SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Lê Thị Tú Anh
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI MÍT LÁ ĐEN
ARTOCARPUS NIGRIFOLIUS C.Y.WU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Lê Thị Tú Anh
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI MÍT LÁ ĐEN
ARTOCARPUS NIGRIFOLIUS C.Y.WU
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Văn Tuyến
Hà Nội - 2012
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn
Tuyến, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn quỹ NAFOSTED và PGS.TS Trần Minh Hợi chủ nhiệm đề tài
“Nghiên cứu tính đa dạng và hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Mít
(Artocarpus Forst. & Forst. f.), họ Dâu tằm (Moraceae) ở Việt Nam” mã số
106.05.74.09, đã cung cấp kinh phí để thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn CN. Nguyễn Bích Thuận, Ths Bá Thị Châm đã
tận tình giúp đỡ và chỉ bảo trong suốt thời gian tôi làm luận văn.
Xin cảm ơn các cô bác, anh chị và bạn đồng nghiệp phòng Hóa Dược và
phòng Thử hoạt tính sinh học, những người đã luôn theo sát, giúp đỡ tôi.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo viện Hóa học- Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc
gia Hà Nội, các thầy cô trong khoa Sinh học đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè, đã động viên và
giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt luận văn này!
Học viên: Lê Thị Tú Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật của loài Artocapus nigrifolius C. Y. Wu.......................03
1.2. Ứng dụng trong y học cổ truyền của chi Artocapus....................................04
1.3. Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi Artocapus ..
1.3.1 Hoạt tính kháng sinh.............................................................................07
1.3.2 Hoạt tính gây độc tế bào ung thư..........................................................09
1.3.3 Hoạt tính chống oxy hóa.......................................................................14
1.3.4 Một số hoạt tính sinh học khác............................................................18
1.4. Các phương pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học in vitro............................19
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng sinh in vitro........................19
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư in vitro ....22
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa in vitro .................23
Chương 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Mẫu thực vật và thiết bị, hóa chất ...............................................................25
2.1.1. Mẫu thực vật .......................................................................................25
2.1.3. Thiết bị và hóa chất thử hoạt tính sinh học.........................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................26
2.2.1. Phương pháp tách chiết.......................................................................26
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc...........................................................26
2.2.3 Phương pháp thử hoạt tính sinh học ....................................................27
2.2.4 Phương pháp sử lý số liệu....................................................................30
2.3. Thực nghiệm ............................................................................................... 30
2.3.1. Chiết mẫu thực vật..............................................................................31
2.3.2. Sàng lọc sơ bộ hoạt tính dịch chiết các bộ phận.................................31
2.3.3. Phân lập chất ......................................................................................31
2.3.4. Thử hoạt tính các chất.........................................................................33
`Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sàng lọc sơ bộ hoạt tính dịch chiết các bộ phận ...............................................35
3.2. Thành phần hóa học cây Mít lá đen (Artocapus nigrifolius C. Y. Wu) ......39
3.3. Hoạt tính sinh học của các chất...................................................................45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................52
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Resonance Spectroscopy proton
13
C-NMR Carbon – 13 Nuclear Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Magnetic Resonance cacbon 13
Spectroscopy
HMBC Heteronuclear Mulitiple Phổ tương tác dị hạt nhân qua
Bond Coherence nhiều liên kết
HMQC Heteronuclear Single Phổ tương tác dị hạt nhân qua
Quantum Coherence một liên kết
s singlet
d doublet
t triplet
q quartet
J (Hz) hằng số tương tác tính bằng Hz
δ(ppm) ppm= part per million độ dịch chuyển hóa học tính bằng
ppm
KB human epidermoid carcinoma Ung thư biểu mô
HepG2 hepatocellular carcinoma Ung thư gan ở người
human
MCF7 Ardeno carcinoma Ung thư vú
LU Human lung carcinoma Ung thư phổi
IC50 Inhibitory concentration 50% Nồng độ ức chế 50% cá thể
ED50 Effective dose 50% Liều hiệu quả đáp ứng 50%
SKC Sắc ký cột
DMSO dimethyl sulfoxide
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Đặc điểm thực vật loài Mít lá đen Artocapus nigrifolius C.Y.Wu 4
Hình 1.2 Các phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro 21
Hình 1.3 Phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro sinh ký tự 22
Hình 2.1 Quy trình chiết mẫu vỏ và thân cây Mít lá đen 32
Hình 2.2: Phân lập các chất từ cao chiết diclometan 33
Hình 3.1 Sắc ký cột cao chiết DCM và SKBM một số phân đoạn cao chiết mẫu vỏ
thân. 40
Hình 3.2 Sắc ký bản mỏng so sánh của ADF2 và β-sitosterol 41
Hình 3.3: Tỉ lệ phần trăm ức chế vi sinh vật theo các nồng độ của AFD6 47
Hình 3.4 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư biểu mô KB 48
Hình 3.5 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 49
Hình 3.6 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư vú MCF7 50
Hình 3.7 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư phổi Lu 51
Hình 3.8 Minh họa thử nghiệm chống oxy hóa theo phương pháp sử dụng DPPH
của AFD6 52
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Hiệu suất ngâm chiết các bộ phận cây mẫu 35
Bảng 3.2 Kết quả thử hoạt tính kháng sinh của cao chiết Artocarpus nigrifolius
C. Y. Wu 36
Bảng 3.3 Hoạt tính chống ôxy hoá của các mẫu lá, vỏ thân, rễ và cành Artocarpus
nigrifolius C. Y. Wu 38
Bảng 3.4 Hoạt tính gây độc tế bào của các cao dịch chiết các bộ phận loài
Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu 39
Bảng 3.5: 13
C – NMR của các chất AFL2 và AFD3 (CDCl3) và (CDCl3 + CD3OD) 44
Bảng 3.6 Hoạt tính kháng sinh của các chất chiết tách từ loài Artocarpus nigrifolius
C.Y.Wu 46
Bảng 3.7 Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào KB và Hep-G2 của các chất 48
Bảng 3.8 Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào MCF7 và Lu của các chất 50
Bảng 3.9 Hoạt tính chống oxy hóa của AFD6 51
MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số loài thực
vật đã ghi nhận ở Việt Nam khoảng 10.500 loài trong tổng số 12.000 loài theo ước
tính. Trong số đó, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Kết quả điều
tra nguồn tài nguyên cây thuốc của Viện Dược liệu (2006) cho biết ở Việt Nam có
3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong thời
gian qua, nước ta đã có hơn 3.000 loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược được cấp số
đăng ký, chiếm gần 1/3 trong tổng số thuốc mới được cấp số đăng ký lưu hành hàng
năm. Như vậy nhu cầu sử dụng cây dược liệu chế xuất thuốc trong nước là rất lớn.
Không những vậy, việc sử dụng dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cũng đang
được các nước trên thế giới hết sức quan tâm.
Chi Artocarpus (họ Dâu tằm, Moraceae) là một chi thực vật khá phổ biến ở
Việt Nam với 15 loài. Trong đó, ngoài giá trị làm thực phẩm nhiều loài còn được sử
dụng trong y học dân gian để chữa các bệnh như thấp khớp, hạ huyết áp, tiểu đường
như mít (Artocarpus heterophyllus), xa kê (Artocarpus altilis)…Thành phần hóa
học cũng như hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Artocarpus đã được các nhà
khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu, nhiều hợp chất mới với những
hoạt tính tốt đã được công bố [31]. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới có một số ít loài
được nghiên cứu như: Chay Bắc bộ (Artocarpus tonkinensis), Chay lá to
(Artocarpus lakoocha Roxb.) và cây Mít dai (Artocarpus heterophyllus Lamk.). Các
nghiên cứu này cũng đã tìm ra được một số chất thuộc nhóm auronol glucosid có
hoạt tính sinh học tốt có thể ứng dụng vào cuộc sống và là tiền đề cho các nghiên
cứu tiếp theo [6]. Ở Việt Nam loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu mới
được tìm thấy và bổ sung vào danh mục loài của chi mít (Artocarpus) năm 2011 do
nhóm tác giả PGS.TS Trần Minh Hợi, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật . Nhóm
tác giả cũng đã công bố hoạt tính sinh học của cây và cho các kết quả rất đáng quan
tâm. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn loài cây này làm đối tượng nghiên cứu và thực
hiện đề tài “ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt chất sinh học loài mít lá đen
Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu”.
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thành phần hóa học và phát hiện các
hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học của loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu. Để
đạt được mục tiêu trên chúng tôi thực hiện các nội dung sau:
- Thu hái và định tên cây
- Xử lý mẫu
- Tách chiết, phân lập, xác định cấu trúc các thành phần hóa học của cây
- Thử hoạt tính sinh học các mẫu cao chiết và các hợp chất tinh sạch được.
Chương 1 - TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm thực vật của loài Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu
Chi Artocarpus thuộc họ dâu tằm (Moraceae), là một họ thực vật lớn gồm
khoảng 60 chi và hơn 1400 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới châu Á. Trên thế giới chi này gồm khoảng 60 loài, phần lớn là cây thân gỗ, có
nhựa mủ màu trắng. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực gồm hai hay bốn phiến, một
nhị với chỉ nhị ở giữa với 2 bao phấn ở hai bên, mở bởi hai kẽ nứt. Hoa cái có màu
hơi xanh, nhỏ phát triển thành gié nạc, ngắn. Sau khi thụ phấn chúng phát triển
thành quả tụ, có thể phát triển rất to. Lá kèm từ nhỏ như ở Artocarpus integer
(Thunb.) Merr (mít tố nữ) và nguyên cho tới lớn và xẻ thùy Artocarpus communis
Forst. & Forst.f. ( Xa kê). Một số loài trong chi có quả ăn được nên được trồng ở
nhiều nước trên thế giới như Artocarpus heterophyllus, Artocarpus integer,
Artocarpus rigidus, Artocarpus tokinensis . Theo Phạm Hoàng Hộ, chi Artocarpus
ở Việt Nam có 15 loài và dưới loài [4].
Loài Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu
Cây thân gỗ cao 15m, mọc thẳng, cành nâu sậm, vỏ sần sùi có nếp nhăn dày
1- 2,5 mm. Chồi non ngắn lá có lông màu nâu đen rỉ sắt. Cuống lá đen, mỏng, dài
1,8 -2,8 cm có lông màu nâu đen khi còn non, phiến lá hình elip hoặc elip hẹp, kích
thước 5-11 x 2-4 cm, mỏng như giấy, phía xa gân giữa lá có màu xanh nâu và lông
rất nhỏ màu trắng, phía gần gân giữa lá có màu gần như đen và không lông, gần
cuống lá có hình nêm rộng, gân lá không đối xứng; phần đuôi lá có chóp nhọn dài
0,5-1,5cm. Phần gân lá chính và gân loại 2 nổi rõ ở cả hai mặt lá, gân loại 3 không
lộ. Cụm hoa đơn tính mọc ở nách lá. Cụm hoa đực có kích thước 4-7mm hoa đôi,
cụm hoa cái có màu trắng khi còn non, màu xanh sậm khi khô, hình nón ngược, 5-
9mm, có nốt sần, chỏm cánh hoa có dạng tù, cuống dài 1-1,5 cm, mỏng.
Tiến hành thu mẫu tại các tỉnh: Sơn La, Phú Thọ thu tiêu bản và vật mẫu
cành, lá, quả .
Hình 1.1: Đặc đ ể
Artocarpus nigrifolius
vào hệ sinh vật của nư
cần được nghiên cứu.
1.2 Ứng dụng trong y h
Nhiều loài trong chi
Đông Nam Á để điều trị
chảy. Thịt quả và hạt đư
cây uống để trị bệnh tiêu ch
vú; tro đốt của lá là loại thu
Ở nước ta, dân gian dù
gan vàng da bằng cách n
Đức, lá xa kê còn có th
như gút, sỏi thận, tiểu đ
ặc điểm thực vật loài Mít lá đen Artocarpus
1. Cành Mít lá đen 2. Chồi Mít lá
Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu là một loài mới được nghi
ước ta, do đó, các tài liệu ghi nhận về chúng ch
ng trong y học cổ truyền của chi Artocarpus
oài trong chi Artocarpus được dùng trong y học cổ
ể đ ều trị các bệnh như kháng viêm, sốt rét, trị ung nh
được sử dụng như thuốc bổ có tác dụng làm mát, h
êu chảy và hạ sốt, lá giúp tăng tiết sữa cho ph
ại thuốc trị giun trong y học cổ truyền nhiều
a, dân gian dùng lá xa kê (Artocarpus altilis) ch
ằng cách nấu là tươi để uống. Ngoài ra, theo lươ
ê còn có thể phối hợp với một số loại thuốc khác trị đ
ậ ểu đường týp 2, chứng huyết áp cao dao động [
nigrifolius C.Y.Wu.
ồi Mít lá đen.
ợc nghiên cứu và bổ sung
ậ ề chúng chưa nhiều; rất
ọc cổ truyền ở các nước
ốt rét, trị ung nhọt, áp xe, tiêu
àm mát, hạ huyết áp, rễ
ế ữa cho phụ nữ, động vật có
ền nhiều nước …[31]
) chữa phù thũng, viêm
ài ra, theo lương y Nguyễn Công
ốc khác trị được một số bệnh
động [2]. Thịt quả xa kê
thường dùng để ăn, quả còn xanh có bột dùng để làm thực phẩm. Hạt xa kê luộc
hoặc rang ăn ngon như hạt rẻ có tác dụng lợi trung tiện, kích dục.
Artocarpus altilis không chỉ làm thức ăn chăn nuôi, lá của nó được sử dụng
để điều trị xơ gan, tăng huyết áp và bệnh tiểu đường ở Indonesia [30].
Ở Tân đảo, rễ cây được dùng để trị hen và các rối loạn dạ dày, ruột, một số
rối loạn khi mang thai, đau răng miệng và trị bệnh về da.
Ở Papua Niu- Guinea, vỏ cây được dùng để trị bệnh ghẻ; nhựa cây được pha
loãng uống trị ỉa chảy và lỵ; lá dùng phối hợp với lá đu đủ giã với vôi cho đến khi
có màu vàng, lấy hỗn hợp này đắp trị sưng háng, lá cũng được dùng trị đinh nhọt,
sưng háng [3].
Thân và rễ loài Artocarpus altilis đã được sử dụng ở Đài Loan từ lâu để điều
trị bệnh xơ gan và chứng tăng huyết áp. Ngoài ra chúng còn được dùng để kháng
viêm, giải độc.
Ở Ấn Độ, trong một nghiên cứu sàng lọc tác dụng dược lý của cao khô chiết
từ vỏ và lá xa kê bằng cồn 500
, các tác giả nhận thấy cao thô có tác dụng lợi tiểu rõ
rệt trong thí nghiệm với chuột cống trắng so với lô đối chứng.
Ở Trinidad và Banhamas, người ta dùng nước sắc lá xa kê để hạ huyết áp và
trị hen suyễn, lá giã nát đắp trị tưa lưỡi, nước ép từ lá dùng như thuốc nhỏ tai, tro
đốt từ lá dùng bôi lên da chữa nhiễm trùng và bột lá khô dùng để điều trị lá lách mở
rộng. Quả giã nát làm thuốc đắp lên vết sưng tấy giúp mau mưng mủ, hoa chữa đau
răng bằng cách hơ nóng chà lên niếu xung quanh chỗ đau. Nhựa cây dùng để chữa
trị bệnh về da và giảm đau thần kinh tọa, pha loãng uống trị tiêu chảy.
Ở nước ta, hạt mít dai ( A. heterophyllus) được dùng trị ghẻ lở, sản hậu ít
sữa. Múi mít dùng chữa sốt rét rừng và giải say rượu [1]. Hạt mít nướng hay luộc ăn
thì hạ khí, thông trung tiện. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống
không tiêu, ỉa chảy, và trị huyết áp cao. Lá mít giã đắp cũng làm mụn nhọt bớt sưng
đau. Gỗ và lá mít còn được dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay những
trường hợp co quắp: mài gỗ mít lên miếng đá nháp hay chỗ nháp của trôn bát, cho
thêm ít nước đến khi nước trở nên đục nhiều thì uống với liều hàng ngày là 6-10g.
Gỗ và nhựa mít làm tiêu sưng, giải độc, chữa sưng tấy, mụn nhọt, dưới dạng sắc
nước uống (gỗ) và bôi (nhựa). Rễ cây sắc nước uống trị ỉa chảy và cùng với vỏ trị
các loại viêm gây sốt. Dịch nhựa cây thường được dùng đắp rút mủ mụn nhọt, còn
dùng trị bệnh giang mai và trừ giun. Dái mít dùng chữa sa dạ con và lõi mít có tính
gây sảy thai[2]. Ở Ấn Độ người ta dùng lá chữa các bệnh ngoài da và trị rắn cắn
[31]. Rễ sắc uống trị tiêu chảy và vàng da. Dịch ép của cây đắp vào chỗ sưng hạch
và áp xe để làm mưng mủ. Quả xanh có tác dụng làm săn, quả chin nhuận tràng.
Nhựa mủ bôi trị vết thương [2].
Ở Indonesia, dịch ép quả mít non có trong thành phần một thuốc uống trị sốt.
Quả non trộn với cao khô từ lá cây Uncaria gambir ăn trị đau bụng. Lá hoặc quả có
trong thành phần bài thuốc chữa uồng trị tiêu chảy, nước sắc lá giã nát dùng làm
thuốc chữa đau răng.
Hạt Chay lá to (Artocarpus lakocha) ở Ấn Độ được dùng làm thuốc xổ, vỏ
cây dùng tán bột đắp vết thương để rút mủ hoặc pha thuốc đắp mụn nhọt và các vết
nứt nẻ ở da. Ở Thái Lan, nạc của trái được xem như thuốc bổ gan, gỗ, quả chay sắc
nước uống dùng trị giun kim, giun đũa, sán xơ mít và dùng ngoài da trị ghẻ. Ở nước
ta, vỏ, mủ trị đau lá lách; hột làm thuốc xổ.
Các loại trái cây Artocarpus lakocha thường được ăn tươi. Bột trái cây ăn
được và dùng như là một loại thuốc bổ cho gan. Ở Thái Lan, bột Artocarpus
lakoocha Roxb còn gọi là Puag-Haad được sử dụng làm thuốc trị sán dây truyền
thống [8].Vỏ cây có chứa 8,5% tannin được nhai như trầu và cũng được sử dụng để
điều trị bệnh về da.
Chay Bắc bộ (Artocarpus tonkinensis) có quả dùng để chữa phổi nóng, ho ra
máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, dạ dày thiếu toan, kém ăn. Nếu không có
quả chay tươi có thể dùng quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay dùng chữa tê
thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng.
Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc.
Ngoài ra, những loài khác trong chi Artocarpus cũng được sử dụng trong y
học dân gian ở các nước Đông Nam Á từ lâu: nhựa từ Artocarpus lowii truyền
thống được sử dụng như một loại dầu ăn và thuốc mỡ trong y học dân gian.
Artocarpus chempeden là một trong các loại thuốc dân tộc Indonesia; hạt cây đã
được sử dụng để chống lại tiêu chảy và rễ của nó chống lại bệnh sốt rét. Phía Tây
Java, Artocarpus elasticus Reinw. ex Blume đã được sử dụng để điều trị viêm,
tránh thai cho nữ (vỏ cây), bệnh lỵ và lá non cho điều trị bệnh lao. Bên cạnh việc sử
dụng làm thuốc, các loài trong chi Artocarpus được sử dụng như một loại thực
phẩm và vật liệu xây dựng nhà ở [31].
1.3 Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của một số loài thuộc chi
Artocarpus
Với việc được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả trong y học cổ truyền, chi
Artocarpus đã sớm được các nhà khoa học trên thế giới để ý. Từ chi này, rất nhiều
các hợp chất sinh học thứ cấp đã được tách chiết, tinh sạch, sàng lọc hoạt tính và
nhiều trong số chúng có hoạt tính tốt, hứa hẹn khả năng được áp dụng vào thực tiễn.
Các hoạt tính thường được thăm dò là: hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, gây độc
với các tế bào ung thư và khả năng chống các gốc oxy hóa. Ngoài ra, tùy theo
những tác dụng của loài trong y học dân gian, tùy theo tính chất của các nhóm chất,
người ta có thể thăm dò các hoạt tính khác như: tính kháng virus, ức chế các
enzyme, chống tiểu đường… Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu về những hoạt tính
sinh học của các hợp chất đã được tách từ các loài thuộc chi Artocarpus.
1.3.1 Hoạt tính kháng sinh:
Cao chiết methanol vỏ cây loài Artocarpus communis và một số hợp chất tự
nhiên tinh sạch được từ loài này như artonin E (1), 2-[(3,5-dihydroxyl)-(Z)-4-(3-
methylbut-1-enyl) phenyl]benzofuran-6-ol (2) có khả năng kháng nhiều chủng vi
sinh vật như : P.seudomonas stuartii (ATCC29916), P.aeruginosa (PAO1),
Klebsiella pneumonia (ATCC11296); S.aureus (ATCC25922), S.typhi
(ATCC6539), E.coli (ATCC8739), C.albican (W3100). Trong đó (1) và (2) cho giá
trị MIC là 32 µg/ml với P.aeruginosa, giá trị này cao hơn cả chất kháng sinh đối
chiếu là chloramphenicol [32].
(1) (2)
Từ vỏ cây loài Artocarpus rigida Blume người ta cũng tìm thấy hợp chất
artonin E (1) với hoạt tính kháng sinh rất tốt tương đương với các chất kháng sinh
đối chứng. Điều này cho thấy khả năng ứng dụng của artonin E trong thực tế như
một chất kháng sinh [28].
Hợp chất pyranocycloartobiloxanthone A (3) được tìm thấy ở loài
Artocarpus obtusus thể hiện hoạt tính kháng sinh tốt với một số chủng vi sinh vật
như: Staphylococcus aureus kháng methicillin (ATCC33591) với đường kính
vòng vô khuẩn là 20mm tương đương với hoạt tính của chất đối chứng là
streptomycin sulfat, hay kháng Bacillus subtilis với đường kính vòng vô khuẩn là
12mm, ngoài ra nó cũng thể hiện hoạt tính với các chủng B.subtillis (ATCC 6633),
E.coli (ATCC 25922), S.aureus (ATCC 6538) và Salmonella typhimurium (S865B)
với đường kính nhỏ hơn 10 mm. Mặc dù không cao như tính kháng khuẩn,
Pyranocycloartobiloxanthone A cũng thể hiện hoạt tính kháng nấm trên các chủng
Candida albicans (ATCC 1023) và Saccharomyces cerevisiae (S617) với đường
kính vùng ức chế lần lượt là 7 và 8 mm [19].
OO
OHHO
OH O CH3
OH
(3)
Cao chiết thô methanol của thân, vỏ thân, vỏ rễ, lá, hạt, quả, gỗ của
Artocarpus heterophyllus và các phân đoạn dịch chiết sau đó với dichloromethane,
ethyl acetate và butanol
Bacillus cereus, B.coagulans, B.megaterium, B.subtilis, Lactobacillus casei,
