩn cồn thuốc chứa Ô đầu bảo quản trong
điều kiện thường
235
Bảng 3.78. Đánh giá tiêu chuẩn cồn thuốc chứa Ô đầu bảo quản trong
điều kiện lão hóa cấp tốc
236
Bảng 3.79. Đánh giá tiêu chuẩn cao ý dĩ Ý bảo quản trong điều kiện
thường
239
Bảng 3.80. Đánh giá tiêu chuẩn cao ý dĩ bảo quản trong điều kiện lão hóa
cấp tốc
240
Bảng 3.81. Ảnh hưởng của yếu tố số lần chiết đến quá trình chiết 257
Bảng 3.82. Ảnh hưởng của yếu tố thời gian chiết đến quá trình chiết 257
DANH MỤC CÁC HÌNH Trang
Hình 1.1. Cấu trúc alcaloid C18-diterpenoid 6
Hình 1.2. Cấu trúc khung C19-diterpenoid alcaloid 7
Hình 1.3. Hình 1.3. Một số alcaloid thuộc nhóm C19-diterpenoid
alcaloid
8
Hình 1.4. Khung C20-diterpenoid alcaloid 8
Hình 1.5. Cấu trúc một số alcaloid thuộc nhóm C20-diterpen alcaloid 10
Hình 1.6. Khung cấu trúc của nhóm Alcaloid bisditerpenoid 11
Hình 1.7. Khung cấu trúc chung của 2 nhóm dẫn chất quercetin và
kaempferol
12
Hình 1.8. Một số hình ảnh về thuốc sản xuất từ một số loài thuộc chi
Aconitum
19
Hình 1.9. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. lacryma-jobi 20
Hình 1.10. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. stenocarpa Stapf 21
Hình 1.11. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. ma-yuen Stapf 21
Hình 1.12. Cấu tạo vỏ hạt ý dĩ 22
Hình 1.13. Một số hình ảnh về sản phẩm chứa ý dĩ 32
Hình 1.14. Một số hình ảnh sản phẩm chứa đan sâm 43
Hình 1.15. Cấu trúc nhóm PPD 48
Hình 1.16. Cấu trúc nhóm PPT 49
Hình 1.17. Sơ đồ chiết xuất phân lập saponin từ rễ tam thất 53
Hình 1.18. Một số hình ảnh về sản phẩm chứa tam thất 58
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng tăng cường miễn dịch 68
Hình 3.1. Bản đồ huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang 81
Hình 3.2. Bản đồ Huyện Đồng Văn – Tỉnh Hà Giang 84
Hình 3.3. Bản đồ Huyện Mù Cang Chải – Tỉnh Yên Bái 87
Hình 3.4. Bản đồ Huyện Bắc Hà – Tỉnh Lào Cai 91
Hình 3.5. Bản đồ Huyện Si Ma Cai – Tỉnh Lào Cai 95
Hình 3.6. Bản đồ Huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai 99
Hình 3.7. Một số hình ảnh về cây ô đầu 108
Hình 3.8. Một số hình ảnh về cây ý dĩ 110
Hình 3.9. Một số hình ảnh của Salvia miltiorrhiza 111
Hình 3.10. Một số hình ảnh cây tam thất 113
Hình 3.11. Sơ đồ chiết xuất và phân lập các hợp chất từ Phụ tử 121
Hình 3.12. Sơ đồ chiết xuất và phân lập các hợp chất từ Ô đầu 123
Hình 3.13. Sơ đồ chiết xuất polysaccharid từ Phụ tử 124
Hình 3.14. Cấu trúc của hợp chất OD7: Benzoylmesaconitin 125
Hình 3.15. Cấu trúc của hợp chất OD5: Hokbusin A 129
Hình 3.16. Cấu trúc của Chất OD8: Fuzilin 131
Hình 3.17. Cấu trúc của hợp chất OD9: Delcosin 133
Hình 3.18. Cấu trúc của hợp chất OD10: Karacolin 135
Hình 3.19. Cấu trúc của chất OD4: 3-hydroxypropan-1,2-diyl
dihenicosanoat
136
Hình 3.20. Cấu trúc của chất OD3: acid 8-clorohexadecanoic 137
Hình 3.21. Cấu trúc của chất OD2: acid 3-cloroicosanoic 138
Hình 3.22. Cấu trúc của chất OD1: acid 9-clorooctadecanoic 139
Hình 3.23. Cấu trúc của hợp chất OD6: daucosterol 141
Hình 3.24. Đồ thị tương quan giữa liều dùng phân đoạn D với tỉ lệ chuột
chết
143
Hình 3.25. Đồ thị tương quan giữa liều dùng phân đoạn E với tỉ lệ chuột
chết
144
Hình 3.26. Sơ đồ chiết xuất Vỏ hạt ý dĩ 154
Hình 3.27. Sắc ký đồ các phân đoạn cao n-hexan 155
Hình 3.28. Sắc ký đồ của hợp chất CLH1, CLH2 và CLH3 156
Hình 3.29. Sắc ký đồ của hợp chất CLH4 và CLH5 156
Hình 3.30. Sơ đồ chiết các phân đoạn từ hạt ý dĩ 157
Hình 3.31. Cấu trúc chất PG1 159
Hình 3.32. Cấu trúc của hợp PG2 162
Hình 3.33 Cấu trúc của các hợp chất CLH1-CLH5 167
Hình 3.34 Sàng lọc tác dụng biểu hiện protein p53 trên tế bào MCF-7
của vỏ hạt, cám hạt và nhân hạt ý dĩ ở nồng độ 1 mg/ml
170
Hình 3.35. Sàng lọc tác dụng kích hoạt protein p53 trên tế bào MCF-7
của cao n-hexan, cao ethyl acetat và cao nước của vỏ hạt ý dĩ
ở nồng độ 1 mg/ml
170
Hình 3.36. Tác dụng kích hoạt protein p53 trên tế bào MCF-7 của các
hợp chất
171
Hình 3.37. Đồ thị khả năng ức chế enzyme tyrosinase của các phân đoạn
dịch chiết ý dĩ
173
Hình 3.38. Cấu trúc hóa học của 8 hợp chất (1-8) phân lập được từ đan
sâm
175
Hình 3.39. Cấu trúc hóa học của hợp chất 1 178
Hình 3.40. Cấu trúc hóa học của hợp chất 2 179
Hình 3.41. Cấu trúc hóa học của hợp chất 3 180
Hình 3.42. Cấu trúc hóa học của hợp chất 4 181
Hình 3.43. Cấu trúc hóa học của hợp chất 5 181
Hình 3.44. Cấu trúc hóa học của hợp chất 6 182
Hình 3.45. Cấu trúc hóa học của hợp chất 7 183
Hình 3.46. Cấu trúc hóa học của hợp chất 8 184
Hình 3.47. Sự phát triển kích thước khối u theo thời gian 191
Hình 3.48. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam
thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vitro
193
Hình 3.49. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam
thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vivo
193
Hình 3.50. Sơ đồ quy trình chiết xuất saponin từ tam thất 195
Hình 3.51. Sơ đồ phân lập các saponin từ cắn Buthanol 196
Hình 3.52. Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-1 196
Hình 3.53. Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-2 199
Hình 3.54. Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-3 202
Hình 3.55. Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-4 205
Hình 3.56. Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-5 207
Hình 3.57. Hình ảnh tế bào HepG2 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM
(B)(100x5.6)
212
Hình 3.58. Hình ảnh tế bào BT474 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM
(B)(100x5.6)
213
Hình 3.59. Hình ảnh tế bào H460 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM
(B)(100x5.6)
213
Hình 3.60. Hình ảnh tế bào HCT116 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM
(B)(100x5.6)
213
Hình 3.61. Hình ảnh tế bào HepG2 dưới tác dụng của phân đoạn Saponin
(A)1000µg và Paclitaxel (B)5µg(100x5.6)
214
Hình 3.62. Hình ảnh tế bào HCT116 dưới tác dụng của phân đoạn
saponin (A)1000µg và Paclitaxel(B)5µg(100x5.6)
214
Hình 3.63. Hình ảnh tế bào H460 dưới tác dụng của phân đoạn Saponin
(A)1000µg và Paclitaxel (C)5µg(100x5.6)
215
Hình 3.64. Hình ảnh tế bào BT474 dưới tác dụng của thuốc Saponin
(A)1000µg và Paclitaxel (B)5µg(100x5.6)
215
Hình 3.65. Hình ảnh tế bào HepG2 dưới tác dụng của thuốc chứ ng
dương Paclitaxel ở các nồng độkhác nhau(100x5.6)
215
Hình 3.66. Sự phát triển kích thước khối u theo thời gian 215
Hình 3.67. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam 220
thất trên in vitro
Hình 3.68. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam
thất trên in vivo
222
Hình 3.69. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam
thất trên in vivo
222
Hình 3.70. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam
thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vitro
223
Hình 3.71. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam
thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vivo
224
Hình 3.72. Tác dụng tan huyết khối của Saponin. 224
Hình 3.73. Tác dụng chống hình thành cục máu đông của Saponin 225
Hình 3.74. Tác dụng của saponin lên quá trình đông máu (PT và APTT). 227
Hình 3.75. Sơ đồ quy trình kỹ thuật bào chế cồn giảm đau 233
Hình 3.76. Sơ đồ quy trình bào chế cốm 242
Hình 3.77. Sơ đồ quy trình bào chế gel mỹ phẩm 244
Hình 3.78. Sắc ký đồ TLC của sản phẩm cao chiết khô đan sâm, dược
liệu đan sâm
250
Hình 3.79. Sắc ký đồ TLC của sản phẩm cao chiết khô đan sâm, dược
liệu đan sâm
250
Hình 3.80. Sơ đồ quy trình kỹ thuật bào chế viên hoàn giọt 252
Hình 3.81. Sắc ký đồ TLC của mẫu saponin toàn phần tam thất thu được 258
Hình 3.82. Sơ đồ quy trình kỹ thuật bào chế thuốc tiêm 259
Hình 4.1 Một số thành phần hóa học được phân lập từ hạt ý dĩ 281
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1. Tình hình dược liệu Việt Nam và vùng Tây Bắc.................................................3
1.2. Tổng quan về cây Ô đầu.......................................................................................4
1.2.1.Vị trí phân loại ...................................................................................................4
1.2.2. Đặc điểm thực vật .............................................................................................4
1.2.3. Số lượng và sự phân bố các loài thuộc chi Aconitum L....................................4
1.2.4. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Aconitum trên thế giới ...........5
1.2.5. Thành phần hóa học của cây Ô đầu trồng ở Việt Nam...................................13
1.2.6. Tác dụng sinh học, độc tính và công dụng một số loài thuộc chi Aconitum...13
1.2.7. Công dụng .......................................................................................................18
1.2.8. Một số sản phẩm sản xuất từ một số loài thuộc chi Aconitum L. ...................18
1.3. Tổng quan về cây Ý dĩ .......................................................................................19
1.3.1. Thực vật học....................................................................................................19
1.3.2. Thành phần hóa học........................................................................................22
1.3.3. Tác dụng dược lý.............................................................................................27
1.3.4. Công dụng ......................................................................................................31
1.3.5.Một số sản phẩm chứa Ý dĩ .............................................................................32
1.4. Tổng quan về cây Đan sâm................................................................................32
1.4.1.Đặc điểm thực vật và phân bố chi Salvia.........................................................32
1.4.2.Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Salvia L.................................34
1.4.3.Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Salvia L.....................................38
1.4.4.Một số sản phẩm từ cây Đan sâm....................................................................43
1.5. Tổng quan về cây Tam thất................................................................................44
1.5.1. Vị trí phân loại cây Tam thất ..........................................................................44
1.5.2. Đặc điểm thực vật ...........................................................................................44
1.5.3. Số lượng và sự phân bố các loài thuộc chi Panax trên thế giới .....................44
1.5.4. Cây Tam thất tại Việt Nam..............................................................................44
1.5.5. Thành phần hóa học cây Tam thất..................................................................45
1.5.6. Về tác dụng sinh học, công dụng của Tam thất ..............................................54
1.5.7.Một số sản phẩm từ cây Tam thất ...................................................................57
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................59
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị .................................................................................59
2.1.1. Nguyên vật liệu................................................................................................59
2.1.2. Hóa chất, dung môi.........................................................................................59
2.1.3. Động vật nghiên cứu .......................................................................................60
2.1.4. Trang thiết bị, dụng cụ....................................................................................60
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................62
2.2.1.Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp dược liệu chuẩn.................................62
2.2.2.Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ,
Tam thất, Đan sâm ....................................................................................................64
2.3.Nghiên cứu phát triển phương thức sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất,
Đan sâm.....................................................................................................................78
2.4. Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển bền vững dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam
thất, Đan sâm.............................................................................................................80
2.5.Phương pháp xử lý số liệu…………………..………………………………….80
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................81
3.1. Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp dược liệu chuẩn....................................81
3.1.1.Khảo sát đánh giá điều kiện thổ nhưỡng vùng trồng.......................................81
3.1.2. Cây giống ......................................................................................................102
3.1.3.Nghiên cứu đặc điểm thực vật........................................................................106
3.1.4. Nghiên cứu sơ chế và tiêu chuẩn hóa dược liệu ...........................................113
3.2. Kết quả xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng các dược liệu .................119
3.2.1. Cây Ô đầu .....................................................................................................119
3.2.2. Cây Ý dĩ.........................................................................................................154
3.2.3. Cây Đan sâm .................................................................................................173
3.2.4. Cây Tam thất.................................................................................................193
3.3. Kết quả xây dựng phương thức sử dụng dược liệu..........................................228
3.3.1. Cây Ô đầu .....................................................................................................228
3.3.2. Cây Ý dĩ.........................................................................................................235
3.3.3. Cây Đan sâm.................................................................................................245
3.3.4. Cây Tam thất.................................................................................................253
3.4. Kết quả xây dựng mô hình phát triển các cây dược liệu bền vững..................260
3.4.1. Mô hình chung để phát triển bền vững cây dược liệu...................................260
3.4.2. Mô hình phát triển đối với các cây Tam thất, Đan sâm, Ô đầu, Ý dĩ ...........261
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................267
4.1. Về phát triển nguồn dược liệu chuẩn ...............................................................267
4.2. Về xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu................................268
4.3. Về nghiên cứu phương thức sử dụng dược liệu...............................................299
4.4. Về mô hình phát triển bền vững dược liệu.......................................................301
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................304
Kết luận ...................................................................................................................304
Kiến nghị.................................................................................................................305
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng Tây bắc với điều kiện tự nhiên phù hợp nhiều cây dược liệu quý đã
được biết đến như: Ô đầu, đương quy, hà thủ ô đỏ, ba kích, phòng phong, cốt toái
bổ....[18], [24]. Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm.
Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới – nơi chứa đựng
giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân
tộc ở nước ta cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài động vật, thực vật và
khoáng vật làm thuốc. Hai lĩnh vực này được các nhà khoa học coi là một tiềm
năng, trong việc tìm kiếm nghiên cứu tạo ra những loại thuốc mới, có hiệu lực điều
trị cao trong tương lai.
Mặc dù có nhiều lợi thế về phát triển cây dược liệu, nhưng Vùng Tây Bắc
chưa khai thác mạnh mẽ thế mạnh này để phục vụ cho công cuộc xóa đói, giảm
nghèo và phát triển kinh tế của tỉnh, các loại cây dược liệu được trồng nhỏ lẻ manh
mún, chưa quy hoạch phân vùng cụ thể để phát triển mạnh mẽ, quy trình trồng,
chăm sóc, thu hái chủ yếu là kinh nghiệm truyền thống chưa theo các quy chuẩn của
Bộ Nông nghiệp và Bộ y tế. Quá trình tiêu thụ chủ yếu phơi khô và bán cho các
người thu gom nhỏ, giá trị thấp, giá cả bấp bênh, cạnh tranh mua bán, ép giá, ép
cấp, chất lượng không có kiểm soát... dẫn đến uy tín các sản phẩm ngày càng mất
dần trên thị trường [11].
Nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát
triển một cách tự phát mất cân đối. Sự giảm sút nguồn dược liệu có nhiều nguyên
nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan như cháy rừng, sự khai thác tràn lan, trình độ
nhận thức con người còn hạn chế nhất là tại vùng miền núi nơi có nhiều tài nguyên
sinh vật... Hơn nữa trước yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đời sống chúng ta
đang phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn
tài nguyên quý giá này [19].
Vì vậy cần có nghiên cứu thực hiện tạo ra sự liên kết từ khâu trồng dược liệu,
bảo tồn, phát triển dược liệu tạo nguồn nguyên liệu chất lượng, tiếp đến là tạo ra các
2
sản phẩm trung gian như dược liệu sạch, cao dược liệu...và tạo ra sản phẩm là
thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm được lưu thông phân phối trên thị trường sử
dụng trong y dược học cổ truyền và y dược học hiện đại. Đây chính là cơ sở quan
trọng cho sự phát triển một cách bền vững dược liệu tại Việt Nam.
Tại Vùng núi Tây Bắc, có một số loại cây dược liệu quý như Ô đầu, Ý dĩ, Đan
sâm, Tam thất, đã được di thực trồng từ những năm 70 của thế kỷ trước [2], [9],
[18]. Các cây thuốc này đều có giá trị cao trong phòng, điều trị bệnh [17], [18] cũng
như có giá trị kinh tế cao.
Để đóng góp về mặt khoa học, thực tiễn và góp phần giải quyết những vấn
đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một
số chế phẩm từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc”
được thực hiện nhằm 4 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp dược liệu chuẩn (theo hướng GACP) cho
một số dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc (Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm) phục vụ
nhu cầu làm thuốc và xuất khẩu.
2. Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ,
Tam thất, Đan sâm.
3. Nghiên cứu phát triển phương thức sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan
sâm làm thuốc.
4. Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển bền vững dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất,
Đan sâm.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình dược liệu Việt Nam và vùng Tây Bắc
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có
nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Trong đó có nhiều loài làm thuốc,
vùng Tây bắc với điều kiện tự nhiên phù hợp với nhiều cây dược liệu quý đã được
biết đến như: Ô đầu, đương quy, hà thủ ô đỏ, ba kích, phòng phong, cốt toái
bổ....[3], [4]. Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm.
Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới – nơi chứa đựng
giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Vì vậy Dược liệu mang lại tiềm
năng để nghiên cứu phát triển tạo ra các sản phẩm thuốc, cũng như mang đến hiệu
quả kinh tế xã hội.
Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn cây
dược liệu nói riêng đang là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Bởi vì bảo vệ tài
nguyên sinh vật là chúng ta đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng
sinh học và môi trường, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe, kinh tế, văn hóa, ... Hơn
nữa, phát triển dược liệu trong giai đoạn tới cũng mở ra cơ hội rất lớn cho việc giao
thương, tham gia thị trường quốc tế về dược liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự
nhiên. Đến nay, tại Việt Nam đã triển khai xây dựng mô hình trồng dược liệu theo
hướng dẫn GACP-WHO đối với một số dược liệu là: đinh lăng, trinh nữ hoàng
cung, dây thìa canh...nhằm hướng tới cung cấp các dược liệu đạt chuẩn quốc tế.
Trước tình hình nêu trên, ngày 30/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 1976/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [24]. Quan điểm quy hoạch là phát triển
bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam; phát triển dược liệu theo hướng
sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường; Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên
cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen,
khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược
liệu; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược
liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
4
1.2. Tổng quan về cây Ô đầu
1.2.1.Vị trí phân loại
Theo các tài liệu [2], [6], [9] cây Ô đầu ở Việt Nam có tên khoa học là Aconitum
carmichaeli Debx., vị trí của chi Aconitum L. trong hệ thống phân loại thực vật
được tóm tắt như sau:
Ngành Mộc lan (Magnoliophyta)
Lớp Mộc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae)
Bộ Hoàng liên (Ranunculales)
Họ Hoàng liên (Ranunculaceae)
Chi Aconitum L.
1.2.2. Đặc điểm thực vật
Theo tài liệu [9], [11], [18], [26] cây Ô đầu có những đặc điểm chính như
sau: Thân thảo sống một năm hoặc nhiều năm. Lá có màu xanh đậm và không có lá
kèm. Lá hình bàn tay chia thùy hoặc thùy sâu với 5-7 phần. Mỗi phần lại chia thành
3 thùy với hình răng cưa. Lá có một sự sắp xếp xoắn ốc. Lá ở dưới có cuống dài.
Hoa mọc thẳng đứng, có thể có màu: xanh đậm, tím, trắng, vàng, hồng với nhiều
nhị hoa. Hoa được phân biệt bởi có một trong năm đài hoa, hoa có hình mũ. Hoa có
2-10 cánh hoa. Hai cánh hoa trên to và đặt dưới các đài thân dài. Hoa có túi rỗng ở
đỉnh chứa mật hoa. Những cánh hoa khác nhỏ hoặc không hình thành, có 3-5 lá
noãn được hợp nhất một phần. Quả là một tổ hợp các nang, mỗi nang có chứa nhiều
hạt.
1.2.3. Số lượng và sự phân bố các loài thuộc chi Aconitum L
Trên thế giới:
Theo Wei Wang, Yang Liu, Sheng-Xiang Yu, Tian-Gang Gao & Zhi-Duan
Chen, họ Ranunculaceae với 59 chi và khoảng 2500 loài, chi Aconitum với hơn
300 loài được phân thành 3 phân chi là: A. subg. Lycoctonum (DC.) Peterm., A.
subg. Aconitum (Stapf.) Rapaics, và A.subg. Gymnaconitum (Stapf.) Rapaics.
Phân chi A.subg. Gymnaconitum (Stapf.) Rapaics chỉ có 1 loài là: A. gymnarum
5
Maxim. Phân chi A. subg. Gymnaconitum đã được phát hiện vào năm 2013 tại cao
nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, Trung Quốc [26].
Ở Nepal có 38 loài, trong đó 16 loài được sử dụng làm thuốc, phân bố chủ
yếu ở phía đông Nepal, khu vực ẩm, có độ cao 1800-4200 m. Ở Buthan có 19 loài
thuộc chi Aconitum [46]. Ở Rumani có 10 loài. Ở Uckraina phát hiện có 12 loài
thuộc chi Aconitum, phân thành 3 phân chi là: Aconitum, Lycoctonum và Anthora
đã được mô tả về củ và hoa. Trong đó phân chi Aconitum nhiều nhất với 2 phân
nhánh là: Aconitum, Cammarum DC. với 10 loài. Hai phân chi còn lại chỉ mới tìm
thấy 1 loài [48].
Số loài thuộc chi Aconitum đã được ghi nhận đến nay trên thế giới là 992 loài
tuy nhiên do có sự trùng lặp về cách đặt tên nên thực chất chỉ có 337 loài được chấp
nhận [80]
Tại Việt Nam:
Cây Ô đầu trồng ở Việt Nam hiện nay có nguồn gốc nhập nội từ 2 nguồn:
Nguồn thứ nhất do ngành Y tế chính thức nhập giống từ Trung Quốc được trồng
đầu tiên ở Sapa - Lào Cai từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, sau còn được
trồng ở Bắc Hà - Lào Cai và Sìn Hồ - Lai Châu. Nguồn thứ 2 do cộng đồng người
Hoa ở huyện Quản Bạ, huyện Đồng Văn – Hà Giang tự nhập giống Ô đầu từ bên
kia biên giới về trồng ở vườn nhà và nương rẫy [2], [4].
Thành phần hóa học các loài thuộc chi Aconitum thường có 3 nhóm chất đó là
alcaloid, polysaccharid, flavonoid, trong đó alcaloid là thành phần chính. Ngoài ra
còn có acid hữu cơ, đường tự do, acid amin, sterol, carotenoid. Sự phân bố các
nhóm chất này, khác nhau trong các bộ phận: củ, lá, hoa, quả, hạt, thân cây [11],
[22].
1.2.4. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Aconitum trên thế giới
1.2.4.1. Alcaloid
