SlideShare a Scribd company logo
1 of 149
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------------------
VÕ THỊ ĐĂNG KHOA
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
MẶT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------------------
VÕ THỊ ĐĂNG KHOA
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
MẶT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. THÁI VĂN NAM
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thái Văn Nam
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 24 tháng 09 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 GS.TS. Hoàng Hưng Chủ tịch
2 PGS.TS. Phạm Hồng Nhật Phản biện 1
3 PGS.TS. Huỳnh Phú Phản biện 2
4 Nguyễn Xuân Trường Ủy viên
5 TS. Nguyễn Thị Hai Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên : Võ Thị Đăng Khoa Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh : 15/02/1982 Nơi sinh: Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường MSHV: 1541810010
I. Tên đề tài:
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại
Thành phố Hồ Chí Minh
II. Nhiệm vụ và nội dung:
Phân loại, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng bản đồ ô nhiễm từ đó đề xuất các giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt được mục
tiêu đề ra theo kế hoạch của Thành phố.
III. Ngày giao nhiệm vụ : 30/08/2016
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 15/08/2017
V. Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS.Thái Văn Nam
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
PGS.TS.Thái Văn Nam
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Võ Thị Đăng Khoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của Tiến sỹ Thái Văn Nam, đến nay, luận văn
tốt nghiệp “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã được hoàn thành. Trước hết, tác giả xin gửi lời
cảm ơn đến Tiến sỹ Thái Văn Nam và các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ trong
thời gian qua.
Qua quá trình học tập, nhờ sự giúp đỡ của phòng Quản lý khoa học và Đào
tạo sau đại học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, cùng với sự dạy bảo
tận tình của các thầy cô giáo, luận văn tốt nghiệp này là sự đúc kết các bải giảng mà
tác giả đã tiếp thu được từ kiến thức, kinh nghiệm nhiều năm của các thầy cô giáo.
Tác giả xin chuyển tới các thầy cô giáo lời biết ơn cao quý nhất.
Được tạo mọi điều kiện về thời gian, tinh thần cũng như các tài liệu, thông
tin của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự giúp đỡ
của Lãnh đạo Chi cục cùng các anh chị em đồng nghiệp đã đóng góp, chia sẻ, động
viên cho tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này. Tác giả xin trân trọng cám ơn
toàn thể anh chị em trong cơ quan, bạn bè cùng khóa học đã giúp đỡ tác giả trong
quá trình học tập cũng như trong quá trình công tác.
Xin cám ơn các cơ quan, các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học là tác giả của
các tài liệu quá giá mà bản thân tác giả đã được tham khảo.
Và cuốn luận văn này chính là tấm lòng chân thành của tác giả dành cho cha
mẹ, các anh chị em trong gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ về vật chất, tinh thần và
thời gian, thúc đẩy tác giả phấn đấu hoàn thành khóa học.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017
Học viên kính lời
iii
TÓM TẮT
Qua nhiều năm nỗ lực thực hiện, Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, giai đoạn 2011– 2015 vẫn chưa đạt mục tiêu và tiến độ đặt ra. Do
vậy, đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết trong tình hình
hiện nay.
Luận văn đề ra mục tiêu nghiên cứu, phân tích được các nguồn gây ô
nhiễm, đánh giá được hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt sông Sài
Gòn và các tuyết sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố từ năm 2013 đến
năm 2015, đồng thời xây dựng bản đồ khoanh vùng ô nhiễm để từ đó đề xuất
các giải pháp thích hợp, khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
mặt.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Luận văn đã vận dụng các phương
pháp chính là phương pháp phân tích để thống kê, xử lý; phương pháp đánh
giá chất lượng nước theo chỉ số WQI theo Sổ tay hướng dẫn của Tổng cục
môi trường; phương pháp GIS, xây dựng bản đồ khoanh vùng ô nhiễm; cùng
với các phương pháp điều tra, khảo sát, phương pháp thu thập thống kê,
phương pháp chuyên gia.
Kết quả, Luận văn đã xác định đặc điểm phân bố các nguồn xả thải chính
như nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản…vào hệ thống sông rạch của thành phố và nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông
Sài Gòn, sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp; hiện trạng thu gom và xử lý của các
nguồn thải chính hiện nay tại thành phố chưa hoàn chỉnh (nước thải sinh hoạt, nước
thải công nghiệp từ các cơ sở hoạt động trong các Cụm công nghiệp); chỉ trừ 16
Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu Công nghệ cao. Trên cơ sở đó, Luận văn
đã thực hiện tính toán, xác định được lưu lượng và tải lượng ô nhiễm đối với các
tiêu TSS, BOD5, COD,..gây ô nhiễm nguồn nước mặt của thành.
iv
Ngoài ra, việc sử dụng các giá trị đo đạc vào thời điểm triều ròng của 26
trạm quan trắc trên sông Sài Gòn – Đồng Nai và 15 trạm quan trắc trên 05 hệ
thống kênh, rạch nội thành trong ba năm 2013, 2014, 2015; cũng như áp dụng
phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI đối với 10 thông số nhiệt độ, độ đục,
pH, TSS, DO, BOD5, COD, PO4
3-
, NH4
+
, Coliform; đồng thời ứng dụng hệ thống
thông tin địa lý GIS, xây dựng được các bản đồ khoanh vùng ô nhiễm bằng phần
mềm Mapinfo cho thấy hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn
Thành phố có mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng:
- Khu vực ngoại thành bị ô nhiễm, kéo theo dấu hiệu đáng lo ngại ở đoạn cấp
nước, cho thấy các tác động ảnh hưởng của nguồn thải phân tán, chủ yếu là nguồn
thải công nghiệp, nằm rải rác ở các huyện ngoại thành và các quận mới phát triển.
- Khu vực nội thành cũ vẫn chưa cải thiện được tình trạng ô nhiễm nặng, mặc
dù Thành phố đã và đang triển khai những Dự án vệ sinh môi trường, cải tạo kênh
rạch nhưng chỉ thấy được một số hiệu quả cụ bộ ở một vài tuyến kênh như Nhiêu
Lộc – Thị Nghè, Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ, vẫn chưa tạo được hiệu ứng lan
truyền tốt cho toàn hệ thống kênh, rạch nội thành Thành phố.
Từ đó, tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại nguồn trước khi xả thải vào sông, kênh rạch
khu vực ngoại thành. Kết hợp song song với việc đẩy nhanh tiến độ và đưa vào vận
hành các nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung để giảm thiểu ô nhiễm khu vực
nội thành; nhưng cũng không quên các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về
bảo vệ môi trường và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường và ý thức chấp hành
pháp luật về bảo vệ môi trường.
Mặc khác, qua quá trình thực hiện đề tài, kiến nghị Tổng cục môi trường
xem xét, nghiên cứu, bổ sung các thông số đặc trưng thể hiện mức độ nhiễm phèn,
nhiễm mặn trong bộ công thức tính toán chỉ số WQI để đánh giá mức độ phèn, mặn
trong những vùng nước lợ, nước phèn đặc trưng như một số tuyến kênh ở Thành
phố Hồ Chí Minh.
v
ABSTRACT
In spite of implementation efforts to reduce pollution, the objective
and schedule of the program was not attained for the period from 2011 to
2015. Therefore, the title of “Researching and proposing solution to reduce
evironmental pollution of surface water in Ho Chi Minh City” is necessary in
nowadays. In the Thesis, with the aim of measuring and analyzing pollutant
sources, surface water quality in a reticular canal and river system of Ho Chi
Minh City from 2013 to 2015, which updated maps of the cotaminated area
so as to propose appropriate and feasible solutions for reducing pollution in
surface water.
The main method of the Thesis was statistical analysis involves
collected quantitative and qualiative data according to WQI indicator of the
guidance of the General Department of Environment, GIS method, etc.
As the result of the Thesis that has identified the distribution of the
major waste water sources from domestic, industrial, agricutural and
aquaculture activities into the final sources such as Sai Gon River, Long Tau
River, and Soai Rap River, etc. Current Status of Sludge Collection,
Transportation and Treatment in Ho Chi Minh City is not complete (includes
domestic, industrial wastewater from industrial clusters). Except 16 industrial
parks, export processing zones and high-technology zones. Based on that, the
Thesis has calculated pollutant indicators such as TSS, BOD5, COD, etc, the
causes of pollution.
Using a tide gauge is a device for measuring based on 26 monitoring
stations at Sai Gon – Dong Nai River and 15 monitoring stations at internal
canal system for 3 years (from 2013 to 2015), WQI method for 10 parameters
like temparature, turbidity, pH, TSS, DO, BOD5, COD, P04
3-
, NH4
+
,
vi
Coliform, Application of GIS, mapping pollution with Mapinfo software.
Those methods show how pollution is increasing in City.
- All rivers in the surburban areas are polluted, showing the effects of
dispersed sources. Mostly from wastewater industry, scattered in suburban
districts and newly developed districts.
- The old inner city has not yet improved the pollution, although the city has
been implementing environmental sanitation projects, improving the canals but
there are only few effective effects in some canal routes such as Nhieu Loc - Thi
Nghe, Tau Hu - Ben Nghe - Doi - Te, which have not yet created a good spreading
effect for the entire canal system of the inner city.
Since then, the author proposed solutions to improve the effectiveness of
water pollution control at source before discharging into rivers and canals in
suburban areas. Combined with the speeding up and putting into operation of
concentrated urban wastewater treatment plants to reduce pollution in the inner city;
But also not forget the solutions to raise public awareness on environmental
protection and responsibility to keep environmental sanitation and sense of
compliance with the law on environmental protection.
On the other hand, through the implementation of the topic, recommend to
the General Department of the Environment to consider, study and add the
characteristic parameters showing the level of alum and salinity in the WQI formula
calculation to evaluate value of alum, salt water in the brackish water area, alkaline
water characterized as some canal in Ho Chi Minh City.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
Abstract .......................................................................................................................v
MỤC LỤC................................................................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ xii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... xiii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xv
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề...........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu: .........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................4
6. Ý nghĩa của đề tài...............................................................................................7
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................9
TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP VÀ CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT ................................................................................9
1.1. Quản lý tài nguyên nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ......................9
1.1.1.Các nghiên cứu và giải pháp quản lý nguồn nước trên thế giới............9
1.1.1.1.Bảo vệ chất lượng nước và quản lý nguồn thải thông qua việc xử
lý nước thải, tái sử dụng nguồn nước ở Mỹ...............................................9
1.1.1.2.Giải pháp điển hình về quản lý lưu vực sông tại Cộng hoà Pháp10
1.1.1.3.Chính sách quản lý hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước tại Úc .....11
1.1.1.4.Chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường của Nhật Bản ...........11
1.1.1.5.Kinh nghiệm bảo vệ môi trường tại Singapore............................13
1.1.2.Các nghiên cứu quản lý nguồn nước tại Việt Nam.............................14
1.1.2.1.Các tỉnh thành tại Việt Nam ........................................................14
viii
1.1.2.2.Tại thành phố Hồ Chí Minh.........................................................16
1.2. Hệ thống thông tin địa lý GIS, bản đồ chuyên đề, phần mềm MapInfo....17
1.2.1.Hệ thống thông tin địa lý GIS .............................................................17
1.2.2.Bản đồ chuyên đề................................................................................18
1.2.3.Phần mềm MapInfo.............................................................................18
1.3. Các phương pháp đánh giá bằng chỉ số chất lượng nước WQI (Water
Quality Index)...................................................................................................19
1.3.1.Các mô hình WQI được áp dụng trên thế giới....................................20
1.3.1.1.WQI-CCME (Canadian Council of Ministers of the Environment)
......................................................................................................20
1.3.1.2.WQI-NSF (National Sanitation Foundation)...............................21
1.3.1.3.... Chỉ số chất lượng nước chung (UWQI-Universal Water Quality
Index) ......................................................................................................22
1.3.1.4.Chỉ số chất lượng nước của Bhargava (Ấn Độ)...........................22
1.3.1.5.Chỉ số chất lượng nước Malaysia ................................................24
1.3.2.Mô hình WQI Việt Nam .....................................................................24
1.3.2.1.Chỉ số chất lượng nước WQI theo nghiên cứu của PGS.TS Lê
Trình ......................................................................................................24
1.3.2.2.Chỉ số chất lượng nước WQI theo nghiên cứu của TS. Tôn Thất
Lãng ......................................................................................................25
1.3.2.3.Chỉ số chất lượng nước WQI theo Sổ tay hướng dẫn Tổng cục
môi trường................................................................................................27
CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................31
PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................31
2.1. Đặc điểm phân bố các nguồn gây ô nhiễm chính đối với hệ thống sông,
kênh rạch trên địa bàn Thành phố ....................................................................31
2.1.1.Đặc điểm phân bố nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt .....................31
2.1.2.Đặc điểm phân bố công nghiệp...........................................................34
2.1.3.Đặc điểm phân bố nông nghiệp...........................................................38
ix
2.1.4.Đặc điểm phân bố nuôi trồng thủy sản ...............................................39
2.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải các nguồn gây ô nhiễm chính......41
2.2.1.Nước thải sinh hoạt .............................................................................41
2.2.1.1.Hiện trạng thu gom ......................................................................41
2.2.1.2.Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố....................41
2.2.2.Nước thải công nghiệp ........................................................................41
2.2.2.1.Các Khu chế xuất, Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao ......41
2.2.2.2.Các cụm công nghiệp...................................................................44
2.2.2.3.Các cơ sở công nghiệp phân tán ..................................................46
2.3. Đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải gây ô nhiễm
trên địa bàn Thành phố.....................................................................................48
2.3.1.Nước thải sinh hoạt .............................................................................48
2.3.2.Nước thải công nghiệp ........................................................................50
2.3.3.Nước thải nuôi trồng thủy sản.............................................................54
2.3.4.Nước thải chăn nuôi ............................................................................54
2.3.5.Nước thải nông nghiệp........................................................................55
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................56
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
CÁC SÔNG, KÊNH, RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...........................56
3.1. Đánh giá tình hình quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố
trong thời gian qua............................................................................................56
3.1.1.Hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt khu vực sông Sài Gòn .......56
3.1.2.Hệ thống các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành....59
3.2. Phân tích và lựa chọn số liệu đánh giá.......................................................61
3.3. Sự cần thiết ứng dụng phương pháp chỉ số chất lượng nước (WQI) để
đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước trên địa bàn Thành phố .........66
3.4. Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành
phố ....................................................................................................................67
3.4.1.Khu vực dùng nước cho mục đích cấp nước sinh hoạt.......................68
3.4.2.Khu vực dùng nước cho mục đích khác và khu vực ngoại thành .......70
x
3.4.3. Khu vực các tuyến rạch nội thành: kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tham
Lương – Vàm Thuật, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hủ – Bến Nghé, kênh Đôi –
kênh Tẻ.........................................................................................................74
3.5. Xây dựng bản đồ ô nhiễm trên các đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm nặng
trên địa bàn thành phố ......................................................................................79
CHƯƠNG 4 ..........................................................................................................86
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................86
4.1. Giải pháp kiểm soát tại nguồn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
sông Sài Gòn đoạn cấp nước ở phía Bắc Thành phố thuộc địa phận huyện Củ
Chi, Hóc Môn ...................................................................................................86
4.1.1.Ưu, nhược điểm của các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường hiện
đang được áp dụng .......................................................................................87
4.1.1.1.Công cụ kỹ thuật:.........................................................................87
4.1.1.2.Công cụ kinh tế............................................................................87
4.1.1.3.Công cụ kiểm tra, xử phạt............................................................88
4.1.2.Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước tại nguồn..................................................................................89
4.1.2.1.Xác định lưu lượng nước thải:.....................................................89
4.1.2.2.Xác định vị trí lấy mẫu nước thải: ...............................................90
4.1.2.3.Xây dựng kế hoạch kiểm tra........................................................90
4.2. Giải pháp công trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài
Gòn chảy qua khu vực nội thành Thành phố và các hệ thống kênh rạch trong
khu vực nội thành .............................................................................................92
4.2.1.Đánh giá tiến độ thực hiện các chương trình tiêu thoát nước và xử lý
nước thải của Thành phố..............................................................................93
4.2.2.Đề xuất giải pháp công trình nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước mặt.....96
4.3. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài Gòn khu
vực còn lại ........................................................................................................97
4.3.1.Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức .........................97
xi
4.3.2.Đánh giá kết quả thực hiện..................................................................98
4.3.3.Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân..........................................99
4.3.4..Đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT và
trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường và ý thức chấp hành pháp luật về
BVMT ........................................................................................................100
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................101
1. Kết luận ..........................................................................................................101
2. Kiến nghị ........................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................106
PHỤ LỤC
xii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
BOD : Biochemical oxygen Demand (Nhu cầu oxi sinh hóa)
BVMT : Bảo vệ môi trường
CCME : Canadian Council of Ministers of the Environment
CCN : Cụm công nghiệp
COD : Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxi hóa học)
DO : Dissolved Oxygen (Oxy hòa tan)
GIS : Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
KCNC : Khu công nghệ cao
NSF : National Sanitation Foundation (Trung tâm hợp tác về An
toàn Thực phẩm và Nước uống )
NMXLNT : Nhà máy xử lý nước thải
