SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN THANH HƢNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HUẾ
MÃ SINH VIÊN : A16729
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN THANH HƢNG
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Thanh Thủy
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huế
Mã sinh viên : A16729
Chuyên ngành : Kế toán
HÀ NỘI - 2013
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian dài học tập trong trường, đã đến lúc những kiến thức của em
được vận dụng vào thực tiễn công việc. Em lựa chọn làm khóa luận tốt nghiệp để tổng
hợp lại toàn bộ những kiến thức của mình. Đề tài của em là: “Hoàn thiện kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
Thanh Hưng”. Trong quá trình làm khóa luận, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ. Em
xin cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thủy đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt
khóa luận của mình. Em xin cảm ơn Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Hưng đã cho
em cơ hội thực tập, làm việc và nghiên cứu để đưa ra những giải pháp, góp ý cho Công
ty. Em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ để em hoàn thành tốt khóa luận.
Khóa luận của em còn nhữn hạn chế về năng lực và những thiếu sót trong quá
trình nghiên cứu. Em xin lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của giáo viên phản biện
để hoàn thiện, bổ sung kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT……………………………………………………………………..……...……1
1.1 Vai trò và nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm…………………………………………………………………………………...1
1.1.1 Vai trò kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm..............1
1.1.2 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .........1
1.2 Chi phí sản xuất ....................................................................................................2
1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất .................................................................................2
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất...................................................................................2
1.2.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ........................................4
1.2.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ..........................................................6
1.3 Giá thành sản phẩm............................................................................................21
1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm.........................................................................21
1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm..........................................................................21
1.3.3 Đối tượng tính giá sản phẩm ............................................................................23
1.3.4 Phương pháp tính giá sản phẩm.......................................................................24
1.4 Tổ chức hệ thống sổ sử dụng cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm............................................................................................................27
1.4.1 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký – sổ cái”.................................................27
1.4.2 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký chung”...................................................28
1.4.3 Tổ chức sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”.................................................28
1.4.4 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký chứng từ” ..............................................29
1.4.5 Tổ chức sổ theo hình thức “Kế toán máy”.......................................................30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THANH
HƢNG…………………….…………………………………………………32
Thang Long University Library
2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Thanh Hƣng...........................................32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thanh Hưng..........32
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty...................................33
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.....................................................................37
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán .....................................................................40
2.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH Thanh Hƣng......................................................................................42
2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ......................................................................44
2.2.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm......................................................................55
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THANH HƢNG……………………………...56
3.1 Đánh giá hoạt động kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm hiện nay của Công ty TNHH Thanh Hƣng ....................................................56
3.1.1 Ưu điểm..............................................................................................................56
3.1.2 Hạn chế ..............................................................................................................58
3.2 Những yêu cầu cần hoàn thiện trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hƣng......................................58
3.2.1 Lý do phải hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hưng .......................................................................58
3.2.2 Nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hưng ...................................59
3.3 Phƣơng hƣớng hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hƣng......................................................................61
3.3.1 Hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí sản xuất...............................................61
3.3.2 Hạch toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất...............................................64
3.3.3 Hoàn thiện kế toán tính giá thành sản phẩm...................................................64
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BPB Bảng phân bổ
BTTTL Bảng thanh toán tiền lương
CCDC Công cụ dụng cụ
CPSX Chi phí sản xuất
KPCD Kinh phí công đoàn
NT Ngày tháng
NVL Nguyên vật liệu
PKT Phiếu kế toán
STT Số thứ tự
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
VND Việt Nam đồng
Thang Long University Library
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp……………….7
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp…………………..…9
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí trả trƣớc ……………………………..10
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả…………………………………11
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung…………………………12
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng…………………………………14
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch…...15
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất…………………………………16
Sơ đồ 1.9: Hạch toán tài khoản mua hàng…………………………………..17
Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phƣơng pháp
kiểm kê định kỳ……………………………………………………………….18
Sơ đồ 1.11: Tổng hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ
……………………………………………………………………………….19
Sơ đồ 1.12: Tính giá thành thành phẩm theo phƣơng pháp phân bƣớc có
tính giá thành bán thành phẩm………………………………………………26
Sơ đồ 1.13: Tính giá thành thành phẩm theo phƣơng pháp phân bƣớc
không tính giá thành bán thành phẩm………………………………………27
Sơ đồ 1.14: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký – sổ cái” ……...27
Sơ đồ 1.15: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký chung” ……...28
Sơ đồ 1.16: Quy trình hạch toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”……...28
Sơ đồ 1.17: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ”…….29
Sơ đồ 1.18: Quy trình hạch toán theo hình thức “Kế toán máy” …………31
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH
Thanh Hƣng giai đoạn năm 2011 – 2012 ……………………………………33
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất các loại bánh ………………………..36
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty …………………….………..…37
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ……………………………40
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán có áp dụng phần mềm kế toán tại
Công ty TNHH Thanh Hƣng……..………………………………….……….41
Sơ đồ 2.5: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp………….45
Sơ đồ 2.6: Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ……………………..48
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn
ra thường xuyên với mức độ gay gắt. Chính vì điều này đã đặt lên vai các doanh
nghiệp áp lực về chất lượng, giá cả và mẫu mã của sản phẩm. Chất lượng là yếu tố
quan trọng đặt lên hàng đầu để có thể có được niềm tin từ phía khách hàng. Bên cạnh
đó, giá cả cũng phải hợp lý với mức thu nhập của khách hàng mục tiêu, không quá cao
so với lợi lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.
Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp đều là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp mình,
điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm cho lợi nhuận cao nhất và giá thành sản
phẩm thấp nhất. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vì thế
trở nên quan trọng. Nghiên cứu quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm sẽ đưa ra được giá thành tốt nhất, đem đến lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp và
tạo được vị thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.
Xuất phát từ thực tế đó, em xin lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Hoàn thiện kế
toàn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH
Thanh Hƣng” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là áp dụng những lý luận đã được học và nghiên
cứu vào thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH Thanh Hưng. Từ đó có những nhận định, đánh giá ban đầu về tình
hình kế toán tại Công ty. Dựa trên việc phân tích các kết quả có được, đưa ra những
giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty TNHH Thanh Hưng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm bánh mì nhân tại Công ty TNHH Thanh Hưng trong tháng 7/2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài khóa luận áp dụng đồng bộ bốn phương pháp nghiên cứu của hạch toán kế
toán:
 Phương pháp chứng từ
 Phương pháp tính giá
 Phương pháp đối ứng tài khoản
 Phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán
5. Kết cấu của khóa luận
Bài khóa luận được chia thành các đề mục, các phần tách biệt rõ ràng. Ngoài lời
cảm ơn, lời mở đầu, phụ lục, danh mục viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu, mục lục và
phần kết luận, bài khóa luận bao gồm:
Chƣơng 1: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hƣng.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hƣng.
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Vai trò và nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
1.1.1 Vai trò kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong công tác kế toán, việc tập hợp chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm hoàn thành có ý nghĩa rất thiết thực.
Việc hạch toán đúng chi phí sản xuất giúp cho công tác tính giá thành được chính
xác, từ đó đưa ra giá bán của sản phẩm phù hợp với thị trường và đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng.
Đánh giá chính xác giá thành dựa trên kết quả chi phí sản xuất có ý nghĩa quan
trọng và là yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất do bộ phận kế toán cung cấp, những
người quản lý biết được chi phí sản xuất thực tế của từng loại hoạt động, sản phẩm
cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động chi phí sản xuất của doanh nghiệp để đánh giá
tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình sử dụng tài sản vật tư…
1.1.2 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
 Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
 Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất.
 Tổ chức phân bổ chi phí sản xuất hoặc kết chuyển theo đối tượng kế toán
tập hợp chi phí đã xác định.
 Lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành và hạch toán giá thành sản
phẩm ở doanh nghiệp.
 Tổ chức kiểm kê đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học,
hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản
xuất trong kỳ một cách đầy đủ, chính xác.
2
1.2 Chi phí sản xuất
1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống,
lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra phục vụ quá
trình hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, chi phí về lao động vật
hoá là các chi phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động như: chi phí khấu hao tư
liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên liệu, vật liệu. Chi phí về lao động sống chính là
chi phí về sức lao động được biểu hiện đó là chi phí về tiền lương phải trả cho người
lao động.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá
trình sản xuất sản phẩm, nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi
phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, hàng quý,
hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo.
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất
 Theo yếu tố chi phí
Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí nhằm tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung
kinh tế phát sinh. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức
vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí được dễ dàng,
chính xác và hiệu quả hơn. Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung
tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa
điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh.
Theo tiêu chí này thì toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:
 Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào
sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế
liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực).
 Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực: Sử dụng vào quá trình sản xuất kinh
doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
 Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số
tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động.
 Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN: Trích theo tỷ lệ qui định
trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả lao động.
Thang Long University Library
3
 Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Toàn bộ số tiền trích khấu hao tài
sản cố đinh sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
 Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài
dùng vào sản xuất kinh doanh.
 Yếu tố chi phí bằng tiền khác: Toàn bộ chi phí bằng tiền khác phát sinh
trong quá trình sản xuất nhưng chưa phản ánh vào các yếu tố trên.
 Theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
 Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản
xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
 Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực
tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công
nhân sản xuất như KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.
 Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc
phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng sản xuất. Chi
phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng
sản xuất như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công
cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài,
chi phí bằng tiền khác.
Các yếu tố chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung tạo nên giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) của sản phẩm.
 Chi phí bán hàng: Là chi phí bảo quản, lưu thông và chi phí tiếp thị phát
sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ. Loại chi
phí này có: chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng,
chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc
phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung của toàn doanh
nghiệp.
Cùng với các yếu tố cấu thành nên giá thành sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần tạo nên giá thành tiêu thụ (giá thành toàn
bộ) sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ.
 Theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc hoàn thành
4
Cách phân loại này giúp cho việc phân loại chi phí hợp lý hơn, tránh lãng phí
không đáng có. Theo cách phân loại này chi phí gồm có:
 Chi phí bất biến (còn gọi là chi phí cố định hay định phí): Là các khoản chi
phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi mức hoạt động.
 Chi phí khả biến (còn gọi là chi phí biến đổi hoặc biến phí): Là các chi phí
thay đổi về tổng tỷ lệ với sự thay đổi của mức hoạt động. Tuy nhiên, có
loại chi phí khả biến tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt
động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
nhưng có khi chi phí khả biến chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi
nhiều và rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy
móc, thiết bị…
 Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của chi
phí biến đổi và chi phí cố định (như chi phí điện thoại, fax, chi phí thuê
phương tiện vận chuyển vừa tính giá thuê cố định vừa tính giá thuê theo
quãng đường vận chuyển thực tế).
1.2.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
1.2.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tập
hợp chi phí mà thực chất là xác định địa điểm phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi
phí. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được phân theo đặc điểm quy trình công nghệ,
loại hình sản xuất và yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
 Theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:
 Sản xuất giản đơn: Đối tượng hạch toán có thể là sản phẩm hoặc toàn bộ
quá trình sản xuất (nếu sản xuất 1 loại sản phẩm) hoặc một nhóm sản
phẩm (nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm cùng tiến hành trong một quá
trình lao động).
 Sản xuất phức tạp: Đối tượng hạch toán có thể là bộ phận, chi tiết sản
phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ
phận sản phẩm, các giai đoạn chế biến, toàn bộ quy trình công nghệ.
 Theo loại hình sản xuất:
 Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ: Đối tượng hạch toán là các
đơn đặt hàng riêng biệt.
Thang Long University Library
5
 Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: Đối tượng hạch toán là sản phẩm,
nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ.
