SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
---------------
LUẬN VĂN THẠC SỸ
ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
VƯƠNG THỊ HIỀN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐỖ HOÀNG TOÀN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã
nêu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và
chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Vương Thị Hiền
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ ỨNG
DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ......................................................6
1.1.TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH PHÁI SINH ........................................................................................6
1.1.1.Tài chính phái sinh là gì?........................................................................6
1.1.2.Thị trường tài chính phái sinh...............................................................17
1.2. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ....................................................21
1.2.1. Khái niệm............................................................................................21
1.2.2 Đặc điểm..............................................................................................22
1.2.3. Lợi ích của việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh trong lĩnh vực NH.....22
1.3. ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
TRONG LĨNH VỰC NH...............................................................................24
1.3.1. Điều kiện về pháp lý............................................................................24
1.3.2. Điều kiện về tầm nhìn chiến lược ........................................................25
1.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật........................................................25
1.3.4. Điều kiện về cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình hoạt động ................25
1.3.5.Điều kiện về chính sách khách hàng.....................................................26
1.3.6. Điều kiện nhân lực ..............................................................................26
1.3.7. Các điều kiện khác ..............................................................................26
1.4.CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ
TÀI CHÍNH PHÁI SINH ..............................................................................28
1.5.KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ PHÁI SINH
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ...............................29
1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển công cụ phái sinh...........................29
1.5.2. Bài học kinh nghiệm............................................................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.....................................................................................38
Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
TẠI BIDV ............................................................................................................39
2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV.........................................................................39
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV.......................................39
2.1.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV ....................41
2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI
SINH TẠI BIDV ............................................................................................46
2.2.1. Ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại BIDV ............................47
2.2.2. Ứng dụng công cụ phái sinh kỳ hạn và hợp đồng tương lai..................50
2.2.3. Ứng dụng hợp đồng quyền chọn..........................................................57
2.2.4. Ứng dụng hợp đồng hoán đổi ..............................................................61
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI
CHÍNH PHÁI SINH TẠI BIDV....................................................................65
2.3.1.Kết quả đạt được ..................................................................................65
2.3.2.Một số hạn chế và nguyên nhân............................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................72
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI
SINH TẠI BIDV..................................................................................................73
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT
TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CỦA
BIDV...............................................................................................................73
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh........................................................73
3.1.2. Sự cần thiết ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại BIDV..........76
3.2.GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI
BIDV ..............................................................................................................78
3.2.1.Các giải pháp cơ bản ............................................................................78
3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ ............................................................................88
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................90
3.3.1.Đối với Quốc hội..................................................................................90
3.3.2. Đối với Chính phủ..............................................................................91
3.3.3. Đối với NHNN...................................................................................91
3.3.4. Đối với Các Bộ, ngành .......................................................................93
KẾT LUẬN..........................................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................97
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký tự viết tắt Nguyên văn
ALCO Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản có
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CCS Sản phẩm phái sinh hoán đổi tiền tệ chéo
ECB Ngân hàng Trung ương Châu Âu
IRS Sản phẩm phái sinh hoán đổi lãi suất một đồng tiền
ISDA Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh quốc tế
LIFFE Trung tâm giao dịch tương lai và quyền chọn quốc tế
LOT Lô, đơn vị đo của hàng hóa
