SlideShare a Scribd company logo
1 of 134
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHAN NHẬT TRƯỜNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHAN NHẬT TRƯỜNG
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 2001420
Họ và tên học viên : Phan Nhật Trường
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Viết Chiến
TP. Hồ Chí Minh, tháng……/2022
i
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
ii
iii
iv
v
vi
vii
viii
ix
LÝ LỊCH KHOA HỌC
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: PHAN NHẬT TRƯỜNG. Giới tính: Nam.
Ngày, tháng, năm sinh: 05/8/1986 Nơi sinh: Đồng Tháp
Quê quán: Phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Dân tộc: Kinh.
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại cơ quan: 02773.838.015. Điện thoại nhà riêng: 0939.365.075
Fax: 02773.838.015. E-mail: phantruongdahhn@gmail.com
2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Đại học:
Hệ đào tạo: Từ xa. Thời gian đào tạo từ năm 2010 đến năm 2015.
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học mở TP. Hồ Chí Minh.
Ngành học: Kỹ sư xây dựng.
Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính quy , Thời gian đào tạo từ 09/2020 đến 04/2022
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM
Ngành học: Quản lý kinh tế
Tên luận văn: Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.
Ngày & nơi bảo vệ luận văn: Ngày 12/11/2022 tại Trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật TP.HCM
Người hướng dẫn: TS. Hồ Viết Chiến
3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Thời gian Nơi công tác
Công việc đảm
nhiệm
- Từ năm 2006 -
2009.
Công ty CPĐT XD viễn thông
Đồng Tháp.
Nhân viên
- Từ năm 2010-
2012
Công ty TNHH Ngự Bình, huyện
Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Nhân viên
Tháng 06/2016 –
đến nay
Ban Quản lý dự án và Phát triển
quỹ đất huyện Hồng Ngự.
Viên chức
x
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tôi và được sụ hướng
dẫn khoa học của TS Hồ Viết Chiến. Các nội dung nghiên cứu và kết quả là trung
thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây, dựa trên số liệu của các
đơn vị, thông tin được chính học viên thu thập các nguồn khác nhau có đè cập trong
tài liệu tham khảo.
Nếu có phát hiện bấy kỳ sự gian lận nào, học viên xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung tiểu luận của mình. Giảng viên hướng dẫn và trường ĐHSP Kỹ
Thuật không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do học viên gây ra
trong quá trình thực hiện (nếu có).
.
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022
Học viên
Phan Nhật Trường
xi
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo, các anh chị em cán bộ nhân viên
tại Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự đã giúp tôi hoàn thành
luận văn này. Cảm ơn các giảng viên cũng như những cán bộ nhân viên trong trường
đã giúp tôi có cơ hội tiếp xúc nguồn kiến thức giá tị và thực tế, điều này rất cần thiết
cho công việc hiện tại của tôi.
Chân thành cảm ơn TS Hồ Viết Chiến đã truyền đạt cho tôi một lượng kiến
thức quý báu và cũng là hành trang cho tôi trong sự nghiệp cống hiến cho đơn vị nơi
tôi đang công tác. Đặc biệt tôi rất tâm đắc với phương pháp kết hợp thực tế của thầy,
giúp tôi nắm bắt nội dung bài giảng rất nhanh, cũng là cơ hội để bản thân tiếp xúc với
lĩnh vực mà tôi đang làm việc một cách hiệu quả hơn. Cám ơn ban lãnh đạo, các anh
chị em đồng nghiệp tại Ban quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự đã
hết lòng hồ trợ, cung cấp tài liệu cần thiết để tác giả viết bài. Một lần nữa tôi xin chân
thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP HCM đã hết lòng
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian qua.
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022
Học viên
Phan Nhật Trường
xii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hoạt động đầu tư công trong những năm gần đây đã mang lại những giá trị to
lớn góp phần vào phát triển KT - XH của cả nước, tạo tiền đề cho nền kinh tế quốc
gia phát triển, có cơ hội hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế. Với tầm quan trọng
đó, Nhà nước luôn chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện các công trình dự án
với mục đích cải tạo các dự án cũ lỗi thời đã bị xuống cấp thay thế vào các công trình
mới mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng và cho sự phát triển của quốc gia. Để làm
được điều này không chỉ là sự nỗ lực cố gắng từ phía các ban lãnh đạo Nhà nước còn
là sự phấn đấu không ngừng từ các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ở các địa
phương luôn sẵn sàng thực hiện vì mục tiêu phát triển chung bộ mặt quốc gia, mang
lại nhiều nhất những giá trị KT - XH cho đất nước.
Hiện nay, ban quản lý dự án huyện Hồng Ngự, thay mặt ủy ban nhân dân
huyện Hồng Ngự quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn của huyện. Trong
những năm qua công tác quản lý dự án của ban quản lý luôn hoàn thành tốt các nhiệm
vụ đặt ra, mang lại nhiều công trình có ích cho xã hội. Tuy nhiên trong công tác quản
lý vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được khắc phục như cách thức quản lý còn bộc lộ
nhiều sai sót, vẫn còn bị phát sinh nhiều chi phí ngoài dự toán ban đầu, cơ sở vật chất
phục vụ việc quản lý còn lạc hậu v.v… ảnh hưởng chung đến chất lượng của dự án.
Dựa trên các vấn đề tồn tại đó cùng với nguyên nhân mà tác giả đã đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự trong thời gian tới.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như phương pháp thu nhập và phân tích số liệu kết hợp với phương pháp phỏng vấn
các hộ dân. Nguồn dữ liệu được tác giả thu thập được bao gồm dữ liệu thứ cấp và sơ
cấp tại phạm vi nghiên cứu là các báo cáo hàng năm, các cuộc khảo sát, các văn bản
pháp luật v.v… để đưa ra vào phân tích cho thấy rõ được thực trạng quản lý các dự
án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự đưa ra kết quả đạt được và các vấn đề tổn
tại, làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý
dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.
xiii
ABSTRACT
In recent years, public investment has played an important role in contributing
to the completion of socio - economic tasks. It has created a favorable premise for the
Vietnamese economy to gradually develop and integrate with the region and the
world. Therefore, new project investment and degraded project renovation always
receive the attention of the state. This is not only requires appropriate efforts and
investment from the State, but also depends on the constant striving and improvement
of the quality and expertise of Construction Investment Project Management to guide
the ultimate goal is to create the highest efficiency for construction projects, bringing
many socio - economic benefits to the country.
Currently, Construction Management Board of Hong Ngu, representative
people’s committe of Hong Ngu district, implemete the State management functions
on transport infrastructure management. Although the management board hass
achieved certain results over the years, there still exits several problems which need
to be resolved. The management of the transport infrastructure project has not really
met the requirements; it is also difficult to achieve the strategic goal off district in the
future.
During the research, author used research methods such as collecting,
analysing, comparing method and combined with interviewing expert method. The
thesis also used assembles secondary and primary documents method through
collecting at the research scope. Since then, the author summarized and processed
both documents to clearly see the current situation of basic construction project
management at Hong Ngu district, bring the achievements and problems as a base for
proposing solutions to complete the management of basic construction projects in
Hong Ngu district.
xiv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................x
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... xi
ABSTRACT............................................................................................................ xiii
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... xvii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. xviii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... xix
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .......................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
7. Đóng góp của đề tài..............................................................................................6
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................6
Chương 1.....................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ
BẢN ............................................................................................................................7
1.1 Các khái niệm ................................................................................................7
1.1.1 Xây dựng cơ bản ........................................................................................7
1.1.2 Dự án xây dựng cơ bản ..............................................................................7
1.1.3 Quản lý dự án xây dựng cơ bản .................................................................8
1.2 Đặc điểm dự án xây dựng cơ bản .................................................................8
1.3 Vai trò quản lý các dự án xây dựng cơ bản .................................................10
1.4 Nội dung quản lý các dự án xây dựng cơ bản .............................................11
1.4.1 Quản lý hoạt động đấu thầu.........................................................................12
1.4.2 Quản lý tiến độ các dự án ............................................................................14
1.4.3 Quản lý chất lượng dự án ............................................................................15
xv
1.4.4 Quản lý chi phí dự án ..................................................................................16
1.4.5 Các công tác quản lý khác...........................................................................18
1.5 Nhân tố tác động tới quản lý các dự án xây dựng cơ bản ...........................20
1.5.1 Hành lang pháp lý ....................................................................................20
1.5.2 Nhận thức người dân tại nơi thực hiện dự án...........................................20
1.5.3 Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội .........................................21
1.5.4 Năng lực đội ngũ thực hiện dự án, cơ sở kỹ thuật ...................................22
1.6 Kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc quản lý dự án xây dựng cơ bản
và bài học kinh nghiệm đối với huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.........................23
1.6.1 Thành phố Hà Nội....................................................................................23
1.6.2 Thành phố Đà Nẵng .................................................................................25
1.6.3 Tỉnh Bình Dương .....................................................................................27
1.6.4 Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La....................................................................27
1.6.5 Bài học kinh nghiệm đối với huyện Hồng Ngự .......................................28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................29
Chương 2...................................................................................................................30
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HỒNG NGỰ ..............................................................................................30
2.1 Tổng quan huyện Hồng Ngự .......................................................................30
2.1.1 Điều kiện tự nhiên....................................................................................30
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội...........................................................32
2.2 Thực trạng quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự
.....................................................................................................................34
2.2.1 Tình hình các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự .....34
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự ..............................................................................................................38
2.3 Phân tích các nhân tố tác động quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Hồng Ngự ................................................................................................58
2.3.1 Hành lang pháp lý.................................................................................58
2.3.2 Nhận thức người dân tại nơi thực hiện dự án .......................................60
xvi
2.3.3 Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội......................................61
2.3.4 Năng lực đội ngũ thực hiện dự án, cơ sở kỹ thuật................................62
2.4 Đánh giá thực trạng quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự..................................................................................................................64
2.4.1 Những thành quả đạt được .......................................................................64
2.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân......................................................66
TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................70
Chương 3...................................................................................................................71
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ
BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ........................................................71
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ...............................................................................71
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội quốc tế và trong nước tác động đều đầu tư xây dựng
cơ bản.....................................................................................................................71
3.1.2 Một số định hướng về công tác xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng........73
3.1.3 Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Hồng Ngự................74
3.1.4 Định hướng đầu tư xây dựng các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự ..............................................................................................................75
Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự tiếp tục tham mưu cho UBND
huyện về ĐTXD các dự án XDCB trên địa bàn huyện..........................................75
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Hồng Ngự .......................................................................................................76
3.2.1 Hoàn thiện quản lý hoạt động đấu thầu....................................................76
3.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án...............................................77
3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình .................................80
3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án...............................................82
3.2.5 Các giải pháp bổ trợ .................................................................................83
TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................88
KẾT LUẬN...............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................90
PHỤ LỤC..................................................................................................................93
xvii
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐTXD Đầu tư xây dựng
GPMB Giải phóng mặt bằng
KHĐT Kế hoạch đấu thầu
KT - XH Kinh tế - xã hội
NSNN Ngân sách Nhà nước
QLDA Quản lý dự án
QLNN Quản lý Nhà nước
TKKT Thiết kế kỹ thuật
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
VĐT Vốn đầu tư
XDCB Xây dựng cơ bản
xviii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thực trạng thanh toán các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng
Ngự giai đoạn 2018 – 2020.......................................................................................35
Bảng 2.2: Số lượng dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020
...................................................................................................................................36
Bảng 2.3: Ý kiến của người dân về mức độ cải thiện đời sống đối với các dự án xây
dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự ..............................................................38
Bảng 2.4: Các dự án tham gia đấu thầu giai đoạn 2018 - 2020 ................................39
Bảng 2.5: Thực trạng tiến độ thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng
Ngự giai đoạn 2018 - 2020........................................................................................40
Bảng 2.6: Thống kê nguyên nhân làm chậm tiến độ tự án xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020............................................................42
Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá của người dân về công tác giải phóng mặt bằng trên địa
bàn huyện Hồng Ngự ................................................................................................44
Bảng 2.8: Thống kê các nguyên nhân khiến dự án bị vướng mắc trong quá trình thi
công giai đoạn 2018 - 2020.......................................................................................45
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý chất lượng dự án trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai
đoạn 2018 - 2020.......................................................................................................47
Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng dự án xây dưng cơ bản trên
địa bàn huyện Hồng Ngự ..........................................................................................50
Bảng 2.11: Thực trạng quản lý chi phí dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020..............................................................................51
Bảng 2.12: Thực trạng quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020...................................................................53
Bảng 2.13: Số lượng dự án xây dựng cơ bản gặp sai sót trong công tác quản lý chi
phí trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020.........................................54
Bảng 2.14: Thực trạng nhân lực tại Ban quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện
Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020..............................................................................55
Bảng 2.15: Ý kiến của người dân về môi trường dự án huyện Hồng Ngự ...............57