Căn cứ vào cấu trúc của khung diterpenoid, số lượng nguyên tử C chia các alcaloid
này thành các nhóm chính [52], [60]:
- Khung C18- diterpenoid alcaloid
- Khung C19- diterpenoid alcaloid
6
- Khung C20- diterpenoid alcaloid
- Nhóm Bisditerpenoid
- Nhóm alcaloid khác
Dựa vào số liên kết ester với khung diterpenoid, các nhóm chính này được
chia thành 3 nhóm: alcaloid diester (aconitin, mesaconitin...), alcaloid monoester
(benzoylaconin, benzoylmesaconin), alcaloid alkamin [11]
* Alcaloid C18-diterpenoid
Các C18-diterpen alcaloid có nguồn gốc từ các C19- diterpen alcaloid, khung carbon
có chứa 18C do mất đi C18. Trong các hợp chất này, C4 được thay thế bởi 1 nguyên
tử hydrogen, hoặc một nhóm ester hoặc nhóm 3,4-epoxid. Đến nay có hàng trăm
alcaloid đã được phân lập từ các loài thuộc chi Aconitum như: lappaconitin,
ranaconitin, sepaconitin, aconosin, acoseptrin, dolaconin, finaconitin, puberanin,
kirimin…[37], [38], [51]. Các alcaloid này được chia thành 2 nhóm là: lappaconitin
và ranaconitin. Nhóm lappaconitin có cấu trúc đặc trưng bởi sự hiện diện của 1
nguyên tử carbon ở vị trí C-4. Nhóm ranaconitin cấu trúc đặc trưng bởi một nguyên
tử oxy ở vị trí C-7.
Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C18-diterpenoid và của lappaconitin, ranaconitin
được trình bày ở hình 1.1.
N
R
1
2
3
4
5 6 7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Khung C18- diterpenoid Lappaconitin Ranaconitin
Hình 1.1. Cấu trúc alcaloid C18-diterpenoid
* Alcaloid C19-diterpenoid
7
Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C19-diterpenoid được trình bày ở hình 1.2.
N
R
1
2
3
4 5 6
7
8
9
10
12
13
14
15
16
11
17
18
19
Hình 1.2. Cấu trúc khung C19-diterpenoid alcaloid
C19-diterpenoid alcaloid hình thành dựa trên khung hexacyclic carbon.
Những hợp chất này thường chứa nhiều nguyên tử oxy, có ít nhất 5 nguyên tử oxy
hoạt động, 1 hoặc 2 trong số đó có thể bị ester hóa bởi acid thơm hoặc acid acetic.
Những alcaloid này được coi như dẫn xuất của aconitin. Các alcaloid C19-
diterpenoid được tìm thấy trong nhiều loài Aconitum spp., đã có trên 250 hợp chất
được công bố như: aconitin, mesaconitin, hypaconitin, delcosin, karacolin, hokbusin
A, fuzilin, neolin… [80]. Những hợp chất này chia làm 6 nhóm chính [38] là:
+ Nhóm aconitin: Hợp chất aconitin lần đầu tiên phân lập được từ loài A. napellus
vào năm 1821 bởi Peschier, tuy nhiên đến 1959 mới xác định được cấu trúc của nó.
Cấu trúc của nhóm này không có nguyên tử oxy ở vị trí C-7, có 1 nhóm α-OH ở vị
trí C-6. Dựa vào nguyên tử nitơ có thể phân thành 4 nhóm nhỏ là: amin, imin, hỗn
hợp acetal N-O, amid. Chất đại diện cho nhóm như: aconitin, mesaconitin,
hypaconitin… phân lập từ một số loài như: A. carmichaeli, A. napellus, A. jaluense,
A. kusnezoffii…
+ Nhóm lycoctonin: Cấu trúc đặc trưng bởi sự có mặt nguyên tử oxy ở vị trí C-7.
Chất đại diện như lycaconitin, lycoctonin phân lập từ A. lycoctonum.
+ Nhóm pyrodelphinin: cấu trúc so sánh với nhóm aconitin thì không có nhóm
thế ở vị trí C-8 chất đại diện như: pyrodelphynin, flaconitin phân lập từ A.
tuberosum, Aconitum falconeri Stapf
+ Nhóm lacton: trong cấu trúc có 1 vòng δ-lacton, chất đại diện như heterophyllidin,
heterophyllisin, heterophyllin phân lập từ A. heterophyllum.
+ Nhóm có nguồn gốc sinh tổng hợp từ nhóm aconitin và thường có nguyên tử nitơ
nối với C-17. Chất đại diện secokaraconitin phân lập từ A. karacolincum.
8
+ Nhóm cấu trúc đặc trưng bởi cầu nối bất thường giữa C-8 với C-17, C-8 với C-10,
C-7 với C-17. Chất đại diện vilmoraconitin phân lập từ A. vilmorinianum.
Cấu trúc một số alcaloid thuộc nhóm C19-diterpenoid được trình bày ở hình 1.3.
Aconitin Lycoctonin Pyrodelphynin
Heterophyllin Secokaraconitin Vilmoraconitin
Hình 1.3. Một số alcaloid thuộc nhóm C19-diterpenoid alcaloid
* Alcaloid C20-diterpenoid
Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C20-diterpenoid được trình bày ở hình 1.4.
N
R
1
2
3
4 5 6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Hình 1.4. Khung C20-diterpenoid alcaloid
9
C20-diterpen alcaloid không chứa nhiều nguyên tử oxy, thường có 2–5
nguyên tử oxy hoạt động như monoester của acid benzoic hoặc acid acetic. Trong
hầu hết các trường hợp không chứa nhóm methoxy, có 1 nhóm methylen ngoài
vòng, nhiều trường hợp chứa nhóm chức hydroxy vị trí allylic. Hàng trăm chất
thuộc nhóm này đã phân lập từ ác loài thuộc chi Aconitum với các chất điển hình
như: napellin, acetylnapellin, atisin, kobusin, aconicarmin, acorin...[37], [52]. Khi
so sánh với C19-diterpen alcaloid, C20- diterpen alcaloid đa dạng về cấu trúc hơn.
Hiện nay các C20-diterpen alcaloid được chia thành 9 nhóm [37], [52] là:
+ Nhóm atisin: cấu trúc nhóm hình thành dựa trên khung pentacyclic, trong cấu
trúc có vòng γ-lacton.
+ Nhóm denudatin: cấu trúc hình thành dựa trên khung hexacyclic và khác với
nhóm atisin là có thêm liên kết giữa C-7 với C-20.
+ Nhóm hetidin: cấu trúc hình thành dựa trên khung hexacyclic, khác với nhóm
denudatin là có thêm liên kết giữa C-14 với C-17.
+ Nhóm hetisin: cấu trúc hình thành dựa trên khung hexacyclic và có nguyên tử nitơ
liên kết với C-6.
+ Nhóm vakognavin: Khung cấu trúc có 1 nhóm aldehyd ở C-4 và có 1 nguyên tử
nitơ.
+ Nhóm napellin: so sánh với nhóm veatchin, có khung hexacyclic và cầu nối C-7
với C-20.
+ Nhóm kuneszolin: khung cấu trúc lúc đầu được chuyển hóa từ nhóm hetisin, sau
được tìm thấy trong tự nhiên, chất đại diện là guan-fu-base K.
+ Nhóm racemulosin: cấu trúc đặc trưng của alcaloid C-20 và có nguồn gốc từ
nhóm denudatin, chất đại diện là racemulosin phân lập từ A. racemulosum.
+ Nhóm arcutin: cấu trúc có cầu nối bất thường ở C-5 với C-20 và C-10 với C-20.
Cấu trúc một số chất thuộc nhóm C20- diterpen alcaloid được trình bày ở hình 1.5.
10
Delphatisine Denudatin Hetidin
Guan-fu-base S vakognavin Napellin
Guan-fu-base K Racemulosin Arcutin
Hình 1.5. Cấu trúc một số alcaloid thuộc nhóm C20-diterpen alcaloid
* Alcaloid bisditerpenoid
Khung cấu trúc của nhóm alcaloid bisditerpenoid được trình bày ở hình 1.6.
11
O
N
N
R
R
Hình 1.6. Khung cấu trúc của nhóm Alcaloid bisditerpenoid
Một số alcaloid thuộc nhóm bisditerpenoid được phân lập như: trichocarpin A,
trichocarpin B (A. tanguticum), piepunin (phân lập từ A. piepunense), pukeensin
(phân lập từ A. pukeense) [51], [52].
* Alcaloid thuộc nhóm khác
Nhiều nghiên cứu còn tìm thấy các chất không có cấu trúc diterpenoid đặc trưng của
các loài Ô đầu, như các isoquinolin và các amin được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số alcaloid thuộc nhóm khác phân lập từ chi Aconitum
TT TÊN CHẤT TÊN LOÀI Công thức TLTK
1 Aconicaramid A. carmichaeli Debeaux. C11H14N2O3 [52]
2 Acosmin A. panamense Benth C21H33N3O2
[116]
3 Acozerin A. zeravshanicum C31H42N2O3
[50]
4 Corydin A. barbatum Patrin ex Pers. C20H23 NO4
[80]
5 Dopamin A. napellus L. C8H11NO2 [81]
6 Higenamin A. japonicum Kom. C16H17NO3 [116]
7 Isoatisin A. coreanum Blocki. C22H33NO2 [80]
8 Magnoflorin A. vulparia L. C20H24NO4 [52]
9 Tyramin A. paniculatum Lam. C8H11NO [116]
12
1.2.4.2. Flavonoid
Những năm gần đây các nhà khoa học trên thế giới còn quan tâm tới nhóm
chất flavonoid trong chi Aconitum. Nhiều flavonoid đã được phân lập và thử tác
dụng sinh học [69], [80]. Các flavonoid này được chia thành 2 nhóm chính là: dẫn
chất quercetin và dẫn chất kaempferol. Trong các flavonoid đã phân lập được từ chi
Aconitum, có đặc điểm chung là phần nhóm thế, thường thế vào vị trí số 3 hoặc số 7
hoặc thế vào cả vị trí số 3 và số 7 trong nhân quercetin hoặc kaempferol. Trong các
phân tử đường thế vào nhân quercetin hoặc kaempferol thường gặp đó là: rhamnose,
glucose, galactose. Cấu trúc chung của 2 nhóm dẫn chất quercetin và kaempferol
được trình bày ở hình 1.7.
Khung nhóm dẫn chất quercetin Khung nhóm dẫn chất kaempferol
Hình 1.7.Khung cấu trúc chung của 2 nhóm dẫn chất quercetin và kaempferol
Ghi chú: R1, R2 là nhóm thế hoặc phân tử đường thế vào khung quercetin,
kaempferol
Một số flavonoid phân lập từ chi Aconitum được hay gặp như: 3-O-[β-D-
glucopyranosyl-(1→3)-(4-O-trans-p-coumaroyl)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D-
glucopyranosyl]-7-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)-α-L-rhamnopyranosyl]-
quercetin, Quercetin -7-O-(6-E-caffeoyl)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-α-L-
rhamnopyranosid-3-O-β-D-glucopyranosid, Kaempferol -3- O-[3- O-(3,4- di- O-
acetyl-ß-xylopyranosyl)- ß -rhamno-pyranosyl]-7-O-(α-rhamnopyranosyl),
Kaempferol- 3-O- α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)- β-D-galactopyranosyl-7-O- α-L-
rhamnopyranosid [40]
13
1.2.4.3. Polysaccharid
Năm 1986, Tomoda và cộng sự đã phân lập được polysaccharid là aconitan
A từ Phụ tử thuộc loài A. carmichaeli, thử thấy có tác dụng hạ đường huyết [70].
Tuy nhiên từ năm 2006 khi Zhao và cộng sự phân lập được một polysaccharid đặt
tên là FPS-1 có tác dụng tăng cường miễn dịch [29], nhiều nhà khoa học bắt đầu
quan tâm đến nhóm chất này trong các loài thuộc chi Aconitum. Đến nay có ít nhất
một số công bố về thành phần polysaccharid từ chi Aconitum như : FPS-1: α-
(1→6)-D-glucan, (14000 DA), Aconitan A, α-(1→6)-D-glucopyranosid, (8700
DA), AKP: α-(1→3),(1→4)-D-glucan, (14000 DA) [73], [85].
1.2.4.4. Các nhóm chất khác
Ngoài 3 nhóm chất chính nêu trên, trong chi Aconitum các nhà khoa học còn
phân lập được một số chất thuộc các nhóm: acid béo, sterol, đường… hay gặp như :
daucosterol, acid 3,5-dicaffeoylquinic, 22-dihydro-stigmast-4-en-3,6-dion [80], [93]
1.2.5. Thành phần hóa học của cây Ô đầu trồng ở Việt Nam
Theo một số tài liệu [11], [17], [18] về cây Ô đầu trồng ở Việt Nam: cây
trồng ở Sa Pa có hàm lượng alcaloid toàn phần ở củ mẹ 0,36-0,8 %, củ con 0,78-
1,17 %. Trong thành phần alcaloid có aconitin và hypaconitin, ngoài ra còn 8 vết
hiện màu với thuốc thử Dragendorff trên sắc ký lớp mỏng. Aconitin dễ bị thủy phân
thành acid acetic và benzoylaconin. Độ độc benzoylaconin chỉ bằng 1/400-1/500
aconitin. Thủy phân tiếp benzoylaconin cho một phân tử acid acetic và aconin, độ
độc của aconin bằng 1/10 benzoylaconin.
Với cây Ô đầu trồng ở Sa pa - Lào Cai [11]: Trong các bộ phận của cây như:
thân cây, củ, lá, hoa, quả và hạt đều có các hợp chất alcaloid, acid hữu cơ, đường tự
do, acid amin. Từ Phụ tử phân lập các chất là: karacolin, neolin,
benzoylmesaconitin (nhóm alcaloid), acid benzoic, ß-sitosterol. Hàm lượng alcaloid
toàn phần trong Phụ tử là: 0,91-1,1 % .
1.2.6. Tác dụng sinh học, độc tính và công dụng một số loài thuộc chi Aconitum
1.2.6.1. Tác dụng sinh học và độc tính một số loài thuộc chi Aconitum L
a, Tác dụng giảm đau
14
Tác dụng giảm đau của chi Aconitum đã được biết đến từ lâu và có nhiều
nghiên cứu về tác dụng này. Theo Dacheng Hao [37], tác dụng giảm đau chủ yếu do
tác động của nhóm alcaloid, có sự liên quan giữa cấu trúc và tác dụng giảm đau.
Yếu tố quyết định đến tác dụng giảm đau trong cấu trúc của alcaloid diterpenoid là:
nhóm aroyl/nhóm aroyloxy ở vị trí C-4 hoặc C-14, nhóm amin trong vòng A, một
acetoxyl hoặc một nhóm ethoxyl tại C-8, một ester thơm tại C-14 hoặc trạng thái
bão hòa của vòng D. Alcaloid diterpen có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương
bởi kích thích các thụ thể μ-opioid và ức chế hấp thu noradrenalin. Một số dịch
chiết hoặc alcaloid tinh khiết phân lập từ một số loài thuộc chi Aconitum thấy có tác
dụng giảm đau theo cơ chế trung ương được nghiên cứu trên mô hình mâm nóng và
máy tail-flick [38], một số có tác dụng giảm đau theo cơ chế ngoại vi [85] được
nghiên cứu trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic.
b, Tác dụng tăng cường miễn dịch
Qua các thử nghiệm cho thấy, chi Aconitum có tác dụng tăng cường miễn
dịch thông qua tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể (tăng nồng độ IgG…), tăng đáp ứng
miễn dịch qua trung gian tế bào (tăng nồng độ IL-2…) và tác dụng này chủ yếu
được thử nghiệm đối với thành phần polysaccharid. Cụ thể thông qua các nghiên
cứu sau: Theo Tiantian Liu và cs, các sản phẩm chế biến từ Phụ tử (A. carmichaeli
Debeaux) là: Yanfuzi, Danfupian, Baifupian. đã làm tăng số lượng tế bào lympho
lách với IC50 của Phụ tử là 18 mg/ml, Yanfuzi là 32 mg/ml, giá trị EC50 của
Baifupian là 25mg/ml và Danfupian là 28mg/ml [129]. Theo Li H và cs, phân đoạn
chứa polysaccharid ACP-I chiết từ củ (A.coreanum Rapaics), được đánh giá tác
dụng tăng cường miễn dịch thông qua thúc đẩy sự tiết cytokin ở chuột thí nghiệm,
làm tăng số lượng IL-2, TNF-α và IFN- γ [88]. Phân đoạn dịch chiết polysaccharid
từ Phụ tử (A.kusnezoffii Reichb.) thử nghiệm với các liều 50, 100, 200 mg/kg trên
chuột cho thấy tăng số lượng tế bào lympho, đại thực bào so với nhóm chứng [85].
Polysaccharid FPS- 1 phân lập từ củ (A.carmichaeli Debx.), có tác dụng kích thích
miễn dịch trên chuột nhắt trắng, làm tăng cả tế bào lympho B và T in vivo và in
vitro [73], [85].
c, Tác dụng chống oxy hóa
15
Đến nay, các nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của chi Aconitum mới
chỉ thấy có nghiên cứu trên in vitro, với các thử nghiệm quét gốc tự do như: DPPH,
hydroxy, anion peroxyd, H2O2, ion sắt, sản phẩm của quá trình tự oxy hóa 1,2,3-
phentriol. Tác dụng chống oxy hóa này chủ yếu được thử nghiệm đối với thành
phần flavonoid và polysaccharid chiết xuất từ chi Aconitum. Kết quả nghiên cứu của
đối với cao chiết ethanol của lá A.carmichaeli Debx., thành phần flavonoid chiết
xuất từ lá A.napellus Lusitanicum, dẫn chất của quercetin chiết từ lá A.anthora L.,
phân đoạn chứa flavonoid chiết từ lá một số loài Aconitum, dịch chiết polysaccharid
từ củ (A. kusnezoffii Reichb.) [85], phân đoạn chứa polysaccharid ACPS-2 và
ACPS-3 chiết từ củ (A. coreanum Rapaics), polysaccharid có cấu trúc là: α -
(1→3),(1→4)-D-glucan (AKP) phân lập từ củ (A. kusnezoffii Reichb.) đều thấy có
tác dụng chống oxy hóa trên in vivo.
d, Tác dụng gây hạ đường huyết
Các nghiên cứu về tác dụng gây hạ đường huyết của chi Aconitum, được thực
hiện trên mô hình gây hạ dường huyết bằng alloxan hoặc streptozotocin với các
mức liều khác nhau của cao chiết, phân đoạn dịch chiết, chất tinh khiết. Cụ thể như
sau : cao chiết ethanol từ củ (A. napellus L.) có tác dụng hạ đường huyết trên mô
hình gây đái tháo đường bởi alloxan với các liều 100, 200, 400 mg/kg bằng đường
uống, glibenclamid (2,5 mg/kg) được dùng làm chất đối chiếu. Chế phẩm Hei-
Shug-Pian bào chế từ củ (A.carmichaeli Debx.), trên mô hình gây đái tháo đường
bởi streptozotocin, mức liều chế phẩm 12,5 đến 50 mg/kg thấy có tác dụng hạ
đường huyết. Hikino H đã thử chất aconitan A phân lập từ A.carmichaeli Debx.
thấy có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây đái tháo đường gây bởi
streptozotocin [70].
e, Tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư
Một số nghiên cứu về tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư của chi
Aconitum được thực hiện đối với thành phần alcaloid, trên một số dòng tế bào ung
thư cho thấy tác dụng gây ức chế sự tăng sinh, xâm lấn, di căn của tế bào ung thư.
Theo Dacheng Hao và cs cao chiết ethanol từ củ A. vaginatum E. Pritz, có tác dụng
ức chế sự tăng sinh, xâm lấn và di căn của dòng tế bào ung thư phổi A549. Alcaloid
16
amid từ A. taipeicum cho thấy hoạt động kháng u do ức chế các tế bào K562 [37].
Cao chiết ethanol từ củ một số loài Aconitum có tác dụng gây độc tế bào phụ thuộc
vào liều, trên ba dòng tế bào ung thư: HepG2, Hela, sP2/0 . Hợp chất bis [O-(14-
benzoylaconine -8-yl)] suberat được tổng hợp từ aconitin, thử nghiệm thấy có tác
dụng trên các dòng tế bào ung thư: SK - MEL -5 và SK - MEL -28, COLO -205 và
HT - 29 (ung thư trực tràng) và MDA – MB - 468 (ung thư vú). Alcaloid 8-O-
azeloyl-14-benzoylaconin phân lập từ A.karacolicum Rapaics, có tác dụng chống
tăng sinh tế bào ung thư trên 3 dòng tế bào ở người. Theo Hazawa HeLa, Raji và cs,
dẫn xuất của alcaloid norditerpenoid có khung C-20 và C-19 từ chi Aconitum có tác
dụng chống ung thư trên hai dòng tế bào A172, A549.
f, Tác dụng trên tim mạch
Một số nghiên cứu về tác dụng trên tim mạch của chi Aconitum được thử
nghiệm đối với các thành phần alcaloid, cho thấy các alcaloid này có tác động trên
cơ tim, trên động mạch chủ làm ảnh hưởng tới nhịp tim, lực co bóp cơ tim và cung
lượng tim. Higenamin là một benzylisoquinolin alcaloid làm tăng sức co bóp cơ
tim, làm giãn động mạch chủ, ức chế epinephrine, ADP hoặc chống kết tập tiểu cầu,
làm hạ huyết áp [35]. Mesaconin, hypaconin và beiwutinin cho thấy tác động trên
tim mạnh, làm tăng khả năng tưới máu, cải thiện hiệu lực co bóp và chức năng thất
trái nhưng không ảnh hưởng nhịp tim [60]. Alcaloid phân lập từ A. coreanum L. có
tác dụng chống loạn nhịp tim. Theo Dezso Csupor và cộng sự, 111 alcaloid diterpen
chia thành 2 nhóm: gây loạn nhịp tim (Các alcaloid này có khung cấu trúc chung
của nhóm aconitan. Khả năng gây loạn nhịp tim phụ thuộc vào nhóm thế như: β-OH
trên C-13, α-aroyl trên C-14, β-acetat trên C-8 và một nguyên tử nitơ trong phân tử)
và chống loạn nhịp tim (nhóm alcaloid diterpen – C18 có gốc acid acetylanthranilic
hoặc anthranilic trên C-4, nhóm methoxy trên C-1, C-14, C-16 và một OH trên C-8)
[38].
g,Tác dụng trên huyết áp
17
Kết quả nghiên cứu tác dụng trên huyết của chi Aconitum cho thấy nước sắc
Ô đầu, Phụ tử hoặc alcaloid phân lập từ một số loài thuộc chi Aconitum có tác dụng
làm hạ huyết áp do làm giãn mạch và giảm tần số tim. Theo Xian-Ju Huang và cs, ở
liều nhỏ, nước sắc Phụ tử gây tăng huyết áp động vật đã được gây mê. Liều cao lúc
đầu gây hạ, sau tăng huyết áp [73]. Nước sắc Ô đầu, Phụ tử có tác dụng hạ huyết áp
khi tiêm tĩnh mạch chó và mèo đã gây mê. Tác dụng này nhanh và ngắn, thông qua
cơ chế giãn mạch [35]. Aconitin và những chất tương tự tiêm tĩnh mạch mèo ở liều
0,01 mg/kg và chuột cống trắng ở liều 0,05 mg/kg, ban đầu có tác dụng hạ huyết áp
[70]. Lappaconitin và n- desacetylappaconitin tiêm tĩnh mạch chó ở liều 0,15 mg/kg
gây hạ huyết áp động mạch và giảm tần số tim.
h, Tác dụng chống viêm
Kết quả nghiên cứu về tác dụng chống viêm của cao chiết từ chi Aconitum
cho thấy cao chiết này có tác dụng chống viêm cấp và chống viêm mạn trên mô
hình in vivo và in vitro. Theo Nesterova. V và cs cao chiết cồn nước của củ
(A.baicalense, A. septentrionale Koelle) làm giảm triệu chứng viêm như: giảm tiết
dịch, đau và sốt với mức độ như thuốc kháng viêm không steroid. Cao chiết ethanol
của các bộ phận trên mặt đất, ức chế các giai đoạn quá trình viêm trên mô hình viêm
mạn tính. Cao chiết ethanol từ củ một số loài thuộc chi Aconitum có tác dụng chống
viêm in vitro ở mức liều từ 4 - 200 µg/ml. Cao chiết ethanol từ củ loài A.coreanum
được thử với liều 10, 100 mg/kg/ngày, cho chuột uống trong 14 ngày, thông qua
đánh giá tính thấm thành mạch, tỷ lệ sưng khớp gối thấy có tác dụng chống viêm
khớp [73]. Cao chiết ethanol từ củ loài A. heterophyllum làm giảm viêm, làm giảm
trọng lượng u hạt trong chuột ở liều thử 225, 450 và 900 mg/kg đường uống. Ngoài
ra một số nghiên c ứu cho thấy, chi Aconitum còn có tác dụng chống tiêu chảy,
kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút, ký sinh trùng, an thần, hạ sốt.
k, Độc tính
Theo nghiên cứu của Sajan L Shyaula [51], ngộ độc do dùng củ của các loài
thuộc chi Aconitum thường xảy ra do dùng sai liều, không chế biến dược liệu. Các
triệu chứng xảy ra nhanh chóng trong vòng 10 đến 20 phút. Ban đầu là ngứa ran,
nóng rát ở ngón tay, ngón chân, tiếp theo là đổ mồ hôi, ớn lạnh, khô miệng, mất
18
cảm giác, nôn mửa, đau bụng dữ dội, tê liệt cơ xương, rối loạn nhịp tim. Nguyên
nhân chính gây tử vong là trụy tim mạch, loạn nhịp thất. Tám giai đoạn khi bị ngộ
độc được mô tả bởi Bhaisajya Ratnawali. Qua phân tích nước tiểu của bệnh nhân bị
ngộ độc thấy rằng các trường hợp bị ngộ độc khi dùng các loài thuộc chi Aconitum
ở Nepal trong nước tiểu thường có các alcaloid: bikhaaconitin, pseudoaconitin,
indaconitin và yunaconitin. Xử lý ngộ độc các alcaloid trên cần thực hiện ngay và
giám sát chặt chẽ nhịp tim, huyết áp. Nguyên nhân gây ra ngộ độc chủ yếu là các
alcaloid diterpenoid có khung cấu trúc C-19 và C-20. Các alcaloid chính có độc tính
cao là: aconitin, mesaconitin, hypaconitin. Các alcaloid này có thể bị chuyển hóa
thành dạng ít độc hoặc không còn độc tính (aconitin→ benzoylaconin → aconin;
mesaconitin→ benzoylmesaconin → mesaconin; hypaconitin→
benzoylhypaconin→ hypaconin). Theo dõi 10 ca ngộ độc do sử dụng các loài thuộc
chi Aconitum chủ yếu là A. kusnezoffii trong y học cổ truyền để chữa bệnh đau nhức
xương khớp. Kiểm tra thấy trong các trường hợp đều phát hiện có alcaloid
yunaconitin [93].
1.2.7. Công dụng
1.2.7.1. Ô đầu [6], [18]
- Công năng: Khu phong, trừ thấp tý, ôn kinh chỉ thống
- Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ
- Cách dùng: Dùng ngoài xoa bóp dưới dạng thuốc ngâm rượu, không được uống.
1.2.7.2. Phụ tử [6], [18]
Phụ tử là củ con của cây Ô đầu.
- Công năng: hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống.
- Chủ trị: chứng vong dương, thoát dương, chân tay lạnh, đau nhức xương khớp,
lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.
- Cách dùng, liều lượng: ngày dùng 4-12 g dược liệu đã bào chế đạt tiêu chuẩn giới
hạn aconitin, dạng thuốc sắc.
1.2.8. Một số sản phẩm sản xuất từ một số loài thuộc chi Aconitum L.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm sản xuất từ cây Ô đầu [11], [104] như :
19
+ Bát vị quế phụ, cồn xoa bóp Jamda của công ty cổ phần Traphaco, trị đau nhức
xương khớp.
+ Sản phẩm Vatsanabha của Ấn Độ dùng giảm đau, chống viêm khớp.
+ Các sản phẩm khác chứa Aconitum với tác dụng tăng cường miễn dịch, chống
viêm, giảm đau, tim mạch với các tên biệt dược như: Aconite, Boiron, HylADNs,
Aconit, Aconiti Tuber, Acónito, Aconitum, Ativisha, Autumn
Monkshood, Bachnag, Bikhma, Blue Monkshood.
Hình 1.8. Một số hình ảnh về thuốc sản xuất từ một số loài thuộc chi Aconitum
1.3. Tổng quan về cây Ý dĩ
1.3.1. Thực vật học
Ý dĩ hay còn gọi là bobo, hạt cườm, cườm gạo, dĩ mễ, co đươi, mạy păt có tên
khoa học Coix lacryma-jobi L. var. ma-yuen Stapf họ lúa (Poaceae) [2].
1.3.1.1. Đặc điểm thực vật
Cây thảo lớn, mọc thành bụi, cao 1 – 2 m, giống cây ngô. Thân to mọc thẳng,
ít phân cành, nhẵn, ruột xốp. Lá mọc so le, hình dải, dài 10 – 50 cm, rộng 2 – 5 cm,
gốc tròn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn mép uốn lượn, gân giữa to nổi rất rõ ở mặt
dưới; bẹ lá dài và rộng, bẹ chìa nhỏ.
Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thẳng đứng thành bông ở kẽ lá, dài 4 – 8 cm; hoa
đực ở trên, 2 – 3 cái xếp lợp; hoa cái ở dưới hình trứng được bao bọc bởi một lá bắc
rất dày.
Quả thóc, hình trứng, một mặt phẳng, một mặt lồi, đáy tròn, đầu thuôn nhọn,
20
có vỏ ngoài mềm, nhẵn bóng, dễ bóc, màu xám nhạt, nhân màu trắng.
Mùa ra hoa quả: tháng 5 – 12.
Theo luận văn Thạc sĩ Dược học của Nguyễn Hương Giang (2014) với đề tài
“Nghiên cứu đa dạng sinh học Ý dĩ”, Ý dĩ ở Việt Nam chia thành 5 thứ chính:
- Coix lacryma-jobi L. var. susudama Honda: thân lá màu sẫm, quả màu tím
đen.
- Coix lacryma-jobi L. var. puellarum: quả có lá bắc phát triển ôm lấy toàn bộ
bên trong nhỏ bé, hình cầu, bóng, cứng.
- Coix lacryma-jobi L. var. lacryma-jobi: hoa cái có bao hình bầu, khi chín nâu đen
rồi trắng, rất cứng.
- Coix lacryma-jobi L. var. ma-yuen Stapf: thân lá màu lục vàng nhạt, quả màu
vàng lục.
- Coix lacryma-jobi L. var. stenocarpa Stapf in Hook: quả được bao phủ bởi lá
bắc mỏng và khô.
Một số hình ảnh cây Ý dĩ
21
Hình 1.9. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. lacryma-jobi
Hình 1.10. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. stenocarpa Stapf [3]
Hình 1.11. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. ma-yuen Stapf [3]
22
1.3.1.2. Cấu tạo của vỏ Ý dĩ
Hạt Ý dĩ có kích thước khoảng 8-12 mm về chiều dài, đường kính khoảng 5
mm.
Hạt sau khi được phơi khô sẽ được tách thành 4 phần tính từ ngoài vào trong
như sau:
- Lớp vỏ cứng (hull adlay) màu nâu sẫm đến màu xám đen
- Lớp vỏ lụa (testa adlay)
- Lớp vỏ cám (bran adlay)
- Phía trong cùng là nhân hạt (Polished adlay) màu xám và cũng có thể là màu
ngà, màu xanh nhạt, hồng, nâu hoặc đen [58].
Hình 1.12.Cấu tạo vỏ hạt Ý dĩ [58].
1.3.1.3. Phân bố sinh thái
Ý dĩ được trồng ở nhiều nơi từ Bắc vào Nam. Ngoài ra Ý dĩ còn có ở Trung
Quốc và các nước nhiệt đới châu Á.
Ý dĩ mọc hoang và cũng thường được trồng ở ven bờ nước, bãi, ruộng [2].
1.3.2. Thành phần hóa học
