SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MAI LAN
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
THU HÚT FDI TẠI HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MAI LAN
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
THU HÚT FDI TẠI HẢI PHÒNG
Ngành:Quản lý kinh tế
Mã số:8340410
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRUNG
Hà Nội-2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều có nguồn
gốc rõ ràng
Nguyễn Thị Mai Lan
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.........................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................6
7. Bố cục của luận văn...............................................................................................6
CHƯƠNG 1................................................................................................................7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
THU HÚT FDI VÀO ĐỊA PHƯƠNG .....................................................................7
1.1. Các khái niệm và vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............7
1.1.1. Khái niệm đầu tư..............................................................................................7
1.1.2. Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài..............................................8
1.1.3. Vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với địa phương.......10
1.2. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương ..12
1.2.1. Khái niệm cơ chế, chính sách........................................................................12
1.2.2. Nội dung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa
phương......................................................................................................................14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào địa phương..............................................................................................18
1.3.1.Quy mô thị trường...........................................................................................18
iii
1.3.2. Nguồn nhân lực .............................................................................................18
1.3.3. Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội, độ mở của thương mại ...................19
1.3.4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội ..................................................................20
1.3.5. Cơ chế chính sách và thủ tục hành chính ....................................................21
1.3.6. Chiến lược xúc tiến đầu tư ............................................................................22
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư.........................................22
1.5. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương
và bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng.................................................................23
1.5.1. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương
...................................................................................................................................23
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài .................................................................................................25
CHƯƠNG 2..............................................................................................................28
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI HẢI PHÒNG........................................................................28
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của thành phố Hải Phòng tác động đến
thu hút FDI ..............................................................................................................28
2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................28
2.1.2. Đặc điểm địa hình ..........................................................................................28
2.1.3. Khí hậu ...........................................................................................................29
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên..................................................................................29
2.2. Thực trạng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành
phố Hải Phòng .........................................................................................................30
2.2.1. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Hải
Phòng........................................................................................................................30
2.2.2. Kết quả thu hút FDI vào Hải Phòng.............................................................46
2.3. Đánh giá cơ chế, chính sách thu hút FDI tại Hải Phòng..................................50
2.3.1. Những thành tựu đạt được............................................................................50
2.3.2. Tồn tại, hạn chế...............................................................................................51
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.......................................................52
CHƯƠNG 3..............................................................................................................55
iv
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO HẢI
PHÒNG ....................................................................................................................55
3.1. Bối cảnh của Hải Phòng đối việc thu hút FDI ...............................................55
3.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng.................58
3.3. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng ......................60
3.4. Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Hải Phòng ...........................................................................................................60
3.4.1. Nhóm giải pháp thuộc về thể chế chính sách, cải cách hành chính ...........60
3.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..........................................................61
3.4.3. Cơ sở hạ tầng..................................................................................................62
3.4.4. Nỗ lực trong cải cách hành chính.................................................................63
3.4.5. Đẩy mạnh chương trình quảng bá và xúc tiến đầu tư .................................64
3.3.6. Một số giải pháp khác ....................................................................................65
KẾT LUẬN..............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................69
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:Tình hình vận chuyển hành khách và hàng hóa ........................................43
Bảng 2.2: Thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng theo hình thức đầu tư .....................54
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Chữ viết tắt
1. CSHT Cơ sở hạ tầng
2. ĐTNN Đầu tư nước ngoài
3. DN Doanh nghiệp
4. ĐT Đầu từ
5. FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
6. GDP Gross Domestic Products (Tổng sản phẩm quốc nội)
7. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
8. GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
9. HĐND Hội đồng nhân dân
10. KCN Khu công nghiệp
11. KDCSHT Kinh doanh cơ sở hạ tầng
12. KH&CN Khoa học và công nghệ
13. MNE Multinational Enterprise (Công ty đa quốc gia)
14. NXB Nhà xuất bản
15. ODA Official Development Assitantce (Vốn hỗ trợ phát triển)
16. USD United States Dollar (Đồng đô la Mỹ)
17. UBND Uỷ ban nhân dân
18. TNC Tập đoàn xuyên quốc gia
19. TBCN Tư bản chủ nghĩa
20. XHCN Xã hội chủ nghĩa
21. WTO
World Trade Organisation (Tổ chức thương mại thế
giới)
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện được coi là chìa khóa của sự tăng
trưởng kinh tế, phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Ngày nay nguồn vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) ngày càng trở nên quan trọng với chúng ta bởi FDI không chỉ là
nguồn cung cấp vốn quan trọng mà còn là con đường cung cấp công nghệ hiện đại,
những bí quyết kỹ thuật đặc biệt và những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hội
tốt cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Vì thế tình hình thu hút FDI là
một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đặc biệt với những nước
đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, Hải
Phòng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút FDI. Hải Phòng luôn
là một trong những địa phương thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài về số
lượng dự án, vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Các doanh nghiệp FDI ở
thành phố Hải Phòng đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển kinh
tế của Thành phố, tạo việc làm cho người lao động và có tác động đáng kể tới phát
triển khu vực kinh tế địa phương.
Tuy vậy, cơ chế, chính sách thu hút FDI của Hải Phòng trong thời gian qua vẫn
còn những hạn chế dẫn đến sự duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI của
thành phố Hải Phòng còn thiếu bền vững. Cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa
hợp lý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ các
nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu còn thấp, tác động của khu vực
đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn hạn chế. Các hoạt động
xúc tiến đầu tư, chăm sóc hoạt động của các doanh nghiệp FDI… cũng bộc lộ những
tồn tại, vướng mắc cần xem xét giải quyết. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong
việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của Hải Phòng cần
phải có những cơ chế, chính sách để thu hút FDI phù hợp hơn nữa. Với mục tiêu tìm
hiểu cơ chế, chính sách thu hút FDI của địa phương và đề xuất những biện pháp thu
hút FDI vào thành phố Hải Phòng tác giả đã chọn đề tài: “Cơ chế chính sách thu hút
FDI tại Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2
Lĩnh vực FDI đã và đang được nhiều tác giả nghiên cứu làm rõ thể hiện trong
các đề tài luận văn, luận án, các hội thảo khoa học. Có thể kể ra các công trình đã
nghiên cứu là:
- “Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút và quản lý FDI tại Việt
Nam” của NCS Lê Công Toàn năm 2001. Trong luận án này tác giả đã hệ thống các
lý luận về vai trò của các giải pháp tài chính trong quản lý và thu hút FDI, kinh
nghiệm của một số nước châu Á trong việc sử dụng các công cụ tài chính để thu hút
FDI, đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong thu hút và quản lý
FDI ở Việt Nam giai đoạn 1998 -2000 đã đề ra các giải pháp cụ thể về tiền tệ, chi
ngân sách, thuế… và cũng đề ra các điều kiện cần thiết để thu hút và tăng cường
quản lý FDI giai đoạn 2001 - 2010.
-“Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI
tại Thành phố HCM”, của NCS Trần Đăng Long năm 2002, nội dung của luận án
này tác giả đã tiến hành nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
FDI về lý thuyết và thực trạng tại Thành phố HCM, để ra các giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI.
-“Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các nước G7
vào Việt Nam” năm 2004, của NCS Trần Anh Phương. Tác giả của luận án đã đánh
giá thực trạng thu hút FDI của nhóm G7 vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2002, xem
xét mức độ tác động tới quá trình kinh tế xã hội của đất nước để từ đó đề ra 2 nhóm
giải pháp cấp bách như: gia tăng FDI từ Nhật Bản, Anh, Mỹ, Pháp và nhóm giải
pháp lâu dài.
- “ Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phụ vụ
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010” (2000) [38], đề tài cấp
Bộ của vụ tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, chủ nhiệm đề tài TS.Trương Thái Phiên.
Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra các giải pháp chủ yếu thu hút nguồn vốn FDI như:
đổi mới cơ cấu FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng xây dựng
quy hoạch đối với FDI, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý
nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài
theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải
tiến công tác tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp và cơ chế hút vốn, nâng cấp cơ sở
hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ, xúc tiến FDI, tăng cường công tác bảo hộ sở hữu
3
trí tuệ, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong nước phục
vụ có hiệu quả hoạt động FDI.
-“Xây dựng một lộ trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010”,
đề tài cấp bộ của trường ðại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, chủ nhiệm đề tài
TS. Nguyễn Ngọc Định. Vấn đề cơ bản mà đề tài giải quyết là nghiên cứu, phân tích
các nguyên nhân gây ra sự giảm sút vốn FDI tại Việt Nam trong thời gian qua, qua
đó đề ra các giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI theo lộ trình được xây dựng từ
năm 2003 - 2010. Lộ trình này được xây dựng như sau: Giai đoạn 2003 - 2005 tập
trung vào việc hoàn thiện môi trường đầu tư, giai đoạn 2005 - 2008 định hướng đầu
tư trực tiếp nước ngoài theo đúng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, giai
đoạn 2008 - 2010 biến Việt Nam trở thành một điểm nóng trong thu hút FDI. Mỗi
giai đoạn trong lộ trình, tác giả đưa ra những giải pháp khác nhau. Giai đoạn 1 tác
giả đề nghị xây dựng luật đầu tư thống nhất, ban hành luật chống phá giá, Luật chống
độc quyền, điều chỉnh những văn bản có liên quan đến hoạt động quản lý nhà đầu
tư nước ngoài theo hướng thống nhất và đồng bộ, tiến hành thử nghiệm và tiến tới
cho phép thực hiện rộng rãi việc cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, cải tiến hơn nữa thủ tục hành chính, xây dựng một hệ thống
thông tin nhanh nhạy. Giai đoạn 2 có những giải pháp như xây dựng những khu kinh
tế tập trung, khu kinh tế mở, hướng vốn FDI vào những ngành kinh tế mũi nhọn của
Việt Nam, chú trọng vào chiều sâu trong thu hút vốn FDI, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn FDI. Giai đoạn 3 có các giải pháp: tạo nên những ưu điểm khác biệt của Việt
Nam so với những quốc gia trong khu vực như: cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư ổn
định, tránh những “cú sốc” bất ngờ trong điều hành nền kinh tế, tiếp tục duy trì và
phát triển những chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam, có chính
sách tích cực trong tiếp cận và xâm nhập vào thị trường vốn quốc tế…
Cho đến nay đề tài về vốn FDI ở Việt Nam đã được nhiều người quan tâm,
nghiên cứu. Trong các nghiên cứu đó các tác giả đều đề cập đến những lý luận về
vốn FDI, đều có phân tích về thực trạng về vốn FDI tại Việt Nam, vùng kinh tế và
sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, ở luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
thu hút vốn FDI vào một địa phương, cụ thể là Hải Phòng, trong đó sẽ phân tích thực
trạng cơ chế chính sách thu hút vốn FDI của địa phương này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ thực trạng cơ chế, chính sách thu hút đầu FDI
vào Hải Phòng để thấy được những ưu điểm và hạn chế của của cơ chế chính sách
đó. Trên cơ sở thực trạng cơ chế, chính sách phân tích đề tài hướng tới đưa ra các
biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút FDI vào Hải Phòng để thu hút
được những dự án FDI có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
của Thành phố nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghệ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế chính sách thu hút FDI vào một địa phương;
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Hải Phòng; chỉ rõ những vấn đề về cơ chế chính sách thu hút FDI tại Hải
Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút FDI vào
Hải Phòng nhằm thu hút được những dự án có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của thành phố trong bối cảnh mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về thu hút FDI vào địa
phương và tìm hiểu thực trạng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Hải Phòng trong bối cảnh mới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Địa điểm nghiên cứu của đề tài là thành phố Hải Phòng
- Về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2016 - 2018.
Các số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 3 năm 2019.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về cơ chế, chính sách thu hút
FDI vào thành phố Hải Phòng, trong đó, nghiên cứu về các chính sách ưu đãi, khuyến
khích thu hút FDI vào địa phương; Phân tích, đánh giá kết quả thu hút nguồn vốn
này ở nhiều phương diện như: số vốn đầu tư, số dự án, quốc gia đầu tư, lĩnh vực đầu
tư,...; Đánh giá chung về cơ chế chính sách thu hút FDI vào các KCN của thành phố
5
Hải Phòng trong đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế tồn tại và
nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài vào
thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với phương pháp so
sánh, thống kê, từ đó đưa ra những nhận định về cơ chế thu hút FDI vào Hải Phòng.
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Tác giả nghiên cứu và thu thập thông tin thứ cấp qua các ấn phẩm đã được
công bố như: Một số giáo trình, công trình nghiên cứu về lĩnh vực thu hút FDI vào
địa phương; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan; Các
Báo cáo thống kê; Báo cáo kết quả hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào địa phương của UBND thành phố Hải Phòng.. và các vấn đề liên quan đến đề
tài.
- Các số liệu nghiên cứu được thu thập về cơ chế chính sách thu hút đầu tư
vào địa phương tại thành phố Hải Phòng thời gian từ 2016 - 2018 bao gồm: Số liệu
từ báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018; các báo cáo của sở Kế hoạch đầu tư và
Cụ thống kế Hải Phòng năm 2016, 2017, 2018.
* Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp phân tích thông tin được tổng hợp và hệ thống hoá chủ yếu dựa
trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá và phân tích số liệu và các dữ liệu thứ cấp
và sơ cấp đã thu thập được. Cụ thể như sau:
a. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng các bảng biểu, đồ thị và tính toán số liệu nhằm tóm
tắt tổng hợp dữ liệu. Bao gồm: thu thập dữ liệu, sắp xếp dữ liệu, tóm tắt tổng hợp dữ
liệu, diễn đạt dữ liệu,... với mục đích là mô tả hiện trạng cơ chế chính sách thu hút
FDI vào Hải Phòng trong thời gian gần đây. Tập trung lấy số liệu từ năm 2016 -
2018.
b. Phương pháp so sánh
6
Được sử dụng để so sánh kết quả kinh doanh cũng như những biến động về
hoạt động thu hút đầu tư FDI tại Hải Phòng ở những thời điểm khác nhau trong
những năm gần đây. Trong luận văn tác giả tập trung sử dụng phương pháp so sánh
về diễn biến tình hình hoạt động thu hút đầu tư FDI tại Hải Phòng qua các năm
giai đoạn 2016-2018; so sánh các kết quả phản ánh hoạt động thu hút đầu tư FDI tại
Hải Phòng giai đoạn 2016-2018, so sánh các chỉ tiêu phản ánh thực trạng cơ chế
chính sách thu hút FDI vào Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2018.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Với những kết quả đạt được, luận văn có ý nghĩa như sau:
