SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
Họ và tên :Ths Đặng Hoàng Anh Họ và tên: Nguyễn Ngọc Quỳnh Hoa
Bộ môn : Quản lí kinh tế Lớp : K54F3
HÀ NỘI, 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thực tế, sự thành công dù lớn hay nhỏ luôn gắn liền với sự hỗ trợ, sự giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của những người, những sự vật và sự việc
xung quanh.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy, cô trường Đại học thương mại nói chung
và thầy cô khoa Kinh tế - Luật nói riêng đã giúp đỡ em mọi mặt trong quá trình hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em cũng xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến Thạc sĩ Đặng Hoàng Anh, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt
thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hà Nam đã
cho em thực tập tại cơ sở, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm
hiểu biết về công việc tương lai của mình sau này và Ban quản lý Khu công nghiệp tạo
điều kiện thuận lợi để thu thập được dữ liệu cho bài khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, khó
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, vì vậy bài khóa luận không thể tránh khỏi
sự thiếu sót, em rất mong thầy cô thông cảm và có thể cho em xin thêm những ý kiến
đóng góp của thầy cô để em có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
ii
TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu: “Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào các Khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam” trong giai đoạn 2016-2020 Để
làm rõ vấn đề này, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích,
so sánh, thống kê, tổng hợp các kiến thức,tài liệu liên quan, bảng biểu để minh họa các
nội dung trong khóa luận...Nội dung nghiên cứu của khóa luận hướng đến việc đánh giá
thực trạng thu hút FDI tại các KCN tỉnh Hà Nam khi tỉnh đưa ra các chính sách thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai
đoạn 2016-2020. Qua đó, khóa luận đã phát hiện Khu công nghiệp của tỉnh cơ cấu vốn
chưa đa dạng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân chậm, năng lực cạnh tranh của
các Khu công nghiệp còn yếu, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp...Bên cạnh
đó các KCN cũng đạt được các thành tựu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
như: vốn thực hiện của các dự án càng ngày tăng, quy mô vốn có xu hướng tăng và
chiếm tỷ lệ cao so với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh, các đối tác đầu tư
vào Khu công nghiệp của tỉnh ngày càng đa dạng...Từ những hạn chế trên, khóa luận đã
đưa ra các giải pháp như: giải pháp về luật pháp, chính sách; về quy hoạch; cải cách cơ
sở hạ tầng; nguồn nhân lực; giải phóng mặt bằng, xúc tiến đầu tư... nhằm nâng cao việc
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong
thời gian tới.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................i
TÓM LƯỢC............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ..................................................................................................1
2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. .........................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...............................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................................5
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.................................................................................6
CHƯƠNG 1. ..............................................................................................................................7
MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP..............................................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào khu công nghiệp.......................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .........................................................7
1.1.2. Khái niệm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài...................................................7
1.1.3. Khái niệm Khu công nghiệp..................................................................................8
1.2. Một số lí thuyết cơ bản của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công
nghiệp. 9
1.2.1. Đặc điểm chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp......9
1.2.2. Vai trò của các chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp..........9
1.2.3. Đặc điểm của khu công nghiệp............................................................................11
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI ...........................................................11
1.3. Nội dung, nguyên lí giải quyết chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào khu công nghiệp. ..............................................................................................................14
1.3.1. Nội dung chính sách thu hút FDI............................................................................14
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chính sách về thu hút FDI vào khu công nghiệp.....................16
1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công ngiệp tại các nước trê thế giới,
các địa phương trên Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà Nam.............18
1.4.1. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan.........................................................................18
1.4.2. Bài học kinh nghiệm tỉnh Bắc Ninh........................................................................18
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà Nam....................................................19
iv
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................................20
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO KCN
TỈNH HÀ NAM.......................................................................................................................20
2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút FDI tại
Hà Nam. ...................................................................................................................................20
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam................................................................20
Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội năm 2019 – 2020...................................20
Bảng 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam từ 2016 – 2020.....................................22
(theo giá thực tế). ....................................................................................................................22
2.1.2. Các Khu công nghiệp trên địa bàn tình Hà Nam..................................................23
Bảng 2.3 Bảng các Khu công nghiệp tại Hà Nam. ...............................................................24
2.1.3. Thực trạng thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam...................................................24
Bảng 2.4. Tổng hợp các dự án đầu tư và vốn đầu tư đăng kí được cấp giấy chứng nhận
đầu tư vào các khu công nghiệp Hà Nam (2016 – 2020) .....................................................24
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu FDI tỉnh Hà Nam năm 2020.................................................................25
Bảng 2.6 Tình hình thu hút vốn FDI vào Tỉnh Hà Nam .....................................................25
Bảng 2.7. Kết quả thu hút FDI vào KCN theo đối tác đầu tư trên địa bàn tỉnh...............26
Hà Nam. ...................................................................................................................................26
Bảng 2.8. Kết quả thu hút FDI vào các KCN theo lĩnh vực sản xuất. ...............................27
2.1.4. Kết quả đạt được khi tỉnh Hà Nam thực hiện và đưa ra các chính sách ưu đãi
và xúc tiến đầu tư....................................................................................................................27
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu thành phần chỉ số PCI tỉnh Hà Nam...............................................27
(2016 – 2020)............................................................................................................................27
2.2. Thực trạng chính sách thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hà Nam. ...................................................................................................................................28
2.2.1. Khung pháp lý về thu hút vốn FDI vào các KCN..............................................28
2.2.2. Chính sách thu hút vốn FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam......................29
2.3. Đánh giá chung về chính sách thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp Hà Nam. ...33
2.3.1. Những thành công....................................................................................................33
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hệ thống chính sách thu hút vốn
đầu tư FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam...........................................................34
CHƯƠNG 3. ............................................................................................................................38
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN FDI VÀO KCN
TỈNH HÀ NAM.......................................................................................................................38
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam 2025...................38
3.1.1. Quan điểm phát triển.....................................................................................................38
3.1.2. Mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Hà Nam đến 2025-2030......................38
v
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà
Nam. ....................................................................................................................................40
3.1.1. Quan điểm về thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam.....................40
3.1.2. Định hướng thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam............................41
3.1.3. Mục tiêu thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam .............................42
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI vào KCN trên địa bàn
tỉnh Hà Nam ............................................................................................................................42
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chất lượng công tác quy hoạch ...........................42
3.2.2. Chính sách hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài...............43
3.2.3. Cải cách thủ tục hành chính................................................................................44
3.2.4. Nhóm giải pháp về cơ cấu đầu tư........................................................................44
3.2.5. Hoàn thiện chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư............45
3.2.6. Chính sách nguồn nhân lực.....................................................................................46
3.2.7. Chính sách môi trường và phát triển bền vững ....................................................46
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước...................................................................................47
3.4. Những vấn cần tiếp tục nghiên cứu........................................................................48
KẾT LUẬN..............................................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................50
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KCN Khu công nghiệp
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
KCX Khu chế xuất
BQL Ban quản lý
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
BVMT Bảo vệ môi trường
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
NĐ-TTg Nghị định – Thủ tướng
SXCN Sản xuất công nghiệp
TT-BLĐTBXH Thông tư Bộ lao động thương binh xã hội
BCT-KH Bộ công thương kế hoạch
KKT Khu kĩ thuật
QĐ-UB Quyết định ủy ban
CCN Cụm công nghiệp
TT-BTC Thông tư Bộ Tài chính
UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc
UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại à phát triển
WTO Tổ chức thương mại thế giới
MFN Đối xử tối huệ quốc
NT Đối xử quốc gia
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội năm 2019 – 2020. ......................................20
Bảng 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam từ 2016 – 2020. (theo giá thực tế). ............22
Bảng 2.3 Bảng các KCN tại Hà Nam. .....................................................................................24
Bảng 2.4. Tổng hợp các dự án đầu tư và vốn đầu tư đăng kí được cấp giấy chứng nhận đầu tư
vào các khu công nghiệp Hà Nam (2016 – 2020).....................................................................24
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu FDI tỉnh Hà Nam năm 2020.....................................................................25
Bảng 2.6 Tình hình thu hút vốn FDI vào Tỉnh Hà Nam...........................................................25
Bảng 2.7. Kết quả thu hút FDI vào KCN theo đối tác đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam. ........26
Bảng 2.8. Kết quả thu hút FDI vào các KCN theo lĩnh vực sản xuất.......................................27
Bảng 2.9 : Các chỉ tiêu thành phần chỉ số PCI tỉnh Hà Nam (2016 – 2020) ............................27
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, công cuộc tự do toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra sôi nổi, mối
quan hệ giữa đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài luôn được coi là vấn đề
quan trọng và được bàn bạc trong quá trình hoạch định chính sách phát triển đất nước
của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Để thúc đẩy quá trình tăng trưởng nền kinh tế,
thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì cần rất nhiều tiền để chyển dịch
cơ cấu, đào tạo nguồn nhân lực, xậy dựng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật… Do đó FDI đã và
đang trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam. Cụ thể, FDI mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng
cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần mở
rộng quan hệ đối ngoại giúp Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong
những yếu tô quan trọng giúp thu hút FDI vào Việt Nam là việc phát triển các KCN,
đồng thời điều này góp phần thúc đẩy phát triển các KCN, mở rộng và phát huy các vai
trò của mình với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế
thế giới, thu hút FDI và phát triển KCN đã và đang liên tục phát triển và góp phần thúc
đẩy sự phát triển mạnh mẽ của đất nước.
Để thu hút đầu tư nước ngoài cho công cuộc phát triển của một quốc gia, khu công
nghiệp (KCN) được đánh giá là nhân tố quan trọng, là chìa khóa thu hút FDI vào nước
ta. Trong nhiều năm qua, việc quy hoạch, xây dựng, phát triển các KCN, đã trở thành
mục tiêu mà các tỉnh và thành phố hướng đến thực hiện. Thu hút FDI vào các KCN, là
vấn đề hàng đầu mà các tỉnh, thành phố mong muốn bới: FDI là một trong những nguồn
vốn đã và đang có đóng góp to lớn trong việc giúp phát triển kinh tế, nâng cao chất
lượng và trình độ công nghệ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tình
trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện mức sống cho người dân.
Những kết quả ban đầu đạt được rất đáng khích lệ tuy nhiên không ít các yếu tố bất lợi
xảy ra đối với việc thu hút FDI vào các KCN như: cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn nhân
lực không đấp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư… Do đó, hoạt động thu hút FDI vào
các KCN tại Việt Nam có những hạn chế cần khắc phục.
Hà Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội
có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc
lộ 1A – huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao
lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng
như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi thu hút FDI
vào các ngành và lĩnh vực có lợi thế để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.
Đồng thời Hà Nam cũng là một trong số các tỉnh trên địa bàn cả nước đang phát triển
2
các khu công nghiệp và tích cực xúc tiến và thu hút vốn FDI vào các KCN. Nhiều dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư và đi vào hoạt động, các
dựa án mới được cấp phép được triển khai đầu tư và đi vào hoạt động. Với nhiều nỗ lực
trong việc cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện chính sách thu hút FDI tuy nhiên việc
thu hút vốn FDI vào nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng vẫn còn những hạn
chế tồn tại: thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI trong các KCN
của tỉnh Hà Nam còn thiếu bền vững; cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý:
thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ các nước phát
triển như Hoa Kỳ và Châu Âu còn thấp và chủ yếu là các nhà đầu tưu Hàn Quốc và Đài
Loan; tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn
hạn chế…Do đó để có thể thu hút thêm số dự án và quy mô vốn FDI có giá trị lớn hơn,
đồng thời đảm bảo an toàn với môi trường, đem lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế đồng
thời tăng thu nhập của người dân thì tỉnh Hà Nam cần đưa ra những biện pháp để khắc
phục những hạn chế đang gặp phải trong việc thu hút vốn FDI.
Để giải quyết được các vấn đề nảy sinh, nâng cao hiệu quả thu hút các doanh
nghiệp FDI không chỉ là bài toán của các ban quản lý KCN mà nó còn là vấn đề của các
cấp lãnh đạo của Tỉnh. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI vào các KCN trong việc
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của tỉnh, việc nghiên cứu
đánh giá nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể trong hoàn thiện chính sách thu hút FDI
vào KCN giai đoạn 2022- 2025 và tầm nhìn 2030 là hết sức cần thiết. Nhằm tiếp tục cải
thiện các chính sách thu hút đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo
điều kiện để thành phần kinh tế này phát triển, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp phát
triển kinh tế-xã hội của tỉnh; xuất phát từ thực tiễn của địa phuơng, tác giả lựa chọn đề
tài: “ Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam’’với mục đích đánh giá và nghiên cứu với các
chính sách thu hút FDI của nhà nước và địa phương đưa ra thì thực trạng thu hút vốn
đầu tư nuớc ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam hiện nay có hiệu quả hay còn
tồn tại những hạn chế và nguyên nhân của các thành tựu và hạn chế đó, từ đó có thể kiến
nghị và đề xuất một số giải hoàn thiện chính sách thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam
để tăng cuờng hơn nữa thu hút vốn đầu tư nuớc ngoài vào các khu công nghiệp của địa
phương.
2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trong lĩnh vực thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công
nghiệp đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, nhà quản lí, nhà hoạch
định chinh sách và đã có nhiều công trình được công bố như:
3
(1) Nguyễn Chơn Trung và Trương Gia Long (2004). Phát triển các khu công
nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB Chính trị quốc
gia. Hà Nội.
(2) Nguyễn Mạnh Đức và Lê Quang Anh (2000). Hướng dẫn đầu tư vào các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam.NXB Thống kê. Hà Nội.
Hai cuốn sách này làm rõ được một số lí luận về khu công nghiệp à các thủ tục
hướng dẫn, các thủ tục đầu tư vào các khu công nghiệp nói chung. Tuy nhiên trong 2
cuốn sách trên mới trình bày những lí luận chung chưa đi sâu vào cụ thể một khu công
nghiệp.
(3) Nguyễn Thị Thu Hương (2004). Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát
triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Đại học kinh tế quốc dân.
Tại luận án này thì tác giả đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển các KCN, chỉ ra
tác động của hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển các KCN. Qua đó đề ra các giải pháp
hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư ở Việt Nam nói chung.
(4) Đoàn Thị Minh Hải (2008). Giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
tỉnh Quảng Trị. Luận văn Thạc sĩ. Quản lí kinh tế. Đại học kinh tế. Huế. Tại luận văn
này tác giả đã đưa ra các lí luận về khu công nghiệp, phân tích thực trạng đầu tư tại các
khu công nghiệp từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị giúp thúc đẩy, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
(5) Báo cáo: “Báo cáo tổng kết công tác quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam
năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015”; “Báo cáo sơ kết công tác quản lý các
khu công nghiệp tỉnh Hà Nam 6 tháng đầu năm năm 2021”- Ban quản lí các khu công
nghiệp tỉnh Hà Nam. Ngoài ra còn có một số bài phân tích trên các tạp chí chuyên ngành
khác.
(6) Scott Morgan Robertson (2007) “Việt Nam mở cửa để thu hút đầu tư”
(Vietnam: Open for investment) đăng trên tạp chí The Economist.
(7) Beliak,c,& Et al(2008), Policies to attract foreign direct investment:An industry
– level analysis). Một trong những câu hỏi chính sách quan trọng nhất được trình bày
của các tác giả này là những điều khoản của chính sách thu hút đầu tư được sử dụng để
thu hút vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp nói riêng.
Các đề tài và những công trình nghiên cứu trên tuy đã đề cập đến vấn đề chính
sách thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở các khía cạnh khác nhau, một số nghiên
cứu đã có gía trị nhất định trong việc xây dựng cơ chế, chính sách thu hút FDI vào KCN
nhưng do mục đích khác nhau nên các công trình chỉ nghiên cứu dưới góc độ khoa học
hoặc nghiên cứu thu hút FDI ở địa phương khác. Việc nghiên cứu để xây dựng mô hình
KCN khác nhau với những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau, từng giai
4
đoạn khác nhau của mỗi địa phương khác nhau. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu
về các chính sách thu hút FDI vào KCN tại địa phương Hà Nam với cách tiếp cận từ
nghiên cứu lí luận đến thực tiễn áp dụng cho tình hình hiện nay.Mặc dù vậy, các công
trình nghiên cứu khoa học đã được công bố là những tài liệu tham khảo có giá trị nghiên
cứu và phát triển khóa luận của mình. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp
hoàn thiện chính sách thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam” làm luận
văn tốt nghiệp, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách thu hút FDI
trong các KCN, trên cơ sở đó , kết hợp với tình hình thực tiễn vào tình hình địa phương
để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam ,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế chung của tỉnh.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn tình hình thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN tỉnh Hà Nam từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN tình Hà Nam trong
giai đoạn 2025 – 2030 là hết sức cần thiết.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
và kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước, tỉnh, địa
phương.
Phân tích đánh giá thực trạng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
KCN tình Hà Nam.
Đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các KCN
nói chung và KCN tỉnh Hà Nam nói riêng.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài khóa luận này nhằm trả lời cho những câu hỏi sau đây:
1. Hãy nêu thực trạng thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 đến năm
2020?