- Hạt Ý dĩ có chứa tinh bột 50 - 79%, protein 16 - 19%, dầu béo 2 - 7%,
23
lipid, thiamin, acid amin, adenosin [17], [26], [30] chất vô cơ vết.
Dầu béo có coixenolid (khoảng 0,25%), coixol.
- Lá và rễ chứa benzoxazolon.
Rễ còn có một số dẫn chất lignan và syringyl glycerol.
- Thành phần chủ yếu lớp vỏ hạt Ý dĩ:
+ Lớp vỏ cứng: acid syringic, acid ferulic, syringaresinol, 4-ketopinoresinol,
và mayuenolid, p-hydroxybenzaldehyd, vanillin, syringaldehyd, trans-coniferylaldehyd,
sinapaldehyd, và coixol.. [31].
+ Lớp vỏ cám và vỏ lụa: Quercetin, nobiletin, eriodictyol, sitosterol,
stigmasterol, và stigmastanol.. [31].
Ngoài tinh bột và dầu béo là thành phần chính, trong Ý dĩ còn có các hợp chất
flavonoid và phenolic
Dầu béo có coixenolid (vào khoảng 0,25%), coixol; các policosanol bao gồm
docosanol (C22), tetracosanol (C24), hexacosanol (C26) và octacosanol (C28),
Phytosterol (squalene, tocopherol, campesterol, stigmasta-5,22-dien-3-ol, β-
sitosterol, ergostanol và friedelin) trong đó β-sitosterol chiếm hàm lượng chính.
Coixol Coixenolid
Triolein có nhiều trong dầu hạt Ý dĩ, đó là ester của acid béo oleic
C17H33COOH và glixerol có công thức phân tử là C57H104O6 [44].
24
Bảng 1.2: Các hợp chất flavonoid phân lập từ Ý dĩ
TT Tên hợp chất Cấu trúc hóa học
1 Tricin
2 5,7-dihydroxychromon
6 7
R H CH3
3
5-hydroxy-7-
methoxychromon
4 Davidigenin
5 Isoliquiritigenin
6 Luteolin
6 7
R H CH3
7 Chrysoeriol
25
8 Formononetin
9 Naringenin
R1 R2 R3
8 OH H H
9 OH OCH3 H
10 OH OH CH3
11 H H H
10 Homoeriodictyol
11 Hesperetin
12 Liquitiritigenin
13
3,4ˈ,5,7-
tetramethoxyflavon
R1 R2 R3 R4
12 OCH3 H H H
13 OCH3 H H OCH3
14 H OCH3 OCH3 H
15 OCH3 OCH3 OCH3 OCH3
14
3,3ˈ,4ˈ,5,7-
pentamethoxyflavon
15 Tangeretin
16
3,5,6,7,8,3ˈ,4ˈ-
heptamethoxyflavon
17
2ˈ,6-dihydroxy-4ˈ-
methoxydihydroauronol
26
Bảng 1.3: Các hợp chất lignan phân lập từ Ý dĩ
TT Tên hợp chất Cấu trúc hóa học
1
(+)-(7'S,8'R,7''S,8''R)-
guaiacylglycerol β-O-
4'-dihydrodisinapyl
ether
1 2
R β-OH α-OH
2
(+)-(7'S,8'R,7''R,8''S)-
guaiacylglycerol β-O-
4'-dihydrodisinapyl
ether
3
(-)-(7R,8S)-
dehydrodiconiferyl
alcohol
Bảng 1.4: Các hợp chất phenolic phân lập từ Ý dĩ
TT Tên hợp chất Cấu trúc hóa học
1 4-ketopinoresinol
2 trans-coniferylaldehyd
2 3 4 5
R1 OH H OH OCH3
R2 OCH3 OH OH OH
3 Acid p-coumaric
4 Acid caffeic
5 Acid ferulic
6 p-hydroxybenzaldehyd
27
7 p-vanillin R1 R2 R3
6 H H H
7 H CH3OH H
8 OH H OH
9 OH OCH3 OCH3
10 H OCH3 OCH3
8 Acid protocatechuic
9 Acid vanilic
10 Syringaldehyd
11
-C-syringyl-glycerol
11 threo
12 erythro
12
1.3.3. Tác dụng dược lý
Ý dĩ được tập trung nghiên cứu trên hạt, nhân và cám với các tác dụng như
chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm, chống dị ứng, bảo vệ gan, hạ đường
huyết và một số tác dụng khác.
1.3.3.1. Tác dụng chống ung thư
Hạt Ý dĩ kết hợp với lipiodol làm giảm sự phát triển của khối u gan trên chuột
bị ung thư gan tương tự như khi sử dụng mitomycin/lipiodol và có hiệu quả cao hơn
so với khi chỉ sử dụng lipiodol hoặc hạt Ý dĩ. Tỷ lệ phát triển khối u giảm 3,36% và
tỷ lệ ức chế khối u là 85,03% [31], [34].
Dịch chiết methanol hạt Ý dĩ gây ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư phổi
người A549 một cách phụ thuộc liều [65], [66].
Phân đoạn ethyl acetat của dịch chiết methanol vỏ hạt Ý dĩ ức chế mạnh sự
tăng sinh của tế bào ung thư phổi người A549, tế bào ung thư biểu mô đại trực tràng
người HT-29 và COLO 205 [71]. Các hợp chất lactam: coixspirolactam A,
28
coixspirolactam B, coixspirolactam C, coixlactam và methyl dioxindol-3-acetat
được phân lập từ hạt Ý dĩ cũng thể hiện tác dụng độc các tế bào ung thư A549, HT-
29 và COLO 205 với IC50 nằm trong khoảng 28,6 - 72,6 mg/mL.
Dầu hạt Ý dĩ kết hợp với VP16 có tác dụng gây độc tế bào ung thư A549.
Sản phẩm Kanglaite có thành phần là dầu hạt Ý dĩ kích thích các phản ứng miễn
dịch bằng cách tăng số lượng tế bào T và diệt các tế bào NK trong máu của bệnh
nhân ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) [96]. Ngoài ra, Kanglaite dạng thuốc tiêm
còn có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy người, ức chế hoạt
động của enzym cyclooxygenase 2 trong tế bào ung thư biểu mô phổi A549, nâng
cao hiệu quả và giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu, cải thiện chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân ung thư dạ dày [100].
Polysaccharid chiết xuất từ hạt của Ý dĩ có khả năng ức chế sự phát triển tế
bào A549 và gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) thông qua một cơ chế
chủ yếu liên quan đến hoạt hóa chu trình nội tại ở ty thể [39].
Gibberella moniliformis AH13 là một loại nấm nội sinh sản xuất triolein phân
lập từ lá của Ý dĩ có hoạt tính chống ung thư (A549, HCT116, MDA-MB-231 và
SW1990)[99].
BCOE, một loại nhũ tương tiêm tĩnh mạch chứa 10% (w/v) dầu của Brucea
javanica và dầu của hạt Ý dĩ với tỷ lệ 3:1, lipid E 80, 0.3% (w/v) pluronic F-68 (F-
68), 0.1% (w/v) muối oleat và 2.5% (w/v) glycerin trong nước có tác dụng chống
ung thư cao hơn và độc tính thấp hơn khi chỉ sử dụng nhũ tương dầu Brucea
javanica và dầu hạt Coix trên chuột mang tế bào ung thư mô liên kết S180 [94].
Coixenoid và α-monolinolein phân lập từ hạt có tác dụng chống ung thư
Các acid palmitic, stearic, oleic và acid linoleic có trong hạt Ý dĩ có tác dụng
ức chế sự phát triển khối u in vivo của chuột sau khi gây khối u.
Hai hợp chất lactam, coixspirolactam D và coixspirolactam E (2), 1 hợp chất
spiroenon, coixspiroenon, cùng với 7 hợp chất khác coixspirolactam A,
coixspirolactam B, coixspirolactam C, coixlactam, coixol, ethyl dioxindol-3-acetat,
isoindol-1-on, 2 neolignan, zhepiresionol và ficusal ức chế sự tăng sinh của các tế
bào MCF-7, MDA-MB-231 và T-47D.
29
1.3.3.2. Tác dụng kháng virus
Nghiên cứu thực hiện trên người tình nguyện khỏe mạnh, uống 6 hạt Ý dĩ,
ba lần một ngày (liều cơ bản) trong 4 tuần cho thấy, hạt Ý dĩ tăng cường miễn
dịch tế bào thông qua bạch cầu ngoại biên và có hiệu quả chống lại nhiễm trùng
da do virus thông qua việc tăng cường gây độc virus[72].
1.1.3.3. Tác dụng chống oxy hóa, làm trắng da
Dầu hạt Ý dĩ có tác dụng làm giảm nồng độ malondialdehyd (MDA) trong
huyết thanh và tăng hoạt tính của enzym superoxid dismutase trong huyết thanh ở
chuột bị lipid máu cao. Cơ chế chống oxy hóa có thể liên quan đến tác dụng quét
gốc tự do của dầu hạt Ý dĩ đặc biệt là các gốc tự do superoxid anion [81].
Polyphenol chiết xuất từ Ý dĩ có hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm nồng
độ cholesterol toàn phần (TC), cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C) và
malondialdehyd (MDA), tăng nồng độ cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-
C) trong huyết thanh. Ngoài ra, sử dụng dịch chiết này theo đường uống cũng có thể
làm tăng khả năng chống oxy hóa và các hoạt động của enzym catalase (CAT),
glutathion peroxidase (GSH-Px) ở gan.
Fructooligosaccharid, một prebiotic (chất xơ hòa tan, nguồn thức ăn cho lợi
khuẩn đường ruột) được chiết xuất từ hạt Coix lachryma-jobi Linn có tác dụng dọn
gốc tự do DPPH và ức chế yếu quá trình peroxid hóa [88].
Phân đoạn n-butanol có tác dụng dọn gốc tự do mạnh hơn so với các phân
đoạn còn lại của vỏ Ý dĩ và có tác dụng ức chế enzym tyrosinase, làm trắng da. Các
hợp chất có tác dụng chống oxy hóa được phân lập từ phân đoạn n-butanol:
coniferyl alcohol, acid syringic, acid ferulic, syringaresinol, 4-ketopinoresinol và
mayuenolid; từ phân đoạn ethyl acetat: acid chlorogenic, acid vanillic, acid caffeic,
acid p-coumaric, acid ferulic và 2-O-beta-glucopyranosyl-7-methoxy-4(2H)-
benzoxazin-3-on.
1.3.3.4. Tác dụng chống viêm
Nghiên cứu của Choi G. và các cộng sự (2015) cho thấy phân đoạn ethyl
acetat hạt Ý dĩ có tác dụng ức chế sản xuất NO trong đại thực bào RAW 264.7 khi
bị kích thích bởi kháng nguyên lipopolysaccharid (LPS) với IC50 12,9 µg/ml. Nhóm
30
nghiên cứu này cũng chỉ ra tác dụng chống viêm của các hợp chất phân lập từ hạt Ý
dĩ: (-)-(7R,8S)-dehydrodiconiferyl alcohol và 4-ketopinoresinol với IC50 lần lượt là
1,4 và 3,7 µM.
Nhóm nghiên cứu của Chen H. J. cho thấy các phân đoạn có hàm lượng
phenolic và flavonoid cao từ dịch chiết ethanol cám Ý dĩ sự ức chế giải phóng IL-6
và TNF-α trong đại thực bào RAW 264.7 gây bởi LPS phụ thuộc nồng độ [30].
Benzoxazolon có trong lá và rễ Ý dĩ có tác dụng ức chế sự giải phóng
histamin.
1.3.3.5. Tác dụng chống dị ứng
Cao ethyl acetat của dịch chiết ethanol cám Ý dĩ có tác dụng ức chế giải phóng
interleukin IL-4, IL-6 và yếu tố hoại tử khối u-α trong các tế bào RBL-2H3 [34].
Hợp chất luteolin phân lập từ cám Ý dĩ có tác dụng ức chế sự giải phóng
enzym β-hexosaminidase từ các tế bào RBL-2H3 khi bị kích thích bởi A23187
1.3.3.6. Tác dụng bảo vệ dạ dày
Dịch chiết ethanol của nội nhũ và cám hạt Ý dĩ ức chế sự tăng sinh của dòng
tế bào ung thư dạ dày AGS. Trong số 19 hợp chất được phân lập từ cám hạt Ý dĩ,
acid caffeic và acid chlorogenic ức chế đáng kể sự tăng trưởng của tế bào AGS.
Dịch chiết nhân hạt Ý dĩ làm giảm chỉ số loét (UI) và các chỉ số sinh hóa của quá
trình oxy hóa trên mô hình tổn thương dạ dày bằng indomethacin [31].
1.3.3.7. Tác dụng hạ đường huyết
Phân đoạn chiết chloroform thân cây Ý dĩ có tác dụng hạ glucose huyết trên cả
mô hình đái tháo đường typ 1 do streptozocin liều cao (200 mg) và mô hình tăng
glucose huyết thực nghiệm do streptozocin liều 150 mg/kg [88].
Cao ethyl acetat của dịch chiết ethanol Ý dĩ làm tăng sự biệt hóa tế bào tạo mỡ
và tăng hấp thu glucose trong các tế bào 3T3-L.
Nhân hạt Ý dĩ có tác dụng làm giảm glucose huyết trên chuột bị tiểu đường do
streptozotocin gây ra.
Coixan A, B, C phân lập từ hạt Ý dĩ có tác dụng hạ đường huyết.
Ngoài ra Ý dĩ còn có một số tác dụng khác như
Tác dụng chống loãng xương: Nhân hạt Ý dĩ có tác dụng làm tăng sinh tế
31
bào tạo xương, giảm bớt tình trạng loãng xương trên mô hình chuột bị cắt bỏ
buồng trứng (ovariectomized). Tác dụng ức chế enzym acetyl cholinesterase: Một
chất ức chế acetylcholinesterase chống sa sút trí tuệ đã được phân lập từ Ý dĩ với
hoạt tính ức chế cao, IC50 là 0,608 mg [88]. Cũng có nghiên cứu về độc tính của hợp
chất chiết xuất từ Ý dĩ: Dầu hạt Ý dĩ thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường
tiêm dưới da có liều gây chết trong khoảng 5 - 10 g/ kg. Chất coixol cho chuột nhắt
trắng uống với liều 0,5 g/kg/ngày trong vòng 1 tháng không thấy có biến đổi khác
thường xảy ra
1.3.4. Công dụng [6], [18]
Hạt dùng chữa: Áp xe phổi, ruột thừa; viêm ruột ỉa chảy; bạch đới, phong thấp
sưng đau; loét dạ dày, loét cổ tử cung; mụn cóc, eczema. Liều dùng 15-30 g, dạng
thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Ý dĩ là vị thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bồi bổ sức khỏe cho người
già và trẻ em, dùng lợi sữacho phụ nữ sinh đẻ.
Do Ý dĩ có nhiều lipid, protid hơn gạo, nhiều protid hơn bột bắp nên người ta
dùng hạt đã giã trắng để thổi cơm; hoặc kết hợp với hạt sen, mộc nhĩ hầm thịt gà bồi
bổ cơ thể, hoặc dùng để nấu chè.
Rễ dùng chữa: Viêm nhiễm đường niệu, sỏi thận; thủy thũng, phong thấp đau
xương, trẻ em ỉa chạy; bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, kinh bế; trừ giun đũa, đau
bụng giun. Liều dùng 15 – 30 g, dạng thuốc sắc [6].
Một số bài thuốc có chứa Ý dĩ như: thuốc bổ chữa lao lực; chữa trường ung
bụng trướng đầy, tiểu tiện khó; chữa thủy thũng; chữ tiểu tiện ra sỏi; chữa tê thấp
32
1.3.5.Một số sản phẩm chứa Ý dĩ [109]
Hình 1.13.Một số hình ảnh về sản phẩm chứa Ý dĩ
1.4. Tổng quan về cây Đan sâm
1.4.1.Đặc điểm thực vật và phân bố chi Salvia
Theo hệ thống phân loại thực vật [2], [3], [9] , vị trí phân loại của chi Salvia là:
Giới thực vật: Planta
Phân giới thực vật bậc cao
Ngành ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp ngọc lan: Magnoliopsida
Phân lớp bạc hà: Lamiidae
Liên bộ Bạc hà: Lamianae
Bộ bạc hà: Lamiales
Phân bộ Bạc hà: Lamiineae
Họ bạc hà: Lamiaceae
33
Chi: Salvia L.
Chi salvia L. là cây cỏ hay cây bụi nhỏ. Lá đơn hay lá kép lông chim, mọc
đối dọc thân hay tập trung ở dưới gốc. Cụm hoa dạng chùm, dạng chùy hay dạng
bông ở đỉnh cành. Lá bắc có màu hay không, tồn tại hay sớm rụng. Đài hình
chuông, hình trứng hay có dạng ống, 2 môi: môi trên 3 thùy hay hàn liền thành 1
thùy; môi dưới 2 thùy. Tràng có ống ít nhiều thò khỏi đài, 2 môi: môi trên 2 thùy;
môi dưới 3 thùy. Nhị 4, nhưng chỉ có 2 nhị trên hữu thụ, 2 nhị dưới thoái hóa; chỉ
nhị ngắn; trung đới kéo dài thành dạng đòn bẩy; bao phấn 2 ô. Bầu nhẵn hay có
lông; vòi nhụy xẻ 2 thùy ở đỉnh. Đĩa mật có thùy trước phát triển. Quả hình trứng
hay hình 3 góc, nhẵn [55].
Trên thế giới đã xác định chi Salvia L. có gần 100 loài, phân bố ở vùng ôn đới và
cận nhiệt đới. Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện có 9 loài thuộc chi Salvia [6], [18],
[19] gồm: Salvia sonchifolia C.Y.Wu , Salvia eberhardtii V. X. Phuong, Salvia
scapiformis Hance, Salvia miltiorrhiza Bunge, Salvia japonica Đ.T.Xuyen, Salvia
splendens Ker.- Gawl, Salvia coccinea L., Salvia farinacea Benth, Salvia plebeian
R. Br.
* Phân bố của 9 loài thuộc chi Salvia L. có ở Việt Nam như sau:
+ Salvia sonchifolia C.Y.Wu (Xôn hai hoa): Vùng núi đá vôi, ở độ cao 1000-
1500 m: Hà Giang (Đồng Văn, Phó Bảng). Ngoài ra còn có ở Trung Quốc.
+ Salvia eberhardtii V.X.Phuong (Xôn ebehardt): Mọc hoang nơi sáng và
ẩm. Ít gặp, mới thấy ở Quảng Trị (Củ Bi).
+ Salvia scapiformis Hance (Xôn cuống dài): Vùng núi đá vôi sáng và ẩm:
Hà Giang, Hòa Bình. Còn có ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Philippin. Làm
thuốc chữa sưng phổi.
+ Salvia miltiorrhiza Bunge (Đan sâm): Cây nhập nội, thích nghi môi trường
sáng và ẩm, trồng ở Lào Cai, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Văn
Điển) và một số vườn thuốc khác. Phân bố ở Trung Quốc (vùng đồi núi phía Tây,
Tây Nam và Đông Nam), Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Làm thuốc hoạt huyết
chữa kinh nguyệt không đều, giảm đau xương khớp, mẩn ngứa…
+ Salvia japonica Thunberg Đ. T. Xuyen (Xôn nhật): Vĩnh Phúc (vườn
34
quốc gia Tam Đảo). Ngoài ra còn ở Nhật Bản, Trung Quốc .
+ Salvia splendens Ker.- Gawl (Hoa xôn): Ưa đất phù sa, đất thịt trong môi
trường sáng và ẩm. Trồng ở các công viên, các vườn hoa ở hầu khắp các tỉnh, thành
phố trong cả nước. Cây có nguồn gốc châu Mỹ (Brazil), được nhập trồng ở nhiều
nước trên thế giới. Dùng làm cảnh.
+ Salvia coccinea L. (Xôn đỏ): Ưa đất phù sa, đất thịt trong môi trường sáng
và ẩm . Được trồng ở Yên Bái (Văn Phú). Cây có nguồn gốc châu Mỹ, được nhập
trồng ở một số nước châu Á như Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Đài Loan, Indonexia.
Dùng làm cảnh và làm thuốc.
+ Salvia farinacea Benth (Xôn xanh) : nguồn gốc châu Mỹ, nhập trồng ở Hà
Nội (Văn Điển, Trường Đại học Dược Hà Nội) và một số nơi khác. Còn có ở Ấn
Độ, Indonexia. Cây có tinh dầu và được dùng làm thuốc, làm cảnh.
+ Salvia plebeia R. Br. (Xôn dại): Mọc hoang nơi sáng và ẩm như bãi hoang,
ruộng hoang, ven đường đi: Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số tỉnh khác. Còn có ở Ấn Độ, Trung
Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malayxia,
Indonexia.
1.4.2.Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Salvia L.
Thành phần hóa học của chi Salvia L. Thường được chia thành 3 nhóm chất
chính là: nhóm phenol, hợp chất diterpenoid và nhóm khác [67], [74], [78], [84],
[90], [91].
a,Phenol và acid phenolic
+ Các acid salvianolic: acid salvianolic A, B, C, G .
+ Các monoterpenoid: danshensu, acid rosmarinic, acid lithospermic, acid
caffeic, acid protocatchuic, acid p-coumaric, acid gallic, acid ferulic.
b, Các hợp chất diterpenoid
+ Các tanshinon: tanshinon I, tanshinon IIA, tanshinon IIB, yptotanshinon
methyltanshinonat, hydroxytanshinon IIA, dihydrotanshinon I, tanshindiol B,
miltionon II.
35
+ Các isotanshinon: isocryptotanshinon, isotanshinon I, isotanshinon IIA.
+ Các neo-clerodan diterpenoid: salvidivin A, B, C, D; salvinorin A, B, C,
D, E, F, G, H, I; divinatorin A, B, C, D, E, divinorin
1.1.2.3. Các thành phần khác
+ Các polysaccharid: SMP1, SMP2, SMP3, SMP4.
+ Các hợp chất triterpenoid: α-amyrin, β-amyrin, lupeol.
+ Các sterol: β- sitosterol, stigmasterol.
+ Flavonoid: luteolin-7-0-glucosid, luteolin, salvigenin, apigenin, quercetin.
+ Acid béo: acid linoleic, acid linolenic, acid oleic, acid erucic.
Bảng 1.5. Nhóm hoạt chất phenol và acid phenolicphân lập từ rễ chi Salvia L.
Phân nhóm
hoạt chất
Hoạt chất Loài
Các acid
salvianolic
Acid salvianolic A, B, E S. miltiorrizha
Các
monoterpenoid
Danshensu S. miltiorrizha
Acid rosmarinic S. miltiorrizha
S. verticellata
S. trichoclada
S. korenenburgii
S. libata
S. officinalis
S. plebebia
Acid lithospermic S. miltiorrizha
Các acid
salvianolic
Acid salvianolic A, B, E S. miltiorrizha
Acid protocatchuic S. miltiorrizha
S. bicolor
36
Phân nhóm
hoạt chất
Hoạt chất Loài
Acid p-coumaric S. bicolor
S. splendens
Acid caffeic S. miltiorrizha
S. bicolor
S. splendens
S. verticellata
S. trichoclada
S. korenenburgii
S. plebebia
Acid gallic S. verticellata
S. trichoclada
S. korenenburgii
S. bicolor
Acid furelic S. bicolor
Bảng 1.6. Nhóm hoạt chất diterpen trong chi Salvia L.
Phân nhóm
hoạt chất
Hoạt chất Loài Bộ
phận
Các
tanshinon
Tanshinon I S. miltiorrhiza Rễ
Dihydrotanshinon I S. miltiorrhiza Rễ
Tanshinon IIA S. miltiorrhiza Rễ
Tanshinon IIB S. miltiorrhiza Rễ
Hydroxy-tanshinon IIA S. miltiorrhiza Rễ
Crypto-tanshinon S. miltiorrhiza Rễ
37
Methyl-tanshinonat S. miltiorrhiza Rễ
Tanshindiol B S. miltiorrhiza Rễ
Miltionon I S. miltiorrhiza Rễ
Các
isotanshinon
Isotanshinon I S. miltiorrhiza Rễ
Isotanshinon II S. miltiorrhiza Rễ
Isocrypto-tanshinon S. miltiorrhiza Rễ
Các neo-
clerodan
diterpenoid
Salvidivin A, B, C, D S. miltiorrhiza Rễ
S. divinorum Rễ
Salvinorin A, B, C, D, E, F, H, I S. miltiorrhiza Rễ
S. divinorum Lá
Divinatorin A, B S. miltiorrhiza Rễ
S. divinorum Rễ
Divinatorin C, D, E S. divinorum Rễ
Divinorin F S. miltiorrhiza Rễ
Bảng 1.7. Các thành phần hoạt chất khác có trong chi Salvia L.
Phân nhóm
hoạt chất
Tên hoạt chất Loài
Các
triterpenoid
α-amyrin S. amplexicaulis
S. apiana
β-amyrin S. amplexicaulis
S. apiana
S. bicolor
S. aegyptiaca
Lupeol S. bicolor
S. aegyptiaca
Các sterol β-sitosterol S. bicolor
38
S. aegyptiaca
S. miltiorrhiza
Stigmasterol S. bicolor
S. aegyptiaca
Dousterol S. miltiorrhiza
Các acid béo Acid linolenic S. bicolor và nhiều loài khác
Acid oleic S. bicolor và nhiều loài khác
Acid erucic S. bicolor
Các
flavonoid
Luteolin S. bicolor và nhiều loài khác
Luteolin-7-O-glucosid S. bicolor và nhiều loài khác
Salvigenin S. bicolor và nhiều loài khác
Apigenin S. bicolor và nhiều loài khác
Quercetin S. bicolor
1.4.3.Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Salvia L.
1.4.3.1.Tác dụng trên tim mạch
Tanshinon IIA có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu rất rõ rệt, ức chế kênh Ca2+
trên màng tế bào của mạch vành tim. Acid lithospermic B có tác dụng làm tăng NO
(nitric oxid - chất có vai trò ức chế kết tập tiểu cầu). Acid salvianolic B đã được
chứng minh để bảo vệ não khỏi bị tổn thương thiếu máu cục bộ-tái tưới máu. Ngoài
ra, acid salvianolic B ức chế tiểu cầu, ức chế tan máu hồng cầu. Dịch chiết nước của
Đan sâm có tác dụng làm giảm fibrinogen, giảm độ nhớt máu. Ở Trung Quốc Đan
sâm được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, huyết khối,
trong điều trị mất ngủ, thần kinh suy nhược và ngăn nhồi máu cơ tim do có khả năm
ức chế kết tập tiểu cầu. Ngoài ra Đan sâm còn có tác dụng làm giãn động mạch
vành và đối kháng đáng kể với phản ứng co thắt do morphine gây ra. Rễ của Salvia
miltiorrhiza Bunge đã đươc chứng minh ức chế cholesterol và có giãn mạch, hạ
39
huyết áp, có lợi cho bệnh nhân suy thận mãn tính. Sodium tanshinon IIA sulfonat là
một dẫn xuất tan trong nước của tanshinon II A và có tác dụng trên tim mạch và
não. Sodium tanshinon II-A sulfonat làm giảm nhồi máu cơ tim trong một con thỏ 1
giờ do thiếu máu cục bộ và mô hình tưới máu lại 3 giờ (Wu et al., 1993). Sodium
tanshinon II-A sulfonat có tác dụng bảo vệ tế bào nội mô mạch máu. Nghiên cứu
lâm sàng Salvia miltiorrhiza Bunge so sánh với nitroglycerin. Cả hai loại thuốc đều
làm giảm áp lực tâm thất trái. Tác dụng của Salvia miltiorrhiza rõ rệt, kéo dài hơn
so với nitroglycerin. Dựa trên các nghiên cứu tiền lâm sàng,
Salvia miltiorrhiza Bunge làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và có vai trò bảo vệ hóa
học trong thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính và rối loạn nhịp tim (Cheng et
al., 1990), và thiếu máu cardial gây ra bởi thắt động mạch vành (Cheng et
al., 1992). Tanshinon được báo cáo để bảo vệ cơ tim chống lại rối loạn chức năng
tim và sự trao đổi chất gây ra do thiếu oxy. Tanshinon IIA làm ổn định màng hồng
cầu, làm tăng sức đề kháng của hồng cầu đối với sự tan huyết khối gây ra bởi dung
dịch nhược trương, nhiệt lượng, pH thấp hoặc saponin. Các acid caffeic và các
diterpenoid là thành phần có mặt chủ yếu trong các loài thuộc chi Salvia L. đều có
hoạt tính sinh học. Các dẫn chất của acid caffeic có hoạt tính sinh học là chống oxi
hóa, chống đông máu, chống thiếu máu cục bộ và tái tưới máu, chống tăng huyết áp,
chống xơ hóa, kháng virus và có tác dụng ức chế ung bướu. Diterpennoid có nhiều
hoạt tính sinh học khác nhau: chống oxy hóa, chống kết tập tiểu cầu, làm tăng lưu
lượng máu mạch vành, bảo vệ tim trong thiếu máu cục bộ, chống vi khuẩn, ức chế
ung bướu, chống ung thư . Gần đây những công trình nghiên cứu trên thế giới về tác
dụng của dịch chiết, chất phân lập từ rễ Đan sâm khá nhiều và khá hệ thống gồm
các tác dụng trên tim mạch, chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống ung
thư, hạ đường huyết, tác dụng trên hệ sinh dục và một số tác dụng khác…Tác dụng
trên tim mạch của Đan sâm rất đa dạng và theo nhiều cơ chế tác dụng có lợi trên hệ
tim mạch. Tác dụng khác của Đan sâm trên bệnh đột quỵ bao gồm: chống viêm,
giảm gốc tự do, chống oxy hóa và bảo vệ ty thể [74], [84], [91], [97].
Loài Salvia haematodes Wall. Có tác dụng chống trầm cảm (chống co giật).
Khi thử nghiệm trên động vật các mô hình, các chiết xuất ethanol của Salvia
40
haematodes Wall. có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả [89].
Các dịch chiết xuất ethanol của loài Salvia haematodes có ý nghĩa tác dụng
tăng co bóp trên tim thỏ bị cô lập. Nó cũng có tác dụng vào tá tràng thỏ cô lập,
Salvia desoleana Atzei & Picci là một loài được sử dụng trong y học dân gian để
điều trị rối loạn kinh nguyệt và tiêu hóa và các bệnh của hệ thần kinh trung ương.
Loài Salvia officinalis có các tác dụng làm giảm huyết áp trong các nghiên cứu
động vật [36], [43].
1.4.3.2. Tác dụng chống viêm
Tanshinon IIA làm tăng tác dụng trên các receptor của thụ thể estrogen hoạt
động trong các tế bào HeLa, ức chế iNOS (cảm ứng nitric oxid synthase tạo ra
protein và nitric oxid (NO)) và ức chế sự hình thành các protein gây viêm như
cytokin IL-1β, Il-6 và TNF-α qua receptor estrogen kích hoạt RAW 264,7 đại thực
bào. Điều này cho thấy tanshinon IIA có tác động trên hệ miễn dịch [55], [62].
1.4.3.3. Tác dụng chống ung thư
Tanshion IIA làm giảm sự tăng trưởng và ức chế chống lại các tế bào ung thư
vú, ung thư tế bào bạch cầu THP-1, ung thư tế bào A549 phổi ở người và tế bào ung
thư cổ tử cung (tanshinon IIA ức chế lên CYP 2E1- CYP liên quan đến biến đổi các
chất có nhân thơm (benzen, pyrazol), các dẫn xuất halogen hóa ankan và anken
(chloroform, halothan), chất nitrosamin/ hợp chất azo.
Tanshinone IIA gây ra sự chết theo chương trình của các dòng ung thư bạch
cầu HL60 và K562 ở người tại các nồng độ khác nhau, từ 1-3 mg/ ml với thời gian
đáp ứng khác nhau thông qua kích hoạt caspase-3. Tanshinone IIA gây ra và ức chế
sự tăng trưởng tế bào trong các tế bào bệnh bạch cầu NB4, tanshinone IIA có thể bổ
trợ hiệu quả trong điều trị bệnh bạch cầu và các tác dụng trong cơ thể chống ung
thư như cũng như tiềm năng lâm sang của nó [61], [63]
1.4.3.4. Tác dụng chống oxy hóa
Acid salvianolic A, B và acid rosmarinic có tác dụng ức chế sự peroxy hóa
lipid và làm giảm sản sinh gốc tự do anion superoxyd trong hệ xanthin- xanthin
oxidase. Đan sâm làm tăng cường các hoạt động enzym chống oxy hóa nội sinh và
có thể loại bỏ các gốc oxy tự do. Tanshinon IIA ngăn DNA của tế bào gan khỏi bị
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf
[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf

More Related Content

Similar to [123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf

slie bảo vệ 1_1.ppt
slie bảo vệ 1_1.pptslie bảo vệ 1_1.ppt
slie bảo vệ 1_1.pptThuTrang223176
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận án tiến sĩ hóa học nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính cây ngón hoa ...
Luận án tiến sĩ hóa học nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính cây ngón hoa ...Luận án tiến sĩ hóa học nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính cây ngón hoa ...
Luận án tiến sĩ hóa học nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính cây ngón hoa ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano ulvan polysaccharide từ ulvan polysaccharide...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano ulvan polysaccharide từ ulvan polysaccharide...Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano ulvan polysaccharide từ ulvan polysaccharide...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano ulvan polysaccharide từ ulvan polysaccharide...nataliej4
 
Nhân giống cây hoa Cẩm Tú
Nhân giống cây hoa Cẩm TúNhân giống cây hoa Cẩm Tú
Nhân giống cây hoa Cẩm Túnguyenxuanhung16
 
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 

Similar to [123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf (20)

slie bảo vệ 1_1.ppt
slie bảo vệ 1_1.pptslie bảo vệ 1_1.ppt
slie bảo vệ 1_1.ppt
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHỤ GI...
 
Luận án tiến sĩ hóa học nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính cây ngón hoa ...
Luận án tiến sĩ hóa học nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính cây ngón hoa ...Luận án tiến sĩ hóa học nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính cây ngón hoa ...
Luận án tiến sĩ hóa học nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính cây ngón hoa ...
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
 
Luận văn: Quy trình phân tích độc tố Ciguatoxins trong Chình biển - Gửi miễn ...
Luận văn: Quy trình phân tích độc tố Ciguatoxins trong Chình biển - Gửi miễn ...Luận văn: Quy trình phân tích độc tố Ciguatoxins trong Chình biển - Gửi miễn ...
Luận văn: Quy trình phân tích độc tố Ciguatoxins trong Chình biển - Gửi miễn ...
 
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...
 
Luận văn: Thử nghiệm hạt nano kim loại chẩn đoán vi khuẩn lao
Luận văn: Thử nghiệm hạt nano kim loại chẩn đoán vi khuẩn laoLuận văn: Thử nghiệm hạt nano kim loại chẩn đoán vi khuẩn lao
Luận văn: Thử nghiệm hạt nano kim loại chẩn đoán vi khuẩn lao
 
Luận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đ
Luận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đLuận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đ
Luận văn: Hạt nano kim loại trong chẩn đoán vi khuẩn lao, HOT, 9đ
 
Thành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis
Thành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensisThành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis
Thành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis
 
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano ulvan polysaccharide từ ulvan polysaccharide...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano ulvan polysaccharide từ ulvan polysaccharide...Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano ulvan polysaccharide từ ulvan polysaccharide...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano ulvan polysaccharide từ ulvan polysaccharide...
 
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Sưa
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài SưaLuận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Sưa
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Sưa
 
Nhân giống cây hoa Cẩm Tú
Nhân giống cây hoa Cẩm TúNhân giống cây hoa Cẩm Tú
Nhân giống cây hoa Cẩm Tú
 
Nghiên cứu hợp chất lai của triterpenoid có chứa nhóm benzamide
Nghiên cứu hợp chất lai của triterpenoid có chứa nhóm benzamideNghiên cứu hợp chất lai của triterpenoid có chứa nhóm benzamide
Nghiên cứu hợp chất lai của triterpenoid có chứa nhóm benzamide
 
Bào chế và đánh giá tương đương sinh học viên nén cefaclor 375mg
Bào chế và đánh giá tương đương sinh học viên nén cefaclor 375mgBào chế và đánh giá tương đương sinh học viên nén cefaclor 375mg
Bào chế và đánh giá tương đương sinh học viên nén cefaclor 375mg
 
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
 
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...
 