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng Nhà nước
OTC Phi tập trung
USD Đô la Mỹ
TA2 Sự trợ giúp về kỹ thuật nghiệp vụ giai đoạn 2
VND Việt Nam Đồng
WTO Tổ chức thương mại quốc tế
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1: Tổng giá trị các hợp đồng tài chính của UOB..................................32
Bảng 2.1. Mạng lưới Chi nhánh và Sở giao dịch của BIDV.............................41
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu hoạt động của BIDV giai đoạn 2010-2013 .............42
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tài chính phái sinh kỳ hạn ..................................51
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động phái sinh hợp đồng tương lai ........................53
Bảng 2.5. Doanh số công cụ phái sinh hợp đồng tương lai ..............................55
Bảng 2.6. Số lượng hợp đồng tương lai cà phê ...............................................56
Bảng 2.7. Doanh số mua bán quyền chọn........................................................58
Bảng 2.8. Số lượng hợp đồng mua bán quyền chọn.........................................58
Bảng 2.9. Thu nhập từ các giao dịch quyền chọn.............................................59
Bảng 2.10. Doanh số công cụ phái sinh hoán đổi ..............................................61
Bảng 2.11. Số lượng giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) ..............................62
Bảng 2.12: Số lượng khách hàng giao dịch công cụ phái sinh hoán đổi.............65
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tổng giá trị các hợp đồng tài chính phái sinh các NHTM Mỹ nắm giữ.30
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập thuần từ các hoạt động của BIDV năm 2013 .........44
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thu phí dịch vụ của BIDV năm 2013 ...................................45
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế của BIDV ......................................................45
Biểu đồ 2.4: Các chỉ số ROA, ROE của BIDV....................................................46
Biểu đồ 2.5: Doanh số giao dịch kỳ hạn ..............................................................51
Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận ròng từ hoạt động phái sinh hợp đồng tương lai..............53
Biểu đồ 2.7: Số lượng khách hàng giao dịch hợp đồng tương lai .........................54
Biểu đồ 2.8. Doanh số giao dịch hợp đồng tương lai Cà phê ...............................56
Biểu đồ 2.9. Số lượng hợp đồng tương lai Cà phê ...............................................57
Biểu đồ 2.10: Doanh số mua bán quyền chọn........................................................58
Biểu đồ 2.11. Số lượng hợp đồng mua bán quyền chọn.........................................59
Biểu đồ 2.12. Thu nhập từ các giao dịch quyền chọn.............................................60
Biểu đồ 2.13. Thu nhập từ các giao dịch hoán đổi.................................................62
Biểu đồ 2.14: Số lượng giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) ..............................63
Biểu đồ 2.15: Doanh số hoạt động giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) .............64
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hợp đồng kỳ hạn...............................................................................8
Sơ đồ 1.2: Giao dịch hợp đồng tương lai qua Sàn giao dịch hợp đồng tương lai...10
Sơ đồ 1.3: Hợp đồng hoán đổi .........................................................................12
Sơ đồ 1.4: Loại hợp đồng hoán đổi thứ nhất ....................................................13
Sơ đồ 1.5: Loại hợp đồng hoán đổi thứ hai ......................................................14
Sơ đồ 1.6: Loại hợp đồng hoán đổi thứ ba .......................................................14
Sơ đồ 1.7: Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu .............................................15
Sơ đồ 1.8: Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ .......................................................16
Sơ đồ 1.9: Thị trường giao dịch phái sinh phi tập trung....................................19
Sơ đồ 1.10: Thị trường giao dịch phái sinh phi tập trung....................................20
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và sự biến động khó
lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá..., rủi ro đối với nhà đầu tư trong các hoạt
động kinh tế, tài chính ngày một gia tăng. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro, thua
lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh được hình thành, trở thành những
sản phẩm tất yếu của thị trường tài chính. Hình thành với tư cách là một công cụ
phòng chống rủi ro, nhưng cùng với sự phát triển mạnh mẽ và phức tạp của thị
trường tài chính, nghiệp vụ tài chính phái sinh trở thành một công cụ được sử dụng
nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Điều này đã
khiến thị trường phái sinh trở thành một thị trường vô cùng phát triển và giữ vai trò
quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Tại các NH ở nhiều nước trên thế giới,
bên cạnh các nghiệp vụ mang tính truyền thống, các công cụ tài chính phái sinh đã
không ngừng được ứng dụng nhằm đạt được nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán
rủi ro, bảo vệ hoặc tạo ra lợi nhuận.
Tại Việt Nam, cùng với quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế và sự phát triển của
thị trường tài chính trong năm 1997-1998, việc phát triển và ứng dụng các sản phẩm
tài chính phái sinh ở các NHTM trở thành một nhu cầu khách quan và hết sức cần
thiết. Tuy nhiên các hoạt động này còn rất hạn chế, số lượng giao dịch ít và chủ yếu
nhằm giảm thiểu rủi ro về biến động tỷ giá cho các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xuất, nhập khẩu và cho chính bản thân các NHTM khi tham gia thanh toán
quốc tế.
Đến nay, các sản phẩm phái sinh của NHTM Việt Nam chưa tận dụng được
những lợi thế của các công cụ tài chính phái sinh trong việc phòng ngừa, phân tán
rủi ro, chia sẻ lợi nhuận cho các bên tham gia vào hợp đồng kinh tế. Sự kém phát
triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập,
mở cửa và phát triển thị trường tài chính ở Việt nam. Khi mà rủi ro luôn là bạn
2
đường của của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập thì sự
phát triển thị trường các nghiệp vụ tài chính phái sinh được xem như là lá chắn quan
trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với nhà đầu tư.
Việc tăng cường ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại các NHTM nói
chung và BIDV nói riêng, qua đó phát triển thị trường tài chính phái sinh là rất cần
thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài : “Ứng dụng
công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sỹ của mình
Công tác tại Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp – Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội, là đơn vị trực tiếp tác
nghiệp giao dịch với các khách hàng là tổ chức, tôi nhận thấy mặc dù công cụ tài
chính phái sinh rất hữu ích trong việc bảo hiểm rủi ro cho cả ngân hàng và khách
hàng nhưng hiện lại phát triển khá khiêm tốn tại BIDV nói riêng cũng như các
NHTM tại Việt Nam nói chung. Vì sao như vậy? Những giải pháp nào được coi là
khả thi cho việc mở rộng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV?
Đề tài “Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam” nhằm đánh giá thực trạng việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh
tại BIDV và đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường việc ứng dụng các công
cụ tài chính phái sinh trong hoạt động của BIDV, đồng thời góp phần vào sự phát
triển và hoàn thiện của thị trường các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam sẵn
sàng cho việc thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ NH theo như cam kết
của Chính phủ Việt Nam khi tham gia WTO.
2. Tổng quan nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam về sản phẩm phái sinh đã
được một số tác giả đề cập đến như:
Học viện ngân hàng, Giáo trình các công cụ phái sinh,
Nguyễn Văn Tiến (2005), “Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở”,
3
TS. Trần Thị Thanh Tú và Phạm Hồng Thịnh trong luận văn thạc sỹ (2011) “Phát
triển các sản phẩm hàng hóa phái sinh tại Ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam
(BIDV)”, nghiên cứu hoạt động phát triển sản phẩm hàng hóa phái sinh tại Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) từ năm 2006 đến nay.
GS.TS Cao Cự Bội và Hà Huy Thanh trong luận văn thạc sỹ (2012) “Thúc đẩy
hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh tại BIDV”, hệ thống hóa cơ sở lý luận về
hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh, đánh giá hiệu quả kinh doanh những
sản phẩm phái sinh hiện đang được triển khai tại BIDV rồi từ đó xem xét mức độ
tiềm năng để có thể mở rộng áp dụng thêm các sản phẩm khác, đưa ra các giải pháp
nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh doanh các sản phẩm phái sinh tại BIDV.
3. Mục đích nghiên cứu
Một là, làm rõ những vấn đề cơ bản về công cụ tài chính phái sinh và ứng dụng
công cụ tài chính phái sinh tại NHTM.
Hai là, phân tích đánh giá thực trạng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại
BIDV trong giai đoạn 2010 - 2013, doanh số, lợi nhuận đóng góp trong tổng thu
nhập của NH.
Ba là, đề xuất những giải pháp ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công cụ tài chính phái sinh
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tình hình ứng dụng công cụ tài chính phái
sinh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn từ năm 2010
đến 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nội dung và mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài dự kiến thu thập
và tổng hợp thông tin về thực trạng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV
qua các năm từ 2010 -2013 để phân tích và đánh giá hoạt động ứng dụng công cụ tài
chính phái sinh để đề xuất những giải pháp khả thi nhằm phát triển việc ứng dụng
4
công cụ tài chính phái sinh tại BIDV thông qua việc sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về công cụ tài
chính phái sinh qua các giáo trình, tài liệu đã được xuất bản, sử dụng ở các chương
trình đào tạo đại học, viện nghiên cứu và nghiên cứu các văn bản pháp luật liên
quan, các bài báo, tài liệu đánh giá phân tích về hoạt động ứng dụng công cụ tài
chính phái sinh tại các nước phát triển, các nước trong khu vực và Việt Nam để xây
dựng khung lý thuyết của luận văn.
Phương pháp khảo sát thu thập số liệu: Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp từ việc
khảo sát các nguồn báo cáo thường niên, cân đối kế toán, báo cáo hoạt động của
BIDV từ năm 2010 - 2013
Phương pháp thống kê tổng hợp, sử dụng để thống kê tổng hợp số liệu về các
giao dịch phái sinh tại BIDV
Phương pháp biểu đồ: sử dụng biểu đồ, đồ thị để phân tích hoạt động ứng dụng
công cụ tài chính phái sinh tại BIDV.
Phương pháp phân tích định tính: để phân tích, lý giải nguyên nhân, hậu quả, hệ
quả, đạo lý của các vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường công cụ tài
chính phái sinh và về bản chất, nội dung kinh tế, quy trình thực hiện, những lợi ích
và rủi ro mang lại của các công cụ tài chính phái sinh cơ bản, qua đó hiểu rõ về các
nghiệp vụ tài chính phái sinh.
Thứ hai: Qua nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng công cụ tài chính
phái sinh quốc tế và tại một số nước trong khu vực, rút ra các bài học kinh nghiệm
đối với các NHTM Việt Nam trong việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh.
Thứ ba: Phân tích thực trạng ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại
BIDV đưa ra những đánh giá về những mặt được (thành công) và những vấn đề còn
tồn tại hạn chế trong việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại BIDV.
5
Thứ tư: Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường việc ứng dụng và khai thác
tối đa các chức năng kinh tế vốn có của công cụ tài chính phái sinh tại BIDV nói
riêng và các NHTM tại Việt Nam nói chung, góp phần vào phát triển thị trường tài
chính phái sinh tại Việt Nam theo kịp sự phát triển chung của toàn thế giới trong
quá trình hội nhập
7. Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến kết cấu 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài chính phái sinh và ứng dụng công cụ
tài chính phái sinh.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV.
Chương 3: Giải pháp ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH PHÁI SINH
1.1.1. Tài chính phái sinh là gì?
1.1.1.1. Khái niệm
Sự ra đời của sản phẩm phái sinh là một tất yếu của sự phát triển ngày càng
sâu rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả
hàng hóa, lãi suất, tỷ giá trên thị trường sẽ tạo ra nhiều rủi ro gây ảnh hưởng lớn tới
hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư. Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sự
biến động giá cả, tỷ giá, lãi suất,… trên thị trường, các nhà đầu tư đã sử dụng sản
phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình. Công cụ
phái sinh ra đời xuất phát từ nhu cầu quản lý, phân loại, chia tách, kiểm soát và
chuyển giao rủi ro giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Thuật ngữ “phái sinh” có ý nghĩa là “không có giá trị độc lập”, tức là giá trị
hoàn toàn xuất phát từ giá trị của tài sản cơ bản. Các tài sản cơ bản có thể là chứng
khoán, vàng, tiền tệ,... hoặc bất kỳ tài sản khác. [1]
Tài chính phái sinh là sản phẩm tài chính mà giá trị của nó được thừa hưởng từ
giá trị của các thực thể cơ sở là tài chính như tài sản, tiền tệ, vàng, chứng khoán hay
lãi suất,… bản thân nó không có giá trị nội tại
Do đó, sản phẩm phái sinh là một sản phẩm mà giá trị của nó phụ thuộc vào
giá trị của một tài sản cơ bản.
Ví dụ: giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thì giá trị hợp đồng kỳ hạn phụ thuộc vào tỷ
giá ngoại tệ trên thị trường giao ngay.
7
Sản phẩm phái sinh thông thường bao gồm các loại như hợp đồng kỳ hạn
(forward), hợp đồng tương lai (futures), hợp đồng quyền chọn (option), hợp đồng
hoán đổi (Swap) hoặc những sản phẩm. Sự ứng dụng các loại sản phẩm phái sinh
vào trong hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi
nước nói chung và sự phát triển của thị trường phái sinh nói riêng.
Các sàn giao dịch sản phẩm phái sinh thường được chuẩn hóa và có một trung
tâm thanh toán bù trừ đứng sau để bảo đảm việc thanh toán, hay giao hàng. Các hợp
đồng Quyền chọn (option contracts) hay hợp đồng tương lai (futures contracts)
được giao dịch tại đây.
Hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng hoán đổi là hai công cụ mang tính chất truyền
thống và được giao dịch bởi các giao dịch viên trên thị trường và không có một
trung tâm cố định. Việc giao dịch như vậy được gọi là giao dịch tại quầy (over – the
– counter), giao dịch tại quầy thường không được chuẩn hóa và là giao dịch giữa
các đối tác với nhau nên có thể dẫn đến rủi ro phá sản hoặc không được thanh toán
khi các bên không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng. Đôi khi ngay cả
những hợp đồng Quyền chọn cũng được giao dịch tại quầy, điển hình là các hợp
đồng quyền chọn trái phiếu.[8]
Các đặc điểm của sản phẩm phái sinh:
√ Giá trị biến đổi phụ thuộc vào sự thay đổi giá trị của tài sản cơ bản.
√ Không đòi hỏi về khoản đầu tư ban đầu hoặc khoản đầu tư ban đầu nhỏ hơn
các giao dịch thông thường (mức ký quỹ ban đầu đối với giao dịch được tiêu chuẩn
trên các sàn giao dịch).
√ Được thanh toán vào một thời điểm trong tương lai.[1]
1.1.1.2. Một số công cụ tài chính phái sinh chủ yếu
Tại luận văn này tác giả tập trung phân tích các công cụ phái sinh được phân
loại theo tính chất, bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán
đổi và hợp đồng quyền chọn.
