SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH
DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG
QUA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ
KINH DOANH DẦU GỘI THẢO DƯỢC
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
D Ạ Y H Ọ C T R Ả I N G H I Ệ M
S Ả N X U Ấ T V À K I N H D O A N H
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
vectorstock.com/24597468
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Học tập vốn là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Bên cạnh sự chăm chỉ, cần cù,
cần có một phương pháp học tập đúng đắn. Học đi đôi với hành là phương pháp
học tập đã có từ lâu đời và luôn đem lại kết quả cao. Hơn 2000 năm trước, Khổng
Tử (Trung Quốc) nói: “Những gì tôi nghe tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy tôi sẽ nhớ.
Những gì tôi làm tôi sẽ hiểu”. Học tập dựa vào trải nghiệm là một trong những tư
tưởng dạy học tiến bộ của giáo dục thế kỉ XXI. Quan điểm, tư tưởng của lí thuyết
học tập trải nghiệm cho thấy sự phù hợp với đào tạo theo năng lực. Vận dụng mô
hình học tập trải nghiệm trong dạy học rất có ý nghĩa trong đổi mới dạy học nói
chung và đổi mới dạy học ở phổ thông nói riêng.
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Vào năm 2020, có khoảng 17.5 triệu lao
động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Với vùng quê chúng tôi sinh sống
đất đai trù phú, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế theo mô hình kinh doanh hộ
gia đình, sản xuất các mặt hàng từ nông nghiệp có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, người
nông dân chủ yếu vẫn chỉ sản xuất ra nguyên liệu ở dạng thô, tiêu thụ rất khó, giá
nông sản rất thấp. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh covid-19 diễn biến phức
tạp, việc lưu thông hàng hóa khó khăn, thì sự quay vòng sản phẩm, ứng dụng các
nguồn nguyên liệu sẵn có tạo hàng hóa chất lượng, thân thiện với con người, môi
trường phục vụ nhu cầu của dân địa phương và vươn ra thị trường cả nước là một
hướng đi mang tính khả quan. Theo đó mô hình kinh doanh hộ gia đình theo hình
thức sản xuất các mặt hàng từ nguyên liệu tự nhiên rất phù hợp, mang lại giá trị
kinh tế cao.
Đời sống, kinh tế của con người ngày càng được nâng cao. Sự phát triển của
khoa học kỹ thuật mang đến rất nhiều sản phẩm tạo sự đổi thay cho cuộc sống.
Cùng với đó là các yếu tố gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững của chúng ta. “Cái răng, cái tóc là vóc con người”. Nhưng ngày nay, con
người đã lạm dụng hóa chất với tóc trong gội đầu, làm đẹp. Theo nghiên cứu khoa
học sử dụng hoá chất về lâu dài tiềm tàng nguy cơ gây ra các bệnh có hại cho
người dùng như về mắt, gan, thận hay ung thư máu, ung thư xương tủy, tóc rụng
từng mảng, hói đầu, tóc bạc sớm... Dầu gội thảo được xem là một giải pháp hiệu
quả giúp chăm sóc tóc, phục hồi hư tổn, giúp tóc khỏe mạnh, kích thích sự phát
triển tóc mới. Sử dụng dầu gội dưỡng tóc bằng thảo dược không mang đến bất kì
sự khó chịu nào cho mái tóc, bởi thành phần tự nhiên, sản phẩm không gây dị ứng,
phù hợp với mọi loại tóc, không gây hại cho người sử dụng, không gây ô nhiễm
môi trường sống.
2
Môn công nghệ 10 được thừa hưởng từ công nghệ lớp dưới, có kiến thức tạo
điều kiện phát triển mô hình kinh tế trong lĩnh vực trồng trọt. Lên lớp 10, chương
trình cung cấp trang bị thêm cho mỗi em kiến thức về kinh doanh, các em có dịp
mang những kiến thức mình học được trải nghiệm trong chính gia đình mình bằng
các mô hình thực tế, góp phần định hướng nghề nghiệp, giúp các em nhận ra tiềm
năng phát triển kinh tế trên chính quê hương mình.
Với những lý do trên và qua thực tế giảng dạy và trải nghiệm tôi mạnh dạn
đăng kí đề tài: “Hình thành tư duy kinh doanh hộ gia đình cho học sinh thông
qua dạy học trải nghiệm bài: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp”. Bài 50- Công nghệ 10. Sản xuất và kinh doanh dầu gội thảo dược làm
sáng kiến kinh nghiệm của bản thân.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Thay đổi phương pháp dạy và học để gây sự hứng thú cho học sinh và tránh
hiện tượng nhàm chán đối với người dạy.
Phát huy tính sáng tạo cũng như tài năng, năng khiếu của học sinh.
Biết tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tạo những sản phẩm
phục vụ cho con người.
Góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em.
Rèn luyện năng lực hợp tác, phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm
chỉ, trung thực, trách nhiệm…
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến hình thành tư
duy, dạy học trải nghiệm, kinh doanh.
Xây dựng và tổ chức được hoạt động học tập trải nghiệm bằng tổ chức trò
chơi, làm báo cáo, luyện tập, củng cố kiến thức
Thực nghiệm sự phạm, vận dụng vào sản xuất thực tiễn tạo ra sản phẩm trải
nghiệm, nhận phản hồi từ các cuộc thi, người tiêu dùng, làm các video nhằm mục
đích đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Nội dung bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp -
công nghệ 10 (tiết 1)
Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh với lĩnh vực kinh
doanh dầu gội thảo dược.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng dạy học là học sinh khối 10.
3
Bài dạy được tiến hành trong 02 tiết học: 01 tiết lên lớp và 01 tiết dành cho
hoạt động trải nghiệm.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thông qua sách, vở, tạp chí, học hỏi từ
kinh nghiệm của thế hệ trước truyền lại, kiểm nghiệm lại trên các trang mạng, các
phương tiện thông tin khác.
Phương pháp điều tra cơ bản: Thu thập thông tin của học sinh tiến hành
tổng hợp và đánh giá xử lí thông tin.
Phương pháp tham vấn chuyên gia: Học sinh thực hiện các mô hình trải
nghiệm thực tiễn: kiểm định các chỉ số trong sản phẩm từ cục đo lường chất lượng
của tỉnh, thi sáng tạo khoa học, sản xuất các sản phẩm bán ra thị trường, nhận phản
hồi từ hội đồng khoa học, ban giám khảo, từ người tiêu dùng.
7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
Năm học 2019 - 2020.
Năm học 2020 – 2021
Năm học 2021 - 2022.
4
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm tư duy và sự hình thành tư duy.
1.1.1. Khái niệm tư duy: Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt
động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới
thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và
ứng xử tích cực với nó.
Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động của hệ
thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được
chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung
quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống.
1.1.2. Quá trình hình thành tư duy
Lao động là phương thức hoạt động sinh sống của con người. Trong lao
động diễn ra một quá trình gồm hai chiều liên quan mật thiết với nhau. Chiều thứ
nhất, hoạt động được vật hoá vào trong sản phẩm, lao động chuyển từ hình thái
"động" sang hình thái "tĩnh”. Chiều thứ hai, "di chuyển" các khách thể vào bộ não
người, cải biến đi và tạo ra trong đó những hình ảnh chủ quan hay ý thức. Chiều
thứ hai chính là hoạt động phản ánh của con người, hoạt động sản sinh ra ý thức.
Với những tri thức có nội dung hoạt động thì một dạng nhận thức cao hơn
của con người xuất hiện, đó là tư duy. Với tư duy của mình, con người chính thức
trở thành chủ thể của các quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội của mình.
1.2. Các khái niệm về kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi (sgk công nghệ 10- trang 150)
1.2.1. Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh
doanh thực hiện được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh
Là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh
doanh, phù hợp với pháp luật và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp
5
Sơ đồ tổng quát hoạt động kinh doanh( sgk công nghệ 10)
1.3. Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm
1.3.1 . Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục trong đó
từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc ngoài xã
hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo
đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo
là hoạt động được coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo dục
cũng bố trí các HĐTNST riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều
lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.
Học tập trải nghiệm, hiểu một cách đơn giản, là học thông qua làm. Học tập
trải nghiệm yêu cầu người học không chỉ áp dụng lý thuyết học thuật vào các trải
nghiệm trong thế giới thực, lớp học, cộng đồng hoặc nơi làm việc mà còn suy
ngẫm về việc áp dụng nội dung và kỹ năng học được trong các trường hợp khác.
Trải nghiệm làm việc trong chương trình hoặc vị trí thực tập là một hình thức của
học tập trải nghiệm.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ
chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường học sinh được chủ động tham gia
vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị,
thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng
của bản thân, các em được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng, đánh giá và lựa
chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện tự khẳng định bản thân, tự đánh giá và đánh giá
kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và bạn bè. Hoạt động trải nghiệm
được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thí nghiệm, hoạt động câu lạc
6
bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi,
hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công
ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội.
1.3.3. Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Để tổ chức HĐTNST cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:
Bước 1. Xây dựng ý tưởng.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch.
Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện.
Bước 4. Tổ chức thực hiện.
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.
Việc HS được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn
luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng
lực tự giải quyết vấn đề. Do đó, giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào.
Bước 1. Giúp HS xây dựng ý tưởng.
Đây là bước quan trọng bởi có ý tưởng tốt thì mới tạo thuận lợi cho hoạt
động. Một ý tưởng có khi đến bất chợt nhưng đa số ý tưởng là kết quả của sự thai
nghén lâu dài, do vậy giáo viên cần tạo thời gian cần thiết cho học sinh suy nghĩ,
tránh trường hợp tạo sự bị động cho học sinh.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch.
HS phải định hình những công việc cần làm là gì? Những ai thực hiện? Cần
những gì về cơ sở vật chất, dụng cụ để thực hiện?
Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện.
Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ
HS việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt.
Bước 4. Tổ chức thực hiện.
Học sinh tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em thực hiện,
giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi. Giáo viên cần quan tâm đến những tình huống
nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp giáo viên
có thể đánh giá đúng những phẩm chất, năng lực của học sinh.
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.
Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh được đánh giá lại quá trình
làm việc. Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến
tất cả các bước tổ chức thực hiện.
1.3.4. Lợi ích của học tập trải nghiệm
7
Học cùng trải nghiệm có vai trò truyền thụ kiến thức thực tiễn, dễ ghi nhớ,
dễ vận dụng vào cuộc sống đến học sinh. Phương pháp đưa người học lên vị trí
trung tâm của hoạt động học tập, thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo. Vai trò của học
tập trải nghiệm còn thể hiện ở việc tạo ra môi trường giúp học sinh, sinh viên phát
triển nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, cuộc sống sau này.
- Rút ngắn khoảng cách kiến thức hàn lâm và thực tế: Học qua trải nghiệm
có tính chất trái ngược với phương pháp truyền thống đi từ lý thuyết đến thực
hành. Khi tham gia vào các tình huống thực tế, các em có cơ hội để thực hành,
kiểm chứng những gì đã được dạy. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ghi
nhớ các khái niệm và hiểu cách ứng dụng vào thực tiễn.
- Đơn giản hóa các khái niệm kiến thức phức tạp: Ghi nhớ và hiểu được khối
lượng khái niệm khổng lồ, phức tạp trong các môn học là điều không dễ dàng với
học sinh. Tuy nhiên, thông qua học cùng trải nghiệm, người học có thể chủ động
diễn giải “lý thuyết qua hành động”, quan sát “lý thuyết ứng dụng trong thực tế”…
Nhờ vậy, lợi ích của học cùng trải nghiệm tiếp theo các em có thể hiểu được bản
chất của các khái niệm phức tạp.
- Giúp rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, xử lý vấn đề: Học cùng trải nghiệm
trở thành xu hướng giáo dục của thế giới do có hiệu quả cao trong việc cá nhân hóa
việc học. Người học tham gia vào quá trình này bằng cách chủ động quan sát,
nghiên cứu và xử lý vấn đề dưới sự tư vấn của giáo viên. Nhờ vậy, các em trở
thành trung tâm và biết cách nâng cao các kỹ năng này từng ngày
- Giúp người học trưởng thành từ những sai lầm: Quá trình thực hành sẽ có
lúc xảy ra các sự cố, các em phải tìm cách giải quyết vấn đề hiệu quả, loại bỏ