Luận văn: Nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm B tại miền Bắc
Luận văn: Nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm B tại miền BắcLuận văn: Nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm B tại miền Bắc
Luận văn: Nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm B tại miền Bắc
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

[123doc] - nghien-cuu-phat-trien-theo-huong-gacp-va-bao-che-mot-so-che-pham-tu-duoc-lieu-o-dau-y-di-tam-that-dan-sam-o-vung-tay-bac.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC" Mã số: KHCN-TB/13-18 BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc” Mã số: KHCN-TB.05C/13-18 Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Y Dược, ĐHQGHN Chủ trì đề tài: PGS.TS.Nguyễn Thanh Hải Hà Nội - 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC" Mã số: KHCN-TB/13-18 BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI “Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc” Mã số: KHCN-TB.05C/13-18 Chủ nhiệm đề tài: Cơ quan chủ trì đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải PGS.TS. Đinh Đoàn Long Hà Nội - 2017
  • 3. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên đề tài: “Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc” Mã số đề tài: KHCN-TB.05C/13-18 Thuộc: Chương trình (tên, mã số chương trình): Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, giai đoạn 2013-2018: “ Khoa và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” . Mã số chương trình: KHCN-TB/13-18 2. Chủ nhiệm đề tài: Họ và tên: Nguyễn Thanh Hải Ngày, tháng, năm sinh: 11/08/1965 Giới tính: Nam  Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Phó giáo sư, tiến sĩ Dược học Chức danh khoa học: Tiến sĩ Chức vụ: Phó Chủ nhiệm Khoa Y Dược, Chủ nhiệm Bộ môn Bào chế và Công nghệ Dược phẩm, Khoa Y Dược Điện thoại: Tổ chức : (04)37450166 Nhà riêng: (04)39710634 Mobile: 0913512599 Fax: 0437450188 E-mail: haipharm@yahoo.com Tên tổ chức đang công tác: Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội Địa chỉ tổ chức: 144 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội Địa chỉ nhà riêng: Số 26/666, Đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, tp.Hà Nội 3. Tổ chức chủ trì đề tài: Tên tổ chức chủ trì đề tài: Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội Điện thoại: 0485876452 Fax: 0437450188 E-mail: smp@vnu.edu.vn Website: smp.vnu.edu.vn Địa chỉ: 144 Xuân Thủy- Cầu Giấy - Hà Nội Tên tổ chức chủ quản đề tài: Đại học Quốc gia Hà Nội Tên tổ chức chủ trì đề tài: Khoa Y Dược, ĐHQGHN Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải Số tài khoản: 3713 MSNS 1109888 tại Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy-Hà Nội Cơ quan chủ quản đề tài: Đại học Quốc gia Hà Nội
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AC : Aconitin ACN : Acetonitril AUC : Diện tích dưới đường cong nồng độ-thời gian (Area Under the Curve) DLTW : Dược liệu trung ương FDA : Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kì (Food and Drug Administration) HPLC : Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography) LC/MS : Sắc ký lỏng – Khối phổ (Liquid Chromatography – Mass spectrometry) GC/MS : Sắc ký khí/ detector khối phổ (Gas Chromatography/Mass Spectrometry) LD50 : Lượng chất cần thiết để giết một nửa số lượng động vật thí nghiệm sau một quãng thời gian định sẵn (Lethal dose) MeOH : Methanol RSD : Độ lệch chuẩn tương đối ( Relative Standard Deviation) UV- Vis : Tử ngoại – khả kiến (Ultra Violet-Visible)
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên Bảng Trang Bảng 1.1. Một số alcaloid thuộc nhóm khác phân lập từ chi Aconitum 11 Bảng 1.2. Các hợp chất flavonoid phân lập từ ý dĩ 24 Bảng 1.3. Các hợp chất lignan phân lập từ ý dĩ 26 Bảng 1.4. Các hợp chất phenolic phân lập từ ý dĩ 26 Bảng 1.5. Nhóm hoạt chất phenol và acid phenolicphân lập từ rễ chi Salvia L. 35 Bảng 1.6. Nhóm hoạt chất diterpen trong chi Salvia L. 36 Bảng 1.7. Các thành phần hoạt chất khác có trong chi Salvia L. 37 Bảng 1.8. Một số Saponin thuộc nhóm PPD phân lập từ chi Panax 48 Bảng 1.9. Một số Saponin thuộc nhóm PPT phân lập từ chi Panax 49 Bảng 1.10. Một số Saponin thuộc nhóm Octillol phân lập từ chi Panax 50 Bảng 1.11. Một số Saponin thuộc nhóm OA phân lập từ chi Panax 51 Bảng 1.12. Sơ đồ chiết xuất phân lập saponin từ rễ tam thất 52 Bảng 2.1. Phân loại thành phần cấp hạt 62 Bảng 2.2. Các chỉ tiêu tiêu chuẩn sản phẩm theo DĐVN4 79 Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Quản Bạ 83 Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Đồng Văn 85 Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Mù Cang Chải 89 Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Bắc Hà 94 Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Si Ma Cai 97 Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu đất tại huyện Sa Pa 101 Bảng 3.7. Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Ô đầu tại vùng trồng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang 102 Bảng 3.8. Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Ô đầu tại vùng trồng huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang 102 Bảng 3.9. Giống gieo trồng ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất và chất lượng của Ý dĩ tại vùng trồng huyện Bắc Hà, Lào Cai 103
  • 6. Bảng 3.10. Giống gieo trồng ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất và chất lượng của Ý dĩ tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. 103 Bảng 3.11. Khả năng sinh trưởng của cây đan sâm 104 Bảng 3.12. Khả năng phát triển của cây Đan sâm 104 Bảng 3.13. Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Tam thất tại vùng trồng huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai 105 Bảng 3.14. Sự phát triển, năng suất và chất lượng của Tam thất tại vùng trồng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang 105 Bảng 3.15. Số liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR và phổ DEPT của chất OD7 125 Bảng 3.16. Số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của chất OD5 128 Bảng 3.17. Số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của chất OD8 130 Bảng 3.18. Số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của chất OD9 132 Bảng 3.19. Số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của chất OD10 134 Bảng 3.20. Số liệu phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của chất OD6 139 Bảng 3.21. Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột uống phân đoạn D 142 Bảng 3.22. Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột uống phân đoạn E 143 Bảng 3.23. Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột uống PĐ I 144 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của PĐ E lên thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột nhắt trắng 146 Bảng 3.25. Tác dụng giảm đau của PĐ E trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp gây đau bởi máy tail-flick 147 Bảng 3.26. Ảnh hưởng của PĐ E lên số cơn quặn đau của chuột nhắt trắng 148 Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thuốc thử lên trọng lượng tuyến ức tương đối 150 Bảng 3.28. Ảnh hưởng của thuốc thử lên số lượng bạch cầu 150 Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thuốc thử lên nồng độ IgG máu ngoại vi 151
  • 7. Bảng 3.30 Ảnh hưởng của thuốc thử đến phản ứng bì với kháng nguyên OA 151 Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thuốc thử đến nồng độ IL-2 152 Bảng 3.32. Ảnh hưởng của thuốc thử đến nồng độ TNF-α 153 Bảng 3.33. Kết quả giải phẫu vi thể tuyến ức 153 Bảng 3.34. Số liệu phổ NMR của chất PG1 158 Bảng 3.35. Số liệu phổ NMR của hợp chất PG2 159 Bảng 3.36. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn n-Hexane chiết từ Ý dĩ 167 Bảng 3.37. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn etyl acetate chiết từ Ý dĩ 167 Bảng 3.38. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn butanol chiết từ Ý dĩ 168 Bảng 3.39. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn H2O chiết từ Ý dĩ 168 Bảng 3.40. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn Etanol chiết từ Ý dĩ 168 Bảng 3.41. Phần trăm ức chế enzyme tyrosinase của các phân đoạn dịch chiết ý dĩ 172 Bảng 3.42. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn n-Hexane chiết từ Đan sâm 185 Bảng 3.43. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn etyl acetate chiết từ Đan sâm 185 Bảng 3.44. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn butanol chiết từ Đan sâm 185 Bảng 3.45. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn H2O chiết từ Đan sâm 186 Bảng 3.46. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn Etanol chiết từ Đan sâm 186 Bảng 3.47. Kết quả ly giải huyết khối trên in vitro 187 Bảng 3.48. Kết quả thời gian APPT, PT và TT của các phân đoạn chiết từ Đan sâm trên in vivo 188
  • 8. Bảng 3.49. Hoạt tính gây độc tế bào của các phân đoạn dịch chiết cây Đan sâm 189 Bảng 3.50. IC50 của các phân đoạn dịch chiết từ rễ cây Đan sâm 190 Bảng 3.51. Kích thước khối u ở các nhóm chuột theo thời gian 190 Bảng 3.52. Trọng lượng cơ thể của các nhóm chuột 192 Bảng 3.53. Trọng lượng khối u khi kết thúc thí nghiệm 192 Bảng 3.54. Số liệu phổ 1 H và 13 C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-1 197 Bảng 3.55. Số liệu phổ 1 H và 13 C-NMR phần đường của hợp chất GC-1 198 Bảng 3.56. Số liệu phổ 1 H và 13 C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-2 200 Bảng 3.57. Số liệu phổ 1 H và 13 C-NMR phần đường của hợp chất GC-2 201 Bảng 3.58. Số liệu phổ 1 H và 13 C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-3 203 Bảng 3.59. Số liệu phổ 1 H và 13 C-NMR phần đường của hợp chấtGC-3 204 Bảng 3.60. Số liệu phổ 1 H và 13 C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-4 206 Bảng 3.61. Số liệu phổ 1 H và 13 C-NMR phần đường của hợp chất GC-4 206 Bảng 3.62. Số liệu phổ 1 H và 13 C-NMR phần aglycon của hợp chất GC-5 208 Bảng 3.63. Số liệu phổ 1 H và 13 C-NMR phần đường của hợp chất GC-5 209 Bảng 3.64. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn n-Hexane chiết từ Tam thất 210 Bảng 3.65. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn etyl acetate chiết từ Tam thất 210 Bảng 3.66. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn butanol chiết từ Tam thất 210 Bảng 3.67. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn H2O chiết từ Tam thất 211 Bảng 3.68. Số liệu thử độc tính cấp của phân đoạn Etanol chiết từ Tam thất 211 Bảng 3.69. Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá trị IC50 216
  • 9. Bảng 3.70. Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá trị IC50 của Saponin và Paclitaxel trên dòng TB ung thư HCT116 216 Bảng 3.71. Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá trị IC50 của phân đoạn saponin và Paclitaxel trên dòng TB ung thư H460 217 Bảng 3.72. Giá trị mật độ quang học (OD), tỷ số tăng sinh (A%) và giá trị IC50 của phân đoạn saponin và Paclitaxel trên dòng TB ung thư BT474 218 Bảng 3.73. Kích thước khối u ở các nhóm chuột theo thời gian 219 Bảng 3.74. Trọng lượng cơ thể của các nhóm chuột (g) 220 Bảng 3.75. Trọng lượng khối u 221 Bảng 3.76. Tác dụng của Saponin lên các chỉ số công thức máu (n=5) 227 Bảng 3.77. Đánh giá tiêu chuẩn cồn thuốc chứa Ô đầu bảo quản trong điều kiện thường 235 Bảng 3.78. Đánh giá tiêu chuẩn cồn thuốc chứa Ô đầu bảo quản trong điều kiện lão hóa cấp tốc 236 Bảng 3.79. Đánh giá tiêu chuẩn cao ý dĩ Ý bảo quản trong điều kiện thường 239 Bảng 3.80. Đánh giá tiêu chuẩn cao ý dĩ bảo quản trong điều kiện lão hóa cấp tốc 240 Bảng 3.81. Ảnh hưởng của yếu tố số lần chiết đến quá trình chiết 257 Bảng 3.82. Ảnh hưởng của yếu tố thời gian chiết đến quá trình chiết 257 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Cấu trúc alcaloid C18-diterpenoid 6 Hình 1.2. Cấu trúc khung C19-diterpenoid alcaloid 7 Hình 1.3. Hình 1.3. Một số alcaloid thuộc nhóm C19-diterpenoid alcaloid 8 Hình 1.4. Khung C20-diterpenoid alcaloid 8
  • 10. Hình 1.5. Cấu trúc một số alcaloid thuộc nhóm C20-diterpen alcaloid 10 Hình 1.6. Khung cấu trúc của nhóm Alcaloid bisditerpenoid 11 Hình 1.7. Khung cấu trúc chung của 2 nhóm dẫn chất quercetin và kaempferol 12 Hình 1.8. Một số hình ảnh về thuốc sản xuất từ một số loài thuộc chi Aconitum 19 Hình 1.9. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. lacryma-jobi 20 Hình 1.10. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. stenocarpa Stapf 21 Hình 1.11. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. ma-yuen Stapf 21 Hình 1.12. Cấu tạo vỏ hạt ý dĩ 22 Hình 1.13. Một số hình ảnh về sản phẩm chứa ý dĩ 32 Hình 1.14. Một số hình ảnh sản phẩm chứa đan sâm 43 Hình 1.15. Cấu trúc nhóm PPD 48 Hình 1.16. Cấu trúc nhóm PPT 49 Hình 1.17. Sơ đồ chiết xuất phân lập saponin từ rễ tam thất 53 Hình 1.18. Một số hình ảnh về sản phẩm chứa tam thất 58 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng tăng cường miễn dịch 68 Hình 3.1. Bản đồ huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang 81 Hình 3.2. Bản đồ Huyện Đồng Văn – Tỉnh Hà Giang 84 Hình 3.3. Bản đồ Huyện Mù Cang Chải – Tỉnh Yên Bái 87 Hình 3.4. Bản đồ Huyện Bắc Hà – Tỉnh Lào Cai 91 Hình 3.5. Bản đồ Huyện Si Ma Cai – Tỉnh Lào Cai 95 Hình 3.6. Bản đồ Huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai 99 Hình 3.7. Một số hình ảnh về cây ô đầu 108 Hình 3.8. Một số hình ảnh về cây ý dĩ 110
  • 11. Hình 3.9. Một số hình ảnh của Salvia miltiorrhiza 111 Hình 3.10. Một số hình ảnh cây tam thất 113 Hình 3.11. Sơ đồ chiết xuất và phân lập các hợp chất từ Phụ tử 121 Hình 3.12. Sơ đồ chiết xuất và phân lập các hợp chất từ Ô đầu 123 Hình 3.13. Sơ đồ chiết xuất polysaccharid từ Phụ tử 124 Hình 3.14. Cấu trúc của hợp chất OD7: Benzoylmesaconitin 125 Hình 3.15. Cấu trúc của hợp chất OD5: Hokbusin A 129 Hình 3.16. Cấu trúc của Chất OD8: Fuzilin 131 Hình 3.17. Cấu trúc của hợp chất OD9: Delcosin 133 Hình 3.18. Cấu trúc của hợp chất OD10: Karacolin 135 Hình 3.19. Cấu trúc của chất OD4: 3-hydroxypropan-1,2-diyl dihenicosanoat 136 Hình 3.20. Cấu trúc của chất OD3: acid 8-clorohexadecanoic 137 Hình 3.21. Cấu trúc của chất OD2: acid 3-cloroicosanoic 138 Hình 3.22. Cấu trúc của chất OD1: acid 9-clorooctadecanoic 139 Hình 3.23. Cấu trúc của hợp chất OD6: daucosterol 141 Hình 3.24. Đồ thị tương quan giữa liều dùng phân đoạn D với tỉ lệ chuột chết 143 Hình 3.25. Đồ thị tương quan giữa liều dùng phân đoạn E với tỉ lệ chuột chết 144 Hình 3.26. Sơ đồ chiết xuất Vỏ hạt ý dĩ 154 Hình 3.27. Sắc ký đồ các phân đoạn cao n-hexan 155 Hình 3.28. Sắc ký đồ của hợp chất CLH1, CLH2 và CLH3 156 Hình 3.29. Sắc ký đồ của hợp chất CLH4 và CLH5 156 Hình 3.30. Sơ đồ chiết các phân đoạn từ hạt ý dĩ 157
  • 12. Hình 3.31. Cấu trúc chất PG1 159 Hình 3.32. Cấu trúc của hợp PG2 162 Hình 3.33 Cấu trúc của các hợp chất CLH1-CLH5 167 Hình 3.34 Sàng lọc tác dụng biểu hiện protein p53 trên tế bào MCF-7 của vỏ hạt, cám hạt và nhân hạt ý dĩ ở nồng độ 1 mg/ml 170 Hình 3.35. Sàng lọc tác dụng kích hoạt protein p53 trên tế bào MCF-7 của cao n-hexan, cao ethyl acetat và cao nước của vỏ hạt ý dĩ ở nồng độ 1 mg/ml 170 Hình 3.36. Tác dụng kích hoạt protein p53 trên tế bào MCF-7 của các hợp chất 171 Hình 3.37. Đồ thị khả năng ức chế enzyme tyrosinase của các phân đoạn dịch chiết ý dĩ 173 Hình 3.38. Cấu trúc hóa học của 8 hợp chất (1-8) phân lập được từ đan sâm 175 Hình 3.39. Cấu trúc hóa học của hợp chất 1 178 Hình 3.40. Cấu trúc hóa học của hợp chất 2 179 Hình 3.41. Cấu trúc hóa học của hợp chất 3 180 Hình 3.42. Cấu trúc hóa học của hợp chất 4 181 Hình 3.43. Cấu trúc hóa học của hợp chất 5 181 Hình 3.44. Cấu trúc hóa học của hợp chất 6 182 Hình 3.45. Cấu trúc hóa học của hợp chất 7 183 Hình 3.46. Cấu trúc hóa học của hợp chất 8 184 Hình 3.47. Sự phát triển kích thước khối u theo thời gian 191 Hình 3.48. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vitro 193 Hình 3.49. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vivo 193
  • 13. Hình 3.50. Sơ đồ quy trình chiết xuất saponin từ tam thất 195 Hình 3.51. Sơ đồ phân lập các saponin từ cắn Buthanol 196 Hình 3.52. Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-1 196 Hình 3.53. Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-2 199 Hình 3.54. Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-3 202 Hình 3.55. Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-4 205 Hình 3.56. Cấu trúc hóa học của hợp chất GC-5 207 Hình 3.57. Hình ảnh tế bào HepG2 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM (B)(100x5.6) 212 Hình 3.58. Hình ảnh tế bào BT474 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM (B)(100x5.6) 213 Hình 3.59. Hình ảnh tế bào H460 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM (B)(100x5.6) 213 Hình 3.60. Hình ảnh tế bào HCT116 ở giếng ĐCSH (A) và ĐCDM (B)(100x5.6) 213 Hình 3.61. Hình ảnh tế bào HepG2 dưới tác dụng của phân đoạn Saponin (A)1000µg và Paclitaxel (B)5µg(100x5.6) 214 Hình 3.62. Hình ảnh tế bào HCT116 dưới tác dụng của phân đoạn saponin (A)1000µg và Paclitaxel(B)5µg(100x5.6) 214 Hình 3.63. Hình ảnh tế bào H460 dưới tác dụng của phân đoạn Saponin (A)1000µg và Paclitaxel (C)5µg(100x5.6) 215 Hình 3.64. Hình ảnh tế bào BT474 dưới tác dụng của thuốc Saponin (A)1000µg và Paclitaxel (B)5µg(100x5.6) 215 Hình 3.65. Hình ảnh tế bào HepG2 dưới tác dụng của thuốc chứ ng dương Paclitaxel ở các nồng độkhác nhau(100x5.6) 215 Hình 3.66. Sự phát triển kích thước khối u theo thời gian 215 Hình 3.67. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam 220
  • 14. thất trên in vitro Hình 3.68. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam thất trên in vivo 222 Hình 3.69. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam thất trên in vivo 222 Hình 3.70. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vitro 223 Hình 3.71. Phần trăm ức chế kết tập tiểu cầu của saponin toàn phần tam thất và phân đoạn dịch chiết Đan sâm trên in vivo 224 Hình 3.72. Tác dụng tan huyết khối của Saponin. 224 Hình 3.73. Tác dụng chống hình thành cục máu đông của Saponin 225 Hình 3.74. Tác dụng của saponin lên quá trình đông máu (PT và APTT). 227 Hình 3.75. Sơ đồ quy trình kỹ thuật bào chế cồn giảm đau 233 Hình 3.76. Sơ đồ quy trình bào chế cốm 242 Hình 3.77. Sơ đồ quy trình bào chế gel mỹ phẩm 244 Hình 3.78. Sắc ký đồ TLC của sản phẩm cao chiết khô đan sâm, dược liệu đan sâm 250 Hình 3.79. Sắc ký đồ TLC của sản phẩm cao chiết khô đan sâm, dược liệu đan sâm 250 Hình 3.80. Sơ đồ quy trình kỹ thuật bào chế viên hoàn giọt 252 Hình 3.81. Sắc ký đồ TLC của mẫu saponin toàn phần tam thất thu được 258 Hình 3.82. Sơ đồ quy trình kỹ thuật bào chế thuốc tiêm 259 Hình 4.1 Một số thành phần hóa học được phân lập từ hạt ý dĩ 281
  • 15. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3 1.1. Tình hình dược liệu Việt Nam và vùng Tây Bắc.................................................3 1.2. Tổng quan về cây Ô đầu.......................................................................................4 1.2.1.Vị trí phân loại ...................................................................................................4 1.2.2. Đặc điểm thực vật .............................................................................................4 1.2.3. Số lượng và sự phân bố các loài thuộc chi Aconitum L....................................4 1.2.4. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Aconitum trên thế giới ...........5 1.2.5. Thành phần hóa học của cây Ô đầu trồng ở Việt Nam...................................13 1.2.6. Tác dụng sinh học, độc tính và công dụng một số loài thuộc chi Aconitum...13 1.2.7. Công dụng .......................................................................................................18 1.2.8. Một số sản phẩm sản xuất từ một số loài thuộc chi Aconitum L. ...................18 1.3. Tổng quan về cây Ý dĩ .......................................................................................19 1.3.1. Thực vật học....................................................................................................19 1.3.2. Thành phần hóa học........................................................................................22 1.3.3. Tác dụng dược lý.............................................................................................27 1.3.4. Công dụng ......................................................................................................31 1.3.5.Một số sản phẩm chứa Ý dĩ .............................................................................32 1.4. Tổng quan về cây Đan sâm................................................................................32 1.4.1.Đặc điểm thực vật và phân bố chi Salvia.........................................................32 1.4.2.Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Salvia L.................................34 1.4.3.Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Salvia L.....................................38 1.4.4.Một số sản phẩm từ cây Đan sâm....................................................................43 1.5. Tổng quan về cây Tam thất................................................................................44 1.5.1. Vị trí phân loại cây Tam thất ..........................................................................44 1.5.2. Đặc điểm thực vật ...........................................................................................44 1.5.3. Số lượng và sự phân bố các loài thuộc chi Panax trên thế giới .....................44 1.5.4. Cây Tam thất tại Việt Nam..............................................................................44 1.5.5. Thành phần hóa học cây Tam thất..................................................................45