2. Hãy chỉ ra những thành công đạt được trong việc thực hiện chính sách về thu hút vốn
FDI trên địa bàn Tỉnh Hà Nam?
3. Hãy chỉ ra những hạn chế trong chính sách và hạn chế về thu hút vốn FDI trên địa bàn
thành phố Hà Nam?
4. Vai trò của chính sách thu hút FDI vào Khu công nghiêp?
5. Nêu những quan điểm, định hướng chính sách về thu hút vốn FDI trên địa bàn thành
phố Hà Nam?
5
6. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước cần làm gì trong thời gian?
7. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1.Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đó vận
dụng vào nghiên cứu chính sách thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam.
4.2.Phạm vi nghiên cứu.
4.2.1. Phạm vi nội dung:
Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu các chính sách thu hút đầu tư các dự
án liên doanh, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài 100% đã được cấp phép , đang triển
khai và được thực hiện tại KCN tỉnh Hà Nam.
4.2.2. Phạm vi không gian.
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tại KCN tỉnh Hà Nam.
4.2.3. Phạm vi thời gian.
Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI tại KCN tỉnh Hà Nam từ 2016- 6/2021 từ đó
đề xuất tăng cường giải pháp tăng cường thu hút FDI cho các khu công nghiệp tình Hà
Nam trong các năm tiếp theo
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu.
Được thu thập từ các báo cáo tổng kết của ban quản lí các khu công nghiệp tỉnh
Hà Nam giai đoạn 2016 – T6/2021, Sở Tài chính, Sở kế hoạch và đầu tư, cục thống kê,
UBND tỉnh… các thông tin được công bố chính thức từ cơ quan nhà nước các cấp, được
thu thập từ các nguồn thông tin được công bố chính thức từ cơ quan nhà nước nghiên
cứu các cấp, các chính sách được thu thập trên tạo chí, sách báo, trang thông tin đại
chúng, internet và các trang tin tức chính thống của Tỉnh về định hướng, tầm nhìn,.. về
thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam.
5.2.Phương pháp phân tích số liệu.
Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được, vận dụng các phương pháp: thống kê mô
tả, phân bổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung phù
hợp với nghiên cứu về chính sách thu hút FDI tại địa bàn nghiên cứu, so sánh số tương
đối, số tuyệt đối nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư của các KCN
tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 –T6/2021.
5.3.Phương pháp phân tích định tính.
Nhằm phân tích và đánh giá thực trạng chính sách thu hút FDI vào khu công nghiệp
tỉnh Hà Nam, làm rõ những những ưu điểm, hạn chế của các chính sách này, từ đó đề
6
xuất ra những phương hướng và giải pháp phù hợp: phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh.
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.
Ngoài phần lời mở đầu, khóa luận có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lí luận cơ bản của chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào khu công nghiệp.
Chương 2: phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tình Hà Nam.
7
CHƯƠNG 1.
MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chính sách thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào khu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại hình đầu tư đầu tư quốc tế được thực
hiện thông qua việc thành lập các công ty con để mở rộng phạm hoạt động kinh doanh
của công ty quốc tế ra toàn cầu. Việc mở rộng sản xuất thông qua các hình thức FDI
không chỉ là hoạt động chu chuyển tài chính quốc tế, mà cùng với đó là sự chuyển giao
công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lí và các tài sản khác. Người bỏ
vốn trong hoạt động đầu tư trực tiếp cũng là người sử dụng vốn, nhà đầu tư là người
quản lí hoạt động đầu tư. Trong hoạt động FDI, người đầu tư bỏ vốn vào một đối tượng
nhất định nhằm tăng thêm năng lực sản xuất hiện có hoặc tạo ra năng lực sản xuất mới,
họ cũng có thể mua một số cổ phiếu đủ lớn để tham gia quản lí, điều hành hoạt động
kinh doanh thu lợi tức.
Theo tổ chức WTO đưa ra định nghĩa về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lí tài sản đó. Phương diện quản lí
là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả
nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lí ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty
con” hay “chi nhánh công ty”.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn đầu
tư thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế
khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là dành được tiếng nói
hiệu quả trong việc quản lí doanh nghiệp đó.
Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp
FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài
1.1.2. Khái niệm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
a) Khái niệm chính sách
Theo từ điển tiếng anh: “Chính sách là một đường lối các hoạt động được thông
qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị chính khách…Theo sự giải thích
8
này, chính sách không đơn thuần là quyết định để giải quyết một vấn đề cụ thể, mà nó
là đường lối hay phương hướng hành động”.
Chính sách là một loạt quyết định quản lý mà tầm ảnh hƣởng của nó lớn hơn các
quyết định tác nghiệp. Đó là các quyết định chung, hướng dẫn đối tượng quản lý thực
hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chính sách tồn tại ở các cấp của hệ thống quản lý bao
gồm: Chính sách quốc gia, chính sách ngành, chính sách địa phương, vùng lãnh thổ,
công ty và bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội. Trong kinh tế có các
chính sách cơ bản sau: Chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập, ngân sách,
tiết kiệm... Chính sách là những tài liệu chỉ dẫn, nó có phạm vi nhất định, việc đề ra
chính sách phù hợp sẽ khơi dậy nhiều tiềm năng mới nhờ nó mà nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển. Vì đối tượng quản lý luôn vận động và biến đổi qua từng thời kỳ nên một
chính sách cứng nhắc sẽ mất đi tính hợp lý của nó theo thời gian. Vì vậy, việc sửa đổi
bổ sung hoàn thiện chính sách luôn là điều cần thiết trong bất kể giai đoạn nào của nền
kinh tế.
- Khái niệm chính sách thu hút FDI
Theo cuốn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam” (NXB
Tư Pháp), nhìn nhận dưới quan điểm của nước sở tại (nước nhận đầu tư) có thể thấy
chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài là toàn bộ tư tưởng, quan điểm và biện pháp
và công cụ mà nhà nước sử dụng để kiểm soát hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm mục
đích thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, hạn chế những tác động tiêu cực và
phát huy những mặt tích cực của FDI với sự phát triển kinh tế .
Chính sách thu hút FDI bao gồm một tổng thể các quy định, quan điểm, các biện
pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút và sử
dụng FDI vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc gia trong một thời kì nhất
định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã định trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của quốc gia đó.
- Khái niệm chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN
Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là bộ phận của chính sách thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm hệ thống các quyết định mà Nhà nước ban
hành nhằm áp dụng cho KCN có thể thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, nhằm tận dung lợi thế công nghệ, khoa học , chuyển đổi cơ cấu theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tinh tế trong một thời kì nhất định.
1.1.3. Khái niệm Khu công nghiệp.
Theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp được định nghĩa là khu vực
có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho
9
sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại
Nghị định này.
Theo các chuyên gia của tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO)
trong chương trình hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Luật KCN cho Việt Nam, “KCN là khu vực
có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, chịu sự quản lý riêng, tập trung tất cả các doanh
nghiệp hoạt động SXCN theo bất kỳ cơ chế nào, miễn là phù hợp với các quy định và
quy hoạch về vị trí ngành nghề. Trong KCN có thể có một phần đất làm khu chế xuất,
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ để sản xuất hàng xuất khẩu”.
Luật Đầu tư của Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Khu công nghiệp là khu chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”.
1.2.Một số lí thuyết cơ bản của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào khu
công nghiệp.
1.2.1. Đặc điểm chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công
nghiệp.
- Phạm vi đối tượng điều chính:
Đối tượng của các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN sẽ
hẹp hơn với đối tượng chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối tượng sẽ
tùy thuộc vào đặc điểm riêng của các khu công nghiệp yêu cầ theo các lĩnh vực, theo sự
tiếp nhận công nghệ, theo định hướng của từng khu công nghiệp riêng từ đó tiếp nhận
những nhà đầu tư nước ngoài cũng như quyết định đầu tư vào nước nhận đầu tư.
- Mục tiêu của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN.
• Mục tiêu tổng thể: phát triển khu công nghiệp theo ngành, theo lĩnh vực, theo
hướng CNH-HĐH, tập trung vào ngành công nghiệp có lợi thế tại Việt Nam.
• Mục tiêu cụ thể: tăng số lượng cá nhân, tổ chức, doan nghiệp đầu tư vào KCN,
tăng vốn đầu tư vào KCN, tăng tốc độ tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
1.2.2. Vai trò của các chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối
với hoạt động FDI ở từng nước. Các chính sách thu hút FDI của chính phủ đề ra có vai
trò khuyến khích hay hạn chế FDI, quản lí hoạt động FDI và tạo ra khuôn khổ thể chế
hỗ trợ hoạt động FDI.
1.2.2.1. Đối với nước sở tại (nước nhận đầu tư).
Tạo ra khuôn khổ ổn định nhằm điều tiết có hiệu quả hoạt động thu hút FDI. Chính
sách thu hút FDI thể hiện rõ ràng, minh bạch quan điểm của chính phủ nước tiếp nhận
đầu tư đối với việc thu hút FDI. Chính sách thu hút FDI là căn cứ để các nhà đầu tư nước
10
ngoài hiểu rõ được mục đích, lĩnh vực, phương thức tổ chức thực hiện, mức độ bảo hộ
và thái độ của nước tiếp nhận đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thu hút
FDI là căn cứ pháp lý để các cơ quan nhà nước duy trì hoạt động đầu tư nước ngoài theo
định hướng quốc gia và gắn với mục tiêu phát triển quốc gia. Hơn nữa chính sách FDI
là công cụ để bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích nước sở tại. Việc thực hiện tốt chính sách
FDI gia tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ - tài khóa. Trên cơ sở các chính sách ban
hành, cơ quan nhà nước đưa ra đề xuất về các công cụ và biện pháp để tổ chức các hoạt
động vận động đầu tư thích hợp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và thay đổi quy
trình vận hành.
Chính sách thu hút FDI giúp điều tiết các nguồn lực FDI phù hợp với định hướng
phát triển của một quốc gia. Chính sách FDI được xây dựng dựa vào nhu cầu FDI đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Giúp cho chính phủ và cơ
quan quản lí có thể chủ động trong điều tiết hợp lí các nguồn lực:vốn, công nghệ, đất
đai… vào các vùng, các ngành nhưng vẫn đảm bảo các lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư,
bảo vê quyền sở hữu của các nước đầu tư và phát huy lợi thế từng ngành, từng lĩnh vực
cũng như từng doanh nghiệp.
Chính sách thu hút FDI giúp nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động thu hút và
sử dụng nguồn vốn FDI. Các chính sách đưa ra các nguyên tắc, công cụ biện pháp nhằm
điều chỉnh hoạt động FDI một cách rõ ràng, thực hiện đầu tư nước ngoài một cách khoa
học, tạo nền tảng sư dụng FDI môt cách hiệu quả tránh đầu tư tràn lan. Các ngành được
coi trọng sẽ có khả năng thu hút được nhiều FDI hơn và đó chính là động lực của những
ngành khác.
1.2.2.2. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính sách thu hút FDI đóng vai trò quan trọng với các nhà đầu tư nước ngoài. Họ
chính là đối tượng chịu tác động trực tiếp của các chính sách về di chuyển luồng vốn,
công nghệ, mức độ bảo hộ tài sản cũng như các khoản lợi ích mà nhà đầu tư nước ngoài
thu được. Chúng làm tăng thêm tính hiệu quả của những biện pháp điều chỉnh mà chính
phủ áp dụng với các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính sách thu hút FDI là căn cứ các nhà đầu tư trong nước lựa chọn các đối tác
nước ngoài phù hợp kinh doanh.
Chính sách thu hút FDI là văn bản mang tính pháp lí để các nhà đầu tư nước ngoài
và đầu tư trong nước áp dụng các biện pháp xử lý tranh chấp về hình thức, các bước tiến
hành, cơ quan thực thi và các chế độ chế tài áp dụng xử lí tranh chấp. Thái độ và mức
độ chấp nhận hoạt động đầu tư nước ngoài được thể hiện rõ các quy định về xử lí tranh
chấp cũng như những cơ chế bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài theo đúng pháp
luật và thông lệ quốc tế.
11
Giúp bảo vệ và phát huy lợi thế của các nhà đầu tư nước ngoài về quyền sở hữu
các tài sản hữu hình, vô hình, tài sản trí tuệ,... Khi những lợi thế này được phát huy hiệu
quả.
1.2.3. Đặc điểm của khu công nghiệp
KCN trong giai đoạn hiện nay là khu vực tập trung các doanh nghiệp công nghiệp
trong một khu vực có ranh giới xác định, sử dụng chung kết cấu hạ tầng kĩ thuật và hạ
tầng xã hội. KCN là bộ phận không thể tách rời và không thể thiếu của một quốc gia, là
nhân tố quan trọng phát triển kinh tế, xã hội được chính phủ ở đó cho phép hoặc cho
ngừng xây dựng và phát triển.
KCN là nơi có vị trí thuận lợi chi việc phát triển sản xuất, thương mại dịch vụ, đầu
tư trên cơ sở các chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan,
thủ tục hành chính, chính sách tài chính – tiền tệ, môi trường đầu tư…
Là nơi thực hiện các mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách hướng ngoại, thu hút
chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các loại hình kinh doanh, sản xuất, phục vụ
xuất khẩu. Đây là chính sách mở cửa kinh tế - xã hội mở cửa của một đất nước. KCN
có ban quản lí chung thống nhất, thực hiện các quy chế quản lí thích hợp, tạo điều kiện
thuận lợi và hiệu suất tối đa cho các hoạt động. Khả năng hợp tác sản xuất giữa các
doanh nghiệp với nhau trong KCN rất thuận lợi vì chúng nằm trong một vùng cho nên
trong quá trình phát triển ở KCN dễ đạt hiệu quả cao.
Hoạt động chính trong KCN là hoạt động sản xuất công nghiệp.
Với những đặc trưng trên có thể thấy KCN là khu vực đặc biệt để thu hút đầu tư
trong và ngoài nước, áp dụng công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào những
ngành, vùng kinh tế trọng điểm.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI
1.2.4.1. Nhân tố bên ngoài
a) Xu thế tự do toàn cầu hóa
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dẫn đến một xu thế mới chi phối sự
phát triển của thế giới hiện đại, đó là quá trình tự do hóa, toàn cầu hóa. Tự do hóa đầu
tư là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động đầu tư vượt qua biên giới quốc gia và khu
vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng
tới một nền kinh tế hội nhập và thống nhất. Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được
thể hiện thông qua tự do hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các
thị trường tài chính quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu. Đối
với các nước đang phát triển, tự do hóa đầu tư đã tạo điều kiện cho các quốc gia nhanh
chóng tham gia trực tiếp vào quá trình phân công lao động quốc tế. Từ đó hình thành
12
nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Tự do hóa đầu tư có mặt
tích cực và hạn chế, chính vì vậy, mọi quốc gia đều có các chính sách tương ứng để thu
hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phát huy mặt tích cực cũng như hạn chế tối đa mặt
tiêu cực của nguồn vốn này. Các chính sách thu hút đầu tư được điều chỉnh tùy thuộc
vào mức độ tự do hóa đầu tư.
b) Xu hướng tăng trưởng FDI
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), luồng vốn
đầu tư FDI trong nửa đầu năm 2021, các nền kinh tế phát triển ghi nhận mức tăng lớn
nhất với FDI ước tính đạt 424 tỷ USD, gấp hơn ba lần so với năm 2020. Trong tổng
“mức tăng phục hồi” của dòng vốn FDI toàn cầu trong nửa đầu năm 2021 là 373 tỷ USD,
75% được ghi nhận ở các nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, luồng vốn vào các nước
phát triển lại sụt giảm. Dòng chảy vốn đổ vào các nước châu Á đang phát triển giảm
nhẹ, song khu vực này tiếp tục hấp thụ hơn một nửa lượng vốn FDI đổ vào nhóm các
nền kinh tế đang phát triển nói chung, và chiếm 1/4 dòng vốn FDI toàn cầu. Điều thú vị
là theo báo cáo của UNCTAD, các doanh nghiệp lớn của thế giới đang chuyển nhiều
hoạt động R&D của họ ra nước ngoài và một điểm đến được ưa thích nhất là Châu Á.
Một số quốc gia thành công nhất trong lĩnh vực thu hút các đầu tư R&D của các tập
đoàn xuyên quốc gia có thể kể đến là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Singapore. Việt
Nam cũng là một trong những ứng cử viên tiềm tàng cho các đầu tư R&D của các tập
đoàn đa quốc gia nhưng vẫn có vị trí đứng sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái
Lan...Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trên thế giới.
c) Mức độ cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước, các khu vực tiếp nhận đầu
tư.
Việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới,
đặc biệt là giữa các nước đang phát triển trong khu vực (Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN).
Trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa như hiện nay, đặc biệt là nguồn vốn FDI
có xu hướng chuyển sang các nước có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Cạnh tranh thu
hút vốn FDI trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt nhất là sau sụt giảm kinh
tế 2020 -2021 và hiện giờ đang có dấu hiệu phục hồi. Đặc biệt sau khi Trung Quốc, một
nước thu hút lượng lớn FDI của thế giới, đã gia nhập WTO, thì sự cạnh tranh thu hút
nguồn vốn FDI càng trở nên gay gắt đối với các quốc gia đang phát triển trong khu vực,
trong đó có Việt Nam. Có thể thấy, để tăng lượng vốn FDI đầu tư ào nước sở tại thì các
quốc gia hầu hết đều cố gắng làm cho môi trường đầu tư của mình hấp dẫn hơn, quan
trọng hơn cả là xây dựng chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư.
d) Hội nhập kinh tế quốc tế
13
Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào các khu công nghiệp. Khi trở thành thành viên của tổ chức này, các quốc
gia phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Gia nhập WTO, phải đảm bảo rằng các chính sách, quy định của mình tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản của tổ chức này, đồng thời cũng phải cam kết lộ trình cụ thể về mở
cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ.
Không phân biệt đối xử là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, thể hiện qua hai
chế độ là đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Đối xử MFN quy định
một thành viên phải đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên khác. Đối xử NT quy
định phải dành cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp nước thúc đẩy thương mại quốc
tế đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua đàm phán dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia: bao
gồm cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp phi thuế, xử lý các hành vi gây lệch
lạc như trợ cấp, phá giá... Minh bạch hóa bao gồm minh bạch về chính sách và minh
bạch về tiếp cận thị trường. Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan
đến thương mại của một thành viên phải được công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp
với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. Minh bạch về tiếp cận thị
trường yêu cầu các thành viên nỗ lực ràng buộc mức trần cho thuế nhập khẩu và đưa ra
các cam kết rõ ràng về mở cửa thị trường dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự
báo và hoạch định chiến lược kinh doanh
1.2.4.2. Nhân tố bên trong.
a) Hệ thống khung pháp lí, cơ chế, chính sách của nhà nước thu hút FDI.
Đây là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư xem xét để xem có đầu tư vào nước đó
hoặc khu vực khó hay không. Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp lí không rườm
rà, thủ tục hành chính nhanh gọn sẽ là điểm ưu tiên trong thu hút đầu tư.
b) Năng lực hoạch định và thực thi chính sách của quốc gia
Việc điều hành các hoạt động của một đất nước được tiến hành thông qua hệ thống
pháp luật. Điều hành hoạt động đầu tư nước ngoài không thể là một ngoại lệ. Nói như
vậy, các hoạt động đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các điều khoản mà pháp luật của
nước sở tại đề ra. Trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút FDI, những thay
đổi về các điều luật, các quy định là tất yếu phải xảy ra. Bản thân hệ thống pháp luật của
một đất nước cũng có những thay đổi cho phù hợp với tình hình của từng giai đoạn. Vì
vậy, khi hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút FDI không chỉ nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến đầu tư trong giai đoạn cụ thể, mà còn phải xem xét đến các quy định của pháp
luật quốc tế ở thời kỳ đó, để khi ban hành sửa đổi cơ chế, chính sách không có điểm nào
vi phạm các điều luật của hệ thống vi phạm quốc tế.
14
c) Trình độ và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội
Đây là một yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc hoàn thiện chính
sách thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc điểm này liên quan đến hàng loạt các yếu tố ổn định
kinh tế vĩ mô (tiền tệ, tài chính...), cơ sở hạ tầng (hệ thống các dịch vụ), kết cấu thị
trường (cơ cấu ngành hàng công nghiệp, nông nghiệp...), thu nhập dân cư (sức mua của
dân chúng, giá cả lao động), chất lượng lao động (trình độ, số lượng đội ngũ lao động
kỹ thuật), các thủ tục hành chính, hệ thống trọng tài (đảm bảo minh bạch, quốc tế hóa).
1.3.Nội dung, nguyên lí giải quyết chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào khu công nghiệp.
1.3.1. Nội dung chính sách thu hút FDI.
Để tăng hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, nước chủ nhà phải sử dụng các chính
sách khác nhau để thu hút dòng vốn này. Các chính sách cơ bản thường được nhiều nước
sử dụng là: Chính sách đảm bảo đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư như chính sách
cơ cấu đầu tư, chính sách hỗ trợ và ưu đãi về tài chính, và một số chính sách tác động
gián tiếp trong thu hút đầu tư. Mức độ thông thoáng hợp lý và hấp dẫn của các chính
sách này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
1.3.1.1. Chính sách về môi trường đầu tư
a) Quy định về quyền sở hữu trí tuệ
Quy định này nhằm đảm bảo quyền sở hữu về phát minh, sáng chế, nhãn hiệu
thương mại. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đưa công nghệ vào các nước nhận đầu tư
thường rất quan tâm đến các quy định về quyền sở hữu, bản quyền vì đó là quyền lợi
của các nhà đầu tư. Các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ gồm: nước sở tại có
luật bảo hộ nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và sáng chế. Những nội dung nào được
bảo vệ, thời gian bảo hộ, quyền của người chủ sở hữu công nghệ phát minh được quy
định như thế nào?
b) Quy định về thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến các nhà đầu tư như thủ tục xin
cấp giấy chứng nhận đầu tư, áp dụng nguyên tắc “một cửa, một dấu” tránh gây phiền
nhiễu và mất thời gian chờ đợi của các nhà đầu tư; các quy định về quản lý đối với hoạt
động của các nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi được cấp giấy phép.
1.3.1.2. Chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư
Chính sách này nhằm xác định quyền của các nhà đầu tư nước ngoài trong quan
hệ về sở hữu, sử dụng đất đai bao gồm:
a) Miễn tiền thuê đất trong các trường hợp sau:
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa
bàn kinh tế – xã hội đặc biệt hó khăn.
15
- Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công
nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm cả giá bán hoặc giá cho
thuê nhà, trong cơ cấu giá bán hoặc giá cho thuê nhà không có chi phí về tiền thuê đất.
- Trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường
hợp dự án có nhiều hạng mục công trình hoặc giai đoạn xây dựng độc lập với nhau thì
miễn tiền thuê theo từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập đó; trường hợp
không thể tính riêng được từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập thì thời gian
xây dựng được tính theo hạng mục công trình có tỷ trọng vốn lớn nhất.
- Kể từ ngày dự án đưa vào hoạt động, miễn tiền thuê đất từ 3, 7, 11 đến 15 năm
tùy từng dự án đầu tư vào từng lĩnh vực cụ thể.
b) Giảm tiền thuê đất trong các trường hợp sau:
- Được giảm tiền thuê sử dụng đất từ 20% đến 50% tùy theo loại dự án và địa bàn
đầu tư được khuyến khích tại từng KCN.
- Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh tại KCN
khi bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất khả kháng thì được giảm 50% tiền thuê đất, mặt
nước trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh. Chính sách đất đai còn liên quan đến
việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua bán và sở hữu bất động sản như: xây dựng
nhà để bán, cho thuê... Chính sách đất đai đi liền với các chính sách quản lý kinh doanh
các bất động sản này.
c) Giải phóng mặt bằng:
Nhà nước hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án mà chúng ta
khuyến khích thu hút đầu tư, các dự án trọng điểm kêu gọi thu hút. Chủ dự án ứng trước
tiền để bồi thường, giải phóng mặt bằng và được khấu trừ vào tiền thuê đất hoặc tiền sử
dụng đất phải nộp.
d) Đền bù, Hỗ trợ tái định cư:
Người dân thuộc diện thu hồi đất được đền bù đất, tài sản, hoa màu theo đúng giá
hiện hành đã được quy định. Nhà nước hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và chi phí đào
tạo chuyển nghề. Trợ cấp chi phí di chuyển, hỗ trợ tạo lập chỗ ở mới. Nhà ở, đất ở tái
định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với
mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.
1.3.1.3. Chính sách lao động
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có được phép tự do tuyển dụng lao động hay
không và phải tôn trọng những nguyên tắc nào trong quan hệ giữa người lao động và
người đi thuê lao động? Thông thường chính sách lao động thường quy định việc các
nhà đầu tư ưu tiên tuyển dụng lao động ở nước sở tại, đặc biệt là lao động ở địa phương
đặt trụ sở của doanh nghiệp. Những quy định về việc các đơn vị được phép tuyển dụng
16
lao động, tư vấn đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Các chính sách về việc
phát triển lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, quy định về việc thiết kế các chương trình đào tạo để
thay thế lao động nước ngoài bằng lao động trong nước.
1.3.1.4. Chính sách quy hoạch và xúc tiến đầu tư
Nhà nước quy định về tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch theo quy định của
pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch kết cấu hạ tầngkỹ thuật,
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các
nguồn tài nguyên khác. Phương thức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư: Căn cứ vào
chiến lược, kế hoạch, thu hút vốn đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư lập kế
hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp thực hiện. Kinh
phí xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước được cấp từ ngân sách và thực hiện theo
quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1.3.1.5. Chính sách kiểm soát và bảo vệ môi trường
Ban quản lý khu công nghiệp, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường trên địa bàn tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường; báo cáo về
hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo
quy định của pháp luật. Bố trí bộ phận chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
môi trường. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: Kiểm tra, thanh tra việc xây
dựng và triển khai phương án bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp, khu kinh doanh,
dịch vụ tập trung; Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác bảo vệ môi
trường tại cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung.
1.3.1.6. Các chính sách khuyến khích đầu tư khác
Các chính sách của chính phủ hỗ trợ bằng các công cụ phi thuế liên quan trong
xuất nhập khẩu. Các chính sách về ưu đãi phi tài chính như ưu đãi trong sử dụng cơ sở
hạ tầng, dịch vụ xã hội....
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chính sách về thu hút FDI vào khu công nghiệp.
a) Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI: là chỉ số xếp hạng chính quyền các tỉnh thành
của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận
lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. PCI được xem là công cụ chính sách, hướng tới
thay đổi thực tiễn.
b) Hiệu quả kinh tế
- Đóng góp của vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế: Thể hiện qua tỷ lệ đóng góp
của khu vực FDI vào GDP. Đóng góp vào GDP lớn là một trong những dấu hiệu quan
trọng để nhận biết hiệu quả kinh tế cao của khu vực FDI. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ nói
17
lên hiệu quả kinh tế FDI về mặt lượng. Theo đó, cần xem xét chỉ tiêu này trong mối
quan hệ với các chỉ tiêu khác trong nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.
- Đóng góp của vốn FDI vào kim ngạch xuất khẩu: Thông qua hoạt động xuất
nhập khẩu, các doanh nghiệp FDI cung cấp nhiều sản phẩm có chất lượng cao cho nhu
cầu tiêu dùng của xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng của người dân.
Góp phần mở rộng quan hệ quốc tế, mở ra cơ hội để hàng hóa thương hiệu của nước tiếp
nhận đầu tư đến với thị trường nước ngoài, đồng thời tăng giá trị trong cơ cấu hàng xuất
khẩu. Đóng góp của FDI vào kim ngạch xuất khẩu có thể được phản ánh qua một số chỉ
tiêu như: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI; Tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu của khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu của toàn nước.
- Thu ngân sách nhà nước: Khu vực FDI hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu
được lợi nhuận cao sẽ có đóng góp ngày càng nhiều vào nguồn thu ngân sách thông qua
việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, từ đó góp phần làm tăng chi tiêu công cho các vấn
đề xã hội và xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, đóng góp FDI vào ngân sách còn giúp cho
nước tiếp nhận đầu tư đảm bảo được nguồn tài chính của mình, có tích lũy để tái sản
xuất mở rộng. Đánh giá nội dung này có thể sử dụng các chỉ tiêu: tốc độ tăng thu ngân
sách hàng năm của khu vực FDI; tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI so với tổng thu
ngân sách.
c) Hiệu quả xã hội
- Khả năng tạo việc làm cho người lao động: Được thể hiện qua số lượng việc
làm mà khu vực FDI tạo ra trong tương quan với các khu vực kinh tế khác, được xác
định bằng tỷ lệ phần trăm trong tổng lao động có việc làm trong các ngành kinh tế.
Tỷ lệ lao động tạo ra của khu vực FDI = (Số lao động trong khu vực FDI/Tổng số
lao động của địa phương) x 100%.
Tỷ lệ này cao cho biết dòng vốn FDI có chất lượng tốt trong tạo việc làm và ngược
lại.
- Tác động của FDI đến môi trường: Đây là một chỉ tiêu rất khó có thể chuẩn hóa.
Để đánh giá chỉ tiêu này cần xem xét:
Tỷ trọng doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường = (Số lượng doanh nghiệp
không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường/Tổng số các doanh nghiệp) x 100%
Tỷ trọng doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường càng lớn cho thấy khu vực
đang tiếp nhận dòng vốn FDI kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới môi trường. Chi phí
cho cải tạo môi trường hàng năm của khu vực FDI và chi phí môi trường dự kiến tiết
kiệm được của các doanh nghiệp FDI khi đầu tư cho biết mức độ quan tâm đến bảo vệ
môi trường của các doanh nghiệp FDI.
d) Hiệu ứng và tác động lan tỏa
18
Mức độ chuyển giao công nghệ: Được thể hiện thông qua số hợp đồng chuyển giao
công nghệ tại địa phương; tỷ trọng các dự án đầu tư đến từ các nước nắm giữ công nghệ
nguồn (như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…); tỷ lệ nội địa hóa. Các chỉ tiêu này càng cao cho
thấy mức độ chuyển giao công nghệ lớn của các doanh nghiệp FDI vào địa bàn tiếp nhận
vốn đầu tư.
Mức độ liên kết của khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước. Sự liên kết chặt
chẽ của khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước thể hiện qua: hình thức liên kết trong
hoạt động FDI; sự hoàn thiện của khu vực công nghiệp phụ trợ; mức độ liên kết trong
hệ thống quản trị điều hành giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước; mức độ đào tạo và
nâng cao kỹ năng của người lao động trong khu vực FDI.
1.4.Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công ngiệp tại các nước trê
thế giới, các địa phương trên Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà
Nam.
1.4.1. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan.
Theo báo cáo thường niên 29/10/2015 của Ngân hàng thế giới, Tổ chức Tài chính
quốc tế công bố môi trường kinh doanh thuận lợi năm 2015 Thái Lan đứng 26/189. Để
đạt được kết quả này chính phủ Thái Lan đưa ra các biện pháp:
- Quy hoạch đồng bộ từ vùng công nghiệp, quy hoạch tổng thể sang KCN. Phát
triển KCN có hạ tầng xã hội khép kín đảm bảo ăn, ở, sin hoạt cho công nhân công
nghiệp. Thủ tục quản lí đơn giản, thuận tiện cho nhà đầu tư. Bộ máy xúc tiến đồng bộ
giữa nhà nước và chính quyền địa phương. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở kĩ thuật để
hình thành KCN trung tâm.
- Đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, phí, giá, cơ chế quản lí một cửa.
- Ban hành chính sách miễn thuế thu nhập và tự do hóa lĩnh vực tài chính. Bộ
máy quản lí đầu tư gọn nhẹ và tập trung tiết kiệm thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư.
- Chính phủ chú ý phát triển công nghiệp phụ trợ, thành lập ủy ban hỗ trợ về vấn
đề này và cùng với các tổ chức chuyên môn lo phát triển, xây dựng, hình thành những
mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước.
- Tại các KCN tuân thủ quy định bảo vệ môi trường cụ thể trước khi xây dưng
nhà máy thì phải có giấy phép xây dựng nhà máy.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với quan điểm: “vốn nhân lực là
ưu tiên hàng đầu trong quá trình cạnh tranh của một đất nước”.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm tỉnh Bắc Ninh.
Là một tình có truyền thống phát triển làng nghề, nhân lực đông và trình độ ngày
càng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả
nước tuy nhiên việc phát triển KCN và thu hút FDI thuộc top 10 cả nước.Trong 6 tháng
19
đầu năm 2019 tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo
báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh cho 1.114 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 12.170 tỷ
đồng. Tỷ lệ lấp đầy các KCN lên đến 93,56%. Các KCN của Bắc Ninh đã thu hút được
các nhà đầu tư nước ngoài: Samsung (Hàn Quốc), Canon (Nhật Bản) … Có được những
kết quả như vậy, do Bắc Ninh đã hoàn thiện chính sách, cải tạo môi trường đầu tư, tận
dụng lợi thế của tỉnh, tận dụng nội lực để tăng cường thu hút đầu tư, cụ thể:
- Quy hoạch và phát triển KCN năm 2015 tầm nhìn 2020 điều chỉnh lại cơ sở hạ
tầng, mô hình KCN gắn với đô thị, gắn việc phát triển KCN với khu dân cư.
- Sau khi quy hoạch, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN với hình thức
đa dạng hóa hình thức đầu tư, có lựa chọn các nhà đầu tư, ngành nghề đầu tư, doanh
nghiệp có năng lực.
- Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Coi trọng công tác đầu tư và xúc tiến đầu
tư, thu hút đầu tư. Đề ra định hướng thu hút FDI rõ ràng và theo từng giai đoạn cụ thể
của Tỉnh.
- Các sở, ban ngành có liên quan luôn phối hợp chặt chẽ với nhau và nhanh chóng,
kịp thời giải quyết các khó khăn cho nhà đầu tư… Vận dụng tốt các chính sách, quyết
định của Trung ương áp dụng thông thoáng tại Bình Dương. Đảm báo tính minh bạch
và khả năng tiếp cận thông tin cho DN, không có chính sách ưu dãi riêng cho các nhà
thầu trong khuôn khổ pháp luật.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà Nam.