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý
luận về cơ chế chinh sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương ở Việt
Nam.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu phân tích, đánh
giá về cơ chế chính sách thu hút FDI vào Hải Phòng và đề xuất những giải pháp hữu
ích cho hoàn thiện cơ chế chính sách. Những giải pháp này có giá trị tham khảo tốt
cho địa phương.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế chính sách thu hút FDI
vào địa phương.
Chương 2: Thực trạng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Hải Phòng.
Chương 3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Hải Phòng.
7
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
THU HÚT FDI VÀO ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Các khái niệm và vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Thuật ngữ này lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Có người cho rằng
đầu tư là phải bỏ một cái gì đó vào một hoạt động nhất định nhằm thu lại một lợi ích
trong tương lai. Nhưng cũng không ít người lại quan niệm đầu tư là các hoạt động
sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Thậm chí thuật ngữ này còn được sử dụng rộng
rãi như câu cửa miệng để nói lên chi phí về thời gian, sức lực và tiền bạc vào mọi
hoạt động của con người trong cuộc sống.
Theo Jonh Marnad Keynes: “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định để
tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để thu lợi nhuận. Đầu tư,
theo cách dùng thông thường là việc cá nhân hoặc công ty mua một tài sản tại sở
giao dịch chứng khoán”. Trong khái niệm của mình ông đã nói đến mua tài sản tài
chính, song chủ yếu tập trung vào khái niệm đầu tư tạo thêm tài sản vật chất mới
(như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…), kéo theo các hoạt động khác, tạo thêm việc
làm mới để thu về một khoản lợi nhuận trong tương lai, “khi một người mua hoặc
đầu tư một tài sản, người đó mua quyền để được thu một loạt các khoản lợi tức trong
tương lai mà người đó hy vọng dành được qua việc bán tài sản cố định làm ra…”.
Theo quan niệm của ông: kết quả đầu tư về hình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố
định, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị, kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra.
Còn theo P.A.Samuelson: “đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự, theo
các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị,
nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như
giáo dục, nâng cao chất lượng nhân lực, nghiên cứu, phát minh…”. Đối với ông
thuật ngữ tài chính, đầu tư mang một ý nghĩa hoàn toàn khác, dùng đầu tư để chỉ
một loại chứng khoán… hay nói cách khác, đó không phải là đầu tư thực sự của nền
kinh tế. Trên góc độ làm tăng thu nhập cho tương lai, đầu tư được hiểu là “hoạt động
kinh tế từ bỏ tiêu dùng hôm nay với tầm nhìn để tăng sản lượng cho tương lai”.
Tóm lại, có nhiều những quan niệm khác nhau về đầu tư nhưng có thể coi khái
8
niệm sau đây là đầy đủ nhất: đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại
để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương
lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra.
Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn
so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải bỏ ra khi tiến hành đầu tư.
Kết quả đầu tư là năng lực sản xuất mới tăng thêm, tài sản cố định mới được đưa
vào sử dụng, số lượng và chất lượng nhân lực tăng thêm, tiềm lực khoa học, công
nghệ được tích lũy…
Có ba đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động đầu tư với các hoạt động
khác là hoạt động đầu tư có sử dụng vốn, có sinh lời và có rủi ro.
* Có sử dụng vốn:
Vốn là nguồn lực không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh., sản xuất
của các nhà đầu tư. Vốn đầu tư có thể tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau mà chủ
yếu là 3 hình thái: tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hóa, nguyên
vật liệu v.v…), tài sản vô hình (bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, bí quyết
kinh doanh,…), tài sản tài chính (tiền, cổ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có
giá khác..).
* Có sinh lời: lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội
Lợi nhuận là chênh lệch giữa thu nhập mà hoạt động đầu tư đem lại cho chủ
đầu tư với chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra để tiến hành hoạt động đầu tư đó. Lợi
ích kinh tế xã hội là chênh lệch giữa những gì mà xã hội thu được với những gì mà
xã hội mất đi từ hoạt động đầu tư. Lợi ích kinh tế xã hội được đánh giá qua các chỉ
tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng.
* Có rủi ro:
Hoạt động đầu tư thường diễn ra trong thời gian dài vì vậy nó có tính rủi ro.
Thời gian càng dài mức độ rủi ro càng cao. Ngoài ra, trình độ quản lý của nhà đầu
tư và thực trạng nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến mức độ rủi ro.
1.1.2. Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có nhiều quan niệm khác nhau về FDI. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, FDI là “Một
khoản ĐT với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế
9
thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại một nền kinh tế khác”. Theo UNCTAD:
FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan
khác) bởi nhà ĐTNN cho các DN, hoặc vốn mà nhà ĐTNN nhận được từ DN mà họ
ĐT ở nước ngoài. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái ĐT và các
khoản vay trong nội bộ công ty. Theo WTO, “FDI xảy ra khi một nhà ĐT từ một
nước (nước chủ ĐT) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận ĐT) cùng
với quyền quản lý tài sản đó”. Trong định nghĩa này khía cạnh quản lý được nhấn
mạnh.
Khoản 3, Điều 2, Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987 xác định: “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng
tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để
hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc
DN 100% vốn nước ngoài”.
Định nghĩa này nêu khá toàn diện các đặc tính của FDI. Kế thừa điểm hợp
lý của các quan niệm nêu trên, trong luận văn này đầu tư trực tiếp nước ngoài được
hiểu là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ từ nước ĐT sang nước tiếp nhận ĐT để
thành lập hoặc kiểm soát DN nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và lợi ích
khác.
Như vậy, FDI là một quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm
cơ bản của FDI là: i) Sự dịch chuyển vốn từ nước này sang nước khác; và ii) Chủ
ĐT (pháp nhân, thể nhân) có quyền quản lý trực tiếp tài sản hình thành từ ĐT.
Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Tìm kiếm lợi nhuận: do chủ thể là tư nhân nên tìm kiếm lợi nhuận được coi
là mục đích ưu tiên hàng đầu của hoạt động FDI. Do đó, các nước nhận đầu tư, nhất
là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây
dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp
lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước
mình.
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn
pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành
quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Ở nước, theo
quy định của pháp luật hiện hành tỉ lệ này là 30% còn theo qui định của OECD
10
(1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh
nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào
quản lý doanh nghiệp.
- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ
không phải lợi tức.
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu
tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình,
tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu
tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ
thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.
* Tóm lại:
- Điểm quan trọng để phân biệt FDI với các hình thức khác là quyền kiểm soát,
quyền quản lý đối tượng tiếp nhận đầu tư.
- Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì ưu điểm của hình thức này là tính ổn định
và hiệu quả sử dụng vốn của FDI cao hơn các hình thức khác do nhà đầu tư trực tiếp
sử dụng vốn. Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn để chuyển sang các hình thức đầu
tư khác nếu thấy sự bất ổn của nền kinh tế nước nhận đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư: Chủ động nên có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư, lợi nhuận thu về cao hơn. Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, khai
thác nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ và những lợi thế khác của nước nhận đầu
tư, tranh thủ những ưu đãi từ các nước nhận đầu tư.
1.1.3. Vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với địa phương
1.1.3.1. Tác động có lợi của FDI đối với địa phương nhận đầu tư
Nhìn tổng thể FDI mang lại cho địa phương nhận ĐT nhiều lợi ích, đó là:
Thứ nhất, FDI là nguồn vốn quý đối với địa phương nhận ĐT. Nhà ĐT nước
ngoài không chỉ cung cấp cho địa phương nhận đầu tư một nguồn tài chính dồi dào,
mà còn đem theo năng lực sản xuất mới vào địa phương đầu tư. Đặc biệt, đối với
11
các địa phương nghèo, sự xuất hiện các DN FDI không chỉ trực tiếp nâng cao năng
lực sản xuất của địa phương sở tại, mà còn có tác động lan tỏa, kích thích giới ĐT
trong địa phương cung cấp hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ cho DN FDI, qua đó thúc đẩy
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nhận ĐT.
Thứ hai, FDI góp phần chuyển giao công nghệ tiến bộ hơn công nghệ sẵn có
trong địa phương sở tại. Các nhà ĐT nước ngoài phải đem tới công nghệ tiến bộ hơn
ở địa phương sở tại mới có khả năng cạnh tranh với DN trong địa phương. Chính vì
thế các địa phương thu hút FDI đồng thời cũng thu hút được công nghệ tiến bộ mà
không phải thông qua quá trình chuyển giao phức tạp trên thị trường công nghệ ở
nước ngoài.
Thứ ba, FDI góp phần chuyển giao kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và đào tạo
tay nghề cho người địa phương. Các DN FDI thường sử dụng người địa phương đảm
nhiệm các vị trí lao động sản xuất trực tiếp và quản lý. Thông qua quá trình làm việc
tại các DN FDI, người lao động ở địa phương sở tại nhận được các kỹ năng và tri
thức mà các DN trong địa phương chưa có.
Thứ tư, FDI tạo điều kiện cho địa phương sở tại giao lưu kinh tế với nước ngoài.
Nhờ có thị trường truyền thống và đối tác ở nước khác, DN FDI có điều kiện thuận
lợi hơn DN của địa phương sở tại trong XK, NK hàng hóa, dịch vụ. Hơn nữa, nhiều
nhà ĐTNN có thể trở thành nhân tố kết nối chính phủ nước nhận ĐT với các tổ chức
và chính phủ nước khác. Thông qua các DN FDI, dân chúng giữa hai nước cũng có
điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau.
Thứ năm, tổng hợp lại FDI đóng góp vào tăng trưởng, tạo việc làm mới và tăng
thu nhập cho địa phương sở tại. Dù ít, dù nhiều, các DN FDI đều đóng góp một phần
vào GDP, vào tạo việc làm mới và thu nhập cho dân cư của địa phương sở tại. Ở các
nước đang phát triển, người dân làm việc trong các DN FDI thường có mức thu nhập
cao hơn người làm việc ở DN trong nước.
1.1.3.2. Tác động tiêu cực của FDI đối với địa phương nhận đầu tư
Mặc dù đem đến nhiều lợi ích cho địa phương nhận ĐT, DN FDI cũng gây ra
một số tác động không có lợi cho các địa phương này, đó là:
Thứ nhất, DN FDI cạnh tranh với DN tại các địa phương, khiến nhiều DN tại
địa phương phá sản, có thể gây nên tình trạng phụ thuộc của địa phương nhận ĐT
12
vào ĐT nước ngoài, nhất là ở các nước chậm phát triển. Bởi vì nhà ĐT nước ngoài
có thế mạnh về vốn, công nghệ, quản lý, thị trường, nên nếu nhà ĐT tại địa phương
không đủ mạnh thì sẽ khó cạnh tranh trên thị trường nội địa. Khi các ngành kinh tế
quan trọng của đất nước do DN FDI nắm giữ thì nền kinh tế quốc gia tất yếu rơi vào
vị thế phụ thuộc.
Thứ hai, DN FDI tận dụng thị trường trong nước bằng cách gia công, lắp ráp
và khai thác tài nguyên của địa phương nhận ĐT khiến địa phương nhận ĐT không
thu được nhiều giá trị gia tăng, trong khi đó lại phải gánh chịu những hậu quả của
ĐT như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên. Hình thức phổ biến là nhà ĐTNN
nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của họ dưới dạng thành lập DN để gia công, lắp ráp
linh kiện, chi tiết sản phẩm NK. Nhờ đó, nhà ĐTNN tránh được thuế NK và sử dụng
được lao động giá rẻ của địa phương sở tại. Ngoài ra, nhiều nhà ĐTNN nhắm vào
nguồn tài nguyên khan hiếm của địa phương sở tại, chỉ ĐT vào khai thác và xuất
khẩu, nên giá trị gia tăng mà địa phương sở tại nhận được không đáng kể, trong khi
phải gánh chịu tình trạng mất mát tài nguyên và chịu ô nhiêm môi trường do hoạt
động công nghiệp của nhà ĐTNN.
Thứ ba, các DN FDI có thể trốn thuế bằng chuyển giá giữa công ty con ở các
địa phương nhận ĐT và CT mẹ ở nước ĐT. Trong trường hợp này, nước nhận ĐT
nhận được ít hơn lượng giá trị gia tăng mà họ đáng lẽ phải được hưởng. Việc đấu
tranh chống chuyển giá của các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư, thông qua các công ty con, chi nhánh ở nước ngoài, các công ty xuyên
quốc gia, đa quốc gia có thể lũng đoạn thị trường trong nước nhận ĐT. Vì mục tiêu
lợi nhuận, các công ty lớn ở nước ngoài có thể thâu tóm các DN trong nước, thậm
chí gây sức ép với chính phủ để đạt được mục tiêu của họ. Nếu địa phương nhận đầu
tư không có chính sách khôn khéo và có thực lực, sự lũng đoạn của công ty nước
ngoài có thể gây thiệt hại cho chính địa phương nhận ĐT.
1.2. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương
1.2.1. Khái niệm cơ chế, chính sách
Theo Vũ Cao Đàm chính sách là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa của
một chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy đối tượng quản
lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra.
13
Trong luận văn này, chỉ đề cập đến các “Chính sách” do Nhà nước, cơ quan
nhà nước ban hành. Đối với các chính sách này, có nhiều loại chính sách khác nhau,
có chính sách chung, chính sách cụ thể tuỳ thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế -
xã hội. Do chính sách có các loại và cấp độ khác nhau, có những chính sách mang
tính định hướng, có những chính sách cụ thể, tùy theo cấp phê duyệt chính sách và
nguồn cung cấp ngân sách khác nhau.
Chính sách công do Nhà nước ban hành nên có thể coi chính sách công là
chính sách của Nhà nước. Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong
bộ máy nhà nước, bao gồm Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa
phương các cấp…
Ở nước ta, trên sách báo, chúng ta thường gặp cụm từ “chính sách, chủ
chương của Đảng và Nhà nước” vì vậy có ý kiến cho rằng, Đảng cũng là chủ thể
ban hành chính sách công. Điều này có thể giải thích bằng thực tế đặc thù của nước
ta. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lănh đạo Nhà nước, lănh
đạo xă hội. Đảng lănh đạo Nhà nước thông qua việc vạch ra cương lĩnh, chiến lược,
các định hướng chính sách – đó chính là những căn cứ chỉ đạo để Nhà nước ban
hành các chính sách công. Như vậy, về thực chất, các chính sách công là do Nhà
nước Cộng họ̀a xă hội chủ nghĩa Việt Nam (chủ yếu là Chính phủ đề ra). Các chính
sách này là sự cụ thể hóa đường lối, chiến lược và các định hướng chính sách của
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân.
“Cơ chế”, theo cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt”, là: “…cách thức sắp xếp tổ
chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện”. Như vậy, khái niệm cơ chế
hàm ý các vấn đề về cơ cấu và thủ tục.
Cơ chế là khái niệm dùng để chỉ cơ chế vận hành của một hệ thống ahu bất
cứ một sự vật hiện tượng hay một định luật, quy trình nào đó xảy ra trong xã hội,
trong tự nhiên, cơ chế đây là chỉ sự tương tác giữa các yếu tố, các yếu tố kết thành
hệ thống và nhờ việc tương tác mà hệ thống này hoạt động.
Cơ chế có thể hiểu một cách khái quát, đó là một cấu trúc KT-XH hoặc cơ
cấu tổ chức KT-XH như: Quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng; cấu
trúc bộ máy nhà nước…, được xác lập bởi một phương thức sản xuất tương ứng (lực
lượng sản xuất + quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản
lý)) thuộc Nhà nước đương quyền.
14
Nghiên cứu về cơ chế, chính sách thu hút FDI là đi nghiên cứu các vấn đề về
cơ cấu, thủ tục mà địa phương thu hút đầu tư dành cho các nhà đầu tư nước ngoài
những điều kiện thuận lợi.
1.2.2. Nội dung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa
phương
Để thu hút vốn đầu tư thì ngoài các điều kiện tự nhiên, xã hội sẵn có; đòi hỏi
phải có các hình thức tác động vào đối tượng nhằm gây chú ý, hấp dẫn, tạo niềm tin
để từ đó các nhà đầu tư biết đến, thấy được những thuận lợi và yên tâm hơn vào nơi
mình dự kiến đầu tư; từ đó khả năng các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư của sẽ cao
hơn.
1.2.2.1. Cải thiện môi trường pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh minh bạch và
bình đẳng
Để thu hút đầu tư, trước hết hệ thống luật pháp đầu tư của nước sở tại phải
đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư nếu hoạt động đầu
tư của họ không làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và môi trường cạnh tranh lành
mạnh... Thực tiễn cho thấy sự thất bại hay thành công trong việc hấp dẫn các nhà đầu
tư phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện kinh tế,
xã hội cụ thể của từng quốc gia mà hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia có sự hấp
dẫn đầu tư khác nhau. Nếu hệ thống pháp luật của một quốc gia càng đồng bộ, rõ
ràng, chặt chẽ, không có sự chồng chéo, phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ
quốc tế thì khả năng thu hút đầu tư của quốc gia, địa phương đó sẽ càng cao và ngược
lại.
Hoạt động trong cùng một môi trường có rất nhiều doanh nghiệp hay dự án vận
hành có cả các doanh nghiệp, dự án cùng hoạt động trong một ngành hoặc có những
dự án, doanh nghiệp có sản phẩm có thể thay thế cho nhau hoặc có những dự án, doanh
nghiệp sử dụng giống nhau một số yếu tố đầu vào. Bởi vậy, giữa các dự án hay các
doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có thể xảy ra vấn đề tranh giành khách hàng
khi tiêu thụ sản phẩm hoặc tranh giành nhau những yếu tố đầu vào. Các dự án, doanh
nghiệp có thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, có những doanh nghiệp, dự án
thuộc thành phần kinh tế Nhà nước hoặc có vốn góp của nhà nước, nên trong quá trình
hoạt động sẽ được hưởng những đặc ân và đặc quyền giúp họ luôn chiến thắng trong
cạnh tranh, sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
15
khác phát triển và làm hạn chế nguồn vốn đầu tư.
Vì vậy, môi trường pháp lý thuận lợi phải thể hiện được vai trò đảm bảo khả
năng thực thi của hệ thống pháp luật thông qua việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp
pháp của các pháp nhân đối với tài sản của họ. Trong bối cảnh sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật ngày càng gia tăng, giá trị tài sản của doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng đặc
biệt là các tài sản vô hình do quá trình lao động trí óc tạo ra lại rất dễ bị đánh cắp và vi