những phương pháp không khả thi. Lợi ích của học cùng trải nghiệm mang tới
những bài học quan trọng để các em ghi nhớ kiến thức, không mắc lại sai lầm
trong những tình huống tương tự. Các bạn học sinh thời nay được rèn luyện cách
đứng lên từ những vấp ngã. Khi tham gia cuộc thi, chiến thắng chỉ có một và
những người chưa chạm tay đến phần thưởng sẽ có cơ hội để thay đổi mình. Thất
bại là cách để các bạn nhận ra khiếm khuyết của bản thân, xác định mục tiêu để
thay đổi và hoàn thiện từng ngày.
- Giúp người học nắm bắt các xu thế tương lai. Trí tuệ nhân tạo, bảo vệ môi
trường, thế giới không tiền mặt, lối sống lành mạnh… là các xu thế được dự đoán
sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Ngay từ lúc này, các trường học đã đẩy mạnh
hoạt động trải nghiệm để các em sớm nắm bắt xu thế. Từ các dự án xây dựng cơ sở
vật chất cơ bản cho người dân bản địa có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, chúng ta
thấy được lợi ích của học cùng trải nghiệm các em được tìm hiểu về vấn đề phát
triển bền vững, bảo vệ môi trường, thay đổi nhận thức về vai trò của bản thân đối
với thế giới.
- Giúp rèn luyện kỹ năng xã hội: Học tập qua trải nghiệm là một trong những
phương pháp hiệu quả nhất để hướng dẫn học sinh rèn luyện và thực hành các kỹ
8
năng xã hội như tư duy phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp.... Khi được “thả” vào
môi trường thực tế hoặc thông qua các ví dụ mô phỏng thực tế, các em phải vận
dụng nhiều loại kỹ năng để giải quyết tình huống, tìm ra giải pháp độc đáo trong
các nhiệm vụ được giao. Những thử thách về thể chất và tinh thần sẽ gợi ra cảm
xúc tích cực và tiêu cực cho học sinh. Việc kiểm soát cảm xúc sẽ giúp học sinh
phát triển cơ chế ứng phó với các tình huống nhiều áp lực trong tương lai.
- Giúp người học nhận thức và điều chỉnh bản thân: Học qua trải nghiệm là
một trong số ít phương pháp có thể tác động đến nhận thức và hành vi điều chỉnh
bản thân của con người. Khi đối diện với các thách thức, các em dễ dàng nhìn thấy
ưu điểm, nhược điểm của bản thân cũng như khai phá những tiềm năng mà mình
chưa bao giờ nghĩ đến. Đó là cơ hội để các bạn tìm ra lối đi cho riêng mình thay vì
phát triển theo cách mà gia đình hay nhà trường định hướng. Đó cũng là lợi ích của
học cùng trải nghiệm tiếp theo. Tham gia các hoạt động trải nghiệm giúp các em
nhận thức đúng đắn về bản thân mình.
- Tạo hứng thú học tập: Các em sẽ tiếp nhận vai trò là trung tâm, điều chỉnh
quá trình tiếp thu kiến thức phù hợp với năng lực nhờ học cùng trải nghiệm. Việc
chủ động tham gia vào quá trình học, phối hợp với bạn bè, trải nghiệm kiến thức
trong nhiều môi trường khác nhau sẽ tạo hứng thú cho người học. Mặt khác, vì
được xử lý vấn đề theo cách mình nghĩ nên các em sẽ có động lực cao hơn so với
việc bị ép giải quyết vấn đề. Từ đó, sẽ thêm hứng thú với việc học hỏi kiến thức để
tìm kiếm cơ hội tương lai cho bản thân.
- Cơ sở vật chất trong nhà trường chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho nhu
cầu tiếp cận khoa học - công nghệ hiện đại của học sinh. Lợi ích của học cùng trải
nghiệm là tập trung phát triển toàn diện cho học sinh thông qua các hoạt động bên
ngoài lớp.
- Giúp người học trải nghiệm tiện ích, tích hợp tại môi trường học tập
- Hiểu các em hơn, tạo nên sự gần gũi thân thiện giữa cô và trò.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
2.1. Thực trạng dạy học môn công nghệ hiện nay
Môn công nghệ trong nhà trường chưa được chú trọng do môn học này
không có thi học sinh giỏi và không đưa vào thi tốt nghiệp. Các em chỉ học ở khối
10.
Thực tế môn học có tính chất nhẹ nhàng về kiến thức và có nhiều vận dụng
thực tế gần gũi với đời sống. Nếu chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa trên lớp
học, không ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin tiết học sẽ trở nên nhàm
chán. Trong phần 2 (tạo lập doanh nghệp) muốn có tính đổi mới để các em được
thể hiện phẩm chất, năng lực của bản thân bằng các hoạt động thực tiễn.
2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về hoạt động dạy học trải nghiệm
9
Trong quá trình học tập ở trường tôi học sinh, cũng như hoàn cảnh chung
của nhiều trường học, 2 năm nay do dịch bệnh covit 19, ảnh hưởng nhiều hoạt
động của con người chúng ta, hạn chế tập trung để ngăn ngừa sự lây lan của dịch
bệnh. Nhưng hiện tại dịch bệnh dần được khống chế và đẩy lùi, một số giáo viên
trong trường đã bắt đầu cho các em trải nghiệm như: thu gom rác trong môn địa lý,
làm menu bán đồ ăn trong môn tin học, xây dựng công trình bồn hoa từ rác thải
nhựa, đưa yoga vào trường học trong môn sinh học, điều tra về tác hại của thuốc
lá, rượu bia trong môn hóa học... Các em tham gia hoạt động rất tích cực, trải
nghiệm quay video lại đăng lên facebook được nhiều người tán thưởng. Nhiều em
khi làm bài trên lớp tỏ ra chán nản, nhưng khi được tham gia trải nghiệm lại thể
hiện một năng lực “tiềm ẩn”. Đặc biệt sau khi được thể hiện mình. Trong phiếu
điều tra về học thực hành khảo nghiệm ý kiến các em hứng thú muốn được học là
con số chiếm ưu thế (xem phụ lục 1)
2.3. Thực trạng về vai trò của các sản phẩm thiên nhiên đối với sức khỏe con
người.
2.3.1. Thực trạng của việc sản xuất các loại dầu gội hiện nay.
Ngành công nghiệp dầu gội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của mọi khách hàng, trên thị trường có hàng trăm, hàng nghìn
loại dầu gội khác nhau.
Trong một lọ dầu gội hóa chất có chứa các chất hóa học:
Chất Sodium Lauryl Sulfate (SLS) có trong dầu gội được sử dụng để tạo bọt,
thật bất ngờ khi đây lại là chất tẩy rửa được dùng để rửa xe hoặc làm sạch sàn nhà,
cảm giác sạch sẽ có được chỉ là “ảo” nhất thời, chúng chỉ cuốn trôi bụi bẩn, chứ
không hề có dưỡng chất làm mềm, mượt, mịn như chị em vẫn nghĩ. Việc thường
xuyên gội đầu bằng những loại dầu gội chứa nhiều hóa chất có thể khiến da đầu dễ
bị tổn thương, khiến tóc trở nên khô ráp, xơ rối và yếu hơn.
Paraben là loại hóa chất tổng hợp dùng để bảo quản trong thuốc và mỹ phẩm
có trong dầu gội đầu có thể gây ung thư vú, gây hại cho gan, thận của người sử
dụng. Nguy hiểm hơn, gội đầu hàng ngày cho trẻ em có thể gây cản trở sự phát
triển bình thường của trẻ.
- Hóa chất formaldehyde với mùi cay hăng rất đặc trưng được sử dụng tương
đối rộng rãi trong công nghiệp có trong dầu gội có thể gây bỏng mũi, nóng rát mắt,
bỏng mắt, hệ hô hấp. Formaldehyde cũng có thể gây viêm da hoặc dị ứng da chứ
không hề có tác dụng chăm sóc tóc.
- Dầu gội hóa chất là thủ phạm chính gây ra các vấn đề về da đầu và tóc mà
ít ai nghĩ đến như: viêm da đầu, gàu, tóc bạc sớm, xơ rối, dễ gãy rụng,... Nếu sử
dụng trong thời gian quá lâu có thể gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng,
ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
2.3.2. Tác dụng của dầu gội thảo mộc đối với tóc và da đầu
10
*Ưu điểm của dầu gội thảo dược.
Cung cấp độ ẩm cho tóc, đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da đầu.
Cung cấp chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng và phục hồi tóc hư tổn.
Đặc trị nấm, gàu, ngứa cho da đầu.
Kích thích tóc mọc, ngăn rụng tóc hiệu quả.
Thích hợp mọi loại tóc
An toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Có đặc tính thân thiện với môi trường.
* Thành phần nguyên liệu trong dầu gội thảo mộc:
Quả bồ kết (Fructus Gleditschiae): Trong quả bồ kết có chứa nhiều hỗn hợp
flavonozit và chất saponaretin. Các chất này có hoạt tính chống siêu vi trùng, kích
thích quá trình mọc tóc, trị rụng tóc rất hiệu quả… Giúp khôi phục lại mái tóc hư
tổn, làm tóc suôn mượt vào nếp.
Quả bồ hòn (Sapindus saponaria): Trong quả bồ hòn chứa nhiều hợp chất tẩy rửa
đó là saponizit, chiếm tới 18%. Đây là một chất tẩy rửa tự nhiên vô cùng tuyệt vời
nó hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, không gây hại cho da, tuyệt đối an toàn cho
người sử dụng.
Vỏ bưởi (citrus grandis): Từ lâu tinh dầu vỏ bưởi đã được biết như một bài thuốc
dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong vỏ bưởi chứa các chất
Naringin, men tiêu hóa Peroxyzada, Pectin, Vitamin A và C… giúp kích thích sự
mọc tóc, giúp cho tóc dài và mượt, chống hói và rụng tóc. Phù hợp cho người bị
hói hoặc các mẹ sau sinh bị rụng tóc nhiều.
Cỏ hôi (ageratum conyzoides)- còn gọi cây ngũ sắc: Cỏ hôi có chất kháng khuẩn
chống viêm, có công dụng giúp đầu sạch, trơn tóc, sạch gầu. Tên là cỏ hôi, nhưng
khi cho vào, nấu lên tạo mùi thơm đặc trưng cho dầu gội
Lá quế (cinnamomum): Loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây quế, với tên
hoa học là Cinnamonum verum. Tạo mùi thơm đặc trưng, giúp giữ cho mái tóc
luôn khỏe mạnh. Thậm chí, ở trẻ em chúng còn giúp diệt các ký sinh trùng cứng
đầu trên tóc.
Cỏ Mần Trầu (eleusine indica): Dân gian ta có câu: “Bồ kết trị gầu, mần trầu tốt
tóc”. Trong cỏ mần trầu có chứa nhiều dưỡng chất phần lớn là chất beta-sitosterol
và các thành phần cực kỳ tốt cho tóc, giảm lượng tóc rụng, kích thích mọc tóc,
giúp bạn có mái tóc chắc khỏe.
Gừng tươi (zinggiberaceae): Loại bỏ gàu và ngăn ngừa rụng tóc cực kỳ hiệu quả,
tính chất chống oxy hoá và chống nấm của gừng rất có lợi cho mái tóc luôn sạch,
tránh nấm da đầu
11
Sả java-sả đỏ (cymbopogon):Chứa axit folic và các vitamin thiết yếu. Nó cũng
chứa nhiều khoáng chất chống oxy hóa. Tinh chất của sả giúp chữa lành các nang
lông bị hư. Nó giúp ngăn ngừa tóc không gãy rụng. Tạo mùi thơm dịu nhẹ.
Nước cốt chanh tươi (cistrus aurantiforia): Gàu là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Đây là tình trạng xuất hiện một số mảng bong tróc màu trắng bám ở da đầu, dẫn tới
mất mỹ quan. Đặc biệt gàu còn dẫn đến ngứa ngáy, kích thích rụng tóc nhiều hơn.
Sở dĩ chanh có công dụng với bệnh nấm gàu vì nó chưa nhiều thành phần axit
citric có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm, ức chế sự phát triển của gàu. Ngoài
ra vitminB, C trong trái cây này còn giúp kích thích quá trình phát triển của nang
tóc, nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe, suôn mượt, phòng ngừa rụng tóc.
Muối: Nước muối chủ yếu là natri clorua, với mái tóc sử dụng muối hạn chế đổ
nhiều dầu trên da đầu, đồng thời muối còn giúp trị gàu, trị ngứa da đầu cùng hiệu
quả. Muối là thành phần giúp bảo quản dầu một cách tự nhiên.
12
Chương 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY VÀ TRẢI NGHIỆM
I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết 36-37: Bài 50. DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Môn học: Công nghệ lớp 10
Thời gian 2 tiết: tiết 1 lí thuyết, tiết 2: trải nghiệm - vận dụng
Nội dung đề tài này tập trung cơ bản ở tiết 2: trải nghiệm - vận dụng
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức:
Trình bày được đặc điểm, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của loại
hình kinh doanh hộ gia đình.
Trình bày và phân tích được kế hoạch kinh doanh của loại hình kinh doanh
hộ gia đình.
Phát triển tư duy phân tích, tổng hợp. Liên hệ, vận dụng kiến thức được học
vào giải thích một số hoạt động kinh doanh ở địa phương.
Bước đầu có ý thức định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp của bản
thân.
Hiểu công dụng của các nguyên liệu trải nghiệm làm nên các dầu gội đầu.
Biết tận dụng các nguồn nguyên liệu là các loại thảo dược để tạo các sản
phẩm có giá trị, không gây hại cho sưc khỏe con người và mang lại hiệu quả kinh tế.
b. Năng lực
Năng lực chung :
Nhận thức được sở thích, năng lực của bản thân khi tham gia hoạt động trải
nghiệm. Biết lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp.
Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình.
Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học tập.
Năng lực chuyên biệt:
Biết được đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình.
Tạo ra sản phẩm dầu gội từ nguyên liệu tự nhiên.
Tạo ra sản phẩm báo cáo khoa học, thẩm mĩ. Được nhiều người đón nhận
c. Phẩm chất
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.
13
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
a. Chuẩn bị của giáo viên :
Giáo án.
Tư liệu về việc kinh doanh hộ gia đình theo hình thức sản xuất dầu gội thảo
dược.
Phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin: azota, quizii, thiết bị trình chiếu
nội dung bài học.
b. Chuẩn bị của học sinh
Nghiên cứu tài liệu.
Tìm hiểu một số mô hình kinh doanh hộ gia đình ở địa phương thu thập
bằng hình ảnh, các video …
Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm. Nộp sản phẩm bằng các đoạn
video ghi lại quá trình trải nghiệm.
Điện thoại thông minh kết nối internet, SGK…
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Hoạt động khởi động (Kiểm tra kiến thức bài cũ thông qua 10 câu hỏi làm
trên phần mền azota)
Mục tiêu
Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng
giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản
thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài
học mới.
Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn
đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
Nội dung
Gv cho học sinh làm bài kiểm tra bài cũ trên phần mềm azota (trong 8 phút)
Mục đích yêu cầu:
Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của các em về phần kinh doanh đồng
thời qua đó để đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên. Đánh giá 1 phần về khả