- Quy hoạch ngành nghề, công nghiệp mũi nhọn của địa phương, quy hoạch KCN
và hệ thống dịch vụ đáp ứng sự phát triển bền vững cuả KCN đặc thù trong thời gian
dài.
- Chú trọng công tác đầu tư và xúc tiến đầu tư, việc thu hút đầu tư cần có mục
tiêu, mục đích cụ thể.
- Hoàn thiện thủ tục hành chính nhanh gọn, nhẹ không rườm rà, phức tap.
- Các chính sách về thu hút đầu tư công khai, minh bạch, không ngừng đổi mới
để phù hợp với từng giai đoạn, từng thời điểm thục trạng của địa phương, chính sách ưu
đãi, xúc tiến đầu tư có hiệu quả
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa DN trong KCN và chính quyền địa phương tạo điều
kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp…
20
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO
KCN TỈNH HÀ NAM
2.1.Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút
FDI tại Hà Nam.
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam.
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch
Covid-19 nhưng tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn có những chuyển biến
tích cực và ngày càng có dấu hiệu khả quan hơn. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2020
theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 38.083,5 tỷ đồng, tăng 7,02% so với cùng kỳ năm
2019. Đây là mức tăng thấp nhất so với các năm trước, tuy nhiên vẫn là mức tăng trưởng
cao thứ 3 trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, thứ 6 toàn quốc.
Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội năm 2019 – 2020.
Chỉ tiêu Đơn vị 2019 2020 2020/2019
(%)
Tổng sản phẩm trong
tỉnh
Theo giá SS 2010 Tỷ đồng 35.401,04 38.083,50 107,2
Nông – Lâm – Thủy sản 4.548,2 3.694,09 81,22
CN-XD 15.857,4 24.373,44 153,70
Dịch vụ 14.995,44 10.015,97 66,79
Cơ cấu GDP
Theo ngành kinh tế
Nông – Lâm – Thủy sản % 12,8 9,7 75,78
CN-XD 44,79 64 142,88
Dịch vụ 57,59 26,4 45,84
Nguồn: Theo Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, Báo cáo tình hình KT – XH tỉnh Hà Nam
năm 2019 -2020.
21
a) Về tăng trưởng kinh tế:
Tổng GDP của năm 2020 đạt 38083,5 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 7,02% so
với thực tế 2019. Trong đó khu vực Nông – lâm – thủy sản giảm 18,78%, công nghiệp
và xây dựng tăng 53,70%, dịch vụ giảm 66,79%. Thu nhập bình quân đầu người GRDP
cả năm đạt 69,7 triệu đồng, tăng 8,6% so với năm 2019, bằng 96,9% kế hoạch. Cơ cấu
kinh tế đến cuối năm đạt: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 9,7%; Công nghiệp - xây dựng
64%; Dịch vụ 26,3%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá SS2010) năm
2020, tăng 2,8% so với năm 2019, bằng 100,1% kế hoạch…Thu cân đối ngân sách Nhà
nước cả năm 2020 đạt 10.278 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2019 và bằng 110,8% dự
toán địa phương.
Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 3.077 triệu USD, giảm 11,5% so với năm 2019,
bằng 86,3% kế hoạch. Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ cả năm đạt
27.575,6 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2019, bằng 92,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư
phát triển thực hiện cả năm đạt 34.619,1 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2019, bằng
92,3% kế hoạch.
Năm 2020 là năm có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm thấp hơn so với những năm
gần đây; tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế cả thế giới chung tay chống dịch nói chung,
tỉnh Hà Nam nói riêng những năm qua gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao thì đây là
mức tăng trưởng hợp lý. Có được kết quả tích cực trên là do sự nỗ lực chung của các
cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân toàn tỉnh cũng nhƣ việc thực hiện triệt để,
kịp thời, hiệu quả các biện pháp, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ.
b) Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế của Phú Thọ có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn.
Trong đó chuyển dịch từ nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang hướng ngày càng
tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên vẫn còn chậm.
Nguyên nhân: Tốc độ tăng của ngành công nghiệp không đạt kế hoạch, giá của hầu
hết các vật tư và nguyên liệu đầu vào của sản xuất đều tăng cao làm cho chi phí sản xuất
tăng, trong khi đầu ra của sản phẩm không tăng, nên tỷ lệ đóng góp vào GDP giảm. Do
vậy, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2020 là: Nông nghiệp 9,7%, công nghiệp –
xây dựng 64% và dịch vụ 26,4%.
22
Bảng 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam từ 2016 – 2020.
(theo giá thực tế).
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Cơ cấu theo ngành
kinh tế
100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nông – lâm – thủy sản 15,2 13,5 9,7 12,8 9,7
Công nghiệp – Xây
dựng
58,67 59.85 61,9 57,59 64
Dịch vụ 26,13 26,65 28,4 44,79 26,4
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, Niên giám 2016 – 2020.
Có thể thấy tỉnh Hà Nam đang chuyển dịch cơ cấu tập trung sang lĩnh vực Công
nghiệp – Xây dựng và dịch vụ. Tuy bị ảnh hưởng do đại dịch Covid 19 năm 2020 khiến
tỷ trọng cơ cấu của ngành dịch vụ giảm mạnh so với 2019, tuy nhiên trong tình hình
Covid 19 nền kinh tế cũng có những tiến bộ đáng kể.
c) Về nguồn nhân lực
Công tác lao động được đào tạo nghề, tạo việc làm đạt kết quả khả quan: Lao động
được giải quyết việc làm mới 23.338 lao động, trong đó xuất khẩu 436 lao động.Tỷ lệ
thất nghiệp khu vực thành thị còn 2,4%. Năng suất lao động đạt 125,3 triệu đồng/người,
tăng 10,7% so với năm 2019, bằng 94,4% kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%,
trong đó qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt 55%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp/tổng
lao động xã hội còn 25,5%.
Cơ cấu lao động: Theo kết quả điều tra lao động việc làm, tổng số lao động đang
làm việc trong nền kinh tế năm 2020 là 478.921 người, tương đương năm 2019. Trong
đó, lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ lệ 25,6%; công nghiệp và
xây dựng 44,6%; dịch vụ 29,8%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết tạo việc làm cho
người lao động năm 2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề được 21.026 người; giải
quyết việc làm mới cho 23.338 lao động (trong đó XK lao động 436 người), vượt chỉ
tiêu kế hoạch 38%; toàn tỉnh có khoảng 25.674 người được tạo việc làm thêm, đạt 138%
kế hoạch. Tỷ lệ thất nghiệp chung 1,8%, trong đó khu vực thành thị là 2,4%.
d) Về cơ sở hạ tầng.
- Giao thông: Hà Nam có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường
sắt và đường thủy. Qua địa bàn Tỉnh có quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32B, 32C, quốc lộ 70;
đờng sắt tuyến Bắc – Nam. Đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh đang là cửa ngõ của
thủ đô, các xe từ miền trong muốn ra Hà Nội hay các đi cao tốc các tỉnh phía Bắc đều
phải đi qua.
23
- Điện, nước: Hệ thống điện quốc gia đã phủ kín ở tất cả các huyện, xã trong tỉnh,
đáp ứng đủ nhu cầu điện cho DN, sản xuất kinh doanh. Hiện 70% dân số trong tỉnh đã
được dùng nước sạch đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Thành phố, thị xã và thị trấn các huyện đã
có nhà máy cung cấp nước sạch với tổng công suất trên 150.000m3 / ngày đêm, thỏa
mãn nhu cầu cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng.
- Hệ thống ngân hàng, tài chính: Gồm các sàn giao dịch chứng khoán, phòng giao
dịch ngân hàng của nhiều ngân hàng khác nhau như ngân hàng Đầu tư và phát triển
(BIDV), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Công
thương Việt Nam (Vietinbank), ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),
ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), ngân hàng Hàng hải (Maritime bank), ngân hàng nhà
đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng (Techcombank)… có
đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế
như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh… với thời gian nhanh nhất qua hệ thống
giao dịch điện tử hiện đại.
2.1.2. Các Khu công nghiệp trên địa bàn tình Hà Nam.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận năm 2020, tỉnh sẽ phát
triển 8 khu công nghiệp với tổng diện tích trên trên 2000 hecta. Đã có 8 khu công nghiệp
tính tới thời điểm này được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án
với tổng diện tích là 2.043 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 1.458 ha.
7/8 khu công nghiệp đã được đầu tư cơ bản, đồng bộ cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu
cầu của nhà đầu tư. Tổng diện tích các khu công nghiệp đã cho thuê đạt tỷ lệ lấp đầy là
74,4%.
24
Bảng 2.3 Bảng các Khu công nghiệp tại Hà Nam.
Đơn vị: Ha.
Khu công nghiệp Quy mô Vị trí
Khu công nghiệp Thanh Liêm 293 Huyện Thanh Liêm và TP.Phủ L
Khu công nghiệp Thái Hà 200 Xã Bắc Lý, Chân Lý, Nhân Đạo –
Huyện Lý Nhân
Khu công nghiệp Hòa Mạc 131, 69 Xã Trác Văn – Thị xã Duy Tiên
Khu công nghiệp Châu Sơn 376,89 TP.Phủ Lý
Khu công nghiệp Đồng Văn 1 371 Phường Đồng Văn, Duy Minh, Bạch
Thượng – Thị xã Duy Tiên
Khu công nghiệp Đồng Văn 2 339 Phường Đồng Văn, Duy Minh, Bạch
Thượng – Thị xã Duy Tiên
Khu công nghiệp Đồng Văn 3 523 Phường Đồng Văn, xã Hoàng Đông,
xã Tiên Nội – Thị xã Duy Tiên
Khu công nghiệp Đồng Văn 4 300 Xã Nhật Tân, Nhật Tựu, Đại Cương
– Huyện Kim Bảng
Nguồn: Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
2.1.3. Thực trạng thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam
2.1.3.1. Tình hình thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam.
a) Tống số các dự án đầu tư vào KCN tỉnh Hà Nam.
Bảng 2.4. Tổng hợp các dự án đầu tư và vốn đầu tư đăng kí được cấp giấy chứng
nhận đầu tư vào các khu công nghiệp Hà Nam (2016 – 2020)
Đơn vị : triệu USD
Năm Dự án mới Vốn đầu tư
Tổng dự án
mới
Trong
nước
Ngoài
nước
Tổng dự
án mới
Trong
nước
Ngoài nước
2016 102 71 31 804,1 192,6 611,5
2017 84 84 21 1026,4 900 126,4
2018 80 80 46 1315,72 870,72 445
2019 17 17 50 3584,91 2634 950
2020 14 14 30 2503,4 2002 501,4
Nguồn: Báo cáo Ban quản lí Khu công nghiệp tinh Hà Nam
25
Lũy kế đến 18/12/2020: trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 1.026 dự án đầu tư còn hiệu
lực (326 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 700 dự án trong nước) với vốn
đăng ký 4.334,7 triệu USD và 139.048,9 tỷ đồng. Tính riêng dự án FDI hiện có 284 dự
án nằm trong khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký 4.103,5 triệu USD; ngoài khu công
nghiệp có 42 dự án với tổng vốn 231,2 triệu USD.
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu FDI tỉnh Hà Nam năm 2020.
Nguồn: Báo cáo Ban quản lí Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam
Theo thống kê của bảng trên, tỷ lệ vốn FDI thực hiện tại KCN so với FDI toàn tỉnh
Hà Nam chiếm 96,67%. Điều này cho thấy, Hà Nam thu hút FDI vào các KCN đạt kết
quả cao hơn thu hút ngoài các KCN.
b) Quy mô nguồn vốn FDI vào các KCN tỉnh Hà Nam.
Bảng 2.6 Tình hình thu hút vốn FDI vào Tỉnh Hà Nam
Năm Số dự án Vốn đăng kí
(triệu USD)
Vốn thực hiện
( triệu USD)
Bình quân một dự án theo
vốn đăng kí (triệu USD)
2016 31 611,5 598,2 19,29
2017 21 126,4 125,3 5,97
2018 46 445 402 8,739
2019 50 950 857,6 17,152
2020 30 501,4 452,7 15,09
Nguồn: Tổng hợp theo niên giám thống kê năm 2016 – 2020.
Theo số liệu thống kê ở bảng 2.6 thì mức vốn đầu tư đăng ký bình quân cho một
dự án vào KCN là 13,25 triệu USD. Dự án có mức vốn đầu tư đăng ký nhỏ nhất là 5,97
triệu USD. Dự án có mức đầu tư đăng ký lớn nhất là 17,152 triệu USD. Nhìn chung, các
dự án FDI đầu tư vào Phú Thọ đa phần là các dự án có quy mô vốn đăng ký nhỏ, chưa
có dự án nào có quy mô tới 100 triệu USD.
FDI KCN
97%
FDI ngoài KCN
3%
FDI KCN FDI ngoài KCN
26
c) Đối tác đầu tư FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh.
Xét về đối tác đầu tư, tại các KCN tỉnh Hà Nam hiện có 5 quốc gia và vùng lãnh
thổ có dự án đầu tư. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với 80 dự án, chiếm 44,94 %, Đài
Loan 30 dự án, chiếm 16,85 %, Nhật Bản 52 dự án, chiếm 29,21 %, Trung Quốc 15 dự
án, chiếm 8,43 %, Singapore 1 dự án, chiếm 0,57%.
Bảng 2.7. Kết quả thu hút FDI vào KCN theo đối tác đầu tư trên địa bàn tỉnh
Hà Nam.
STT Đối tác Số lượng dự án
FDI tại KCN
Tỷ lệ (%)
1 Hàn Quốc 80 44,94
2 Đài Loan 30 16,85
3 Nhật Bản 52 29,21
4 Trung Quốc 15 8,43
5 Singapore 1 0,57
Nguồn: Báo cáo rà soát hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN, đến hết 2020
Hiện nay, đối tác lớn nhất và truyền thống nhất tại tỉnh Hà Nam là Hàn Quốc. Một
trong những đối tác mà hiện nay rất nhiều các địa phương đang tập trung vào xúc tiến
thu hút đầu tư là Nhật Bản lại chiếm tỷ lệ rất cao, đứng sau Hàn Quốc về đầu tư vào
KCN trên địa bàn tỉnh. Nhật Bản luôn được đánh giá là đối tác khó tính nhưng lại mang
lại những dự án lớn với công nghệ hiện đại, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường.
d) Thu hút FDI theo lĩnh vực sản xuất.
Xét về cơ cầu đầu tư, trong tổng số 178 dự án FDI đầu tư đang triển khai thực hiện
trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian qua, có tới 137 dự án đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp, chiếm tới 73,26% tổng dự án đầu tư vào tại các KCN. Nếu xét riêng ngành công
nghiệp, các dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ : dệt, may, chế biến
khoáng sản, nông lâm sản và một số lĩnh vực khác như: chế biến thực phẩm, sản xuất
dụng cụ y tế, sản xuất thiết bị điện…
27
Bảng 2.8. Kết quả thu hút FDI vào các KCN theo lĩnh vực sản xuất.
STT Lĩnh vực sản xuất Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
1 Gia công may mặc, dệt, thêu 87 48,87
2 Linh kiện điện tử 62 34,83
3 Sản xuất bao bì 3 1,69
4 Sản xuất thức ăn gia súc 6 3,37
5 Chế biến gỗ 5 2,81
6 Cao su 7 3,93
7 Sản xuất nhựa 8 4,50
Nguồn: Báo cáo rà soát hoạt động của doanh nghiệp trong các KCN.
Các dự án đầu tư chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ., sử dụng nhiều lao
động phổ thông, công nghiệp có công nghệ không quá cao.
2.1.4. Kết quả đạt được khi tỉnh Hà Nam thực hiện và đưa ra các chính sách
ưu đãi và xúc tiến đầu tư.
2.1.4.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu thành phần chỉ số PCI tỉnh Hà Nam
(2016 – 2020)
Các chỉ số Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
Năm 2020
Gia nhập thị trường 7,96 7,77 7,99 7,09 8,19
Tiếp cận đất đai 5,81 6,33 6,21 6,79 6,47
Tính minh bạch 6,44 6,35 6,22 6,59 5,94
Chi phí thời gian 6,35 7,03 6,5 6,79 7,45
Chi phí không chính thức 5,81 5,36 5,84 5,35 6,22
Tính năng động 5,43 6,11 6,22 6,75 7,08
Hỗ trợ doanh nghiệp 4,94 6,21 6,4 6,88 5,39
Đào tạo lao động 6,1 6,63 6,56 6,9 6,79
Thiết chế pháp lí 5,43 5,77 5,68 6 6,53
Cạnh tranh bình đẳng 3,85 3,45 4,51 4,55 6,31
PCI 58,16 61,97 62,77 65,07 63,47
Xếp hạng 35 35 37 34 30
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Chỉ số cạnh tranh của tỉnh Hà Nam đã có sự tăng trưởng khá lớn từ thứ hạng 35
với 58,16 điểm (năm 2016) lên thứ hạng 30 với 63,47 (năm 2020) tăng 5,31 điểm cho
28
thấy với việc thực hiện các chính sách, công cụ thu hút đầu tư thì Hà Nam đã có những
bước tiến đáng kể. Tuy nhiên vào năm 2018 thì Hà Nam bị tụt xuống hạng 37 với điểm
số 62,77 cho thấy rằng Hà Nam cần có những giải pháp sáng tạo hơn trong việc thu hút
đầu tư, Mặc dù năm 2018 có điểm số tăng so với năm 2017 nhưng so với tổng số PCI
với các tỉnh khác cùng thời kì, từ đó Hà Nam cần có những điểm mới, sáng tạo hơn để
giữ vững vị thế của mình.
