SlideShare a Scribd company logo
1 of 129
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
--------------------------------
NGUYỄN THỊ THANH TRÚC
RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA
CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
QUÂN ĐỘI VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
--------------------------------
NGUYỄN THỊ THANH TRÚC
RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA
CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
QUÂN ĐỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh Doanh Quốc Tế (Hướng Ứng dụng)
Mã số : 8340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.BÙI THANH TRÁNG
Tp. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương
thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam” là bài viết của cá nhân
tôi và thực hiện trên quá trình nghiên cứu trung thực dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi
Thanh Tráng. Đây là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành “Kinh Doanh Quốc Tế”,
hướng ứng dụng.
Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kì hình thức nào và tất cả các tài liệu
tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực
của luận văn này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Trúc
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................4
1.5. Những đóng góp mới của bài nghiên cứu.................................................................4
1.6. Kết cấu bài nghiên cứu..............................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN........................................................................................6
2.1. Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế.........................................6
2.1.1. Khái niệm phương thức TDCT ...........................................................................6
2.1.2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ ...................................................8
2.1.3. Thư tín dụng (L/C)..............................................................................................9
2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến phương thức TDCT..................................17
2.2. Rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ......22
2.2.1. Khái niệm chứng từ...........................................................................................22
2.2.2. Các loại chứng từ chính được sử dụng trong thương mại quốc tế...................23
2.2.3. Phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra chứng từ .........26
2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro vấn đề chứng từ theo phương thức TDCT ..........32
2.3. Quản lí rủi ro chứng từ trong phương thức TDCT..................................................35
2.3.1. Khái niệm quản lí rủi ro ...................................................................................35
2.3.2. Quản lí rủi ro giao dịch chứng từ trong phương thức TDCT...........................35
2.4. Kinh nghiệm về quản lí rủi ro chứng từ trong phương thức TDCT tại một số ngân
hàng trên thế giới............................................................................................................38
2.4.1. Kinh nghiệm của Citibank N.A, Malaysia ........................................................38
2.4.2. Kinh nghiêm của Standard Chartered..............................................................38
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHỨNG
TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NH TMCP QUÂN ĐỘI............................40
3.1 Khái quát về NH TMCP Quân Đội Việt Nam .........................................................40
3.2. Kết quả kinh doanh của NH TMCP Quân Đội năm 2018.......................................45
3.3. Thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm 2015-2018 46
3.3.1. Về phương thức Tín dụng chứng từ ..................................................................48
3.3.2. Về phương thức Nhờ thu...................................................................................48
3.3.3. Về phương thức chuyển tiền quốc tế.................................................................49
3.4. Thực trạng rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.................................................................................50
3.4.1 Quy trình kiểm tra BCT nhập khẩu tại MB........................................................50
3.4.2 Quy trình kiểm tra BCT xuất khẩu tại MB.........................................................54
3.4.3 Thực trạng rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ tại MB ............................57
3.5 Phân tích các nhân tố rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT tại các DN XNK ..........70
3.5.1 Phân tích các nhân tố rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT đối với Doanh nghiệp
nhập khẩu....................................................................................................................71
3.5.2 Phân tích các nhân tố rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT đối với Doanh nghiệp
xuất khẩu.....................................................................................................................78
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA
CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MBBANK..86
4.1. Định hướng phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế và Tài trợ Thương mại của
Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam đến năm 2025..................................................86
4.1.1. Chất lượng dịch vụ............................................................................................86
4.1.2. Quản trị rủi ro...................................................................................................86
4.1.3. Con người .........................................................................................................87
4.2 Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm chứng từ theo phương thức
tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam.......................................87
4.2.1 MB tư vấn giải pháp cho nhà nhập khẩu...........................................................87
4.2.2 MB tư vấn giải pháp cho nhà xuất khẩu............................................................91
4.2.3 Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội.....................................................................................................................93
KẾT LUẬN ......................................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. TTQT : Thanh toán quốc tế
2. TMCP : Thương mại cổ phần
3. MB : Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam
4. TDCT : Tín dụng chứng từ
5. DN XNK : Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
6. BCT : Bộ chứng từ
7. UCP : Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ
(The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits)
8. ISBP : Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ
trong phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for
the Examination of Documents Under Documentary Credits)
9. NHPH : Ngân hàng phát hành
10. NHTB : Ngân hàng thông báo
11. NHXN : Ngân hàng xác nhận
12. TTD : Thư tín dụng
13. L/C : Thư tín dụng
14. HĐ : Hợp đồng
15. LCNK : L/C nhập khẩu
16. LCXK : L/C xuất khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018
Bảng 3.2. Doanh số thanh toán L/C (2015 – 2018)
Bảng 3.3 Doanh số thanh toán nhờ thu (2015 – 2018)
Bảng 3.4. Doanh số thanh toán TTR (2015 – 2018)
Bảng 3.5 Kết quả điều tra về rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT theo L/C tại MB
Bảng 3.6: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR gian lận chứng từ
Bảng 3.7: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR chất lượng hàng hóa
Bảng 3.8: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR phát sinh từ NH
phát hành L/C
Bảng 3.9: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR khác
Bảng 3.10: Kết quả thống kê mô tả rủi ro về sai biệt trên từng loại chứng từ ảnh hưởng đến
quyết định thanh toán/từ chối thanh toán
Bảng 3.11: Kết quả thống kê mô tả RR do nhà NK vi phạm nguyên tắc tuân thủ ngiêm ngặt
Bảng 3.12: Kết quả thống kê mô tả RR do nhà NK thiết lập các rào cản khó thực hiện
Bảng 3.13: Kết quả thống kê mô tả RR từ thư tín dụng
Bảng 3.14: Kết quả thống kê mô tả RR do hạn chế chuyên môn, nghiệp vụ
Bảng 3.15: Kết quả thống kê mô tả RR từ ngân hàng thông báo/ngân hàng xuất trình
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lí của MB
Hình 3.2: So sánh quy mô hoạt động thương mại Quốc tế năm 2018
Hình 3.3: Cam kết hối đoái ngoại bảng năm 2018
Hình 3.4 Quy trình phát hành/sửa/hủy LCNK tại Chi nhánh
Hình 3.5 Quy trình phát hành/sửa/hủy LCNK tại P. DV XNK
Hình 3.6 Quy trình xử lí BCT nhập khẩu tại Chi nhánh
Hình 3.7 Quy trình xử lí BCT nhập khẩu tại P. DV XNK
Hình 3.8 Quy trình thông báo, sửa hủy L/C tại P.DV XNK
Hình 3.9 Quy trình xử lí BCT xuất khẩu tại Chi nhánh
Hình 3.10 Quy trình xử lí BCT xuất khẩu tại P.DVXNK
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thư tín dụng (L/C) là một công cụ thanh toán quan trọng và công cụ tài chính trong
thương mại quốc tế. Hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc độc lập và tuân thủ nghiêm
ngặt. Hoạt động của nó đã được chuẩn hóa trong UCP 600, được sử dụng rộng rãi trên toàn
thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng L/C cũng như quá trình kiểm tra bộ chứng từ theo L/C tại
các Ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng Quân Đội nói riêng gặp nhiều khó khăn,
gây cản trở kinh doanh thương mại. Nhận thấy được vấn đề này, tác giả xây dựng luận văn
nhằm nghiên cứu về thực trạng rủi ro khi sử dụng phương thức Tín dụng chứng từ, từ đó có
giải pháp toàn diện để giảm thiểu rủi ro đó. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bài viết được
chia thành ba phần: phần đầu dành riêng để giới thiệu về phương thức Tín dụng chứng từ
và các thông lệ quốc tế liên quan. Phần hai nêu thực trạng những rủi ro trong quá trình
kiểm tra Bộ chứng từ theo phương thức TDCT tại MB, từ đó dẫn đến phần ba là các biện
pháp phòng ngừa cho các rủi ro, các đối tượng tham gia khác nhau (nhà xuất khẩu, nhà
nhập khẩu và ngân hàng). Tác giả hiểu rằng rủi ro trong giao dịch thư tín dụng là không thể
tránh khỏi ngay cả khi đây là phương thức thanh toán an toàn nhất hiện nay trong thương
mại quốc tế. Quyền cho mỗi bên luôn đi kèm với các nghĩa vụ trong giao dịch LC. Vì vậy
chúng ta cần có giải pháp để hạn chế tôi đa các rủi ro có thể phòng tránh được, phát huy
bản chất lợi ích mà phương thức này mang đến, góp phần thúc đẩy nhanh chóng, thuận lợi,
dễ dàng trong kinh doanh quốc tế.
Từ khóa: Thư tín dụng, rủi ro, bộ chứng từ, thương mại quốc tế, nguyên tắc độc lập,
nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt
ABSTRACT
The documentary leter of credit (L/C) is an important payment method and fnancial
instrument in international trade. Two fundamental principles are independence and strict
compliance. Its operation was standardised in UCP 600,which is used widely all over the
world. However, the usage of L/C as well as the examination of documents credit in many
Joint Stock Commercial Banks, specially Military Commercial Joint Stock Bank in
particular faced many difficulties, hindering commercial business. Recognizing this
problem, the author developed a dissertation to study the current situation of risks when
using L/C method, from which there is a comprehensive solution to minimize that risk. In a
quest to answer the research question, the thesis is divided into three parts: the first part is
dedicated to introducing the method of L/C and related international practices. The second
part outlines the current situation of risks in the process of checking documentary at MB,
thereby leading to the third part as preventive measures for risks, different participants
(exporters, importers and the bank). The author understands that the risk of credit letter
transactions is inevitable even if this is the safest payment method available today in
international trade. Each party's rights are always accompanied by obligations in the LC
transaction. So, we still need to have solutions to limit the many risks that can be
prevented, promote the nature of benefits that this method brings, contribute to promoting
fast, convenient and easy in the international business.
Keywords: Letter of credit, risk, documentary, international business, independence
principles, strict compliance principles
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Thương mại quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động của
nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam hiện nay.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên
hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển
kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định.1
Trong những năm qua, cùng với đà tăng trưởng của kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam đều tăng trưởng qua các năm. Việt Nam cũng có quan hệ thương mại quốc tế,
hoạt động xuất nhập khẩu với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung vào một
số đối tác chính như EU, ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Điều này cũng đồng nghĩa với
việc Việt Nam sẽ đối mặt ngày càng nhiều với rủi ro trong thanh toán quốc tế khi đây là
một mảng không thể tách rời trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động
xuất nhập khẩu nói riêng.
Gần đây, việc phát sinh các sự cố do con người gây ra nhằm trục lợi, kinh doanh
thiếu minh bạch trong hoạt động TTQT đang ngày càng gia tăng, nhất là khi cơ sở pháp lý
bị giới hạn ở biên giới của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt là việc chứng từ bị làm
giả hoặc gian lận chứng từ trong hoạt động TTQT và tài trợ thương mại quốc tế tại các
ngân hàng thương mại.
Các vụ việc liên quan đến rủi ro khi kiểm tra chứng từ trong TTQT và tài trợ thương
mại quốc tế để lại những hậu quả, những tổn thất nặng nề không chỉ về mặt tài sản mà còn
về cả mặt uy tín của các đơn vị kinh doanh có liên quan tới vụ việc, gây rủi ro cho doanh
nghiệp và các hợp đồng giao thương.
Chúng ta đều biết lợi ích quan trọng nhất đối với người mua là có được hàng hóa
như mô tả trong hợp đồng. Đối với người bán, đó là sự đảm bảo được thanh toán tiền đầy
1
Nguyễn Thị Lan Phương. Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế. Truy xuất
từ https://voer.edu.vn/m/thanh-toan-quoc-te-va-vai-tro-cua-thanh-toan-quoc-te/6f9b7fc9
2
đủ. Tuy nhiên, giao dịch với doanh nghiệp quốc tế không phải lúc nào cũng có thể tiến
hành trực tiếp, trong đó việc thanh toán và giao hàng có thể luôn luôn kết thúc trong thời
gian khác nhau. Trong môi trường giao dịch như vậy, rất nhiều chứng từ liên quan đến
hàng hóa, vận chuyển đã xuất hiện và qua hàng trăm năm hoạt động kinh doanh, các
phương thức thanh toán khác nhau cũng xuất hiện trong đó thanh toán bằng phương thức
tín dụng chứng từ trở thành một thứ rất cần thiết cho mối liên hệ chặt chẽ với các chứng từ
này trước đây.
Thư tín dụng là phương thức được sử dụng phổ biến để đạt được sự chấp nhận thanh
toán đối với các tài liệu đại diện cho hàng hóa và có thể chuyển nhượng quyền đối với
những hàng hóa đó. Nó cũng là để bảo vệ các bên giao dịch trước rủi ro tương tác với các
đối tác trong tình trạng tài chính và tín dụng không chắc chắn. Tuy nhiên, theo nguyên tắc
tự chủ của thư tín dụng, mọi thứ phụ thuộc vào chứng từ được xuất trình. Miễn là các tài
liệu tuân thủ các điều khoản và điều kiện trong thư tín dụng, ngân hàng sẽ thực hiện quyền
thanh toán mà không cần biết về hợp đồng cơ bản. Theo nguyên tắc tự chủ như vậy,
thương mại quốc tế có thể tiến hành theo cách hiệu quả không như mong đợi.2
Vì thế, trong nhiều năm qua, các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng
TMCP Quân Đội Việt Nam nói riêng luôn không ngừng cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt
động thanh toán quốc tế, đa dạng hóa, hiện đại hóa các phương thức thanh toán, đặc biệt là
phương thức tín dụng chứng từ. Tuy vậy, đây là một nghiệp vụ không hề đơn giản, nó tiềm
ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó những rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ quả
thực đang là một mối đe doạ lớn đối với MB cũng như các đơn vị liên quan khác.
Tại TP.Hồ Chí Minh, MB vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để nào đối với
những rủi ro phát sinh liên quan đến chứng từ. Xuất phát từ những khó khăn đó, tôi muốn
đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHỨNG TỪ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN
2
Lijia, Yi. (2012). Documentary Fraud under Letters of Credit. M.S. thesis. Faculty of
Law. Lund University. Sweden
3
ĐỘI VIỆT NAM” với mong muốn đề tài này có thể đóng góp vào việc quản lý, giảm thiểu
rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm tra chứng từ đối với nghiệp vụ TDCT tại đơn vị mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng rủi ro liên quan đến kiểm tra chứng từ trong phương thức tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế và quản lý vấn đề rủi ro chứng từ góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt
Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất: Phân tích thực trạng kiểm tra bộ chứng từ và rủi ro trong quá trình kiểm
tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ tại MB giai đoạn 2015 – 2018.
Thứ hai: Tiến hành khảo sát các DN Xuất nhập khẩu có sử dụng phương thức Tín
dụng chứng từ tại MB để đánh giá mức độ rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT.
Thứ ba: Đưa ra giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những rủi ro về chứng từ theo
phương thức TDCT để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của Ngân hàng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về các rủi ro liên quan đến quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức
TDCT tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng khảo sát: các chi nhánh ngân hàng MB và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
đang có hoạt động thanh toán quốc tế tại MB.
+ Địa bàn nghiên cứu: Tại thành phố Hồ Chí Minh
4
+ Thời gian nghiên cứu: các số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ 2015 - 2018
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp cụ thể sau:
+ Nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp phân tích thống kê theo chuỗi thời gian từ
năm 2015 – 2018 và phương pháp mô tả, so sánh, suy luận,… từ các tình huống rủi ro thực
tế đã xảy ra tại MB để đánh giá sơ bộ và phân tích thực trạng rủi ro chứng từ theo phương
thức TDCT tại MB
+ Nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp thống kê mô tả bằng cách tiến hành khảo
sát thu thập ý kiến của các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội và các DN XNK tại TP
HCM nhằm nhận dạng và đánh giá mức độ rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ, từ đó
tìm ra biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại.
1.5. Những đóng góp mới của bài nghiên cứu
Một số đề tài liên quan đã được nhiều tác giả nghiên cứu như:
- Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đại Á – Tác giả : Tạ Thị Tuyết Mai (Năm 2013, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TP.HCM)
- Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Vũng Tàu – Tác giả: Nguyễn Thị
Quỳnh Liên (Năm 2012, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TP.HCM)
- Quản trị rủi ro trong phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
phát triển Việt Nam – Tác giả: Lê Nguyễn Nữ Hoài Lệ (Năm 2012, Luận văn Thạc sĩ kinh
tế, Trường đại học Kinh Tế TP.HCM)
Tác giả thấy rằng các đề tài trước đây chủ yếu nghiên cứu rủi ro về thanh toán trong
phương thức Tín dụng chứng từ nhưng chưa nghiên cứu về các rủi ro xảy ra trong quá trình
kiểm tra bộ chứng từ, dẫn đến việc bộ chứng từ bị từ chối thanh toán, việc giao thương bị
gián đoạn, không còn giữ được đúng bản chất mà phương thức tín dụng chứng từ mang lại.
5
Vì vậy tác giả cho rằng đây là một đề tài cần thiết. Sau đây là một số đóng góp của bài
nghiên cứu:
- Nền kinh tế ngày một phát triển, không ai có thể phủ nhận được rằng vấn đề toàn cầu hóa
là quá trình tất yếu, tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển như
Việt Nam có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ. Tuy nhiên kéo theo đó là các thủ đoạn lừa đảo mới,
tinh vi và phức tạp hơn, khiến việc giao thương quốc tế ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài
nghiên cứu này có khảo sát các DN XNK, là những đối tượng trực tiếp tham gia vào
thương mại quốc tế, từ đó nhìn nhận một cách khách quan các vấn đề mà DN đang gặp
phải khi lập và kiểm tra bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ.
- Tính phức tạp của phương thức TDCT với sự tham gia của nhiều đối tượng ở nhiều quốc
gia khác nhau, sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, cách giải quyết tranh chấp,…Những tình
huống rủi ro đối với bộ chứng từ luôn luôn mới mẻ, khó lường. Vì vậy tác giả cũng sưu
tầm các tình huống xảy ra thực tế tại ngân hàng Quân Đội nhằm tìm ra nguyên nhân và có
biện pháp hạn chế những rủi ro đó.
- Sự đổi mới của văn bản pháp lí, thông lệ quốc tế liên quan đến phương thức TDCT như
UCP600, ISPB681, Incoterms,…các văn bản quy định mới của MB, các quy định mới của
Ngân hàng nhà nước…
Đề tài này tuy nghiên cứu vấn đề mới nhưng vẫn có sự kế thừa và phát triển, bổ sung từ
những kết quả nghiên cứu trước đây để đảm bảo sự nhất quán, phù hợp với bối cảnh xã hội.
1.6. Kết cấu bài nghiên cứu
Đề tài được trình bày theo bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận về rủi ro trong quá trình kiểm tra Bộ chứng từ theo phương thức
Tín dụng chứng từ
Chương 3: Thực trạng rủi ro kiểm tra BCT tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
Chương 4: Giải pháp và kết luận
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế
2.1.1. Khái niệm phương thức TDCT
Thanh toán cho hàng hóa trong một giao dịch bán hàng rất quan trọng, bởi vì sự thông
suốt của thanh toán phần nào cho thấy sự thành công của toàn bộ giao dịch. Tuy nhiên,
thanh toán là một vấn đề khó khăn hơn trong giao dịch bán hàng quốc tế so với giao dịch
bán hàng trong nước. Dễ thấy rằng một giao dịch bán hàng quốc tế có đặc tính quốc tế
riêng. Các bên thường được đặt tại các quốc gia khác nhau, nơi các quy tắc pháp lí khác
nhau có thể được áp dụng. Thông thường, người mua và người bán có lợi ích khác nhau
trong các giao dịch bán hàng quốc tế. Người bán muốn đảm bảo rằng họ sẽ được trả tiền
cho hàng đã bán sau khi hàng được giao, trong khi người mua muốn đảm bảo rằng người
bán đã vận chuyển hàng hóa được quy định trong hợp đồng mua bán trước khi thanh toán.
Từ thực tiễn phát triển thương mại quốc tế, cần một phương thức thanh toán mới vừa
đảm bảo quyền lợi của người mua và người bán đồng thời phát huy thế mạnh của ngân
hàng – một trung gian tài chính có uy tín và tiềm lực kinh tế lớn. Phương thức này đảm bảo
rằng người bán sẽ được thanh toán tiền khi đã giao hàng theo đúng các quy định trong hợp
đồng, đồng thời cũng phải đảm bảo rằng khi người mua đã trả tiền thì cũng nhận được hàng
theo đúng quy định trong hợp đồng mua bán.
Một phương thức hữu hiệu và an toàn nhất cho cả người mua và người bán đồng thời
phát huy được thế mạnh của ngân hàng đã ra đời. Đó chính là phương thức tín dụng chứng
từ ( Documentary Credit).3
Phương thức TDCT là công cụ tài chính trong thương mại quốc tế. Nó là sự thỏa
thuận, trong đó Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của khách hàng
(Người yêu cầu mở thư tín dụng), sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người
hưởng lợi số tiền của TTD) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi
3
Trần Phương Thảo. Phương thức tín dụng chứng từ. Truy xuất từ
https://www.academia.edu/11219276/ Phương_thức_tín_dụng_chứng_từ
7
số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định của TTD.4
Các bên tham gia và phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
- Người yêu cầu phát hành TTD (Applicant): Người nhập khẩu hàng hóa hoặc là người
nhập khẩu hàng hóa ủy thác cho người khác.