xix
Bảng 2.16: Thực trạng quản lý hồ sơ dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng
Ngự giai đoạn 2018 - 2020........................................................................................57
Bảng 2.17: Ý kiến của người dân về thủ tục giải quyết giấy tờ đối với các dự án giải
phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Hồng Ngự ........................................................60
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Quy trình quản lý dự án đối với Ban QLDA huyện..................................18
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ............................30
Hình 2.3: Thực trạng trình độ học vấn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án xây
dựng cơ bản tại huyện Hồng Ngự .............................................................................63
Hình 3.1: Đề xuất phương án cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất
huyện Hồng Ngự .......................................................................................................84
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu
cầu về đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng đang ngày càng được quan tâm và chú
trọng. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục
vụ các vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hàng năm Chính phủ luôn dành
một nguồn lớn ngân sách dùng cho riêng hoạt động xây dựng cơ bản, các dự án
thường rất lớn, xây dựng trong thời gian dài, liên quan đến rất nhiều bên tham gia nên
rất dễ xảy ra các vấn đề tiêu cực như thất thoát, lãng phí, chất lượng công trình giảm
sút v.v… Điều này đòi hỏi rất lớn đội ngũ ban quản lý dự án phải là những người có
năng lực chuyên môn giỏi, trình độ năng lực đáp ứng, đạo đức công việc tốt có như
vậy mới có thể mang lại những dự án xây dựng cơ bản chất lượng, phục vụ các công
tác xã hội cho đất nước.
Cũng như các địa phương khác, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp cũng luôn
quan tâm và chú trọng vào vấn đề xây dựng các dự án cơ bản sao cho có hiệu quả.
Tuy nhiên giống như tình trạng ở hầu hết các địa phương khác, các công trình dự án
cũng gặp phải không ít vấn đề như thiếu các biện pháp quản lý một cách đồng bộ,
tình trạng lãng phí, gấy thoát vốn nhà nước, nợ đọng trong xây dựng xảy ra ở hầu hết
các dự án của huyện trong những năm qua.
Nguyên nhân khiến cho công tác quản lý dự án XDCB trên địa bàn huyện
Hồng Ngự trong những năm qua còn nhiều vấn đề tồn tại do công tác phân bổ nguồn
vốn còn chậm, nhiều quy trình thủ tục rườm rà, trình trạng thiếu nguồn lực quản lý
làm cho mỗi cán bộ bộ hiện nay phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, năng lực một
số nhà thầu, cán bộ còn yếu kém khiến cho các dự án phải điều chỉnh nhiều lần gây
lãng phí ngân sách cũng như thời gian thực hiện dự án. Với tính chất đặc thù của loại
dự án xây dựng cơ bản thì chỉ cần một công việc không được hoàn thành đúng thời
điểm dự định cũng đã làm ảnh hưởng tới toàn bộ tiến trình công việc giai đoạn sau.
Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Quản lý các dự án
xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự” nhằm góp phần giải quyết giúp
2
ban lãnh đạo địa phương các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý dự án, tránh
lãng phí nguồn vốn Nhà nước, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện trong thời gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý các dự án xây dựng cơ
bản như:
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Hường (2016) với đề tài “Tăng cường công
tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách tỉnh Thái
Nguyên” đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan hoạt động quản lý Nhà
nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Đề tài cũng phân tích thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 – 2015, kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra các vấn đề tồn tại trong việc quản lý dự án xây dựng cơ bản của
huyện. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác
quản lý dự án xây dựng cơ bản của tỉnh Thái Nguyên, từ đó gia tăng được hiệu quả
mà dự án mang lại cho địa phương. Các giải pháp được đưa ra chú trọng vào hoạt
động cải thiện, đơn giản hoá quy trình thủ tục, tăng cường giám sát trong suốt quá
trình xây dựng thi công dự án, cải thiện các hoạt động đấu thầu cũng như chú trọng
vào vấn đề an toàn cho người lao động và đảm bảo các vấn đề vệ sinh môi trường.
- Nghiên cứu của Nguyễn Huy Chí (2015) với tiêu đề “Quản lý Nhà nước đối
với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách ở cấp huyện thuộc
Hà Nội” giống với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Hường (2016) cũng cho thấy
một số vấn đề lý luận cơ bản hoạt động quản lý Nhà nước đối với các dự án xây dựng
cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu cũng phân tích thực
trạng hoạt động quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
giai đoạn 2013 – 2015 và đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm tăng cường hoạt động
quản lý Nhà nước các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn TP Hà Nội. Các giải pháp
được đưa ra chú trọng và việc hoàn thiện quy trình quản lý, nâng cao hiệu quả các
phương pháp quản lý dự án, tăng cường hoạt động xây dựng cơ sở vật chất, áp dụng
3
công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý dự án xây dựng cơ bản và tăng cường
hoạt động thanh kiểm tra xử lý vi phjam trong quá trình đầu tư xây dựng dự án.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Chí Hiền (2015) với đề tài: “Vai trò của
Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam
Định”. Luận văn đã nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác
quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách; đề tài
đã phân tích và đánh giá thực trạng vai trò Nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng
cơ bản, qua đó đưa ra một số giải pháp với mục đích tăng cường hơn nữa vai trò quản
lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách.
- Nghiên cứu của Nguyễn Trí Hữu (2018) với tiêu đề “Hoàn thiện công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị” đã
góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng. Nghiên cứu cũng phân tích đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dự án tại
tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2011 – 2016 cho thấy các vấn đề tồn tại trong công
tác này để làm cơ sở đề xuất giải pháp với mục đích hoàn thiện công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị trong thời gian
tới. Các giải pháp tác giả của tác đưa ra chú trọng vào công tác lập dự án, báo cáo
kinh tế kỹ thuật cũng như quy hoạch dự án; chú trọng vào việc ứng dụng công nghệ
vào hoạt động xác định quy chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật; coi trọng các chính
sách công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư của tỉnh. Ngoài ra cũng
cần hoàn thiện hơn nữa công tác chọn nhà thầu, công tác thương thảo ký hợp đồng,
bố tri và quản lý vốn đầu tư; nâng cao năng lực bộ máy quản lý và bộ máy giám sát
thi công; thực hiện cơ chế giám sát minh bạch trong suốt quá trình đầu tư xây dựng.
Hơn thế nữa, hoàn thiện khung pháp lý có liên quan quản lý dự án đầu tư xây dựng
và đẩy mạnh việc tìm kiếm, thu hút và vận động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu các đề tài nói trên, tác giả nhận thấy rằng: hầu hết
các nghiên cứu trên đều đã đề cập đến cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý
các dự án xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu
trên chủ yếu thực hiện ở phạm vi cấp tỉnh hoặc thành phố, không có nghiên cứu thực
hiện quản lý dự án ở cấp huyện. Ngoài ra các quan điểm đánh giá của các tác giả cũng
4
chỉ dựa trên quan điểm cá nhân, các báo cáo tác giả thu thập được từ phía các cơ quan
để phân tích chứ chưa có một nghiên cứu nào thể hiện các ý kiến đánh giá từ phía
người dân là những người chịu rất nhiều tác động bởi dự án. Vì vậy, đây được xem
là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả sẽ thực hiện trong đề tài của mình. Có thể
khẳng định nghiên cứu của tác giả là cấp thiết và chưa từng được công bố ở các công
trình nào có liên quan trước đây.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án xây dựng
cơ bản từ đó đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý các dự án xây dựng cơ bản ở
huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, đưa ra các vấn đề tồn tại, bất cập yếu kèm từ đó
làm cơ sở đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nhằm tăng cường quản lý các dự án
xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý dự án xây dựng cơ bản
+ Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các dự án xây
dựng cơ bản huyện Hồng Ngự.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án xây dựng cơ bản là gì?
Câu hỏi 2: Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp diễn ra như thế nào?
Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào tăng cường công tác quản lý các dự án
xây dựng cơ bản huyện Hồng Ngự?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng
Tháp.
- Phạm vi nghiên cứu
5
Nội dung: Công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Không gian: Địa bàn huyện Hồng Ngự
Thời gian: số liệu thứ cấp giai đoạn 2017 – 2019, số liệu sơ cấp thực hiện từ
tháng 1 năm 2021 đến tháng 4 năm 2021.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp, công cụ nghiên cứu định tính để nghiên
cứu các tài liệu; thực hiện thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và hệ thống các
thông tin thu thập. Đồng thời, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn qua phỏng vấn, tiếp
xúc và quan sát trực tiếp để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho đề tài của luận
văn. Trong đó:
 Phương pháp thu thập
- Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu trong sách báo, tài liệu cơ quan, internet có liên quan
đến vấn đề XDCB trên cả nước cũng như của huyện Hồng Ngự. Các nghiên cứu trước
có liên quan, văn bản pháp luật, chủ trương Nhà nước, kinh nghiệm ở một số địa
phương và số liệu từ các cơ quan chức năng.
- Dữ liệu sơ cấp: thực hiện khảo sát với khoảng 100 hộ dân có ảnh hưởng bởi
các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự
 Phương pháp phân tích dữ liệu
Bao gồm các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu trong
quá trình phân tích nhằm đưa ra số liệu dẫn chứng cụ thể bổ sung cho những phân
tích của nghiên cứu.
 Phương pháp khảo sát
Thực hiện thu thập ý kiến của 100 hộ dân xung quanh công trình dự án xây
dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự. 100 hộ dân này chia đều tại một số dự án
tại các đơn vị hành chính như thị trấn Thường Thới Tiền (40 phiếu), Long Khánh A
(10 phiếu), Long Khánh B (10 phiếu), Phú Thuận B (10 phiếu), Thường Phước 1 (10
phiếu), Thường Phước 2 (10 phiếu), Thường Thới Hậu A (10 phiếu). Kết quả thu lại
96 phiếu, 4 phiếu không phù hợp. Số liệu điều tra được thực hiện từ t1/2021 đến
t4/2021.
6
Nội dung của bảng khảo sát chủ yếu xoay quanh về ý kiến đánh giá của người
dân về công tác xây dựng cơ bản tại huyện Hồng Ngự trong những năm vừa qua về
quy trình thủ tục, cách giải quyết đền bù, tiến độ thực hiện dựu án, chất lượng dự án
mang lại, trình độ năng lực đội ngũ thực hiện, chất lượng cuộc sống của họ từ khi có
dự án. (Phụ lục)
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu sẽ có các đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:
Về mặt lý luận: Đề tài sẽ góp phần phát triển lý thuyết về quản lý các dự án
xây dựng cơ bản
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu cho thấy thực trạng công tác quản lý các dự án
XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự, phân tích thực trạng cho thấy những thành quả
đạt được cũng như những mặt tồn tại hạn chế trong công tác quản lý dự án xây dựng
cơ bản, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục bảng biểu hình
ảnh v.v… luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án xây dựng cơ bản
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Hồng Ngự.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản
trên địa bàn huyện Hồng Ngự
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG
CƠ BẢN
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Xây dựng cơ bản
Theo tác giả Từ Quang Phương (2014) thì “Xây dựng cơ bản là những hoạt
động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức
xậy dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa hoặc khôi phục các tài sản cố định. Xây dựng
cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định (khảo sát, thiết kế, xây dựng,
lắp đặt máy móc thiết bị) kết quả của các hoạt động xây dựng cơ bản là các tài sản
cố định, với nặng lực sản xuất phục vụ nhất định” (Từ Quang Phong, 2014)
Theo tác giả Lương Minh Việt (2010) “Xây dựng cơ bản liên quan đến hoạt
động đầu tư xây dựng; trong đó đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây
dựng mới các tài sản cố định được gọi là đầu tư xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản
chỉ là một khâu trong hoạt động Đầu tư xây dựng cơ bản. Tài sản cố định là các hoạt
động cụ thể để tạo ra Tài sản cố định (như khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt,…)”.
(Lương Minh Việt, 2010)
1.1.2 Dự án xây dựng cơ bản
Theo Luật Xây dựng năm 2014 quy định về dự án đầu tư xây dựng là “là tập
hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng
để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác
định”. Các kế hoạch, thông tin về dự án sẽ được thể hiện trên báo cáo kinh tế kỹ thuật
đầu tư xây dựng và báo cáo tiền khả thi đầu tư xây dựng của dự án. (Luật Xây dựng,
2014)
Phân lợi dự án:
+ Dự án xây dựng cơ bản được phân loại dựa theo tính chất, quy mô, loại công
trình xây dựng, mục tiêu phục vụ và nguồn vốn sử dụng. Dự án đầu tư xây dựng được
phân loại theo các tiêu chí sau đây theo quy mô, loại hình và loại dự án, bao gồm dự
8
án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C: Luật Đầu tư
công. Dự án đầu tư xây dựng bao gồm một hoặc nhiều công trình kết hợp với nhau
dựa trên các cấp độ khác nhau (Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015).
+ Dự án XDCB được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án được
xây dựng dựa trên vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng ngoài vốn ngân sách nhà
nước và dự án sử dụng các nguồn vốn khác.
1.1.3 Quản lý dự án xây dựng cơ bản
Theo Nguyễn Hồng Minh (2008) “Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận,
phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ
công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn”. Các nhà đầu
tư phải có kế hoạch tổ chức, phân công, chỉ đạo, điều hành một cách có khoa học và
phải giảm sát đánh giá toàn bộ quy trình thực hiện từ giai đoạn bắt đầu đến khi dự án
kết thúc để có thể hoàn thành được mục tiêu đã cam kết.
Từ khái niệm quản lý dự án chung có thể hiểu quản lý dự án XDCB là một
quá trình thực hiện từ việc lập kế hoạch, điều phối các nguồn lực, kiểm soát thời gian
và giám sát các công việc thực hiện của dự án nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng
dự án đúng với cam kết ban đầu, trong phạm vi ngân sách cấp phép và đạt được các
yêu cầu về chất lượng xây dựng tiểu chuẩn kỹ thuật, trong những điều kiện thuận lợi
nhất và sử dụng các phương pháp tối ưu nhất cho dự án. (Nguyễn Trường Sơn, Đào
Hữu Hòa, 2002)
Từ các khái niệm trên có thể hiểu, quản lý dự án XDCB là một hoạt động đặc
biệt dùng các kỹ thuật chuyên môn, khả năng quản lý để lập kế hoạch, thiết kế, xây
dựng, điều chỉnh, giám sát toàn bộ dự án từ giai đoạn đầu cho đến khi dự án kết thúc
và kể cả sau khi đã bàn giao. Mục đích của việc quản lý dự án XDCB. Hoạt động này
đòi hỏi khả năng kiểm soát thời gian, chi phí và chất lượng trong suốt quá trình thực
hiện. Hoạt động quản lý các dự án XDCB cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
bên có liên quan bao gồm nhà cung ứng vật liệu, nhà thầu, ban quản lý dự án, những
người bị ảnh hưởng từ dự án.
1.2 Đặc điểm dự án xây dựng cơ bản
9
Các dự án XDCB có những đặc điểm sau: (Bùi Tiến Hanh và Phạm Thanh Hà,
2015)
- Nguồn vốn lớn, thời gian thực hiện dài
Dự án XDCB đòi hỏi đòi hỏi lượng vốn lưu động và nguyên vật liệu lớn.
Nguồn vốn này được dàn trải trong suốt quá trình thực hiện. Do đó, quá trình đầu tư
cần có kế hoạch bố trí nhân lực, vật tư, thiết bị phù hợp, đồng thời có kế hoạch huy
động và sử dụng vốn hợp lý để dự án hoàn thành đúng thời hạn. Một thời gian ngắn
để tránh lãng phí.
- Thời gian dài với nhiều biến động: thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư
cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với
nhiều biến động xảy ra.
- Có giá trị sử dụng lâu dài
Những dự án XDCB sau khi hoàn thành sẽ có giá trị sử dụng lâu dài, có khi
hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn, một số dự án còn được xem
là biểu tượng, công trình nổi tiếng của cả một quốc gia.
- Vị trí xây dựng cố định:
Các công trình sau khi xây dựng xong sẽ hoạt động ở ngay nơi nó được tạo
dựng nên cần phải xem xét kỹ lưỡng về mặt vị trí địa lý trước khi ra quyết định
ĐTXD. Địa điểm xây dựng cần phải được bố trí hợp lý, đảm bảo các yêu cầu về an
ninh quốc phòng, phải phù hợp với quy hoạch của địa phương, của quốc gia, mang
lại những giá trị tích cực, có thể tạo thành lợi thế cạnh tranh của vùng, quốc gia, đồng
thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ.
- Liên quan đến nhiều ngành
Một dự án XDCB muốn được thực hiện cần có sự phối hợp rất nhiều bên có
liên quan nên chính vì vậy nó sẽ phải phụ thuộc vào rất nhiều nguồn nhân lực thuộc
nhiều ngành nghề khác nhau. Nó có thể không chỉ diễn ra ở phạm vi một địa phương
mà còn có thể là sự phối hợp giữa nhiều địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hành
hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các ngành cùng chung
tay vào trong quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải quy định rõ phạm vi trách nhiệm của
10
từng chủ thể tham gia đầu tư, đảm bảo được tính tập trung dân chủ trong quá trình
thực hiện dự án.
1.3 Vai trò quản lý các dự án xây dựng cơ bản
 Góp phần vào hoàn thiện các mục tiêu phát triển KT - XH tại chính địa
phương đó cũng như góp phần chung vào mục tiêu phát triển của quốc gia.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền KT - XH và sự phát triển vượt bậc
của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay; đời sống người dân không ngừng được
nâng lên; do vậy nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp cũng
ngày càng nhiều như: các công trình xây dựng giao thông, khu chung cư, các công
trình thủy lợi, các dự án kênh mương hay các công trình nâng cấp hạ tầng giao thông
nông thôn... Đây là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển KT - XH của các
quốc gia và của địa phương. Do đó quá trình xây dựng dự án XDCB cũng sẽ không
tránh khỏi những rủi ro cho nhà đầu tư hay người tiếp nhận, thừa hưởng các dự án
khi việc quản dự án để xảy ra các sai phạm, sự cố,... Vì vậy việc quản lý các dự án