Có thể thấy việc xuống hạng chỉ số PCI giảm do điểm chi phí thời gian giảm, tiếp
cận đất đai giảm, cùng với thiết chế pháp lí giảm sút.
Chi phí không chính thức tăng có nghĩa là chi phí tăng. Ngoài ra trong khi chúng
ta cần tăng tính minh bạch giảm thì tính minh bạch lại có dấu hiệu giảm sút, thời gian
và chi phí tiếp cận đất đai cần tăng lên thì lại giảm xuống.
Với chỉ số PCI của tỉnh Hà Nam so với khu vực đồng bằng sông Hồng thì đang
giữ vị trí 8/12 (2020) với 63.47 điểm. Chính vì vậy Hà Nam cần khắc phục những khuyết
điểm để củng cố vị trí của mình so với các tỉnh.
2.2.Thực trạng chính sách thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hà Nam.
2.2.1. Khung pháp lý về thu hút vốn FDI vào các KCN.
Trên cơ sở các luật đã ban hành, các cơ quan nhà nước có liên quan đã ban hành
những nghị định, thông tư hướng dẫn. Đặc biệt Chính phủ đã ban hành chính sách trong
đó quan trọng và trực tiếp là Quy chế hoạt động của KCN, CCN tạo cơ sở pháp lý và
cho sự ra đời của các KCN và hoạt động thu hút đầu tư trong đó có thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các KCN, CCN, KKT Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 14/3/2008: quy định về KCN, KCX và KKT. Nghị định này thay thế cho nghị
định số 36/1997/NĐ-CP về ban hành quy định về KCN, KCX, KKT và một số văn bản
quy định đã ban hành trước đó. Nghị định là cơ sở pháp lý quan trọng hoàn thiện và kiện
toàn BQL KCN với mô hình tổ chức hiện đại, chức năng nhiệm vụ rõ ràng, đầy đủ thẩm
quyền để hoàn thiện công tác quản lý đối với KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Nghị
quyết số 103/NQ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả
thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
Cùng với những Quy chế KCN, nhiều văn bản dưới luật do các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động thu hút đầu
tư đặc biệt là thu hút đầu tư FDI của KCN. Đây là hành lang pháp lý tương đối rõ ràng
thuận lợi cho các hoạt động của KCN như: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật
đầu tư, tạo điều kiện cho việc triển khai luật đầu tư trên thực tế. Nghị định số
124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựcDự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựczuthanha
 
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầngđề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầngHoatigôn Khócvôlệ
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Hang Nguyen
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
 
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựcDự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
 
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía namTiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
 
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầngđề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
đề Tài lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
 
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
 
Yếu tố tác động đến sự nghỉ việc của Nhân Viên trong công ty
Yếu tố tác động đến sự nghỉ việc của Nhân Viên trong công tyYếu tố tác động đến sự nghỉ việc của Nhân Viên trong công ty
Yếu tố tác động đến sự nghỉ việc của Nhân Viên trong công ty
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
Liệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi TrườngLiệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
Liệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
 
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
 
Luận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAY
Luận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAYLuận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAY
Luận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAY
 
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
 
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia laiDự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
 
Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf

Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.ssuser499fca
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưPhong Olympia
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực ...
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệpThể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNGNÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
 
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
 
Khóa luận: Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Nậm Tăm
Khóa luận: Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Nậm TămKhóa luận: Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Nậm Tăm
Khóa luận: Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Nậm Tăm
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOTĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Họ và tên :Ths Đặng Hoàng Anh Họ và tên: Nguyễn Ngọc Quỳnh Hoa Bộ môn : Quản lí kinh tế Lớp : K54F3 HÀ NỘI, 2021
  • 2. i LỜI CẢM ƠN Trong thực tế, sự thành công dù lớn hay nhỏ luôn gắn liền với sự hỗ trợ, sự giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của những người, những sự vật và sự việc xung quanh. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy, cô trường Đại học thương mại nói chung và thầy cô khoa Kinh tế - Luật nói riêng đã giúp đỡ em mọi mặt trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em cũng xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Đặng Hoàng Anh, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hà Nam đã cho em thực tập tại cơ sở, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết về công việc tương lai của mình sau này và Ban quản lý Khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để thu thập được dữ liệu cho bài khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, vì vậy bài khóa luận không thể tránh khỏi sự thiếu sót, em rất mong thầy cô thông cảm và có thể cho em xin thêm những ý kiến đóng góp của thầy cô để em có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 3. ii TÓM LƯỢC Đề tài nghiên cứu: “Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam” trong giai đoạn 2016-2020 Để làm rõ vấn đề này, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp các kiến thức,tài liệu liên quan, bảng biểu để minh họa các nội dung trong khóa luận...Nội dung nghiên cứu của khóa luận hướng đến việc đánh giá thực trạng thu hút FDI tại các KCN tỉnh Hà Nam khi tỉnh đưa ra các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020. Qua đó, khóa luận đã phát hiện Khu công nghiệp của tỉnh cơ cấu vốn chưa đa dạng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân chậm, năng lực cạnh tranh của các Khu công nghiệp còn yếu, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp...Bên cạnh đó các KCN cũng đạt được các thành tựu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: vốn thực hiện của các dự án càng ngày tăng, quy mô vốn có xu hướng tăng và chiếm tỷ lệ cao so với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh, các đối tác đầu tư vào Khu công nghiệp của tỉnh ngày càng đa dạng...Từ những hạn chế trên, khóa luận đã đưa ra các giải pháp như: giải pháp về luật pháp, chính sách; về quy hoạch; cải cách cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực; giải phóng mặt bằng, xúc tiến đầu tư... nhằm nâng cao việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................i TÓM LƯỢC............................................................................................................................. ii MỤC LỤC ............................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................... vii MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ..................................................................................................1 2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. .........................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...............................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................................5 6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.................................................................................6 CHƯƠNG 1. ..............................................................................................................................7 MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP..............................................................7 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp.......................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .........................................................7 1.1.2. Khái niệm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài...................................................7 1.1.3. Khái niệm Khu công nghiệp..................................................................................8 1.2. Một số lí thuyết cơ bản của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp. 9 1.2.1. Đặc điểm chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp......9 1.2.2. Vai trò của các chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp..........9 1.2.3. Đặc điểm của khu công nghiệp............................................................................11 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI ...........................................................11 1.3. Nội dung, nguyên lí giải quyết chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp. ..............................................................................................................14 1.3.1. Nội dung chính sách thu hút FDI............................................................................14 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chính sách về thu hút FDI vào khu công nghiệp.....................16 1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công ngiệp tại các nước trê thế giới, các địa phương trên Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà Nam.............18 1.4.1. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan.........................................................................18 1.4.2. Bài học kinh nghiệm tỉnh Bắc Ninh........................................................................18 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà Nam....................................................19
  • 5. iv CHƯƠNG 2 .............................................................................................................................20 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO KCN TỈNH HÀ NAM.......................................................................................................................20 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút FDI tại Hà Nam. ...................................................................................................................................20 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam................................................................20 Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội năm 2019 – 2020...................................20 Bảng 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam từ 2016 – 2020.....................................22 (theo giá thực tế). ....................................................................................................................22 2.1.2. Các Khu công nghiệp trên địa bàn tình Hà Nam..................................................23 Bảng 2.3 Bảng các Khu công nghiệp tại Hà Nam. ...............................................................24 2.1.3. Thực trạng thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam...................................................24 Bảng 2.4. Tổng hợp các dự án đầu tư và vốn đầu tư đăng kí được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các khu công nghiệp Hà Nam (2016 – 2020) .....................................................24 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu FDI tỉnh Hà Nam năm 2020.................................................................25 Bảng 2.6 Tình hình thu hút vốn FDI vào Tỉnh Hà Nam .....................................................25 Bảng 2.7. Kết quả thu hút FDI vào KCN theo đối tác đầu tư trên địa bàn tỉnh...............26 Hà Nam. ...................................................................................................................................26 Bảng 2.8. Kết quả thu hút FDI vào các KCN theo lĩnh vực sản xuất. ...............................27 2.1.4. Kết quả đạt được khi tỉnh Hà Nam thực hiện và đưa ra các chính sách ưu đãi và xúc tiến đầu tư....................................................................................................................27 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu thành phần chỉ số PCI tỉnh Hà Nam...............................................27 (2016 – 2020)............................................................................................................................27 2.2. Thực trạng chính sách thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. ...................................................................................................................................28 2.2.1. Khung pháp lý về thu hút vốn FDI vào các KCN..............................................28 2.2.2. Chính sách thu hút vốn FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam......................29 2.3. Đánh giá chung về chính sách thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp Hà Nam. ...33 2.3.1. Những thành công....................................................................................................33 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hệ thống chính sách thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam...........................................................34 CHƯƠNG 3. ............................................................................................................................38 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN FDI VÀO KCN TỈNH HÀ NAM.......................................................................................................................38 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam 2025...................38 3.1.1. Quan điểm phát triển.....................................................................................................38 3.1.2. Mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Hà Nam đến 2025-2030......................38
  • 6. v 3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam. ....................................................................................................................................40 3.1.1. Quan điểm về thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam.....................40 3.1.2. Định hướng thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam............................41 3.1.3. Mục tiêu thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam .............................42 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam ............................................................................................................................42 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chất lượng công tác quy hoạch ...........................42 3.2.2. Chính sách hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài...............43 3.2.3. Cải cách thủ tục hành chính................................................................................44 3.2.4. Nhóm giải pháp về cơ cấu đầu tư........................................................................44 3.2.5. Hoàn thiện chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư............45 3.2.6. Chính sách nguồn nhân lực.....................................................................................46 3.2.7. Chính sách môi trường và phát triển bền vững ....................................................46 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước...................................................................................47 3.4. Những vấn cần tiếp tục nghiên cứu........................................................................48 KẾT LUẬN..............................................................................................................................49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................50
  • 7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KCN Khu công nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài KCX Khu chế xuất BQL Ban quản lý ĐTNN Đầu tư nước ngoài BVMT Bảo vệ môi trường NĐ-CP Nghị định – Chính phủ NĐ-TTg Nghị định – Thủ tướng SXCN Sản xuất công nghiệp TT-BLĐTBXH Thông tư Bộ lao động thương binh xã hội BCT-KH Bộ công thương kế hoạch KKT Khu kĩ thuật QĐ-UB Quyết định ủy ban CCN Cụm công nghiệp TT-BTC Thông tư Bộ Tài chính UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại à phát triển WTO Tổ chức thương mại thế giới MFN Đối xử tối huệ quốc NT Đối xử quốc gia
  • 8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội năm 2019 – 2020. ......................................20 Bảng 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam từ 2016 – 2020. (theo giá thực tế). ............22 Bảng 2.3 Bảng các KCN tại Hà Nam. .....................................................................................24 Bảng 2.4. Tổng hợp các dự án đầu tư và vốn đầu tư đăng kí được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các khu công nghiệp Hà Nam (2016 – 2020).....................................................................24 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu FDI tỉnh Hà Nam năm 2020.....................................................................25 Bảng 2.6 Tình hình thu hút vốn FDI vào Tỉnh Hà Nam...........................................................25 Bảng 2.7. Kết quả thu hút FDI vào KCN theo đối tác đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam. ........26 Bảng 2.8. Kết quả thu hút FDI vào các KCN theo lĩnh vực sản xuất.......................................27 Bảng 2.9 : Các chỉ tiêu thành phần chỉ số PCI tỉnh Hà Nam (2016 – 2020) ............................27
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, công cuộc tự do toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra sôi nổi, mối quan hệ giữa đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài luôn được coi là vấn đề quan trọng và được bàn bạc trong quá trình hoạch định chính sách phát triển đất nước của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Để thúc đẩy quá trình tăng trưởng nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì cần rất nhiều tiền để chyển dịch cơ cấu, đào tạo nguồn nhân lực, xậy dựng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật… Do đó FDI đã và đang trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Cụ thể, FDI mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại giúp Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tô quan trọng giúp thu hút FDI vào Việt Nam là việc phát triển các KCN, đồng thời điều này góp phần thúc đẩy phát triển các KCN, mở rộng và phát huy các vai trò của mình với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, thu hút FDI và phát triển KCN đã và đang liên tục phát triển và góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Để thu hút đầu tư nước ngoài cho công cuộc phát triển của một quốc gia, khu công nghiệp (KCN) được đánh giá là nhân tố quan trọng, là chìa khóa thu hút FDI vào nước ta. Trong nhiều năm qua, việc quy hoạch, xây dựng, phát triển các KCN, đã trở thành mục tiêu mà các tỉnh và thành phố hướng đến thực hiện. Thu hút FDI vào các KCN, là vấn đề hàng đầu mà các tỉnh, thành phố mong muốn bới: FDI là một trong những nguồn vốn đã và đang có đóng góp to lớn trong việc giúp phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng và trình độ công nghệ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện mức sống cho người dân. Những kết quả ban đầu đạt được rất đáng khích lệ tuy nhiên không ít các yếu tố bất lợi xảy ra đối với việc thu hút FDI vào các KCN như: cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực không đấp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư… Do đó, hoạt động thu hút FDI vào các KCN tại Việt Nam có những hạn chế cần khắc phục. Hà Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A – huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi thu hút FDI vào các ngành và lĩnh vực có lợi thế để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế. Đồng thời Hà Nam cũng là một trong số các tỉnh trên địa bàn cả nước đang phát triển
  • 10. 2 các khu công nghiệp và tích cực xúc tiến và thu hút vốn FDI vào các KCN. Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư và đi vào hoạt động, các dựa án mới được cấp phép được triển khai đầu tư và đi vào hoạt động. Với nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện chính sách thu hút FDI tuy nhiên việc thu hút vốn FDI vào nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng vẫn còn những hạn chế tồn tại: thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI trong các KCN của tỉnh Hà Nam còn thiếu bền vững; cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ và Châu Âu còn thấp và chủ yếu là các nhà đầu tưu Hàn Quốc và Đài Loan; tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn hạn chế…Do đó để có thể thu hút thêm số dự án và quy mô vốn FDI có giá trị lớn hơn, đồng thời đảm bảo an toàn với môi trường, đem lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế đồng thời tăng thu nhập của người dân thì tỉnh Hà Nam cần đưa ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế đang gặp phải trong việc thu hút vốn FDI. Để giải quyết được các vấn đề nảy sinh, nâng cao hiệu quả thu hút các doanh nghiệp FDI không chỉ là bài toán của các ban quản lý KCN mà nó còn là vấn đề của các cấp lãnh đạo của Tỉnh. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI vào các KCN trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể trong hoàn thiện chính sách thu hút FDI vào KCN giai đoạn 2022- 2025 và tầm nhìn 2030 là hết sức cần thiết. Nhằm tiếp tục cải thiện các chính sách thu hút đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế này phát triển, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; xuất phát từ thực tiễn của địa phuơng, tác giả lựa chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam’’với mục đích đánh giá và nghiên cứu với các chính sách thu hút FDI của nhà nước và địa phương đưa ra thì thực trạng thu hút vốn đầu tư nuớc ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam hiện nay có hiệu quả hay còn tồn tại những hạn chế và nguyên nhân của các thành tựu và hạn chế đó, từ đó có thể kiến nghị và đề xuất một số giải hoàn thiện chính sách thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam để tăng cuờng hơn nữa thu hút vốn đầu tư nuớc ngoài vào các khu công nghiệp của địa phương. 2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trong lĩnh vực thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, nhà quản lí, nhà hoạch định chinh sách và đã có nhiều công trình được công bố như:
  • 11. 3 (1) Nguyễn Chơn Trung và Trương Gia Long (2004). Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. (2) Nguyễn Mạnh Đức và Lê Quang Anh (2000). Hướng dẫn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam.NXB Thống kê. Hà Nội. Hai cuốn sách này làm rõ được một số lí luận về khu công nghiệp à các thủ tục hướng dẫn, các thủ tục đầu tư vào các khu công nghiệp nói chung. Tuy nhiên trong 2 cuốn sách trên mới trình bày những lí luận chung chưa đi sâu vào cụ thể một khu công nghiệp. (3) Nguyễn Thị Thu Hương (2004). Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Đại học kinh tế quốc dân. Tại luận án này thì tác giả đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển các KCN, chỉ ra tác động của hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển các KCN. Qua đó đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư ở Việt Nam nói chung. (4) Đoàn Thị Minh Hải (2008). Giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị. Luận văn Thạc sĩ. Quản lí kinh tế. Đại học kinh tế. Huế. Tại luận văn này tác giả đã đưa ra các lí luận về khu công nghiệp, phân tích thực trạng đầu tư tại các khu công nghiệp từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị giúp thúc đẩy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. (5) Báo cáo: “Báo cáo tổng kết công tác quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015”; “Báo cáo sơ kết công tác quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam 6 tháng đầu năm năm 2021”- Ban quản lí các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. Ngoài ra còn có một số bài phân tích trên các tạp chí chuyên ngành khác. (6) Scott Morgan Robertson (2007) “Việt Nam mở cửa để thu hút đầu tư” (Vietnam: Open for investment) đăng trên tạp chí The Economist. (7) Beliak,c,& Et al(2008), Policies to attract foreign direct investment:An industry – level analysis). Một trong những câu hỏi chính sách quan trọng nhất được trình bày của các tác giả này là những điều khoản của chính sách thu hút đầu tư được sử dụng để thu hút vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp nói riêng. Các đề tài và những công trình nghiên cứu trên tuy đã đề cập đến vấn đề chính sách thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở các khía cạnh khác nhau, một số nghiên cứu đã có gía trị nhất định trong việc xây dựng cơ chế, chính sách thu hút FDI vào KCN nhưng do mục đích khác nhau nên các công trình chỉ nghiên cứu dưới góc độ khoa học hoặc nghiên cứu thu hút FDI ở địa phương khác. Việc nghiên cứu để xây dựng mô hình KCN khác nhau với những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau, từng giai
  • 12. 4 đoạn khác nhau của mỗi địa phương khác nhau. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về các chính sách thu hút FDI vào KCN tại địa phương Hà Nam với cách tiếp cận từ nghiên cứu lí luận đến thực tiễn áp dụng cho tình hình hiện nay.Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố là những tài liệu tham khảo có giá trị nghiên cứu và phát triển khóa luận của mình. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam” làm luận văn tốt nghiệp, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách thu hút FDI trong các KCN, trên cơ sở đó , kết hợp với tình hình thực tiễn vào tình hình địa phương để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam , góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế chung của tỉnh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN tỉnh Hà Nam từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN tình Hà Nam trong giai đoạn 2025 – 2030 là hết sức cần thiết. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa lý luận cơ bản về chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước, tỉnh, địa phương. Phân tích đánh giá thực trạng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN tình Hà Nam. Đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các KCN nói chung và KCN tỉnh Hà Nam nói riêng. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài khóa luận này nhằm trả lời cho những câu hỏi sau đây: 1. Hãy nêu thực trạng thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 đến năm 2020? 2. Hãy chỉ ra những thành công đạt được trong việc thực hiện chính sách về thu hút vốn FDI trên địa bàn Tỉnh Hà Nam? 3. Hãy chỉ ra những hạn chế trong chính sách và hạn chế về thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nam? 4. Vai trò của chính sách thu hút FDI vào Khu công nghiêp? 5. Nêu những quan điểm, định hướng chính sách về thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nam?