- Theo yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh
Tùy theo trình độ kế toán mà mức độ chi tiết các đối tượng hạch toán là khác
nhau.
1.2.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập
hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là
phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
 Theo phương pháp trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các
loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác
định, đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Kế toán viên căn cứ vào
các chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt.
Tập hợp trực tiếp đảm bảo tính chính xác cao, các doanh nghiệp nên áp
dụng tối đa phương pháp này nếu điều kiện cho phép.
 Theo phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập
hợp các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã
được xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho
từng đối tượng. Kế toán không ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng
mà tập hợp vào một tài khoản chung, sau đó lựa chọn một tiêu chí nào đó để
phân bổ cho các đối tượng.
Công thức phân bổ chi phí:
Bƣớc 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức
Hi = Ti / T
Trong đó:
Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i
T: Là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí
Bƣớc 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tƣợng tập hợp cụ thể
Ci = Hi x C
Trong đó:
6
Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
Hi: Là hệ số phân bổ chi phí
C: Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
1.2.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Doanh nghiệp có thể có hai phương pháp để hạch toán chi phí sản xuất là theo
phương pháp kiểm kê định kì và phương pháp kê khai thường xuyên.
1.2.4.1 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường
xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư hàng hóa trên các tài
khoản kế toán hàng tồn kho. Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông
tin về hàng tồn kho một cách kịp thời cập nhật. Tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán đều
có thể xác định được lượng nhập – xuất – tồn kho của từng loại hàng tồn kho. Tuy
nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công tính toán.
a. Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ nguyên vật liệu được sử dụng trực
tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, trực tiếp cấu thành nên
hình thái vật chất của sản phẩm. Các yếu tố thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao
gồm: Giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu xuất dùng trực tiếp để chế
tạo sản phẩm.
 Nếu tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp thì nguyên vật liệu xuất
dùng cho đối tượng nào thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.
 Nếu nguyên vật liệu xuất dùng được tập hợp theo phương pháp gián tiếp
thì phải phân bổ theo tiêu thức phù hợp.
Công thức phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả
các đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của từng
đối tượng
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp phân
bổ cho từng đối
tượng
Tổng chi phí
vật liệu cần
phân bổ
= x
Thang Long University Library
7
Chứng từ được sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là Phiếu
nhập kho, Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, Sổ kho, Thẻ kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn
Giá trị gia tăng, Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu.
Tài khoản sử dụng: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 621 không có số dư cuối kỳ
Kết cấu tài khoản 621:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu
trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm
hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong
kỳ.
TK 621
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu
sử dụng không hết nhập lại kho
hoặc trị giá phế liệu thu hồi.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp để tính giá thành sản
phẩm.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp vượt mức bình
thường.
Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực
tiếp chế tạo sản phẩm
TK 152 TK 621 TK 154
TK 111, 112, 141, 331…
TK 133
Phế liệu thu hồi, vật liệu nhập lại kho
Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp để tính giá
thành sản phẩm
Thuế GTGT
(nếu có)
TK 632
Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp vượt mức
bình thường
Nguyên vật liệu mua sử dụng
trực tiếp sản xuất sản phẩm
8
 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
 Tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ
cấp khu vực, độc hại).
 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do doanh nghiệp chịu tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kì theo tỷ lệ quy định.
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: Khi tiến hành
trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán viên ghi
nhận thông qua tài khoản chi phí trả trước (TK 335). Khi nào nhân viên thực tế nghỉ
phép, sẽ ghi nhận vào tài khoản phải trả người lao động (TK 334).
Cách xác định tiền lương nghỉ phép trích trước:
Chứng từ sử dụng để hạch toán là Bảng chấm công, Bảng phân bổ tiền lương,
Bảng thanh toán tiền lương, Phiếu chi….
Tài khoản sử dụng: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Kết cấu TK 622:
Tổng tiền lương chính phải trả cho công nhân
sản xuất theo kế hoạch trong năm
Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công
nhân sản xuất theo kế hoạch trong nămTỷ lệ trích trước theo kế
hoạch tiền lương của
công nhân sản xuất
=
x
Số ngày nghỉ
phép thường
niên 1 công
nhân sản xuất
Mức lương
bình quân 1
công nhân
sản xuất
Số công
nhân sản
xuất trong
doanh
nghiệp
Tổng tiền lương
nghỉ phép phải trả
cho công nhân sản
xuất theo kế hoạch
trong năm
= x
- Tập hợp chi phí nhân công
trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực
hiện lao vụ, dịch vụ
TK 622
- Kết chuyển chi phí nhân công
trực tiếp sang chi phí sản xuất, kinh
doanh dở dang
- Kết chuyển chi phí nhân công
trực tiếp vượt trên mức bình thường.
Thang Long University Library
9
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
 Chi phí trả trước
Chi phí trả trước (chi phí cần phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh
nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho 2
hay nhiều kỳ hạch toán sau đó.
Chi phí trả trước gồm những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản
thân chi phí phát sinh có tác động tới kết quả của nhiều kỳ hạch toán. Chi phí trả trước
bao gồm: Giá trị công cụ dụng cụ nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần; Giá trị
sửa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch; Tiền thuê tài sản cố định, phương tiện
kinh doanh… trả trước; Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng; Dịch
vụ mua ngoài trả trước (điện, nước, điện thoại); Lãi tiền vay trả trước.
Tài khoản sử dụng: TK 142: Chi phí trả trước
TK 242: Chi phí trả trước dài hạn
Kết cấu tài khoản
TK 334
TK 335
TK 338
TK 622 TK 154
Tiền lương phải trả công nhân
trực tiếp sản xuất
Trích trước tiền lương nghỉ phép
cho công nhân trực tiếp sản xuất
Các khoản trích theo lương của
công nhân trực tiếp sản xuất
Kết chuyển chi phí nhân công
trực tiếp để xác định giá thành
TK 632
Kết chuyển chi phí nhân công
trực tiếp vượt mức bình thường
10
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí trả trƣớc
 Chi phí phải trả
Chi phí phải trả (chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa phát
sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán.
Chi phí phải trả bao gồm các khoản sau: Trích trước tiền lương nghỉ phép của
công nhân trực tiếp sản xuất; Chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kế hoạch; Chi phí
bảo hành sản phẩm trong kế hoạch; Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch; Lãi
tiền vay chưa đến hạn trả; Tiền thuê tài sản cố định, mặt bằng kinh doanh, công cụ
dụng cụ chưa trả; Các dịch vụ mua ngoài.
Tài khoản sử dụng: TK 335: Chi phí phải trả
Kết cấu tài khoản 335
TK 111, 112, 331,
152, 153, 241… TK 142, 242 TK 627, 641, 642…
Phát sinh chi phí trả trước Phân bổ chi phí trả trước
TK 133
Thuế GTGT
(nếu có)
Số dư cuối kỳ: Các khoản chi phí trả
trước thực tế đã phát sinh nhưng
chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh
Tập hợp chi phí trả trước thực tế
phát sinh trong kỳ
TK 142, 242
Các khoản chi phí trả trước đã phân
bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ
Thang Long University Library
11
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả
 Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ quản lý sản xuất gắn với phân
xưởng sản xuất.
Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng đối tượng, từng loại sản phẩm, từng bộ
phận, từng giai đoạn sản xuất và được mở tài khoản chi tiết cấp 2 theo yếu tố chi phí.
- Tập hợp chi phí phải trả thực tế
phát sinh trong kỳ
- Chi phí trích trước > Chi phí phải
trả thực tế
TK 335
- Trích trước chi phí phải trả trong
kỳ theo kế hoạch vào chi phí của các đối
tượng sử dụng tương ứng
- Chi phí trích trước < Chi phí phải
trả thực tế
Số dư cuối kỳ: Các khoản chi phí phải
trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng
thực tế chưa phát sinh
TK 111, 112, 331, 152,
334, 2413
TK 335 TK 622
Chi phí phải trả phát sinh trong kỳ
Trích trước tiền lương nghỉ
phép của công nhân sản xuất
TK 627, 641, 642
Chi phí trích trước > chi phí
phải trả thực tế
Chi phí trích trước < chi phí
phải trả thực tế
TK 627, 641, 642
TK 133
Thuế GTGT
(nếu có)
12
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Bảng tính và phân bổ khấu
hao tài sản cố đunh dùng cho cho phân xưởng, Phiếu chi, Bảng phân bổ tiền lương
(gián tiếp), Bảng phân bổ nguyên vật liệu (gián tiếp), Giấy báo nợ…
Tài khoản sử dụng: TK 627: Chi phí sản xuất chung
Kết cấu tài khoản:
TK 627 không có số dư cuối kỳ
TK 627 bao gồm các tài khoản cấp 2 sau:
TK 6271: “Chi phí nhân viên phân xưởng”
TK 6272: “Chi phí vật liệu, nhiên liệu”
TK 6273: “Chi phí dụng cụ sản xuất”
TK 6274: “Chi phí khấu hao tài sản cố định”
TK 6277: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6278: “Chi phí bằng tiền khác”
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
- Các chi phí sản xuất chung
phát sinh trong kỳ tại phân xưởng
sản xuất
TK 627
- Các khoản ghi giảm chi phí
sản xuất chung.
- Kết chuyển cuối kì chi phí
sản xuất chung.
- Chi phí sản xuất chung cố
định không phân bổ được ghi
nhận vào tài khoản 632 do mức
sản xuất thực tế sản xuất ra thấp
hơn công suất bình thường.
Thang Long University Library
13
TK 334
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi
phí bằng tiền khác
Ghi giảm chi phí sản xuất chung
TK 632
Kết chuyển chi phí sản xuất
chung vượt mức bình thường
TK 152, 138,
111, 334…
TK 338
TK 152, 153
TK 627 TK 154
Chi phí công nhân viên phân xưởng
Các khoản trích theo lương của
nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
phân bổ cho phân xưởng
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí
sản xuất chung
TK 214
TK 111,112, 331
TK 142, 242, 335
TK 133
Trích khấu hao máy móc tại
phân xưởng sản xuất
Phân bổ chi phí trả trước và chi
phí phải trả
Thuế GTGT khấu trừ
14
 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
 Thiệt hại về sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là các sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và
các đặc điểm kỹ thuật về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp.
Sản phẩm hỏng được phân loại theo hai cách sau:
Theo mức độ hư hỏng: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng
không thể sửa chữa được.
Theo quan hệ với công tác kế hoạch: Sản phẩm hỏng trong định mức và sản
phẩm hỏng ngoài định mức.
Tài khoản sử dụng: TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng
 Thiệt hại về ngừng sản xuất
Những khoản chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân
chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, dịch họa, thiếu nguyên vật liệu) được coi là thiệt
hại về ngừng sản xuất.
Nếu thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến thì theo dõi ở TK 335.
Nếu ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian ngừng sản xuất
TK 152, 1388…
Phế liệu thu hồi và các
khoản bồi thường
TK 152, 153, 334, 338… TK 1381 TK 632
Chi phí phát sinh sửa
chữa sản phẩm hỏng
Giá trị thiệt hại thực về sản
phẩm hỏng ngoài định mức
TK 154
Giá trị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được
Giá trị thực tế của sản
phẩm hỏng sửa chữa được
TK 155
Thang Long University Library
15
không được chấp nhận nên sẽ theo dõi trên TK 1381 tương tự như đối với thiệt hại về
sản phẩm hỏng ngoài định mức.
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch
b. Tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ
Sau khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng, cuối kỳ, kết chuyển các khoản chi phí trên
sang tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
TK 154 được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Tài khoản sử dụng: TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Kết cấu tài khoản 154:
- Các chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
liên quan đến sản xuất sản phẩm
TK 154
- Giá thành sản xuất thực tế của
sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho,
gửi bán hoặc tiêu thụ trực tiếp.
- Trị giá phế liệu thu hồi.
- Giá trị sản phẩm hỏng không
sửa chữa được.
Số dư Nợ: Chi phí sản xuất dở dang
cuối kỳ
TK 111, 112, 331,
152, 334, 153, 214 TK 335
Chi phí thực tế ngừng sản
xuất trong kế hoạch
TK 627, 641, 642
Hoàn nhập các khoản chi phí
đã trích trước theo kế hoạch
Trích trước chi phí về ngừng sản xuất
theo kế hoạch hoặc trích bổ sung
TK 627, 641, 642
TK 133
Thuế GTGT
(nếu có)
16
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất
1.2.4.2 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp theo dõi không thường xuyên, liên
tục tình hình biến động của hàng tồn kho. Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng
tồn kho, kế toán xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và giá trị hàng tồn kho xuất kho
trong kỳ. Mọi biến động về vật tư không được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 154
mà theo dõi trên tài khoản 611: “Mua hàng”. Các tài khoản hàng tồn kho chỉ sử dụng
để kết chuyển số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.
Ưu điểm của phương pháp này là giảm nhẹ được khối lượng công việc hạch toán
cho kế toán viên. Tuy nhiên, công việc kế toán lại dồn vào cuối kỳ, không kiểm tra
được thường xuyên tình hình nhập – xuất – tồn kho của hàng tồn kho, khó phát hiện
sai sót khi kiểm kê hàng hóa thực nhập kho không trùng với sổ kế toán.
Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp kinh doanh
mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách và các đơn vị sản
xuất ra một loại sản phẩm, hàng hoá nào đó vì trong trường hợp này mới tính được
tương đối chính xác giá thành.
Số dư đầu kỳ
(nếu có)
TK 622
TK 627
TK 154 (chi tiết theo đối tượng) TK 152, 1381
Kết chuyển cuối
kỳ chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
Kết chuyển cuối kỳ chi phí
nhân công trực tiếp
Kết chuyển cuối kỳ chi phí
sản xuất chung
Phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng
TK 1388, 334
TK 155, 157, 632
Giá trị vật tư thiếu hụt bất thường
Nhập kho, gửi bán, tiêu thụ
trực tiếp
TK 621
Số phát sinh:
Số phát sinh:
Số dư cuối
kỳ (nếu có):
Thang Long University Library
17
Tài khoản sử dụng: TK 611: “Mua hàng”
Kết cấu tài khoản 611:
TK 611 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:
TK 6111: “Mua nguyên vật liệu”
TK 6112: “Mua hàng hóa”
Sơ đồ 1.9: Hạch toán tài khoản mua hàng
- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ.
- Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ mua vào trong kỳ.
TK 611
- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ tồn cuối kỳ.
- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ.
- Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ mua vào được chiết khấu thương mại,
giảm giá.
- Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ thiếu hụt, mất mát.
TK 133
Thuế GTGT
(nếu có)
Kết chuyển giá trị NVL,
CCDC tồn kho cuối kỳ
TK 152, 153
Giá trị NVL, CCDC sử dụng
trong kỳ
TK 621
Mua NVL, CCDC dùng cho
sản xuất kinh doanh trong kỳ
TK 111, 112, 331…
TK 152, 153 TK 611
Kết chuyển giá trị NVL,
CCDC tồn kho đầu kỳ
TK 336, 338, 411
NVL, CCDC vay mượn hoặc
nhận vốn
Giá trị NVL, CCDC trả lại cho
người bán, được giảm giá
TK 111, 112, 331
TK 133
Thuế GTGT
(nếu có)
18
 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ sẽ
được tính toán dựa trên giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ, giá trị nhập mua trong
kỳ và giá trị kiểm kê tồn kho cuối kỳ.
Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phƣơng pháp kiểm
kê định kỳ
 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo phương
pháp kiểm kê định kỳ tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, toàn
bộ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được kết chuyển sang TK
631.
 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp trên TK 631 và được chi tiết như hạch
toán trên TK 154
Tài khoản sử dụng: TK 631: Giá thành sản xuất
Kết cấu tài khoản 631:
vào cuối kỳ
TK 611 TK 621 TK 631
Giá trị NVL xuất dùng trực tiếp
chế tạo sản phẩm được xác định
Cuối kỳ kết chuyển chi phí
NVL vào giá thành sản
+
Giá trị nguyên
vật liệu mua
vào trong kỳ
Giá trị nguyên
vật liệu xuất
dùng trong kỳ
=
Giá trị nguyên
vật liệu tồn
kho đầu kỳ
-
Giá trị nguyên
vật liệu tồn
kho cuối kỳ
Thang Long University Library
19
Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ 1.11: Tổng hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ
1.2.4.3 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Khái niệm: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế
biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất.
Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê
và đánh giá sản phẩm dở dang.
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
 Theo chi phí nguyên vật liệu chính:
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp cuối kỳ
TK 621
TK 622
TK 631 TK 632
Kết chuyển chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang đầu kỳ
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cuối kỳ
Giá thành sản xuất
TK 154
TK 627
Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang cuối kỳ
Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ
TK 154
- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở
dang đầu kỳ.
- Các chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ liên quan tới chế tạo sản
phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch
vụ.
TK 631
- Kết chuyển giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ.
- Tổng giá thành sản phẩm, lao