XDCB cần được thực hiện một cách khoa học giúp đạt được mục tiêu đề ra một cách
thuận lợi.
Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực như công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, mà đặc biệt là các dự án trọng điểm
quốc gia về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì việc quản lý hiệu quả các dự án XDCB là cực
kỳ quan trọng, nó góp phần nhằm tránh gây ra những tổn thất, lãng phí những nguồn
lực của nhà nước của nhân dân, đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn còn rất hạn hẹp.
 Hiệu quả của các dự án xây dựng được thể hiện ở năng lực quản lý của
nhà quản lý, các cơ quan nhà nước.
Việc QLDA sẽ khẳng định năng lực của cá nhân, tập thể trong việc phân bổ
các nguồn lực và khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó, đặc biệt là trong điều
kiện nguồn vốn và nhân lực có hạn, nó được thể hiện qua:
- Sự liên kết các hoạt động diễn ra trong quá trình thực hiện dự án, nhằm đảm
bảo mọi hoạt động diễn ra thuận lợi, nhịp nhàng giữa người thực hiện dự án với người
dân xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
11
- Khả năng phản xạ nhay nhạy nhanh chóng đàm phán trao đổi với các bên có
liên quan để giải quyết vấn đề phát sinh.
phát hiện và xử lý sớm những khó khăn phát sinh và khả năng ứng biến linh
hoạt, xử lý kịp thời những vấn đề không lường trước được. Ưu tiên đàm phán trực
tiếp giữa các bên liên quan để chủ động giải quyết những bất đồng và mục đích cuối
cùng là tạo ra công trình có chất lượng cao.
- Một nhà quản lý có năng lực tốt sẽ linh hoạt xử lý được nhanh và kịp thời
các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công dự án. Lúc đó, người quản lý ngay lập
tức sẽ biết đàm phán với các bên có liên quan để thống nhất vấn đề xử lý, đưa ra quyết
định nhanh gọn lẹ mà không lảm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng dự án.
- Sử dụng hiệu quả các phương pháp QLDA sẽ giúp nhà quản lý điều tiết, kiểm
soát được các hạng mục công việc sao cho đáp ứng được mục tiêu dự án. Do bởi tính
chất phức tạp của các dự án XDCB thường phải liên quan đến rất nhiều các bên tham
gia như các cơ quan chủ quản của nhà nước, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công,
các tổ chức giám sát, đặc biệt là sự giám sát của người dân và cuối cùng là người tiếp
quản, thụ hưởng dự án, Do vậy nếu nhà quản lý điều tiết tốt các khâu của dự án ĐTXD
công trình thì việc tiến hành thực hiện công trình dự án mới có tính khả thi.
Như vậy, có thể thấy vai trò công tác QLDA XDCB ngày càng quan trọng và
có nghĩa trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH. Ngày nay trước sự
phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, trong một xã hội mà sự phát triển của khoa
học công nghệ đang diễn ra như vũ bão, nếu không nắm vững các phương pháp quản
lý nói chung và quản lý nói riêng sẽ có thê gây ra những tổn thất vô cùng to lớn cho
xã hội.
1.4 Nội dung quản lý các dự án xây dựng cơ bản
Hoạt động này bao gồm một chuỗi các công tác quản lý có tác động mật thiết
với nhau, hiệu quả của công việc quản lý này cũng làm ảnh hưởng đến các công việc
phía sau nó, chỉ cần một công tác quản lý phát sinh sai sót cũng có thể làm ảnh hưởng
chung đến toàn bộ dự án. Để đảm bảo việc quản lý dự án XDCB phát huy hiệu quả
cần chú trọng đến các công tác quản lý hoạt động đấu thầu, tiến độ dự án, chất lượng
12
dự án, chi phí dự án và một số công tác khác như an toàn lao động, các vấn đề vệ sinh
môi tường. Nội dung từng công tác quản lý được thể hiện như sau:
1.4.1 Quản lý hoạt động đấu thầu
Hoạt động đấu thầu chủ yếu thực hiện việc lựa chọn nhà thầu có năng lực tốt
nhất cho dự án dựa các tiêu chí đã được đề ra, những tiêu chí này đã được hình thành
dựa trên các quy định của pháp luật, tiềm năng mang lại các giá trị KT – XH cho địa
phương. Đây là giai đoạn quan trọng của toàn bộ quá trình thực hiện, giai đoạn đầu
thực hiện, nó diễn ra thuận lợi thì những việc sau mới được đảm bảo.
Cơ quan QLNN có thẩm quyền trong việc quản lý hoạt động đấu thầu. Hoạt
động quản lý đấu thầu chú trọng vào cơ sở pháp lý của dự án, xác định mục tiêu xây
dựng dự án, lập kế hoạch thực hiện và tiến trình vận dụng kiến thức quản lý, kiến
thức về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan để điều phối hoạt động, mua
sắm nhằm đạt được mục đích xử lý hoạt động đấu thầu. Hoạt động này phải được
thực hiện công khai, minh bạch và công bằng nhằm đạt được mục tiêu lựa chọn được
nhà thầu đáp ứng yêu cầu của quá trình thực hiện dự án hiệu quả hơn.
Cơ sở pháp lý để phê duyệt việc chọn nhà thầu được thực hiện theo đúng quy
định đặt ra theo luật đấu thầu năm 2013 điều khoản quy định về đấu thầu. Quy trình
lựa chọn nhà thầu như sau: (Luật Đấu thầu, 2013)
- Ban QLDA là người lập hồ sơ lựa chọn các nhà thầu, trình lên UBND huyện
để phê duyệt quyết định.
- Sau khi đã được phê duyệt, UBND huyện căn cứ vào hồ sơ để tổ chức thực
hiện mời thầu, gửi thông báo tới Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện.
- Ban QLDA tổ chực thực hiện việc mở thầu, thông báo thời gian cụ thể đến
các nhà thầu, tiến hành lựa chọn nhà thầu phù hợp với dự án dựa trên năng lực hồ sơ
của nhà thầu rồi trình UBND huyện một lần nữa kết quả báo cáo thẩm định nhà thầu
mà Ban QLDA chọn. Khi đã được sự đồng ý UBND huyện, Phòng Kế hoạch và đầu
tư sẽ trực tiếp thông báo kết quả đến nhà thầu và tiến hành thương thảo và ký hợp
đồng.
Trong công tác quản lý đầu thầu cũng cần quan tâm đến một số vấn đề:
13
- Cơ sở pháp lý trong hoạt động đấu thầu: Căn cứ vào các văn bản pháp luật
như luật đấu thầu, các nghị định, thông tư có liên quan hoạt động đấu thầu, dự án xây
dựng cơ bản để xác định khung pháp lý cho hoạt động đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu.
- Kế hoạch tổ chức đấu thầu: Được thực hiện cho toàn bộ dự án hoặc nếu các
điều kiện tiên quyết không đủ và thật cần thiết thì người có thẩm quyền lập các hạng
mục, gói thầu và phê duyệt làm cơ sở pháp lý cho CĐT thực hiện việc lựa chọn các
nhà thầu phù hợp. Phòng kế hoạch đầu tư nêu rõ cho các bên có liên quan về số lượng
cũng như các công việc cụ thể từng gói thầu từ chi phí, hình thức lựa chọn người thực
hiện, phương thức thự hiện, thời điểm thực hiện, thời gian thực hiện v.v…
- Tổ chức hoạt động đấu thầu: bao gồm các công việc như cơ cấu tổ chức,
phân công, điều phối, quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho các bên, tiến hành đấu thầu,
chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu. Ngoài ra tổ chức đấu thầu còn thực hiện việc điều
phối và huy động các nguồn lực phục vụ cho kế hoạch, đảm bảo tuân thủ quy định
trong khung pháp lý về đấu thầu, thực hiện kiểm tra giám sát thẩm định phe duyệt
nhằm đạt các mục tiêu đề ra, việc giám sát cũng phải được thực hiện công khai, minh
bạch. Ngăn ngừa, chấn chỉnh các sai sót vi phạm nếu phát hiện được trong quá trình
thực hiện.
- Thanh kiểm tra hoạt động đấu thầu: Việc này nhằm ngăn chặn và giải quyết
hiệu quả các vi phạm và các báo cáo tiêu cực xảy ra ở tất cả các giai đoạn của quá
trình thực hiện công tác đấu thầu. Thực hiện kiểm tra từng nội dung công việc có
đúng với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không, từ việc khảo sát tình hình
thực hiện luật mua sắm công, tổ chức hoạt động mua sắm, các hình thức hạn chế mua
sắm, chỉ định thầu, v.v. phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về mua sắm công; Về
nội dung, sàng lọc giá thầu cần tập trung vào: Kiểm tra năng lực chuyên môn của các
đơn vị thực hiện đấu thầu; Căn cứ quy định pháp luật, tính hợp lý của việc phân chia
gói thầu v.v... Thanh tra, kiểm tra hoạt động tuân thủ KHĐT,...; Xác định những thiếu
sót trong quá trình đấu thầu và nhanh chóng khắc phục các vấn đề phát sinh.
Ngoài ra, mỗi cá nhân thuộc các bên có liên quan cũng phải nâng cao tinh thần
trách nhiệm, thực hiện minh bạch, công khai, nghiêm túc, có trách nhiệm với quyền
hạn của mình và kiên quyết đất tranh với các hành vi tiêu cực, kịp thời có biện pháp
14
xử lý những sai phạm trong việc lựa chọn thầu, đề cao tinh thần lựa chọn thầu với
tiêu chí mang lại giá trị tốt nhất cho dự án.
1.4.2 Quản lý tiến độ các dự án
Bao gồm tập hợp các công việc thực hiện một cách có hệ thống sao cho dự án
được hoàn thiện xây dựng dự án được sát với kế hoạch đã đề ra. Các hoạt động trong
việc quản lý tiến độ dự án thường được chia thành những giai đoạn khác nhau và
được sắp xếp thứ tự ưu tiên cho mỗi công việc, kết hợp với việc bố trí phân bổ thời
gian để hoàn thành đúng thời hạn từng công việc, nhưng về cơ bản mọi công việc
phải được thực hiện một cách có khoa học, hợp lý làm sao cho tiến độ dự án đúng
theo tiến độ kế hoạch đặt ra. Những công việc được đặt ra trong vấn đề quản lý tiến
độ dự án bao gồm: (Nguyễn Trường Sơn, Đào Hữu Hoà, 2002)
- Khảo sát, thiết kế xây dựng: được xem là hoạt động đầu tiên trong tiến trình
thực hiện dự án, thực hiện lập đề cương thiết kế, khảo sát mặt bằng cũng như tính
toán tổng dự toán cho dự án.
- Chuẩn bị mặt bằng: thực hiện song song với công tác khảo sát TKKT dự án,
công tác này chú trọng vào việc thu hồi, GPMB để chuẩn bị quá trình thi công. Công
tác này rất nhạy càm vì đụng chạm tới cuộc sống của những người có đất bị thu hồi
và những người sống xung quanh khu vực dự án. Công tác này cũng mất rất nhiều
thời gian phải thực hiện rất nhiều giai đoạn từ xin cấp phép, lên phương án đề bù đất
đai, thực hiện đề bù, giải toả mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi.
- Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu mặc dù không
tốn quá nhiều thời gian nhưng cũng rất quan trọng, việc lựa chọn nhà thầu không đủ
khả năng cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Công đoạn này cũng thường
xảy ra những hành vi tiêu cực.
- Công tác thi công và giám sát xây dựng công trình: CĐT sẽ giao gói thầu
xây lắp cho nhà thầu thi công. Giám sát xây dựng là công việc mất nhiều thời gian
nhất trong công tác QLDA và đóng vai trò quan trọng đến chất lượng công trình sau
này. Việc hoàn thành dự án đúng thời hạn phụ thuộc vào việc thi công giám sát có
được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả hay không. Giám sát càng chặt chẽ càng
15
đảm bảo dự án đúng tiến độ, chất lượng được đảm bảo và xử lý kịp thời vấn đề phát
sinh.
- Công tác nghiệm thu công trình: Hoạt động này thực hiện sau khi dự án được
hoàn thiện được bên thầu thông báo lại cho ban QLDA để thực hiện nghiệm thu bàn
giao cho các bên khác để đưa vào sử dụng.
Để quản lý hiệu quả tiến độ của dự án, ủy ban cần kiểm tra và giám sát công
việc nghiên cứu và thiết kế có uy tín của các nhà thầu tư vấn. Phối hợp cùng với các
sở, ban, ngành tuyên truyền, giáo dục quần chúng về kế hoạch GPMB. Trường hợp
thời gian thi công dự án bị chậm tiến độ, CĐT cần liên hệ với người có thẩm quyền
để kịp thời giải quyết, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng vẫn tiếp tục
đảm bảo chất lượng, kỹ thuật công trình. và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Nếu
CĐT bị thiệt hại do chậm tiến độ thi công thì bộ phận xây lắp phải bồi thường vì đã
vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.
1.4.3 Quản lý chất lượng dự án
Ngoài việc đảm bảo dự án được hoàn thành đúng thời điểm đã cam kết thì
cũng cần phải quan tâm đến chất lượng công trình. Chính vì thế trong quá trình thực
hiện bộ phận giám sát phải thực hiện thanh kiểm tra liên tục mọi giai đoạn trong thi
công để đảm bảo chất lượng dự án của mỗi khâu phải đạt yêu cầu. Việc thực hiện
thường xuyên cũng giúp cho Ban QLDA phát hiện kịp thời những sai sót trong quá
trình thực hiện, có biện pháp xử lý tức thời, giúp dự án sau khi hoàn thiện được đảm
bảo chất lượng. Vì các dự án XDCB là những dự án đưa vào sử dụng công, phục vụ
phát triển KT – XH, phục vụ đời sống người dân nên việc đảm bảo chất lượng dự án
rất quan trọng có thể gây tính mạng trong quá trình sử dụng. Tiêu chuẩn về nghiệm
thu chất lượng dự án đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 46/2015/NĐ – CP
trong đó tập chung chủ yếu vào một số tiêu chí: (Nghị định 46/2015/NĐ – CP)
- Quản lý chất lượng các tổ chức tư vấn: Chất lượng tổ tư vấn được đánh giá
dựa trên năng lực thực hiện nhà thầu, xem xét trên các công trình, dự án mà nhà thầu
đã từng thực hiện.
16
- Quản lý chất lượng thi công xây dựng: trong suốt quá trình thi công, Tổ giám
sát thực hiện thường xuyên kiểm tra kỹ thuật, chất lượng của dự án để kịp thời điều
chỉnh các sai sót nếu có.
- Công tác bảo hành công trình: Trong quá trình giao nhận, sử dụng công trình
nếu phát sinh vấn đề thì nhà thầu phải khắc phục. Để đảm bảo kiểm soát chất lượng
của dự án, trước khi bắt đầu công việc, hội đồng phải tiến hành thẩm định và phê
duyệt đầy đủ việc lập dự án theo quy định. Trong quá trình thực hiện dự án, cán bộ
kỹ thuật sẽ xem xét lại các thiết kế đã được duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật đã thoả
thuận và các quy định khác có liên quan, các điều kiện trong hợp đồng đã ký kết, tiến
hành nghiệm thu chất lượng dự án sau khi thi công.
1.4.4 Quản lý chi phí dự án
Quản lý chi phí dự án là tiến trình quản lý các khoản mục đầu tư, thẩm định
dự toán phê duyệt. Hoạt động này bao gồm bố trí các nguồn lực, dự tính các chi phí,
khống chế các chi phí có thể phát sinh thêm. Quản lý chi dự án sẽ thực hiện với mục
đích tránh nguồn chi phí thực hiện dự án vượt ngoài hạn mức cho phép, không vượt
quá tổng mức đầu tư đã quy định cũng như tránh nguồn vốn không bị thất thoát.
Ngoài việc đảm bảo theo mục tiêu đầu tư, việc lập và quản lý chi phí cũng cần
phải được thực hiện đúng theo pháp lý đã được quy định tại Nghị định 32/2015/NĐ
- CP về Quản lý chi phí ĐTXD công trình. Từng giai đoạn đầu tư phải phù hợp với
nguồn chi đã cam kết ban đầu. Từ giai đoạn chuẩn bị cho đến dự án kết thúc đưa vào
sử dụng phải được theo dõi chặt chẽ về các định mức chi, CĐT sẽ chịu trách nhiệm
các khoản chi: (Nghị định 32/2015/NĐ – CP)
- Đối với công tác chuẩn bị đầu tư: Cơ sở đề CĐT lập kế hoạch nguồn vốn
dựa trên tổng mức đầu tư hay tổng mức dự toán của dự án đã được ghi trong quyết
định đầu tư. Tổng mức đầu tư bao gồm các chi phí như chi phí GPMB, chi phí mua
sắm thiết bị, chi phí tái định cư, QLDA, chi phí dự phòng thẩm định dự án và các chi
phí khác.
Chi phí thi công xây dựng được tính toán dựa trên các hạng mục thực hiện
công trình từ thiết kế, xác định khối lượng ước tính khác, đơn giá các thiết bị, nguyên
vật liệu trên thị trường, các chi phí khác theo từng loại công việc. Nó được tính toán
17
theo yêu cầu của người sử dụng và theo số lượng và loại thiết bị. Chi phí bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư được tính toán phù hợp với mức GPMB của dự án và có thể được
tính hoặc không trong tổng mức đầu tư. Các chi phí khác như chi phí tư vấn, chi phí
dự phòng khối lượng, chi phí quản lý v.v… và các chi phí khá sẽ được tính theo tỷ lệ
phần trăm trên tổng chi phí của dự án. Trong đó nguồn chi phí dự phòng là nguồn để
chi trả trong điều kiện có sai sót phát sinh phải bổ sung thêm công việc ngoài dự toán
làm phát sinh chi phí.
Quản lý chi phí dự án dựa trên cơ sở khối lượng công việc, dự toán xây dựng
được xác định theo TKKT hay bản vẽ thi công. Casc nguồn chi phí ở đây có thể kể
đến: chi phí quản lý, chi phí thiết bị, chi phí ĐTXD, chi phí dự phòng và các chi phí
khác.
- Đối với việc tạm ứng vốn ĐTXD: là khoản tiền (tối đa 50% giá trị hợp đồng
xây dựng) mà CĐT có nghĩa vụ ứng trước cho giai đoạn xây dựng. Chi phí tạm ứng
cho các dự án XDCB được thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng, trừ trường hợp có
thoả thuận lại, muốn thay đổi phương án thì hợp đồng cần phải được ký kết lại.
- Đối với việc thanh toán VĐT: thực hiện chi trả từng phần dựa trên từng hạng
mục công việc đã hoàn thành hoặc chi trả toàn bộ ngay từ ban đầu. Đối với khoản chi
trả từng phần phải dựa trên công tác nghiệm thu, sau khi đã kiểm tra, giám sát từng
hạng mục xây dựng, đôi chiếu với kế hoạch ban đầu và xem phương thức thanh toán
đã thoả thuận để tiến hành thanh toán vốn.
18
Hình 1.1: Quy trình quản lý dự án đối với Ban QLDA huyện
(Nguồn: Thông tư số 86/2011/TT - BTC)
- Đối với việc quyết toán vốn: CĐT thực hiện đầy đủ các thủ tục xác nhận các
hạng mục, thu giữ các háo đơn chứng từ cón liên quan, khối lượng hạng mục từng
công việc... trong tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt ngay sau khi dự án hoàn
thành và được đưa vào sử dụng.
Để làm tốt công tác này, chi phí xây dựng phải được giữ ở mức tối thiểu. Các
nhà QLDA thường lập kế hoạch điều chỉnh chi phí để đảm bảo thanh toán đều đặn cả
về chi phí và thời gian, cũng như giá trị, chất lượng dự án thực hiện. Trách nhiệm đối
với nhà thầu được tổ chức quản lý chặt chẽ và chính xác. Căn cứ vào khối lượng công
việc bộ phận kỹ thuật sẽ làm việc với các bên có liên quan để xác nhận số lượng, đơn
giá, cơ sở giá thành thông thường, mẫu, quy định áp dụng, quy chế thanh toán, thông
báo cho CĐT xác nhận và phê duyệt. thanh toán.
1.4.5 Các công tác quản lý khác
1.4.5.1 Quản lý nhân sự
Việc quản lý nhân sự chủ yếu thực hiện việc phân bổ các nguồn lực nhân sự
sao cho hợp lý và khoa học, đảm bảo không xảy ra tình trạng dư thừa nhân sự theo
từng hạng mục công việc làm lãng phí nguồn nhân lực cũng như tránh tình trạng quá
hạn mức công việc cho nhân sự để tránh tình trạng phải phân bổ thêm nguồn lực gây
19
mất thêm chi phí cho dự án. Việc bố trí nguồn lao động phải được dựa trên trình độ
chuyên môn, khả năng thực hiện công việc, tạo điều kiện cho người lao động, người
thực hiện dự án hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đảm bảo phát huy hết năng lực
của nhân lực, tính sáng tạo của từng thanh viên trong nhóm, trong tổ chức phù hợp
với trình độ thực hiện công việc của từng người để đảm bảo mang lại hiệu quả tối đa
cho dự án.
1.4.5.2 Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường
Mục tiêu của việc quản lý an toàn và vệ sinh môi trường là đảm bảo an toàn
cho nguồn nhân lực thực hiện dự án cũng như hoàn thành được các trách nhiệm đối
với môi trường. Trong quá trình thi công dự án phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho
người lao động, có các biện pháp giữ an toàn, cung cấp đồ bảo hộ, chú ý việc vấn đề
bảo hộ lao động trong thi công dự án tránh những hậu quả không đáng có ảnh hưởng
đến tính mạng người lao động. Trường hợp phát hiện những cá nhân có hành vi vi
phạm, phải có biện pháp xử lý thích đáng làm gương cho các đối tượng khác. Để thực
hiện hiệu quả thì người dân có thể báo với cơ quan QLNN khi có những vấn đề không
đảm bảo về môi trường của các công trình, dự án xây dựng như tiếng ồn xây dựng,
nước thải, bụi mịn, v.v… để các cơ quan QLNN ở địa phương có biện pháp xử lý kịp
thời. Bên cạnh đó thì các cơ quan QLNN cần luôn giám át và có quyền định chỉ công
trình nếu đơn vị thực hiện dự án không thực hiện nghiêm túc cá vấn đề bảo vệ môi
trường và an toàn lao động.
1.4.5.3 Quản lý hố sơ
Một số đơn vị xem thường việc lưu giữ hồ sơ. Công việc rất dễ dàng, nhưng
nhiều tổ chức và cơ quan không làm tốt. Quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu để cung
cấp cho việc truy xuất một cách thuận tiện, đơn giản và nhanh chóng. Để thực hiện