phạm dưới sức ép cạnh tranh ở trên thị trường. Do đó, một vấn đề đặt ra cho môi trường
pháp lý là việc thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản của doanh nghiệp.
Vì vậy, cần phải xây dựng Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các quy định,
chế tài phù hợp để thực hiện quyền này của các doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống luật pháp trong việc hấp dẫn đầu
tư, nhiều nước trên thế giới đã liên tục thay đổi, bổ sung thêm các luật hướng dẫn,
văn bản hướng dẫn, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cũng như tính minh bạch, công
khai của hệ thống luật pháp để hướng đến môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt
động đầu tư. Chính sự cải biến hệ thống luật pháp, chính sách của các quốc gia trên
thế giới hiện nay đang dần tiến đến các thông lệ chung và điều đó tạo ra điều kiện
hoạt động dễ dàng cho các nhà đầu tư ở mọi quốc gia trên thế giới.
1.2.2.2. Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Bộ máy chính quyền với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và
cải cách các thủ tục hành chính để hạn chế việc phát sinh các chi phí không chính
thức và tiết kiệm thời gian giao dịch cho doanh nghiệp. Bộ máy hành chính hiệu quả
không chỉ quyết định sự thành công trong hấp dẫn vốn đầu tư mà trong cả vấn đề sử
dụng nguồn vốn. Bộ máy gọn nhẹ, sáng suốt, các thủ tục hành chính và những quy
định pháp lý đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con người
có trình độ chuyên môn cao và tôn trọng pháp luật sẽ là những nhân tố quan trọng
khi quyết định đầu tư và mở rộng đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng như
nước ngoài.
Để đánh giá hiệu quả cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cần có các tiêu chí để đo
lường sự thay đổi tích cực về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư do sự quản lý, giám sát
của các cơ quan chức năng ở từng địa phương. Những tiêu chí này sẽ đánh giá sự nỗ lực
của bộ máy chính quyền trong việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các tổ chức,
cá nhân đến địa phương tiến hành hoạt động đầu tư. Các tiêu chí đó là:
16
Thứ nhất, sự nhạy cảm kinh tế và hiếu khách của lãnh đạo địa phương.
Thứ hai, có nơi cung cấp thông tin đầu tư ban đầu rõ ràng và đáng tin cậy.
Thứ ba, thời gian cấp phép nhanh, các thủ tục đơn giản.
Thứ tư, có sự hỗ trợ hiệu quả của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt
động.
Thứ năm, trả lời nhanh chóng của các cơ quan nhà nước đối với các yêu cầu
của nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Thứ sáu, môi trường thân thiện giữa các Sở, ban ngành với doanh nghiệp.
Thứ bảy, thực hiện đối thoại chính sách thường xuyên và có hiệu quả giữa nhà
đầu tư, doanh nghiệp với lãnh đạo.
Thứ tám, có nhiều nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh.
1.2.2.3. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật
Việc phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật không
chỉ là điều kiện để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho
các chủ đầu tư triển khai các dự án mà còn là một cơ hội thuận lợi cho những địa
phương tiếp nhận đầu tư có thể khai thác lợi ích nhiều hơn, đầy đầy đủ hơn những
lợi ích phục vụ nhu cầu xã hội khi vận hành hệ thống này.
Tuy vậy, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật này đòi hỏi
nguồn vốn đầu tư rất lớn cho nên địa phương phải huy động cao độ mọi nguồn lực ở
bên trong cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại để thu hút các nguồn lực ở
bên ngoài. Do đó, địa phương phải tiến hành việc lựa chọn trình độ công nghệ phù hợp
với trình độ công nghệ của địa phương và quốc gia đồng thời phải có khả năng bắt kịp
với công nghệ tiên tiến ở khu vực và thế giới. Bởi vậy, môi trường khoa học công nghệ
của quốc gia cũng như khu vực và thế giới sẽ tác động đến việc lựa chọn công nghệ
của địa phương trong quá trình đưa ra cơ chế, chính sách thu hút đầu tư.
1.2.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc rất lớn đến chất
lượng nguồn nhân lực và vì vậy muốn trở thành những doanh nghiệp hàng đầu có
khả năng chiếm lĩnh được thị trường vấn đề quan trọng hàng đầu là các doanh nghiệp
đó phải có nhiều lao động có tay nghề và những nhà quản lý giỏi. Nguồn nhân lực là
17
một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Thực
tế đã cho thấy chất lượng nguồn nhân lực có tác động rất mạnh đến khả năng hấp dẫn
đầu tư của các nước, kể cả những nước nghèo. Chất lượng nguồn nhân lực của một
quốc gia thấp sẽ hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý yếu
kém, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm và làm
giảm tính cạnh tranh của quốc gia đó. Trái lại, chất lượng nguồn nhân lực của một
quốc gia cao sẽ là điều kiện hàng đầu để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển mạnh mẽ
hiện nay việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ có ý nghĩa quan trọng
cho sự phát triển kinh tế mà còn đóng vai trò tích cực trong việc hấp dẫn đầu tư. Bởi
vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đầu tư cho hệ thống giáo dục,
đào tạo sẽ trở thành một sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ở cả trong nước lẫn nước
ngoài. Việc ưu tiên cho giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
là không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia,
đặc biệt là trong cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư như ngày nay.
1.2.2.4. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường xúc tiến đầu tư
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, việc mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại vô cùng quan trọng vì là điều kiện tiên quyết để đảm bảo đầy đủ
các nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua quá trình tự do hoá
đầu tư và thương mại. Để có thể mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, địa phương
cần chủ động tiến hành các hoạt động giao lưu văn hoá, giáo dục, kinh tế, du lịch,…
thông qua đó để các địa phương hay quốc gia bên ngoài hiểu biết về những lợi thế,
tiềm năng và các cơ hội hợp tác kinh doanh. Trên cơ sở đó, sẽ hấp dẫn các nguồn lực
thông qua hoạt động đầu tư quốc tế trực tiếp. Nhờ có hoạt động này chủ đầu tư sẽ di
chuyển các yếu tố công nghệ, vốn, nhân lực trình độ cao cùng với kỹ năng quản lý
tiến bộ trong quá trình điều hành dự án. Do đó, các yếu tố này lại có tác động tích
cực đến môi trường đầu tư của nó cụ thể là nâng cao kỹ năng, tay nghề và kiến thức
của lao động; nâng cao trình độ công nghệ của nơi tiếp nhận và chính địa phương sẽ
tiến hành cải cách các điều kiện tiếp nhận dự án…
Bởi vậy, mỗi quốc gia hay địa phương đều phải duy trì tốt đồng thời thiết lập
các mối quan hệ quốc tế và xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư để tạo ra những
điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các yếu tố sản xuất phục vụ cho quá trình đầu
18
tư cũng như là biện pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ. Đối với nước ta và các địa
phương trong nước việc Việt Nam gia nhập WTO cũng là một nhân tố tích cực kích
thích cũng như thu hút các nguồn vốn đầu tư. Trong điều kiện nền kinh tế mở, mỗi
quốc gia đều có mong muốn ngày càng mở rộng quan hệ ra bên ngoài để tận dụng
những điều kiện thuận lợi ở bên ngoài phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển
kinh tế. Môi trường quốc tế trên lĩnh vực chính trị hay kinh tế đều có những diễn biến
phức tạp có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường đầu tư của quốc gia.
Như vậy, để thu hút đầu tư phục vụ tốt cho các hoạt động đầu tư thì địa phương
cần có các cơ chế, chính sách xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật
hiện đại trên cơ sở sử dụng các nguồn lực bên trong và thu hút các nguồn lực bên
ngoài thông qua việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động xúc tiến đầu tư;
đơn giản hoá các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; môi trường
pháp lý minh bạch, công khai. Những việc làm đó có ý nghĩa to lớn trong việc thu
hút vốn đầu tư và cho phép vận hành dự án đầu tư có hiệu quả. Từ đó nâng cao tốc
độ phát triển kinh tế, lành mạnh các yếu tố kinh tế vĩ mô và thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh và tái đầu tư mở rộng
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào địa phương
1.3.1.Quy mô thị trường
Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố
quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Khi đề cập đến qui mô của thị trường, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường qui
mô của nền kinh tế - thường được quan tâm. Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về
Thương mại và phát triển (UNCTAD- United Nations Conference on Trade and
Development), qui mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất
cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ
thuộc vào qui mô thị trường của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị
phần, các công ty đa quốc gia (MNEs - Multinational enterprises) thường thiết lập
các nhà máy sản xuất ở các nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các
nước này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín
hiệu tốt cho việc thu hút FDI.
1.3.2. Nguồn nhân lực
19
Lao động có vai trò quyết định với sự phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay
khoa học công nghệ phát triển cao của trí tuệ nhân tạo, chi phối mọi lĩnh vực kinh
tế xã hội, nhưng cũng không thể thay thế được vai trò của con người. Hơn nữa,
nguồn lực lao động còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng
trong quá trình phát triển kinh tế. Quá trình đó, có thể nhấn mạnh vai trò của nguồn
lực lao động ở những khía cạnh sau:
- Lao động là nhân tố quyết định cho việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực khác. Khi phân tích các bộ phận cấu thành nguồn lực phát triển kinh tế,
hầu hết các quốc gia đều khẳng định các nguồn lực chủ yếu là lao động, tài nguyên
thiên nhiên, vốn và khoa học công nghệ. Nhưng cả lý luận và thực tiễn đều khẳng
định rằng, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng, phát triển các
nguồn lực còn lại. Không dựa trên nền tảng phát triển cao của nguồn lao động về thể
chất, trình độ văn hoá, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, lòng nhiệt tình thì không thể
sử dụng hợp lý các nguồn lực trên. Thậm chí thiếu nguồn lực lao động chất lượng
cao có thể làm lãng phí, cạn kiệt và huỷ hoại các nguồn lực khác- Lao động là một
bộ phận của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Chi phí lao động, mức tiền
công thể hiện sự cấu thành của nguồn lực trong hàng hoá dịch vụ. Như vậy, chi phí
nguồn lực lao động trở thành nhân tố cấu thành mức tăng trưởng của nền kinh tế.
Hơn nữa, là một bộ phận dân số, nguồn lao động tham gia tiêu dùng các sản phẩm
và dịch vụ xã hội. Như vậy, với tư cách là một bộ phận dân số thực hiện quá trình
tiêu dùng, nguồn lao động trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế. Cho nên địa
bàn nào, khu vực nào có nguồn lao động dồi dào, đội ngũ cán bộ, công nhân được
đào tạo cơ bản, điều kiện sinh hoạt cho công nhân, cán bộ kỹ thuật càng thuận lợi
càng thu hút dễ dàng hơn các nhà đầu tư đến với khu vực đó, đây là tiêu chí cạnh
tranh đồng thời cũng là môi trường đầu tư quan trọng cần phải được hoàn thiện. [6,
tr.24].
1.3.3. Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội, độ mở của thương mại
Sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội đóng vai trò quyết định đối với cơ
chế, chính sách thu hút vốn đầu tư.
Ổn định kinh tế trong và ngoài nước tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư,
tránh rủi ro. Nền kinh tế ổn định thì sản xuất của các dự án cũng ổn định, có hiệu
quả và tạo ra nguồn tài chính vững vàng hơn. Nền kinh tế của đất nước, thế giới
20
khủng hoảng hoặc suy thoái thì chắc chắn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút vốn
đầu tư của địa phương nói riêng, nước sở tại nói chung. Trong môi trường kinh tế
thì qui mô và tiềm năng phát triển thị trường cũng là một nhân tố quang trọng trong
việc thu hút vốn đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm đến những nơi
có thị phần lớn và họ kỳ vọng vào sự tăng trưởng nhanh của các nơi này trong tương
lai.
Ổn định chính trị - xã hội luôn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà
đầu tư nước ngoài, vì có ổn định chính trị - xã hội thì các cam kết của Chính phủ
nước chủ nhà với các nhà đầu tư về sở hữu vốn, các chính sách ưu tiên định hướng
phát triển mới được thực hiện. Đây là những vấn đề có thể nói được nhà đầu tư quan
tâm nhất vì nó tác động mạnh đến các yếu tố rủi ro trong đầu tư, tất nhiên trong hoạt
động đầu tư, nhất là hoạt động đầu tư nước ngoài là phải chấp nhận mạo hiểm, nhiều
khi mạo hiểm và độ rủi ro cao lại đi liền với một tỷ suất lợi nhuận cao. Trong thực
tế cho thấy nhiều quốc gia có lợi thế to lớn về tài nguyên thiên nhiên, về thị trường
rộng lớn song lại gặp khó khăn về thu hút đầu tư do có xung đột về chính trị, không
ổn định xã hội.
Vì vậy, sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội là yếu tố đầu tiên để nhà đầu
tư xem xét quyết định có đầu tư hay không.
1.3.4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng ưu đãi thuế cũng tốt nhưng không tốt
bằng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội và đơn giản hoá thủ tục đầu
tư. Bởi lẽ, hoạt động kinh tế, hoạt động đầu tư bao giờ cũng tồn tại trong một môi
trường kỹ thuật - xã hội nhất định. Trong đó, môi trường kinh tế phụ thuộc vào nhiều
nhân tố như tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu kinh tế… trong đó kết cấu hạ tầng kỹ
thuật đóng vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống kết cấu hạ tầng tác động trực tiếp
đến hiệu quả đầu tư, hệ thống hạ tầng đồng bộ, chất lượng tốt trực tiếp làm giảm chi
phí đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh, vì vậy sẽ mang lại lợi nhuận cao đáp ứng được
mục tiêu của các nhà đầu tư. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nhiều quốc gia quan tâm
đến việc xây dựng không chỉ kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại như hệ thống
giao thông, năng lượng, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, hệ thống kho tàng,
bến bãi... mà còn quan tâm đến kết cấu hạ tầng xã hội như xây dựng nhà cửa, trường
học cho gia đình và con em của các nhà đầu tư, công nhân viên, người lao động có
21
nơi sinh hoạt và học tập để các nhà đầu tư yên tâm làm việc lâu dài.
Do vậy, chỉ khi xây dựng được một kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp,
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thì mới có thể thu hút được nhiều vốn
đầu tư.
1.3.5. Cơ chế chính sách và thủ tục hành chính
Cơ chế chính sách là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường
đầu tư. Cơ chế chính sách tiến bộ, hấp dẫn, có lợi ích cao, phù hợp với thông lệ quốc
tế là một tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư lựa chọn quyết định đầu tư. Cơ chế chính
sách chính là hệ thống pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm khuyến khích đầu
tư bao gồm các ưu đãi đầu tư và các biện pháp đảm bảo cho các ưu đãi được thực
hiện trên thực tế.
Cùng với cơ chế chính sách ưu đãi, thông thoáng cần phải có thủ tục hành
chính đơn giản, dễ thực hiện, ít khâu trung gian và thời gian thực hiện ngắn. Để có
được một thủ tục như vậy, ngoài việc có một hệ thống văn bản pháp luật khoa học
quy định rõ ràng, rành mạch trách nhiệm của các chủ thể, cần xây dựng một quy
trình làm việc khoa học với một đội ngũ cán bộ công chức viên chức có trình độ
chuyên môn cao, một tinh thần trách nhiệm tận tuỵ và có chế độ khen thưởng và kỷ
luật nghiêm minh. Thủ tục hành chính gọn nhẹ cho phép giải quyết mọi công việc
nhanh chóng vừa tiết kiệm thời gian vừa tránh được lãng phí và tạo được niềm tin
cho nhà đầu tư, điều đó cũng nói lên trình độ tổ chức và quản lý quốc gia hoặc địa
bàn của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
Ở các nước phát triển môi trường pháp luật hoàn thiện, nền hành chính được
cải cách và đội ngũ công chức được chuyên nghiệp hoá cao nên thủ tục hành chính
tương thích với trình độ phát triển của nền kinh tế. Trong khi đó ở các nước đang
phát triển, pháp luật chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, nhiều lĩnh vực chưa có quy
định, thậm chí còn có sự chồng chéo nhau. Đội ngũ cán bộ công chức chưa được
đào tạo bài bản. Đặc biệt tinh thần trách nhiệm và tệ nạn tham nhũng đang còn phổ
biến và nghiêm trọng đang là một thách thức trong tiến trình phát triển của đất nước
nói chung và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Vì vậy, cải cách thủ tục hành
chính thực hiện mô hình “một cửa tại chỗ" nhằm rút ngắn thời gian giải quyết công
việc, là một trong những tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư của các quốc gia và
từng địa phương. Kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia trên thế giới trong
22
quá trình cải cách hội nhập cho thấy: Quốc gia nào có chính sách cởi mở, thông
thoáng,thủ tục hành chính được thuận tiện thì thu hút vốn đầu tư lớn. Trung Quốc
bằng chính sách xây dựng các đặc khu kinh tế ven biển với nhiều ưu đãi vượt trội
nên trong một thời gian các khu kinh tế này đã tạo nên một sức phát triển thần kỳ
làm cơ sở cho Trung Quốc đẩy mạnh cải cách mở cửa đặc biệt là hội nhập kinh tế
quốc tế, tạo nên một Trung Quốc phát triển nhanh như ngày nayCó thể nói rằng cơ
chế chính sách và thủ tục nói riêng, môi trường pháp lý nói chung là điều kiện có
tính chất cốt lõi để thu hút các nhà đầu tư. [6, tr.28]
1.3.6. Chiến lược xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư là hoạt động quảng bá hình ảnh một quốc gia, một địa phương,
để mọi đối tác quan tâm đến vấn đề đầu tư có điều kiện tìm hiểu kỹ về cơ chế chính
sách ưu đãi đầu tư, về nhu cầu đầu tư, về điều kiện kết cấu hạ tầng, về nguồn nhân
lực về thị trường tiêu thụ và các vấn đề có liên quan khác. Đó là những nội dung mà
các nhà đầu tư nghiên cứu làm cơ sở cho viêc quyết định đầu tưCó thể nói công tác
xúc tiến đầu tư chính là hoạt động đối ngoại trong đầu tư, tức là hoạt động đưa thông
tin đầu tư ra bên ngoài và đến với các đối tượng có nhu cầu đầu tư. Vì vậy, xúc tiến
đầu tư là một trong những chiến lược quan trọng của mọi quốc gia trong quá trình
phát triển. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càng diễn ra sâu sắc, đầu tư
nước ngoài đang trở thành xu hướng tất yếu, là một trong những biện pháp quan
trọng để các nước đang phát triển thay đổi cơ cấu đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư
- Tổng số vốn đăng kí;
- Tổng số vốn đầu tư thực hiện;
- Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đăng kí:
Tỉ lệ vốn thực hiện so với đăng kí =(Vốn thực hiện/vốn đăng kí)x100%
- Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí:
Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí =(Dự án thực hiện/dự án đăng kí)x 100%)
- Vốn đầu tư bình quân của một dự án: Đánh giá suất vốn đầu tư trên dự án cao
hay thấp
23
Vốn đầu tư bình quân của dự án=
Tổng số vốn đầu tư
Tổng số dự án
- Vốn đầu tư trên một ha đất: Đánh giá suất vốn đầu tư trên ha đất cao hay thấp