Micrococcus luteus, M.roseus, Staphylococcus albus, S.aureus,
S.epiderepidermidis, Streptococcus fa
tumaefaciens, Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, Escherichia coli,
Klebsiella pneumonia, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, P.vulgaris,
Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, Salmonella typhimurium,
marcescens, Trichomonas vaginalis.
4mg/đĩa) vỏ rễ và quả
chiết nước của loài c
(15mm), E. faecalis (14 mm
1.3.2 Hoạt tính gây độ
Suhartati và cộ
Artocarpus rotunda là
artonin O (6), cycloartobiloxanthone
tính gây độc tế bào đố
0,6; 7,9; 0,06; 4,6 và 0,9
Từ loài Artocarpus lanceifolius,
artobiloxanthone (8), artoindonesianin P
(10) các chất này đều có kh
là 5,9; 1,7; 4,6; 100 µg/ml. C
thân Artocarpus kemando
người) với giá trị IC50
(4)
ethyl acetate và butanol đã cho phổ kháng vi sinh vật rộng vớ
Bacillus cereus, B.coagulans, B.megaterium, B.subtilis, Lactobacillus casei,
Micrococcus luteus, M.roseus, Staphylococcus albus, S.aureus,
S.epiderepidermidis, Streptococcus faecalis, St.pneumoniae, Agrobacterium
tumaefaciens, Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, Escherichia coli,
Klebsiella pneumonia, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, P.vulgaris,
Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, Salmonella typhimurium,
marcescens, Trichomonas vaginalis. Trong đó, phân đoạn butanol (n
ả của Artocarpus heterophyllus có hoạt tính t
ài cũng thể hiện hoạt tính ức chế với các chủ
(14 mm), S. typhimurium (13 mm) và E. coli
độc tế bào
ộng sự đã tách được một số hợp chất
là artoindonesianin L (4), artonin M (5)
cycloartobiloxanthone (7) . Những hợp chất này đ
ối với dòng tế bào P388 bạch cầu chuột vớ
0,6; 7,9; 0,06; 4,6 và 0,9 µg/ml [27].
Artocarpus lanceifolius, Euis và cộng sự
, artoindonesianin P (9), cycloartobiloxanthone
ều có khả năng ức chế dòng tế bào P388 với giá tr
6; 100 µg/ml. Các hợp chất (1) and (6), (7) và (8)
Artocarpus kemando thể hiện hoạt tính gây độc tế bào KB (ung th
lần lượt là 3,0; 0,5; 3,5; 2,5 µg/ml [31].
(4)
ậ ộng với nhiều chủng như:
Bacillus cereus, B.coagulans, B.megaterium, B.subtilis, Lactobacillus casei,
Micrococcus luteus, M.roseus, Staphylococcus albus, S.aureus,
ecalis, St.pneumoniae, Agrobacterium
tumaefaciens, Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, Escherichia coli,
Klebsiella pneumonia, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, P.vulgaris,
Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, Salmonella typhimurium, Serratia
ạn butanol (nồng độ
ạt tính tốt nhất . Dịch
ới các chủng như S.aureus
E. coli (11,3 mm) [16].
ợp chất phenol từ rễ cây
(5), artonin E (1) và
ày đều thể hiện hoạt
ầ ột với LC50 lần lượt là
ộng sự đã tách được
, cycloartobiloxanthone (7) và artonol B
ới giá trị IC50 lần lượt
(8) được tách chiết từ
ào KB (ung thư biểu mô
(7)
(6)
Một số hợp như
tính ức chế dòng tế b
(12), có hoạt tính kháng d
cycloartobiloxanthone
tế bào ung thư phổi ng
nhất với IC50 1,26µg/ml
(5)
(6)
(10)
ư cycloartobiloxanthone (7), artoindonesianin C
ế bào ung thư biểu mô (KB); hợp chất (7),
ạt tính kháng dòng ung thư vú (BC); xanthone artonol
ne (7) và artoindonesianin C (11) có khả nă
ổi người (NCI-H187) , đặc biệt hợp chất artonol
µg/ml trong khi chất đối chứng ellipticine đạt giá tr
(8)
(9)
(10)
, artoindonesianin C (11) có hoạt
, (11), artorigidusin
xanthone artonol B (10),
ả năng gây độc với các
artonol có hoạt tính tốt
đạt giá trị IC50 lần lượt
với các dòng tế bào trên là at 1,33; 1,46; 0,
được tìm thấy ở rễ loài
(11)
Năm 2004, Syah và c
artoindonesianin U (13)
chempeden, chúng thể hi
với IC50 lần lượt là 2,0 và 0,
đó tiếp tục tách được các h
heterophyllin (16), cudraflavone C
chloroform Artocarpus chempeden
dòng tế bào bạch cầu chu
7,33µg/ml [30].
(13)
ào trên là at 1,33; 1,46; 0,39 µg/ml. Tất cả các h
ài Artocarpus rigidus Blume [20].
OO
OH O
m 2004, Syah và cộng sự đã tách được hai hợp chất isoprenyl flavones l
(13) và artoindonesianin V (14) từ lõi thân
ể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên dòng t
à 2,0 và 0,5µg/ml (Syah và cộng sự, 2004). N
ợc các hợp chất artoindonesianin A-2, artoindonesianin
, cudraflavone C (17), artoindonesianin T
Artocarpus chempeden; các hợp chất này đều thể hiệ
ạ ầu chuột P388 với giá trị IC50 lần lượt là 3,66; 5,45; 4,50;
(13)
ấ ả các hợp chất trên đã
O
OH
(12)
ợ ất isoprenyl flavones là
õi thân Artocarpus
ên dòng tế bào P388
). Nhóm nghiên cứu sau
artoindonesianin A-3 (15),
, artoindonesianin T (18) từ dịch chiết
ề ể hiện hoạt tính ức chế
à 3,66; 5,45; 4,50; 4,50;
(14)
(15)
(17)
Chín loại prenyl flavones tách chi
cycloartocarpin (19), artocarpin
(23), cycloartobiloxanthone
artobiloxanthone (8); các h
dòng KB, BC và Vero v
(19)
(15)
ại prenyl flavones tách chiết từ Artocarpus altilis
, artocarpin (20), chaplashin (21), morusin (22)
, cycloartobiloxanthone (7), artonin E (1), cudraflavone C
; các hợp chất này thể hiện khả năng gây độ
dòng KB, BC và Vero với giá trị IC50 tương tự nhau từ 2,9–14,7 µ
(19)
(16)
(18)
Artocarpus altilis viz. là
(22), cudraflavone B
, cudraflavone C (17),
ăng gây độc tế bào với các
7 µg/ml [33].
(20)
(21)
Từ trái xa k
trihydroxychalcone (24
thể hiện hoạt tính ức chế
vitro [trên các dòng ung th
(HT-29, COLO 205), ung th
(21)
(23)
trái xa kê (Artocarpus communis) các chất 5’
(24) và 3,4,2’,4’-tetrahydroxy-3’-geranyldihydrochalcone
ức chế nhiều dòng tế bào ung thư trong nghiên c
vitro [trên các dòng ung thư nguyên bào gan (HepG2, Hep3B), ung th
), ung thư gan (PLC5, Huh7)] [32].
OH O
O
(24)
HO
OOH
(25)
(22)
ất 5’-geranyl-2’,4’,4-
geranyldihydrochalcone (25)
trong nghiên cứu thử nghiệm in
(HepG2, Hep3B), ung thư trực tràng
OH
OH
OH
(26)
Yong-Hong Wang và cộng sự (2004) tiến hành tách chiết và thử hoạt tính
gây độc tế bào các chất artochamin C (26), artocarpin (20), artonin E (1) từ loài
Artocarpus chama trên một số dòng tế bào ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
artochamin C (26) có hoạt tính ức chế mạnh trên các dòng MCF-7, 1A9, HCT-8 và
SKMEL-2 với giá trị ED50 trong khoảng 2,0-2,3 µg/mL; yếu hơn với A549, KB,
KB-VIN với ED50 là 3,0-3,4 µg/mL, tuy nhiên (26) không thể hiện hoạt tính đáng
kể nào với các dòng tế bào CAKI-1, U-87-MG, PC-3, MDA-MB- 231 khi ED50
của chúng đều lớn hơn 4,0 µg/mL. Artocarpin (20) cũng có hoạt tính ở mức trung
bình với các dòng tế bào thử nghiệm như A549, MCF-7, 1A9, HCT-8, U-87-MG,
MDA-MB-231, KB, và KB-VIN với giá trị ED50 trong khoảng 3,2-3,8 µg/mL, và
cũng không thể hiện hoạt tính trên các dòng CAKI-1, SK-MEL-2, PC-3 ở nồng độ
dưới 4,0 µg/mL. Artonin E (1) gây độc mạnh với dòng tế bào 1A9 (ED50 < 1,25
µg/ml), MCF-7 (ED50 = 2,2 µg/ml), gây độc yếu hơn trên các dòng HCT-8,
MDAMB-231 (lần lượt ED50 = 3,3 và 3,0 µg/ml)
1.3.3 Hoạt tính chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật ngày càng thu hút
sự quan tâm của các nhà khoa học do khả năng tăng cường sức khỏe, giảm các bệnh
tật kinh niên của chúng. Thành phần hóa học của loài thuộc chi Artocarpus chứa
nhiều hợp chất phenol là nhóm hợp chất có tính chống oxy hóa cao, có khả năng
ứng dụng vào thực tiễn như là thực phẩm bổ sung. Do đó, việc phân lập các chất có
hoạt tính này từ các loài trong chi đã được tiến hành từ lâu và cho nhiều kết quả khả
quan.
Các chất cycloheterophyllin
thấy trong một số loài thu
dịch treo mô não chuộ
peroxyl O2
2-
, gốc hydroxyl OH
dihydrochloride và hệ
cứu từ lâu. [31]
(27)
Hoạt tính chống oxy hóa c
Artocarpus nobilis đã
hóa của các hợp chất đ
pháp sinh tự ký TLC ( TLC bio
đều thể hiện vết trắng nh
geranyl - 2, 3’, 4, 4’
trihydroxyflavon (31) và isonymphaeol
TLC ngay cả khi ở nồng
các chất này được so sánh v
cycloheterophyllin (27), artonin A (28), artonin B
ài thuộc chi Artocarpus ức chế sự peroxy hóa lipi
ột, loại bỏ 1,1-diphenyl- 2-picrylhydrazyl (DPPH)
ốc hydroxyl OH- được tạo ra bởi 2,2’-azobis (2
ệ Fe3+
–ascorbate–EDTA–H2O2 đã được Ko v
(28)
(29)
ống oxy hóa của các hợp chất geranyl flavonoid phân l
ã được Jayasinghe và cộng sự nghiên cứu. Tính ch
ợ ất được đánh giá bằng khả năng loại bỏ gốc DPPH theo ph
TLC ( TLC bio-autography method) của Takao. Tấ
ế ắng nhạt trên nền màu tía ở nồng độ 1,0 µg/m
4’ - tetrehydroxychalcon (30), 8 – geranyl
) và isonymphaeol-B (32) cho thấy vết trắ
ả ở nồng độ thấp là 0,1 µg/ml. Do đó, tính chất ch
ợc so sánh với α-tocopherol bằng phương pháp đ
, artonin B (29) được tìm
peroxy hóa lipid do sắt trong
picrylhydrazyl (DPPH) và các gốc
azobis (2-amidinopropane)
ợc Ko và cộng sự nghiên
(29)
t geranyl flavonoid phân lập từ quả
ứu. Tính chất chống oxi
ạ ỏ ốc DPPH theo phương
ủa Takao. Tất cả các hợp chất
g/ml. Các hợp chất 3 -
geranyl - 3’, 4’, 7 -
ấ ết trắng nhạt mạnh trên
ất chống oxy hóa của
ương pháp đo ảnh phổ. Giá trị
EC50 của các chất được xác định: 30 (5 µg/ml), 31 (6,3 µg/ml), 32 (4,4 µg/ml), α-
tocopherol (13,8 µg/ml). Kết quả này cho thấy các chất này đều có hoạt tính mạnh
hơn so với chất đối chứng α-tocopherol. Do đó, quả loài A. nobilis có thể giúp ích
cho con người như là nguồn giàu chất chống oxy hóa tự nhiên.[15].
(30)
(31)
(32)
Trong một nghiên cứu khác của Lin và cộng sự năm 2009, các chất
prenylflavonoid được phân lập từ vỏ rễ loài Artocarpus communis bao gồm:
cyclogeracommunin (33), artoflavone A (34), artomunoisoxanthone (35),
artocommunol CC (36), artochamin D (37), artochamin B (38),
dihydroartomunoxanthone (39), và các prenylflavonoid từ Artocarpus elasticus
như cycloartelastoxanthone (40), artelastoheterol (41), artonol A (42),
cycloartobiloxanthone (7) tất cả đều thể hiện hoạt tính ức chế các tác nhân gây oxy
hóa. Đặc biệt là các chất (34), (40), (41), (7) có hoạt tính khá cao trong thử nghiệm
chống oxy hóa DPPH với EC50 lần lượt là 24,2±0.8; 18,7±2.2; 42,2±2,8, 26,8±1,2
µM.
(33) (34)
(35) (36)
(37) (38)
(39) (40)
(41) (42)
1.3.4 Một số hoạt tính sinh học khác:
Ngoài hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào trên các dòng ung thư, chống oxy
hóa; những hợp chất được tách chiết từ chi Artocarpus còn có nhiều hoạt tính khác
có thể ứng dụng trong lĩnh vực y dược học.
Trong nghiên cứu chất kháng vi khuẩn lao, những hợp chất prenyl flavon
được tách ra từ rễ Artocarpus altilis gồm: cycloartocarpin (19), artocarpin (20),
chaplashin (21) , cudraflavone B (23), cycloartobiloxanthone (7), artonin E (1),
cudraflavone C (17), artobiloxanthone (8) đều thể hiện khả năng kháng lại vi khuẩn
lao Mycobacterium tuberculosis H37Ra với MIC trong khoảng từ 3.12 đến
100µg/ml, đây là một giá trị tương đối tốt khi so sánh với chất hiện đang dùng làm
thuốc lao là kanamycin với giá trị MIC đạt 2,5µg/ml [31].
Tác dụng bảo vệ tế bào, chống xơ vữa động mạch đã được chứng minh với
dịch chiết ethyl acetate của loài Artocarpus altilis, nhóm nghiên cứu cũng đã phát
hiện ra nhóm chất chính mang lại hiệu quả này trong dịch chiết là flavonoid trong
đó có β-sitosterol [33].
Bằng những thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã bước đầu chứng
minh được khả năng làm tăng đường huyết, giảm tác hại tiểu đường type II của dịch
chiết nước A.communis.
Năm 2005, Goncalves và cộng sự nghiên cứu tác dụng kháng rotavirut in
vitro của các loại thuốc truyền thống từ thực vật, trong đó có loài Artocarpus
integrifolia Lamk. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, loài cây này có tác dụng đặc biệt
với các chủng rotavirut của người (HCR 3) và khỉ (SA-11). Ở nồng độ 480µg/ml
dịch chiết, 99,2% virut HCR 3 và 96,4% SA-11 bị ức chế. Do đó, dịch chiết của loài
này rất có tiềm năng ứng dụng để ngăn chặn dịch ỉa chảy nếu nguyên nhân được
xác định là do rotavirut.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học in vitro:
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay trên thế giới đã phát triển
nhiều phương pháp thử các hoạt tính sinh học in vitro cho kết quả chính xác cao và
thời gian thực hiện tương đối ngắn. Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến những
phép thử phổ biến nhất.
1.4.1 Các phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro:
Có nhiều phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro. Có thể phân
loại các phương pháp này bằng kỹ thuật đưa chất thử vào hệ thử [5].
Phương pháp dùng khoanh giấy trên môi trường đặc:
Nguyên tắc của phương pháp là xác định khả năng của chất nghiên cứu được
tẩm vào khoanh giấy, khuếch tán vào lớp thạch gây ức chế sự phát triển của vi
khuẩn ở xung quanh ống trụ đựng chất. Vùng ức chế càng lớn thì tác dụng của
thuốc càng mạnh.
Phương pháp dùng ống trụ trên môi trường đặc:
Nguyên tắc của phương pháp là xác định khả năng của chất nghiên cứu được
cho vào ống trụ, khuếch tán vào lớp thạch gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở
xung quanh ống trụ. Vùng ức chế càng lớn thì tác dụng của thuốc càng mạnh.
(a) (b)
(c) (d)
Hình 1.2 Các phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro
(a) Phương pháp dùng khoanh giấy trên môi trường đặc; (b) Phương pháp dùng ống
trụ trên môi trường đặc; (c) Phương pháp hệ nồng độ trong môi trường lỏng;
(d)Phương pháp vi định lượng trong môi trường lỏng
Phương pháp hệ nồng độ trong môi trường lỏng:
Nguyên tắc của phương pháp là dùng hang loạt ống nghiệm chứa môi trường
lỏng, có chất dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn định nghiên cứu.
Thêm những nồng độ khác nhau của chất nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn vào các
ống. Xác định nồng độ thấp nhất của chất nghiên cứu ức chế được sự phát triển của
vi khuẩn. Nồng độ này được gọi là nồng độ tối thiểu ức chế (MIC: minimal
inhibitory concentration). Phương pháp này còn được gọi là phương pháp hòa loãng
2 lần liên tiếp hoặc phương pháp hệ nồng độ.
Phương pháp vi định lượng trong vi môi trường lỏng (Microbroth
microtitre technique)
Phương pháp này, về nguyên tắc, chủ yếu cũng như phương pháp hòa loãng
2 lần liên tiếp, nhưng phải có dàn máy ELISA ( Enzyme linked immunosorbent
assay: thử nghiệm miễn dịch gắn enzyme), nên hiện đại hơn, nhạy hơn, nhanh hơn,
tự động, tiết kiệm và có tính định lượng cao hơn so với phương pháp hệ nồng độ
thông thường ở chỗ:
• Kỹ thuật thông thường chỉ dùng một hoặc vài ba dãy thí nghiệm, trong khi
ở đây dùng 8 dãy thí nghiệm.
• Kỹ thuật thông thường dùng 6-8 độ pha loãng khác nhau của chất thử còn ở
đây có thể dùng đến 11 độ pha loãng.
• Kỹ thuật thông thường đọc kết quả bằng mắt thường (có thể cho thêm chỉ
thị TTC), nhưng ở đây, được xác định bằng cách đo mật độ quang học ở bước sóng
492 nm của dàn máy ELISA.
Phương pháp sinh tự ký ( Bioautography)
Hình 1.3 Phương pháp nghiên cứu tác dụng
kháng sinh in vitro sinh ký tự
Phương pháp này sử dụng khi đã xác định được dịch chiết toàn phần của một
dược liệu nghiên cứu có tác dụng kháng khuẩn trên một loại vi khuẩn nào đó và
muốn xác định xem thành phần nào trong dược liệu này có tác dụng.
Nguyên tắc tương tự như các phương pháp sử dụng môi trường đặc, sau khi
chạy sắc ký dịch chiết tổng có hoạt tính trên bản mỏng, tiến hành láng môi trường
thạch đặc có chứa vi khuẩn nghiên cứu, ủ 18-24h để xác định vùng vết chất làm vi
khuẩn không mọc được; đó là chất có tác dụng kháng khuẩn. Để phát hiện vi khuẩn
mọc được dễ dàng nên dùng chỉ thị màu TTC (Triphenyl tetrazolium Chloride)
1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu tính gây độc tế bào
Một vài phép so màu nhanh đã được miêu tả trong thử nghiệm trên các dòng
tế bào ung thư ở mức độ in vitro, trong đó hiện nay người ta thường sử dụng hai
phương pháp là: phương pháp MTT và phương pháp SRB.
Phương pháp MTT:
Trong những năm gần đây, phương pháp tetrazolium (MTT) được sử dụng
phổ biến. Phương pháp này lần đầu tiên được miêu tả bởi Tim Mosmann trên tạp
chí Immunological Methods năm 1983 [1]. Theo tác giả, muối tetrazolium được
dùng để triển khai phép thử so màu, qua đó đánh giá về sự sống sót và khả năng
phát triển của tế bào động vật. Nguyên lý của phép thử là vòng tetrazolium bám
chặt vào ti thể của tế bào hoạt động, dưới tác dụng của enzym dehydrogenase, màu
vàng của MTT biến đổi thành màu tím formazan. Kết quả đọc trên máy quang phổ
và có độ chính xác cao. Phương pháp được dùng để đo độ độc của chất nghiên cứu,
khả năng phát triển và hoạt động của tế bào.
. Tetrazolium (màu vàng) Formaran (màu tím)
Phương pháp SRB
Phép thử SRB được phát triển bởi Philip Skehan và cộng sự năm 1990 để
đánh giá độc tính của chất nghiên cứu và khả năng phát triển của tế bào trong ứng
dụng sàng lọc thuốc ở qui mô lớn. Nguyên tắc của phép thử là khả năng nhuộm màu
của SRB lên protein¸ SRB nhuộm bằng cách phá vỡ màng tế bào, những mảnh vỡ tế
bào không bị nhuộm, do đó không ảnh hưởng đến số liệu thực nghiệm.
Phương pháp SRB dựa trên khả năng liên kết tĩnh điện và sự phụ thuộc vào
pH của các dư lượng amino acid của các protein. Dưới các điều kiện môi trường
axit nhẹ, SRB liên kết với các dư lượng amino acid trên các protein của các tế bào
đã được cố định bằng trichloroacetic acid (TCA) và sử dụng bazơ yếu như Tris-base
để hòa tan và đo mật độ quang của dịch chiết từ tế bào một cách định lượng.
1.4.3. Các phương pháp nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của chất:
Oxy không thể thiếu với sự sống, khi đi vào cơ thể, oxy tham gia nhiều quá
trình sinh hóa học. Trong quá trình đó, chúng tạo ra những tiểu phân trung gian gọi
là gốc tự do. Các gốc này có thể gây hại cho sức khỏe, do đó trong cơ thể cần thiết
duy trì sự cân bằng giữa các dạng oxy hoạt động và các dạng chống oxy hóa. Đó là
trạng thái cơ bản của cân bằng nội môi. Tuy nhiên, do nhiều tác động, cân bằng này
di chuyển theo hướng gia tăng dạng oxy hoạt động. Vì vậy việc bổ sung vào cơ thể
các dạng chất chống oxy hóa là cần thiết.
Để nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của các chất, hiện nay có một
số phương pháp sau:
Phương pháp sử dụng DPPH
Nguyên tắc: 1,1-diphenyl- 2-picrylhydrazyl (DPPH) là chất tạo ra gốc tự do
được dùng để thực hiện phản ứng mang tính chất sàng lọc tác dụng chống oxy hóa
của các chất nghiên cứu. Hoạt tính chống oxy hóa thể hiện qua việc giảm màu của
DPPH, được xác định bằng cách đo quang ở bước song λ = 517nm.
Phương pháp đánh giá khả năng kết hợp với ion sắt II
Nguyên tắc: Ion sắt hoặc đồng ở trạng thái tự do dễ dàng xúc tác sinh ra gốc
tự do. Đánh giá khả năng phòng ngừa sinh ra gốc tự do của chất nghiên cứu thể hiện
qua sự khóa các ion kim loại chuyển tiếp vào dạng phức, không để cho tồn tại ở
trạng thái tự do, sẽ làm mất khả năng xúc tác gốc. Hoạt tính chống oxy hóa được thể
hiện qua việc ngăn chặn tạo thành phức chất có màu giữa ion sắt II và 2,2’-bipyridyl
(thuốc thử ferrozine, đặc hiệu với ion sắt II).
Phương pháp đánh giá khả năng đánh bắt gốc superoxyd O2
*-
Nguyên tắc: Đánh giá khả năng phòng vệ loại bỏ gốc tự do đã sinh ra của
chất nghiên cứu thông qua việc ngăn chặn sự tạo thành gốc superoxyd O2
*-
. Gốc
superoxyd được tạo thành trong phản ứng giữa xanthin và xanthin oxydase sẽ được
định lượng bằng phương pháp khử sử dụng nitroblue tetrazolim (NBT) cho phức
chất có màu tím được đo ở bước song λ = 550nm. Hoạt tính của mẫu thử được thể
hiện qua việc giảm sự hình thành phức màu tím.
Phương pháp đánh giá khả năng đánh bắt gốc peroxyhydro H2O2
Nguyên tắc: Hai tiểu phân O2
*-
và H2O2 sinh ra từ các chuyển hóa trong cơ
thể với nồng độ vô cùng thấp, dễ dàng bị loại bỏ và không độc hại trong cơ thể
nhưng nếu hiện điện ở nồng độ cao chúng sẽ tạo ra 1
O2 ,*OH là phân tử và gốc có
khả năng phản ứng rất cao, dễ dàng phản ứng với các chất hữu cơ tạo ra các
peroxyd và từ đó tạo ra nhiều sản phẩm độc hại cho tế bào. Hoạt tính chống oxy hóa
của mẫu thử được thể hiện qua việc làm giảm H2O2 đưa đến làm giảm phản ứng
màu giữa H2O2 và đỏ phenol (màu của đỏ phenol sẽ chuyển sang màu tím sau phản
ứng với H2O2 trong sự hiện diện của enzyme peroxydase ).
Chương 2 - THỰC NGHIỆM
2.1. Mẫu thực vật và thiết bị, hóa chất
2.1.1 Mẫu thực vật
Mẫu thực vật loài Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu thu tại khu Bảo tồn thiên
nhiên Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La vào tháng 6 năm 2010. Số hiệu mẫu
PVT 419. Tiêu bản do TS. Nguyễn Tiến Hiệp định tên và được lưu giữ tại Phòng
tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Mẫu lá, cành, rễ và vỏ thân sau khi thu được phơi trong bóng râm và xử lý sơ
bộ trước khi tách chiết.
2.1.2 Thiết bị và hóa chất tách chiết mẫu thực vật
Sắc ký bản mỏng phân tích: sử dụng bản mỏng nhôm tráng sẵn silicagel 60
F254 Merk, độ dày 0,2mmm.
Sắc ký cột tổng sử dụng silica gel cỡ hạt 0,063- 0,1 mm
Sắc ký cột thường sử dụng silica gel cỡ hạt 0,040- 0,063 mm.
Các loại cột sắc ký với kích cỡ khác nhau.
Bản mỏng được kiểm tra bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254, 365nm sau đó
hiện màu bằng thuốc thử Ce(SO4) (thành phần); thuốc thử vanilin-H2SO4 (vanilin
1,2g; MeOH 200ml, CH3COOH 25ml; H2SO4 11ml)
Điểm nóng chảy đo trên máy BUCHI Melting Point B545 (Thụy Sĩ) của viện