vụ, dịch vụ hoàn thành.
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp cuối kỳ
TK 621
TK 622
TK 631 TK 632
Kết chuyển chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang đầu kỳ
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cuối kỳ
Giá thành sản xuất
TK 154
TK 627
Kết chuyển chi phí
sản xuất kinh doanh
dở dang cuối kỳ
Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ
TK 154
20
Theo phương pháp này, toàn bộ chi chí chế biến được tính hết cho thành phẩm.
Trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị của vật liệu chính.
Trong đó:
DĐK , DCK : Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
QTP: Số lượng sản phẩm hoàn thành
Qd: Số lượng sản phẩm dở dang
 Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán, khối lượng tính toán ít,
xác định nhanh chóng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phục vụ kịp thời
cho việc tính giá thành được nhanh chóng.
 Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế
biến nằm trong giá thành sản phẩm.
 Theo sản lượng hoàn thành ước tính tương đương
Q’d: Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi thành sản phẩm hoàn thành.
 Ưu điểm: Kết quả tính toán có mức độ chính xác hợp lý cao hơn vì chúng
được tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí.
 Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, khi kiểm kê
sản phẩm dở dang để xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở
từng bước, từng giai đoạn thì việc này khá phức tạp.
 Theo 50% chi phí chế biến
DCK =
DĐK + C
QTP + Qd
x
Qd
Giá trị vật liệu chính nằm
trong sản phẩm dở dang =
DĐK + C
QTP + Qd
x Qd
Chi phí chế biến nằm trong sản
phẩm dở dang (theo từng loại) =
DĐK + C
QTP + Q’d
x Q’d
Thang Long University Library
21
Để đơn giản cho việc tính toán, kế toán giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành
ở mức độ 50% so với thành phẩm
 Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp: Trong giá
trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi
phí trực tiếp (nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp) mà không
tính đến các chi phí khác.
 Theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: Căn cứ vào mức tiêu hao (hoặc chi
phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo
sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Phương pháp này dễ thực
hiện, thao tác tính toán nhanh vì có bảng tính sẵn. Tuy nhiên, mức độ chính
xác không cao vì chi phí định mức khó có thể khớp chính xác với chi phí
thực tế.
1.3 Giá thành sản phẩm
1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ
đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang
tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp phản ánh chất lượng và trình độ hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật
tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếu là thước đo bù đắp chi phí và chức
năng lập giá. Toàn bộ các chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất sản
phẩm sẽ được bù đắp bởi doanh thu từ việc bán sản phẩm. Đồng thời, căn cứ vào giá
thành sản phẩm, doanh nghiệp mới có thể xác định được giá bán sản phẩm hợp lý, đảm
bảo doanh nghiệp có thể trang trải chi phí đầu vào và có lãi.
1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm
 Theo thời điểm tính và nguồn gốc số liệu
Theo tiêu chí này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại
Giá trị sản
phẩm dở dang
=
Giá trị nguyên vật liệu
chính nằm trong sản phẩm
dở dang
+
50% chi phí chế
biến so với thành
phẩm
22
 Giá thành kế hoạch: Giá thành được xác định trước khi bước vào kinh
doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán
chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của
doanh nghiệp tính trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo sản phẩm; là mục
tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình
thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
 Giá thành định mức: Được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện
hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức cũng
được tính toán trước khi tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành
định mức là thước đo để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư,
vốn của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở đánh giá các giải pháp kinh tế, kỹ
thuật mà doanh nghiệp áp dụng.
 Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản
xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.
Giá thành thực tế chỉ xác định được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản
phẩm. Giá thành thực tế là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí xác định
được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó điều chỉnh
kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp.
 Theo phạm vi phát sinh chi phí
 Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả
những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm
trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi
phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý
và bán hàng).
Giá thành
sản xuất
=
Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
+
Chi phí sản
xuất chung
Chi phí nhân
công trực tiếp
+
Giá thành
tiêu thụ
= Chi phí sản
xuất
+
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí
bán hàng
+
Thang Long University Library
23
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh
doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy
nhiên do những hạn chế nhất định khi đưa ra lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán
hàng, chi phí quản lý cho từng loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nên cách phân loại này
chỉ mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu.
1.3.3 Đối tượng tính giá sản phẩm
 Theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
 Sản xuất giản đơn: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.
 Sản xuất phức tạp: Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế tạo
cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
 Theo loại hình sản xuất
 Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ: Đối tượng tính giá thành là
các sản phẩm riêng lẻ và sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
 Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: Tùy theo quy trình công nghệ sản
xuất mà doanh nghiệp xác định đối tượng tính giá của mình. Đối tượng
tính giá có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm.
 Theo yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh
Tùy theo trình độ kế toán cao hay thấp mà mức độ chi tiết các đối tượng hạch
toán là khác nhau.
 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Về thực chất chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi
phí sản xuất phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát
sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan trong kỳ sẽ
tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện
bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có
liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
 Giống nhau: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các chi
phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong
quá trình chế tạo sản phẩm.
 Khác nhau: Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong thời kỳ
sản xuất kinh doanh còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí có
liên quan đến việc sản xuất ra khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
24
Chi phí phát sinh trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố chi phí, có
cùng một nội dung kinh tế, không nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí. Còn
những chi phí nào phát sinh nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí đó thì được tập
hợp lại thành các khoản mục để tính toán giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm hoàn thành mà còn
liên quan tới sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Giá thành sản phẩm không
liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng
lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công
thức sau:
Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc không có chi phí
sản xuất dở dang thì tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ chính là tổng giá thành
sản phẩm hoàn thành.
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với
nhau. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là cơ sở để tính giá thành. Sự tiết kiệm hoặc
lãng phí về chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm hoàn thành.
1.3.4 Phương pháp tính giá sản phẩm
 Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản
đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.
 Phương pháp tổng cộng chi phí
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
Tổng giá thành
sản phẩm hoàn
thành
= +
Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ
Giá trị sản
phẩm, dịch vụ
dở dang đầu kỳ
Tổng giá thành
sản phẩm, dịch
vụ hoàn thành
= +
Chi phí sản xuất
thực tế phát sinh
trong kỳ
Giá trị sản
phẩm, dịch vụ dở
dang cuối kỳ
-
Giá thành đơn vị
sản phẩm, dịch vụ
=
Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
Số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
Thang Long University Library
25
Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm
được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
Z = C1 + C2 + C3 + … + Cn
Trong đó: Z: Tổng giá thành
C1…Cn : Chi phí sản xuất ở các giai đoạn nằm trong giá thành
 Phương pháp hệ số
 Phương pháp tỷ lệ
Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm
chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng)
…
 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên
cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ.
Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có
thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu.
Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc (Z0)
=
Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc quy đổi (Q0)
Giá thành đơn vị
sản phẩm i (Zi)
= Giá thành đơn vị sản
phẩm gốc (Z0)
x Hệ số quy đổi
sản phẩm i (Hi)
Giá thành thực
tế đơn vị sản
phẩm từng loại
=
Giá thành kế hoạch
hoặc định mức đơn vị
thức tế sản phẩm từng
loại
x
Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với
chi phí kế hoạch hoặc định
mức của tất cả các loại sản
phẩm
Giá trị sản
phẩm, dịch
vụ dở dang
đầu kỳ
Tổng giá
thành sản
phẩm, dịch vụ
hoàn thành
= +
Chi phí sản
xuất thực tế
phát sinh
trong kỳ
Giá trị sản
phẩm, dịch
vụ dở dang
cuối kỳ
-
Giá trị
sản
phẩm
phụ
-
Tổng số sản
phẩm gốc quy
đổi (Q0)
=∑
Số lượng sản phẩm i
chưa quy đổi (Qi)
xHệ số quy đổi
sản phẩm i (Hi)
26
 Phương pháp liên hợp
Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính
chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải
kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, dệt
kim, đóng giầy, may mặc…
 Phương pháp phân bước
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ gồm
nhiều bước, nhiều giai đoạn. Theo phương pháp này, bán thành phẩm của bước trước
sẽ là đối tượng (nguyên liệu) của bước sau, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn
nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp theo
từng phân xưởng, sau đó mới phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.
 Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm
Sơ đồ 1.12: Tính giá thành thành phẩm theo phƣơng pháp phân bƣớc có tính giá
thành bán thành phẩm
 Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm
Chi phí nguyên
vật liệu chính
Chi phí chế
biến bước 1
Giá trị sản
phẩm dở dang
bước 1
Giá thành bán
thành phẩm
bước 1
Chi phí chế
biến bước 2
Giá trị sản
phẩm dở dang
bước 2
Giá thành
bán thành
phẩm bước 2
Chi phí chế
biến bước 3
Giá trị sản
phẩm dở
dang bước 3
Giá thành bán
thành phẩm bước
(n-1)
Chi phí chế
biến bước n
Giá trị sản
phẩm dở dang
bước n
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
+
-
=
+
+
+
-
-
+
=
=
…
Thang Long University Library
27
Sơ đồ 1.13: Tính giá thành thành phẩm theo phƣơng pháp phân bƣớc không tính
giá thành bán thành phẩm
1.4 Tổ chức hệ thống sổ sử dụng cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
1.4.1 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký – sổ cái”
Hình thức sổ này được áp dụng cho loại hình doanh nghiệp kinh doanh đơn giản,
quy mô kinh doanh nhỏ, tập trung, có ít nghiệp vụ phát sinh và sử dụng ít tài khoản.
Loại sổ sử dụng: Sổ nhật ký – sổ cái
Sơ đồ 1.14: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký – sổ cái”
 Ưu điểm: Dễ ghi, dễ đối chiếu, số lao động kế toán ít.
 Nhược điểm: Dễ trùng lắp, kích thước số cồng kềnh, khó phân công lao
động, không phù hợp với đơn vị có quy mô lớn.
Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm
Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí bước n tính cho thành phẩm
Tổng
giá
thành
sản
phẩm
hoàn
thành
Báo cáo tài chính
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp kế toán,
chứng từ cùng loại
Sổ nhật ký – sổ cáiBảng tổng hợp chi tiết
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
28
1.4.2 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký chung”
Hình thức sổ này được áp dụng cho loại hình doanh nghiệp nhỏ, quy mô kinh
doanh vừa và nhỏ, trình độ quản lý thấp và trình độ kế toán thấp, số lượng lao động kế
toán ít.
Loại sổ sử dụng: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt, Sổ cái tài khoản.
Sơ đồ 1.15: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký chung”
 Ưu điểm: Dễ ghi, dễ đối chiếu, có thể phân công lao động kế toán.
 Nhược điểm: Ghi trùng lặp.
1.4.3 Tổ chức sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”
Áp dụng trong mọi loại hình quy mô doanh nghiệp, phù hợp với cả lao động kế
toán thủ công và lao động kế toán bằng máy.
Loại sổ sử dụng: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái.
Sơ đồ 1.16: Quy trình hạch toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”
Chứng từ kế toán
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
tài khoản
Báo cáo kế toán
Sổ cái
Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung
Bảng cân đối tài khoản
Thang Long University Library
29
 Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, dễ đối chiếu, kiểm tra. Sổ tờ
rơi cho phép thực hiện hóa chuyên môn lao động.
 Nhược điểm: Ghi trùng lặp.
1.4.4 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký chứng từ”
Phù hợp với doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại có quy mô
lớn. Đội ngũ nhân viên kế toán đủ nhiều, đủ trình độ, đơn vị chủ yếu thực hiện kế toán
bằng lao động thủ công.
Loại sổ sử dụng: Sổ nhật ký chứng từ, Sổ bảng kê, Bảng phân bổ, Sổ chi tiết bắt
buộc, Sổ cái.
 Ưu điểm: Tính chuyên môn hóa cao, dễ phân công lao động. Giảm đến 1/2
khối lượng ghi sổ, tính chất đối chiếu, kiểm tra cao. Tạo kỷ cương cho thực
hiện ghi chép sổ sách, cung cấp thông tin tức thời cho quản lý.
 Nhược điểm: Kết cấu sổ phức tạp, quy mô sổ lớn, khó vận dụng phương tiện
máy tính vào xử lý số liệu và đòi hỏi trình độ kế toán cao, quy mô hoạt động
doanh nghiệp lớn.
Sơ đồ 1.17: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ”
Bảng tổng hợp kế toán
chứng từ cùng loại
Chứng từ kế toán
Sổ chi tiết tài
khoản
Sổ quỹ
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ cái
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Báo cáo kế toánBảng cân đối tài
khoản
30
1.4.5 Tổ chức sổ theo hình thức “Kế toán máy”
Kế toán máy (kế toán trên máy) là dùng máy móc, máy tính và phần mềm kế
toán để hỗ trợ, thay thế một phần công việc của kế toán viên.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán
được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Có nhiều
chương trình phần mềm kế toán khác nhau về tính năng kỹ thuật và tiêu chuẩn, điều
kiện áp dụng. Phần mềm kế toán tuy không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán
nhưng phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại các doanh nghiệp phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu
cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy
định của chế độ sổ kế toán.
- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế
toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán.
Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nhật ký chung nên sẽ có
các loại sổ của hình thức kế toán này. Các doanh nghiệp có thể thiết kế mẫu sổ không
hoàn toàn giống sổ kế toán ghi bằng tay, tuy nhiên phải đảm bảo các nội dung theo
quy định.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để
nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế
toán.
Chứng từ gốc và bảng phân bổ
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết
Báo cáo kế toán
Sổ cái
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thang Long University Library
31
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy theo
từng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán
chi tiết có liên quan).
- Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các
thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số
liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông
tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán viên có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế
toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối kỳ kế toán sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các
thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Sơ đồ 1.18: Quy trình hạch toán theo hình thức “Kế toán máy”
Chú thích:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ chi tiết
Sổ tổng hợp
Báo cáo kế toán
Phần mềm kế toán
32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THANH
HƢNG
2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Thanh Hƣng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thanh Hưng
2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thanh Hưng
 Tên đơn vị: Công ty TNHH Thanh Hưng
 Tên giao dịch quốc tế: TH NHHUNG COMP NY LIMITED.
 Tên viết tắt: ThanhHung Co., LTD
 Hình thức sở hữu vốn: Công ty trách nhiệm hữu hạn
 Trụ sở chính đặt tại: Khu 15, Phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương,
Tỉnh Hải Dương
 Điện thoại: 03203893137
 Fax: 03203893137
 Mã số thuế: 0800848624
 Email: compantth@yahoo.com.
 Tổng số vốn ban đầu: 6.000.000.000 đồng
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Thanh Hưng được thành lập vào ngày 03 tháng 8 năm 2009.
Công ty tiền thân là cơ sở sản xuất bánh kẹo Tiến Hưng, sau này đổi tên thành Công ty
TNHH Thanh Hưng theo quyết định của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương.
Khi mới thành lập, Công ty gặp rất nhiều những khó khăn nhưng để vượt qua
được khó khăn trước mắt và tìm ra một hướng phát triển lâu dài, ban Giám đốc Công
ty TNHH Thanh Hưng đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mỳ nhân theo
công nghệ Đài Loan.