- Ngân hàng phát hành TTD (Opening bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập
khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Người được hưởng lợi thư tín dụng (Benificiary): Người xuất khẩu hay bất cứ người
nào mà được hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo (Advising bank): Là ngân hàng ở nước được hưởng lợi, có vai
trò thông báo cho người hưởng lợi biết rằng một L/C đã được mở tại ngân hàng phát
hành cho người hưởng lợi và các điều khoản, điều kiện liên quan đến L/C đó. Ngân
hàng thông báo thường chỉ có trách nhiệm thông báo, chứ không nhất thiết có trách
nhiệm đối với việc thanh toán L/C mà nó thông báo.
Ngoài ra còn một số chủ thể khác như:
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của ngân hàng
phát hành cùng đứng ra cam kết thanh toán với ngân hàng phát hành trong trường hợp
người xuất khẩu không tín nhiệm ngân hàng phát hành, họ muốn có một sự đảm bảo
chắc chắn hơn về L/C thì họ có thể yêu cầu thư tín dụng phải được xác nhận bởi một
ngân hàng khác.
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): là ngân hàng xác nhận hoặc bất cứ ngân
hàng nào khác được ngân hàng ủy nhiệm để khi nhận bộ chứng từ xuất trình phù hợp
với những quy định trong L/C sẽ thanh toán, chấp nhận hối phiếu kỳ hạn, thương
lượng thanh toán. Sau đó, các ngân hàng này sẽ đứng ra đòi tiền ngân hàng phát hành.
4
Trầm Thị Xuân Hương. (2008). Thanh toán quốc tế. NXB Lao Động – Xã Hội
8
- Ngân hàng thanh toán (The paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc
ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả
tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu.
- Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): là Ngân hàng đứng ra thương lượng
cho bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C qui
định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương
lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C qui định thương lượng tại một ngân hàng
nhất định.
2.1.2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ
2.1.2.1. Phương thức TDCT là phương thức liên quan đến ba quan hệ hợp đồng
 HĐ mua bán giữa người xuất khẩu (Beneficiary) với người nhập khẩu (Applicant):
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, trong đó người
bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua có trách nhiệm trả tiền. Trong HĐ
mua bán, các bên tham gia thỏa thuận phương thức thanh toán tiền hàng hóa như : phương
thức chuyển tiền trực tiếp (TTR), nhờ thu (D/P), ghi sổ (Open Account), tín dụng chứng từ
(L/C). Trong trường hợp lựa chọn tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán thì thư tín
dụng sẽ được mở. Có thể nói HĐ mua bán là cơ sở cho phương thức tín dụng chứng từ.5
Mặc dù phương thức tín dụng chứng từ ra đời dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người
xuất khẩu và người nhập khẩu, tuy vậy nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Bất
cứ sự dẫn chiếu nào tới điều khoản trong hợp đồng đều không được coi là bộ phận cấu
thành của thư tín dụng và không được ngân hàng xem xét đến.
 HĐ giữa người yêu cầu phát hành thư tín dụng (nhà nhập khẩu) và ngân hàng phát
hành (Issuing bank):
Muốn thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thì thư tín dụng (Letter Credit –
L/C) phải được mở. Để L/C được mở thì nhà nhập khẩu (Applicant) phải làm đơn, được
5
Trần Phương Thảo. Phương thức tín dụng chứng từ. Truy xuất từ
https://www.academia.edu/11219276/ Phương_thức_tín_dụng_chứng_từ
9
gọi là Đơn yêu cầu/Đề nghị phát hành thư tín dụng và gửi đến ngân hàng phát hành xin mở
L/C. Căn cứ vào Đề nghị phát hành thư tín dụng đó, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng
cho người hưởng lợi (Beneficiary), và người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản phí cho
ngân hàng để mở L/C.
Theo đó ngân hàng sẽ dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để đảm bảo thanh toán
cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp theo điều khoản trên L/C đã phát
hành và thu phí nhà nhập khẩu. Ngân hàng bên cạnh đó cũng chịu trách nhiệm kiểm tra bộ
chứng từ xuất trình trước khi quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán.
 Thư tín dụng (L/C):
Thư tín dụng ra đời dựa trên cơ sở ngân hàng phát hành và người nhập khẩu. Theo quy
định, L/C được lập dựa trên Đơn đề nghị phát hành của nhà nhập khẩu, nên tuy có dựa trên
cơ sở là hợp đồng mua bán nhưng nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Các ngân hàng
thanh toán thường khuyên khách hàng không nên dẫn chiếu hợp đồng mua bán vào thư tín
dụng. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng mua bán để yêu cầu phát hành thư tín dụng.
Người xuất khẩu căn cứ vào thư tín dụng để giao hàng và lập chứng từ.
2.1.2.2. Trong phương thức TDCT, các bên giao dịch căn cứ vào chứng từ chứ không căn
cứ vào hàng hóa
Trong phương thức tín dụng chứng từ, người nào nắm chứng từ sở hữu hàng hóa thì người
đó có quyền sở hữu hàng hóa. Vì chỉ cần nắm chứng từ là có thể đi nhận hàng. Các chứng
từ được nhà xuất khẩu xuất trình là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định thanh toán
hay từ chối thanh toán cho người được hưởng lợi, đồng thời cũng là căn cứ duy nhất để nhà
nhập khẩu hoàn trả hay từ chối hoàn trả tiền cho ngân hàng.
2.1.3. Thư tín dụng (L/C)
2.1.3.1. Khái niệm
Thư tín dụng (L/C), được tạo ra trong thương mại và kinh doanh vài trăm năm trước, là
một phương thức tài chính nổi tiếng cho các bên thương mại quốc tế ngày nay. L/C có một
10
lịch sử lâu đời và đã được tuyên bố là “máu sống của thương mại quốc tế”6
. Nó được coi là
một công cụ dung hòa lợi ích của người bán và người mua, do đó cung cấp bảo mật cho cả
người mua và người bán. Các điều khoản và điều kiện giao dịch L/C gần như được tìm
thấy trong Các quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UCP) do Phòng thương
mại quốc tế (ICC) ban hành.
L/C là một cam kết bằng văn bản của một ngân hàng để thanh toán cho người thụ hưởng
với sự thỏa mãn của một số điều kiện nhất định. Người mua hàng hóa (người nộp đơn xin
mở thư tín dụng) yêu cầu một ngân hàng (ngân hàng phát hành), thường là ngân hàng trong
phạm vi quyền hạn của người nộp đơn, để mở một L/C cho người bán hàng hóa đó (người
thụ hưởng tín dụng). Thông thường, ngân hàng phát hành cũng sắp xếp với một ngân hàng
khác nằm trong phạm vi quyền hạn của người bán (ngân hàng xác nhận) rằng ngân hàng
sau sẽ tiến hành thanh toán cho người bán. Việc thanh toán được thực hiện khi người bán
xuất trình cho ngân hàng xác nhận một số tài liệu nhất định được xác định trong L/C. Các
tài liệu này có thể bao gồm các tài liệu xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa, vận đơn
xác định hàng hóa đã được vận chuyển hoặc, trong trường hợp L/C dự phòng, chỉ đơn giản
là một yêu cầu bằng văn bản của người thụ hưởng mà không cần thêm bất kỳ tài liệu nào.
Ngân hàng xác nhận có quyền được bồi hoàn từ ngân hàng phát hành sau khi xuất trình cho
cùng một tài liệu.
Một số chứng từ phổ biến được yêu cầu bởi L/C, bao gồm: (1) Hối phiếu; (2) Hóa đơn
thương mại; (3) Hóa đơn khác, chẳng hạn như hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice), hóa
đơn hải quan (Customs Invoice) và hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice); (4) Chứng từ vận
chuyển, thường là vận tải đơn (B/L); (5) Chính sách bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận; (6)
Phiếu đóng gói; (7) Giấy chứng nhận xuất xứ; (8) Chứng nhận thanh tra; (9) Các tài liệu
khác, tùy thuộc vào loại giao dịch thương mại cơ bản. Các chứng từ cần thiết thường là
bằng chứng về việc thực hiện hợp đồng cơ bản của người bán, chứng minh rằng người bán
đã giao hàng.
6
D’Arcy, Leo (2000). Schmitthoff’s Export Trade - The law and Practice of International
Trade. London: Sweet & Maxwell, p.166.
11
2.1.3.2. Phân loại
a. Căn cứ vào đối tượng nhập khẩu/xuất khẩu:
Thư tín dụng có thể được coi là thư tín dụng nhập khẩu hoặc thư tín dụng xuất khẩu tùy
theo quan điểm của đối tượng có liên quan. Cụ thể, đối với nhà nhập khẩu, nó được gọi là
LC nhập khẩu và đối với nhà xuất khẩu hàng hóa thì được gọi là LC xuất khẩu.
b. Căn cứ vào tính chất
- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) : Loại thư tín dụng mà sau khi được mở
thì người NK có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà
không cần sự đồng ý của người được hưởng lợi L/C7
. Hiện thư tín dụng có thể hủy ngang
này đã bị bỏ theo UCP600 và tất cả các thư tín dụng đều là không thể hủy ngang trong
trường hợp L/C dẫn chiếu UCP600.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) : Loại thư tín dụng mà sau khi được
mở thì người yêu cầu phát hành thư tín dụng (Applicant) sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ
sung hoặc hủy bỏ nội dung của nó nếu không được sự đồng ý của người hưởng lợi L/C
(Beneficiary).
c. Căn cứ vào thời gian:
- L/C trả ngay (L/C At sight): ngân hàng sẽ phải thanh toán trong vòng 05 ngày làm việc
cho người hưởng lợi kể từ khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ được nhận định là phù
hợp với những điều khoản trong thư tín dụng.
- L/C trả chậm (Deferred L/C): quy định việc trả tiền là một lần hay làm nhiều lần cho
người bán. Việc trả tiền này sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao
hàng (date of B/L) hoặc kể từ ngày xuất trình chứng từ (presentation date).
- L/C UPAS (Usance L/C): Thư tín dụng được phát hành dưới dạng trả chậm nhưng có
điều khoản cho phép người thụ hưởng yêu cầu thanh toán sớm hơn ngày trả chậm, lãi suất
phát sinh từ việc thanh toán sớm do người yêu cầu phát hành L/C chi trả.
7
Trần Phương Thảo. Phương thức tín dụng chứng từ. Truy xuất từ
https://www.academia.edu/11219276/ Phương_thức_tín_dụng_chứng_từ
12
d. Một số loại L/C đặc biệt:
- L/C xác nhận (Confirm L/C ) : LC được xác nhận khi ngân hàng thứ hai thêm xác nhận
(hoặc bảo lãnh) để tôn trọng một bản trình bày tuân thủ theo yêu cầu hoặc ủy quyền của
ngân hàng phát hành.
- L/C chuyển nhượng (Transferable L/C ) : người được hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu
ngân hàng phát hành hay ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần
quyền thực hiện L/C cho một người khác.
- L/C giáp lưng ( Back to back L/C ) : Trong trường hợp người bán không thể cung cấp
hàng hóa tương ứng vì những lý do không xác định, một thư tín dụng thứ hai được mở
cho một người bán khác để cung cấp hàng hóa mong muốn. L/C giáp lưng được ban
hành để tạo thuận lợi cho thương mại trung gian. Các công ty trung gian như nhà giao
dịch đôi khi được yêu cầu mở LC cho nhà cung cấp và nhận LC xuất từ người mua.
- L/C đối ứng (Reciprocal L/C ) : L/C bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng được mở.
- L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C ) : Trước khi gửi sản phẩm, người bán có thể lấy
phần tiền trả trước từ ngân hàng. Các điều khoản và điều kiện thường được viết bằng
mực đỏ.
- L/C dự phòng (Stand by L/C ) : do ngân hàng người xuất khẩu phát hành cam kết hoàn
trả tiền đặt cọc, ứng trước và chi phí mở L/C cho người nhập khẩu nếu người xuất khẩu
không thực hiện nghĩa vụ của mình8
.
2.1.3.1. Nguyên tắc
Từ đánh giá kỹ thuật, có hai nguyên tắc thiết yếu khi mọi người sử dụng thư tín dụng
làm cách giao dịch. Thứ nhất là nguyên tắc độc lập, một nguyên tắc khác là tuân thủ
nghiêm ngặt.
8
Trần Phương Thảo. Phương thức tín dụng chứng từ. Truy xuất từ
https://www.academia.edu/11219276/ Phương_thức_tín_dụng_chứng_từ
13
 Nguyên tắc độc lập
Về bản chất, L/C tách biệt và độc lập với hợp đồng mua bán cơ bản hoặc các giao dịch
khác có liên quan.
Ý nghĩa chi tiết của sự độc lập:
- Nghĩa vụ thanh toán so với thực hiện hợp đồng mua bán:
Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng (nhà xuất khẩu)
không dựa trên hợp đồng mua bán. Miễn là người thụ hưởng xuất trình hóa đơn chứng từ
tuân thủ, ngân hàng phát hành nên chấp nhận ngay cả khi người thụ hưởng không tuân theo
hợp đồng mua bán được thực hiện với người nộp đơn (nhà nhập khẩu).
- Nghĩa vụ thanh toán so với nghĩa vụ của ngân hàng phát hành:
Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành cũng độc lập với hợp đồng cơ bản giữa
người nộp đơn và ngân hàng. Ví dụ, người nộp đơn phá sản sau khi ngân hàng phát hành
thư tín dụng. Mặc dù người nộp đơn không thể trả tiền, ngân hàng phát hành vẫn không thể
từ chối nghĩa vụ thanh toán. Ngân hàng phát hành phải thanh toán khi người thụ hưởng
xuất trình hóa đơn chứng từ tuân thủ nghiêm ngặt. Quy tắc thư tín dụng độc lập với hợp
đồng mua bán giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu dựa trên hai lý do. Thứ nhất, thông lệ
quốc tế, quy ước quy định rằng ngân hàng phát hành không chịu trách nhiệm về việc thực
hiện hợp đồng mua bán. Vì ngân hàng phát hành không phải là các bên của hợp đồng mua
bán .Ngân hàng phát hành không thể kiểm soát nội dung hợp đồng, hoặc chọn ai sẽ là
người thụ hưởng tín dụng. Thứ hai, ngoài việc biết các điều khoản của tín dụng và hối
phiếu, nếu ngân hàng phát hành cố gắng đánh giá tình hình thực hiện và tranh chấp giữa
các bên trong hợp đồng, thì đó không phải là nguyên lý của thư tín dụng, có nghĩa là thư tín
dụng sẽ bị mất giá trị bán hàng của nó như là công cụ an toàn nhất của thanh toán quốc tế.
 Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt
Các tài liệu xuất trình phải phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. Dựa
trên hợp đồng giữa người nộp đơn (nhà nhập khẩu) và ngân hàng phát hành, ngân hàng có
14
nghĩa vụ thực hiện yêu cầu bằng cách tuân thủ nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt. Ngân
hàng phát hành chỉ được quyền từ chối khi các tài liệu không đáp ứng được nguyên tắc
này.
Theo thời hạn của thư tín dụng, ngân hàng phát hành phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán
khi nhà xuất khẩu nộp các tài liệu tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản của thư tín
dụng. Do đó, việc tuân thủ nghiêm ngặt trở thành nguyên tắc cơ bản, trong đó hạn chế
quyền và nghĩa vụ giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu. Cuộc điều tra trong những
năm gần đây chỉ ra rằng: khoảng 80% từ chối thanh toán là do sự khác biệt giữa các chứng
từ và thư tín dụng, làm giảm hiệu quả của thư tín dụng và gây ra hiệu ứng tài chính cho các
bên.
 Ngoại lệ cho nguyên tắc độc lập
Mặc dù nguyên tắc độc lập được thiết lập ổn định, nhưng không phải lúc nào cũng hoàn
toàn như vậy. Có một số trường hợp ngoại lệ trong thực tế. Gian lận là ngoại lệ chính cho
nguyên tắc độc lập. Các 'gian lận ngoại lệ' có nghĩa là các ngân hàng tuân theo nguyên tắc
độc lập trong tình hình chung; tuy nhiên, nếu các ngân hàng giữ bằng chứng rõ ràng về
hành vi gian lận của người thụ hưởng, các ngân hàng có thể từ chối thanh toán. Người nộp
đơn có thể yêu cầu ngân hàng từ chối, hoặc áp dụng khoản thanh toán theo lệnh của tòa án.
Dựa trên nguyên tắc độc lập, miễn là các tài liệu xuất hiện tuân thủ tín dụng trên bề mặt
chứng từ, ngân hàng phát hành phải trả tiền cho người thụ hưởng mà không liên quan đến
bất kỳ hạn chế nào của hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, các nguyên tắc tự nó không thể thiết
lập các rào cản để tránh gian lận. Các ngân hàng không thể bảo vệ người nộp đơn khỏi sự
gian lận dưới vỏ bọc kiểm tra tài liệu thay vì kiểm tra hàng hóa.
Các quốc gia theo hệ thống luật Anh-Mỹ đưa ra lập luận về nhược điểm này. Một mặt, họ
thừa nhận rằng nguyên tắc độc lập là cột mốc của giao dịch thư tín dụng. Mặt khác, việc áp
dụng nguyên tắc này không nên bỏ qua tình hình thực tế của giao dịch quốc tế. Trong
trường hợp gian lận của người thụ hưởng, nên hạn chế áp dụng nguyên tắc này. Người nộp
đơn có thể yêu cầu tòa án thanh toán theo lệnh cấm, để cấm thanh toán của ngân hàng.
15
Chẳng hạn tòa án Mỹ đã lần đầu tiên thiết lập các lý thuyết ngoại lệ gian lận trong trường
hợp của Công ty Sztejn VJ Henry Schroder năm 1941. Người nộp đơn đưa yêu cầu ra tòa
rằng tòa án phải tuyên bố thư tín dụng là vô hiệu và cấm ngân hàng phát hành trả tiền. Bởi
vì hàng hóa (ở đây là lông) được nhập từ nhà cung cấp Ấn Độ đều là rác. Tòa án đã chấp
nhận yêu cầu dựa trên các bằng chứng rõ ràng9
.
Tuy vậy, để bảo vệ danh tiếng của ngân hàng trong nước và tôn trọng nguyên tắc độc lập
đối với thư tín dụng, tòa án ở Anh và Mỹ rất thận trọng khi ra phán quyết. Những tòa án đó
phải tuân theo bốn cơ sở: (1) Trong khi nhấn mạnh nguyên tắc độc lập, tòa án không thể
làm gián đoạn hoạt động của thư tín dụng; (2) các cáo buộc nên liên quan đến gian lận, và
có bằng chứng rõ ràng về gian lận; (3) không gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba; (4)
nên gửi tiền trước khi ngân hàng thực hiện thanh toán .
Mặc dù Anh và Mỹ thừa nhận ngoại lệ gian lận đối với nguyên tắc độc lập, ICC nhấn
mạnh theo UCP 600, ngân hàng phát hành phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán miễn là
người thụ hưởng xuất trình các chứng từ hợp lý. ICC cho biết thêm, nếu một ngân hàng
phát hiện gian lận, nghĩa vụ của họ là ngừng thanh toán. Trong thư tín dụng, nguyên tắc
độc lập là vẫn nguyên tắc thiết yếu nhất . Chức năng quan trọng nhất của nó là thiết lập
trách nhiệm thanh toán riêng cho các ngân hàng; do đó, thư tín dụng trở thành một công cụ
thanh toán đáng tin cậy và thuận tiện.
9
Yan Hao & Ling Xiao. (2013). Risk Analysis of Letter of Credit. International Journal of
Business and Social Science. (Vol.4, No.9, p.201)
16
2.1.3.4. Quy trình thực hiện L/C
(3)
(7)
(8)
(2) (11) (10) (9) (6) (4)
(5)
(1)
Hình 2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ10
(1) Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
(2) Nhà NK làm thủ tục yêu cầu ngân hàng phát hành L/C cho nhà XK thụ hưởng.
Muốn phát hành L/C, nhà NK phải trả cho ngân hàng một khoản phí và ký quỹ nhỏ
hơn hoặc bằng giá trị của L/C, mức ký quỹ tùy theo hạn mức mỗi ngân hàng quy định. Dựa
vào mối quan hệ hợp tác, sự tín nhiệm giữa ngân hàng với nhà NK mà nhà NK cũng có thể
được miễn ký quỹ hoặc chỉ ký quỹ một phần trị giá L/C hoặc là phải ký quỹ 100% trị giá
L/C.