  • 16. 1.5.6. Về tác dụng sinh học, công dụng của Tam thất ..............................................54 1.5.7.Một số sản phẩm từ cây Tam thất ...................................................................57 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................59 2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị .................................................................................59 2.1.1. Nguyên vật liệu................................................................................................59 2.1.2. Hóa chất, dung môi.........................................................................................59 2.1.3. Động vật nghiên cứu .......................................................................................60 2.1.4. Trang thiết bị, dụng cụ....................................................................................60 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................62 2.2.1.Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp dược liệu chuẩn.................................62 2.2.2.Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ....................................................................................................64 2.3.Nghiên cứu phát triển phương thức sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm.....................................................................................................................78 2.4. Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển bền vững dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm.............................................................................................................80 2.5.Phương pháp xử lý số liệu…………………..………………………………….80 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................81 3.1. Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp dược liệu chuẩn....................................81 3.1.1.Khảo sát đánh giá điều kiện thổ nhưỡng vùng trồng.......................................81 3.1.2. Cây giống ......................................................................................................102 3.1.3.Nghiên cứu đặc điểm thực vật........................................................................106 3.1.4. Nghiên cứu sơ chế và tiêu chuẩn hóa dược liệu ...........................................113 3.2. Kết quả xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng các dược liệu .................119 3.2.1. Cây Ô đầu .....................................................................................................119 3.2.2. Cây Ý dĩ.........................................................................................................154 3.2.3. Cây Đan sâm .................................................................................................173 3.2.4. Cây Tam thất.................................................................................................193 3.3. Kết quả xây dựng phương thức sử dụng dược liệu..........................................228 3.3.1. Cây Ô đầu .....................................................................................................228
  • 17. 3.3.2. Cây Ý dĩ.........................................................................................................235 3.3.3. Cây Đan sâm.................................................................................................245 3.3.4. Cây Tam thất.................................................................................................253 3.4. Kết quả xây dựng mô hình phát triển các cây dược liệu bền vững..................260 3.4.1. Mô hình chung để phát triển bền vững cây dược liệu...................................260 3.4.2. Mô hình phát triển đối với các cây Tam thất, Đan sâm, Ô đầu, Ý dĩ ...........261 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................267 4.1. Về phát triển nguồn dược liệu chuẩn ...............................................................267 4.2. Về xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu................................268 4.3. Về nghiên cứu phương thức sử dụng dược liệu...............................................299 4.4. Về mô hình phát triển bền vững dược liệu.......................................................301 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................304 Kết luận ...................................................................................................................304 Kiến nghị.................................................................................................................305
  • 18. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Tây bắc với điều kiện tự nhiên phù hợp nhiều cây dược liệu quý đã được biết đến như: Ô đầu, đương quy, hà thủ ô đỏ, ba kích, phòng phong, cốt toái bổ....[18], [24]. Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới – nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở nước ta cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng các loài động vật, thực vật và khoáng vật làm thuốc. Hai lĩnh vực này được các nhà khoa học coi là một tiềm năng, trong việc tìm kiếm nghiên cứu tạo ra những loại thuốc mới, có hiệu lực điều trị cao trong tương lai. Mặc dù có nhiều lợi thế về phát triển cây dược liệu, nhưng Vùng Tây Bắc chưa khai thác mạnh mẽ thế mạnh này để phục vụ cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế của tỉnh, các loại cây dược liệu được trồng nhỏ lẻ manh mún, chưa quy hoạch phân vùng cụ thể để phát triển mạnh mẽ, quy trình trồng, chăm sóc, thu hái chủ yếu là kinh nghiệm truyền thống chưa theo các quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Bộ y tế. Quá trình tiêu thụ chủ yếu phơi khô và bán cho các người thu gom nhỏ, giá trị thấp, giá cả bấp bênh, cạnh tranh mua bán, ép giá, ép cấp, chất lượng không có kiểm soát... dẫn đến uy tín các sản phẩm ngày càng mất dần trên thị trường [11]. Nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát mất cân đối. Sự giảm sút nguồn dược liệu có nhiều nguyên nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan như cháy rừng, sự khai thác tràn lan, trình độ nhận thức con người còn hạn chế nhất là tại vùng miền núi nơi có nhiều tài nguyên sinh vật... Hơn nữa trước yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đời sống chúng ta đang phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này [19]. Vì vậy cần có nghiên cứu thực hiện tạo ra sự liên kết từ khâu trồng dược liệu, bảo tồn, phát triển dược liệu tạo nguồn nguyên liệu chất lượng, tiếp đến là tạo ra các
  • 19. 2 sản phẩm trung gian như dược liệu sạch, cao dược liệu...và tạo ra sản phẩm là thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm được lưu thông phân phối trên thị trường sử dụng trong y dược học cổ truyền và y dược học hiện đại. Đây chính là cơ sở quan trọng cho sự phát triển một cách bền vững dược liệu tại Việt Nam. Tại Vùng núi Tây Bắc, có một số loại cây dược liệu quý như Ô đầu, Ý dĩ, Đan sâm, Tam thất, đã được di thực trồng từ những năm 70 của thế kỷ trước [2], [9], [18]. Các cây thuốc này đều có giá trị cao trong phòng, điều trị bệnh [17], [18] cũng như có giá trị kinh tế cao. Để đóng góp về mặt khoa học, thực tiễn và góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc” được thực hiện nhằm 4 mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu phát triển nguồn cung cấp dược liệu chuẩn (theo hướng GACP) cho một số dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc (Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm) phục vụ nhu cầu làm thuốc và xuất khẩu. 2. Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm. 3. Nghiên cứu phát triển phương thức sử dụng dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm làm thuốc. 4. Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển bền vững dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm.
  • 20. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tình hình dược liệu Việt Nam và vùng Tây Bắc Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Trong đó có nhiều loài làm thuốc, vùng Tây bắc với điều kiện tự nhiên phù hợp với nhiều cây dược liệu quý đã được biết đến như: Ô đầu, đương quy, hà thủ ô đỏ, ba kích, phòng phong, cốt toái bổ....[3], [4]. Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới – nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá. Vì vậy Dược liệu mang lại tiềm năng để nghiên cứu phát triển tạo ra các sản phẩm thuốc, cũng như mang đến hiệu quả kinh tế xã hội. Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn cây dược liệu nói riêng đang là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Bởi vì bảo vệ tài nguyên sinh vật là chúng ta đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe, kinh tế, văn hóa, ... Hơn nữa, phát triển dược liệu trong giai đoạn tới cũng mở ra cơ hội rất lớn cho việc giao thương, tham gia thị trường quốc tế về dược liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Đến nay, tại Việt Nam đã triển khai xây dựng mô hình trồng dược liệu theo hướng dẫn GACP-WHO đối với một số dược liệu là: đinh lăng, trinh nữ hoàng cung, dây thìa canh...nhằm hướng tới cung cấp các dược liệu đạt chuẩn quốc tế. Trước tình hình nêu trên, ngày 30/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [24]. Quan điểm quy hoạch là phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam; phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường; Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
  • 21. 4 1.2. Tổng quan về cây Ô đầu 1.2.1.Vị trí phân loại Theo các tài liệu [2], [6], [9] cây Ô đầu ở Việt Nam có tên khoa học là Aconitum carmichaeli Debx., vị trí của chi Aconitum L. trong hệ thống phân loại thực vật được tóm tắt như sau: Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) Phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae) Bộ Hoàng liên (Ranunculales) Họ Hoàng liên (Ranunculaceae) Chi Aconitum L. 1.2.2. Đặc điểm thực vật Theo tài liệu [9], [11], [18], [26] cây Ô đầu có những đặc điểm chính như sau: Thân thảo sống một năm hoặc nhiều năm. Lá có màu xanh đậm và không có lá kèm. Lá hình bàn tay chia thùy hoặc thùy sâu với 5-7 phần. Mỗi phần lại chia thành 3 thùy với hình răng cưa. Lá có một sự sắp xếp xoắn ốc. Lá ở dưới có cuống dài. Hoa mọc thẳng đứng, có thể có màu: xanh đậm, tím, trắng, vàng, hồng với nhiều nhị hoa. Hoa được phân biệt bởi có một trong năm đài hoa, hoa có hình mũ. Hoa có 2-10 cánh hoa. Hai cánh hoa trên to và đặt dưới các đài thân dài. Hoa có túi rỗng ở đỉnh chứa mật hoa. Những cánh hoa khác nhỏ hoặc không hình thành, có 3-5 lá noãn được hợp nhất một phần. Quả là một tổ hợp các nang, mỗi nang có chứa nhiều hạt. 1.2.3. Số lượng và sự phân bố các loài thuộc chi Aconitum L Trên thế giới: Theo Wei Wang, Yang Liu, Sheng-Xiang Yu, Tian-Gang Gao & Zhi-Duan Chen, họ Ranunculaceae với 59 chi và khoảng 2500 loài, chi Aconitum với hơn 300 loài được phân thành 3 phân chi là: A. subg. Lycoctonum (DC.) Peterm., A. subg. Aconitum (Stapf.) Rapaics, và A.subg. Gymnaconitum (Stapf.) Rapaics. Phân chi A.subg. Gymnaconitum (Stapf.) Rapaics chỉ có 1 loài là: A. gymnarum
  • 22. 5 Maxim. Phân chi A. subg. Gymnaconitum đã được phát hiện vào năm 2013 tại cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, Trung Quốc [26]. Ở Nepal có 38 loài, trong đó 16 loài được sử dụng làm thuốc, phân bố chủ yếu ở phía đông Nepal, khu vực ẩm, có độ cao 1800-4200 m. Ở Buthan có 19 loài thuộc chi Aconitum [46]. Ở Rumani có 10 loài. Ở Uckraina phát hiện có 12 loài thuộc chi Aconitum, phân thành 3 phân chi là: Aconitum, Lycoctonum và Anthora đã được mô tả về củ và hoa. Trong đó phân chi Aconitum nhiều nhất với 2 phân nhánh là: Aconitum, Cammarum DC. với 10 loài. Hai phân chi còn lại chỉ mới tìm thấy 1 loài [48]. Số loài thuộc chi Aconitum đã được ghi nhận đến nay trên thế giới là 992 loài tuy nhiên do có sự trùng lặp về cách đặt tên nên thực chất chỉ có 337 loài được chấp nhận [80] Tại Việt Nam: Cây Ô đầu trồng ở Việt Nam hiện nay có nguồn gốc nhập nội từ 2 nguồn: Nguồn thứ nhất do ngành Y tế chính thức nhập giống từ Trung Quốc được trồng đầu tiên ở Sapa - Lào Cai từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, sau còn được trồng ở Bắc Hà - Lào Cai và Sìn Hồ - Lai Châu. Nguồn thứ 2 do cộng đồng người Hoa ở huyện Quản Bạ, huyện Đồng Văn – Hà Giang tự nhập giống Ô đầu từ bên kia biên giới về trồng ở vườn nhà và nương rẫy [2], [4]. Thành phần hóa học các loài thuộc chi Aconitum thường có 3 nhóm chất đó là alcaloid, polysaccharid, flavonoid, trong đó alcaloid là thành phần chính. Ngoài ra còn có acid hữu cơ, đường tự do, acid amin, sterol, carotenoid. Sự phân bố các nhóm chất này, khác nhau trong các bộ phận: củ, lá, hoa, quả, hạt, thân cây [11], [22]. 1.2.4. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Aconitum trên thế giới 1.2.4.1. Alcaloid Căn cứ vào cấu trúc của khung diterpenoid, số lượng nguyên tử C chia các alcaloid này thành các nhóm chính [52], [60]: - Khung C18- diterpenoid alcaloid - Khung C19- diterpenoid alcaloid
  • 23. 6 - Khung C20- diterpenoid alcaloid - Nhóm Bisditerpenoid - Nhóm alcaloid khác Dựa vào số liên kết ester với khung diterpenoid, các nhóm chính này được chia thành 3 nhóm: alcaloid diester (aconitin, mesaconitin...), alcaloid monoester (benzoylaconin, benzoylmesaconin), alcaloid alkamin [11] * Alcaloid C18-diterpenoid Các C18-diterpen alcaloid có nguồn gốc từ các C19- diterpen alcaloid, khung carbon có chứa 18C do mất đi C18. Trong các hợp chất này, C4 được thay thế bởi 1 nguyên tử hydrogen, hoặc một nhóm ester hoặc nhóm 3,4-epoxid. Đến nay có hàng trăm alcaloid đã được phân lập từ các loài thuộc chi Aconitum như: lappaconitin, ranaconitin, sepaconitin, aconosin, acoseptrin, dolaconin, finaconitin, puberanin, kirimin…[37], [38], [51]. Các alcaloid này được chia thành 2 nhóm là: lappaconitin và ranaconitin. Nhóm lappaconitin có cấu trúc đặc trưng bởi sự hiện diện của 1 nguyên tử carbon ở vị trí C-4. Nhóm ranaconitin cấu trúc đặc trưng bởi một nguyên tử oxy ở vị trí C-7. Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C18-diterpenoid và của lappaconitin, ranaconitin được trình bày ở hình 1.1. N R 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Khung C18- diterpenoid Lappaconitin Ranaconitin Hình 1.1. Cấu trúc alcaloid C18-diterpenoid * Alcaloid C19-diterpenoid
  • 24. 7 Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C19-diterpenoid được trình bày ở hình 1.2. N R 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 12 13 14 15 16 11 17 18 19 Hình 1.2. Cấu trúc khung C19-diterpenoid alcaloid C19-diterpenoid alcaloid hình thành dựa trên khung hexacyclic carbon. Những hợp chất này thường chứa nhiều nguyên tử oxy, có ít nhất 5 nguyên tử oxy hoạt động, 1 hoặc 2 trong số đó có thể bị ester hóa bởi acid thơm hoặc acid acetic. Những alcaloid này được coi như dẫn xuất của aconitin. Các alcaloid C19- diterpenoid được tìm thấy trong nhiều loài Aconitum spp., đã có trên 250 hợp chất được công bố như: aconitin, mesaconitin, hypaconitin, delcosin, karacolin, hokbusin A, fuzilin, neolin… [80]. Những hợp chất này chia làm 6 nhóm chính [38] là: + Nhóm aconitin: Hợp chất aconitin lần đầu tiên phân lập được từ loài A. napellus vào năm 1821 bởi Peschier, tuy nhiên đến 1959 mới xác định được cấu trúc của nó. Cấu trúc của nhóm này không có nguyên tử oxy ở vị trí C-7, có 1 nhóm α-OH ở vị trí C-6. Dựa vào nguyên tử nitơ có thể phân thành 4 nhóm nhỏ là: amin, imin, hỗn hợp acetal N-O, amid. Chất đại diện cho nhóm như: aconitin, mesaconitin, hypaconitin… phân lập từ một số loài như: A. carmichaeli, A. napellus, A. jaluense, A. kusnezoffii… + Nhóm lycoctonin: Cấu trúc đặc trưng bởi sự có mặt nguyên tử oxy ở vị trí C-7. Chất đại diện như lycaconitin, lycoctonin phân lập từ A. lycoctonum. + Nhóm pyrodelphinin: cấu trúc so sánh với nhóm aconitin thì không có nhóm thế ở vị trí C-8 chất đại diện như: pyrodelphynin, flaconitin phân lập từ A. tuberosum, Aconitum falconeri Stapf + Nhóm lacton: trong cấu trúc có 1 vòng δ-lacton, chất đại diện như heterophyllidin, heterophyllisin, heterophyllin phân lập từ A. heterophyllum. + Nhóm có nguồn gốc sinh tổng hợp từ nhóm aconitin và thường có nguyên tử nitơ nối với C-17. Chất đại diện secokaraconitin phân lập từ A. karacolincum.
  • 25. 8 + Nhóm cấu trúc đặc trưng bởi cầu nối bất thường giữa C-8 với C-17, C-8 với C-10, C-7 với C-17. Chất đại diện vilmoraconitin phân lập từ A. vilmorinianum. Cấu trúc một số alcaloid thuộc nhóm C19-diterpenoid được trình bày ở hình 1.3. Aconitin Lycoctonin Pyrodelphynin Heterophyllin Secokaraconitin Vilmoraconitin Hình 1.3. Một số alcaloid thuộc nhóm C19-diterpenoid alcaloid * Alcaloid C20-diterpenoid Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C20-diterpenoid được trình bày ở hình 1.4. N R 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Hình 1.4. Khung C20-diterpenoid alcaloid
  • 26. 9 C20-diterpen alcaloid không chứa nhiều nguyên tử oxy, thường có 2–5 nguyên tử oxy hoạt động như monoester của acid benzoic hoặc acid acetic. Trong hầu hết các trường hợp không chứa nhóm methoxy, có 1 nhóm methylen ngoài vòng, nhiều trường hợp chứa nhóm chức hydroxy vị trí allylic. Hàng trăm chất thuộc nhóm này đã phân lập từ ác loài thuộc chi Aconitum với các chất điển hình như: napellin, acetylnapellin, atisin, kobusin, aconicarmin, acorin...[37], [52]. Khi so sánh với C19-diterpen alcaloid, C20- diterpen alcaloid đa dạng về cấu trúc hơn. Hiện nay các C20-diterpen alcaloid được chia thành 9 nhóm [37], [52] là: + Nhóm atisin: cấu trúc nhóm hình thành dựa trên khung pentacyclic, trong cấu trúc có vòng γ-lacton. + Nhóm denudatin: cấu trúc hình thành dựa trên khung hexacyclic và khác với nhóm atisin là có thêm liên kết giữa C-7 với C-20. + Nhóm hetidin: cấu trúc hình thành dựa trên khung hexacyclic, khác với nhóm denudatin là có thêm liên kết giữa C-14 với C-17. + Nhóm hetisin: cấu trúc hình thành dựa trên khung hexacyclic và có nguyên tử nitơ liên kết với C-6. + Nhóm vakognavin: Khung cấu trúc có 1 nhóm aldehyd ở C-4 và có 1 nguyên tử nitơ. + Nhóm napellin: so sánh với nhóm veatchin, có khung hexacyclic và cầu nối C-7 với C-20. + Nhóm kuneszolin: khung cấu trúc lúc đầu được chuyển hóa từ nhóm hetisin, sau được tìm thấy trong tự nhiên, chất đại diện là guan-fu-base K. + Nhóm racemulosin: cấu trúc đặc trưng của alcaloid C-20 và có nguồn gốc từ nhóm denudatin, chất đại diện là racemulosin phân lập từ A. racemulosum. + Nhóm arcutin: cấu trúc có cầu nối bất thường ở C-5 với C-20 và C-10 với C-20. Cấu trúc một số chất thuộc nhóm C20- diterpen alcaloid được trình bày ở hình 1.5.
  • 27. 10 Delphatisine Denudatin Hetidin Guan-fu-base S vakognavin Napellin Guan-fu-base K Racemulosin Arcutin Hình 1.5. Cấu trúc một số alcaloid thuộc nhóm C20-diterpen alcaloid * Alcaloid bisditerpenoid Khung cấu trúc của nhóm alcaloid bisditerpenoid được trình bày ở hình 1.6.
  • 28. 11 O N N R R Hình 1.6. Khung cấu trúc của nhóm Alcaloid bisditerpenoid Một số alcaloid thuộc nhóm bisditerpenoid được phân lập như: trichocarpin A, trichocarpin B (A. tanguticum), piepunin (phân lập từ A. piepunense), pukeensin (phân lập từ A. pukeense) [51], [52]. * Alcaloid thuộc nhóm khác Nhiều nghiên cứu còn tìm thấy các chất không có cấu trúc diterpenoid đặc trưng của các loài Ô đầu, như các isoquinolin và các amin được trình bày ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Một số alcaloid thuộc nhóm khác phân lập từ chi Aconitum TT TÊN CHẤT TÊN LOÀI Công thức TLTK 1 Aconicaramid A. carmichaeli Debeaux. C11H14N2O3 [52] 2 Acosmin A. panamense Benth C21H33N3O2 [116] 3 Acozerin A. zeravshanicum C31H42N2O3 [50] 4 Corydin A. barbatum Patrin ex Pers. C20H23 NO4 [80] 5 Dopamin A. napellus L. C8H11NO2 [81] 6 Higenamin A. japonicum Kom. C16H17NO3 [116] 7 Isoatisin A. coreanum Blocki. C22H33NO2 [80] 8 Magnoflorin A. vulparia L. C20H24NO4 [52] 9 Tyramin A. paniculatum Lam. C8H11NO [116]