Đây là một dây chuyền sản xuất tiên tiến về trang thiết bị hiện đại với lò nướng
được điều khiển đốt bằng điện tự động. Nhà máy thực hiện mục tiêu sản xuất các loại
bánh mỳ nhân, bánh kem xốp, bánh trứng hộp… và các loại sản phẩm khác mang tên
Thanh Hưng.
Mặc dù với thời gian đi vào hoạt động chưa lâu nhưng với dây chuyền sản xuất
hiện đại nhà máy đã dần dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bằng
cách sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp với
Thang Long University Library
33
người tiêu dùng. Được xây dựng trên khu đất 1000 m2, qua hơn 3 năm xây dựng và
phát triển với sự đầu tư tích cực vào trang thiết bị, nhà máy đã đưa vào sử dụng:
 Một dây chuyền sản xuất bánh trứng hộp hiện đại bậc nhất của Đài Loan.
 Một dây chuyền sản xuất bán tự động sản xuất các sản phẩm bánh bánh tươi
các loại của Đài Loan.
 1000 m2 nhà xưởng, kho hàng, văn phòng làm việc với cơ sở hạ tầng kiên
cố, giao thông thuận tiện, đảm bảo khang trang sạch đẹp, hợp vệ sinh môi
trường.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.2.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH Thanh Hưng là một Công ty chuyên sản xuất lương thực, thực
phẩm và bánh kẹo. Các sản phẩm truyền thống của Công ty là: bánh, kẹo, các chế
phẩm từ sữa, ngũ cốc, bột và tinh bột. Đặc biệt là bánh mì nhân và bánh trứng đã và
đang chiếm lĩnh một phần không nhỏ trên thị trường.
Mặc dù Công ty mới đi vào hoạt động trong một thời gian không dài nhưng với
sự lãnh đạo đúng đắn của các nhà quản lý giỏi Thanh Hưng đang dần khẳng định tên
tuổi của mình trên thị trường.
Công ty không ngừng nỗ lực hết mình để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đồng thời, Công ty luôn cải tiến và áp dụng chính sách quản lý chất lượng và đào tạo
bồi dưỡng công nhân viên.
2.1.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty
Những năm qua, Công ty luôn cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh để tạo nguồn thu lớn hơn. Tình hình tài chính của Công ty trong 2 năm qua
được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH
Thanh Hƣng giai đoạn năm 2011 – 2012
34
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tƣơng đối
(%)
A (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1.116.777.903 902.445.287 214.332.616 23,75
2. Giá vốn hàng bán 988.886.055 779.956.305 208.929.750 26,79
3. Lợi nhận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
127.891.848 122.488.982 5.402.866 4,41
4. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
38.990.401 35.779.539 3.210.862 8,97
5. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
28.650.301 26.405.654 2.244.647 8,50
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhìn chung các chỉ tiêu của năm 2012 đều tăng cao so với năm 2011. Có được sự
tăng trưởng này là do Công ty đã tạo được sự tin tưởng nhất định từ phía khách hàng
và đang tiến đến mở rộng thị trường ra hầu hết các tỉnh ở miền Bắc. Năm 2011 và
2012, sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng
nên đã chiếm lĩnh được một vị trí nhất định trên thị trường bánh.
Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu tăng mạnh nhất: tăng 26,79% từ 779.956.305 VND
lên 988.886.055 VND. Số lượng hàng bán ra tăng thì giá vốn hàng bán đương nhiên
cũng tăng. Tuy nhiên, mức tăng của giá vốn hàng bán lại cao hơn so với mức tăng của
doanh thu do giá nguyên vật liệu đầu vào ngày một tăng trong khi giá sản phẩm bán ra
khó tăng. Công ty cần tận dụng mối quan hệ với các nhà cung cấp để tìm cho mình
nguồn đầu vào hợp lý hơn và áp dụng các chính sách quản lý phù hợp nhằm tiết kiệm
tối đa chi phí sản xuất.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 cũng tăng so với năm
2011 nhưng chỉ tăng 4,41% (5.402.866 VND). Lợi nhuận gộp tăng thấp hơn so với
Thang Long University Library
35
mức tăng của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán do doanh thu thuần có mức tăng
thấp hơn so với mức tăng của giá vốn hàng bán.
Năm 2012 tuy gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do chịu những
ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế chung, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, giá
bán sản phẩm lại khó tăng hoặc chỉ tăng nhẹ nhưng Công ty TNHH Thanh Hưng vẫn
thu được lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Công ty hoàn toàn có thể
phát triển hơn nữa vào những năm tới nếu biết áp dụng các chính sách hợp lý để tối
thiểu chi phí như chi phí giá vốn, chi phí hoạt động và tăng các khoản thu nhập của
Công ty lên.
2.1.2.3 Sơ đồ quy trình sản xuất bánh mì tại Công ty
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh của các loại bánh
36
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Công ty TNHH Thanh Hưng sử dụng quy trình công nghệ khép kín để sản xuất
sản phẩm, nhằm đảm bảo cho chất lượng nguyên vật liệu cả từ khâu nhập đến khâu
bảo quản và xuất bán.
Nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được đưa vào phân xưởng lên men để sản xuất theo
mẻ cho từng sản phẩm. Tại đây bột mì sẽ được nhào cùng nước và các phụ gia khác
như: đường, bột nở... theo tỷ lệ quy định để lên men thùng rồi lên men kết và tạo dáng.
Lúc này bột sẽ được cho vào từng khuôn khác nhau theo từng loại sản phẩm. Và kết
thúc quá trình lên men là lên men lần cuối.
Phân xưởng
Nướng
Phân xưởng
Đóng gói
Phân xưởng
Lên men
Nguyên liệu
Nhào bột
Lên men
thùng
Định hình Lên men kết
Tạo dáng
Lên men
lần cuối
Nướng
Thành phẩm
Đóng gói
Thang Long University Library
37
Sau khi lên men, bột sẽ được mang tới phân xưởng nướng và nướng theo thời
gian quy định. Khi nướng xong, tùy vào từng loại bánh mà sẽ nhồi nhân khác nhau.
Cuối cùng, bánh được đem tới phân xưởng đóng gói và hoàn thiện sản phẩm.
Như vậy, tại công ty mỗi loại sản phẩm được sản xuất một mẻ riêng biệt. Quy
trình sản xuất sản phẩm diễn ra tại ba phân xưởng nối tiếp nhau: Lên men – Nướng –
Đóng gói.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Thanh Hưng
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
(Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự)
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a. Giám đốc
 Quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của Công ty.
 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
 Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của
Công ty Quyết định ngân sách cho các hoạt động và các phòng ban cụ thể,
quyết định các chỉ tiêu về tài chính của Công ty.
 Ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty, phê duyệt tất cả các quy định
áp dụng trong nội bộ Công ty.
 Chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ với
Nhà Nước.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng Giao
nhận – Kho
vận
Phòng Tài
chính – Kế
toán
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Hành
chính –
Nhân sự
38
 Kí kết các hợp đồng nhân danh Công ty.
 Đưa ra các phương án cơ cấu tổ chức Công ty, phương hướng phát triển,
chiến lược phát triển cho Công ty.
b. Phó Giám đốc
 Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch của Công ty
giao đồng thời đảm bảo kế hoạch nguồn hàng bên ngoài để thu về lợi nhuận
cao nhất.
 Xây dựng mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quý, năm và đảm bảo
lợi nhuận và vốn Công ty đầu tư.
 Báo cáo kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho
Giám đốc.
 Giám sát, phê duyệt việc mua bán vật tư phục vụ trong quá trình sản xuất.
 Phê duyệt báo cáo kết quả kinh doanh do phòng Tài chính - Kế toán cung
cấp.
c. Phòng Giao nhận – Kho vận
 Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác nghiệm vụ giao nhận hàng hoá,
tổ chức quản lý việc tiếp nhận hàng hoá xuất nhập.
 Quản lý thủ kho và bảo quản hàng hoá.
 lập báo cáo hàng xuất nhập, tồn kho hàng tháng, hàng quý và cả năm.
 Tổ chức bố trí lực lượng công nhân hợp đồng xếp dỡ để xuất nhập khẩu
hàng hoá hàng ngày.
 Giao dịch và làm tham mưu trong việc ký các hợp đồng thuê kho, hợp đồng
bốc xếp, giám định, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm.
 Bảo vệ kho hàng và 03 phân xưởng chế biến sản xuất.
d. Phòng Tài chính – Kế toán
 Quản lý các vấn đề thu chi trong mọi hoạt động của Công ty, đáp ứng nhu
cầu tài chính cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như thu mua nguyên vật
liệu, vật tư, thiết bị sản xuất, trả công lao động và các chi phí cho hoạt động
hỗ trợ khác.
 Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty.
 Làm việc với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội… đối với các vấn đề liên quan
đến công việc kế toán – tài chính của Công ty.
Thang Long University Library
39
 Kiểm tra mọi hoạt động tài chính – kế toán của Công ty, tham mưu cho
Giám đốc chỉ đạo thực hiện đúng luật pháp của Nhà nước, điều lệ hoạt động
của công ty.
 Kiểm tra soát xét các chứng từ chi tiêu. Phân định rõ chứng từ hợp lệ, không
hợp lệ, báo cáo Giám đốc có biện pháp giải quyết ngay.
 Phối hợp cùng phòng Hành chính – Nhân sự hàng năm để đánh giá tài sản
còn lại công ty, báo cáo Giám đốc để có định hướng cụ thể trong quá trình
hoạt động kinh doanh của công ty.
e. Phòng Kinh doanh
 Thực hiện quá trình kinh doanh của Công ty bao gồm: mua vật tư, nguyên
vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
 Hoạch định và thực hiện kế hoạch phát triển thị trường, tạo dựng mối quan
hệ với khách hàng, quản lí hoạt động vận hành, hỗ trợ, phân tích, đưa ra các
quyết định bán hàng.
 Chủ động tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu sản phẩm
 Thực hiện khảo sát, thăm dò nhu cầu khách hàng và thực hiện các hoạt động
nghiên cứu thị trường.
g. Phòng Hành chính – Nhân sự
 Lập kế hoạch và thực hiện tuyển dụng, đào tạo lao động cho nhu cầu phát
triển của Công ty.
 Xây dựng, áp dụng thang bậc lương, định mức lao động, thực hiện việc tính
lương hợp lý, đánh giá năng lực lao động, đề bạt khen thưởng kỷ luật.
 Giải quyết các vấn đề hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng lao động theo
bộ luật lao động của Nhà nước hiện hành.
 Kịp thời giải quyết các chế độ chính sách cho nhân viên trong Công ty.
 Lập kế hoạch, mua sắm và cấp phát đồng phục, các trang thiết bị bảo hộ lao
động cho nhân viên, giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm cho người lao
động.
 Quản lý hồ sơ lý lịch công nhân viên trong Công ty.
 Làm việc với các cơ quan chức năng, đóng BHXH, BHYT, BHTN cho nhân
viên, đảm bảo mỗi nhân viên hợp đồng dài hạn đều có thẻ BHYT để tiện
việc khám và điều trị khi đau ốm, tai nạn.
 Tham gia giải quyết chế độ BHXH, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Thực
hiện chăm sóc sức khỏe cho nhân viên trong Công ty.
40
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
2.1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH Thanh Hưng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Là
một Công ty có quy mô nhỏ, tổ chức hoạt động tập trung trên cùng một địa bàn nên
việc lựa chọn loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung là hết sức hợp lý. Khi đó, bộ
máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình một phòng kế toán làm trung tâm.
Phòng kế toán trung tâm bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc,
thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty
như sau:
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán
Kế toán trƣởng: Là người lãnh đạo Phòng Tài chính – Kế toán, có quyền hạn
cao nhất, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Kế toán trưởng có nhiệm vụ
giúp Ban giám đốc kí duyệt, quyết toán các hợp đồng mua bán, báo cáo tình hình biến
động tài chính của Công ty và chỉ đạo các nhân viên kế toán thực hiện các chính sách
kế toán của Công ty. Định kỳ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho ban lãnh đạo
Công ty. Kế toán trưởng đồng thời là thủ quỹ, quản lý thu – chi tiền liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu từ phân xưởng đưa lên để tính giá thành
sản phẩm. Thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của
tài sản trong Công ty.
Kế toán thuế: Định kỳ lập các báo cáo tài chính để làm việc với cơ quan thuế:
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
KẾ TOÁN TRƢỞNG
Kế toán tổng hợp Kế toán thuế
Kế toán phân xƣởng
Thang Long University Library
41
Kế toán phân xƣởng: Chịu trách nhiệm ghi sổ nhật ký các nghiệp vụ hàng ngày
phát sinh tại Phân xưởng. Dựa vào các chứng từ ban đầu để ghi sổ nhật ký, theo dõi
ngày công của lao động.
2.1.4.3 Hình thức kế toán của Công ty
Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty là chế độ kế toán doanh nghiệp, tuân theo
Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán do Nhà nước ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
Kỳ hạch toán: theo tháng.
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Thanh Hưng là hình thức “Nhật
ký chung” có áp dụng phần mềm kế toán. Từ các chứng từ gốc liên quan phát sinh
hàng ngày, kế toán phân xưởng sẽ ghi vào Sổ nhật ký, sau đó chuyển chứng từ cho kế
toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp phân loại chứng từ, nhập vào phần mềm kế toán theo
nghiệp vụ phát sinh liên quan. Cuối tháng, kết xuất thông tin ra sổ chi tiết, sổ tổng hợp
và các báo cáo tài chính.
Phần mềm kế toán sử dụng tại Công ty là phần mềm ACsoft phiên bản Sản xuất
công nghiệp, bản quyền của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Nội dung
hạch toán tại phần mềm tuân theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính
ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006.
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán có áp dụng phần mềm kế toán tại
Công ty TNHH Thanh Hƣng
42
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH Thanh Hƣng
Chứng từ gốc
Nhập vào phần mềm kế toán
Sổ Nhật ký
- Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết
- Báo cáo tài chính
Xử lý dữ liệu
Thang Long University Library
43
Khái quát bài toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
TNHH Thanh Hưng:
 Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí sản
xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp. Trong đó:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính
(bột mì, trứng, sữa, đường…) và vật liệu phụ ( men khô, tinh dầu, sáp,
bơ…). Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên và được tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
 Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích
theo lương của các công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đối với khoản
trích theo lương, Công ty chỉ trích BHXH và BHYT bắt buộc theo quy
định của Luật lao động.
 Chi phí sản xuất chung bao gồm:
Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo
lương của nhân viên quản lý phân xưởng.
Chi phí công cụ dụng cụ: Công cụ dụng cụ xuất dùng một hoặc nhiều lần.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Khấu hao của các tài sản dùng cho
phân xưởng được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác phát sinh
tại phân xưởng.
 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Công ty TNHH Thanh Hưng là doanh
nghiệp có quy mô nhỏ quy trình sản xuất khép kín sản xuất ra hai loại sản
phẩm là bánh mì nhân và bánh trứng nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ
được tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất
rồi phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp.
 Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại là từng loại sản phẩm hoàn thành.
 Công ty áp dụng phương pháp tính giá trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
hoàn thành.
 Công ty không tiến hành kiêm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
 Để minh họa cho nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, tại Công ty em xin chọn quy trình sản xuất sản phẩm bánh mì
nhân trong tháng 7/2013.
44
2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH Thanh Hưng bao gồm nguyên vật
liệu chính và vật liệu phụ trực tiếp tạo ra sản phẩm. Trong đó:
 Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia
vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản
phẩm. Tại Công ty TNHH Thanh Hưng, nguyên vật liệu chính bao gồm: bột
mì ,trứng ,sữa, đường…
 Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất,
không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật
liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất
lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được
thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo
quản; phục vụ cho quá trình lao động. Vật liệu phụ của Công ty là: men khô,
tinh dầu, chất sáp, bơ…
a. Tài khoản sử dụng và quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản sử dụng:
 Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”
+ Tài khoản 1521 “Nguyên vật liệu chính”
Tài khoản 1521BOTMI “Nguyên vật liệu chính - Bột mì”
Tài khoản 1521DUONG “Nguyên vật liệu chính - Đường”
…
+ Tài khoản 1522 “Vật liệu phụ”
Tài khoản 1522TINHDAU “Vật liệu phụ - Tinh dầu”
Tài khoản 152BO “Vật liệu phụ - bơ”
…
 Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
 Tài khoản 6211 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bánh mì nhân”
 Tài khoản 6212 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bánh trứng”
 Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
 Tài khoản 1541 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang bánh mì nhân”
 Tài khoản 1542 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang bánh trứng”
Thang Long University Library
45
Sơ đồ 2.5: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Tại Công ty, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý theo định mức. Dựa
trên kế hoạch sản xuất từng kỳ, Phòng kinh doanh tính số lượng mua nguyên vật liệu
cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh từng kỳ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ
được tập hợp trực tiếp theo từng loại sản phẩm.
b. Phương pháp hạch toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 Mua nguyên vật liệu nhập kho
Khi nguyên vật liệu được mua về, bộ phận tiếp nhận tiến hành kiểm tra chất
lượng. Dựa vào phiếu nhập kho do kế toán phân xưởng lập và hóa đơn GTGT của
nhà cung cấp, kế toán tổng hợp nhập dữ liệu vào phân hệ liên quan trên phần mềm
theo đối tượng tương ứng.
Ví dụ: Ngày 04/07/2013, xí nghiệp mua 1.600 kg bột mì, đơn giá 7.673,55 đồng
theo hóa đơn số 0071936 (phụ lục 1). Công ty đã thanh toán cho người bán toàn bộ
tiền hàng là 13.505.448 đồng bằng chuyển khoản. Sau khi bột mì được nhập vào kho,
kế toán phân xưởng sẽ viết phiếu nhập kho (phụ lục 2). Kế toán tổng hợp hạch toán
vào phần mềm:
Nợ TK 1521BOTMI 12.277.680
Nợ TK 133 1.227.768
Có TK 331 13.505.448
Nợ TK 331 13.505.448
Có TK 112 13.505.448
 Xuất nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm
Hóa đơn GTGT, Phiếu
nhập kho, Phiếu xuất
kho…
Sổ nhật ký
Sổ chi tiết
TK 621
Sổ cái TK 621
Phần mềm
ACsoft
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng

More Related Content

What's hot

Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp VinaconexPhân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp VinaconexLuận văn tốt nghiệp
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận kế toán vốn bằng tiền và lập kế quả lưu chuyển tiền tệ
Khoá luận kế toán vốn bằng tiền và lập kế quả lưu chuyển tiền tệKhoá luận kế toán vốn bằng tiền và lập kế quả lưu chuyển tiền tệ
Khoá luận kế toán vốn bằng tiền và lập kế quả lưu chuyển tiền tệDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hưng Phát
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hưng PhátĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hưng Phát
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hưng Phát
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí, HAY
 
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựngGiải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
Giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp VinaconexPhân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAYNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty xây lắp Sao Việt
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty xây lắp Sao ViệtĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty xây lắp Sao Việt
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty xây lắp Sao Việt
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Tân Thuận, HOT
Đề tài: Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Tân Thuận, HOTĐề tài: Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Tân Thuận, HOT
Đề tài: Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Tân Thuận, HOT
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng KênhĐề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đ
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Khoá luận kế toán vốn bằng tiền và lập kế quả lưu chuyển tiền tệ
Khoá luận kế toán vốn bằng tiền và lập kế quả lưu chuyển tiền tệKhoá luận kế toán vốn bằng tiền và lập kế quả lưu chuyển tiền tệ
Khoá luận kế toán vốn bằng tiền và lập kế quả lưu chuyển tiền tệ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Công nghiệp nhựa, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch ĐằngĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
 

Viewers also liked

일하는 여성 101호
일하는 여성 101호일하는 여성 101호
일하는 여성 101호kwwa
 
일하는여성84
일하는여성84일하는여성84
일하는여성84kwwa
 
Journey Called Entrepreneurship
Journey Called EntrepreneurshipJourney Called Entrepreneurship
Journey Called EntrepreneurshipAbhinav Sahai
 
Big Data para identificar realidades demográficas
Big Data para identificar realidades demográficasBig Data para identificar realidades demográficas
Big Data para identificar realidades demográficasAntoni
 
일하는여성16
일하는여성16일하는여성16
일하는여성16kwwa
 
правописание предлогов, союзов
правописание предлогов, союзовправописание предлогов, союзов
правописание предлогов, союзовНаталья Русанова
 
Business Success Rate Of Pune IT Industry (2013)
Business Success  Rate Of Pune IT Industry (2013)Business Success  Rate Of Pune IT Industry (2013)
Business Success Rate Of Pune IT Industry (2013)amit2205
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
일하는여성13
일하는여성13일하는여성13
일하는여성13kwwa
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh thương...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh thương...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh thương...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh thương...https://www.facebook.com/garmentspace
 
V4 august construction jack intrator 2016asd
V4 august  construction jack intrator 2016asdV4 august  construction jack intrator 2016asd
V4 august construction jack intrator 2016asdJack Intrator
 
Derivative power point
Derivative power pointDerivative power point
Derivative power pointbtmathematics
 
פרק 3. מאגר שאלות: טריגונומטריה - פתרונות
פרק 3. מאגר שאלות: טריגונומטריה - פתרונותפרק 3. מאגר שאלות: טריגונומטריה - פתרונות
פרק 3. מאגר שאלות: טריגונומטריה - פתרונותtelnof
 
Quieres ser director de orquesta
Quieres ser director de orquestaQuieres ser director de orquesta
Quieres ser director de orquestaRositamerino
 

Viewers also liked (20)

Corel draw x5
Corel draw x5Corel draw x5
Corel draw x5
 
일하는 여성 101호
일하는 여성 101호일하는 여성 101호
일하는 여성 101호
 
일하는여성84
일하는여성84일하는여성84
일하는여성84
 
Journey Called Entrepreneurship
Journey Called EntrepreneurshipJourney Called Entrepreneurship
Journey Called Entrepreneurship
 
Chung, bo kyung
Chung, bo kyungChung, bo kyung
Chung, bo kyung
 
Big Data para identificar realidades demográficas
Big Data para identificar realidades demográficasBig Data para identificar realidades demográficas
Big Data para identificar realidades demográficas
 
일하는여성16
일하는여성16일하는여성16
일하는여성16
 
правописание предлогов, союзов
правописание предлогов, союзовправописание предлогов, союзов
правописание предлогов, союзов
 
правописание предлогов
правописание предлоговправописание предлогов
правописание предлогов
 
Business Success Rate Of Pune IT Industry (2013)
Business Success  Rate Of Pune IT Industry (2013)Business Success  Rate Of Pune IT Industry (2013)
Business Success Rate Of Pune IT Industry (2013)
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
 
일하는여성13
일하는여성13일하는여성13
일하는여성13
 
Sky_McDougall_2015
Sky_McDougall_2015Sky_McDougall_2015
Sky_McDougall_2015
 
Slide taxi
Slide taxiSlide taxi
Slide taxi
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh thương...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh thương...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh thương...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh thương...
 
V4 august construction jack intrator 2016asd
V4 august  construction jack intrator 2016asdV4 august  construction jack intrator 2016asd
V4 august construction jack intrator 2016asd
 
Derivative power point
Derivative power pointDerivative power point
Derivative power point
 
Taxi puntual
Taxi puntualTaxi puntual
Taxi puntual
 
פרק 3. מאגר שאלות: טריגונומטריה - פתרונות
פרק 3. מאגר שאלות: טריגונומטריה - פתרונותפרק 3. מאגר שאלות: טריגונומטריה - פתרונות
פרק 3. מאגר שאלות: טריגונומטריה - פתרונות
 
Quieres ser director de orquesta
Quieres ser director de orquestaQuieres ser director de orquesta
Quieres ser director de orquesta
 

Similar to Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...NOT
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng (20)

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Luận văn: Chi phí giá thành sản phẩm tại Công Ty in tài chính
Luận văn: Chi phí giá thành sản phẩm tại Công Ty in tài chínhLuận văn: Chi phí giá thành sản phẩm tại Công Ty in tài chính
Luận văn: Chi phí giá thành sản phẩm tại Công Ty in tài chính
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bao bì Việt Hưng, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bao bì Việt Hưng, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bao bì Việt Hưng, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bao bì Việt Hưng, HOT
 
Đề tài: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Công ty An Pha, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Công ty An Pha, HAYĐề tài: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Công ty An Pha, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Công ty An Pha, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty dược liệu
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty dược liệuĐề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty dược liệu
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty dược liệu
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty giầy Thiên Phúc
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty giầy Thiên PhúcĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty giầy Thiên Phúc
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty giầy Thiên Phúc
 