  • 13. 5 6. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước cần làm gì trong thời gian? 7. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1.Đối tượng nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đó vận dụng vào nghiên cứu chính sách thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam. 4.2.Phạm vi nghiên cứu. 4.2.1. Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu các chính sách thu hút đầu tư các dự án liên doanh, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài 100% đã được cấp phép , đang triển khai và được thực hiện tại KCN tỉnh Hà Nam. 4.2.2. Phạm vi không gian. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tại KCN tỉnh Hà Nam. 4.2.3. Phạm vi thời gian. Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI tại KCN tỉnh Hà Nam từ 2016- 6/2021 từ đó đề xuất tăng cường giải pháp tăng cường thu hút FDI cho các khu công nghiệp tình Hà Nam trong các năm tiếp theo 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu. Được thu thập từ các báo cáo tổng kết của ban quản lí các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 – T6/2021, Sở Tài chính, Sở kế hoạch và đầu tư, cục thống kê, UBND tỉnh… các thông tin được công bố chính thức từ cơ quan nhà nước các cấp, được thu thập từ các nguồn thông tin được công bố chính thức từ cơ quan nhà nước nghiên cứu các cấp, các chính sách được thu thập trên tạo chí, sách báo, trang thông tin đại chúng, internet và các trang tin tức chính thống của Tỉnh về định hướng, tầm nhìn,.. về thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam. 5.2.Phương pháp phân tích số liệu. Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được, vận dụng các phương pháp: thống kê mô tả, phân bổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung phù hợp với nghiên cứu về chính sách thu hút FDI tại địa bàn nghiên cứu, so sánh số tương đối, số tuyệt đối nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư của các KCN tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 –T6/2021. 5.3.Phương pháp phân tích định tính. Nhằm phân tích và đánh giá thực trạng chính sách thu hút FDI vào khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, làm rõ những những ưu điểm, hạn chế của các chính sách này, từ đó đề
  • 14. 6 xuất ra những phương hướng và giải pháp phù hợp: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh. 6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. Ngoài phần lời mở đầu, khóa luận có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số lí luận cơ bản của chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp. Chương 2: phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tình Hà Nam.
  • 15. 7 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp 1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại hình đầu tư đầu tư quốc tế được thực hiện thông qua việc thành lập các công ty con để mở rộng phạm hoạt động kinh doanh của công ty quốc tế ra toàn cầu. Việc mở rộng sản xuất thông qua các hình thức FDI không chỉ là hoạt động chu chuyển tài chính quốc tế, mà cùng với đó là sự chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lí và các tài sản khác. Người bỏ vốn trong hoạt động đầu tư trực tiếp cũng là người sử dụng vốn, nhà đầu tư là người quản lí hoạt động đầu tư. Trong hoạt động FDI, người đầu tư bỏ vốn vào một đối tượng nhất định nhằm tăng thêm năng lực sản xuất hiện có hoặc tạo ra năng lực sản xuất mới, họ cũng có thể mua một số cổ phiếu đủ lớn để tham gia quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh thu lợi tức. Theo tổ chức WTO đưa ra định nghĩa về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lí tài sản đó. Phương diện quản lí là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lí ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn đầu tư thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là dành được tiếng nói hiệu quả trong việc quản lí doanh nghiệp đó. Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.1.2. Khái niệm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài a) Khái niệm chính sách Theo từ điển tiếng anh: “Chính sách là một đường lối các hoạt động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị chính khách…Theo sự giải thích
  • 16. 8 này, chính sách không đơn thuần là quyết định để giải quyết một vấn đề cụ thể, mà nó là đường lối hay phương hướng hành động”. Chính sách là một loạt quyết định quản lý mà tầm ảnh hƣởng của nó lớn hơn các quyết định tác nghiệp. Đó là các quyết định chung, hướng dẫn đối tượng quản lý thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chính sách tồn tại ở các cấp của hệ thống quản lý bao gồm: Chính sách quốc gia, chính sách ngành, chính sách địa phương, vùng lãnh thổ, công ty và bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội. Trong kinh tế có các chính sách cơ bản sau: Chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập, ngân sách, tiết kiệm... Chính sách là những tài liệu chỉ dẫn, nó có phạm vi nhất định, việc đề ra chính sách phù hợp sẽ khơi dậy nhiều tiềm năng mới nhờ nó mà nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Vì đối tượng quản lý luôn vận động và biến đổi qua từng thời kỳ nên một chính sách cứng nhắc sẽ mất đi tính hợp lý của nó theo thời gian. Vì vậy, việc sửa đổi bổ sung hoàn thiện chính sách luôn là điều cần thiết trong bất kể giai đoạn nào của nền kinh tế. - Khái niệm chính sách thu hút FDI Theo cuốn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam” (NXB Tư Pháp), nhìn nhận dưới quan điểm của nước sở tại (nước nhận đầu tư) có thể thấy chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài là toàn bộ tư tưởng, quan điểm và biện pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để kiểm soát hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm mục đích thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những mặt tích cực của FDI với sự phát triển kinh tế . Chính sách thu hút FDI bao gồm một tổng thể các quy định, quan điểm, các biện pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút và sử dụng FDI vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc gia trong một thời kì nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. - Khái niệm chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là bộ phận của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm hệ thống các quyết định mà Nhà nước ban hành nhằm áp dụng cho KCN có thể thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm tận dung lợi thế công nghệ, khoa học , chuyển đổi cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tinh tế trong một thời kì nhất định. 1.1.3. Khái niệm Khu công nghiệp. Theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp được định nghĩa là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho
  • 17. 9 sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Theo các chuyên gia của tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) trong chương trình hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Luật KCN cho Việt Nam, “KCN là khu vực có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, chịu sự quản lý riêng, tập trung tất cả các doanh nghiệp hoạt động SXCN theo bất kỳ cơ chế nào, miễn là phù hợp với các quy định và quy hoạch về vị trí ngành nghề. Trong KCN có thể có một phần đất làm khu chế xuất, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ để sản xuất hàng xuất khẩu”. Luật Đầu tư của Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”. 1.2.Một số lí thuyết cơ bản của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp. 1.2.1. Đặc điểm chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp. - Phạm vi đối tượng điều chính: Đối tượng của các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN sẽ hẹp hơn với đối tượng chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối tượng sẽ tùy thuộc vào đặc điểm riêng của các khu công nghiệp yêu cầ theo các lĩnh vực, theo sự tiếp nhận công nghệ, theo định hướng của từng khu công nghiệp riêng từ đó tiếp nhận những nhà đầu tư nước ngoài cũng như quyết định đầu tư vào nước nhận đầu tư. - Mục tiêu của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN. • Mục tiêu tổng thể: phát triển khu công nghiệp theo ngành, theo lĩnh vực, theo hướng CNH-HĐH, tập trung vào ngành công nghiệp có lợi thế tại Việt Nam. • Mục tiêu cụ thể: tăng số lượng cá nhân, tổ chức, doan nghiệp đầu tư vào KCN, tăng vốn đầu tư vào KCN, tăng tốc độ tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.2.2. Vai trò của các chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động FDI ở từng nước. Các chính sách thu hút FDI của chính phủ đề ra có vai trò khuyến khích hay hạn chế FDI, quản lí hoạt động FDI và tạo ra khuôn khổ thể chế hỗ trợ hoạt động FDI. 1.2.2.1. Đối với nước sở tại (nước nhận đầu tư). Tạo ra khuôn khổ ổn định nhằm điều tiết có hiệu quả hoạt động thu hút FDI. Chính sách thu hút FDI thể hiện rõ ràng, minh bạch quan điểm của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư đối với việc thu hút FDI. Chính sách thu hút FDI là căn cứ để các nhà đầu tư nước
  • 18. 10 ngoài hiểu rõ được mục đích, lĩnh vực, phương thức tổ chức thực hiện, mức độ bảo hộ và thái độ của nước tiếp nhận đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thu hút FDI là căn cứ pháp lý để các cơ quan nhà nước duy trì hoạt động đầu tư nước ngoài theo định hướng quốc gia và gắn với mục tiêu phát triển quốc gia. Hơn nữa chính sách FDI là công cụ để bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích nước sở tại. Việc thực hiện tốt chính sách FDI gia tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ - tài khóa. Trên cơ sở các chính sách ban hành, cơ quan nhà nước đưa ra đề xuất về các công cụ và biện pháp để tổ chức các hoạt động vận động đầu tư thích hợp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và thay đổi quy trình vận hành. Chính sách thu hút FDI giúp điều tiết các nguồn lực FDI phù hợp với định hướng phát triển của một quốc gia. Chính sách FDI được xây dựng dựa vào nhu cầu FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Giúp cho chính phủ và cơ quan quản lí có thể chủ động trong điều tiết hợp lí các nguồn lực:vốn, công nghệ, đất đai… vào các vùng, các ngành nhưng vẫn đảm bảo các lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, bảo vê quyền sở hữu của các nước đầu tư và phát huy lợi thế từng ngành, từng lĩnh vực cũng như từng doanh nghiệp. Chính sách thu hút FDI giúp nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI. Các chính sách đưa ra các nguyên tắc, công cụ biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động FDI một cách rõ ràng, thực hiện đầu tư nước ngoài một cách khoa học, tạo nền tảng sư dụng FDI môt cách hiệu quả tránh đầu tư tràn lan. Các ngành được coi trọng sẽ có khả năng thu hút được nhiều FDI hơn và đó chính là động lực của những ngành khác. 1.2.2.2. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thu hút FDI đóng vai trò quan trọng với các nhà đầu tư nước ngoài. Họ chính là đối tượng chịu tác động trực tiếp của các chính sách về di chuyển luồng vốn, công nghệ, mức độ bảo hộ tài sản cũng như các khoản lợi ích mà nhà đầu tư nước ngoài thu được. Chúng làm tăng thêm tính hiệu quả của những biện pháp điều chỉnh mà chính phủ áp dụng với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thu hút FDI là căn cứ các nhà đầu tư trong nước lựa chọn các đối tác nước ngoài phù hợp kinh doanh. Chính sách thu hút FDI là văn bản mang tính pháp lí để các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước áp dụng các biện pháp xử lý tranh chấp về hình thức, các bước tiến hành, cơ quan thực thi và các chế độ chế tài áp dụng xử lí tranh chấp. Thái độ và mức độ chấp nhận hoạt động đầu tư nước ngoài được thể hiện rõ các quy định về xử lí tranh chấp cũng như những cơ chế bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài theo đúng pháp luật và thông lệ quốc tế.
  • 19. 11 Giúp bảo vệ và phát huy lợi thế của các nhà đầu tư nước ngoài về quyền sở hữu các tài sản hữu hình, vô hình, tài sản trí tuệ,... Khi những lợi thế này được phát huy hiệu quả. 1.2.3. Đặc điểm của khu công nghiệp KCN trong giai đoạn hiện nay là khu vực tập trung các doanh nghiệp công nghiệp trong một khu vực có ranh giới xác định, sử dụng chung kết cấu hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội. KCN là bộ phận không thể tách rời và không thể thiếu của một quốc gia, là nhân tố quan trọng phát triển kinh tế, xã hội được chính phủ ở đó cho phép hoặc cho ngừng xây dựng và phát triển. KCN là nơi có vị trí thuận lợi chi việc phát triển sản xuất, thương mại dịch vụ, đầu tư trên cơ sở các chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách tài chính – tiền tệ, môi trường đầu tư… Là nơi thực hiện các mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các loại hình kinh doanh, sản xuất, phục vụ xuất khẩu. Đây là chính sách mở cửa kinh tế - xã hội mở cửa của một đất nước. KCN có ban quản lí chung thống nhất, thực hiện các quy chế quản lí thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi và hiệu suất tối đa cho các hoạt động. Khả năng hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp với nhau trong KCN rất thuận lợi vì chúng nằm trong một vùng cho nên trong quá trình phát triển ở KCN dễ đạt hiệu quả cao. Hoạt động chính trong KCN là hoạt động sản xuất công nghiệp. Với những đặc trưng trên có thể thấy KCN là khu vực đặc biệt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, áp dụng công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào những ngành, vùng kinh tế trọng điểm. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI 1.2.4.1. Nhân tố bên ngoài a) Xu thế tự do toàn cầu hóa Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dẫn đến một xu thế mới chi phối sự phát triển của thế giới hiện đại, đó là quá trình tự do hóa, toàn cầu hóa. Tự do hóa đầu tư là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động đầu tư vượt qua biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế hội nhập và thống nhất. Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được thể hiện thông qua tự do hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, tự do hóa đầu tư đã tạo điều kiện cho các quốc gia nhanh chóng tham gia trực tiếp vào quá trình phân công lao động quốc tế. Từ đó hình thành
  • 20. 12 nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Tự do hóa đầu tư có mặt tích cực và hạn chế, chính vì vậy, mọi quốc gia đều có các chính sách tương ứng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phát huy mặt tích cực cũng như hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nguồn vốn này. Các chính sách thu hút đầu tư được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ tự do hóa đầu tư. b) Xu hướng tăng trưởng FDI Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), luồng vốn đầu tư FDI trong nửa đầu năm 2021, các nền kinh tế phát triển ghi nhận mức tăng lớn nhất với FDI ước tính đạt 424 tỷ USD, gấp hơn ba lần so với năm 2020. Trong tổng “mức tăng phục hồi” của dòng vốn FDI toàn cầu trong nửa đầu năm 2021 là 373 tỷ USD, 75% được ghi nhận ở các nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, luồng vốn vào các nước phát triển lại sụt giảm. Dòng chảy vốn đổ vào các nước châu Á đang phát triển giảm nhẹ, song khu vực này tiếp tục hấp thụ hơn một nửa lượng vốn FDI đổ vào nhóm các nền kinh tế đang phát triển nói chung, và chiếm 1/4 dòng vốn FDI toàn cầu. Điều thú vị là theo báo cáo của UNCTAD, các doanh nghiệp lớn của thế giới đang chuyển nhiều hoạt động R&D của họ ra nước ngoài và một điểm đến được ưa thích nhất là Châu Á. Một số quốc gia thành công nhất trong lĩnh vực thu hút các đầu tư R&D của các tập đoàn xuyên quốc gia có thể kể đến là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Singapore. Việt Nam cũng là một trong những ứng cử viên tiềm tàng cho các đầu tư R&D của các tập đoàn đa quốc gia nhưng vẫn có vị trí đứng sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan...Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trên thế giới. c) Mức độ cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước, các khu vực tiếp nhận đầu tư. Việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới, đặc biệt là giữa các nước đang phát triển trong khu vực (Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN). Trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa như hiện nay, đặc biệt là nguồn vốn FDI có xu hướng chuyển sang các nước có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Cạnh tranh thu hút vốn FDI trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt nhất là sau sụt giảm kinh tế 2020 -2021 và hiện giờ đang có dấu hiệu phục hồi. Đặc biệt sau khi Trung Quốc, một nước thu hút lượng lớn FDI của thế giới, đã gia nhập WTO, thì sự cạnh tranh thu hút nguồn vốn FDI càng trở nên gay gắt đối với các quốc gia đang phát triển trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy, để tăng lượng vốn FDI đầu tư ào nước sở tại thì các quốc gia hầu hết đều cố gắng làm cho môi trường đầu tư của mình hấp dẫn hơn, quan trọng hơn cả là xây dựng chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư. d) Hội nhập kinh tế quốc tế
  • 21. 13 Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp. Khi trở thành thành viên của tổ chức này, các quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: Gia nhập WTO, phải đảm bảo rằng các chính sách, quy định của mình tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tổ chức này, đồng thời cũng phải cam kết lộ trình cụ thể về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ. Không phân biệt đối xử là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, thể hiện qua hai chế độ là đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Đối xử MFN quy định một thành viên phải đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên khác. Đối xử NT quy định phải dành cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp nước thúc đẩy thương mại quốc tế đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua đàm phán dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia: bao gồm cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp phi thuế, xử lý các hành vi gây lệch lạc như trợ cấp, phá giá... Minh bạch hóa bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trường. Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thương mại của một thành viên phải được công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. Minh bạch về tiếp cận thị trường yêu cầu các thành viên nỗ lực ràng buộc mức trần cho thuế nhập khẩu và đưa ra các cam kết rõ ràng về mở cửa thị trường dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lược kinh doanh 1.2.4.2. Nhân tố bên trong. a) Hệ thống khung pháp lí, cơ chế, chính sách của nhà nước thu hút FDI. Đây là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư xem xét để xem có đầu tư vào nước đó hoặc khu vực khó hay không. Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp lí không rườm rà, thủ tục hành chính nhanh gọn sẽ là điểm ưu tiên trong thu hút đầu tư. b) Năng lực hoạch định và thực thi chính sách của quốc gia Việc điều hành các hoạt động của một đất nước được tiến hành thông qua hệ thống pháp luật. Điều hành hoạt động đầu tư nước ngoài không thể là một ngoại lệ. Nói như vậy, các hoạt động đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các điều khoản mà pháp luật của nước sở tại đề ra. Trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút FDI, những thay đổi về các điều luật, các quy định là tất yếu phải xảy ra. Bản thân hệ thống pháp luật của một đất nước cũng có những thay đổi cho phù hợp với tình hình của từng giai đoạn. Vì vậy, khi hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút FDI không chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đầu tư trong giai đoạn cụ thể, mà còn phải xem xét đến các quy định của pháp luật quốc tế ở thời kỳ đó, để khi ban hành sửa đổi cơ chế, chính sách không có điểm nào vi phạm các điều luật của hệ thống vi phạm quốc tế.