Vốn đầu tư trên ha đất =
Tổng số vốn đầu tư
Tổng ha đất đang thực hiện
- Cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp, theo ngành kinh tế, theo đối tác
đầu tư.
1.5. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa
phương và bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng
1.5.1. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa
phương
1.5.1.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Đà
Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung. Trong
những năm qua cùng với việc mở rộng và đa dạng hoá các quan hệ hợp tác kinh tế
quốc tế, hoạt động thu hút vốn đầu tư trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Tính đến cuối năm 2010 trên
địa bàn Thành phố 06 KCN với tổng diện tích trên 2.158 ha, thu hút 320 dự án, với
tổng số vốn đầu tư gần 10 ngàn tỷ đồng, sử dụng trên 56 ngàn lao động. Trong đó,
có 67 dự án nước ngoài đến từ 11 quốc gia đầu tư vào các KCN Đà Nẵng với tổng
số vốn đầu tư 563 triệu USD và Nhật Bản là quốc gia chiếm số lượng nhiều nhất với
23 dự án. Tính đến năm 2010, các doanh nghiệp trong các KCN đã có tổng doanh
thu 2.609 tỷ đồng và 188 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 365 tỷ đồng, giá trị kim
ngạch xuất khẩu năm 2010 lên trên 200 triệu USD, chiếm trên 30% giá trị kim ngạch
xuất khẩu của thành phố.
Để đạt được những thành tựu như trên, UBND thành phố Đà Nẵng đã có những
biện pháp quan trọng nhằm cải thiện và tăng cường môi trường đầu tư, tháo gỡ những
khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:
- Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng (IPC DaNang) một đơn vị có
chức năng giúp UBND thành phố, sở kế hoạch và đầu tư thực hiện công tác quản lý
nhà nước về lĩnh vực xúc tiến đầu tư
24
- Ưu tiên thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn
như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm tin học, công nghiệp hướng vào xuất
khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu với quy mô vừa và lớn,
thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại
- Hình thành các trung tâm thương mại, phát triển các dịch vụ cảng biển và sân
bay, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, chuyển giao kỹ thuật, tư
vấn đầu tư..
- Việc cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài vào địa bàn thành phố
được thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng. Nhà
đầu tư được miễn các chi phí liên quan đến công tác giải quyết thủ tục đầu tư -
Về đất đai, UBND Thành Phố tổ chức thực hiện và chịu chi phí bồi thường thiệt hại,
giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất
1.5.1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bình Dương
Đã từ lâu Bình Dương được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là tỉnh có
cơ chế, chính sách và thủ tục cấp phép đầu tư thông thoáng. Trước đây mỗi dự án
cấp phép phải mất 30 ngày thẩm định, sau đó rút ngắn còn 15 ngày rồi 7 ngày và
hiện tại chỉ còn 3 ngày. Hàng tuần hội đồng đầu tư của tỉnh đều có buổi họp thông
qua các dự án mới và giải quyết kịp thời những vướng mắc cho các dự án đã được
cấp phép UBND tỉnh đã ban hành quy chế về trình tự thủ tục cấp phép đầu tư và các
biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép. Các khâu thủ tục hành chính sau cấp phép
thuộc thẩm quyền của các sở, ban ngành trên địa bàn và thời gian được quy định rất
cụ thể như: cấp mã số thuế không quá 7 ngày; mã số hải quan 7 ngày; xác nhận kế
hoạch xuất nhập khẩu 7 ngày; thủ tục thiết kế xây dựng 10 ngày; các quy trình đo
đạc, lập bản đồ địa chính 20 ngày; thủ tục khắc con dấu không quá 4 ngày...
Định kỳ lãnh đạo UBND tỉnh sắp xếp chương trình đến làm việc với doanh
nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp yên tâm
sản xuất kinh doanh. Thực tế đó đã góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống kinh tế - xã
hội của Bình Dương, cụ thể: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan
trọng cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Về công
nghệ, theo thống kê của tỉnh Bình Dương thì đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, số còn lại sử dụng công nghệ mới
có chất lượng khá hơn các doanh nghiệp trong nước. Về học tập kinh nghiệm quản
25
lý, thay vì trước đây phần lớn các nhà đầu tư sử dụng chuyên gia nước ngoài để quản
lý thì nay họ đã huấn luyện, đào tạo và đang chuyển giao những nhiệm vụ quan trọng
cho người Việt Nam đảm nhiệm. Về giải quyết việc làm cho người lao động, các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo công ăn việc làm thường
xuyên cho người lao động.
Để có được những thành công trên, Bình Dương đã tập trung giải quyết đồng
bộ, có hiệu quả một số giải pháp chủ yếu trong việc cải thiện môi trường đầu tư như:
- Ưu tiên phát triển những ngành sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có
thị trường tiêu thụ ổn định và hướng vào xuất khẩu
- Kịp thời tháo gỡ những khó khăn và khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao sức canh
tranh của sản phẩm cho các doanh nghiệp
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành
của bộ máy chính quyền, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bình đẳng cho các
doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế. Chú trọng giảm các chi phí đầu tư, mở
rộng lĩnh vực đầu tư cho các nhà đầu tư phù hợp với pháp luật và những cam kết
kinh tế quốc tế của Việt Nam
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Sự thành công của việc thu hút FDI của địa phương đều nhờ vào các giải pháp
phù hợp, kịp thời mà địa phương họ áp dụng. Qua chính sách thu hút FDI tại một
một số địa phương nêu trên có thể rút ra bài học thành công trong thu vốn đầu tư
cho Hải Phòng là:
- Chú trọng nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư
Quy hoạch đầu tư của mỗi địa phương phải là một bộ phận hữu cơ trong quy
hoạch đầu tư chung của cả nước và quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
Định hướng và giải pháp thu hút vốn FDI phải gắn chặt với quy hoạch phát
triển các ngành, vùng lảnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai
thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh và
hiệu quả của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể nói chung và quy
26
hoạch đầu tư nước ngoài nói riêng, tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc
biệt là hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp. Cho phép vay ưu đãi hoặc được
phép phát hành trái phiếu để đầu tư vào các công trình hạ tầng trọng điểm. Khuyến
khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Áp dụng quy chế ưu đãi đối
với các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT và các dự án, địa bàn trọng điểm.
- Chú trọng phát triển nguồn lực
Chú trọng đào tạo công nhân lành nghề theo yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài đặt
ra. Khuyến khích người lao động tự rèn luyện, nâng cao tay nghề. Công tác giáo dục
pháp luật cho công nhân trong các doanh nghiệp có vốn FDI phải được tiến hành
thường xuyên theo định kỳ nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người lao động.
Với địa phương, cần tham gia hỗ trợ việc tuyển chọn lao động làm việc tại các doanh
nghiệp FDI, đặt biệt với người tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp FDI.
- Chú trọng cải cách hành chính
Hoàn thiện thể chế, hoàn chỉnh hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp
luật liên quan về đầu tư nước ngoài phù hợp với luật pháp quốc tế. Tạo môi trường
thông thoáng, thuận lợi, an toàn và tin cậy lẫn nhau. Thực hiện cơ chế một cửa tại
các đầu mối cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
các loại giấy tờ khác cho doanh nghiệp khi triển khai xúc tiến dự án đầu tư và đi vào
hoạt động theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch.
-Mở rộng tự do hoá đầu tư và tăng cường xúc tiến vận động đầu tư: Khuyến
khích các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với nước ngoài thành lập
công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cho phép doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu
để mở rộng quy mô đầu tư. Một số tập đoàn có nhiều dự án đầu tư được phép thành
lập công ty quản lý vốn để điều hành và hỗ trợ các dự án đã đầu tư.
Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép thuê đất
để xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán cho người nước ngoài, người Việt Nam. Đầu
tư trực tiếp nước ngoài được kinh doanh rộng rãi hơn trong lĩnh vực dịch vụ tài
chính, nhất là bảo hiểm, ngân hàng và một số dịch vụ khác. Nhà đầu tư được tự do
27
lựa chọn hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, ngành nghề và địa điểm đầu tư.
Xử lý linh hoạt việc chuyển đổi các hình thức đầu tư như chuyển đổi hình thức
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, xuất
khẩu phần lớn sản phẩm, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã
hội khó khăn, xem xét việc cho phép dự án quảng cáo theo hình thức liên doanh.
Gắn công tác vận động xúc tiến đầu tư với chương trình dự án, đối tác, địa bàn
cụ thể. Hướng dẫn các nhà đầu tư trong từng khâu: tìm hiểu cơ hội, chuẩn bị dự án,
xem xét cấp giấy phép và triển khai dự án.
Xây dựng danh mục mời gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài với các dự án được
mô tả khái quát về nội dụng, sản phẩm, địa điểm, khả năng thị trường, dự kiến vốn
đầu tư, thời gian triển khai dự án, đối tác trong nước... để nhà đầu tư nước ngoài
nghiên cứu các thông tin này có thể ra quyết định đầu tư.
28
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HẢI PHÒNG
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của thành phố Hải Phòng tác động đến
thu hút FDI
2.1.1. Vị trí địa lý
Hải Phòng là một thành phố nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, với tổng diện
tích lên đến 1507,57km2. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, Tây Bắc
giáp Hải Dương, Tây Nam giáp Thái Bình và Đông là bờ biển chạy dài theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình. Là một
trong ba đỉnh của tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh),
thuộc vùng kinh tế trọng điểm 8 tỉnh phía Bắc; có hệ thống đường thủy cùng với
mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và hàng không. Đặc biệt quốc lộ 5. quốc
lộ 10 đã nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng và luồng vào cảng Hải
Phòng được nâng cấp, mở rộng; sân bay Cát Bi được cải tạo và nâng cấp… Chính
phủ đã phê duyệt dự án xây dựng đường cao tốc mới Hà Nội – Hải Phòng, đang có
kế hoạch nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng thành đường sắt hai chiều
tiêu chuẩn quốc tế… là những điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hóa xuất nhập
khẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh nam Trung Quốc, đồng thời có khả năng
thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong vùng Đông Nam
Á và thế giới.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình, địa chất, đất đai: Phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng
trung du với những đồng bằng thuần túy nghiêng ra biển. Cấu tạo địa chất của Hải
Phòng gồm những loại đá cát kết, phiến sét, đá vôi. Diện tích đất canh tác khoàng
62.127 ha, hình thành phần lớn từ hệ thống sông Thái Bình và vùng đất bồi ven biển
nên chủ yếu mang tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình đan xen cao thấp và
nhiều đồng trũng. Diện tích bãi bồi ven biển 23000 ha gồm bãi triều đá nổi và ngập
nước, trong đó khoảng 13000 ha bãi nổi, xú, vẹt,…chưa khai thác.
Sông ngòi: Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc với mật độ 0.65 – 0.8
km/km2 và đều là các chí lưu của sông Thái Bình đổ ra Vịnh Bắc Bộ với 5 cửa sông
29
chính. Trong đất liền có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn với độ dài hơn 300km
và những sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố.
Bờ biển, biển, hải đảo: Biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc
Bộ với đường bờ biển dài hơn 125km (kể cả bờ biển quanh các đảo khơi) có hình là
một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và bằng phẳng. Mũi Đồ Sơn nhô ra
biển như một bán đảo, tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng và thắng
cảnh thiên nhiên nổi tiếng. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải
rác, quan trọng nhất là đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ.
2.1.3. Khí hậu
Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết
miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa
xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè vào tháng 7 là
28,3 °C, tháng lạnh nhất là tháng 1: 16,3 °C. Số giờ nắng trong năm cao nhất là các
tháng mùa hè và thấp nhất vào tháng 2, độ ẩm trung bình trên 80%, lượng mưa 1600–
1800 mm/năm. Tuy nhiên thành phố cũng phải hứng chịu những đợt nắng nóng và
đợt lạnh bất thường, năm 2011 nhiệt độ trung bình tháng 1 của thành phố xuống tới
12,1 °C, gần đây nhất ngày 24/1/2016 thành phố trải qua ngày có nhiệt độ lạnh trung
bình thấp kỷ lục,nhiệt độ thấp nhất xuống tới 4,2 °C. Trung bình cả năm 23,4 °C.
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Khoáng sản, chủ yếu là đá vôi tập trung ở Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Cát
Bà,… với trữ lượng trên 200 triệu tấn. Khoáng sản gốc kim loại không nhiều với
một số mỏ sắt Dương Quan (Thủy Nguyên), kẽm (Cát Bà), than (Vĩnh Bảo),… Muối
và cát tập trung ở vùng bãi giữa sông và bãi biển Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo,
Kiến Thụy, Đồ Sơn… Năm 2004, một số nghiên cứu đã phát hiện có tiềm năng dầu
khí ở ngoài khơi Hải Phòng.
Tài nguyên sinh vật, nhất là sinh vật biển với gần 1000 loài tôm cá, hàng chục
loại rong biển với nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: tôm he, tôm rồng, đồi mồi,
của biển, sò huyết, ngọc trai, bảo ngư… cùng nhiều bãi cá thuận lợi cho khai thác
như: bãi giữa vịnh Bắc Bộ, bãi Bạch Long Vĩ, hòn Mê, hòn Mát… với độ rộng hơn
10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định (có trên 100 loài có giá trị kinh tế, sản
lượng có thể khai thác trên 2 triệu tấn/năm). Hải Phòng được Bộ Thủy sản xác định
là 1 trong 4 ngư trường lớn của toàn quốc, là vùng trọng điểm phát triển kinh tế thủy
30
sản của Việt Nam.
Tài nguyên rừng: Hải Phòng còn có rừng ngập mặn và rừng cây lấy gỗ, cây ăn
quả, tre, mây… với diện tích 17.000 ha. Rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật
phong phú, đa dạng, nhiều loại thảo mộc quý hiếm như lát hoa, kim giao, đinh,…
hệ động vật đa dạng với 36 loài chim (đại bàng, hải âu, đa đa, én…).
2.2. Thực trạng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Thành phố Hải Phòng
2.2.1. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Hải
Phòng
2.2.1.1. Cải thiện môi trường pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh minh bạch
và bình đẳng
Về cơ bản, hành lang pháp lý về cơ chế, chính sách thu hút FDI của thành phố
Hải Phòng đã được xây dựng tương đối đồng bộ từ cơ chế chính sách ưu đãi đến thủ
tục hành chính và tổ chức liên quan đến hoạt động đầu tư. Thành phố đã tập trung
chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính
sách theo hướng cụ thể, phù hợp với các quy định hiện hành, tạo môi trường đầu tư,
kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, đầu tư kinh doanh trên địa
bàn Hải Phòng, cụ thể: Xây dựng quy định về ưu đãi đầu tư liên quan đến các lĩnh
vực Văn hóa - Thể thao - Y tế - Giáo dục trên địa bàn thành phố theo Nghị định số
69/NĐ-CP của Chính phủ; Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số
1056/UBND-KTN ngày 7/5/2014 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày
25/4/2015 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quy
định về trình tự thủ tục thực hiện dự án theo hình thức PPP theo Nghị định 15/NĐ-
CP của Chính phủ; Quy định về quản lý dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước; Quy
định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quy định về quản lý chất lượng
xây dựng công trình trên địa bàn; Quy định một số nội dung về quản lý, đầu tư xây
dựng Khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn thành phố Hải Phòng...
Tiếp tục thực hiện mục tiêu tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi nhằm
khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Hải
Phòng đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện
31
thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và đặc biệt ban hành các cơ chế chính
sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn. Đối với thu hút FDI:
ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, địa phương đã xác định rõ lợi thế so sánh,
xu hướng phát triển kinh tế đối ngoại là động lực và giải pháp quan trọng cho việc
phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trước tình hình nhu cầu vốn đầu tư cho phát
triển của thành phố ngày càng tăng mà nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư như chi phí
đền bù, giải phóng mặt bằng, giá thuê đất, chi phí san lấp mặt bằng…ngày càng giảm
sút, ngày 18/2/2015, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số
269/QĐ-UB về việc ban hành một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư nước
ngoài trên địa bàn Hải Phòng. Tất cả những chính sách ưu đãi nêu trong Quyết định
đều nhằm giảm bớt các chi phí đầu tư cho chủ đầu tư, rút ngắn thời gian đưa dự án
vào hoạt động, khuyến khích mọi thành phần cùng tham gia tuyên truyền, xúc tiến
đầu tư, khuyến khích phát triển các lĩnh vực mà thành phố có lợi thế.
* Chính sách ưu đãi về đất đai
- Việc miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được thực hiện theo từng dự án
đầu tư gắn với việc cho thuê đất mới trừ các trường hợp sau:
+ Tổ chức, cá nhân đã có Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, Quyết
định cho thuê đất hoặc Hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật trước ngày
01 tháng 7 năm 2014 nay phải thuê đất, tiếp tục sử dụng đất theo nguyên trạng và
thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại các điểm d, điểm đ,
điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 Nghị
định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
+ Tổ chức, cá nhân đang thuê đất thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê
đất theo các quy định khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được miễn
tiền thuê đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt
nước, sau khi được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước thì tiếp tục được
giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định cho thời gian thuê đất tiếp theo (nếu
có); trường hợp được hưởng nhiều mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước khác nhau
thì được hưởng mức giảm cao nhất.
- Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Điều 19, Điều 20
Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ chỉ được thực hiện trực
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBngocmylk
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại VietcombankĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải phápLuận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp
 