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
xiii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các khoảng đánh giá chất lượng nước theo CCME ................................21
Bảng 1.2. Các thông số và trọng số tương ứng phương pháp WQI-NFS ................22
Bảng 1.3. Các thông số chất lượng nước lựa chọn theo Bhargava ..........................23
Bảng 1.4. Các trọng số (wi) của các thông số lựa chọn tương ứng ..........................25
Bảng 1.5. Phương trình xác định chỉ số phụ (qi) đối với các thông số lựa chọn......25
Bảng 1.6. Phân loại chất lượng nước ........................................................................25
Bảng 1.7. Các thông số chất lượng nước và trọng số tương ứng.............................26
Bảng 1.8. Phân loại ô nhiễm nguồn nước theo chỉ số WQI.....................................26
Bảng 1.9. Bảng quy định các giá trị qi, BPi.............................................................27
Bảng 1.10. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa...................28
Bảng 1.11. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH......................29
Bảng 1.12. Phân loại chất lượng nước theo chỉ số WQI..........................................30
Bảng 2.1. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ các KCN trên địa bàn TPHCM .........34
Bảng 2.2. Thống kê nguồn thải lớn theo kênh rạch tiếp nhận nước thải .................47
Bảng 2.3. Hệ số phát thải bình quân đầu người.......................................................49
Bảng 2.4. Đánh giá lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải
sinh hoạt của TPHCM...............................................................................................49
Bảng 2.7. Tải lượng ô nhiễm do nước thải từ các KCX KCN và KCNC................51
Bảng 2.8. Tính toán tải lượng ô nhiễm theo địa bàn................................................53
Bảng 3.1. Mô tả vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn...............56
Bảng 3.2. Mô tả vị trí trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành ...........59
Bảng 3.3. Bảng mô tả các giá trị đo đạc tại thời điểm chân triều thấp nhất và đỉnh
triều cao nhất.............................................................................................................63
Bảng 3.4. Kết quả tính toán chỉ số WQI tại các trạm quan trắc khu vực cấp nước
trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2015 ......................69
Bảng 3.5. Kết quả tính toán chỉ số WQI tại các trạm quan trắc cho mục đích khác
trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2015 ......................73
xiv
Bảng 3.6. Kết quả tính toán chỉ số WQI tại các trạm quan trắc chất lượng nước
kênh rạch nội thành từ năm 2011 đến năm 2013 ......................................................78
Bảng 4.1. Đánh giá ưu, nhược điểm các hình thức kiểm tra....................................88
xv
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ phân bố các nguồn thải sinh hoạt trên địa bàn TPHCM...............33
Hình 2.2. Bản đồ phân bố các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn TPHCM..........37
Hình 2.3. Bản đồ phân bố các nguồn thải nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn TPHCM ..............................................................................................................40
Hình 3.1. Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước khu vực hạ lưu hệ thống
sông Sài Gòn - Đồng Nai ..........................................................................................58
Hình 3.2. Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành
TP.HCM....................................................................................................................60
Hình 3.3. Biểu đồ phân phối chỉ tiêu Độ đục lúc triều ròng và triều lớn..................64
Hình 3.4. Biểu đồ Boxplot chỉ tiêu Độ đục lúc triều ròng và triều lớn.....................65
Hình 3.5. Biểu đồ giá trị DO tại các trạm cấp nước năm 2013 - 2015 .....................68
Hình 3.6. Biểu đồ giá trị TSS tại các trạm cấp nước năm 2013 - 2015 ....................68
Hình 3.7. Biểu đồ giá trị COD từ năm 2013 - 2015..................................................70
Hình 3.8. Biểu đồ giá trị NH4+
từ năm 2013 - 2015.................................................71
Hình 3.9. Biểu đồ giá trị pH từ năm 2013 – 2015.....................................................71
Hình 3.10. Biểu đồ giá trị BOD5 từ năm 2013 - 2015 ..............................................72
Hình 3.11. Biểu đồ giá trị PO4
3-
từ năm 2013 - 2015................................................72
Hình 3.12. Biểu đồ giá trị COD tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 – 2015.........75
Hình 3.13. Biểu đồ giá trị DO tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 – 2015 ...........75
Hình 3.14. Biểu đồ giá trị PO4
3-
tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 – 2015 ........76
Hình 3.15. Biểu đồ giá trị NH4
+
tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 - 2015.........76
Hình 3.16. Bản đồ WQI tại các điểm quan trắc trên các sông, kênh rạch trên địa bàn
thành phố năm 2013, 2014, 2015..............................................................................80
Hình 3.17. Bản đồ WQI tại các điểm quan trắc trên các sông, kênh rạch trên địa bàn
thành phố năm 2013, 2014, 2015..............................................................................81
Hình 3.18. Bản đồ WQI tại các điểm quan trắc trên các sông, kênh rạch trên địa bàn
thành phố năm 2013, 2014, 2015..............................................................................82
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Các nguồn nước mặt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò hết
sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố: cung cấp
nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, giao thông
vận tải thủy, tạo cảnh quan môi trường sông nước thoáng mát giữa lòng đô thị và
cung cấp nhiều chức năng quan trọng khác đối với môi trường và hệ sinh thái.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các
nguồn nước mặt trên địa bàn hàng ngày phải tiếp nhận một khối lượng lớn nước thải
sinh hoạt, công nghiệp và các nguồn thải khác với nhiều mức độ ô nhiễm khác
nhau. Bên cạnh đó, do TPHCM nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai nên
còn chịu ảnh hưởng của sự lan truyền ô nhiễm từ phía thượng nguồn đổ xuống. Vì
thế chất lượng các nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố đã bị suy giảm đáng kể
và nhiều nơi đã bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến việc cấp nước cho
sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và cảnh quan môi trường thành phố
(Lê Trình và Lê Quốc Hùng, 2004).
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương
trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban Nhân dân thành phố
đã ban hành Quyết định số 27 2011 QĐ-UBND ngày 14/5/2011 về ban hành Kế
hoạch thực hiện. Trong thời gian qua, Thành phố đã triển khai thực hiện Chương
trình và có rất nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát
các nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường nước mặt nói riêng.
Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi
trường giai đoạn 2011 - 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy các
chương trình, đề án triển khai chưa đạt hiệu quả so với mục tiêu và tiến độ đề ra.
Báo cáo trình bày các nguyên nhân và kết quả của một trong sáu mục tiêu trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường là “Giảm thiểu 80% mức độ ô nhiễm nguồn nước tại khu
vực nội thành; 60% mức độ ô nhiễm khu vực ngoại thành”. Tuy nhiên việc đánh giá
chỉ mang tính thống kê những công việc đã thực hiện, chưa đánh giá được một cách
định lượng theo các mục tiêu đề ra.
2
Từ đó, để đạt được các mục tiêu theo kế hoạch đề ra cần đánh giá cụ thể
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, tình trạng chất lượng nước và sự lan
truyền ô nhiễm nguồn nước trên hệ thống sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố
để từ đó đề xuất các biện pháp khả thi cho Chương trình Giảm thiểu ô nhiễm môi
trường giai đoạn 2016 - 2020 đạt được các mục tiêu đề ra.
Do đó, đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết nhằm đánh giá
chính xác tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường đã đề ra, từ đó định hướng cho
việc thực hiện các chỉ tiêu trong thời gian tới theo đúng hướng và hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Phân tích được các nguồn gây ô nhiễm và đánh giá được hiện trạng, diễn
biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất các
giải pháp thích hợp, khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt.
 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng, diễn biến chất lượng nước mặt sông Sài Gòn cũng
như các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố từ năm 2013 đến năm 2015.
- Xây dựng bản đồ khoanh vùng các đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm trên địa
bàn TPHCM, đặc biệt là sông Sài Gòn đoạn chảy qua địa phận thành phố.
- Đề xuất giải pháp khả thi để giảm thiểu ô nhiễm nước mặt tại TPHCM, đặc
biệt là tuyến sông Sài Gòn, nhằm đảm bảo mục tiêu đã đề ra theo Nghị quyết của
Thành ủy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tuyến sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bến Súc đến
hợp lưu sông Đồng Nai tại ngã Ba mũi Đèn Đỏ. Đoạn sông Sài Gòn thuộc địa phận
thành phố Hồ Chí Minh có chiều dài hơn 30 km, chảy qua các quận/huyện 1, 2, 4,
12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.
3
4. Nội dung nghiên cứu:
 Nội dung 1: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm chính đối với hệ thống
sông, kênh, rạch ảnh hưởng đến tuyến sông Sài Gòn.
- Đặc điểm phân bố các nguồn thải chính: nguồn thải sinh hoạt, nguồn thải
công nghiệp tập trung, nguồn thải công nghiệp phân tán, nguồn thải nông nghiệp...
- Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của các nguồn thải chính.
- Đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải chính.
4
 Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt tại
các sông, kênh, rạch chính trên địa bàn Thành phố.
- Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước trên các tuyến sông, kênh, rạch
chính trên địa bàn Thành phố.
- Tình hình quan trắc chất lượng nước mặt tại các trạm trên sông Sài Gòn –
Đồng Nai, kênh rạch nội thành.
- Phân tích, lựa chọn phương pháp tính toán chỉ số WQI phù hợp với điều kiện
thực tế tại thành phố và đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước sông Sài
Gòn từ năm 2013 đến năm 2015;
- Xây dựng bản đồ khoanh vùng các đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm, cụ thể
là toàn bộ tuyến sông Sài Gòn thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh.
 Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
mặt tại TPHCM
- Giải pháp kiểm soát tại nguồn giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Sài
Gòn đoạn cấp nước.
- Giải pháp công trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài
Gòn chảy qua khu vực nội thành.
- Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài Gòn khu vực
còn lại.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nội dung đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu,
phân tích và luận giải sau đây:
 Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu
Thống kê là phương pháp xử lý số liệu một cách định lượng. Phương pháp
này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư
liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá theo yêu
cầu và mục đích nghiên cứu.
5
Luận văn tiến hành thống kê, thu thập các số liệu để tổng hợp thành các nội
dung được trình bày trong các chương 1, chương 2, một phần chương 3 và một nội
dung tại chương 4:
- Các biện pháp quản lý tài nguyên nước; các kinh nghiệm, bài học kiểm soát,
giảm thiểu nguồn nước tại các nước trên thế giới và các nghiên cứu trong nước.
- Hiện trạng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…và
công tác quản lý, kiểm soát nguồn thải tại khu vực nghiên cứu.
- Đặc thù phân bố và hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước cũng như các
công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước mặt vùng nghiên cứu.
- Tình hình thu gom và xử lý nước thải công nghiệp tại các khu, cụm công
nghiệp tập trung; tình hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt thành phố, các dự
án cải tạo vệ sinh môi trường, các trạm xử lý nước thải tập trung.
- Kết quả quan trắc từ năm 2013 đến 2015, cụ thể: các trạm quan trắc nước
mặt trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, các trạm quan trắc chất lượng nước
kênh rạch nội thành TPHCM;
 Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp khảo sát thực địa nhằm so sánh, đối chiếu; thực hiện kiểm
định và khẳng định hiện trạng; thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu tại các khu vực
thiếu số liệu nhằm bổ sung hoàn chỉnh các thông tin, tài liệu đã thu thập, thống kê
hoàn chỉnh nội dung tại các chương 2 và chương 3:
- Hiện trạng môi trường, hệ thống các kênh rạch, các điểm xả thải vào nguồn
nước, tập quán sinh sống của cộng đồng dân cư ven sông… trên toàn bộ tuyến sông
Sài Gòn thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận.
- Làm việc với các địa phương vùng nghiên cứu về mục tiêu, nhiệm vụ và nội
dung nghiên cứu. Thu thập bổ sung các tài liệu có liên quan đến phát triển KT-XH
của địa phương khảo sát.
- Khảo sát nghiên cứu hiện trường để thu thập bổ sung các dữ liệu về kinh tế
xã hội, cộng đồng dân cư, các khu công nghiệp, điều tra hiện trạng các công trình
6
liên quan đến bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước hệ thống
kênh rạch trên địa bàn thành phố.
- Định vị bằng GPS trên bản đồ vị trí các kênh rạch ô nhiễm, các điểm xả thải
vào nguồn nước để tạo lập các bản đồ chuyên đề tại chương 3.
 Phương pháp phân tích số liệu: phân tích thống kê, xử lý, đánh giá số
liệu
- Nhập liệu, xử lý thông tin thu thập, thống kê dữ liệu và hiển thị thành dạng
bảng biểu, đồ thị, bản đồ trong chương 2.
- Sử dụng các phần mềm tin học như excel, SPSS để phân tích, thống kê và xử
lý các giá trị ngoại lại của các kết quả đo đạc tại các vị trí quan trắc trong các năm
2013, 2014 và 2015 phục vụ cho việc tính toán chỉ số WQI tại chương 3.
- Luận văn đã sử dụng các công thức toán đế tính toán lưu lượng và tải lượng
ô nhiễm của các nguồn thải chính trên hệ thống các kênh, rạch ảnh hưởng đến sông
Sài Gòn trong chương 2.
 Phương pháp đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI
Tại chương 3 của Luận văn, tác giả ứng dụng phương pháp đánh giá chất
lượng nước thông qua việc tính toán chỉ số WQI có khả năng mô tả tác động tổng
hợp của nồng độ nhiều thành phần hóa – lý – sinh trong nguồn nước, cung cấp
thông tin về chất lượng nước một cách trực quan.
Đề tài dựa trên hướng dẫn của Tổng cục Môi trường tiến hành phân tích, lựa
chọn phương pháp tính toán chỉ số WQI phù hợp với điều kiện thực tế của các
chương trình quan trắc đã được thành phố triển khai từ năm 2013 đến năm 2015 để
đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn tại:
- 26 trạm quan trắc chất lượng nước mặt khu vực sông Sài Gòn.
- 15 trạm quan trắc chất lượng nước mặt trên 05 tuyến kênh, rạch nội thành.
 Phương pháp GIS, xây dựng bản đồ
- Tác giả sử dụng GPS để chấm điểm, vạch tuyến, xác định vị trí quan trắc,
các công trình...phục vụ cho việc xây dựng các bản đồ chuyên đề trình bày trong
các chương 2 và chương 3 trong Luận văn này.
7
- Ứng dụng các tính năng của phần mềm Map Info, GIS để xây dựng các bản
đồ chuyên ngành nước bằng phần mềm Mapinfo thể hiện kết quả đánh giá chất
lượng nước mặt theo phương pháp WQI: bản đồ phân bố các nguồn thải chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng nước, bản đồ các vị trí quan trắc nước mặt, bản đổ chỉ số
WQI và đặc biệt là bản đồ hiện trạng ô nhiễm nước mặt trên các tuyến sông, kênh,
rạch trên địa bàn thành phố ảnh hưởng đến sông Sài Gòn...thể hiện trong chương 3.
 Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia
Để xây dựng, hoàn chỉnh nội dung chương 4, Luận văn đã:
- Tham khảo ý kiến của các cán bộ nghiên cứu và quản lý của các cơ quan
khoa học, viện nghiên cứu, các Sở, Ban ngành của Tỉnh thông qua các cuộc trao
đổi, hội thảo.
- Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia chuyên ngành về
môi trường, tin học môi trường…
6. Ý nghĩa của đề tài
 Tính khoa học
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học đề đánh giá chất lượng
nước thông qua phương pháp tính chỉ số WQI. Cùng với việc điều tra, thu thập để
xác định chính xác các nguồn gây ô nhiễm. Ứng dụng tính năng của phần mềm
Map Info, GIS lập bản đồ nghiên cứu diễn biến ô nhiễm nước mặt sông Sài Gòn
qua các năm. Từ các kết quả nghiên cứu, điều tra thực tế sẽ là cơ sở để đưa ra các
đề xuất giảm thiểu ô nhiễm. Ngoài ra còn tham khảo thêm các báo cáo, nghiên cứu
có liên quan đến sông Sài Gòn trước đây.
 Tính thực tiễn và tính mới
Sau nhiều thời gian thực hiện, thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa thấy được
hiệu quả mong muốn nhiều chương trình, đề án nhằm bảo vệ nguồn nước khu vực
hạ lưu và các chi lưu của hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Do chưa nhận định
đầy đủ, chính xác mức độ tác động trước và sau khi triển khai các giải pháp giảm
thiểm nên không kịp điều chỉnh hoặc đề xuất hướng giải quyết phù hợp hơn với
tình hình thực tế.
8
Đề tài sử dụng công cụ chỉ số WQI có khả năng mô tả tác động tổng hợp
của nhiều thành phần hóa – lý – sinh trong nguồn nước thay cho phương pháp so
sánh từng chỉ tiêu và so với ngưỡng giới hạn cho phép như trong các báo cáo đánh
giá của đơn vị quản lý nhà nước hiện đang áp dụng. Đồng thời, với việc ứng dụng
công cụ viễn thám càng tăng cường hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin về chất
lượng nước một cách trực quan hơn.
Vì vậy, kết quả của đề tài này sẽ là câu trả lời cho vấn đề hiệu quả của
Chương trình Giảm thiểu ô nhiễm đến mức nào và đây cũng là cơ sở để giúp các
nhà quản lý đạt được mục tiêu đề ra của Chương trình nói riêng và và vì công cuộc
bảo vệ môi trường Thành phố, vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quốc gia theo
hướng bền vững nói chung.
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP VÀ CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
1.1. Quản lý tài nguyên nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
Từ những năm 60, 70 của thế kỷ 20, trước tình hình ô nhiễm và suy thoái
môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt ngày càng nghiêm trọng, các nước
phát triển đã áp dụng các chính sách thực thi mục tiêu thiên niên kỷ. Trong đó, lĩnh
vực kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) được ưu tiên hàng
đầu, vì nó có liên quan chặt chẽ tới việc bảo vệ chất lượng nước mặt, nước ngầm,
tài nguyên nước các lưu vực sông, kiểm soát chất lượng nước thải, giảm nhẹ hậu
quả do biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai và sự cố...Tập trung trước hết cho việc
kiểm soát các nguồn nước thải công nghiệp và đô thị, cũng như đặc biệt chú trọng
công tác quản lý, chia sẻ tài nguyên nước ở các lưu vực sông. Hệ thống quan trắc và
kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đã được xây dựng ở quy mô toàn cầu và từng quốc
gia, song cho đến nay hiệu quả giám sát và kiểm soát các nguồn nước thải còn hạn
chế (Hà Huy Khoái, 2005).
Ngày nay, trên thế giới công tác quản lý tài nguyên nước và kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước đã được nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới cũng đã và đang
nỗ lực tìm kiếm những giải pháp quản lý tài nguyên nước nhằm bảo vệ nguồn tài
nguyên hết sức quan trọng này. Các khái niệm về khả năng tiếp nhận, sức tải môi
trường, giảm thiểu ô nhiễm,…phát triển nhanh chóng, là cách tiếp nhận mới giúp
chủ động giải quyết hài hòa các vấn đề môi trường và phát triển kinh tế xã hội khu
vực. Các nghiên cứu liên quan có thể kể đến như sau:
1.1.1. Các nghiên cứu và giải pháp quản lý nguồn nước trên thế giới
1.1.1.1. Bảo vệ chất lượng nước và quản lý nguồn thải thông qua việc xử lý
nước thải, tái sử dụng nguồn nước ở Mỹ
Tại Michigan (Mỹ), bảo vệ nguồn nước đồng thời với phát triển tăng trưởng
kinh tế và quy hoạch sử dụng đất; không ưu đãi cho các hoạt động gần khu vực bảo
tồn thiên nhiên, các khu vực cần bảo vệ vùng đầu nguồn; quản lý tài nguyên nước
thích hợp với phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và tài nguyên thiên nhiên; cải
10
thiện kỹ thuật quản lý và các tiêu chuẩn nguồn thải, nguồn tiếp nhận; nâng cao ý
thức người dân.
Bang California đã tiến hành một giải pháp vừa để giải quyết nạn khan hiếm
nước uống vừa tạo điểm thư giãn, nâng cao chất lượng đời sống của cư dân địa
phương: xây dựng nhà máy nước tái sinh từ nước thải sinh hoạt và công nghiệp, sau
đó sử dụng nước này để tạo nên cảnh quan thiên nhiên ở 3 hồ nằm trong thung lũng
San Fernando (Hồ Vườn Nhật Bản, Hồ Sinh Vật Hoang Dã và Hồ Balboa). Việc sử
dụng nước tái sinh sẽ giúp tiết kiệm được lượng nước sạch khác để uống.
Los Angeles là một thành phố đang tiếp tục được mở rộng, cho nên nhu cầu
về nước cũng càng ngày càng tăng lên. Việc tái sử dụng nước sẽ đảm bảo đủ nhu
cầu sử dụng nước khi dân số gia tăng, thỏa mãn nhu cầu sử dụng nước ở hiện tại
nhưng vẫn giữ được nguồn nước cho tương lai.
Ngoài ra Mỹ còn áp dụng những giải pháp công nghệ xử lý nước thải phân
tán có công suất dưới 1000 m3
/ngày, một số trường hợp có thể lớn hơn. Bao gồm
việc thu gom, xử lý, xả hay tái sử dụng nước thải cho các hộ gia đình riêng lẻ (giải
pháp tại chỗ) hoặc khu dân cư (giải pháp phân tán theo cụm). Bể tự hoại và bãi lọc
ngầm là mô hình xử lý nước thải phân tán phổ biến ở Mỹ (Đặng Mộng Lân, 2001).
1.1.1.2. Giải pháp điển hình về quản lý lưu vực sông tại Cộng hoà Pháp
Cộng hoà Pháp là quốc gia có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý
tài nguyên nước. Năm 1964, Cộng hoà Pháp đã ban hành Luật tài nguyên nước, bổ