  • 22. 14 c) Trình độ và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội Đây là một yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc điểm này liên quan đến hàng loạt các yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô (tiền tệ, tài chính...), cơ sở hạ tầng (hệ thống các dịch vụ), kết cấu thị trường (cơ cấu ngành hàng công nghiệp, nông nghiệp...), thu nhập dân cư (sức mua của dân chúng, giá cả lao động), chất lượng lao động (trình độ, số lượng đội ngũ lao động kỹ thuật), các thủ tục hành chính, hệ thống trọng tài (đảm bảo minh bạch, quốc tế hóa). 1.3.Nội dung, nguyên lí giải quyết chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp. 1.3.1. Nội dung chính sách thu hút FDI. Để tăng hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, nước chủ nhà phải sử dụng các chính sách khác nhau để thu hút dòng vốn này. Các chính sách cơ bản thường được nhiều nước sử dụng là: Chính sách đảm bảo đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư như chính sách cơ cấu đầu tư, chính sách hỗ trợ và ưu đãi về tài chính, và một số chính sách tác động gián tiếp trong thu hút đầu tư. Mức độ thông thoáng hợp lý và hấp dẫn của các chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. 1.3.1.1. Chính sách về môi trường đầu tư a) Quy định về quyền sở hữu trí tuệ Quy định này nhằm đảm bảo quyền sở hữu về phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đưa công nghệ vào các nước nhận đầu tư thường rất quan tâm đến các quy định về quyền sở hữu, bản quyền vì đó là quyền lợi của các nhà đầu tư. Các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ gồm: nước sở tại có luật bảo hộ nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và sáng chế. Những nội dung nào được bảo vệ, thời gian bảo hộ, quyền của người chủ sở hữu công nghệ phát minh được quy định như thế nào? b) Quy định về thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài Các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến các nhà đầu tư như thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, áp dụng nguyên tắc “một cửa, một dấu” tránh gây phiền nhiễu và mất thời gian chờ đợi của các nhà đầu tư; các quy định về quản lý đối với hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi được cấp giấy phép. 1.3.1.2. Chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư Chính sách này nhằm xác định quyền của các nhà đầu tư nước ngoài trong quan hệ về sở hữu, sử dụng đất đai bao gồm: a) Miễn tiền thuê đất trong các trường hợp sau: - Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt hó khăn.
  • 23. 15 - Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm cả giá bán hoặc giá cho thuê nhà, trong cơ cấu giá bán hoặc giá cho thuê nhà không có chi phí về tiền thuê đất. - Trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp dự án có nhiều hạng mục công trình hoặc giai đoạn xây dựng độc lập với nhau thì miễn tiền thuê theo từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập đó; trường hợp không thể tính riêng được từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập thì thời gian xây dựng được tính theo hạng mục công trình có tỷ trọng vốn lớn nhất. - Kể từ ngày dự án đưa vào hoạt động, miễn tiền thuê đất từ 3, 7, 11 đến 15 năm tùy từng dự án đầu tư vào từng lĩnh vực cụ thể. b) Giảm tiền thuê đất trong các trường hợp sau: - Được giảm tiền thuê sử dụng đất từ 20% đến 50% tùy theo loại dự án và địa bàn đầu tư được khuyến khích tại từng KCN. - Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh tại KCN khi bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất khả kháng thì được giảm 50% tiền thuê đất, mặt nước trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh. Chính sách đất đai còn liên quan đến việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua bán và sở hữu bất động sản như: xây dựng nhà để bán, cho thuê... Chính sách đất đai đi liền với các chính sách quản lý kinh doanh các bất động sản này. c) Giải phóng mặt bằng: Nhà nước hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án mà chúng ta khuyến khích thu hút đầu tư, các dự án trọng điểm kêu gọi thu hút. Chủ dự án ứng trước tiền để bồi thường, giải phóng mặt bằng và được khấu trừ vào tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất phải nộp. d) Đền bù, Hỗ trợ tái định cư: Người dân thuộc diện thu hồi đất được đền bù đất, tài sản, hoa màu theo đúng giá hiện hành đã được quy định. Nhà nước hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và chi phí đào tạo chuyển nghề. Trợ cấp chi phí di chuyển, hỗ trợ tạo lập chỗ ở mới. Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư. 1.3.1.3. Chính sách lao động Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có được phép tự do tuyển dụng lao động hay không và phải tôn trọng những nguyên tắc nào trong quan hệ giữa người lao động và người đi thuê lao động? Thông thường chính sách lao động thường quy định việc các nhà đầu tư ưu tiên tuyển dụng lao động ở nước sở tại, đặc biệt là lao động ở địa phương đặt trụ sở của doanh nghiệp. Những quy định về việc các đơn vị được phép tuyển dụng
  • 24. 16 lao động, tư vấn đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Các chính sách về việc phát triển lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, quy định về việc thiết kế các chương trình đào tạo để thay thế lao động nước ngoài bằng lao động trong nước. 1.3.1.4. Chính sách quy hoạch và xúc tiến đầu tư Nhà nước quy định về tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch kết cấu hạ tầngkỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác. Phương thức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư: Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch, thu hút vốn đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư lập kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp thực hiện. Kinh phí xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước được cấp từ ngân sách và thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 1.3.1.5. Chính sách kiểm soát và bảo vệ môi trường Ban quản lý khu công nghiệp, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường; báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật. Bố trí bộ phận chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: Kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và triển khai phương án bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung; Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung. 1.3.1.6. Các chính sách khuyến khích đầu tư khác Các chính sách của chính phủ hỗ trợ bằng các công cụ phi thuế liên quan trong xuất nhập khẩu. Các chính sách về ưu đãi phi tài chính như ưu đãi trong sử dụng cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội.... 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chính sách về thu hút FDI vào khu công nghiệp. a) Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI: là chỉ số xếp hạng chính quyền các tỉnh thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. PCI được xem là công cụ chính sách, hướng tới thay đổi thực tiễn. b) Hiệu quả kinh tế - Đóng góp của vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế: Thể hiện qua tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào GDP. Đóng góp vào GDP lớn là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết hiệu quả kinh tế cao của khu vực FDI. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ nói
  • 25. 17 lên hiệu quả kinh tế FDI về mặt lượng. Theo đó, cần xem xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác trong nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. - Đóng góp của vốn FDI vào kim ngạch xuất khẩu: Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp FDI cung cấp nhiều sản phẩm có chất lượng cao cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng của người dân. Góp phần mở rộng quan hệ quốc tế, mở ra cơ hội để hàng hóa thương hiệu của nước tiếp nhận đầu tư đến với thị trường nước ngoài, đồng thời tăng giá trị trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Đóng góp của FDI vào kim ngạch xuất khẩu có thể được phản ánh qua một số chỉ tiêu như: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI; Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu của toàn nước. - Thu ngân sách nhà nước: Khu vực FDI hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao sẽ có đóng góp ngày càng nhiều vào nguồn thu ngân sách thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, từ đó góp phần làm tăng chi tiêu công cho các vấn đề xã hội và xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, đóng góp FDI vào ngân sách còn giúp cho nước tiếp nhận đầu tư đảm bảo được nguồn tài chính của mình, có tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Đánh giá nội dung này có thể sử dụng các chỉ tiêu: tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm của khu vực FDI; tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI so với tổng thu ngân sách. c) Hiệu quả xã hội - Khả năng tạo việc làm cho người lao động: Được thể hiện qua số lượng việc làm mà khu vực FDI tạo ra trong tương quan với các khu vực kinh tế khác, được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trong tổng lao động có việc làm trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ lao động tạo ra của khu vực FDI = (Số lao động trong khu vực FDI/Tổng số lao động của địa phương) x 100%. Tỷ lệ này cao cho biết dòng vốn FDI có chất lượng tốt trong tạo việc làm và ngược lại. - Tác động của FDI đến môi trường: Đây là một chỉ tiêu rất khó có thể chuẩn hóa. Để đánh giá chỉ tiêu này cần xem xét: Tỷ trọng doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường = (Số lượng doanh nghiệp không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường/Tổng số các doanh nghiệp) x 100% Tỷ trọng doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường càng lớn cho thấy khu vực đang tiếp nhận dòng vốn FDI kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới môi trường. Chi phí cho cải tạo môi trường hàng năm của khu vực FDI và chi phí môi trường dự kiến tiết kiệm được của các doanh nghiệp FDI khi đầu tư cho biết mức độ quan tâm đến bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp FDI. d) Hiệu ứng và tác động lan tỏa
  • 26. 18 Mức độ chuyển giao công nghệ: Được thể hiện thông qua số hợp đồng chuyển giao công nghệ tại địa phương; tỷ trọng các dự án đầu tư đến từ các nước nắm giữ công nghệ nguồn (như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…); tỷ lệ nội địa hóa. Các chỉ tiêu này càng cao cho thấy mức độ chuyển giao công nghệ lớn của các doanh nghiệp FDI vào địa bàn tiếp nhận vốn đầu tư. Mức độ liên kết của khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước. Sự liên kết chặt chẽ của khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước thể hiện qua: hình thức liên kết trong hoạt động FDI; sự hoàn thiện của khu vực công nghiệp phụ trợ; mức độ liên kết trong hệ thống quản trị điều hành giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước; mức độ đào tạo và nâng cao kỹ năng của người lao động trong khu vực FDI. 1.4.Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công ngiệp tại các nước trê thế giới, các địa phương trên Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà Nam. 1.4.1. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan. Theo báo cáo thường niên 29/10/2015 của Ngân hàng thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế công bố môi trường kinh doanh thuận lợi năm 2015 Thái Lan đứng 26/189. Để đạt được kết quả này chính phủ Thái Lan đưa ra các biện pháp: - Quy hoạch đồng bộ từ vùng công nghiệp, quy hoạch tổng thể sang KCN. Phát triển KCN có hạ tầng xã hội khép kín đảm bảo ăn, ở, sin hoạt cho công nhân công nghiệp. Thủ tục quản lí đơn giản, thuận tiện cho nhà đầu tư. Bộ máy xúc tiến đồng bộ giữa nhà nước và chính quyền địa phương. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở kĩ thuật để hình thành KCN trung tâm. - Đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, phí, giá, cơ chế quản lí một cửa. - Ban hành chính sách miễn thuế thu nhập và tự do hóa lĩnh vực tài chính. Bộ máy quản lí đầu tư gọn nhẹ và tập trung tiết kiệm thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư. - Chính phủ chú ý phát triển công nghiệp phụ trợ, thành lập ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức chuyên môn lo phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước. - Tại các KCN tuân thủ quy định bảo vệ môi trường cụ thể trước khi xây dưng nhà máy thì phải có giấy phép xây dựng nhà máy. - Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với quan điểm: “vốn nhân lực là ưu tiên hàng đầu trong quá trình cạnh tranh của một đất nước”. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm tỉnh Bắc Ninh. Là một tình có truyền thống phát triển làng nghề, nhân lực đông và trình độ ngày càng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước tuy nhiên việc phát triển KCN và thu hút FDI thuộc top 10 cả nước.Trong 6 tháng
  • 27. 19 đầu năm 2019 tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 1.114 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 12.170 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy các KCN lên đến 93,56%. Các KCN của Bắc Ninh đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài: Samsung (Hàn Quốc), Canon (Nhật Bản) … Có được những kết quả như vậy, do Bắc Ninh đã hoàn thiện chính sách, cải tạo môi trường đầu tư, tận dụng lợi thế của tỉnh, tận dụng nội lực để tăng cường thu hút đầu tư, cụ thể: - Quy hoạch và phát triển KCN năm 2015 tầm nhìn 2020 điều chỉnh lại cơ sở hạ tầng, mô hình KCN gắn với đô thị, gắn việc phát triển KCN với khu dân cư. - Sau khi quy hoạch, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN với hình thức đa dạng hóa hình thức đầu tư, có lựa chọn các nhà đầu tư, ngành nghề đầu tư, doanh nghiệp có năng lực. - Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Coi trọng công tác đầu tư và xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư. Đề ra định hướng thu hút FDI rõ ràng và theo từng giai đoạn cụ thể của Tỉnh. - Các sở, ban ngành có liên quan luôn phối hợp chặt chẽ với nhau và nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn cho nhà đầu tư… Vận dụng tốt các chính sách, quyết định của Trung ương áp dụng thông thoáng tại Bình Dương. Đảm báo tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin cho DN, không có chính sách ưu dãi riêng cho các nhà thầu trong khuôn khổ pháp luật. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà Nam. - Quy hoạch ngành nghề, công nghiệp mũi nhọn của địa phương, quy hoạch KCN và hệ thống dịch vụ đáp ứng sự phát triển bền vững cuả KCN đặc thù trong thời gian dài. - Chú trọng công tác đầu tư và xúc tiến đầu tư, việc thu hút đầu tư cần có mục tiêu, mục đích cụ thể. - Hoàn thiện thủ tục hành chính nhanh gọn, nhẹ không rườm rà, phức tap. - Các chính sách về thu hút đầu tư công khai, minh bạch, không ngừng đổi mới để phù hợp với từng giai đoạn, từng thời điểm thục trạng của địa phương, chính sách ưu đãi, xúc tiến đầu tư có hiệu quả - Sự phối hợp chặt chẽ giữa DN trong KCN và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp…
  • 28. 20 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO KCN TỈNH HÀ NAM 2.1.Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút FDI tại Hà Nam. 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam. Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn có những chuyển biến tích cực và ngày càng có dấu hiệu khả quan hơn. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2020 theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 38.083,5 tỷ đồng, tăng 7,02% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng thấp nhất so với các năm trước, tuy nhiên vẫn là mức tăng trưởng cao thứ 3 trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, thứ 6 toàn quốc. Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội năm 2019 – 2020. Chỉ tiêu Đơn vị 2019 2020 2020/2019 (%) Tổng sản phẩm trong tỉnh Theo giá SS 2010 Tỷ đồng 35.401,04 38.083,50 107,2 Nông – Lâm – Thủy sản 4.548,2 3.694,09 81,22 CN-XD 15.857,4 24.373,44 153,70 Dịch vụ 14.995,44 10.015,97 66,79 Cơ cấu GDP Theo ngành kinh tế Nông – Lâm – Thủy sản % 12,8 9,7 75,78 CN-XD 44,79 64 142,88 Dịch vụ 57,59 26,4 45,84 Nguồn: Theo Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, Báo cáo tình hình KT – XH tỉnh Hà Nam năm 2019 -2020.