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ AnLuận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
 
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà NẵngThu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
 
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
 
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái NguyênLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
 
Marketing dịch vụ tài chính ở Việt Nam và mô hình marketing dịch vụ tại Deloi...
Marketing dịch vụ tài chính ở Việt Nam và mô hình marketing dịch vụ tại Deloi...Marketing dịch vụ tài chính ở Việt Nam và mô hình marketing dịch vụ tại Deloi...
Marketing dịch vụ tài chính ở Việt Nam và mô hình marketing dịch vụ tại Deloi...
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
 

Similar to [123doc] co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te

Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.ssuser499fca
 
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdfThu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINHTĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINHlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...hieu anh
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...NOT
 

Similar to [123doc] co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te (20)

Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdfThu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNGNÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, 9đ
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
 
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINHTĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...
 
10190
1019010190
10190
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
La0254
La0254La0254
La0254
 
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
 
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt NamLuận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
 
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAYĐề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 

[123doc] co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-ly-kinh-te

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MAI LAN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI TẠI HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, năm 2020
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MAI LAN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI TẠI HẢI PHÒNG Ngành:Quản lý kinh tế Mã số:8340410 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRUNG Hà Nội-2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều có nguồn gốc rõ ràng Nguyễn Thị Mai Lan
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii MỤC LỤC..................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.........................................................1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................3 3.1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................6 7. Bố cục của luận văn...............................................................................................6 CHƯƠNG 1................................................................................................................7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO ĐỊA PHƯƠNG .....................................................................7 1.1. Các khái niệm và vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............7 1.1.1. Khái niệm đầu tư..............................................................................................7 1.1.2. Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài..............................................8 1.1.3. Vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với địa phương.......10 1.2. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương ..12 1.2.1. Khái niệm cơ chế, chính sách........................................................................12 1.2.2. Nội dung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương......................................................................................................................14 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương..............................................................................................18 1.3.1.Quy mô thị trường...........................................................................................18
  • 5. iii 1.3.2. Nguồn nhân lực .............................................................................................18 1.3.3. Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội, độ mở của thương mại ...................19 1.3.4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội ..................................................................20 1.3.5. Cơ chế chính sách và thủ tục hành chính ....................................................21 1.3.6. Chiến lược xúc tiến đầu tư ............................................................................22 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư.........................................22 1.5. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng.................................................................23 1.5.1. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương ...................................................................................................................................23 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................................................................25 CHƯƠNG 2..............................................................................................................28 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HẢI PHÒNG........................................................................28 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của thành phố Hải Phòng tác động đến thu hút FDI ..............................................................................................................28 2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................28 2.1.2. Đặc điểm địa hình ..........................................................................................28 2.1.3. Khí hậu ...........................................................................................................29 2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên..................................................................................29 2.2. Thực trạng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Hải Phòng .........................................................................................................30 2.2.1. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Hải Phòng........................................................................................................................30 2.2.2. Kết quả thu hút FDI vào Hải Phòng.............................................................46 2.3. Đánh giá cơ chế, chính sách thu hút FDI tại Hải Phòng..................................50 2.3.1. Những thành tựu đạt được............................................................................50 2.3.2. Tồn tại, hạn chế...............................................................................................51 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.......................................................52 CHƯƠNG 3..............................................................................................................55
  • 6. iv HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO HẢI PHÒNG ....................................................................................................................55 3.1. Bối cảnh của Hải Phòng đối việc thu hút FDI ...............................................55 3.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng.................58 3.3. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng ......................60 3.4. Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng ...........................................................................................................60 3.4.1. Nhóm giải pháp thuộc về thể chế chính sách, cải cách hành chính ...........60 3.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..........................................................61 3.4.3. Cơ sở hạ tầng..................................................................................................62 3.4.4. Nỗ lực trong cải cách hành chính.................................................................63 3.4.5. Đẩy mạnh chương trình quảng bá và xúc tiến đầu tư .................................64 3.3.6. Một số giải pháp khác ....................................................................................65 KẾT LUẬN..............................................................................................................67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................69
  • 7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1:Tình hình vận chuyển hành khách và hàng hóa ........................................43 Bảng 2.2: Thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng theo hình thức đầu tư .....................54
  • 8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Chữ viết tắt 1. CSHT Cơ sở hạ tầng 2. ĐTNN Đầu tư nước ngoài 3. DN Doanh nghiệp 4. ĐT Đầu từ 5. FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) 6. GDP Gross Domestic Products (Tổng sản phẩm quốc nội) 7. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 8. GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 9. HĐND Hội đồng nhân dân 10. KCN Khu công nghiệp 11. KDCSHT Kinh doanh cơ sở hạ tầng 12. KH&CN Khoa học và công nghệ 13. MNE Multinational Enterprise (Công ty đa quốc gia) 14. NXB Nhà xuất bản 15. ODA Official Development Assitantce (Vốn hỗ trợ phát triển) 16. USD United States Dollar (Đồng đô la Mỹ) 17. UBND Uỷ ban nhân dân 18. TNC Tập đoàn xuyên quốc gia 19. TBCN Tư bản chủ nghĩa 20. XHCN Xã hội chủ nghĩa 21. WTO World Trade Organisation (Tổ chức thương mại thế giới)
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện được coi là chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế, phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Ngày nay nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng trở nên quan trọng với chúng ta bởi FDI không chỉ là nguồn cung cấp vốn quan trọng mà còn là con đường cung cấp công nghệ hiện đại, những bí quyết kỹ thuật đặc biệt và những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hội tốt cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Vì thế tình hình thu hút FDI là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đặc biệt với những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, Hải Phòng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút FDI. Hải Phòng luôn là một trong những địa phương thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài về số lượng dự án, vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Các doanh nghiệp FDI ở thành phố Hải Phòng đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển kinh tế của Thành phố, tạo việc làm cho người lao động và có tác động đáng kể tới phát triển khu vực kinh tế địa phương. Tuy vậy, cơ chế, chính sách thu hút FDI của Hải Phòng trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế dẫn đến sự duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI của thành phố Hải Phòng còn thiếu bền vững. Cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu còn thấp, tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn hạn chế. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, chăm sóc hoạt động của các doanh nghiệp FDI… cũng bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần xem xét giải quyết. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của Hải Phòng cần phải có những cơ chế, chính sách để thu hút FDI phù hợp hơn nữa. Với mục tiêu tìm hiểu cơ chế, chính sách thu hút FDI của địa phương và đề xuất những biện pháp thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng tác giả đã chọn đề tài: “Cơ chế chính sách thu hút FDI tại Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
  • 10. 2 Lĩnh vực FDI đã và đang được nhiều tác giả nghiên cứu làm rõ thể hiện trong các đề tài luận văn, luận án, các hội thảo khoa học. Có thể kể ra các công trình đã nghiên cứu là: - “Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút và quản lý FDI tại Việt Nam” của NCS Lê Công Toàn năm 2001. Trong luận án này tác giả đã hệ thống các lý luận về vai trò của các giải pháp tài chính trong quản lý và thu hút FDI, kinh nghiệm của một số nước châu Á trong việc sử dụng các công cụ tài chính để thu hút FDI, đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong thu hút và quản lý FDI ở Việt Nam giai đoạn 1998 -2000 đã đề ra các giải pháp cụ thể về tiền tệ, chi ngân sách, thuế… và cũng đề ra các điều kiện cần thiết để thu hút và tăng cường quản lý FDI giai đoạn 2001 - 2010. -“Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Thành phố HCM”, của NCS Trần Đăng Long năm 2002, nội dung của luận án này tác giả đã tiến hành nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI về lý thuyết và thực trạng tại Thành phố HCM, để ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI. -“Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các nước G7 vào Việt Nam” năm 2004, của NCS Trần Anh Phương. Tác giả của luận án đã đánh giá thực trạng thu hút FDI của nhóm G7 vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2002, xem xét mức độ tác động tới quá trình kinh tế xã hội của đất nước để từ đó đề ra 2 nhóm giải pháp cấp bách như: gia tăng FDI từ Nhật Bản, Anh, Mỹ, Pháp và nhóm giải pháp lâu dài. - “ Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phụ vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010” (2000) [38], đề tài cấp Bộ của vụ tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, chủ nhiệm đề tài TS.Trương Thái Phiên. Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra các giải pháp chủ yếu thu hút nguồn vốn FDI như: đổi mới cơ cấu FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch đối với FDI, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến công tác tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp và cơ chế hút vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ, xúc tiến FDI, tăng cường công tác bảo hộ sở hữu
  • 11. 3 trí tuệ, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong nước phục vụ có hiệu quả hoạt động FDI. -“Xây dựng một lộ trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010”, đề tài cấp bộ của trường ðại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Ngọc Định. Vấn đề cơ bản mà đề tài giải quyết là nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân gây ra sự giảm sút vốn FDI tại Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đề ra các giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI theo lộ trình được xây dựng từ năm 2003 - 2010. Lộ trình này được xây dựng như sau: Giai đoạn 2003 - 2005 tập trung vào việc hoàn thiện môi trường đầu tư, giai đoạn 2005 - 2008 định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, giai đoạn 2008 - 2010 biến Việt Nam trở thành một điểm nóng trong thu hút FDI. Mỗi giai đoạn trong lộ trình, tác giả đưa ra những giải pháp khác nhau. Giai đoạn 1 tác giả đề nghị xây dựng luật đầu tư thống nhất, ban hành luật chống phá giá, Luật chống độc quyền, điều chỉnh những văn bản có liên quan đến hoạt động quản lý nhà đầu tư nước ngoài theo hướng thống nhất và đồng bộ, tiến hành thử nghiệm và tiến tới cho phép thực hiện rộng rãi việc cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cải tiến hơn nữa thủ tục hành chính, xây dựng một hệ thống thông tin nhanh nhạy. Giai đoạn 2 có những giải pháp như xây dựng những khu kinh tế tập trung, khu kinh tế mở, hướng vốn FDI vào những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, chú trọng vào chiều sâu trong thu hút vốn FDI, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI. Giai đoạn 3 có các giải pháp: tạo nên những ưu điểm khác biệt của Việt Nam so với những quốc gia trong khu vực như: cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư ổn định, tránh những “cú sốc” bất ngờ trong điều hành nền kinh tế, tiếp tục duy trì và phát triển những chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam, có chính sách tích cực trong tiếp cận và xâm nhập vào thị trường vốn quốc tế… Cho đến nay đề tài về vốn FDI ở Việt Nam đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Trong các nghiên cứu đó các tác giả đều đề cập đến những lý luận về vốn FDI, đều có phân tích về thực trạng về vốn FDI tại Việt Nam, vùng kinh tế và sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, ở luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thu hút vốn FDI vào một địa phương, cụ thể là Hải Phòng, trong đó sẽ phân tích thực trạng cơ chế chính sách thu hút vốn FDI của địa phương này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
  • 12. 4 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ thực trạng cơ chế, chính sách thu hút đầu FDI vào Hải Phòng để thấy được những ưu điểm và hạn chế của của cơ chế chính sách đó. Trên cơ sở thực trạng cơ chế, chính sách phân tích đề tài hướng tới đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút FDI vào Hải Phòng để thu hút được những dự án FDI có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghệ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế chính sách thu hút FDI vào một địa phương; - Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng; chỉ rõ những vấn đề về cơ chế chính sách thu hút FDI tại Hải Phòng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút FDI vào Hải Phòng nhằm thu hút được những dự án có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong bối cảnh mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về thu hút FDI vào địa phương và tìm hiểu thực trạng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong bối cảnh mới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Địa điểm nghiên cứu của đề tài là thành phố Hải Phòng - Về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2016 - 2018. Các số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 3 năm 2019. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về cơ chế, chính sách thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng, trong đó, nghiên cứu về các chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút FDI vào địa phương; Phân tích, đánh giá kết quả thu hút nguồn vốn này ở nhiều phương diện như: số vốn đầu tư, số dự án, quốc gia đầu tư, lĩnh vực đầu tư,...; Đánh giá chung về cơ chế chính sách thu hút FDI vào các KCN của thành phố