Nhà NK sau khi thực hiện nghĩa vụ mở L/C của mình sẽ không thể từ chối trả tiền khi
nhà XK hoàn thành đúng nghĩa vụ giao hàng và cung cấp chứng từ đúng theo yêu cầu L/C.
10
Trầm Thị Xuân Hương. (2008). Thanh toán quốc tế. NXB Lao Động – Xã Hội
Nhà xuất khẩu
Nhà nhập khẩu
NH thông báo L/C
NH mở L/C
17
(3) Ngân hàng mở L/C sẽ phát hành L/C theo đúng yêu cầu của nhà NK nêu trong
đơn đề nghị và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho nhà XK biết về việc L/C
đã được mở.
(4) Ngân hàng thông báo sau khi nhận được LC từ ngân hàng phát hành sẽ tiến hành
thông báo cho nhà XK biết rằng L/C đã mở và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì
chuyển ngay cho nhà XK.
(5) Dựa vào các điều khoản và điều kiện trong L/C, nhà XK nếu chấp nhận thư tín
dụng đó thì tiến hành giao hàng, còn nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng phát hành
L/C sửa đổi , bổ sung, điều chỉnh thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng mua bán hàng
hóa.
(6) Nhà XK sau khi giao hàng thì tiến hành lập bộ chứng từ xuất khẩu gửi đến ngân
hàng thông báo.
(7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang ngân hàng mở L/C để
xem xét trả tiền.
(8) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến
hành thanh toán tiền cho nhà XK. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại
toàn bộ chứng từ cho nhà XK (nhưng nếu nhà NK chấp nhận thanh toán thì ngân hàng phát
hành thư tín dụng vẫn thanh toán và trừ phí sai biệt của bộ chứng từ)
(9) Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho nhà XK
(10) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho nhà NK
(11) Nhà NK xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C giao bộ chứng từ để
nhà nhập khẩu có thể nhận hàng.
2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến phương thức TDCT
2.1.4.1. Giới thiệu về UCP 600 và ISBP 745
a. Giới thiệu về UCP 600
Trước chiến tranh đầu tiên, thương mại quốc tế chủ yếu được thực hiện bởi các bên giao
dịch, những người biết và tin tưởng lẫn nhau. Khi phong tục truyền thống này bị phá vỡ bởi
cuộc chiến vì làm ăn với các công ty mà người ta không bao giờ biết, không đề cập đến
niềm tin, thì phương thức tín dụng chứng từ đã được hình thành.
18
Mặc dù Các quy tắc thực hành thống nhất bắt nguồn từ một sáng kiến của ngân hàng thế
giới, nhưng kể từ năm 1993, họ đã phát triển và tăng lên trên mức độ quốc tế hóa các điều
kiện chung được đặt ra bởi các ngân hàng.
Kể từ khi các quy tắc thống nhất đầu tiên được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) xuất bản
vào năm 1933, sau phiên bản sửa đổi được ban hành vào năm 1951, 1962, 1974, 1983 và
1993, UCP đã trở thành các quy tắc chính chi phối các L/C. Tuy nhiên, đối với sự khởi đầu
đầu tiên của UCP, các lỗ hổng trong các quy tắc có thể là điểm nóng của gian lận, trong đó
ICC luôn nỗ lực để cân bằng chức năng của mình để tạo điều kiện cho thương mại quốc tế
và cũng có ý định giảm gian lận.
Do đó, UCP 600, được phê duyệt vào ngày 25 tháng 10 năm 2006 bởi Ủy ban Kỹ thuật và
Thực hành Ngân hàng ICC, là phiên bản mới nhất của các quy tắc chi phối các giao dịch
L/C trên toàn thế giới có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.
 Bản chất và ứng dụng của UCP 600:
UCP không phải là một công ước quốc tế, cũng không phải là một luật. Đây không phải là
một công ước quốc tế vì nó không tạo ra một thỏa thuận chính thức giữa các quốc gia cũng
như luật pháp, vì ICC, là một tổ chức phi chính phủ, không có thẩm quyền lập pháp.
UCP là một bản tổng hợp của các tập quán và thông lệ ngân hàng được quốc tế chấp nhận
liên quan đến thư tín dụng. Đó là biện pháp hài hòa thành công nhất trong lịch sử thương
mại quốc tế, đã loại bỏ rất nhiều vấn đề kỹ thuật có thể làm suy yếu hoạt động trơn tru của
thư và tín dụng.
Mặc dù UCP không phải là luật, chúng ta không thể phủ nhận rằng nó có hiệu lực vì nó
được kết hợp bằng cách tham chiếu trong phần lớn các thư tín dụng được sử dụng trên toàn
thế giới. Họ giải thích các thuật ngữ kỹ thuật; họ đề cao tính nhất quán; và họ cho phép các
bên thể hiện ý định của mình một cách ngắn gọn mà không cần phải thương lượng và đưa
ra tất cả các điều khoản của mối quan hệ theo chiều dài. Tuy nhiên, trong khi không coi
thường tiện ích của UCP, phải thừa nhận rằng các điều khoản của họ không cấu thành một
bộ luật theo luật định, vì tiêu đề của họ cho thấy rõ ràng chúng có chứa một công thức về
hải quan và thông lệ, mà các bên tham gia thư tín dụng có thể đưa vào hợp đồng của họ
bằng cách tham khảo.
19
b.Giới thiệu về ISBP 745
Khi xuất bản UCP, ICC chỉ cung cấp một chút hướng dẫn về những gì cấu thành nên hoạt
động ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế . Phản ánh về nhu cầu cấp thiết về việc đưa ra lời giải
thích chi tiết hơn về ý nghĩa của hoạt động ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, Ủy ban Ngân
hàng ICC đã thành lập một Lực lượng đặc nhiệm vào tháng 5 năm 2000. Lực lượng đặc
nhiệm được chỉ định thu thập và ghi lại hoạt động ngân hàng tiêu chuẩn trên toàn thế giới
để kiểm tra các tài liệu được trình bày theo các khoản tín dụng tài liệu được ban hành theo
UCP 500. Mục đích là để cố gắng giảm số lượng chứng từ xuất trình bị ngân hàng từ chối
bằng cách cung cấp một tiêu chuẩn cho người kiểm tra tài liệu.
Sau khi dành nhiều tháng để thu thập và xem xét các hoạt động khác nhau được theo dõi
bởi các ngân hàng trên toàn thế giới, bộ phận chuyên môn đã đệ trình bản thảo cuối cùng
lên Ủy ban. Bản Thực hành Ngân hàng Tiêu chuẩn Quốc tế để Kiểm tra Tài liệu theo Thư
tín dụng Tài liệu, hay thường được gọi là ISBP 645, đã được Ủy ban phê duyệt tại cuộc
họp tại Rome vào tháng 10 năm 2002.
Các ISBP 645 - như lời tựa giải thích - là một “sự bổ sung thiết thực cho UCP 500”.Nó đưa
ra một lời giải thích chi tiết về cách các quy tắc của UCP 500 trong việc kiểm tra các tài
liệu sẽ được áp dụng theo từng ngày. Như vậy, nó lấp đầy một khoảng cách cần thiết giữa
các nguyên tắc chung được công bố trong các quy tắc và công việc hàng ngày của người
hành nghề kiểm tra tín dụng tài liệu. Bằng cách sử dụng ISBP, người kiểm tra tài liệu có
thể đưa các hoạt động của họ phù hợp với những người theo sau bởi các đồng nghiệp của
họ trên toàn thế giới.
Sau khi ban hành UCP 600, ICC đã xuất bản ấn phẩm “ISBP 681 – 2007” thay cho ấn
phẩm cũ “ISBP 645 – 2002”. Tuy nhiên sau gần 7 năm áp dụng, ISBP 681, trong chừng
mực nào đó, đã bộc lộ nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về kiểm tra
chứng từ theo L/C, do vậy vào tháng 4 năm 2013, Ủy ban ngân hàng của ICC đã thông qua
bản ISBP sửa đổi mới với tên gọi mới là ISBP 745. Có thể nói ISBP 745 là phiên bản được
sửa đổi cẩn thận hơn nhiều so với ISBP 681 cả về nội dung lẫn hình thức.
20
2.1.4.2. Các văn bản pháp lí khác
a. eUCP
Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với thiết lập tiêu chuẩn để trình bày các tài liệu điện
tử của tháng năm 2000 của Ủy ban Ngân hàng của Phòng Thương mại Quốc tế có thẩm
quyền thành lập một Nhóm công tác “xây dựng quy tắc cho sự tiến bộ từ các khoản tín
dụng trên chứng từ điện tử”.
Mục tiêu chính của Nhóm công tác là thiết lập một giải pháp độc lập về công nghệ, cho
phép thực tiễn trong tương lai nổi lên khỏi hầu hết các hạn chế về công nghệ.
Các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng điện tử, hoặc thường được gọi là các
eUCP đã được phê duyệt tại cuộc họp ICC Ủy ban Banking tại Frankfurt trong tháng 11
năm 2001 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng Tư 2002.
Thành tựu lớn nhất của eUCP là đưa tín dụng tài liệu vào thời đại điện tử và cách mạng hóa
việc sử dụng nó. Bằng cách giới thiệu khái niệm về cách trình bày hỗn hợp, cho phép trình
bày tài liệu điện tử hoặc điện tử một phần (sử dụng cả tài liệu giấy và hồ sơ điện tử), nó thể
hiện một bước quan trọng đối với kỷ nguyên thương mại không giấy tờ trong đó phần lớn
việc trình bày các tài liệu sẽ được thực hiện điện tử.
b. Quy tắc thống nhất cho các khoản hoàn trả giữa các ngân hàng theo L/C (URR)
Các quy tắc thống nhất bồi hoàn giữa các ngân hàng theo L/C (URR 525) có hiệu lực vào
ngày 1 tháng Bảy năm 1996.Sự cần thiết phải soạn thảo các điều khoản này đã được giải
thích bởi Jean-Charles Roucher, sau đó là Secreatry-Genral của ICC, trong lời tựa cho
URR 525: “Bản sửa đổi năm 1974 của UCP, cập nhật phiên bản năm 1962, phản ánh tầm
quan trọng ngày càng tăng của thị trường tiền tệ trong thương mại quốc tế và lần đầu tiên
đưa ra tham chiếu cụ thể về sự tham gia của một ngân hàng thứ ba của Pháp. Một điều rõ
ràng là, trong khi UCP là tiêu chuẩn quốc tế cho hoạt động tín dụng chứng từ, thì sự tăng
trưởng lớn về khối lượng hoàn trả tiền liên ngân hàng vẫn chủ yếu là thông lệ được chấp
nhận tại địa phương tại các trung tâm tài chính lớn, ngoại trừ một Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,
nơi các ngân hàng đã xây dựng các quy tắc hoạt động của riêng họ.”
21
Để tạo ra các tiêu chuẩn quốc tế, Ủy ban Ngân hàng ICC đã thành lập một Nhóm Công tác
vào năm 1993. Mục đích của nhóm này là tập tài liệu hiện hành, cân nhắc các quan điểm
khác nhau và đôi khi, chọn cách thực hành tốt nhất .
Sau một quá trình soạn thảo, quy tắc thống nhất bồi hoàn giữa các ngân hàng dưới Tín
dụng chứng từ được chấp nhận bởi ICC vào ngày 26 tháng 09 năm 1995, và lần đầu tiên
được công bố như là ấn phẩm ICC số 525 trong tháng 11 năm 1995.
Mười bảy điều của thỏa thuận URR 525 với tình huống được nêu trong UCP 600, trong đó
có ba ngân hàng (một ngân hàng phát hành, một ngân hàng yêu cầu và một ngân hàng hoàn
trả) có liên quan. Nó không sửa đổi các quy định của UCP nhưng đặt ra một mã chi tiết cho
quá trình hoàn trả.
URR 525 đã nhận được sự tán thưởng chung của các học viên và một số người tin rằng có
thể trở thành một phần của UCP với phiên bản tiếp theo.
c.Tập quán L/C dự phòng
Tập quán L/C dự phòng (ISP 98) là một bộ quy tắc đề cập cụ thể đến hoạt động của thư tín
dụng dự phòng.
Thư tín dụng dự phòng được phát triển ở Hoa Kỳ vào những năm 1950, nơi các ngân hàng
bị cấm phát hành bảo lãnh. Để khắc phục khó khăn này, hoạt động ngân hàng đã tạo ra thư
tín dụng dự phòng thay thế cho bảo lãnh. Kể từ đó, việc sử dụng thư tín dụng dự phòng đã
lan rộng không chỉ trong số các công ty Mỹ mà trên toàn thế giới.
Trước đây, thư tín dụng dự phòng đã được cấp theo UCP. Điều 1 của UCP 600 đưa ra một
tham chiếu cụ thể đến các khoản tín dụng dự phòng và tuyên bố rằng các quy định của nó
được áp dụng cho các khoản tín dụng tài liệu và trong phạm vi mà chúng có thể được áp
dụng, cho các khoản tín dụng dự phòng. Tuy nhiên, một số quy định của UCP không phù
hợp với L/C dự phòng và một số vấn đề quan trọng trong thực hành dự phòng hoàn toàn
không được giải quyết.
Ý tưởng tạo ra các quy tắc đặc biệt cho các hoạt động dự phòng đã ra đời trong quá trình
soạn thảo Công ước Liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và Thư tín dụng dự phòng. Các ISP
22
98, được tạo ra bởi Viện Luật Ngân hàng quốc tế và thực tiễn, Inc đã được sửa đổi và thông
qua bởi ICC và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1999.
ISP 98 phản ánh thực tế thường được chấp nhận. Nó tương thích với UCP và với Công ước
của Liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng. Nó cũng dự định sẽ đưa
ra hướng dẫn cho luật sư và thẩm phán trong việc giải thích thực hành dự phòng bằng cách
chứa một số vấn đề thường không được luật pháp địa phương giải quyết.
2.2. Rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ
2.2.1. Khái niệm chứng từ
Chứng từ đóng một vai trò quan trọng trong thương mại hàng hóa quốc tế, các thủ tục
thanh toán tiêu chuẩn (tín dụng chứng từ tài chính) dựa vào chúng. Tuy nhiên, trong thực
tế, một phần rất lớn các giao dịch hàng hóa dẫn đến các chứng từ mà không phù hợp với
các điều khoản trong Thư tín dụng. Điều này là nguyên nhân rủi ro cho cả hai người mua
và người bán (bao gồm cả nguy cơ từ chối chấp nhận hàng hóa, và nguy cơ không thanh
toán) và có thể trả giá khá đắt.
Trong hoạt động TTQT và tài trợ thương mại quốc tế, theo điều 2 khoản b Quy tắc thống
nhất về nhờ thu (URC) số 522 do Phòng thương mại quốc tế tại Paris ban hành năm 1995
thì “chứng từ” được định nghĩa như sau:
- Các chứng từ là các chứng từ tài chính và các chứng từ thương mại
- Chứng từ tài chính bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương tự khác
dùng để thu tiền.
- Chứng từ thương mại gồm hoá đơn, chứng từ vận tải, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc
các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào khác miễn không phải là các chứng từ tài
chính.
Rủi ro về chứng từ trong phương thức TDCT là những vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong
quá trình kiểm tra, giám sát bộ chứng từ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của
23
các chủ thể tham gia giao dịch. Rủi ro chứng từ có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong
quá trình thực hiện giao dịch, và có thể xảy ra với bất cứ chủ thể nào: nhà xuất khẩu, nhà
nhập khẩu hay ngân hàng.
Gian lận và giả mạo chứng từ là một trong những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro và
tranh chấp trong TTQT khi các bên sử dụng các phương thức thanh toán như chuyển tiền,
nhờ thu hay L/C. Đặc biệt, hiện tượng này phát sinh nhiều nhất là trong phương thức
TTQT bằng L/C xuất phát từ đặc điểm của phương thức thanh toán này. Tuy nhiên, vấn đề
gian lận, lừa đảo và giả mạo chứng từ lại hoàn toàn chưa được quy định trong UCP600 của
ICC. Cũng có thể hiểu quan điểm của ICC là các quy tắc của họ ban hành chỉ nhằm điều
chỉnh các chứng từ được thiết lập trên cơ sở các giao dịch là trung thực, là minh bạch, là
thật, nên họ bỏ ngỏ vấn đề này cho luật địa phương giải quyết. Tuy nhiên, hơn 170 nước
trong đó có Việt Nam sử dụng phương thức TTQT bằng L/C đều không có luật riêng bàn
về vấn đề này.
2.2.2. Các loại chứng từ chính được sử dụng trong thương mại quốc tế11
2.2.2.1. Hóa đơn thương mại(Commercial invoice)
Hóa đơn thương mại là một trong những chứng từ quan trọng nhất trong thư tín dụng. Đó
là một tài liệu mô tả đầy đủ về giao dịch thương mại, tức là số hóa đơn, danh sách đầy đủ
của các loại, các mặt hàng, số lượng, ngày giao hàng, phương thức vận chuyển, địa chỉ của
người giao hàng và người mua và các điều khoản giao hàng và thanh toán. Với hóa đơn
thương mại, người bán xác nhận rằng hàng hóa đã được giao theo hợp đồng và do đó có
quyền yêu cầu thanh toán, miễn là tất cả thông tin, điều khoản thanh toán và mô tả hàng
hóa tương ứng chính xác với thư tín dụng. Mặt khác, nhà nhập khẩu cần hóa đơn thương
mại để làm thủ tục hải quan vì nó thường được cơ quan hải quan sử dụng để đánh thuế.
11
Youssef, F. (1998). Documentary risk in commodity trade. In United Nations Conference
on Trade and Development.
24
2.2.2.2.Vận tải đơn(Bill of lading)
Vận tải đơn (B/L) là hợp đồng giữa chủ hàng (người giao hàng ) và công ty vận tải. Nó
được coi là một biên nhận cho hàng hóa được vận chuyển (được người vận chuyển trao cho
người bán), một hợp đồng giao hàng (tức là hợp đồng giao hàng hóa dưới dạng vận chuyển
hàng hóa cho người nhận hàng), và quan trọng nhất là một tài liệu về tiêu đề cho hàng hóa.
Vận đơn có ba chức năng cơ bản: bằng chứng về hợp đồng vận chuyển (tức là hợp đồng
giữa người vận chuyển và người giao hàng để vận chuyển hàng hóa), biên nhận do người
vận chuyển cấp cho người giao hàng đối với hàng hóa nhận được để vận chuyển, (tức là
bằng chứng giao hàng hóa trên tàu) và quan trọng nhất là bằng chứng về quyền sở hữu đối
với hàng hóa (vận đơn, đại diện cho hàng hóa vật lý, chứng minh quyền sở hữu hàng hóa
trong trường hợp tranh chấp và khi chuyển nhượng quyền đối với hàng hóa trong quá cảnh
bằng cách chuyển tài liệu giấy cho một bên khác).
Vận đơn phải được chuẩn bị chính xác theo những gì đã được nói trong thư tín dụng. Sau
khi đạt được điều này và giao hàng được thực hiện, người bán có thể chuyển sang ngân
hàng đàm phán với vận đơn và tất cả các chứng từ cần thiết để thanh toán. Nếu tất cả mọi
thứ là chính xác thì việc thanh toán có thể được thực hiện. Vận đơn sau đó được chứng
thực, chuyển tiêu đề hàng hóa và chuyển cho người nhận hàng, người có thể nhận chuyển
hàng.
Vận tải đơn gồm các loại: Vận đơn đường biển (Bill of Lading), giấy gửi hàng đường biển
(Sea Waybill), vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party Bill of Lading), vận đơn
hàng không (Air Waybill), vận đơn đường bộ/nội địa (Overland/Inland Bill of Lading),…
2.2.2.3.Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
Một số quốc gia yêu cầu một tuyên bố đã ký để chứng thực nguồn gốc của hàng hóa được
xuất khẩu. Giấy chứng nhận này được hoàn thành bởi nhà xuất khẩu và thường có thể được
lấy thông qua một tổ chức bán chính thức như phòng thương mại địa phương. Giấy chứng
nhận xuất xứ cũng có thể được cấp bởi một tổ chức hàng hóa quốc tế. Giấy chứng nhận
25
xuất xứ thường phải được hợp pháp hóa (chứng thực) bởi phòng thương mại địa phương
hoặc bởi đại sứ quán hoặc lãnh sự quán địa phương của quốc gia yêu cầu giấy chứng nhận
xuất xứ. Nếu không có đại diện của nước nhập khẩu tại nước xuất khẩu, thì cần phải gửi tài
liệu để chứng thực cho các cơ quan thương mại ở nước nhập khẩu, điều này đôi khi có thể
dẫn đến sự chậm trễ thêm.
2.2.2.4. Giấy chứng nhận kiểm định (Inspection Certificate)
Hầu hết người mua (và cả các quốc gia) sẽ yêu cầu chứng nhận kiểm tra chứng thực các
thông số kỹ thuật của hàng hóa được vận chuyển, thường được thực hiện bởi bên thứ ba.