Luận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAY
Luận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAYLuận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAY
Luận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAY
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh thanh hưng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THANH HƢNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HUẾ MÃ SINH VIÊN : A16729 CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THANH HƢNG Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Thanh Thủy Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huế Mã sinh viên : A16729 Chuyên ngành : Kế toán HÀ NỘI - 2013 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trải qua thời gian dài học tập trong trường, đã đến lúc những kiến thức của em được vận dụng vào thực tiễn công việc. Em lựa chọn làm khóa luận tốt nghiệp để tổng hợp lại toàn bộ những kiến thức của mình. Đề tài của em là: “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Hưng”. Trong quá trình làm khóa luận, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ. Em xin cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thủy đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận của mình. Em xin cảm ơn Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Hưng đã cho em cơ hội thực tập, làm việc và nghiên cứu để đưa ra những giải pháp, góp ý cho Công ty. Em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ để em hoàn thành tốt khóa luận. Khóa luận của em còn nhữn hạn chế về năng lực và những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Em xin lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của giáo viên phản biện để hoàn thiện, bổ sung kiến thức. Em xin chân thành cảm ơn.
  • 4. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT……………………………………………………………………..……...……1 1.1 Vai trò và nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm…………………………………………………………………………………...1 1.1.1 Vai trò kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm..............1 1.1.2 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .........1 1.2 Chi phí sản xuất ....................................................................................................2 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất .................................................................................2 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất...................................................................................2 1.2.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ........................................4 1.2.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ..........................................................6 1.3 Giá thành sản phẩm............................................................................................21 1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm.........................................................................21 1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm..........................................................................21 1.3.3 Đối tượng tính giá sản phẩm ............................................................................23 1.3.4 Phương pháp tính giá sản phẩm.......................................................................24 1.4 Tổ chức hệ thống sổ sử dụng cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm............................................................................................................27 1.4.1 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký – sổ cái”.................................................27 1.4.2 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký chung”...................................................28 1.4.3 Tổ chức sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”.................................................28 1.4.4 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký chứng từ” ..............................................29 1.4.5 Tổ chức sổ theo hình thức “Kế toán máy”.......................................................30 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THANH HƢNG…………………….…………………………………………………32 Thang Long University Library
  • 5. 2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Thanh Hƣng...........................................32 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thanh Hưng..........32 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty...................................33 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.....................................................................37 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán .....................................................................40 2.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hƣng......................................................................................42 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ......................................................................44 2.2.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm......................................................................55 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THANH HƢNG……………………………...56 3.1 Đánh giá hoạt động kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiện nay của Công ty TNHH Thanh Hƣng ....................................................56 3.1.1 Ưu điểm..............................................................................................................56 3.1.2 Hạn chế ..............................................................................................................58 3.2 Những yêu cầu cần hoàn thiện trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hƣng......................................58 3.2.1 Lý do phải hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hưng .......................................................................58 3.2.2 Nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hưng ...................................59 3.3 Phƣơng hƣớng hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hƣng......................................................................61 3.3.1 Hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí sản xuất...............................................61 3.3.2 Hạch toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất...............................................64 3.3.3 Hoàn thiện kế toán tính giá thành sản phẩm...................................................64
  • 6. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BPB Bảng phân bổ BTTTL Bảng thanh toán tiền lương CCDC Công cụ dụng cụ CPSX Chi phí sản xuất KPCD Kinh phí công đoàn NT Ngày tháng NVL Nguyên vật liệu PKT Phiếu kế toán STT Số thứ tự TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định VND Việt Nam đồng Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp……………….7 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp…………………..…9 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí trả trƣớc ……………………………..10 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả…………………………………11 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung…………………………12 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng…………………………………14 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch…...15 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất…………………………………16 Sơ đồ 1.9: Hạch toán tài khoản mua hàng…………………………………..17 Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ……………………………………………………………….18 Sơ đồ 1.11: Tổng hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ ……………………………………………………………………………….19 Sơ đồ 1.12: Tính giá thành thành phẩm theo phƣơng pháp phân bƣớc có tính giá thành bán thành phẩm………………………………………………26 Sơ đồ 1.13: Tính giá thành thành phẩm theo phƣơng pháp phân bƣớc không tính giá thành bán thành phẩm………………………………………27 Sơ đồ 1.14: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký – sổ cái” ……...27 Sơ đồ 1.15: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký chung” ……...28 Sơ đồ 1.16: Quy trình hạch toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”……...28 Sơ đồ 1.17: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ”…….29 Sơ đồ 1.18: Quy trình hạch toán theo hình thức “Kế toán máy” …………31 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Thanh Hƣng giai đoạn năm 2011 – 2012 ……………………………………33 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất các loại bánh ………………………..36 Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty …………………….………..…37
  • 8. Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ……………………………40 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán có áp dụng phần mềm kế toán tại Công ty TNHH Thanh Hƣng……..………………………………….……….41 Sơ đồ 2.5: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp………….45 Sơ đồ 2.6: Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ……………………..48 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên với mức độ gay gắt. Chính vì điều này đã đặt lên vai các doanh nghiệp áp lực về chất lượng, giá cả và mẫu mã của sản phẩm. Chất lượng là yếu tố quan trọng đặt lên hàng đầu để có thể có được niềm tin từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, giá cả cũng phải hợp lý với mức thu nhập của khách hàng mục tiêu, không quá cao so với lợi lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp đều là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp mình, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm cho lợi nhuận cao nhất và giá thành sản phẩm thấp nhất. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vì thế trở nên quan trọng. Nghiên cứu quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đưa ra được giá thành tốt nhất, đem đến lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp và tạo được vị thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Xuất phát từ thực tế đó, em xin lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Hoàn thiện kế toàn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hƣng” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là áp dụng những lý luận đã được học và nghiên cứu vào thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hưng. Từ đó có những nhận định, đánh giá ban đầu về tình hình kế toán tại Công ty. Dựa trên việc phân tích các kết quả có được, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hưng. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bánh mì nhân tại Công ty TNHH Thanh Hưng trong tháng 7/2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài khóa luận áp dụng đồng bộ bốn phương pháp nghiên cứu của hạch toán kế toán:  Phương pháp chứng từ  Phương pháp tính giá
  • 10.  Phương pháp đối ứng tài khoản  Phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán 5. Kết cấu của khóa luận Bài khóa luận được chia thành các đề mục, các phần tách biệt rõ ràng. Ngoài lời cảm ơn, lời mở đầu, phụ lục, danh mục viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu, mục lục và phần kết luận, bài khóa luận bao gồm: Chƣơng 1: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chƣơng 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hƣng. Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hƣng. Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Vai trò và nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 Vai trò kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong công tác kế toán, việc tập hợp chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm hoàn thành có ý nghĩa rất thiết thực. Việc hạch toán đúng chi phí sản xuất giúp cho công tác tính giá thành được chính xác, từ đó đưa ra giá bán của sản phẩm phù hợp với thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đánh giá chính xác giá thành dựa trên kết quả chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất do bộ phận kế toán cung cấp, những người quản lý biết được chi phí sản xuất thực tế của từng loại hoạt động, sản phẩm cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động chi phí sản xuất của doanh nghiệp để đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình sử dụng tài sản vật tư… 1.1.2 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:  Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý doanh nghiệp.  Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất.  Tổ chức phân bổ chi phí sản xuất hoặc kết chuyển theo đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định.  Lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.  Tổ chức kiểm kê đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ, chính xác.
  • 12. 2 1.2 Chi phí sản xuất 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra phục vụ quá trình hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, chi phí về lao động vật hoá là các chi phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động như: chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên liệu, vật liệu. Chi phí về lao động sống chính là chi phí về sức lao động được biểu hiện đó là chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm, nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất  Theo yếu tố chi phí Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí nhằm tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế phát sinh. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí được dễ dàng, chính xác và hiệu quả hơn. Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Theo tiêu chí này thì toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:  Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực).  Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực: Sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).  Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động.  Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN: Trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả lao động. Thang Long University Library
  • 13. 3  Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố đinh sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.  Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.  Yếu tố chi phí bằng tiền khác: Toàn bộ chi phí bằng tiền khác phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng chưa phản ánh vào các yếu tố trên.  Theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm  Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.  Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.  Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Các yếu tố chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tạo nên giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) của sản phẩm.  Chi phí bán hàng: Là chi phí bảo quản, lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ. Loại chi phí này có: chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung của toàn doanh nghiệp. Cùng với các yếu tố cấu thành nên giá thành sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần tạo nên giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ.  Theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc hoàn thành
  • 14. 4 Cách phân loại này giúp cho việc phân loại chi phí hợp lý hơn, tránh lãng phí không đáng có. Theo cách phân loại này chi phí gồm có:  Chi phí bất biến (còn gọi là chi phí cố định hay định phí): Là các khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi mức hoạt động.  Chi phí khả biến (còn gọi là chi phí biến đổi hoặc biến phí): Là các chi phí thay đổi về tổng tỷ lệ với sự thay đổi của mức hoạt động. Tuy nhiên, có loại chi phí khả biến tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp… nhưng có khi chi phí khả biến chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị…  Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của chi phí biến đổi và chi phí cố định (như chi phí điện thoại, fax, chi phí thuê phương tiện vận chuyển vừa tính giá thuê cố định vừa tính giá thuê theo quãng đường vận chuyển thực tế). 1.2.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 1.2.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định địa điểm phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được phân theo đặc điểm quy trình công nghệ, loại hình sản xuất và yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.  Theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:  Sản xuất giản đơn: Đối tượng hạch toán có thể là sản phẩm hoặc toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất 1 loại sản phẩm) hoặc một nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm cùng tiến hành trong một quá trình lao động).  Sản xuất phức tạp: Đối tượng hạch toán có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm, các giai đoạn chế biến, toàn bộ quy trình công nghệ.  Theo loại hình sản xuất:  Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ: Đối tượng hạch toán là các đơn đặt hàng riêng biệt. Thang Long University Library
  • 15. 5  Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: Đối tượng hạch toán là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ. - Theo yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh Tùy theo trình độ kế toán mà mức độ chi tiết các đối tượng hạch toán là khác nhau. 1.2.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.  Theo phương pháp trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Kế toán viên căn cứ vào các chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Tập hợp trực tiếp đảm bảo tính chính xác cao, các doanh nghiệp nên áp dụng tối đa phương pháp này nếu điều kiện cho phép.  Theo phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng. Kế toán không ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng mà tập hợp vào một tài khoản chung, sau đó lựa chọn một tiêu chí nào đó để phân bổ cho các đối tượng. Công thức phân bổ chi phí: Bƣớc 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức Hi = Ti / T Trong đó: Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i T: Là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí Bƣớc 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tƣợng tập hợp cụ thể Ci = Hi x C Trong đó:
  • 16. 6 Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i Hi: Là hệ số phân bổ chi phí C: Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng 1.2.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Doanh nghiệp có thể có hai phương pháp để hạch toán chi phí sản xuất là theo phương pháp kiểm kê định kì và phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2.4.1 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư hàng hóa trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời cập nhật. Tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán đều có thể xác định được lượng nhập – xuất – tồn kho của từng loại hàng tồn kho. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công tính toán. a. Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, trực tiếp cấu thành nên hình thái vật chất của sản phẩm. Các yếu tố thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm.  Nếu tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp thì nguyên vật liệu xuất dùng cho đối tượng nào thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.  Nếu nguyên vật liệu xuất dùng được tập hợp theo phương pháp gián tiếp thì phải phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Công thức phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân bổ cho từng đối tượng Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ = x Thang Long University Library
  • 17. 7 Chứng từ được sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là Phiếu nhập kho, Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, Sổ kho, Thẻ kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn Giá trị gia tăng, Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu. Tài khoản sử dụng: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621 không có số dư cuối kỳ Kết cấu tài khoản 621: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Trị giá thực tế nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. TK 621 - Trị giá thực tế nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho hoặc trị giá phế liệu thu hồi. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt mức bình thường. Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm TK 152 TK 621 TK 154 TK 111, 112, 141, 331… TK 133 Phế liệu thu hồi, vật liệu nhập lại kho Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm Thuế GTGT (nếu có) TK 632 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt mức bình thường Nguyên vật liệu mua sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm
  • 18. 8  Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:  Tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại).  BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do doanh nghiệp chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì theo tỷ lệ quy định. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: Khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán viên ghi nhận thông qua tài khoản chi phí trả trước (TK 335). Khi nào nhân viên thực tế nghỉ phép, sẽ ghi nhận vào tài khoản phải trả người lao động (TK 334). Cách xác định tiền lương nghỉ phép trích trước: Chứng từ sử dụng để hạch toán là Bảng chấm công, Bảng phân bổ tiền lương, Bảng thanh toán tiền lương, Phiếu chi…. Tài khoản sử dụng: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Kết cấu TK 622: Tổng tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong nămTỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương của công nhân sản xuất = x Số ngày nghỉ phép thường niên 1 công nhân sản xuất Mức lương bình quân 1 công nhân sản xuất Số công nhân sản xuất trong doanh nghiệp Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm = x - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ TK 622 - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường. Thang Long University Library