năng sử dụng công nghệ thông tin trong học sinh và giáo viên.
Tổ chức kiểm tra nghiêm túc, đúng thời gian quy định, chấm trả bài kịp thời.
14
Đánh giá học sinh ở các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận
dụng ở mức cao.
Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm.
Làm trên phần mềm azota.
Địa chỉ link: https://azota.vn/de-thi/tt8xbc.
Nội dung và kết quả thu được(xem phụ lục 2)
Sản phẩm học tập
GV lấy điểm vào điểm kiểm tra thường xuyên cho HS.
Tổ chức thực hiện:
Cho học sinh làm bài trên điện thoại thông minh
Gv thống kê kết quả phản hồi lại với học sinh
Gv phân tích và nhận xét kết quả
b. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Mục tiêu
Biết được khái niệm kinh doanh hộ gia đình
Biết các lĩnh vực mà các hộ gia đình thực hiện kinh doanh
Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc
hoạt động.
Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành. Các mô hình, đặc
điểm của kinh doanh hộ gia đình.
Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm. Giao nhiệm vụ
cho các nhóm. Mỗi nhóm tương ứng với tìm hiểu về một loại hình kinh doanh (sản
xuất, thương mại, dịch vụ)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động,
chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ, khuyến khích học sinh
hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu
trả lời
15
Bước 4: Kết luận: GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức
chuẩn.
c. Hoạt động củng cố bài học.
Mục tiêu:
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt
động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
Nội dung:
Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi trên phần mềm quizii.
Với 5 câu hỏi trắc nghiệm( xem nội dung và kết quả ở phần phụ lục 2)
Sản phẩm : HS hoàn thành các câu hỏi
Tổ chức thực hiện :
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu học sinh đưa điện thoại thông minh có kết nối intenet tham
gia trả lời câu hỏi củng cố bài trên phần mềm quizi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Gv chuyển link cho lớp trưởng.
Lớp trưởng đưa lên zalo hoặc messenger nhóm lớp. Tất cả các bạn đăng
nhập vào, thách thức bạn bè, ghi tên mình.
Lớp trưởng nhận nhiệm vụ cho lớp ”bắt đầu” và ” kết thúc”
https://quizizz.com/join/quiz/624903cf91ec91001e96a468/start?studentShar
e=true
Bước 3: Báo cáo, thảo luận, kết luận:
GV dựa vào kết quả vị thứ học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
GV giúp đỡ, tổng kết và chuyển giao nhiệm vụ.
d. Hoạt động luyện tập và vận dụng (tiết 2)
Mục tiêu
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt
động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
Nội dung:
Các em trải nghiệm thực hiện sản xuất dầu gội đầu thảo dược (theo mô hình
kinh doanh hộ gia đình). Sản phẩm này đã tham gia dự thi sáng tạo khoa học cấp
tỉnh năm học 2020-2021. Nay phát triển thành mô hình kinh tế hộ gia đình.
16
Phiếu kết quả thử nghiệm chất lượng dầu gội
Hình ảnh cô và học sinh đưa sản phẩm dầu gội tham gia cuộc thi STKH kĩ
thuật cấp tỉnh năm học 2020-2021
Sản phẩm: Các em làm, khi đã có thành phẩm, quay video và viết bài cảm nhận,
lập websize giới thiệu về sản phẩm, thực hiện công tác quảng bá sản phẩm trên
facebook, zalo.
Tổ chức thực hiện :
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh ghi chép nội dung các công đoạn tạo dầu gội.
Tiến hành trải nghiệm thực hiện các công đoạn sản xuất dầu gội.
II. KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM SẢN XUẤT DẦU GỘI
1. Xác định nguyên liệu, dụng cụ, quy trình làm dầu gội
17
Nguyện liệu (để tạo 20 lít dầu gội )
- 2 kg bồ hòn (đã tách hạt)
- 12 kg bồ kết.
- 10 kg vỏ bưởi (đã phơi)
- 1 kg hạt bưởi
- 10 lít nước cốt chanh.
- 0,2 kg vỏ quế
- 10 kg cỏ hôi.
- 5kg cỏ mần trầu
- 4 kg củ gừng tươi
- Lá sả (4 kg), lá quế, hương nhu (mỗi thứ 1 kg)
- 3 kg muối
- 40 lít nước sạch.
Dụng cụ:
- Chậu rửa, dao chặt, tấm bạt sạch
- Nồi inox dung tích 100 lit trở lên (nồi lớn để chống tràn)
- Rổ, xô, màn lọc
- Chai đựng sản phẩm
Quy trình tiến hành:
Giai đoạn 1. Thu gom và sơ chế nguyên liệu: Giao nhiệm vụ các em đi thu
gom nguyên liệu
Cắt các loại lá: sả, cỏ mần trầu, cỏ hôi, lá quế, vỏ bưởi, chanh, gừng tươi
Tách hạt bồ hòn.
Nướng bồ kết.
Vắt chanh tạo nước.
Chặt nhỏ các loại củ, lá.
Giai đoạn 2. Chưng cất sản phẩm:
Cho bồ hòn, bồ kết, nước cốt chanh , nước vào nồi đun sôi, để hầm 72giờ (4
ngày).
Cho vỏ bưởi, vỏ quế vào đun sôi và để hầm trong 10 giờ.
Cho các nguyên liệu còn lại (đã chặt nhỏ) vào đun tiếp trong 2 giờ.
18
Giai đoạn 3. Lọc, vắt để bỏ bã
Vớt sản phẩm ra, lọc lấy nước dầu.
Tách lượng dầu thu được làm hai nơi. Cho muối, hạt bưởi vào 5lit dầu và
đun sôi . Lọc lấy hạt bưởi ra. Hòa hỗn hợp ta được 20 lít dầu gội.
Giai đoạn 4. Đong dầu gội vào chai, dán tem.
2. Báo cáo, thảo luận
Học sinh làm tạo sản phẩm, quay video, viết bài báo cáo: báo cáo dựa trên
định hướng của giáo viên dựa trên các câu hỏi:
+ Nhóm 1: Viết bài cảm nhận về học tập trải nghiệm làm dầu gội.
1. Em có thích học tập theo hình thức trải nghiệm hay không? Lợi ích học trải
nghiệm đối với học sinh?
2. Vai trò của trải nghiệm sản xuất và kinh doanh dầu gội trong việc đinh hướng
nghề nghiệp của em?
3. Các cách thức kinh doanh hiện nay? Xu hướng phát triển về sản phẩm trong
tương lai?
+ Nhóm 2: Những hiểu biết của em về tác dụng của các thành phần nguyên
liệu trong dầu gội.
1. Thành phần dầu gội này có những gì? Vì sao dầu gội thảo dược lại tốt cho tóc?
2. Đặc tính của dầu gội thảo dược? Dầu gội thảo dược có những ưu điểm gì, nhược
điểm gì đối với tóc và khi sử dụng?
3. Dầu gội hóa chất có những đặc điểm nào. Khi sử dụng lâu dài có gây hại cho
sức khỏe con người không. Gây hại như thế nào?
Nhóm 3: Những kinh nghiệm cần có trong sản xuất dầu gội thảo dược
1. Lưu ý gì khi đi tìm các nguyên liệu tạo nên dầu gội thảo dược?
2. Lưu ý gì trong các giai đoạn của quá trình sản xuất dầu gội
3. Mùa phát triển của thành phần nguyên liệu tạo nên dầu gội?
4. Lập kế hoạch thu gom nguyên liệu như thế nào cho phù hợp.
Nhóm 4: Bài viết về quy trình, dụng cụ sản xuất dầu gội.
1. Quy trình sản xuất dầu gội. Sản xuất dầu gội thảo dược trải qua các giai đoạn
như thế nào?
2. Kinh nghiệm cần có trong quy trình sản xuất để tạo nên thành phẩm chất lượng ?
3. Cảm nhận của em về việc làm dầu gội từ nguyên liệu tự nhiên?
19
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM.
1. Mục đích
Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm.
Thu thập thông tin, nhận xét đánh giá kết quả các nhóm học sinh làm được.
Phân tích và định lượng một cách khoa học nhằm xác định mức độ phát triển
năng lực thực hành của học sinh
2. Nhiệm vụ
Xác định công việc của nhóm
Tiến hành viết báo cáo theo định hướng mà giáo viên hướng dẫn
Làm các video về quy trình sản xuất, websize để giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
II. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
Quy trình: Chia lớp thành 2 nhóm: Hướng dẫn HS chuẩn bị thu thập, sơ chế
nguyên liệu, chưng cất, tạo sản phẩm (theo hướng dẫn trong quy trình)
Sản phẩm của các nhóm được tổ chức báo cáo trên video
Quy trình: (video kèm theo)
https://youtu.be/f61k0IWzWAA
Giai đoạn 1: Thu gom và sơ chế nguyên liệu:
(lưu ý các em thu gom các loại nguyên liệu thảo dược vào buổi sáng, tránh
những ngày trời mưa để các loại thảo dược cho tinh dầu nhiều hơn, dầu thơm hơn
Gom cỏ mần trầu, bưởi, lá quế, sả, cỏ hôi
20
Gom bồ kết, chanh, hương nhu, bồ hòn.
Chặt cỏ hôi, sả, vắt chanh, nướng bồ kết
21
Giai đoạn 2: Chưng cất sản phẩm
Cho nước cốt chanh, bồ hòn, bồ kết và nước vào nồi hầm trong 4 ngày, cho vỏ
bưởi, gừng tươi vào. Sau 5 ngày hầm cho cỏ hôi, lá quế, lá sả vào
Giai đoạn 3: Vắt, lọc và đóng chai sản phẩm:
Vắt lọc tạo dầu gội thảo dược
22
Đong vào chai và gắn nhãn mác
Hình ảnh sản phẩm của 3 nhóm
23
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Đặc tính của sản phẩm thu được
Sản phẩm được tạo ra 100% từ nguyên liệu
thiên nhiên.Những thành phần được tạo nên
sản phẩm được tìm hiểu, kiểm chứng và kiểm
định về chất lượng
Có mùi thơm của các loại thảo dược.
Làm mượt tóc một cách tự nhiên.
Chứa các thành phần tốt cho da, tóc
Sản phẩm có màu đen nâu.
Đặc trị nấm, ngứa rất tốt, đặc trị hiện tượng
rụng tóc, kích mọc tóc
Sản phẩm ít bọt.
Khi bị vương vào mắt sẽ rất cay và đau mắt.
2. Phản ánh của một số khách hàng dùng dầu gội thảo dược
Dầu gội sản xuất ra bán trên các trang mạng điện tử, gửi đến người tiêu dùng
mọi nơi
Phản hồi của người dùng dầu gội.
Những phản hồi của người dùng như:
- Dầu gội càng ngày càng có nhiều ưu điểm hơn
- Tóc mình ngày trước gội bị bết, nhưng giờ gội theo chỉ dẫn của bạn không
còn bị nữa.
24
- Thêm vị gừng vào gội thích hơn hẳn, cảm giác thoáng chân tóc, tóc mượt
hơn
- Mình gội dầu này quen rồi giờ gội dầu hóa chất nó ngứa không chịu được.
- Mình dùng luôn cả tắm cho bé, da bé không bị rôm sảy nữa.
- Bạn cô đặc thêm hơn nữa được không
- Bạn tìm nguyên liệu nào để tạo cho bọt nhiều được không. Vì mình đã
quen dùng dầu có bọt
3. Các bài viết của học sinh sau khi được trải nghiệm
- Bài cảm nhận về học tập trải nghiệm khi làm dầu gội của em Võ Văn
Bách- lớp 10A (Phụ lục 3)
- Bài những hiểu biết của em về tác dụng của các thành phần nguyên liệu
trong dầu gội của em Trần Minh Đại - lớp 10A (Phụ lục 4)
- Bài viết: Những kinh nghiệm cần có trong sản xuất dầu gội thảo dược của
em Trần Thị Hồng Nhung- Lớp 10A (Phụ lục 5)
- Bài viết về quy trình sản xuất dầu gội- của bạn Bùi Thị Bảo Chi- lớp 10B
(phụ lục 6)
Địa chỉ Websize do học sinh lớp 10A làm để quảng cáo về nguyên liệu quy
trình tạo sản phẩm: https://huyynguyenboiz.blogspot.com/2022/04/dau-goi-thao-
duoc-gioi-thieu-dau-goi-au.html (video kèm theo)
4. Hiệu quả sáng kiến.
Khi thực hiện nghiên cứu, ban đầu tôi cảm thấy lo lắng, khó ngủ. Nhưng khi
dần thực hiện đề tài, nhìn lại những gì mình làm đã tạo cho tôi thêm động lực. Từ
giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, sự tích cực, nhiệt huyết trong hoạt động để tìm
ra cách làm ưu thế hơn. Về công nghệ thông tin, một số em rất giỏi. Làm và chỉ
dẫn lại cho cô, mới thấy khả năng tiềm ẩn nơi các em là rất lớn. Ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học tạo sự năng động cho học sinh, để tiết dạy thêm sinh
động, các em háo hức đón chờ, để hội nhập tốt hơn vào cuộc sống trong thời đại
công nghệ 4.0. Môn công nghệ nông nghiệp chỉ học ở khối 10. Các em vừa từ cấp
2 lên. Ban đầu thăm dò điều tra, số lượng học sinh muốn tham gia học tập trải
nghiệm rất ít. Giao nhiệm vụ các em chưa xác định phương pháp làm, nên lo lắng
hỏi cô rất nhiều. Các em chia nhóm, tương trợ nhau. Có cả sự cạnh tranh nhau giữa
các nhóm. Sau trải nghiệm khả năng thu nhận kiến thức nơi các em khác lên,cũng
từ đây nhận thấy sự phân hóa nơi các em, biểu hiện ở nhóm ưa hoạt động (tích cực,
háo hức làm việc, ham học hỏi), nhóm chây lười (trốn tránh, hay làm việc riêng).
Những kiến thức mà giáo viên đã tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng trong việc
tạo dầu gội đầu thảo dược truyền tải cho các em, để kết tinh lại trong sản phẩm thu
được. Trải nghiệm tìm nguyên liệu tạo nên dầu gội, nó có ở nơi em sống, dễ dàng
25
thu gom, an toàn cho sức khỏe, chữa được các loại bệnh nấm, rụng tóc, tóc bạc
sớm. Trước hết các em biết tạo ra, sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên cho bản
thân. Các em hiểu, bên cạnh các sản phẩm sạch nhanh, mạnh là dầu gội hóa chất là
sự hiện diện của các sản phẩm sinh học an toàn, triển vọng. Hạn chế các nguồn hóa
chất vào đời sống, giảm sự gây hại đến con người, môi trường sống. Mang lại cho
ta sự khỏe mạnh, tươi đẹp bền vững hơn.
Với chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, con người có xu thế tìm và sử
dựng các sản phẩm từ thiên nhiên, việc tạo ra dầu gội thảo dược lại có thể kiếm
thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Với thời đại công nghệ thông tin phát
triển. Các trang mạng xã hội đưa con người phát triển đến một tầm cao mới, thông
tin về sản phẩm an toàn, chất lượng dễ dàng đến với mọi nơi trên thế giới, bước
đầu hình thành kĩ năng bán hàng trên mạng xã hội (facebook, zalo, website) tạo
nên sự năng động cho các em. Định hướng nghề nghiệp cho các em trên con đường
hội nhập cộng đồng xã hội.
26
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Môn công nghệ 10 với kiến thức liên quan đến trồng trọt và kinh doanh.
Lượng kiến thức không nhiều, giáo viên chỉ dạy học trực tiếp trên lớp theo lối
truyền thống thuyết trình, đọc chép sẽ gây sự nhàm chán. Một số em sẽ bỏ bê, làm
việc riêng. Nếu mỗi bài học đều được thiết kế nhiều hoạt động đa dạng, sẽ giúp
học sinh khám phá và nắm vững những kiến thức được tốt hơn. Trong điều kiện
dịch covit 19 đang hoành hành, các em phải sắm cho mình điện thoại thông minh,
cùng với sự kết nối mạng intenet đầy đủ để học trực tuyến cũng là một điều kiện
rất tốt để các em dễ dàng ghi lại việc trải nghiệm của các em, liên kết với nhau tạo
ra những video chất lượng, phát hiện ra năng lực của mỗi em. Ứng dụng các phần
mềm để làm bài kiểm tra, tổ chức trò chơi thi đua trong lớp các em xen cả tò mò và
hào hứng đón nhận.
Qua trải nghiệm thấy rõ hơn tính cách của các em trong đời sống. Trong học
tập lí thuyết không tốt, nhưng khi làm việc lại rất tích cực, còn khuấy động tinh