Kiểm tra bên thứ ba, nếu cần, được thực hiện bởi các chuyên gia. Giấy chứng nhận kiểm
tra thường được lấy từ các tổ chức kiểm tra / kiểm tra độc lập (chẳng hạn như SGS,
Vinacontrol,…). Tùy thuộc vào quy định của chính phủ nhập khẩu hoặc yêu cầu của người
mua, việc kiểm tra có thể bao gồm xác minh chất lượng và số lượng, giá thị trường xuất
khẩu, giá trị cho mục đích hải quan, phân loại hải quan và đủ điều kiện nhập khẩu.
2.2.2.5. Phiếu đóng gói(Packing List)
Phiếu đóng gói là một tài liệu bổ sung cho hóa đơn thương mại. Nó cung cấp thông tin liên
quan cho người mua, hãng tàu, ngân hàng và cơ quan hải quan nước ngoài. Trong hầu hết
các trường hợp, một phiếu đóng gói được chỉ định trong thư tín dụng như một tài liệu bắt
buộc phải nộp.
Phiếu đóng gói lưu ý kích thước, loại, số lượng gói và nội dung của container vận chuyển
và đặc biệt là trọng lượng tịnh và tổng trọng lượng tính bằng pound và kilôgam; tất cả đều
là những thông tin cần thiết do đó, việc cung cấp là nên làm để hoàn thành quá trình xuất
khẩu.
Mặc dù phiếu đóng gói không bắt buộc theo luật hải quan của mỗi quốc gia, tuy nhiên nó
vẫn được một số hải quan sử dụng để kiểm tra đối với vận đơn hoặc hóa đơn thương mại vì
sự không nhất quán và thông tin mâu thuẫn. Phiếu đóng gói có nhiều định dạng khác nhau,
tất cả đều có cùng chức năng cơ bản: để xác nhận nội dung của lô hàng khi nó rời khỏi cơ
26
sở của nhà xuất khẩu và để chỉ ra trọng lượng, số đo, gói số trong lô hàng đó và cách thức
vận chuyển, ví dụ như hộp, thùng giấy, v.v…
2.2.2.6. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
Giấy chứng nhận bảo hiểm (gọi là bảo hiểm hàng hóa hàng hải) là một tài liệu xác nhận
rằng hàng hóa được bảo hiểm cho lô hàng và do đó được bảo hiểm cho các tổn thất và thiệt
hại trong quá trình vận chuyển. Nó được chuẩn bị trước khi vận chuyển hàng hóa, và cung
cấp xác nhận về loại và số tiền bảo hiểm trên hàng hóa. Điều cần thiết cho bất kỳ giao dịch
thương mại quốc tế nào là có bảo hiểm vì các lô hàng quốc tế có mức độ rủi ro cao. Điều
kiện thời tiết xấu, xử lý thô và các nguy hiểm phổ biến khác để vận chuyển làm cho bảo
hiểm hàng hải trở thành một sự bảo vệ quan trọng cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu.
Việc vận chuyển đường dài, thời gian vận chuyển kéo dài và vận chuyển bởi nhiều hơn
một hãng vận tải, điều này có nghĩa là nhiều tải và dỡ hàng, dẫn đến khả năng hàng hóa dễ
bị hư hỏng hoặc mất mát. Do đó, bảo hiểm hàng hải là cần thiết cho các nhà nhập khẩu,
xuất khẩu và giao nhận vận tải, để chuyển rủi ro mất mát và bảo vệ chống lại tổn thất vật
chất, thiệt hại hoặc hư hỏng và chậm trễ trong quá trình vận chuyển.
2.2.3. Phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra chứng từ
Các bên chính liên quan đến chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ là nhà xuất
khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng. Giống như bất kỳ mô hình thanh toán nào, tất cả các
bên này đều chịu rủi ro khác nhau.
2.2.3.1. Rủi ro đối với người bán (nhà xuất khẩu)
Là người thụ hưởng thư tín dụng, nếu có rủi ro cho giao dịch, nhà xuất khẩu nên là người
đầu tiên chịu rủi ro. Nói chung, rủi ro cho nhà xuất khẩu có thể đến từ nhà nhập khẩu.
a. Nhà NK vi phạm nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt
Nhà nhập khẩu áp dụng thư tín dụng từ một ngân hàng phát hành mà không tuân thủ
nghiêm ngặt hợp đồng. Các điều khoản và điều kiện tín dụng phải tuân thủ hợp đồng. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu không mở/cấp thư tín dụng dựa trên hợp
đồng mua bán vì các loại lý do. Hành vi này gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng trở
27
nên khó khăn, hoặc dẫn đến tổn thất gia tăng đối với các nhà xuất khẩu. Các tình huống
thường gặp nhất là: các nhà nhập khẩu không mở thư tín dụng đúng hạn hoặc hoàn toàn
không áp dụng điều khoản từ các ngân hàng. Ví dụ, trong trường hợp liên quan đến thay
đổi thị trường, hạn chế nghiêm ngặt đối với ngoại tệ, nhà nhập khẩu sẽ thay đổi thời gian
hoặc trì hoãn thời gian để mở thư tín dụng. Nhà nhập khẩu thêm một số điều khoản trong
thư tín dụng, ví dụ, nhà nhập khẩu có thể nâng cấp loại bảo hiểm; tăng số tiền bảo hiểm;
thay đổi cảng đích; thay đổi bao bì, để nhằm có được mục đích là thay đổi hợp đồng.
b. Thiết lập các rào cản khó thực hiện
Bằng cách sử dụng nguyên tắc quan trọng của thư tín dụng “Tuân thủ nghiêm ngặt các tài
liệu và tín dụng”, nhà nhập khẩu thêm một số điều kiện khó đạt được hoặc đặt ra một số
bẫy kinh doanh có chủ đích. Chẳng hạn như các mệnh đề chưa được xác nhận; những từ
ngữ sai lầm và mệnh đề mâu thuẫn về nội dung. Những sai lầm đó có thể là lỗi đánh máy
của tên, địa chỉ, lô hàng, thời gian hết hạn, v.v.Những sai lầm có thể ảnh hưởng trực tiếp
đến các tài liệu phải nộp, và đôi khi nó sẽ là cái cớ để từ chối thanh toán của ngân hàng
phát hành.
c. Thư tín dụng
Nếu các nhà nhập khẩu sử dụng thư tín dụng không có thật hoặc đánh cắp thư tín dụng với
hình thức để trống từ ngân hàng hoặc nhận thư tín dụng từ một nhân viên làm việc trong
một ngân hàng đã hoặc sắp phá sản, các nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt với tai họa mất
cả hàng hóa và tiền bạc.
d. Nhà NK yêu cầu tài liệu đặc biệt
Các nhà nhập khẩu yêu cầu các tài liệu khó đạt được. Một số nhà nhập khẩu quy định các
yêu cầu không thể được thực hiện hoặc kiểm soát bởi các nhà xuất khẩu. Các yêu cầu như
vậy có thể là: theo các điều khoản của FOB & CFR , nhà xuất khẩu chỉ có thể yêu cầu
thanh toán trong phạm vi nhận bảo hiểm; hoặc các tài liệu với một số chữ ký cụ thể.
Chẳng hạn, theo các điều khoản tín dụng, nhà nhập khẩu yêu cầu người thụ hưởng cung
cấp giấy chứng nhận về chất lượng, số lượng và giá cả của hàng hóa. Những giấy chứng
nhận này phải được cấp bởi văn phòng kiểm tra hàng hóa của thành phố, dựa trên quy định
28
của cơ quan kiểm tra hàng hóa ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, cơ quan này chỉ có thể
cấp giấy chứng nhận cho chất lượng và số lượng của hàng hóa. Giá hàng hóa được coi là
một yếu tố kinh doanh, không thuộc trách nhiệm của quá trình kiểm tra. Yêu cầu này là ví
dụ điển hình của điều khoản mà các nhà xuất khẩu không thể đạt được.
e. Xung đột giữa các điều khoản tín dụng và pháp luật liên quan
Các điều khoản của tín dụng không phù hợp với luật pháp của quốc gia liên quan. Trong
thực tế thương mại quốc tế, một số điều khoản trong tín dụng là lợi thế cho nhà xuất khẩu
về ngoại hình. Điểm đáng chú ý là nếu các điều khoản được cho phép theo luật của nước
nhập khẩu .Nhà xuất khẩu nên biết luật ở quốc gia liên quan và đàm phán các điều khoản
không thể thực hiện ở quốc gia của nhà nhập khẩu .Nếu không, nhà xuất khẩu sẽ không chỉ
mất lợi thế trong hợp đồng, mà còn liên quan đến việc hạn chế luật quốc gia khác.
Có một trường hợp liên quan đến luật thuế khác nhau giữa Trung Quốc và Pháp .Một công
ty xuất khẩu của Trung Quốc tài trợ cho một thư tín dụng. Công ty nhập khẩu Pháp đã thỏa
thuận với công ty xuất khẩu Trung Quốc rằng công ty Pháp sẽ chịu trách nhiệm cho toàn
bộ phí gây ra bởi khoản tích lũy. Thỏa thuận này cũng phù hợp với luật thuế của Trung
Quốc. Trong khi đó luật thuế của Pháp là khác nhau về quy định như vậy. Dựa trên luật
thuế Điều 125 của Pháp, ngân hàng quốc gia Paris đã mạnh dạn khấu trừ 30% thuế tích lũy
từ toàn bộ khoản tích lũy mà người thụ hưởng (công ty xuất khẩu của Trung Quốc) phải
nhận. Cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu đều biết rằng đối tượng bị đánh thuế là công ty
nhập khẩu của Pháp. Ngoài Pháp, nước Ý và Síp có cùng quy định về thuế như vậy. Là nhà
xuất khẩu, người bán hàng nên suy nghĩ nhiều hơn về luật pháp ở một quốc gia khác và
đàm phán với nhà nhập khẩu về các điều khoản.
f. Gian lận bằng cách thay đổi thư tín dụng
Các nhà nhập khẩu thay đổi các thư tín dụng quá hạn có chủ đích. Các nhà xuất khẩu có thể
bị lừa cho hàng hóa của họ bởi tín dụng thay đổi này. Các nhà nhập khẩu thay đổi số tiền,
ngày giao hàng và tên người thụ hưởng của khoản tín dụng quá hạn.Với mục đích tài trợ
tiền bằng tín dụng từ ngân hàng, các nhà nhập khẩu có thể ưu tiên các nhà xuất khẩu phát
hành tín dụng. Trường hợp tương quan ở Trung Quốc đã xảy ra trên một công ty thương
29
mại ở tỉnh JiangSu. Công ty thương mại JiangSu đã nhận được một thư tín dụng, được gửi
bởi một khách hàng HongKong. Số tiền của khoản tín dụng là USD 3.180.000. Ngân hàng
chi nhánh Trung Quốc đã tìm thấy dấu vết thay đổi rõ ràng trên thư tín dụng bằng cách
kiểm toán tín dụng. Thư tín dụng đã được thay đổi số lượng, ngày giao hàng, tên của người
thụ hưởng. Ngân hàng chi nhánh Trung Quốc đã nhắc nhở người thụ hưởng (công ty
thương mại JiangSu) và hỏi về thư tín dụng từ ngân hàng phát hành ngay lập tức.
Cuối cùng, nó được chứng minh là một trường hợp gian lận bằng cách sử dụng thư tín
dụng quá hạn. Công ty HongKong đã cố gắng cấp tín dụng quá hạn cho nhà xuất khẩu, sau
đó sử dụng nó như một khoản thế chấp và nhận tiền từ ngân hàng.
2.2.3.2. Rủi ro đối với người mua (nhà nhập khẩu)
a. Rủi ro gian lận
Hoạt động của L/C có thể được coi là một hoạt động của các tài liệu. Các bên liên quan
hoàn thành trách nhiệm của họ dựa trên các tài liệu đó. Bằng chứng duy nhất cho ngân
hàng phát hành là sự tuân thủ nghiêm ngặt giữa các tài liệu và tín dụng. Miễn là các tài liệu
tuân thủ nghiêm ngặt, ngân hàng phát hành phải trả tiền. Theo UCP 600, ngân hàng không
có trách nhiệm đối với hình thức, sự đầy đủ, chính xác, tính xác thực, giả mạo của bất kỳ
tài liệu nào hoặc hành động thiếu sót, khả năng thanh toán, hiệu suất hoặc vị thế của các
bên liên quan. Ngân hàng hình thành một truyền thống rằng họ chỉ kiểm tra tính xác thực
trên bề mặt của các tài liệu. Hơn nữa, kiểm tra thực tế thiết yếu của các tài liệu đã vượt quá
chức năng của các ngân hàng, vì vậy các ngân hàng không thể làm nhiều hơn về điều đó.
b. Rủi ro chất lượng
Rủi ro chất lượng mà các nhà nhập khẩu phải chịu theo thời hạn của thư tín dụng, là các
nhà xuất khẩu trao đổi các nhà nhập khẩu với hàng hóa kém chất lượng. Từ đặc điểm của
thỏa thuận chứng từ theo các điều khoản của thư tín dụng, nhà nhập khẩu có thể nhận được
toàn bộ bộ chứng từ để nhận hàng chỉ sau khi thanh toán hoặc chiết khấu.Trước đó, nhà
nhập khẩu không thể biết liệu nhà xuất khẩu có cung cấp hàng hóa với chất lượng tốt hay
không. Các nhà nhập khẩu sẽ bị thụ động. Hơn nữa, nếu nhà nhập khẩu tìm thấy vấn đề
30
chất lượng của hàng hóa sau khi thanh toán hoặc chiết khấu, thật khó để có được sự bảo vệ
thông qua cách hợp pháp.
c.Rủi ro phát sinh của ngân hàng phát hành
Nhiều người cho rằng trong bản chất hành động thanh toán của ngân hàng phát hành là rất
an toàn, không có rủi ro cho hành động này, vì vậy rủi ro này hiếm khi được đề cập. Nhưng
trên thực tế, ở đây với cường độ làm việc cao, một số ngân hàng phát hành không kiểm tra
các tài liệu được giao bởi ngân hàng đàm phán. Những ngân hàng phát hành chỉ chuyển tài
liệu cho người nộp đơn trực tiếp. Việc không hoàn thành nghĩa vụ của ngân hàng và không
thực hiện nghĩa vụ của họ gây ra thiệt hại: thiệt hại về lợi ích của nhà nhập khẩu bởi sự
khác biệt không được giải thích, quyền của người nộp đơn có thể được bảo vệ.
2.2.3.3. Rủi ro đối với ngân hàng
a. Đối với ngân hàng phát hành L/C
Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu NH phát hành kiểm tra không kĩ đơn xin mở thư tín dụng sẽ
dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản chứa đựng rủi ro cho ngân hàng sau này.
Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu NH phát hành đồng ý thanh toán hay chấp nhận
thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách cẩn thận bộ chứng từ, để bộ
chứng từ có sai biệt, nhà NK không chấp nhận hoàn trả, thì NH không thể đòi tiền nhà NK.
Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui định của L/C
ngay cả khi nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ.
Trong trường hợp hàng hóa đến trước bộ chứng từ thì NH phát hành hay được yêu cầu
chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa hề nhìn thấy bộ chứng từ. Nếu không
có sự đảm bảo của người NK về việc hoàn trả, thì NH phát hành sẽ gặp phải rủi ro khi BCT
có sai sót, khi đó nhà NK có thể không chấp nhận thanh toán và NH không thể truy đòi
được tiền từ nhà NK.
Nếu trong L/C ngân hàng phát hành không qui định bộ vận tải đơn đầy đủ(full set of bills
of lading) thì một người NK có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của
31
bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là ngân hàng phát hành theo cam kết
của L/C.12
NH phát hành có thể gặp rủi ro do không thực hiện đúng theo UCP 600, đó là đưa ra quyết
định từ chối bộ chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc của ngân hàng, dẫn đến mất quyền từ
chối và phải thanh toán kể cả bộ chứng từ có sai biệt.
b. Đối với ngân hàng thông báo L/C
NH thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thật, đồng thời phải
xác minh chữ ký, mẫu điện của NH phát hành trước khi thông báo đến nhà XK. Rủi ro xảy
ra với NH thông báo là khi NH này thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có
hiệu lực trong khi chính NH chưa xác thực L/C.
c.Đối với ngân hàng xác nhận
Nếu bộ chứng từ được xuất trình là phù hợp thì NH xác nhận phải trả tiền cho nhà XK bất
luận là có truy hoàn được tiền từ NH phát hành hay không. Như vậy, NH xác nhận chịu rủi
ro tín dụng đối với NH phát hành.
Nếu NH xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm
tra bộ chứng từ một cách cẩn trọng, để bộ chứng từ có sai biệt mà không phát hiện ra, NH
phát hành không chấp nhận thanh toán thì NH xác nhận cũng không thể đòi tiền NH phát
hành.
d. Đối với ngân hàng được chỉ định13
Các NH được chỉ định không có trách nhiệm thanh toán cho nhà XK trước khi nhận được
tiền hàng từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ được xuất trình,
12
Nguyễn Thị Lan Phương. Một số rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán TDCT.
Truy xuất từ https://voer.edu.vn/m/mot-so-rui-ro-chu-yeu-trong-phuong-thuc-thanh-toan-tin-dung-
chung-tu
13
Nguyễn Thị Lan Phương. Một số rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán TDCT.
Truy xuất từ https://voer.edu.vn/m/mot-so-rui-ro-chu-yeu-trong-phuong-thuc-thanh-toan-tin-dung-
chung-tu
32
các NH được chỉ định thường ứng trước cho nhà XK với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà
XK, do đó NH này phải chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà XK.
2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro vấn đề chứng từ theo phương thức TDCT
2.2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, do khоảng сáсh về mặt địа lý
Сáс bên thаm giа vàо hоạt động muа bán hàng hóа quốс tế đến từ сáс quốс giа kháс nhаu,
và thường giữа họ сó khоảng сáсh rất lớn về mặt địа lý. Thời giаn để vận сhuуển hàng hóа
từ người bán đến đượс với người muа thường diễn rа sаu thời điểm thаnh tоán. Những
người thiếu trung thựс сhо rằng họ hоàn tоàn сó đủ thời giаn để lập, tạо rа một bộ сhứng từ
giả mạо để уêu сầu thаnh tоán và sаu đó tẩu tán trướс khi tàu сậр bến quốс giа người nhậр
khẩu.
Hai là, do khе hở рháр lý сủа сáс điều khоản tố tụng
Dù сhо những tổn thất lớn đã và đаng diễn rа trоng hоạt động muа bán quốс tế, nhưng сáс
quốс giа vẫn сhưа đạt đượс sự đồng thuận quốс tế сhung nàо quу định, hướng dẫn vấn đề
nàу. Ngау сả khi trаnh сhấр đã đượс хáс lậр, thì người muа và ngân hàng ở nhiều quốс giа
сũng lúng túng không biết рhải làm gì, áр dụng điều luật nàо vì luật quốс tế hау luật quốс
giа đều không сó hướng dẫn сụ thể để giải quуết vấn đề trên.
Hơn nữа сáс nạn nhân trоng những vụ lừа đảо đôi khi сũng không nỗ lựс đòi lấу сông
bằng сhо сhính mình bởi lẽ сhi рhí liên quаn сó khi сòn lớn hơn сả tổn thất mà họ рhải
сhịu; hоặс nhiều сông tу сhо rằng việс kiện tụng sẽ làm ảnh hưởng đến thаnh dаnh сông tу
họ.
Ba là, do cơ сhế hоạt động сơ bản сủа L/С: hоàn tоàn trên сơ sở сhứng từ
Việс thаnh tоán hау сhấр nhận thаnh tоán L/С сủа ngân hàng hоàn tоàn trên сơ sở сhứng
từ хuất trình сó рhù hợр hау không. Mối quаn hệ hợр đồng giữа ngân hàng рhát hành và
người thụ hưởng L/С hоàn tоàn độс lậр với сáс mối quаn hệ hợр đồng сơ sở để tạо nên
L/С ấу dù сhо сhúng đượс dẫn сhiếu đến trоng L/С. Vì vậу, khi người thụ hưởng хuất trình
33
сhứng từ mà thỏа mãn сáс уêu сầu đặt rа trоng L/С và сáс quу định сủа UСР đượс dẫn
сhiếu thì ngân hàng сó nghĩа vụ thаnh tоán сhо L/С nói trên.
Сơ сhế hоạt động đó đã tạо rа сơ hội thựс hiện ý đồ lừа đảо сủа những người thiếu trung
thựс. Đối với những kẻ lừа đảо thì сhứng từ сhính là tiền. Và với sự рhát triển không
ngừng сủа сông nghệ ngàу nау, việс làm giả сhứng từ không сòn là vấn đề quá khó. Bằng
сáсh lậр rа những сhứng từ giả trоng giао dịсh quốс tế kẻ lừa đảo сó thể thựс hiện một
giао dịсh khống: сó сhứng từ nhưng không сó sự сhuуển giао hàng hóа; hоặс bằng mọi
сáсh để lậр rа những сhứng từ сó thông tin sаi lệсh.