  • 19. 9 TK 622 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp  Chi phí trả trước Chi phí trả trước (chi phí cần phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho 2 hay nhiều kỳ hạch toán sau đó. Chi phí trả trước gồm những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác động tới kết quả của nhiều kỳ hạch toán. Chi phí trả trước bao gồm: Giá trị công cụ dụng cụ nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần; Giá trị sửa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch; Tiền thuê tài sản cố định, phương tiện kinh doanh… trả trước; Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng; Dịch vụ mua ngoài trả trước (điện, nước, điện thoại); Lãi tiền vay trả trước. Tài khoản sử dụng: TK 142: Chi phí trả trước TK 242: Chi phí trả trước dài hạn Kết cấu tài khoản TK 334 TK 335 TK 338 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để xác định giá thành TK 632 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt mức bình thường
  • 20. 10 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí trả trƣớc  Chi phí phải trả Chi phí phải trả (chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Chi phí phải trả bao gồm các khoản sau: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất; Chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kế hoạch; Chi phí bảo hành sản phẩm trong kế hoạch; Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch; Lãi tiền vay chưa đến hạn trả; Tiền thuê tài sản cố định, mặt bằng kinh doanh, công cụ dụng cụ chưa trả; Các dịch vụ mua ngoài. Tài khoản sử dụng: TK 335: Chi phí phải trả Kết cấu tài khoản 335 TK 111, 112, 331, 152, 153, 241… TK 142, 242 TK 627, 641, 642… Phát sinh chi phí trả trước Phân bổ chi phí trả trước TK 133 Thuế GTGT (nếu có) Số dư cuối kỳ: Các khoản chi phí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ TK 142, 242 Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Thang Long University Library
  • 21. 11 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả  Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ quản lý sản xuất gắn với phân xưởng sản xuất. Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng đối tượng, từng loại sản phẩm, từng bộ phận, từng giai đoạn sản xuất và được mở tài khoản chi tiết cấp 2 theo yếu tố chi phí. - Tập hợp chi phí phải trả thực tế phát sinh trong kỳ - Chi phí trích trước > Chi phí phải trả thực tế TK 335 - Trích trước chi phí phải trả trong kỳ theo kế hoạch vào chi phí của các đối tượng sử dụng tương ứng - Chi phí trích trước < Chi phí phải trả thực tế Số dư cuối kỳ: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh TK 111, 112, 331, 152, 334, 2413 TK 335 TK 622 Chi phí phải trả phát sinh trong kỳ Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất TK 627, 641, 642 Chi phí trích trước > chi phí phải trả thực tế Chi phí trích trước < chi phí phải trả thực tế TK 627, 641, 642 TK 133 Thuế GTGT (nếu có)
  • 22. 12 Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố đunh dùng cho cho phân xưởng, Phiếu chi, Bảng phân bổ tiền lương (gián tiếp), Bảng phân bổ nguyên vật liệu (gián tiếp), Giấy báo nợ… Tài khoản sử dụng: TK 627: Chi phí sản xuất chung Kết cấu tài khoản: TK 627 không có số dư cuối kỳ TK 627 bao gồm các tài khoản cấp 2 sau: TK 6271: “Chi phí nhân viên phân xưởng” TK 6272: “Chi phí vật liệu, nhiên liệu” TK 6273: “Chi phí dụng cụ sản xuất” TK 6274: “Chi phí khấu hao tài sản cố định” TK 6277: “Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6278: “Chi phí bằng tiền khác” Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung - Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ tại phân xưởng sản xuất TK 627 - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển cuối kì chi phí sản xuất chung. - Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào tài khoản 632 do mức sản xuất thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. Thang Long University Library
  • 23. 13 TK 334 Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Ghi giảm chi phí sản xuất chung TK 632 Kết chuyển chi phí sản xuất chung vượt mức bình thường TK 152, 138, 111, 334… TK 338 TK 152, 153 TK 627 TK 154 Chi phí công nhân viên phân xưởng Các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phân bổ cho phân xưởng Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung TK 214 TK 111,112, 331 TK 142, 242, 335 TK 133 Trích khấu hao máy móc tại phân xưởng sản xuất Phân bổ chi phí trả trước và chi phí phải trả Thuế GTGT khấu trừ
  • 24. 14  Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất  Thiệt hại về sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là các sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và các đặc điểm kỹ thuật về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp. Sản phẩm hỏng được phân loại theo hai cách sau: Theo mức độ hư hỏng: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Theo quan hệ với công tác kế hoạch: Sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Tài khoản sử dụng: TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng  Thiệt hại về ngừng sản xuất Những khoản chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, dịch họa, thiếu nguyên vật liệu) được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Nếu thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến thì theo dõi ở TK 335. Nếu ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian ngừng sản xuất TK 152, 1388… Phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường TK 152, 153, 334, 338… TK 1381 TK 632 Chi phí phát sinh sửa chữa sản phẩm hỏng Giá trị thiệt hại thực về sản phẩm hỏng ngoài định mức TK 154 Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được Giá trị thực tế của sản phẩm hỏng sửa chữa được TK 155 Thang Long University Library
  • 25. 15 không được chấp nhận nên sẽ theo dõi trên TK 1381 tương tự như đối với thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức. Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch b. Tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ Sau khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng, cuối kỳ, kết chuyển các khoản chi phí trên sang tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. TK 154 được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Tài khoản sử dụng: TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kết cấu tài khoản 154: - Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm TK 154 - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, gửi bán hoặc tiêu thụ trực tiếp. - Trị giá phế liệu thu hồi. - Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Số dư Nợ: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ TK 111, 112, 331, 152, 334, 153, 214 TK 335 Chi phí thực tế ngừng sản xuất trong kế hoạch TK 627, 641, 642 Hoàn nhập các khoản chi phí đã trích trước theo kế hoạch Trích trước chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch hoặc trích bổ sung TK 627, 641, 642 TK 133 Thuế GTGT (nếu có)
  • 26. 16 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất 1.2.4.2 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp theo dõi không thường xuyên, liên tục tình hình biến động của hàng tồn kho. Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, kế toán xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và giá trị hàng tồn kho xuất kho trong kỳ. Mọi biến động về vật tư không được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 154 mà theo dõi trên tài khoản 611: “Mua hàng”. Các tài khoản hàng tồn kho chỉ sử dụng để kết chuyển số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. Ưu điểm của phương pháp này là giảm nhẹ được khối lượng công việc hạch toán cho kế toán viên. Tuy nhiên, công việc kế toán lại dồn vào cuối kỳ, không kiểm tra được thường xuyên tình hình nhập – xuất – tồn kho của hàng tồn kho, khó phát hiện sai sót khi kiểm kê hàng hóa thực nhập kho không trùng với sổ kế toán. Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách và các đơn vị sản xuất ra một loại sản phẩm, hàng hoá nào đó vì trong trường hợp này mới tính được tương đối chính xác giá thành. Số dư đầu kỳ (nếu có) TK 622 TK 627 TK 154 (chi tiết theo đối tượng) TK 152, 1381 Kết chuyển cuối kỳ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển cuối kỳ chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển cuối kỳ chi phí sản xuất chung Phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng TK 1388, 334 TK 155, 157, 632 Giá trị vật tư thiếu hụt bất thường Nhập kho, gửi bán, tiêu thụ trực tiếp TK 621 Số phát sinh: Số phát sinh: Số dư cuối kỳ (nếu có): Thang Long University Library
  • 27. 17 Tài khoản sử dụng: TK 611: “Mua hàng” Kết cấu tài khoản 611: TK 611 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2: TK 6111: “Mua nguyên vật liệu” TK 6112: “Mua hàng hóa” Sơ đồ 1.9: Hạch toán tài khoản mua hàng - Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ. - Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào trong kỳ. TK 611 - Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn cuối kỳ. - Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ. - Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào được chiết khấu thương mại, giảm giá. - Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thiếu hụt, mất mát. TK 133 Thuế GTGT (nếu có) Kết chuyển giá trị NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ TK 152, 153 Giá trị NVL, CCDC sử dụng trong kỳ TK 621 Mua NVL, CCDC dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ TK 111, 112, 331… TK 152, 153 TK 611 Kết chuyển giá trị NVL, CCDC tồn kho đầu kỳ TK 336, 338, 411 NVL, CCDC vay mượn hoặc nhận vốn Giá trị NVL, CCDC trả lại cho người bán, được giảm giá TK 111, 112, 331 TK 133 Thuế GTGT (nếu có)
  • 28. 18  Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ sẽ được tính toán dựa trên giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ, giá trị nhập mua trong kỳ và giá trị kiểm kê tồn kho cuối kỳ. Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ  Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo phương pháp kiểm kê định kỳ tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được kết chuyển sang TK 631.  Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp trên TK 631 và được chi tiết như hạch toán trên TK 154 Tài khoản sử dụng: TK 631: Giá thành sản xuất Kết cấu tài khoản 631: vào cuối kỳ TK 611 TK 621 TK 631 Giá trị NVL xuất dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm được xác định Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL vào giá thành sản + Giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ = Giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ - Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ Thang Long University Library
  • 29. 19 Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ 1.11: Tổng hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ 1.2.4.3 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Khái niệm: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:  Theo chi phí nguyên vật liệu chính: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ TK 621 TK 622 TK 631 TK 632 Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cuối kỳ Giá thành sản xuất TK 154 TK 627 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ TK 154 - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. - Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. TK 631 - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ TK 621 TK 622 TK 631 TK 632 Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cuối kỳ Giá thành sản xuất TK 154 TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ TK 154
  • 30. 20 Theo phương pháp này, toàn bộ chi chí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị của vật liệu chính. Trong đó: DĐK , DCK : Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ QTP: Số lượng sản phẩm hoàn thành Qd: Số lượng sản phẩm dở dang  Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán, khối lượng tính toán ít, xác định nhanh chóng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phục vụ kịp thời cho việc tính giá thành được nhanh chóng.  Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến nằm trong giá thành sản phẩm.  Theo sản lượng hoàn thành ước tính tương đương Q’d: Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi thành sản phẩm hoàn thành.  Ưu điểm: Kết quả tính toán có mức độ chính xác hợp lý cao hơn vì chúng được tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí.  Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, khi kiểm kê sản phẩm dở dang để xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng bước, từng giai đoạn thì việc này khá phức tạp.  Theo 50% chi phí chế biến DCK = DĐK + C QTP + Qd x Qd Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = DĐK + C QTP + Qd x Qd Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang (theo từng loại) = DĐK + C QTP + Q’d x Q’d Thang Long University Library
  • 31. 21 Để đơn giản cho việc tính toán, kế toán giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm  Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp: Trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác.  Theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: Căn cứ vào mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Phương pháp này dễ thực hiện, thao tác tính toán nhanh vì có bảng tính sẵn. Tuy nhiên, mức độ chính xác không cao vì chi phí định mức khó có thể khớp chính xác với chi phí thực tế. 1.3 Giá thành sản phẩm 1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng và trình độ hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếu là thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá. Toàn bộ các chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm sẽ được bù đắp bởi doanh thu từ việc bán sản phẩm. Đồng thời, căn cứ vào giá thành sản phẩm, doanh nghiệp mới có thể xác định được giá bán sản phẩm hợp lý, đảm bảo doanh nghiệp có thể trang trải chi phí đầu vào và có lãi. 1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm  Theo thời điểm tính và nguồn gốc số liệu Theo tiêu chí này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại Giá trị sản phẩm dở dang = Giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang + 50% chi phí chế biến so với thành phẩm
  • 32. 22  Giá thành kế hoạch: Giá thành được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp tính trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo sản phẩm; là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.  Giá thành định mức: Được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức cũng được tính toán trước khi tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, vốn của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở đánh giá các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp áp dụng.  Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá thành thực tế chỉ xác định được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp.  Theo phạm vi phát sinh chi phí  Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Giá thành sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Chi phí nhân công trực tiếp + Giá thành tiêu thụ = Chi phí sản xuất + Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng + Thang Long University Library
  • 33. 23 Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi đưa ra lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý cho từng loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu. 1.3.3 Đối tượng tính giá sản phẩm  Theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất  Sản xuất giản đơn: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.  Sản xuất phức tạp: Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.  Theo loại hình sản xuất  Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ: Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm riêng lẻ và sản phẩm của từng đơn đặt hàng.  Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: Tùy theo quy trình công nghệ sản xuất mà doanh nghiệp xác định đối tượng tính giá của mình. Đối tượng tính giá có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm.  Theo yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh Tùy theo trình độ kế toán cao hay thấp mà mức độ chi tiết các đối tượng hạch toán là khác nhau.  Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về thực chất chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.  Giống nhau: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm.  Khác nhau: Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong thời kỳ sản xuất kinh doanh còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
  • 34. 24 Chi phí phát sinh trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố chi phí, có cùng một nội dung kinh tế, không nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí. Còn những chi phí nào phát sinh nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí đó thì được tập hợp lại thành các khoản mục để tính toán giá thành sản phẩm, dịch vụ. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan tới sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức sau: Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc không có chi phí sản xuất dở dang thì tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ chính là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là cơ sở để tính giá thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí về chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm hoàn thành. 1.3.4 Phương pháp tính giá sản phẩm  Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.  Phương pháp tổng cộng chi phí Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = + Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành = + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ - Giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ = Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành Số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành Thang Long University Library
  • 35. 25 Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành Z = C1 + C2 + C3 + … + Cn Trong đó: Z: Tổng giá thành C1…Cn : Chi phí sản xuất ở các giai đoạn nằm trong giá thành  Phương pháp hệ số  Phương pháp tỷ lệ Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng) …  Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu. Giá thành đơn vị sản phẩm gốc (Z0) = Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc quy đổi (Q0) Giá thành đơn vị sản phẩm i (Zi) = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc (Z0) x Hệ số quy đổi sản phẩm i (Hi) Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch hoặc định mức đơn vị thức tế sản phẩm từng loại x Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch hoặc định mức của tất cả các loại sản phẩm Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành = + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ - Giá trị sản phẩm phụ - Tổng số sản phẩm gốc quy đổi (Q0) =∑ Số lượng sản phẩm i chưa quy đổi (Qi) xHệ số quy đổi sản phẩm i (Hi)
  • 36. 26  Phương pháp liên hợp Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc…  Phương pháp phân bước Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ gồm nhiều bước, nhiều giai đoạn. Theo phương pháp này, bán thành phẩm của bước trước sẽ là đối tượng (nguyên liệu) của bước sau, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó mới phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.  Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm Sơ đồ 1.12: Tính giá thành thành phẩm theo phƣơng pháp phân bƣớc có tính giá thành bán thành phẩm  Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm Chi phí nguyên vật liệu chính Chi phí chế biến bước 1 Giá trị sản phẩm dở dang bước 1 Giá thành bán thành phẩm bước 1 Chi phí chế biến bước 2 Giá trị sản phẩm dở dang bước 2 Giá thành bán thành phẩm bước 2 Chi phí chế biến bước 3 Giá trị sản phẩm dở dang bước 3 Giá thành bán thành phẩm bước (n-1) Chi phí chế biến bước n Giá trị sản phẩm dở dang bước n Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành + - = + + + - - + = = … Thang Long University Library
  • 37. 27 Sơ đồ 1.13: Tính giá thành thành phẩm theo phƣơng pháp phân bƣớc không tính giá thành bán thành phẩm 1.4 Tổ chức hệ thống sổ sử dụng cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.4.1 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký – sổ cái” Hình thức sổ này được áp dụng cho loại hình doanh nghiệp kinh doanh đơn giản, quy mô kinh doanh nhỏ, tập trung, có ít nghiệp vụ phát sinh và sử dụng ít tài khoản. Loại sổ sử dụng: Sổ nhật ký – sổ cái Sơ đồ 1.14: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký – sổ cái”  Ưu điểm: Dễ ghi, dễ đối chiếu, số lao động kế toán ít.  Nhược điểm: Dễ trùng lắp, kích thước số cồng kềnh, khó phân công lao động, không phù hợp với đơn vị có quy mô lớn. Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm Chi phí bước n tính cho thành phẩm Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Báo cáo tài chính Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp kế toán, chứng từ cùng loại Sổ nhật ký – sổ cáiBảng tổng hợp chi tiết Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ
  • 38. 28 1.4.2 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký chung” Hình thức sổ này được áp dụng cho loại hình doanh nghiệp nhỏ, quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, trình độ quản lý thấp và trình độ kế toán thấp, số lượng lao động kế toán ít. Loại sổ sử dụng: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt, Sổ cái tài khoản. Sơ đồ 1.15: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký chung”  Ưu điểm: Dễ ghi, dễ đối chiếu, có thể phân công lao động kế toán.  Nhược điểm: Ghi trùng lặp. 1.4.3 Tổ chức sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” Áp dụng trong mọi loại hình quy mô doanh nghiệp, phù hợp với cả lao động kế toán thủ công và lao động kế toán bằng máy. Loại sổ sử dụng: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái. Sơ đồ 1.16: Quy trình hạch toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” Chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản Báo cáo kế toán Sổ cái Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Bảng cân đối tài khoản Thang Long University Library