công tác quản lý hồ sơ một cách hợp lý, phân loại các hồ sơ sổ sách một cách có hệ
thống khoa học, dễ dàng tìm kiếm, đặc biệt cần phải có bộ phận hành chính riêng để
thực hiện trách nhiệm riêng công tác này. (Nguyễn Trường Sơn, Đào Hữu Hoà, 2002)
20
1.5 Nhân tố tác động tới quản lý các dự án xây dựng cơ bản
1.5.1 Hành lang pháp lý
Trong các hoạt động KT – XH nói chung, cũng như trong hoạt động QLDA
XDCB việc quản lý phải được thực hiện đảm bảo theo các quy định của pháp luật,
các chính sách của Nhà nước. Nhân tố này có ảnh hưởng đáng kể đến việc QLDA
XDCB. Bởi vì nếu hệ thống pháp lý càng rõ ràng thì các thủ tục, quy định giữa các
bên sẽ rõ ràng hơn, ít chồng chéo, tạo điều kiện cho quá trình QLDA XDCB thực
hiện tối đa phát huy hiệu quả, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng tiến độ dự
án. (Bùi Tiến Hanh và Phạm Thanh Hà, 2015)
Để nhân tố này của QLDA đạt hiệu quả cao, các chính sách và quy định đã
ban hành phải có hiệu lực thi hành, phù hợp với luật pháp hiện hành của nhà nước và
các biện pháp kiểm soát phải được thực thi nghiêm ngặt. Nên giảm bớt hay hạn chế
những thủ tục rườmg rà không cần thiết để tránh xảy ra các tình trạng sách nhiễu.
Hơn nữa, các chính sách của Nhà nước liên quan vấn đề xây dựng và QLDA cũng
trảnh tình trạng thay đổi điều chỉnh liên tục để người thực hiện việc xây dựng cảm
thấy yên tâm. Cần xây dựng quy trình nghiệp vụ theo hướng cải cách, đơn giản hoá
các thủ tục hành chính, quy định rõ thời hạn hoàn thành công việc, trình tự xử lý công
việc một cách khoa học, quyền hạn và trách nhiệm của từng bên liên quan được quy
định rõ ràng, chặt chẽ.
1.5.2 Nhận thức người dân tại nơi thực hiện dự án
Trong các công trình, dự án xây dựng, đặc biệt là các dự án lớn, dự án mang
tầm quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân gần khu vực hoặc
ngay trên khu vực thực hiện dự án. Do vậy nhận thức của người dân tại khu vực thực
hiện dự án có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự bởi nếu không
nhận được sự đồng thuận của người dân dự án cũng không thể được thực hiện. Đặc
biệt trong khâu GPMB, để nhận được sự hỗ trợ này, CĐT cần đi kiểm tra thực tế và
sẵn sàng bỏ tiền xây dựng, chỉnh trang, sửa chữa, hiện đại hóa. của các công trình hạ
tầng dân dụng, phải xác định được nhu cầu đích thực, phục vụ người dân và quyết
định chọn đường nào cho phù hợp với từng khu vực..
21
CĐT nói chung và ban quản lý nói riêng phải có những hành động thuyết phục
để có được sự đồng thuận và ủng hộ của những người dân bị ảnh hưởng từ dự án.
Tìm hiểu về cuộc sống và nguyện vọng của người dân bản địa. Sau khi xây dựng dự
án cũng cần xem xét đến những chính sách mang lại giá trị kinh tế mà dự án có được
chia sẻ với người dân, giúp họ hiểu được những lợi ích dự án mang lại cho chính họ
và cho sự phát triển ở địa phương. Tránh tình huống ra lệnh hoặc ép buộc mọi người
phải đồng ý. Ngoài sự giám sát của chính quyền, cộng đồng dân cư cũng là cơ quan
quản lý báo cáo trực tiếp với các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong trường hợp
vi phạm nghiêm trọng các thủ tục..
1.5.3 Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện KT - XH là một trong những cơ sở chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình
chỉ đạo ra quyết định thực hiện dự án. Phát triển KT - XH có tác động đáng kể đến
thu nhập của hộ gia đình, và quy mô của dòng thu nhập quyết định đến tínhu khả thi
về mặt chi phí xây dựng các dự án XDCB. Nhu cầu xây dựng các dự án XDCB hiện
nay rất cao nhưng nguồn lực thì có hạn, đây là nhân tố ảnh hưởng đến việc cân đối
giữa kế hoạch và thực tiễn nguồn ngân sách phân bổ cho các dự án.
Các nhân tố thuộc về điều kiện KT – XH có thể kể đến như mức độ phạm phát,
giá cả nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí xây dựng, lãi suất cho vay ngân
hàng, các nhân tố thuộc về khách hàng v.v… đều có tác động đến tính khả thi của dự
án, làm thay đổi chi phí dự án, thay đổi quy mô dự án. Do thị trường luôn biến động
ảnh hưởng lẫn nhau ví dụ như thị trường kinh tế không ổn định, lạm phát liên tục
khiến giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng khiến chi phí xây dựng tăng lên theo,
điều này là khách quan không thể kiểm soát được. Để tránh bị ảnh hưởng nhất cần
phải có các dự báo thị trường, ước lượng sẵn trước cũng như việc có một khoản chi
phí dự phòng để trong những trường hợp xảy ra có thể lấy nguồn chi phí này để giải
quyết sẽ không làm ảnh hưởng chung đến tổng mức dự toán ban đầu.
Trong việc dự báo và phân tích các xu hướng thay đổi của môi trường KT –
XH, hông tin sai có thể dẫn đến phân tích sai lầm, quyết định sai lầm và đầu tư dự án
không hiệu quả. Ngược lại, nếu thu thập được các thông tin có chất lượng, có kiểm
định rõ ràng thì việc xác định, dự báo được các khoản phát sinh sẽ thực tế hơn, tránh
22
được rất nhiều rui ro. Tuy nhiên do các dự án XDCB thường kéo dài thi công rất lâu
thường qua rất nhiều năm nên trong suốt quá trình thực hiện dự án, CĐT phải luôn
luôn cập nhật kịp thời và thường xuyên, chính xác sự biến động các nhân tố trên để
đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho dự án.
1.5.4 Năng lực đội ngũ thực hiện dự án, cơ sở kỹ thuật
Năng lực thực hiện của các CĐT, đội ngũ cán bộ QLDA có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự thành công hay thất bại của một dự án, nhất là đối với các dự án phức tạp
như các dự án XDCB. Vì CĐT, Ban QLDA là chủ thể tham gia chính trong công tác
xây dựng các dự án XDCB. Kinh nghiệm và năng lực của các nhà quản lý, CĐT sẽ
ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách, các khuyến nghị tư vấn, các quy tắc
và quy định phù hợp. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi,
giàu kinh nghiệm sẽ biết cách tự chủ động xử lý tình huống, lường trước được dự án
gặp trở ngại, khó khăn, vướng mắc như thế nào. Đội ngũ cán bộ hành chính không
tương xứng với yêu cầu thực tế, lạm dụng chức quyền, vì mục đích trục lợi cá nhân
mà bòn rút làm giảm chất lượng các dựu án, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.
Xác định được tầm quan trọng trong công tác QLDA XDCB thì Ban QLDA
ngay từ đầu phải xem trọng vấn đề tuyển dụng cũng như đào tạo năng lực cho các
cán bộ. Xem xét đánh giá chọn lọc kỹ lưỡng những cán bộ thực sự có năng lực chuyên
môn, phẩm chất đạo đức tốt cũng như khả năng thực hiện công việc, khả năng làm
việc nhóm, xử lý tình huống, biết sử dụng các máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật
tiên tiến hiện đại trong công việc.
Các nguồn lực khác như trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng cần được quan tâm
để đẩy nhanh thời gian hoàn thành công việc. Kết hợp các máy móc, thiết bị công
nghệ hiện đại, các thiết bị đo vẽ, ứng dụng các phần mềm QLDA hiện đại,… giúp
cho công tác QLDA trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn..Khi nhu cầu xây dựng các dự
án XDCB tăng, khối lượng công việc ở mỗi giai đoạn cũng tăng lên, nên nếu biết ứng
dụng công nghệ vào việc quản lý thời gian sẽ giúp giải quyết công việc được thực
hiện nhanh chóng, chính xác hơn. Vì vậy, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện tiên quyết cho công việc QLDA, đặc biệt đối
với các dự án phức tạp như dự án XDCB.
23
1.6 Kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc quản lý dự án xây dựng cơ
bản và bài học kinh nghiệm đối với huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
1.6.1 Thành phố Hà Nội
Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam,
cùng với TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt. Sự phát triển và hội nhập kinh tế
của đất nước ngày càng được mở rộng đòi hỏi đối với công tác QLDA Nhà nước
Trung ương cần phải luôn có những văn bản pháp quy cập nhật điều chỉnh để tạo ra
hành lang pháp lý phù hợp. Công tác QLDA XDCB ở TP Hà Nội có những nét nổi
trội mà các tỉnh, TP khác cần tham khảo, vận dụng, đó là:
Trong những năm qua, TP Hà Nội rất coi trọng công tác hoàn thiện khung
pháp lý về QLDA XDCB nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tiến trình phát
triển KT - XH. Hàng năm, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội luôn tổ chức các buổi soạn
thảo để ban hành cũng như điều chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan nhằm hoàn
thiện hơn nữa trong công tác QLDA XDCB trên địa bàn TP từ các văn bản hướng
dẫn chung đối với công tác đầu tư dự án XDCB; quyết định phê duyệt xây dựng, các
văn bản quy định các tiêu chí xây dựng và điều lệ quản lý đối với từng dự án cụ thể;
văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính.
Kết quả cho thấy việc ban hành, điều chỉnh các văn bản quy định pháo luật
của TP đã đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng các công trình dự án XDCB, chất
lượng của từng dự án cũng ngày càng được nâng lên. Các văn bản pháp luật bảo đảm
tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với tình hình phát triển KT - XH tại Hà Nội và các
địa phương khác nhìn nhận và tham khảo.
Ngoài những điều chỉnh trong chính sách, hành lang pháp lý thì việc QLDA
XDCB từ ngân sách quốc gia cũng cần có các biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả.
Vì vậy, TP Hà Nội đã thực hiện cải cách hành chính, xây dựng các ban quản lý, ban
tư vấn, đào tạo đội ngũ QLDA, xây dựng các chế tài xử phạt đối với những hành vi
tiêu tực, siết chặt quản lý giá v.v.. nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho các dự án
XDCB từ NSNN. Cụ thể tạo lộ trình cụ thể để tách chức năng quản lý sản xuất và
chức năng QLNN của các bộ, thành phố trực thuộc Trung ương, xóa bỏ tình trạng
24
khép kín ĐTXD đối với tất cả các ngành trong quá trình đầu tư và xây dựng. Hoàn
thiện mô hình ban QLDA, công tác tư vấn ĐTXD, tăng cường quản lý và nâng cao
trách nhiệm giải trình của những người tham gia quá trình đầu tư và xây dựng. Đào
tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán
bộ, đặc biệt đối với các bộ cấp quản lý.
Hà Nội là địa phương đi đầu trong công tác quy hoạch. Qua một thời gian thực
hiện TP Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định. Để đáp ứng các yêu cầu mới
về phát triển KT - XH, TP Hà Nội đã nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hà
Nội tiến hành đồng thời với nghiên cứu các quy hoạch lớn liên quan đến nhiều tỉnh
thành theo hướng đổi mới cách làm quy hoạch để phù hợp với nhu cầu. Công tác quản
lý chất lượng công trình xây dựng được quan tâm, chỉ đạo sát sao từ TP đến Sở,
ngành, quận, huyện, phường, xã. TP Hà Nội đã tăng cường các hoạt động kiểm tra
chất lượng dự án XDCB trong suốt quá trình thực hiện, kiểm tra công tác thi công
nhằm đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường; Hướng dẫn CĐT củng cố hệ
thống quản lý chất lượng, tổ chức kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trên địa
bàn TP Hà Nội, trong đó chú trọng các công trình công cộng lớn phục vụ những hoạt
động cộng đồng ở quy mô lớn. TP cũng đã nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hữu
hiệu góp phần tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng dự án XDCB trên địa bàn.
Công tác thẩm định thiết kế cơ sở kỹ thuật, tổng dự toán được quản lý chặt chẽ, bảo
đảm chất lượng, bảo đảm thời gian xây dựng theo quy định, đáp ứng yêu cầu tiến
trình phát triển của TP.
TP đã có các quyết định về việc ban hành quy định về quy trình và thời hạn
giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLDA XDCB của TP Hà Nội
trong đó quy định về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính; quy định về ủy quyền
giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLDA XDCB; quy định về quy trình
tiếp nhận, xử lý và trả hồ sơ. Qua đó, tạo điều kiện cho việc ra quyết định đầu tư,
quyết định lựa chọn nhà thầu được nhanh hơn, thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án. Đi
đôi với các văn bản kèm theo về những quy định cụ thể rõ ràng buộc trách nhiệm đối
với người có thẩm quyền quyết định nhằm hạn chế những hành vi tiêu cực gây thất
thoát, lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.
25
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin đã nâng
cao quy trình quản lý VĐT, thanh quyết toán vốn ĐTXD công trình từ nguồn NSNN.
Các dự án XDCB trên địa bàn TP Hà Nội đã được cải thiện cả về chất và lượng. Chất
lượng hồ sơ CĐT và báo cáo quyết toán VĐT của các dự án XDCB hoàn thành đang
từng bước được cải thiện. Trong những năm gần đây, việc tuân thủ kế toán vốn nhìn
chung đã được thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng, cẩn thận và khẩn trương hơn trước..
Qua thời gian, công tác quản lý huy động chi đầu tư XDCB ngày càng được
tăng cường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT - XH của TP Hà Nội.
Về chi ĐTXD từ NSNN, TP tập trung mọi nguồn lực cho hoạt động ĐTXD các dự
án XDCB như các dự án văn minh giao thông đô thị, dự án về nguồn nước sạch, hệ
thống điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường, sửa chữa nâng cấp nhà đáp ứng nhu cầu
của người dân.…
1.6.2 Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng địa phương đi đầu trong việc chú trọng các biện pháp cải cách thủ
tục hành chính nhằm nâng cao năng lực quản lý công trên mọi lĩnh vực. Trong đó bao
gồm cả năng lực quản lý nguồn VĐT dự án và năng lực QLDA XDCB tại địa phương.
Qua tìm hiểu, công tác quản lý VĐT XDCB ở TP Đà Nẵng có những nét nổi
trội mà các tỉnh, TP khác cần học tập, đó là: XDCB từ nguồn NSNN.
Trên cơ sở văn bản pháp luật có liên quan đến QLDA XDCB từ nguồn NSNN.
UBND TP Đà Nẵng đã tiến hành phân công phân cấp quản lý một cách khoa học,
hợp lý. Điểm nổi bật trong công tác QLDA của TP Đà Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết
về trình tự các bước triển khai thực hiện dự án: từ xin chủ trương đầu tư, chọn địa
điểm đầu tư, lập quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án; trình thẩm định phê duyệt
dự án, lập tổng dự toán, lập thiết kế; bố trí đăng ký VĐT, đền bù GPMB; tổ chức đấu
thầu; tổ chức thi công, giám sát và quản lý chất lượng trong quá trình thi công; cấp
phát thanh toán vốn; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đến thanh quyết toán và
bảo hành công trình. Theo từng bước thực hiện thủ tục, hồ sơ được các chủ thể quản
lý thụ lý một cách có trách nhiệm theo thẩm quyền quản lý của mình. Quy trình quản
lý và điều hành VĐT được thể hiện theo quy trình quản lý, điều hành công việc của
26
cơ quan nhà nước nhanh chóng, chính xác, mang tính đột phá trong thời kỳ cải cách
hành chính, hiện đại hóa Đà Nẵng, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước.
Hoạt động GPMB là một trong những công việc khó khăn nhất trong suốt tiến
trình thực hiện dự án XDCB. Ở nhiều địa phương, công tác này là một trong những
nguyên nhân chính gây chậm tiến độ dự án. Nhưng riêng Đà Nẵng, công tác đền bù
và GPMB là một điểm sáng trong cả nước mà các địa phương khác cần tham khảo
học tập kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất: UBND TP ban hành quy định về bồi thường thiệt hại khi nhà nước
thu hồi đất. Mục tiêu, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân chia tài sản, đơn giá,
... được quy định rõ ràng, chi tiết trong các quy định. Đặc điểm của nghị định này là
việc bồi thường khi thu hồi đất để làm đẹp đô thị sẽ được chi trả theo nguyên tắc “nhà
nước và nhân dân cùng làm”, việc thu hồi đất để làm đẹp đô thị sẽ cải thiện môi
trường sống và giá trị của môi trường sống. để mọi người hiểu Môi trường và người
dân của khu vực là những người trực tiếp hưởng lợi từ các khoản đầu tư của đất nước.
phải hy sinh một số tài nguyên.
Thứ hai: Thực hiện kết hợp cơ chế dân chủ ở cơ sở và có chính sách khen
thưởng đối với người thực hiện GPMB trước, buộc kịp thời những người có ý thức
chống đối không thực hiện GPMB khi có đủ điều kiện đền bù theo quy định. Thành
phố đôn đốc Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra việc thực hiện công tác tuyên truyền,
quy chế dân chủ ở cơ sở phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp thực hiện
công tác đền bù, nhất là GPMB, giám sát thành phố chỉ đạo ký kết công tác năm. lập
kế hoạch cho bao cấp chung cho ĐTXD ngoài ngân sách nhà nước.
Thứ ba: Nhân tố con người đóng vai trò quyết định thành công hay thất bại
trong công tác quản lý, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân. Các nhà lãnh đạo chủ chốt
rất quan trọng và quan trọng và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với lợi ích
của chính phủ. Mặt khác, khi áp lực về trách nhiệm quản lý hành chính quốc gia ngày
càng gia tăng, các cán bộ cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và
dũng cảm để đáp ứng yêu cầu của công việc..
TP Đà Nẵng ngày nay đã thực sự đổi mới, đô thị được chỉnh, trang, hệ thống
giao thông phát triển. Có thể nói Đà Nẵng bật lên phát triển mạnh mẽ, mà động lực
27
chủ yếu của sự phát triển là nhân tố con người đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ
chốt về tinh thần gương mẫu “Giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm” đây
là kết bài học kinh nghiệm trong QLNN.
1.6.3 Tỉnh Bình Dương
Hiện nay, tỉnh có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động như: Khu công
nghiệp Sóng Thần I và II, Đồng An, Tân Hiệp A… Các khu công nghiệp trên địa bàn
đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn
3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2,656 tỉ đồng. Để thu hút
đầu tư, tỉnh đang tập trung hoàn thiện cư sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thực
hiện và thi công các khu công nghiệp mới để phát triển các vùng trong tỉnh. Nhằm
mục đích là phát triển toàn diện trong tỉnh. Với thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo từ
phía Trung ương và việc phân cấp mạnh, đề cao tình thần, trách nhiệm và vai trò của
các Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát đầu tư của
các ban ngành. Nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường thu hút, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, tạo bước đột phá trong
phát triển một số công trình, dự án trọng điểm có quy mô lớn đang thực hiện trên địa
bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần
tháo gỡ kịp thời: Việc triển khai xây dựng quy hoạch chậm, chất lượng thấp; Việc
thẩm định và quyết toán danh mục dự án còn chưa tốt, tiến độ thực hiện một số dự án
còn chậm; công tác đánh giá, giám sát ở cấp huyện, xã thực hiện chưa tốt…Để thực
hiện và giải quyết những vướng mắc, tỉnh đã chỉ đạo một số nội dung và giải pháp
như: tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thông qua việc triển
khai, hướng dẫn, ban hành và thực hiện các văn bản về quản lý ĐTXD cơ bản, đẩy
mạnh công tác xây dựng, thực hiện và quản lý tốt về quy hoạch, thực hiện tốt công
tác quản lý ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư.
1.6.4 Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Ban QLDA huyện Mai Sơn có cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó
Giám đốc và các phòng nghiệp vụ (2 Phòng Tư vấn giám sát, 1 Phòng Kế hoạch và
11 Phòng hành chính tổng hợp).
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf
Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf

More Related Content

Similar to Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf

Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdf
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdfQuản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdf
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdf
Man_Ebook
 
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Man_Ebook
 
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdfPhát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Man_Ebook
 

Similar to Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf (20)

Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tƣ Công Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tƣ Công Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tƣ Công Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đầu Tƣ Công Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh...
 
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdf
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdfQuản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdf
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh Residence Project bằng hệ thống PMS - ERP.pdf
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn...
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn...Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn...
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn...
 
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngLuận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
 
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.docQuản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
 
Đề tài: Dự án xây dựng Khu nhà ở tái định cư tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Dự án xây dựng Khu nhà ở tái định cư tại Hải Phòng, HAYĐề tài: Dự án xây dựng Khu nhà ở tái định cư tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Dự án xây dựng Khu nhà ở tái định cư tại Hải Phòng, HAY
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng hồ T’Nưng, HOT
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng hồ T’Nưng, HOTLuận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng hồ T’Nưng, HOT
Luận văn: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng hồ T’Nưng, HOT
 
Luận Văn Quản lý Nhà nước trong đầu tư xây dựng các công trình GTVT tại TP Đà...
Luận Văn Quản lý Nhà nước trong đầu tư xây dựng các công trình GTVT tại TP Đà...Luận Văn Quản lý Nhà nước trong đầu tư xây dựng các công trình GTVT tại TP Đà...
Luận Văn Quản lý Nhà nước trong đầu tư xây dựng các công trình GTVT tại TP Đà...
 
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
 
Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...
Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...
Luận Văn QLNN về đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trê...
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...
 
Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...
Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...
Đề tài: Pháp luật về tạo lập khu dân cư mới. Thực tiễn áp dụng tại thành phố ...
 
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAYLuận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
 
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdfPhát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
Quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố Hà Nội
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn Q...Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn Q...
 
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài Chính
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài ChínhLuận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài Chính
Luận Văn Bất Cập Về Các Quy Định Trong Chính Sách Tài Chính
 