Bốn là, sự đа dạng, рhứс tạр сủа hệ thống рháр luật liên quаn và sự hạn сhế сủа
biệt lệ đối với giаn lận, giả mạо trоng рhương thứс thаnh tоán bằng L/С
Sự kháс biệt về tốс độ рhát triển сủа nền kinh tế сũng như сáсh thứс giải quуết vấn đề lừа
đảо L/С không hоàn tоàn thống nhất trоng hаi hệ thống luật đаng là một trở ngại lớn đối
với việс giải quуết trаnh сhấр. Hơn nữа, hình рhạt сủа một số quốс giа đối với hành vi giаn
dối сòn quá nhẹ, không đủ để răn đе những người thiếu trung thựс.
Bên cạnh đó, сhưа сó một thông lệ quốс tế сhung nàо điều сhỉnh hành vi сủа tòа, và thựс tế
trоng nhiều trường hợр khó сó thể хin đượс lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để
dừng việc thаnh tоán nhằm bảо vệ quуền lợi сủа người bị hại.
2.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
- Từ phía ngân hàng
Thứ nhất, theo điều 14a và 34 UCP600, ngân hàng sẽ chỉ có trách nhiệm kiểm tra
chứng từ trên bề mặt và nếu trên bề mặt của chứng từ cho thấy sự phù hợp, ngân hàng sẽ
thanh toán cho người bán. Nhiều ngân hàng không nhận thức đầy đủ yêu cầu kiểm tra
chứng từ phù hợp với LC đòi hỏi ba nội dung chính: (1) kiểm tra trên bề mặt chứng từ phù
hợp với LC; (2) kiểm tra sự nhất quán giữa các chứng từ; (3) kiểm tra chứng từ phù hợp
với UCP và thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong vấn đề kiểm tra chứng từ theo
UCP (ISBP) dẫn đến sự thiếu cẩn thận trong việc kiểm tra chứng từ.
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ

More Related Content

Similar to Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...TieuNgocLy
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động Vinaphone
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động VinaphoneLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động Vinaphone
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động VinaphoneNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...hieu anh
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  CỔ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  CỔ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...nataliej4
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ (16)

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động Vinaphone
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động VinaphoneLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động Vinaphone
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động Vinaphone
 
Luận Văn Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Chất Lượng Vốn Con Người
Luận Văn Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Chất Lượng Vốn Con NgườiLuận Văn Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Chất Lượng Vốn Con Người
Luận Văn Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Chất Lượng Vốn Con Người
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Quảng Cáo Tại Công Ty Truyền Hình Cáp S...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBankXây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, 9 ĐIỂMLuận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, 9 ĐIỂM
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  CỔ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  CỔ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ...
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Luận Văn Rủi Ro Trong Quá Trình Kiểm Tra Chứng Từ Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH TRÚC RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH TRÚC RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh Doanh Quốc Tế (Hướng Ứng dụng) Mã số : 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.BÙI THANH TRÁNG Tp. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam” là bài viết của cá nhân tôi và thực hiện trên quá trình nghiên cứu trung thực dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Thanh Tráng. Đây là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành “Kinh Doanh Quốc Tế”, hướng ứng dụng. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kì hình thức nào và tất cả các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Trúc
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ...............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................4 1.5. Những đóng góp mới của bài nghiên cứu.................................................................4 1.6. Kết cấu bài nghiên cứu..............................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN........................................................................................6 2.1. Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế.........................................6 2.1.1. Khái niệm phương thức TDCT ...........................................................................6 2.1.2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ ...................................................8 2.1.3. Thư tín dụng (L/C)..............................................................................................9 2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến phương thức TDCT..................................17 2.2. Rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ......22
  • 5. 2.2.1. Khái niệm chứng từ...........................................................................................22 2.2.2. Các loại chứng từ chính được sử dụng trong thương mại quốc tế...................23 2.2.3. Phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra chứng từ .........26 2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro vấn đề chứng từ theo phương thức TDCT ..........32 2.3. Quản lí rủi ro chứng từ trong phương thức TDCT..................................................35 2.3.1. Khái niệm quản lí rủi ro ...................................................................................35 2.3.2. Quản lí rủi ro giao dịch chứng từ trong phương thức TDCT...........................35 2.4. Kinh nghiệm về quản lí rủi ro chứng từ trong phương thức TDCT tại một số ngân hàng trên thế giới............................................................................................................38 2.4.1. Kinh nghiệm của Citibank N.A, Malaysia ........................................................38 2.4.2. Kinh nghiêm của Standard Chartered..............................................................38 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NH TMCP QUÂN ĐỘI............................40 3.1 Khái quát về NH TMCP Quân Đội Việt Nam .........................................................40 3.2. Kết quả kinh doanh của NH TMCP Quân Đội năm 2018.......................................45 3.3. Thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm 2015-2018 46 3.3.1. Về phương thức Tín dụng chứng từ ..................................................................48 3.3.2. Về phương thức Nhờ thu...................................................................................48 3.3.3. Về phương thức chuyển tiền quốc tế.................................................................49 3.4. Thực trạng rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.................................................................................50 3.4.1 Quy trình kiểm tra BCT nhập khẩu tại MB........................................................50 3.4.2 Quy trình kiểm tra BCT xuất khẩu tại MB.........................................................54 3.4.3 Thực trạng rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ tại MB ............................57 3.5 Phân tích các nhân tố rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT tại các DN XNK ..........70 3.5.1 Phân tích các nhân tố rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT đối với Doanh nghiệp nhập khẩu....................................................................................................................71 3.5.2 Phân tích các nhân tố rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT đối với Doanh nghiệp xuất khẩu.....................................................................................................................78 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA
  • 6. CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MBBANK..86 4.1. Định hướng phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế và Tài trợ Thương mại của Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam đến năm 2025..................................................86 4.1.1. Chất lượng dịch vụ............................................................................................86 4.1.2. Quản trị rủi ro...................................................................................................86 4.1.3. Con người .........................................................................................................87 4.2 Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam.......................................87 4.2.1 MB tư vấn giải pháp cho nhà nhập khẩu...........................................................87 4.2.2 MB tư vấn giải pháp cho nhà xuất khẩu............................................................91 4.2.3 Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.....................................................................................................................93 KẾT LUẬN ......................................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT 1. TTQT : Thanh toán quốc tế 2. TMCP : Thương mại cổ phần 3. MB : Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam 4. TDCT : Tín dụng chứng từ 5. DN XNK : Doanh nghiệp xuất nhập khẩu 6. BCT : Bộ chứng từ 7. UCP : Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) 8. ISBP : Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits) 9. NHPH : Ngân hàng phát hành 10. NHTB : Ngân hàng thông báo 11. NHXN : Ngân hàng xác nhận 12. TTD : Thư tín dụng 13. L/C : Thư tín dụng 14. HĐ : Hợp đồng 15. LCNK : L/C nhập khẩu 16. LCXK : L/C xuất khẩu
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 Bảng 3.2. Doanh số thanh toán L/C (2015 – 2018) Bảng 3.3 Doanh số thanh toán nhờ thu (2015 – 2018) Bảng 3.4. Doanh số thanh toán TTR (2015 – 2018) Bảng 3.5 Kết quả điều tra về rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT theo L/C tại MB Bảng 3.6: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR gian lận chứng từ Bảng 3.7: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR chất lượng hàng hóa Bảng 3.8: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR phát sinh từ NH phát hành L/C Bảng 3.9: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR khác Bảng 3.10: Kết quả thống kê mô tả rủi ro về sai biệt trên từng loại chứng từ ảnh hưởng đến quyết định thanh toán/từ chối thanh toán Bảng 3.11: Kết quả thống kê mô tả RR do nhà NK vi phạm nguyên tắc tuân thủ ngiêm ngặt Bảng 3.12: Kết quả thống kê mô tả RR do nhà NK thiết lập các rào cản khó thực hiện Bảng 3.13: Kết quả thống kê mô tả RR từ thư tín dụng Bảng 3.14: Kết quả thống kê mô tả RR do hạn chế chuyên môn, nghiệp vụ Bảng 3.15: Kết quả thống kê mô tả RR từ ngân hàng thông báo/ngân hàng xuất trình
  • 9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lí của MB Hình 3.2: So sánh quy mô hoạt động thương mại Quốc tế năm 2018 Hình 3.3: Cam kết hối đoái ngoại bảng năm 2018 Hình 3.4 Quy trình phát hành/sửa/hủy LCNK tại Chi nhánh Hình 3.5 Quy trình phát hành/sửa/hủy LCNK tại P. DV XNK Hình 3.6 Quy trình xử lí BCT nhập khẩu tại Chi nhánh Hình 3.7 Quy trình xử lí BCT nhập khẩu tại P. DV XNK Hình 3.8 Quy trình thông báo, sửa hủy L/C tại P.DV XNK Hình 3.9 Quy trình xử lí BCT xuất khẩu tại Chi nhánh Hình 3.10 Quy trình xử lí BCT xuất khẩu tại P.DVXNK
  • 10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Thư tín dụng (L/C) là một công cụ thanh toán quan trọng và công cụ tài chính trong thương mại quốc tế. Hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc độc lập và tuân thủ nghiêm ngặt. Hoạt động của nó đã được chuẩn hóa trong UCP 600, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng L/C cũng như quá trình kiểm tra bộ chứng từ theo L/C tại các Ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng Quân Đội nói riêng gặp nhiều khó khăn, gây cản trở kinh doanh thương mại. Nhận thấy được vấn đề này, tác giả xây dựng luận văn nhằm nghiên cứu về thực trạng rủi ro khi sử dụng phương thức Tín dụng chứng từ, từ đó có giải pháp toàn diện để giảm thiểu rủi ro đó. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bài viết được chia thành ba phần: phần đầu dành riêng để giới thiệu về phương thức Tín dụng chứng từ và các thông lệ quốc tế liên quan. Phần hai nêu thực trạng những rủi ro trong quá trình kiểm tra Bộ chứng từ theo phương thức TDCT tại MB, từ đó dẫn đến phần ba là các biện pháp phòng ngừa cho các rủi ro, các đối tượng tham gia khác nhau (nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng). Tác giả hiểu rằng rủi ro trong giao dịch thư tín dụng là không thể tránh khỏi ngay cả khi đây là phương thức thanh toán an toàn nhất hiện nay trong thương mại quốc tế. Quyền cho mỗi bên luôn đi kèm với các nghĩa vụ trong giao dịch LC. Vì vậy chúng ta cần có giải pháp để hạn chế tôi đa các rủi ro có thể phòng tránh được, phát huy bản chất lợi ích mà phương thức này mang đến, góp phần thúc đẩy nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng trong kinh doanh quốc tế. Từ khóa: Thư tín dụng, rủi ro, bộ chứng từ, thương mại quốc tế, nguyên tắc độc lập, nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt
  • 11. ABSTRACT The documentary leter of credit (L/C) is an important payment method and fnancial instrument in international trade. Two fundamental principles are independence and strict compliance. Its operation was standardised in UCP 600,which is used widely all over the world. However, the usage of L/C as well as the examination of documents credit in many Joint Stock Commercial Banks, specially Military Commercial Joint Stock Bank in particular faced many difficulties, hindering commercial business. Recognizing this problem, the author developed a dissertation to study the current situation of risks when using L/C method, from which there is a comprehensive solution to minimize that risk. In a quest to answer the research question, the thesis is divided into three parts: the first part is dedicated to introducing the method of L/C and related international practices. The second part outlines the current situation of risks in the process of checking documentary at MB, thereby leading to the third part as preventive measures for risks, different participants (exporters, importers and the bank). The author understands that the risk of credit letter transactions is inevitable even if this is the safest payment method available today in international trade. Each party's rights are always accompanied by obligations in the LC transaction. So, we still need to have solutions to limit the many risks that can be prevented, promote the nature of benefits that this method brings, contribute to promoting fast, convenient and easy in the international business. Keywords: Letter of credit, risk, documentary, international business, independence principles, strict compliance principles
  • 12. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Thương mại quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định.1 Trong những năm qua, cùng với đà tăng trưởng của kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đều tăng trưởng qua các năm. Việt Nam cũng có quan hệ thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung vào một số đối tác chính như EU, ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ đối mặt ngày càng nhiều với rủi ro trong thanh toán quốc tế khi đây là một mảng không thể tách rời trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Gần đây, việc phát sinh các sự cố do con người gây ra nhằm trục lợi, kinh doanh thiếu minh bạch trong hoạt động TTQT đang ngày càng gia tăng, nhất là khi cơ sở pháp lý bị giới hạn ở biên giới của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt là việc chứng từ bị làm giả hoặc gian lận chứng từ trong hoạt động TTQT và tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại. Các vụ việc liên quan đến rủi ro khi kiểm tra chứng từ trong TTQT và tài trợ thương mại quốc tế để lại những hậu quả, những tổn thất nặng nề không chỉ về mặt tài sản mà còn về cả mặt uy tín của các đơn vị kinh doanh có liên quan tới vụ việc, gây rủi ro cho doanh nghiệp và các hợp đồng giao thương. Chúng ta đều biết lợi ích quan trọng nhất đối với người mua là có được hàng hóa như mô tả trong hợp đồng. Đối với người bán, đó là sự đảm bảo được thanh toán tiền đầy 1 Nguyễn Thị Lan Phương. Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế. Truy xuất từ https://voer.edu.vn/m/thanh-toan-quoc-te-va-vai-tro-cua-thanh-toan-quoc-te/6f9b7fc9
  • 13. 2 đủ. Tuy nhiên, giao dịch với doanh nghiệp quốc tế không phải lúc nào cũng có thể tiến hành trực tiếp, trong đó việc thanh toán và giao hàng có thể luôn luôn kết thúc trong thời gian khác nhau. Trong môi trường giao dịch như vậy, rất nhiều chứng từ liên quan đến hàng hóa, vận chuyển đã xuất hiện và qua hàng trăm năm hoạt động kinh doanh, các phương thức thanh toán khác nhau cũng xuất hiện trong đó thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trở thành một thứ rất cần thiết cho mối liên hệ chặt chẽ với các chứng từ này trước đây. Thư tín dụng là phương thức được sử dụng phổ biến để đạt được sự chấp nhận thanh toán đối với các tài liệu đại diện cho hàng hóa và có thể chuyển nhượng quyền đối với những hàng hóa đó. Nó cũng là để bảo vệ các bên giao dịch trước rủi ro tương tác với các đối tác trong tình trạng tài chính và tín dụng không chắc chắn. Tuy nhiên, theo nguyên tắc tự chủ của thư tín dụng, mọi thứ phụ thuộc vào chứng từ được xuất trình. Miễn là các tài liệu tuân thủ các điều khoản và điều kiện trong thư tín dụng, ngân hàng sẽ thực hiện quyền thanh toán mà không cần biết về hợp đồng cơ bản. Theo nguyên tắc tự chủ như vậy, thương mại quốc tế có thể tiến hành theo cách hiệu quả không như mong đợi.2 Vì thế, trong nhiều năm qua, các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam nói riêng luôn không ngừng cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, đa dạng hóa, hiện đại hóa các phương thức thanh toán, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ. Tuy vậy, đây là một nghiệp vụ không hề đơn giản, nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó những rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ quả thực đang là một mối đe doạ lớn đối với MB cũng như các đơn vị liên quan khác. Tại TP.Hồ Chí Minh, MB vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để nào đối với những rủi ro phát sinh liên quan đến chứng từ. Xuất phát từ những khó khăn đó, tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN 2 Lijia, Yi. (2012). Documentary Fraud under Letters of Credit. M.S. thesis. Faculty of Law. Lund University. Sweden
  • 14. 3 ĐỘI VIỆT NAM” với mong muốn đề tài này có thể đóng góp vào việc quản lý, giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm tra chứng từ đối với nghiệp vụ TDCT tại đơn vị mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng rủi ro liên quan đến kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế và quản lý vấn đề rủi ro chứng từ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất: Phân tích thực trạng kiểm tra bộ chứng từ và rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ tại MB giai đoạn 2015 – 2018. Thứ hai: Tiến hành khảo sát các DN Xuất nhập khẩu có sử dụng phương thức Tín dụng chứng từ tại MB để đánh giá mức độ rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT. Thứ ba: Đưa ra giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những rủi ro về chứng từ theo phương thức TDCT để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của Ngân hàng. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về các rủi ro liên quan đến quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức TDCT tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu + Đối tượng khảo sát: các chi nhánh ngân hàng MB và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang có hoạt động thanh toán quốc tế tại MB. + Địa bàn nghiên cứu: Tại thành phố Hồ Chí Minh
  • 15. 4 + Thời gian nghiên cứu: các số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ 2015 - 2018 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những phương pháp cụ thể sau: + Nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp phân tích thống kê theo chuỗi thời gian từ năm 2015 – 2018 và phương pháp mô tả, so sánh, suy luận,… từ các tình huống rủi ro thực tế đã xảy ra tại MB để đánh giá sơ bộ và phân tích thực trạng rủi ro chứng từ theo phương thức TDCT tại MB + Nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp thống kê mô tả bằng cách tiến hành khảo sát thu thập ý kiến của các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội và các DN XNK tại TP HCM nhằm nhận dạng và đánh giá mức độ rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ, từ đó tìm ra biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại. 1.5. Những đóng góp mới của bài nghiên cứu Một số đề tài liên quan đã được nhiều tác giả nghiên cứu như: - Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á – Tác giả : Tạ Thị Tuyết Mai (Năm 2013, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TP.HCM) - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Vũng Tàu – Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Liên (Năm 2012, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TP.HCM) - Quản trị rủi ro trong phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Tác giả: Lê Nguyễn Nữ Hoài Lệ (Năm 2012, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TP.HCM) Tác giả thấy rằng các đề tài trước đây chủ yếu nghiên cứu rủi ro về thanh toán trong phương thức Tín dụng chứng từ nhưng chưa nghiên cứu về các rủi ro xảy ra trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, dẫn đến việc bộ chứng từ bị từ chối thanh toán, việc giao thương bị gián đoạn, không còn giữ được đúng bản chất mà phương thức tín dụng chứng từ mang lại.