Hóa học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR được ghi trên máy Brucker Avance
500MHz viện Hóa học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Các dung môi như n-hexan, etyl axetat, diclometan, metanol, aceton, etanol
đều được cất lại trước khi sử dụng để chạy sắc ký cột và sắc ký bản mỏng.
2.1.3 Thiết bị và hóa chất thử hoạt tính sinh học
Các môi trường nuôi cấy Merk: MHB (Mueller-Hinton Broth), MHA
(Mueller-Hinton Agar); TSB (Tryptic Soy Broth), TSA ( Tryptic Soy Agar ) cho vi
khuẩn; SDB (Sabouraud Dextro Broth), SDA (Sabouraud Dextro Agar) cho nấm.
Chất tham khảo (Sigma) sử dụng trong phép thử hoạt tính kháng sinh: kháng
sinh ampicillin cho các chủng vi khuẩn Gram (+) và chủng Escherichia coli; kháng
sinh streptomycin cho chủng Pseudomonas aeruginosa; kháng sinh amphotericin B
cho nấm.
Môi trường nuôi cấy tế bào: môi trường RPMI 1640 cho các dòng tế bào
Hep-G2, MCF-7, KB; môi trường DMEM cho LU-1; huyết thanh bò FBS
Chất tham khảo Ellipticine (Sigma) trong phép thử hoạt tính gây độc tế bào
ung thư.
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH): chất tạo ra gốc tự do
Tủ ấm CO2 (INNOVA CO-170);
Tủ cấy sinh học an toàn cấp II;
Máy li tâm (Universal 320R);
Kính hiển vi ngược (Zeizz);
Tủ lạnh sâu -250
C,-800
C;
Buồng đếm tế bào (Fisher, Hoa kỳ);
Máy quang phổ (Genios Tecan);
Bình nitơ lỏng bảo quản tế bào và các dụng cụ thí nghiệm thông thường khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chiết tách
Mẫu cành, vỏ thân, rễ và lá cây Mít lá đen được làm sạch, sấy khô ở nhiệt độ
400
C, xay nhỏ và chiết riêng biệt từng loại nhiều lần ở nhiệt độ phòng với methanol.
Gộp các dịch chiết của từng lần và từng loại tương ứng, lọc và loại dung môi dưới
áp suất giảm thu được cao chiết MeOH.
Cao chiết MeOH được chiết lại lần lượt qua các dung môi có độ phân cực
tăng dần n-hexan, diclometan, etyl axetat. Cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu
được các cao chiết tương ứng.
Phân lập các cao chiết nhận được bằng phương pháp sắc ký cột thường, sắc
ký cột nhanh với các dung môi thích hợp.
2.2.2 Phương pháp xác định cấu trúc
Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng sự kết hợp các
phương pháp phổ hiện đại như phổ khối (ESI-, HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ
hạt nhân một chiều (1
H-, 13
C-NMR, DEPT) và hai chiều (HSQC, HMBC, 1
H-1
H-
COSY).
2.2.3 Phương pháp thử hoạt tính sinh học
2.2.3.1 Phương pháp thử hoạt tính kháng sinh:
Những chủng vi khuẩn và nấm kiểm định gây bệnh ở người do ATCC
cung cấp:
- Bacillus subtilis (ATCC 6633): là trực khuẩn gram (+), sinh bào tử,
thường không gây bệnh.
- Staphylococcus aureus (ATCC 13709): cầu khuẩn gram (+), gây mủ các vết
thương, vết bỏng, gây viêm họng, nhiễm trùng có mủ trên da và các cơ quan nội tạng.
- Escherichia coli (ATCC 25922): gram (-), gây một số bệnh về đường
tiêu hoá như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột, viêm lỵ trực khuẩn.
- Pseudomonas aeruginosa (ATCC 15442): gram (-), trực khuẩn mủ xanh,
gây nhiễm trùng huyết, các nhiễm trùng ở da và niêm mạc, gây viêm đường tiết
niệu, viêm màng não, màng trong tim, viêm ruột.
- Candida albicans (ATCC 10231): là nấm men, thường gây bệnh tưa lưỡi
ở trẻ em và các bệnh phụ khoa.
- Lactobacillus fermentum (Lp B14: )gram (+), là loại vi khuẩn đường ruột
lên men có ích, thường có mặt trong hệ tiêu hoá của người và động vật.
- Enterococcus faecium (B650): gram (+), vi khuẩn gây bệnh viêm đường
tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm màng trong tim, viêm màng não.
Phương pháp tiến hành: thực hiện dựa trên phương pháp vi định lượng trên
môi trường lỏng. Đây là phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và
nấm nhằm đánh giá mức độ kháng khuẩn mạnh yếu của các mẫu thử thông qua các
giá trị thể hiện hoạt tính là MIC (nồng độ ức chế tối thiểu), IC50 (nồng độ ức chế
50%), MBC (nồng độ diệt khuẩn tối thiểu)
- Mẫu ban đầu được pha loãng trong DMSO và nước cất vô trùng thành một
dãy 05 nồng độ là 128 µg/ml, 32 µg/ml, 8µg/ml, 2µg/ml, 0,5µg/ml
- Chuẩn bị dung dịch vi khuẩn hoặc nấm với nồng độ 5.105
CFU/ml khi
tiến hành thử.
- Chuẩn bị mẫu đối chứng: mẫu đối chứng (+) kháng sinh được pha trong
nước cất theo nồng độ 10mg/ml và khử trùng bằng màng lọc Millipore 0,22µm; tiến
hành các bước thì nghiệm tiếp theo tương tự như các chất thử khác . Mẫu đối chứng
(-) chất thử được thay thế bằng nước cất vô trùng.
- Sau 24h, đọc giá trị MIC bằng mắt thường. Giá trị MIC được xác định tại giếng
có nồng độ chất thử thấp nhất gây ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi sinh vật.
- Giá trị IC50 được tính toán dựa trên số liệu đo độ đục tế bào bằng máy
quang phổ TECAN bước sóng λ = 492nm và phần mềm raw data
Thí nghiệm được lặp lại với n = 3
2.2.3.2 Phương pháp thử độc tế bào
Các dòng tế bào ung thư ở người được cung cấp bởi ATCC gồm:
- KB (Human epidermic carcinoma), ung thư biểu mô, là dòng luôn luôn được
sử dụng trong các phép thử độ độc tế bào.
- Hep G2 (Hepatocellular carcinoma) - ung thư gan.
- LU (Human lung carcinoma) - ung thư phổi.
- MCF-7 (Human breast carcinoma) - ung thư vú.
Phương pháp thử độ độc tế bào: được Viện Ung thư Quốc ga Hoa Kỳ (NCI)
xác nhận là phép thử nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự
phát triển hoặc diệt tế bào ung thư ở điều kiện in vitro.
Các dòng tế bào ung thư nghiên cứu được nuôi cấy trong các môi trường
nuôi cấy phù hợp có bổ xung thêm 10% huyết thanh phôi bò (FBS) và các thành
phần cần thiết khác ở điều kiện tiêu chuẩn (5% CO2; 37o
C; độ ẩm 98%; vô trùng
tuyệt đối). Tùy thuộc vào đặc tính của từng dòng tế bào khác nhau, thời gian cấy
chuyển cũng khác nhau. Tế bào phát triển ở pha log sẽ được sử dụng để thử độc
tính.
Thử độc tế bào:
- Mẫu thử được pha loãng theo dãy nồng độ là 128 µg/ml; 32µg/ml; 8µg/ml;
2µg/ml; 0,5µg/ml. Bổ xung 200µl dung dịch tế bào ở pha log nồng độ 3 x 104
tế
bào/ml vào mỗi giếng (đĩa 96 giếng) trong môi trường RPMI 1640 cho các dòng tế
bào Hep-G2, MCF-7, KB; môi trường DMEM cho LU-1. Giếng điều khiển có 200
µl dung dịch tế bào 3x104
tế bào/ml. Ủ ở 370
C/ 5% CO2 trong 72h.
- Sau 72h thêm 50 µl MTT (1mg/ml pha trong môi trường nuôi cấy không
huyết thanh) và ủ tiếp ở 370
C/4 giờ; loại bỏ môi trường, thêm 100 µl DMSO lắc đều
đọc kết quả ở bước sóng 540 nm trên máy spectrophotometter Genios TECAN.
GI % =
OD điều khiển − OD mẫu
OD điều khiển
x 100
GI: Phần trăm kìm hãm sự phát triển
Giá trị IC50 được tính dựa trên kết quả số liệu phần trăm kìm hãm sự phát
triển của tế bào bằng phần mềm máy tính table curve.
Thí nghiệm được lặp lại với n = 3
2.2.3.3 Phương pháp thử hoạt tính chống oxy hóa DPPH
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) là chất tạo ra gốc tự do được dùng để
sàng lọc tác dụng chống oxy hóa của các chất nghiên cứu.
Hoạt tính chống oxy hóa thể hiện qua việc làm giảm màu của DPPH, được
xác định bằng cách đo quang ở bước sóng λ = 517 nm.
Cách tiến hành:
- Pha dung dịch DPPH có nồng độ 1 mM trong Methanol (MeOH).
- Mẫu thử được pha loãng trong DMSO 100% theo dãy nồng độ là 128
µg/ml; 32µg/ml; 8µg/ml; 2µg/ml; 0,5µg/ml.
- Để thời gian phản ứng 30 phút ở 370
C, đọc mật độ hấp thụ của DPPH chưa
phản ứng bằng máy đọc Genios Tecan ở bước sóng 517 nm. Phần trăm quét gốc tự
do DPPH của mẫu thử được tính theo công thức sau:
% =
OD mẫu trắng – OD mẫu thử
ODtrắng
x 100
EC50 được tính theo giá trị SC tương quan với các nồng độ khác nhau của
chất thử, thí nghiệm được lặp lại với n = 3.
2.2.4 Phương pháp sử lý số liệu:
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp xác suất thống kê.
Giá trị trung bình: X=∑ xi / n
Phương sai: S2
= ∑( xi – x)2
/ (n-1)
Độ sai chuẩn: Sx= S/√
Sai số tuyệt đối: ∆x = t(α,ƒ).Sx
Kết quả: x= x ±∆x
Khoảng giới hạn tin cậy: x = t (α,ƒ).Sx
TRong một số trường hợp còn tính sai số tương đối: A= ∆x. 100/x
Trong đó:
xi: giá trị số liệu thực nghiệm
x: trung bình cộng
n: số lần thí nghiệm
t(α,ƒ) tra theo bảng với α = 0,95; ƒ = n-1
2.3 Thực nghiệm chiết tách, tinh chế và số liệu phổ, thử hoạt tính sinh học của các
hợp chất từ loài nghiên cứu
Đồ thị tương quan giữa mật độ quang học và nồng độ DPPH
y = 0.3225x + 0.0241
R2
= 0.9938
0.0000
0.2000
0.4000
0.6000
0.8000
1.0000
1.2000
1.4000
1.6000
1.8000
0.0000 1.0000 2.0000 3.0000 4.0000 5.0000 6.0000
Nồng độ DPPH mM
Mậtđộquanghọc(OD)
2.3.1 Chiết mẫu thực vật
Các mẫu lá, vỏ thân, cành, rễ được nghiền nhỏ và tiến hành chiết riêng biệt.
Từng bộ phận của loài được ngâm chiết nhiều lần ở nhiệt độ phòng với methanol.
Gộp các dịch chiết của từng lần và từng loại tương ứng, lọc, loại dung môi dưới áp
suất giảm thu được cao chiết MeOH. Các mẫu chiết được gọi theo tên bộ phận cây sử
dụng.
2.3.2 Sàng lọc hoạt tính các cao chiết bộ phận:
Cao chiết lá, vỏ thân, cành, rễ sau khi loại hết dung môi, làm khô tiến hành cân và
pha loãng theo các nồng độ được sử dụng thử các hoạt tính : kháng sinh, gây độc tế bào
và chống oxy hóa DPPH theo các phương pháp đã trình bày trong phần trên (2.2.3)
2.3.3 Chiết tách và phân lập các chất từ cao chiết vỏ thân:
Tiến hành tách chiết mẫu vỏ thân theo quy trình như sau:
Hình 2.1 Quy trình chiết mẫu vỏ thân cây Mít lá đen
Phân lập các chất từ cao chiết
Tiến hành phân lập các chất từ cặn chiết diclometan thân sử dụng sắc ký cột
với chất hấp phụ silica gel, dung dịch rửa giải là n-Hexan/EtOAc tăng dần tỷ lệ từ
Dịch chiết tổng MeOH 153,7g
Chiết siêu âm (3 lần) trong MeOH
Mẫu vỏ thân nghiền nhỏ 1kg
Cao chiết MeOH 2 95,8g
Cất loại dung môi
Dịch chiết diclometan
Cao chiết diclometan 20,9g
Cất loại dung môi
Cao tổng 1
Cao chiết EtOAc 37g
Chiết diclometan
Cất loại dung môi
Chiết
EtOAc
0-100% thu phân đoạn. Sau khi xử lý các phân đoạn bằng phương pháp sắc ký cột
lặp lại với các dung môi thích hợp, kết tinh lại thu đươc các hợp chất AFD2, AFL2,
AFD3, AFD6.
Quá trình phân lập các chất từ cao chiết DCM được khái quát theo sơ đồ sau:
Hình 2.2: Phân lập các chất từ cao chiết DCM
Chất AFD2:
Sắc ký cột cao chiết Diclometan bằng hệ dung môi n-hexan: EtOAc với tỷ lệ
tăng dần, ở hệ dung môi n-hexan: EtOAc (95:5) thu được phân đoạn B giàu chất
AFD2 và AFL2. Tiếp tục tiến hành sắc ký cột PĐ B với hệ n-hexan: EtOAc từ 0-
5%, chúng tôi thu được các phân đoạn giàu chất ADF2, chất này sau đó được kết
tinh lại trong n-hexan thu được chất màu trắng, kết tinh dạng chùm hình kim.
AFD2 được xác định là β –sitosterol dựa trên các kết quả sắc ký bản mỏng so sánh
với chất chuẩn Rf = 0,54 (TLC, silica gel, n-hexan: EtOAc = 80:20), điểm nóng
chảy 140-1420
C. Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3), δ (ppm): 3,52 (1H, m, H-3);
5,35 (1H, dd; 3,0 Hz, 3,0 Hz, H-6); 0,68 (3H, s, H-18); 1,01 (3H, s, H-19); 0,93
Cao chiết
Diclometan (20g)
SKC silicagel n-hexan: EtOAc
(0-100%)
5% EtOAc 15% EtOAc 40% EtOAc
PHĐ B
1,3g
PHĐ C
15mg
PHĐ E
64mg
AFD6
20mg
AFD3
8mg
AFD2
26mg
AFL2
11mg
Kết tinh phân
đoạn
SKC silica-gel
Kết
tinh
phân
đoạn
Kết tinh
phân đoạn
hệ n-hexan: EtOAc
(0-10%)
(3H, d, J = 7,0 Hz, H- 21); 0,82 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-26); 0,84 (3H, d, J = 7,0 Hz,
H-27); δH 0,85 (3H, t, J = 7,5 Hz, H- 29).
Chất AFL2:
Tương tự AFD2, sau khi sắc ký cột PĐ B và tiến hành SKBM kiểm tra các
phân đoạn, để kết tinh thu được tinh thể trắng AFL2, điểm nóng chảy 262 – 2640
C;
TLC: Rf 0.78 (n-hexan-EtOAc =6:4); 1H NMR (500 MHz, CDCl3) d (ppm): 0,73
(3H, s, H-24), 0,88 (3H, s, H-25), 0,89 (3H, d, J = 2.7 Hz, H-23), 0,96 (3H, s, H-
30), 1,01 (3H, s, H-26), 1,02 (3H, s, H-27), 1,06 (3H, s, H-28), 1,19 (3H, s, H-29),
1,26 (3H, s, H-30), 1,97 (1H, m, H-1a), 2,28 (2H, m, H-2b, H-4), 2,40 (1H, m, H-
2a), 1,29-1,78 (m);
Chất AFD3:
Khi giải hấp với hệ n-hexan: EtOAc (85:15) thu được phân đoạn C chứa một
cấu tử chính. Tiến hành kết tinh lại nhiều lần bằng EtOAc thu được chất AFD3 dưới
dạng chất rắn hình vảy màu trắng; Rf = 0, 43 (TLC, silica gel, n-hexan: EtOAc =
80:20); điểm nóng chảy 276-2800
C.
1H NMR (500 MHz, CDCl3) d (ppm): 4;68 (2H, d, J = 32 Hz, H-29); 3,18
(m), 3,02 (m); 2,29(q); 1,96 (d); 1,69 (s, 3H, H-30); 0,76-1,66(m);
Chất AFD6:
Phân đoạn E tiếp tục được phân tách trên cột silicagel bằng hệ dung môi n-
hexan: EtOAc = 60:40 và kết tinh nhiều lần trong MeOH thu được chất bột vô định
hình màu vàng.
1H NMR (MeOD, 500MHz) δ 12,89 (1H, s, OH-5); 7,18 (1H, s, H-6’), 6,28
(1H, s, H-3’), 6.31 (1H, s, H-6), 6,08 (1H, d, J = 9,5 Hz, H-11), 5,45 (1H, br d,
J=9.45Hz, H-12), 5,28 (1H, br t, J = 6,5 Hz, H-17), 3,52 (1H, br dd, J = 7,5; 15 Hz,
H-16a), 3,44 (1H, br dd, J = 7,5; 15 Hz, H-16b), 1.93 (3H, br s, H3-15), 1.84 (3H,
br s, H3-20), 1.69 (6H, br s, H3-14, 19);
2.3.4 Thử hoạt tính các chất đã phân lập
Các chất đã tinh sạch được tiến hành thử hoạt tính theo các phương pháp đã
nêu trong phần 2.2.
Cân 3mg chất cần thử, hòa tan bằng DMSO (150µl) có giếng chất nồng độ
đầu là 20mg/ml. Tiến hành pha loãng tiếp theo tỉ lệ ¼ để được các nồng độ chất thử
tiếp theo. Chất sau khi hòa tan trong DMSO được pha loãng về các nồng độ thấp
hơn bằng nước cất cho các nồng độ lần lượt là 2,56 mg/ml; 0,64 mg/ml;0,16 mg/ml;
0,04 mg/ml; 0,01 mg/ml. Sử dụng 10 µl chất thử đã pha loãng cho mỗi giếng thử
nghiệm để được các nồng độ 128 µg/ml; 32µg/ml; 8µg/ml; 2µg/ml; 0,5µg/ml.
Tiến hành thử theo các phương pháp đã nêu.
Chương 3- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả sàng lọc sơ bộ hoạt tính các dịch chiết tổng từ Artocarpus
nigrifolius C. Y. Wu
Tiến hành ngâm chiết riêng các mẫu (theo phương pháp đã nêu ở phần 2.3),
lượng cao chiết mỗi bộ phận thu được như sau:
Bảng 3.1 Hiệu suất ngâm chiết các bộ phận cây mẫu
STT Tên mẫu Khối lượng mẫu
khô (gam)
Khối lượng cao chiết
thu được (gam)
Hiệu suất
chiết (%)
1 Vỏ thân 40 2,46 6,15
2 Thân 40 1,30 3,25
3 Rễ 40 1,28 3,20
4 Lá 40 2,65 6,62
Vậy, bộ phận lá và vỏ thân cho hiệu suất chiết cao nhất đạt hơn 6%.
Để lựa chọn bộ phận mẫu có khả năng chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh
học tốt, chúng tôi tiến hành các phép thử.
3.1.1 Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng sinh các cao chiết tổng Artocarpus
nigrifolius C. Y. Wu
Theo tài liệu đã công bố chi Artocarpus phân bố ở các nước trên thế giới có
hoạt tính kháng sinh nên chúng tôi tiến hành thử hoạt tính này đối với các bộ phận
khác nhau của cây thu hái ở Việt Nam. Theo phương pháp đã được mô tả ở phần
2.2.3.1 chúng tôi đã thu được các kết quả trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2 Kết quả thử hoạt tính kháng sinh của cao chiết
Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu
Tên mẫu
Chủng vi sinh vật
IC50 (µg/ml)
Lá Vỏ thân Cành Rễ
Gram
(+)
Lactobacillus fermentum 4,25 91,4 >128 95,09
Bacillus subtilis 3,65 71,62 >128 64,32
Staphylococcus aureus 5,49 20,97 88,80 74,13
Gram
(-)
Salmonella enterica >128 >128 >128 >128
Escherichia coli >128 >128 >128 >128
Pseudomonas aeruginosa >128 >128 >128 >128
Nấm Candida albican >128 >128 >128 >128
Kết quả thử hoạt tính kháng sinh của các mẫu trên các chủng vi sinh vật gram
(+), gram (-) và nấm được trình bày ở bảng 3.1 cho thấy mẫu lá, vỏ thân, cành và rễ
đều có hoạt tính kháng các chủng vi sinh vật gram (+) nhưng hầu như không kháng
các chủng vi khuẩn gram (–) và nấm kiểm định trên. Trong đó mẫu lá có hoạt tính
mạnh nhất thể hiện giá trị IC50 nhỏ nhất với chủng Lactobacillus fermentum,
Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus lần lượt là 4,25; 3,65; 5,49 µg/ml. Ngoài ra
mẫu vỏ thân cũng cho hoạt tính khá tốt, đặc biệt kháng với chủng Staphylococcus
aureus với giá trị IC50 là 20,97µg/ml.
Các nghiên cứu hoạt tính kháng sinh cao chiết lá, thân, vỏ, rễ của các loài
khác trong chi Artocarpus cũng cho phổ kháng sinh tương đối rộng với nhiều chủng
vi khuẩn. Như kết quả nghiên cứu hoạt tính kháng sinh cao chiết nước loài
Artocarpus heterophyllus của Khan và cộng sự ( 2003) cho thấy hoạt tính ức chế
của cao chiết với các chủng như S.aureus, E. faecalis, S. typhimurium và E. coli.
Kết quả này chứng minh tác dụng kháng viêm của cây này đã đươc dùng
trong y học cổ truyền; góp phần định hướng cho việc sử dụng và khai thác loài như
một kháng sinh thực vật chữa các bệnh do vi khuẩn gram (+) gây ra.
3.1.2. Kết quả thử hoạt tính chống ôxy hoá DPPH
Hoạt tính chống oxy hóa gần đây được quan tâm nhiều hơn bởi nó như một
chìa khóa vạn năng cho các nghiên cứu hoạt tính sinh học khác. Các chất chống oxy
hóa được biết đến như vitamin E, vitamin C, lycopen, resveratrol, và một số chất
trao đổi thứ cấp khác trong cây. Các chất này được bổ sung vào dược phẩm và thực
phẩm chức năng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng và
điều trị các bệnh do gốc tự do sinh ra như tiểu đường, tim mạch, alzheimer, ung
thư….Các chất chống oxy hóa nguồn gốc thực vật đang được ưa chuộng do đặc
điểm lý hóa của chúng như thân thiện với cơ thể, bền nhiệt … các chất này thường
có bản chất là các polyphenon. Theo như tài liệu đã công bố, chi Mít rất giàu
polyphenon và cũng có hoạt tính chống oxy hóa tương đối cao. Do vậy chúng tôi
tiến hành thử hoạt tính chống oxy hóa nhằm tìm kiếm các hoạt chất có hoạt tính
chống oxy hóa mới có nguồn gốc thực vật. DPPH là gốc tự do có màu tím hấp thụ
cực đại ở bước sóng 517 nm nó đại diện cho các gốc tự do có bản chất hóa học.
Chất thử có khả năng khử gốc tự do này nghĩa là chúng làm mất màu DPPH, quan
sát khả năng làm mất màu DPPH của chất thử nhiều hay ít để có thể đánh giá mức
độ chống oxy hóa của chất thử. Ở đây chúng tôi tiến hành thử khả năng bẫy gốc tự
do DPPH của các cao chiết tổng methanol của lá, vỏ thân, rễ và cành. Kết quả được
chỉ ra sau đây.
Bảng 3.3. Hoạt tính chống ôxy hoá của các mẫu lá, vỏ thân, rễ và cành
Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu
STT Ký hiệu mẫu
EC50
(µµµµg/ml)
1 Vỏ thân 42,08
2 Lá 80,09
3 Rễ 61,05
4 Cành >128
Đối chứng dương Resveratrol 8,50
Kết quả ở bảng trên cho thấy, cao chiết methanol của mẫu vỏ thân, lá, rễ có
hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Đặc biệt, mẫu vỏ thân có hoạt tính mạnh nhất thể
hiện ở nồng độ có hiệu quả bẫy gốc tự do DPPH (EC50) là 42,08 µg/ml. Kết quả
này gấp 5 lần so với chất tham khảo là resveratrol (chất này được sử dụng như là
một chất chống oxy hóa hiệu quả). Do đó có thể tiến tới nghiên cứu sâu hơn để tìm
kiếm hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa có giá trị như resveratrol đã được tìm
thấy trong quả nho từ dịch chiết vỏ thân của loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu
này.
Theo nghiên cứu của Lin và cộng sự năm 2009, nhóm nghiên cứu cũng đã
phân lập được các chất prenylflavonoid từ cao chiết vỏ rễ loài Artocarpus
communis có hoạt tính chống oxy hóa mạnh với giá trị ED50 đạt từ 18,7 đến 45µM.
3.1.3. Thử hoạt tính gây độc tế bào
Rất nhiều hợp chất có khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư đã được phân
lập từ chi Artocarpus, hứa hẹn khả năng ứng dụng của chúng trong việc chữa trị
ung thư, một căn bệnh nan y hiện nay.
Tiến hành sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào của dịch chiết các bộ phận cây
theo phương pháp đã mô tả ở phần 2.2.3.2, chúng tôi đã thu được những kết quả
như sau:
Bảng 3.4. Hoạt tính gây độc tế bào của các cao dịch chiết các bộ phận
loài Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu
Kết quả bảng 3.3 và hình 3.1 chỉ ra rằng bốn cao chiết methanol từ vỏ thân,
lá, cành và rễ của Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu đều thể hiện hoạt tính gây độc
tế bào trên cả 4 dòng ung thư thực nghiệm KB, HepG2, Lu và MCF7 sau 72 h nuôi
cấy. Hoạt tính gây độc tế bào của các mẫu thử phụ thuộc vào nồng độ, nồng độ
càng cao thì khả năng gây độc càng mạnh. Giá trị IC50 của các mẫu thử đối với cả
bốn dòng tế bào trên trong khoảng 10µg/ml – 86µg/ml. Trong đó, cao chiết
methanol từ cành có hoạt tính tốt thể hiện ở giá trị IC50 thấp nhất lần lượt là 10,06
và 19,21 µg/ml trên dòng tế bào HepG2 và KB. Cao chiết methanol từ rễ cho hoạt
tính yếu thể hiện ở giá trị IC50 lớn hơn là 55,62 - 86,64 µg/ml. Cao chiết vỏ thân có
TT
Tên mẫu
IC50 (µg/ml)
KB HepG2 Lu MCF7
1 Vỏ thân 21,03 52,45 56,20 20,10
2 Lá 24,20 50,28 35,84 22,68
3 Rễ 55,62 54,48 86,64 75,46
4 Cành 19,21 10,06 71,66 46,03
ĐC Ellipticine 0,51-1,25
hoạt tính trung bình nh
KB và MCF7 thể hiện ở
IC50 trên dòng HepG2, Lu.
Như vậy, kết quả
C.Y.Wu thể hiện hoạt tính t
chống oxy hóa hệ DPPH
cứu sâu hơn về thành ph
nhằm tìm kiếm các chấ
phòng và điều trị bệnh.
3.2. Thành phần hóa họ
Chọn phần mẫu vỏ
phân lập các chất theo các b
silica-gel cao chiết dichlometan
EtOAc theo tỷ lệ tăng dầ
ADF3, ADF6.
Hình 3.1 S
ình nhưng đặc biệt có hoạt tính gây độc chọn lọ
ể ện ở giá IC50 là 21,03 và 20,10 µg/ml thấp h
trên dòng HepG2, Lu.
ậ ết quả cho thấy bộ phận vỏ thân loài Artocarpus nigrifol
ệ ạt tính tốt với cả ba hoạt tính : kháng sinh
ệ DPPH. Do đó, chúng tôi quyết định chọn bộ ph
ành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các ch
ếm các chất có hoạt tính sinh học cao có khả nă
ị ệnh.