  • 29. 21 a) Về tăng trưởng kinh tế: Tổng GDP của năm 2020 đạt 38083,5 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 7,02% so với thực tế 2019. Trong đó khu vực Nông – lâm – thủy sản giảm 18,78%, công nghiệp và xây dựng tăng 53,70%, dịch vụ giảm 66,79%. Thu nhập bình quân đầu người GRDP cả năm đạt 69,7 triệu đồng, tăng 8,6% so với năm 2019, bằng 96,9% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế đến cuối năm đạt: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 9,7%; Công nghiệp - xây dựng 64%; Dịch vụ 26,3%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá SS2010) năm 2020, tăng 2,8% so với năm 2019, bằng 100,1% kế hoạch…Thu cân đối ngân sách Nhà nước cả năm 2020 đạt 10.278 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2019 và bằng 110,8% dự toán địa phương. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 3.077 triệu USD, giảm 11,5% so với năm 2019, bằng 86,3% kế hoạch. Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ cả năm đạt 27.575,6 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2019, bằng 92,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư phát triển thực hiện cả năm đạt 34.619,1 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2019, bằng 92,3% kế hoạch. Năm 2020 là năm có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm thấp hơn so với những năm gần đây; tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế cả thế giới chung tay chống dịch nói chung, tỉnh Hà Nam nói riêng những năm qua gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao thì đây là mức tăng trưởng hợp lý. Có được kết quả tích cực trên là do sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân toàn tỉnh cũng nhƣ việc thực hiện triệt để, kịp thời, hiệu quả các biện pháp, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ. b) Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế của Phú Thọ có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn. Trong đó chuyển dịch từ nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang hướng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên vẫn còn chậm. Nguyên nhân: Tốc độ tăng của ngành công nghiệp không đạt kế hoạch, giá của hầu hết các vật tư và nguyên liệu đầu vào của sản xuất đều tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng, trong khi đầu ra của sản phẩm không tăng, nên tỷ lệ đóng góp vào GDP giảm. Do vậy, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2020 là: Nông nghiệp 9,7%, công nghiệp – xây dựng 64% và dịch vụ 26,4%.
  • 30. 22 Bảng 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam từ 2016 – 2020. (theo giá thực tế). Đơn vị: % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Cơ cấu theo ngành kinh tế 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông – lâm – thủy sản 15,2 13,5 9,7 12,8 9,7 Công nghiệp – Xây dựng 58,67 59.85 61,9 57,59 64 Dịch vụ 26,13 26,65 28,4 44,79 26,4 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, Niên giám 2016 – 2020. Có thể thấy tỉnh Hà Nam đang chuyển dịch cơ cấu tập trung sang lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng và dịch vụ. Tuy bị ảnh hưởng do đại dịch Covid 19 năm 2020 khiến tỷ trọng cơ cấu của ngành dịch vụ giảm mạnh so với 2019, tuy nhiên trong tình hình Covid 19 nền kinh tế cũng có những tiến bộ đáng kể. c) Về nguồn nhân lực Công tác lao động được đào tạo nghề, tạo việc làm đạt kết quả khả quan: Lao động được giải quyết việc làm mới 23.338 lao động, trong đó xuất khẩu 436 lao động.Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 2,4%. Năng suất lao động đạt 125,3 triệu đồng/người, tăng 10,7% so với năm 2019, bằng 94,4% kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt 55%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp/tổng lao động xã hội còn 25,5%. Cơ cấu lao động: Theo kết quả điều tra lao động việc làm, tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2020 là 478.921 người, tương đương năm 2019. Trong đó, lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ lệ 25,6%; công nghiệp và xây dựng 44,6%; dịch vụ 29,8%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết tạo việc làm cho người lao động năm 2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề được 21.026 người; giải quyết việc làm mới cho 23.338 lao động (trong đó XK lao động 436 người), vượt chỉ tiêu kế hoạch 38%; toàn tỉnh có khoảng 25.674 người được tạo việc làm thêm, đạt 138% kế hoạch. Tỷ lệ thất nghiệp chung 1,8%, trong đó khu vực thành thị là 2,4%. d) Về cơ sở hạ tầng. - Giao thông: Hà Nam có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Qua địa bàn Tỉnh có quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32B, 32C, quốc lộ 70; đờng sắt tuyến Bắc – Nam. Đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh đang là cửa ngõ của thủ đô, các xe từ miền trong muốn ra Hà Nội hay các đi cao tốc các tỉnh phía Bắc đều phải đi qua.
  • 31. 23 - Điện, nước: Hệ thống điện quốc gia đã phủ kín ở tất cả các huyện, xã trong tỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho DN, sản xuất kinh doanh. Hiện 70% dân số trong tỉnh đã được dùng nước sạch đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Thành phố, thị xã và thị trấn các huyện đã có nhà máy cung cấp nước sạch với tổng công suất trên 150.000m3 / ngày đêm, thỏa mãn nhu cầu cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng. - Hệ thống ngân hàng, tài chính: Gồm các sàn giao dịch chứng khoán, phòng giao dịch ngân hàng của nhiều ngân hàng khác nhau như ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), ngân hàng Hàng hải (Maritime bank), ngân hàng nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng (Techcombank)… có đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh… với thời gian nhanh nhất qua hệ thống giao dịch điện tử hiện đại. 2.1.2. Các Khu công nghiệp trên địa bàn tình Hà Nam. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận năm 2020, tỉnh sẽ phát triển 8 khu công nghiệp với tổng diện tích trên trên 2000 hecta. Đã có 8 khu công nghiệp tính tới thời điểm này được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án với tổng diện tích là 2.043 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 1.458 ha. 7/8 khu công nghiệp đã được đầu tư cơ bản, đồng bộ cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Tổng diện tích các khu công nghiệp đã cho thuê đạt tỷ lệ lấp đầy là 74,4%.
  • 32. 24 Bảng 2.3 Bảng các Khu công nghiệp tại Hà Nam. Đơn vị: Ha. Khu công nghiệp Quy mô Vị trí Khu công nghiệp Thanh Liêm 293 Huyện Thanh Liêm và TP.Phủ L Khu công nghiệp Thái Hà 200 Xã Bắc Lý, Chân Lý, Nhân Đạo – Huyện Lý Nhân Khu công nghiệp Hòa Mạc 131, 69 Xã Trác Văn – Thị xã Duy Tiên Khu công nghiệp Châu Sơn 376,89 TP.Phủ Lý Khu công nghiệp Đồng Văn 1 371 Phường Đồng Văn, Duy Minh, Bạch Thượng – Thị xã Duy Tiên Khu công nghiệp Đồng Văn 2 339 Phường Đồng Văn, Duy Minh, Bạch Thượng – Thị xã Duy Tiên Khu công nghiệp Đồng Văn 3 523 Phường Đồng Văn, xã Hoàng Đông, xã Tiên Nội – Thị xã Duy Tiên Khu công nghiệp Đồng Văn 4 300 Xã Nhật Tân, Nhật Tựu, Đại Cương – Huyện Kim Bảng Nguồn: Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. 2.1.3. Thực trạng thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam 2.1.3.1. Tình hình thu hút FDI vào KCN tỉnh Hà Nam. a) Tống số các dự án đầu tư vào KCN tỉnh Hà Nam. Bảng 2.4. Tổng hợp các dự án đầu tư và vốn đầu tư đăng kí được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các khu công nghiệp Hà Nam (2016 – 2020) Đơn vị : triệu USD Năm Dự án mới Vốn đầu tư Tổng dự án mới Trong nước Ngoài nước Tổng dự án mới Trong nước Ngoài nước 2016 102 71 31 804,1 192,6 611,5 2017 84 84 21 1026,4 900 126,4 2018 80 80 46 1315,72 870,72 445 2019 17 17 50 3584,91 2634 950 2020 14 14 30 2503,4 2002 501,4 Nguồn: Báo cáo Ban quản lí Khu công nghiệp tinh Hà Nam
  • 33. 25 Lũy kế đến 18/12/2020: trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 1.026 dự án đầu tư còn hiệu lực (326 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 700 dự án trong nước) với vốn đăng ký 4.334,7 triệu USD và 139.048,9 tỷ đồng. Tính riêng dự án FDI hiện có 284 dự án nằm trong khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký 4.103,5 triệu USD; ngoài khu công nghiệp có 42 dự án với tổng vốn 231,2 triệu USD. Biểu đồ 2.5. Cơ cấu FDI tỉnh Hà Nam năm 2020. Nguồn: Báo cáo Ban quản lí Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam Theo thống kê của bảng trên, tỷ lệ vốn FDI thực hiện tại KCN so với FDI toàn tỉnh Hà Nam chiếm 96,67%. Điều này cho thấy, Hà Nam thu hút FDI vào các KCN đạt kết quả cao hơn thu hút ngoài các KCN. b) Quy mô nguồn vốn FDI vào các KCN tỉnh Hà Nam. Bảng 2.6 Tình hình thu hút vốn FDI vào Tỉnh Hà Nam Năm Số dự án Vốn đăng kí (triệu USD) Vốn thực hiện ( triệu USD) Bình quân một dự án theo vốn đăng kí (triệu USD) 2016 31 611,5 598,2 19,29 2017 21 126,4 125,3 5,97 2018 46 445 402 8,739 2019 50 950 857,6 17,152 2020 30 501,4 452,7 15,09 Nguồn: Tổng hợp theo niên giám thống kê năm 2016 – 2020. Theo số liệu thống kê ở bảng 2.6 thì mức vốn đầu tư đăng ký bình quân cho một dự án vào KCN là 13,25 triệu USD. Dự án có mức vốn đầu tư đăng ký nhỏ nhất là 5,97 triệu USD. Dự án có mức đầu tư đăng ký lớn nhất là 17,152 triệu USD. Nhìn chung, các dự án FDI đầu tư vào Phú Thọ đa phần là các dự án có quy mô vốn đăng ký nhỏ, chưa có dự án nào có quy mô tới 100 triệu USD. FDI KCN 97% FDI ngoài KCN 3% FDI KCN FDI ngoài KCN
  • 34. 26 c) Đối tác đầu tư FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh. Xét về đối tác đầu tư, tại các KCN tỉnh Hà Nam hiện có 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với 80 dự án, chiếm 44,94 %, Đài Loan 30 dự án, chiếm 16,85 %, Nhật Bản 52 dự án, chiếm 29,21 %, Trung Quốc 15 dự án, chiếm 8,43 %, Singapore 1 dự án, chiếm 0,57%. Bảng 2.7. Kết quả thu hút FDI vào KCN theo đối tác đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam. STT Đối tác Số lượng dự án FDI tại KCN Tỷ lệ (%) 1 Hàn Quốc 80 44,94 2 Đài Loan 30 16,85 3 Nhật Bản 52 29,21 4 Trung Quốc 15 8,43 5 Singapore 1 0,57 Nguồn: Báo cáo rà soát hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN, đến hết 2020 Hiện nay, đối tác lớn nhất và truyền thống nhất tại tỉnh Hà Nam là Hàn Quốc. Một trong những đối tác mà hiện nay rất nhiều các địa phương đang tập trung vào xúc tiến thu hút đầu tư là Nhật Bản lại chiếm tỷ lệ rất cao, đứng sau Hàn Quốc về đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh. Nhật Bản luôn được đánh giá là đối tác khó tính nhưng lại mang lại những dự án lớn với công nghệ hiện đại, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. d) Thu hút FDI theo lĩnh vực sản xuất. Xét về cơ cầu đầu tư, trong tổng số 178 dự án FDI đầu tư đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian qua, có tới 137 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm tới 73,26% tổng dự án đầu tư vào tại các KCN. Nếu xét riêng ngành công nghiệp, các dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ : dệt, may, chế biến khoáng sản, nông lâm sản và một số lĩnh vực khác như: chế biến thực phẩm, sản xuất dụng cụ y tế, sản xuất thiết bị điện…
  • 35. 27 Bảng 2.8. Kết quả thu hút FDI vào các KCN theo lĩnh vực sản xuất. STT Lĩnh vực sản xuất Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%) 1 Gia công may mặc, dệt, thêu 87 48,87 2 Linh kiện điện tử 62 34,83 3 Sản xuất bao bì 3 1,69 4 Sản xuất thức ăn gia súc 6 3,37 5 Chế biến gỗ 5 2,81 6 Cao su 7 3,93 7 Sản xuất nhựa 8 4,50 Nguồn: Báo cáo rà soát hoạt động của doanh nghiệp trong các KCN. Các dự án đầu tư chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ., sử dụng nhiều lao động phổ thông, công nghiệp có công nghệ không quá cao. 2.1.4. Kết quả đạt được khi tỉnh Hà Nam thực hiện và đưa ra các chính sách ưu đãi và xúc tiến đầu tư. 2.1.4.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bảng 2.9: Các chỉ tiêu thành phần chỉ số PCI tỉnh Hà Nam (2016 – 2020) Các chỉ số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Gia nhập thị trường 7,96 7,77 7,99 7,09 8,19 Tiếp cận đất đai 5,81 6,33 6,21 6,79 6,47 Tính minh bạch 6,44 6,35 6,22 6,59 5,94 Chi phí thời gian 6,35 7,03 6,5 6,79 7,45 Chi phí không chính thức 5,81 5,36 5,84 5,35 6,22 Tính năng động 5,43 6,11 6,22 6,75 7,08 Hỗ trợ doanh nghiệp 4,94 6,21 6,4 6,88 5,39 Đào tạo lao động 6,1 6,63 6,56 6,9 6,79 Thiết chế pháp lí 5,43 5,77 5,68 6 6,53 Cạnh tranh bình đẳng 3,85 3,45 4,51 4,55 6,31 PCI 58,16 61,97 62,77 65,07 63,47 Xếp hạng 35 35 37 34 30 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chỉ số cạnh tranh của tỉnh Hà Nam đã có sự tăng trưởng khá lớn từ thứ hạng 35 với 58,16 điểm (năm 2016) lên thứ hạng 30 với 63,47 (năm 2020) tăng 5,31 điểm cho
  • 36. 28 thấy với việc thực hiện các chính sách, công cụ thu hút đầu tư thì Hà Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên vào năm 2018 thì Hà Nam bị tụt xuống hạng 37 với điểm số 62,77 cho thấy rằng Hà Nam cần có những giải pháp sáng tạo hơn trong việc thu hút đầu tư, Mặc dù năm 2018 có điểm số tăng so với năm 2017 nhưng so với tổng số PCI với các tỉnh khác cùng thời kì, từ đó Hà Nam cần có những điểm mới, sáng tạo hơn để giữ vững vị thế của mình. Có thể thấy việc xuống hạng chỉ số PCI giảm do điểm chi phí thời gian giảm, tiếp cận đất đai giảm, cùng với thiết chế pháp lí giảm sút. Chi phí không chính thức tăng có nghĩa là chi phí tăng. Ngoài ra trong khi chúng ta cần tăng tính minh bạch giảm thì tính minh bạch lại có dấu hiệu giảm sút, thời gian và chi phí tiếp cận đất đai cần tăng lên thì lại giảm xuống. Với chỉ số PCI của tỉnh Hà Nam so với khu vực đồng bằng sông Hồng thì đang giữ vị trí 8/12 (2020) với 63.47 điểm. Chính vì vậy Hà Nam cần khắc phục những khuyết điểm để củng cố vị trí của mình so với các tỉnh. 2.2.Thực trạng chính sách thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 2.2.1. Khung pháp lý về thu hút vốn FDI vào các KCN. Trên cơ sở các luật đã ban hành, các cơ quan nhà nước có liên quan đã ban hành những nghị định, thông tư hướng dẫn. Đặc biệt Chính phủ đã ban hành chính sách trong đó quan trọng và trực tiếp là Quy chế hoạt động của KCN, CCN tạo cơ sở pháp lý và cho sự ra đời của các KCN và hoạt động thu hút đầu tư trong đó có thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, CCN, KKT Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/3/2008: quy định về KCN, KCX và KKT. Nghị định này thay thế cho nghị định số 36/1997/NĐ-CP về ban hành quy định về KCN, KCX, KKT và một số văn bản quy định đã ban hành trước đó. Nghị định là cơ sở pháp lý quan trọng hoàn thiện và kiện toàn BQL KCN với mô hình tổ chức hiện đại, chức năng nhiệm vụ rõ ràng, đầy đủ thẩm quyền để hoàn thiện công tác quản lý đối với KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Cùng với những Quy chế KCN, nhiều văn bản dưới luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động thu hút đầu tư đặc biệt là thu hút đầu tư FDI của KCN. Đây là hành lang pháp lý tương đối rõ ràng thuận lợi cho các hoạt động của KCN như: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư, tạo điều kiện cho việc triển khai luật đầu tư trên thực tế. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi