SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN
Sinh viên thực hiện : Ngô Nữ Huyền Trang
Mã sinh viên : A17139
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Ngô Thị Quyên
Sinh viên thực hiện : Ngô Nữ Huyền Trang
Mã sinh viên : A17139
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do bản thân thực hiện, có sự hỗ trợ
từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác.
Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và đƣợc trích
dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Sinh viên
Ngô Nữ Huyền Trang
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Ngô Thị Quyên đã nhiệt tình hƣớng dẫn em
hoàn thành khóa luận này và các thầy cô trong trƣờng đã tận tình truyền đạt những
kiến thức bổ ích cho em.
Do kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn hạn chế nên khóa luận vẫn còn
những thiếu sót. Em mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để
khóa luận tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Ngô Nữ Huyền Trang
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................................................................1
1.1 Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp..................1
1.1.1 Khái niệm BCTC ...................................................................................1
1.1.2 Vai trò củabáo cáo tài chính..................................................................1
1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính....................................................................2
1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán: ..............................................................................2
1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ...................................................3
1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:......................................................................3
1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính:................................................................4
1.2. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp....................4
1.2.1. Phương pháp so sánh ...............................................................................4
1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ số tài chính.....................................................6
1.2.3. Phương pháp Dupont ...............................................................................6
1.3 Nội dung phân tích...........................................................................................7
1.3.1 Phân tích Kết quả kinh doanh...................................................................7
1.3.2 Phân tích tình hình Tài sản – Nguồn vốn .................................................8
1.3.2.1 Phân tích quy mô Tài sản – Nguồn vốn....................................................8
1.3.2.2 Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn.....................................................8
1.3.2.3 Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn....................................................9
1.3.2.4 Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn............................................................11
1.3.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ....................................................................11
1.3.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính ..............................................................12
1.3.4.1. Tỷ số về khả năng thanh toán: ..............................................................13
1.2.2.2. Tỷ số về khả năng quản lý nợ................................................................13
1.2.2.3. Tỷ số về khả năng hoạt động:................................................................14
1.2.2.4. Tỷ số về khả năng sinh lời:....................................................................16
1.3.5 Phân tích điểm hòa vốn...........................................................................17
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT KÍNH AN TOÀN...........................................................................................20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất kính an
toàn .............................................................................................................20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn ..............20
2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán ...............................................................23
2.2.1.1 Phân tích sự biến động và kết cấu Tài sản .............................................23
2.2.1.2 Phân tích sự biến động và kết cấu Nguồn vốn........................................27
2.2.1.3 Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn: ................................................29
2.2.1.4 Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn:...........................................................30
2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.................................................33
2.2.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ: ..............................................................37
2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính...............................................................41
2.2.4.1 Tỷ số về khả năng thanh toán: ..............................................................41
2.2.4.2 Tỷ số về khả năng quản lý nợ:...............................................................42
2.2.4.3 Tỷ số về khả năng hoạt động: ...............................................................43
2.2.4.4 Tỷ số về khả năng sinh lời: ...................................................................45
2.2.4.5 Phân tích điểm hòa vốn: .......................................................................47
2.2.5 Nhận xét về tình hình tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
.............................................................................................................48
2.2.5.1 Những hiệu quả đạt được: ....................................................................48
2.2.5.2 Hạn chế:...............................................................................................48
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN .....................49
3.1 Những khó khăn, thuận lợi tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn....49
3.1.1. Thuận lợi:............................................................................................49
3.1.2. Khó khăn: ............................................................................................49
3.2 Mục tiêu và định hƣớng phát triển của công ty cổ phần sản xuất kính an
toàn 49
3.2.1 Mục tiêu:..............................................................................................49
3.2.2 Định hướng .........................................................................................50
Thang Long University Library
3.3 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần
sản xuất kính an toàn ..........................................................................................50
3.3.1 Quản lý hàng tồn kho:.........................................................................50
3.3.2 Giảm khoản phải thu:..........................................................................51
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
CF Dòng tiền
EBIT Thu nhập trƣớc thuế và lãi vay
GVHB Giá vốn hàng bán
Hđkd Hoạt động kinh doanh
KH Khách hàng
NH Ngắn hạn
NVDH Nguồn vốn dài hạn
NVNH Nguồn vốn ngắn hạn
Thuế GTGT thuế giá trị gia tăng
Thuế TNDN thuế thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lƣu động
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sảntrong giai đoạn 2011 – 2013 ................................23
Bảng 2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2011 - 2013..........................27
Bảng 2.3 Nhu cầu VLĐròng trong giai đoạn 2011 – 2013............................................29
Bảng 2.4 Tình hình VLĐròng trong giai đoạn 2011 – 2013 .......................................30
Bảng 2.5 So sánh VLĐ ròng với nhu cầu VLĐ ròng ..................................................30
Bảng 2.6 Bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng trong giai đoạn 2011 – 2013............31
Bảng 2.7 Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 201334
Bảng 2.8 Tình hình lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn
2011 – 2013...............................................................................................................38
Bảng 2.9. Tình hình lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính
trong giai đoạn 2011 – 2013.......................................................................................40
Bảng 2.10 Các tỷ số về khả năng thanh toán ..............................................................41
Bảng 2.11 Các tỷ số về khả năng quản lý nợ..............................................................42
Bảng 2.12. Các tỷ số về khả năng hoạt động..............................................................44
Bảng 2.13 Các tỷ số về khả năng sinh lời...................................................................46
Bảng 2.14 Các chỉ tiêu tính điểm hòa vốn..................................................................47
Bảng 3.1 Phân loại hàng tồn kho................................................................................51
Bảng 3.2 Bảng tính điểm tín dụng..............................................................................52
Bảng 3.3 Bảng phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro.........................................53
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Đồ thị điểm hòa vốn...................................................................................19
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn .........................21
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản qua giai đoạn 2010 - 2013................................................24
Sơ đồ 3.1 Mô hình ABC ............................................................................................51
Sơ đồ 3.2 Quy trình đánh giá uy tín khách hàng.........................................................52
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới dần sa sút và có dấu hiệu phục hồi chậm.Tại
Việt Nam, kinh tế tăng trƣởng chậm lại cùng với tình hình tranh chấp trên biển Đông
diễn biến phức tạp đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới động thái phát triển kinh tế - xã
hội và đời sống của ngƣời dân. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong nƣớc cũng
gặp không ít khó khăn, đã có nhiều doanh nghiệp phải giải thể, một số doanh nghiệp
khác thì tốc độ tăng trƣởng không cao. Để có thể đứng vững và phát triển trong giai
đoạn khó khăn này các doanh nghiệp cần phải tìm ra giải pháp cho mình để kinh
doanh có hiệu quả hơn. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một bƣớc
quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình tài chính
của mình từ đó có những bƣớc đi phù hợp để phát triển và nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trƣờng.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính
và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cần thiết về doanh
nghiệp cho nhà quản trị và các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp nhƣ: các nhà đầu tƣ,
chủ nợ, ngƣời cho vay,…Vì thế việc Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần
sản xuất kính an toàn là để đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp để từ đó có những quyết định phù hợp cho việc phát triển trong tƣơng
lai.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của doanh
nghiệp nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lƣu chuyển
tiền tệ.
Phƣơng pháp xử lý số liệu: tính toán dựa trên các số liệu đã thu thập đƣợc từ báo cáo
tài chính để phân tích, tổng hợp, so sánh vàđánh giá các tỷ số tài chính để thấy đƣợc
thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định thích hợp cho việc
sản xuất kinh doanh.
Kết cấu
Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an
toàn “ gồm có 3 chƣơng.
Chƣơng I: Cơ sở lý luận về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính
Chƣơng II: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần
sản xuất kính an toàn
1
CHƢƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm BCTC
Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính và hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đƣa ra kế hoạch và biện pháp quản lý phù hợp.
Cơ sở để phân tích là thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình và kết quả tài
chính của doanh nghiệp đƣợc tổng hợp trên báo cáo tài chính cũng nhƣ các số liệu
đƣợc tập hợp trong hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là
nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là các số liệu tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh
thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời
điểm hay thời kỳ.
Báo cáo tài chính thƣờng đƣợc trình bày theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán
quy định. Để đảm bảo yêu cầu chính xác và hợp lý, các báo cáo tài chính phải đƣợc
lập và trình bày theo quy định của Bộ tài chính.
1.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chính doanh
nghiệp. Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò quan trọng trong phân tích hoạt
động tài chính của doanh nghiệp và công tác quản lý doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế - tài chính, giúp phân
tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích thực trạng tài chính
của doanh nghiệp trong kỳ. Từ đó, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng
vốn và khả năng huy động các nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, đánh giá tình hình chấp hành và thực hiện các chính sách kinh tế tài chính của
doanh nghiệp.
Những thông tin trên báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong việc phân
tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế. Trên cơ sở đó, dự đoán tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Đó là
những căn cứ quan trọng, giúp cho việc đƣa ra những quyết định cho quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp, hoặc là những
quyết định của các nhà đầu tƣ, các chủ nợ, các cổ đông tƣơng lai của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tình hình tài sản,
nguồn vốn, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, phân
tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp nhƣ: phân tích tình hình biến động về quy
mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn, về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, tình
Thang Long University Library
2
hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nƣớc, tình hình phân phối lợi nhuận
của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu, số liệu trên các báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính ra các
chỉ tiêu kinh tế khác, giúp cho việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hiệu
quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng là những
căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính đƣợc trình bày theo các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quy định và
theo quy định của Bộ tài chính. Doanh nghiệp phải lập các báo cáo tài chính theo định
kỳ có thể là tháng, quý hoặc năm. Một bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở Việt
Nam bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh các báo cáo tài chính
1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn và các quan hệ tài chính
của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thƣờng đƣợc chọn là
thời điểm cuối quý hoặc cuối năm. Bảng cân đối kế toán đƣợc lập và trình bày theo
quy định mẫu của Bộ tài chính.
Bảng cân đối kế toán đƣợc chia làm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn.
Phần Tài sản:
Phản ánh giá trị kế toán toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo
cáo chia làm 2 loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn (Tài sản lƣu động – Current Asset): là những tài sản luân chuyển
nhanh, không ngừng chuyển đổi hình thái và hoàn thành một vòng luân chuyển sau
mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tài sản ngắn hạn bao gồm năm yếu tố chủ yếu đƣợc
sắp xếp vào bảng cân đối kế toán theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần: (1) Tiền và
các khoản tƣơng đƣơng tiền, (2) Đầu tƣ tài chính ngắn hạn, (3) Các khoản phải thu, (4)
Hàng tồn kho, (5) Tài sản ngắn hạn khác.
Tài sản dài hạn: là những tài sản có thời gian luân chuyển trên 1 năm hoặc trên một
chu kỳ kinh doanh (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trên 12 tháng) bao
gồm: (1) Các khoản phải thu dài hạn, (2) Tài sản cố định, (3) Bất động sản đầu tƣ, (4)
Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn, (5) Tài sản dài hạn khác.
Phần Nguồn vốn:
Nguồn vốn phản ánh toàn bộ các nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo. Các loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán đƣợc sắp xếp theo
3
thứ tự ổn định tăng dần. Nguồn vốn đƣợc chia làm 2 loại: Nợ phải trả và nguồn vốn
chủ sở hữu.
Nợ phải trả là nguồn vốn hình thành do vay mƣợn, mua chịu hàng hóa của nhà cung
cấp, các khoản nợ tích lũy, nợ thuế với Nhà nƣớc, lƣơng và bảo hiểm xã hội chƣa
thanh toán cho ngƣời lao động.
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ
doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính quan trọng, không thể thiếu để tiến hành
phân tích cơ cấu tài chính của một doanh nghiệp. Thông tin từ bảng cân đối kế toán
cung cấp khái quát tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn
hạn, cơ cấu tài chính và mức rủi ro tài chính cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một tài liệu quan trọng cùng với Bảng cân
đối kế toán để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp
sau một kỳ hoạt động nào đó. Thời kỳ báo cáo thƣờng đƣợc chọn là năm, quý hoặc
tháng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc lập và trình bày theo quy định mẫu
của Bộ tài chính.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: Lãi lỗ, Tình hình thực hiện nghĩa
vụ đối với nhà nƣớc và Thuế GTGT đƣợc khấu trừ, miễn giảm.
Phần 1: Lãi lỗ
Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của
doanh nghiệp.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
- Thuế
- Các khoản phải nộp khác
- Tổng số thuế còn phải nộp năm trƣớc chuyển sang kỳ này
Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, miễn giảm
- Thuế GTGT đƣợc khấu trừ .
- Thuế GTGT đƣợc hoàn lại.
- Thuế GTGT đƣợc miễn giảm.
1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Phản ánh dòng tiền lƣu chuyển trong kỳ, để nhà quản trị đƣa ra các quyết định tài
chính cho kỳ tới. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính
của doanh nghiệp mà bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập chƣa phản ánh hết
Thang Long University Library
4
đƣợc. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc lập và trình bày theo quy định mẫu của Bộ tài
chính.
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc chia làm ba phần:
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh (Operating cash flow):
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh là các dòng tiền thu vào – chi ra liên quan
đến thu nhập – chi phí của doanh nghiệp, xảy ra thƣờng xuyên trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư (Investment cash flow)
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ là các dòng tiền ra vào liên quan đến hoạt động
đầu tƣ tài chính và mua sắm, xây dựng, nhƣợng bán, thanh lý các tài sản dài hạn.
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động huy động vốn (hoạt động tài chính – Financing cash
flow)
Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động huy động vốn là những dòng tiền ra – vào làm thay
đổi kết cấu và quy mô của vốn vay và vốn chủ sở hữu.
1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo tài chính tổng hợp nhằm giải trình và bổ
sung thêm các chỉ tiêu mà trên các báo cáo tài chính khác chƣa thể hiện hoặc thể hiện
chƣa đầy đủ. Thuyết minh báo cáo tài chính đƣợc lập và trình bày theo quy định mẫu
của Bộ tài chính.
Thuyết minh báo cáo tài chính gồm 8 nội dung chính sau:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Các chính sách kế toán áp dụng
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng báo cáo kết quả kinh
doanh
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng lƣu chuyển tiền tệ
- Những thông tin khác
1.2. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
1.2.1. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân
tích kinh doanh nói chung và báo cáo tài chính nói riêng. Phƣơng pháp này có ƣu điểm
là đơn giản và ít phải tính toán.
Tiêu chuẩn so sánh
Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu
chuẩn đó có thể là:
5
Tài liệu của năm trƣớc (kỳ trƣớc), nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu.
Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm đành giá tình hình thực
hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
Các chỉ tiêu của kỳ đƣợc so sánh với kỳ gốc đƣợc gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết
quả mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc.
Điều kiện so sánh
Phƣơng pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu dùng làm cơ sở so
sánh phải có những điều kiện sau:
Phải thống nhất nhau về nội dung phản ánh và phƣơng pháp tính toán.
Phải đƣợc xác định trong cùng độ dài thời gian hoặc những thời điểm tƣơng ứng.
Phải có cùng đơn vị tính.
Kỹ thuật so sánh
Phƣơng pháp so sánh có thể sử dụng các số tuyệt đối, số tƣơng đối hoặc số bình quân.
- So sánh số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ
tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng quy mô tăng giảm của các hiện
tƣợng kinh tế.
- So sánh bằng số tƣơng đối: là thƣơng số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc
của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát
triển, mức phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế.
- So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện
tính chất đặc trƣng chung về mặt số lƣợng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một
đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng một tính chất.
Hình thức so sánh
Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phƣơng pháp so sánh có thể thực hiện theo ba
hình thức:
- So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tƣơng quan
giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán-tài chính, nó còn gọi là phân tích
theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo).
- So sánh chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hƣớng biến
động các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang
(cùng hàng trên báo cáo).
- So sánh xác định xu hƣớng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay
các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo đƣợc xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản
ánh quy mô chung và chúng có thể đƣợc xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu
hơn) để cho ta thấy rõ xu hƣớng phát triển của các hiện tƣợng nghiên cứu.
Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thƣờng đƣợc phân tích trong các phân tích
báo cáo tài chính- kế toán, nhất là bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân
Thang Long University Library
6
đối kế toán và bảng lƣu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định kỳ của doanh
nghiệp.
1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ số tài chính
Phƣơng pháp phân tích tỷ số tài chính sử dụng các tỷ số tài chính để đo lƣờng, đánh
giá tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tỷ số tài chính là kỹ
thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính.
Các tỷ số tài chính thƣờng đƣợc chia làm 4 nhóm:
- Tỷ số về khả năng thanh toán: là nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng đáp ứng các khoản
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: là nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ
ổn định, tự chủ tài chính và khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng tài nguyên,
nguồn lực của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng sinh lời: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất – kinh
doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp.
Trong các hoạt động phân tích, tùy theo mục tiêu phân tích mà các tỷ số đƣợc lựa chọn
để sử dụng.
1.2.3. Phương pháp Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA (thu nhập trên tài sản)
và ROE (thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu) thành những bộ phận có liên hệ với
nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Phƣơng pháp này
thƣờng đƣợc các nhà quản lý trong nội bộ công ty sử dụng để có cái nhìn cụ thể và ra
quyết định cải thiện tình hình tài chính công ty. Phƣơng pháp Dupont dựa vào hai
phƣơng trình căn bản sau, gọi chung là phƣơng trình Dupont:
ROA= Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản
Nhìn vào biểu thức trên ta sẽ thấy ROA sẽ chịu tác động của 2 yếu tố:Tỷ suất sinh lời
trên doanh thu và Hệ số sử dụng tài sản.
Nhƣ vậy để tăng ROA doanh ngiệp có thể tăng ROS hoặc tăng số vòng quay tài sản
ROE = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn cổ phần
Lợi nhuận ròng Doanh thu Bình quân tổng tài sản
Doanh thu Bình quân tổng tài sản Bình quân vốn cổ phần thƣờng
Biểu thức trên cho ta thấy chỉ tiêu này đƣợc cấu thành bởi ba yếu tố chính là lãi gộp,
vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu
x
Doanh thu
Bình quân tổng tài sản
7
Doanh nghiệp có thể là tăng một trong ba yếu tố trên để tăng ROE. Doanh nghiệp có
thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi
phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.
Doanh nghiệp cũng có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn
các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Nói cách khác là doanh
nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Và doanh nghiệp có thể
nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác
là vay nợ thêm vốn để đầu tƣ. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp
cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tƣ của doanh nghiệp là hiệu quả.
1.3 Nội dung phân tích
1.3.1 Phân tích Kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh nhằm xem xét sự thay đổi doanh thu bán hàng của doanh
nghiệp để thấy đƣợc khả năng thích ứng của doanh nghiệp trƣớc những thay đổi của
môi trƣờng kinh doanh, thị hiếu và nhu cầu của thị trƣờng. Không chỉ thế, phân tích
kết quả kinh doanh còn xem xét sự biến động của doanh thu do tác động của lƣợng bán
hay giá bán. Mức tăng trƣởng doanh thu do tác động của lƣợng bán thƣờng đƣợc đánh
giá cao hơn sự tăng lên của giá bán sản phẩm vì sự tăng trƣởng của lƣợng bán cải thiện
kết quả tài chính và vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Từ việc phân tích kết quả
kinh doanh ta còn thấy đƣợc sự biến động của từng bộ phận lợi nhuận đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp nhằm đƣa ra những dự báo về xu hƣớng phát triển trong hoạt
động kinh doanh và những rủi ro có thể xảy ra với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp; Hiệu quả tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp có đƣợc cải thiện không hay lợi
nhuận tạo ra có đủ để trả lãi vay cho các chủ nợ không.
Phân tích Kết quả kinh doanh:
Phƣơng pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp là phƣơng pháp so sánh, việc so sánh đƣợc thực hiện theo chiều ngang
và chiều dọc.
- Phân tích theo chiều ngang: So sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ trƣớc ở tất cả
các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo kết quả kinh doanh từ đó đánh giá xu hƣớng thay đổi
của các chỉ tiêu này thông qua mức tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm của từng chỉ tiêu.
Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trƣớc
Tỷ lệ tăng giảm = 100% x
Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trƣớc
Chỉ tiêu kỳ trƣớc
- Phân tích theo chiều dọc: Phân tích theo chiều dọc là phƣơng pháp phân tích dựa vào
sự biến động của các chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu.
Thang Long University Library
8
Tỷ lệ chi phí trên doanh thu =
Chi phí
Doanh thu thuần
Phân tích theo chiều dọc sẽ cho thấy sự biến động của tỷ lệ chi phí (hoặc lợi nhuận)
trên doanh thu, từ đó đánh giá đƣợc hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí hoạt động
kinh doanh chính cũng nhƣ mức độ đóng góp của các bộ phận lợi nhuận vào tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu chung của doanh nghiệp.
1.3.2 Phân tích tình hình Tài sản – Nguồn vốn
1.3.2.1 Phân tích quy mô Tài sản – Nguồn vốn
Phân tích quy mô Tài sản
Xem xét từng khoản mục tài sản của doanh nghiệp trong tổng số để thấy đƣợc mức độ
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ từng loại hình kinh
doanh để xem xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp.
Đồng thời với việc phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét tình hình biến động của các
khoản mục tài sản cụ thể. Qua đó, đánh giá sự hợp lý của sự biến động.
Phân tích quy mô Nguồn vốn
Cơ cấu vốn là thuật ngữ phản ánh việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác
nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng số tài sản.
Chi phí vốn là chi phí trả cho việc huy động và sử dụng vốn. Nói cách khác, chi phí
vốn là giá của việc sử dụng vốn.
Đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, cũng nhƣ mức độ tự
chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đƣơng
đầu.
Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số
cũng nhƣ xu hƣớng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng
cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài
chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp...)
cao. Ngƣợc lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn ( kể cả về số
tƣơng đối và số tuyệt đối) thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính sẽ thấp.
1.3.2.2 Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn
Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản giúp các nhà quản lý nắm đƣợc tình hình đầu tƣ (sử dụng) số
vốn đã huy động, biết đƣợc việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực
kinh doành có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay
không.
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp đƣợc thực hiện bằng cách tính ra và so sánh
tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản
9
trong tổng số tài sản. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản
đƣợc xác định bằng công thức:
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản = 100 x
Giá trị của từng bộ phận tài sản
Tổng tài sản
Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong
tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dù cho phép các nhà quản lý đánh
giá đƣợc khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhƣng lại không cho biết các nhân
tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết chính xác
tình hình sử dụng vốn, nắm đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các
nhâ dến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phận tích còn kết hợp cả việc phân tích
ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và
số tƣơng đối) trên tổng số tài sản cũng nhƣ theo từng loại tài sản.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tƣơng tự nhƣ phân tích cơ cấu tài sản.
Trƣớc hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân
tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn
vốn. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn đƣợc xác định bằng công thức:
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn = 100 x
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
Tổng nguồn vốn
Cũng nhƣ việc phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn chỉ cho các nhà
quản lý đánh giá đƣợc cơ cấu vốn huy động nhƣng lại không biết các nhân tố tác động
đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động. Để biết chính xác tình
hình huy động vốn, nắm đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các
nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc
phân tích ngang – so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt
đối và số tƣơng đối) trên tổng số nguồn vốn cũng nhƣ theo từng loại nguồn vốn.
1.3.2.3 Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tƣơng quan về giá trị tài
sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ
cân đối này phần nào chỉ ra đƣợc sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và
việc sử dụng chúng có hiệu quả hay không.
Doanh nghiệp cần có hai loại tài sản là TSNH và TSDH để tiến hành sản xuất kinh
doanh, để hình thành nên hai loại tài sản này doanh nghiệp cần có nguồn vốn tài trợ
tƣơng ứng là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong ngắn hạn:
Thang Long University Library
10
Tại một thời điểm nào đó, vốn lƣu động ròng chỉ rõ mức độ an toàn mà doanh nghiệp
có đƣợc nhằm tài trợ cho chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lƣu động ròng là lƣợng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần phải tài trợ
cho một phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSNH
không phải là tiền).
Nhu cầu vốn lƣu động ròng = Hàng tồn kho + Phải thu KH - Nợ phải trả NH
Nhu cầu vốn lƣu động ròng > 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn
hạn. Tại đây việc sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn
hạn mà doanh nghiệp có đƣợc từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài
hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Trong trƣờng hợp này doanh nghiệp cần có biện
pháp để giải phóng tồn kho và giảm các khoản phải thu từ khách hàng.
Nhu cầu vốn lƣu động ròng = 0, tức là các nguồn vốn từ bên ngoài vừa đủ để tài trợ
cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lƣu động ròng < 0 có nghĩa là các nguồn vốn từ bên ngoài đã dƣ thừa để
tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận
thêm nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.
Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong dài hạn:
Nguồn vốn lƣu động ròng không những biểu hiện quan hệ giữa cân đối giữa tài sản với
nguồn vốn mà còn cho biết những dấu hiệu về tình hình tài chính trong việc sử dụng
tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
VLĐròng = TSNH – Nguồn vốn ngắn hạn
= Nguồn vốn dài hạn – TSDH
Nếu VLĐròng> 0 và lớn hơn nhu cầu vốn lƣu động thiết yếu, thì đây là một dấu hiệu tài
chính lành mạnh, đảm bảo cân đối giữa tài sản với nguồn vốn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
VLĐròng = 0 xảy ra khi TSDH = NVDH hay TSNH = NVNH. Nghĩa là nguồn vốn dài
hạn vừa đủ để tài trợ cho TSDH nên doanh nghiệp không phải sử dụng nợ ngắn hạn để
bù đắp. Cân bằng tài chính trong trƣờng hợp này đã tƣơng đối bền vững, nhƣng tính ổn
định chƣa cao.
Ngƣợc lại, nếu VLĐròng < nhu cầu tài sản ngắn hạn thiết yếu hoặc âm thì đây là dấu
hiệu tài chính bất bình thƣờng và mất cân đối giữa tài sản với nguồn vốn. Tình trạng
này kéo dài có thể dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng
hơn, doanh nghiệp mất dần đến toàn bộ vốn sở hữu và đến bờ vực phá sản.
So sánh nhu cầu vốn lưu động ròng với VLĐròng:
Nếu VLĐròng> nhu cầu vốn lƣu động ròng thì doanh nghiệp đảm bảo đủ nguồn vốn để
tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
11
Nếu VLĐròng < nhu cầu vốn lƣu động ròng thì doanh nghiệp không đảm bảo đủ nguồn
vốn cần thiết.
Nếu VLĐròng = nhu cầu vốn lƣu động ròng thì doanh nghiệp đảm bảo vừa đủ nhu cầu
vốn cần thiết.
1.3.2.4 Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn
Mục đích phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ) là xem xét sự
thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời
kỳ.
Phƣơng pháp:
Liệt kê sự thay đổi các yếu tố tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán rút gọn
giữa hai thời điểm của kỳ nghiên cứu (cuối kỳ và đầu kỳ). Số chênh lệch cuối kỳ so
với đầu kỳ đƣợc ghi vào một trong hai tạo vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc:
- Nếu tăng tài sản, giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn.
- Nếu giảm tài sản, tăng nguồn vốn thì ghi vào cột tạo vốn.
Các bƣớc phân tích:
- Rút gọn bảng cân đối kế toán: gộp chung những chi tiết tài sản hoặc nguồn vốn có
cùng tính chất hoặc giá trị nhỏ, không cần thiết phải nghiên cứu riêng.
- Lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn
- Lập bảng phân tích
Mẫu Bảng tài trợ
Diễn giải 31/12/N 31/12/N+1 Tạo vốn Sử dụng vốn
A.Tài sản
I. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền
2….
II. Tài sản dài hạn
1. Giá trị ghi sổ TSCĐ
B. Nguồn vốn
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III. VCSH
Tổng
1.3.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ
Thang Long University Library
12
Tiền giúp cho doanh nghiệp hoạt động, thiếu tiền doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Vì
vậy nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, nhà tài trợ đều quan tâm đến tình hình lƣu
chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Nội dung phân tích
So sánh theo chiều ngang: So sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ trƣớc thông qua
mức tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm của từng chỉ tiêu.
Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trƣớc
Tỷ lệ tăng giảm = 100% x
Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trƣớc
Chỉ tiêu kỳ trƣớc
So sánh theo chiều dọc: tỷ lệ phần trăm đƣợc sử dụng để phản ánh mối quan hệ của
các bộ phận với tổng số trong báo cáo.
Phân tích lƣu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động, trƣớc hết đƣợc tiến
hành bằng việc so sánh lƣợng lƣu chuyển tiền thuần của từng hoạt động cả về số tuyệt
đối và tƣơng đối để xác định sự biến động về lƣợng tiền thuần lƣu chuyển của từng
hoạt động. Tiếp theo xác định mức độ ảnh hƣởng của tiền thu vào và chi ra ảnh hƣởng
đến lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ của từng hoạt động dựa vào công thức:
Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ = Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh +
Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ + Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
chính
Trong đó:
Lƣu chuyển tiền thuần của từng hoạt động = Tổng số tiền thu vào của từng hoạt động
– Tổng số tiền chi ra của từng hoạt động
Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ > 0: doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán nhất là các
khoản nợ ngắn hạn và đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh.
Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ < 0: trong trƣờng hợp này doanh nghiệp không thể huy
động đƣợc các nguồn tiền từ bên ngoài hoặc huy động không đủ đáp ứng, các nhà
quản lý cần phải điều chỉnh kế hoạch đầu tƣ và các kế hoạch kinh doanh khác. Đây là
điều cần thiết để tránh cho doanh nghiệp không bị rơi vào tình trạng phá sản do mất
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Cuối cùng xác định tỷ trọng của từng dòng tiền ra, vào (CFout,CFin)của từng hoạt động
với tổng dòng tiền ra, vào.
Tỷ trọng CFin từng hoạt động =
CFin từng hoạt động
Tổng CFin
1.3.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Tỷ trọng CFout từng hoạt động =
CFout từng hoạt động
Tổng CFout
13
1.3.4.1. Tỷ số về khả năng thanh toán:
Tỷ số về khả năng thanh toán là tỷ số đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty, gồm có: Tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) và tỷ số thanh khoản
nhanh (quick ratio).
Tỷ số thanh khoản hiện thời(current ratio):cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả
của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động có thể sử dụng để thanh toán.
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này nhằm đo lƣờng khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ
tài sản ngắn hạn. Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn hệ số này phải lớn hơn 1.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao thì khả năng thanh toán cao nhƣng khả
năng linh hoạt về nguồn vốn bị hạn chế.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thể hiện sự mất cân bằng trong cơ cấu
tài chính, rủi ro thanh toán cao, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu
tƣ vào tài sản dài hạn. Để cải thiện chỉ tiêu này doanh nghiệp phải gia tăng nguồn vốn
ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) thay cho các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả
năng thanh toán hiện hành chỉ phản ánh khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp.
Tỷ số thanh khoản nhanh (quick ratio): cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của
doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động có thể huy động ngay để thanh toán.
Tỷ số thanh khoản nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này không cần phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn có những khoản
đã và sẽ đến hạn thanh toán ngay thì mới có nhu cầu thanh toán, những khoản chƣa
đến hạn chƣa có nhu cầu phải thanh toán ngay.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời: cho biết với lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền hiện
có doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ
ngắn hạn đến hạn trả hay không.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và tƣơng đƣơng tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời ≥ 1 thì doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng
thanh toán tức thời và ngƣợc lại khi < 1 thì doanh nghiệp không bảo đảm khả năng
thanh toán tức thời.
1.2.2.2. Tỷ số về khả năng quản lý nợ
Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn đo lƣờng phần vốn góp của các chủ sở
hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ với doanh nghiệp.
Thang Long University Library
14
Tỷ số nợ trên tổng tài sản: thƣờng gọi là tỷ số nợ, đƣợc sử dụng để xác định nghĩa vụ
của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Các chủ nợ thƣờng thích
doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì nhƣ vậy doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn.
Ngƣợc lại, các chủ doanh nghiệp thích tỷ số nợ cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh
và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Nhƣng nếu tỷ số nợ quá cao doanh
nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Tổng nợ
Tổng tài sản
Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay interest) hay tỷ số trang trải lãi vay:
Tỷ số này phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt
động sản xuất kinh doanh, cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của
doanh nghiệp qua đó đánh giá khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp.
Tỷ số khả năng trả lãi =
EBIT
Chi phí lãi vay
Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả nợ phản ánh khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp.
Tỷ số này đo lƣờng khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn nhƣ
doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trƣớc thuế. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và
lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ.
Tỷ số khả năng trả nợ =
GVHB + Khấu Hao +EBIT
Nợ gốc + Chi phí lãi vay
Tỷ số lợi nhuận giữ lại
Tỷ số lợi nhuận giữ lại đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tƣ, do
đó nó cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong tƣơng lai.
Tỷ số lợi nhuận giữ lại =
Lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận sau thuế
1.2.2.3. Tỷ số về khả năng hoạt động:
Tỷ số về khả năng hoạt động đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ số hoạt động tồn kho (Inventory activity):
Vòng quay hàng tồn kho =
GVHB
Giá trị hàng tồn kho
Tỷ số hoạt động tồn kho đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp. Chỉ tiêu
vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay đƣợc bao nhiêu vòng
15
trong kỳ để tạo ra doanh thu và bình quân tồn kho của doanh nghiệp hết bao nhiêu
ngày.
Số ngày tồn kho bình quân: Số ngày tồn kho bình quân cho biết bình quân tồn kho
của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày.
Chu kỳ kinh doanh (Operating Cycle – OC):
Công thức này thể hiện thời gian từ khi đầu tƣ tiền vào hàng tồn kho cho đến khi thu
đƣợc tiền về.
Công thức này cũng thể hiện một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mất bao nhiêu
ngày.
Chu kỳ kinh doanh = Số ngày tồn kho bình quân + Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period - ACP):
Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả và chất lƣợng quản lý khoản phải thu, bình quân mất bao
nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi đƣợc khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu
càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngƣợc lại.
Kỳ thu tiền bình quân =
360
Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu (Receivables turnover):
Vòng quay các khoản phải thu=
Doanh thu bán chịu thuần
Phải thu khách hàng
Nếu không có số liệu về doanh thu bán chịu thuần bình quân trong kỳ có thể dùng
doanh thu thuần. Nhƣng khi đó thông tin của chỉ tiêu này sẽ kém hơn.
Vòng quay các khoản phải thu đo lƣờng mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc
sử dụng tín dụng thƣơng mại (cho khách hàng mua chịu) và khả năng thu hồi nợ. Chỉ
tiêu này cũng thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh tốc độ chuyển
đổi các khoản phải thu thành tiền mặt.
Chỉ tiêu này cao thể hiện rằng doanh nghiệp đang kinh doanh dựa trên tiền mặt khá
nhiều, hoặc doanh nghiệp đang cấp tín dụng thƣơng mại quá nhiều cũng nhƣ khả năng
thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ tiêu này quá thấp sẽ ảnh hƣởng đến doanh thu, doanh nghiệp
cần phải đánh giá lại chính sách tín dụng của mình và tìm kiếm các giải pháp thu hồi
nợ có hiệu quả hơn.
Thời gian luân chuyển tiền:
Thời gian luân chuyển tiền cho biết khoảng thời gian từ kucs doanh nghiệp chi tiền
cho các hoạt động cho đến lúc doanh nghiệp thu đƣợc tiền về.
Số ngày tồn kho bình quân =
360
Vòng quay hàng tồn kho
Thang Long University Library
16
Thời gian luân chuyển tiền = Thời gian thu tiền trung bình + Thời gian quay vòng
hàng lƣu kho – Số ngày của khoản phải trả
Vòng quay tài sản ngắn hạn (Current assets turnover ratio):
Vòng quay tài sản ngắn hạn phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tạo ra đƣợc
bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay tài sản ngắn hạn =
Doanh thu
Tài sản ngắn hạn
Vòng quay tài sản dài hạn (Fixed assets turnover ratio):
Vòng quay tài sản cố định đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhƣ máy móc,
thiết bị và nhà xƣởng. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp
tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay tài sản dài hạn =
Doanh thu
Tài sản dài hạn
Vòng quay tổng tài sản (Total assets turnover ratio):
Vòng quay tổng tài sản đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân
biệt là tài sản ngắn hạn hay tài sản cố định.
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu
Tổng tài sản
Tỷ số vòng quay tổng tài sản cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đƣợc
bao nhiêu đồng doanh thu.
1.2.2.4. Tỷ số về khả năng sinh lời:
Tỷ số về khả năng sinh lời đo lƣờng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp theo từng góc
độ khác nhau tùy vào mục tiêu của nhà phân tích.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100
đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Tỷ số sức sinh lời căn bản (Basic earning power ratio):
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trƣớc thuế và lãi của doanh nghiệp. Tỷ số cho
biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng
lợi nhuận trƣớc thuế và lãi.
Tỷ số sức sinh lời căn bản = 100% x
EBIT
Tổng tài sản
17
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets):
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của
doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
ROA = 100% x
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equity):
Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là quan trọng
nhất. Tỷ số này cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
ROE = 100% x
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hứu
Tỷ số tăng trưởng bền vững
Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trƣởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi
nhuận và cho biết tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt
đƣợc nếu không tăng vốn chủ sở hữu.
Tỷ số tăng trƣởng bền vững =
Lợi nhuận giữ lại
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số M/B
Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa giá thị trƣờng và giá trị sổ sách của công ty. Tỷ số
này lớn hơn 1 và càng cao thì càng cho thấy thị trƣờng đánh giá cao triển vọng của
công ty và ngƣợc lại.
Tỷ số M/B =
Giá thị trƣờng của cổ phiếu
Giá trị sổ sách của cổ phiếu
Hệ số giá thị trường so với giá sổ sách (P/B)
P/B =
Giá thị trƣờng một cổ phiếu
Giá trị sổ sách một cổ phiếu
Chỉ số này cho biết giá thị trƣờng một cổ phiếu bằng bao nhiêu lần giá trị trên sổ sách
của một cổ phiếu. Gia tăng chỉ số giá thị trƣờng so với giá sổ sách thể hiện sự thành
công của công ty trong việc gia tăng tài sản cho các chủ sở hữu và tối đa giá thị trƣờng
của công ty. Hệ số P/B cao có thể là dấu hiệu công ty đang đƣợc định giá quá cao đối
với các nhà đầu tƣ tiềm năng.
1.3.5 Phân tích điểm hòa vốn
Khái niệm điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn (Break Even Point) là mức sản lƣợng hoặc doanh thu mà tại đó doanh
nghiệp có lợi nhuận hoạt động bằng 0 hay doanh thu bằng chi phí hoạt động.
Phương pháp xác định:
Thang Long University Library
18
Xác định sản lương hòa vốn (QBE ):
Về mặt toán học, điểm hòa vốn là điểm giao nhau của đƣờng biểu diễn doanh thu với
đƣờng biểu diễn tổng chi phí. Do đó, sản lƣợng hòa vốn chính là ẩn của hai phƣơng
trình biểu diễn hai đƣờng thẳng đó.
Tại điểm hòa vốn : Tổng doanh thu = Tổng chi phí
 P x QBE = F + V x QBE
 P x QBE – V x QBE = F
 QBE ( P – V ) = F

Trong đó:
F là tổng chi phí cố định
V là chi phí biến đổi cho một sản phẩm
QBE là sản lƣợng hòa vốn
P là giá bán đơn vị sản phẩm
Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi trong kỳ sản xuất kinh doanh nhất định.
Chi phí biến đổi: là những chi phí sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lƣợng hàng hóa đƣợc
sản xuất và bán ra.
Sản lƣợng hòa vốn: là sản lƣợng mà doanh nghiệp sản xuất ra để khi bán trên thị
trƣờng với giá cả dự kiến có thể bù đắp đƣợc chi phí kinh doanh.
Xác định doanh thu hòa vốn ( SBE ):
Doanh thu hòa vốn là doanh số mà doanh nghiệp thu đƣợc chỉ đủ bù đắp chi phí sản
xuất kinh doanh
Doanh thu hòa vốn đƣợc xác định theo công thức:
SBE = P x QBE = P
F
P-V
=
F x P
P-V
= F :
P - V
P
= F : 1 -
V
P
Tỷ lệ 1 -
V
P
đƣợc gọi là tỷ lệ lãi trên biến phí. Khi tỷ lệ này càng lớn thì doanh thu hòa
vốn càng nhỏ. Hiệu số (P - V) đƣợc gọi là lãi trên biến phí.
QBE =
F
P - V
19
Hình 1.1: Đồ thị điểm hòa vốn
M là điểm cắt nhau của 2 đƣờng tổng chi phí Y1 = F + V x QBE và đƣờng doanh thu
Y2 = P x QBE. M đƣợc gọi là điểm hòa vốn, Q0 là sản lƣợng hòa vốn. Những giá trị
Q > Q0 phản ánh phạm vi sản lƣợng có lãi và Q < Q0 là phạm vi sản lƣợng không có
lãi.
Ý nghĩa:
- Phân tích điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp lựa chọn quy mô đầu tƣ phù hợp với quy
mô thị trƣờng đồng thời lựa chọn hình thức đầu tƣ nhằm giảm rủi ro do sự biến động
sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với một công ty đang hoạt động, phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp công ty thấy
đƣợc tác động của chi phí cố định và doanh thu tối thiểu mà công ty cần đạt đƣợc để
duy trì lợi nhuận hoạt động. Một công ty có rủi ro hoạt động cao khi doanh thu hòa
vốn cao. Điểm hòa vốn cho thấy mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công
ty hay mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động của công ty.
Sản lƣợng
Doanh thu và chi phí
0
Điểm hòa vốn
Tổng chi phí biến đổi
VxQBE
F
Chi phí cố định (F)
Q0
Y1 = F + V x QBE
Y2 = P x QBE
Y1-Y2
M
Thang Long University Library
20
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN
2.1Giới thiệu chung về công ty cổ phần sản xuất Kính An Toàn
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Tên công ty: Công ty Cổ phần Sản xuất Kính An Toàn
Tên giao dịch quốc tế: Safety Glass Production Joint Stock Company
Giám đốc: Phan Trọng Tuyển
Điện thoại: 0439581535
Mã số thuế: 0105249202
Địa chỉ: Thôn Quan Âm, Xã Bắc Hồng, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty:
- Sản xuất kính an toàn
- Cung cấp các sản phẩm kính an toàn
- Thi công kính, vách kính tấm lớn, mặt dựng an toàn và tiết kiệm năng lƣợng
cho các công trình xây dựng.
Từ khi đƣợc thành lập để khẳng định vị trí của mình trên thị trƣờng doanh nghiệp đã
không ngừng phát triển và mở rộng. Với việc bổ sung đổi mới ngành nghề kinh doanh
của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng. Đồng thời
công ty cũng không ngừng tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao trình độ của cán
bộ công nhân viên, nâng cao chất lƣợng phƣơng thức phục vụ khách hàng và không
ngừng nâng cao đời sống vật chất cho ngƣời lao động.
Doanh nghiệp đƣợc thành lập ngày 8 tháng 4 năm 2010.Sau 3 năm hoạt động, doanh
nghiệp cũng đã dần tạo đƣợc chỗ đứng trong thị trƣờng, tình hình kinh doanh ngày
một ổn định.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định
chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công
ty; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần đƣợc quyền chào bán của từng loại;
Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đƣợc quyền chào bán của
từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định giá chào bán
cổ phần và trái phiếu của công ty; Quyết định phƣơng án đầu tƣ và dự án đầu tƣ trong
thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật hoặc Điều lệ công ty; Giám sát, chỉ
đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và ngƣời quản lý khác trong điều hành công việc
kinh doanh hằng ngày của công ty…
21
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp
Giám đốc: là ngƣời đại diện pháp lý của Doanh nghiệp, điều hành mọi hoạt động hàng
ngày của Doanh nghiệp, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm
trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
đƣợc giao, giám sát các phòng ban và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh
doanh.
Phó giám đốc: là ngƣời chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và nhân sự toàn công ty,
quản trị và xây dựng cán bộ, văn thƣ hành chính, thực hiện chế độ chính sách tiền
lƣơng và công tác đời sống cho nhân viên, công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc
phòng tại địa phƣơng nơi công ty đóng trụ sở, tổ chức thanh tra, tổng hợp báo cáo tình
hình tổ chức bộ máy nhân sự, quản trị hành chính.
Phòng kế toán: có 2 chức năng chính là quản lý tài chính và quản lý kế toán. Về quản
lý tài chính: phòng kế toán tham mƣu cho lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực quản
lý tài chính theo chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nƣớc và theo các quy
định của doanh nghiệp.Phân bổ, quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn vốn, doanh thu,
chi phí.Huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.Về chức năng quản lý kế toán:Tổ chức thống nhất công tác kế toán trong doanh
nghiệp đúng các quy định của luật kế toán hiện hành, các chuẩn mực kế toán.Thu thập,
xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán, theo
chuẩn mực và nguyên tắc kế toán.Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các
nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình
thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế
Phó giám đốc
Phòng kế toán Phòng hành
chính tổng hợp
Phòng kỹthuật Phòng kinh
doanh
Giám đốc
Hội đồng quản trị
Thang Long University Library
22
toán.Phân tích các thông tin số liệu, kế toán, cung cấp thông tin, số liệu kế toán, các
báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và doanh nghiệp, giúp Giám đốc doanh
nghiệp có căn cứ để đƣa ra các quyết định ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp.Thực
hiện các công việc do lãnh đạo giao phó.
Phòng hành chính tổng hợp: Thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, văn thƣ, lƣu
trữ. Tiếp nhận, phân loại văn bản đi và đến, tham mƣu cho Giám đốc xử lý các văn
bản hành chính nhanh chóng, kịp thời.Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Cấp
giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lục các văn bản do Doanh nghiệp ban hành và văn
bản của cấp trên theo quy định của Giám đốc.Cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng
ban trong doanh nghiệp
Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật gồm các nhân viên kỹ thuật có nhiệm vụ quan trọng
nhất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý
kho, nhận, giao, lắp đặt và sửa chữa hàng hóa.
Phòng kinh doanh: Gồm nhân viên bán hàng, marketing dƣới sự kiểm soát của trƣởng
phòng kinh doanh có nhiệm vụ bán hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
cung cấp những thông tin có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Đây
chính là khâu quan trọng thúc đẩy sự tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đƣợc nhanh chóng.
23
2.2 Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
2.2.1.1 Phân tích sự biến động và kết cấu Tài sản
Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sảntrong giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: đồng Việt Nam
Nguồn: Phòng kế toán
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2011 -2012 2012 -2013
Số tiền % Số tiền %
A.Tài sản ngắn hạn 6.831.839.120 10.254.751.883 13.609.375.202 3.422.912.763 50 3.354.623.319 25
I. Tiền và các khoản tƣơng
đƣơng tiền
897.528.520 1.629.553.081 1.392.535.612 732.024.561 82 (237.017.469) (17)
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.475.245.545 3.805.610.496 6.812.811.579 330.364.951 10 3.007.201.083 44
Phải thu khách hàng 3.475.245.545 3.773.042.666 6.812.811.579 297.797.121 8 3.039.768.913 80
Phải thu nội bộ ngắn hạn - 32.567.830 - 32.567.830 - - -
III. Hàng tồn kho 2.371.516.531 4.725.718.422 5.119.478.797 2.354.201.891 99 3.354.623.319 8
IV. Tài sản ngắn hạn khác 87.548.524 93.869.884 284.549.214 6.321.360 7 190.679.330 67
Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 87.548.524 93.869.884 284.549.214 6.321.360 7 190.679.330 67
B. Tài sản dài hạn 2.217.874.577 2.137.844.222 1.714.253.867 (80.030.355) (4) (423.590.355) (25)
I. TSCĐ hữu hình 2.217.874.577 2.137.844.222 1.714.253.867 (80.030.355) (4) (423.590.355) (25)
Nguyên giá 2.321.176.357 2.664.736.357 2.664.736.357 343.560.000 15 0 0
Giá trị hao mòn lũy kế (103.301.780) (526.892.135) (950.482.490) (423.590.355) (410) (423.590.355) (80)
Tổng Tài sản 9.049.713.697 12.392.596.105 15.323.629.069 3.342.882.408 37 2.931.032.964 19
Thang Long University Library
24
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản qua giai đoạn 2010 - 2013
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy đƣợc quy mô tài sản biến động qua 3 năm nhƣ
sau:
Trong giai đoạn 2011 – 2013, ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp tăng dần qua các
năm, doanh nghiệp chủ yếu đầu tƣ vào TSNH và không đầu tƣ thêm vào TSDH.
Nguyên nhân tổng tài sản tăng là do doanh nghiệp tăng đầu tƣ vào TSNH, cụ thể năm
2012 tổng tài sản tăng 3.342.882.408 đồng với tỷ lệ 37% so với năm 2011. Năm
2013tăng nhẹ hơn,2.931.032.964 đồng tƣơng đƣơng với 19% so với năm 2012. Doanh
nghiệp đang áp dụng chính sách quản lý TSNH theo trƣờng phái thận trọng, nghĩa là
doanh nghiệp tập trung đầu tƣ vào TSNH nhiều hơn TSDH, ta cũng thấy đƣợc điều
này qua biểu đồ 2.1. Điều này giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao, rủi
ro thấp nhƣng cũng làm tăng chi phí của việc nắm giữ tiềnvà chi phí lƣu kho.
Ngƣợc lại với TSNH thì TSDH giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2012 giảm
80.030.355 đồng (4%) so với năm 2011 và năm 2013 TSDH tiếp tục giảm423.590.355
đồng tƣơng đƣơng với 25% so với năm 2012, nguyên nhân là do doanh nghiệp không
đầu tƣ thêm vào TSDH và bị giảm do hao mòn lũy kế của TSCĐ.
75%
25%
2011
83%
17%
2012
89%
11%
2013
TSNH
TSDH
25
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2012 tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
tăng 732.024.561 đồng so với năm 2011 tƣơng đƣơng tăng 82%. Nguyên nhân của
việc tăng dự trữ tiền mặt này là để chi tiêu tại chỗ, nhằm tránh rủi ro, tăng khả năng
thanh toán nhanh của doanh nghiệp từ đó kéo theo thuận lợi trong việc thanh toán với
các bạn hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên thƣờng xuyên kiểm soát, quản lý và
cân đối các khoản thu chi vì nếu lƣợng tồn quỹ quá lớn sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn,
giảm khả năng sinh lời.
Nhƣng trong năm 2013 tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của doanh nghiệp lại giảm
237.017.469 đồng so với năm 2012 tƣơng đƣơng với giảm 17%.Sở dĩ tiền giảm nhƣ
vậy là do doanh nghiệp đã đặt hàng với nhà cung cấp. Việc dự trữ tiền ở mức thấp có
thể làm ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.Khi phát sinh
mua hàng với chi phí cao phục vụ sản xuất, lƣợng tiền dự trữ không đủ sẽ phải huy
động thêm vốn từ các nguồn tín dụng khác sẽ làm phát sinh khoản chi phí sử dụng
vốn, thời gian huy động vốn lâu.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2012 tăng 330.364.951 đồng so với năm 2011
tƣơng đƣơng với 10%, năm 2013 tăng mạnh hơn 3.007.201.083 đồng tƣơng đƣơng với
44% so với năm 2012. Nhìn chung qua 3 năm các khoản phải thu ngắn hạn đều tăng
do doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng, thu hút nhiều khách hàng đến với doanh
nghiệp hơn nhƣng đồng thời cũng làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp.
Phải thu khách hàng: trong năm 2012 tăng 297.797.121 đồng tƣơng đƣơng với 8% so
với năm 2011. Do năm 2012doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng cho khách
hàng để bán đƣợc nhiều hàng hơn tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên xem xét vì cho
khách hàng nợ nhiều quá sẽ tăng rủi ro cho doanh nghiệp nhất là thời kì kinh tế khó
khăn nhƣ hiện nay khi mà rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản kể cả những doanh
nghiệp lớn.
Năm 2013 phải thu khách hàng tiếp tục tăng mạnh 3.039.768.913 đồng tƣơng đƣơng
80% so với năm 2012.
Phải thu nội bộ ngắn hạn: chỉ phát sinh trong năm 2012 là 32.567.830 đồng do doanh
nghiệp thu tiền từ bộ phận kỹ thuật
Hàng tồn kho: tăng 2.354.201.891 đồng trong năm 2012 tƣơng đƣơng với 99% so với
năm 2011. Năm 2013 hàng tồn kho tiếp tục tăng nhẹ 3.354.623.319 đồng (8%) so với
năm trƣớc.
Do nhu cầu kho tăng, năm 2012 doanh nghiệp đã nhập kho rất nhiều hàng hóa đẩy
mức dự trữ kho lên cao. Lƣợng hàng tồn kho tăng, doanh nghiệp phải thuê thêm nhân
viên để trông kho làm cho chi phí quản lí hàng tồn kho tăng. Nhƣng đây cũng là một
chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang hƣớng đến thị trƣờng tiêu
Thang Long University Library
26
thụ rộng hơn, ƣớc tính nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng hơn. Năm 2013 hàng tồn kho
của doanh nghiệp chỉ tăng nhẹ là do doanh nghiệp đã có chính sách quản lý tốt hơn và
nới lỏng chính sách tín dụng với khách hàng giúp lƣợng hàng tồn của năm 2012 giảm
bớt.
Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm thuế GTGT đƣợc khấu trừ,tăng 6.321.360 đồng trong
năm 2012 tƣơng đƣơng với 7% so với năm 2011.Nguyên nhân là do doanh nghiệp
mua nhiều nguyên vật liệu để sản xuất nhƣng sản phẩm bán ra không cao. Năm 2013
tiếp tục tăng cao 190.679.330 đồng tƣơng đƣơng với 67%.
Tài sản dài hạn:
TSDH của doanh nghiệp chỉ bao gồm tài sản cố định hữu hình,năm 2012 TSCĐ hữu
hình giảm 80.030.355 đồng tƣơng đƣơng với 4% so với năm 2011, năm 2013 doanh
nghiệp đã trích hết khấu hao cho TSCĐ,tổng TSDH tiếp tục giảm 423.590.355 đồng
tƣơng đƣơng với 25%. Nguyên nhân của mức giảm đó là do khấu hao luỹ kế của tài
sản cố định qua các năm và doanh nghiệp đã không đầu tƣ thêm một tài sản cố định
mới nào cũng nhƣ không đầu tƣ thêm vào bất động sản hay tài chính dài hạn. Do tình
hình kinh doanh có gặp chút khó khăn vậy nên để giải quyết tình hình doanh nghiệp đã
không đầu tƣ nhiều vào TSDH mà đầu tƣ nhiều sang TSNH để có thể quay vòng vốn
nhanh.
27
2.2.1.2 Phân tích sự biến động và kết cấu Nguồn vốn
Bảng 2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2011 - 2012 2012 - 2013
Số tiền % Số tiền %
A.Nợ phải trả 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611 1.293.555.760 30 3.127.416.551 56
I. Nợ ngắn hạn 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611 1.293.555.760 30 3.127.416.551 56
1. Vay và nợ ngắn hạn - - 7.818.050.971 - - 7.818.050.971 -
2. Phải trả ngƣời bán 4.258.752.300 5.153.742.629 861.673.640 894.990.329 21 4.292.068.989 83
3. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nƣớc
- 398.565.431 - 398.565.431 - - -
B. Vốn chủ sở hữu 4.790.961.397 6.840.288.045 6.643.904.458 2.049.326.648 43 (196.383.587) 3
I. Vốn chủ sở hữu 4.790.961.397 6.840.288.045 6.643.904.458 2.049.326.648 43 (196.383.587) 3
1. Vốn đầu tƣ của chủ
sở hữu
2.000.000.000 2.000.000.000 5.000.000.000 0 - 3.000.000.000 150
2. Lợi nhuận sau thuế
chƣa phân phối
2.790.961.397 4.840.288.045 1.643.904.458 2.049.326.648 73 (3.196.383.587) (66)
Tổng nguồn vốn 9.049.713.697 12.392.596.105 15.323.629.069 3.342.882.408 37 2.931.032.964 24
Nguồn: Phòng kế toán
Thang Long University Library
28
Từ bảng số liệu trên ta thấy đƣợc quy mô nguồn vốn biến động qua 3 năm nhƣ sau:
Trong năm 2012 nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 1.293.555.760 đồng tƣơng đƣơng
với 30% so với năm 2011. Sang năm 2013 nợ phải trả tiếp tục tăng 3.127.416.551
đồng tƣơng đƣơng với 56% so với năm 2012. Sở dĩ nợ ngắn hạn tăng qua từng năm là
do doanh nghiệp đã vay một khoản để đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh và một phần
dùng để trả nợ cho kỳ trƣớc nên đã khiến cho nợ ngắn hạn tăng thêm.
VCSH trong năm 2012 tăng 2.049.326.648 đồng tƣơng đƣơng với 43% so với năm
2011 và giảm nhẹ 196.383.587 đồng trong năm 2013 tƣơng đƣơng với 3% so với năm
2012. Trong năm 2012 VCSH tăng là do doanh nghiệp dự kiến giữ lại nguồn lợi nhuận
đạt đƣợc của mình nhiều hơn để đảm bảo cho những kế hoạch lớn trong thời gian tới.
Còn trong năm 2013 VCSH giảm nhẹ do doanh nghiệp giữ lại nguồn lợi nhuận đạt
đƣợc ít hơn so với năm trƣớc và chủ doanh nghiệp có tăng thêm 3.000.000.000 đồng
vốn góp nên VCSH chỉ giảm nhẹ.
Nợ phải trả:
Vay và nợ ngắn hạn: chỉ phát sinh trong năm 2013 là 7.818.050.971 đồng do nhu cầu
vốn của doanh nghiệp tăng thêm và để chi trả cho các khoản nợ, đặc biệt là khoản phải
trả ngƣời bán. Doanh nghiệp không thể bổ sung bằng nguồn vốn tự có vì thế đã phải đi
vay từ các nguồn bên ngoài.
Phải trả người bán:là khoản mục chiếm chủ yếu trong nợ phải trả của doanh nghiệp.
Năm 2012 khoản mục này tăng 894.990.329 đồng tƣơng đƣơng với 21% so với năm
2011. Khoản phải trả ngƣời bán tăng là do doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung
cấp, việc tăng cƣờng vốn từkhoản chiếm dụng này giúp doanh nghiệp hạn chế đƣợc
các khoản vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nhƣngdoanh nghiệp chiếm dụng
vốn của ngƣời bán quá lâu sẽ dẫn đến việc làm giảm uy tín với các nhà cung cấp,
doanh nghiệp nên cân nhắc. Năm 2013 khoản phải trả ngƣời bán giảm mạnh
4.292.068.989 đồng tƣơng đƣơng với 83% so với năm 2012.Nguyên nhân của sự sụt
giảm này là do doanh nghiệp đã thanh toán một phần nợ cho ngƣời bán.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: chỉ phát sinh trong năm 2012 là 398.565.431
đồng do doanh thu bán hàng tăng lên, lƣợng hàng doanh nghiệp mua vào cũng tăng
lên. Điều này dẫn đến thuế và các khoản phải nộp cho nhà nƣớc tăng.
VSCH:
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: trong năm 2012 doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất kinh
doanh với số vốn bằng với năm 2011 là 2.000.000.000 đồng, năm 2013 doanh nghiệp
đã bổ sung thêm 3.000.000.000 đồng (150%) so với hai năm trƣớc do năm 2012 doanh
nghiệp kinh doanh có lời, một phần lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối đƣợc chủ doanh
nghiệp bổ sung vào nguồn vốn tự chủ.
29
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: năm 2012 tăng 2.049.326.648 đồng tƣơng đƣơng
với 73% so với năm 2011, doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận cho những kế hoạch lớn
trong thời gian tới, chia cổ tức cho các cổ đông, đầu tƣ, trích lập các quỹ dự phòng, …
Năm 2013 lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối của doanh nghiệp giảm mạnh
3.196.383.587 đồng (66%) so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do
chi phí vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ tăng lên, chi phí cho các đồ dùng văn phòng,
khấu hao,… và chi phí lãi vay tăng lên so với năm trƣớc làm ảnh hƣởng tới lợi nhuận
của doanh nghiệp.
2.2.1.3 Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn:
Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong ngắn hạn:
Nhu cầu VLĐrònglà lƣợng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần phải tài trợ cho một
phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSNH không phải là
tiền). Xác định đƣợc nhu cầu VLĐròng giúp cho doanh nghiệp xác định đƣợc nhu cầu
về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đƣa ra quyết định thu – chi, quản lý các
khoản phải thu, hàng lƣu kho, …
Bảng 2.3 Nhu cầu VLĐròng trong giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hàng tồn kho 2.371.516.531 4.725.718.422 5.119.478.797
Phải thu khách hàng 3.475.245.545 3.773.042.666 6.812.811.579
Nợ phải trả ngắn hạn 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611
Nhu cầu VLĐròng 1.588.009.776 2.946.453.028 3.252.565.765
Nguồn: phòng kế toán
Qua giai đoạn 2011 – 2013 ta thấy đƣợc nhu cầu VLĐròng của doanh nghiệp luôn
dƣơng, tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng lên 1.358.443.252 đồng so với năm
2011 và tiếp tục tăng thêm 306.112.737 đồng trong năm 2013. Từ đó ta thấydoanh
nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có
đƣợc từ bên ngoài , doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần
chênh lệch. Nhu cầu VLĐròng tăng đều qua các năm là do doanh nghiệp tăng đầu tƣ
vào hàng tồn kho, thay đổi chính sách bán hàng, chiết khấu cho khách hàng.
Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong dài hạn:
VLĐròng phản ánh khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
bằng TSNH. Trong giai đoạn 2011 – 2013 VLĐròng thay đổi nhƣ sau:
Thang Long University Library
30
Bảng 2.4 Tình hình VLĐròng trong giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản ngắn hạn 6.831.839.120 10.254.751.883 13.609.375.202
Nợ ngắn hạn 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611
VLĐròng 2.573.086.820 4.702.443.823 4.929.650.591
Nguồn: Phòng kế toán
Năm 2012 VLĐròngtăng 2.129.357.003 đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng
227.206.768đồng so với năm 2012. Qua 3 năm VLĐròng đều dƣơng và tăng đều qua
các năm,điều này cho thấy doanh nghiệp đảm bảo cân đối giữa tài sản với nguồn vốn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần TSNH luôn đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn
dài hạn. Qua 3 năm, ta cũng thấy đƣợc khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp bằng TSNH luôn đƣợc đảm bảo, doanh nghiệp không phải huy động
nguồn tài trợ từ bên ngoài.
So sánh nhu cầu vốn lưu động ròng với VLĐròng:
Bảng 2.5 So sánh VLĐ ròng với nhu cầu VLĐ ròng
Đơn vị: đồng Việt nam
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
VLĐròng (1) 2.573.086.820 4.702.443.823 4.929.650.591
Nhu cầu VLĐròng (2) 1.588.009.776 2.946.453.028 3.252.565.765
Chênh lệch (1) – (2) 985.077.044 1.755.990.795 1.677.084.826
Nguồn: Phòng kế toán
Trong giai đoạn 2011 – 2013, chênh lệch giữa VLĐròng và Nhu cầu VLĐròngđều lớn
hơn 0.Điều này cho thấy nguồn VLĐròng đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐròng. Đây là cân
bằng tài chính tốt và có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên VLĐròng lớn cũng cho thấy
doanh nghiệp chƣa tìm kiếm và phát triển hết các cơ hội tiềm năng của mình.
2.2.1.4 Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn:
31
Bảng 2.6 Bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng trong giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: đồng Việt Nam
Diễn giải
2011 - 2012 2012 - 2013
Tạo vốn Sử dụng vốn Tạo vốn Sử dụng vốn
Tài Sản
2. Tiền 732.024.561 237.017.469
3. Phải thu khách hàng 297.797.121 3.039.768.913
4. Phải thu nội bộ ngắn hạn 32.567.830 32.567.830 -
5. Hàng tồn kho 2.354.201.891 393.760.375
6. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 6.321.360 190.679.330
7. TSCĐ 80.030.355 423.590.355 -
Nguồn vốn
8. Vay và nợ ngắn hạn - - 7.818.050.971
9. Phải trả ngƣời bán 894.990.329 4.292.068.989
10. Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc 398.565.431 - - 398.565.431
11. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu - - 3.000.000.000 -
12. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 2.049.326.648 3.196.383.587
Tổng cộng 3.422.912.763 3.422.912.763 11.511.226.625 11.511.226.625
Nguồn: phòng kế toán
Thang Long University Library
32
Trong giai đoạn 2011 - 2012 diễn biến nguồn vốn của doanh nghiệp nhƣ sau:
Tạo vốn:
Doanh nghiệp đã tạo vốn chủ yếu từ việc tăng lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối là
2.049.326.648 đồng chiếm 60%, ngoài ra còn tập trung vào tăng khoản phải trả ngƣời
bán chiếm 26%, tăng thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc 398.565.431 đồng chiếm
12% và giảm TSCĐ do khấu hao lũy kế của tài sản.
Sử dụng vốn:
Doanh nghiệp đã sử dụng vốn tạo đƣợc vào các khoản mục sau: khoản phải thu khách
hàng 297.797.121đồng chiếm 9% tổng vốn sử dụng trong kỳ, tiền mặt tăng
732.024.561 đồng chiếm 21%, khoản phải thu nội bộ ngắn hạn 32.567.830 đồng (1%),
dự trữ thêm hàng tồn kho là 2.354.201.891 đồng (69%), thuế GTGT đƣợc khấu trừ
6.321.360 đồng chiếm 0,18%.
Nhƣ vậy doanh nghiệp đầu tƣ vốn để mở rộng sản xuất (tăng mức dự trữ hàng tồn
kho), ngoài ra còn tăng việc nắm giữ tiền mặt đảm bảo cho việc thanh toán và tự chủ
tài chính của doanh nghiệp.Để tài trợ cho đầu tƣ doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn
từ bên ngoài, nhƣ chiếm dụng vốn của ngƣời bán hay sử dụng nguồn vốn từ hoạt động
sản xuất kinh doanh nhƣ lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối… Sở dĩ doanh nghiệp phải
huy động vốn từ bên ngoài là do doanh nghiệp không tăng thêm VSCH dẫn đến không
đủ để đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp nên chú ý
khi chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp, vì nếu thời gian chiếm dụng quá lâu sẽ
khiến doanh nghiệp bị giảm uy tín.
Trong giai đoạn 2012 - 2013 nguồn vốn của doanh nghiệp có diễn biến nhƣ sau:
Tạo vốn:
Doanh nghiệp tiếp tục tạo vốn bằng việc tăng dự trữ tiền mặt là 237.017.469 đồng,
tăng khoản phải thu nội bộ ngắn hạn, giảm TSCĐ, tăng vốn đầu tƣ của chủ sở hữu
đồng thời vay nợ ngắn hạn từ bên ngoài.
Sử dụng vốn:
Doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn vốn tạo đƣợc để tài trợ cho các mục sau: thay đổi
chính sách tín dụng với khách hàng khiến cho khoản phải thu khách hàng tăng lên, dự
trữ kho nhiều hơn, thuế GTGT đƣợc khấu trừ tăng, mua chịu hàng hóa, trả nợ thuế cho
Nhà nƣớc và giảm lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối.
Nhƣ vậy trong năm 2013 doanh nghiệp đã sử dụng vốn để nới lỏng tín dụng cho khách
hàng, thu hút thêm khách hàng đến với doanh nghiệp nhƣng lại khiến vốn của doanh
nghiệp bị chiếm dụng dẫn đến mất cơ hội đầu tƣ. Không chỉ vậy doanh nghiệp còn
tăng đầu tƣ vào kho, giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng nhƣng cũng
làm tăng chi phí dự trữ cho hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng sử dụng vốn để trả một
phần nợ cho ngƣời bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc. Để tài trợ cho những
33
điều trên thì doanh nghiệp đã tăng VCSH, vay vốn từ bên ngoài. Nhƣng vốn vay từ
bên ngoài chiếm tỷ trọng nhiều hơn VCSH khiến cho doanh nghiệp tăng các khoản nợ
ngắn hạn, việc nắm giữ tiền lại giảm xuống, các TSNH cũng giảm khiến cho khả năng
thanh toán của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng.
2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Trong năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 494.214.515 đồng
tƣơng ứng tăng với tỷ lệ 2% so với năm 2011. Năm 2013 tăng mạnh lên 9.660.997.480
đồng tƣơng đƣơng với 36% so với năm 2012.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
tăng nguyên nhân chính là do doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng, tăng cƣờng
chiết khấu thƣơng mại, chiết khấu thanh toán với khách hàng khiến cho lƣợng hàng
bán ra tăng lên, thu hút nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh
nghiệp cũng tăng cƣờng kí kết các hợp đồng thi công cho các công trình xây dựng.
Năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm trƣớc là do doanh nghiệp vẫn còn hạn chế các
chính sách tín dụng đối với khách hàng, năm 2013 doanh thu đã tăng lên đáng kể do
doanh nghiệp đã cải thiện chất lƣợng và tăng cƣờng dịch vụ cũng nhƣ thay đổi các
chính sách với khách hàng.
Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 777.267.954 đồng tƣơng đƣơng với 4% so với năm
2011 và năm 2013 tăng 8.101.649.546 đồng tƣơng đƣơng với 38% so với năm 2012.
Năm 2012 tăng nhẹ so với 2011 do một lƣợng hàng hóa bị trả lại do kém chất lƣợng.
Năm 2013 giá vốn tăng lên đáng kể do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng làm cho
sản lƣợng hàng hóa bán ra tăng nên giá vốn hàng bán cũng vì thế mà tăng lên. Mặt
khác do giá hàng hóa thu mua đầu vào tăng cũng đẩy giá vốn hàng hóa doanh nghiệp
tăng một lƣợng lớn so với năm trƣớc.
Lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận gộp trong năm 2012 giảm so với năm 2011. Lợi nhuận gộp năm 2012
giảm283.053.439 đồng so với năm 2011 tƣơng ứng với mức giảm 5% do trong năm
2012.Do một phần nhỏ số lƣợng hàng bán bị trả lại làm tăng giá vốn đã khiến cho
doanh thucủa doanh nghiệp giảm xuống một lƣợng tƣơng ứng.Để tránh tình trạng này
doanh nghiệp nên chú ý tới việc tìm nhà cung cấp các sản phẩmchất lƣợng hơn với giá
cả phải chăngvà tăng cƣờng đầu tƣ vào máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, cũng nhƣ
kiểm tra chất lƣợng thành phẩm trƣớc khi đƣa đến tay khách hàng.Năm 2013 lợi nhuận
gộp tăng 1.559.347.934 đồng tƣơng đƣơng với 29% so với năm 2012.Con số này cho
thấy sự nỗ lực đáng kể của doanh nghiệp khi mà hiện nay cạnh tranh giữa các
Thang Long University Library
34
Bảng 2.7 Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
2011 - 2012 2012 - 2013
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu thuần 26.458.142.085 26.952.356.600 36.613.354.080 494.214.515 2 9.660.997.480 36
2. Giá vốn hàng bán 20.788.524.572 21.565.792.526 29.667.442.072 777.267.954 4 8.101.649.546 38
3. Lợi nhuận gộp 5.669.617.513 5.386.564.074 6.945.912.008 (283.053.439) (5) 1.559.347.934 29
4. Doanh thu hoạt động tài
chính 81.457.520 10.346.721 - (71.110.799) (87) - -
5. Chi phí tài chính - 83.426.733 808.608.565 - - 725.181.832 869
6. Chi phí bán hàng 987.520.001 1.056.720.546 2.277.158.832 69.200.545 7 1.220.438.286 115
7. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 1.245.714.122 1.524.327.985 1.672.812.000 278.613.863 22 148.484.015 10
8. Lợi nhuận thuần từ hđkd 3.517.840.910 2.732.435.531 2.187.332.611 (785.405.379) (22) (545.102.920) (20)
9. Thu nhập khác 203.440.952 - 4.540.000 - - - -
10. Chi phí khác - - - - - - -
11. Tổng lợi nhuận trƣớc
thuế
3.721.281.862 2.732.435.531 2.191.872.611 (988.846.331) (27) (540.562.920) (20)
12. Thuế TNDN 930.320.466 683.108.883 547.968.153 (247.211.583) (27) (135.140.730) (20)
13. Lợi nhuận sau thuế 2.790.961.396 2.049.326.648 1.643.904.458 (741.634.748) (27) (405.422.190) (20)
Nguồn: phòng kế toán
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn

More Related Content

What's hot

Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanvietLUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanvietLuan van Viet
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanvietLUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOTĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
 
Luận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAY
Luận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAYLuận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAY
Luận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAY
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Đề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAO
Đề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAOĐề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAO
Đề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAO
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 

Viewers also liked

Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 
Phan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhPhan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhDo Huyen
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nội
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nộiPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nội
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may linh phương
Phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may linh phươngPhân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may linh phương
Phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may linh phươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần đá spilit
Phân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần đá spilitPhân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần đá spilit
Phân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần đá spilithttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoàn
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoànPhân tích Dupont 5 nhân tố liên hoàn
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoànLavender Keith
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Lap va phan tich bao cao tai chinh
Lap va phan tich bao cao tai chinhLap va phan tich bao cao tai chinh
Lap va phan tich bao cao tai chinhDo Huyen
 
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepPhan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepVu Long (Mr)
 
Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhPhân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhtranphucloc
 
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...Đức Khôi Phạm
 

Viewers also liked (20)

Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
Phan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinhPhan tich bao cao tai chinh
Phan tich bao cao tai chinh
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...
 
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nội
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nộiPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nội
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nội
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
 
Phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may linh phương
Phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may linh phươngPhân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may linh phương
Phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may linh phương
 
Phân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần đá spilit
Phân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần đá spilitPhân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần đá spilit
Phân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần đá spilit
 
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoàn
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoànPhân tích Dupont 5 nhân tố liên hoàn
Phân tích Dupont 5 nhân tố liên hoàn
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
 
Chuong 7(2)
Chuong 7(2)Chuong 7(2)
Chuong 7(2)
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
 
Lap va phan tich bao cao tai chinh
Lap va phan tich bao cao tai chinhLap va phan tich bao cao tai chinh
Lap va phan tich bao cao tai chinh
 
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepPhan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
 
Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhPhân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính
 
Lời cam đoan1
Lời cam đoan1Lời cam đoan1
Lời cam đoan1
 
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
 

Similar to Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn

Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmiPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn (20)

Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và xây dựng, , ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty TNHH Mỹ Lan, ĐIỂM CAO
Đề tài tình hình tài chính công ty TNHH Mỹ Lan, ĐIỂM CAOĐề tài tình hình tài chính công ty TNHH Mỹ Lan, ĐIỂM CAO
Đề tài tình hình tài chính công ty TNHH Mỹ Lan, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh mỹ lan
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh mỹ lanPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh mỹ lan
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh mỹ lan
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
 
Đề tài tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài  tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAYĐề tài  tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
 
Đề tài tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
Đề tài  tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAYĐề tài  tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tôPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
 
luan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hay
luan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hayluan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hay
luan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hay
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmiPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN Sinh viên thực hiện : Ngô Nữ Huyền Trang Mã sinh viên : A17139 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2014
  • 2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Ngô Thị Quyên Sinh viên thực hiện : Ngô Nữ Huyền Trang Mã sinh viên : A17139 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do bản thân thực hiện, có sự hỗ trợ từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Sinh viên Ngô Nữ Huyền Trang
  • 4. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Ngô Thị Quyên đã nhiệt tình hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này và các thầy cô trong trƣờng đã tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em. Do kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn hạn chế nên khóa luận vẫn còn những thiếu sót. Em mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để khóa luận tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Ngô Nữ Huyền Trang Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................................................................1 1.1 Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp..................1 1.1.1 Khái niệm BCTC ...................................................................................1 1.1.2 Vai trò củabáo cáo tài chính..................................................................1 1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính....................................................................2 1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán: ..............................................................................2 1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ...................................................3 1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:......................................................................3 1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính:................................................................4 1.2. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp....................4 1.2.1. Phương pháp so sánh ...............................................................................4 1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ số tài chính.....................................................6 1.2.3. Phương pháp Dupont ...............................................................................6 1.3 Nội dung phân tích...........................................................................................7 1.3.1 Phân tích Kết quả kinh doanh...................................................................7 1.3.2 Phân tích tình hình Tài sản – Nguồn vốn .................................................8 1.3.2.1 Phân tích quy mô Tài sản – Nguồn vốn....................................................8 1.3.2.2 Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn.....................................................8 1.3.2.3 Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn....................................................9 1.3.2.4 Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn............................................................11 1.3.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ....................................................................11 1.3.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính ..............................................................12 1.3.4.1. Tỷ số về khả năng thanh toán: ..............................................................13 1.2.2.2. Tỷ số về khả năng quản lý nợ................................................................13 1.2.2.3. Tỷ số về khả năng hoạt động:................................................................14 1.2.2.4. Tỷ số về khả năng sinh lời:....................................................................16 1.3.5 Phân tích điểm hòa vốn...........................................................................17
  • 6. CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN...........................................................................................20 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn .............................................................................................................20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn ..............20 2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán ...............................................................23 2.2.1.1 Phân tích sự biến động và kết cấu Tài sản .............................................23 2.2.1.2 Phân tích sự biến động và kết cấu Nguồn vốn........................................27 2.2.1.3 Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn: ................................................29 2.2.1.4 Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn:...........................................................30 2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.................................................33 2.2.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ: ..............................................................37 2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính...............................................................41 2.2.4.1 Tỷ số về khả năng thanh toán: ..............................................................41 2.2.4.2 Tỷ số về khả năng quản lý nợ:...............................................................42 2.2.4.3 Tỷ số về khả năng hoạt động: ...............................................................43 2.2.4.4 Tỷ số về khả năng sinh lời: ...................................................................45 2.2.4.5 Phân tích điểm hòa vốn: .......................................................................47 2.2.5 Nhận xét về tình hình tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn .............................................................................................................48 2.2.5.1 Những hiệu quả đạt được: ....................................................................48 2.2.5.2 Hạn chế:...............................................................................................48 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN .....................49 3.1 Những khó khăn, thuận lợi tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn....49 3.1.1. Thuận lợi:............................................................................................49 3.1.2. Khó khăn: ............................................................................................49 3.2 Mục tiêu và định hƣớng phát triển của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn 49 3.2.1 Mục tiêu:..............................................................................................49 3.2.2 Định hướng .........................................................................................50 Thang Long University Library
  • 7. 3.3 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn ..........................................................................................50 3.3.1 Quản lý hàng tồn kho:.........................................................................50 3.3.2 Giảm khoản phải thu:..........................................................................51
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính CF Dòng tiền EBIT Thu nhập trƣớc thuế và lãi vay GVHB Giá vốn hàng bán Hđkd Hoạt động kinh doanh KH Khách hàng NH Ngắn hạn NVDH Nguồn vốn dài hạn NVNH Nguồn vốn ngắn hạn Thuế GTGT thuế giá trị gia tăng Thuế TNDN thuế thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lƣu động Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sảntrong giai đoạn 2011 – 2013 ................................23 Bảng 2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2011 - 2013..........................27 Bảng 2.3 Nhu cầu VLĐròng trong giai đoạn 2011 – 2013............................................29 Bảng 2.4 Tình hình VLĐròng trong giai đoạn 2011 – 2013 .......................................30 Bảng 2.5 So sánh VLĐ ròng với nhu cầu VLĐ ròng ..................................................30 Bảng 2.6 Bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng trong giai đoạn 2011 – 2013............31 Bảng 2.7 Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 201334 Bảng 2.8 Tình hình lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013...............................................................................................................38 Bảng 2.9. Tình hình lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính trong giai đoạn 2011 – 2013.......................................................................................40 Bảng 2.10 Các tỷ số về khả năng thanh toán ..............................................................41 Bảng 2.11 Các tỷ số về khả năng quản lý nợ..............................................................42 Bảng 2.12. Các tỷ số về khả năng hoạt động..............................................................44 Bảng 2.13 Các tỷ số về khả năng sinh lời...................................................................46 Bảng 2.14 Các chỉ tiêu tính điểm hòa vốn..................................................................47 Bảng 3.1 Phân loại hàng tồn kho................................................................................51 Bảng 3.2 Bảng tính điểm tín dụng..............................................................................52 Bảng 3.3 Bảng phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro.........................................53
  • 10. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Đồ thị điểm hòa vốn...................................................................................19 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn .........................21 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản qua giai đoạn 2010 - 2013................................................24 Sơ đồ 3.1 Mô hình ABC ............................................................................................51 Sơ đồ 3.2 Quy trình đánh giá uy tín khách hàng.........................................................52 Thang Long University Library
  • 11. LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới dần sa sút và có dấu hiệu phục hồi chậm.Tại Việt Nam, kinh tế tăng trƣởng chậm lại cùng với tình hình tranh chấp trên biển Đông diễn biến phức tạp đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của ngƣời dân. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong nƣớc cũng gặp không ít khó khăn, đã có nhiều doanh nghiệp phải giải thể, một số doanh nghiệp khác thì tốc độ tăng trƣởng không cao. Để có thể đứng vững và phát triển trong giai đoạn khó khăn này các doanh nghiệp cần phải tìm ra giải pháp cho mình để kinh doanh có hiệu quả hơn. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một bƣớc quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình tài chính của mình từ đó có những bƣớc đi phù hợp để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cần thiết về doanh nghiệp cho nhà quản trị và các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp nhƣ: các nhà đầu tƣ, chủ nợ, ngƣời cho vay,…Vì thế việc Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn là để đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có những quyết định phù hợp cho việc phát triển trong tƣơng lai. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của doanh nghiệp nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Phƣơng pháp xử lý số liệu: tính toán dựa trên các số liệu đã thu thập đƣợc từ báo cáo tài chính để phân tích, tổng hợp, so sánh vàđánh giá các tỷ số tài chính để thấy đƣợc thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định thích hợp cho việc sản xuất kinh doanh. Kết cấu Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn “ gồm có 3 chƣơng. Chƣơng I: Cơ sở lý luận về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính Chƣơng II: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
  • 12. 1 CHƢƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm BCTC Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đƣa ra kế hoạch và biện pháp quản lý phù hợp. Cơ sở để phân tích là thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình và kết quả tài chính của doanh nghiệp đƣợc tổng hợp trên báo cáo tài chính cũng nhƣ các số liệu đƣợc tập hợp trong hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là các số liệu tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm hay thời kỳ. Báo cáo tài chính thƣờng đƣợc trình bày theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quy định. Để đảm bảo yêu cầu chính xác và hợp lý, các báo cáo tài chính phải đƣợc lập và trình bày theo quy định của Bộ tài chính. 1.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò quan trọng trong phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp và công tác quản lý doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế - tài chính, giúp phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ. Từ đó, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động các nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tình hình chấp hành và thực hiện các chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin trên báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế. Trên cơ sở đó, dự đoán tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Đó là những căn cứ quan trọng, giúp cho việc đƣa ra những quyết định cho quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp, hoặc là những quyết định của các nhà đầu tƣ, các chủ nợ, các cổ đông tƣơng lai của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp nhƣ: phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn, về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, tình Thang Long University Library
  • 13. 2 hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nƣớc, tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu, số liệu trên các báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác, giúp cho việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng là những căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính Báo cáo tài chính đƣợc trình bày theo các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quy định và theo quy định của Bộ tài chính. Doanh nghiệp phải lập các báo cáo tài chính theo định kỳ có thể là tháng, quý hoặc năm. Một bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ - Thuyết minh các báo cáo tài chính 1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thƣờng đƣợc chọn là thời điểm cuối quý hoặc cuối năm. Bảng cân đối kế toán đƣợc lập và trình bày theo quy định mẫu của Bộ tài chính. Bảng cân đối kế toán đƣợc chia làm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn. Phần Tài sản: Phản ánh giá trị kế toán toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo chia làm 2 loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn (Tài sản lƣu động – Current Asset): là những tài sản luân chuyển nhanh, không ngừng chuyển đổi hình thái và hoàn thành một vòng luân chuyển sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tài sản ngắn hạn bao gồm năm yếu tố chủ yếu đƣợc sắp xếp vào bảng cân đối kế toán theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần: (1) Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, (2) Đầu tƣ tài chính ngắn hạn, (3) Các khoản phải thu, (4) Hàng tồn kho, (5) Tài sản ngắn hạn khác. Tài sản dài hạn: là những tài sản có thời gian luân chuyển trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trên 12 tháng) bao gồm: (1) Các khoản phải thu dài hạn, (2) Tài sản cố định, (3) Bất động sản đầu tƣ, (4) Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn, (5) Tài sản dài hạn khác. Phần Nguồn vốn: Nguồn vốn phản ánh toàn bộ các nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán đƣợc sắp xếp theo
  • 14. 3 thứ tự ổn định tăng dần. Nguồn vốn đƣợc chia làm 2 loại: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả là nguồn vốn hình thành do vay mƣợn, mua chịu hàng hóa của nhà cung cấp, các khoản nợ tích lũy, nợ thuế với Nhà nƣớc, lƣơng và bảo hiểm xã hội chƣa thanh toán cho ngƣời lao động. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính quan trọng, không thể thiếu để tiến hành phân tích cơ cấu tài chính của một doanh nghiệp. Thông tin từ bảng cân đối kế toán cung cấp khái quát tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn hạn, cơ cấu tài chính và mức rủi ro tài chính cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một tài liệu quan trọng cùng với Bảng cân đối kế toán để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động nào đó. Thời kỳ báo cáo thƣờng đƣợc chọn là năm, quý hoặc tháng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc lập và trình bày theo quy định mẫu của Bộ tài chính. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: Lãi lỗ, Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc và Thuế GTGT đƣợc khấu trừ, miễn giảm. Phần 1: Lãi lỗ Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước - Thuế - Các khoản phải nộp khác - Tổng số thuế còn phải nộp năm trƣớc chuyển sang kỳ này Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, miễn giảm - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ . - Thuế GTGT đƣợc hoàn lại. - Thuế GTGT đƣợc miễn giảm. 1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh dòng tiền lƣu chuyển trong kỳ, để nhà quản trị đƣa ra các quyết định tài chính cho kỳ tới. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập chƣa phản ánh hết Thang Long University Library
  • 15. 4 đƣợc. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc lập và trình bày theo quy định mẫu của Bộ tài chính. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc chia làm ba phần: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh (Operating cash flow): Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh là các dòng tiền thu vào – chi ra liên quan đến thu nhập – chi phí của doanh nghiệp, xảy ra thƣờng xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư (Investment cash flow) Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ là các dòng tiền ra vào liên quan đến hoạt động đầu tƣ tài chính và mua sắm, xây dựng, nhƣợng bán, thanh lý các tài sản dài hạn. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động huy động vốn (hoạt động tài chính – Financing cash flow) Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động huy động vốn là những dòng tiền ra – vào làm thay đổi kết cấu và quy mô của vốn vay và vốn chủ sở hữu. 1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo tài chính tổng hợp nhằm giải trình và bổ sung thêm các chỉ tiêu mà trên các báo cáo tài chính khác chƣa thể hiện hoặc thể hiện chƣa đầy đủ. Thuyết minh báo cáo tài chính đƣợc lập và trình bày theo quy định mẫu của Bộ tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính gồm 8 nội dung chính sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp - Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán - Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng - Các chính sách kế toán áp dụng - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng lƣu chuyển tiền tệ - Những thông tin khác 1.2. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 1.2.1. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích kinh doanh nói chung và báo cáo tài chính nói riêng. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là đơn giản và ít phải tính toán. Tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là:
  • 16. 5 Tài liệu của năm trƣớc (kỳ trƣớc), nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm đành giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Các chỉ tiêu của kỳ đƣợc so sánh với kỳ gốc đƣợc gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc. Điều kiện so sánh Phƣơng pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu dùng làm cơ sở so sánh phải có những điều kiện sau: Phải thống nhất nhau về nội dung phản ánh và phƣơng pháp tính toán. Phải đƣợc xác định trong cùng độ dài thời gian hoặc những thời điểm tƣơng ứng. Phải có cùng đơn vị tính. Kỹ thuật so sánh Phƣơng pháp so sánh có thể sử dụng các số tuyệt đối, số tƣơng đối hoặc số bình quân. - So sánh số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng quy mô tăng giảm của các hiện tƣợng kinh tế. - So sánh bằng số tƣơng đối: là thƣơng số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế. - So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trƣng chung về mặt số lƣợng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng một tính chất. Hình thức so sánh Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phƣơng pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức: - So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tƣơng quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán-tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo). - So sánh chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hƣớng biến động các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên báo cáo). - So sánh xác định xu hƣớng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo đƣợc xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể đƣợc xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hƣớng phát triển của các hiện tƣợng nghiên cứu. Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thƣờng đƣợc phân tích trong các phân tích báo cáo tài chính- kế toán, nhất là bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân Thang Long University Library
  • 17. 6 đối kế toán và bảng lƣu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp. 1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ số tài chính Phƣơng pháp phân tích tỷ số tài chính sử dụng các tỷ số tài chính để đo lƣờng, đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính. Các tỷ số tài chính thƣờng đƣợc chia làm 4 nhóm: - Tỷ số về khả năng thanh toán: là nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. - Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: là nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định, tự chủ tài chính và khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. - Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. - Tỷ số về khả năng sinh lời: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất – kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. Trong các hoạt động phân tích, tùy theo mục tiêu phân tích mà các tỷ số đƣợc lựa chọn để sử dụng. 1.2.3. Phương pháp Dupont Mô hình Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA (thu nhập trên tài sản) và ROE (thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu) thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc các nhà quản lý trong nội bộ công ty sử dụng để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định cải thiện tình hình tài chính công ty. Phƣơng pháp Dupont dựa vào hai phƣơng trình căn bản sau, gọi chung là phƣơng trình Dupont: ROA= Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản Nhìn vào biểu thức trên ta sẽ thấy ROA sẽ chịu tác động của 2 yếu tố:Tỷ suất sinh lời trên doanh thu và Hệ số sử dụng tài sản. Nhƣ vậy để tăng ROA doanh ngiệp có thể tăng ROS hoặc tăng số vòng quay tài sản ROE = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn cổ phần Lợi nhuận ròng Doanh thu Bình quân tổng tài sản Doanh thu Bình quân tổng tài sản Bình quân vốn cổ phần thƣờng Biểu thức trên cho ta thấy chỉ tiêu này đƣợc cấu thành bởi ba yếu tố chính là lãi gộp, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. = Lợi nhuận ròng Doanh thu x Doanh thu Bình quân tổng tài sản
  • 18. 7 Doanh nghiệp có thể là tăng một trong ba yếu tố trên để tăng ROE. Doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Doanh nghiệp cũng có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Nói cách khác là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Và doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tƣ. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tƣ của doanh nghiệp là hiệu quả. 1.3 Nội dung phân tích 1.3.1 Phân tích Kết quả kinh doanh Phân tích kết quả kinh doanh nhằm xem xét sự thay đổi doanh thu bán hàng của doanh nghiệp để thấy đƣợc khả năng thích ứng của doanh nghiệp trƣớc những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh, thị hiếu và nhu cầu của thị trƣờng. Không chỉ thế, phân tích kết quả kinh doanh còn xem xét sự biến động của doanh thu do tác động của lƣợng bán hay giá bán. Mức tăng trƣởng doanh thu do tác động của lƣợng bán thƣờng đƣợc đánh giá cao hơn sự tăng lên của giá bán sản phẩm vì sự tăng trƣởng của lƣợng bán cải thiện kết quả tài chính và vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Từ việc phân tích kết quả kinh doanh ta còn thấy đƣợc sự biến động của từng bộ phận lợi nhuận đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đƣa ra những dự báo về xu hƣớng phát triển trong hoạt động kinh doanh và những rủi ro có thể xảy ra với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Hiệu quả tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp có đƣợc cải thiện không hay lợi nhuận tạo ra có đủ để trả lãi vay cho các chủ nợ không. Phân tích Kết quả kinh doanh: Phƣơng pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là phƣơng pháp so sánh, việc so sánh đƣợc thực hiện theo chiều ngang và chiều dọc. - Phân tích theo chiều ngang: So sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ trƣớc ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo kết quả kinh doanh từ đó đánh giá xu hƣớng thay đổi của các chỉ tiêu này thông qua mức tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm của từng chỉ tiêu. Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trƣớc Tỷ lệ tăng giảm = 100% x Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trƣớc Chỉ tiêu kỳ trƣớc - Phân tích theo chiều dọc: Phân tích theo chiều dọc là phƣơng pháp phân tích dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Thang Long University Library
  • 19. 8 Tỷ lệ chi phí trên doanh thu = Chi phí Doanh thu thuần Phân tích theo chiều dọc sẽ cho thấy sự biến động của tỷ lệ chi phí (hoặc lợi nhuận) trên doanh thu, từ đó đánh giá đƣợc hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh chính cũng nhƣ mức độ đóng góp của các bộ phận lợi nhuận vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung của doanh nghiệp. 1.3.2 Phân tích tình hình Tài sản – Nguồn vốn 1.3.2.1 Phân tích quy mô Tài sản – Nguồn vốn Phân tích quy mô Tài sản Xem xét từng khoản mục tài sản của doanh nghiệp trong tổng số để thấy đƣợc mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ từng loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Đồng thời với việc phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét tình hình biến động của các khoản mục tài sản cụ thể. Qua đó, đánh giá sự hợp lý của sự biến động. Phân tích quy mô Nguồn vốn Cơ cấu vốn là thuật ngữ phản ánh việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng số tài sản. Chi phí vốn là chi phí trả cho việc huy động và sử dụng vốn. Nói cách khác, chi phí vốn là giá của việc sử dụng vốn. Đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, cũng nhƣ mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đƣơng đầu. Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng nhƣ xu hƣớng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp...) cao. Ngƣợc lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn ( kể cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối) thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính sẽ thấp. 1.3.2.2 Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn Phân tích cơ cấu tài sản Phân tích cơ cấu tài sản giúp các nhà quản lý nắm đƣợc tình hình đầu tƣ (sử dụng) số vốn đã huy động, biết đƣợc việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doành có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp đƣợc thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản
  • 20. 9 trong tổng số tài sản. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản đƣợc xác định bằng công thức: Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản = 100 x Giá trị của từng bộ phận tài sản Tổng tài sản Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dù cho phép các nhà quản lý đánh giá đƣợc khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhƣng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhâ dến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phận tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối) trên tổng số tài sản cũng nhƣ theo từng loại tài sản. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tƣơng tự nhƣ phân tích cơ cấu tài sản. Trƣớc hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn đƣợc xác định bằng công thức: Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn = 100 x Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn Tổng nguồn vốn Cũng nhƣ việc phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn chỉ cho các nhà quản lý đánh giá đƣợc cơ cấu vốn huy động nhƣng lại không biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động. Để biết chính xác tình hình huy động vốn, nắm đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang – so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối) trên tổng số nguồn vốn cũng nhƣ theo từng loại nguồn vốn. 1.3.2.3 Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tƣơng quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ cân đối này phần nào chỉ ra đƣợc sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng có hiệu quả hay không. Doanh nghiệp cần có hai loại tài sản là TSNH và TSDH để tiến hành sản xuất kinh doanh, để hình thành nên hai loại tài sản này doanh nghiệp cần có nguồn vốn tài trợ tƣơng ứng là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong ngắn hạn: Thang Long University Library
  • 21. 10 Tại một thời điểm nào đó, vốn lƣu động ròng chỉ rõ mức độ an toàn mà doanh nghiệp có đƣợc nhằm tài trợ cho chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lƣu động ròng là lƣợng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần phải tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSNH không phải là tiền). Nhu cầu vốn lƣu động ròng = Hàng tồn kho + Phải thu KH - Nợ phải trả NH Nhu cầu vốn lƣu động ròng > 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây việc sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có đƣợc từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Trong trƣờng hợp này doanh nghiệp cần có biện pháp để giải phóng tồn kho và giảm các khoản phải thu từ khách hàng. Nhu cầu vốn lƣu động ròng = 0, tức là các nguồn vốn từ bên ngoài vừa đủ để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lƣu động ròng < 0 có nghĩa là các nguồn vốn từ bên ngoài đã dƣ thừa để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận thêm nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong dài hạn: Nguồn vốn lƣu động ròng không những biểu hiện quan hệ giữa cân đối giữa tài sản với nguồn vốn mà còn cho biết những dấu hiệu về tình hình tài chính trong việc sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. VLĐròng = TSNH – Nguồn vốn ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn – TSDH Nếu VLĐròng> 0 và lớn hơn nhu cầu vốn lƣu động thiết yếu, thì đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh, đảm bảo cân đối giữa tài sản với nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. VLĐròng = 0 xảy ra khi TSDH = NVDH hay TSNH = NVNH. Nghĩa là nguồn vốn dài hạn vừa đủ để tài trợ cho TSDH nên doanh nghiệp không phải sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp. Cân bằng tài chính trong trƣờng hợp này đã tƣơng đối bền vững, nhƣng tính ổn định chƣa cao. Ngƣợc lại, nếu VLĐròng < nhu cầu tài sản ngắn hạn thiết yếu hoặc âm thì đây là dấu hiệu tài chính bất bình thƣờng và mất cân đối giữa tài sản với nguồn vốn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp mất dần đến toàn bộ vốn sở hữu và đến bờ vực phá sản. So sánh nhu cầu vốn lưu động ròng với VLĐròng: Nếu VLĐròng> nhu cầu vốn lƣu động ròng thì doanh nghiệp đảm bảo đủ nguồn vốn để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
  • 22. 11 Nếu VLĐròng < nhu cầu vốn lƣu động ròng thì doanh nghiệp không đảm bảo đủ nguồn vốn cần thiết. Nếu VLĐròng = nhu cầu vốn lƣu động ròng thì doanh nghiệp đảm bảo vừa đủ nhu cầu vốn cần thiết. 1.3.2.4 Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn Mục đích phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ) là xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Phƣơng pháp: Liệt kê sự thay đổi các yếu tố tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán rút gọn giữa hai thời điểm của kỳ nghiên cứu (cuối kỳ và đầu kỳ). Số chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ đƣợc ghi vào một trong hai tạo vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc: - Nếu tăng tài sản, giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn. - Nếu giảm tài sản, tăng nguồn vốn thì ghi vào cột tạo vốn. Các bƣớc phân tích: - Rút gọn bảng cân đối kế toán: gộp chung những chi tiết tài sản hoặc nguồn vốn có cùng tính chất hoặc giá trị nhỏ, không cần thiết phải nghiên cứu riêng. - Lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn - Lập bảng phân tích Mẫu Bảng tài trợ Diễn giải 31/12/N 31/12/N+1 Tạo vốn Sử dụng vốn A.Tài sản I. Tài sản ngắn hạn 1. Tiền 2…. II. Tài sản dài hạn 1. Giá trị ghi sổ TSCĐ B. Nguồn vốn I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. VCSH Tổng 1.3.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ Thang Long University Library
  • 23. 12 Tiền giúp cho doanh nghiệp hoạt động, thiếu tiền doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Vì vậy nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, nhà tài trợ đều quan tâm đến tình hình lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Nội dung phân tích So sánh theo chiều ngang: So sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ trƣớc thông qua mức tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm của từng chỉ tiêu. Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trƣớc Tỷ lệ tăng giảm = 100% x Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trƣớc Chỉ tiêu kỳ trƣớc So sánh theo chiều dọc: tỷ lệ phần trăm đƣợc sử dụng để phản ánh mối quan hệ của các bộ phận với tổng số trong báo cáo. Phân tích lƣu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động, trƣớc hết đƣợc tiến hành bằng việc so sánh lƣợng lƣu chuyển tiền thuần của từng hoạt động cả về số tuyệt đối và tƣơng đối để xác định sự biến động về lƣợng tiền thuần lƣu chuyển của từng hoạt động. Tiếp theo xác định mức độ ảnh hƣởng của tiền thu vào và chi ra ảnh hƣởng đến lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ của từng hoạt động dựa vào công thức: Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ = Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ + Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Trong đó: Lƣu chuyển tiền thuần của từng hoạt động = Tổng số tiền thu vào của từng hoạt động – Tổng số tiền chi ra của từng hoạt động Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ > 0: doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán nhất là các khoản nợ ngắn hạn và đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh. Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ < 0: trong trƣờng hợp này doanh nghiệp không thể huy động đƣợc các nguồn tiền từ bên ngoài hoặc huy động không đủ đáp ứng, các nhà quản lý cần phải điều chỉnh kế hoạch đầu tƣ và các kế hoạch kinh doanh khác. Đây là điều cần thiết để tránh cho doanh nghiệp không bị rơi vào tình trạng phá sản do mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Cuối cùng xác định tỷ trọng của từng dòng tiền ra, vào (CFout,CFin)của từng hoạt động với tổng dòng tiền ra, vào. Tỷ trọng CFin từng hoạt động = CFin từng hoạt động Tổng CFin 1.3.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính Tỷ trọng CFout từng hoạt động = CFout từng hoạt động Tổng CFout
  • 24. 13 1.3.4.1. Tỷ số về khả năng thanh toán: Tỷ số về khả năng thanh toán là tỷ số đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, gồm có: Tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) và tỷ số thanh khoản nhanh (quick ratio). Tỷ số thanh khoản hiện thời(current ratio):cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động có thể sử dụng để thanh toán. Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này nhằm đo lƣờng khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn. Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn hệ số này phải lớn hơn 1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao thì khả năng thanh toán cao nhƣng khả năng linh hoạt về nguồn vốn bị hạn chế. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thể hiện sự mất cân bằng trong cơ cấu tài chính, rủi ro thanh toán cao, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tƣ vào tài sản dài hạn. Để cải thiện chỉ tiêu này doanh nghiệp phải gia tăng nguồn vốn ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) thay cho các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành chỉ phản ánh khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số thanh khoản nhanh (quick ratio): cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động có thể huy động ngay để thanh toán. Tỷ số thanh khoản nhanh = Tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này không cần phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn có những khoản đã và sẽ đến hạn thanh toán ngay thì mới có nhu cầu thanh toán, những khoản chƣa đến hạn chƣa có nhu cầu phải thanh toán ngay. Hệ số khả năng thanh toán tức thời: cho biết với lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền hiện có doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn trả hay không. Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tƣơng đƣơng tiền Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời ≥ 1 thì doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán tức thời và ngƣợc lại khi < 1 thì doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán tức thời. 1.2.2.2. Tỷ số về khả năng quản lý nợ Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn đo lƣờng phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ với doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 25. 14 Tỷ số nợ trên tổng tài sản: thƣờng gọi là tỷ số nợ, đƣợc sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Các chủ nợ thƣờng thích doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì nhƣ vậy doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn. Ngƣợc lại, các chủ doanh nghiệp thích tỷ số nợ cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Nhƣng nếu tỷ số nợ quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ Tổng tài sản Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay interest) hay tỷ số trang trải lãi vay: Tỷ số này phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh, cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp qua đó đánh giá khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp. Tỷ số khả năng trả lãi = EBIT Chi phí lãi vay Tỷ số khả năng trả nợ Tỷ số khả năng trả nợ phản ánh khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp. Tỷ số này đo lƣờng khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn nhƣ doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trƣớc thuế. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ. Tỷ số khả năng trả nợ = GVHB + Khấu Hao +EBIT Nợ gốc + Chi phí lãi vay Tỷ số lợi nhuận giữ lại Tỷ số lợi nhuận giữ lại đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tƣ, do đó nó cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong tƣơng lai. Tỷ số lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại Lợi nhuận sau thuế 1.2.2.3. Tỷ số về khả năng hoạt động: Tỷ số về khả năng hoạt động đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số hoạt động tồn kho (Inventory activity): Vòng quay hàng tồn kho = GVHB Giá trị hàng tồn kho Tỷ số hoạt động tồn kho đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay đƣợc bao nhiêu vòng
  • 26. 15 trong kỳ để tạo ra doanh thu và bình quân tồn kho của doanh nghiệp hết bao nhiêu ngày. Số ngày tồn kho bình quân: Số ngày tồn kho bình quân cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày. Chu kỳ kinh doanh (Operating Cycle – OC): Công thức này thể hiện thời gian từ khi đầu tƣ tiền vào hàng tồn kho cho đến khi thu đƣợc tiền về. Công thức này cũng thể hiện một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày. Chu kỳ kinh doanh = Số ngày tồn kho bình quân + Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period - ACP): Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả và chất lƣợng quản lý khoản phải thu, bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi đƣợc khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngƣợc lại. Kỳ thu tiền bình quân = 360 Vòng quay khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu (Receivables turnover): Vòng quay các khoản phải thu= Doanh thu bán chịu thuần Phải thu khách hàng Nếu không có số liệu về doanh thu bán chịu thuần bình quân trong kỳ có thể dùng doanh thu thuần. Nhƣng khi đó thông tin của chỉ tiêu này sẽ kém hơn. Vòng quay các khoản phải thu đo lƣờng mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tín dụng thƣơng mại (cho khách hàng mua chịu) và khả năng thu hồi nợ. Chỉ tiêu này cũng thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ tiêu này cao thể hiện rằng doanh nghiệp đang kinh doanh dựa trên tiền mặt khá nhiều, hoặc doanh nghiệp đang cấp tín dụng thƣơng mại quá nhiều cũng nhƣ khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ tiêu này quá thấp sẽ ảnh hƣởng đến doanh thu, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại chính sách tín dụng của mình và tìm kiếm các giải pháp thu hồi nợ có hiệu quả hơn. Thời gian luân chuyển tiền: Thời gian luân chuyển tiền cho biết khoảng thời gian từ kucs doanh nghiệp chi tiền cho các hoạt động cho đến lúc doanh nghiệp thu đƣợc tiền về. Số ngày tồn kho bình quân = 360 Vòng quay hàng tồn kho Thang Long University Library
  • 27. 16 Thời gian luân chuyển tiền = Thời gian thu tiền trung bình + Thời gian quay vòng hàng lƣu kho – Số ngày của khoản phải trả Vòng quay tài sản ngắn hạn (Current assets turnover ratio): Vòng quay tài sản ngắn hạn phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu Tài sản ngắn hạn Vòng quay tài sản dài hạn (Fixed assets turnover ratio): Vòng quay tài sản cố định đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhƣ máy móc, thiết bị và nhà xƣởng. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản dài hạn = Doanh thu Tài sản dài hạn Vòng quay tổng tài sản (Total assets turnover ratio): Vòng quay tổng tài sản đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt là tài sản ngắn hạn hay tài sản cố định. Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu Tổng tài sản Tỷ số vòng quay tổng tài sản cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. 1.2.2.4. Tỷ số về khả năng sinh lời: Tỷ số về khả năng sinh lời đo lƣờng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp theo từng góc độ khác nhau tùy vào mục tiêu của nhà phân tích. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Tỷ số sức sinh lời căn bản (Basic earning power ratio): Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trƣớc thuế và lãi của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi. Tỷ số sức sinh lời căn bản = 100% x EBIT Tổng tài sản
  • 28. 17 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets): Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROA = 100% x Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equity): Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là quan trọng nhất. Tỷ số này cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROE = 100% x Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hứu Tỷ số tăng trưởng bền vững Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trƣởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận và cho biết tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt đƣợc nếu không tăng vốn chủ sở hữu. Tỷ số tăng trƣởng bền vững = Lợi nhuận giữ lại Vốn chủ sở hữu Tỷ số M/B Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa giá thị trƣờng và giá trị sổ sách của công ty. Tỷ số này lớn hơn 1 và càng cao thì càng cho thấy thị trƣờng đánh giá cao triển vọng của công ty và ngƣợc lại. Tỷ số M/B = Giá thị trƣờng của cổ phiếu Giá trị sổ sách của cổ phiếu Hệ số giá thị trường so với giá sổ sách (P/B) P/B = Giá thị trƣờng một cổ phiếu Giá trị sổ sách một cổ phiếu Chỉ số này cho biết giá thị trƣờng một cổ phiếu bằng bao nhiêu lần giá trị trên sổ sách của một cổ phiếu. Gia tăng chỉ số giá thị trƣờng so với giá sổ sách thể hiện sự thành công của công ty trong việc gia tăng tài sản cho các chủ sở hữu và tối đa giá thị trƣờng của công ty. Hệ số P/B cao có thể là dấu hiệu công ty đang đƣợc định giá quá cao đối với các nhà đầu tƣ tiềm năng. 1.3.5 Phân tích điểm hòa vốn Khái niệm điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn (Break Even Point) là mức sản lƣợng hoặc doanh thu mà tại đó doanh nghiệp có lợi nhuận hoạt động bằng 0 hay doanh thu bằng chi phí hoạt động. Phương pháp xác định: Thang Long University Library
  • 29. 18 Xác định sản lương hòa vốn (QBE ): Về mặt toán học, điểm hòa vốn là điểm giao nhau của đƣờng biểu diễn doanh thu với đƣờng biểu diễn tổng chi phí. Do đó, sản lƣợng hòa vốn chính là ẩn của hai phƣơng trình biểu diễn hai đƣờng thẳng đó. Tại điểm hòa vốn : Tổng doanh thu = Tổng chi phí  P x QBE = F + V x QBE  P x QBE – V x QBE = F  QBE ( P – V ) = F  Trong đó: F là tổng chi phí cố định V là chi phí biến đổi cho một sản phẩm QBE là sản lƣợng hòa vốn P là giá bán đơn vị sản phẩm Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi trong kỳ sản xuất kinh doanh nhất định. Chi phí biến đổi: là những chi phí sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lƣợng hàng hóa đƣợc sản xuất và bán ra. Sản lƣợng hòa vốn: là sản lƣợng mà doanh nghiệp sản xuất ra để khi bán trên thị trƣờng với giá cả dự kiến có thể bù đắp đƣợc chi phí kinh doanh. Xác định doanh thu hòa vốn ( SBE ): Doanh thu hòa vốn là doanh số mà doanh nghiệp thu đƣợc chỉ đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh Doanh thu hòa vốn đƣợc xác định theo công thức: SBE = P x QBE = P F P-V = F x P P-V = F : P - V P = F : 1 - V P Tỷ lệ 1 - V P đƣợc gọi là tỷ lệ lãi trên biến phí. Khi tỷ lệ này càng lớn thì doanh thu hòa vốn càng nhỏ. Hiệu số (P - V) đƣợc gọi là lãi trên biến phí. QBE = F P - V
  • 30. 19 Hình 1.1: Đồ thị điểm hòa vốn M là điểm cắt nhau của 2 đƣờng tổng chi phí Y1 = F + V x QBE và đƣờng doanh thu Y2 = P x QBE. M đƣợc gọi là điểm hòa vốn, Q0 là sản lƣợng hòa vốn. Những giá trị Q > Q0 phản ánh phạm vi sản lƣợng có lãi và Q < Q0 là phạm vi sản lƣợng không có lãi. Ý nghĩa: - Phân tích điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp lựa chọn quy mô đầu tƣ phù hợp với quy mô thị trƣờng đồng thời lựa chọn hình thức đầu tƣ nhằm giảm rủi ro do sự biến động sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm. - Đối với một công ty đang hoạt động, phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp công ty thấy đƣợc tác động của chi phí cố định và doanh thu tối thiểu mà công ty cần đạt đƣợc để duy trì lợi nhuận hoạt động. Một công ty có rủi ro hoạt động cao khi doanh thu hòa vốn cao. Điểm hòa vốn cho thấy mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty hay mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động của công ty. Sản lƣợng Doanh thu và chi phí 0 Điểm hòa vốn Tổng chi phí biến đổi VxQBE F Chi phí cố định (F) Q0 Y1 = F + V x QBE Y2 = P x QBE Y1-Y2 M Thang Long University Library
  • 31. 20 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN 2.1Giới thiệu chung về công ty cổ phần sản xuất Kính An Toàn 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn Tên công ty: Công ty Cổ phần Sản xuất Kính An Toàn Tên giao dịch quốc tế: Safety Glass Production Joint Stock Company Giám đốc: Phan Trọng Tuyển Điện thoại: 0439581535 Mã số thuế: 0105249202 Địa chỉ: Thôn Quan Âm, Xã Bắc Hồng, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: - Sản xuất kính an toàn - Cung cấp các sản phẩm kính an toàn - Thi công kính, vách kính tấm lớn, mặt dựng an toàn và tiết kiệm năng lƣợng cho các công trình xây dựng. Từ khi đƣợc thành lập để khẳng định vị trí của mình trên thị trƣờng doanh nghiệp đã không ngừng phát triển và mở rộng. Với việc bổ sung đổi mới ngành nghề kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng. Đồng thời công ty cũng không ngừng tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lƣợng phƣơng thức phục vụ khách hàng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho ngƣời lao động. Doanh nghiệp đƣợc thành lập ngày 8 tháng 4 năm 2010.Sau 3 năm hoạt động, doanh nghiệp cũng đã dần tạo đƣợc chỗ đứng trong thị trƣờng, tình hình kinh doanh ngày một ổn định. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần đƣợc quyền chào bán của từng loại; Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đƣợc quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Quyết định phƣơng án đầu tƣ và dự án đầu tƣ trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật hoặc Điều lệ công ty; Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và ngƣời quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty…
  • 32. 21 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp Giám đốc: là ngƣời đại diện pháp lý của Doanh nghiệp, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Doanh nghiệp, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao, giám sát các phòng ban và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc: là ngƣời chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và nhân sự toàn công ty, quản trị và xây dựng cán bộ, văn thƣ hành chính, thực hiện chế độ chính sách tiền lƣơng và công tác đời sống cho nhân viên, công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc phòng tại địa phƣơng nơi công ty đóng trụ sở, tổ chức thanh tra, tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức bộ máy nhân sự, quản trị hành chính. Phòng kế toán: có 2 chức năng chính là quản lý tài chính và quản lý kế toán. Về quản lý tài chính: phòng kế toán tham mƣu cho lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài chính theo chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nƣớc và theo các quy định của doanh nghiệp.Phân bổ, quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí.Huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Về chức năng quản lý kế toán:Tổ chức thống nhất công tác kế toán trong doanh nghiệp đúng các quy định của luật kế toán hiện hành, các chuẩn mực kế toán.Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và nguyên tắc kế toán.Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng hành chính tổng hợp Phòng kỹthuật Phòng kinh doanh Giám đốc Hội đồng quản trị Thang Long University Library
  • 33. 22 toán.Phân tích các thông tin số liệu, kế toán, cung cấp thông tin, số liệu kế toán, các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và doanh nghiệp, giúp Giám đốc doanh nghiệp có căn cứ để đƣa ra các quyết định ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp.Thực hiện các công việc do lãnh đạo giao phó. Phòng hành chính tổng hợp: Thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, văn thƣ, lƣu trữ. Tiếp nhận, phân loại văn bản đi và đến, tham mƣu cho Giám đốc xử lý các văn bản hành chính nhanh chóng, kịp thời.Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lục các văn bản do Doanh nghiệp ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định của Giám đốc.Cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban trong doanh nghiệp Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật gồm các nhân viên kỹ thuật có nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý kho, nhận, giao, lắp đặt và sửa chữa hàng hóa. Phòng kinh doanh: Gồm nhân viên bán hàng, marketing dƣới sự kiểm soát của trƣởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ bán hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cung cấp những thông tin có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Đây chính là khâu quan trọng thúc đẩy sự tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đƣợc nhanh chóng.
  • 34. 23 2.2 Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn 2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 2.2.1.1 Phân tích sự biến động và kết cấu Tài sản Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sảntrong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: đồng Việt Nam Nguồn: Phòng kế toán Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011 -2012 2012 -2013 Số tiền % Số tiền % A.Tài sản ngắn hạn 6.831.839.120 10.254.751.883 13.609.375.202 3.422.912.763 50 3.354.623.319 25 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 897.528.520 1.629.553.081 1.392.535.612 732.024.561 82 (237.017.469) (17) II. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.475.245.545 3.805.610.496 6.812.811.579 330.364.951 10 3.007.201.083 44 Phải thu khách hàng 3.475.245.545 3.773.042.666 6.812.811.579 297.797.121 8 3.039.768.913 80 Phải thu nội bộ ngắn hạn - 32.567.830 - 32.567.830 - - - III. Hàng tồn kho 2.371.516.531 4.725.718.422 5.119.478.797 2.354.201.891 99 3.354.623.319 8 IV. Tài sản ngắn hạn khác 87.548.524 93.869.884 284.549.214 6.321.360 7 190.679.330 67 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 87.548.524 93.869.884 284.549.214 6.321.360 7 190.679.330 67 B. Tài sản dài hạn 2.217.874.577 2.137.844.222 1.714.253.867 (80.030.355) (4) (423.590.355) (25) I. TSCĐ hữu hình 2.217.874.577 2.137.844.222 1.714.253.867 (80.030.355) (4) (423.590.355) (25) Nguyên giá 2.321.176.357 2.664.736.357 2.664.736.357 343.560.000 15 0 0 Giá trị hao mòn lũy kế (103.301.780) (526.892.135) (950.482.490) (423.590.355) (410) (423.590.355) (80) Tổng Tài sản 9.049.713.697 12.392.596.105 15.323.629.069 3.342.882.408 37 2.931.032.964 19 Thang Long University Library
  • 35. 24 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản qua giai đoạn 2010 - 2013 Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy đƣợc quy mô tài sản biến động qua 3 năm nhƣ sau: Trong giai đoạn 2011 – 2013, ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp tăng dần qua các năm, doanh nghiệp chủ yếu đầu tƣ vào TSNH và không đầu tƣ thêm vào TSDH. Nguyên nhân tổng tài sản tăng là do doanh nghiệp tăng đầu tƣ vào TSNH, cụ thể năm 2012 tổng tài sản tăng 3.342.882.408 đồng với tỷ lệ 37% so với năm 2011. Năm 2013tăng nhẹ hơn,2.931.032.964 đồng tƣơng đƣơng với 19% so với năm 2012. Doanh nghiệp đang áp dụng chính sách quản lý TSNH theo trƣờng phái thận trọng, nghĩa là doanh nghiệp tập trung đầu tƣ vào TSNH nhiều hơn TSDH, ta cũng thấy đƣợc điều này qua biểu đồ 2.1. Điều này giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao, rủi ro thấp nhƣng cũng làm tăng chi phí của việc nắm giữ tiềnvà chi phí lƣu kho. Ngƣợc lại với TSNH thì TSDH giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2012 giảm 80.030.355 đồng (4%) so với năm 2011 và năm 2013 TSDH tiếp tục giảm423.590.355 đồng tƣơng đƣơng với 25% so với năm 2012, nguyên nhân là do doanh nghiệp không đầu tƣ thêm vào TSDH và bị giảm do hao mòn lũy kế của TSCĐ. 75% 25% 2011 83% 17% 2012 89% 11% 2013 TSNH TSDH
  • 36. 25 Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2012 tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng 732.024.561 đồng so với năm 2011 tƣơng đƣơng tăng 82%. Nguyên nhân của việc tăng dự trữ tiền mặt này là để chi tiêu tại chỗ, nhằm tránh rủi ro, tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp từ đó kéo theo thuận lợi trong việc thanh toán với các bạn hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên thƣờng xuyên kiểm soát, quản lý và cân đối các khoản thu chi vì nếu lƣợng tồn quỹ quá lớn sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, giảm khả năng sinh lời. Nhƣng trong năm 2013 tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của doanh nghiệp lại giảm 237.017.469 đồng so với năm 2012 tƣơng đƣơng với giảm 17%.Sở dĩ tiền giảm nhƣ vậy là do doanh nghiệp đã đặt hàng với nhà cung cấp. Việc dự trữ tiền ở mức thấp có thể làm ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.Khi phát sinh mua hàng với chi phí cao phục vụ sản xuất, lƣợng tiền dự trữ không đủ sẽ phải huy động thêm vốn từ các nguồn tín dụng khác sẽ làm phát sinh khoản chi phí sử dụng vốn, thời gian huy động vốn lâu. Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2012 tăng 330.364.951 đồng so với năm 2011 tƣơng đƣơng với 10%, năm 2013 tăng mạnh hơn 3.007.201.083 đồng tƣơng đƣơng với 44% so với năm 2012. Nhìn chung qua 3 năm các khoản phải thu ngắn hạn đều tăng do doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng, thu hút nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp hơn nhƣng đồng thời cũng làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp. Phải thu khách hàng: trong năm 2012 tăng 297.797.121 đồng tƣơng đƣơng với 8% so với năm 2011. Do năm 2012doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng để bán đƣợc nhiều hàng hơn tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên xem xét vì cho khách hàng nợ nhiều quá sẽ tăng rủi ro cho doanh nghiệp nhất là thời kì kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay khi mà rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản kể cả những doanh nghiệp lớn. Năm 2013 phải thu khách hàng tiếp tục tăng mạnh 3.039.768.913 đồng tƣơng đƣơng 80% so với năm 2012. Phải thu nội bộ ngắn hạn: chỉ phát sinh trong năm 2012 là 32.567.830 đồng do doanh nghiệp thu tiền từ bộ phận kỹ thuật Hàng tồn kho: tăng 2.354.201.891 đồng trong năm 2012 tƣơng đƣơng với 99% so với năm 2011. Năm 2013 hàng tồn kho tiếp tục tăng nhẹ 3.354.623.319 đồng (8%) so với năm trƣớc. Do nhu cầu kho tăng, năm 2012 doanh nghiệp đã nhập kho rất nhiều hàng hóa đẩy mức dự trữ kho lên cao. Lƣợng hàng tồn kho tăng, doanh nghiệp phải thuê thêm nhân viên để trông kho làm cho chi phí quản lí hàng tồn kho tăng. Nhƣng đây cũng là một chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang hƣớng đến thị trƣờng tiêu Thang Long University Library
  • 37. 26 thụ rộng hơn, ƣớc tính nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng hơn. Năm 2013 hàng tồn kho của doanh nghiệp chỉ tăng nhẹ là do doanh nghiệp đã có chính sách quản lý tốt hơn và nới lỏng chính sách tín dụng với khách hàng giúp lƣợng hàng tồn của năm 2012 giảm bớt. Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm thuế GTGT đƣợc khấu trừ,tăng 6.321.360 đồng trong năm 2012 tƣơng đƣơng với 7% so với năm 2011.Nguyên nhân là do doanh nghiệp mua nhiều nguyên vật liệu để sản xuất nhƣng sản phẩm bán ra không cao. Năm 2013 tiếp tục tăng cao 190.679.330 đồng tƣơng đƣơng với 67%. Tài sản dài hạn: TSDH của doanh nghiệp chỉ bao gồm tài sản cố định hữu hình,năm 2012 TSCĐ hữu hình giảm 80.030.355 đồng tƣơng đƣơng với 4% so với năm 2011, năm 2013 doanh nghiệp đã trích hết khấu hao cho TSCĐ,tổng TSDH tiếp tục giảm 423.590.355 đồng tƣơng đƣơng với 25%. Nguyên nhân của mức giảm đó là do khấu hao luỹ kế của tài sản cố định qua các năm và doanh nghiệp đã không đầu tƣ thêm một tài sản cố định mới nào cũng nhƣ không đầu tƣ thêm vào bất động sản hay tài chính dài hạn. Do tình hình kinh doanh có gặp chút khó khăn vậy nên để giải quyết tình hình doanh nghiệp đã không đầu tƣ nhiều vào TSDH mà đầu tƣ nhiều sang TSNH để có thể quay vòng vốn nhanh.
  • 38. 27 2.2.1.2 Phân tích sự biến động và kết cấu Nguồn vốn Bảng 2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011 - 2012 2012 - 2013 Số tiền % Số tiền % A.Nợ phải trả 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611 1.293.555.760 30 3.127.416.551 56 I. Nợ ngắn hạn 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611 1.293.555.760 30 3.127.416.551 56 1. Vay và nợ ngắn hạn - - 7.818.050.971 - - 7.818.050.971 - 2. Phải trả ngƣời bán 4.258.752.300 5.153.742.629 861.673.640 894.990.329 21 4.292.068.989 83 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc - 398.565.431 - 398.565.431 - - - B. Vốn chủ sở hữu 4.790.961.397 6.840.288.045 6.643.904.458 2.049.326.648 43 (196.383.587) 3 I. Vốn chủ sở hữu 4.790.961.397 6.840.288.045 6.643.904.458 2.049.326.648 43 (196.383.587) 3 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 2.000.000.000 2.000.000.000 5.000.000.000 0 - 3.000.000.000 150 2. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 2.790.961.397 4.840.288.045 1.643.904.458 2.049.326.648 73 (3.196.383.587) (66) Tổng nguồn vốn 9.049.713.697 12.392.596.105 15.323.629.069 3.342.882.408 37 2.931.032.964 24 Nguồn: Phòng kế toán Thang Long University Library
  • 39. 28 Từ bảng số liệu trên ta thấy đƣợc quy mô nguồn vốn biến động qua 3 năm nhƣ sau: Trong năm 2012 nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 1.293.555.760 đồng tƣơng đƣơng với 30% so với năm 2011. Sang năm 2013 nợ phải trả tiếp tục tăng 3.127.416.551 đồng tƣơng đƣơng với 56% so với năm 2012. Sở dĩ nợ ngắn hạn tăng qua từng năm là do doanh nghiệp đã vay một khoản để đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh và một phần dùng để trả nợ cho kỳ trƣớc nên đã khiến cho nợ ngắn hạn tăng thêm. VCSH trong năm 2012 tăng 2.049.326.648 đồng tƣơng đƣơng với 43% so với năm 2011 và giảm nhẹ 196.383.587 đồng trong năm 2013 tƣơng đƣơng với 3% so với năm 2012. Trong năm 2012 VCSH tăng là do doanh nghiệp dự kiến giữ lại nguồn lợi nhuận đạt đƣợc của mình nhiều hơn để đảm bảo cho những kế hoạch lớn trong thời gian tới. Còn trong năm 2013 VCSH giảm nhẹ do doanh nghiệp giữ lại nguồn lợi nhuận đạt đƣợc ít hơn so với năm trƣớc và chủ doanh nghiệp có tăng thêm 3.000.000.000 đồng vốn góp nên VCSH chỉ giảm nhẹ. Nợ phải trả: Vay và nợ ngắn hạn: chỉ phát sinh trong năm 2013 là 7.818.050.971 đồng do nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng thêm và để chi trả cho các khoản nợ, đặc biệt là khoản phải trả ngƣời bán. Doanh nghiệp không thể bổ sung bằng nguồn vốn tự có vì thế đã phải đi vay từ các nguồn bên ngoài. Phải trả người bán:là khoản mục chiếm chủ yếu trong nợ phải trả của doanh nghiệp. Năm 2012 khoản mục này tăng 894.990.329 đồng tƣơng đƣơng với 21% so với năm 2011. Khoản phải trả ngƣời bán tăng là do doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, việc tăng cƣờng vốn từkhoản chiếm dụng này giúp doanh nghiệp hạn chế đƣợc các khoản vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nhƣngdoanh nghiệp chiếm dụng vốn của ngƣời bán quá lâu sẽ dẫn đến việc làm giảm uy tín với các nhà cung cấp, doanh nghiệp nên cân nhắc. Năm 2013 khoản phải trả ngƣời bán giảm mạnh 4.292.068.989 đồng tƣơng đƣơng với 83% so với năm 2012.Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do doanh nghiệp đã thanh toán một phần nợ cho ngƣời bán. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: chỉ phát sinh trong năm 2012 là 398.565.431 đồng do doanh thu bán hàng tăng lên, lƣợng hàng doanh nghiệp mua vào cũng tăng lên. Điều này dẫn đến thuế và các khoản phải nộp cho nhà nƣớc tăng. VSCH: Vốn đầu tư của chủ sở hữu: trong năm 2012 doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh với số vốn bằng với năm 2011 là 2.000.000.000 đồng, năm 2013 doanh nghiệp đã bổ sung thêm 3.000.000.000 đồng (150%) so với hai năm trƣớc do năm 2012 doanh nghiệp kinh doanh có lời, một phần lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối đƣợc chủ doanh nghiệp bổ sung vào nguồn vốn tự chủ.
  • 40. 29 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: năm 2012 tăng 2.049.326.648 đồng tƣơng đƣơng với 73% so với năm 2011, doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận cho những kế hoạch lớn trong thời gian tới, chia cổ tức cho các cổ đông, đầu tƣ, trích lập các quỹ dự phòng, … Năm 2013 lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối của doanh nghiệp giảm mạnh 3.196.383.587 đồng (66%) so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chi phí vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ tăng lên, chi phí cho các đồ dùng văn phòng, khấu hao,… và chi phí lãi vay tăng lên so với năm trƣớc làm ảnh hƣởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.2.1.3 Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn: Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong ngắn hạn: Nhu cầu VLĐrònglà lƣợng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần phải tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSNH không phải là tiền). Xác định đƣợc nhu cầu VLĐròng giúp cho doanh nghiệp xác định đƣợc nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đƣa ra quyết định thu – chi, quản lý các khoản phải thu, hàng lƣu kho, … Bảng 2.3 Nhu cầu VLĐròng trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hàng tồn kho 2.371.516.531 4.725.718.422 5.119.478.797 Phải thu khách hàng 3.475.245.545 3.773.042.666 6.812.811.579 Nợ phải trả ngắn hạn 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611 Nhu cầu VLĐròng 1.588.009.776 2.946.453.028 3.252.565.765 Nguồn: phòng kế toán Qua giai đoạn 2011 – 2013 ta thấy đƣợc nhu cầu VLĐròng của doanh nghiệp luôn dƣơng, tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng lên 1.358.443.252 đồng so với năm 2011 và tiếp tục tăng thêm 306.112.737 đồng trong năm 2013. Từ đó ta thấydoanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có đƣợc từ bên ngoài , doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Nhu cầu VLĐròng tăng đều qua các năm là do doanh nghiệp tăng đầu tƣ vào hàng tồn kho, thay đổi chính sách bán hàng, chiết khấu cho khách hàng. Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong dài hạn: VLĐròng phản ánh khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng TSNH. Trong giai đoạn 2011 – 2013 VLĐròng thay đổi nhƣ sau: Thang Long University Library
  • 41. 30 Bảng 2.4 Tình hình VLĐròng trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tài sản ngắn hạn 6.831.839.120 10.254.751.883 13.609.375.202 Nợ ngắn hạn 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611 VLĐròng 2.573.086.820 4.702.443.823 4.929.650.591 Nguồn: Phòng kế toán Năm 2012 VLĐròngtăng 2.129.357.003 đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 227.206.768đồng so với năm 2012. Qua 3 năm VLĐròng đều dƣơng và tăng đều qua các năm,điều này cho thấy doanh nghiệp đảm bảo cân đối giữa tài sản với nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần TSNH luôn đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Qua 3 năm, ta cũng thấy đƣợc khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng TSNH luôn đƣợc đảm bảo, doanh nghiệp không phải huy động nguồn tài trợ từ bên ngoài. So sánh nhu cầu vốn lưu động ròng với VLĐròng: Bảng 2.5 So sánh VLĐ ròng với nhu cầu VLĐ ròng Đơn vị: đồng Việt nam Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 VLĐròng (1) 2.573.086.820 4.702.443.823 4.929.650.591 Nhu cầu VLĐròng (2) 1.588.009.776 2.946.453.028 3.252.565.765 Chênh lệch (1) – (2) 985.077.044 1.755.990.795 1.677.084.826 Nguồn: Phòng kế toán Trong giai đoạn 2011 – 2013, chênh lệch giữa VLĐròng và Nhu cầu VLĐròngđều lớn hơn 0.Điều này cho thấy nguồn VLĐròng đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐròng. Đây là cân bằng tài chính tốt và có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên VLĐròng lớn cũng cho thấy doanh nghiệp chƣa tìm kiếm và phát triển hết các cơ hội tiềm năng của mình. 2.2.1.4 Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn:
  • 42. 31 Bảng 2.6 Bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: đồng Việt Nam Diễn giải 2011 - 2012 2012 - 2013 Tạo vốn Sử dụng vốn Tạo vốn Sử dụng vốn Tài Sản 2. Tiền 732.024.561 237.017.469 3. Phải thu khách hàng 297.797.121 3.039.768.913 4. Phải thu nội bộ ngắn hạn 32.567.830 32.567.830 - 5. Hàng tồn kho 2.354.201.891 393.760.375 6. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 6.321.360 190.679.330 7. TSCĐ 80.030.355 423.590.355 - Nguồn vốn 8. Vay và nợ ngắn hạn - - 7.818.050.971 9. Phải trả ngƣời bán 894.990.329 4.292.068.989 10. Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc 398.565.431 - - 398.565.431 11. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu - - 3.000.000.000 - 12. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 2.049.326.648 3.196.383.587 Tổng cộng 3.422.912.763 3.422.912.763 11.511.226.625 11.511.226.625 Nguồn: phòng kế toán Thang Long University Library
  • 43. 32 Trong giai đoạn 2011 - 2012 diễn biến nguồn vốn của doanh nghiệp nhƣ sau: Tạo vốn: Doanh nghiệp đã tạo vốn chủ yếu từ việc tăng lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối là 2.049.326.648 đồng chiếm 60%, ngoài ra còn tập trung vào tăng khoản phải trả ngƣời bán chiếm 26%, tăng thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc 398.565.431 đồng chiếm 12% và giảm TSCĐ do khấu hao lũy kế của tài sản. Sử dụng vốn: Doanh nghiệp đã sử dụng vốn tạo đƣợc vào các khoản mục sau: khoản phải thu khách hàng 297.797.121đồng chiếm 9% tổng vốn sử dụng trong kỳ, tiền mặt tăng 732.024.561 đồng chiếm 21%, khoản phải thu nội bộ ngắn hạn 32.567.830 đồng (1%), dự trữ thêm hàng tồn kho là 2.354.201.891 đồng (69%), thuế GTGT đƣợc khấu trừ 6.321.360 đồng chiếm 0,18%. Nhƣ vậy doanh nghiệp đầu tƣ vốn để mở rộng sản xuất (tăng mức dự trữ hàng tồn kho), ngoài ra còn tăng việc nắm giữ tiền mặt đảm bảo cho việc thanh toán và tự chủ tài chính của doanh nghiệp.Để tài trợ cho đầu tƣ doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn từ bên ngoài, nhƣ chiếm dụng vốn của ngƣời bán hay sử dụng nguồn vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối… Sở dĩ doanh nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài là do doanh nghiệp không tăng thêm VSCH dẫn đến không đủ để đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp nên chú ý khi chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp, vì nếu thời gian chiếm dụng quá lâu sẽ khiến doanh nghiệp bị giảm uy tín. Trong giai đoạn 2012 - 2013 nguồn vốn của doanh nghiệp có diễn biến nhƣ sau: Tạo vốn: Doanh nghiệp tiếp tục tạo vốn bằng việc tăng dự trữ tiền mặt là 237.017.469 đồng, tăng khoản phải thu nội bộ ngắn hạn, giảm TSCĐ, tăng vốn đầu tƣ của chủ sở hữu đồng thời vay nợ ngắn hạn từ bên ngoài. Sử dụng vốn: Doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn vốn tạo đƣợc để tài trợ cho các mục sau: thay đổi chính sách tín dụng với khách hàng khiến cho khoản phải thu khách hàng tăng lên, dự trữ kho nhiều hơn, thuế GTGT đƣợc khấu trừ tăng, mua chịu hàng hóa, trả nợ thuế cho Nhà nƣớc và giảm lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối. Nhƣ vậy trong năm 2013 doanh nghiệp đã sử dụng vốn để nới lỏng tín dụng cho khách hàng, thu hút thêm khách hàng đến với doanh nghiệp nhƣng lại khiến vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng dẫn đến mất cơ hội đầu tƣ. Không chỉ vậy doanh nghiệp còn tăng đầu tƣ vào kho, giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng nhƣng cũng làm tăng chi phí dự trữ cho hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng sử dụng vốn để trả một phần nợ cho ngƣời bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc. Để tài trợ cho những
  • 44. 33 điều trên thì doanh nghiệp đã tăng VCSH, vay vốn từ bên ngoài. Nhƣng vốn vay từ bên ngoài chiếm tỷ trọng nhiều hơn VCSH khiến cho doanh nghiệp tăng các khoản nợ ngắn hạn, việc nắm giữ tiền lại giảm xuống, các TSNH cũng giảm khiến cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng. 2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 494.214.515 đồng tƣơng ứng tăng với tỷ lệ 2% so với năm 2011. Năm 2013 tăng mạnh lên 9.660.997.480 đồng tƣơng đƣơng với 36% so với năm 2012.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nguyên nhân chính là do doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng, tăng cƣờng chiết khấu thƣơng mại, chiết khấu thanh toán với khách hàng khiến cho lƣợng hàng bán ra tăng lên, thu hút nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tăng cƣờng kí kết các hợp đồng thi công cho các công trình xây dựng. Năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm trƣớc là do doanh nghiệp vẫn còn hạn chế các chính sách tín dụng đối với khách hàng, năm 2013 doanh thu đã tăng lên đáng kể do doanh nghiệp đã cải thiện chất lƣợng và tăng cƣờng dịch vụ cũng nhƣ thay đổi các chính sách với khách hàng. Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 777.267.954 đồng tƣơng đƣơng với 4% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 8.101.649.546 đồng tƣơng đƣơng với 38% so với năm 2012. Năm 2012 tăng nhẹ so với 2011 do một lƣợng hàng hóa bị trả lại do kém chất lƣợng. Năm 2013 giá vốn tăng lên đáng kể do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng làm cho sản lƣợng hàng hóa bán ra tăng nên giá vốn hàng bán cũng vì thế mà tăng lên. Mặt khác do giá hàng hóa thu mua đầu vào tăng cũng đẩy giá vốn hàng hóa doanh nghiệp tăng một lƣợng lớn so với năm trƣớc. Lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp trong năm 2012 giảm so với năm 2011. Lợi nhuận gộp năm 2012 giảm283.053.439 đồng so với năm 2011 tƣơng ứng với mức giảm 5% do trong năm 2012.Do một phần nhỏ số lƣợng hàng bán bị trả lại làm tăng giá vốn đã khiến cho doanh thucủa doanh nghiệp giảm xuống một lƣợng tƣơng ứng.Để tránh tình trạng này doanh nghiệp nên chú ý tới việc tìm nhà cung cấp các sản phẩmchất lƣợng hơn với giá cả phải chăngvà tăng cƣờng đầu tƣ vào máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, cũng nhƣ kiểm tra chất lƣợng thành phẩm trƣớc khi đƣa đến tay khách hàng.Năm 2013 lợi nhuận gộp tăng 1.559.347.934 đồng tƣơng đƣơng với 29% so với năm 2012.Con số này cho thấy sự nỗ lực đáng kể của doanh nghiệp khi mà hiện nay cạnh tranh giữa các Thang Long University Library
  • 45. 34 Bảng 2.7 Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: đồng Việt Nam Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011 - 2012 2012 - 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu thuần 26.458.142.085 26.952.356.600 36.613.354.080 494.214.515 2 9.660.997.480 36 2. Giá vốn hàng bán 20.788.524.572 21.565.792.526 29.667.442.072 777.267.954 4 8.101.649.546 38 3. Lợi nhuận gộp 5.669.617.513 5.386.564.074 6.945.912.008 (283.053.439) (5) 1.559.347.934 29 4. Doanh thu hoạt động tài chính 81.457.520 10.346.721 - (71.110.799) (87) - - 5. Chi phí tài chính - 83.426.733 808.608.565 - - 725.181.832 869 6. Chi phí bán hàng 987.520.001 1.056.720.546 2.277.158.832 69.200.545 7 1.220.438.286 115 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.245.714.122 1.524.327.985 1.672.812.000 278.613.863 22 148.484.015 10 8. Lợi nhuận thuần từ hđkd 3.517.840.910 2.732.435.531 2.187.332.611 (785.405.379) (22) (545.102.920) (20) 9. Thu nhập khác 203.440.952 - 4.540.000 - - - - 10. Chi phí khác - - - - - - - 11. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 3.721.281.862 2.732.435.531 2.191.872.611 (988.846.331) (27) (540.562.920) (20) 12. Thuế TNDN 930.320.466 683.108.883 547.968.153 (247.211.583) (27) (135.140.730) (20) 13. Lợi nhuận sau thuế 2.790.961.396 2.049.326.648 1.643.904.458 (741.634.748) (27) (405.422.190) (20) Nguồn: phòng kế toán