ần hóa học của loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu:
ầ ẫu vỏ thân để phân lập các chất, chúng tôi tiế
theo các bước đã được đưa ra trong phần thực nghi
ết dichlometan với hệ dung môi rửa giải là h
ỷ ệ ăng dần EtOAc (0-100%) thu được các hợp ch
Sắc ký cột cao chiết DCM và SKBM một số
chiết mẫu vỏ thân
độ ọn lọc với 2 dòng tế bào
ấp hơn so với giá trị
Artocarpus nigrifolius
t tính : kháng sinh, gây độc tế bào và
ọn bộ phận này để nghiên
ọ ủa các chất đã tách được
ả năng ứng dụng trong
C.Y.Wu:
t, chúng tôi tiến hành quy trình
ực nghiệm. Sắc ký cột
à hỗn hợp n-hexan:
ợp chất: AFD2, AFL2,
ột số phân đoạn cao
• Chất AFD2: β –
HO
Chất thu được d
và EtOAc. Dựa trên các k
được từ cao chiết thân AFD2
silica gel, n-hexan: EtOAc = 80:20
sitosterol chuẩn: có tín hi
trưng cho H-6. Vậy, hợ
steroid tồn tại phổ biến trong th
Hình 3.2
• Chất AFL2 : friedelan
Phổ 1
H-NMR cho bi
hiệu của 8 nhóm metyl bao g
1,05, 1,18 cùng với 1 tín hi
1
H-NMR còn cho thấy các tín hi
–sitosterol
H
H H
H
3
6
ợc dưới dạng kết tinh hình kim màu trắng trong h
ên các kết quả sắc ký bản mỏng so sánh nhận th
ết thân AFD2 với mẫu β-sitosterol chuẩn cùng có R
hexan: EtOAc = 80:20). Phổ 1
H-NMR của AFD2 tr
ẩn: có tín hiệu δ= 3,52 ppm đặc trưng cho H-3 và
ậy, hợp chất AFD2 được xác định là β-sitosterol,
ổ biến trong thực vật.
Hình 3.2 Sắc ký bản mỏng so sánh của ADF2 và
t AFL2 : friedelan-3-one
NMR cho biết đây là một triterpen khung friedelan th
a 8 nhóm metyl bao gồm 7 tín hiệu singlet ở δH 0,73, 0,87, 0,96, 1,00, 1,01,
ới 1 tín hiệu double ở δH 0,88 (3H, d; J=6,4 Hz
ấy các tín hiệu tại 2,39 (1H, ddd; J = 2,0; 5,0 & 13,8 Hz
AFD2 β
β-sitosterol
ắng trong hỗn hợp n-hexan
ận thấy hợp chất tách
cùng có Rf = 0,54 (TLC,
a AFD2 trùng với phổ của β-
và δ= 5,35 ppm đặc
sitosterol, một hợp chất
à β-sitosterol
t triterpen khung friedelan thể hiện qua tín
,73, 0,87, 0,96, 1,00, 1,01,
6,4 Hz; H-23). Trên phổ
2,0; 5,0 & 13,8 Hz) được
sitosterol
gán cho 2H-a và 2,30 (1H, dd; J=7,2 & 13,0Hz) được gán cho 2H-b ; 2,24 (1H, q;
J=6,5 Hz) cho H4.
Phổ 13
C-NMR được nêu trong bảng 3.4 cho thấy phân tử AFL2 có 30 nguyên
tử carbon bao gồm 7 carbon bậc 4 trong đó có tín hiệu của một nhóm carbonyl ở δC
= 213,1ppm ; 4 tín hiệu CH, 11 tín hiệu CH2 và 8 tín hiệu CH3. Ngoài tín hiệu ở
213,1 ppm, tất cả các tín hiệu của các carbon còn lại đều ở trong vùng từ 6,82 –
59,54 ppm cho thấy trong phân tử chỉ có một nhóm chức carbonyl.
Các số liệu phổ thu được hoàn toàn đồng nhất với số liệu phổ của friedelan-
3-one trong tài liệu [22]. Do đó, cấu trúc của hợp chất được xác định là friedelan-
3-one (friedelin). Trong một nghiên cứu gần đây, thử nghiệm hoạt tính gây độc tế
bào cho thấy friedelan-3-one có hoạt tính gây độc với dòng tế bào lympho T (T-
lymphoblastic leukemia, CEMSS) ở giá trị LD50 là 5,8 µg/ml [25]. Ngoài ra, các
nghiên cứu khác cũng cho thấy chất này có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hạ
sốt trên chuột thực nghiệm [25].
• Chất AFD3: axit betulinic
Đây là chất kết tinh ở dạng tinh thể hình kim không màu trong MeOH,
không hấp thụ tia tử ngoại, điểm nóng chảy 276-280o
C.
Friedelan-3-one
Phổ 1
H- NMR cho các thấy sự hiện diện của hai proton nhóm exometylen [
δH 4,61 (1H, br s, H-29) và 4,74 (1H, br s, H=29)], một tín hiệu OH [ δH = 3,19
(1H, dd, J =11,3 và 4,8 Hz, H-3)], một proton allyl [ δH 3,00 (1H, dt, J =11,0 và
4,8 Hz,H-19)], một nhóm metyl vinyl [ δH 1,69 (3H, s, H3-30)], và 5 nhóm metyl
bậc ba [ δH 0,76 (3H, s, H3-24), 0,83 (3H, s, H3-25), 0,94 (3H, s, H3-23), 0,97 (3H,
s, H3-26) và 0,98 (3H, s, H3-27)].
Phổ 13
C - NMR cho các pic cộng hưởng ứng với sự hiện diện của 30
carbon, trong đó có hai carbon của nhóm exometylen [ δc 151,0(s, C-20) và
109,5(t, C-29)], một carbon của nhóm –COOH [ δc 179,4(s, C-28)] và một carbon
sp3
mang oxygen [ δc 78,9(d, C-3)].
Tổng hợp các số liệu trên cho thấy chất AFD3 có công thức phân tử là
C30H48O3 với độ bất bão hòa bằng 7. Trừ đi một nối đôi C=C của nhóm
exometylen và một nhóm –COOH thì hợp chất này phải có 5 vòng. Do đó có thể
kết luận hợp chất này là một triterpen acid mang một nhóm exometylen, một
nhóm metyl vinyl, một nhóm –OH tự do và 6 nhóm metyl. Ngoài ra sự hiện diện
của nối đôi exometylen và một nhóm metyl vinyl cho thấy trong phân tử có nhóm
isopropenyl [δc 151,0(s, C-20) và 109,5(t, C-29) và 19,1(q, C-30)].
Các số liệu phổ trên phù hợp với số liệu phổ của acid bentulinic trong các
tài liệu [14].
Axít bentulinic được phân lập từ rất nhiều loài thực vật như Cornus florida,
Zizyphus vulgaris, Arbutus menziesii,… Gần đây người ta đã phát hiện ra nhiều
Axit betulinic
hoạt tính sinh học lý thú của nó như hoạt tính kháng HIV, kháng khuẩn, kháng
nấm, kháng viêm, kháng sốt rét, chống ung thư. Axit betulinic là tác nhân ức chế
cọn lọc đối với các u ác tính ở người bằng cách gây ra hiện tượng apoptosis.
Trong nghiên cứu kháng khuẩn kháng nấm, axit betulinic ức chế sự phát triển của
nhiều loại nấm khác nhau với MIC trong vùng 12-47 µg/ml. Tốt nhất với chủng
Microsporum canis (12 µg/ml) [14].
Bảng 3.5: 13
C – NMR của các chất AFL2 và AFD3 (CDCl3)
và (CDCl3 + CD3OD)
Chất
C
Axit betulinic Friedelan - 3 - one
1 t38,8t 22,3
2 27,1t 41,5t
3 78,9d 213,1s
4 38,7s 58,3d
5 55,3d 42,1s
6 18,3t 41,3t
7 34,3t 18,3t
8 40,7s 53,1d
9 50,5d 37,5s
10 37,1s 59,5d
11 20,9t 35,7t
12 25,5t 30,5t
13 38,3d 39,7s
14 42,4s 38,3s
15 30,6t 32,5t
16 32,2t 36,0t
17 56,2t 30,0s
18 46,9d 42,9d
19 49,5d 35,4t
20 150,6s 28,2s
21 29,6t 32,8t
22 37,2t 39,3t
23 27,9q 6,8q
24 15,3q 14,7q
25 15,9q 17,9q
26 16,0q 20,3q
27 14,6q 18,7q
28 179,3s 32,1q
29 109,4t 35,0q
30 19,3q 31,8q
• Chất AFD6 : artochamin B
AFD6 được tách ra từ cây có dạng bột vàng cấu trúc vô định hình, có công
thức phân tử là C25H24O7 được xác định nhờ các phổ NMR, HMQC,HMBC.
Phổ 1
H NMR của AFD6 trùng lặp với phổ 1
H-NMR artochamin B [34], có
tín hiệu proton của nhóm hydroxyl δ = 12,89(1H, s,OH), tín hiệu của một nhóm
isoprenyl đóng vòng [δ= 6,08 (1H, d, J = 9,5 Hz, H-11), δ= 5,45 (1H, br d, J= 9,5
Hz), và hai nhóm metyl singlet ở δ=1,93 và 1,69ppm. Tín hiệu của một nhóm
Artochamin B
isoprenyl không đóng vòng có δ= 5,28ppm (1H, t, J = 6,5 Hz, H-17), tín hiệu δ=
3,52ppm (1H, dd, J = 7,5; 15Hz, H-16a) và 3,44 (1H, dd, J = 7,5; 15Hz, H-16b),
nhóm metyl δ 1,84 và 1,69ppm (mỗi 3H, br s)]. Phổ 1H NMR cũng cho thấy 3 tín
hiệu singlet của vòng thơm tại δ 7,18ppm được gán cho H-4 (1H, s), δ= 6,35 và
6,21ppm được gán cho H-7 và H-10.
Cấu trúc phân tử của AFD6 được khẳng định rõ hơn dựa trên dữ liệu phổ
13
C-NMR và các phổ 2D HMQC, HMBC phù hợp với các dữ liệu đã công bố trong
tài liệu [34]. Do đó, cấu trúc phân tử của artochamin B (AFD6) được xác định là:
2,3,8,10-tetrahydroxy-11-(3-methyl-2-butenyl)-6-(2-methyl-1-propenyl)-6H,7H-
[1]benzopyrano[4,3-b][1]benzopyran-7-one.
Đây là lần đầu tiên thành phần hóa học của cây Mít lá đen được nghiên cứu ở
Việt Nam. Kết quả phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ cao chiết
diclometan cho thấy cây có chứa các hợp chất triterpenoid (axit bentulinic,
friedelin), hợp chất steroid (β-sitosterol) và hợp chất flavon (artochamin B). Qua kết
quả thử hoạt tính sinh học của cao chiết và các tài liệu tham khảo về các nhóm chất
trên, có thể hy vọng đây chính là các hợp chất góp phần tạo nên hoạt tính của cây.
3.3. Hoạt tính sinh học của các chất:
Tiến hành thử hoạt tính kháng sinh, hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính
chống oxy hóa DPPH của các chất ta thu được những kết quả như sau:
3.3.1 Hoạt tính kháng sinh:
Thử nghiệm với các chủng vi khuẩn gram (-); gram (+) và nấm thu được các
kết quả như trong bảng:
Bảng 3.6 Hoạt tính kháng sinh của các chất chiết tách từ loài
Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu
TT 1 2 3 4
Tên mẫu AFD2 AFL2 AFD3 AFD6
Gram
(+)
Lactobacilus fermentum >128 >128 nt >128
Bacillus subtilis >128 >128 nt 21,79
Staphylococcus aureus >128 >128 nt 25,14
Gram
(-)
Salmonella enterica >128 >128 nt >128
Escherichia coli >128 >128 nt >128
Pseudomonas aeruginosa >128 >128 nt >128
Nấm Candida albican >128 >128 nt >128
Bảng kết quả trên cho thấy: Các chất gồm AFD2, AFL2 không thể hiện hoạt
tính trên các chủng vi sinh vật kiểm định ở nồng độ thấp hơn 128µg/ml.
Hợp chất artochamin B (AFD6) có hoạt tính khá mạnh với các dòng Bacillus
subtilis, Staphylococcus aureus với giá trị IC50 đạt được lần lượt là 21,79 và 25,14
µg/ml.
Hoạt tính kháng khuẩn còn thể hiện rõ hơn ở phần trăm ức chế sự phát triển
của vi sinh vật phụ thuộc vào nồng độ chất thử. Nồng độ chất thử càng cao thì phần
trăm ức chế càng lớn. Ở nồng độ 128 µg/ml AFD6 ức chế hoàn toàn sự phát triển
của Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus (hình 3.3).
Hình 3.3: Tỉ lệ phần trăm ức chế vi sinh vật theo các nồng độ của AFD6
Theo một số tài liệu axit betulinic (AFD3) cũng có hoạt tính kháng E.coli và
một số chủng khác, tuy nhiên kết quả đưa ra là giá trị MIC tương đối cao
(250µg/ml) [14]. Do vậy AFD3 không phải là hoạt hoạt chất có hoạt tính kháng
sinh chính trong cây này. Kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi dự kiến chất
artochamin B là hoạt chất chính gây hoạt tính kháng sinh của cây Mít lá đen thu hái
ở Việt Nam.
0 0 0
87
100
0 0 0
70
100
0,5 2 8 32 128
nồng độ chất thử (µg/ml)
Bs Sa
3.3.2 Hoạt tính gây độc tế bào:
Tiến hành thử độc tế bào với các chất AFD2 và AFD6 đã phân lập được trên
các dòng tế bào ung thư; chúng tôi thu được các kết quả như sau:
Bảng 3.7 Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào KB và Hep-G2 của các chất
STT Tên mẫu
Dòng tế
bào
% ức chế tại nồng độ IC50
(µg/ml)128 32 8 2 0,5
1 AFD2
KB 99 75 50 32 11 8
Hep-G2 58 53 49 39 36 14
2 AFD6
KB 100 100 96 90 17 1,18
Hep-G2 99 97 88 35 32 3,6
ĐC Ellipticin
KB 0,51
Hep-G2 0,35
Hình 3.4 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư biểu mô KB
0,5 µg/ml8 µg/ml
32 µg/mlCtr+
Hình 3.5 Minh họa ả
Từ bảng kết quả
ung thư là khá mạnh,
lượt với các dòng KB và Hep
công bố về hoạt tính gây
AFD2 cũng có khả
cao, ở nồng độ 128 µg/ml AFD2
IC50 tương đối tốt là 8
Hoạt tính gây đ
AFD2 trong thử nghiệ
tính không cao đặc biệ
bào MCF7, artochamin B (AFD6) c
chất thử lớn hơn 8 µg/ml và
Ctr +
8 µg/ml
ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung th
ết quả 3.7 ta nhận thấy: khả năng ức chế của AFD6
ạnh, thể hiện ở giá trị IC50 thấp đạt 3,6 µg/ml
òng KB và Hep-G2. Kết quả này cũng tương đương v
ạt tính gây độc tế bào của các chất tách được từ chi Mít.
ũng có khả năng ức chế dòng Hep-G2, tuy nhiên ho
độ 128 µg/ml AFD2 ức chế được 58% số lượng tế
µg/ml với dòng KB.
gây độc tế bào trên 2 dòng ung thư MCF7 và Lu c
ử nghiệm tiếp theo cũng cho kết quả tương tự:
ặc biệt với dòng tế bào Lu; AFD6 có hoạt tính tố
bào MCF7, artochamin B (AFD6) cũng ức chế hơn 95% lượng tế
ơn 8 µg/ml và đạt giá trị IC50 là 4,59 µg/ml. Trên dòng t
32 µg/ml
0,5 µg/ml
ào ung thư gan Hep-G2
ế ủa AFD6 với các tế bào
t 3,6 µg/ml và 1,18 µg/ml lần
ươ đương với các kết quả đã
ợ ừ chi Mít.
G2, tuy nhiên hoạt tính này không
ợng tế bào Hep-G2 và đạt
ư MCF7 và Lu của AFD6 và
ự: chất ADF2 có hoạt
ạt tính tốt hơn. Với dòng tế
ợng tế bào ở các nồng độ
là 4,59 µg/ml. Trên dòng tế bào Lu thì
hoạt tính của các chất thử
µg/ml . Kết quả thử nghiệ
Bảng 3.8
STT Tên mẫu
1 AFD2
MCF7
Lu
2 AFD6
MCF7
Lu
ĐC Ellipticin
MCF7
Lu
Như vậy, ở hoạt tính gây
mạnh.
Các kết quả thử nghi
thư thực nghiệm trên đ
thảo dược trong việc ph
Hình 3.6 Minh h
Ctr+
8 µg/ml
ất thử nghiệm đều thấp hơn, giá trị IC50 củ
ả ử nghiệm được trình bày trong bảng dưới đây:
ảng 3.8 Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào MCF7 c
Dòng tế
bào
% ức chế tại nồng độ
128 32 8 2
MCF7 60 55 45 42
Lu 28 17 13 4
MCF7 99 96 95 15
Lu 99 95 8 5
MCF7
Lu
ạt tính gây độc tế bào, hợp chất AFD6 đã thể
ế ả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào đối với các d
ên đây cho phép sử dụng AFD6 như một hoạ
ệc phòng và điều trị ung thư đặc biệt là ung thư
Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào
32 µg/ml
0,5 µg/ml
ủa AFD6 chỉ đạt: 20
ớ đây:
ào MCF7 của các chất
ế ạ ồng độ IC50
(µg/ml)2 0,5
42 25 20
4 1 >128
15 15 4,59
5 1 20
0,53
0,45
ể hiện hoạt tính khá
ố ới các dòng tế bào ung
ột hoạt chất có nguồn gốc
à ung thư gan.
ào ung thư vú MCF7
Hình 3.7 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư phổi Lu
3.3.2 Hoạt tính chống oxy hóa:
Sử dụng phương pháp thử nghiệm chất chống oxy hóa với 1,1-diphenyl- 2-
picrylhydrazyl (DPPH) là các gốc tự do; chúng tôi tiến hành thử hoạt tính của hợp
chất artochamin B phân lập được từ loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu, thu được
kết quả như sau:
Bảng 3.9 Hoạt tính chống oxy hóa của AFD6
STT Tên mẫu
Hoạt tính chống oxy hóa
% ức chế tại nồng độ
EC50(µg/ml)
128 32 8 2 0,5
AFD6 91,4 85,34 30,94 4,6 0 20,51
ĐC Resveratrol 8,50
Ctr+ 32 µg/ml
8 µg/ml 0,5 µg/ml
Hình 3.8
Từ kết quả trên, chúng tôi nh
chống oxy hóa tốt. Giá trị
= 20,51 µg/ml; điều này là b
nhóm chất đã được chứ
Như vậy, qua kế
phân lập từ loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu có th
tính tốt nhất trong tất cả
biệt tốt với các dòng ung th
và đạt IC50 tốt nhất trên dòng KB là 1,18
Hình 3.8 Minh họa thử nghiệm chống oxy hóa theo
phương pháp sử dụng DPPH của AFD6
ên, chúng tôi nhận thấy, artochamin B l
ốt. Giá trị ức chế có hiệu quả các gốc tự do DPPH c
ày là bởi artochamin B là hợp chất thuộc nhóm flavonoid, m
ứng minh có khả năng chống oxy hóa rất hiệ
ậy, qua kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học của các h
ài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu có thể thấy: artochamin B có ho
ất cả các thử nghiệm. Trong đó, artochamin B có tác
òng ung thư thử nghiệm, nó có khả năng ức chế
ên dòng KB là 1,18 µg/ml.
ng oxy hóa theo
y, artochamin B là chất có khả năng
ự do DPPH của chất đạt EC50
ấ ộc nhóm flavonoid, một
ất hiệu quả.
ọc của các hợp chất được
ể ấy: artochamin B có hoạt
artochamin B có tác động đặc
ă ức chế cả 4 dòng tế bào
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Về hoạt tính dịch chiết các bộ phận của cây:
Bốn dịch chiết các bộ phận cây mít lá đen gồm: vỏ thân, lá, cành, rễ đều thể
hiện hoạt tính trong các thử nghiệm. Trong đó:
- Hoạt tính kháng sinh: các dịch chiết lá, vỏ thân, cành, rễ đều có hoạt tính
kháng chủng vi sinh vật gram (+) với IC50 trong khoảng 3,65- 95,09 µg/ml.
- Hoạt tính chống ô xy hoá DPPH: ngoài mẫu cành, các mẫu đều có hoạt
tính, đặc biệt mẫu vỏ thân có hoạt tính mạnh nhất với giá trị EC50 là 42,08 µg/ml.
- Hoạt tính gây độc tế bào: bốn cặn chiết đều thể hiện hoạt tính gây độc tế
bào trên cả 4 dòng ung thư thực nghiệm KB, HepG2, Lu và MCF7 với các giá trị
IC50 trong khoảng 10µg/ml – 86µg/ml.
2. Về thành phần hóa học của cây:
Từ vỏ thân loài mít lá đen (Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu) thu hái tại Sơn
La đã phân lập được các chất:
- Hai hợp chất triterpenoid: axit bentulinic, friedelin
- Một hợp chất steroid là β-sitosterol
- Một hợp chất flavon là artochamin B
3. Về hoạt tính sinh học các chất phân lập được:
Các chất phân lập được thể hiện hoạt tính khác nhau trong mỗi thử nghiệm,
trong đó, artochamin B là hợp chất có hoạt tính tốt nhất; với khả năng ức chế
Bacillus subtilis (IC50 là 21,79 µg/ml), Staphylococcus aureus (IC50 là 25,14
µg/ml), gây độc trên cả bốn dòng tế bào ung thư KB, HepG2, Lu và MCF7 với các
giá trị IC50 lần lượt là 1,18; 3,6; 20,0; 4,59 µg/ml, hoạt tính chống oxy hóa mạnh với
giá trị EC50 là 20,51 µg/ml.
KIẾN NGHỊ:
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính của các chất, đặc biệt là artochamin
B để có thể áp dụng vào thực tiễn.
Những dịch chiết bộ phận khác của cây cũng có nhiều hoạt tính tốt và cần
tiếp tục được nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật- Hà Nội.
2. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
3. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học- Hà Nội.
4. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ - TP. Hồ Chí Minh
5. Viện Dược liệu- Bộ Y tế (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của
thuốc từ dược thảo, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật- Hà Nội.
6. Nguyễn Chí Bảo (2012), Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế
bào của cây Chay lá to (Artocarpus lakoocha Roxb.) và cây Mít dai
(Artocarpus heterophyllus LamK.) ở Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ Hóa học ,
Viện Hóa học.
Tiếng Anh
7. Anima Pandey and S.P.Bhatnagar (2009), “Preliminary photochemical screening
and antimicrobial studies on Artocarpus lakoocha Roxb”, Ancient science of
life, Vol 28, No 4, pp. 21-24
8. Charoenlarp, P.Radomyos, P.Harinasuta (1981), “Treatment of taeniasis with
Puag-Haad: a crude extract of Artocarpus lakoocha wood”, The Southeast
Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health 12, 568–570.
9. Euis Holisotan Hakima, Asnizara, Yurnawilisa, Norio Aimib, Mariko Kitajimab,
Hiromitsu Takayamab (2002), “Artoindonesianin P, a new prenylated
flavones with cytotoxic activity from Artocarpus lanceifolius”, Fitoterapia,
vol.73, pp. 668–673
10.R.I John Fresney (1993): “Culture of animal Cells: A manual of basis
techniques, 3rd
Edition”, Wiley & Sons Inc., New York.
11.Hadacek, F., Greger, H. (2000), “Test of antifungal natural products
methodolagies, comparability of result and assay choise”, Phytochem. Anal.,
90, 137-147.
12.Iqbal Musthapa, Lia D. Juliawaty, Yana M. Syah, Euis H. Hakim, Jalifah Latip,
and Emilio L. Ghisalberti (2009), “An Oxepinoflavone from Artocarpus
elasticus with Cytotoxic Activity Against P-388 Cells”, Arch Pharm Res,
Vol 32, No 2, pp. 191-194
13.Junichi Kitajima, Toru Ishikawa, Eiko Fujimatu, Kyoko Kondho, Tomomi
Takayanagi (2003), “Glycoside of 2-C-methyl-D-erthritol from the fruits of
anise, coriander and cumin”, Phytochemistry, Vol.62, pp.115-120
14.L.J. Shai, L.J.McGaw, M.A.Aderogha, L.K.Mdee, J.N.Eloff (2008), “Four
pentacyclic triterpenoids with antifungal and antibacterial activity from
Curtisia dentate (Burm.f) C.A.Sm.leaves”, Journal of Ethnopharmacology,
vol.119, pp.238-244.
15.Lin, K.W., Liu, C.H., Tu, H.Y., Ko, H.H., Wei, B.L., 2009, “Antioxidant
prenylflavonoids from Artocarpus communis and Artocarpus elasticus”,
Food Chemistry 115, 558–562.
16.M.R. Khan, A.D. Omoloso, M. Kihara (2003), “Antibacterial activity of
Artocarpus heterophyllus”, Fitoterapia , Vol.74, pp. 501–505
17.Manjeshwar Shrinath Baliga, Arnadi Ramachandrayya Shivashankara,
Raghavendra Haniadka, Jerome Dsouza, Harshith P. Bhat (2011),
“Phytochemistry, nutritional and pharmacological properties of Artocarpus
heterophyllus Lam (jackfruit): A review”, Food Research International, vol.
44, pp.1800–1811.
18.Mossmann, T., (1983) “Rapid colorimetric assay for cellular growth and
survival: application to proliferation and cytotoxicity assays”, J. Immunol.
Meth.65, 55-63.
19.NajihahMohd Hashim, M. Rahmani, G.Cheng Lian Ee, Mohd A. Sukari, M.
Yahayu, W.Oktima, A. Ali and Rusea Go (2012), “Antiproliferative Activity
of Xanthones Isolated from Artocarpus obtusus”, Journal of Biomedicine
and Biotechnology, Volume 2012, Article ID 130627
20.Namdaung, U., Aroonrerk, N., Suksamrarn, S., Danwisetkanjana, K.,
Saenboonrueng, J., Arjchomphu, W., Suksamrarn, A., (2006), “ Bioactive
constituents of the root bark of Artocarpus rigidus subsp. rigidus”,
Chemical & Pharmaceutical Bulletin, vol.54, pp.1433–1436.
21.Pual Cos, Louis Maes, Jean-Bosco Sindambiwe, Arnold J. Vlietinck, Dirk
Vanden Berghe; “ Bioassay for antibacterial and antifungal activities”;
Laboratory for Microbiology, Parasitology and Hygien, Faculty of
Pharmaceutical, Biomedical and Veterinary Sciences, University of
Antwerp, Belgium,1-13 (2005)
22.Ratna Asmah Susidarti, M.Rahmani, A.Manaf Ali, M.Aspollah Sukari, Hazar
B.M.Ismail, “ Friedelin from Kelat merah” , Eugenia chlorantha Duthie.
23.Scudiero D. A., Shoemaker R. H., Kenneth D. P., Monks A., et al, (1988),
“Evaluation of a soluable tetrazolium/ formazan assay for cell growth and
drug sensibility in culture using human and other tumor cell lines.”, Cancer
Reaseach. 48: 4827-4833.
24.Shashi B. Mahato and Asish P. Kundu (1994), “13C-NMR spectra of
pentacyclic triterpenoids, a compilation and some salient features”,
Phytochemistry, Vol. 37, No. 6, pp. 1517-1575
25.Sisay Feleke and Abeba Brehane (2005), “ Triterpene compounds from latex of
Ficus sur I”, Chemical Society of Ethiopia, Vol.19(2), pp. 307-310
26.Stefan Berger, Dieter Sicker (2009), “Classic in spectroscopy – Isolation and
structure elucidation of natural products”, Wiley – VCH, pp. 481-499.
27.Suhartati, T., Achmad, S.A., Aimi, N., Hakim, E.H., Kitajima, M., Takayama,
H., Takeya, K., (2001), “Artoindonesianin L, a new prenylated flavone with
cytotoxicity activity from Artocarpus rotunda”, Fitoterapia, vol. 72,
pp.912–918.
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ
Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ

More Related Content

What's hot

Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnThanh Hoa
 
Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...
Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...
Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...Man_Ebook
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)YenPhuong16
 
Quy trinh san xuat xa phong
Quy trinh san xuat xa phongQuy trinh san xuat xa phong
Quy trinh san xuat xa phong107751101137
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...luanvantrust
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...nataliej4
 
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryherehoatuongvi_hn
 

What's hot (20)

Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đĐề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
 
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồngSử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
 
Đề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngưĐề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngư
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằmĐề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
 
Hiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo Khê
Hiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo KhêHiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo Khê
Hiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo Khê
 
Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...
Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...
Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (rosa spp.l.) năng suất, chất ...
 
Sổ tay kỹ thuật trồng nấm
Sổ tay kỹ thuật trồng nấmSổ tay kỹ thuật trồng nấm
Sổ tay kỹ thuật trồng nấm
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
 
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
 
Luận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lập
Luận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lậpLuận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lập
Luận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lập
 
Quy trinh san xuat xa phong
Quy trinh san xuat xa phongQuy trinh san xuat xa phong
Quy trinh san xuat xa phong
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
 
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
 
Khả năng hấp phụ Mangan trong nước của vật liệu hấp phụ từ lõi ngô
Khả năng hấp phụ Mangan trong nước của vật liệu hấp phụ từ lõi ngôKhả năng hấp phụ Mangan trong nước của vật liệu hấp phụ từ lõi ngô
Khả năng hấp phụ Mangan trong nước của vật liệu hấp phụ từ lõi ngô
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải PhòngĐề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
 
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
 
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.docĐề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
 

Similar to Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ

Thành phần hoạt tính gây độc của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thông
Thành phần hoạt tính gây độc của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thôngThành phần hoạt tính gây độc của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thông
Thành phần hoạt tính gây độc của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thôngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ ssuser499fca
 
Luận án tiến sĩ dược học nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số...
Luận án tiến sĩ dược học nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số...Luận án tiến sĩ dược học nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số...
Luận án tiến sĩ dược học nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 
Hoạt tính gây độc tế bào của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thông
Hoạt tính gây độc tế bào của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thôngHoạt tính gây độc tế bào của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thông
Hoạt tính gây độc tế bào của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thôngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên câ...
Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên câ...Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên câ...
Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên câ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ (20)

Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Sưa
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài SưaLuận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Sưa
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Sưa
 
Thành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis
Thành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensisThành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis
Thành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis
 
Luận án: Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch của cao...
Luận án: Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch của cao...Luận án: Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch của cao...
Luận án: Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch của cao...
 
Thành phần hoạt tính gây độc của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thông
Thành phần hoạt tính gây độc của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thôngThành phần hoạt tính gây độc của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thông
Thành phần hoạt tính gây độc của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thông
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận án tiến sĩ dược học nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số...
Luận án tiến sĩ dược học nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số...Luận án tiến sĩ dược học nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số...
Luận án tiến sĩ dược học nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số...
 
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mácThành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
 
Luận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọ
Luận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọLuận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọ
Luận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọ
 
Thành phần hoạt tính sinh học loài Bời lời nhớt và Nhãn dê, HAY
Thành phần hoạt tính sinh học loài Bời lời nhớt và Nhãn dê, HAYThành phần hoạt tính sinh học loài Bời lời nhớt và Nhãn dê, HAY
Thành phần hoạt tính sinh học loài Bời lời nhớt và Nhãn dê, HAY
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
Kỹ thuật phân tử lai huỳnh quang nhằm xác định loài tảo độc hại
Kỹ thuật phân tử lai huỳnh quang nhằm xác định loài tảo độc hạiKỹ thuật phân tử lai huỳnh quang nhằm xác định loài tảo độc hại
Kỹ thuật phân tử lai huỳnh quang nhằm xác định loài tảo độc hại
 
Hoạt tính gây độc tế bào của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thông
Hoạt tính gây độc tế bào của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thôngHoạt tính gây độc tế bào của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thông
Hoạt tính gây độc tế bào của ngoại mộc tái, cày ri ta và an điền lá thông
 
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...
Nghien cuu dac diem thuc vat, thanh phan hoa hoc va tac dung uc che enzym ace...
 
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu ...
 
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt...
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên câ...
Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên câ...Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên câ...
Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên câ...
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tạo sinh khối giàu astaxanthin của l...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tạo sinh khối giàu astaxanthin của l...Luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tạo sinh khối giàu astaxanthin của l...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tạo sinh khối giàu astaxanthin của l...
 
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Đề tài: Hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius, 9đ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Lê Thị Tú Anh NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI MÍT LÁ ĐEN ARTOCARPUS NIGRIFOLIUS C.Y.WU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2012
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Lê Thị Tú Anh NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI MÍT LÁ ĐEN ARTOCARPUS NIGRIFOLIUS C.Y.WU Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60 42 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Văn Tuyến Hà Nội - 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tuyến, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin cảm ơn quỹ NAFOSTED và PGS.TS Trần Minh Hợi chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng và hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Mít (Artocarpus Forst. & Forst. f.), họ Dâu tằm (Moraceae) ở Việt Nam” mã số 106.05.74.09, đã cung cấp kinh phí để thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn CN. Nguyễn Bích Thuận, Ths Bá Thị Châm đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo trong suốt thời gian tôi làm luận văn. Xin cảm ơn các cô bác, anh chị và bạn đồng nghiệp phòng Hóa Dược và phòng Thử hoạt tính sinh học, những người đã luôn theo sát, giúp đỡ tôi. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo viện Hóa học- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô trong khoa Sinh học đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè, đã động viên và giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt luận văn này! Học viên: Lê Thị Tú Anh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm thực vật của loài Artocapus nigrifolius C. Y. Wu.......................03 1.2. Ứng dụng trong y học cổ truyền của chi Artocapus....................................04 1.3. Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi Artocapus .. 1.3.1 Hoạt tính kháng sinh.............................................................................07 1.3.2 Hoạt tính gây độc tế bào ung thư..........................................................09 1.3.3 Hoạt tính chống oxy hóa.......................................................................14 1.3.4 Một số hoạt tính sinh học khác............................................................18 1.4. Các phương pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học in vitro............................19 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng sinh in vitro........................19 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư in vitro ....22 1.4.3 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa in vitro .................23 Chương 2: THỰC NGHIỆM 2.1. Mẫu thực vật và thiết bị, hóa chất ...............................................................25 2.1.1. Mẫu thực vật .......................................................................................25 2.1.3. Thiết bị và hóa chất thử hoạt tính sinh học.........................................25 2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................26 2.2.1. Phương pháp tách chiết.......................................................................26 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc...........................................................26 2.2.3 Phương pháp thử hoạt tính sinh học ....................................................27 2.2.4 Phương pháp sử lý số liệu....................................................................30 2.3. Thực nghiệm ............................................................................................... 30 2.3.1. Chiết mẫu thực vật..............................................................................31 2.3.2. Sàng lọc sơ bộ hoạt tính dịch chiết các bộ phận.................................31 2.3.3. Phân lập chất ......................................................................................31 2.3.4. Thử hoạt tính các chất.........................................................................33
  • 5. `Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sàng lọc sơ bộ hoạt tính dịch chiết các bộ phận ...............................................35 3.2. Thành phần hóa học cây Mít lá đen (Artocapus nigrifolius C. Y. Wu) ......39 3.3. Hoạt tính sinh học của các chất...................................................................45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................52 PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1H-NMR Proton Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Resonance Spectroscopy proton 13 C-NMR Carbon – 13 Nuclear Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Magnetic Resonance cacbon 13 Spectroscopy HMBC Heteronuclear Mulitiple Phổ tương tác dị hạt nhân qua Bond Coherence nhiều liên kết HMQC Heteronuclear Single Phổ tương tác dị hạt nhân qua Quantum Coherence một liên kết s singlet d doublet t triplet q quartet J (Hz) hằng số tương tác tính bằng Hz δ(ppm) ppm= part per million độ dịch chuyển hóa học tính bằng ppm KB human epidermoid carcinoma Ung thư biểu mô HepG2 hepatocellular carcinoma Ung thư gan ở người human MCF7 Ardeno carcinoma Ung thư vú LU Human lung carcinoma Ung thư phổi IC50 Inhibitory concentration 50% Nồng độ ức chế 50% cá thể ED50 Effective dose 50% Liều hiệu quả đáp ứng 50% SKC Sắc ký cột DMSO dimethyl sulfoxide
  • 7. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Đặc điểm thực vật loài Mít lá đen Artocapus nigrifolius C.Y.Wu 4 Hình 1.2 Các phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro 21 Hình 1.3 Phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro sinh ký tự 22 Hình 2.1 Quy trình chiết mẫu vỏ và thân cây Mít lá đen 32 Hình 2.2: Phân lập các chất từ cao chiết diclometan 33 Hình 3.1 Sắc ký cột cao chiết DCM và SKBM một số phân đoạn cao chiết mẫu vỏ thân. 40 Hình 3.2 Sắc ký bản mỏng so sánh của ADF2 và β-sitosterol 41 Hình 3.3: Tỉ lệ phần trăm ức chế vi sinh vật theo các nồng độ của AFD6 47 Hình 3.4 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư biểu mô KB 48 Hình 3.5 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 49 Hình 3.6 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư vú MCF7 50 Hình 3.7 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư phổi Lu 51 Hình 3.8 Minh họa thử nghiệm chống oxy hóa theo phương pháp sử dụng DPPH của AFD6 52
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Hiệu suất ngâm chiết các bộ phận cây mẫu 35 Bảng 3.2 Kết quả thử hoạt tính kháng sinh của cao chiết Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu 36 Bảng 3.3 Hoạt tính chống ôxy hoá của các mẫu lá, vỏ thân, rễ và cành Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu 38 Bảng 3.4 Hoạt tính gây độc tế bào của các cao dịch chiết các bộ phận loài Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu 39 Bảng 3.5: 13 C – NMR của các chất AFL2 và AFD3 (CDCl3) và (CDCl3 + CD3OD) 44 Bảng 3.6 Hoạt tính kháng sinh của các chất chiết tách từ loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu 46 Bảng 3.7 Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào KB và Hep-G2 của các chất 48 Bảng 3.8 Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào MCF7 và Lu của các chất 50 Bảng 3.9 Hoạt tính chống oxy hóa của AFD6 51
  • 9. MỞ ĐẦU Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số loài thực vật đã ghi nhận ở Việt Nam khoảng 10.500 loài trong tổng số 12.000 loài theo ước tính. Trong số đó, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của Viện Dược liệu (2006) cho biết ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong thời gian qua, nước ta đã có hơn 3.000 loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược được cấp số đăng ký, chiếm gần 1/3 trong tổng số thuốc mới được cấp số đăng ký lưu hành hàng năm. Như vậy nhu cầu sử dụng cây dược liệu chế xuất thuốc trong nước là rất lớn. Không những vậy, việc sử dụng dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cũng đang được các nước trên thế giới hết sức quan tâm. Chi Artocarpus (họ Dâu tằm, Moraceae) là một chi thực vật khá phổ biến ở Việt Nam với 15 loài. Trong đó, ngoài giá trị làm thực phẩm nhiều loài còn được sử dụng trong y học dân gian để chữa các bệnh như thấp khớp, hạ huyết áp, tiểu đường như mít (Artocarpus heterophyllus), xa kê (Artocarpus altilis)…Thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Artocarpus đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu, nhiều hợp chất mới với những hoạt tính tốt đã được công bố [31]. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới có một số ít loài được nghiên cứu như: Chay Bắc bộ (Artocarpus tonkinensis), Chay lá to (Artocarpus lakoocha Roxb.) và cây Mít dai (Artocarpus heterophyllus Lamk.). Các nghiên cứu này cũng đã tìm ra được một số chất thuộc nhóm auronol glucosid có hoạt tính sinh học tốt có thể ứng dụng vào cuộc sống và là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo [6]. Ở Việt Nam loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu mới được tìm thấy và bổ sung vào danh mục loài của chi mít (Artocarpus) năm 2011 do nhóm tác giả PGS.TS Trần Minh Hợi, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật . Nhóm tác giả cũng đã công bố hoạt tính sinh học của cây và cho các kết quả rất đáng quan tâm. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn loài cây này làm đối tượng nghiên cứu và thực
  • 10. hiện đề tài “ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt chất sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu”. Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thành phần hóa học và phát hiện các hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học của loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu. Để đạt được mục tiêu trên chúng tôi thực hiện các nội dung sau: - Thu hái và định tên cây - Xử lý mẫu - Tách chiết, phân lập, xác định cấu trúc các thành phần hóa học của cây - Thử hoạt tính sinh học các mẫu cao chiết và các hợp chất tinh sạch được.
  • 11. Chương 1 - TỔNG QUAN 1.1 Đặc điểm thực vật của loài Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu Chi Artocarpus thuộc họ dâu tằm (Moraceae), là một họ thực vật lớn gồm khoảng 60 chi và hơn 1400 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Trên thế giới chi này gồm khoảng 60 loài, phần lớn là cây thân gỗ, có nhựa mủ màu trắng. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực gồm hai hay bốn phiến, một nhị với chỉ nhị ở giữa với 2 bao phấn ở hai bên, mở bởi hai kẽ nứt. Hoa cái có màu hơi xanh, nhỏ phát triển thành gié nạc, ngắn. Sau khi thụ phấn chúng phát triển thành quả tụ, có thể phát triển rất to. Lá kèm từ nhỏ như ở Artocarpus integer (Thunb.) Merr (mít tố nữ) và nguyên cho tới lớn và xẻ thùy Artocarpus communis Forst. & Forst.f. ( Xa kê). Một số loài trong chi có quả ăn được nên được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Artocarpus heterophyllus, Artocarpus integer, Artocarpus rigidus, Artocarpus tokinensis . Theo Phạm Hoàng Hộ, chi Artocarpus ở Việt Nam có 15 loài và dưới loài [4]. Loài Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu Cây thân gỗ cao 15m, mọc thẳng, cành nâu sậm, vỏ sần sùi có nếp nhăn dày 1- 2,5 mm. Chồi non ngắn lá có lông màu nâu đen rỉ sắt. Cuống lá đen, mỏng, dài 1,8 -2,8 cm có lông màu nâu đen khi còn non, phiến lá hình elip hoặc elip hẹp, kích thước 5-11 x 2-4 cm, mỏng như giấy, phía xa gân giữa lá có màu xanh nâu và lông rất nhỏ màu trắng, phía gần gân giữa lá có màu gần như đen và không lông, gần cuống lá có hình nêm rộng, gân lá không đối xứng; phần đuôi lá có chóp nhọn dài 0,5-1,5cm. Phần gân lá chính và gân loại 2 nổi rõ ở cả hai mặt lá, gân loại 3 không lộ. Cụm hoa đơn tính mọc ở nách lá. Cụm hoa đực có kích thước 4-7mm hoa đôi, cụm hoa cái có màu trắng khi còn non, màu xanh sậm khi khô, hình nón ngược, 5- 9mm, có nốt sần, chỏm cánh hoa có dạng tù, cuống dài 1-1,5 cm, mỏng. Tiến hành thu mẫu tại các tỉnh: Sơn La, Phú Thọ thu tiêu bản và vật mẫu cành, lá, quả .
  • 12. Hình 1.1: Đặc đ ể Artocarpus nigrifolius vào hệ sinh vật của nư cần được nghiên cứu. 1.2 Ứng dụng trong y h Nhiều loài trong chi Đông Nam Á để điều trị chảy. Thịt quả và hạt đư cây uống để trị bệnh tiêu ch vú; tro đốt của lá là loại thu Ở nước ta, dân gian dù gan vàng da bằng cách n Đức, lá xa kê còn có th như gút, sỏi thận, tiểu đ ặc điểm thực vật loài Mít lá đen Artocarpus 1. Cành Mít lá đen 2. Chồi Mít lá Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu là một loài mới được nghi ước ta, do đó, các tài liệu ghi nhận về chúng ch ng trong y học cổ truyền của chi Artocarpus oài trong chi Artocarpus được dùng trong y học cổ ể đ ều trị các bệnh như kháng viêm, sốt rét, trị ung nh được sử dụng như thuốc bổ có tác dụng làm mát, h êu chảy và hạ sốt, lá giúp tăng tiết sữa cho ph ại thuốc trị giun trong y học cổ truyền nhiều a, dân gian dùng lá xa kê (Artocarpus altilis) ch ằng cách nấu là tươi để uống. Ngoài ra, theo lươ ê còn có thể phối hợp với một số loại thuốc khác trị đ ậ ểu đường týp 2, chứng huyết áp cao dao động [ nigrifolius C.Y.Wu. ồi Mít lá đen. ợc nghiên cứu và bổ sung ậ ề chúng chưa nhiều; rất ọc cổ truyền ở các nước ốt rét, trị ung nhọt, áp xe, tiêu àm mát, hạ huyết áp, rễ ế ữa cho phụ nữ, động vật có ền nhiều nước …[31] ) chữa phù thũng, viêm ài ra, theo lương y Nguyễn Công ốc khác trị được một số bệnh động [2]. Thịt quả xa kê
  • 13. thường dùng để ăn, quả còn xanh có bột dùng để làm thực phẩm. Hạt xa kê luộc hoặc rang ăn ngon như hạt rẻ có tác dụng lợi trung tiện, kích dục. Artocarpus altilis không chỉ làm thức ăn chăn nuôi, lá của nó được sử dụng để điều trị xơ gan, tăng huyết áp và bệnh tiểu đường ở Indonesia [30]. Ở Tân đảo, rễ cây được dùng để trị hen và các rối loạn dạ dày, ruột, một số rối loạn khi mang thai, đau răng miệng và trị bệnh về da. Ở Papua Niu- Guinea, vỏ cây được dùng để trị bệnh ghẻ; nhựa cây được pha loãng uống trị ỉa chảy và lỵ; lá dùng phối hợp với lá đu đủ giã với vôi cho đến khi có màu vàng, lấy hỗn hợp này đắp trị sưng háng, lá cũng được dùng trị đinh nhọt, sưng háng [3]. Thân và rễ loài Artocarpus altilis đã được sử dụng ở Đài Loan từ lâu để điều trị bệnh xơ gan và chứng tăng huyết áp. Ngoài ra chúng còn được dùng để kháng viêm, giải độc. Ở Ấn Độ, trong một nghiên cứu sàng lọc tác dụng dược lý của cao khô chiết từ vỏ và lá xa kê bằng cồn 500 , các tác giả nhận thấy cao thô có tác dụng lợi tiểu rõ rệt trong thí nghiệm với chuột cống trắng so với lô đối chứng. Ở Trinidad và Banhamas, người ta dùng nước sắc lá xa kê để hạ huyết áp và trị hen suyễn, lá giã nát đắp trị tưa lưỡi, nước ép từ lá dùng như thuốc nhỏ tai, tro đốt từ lá dùng bôi lên da chữa nhiễm trùng và bột lá khô dùng để điều trị lá lách mở rộng. Quả giã nát làm thuốc đắp lên vết sưng tấy giúp mau mưng mủ, hoa chữa đau răng bằng cách hơ nóng chà lên niếu xung quanh chỗ đau. Nhựa cây dùng để chữa trị bệnh về da và giảm đau thần kinh tọa, pha loãng uống trị tiêu chảy. Ở nước ta, hạt mít dai ( A. heterophyllus) được dùng trị ghẻ lở, sản hậu ít sữa. Múi mít dùng chữa sốt rét rừng và giải say rượu [1]. Hạt mít nướng hay luộc ăn thì hạ khí, thông trung tiện. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, ỉa chảy, và trị huyết áp cao. Lá mít giã đắp cũng làm mụn nhọt bớt sưng đau. Gỗ và lá mít còn được dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay những trường hợp co quắp: mài gỗ mít lên miếng đá nháp hay chỗ nháp của trôn bát, cho thêm ít nước đến khi nước trở nên đục nhiều thì uống với liều hàng ngày là 6-10g.
  • 14. Gỗ và nhựa mít làm tiêu sưng, giải độc, chữa sưng tấy, mụn nhọt, dưới dạng sắc nước uống (gỗ) và bôi (nhựa). Rễ cây sắc nước uống trị ỉa chảy và cùng với vỏ trị các loại viêm gây sốt. Dịch nhựa cây thường được dùng đắp rút mủ mụn nhọt, còn dùng trị bệnh giang mai và trừ giun. Dái mít dùng chữa sa dạ con và lõi mít có tính gây sảy thai[2]. Ở Ấn Độ người ta dùng lá chữa các bệnh ngoài da và trị rắn cắn [31]. Rễ sắc uống trị tiêu chảy và vàng da. Dịch ép của cây đắp vào chỗ sưng hạch và áp xe để làm mưng mủ. Quả xanh có tác dụng làm săn, quả chin nhuận tràng. Nhựa mủ bôi trị vết thương [2]. Ở Indonesia, dịch ép quả mít non có trong thành phần một thuốc uống trị sốt. Quả non trộn với cao khô từ lá cây Uncaria gambir ăn trị đau bụng. Lá hoặc quả có trong thành phần bài thuốc chữa uồng trị tiêu chảy, nước sắc lá giã nát dùng làm thuốc chữa đau răng. Hạt Chay lá to (Artocarpus lakocha) ở Ấn Độ được dùng làm thuốc xổ, vỏ cây dùng tán bột đắp vết thương để rút mủ hoặc pha thuốc đắp mụn nhọt và các vết nứt nẻ ở da. Ở Thái Lan, nạc của trái được xem như thuốc bổ gan, gỗ, quả chay sắc nước uống dùng trị giun kim, giun đũa, sán xơ mít và dùng ngoài da trị ghẻ. Ở nước ta, vỏ, mủ trị đau lá lách; hột làm thuốc xổ. Các loại trái cây Artocarpus lakocha thường được ăn tươi. Bột trái cây ăn được và dùng như là một loại thuốc bổ cho gan. Ở Thái Lan, bột Artocarpus lakoocha Roxb còn gọi là Puag-Haad được sử dụng làm thuốc trị sán dây truyền thống [8].Vỏ cây có chứa 8,5% tannin được nhai như trầu và cũng được sử dụng để điều trị bệnh về da. Chay Bắc bộ (Artocarpus tonkinensis) có quả dùng để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, dạ dày thiếu toan, kém ăn. Nếu không có quả chay tươi có thể dùng quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc. Ngoài ra, những loài khác trong chi Artocarpus cũng được sử dụng trong y học dân gian ở các nước Đông Nam Á từ lâu: nhựa từ Artocarpus lowii truyền
  • 15. thống được sử dụng như một loại dầu ăn và thuốc mỡ trong y học dân gian. Artocarpus chempeden là một trong các loại thuốc dân tộc Indonesia; hạt cây đã được sử dụng để chống lại tiêu chảy và rễ của nó chống lại bệnh sốt rét. Phía Tây Java, Artocarpus elasticus Reinw. ex Blume đã được sử dụng để điều trị viêm, tránh thai cho nữ (vỏ cây), bệnh lỵ và lá non cho điều trị bệnh lao. Bên cạnh việc sử dụng làm thuốc, các loài trong chi Artocarpus được sử dụng như một loại thực phẩm và vật liệu xây dựng nhà ở [31]. 1.3 Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Artocarpus Với việc được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả trong y học cổ truyền, chi Artocarpus đã sớm được các nhà khoa học trên thế giới để ý. Từ chi này, rất nhiều các hợp chất sinh học thứ cấp đã được tách chiết, tinh sạch, sàng lọc hoạt tính và nhiều trong số chúng có hoạt tính tốt, hứa hẹn khả năng được áp dụng vào thực tiễn. Các hoạt tính thường được thăm dò là: hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, gây độc với các tế bào ung thư và khả năng chống các gốc oxy hóa. Ngoài ra, tùy theo những tác dụng của loài trong y học dân gian, tùy theo tính chất của các nhóm chất, người ta có thể thăm dò các hoạt tính khác như: tính kháng virus, ức chế các enzyme, chống tiểu đường… Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu về những hoạt tính sinh học của các hợp chất đã được tách từ các loài thuộc chi Artocarpus. 1.3.1 Hoạt tính kháng sinh: Cao chiết methanol vỏ cây loài Artocarpus communis và một số hợp chất tự nhiên tinh sạch được từ loài này như artonin E (1), 2-[(3,5-dihydroxyl)-(Z)-4-(3- methylbut-1-enyl) phenyl]benzofuran-6-ol (2) có khả năng kháng nhiều chủng vi sinh vật như : P.seudomonas stuartii (ATCC29916), P.aeruginosa (PAO1), Klebsiella pneumonia (ATCC11296); S.aureus (ATCC25922), S.typhi (ATCC6539), E.coli (ATCC8739), C.albican (W3100). Trong đó (1) và (2) cho giá trị MIC là 32 µg/ml với P.aeruginosa, giá trị này cao hơn cả chất kháng sinh đối chiếu là chloramphenicol [32].
  • 16. (1) (2) Từ vỏ cây loài Artocarpus rigida Blume người ta cũng tìm thấy hợp chất artonin E (1) với hoạt tính kháng sinh rất tốt tương đương với các chất kháng sinh đối chứng. Điều này cho thấy khả năng ứng dụng của artonin E trong thực tế như một chất kháng sinh [28]. Hợp chất pyranocycloartobiloxanthone A (3) được tìm thấy ở loài Artocarpus obtusus thể hiện hoạt tính kháng sinh tốt với một số chủng vi sinh vật như: Staphylococcus aureus kháng methicillin (ATCC33591) với đường kính vòng vô khuẩn là 20mm tương đương với hoạt tính của chất đối chứng là streptomycin sulfat, hay kháng Bacillus subtilis với đường kính vòng vô khuẩn là 12mm, ngoài ra nó cũng thể hiện hoạt tính với các chủng B.subtillis (ATCC 6633), E.coli (ATCC 25922), S.aureus (ATCC 6538) và Salmonella typhimurium (S865B) với đường kính nhỏ hơn 10 mm. Mặc dù không cao như tính kháng khuẩn, Pyranocycloartobiloxanthone A cũng thể hiện hoạt tính kháng nấm trên các chủng Candida albicans (ATCC 1023) và Saccharomyces cerevisiae (S617) với đường kính vùng ức chế lần lượt là 7 và 8 mm [19]. OO OHHO OH O CH3 OH (3) Cao chiết thô methanol của thân, vỏ thân, vỏ rễ, lá, hạt, quả, gỗ của Artocarpus heterophyllus và các phân đoạn dịch chiết sau đó với dichloromethane,
  • 17. ethyl acetate và butanol Bacillus cereus, B.coagulans, B.megaterium, B.subtilis, Lactobacillus casei, Micrococcus luteus, M.roseus, Staphylococcus albus, S.aureus, S.epiderepidermidis, Streptococcus fa tumaefaciens, Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, Escherichia coli, Klebsiella pneumonia, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, P.vulgaris, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, Salmonella typhimurium, marcescens, Trichomonas vaginalis. 4mg/đĩa) vỏ rễ và quả chiết nước của loài c (15mm), E. faecalis (14 mm 1.3.2 Hoạt tính gây độ Suhartati và cộ Artocarpus rotunda là artonin O (6), cycloartobiloxanthone tính gây độc tế bào đố 0,6; 7,9; 0,06; 4,6 và 0,9 Từ loài Artocarpus lanceifolius, artobiloxanthone (8), artoindonesianin P (10) các chất này đều có kh là 5,9; 1,7; 4,6; 100 µg/ml. C thân Artocarpus kemando người) với giá trị IC50 (4) ethyl acetate và butanol đã cho phổ kháng vi sinh vật rộng vớ Bacillus cereus, B.coagulans, B.megaterium, B.subtilis, Lactobacillus casei, Micrococcus luteus, M.roseus, Staphylococcus albus, S.aureus, S.epiderepidermidis, Streptococcus faecalis, St.pneumoniae, Agrobacterium tumaefaciens, Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, Escherichia coli, Klebsiella pneumonia, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, P.vulgaris, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, Salmonella typhimurium, marcescens, Trichomonas vaginalis. Trong đó, phân đoạn butanol (n ả của Artocarpus heterophyllus có hoạt tính t ài cũng thể hiện hoạt tính ức chế với các chủ (14 mm), S. typhimurium (13 mm) và E. coli độc tế bào ộng sự đã tách được một số hợp chất là artoindonesianin L (4), artonin M (5) cycloartobiloxanthone (7) . Những hợp chất này đ ối với dòng tế bào P388 bạch cầu chuột vớ 0,6; 7,9; 0,06; 4,6 và 0,9 µg/ml [27]. Artocarpus lanceifolius, Euis và cộng sự , artoindonesianin P (9), cycloartobiloxanthone ều có khả năng ức chế dòng tế bào P388 với giá tr 6; 100 µg/ml. Các hợp chất (1) and (6), (7) và (8) Artocarpus kemando thể hiện hoạt tính gây độc tế bào KB (ung th lần lượt là 3,0; 0,5; 3,5; 2,5 µg/ml [31]. (4) ậ ộng với nhiều chủng như: Bacillus cereus, B.coagulans, B.megaterium, B.subtilis, Lactobacillus casei, Micrococcus luteus, M.roseus, Staphylococcus albus, S.aureus, ecalis, St.pneumoniae, Agrobacterium tumaefaciens, Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, Escherichia coli, Klebsiella pneumonia, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, P.vulgaris, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, Salmonella typhimurium, Serratia ạn butanol (nồng độ ạt tính tốt nhất . Dịch ới các chủng như S.aureus E. coli (11,3 mm) [16]. ợp chất phenol từ rễ cây (5), artonin E (1) và ày đều thể hiện hoạt ầ ột với LC50 lần lượt là ộng sự đã tách được , cycloartobiloxanthone (7) và artonol B ới giá trị IC50 lần lượt (8) được tách chiết từ ào KB (ung thư biểu mô (7)
  • 18. (6) Một số hợp như tính ức chế dòng tế b (12), có hoạt tính kháng d cycloartobiloxanthone tế bào ung thư phổi ng nhất với IC50 1,26µg/ml (5) (6) (10) ư cycloartobiloxanthone (7), artoindonesianin C ế bào ung thư biểu mô (KB); hợp chất (7), ạt tính kháng dòng ung thư vú (BC); xanthone artonol ne (7) và artoindonesianin C (11) có khả nă ổi người (NCI-H187) , đặc biệt hợp chất artonol µg/ml trong khi chất đối chứng ellipticine đạt giá tr (8) (9) (10) , artoindonesianin C (11) có hoạt , (11), artorigidusin xanthone artonol B (10), ả năng gây độc với các artonol có hoạt tính tốt đạt giá trị IC50 lần lượt
  • 19. với các dòng tế bào trên là at 1,33; 1,46; 0, được tìm thấy ở rễ loài (11) Năm 2004, Syah và c artoindonesianin U (13) chempeden, chúng thể hi với IC50 lần lượt là 2,0 và 0, đó tiếp tục tách được các h heterophyllin (16), cudraflavone C chloroform Artocarpus chempeden dòng tế bào bạch cầu chu 7,33µg/ml [30]. (13) ào trên là at 1,33; 1,46; 0,39 µg/ml. Tất cả các h ài Artocarpus rigidus Blume [20]. OO OH O m 2004, Syah và cộng sự đã tách được hai hợp chất isoprenyl flavones l (13) và artoindonesianin V (14) từ lõi thân ể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên dòng t à 2,0 và 0,5µg/ml (Syah và cộng sự, 2004). N ợc các hợp chất artoindonesianin A-2, artoindonesianin , cudraflavone C (17), artoindonesianin T Artocarpus chempeden; các hợp chất này đều thể hiệ ạ ầu chuột P388 với giá trị IC50 lần lượt là 3,66; 5,45; 4,50; (13) ấ ả các hợp chất trên đã O OH (12) ợ ất isoprenyl flavones là õi thân Artocarpus ên dòng tế bào P388 ). Nhóm nghiên cứu sau artoindonesianin A-3 (15), , artoindonesianin T (18) từ dịch chiết ề ể hiện hoạt tính ức chế à 3,66; 5,45; 4,50; 4,50; (14)
  • 20. (15) (17) Chín loại prenyl flavones tách chi cycloartocarpin (19), artocarpin (23), cycloartobiloxanthone artobiloxanthone (8); các h dòng KB, BC và Vero v (19) (15) ại prenyl flavones tách chiết từ Artocarpus altilis , artocarpin (20), chaplashin (21), morusin (22) , cycloartobiloxanthone (7), artonin E (1), cudraflavone C ; các hợp chất này thể hiện khả năng gây độ dòng KB, BC và Vero với giá trị IC50 tương tự nhau từ 2,9–14,7 µ (19) (16) (18) Artocarpus altilis viz. là (22), cudraflavone B , cudraflavone C (17), ăng gây độc tế bào với các 7 µg/ml [33]. (20)
  • 21. (21) Từ trái xa k trihydroxychalcone (24 thể hiện hoạt tính ức chế vitro [trên các dòng ung th (HT-29, COLO 205), ung th (21) (23) trái xa kê (Artocarpus communis) các chất 5’ (24) và 3,4,2’,4’-tetrahydroxy-3’-geranyldihydrochalcone ức chế nhiều dòng tế bào ung thư trong nghiên c vitro [trên các dòng ung thư nguyên bào gan (HepG2, Hep3B), ung th ), ung thư gan (PLC5, Huh7)] [32]. OH O O (24) HO OOH (25) (22) ất 5’-geranyl-2’,4’,4- geranyldihydrochalcone (25) trong nghiên cứu thử nghiệm in (HepG2, Hep3B), ung thư trực tràng OH OH OH
  • 22. (26) Yong-Hong Wang và cộng sự (2004) tiến hành tách chiết và thử hoạt tính gây độc tế bào các chất artochamin C (26), artocarpin (20), artonin E (1) từ loài Artocarpus chama trên một số dòng tế bào ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy, artochamin C (26) có hoạt tính ức chế mạnh trên các dòng MCF-7, 1A9, HCT-8 và SKMEL-2 với giá trị ED50 trong khoảng 2,0-2,3 µg/mL; yếu hơn với A549, KB, KB-VIN với ED50 là 3,0-3,4 µg/mL, tuy nhiên (26) không thể hiện hoạt tính đáng kể nào với các dòng tế bào CAKI-1, U-87-MG, PC-3, MDA-MB- 231 khi ED50 của chúng đều lớn hơn 4,0 µg/mL. Artocarpin (20) cũng có hoạt tính ở mức trung bình với các dòng tế bào thử nghiệm như A549, MCF-7, 1A9, HCT-8, U-87-MG, MDA-MB-231, KB, và KB-VIN với giá trị ED50 trong khoảng 3,2-3,8 µg/mL, và cũng không thể hiện hoạt tính trên các dòng CAKI-1, SK-MEL-2, PC-3 ở nồng độ dưới 4,0 µg/mL. Artonin E (1) gây độc mạnh với dòng tế bào 1A9 (ED50 < 1,25 µg/ml), MCF-7 (ED50 = 2,2 µg/ml), gây độc yếu hơn trên các dòng HCT-8, MDAMB-231 (lần lượt ED50 = 3,3 và 3,0 µg/ml) 1.3.3 Hoạt tính chống oxy hóa Các chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học do khả năng tăng cường sức khỏe, giảm các bệnh tật kinh niên của chúng. Thành phần hóa học của loài thuộc chi Artocarpus chứa nhiều hợp chất phenol là nhóm hợp chất có tính chống oxy hóa cao, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn như là thực phẩm bổ sung. Do đó, việc phân lập các chất có hoạt tính này từ các loài trong chi đã được tiến hành từ lâu và cho nhiều kết quả khả quan.
  • 23. Các chất cycloheterophyllin thấy trong một số loài thu dịch treo mô não chuộ peroxyl O2 2- , gốc hydroxyl OH dihydrochloride và hệ cứu từ lâu. [31] (27) Hoạt tính chống oxy hóa c Artocarpus nobilis đã hóa của các hợp chất đ pháp sinh tự ký TLC ( TLC bio đều thể hiện vết trắng nh geranyl - 2, 3’, 4, 4’ trihydroxyflavon (31) và isonymphaeol TLC ngay cả khi ở nồng các chất này được so sánh v cycloheterophyllin (27), artonin A (28), artonin B ài thuộc chi Artocarpus ức chế sự peroxy hóa lipi ột, loại bỏ 1,1-diphenyl- 2-picrylhydrazyl (DPPH) ốc hydroxyl OH- được tạo ra bởi 2,2’-azobis (2 ệ Fe3+ –ascorbate–EDTA–H2O2 đã được Ko v (28) (29) ống oxy hóa của các hợp chất geranyl flavonoid phân l ã được Jayasinghe và cộng sự nghiên cứu. Tính ch ợ ất được đánh giá bằng khả năng loại bỏ gốc DPPH theo ph TLC ( TLC bio-autography method) của Takao. Tấ ế ắng nhạt trên nền màu tía ở nồng độ 1,0 µg/m 4’ - tetrehydroxychalcon (30), 8 – geranyl ) và isonymphaeol-B (32) cho thấy vết trắ ả ở nồng độ thấp là 0,1 µg/ml. Do đó, tính chất ch ợc so sánh với α-tocopherol bằng phương pháp đ , artonin B (29) được tìm peroxy hóa lipid do sắt trong picrylhydrazyl (DPPH) và các gốc azobis (2-amidinopropane) ợc Ko và cộng sự nghiên (29) t geranyl flavonoid phân lập từ quả ứu. Tính chất chống oxi ạ ỏ ốc DPPH theo phương ủa Takao. Tất cả các hợp chất g/ml. Các hợp chất 3 - geranyl - 3’, 4’, 7 - ấ ết trắng nhạt mạnh trên ất chống oxy hóa của ương pháp đo ảnh phổ. Giá trị
  • 24. EC50 của các chất được xác định: 30 (5 µg/ml), 31 (6,3 µg/ml), 32 (4,4 µg/ml), α- tocopherol (13,8 µg/ml). Kết quả này cho thấy các chất này đều có hoạt tính mạnh hơn so với chất đối chứng α-tocopherol. Do đó, quả loài A. nobilis có thể giúp ích cho con người như là nguồn giàu chất chống oxy hóa tự nhiên.[15]. (30) (31) (32) Trong một nghiên cứu khác của Lin và cộng sự năm 2009, các chất prenylflavonoid được phân lập từ vỏ rễ loài Artocarpus communis bao gồm: cyclogeracommunin (33), artoflavone A (34), artomunoisoxanthone (35), artocommunol CC (36), artochamin D (37), artochamin B (38), dihydroartomunoxanthone (39), và các prenylflavonoid từ Artocarpus elasticus như cycloartelastoxanthone (40), artelastoheterol (41), artonol A (42), cycloartobiloxanthone (7) tất cả đều thể hiện hoạt tính ức chế các tác nhân gây oxy hóa. Đặc biệt là các chất (34), (40), (41), (7) có hoạt tính khá cao trong thử nghiệm chống oxy hóa DPPH với EC50 lần lượt là 24,2±0.8; 18,7±2.2; 42,2±2,8, 26,8±1,2 µM.
  • 26. (37) (38) (39) (40) (41) (42) 1.3.4 Một số hoạt tính sinh học khác: Ngoài hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào trên các dòng ung thư, chống oxy hóa; những hợp chất được tách chiết từ chi Artocarpus còn có nhiều hoạt tính khác có thể ứng dụng trong lĩnh vực y dược học. Trong nghiên cứu chất kháng vi khuẩn lao, những hợp chất prenyl flavon được tách ra từ rễ Artocarpus altilis gồm: cycloartocarpin (19), artocarpin (20), chaplashin (21) , cudraflavone B (23), cycloartobiloxanthone (7), artonin E (1), cudraflavone C (17), artobiloxanthone (8) đều thể hiện khả năng kháng lại vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis H37Ra với MIC trong khoảng từ 3.12 đến
  • 27. 100µg/ml, đây là một giá trị tương đối tốt khi so sánh với chất hiện đang dùng làm thuốc lao là kanamycin với giá trị MIC đạt 2,5µg/ml [31]. Tác dụng bảo vệ tế bào, chống xơ vữa động mạch đã được chứng minh với dịch chiết ethyl acetate của loài Artocarpus altilis, nhóm nghiên cứu cũng đã phát hiện ra nhóm chất chính mang lại hiệu quả này trong dịch chiết là flavonoid trong đó có β-sitosterol [33]. Bằng những thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã bước đầu chứng minh được khả năng làm tăng đường huyết, giảm tác hại tiểu đường type II của dịch chiết nước A.communis. Năm 2005, Goncalves và cộng sự nghiên cứu tác dụng kháng rotavirut in vitro của các loại thuốc truyền thống từ thực vật, trong đó có loài Artocarpus integrifolia Lamk. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, loài cây này có tác dụng đặc biệt với các chủng rotavirut của người (HCR 3) và khỉ (SA-11). Ở nồng độ 480µg/ml dịch chiết, 99,2% virut HCR 3 và 96,4% SA-11 bị ức chế. Do đó, dịch chiết của loài này rất có tiềm năng ứng dụng để ngăn chặn dịch ỉa chảy nếu nguyên nhân được xác định là do rotavirut. 1.4. Các phương pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học in vitro: Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay trên thế giới đã phát triển nhiều phương pháp thử các hoạt tính sinh học in vitro cho kết quả chính xác cao và thời gian thực hiện tương đối ngắn. Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến những phép thử phổ biến nhất. 1.4.1 Các phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro: Có nhiều phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro. Có thể phân loại các phương pháp này bằng kỹ thuật đưa chất thử vào hệ thử [5]. Phương pháp dùng khoanh giấy trên môi trường đặc: Nguyên tắc của phương pháp là xác định khả năng của chất nghiên cứu được tẩm vào khoanh giấy, khuếch tán vào lớp thạch gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở xung quanh ống trụ đựng chất. Vùng ức chế càng lớn thì tác dụng của thuốc càng mạnh.
  • 28. Phương pháp dùng ống trụ trên môi trường đặc: Nguyên tắc của phương pháp là xác định khả năng của chất nghiên cứu được cho vào ống trụ, khuếch tán vào lớp thạch gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở xung quanh ống trụ. Vùng ức chế càng lớn thì tác dụng của thuốc càng mạnh. (a) (b) (c) (d) Hình 1.2 Các phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro (a) Phương pháp dùng khoanh giấy trên môi trường đặc; (b) Phương pháp dùng ống trụ trên môi trường đặc; (c) Phương pháp hệ nồng độ trong môi trường lỏng; (d)Phương pháp vi định lượng trong môi trường lỏng Phương pháp hệ nồng độ trong môi trường lỏng: Nguyên tắc của phương pháp là dùng hang loạt ống nghiệm chứa môi trường lỏng, có chất dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn định nghiên cứu. Thêm những nồng độ khác nhau của chất nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn vào các ống. Xác định nồng độ thấp nhất của chất nghiên cứu ức chế được sự phát triển của
  • 29. vi khuẩn. Nồng độ này được gọi là nồng độ tối thiểu ức chế (MIC: minimal inhibitory concentration). Phương pháp này còn được gọi là phương pháp hòa loãng 2 lần liên tiếp hoặc phương pháp hệ nồng độ. Phương pháp vi định lượng trong vi môi trường lỏng (Microbroth microtitre technique) Phương pháp này, về nguyên tắc, chủ yếu cũng như phương pháp hòa loãng 2 lần liên tiếp, nhưng phải có dàn máy ELISA ( Enzyme linked immunosorbent assay: thử nghiệm miễn dịch gắn enzyme), nên hiện đại hơn, nhạy hơn, nhanh hơn, tự động, tiết kiệm và có tính định lượng cao hơn so với phương pháp hệ nồng độ thông thường ở chỗ: • Kỹ thuật thông thường chỉ dùng một hoặc vài ba dãy thí nghiệm, trong khi ở đây dùng 8 dãy thí nghiệm. • Kỹ thuật thông thường dùng 6-8 độ pha loãng khác nhau của chất thử còn ở đây có thể dùng đến 11 độ pha loãng. • Kỹ thuật thông thường đọc kết quả bằng mắt thường (có thể cho thêm chỉ thị TTC), nhưng ở đây, được xác định bằng cách đo mật độ quang học ở bước sóng 492 nm của dàn máy ELISA. Phương pháp sinh tự ký ( Bioautography) Hình 1.3 Phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro sinh ký tự
  • 30. Phương pháp này sử dụng khi đã xác định được dịch chiết toàn phần của một dược liệu nghiên cứu có tác dụng kháng khuẩn trên một loại vi khuẩn nào đó và muốn xác định xem thành phần nào trong dược liệu này có tác dụng. Nguyên tắc tương tự như các phương pháp sử dụng môi trường đặc, sau khi chạy sắc ký dịch chiết tổng có hoạt tính trên bản mỏng, tiến hành láng môi trường thạch đặc có chứa vi khuẩn nghiên cứu, ủ 18-24h để xác định vùng vết chất làm vi khuẩn không mọc được; đó là chất có tác dụng kháng khuẩn. Để phát hiện vi khuẩn mọc được dễ dàng nên dùng chỉ thị màu TTC (Triphenyl tetrazolium Chloride) 1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu tính gây độc tế bào Một vài phép so màu nhanh đã được miêu tả trong thử nghiệm trên các dòng tế bào ung thư ở mức độ in vitro, trong đó hiện nay người ta thường sử dụng hai phương pháp là: phương pháp MTT và phương pháp SRB. Phương pháp MTT: Trong những năm gần đây, phương pháp tetrazolium (MTT) được sử dụng phổ biến. Phương pháp này lần đầu tiên được miêu tả bởi Tim Mosmann trên tạp chí Immunological Methods năm 1983 [1]. Theo tác giả, muối tetrazolium được dùng để triển khai phép thử so màu, qua đó đánh giá về sự sống sót và khả năng phát triển của tế bào động vật. Nguyên lý của phép thử là vòng tetrazolium bám chặt vào ti thể của tế bào hoạt động, dưới tác dụng của enzym dehydrogenase, màu vàng của MTT biến đổi thành màu tím formazan. Kết quả đọc trên máy quang phổ và có độ chính xác cao. Phương pháp được dùng để đo độ độc của chất nghiên cứu, khả năng phát triển và hoạt động của tế bào. . Tetrazolium (màu vàng) Formaran (màu tím)
  • 31. Phương pháp SRB Phép thử SRB được phát triển bởi Philip Skehan và cộng sự năm 1990 để đánh giá độc tính của chất nghiên cứu và khả năng phát triển của tế bào trong ứng dụng sàng lọc thuốc ở qui mô lớn. Nguyên tắc của phép thử là khả năng nhuộm màu của SRB lên protein¸ SRB nhuộm bằng cách phá vỡ màng tế bào, những mảnh vỡ tế bào không bị nhuộm, do đó không ảnh hưởng đến số liệu thực nghiệm. Phương pháp SRB dựa trên khả năng liên kết tĩnh điện và sự phụ thuộc vào pH của các dư lượng amino acid của các protein. Dưới các điều kiện môi trường axit nhẹ, SRB liên kết với các dư lượng amino acid trên các protein của các tế bào đã được cố định bằng trichloroacetic acid (TCA) và sử dụng bazơ yếu như Tris-base để hòa tan và đo mật độ quang của dịch chiết từ tế bào một cách định lượng. 1.4.3. Các phương pháp nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của chất: Oxy không thể thiếu với sự sống, khi đi vào cơ thể, oxy tham gia nhiều quá trình sinh hóa học. Trong quá trình đó, chúng tạo ra những tiểu phân trung gian gọi là gốc tự do. Các gốc này có thể gây hại cho sức khỏe, do đó trong cơ thể cần thiết duy trì sự cân bằng giữa các dạng oxy hoạt động và các dạng chống oxy hóa. Đó là trạng thái cơ bản của cân bằng nội môi. Tuy nhiên, do nhiều tác động, cân bằng này di chuyển theo hướng gia tăng dạng oxy hoạt động. Vì vậy việc bổ sung vào cơ thể các dạng chất chống oxy hóa là cần thiết. Để nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của các chất, hiện nay có một số phương pháp sau: Phương pháp sử dụng DPPH Nguyên tắc: 1,1-diphenyl- 2-picrylhydrazyl (DPPH) là chất tạo ra gốc tự do được dùng để thực hiện phản ứng mang tính chất sàng lọc tác dụng chống oxy hóa của các chất nghiên cứu. Hoạt tính chống oxy hóa thể hiện qua việc giảm màu của DPPH, được xác định bằng cách đo quang ở bước song λ = 517nm. Phương pháp đánh giá khả năng kết hợp với ion sắt II Nguyên tắc: Ion sắt hoặc đồng ở trạng thái tự do dễ dàng xúc tác sinh ra gốc tự do. Đánh giá khả năng phòng ngừa sinh ra gốc tự do của chất nghiên cứu thể hiện
  • 32. qua sự khóa các ion kim loại chuyển tiếp vào dạng phức, không để cho tồn tại ở trạng thái tự do, sẽ làm mất khả năng xúc tác gốc. Hoạt tính chống oxy hóa được thể hiện qua việc ngăn chặn tạo thành phức chất có màu giữa ion sắt II và 2,2’-bipyridyl (thuốc thử ferrozine, đặc hiệu với ion sắt II). Phương pháp đánh giá khả năng đánh bắt gốc superoxyd O2 *- Nguyên tắc: Đánh giá khả năng phòng vệ loại bỏ gốc tự do đã sinh ra của chất nghiên cứu thông qua việc ngăn chặn sự tạo thành gốc superoxyd O2 *- . Gốc superoxyd được tạo thành trong phản ứng giữa xanthin và xanthin oxydase sẽ được định lượng bằng phương pháp khử sử dụng nitroblue tetrazolim (NBT) cho phức chất có màu tím được đo ở bước song λ = 550nm. Hoạt tính của mẫu thử được thể hiện qua việc giảm sự hình thành phức màu tím. Phương pháp đánh giá khả năng đánh bắt gốc peroxyhydro H2O2 Nguyên tắc: Hai tiểu phân O2 *- và H2O2 sinh ra từ các chuyển hóa trong cơ thể với nồng độ vô cùng thấp, dễ dàng bị loại bỏ và không độc hại trong cơ thể nhưng nếu hiện điện ở nồng độ cao chúng sẽ tạo ra 1 O2 ,*OH là phân tử và gốc có khả năng phản ứng rất cao, dễ dàng phản ứng với các chất hữu cơ tạo ra các peroxyd và từ đó tạo ra nhiều sản phẩm độc hại cho tế bào. Hoạt tính chống oxy hóa của mẫu thử được thể hiện qua việc làm giảm H2O2 đưa đến làm giảm phản ứng màu giữa H2O2 và đỏ phenol (màu của đỏ phenol sẽ chuyển sang màu tím sau phản ứng với H2O2 trong sự hiện diện của enzyme peroxydase ).
  • 33. Chương 2 - THỰC NGHIỆM 2.1. Mẫu thực vật và thiết bị, hóa chất 2.1.1 Mẫu thực vật Mẫu thực vật loài Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu thu tại khu Bảo tồn thiên nhiên Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La vào tháng 6 năm 2010. Số hiệu mẫu PVT 419. Tiêu bản do TS. Nguyễn Tiến Hiệp định tên và được lưu giữ tại Phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Mẫu lá, cành, rễ và vỏ thân sau khi thu được phơi trong bóng râm và xử lý sơ bộ trước khi tách chiết. 2.1.2 Thiết bị và hóa chất tách chiết mẫu thực vật Sắc ký bản mỏng phân tích: sử dụng bản mỏng nhôm tráng sẵn silicagel 60 F254 Merk, độ dày 0,2mmm. Sắc ký cột tổng sử dụng silica gel cỡ hạt 0,063- 0,1 mm Sắc ký cột thường sử dụng silica gel cỡ hạt 0,040- 0,063 mm. Các loại cột sắc ký với kích cỡ khác nhau. Bản mỏng được kiểm tra bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254, 365nm sau đó hiện màu bằng thuốc thử Ce(SO4) (thành phần); thuốc thử vanilin-H2SO4 (vanilin 1,2g; MeOH 200ml, CH3COOH 25ml; H2SO4 11ml) Điểm nóng chảy đo trên máy BUCHI Melting Point B545 (Thụy Sĩ) của viện Hóa học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR được ghi trên máy Brucker Avance 500MHz viện Hóa học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các dung môi như n-hexan, etyl axetat, diclometan, metanol, aceton, etanol đều được cất lại trước khi sử dụng để chạy sắc ký cột và sắc ký bản mỏng. 2.1.3 Thiết bị và hóa chất thử hoạt tính sinh học Các môi trường nuôi cấy Merk: MHB (Mueller-Hinton Broth), MHA (Mueller-Hinton Agar); TSB (Tryptic Soy Broth), TSA ( Tryptic Soy Agar ) cho vi khuẩn; SDB (Sabouraud Dextro Broth), SDA (Sabouraud Dextro Agar) cho nấm.
  • 34. Chất tham khảo (Sigma) sử dụng trong phép thử hoạt tính kháng sinh: kháng sinh ampicillin cho các chủng vi khuẩn Gram (+) và chủng Escherichia coli; kháng sinh streptomycin cho chủng Pseudomonas aeruginosa; kháng sinh amphotericin B cho nấm. Môi trường nuôi cấy tế bào: môi trường RPMI 1640 cho các dòng tế bào Hep-G2, MCF-7, KB; môi trường DMEM cho LU-1; huyết thanh bò FBS Chất tham khảo Ellipticine (Sigma) trong phép thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư. 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH): chất tạo ra gốc tự do Tủ ấm CO2 (INNOVA CO-170); Tủ cấy sinh học an toàn cấp II; Máy li tâm (Universal 320R); Kính hiển vi ngược (Zeizz); Tủ lạnh sâu -250 C,-800 C; Buồng đếm tế bào (Fisher, Hoa kỳ); Máy quang phổ (Genios Tecan); Bình nitơ lỏng bảo quản tế bào và các dụng cụ thí nghiệm thông thường khác. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chiết tách Mẫu cành, vỏ thân, rễ và lá cây Mít lá đen được làm sạch, sấy khô ở nhiệt độ 400 C, xay nhỏ và chiết riêng biệt từng loại nhiều lần ở nhiệt độ phòng với methanol. Gộp các dịch chiết của từng lần và từng loại tương ứng, lọc và loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cao chiết MeOH. Cao chiết MeOH được chiết lại lần lượt qua các dung môi có độ phân cực tăng dần n-hexan, diclometan, etyl axetat. Cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được các cao chiết tương ứng. Phân lập các cao chiết nhận được bằng phương pháp sắc ký cột thường, sắc ký cột nhanh với các dung môi thích hợp. 2.2.2 Phương pháp xác định cấu trúc
  • 35. Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng sự kết hợp các phương pháp phổ hiện đại như phổ khối (ESI-, HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1 H-, 13 C-NMR, DEPT) và hai chiều (HSQC, HMBC, 1 H-1 H- COSY). 2.2.3 Phương pháp thử hoạt tính sinh học 2.2.3.1 Phương pháp thử hoạt tính kháng sinh: Những chủng vi khuẩn và nấm kiểm định gây bệnh ở người do ATCC cung cấp: - Bacillus subtilis (ATCC 6633): là trực khuẩn gram (+), sinh bào tử, thường không gây bệnh. - Staphylococcus aureus (ATCC 13709): cầu khuẩn gram (+), gây mủ các vết thương, vết bỏng, gây viêm họng, nhiễm trùng có mủ trên da và các cơ quan nội tạng. - Escherichia coli (ATCC 25922): gram (-), gây một số bệnh về đường tiêu hoá như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột, viêm lỵ trực khuẩn. - Pseudomonas aeruginosa (ATCC 15442): gram (-), trực khuẩn mủ xanh, gây nhiễm trùng huyết, các nhiễm trùng ở da và niêm mạc, gây viêm đường tiết niệu, viêm màng não, màng trong tim, viêm ruột. - Candida albicans (ATCC 10231): là nấm men, thường gây bệnh tưa lưỡi ở trẻ em và các bệnh phụ khoa. - Lactobacillus fermentum (Lp B14: )gram (+), là loại vi khuẩn đường ruột lên men có ích, thường có mặt trong hệ tiêu hoá của người và động vật. - Enterococcus faecium (B650): gram (+), vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm màng trong tim, viêm màng não. Phương pháp tiến hành: thực hiện dựa trên phương pháp vi định lượng trên môi trường lỏng. Đây là phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và nấm nhằm đánh giá mức độ kháng khuẩn mạnh yếu của các mẫu thử thông qua các giá trị thể hiện hoạt tính là MIC (nồng độ ức chế tối thiểu), IC50 (nồng độ ức chế 50%), MBC (nồng độ diệt khuẩn tối thiểu)
  • 36. - Mẫu ban đầu được pha loãng trong DMSO và nước cất vô trùng thành một dãy 05 nồng độ là 128 µg/ml, 32 µg/ml, 8µg/ml, 2µg/ml, 0,5µg/ml - Chuẩn bị dung dịch vi khuẩn hoặc nấm với nồng độ 5.105 CFU/ml khi tiến hành thử. - Chuẩn bị mẫu đối chứng: mẫu đối chứng (+) kháng sinh được pha trong nước cất theo nồng độ 10mg/ml và khử trùng bằng màng lọc Millipore 0,22µm; tiến hành các bước thì nghiệm tiếp theo tương tự như các chất thử khác . Mẫu đối chứng (-) chất thử được thay thế bằng nước cất vô trùng. - Sau 24h, đọc giá trị MIC bằng mắt thường. Giá trị MIC được xác định tại giếng có nồng độ chất thử thấp nhất gây ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi sinh vật. - Giá trị IC50 được tính toán dựa trên số liệu đo độ đục tế bào bằng máy quang phổ TECAN bước sóng λ = 492nm và phần mềm raw data Thí nghiệm được lặp lại với n = 3 2.2.3.2 Phương pháp thử độc tế bào Các dòng tế bào ung thư ở người được cung cấp bởi ATCC gồm: - KB (Human epidermic carcinoma), ung thư biểu mô, là dòng luôn luôn được sử dụng trong các phép thử độ độc tế bào. - Hep G2 (Hepatocellular carcinoma) - ung thư gan. - LU (Human lung carcinoma) - ung thư phổi. - MCF-7 (Human breast carcinoma) - ung thư vú. Phương pháp thử độ độc tế bào: được Viện Ung thư Quốc ga Hoa Kỳ (NCI) xác nhận là phép thử nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư ở điều kiện in vitro. Các dòng tế bào ung thư nghiên cứu được nuôi cấy trong các môi trường nuôi cấy phù hợp có bổ xung thêm 10% huyết thanh phôi bò (FBS) và các thành phần cần thiết khác ở điều kiện tiêu chuẩn (5% CO2; 37o C; độ ẩm 98%; vô trùng tuyệt đối). Tùy thuộc vào đặc tính của từng dòng tế bào khác nhau, thời gian cấy chuyển cũng khác nhau. Tế bào phát triển ở pha log sẽ được sử dụng để thử độc tính.
  • 37. Thử độc tế bào: - Mẫu thử được pha loãng theo dãy nồng độ là 128 µg/ml; 32µg/ml; 8µg/ml; 2µg/ml; 0,5µg/ml. Bổ xung 200µl dung dịch tế bào ở pha log nồng độ 3 x 104 tế bào/ml vào mỗi giếng (đĩa 96 giếng) trong môi trường RPMI 1640 cho các dòng tế bào Hep-G2, MCF-7, KB; môi trường DMEM cho LU-1. Giếng điều khiển có 200 µl dung dịch tế bào 3x104 tế bào/ml. Ủ ở 370 C/ 5% CO2 trong 72h. - Sau 72h thêm 50 µl MTT (1mg/ml pha trong môi trường nuôi cấy không huyết thanh) và ủ tiếp ở 370 C/4 giờ; loại bỏ môi trường, thêm 100 µl DMSO lắc đều đọc kết quả ở bước sóng 540 nm trên máy spectrophotometter Genios TECAN. GI % = OD điều khiển − OD mẫu OD điều khiển x 100 GI: Phần trăm kìm hãm sự phát triển Giá trị IC50 được tính dựa trên kết quả số liệu phần trăm kìm hãm sự phát triển của tế bào bằng phần mềm máy tính table curve. Thí nghiệm được lặp lại với n = 3 2.2.3.3 Phương pháp thử hoạt tính chống oxy hóa DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) là chất tạo ra gốc tự do được dùng để sàng lọc tác dụng chống oxy hóa của các chất nghiên cứu. Hoạt tính chống oxy hóa thể hiện qua việc làm giảm màu của DPPH, được xác định bằng cách đo quang ở bước sóng λ = 517 nm. Cách tiến hành: - Pha dung dịch DPPH có nồng độ 1 mM trong Methanol (MeOH). - Mẫu thử được pha loãng trong DMSO 100% theo dãy nồng độ là 128 µg/ml; 32µg/ml; 8µg/ml; 2µg/ml; 0,5µg/ml. - Để thời gian phản ứng 30 phút ở 370 C, đọc mật độ hấp thụ của DPPH chưa phản ứng bằng máy đọc Genios Tecan ở bước sóng 517 nm. Phần trăm quét gốc tự do DPPH của mẫu thử được tính theo công thức sau: % = OD mẫu trắng – OD mẫu thử ODtrắng x 100
  • 38. EC50 được tính theo giá trị SC tương quan với các nồng độ khác nhau của chất thử, thí nghiệm được lặp lại với n = 3. 2.2.4 Phương pháp sử lý số liệu: Các số liệu được xử lý bằng phương pháp xác suất thống kê. Giá trị trung bình: X=∑ xi / n Phương sai: S2 = ∑( xi – x)2 / (n-1) Độ sai chuẩn: Sx= S/√ Sai số tuyệt đối: ∆x = t(α,ƒ).Sx Kết quả: x= x ±∆x Khoảng giới hạn tin cậy: x = t (α,ƒ).Sx TRong một số trường hợp còn tính sai số tương đối: A= ∆x. 100/x Trong đó: xi: giá trị số liệu thực nghiệm x: trung bình cộng n: số lần thí nghiệm t(α,ƒ) tra theo bảng với α = 0,95; ƒ = n-1 2.3 Thực nghiệm chiết tách, tinh chế và số liệu phổ, thử hoạt tính sinh học của các hợp chất từ loài nghiên cứu Đồ thị tương quan giữa mật độ quang học và nồng độ DPPH y = 0.3225x + 0.0241 R2 = 0.9938 0.0000 0.2000 0.4000 0.6000 0.8000 1.0000 1.2000 1.4000 1.6000 1.8000 0.0000 1.0000 2.0000 3.0000 4.0000 5.0000 6.0000 Nồng độ DPPH mM Mậtđộquanghọc(OD)
  • 39. 2.3.1 Chiết mẫu thực vật Các mẫu lá, vỏ thân, cành, rễ được nghiền nhỏ và tiến hành chiết riêng biệt. Từng bộ phận của loài được ngâm chiết nhiều lần ở nhiệt độ phòng với methanol. Gộp các dịch chiết của từng lần và từng loại tương ứng, lọc, loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cao chiết MeOH. Các mẫu chiết được gọi theo tên bộ phận cây sử dụng. 2.3.2 Sàng lọc hoạt tính các cao chiết bộ phận: Cao chiết lá, vỏ thân, cành, rễ sau khi loại hết dung môi, làm khô tiến hành cân và pha loãng theo các nồng độ được sử dụng thử các hoạt tính : kháng sinh, gây độc tế bào và chống oxy hóa DPPH theo các phương pháp đã trình bày trong phần trên (2.2.3) 2.3.3 Chiết tách và phân lập các chất từ cao chiết vỏ thân: Tiến hành tách chiết mẫu vỏ thân theo quy trình như sau: Hình 2.1 Quy trình chiết mẫu vỏ thân cây Mít lá đen Phân lập các chất từ cao chiết Tiến hành phân lập các chất từ cặn chiết diclometan thân sử dụng sắc ký cột với chất hấp phụ silica gel, dung dịch rửa giải là n-Hexan/EtOAc tăng dần tỷ lệ từ Dịch chiết tổng MeOH 153,7g Chiết siêu âm (3 lần) trong MeOH Mẫu vỏ thân nghiền nhỏ 1kg Cao chiết MeOH 2 95,8g Cất loại dung môi Dịch chiết diclometan Cao chiết diclometan 20,9g Cất loại dung môi Cao tổng 1 Cao chiết EtOAc 37g Chiết diclometan Cất loại dung môi Chiết EtOAc
  • 40. 0-100% thu phân đoạn. Sau khi xử lý các phân đoạn bằng phương pháp sắc ký cột lặp lại với các dung môi thích hợp, kết tinh lại thu đươc các hợp chất AFD2, AFL2, AFD3, AFD6. Quá trình phân lập các chất từ cao chiết DCM được khái quát theo sơ đồ sau: Hình 2.2: Phân lập các chất từ cao chiết DCM Chất AFD2: Sắc ký cột cao chiết Diclometan bằng hệ dung môi n-hexan: EtOAc với tỷ lệ tăng dần, ở hệ dung môi n-hexan: EtOAc (95:5) thu được phân đoạn B giàu chất AFD2 và AFL2. Tiếp tục tiến hành sắc ký cột PĐ B với hệ n-hexan: EtOAc từ 0- 5%, chúng tôi thu được các phân đoạn giàu chất ADF2, chất này sau đó được kết tinh lại trong n-hexan thu được chất màu trắng, kết tinh dạng chùm hình kim. AFD2 được xác định là β –sitosterol dựa trên các kết quả sắc ký bản mỏng so sánh với chất chuẩn Rf = 0,54 (TLC, silica gel, n-hexan: EtOAc = 80:20), điểm nóng chảy 140-1420 C. Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3), δ (ppm): 3,52 (1H, m, H-3); 5,35 (1H, dd; 3,0 Hz, 3,0 Hz, H-6); 0,68 (3H, s, H-18); 1,01 (3H, s, H-19); 0,93 Cao chiết Diclometan (20g) SKC silicagel n-hexan: EtOAc (0-100%) 5% EtOAc 15% EtOAc 40% EtOAc PHĐ B 1,3g PHĐ C 15mg PHĐ E 64mg AFD6 20mg AFD3 8mg AFD2 26mg AFL2 11mg Kết tinh phân đoạn SKC silica-gel Kết tinh phân đoạn Kết tinh phân đoạn hệ n-hexan: EtOAc (0-10%)
  • 41. (3H, d, J = 7,0 Hz, H- 21); 0,82 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-26); 0,84 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-27); δH 0,85 (3H, t, J = 7,5 Hz, H- 29). Chất AFL2: Tương tự AFD2, sau khi sắc ký cột PĐ B và tiến hành SKBM kiểm tra các phân đoạn, để kết tinh thu được tinh thể trắng AFL2, điểm nóng chảy 262 – 2640 C; TLC: Rf 0.78 (n-hexan-EtOAc =6:4); 1H NMR (500 MHz, CDCl3) d (ppm): 0,73 (3H, s, H-24), 0,88 (3H, s, H-25), 0,89 (3H, d, J = 2.7 Hz, H-23), 0,96 (3H, s, H- 30), 1,01 (3H, s, H-26), 1,02 (3H, s, H-27), 1,06 (3H, s, H-28), 1,19 (3H, s, H-29), 1,26 (3H, s, H-30), 1,97 (1H, m, H-1a), 2,28 (2H, m, H-2b, H-4), 2,40 (1H, m, H- 2a), 1,29-1,78 (m); Chất AFD3: Khi giải hấp với hệ n-hexan: EtOAc (85:15) thu được phân đoạn C chứa một cấu tử chính. Tiến hành kết tinh lại nhiều lần bằng EtOAc thu được chất AFD3 dưới dạng chất rắn hình vảy màu trắng; Rf = 0, 43 (TLC, silica gel, n-hexan: EtOAc = 80:20); điểm nóng chảy 276-2800 C. 1H NMR (500 MHz, CDCl3) d (ppm): 4;68 (2H, d, J = 32 Hz, H-29); 3,18 (m), 3,02 (m); 2,29(q); 1,96 (d); 1,69 (s, 3H, H-30); 0,76-1,66(m); Chất AFD6: Phân đoạn E tiếp tục được phân tách trên cột silicagel bằng hệ dung môi n- hexan: EtOAc = 60:40 và kết tinh nhiều lần trong MeOH thu được chất bột vô định hình màu vàng. 1H NMR (MeOD, 500MHz) δ 12,89 (1H, s, OH-5); 7,18 (1H, s, H-6’), 6,28 (1H, s, H-3’), 6.31 (1H, s, H-6), 6,08 (1H, d, J = 9,5 Hz, H-11), 5,45 (1H, br d, J=9.45Hz, H-12), 5,28 (1H, br t, J = 6,5 Hz, H-17), 3,52 (1H, br dd, J = 7,5; 15 Hz, H-16a), 3,44 (1H, br dd, J = 7,5; 15 Hz, H-16b), 1.93 (3H, br s, H3-15), 1.84 (3H, br s, H3-20), 1.69 (6H, br s, H3-14, 19); 2.3.4 Thử hoạt tính các chất đã phân lập Các chất đã tinh sạch được tiến hành thử hoạt tính theo các phương pháp đã nêu trong phần 2.2.
  • 42. Cân 3mg chất cần thử, hòa tan bằng DMSO (150µl) có giếng chất nồng độ đầu là 20mg/ml. Tiến hành pha loãng tiếp theo tỉ lệ ¼ để được các nồng độ chất thử tiếp theo. Chất sau khi hòa tan trong DMSO được pha loãng về các nồng độ thấp hơn bằng nước cất cho các nồng độ lần lượt là 2,56 mg/ml; 0,64 mg/ml;0,16 mg/ml; 0,04 mg/ml; 0,01 mg/ml. Sử dụng 10 µl chất thử đã pha loãng cho mỗi giếng thử nghiệm để được các nồng độ 128 µg/ml; 32µg/ml; 8µg/ml; 2µg/ml; 0,5µg/ml. Tiến hành thử theo các phương pháp đã nêu.
  • 43. Chương 3- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả sàng lọc sơ bộ hoạt tính các dịch chiết tổng từ Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu Tiến hành ngâm chiết riêng các mẫu (theo phương pháp đã nêu ở phần 2.3), lượng cao chiết mỗi bộ phận thu được như sau: Bảng 3.1 Hiệu suất ngâm chiết các bộ phận cây mẫu STT Tên mẫu Khối lượng mẫu khô (gam) Khối lượng cao chiết thu được (gam) Hiệu suất chiết (%) 1 Vỏ thân 40 2,46 6,15 2 Thân 40 1,30 3,25 3 Rễ 40 1,28 3,20 4 Lá 40 2,65 6,62 Vậy, bộ phận lá và vỏ thân cho hiệu suất chiết cao nhất đạt hơn 6%. Để lựa chọn bộ phận mẫu có khả năng chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học tốt, chúng tôi tiến hành các phép thử. 3.1.1 Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng sinh các cao chiết tổng Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu Theo tài liệu đã công bố chi Artocarpus phân bố ở các nước trên thế giới có hoạt tính kháng sinh nên chúng tôi tiến hành thử hoạt tính này đối với các bộ phận khác nhau của cây thu hái ở Việt Nam. Theo phương pháp đã được mô tả ở phần 2.2.3.1 chúng tôi đã thu được các kết quả trình bày ở bảng 3.2 Bảng 3.2 Kết quả thử hoạt tính kháng sinh của cao chiết Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu Tên mẫu Chủng vi sinh vật IC50 (µg/ml) Lá Vỏ thân Cành Rễ Gram (+) Lactobacillus fermentum 4,25 91,4 >128 95,09 Bacillus subtilis 3,65 71,62 >128 64,32 Staphylococcus aureus 5,49 20,97 88,80 74,13
  • 44. Gram (-) Salmonella enterica >128 >128 >128 >128 Escherichia coli >128 >128 >128 >128 Pseudomonas aeruginosa >128 >128 >128 >128 Nấm Candida albican >128 >128 >128 >128 Kết quả thử hoạt tính kháng sinh của các mẫu trên các chủng vi sinh vật gram (+), gram (-) và nấm được trình bày ở bảng 3.1 cho thấy mẫu lá, vỏ thân, cành và rễ đều có hoạt tính kháng các chủng vi sinh vật gram (+) nhưng hầu như không kháng các chủng vi khuẩn gram (–) và nấm kiểm định trên. Trong đó mẫu lá có hoạt tính mạnh nhất thể hiện giá trị IC50 nhỏ nhất với chủng Lactobacillus fermentum, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus lần lượt là 4,25; 3,65; 5,49 µg/ml. Ngoài ra mẫu vỏ thân cũng cho hoạt tính khá tốt, đặc biệt kháng với chủng Staphylococcus aureus với giá trị IC50 là 20,97µg/ml. Các nghiên cứu hoạt tính kháng sinh cao chiết lá, thân, vỏ, rễ của các loài khác trong chi Artocarpus cũng cho phổ kháng sinh tương đối rộng với nhiều chủng vi khuẩn. Như kết quả nghiên cứu hoạt tính kháng sinh cao chiết nước loài Artocarpus heterophyllus của Khan và cộng sự ( 2003) cho thấy hoạt tính ức chế của cao chiết với các chủng như S.aureus, E. faecalis, S. typhimurium và E. coli. Kết quả này chứng minh tác dụng kháng viêm của cây này đã đươc dùng trong y học cổ truyền; góp phần định hướng cho việc sử dụng và khai thác loài như một kháng sinh thực vật chữa các bệnh do vi khuẩn gram (+) gây ra. 3.1.2. Kết quả thử hoạt tính chống ôxy hoá DPPH Hoạt tính chống oxy hóa gần đây được quan tâm nhiều hơn bởi nó như một chìa khóa vạn năng cho các nghiên cứu hoạt tính sinh học khác. Các chất chống oxy hóa được biết đến như vitamin E, vitamin C, lycopen, resveratrol, và một số chất trao đổi thứ cấp khác trong cây. Các chất này được bổ sung vào dược phẩm và thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng và điều trị các bệnh do gốc tự do sinh ra như tiểu đường, tim mạch, alzheimer, ung thư….Các chất chống oxy hóa nguồn gốc thực vật đang được ưa chuộng do đặc
  • 45. điểm lý hóa của chúng như thân thiện với cơ thể, bền nhiệt … các chất này thường có bản chất là các polyphenon. Theo như tài liệu đã công bố, chi Mít rất giàu polyphenon và cũng có hoạt tính chống oxy hóa tương đối cao. Do vậy chúng tôi tiến hành thử hoạt tính chống oxy hóa nhằm tìm kiếm các hoạt chất có hoạt tính chống oxy hóa mới có nguồn gốc thực vật. DPPH là gốc tự do có màu tím hấp thụ cực đại ở bước sóng 517 nm nó đại diện cho các gốc tự do có bản chất hóa học. Chất thử có khả năng khử gốc tự do này nghĩa là chúng làm mất màu DPPH, quan sát khả năng làm mất màu DPPH của chất thử nhiều hay ít để có thể đánh giá mức độ chống oxy hóa của chất thử. Ở đây chúng tôi tiến hành thử khả năng bẫy gốc tự do DPPH của các cao chiết tổng methanol của lá, vỏ thân, rễ và cành. Kết quả được chỉ ra sau đây. Bảng 3.3. Hoạt tính chống ôxy hoá của các mẫu lá, vỏ thân, rễ và cành Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu STT Ký hiệu mẫu EC50 (µµµµg/ml) 1 Vỏ thân 42,08 2 Lá 80,09 3 Rễ 61,05 4 Cành >128 Đối chứng dương Resveratrol 8,50 Kết quả ở bảng trên cho thấy, cao chiết methanol của mẫu vỏ thân, lá, rễ có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Đặc biệt, mẫu vỏ thân có hoạt tính mạnh nhất thể hiện ở nồng độ có hiệu quả bẫy gốc tự do DPPH (EC50) là 42,08 µg/ml. Kết quả này gấp 5 lần so với chất tham khảo là resveratrol (chất này được sử dụng như là một chất chống oxy hóa hiệu quả). Do đó có thể tiến tới nghiên cứu sâu hơn để tìm kiếm hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa có giá trị như resveratrol đã được tìm thấy trong quả nho từ dịch chiết vỏ thân của loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu này.
  • 46. Theo nghiên cứu của Lin và cộng sự năm 2009, nhóm nghiên cứu cũng đã phân lập được các chất prenylflavonoid từ cao chiết vỏ rễ loài Artocarpus communis có hoạt tính chống oxy hóa mạnh với giá trị ED50 đạt từ 18,7 đến 45µM. 3.1.3. Thử hoạt tính gây độc tế bào Rất nhiều hợp chất có khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư đã được phân lập từ chi Artocarpus, hứa hẹn khả năng ứng dụng của chúng trong việc chữa trị ung thư, một căn bệnh nan y hiện nay. Tiến hành sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào của dịch chiết các bộ phận cây theo phương pháp đã mô tả ở phần 2.2.3.2, chúng tôi đã thu được những kết quả như sau: Bảng 3.4. Hoạt tính gây độc tế bào của các cao dịch chiết các bộ phận loài Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu Kết quả bảng 3.3 và hình 3.1 chỉ ra rằng bốn cao chiết methanol từ vỏ thân, lá, cành và rễ của Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên cả 4 dòng ung thư thực nghiệm KB, HepG2, Lu và MCF7 sau 72 h nuôi cấy. Hoạt tính gây độc tế bào của các mẫu thử phụ thuộc vào nồng độ, nồng độ càng cao thì khả năng gây độc càng mạnh. Giá trị IC50 của các mẫu thử đối với cả bốn dòng tế bào trên trong khoảng 10µg/ml – 86µg/ml. Trong đó, cao chiết methanol từ cành có hoạt tính tốt thể hiện ở giá trị IC50 thấp nhất lần lượt là 10,06 và 19,21 µg/ml trên dòng tế bào HepG2 và KB. Cao chiết methanol từ rễ cho hoạt tính yếu thể hiện ở giá trị IC50 lớn hơn là 55,62 - 86,64 µg/ml. Cao chiết vỏ thân có TT Tên mẫu IC50 (µg/ml) KB HepG2 Lu MCF7 1 Vỏ thân 21,03 52,45 56,20 20,10 2 Lá 24,20 50,28 35,84 22,68 3 Rễ 55,62 54,48 86,64 75,46 4 Cành 19,21 10,06 71,66 46,03 ĐC Ellipticine 0,51-1,25
  • 47. hoạt tính trung bình nh KB và MCF7 thể hiện ở IC50 trên dòng HepG2, Lu. Như vậy, kết quả C.Y.Wu thể hiện hoạt tính t chống oxy hóa hệ DPPH cứu sâu hơn về thành ph nhằm tìm kiếm các chấ phòng và điều trị bệnh. 3.2. Thành phần hóa họ Chọn phần mẫu vỏ phân lập các chất theo các b silica-gel cao chiết dichlometan EtOAc theo tỷ lệ tăng dầ ADF3, ADF6. Hình 3.1 S ình nhưng đặc biệt có hoạt tính gây độc chọn lọ ể ện ở giá IC50 là 21,03 và 20,10 µg/ml thấp h trên dòng HepG2, Lu. ậ ết quả cho thấy bộ phận vỏ thân loài Artocarpus nigrifol ệ ạt tính tốt với cả ba hoạt tính : kháng sinh ệ DPPH. Do đó, chúng tôi quyết định chọn bộ ph ành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các ch ếm các chất có hoạt tính sinh học cao có khả nă ị ệnh. ần hóa học của loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu: ầ ẫu vỏ thân để phân lập các chất, chúng tôi tiế theo các bước đã được đưa ra trong phần thực nghi ết dichlometan với hệ dung môi rửa giải là h ỷ ệ ăng dần EtOAc (0-100%) thu được các hợp ch Sắc ký cột cao chiết DCM và SKBM một số chiết mẫu vỏ thân độ ọn lọc với 2 dòng tế bào ấp hơn so với giá trị Artocarpus nigrifolius t tính : kháng sinh, gây độc tế bào và ọn bộ phận này để nghiên ọ ủa các chất đã tách được ả năng ứng dụng trong C.Y.Wu: t, chúng tôi tiến hành quy trình ực nghiệm. Sắc ký cột à hỗn hợp n-hexan: ợp chất: AFD2, AFL2, ột số phân đoạn cao
  • 48. • Chất AFD2: β – HO Chất thu được d và EtOAc. Dựa trên các k được từ cao chiết thân AFD2 silica gel, n-hexan: EtOAc = 80:20 sitosterol chuẩn: có tín hi trưng cho H-6. Vậy, hợ steroid tồn tại phổ biến trong th Hình 3.2 • Chất AFL2 : friedelan Phổ 1 H-NMR cho bi hiệu của 8 nhóm metyl bao g 1,05, 1,18 cùng với 1 tín hi 1 H-NMR còn cho thấy các tín hi –sitosterol H H H H 3 6 ợc dưới dạng kết tinh hình kim màu trắng trong h ên các kết quả sắc ký bản mỏng so sánh nhận th ết thân AFD2 với mẫu β-sitosterol chuẩn cùng có R hexan: EtOAc = 80:20). Phổ 1 H-NMR của AFD2 tr ẩn: có tín hiệu δ= 3,52 ppm đặc trưng cho H-3 và ậy, hợp chất AFD2 được xác định là β-sitosterol, ổ biến trong thực vật. Hình 3.2 Sắc ký bản mỏng so sánh của ADF2 và t AFL2 : friedelan-3-one NMR cho biết đây là một triterpen khung friedelan th a 8 nhóm metyl bao gồm 7 tín hiệu singlet ở δH 0,73, 0,87, 0,96, 1,00, 1,01, ới 1 tín hiệu double ở δH 0,88 (3H, d; J=6,4 Hz ấy các tín hiệu tại 2,39 (1H, ddd; J = 2,0; 5,0 & 13,8 Hz AFD2 β β-sitosterol ắng trong hỗn hợp n-hexan ận thấy hợp chất tách cùng có Rf = 0,54 (TLC, a AFD2 trùng với phổ của β- và δ= 5,35 ppm đặc sitosterol, một hợp chất à β-sitosterol t triterpen khung friedelan thể hiện qua tín ,73, 0,87, 0,96, 1,00, 1,01, 6,4 Hz; H-23). Trên phổ 2,0; 5,0 & 13,8 Hz) được sitosterol
  • 49. gán cho 2H-a và 2,30 (1H, dd; J=7,2 & 13,0Hz) được gán cho 2H-b ; 2,24 (1H, q; J=6,5 Hz) cho H4. Phổ 13 C-NMR được nêu trong bảng 3.4 cho thấy phân tử AFL2 có 30 nguyên tử carbon bao gồm 7 carbon bậc 4 trong đó có tín hiệu của một nhóm carbonyl ở δC = 213,1ppm ; 4 tín hiệu CH, 11 tín hiệu CH2 và 8 tín hiệu CH3. Ngoài tín hiệu ở 213,1 ppm, tất cả các tín hiệu của các carbon còn lại đều ở trong vùng từ 6,82 – 59,54 ppm cho thấy trong phân tử chỉ có một nhóm chức carbonyl. Các số liệu phổ thu được hoàn toàn đồng nhất với số liệu phổ của friedelan- 3-one trong tài liệu [22]. Do đó, cấu trúc của hợp chất được xác định là friedelan- 3-one (friedelin). Trong một nghiên cứu gần đây, thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào cho thấy friedelan-3-one có hoạt tính gây độc với dòng tế bào lympho T (T- lymphoblastic leukemia, CEMSS) ở giá trị LD50 là 5,8 µg/ml [25]. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho thấy chất này có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hạ sốt trên chuột thực nghiệm [25]. • Chất AFD3: axit betulinic Đây là chất kết tinh ở dạng tinh thể hình kim không màu trong MeOH, không hấp thụ tia tử ngoại, điểm nóng chảy 276-280o C. Friedelan-3-one
  • 50. Phổ 1 H- NMR cho các thấy sự hiện diện của hai proton nhóm exometylen [ δH 4,61 (1H, br s, H-29) và 4,74 (1H, br s, H=29)], một tín hiệu OH [ δH = 3,19 (1H, dd, J =11,3 và 4,8 Hz, H-3)], một proton allyl [ δH 3,00 (1H, dt, J =11,0 và 4,8 Hz,H-19)], một nhóm metyl vinyl [ δH 1,69 (3H, s, H3-30)], và 5 nhóm metyl bậc ba [ δH 0,76 (3H, s, H3-24), 0,83 (3H, s, H3-25), 0,94 (3H, s, H3-23), 0,97 (3H, s, H3-26) và 0,98 (3H, s, H3-27)]. Phổ 13 C - NMR cho các pic cộng hưởng ứng với sự hiện diện của 30 carbon, trong đó có hai carbon của nhóm exometylen [ δc 151,0(s, C-20) và 109,5(t, C-29)], một carbon của nhóm –COOH [ δc 179,4(s, C-28)] và một carbon sp3 mang oxygen [ δc 78,9(d, C-3)]. Tổng hợp các số liệu trên cho thấy chất AFD3 có công thức phân tử là C30H48O3 với độ bất bão hòa bằng 7. Trừ đi một nối đôi C=C của nhóm exometylen và một nhóm –COOH thì hợp chất này phải có 5 vòng. Do đó có thể kết luận hợp chất này là một triterpen acid mang một nhóm exometylen, một nhóm metyl vinyl, một nhóm –OH tự do và 6 nhóm metyl. Ngoài ra sự hiện diện của nối đôi exometylen và một nhóm metyl vinyl cho thấy trong phân tử có nhóm isopropenyl [δc 151,0(s, C-20) và 109,5(t, C-29) và 19,1(q, C-30)]. Các số liệu phổ trên phù hợp với số liệu phổ của acid bentulinic trong các tài liệu [14]. Axít bentulinic được phân lập từ rất nhiều loài thực vật như Cornus florida, Zizyphus vulgaris, Arbutus menziesii,… Gần đây người ta đã phát hiện ra nhiều Axit betulinic
  • 51. hoạt tính sinh học lý thú của nó như hoạt tính kháng HIV, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, kháng sốt rét, chống ung thư. Axit betulinic là tác nhân ức chế cọn lọc đối với các u ác tính ở người bằng cách gây ra hiện tượng apoptosis. Trong nghiên cứu kháng khuẩn kháng nấm, axit betulinic ức chế sự phát triển của nhiều loại nấm khác nhau với MIC trong vùng 12-47 µg/ml. Tốt nhất với chủng Microsporum canis (12 µg/ml) [14]. Bảng 3.5: 13 C – NMR của các chất AFL2 và AFD3 (CDCl3) và (CDCl3 + CD3OD) Chất C Axit betulinic Friedelan - 3 - one 1 t38,8t 22,3 2 27,1t 41,5t 3 78,9d 213,1s 4 38,7s 58,3d 5 55,3d 42,1s 6 18,3t 41,3t 7 34,3t 18,3t 8 40,7s 53,1d 9 50,5d 37,5s 10 37,1s 59,5d 11 20,9t 35,7t 12 25,5t 30,5t 13 38,3d 39,7s 14 42,4s 38,3s 15 30,6t 32,5t 16 32,2t 36,0t 17 56,2t 30,0s 18 46,9d 42,9d
  • 52. 19 49,5d 35,4t 20 150,6s 28,2s 21 29,6t 32,8t 22 37,2t 39,3t 23 27,9q 6,8q 24 15,3q 14,7q 25 15,9q 17,9q 26 16,0q 20,3q 27 14,6q 18,7q 28 179,3s 32,1q 29 109,4t 35,0q 30 19,3q 31,8q • Chất AFD6 : artochamin B AFD6 được tách ra từ cây có dạng bột vàng cấu trúc vô định hình, có công thức phân tử là C25H24O7 được xác định nhờ các phổ NMR, HMQC,HMBC. Phổ 1 H NMR của AFD6 trùng lặp với phổ 1 H-NMR artochamin B [34], có tín hiệu proton của nhóm hydroxyl δ = 12,89(1H, s,OH), tín hiệu của một nhóm isoprenyl đóng vòng [δ= 6,08 (1H, d, J = 9,5 Hz, H-11), δ= 5,45 (1H, br d, J= 9,5 Hz), và hai nhóm metyl singlet ở δ=1,93 và 1,69ppm. Tín hiệu của một nhóm Artochamin B
  • 53. isoprenyl không đóng vòng có δ= 5,28ppm (1H, t, J = 6,5 Hz, H-17), tín hiệu δ= 3,52ppm (1H, dd, J = 7,5; 15Hz, H-16a) và 3,44 (1H, dd, J = 7,5; 15Hz, H-16b), nhóm metyl δ 1,84 và 1,69ppm (mỗi 3H, br s)]. Phổ 1H NMR cũng cho thấy 3 tín hiệu singlet của vòng thơm tại δ 7,18ppm được gán cho H-4 (1H, s), δ= 6,35 và 6,21ppm được gán cho H-7 và H-10. Cấu trúc phân tử của AFD6 được khẳng định rõ hơn dựa trên dữ liệu phổ 13 C-NMR và các phổ 2D HMQC, HMBC phù hợp với các dữ liệu đã công bố trong tài liệu [34]. Do đó, cấu trúc phân tử của artochamin B (AFD6) được xác định là: 2,3,8,10-tetrahydroxy-11-(3-methyl-2-butenyl)-6-(2-methyl-1-propenyl)-6H,7H- [1]benzopyrano[4,3-b][1]benzopyran-7-one. Đây là lần đầu tiên thành phần hóa học của cây Mít lá đen được nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ cao chiết diclometan cho thấy cây có chứa các hợp chất triterpenoid (axit bentulinic, friedelin), hợp chất steroid (β-sitosterol) và hợp chất flavon (artochamin B). Qua kết quả thử hoạt tính sinh học của cao chiết và các tài liệu tham khảo về các nhóm chất trên, có thể hy vọng đây chính là các hợp chất góp phần tạo nên hoạt tính của cây. 3.3. Hoạt tính sinh học của các chất: Tiến hành thử hoạt tính kháng sinh, hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính chống oxy hóa DPPH của các chất ta thu được những kết quả như sau: 3.3.1 Hoạt tính kháng sinh: Thử nghiệm với các chủng vi khuẩn gram (-); gram (+) và nấm thu được các kết quả như trong bảng: Bảng 3.6 Hoạt tính kháng sinh của các chất chiết tách từ loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu TT 1 2 3 4 Tên mẫu AFD2 AFL2 AFD3 AFD6 Gram (+) Lactobacilus fermentum >128 >128 nt >128 Bacillus subtilis >128 >128 nt 21,79 Staphylococcus aureus >128 >128 nt 25,14
  • 54. Gram (-) Salmonella enterica >128 >128 nt >128 Escherichia coli >128 >128 nt >128 Pseudomonas aeruginosa >128 >128 nt >128 Nấm Candida albican >128 >128 nt >128 Bảng kết quả trên cho thấy: Các chất gồm AFD2, AFL2 không thể hiện hoạt tính trên các chủng vi sinh vật kiểm định ở nồng độ thấp hơn 128µg/ml. Hợp chất artochamin B (AFD6) có hoạt tính khá mạnh với các dòng Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus với giá trị IC50 đạt được lần lượt là 21,79 và 25,14 µg/ml. Hoạt tính kháng khuẩn còn thể hiện rõ hơn ở phần trăm ức chế sự phát triển của vi sinh vật phụ thuộc vào nồng độ chất thử. Nồng độ chất thử càng cao thì phần trăm ức chế càng lớn. Ở nồng độ 128 µg/ml AFD6 ức chế hoàn toàn sự phát triển của Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus (hình 3.3). Hình 3.3: Tỉ lệ phần trăm ức chế vi sinh vật theo các nồng độ của AFD6 Theo một số tài liệu axit betulinic (AFD3) cũng có hoạt tính kháng E.coli và một số chủng khác, tuy nhiên kết quả đưa ra là giá trị MIC tương đối cao (250µg/ml) [14]. Do vậy AFD3 không phải là hoạt hoạt chất có hoạt tính kháng sinh chính trong cây này. Kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi dự kiến chất artochamin B là hoạt chất chính gây hoạt tính kháng sinh của cây Mít lá đen thu hái ở Việt Nam. 0 0 0 87 100 0 0 0 70 100 0,5 2 8 32 128 nồng độ chất thử (µg/ml) Bs Sa
  • 55. 3.3.2 Hoạt tính gây độc tế bào: Tiến hành thử độc tế bào với các chất AFD2 và AFD6 đã phân lập được trên các dòng tế bào ung thư; chúng tôi thu được các kết quả như sau: Bảng 3.7 Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào KB và Hep-G2 của các chất STT Tên mẫu Dòng tế bào % ức chế tại nồng độ IC50 (µg/ml)128 32 8 2 0,5 1 AFD2 KB 99 75 50 32 11 8 Hep-G2 58 53 49 39 36 14 2 AFD6 KB 100 100 96 90 17 1,18 Hep-G2 99 97 88 35 32 3,6 ĐC Ellipticin KB 0,51 Hep-G2 0,35 Hình 3.4 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư biểu mô KB 0,5 µg/ml8 µg/ml 32 µg/mlCtr+
  • 56. Hình 3.5 Minh họa ả Từ bảng kết quả ung thư là khá mạnh, lượt với các dòng KB và Hep công bố về hoạt tính gây AFD2 cũng có khả cao, ở nồng độ 128 µg/ml AFD2 IC50 tương đối tốt là 8 Hoạt tính gây đ AFD2 trong thử nghiệ tính không cao đặc biệ bào MCF7, artochamin B (AFD6) c chất thử lớn hơn 8 µg/ml và Ctr + 8 µg/ml ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung th ết quả 3.7 ta nhận thấy: khả năng ức chế của AFD6 ạnh, thể hiện ở giá trị IC50 thấp đạt 3,6 µg/ml òng KB và Hep-G2. Kết quả này cũng tương đương v ạt tính gây độc tế bào của các chất tách được từ chi Mít. ũng có khả năng ức chế dòng Hep-G2, tuy nhiên ho độ 128 µg/ml AFD2 ức chế được 58% số lượng tế µg/ml với dòng KB. gây độc tế bào trên 2 dòng ung thư MCF7 và Lu c ử nghiệm tiếp theo cũng cho kết quả tương tự: ặc biệt với dòng tế bào Lu; AFD6 có hoạt tính tố bào MCF7, artochamin B (AFD6) cũng ức chế hơn 95% lượng tế ơn 8 µg/ml và đạt giá trị IC50 là 4,59 µg/ml. Trên dòng t 32 µg/ml 0,5 µg/ml ào ung thư gan Hep-G2 ế ủa AFD6 với các tế bào t 3,6 µg/ml và 1,18 µg/ml lần ươ đương với các kết quả đã ợ ừ chi Mít. G2, tuy nhiên hoạt tính này không ợng tế bào Hep-G2 và đạt ư MCF7 và Lu của AFD6 và ự: chất ADF2 có hoạt ạt tính tốt hơn. Với dòng tế ợng tế bào ở các nồng độ là 4,59 µg/ml. Trên dòng tế bào Lu thì
  • 57. hoạt tính của các chất thử µg/ml . Kết quả thử nghiệ Bảng 3.8 STT Tên mẫu 1 AFD2 MCF7 Lu 2 AFD6 MCF7 Lu ĐC Ellipticin MCF7 Lu Như vậy, ở hoạt tính gây mạnh. Các kết quả thử nghi thư thực nghiệm trên đ thảo dược trong việc ph Hình 3.6 Minh h Ctr+ 8 µg/ml ất thử nghiệm đều thấp hơn, giá trị IC50 củ ả ử nghiệm được trình bày trong bảng dưới đây: ảng 3.8 Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào MCF7 c Dòng tế bào % ức chế tại nồng độ 128 32 8 2 MCF7 60 55 45 42 Lu 28 17 13 4 MCF7 99 96 95 15 Lu 99 95 8 5 MCF7 Lu ạt tính gây độc tế bào, hợp chất AFD6 đã thể ế ả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào đối với các d ên đây cho phép sử dụng AFD6 như một hoạ ệc phòng và điều trị ung thư đặc biệt là ung thư Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào 32 µg/ml 0,5 µg/ml ủa AFD6 chỉ đạt: 20 ớ đây: ào MCF7 của các chất ế ạ ồng độ IC50 (µg/ml)2 0,5 42 25 20 4 1 >128 15 15 4,59 5 1 20 0,53 0,45 ể hiện hoạt tính khá ố ới các dòng tế bào ung ột hoạt chất có nguồn gốc à ung thư gan. ào ung thư vú MCF7
  • 58. Hình 3.7 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư phổi Lu 3.3.2 Hoạt tính chống oxy hóa: Sử dụng phương pháp thử nghiệm chất chống oxy hóa với 1,1-diphenyl- 2- picrylhydrazyl (DPPH) là các gốc tự do; chúng tôi tiến hành thử hoạt tính của hợp chất artochamin B phân lập được từ loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu, thu được kết quả như sau: Bảng 3.9 Hoạt tính chống oxy hóa của AFD6 STT Tên mẫu Hoạt tính chống oxy hóa % ức chế tại nồng độ EC50(µg/ml) 128 32 8 2 0,5 AFD6 91,4 85,34 30,94 4,6 0 20,51 ĐC Resveratrol 8,50 Ctr+ 32 µg/ml 8 µg/ml 0,5 µg/ml
  • 59. Hình 3.8 Từ kết quả trên, chúng tôi nh chống oxy hóa tốt. Giá trị = 20,51 µg/ml; điều này là b nhóm chất đã được chứ Như vậy, qua kế phân lập từ loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu có th tính tốt nhất trong tất cả biệt tốt với các dòng ung th và đạt IC50 tốt nhất trên dòng KB là 1,18 Hình 3.8 Minh họa thử nghiệm chống oxy hóa theo phương pháp sử dụng DPPH của AFD6 ên, chúng tôi nhận thấy, artochamin B l ốt. Giá trị ức chế có hiệu quả các gốc tự do DPPH c ày là bởi artochamin B là hợp chất thuộc nhóm flavonoid, m ứng minh có khả năng chống oxy hóa rất hiệ ậy, qua kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học của các h ài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu có thể thấy: artochamin B có ho ất cả các thử nghiệm. Trong đó, artochamin B có tác òng ung thư thử nghiệm, nó có khả năng ức chế ên dòng KB là 1,18 µg/ml. ng oxy hóa theo y, artochamin B là chất có khả năng ự do DPPH của chất đạt EC50 ấ ộc nhóm flavonoid, một ất hiệu quả. ọc của các hợp chất được ể ấy: artochamin B có hoạt artochamin B có tác động đặc ă ức chế cả 4 dòng tế bào
  • 60. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Về hoạt tính dịch chiết các bộ phận của cây: Bốn dịch chiết các bộ phận cây mít lá đen gồm: vỏ thân, lá, cành, rễ đều thể hiện hoạt tính trong các thử nghiệm. Trong đó: - Hoạt tính kháng sinh: các dịch chiết lá, vỏ thân, cành, rễ đều có hoạt tính kháng chủng vi sinh vật gram (+) với IC50 trong khoảng 3,65- 95,09 µg/ml. - Hoạt tính chống ô xy hoá DPPH: ngoài mẫu cành, các mẫu đều có hoạt tính, đặc biệt mẫu vỏ thân có hoạt tính mạnh nhất với giá trị EC50 là 42,08 µg/ml. - Hoạt tính gây độc tế bào: bốn cặn chiết đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên cả 4 dòng ung thư thực nghiệm KB, HepG2, Lu và MCF7 với các giá trị IC50 trong khoảng 10µg/ml – 86µg/ml. 2. Về thành phần hóa học của cây: Từ vỏ thân loài mít lá đen (Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu) thu hái tại Sơn La đã phân lập được các chất: - Hai hợp chất triterpenoid: axit bentulinic, friedelin - Một hợp chất steroid là β-sitosterol - Một hợp chất flavon là artochamin B 3. Về hoạt tính sinh học các chất phân lập được: Các chất phân lập được thể hiện hoạt tính khác nhau trong mỗi thử nghiệm, trong đó, artochamin B là hợp chất có hoạt tính tốt nhất; với khả năng ức chế Bacillus subtilis (IC50 là 21,79 µg/ml), Staphylococcus aureus (IC50 là 25,14 µg/ml), gây độc trên cả bốn dòng tế bào ung thư KB, HepG2, Lu và MCF7 với các giá trị IC50 lần lượt là 1,18; 3,6; 20,0; 4,59 µg/ml, hoạt tính chống oxy hóa mạnh với giá trị EC50 là 20,51 µg/ml. KIẾN NGHỊ: Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính của các chất, đặc biệt là artochamin B để có thể áp dụng vào thực tiễn. Những dịch chiết bộ phận khác của cây cũng có nhiều hoạt tính tốt và cần tiếp tục được nghiên cứu.
  • 61. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật- Hà Nội. 2. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học. 3. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học- Hà Nội. 4. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ - TP. Hồ Chí Minh 5. Viện Dược liệu- Bộ Y tế (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật- Hà Nội. 6. Nguyễn Chí Bảo (2012), Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Chay lá to (Artocarpus lakoocha Roxb.) và cây Mít dai (Artocarpus heterophyllus LamK.) ở Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ Hóa học , Viện Hóa học. Tiếng Anh 7. Anima Pandey and S.P.Bhatnagar (2009), “Preliminary photochemical screening and antimicrobial studies on Artocarpus lakoocha Roxb”, Ancient science of life, Vol 28, No 4, pp. 21-24 8. Charoenlarp, P.Radomyos, P.Harinasuta (1981), “Treatment of taeniasis with Puag-Haad: a crude extract of Artocarpus lakoocha wood”, The Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health 12, 568–570. 9. Euis Holisotan Hakima, Asnizara, Yurnawilisa, Norio Aimib, Mariko Kitajimab, Hiromitsu Takayamab (2002), “Artoindonesianin P, a new prenylated flavones with cytotoxic activity from Artocarpus lanceifolius”, Fitoterapia, vol.73, pp. 668–673 10.R.I John Fresney (1993): “Culture of animal Cells: A manual of basis techniques, 3rd Edition”, Wiley & Sons Inc., New York.
  • 62. 11.Hadacek, F., Greger, H. (2000), “Test of antifungal natural products methodolagies, comparability of result and assay choise”, Phytochem. Anal., 90, 137-147. 12.Iqbal Musthapa, Lia D. Juliawaty, Yana M. Syah, Euis H. Hakim, Jalifah Latip, and Emilio L. Ghisalberti (2009), “An Oxepinoflavone from Artocarpus elasticus with Cytotoxic Activity Against P-388 Cells”, Arch Pharm Res, Vol 32, No 2, pp. 191-194 13.Junichi Kitajima, Toru Ishikawa, Eiko Fujimatu, Kyoko Kondho, Tomomi Takayanagi (2003), “Glycoside of 2-C-methyl-D-erthritol from the fruits of anise, coriander and cumin”, Phytochemistry, Vol.62, pp.115-120 14.L.J. Shai, L.J.McGaw, M.A.Aderogha, L.K.Mdee, J.N.Eloff (2008), “Four pentacyclic triterpenoids with antifungal and antibacterial activity from Curtisia dentate (Burm.f) C.A.Sm.leaves”, Journal of Ethnopharmacology, vol.119, pp.238-244. 15.Lin, K.W., Liu, C.H., Tu, H.Y., Ko, H.H., Wei, B.L., 2009, “Antioxidant prenylflavonoids from Artocarpus communis and Artocarpus elasticus”, Food Chemistry 115, 558–562. 16.M.R. Khan, A.D. Omoloso, M. Kihara (2003), “Antibacterial activity of Artocarpus heterophyllus”, Fitoterapia , Vol.74, pp. 501–505 17.Manjeshwar Shrinath Baliga, Arnadi Ramachandrayya Shivashankara, Raghavendra Haniadka, Jerome Dsouza, Harshith P. Bhat (2011), “Phytochemistry, nutritional and pharmacological properties of Artocarpus heterophyllus Lam (jackfruit): A review”, Food Research International, vol. 44, pp.1800–1811. 18.Mossmann, T., (1983) “Rapid colorimetric assay for cellular growth and survival: application to proliferation and cytotoxicity assays”, J. Immunol. Meth.65, 55-63. 19.NajihahMohd Hashim, M. Rahmani, G.Cheng Lian Ee, Mohd A. Sukari, M. Yahayu, W.Oktima, A. Ali and Rusea Go (2012), “Antiproliferative Activity
  • 63. of Xanthones Isolated from Artocarpus obtusus”, Journal of Biomedicine and Biotechnology, Volume 2012, Article ID 130627 20.Namdaung, U., Aroonrerk, N., Suksamrarn, S., Danwisetkanjana, K., Saenboonrueng, J., Arjchomphu, W., Suksamrarn, A., (2006), “ Bioactive constituents of the root bark of Artocarpus rigidus subsp. rigidus”, Chemical & Pharmaceutical Bulletin, vol.54, pp.1433–1436. 21.Pual Cos, Louis Maes, Jean-Bosco Sindambiwe, Arnold J. Vlietinck, Dirk Vanden Berghe; “ Bioassay for antibacterial and antifungal activities”; Laboratory for Microbiology, Parasitology and Hygien, Faculty of Pharmaceutical, Biomedical and Veterinary Sciences, University of Antwerp, Belgium,1-13 (2005) 22.Ratna Asmah Susidarti, M.Rahmani, A.Manaf Ali, M.Aspollah Sukari, Hazar B.M.Ismail, “ Friedelin from Kelat merah” , Eugenia chlorantha Duthie. 23.Scudiero D. A., Shoemaker R. H., Kenneth D. P., Monks A., et al, (1988), “Evaluation of a soluable tetrazolium/ formazan assay for cell growth and drug sensibility in culture using human and other tumor cell lines.”, Cancer Reaseach. 48: 4827-4833. 24.Shashi B. Mahato and Asish P. Kundu (1994), “13C-NMR spectra of pentacyclic triterpenoids, a compilation and some salient features”, Phytochemistry, Vol. 37, No. 6, pp. 1517-1575 25.Sisay Feleke and Abeba Brehane (2005), “ Triterpene compounds from latex of Ficus sur I”, Chemical Society of Ethiopia, Vol.19(2), pp. 307-310 26.Stefan Berger, Dieter Sicker (2009), “Classic in spectroscopy – Isolation and structure elucidation of natural products”, Wiley – VCH, pp. 481-499. 27.Suhartati, T., Achmad, S.A., Aimi, N., Hakim, E.H., Kitajima, M., Takayama, H., Takeya, K., (2001), “Artoindonesianin L, a new prenylated flavone with cytotoxicity activity from Artocarpus rotunda”, Fitoterapia, vol. 72, pp.912–918.