  • 13. 5 Hải Phòng trong đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài vào thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với phương pháp so sánh, thống kê, từ đó đưa ra những nhận định về cơ chế thu hút FDI vào Hải Phòng. * Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - Tác giả nghiên cứu và thu thập thông tin thứ cấp qua các ấn phẩm đã được công bố như: Một số giáo trình, công trình nghiên cứu về lĩnh vực thu hút FDI vào địa phương; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan; Các Báo cáo thống kê; Báo cáo kết quả hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương của UBND thành phố Hải Phòng.. và các vấn đề liên quan đến đề tài. - Các số liệu nghiên cứu được thu thập về cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào địa phương tại thành phố Hải Phòng thời gian từ 2016 - 2018 bao gồm: Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018; các báo cáo của sở Kế hoạch đầu tư và Cụ thống kế Hải Phòng năm 2016, 2017, 2018. * Phương pháp phân tích thông tin Phương pháp phân tích thông tin được tổng hợp và hệ thống hoá chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá và phân tích số liệu và các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được. Cụ thể như sau: a. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này sử dụng các bảng biểu, đồ thị và tính toán số liệu nhằm tóm tắt tổng hợp dữ liệu. Bao gồm: thu thập dữ liệu, sắp xếp dữ liệu, tóm tắt tổng hợp dữ liệu, diễn đạt dữ liệu,... với mục đích là mô tả hiện trạng cơ chế chính sách thu hút FDI vào Hải Phòng trong thời gian gần đây. Tập trung lấy số liệu từ năm 2016 - 2018. b. Phương pháp so sánh
  • 14. 6 Được sử dụng để so sánh kết quả kinh doanh cũng như những biến động về hoạt động thu hút đầu tư FDI tại Hải Phòng ở những thời điểm khác nhau trong những năm gần đây. Trong luận văn tác giả tập trung sử dụng phương pháp so sánh về diễn biến tình hình hoạt động thu hút đầu tư FDI tại Hải Phòng qua các năm giai đoạn 2016-2018; so sánh các kết quả phản ánh hoạt động thu hút đầu tư FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2016-2018, so sánh các chỉ tiêu phản ánh thực trạng cơ chế chính sách thu hút FDI vào Hải Phòng trong giai đoạn 2016-2018. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Với những kết quả đạt được, luận văn có ý nghĩa như sau: - Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về cơ chế chinh sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương ở Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Luận văn đã xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu phân tích, đánh giá về cơ chế chính sách thu hút FDI vào Hải Phòng và đề xuất những giải pháp hữu ích cho hoàn thiện cơ chế chính sách. Những giải pháp này có giá trị tham khảo tốt cho địa phương. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế chính sách thu hút FDI vào địa phương. Chương 2: Thực trạng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng. Chương 3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng.
  • 15. 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI VÀO ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Các khái niệm và vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Khái niệm đầu tư Thuật ngữ này lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Có người cho rằng đầu tư là phải bỏ một cái gì đó vào một hoạt động nhất định nhằm thu lại một lợi ích trong tương lai. Nhưng cũng không ít người lại quan niệm đầu tư là các hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Thậm chí thuật ngữ này còn được sử dụng rộng rãi như câu cửa miệng để nói lên chi phí về thời gian, sức lực và tiền bạc vào mọi hoạt động của con người trong cuộc sống. Theo Jonh Marnad Keynes: “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để thu lợi nhuận. Đầu tư, theo cách dùng thông thường là việc cá nhân hoặc công ty mua một tài sản tại sở giao dịch chứng khoán”. Trong khái niệm của mình ông đã nói đến mua tài sản tài chính, song chủ yếu tập trung vào khái niệm đầu tư tạo thêm tài sản vật chất mới (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…), kéo theo các hoạt động khác, tạo thêm việc làm mới để thu về một khoản lợi nhuận trong tương lai, “khi một người mua hoặc đầu tư một tài sản, người đó mua quyền để được thu một loạt các khoản lợi tức trong tương lai mà người đó hy vọng dành được qua việc bán tài sản cố định làm ra…”. Theo quan niệm của ông: kết quả đầu tư về hình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố định, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị, kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra. Còn theo P.A.Samuelson: “đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị, nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nhân lực, nghiên cứu, phát minh…”. Đối với ông thuật ngữ tài chính, đầu tư mang một ý nghĩa hoàn toàn khác, dùng đầu tư để chỉ một loại chứng khoán… hay nói cách khác, đó không phải là đầu tư thực sự của nền kinh tế. Trên góc độ làm tăng thu nhập cho tương lai, đầu tư được hiểu là “hoạt động kinh tế từ bỏ tiêu dùng hôm nay với tầm nhìn để tăng sản lượng cho tương lai”. Tóm lại, có nhiều những quan niệm khác nhau về đầu tư nhưng có thể coi khái
  • 16. 8 niệm sau đây là đầy đủ nhất: đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải bỏ ra khi tiến hành đầu tư. Kết quả đầu tư là năng lực sản xuất mới tăng thêm, tài sản cố định mới được đưa vào sử dụng, số lượng và chất lượng nhân lực tăng thêm, tiềm lực khoa học, công nghệ được tích lũy… Có ba đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động đầu tư với các hoạt động khác là hoạt động đầu tư có sử dụng vốn, có sinh lời và có rủi ro. * Có sử dụng vốn: Vốn là nguồn lực không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh., sản xuất của các nhà đầu tư. Vốn đầu tư có thể tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau mà chủ yếu là 3 hình thái: tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu v.v…), tài sản vô hình (bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, bí quyết kinh doanh,…), tài sản tài chính (tiền, cổ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác..). * Có sinh lời: lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội Lợi nhuận là chênh lệch giữa thu nhập mà hoạt động đầu tư đem lại cho chủ đầu tư với chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra để tiến hành hoạt động đầu tư đó. Lợi ích kinh tế xã hội là chênh lệch giữa những gì mà xã hội thu được với những gì mà xã hội mất đi từ hoạt động đầu tư. Lợi ích kinh tế xã hội được đánh giá qua các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. * Có rủi ro: Hoạt động đầu tư thường diễn ra trong thời gian dài vì vậy nó có tính rủi ro. Thời gian càng dài mức độ rủi ro càng cao. Ngoài ra, trình độ quản lý của nhà đầu tư và thực trạng nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến mức độ rủi ro. 1.1.2. Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Có nhiều quan niệm khác nhau về FDI. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, FDI là “Một khoản ĐT với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế
  • 17. 9 thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại một nền kinh tế khác”. Theo UNCTAD: FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà ĐTNN cho các DN, hoặc vốn mà nhà ĐTNN nhận được từ DN mà họ ĐT ở nước ngoài. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái ĐT và các khoản vay trong nội bộ công ty. Theo WTO, “FDI xảy ra khi một nhà ĐT từ một nước (nước chủ ĐT) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận ĐT) cùng với quyền quản lý tài sản đó”. Trong định nghĩa này khía cạnh quản lý được nhấn mạnh. Khoản 3, Điều 2, Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987 xác định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài”. Định nghĩa này nêu khá toàn diện các đặc tính của FDI. Kế thừa điểm hợp lý của các quan niệm nêu trên, trong luận văn này đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ từ nước ĐT sang nước tiếp nhận ĐT để thành lập hoặc kiểm soát DN nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và lợi ích khác. Như vậy, FDI là một quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: i) Sự dịch chuyển vốn từ nước này sang nước khác; và ii) Chủ ĐT (pháp nhân, thể nhân) có quyền quản lý trực tiếp tài sản hình thành từ ĐT. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài - Tìm kiếm lợi nhuận: do chủ thể là tư nhân nên tìm kiếm lợi nhuận được coi là mục đích ưu tiên hàng đầu của hoạt động FDI. Do đó, các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình. - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Ở nước, theo quy định của pháp luật hiện hành tỉ lệ này là 30% còn theo qui định của OECD
  • 18. 10 (1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp. - Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. - Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. - FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. * Tóm lại: - Điểm quan trọng để phân biệt FDI với các hình thức khác là quyền kiểm soát, quyền quản lý đối tượng tiếp nhận đầu tư. - Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì ưu điểm của hình thức này là tính ổn định và hiệu quả sử dụng vốn của FDI cao hơn các hình thức khác do nhà đầu tư trực tiếp sử dụng vốn. Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn để chuyển sang các hình thức đầu tư khác nếu thấy sự bất ổn của nền kinh tế nước nhận đầu tư. - Đối với nhà đầu tư: Chủ động nên có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, lợi nhuận thu về cao hơn. Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, khai thác nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ và những lợi thế khác của nước nhận đầu tư, tranh thủ những ưu đãi từ các nước nhận đầu tư. 1.1.3. Vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với địa phương 1.1.3.1. Tác động có lợi của FDI đối với địa phương nhận đầu tư Nhìn tổng thể FDI mang lại cho địa phương nhận ĐT nhiều lợi ích, đó là: Thứ nhất, FDI là nguồn vốn quý đối với địa phương nhận ĐT. Nhà ĐT nước ngoài không chỉ cung cấp cho địa phương nhận đầu tư một nguồn tài chính dồi dào, mà còn đem theo năng lực sản xuất mới vào địa phương đầu tư. Đặc biệt, đối với
  • 19. 11 các địa phương nghèo, sự xuất hiện các DN FDI không chỉ trực tiếp nâng cao năng lực sản xuất của địa phương sở tại, mà còn có tác động lan tỏa, kích thích giới ĐT trong địa phương cung cấp hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ cho DN FDI, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nhận ĐT. Thứ hai, FDI góp phần chuyển giao công nghệ tiến bộ hơn công nghệ sẵn có trong địa phương sở tại. Các nhà ĐT nước ngoài phải đem tới công nghệ tiến bộ hơn ở địa phương sở tại mới có khả năng cạnh tranh với DN trong địa phương. Chính vì thế các địa phương thu hút FDI đồng thời cũng thu hút được công nghệ tiến bộ mà không phải thông qua quá trình chuyển giao phức tạp trên thị trường công nghệ ở nước ngoài. Thứ ba, FDI góp phần chuyển giao kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và đào tạo tay nghề cho người địa phương. Các DN FDI thường sử dụng người địa phương đảm nhiệm các vị trí lao động sản xuất trực tiếp và quản lý. Thông qua quá trình làm việc tại các DN FDI, người lao động ở địa phương sở tại nhận được các kỹ năng và tri thức mà các DN trong địa phương chưa có. Thứ tư, FDI tạo điều kiện cho địa phương sở tại giao lưu kinh tế với nước ngoài. Nhờ có thị trường truyền thống và đối tác ở nước khác, DN FDI có điều kiện thuận lợi hơn DN của địa phương sở tại trong XK, NK hàng hóa, dịch vụ. Hơn nữa, nhiều nhà ĐTNN có thể trở thành nhân tố kết nối chính phủ nước nhận ĐT với các tổ chức và chính phủ nước khác. Thông qua các DN FDI, dân chúng giữa hai nước cũng có điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau. Thứ năm, tổng hợp lại FDI đóng góp vào tăng trưởng, tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho địa phương sở tại. Dù ít, dù nhiều, các DN FDI đều đóng góp một phần vào GDP, vào tạo việc làm mới và thu nhập cho dân cư của địa phương sở tại. Ở các nước đang phát triển, người dân làm việc trong các DN FDI thường có mức thu nhập cao hơn người làm việc ở DN trong nước. 1.1.3.2. Tác động tiêu cực của FDI đối với địa phương nhận đầu tư Mặc dù đem đến nhiều lợi ích cho địa phương nhận ĐT, DN FDI cũng gây ra một số tác động không có lợi cho các địa phương này, đó là: Thứ nhất, DN FDI cạnh tranh với DN tại các địa phương, khiến nhiều DN tại địa phương phá sản, có thể gây nên tình trạng phụ thuộc của địa phương nhận ĐT
  • 20. 12 vào ĐT nước ngoài, nhất là ở các nước chậm phát triển. Bởi vì nhà ĐT nước ngoài có thế mạnh về vốn, công nghệ, quản lý, thị trường, nên nếu nhà ĐT tại địa phương không đủ mạnh thì sẽ khó cạnh tranh trên thị trường nội địa. Khi các ngành kinh tế quan trọng của đất nước do DN FDI nắm giữ thì nền kinh tế quốc gia tất yếu rơi vào vị thế phụ thuộc. Thứ hai, DN FDI tận dụng thị trường trong nước bằng cách gia công, lắp ráp và khai thác tài nguyên của địa phương nhận ĐT khiến địa phương nhận ĐT không thu được nhiều giá trị gia tăng, trong khi đó lại phải gánh chịu những hậu quả của ĐT như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên. Hình thức phổ biến là nhà ĐTNN nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của họ dưới dạng thành lập DN để gia công, lắp ráp linh kiện, chi tiết sản phẩm NK. Nhờ đó, nhà ĐTNN tránh được thuế NK và sử dụng được lao động giá rẻ của địa phương sở tại. Ngoài ra, nhiều nhà ĐTNN nhắm vào nguồn tài nguyên khan hiếm của địa phương sở tại, chỉ ĐT vào khai thác và xuất khẩu, nên giá trị gia tăng mà địa phương sở tại nhận được không đáng kể, trong khi phải gánh chịu tình trạng mất mát tài nguyên và chịu ô nhiêm môi trường do hoạt động công nghiệp của nhà ĐTNN. Thứ ba, các DN FDI có thể trốn thuế bằng chuyển giá giữa công ty con ở các địa phương nhận ĐT và CT mẹ ở nước ĐT. Trong trường hợp này, nước nhận ĐT nhận được ít hơn lượng giá trị gia tăng mà họ đáng lẽ phải được hưởng. Việc đấu tranh chống chuyển giá của các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Thứ tư, thông qua các công ty con, chi nhánh ở nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có thể lũng đoạn thị trường trong nước nhận ĐT. Vì mục tiêu lợi nhuận, các công ty lớn ở nước ngoài có thể thâu tóm các DN trong nước, thậm chí gây sức ép với chính phủ để đạt được mục tiêu của họ. Nếu địa phương nhận đầu tư không có chính sách khôn khéo và có thực lực, sự lũng đoạn của công ty nước ngoài có thể gây thiệt hại cho chính địa phương nhận ĐT. 1.2. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương 1.2.1. Khái niệm cơ chế, chính sách Theo Vũ Cao Đàm chính sách là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa của một chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra.
  • 21. 13 Trong luận văn này, chỉ đề cập đến các “Chính sách” do Nhà nước, cơ quan nhà nước ban hành. Đối với các chính sách này, có nhiều loại chính sách khác nhau, có chính sách chung, chính sách cụ thể tuỳ thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế - xã hội. Do chính sách có các loại và cấp độ khác nhau, có những chính sách mang tính định hướng, có những chính sách cụ thể, tùy theo cấp phê duyệt chính sách và nguồn cung cấp ngân sách khác nhau. Chính sách công do Nhà nước ban hành nên có thể coi chính sách công là chính sách của Nhà nước. Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, bao gồm Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp… Ở nước ta, trên sách báo, chúng ta thường gặp cụm từ “chính sách, chủ chương của Đảng và Nhà nước” vì vậy có ý kiến cho rằng, Đảng cũng là chủ thể ban hành chính sách công. Điều này có thể giải thích bằng thực tế đặc thù của nước ta. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lănh đạo Nhà nước, lănh đạo xă hội. Đảng lănh đạo Nhà nước thông qua việc vạch ra cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách – đó chính là những căn cứ chỉ đạo để Nhà nước ban hành các chính sách công. Như vậy, về thực chất, các chính sách công là do Nhà nước Cộng họ̀a xă hội chủ nghĩa Việt Nam (chủ yếu là Chính phủ đề ra). Các chính sách này là sự cụ thể hóa đường lối, chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. “Cơ chế”, theo cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt”, là: “…cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện”. Như vậy, khái niệm cơ chế hàm ý các vấn đề về cơ cấu và thủ tục. Cơ chế là khái niệm dùng để chỉ cơ chế vận hành của một hệ thống ahu bất cứ một sự vật hiện tượng hay một định luật, quy trình nào đó xảy ra trong xã hội, trong tự nhiên, cơ chế đây là chỉ sự tương tác giữa các yếu tố, các yếu tố kết thành hệ thống và nhờ việc tương tác mà hệ thống này hoạt động. Cơ chế có thể hiểu một cách khái quát, đó là một cấu trúc KT-XH hoặc cơ cấu tổ chức KT-XH như: Quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng; cấu trúc bộ máy nhà nước…, được xác lập bởi một phương thức sản xuất tương ứng (lực lượng sản xuất + quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý)) thuộc Nhà nước đương quyền.
  • 22. 14 Nghiên cứu về cơ chế, chính sách thu hút FDI là đi nghiên cứu các vấn đề về cơ cấu, thủ tục mà địa phương thu hút đầu tư dành cho các nhà đầu tư nước ngoài những điều kiện thuận lợi. 1.2.2. Nội dung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương Để thu hút vốn đầu tư thì ngoài các điều kiện tự nhiên, xã hội sẵn có; đòi hỏi phải có các hình thức tác động vào đối tượng nhằm gây chú ý, hấp dẫn, tạo niềm tin để từ đó các nhà đầu tư biết đến, thấy được những thuận lợi và yên tâm hơn vào nơi mình dự kiến đầu tư; từ đó khả năng các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư của sẽ cao hơn. 1.2.2.1. Cải thiện môi trường pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh minh bạch và bình đẳng Để thu hút đầu tư, trước hết hệ thống luật pháp đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư nếu hoạt động đầu tư của họ không làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và môi trường cạnh tranh lành mạnh... Thực tiễn cho thấy sự thất bại hay thành công trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của từng quốc gia mà hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia có sự hấp dẫn đầu tư khác nhau. Nếu hệ thống pháp luật của một quốc gia càng đồng bộ, rõ ràng, chặt chẽ, không có sự chồng chéo, phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng thu hút đầu tư của quốc gia, địa phương đó sẽ càng cao và ngược lại. Hoạt động trong cùng một môi trường có rất nhiều doanh nghiệp hay dự án vận hành có cả các doanh nghiệp, dự án cùng hoạt động trong một ngành hoặc có những dự án, doanh nghiệp có sản phẩm có thể thay thế cho nhau hoặc có những dự án, doanh nghiệp sử dụng giống nhau một số yếu tố đầu vào. Bởi vậy, giữa các dự án hay các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có thể xảy ra vấn đề tranh giành khách hàng khi tiêu thụ sản phẩm hoặc tranh giành nhau những yếu tố đầu vào. Các dự án, doanh nghiệp có thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, có những doanh nghiệp, dự án thuộc thành phần kinh tế Nhà nước hoặc có vốn góp của nhà nước, nên trong quá trình hoạt động sẽ được hưởng những đặc ân và đặc quyền giúp họ luôn chiến thắng trong cạnh tranh, sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