  • 16. 5 Vì vậy tác giả cho rằng đây là một đề tài cần thiết. Sau đây là một số đóng góp của bài nghiên cứu: - Nền kinh tế ngày một phát triển, không ai có thể phủ nhận được rằng vấn đề toàn cầu hóa là quá trình tất yếu, tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ. Tuy nhiên kéo theo đó là các thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi và phức tạp hơn, khiến việc giao thương quốc tế ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài nghiên cứu này có khảo sát các DN XNK, là những đối tượng trực tiếp tham gia vào thương mại quốc tế, từ đó nhìn nhận một cách khách quan các vấn đề mà DN đang gặp phải khi lập và kiểm tra bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ. - Tính phức tạp của phương thức TDCT với sự tham gia của nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau, sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, cách giải quyết tranh chấp,…Những tình huống rủi ro đối với bộ chứng từ luôn luôn mới mẻ, khó lường. Vì vậy tác giả cũng sưu tầm các tình huống xảy ra thực tế tại ngân hàng Quân Đội nhằm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp hạn chế những rủi ro đó. - Sự đổi mới của văn bản pháp lí, thông lệ quốc tế liên quan đến phương thức TDCT như UCP600, ISPB681, Incoterms,…các văn bản quy định mới của MB, các quy định mới của Ngân hàng nhà nước… Đề tài này tuy nghiên cứu vấn đề mới nhưng vẫn có sự kế thừa và phát triển, bổ sung từ những kết quả nghiên cứu trước đây để đảm bảo sự nhất quán, phù hợp với bối cảnh xã hội. 1.6. Kết cấu bài nghiên cứu Đề tài được trình bày theo bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lí luận về rủi ro trong quá trình kiểm tra Bộ chứng từ theo phương thức Tín dụng chứng từ Chương 3: Thực trạng rủi ro kiểm tra BCT tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chương 4: Giải pháp và kết luận
  • 17. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1. Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế 2.1.1. Khái niệm phương thức TDCT Thanh toán cho hàng hóa trong một giao dịch bán hàng rất quan trọng, bởi vì sự thông suốt của thanh toán phần nào cho thấy sự thành công của toàn bộ giao dịch. Tuy nhiên, thanh toán là một vấn đề khó khăn hơn trong giao dịch bán hàng quốc tế so với giao dịch bán hàng trong nước. Dễ thấy rằng một giao dịch bán hàng quốc tế có đặc tính quốc tế riêng. Các bên thường được đặt tại các quốc gia khác nhau, nơi các quy tắc pháp lí khác nhau có thể được áp dụng. Thông thường, người mua và người bán có lợi ích khác nhau trong các giao dịch bán hàng quốc tế. Người bán muốn đảm bảo rằng họ sẽ được trả tiền cho hàng đã bán sau khi hàng được giao, trong khi người mua muốn đảm bảo rằng người bán đã vận chuyển hàng hóa được quy định trong hợp đồng mua bán trước khi thanh toán. Từ thực tiễn phát triển thương mại quốc tế, cần một phương thức thanh toán mới vừa đảm bảo quyền lợi của người mua và người bán đồng thời phát huy thế mạnh của ngân hàng – một trung gian tài chính có uy tín và tiềm lực kinh tế lớn. Phương thức này đảm bảo rằng người bán sẽ được thanh toán tiền khi đã giao hàng theo đúng các quy định trong hợp đồng, đồng thời cũng phải đảm bảo rằng khi người mua đã trả tiền thì cũng nhận được hàng theo đúng quy định trong hợp đồng mua bán. Một phương thức hữu hiệu và an toàn nhất cho cả người mua và người bán đồng thời phát huy được thế mạnh của ngân hàng đã ra đời. Đó chính là phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary Credit).3 Phương thức TDCT là công cụ tài chính trong thương mại quốc tế. Nó là sự thỏa thuận, trong đó Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư tín dụng), sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền của TTD) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi 3 Trần Phương Thảo. Phương thức tín dụng chứng từ. Truy xuất từ https://www.academia.edu/11219276/ Phương_thức_tín_dụng_chứng_từ
  • 18. 7 số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của TTD.4 Các bên tham gia và phương thức tín dụng chứng từ gồm có: - Người yêu cầu phát hành TTD (Applicant): Người nhập khẩu hàng hóa hoặc là người nhập khẩu hàng hóa ủy thác cho người khác. - Ngân hàng phát hành TTD (Opening bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu. - Người được hưởng lợi thư tín dụng (Benificiary): Người xuất khẩu hay bất cứ người nào mà được hưởng lợi chỉ định. - Ngân hàng thông báo (Advising bank): Là ngân hàng ở nước được hưởng lợi, có vai trò thông báo cho người hưởng lợi biết rằng một L/C đã được mở tại ngân hàng phát hành cho người hưởng lợi và các điều khoản, điều kiện liên quan đến L/C đó. Ngân hàng thông báo thường chỉ có trách nhiệm thông báo, chứ không nhất thiết có trách nhiệm đối với việc thanh toán L/C mà nó thông báo. Ngoài ra còn một số chủ thể khác như: - Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của ngân hàng phát hành cùng đứng ra cam kết thanh toán với ngân hàng phát hành trong trường hợp người xuất khẩu không tín nhiệm ngân hàng phát hành, họ muốn có một sự đảm bảo chắc chắn hơn về L/C thì họ có thể yêu cầu thư tín dụng phải được xác nhận bởi một ngân hàng khác. - Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): là ngân hàng xác nhận hoặc bất cứ ngân hàng nào khác được ngân hàng ủy nhiệm để khi nhận bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định trong L/C sẽ thanh toán, chấp nhận hối phiếu kỳ hạn, thương lượng thanh toán. Sau đó, các ngân hàng này sẽ đứng ra đòi tiền ngân hàng phát hành. 4 Trầm Thị Xuân Hương. (2008). Thanh toán quốc tế. NXB Lao Động – Xã Hội
  • 19. 8 - Ngân hàng thanh toán (The paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu. - Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): là Ngân hàng đứng ra thương lượng cho bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C qui định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C qui định thương lượng tại một ngân hàng nhất định. 2.1.2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ 2.1.2.1. Phương thức TDCT là phương thức liên quan đến ba quan hệ hợp đồng  HĐ mua bán giữa người xuất khẩu (Beneficiary) với người nhập khẩu (Applicant): Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, trong đó người bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua có trách nhiệm trả tiền. Trong HĐ mua bán, các bên tham gia thỏa thuận phương thức thanh toán tiền hàng hóa như : phương thức chuyển tiền trực tiếp (TTR), nhờ thu (D/P), ghi sổ (Open Account), tín dụng chứng từ (L/C). Trong trường hợp lựa chọn tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán thì thư tín dụng sẽ được mở. Có thể nói HĐ mua bán là cơ sở cho phương thức tín dụng chứng từ.5 Mặc dù phương thức tín dụng chứng từ ra đời dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, tuy vậy nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Bất cứ sự dẫn chiếu nào tới điều khoản trong hợp đồng đều không được coi là bộ phận cấu thành của thư tín dụng và không được ngân hàng xem xét đến.  HĐ giữa người yêu cầu phát hành thư tín dụng (nhà nhập khẩu) và ngân hàng phát hành (Issuing bank): Muốn thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thì thư tín dụng (Letter Credit – L/C) phải được mở. Để L/C được mở thì nhà nhập khẩu (Applicant) phải làm đơn, được 5 Trần Phương Thảo. Phương thức tín dụng chứng từ. Truy xuất từ https://www.academia.edu/11219276/ Phương_thức_tín_dụng_chứng_từ
  • 20. 9 gọi là Đơn yêu cầu/Đề nghị phát hành thư tín dụng và gửi đến ngân hàng phát hành xin mở L/C. Căn cứ vào Đề nghị phát hành thư tín dụng đó, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng cho người hưởng lợi (Beneficiary), và người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản phí cho ngân hàng để mở L/C. Theo đó ngân hàng sẽ dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để đảm bảo thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp theo điều khoản trên L/C đã phát hành và thu phí nhà nhập khẩu. Ngân hàng bên cạnh đó cũng chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ xuất trình trước khi quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán.  Thư tín dụng (L/C): Thư tín dụng ra đời dựa trên cơ sở ngân hàng phát hành và người nhập khẩu. Theo quy định, L/C được lập dựa trên Đơn đề nghị phát hành của nhà nhập khẩu, nên tuy có dựa trên cơ sở là hợp đồng mua bán nhưng nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Các ngân hàng thanh toán thường khuyên khách hàng không nên dẫn chiếu hợp đồng mua bán vào thư tín dụng. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng mua bán để yêu cầu phát hành thư tín dụng. Người xuất khẩu căn cứ vào thư tín dụng để giao hàng và lập chứng từ. 2.1.2.2. Trong phương thức TDCT, các bên giao dịch căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa Trong phương thức tín dụng chứng từ, người nào nắm chứng từ sở hữu hàng hóa thì người đó có quyền sở hữu hàng hóa. Vì chỉ cần nắm chứng từ là có thể đi nhận hàng. Các chứng từ được nhà xuất khẩu xuất trình là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán cho người được hưởng lợi, đồng thời cũng là căn cứ duy nhất để nhà nhập khẩu hoàn trả hay từ chối hoàn trả tiền cho ngân hàng. 2.1.3. Thư tín dụng (L/C) 2.1.3.1. Khái niệm Thư tín dụng (L/C), được tạo ra trong thương mại và kinh doanh vài trăm năm trước, là một phương thức tài chính nổi tiếng cho các bên thương mại quốc tế ngày nay. L/C có một
  • 21. 10 lịch sử lâu đời và đã được tuyên bố là “máu sống của thương mại quốc tế”6 . Nó được coi là một công cụ dung hòa lợi ích của người bán và người mua, do đó cung cấp bảo mật cho cả người mua và người bán. Các điều khoản và điều kiện giao dịch L/C gần như được tìm thấy trong Các quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UCP) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành. L/C là một cam kết bằng văn bản của một ngân hàng để thanh toán cho người thụ hưởng với sự thỏa mãn của một số điều kiện nhất định. Người mua hàng hóa (người nộp đơn xin mở thư tín dụng) yêu cầu một ngân hàng (ngân hàng phát hành), thường là ngân hàng trong phạm vi quyền hạn của người nộp đơn, để mở một L/C cho người bán hàng hóa đó (người thụ hưởng tín dụng). Thông thường, ngân hàng phát hành cũng sắp xếp với một ngân hàng khác nằm trong phạm vi quyền hạn của người bán (ngân hàng xác nhận) rằng ngân hàng sau sẽ tiến hành thanh toán cho người bán. Việc thanh toán được thực hiện khi người bán xuất trình cho ngân hàng xác nhận một số tài liệu nhất định được xác định trong L/C. Các tài liệu này có thể bao gồm các tài liệu xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa, vận đơn xác định hàng hóa đã được vận chuyển hoặc, trong trường hợp L/C dự phòng, chỉ đơn giản là một yêu cầu bằng văn bản của người thụ hưởng mà không cần thêm bất kỳ tài liệu nào. Ngân hàng xác nhận có quyền được bồi hoàn từ ngân hàng phát hành sau khi xuất trình cho cùng một tài liệu. Một số chứng từ phổ biến được yêu cầu bởi L/C, bao gồm: (1) Hối phiếu; (2) Hóa đơn thương mại; (3) Hóa đơn khác, chẳng hạn như hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice), hóa đơn hải quan (Customs Invoice) và hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice); (4) Chứng từ vận chuyển, thường là vận tải đơn (B/L); (5) Chính sách bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận; (6) Phiếu đóng gói; (7) Giấy chứng nhận xuất xứ; (8) Chứng nhận thanh tra; (9) Các tài liệu khác, tùy thuộc vào loại giao dịch thương mại cơ bản. Các chứng từ cần thiết thường là bằng chứng về việc thực hiện hợp đồng cơ bản của người bán, chứng minh rằng người bán đã giao hàng. 6 D’Arcy, Leo (2000). Schmitthoff’s Export Trade - The law and Practice of International Trade. London: Sweet & Maxwell, p.166.
  • 22. 11 2.1.3.2. Phân loại a. Căn cứ vào đối tượng nhập khẩu/xuất khẩu: Thư tín dụng có thể được coi là thư tín dụng nhập khẩu hoặc thư tín dụng xuất khẩu tùy theo quan điểm của đối tượng có liên quan. Cụ thể, đối với nhà nhập khẩu, nó được gọi là LC nhập khẩu và đối với nhà xuất khẩu hàng hóa thì được gọi là LC xuất khẩu. b. Căn cứ vào tính chất - Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) : Loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì người NK có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần sự đồng ý của người được hưởng lợi L/C7 . Hiện thư tín dụng có thể hủy ngang này đã bị bỏ theo UCP600 và tất cả các thư tín dụng đều là không thể hủy ngang trong trường hợp L/C dẫn chiếu UCP600. - Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) : Loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu phát hành thư tín dụng (Applicant) sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung của nó nếu không được sự đồng ý của người hưởng lợi L/C (Beneficiary). c. Căn cứ vào thời gian: - L/C trả ngay (L/C At sight): ngân hàng sẽ phải thanh toán trong vòng 05 ngày làm việc cho người hưởng lợi kể từ khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ được nhận định là phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng. - L/C trả chậm (Deferred L/C): quy định việc trả tiền là một lần hay làm nhiều lần cho người bán. Việc trả tiền này sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc kể từ ngày xuất trình chứng từ (presentation date). - L/C UPAS (Usance L/C): Thư tín dụng được phát hành dưới dạng trả chậm nhưng có điều khoản cho phép người thụ hưởng yêu cầu thanh toán sớm hơn ngày trả chậm, lãi suất phát sinh từ việc thanh toán sớm do người yêu cầu phát hành L/C chi trả. 7 Trần Phương Thảo. Phương thức tín dụng chứng từ. Truy xuất từ https://www.academia.edu/11219276/ Phương_thức_tín_dụng_chứng_từ
  • 23. 12 d. Một số loại L/C đặc biệt: - L/C xác nhận (Confirm L/C ) : LC được xác nhận khi ngân hàng thứ hai thêm xác nhận (hoặc bảo lãnh) để tôn trọng một bản trình bày tuân thủ theo yêu cầu hoặc ủy quyền của ngân hàng phát hành. - L/C chuyển nhượng (Transferable L/C ) : người được hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành hay ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền thực hiện L/C cho một người khác. - L/C giáp lưng ( Back to back L/C ) : Trong trường hợp người bán không thể cung cấp hàng hóa tương ứng vì những lý do không xác định, một thư tín dụng thứ hai được mở cho một người bán khác để cung cấp hàng hóa mong muốn. L/C giáp lưng được ban hành để tạo thuận lợi cho thương mại trung gian. Các công ty trung gian như nhà giao dịch đôi khi được yêu cầu mở LC cho nhà cung cấp và nhận LC xuất từ người mua. - L/C đối ứng (Reciprocal L/C ) : L/C bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng được mở. - L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C ) : Trước khi gửi sản phẩm, người bán có thể lấy phần tiền trả trước từ ngân hàng. Các điều khoản và điều kiện thường được viết bằng mực đỏ. - L/C dự phòng (Stand by L/C ) : do ngân hàng người xuất khẩu phát hành cam kết hoàn trả tiền đặt cọc, ứng trước và chi phí mở L/C cho người nhập khẩu nếu người xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ của mình8 . 2.1.3.1. Nguyên tắc Từ đánh giá kỹ thuật, có hai nguyên tắc thiết yếu khi mọi người sử dụng thư tín dụng làm cách giao dịch. Thứ nhất là nguyên tắc độc lập, một nguyên tắc khác là tuân thủ nghiêm ngặt. 8 Trần Phương Thảo. Phương thức tín dụng chứng từ. Truy xuất từ https://www.academia.edu/11219276/ Phương_thức_tín_dụng_chứng_từ
  • 24. 13  Nguyên tắc độc lập Về bản chất, L/C tách biệt và độc lập với hợp đồng mua bán cơ bản hoặc các giao dịch khác có liên quan. Ý nghĩa chi tiết của sự độc lập: - Nghĩa vụ thanh toán so với thực hiện hợp đồng mua bán: Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) không dựa trên hợp đồng mua bán. Miễn là người thụ hưởng xuất trình hóa đơn chứng từ tuân thủ, ngân hàng phát hành nên chấp nhận ngay cả khi người thụ hưởng không tuân theo hợp đồng mua bán được thực hiện với người nộp đơn (nhà nhập khẩu). - Nghĩa vụ thanh toán so với nghĩa vụ của ngân hàng phát hành: Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành cũng độc lập với hợp đồng cơ bản giữa người nộp đơn và ngân hàng. Ví dụ, người nộp đơn phá sản sau khi ngân hàng phát hành thư tín dụng. Mặc dù người nộp đơn không thể trả tiền, ngân hàng phát hành vẫn không thể từ chối nghĩa vụ thanh toán. Ngân hàng phát hành phải thanh toán khi người thụ hưởng xuất trình hóa đơn chứng từ tuân thủ nghiêm ngặt. Quy tắc thư tín dụng độc lập với hợp đồng mua bán giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu dựa trên hai lý do. Thứ nhất, thông lệ quốc tế, quy ước quy định rằng ngân hàng phát hành không chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng mua bán. Vì ngân hàng phát hành không phải là các bên của hợp đồng mua bán .Ngân hàng phát hành không thể kiểm soát nội dung hợp đồng, hoặc chọn ai sẽ là người thụ hưởng tín dụng. Thứ hai, ngoài việc biết các điều khoản của tín dụng và hối phiếu, nếu ngân hàng phát hành cố gắng đánh giá tình hình thực hiện và tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng, thì đó không phải là nguyên lý của thư tín dụng, có nghĩa là thư tín dụng sẽ bị mất giá trị bán hàng của nó như là công cụ an toàn nhất của thanh toán quốc tế.  Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt Các tài liệu xuất trình phải phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. Dựa trên hợp đồng giữa người nộp đơn (nhà nhập khẩu) và ngân hàng phát hành, ngân hàng có
  • 25. 14 nghĩa vụ thực hiện yêu cầu bằng cách tuân thủ nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt. Ngân hàng phát hành chỉ được quyền từ chối khi các tài liệu không đáp ứng được nguyên tắc này. Theo thời hạn của thư tín dụng, ngân hàng phát hành phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi nhà xuất khẩu nộp các tài liệu tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản của thư tín dụng. Do đó, việc tuân thủ nghiêm ngặt trở thành nguyên tắc cơ bản, trong đó hạn chế quyền và nghĩa vụ giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu. Cuộc điều tra trong những năm gần đây chỉ ra rằng: khoảng 80% từ chối thanh toán là do sự khác biệt giữa các chứng từ và thư tín dụng, làm giảm hiệu quả của thư tín dụng và gây ra hiệu ứng tài chính cho các bên.  Ngoại lệ cho nguyên tắc độc lập Mặc dù nguyên tắc độc lập được thiết lập ổn định, nhưng không phải lúc nào cũng hoàn toàn như vậy. Có một số trường hợp ngoại lệ trong thực tế. Gian lận là ngoại lệ chính cho nguyên tắc độc lập. Các 'gian lận ngoại lệ' có nghĩa là các ngân hàng tuân theo nguyên tắc độc lập trong tình hình chung; tuy nhiên, nếu các ngân hàng giữ bằng chứng rõ ràng về hành vi gian lận của người thụ hưởng, các ngân hàng có thể từ chối thanh toán. Người nộp đơn có thể yêu cầu ngân hàng từ chối, hoặc áp dụng khoản thanh toán theo lệnh của tòa án. Dựa trên nguyên tắc độc lập, miễn là các tài liệu xuất hiện tuân thủ tín dụng trên bề mặt chứng từ, ngân hàng phát hành phải trả tiền cho người thụ hưởng mà không liên quan đến bất kỳ hạn chế nào của hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, các nguyên tắc tự nó không thể thiết lập các rào cản để tránh gian lận. Các ngân hàng không thể bảo vệ người nộp đơn khỏi sự gian lận dưới vỏ bọc kiểm tra tài liệu thay vì kiểm tra hàng hóa. Các quốc gia theo hệ thống luật Anh-Mỹ đưa ra lập luận về nhược điểm này. Một mặt, họ thừa nhận rằng nguyên tắc độc lập là cột mốc của giao dịch thư tín dụng. Mặt khác, việc áp dụng nguyên tắc này không nên bỏ qua tình hình thực tế của giao dịch quốc tế. Trong trường hợp gian lận của người thụ hưởng, nên hạn chế áp dụng nguyên tắc này. Người nộp đơn có thể yêu cầu tòa án thanh toán theo lệnh cấm, để cấm thanh toán của ngân hàng.
  • 26. 15 Chẳng hạn tòa án Mỹ đã lần đầu tiên thiết lập các lý thuyết ngoại lệ gian lận trong trường hợp của Công ty Sztejn VJ Henry Schroder năm 1941. Người nộp đơn đưa yêu cầu ra tòa rằng tòa án phải tuyên bố thư tín dụng là vô hiệu và cấm ngân hàng phát hành trả tiền. Bởi vì hàng hóa (ở đây là lông) được nhập từ nhà cung cấp Ấn Độ đều là rác. Tòa án đã chấp nhận yêu cầu dựa trên các bằng chứng rõ ràng9 . Tuy vậy, để bảo vệ danh tiếng của ngân hàng trong nước và tôn trọng nguyên tắc độc lập đối với thư tín dụng, tòa án ở Anh và Mỹ rất thận trọng khi ra phán quyết. Những tòa án đó phải tuân theo bốn cơ sở: (1) Trong khi nhấn mạnh nguyên tắc độc lập, tòa án không thể làm gián đoạn hoạt động của thư tín dụng; (2) các cáo buộc nên liên quan đến gian lận, và có bằng chứng rõ ràng về gian lận; (3) không gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba; (4) nên gửi tiền trước khi ngân hàng thực hiện thanh toán . Mặc dù Anh và Mỹ thừa nhận ngoại lệ gian lận đối với nguyên tắc độc lập, ICC nhấn mạnh theo UCP 600, ngân hàng phát hành phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán miễn là người thụ hưởng xuất trình các chứng từ hợp lý. ICC cho biết thêm, nếu một ngân hàng phát hiện gian lận, nghĩa vụ của họ là ngừng thanh toán. Trong thư tín dụng, nguyên tắc độc lập là vẫn nguyên tắc thiết yếu nhất . Chức năng quan trọng nhất của nó là thiết lập trách nhiệm thanh toán riêng cho các ngân hàng; do đó, thư tín dụng trở thành một công cụ thanh toán đáng tin cậy và thuận tiện. 9 Yan Hao & Ling Xiao. (2013). Risk Analysis of Letter of Credit. International Journal of Business and Social Science. (Vol.4, No.9, p.201)
  • 27. 16 2.1.3.4. Quy trình thực hiện L/C (3) (7) (8) (2) (11) (10) (9) (6) (4) (5) (1) Hình 2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ10 (1) Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. (2) Nhà NK làm thủ tục yêu cầu ngân hàng phát hành L/C cho nhà XK thụ hưởng. Muốn phát hành L/C, nhà NK phải trả cho ngân hàng một khoản phí và ký quỹ nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của L/C, mức ký quỹ tùy theo hạn mức mỗi ngân hàng quy định. Dựa vào mối quan hệ hợp tác, sự tín nhiệm giữa ngân hàng với nhà NK mà nhà NK cũng có thể được miễn ký quỹ hoặc chỉ ký quỹ một phần trị giá L/C hoặc là phải ký quỹ 100% trị giá L/C. Nhà NK sau khi thực hiện nghĩa vụ mở L/C của mình sẽ không thể từ chối trả tiền khi nhà XK hoàn thành đúng nghĩa vụ giao hàng và cung cấp chứng từ đúng theo yêu cầu L/C. 10 Trầm Thị Xuân Hương. (2008). Thanh toán quốc tế. NXB Lao Động – Xã Hội Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu NH thông báo L/C NH mở L/C
  • 28. 17 (3) Ngân hàng mở L/C sẽ phát hành L/C theo đúng yêu cầu của nhà NK nêu trong đơn đề nghị và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho nhà XK biết về việc L/C đã được mở. (4) Ngân hàng thông báo sau khi nhận được LC từ ngân hàng phát hành sẽ tiến hành thông báo cho nhà XK biết rằng L/C đã mở và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho nhà XK. (5) Dựa vào các điều khoản và điều kiện trong L/C, nhà XK nếu chấp nhận thư tín dụng đó thì tiến hành giao hàng, còn nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng phát hành L/C sửa đổi , bổ sung, điều chỉnh thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa. (6) Nhà XK sau khi giao hàng thì tiến hành lập bộ chứng từ xuất khẩu gửi đến ngân hàng thông báo. (7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang ngân hàng mở L/C để xem xét trả tiền. (8) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán tiền cho nhà XK. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho nhà XK (nhưng nếu nhà NK chấp nhận thanh toán thì ngân hàng phát hành thư tín dụng vẫn thanh toán và trừ phí sai biệt của bộ chứng từ) (9) Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho nhà XK (10) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho nhà NK (11) Nhà NK xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C giao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu có thể nhận hàng. 2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến phương thức TDCT 2.1.4.1. Giới thiệu về UCP 600 và ISBP 745 a. Giới thiệu về UCP 600 Trước chiến tranh đầu tiên, thương mại quốc tế chủ yếu được thực hiện bởi các bên giao dịch, những người biết và tin tưởng lẫn nhau. Khi phong tục truyền thống này bị phá vỡ bởi cuộc chiến vì làm ăn với các công ty mà người ta không bao giờ biết, không đề cập đến niềm tin, thì phương thức tín dụng chứng từ đã được hình thành.
  • 29. 18 Mặc dù Các quy tắc thực hành thống nhất bắt nguồn từ một sáng kiến của ngân hàng thế giới, nhưng kể từ năm 1993, họ đã phát triển và tăng lên trên mức độ quốc tế hóa các điều kiện chung được đặt ra bởi các ngân hàng. Kể từ khi các quy tắc thống nhất đầu tiên được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) xuất bản vào năm 1933, sau phiên bản sửa đổi được ban hành vào năm 1951, 1962, 1974, 1983 và 1993, UCP đã trở thành các quy tắc chính chi phối các L/C. Tuy nhiên, đối với sự khởi đầu đầu tiên của UCP, các lỗ hổng trong các quy tắc có thể là điểm nóng của gian lận, trong đó ICC luôn nỗ lực để cân bằng chức năng của mình để tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và cũng có ý định giảm gian lận. Do đó, UCP 600, được phê duyệt vào ngày 25 tháng 10 năm 2006 bởi Ủy ban Kỹ thuật và Thực hành Ngân hàng ICC, là phiên bản mới nhất của các quy tắc chi phối các giao dịch L/C trên toàn thế giới có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.  Bản chất và ứng dụng của UCP 600: UCP không phải là một công ước quốc tế, cũng không phải là một luật. Đây không phải là một công ước quốc tế vì nó không tạo ra một thỏa thuận chính thức giữa các quốc gia cũng như luật pháp, vì ICC, là một tổ chức phi chính phủ, không có thẩm quyền lập pháp. UCP là một bản tổng hợp của các tập quán và thông lệ ngân hàng được quốc tế chấp nhận liên quan đến thư tín dụng. Đó là biện pháp hài hòa thành công nhất trong lịch sử thương mại quốc tế, đã loại bỏ rất nhiều vấn đề kỹ thuật có thể làm suy yếu hoạt động trơn tru của thư và tín dụng. Mặc dù UCP không phải là luật, chúng ta không thể phủ nhận rằng nó có hiệu lực vì nó được kết hợp bằng cách tham chiếu trong phần lớn các thư tín dụng được sử dụng trên toàn thế giới. Họ giải thích các thuật ngữ kỹ thuật; họ đề cao tính nhất quán; và họ cho phép các bên thể hiện ý định của mình một cách ngắn gọn mà không cần phải thương lượng và đưa ra tất cả các điều khoản của mối quan hệ theo chiều dài. Tuy nhiên, trong khi không coi thường tiện ích của UCP, phải thừa nhận rằng các điều khoản của họ không cấu thành một bộ luật theo luật định, vì tiêu đề của họ cho thấy rõ ràng chúng có chứa một công thức về hải quan và thông lệ, mà các bên tham gia thư tín dụng có thể đưa vào hợp đồng của họ bằng cách tham khảo.
  • 30. 19 b.Giới thiệu về ISBP 745 Khi xuất bản UCP, ICC chỉ cung cấp một chút hướng dẫn về những gì cấu thành nên hoạt động ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế . Phản ánh về nhu cầu cấp thiết về việc đưa ra lời giải thích chi tiết hơn về ý nghĩa của hoạt động ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, Ủy ban Ngân hàng ICC đã thành lập một Lực lượng đặc nhiệm vào tháng 5 năm 2000. Lực lượng đặc nhiệm được chỉ định thu thập và ghi lại hoạt động ngân hàng tiêu chuẩn trên toàn thế giới để kiểm tra các tài liệu được trình bày theo các khoản tín dụng tài liệu được ban hành theo UCP 500. Mục đích là để cố gắng giảm số lượng chứng từ xuất trình bị ngân hàng từ chối bằng cách cung cấp một tiêu chuẩn cho người kiểm tra tài liệu. Sau khi dành nhiều tháng để thu thập và xem xét các hoạt động khác nhau được theo dõi bởi các ngân hàng trên toàn thế giới, bộ phận chuyên môn đã đệ trình bản thảo cuối cùng lên Ủy ban. Bản Thực hành Ngân hàng Tiêu chuẩn Quốc tế để Kiểm tra Tài liệu theo Thư tín dụng Tài liệu, hay thường được gọi là ISBP 645, đã được Ủy ban phê duyệt tại cuộc họp tại Rome vào tháng 10 năm 2002. Các ISBP 645 - như lời tựa giải thích - là một “sự bổ sung thiết thực cho UCP 500”.Nó đưa ra một lời giải thích chi tiết về cách các quy tắc của UCP 500 trong việc kiểm tra các tài liệu sẽ được áp dụng theo từng ngày. Như vậy, nó lấp đầy một khoảng cách cần thiết giữa các nguyên tắc chung được công bố trong các quy tắc và công việc hàng ngày của người hành nghề kiểm tra tín dụng tài liệu. Bằng cách sử dụng ISBP, người kiểm tra tài liệu có thể đưa các hoạt động của họ phù hợp với những người theo sau bởi các đồng nghiệp của họ trên toàn thế giới. Sau khi ban hành UCP 600, ICC đã xuất bản ấn phẩm “ISBP 681 – 2007” thay cho ấn phẩm cũ “ISBP 645 – 2002”. Tuy nhiên sau gần 7 năm áp dụng, ISBP 681, trong chừng mực nào đó, đã bộc lộ nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, do vậy vào tháng 4 năm 2013, Ủy ban ngân hàng của ICC đã thông qua bản ISBP sửa đổi mới với tên gọi mới là ISBP 745. Có thể nói ISBP 745 là phiên bản được sửa đổi cẩn thận hơn nhiều so với ISBP 681 cả về nội dung lẫn hình thức.
  • 31. 20 2.1.4.2. Các văn bản pháp lí khác a. eUCP Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với thiết lập tiêu chuẩn để trình bày các tài liệu điện tử của tháng năm 2000 của Ủy ban Ngân hàng của Phòng Thương mại Quốc tế có thẩm quyền thành lập một Nhóm công tác “xây dựng quy tắc cho sự tiến bộ từ các khoản tín dụng trên chứng từ điện tử”. Mục tiêu chính của Nhóm công tác là thiết lập một giải pháp độc lập về công nghệ, cho phép thực tiễn trong tương lai nổi lên khỏi hầu hết các hạn chế về công nghệ. Các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng điện tử, hoặc thường được gọi là các eUCP đã được phê duyệt tại cuộc họp ICC Ủy ban Banking tại Frankfurt trong tháng 11 năm 2001 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng Tư 2002. Thành tựu lớn nhất của eUCP là đưa tín dụng tài liệu vào thời đại điện tử và cách mạng hóa việc sử dụng nó. Bằng cách giới thiệu khái niệm về cách trình bày hỗn hợp, cho phép trình bày tài liệu điện tử hoặc điện tử một phần (sử dụng cả tài liệu giấy và hồ sơ điện tử), nó thể hiện một bước quan trọng đối với kỷ nguyên thương mại không giấy tờ trong đó phần lớn việc trình bày các tài liệu sẽ được thực hiện điện tử. b. Quy tắc thống nhất cho các khoản hoàn trả giữa các ngân hàng theo L/C (URR) Các quy tắc thống nhất bồi hoàn giữa các ngân hàng theo L/C (URR 525) có hiệu lực vào ngày 1 tháng Bảy năm 1996.Sự cần thiết phải soạn thảo các điều khoản này đã được giải thích bởi Jean-Charles Roucher, sau đó là Secreatry-Genral của ICC, trong lời tựa cho URR 525: “Bản sửa đổi năm 1974 của UCP, cập nhật phiên bản năm 1962, phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của thị trường tiền tệ trong thương mại quốc tế và lần đầu tiên đưa ra tham chiếu cụ thể về sự tham gia của một ngân hàng thứ ba của Pháp. Một điều rõ ràng là, trong khi UCP là tiêu chuẩn quốc tế cho hoạt động tín dụng chứng từ, thì sự tăng trưởng lớn về khối lượng hoàn trả tiền liên ngân hàng vẫn chủ yếu là thông lệ được chấp nhận tại địa phương tại các trung tâm tài chính lớn, ngoại trừ một Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nơi các ngân hàng đã xây dựng các quy tắc hoạt động của riêng họ.”
  • 32. 21 Để tạo ra các tiêu chuẩn quốc tế, Ủy ban Ngân hàng ICC đã thành lập một Nhóm Công tác vào năm 1993. Mục đích của nhóm này là tập tài liệu hiện hành, cân nhắc các quan điểm khác nhau và đôi khi, chọn cách thực hành tốt nhất . Sau một quá trình soạn thảo, quy tắc thống nhất bồi hoàn giữa các ngân hàng dưới Tín dụng chứng từ được chấp nhận bởi ICC vào ngày 26 tháng 09 năm 1995, và lần đầu tiên được công bố như là ấn phẩm ICC số 525 trong tháng 11 năm 1995. Mười bảy điều của thỏa thuận URR 525 với tình huống được nêu trong UCP 600, trong đó có ba ngân hàng (một ngân hàng phát hành, một ngân hàng yêu cầu và một ngân hàng hoàn trả) có liên quan. Nó không sửa đổi các quy định của UCP nhưng đặt ra một mã chi tiết cho quá trình hoàn trả. URR 525 đã nhận được sự tán thưởng chung của các học viên và một số người tin rằng có thể trở thành một phần của UCP với phiên bản tiếp theo. c.Tập quán L/C dự phòng Tập quán L/C dự phòng (ISP 98) là một bộ quy tắc đề cập cụ thể đến hoạt động của thư tín dụng dự phòng. Thư tín dụng dự phòng được phát triển ở Hoa Kỳ vào những năm 1950, nơi các ngân hàng bị cấm phát hành bảo lãnh. Để khắc phục khó khăn này, hoạt động ngân hàng đã tạo ra thư tín dụng dự phòng thay thế cho bảo lãnh. Kể từ đó, việc sử dụng thư tín dụng dự phòng đã lan rộng không chỉ trong số các công ty Mỹ mà trên toàn thế giới. Trước đây, thư tín dụng dự phòng đã được cấp theo UCP. Điều 1 của UCP 600 đưa ra một tham chiếu cụ thể đến các khoản tín dụng dự phòng và tuyên bố rằng các quy định của nó được áp dụng cho các khoản tín dụng tài liệu và trong phạm vi mà chúng có thể được áp dụng, cho các khoản tín dụng dự phòng. Tuy nhiên, một số quy định của UCP không phù hợp với L/C dự phòng và một số vấn đề quan trọng trong thực hành dự phòng hoàn toàn không được giải quyết. Ý tưởng tạo ra các quy tắc đặc biệt cho các hoạt động dự phòng đã ra đời trong quá trình soạn thảo Công ước Liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và Thư tín dụng dự phòng. Các ISP
  • 33. 22 98, được tạo ra bởi Viện Luật Ngân hàng quốc tế và thực tiễn, Inc đã được sửa đổi và thông qua bởi ICC và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1999. ISP 98 phản ánh thực tế thường được chấp nhận. Nó tương thích với UCP và với Công ước của Liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng. Nó cũng dự định sẽ đưa ra hướng dẫn cho luật sư và thẩm phán trong việc giải thích thực hành dự phòng bằng cách chứa một số vấn đề thường không được luật pháp địa phương giải quyết. 2.2. Rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ 2.2.1. Khái niệm chứng từ Chứng từ đóng một vai trò quan trọng trong thương mại hàng hóa quốc tế, các thủ tục thanh toán tiêu chuẩn (tín dụng chứng từ tài chính) dựa vào chúng. Tuy nhiên, trong thực tế, một phần rất lớn các giao dịch hàng hóa dẫn đến các chứng từ mà không phù hợp với các điều khoản trong Thư tín dụng. Điều này là nguyên nhân rủi ro cho cả hai người mua và người bán (bao gồm cả nguy cơ từ chối chấp nhận hàng hóa, và nguy cơ không thanh toán) và có thể trả giá khá đắt. Trong hoạt động TTQT và tài trợ thương mại quốc tế, theo điều 2 khoản b Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC) số 522 do Phòng thương mại quốc tế tại Paris ban hành năm 1995 thì “chứng từ” được định nghĩa như sau: - Các chứng từ là các chứng từ tài chính và các chứng từ thương mại - Chứng từ tài chính bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng để thu tiền. - Chứng từ thương mại gồm hoá đơn, chứng từ vận tải, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào khác miễn không phải là các chứng từ tài chính. Rủi ro về chứng từ trong phương thức TDCT là những vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình kiểm tra, giám sát bộ chứng từ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của
  • 34. 23 các chủ thể tham gia giao dịch. Rủi ro chứng từ có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong quá trình thực hiện giao dịch, và có thể xảy ra với bất cứ chủ thể nào: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu hay ngân hàng. Gian lận và giả mạo chứng từ là một trong những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro và tranh chấp trong TTQT khi các bên sử dụng các phương thức thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu hay L/C. Đặc biệt, hiện tượng này phát sinh nhiều nhất là trong phương thức TTQT bằng L/C xuất phát từ đặc điểm của phương thức thanh toán này. Tuy nhiên, vấn đề gian lận, lừa đảo và giả mạo chứng từ lại hoàn toàn chưa được quy định trong UCP600 của ICC. Cũng có thể hiểu quan điểm của ICC là các quy tắc của họ ban hành chỉ nhằm điều chỉnh các chứng từ được thiết lập trên cơ sở các giao dịch là trung thực, là minh bạch, là thật, nên họ bỏ ngỏ vấn đề này cho luật địa phương giải quyết. Tuy nhiên, hơn 170 nước trong đó có Việt Nam sử dụng phương thức TTQT bằng L/C đều không có luật riêng bàn về vấn đề này. 2.2.2. Các loại chứng từ chính được sử dụng trong thương mại quốc tế11 2.2.2.1. Hóa đơn thương mại(Commercial invoice) Hóa đơn thương mại là một trong những chứng từ quan trọng nhất trong thư tín dụng. Đó là một tài liệu mô tả đầy đủ về giao dịch thương mại, tức là số hóa đơn, danh sách đầy đủ của các loại, các mặt hàng, số lượng, ngày giao hàng, phương thức vận chuyển, địa chỉ của người giao hàng và người mua và các điều khoản giao hàng và thanh toán. Với hóa đơn thương mại, người bán xác nhận rằng hàng hóa đã được giao theo hợp đồng và do đó có quyền yêu cầu thanh toán, miễn là tất cả thông tin, điều khoản thanh toán và mô tả hàng hóa tương ứng chính xác với thư tín dụng. Mặt khác, nhà nhập khẩu cần hóa đơn thương mại để làm thủ tục hải quan vì nó thường được cơ quan hải quan sử dụng để đánh thuế. 11 Youssef, F. (1998). Documentary risk in commodity trade. In United Nations Conference on Trade and Development.