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ LUẬN VĂN THẠC SĨ PHAN NHẬT TRƯỜNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHAN NHẬT TRƯỜNG ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 2001420 Họ và tên học viên : Phan Nhật Trường Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Viết Chiến TP. Hồ Chí Minh, tháng……/2022
  • 4. ii
  • 5. iii
  • 6. iv
  • 7. v
  • 8. vi
  • 9. vii
  • 10. viii
  • 11. ix LÝ LỊCH KHOA HỌC 1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: PHAN NHẬT TRƯỜNG. Giới tính: Nam. Ngày, tháng, năm sinh: 05/8/1986 Nơi sinh: Đồng Tháp Quê quán: Phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Dân tộc: Kinh. Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại cơ quan: 02773.838.015. Điện thoại nhà riêng: 0939.365.075 Fax: 02773.838.015. E-mail: phantruongdahhn@gmail.com 2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO Đại học: Hệ đào tạo: Từ xa. Thời gian đào tạo từ năm 2010 đến năm 2015. Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học mở TP. Hồ Chí Minh. Ngành học: Kỹ sư xây dựng. Thạc sĩ: Hệ đào tạo: Chính quy , Thời gian đào tạo từ 09/2020 đến 04/2022 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM Ngành học: Quản lý kinh tế Tên luận văn: Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự. Ngày & nơi bảo vệ luận văn: Ngày 12/11/2022 tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM Người hướng dẫn: TS. Hồ Viết Chiến 3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm - Từ năm 2006 - 2009. Công ty CPĐT XD viễn thông Đồng Tháp. Nhân viên - Từ năm 2010- 2012 Công ty TNHH Ngự Bình, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp. Nhân viên Tháng 06/2016 – đến nay Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự. Viên chức
  • 12. x LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tôi và được sụ hướng dẫn khoa học của TS Hồ Viết Chiến. Các nội dung nghiên cứu và kết quả là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây, dựa trên số liệu của các đơn vị, thông tin được chính học viên thu thập các nguồn khác nhau có đè cập trong tài liệu tham khảo. Nếu có phát hiện bấy kỳ sự gian lận nào, học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tiểu luận của mình. Giảng viên hướng dẫn và trường ĐHSP Kỹ Thuật không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do học viên gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). . TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022 Học viên Phan Nhật Trường
  • 13. xi LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo, các anh chị em cán bộ nhân viên tại Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các giảng viên cũng như những cán bộ nhân viên trong trường đã giúp tôi có cơ hội tiếp xúc nguồn kiến thức giá tị và thực tế, điều này rất cần thiết cho công việc hiện tại của tôi. Chân thành cảm ơn TS Hồ Viết Chiến đã truyền đạt cho tôi một lượng kiến thức quý báu và cũng là hành trang cho tôi trong sự nghiệp cống hiến cho đơn vị nơi tôi đang công tác. Đặc biệt tôi rất tâm đắc với phương pháp kết hợp thực tế của thầy, giúp tôi nắm bắt nội dung bài giảng rất nhanh, cũng là cơ hội để bản thân tiếp xúc với lĩnh vực mà tôi đang làm việc một cách hiệu quả hơn. Cám ơn ban lãnh đạo, các anh chị em đồng nghiệp tại Ban quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự đã hết lòng hồ trợ, cung cấp tài liệu cần thiết để tác giả viết bài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP HCM đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian qua. TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022 Học viên Phan Nhật Trường
  • 14. xii TÓM TẮT LUẬN VĂN Hoạt động đầu tư công trong những năm gần đây đã mang lại những giá trị to lớn góp phần vào phát triển KT - XH của cả nước, tạo tiền đề cho nền kinh tế quốc gia phát triển, có cơ hội hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế. Với tầm quan trọng đó, Nhà nước luôn chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện các công trình dự án với mục đích cải tạo các dự án cũ lỗi thời đã bị xuống cấp thay thế vào các công trình mới mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng và cho sự phát triển của quốc gia. Để làm được điều này không chỉ là sự nỗ lực cố gắng từ phía các ban lãnh đạo Nhà nước còn là sự phấn đấu không ngừng từ các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ở các địa phương luôn sẵn sàng thực hiện vì mục tiêu phát triển chung bộ mặt quốc gia, mang lại nhiều nhất những giá trị KT - XH cho đất nước. Hiện nay, ban quản lý dự án huyện Hồng Ngự, thay mặt ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn của huyện. Trong những năm qua công tác quản lý dự án của ban quản lý luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra, mang lại nhiều công trình có ích cho xã hội. Tuy nhiên trong công tác quản lý vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được khắc phục như cách thức quản lý còn bộc lộ nhiều sai sót, vẫn còn bị phát sinh nhiều chi phí ngoài dự toán ban đầu, cơ sở vật chất phục vụ việc quản lý còn lạc hậu v.v… ảnh hưởng chung đến chất lượng của dự án. Dựa trên các vấn đề tồn tại đó cùng với nguyên nhân mà tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu nhập và phân tích số liệu kết hợp với phương pháp phỏng vấn các hộ dân. Nguồn dữ liệu được tác giả thu thập được bao gồm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp tại phạm vi nghiên cứu là các báo cáo hàng năm, các cuộc khảo sát, các văn bản pháp luật v.v… để đưa ra vào phân tích cho thấy rõ được thực trạng quản lý các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự đưa ra kết quả đạt được và các vấn đề tổn tại, làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.
  • 15. xiii ABSTRACT In recent years, public investment has played an important role in contributing to the completion of socio - economic tasks. It has created a favorable premise for the Vietnamese economy to gradually develop and integrate with the region and the world. Therefore, new project investment and degraded project renovation always receive the attention of the state. This is not only requires appropriate efforts and investment from the State, but also depends on the constant striving and improvement of the quality and expertise of Construction Investment Project Management to guide the ultimate goal is to create the highest efficiency for construction projects, bringing many socio - economic benefits to the country. Currently, Construction Management Board of Hong Ngu, representative people’s committe of Hong Ngu district, implemete the State management functions on transport infrastructure management. Although the management board hass achieved certain results over the years, there still exits several problems which need to be resolved. The management of the transport infrastructure project has not really met the requirements; it is also difficult to achieve the strategic goal off district in the future. During the research, author used research methods such as collecting, analysing, comparing method and combined with interviewing expert method. The thesis also used assembles secondary and primary documents method through collecting at the research scope. Since then, the author summarized and processed both documents to clearly see the current situation of basic construction project management at Hong Ngu district, bring the achievements and problems as a base for proposing solutions to complete the management of basic construction projects in Hong Ngu district.
  • 16. xiv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................x LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... xi ABSTRACT............................................................................................................ xiii DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... xvii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. xviii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... xix PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .......................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................4 4. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5 7. Đóng góp của đề tài..............................................................................................6 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................6 Chương 1.....................................................................................................................7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN ............................................................................................................................7 1.1 Các khái niệm ................................................................................................7 1.1.1 Xây dựng cơ bản ........................................................................................7 1.1.2 Dự án xây dựng cơ bản ..............................................................................7 1.1.3 Quản lý dự án xây dựng cơ bản .................................................................8 1.2 Đặc điểm dự án xây dựng cơ bản .................................................................8 1.3 Vai trò quản lý các dự án xây dựng cơ bản .................................................10 1.4 Nội dung quản lý các dự án xây dựng cơ bản .............................................11 1.4.1 Quản lý hoạt động đấu thầu.........................................................................12 1.4.2 Quản lý tiến độ các dự án ............................................................................14 1.4.3 Quản lý chất lượng dự án ............................................................................15
  • 17. xv 1.4.4 Quản lý chi phí dự án ..................................................................................16 1.4.5 Các công tác quản lý khác...........................................................................18 1.5 Nhân tố tác động tới quản lý các dự án xây dựng cơ bản ...........................20 1.5.1 Hành lang pháp lý ....................................................................................20 1.5.2 Nhận thức người dân tại nơi thực hiện dự án...........................................20 1.5.3 Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội .........................................21 1.5.4 Năng lực đội ngũ thực hiện dự án, cơ sở kỹ thuật ...................................22 1.6 Kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc quản lý dự án xây dựng cơ bản và bài học kinh nghiệm đối với huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.........................23 1.6.1 Thành phố Hà Nội....................................................................................23 1.6.2 Thành phố Đà Nẵng .................................................................................25 1.6.3 Tỉnh Bình Dương .....................................................................................27 1.6.4 Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La....................................................................27 1.6.5 Bài học kinh nghiệm đối với huyện Hồng Ngự .......................................28 TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................29 Chương 2...................................................................................................................30 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ ..............................................................................................30 2.1 Tổng quan huyện Hồng Ngự .......................................................................30 2.1.1 Điều kiện tự nhiên....................................................................................30 2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội...........................................................32 2.2 Thực trạng quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự .....................................................................................................................34 2.2.1 Tình hình các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự .....34 2.2.2 Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự ..............................................................................................................38 2.3 Phân tích các nhân tố tác động quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự ................................................................................................58 2.3.1 Hành lang pháp lý.................................................................................58 2.3.2 Nhận thức người dân tại nơi thực hiện dự án .......................................60
  • 18. xvi 2.3.3 Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội......................................61 2.3.4 Năng lực đội ngũ thực hiện dự án, cơ sở kỹ thuật................................62 2.4 Đánh giá thực trạng quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự..................................................................................................................64 2.4.1 Những thành quả đạt được .......................................................................64 2.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân......................................................66 TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................70 Chương 3...................................................................................................................71 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ........................................................71 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ...............................................................................71 3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội quốc tế và trong nước tác động đều đầu tư xây dựng cơ bản.....................................................................................................................71 3.1.2 Một số định hướng về công tác xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng........73 3.1.3 Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Hồng Ngự................74 3.1.4 Định hướng đầu tư xây dựng các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự ..............................................................................................................75 Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự tiếp tục tham mưu cho UBND huyện về ĐTXD các dự án XDCB trên địa bàn huyện..........................................75 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự .......................................................................................................76 3.2.1 Hoàn thiện quản lý hoạt động đấu thầu....................................................76 3.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án...............................................77 3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình .................................80 3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án...............................................82 3.2.5 Các giải pháp bổ trợ .................................................................................83 TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................88 KẾT LUẬN...............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................90 PHỤ LỤC..................................................................................................................93
  • 19. xvii DANH MỤC VIẾT TẮT ĐTXD Đầu tư xây dựng GPMB Giải phóng mặt bằng KHĐT Kế hoạch đấu thầu KT - XH Kinh tế - xã hội NSNN Ngân sách Nhà nước QLDA Quản lý dự án QLNN Quản lý Nhà nước TKKT Thiết kế kỹ thuật TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân VĐT Vốn đầu tư XDCB Xây dựng cơ bản
  • 20. xviii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thực trạng thanh toán các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 – 2020.......................................................................................35 Bảng 2.2: Số lượng dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020 ...................................................................................................................................36 Bảng 2.3: Ý kiến của người dân về mức độ cải thiện đời sống đối với các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự ..............................................................38 Bảng 2.4: Các dự án tham gia đấu thầu giai đoạn 2018 - 2020 ................................39 Bảng 2.5: Thực trạng tiến độ thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020........................................................................................40 Bảng 2.6: Thống kê nguyên nhân làm chậm tiến độ tự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020............................................................42 Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá của người dân về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Hồng Ngự ................................................................................................44 Bảng 2.8: Thống kê các nguyên nhân khiến dự án bị vướng mắc trong quá trình thi công giai đoạn 2018 - 2020.......................................................................................45 Bảng 2.9: Thực trạng quản lý chất lượng dự án trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020.......................................................................................................47 Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng dự án xây dưng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự ..........................................................................................50 Bảng 2.11: Thực trạng quản lý chi phí dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020..............................................................................51 Bảng 2.12: Thực trạng quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020...................................................................53 Bảng 2.13: Số lượng dự án xây dựng cơ bản gặp sai sót trong công tác quản lý chi phí trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020.........................................54 Bảng 2.14: Thực trạng nhân lực tại Ban quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020..............................................................................55 Bảng 2.15: Ý kiến của người dân về môi trường dự án huyện Hồng Ngự ...............57
  • 21. xix Bảng 2.16: Thực trạng quản lý hồ sơ dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020........................................................................................57 Bảng 2.17: Ý kiến của người dân về thủ tục giải quyết giấy tờ đối với các dự án giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Hồng Ngự ........................................................60 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Quy trình quản lý dự án đối với Ban QLDA huyện..................................18 Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ............................30 Hình 2.3: Thực trạng trình độ học vấn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Hồng Ngự .............................................................................63 Hình 3.1: Đề xuất phương án cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự .......................................................................................................84
  • 22. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng đang ngày càng được quan tâm và chú trọng. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hàng năm Chính phủ luôn dành một nguồn lớn ngân sách dùng cho riêng hoạt động xây dựng cơ bản, các dự án thường rất lớn, xây dựng trong thời gian dài, liên quan đến rất nhiều bên tham gia nên rất dễ xảy ra các vấn đề tiêu cực như thất thoát, lãng phí, chất lượng công trình giảm sút v.v… Điều này đòi hỏi rất lớn đội ngũ ban quản lý dự án phải là những người có năng lực chuyên môn giỏi, trình độ năng lực đáp ứng, đạo đức công việc tốt có như vậy mới có thể mang lại những dự án xây dựng cơ bản chất lượng, phục vụ các công tác xã hội cho đất nước. Cũng như các địa phương khác, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp cũng luôn quan tâm và chú trọng vào vấn đề xây dựng các dự án cơ bản sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên giống như tình trạng ở hầu hết các địa phương khác, các công trình dự án cũng gặp phải không ít vấn đề như thiếu các biện pháp quản lý một cách đồng bộ, tình trạng lãng phí, gấy thoát vốn nhà nước, nợ đọng trong xây dựng xảy ra ở hầu hết các dự án của huyện trong những năm qua. Nguyên nhân khiến cho công tác quản lý dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự trong những năm qua còn nhiều vấn đề tồn tại do công tác phân bổ nguồn vốn còn chậm, nhiều quy trình thủ tục rườm rà, trình trạng thiếu nguồn lực quản lý làm cho mỗi cán bộ bộ hiện nay phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, năng lực một số nhà thầu, cán bộ còn yếu kém khiến cho các dự án phải điều chỉnh nhiều lần gây lãng phí ngân sách cũng như thời gian thực hiện dự án. Với tính chất đặc thù của loại dự án xây dựng cơ bản thì chỉ cần một công việc không được hoàn thành đúng thời điểm dự định cũng đã làm ảnh hưởng tới toàn bộ tiến trình công việc giai đoạn sau. Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự” nhằm góp phần giải quyết giúp
  • 23. 2 ban lãnh đạo địa phương các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý dự án, tránh lãng phí nguồn vốn Nhà nước, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý các dự án xây dựng cơ bản như: - Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Hường (2016) với đề tài “Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách tỉnh Thái Nguyên” đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan hoạt động quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Đề tài cũng phân tích thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 – 2015, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các vấn đề tồn tại trong việc quản lý dự án xây dựng cơ bản của huyện. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản của tỉnh Thái Nguyên, từ đó gia tăng được hiệu quả mà dự án mang lại cho địa phương. Các giải pháp được đưa ra chú trọng vào hoạt động cải thiện, đơn giản hoá quy trình thủ tục, tăng cường giám sát trong suốt quá trình xây dựng thi công dự án, cải thiện các hoạt động đấu thầu cũng như chú trọng vào vấn đề an toàn cho người lao động và đảm bảo các vấn đề vệ sinh môi trường. - Nghiên cứu của Nguyễn Huy Chí (2015) với tiêu đề “Quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách ở cấp huyện thuộc Hà Nội” giống với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Hường (2016) cũng cho thấy một số vấn đề lý luận cơ bản hoạt động quản lý Nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu cũng phân tích thực trạng hoạt động quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013 – 2015 và đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn TP Hà Nội. Các giải pháp được đưa ra chú trọng và việc hoàn thiện quy trình quản lý, nâng cao hiệu quả các phương pháp quản lý dự án, tăng cường hoạt động xây dựng cơ sở vật chất, áp dụng
  • 24. 3 công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý dự án xây dựng cơ bản và tăng cường hoạt động thanh kiểm tra xử lý vi phjam trong quá trình đầu tư xây dựng dự án. - Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Chí Hiền (2015) với đề tài: “Vai trò của Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam Định”. Luận văn đã nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách; đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng vai trò Nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản, qua đó đưa ra một số giải pháp với mục đích tăng cường hơn nữa vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách. - Nghiên cứu của Nguyễn Trí Hữu (2018) với tiêu đề “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị” đã góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nghiên cứu cũng phân tích đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dự án tại tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2011 – 2016 cho thấy các vấn đề tồn tại trong công tác này để làm cơ sở đề xuất giải pháp với mục đích hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. Các giải pháp tác giả của tác đưa ra chú trọng vào công tác lập dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật cũng như quy hoạch dự án; chú trọng vào việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động xác định quy chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật; coi trọng các chính sách công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư của tỉnh. Ngoài ra cũng cần hoàn thiện hơn nữa công tác chọn nhà thầu, công tác thương thảo ký hợp đồng, bố tri và quản lý vốn đầu tư; nâng cao năng lực bộ máy quản lý và bộ máy giám sát thi công; thực hiện cơ chế giám sát minh bạch trong suốt quá trình đầu tư xây dựng. Hơn thế nữa, hoàn thiện khung pháp lý có liên quan quản lý dự án đầu tư xây dựng và đẩy mạnh việc tìm kiếm, thu hút và vận động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Qua tìm hiểu và nghiên cứu các đề tài nói trên, tác giả nhận thấy rằng: hầu hết các nghiên cứu trên đều đã đề cập đến cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu thực hiện ở phạm vi cấp tỉnh hoặc thành phố, không có nghiên cứu thực hiện quản lý dự án ở cấp huyện. Ngoài ra các quan điểm đánh giá của các tác giả cũng
  • 25. 4 chỉ dựa trên quan điểm cá nhân, các báo cáo tác giả thu thập được từ phía các cơ quan để phân tích chứ chưa có một nghiên cứu nào thể hiện các ý kiến đánh giá từ phía người dân là những người chịu rất nhiều tác động bởi dự án. Vì vậy, đây được xem là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả sẽ thực hiện trong đề tài của mình. Có thể khẳng định nghiên cứu của tác giả là cấp thiết và chưa từng được công bố ở các công trình nào có liên quan trước đây. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án xây dựng cơ bản từ đó đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý các dự án xây dựng cơ bản ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, đưa ra các vấn đề tồn tại, bất cập yếu kèm từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nhằm tăng cường quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. - Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý dự án xây dựng cơ bản + Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp + Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng Ngự. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án xây dựng cơ bản là gì? Câu hỏi 2: Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp diễn ra như thế nào? Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào tăng cường công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng Ngự? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. - Phạm vi nghiên cứu
  • 26. 5 Nội dung: Công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp Không gian: Địa bàn huyện Hồng Ngự Thời gian: số liệu thứ cấp giai đoạn 2017 – 2019, số liệu sơ cấp thực hiện từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 4 năm 2021. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp, công cụ nghiên cứu định tính để nghiên cứu các tài liệu; thực hiện thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và hệ thống các thông tin thu thập. Đồng thời, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn qua phỏng vấn, tiếp xúc và quan sát trực tiếp để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho đề tài của luận văn. Trong đó:  Phương pháp thu thập - Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu trong sách báo, tài liệu cơ quan, internet có liên quan đến vấn đề XDCB trên cả nước cũng như của huyện Hồng Ngự. Các nghiên cứu trước có liên quan, văn bản pháp luật, chủ trương Nhà nước, kinh nghiệm ở một số địa phương và số liệu từ các cơ quan chức năng. - Dữ liệu sơ cấp: thực hiện khảo sát với khoảng 100 hộ dân có ảnh hưởng bởi các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự  Phương pháp phân tích dữ liệu Bao gồm các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu trong quá trình phân tích nhằm đưa ra số liệu dẫn chứng cụ thể bổ sung cho những phân tích của nghiên cứu.  Phương pháp khảo sát Thực hiện thu thập ý kiến của 100 hộ dân xung quanh công trình dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự. 100 hộ dân này chia đều tại một số dự án tại các đơn vị hành chính như thị trấn Thường Thới Tiền (40 phiếu), Long Khánh A (10 phiếu), Long Khánh B (10 phiếu), Phú Thuận B (10 phiếu), Thường Phước 1 (10 phiếu), Thường Phước 2 (10 phiếu), Thường Thới Hậu A (10 phiếu). Kết quả thu lại 96 phiếu, 4 phiếu không phù hợp. Số liệu điều tra được thực hiện từ t1/2021 đến t4/2021.
  • 27. 6 Nội dung của bảng khảo sát chủ yếu xoay quanh về ý kiến đánh giá của người dân về công tác xây dựng cơ bản tại huyện Hồng Ngự trong những năm vừa qua về quy trình thủ tục, cách giải quyết đền bù, tiến độ thực hiện dựu án, chất lượng dự án mang lại, trình độ năng lực đội ngũ thực hiện, chất lượng cuộc sống của họ từ khi có dự án. (Phụ lục) 7. Đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu sẽ có các đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau: Về mặt lý luận: Đề tài sẽ góp phần phát triển lý thuyết về quản lý các dự án xây dựng cơ bản Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu cho thấy thực trạng công tác quản lý các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự, phân tích thực trạng cho thấy những thành quả đạt được cũng như những mặt tồn tại hạn chế trong công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần mở đầu, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục bảng biểu hình ảnh v.v… luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án xây dựng cơ bản - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự
  • 28. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Xây dựng cơ bản Theo tác giả Từ Quang Phương (2014) thì “Xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xậy dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa hoặc khôi phục các tài sản cố định. Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định (khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị) kết quả của các hoạt động xây dựng cơ bản là các tài sản cố định, với nặng lực sản xuất phục vụ nhất định” (Từ Quang Phong, 2014) Theo tác giả Lương Minh Việt (2010) “Xây dựng cơ bản liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng; trong đó đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các tài sản cố định được gọi là đầu tư xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản chỉ là một khâu trong hoạt động Đầu tư xây dựng cơ bản. Tài sản cố định là các hoạt động cụ thể để tạo ra Tài sản cố định (như khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt,…)”. (Lương Minh Việt, 2010) 1.1.2 Dự án xây dựng cơ bản Theo Luật Xây dựng năm 2014 quy định về dự án đầu tư xây dựng là “là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định”. Các kế hoạch, thông tin về dự án sẽ được thể hiện trên báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng và báo cáo tiền khả thi đầu tư xây dựng của dự án. (Luật Xây dựng, 2014) Phân lợi dự án: + Dự án xây dựng cơ bản được phân loại dựa theo tính chất, quy mô, loại công trình xây dựng, mục tiêu phục vụ và nguồn vốn sử dụng. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo các tiêu chí sau đây theo quy mô, loại hình và loại dự án, bao gồm dự
  • 29. 8 án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C: Luật Đầu tư công. Dự án đầu tư xây dựng bao gồm một hoặc nhiều công trình kết hợp với nhau dựa trên các cấp độ khác nhau (Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015). + Dự án XDCB được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án được xây dựng dựa trên vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng ngoài vốn ngân sách nhà nước và dự án sử dụng các nguồn vốn khác. 1.1.3 Quản lý dự án xây dựng cơ bản Theo Nguyễn Hồng Minh (2008) “Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn”. Các nhà đầu tư phải có kế hoạch tổ chức, phân công, chỉ đạo, điều hành một cách có khoa học và phải giảm sát đánh giá toàn bộ quy trình thực hiện từ giai đoạn bắt đầu đến khi dự án kết thúc để có thể hoàn thành được mục tiêu đã cam kết. Từ khái niệm quản lý dự án chung có thể hiểu quản lý dự án XDCB là một quá trình thực hiện từ việc lập kế hoạch, điều phối các nguồn lực, kiểm soát thời gian và giám sát các công việc thực hiện của dự án nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án đúng với cam kết ban đầu, trong phạm vi ngân sách cấp phép và đạt được các yêu cầu về chất lượng xây dựng tiểu chuẩn kỹ thuật, trong những điều kiện thuận lợi nhất và sử dụng các phương pháp tối ưu nhất cho dự án. (Nguyễn Trường Sơn, Đào Hữu Hòa, 2002) Từ các khái niệm trên có thể hiểu, quản lý dự án XDCB là một hoạt động đặc biệt dùng các kỹ thuật chuyên môn, khả năng quản lý để lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, điều chỉnh, giám sát toàn bộ dự án từ giai đoạn đầu cho đến khi dự án kết thúc và kể cả sau khi đã bàn giao. Mục đích của việc quản lý dự án XDCB. Hoạt động này đòi hỏi khả năng kiểm soát thời gian, chi phí và chất lượng trong suốt quá trình thực hiện. Hoạt động quản lý các dự án XDCB cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên có liên quan bao gồm nhà cung ứng vật liệu, nhà thầu, ban quản lý dự án, những người bị ảnh hưởng từ dự án. 1.2 Đặc điểm dự án xây dựng cơ bản
  • 30. 9 Các dự án XDCB có những đặc điểm sau: (Bùi Tiến Hanh và Phạm Thanh Hà, 2015) - Nguồn vốn lớn, thời gian thực hiện dài Dự án XDCB đòi hỏi đòi hỏi lượng vốn lưu động và nguyên vật liệu lớn. Nguồn vốn này được dàn trải trong suốt quá trình thực hiện. Do đó, quá trình đầu tư cần có kế hoạch bố trí nhân lực, vật tư, thiết bị phù hợp, đồng thời có kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý để dự án hoàn thành đúng thời hạn. Một thời gian ngắn để tránh lãng phí. - Thời gian dài với nhiều biến động: thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. - Có giá trị sử dụng lâu dài Những dự án XDCB sau khi hoàn thành sẽ có giá trị sử dụng lâu dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn, một số dự án còn được xem là biểu tượng, công trình nổi tiếng của cả một quốc gia. - Vị trí xây dựng cố định: Các công trình sau khi xây dựng xong sẽ hoạt động ở ngay nơi nó được tạo dựng nên cần phải xem xét kỹ lưỡng về mặt vị trí địa lý trước khi ra quyết định ĐTXD. Địa điểm xây dựng cần phải được bố trí hợp lý, đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với quy hoạch của địa phương, của quốc gia, mang lại những giá trị tích cực, có thể tạo thành lợi thế cạnh tranh của vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ. - Liên quan đến nhiều ngành Một dự án XDCB muốn được thực hiện cần có sự phối hợp rất nhiều bên có liên quan nên chính vì vậy nó sẽ phải phụ thuộc vào rất nhiều nguồn nhân lực thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Nó có thể không chỉ diễn ra ở phạm vi một địa phương mà còn có thể là sự phối hợp giữa nhiều địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hành hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các ngành cùng chung tay vào trong quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải quy định rõ phạm vi trách nhiệm của
  • 31. 10 từng chủ thể tham gia đầu tư, đảm bảo được tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện dự án. 1.3 Vai trò quản lý các dự án xây dựng cơ bản  Góp phần vào hoàn thiện các mục tiêu phát triển KT - XH tại chính địa phương đó cũng như góp phần chung vào mục tiêu phát triển của quốc gia. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền KT - XH và sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay; đời sống người dân không ngừng được nâng lên; do vậy nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp cũng ngày càng nhiều như: các công trình xây dựng giao thông, khu chung cư, các công trình thủy lợi, các dự án kênh mương hay các công trình nâng cấp hạ tầng giao thông nông thôn... Đây là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển KT - XH của các quốc gia và của địa phương. Do đó quá trình xây dựng dự án XDCB cũng sẽ không tránh khỏi những rủi ro cho nhà đầu tư hay người tiếp nhận, thừa hưởng các dự án khi việc quản dự án để xảy ra các sai phạm, sự cố,... Vì vậy việc quản lý các dự án XDCB cần được thực hiện một cách khoa học giúp đạt được mục tiêu đề ra một cách thuận lợi. Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, mà đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì việc quản lý hiệu quả các dự án XDCB là cực kỳ quan trọng, nó góp phần nhằm tránh gây ra những tổn thất, lãng phí những nguồn lực của nhà nước của nhân dân, đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn còn rất hạn hẹp.  Hiệu quả của các dự án xây dựng được thể hiện ở năng lực quản lý của nhà quản lý, các cơ quan nhà nước. Việc QLDA sẽ khẳng định năng lực của cá nhân, tập thể trong việc phân bổ các nguồn lực và khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó, đặc biệt là trong điều kiện nguồn vốn và nhân lực có hạn, nó được thể hiện qua: - Sự liên kết các hoạt động diễn ra trong quá trình thực hiện dự án, nhằm đảm bảo mọi hoạt động diễn ra thuận lợi, nhịp nhàng giữa người thực hiện dự án với người dân xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
  • 32. 11 - Khả năng phản xạ nhay nhạy nhanh chóng đàm phán trao đổi với các bên có liên quan để giải quyết vấn đề phát sinh. phát hiện và xử lý sớm những khó khăn phát sinh và khả năng ứng biến linh hoạt, xử lý kịp thời những vấn đề không lường trước được. Ưu tiên đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để chủ động giải quyết những bất đồng và mục đích cuối cùng là tạo ra công trình có chất lượng cao. - Một nhà quản lý có năng lực tốt sẽ linh hoạt xử lý được nhanh và kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công dự án. Lúc đó, người quản lý ngay lập tức sẽ biết đàm phán với các bên có liên quan để thống nhất vấn đề xử lý, đưa ra quyết định nhanh gọn lẹ mà không lảm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng dự án. - Sử dụng hiệu quả các phương pháp QLDA sẽ giúp nhà quản lý điều tiết, kiểm soát được các hạng mục công việc sao cho đáp ứng được mục tiêu dự án. Do bởi tính chất phức tạp của các dự án XDCB thường phải liên quan đến rất nhiều các bên tham gia như các cơ quan chủ quản của nhà nước, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công, các tổ chức giám sát, đặc biệt là sự giám sát của người dân và cuối cùng là người tiếp quản, thụ hưởng dự án, Do vậy nếu nhà quản lý điều tiết tốt các khâu của dự án ĐTXD công trình thì việc tiến hành thực hiện công trình dự án mới có tính khả thi. Như vậy, có thể thấy vai trò công tác QLDA XDCB ngày càng quan trọng và có nghĩa trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH. Ngày nay trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, trong một xã hội mà sự phát triển của khoa học công nghệ đang diễn ra như vũ bão, nếu không nắm vững các phương pháp quản lý nói chung và quản lý nói riêng sẽ có thê gây ra những tổn thất vô cùng to lớn cho xã hội. 1.4 Nội dung quản lý các dự án xây dựng cơ bản Hoạt động này bao gồm một chuỗi các công tác quản lý có tác động mật thiết với nhau, hiệu quả của công việc quản lý này cũng làm ảnh hưởng đến các công việc phía sau nó, chỉ cần một công tác quản lý phát sinh sai sót cũng có thể làm ảnh hưởng chung đến toàn bộ dự án. Để đảm bảo việc quản lý dự án XDCB phát huy hiệu quả cần chú trọng đến các công tác quản lý hoạt động đấu thầu, tiến độ dự án, chất lượng
  • 33. 12 dự án, chi phí dự án và một số công tác khác như an toàn lao động, các vấn đề vệ sinh môi tường. Nội dung từng công tác quản lý được thể hiện như sau: 1.4.1 Quản lý hoạt động đấu thầu Hoạt động đấu thầu chủ yếu thực hiện việc lựa chọn nhà thầu có năng lực tốt nhất cho dự án dựa các tiêu chí đã được đề ra, những tiêu chí này đã được hình thành dựa trên các quy định của pháp luật, tiềm năng mang lại các giá trị KT – XH cho địa phương. Đây là giai đoạn quan trọng của toàn bộ quá trình thực hiện, giai đoạn đầu thực hiện, nó diễn ra thuận lợi thì những việc sau mới được đảm bảo. Cơ quan QLNN có thẩm quyền trong việc quản lý hoạt động đấu thầu. Hoạt động quản lý đấu thầu chú trọng vào cơ sở pháp lý của dự án, xác định mục tiêu xây dựng dự án, lập kế hoạch thực hiện và tiến trình vận dụng kiến thức quản lý, kiến thức về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan để điều phối hoạt động, mua sắm nhằm đạt được mục đích xử lý hoạt động đấu thầu. Hoạt động này phải được thực hiện công khai, minh bạch và công bằng nhằm đạt được mục tiêu lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu của quá trình thực hiện dự án hiệu quả hơn. Cơ sở pháp lý để phê duyệt việc chọn nhà thầu được thực hiện theo đúng quy định đặt ra theo luật đấu thầu năm 2013 điều khoản quy định về đấu thầu. Quy trình lựa chọn nhà thầu như sau: (Luật Đấu thầu, 2013) - Ban QLDA là người lập hồ sơ lựa chọn các nhà thầu, trình lên UBND huyện để phê duyệt quyết định. - Sau khi đã được phê duyệt, UBND huyện căn cứ vào hồ sơ để tổ chức thực hiện mời thầu, gửi thông báo tới Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện. - Ban QLDA tổ chực thực hiện việc mở thầu, thông báo thời gian cụ thể đến các nhà thầu, tiến hành lựa chọn nhà thầu phù hợp với dự án dựa trên năng lực hồ sơ của nhà thầu rồi trình UBND huyện một lần nữa kết quả báo cáo thẩm định nhà thầu mà Ban QLDA chọn. Khi đã được sự đồng ý UBND huyện, Phòng Kế hoạch và đầu tư sẽ trực tiếp thông báo kết quả đến nhà thầu và tiến hành thương thảo và ký hợp đồng. Trong công tác quản lý đầu thầu cũng cần quan tâm đến một số vấn đề:
  • 34. 13 - Cơ sở pháp lý trong hoạt động đấu thầu: Căn cứ vào các văn bản pháp luật như luật đấu thầu, các nghị định, thông tư có liên quan hoạt động đấu thầu, dự án xây dựng cơ bản để xác định khung pháp lý cho hoạt động đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu. - Kế hoạch tổ chức đấu thầu: Được thực hiện cho toàn bộ dự án hoặc nếu các điều kiện tiên quyết không đủ và thật cần thiết thì người có thẩm quyền lập các hạng mục, gói thầu và phê duyệt làm cơ sở pháp lý cho CĐT thực hiện việc lựa chọn các nhà thầu phù hợp. Phòng kế hoạch đầu tư nêu rõ cho các bên có liên quan về số lượng cũng như các công việc cụ thể từng gói thầu từ chi phí, hình thức lựa chọn người thực hiện, phương thức thự hiện, thời điểm thực hiện, thời gian thực hiện v.v… - Tổ chức hoạt động đấu thầu: bao gồm các công việc như cơ cấu tổ chức, phân công, điều phối, quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho các bên, tiến hành đấu thầu, chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu. Ngoài ra tổ chức đấu thầu còn thực hiện việc điều phối và huy động các nguồn lực phục vụ cho kế hoạch, đảm bảo tuân thủ quy định trong khung pháp lý về đấu thầu, thực hiện kiểm tra giám sát thẩm định phe duyệt nhằm đạt các mục tiêu đề ra, việc giám sát cũng phải được thực hiện công khai, minh bạch. Ngăn ngừa, chấn chỉnh các sai sót vi phạm nếu phát hiện được trong quá trình thực hiện. - Thanh kiểm tra hoạt động đấu thầu: Việc này nhằm ngăn chặn và giải quyết hiệu quả các vi phạm và các báo cáo tiêu cực xảy ra ở tất cả các giai đoạn của quá trình thực hiện công tác đấu thầu. Thực hiện kiểm tra từng nội dung công việc có đúng với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không, từ việc khảo sát tình hình thực hiện luật mua sắm công, tổ chức hoạt động mua sắm, các hình thức hạn chế mua sắm, chỉ định thầu, v.v. phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về mua sắm công; Về nội dung, sàng lọc giá thầu cần tập trung vào: Kiểm tra năng lực chuyên môn của các đơn vị thực hiện đấu thầu; Căn cứ quy định pháp luật, tính hợp lý của việc phân chia gói thầu v.v... Thanh tra, kiểm tra hoạt động tuân thủ KHĐT,...; Xác định những thiếu sót trong quá trình đấu thầu và nhanh chóng khắc phục các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, mỗi cá nhân thuộc các bên có liên quan cũng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện minh bạch, công khai, nghiêm túc, có trách nhiệm với quyền hạn của mình và kiên quyết đất tranh với các hành vi tiêu cực, kịp thời có biện pháp
  • 35. 14 xử lý những sai phạm trong việc lựa chọn thầu, đề cao tinh thần lựa chọn thầu với tiêu chí mang lại giá trị tốt nhất cho dự án. 1.4.2 Quản lý tiến độ các dự án Bao gồm tập hợp các công việc thực hiện một cách có hệ thống sao cho dự án được hoàn thiện xây dựng dự án được sát với kế hoạch đã đề ra. Các hoạt động trong việc quản lý tiến độ dự án thường được chia thành những giai đoạn khác nhau và được sắp xếp thứ tự ưu tiên cho mỗi công việc, kết hợp với việc bố trí phân bổ thời gian để hoàn thành đúng thời hạn từng công việc, nhưng về cơ bản mọi công việc phải được thực hiện một cách có khoa học, hợp lý làm sao cho tiến độ dự án đúng theo tiến độ kế hoạch đặt ra. Những công việc được đặt ra trong vấn đề quản lý tiến độ dự án bao gồm: (Nguyễn Trường Sơn, Đào Hữu Hoà, 2002) - Khảo sát, thiết kế xây dựng: được xem là hoạt động đầu tiên trong tiến trình thực hiện dự án, thực hiện lập đề cương thiết kế, khảo sát mặt bằng cũng như tính toán tổng dự toán cho dự án. - Chuẩn bị mặt bằng: thực hiện song song với công tác khảo sát TKKT dự án, công tác này chú trọng vào việc thu hồi, GPMB để chuẩn bị quá trình thi công. Công tác này rất nhạy càm vì đụng chạm tới cuộc sống của những người có đất bị thu hồi và những người sống xung quanh khu vực dự án. Công tác này cũng mất rất nhiều thời gian phải thực hiện rất nhiều giai đoạn từ xin cấp phép, lên phương án đề bù đất đai, thực hiện đề bù, giải toả mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi. - Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu mặc dù không tốn quá nhiều thời gian nhưng cũng rất quan trọng, việc lựa chọn nhà thầu không đủ khả năng cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Công đoạn này cũng thường xảy ra những hành vi tiêu cực. - Công tác thi công và giám sát xây dựng công trình: CĐT sẽ giao gói thầu xây lắp cho nhà thầu thi công. Giám sát xây dựng là công việc mất nhiều thời gian nhất trong công tác QLDA và đóng vai trò quan trọng đến chất lượng công trình sau này. Việc hoàn thành dự án đúng thời hạn phụ thuộc vào việc thi công giám sát có được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả hay không. Giám sát càng chặt chẽ càng
  • 36. 15 đảm bảo dự án đúng tiến độ, chất lượng được đảm bảo và xử lý kịp thời vấn đề phát sinh. - Công tác nghiệm thu công trình: Hoạt động này thực hiện sau khi dự án được hoàn thiện được bên thầu thông báo lại cho ban QLDA để thực hiện nghiệm thu bàn giao cho các bên khác để đưa vào sử dụng. Để quản lý hiệu quả tiến độ của dự án, ủy ban cần kiểm tra và giám sát công việc nghiên cứu và thiết kế có uy tín của các nhà thầu tư vấn. Phối hợp cùng với các sở, ban, ngành tuyên truyền, giáo dục quần chúng về kế hoạch GPMB. Trường hợp thời gian thi công dự án bị chậm tiến độ, CĐT cần liên hệ với người có thẩm quyền để kịp thời giải quyết, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng vẫn tiếp tục đảm bảo chất lượng, kỹ thuật công trình. và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Nếu CĐT bị thiệt hại do chậm tiến độ thi công thì bộ phận xây lắp phải bồi thường vì đã vi phạm các điều khoản trong hợp đồng. 1.4.3 Quản lý chất lượng dự án Ngoài việc đảm bảo dự án được hoàn thành đúng thời điểm đã cam kết thì cũng cần phải quan tâm đến chất lượng công trình. Chính vì thế trong quá trình thực hiện bộ phận giám sát phải thực hiện thanh kiểm tra liên tục mọi giai đoạn trong thi công để đảm bảo chất lượng dự án của mỗi khâu phải đạt yêu cầu. Việc thực hiện thường xuyên cũng giúp cho Ban QLDA phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện, có biện pháp xử lý tức thời, giúp dự án sau khi hoàn thiện được đảm bảo chất lượng. Vì các dự án XDCB là những dự án đưa vào sử dụng công, phục vụ phát triển KT – XH, phục vụ đời sống người dân nên việc đảm bảo chất lượng dự án rất quan trọng có thể gây tính mạng trong quá trình sử dụng. Tiêu chuẩn về nghiệm thu chất lượng dự án đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 46/2015/NĐ – CP trong đó tập chung chủ yếu vào một số tiêu chí: (Nghị định 46/2015/NĐ – CP) - Quản lý chất lượng các tổ chức tư vấn: Chất lượng tổ tư vấn được đánh giá dựa trên năng lực thực hiện nhà thầu, xem xét trên các công trình, dự án mà nhà thầu đã từng thực hiện.