sung và điều chỉnh vào năm 1983, 1992 và cuối cùng là 2006. Hệ thống pháp luật
về quản lý tài nguyên nước của Cộng hoà Pháp ngày càng được hoàn thiện và đi
vào chiều sâu theo hướng tăng cường quản lý số lượng và chất lượng trên toàn lãnh
thổ (Đặng Mộng Lân, 2001). Luật Tài nguyên nước năm 1964 đã đưa ra mô hình
quản lý tài nguyên nước theo 3 cấp: Trung ương, cấp vùng và cấp địa phương.
Chính phủ Pháp còn áp dụng chính sách tài chính trong việc quản lý nước,
theo nguyên tắc “người sử dụng nước và người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả
tiền”. Theo đó giá nước cung cấp đã được tính cả kinh phí để xử lý ô nhiễm sau khi
thải ra và sử dụng số kinh phí này để chi phí cho việc quản lý, xử lý ô nhiễm nước,
hỗ trợ các địa phương xây dựng các công trình công cộng về tài nguyên nước.
11
1.1.1.3. Chính sách quản lý hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước tại Úc
Do hạn chế về nguồn cấp nước nên chính phủ Úc đưa ra các chương trình sử
dụng nước tiết kiệm nhưng hiệu quả. Tùy theo từng thời điểm mà chính phủ đưa ra
các mức độ hạn chế sử dụng nước khá chi li, như chia thời gian cố định trong ngày
để tưới cây, bơm nước, không dùng nước máy để rửa xe, gắn vòi hoa sen tiết kiệm
nước, thiết kế bồn cầu có nút tiết kiệm nước, gia đình nào dùng hơn 800 lít
nước/ngày phải nộp giấy thẩm định nước để cơ quan cấp nước kiểm tra và tìm cách
giúp hộ đó tiết kiệm nước… Ngoài ra Chính phủ còn định giá nước cho các hoạt
động sản xuất sử dụng nhiều nước như nông nghiệp, công nghiệp…Giá nước được
định tùy theo trữ lượng nguồn nước và những chi phí quản lý khác, nên không cố
định mà tùy theo từng thời điểm. Việc định giá này là một biện pháp để quản lý và
sử dụng nước một cách hiệu quả và tiết kiệm. Đây là mô hình có thể áp dụng cho
nhiều nước khác (Đặng Mộng Lân, 2001).
Do khan hiếm nước, người Úc sử dụng nước rất hạn chế, việc nhắc nhở dùng
nước tiết kiệm thường xuyên gặp nhiều nơi công cộng và các phương tiện truyền
thông như báo chí, truyền hình. Chính phủ Úc không chỉ tuyên truyền đơn thuần mà
còn đưa ra các chương trình và kế hoạch cụ thể, hướng dẫn người dân thực hiện tiết
kiệm nước một cách hiệu quả và thiết thực. Không chỉ người dân mà cả công sở
chính quyền cũng phải làm gương tiết kiệm nước. Trụ sở Quốc hội Úc lên kế hoạch
giảm 1 3 lượng nước dùng mỗi ngày, thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm nước như
tắt vòi phun nước, thay đổi vòi sen phòng tắm…để giảm lượng nước sử dụng.
1.1.1.4. Chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường của Nhật Bản
Trong thập niên 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh, các ngành nghề
sản xuất công nghiệp đã làm cho Nhật Bản phải chịu những áp lực lớn từ các vấn đề
môi trường: ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, không khí...ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và sự phát triển của đất nước. Nguyên nhân chủ yếu là do Chính
phủ Nhật Bản coi trọng sự phát triển kinh tế hơn là đảm bảo sức khỏe người dân và
môi trường sống trong lành.
Do đó, Chính phủ Nhật Bản đã phải tiến hành các giải pháp để cải thiện hệ
thống pháp luật và thiết lập cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, nhằm giải
12
quyết cùng lúc 3 vấn đề: Giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường; Giảm được chi
phí kiểm soát ô nhiễm và chi phí về sức khỏe của cộng đồng; Giảm giá thành sản
xuất và giảm chi phí năng lượng (đây là tư duy mới về quản lý sản xuất, nghĩa là
"không phải chỉ lo xử lý chất thải ở công đoạn cuối của sản phẩm, mà phải tính toán
ngay từ đầu làm sao để sản xuất hợp lý nhất, phát thải ít nhất") (Đặng Mộng Lân,
2001).
 Giải pháp thiết lập khung pháp lý và cơ quan quản lý môi trường: Chính phủ
Nhật Bản đã ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phát
thải chất thải, trong đó có các tiêu chuẩn liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm
nước. Luật kiểm soát ô nhiễm nước của Nhật Bản tập trung vào 3 vấn đề: Tiêu
chuẩn chất lượng môi trường nước; Tiêu chuẩn và quy định phát thải; Kiểm soát
tổng lượng chất ô nhiễm. Các tiêu chuẩn này có thể xem là một mục tiêu quản lý
nhà nước và được áp dụng đồng bộ cho tất cả mọi nguồn nước công cộng.
 Các biện pháp cải thiện chất lượng nước có thể được phân thành 2 loại: giảm
lượng phát thải ô nhiễm - biện pháp nguồn phát thải (xử lý nước thải để giảm tải ô
nhiễm và giảm lượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu chứa tải ô nhiễm...) và biện pháp
lọc trực tiếp (nạo vét - trực tiếp loại bỏ tải ô nhiễm tích tụ ở đáy, sử dụng đất lầy và
bãi triều, sục khí, bơm nước vào để lọc nhằm mục đích pha loãng).
Để đảm bảo các biện pháp cải thiện chất lượng nước được hiệu quả, cần thiết
xác định được nguồn phát sinh ô nhiễm. Các nguồn phát sinh ô nhiễm được phân
loại tùy theo việc có xác định được địa điểm phát sinh hay không.
Việc thực hiện các biện pháp nguồn phát thải sẽ phát sinh ra các loại chi phí
như phí lắp đặt, phí vận hành cơ sở xử lý nước thải. Do đó, nếu chỉ dựa vào ý thức
tự giác, chủ động thực hiện của các nguồn gây ô nhiễm thì có thể sẽ không thực
hiện được đầy đủ những biện pháp cần thiết. Vì vậy, cần phải có các giải pháp mang
tính tổng thể như chính sách, pháp luật và các biện pháp của các cơ quan quản lý.
 Đồng thời, thông qua hàng nghìn tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh
vực môi trường tại Nhật, hàng trăm tờ báo chuyên về môi trường nói chung, về bảo
vệ nguồn nước nói riêng. Khắp nơi đâu đâu cũng có các thông điệp về BVMT, tràn
ngập trên các dãy phố, trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, tác động vào nhận
13
thức của mọi tầng lớp nhân dân Nhật Bản về tình yêu đối với môi trường và cuộc
sống, vì một màu xanh cho thế hệ mai sau (Đặng Mộng Lân, 2001).
1.1.1.5. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường tại Singapore
Singapore là một quốc đảo nhỏ ở khu vực Đông Nam Á với 100% dân số
được hưởng nước sạch. Với chính sách và luật pháp môi trường tiến bộ cộng với
nguồn kinh phí cho các hoạt động môi trường chiếm khoảng 1,2 % GDP cùng với
một khung pháp luật nghiêm ngặt làm Singapore trở thành một nước xanh sạch đẹp.
 Một chiến lược quản lý môi trường hợp lý: Chiến lược BVMT đô thị của
Singapore gồm 4 thành phần: Phòng ngừa; Cưỡng bách - kiểm tra nghiêm ngặt các
phương tiện thu gom và xử lý chất thải, nước thải; Kiểm soát - thường xuyên môi
trường nước trong đất liền và nước biển một cách đầy đủ và có hiệu quả; Giáo dục.
 Chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở môi trường: Quản lý hệ thống thoát nước.
Đó là việc cung cấp hệ thống thoát nước toàn diện để thu gom, XLNT sinh hoạt,
nước thải sản xuất. Nước thải công nghiệp đều được xử lý và đạt tiêu chuẩn quy
định trước khi đưa vào mạng đường ống chung. Nước chảy từ các nhà máy XLNT
đều đưa ra biển hoặc các cửa sông. Nước này phải đạt tiêu chuẩn cho phép mới có
thể xả với nước trong nội địa.
 Ban hành luật lệ và giáo dục nghiêm ngặt.
Singapore đã chọn con đường tổng hợp để kiểm soát mọi sự phát triển về kế
hoạch sử dụng đất đai, các giai đoạn kiểm tra, mở rộng và xây dựng mới nhằm giảm
thiểu những tác động gây ô nhiễm môi trường đô thị (Đặng Mộng Lân, 2001). Ưu
điểm về các hệ thống thoát nước và thu gom, xử lý chất thải tại đây đã loại trừ và
giảm thiểu được nguy cơ ô nhiễm nước và đất đai. Tất cả những biện pháp nêu trên
làm cho quốc đảo này có một môi trường trong sạch. Đây là một trong những bài
học quý giá, cần nghiên cứu và học tập.
Nhận xét:
- Để có thể quản lý tổng hợp nguồn nước một cách hiệu quả và hợp lý từ các
giải pháp quản lý tài nguyên nước của các nước trên thế giới cho thấy cần có sự tổ
chức thực hiện một cách đồng bộ về các mặt: pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, điều tra
thống kê và đặc biệt phải nâng cao nhận thức cộng đồng và doanh nghiệp.
14
- Bên cạnh đó, để có thể tìm biện pháp khắc phục tình trạng này đối với nguồn
nước trên thế giới, cần phải có những biện pháp kết hợp và yếu tố con người trong
đó. Trước tiên phải xác định nguồn gây ô nhiễm nguồn nước và đánh giá mức độ ô
nhiễm; tiếp đó phải kiểm soát và ngăn ngừa tác động qua lại giữa cả ba nguồn
không khí, đất và nước.
- Kinh nghiệm cho thấy biện pháp tái sử dụng nguồn nước thải giúp mang lại
những kết quả cho việc sử dụng nước. Ngoài ra còn có những cách thức giúp giảm
thiểu và ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm theo nguyên tắc "Tác nhân gây ô nhiễm
phải giải quyết hậu quả cho việc làm đó", buộc những cơ sở, cá nhân bị xác định là
nguồn ô nhiễm phải chi trả cho hoạt động giảm thiểu ô nhiễm. Cách làm này buộc
nguồn gây ô nhiễm gánh chịu chi phí xử lý từ đó khiến họ phải nghĩ đến các sáng
kiến giải quyết nguồn ô nhiễm họ gây nên.
- Một nguyên tắc tiếp theo nữa là "công khai danh tính" nguồn gây ô nhiễm.
1.1.2. Các nghiên cứu quản lý nguồn nước tại Việt Nam
1.1.2.1. Các tỉnh thành tại Việt Nam
Để phục vụ cho việc quản lý tài nguyên nước thống nhất trên cả nước,
những năm gần đây, Chính phủ không ngừng ban hành, bổ sung các văn bản
pháp luật về Tài nguyên nước.
Chính phủ đã ban hành Luật tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường và các
Thông tư, Nghị định có liên quan để quản lý và bảo vệ nguồn nước.
Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012, Nghị định
201 2013 NĐ-CP ngày 27 11 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên nước cũng đã đưa ra việc lập Ban Quản lý lưu vực sông để thống nhất
việc quản lý sông giữa các địa phương tuy nhiên còn hạn chế trong việc phối hợp và
cách thức thực hiện.
Ngoài ra Bộ xây dựng cũng đã đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn nguồn nước cho hệ
thống cấp nước cho mục đích sinh hoạt TCXD 233 – 1999 và TCXD 33:2006 (Cấp
nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) quy định khoảng
cách an toàn đối với nguồn cấp nước và cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn về nước như
15
QCVN 08-MT:2015 (Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt), QCVN 40:2011 (Tiêu
chuẩn nước thải công nghiệp) …
Về mặt nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thời gian qua nhà nước ta luôn
quan tâm đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu giải pháp về kỹ thuật và quản lý
nguồn nước mặt của nhiều sông, lưu vực trên tất cả các vùng miền cả nước như:
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra quyết định phê duyệt “Đề án bảo vệ môi
trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020” và đang được xúc tiến thực
hiện ở 12 tỉnh, thành. Trong đó có các nội dung chính như sau:
- Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai phải được giải quyết
tổng thể, thống nhất trên toàn lưu vực với sự kết hợp hài hòa theo địa giới hành
chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên lưu vực; đi đôi với việc gìn
giữ chất lượng, trữ lượng nguồn nước và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền
vững toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Thủ tướng Chính phủ, 2007).
- Lấy phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và ngăn chặn suy thoái môi trường là
chính; kết hợp xử lý, khắc phục từng bước các điểm nóng về ô nhiễm môi trường
trên toàn lưu vực, đặc biệt là những nguồn nước được sử dụng cho mục đích cấp
nước sinh hoạt (Thủ tướng Chính phủ, 2001).
- Từ 2006, TS. Tô Trung Nghĩa, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã chủ
trì thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp
công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông Hồng” góp phần giải quyết vấn đề
trên (http://rrbo.org.vn).
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn nước thải của một số ngành công
nghiệp dựa trên đánh giá độc tính, 2005. Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM.
- Xây dựng mô hình GIS cho giám sát tự động chất lượng và mực nước của
vùng lũ đồng bằng sông Mê Kông, Bộ Khoa học Công nghệ.
- Đề tài “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hệ
thống sông Đồng Nai”, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Đỗ Tiến Lanh - Viện Khoa học
Thủy lợi miền Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và “Nghiên cứu đánh
giá tác động của các công trình trên dòng chính và giải pháp quản lý, sử dụng hiệu
quả tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương”. Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nguyễn
16
Quang Trung - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn. Đề tài sử dụng 4 mô hình NAM, MIKE BASIN, MIKE 11 và MIKE 21
để đánh giá các tác động của các công trình trên sông Hương đến vùng hạ lưu đề
xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt (http://kc08.vpct.gov.vn).
- Năm 2004, dự án hợp tác quốc tế xây dựng chương trình “Quản lý tổng hợp
lưu vực sông Hương” có thể được xem là một trong những dự án có tầm chiến lược
nhất trong việc gìn giữ và bảo vệ sông Hương (http://www.capnuochue.com.vn).
1.1.2.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh
Từ nhiều năm trở lại đây có rất nhiều dự án và đề tài nghiên cứu đề cập đến
sông Sài Gòn trên địa bàn thành phố về nhiều vấn đề môi trường theo các hướng
tiếp cận khác nhau, điều đó một lần nữa góp phần khẳng định tầm quan trọng của
con sông này. Một số nghiên cứu và đề tài có liên quan có thể kế đến
- Đề tài “Quy hoạch môi trường TPHCM” do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ
nhiệm. Theo đó, phân vùng môi trường hay phân vùng sinh thái – kinh tế, nghĩa là
kết hợp các yếu tố về sinh thái và khả năng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong
cùng một không gian. Mỗi vùng môi trường có tiềm lực về tài nguyên và năng lực
môi trường khác nhau nên có tiềm năng đối với một số hướng phát triển kinh tế,
cũng như đòi hỏi các yêu cầu riêng biệt trong quản lý, khai thác và bảo vệ môi
trường, hệ sinh thái (Lâm Minh Triết, 2004).
- Đề tài “Nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày phục vụ xây dựng
hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn” của Sở Khoa học và Công nghệ do TS. Nguyễn
Kỳ Phùng và PGS.TS Nguyễn Phước Dân và nhóm nghiên cứu cùng thực hiện vào
năm 2009 đã tập trung đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Sài Gòn, tính
toán và dự báo tải lượng, lưu lượng thải vào sông, xây dựng mô hình tính toán và dự
báo chất lượng nước, xây dựng mô hình tổng hợp xác định tải lượng tối đa cho phép
thải ra sông.
- Đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng và
đánh giá khả năng sử dụng sử dụng nguồn nước sông, kênh rạch trên địa bàn
TPHCM” của PGS.TS Lê Trình - Phân viện Công nghệ mới và Bảo vệ môi trường.
Được cải tiến từ mô hình của Hoa Kỳ và Ấn Độ, trong tài liệu của GS.TS Lê Trình
17
có đề cập đến mô hình áp dụng cho sông Sài Gòn – Đồng Nai với 6 thông số phù
hợp với đặc điểm chất lượng nước cho trường hợp đánh giá ô nhiễm sông rạch
thành phố.
- Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể và khả
thi bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn nước cấp cho thành phố,
2008” do GS.TS. Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài với mục tiêu: làm rõ hiện
trạng và diễn biến ô nhiễm sông Sài Gòn với các chỉ tiêu đặc trưng ảnh hưởng đến
nhà máy nước Tân Hiệp; xác định nguyên nhân gây ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm
kim loại nặng và để xuất các giải pháp phục vụ an toàn mục đích cấp nước.
- Báo cáo của một nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Môi Trường - Trường
đại học Bách Khoa và Khoa Kỹ thuật đô thị - Trường Đại học Tokyo “Đánh giá ô
nhiễm đặc thù trên sông Sài Gòn và đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng nước
hiệu quả”. Báo cáo cho thấy diễn biến chất lượng nước ngày càng có xu hướng xấu
đi với các chỉ tiêu Mn, Coliform tăng cao; đề tài đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng
đến chất lượng nước và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình trên.
- Báo cáo “Tầm quan trọng của sông Sài Gòn trong phát triển bền vững kinh tế
- xã hội của các tỉnh trên lưu vực sông” của GS.TS Lâm Minh Triết – Viện Nước và
Công nghệ Môi trường và báo cáo “Các giải pháp cấp bách bảo vệ chất lượng nước
sông Sài Gòn” do Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường
TPHCM thực hiện vào năm 2008 đã đánh giá chi tiết chất lượng nước sông Sài
Gòn, xác định nguồn gây ô nhiễm và các giải pháp phục vụ công tác quản lý.
Nhận xét: Qua các đề tài, tài liệu nghiên cứu trong nước về vấn đề bảo vệ
nguồn nước sông Sài Gòn cho thấy các nghiên cứu đề cập chủ yếu đến tình trạng
suy thoái chất lượng nước, các nguồn gây ô nhiễm sông Sài Gòn, xây dựng các mô
hình tính toán tổng tải lượng của sông, qua đó đề xuất các giải pháp quản lý trong
ngắn hạn và dài hạn.
1.2. Hệ thống thông tin địa lý GIS, bản đồ chuyên đề, phần mềm MapInfo
1.2.1. Hệ thống thông tin địa lý GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) là một hệ thống
với sự trợ giúp của máy tính phục vụ cho mục đích thu thập, xử lý, phân tích, lưu
18
trữ và hiển thị các loại dữ liệu mang tính chất không gian cũng như phi không gian
(như vị trí, hình dạng, các mối quan hệ về không gian như kề nhau, gần nhau, nối
với nhau .v.v). GIS được ứng dụng vẽ bản đồ, xây dựng mô hình dự báo, nghiên
cứu quản lý tổng hợp một hoặc nghiều đối tượng,…
1.2.2. Bản đồ chuyên đề
Bản đồ chuyên đề là bản đồ được thiết kế nhằm trình bày các thực thể hay
các khái niệm cụ thể, thường được dùng khi muốn nhấn mạnh một hay nhiều chủ đề
nào đó. Tùy theo nội dung bản đồ chuyên đề thường được dùng trong việc: tìm
phương hướng, hoa tiêu; qui hoạch; dự đoán sự phát triển; khai thác tài nguyên,
khoáng sản; quản lý; phân tích khoa học và so sánh; giáo dục, v.v...
Bản đồ chuyên đề thể hiện rất chi tiết một mặt, một bộ phận của đối tượng
hiện tượng. Nội dung của bản đồ liên quan đến mục tiêu sử dụng của nó.
Nguyên tắc thành lập bản đồ chuyên đề: Mục đích bản đồ phải được xác định
rõ ràng; Chính xác và hiện đại; Các đối tượng phải được phân loại một cách khoa
học, đúng đắn và thống nhất. Nhất quán về phương pháp biểu hiện; Chính xác về
mặt địa lý.
1.2.3. Phần mềm MapInfo
MapInfo là phần mềm công cụ để xây dựng bản đồ trên máy tính kèm với
các chức năng phân tích địa lý. Đây là công cụ hoàn hảo để vẽ bản đồ trên máy tính,
cho phép chúng ta thực hiện các phân tích địa lý phức tạp như phân chia khu vực,
liên kết dữ liệu từ xa, việc kéo thả hoặc loại bỏ các đối tượng bản đồ trong ứng dụng
và cho phép tạo bản đồ dựa theo bản đồ.
MapInfo được xây dựng chủ yếu để xử lý các số liệu bản đồ có sẵn, các số
liệu thuộc tính của bản đồ. MapInfo có khả năng kết nối với các phần mềm khác
thông qua việc hỗ trợ việc mở lưu file với phần mở rộng đa dạng cùng với công cụ
chuyển đổi giữa các định dạng file linh hoạt.
 Các bước thành lập bản đồ chuyên đề trong MapInfo
a. Lập kế hoạch biên tập bản đồ: bao gồm chọn đề tài; mục đích của đề tài; dự
kiến nội dung, phương pháp; phạm vi lãnh thổ biểu diễn
19
b. Xây dựng cơ sở dữ liệu: gồm các bước như thu thập dữ liệu không gian (bản
đồ, ảnh hàng không,…); thu thập dữ liệu thuộc tính (dữ liệu thống kê, tài liệu, báo
cáo,…); lựa chọn lưới chiếu và cơ sở toán học; nhập dữ liệu; liên kết dữ liệu và
kiểm tra; phân tích và xử lý.
- Trong nhập dữ liệu, cần nhập dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
 Nhập dữ liệu không gian: lựa chọn cách vào số liệu cho phù hợp với
nguồn dữ liệu với 3 cách (số hóa, quét ảnh, vector hóa)
 Nhập dữ liệu thuộc tính: có nhiều công cụ vào dữ liệu khác nhau, nhưng
phải xác định được loại nào thuận tiện để bước liên kết dữ liệu không gặp khó khăn,
tốn thời gian và kinh phí
- Trong phân tích và xử lý: cần
 Xác định nội dung cần phân tích và đưa lên bản đồ
 Xác định phương pháp thể hiện nội dung trên bản đồ, xác định các bậc
phân khoảng, các giá trị trọng số của ký hiệu
 Biên vẽ các đối tượng nội dung của bản đồ theo các phương pháp và ký
hiệu đã xác định
 Kiểm tra biên tập và chỉnh lý, sửa lỗi và trình bày kết quả bản đồ, in ấn
MapInfo cho phép người dùng có thể can thiệp khá sâu vào quá trình thành
lập bản đồ cũng như đặt lại kiểu hiển thị các yếu tố nội dung trên bản đồ chuyên đề.
Với phương pháp đồ giải người dùng có thể định lại số lượng bậc trên bản đồ
(2,4,6,8...bậc), có thể lựa chọn các kiểu biểu đồ khác nhau khi dùng phương pháp
biểu đồ, đặt lại màu sắc hiển thị yếu tố nội dung sau khi tạo bản đồ cho phù hợp với
quy phạm thành lập bản đồ...
1.3. Các phương pháp đánh giá bằng chỉ số chất lượng nước WQI (Water
Quality Index)
Chỉ số chất lượng nước WQI là biểu thức số học để diễn tả chất lượng của
nguồn nước một cách dễ hiểu cho các nhà quản lý. Chỉ số chất lượng nước trong
công tác đánh giá là một phương tiện có khả năng tập hợp một lượng lớn các số
liệu, thông tin về chất lượng nước, đơn giản hóa các số liệu chất lượng nước, với
mục đích cung cấp thông tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng cho các cơ quan quản lý
20
tài nguyên nước, môi trường và công chúng nói chung.
WQI được đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1965–1970 và
phát triểu thành nhiều biểu thức khác nhau đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều
nơi. Có nhiều hệ thống thông số chất lượng nước khác nhau đã được phát triển trên
thế giới tuỳ thuộc vào các quốc gia và khu vực thiết lập.
1.3.1. Các mô hình WQI được áp dụng trên thế giới
1.3.1.1. WQI-CCME (Canadian Council of Ministers of the Environment)
WQI-CCME được xây dựng dựa trên rất nhiều số liệu khác nhau sử dụng
một quy trình thống kê với tối thiểu 4 thông số và 3 hệ số chính (F1-phạm vi, F2-tần
suất và 3-biên độ của các kết quả không đáp ứng được các mục tiêu chất lượng
nước-giới hạn chuẩn). WQI-CCME là một công thức định lượng, dễ sử dụng.
F1: tỷ lệ phần trăm giữa số thông số không đạt tiêu chuẩn và tổng số thông số
đang xét.
F1 = x 100
F2: tần suất không đạt tiêu chuẩn, tức là tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn với
tổng số mẫu (xét tất cả các thông số)
F2 = x 100
F3: mức độ không đạt tiêu chuẩn (biên độ); F3 được tính theo 3 bước:
- Tính độ lệch ei – là mức độ vượt tiêu chuẩn của từng mẫu không đạt
1