  • 35. 24 2.2.2.2.Vận tải đơn(Bill of lading) Vận tải đơn (B/L) là hợp đồng giữa chủ hàng (người giao hàng ) và công ty vận tải. Nó được coi là một biên nhận cho hàng hóa được vận chuyển (được người vận chuyển trao cho người bán), một hợp đồng giao hàng (tức là hợp đồng giao hàng hóa dưới dạng vận chuyển hàng hóa cho người nhận hàng), và quan trọng nhất là một tài liệu về tiêu đề cho hàng hóa. Vận đơn có ba chức năng cơ bản: bằng chứng về hợp đồng vận chuyển (tức là hợp đồng giữa người vận chuyển và người giao hàng để vận chuyển hàng hóa), biên nhận do người vận chuyển cấp cho người giao hàng đối với hàng hóa nhận được để vận chuyển, (tức là bằng chứng giao hàng hóa trên tàu) và quan trọng nhất là bằng chứng về quyền sở hữu đối với hàng hóa (vận đơn, đại diện cho hàng hóa vật lý, chứng minh quyền sở hữu hàng hóa trong trường hợp tranh chấp và khi chuyển nhượng quyền đối với hàng hóa trong quá cảnh bằng cách chuyển tài liệu giấy cho một bên khác). Vận đơn phải được chuẩn bị chính xác theo những gì đã được nói trong thư tín dụng. Sau khi đạt được điều này và giao hàng được thực hiện, người bán có thể chuyển sang ngân hàng đàm phán với vận đơn và tất cả các chứng từ cần thiết để thanh toán. Nếu tất cả mọi thứ là chính xác thì việc thanh toán có thể được thực hiện. Vận đơn sau đó được chứng thực, chuyển tiêu đề hàng hóa và chuyển cho người nhận hàng, người có thể nhận chuyển hàng. Vận tải đơn gồm các loại: Vận đơn đường biển (Bill of Lading), giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill), vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party Bill of Lading), vận đơn hàng không (Air Waybill), vận đơn đường bộ/nội địa (Overland/Inland Bill of Lading),… 2.2.2.3.Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) Một số quốc gia yêu cầu một tuyên bố đã ký để chứng thực nguồn gốc của hàng hóa được xuất khẩu. Giấy chứng nhận này được hoàn thành bởi nhà xuất khẩu và thường có thể được lấy thông qua một tổ chức bán chính thức như phòng thương mại địa phương. Giấy chứng nhận xuất xứ cũng có thể được cấp bởi một tổ chức hàng hóa quốc tế. Giấy chứng nhận
  • 36. 25 xuất xứ thường phải được hợp pháp hóa (chứng thực) bởi phòng thương mại địa phương hoặc bởi đại sứ quán hoặc lãnh sự quán địa phương của quốc gia yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ. Nếu không có đại diện của nước nhập khẩu tại nước xuất khẩu, thì cần phải gửi tài liệu để chứng thực cho các cơ quan thương mại ở nước nhập khẩu, điều này đôi khi có thể dẫn đến sự chậm trễ thêm. 2.2.2.4. Giấy chứng nhận kiểm định (Inspection Certificate) Hầu hết người mua (và cả các quốc gia) sẽ yêu cầu chứng nhận kiểm tra chứng thực các thông số kỹ thuật của hàng hóa được vận chuyển, thường được thực hiện bởi bên thứ ba. Kiểm tra bên thứ ba, nếu cần, được thực hiện bởi các chuyên gia. Giấy chứng nhận kiểm tra thường được lấy từ các tổ chức kiểm tra / kiểm tra độc lập (chẳng hạn như SGS, Vinacontrol,…). Tùy thuộc vào quy định của chính phủ nhập khẩu hoặc yêu cầu của người mua, việc kiểm tra có thể bao gồm xác minh chất lượng và số lượng, giá thị trường xuất khẩu, giá trị cho mục đích hải quan, phân loại hải quan và đủ điều kiện nhập khẩu. 2.2.2.5. Phiếu đóng gói(Packing List) Phiếu đóng gói là một tài liệu bổ sung cho hóa đơn thương mại. Nó cung cấp thông tin liên quan cho người mua, hãng tàu, ngân hàng và cơ quan hải quan nước ngoài. Trong hầu hết các trường hợp, một phiếu đóng gói được chỉ định trong thư tín dụng như một tài liệu bắt buộc phải nộp. Phiếu đóng gói lưu ý kích thước, loại, số lượng gói và nội dung của container vận chuyển và đặc biệt là trọng lượng tịnh và tổng trọng lượng tính bằng pound và kilôgam; tất cả đều là những thông tin cần thiết do đó, việc cung cấp là nên làm để hoàn thành quá trình xuất khẩu. Mặc dù phiếu đóng gói không bắt buộc theo luật hải quan của mỗi quốc gia, tuy nhiên nó vẫn được một số hải quan sử dụng để kiểm tra đối với vận đơn hoặc hóa đơn thương mại vì sự không nhất quán và thông tin mâu thuẫn. Phiếu đóng gói có nhiều định dạng khác nhau, tất cả đều có cùng chức năng cơ bản: để xác nhận nội dung của lô hàng khi nó rời khỏi cơ
  • 37. 26 sở của nhà xuất khẩu và để chỉ ra trọng lượng, số đo, gói số trong lô hàng đó và cách thức vận chuyển, ví dụ như hộp, thùng giấy, v.v… 2.2.2.6. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) Giấy chứng nhận bảo hiểm (gọi là bảo hiểm hàng hóa hàng hải) là một tài liệu xác nhận rằng hàng hóa được bảo hiểm cho lô hàng và do đó được bảo hiểm cho các tổn thất và thiệt hại trong quá trình vận chuyển. Nó được chuẩn bị trước khi vận chuyển hàng hóa, và cung cấp xác nhận về loại và số tiền bảo hiểm trên hàng hóa. Điều cần thiết cho bất kỳ giao dịch thương mại quốc tế nào là có bảo hiểm vì các lô hàng quốc tế có mức độ rủi ro cao. Điều kiện thời tiết xấu, xử lý thô và các nguy hiểm phổ biến khác để vận chuyển làm cho bảo hiểm hàng hải trở thành một sự bảo vệ quan trọng cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Việc vận chuyển đường dài, thời gian vận chuyển kéo dài và vận chuyển bởi nhiều hơn một hãng vận tải, điều này có nghĩa là nhiều tải và dỡ hàng, dẫn đến khả năng hàng hóa dễ bị hư hỏng hoặc mất mát. Do đó, bảo hiểm hàng hải là cần thiết cho các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và giao nhận vận tải, để chuyển rủi ro mất mát và bảo vệ chống lại tổn thất vật chất, thiệt hại hoặc hư hỏng và chậm trễ trong quá trình vận chuyển. 2.2.3. Phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra chứng từ Các bên chính liên quan đến chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ là nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng. Giống như bất kỳ mô hình thanh toán nào, tất cả các bên này đều chịu rủi ro khác nhau. 2.2.3.1. Rủi ro đối với người bán (nhà xuất khẩu) Là người thụ hưởng thư tín dụng, nếu có rủi ro cho giao dịch, nhà xuất khẩu nên là người đầu tiên chịu rủi ro. Nói chung, rủi ro cho nhà xuất khẩu có thể đến từ nhà nhập khẩu. a. Nhà NK vi phạm nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt Nhà nhập khẩu áp dụng thư tín dụng từ một ngân hàng phát hành mà không tuân thủ nghiêm ngặt hợp đồng. Các điều khoản và điều kiện tín dụng phải tuân thủ hợp đồng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu không mở/cấp thư tín dụng dựa trên hợp đồng mua bán vì các loại lý do. Hành vi này gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng trở
  • 38. 27 nên khó khăn, hoặc dẫn đến tổn thất gia tăng đối với các nhà xuất khẩu. Các tình huống thường gặp nhất là: các nhà nhập khẩu không mở thư tín dụng đúng hạn hoặc hoàn toàn không áp dụng điều khoản từ các ngân hàng. Ví dụ, trong trường hợp liên quan đến thay đổi thị trường, hạn chế nghiêm ngặt đối với ngoại tệ, nhà nhập khẩu sẽ thay đổi thời gian hoặc trì hoãn thời gian để mở thư tín dụng. Nhà nhập khẩu thêm một số điều khoản trong thư tín dụng, ví dụ, nhà nhập khẩu có thể nâng cấp loại bảo hiểm; tăng số tiền bảo hiểm; thay đổi cảng đích; thay đổi bao bì, để nhằm có được mục đích là thay đổi hợp đồng. b. Thiết lập các rào cản khó thực hiện Bằng cách sử dụng nguyên tắc quan trọng của thư tín dụng “Tuân thủ nghiêm ngặt các tài liệu và tín dụng”, nhà nhập khẩu thêm một số điều kiện khó đạt được hoặc đặt ra một số bẫy kinh doanh có chủ đích. Chẳng hạn như các mệnh đề chưa được xác nhận; những từ ngữ sai lầm và mệnh đề mâu thuẫn về nội dung. Những sai lầm đó có thể là lỗi đánh máy của tên, địa chỉ, lô hàng, thời gian hết hạn, v.v.Những sai lầm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các tài liệu phải nộp, và đôi khi nó sẽ là cái cớ để từ chối thanh toán của ngân hàng phát hành. c. Thư tín dụng Nếu các nhà nhập khẩu sử dụng thư tín dụng không có thật hoặc đánh cắp thư tín dụng với hình thức để trống từ ngân hàng hoặc nhận thư tín dụng từ một nhân viên làm việc trong một ngân hàng đã hoặc sắp phá sản, các nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt với tai họa mất cả hàng hóa và tiền bạc. d. Nhà NK yêu cầu tài liệu đặc biệt Các nhà nhập khẩu yêu cầu các tài liệu khó đạt được. Một số nhà nhập khẩu quy định các yêu cầu không thể được thực hiện hoặc kiểm soát bởi các nhà xuất khẩu. Các yêu cầu như vậy có thể là: theo các điều khoản của FOB & CFR , nhà xuất khẩu chỉ có thể yêu cầu thanh toán trong phạm vi nhận bảo hiểm; hoặc các tài liệu với một số chữ ký cụ thể. Chẳng hạn, theo các điều khoản tín dụng, nhà nhập khẩu yêu cầu người thụ hưởng cung cấp giấy chứng nhận về chất lượng, số lượng và giá cả của hàng hóa. Những giấy chứng nhận này phải được cấp bởi văn phòng kiểm tra hàng hóa của thành phố, dựa trên quy định
  • 39. 28 của cơ quan kiểm tra hàng hóa ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, cơ quan này chỉ có thể cấp giấy chứng nhận cho chất lượng và số lượng của hàng hóa. Giá hàng hóa được coi là một yếu tố kinh doanh, không thuộc trách nhiệm của quá trình kiểm tra. Yêu cầu này là ví dụ điển hình của điều khoản mà các nhà xuất khẩu không thể đạt được. e. Xung đột giữa các điều khoản tín dụng và pháp luật liên quan Các điều khoản của tín dụng không phù hợp với luật pháp của quốc gia liên quan. Trong thực tế thương mại quốc tế, một số điều khoản trong tín dụng là lợi thế cho nhà xuất khẩu về ngoại hình. Điểm đáng chú ý là nếu các điều khoản được cho phép theo luật của nước nhập khẩu .Nhà xuất khẩu nên biết luật ở quốc gia liên quan và đàm phán các điều khoản không thể thực hiện ở quốc gia của nhà nhập khẩu .Nếu không, nhà xuất khẩu sẽ không chỉ mất lợi thế trong hợp đồng, mà còn liên quan đến việc hạn chế luật quốc gia khác. Có một trường hợp liên quan đến luật thuế khác nhau giữa Trung Quốc và Pháp .Một công ty xuất khẩu của Trung Quốc tài trợ cho một thư tín dụng. Công ty nhập khẩu Pháp đã thỏa thuận với công ty xuất khẩu Trung Quốc rằng công ty Pháp sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ phí gây ra bởi khoản tích lũy. Thỏa thuận này cũng phù hợp với luật thuế của Trung Quốc. Trong khi đó luật thuế của Pháp là khác nhau về quy định như vậy. Dựa trên luật thuế Điều 125 của Pháp, ngân hàng quốc gia Paris đã mạnh dạn khấu trừ 30% thuế tích lũy từ toàn bộ khoản tích lũy mà người thụ hưởng (công ty xuất khẩu của Trung Quốc) phải nhận. Cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu đều biết rằng đối tượng bị đánh thuế là công ty nhập khẩu của Pháp. Ngoài Pháp, nước Ý và Síp có cùng quy định về thuế như vậy. Là nhà xuất khẩu, người bán hàng nên suy nghĩ nhiều hơn về luật pháp ở một quốc gia khác và đàm phán với nhà nhập khẩu về các điều khoản. f. Gian lận bằng cách thay đổi thư tín dụng Các nhà nhập khẩu thay đổi các thư tín dụng quá hạn có chủ đích. Các nhà xuất khẩu có thể bị lừa cho hàng hóa của họ bởi tín dụng thay đổi này. Các nhà nhập khẩu thay đổi số tiền, ngày giao hàng và tên người thụ hưởng của khoản tín dụng quá hạn.Với mục đích tài trợ tiền bằng tín dụng từ ngân hàng, các nhà nhập khẩu có thể ưu tiên các nhà xuất khẩu phát hành tín dụng. Trường hợp tương quan ở Trung Quốc đã xảy ra trên một công ty thương
  • 40. 29 mại ở tỉnh JiangSu. Công ty thương mại JiangSu đã nhận được một thư tín dụng, được gửi bởi một khách hàng HongKong. Số tiền của khoản tín dụng là USD 3.180.000. Ngân hàng chi nhánh Trung Quốc đã tìm thấy dấu vết thay đổi rõ ràng trên thư tín dụng bằng cách kiểm toán tín dụng. Thư tín dụng đã được thay đổi số lượng, ngày giao hàng, tên của người thụ hưởng. Ngân hàng chi nhánh Trung Quốc đã nhắc nhở người thụ hưởng (công ty thương mại JiangSu) và hỏi về thư tín dụng từ ngân hàng phát hành ngay lập tức. Cuối cùng, nó được chứng minh là một trường hợp gian lận bằng cách sử dụng thư tín dụng quá hạn. Công ty HongKong đã cố gắng cấp tín dụng quá hạn cho nhà xuất khẩu, sau đó sử dụng nó như một khoản thế chấp và nhận tiền từ ngân hàng. 2.2.3.2. Rủi ro đối với người mua (nhà nhập khẩu) a. Rủi ro gian lận Hoạt động của L/C có thể được coi là một hoạt động của các tài liệu. Các bên liên quan hoàn thành trách nhiệm của họ dựa trên các tài liệu đó. Bằng chứng duy nhất cho ngân hàng phát hành là sự tuân thủ nghiêm ngặt giữa các tài liệu và tín dụng. Miễn là các tài liệu tuân thủ nghiêm ngặt, ngân hàng phát hành phải trả tiền. Theo UCP 600, ngân hàng không có trách nhiệm đối với hình thức, sự đầy đủ, chính xác, tính xác thực, giả mạo của bất kỳ tài liệu nào hoặc hành động thiếu sót, khả năng thanh toán, hiệu suất hoặc vị thế của các bên liên quan. Ngân hàng hình thành một truyền thống rằng họ chỉ kiểm tra tính xác thực trên bề mặt của các tài liệu. Hơn nữa, kiểm tra thực tế thiết yếu của các tài liệu đã vượt quá chức năng của các ngân hàng, vì vậy các ngân hàng không thể làm nhiều hơn về điều đó. b. Rủi ro chất lượng Rủi ro chất lượng mà các nhà nhập khẩu phải chịu theo thời hạn của thư tín dụng, là các nhà xuất khẩu trao đổi các nhà nhập khẩu với hàng hóa kém chất lượng. Từ đặc điểm của thỏa thuận chứng từ theo các điều khoản của thư tín dụng, nhà nhập khẩu có thể nhận được toàn bộ bộ chứng từ để nhận hàng chỉ sau khi thanh toán hoặc chiết khấu.Trước đó, nhà nhập khẩu không thể biết liệu nhà xuất khẩu có cung cấp hàng hóa với chất lượng tốt hay không. Các nhà nhập khẩu sẽ bị thụ động. Hơn nữa, nếu nhà nhập khẩu tìm thấy vấn đề
  • 41. 30 chất lượng của hàng hóa sau khi thanh toán hoặc chiết khấu, thật khó để có được sự bảo vệ thông qua cách hợp pháp. c.Rủi ro phát sinh của ngân hàng phát hành Nhiều người cho rằng trong bản chất hành động thanh toán của ngân hàng phát hành là rất an toàn, không có rủi ro cho hành động này, vì vậy rủi ro này hiếm khi được đề cập. Nhưng trên thực tế, ở đây với cường độ làm việc cao, một số ngân hàng phát hành không kiểm tra các tài liệu được giao bởi ngân hàng đàm phán. Những ngân hàng phát hành chỉ chuyển tài liệu cho người nộp đơn trực tiếp. Việc không hoàn thành nghĩa vụ của ngân hàng và không thực hiện nghĩa vụ của họ gây ra thiệt hại: thiệt hại về lợi ích của nhà nhập khẩu bởi sự khác biệt không được giải thích, quyền của người nộp đơn có thể được bảo vệ. 2.2.3.3. Rủi ro đối với ngân hàng a. Đối với ngân hàng phát hành L/C Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu NH phát hành kiểm tra không kĩ đơn xin mở thư tín dụng sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản chứa đựng rủi ro cho ngân hàng sau này. Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu NH phát hành đồng ý thanh toán hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách cẩn thận bộ chứng từ, để bộ chứng từ có sai biệt, nhà NK không chấp nhận hoàn trả, thì NH không thể đòi tiền nhà NK. Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui định của L/C ngay cả khi nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ. Trong trường hợp hàng hóa đến trước bộ chứng từ thì NH phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa hề nhìn thấy bộ chứng từ. Nếu không có sự đảm bảo của người NK về việc hoàn trả, thì NH phát hành sẽ gặp phải rủi ro khi BCT có sai sót, khi đó nhà NK có thể không chấp nhận thanh toán và NH không thể truy đòi được tiền từ nhà NK. Nếu trong L/C ngân hàng phát hành không qui định bộ vận tải đơn đầy đủ(full set of bills of lading) thì một người NK có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của
  • 42. 31 bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là ngân hàng phát hành theo cam kết của L/C.12 NH phát hành có thể gặp rủi ro do không thực hiện đúng theo UCP 600, đó là đưa ra quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc của ngân hàng, dẫn đến mất quyền từ chối và phải thanh toán kể cả bộ chứng từ có sai biệt. b. Đối với ngân hàng thông báo L/C NH thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thật, đồng thời phải xác minh chữ ký, mẫu điện của NH phát hành trước khi thông báo đến nhà XK. Rủi ro xảy ra với NH thông báo là khi NH này thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực trong khi chính NH chưa xác thực L/C. c.Đối với ngân hàng xác nhận Nếu bộ chứng từ được xuất trình là phù hợp thì NH xác nhận phải trả tiền cho nhà XK bất luận là có truy hoàn được tiền từ NH phát hành hay không. Như vậy, NH xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành. Nếu NH xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra bộ chứng từ một cách cẩn trọng, để bộ chứng từ có sai biệt mà không phát hiện ra, NH phát hành không chấp nhận thanh toán thì NH xác nhận cũng không thể đòi tiền NH phát hành. d. Đối với ngân hàng được chỉ định13 Các NH được chỉ định không có trách nhiệm thanh toán cho nhà XK trước khi nhận được tiền hàng từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ được xuất trình, 12 Nguyễn Thị Lan Phương. Một số rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán TDCT. Truy xuất từ https://voer.edu.vn/m/mot-so-rui-ro-chu-yeu-trong-phuong-thuc-thanh-toan-tin-dung- chung-tu 13 Nguyễn Thị Lan Phương. Một số rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán TDCT. Truy xuất từ https://voer.edu.vn/m/mot-so-rui-ro-chu-yeu-trong-phuong-thuc-thanh-toan-tin-dung- chung-tu
  • 43. 32 các NH được chỉ định thường ứng trước cho nhà XK với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà XK, do đó NH này phải chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà XK. 2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro vấn đề chứng từ theo phương thức TDCT 2.2.4.1. Nguyên nhân khách quan Một là, do khоảng сáсh về mặt địа lý Сáс bên thаm giа vàо hоạt động muа bán hàng hóа quốс tế đến từ сáс quốс giа kháс nhаu, và thường giữа họ сó khоảng сáсh rất lớn về mặt địа lý. Thời giаn để vận сhuуển hàng hóа từ người bán đến đượс với người muа thường diễn rа sаu thời điểm thаnh tоán. Những người thiếu trung thựс сhо rằng họ hоàn tоàn сó đủ thời giаn để lập, tạо rа một bộ сhứng từ giả mạо để уêu сầu thаnh tоán và sаu đó tẩu tán trướс khi tàu сậр bến quốс giа người nhậр khẩu. Hai là, do khе hở рháр lý сủа сáс điều khоản tố tụng Dù сhо những tổn thất lớn đã và đаng diễn rа trоng hоạt động muа bán quốс tế, nhưng сáс quốс giа vẫn сhưа đạt đượс sự đồng thuận quốс tế сhung nàо quу định, hướng dẫn vấn đề nàу. Ngау сả khi trаnh сhấр đã đượс хáс lậр, thì người muа và ngân hàng ở nhiều quốс giа сũng lúng túng không biết рhải làm gì, áр dụng điều luật nàо vì luật quốс tế hау luật quốс giа đều không сó hướng dẫn сụ thể để giải quуết vấn đề trên. Hơn nữа сáс nạn nhân trоng những vụ lừа đảо đôi khi сũng không nỗ lựс đòi lấу сông bằng сhо сhính mình bởi lẽ сhi рhí liên quаn сó khi сòn lớn hơn сả tổn thất mà họ рhải сhịu; hоặс nhiều сông tу сhо rằng việс kiện tụng sẽ làm ảnh hưởng đến thаnh dаnh сông tу họ. Ba là, do cơ сhế hоạt động сơ bản сủа L/С: hоàn tоàn trên сơ sở сhứng từ Việс thаnh tоán hау сhấр nhận thаnh tоán L/С сủа ngân hàng hоàn tоàn trên сơ sở сhứng từ хuất trình сó рhù hợр hау không. Mối quаn hệ hợр đồng giữа ngân hàng рhát hành và người thụ hưởng L/С hоàn tоàn độс lậр với сáс mối quаn hệ hợр đồng сơ sở để tạо nên L/С ấу dù сhо сhúng đượс dẫn сhiếu đến trоng L/С. Vì vậу, khi người thụ hưởng хuất trình
  • 44. 33 сhứng từ mà thỏа mãn сáс уêu сầu đặt rа trоng L/С và сáс quу định сủа UСР đượс dẫn сhiếu thì ngân hàng сó nghĩа vụ thаnh tоán сhо L/С nói trên. Сơ сhế hоạt động đó đã tạо rа сơ hội thựс hiện ý đồ lừа đảо сủа những người thiếu trung thựс. Đối với những kẻ lừа đảо thì сhứng từ сhính là tiền. Và với sự рhát triển không ngừng сủа сông nghệ ngàу nау, việс làm giả сhứng từ không сòn là vấn đề quá khó. Bằng сáсh lậр rа những сhứng từ giả trоng giао dịсh quốс tế kẻ lừa đảo сó thể thựс hiện một giао dịсh khống: сó сhứng từ nhưng không сó sự сhuуển giао hàng hóа; hоặс bằng mọi сáсh để lậр rа những сhứng từ сó thông tin sаi lệсh. Bốn là, sự đа dạng, рhứс tạр сủа hệ thống рháр luật liên quаn và sự hạn сhế сủа biệt lệ đối với giаn lận, giả mạо trоng рhương thứс thаnh tоán bằng L/С Sự kháс biệt về tốс độ рhát triển сủа nền kinh tế сũng như сáсh thứс giải quуết vấn đề lừа đảо L/С không hоàn tоàn thống nhất trоng hаi hệ thống luật đаng là một trở ngại lớn đối với việс giải quуết trаnh сhấр. Hơn nữа, hình рhạt сủа một số quốс giа đối với hành vi giаn dối сòn quá nhẹ, không đủ để răn đе những người thiếu trung thựс. Bên cạnh đó, сhưа сó một thông lệ quốс tế сhung nàо điều сhỉnh hành vi сủа tòа, và thựс tế trоng nhiều trường hợр khó сó thể хin đượс lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để dừng việc thаnh tоán nhằm bảо vệ quуền lợi сủа người bị hại. 2.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan - Từ phía ngân hàng Thứ nhất, theo điều 14a và 34 UCP600, ngân hàng sẽ chỉ có trách nhiệm kiểm tra chứng từ trên bề mặt và nếu trên bề mặt của chứng từ cho thấy sự phù hợp, ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán. Nhiều ngân hàng không nhận thức đầy đủ yêu cầu kiểm tra chứng từ phù hợp với LC đòi hỏi ba nội dung chính: (1) kiểm tra trên bề mặt chứng từ phù hợp với LC; (2) kiểm tra sự nhất quán giữa các chứng từ; (3) kiểm tra chứng từ phù hợp với UCP và thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong vấn đề kiểm tra chứng từ theo UCP (ISBP) dẫn đến sự thiếu cẩn thận trong việc kiểm tra chứng từ.