  • 23. 15 khác phát triển và làm hạn chế nguồn vốn đầu tư. Vì vậy, môi trường pháp lý thuận lợi phải thể hiện được vai trò đảm bảo khả năng thực thi của hệ thống pháp luật thông qua việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của các pháp nhân đối với tài sản của họ. Trong bối cảnh sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng gia tăng, giá trị tài sản của doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các tài sản vô hình do quá trình lao động trí óc tạo ra lại rất dễ bị đánh cắp và vi phạm dưới sức ép cạnh tranh ở trên thị trường. Do đó, một vấn đề đặt ra cho môi trường pháp lý là việc thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải xây dựng Luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các quy định, chế tài phù hợp để thực hiện quyền này của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống luật pháp trong việc hấp dẫn đầu tư, nhiều nước trên thế giới đã liên tục thay đổi, bổ sung thêm các luật hướng dẫn, văn bản hướng dẫn, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cũng như tính minh bạch, công khai của hệ thống luật pháp để hướng đến môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Chính sự cải biến hệ thống luật pháp, chính sách của các quốc gia trên thế giới hiện nay đang dần tiến đến các thông lệ chung và điều đó tạo ra điều kiện hoạt động dễ dàng cho các nhà đầu tư ở mọi quốc gia trên thế giới. 1.2.2.2. Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Bộ máy chính quyền với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và cải cách các thủ tục hành chính để hạn chế việc phát sinh các chi phí không chính thức và tiết kiệm thời gian giao dịch cho doanh nghiệp. Bộ máy hành chính hiệu quả không chỉ quyết định sự thành công trong hấp dẫn vốn đầu tư mà trong cả vấn đề sử dụng nguồn vốn. Bộ máy gọn nhẹ, sáng suốt, các thủ tục hành chính và những quy định pháp lý đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao và tôn trọng pháp luật sẽ là những nhân tố quan trọng khi quyết định đầu tư và mở rộng đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Để đánh giá hiệu quả cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cần có các tiêu chí để đo lường sự thay đổi tích cực về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư do sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng ở từng địa phương. Những tiêu chí này sẽ đánh giá sự nỗ lực của bộ máy chính quyền trong việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các tổ chức, cá nhân đến địa phương tiến hành hoạt động đầu tư. Các tiêu chí đó là:
  • 24. 16 Thứ nhất, sự nhạy cảm kinh tế và hiếu khách của lãnh đạo địa phương. Thứ hai, có nơi cung cấp thông tin đầu tư ban đầu rõ ràng và đáng tin cậy. Thứ ba, thời gian cấp phép nhanh, các thủ tục đơn giản. Thứ tư, có sự hỗ trợ hiệu quả của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động. Thứ năm, trả lời nhanh chóng của các cơ quan nhà nước đối với các yêu cầu của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Thứ sáu, môi trường thân thiện giữa các Sở, ban ngành với doanh nghiệp. Thứ bảy, thực hiện đối thoại chính sách thường xuyên và có hiệu quả giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp với lãnh đạo. Thứ tám, có nhiều nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh. 1.2.2.3. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật Việc phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật không chỉ là điều kiện để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai các dự án mà còn là một cơ hội thuận lợi cho những địa phương tiếp nhận đầu tư có thể khai thác lợi ích nhiều hơn, đầy đầy đủ hơn những lợi ích phục vụ nhu cầu xã hội khi vận hành hệ thống này. Tuy vậy, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn cho nên địa phương phải huy động cao độ mọi nguồn lực ở bên trong cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại để thu hút các nguồn lực ở bên ngoài. Do đó, địa phương phải tiến hành việc lựa chọn trình độ công nghệ phù hợp với trình độ công nghệ của địa phương và quốc gia đồng thời phải có khả năng bắt kịp với công nghệ tiên tiến ở khu vực và thế giới. Bởi vậy, môi trường khoa học công nghệ của quốc gia cũng như khu vực và thế giới sẽ tác động đến việc lựa chọn công nghệ của địa phương trong quá trình đưa ra cơ chế, chính sách thu hút đầu tư. 1.2.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực và vì vậy muốn trở thành những doanh nghiệp hàng đầu có khả năng chiếm lĩnh được thị trường vấn đề quan trọng hàng đầu là các doanh nghiệp đó phải có nhiều lao động có tay nghề và những nhà quản lý giỏi. Nguồn nhân lực là
  • 25. 17 một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy chất lượng nguồn nhân lực có tác động rất mạnh đến khả năng hấp dẫn đầu tư của các nước, kể cả những nước nghèo. Chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia thấp sẽ hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý yếu kém, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm và làm giảm tính cạnh tranh của quốc gia đó. Trái lại, chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia cao sẽ là điều kiện hàng đầu để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển mạnh mẽ hiện nay việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế mà còn đóng vai trò tích cực trong việc hấp dẫn đầu tư. Bởi vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đầu tư cho hệ thống giáo dục, đào tạo sẽ trở thành một sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Việc ưu tiên cho giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư như ngày nay. 1.2.2.4. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường xúc tiến đầu tư Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại vô cùng quan trọng vì là điều kiện tiên quyết để đảm bảo đầy đủ các nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua quá trình tự do hoá đầu tư và thương mại. Để có thể mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, địa phương cần chủ động tiến hành các hoạt động giao lưu văn hoá, giáo dục, kinh tế, du lịch,… thông qua đó để các địa phương hay quốc gia bên ngoài hiểu biết về những lợi thế, tiềm năng và các cơ hội hợp tác kinh doanh. Trên cơ sở đó, sẽ hấp dẫn các nguồn lực thông qua hoạt động đầu tư quốc tế trực tiếp. Nhờ có hoạt động này chủ đầu tư sẽ di chuyển các yếu tố công nghệ, vốn, nhân lực trình độ cao cùng với kỹ năng quản lý tiến bộ trong quá trình điều hành dự án. Do đó, các yếu tố này lại có tác động tích cực đến môi trường đầu tư của nó cụ thể là nâng cao kỹ năng, tay nghề và kiến thức của lao động; nâng cao trình độ công nghệ của nơi tiếp nhận và chính địa phương sẽ tiến hành cải cách các điều kiện tiếp nhận dự án… Bởi vậy, mỗi quốc gia hay địa phương đều phải duy trì tốt đồng thời thiết lập các mối quan hệ quốc tế và xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các yếu tố sản xuất phục vụ cho quá trình đầu
  • 26. 18 tư cũng như là biện pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ. Đối với nước ta và các địa phương trong nước việc Việt Nam gia nhập WTO cũng là một nhân tố tích cực kích thích cũng như thu hút các nguồn vốn đầu tư. Trong điều kiện nền kinh tế mở, mỗi quốc gia đều có mong muốn ngày càng mở rộng quan hệ ra bên ngoài để tận dụng những điều kiện thuận lợi ở bên ngoài phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế. Môi trường quốc tế trên lĩnh vực chính trị hay kinh tế đều có những diễn biến phức tạp có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường đầu tư của quốc gia. Như vậy, để thu hút đầu tư phục vụ tốt cho các hoạt động đầu tư thì địa phương cần có các cơ chế, chính sách xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật hiện đại trên cơ sở sử dụng các nguồn lực bên trong và thu hút các nguồn lực bên ngoài thông qua việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động xúc tiến đầu tư; đơn giản hoá các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; môi trường pháp lý minh bạch, công khai. Những việc làm đó có ý nghĩa to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư và cho phép vận hành dự án đầu tư có hiệu quả. Từ đó nâng cao tốc độ phát triển kinh tế, lành mạnh các yếu tố kinh tế vĩ mô và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và tái đầu tư mở rộng 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương 1.3.1.Quy mô thị trường Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đề cập đến qui mô của thị trường, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường qui mô của nền kinh tế - thường được quan tâm. Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD- United Nations Conference on Trade and Development), qui mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào qui mô thị trường của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công ty đa quốc gia (MNEs - Multinational enterprises) thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI. 1.3.2. Nguồn nhân lực
  • 27. 19 Lao động có vai trò quyết định với sự phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển cao của trí tuệ nhân tạo, chi phối mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, nhưng cũng không thể thay thế được vai trò của con người. Hơn nữa, nguồn lực lao động còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng trong quá trình phát triển kinh tế. Quá trình đó, có thể nhấn mạnh vai trò của nguồn lực lao động ở những khía cạnh sau: - Lao động là nhân tố quyết định cho việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Khi phân tích các bộ phận cấu thành nguồn lực phát triển kinh tế, hầu hết các quốc gia đều khẳng định các nguồn lực chủ yếu là lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học công nghệ. Nhưng cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng, phát triển các nguồn lực còn lại. Không dựa trên nền tảng phát triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hoá, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, lòng nhiệt tình thì không thể sử dụng hợp lý các nguồn lực trên. Thậm chí thiếu nguồn lực lao động chất lượng cao có thể làm lãng phí, cạn kiệt và huỷ hoại các nguồn lực khác- Lao động là một bộ phận của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của nguồn lực trong hàng hoá dịch vụ. Như vậy, chi phí nguồn lực lao động trở thành nhân tố cấu thành mức tăng trưởng của nền kinh tế. Hơn nữa, là một bộ phận dân số, nguồn lao động tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xã hội. Như vậy, với tư cách là một bộ phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng, nguồn lao động trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế. Cho nên địa bàn nào, khu vực nào có nguồn lao động dồi dào, đội ngũ cán bộ, công nhân được đào tạo cơ bản, điều kiện sinh hoạt cho công nhân, cán bộ kỹ thuật càng thuận lợi càng thu hút dễ dàng hơn các nhà đầu tư đến với khu vực đó, đây là tiêu chí cạnh tranh đồng thời cũng là môi trường đầu tư quan trọng cần phải được hoàn thiện. [6, tr.24]. 1.3.3. Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội, độ mở của thương mại Sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội đóng vai trò quyết định đối với cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư. Ổn định kinh tế trong và ngoài nước tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư, tránh rủi ro. Nền kinh tế ổn định thì sản xuất của các dự án cũng ổn định, có hiệu quả và tạo ra nguồn tài chính vững vàng hơn. Nền kinh tế của đất nước, thế giới
  • 28. 20 khủng hoảng hoặc suy thoái thì chắc chắn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút vốn đầu tư của địa phương nói riêng, nước sở tại nói chung. Trong môi trường kinh tế thì qui mô và tiềm năng phát triển thị trường cũng là một nhân tố quang trọng trong việc thu hút vốn đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm đến những nơi có thị phần lớn và họ kỳ vọng vào sự tăng trưởng nhanh của các nơi này trong tương lai. Ổn định chính trị - xã hội luôn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vì có ổn định chính trị - xã hội thì các cam kết của Chính phủ nước chủ nhà với các nhà đầu tư về sở hữu vốn, các chính sách ưu tiên định hướng phát triển mới được thực hiện. Đây là những vấn đề có thể nói được nhà đầu tư quan tâm nhất vì nó tác động mạnh đến các yếu tố rủi ro trong đầu tư, tất nhiên trong hoạt động đầu tư, nhất là hoạt động đầu tư nước ngoài là phải chấp nhận mạo hiểm, nhiều khi mạo hiểm và độ rủi ro cao lại đi liền với một tỷ suất lợi nhuận cao. Trong thực tế cho thấy nhiều quốc gia có lợi thế to lớn về tài nguyên thiên nhiên, về thị trường rộng lớn song lại gặp khó khăn về thu hút đầu tư do có xung đột về chính trị, không ổn định xã hội. Vì vậy, sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội là yếu tố đầu tiên để nhà đầu tư xem xét quyết định có đầu tư hay không. 1.3.4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng ưu đãi thuế cũng tốt nhưng không tốt bằng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội và đơn giản hoá thủ tục đầu tư. Bởi lẽ, hoạt động kinh tế, hoạt động đầu tư bao giờ cũng tồn tại trong một môi trường kỹ thuật - xã hội nhất định. Trong đó, môi trường kinh tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố như tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu kinh tế… trong đó kết cấu hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống kết cấu hạ tầng tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, hệ thống hạ tầng đồng bộ, chất lượng tốt trực tiếp làm giảm chi phí đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh, vì vậy sẽ mang lại lợi nhuận cao đáp ứng được mục tiêu của các nhà đầu tư. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nhiều quốc gia quan tâm đến việc xây dựng không chỉ kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại như hệ thống giao thông, năng lượng, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, hệ thống kho tàng, bến bãi... mà còn quan tâm đến kết cấu hạ tầng xã hội như xây dựng nhà cửa, trường học cho gia đình và con em của các nhà đầu tư, công nhân viên, người lao động có
  • 29. 21 nơi sinh hoạt và học tập để các nhà đầu tư yên tâm làm việc lâu dài. Do vậy, chỉ khi xây dựng được một kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thì mới có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư. 1.3.5. Cơ chế chính sách và thủ tục hành chính Cơ chế chính sách là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường đầu tư. Cơ chế chính sách tiến bộ, hấp dẫn, có lợi ích cao, phù hợp với thông lệ quốc tế là một tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư lựa chọn quyết định đầu tư. Cơ chế chính sách chính là hệ thống pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm khuyến khích đầu tư bao gồm các ưu đãi đầu tư và các biện pháp đảm bảo cho các ưu đãi được thực hiện trên thực tế. Cùng với cơ chế chính sách ưu đãi, thông thoáng cần phải có thủ tục hành chính đơn giản, dễ thực hiện, ít khâu trung gian và thời gian thực hiện ngắn. Để có được một thủ tục như vậy, ngoài việc có một hệ thống văn bản pháp luật khoa học quy định rõ ràng, rành mạch trách nhiệm của các chủ thể, cần xây dựng một quy trình làm việc khoa học với một đội ngũ cán bộ công chức viên chức có trình độ chuyên môn cao, một tinh thần trách nhiệm tận tuỵ và có chế độ khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. Thủ tục hành chính gọn nhẹ cho phép giải quyết mọi công việc nhanh chóng vừa tiết kiệm thời gian vừa tránh được lãng phí và tạo được niềm tin cho nhà đầu tư, điều đó cũng nói lên trình độ tổ chức và quản lý quốc gia hoặc địa bàn của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Ở các nước phát triển môi trường pháp luật hoàn thiện, nền hành chính được cải cách và đội ngũ công chức được chuyên nghiệp hoá cao nên thủ tục hành chính tương thích với trình độ phát triển của nền kinh tế. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, pháp luật chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, nhiều lĩnh vực chưa có quy định, thậm chí còn có sự chồng chéo nhau. Đội ngũ cán bộ công chức chưa được đào tạo bài bản. Đặc biệt tinh thần trách nhiệm và tệ nạn tham nhũng đang còn phổ biến và nghiêm trọng đang là một thách thức trong tiến trình phát triển của đất nước nói chung và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính thực hiện mô hình “một cửa tại chỗ" nhằm rút ngắn thời gian giải quyết công việc, là một trong những tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư của các quốc gia và từng địa phương. Kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia trên thế giới trong
  • 30. 22 quá trình cải cách hội nhập cho thấy: Quốc gia nào có chính sách cởi mở, thông thoáng,thủ tục hành chính được thuận tiện thì thu hút vốn đầu tư lớn. Trung Quốc bằng chính sách xây dựng các đặc khu kinh tế ven biển với nhiều ưu đãi vượt trội nên trong một thời gian các khu kinh tế này đã tạo nên một sức phát triển thần kỳ làm cơ sở cho Trung Quốc đẩy mạnh cải cách mở cửa đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên một Trung Quốc phát triển nhanh như ngày nayCó thể nói rằng cơ chế chính sách và thủ tục nói riêng, môi trường pháp lý nói chung là điều kiện có tính chất cốt lõi để thu hút các nhà đầu tư. [6, tr.28] 1.3.6. Chiến lược xúc tiến đầu tư Xúc tiến đầu tư là hoạt động quảng bá hình ảnh một quốc gia, một địa phương, để mọi đối tác quan tâm đến vấn đề đầu tư có điều kiện tìm hiểu kỹ về cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, về nhu cầu đầu tư, về điều kiện kết cấu hạ tầng, về nguồn nhân lực về thị trường tiêu thụ và các vấn đề có liên quan khác. Đó là những nội dung mà các nhà đầu tư nghiên cứu làm cơ sở cho viêc quyết định đầu tưCó thể nói công tác xúc tiến đầu tư chính là hoạt động đối ngoại trong đầu tư, tức là hoạt động đưa thông tin đầu tư ra bên ngoài và đến với các đối tượng có nhu cầu đầu tư. Vì vậy, xúc tiến đầu tư là một trong những chiến lược quan trọng của mọi quốc gia trong quá trình phát triển. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càng diễn ra sâu sắc, đầu tư nước ngoài đang trở thành xu hướng tất yếu, là một trong những biện pháp quan trọng để các nước đang phát triển thay đổi cơ cấu đầu tư và tăng trưởng kinh tế. 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư - Tổng số vốn đăng kí; - Tổng số vốn đầu tư thực hiện; - Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đăng kí: Tỉ lệ vốn thực hiện so với đăng kí =(Vốn thực hiện/vốn đăng kí)x100% - Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí: Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí =(Dự án thực hiện/dự án đăng kí)x 100%) - Vốn đầu tư bình quân của một dự án: Đánh giá suất vốn đầu tư trên dự án cao hay thấp
  • 31. 23 Vốn đầu tư bình quân của dự án= Tổng số vốn đầu tư Tổng số dự án - Vốn đầu tư trên một ha đất: Đánh giá suất vốn đầu tư trên ha đất cao hay thấp Vốn đầu tư trên ha đất = Tổng số vốn đầu tư Tổng ha đất đang thực hiện - Cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp, theo ngành kinh tế, theo đối tác đầu tư. 1.5. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng 1.5.1. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương 1.5.1.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung. Trong những năm qua cùng với việc mở rộng và đa dạng hoá các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, hoạt động thu hút vốn đầu tư trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Tính đến cuối năm 2010 trên địa bàn Thành phố 06 KCN với tổng diện tích trên 2.158 ha, thu hút 320 dự án, với tổng số vốn đầu tư gần 10 ngàn tỷ đồng, sử dụng trên 56 ngàn lao động. Trong đó, có 67 dự án nước ngoài đến từ 11 quốc gia đầu tư vào các KCN Đà Nẵng với tổng số vốn đầu tư 563 triệu USD và Nhật Bản là quốc gia chiếm số lượng nhiều nhất với 23 dự án. Tính đến năm 2010, các doanh nghiệp trong các KCN đã có tổng doanh thu 2.609 tỷ đồng và 188 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 365 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 lên trên 200 triệu USD, chiếm trên 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Để đạt được những thành tựu như trên, UBND thành phố Đà Nẵng đã có những biện pháp quan trọng nhằm cải thiện và tăng cường môi trường đầu tư, tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể: - Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng (IPC DaNang) một đơn vị có chức năng giúp UBND thành phố, sở kế hoạch và đầu tư thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xúc tiến đầu tư
  • 32. 24 - Ưu tiên thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm tin học, công nghiệp hướng vào xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu với quy mô vừa và lớn, thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại - Hình thành các trung tâm thương mại, phát triển các dịch vụ cảng biển và sân bay, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn đầu tư.. - Việc cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài vào địa bàn thành phố được thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng. Nhà đầu tư được miễn các chi phí liên quan đến công tác giải quyết thủ tục đầu tư - Về đất đai, UBND Thành Phố tổ chức thực hiện và chịu chi phí bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất 1.5.1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bình Dương Đã từ lâu Bình Dương được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là tỉnh có cơ chế, chính sách và thủ tục cấp phép đầu tư thông thoáng. Trước đây mỗi dự án cấp phép phải mất 30 ngày thẩm định, sau đó rút ngắn còn 15 ngày rồi 7 ngày và hiện tại chỉ còn 3 ngày. Hàng tuần hội đồng đầu tư của tỉnh đều có buổi họp thông qua các dự án mới và giải quyết kịp thời những vướng mắc cho các dự án đã được cấp phép UBND tỉnh đã ban hành quy chế về trình tự thủ tục cấp phép đầu tư và các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép. Các khâu thủ tục hành chính sau cấp phép thuộc thẩm quyền của các sở, ban ngành trên địa bàn và thời gian được quy định rất cụ thể như: cấp mã số thuế không quá 7 ngày; mã số hải quan 7 ngày; xác nhận kế hoạch xuất nhập khẩu 7 ngày; thủ tục thiết kế xây dựng 10 ngày; các quy trình đo đạc, lập bản đồ địa chính 20 ngày; thủ tục khắc con dấu không quá 4 ngày... Định kỳ lãnh đạo UBND tỉnh sắp xếp chương trình đến làm việc với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Thực tế đó đã góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của Bình Dương, cụ thể: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Về công nghệ, theo thống kê của tỉnh Bình Dương thì đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, số còn lại sử dụng công nghệ mới có chất lượng khá hơn các doanh nghiệp trong nước. Về học tập kinh nghiệm quản
  • 33. 25 lý, thay vì trước đây phần lớn các nhà đầu tư sử dụng chuyên gia nước ngoài để quản lý thì nay họ đã huấn luyện, đào tạo và đang chuyển giao những nhiệm vụ quan trọng cho người Việt Nam đảm nhiệm. Về giải quyết việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động. Để có được những thành công trên, Bình Dương đã tập trung giải quyết đồng bộ, có hiệu quả một số giải pháp chủ yếu trong việc cải thiện môi trường đầu tư như: - Ưu tiên phát triển những ngành sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ ổn định và hướng vào xuất khẩu - Kịp thời tháo gỡ những khó khăn và khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao sức canh tranh của sản phẩm cho các doanh nghiệp - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của bộ máy chính quyền, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bình đẳng cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế. Chú trọng giảm các chi phí đầu tư, mở rộng lĩnh vực đầu tư cho các nhà đầu tư phù hợp với pháp luật và những cam kết kinh tế quốc tế của Việt Nam 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Sự thành công của việc thu hút FDI của địa phương đều nhờ vào các giải pháp phù hợp, kịp thời mà địa phương họ áp dụng. Qua chính sách thu hút FDI tại một một số địa phương nêu trên có thể rút ra bài học thành công trong thu vốn đầu tư cho Hải Phòng là: - Chú trọng nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư Quy hoạch đầu tư của mỗi địa phương phải là một bộ phận hữu cơ trong quy hoạch đầu tư chung của cả nước và quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Định hướng và giải pháp thu hút vốn FDI phải gắn chặt với quy hoạch phát triển các ngành, vùng lảnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể nói chung và quy
  • 34. 26 hoạch đầu tư nước ngoài nói riêng, tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. - Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp. Cho phép vay ưu đãi hoặc được phép phát hành trái phiếu để đầu tư vào các công trình hạ tầng trọng điểm. Khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Áp dụng quy chế ưu đãi đối với các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT và các dự án, địa bàn trọng điểm. - Chú trọng phát triển nguồn lực Chú trọng đào tạo công nhân lành nghề theo yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài đặt ra. Khuyến khích người lao động tự rèn luyện, nâng cao tay nghề. Công tác giáo dục pháp luật cho công nhân trong các doanh nghiệp có vốn FDI phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người lao động. Với địa phương, cần tham gia hỗ trợ việc tuyển chọn lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI, đặt biệt với người tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp FDI. - Chú trọng cải cách hành chính Hoàn thiện thể chế, hoàn chỉnh hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật liên quan về đầu tư nước ngoài phù hợp với luật pháp quốc tế. Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, an toàn và tin cậy lẫn nhau. Thực hiện cơ chế một cửa tại các đầu mối cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các loại giấy tờ khác cho doanh nghiệp khi triển khai xúc tiến dự án đầu tư và đi vào hoạt động theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch. -Mở rộng tự do hoá đầu tư và tăng cường xúc tiến vận động đầu tư: Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với nước ngoài thành lập công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu để mở rộng quy mô đầu tư. Một số tập đoàn có nhiều dự án đầu tư được phép thành lập công ty quản lý vốn để điều hành và hỗ trợ các dự án đã đầu tư. Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép thuê đất để xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán cho người nước ngoài, người Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được kinh doanh rộng rãi hơn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, nhất là bảo hiểm, ngân hàng và một số dịch vụ khác. Nhà đầu tư được tự do
  • 35. 27 lựa chọn hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, ngành nghề và địa điểm đầu tư. Xử lý linh hoạt việc chuyển đổi các hình thức đầu tư như chuyển đổi hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, xuất khẩu phần lớn sản phẩm, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, xem xét việc cho phép dự án quảng cáo theo hình thức liên doanh. Gắn công tác vận động xúc tiến đầu tư với chương trình dự án, đối tác, địa bàn cụ thể. Hướng dẫn các nhà đầu tư trong từng khâu: tìm hiểu cơ hội, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triển khai dự án. Xây dựng danh mục mời gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài với các dự án được mô tả khái quát về nội dụng, sản phẩm, địa điểm, khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư, thời gian triển khai dự án, đối tác trong nước... để nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu các thông tin này có thể ra quyết định đầu tư.
  • 36. 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HẢI PHÒNG 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của thành phố Hải Phòng tác động đến thu hút FDI 2.1.1. Vị trí địa lý Hải Phòng là một thành phố nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, với tổng diện tích lên đến 1507,57km2. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, Tây Bắc giáp Hải Dương, Tây Nam giáp Thái Bình và Đông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình. Là một trong ba đỉnh của tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), thuộc vùng kinh tế trọng điểm 8 tỉnh phía Bắc; có hệ thống đường thủy cùng với mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và hàng không. Đặc biệt quốc lộ 5. quốc lộ 10 đã nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng và luồng vào cảng Hải Phòng được nâng cấp, mở rộng; sân bay Cát Bi được cải tạo và nâng cấp… Chính phủ đã phê duyệt dự án xây dựng đường cao tốc mới Hà Nội – Hải Phòng, đang có kế hoạch nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng thành đường sắt hai chiều tiêu chuẩn quốc tế… là những điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh nam Trung Quốc, đồng thời có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong vùng Đông Nam Á và thế giới. 2.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình, địa chất, đất đai: Phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng thuần túy nghiêng ra biển. Cấu tạo địa chất của Hải Phòng gồm những loại đá cát kết, phiến sét, đá vôi. Diện tích đất canh tác khoàng 62.127 ha, hình thành phần lớn từ hệ thống sông Thái Bình và vùng đất bồi ven biển nên chủ yếu mang tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình đan xen cao thấp và nhiều đồng trũng. Diện tích bãi bồi ven biển 23000 ha gồm bãi triều đá nổi và ngập nước, trong đó khoảng 13000 ha bãi nổi, xú, vẹt,…chưa khai thác. Sông ngòi: Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc với mật độ 0.65 – 0.8 km/km2 và đều là các chí lưu của sông Thái Bình đổ ra Vịnh Bắc Bộ với 5 cửa sông
  • 37. 29 chính. Trong đất liền có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn với độ dài hơn 300km và những sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố. Bờ biển, biển, hải đảo: Biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài hơn 125km (kể cả bờ biển quanh các đảo khơi) có hình là một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và bằng phẳng. Mũi Đồ Sơn nhô ra biển như một bán đảo, tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng và thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác, quan trọng nhất là đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ. 2.1.3. Khí hậu Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè vào tháng 7 là 28,3 °C, tháng lạnh nhất là tháng 1: 16,3 °C. Số giờ nắng trong năm cao nhất là các tháng mùa hè và thấp nhất vào tháng 2, độ ẩm trung bình trên 80%, lượng mưa 1600– 1800 mm/năm. Tuy nhiên thành phố cũng phải hứng chịu những đợt nắng nóng và đợt lạnh bất thường, năm 2011 nhiệt độ trung bình tháng 1 của thành phố xuống tới 12,1 °C, gần đây nhất ngày 24/1/2016 thành phố trải qua ngày có nhiệt độ lạnh trung bình thấp kỷ lục,nhiệt độ thấp nhất xuống tới 4,2 °C. Trung bình cả năm 23,4 °C. 2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên Khoáng sản, chủ yếu là đá vôi tập trung ở Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Cát Bà,… với trữ lượng trên 200 triệu tấn. Khoáng sản gốc kim loại không nhiều với một số mỏ sắt Dương Quan (Thủy Nguyên), kẽm (Cát Bà), than (Vĩnh Bảo),… Muối và cát tập trung ở vùng bãi giữa sông và bãi biển Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Đồ Sơn… Năm 2004, một số nghiên cứu đã phát hiện có tiềm năng dầu khí ở ngoài khơi Hải Phòng. Tài nguyên sinh vật, nhất là sinh vật biển với gần 1000 loài tôm cá, hàng chục loại rong biển với nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: tôm he, tôm rồng, đồi mồi, của biển, sò huyết, ngọc trai, bảo ngư… cùng nhiều bãi cá thuận lợi cho khai thác như: bãi giữa vịnh Bắc Bộ, bãi Bạch Long Vĩ, hòn Mê, hòn Mát… với độ rộng hơn 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định (có trên 100 loài có giá trị kinh tế, sản lượng có thể khai thác trên 2 triệu tấn/năm). Hải Phòng được Bộ Thủy sản xác định là 1 trong 4 ngư trường lớn của toàn quốc, là vùng trọng điểm phát triển kinh tế thủy
  • 38. 30 sản của Việt Nam. Tài nguyên rừng: Hải Phòng còn có rừng ngập mặn và rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây… với diện tích 17.000 ha. Rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loại thảo mộc quý hiếm như lát hoa, kim giao, đinh,… hệ động vật đa dạng với 36 loài chim (đại bàng, hải âu, đa đa, én…). 2.2. Thực trạng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Hải Phòng 2.2.1. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Hải Phòng 2.2.1.1. Cải thiện môi trường pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh minh bạch và bình đẳng Về cơ bản, hành lang pháp lý về cơ chế, chính sách thu hút FDI của thành phố Hải Phòng đã được xây dựng tương đối đồng bộ từ cơ chế chính sách ưu đãi đến thủ tục hành chính và tổ chức liên quan đến hoạt động đầu tư. Thành phố đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách theo hướng cụ thể, phù hợp với các quy định hiện hành, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, đầu tư kinh doanh trên địa bàn Hải Phòng, cụ thể: Xây dựng quy định về ưu đãi đầu tư liên quan đến các lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Y tế - Giáo dục trên địa bàn thành phố theo Nghị định số 69/NĐ-CP của Chính phủ; Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1056/UBND-KTN ngày 7/5/2014 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25/4/2015 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quy định về trình tự thủ tục thực hiện dự án theo hình thức PPP theo Nghị định 15/NĐ- CP của Chính phủ; Quy định về quản lý dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước; Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn; Quy định một số nội dung về quản lý, đầu tư xây dựng Khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn thành phố Hải Phòng... Tiếp tục thực hiện mục tiêu tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Hải Phòng đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện
  • 39. 31 thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và đặc biệt ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn. Đối với thu hút FDI: ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, địa phương đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế đối ngoại là động lực và giải pháp quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trước tình hình nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển của thành phố ngày càng tăng mà nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư như chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, giá thuê đất, chi phí san lấp mặt bằng…ngày càng giảm sút, ngày 18/2/2015, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 269/QĐ-UB về việc ban hành một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hải Phòng. Tất cả những chính sách ưu đãi nêu trong Quyết định đều nhằm giảm bớt các chi phí đầu tư cho chủ đầu tư, rút ngắn thời gian đưa dự án vào hoạt động, khuyến khích mọi thành phần cùng tham gia tuyên truyền, xúc tiến đầu tư, khuyến khích phát triển các lĩnh vực mà thành phố có lợi thế. * Chính sách ưu đãi về đất đai - Việc miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được thực hiện theo từng dự án đầu tư gắn với việc cho thuê đất mới trừ các trường hợp sau: + Tổ chức, cá nhân đã có Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, Quyết định cho thuê đất hoặc Hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 nay phải thuê đất, tiếp tục sử dụng đất theo nguyên trạng và thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại các điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. + Tổ chức, cá nhân đang thuê đất thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất theo các quy định khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, sau khi được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước thì tiếp tục được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định cho thời gian thuê đất tiếp theo (nếu có); trường hợp được hưởng nhiều mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước khác nhau thì được hưởng mức giảm cao nhất. - Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ chỉ được thực hiện trực