chuaån
Tieâu
maãu
trò
Giaù
ei Nếu tiêu chuẩn của thông số i là ngưỡng trên
1


maãu
trò
Giaù
chuaån
Tieâu
ei Nếu tiêu chuẩn của thông số i là ngưỡng dưới
- Chuẩn hóa tổng độ lệch qua công thức:
mau
so
Tong
1



n
i i
e
nse
- Sau đó, F3 được tính bằng công thức: 







01
,
0
01
,
0
3
nse
nse
F
Cuối cùng chỉ số chất lượng nước được tính qua công thức
Số thông số không đạt
Tổng số thông số
Số mẫu không đạt
Tổng số mẫu
21
732
,
1
100
2
3
2
2
2
1 F
F
F
WQI
CCME



 (Công thức 1.1)
Dựa vào đó ta có thể phân loại chất lượng nước như sau:
Bảng 0.1. Các khoảng đánh giá chất lượng nước theo CCME
Ký
hiệu
WQI
Đánh
giá
Ghi ch
Xanh
dương
95 – 100 Rất tốt
Chất lượng được bảo vệ và không có mối đe dọa hoặc làm
suy giảm nào thực sự, điều kiện rất gần với tự nhiên hoặc
ban đầu. Những thông số này có thể đánh giá tốt trong hầu
như mọi thời điểm giám sát.
Lục 80 – 94 Tốt
Chất lượng được bảo vệ và có rất ít mối đe dọa hoặc làm
suy giảm, điều kiện hiếm khi khác biệt với tự nhiên hoặc
ban đầu.
Vàng 65 – 79 Khá
Chất lượng nước thường được bảo vệ và đôi khi gặp các mối
đe dọa hoặc bị suy giảm; điều kiện đôi khi khác với tự nhiên
hoặc ban đầu.
Cam 45 – 64
Trung
bình
Chất lượng thường xuyên bị đe dọa hoặc suy giảm; điều
kiện khác với tự nhiên hoặc ban đầu.
Nâu 0 – 44 Xấu
Chất lượng nước gần như luôn luôn bị đe dọa hoặc suy
giảm; điều kiện hầu như khác rất nhiều với tự nhiên hoặc
ban đầu.
1.3.1.2. WQI-NSF (National Sanitation Foundation)
WQI – NSF là một trong các bộ chỉ số chất lượng nước được dùng phổ biến
nhất. WQI-NS được xây dựng bằng phương pháp Delphi của tập đoàn Rand, thu
nhận và tổng hợp ý kiến của một số đông các chuyên gia khắp nước Mỹ để lựa chọn
các thông số chất lượng nước quyết định. Sau đó xác lập phần trọng lượng đóng
góp của từng thông số (vai trò thông số - wi) và tiến hành xây dựng các đồ thị
chuyển đổi từ các giá trị đo được của thông số sang chỉ số phụ (qi).
Các ứng dụng của WQI-NSF rất phổ biến trong các nghiên cứu chất lượng
nước mặt ở các lưu vực sông, bao gồm đánh giá chất lượng, đánh giá phối hợp với
phương pháp khác như đánh giá mờ hay GIS, hoặc ứng dụng xây dựng hệ thống chỉ
thị chất lượng mới và so sánh. Công thức chung của WQI-NSF như sau:
1
i
n
w
i
i
WQI q

  (Công thức 1.2)
Trong đó:
qi: chỉ số phụ của thông số i, có giá trị trong khoảng 0-100 và được xác định
22
từ hàm chỉ số phụ của thông số
wi: trọng lượng đóng góp của thông số i, nhận giá trị trong khoảng 0 – 1
(tổng của các wi bằng 1)
n: số thông số được chọn để tính WQI; trong hệ thống NSF-WQI, n=9
Các thông số lựa chọn và trọng số tương ứng trong phương pháp tính như sau:
Bảng 0.2. Các thông số và trọng số tương ứng phương pháp WQI-NFS
Thông số DO FC pH BOD5 NO3
-
PO4
3-
T0
Độ đục TDS
Trọng số 0,17 0,15 0,12 0,1 0,1 0,1 0,1 0,08 0,08
WQI-NS được xây dựng rất khoa học dựa trên ý kiến số đông các nhà khoa
học về chất lượng nước, có tính đến vai trò (trọng số) của các thông số tham gia
trong WQI và so sánh các kết quả với giá trị qua giản đồ tính chỉ số phụ (qi). Tuy
nhiên các giá trị trọng số (wi) hoặc giản đồ tính chỉ số phụ (qi) trong WQI-NSF chỉ
thích hợp với điều kiện chất lượng nước của Mỹ.
1.3.1.3. Chỉ số chất lượng nước chung (UWQI-Universal Water Quality
Index)
Được áp dụng phổ biến tại một số quốc gia Châu Âu, chỉ số chất lượng nước
chung được xây dựng và áp dụng với mục đích đưa ra một phương pháp đơn giản
trong việc đánh giá chất lượng nước mặt cho mục đích cấp nước. Chỉ số này còn
được ứng dụng vào việc đặc tính hoá toàn bộ hệ sinh thái khu vực (Boyacioglu
2006; Ionus 2010). Công thức chung của UWQI bao gồm:
1
n
i i
i
UWQI w I

  (Công thức 1.3)
Với: Wi là trọng số của thông số i ; Ii là chỉ số phụ của thông số i; n là số thông số
Cách phân loại: sau khi tính toán giá trị chỉ số chất lượng nước (UWQI), người ta
chia chất lượng nước ra thành 5 loại: Từ 95 đến 100 là rất tốt; từ 75 đến 94 là tốt; từ
50 đến 74 là trung bình; từ 25 đến 49 là ô nhiễm; từ 0 đến 24 là rất ô nhiễm.
1.3.1.4. Chỉ số chất lượng nước của Bhargava (Ấn Độ)
Bhargava năm 1983 đã đề xuất xây dựng một hệ thống các chỉ số chất lượng
nước, thoả mãn các yêu cầu:
23
- Có khả năng đáp ứng nhanh chóng những thay đổi của giá trị các biến số
- Trọng số của các biến (đại diện cho sự liên hệ của biến đối với từng mục
đích sử dụng khác nhau) phải có liên hệ với WQI
- Nó phải cho giá trị thấp (có thể bằng 0) khi một biến đơn đạt giá trị mà chất
lượng nước xem là không phù hợp
- Nó có thể duy trì trạng thái khi một biến đạt một giá trị vượt ngưỡng mà
không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng nước
- Sự khác biệt trong chuỗi chỉ thị có thể phản ánh được sự khác biệt về mức độ
quan trọng của một biến tuỳ theo mục đích sử dụng
Theo mô hình Bhargava 1983, WQI cho mỗi mục đích sử dụng nước (nước
sinh hoạt, công nghệp, nông nghiệp…) được tính toán theo công thức 1.4 và WQI
tổng quát được tính theo công thức 1.5:
100
*
1
1
1
n
n
i
F
WQI 








(Công thức 1.4)
k
WQI
WQI
k
i


 1
1
(Công thức 1.5)
Fi: Giá trị hàm nhạy của thông số I, nhận giá trị khoảng 0,01 đến trên dưới 1
và được xác định từ đồ thị hàm nhạy đối với thông số i. Xét dựa vào các Tiêu chuẩn
quốc gia (quốc tế) quy định về chất lượng nước cho mỗi mục đích sử dụng riêng.
n : thông số chất lượng nước lựa chọn (khoảng từ 3 đến 6 loại thông số).
Trong đó WQI1 là WQI của các mục đích sử dụng nước khác nhau, k là số
mục đích sử dụng nước. Các thông số chất lượng nước lựa chọn cho các mục đích
riêng và cách phân loại chất lượng nước theo mô hình Bhargava như sau:
Bảng 0.3. Các thông số chất lượng nước lựa chọn theo Bhargava
STT Mục đích sử dụng riêng Các thông số lựa chọn n
1 Tiếp xúc trực tiếp Độ đục, amoni, TC, BOD5, DO 5
2 Cấp nước sinh hoạt Độ đục, BOD5, TC, DO, Cl-
5
3 Nông nghiệp Cl-
, TDS, Bo, SAR 4
4 Công nghiệp Độ đục, TDS, độ cứng 3
5
Bảo vệ đời sống thủy sinh nước
ngọt và tiếp xúc gián tiếp
T0, DO, Cl-
, BOD5 4
24
Kết quả phân loại chất lượng nước theo WQI tổng quát như sau: 90 -100: Rất tốt;
65 – 89: Tốt; 35 – 64: Trung bình; 11 – 34: Ô nhiễm; 0 – 10: Rất ô nhiễm
1.3.1.5. Chỉ số chất lượng nước Malaysia
Từ năm 1983 Malaysia đã xây dựng một hệ thống chỉ số chất lượng nước,
bao gồm 6 thông số: DO, BOD5, COD, SS, NH3-N, và pH để đánh giá sức khoẻ của
các con sông. Công thức đánh giá tổng quát như sau:
WQI = 0,22(SI-DO)+0,19(SI-BOD)+0,16(SI-COD)
+0,16(SI-SS)+0,15(SI-NH3-N) +0,12(SI-pH) (Công thức 1.6)
Trong đó: SI - trọng số phụ của các chỉ số chính, được xác định theo những công
thức chuyên biệt.
Kết quả phân loại căn cứ vào WQI tổng quát như sau: 81-100: Sạch; 60-80:
Ô nhiễm ít; 0-59: Ô nhiễm
1.3.2. Mô hình WQI Việt Nam
Phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) đã được ứng dụng nhiều
trong công tác quản lý sử dụng nước. Các công trình nghiên cứu xây dựng WQI đặc
trưng riêng cho Việt Nam cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, tập trung vào
các lưu vực sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai. Các nghiên
cứu về WQI nổi bật tại Việt Nam có thể kể đến nghiên cứu của TS. Tôn Thất Lãng.
1.3.2.1. Chỉ số chất lượng nước WQI theo nghiên cứu của PGS.TS Lê Trình
Chỉ số này do PGS.TS. Lê Trình đề xuất dựa theo 2 mô hình WQI cơ bản của
Mỹ và Ấn Độ áp dụng cho các sông tại TPHCM trong khuôn khổ đề tài “Nghiên
cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá
khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng Tp. Hồ Chí Minh”.
Theo đó, nghiên cứu đề xuất 2 mô hình tính toán chỉ số chất lượng nước
HCM –WQI và WQIB – HCM. Cụ thể như sau:
 Mô hình HCM-WQI: cải tiến dựa theo mô hình NFS-WQI của Hoa Kỳ, lựa
chọn các thông số điển hình và dựa vào thứ tự ưu tiên tính điểm xếp hạng (mi),
trọng số đóng góp trung gian (wi’), trọng số đóng góp chính (wi), xây dựng đồ thị
tương quan giữa các thông số và lựa chọn chỉ số phụ (qi) của từng thông số.
25
Bảng 0.4. Các trọng số ( i của các thông số lựa chọn tương ứng
Thông số DO BOD5 Độ đục TN COD pH Coliform TP SS Dầu mỡ
Trọng số 0,19 0,14 0,12 0,11 0,09 0,08 0,08 0,08 0,07 0,04
Bảng 0.5. Phương trình xác định chỉ số phụ (qi đối với các thông số lựa chọn
DO (y) y = - 0,7061 x2
+ 17,179 x + 3,7855
BOD5 (y) y = 0,0068 x2
 2,1089 x + 100,34
Độ đục (y) y = 105,73 e- 0,0168 x
Tổng N (y) y = 0,1213 x2
 8,318 x + 99,233
COD (y) y = 0,0039 x2
 1,157 x + 94,011
pH (y) y = 0,416 x4
 11,609 x3
+ 110,15 x2
 409,46 x + 539,31
Tổng coliform (y) y =  8,899 Ln(x) + 132, 04
Tổng P (y) y =  14,443 Ln(x) + 33,146
SS (y) y = 0,0011 x2
 0,6468 x + 101,36
Dầu mỡ (y) y =  19,082 Ln(x) + 3,9124
 Mô hình WQIB – HCM: chọn lọc các thông số: pH, DO, SS, EC, BOD5,
COD, NH4
+
(hoặc NO3
-
), Fe, T.colifform và dầu mỡ để tính theo công thức
1/n
n
i
i=1
WQI = F x100
 
 
 
 (Công thức 1.7)
Từ kết quả tính WQI và phân loại chất lượng nước khảo sát, lập ký hiệu màu
từng loại chất lượng nước
Bảng 0.6. Phân loại chất lượng nước
Chất lượng nước Ký hiệu màu
Loại I ( rất tôt, không ô nhiễm) Xanh lam
Loại II (tốt, ô nhiễm nhẹ) Xanh lục
Loại III (trung bình, ô nhiễm trung bình) Vàng
Loại IV (xấu, ô nhiễm nặng) Da cam
Loại V (rất xấu, ô nhiễm rất nặng) Đỏ
1.3.2.2. Chỉ số chất lượng nước WQI theo nghiên cứu của TS. Tôn Thất Lãng
Tiến sĩ Tôn Thất Lãng nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước sử dụng
phương pháp Delphi xác định trọng số cho các thông số và các hàm thực nghiệm để
xây dựng các hàm trọng số phụ WQI đánh giá chất lượng nước sông Hậu và Đồng
26
Nai. Các kết quả thu được đã giúp xác định chất lượng tổng hợp nguồn nước, từ đó
đề ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm tại các khu vực sông.
Chỉ số WQI được thiết lập theo phương pháp Delphi, dựa vào 6 thông số
quan trọng đối với chất lượng nước là pH, BOD, DO, TSS, Tổng Nitơ và Coliform
với những trọng số tương ứng.
Bảng 0.7. Các thông số chất lượng nước và trọng số tương ứng
Thông số BOD5 DO TSS pH  N Coliform
Trọng số 0.23 0.18 0.16 0.15 0.15 0.13
Dựa vào ý kiến của các chuyên gia chất lượng nước, các thông số chất lượng
nước quan trọng được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo các khoảng giá trị
của các yếu tố đó. Điểm sẽ biến thiên từ 1 – 10 tương ứng với các giá trị các thông
số biến thiên từ xấu đến tốt.
Trị số trung bình từng điểm được tính toán tương ứng với những khoảng giá
trị của các thông số chất lượng nước, được gọi là chỉ số phụ.
Công thức tính toán chỉ số WQI như sau:




6
1
)
(
i
Ti
Pi
WQI (Công thức 1.8)
Trong đó: Pi là chỉ số của thông số thứ i; Ti là trọng số của thông số thứ i.
Sau đó, phân loại ô nhiễm nguồn nước mặt theo 6 mức độ như sau:
Bảng 0.8. Phân loại ô nhiễm nguồn nước theo chỉ số WQI
Ký hiệu mẫu WQI Đánh giá
Xanh dương 9.0 – 10 Không ô nhiễm
Lục 7.0 – 8.9 Ô nhiễm rất nhẹ
Vàng 5.0 – 6.9 Ô nhiễm nhẹ
Cam 3.0 – 4.9 Ô nhiễm trung bình
Đỏ 1.0 – 2.9 Ô nhiễm nặng
Nâu < 1 Ô nhiễm rất nặng
27
1.3.2.3. Chỉ số chất lượng nước WQI theo Sổ tay hướng dẫn Tổng cục môi
trường
Năm 2011, Tổng cục môi trường đã ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ
số chất lượng nước (Quyết định 879 QĐ-TCMT) với mục đích đánh giá nhanh chất
lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát, có thể được sử dụng như một nguồn dữ
liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước, cung cấp thông tin môi trường
cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan và nâng cao nhận thức về môi
trường. Phương pháp tính cơ bản như sau:
 Tính toán WQI thông số: WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các
thông số BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức
như sau:
  1
1
1
1








 i
p
i
i
i
i
i
SI q
C
BP
BP
BP
q
q
WQI (Công thức 1.9)
Trong đó:
BPi : Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định
trong bảng 1 tương ứng với mức i
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định
trong bảng 1 tương ứng với mức i+1
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.
Bảng 0.9. Bảng quy định các giá trị qi, BPi
i qi
Giá trị BPi quy định đối với từng thông số
BOD5
(mg/l)
COD
(mg/l)
N-NH4
(mg/l)
P-PO4
(mg/l)
Độ đục
(NTU)
TSS
(mg/l)
Coliform
(MPN/100ml)
1 100 ≤4 ≤10 ≤0.1 ≤0.1 ≤5 ≤20 ≤2500
2 75 6 15 0.2 0.2 20 30 5000
3 50 15 30 0.5 0.3 30 50 7500
4 25 25 50 1 0.5 70 100 10.000
5 1 ≥50 ≥80 ≥5 ≥6 ≥100 >100 >10.000
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh

More Related Content

What's hot

Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi ppt
Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi pptĐại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi ppt
Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi pptVan Tuan Le
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...nataliej4
 
Giám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ánGiám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ándinhtrongtran39
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nước trái cây lên men
Nước trái cây lên menNước trái cây lên men
Nước trái cây lên mendvt_the
 

What's hot (20)

Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
 
Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi ppt
Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi pptĐại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi ppt
Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi ppt
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Giám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ánGiám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự án
 
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAYLuận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
 
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOTLuận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAYLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
 
TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
 
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAYLuận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trungĐề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
 
Nước trái cây lên men
Nước trái cây lên menNước trái cây lên men
Nước trái cây lên men
 

Similar to Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh

Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt NamTình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Namkudos21
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...nataliej4
 
Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...
Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...
Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng mạng lưới kết nối vạn vật (iot) trong quan tr...
Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng mạng lưới kết nối vạn vật (iot) trong quan tr...Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng mạng lưới kết nối vạn vật (iot) trong quan tr...
Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng mạng lưới kết nối vạn vật (iot) trong quan tr...jackjohn45
 
[123doc] xu-huong-nghien-cuu-va-ung-dung-mang-luoi-ket-noi-van-vat-iot-tron...
[123doc]   xu-huong-nghien-cuu-va-ung-dung-mang-luoi-ket-noi-van-vat-iot-tron...[123doc]   xu-huong-nghien-cuu-va-ung-dung-mang-luoi-ket-noi-van-vat-iot-tron...
[123doc] xu-huong-nghien-cuu-va-ung-dung-mang-luoi-ket-noi-van-vat-iot-tron...jackjohn45
 
Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa...
Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa...Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa...
Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa...nataliej4
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạch
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc BạchBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạch
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạchnataliej4
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 
Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn t...
Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn t...Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn t...
Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn t...sividocz
 
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...sividocz
 
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdfQuản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdfMan_Ebook
 

Similar to Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh (20)

Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường Nước
Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường NướcBài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường Nước
Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường Nước
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOTLuận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
 
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt NamTình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
 
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP Vinh
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP VinhLuận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP Vinh
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên bờ kênh Bắc TP Vinh
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
 
Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...
Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...
Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại Xã Đại Hợp Huyện Kiến Thụy – H...
 
Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng mạng lưới kết nối vạn vật (iot) trong quan tr...
Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng mạng lưới kết nối vạn vật (iot) trong quan tr...Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng mạng lưới kết nối vạn vật (iot) trong quan tr...
Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng mạng lưới kết nối vạn vật (iot) trong quan tr...
 
[123doc] xu-huong-nghien-cuu-va-ung-dung-mang-luoi-ket-noi-van-vat-iot-tron...
[123doc]   xu-huong-nghien-cuu-va-ung-dung-mang-luoi-ket-noi-van-vat-iot-tron...[123doc]   xu-huong-nghien-cuu-va-ung-dung-mang-luoi-ket-noi-van-vat-iot-tron...
[123doc] xu-huong-nghien-cuu-va-ung-dung-mang-luoi-ket-noi-van-vat-iot-tron...
 
Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa...
Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa...Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa...
Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa...
 
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAYĐề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạch
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc BạchBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạch
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tại Hệ Thống Xử Lí Nước Thải Trúc Bạch
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn t...
Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn t...Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn t...
Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn t...
 
Hóa học (1)
Hóa học (1)Hóa học (1)
Hóa học (1)
 
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
 
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdfQuản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
 
Đề tài: Khảo sát một số chỉ tiêu hóa lý của nước mặt sông, HAY
Đề tài: Khảo sát một số chỉ tiêu hóa lý của nước mặt sông, HAYĐề tài: Khảo sát một số chỉ tiêu hóa lý của nước mặt sông, HAY
Đề tài: Khảo sát một số chỉ tiêu hóa lý của nước mặt sông, HAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------------------- VÕ THỊ ĐĂNG KHOA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số ngành: 60520320 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------------------- VÕ THỊ ĐĂNG KHOA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số ngành: 60520320 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. THÁI VĂN NAM TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thái Văn Nam Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày 24 tháng 09 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS. Hoàng Hưng Chủ tịch 2 PGS.TS. Phạm Hồng Nhật Phản biện 1 3 PGS.TS. Huỳnh Phú Phản biện 2 4 Nguyễn Xuân Trường Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thị Hai Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa. Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  • 4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ TP.HCM, ngày … tháng … năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên : Võ Thị Đăng Khoa Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh : 15/02/1982 Nơi sinh: Tp.Hồ Chí Minh Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường MSHV: 1541810010 I. Tên đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh II. Nhiệm vụ và nội dung: Phân loại, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng bản đồ ô nhiễm từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt được mục tiêu đề ra theo kế hoạch của Thành phố. III. Ngày giao nhiệm vụ : 30/08/2016 IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 15/08/2017 V. Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS.Thái Văn Nam CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH PGS.TS.Thái Văn Nam
  • 5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Võ Thị Đăng Khoa
  • 6. ii LỜI CẢM ƠN Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của Tiến sỹ Thái Văn Nam, đến nay, luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã được hoàn thành. Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sỹ Thái Văn Nam và các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ trong thời gian qua. Qua quá trình học tập, nhờ sự giúp đỡ của phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, cùng với sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo, luận văn tốt nghiệp này là sự đúc kết các bải giảng mà tác giả đã tiếp thu được từ kiến thức, kinh nghiệm nhiều năm của các thầy cô giáo. Tác giả xin chuyển tới các thầy cô giáo lời biết ơn cao quý nhất. Được tạo mọi điều kiện về thời gian, tinh thần cũng như các tài liệu, thông tin của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự giúp đỡ của Lãnh đạo Chi cục cùng các anh chị em đồng nghiệp đã đóng góp, chia sẻ, động viên cho tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này. Tác giả xin trân trọng cám ơn toàn thể anh chị em trong cơ quan, bạn bè cùng khóa học đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập cũng như trong quá trình công tác. Xin cám ơn các cơ quan, các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học là tác giả của các tài liệu quá giá mà bản thân tác giả đã được tham khảo. Và cuốn luận văn này chính là tấm lòng chân thành của tác giả dành cho cha mẹ, các anh chị em trong gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ về vật chất, tinh thần và thời gian, thúc đẩy tác giả phấn đấu hoàn thành khóa học. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017 Học viên kính lời
  • 7. iii TÓM TẮT Qua nhiều năm nỗ lực thực hiện, Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giai đoạn 2011– 2015 vẫn chưa đạt mục tiêu và tiến độ đặt ra. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết trong tình hình hiện nay. Luận văn đề ra mục tiêu nghiên cứu, phân tích được các nguồn gây ô nhiễm, đánh giá được hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt sông Sài Gòn và các tuyết sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố từ năm 2013 đến năm 2015, đồng thời xây dựng bản đồ khoanh vùng ô nhiễm để từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp, khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt. Để thực hiện các mục tiêu trên, Luận văn đã vận dụng các phương pháp chính là phương pháp phân tích để thống kê, xử lý; phương pháp đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI theo Sổ tay hướng dẫn của Tổng cục môi trường; phương pháp GIS, xây dựng bản đồ khoanh vùng ô nhiễm; cùng với các phương pháp điều tra, khảo sát, phương pháp thu thập thống kê, phương pháp chuyên gia. Kết quả, Luận văn đã xác định đặc điểm phân bố các nguồn xả thải chính như nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…vào hệ thống sông rạch của thành phố và nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Sài Gòn, sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp; hiện trạng thu gom và xử lý của các nguồn thải chính hiện nay tại thành phố chưa hoàn chỉnh (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp từ các cơ sở hoạt động trong các Cụm công nghiệp); chỉ trừ 16 Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu Công nghệ cao. Trên cơ sở đó, Luận văn đã thực hiện tính toán, xác định được lưu lượng và tải lượng ô nhiễm đối với các tiêu TSS, BOD5, COD,..gây ô nhiễm nguồn nước mặt của thành.
  • 8. iv Ngoài ra, việc sử dụng các giá trị đo đạc vào thời điểm triều ròng của 26 trạm quan trắc trên sông Sài Gòn – Đồng Nai và 15 trạm quan trắc trên 05 hệ thống kênh, rạch nội thành trong ba năm 2013, 2014, 2015; cũng như áp dụng phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI đối với 10 thông số nhiệt độ, độ đục, pH, TSS, DO, BOD5, COD, PO4 3- , NH4 + , Coliform; đồng thời ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS, xây dựng được các bản đồ khoanh vùng ô nhiễm bằng phần mềm Mapinfo cho thấy hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố có mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng: - Khu vực ngoại thành bị ô nhiễm, kéo theo dấu hiệu đáng lo ngại ở đoạn cấp nước, cho thấy các tác động ảnh hưởng của nguồn thải phân tán, chủ yếu là nguồn thải công nghiệp, nằm rải rác ở các huyện ngoại thành và các quận mới phát triển. - Khu vực nội thành cũ vẫn chưa cải thiện được tình trạng ô nhiễm nặng, mặc dù Thành phố đã và đang triển khai những Dự án vệ sinh môi trường, cải tạo kênh rạch nhưng chỉ thấy được một số hiệu quả cụ bộ ở một vài tuyến kênh như Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ, vẫn chưa tạo được hiệu ứng lan truyền tốt cho toàn hệ thống kênh, rạch nội thành Thành phố. Từ đó, tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại nguồn trước khi xả thải vào sông, kênh rạch khu vực ngoại thành. Kết hợp song song với việc đẩy nhanh tiến độ và đưa vào vận hành các nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung để giảm thiểu ô nhiễm khu vực nội thành; nhưng cũng không quên các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Mặc khác, qua quá trình thực hiện đề tài, kiến nghị Tổng cục môi trường xem xét, nghiên cứu, bổ sung các thông số đặc trưng thể hiện mức độ nhiễm phèn, nhiễm mặn trong bộ công thức tính toán chỉ số WQI để đánh giá mức độ phèn, mặn trong những vùng nước lợ, nước phèn đặc trưng như một số tuyến kênh ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 9. v ABSTRACT In spite of implementation efforts to reduce pollution, the objective and schedule of the program was not attained for the period from 2011 to 2015. Therefore, the title of “Researching and proposing solution to reduce evironmental pollution of surface water in Ho Chi Minh City” is necessary in nowadays. In the Thesis, with the aim of measuring and analyzing pollutant sources, surface water quality in a reticular canal and river system of Ho Chi Minh City from 2013 to 2015, which updated maps of the cotaminated area so as to propose appropriate and feasible solutions for reducing pollution in surface water. The main method of the Thesis was statistical analysis involves collected quantitative and qualiative data according to WQI indicator of the guidance of the General Department of Environment, GIS method, etc. As the result of the Thesis that has identified the distribution of the major waste water sources from domestic, industrial, agricutural and aquaculture activities into the final sources such as Sai Gon River, Long Tau River, and Soai Rap River, etc. Current Status of Sludge Collection, Transportation and Treatment in Ho Chi Minh City is not complete (includes domestic, industrial wastewater from industrial clusters). Except 16 industrial parks, export processing zones and high-technology zones. Based on that, the Thesis has calculated pollutant indicators such as TSS, BOD5, COD, etc, the causes of pollution. Using a tide gauge is a device for measuring based on 26 monitoring stations at Sai Gon – Dong Nai River and 15 monitoring stations at internal canal system for 3 years (from 2013 to 2015), WQI method for 10 parameters like temparature, turbidity, pH, TSS, DO, BOD5, COD, P04 3- , NH4 + ,
  • 10. vi Coliform, Application of GIS, mapping pollution with Mapinfo software. Those methods show how pollution is increasing in City. - All rivers in the surburban areas are polluted, showing the effects of dispersed sources. Mostly from wastewater industry, scattered in suburban districts and newly developed districts. - The old inner city has not yet improved the pollution, although the city has been implementing environmental sanitation projects, improving the canals but there are only few effective effects in some canal routes such as Nhieu Loc - Thi Nghe, Tau Hu - Ben Nghe - Doi - Te, which have not yet created a good spreading effect for the entire canal system of the inner city. Since then, the author proposed solutions to improve the effectiveness of water pollution control at source before discharging into rivers and canals in suburban areas. Combined with the speeding up and putting into operation of concentrated urban wastewater treatment plants to reduce pollution in the inner city; But also not forget the solutions to raise public awareness on environmental protection and responsibility to keep environmental sanitation and sense of compliance with the law on environmental protection. On the other hand, through the implementation of the topic, recommend to the General Department of the Environment to consider, study and add the characteristic parameters showing the level of alum and salinity in the WQI formula calculation to evaluate value of alum, salt water in the brackish water area, alkaline water characterized as some canal in Ho Chi Minh City.
  • 11. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii Abstract .......................................................................................................................v MỤC LỤC................................................................................................................ vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ xii DANH MỤC BẢNG............................................................................................... xiii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xv MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề...........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2 4. Nội dung nghiên cứu: .........................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................4 6. Ý nghĩa của đề tài...............................................................................................7 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................9 TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP VÀ CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT ................................................................................9 1.1. Quản lý tài nguyên nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ......................9 1.1.1.Các nghiên cứu và giải pháp quản lý nguồn nước trên thế giới............9 1.1.1.1.Bảo vệ chất lượng nước và quản lý nguồn thải thông qua việc xử lý nước thải, tái sử dụng nguồn nước ở Mỹ...............................................9 1.1.1.2.Giải pháp điển hình về quản lý lưu vực sông tại Cộng hoà Pháp10 1.1.1.3.Chính sách quản lý hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước tại Úc .....11 1.1.1.4.Chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường của Nhật Bản ...........11 1.1.1.5.Kinh nghiệm bảo vệ môi trường tại Singapore............................13 1.1.2.Các nghiên cứu quản lý nguồn nước tại Việt Nam.............................14 1.1.2.1.Các tỉnh thành tại Việt Nam ........................................................14
  • 12. viii 1.1.2.2.Tại thành phố Hồ Chí Minh.........................................................16 1.2. Hệ thống thông tin địa lý GIS, bản đồ chuyên đề, phần mềm MapInfo....17 1.2.1.Hệ thống thông tin địa lý GIS .............................................................17 1.2.2.Bản đồ chuyên đề................................................................................18 1.2.3.Phần mềm MapInfo.............................................................................18 1.3. Các phương pháp đánh giá bằng chỉ số chất lượng nước WQI (Water Quality Index)...................................................................................................19 1.3.1.Các mô hình WQI được áp dụng trên thế giới....................................20 1.3.1.1.WQI-CCME (Canadian Council of Ministers of the Environment) ......................................................................................................20 1.3.1.2.WQI-NSF (National Sanitation Foundation)...............................21 1.3.1.3.... Chỉ số chất lượng nước chung (UWQI-Universal Water Quality Index) ......................................................................................................22 1.3.1.4.Chỉ số chất lượng nước của Bhargava (Ấn Độ)...........................22 1.3.1.5.Chỉ số chất lượng nước Malaysia ................................................24 1.3.2.Mô hình WQI Việt Nam .....................................................................24 1.3.2.1.Chỉ số chất lượng nước WQI theo nghiên cứu của PGS.TS Lê Trình ......................................................................................................24 1.3.2.2.Chỉ số chất lượng nước WQI theo nghiên cứu của TS. Tôn Thất Lãng ......................................................................................................25 1.3.2.3.Chỉ số chất lượng nước WQI theo Sổ tay hướng dẫn Tổng cục môi trường................................................................................................27 CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................31 PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................31 2.1. Đặc điểm phân bố các nguồn gây ô nhiễm chính đối với hệ thống sông, kênh rạch trên địa bàn Thành phố ....................................................................31 2.1.1.Đặc điểm phân bố nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt .....................31 2.1.2.Đặc điểm phân bố công nghiệp...........................................................34 2.1.3.Đặc điểm phân bố nông nghiệp...........................................................38
  • 13. ix 2.1.4.Đặc điểm phân bố nuôi trồng thủy sản ...............................................39 2.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải các nguồn gây ô nhiễm chính......41 2.2.1.Nước thải sinh hoạt .............................................................................41 2.2.1.1.Hiện trạng thu gom ......................................................................41 2.2.1.2.Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố....................41 2.2.2.Nước thải công nghiệp ........................................................................41 2.2.2.1.Các Khu chế xuất, Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao ......41 2.2.2.2.Các cụm công nghiệp...................................................................44 2.2.2.3.Các cơ sở công nghiệp phân tán ..................................................46 2.3. Đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải gây ô nhiễm trên địa bàn Thành phố.....................................................................................48 2.3.1.Nước thải sinh hoạt .............................................................................48 2.3.2.Nước thải công nghiệp ........................................................................50 2.3.3.Nước thải nuôi trồng thủy sản.............................................................54 2.3.4.Nước thải chăn nuôi ............................................................................54 2.3.5.Nước thải nông nghiệp........................................................................55 CHƯƠNG 3 .........................................................................................................56 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT CÁC SÔNG, KÊNH, RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...........................56 3.1. Đánh giá tình hình quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố trong thời gian qua............................................................................................56 3.1.1.Hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt khu vực sông Sài Gòn .......56 3.1.2.Hệ thống các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành....59 3.2. Phân tích và lựa chọn số liệu đánh giá.......................................................61 3.3. Sự cần thiết ứng dụng phương pháp chỉ số chất lượng nước (WQI) để đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước trên địa bàn Thành phố .........66 3.4. Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn Thành phố ....................................................................................................................67 3.4.1.Khu vực dùng nước cho mục đích cấp nước sinh hoạt.......................68 3.4.2.Khu vực dùng nước cho mục đích khác và khu vực ngoại thành .......70