thần cho các bạn làm theo.
Sản phẩm của các em tạo ra. Có sự hỗ trợ của cô, phụ huynh thấy con em
mình tạo ra cũng muốn được dùng thử, các anh chị ra trường nghe và thấy sản
phẩm cũng lan truyền nhau. Sản phẩm đã được đến tay người tiêu dùng, nhận được
phản hồi rất tích cực từ khách hàng. Bước đầu đã có thu nhập tạo động lực cho các
em rất nhiều
Qua đó, rèn luyện đức tính yêu, quý trọng các sản phẩm từ thiên nhiên, thân
thiện với môi trường.
II. KIẾN NGHỊ
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo với việc dạy học gắn với sản xuất kinh
doanh, là việc làm cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển xã hội hiện nay. Hoạt
động trải nghiệm sáng tạo, theo thiết kế của chương trình, sẽ sử dụng những thành
tựu của các môn học cộng với yêu cầu xã hội để tạo thành chương trình hoạt động
cho học sinh. Đây là một cách giúp học sinh thích ứng với xã hội. Mỗi môn học là
một mảnh ghép trong hành trình đi tìm kiến thức của các em. Giai đoạn gần đây số
học sinh bị nhiễm Sars cov-2 đã giảm, con người chúng ta dần khống chế được
dịch bệnh. Chính vì vậy, bản thân tôi kiến nghị đoàn trường có thể kết hợp với nhà
trường, giáo viên bộ môn trong đơn vị lớp học tổ chức cho các em nhiều hoạt động
thực hành trải nghiệm. Để các em vừa được học vừa được chơi . Từ đó giáo dục ý
thức vì bạn, vì cộng đồng, xây dựng tình yêu quê hương, đất nước.
Trên lớp học, đặc biệt phần củng cố bài học nên sử dụng phần mềm ứng dụng
tạo các trò chơi cho các em. Bởi các em rất muốn được thử sức mình, muốn được
thách thức cùng bạn bè.
27
Môn công nghệ 10. Bài 50, phần hình kinh doanh hộ gia đình cho học sinh
trải nghiệm các mô hình kinh tế ở địa phương. Các em sẽ hiểu hơn những việc làm
mà bố mẹ, gia đình các em làm, biết được giá trị các loại sản phẩm. Hướng nghiệp
cho các em. Các em có thể xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế, làm giàu
trên chính trên quê hương mình, lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp sẽ dễ dàng
dẫn đến thành công.
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách công nghệ 10. Nguyễn Minh Khôi - NXB giáo dục.
2. Thiết kế bài giảng công nghệ 10. Nguyễn Minh Đồng.
3. Sách giáo viên Công nghệ 10.
4. Nghiên cứu thông qua các tài liệu có liên quan đến đề tài trên mạng
internet: hình thành tư duy, trải nghiệm sáng tạo…
5. Sách: Những cây thuốc quanh ta- Lê Quý Ngưu- NXB Thuận Hóa
6. Sách: Cây cỏ nước nam- Phạm Hoàng Mộ - Nxb Trẻ.
7. Các trang Websize về tác dụng của mỗi loại cây đối với tóc
8. Các trang websize về tác hại của dầu gội hóa chất với tóc.
9. Chương trình tập huấn cho giáo viên công nghệ THPT năm học 2021-2022
(Sở GD&ĐT Nghệ An)
29
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu phiếu lấy ý kiến của học sinh về phương pháp học thực hành
trải nghiệm
Em hãy đánh dấu x về phương pháp dạy học trải nghiệm
Lớp Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú
10
Kết quả thu được như sau:
Lớp Sĩ số Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú
10A 42 40 2 0
10B 44 34 6 4
10 E 36 30 4 2
10H 40 28 7 5
10M 38 30 5 3
Tổng 200 162 24 14
Tỷ lệ % 100% 81% 12% 7%
Phụ lục 2: Đề kiểm tra 10 phút và 5 phút củng cố cuối bài
Đề kiểm tra 10 phút. Hình thức trắc nghiệm. Làm trên phần mềm azota.
Môn công nghệ
Thời gian làm bài: 10 phút
Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
10 câu 4 3 3 0
Em hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Doanh nghiệp là một tổ chức, được thành lập nhằm mục đích chủ yếu thực
hiện các hoạt động gì?
A. Sản xuất B. Kinh doanh
C. Thương mại D. Dịch vụ
Câu 2. Doanh nghiệp bao gồm mấy đơn vị kinh doanh
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3. Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu gọi là .
30
A. Doanh nghiệp nhà nước B. Doanh nghiệp tư nhân
C. Doanh nghiệp cổ phần D. Công ti
Câu 4. Kinh doanh là . . . một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm mục đích sinh lợi.
A. việc doanh nghiệp B. việc thương nghiệp
C. việc thực hiện D. mua, bán.
Câu 5. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người nào?
A. Sản xuất B. Cung ứng
C. Người mua D. Người kinh doanh
Câu 6. Cửa hàng vật liệu xây dựng thuộc loại hình.
A. Đầu tư B. Sản xuất
C. Thương mại D. Dịch vụ
Câu 7. Gia đình bác An sản xuất dầu gội thảo dược để bán. Mô hình này hình thức
kinh doanh
A. Đầu tư B. Sản xuất
C. Thương mại D. Dịch vụ
Câu 8. Chứng khoán là . . . có giá trị và xác nhận quyền sở hữu cổ phần của doanh
nghiệp.
A. chứng chỉ B. cổ phiếu
C. trái phiếu D. chứng chỉ, cổ phiếu, trái
phiếu
Câu 9. Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư,từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm mục đích gì?
A. Sinh lợi B. Sản xuất
C.Thương mại D. Dịch vụ
Câu 10. Kinh doanh xăng dầu thuộc hoạt động
A. Đầu tư B. Sản xuất
C. Thương mại D. Dịch vụ.
Đề 5 phút: Câu hỏi tổ chức trò chơi qua phần mềm quizii:
Câu 1. Đặc điểm nào không phải của kinh doanh hộ gia đình
31
A. Quy mô kinh doanh nhỏ. B. Công nghệ kinh doanh đơn giản.
C. Doanh thu lớn. D. Là một loại hình kinh doanh nhỏ.
Câu 2. Các hộ gia đình có mấy lĩnh vực kinh doanh chính?
A. 2 B.3
C. 4 D.5
Câu 3. Chị gái bạn Hà mở quán cắt tóc, gội đầu. Chị ấy kinh doanh thuộc lĩnh vực
A. Đầu tư B. Sản xuất
C. Thương mại D. Dịch vụ
Câu 4. Kinh doanh hộ gia đình có mấy đặc điểm cơ bản nổi trội?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 5. Nhà bạn B mua gạo về nấu rượu để bán. Mô hình kinh doanh này thuộc
A. Đầu tư B. Sản xuất
C. Thương mại D. Dịch vụ
ĐÁP ÁN ( 10 Câu hỏi trên azota)
1. B 2. C 3. D 4. C 5. C 6. C 7. B 8. A 9. A 10. C
ĐÁP ÁN ( 5Câu hỏi trên quizii)
1.C 2.B 3.D 4.C 5.B
Kết quả trả lời 10 câu hỏi trên phần mềm azota của 5 lớp
32
Một phần hình ảnh kết quả học sinh lớp 10A trả lời 5 câu hỏi trên quizii
Phụ lục 3 : Bài cảm nhận về học tập trải nghiệm khi làm dầu gội của em Võ Văn
Bách- lớp 10 A:
Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu vận dụng những quy
luật tự nhiên và các nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh
thần của con người. Tiếp theo chương trình môn công nghệ ở THCS, công nghệ 10
là những kiến thức cơ bản về nông- lâm- ngư nghiệp, bảo quản, chế biến sản phẩm
sau thu hoạch và tạo lập doanh nghiệp. Vì thế nên khi học công nghệ chúng em
luôn có tâm thế thoải mái. Nhờ sự quan tâm và giúp đỡ của cô giáo bộ môn, trong
phần tạo lập doanh nghiệp, chúng em đã được trải nghiệm tham quan các mô hình
kinh doanh hộ gia đình theo hình thức sản xuất- thương mại- dịch vụ. Khi tham gia
trải nghiệm chúng em được chia sẻ những kiến thức thú vị, mới mẻ và sát với thực
tế. Các nhóm tổ trong lớp đều cố gắng quay và sản xuất cho người xem những
thước phim đẹp nhất, vừa đơn giản mà hiệu quả truyền tải lại cao. Cảm giác thật là
bồi hồi khi chính em là người làm MC (dẫn chương trình) cho cuộc trải nghiệm
này của nhóm. Ban đầu chưa bắt nhịp được lời thoại thì em còn hơi run nhưng với
sự động viên và sự san sẻ về công việc đều cho các bạn trong nhóm em đã dần lấy
lại được sự tự tin mặc cho đây là lần đầu em được dẫn chương trình. Em nhận ra
được rằng “khả năng” dẫn chương trình của mình không hề tệ. Hoạt động đi tham
quan và tìm hiểu về cách thức và mô hình sản xuất dầu gội dược liệu cũng như
cách nhập nguyên liệu và cách marketing bán các sản phầm trên các hệ thống
mạng xã hội lớn facebook, zalo, google.... Việc bán sản phẩm trên các trang
thương mại điện tử như: shopee, lazada, tiki,… cũng là một phần quan trọng trong
33
định hướng phát triển của cơ sở. Chính điều đó đã kích thích sự tò mò của em và
làm cho em luôn muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động sản xuất đến kinh doanh
online và đưa sản phẩm đến tay người dùng. Em cảm thấy rất vui khi mình được
tham gia trải nghiệm, đặc biệt hơn là em đã tìm thấy thế mạnh của bản thân để em
không ngừng nỗ lực vươn lên và cải thiện nó mỗi ngày. Đó sẽ là một hành trang
cực kì quan trọng sau khi em bược ra khỏi ngôi trường thân yêu của mình. Quả là
không sai nếu nói: Công nghệ 10 đưa đến cho ta những tư duy mới mẻ, luyện tập
cho ta những kĩ năng cơ bản đến nâng cao của công nghệ thông tin và cho ta hiểu
rõ hơn về thế mạnh bản thân của chính mình. “những hiểu biết này sẽ làm cơ sở để
các em học tiếp các ngành, nghề sau này, cũng như áp dụng vào cuộc sống của bản
thân và cộng đồng” –sgk công nghệ 10
Phụ lục 4: Bài những hiểu biết của em về tác dụng của các thành phần nguyên liệu
trong dầu gội của em Trần Minh Đại - lớp 10A:
Được trải nghiệm, biết cách làm ra dầu gội đầu em rất thích. Từ lâu em đã
nghĩ dầu gội chỉ mua về sử dụng thôi. Nhưng bây giờ khi biết mình có thể tự tay
làm ra dầu gội từ các nguồn nguyên liệu có sẵn ở xung quanh nơi mình sinh sống.
Em đã từng bị nổi những mẩn ngứa, rụng tóc rất nhiều. Em đã thử đổi dùng nhiều
loại dầu gội khác nhau nhưng hiệu quả không cao, rồi mẹ mua cho em dầu gội
người ta bán ở hiệu thuốc, nhưng một thời gian mẩn ngứa mọc lại. Từ khi em tham
gia trải nghiệm và dùng thử dầu gội này, hiệu quả nó mang lại vô cùng tích cực.
Ban đầu khi dùng tuy hơi rát da đầu nhưng về sau da đầu không còn ngứa, hiện
tượng rụng tóc cũng giảm hẳn. Từ đó em đã tìm hiểu về từng loại cây, cỏ tốt cho
da, tóc. Em đã hiểu ý nghĩa của câu nói dân gian: “bồ kết trị gàu, mần trầu tốt tóc”,
biết cây bồ hòn làm sạch, diệt nấm, ngứa cho da rất tốt. Thêm vị gừng tươi làm ấm
chân tóc. Khi gội chúng ta nên massage da đầu để làm tăng sự lưu thông máu, tạo
cảm giác thư thái, làm giảm sự căng thẳng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.
Không những thế, trong dầu gội đầu còn có tinh dầu bưởi, sả.... Đây là các loại tinh
dầu có tác dụng tạo sự suôn mượt cho mái tóc một cách tự nhiên. Chính về những
yếu tố rất tốt cho sức khỏe con người trên, em nghĩ phát triển sản xuất và kinh
doanh dầu gội dược liệu rất phù hợp với địa phương em đang sinh sống, phù hợp
với yêu cầu và đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Vì một cuộc sống xanh,
sạch, khỏe mạnh, chúng ta hãy hạn chế dùng những sản phẩm từ hóa chất
Phụ lục 5
Bài viết: Những kinh nghiệm cần có trong sản xuất dầu gội thảo dược ( của
em Trần Thị Hồng Nhung- Lớp 10A)
Gia đình em từng làm dầu gội thảo dược để dùng, nhưng đó cũng chỉ dừng
lại ở vài chai chứ không thể sản xuất hàng loạt. Nhưng khi được trải nghiệm tạo
34
dầu gội để bán ra thị trường, để được người dùng tín nhiệm, phải đưa sản phẩm
tiếp cận khách hàng bằng những công năng mà nó mang lại. Muốn thế chúng ta
phải có kinh nghiệm và phải có kế hoạch chi tiết trong sản xuất và kinh doanh.
Lựa chọn nguồn nguyên liệu, cân đo về lượng, về thời gian thích hợp để có
thể sản xuất ra dầu có đặc tính và hương thơm được ưa thích là một công việc đòi
hỏi sự tỉ mỉ của người làm. Ví như lá quế tạo mùi thơm ngọt, dịu. Tiếng là cây cỏ
hôi nhưng lại tạo mùi rất dễ chịu lại còn trị được rôm ,sảy giúp có làn gia mát mịn.
Đặc biệt trong dầu gội không thể thiếu cây sả, sả dùng trong dầu gội là sả đỏ (sả
java) tạo mùi đặc trưng và tinh dầu sả giúp bảo quản sản phẩm được lâu hơn.
Trong dầu gội không nên cho quá nhiều các loại cây cỏ bởi nó sẽ làm mất đi mùi
đặc trưng của dầu. Tìm các loại cây và thu hái nó vào buổi sáng, lúc trời nắng để
khi chiết xuất tạo lượng tinh dầu nhiều hơn, dầu gội sẽ thơm hơn. Bồ kết, bồ hòn,
cỏ mần trầu thì được thu gom vào tháng 10,11 hàng năm. Bưởi, chanh thì thu gom
vào mùi hè, cỏ hôi vào tháng 3,4.
Khi mình có kế hoạnh và có kinh nghiệm trong việc thu gom thì sẽ giảm đi
chi phí thu mua nguyên liệu, sản phẩm tạo ra có giá thành rẻ hơn.
Cảm ơn cô đã tạo cho chúng em những hiểu biết về cây cỏ để em yêu cuộc
sống quanh ta, yêu thiên nhiên, cảm ơn những gì mà “mẹ thiên nhiên” ban tặng.
Phụ lục 6: Bài viết về quy trình sản xuất dầu gội- của bạn Bùi Thị Bảo Chi – lớp 10B
Nấu dầu chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Chúng ta phải hiểu nguyên
tắc: nguyên liệu nào khó phân hủy thì ta cho vào nấu trước, dễ phân hủy thì cho
vào sau. Bồ kết, bồ hòn, nước cốt chanh, hỗn hợp này sẽ phải nấu thật lâu mới có
thể lấy chiết ra hết các chất trong thịt quả. Sau 4 ngày chúng ta cho vỏ bưởi, gừng
tươi vào, vỏ bưởi nếu nấu lâu sẽ nát tạo ra nhiều mụn trong dầu gây khó khăn cho
quá trình chiết xuất dầu. Cho vỏ bưởi vào hầm 10 giờ tiếp theo chúng ta sẽ cho các
loại lá cỏ cây vào. Các loại lá chỉ đun nhiều nhất là 2 giờ nếu không sẽ bị nát, màu
dầu gội sẽ vẩn đục và không mang lại được mùi thơm đặc trưng. Nguyên liệu phải
được phơi héo hoặc khô trước khi cho vào nồi để tạo độ dai, khi nấu lâu sẽ giảm
bớt hiện tượng mụn trong dầu. Nồi dùng để nấu dầu cũng phải là nồi inox, để các
chất trong tinh dầu không ăn mòn nồi giảm bớt sự độc hại cho dầu. Nồi nấu là nồi
cao thành để chống tràn. Trong dầu có bồ hòn, bồ kết tạo nhiều bọt nên rất dễ tràn
khi đun sôi. Nên khi có những quảng cáo dầu gội: họ sắp bồ kết đầy đến quai cầm
và bắt đầu đun. Thực tế nếu đun như vậy chỉ bắt đầu sôi là dầu tràn chư không thể
hầm bồ kết được.
Qua rất nhiều lần nấu, đúc kết được kinh nghiệm, rút ra công thức, mỗi lọai
nguyên liệu đều phải cân đo cẩn thận. Để tạo ra những chai dầu có đủ tiêu chuẩn,
được khách hàng đón nhận tốn rất nhiều thời gian và công sức nên vì thế chúng ta
càng phải biết trân quý những nguyên liệu và sản phẩm của mình.
35

More Related Content

Similar to SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH DẦU GỘI THẢO DƯỢC.pdf

20 y tuong kinh doanh 2012
20 y tuong kinh doanh 201220 y tuong kinh doanh 2012
20 y tuong kinh doanh 2012
Thanh Nghị Mai
 

Similar to SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH DẦU GỘI THẢO DƯỢC.pdf (20)

SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC ...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC ...SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC ...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC ...
 
263 22 25
263 22 25263 22 25
263 22 25
 
Chia se gia tri doanh nghiep ho tro gd jan7
Chia se gia tri doanh nghiep ho tro gd jan7Chia se gia tri doanh nghiep ho tro gd jan7
Chia se gia tri doanh nghiep ho tro gd jan7
 
Luận án: Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Sinh ...
Luận án: Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Sinh ...Luận án: Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Sinh ...
Luận án: Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Sinh ...
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.doc
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...
 
Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...
Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...
Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường T...
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
 
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
 
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
 
Chuong%20 x[1]
Chuong%20 x[1]Chuong%20 x[1]
Chuong%20 x[1]
 
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
 
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
 
20 y tuong kinh doanh 2012
20 y tuong kinh doanh 201220 y tuong kinh doanh 2012
20 y tuong kinh doanh 2012
 
Ho sobaiday
Ho sobaidayHo sobaiday
Ho sobaiday
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
chuongtrinhkhơisukinhdoanhCQK45.pdf
chuongtrinhkhơisukinhdoanhCQK45.pdfchuongtrinhkhơisukinhdoanhCQK45.pdf
chuongtrinhkhơisukinhdoanhCQK45.pdf
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 

SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH DẦU GỘI THẢO DƯỢC.pdf

  • 1. SÁNG KIẾN HÌNH THÀNH TƯ DUY KINH DOANH HỘ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH DẦU GỘI THẢO DƯỢC WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM D Ạ Y H Ọ C T R Ả I N G H I Ệ M S Ả N X U Ấ T V À K I N H D O A N H Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 vectorstock.com/24597468 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
  • 2. 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Học tập vốn là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Bên cạnh sự chăm chỉ, cần cù, cần có một phương pháp học tập đúng đắn. Học đi đôi với hành là phương pháp học tập đã có từ lâu đời và luôn đem lại kết quả cao. Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (Trung Quốc) nói: “Những gì tôi nghe tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm tôi sẽ hiểu”. Học tập dựa vào trải nghiệm là một trong những tư tưởng dạy học tiến bộ của giáo dục thế kỉ XXI. Quan điểm, tư tưởng của lí thuyết học tập trải nghiệm cho thấy sự phù hợp với đào tạo theo năng lực. Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm trong dạy học rất có ý nghĩa trong đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học ở phổ thông nói riêng. Việt Nam là một nước nông nghiệp. Vào năm 2020, có khoảng 17.5 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Với vùng quê chúng tôi sinh sống đất đai trù phú, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế theo mô hình kinh doanh hộ gia đình, sản xuất các mặt hàng từ nông nghiệp có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, người nông dân chủ yếu vẫn chỉ sản xuất ra nguyên liệu ở dạng thô, tiêu thụ rất khó, giá nông sản rất thấp. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, việc lưu thông hàng hóa khó khăn, thì sự quay vòng sản phẩm, ứng dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có tạo hàng hóa chất lượng, thân thiện với con người, môi trường phục vụ nhu cầu của dân địa phương và vươn ra thị trường cả nước là một hướng đi mang tính khả quan. Theo đó mô hình kinh doanh hộ gia đình theo hình thức sản xuất các mặt hàng từ nguyên liệu tự nhiên rất phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao. Đời sống, kinh tế của con người ngày càng được nâng cao. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật mang đến rất nhiều sản phẩm tạo sự đổi thay cho cuộc sống. Cùng với đó là các yếu tố gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của chúng ta. “Cái răng, cái tóc là vóc con người”. Nhưng ngày nay, con người đã lạm dụng hóa chất với tóc trong gội đầu, làm đẹp. Theo nghiên cứu khoa học sử dụng hoá chất về lâu dài tiềm tàng nguy cơ gây ra các bệnh có hại cho người dùng như về mắt, gan, thận hay ung thư máu, ung thư xương tủy, tóc rụng từng mảng, hói đầu, tóc bạc sớm... Dầu gội thảo được xem là một giải pháp hiệu quả giúp chăm sóc tóc, phục hồi hư tổn, giúp tóc khỏe mạnh, kích thích sự phát triển tóc mới. Sử dụng dầu gội dưỡng tóc bằng thảo dược không mang đến bất kì sự khó chịu nào cho mái tóc, bởi thành phần tự nhiên, sản phẩm không gây dị ứng, phù hợp với mọi loại tóc, không gây hại cho người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường sống.
  • 3. 2 Môn công nghệ 10 được thừa hưởng từ công nghệ lớp dưới, có kiến thức tạo điều kiện phát triển mô hình kinh tế trong lĩnh vực trồng trọt. Lên lớp 10, chương trình cung cấp trang bị thêm cho mỗi em kiến thức về kinh doanh, các em có dịp mang những kiến thức mình học được trải nghiệm trong chính gia đình mình bằng các mô hình thực tế, góp phần định hướng nghề nghiệp, giúp các em nhận ra tiềm năng phát triển kinh tế trên chính quê hương mình. Với những lý do trên và qua thực tế giảng dạy và trải nghiệm tôi mạnh dạn đăng kí đề tài: “Hình thành tư duy kinh doanh hộ gia đình cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm bài: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. Bài 50- Công nghệ 10. Sản xuất và kinh doanh dầu gội thảo dược làm sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Thay đổi phương pháp dạy và học để gây sự hứng thú cho học sinh và tránh hiện tượng nhàm chán đối với người dạy. Phát huy tính sáng tạo cũng như tài năng, năng khiếu của học sinh. Biết tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tạo những sản phẩm phục vụ cho con người. Góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em. Rèn luyện năng lực hợp tác, phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm… 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến hình thành tư duy, dạy học trải nghiệm, kinh doanh. Xây dựng và tổ chức được hoạt động học tập trải nghiệm bằng tổ chức trò chơi, làm báo cáo, luyện tập, củng cố kiến thức Thực nghiệm sự phạm, vận dụng vào sản xuất thực tiễn tạo ra sản phẩm trải nghiệm, nhận phản hồi từ các cuộc thi, người tiêu dùng, làm các video nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Nội dung bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - công nghệ 10 (tiết 1) Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh với lĩnh vực kinh doanh dầu gội thảo dược. 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Đối tượng dạy học là học sinh khối 10.
  • 4. 3 Bài dạy được tiến hành trong 02 tiết học: 01 tiết lên lớp và 01 tiết dành cho hoạt động trải nghiệm. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thông qua sách, vở, tạp chí, học hỏi từ kinh nghiệm của thế hệ trước truyền lại, kiểm nghiệm lại trên các trang mạng, các phương tiện thông tin khác. Phương pháp điều tra cơ bản: Thu thập thông tin của học sinh tiến hành tổng hợp và đánh giá xử lí thông tin. Phương pháp tham vấn chuyên gia: Học sinh thực hiện các mô hình trải nghiệm thực tiễn: kiểm định các chỉ số trong sản phẩm từ cục đo lường chất lượng của tỉnh, thi sáng tạo khoa học, sản xuất các sản phẩm bán ra thị trường, nhận phản hồi từ hội đồng khoa học, ban giám khảo, từ người tiêu dùng. 7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. Năm học 2019 - 2020. Năm học 2020 – 2021 Năm học 2021 - 2022.
  • 5. 4 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm tư duy và sự hình thành tư duy. 1.1.1. Khái niệm tư duy: Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống. 1.1.2. Quá trình hình thành tư duy Lao động là phương thức hoạt động sinh sống của con người. Trong lao động diễn ra một quá trình gồm hai chiều liên quan mật thiết với nhau. Chiều thứ nhất, hoạt động được vật hoá vào trong sản phẩm, lao động chuyển từ hình thái "động" sang hình thái "tĩnh”. Chiều thứ hai, "di chuyển" các khách thể vào bộ não người, cải biến đi và tạo ra trong đó những hình ảnh chủ quan hay ý thức. Chiều thứ hai chính là hoạt động phản ánh của con người, hoạt động sản sinh ra ý thức. Với những tri thức có nội dung hoạt động thì một dạng nhận thức cao hơn của con người xuất hiện, đó là tư duy. Với tư duy của mình, con người chính thức trở thành chủ thể của các quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội của mình. 1.2. Các khái niệm về kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (sgk công nghệ 10- trang 150) 1.2.1. Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh thực hiện được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh Là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh, phù hợp với pháp luật và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
  • 6. 5 Sơ đồ tổng quát hoạt động kinh doanh( sgk công nghệ 10) 1.3. Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm 1.3.1 . Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc ngoài xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các HĐTNST riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Học tập trải nghiệm, hiểu một cách đơn giản, là học thông qua làm. Học tập trải nghiệm yêu cầu người học không chỉ áp dụng lý thuyết học thuật vào các trải nghiệm trong thế giới thực, lớp học, cộng đồng hoặc nơi làm việc mà còn suy ngẫm về việc áp dụng nội dung và kỹ năng học được trong các trường hợp khác. Trải nghiệm làm việc trong chương trình hoặc vị trí thực tập là một hình thức của học tập trải nghiệm. 1.3.2. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường học sinh được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân, các em được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng, đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện tự khẳng định bản thân, tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và bạn bè. Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thí nghiệm, hoạt động câu lạc
  • 7. 6 bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội. 1.3.3. Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Để tổ chức HĐTNST cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau: Bước 1. Xây dựng ý tưởng. Bước 2. Xây dựng kế hoạch. Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện. Bước 4. Tổ chức thực hiện. Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. Việc HS được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực tự giải quyết vấn đề. Do đó, giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào. Bước 1. Giúp HS xây dựng ý tưởng. Đây là bước quan trọng bởi có ý tưởng tốt thì mới tạo thuận lợi cho hoạt động. Một ý tưởng có khi đến bất chợt nhưng đa số ý tưởng là kết quả của sự thai nghén lâu dài, do vậy giáo viên cần tạo thời gian cần thiết cho học sinh suy nghĩ, tránh trường hợp tạo sự bị động cho học sinh. Bước 2. Xây dựng kế hoạch. HS phải định hình những công việc cần làm là gì? Những ai thực hiện? Cần những gì về cơ sở vật chất, dụng cụ để thực hiện? Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện. Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ HS việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt. Bước 4. Tổ chức thực hiện. Học sinh tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi. Giáo viên cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất, năng lực của học sinh. Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh được đánh giá lại quá trình làm việc. Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện. 1.3.4. Lợi ích của học tập trải nghiệm
  • 8. 7 Học cùng trải nghiệm có vai trò truyền thụ kiến thức thực tiễn, dễ ghi nhớ, dễ vận dụng vào cuộc sống đến học sinh. Phương pháp đưa người học lên vị trí trung tâm của hoạt động học tập, thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo. Vai trò của học tập trải nghiệm còn thể hiện ở việc tạo ra môi trường giúp học sinh, sinh viên phát triển nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, cuộc sống sau này. - Rút ngắn khoảng cách kiến thức hàn lâm và thực tế: Học qua trải nghiệm có tính chất trái ngược với phương pháp truyền thống đi từ lý thuyết đến thực hành. Khi tham gia vào các tình huống thực tế, các em có cơ hội để thực hành, kiểm chứng những gì đã được dạy. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ các khái niệm và hiểu cách ứng dụng vào thực tiễn. - Đơn giản hóa các khái niệm kiến thức phức tạp: Ghi nhớ và hiểu được khối lượng khái niệm khổng lồ, phức tạp trong các môn học là điều không dễ dàng với học sinh. Tuy nhiên, thông qua học cùng trải nghiệm, người học có thể chủ động diễn giải “lý thuyết qua hành động”, quan sát “lý thuyết ứng dụng trong thực tế”… Nhờ vậy, lợi ích của học cùng trải nghiệm tiếp theo các em có thể hiểu được bản chất của các khái niệm phức tạp. - Giúp rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, xử lý vấn đề: Học cùng trải nghiệm trở thành xu hướng giáo dục của thế giới do có hiệu quả cao trong việc cá nhân hóa việc học. Người học tham gia vào quá trình này bằng cách chủ động quan sát, nghiên cứu và xử lý vấn đề dưới sự tư vấn của giáo viên. Nhờ vậy, các em trở thành trung tâm và biết cách nâng cao các kỹ năng này từng ngày - Giúp người học trưởng thành từ những sai lầm: Quá trình thực hành sẽ có lúc xảy ra các sự cố, các em phải tìm cách giải quyết vấn đề hiệu quả, loại bỏ những phương pháp không khả thi. Lợi ích của học cùng trải nghiệm mang tới những bài học quan trọng để các em ghi nhớ kiến thức, không mắc lại sai lầm trong những tình huống tương tự. Các bạn học sinh thời nay được rèn luyện cách đứng lên từ những vấp ngã. Khi tham gia cuộc thi, chiến thắng chỉ có một và những người chưa chạm tay đến phần thưởng sẽ có cơ hội để thay đổi mình. Thất bại là cách để các bạn nhận ra khiếm khuyết của bản thân, xác định mục tiêu để thay đổi và hoàn thiện từng ngày. - Giúp người học nắm bắt các xu thế tương lai. Trí tuệ nhân tạo, bảo vệ môi trường, thế giới không tiền mặt, lối sống lành mạnh… là các xu thế được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Ngay từ lúc này, các trường học đã đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm để các em sớm nắm bắt xu thế. Từ các dự án xây dựng cơ sở vật chất cơ bản cho người dân bản địa có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, chúng ta thấy được lợi ích của học cùng trải nghiệm các em được tìm hiểu về vấn đề phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thay đổi nhận thức về vai trò của bản thân đối với thế giới. - Giúp rèn luyện kỹ năng xã hội: Học tập qua trải nghiệm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để hướng dẫn học sinh rèn luyện và thực hành các kỹ
  • 9. 8 năng xã hội như tư duy phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp.... Khi được “thả” vào môi trường thực tế hoặc thông qua các ví dụ mô phỏng thực tế, các em phải vận dụng nhiều loại kỹ năng để giải quyết tình huống, tìm ra giải pháp độc đáo trong các nhiệm vụ được giao. Những thử thách về thể chất và tinh thần sẽ gợi ra cảm xúc tích cực và tiêu cực cho học sinh. Việc kiểm soát cảm xúc sẽ giúp học sinh phát triển cơ chế ứng phó với các tình huống nhiều áp lực trong tương lai. - Giúp người học nhận thức và điều chỉnh bản thân: Học qua trải nghiệm là một trong số ít phương pháp có thể tác động đến nhận thức và hành vi điều chỉnh bản thân của con người. Khi đối diện với các thách thức, các em dễ dàng nhìn thấy ưu điểm, nhược điểm của bản thân cũng như khai phá những tiềm năng mà mình chưa bao giờ nghĩ đến. Đó là cơ hội để các bạn tìm ra lối đi cho riêng mình thay vì phát triển theo cách mà gia đình hay nhà trường định hướng. Đó cũng là lợi ích của học cùng trải nghiệm tiếp theo. Tham gia các hoạt động trải nghiệm giúp các em nhận thức đúng đắn về bản thân mình. - Tạo hứng thú học tập: Các em sẽ tiếp nhận vai trò là trung tâm, điều chỉnh quá trình tiếp thu kiến thức phù hợp với năng lực nhờ học cùng trải nghiệm. Việc chủ động tham gia vào quá trình học, phối hợp với bạn bè, trải nghiệm kiến thức trong nhiều môi trường khác nhau sẽ tạo hứng thú cho người học. Mặt khác, vì được xử lý vấn đề theo cách mình nghĩ nên các em sẽ có động lực cao hơn so với việc bị ép giải quyết vấn đề. Từ đó, sẽ thêm hứng thú với việc học hỏi kiến thức để tìm kiếm cơ hội tương lai cho bản thân. - Cơ sở vật chất trong nhà trường chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho nhu cầu tiếp cận khoa học - công nghệ hiện đại của học sinh. Lợi ích của học cùng trải nghiệm là tập trung phát triển toàn diện cho học sinh thông qua các hoạt động bên ngoài lớp. - Giúp người học trải nghiệm tiện ích, tích hợp tại môi trường học tập - Hiểu các em hơn, tạo nên sự gần gũi thân thiện giữa cô và trò. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 2.1. Thực trạng dạy học môn công nghệ hiện nay Môn công nghệ trong nhà trường chưa được chú trọng do môn học này không có thi học sinh giỏi và không đưa vào thi tốt nghiệp. Các em chỉ học ở khối 10. Thực tế môn học có tính chất nhẹ nhàng về kiến thức và có nhiều vận dụng thực tế gần gũi với đời sống. Nếu chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa trên lớp học, không ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin tiết học sẽ trở nên nhàm chán. Trong phần 2 (tạo lập doanh nghệp) muốn có tính đổi mới để các em được thể hiện phẩm chất, năng lực của bản thân bằng các hoạt động thực tiễn. 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về hoạt động dạy học trải nghiệm
  • 10. 9 Trong quá trình học tập ở trường tôi học sinh, cũng như hoàn cảnh chung của nhiều trường học, 2 năm nay do dịch bệnh covit 19, ảnh hưởng nhiều hoạt động của con người chúng ta, hạn chế tập trung để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng hiện tại dịch bệnh dần được khống chế và đẩy lùi, một số giáo viên trong trường đã bắt đầu cho các em trải nghiệm như: thu gom rác trong môn địa lý, làm menu bán đồ ăn trong môn tin học, xây dựng công trình bồn hoa từ rác thải nhựa, đưa yoga vào trường học trong môn sinh học, điều tra về tác hại của thuốc lá, rượu bia trong môn hóa học... Các em tham gia hoạt động rất tích cực, trải nghiệm quay video lại đăng lên facebook được nhiều người tán thưởng. Nhiều em khi làm bài trên lớp tỏ ra chán nản, nhưng khi được tham gia trải nghiệm lại thể hiện một năng lực “tiềm ẩn”. Đặc biệt sau khi được thể hiện mình. Trong phiếu điều tra về học thực hành khảo nghiệm ý kiến các em hứng thú muốn được học là con số chiếm ưu thế (xem phụ lục 1) 2.3. Thực trạng về vai trò của các sản phẩm thiên nhiên đối với sức khỏe con người. 2.3.1. Thực trạng của việc sản xuất các loại dầu gội hiện nay. Ngành công nghiệp dầu gội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi khách hàng, trên thị trường có hàng trăm, hàng nghìn loại dầu gội khác nhau. Trong một lọ dầu gội hóa chất có chứa các chất hóa học: Chất Sodium Lauryl Sulfate (SLS) có trong dầu gội được sử dụng để tạo bọt, thật bất ngờ khi đây lại là chất tẩy rửa được dùng để rửa xe hoặc làm sạch sàn nhà, cảm giác sạch sẽ có được chỉ là “ảo” nhất thời, chúng chỉ cuốn trôi bụi bẩn, chứ không hề có dưỡng chất làm mềm, mượt, mịn như chị em vẫn nghĩ. Việc thường xuyên gội đầu bằng những loại dầu gội chứa nhiều hóa chất có thể khiến da đầu dễ bị tổn thương, khiến tóc trở nên khô ráp, xơ rối và yếu hơn. Paraben là loại hóa chất tổng hợp dùng để bảo quản trong thuốc và mỹ phẩm có trong dầu gội đầu có thể gây ung thư vú, gây hại cho gan, thận của người sử dụng. Nguy hiểm hơn, gội đầu hàng ngày cho trẻ em có thể gây cản trở sự phát triển bình thường của trẻ. - Hóa chất formaldehyde với mùi cay hăng rất đặc trưng được sử dụng tương đối rộng rãi trong công nghiệp có trong dầu gội có thể gây bỏng mũi, nóng rát mắt, bỏng mắt, hệ hô hấp. Formaldehyde cũng có thể gây viêm da hoặc dị ứng da chứ không hề có tác dụng chăm sóc tóc. - Dầu gội hóa chất là thủ phạm chính gây ra các vấn đề về da đầu và tóc mà ít ai nghĩ đến như: viêm da đầu, gàu, tóc bạc sớm, xơ rối, dễ gãy rụng,... Nếu sử dụng trong thời gian quá lâu có thể gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. 2.3.2. Tác dụng của dầu gội thảo mộc đối với tóc và da đầu
  • 11. 10 *Ưu điểm của dầu gội thảo dược. Cung cấp độ ẩm cho tóc, đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da đầu. Cung cấp chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng và phục hồi tóc hư tổn. Đặc trị nấm, gàu, ngứa cho da đầu. Kích thích tóc mọc, ngăn rụng tóc hiệu quả. Thích hợp mọi loại tóc An toàn cho sức khỏe người sử dụng. Có đặc tính thân thiện với môi trường. * Thành phần nguyên liệu trong dầu gội thảo mộc: Quả bồ kết (Fructus Gleditschiae): Trong quả bồ kết có chứa nhiều hỗn hợp flavonozit và chất saponaretin. Các chất này có hoạt tính chống siêu vi trùng, kích thích quá trình mọc tóc, trị rụng tóc rất hiệu quả… Giúp khôi phục lại mái tóc hư tổn, làm tóc suôn mượt vào nếp. Quả bồ hòn (Sapindus saponaria): Trong quả bồ hòn chứa nhiều hợp chất tẩy rửa đó là saponizit, chiếm tới 18%. Đây là một chất tẩy rửa tự nhiên vô cùng tuyệt vời nó hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, không gây hại cho da, tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Vỏ bưởi (citrus grandis): Từ lâu tinh dầu vỏ bưởi đã được biết như một bài thuốc dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong vỏ bưởi chứa các chất Naringin, men tiêu hóa Peroxyzada, Pectin, Vitamin A và C… giúp kích thích sự mọc tóc, giúp cho tóc dài và mượt, chống hói và rụng tóc. Phù hợp cho người bị hói hoặc các mẹ sau sinh bị rụng tóc nhiều. Cỏ hôi (ageratum conyzoides)- còn gọi cây ngũ sắc: Cỏ hôi có chất kháng khuẩn chống viêm, có công dụng giúp đầu sạch, trơn tóc, sạch gầu. Tên là cỏ hôi, nhưng khi cho vào, nấu lên tạo mùi thơm đặc trưng cho dầu gội Lá quế (cinnamomum): Loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây quế, với tên hoa học là Cinnamonum verum. Tạo mùi thơm đặc trưng, giúp giữ cho mái tóc luôn khỏe mạnh. Thậm chí, ở trẻ em chúng còn giúp diệt các ký sinh trùng cứng đầu trên tóc. Cỏ Mần Trầu (eleusine indica): Dân gian ta có câu: “Bồ kết trị gầu, mần trầu tốt tóc”. Trong cỏ mần trầu có chứa nhiều dưỡng chất phần lớn là chất beta-sitosterol và các thành phần cực kỳ tốt cho tóc, giảm lượng tóc rụng, kích thích mọc tóc, giúp bạn có mái tóc chắc khỏe. Gừng tươi (zinggiberaceae): Loại bỏ gàu và ngăn ngừa rụng tóc cực kỳ hiệu quả, tính chất chống oxy hoá và chống nấm của gừng rất có lợi cho mái tóc luôn sạch, tránh nấm da đầu
  • 12. 11 Sả java-sả đỏ (cymbopogon):Chứa axit folic và các vitamin thiết yếu. Nó cũng chứa nhiều khoáng chất chống oxy hóa. Tinh chất của sả giúp chữa lành các nang lông bị hư. Nó giúp ngăn ngừa tóc không gãy rụng. Tạo mùi thơm dịu nhẹ. Nước cốt chanh tươi (cistrus aurantiforia): Gàu là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đây là tình trạng xuất hiện một số mảng bong tróc màu trắng bám ở da đầu, dẫn tới mất mỹ quan. Đặc biệt gàu còn dẫn đến ngứa ngáy, kích thích rụng tóc nhiều hơn. Sở dĩ chanh có công dụng với bệnh nấm gàu vì nó chưa nhiều thành phần axit citric có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm, ức chế sự phát triển của gàu. Ngoài ra vitminB, C trong trái cây này còn giúp kích thích quá trình phát triển của nang tóc, nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe, suôn mượt, phòng ngừa rụng tóc. Muối: Nước muối chủ yếu là natri clorua, với mái tóc sử dụng muối hạn chế đổ nhiều dầu trên da đầu, đồng thời muối còn giúp trị gàu, trị ngứa da đầu cùng hiệu quả. Muối là thành phần giúp bảo quản dầu một cách tự nhiên.
  • 13. 12 Chương 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY VÀ TRẢI NGHIỆM I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết 36-37: Bài 50. DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Môn học: Công nghệ lớp 10 Thời gian 2 tiết: tiết 1 lí thuyết, tiết 2: trải nghiệm - vận dụng Nội dung đề tài này tập trung cơ bản ở tiết 2: trải nghiệm - vận dụng 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC a. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình. Trình bày và phân tích được kế hoạch kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình. Phát triển tư duy phân tích, tổng hợp. Liên hệ, vận dụng kiến thức được học vào giải thích một số hoạt động kinh doanh ở địa phương. Bước đầu có ý thức định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Hiểu công dụng của các nguyên liệu trải nghiệm làm nên các dầu gội đầu. Biết tận dụng các nguồn nguyên liệu là các loại thảo dược để tạo các sản phẩm có giá trị, không gây hại cho sưc khỏe con người và mang lại hiệu quả kinh tế. b. Năng lực Năng lực chung : Nhận thức được sở thích, năng lực của bản thân khi tham gia hoạt động trải nghiệm. Biết lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp. Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình. Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học tập. Năng lực chuyên biệt: Biết được đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình. Tạo ra sản phẩm dầu gội từ nguyên liệu tự nhiên. Tạo ra sản phẩm báo cáo khoa học, thẩm mĩ. Được nhiều người đón nhận c. Phẩm chất Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.
  • 14. 13 Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU a. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án. Tư liệu về việc kinh doanh hộ gia đình theo hình thức sản xuất dầu gội thảo dược. Phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin: azota, quizii, thiết bị trình chiếu nội dung bài học. b. Chuẩn bị của học sinh Nghiên cứu tài liệu. Tìm hiểu một số mô hình kinh doanh hộ gia đình ở địa phương thu thập bằng hình ảnh, các video … Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm. Nộp sản phẩm bằng các đoạn video ghi lại quá trình trải nghiệm. Điện thoại thông minh kết nối internet, SGK… 3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC a. Hoạt động khởi động (Kiểm tra kiến thức bài cũ thông qua 10 câu hỏi làm trên phần mền azota) Mục tiêu Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới. Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học. Nội dung Gv cho học sinh làm bài kiểm tra bài cũ trên phần mềm azota (trong 8 phút) Mục đích yêu cầu: Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của các em về phần kinh doanh đồng thời qua đó để đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên. Đánh giá 1 phần về khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong học sinh và giáo viên. Tổ chức kiểm tra nghiêm túc, đúng thời gian quy định, chấm trả bài kịp thời.
  • 15. 14 Đánh giá học sinh ở các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng ở mức cao. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm. Làm trên phần mềm azota. Địa chỉ link: https://azota.vn/de-thi/tt8xbc. Nội dung và kết quả thu được(xem phụ lục 2) Sản phẩm học tập GV lấy điểm vào điểm kiểm tra thường xuyên cho HS. Tổ chức thực hiện: Cho học sinh làm bài trên điện thoại thông minh Gv thống kê kết quả phản hồi lại với học sinh Gv phân tích và nhận xét kết quả b. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Mục tiêu Biết được khái niệm kinh doanh hộ gia đình Biết các lĩnh vực mà các hộ gia đình thực hiện kinh doanh Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động. Nội dung Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành. Các mô hình, đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra Tổ chức thực hiện: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm tương ứng với tìm hiểu về một loại hình kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ, khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lời
  • 16. 15 Bước 4: Kết luận: GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn. c. Hoạt động củng cố bài học. Mục tiêu: Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được. Nội dung: Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi trên phần mềm quizii. Với 5 câu hỏi trắc nghiệm( xem nội dung và kết quả ở phần phụ lục 2) Sản phẩm : HS hoàn thành các câu hỏi Tổ chức thực hiện : Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đưa điện thoại thông minh có kết nối intenet tham gia trả lời câu hỏi củng cố bài trên phần mềm quizi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Gv chuyển link cho lớp trưởng. Lớp trưởng đưa lên zalo hoặc messenger nhóm lớp. Tất cả các bạn đăng nhập vào, thách thức bạn bè, ghi tên mình. Lớp trưởng nhận nhiệm vụ cho lớp ”bắt đầu” và ” kết thúc” https://quizizz.com/join/quiz/624903cf91ec91001e96a468/start?studentShar e=true Bước 3: Báo cáo, thảo luận, kết luận: GV dựa vào kết quả vị thứ học sinh trả lời. Học sinh lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến. GV giúp đỡ, tổng kết và chuyển giao nhiệm vụ. d. Hoạt động luyện tập và vận dụng (tiết 2) Mục tiêu Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được. Nội dung: Các em trải nghiệm thực hiện sản xuất dầu gội đầu thảo dược (theo mô hình kinh doanh hộ gia đình). Sản phẩm này đã tham gia dự thi sáng tạo khoa học cấp tỉnh năm học 2020-2021. Nay phát triển thành mô hình kinh tế hộ gia đình.
  • 17. 16 Phiếu kết quả thử nghiệm chất lượng dầu gội Hình ảnh cô và học sinh đưa sản phẩm dầu gội tham gia cuộc thi STKH kĩ thuật cấp tỉnh năm học 2020-2021 Sản phẩm: Các em làm, khi đã có thành phẩm, quay video và viết bài cảm nhận, lập websize giới thiệu về sản phẩm, thực hiện công tác quảng bá sản phẩm trên facebook, zalo. Tổ chức thực hiện : Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh ghi chép nội dung các công đoạn tạo dầu gội. Tiến hành trải nghiệm thực hiện các công đoạn sản xuất dầu gội. II. KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM SẢN XUẤT DẦU GỘI 1. Xác định nguyên liệu, dụng cụ, quy trình làm dầu gội
  • 18. 17 Nguyện liệu (để tạo 20 lít dầu gội ) - 2 kg bồ hòn (đã tách hạt) - 12 kg bồ kết. - 10 kg vỏ bưởi (đã phơi) - 1 kg hạt bưởi - 10 lít nước cốt chanh. - 0,2 kg vỏ quế - 10 kg cỏ hôi. - 5kg cỏ mần trầu - 4 kg củ gừng tươi - Lá sả (4 kg), lá quế, hương nhu (mỗi thứ 1 kg) - 3 kg muối - 40 lít nước sạch. Dụng cụ: - Chậu rửa, dao chặt, tấm bạt sạch - Nồi inox dung tích 100 lit trở lên (nồi lớn để chống tràn) - Rổ, xô, màn lọc - Chai đựng sản phẩm Quy trình tiến hành: Giai đoạn 1. Thu gom và sơ chế nguyên liệu: Giao nhiệm vụ các em đi thu gom nguyên liệu Cắt các loại lá: sả, cỏ mần trầu, cỏ hôi, lá quế, vỏ bưởi, chanh, gừng tươi Tách hạt bồ hòn. Nướng bồ kết. Vắt chanh tạo nước. Chặt nhỏ các loại củ, lá. Giai đoạn 2. Chưng cất sản phẩm: Cho bồ hòn, bồ kết, nước cốt chanh , nước vào nồi đun sôi, để hầm 72giờ (4 ngày). Cho vỏ bưởi, vỏ quế vào đun sôi và để hầm trong 10 giờ. Cho các nguyên liệu còn lại (đã chặt nhỏ) vào đun tiếp trong 2 giờ.
  • 19. 18 Giai đoạn 3. Lọc, vắt để bỏ bã Vớt sản phẩm ra, lọc lấy nước dầu. Tách lượng dầu thu được làm hai nơi. Cho muối, hạt bưởi vào 5lit dầu và đun sôi . Lọc lấy hạt bưởi ra. Hòa hỗn hợp ta được 20 lít dầu gội. Giai đoạn 4. Đong dầu gội vào chai, dán tem. 2. Báo cáo, thảo luận Học sinh làm tạo sản phẩm, quay video, viết bài báo cáo: báo cáo dựa trên định hướng của giáo viên dựa trên các câu hỏi: + Nhóm 1: Viết bài cảm nhận về học tập trải nghiệm làm dầu gội. 1. Em có thích học tập theo hình thức trải nghiệm hay không? Lợi ích học trải nghiệm đối với học sinh? 2. Vai trò của trải nghiệm sản xuất và kinh doanh dầu gội trong việc đinh hướng nghề nghiệp của em? 3. Các cách thức kinh doanh hiện nay? Xu hướng phát triển về sản phẩm trong tương lai? + Nhóm 2: Những hiểu biết của em về tác dụng của các thành phần nguyên liệu trong dầu gội. 1. Thành phần dầu gội này có những gì? Vì sao dầu gội thảo dược lại tốt cho tóc? 2. Đặc tính của dầu gội thảo dược? Dầu gội thảo dược có những ưu điểm gì, nhược điểm gì đối với tóc và khi sử dụng? 3. Dầu gội hóa chất có những đặc điểm nào. Khi sử dụng lâu dài có gây hại cho sức khỏe con người không. Gây hại như thế nào? Nhóm 3: Những kinh nghiệm cần có trong sản xuất dầu gội thảo dược 1. Lưu ý gì khi đi tìm các nguyên liệu tạo nên dầu gội thảo dược? 2. Lưu ý gì trong các giai đoạn của quá trình sản xuất dầu gội 3. Mùa phát triển của thành phần nguyên liệu tạo nên dầu gội? 4. Lập kế hoạch thu gom nguyên liệu như thế nào cho phù hợp. Nhóm 4: Bài viết về quy trình, dụng cụ sản xuất dầu gội. 1. Quy trình sản xuất dầu gội. Sản xuất dầu gội thảo dược trải qua các giai đoạn như thế nào? 2. Kinh nghiệm cần có trong quy trình sản xuất để tạo nên thành phẩm chất lượng ? 3. Cảm nhận của em về việc làm dầu gội từ nguyên liệu tự nhiên?
  • 20. 19 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM. 1. Mục đích Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm. Thu thập thông tin, nhận xét đánh giá kết quả các nhóm học sinh làm được. Phân tích và định lượng một cách khoa học nhằm xác định mức độ phát triển năng lực thực hành của học sinh 2. Nhiệm vụ Xác định công việc của nhóm Tiến hành viết báo cáo theo định hướng mà giáo viên hướng dẫn Làm các video về quy trình sản xuất, websize để giới thiệu sản phẩm ra thị trường. II. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM Quy trình: Chia lớp thành 2 nhóm: Hướng dẫn HS chuẩn bị thu thập, sơ chế nguyên liệu, chưng cất, tạo sản phẩm (theo hướng dẫn trong quy trình) Sản phẩm của các nhóm được tổ chức báo cáo trên video Quy trình: (video kèm theo) https://youtu.be/f61k0IWzWAA Giai đoạn 1: Thu gom và sơ chế nguyên liệu: (lưu ý các em thu gom các loại nguyên liệu thảo dược vào buổi sáng, tránh những ngày trời mưa để các loại thảo dược cho tinh dầu nhiều hơn, dầu thơm hơn Gom cỏ mần trầu, bưởi, lá quế, sả, cỏ hôi
  • 21. 20 Gom bồ kết, chanh, hương nhu, bồ hòn. Chặt cỏ hôi, sả, vắt chanh, nướng bồ kết
  • 22. 21 Giai đoạn 2: Chưng cất sản phẩm Cho nước cốt chanh, bồ hòn, bồ kết và nước vào nồi hầm trong 4 ngày, cho vỏ bưởi, gừng tươi vào. Sau 5 ngày hầm cho cỏ hôi, lá quế, lá sả vào Giai đoạn 3: Vắt, lọc và đóng chai sản phẩm: Vắt lọc tạo dầu gội thảo dược
  • 23. 22 Đong vào chai và gắn nhãn mác Hình ảnh sản phẩm của 3 nhóm
  • 24. 23 III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 1. Đặc tính của sản phẩm thu được Sản phẩm được tạo ra 100% từ nguyên liệu thiên nhiên.Những thành phần được tạo nên sản phẩm được tìm hiểu, kiểm chứng và kiểm định về chất lượng Có mùi thơm của các loại thảo dược. Làm mượt tóc một cách tự nhiên. Chứa các thành phần tốt cho da, tóc Sản phẩm có màu đen nâu. Đặc trị nấm, ngứa rất tốt, đặc trị hiện tượng rụng tóc, kích mọc tóc Sản phẩm ít bọt. Khi bị vương vào mắt sẽ rất cay và đau mắt. 2. Phản ánh của một số khách hàng dùng dầu gội thảo dược Dầu gội sản xuất ra bán trên các trang mạng điện tử, gửi đến người tiêu dùng mọi nơi Phản hồi của người dùng dầu gội. Những phản hồi của người dùng như: - Dầu gội càng ngày càng có nhiều ưu điểm hơn - Tóc mình ngày trước gội bị bết, nhưng giờ gội theo chỉ dẫn của bạn không còn bị nữa.
  • 25. 24 - Thêm vị gừng vào gội thích hơn hẳn, cảm giác thoáng chân tóc, tóc mượt hơn - Mình gội dầu này quen rồi giờ gội dầu hóa chất nó ngứa không chịu được. - Mình dùng luôn cả tắm cho bé, da bé không bị rôm sảy nữa. - Bạn cô đặc thêm hơn nữa được không - Bạn tìm nguyên liệu nào để tạo cho bọt nhiều được không. Vì mình đã quen dùng dầu có bọt 3. Các bài viết của học sinh sau khi được trải nghiệm - Bài cảm nhận về học tập trải nghiệm khi làm dầu gội của em Võ Văn Bách- lớp 10A (Phụ lục 3) - Bài những hiểu biết của em về tác dụng của các thành phần nguyên liệu trong dầu gội của em Trần Minh Đại - lớp 10A (Phụ lục 4) - Bài viết: Những kinh nghiệm cần có trong sản xuất dầu gội thảo dược của em Trần Thị Hồng Nhung- Lớp 10A (Phụ lục 5) - Bài viết về quy trình sản xuất dầu gội- của bạn Bùi Thị Bảo Chi- lớp 10B (phụ lục 6) Địa chỉ Websize do học sinh lớp 10A làm để quảng cáo về nguyên liệu quy trình tạo sản phẩm: https://huyynguyenboiz.blogspot.com/2022/04/dau-goi-thao- duoc-gioi-thieu-dau-goi-au.html (video kèm theo) 4. Hiệu quả sáng kiến. Khi thực hiện nghiên cứu, ban đầu tôi cảm thấy lo lắng, khó ngủ. Nhưng khi dần thực hiện đề tài, nhìn lại những gì mình làm đã tạo cho tôi thêm động lực. Từ giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, sự tích cực, nhiệt huyết trong hoạt động để tìm ra cách làm ưu thế hơn. Về công nghệ thông tin, một số em rất giỏi. Làm và chỉ dẫn lại cho cô, mới thấy khả năng tiềm ẩn nơi các em là rất lớn. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tạo sự năng động cho học sinh, để tiết dạy thêm sinh động, các em háo hức đón chờ, để hội nhập tốt hơn vào cuộc sống trong thời đại công nghệ 4.0. Môn công nghệ nông nghiệp chỉ học ở khối 10. Các em vừa từ cấp 2 lên. Ban đầu thăm dò điều tra, số lượng học sinh muốn tham gia học tập trải nghiệm rất ít. Giao nhiệm vụ các em chưa xác định phương pháp làm, nên lo lắng hỏi cô rất nhiều. Các em chia nhóm, tương trợ nhau. Có cả sự cạnh tranh nhau giữa các nhóm. Sau trải nghiệm khả năng thu nhận kiến thức nơi các em khác lên,cũng từ đây nhận thấy sự phân hóa nơi các em, biểu hiện ở nhóm ưa hoạt động (tích cực, háo hức làm việc, ham học hỏi), nhóm chây lười (trốn tránh, hay làm việc riêng). Những kiến thức mà giáo viên đã tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng trong việc tạo dầu gội đầu thảo dược truyền tải cho các em, để kết tinh lại trong sản phẩm thu được. Trải nghiệm tìm nguyên liệu tạo nên dầu gội, nó có ở nơi em sống, dễ dàng
  • 26. 25 thu gom, an toàn cho sức khỏe, chữa được các loại bệnh nấm, rụng tóc, tóc bạc sớm. Trước hết các em biết tạo ra, sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên cho bản thân. Các em hiểu, bên cạnh các sản phẩm sạch nhanh, mạnh là dầu gội hóa chất là sự hiện diện của các sản phẩm sinh học an toàn, triển vọng. Hạn chế các nguồn hóa chất vào đời sống, giảm sự gây hại đến con người, môi trường sống. Mang lại cho ta sự khỏe mạnh, tươi đẹp bền vững hơn. Với chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, con người có xu thế tìm và sử dựng các sản phẩm từ thiên nhiên, việc tạo ra dầu gội thảo dược lại có thể kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Với thời đại công nghệ thông tin phát triển. Các trang mạng xã hội đưa con người phát triển đến một tầm cao mới, thông tin về sản phẩm an toàn, chất lượng dễ dàng đến với mọi nơi trên thế giới, bước đầu hình thành kĩ năng bán hàng trên mạng xã hội (facebook, zalo, website) tạo nên sự năng động cho các em. Định hướng nghề nghiệp cho các em trên con đường hội nhập cộng đồng xã hội.
  • 27. 26 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Môn công nghệ 10 với kiến thức liên quan đến trồng trọt và kinh doanh. Lượng kiến thức không nhiều, giáo viên chỉ dạy học trực tiếp trên lớp theo lối truyền thống thuyết trình, đọc chép sẽ gây sự nhàm chán. Một số em sẽ bỏ bê, làm việc riêng. Nếu mỗi bài học đều được thiết kế nhiều hoạt động đa dạng, sẽ giúp học sinh khám phá và nắm vững những kiến thức được tốt hơn. Trong điều kiện dịch covit 19 đang hoành hành, các em phải sắm cho mình điện thoại thông minh, cùng với sự kết nối mạng intenet đầy đủ để học trực tuyến cũng là một điều kiện rất tốt để các em dễ dàng ghi lại việc trải nghiệm của các em, liên kết với nhau tạo ra những video chất lượng, phát hiện ra năng lực của mỗi em. Ứng dụng các phần mềm để làm bài kiểm tra, tổ chức trò chơi thi đua trong lớp các em xen cả tò mò và hào hứng đón nhận. Qua trải nghiệm thấy rõ hơn tính cách của các em trong đời sống. Trong học tập lí thuyết không tốt, nhưng khi làm việc lại rất tích cực, còn khuấy động tinh thần cho các bạn làm theo. Sản phẩm của các em tạo ra. Có sự hỗ trợ của cô, phụ huynh thấy con em mình tạo ra cũng muốn được dùng thử, các anh chị ra trường nghe và thấy sản phẩm cũng lan truyền nhau. Sản phẩm đã được đến tay người tiêu dùng, nhận được phản hồi rất tích cực từ khách hàng. Bước đầu đã có thu nhập tạo động lực cho các em rất nhiều Qua đó, rèn luyện đức tính yêu, quý trọng các sản phẩm từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường. II. KIẾN NGHỊ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo với việc dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, là việc làm cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển xã hội hiện nay. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, theo thiết kế của chương trình, sẽ sử dụng những thành tựu của các môn học cộng với yêu cầu xã hội để tạo thành chương trình hoạt động cho học sinh. Đây là một cách giúp học sinh thích ứng với xã hội. Mỗi môn học là một mảnh ghép trong hành trình đi tìm kiến thức của các em. Giai đoạn gần đây số học sinh bị nhiễm Sars cov-2 đã giảm, con người chúng ta dần khống chế được dịch bệnh. Chính vì vậy, bản thân tôi kiến nghị đoàn trường có thể kết hợp với nhà trường, giáo viên bộ môn trong đơn vị lớp học tổ chức cho các em nhiều hoạt động thực hành trải nghiệm. Để các em vừa được học vừa được chơi . Từ đó giáo dục ý thức vì bạn, vì cộng đồng, xây dựng tình yêu quê hương, đất nước. Trên lớp học, đặc biệt phần củng cố bài học nên sử dụng phần mềm ứng dụng tạo các trò chơi cho các em. Bởi các em rất muốn được thử sức mình, muốn được thách thức cùng bạn bè.
  • 28. 27 Môn công nghệ 10. Bài 50, phần hình kinh doanh hộ gia đình cho học sinh trải nghiệm các mô hình kinh tế ở địa phương. Các em sẽ hiểu hơn những việc làm mà bố mẹ, gia đình các em làm, biết được giá trị các loại sản phẩm. Hướng nghiệp cho các em. Các em có thể xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế, làm giàu trên chính trên quê hương mình, lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp sẽ dễ dàng dẫn đến thành công.
  • 29. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách công nghệ 10. Nguyễn Minh Khôi - NXB giáo dục. 2. Thiết kế bài giảng công nghệ 10. Nguyễn Minh Đồng. 3. Sách giáo viên Công nghệ 10. 4. Nghiên cứu thông qua các tài liệu có liên quan đến đề tài trên mạng internet: hình thành tư duy, trải nghiệm sáng tạo… 5. Sách: Những cây thuốc quanh ta- Lê Quý Ngưu- NXB Thuận Hóa 6. Sách: Cây cỏ nước nam- Phạm Hoàng Mộ - Nxb Trẻ. 7. Các trang Websize về tác dụng của mỗi loại cây đối với tóc 8. Các trang websize về tác hại của dầu gội hóa chất với tóc. 9. Chương trình tập huấn cho giáo viên công nghệ THPT năm học 2021-2022 (Sở GD&ĐT Nghệ An)
  • 30. 29 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mẫu phiếu lấy ý kiến của học sinh về phương pháp học thực hành trải nghiệm Em hãy đánh dấu x về phương pháp dạy học trải nghiệm Lớp Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú 10 Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú 10A 42 40 2 0 10B 44 34 6 4 10 E 36 30 4 2 10H 40 28 7 5 10M 38 30 5 3 Tổng 200 162 24 14 Tỷ lệ % 100% 81% 12% 7% Phụ lục 2: Đề kiểm tra 10 phút và 5 phút củng cố cuối bài Đề kiểm tra 10 phút. Hình thức trắc nghiệm. Làm trên phần mềm azota. Môn công nghệ Thời gian làm bài: 10 phút Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 10 câu 4 3 3 0 Em hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Doanh nghiệp là một tổ chức, được thành lập nhằm mục đích chủ yếu thực hiện các hoạt động gì? A. Sản xuất B. Kinh doanh C. Thương mại D. Dịch vụ Câu 2. Doanh nghiệp bao gồm mấy đơn vị kinh doanh A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3. Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu gọi là .
  • 31. 30 A. Doanh nghiệp nhà nước B. Doanh nghiệp tư nhân C. Doanh nghiệp cổ phần D. Công ti Câu 4. Kinh doanh là . . . một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm mục đích sinh lợi. A. việc doanh nghiệp B. việc thương nghiệp C. việc thực hiện D. mua, bán. Câu 5. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người nào? A. Sản xuất B. Cung ứng C. Người mua D. Người kinh doanh Câu 6. Cửa hàng vật liệu xây dựng thuộc loại hình. A. Đầu tư B. Sản xuất C. Thương mại D. Dịch vụ Câu 7. Gia đình bác An sản xuất dầu gội thảo dược để bán. Mô hình này hình thức kinh doanh A. Đầu tư B. Sản xuất C. Thương mại D. Dịch vụ Câu 8. Chứng khoán là . . . có giá trị và xác nhận quyền sở hữu cổ phần của doanh nghiệp. A. chứng chỉ B. cổ phiếu C. trái phiếu D. chứng chỉ, cổ phiếu, trái phiếu Câu 9. Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm mục đích gì? A. Sinh lợi B. Sản xuất C.Thương mại D. Dịch vụ Câu 10. Kinh doanh xăng dầu thuộc hoạt động A. Đầu tư B. Sản xuất C. Thương mại D. Dịch vụ. Đề 5 phút: Câu hỏi tổ chức trò chơi qua phần mềm quizii: Câu 1. Đặc điểm nào không phải của kinh doanh hộ gia đình
  • 32. 31 A. Quy mô kinh doanh nhỏ. B. Công nghệ kinh doanh đơn giản. C. Doanh thu lớn. D. Là một loại hình kinh doanh nhỏ. Câu 2. Các hộ gia đình có mấy lĩnh vực kinh doanh chính? A. 2 B.3 C. 4 D.5 Câu 3. Chị gái bạn Hà mở quán cắt tóc, gội đầu. Chị ấy kinh doanh thuộc lĩnh vực A. Đầu tư B. Sản xuất C. Thương mại D. Dịch vụ Câu 4. Kinh doanh hộ gia đình có mấy đặc điểm cơ bản nổi trội? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5. Nhà bạn B mua gạo về nấu rượu để bán. Mô hình kinh doanh này thuộc A. Đầu tư B. Sản xuất C. Thương mại D. Dịch vụ ĐÁP ÁN ( 10 Câu hỏi trên azota) 1. B 2. C 3. D 4. C 5. C 6. C 7. B 8. A 9. A 10. C ĐÁP ÁN ( 5Câu hỏi trên quizii) 1.C 2.B 3.D 4.C 5.B Kết quả trả lời 10 câu hỏi trên phần mềm azota của 5 lớp
  • 33. 32 Một phần hình ảnh kết quả học sinh lớp 10A trả lời 5 câu hỏi trên quizii Phụ lục 3 : Bài cảm nhận về học tập trải nghiệm khi làm dầu gội của em Võ Văn Bách- lớp 10 A: Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu vận dụng những quy luật tự nhiên và các nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Tiếp theo chương trình môn công nghệ ở THCS, công nghệ 10 là những kiến thức cơ bản về nông- lâm- ngư nghiệp, bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và tạo lập doanh nghiệp. Vì thế nên khi học công nghệ chúng em luôn có tâm thế thoải mái. Nhờ sự quan tâm và giúp đỡ của cô giáo bộ môn, trong phần tạo lập doanh nghiệp, chúng em đã được trải nghiệm tham quan các mô hình kinh doanh hộ gia đình theo hình thức sản xuất- thương mại- dịch vụ. Khi tham gia trải nghiệm chúng em được chia sẻ những kiến thức thú vị, mới mẻ và sát với thực tế. Các nhóm tổ trong lớp đều cố gắng quay và sản xuất cho người xem những thước phim đẹp nhất, vừa đơn giản mà hiệu quả truyền tải lại cao. Cảm giác thật là bồi hồi khi chính em là người làm MC (dẫn chương trình) cho cuộc trải nghiệm này của nhóm. Ban đầu chưa bắt nhịp được lời thoại thì em còn hơi run nhưng với sự động viên và sự san sẻ về công việc đều cho các bạn trong nhóm em đã dần lấy lại được sự tự tin mặc cho đây là lần đầu em được dẫn chương trình. Em nhận ra được rằng “khả năng” dẫn chương trình của mình không hề tệ. Hoạt động đi tham quan và tìm hiểu về cách thức và mô hình sản xuất dầu gội dược liệu cũng như cách nhập nguyên liệu và cách marketing bán các sản phầm trên các hệ thống mạng xã hội lớn facebook, zalo, google.... Việc bán sản phẩm trên các trang thương mại điện tử như: shopee, lazada, tiki,… cũng là một phần quan trọng trong
  • 34. 33 định hướng phát triển của cơ sở. Chính điều đó đã kích thích sự tò mò của em và làm cho em luôn muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động sản xuất đến kinh doanh online và đưa sản phẩm đến tay người dùng. Em cảm thấy rất vui khi mình được tham gia trải nghiệm, đặc biệt hơn là em đã tìm thấy thế mạnh của bản thân để em không ngừng nỗ lực vươn lên và cải thiện nó mỗi ngày. Đó sẽ là một hành trang cực kì quan trọng sau khi em bược ra khỏi ngôi trường thân yêu của mình. Quả là không sai nếu nói: Công nghệ 10 đưa đến cho ta những tư duy mới mẻ, luyện tập cho ta những kĩ năng cơ bản đến nâng cao của công nghệ thông tin và cho ta hiểu rõ hơn về thế mạnh bản thân của chính mình. “những hiểu biết này sẽ làm cơ sở để các em học tiếp các ngành, nghề sau này, cũng như áp dụng vào cuộc sống của bản thân và cộng đồng” –sgk công nghệ 10 Phụ lục 4: Bài những hiểu biết của em về tác dụng của các thành phần nguyên liệu trong dầu gội của em Trần Minh Đại - lớp 10A: Được trải nghiệm, biết cách làm ra dầu gội đầu em rất thích. Từ lâu em đã nghĩ dầu gội chỉ mua về sử dụng thôi. Nhưng bây giờ khi biết mình có thể tự tay làm ra dầu gội từ các nguồn nguyên liệu có sẵn ở xung quanh nơi mình sinh sống. Em đã từng bị nổi những mẩn ngứa, rụng tóc rất nhiều. Em đã thử đổi dùng nhiều loại dầu gội khác nhau nhưng hiệu quả không cao, rồi mẹ mua cho em dầu gội người ta bán ở hiệu thuốc, nhưng một thời gian mẩn ngứa mọc lại. Từ khi em tham gia trải nghiệm và dùng thử dầu gội này, hiệu quả nó mang lại vô cùng tích cực. Ban đầu khi dùng tuy hơi rát da đầu nhưng về sau da đầu không còn ngứa, hiện tượng rụng tóc cũng giảm hẳn. Từ đó em đã tìm hiểu về từng loại cây, cỏ tốt cho da, tóc. Em đã hiểu ý nghĩa của câu nói dân gian: “bồ kết trị gàu, mần trầu tốt tóc”, biết cây bồ hòn làm sạch, diệt nấm, ngứa cho da rất tốt. Thêm vị gừng tươi làm ấm chân tóc. Khi gội chúng ta nên massage da đầu để làm tăng sự lưu thông máu, tạo cảm giác thư thái, làm giảm sự căng thẳng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Không những thế, trong dầu gội đầu còn có tinh dầu bưởi, sả.... Đây là các loại tinh dầu có tác dụng tạo sự suôn mượt cho mái tóc một cách tự nhiên. Chính về những yếu tố rất tốt cho sức khỏe con người trên, em nghĩ phát triển sản xuất và kinh doanh dầu gội dược liệu rất phù hợp với địa phương em đang sinh sống, phù hợp với yêu cầu và đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Vì một cuộc sống xanh, sạch, khỏe mạnh, chúng ta hãy hạn chế dùng những sản phẩm từ hóa chất Phụ lục 5 Bài viết: Những kinh nghiệm cần có trong sản xuất dầu gội thảo dược ( của em Trần Thị Hồng Nhung- Lớp 10A) Gia đình em từng làm dầu gội thảo dược để dùng, nhưng đó cũng chỉ dừng lại ở vài chai chứ không thể sản xuất hàng loạt. Nhưng khi được trải nghiệm tạo
  • 35. 34 dầu gội để bán ra thị trường, để được người dùng tín nhiệm, phải đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng bằng những công năng mà nó mang lại. Muốn thế chúng ta phải có kinh nghiệm và phải có kế hoạch chi tiết trong sản xuất và kinh doanh. Lựa chọn nguồn nguyên liệu, cân đo về lượng, về thời gian thích hợp để có thể sản xuất ra dầu có đặc tính và hương thơm được ưa thích là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm. Ví như lá quế tạo mùi thơm ngọt, dịu. Tiếng là cây cỏ hôi nhưng lại tạo mùi rất dễ chịu lại còn trị được rôm ,sảy giúp có làn gia mát mịn. Đặc biệt trong dầu gội không thể thiếu cây sả, sả dùng trong dầu gội là sả đỏ (sả java) tạo mùi đặc trưng và tinh dầu sả giúp bảo quản sản phẩm được lâu hơn. Trong dầu gội không nên cho quá nhiều các loại cây cỏ bởi nó sẽ làm mất đi mùi đặc trưng của dầu. Tìm các loại cây và thu hái nó vào buổi sáng, lúc trời nắng để khi chiết xuất tạo lượng tinh dầu nhiều hơn, dầu gội sẽ thơm hơn. Bồ kết, bồ hòn, cỏ mần trầu thì được thu gom vào tháng 10,11 hàng năm. Bưởi, chanh thì thu gom vào mùi hè, cỏ hôi vào tháng 3,4. Khi mình có kế hoạnh và có kinh nghiệm trong việc thu gom thì sẽ giảm đi chi phí thu mua nguyên liệu, sản phẩm tạo ra có giá thành rẻ hơn. Cảm ơn cô đã tạo cho chúng em những hiểu biết về cây cỏ để em yêu cuộc sống quanh ta, yêu thiên nhiên, cảm ơn những gì mà “mẹ thiên nhiên” ban tặng. Phụ lục 6: Bài viết về quy trình sản xuất dầu gội- của bạn Bùi Thị Bảo Chi – lớp 10B Nấu dầu chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Chúng ta phải hiểu nguyên tắc: nguyên liệu nào khó phân hủy thì ta cho vào nấu trước, dễ phân hủy thì cho vào sau. Bồ kết, bồ hòn, nước cốt chanh, hỗn hợp này sẽ phải nấu thật lâu mới có thể lấy chiết ra hết các chất trong thịt quả. Sau 4 ngày chúng ta cho vỏ bưởi, gừng tươi vào, vỏ bưởi nếu nấu lâu sẽ nát tạo ra nhiều mụn trong dầu gây khó khăn cho quá trình chiết xuất dầu. Cho vỏ bưởi vào hầm 10 giờ tiếp theo chúng ta sẽ cho các loại lá cỏ cây vào. Các loại lá chỉ đun nhiều nhất là 2 giờ nếu không sẽ bị nát, màu dầu gội sẽ vẩn đục và không mang lại được mùi thơm đặc trưng. Nguyên liệu phải được phơi héo hoặc khô trước khi cho vào nồi để tạo độ dai, khi nấu lâu sẽ giảm bớt hiện tượng mụn trong dầu. Nồi dùng để nấu dầu cũng phải là nồi inox, để các chất trong tinh dầu không ăn mòn nồi giảm bớt sự độc hại cho dầu. Nồi nấu là nồi cao thành để chống tràn. Trong dầu có bồ hòn, bồ kết tạo nhiều bọt nên rất dễ tràn khi đun sôi. Nên khi có những quảng cáo dầu gội: họ sắp bồ kết đầy đến quai cầm và bắt đầu đun. Thực tế nếu đun như vậy chỉ bắt đầu sôi là dầu tràn chư không thể hầm bồ kết được. Qua rất nhiều lần nấu, đúc kết được kinh nghiệm, rút ra công thức, mỗi lọai nguyên liệu đều phải cân đo cẩn thận. Để tạo ra những chai dầu có đủ tiêu chuẩn, được khách hàng đón nhận tốn rất nhiều thời gian và công sức nên vì thế chúng ta càng phải biết trân quý những nguyên liệu và sản phẩm của mình.
  • 36. 35