  • 29. 12 1.2.4.2. Flavonoid Những năm gần đây các nhà khoa học trên thế giới còn quan tâm tới nhóm chất flavonoid trong chi Aconitum. Nhiều flavonoid đã được phân lập và thử tác dụng sinh học [69], [80]. Các flavonoid này được chia thành 2 nhóm chính là: dẫn chất quercetin và dẫn chất kaempferol. Trong các flavonoid đã phân lập được từ chi Aconitum, có đặc điểm chung là phần nhóm thế, thường thế vào vị trí số 3 hoặc số 7 hoặc thế vào cả vị trí số 3 và số 7 trong nhân quercetin hoặc kaempferol. Trong các phân tử đường thế vào nhân quercetin hoặc kaempferol thường gặp đó là: rhamnose, glucose, galactose. Cấu trúc chung của 2 nhóm dẫn chất quercetin và kaempferol được trình bày ở hình 1.7. Khung nhóm dẫn chất quercetin Khung nhóm dẫn chất kaempferol Hình 1.7.Khung cấu trúc chung của 2 nhóm dẫn chất quercetin và kaempferol Ghi chú: R1, R2 là nhóm thế hoặc phân tử đường thế vào khung quercetin, kaempferol Một số flavonoid phân lập từ chi Aconitum được hay gặp như: 3-O-[β-D- glucopyranosyl-(1→3)-(4-O-trans-p-coumaroyl)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D- glucopyranosyl]-7-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)-α-L-rhamnopyranosyl]- quercetin, Quercetin -7-O-(6-E-caffeoyl)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-α-L- rhamnopyranosid-3-O-β-D-glucopyranosid, Kaempferol -3- O-[3- O-(3,4- di- O- acetyl-ß-xylopyranosyl)- ß -rhamno-pyranosyl]-7-O-(α-rhamnopyranosyl), Kaempferol- 3-O- α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)- β-D-galactopyranosyl-7-O- α-L- rhamnopyranosid [40]
  • 30. 13 1.2.4.3. Polysaccharid Năm 1986, Tomoda và cộng sự đã phân lập được polysaccharid là aconitan A từ Phụ tử thuộc loài A. carmichaeli, thử thấy có tác dụng hạ đường huyết [70]. Tuy nhiên từ năm 2006 khi Zhao và cộng sự phân lập được một polysaccharid đặt tên là FPS-1 có tác dụng tăng cường miễn dịch [29], nhiều nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến nhóm chất này trong các loài thuộc chi Aconitum. Đến nay có ít nhất một số công bố về thành phần polysaccharid từ chi Aconitum như : FPS-1: α- (1→6)-D-glucan, (14000 DA), Aconitan A, α-(1→6)-D-glucopyranosid, (8700 DA), AKP: α-(1→3),(1→4)-D-glucan, (14000 DA) [73], [85]. 1.2.4.4. Các nhóm chất khác Ngoài 3 nhóm chất chính nêu trên, trong chi Aconitum các nhà khoa học còn phân lập được một số chất thuộc các nhóm: acid béo, sterol, đường… hay gặp như : daucosterol, acid 3,5-dicaffeoylquinic, 22-dihydro-stigmast-4-en-3,6-dion [80], [93] 1.2.5. Thành phần hóa học của cây Ô đầu trồng ở Việt Nam Theo một số tài liệu [11], [17], [18] về cây Ô đầu trồng ở Việt Nam: cây trồng ở Sa Pa có hàm lượng alcaloid toàn phần ở củ mẹ 0,36-0,8 %, củ con 0,78- 1,17 %. Trong thành phần alcaloid có aconitin và hypaconitin, ngoài ra còn 8 vết hiện màu với thuốc thử Dragendorff trên sắc ký lớp mỏng. Aconitin dễ bị thủy phân thành acid acetic và benzoylaconin. Độ độc benzoylaconin chỉ bằng 1/400-1/500 aconitin. Thủy phân tiếp benzoylaconin cho một phân tử acid acetic và aconin, độ độc của aconin bằng 1/10 benzoylaconin. Với cây Ô đầu trồng ở Sa pa - Lào Cai [11]: Trong các bộ phận của cây như: thân cây, củ, lá, hoa, quả và hạt đều có các hợp chất alcaloid, acid hữu cơ, đường tự do, acid amin. Từ Phụ tử phân lập các chất là: karacolin, neolin, benzoylmesaconitin (nhóm alcaloid), acid benzoic, ß-sitosterol. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong Phụ tử là: 0,91-1,1 % . 1.2.6. Tác dụng sinh học, độc tính và công dụng một số loài thuộc chi Aconitum 1.2.6.1. Tác dụng sinh học và độc tính một số loài thuộc chi Aconitum L a, Tác dụng giảm đau
  • 31. 14 Tác dụng giảm đau của chi Aconitum đã được biết đến từ lâu và có nhiều nghiên cứu về tác dụng này. Theo Dacheng Hao [37], tác dụng giảm đau chủ yếu do tác động của nhóm alcaloid, có sự liên quan giữa cấu trúc và tác dụng giảm đau. Yếu tố quyết định đến tác dụng giảm đau trong cấu trúc của alcaloid diterpenoid là: nhóm aroyl/nhóm aroyloxy ở vị trí C-4 hoặc C-14, nhóm amin trong vòng A, một acetoxyl hoặc một nhóm ethoxyl tại C-8, một ester thơm tại C-14 hoặc trạng thái bão hòa của vòng D. Alcaloid diterpen có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương bởi kích thích các thụ thể μ-opioid và ức chế hấp thu noradrenalin. Một số dịch chiết hoặc alcaloid tinh khiết phân lập từ một số loài thuộc chi Aconitum thấy có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương được nghiên cứu trên mô hình mâm nóng và máy tail-flick [38], một số có tác dụng giảm đau theo cơ chế ngoại vi [85] được nghiên cứu trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic. b, Tác dụng tăng cường miễn dịch Qua các thử nghiệm cho thấy, chi Aconitum có tác dụng tăng cường miễn dịch thông qua tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể (tăng nồng độ IgG…), tăng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (tăng nồng độ IL-2…) và tác dụng này chủ yếu được thử nghiệm đối với thành phần polysaccharid. Cụ thể thông qua các nghiên cứu sau: Theo Tiantian Liu và cs, các sản phẩm chế biến từ Phụ tử (A. carmichaeli Debeaux) là: Yanfuzi, Danfupian, Baifupian. đã làm tăng số lượng tế bào lympho lách với IC50 của Phụ tử là 18 mg/ml, Yanfuzi là 32 mg/ml, giá trị EC50 của Baifupian là 25mg/ml và Danfupian là 28mg/ml [129]. Theo Li H và cs, phân đoạn chứa polysaccharid ACP-I chiết từ củ (A.coreanum Rapaics), được đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch thông qua thúc đẩy sự tiết cytokin ở chuột thí nghiệm, làm tăng số lượng IL-2, TNF-α và IFN- γ [88]. Phân đoạn dịch chiết polysaccharid từ Phụ tử (A.kusnezoffii Reichb.) thử nghiệm với các liều 50, 100, 200 mg/kg trên chuột cho thấy tăng số lượng tế bào lympho, đại thực bào so với nhóm chứng [85]. Polysaccharid FPS- 1 phân lập từ củ (A.carmichaeli Debx.), có tác dụng kích thích miễn dịch trên chuột nhắt trắng, làm tăng cả tế bào lympho B và T in vivo và in vitro [73], [85]. c, Tác dụng chống oxy hóa
  • 32. 15 Đến nay, các nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của chi Aconitum mới chỉ thấy có nghiên cứu trên in vitro, với các thử nghiệm quét gốc tự do như: DPPH, hydroxy, anion peroxyd, H2O2, ion sắt, sản phẩm của quá trình tự oxy hóa 1,2,3- phentriol. Tác dụng chống oxy hóa này chủ yếu được thử nghiệm đối với thành phần flavonoid và polysaccharid chiết xuất từ chi Aconitum. Kết quả nghiên cứu của đối với cao chiết ethanol của lá A.carmichaeli Debx., thành phần flavonoid chiết xuất từ lá A.napellus Lusitanicum, dẫn chất của quercetin chiết từ lá A.anthora L., phân đoạn chứa flavonoid chiết từ lá một số loài Aconitum, dịch chiết polysaccharid từ củ (A. kusnezoffii Reichb.) [85], phân đoạn chứa polysaccharid ACPS-2 và ACPS-3 chiết từ củ (A. coreanum Rapaics), polysaccharid có cấu trúc là: α - (1→3),(1→4)-D-glucan (AKP) phân lập từ củ (A. kusnezoffii Reichb.) đều thấy có tác dụng chống oxy hóa trên in vivo. d, Tác dụng gây hạ đường huyết Các nghiên cứu về tác dụng gây hạ đường huyết của chi Aconitum, được thực hiện trên mô hình gây hạ dường huyết bằng alloxan hoặc streptozotocin với các mức liều khác nhau của cao chiết, phân đoạn dịch chiết, chất tinh khiết. Cụ thể như sau : cao chiết ethanol từ củ (A. napellus L.) có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây đái tháo đường bởi alloxan với các liều 100, 200, 400 mg/kg bằng đường uống, glibenclamid (2,5 mg/kg) được dùng làm chất đối chiếu. Chế phẩm Hei- Shug-Pian bào chế từ củ (A.carmichaeli Debx.), trên mô hình gây đái tháo đường bởi streptozotocin, mức liều chế phẩm 12,5 đến 50 mg/kg thấy có tác dụng hạ đường huyết. Hikino H đã thử chất aconitan A phân lập từ A.carmichaeli Debx. thấy có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây đái tháo đường gây bởi streptozotocin [70]. e, Tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư Một số nghiên cứu về tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư của chi Aconitum được thực hiện đối với thành phần alcaloid, trên một số dòng tế bào ung thư cho thấy tác dụng gây ức chế sự tăng sinh, xâm lấn, di căn của tế bào ung thư. Theo Dacheng Hao và cs cao chiết ethanol từ củ A. vaginatum E. Pritz, có tác dụng ức chế sự tăng sinh, xâm lấn và di căn của dòng tế bào ung thư phổi A549. Alcaloid
  • 33. 16 amid từ A. taipeicum cho thấy hoạt động kháng u do ức chế các tế bào K562 [37]. Cao chiết ethanol từ củ một số loài Aconitum có tác dụng gây độc tế bào phụ thuộc vào liều, trên ba dòng tế bào ung thư: HepG2, Hela, sP2/0 . Hợp chất bis [O-(14- benzoylaconine -8-yl)] suberat được tổng hợp từ aconitin, thử nghiệm thấy có tác dụng trên các dòng tế bào ung thư: SK - MEL -5 và SK - MEL -28, COLO -205 và HT - 29 (ung thư trực tràng) và MDA – MB - 468 (ung thư vú). Alcaloid 8-O- azeloyl-14-benzoylaconin phân lập từ A.karacolicum Rapaics, có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư trên 3 dòng tế bào ở người. Theo Hazawa HeLa, Raji và cs, dẫn xuất của alcaloid norditerpenoid có khung C-20 và C-19 từ chi Aconitum có tác dụng chống ung thư trên hai dòng tế bào A172, A549. f, Tác dụng trên tim mạch Một số nghiên cứu về tác dụng trên tim mạch của chi Aconitum được thử nghiệm đối với các thành phần alcaloid, cho thấy các alcaloid này có tác động trên cơ tim, trên động mạch chủ làm ảnh hưởng tới nhịp tim, lực co bóp cơ tim và cung lượng tim. Higenamin là một benzylisoquinolin alcaloid làm tăng sức co bóp cơ tim, làm giãn động mạch chủ, ức chế epinephrine, ADP hoặc chống kết tập tiểu cầu, làm hạ huyết áp [35]. Mesaconin, hypaconin và beiwutinin cho thấy tác động trên tim mạnh, làm tăng khả năng tưới máu, cải thiện hiệu lực co bóp và chức năng thất trái nhưng không ảnh hưởng nhịp tim [60]. Alcaloid phân lập từ A. coreanum L. có tác dụng chống loạn nhịp tim. Theo Dezso Csupor và cộng sự, 111 alcaloid diterpen chia thành 2 nhóm: gây loạn nhịp tim (Các alcaloid này có khung cấu trúc chung của nhóm aconitan. Khả năng gây loạn nhịp tim phụ thuộc vào nhóm thế như: β-OH trên C-13, α-aroyl trên C-14, β-acetat trên C-8 và một nguyên tử nitơ trong phân tử) và chống loạn nhịp tim (nhóm alcaloid diterpen – C18 có gốc acid acetylanthranilic hoặc anthranilic trên C-4, nhóm methoxy trên C-1, C-14, C-16 và một OH trên C-8) [38]. g,Tác dụng trên huyết áp
  • 34. 17 Kết quả nghiên cứu tác dụng trên huyết của chi Aconitum cho thấy nước sắc Ô đầu, Phụ tử hoặc alcaloid phân lập từ một số loài thuộc chi Aconitum có tác dụng làm hạ huyết áp do làm giãn mạch và giảm tần số tim. Theo Xian-Ju Huang và cs, ở liều nhỏ, nước sắc Phụ tử gây tăng huyết áp động vật đã được gây mê. Liều cao lúc đầu gây hạ, sau tăng huyết áp [73]. Nước sắc Ô đầu, Phụ tử có tác dụng hạ huyết áp khi tiêm tĩnh mạch chó và mèo đã gây mê. Tác dụng này nhanh và ngắn, thông qua cơ chế giãn mạch [35]. Aconitin và những chất tương tự tiêm tĩnh mạch mèo ở liều 0,01 mg/kg và chuột cống trắng ở liều 0,05 mg/kg, ban đầu có tác dụng hạ huyết áp [70]. Lappaconitin và n- desacetylappaconitin tiêm tĩnh mạch chó ở liều 0,15 mg/kg gây hạ huyết áp động mạch và giảm tần số tim. h, Tác dụng chống viêm Kết quả nghiên cứu về tác dụng chống viêm của cao chiết từ chi Aconitum cho thấy cao chiết này có tác dụng chống viêm cấp và chống viêm mạn trên mô hình in vivo và in vitro. Theo Nesterova. V và cs cao chiết cồn nước của củ (A.baicalense, A. septentrionale Koelle) làm giảm triệu chứng viêm như: giảm tiết dịch, đau và sốt với mức độ như thuốc kháng viêm không steroid. Cao chiết ethanol của các bộ phận trên mặt đất, ức chế các giai đoạn quá trình viêm trên mô hình viêm mạn tính. Cao chiết ethanol từ củ một số loài thuộc chi Aconitum có tác dụng chống viêm in vitro ở mức liều từ 4 - 200 µg/ml. Cao chiết ethanol từ củ loài A.coreanum được thử với liều 10, 100 mg/kg/ngày, cho chuột uống trong 14 ngày, thông qua đánh giá tính thấm thành mạch, tỷ lệ sưng khớp gối thấy có tác dụng chống viêm khớp [73]. Cao chiết ethanol từ củ loài A. heterophyllum làm giảm viêm, làm giảm trọng lượng u hạt trong chuột ở liều thử 225, 450 và 900 mg/kg đường uống. Ngoài ra một số nghiên c ứu cho thấy, chi Aconitum còn có tác dụng chống tiêu chảy, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút, ký sinh trùng, an thần, hạ sốt. k, Độc tính Theo nghiên cứu của Sajan L Shyaula [51], ngộ độc do dùng củ của các loài thuộc chi Aconitum thường xảy ra do dùng sai liều, không chế biến dược liệu. Các triệu chứng xảy ra nhanh chóng trong vòng 10 đến 20 phút. Ban đầu là ngứa ran, nóng rát ở ngón tay, ngón chân, tiếp theo là đổ mồ hôi, ớn lạnh, khô miệng, mất
  • 35. 18 cảm giác, nôn mửa, đau bụng dữ dội, tê liệt cơ xương, rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân chính gây tử vong là trụy tim mạch, loạn nhịp thất. Tám giai đoạn khi bị ngộ độc được mô tả bởi Bhaisajya Ratnawali. Qua phân tích nước tiểu của bệnh nhân bị ngộ độc thấy rằng các trường hợp bị ngộ độc khi dùng các loài thuộc chi Aconitum ở Nepal trong nước tiểu thường có các alcaloid: bikhaaconitin, pseudoaconitin, indaconitin và yunaconitin. Xử lý ngộ độc các alcaloid trên cần thực hiện ngay và giám sát chặt chẽ nhịp tim, huyết áp. Nguyên nhân gây ra ngộ độc chủ yếu là các alcaloid diterpenoid có khung cấu trúc C-19 và C-20. Các alcaloid chính có độc tính cao là: aconitin, mesaconitin, hypaconitin. Các alcaloid này có thể bị chuyển hóa thành dạng ít độc hoặc không còn độc tính (aconitin→ benzoylaconin → aconin; mesaconitin→ benzoylmesaconin → mesaconin; hypaconitin→ benzoylhypaconin→ hypaconin). Theo dõi 10 ca ngộ độc do sử dụng các loài thuộc chi Aconitum chủ yếu là A. kusnezoffii trong y học cổ truyền để chữa bệnh đau nhức xương khớp. Kiểm tra thấy trong các trường hợp đều phát hiện có alcaloid yunaconitin [93]. 1.2.7. Công dụng 1.2.7.1. Ô đầu [6], [18] - Công năng: Khu phong, trừ thấp tý, ôn kinh chỉ thống - Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ - Cách dùng: Dùng ngoài xoa bóp dưới dạng thuốc ngâm rượu, không được uống. 1.2.7.2. Phụ tử [6], [18] Phụ tử là củ con của cây Ô đầu. - Công năng: hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. - Chủ trị: chứng vong dương, thoát dương, chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề. - Cách dùng, liều lượng: ngày dùng 4-12 g dược liệu đã bào chế đạt tiêu chuẩn giới hạn aconitin, dạng thuốc sắc. 1.2.8. Một số sản phẩm sản xuất từ một số loài thuộc chi Aconitum L. Trên thị trường có nhiều sản phẩm sản xuất từ cây Ô đầu [11], [104] như :
  • 36. 19 + Bát vị quế phụ, cồn xoa bóp Jamda của công ty cổ phần Traphaco, trị đau nhức xương khớp. + Sản phẩm Vatsanabha của Ấn Độ dùng giảm đau, chống viêm khớp. + Các sản phẩm khác chứa Aconitum với tác dụng tăng cường miễn dịch, chống viêm, giảm đau, tim mạch với các tên biệt dược như: Aconite, Boiron, HylADNs, Aconit, Aconiti Tuber, Acónito, Aconitum, Ativisha, Autumn Monkshood, Bachnag, Bikhma, Blue Monkshood. Hình 1.8. Một số hình ảnh về thuốc sản xuất từ một số loài thuộc chi Aconitum 1.3. Tổng quan về cây Ý dĩ 1.3.1. Thực vật học Ý dĩ hay còn gọi là bobo, hạt cườm, cườm gạo, dĩ mễ, co đươi, mạy păt có tên khoa học Coix lacryma-jobi L. var. ma-yuen Stapf họ lúa (Poaceae) [2]. 1.3.1.1. Đặc điểm thực vật Cây thảo lớn, mọc thành bụi, cao 1 – 2 m, giống cây ngô. Thân to mọc thẳng, ít phân cành, nhẵn, ruột xốp. Lá mọc so le, hình dải, dài 10 – 50 cm, rộng 2 – 5 cm, gốc tròn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn mép uốn lượn, gân giữa to nổi rất rõ ở mặt dưới; bẹ lá dài và rộng, bẹ chìa nhỏ. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thẳng đứng thành bông ở kẽ lá, dài 4 – 8 cm; hoa đực ở trên, 2 – 3 cái xếp lợp; hoa cái ở dưới hình trứng được bao bọc bởi một lá bắc rất dày. Quả thóc, hình trứng, một mặt phẳng, một mặt lồi, đáy tròn, đầu thuôn nhọn,
  • 37. 20 có vỏ ngoài mềm, nhẵn bóng, dễ bóc, màu xám nhạt, nhân màu trắng. Mùa ra hoa quả: tháng 5 – 12. Theo luận văn Thạc sĩ Dược học của Nguyễn Hương Giang (2014) với đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học Ý dĩ”, Ý dĩ ở Việt Nam chia thành 5 thứ chính: - Coix lacryma-jobi L. var. susudama Honda: thân lá màu sẫm, quả màu tím đen. - Coix lacryma-jobi L. var. puellarum: quả có lá bắc phát triển ôm lấy toàn bộ bên trong nhỏ bé, hình cầu, bóng, cứng. - Coix lacryma-jobi L. var. lacryma-jobi: hoa cái có bao hình bầu, khi chín nâu đen rồi trắng, rất cứng. - Coix lacryma-jobi L. var. ma-yuen Stapf: thân lá màu lục vàng nhạt, quả màu vàng lục. - Coix lacryma-jobi L. var. stenocarpa Stapf in Hook: quả được bao phủ bởi lá bắc mỏng và khô. Một số hình ảnh cây Ý dĩ
  • 38. 21 Hình 1.9. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. lacryma-jobi Hình 1.10. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. stenocarpa Stapf [3] Hình 1.11. Hình ảnh về loài Coix lacryma-jobi L. var. ma-yuen Stapf [3]
  • 39. 22 1.3.1.2. Cấu tạo của vỏ Ý dĩ Hạt Ý dĩ có kích thước khoảng 8-12 mm về chiều dài, đường kính khoảng 5 mm. Hạt sau khi được phơi khô sẽ được tách thành 4 phần tính từ ngoài vào trong như sau: - Lớp vỏ cứng (hull adlay) màu nâu sẫm đến màu xám đen - Lớp vỏ lụa (testa adlay) - Lớp vỏ cám (bran adlay) - Phía trong cùng là nhân hạt (Polished adlay) màu xám và cũng có thể là màu ngà, màu xanh nhạt, hồng, nâu hoặc đen [58]. Hình 1.12.Cấu tạo vỏ hạt Ý dĩ [58]. 1.3.1.3. Phân bố sinh thái Ý dĩ được trồng ở nhiều nơi từ Bắc vào Nam. Ngoài ra Ý dĩ còn có ở Trung Quốc và các nước nhiệt đới châu Á. Ý dĩ mọc hoang và cũng thường được trồng ở ven bờ nước, bãi, ruộng [2]. 1.3.2. Thành phần hóa học - Hạt Ý dĩ có chứa tinh bột 50 - 79%, protein 16 - 19%, dầu béo 2 - 7%,
  • 40. 23 lipid, thiamin, acid amin, adenosin [17], [26], [30] chất vô cơ vết. Dầu béo có coixenolid (khoảng 0,25%), coixol. - Lá và rễ chứa benzoxazolon. Rễ còn có một số dẫn chất lignan và syringyl glycerol. - Thành phần chủ yếu lớp vỏ hạt Ý dĩ: + Lớp vỏ cứng: acid syringic, acid ferulic, syringaresinol, 4-ketopinoresinol, và mayuenolid, p-hydroxybenzaldehyd, vanillin, syringaldehyd, trans-coniferylaldehyd, sinapaldehyd, và coixol.. [31]. + Lớp vỏ cám và vỏ lụa: Quercetin, nobiletin, eriodictyol, sitosterol, stigmasterol, và stigmastanol.. [31]. Ngoài tinh bột và dầu béo là thành phần chính, trong Ý dĩ còn có các hợp chất flavonoid và phenolic Dầu béo có coixenolid (vào khoảng 0,25%), coixol; các policosanol bao gồm docosanol (C22), tetracosanol (C24), hexacosanol (C26) và octacosanol (C28), Phytosterol (squalene, tocopherol, campesterol, stigmasta-5,22-dien-3-ol, β- sitosterol, ergostanol và friedelin) trong đó β-sitosterol chiếm hàm lượng chính. Coixol Coixenolid Triolein có nhiều trong dầu hạt Ý dĩ, đó là ester của acid béo oleic C17H33COOH và glixerol có công thức phân tử là C57H104O6 [44].
  • 41. 24 Bảng 1.2: Các hợp chất flavonoid phân lập từ Ý dĩ TT Tên hợp chất Cấu trúc hóa học 1 Tricin 2 5,7-dihydroxychromon 6 7 R H CH3 3 5-hydroxy-7- methoxychromon 4 Davidigenin 5 Isoliquiritigenin 6 Luteolin 6 7 R H CH3 7 Chrysoeriol
  • 42. 25 8 Formononetin 9 Naringenin R1 R2 R3 8 OH H H 9 OH OCH3 H 10 OH OH CH3 11 H H H 10 Homoeriodictyol 11 Hesperetin 12 Liquitiritigenin 13 3,4ˈ,5,7- tetramethoxyflavon R1 R2 R3 R4 12 OCH3 H H H 13 OCH3 H H OCH3 14 H OCH3 OCH3 H 15 OCH3 OCH3 OCH3 OCH3 14 3,3ˈ,4ˈ,5,7- pentamethoxyflavon 15 Tangeretin 16 3,5,6,7,8,3ˈ,4ˈ- heptamethoxyflavon 17 2ˈ,6-dihydroxy-4ˈ- methoxydihydroauronol
  • 43. 26 Bảng 1.3: Các hợp chất lignan phân lập từ Ý dĩ TT Tên hợp chất Cấu trúc hóa học 1 (+)-(7'S,8'R,7''S,8''R)- guaiacylglycerol β-O- 4'-dihydrodisinapyl ether 1 2 R β-OH α-OH 2 (+)-(7'S,8'R,7''R,8''S)- guaiacylglycerol β-O- 4'-dihydrodisinapyl ether 3 (-)-(7R,8S)- dehydrodiconiferyl alcohol Bảng 1.4: Các hợp chất phenolic phân lập từ Ý dĩ TT Tên hợp chất Cấu trúc hóa học 1 4-ketopinoresinol 2 trans-coniferylaldehyd 2 3 4 5 R1 OH H OH OCH3 R2 OCH3 OH OH OH 3 Acid p-coumaric 4 Acid caffeic 5 Acid ferulic 6 p-hydroxybenzaldehyd
  • 44. 27 7 p-vanillin R1 R2 R3 6 H H H 7 H CH3OH H 8 OH H OH 9 OH OCH3 OCH3 10 H OCH3 OCH3 8 Acid protocatechuic 9 Acid vanilic 10 Syringaldehyd 11 -C-syringyl-glycerol 11 threo 12 erythro 12 1.3.3. Tác dụng dược lý Ý dĩ được tập trung nghiên cứu trên hạt, nhân và cám với các tác dụng như chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm, chống dị ứng, bảo vệ gan, hạ đường huyết và một số tác dụng khác. 1.3.3.1. Tác dụng chống ung thư Hạt Ý dĩ kết hợp với lipiodol làm giảm sự phát triển của khối u gan trên chuột bị ung thư gan tương tự như khi sử dụng mitomycin/lipiodol và có hiệu quả cao hơn so với khi chỉ sử dụng lipiodol hoặc hạt Ý dĩ. Tỷ lệ phát triển khối u giảm 3,36% và tỷ lệ ức chế khối u là 85,03% [31], [34]. Dịch chiết methanol hạt Ý dĩ gây ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư phổi người A549 một cách phụ thuộc liều [65], [66]. Phân đoạn ethyl acetat của dịch chiết methanol vỏ hạt Ý dĩ ức chế mạnh sự tăng sinh của tế bào ung thư phổi người A549, tế bào ung thư biểu mô đại trực tràng người HT-29 và COLO 205 [71]. Các hợp chất lactam: coixspirolactam A,
  • 45. 28 coixspirolactam B, coixspirolactam C, coixlactam và methyl dioxindol-3-acetat được phân lập từ hạt Ý dĩ cũng thể hiện tác dụng độc các tế bào ung thư A549, HT- 29 và COLO 205 với IC50 nằm trong khoảng 28,6 - 72,6 mg/mL. Dầu hạt Ý dĩ kết hợp với VP16 có tác dụng gây độc tế bào ung thư A549. Sản phẩm Kanglaite có thành phần là dầu hạt Ý dĩ kích thích các phản ứng miễn dịch bằng cách tăng số lượng tế bào T và diệt các tế bào NK trong máu của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) [96]. Ngoài ra, Kanglaite dạng thuốc tiêm còn có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy người, ức chế hoạt động của enzym cyclooxygenase 2 trong tế bào ung thư biểu mô phổi A549, nâng cao hiệu quả và giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư dạ dày [100]. Polysaccharid chiết xuất từ hạt của Ý dĩ có khả năng ức chế sự phát triển tế bào A549 và gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) thông qua một cơ chế chủ yếu liên quan đến hoạt hóa chu trình nội tại ở ty thể [39]. Gibberella moniliformis AH13 là một loại nấm nội sinh sản xuất triolein phân lập từ lá của Ý dĩ có hoạt tính chống ung thư (A549, HCT116, MDA-MB-231 và SW1990)[99]. BCOE, một loại nhũ tương tiêm tĩnh mạch chứa 10% (w/v) dầu của Brucea javanica và dầu của hạt Ý dĩ với tỷ lệ 3:1, lipid E 80, 0.3% (w/v) pluronic F-68 (F- 68), 0.1% (w/v) muối oleat và 2.5% (w/v) glycerin trong nước có tác dụng chống ung thư cao hơn và độc tính thấp hơn khi chỉ sử dụng nhũ tương dầu Brucea javanica và dầu hạt Coix trên chuột mang tế bào ung thư mô liên kết S180 [94]. Coixenoid và α-monolinolein phân lập từ hạt có tác dụng chống ung thư Các acid palmitic, stearic, oleic và acid linoleic có trong hạt Ý dĩ có tác dụng ức chế sự phát triển khối u in vivo của chuột sau khi gây khối u. Hai hợp chất lactam, coixspirolactam D và coixspirolactam E (2), 1 hợp chất spiroenon, coixspiroenon, cùng với 7 hợp chất khác coixspirolactam A, coixspirolactam B, coixspirolactam C, coixlactam, coixol, ethyl dioxindol-3-acetat, isoindol-1-on, 2 neolignan, zhepiresionol và ficusal ức chế sự tăng sinh của các tế bào MCF-7, MDA-MB-231 và T-47D.
  • 46. 29 1.3.3.2. Tác dụng kháng virus Nghiên cứu thực hiện trên người tình nguyện khỏe mạnh, uống 6 hạt Ý dĩ, ba lần một ngày (liều cơ bản) trong 4 tuần cho thấy, hạt Ý dĩ tăng cường miễn dịch tế bào thông qua bạch cầu ngoại biên và có hiệu quả chống lại nhiễm trùng da do virus thông qua việc tăng cường gây độc virus[72]. 1.1.3.3. Tác dụng chống oxy hóa, làm trắng da Dầu hạt Ý dĩ có tác dụng làm giảm nồng độ malondialdehyd (MDA) trong huyết thanh và tăng hoạt tính của enzym superoxid dismutase trong huyết thanh ở chuột bị lipid máu cao. Cơ chế chống oxy hóa có thể liên quan đến tác dụng quét gốc tự do của dầu hạt Ý dĩ đặc biệt là các gốc tự do superoxid anion [81]. Polyphenol chiết xuất từ Ý dĩ có hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần (TC), cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C) và malondialdehyd (MDA), tăng nồng độ cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL- C) trong huyết thanh. Ngoài ra, sử dụng dịch chiết này theo đường uống cũng có thể làm tăng khả năng chống oxy hóa và các hoạt động của enzym catalase (CAT), glutathion peroxidase (GSH-Px) ở gan. Fructooligosaccharid, một prebiotic (chất xơ hòa tan, nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột) được chiết xuất từ hạt Coix lachryma-jobi Linn có tác dụng dọn gốc tự do DPPH và ức chế yếu quá trình peroxid hóa [88]. Phân đoạn n-butanol có tác dụng dọn gốc tự do mạnh hơn so với các phân đoạn còn lại của vỏ Ý dĩ và có tác dụng ức chế enzym tyrosinase, làm trắng da. Các hợp chất có tác dụng chống oxy hóa được phân lập từ phân đoạn n-butanol: coniferyl alcohol, acid syringic, acid ferulic, syringaresinol, 4-ketopinoresinol và mayuenolid; từ phân đoạn ethyl acetat: acid chlorogenic, acid vanillic, acid caffeic, acid p-coumaric, acid ferulic và 2-O-beta-glucopyranosyl-7-methoxy-4(2H)- benzoxazin-3-on. 1.3.3.4. Tác dụng chống viêm Nghiên cứu của Choi G. và các cộng sự (2015) cho thấy phân đoạn ethyl acetat hạt Ý dĩ có tác dụng ức chế sản xuất NO trong đại thực bào RAW 264.7 khi bị kích thích bởi kháng nguyên lipopolysaccharid (LPS) với IC50 12,9 µg/ml. Nhóm
  • 47. 30 nghiên cứu này cũng chỉ ra tác dụng chống viêm của các hợp chất phân lập từ hạt Ý dĩ: (-)-(7R,8S)-dehydrodiconiferyl alcohol và 4-ketopinoresinol với IC50 lần lượt là 1,4 và 3,7 µM. Nhóm nghiên cứu của Chen H. J. cho thấy các phân đoạn có hàm lượng phenolic và flavonoid cao từ dịch chiết ethanol cám Ý dĩ sự ức chế giải phóng IL-6 và TNF-α trong đại thực bào RAW 264.7 gây bởi LPS phụ thuộc nồng độ [30]. Benzoxazolon có trong lá và rễ Ý dĩ có tác dụng ức chế sự giải phóng histamin. 1.3.3.5. Tác dụng chống dị ứng Cao ethyl acetat của dịch chiết ethanol cám Ý dĩ có tác dụng ức chế giải phóng interleukin IL-4, IL-6 và yếu tố hoại tử khối u-α trong các tế bào RBL-2H3 [34]. Hợp chất luteolin phân lập từ cám Ý dĩ có tác dụng ức chế sự giải phóng enzym β-hexosaminidase từ các tế bào RBL-2H3 khi bị kích thích bởi A23187 1.3.3.6. Tác dụng bảo vệ dạ dày Dịch chiết ethanol của nội nhũ và cám hạt Ý dĩ ức chế sự tăng sinh của dòng tế bào ung thư dạ dày AGS. Trong số 19 hợp chất được phân lập từ cám hạt Ý dĩ, acid caffeic và acid chlorogenic ức chế đáng kể sự tăng trưởng của tế bào AGS. Dịch chiết nhân hạt Ý dĩ làm giảm chỉ số loét (UI) và các chỉ số sinh hóa của quá trình oxy hóa trên mô hình tổn thương dạ dày bằng indomethacin [31]. 1.3.3.7. Tác dụng hạ đường huyết Phân đoạn chiết chloroform thân cây Ý dĩ có tác dụng hạ glucose huyết trên cả mô hình đái tháo đường typ 1 do streptozocin liều cao (200 mg) và mô hình tăng glucose huyết thực nghiệm do streptozocin liều 150 mg/kg [88]. Cao ethyl acetat của dịch chiết ethanol Ý dĩ làm tăng sự biệt hóa tế bào tạo mỡ và tăng hấp thu glucose trong các tế bào 3T3-L. Nhân hạt Ý dĩ có tác dụng làm giảm glucose huyết trên chuột bị tiểu đường do streptozotocin gây ra. Coixan A, B, C phân lập từ hạt Ý dĩ có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra Ý dĩ còn có một số tác dụng khác như Tác dụng chống loãng xương: Nhân hạt Ý dĩ có tác dụng làm tăng sinh tế
  • 48. 31 bào tạo xương, giảm bớt tình trạng loãng xương trên mô hình chuột bị cắt bỏ buồng trứng (ovariectomized). Tác dụng ức chế enzym acetyl cholinesterase: Một chất ức chế acetylcholinesterase chống sa sút trí tuệ đã được phân lập từ Ý dĩ với hoạt tính ức chế cao, IC50 là 0,608 mg [88]. Cũng có nghiên cứu về độc tính của hợp chất chiết xuất từ Ý dĩ: Dầu hạt Ý dĩ thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm dưới da có liều gây chết trong khoảng 5 - 10 g/ kg. Chất coixol cho chuột nhắt trắng uống với liều 0,5 g/kg/ngày trong vòng 1 tháng không thấy có biến đổi khác thường xảy ra 1.3.4. Công dụng [6], [18] Hạt dùng chữa: Áp xe phổi, ruột thừa; viêm ruột ỉa chảy; bạch đới, phong thấp sưng đau; loét dạ dày, loét cổ tử cung; mụn cóc, eczema. Liều dùng 15-30 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Ý dĩ là vị thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bồi bổ sức khỏe cho người già và trẻ em, dùng lợi sữacho phụ nữ sinh đẻ. Do Ý dĩ có nhiều lipid, protid hơn gạo, nhiều protid hơn bột bắp nên người ta dùng hạt đã giã trắng để thổi cơm; hoặc kết hợp với hạt sen, mộc nhĩ hầm thịt gà bồi bổ cơ thể, hoặc dùng để nấu chè. Rễ dùng chữa: Viêm nhiễm đường niệu, sỏi thận; thủy thũng, phong thấp đau xương, trẻ em ỉa chạy; bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, kinh bế; trừ giun đũa, đau bụng giun. Liều dùng 15 – 30 g, dạng thuốc sắc [6]. Một số bài thuốc có chứa Ý dĩ như: thuốc bổ chữa lao lực; chữa trường ung bụng trướng đầy, tiểu tiện khó; chữa thủy thũng; chữ tiểu tiện ra sỏi; chữa tê thấp
  • 49. 32 1.3.5.Một số sản phẩm chứa Ý dĩ [109] Hình 1.13.Một số hình ảnh về sản phẩm chứa Ý dĩ 1.4. Tổng quan về cây Đan sâm 1.4.1.Đặc điểm thực vật và phân bố chi Salvia Theo hệ thống phân loại thực vật [2], [3], [9] , vị trí phân loại của chi Salvia là: Giới thực vật: Planta Phân giới thực vật bậc cao Ngành ngọc lan: Magnoliophyta Lớp ngọc lan: Magnoliopsida Phân lớp bạc hà: Lamiidae Liên bộ Bạc hà: Lamianae Bộ bạc hà: Lamiales Phân bộ Bạc hà: Lamiineae Họ bạc hà: Lamiaceae
  • 50. 33 Chi: Salvia L. Chi salvia L. là cây cỏ hay cây bụi nhỏ. Lá đơn hay lá kép lông chim, mọc đối dọc thân hay tập trung ở dưới gốc. Cụm hoa dạng chùm, dạng chùy hay dạng bông ở đỉnh cành. Lá bắc có màu hay không, tồn tại hay sớm rụng. Đài hình chuông, hình trứng hay có dạng ống, 2 môi: môi trên 3 thùy hay hàn liền thành 1 thùy; môi dưới 2 thùy. Tràng có ống ít nhiều thò khỏi đài, 2 môi: môi trên 2 thùy; môi dưới 3 thùy. Nhị 4, nhưng chỉ có 2 nhị trên hữu thụ, 2 nhị dưới thoái hóa; chỉ nhị ngắn; trung đới kéo dài thành dạng đòn bẩy; bao phấn 2 ô. Bầu nhẵn hay có lông; vòi nhụy xẻ 2 thùy ở đỉnh. Đĩa mật có thùy trước phát triển. Quả hình trứng hay hình 3 góc, nhẵn [55]. Trên thế giới đã xác định chi Salvia L. có gần 100 loài, phân bố ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện có 9 loài thuộc chi Salvia [6], [18], [19] gồm: Salvia sonchifolia C.Y.Wu , Salvia eberhardtii V. X. Phuong, Salvia scapiformis Hance, Salvia miltiorrhiza Bunge, Salvia japonica Đ.T.Xuyen, Salvia splendens Ker.- Gawl, Salvia coccinea L., Salvia farinacea Benth, Salvia plebeian R. Br. * Phân bố của 9 loài thuộc chi Salvia L. có ở Việt Nam như sau: + Salvia sonchifolia C.Y.Wu (Xôn hai hoa): Vùng núi đá vôi, ở độ cao 1000- 1500 m: Hà Giang (Đồng Văn, Phó Bảng). Ngoài ra còn có ở Trung Quốc. + Salvia eberhardtii V.X.Phuong (Xôn ebehardt): Mọc hoang nơi sáng và ẩm. Ít gặp, mới thấy ở Quảng Trị (Củ Bi). + Salvia scapiformis Hance (Xôn cuống dài): Vùng núi đá vôi sáng và ẩm: Hà Giang, Hòa Bình. Còn có ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Philippin. Làm thuốc chữa sưng phổi. + Salvia miltiorrhiza Bunge (Đan sâm): Cây nhập nội, thích nghi môi trường sáng và ẩm, trồng ở Lào Cai, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Văn Điển) và một số vườn thuốc khác. Phân bố ở Trung Quốc (vùng đồi núi phía Tây, Tây Nam và Đông Nam), Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Làm thuốc hoạt huyết chữa kinh nguyệt không đều, giảm đau xương khớp, mẩn ngứa… + Salvia japonica Thunberg Đ. T. Xuyen (Xôn nhật): Vĩnh Phúc (vườn
  • 51. 34 quốc gia Tam Đảo). Ngoài ra còn ở Nhật Bản, Trung Quốc . + Salvia splendens Ker.- Gawl (Hoa xôn): Ưa đất phù sa, đất thịt trong môi trường sáng và ẩm. Trồng ở các công viên, các vườn hoa ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cây có nguồn gốc châu Mỹ (Brazil), được nhập trồng ở nhiều nước trên thế giới. Dùng làm cảnh. + Salvia coccinea L. (Xôn đỏ): Ưa đất phù sa, đất thịt trong môi trường sáng và ẩm . Được trồng ở Yên Bái (Văn Phú). Cây có nguồn gốc châu Mỹ, được nhập trồng ở một số nước châu Á như Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Đài Loan, Indonexia. Dùng làm cảnh và làm thuốc. + Salvia farinacea Benth (Xôn xanh) : nguồn gốc châu Mỹ, nhập trồng ở Hà Nội (Văn Điển, Trường Đại học Dược Hà Nội) và một số nơi khác. Còn có ở Ấn Độ, Indonexia. Cây có tinh dầu và được dùng làm thuốc, làm cảnh. + Salvia plebeia R. Br. (Xôn dại): Mọc hoang nơi sáng và ẩm như bãi hoang, ruộng hoang, ven đường đi: Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số tỉnh khác. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Indonexia. 1.4.2.Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Salvia L. Thành phần hóa học của chi Salvia L. Thường được chia thành 3 nhóm chất chính là: nhóm phenol, hợp chất diterpenoid và nhóm khác [67], [74], [78], [84], [90], [91]. a,Phenol và acid phenolic + Các acid salvianolic: acid salvianolic A, B, C, G . + Các monoterpenoid: danshensu, acid rosmarinic, acid lithospermic, acid caffeic, acid protocatchuic, acid p-coumaric, acid gallic, acid ferulic. b, Các hợp chất diterpenoid + Các tanshinon: tanshinon I, tanshinon IIA, tanshinon IIB, yptotanshinon methyltanshinonat, hydroxytanshinon IIA, dihydrotanshinon I, tanshindiol B, miltionon II.
  • 52. 35 + Các isotanshinon: isocryptotanshinon, isotanshinon I, isotanshinon IIA. + Các neo-clerodan diterpenoid: salvidivin A, B, C, D; salvinorin A, B, C, D, E, F, G, H, I; divinatorin A, B, C, D, E, divinorin 1.1.2.3. Các thành phần khác + Các polysaccharid: SMP1, SMP2, SMP3, SMP4. + Các hợp chất triterpenoid: α-amyrin, β-amyrin, lupeol. + Các sterol: β- sitosterol, stigmasterol. + Flavonoid: luteolin-7-0-glucosid, luteolin, salvigenin, apigenin, quercetin. + Acid béo: acid linoleic, acid linolenic, acid oleic, acid erucic. Bảng 1.5. Nhóm hoạt chất phenol và acid phenolicphân lập từ rễ chi Salvia L. Phân nhóm hoạt chất Hoạt chất Loài Các acid salvianolic Acid salvianolic A, B, E S. miltiorrizha Các monoterpenoid Danshensu S. miltiorrizha Acid rosmarinic S. miltiorrizha S. verticellata S. trichoclada S. korenenburgii S. libata S. officinalis S. plebebia Acid lithospermic S. miltiorrizha Các acid salvianolic Acid salvianolic A, B, E S. miltiorrizha Acid protocatchuic S. miltiorrizha S. bicolor
  • 53. 36 Phân nhóm hoạt chất Hoạt chất Loài Acid p-coumaric S. bicolor S. splendens Acid caffeic S. miltiorrizha S. bicolor S. splendens S. verticellata S. trichoclada S. korenenburgii S. plebebia Acid gallic S. verticellata S. trichoclada S. korenenburgii S. bicolor Acid furelic S. bicolor Bảng 1.6. Nhóm hoạt chất diterpen trong chi Salvia L. Phân nhóm hoạt chất Hoạt chất Loài Bộ phận Các tanshinon Tanshinon I S. miltiorrhiza Rễ Dihydrotanshinon I S. miltiorrhiza Rễ Tanshinon IIA S. miltiorrhiza Rễ Tanshinon IIB S. miltiorrhiza Rễ Hydroxy-tanshinon IIA S. miltiorrhiza Rễ Crypto-tanshinon S. miltiorrhiza Rễ
  • 54. 37 Methyl-tanshinonat S. miltiorrhiza Rễ Tanshindiol B S. miltiorrhiza Rễ Miltionon I S. miltiorrhiza Rễ Các isotanshinon Isotanshinon I S. miltiorrhiza Rễ Isotanshinon II S. miltiorrhiza Rễ Isocrypto-tanshinon S. miltiorrhiza Rễ Các neo- clerodan diterpenoid Salvidivin A, B, C, D S. miltiorrhiza Rễ S. divinorum Rễ Salvinorin A, B, C, D, E, F, H, I S. miltiorrhiza Rễ S. divinorum Lá Divinatorin A, B S. miltiorrhiza Rễ S. divinorum Rễ Divinatorin C, D, E S. divinorum Rễ Divinorin F S. miltiorrhiza Rễ Bảng 1.7. Các thành phần hoạt chất khác có trong chi Salvia L. Phân nhóm hoạt chất Tên hoạt chất Loài Các triterpenoid α-amyrin S. amplexicaulis S. apiana β-amyrin S. amplexicaulis S. apiana S. bicolor S. aegyptiaca Lupeol S. bicolor S. aegyptiaca Các sterol β-sitosterol S. bicolor
  • 55. 38 S. aegyptiaca S. miltiorrhiza Stigmasterol S. bicolor S. aegyptiaca Dousterol S. miltiorrhiza Các acid béo Acid linolenic S. bicolor và nhiều loài khác Acid oleic S. bicolor và nhiều loài khác Acid erucic S. bicolor Các flavonoid Luteolin S. bicolor và nhiều loài khác Luteolin-7-O-glucosid S. bicolor và nhiều loài khác Salvigenin S. bicolor và nhiều loài khác Apigenin S. bicolor và nhiều loài khác Quercetin S. bicolor 1.4.3.Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Salvia L. 1.4.3.1.Tác dụng trên tim mạch Tanshinon IIA có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu rất rõ rệt, ức chế kênh Ca2+ trên màng tế bào của mạch vành tim. Acid lithospermic B có tác dụng làm tăng NO (nitric oxid - chất có vai trò ức chế kết tập tiểu cầu). Acid salvianolic B đã được chứng minh để bảo vệ não khỏi bị tổn thương thiếu máu cục bộ-tái tưới máu. Ngoài ra, acid salvianolic B ức chế tiểu cầu, ức chế tan máu hồng cầu. Dịch chiết nước của Đan sâm có tác dụng làm giảm fibrinogen, giảm độ nhớt máu. Ở Trung Quốc Đan sâm được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, huyết khối, trong điều trị mất ngủ, thần kinh suy nhược và ngăn nhồi máu cơ tim do có khả năm ức chế kết tập tiểu cầu. Ngoài ra Đan sâm còn có tác dụng làm giãn động mạch vành và đối kháng đáng kể với phản ứng co thắt do morphine gây ra. Rễ của Salvia miltiorrhiza Bunge đã đươc chứng minh ức chế cholesterol và có giãn mạch, hạ
  • 56. 39 huyết áp, có lợi cho bệnh nhân suy thận mãn tính. Sodium tanshinon IIA sulfonat là một dẫn xuất tan trong nước của tanshinon II A và có tác dụng trên tim mạch và não. Sodium tanshinon II-A sulfonat làm giảm nhồi máu cơ tim trong một con thỏ 1 giờ do thiếu máu cục bộ và mô hình tưới máu lại 3 giờ (Wu et al., 1993). Sodium tanshinon II-A sulfonat có tác dụng bảo vệ tế bào nội mô mạch máu. Nghiên cứu lâm sàng Salvia miltiorrhiza Bunge so sánh với nitroglycerin. Cả hai loại thuốc đều làm giảm áp lực tâm thất trái. Tác dụng của Salvia miltiorrhiza rõ rệt, kéo dài hơn so với nitroglycerin. Dựa trên các nghiên cứu tiền lâm sàng, Salvia miltiorrhiza Bunge làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và có vai trò bảo vệ hóa học trong thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính và rối loạn nhịp tim (Cheng et al., 1990), và thiếu máu cardial gây ra bởi thắt động mạch vành (Cheng et al., 1992). Tanshinon được báo cáo để bảo vệ cơ tim chống lại rối loạn chức năng tim và sự trao đổi chất gây ra do thiếu oxy. Tanshinon IIA làm ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức đề kháng của hồng cầu đối với sự tan huyết khối gây ra bởi dung dịch nhược trương, nhiệt lượng, pH thấp hoặc saponin. Các acid caffeic và các diterpenoid là thành phần có mặt chủ yếu trong các loài thuộc chi Salvia L. đều có hoạt tính sinh học. Các dẫn chất của acid caffeic có hoạt tính sinh học là chống oxi hóa, chống đông máu, chống thiếu máu cục bộ và tái tưới máu, chống tăng huyết áp, chống xơ hóa, kháng virus và có tác dụng ức chế ung bướu. Diterpennoid có nhiều hoạt tính sinh học khác nhau: chống oxy hóa, chống kết tập tiểu cầu, làm tăng lưu lượng máu mạch vành, bảo vệ tim trong thiếu máu cục bộ, chống vi khuẩn, ức chế ung bướu, chống ung thư . Gần đây những công trình nghiên cứu trên thế giới về tác dụng của dịch chiết, chất phân lập từ rễ Đan sâm khá nhiều và khá hệ thống gồm các tác dụng trên tim mạch, chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống ung thư, hạ đường huyết, tác dụng trên hệ sinh dục và một số tác dụng khác…Tác dụng trên tim mạch của Đan sâm rất đa dạng và theo nhiều cơ chế tác dụng có lợi trên hệ tim mạch. Tác dụng khác của Đan sâm trên bệnh đột quỵ bao gồm: chống viêm, giảm gốc tự do, chống oxy hóa và bảo vệ ty thể [74], [84], [91], [97]. Loài Salvia haematodes Wall. Có tác dụng chống trầm cảm (chống co giật). Khi thử nghiệm trên động vật các mô hình, các chiết xuất ethanol của Salvia
  • 57. 40 haematodes Wall. có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả [89]. Các dịch chiết xuất ethanol của loài Salvia haematodes có ý nghĩa tác dụng tăng co bóp trên tim thỏ bị cô lập. Nó cũng có tác dụng vào tá tràng thỏ cô lập, Salvia desoleana Atzei & Picci là một loài được sử dụng trong y học dân gian để điều trị rối loạn kinh nguyệt và tiêu hóa và các bệnh của hệ thần kinh trung ương. Loài Salvia officinalis có các tác dụng làm giảm huyết áp trong các nghiên cứu động vật [36], [43]. 1.4.3.2. Tác dụng chống viêm Tanshinon IIA làm tăng tác dụng trên các receptor của thụ thể estrogen hoạt động trong các tế bào HeLa, ức chế iNOS (cảm ứng nitric oxid synthase tạo ra protein và nitric oxid (NO)) và ức chế sự hình thành các protein gây viêm như cytokin IL-1β, Il-6 và TNF-α qua receptor estrogen kích hoạt RAW 264,7 đại thực bào. Điều này cho thấy tanshinon IIA có tác động trên hệ miễn dịch [55], [62]. 1.4.3.3. Tác dụng chống ung thư Tanshion IIA làm giảm sự tăng trưởng và ức chế chống lại các tế bào ung thư vú, ung thư tế bào bạch cầu THP-1, ung thư tế bào A549 phổi ở người và tế bào ung thư cổ tử cung (tanshinon IIA ức chế lên CYP 2E1- CYP liên quan đến biến đổi các chất có nhân thơm (benzen, pyrazol), các dẫn xuất halogen hóa ankan và anken (chloroform, halothan), chất nitrosamin/ hợp chất azo. Tanshinone IIA gây ra sự chết theo chương trình của các dòng ung thư bạch cầu HL60 và K562 ở người tại các nồng độ khác nhau, từ 1-3 mg/ ml với thời gian đáp ứng khác nhau thông qua kích hoạt caspase-3. Tanshinone IIA gây ra và ức chế sự tăng trưởng tế bào trong các tế bào bệnh bạch cầu NB4, tanshinone IIA có thể bổ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh bạch cầu và các tác dụng trong cơ thể chống ung thư như cũng như tiềm năng lâm sang của nó [61], [63] 1.4.3.4. Tác dụng chống oxy hóa Acid salvianolic A, B và acid rosmarinic có tác dụng ức chế sự peroxy hóa lipid và làm giảm sản sinh gốc tự do anion superoxyd trong hệ xanthin- xanthin oxidase. Đan sâm làm tăng cường các hoạt động enzym chống oxy hóa nội sinh và có thể loại bỏ các gốc oxy tự do. Tanshinon IIA ngăn DNA của tế bào gan khỏi bị