  • 14. x 3.4.3. Khu vực các tuyến rạch nội thành: kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tham Lương – Vàm Thuật, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hủ – Bến Nghé, kênh Đôi – kênh Tẻ.........................................................................................................74 3.5. Xây dựng bản đồ ô nhiễm trên các đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm nặng trên địa bàn thành phố ......................................................................................79 CHƯƠNG 4 ..........................................................................................................86 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................86 4.1. Giải pháp kiểm soát tại nguồn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Sài Gòn đoạn cấp nước ở phía Bắc Thành phố thuộc địa phận huyện Củ Chi, Hóc Môn ...................................................................................................86 4.1.1.Ưu, nhược điểm của các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường hiện đang được áp dụng .......................................................................................87 4.1.1.1.Công cụ kỹ thuật:.........................................................................87 4.1.1.2.Công cụ kinh tế............................................................................87 4.1.1.3.Công cụ kiểm tra, xử phạt............................................................88 4.1.2.Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại nguồn..................................................................................89 4.1.2.1.Xác định lưu lượng nước thải:.....................................................89 4.1.2.2.Xác định vị trí lấy mẫu nước thải: ...............................................90 4.1.2.3.Xây dựng kế hoạch kiểm tra........................................................90 4.2. Giải pháp công trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài Gòn chảy qua khu vực nội thành Thành phố và các hệ thống kênh rạch trong khu vực nội thành .............................................................................................92 4.2.1.Đánh giá tiến độ thực hiện các chương trình tiêu thoát nước và xử lý nước thải của Thành phố..............................................................................93 4.2.2.Đề xuất giải pháp công trình nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước mặt.....96 4.3. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài Gòn khu vực còn lại ........................................................................................................97 4.3.1.Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức .........................97
  • 15. xi 4.3.2.Đánh giá kết quả thực hiện..................................................................98 4.3.3.Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân..........................................99 4.3.4..Đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường và ý thức chấp hành pháp luật về BVMT ........................................................................................................100 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................101 1. Kết luận ..........................................................................................................101 2. Kiến nghị ........................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................106 PHỤ LỤC
  • 16. xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu BOD : Biochemical oxygen Demand (Nhu cầu oxi sinh hóa) BVMT : Bảo vệ môi trường CCME : Canadian Council of Ministers of the Environment CCN : Cụm công nghiệp COD : Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxi hóa học) DO : Dissolved Oxygen (Oxy hòa tan) GIS : Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý) HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KCNC : Khu công nghệ cao NSF : National Sanitation Foundation (Trung tâm hợp tác về An toàn Thực phẩm và Nước uống ) NMXLNT : Nhà máy xử lý nước thải QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  • 17. xiii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các khoảng đánh giá chất lượng nước theo CCME ................................21 Bảng 1.2. Các thông số và trọng số tương ứng phương pháp WQI-NFS ................22 Bảng 1.3. Các thông số chất lượng nước lựa chọn theo Bhargava ..........................23 Bảng 1.4. Các trọng số (wi) của các thông số lựa chọn tương ứng ..........................25 Bảng 1.5. Phương trình xác định chỉ số phụ (qi) đối với các thông số lựa chọn......25 Bảng 1.6. Phân loại chất lượng nước ........................................................................25 Bảng 1.7. Các thông số chất lượng nước và trọng số tương ứng.............................26 Bảng 1.8. Phân loại ô nhiễm nguồn nước theo chỉ số WQI.....................................26 Bảng 1.9. Bảng quy định các giá trị qi, BPi.............................................................27 Bảng 1.10. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa...................28 Bảng 1.11. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH......................29 Bảng 1.12. Phân loại chất lượng nước theo chỉ số WQI..........................................30 Bảng 2.1. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ các KCN trên địa bàn TPHCM .........34 Bảng 2.2. Thống kê nguồn thải lớn theo kênh rạch tiếp nhận nước thải .................47 Bảng 2.3. Hệ số phát thải bình quân đầu người.......................................................49 Bảng 2.4. Đánh giá lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt của TPHCM...............................................................................................49 Bảng 2.7. Tải lượng ô nhiễm do nước thải từ các KCX KCN và KCNC................51 Bảng 2.8. Tính toán tải lượng ô nhiễm theo địa bàn................................................53 Bảng 3.1. Mô tả vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn...............56 Bảng 3.2. Mô tả vị trí trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành ...........59 Bảng 3.3. Bảng mô tả các giá trị đo đạc tại thời điểm chân triều thấp nhất và đỉnh triều cao nhất.............................................................................................................63 Bảng 3.4. Kết quả tính toán chỉ số WQI tại các trạm quan trắc khu vực cấp nước trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2015 ......................69 Bảng 3.5. Kết quả tính toán chỉ số WQI tại các trạm quan trắc cho mục đích khác trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2015 ......................73
  • 18. xiv Bảng 3.6. Kết quả tính toán chỉ số WQI tại các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành từ năm 2011 đến năm 2013 ......................................................78 Bảng 4.1. Đánh giá ưu, nhược điểm các hình thức kiểm tra....................................88
  • 19. xv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ phân bố các nguồn thải sinh hoạt trên địa bàn TPHCM...............33 Hình 2.2. Bản đồ phân bố các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn TPHCM..........37 Hình 2.3. Bản đồ phân bố các nguồn thải nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TPHCM ..............................................................................................................40 Hình 3.1. Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước khu vực hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai ..........................................................................................58 Hình 3.2. Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành TP.HCM....................................................................................................................60 Hình 3.3. Biểu đồ phân phối chỉ tiêu Độ đục lúc triều ròng và triều lớn..................64 Hình 3.4. Biểu đồ Boxplot chỉ tiêu Độ đục lúc triều ròng và triều lớn.....................65 Hình 3.5. Biểu đồ giá trị DO tại các trạm cấp nước năm 2013 - 2015 .....................68 Hình 3.6. Biểu đồ giá trị TSS tại các trạm cấp nước năm 2013 - 2015 ....................68 Hình 3.7. Biểu đồ giá trị COD từ năm 2013 - 2015..................................................70 Hình 3.8. Biểu đồ giá trị NH4+ từ năm 2013 - 2015.................................................71 Hình 3.9. Biểu đồ giá trị pH từ năm 2013 – 2015.....................................................71 Hình 3.10. Biểu đồ giá trị BOD5 từ năm 2013 - 2015 ..............................................72 Hình 3.11. Biểu đồ giá trị PO4 3- từ năm 2013 - 2015................................................72 Hình 3.12. Biểu đồ giá trị COD tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 – 2015.........75 Hình 3.13. Biểu đồ giá trị DO tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 – 2015 ...........75 Hình 3.14. Biểu đồ giá trị PO4 3- tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 – 2015 ........76 Hình 3.15. Biểu đồ giá trị NH4 + tại 05 kênh rạch nội thành năm 2013 - 2015.........76 Hình 3.16. Bản đồ WQI tại các điểm quan trắc trên các sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố năm 2013, 2014, 2015..............................................................................80 Hình 3.17. Bản đồ WQI tại các điểm quan trắc trên các sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố năm 2013, 2014, 2015..............................................................................81 Hình 3.18. Bản đồ WQI tại các điểm quan trắc trên các sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố năm 2013, 2014, 2015..............................................................................82
  • 20. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Các nguồn nước mặt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố: cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải thủy, tạo cảnh quan môi trường sông nước thoáng mát giữa lòng đô thị và cung cấp nhiều chức năng quan trọng khác đối với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các nguồn nước mặt trên địa bàn hàng ngày phải tiếp nhận một khối lượng lớn nước thải sinh hoạt, công nghiệp và các nguồn thải khác với nhiều mức độ ô nhiễm khác nhau. Bên cạnh đó, do TPHCM nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai nên còn chịu ảnh hưởng của sự lan truyền ô nhiễm từ phía thượng nguồn đổ xuống. Vì thế chất lượng các nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố đã bị suy giảm đáng kể và nhiều nơi đã bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến việc cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và cảnh quan môi trường thành phố (Lê Trình và Lê Quốc Hùng, 2004). Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban Nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 27 2011 QĐ-UBND ngày 14/5/2011 về ban hành Kế hoạch thực hiện. Trong thời gian qua, Thành phố đã triển khai thực hiện Chương trình và có rất nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường nước mặt nói riêng. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 - 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy các chương trình, đề án triển khai chưa đạt hiệu quả so với mục tiêu và tiến độ đề ra. Báo cáo trình bày các nguyên nhân và kết quả của một trong sáu mục tiêu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là “Giảm thiểu 80% mức độ ô nhiễm nguồn nước tại khu vực nội thành; 60% mức độ ô nhiễm khu vực ngoại thành”. Tuy nhiên việc đánh giá chỉ mang tính thống kê những công việc đã thực hiện, chưa đánh giá được một cách định lượng theo các mục tiêu đề ra.
  • 21. 2 Từ đó, để đạt được các mục tiêu theo kế hoạch đề ra cần đánh giá cụ thể nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, tình trạng chất lượng nước và sự lan truyền ô nhiễm nguồn nước trên hệ thống sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố để từ đó đề xuất các biện pháp khả thi cho Chương trình Giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020 đạt được các mục tiêu đề ra. Do đó, đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết nhằm đánh giá chính xác tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường đã đề ra, từ đó định hướng cho việc thực hiện các chỉ tiêu trong thời gian tới theo đúng hướng và hiệu quả. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Phân tích được các nguồn gây ô nhiễm và đánh giá được hiện trạng, diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp, khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt.  Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng, diễn biến chất lượng nước mặt sông Sài Gòn cũng như các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố từ năm 2013 đến năm 2015. - Xây dựng bản đồ khoanh vùng các đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm trên địa bàn TPHCM, đặc biệt là sông Sài Gòn đoạn chảy qua địa phận thành phố. - Đề xuất giải pháp khả thi để giảm thiểu ô nhiễm nước mặt tại TPHCM, đặc biệt là tuyến sông Sài Gòn, nhằm đảm bảo mục tiêu đã đề ra theo Nghị quyết của Thành ủy. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tuyến sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bến Súc đến hợp lưu sông Đồng Nai tại ngã Ba mũi Đèn Đỏ. Đoạn sông Sài Gòn thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh có chiều dài hơn 30 km, chảy qua các quận/huyện 1, 2, 4, 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.
  • 22. 3 4. Nội dung nghiên cứu:  Nội dung 1: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm chính đối với hệ thống sông, kênh, rạch ảnh hưởng đến tuyến sông Sài Gòn. - Đặc điểm phân bố các nguồn thải chính: nguồn thải sinh hoạt, nguồn thải công nghiệp tập trung, nguồn thải công nghiệp phân tán, nguồn thải nông nghiệp... - Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của các nguồn thải chính. - Đánh giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải chính.
  • 23. 4  Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt tại các sông, kênh, rạch chính trên địa bàn Thành phố. - Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước trên các tuyến sông, kênh, rạch chính trên địa bàn Thành phố. - Tình hình quan trắc chất lượng nước mặt tại các trạm trên sông Sài Gòn – Đồng Nai, kênh rạch nội thành. - Phân tích, lựa chọn phương pháp tính toán chỉ số WQI phù hợp với điều kiện thực tế tại thành phố và đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn từ năm 2013 đến năm 2015; - Xây dựng bản đồ khoanh vùng các đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm, cụ thể là toàn bộ tuyến sông Sài Gòn thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh.  Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại TPHCM - Giải pháp kiểm soát tại nguồn giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Sài Gòn đoạn cấp nước. - Giải pháp công trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài Gòn chảy qua khu vực nội thành. - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước đoạn sông Sài Gòn khu vực còn lại. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nội dung đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích và luận giải sau đây:  Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu Thống kê là phương pháp xử lý số liệu một cách định lượng. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
  • 24. 5 Luận văn tiến hành thống kê, thu thập các số liệu để tổng hợp thành các nội dung được trình bày trong các chương 1, chương 2, một phần chương 3 và một nội dung tại chương 4: - Các biện pháp quản lý tài nguyên nước; các kinh nghiệm, bài học kiểm soát, giảm thiểu nguồn nước tại các nước trên thế giới và các nghiên cứu trong nước. - Hiện trạng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…và công tác quản lý, kiểm soát nguồn thải tại khu vực nghiên cứu. - Đặc thù phân bố và hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước cũng như các công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước mặt vùng nghiên cứu. - Tình hình thu gom và xử lý nước thải công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp tập trung; tình hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt thành phố, các dự án cải tạo vệ sinh môi trường, các trạm xử lý nước thải tập trung. - Kết quả quan trắc từ năm 2013 đến 2015, cụ thể: các trạm quan trắc nước mặt trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành TPHCM;  Phương pháp điều tra, khảo sát Phương pháp khảo sát thực địa nhằm so sánh, đối chiếu; thực hiện kiểm định và khẳng định hiện trạng; thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu tại các khu vực thiếu số liệu nhằm bổ sung hoàn chỉnh các thông tin, tài liệu đã thu thập, thống kê hoàn chỉnh nội dung tại các chương 2 và chương 3: - Hiện trạng môi trường, hệ thống các kênh rạch, các điểm xả thải vào nguồn nước, tập quán sinh sống của cộng đồng dân cư ven sông… trên toàn bộ tuyến sông Sài Gòn thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận. - Làm việc với các địa phương vùng nghiên cứu về mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu. Thu thập bổ sung các tài liệu có liên quan đến phát triển KT-XH của địa phương khảo sát. - Khảo sát nghiên cứu hiện trường để thu thập bổ sung các dữ liệu về kinh tế xã hội, cộng đồng dân cư, các khu công nghiệp, điều tra hiện trạng các công trình
  • 25. 6 liên quan đến bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước hệ thống kênh rạch trên địa bàn thành phố. - Định vị bằng GPS trên bản đồ vị trí các kênh rạch ô nhiễm, các điểm xả thải vào nguồn nước để tạo lập các bản đồ chuyên đề tại chương 3.  Phương pháp phân tích số liệu: phân tích thống kê, xử lý, đánh giá số liệu - Nhập liệu, xử lý thông tin thu thập, thống kê dữ liệu và hiển thị thành dạng bảng biểu, đồ thị, bản đồ trong chương 2. - Sử dụng các phần mềm tin học như excel, SPSS để phân tích, thống kê và xử lý các giá trị ngoại lại của các kết quả đo đạc tại các vị trí quan trắc trong các năm 2013, 2014 và 2015 phục vụ cho việc tính toán chỉ số WQI tại chương 3. - Luận văn đã sử dụng các công thức toán đế tính toán lưu lượng và tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải chính trên hệ thống các kênh, rạch ảnh hưởng đến sông Sài Gòn trong chương 2.  Phương pháp đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI Tại chương 3 của Luận văn, tác giả ứng dụng phương pháp đánh giá chất lượng nước thông qua việc tính toán chỉ số WQI có khả năng mô tả tác động tổng hợp của nồng độ nhiều thành phần hóa – lý – sinh trong nguồn nước, cung cấp thông tin về chất lượng nước một cách trực quan. Đề tài dựa trên hướng dẫn của Tổng cục Môi trường tiến hành phân tích, lựa chọn phương pháp tính toán chỉ số WQI phù hợp với điều kiện thực tế của các chương trình quan trắc đã được thành phố triển khai từ năm 2013 đến năm 2015 để đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn tại: - 26 trạm quan trắc chất lượng nước mặt khu vực sông Sài Gòn. - 15 trạm quan trắc chất lượng nước mặt trên 05 tuyến kênh, rạch nội thành.  Phương pháp GIS, xây dựng bản đồ - Tác giả sử dụng GPS để chấm điểm, vạch tuyến, xác định vị trí quan trắc, các công trình...phục vụ cho việc xây dựng các bản đồ chuyên đề trình bày trong các chương 2 và chương 3 trong Luận văn này.
  • 26. 7 - Ứng dụng các tính năng của phần mềm Map Info, GIS để xây dựng các bản đồ chuyên ngành nước bằng phần mềm Mapinfo thể hiện kết quả đánh giá chất lượng nước mặt theo phương pháp WQI: bản đồ phân bố các nguồn thải chính, bản đồ hiện trạng sử dụng nước, bản đồ các vị trí quan trắc nước mặt, bản đổ chỉ số WQI và đặc biệt là bản đồ hiện trạng ô nhiễm nước mặt trên các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố ảnh hưởng đến sông Sài Gòn...thể hiện trong chương 3.  Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia Để xây dựng, hoàn chỉnh nội dung chương 4, Luận văn đã: - Tham khảo ý kiến của các cán bộ nghiên cứu và quản lý của các cơ quan khoa học, viện nghiên cứu, các Sở, Ban ngành của Tỉnh thông qua các cuộc trao đổi, hội thảo. - Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia chuyên ngành về môi trường, tin học môi trường… 6. Ý nghĩa của đề tài  Tính khoa học Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học đề đánh giá chất lượng nước thông qua phương pháp tính chỉ số WQI. Cùng với việc điều tra, thu thập để xác định chính xác các nguồn gây ô nhiễm. Ứng dụng tính năng của phần mềm Map Info, GIS lập bản đồ nghiên cứu diễn biến ô nhiễm nước mặt sông Sài Gòn qua các năm. Từ các kết quả nghiên cứu, điều tra thực tế sẽ là cơ sở để đưa ra các đề xuất giảm thiểu ô nhiễm. Ngoài ra còn tham khảo thêm các báo cáo, nghiên cứu có liên quan đến sông Sài Gòn trước đây.  Tính thực tiễn và tính mới Sau nhiều thời gian thực hiện, thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa thấy được hiệu quả mong muốn nhiều chương trình, đề án nhằm bảo vệ nguồn nước khu vực hạ lưu và các chi lưu của hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Do chưa nhận định đầy đủ, chính xác mức độ tác động trước và sau khi triển khai các giải pháp giảm thiểm nên không kịp điều chỉnh hoặc đề xuất hướng giải quyết phù hợp hơn với tình hình thực tế.
  • 27. 8 Đề tài sử dụng công cụ chỉ số WQI có khả năng mô tả tác động tổng hợp của nhiều thành phần hóa – lý – sinh trong nguồn nước thay cho phương pháp so sánh từng chỉ tiêu và so với ngưỡng giới hạn cho phép như trong các báo cáo đánh giá của đơn vị quản lý nhà nước hiện đang áp dụng. Đồng thời, với việc ứng dụng công cụ viễn thám càng tăng cường hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin về chất lượng nước một cách trực quan hơn. Vì vậy, kết quả của đề tài này sẽ là câu trả lời cho vấn đề hiệu quả của Chương trình Giảm thiểu ô nhiễm đến mức nào và đây cũng là cơ sở để giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu đề ra của Chương trình nói riêng và và vì công cuộc bảo vệ môi trường Thành phố, vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quốc gia theo hướng bền vững nói chung.
  • 28. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP VÀ CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 1.1. Quản lý tài nguyên nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước Từ những năm 60, 70 của thế kỷ 20, trước tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt ngày càng nghiêm trọng, các nước phát triển đã áp dụng các chính sách thực thi mục tiêu thiên niên kỷ. Trong đó, lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) được ưu tiên hàng đầu, vì nó có liên quan chặt chẽ tới việc bảo vệ chất lượng nước mặt, nước ngầm, tài nguyên nước các lưu vực sông, kiểm soát chất lượng nước thải, giảm nhẹ hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai và sự cố...Tập trung trước hết cho việc kiểm soát các nguồn nước thải công nghiệp và đô thị, cũng như đặc biệt chú trọng công tác quản lý, chia sẻ tài nguyên nước ở các lưu vực sông. Hệ thống quan trắc và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đã được xây dựng ở quy mô toàn cầu và từng quốc gia, song cho đến nay hiệu quả giám sát và kiểm soát các nguồn nước thải còn hạn chế (Hà Huy Khoái, 2005). Ngày nay, trên thế giới công tác quản lý tài nguyên nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đã được nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới cũng đã và đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp quản lý tài nguyên nước nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên hết sức quan trọng này. Các khái niệm về khả năng tiếp nhận, sức tải môi trường, giảm thiểu ô nhiễm,…phát triển nhanh chóng, là cách tiếp nhận mới giúp chủ động giải quyết hài hòa các vấn đề môi trường và phát triển kinh tế xã hội khu vực. Các nghiên cứu liên quan có thể kể đến như sau: 1.1.1. Các nghiên cứu và giải pháp quản lý nguồn nước trên thế giới 1.1.1.1. Bảo vệ chất lượng nước và quản lý nguồn thải thông qua việc xử lý nước thải, tái sử dụng nguồn nước ở Mỹ Tại Michigan (Mỹ), bảo vệ nguồn nước đồng thời với phát triển tăng trưởng kinh tế và quy hoạch sử dụng đất; không ưu đãi cho các hoạt động gần khu vực bảo tồn thiên nhiên, các khu vực cần bảo vệ vùng đầu nguồn; quản lý tài nguyên nước thích hợp với phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và tài nguyên thiên nhiên; cải
  • 29. 10 thiện kỹ thuật quản lý và các tiêu chuẩn nguồn thải, nguồn tiếp nhận; nâng cao ý thức người dân. Bang California đã tiến hành một giải pháp vừa để giải quyết nạn khan hiếm nước uống vừa tạo điểm thư giãn, nâng cao chất lượng đời sống của cư dân địa phương: xây dựng nhà máy nước tái sinh từ nước thải sinh hoạt và công nghiệp, sau đó sử dụng nước này để tạo nên cảnh quan thiên nhiên ở 3 hồ nằm trong thung lũng San Fernando (Hồ Vườn Nhật Bản, Hồ Sinh Vật Hoang Dã và Hồ Balboa). Việc sử dụng nước tái sinh sẽ giúp tiết kiệm được lượng nước sạch khác để uống. Los Angeles là một thành phố đang tiếp tục được mở rộng, cho nên nhu cầu về nước cũng càng ngày càng tăng lên. Việc tái sử dụng nước sẽ đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng nước khi dân số gia tăng, thỏa mãn nhu cầu sử dụng nước ở hiện tại nhưng vẫn giữ được nguồn nước cho tương lai. Ngoài ra Mỹ còn áp dụng những giải pháp công nghệ xử lý nước thải phân tán có công suất dưới 1000 m3 /ngày, một số trường hợp có thể lớn hơn. Bao gồm việc thu gom, xử lý, xả hay tái sử dụng nước thải cho các hộ gia đình riêng lẻ (giải pháp tại chỗ) hoặc khu dân cư (giải pháp phân tán theo cụm). Bể tự hoại và bãi lọc ngầm là mô hình xử lý nước thải phân tán phổ biến ở Mỹ (Đặng Mộng Lân, 2001). 1.1.1.2. Giải pháp điển hình về quản lý lưu vực sông tại Cộng hoà Pháp Cộng hoà Pháp là quốc gia có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước. Năm 1964, Cộng hoà Pháp đã ban hành Luật tài nguyên nước, bổ sung và điều chỉnh vào năm 1983, 1992 và cuối cùng là 2006. Hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên nước của Cộng hoà Pháp ngày càng được hoàn thiện và đi vào chiều sâu theo hướng tăng cường quản lý số lượng và chất lượng trên toàn lãnh thổ (Đặng Mộng Lân, 2001). Luật Tài nguyên nước năm 1964 đã đưa ra mô hình quản lý tài nguyên nước theo 3 cấp: Trung ương, cấp vùng và cấp địa phương. Chính phủ Pháp còn áp dụng chính sách tài chính trong việc quản lý nước, theo nguyên tắc “người sử dụng nước và người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả tiền”. Theo đó giá nước cung cấp đã được tính cả kinh phí để xử lý ô nhiễm sau khi thải ra và sử dụng số kinh phí này để chi phí cho việc quản lý, xử lý ô nhiễm nước, hỗ trợ các địa phương xây dựng các công trình công cộng về tài nguyên nước.
  • 30. 11 1.1.1.3. Chính sách quản lý hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước tại Úc Do hạn chế về nguồn cấp nước nên chính phủ Úc đưa ra các chương trình sử dụng nước tiết kiệm nhưng hiệu quả. Tùy theo từng thời điểm mà chính phủ đưa ra các mức độ hạn chế sử dụng nước khá chi li, như chia thời gian cố định trong ngày để tưới cây, bơm nước, không dùng nước máy để rửa xe, gắn vòi hoa sen tiết kiệm nước, thiết kế bồn cầu có nút tiết kiệm nước, gia đình nào dùng hơn 800 lít nước/ngày phải nộp giấy thẩm định nước để cơ quan cấp nước kiểm tra và tìm cách giúp hộ đó tiết kiệm nước… Ngoài ra Chính phủ còn định giá nước cho các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều nước như nông nghiệp, công nghiệp…Giá nước được định tùy theo trữ lượng nguồn nước và những chi phí quản lý khác, nên không cố định mà tùy theo từng thời điểm. Việc định giá này là một biện pháp để quản lý và sử dụng nước một cách hiệu quả và tiết kiệm. Đây là mô hình có thể áp dụng cho nhiều nước khác (Đặng Mộng Lân, 2001). Do khan hiếm nước, người Úc sử dụng nước rất hạn chế, việc nhắc nhở dùng nước tiết kiệm thường xuyên gặp nhiều nơi công cộng và các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình. Chính phủ Úc không chỉ tuyên truyền đơn thuần mà còn đưa ra các chương trình và kế hoạch cụ thể, hướng dẫn người dân thực hiện tiết kiệm nước một cách hiệu quả và thiết thực. Không chỉ người dân mà cả công sở chính quyền cũng phải làm gương tiết kiệm nước. Trụ sở Quốc hội Úc lên kế hoạch giảm 1 3 lượng nước dùng mỗi ngày, thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm nước như tắt vòi phun nước, thay đổi vòi sen phòng tắm…để giảm lượng nước sử dụng. 1.1.1.4. Chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường của Nhật Bản Trong thập niên 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh, các ngành nghề sản xuất công nghiệp đã làm cho Nhật Bản phải chịu những áp lực lớn từ các vấn đề môi trường: ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, không khí...ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển của đất nước. Nguyên nhân chủ yếu là do Chính phủ Nhật Bản coi trọng sự phát triển kinh tế hơn là đảm bảo sức khỏe người dân và môi trường sống trong lành. Do đó, Chính phủ Nhật Bản đã phải tiến hành các giải pháp để cải thiện hệ thống pháp luật và thiết lập cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, nhằm giải
  • 31. 12 quyết cùng lúc 3 vấn đề: Giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường; Giảm được chi phí kiểm soát ô nhiễm và chi phí về sức khỏe của cộng đồng; Giảm giá thành sản xuất và giảm chi phí năng lượng (đây là tư duy mới về quản lý sản xuất, nghĩa là "không phải chỉ lo xử lý chất thải ở công đoạn cuối của sản phẩm, mà phải tính toán ngay từ đầu làm sao để sản xuất hợp lý nhất, phát thải ít nhất") (Đặng Mộng Lân, 2001).  Giải pháp thiết lập khung pháp lý và cơ quan quản lý môi trường: Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phát thải chất thải, trong đó có các tiêu chuẩn liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm nước. Luật kiểm soát ô nhiễm nước của Nhật Bản tập trung vào 3 vấn đề: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước; Tiêu chuẩn và quy định phát thải; Kiểm soát tổng lượng chất ô nhiễm. Các tiêu chuẩn này có thể xem là một mục tiêu quản lý nhà nước và được áp dụng đồng bộ cho tất cả mọi nguồn nước công cộng.  Các biện pháp cải thiện chất lượng nước có thể được phân thành 2 loại: giảm lượng phát thải ô nhiễm - biện pháp nguồn phát thải (xử lý nước thải để giảm tải ô nhiễm và giảm lượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu chứa tải ô nhiễm...) và biện pháp lọc trực tiếp (nạo vét - trực tiếp loại bỏ tải ô nhiễm tích tụ ở đáy, sử dụng đất lầy và bãi triều, sục khí, bơm nước vào để lọc nhằm mục đích pha loãng). Để đảm bảo các biện pháp cải thiện chất lượng nước được hiệu quả, cần thiết xác định được nguồn phát sinh ô nhiễm. Các nguồn phát sinh ô nhiễm được phân loại tùy theo việc có xác định được địa điểm phát sinh hay không. Việc thực hiện các biện pháp nguồn phát thải sẽ phát sinh ra các loại chi phí như phí lắp đặt, phí vận hành cơ sở xử lý nước thải. Do đó, nếu chỉ dựa vào ý thức tự giác, chủ động thực hiện của các nguồn gây ô nhiễm thì có thể sẽ không thực hiện được đầy đủ những biện pháp cần thiết. Vì vậy, cần phải có các giải pháp mang tính tổng thể như chính sách, pháp luật và các biện pháp của các cơ quan quản lý.  Đồng thời, thông qua hàng nghìn tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường tại Nhật, hàng trăm tờ báo chuyên về môi trường nói chung, về bảo vệ nguồn nước nói riêng. Khắp nơi đâu đâu cũng có các thông điệp về BVMT, tràn ngập trên các dãy phố, trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, tác động vào nhận
  • 32. 13 thức của mọi tầng lớp nhân dân Nhật Bản về tình yêu đối với môi trường và cuộc sống, vì một màu xanh cho thế hệ mai sau (Đặng Mộng Lân, 2001). 1.1.1.5. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường tại Singapore Singapore là một quốc đảo nhỏ ở khu vực Đông Nam Á với 100% dân số được hưởng nước sạch. Với chính sách và luật pháp môi trường tiến bộ cộng với nguồn kinh phí cho các hoạt động môi trường chiếm khoảng 1,2 % GDP cùng với một khung pháp luật nghiêm ngặt làm Singapore trở thành một nước xanh sạch đẹp.  Một chiến lược quản lý môi trường hợp lý: Chiến lược BVMT đô thị của Singapore gồm 4 thành phần: Phòng ngừa; Cưỡng bách - kiểm tra nghiêm ngặt các phương tiện thu gom và xử lý chất thải, nước thải; Kiểm soát - thường xuyên môi trường nước trong đất liền và nước biển một cách đầy đủ và có hiệu quả; Giáo dục.  Chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở môi trường: Quản lý hệ thống thoát nước. Đó là việc cung cấp hệ thống thoát nước toàn diện để thu gom, XLNT sinh hoạt, nước thải sản xuất. Nước thải công nghiệp đều được xử lý và đạt tiêu chuẩn quy định trước khi đưa vào mạng đường ống chung. Nước chảy từ các nhà máy XLNT đều đưa ra biển hoặc các cửa sông. Nước này phải đạt tiêu chuẩn cho phép mới có thể xả với nước trong nội địa.  Ban hành luật lệ và giáo dục nghiêm ngặt. Singapore đã chọn con đường tổng hợp để kiểm soát mọi sự phát triển về kế hoạch sử dụng đất đai, các giai đoạn kiểm tra, mở rộng và xây dựng mới nhằm giảm thiểu những tác động gây ô nhiễm môi trường đô thị (Đặng Mộng Lân, 2001). Ưu điểm về các hệ thống thoát nước và thu gom, xử lý chất thải tại đây đã loại trừ và giảm thiểu được nguy cơ ô nhiễm nước và đất đai. Tất cả những biện pháp nêu trên làm cho quốc đảo này có một môi trường trong sạch. Đây là một trong những bài học quý giá, cần nghiên cứu và học tập. Nhận xét: - Để có thể quản lý tổng hợp nguồn nước một cách hiệu quả và hợp lý từ các giải pháp quản lý tài nguyên nước của các nước trên thế giới cho thấy cần có sự tổ chức thực hiện một cách đồng bộ về các mặt: pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, điều tra thống kê và đặc biệt phải nâng cao nhận thức cộng đồng và doanh nghiệp.
  • 33. 14 - Bên cạnh đó, để có thể tìm biện pháp khắc phục tình trạng này đối với nguồn nước trên thế giới, cần phải có những biện pháp kết hợp và yếu tố con người trong đó. Trước tiên phải xác định nguồn gây ô nhiễm nguồn nước và đánh giá mức độ ô nhiễm; tiếp đó phải kiểm soát và ngăn ngừa tác động qua lại giữa cả ba nguồn không khí, đất và nước. - Kinh nghiệm cho thấy biện pháp tái sử dụng nguồn nước thải giúp mang lại những kết quả cho việc sử dụng nước. Ngoài ra còn có những cách thức giúp giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm theo nguyên tắc "Tác nhân gây ô nhiễm phải giải quyết hậu quả cho việc làm đó", buộc những cơ sở, cá nhân bị xác định là nguồn ô nhiễm phải chi trả cho hoạt động giảm thiểu ô nhiễm. Cách làm này buộc nguồn gây ô nhiễm gánh chịu chi phí xử lý từ đó khiến họ phải nghĩ đến các sáng kiến giải quyết nguồn ô nhiễm họ gây nên. - Một nguyên tắc tiếp theo nữa là "công khai danh tính" nguồn gây ô nhiễm. 1.1.2. Các nghiên cứu quản lý nguồn nước tại Việt Nam 1.1.2.1. Các tỉnh thành tại Việt Nam Để phục vụ cho việc quản lý tài nguyên nước thống nhất trên cả nước, những năm gần đây, Chính phủ không ngừng ban hành, bổ sung các văn bản pháp luật về Tài nguyên nước. Chính phủ đã ban hành Luật tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường và các Thông tư, Nghị định có liên quan để quản lý và bảo vệ nguồn nước. Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012, Nghị định 201 2013 NĐ-CP ngày 27 11 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước cũng đã đưa ra việc lập Ban Quản lý lưu vực sông để thống nhất việc quản lý sông giữa các địa phương tuy nhiên còn hạn chế trong việc phối hợp và cách thức thực hiện. Ngoài ra Bộ xây dựng cũng đã đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn nguồn nước cho hệ thống cấp nước cho mục đích sinh hoạt TCXD 233 – 1999 và TCXD 33:2006 (Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) quy định khoảng cách an toàn đối với nguồn cấp nước và cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn về nước như
  • 34. 15 QCVN 08-MT:2015 (Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt), QCVN 40:2011 (Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp) … Về mặt nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thời gian qua nhà nước ta luôn quan tâm đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu giải pháp về kỹ thuật và quản lý nguồn nước mặt của nhiều sông, lưu vực trên tất cả các vùng miền cả nước như: Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra quyết định phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020” và đang được xúc tiến thực hiện ở 12 tỉnh, thành. Trong đó có các nội dung chính như sau: - Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai phải được giải quyết tổng thể, thống nhất trên toàn lưu vực với sự kết hợp hài hòa theo địa giới hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên lưu vực; đi đôi với việc gìn giữ chất lượng, trữ lượng nguồn nước và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Thủ tướng Chính phủ, 2007). - Lấy phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và ngăn chặn suy thoái môi trường là chính; kết hợp xử lý, khắc phục từng bước các điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên toàn lưu vực, đặc biệt là những nguồn nước được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (Thủ tướng Chính phủ, 2001). - Từ 2006, TS. Tô Trung Nghĩa, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông Hồng” góp phần giải quyết vấn đề trên (http://rrbo.org.vn). - Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn nước thải của một số ngành công nghiệp dựa trên đánh giá độc tính, 2005. Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM. - Xây dựng mô hình GIS cho giám sát tự động chất lượng và mực nước của vùng lũ đồng bằng sông Mê Kông, Bộ Khoa học Công nghệ. - Đề tài “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai”, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Đỗ Tiến Lanh - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình trên dòng chính và giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương”. Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nguyễn
  • 35. 16 Quang Trung - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đề tài sử dụng 4 mô hình NAM, MIKE BASIN, MIKE 11 và MIKE 21 để đánh giá các tác động của các công trình trên sông Hương đến vùng hạ lưu đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt (http://kc08.vpct.gov.vn). - Năm 2004, dự án hợp tác quốc tế xây dựng chương trình “Quản lý tổng hợp lưu vực sông Hương” có thể được xem là một trong những dự án có tầm chiến lược nhất trong việc gìn giữ và bảo vệ sông Hương (http://www.capnuochue.com.vn). 1.1.2.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh Từ nhiều năm trở lại đây có rất nhiều dự án và đề tài nghiên cứu đề cập đến sông Sài Gòn trên địa bàn thành phố về nhiều vấn đề môi trường theo các hướng tiếp cận khác nhau, điều đó một lần nữa góp phần khẳng định tầm quan trọng của con sông này. Một số nghiên cứu và đề tài có liên quan có thể kế đến - Đề tài “Quy hoạch môi trường TPHCM” do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm. Theo đó, phân vùng môi trường hay phân vùng sinh thái – kinh tế, nghĩa là kết hợp các yếu tố về sinh thái và khả năng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong cùng một không gian. Mỗi vùng môi trường có tiềm lực về tài nguyên và năng lực môi trường khác nhau nên có tiềm năng đối với một số hướng phát triển kinh tế, cũng như đòi hỏi các yêu cầu riêng biệt trong quản lý, khai thác và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái (Lâm Minh Triết, 2004). - Đề tài “Nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày phục vụ xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn” của Sở Khoa học và Công nghệ do TS. Nguyễn Kỳ Phùng và PGS.TS Nguyễn Phước Dân và nhóm nghiên cứu cùng thực hiện vào năm 2009 đã tập trung đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Sài Gòn, tính toán và dự báo tải lượng, lưu lượng thải vào sông, xây dựng mô hình tính toán và dự báo chất lượng nước, xây dựng mô hình tổng hợp xác định tải lượng tối đa cho phép thải ra sông. - Đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng và đánh giá khả năng sử dụng sử dụng nguồn nước sông, kênh rạch trên địa bàn TPHCM” của PGS.TS Lê Trình - Phân viện Công nghệ mới và Bảo vệ môi trường. Được cải tiến từ mô hình của Hoa Kỳ và Ấn Độ, trong tài liệu của GS.TS Lê Trình
  • 36. 17 có đề cập đến mô hình áp dụng cho sông Sài Gòn – Đồng Nai với 6 thông số phù hợp với đặc điểm chất lượng nước cho trường hợp đánh giá ô nhiễm sông rạch thành phố. - Báo cáo tổng hợp đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể và khả thi bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn nước cấp cho thành phố, 2008” do GS.TS. Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài với mục tiêu: làm rõ hiện trạng và diễn biến ô nhiễm sông Sài Gòn với các chỉ tiêu đặc trưng ảnh hưởng đến nhà máy nước Tân Hiệp; xác định nguyên nhân gây ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng và để xuất các giải pháp phục vụ an toàn mục đích cấp nước. - Báo cáo của một nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Môi Trường - Trường đại học Bách Khoa và Khoa Kỹ thuật đô thị - Trường Đại học Tokyo “Đánh giá ô nhiễm đặc thù trên sông Sài Gòn và đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng nước hiệu quả”. Báo cáo cho thấy diễn biến chất lượng nước ngày càng có xu hướng xấu đi với các chỉ tiêu Mn, Coliform tăng cao; đề tài đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình trên. - Báo cáo “Tầm quan trọng của sông Sài Gòn trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của các tỉnh trên lưu vực sông” của GS.TS Lâm Minh Triết – Viện Nước và Công nghệ Môi trường và báo cáo “Các giải pháp cấp bách bảo vệ chất lượng nước sông Sài Gòn” do Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM thực hiện vào năm 2008 đã đánh giá chi tiết chất lượng nước sông Sài Gòn, xác định nguồn gây ô nhiễm và các giải pháp phục vụ công tác quản lý. Nhận xét: Qua các đề tài, tài liệu nghiên cứu trong nước về vấn đề bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn cho thấy các nghiên cứu đề cập chủ yếu đến tình trạng suy thoái chất lượng nước, các nguồn gây ô nhiễm sông Sài Gòn, xây dựng các mô hình tính toán tổng tải lượng của sông, qua đó đề xuất các giải pháp quản lý trong ngắn hạn và dài hạn. 1.2. Hệ thống thông tin địa lý GIS, bản đồ chuyên đề, phần mềm MapInfo 1.2.1. Hệ thống thông tin địa lý GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) là một hệ thống với sự trợ giúp của máy tính phục vụ cho mục đích thu thập, xử lý, phân tích, lưu
  • 37. 18 trữ và hiển thị các loại dữ liệu mang tính chất không gian cũng như phi không gian (như vị trí, hình dạng, các mối quan hệ về không gian như kề nhau, gần nhau, nối với nhau .v.v). GIS được ứng dụng vẽ bản đồ, xây dựng mô hình dự báo, nghiên cứu quản lý tổng hợp một hoặc nghiều đối tượng,… 1.2.2. Bản đồ chuyên đề Bản đồ chuyên đề là bản đồ được thiết kế nhằm trình bày các thực thể hay các khái niệm cụ thể, thường được dùng khi muốn nhấn mạnh một hay nhiều chủ đề nào đó. Tùy theo nội dung bản đồ chuyên đề thường được dùng trong việc: tìm phương hướng, hoa tiêu; qui hoạch; dự đoán sự phát triển; khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý; phân tích khoa học và so sánh; giáo dục, v.v... Bản đồ chuyên đề thể hiện rất chi tiết một mặt, một bộ phận của đối tượng hiện tượng. Nội dung của bản đồ liên quan đến mục tiêu sử dụng của nó. Nguyên tắc thành lập bản đồ chuyên đề: Mục đích bản đồ phải được xác định rõ ràng; Chính xác và hiện đại; Các đối tượng phải được phân loại một cách khoa học, đúng đắn và thống nhất. Nhất quán về phương pháp biểu hiện; Chính xác về mặt địa lý. 1.2.3. Phần mềm MapInfo MapInfo là phần mềm công cụ để xây dựng bản đồ trên máy tính kèm với các chức năng phân tích địa lý. Đây là công cụ hoàn hảo để vẽ bản đồ trên máy tính, cho phép chúng ta thực hiện các phân tích địa lý phức tạp như phân chia khu vực, liên kết dữ liệu từ xa, việc kéo thả hoặc loại bỏ các đối tượng bản đồ trong ứng dụng và cho phép tạo bản đồ dựa theo bản đồ. MapInfo được xây dựng chủ yếu để xử lý các số liệu bản đồ có sẵn, các số liệu thuộc tính của bản đồ. MapInfo có khả năng kết nối với các phần mềm khác thông qua việc hỗ trợ việc mở lưu file với phần mở rộng đa dạng cùng với công cụ chuyển đổi giữa các định dạng file linh hoạt.  Các bước thành lập bản đồ chuyên đề trong MapInfo a. Lập kế hoạch biên tập bản đồ: bao gồm chọn đề tài; mục đích của đề tài; dự kiến nội dung, phương pháp; phạm vi lãnh thổ biểu diễn
  • 38. 19 b. Xây dựng cơ sở dữ liệu: gồm các bước như thu thập dữ liệu không gian (bản đồ, ảnh hàng không,…); thu thập dữ liệu thuộc tính (dữ liệu thống kê, tài liệu, báo cáo,…); lựa chọn lưới chiếu và cơ sở toán học; nhập dữ liệu; liên kết dữ liệu và kiểm tra; phân tích và xử lý. - Trong nhập dữ liệu, cần nhập dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính  Nhập dữ liệu không gian: lựa chọn cách vào số liệu cho phù hợp với nguồn dữ liệu với 3 cách (số hóa, quét ảnh, vector hóa)  Nhập dữ liệu thuộc tính: có nhiều công cụ vào dữ liệu khác nhau, nhưng phải xác định được loại nào thuận tiện để bước liên kết dữ liệu không gặp khó khăn, tốn thời gian và kinh phí - Trong phân tích và xử lý: cần  Xác định nội dung cần phân tích và đưa lên bản đồ  Xác định phương pháp thể hiện nội dung trên bản đồ, xác định các bậc phân khoảng, các giá trị trọng số của ký hiệu  Biên vẽ các đối tượng nội dung của bản đồ theo các phương pháp và ký hiệu đã xác định  Kiểm tra biên tập và chỉnh lý, sửa lỗi và trình bày kết quả bản đồ, in ấn MapInfo cho phép người dùng có thể can thiệp khá sâu vào quá trình thành lập bản đồ cũng như đặt lại kiểu hiển thị các yếu tố nội dung trên bản đồ chuyên đề. Với phương pháp đồ giải người dùng có thể định lại số lượng bậc trên bản đồ (2,4,6,8...bậc), có thể lựa chọn các kiểu biểu đồ khác nhau khi dùng phương pháp biểu đồ, đặt lại màu sắc hiển thị yếu tố nội dung sau khi tạo bản đồ cho phù hợp với quy phạm thành lập bản đồ... 1.3. Các phương pháp đánh giá bằng chỉ số chất lượng nước WQI (Water Quality Index) Chỉ số chất lượng nước WQI là biểu thức số học để diễn tả chất lượng của nguồn nước một cách dễ hiểu cho các nhà quản lý. Chỉ số chất lượng nước trong công tác đánh giá là một phương tiện có khả năng tập hợp một lượng lớn các số liệu, thông tin về chất lượng nước, đơn giản hóa các số liệu chất lượng nước, với mục đích cung cấp thông tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng cho các cơ quan quản lý
  • 39. 20 tài nguyên nước, môi trường và công chúng nói chung. WQI được đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1965–1970 và phát triểu thành nhiều biểu thức khác nhau đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Có nhiều hệ thống thông số chất lượng nước khác nhau đã được phát triển trên thế giới tuỳ thuộc vào các quốc gia và khu vực thiết lập. 1.3.1. Các mô hình WQI được áp dụng trên thế giới 1.3.1.1. WQI-CCME (Canadian Council of Ministers of the Environment) WQI-CCME được xây dựng dựa trên rất nhiều số liệu khác nhau sử dụng một quy trình thống kê với tối thiểu 4 thông số và 3 hệ số chính (F1-phạm vi, F2-tần suất và 3-biên độ của các kết quả không đáp ứng được các mục tiêu chất lượng nước-giới hạn chuẩn). WQI-CCME là một công thức định lượng, dễ sử dụng. F1: tỷ lệ phần trăm giữa số thông số không đạt tiêu chuẩn và tổng số thông số đang xét. F1 = x 100 F2: tần suất không đạt tiêu chuẩn, tức là tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn với tổng số mẫu (xét tất cả các thông số) F2 = x 100 F3: mức độ không đạt tiêu chuẩn (biên độ); F3 được tính theo 3 bước: - Tính độ lệch ei – là mức độ vượt tiêu chuẩn của từng mẫu không đạt 1   chuaån Tieâu maãu trò Giaù ei Nếu tiêu chuẩn của thông số i là ngưỡng trên 1   maãu trò Giaù chuaån Tieâu ei Nếu tiêu chuẩn của thông số i là ngưỡng dưới - Chuẩn hóa tổng độ lệch qua công thức: mau so Tong 1    n i i e nse - Sau đó, F3 được tính bằng công thức:         01 , 0 01 , 0 3 nse nse F Cuối cùng chỉ số chất lượng nước được tính qua công thức Số thông số không đạt Tổng số thông số Số mẫu không đạt Tổng số mẫu
  • 40. 21 732 , 1 100 2 3 2 2 2 1 F F F WQI CCME     (Công thức 1.1) Dựa vào đó ta có thể phân loại chất lượng nước như sau: Bảng 0.1. Các khoảng đánh giá chất lượng nước theo CCME Ký hiệu WQI Đánh giá Ghi ch Xanh dương 95 – 100 Rất tốt Chất lượng được bảo vệ và không có mối đe dọa hoặc làm suy giảm nào thực sự, điều kiện rất gần với tự nhiên hoặc ban đầu. Những thông số này có thể đánh giá tốt trong hầu như mọi thời điểm giám sát. Lục 80 – 94 Tốt Chất lượng được bảo vệ và có rất ít mối đe dọa hoặc làm suy giảm, điều kiện hiếm khi khác biệt với tự nhiên hoặc ban đầu. Vàng 65 – 79 Khá Chất lượng nước thường được bảo vệ và đôi khi gặp các mối đe dọa hoặc bị suy giảm; điều kiện đôi khi khác với tự nhiên hoặc ban đầu. Cam 45 – 64 Trung bình Chất lượng thường xuyên bị đe dọa hoặc suy giảm; điều kiện khác với tự nhiên hoặc ban đầu. Nâu 0 – 44 Xấu Chất lượng nước gần như luôn luôn bị đe dọa hoặc suy giảm; điều kiện hầu như khác rất nhiều với tự nhiên hoặc ban đầu. 1.3.1.2. WQI-NSF (National Sanitation Foundation) WQI – NSF là một trong các bộ chỉ số chất lượng nước được dùng phổ biến nhất. WQI-NS được xây dựng bằng phương pháp Delphi của tập đoàn Rand, thu nhận và tổng hợp ý kiến của một số đông các chuyên gia khắp nước Mỹ để lựa chọn các thông số chất lượng nước quyết định. Sau đó xác lập phần trọng lượng đóng góp của từng thông số (vai trò thông số - wi) và tiến hành xây dựng các đồ thị chuyển đổi từ các giá trị đo được của thông số sang chỉ số phụ (qi). Các ứng dụng của WQI-NSF rất phổ biến trong các nghiên cứu chất lượng nước mặt ở các lưu vực sông, bao gồm đánh giá chất lượng, đánh giá phối hợp với phương pháp khác như đánh giá mờ hay GIS, hoặc ứng dụng xây dựng hệ thống chỉ thị chất lượng mới và so sánh. Công thức chung của WQI-NSF như sau: 1 i n w i i WQI q    (Công thức 1.2) Trong đó: qi: chỉ số phụ của thông số i, có giá trị trong khoảng 0-100 và được xác định
  • 41. 22 từ hàm chỉ số phụ của thông số wi: trọng lượng đóng góp của thông số i, nhận giá trị trong khoảng 0 – 1 (tổng của các wi bằng 1) n: số thông số được chọn để tính WQI; trong hệ thống NSF-WQI, n=9 Các thông số lựa chọn và trọng số tương ứng trong phương pháp tính như sau: Bảng 0.2. Các thông số và trọng số tương ứng phương pháp WQI-NFS Thông số DO FC pH BOD5 NO3 - PO4 3- T0 Độ đục TDS Trọng số 0,17 0,15 0,12 0,1 0,1 0,1 0,1 0,08 0,08 WQI-NS được xây dựng rất khoa học dựa trên ý kiến số đông các nhà khoa học về chất lượng nước, có tính đến vai trò (trọng số) của các thông số tham gia trong WQI và so sánh các kết quả với giá trị qua giản đồ tính chỉ số phụ (qi). Tuy nhiên các giá trị trọng số (wi) hoặc giản đồ tính chỉ số phụ (qi) trong WQI-NSF chỉ thích hợp với điều kiện chất lượng nước của Mỹ. 1.3.1.3. Chỉ số chất lượng nước chung (UWQI-Universal Water Quality Index) Được áp dụng phổ biến tại một số quốc gia Châu Âu, chỉ số chất lượng nước chung được xây dựng và áp dụng với mục đích đưa ra một phương pháp đơn giản trong việc đánh giá chất lượng nước mặt cho mục đích cấp nước. Chỉ số này còn được ứng dụng vào việc đặc tính hoá toàn bộ hệ sinh thái khu vực (Boyacioglu 2006; Ionus 2010). Công thức chung của UWQI bao gồm: 1 n i i i UWQI w I    (Công thức 1.3) Với: Wi là trọng số của thông số i ; Ii là chỉ số phụ của thông số i; n là số thông số Cách phân loại: sau khi tính toán giá trị chỉ số chất lượng nước (UWQI), người ta chia chất lượng nước ra thành 5 loại: Từ 95 đến 100 là rất tốt; từ 75 đến 94 là tốt; từ 50 đến 74 là trung bình; từ 25 đến 49 là ô nhiễm; từ 0 đến 24 là rất ô nhiễm. 1.3.1.4. Chỉ số chất lượng nước của Bhargava (Ấn Độ) Bhargava năm 1983 đã đề xuất xây dựng một hệ thống các chỉ số chất lượng nước, thoả mãn các yêu cầu:
  • 42. 23 - Có khả năng đáp ứng nhanh chóng những thay đổi của giá trị các biến số - Trọng số của các biến (đại diện cho sự liên hệ của biến đối với từng mục đích sử dụng khác nhau) phải có liên hệ với WQI - Nó phải cho giá trị thấp (có thể bằng 0) khi một biến đơn đạt giá trị mà chất lượng nước xem là không phù hợp - Nó có thể duy trì trạng thái khi một biến đạt một giá trị vượt ngưỡng mà không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng nước - Sự khác biệt trong chuỗi chỉ thị có thể phản ánh được sự khác biệt về mức độ quan trọng của một biến tuỳ theo mục đích sử dụng Theo mô hình Bhargava 1983, WQI cho mỗi mục đích sử dụng nước (nước sinh hoạt, công nghệp, nông nghiệp…) được tính toán theo công thức 1.4 và WQI tổng quát được tính theo công thức 1.5: 100 * 1 1 1 n n i F WQI          (Công thức 1.4) k WQI WQI k i    1 1 (Công thức 1.5) Fi: Giá trị hàm nhạy của thông số I, nhận giá trị khoảng 0,01 đến trên dưới 1 và được xác định từ đồ thị hàm nhạy đối với thông số i. Xét dựa vào các Tiêu chuẩn quốc gia (quốc tế) quy định về chất lượng nước cho mỗi mục đích sử dụng riêng. n : thông số chất lượng nước lựa chọn (khoảng từ 3 đến 6 loại thông số). Trong đó WQI1 là WQI của các mục đích sử dụng nước khác nhau, k là số mục đích sử dụng nước. Các thông số chất lượng nước lựa chọn cho các mục đích riêng và cách phân loại chất lượng nước theo mô hình Bhargava như sau: Bảng 0.3. Các thông số chất lượng nước lựa chọn theo Bhargava STT Mục đích sử dụng riêng Các thông số lựa chọn n 1 Tiếp xúc trực tiếp Độ đục, amoni, TC, BOD5, DO 5 2 Cấp nước sinh hoạt Độ đục, BOD5, TC, DO, Cl- 5 3 Nông nghiệp Cl- , TDS, Bo, SAR 4 4 Công nghiệp Độ đục, TDS, độ cứng 3 5 Bảo vệ đời sống thủy sinh nước ngọt và tiếp xúc gián tiếp T0, DO, Cl- , BOD5 4
  • 43. 24 Kết quả phân loại chất lượng nước theo WQI tổng quát như sau: 90 -100: Rất tốt; 65 – 89: Tốt; 35 – 64: Trung bình; 11 – 34: Ô nhiễm; 0 – 10: Rất ô nhiễm 1.3.1.5. Chỉ số chất lượng nước Malaysia Từ năm 1983 Malaysia đã xây dựng một hệ thống chỉ số chất lượng nước, bao gồm 6 thông số: DO, BOD5, COD, SS, NH3-N, và pH để đánh giá sức khoẻ của các con sông. Công thức đánh giá tổng quát như sau: WQI = 0,22(SI-DO)+0,19(SI-BOD)+0,16(SI-COD) +0,16(SI-SS)+0,15(SI-NH3-N) +0,12(SI-pH) (Công thức 1.6) Trong đó: SI - trọng số phụ của các chỉ số chính, được xác định theo những công thức chuyên biệt. Kết quả phân loại căn cứ vào WQI tổng quát như sau: 81-100: Sạch; 60-80: Ô nhiễm ít; 0-59: Ô nhiễm 1.3.2. Mô hình WQI Việt Nam Phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) đã được ứng dụng nhiều trong công tác quản lý sử dụng nước. Các công trình nghiên cứu xây dựng WQI đặc trưng riêng cho Việt Nam cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, tập trung vào các lưu vực sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai. Các nghiên cứu về WQI nổi bật tại Việt Nam có thể kể đến nghiên cứu của TS. Tôn Thất Lãng. 1.3.2.1. Chỉ số chất lượng nước WQI theo nghiên cứu của PGS.TS Lê Trình Chỉ số này do PGS.TS. Lê Trình đề xuất dựa theo 2 mô hình WQI cơ bản của Mỹ và Ấn Độ áp dụng cho các sông tại TPHCM trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng Tp. Hồ Chí Minh”. Theo đó, nghiên cứu đề xuất 2 mô hình tính toán chỉ số chất lượng nước HCM –WQI và WQIB – HCM. Cụ thể như sau:  Mô hình HCM-WQI: cải tiến dựa theo mô hình NFS-WQI của Hoa Kỳ, lựa chọn các thông số điển hình và dựa vào thứ tự ưu tiên tính điểm xếp hạng (mi), trọng số đóng góp trung gian (wi’), trọng số đóng góp chính (wi), xây dựng đồ thị tương quan giữa các thông số và lựa chọn chỉ số phụ (qi) của từng thông số.
  • 44. 25 Bảng 0.4. Các trọng số ( i của các thông số lựa chọn tương ứng Thông số DO BOD5 Độ đục TN COD pH Coliform TP SS Dầu mỡ Trọng số 0,19 0,14 0,12 0,11 0,09 0,08 0,08 0,08 0,07 0,04 Bảng 0.5. Phương trình xác định chỉ số phụ (qi đối với các thông số lựa chọn DO (y) y = - 0,7061 x2 + 17,179 x + 3,7855 BOD5 (y) y = 0,0068 x2  2,1089 x + 100,34 Độ đục (y) y = 105,73 e- 0,0168 x Tổng N (y) y = 0,1213 x2  8,318 x + 99,233 COD (y) y = 0,0039 x2  1,157 x + 94,011 pH (y) y = 0,416 x4  11,609 x3 + 110,15 x2  409,46 x + 539,31 Tổng coliform (y) y =  8,899 Ln(x) + 132, 04 Tổng P (y) y =  14,443 Ln(x) + 33,146 SS (y) y = 0,0011 x2  0,6468 x + 101,36 Dầu mỡ (y) y =  19,082 Ln(x) + 3,9124  Mô hình WQIB – HCM: chọn lọc các thông số: pH, DO, SS, EC, BOD5, COD, NH4 + (hoặc NO3 - ), Fe, T.colifform và dầu mỡ để tính theo công thức 1/n n i i=1 WQI = F x100        (Công thức 1.7) Từ kết quả tính WQI và phân loại chất lượng nước khảo sát, lập ký hiệu màu từng loại chất lượng nước Bảng 0.6. Phân loại chất lượng nước Chất lượng nước Ký hiệu màu Loại I ( rất tôt, không ô nhiễm) Xanh lam Loại II (tốt, ô nhiễm nhẹ) Xanh lục Loại III (trung bình, ô nhiễm trung bình) Vàng Loại IV (xấu, ô nhiễm nặng) Da cam Loại V (rất xấu, ô nhiễm rất nặng) Đỏ 1.3.2.2. Chỉ số chất lượng nước WQI theo nghiên cứu của TS. Tôn Thất Lãng Tiến sĩ Tôn Thất Lãng nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước sử dụng phương pháp Delphi xác định trọng số cho các thông số và các hàm thực nghiệm để xây dựng các hàm trọng số phụ WQI đánh giá chất lượng nước sông Hậu và Đồng
  • 45. 26 Nai. Các kết quả thu được đã giúp xác định chất lượng tổng hợp nguồn nước, từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm tại các khu vực sông. Chỉ số WQI được thiết lập theo phương pháp Delphi, dựa vào 6 thông số quan trọng đối với chất lượng nước là pH, BOD, DO, TSS, Tổng Nitơ và Coliform với những trọng số tương ứng. Bảng 0.7. Các thông số chất lượng nước và trọng số tương ứng Thông số BOD5 DO TSS pH  N Coliform Trọng số 0.23 0.18 0.16 0.15 0.15 0.13 Dựa vào ý kiến của các chuyên gia chất lượng nước, các thông số chất lượng nước quan trọng được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo các khoảng giá trị của các yếu tố đó. Điểm sẽ biến thiên từ 1 – 10 tương ứng với các giá trị các thông số biến thiên từ xấu đến tốt. Trị số trung bình từng điểm được tính toán tương ứng với những khoảng giá trị của các thông số chất lượng nước, được gọi là chỉ số phụ. Công thức tính toán chỉ số WQI như sau:     6 1 ) ( i Ti Pi WQI (Công thức 1.8) Trong đó: Pi là chỉ số của thông số thứ i; Ti là trọng số của thông số thứ i. Sau đó, phân loại ô nhiễm nguồn nước mặt theo 6 mức độ như sau: Bảng 0.8. Phân loại ô nhiễm nguồn nước theo chỉ số WQI Ký hiệu mẫu WQI Đánh giá Xanh dương 9.0 – 10 Không ô nhiễm Lục 7.0 – 8.9 Ô nhiễm rất nhẹ Vàng 5.0 – 6.9 Ô nhiễm nhẹ Cam 3.0 – 4.9 Ô nhiễm trung bình Đỏ 1.0 – 2.9 Ô nhiễm nặng Nâu < 1 Ô nhiễm rất nặng
  • 46. 27 1.3.2.3. Chỉ số chất lượng nước WQI theo Sổ tay hướng dẫn Tổng cục môi trường Năm 2011, Tổng cục môi trường đã ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước (Quyết định 879 QĐ-TCMT) với mục đích đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát, có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước, cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan và nâng cao nhận thức về môi trường. Phương pháp tính cơ bản như sau:  Tính toán WQI thông số: WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:   1 1 1 1          i p i i i i i SI q C BP BP BP q q WQI (Công thức 1.9) Trong đó: BPi : Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i+1 qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán. Bảng 0.9. Bảng quy định các giá trị qi, BPi i qi Giá trị BPi quy định đối với từng thông số BOD5 (mg/l) COD (mg/l) N-NH4 (mg/l) P-PO4 (mg/l) Độ đục (NTU) TSS (mg/l) Coliform (MPN/100ml) 1 100 ≤4 ≤10 ≤0.1 ≤0.1 ≤5 ≤20 ≤2500 2 75 6 15 0.2 0.2 20 30 5000 3 50 15 30 0.5 0.3 30 50 7500 4 25 25 50 1 0.5 70 100 10.000 5 1 ≥50 ≥80 ≥5 ≥6 ≥100 >100 >10.000