  • 39. 29  Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, dễ đối chiếu, kiểm tra. Sổ tờ rơi cho phép thực hiện hóa chuyên môn lao động.  Nhược điểm: Ghi trùng lặp. 1.4.4 Tổ chức sổ theo hình thức “Nhật ký chứng từ” Phù hợp với doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn. Đội ngũ nhân viên kế toán đủ nhiều, đủ trình độ, đơn vị chủ yếu thực hiện kế toán bằng lao động thủ công. Loại sổ sử dụng: Sổ nhật ký chứng từ, Sổ bảng kê, Bảng phân bổ, Sổ chi tiết bắt buộc, Sổ cái.  Ưu điểm: Tính chuyên môn hóa cao, dễ phân công lao động. Giảm đến 1/2 khối lượng ghi sổ, tính chất đối chiếu, kiểm tra cao. Tạo kỷ cương cho thực hiện ghi chép sổ sách, cung cấp thông tin tức thời cho quản lý.  Nhược điểm: Kết cấu sổ phức tạp, quy mô sổ lớn, khó vận dụng phương tiện máy tính vào xử lý số liệu và đòi hỏi trình độ kế toán cao, quy mô hoạt động doanh nghiệp lớn. Sơ đồ 1.17: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ” Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Chứng từ kế toán Sổ chi tiết tài khoản Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Báo cáo kế toánBảng cân đối tài khoản
  • 40. 30 1.4.5 Tổ chức sổ theo hình thức “Kế toán máy” Kế toán máy (kế toán trên máy) là dùng máy móc, máy tính và phần mềm kế toán để hỗ trợ, thay thế một phần công việc của kế toán viên. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Có nhiều chương trình phần mềm kế toán khác nhau về tính năng kỹ thuật và tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng. Phần mềm kế toán tuy không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của chế độ sổ kế toán. - Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nhật ký chung nên sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán này. Các doanh nghiệp có thể thiết kế mẫu sổ không hoàn toàn giống sổ kế toán ghi bằng tay, tuy nhiên phải đảm bảo các nội dung theo quy định. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính: - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Chứng từ gốc và bảng phân bổ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Sổ cái Bảng kê Nhật ký chứng từ Thang Long University Library
  • 41. 31 Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy theo từng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan). - Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán viên có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối kỳ kế toán sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sơ đồ 1.18: Quy trình hạch toán theo hình thức “Kế toán máy” Chú thích: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ chi tiết Sổ tổng hợp Báo cáo kế toán Phần mềm kế toán
  • 42. 32 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THANH HƢNG 2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Thanh Hƣng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thanh Hưng 2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thanh Hưng  Tên đơn vị: Công ty TNHH Thanh Hưng  Tên giao dịch quốc tế: TH NHHUNG COMP NY LIMITED.  Tên viết tắt: ThanhHung Co., LTD  Hình thức sở hữu vốn: Công ty trách nhiệm hữu hạn  Trụ sở chính đặt tại: Khu 15, Phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương  Điện thoại: 03203893137  Fax: 03203893137  Mã số thuế: 0800848624  Email: compantth@yahoo.com.  Tổng số vốn ban đầu: 6.000.000.000 đồng 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Thanh Hưng được thành lập vào ngày 03 tháng 8 năm 2009. Công ty tiền thân là cơ sở sản xuất bánh kẹo Tiến Hưng, sau này đổi tên thành Công ty TNHH Thanh Hưng theo quyết định của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương. Khi mới thành lập, Công ty gặp rất nhiều những khó khăn nhưng để vượt qua được khó khăn trước mắt và tìm ra một hướng phát triển lâu dài, ban Giám đốc Công ty TNHH Thanh Hưng đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mỳ nhân theo công nghệ Đài Loan. Đây là một dây chuyền sản xuất tiên tiến về trang thiết bị hiện đại với lò nướng được điều khiển đốt bằng điện tự động. Nhà máy thực hiện mục tiêu sản xuất các loại bánh mỳ nhân, bánh kem xốp, bánh trứng hộp… và các loại sản phẩm khác mang tên Thanh Hưng. Mặc dù với thời gian đi vào hoạt động chưa lâu nhưng với dây chuyền sản xuất hiện đại nhà máy đã dần dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bằng cách sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp với Thang Long University Library
  • 43. 33 người tiêu dùng. Được xây dựng trên khu đất 1000 m2, qua hơn 3 năm xây dựng và phát triển với sự đầu tư tích cực vào trang thiết bị, nhà máy đã đưa vào sử dụng:  Một dây chuyền sản xuất bánh trứng hộp hiện đại bậc nhất của Đài Loan.  Một dây chuyền sản xuất bán tự động sản xuất các sản phẩm bánh bánh tươi các loại của Đài Loan.  1000 m2 nhà xưởng, kho hàng, văn phòng làm việc với cơ sở hạ tầng kiên cố, giao thông thuận tiện, đảm bảo khang trang sạch đẹp, hợp vệ sinh môi trường. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.2.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty TNHH Thanh Hưng là một Công ty chuyên sản xuất lương thực, thực phẩm và bánh kẹo. Các sản phẩm truyền thống của Công ty là: bánh, kẹo, các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, bột và tinh bột. Đặc biệt là bánh mì nhân và bánh trứng đã và đang chiếm lĩnh một phần không nhỏ trên thị trường. Mặc dù Công ty mới đi vào hoạt động trong một thời gian không dài nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn của các nhà quản lý giỏi Thanh Hưng đang dần khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường. Công ty không ngừng nỗ lực hết mình để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời, Công ty luôn cải tiến và áp dụng chính sách quản lý chất lượng và đào tạo bồi dưỡng công nhân viên. 2.1.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty Những năm qua, Công ty luôn cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo nguồn thu lớn hơn. Tình hình tài chính của Công ty trong 2 năm qua được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau: Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Thanh Hƣng giai đoạn năm 2011 – 2012
  • 44. 34 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch Tuyệt đối Tƣơng đối (%) A (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.116.777.903 902.445.287 214.332.616 23,75 2. Giá vốn hàng bán 988.886.055 779.956.305 208.929.750 26,79 3. Lợi nhận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 127.891.848 122.488.982 5.402.866 4,41 4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 38.990.401 35.779.539 3.210.862 8,97 5. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 28.650.301 26.405.654 2.244.647 8,50 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Nhìn chung các chỉ tiêu của năm 2012 đều tăng cao so với năm 2011. Có được sự tăng trưởng này là do Công ty đã tạo được sự tin tưởng nhất định từ phía khách hàng và đang tiến đến mở rộng thị trường ra hầu hết các tỉnh ở miền Bắc. Năm 2011 và 2012, sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng nên đã chiếm lĩnh được một vị trí nhất định trên thị trường bánh. Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu tăng mạnh nhất: tăng 26,79% từ 779.956.305 VND lên 988.886.055 VND. Số lượng hàng bán ra tăng thì giá vốn hàng bán đương nhiên cũng tăng. Tuy nhiên, mức tăng của giá vốn hàng bán lại cao hơn so với mức tăng của doanh thu do giá nguyên vật liệu đầu vào ngày một tăng trong khi giá sản phẩm bán ra khó tăng. Công ty cần tận dụng mối quan hệ với các nhà cung cấp để tìm cho mình nguồn đầu vào hợp lý hơn và áp dụng các chính sách quản lý phù hợp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 nhưng chỉ tăng 4,41% (5.402.866 VND). Lợi nhuận gộp tăng thấp hơn so với Thang Long University Library
  • 45. 35 mức tăng của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán do doanh thu thuần có mức tăng thấp hơn so với mức tăng của giá vốn hàng bán. Năm 2012 tuy gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do chịu những ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế chung, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, giá bán sản phẩm lại khó tăng hoặc chỉ tăng nhẹ nhưng Công ty TNHH Thanh Hưng vẫn thu được lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Công ty hoàn toàn có thể phát triển hơn nữa vào những năm tới nếu biết áp dụng các chính sách hợp lý để tối thiểu chi phí như chi phí giá vốn, chi phí hoạt động và tăng các khoản thu nhập của Công ty lên. 2.1.2.3 Sơ đồ quy trình sản xuất bánh mì tại Công ty Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh của các loại bánh
  • 46. 36 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Công ty TNHH Thanh Hưng sử dụng quy trình công nghệ khép kín để sản xuất sản phẩm, nhằm đảm bảo cho chất lượng nguyên vật liệu cả từ khâu nhập đến khâu bảo quản và xuất bán. Nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được đưa vào phân xưởng lên men để sản xuất theo mẻ cho từng sản phẩm. Tại đây bột mì sẽ được nhào cùng nước và các phụ gia khác như: đường, bột nở... theo tỷ lệ quy định để lên men thùng rồi lên men kết và tạo dáng. Lúc này bột sẽ được cho vào từng khuôn khác nhau theo từng loại sản phẩm. Và kết thúc quá trình lên men là lên men lần cuối. Phân xưởng Nướng Phân xưởng Đóng gói Phân xưởng Lên men Nguyên liệu Nhào bột Lên men thùng Định hình Lên men kết Tạo dáng Lên men lần cuối Nướng Thành phẩm Đóng gói Thang Long University Library
  • 47. 37 Sau khi lên men, bột sẽ được mang tới phân xưởng nướng và nướng theo thời gian quy định. Khi nướng xong, tùy vào từng loại bánh mà sẽ nhồi nhân khác nhau. Cuối cùng, bánh được đem tới phân xưởng đóng gói và hoàn thiện sản phẩm. Như vậy, tại công ty mỗi loại sản phẩm được sản xuất một mẻ riêng biệt. Quy trình sản xuất sản phẩm diễn ra tại ba phân xưởng nối tiếp nhau: Lên men – Nướng – Đóng gói. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Thanh Hưng Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự) 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban a. Giám đốc  Quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của Công ty.  Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.  Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của Công ty Quyết định ngân sách cho các hoạt động và các phòng ban cụ thể, quyết định các chỉ tiêu về tài chính của Công ty.  Ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty, phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ Công ty.  Chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ với Nhà Nước. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Giao nhận – Kho vận Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Kinh doanh Phòng Hành chính – Nhân sự
  • 48. 38  Kí kết các hợp đồng nhân danh Công ty.  Đưa ra các phương án cơ cấu tổ chức Công ty, phương hướng phát triển, chiến lược phát triển cho Công ty. b. Phó Giám đốc  Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch của Công ty giao đồng thời đảm bảo kế hoạch nguồn hàng bên ngoài để thu về lợi nhuận cao nhất.  Xây dựng mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quý, năm và đảm bảo lợi nhuận và vốn Công ty đầu tư.  Báo cáo kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho Giám đốc.  Giám sát, phê duyệt việc mua bán vật tư phục vụ trong quá trình sản xuất.  Phê duyệt báo cáo kết quả kinh doanh do phòng Tài chính - Kế toán cung cấp. c. Phòng Giao nhận – Kho vận  Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác nghiệm vụ giao nhận hàng hoá, tổ chức quản lý việc tiếp nhận hàng hoá xuất nhập.  Quản lý thủ kho và bảo quản hàng hoá.  lập báo cáo hàng xuất nhập, tồn kho hàng tháng, hàng quý và cả năm.  Tổ chức bố trí lực lượng công nhân hợp đồng xếp dỡ để xuất nhập khẩu hàng hoá hàng ngày.  Giao dịch và làm tham mưu trong việc ký các hợp đồng thuê kho, hợp đồng bốc xếp, giám định, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm.  Bảo vệ kho hàng và 03 phân xưởng chế biến sản xuất. d. Phòng Tài chính – Kế toán  Quản lý các vấn đề thu chi trong mọi hoạt động của Công ty, đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như thu mua nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị sản xuất, trả công lao động và các chi phí cho hoạt động hỗ trợ khác.  Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty.  Làm việc với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội… đối với các vấn đề liên quan đến công việc kế toán – tài chính của Công ty. Thang Long University Library
  • 49. 39  Kiểm tra mọi hoạt động tài chính – kế toán của Công ty, tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo thực hiện đúng luật pháp của Nhà nước, điều lệ hoạt động của công ty.  Kiểm tra soát xét các chứng từ chi tiêu. Phân định rõ chứng từ hợp lệ, không hợp lệ, báo cáo Giám đốc có biện pháp giải quyết ngay.  Phối hợp cùng phòng Hành chính – Nhân sự hàng năm để đánh giá tài sản còn lại công ty, báo cáo Giám đốc để có định hướng cụ thể trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. e. Phòng Kinh doanh  Thực hiện quá trình kinh doanh của Công ty bao gồm: mua vật tư, nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.  Hoạch định và thực hiện kế hoạch phát triển thị trường, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, quản lí hoạt động vận hành, hỗ trợ, phân tích, đưa ra các quyết định bán hàng.  Chủ động tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu sản phẩm  Thực hiện khảo sát, thăm dò nhu cầu khách hàng và thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường. g. Phòng Hành chính – Nhân sự  Lập kế hoạch và thực hiện tuyển dụng, đào tạo lao động cho nhu cầu phát triển của Công ty.  Xây dựng, áp dụng thang bậc lương, định mức lao động, thực hiện việc tính lương hợp lý, đánh giá năng lực lao động, đề bạt khen thưởng kỷ luật.  Giải quyết các vấn đề hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng lao động theo bộ luật lao động của Nhà nước hiện hành.  Kịp thời giải quyết các chế độ chính sách cho nhân viên trong Công ty.  Lập kế hoạch, mua sắm và cấp phát đồng phục, các trang thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên, giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm cho người lao động.  Quản lý hồ sơ lý lịch công nhân viên trong Công ty.  Làm việc với các cơ quan chức năng, đóng BHXH, BHYT, BHTN cho nhân viên, đảm bảo mỗi nhân viên hợp đồng dài hạn đều có thẻ BHYT để tiện việc khám và điều trị khi đau ốm, tai nạn.  Tham gia giải quyết chế độ BHXH, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Thực hiện chăm sóc sức khỏe cho nhân viên trong Công ty.
  • 50. 40 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 2.1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Thanh Hưng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Là một Công ty có quy mô nhỏ, tổ chức hoạt động tập trung trên cùng một địa bàn nên việc lựa chọn loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung là hết sức hợp lý. Khi đó, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình một phòng kế toán làm trung tâm. Phòng kế toán trung tâm bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty như sau: Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Kế toán trƣởng: Là người lãnh đạo Phòng Tài chính – Kế toán, có quyền hạn cao nhất, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc kí duyệt, quyết toán các hợp đồng mua bán, báo cáo tình hình biến động tài chính của Công ty và chỉ đạo các nhân viên kế toán thực hiện các chính sách kế toán của Công ty. Định kỳ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho ban lãnh đạo Công ty. Kế toán trưởng đồng thời là thủ quỹ, quản lý thu – chi tiền liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu từ phân xưởng đưa lên để tính giá thành sản phẩm. Thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong Công ty. Kế toán thuế: Định kỳ lập các báo cáo tài chính để làm việc với cơ quan thuế: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. KẾ TOÁN TRƢỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán thuế Kế toán phân xƣởng Thang Long University Library
  • 51. 41 Kế toán phân xƣởng: Chịu trách nhiệm ghi sổ nhật ký các nghiệp vụ hàng ngày phát sinh tại Phân xưởng. Dựa vào các chứng từ ban đầu để ghi sổ nhật ký, theo dõi ngày công của lao động. 2.1.4.3 Hình thức kế toán của Công ty Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty là chế độ kế toán doanh nghiệp, tuân theo Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán do Nhà nước ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. Kỳ hạch toán: theo tháng. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Thanh Hưng là hình thức “Nhật ký chung” có áp dụng phần mềm kế toán. Từ các chứng từ gốc liên quan phát sinh hàng ngày, kế toán phân xưởng sẽ ghi vào Sổ nhật ký, sau đó chuyển chứng từ cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp phân loại chứng từ, nhập vào phần mềm kế toán theo nghiệp vụ phát sinh liên quan. Cuối tháng, kết xuất thông tin ra sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các báo cáo tài chính. Phần mềm kế toán sử dụng tại Công ty là phần mềm ACsoft phiên bản Sản xuất công nghiệp, bản quyền của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Nội dung hạch toán tại phần mềm tuân theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán có áp dụng phần mềm kế toán tại Công ty TNHH Thanh Hƣng
  • 52. 42 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 2.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thanh Hƣng Chứng từ gốc Nhập vào phần mềm kế toán Sổ Nhật ký - Sổ kế toán tổng hợp - Sổ kế toán chi tiết - Báo cáo tài chính Xử lý dữ liệu Thang Long University Library
  • 53. 43 Khái quát bài toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thanh Hưng:  Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp. Trong đó:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính (bột mì, trứng, sữa, đường…) và vật liệu phụ ( men khô, tinh dầu, sáp, bơ…). Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và được tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.  Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của các công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đối với khoản trích theo lương, Công ty chỉ trích BHXH và BHYT bắt buộc theo quy định của Luật lao động.  Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí công cụ dụng cụ: Công cụ dụng cụ xuất dùng một hoặc nhiều lần. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Khấu hao của các tài sản dùng cho phân xưởng được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác phát sinh tại phân xưởng.  Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Công ty TNHH Thanh Hưng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ quy trình sản xuất khép kín sản xuất ra hai loại sản phẩm là bánh mì nhân và bánh trứng nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất rồi phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.  Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại là từng loại sản phẩm hoàn thành.  Công ty áp dụng phương pháp tính giá trực tiếp để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.  Công ty không tiến hành kiêm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.  Để minh họa cho nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tại Công ty em xin chọn quy trình sản xuất sản phẩm bánh mì nhân trong tháng 7/2013.
  • 54. 44 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH Thanh Hưng bao gồm nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ trực tiếp tạo ra sản phẩm. Trong đó:  Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Tại Công ty TNHH Thanh Hưng, nguyên vật liệu chính bao gồm: bột mì ,trứng ,sữa, đường…  Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản; phục vụ cho quá trình lao động. Vật liệu phụ của Công ty là: men khô, tinh dầu, chất sáp, bơ… a. Tài khoản sử dụng và quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” + Tài khoản 1521 “Nguyên vật liệu chính” Tài khoản 1521BOTMI “Nguyên vật liệu chính - Bột mì” Tài khoản 1521DUONG “Nguyên vật liệu chính - Đường” … + Tài khoản 1522 “Vật liệu phụ” Tài khoản 1522TINHDAU “Vật liệu phụ - Tinh dầu” Tài khoản 152BO “Vật liệu phụ - bơ” …  Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”  Tài khoản 6211 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bánh mì nhân”  Tài khoản 6212 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bánh trứng”  Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”  Tài khoản 1541 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang bánh mì nhân”  Tài khoản 1542 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang bánh trứng” Thang Long University Library
  • 55. 45 Sơ đồ 2.5: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Tại Công ty, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý theo định mức. Dựa trên kế hoạch sản xuất từng kỳ, Phòng kinh doanh tính số lượng mua nguyên vật liệu cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh từng kỳ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tập hợp trực tiếp theo từng loại sản phẩm. b. Phương pháp hạch toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Mua nguyên vật liệu nhập kho Khi nguyên vật liệu được mua về, bộ phận tiếp nhận tiến hành kiểm tra chất lượng. Dựa vào phiếu nhập kho do kế toán phân xưởng lập và hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tổng hợp nhập dữ liệu vào phân hệ liên quan trên phần mềm theo đối tượng tương ứng. Ví dụ: Ngày 04/07/2013, xí nghiệp mua 1.600 kg bột mì, đơn giá 7.673,55 đồng theo hóa đơn số 0071936 (phụ lục 1). Công ty đã thanh toán cho người bán toàn bộ tiền hàng là 13.505.448 đồng bằng chuyển khoản. Sau khi bột mì được nhập vào kho, kế toán phân xưởng sẽ viết phiếu nhập kho (phụ lục 2). Kế toán tổng hợp hạch toán vào phần mềm: Nợ TK 1521BOTMI 12.277.680 Nợ TK 133 1.227.768 Có TK 331 13.505.448 Nợ TK 331 13.505.448 Có TK 112 13.505.448  Xuất nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm Hóa đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho… Sổ nhật ký Sổ chi tiết TK 621 Sổ cái TK 621 Phần mềm ACsoft