  • 37. 16 - Quản lý chất lượng thi công xây dựng: trong suốt quá trình thi công, Tổ giám sát thực hiện thường xuyên kiểm tra kỹ thuật, chất lượng của dự án để kịp thời điều chỉnh các sai sót nếu có. - Công tác bảo hành công trình: Trong quá trình giao nhận, sử dụng công trình nếu phát sinh vấn đề thì nhà thầu phải khắc phục. Để đảm bảo kiểm soát chất lượng của dự án, trước khi bắt đầu công việc, hội đồng phải tiến hành thẩm định và phê duyệt đầy đủ việc lập dự án theo quy định. Trong quá trình thực hiện dự án, cán bộ kỹ thuật sẽ xem xét lại các thiết kế đã được duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật đã thoả thuận và các quy định khác có liên quan, các điều kiện trong hợp đồng đã ký kết, tiến hành nghiệm thu chất lượng dự án sau khi thi công. 1.4.4 Quản lý chi phí dự án Quản lý chi phí dự án là tiến trình quản lý các khoản mục đầu tư, thẩm định dự toán phê duyệt. Hoạt động này bao gồm bố trí các nguồn lực, dự tính các chi phí, khống chế các chi phí có thể phát sinh thêm. Quản lý chi dự án sẽ thực hiện với mục đích tránh nguồn chi phí thực hiện dự án vượt ngoài hạn mức cho phép, không vượt quá tổng mức đầu tư đã quy định cũng như tránh nguồn vốn không bị thất thoát. Ngoài việc đảm bảo theo mục tiêu đầu tư, việc lập và quản lý chi phí cũng cần phải được thực hiện đúng theo pháp lý đã được quy định tại Nghị định 32/2015/NĐ - CP về Quản lý chi phí ĐTXD công trình. Từng giai đoạn đầu tư phải phù hợp với nguồn chi đã cam kết ban đầu. Từ giai đoạn chuẩn bị cho đến dự án kết thúc đưa vào sử dụng phải được theo dõi chặt chẽ về các định mức chi, CĐT sẽ chịu trách nhiệm các khoản chi: (Nghị định 32/2015/NĐ – CP) - Đối với công tác chuẩn bị đầu tư: Cơ sở đề CĐT lập kế hoạch nguồn vốn dựa trên tổng mức đầu tư hay tổng mức dự toán của dự án đã được ghi trong quyết định đầu tư. Tổng mức đầu tư bao gồm các chi phí như chi phí GPMB, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí tái định cư, QLDA, chi phí dự phòng thẩm định dự án và các chi phí khác. Chi phí thi công xây dựng được tính toán dựa trên các hạng mục thực hiện công trình từ thiết kế, xác định khối lượng ước tính khác, đơn giá các thiết bị, nguyên vật liệu trên thị trường, các chi phí khác theo từng loại công việc. Nó được tính toán
  • 38. 17 theo yêu cầu của người sử dụng và theo số lượng và loại thiết bị. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tính toán phù hợp với mức GPMB của dự án và có thể được tính hoặc không trong tổng mức đầu tư. Các chi phí khác như chi phí tư vấn, chi phí dự phòng khối lượng, chi phí quản lý v.v… và các chi phí khá sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng chi phí của dự án. Trong đó nguồn chi phí dự phòng là nguồn để chi trả trong điều kiện có sai sót phát sinh phải bổ sung thêm công việc ngoài dự toán làm phát sinh chi phí. Quản lý chi phí dự án dựa trên cơ sở khối lượng công việc, dự toán xây dựng được xác định theo TKKT hay bản vẽ thi công. Casc nguồn chi phí ở đây có thể kể đến: chi phí quản lý, chi phí thiết bị, chi phí ĐTXD, chi phí dự phòng và các chi phí khác. - Đối với việc tạm ứng vốn ĐTXD: là khoản tiền (tối đa 50% giá trị hợp đồng xây dựng) mà CĐT có nghĩa vụ ứng trước cho giai đoạn xây dựng. Chi phí tạm ứng cho các dự án XDCB được thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận lại, muốn thay đổi phương án thì hợp đồng cần phải được ký kết lại. - Đối với việc thanh toán VĐT: thực hiện chi trả từng phần dựa trên từng hạng mục công việc đã hoàn thành hoặc chi trả toàn bộ ngay từ ban đầu. Đối với khoản chi trả từng phần phải dựa trên công tác nghiệm thu, sau khi đã kiểm tra, giám sát từng hạng mục xây dựng, đôi chiếu với kế hoạch ban đầu và xem phương thức thanh toán đã thoả thuận để tiến hành thanh toán vốn.
  • 39. 18 Hình 1.1: Quy trình quản lý dự án đối với Ban QLDA huyện (Nguồn: Thông tư số 86/2011/TT - BTC) - Đối với việc quyết toán vốn: CĐT thực hiện đầy đủ các thủ tục xác nhận các hạng mục, thu giữ các háo đơn chứng từ cón liên quan, khối lượng hạng mục từng công việc... trong tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt ngay sau khi dự án hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Để làm tốt công tác này, chi phí xây dựng phải được giữ ở mức tối thiểu. Các nhà QLDA thường lập kế hoạch điều chỉnh chi phí để đảm bảo thanh toán đều đặn cả về chi phí và thời gian, cũng như giá trị, chất lượng dự án thực hiện. Trách nhiệm đối với nhà thầu được tổ chức quản lý chặt chẽ và chính xác. Căn cứ vào khối lượng công việc bộ phận kỹ thuật sẽ làm việc với các bên có liên quan để xác nhận số lượng, đơn giá, cơ sở giá thành thông thường, mẫu, quy định áp dụng, quy chế thanh toán, thông báo cho CĐT xác nhận và phê duyệt. thanh toán. 1.4.5 Các công tác quản lý khác 1.4.5.1 Quản lý nhân sự Việc quản lý nhân sự chủ yếu thực hiện việc phân bổ các nguồn lực nhân sự sao cho hợp lý và khoa học, đảm bảo không xảy ra tình trạng dư thừa nhân sự theo từng hạng mục công việc làm lãng phí nguồn nhân lực cũng như tránh tình trạng quá hạn mức công việc cho nhân sự để tránh tình trạng phải phân bổ thêm nguồn lực gây
  • 40. 19 mất thêm chi phí cho dự án. Việc bố trí nguồn lao động phải được dựa trên trình độ chuyên môn, khả năng thực hiện công việc, tạo điều kiện cho người lao động, người thực hiện dự án hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đảm bảo phát huy hết năng lực của nhân lực, tính sáng tạo của từng thanh viên trong nhóm, trong tổ chức phù hợp với trình độ thực hiện công việc của từng người để đảm bảo mang lại hiệu quả tối đa cho dự án. 1.4.5.2 Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường Mục tiêu của việc quản lý an toàn và vệ sinh môi trường là đảm bảo an toàn cho nguồn nhân lực thực hiện dự án cũng như hoàn thành được các trách nhiệm đối với môi trường. Trong quá trình thi công dự án phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người lao động, có các biện pháp giữ an toàn, cung cấp đồ bảo hộ, chú ý việc vấn đề bảo hộ lao động trong thi công dự án tránh những hậu quả không đáng có ảnh hưởng đến tính mạng người lao động. Trường hợp phát hiện những cá nhân có hành vi vi phạm, phải có biện pháp xử lý thích đáng làm gương cho các đối tượng khác. Để thực hiện hiệu quả thì người dân có thể báo với cơ quan QLNN khi có những vấn đề không đảm bảo về môi trường của các công trình, dự án xây dựng như tiếng ồn xây dựng, nước thải, bụi mịn, v.v… để các cơ quan QLNN ở địa phương có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó thì các cơ quan QLNN cần luôn giám át và có quyền định chỉ công trình nếu đơn vị thực hiện dự án không thực hiện nghiêm túc cá vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn lao động. 1.4.5.3 Quản lý hố sơ Một số đơn vị xem thường việc lưu giữ hồ sơ. Công việc rất dễ dàng, nhưng nhiều tổ chức và cơ quan không làm tốt. Quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu để cung cấp cho việc truy xuất một cách thuận tiện, đơn giản và nhanh chóng. Để thực hiện công tác quản lý hồ sơ một cách hợp lý, phân loại các hồ sơ sổ sách một cách có hệ thống khoa học, dễ dàng tìm kiếm, đặc biệt cần phải có bộ phận hành chính riêng để thực hiện trách nhiệm riêng công tác này. (Nguyễn Trường Sơn, Đào Hữu Hoà, 2002)
  • 41. 20 1.5 Nhân tố tác động tới quản lý các dự án xây dựng cơ bản 1.5.1 Hành lang pháp lý Trong các hoạt động KT – XH nói chung, cũng như trong hoạt động QLDA XDCB việc quản lý phải được thực hiện đảm bảo theo các quy định của pháp luật, các chính sách của Nhà nước. Nhân tố này có ảnh hưởng đáng kể đến việc QLDA XDCB. Bởi vì nếu hệ thống pháp lý càng rõ ràng thì các thủ tục, quy định giữa các bên sẽ rõ ràng hơn, ít chồng chéo, tạo điều kiện cho quá trình QLDA XDCB thực hiện tối đa phát huy hiệu quả, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng tiến độ dự án. (Bùi Tiến Hanh và Phạm Thanh Hà, 2015) Để nhân tố này của QLDA đạt hiệu quả cao, các chính sách và quy định đã ban hành phải có hiệu lực thi hành, phù hợp với luật pháp hiện hành của nhà nước và các biện pháp kiểm soát phải được thực thi nghiêm ngặt. Nên giảm bớt hay hạn chế những thủ tục rườmg rà không cần thiết để tránh xảy ra các tình trạng sách nhiễu. Hơn nữa, các chính sách của Nhà nước liên quan vấn đề xây dựng và QLDA cũng trảnh tình trạng thay đổi điều chỉnh liên tục để người thực hiện việc xây dựng cảm thấy yên tâm. Cần xây dựng quy trình nghiệp vụ theo hướng cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, quy định rõ thời hạn hoàn thành công việc, trình tự xử lý công việc một cách khoa học, quyền hạn và trách nhiệm của từng bên liên quan được quy định rõ ràng, chặt chẽ. 1.5.2 Nhận thức người dân tại nơi thực hiện dự án Trong các công trình, dự án xây dựng, đặc biệt là các dự án lớn, dự án mang tầm quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân gần khu vực hoặc ngay trên khu vực thực hiện dự án. Do vậy nhận thức của người dân tại khu vực thực hiện dự án có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự bởi nếu không nhận được sự đồng thuận của người dân dự án cũng không thể được thực hiện. Đặc biệt trong khâu GPMB, để nhận được sự hỗ trợ này, CĐT cần đi kiểm tra thực tế và sẵn sàng bỏ tiền xây dựng, chỉnh trang, sửa chữa, hiện đại hóa. của các công trình hạ tầng dân dụng, phải xác định được nhu cầu đích thực, phục vụ người dân và quyết định chọn đường nào cho phù hợp với từng khu vực..
  • 42. 21 CĐT nói chung và ban quản lý nói riêng phải có những hành động thuyết phục để có được sự đồng thuận và ủng hộ của những người dân bị ảnh hưởng từ dự án. Tìm hiểu về cuộc sống và nguyện vọng của người dân bản địa. Sau khi xây dựng dự án cũng cần xem xét đến những chính sách mang lại giá trị kinh tế mà dự án có được chia sẻ với người dân, giúp họ hiểu được những lợi ích dự án mang lại cho chính họ và cho sự phát triển ở địa phương. Tránh tình huống ra lệnh hoặc ép buộc mọi người phải đồng ý. Ngoài sự giám sát của chính quyền, cộng đồng dân cư cũng là cơ quan quản lý báo cáo trực tiếp với các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng các thủ tục.. 1.5.3 Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội Điều kiện KT - XH là một trong những cơ sở chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình chỉ đạo ra quyết định thực hiện dự án. Phát triển KT - XH có tác động đáng kể đến thu nhập của hộ gia đình, và quy mô của dòng thu nhập quyết định đến tínhu khả thi về mặt chi phí xây dựng các dự án XDCB. Nhu cầu xây dựng các dự án XDCB hiện nay rất cao nhưng nguồn lực thì có hạn, đây là nhân tố ảnh hưởng đến việc cân đối giữa kế hoạch và thực tiễn nguồn ngân sách phân bổ cho các dự án. Các nhân tố thuộc về điều kiện KT – XH có thể kể đến như mức độ phạm phát, giá cả nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí xây dựng, lãi suất cho vay ngân hàng, các nhân tố thuộc về khách hàng v.v… đều có tác động đến tính khả thi của dự án, làm thay đổi chi phí dự án, thay đổi quy mô dự án. Do thị trường luôn biến động ảnh hưởng lẫn nhau ví dụ như thị trường kinh tế không ổn định, lạm phát liên tục khiến giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng khiến chi phí xây dựng tăng lên theo, điều này là khách quan không thể kiểm soát được. Để tránh bị ảnh hưởng nhất cần phải có các dự báo thị trường, ước lượng sẵn trước cũng như việc có một khoản chi phí dự phòng để trong những trường hợp xảy ra có thể lấy nguồn chi phí này để giải quyết sẽ không làm ảnh hưởng chung đến tổng mức dự toán ban đầu. Trong việc dự báo và phân tích các xu hướng thay đổi của môi trường KT – XH, hông tin sai có thể dẫn đến phân tích sai lầm, quyết định sai lầm và đầu tư dự án không hiệu quả. Ngược lại, nếu thu thập được các thông tin có chất lượng, có kiểm định rõ ràng thì việc xác định, dự báo được các khoản phát sinh sẽ thực tế hơn, tránh
  • 43. 22 được rất nhiều rui ro. Tuy nhiên do các dự án XDCB thường kéo dài thi công rất lâu thường qua rất nhiều năm nên trong suốt quá trình thực hiện dự án, CĐT phải luôn luôn cập nhật kịp thời và thường xuyên, chính xác sự biến động các nhân tố trên để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho dự án. 1.5.4 Năng lực đội ngũ thực hiện dự án, cơ sở kỹ thuật Năng lực thực hiện của các CĐT, đội ngũ cán bộ QLDA có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một dự án, nhất là đối với các dự án phức tạp như các dự án XDCB. Vì CĐT, Ban QLDA là chủ thể tham gia chính trong công tác xây dựng các dự án XDCB. Kinh nghiệm và năng lực của các nhà quản lý, CĐT sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách, các khuyến nghị tư vấn, các quy tắc và quy định phù hợp. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ biết cách tự chủ động xử lý tình huống, lường trước được dự án gặp trở ngại, khó khăn, vướng mắc như thế nào. Đội ngũ cán bộ hành chính không tương xứng với yêu cầu thực tế, lạm dụng chức quyền, vì mục đích trục lợi cá nhân mà bòn rút làm giảm chất lượng các dựu án, gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Xác định được tầm quan trọng trong công tác QLDA XDCB thì Ban QLDA ngay từ đầu phải xem trọng vấn đề tuyển dụng cũng như đào tạo năng lực cho các cán bộ. Xem xét đánh giá chọn lọc kỹ lưỡng những cán bộ thực sự có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt cũng như khả năng thực hiện công việc, khả năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, biết sử dụng các máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại trong công việc. Các nguồn lực khác như trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng cần được quan tâm để đẩy nhanh thời gian hoàn thành công việc. Kết hợp các máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, các thiết bị đo vẽ, ứng dụng các phần mềm QLDA hiện đại,… giúp cho công tác QLDA trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn..Khi nhu cầu xây dựng các dự án XDCB tăng, khối lượng công việc ở mỗi giai đoạn cũng tăng lên, nên nếu biết ứng dụng công nghệ vào việc quản lý thời gian sẽ giúp giải quyết công việc được thực hiện nhanh chóng, chính xác hơn. Vì vậy, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện tiên quyết cho công việc QLDA, đặc biệt đối với các dự án phức tạp như dự án XDCB.
  • 44. 23 1.6 Kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc quản lý dự án xây dựng cơ bản và bài học kinh nghiệm đối với huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 1.6.1 Thành phố Hà Nội Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt. Sự phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước ngày càng được mở rộng đòi hỏi đối với công tác QLDA Nhà nước Trung ương cần phải luôn có những văn bản pháp quy cập nhật điều chỉnh để tạo ra hành lang pháp lý phù hợp. Công tác QLDA XDCB ở TP Hà Nội có những nét nổi trội mà các tỉnh, TP khác cần tham khảo, vận dụng, đó là: Trong những năm qua, TP Hà Nội rất coi trọng công tác hoàn thiện khung pháp lý về QLDA XDCB nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tiến trình phát triển KT - XH. Hàng năm, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội luôn tổ chức các buổi soạn thảo để ban hành cũng như điều chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công tác QLDA XDCB trên địa bàn TP từ các văn bản hướng dẫn chung đối với công tác đầu tư dự án XDCB; quyết định phê duyệt xây dựng, các văn bản quy định các tiêu chí xây dựng và điều lệ quản lý đối với từng dự án cụ thể; văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính. Kết quả cho thấy việc ban hành, điều chỉnh các văn bản quy định pháo luật của TP đã đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng các công trình dự án XDCB, chất lượng của từng dự án cũng ngày càng được nâng lên. Các văn bản pháp luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với tình hình phát triển KT - XH tại Hà Nội và các địa phương khác nhìn nhận và tham khảo. Ngoài những điều chỉnh trong chính sách, hành lang pháp lý thì việc QLDA XDCB từ ngân sách quốc gia cũng cần có các biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả. Vì vậy, TP Hà Nội đã thực hiện cải cách hành chính, xây dựng các ban quản lý, ban tư vấn, đào tạo đội ngũ QLDA, xây dựng các chế tài xử phạt đối với những hành vi tiêu tực, siết chặt quản lý giá v.v.. nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho các dự án XDCB từ NSNN. Cụ thể tạo lộ trình cụ thể để tách chức năng quản lý sản xuất và chức năng QLNN của các bộ, thành phố trực thuộc Trung ương, xóa bỏ tình trạng
  • 45. 24 khép kín ĐTXD đối với tất cả các ngành trong quá trình đầu tư và xây dựng. Hoàn thiện mô hình ban QLDA, công tác tư vấn ĐTXD, tăng cường quản lý và nâng cao trách nhiệm giải trình của những người tham gia quá trình đầu tư và xây dựng. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đặc biệt đối với các bộ cấp quản lý. Hà Nội là địa phương đi đầu trong công tác quy hoạch. Qua một thời gian thực hiện TP Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định. Để đáp ứng các yêu cầu mới về phát triển KT - XH, TP Hà Nội đã nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hà Nội tiến hành đồng thời với nghiên cứu các quy hoạch lớn liên quan đến nhiều tỉnh thành theo hướng đổi mới cách làm quy hoạch để phù hợp với nhu cầu. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được quan tâm, chỉ đạo sát sao từ TP đến Sở, ngành, quận, huyện, phường, xã. TP Hà Nội đã tăng cường các hoạt động kiểm tra chất lượng dự án XDCB trong suốt quá trình thực hiện, kiểm tra công tác thi công nhằm đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường; Hướng dẫn CĐT củng cố hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó chú trọng các công trình công cộng lớn phục vụ những hoạt động cộng đồng ở quy mô lớn. TP cũng đã nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hữu hiệu góp phần tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng dự án XDCB trên địa bàn. Công tác thẩm định thiết kế cơ sở kỹ thuật, tổng dự toán được quản lý chặt chẽ, bảo đảm chất lượng, bảo đảm thời gian xây dựng theo quy định, đáp ứng yêu cầu tiến trình phát triển của TP. TP đã có các quyết định về việc ban hành quy định về quy trình và thời hạn giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLDA XDCB của TP Hà Nội trong đó quy định về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính; quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLDA XDCB; quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý và trả hồ sơ. Qua đó, tạo điều kiện cho việc ra quyết định đầu tư, quyết định lựa chọn nhà thầu được nhanh hơn, thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án. Đi đôi với các văn bản kèm theo về những quy định cụ thể rõ ràng buộc trách nhiệm đối với người có thẩm quyền quyết định nhằm hạn chế những hành vi tiêu cực gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.
  • 46. 25 Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin đã nâng cao quy trình quản lý VĐT, thanh quyết toán vốn ĐTXD công trình từ nguồn NSNN. Các dự án XDCB trên địa bàn TP Hà Nội đã được cải thiện cả về chất và lượng. Chất lượng hồ sơ CĐT và báo cáo quyết toán VĐT của các dự án XDCB hoàn thành đang từng bước được cải thiện. Trong những năm gần đây, việc tuân thủ kế toán vốn nhìn chung đã được thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng, cẩn thận và khẩn trương hơn trước.. Qua thời gian, công tác quản lý huy động chi đầu tư XDCB ngày càng được tăng cường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT - XH của TP Hà Nội. Về chi ĐTXD từ NSNN, TP tập trung mọi nguồn lực cho hoạt động ĐTXD các dự án XDCB như các dự án văn minh giao thông đô thị, dự án về nguồn nước sạch, hệ thống điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường, sửa chữa nâng cấp nhà đáp ứng nhu cầu của người dân.… 1.6.2 Thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng địa phương đi đầu trong việc chú trọng các biện pháp cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao năng lực quản lý công trên mọi lĩnh vực. Trong đó bao gồm cả năng lực quản lý nguồn VĐT dự án và năng lực QLDA XDCB tại địa phương. Qua tìm hiểu, công tác quản lý VĐT XDCB ở TP Đà Nẵng có những nét nổi trội mà các tỉnh, TP khác cần học tập, đó là: XDCB từ nguồn NSNN. Trên cơ sở văn bản pháp luật có liên quan đến QLDA XDCB từ nguồn NSNN. UBND TP Đà Nẵng đã tiến hành phân công phân cấp quản lý một cách khoa học, hợp lý. Điểm nổi bật trong công tác QLDA của TP Đà Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai thực hiện dự án: từ xin chủ trương đầu tư, chọn địa điểm đầu tư, lập quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án; trình thẩm định phê duyệt dự án, lập tổng dự toán, lập thiết kế; bố trí đăng ký VĐT, đền bù GPMB; tổ chức đấu thầu; tổ chức thi công, giám sát và quản lý chất lượng trong quá trình thi công; cấp phát thanh toán vốn; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Theo từng bước thực hiện thủ tục, hồ sơ được các chủ thể quản lý thụ lý một cách có trách nhiệm theo thẩm quyền quản lý của mình. Quy trình quản lý và điều hành VĐT được thể hiện theo quy trình quản lý, điều hành công việc của
  • 47. 26 cơ quan nhà nước nhanh chóng, chính xác, mang tính đột phá trong thời kỳ cải cách hành chính, hiện đại hóa Đà Nẵng, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước. Hoạt động GPMB là một trong những công việc khó khăn nhất trong suốt tiến trình thực hiện dự án XDCB. Ở nhiều địa phương, công tác này là một trong những nguyên nhân chính gây chậm tiến độ dự án. Nhưng riêng Đà Nẵng, công tác đền bù và GPMB là một điểm sáng trong cả nước mà các địa phương khác cần tham khảo học tập kinh nghiệm như sau: Thứ nhất: UBND TP ban hành quy định về bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Mục tiêu, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân chia tài sản, đơn giá, ... được quy định rõ ràng, chi tiết trong các quy định. Đặc điểm của nghị định này là việc bồi thường khi thu hồi đất để làm đẹp đô thị sẽ được chi trả theo nguyên tắc “nhà nước và nhân dân cùng làm”, việc thu hồi đất để làm đẹp đô thị sẽ cải thiện môi trường sống và giá trị của môi trường sống. để mọi người hiểu Môi trường và người dân của khu vực là những người trực tiếp hưởng lợi từ các khoản đầu tư của đất nước. phải hy sinh một số tài nguyên. Thứ hai: Thực hiện kết hợp cơ chế dân chủ ở cơ sở và có chính sách khen thưởng đối với người thực hiện GPMB trước, buộc kịp thời những người có ý thức chống đối không thực hiện GPMB khi có đủ điều kiện đền bù theo quy định. Thành phố đôn đốc Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra việc thực hiện công tác tuyên truyền, quy chế dân chủ ở cơ sở phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp thực hiện công tác đền bù, nhất là GPMB, giám sát thành phố chỉ đạo ký kết công tác năm. lập kế hoạch cho bao cấp chung cho ĐTXD ngoài ngân sách nhà nước. Thứ ba: Nhân tố con người đóng vai trò quyết định thành công hay thất bại trong công tác quản lý, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân. Các nhà lãnh đạo chủ chốt rất quan trọng và quan trọng và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với lợi ích của chính phủ. Mặt khác, khi áp lực về trách nhiệm quản lý hành chính quốc gia ngày càng gia tăng, các cán bộ cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và dũng cảm để đáp ứng yêu cầu của công việc.. TP Đà Nẵng ngày nay đã thực sự đổi mới, đô thị được chỉnh, trang, hệ thống giao thông phát triển. Có thể nói Đà Nẵng bật lên phát triển mạnh mẽ, mà động lực
  • 48. 27 chủ yếu của sự phát triển là nhân tố con người đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu “Giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm” đây là kết bài học kinh nghiệm trong QLNN. 1.6.3 Tỉnh Bình Dương Hiện nay, tỉnh có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động như: Khu công nghiệp Sóng Thần I và II, Đồng An, Tân Hiệp A… Các khu công nghiệp trên địa bàn đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2,656 tỉ đồng. Để thu hút đầu tư, tỉnh đang tập trung hoàn thiện cư sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và thi công các khu công nghiệp mới để phát triển các vùng trong tỉnh. Nhằm mục đích là phát triển toàn diện trong tỉnh. Với thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo từ phía Trung ương và việc phân cấp mạnh, đề cao tình thần, trách nhiệm và vai trò của các Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát đầu tư của các ban ngành. Nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, tạo bước đột phá trong phát triển một số công trình, dự án trọng điểm có quy mô lớn đang thực hiện trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ kịp thời: Việc triển khai xây dựng quy hoạch chậm, chất lượng thấp; Việc thẩm định và quyết toán danh mục dự án còn chưa tốt, tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm; công tác đánh giá, giám sát ở cấp huyện, xã thực hiện chưa tốt…Để thực hiện và giải quyết những vướng mắc, tỉnh đã chỉ đạo một số nội dung và giải pháp như: tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thông qua việc triển khai, hướng dẫn, ban hành và thực hiện các văn bản về quản lý ĐTXD cơ bản, đẩy mạnh công tác xây dựng, thực hiện và quản lý tốt về quy hoạch, thực hiện tốt công tác quản lý ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư. 1.6.4 Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Ban QLDA huyện Mai Sơn có cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc và các phòng nghiệp vụ (2 Phòng Tư vấn giám sát, 1 Phòng Kế hoạch và 11 Phòng hành chính tổng hợp).