8
* Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
• Định nghĩa: Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ tài chính phái sinh lâu đời
nhất, và có lẽ vì lý do đó mà nó ít phức tạp nhất. Đó là một thoả thuận mua hoặc
bán một tài sản (hàng hoá hoặc tài sản tài chính) tại một thời điểm xác định trong
tương lai (> 02 ngày so với ngày giao dịch của hợp đồng) với một mức giá đã
được xác định trước tại thời điểm hiện tại.[7]
•
Sơ đồ 1.1: Hợp đồng kỳ hạn
Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán, ngày tất toán hay
ngày đáo hạn hợp đồng; Thời gian từ ngày giao dịch của hợp đồng đến ngày đáo
hạn của hợp đồng được gọi là kỳ hạn của hợp đồng; Mức giá xác định tại thời điềm
hiện tại và áp dụng trong ngày đáo hạn của hợp đồng được gọi là giá kỳ hạn; Mức
giá kỳ hạn được xác định bằng: Mức giá hiện tại cộng hoặc trừ điểm kỳ hạn.
. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn:
√ Hợp đồng kỳ hạn thường được thực hiện giữa các tổ chức tài chính (TCTC)
với nhau, hoặc giữa TCTC với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các
hợp đồng này thường được ký kết song phương). Trong hợp đồng này người mua
được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán được gọi là người giữ
thế đoản vị (short position).
√ Khi một bên mua hợp đồng kỳ hạn thì có trạng thái trường kỳ hạn (Dương
kỳ hạn), còn bên bán hợp đồng kỳ hạn thì có trạng thái đoản kỳ hạn (Âm kỳ hạn).
Giá trị
trong ngày Giá trị
ngày mai
Giá trị
giao ngay
Ngày giao dịch của
hợp đồng
01 ngày làm
việc
02 ngày làm
việc
>2 ngày làm
việc
Giá trị kỳ
hạn
Thời gian t
9
√ Hợp đồng kỳ hạn chỉ được thực hiện và bắt buộc phải thực hiện vào ngày
đáo hạn. Cho dù biến động thị trường tại ngày đáo hạn có gây bất lợi cho một bên
nào đó. Không cókhoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời
hạn của hợp đồng. Vậy nên, bản thân những hợp đồng kỳ hạn có chứa nhiều rủi ro
nhất trong các công cụ phái sinh.
√ Hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung. [11]
• Các rủi ro của hợp đồng kỳ hạn:
Thứ nhất: Nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá mong đợi,
rủi ro vốn có của công ty sẽ làm giảm giá trị công ty nhưng sự sụt giảm này sẽ được
đền bù bằng lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn. Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn cung cấp một
cách phòng ngừa rủi ro hoàn hảo.
Thứ hai: Rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng.
Rủi ro này có hai chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc là người nhận được hoặc là
người chi trả, phụ thuộc vào biến động giá cả thực tế của tài sản cơ sở.
Thứ ba: Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào đáo hạn
của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc
trong thời hạn của hợp đồng. [9]
* Hợp đồng tương lai (Futures)
• Định nghĩa: Hợp đồng tương lai là một công cụ (sản phẩm) tài chính phái sinh
trong đó các bên thoả thuận và cam kết thông qua Sở giao dịch (Trung tâm giao dịch)
hợp đồng tương lai để mua bán với nhau một loại hàng hoá nhất định, vào một ngày xác
định trong tương lai. Tất cả các yếu tố trong hợp đồng tương lai (khối lượng, chất lượng,
ngày tháng giao hàng, mức ký quỹ...) đều được chuẩn hoá mà người mua và người bán
đều phải biết rõ khi giao dịch.[7]
Hợp đồng tương lai tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn nên về căn bản tương tự như
hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản là:
+ Hợp đồng tương lai là hợp đồng được chuẩn hoá còn hợp đồng kỳ hạn
không được chuẩn hóa, các chi tiết là do hai bên đàm phán và thoả thuận cụ thể.
10
+ Hợp đồng tương lai chỉ được giao dịch trên thị trường tập trung - Sàn giao
dịch (Trung tâm giao dịch) hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao dịch
trên thị trường phi tập trung (OTC).
Sơ đồ 1.2: Giao dịch hợp đồng tương lai qua Sàn giao dịch hợp đồng tương lai
• Đặc điểm của hợp đồng tương lai:[7]
√ Hàng hoá của hợp đồng tương lai được quy định với một số mặt hàng (ví dụ
như: tiền tệ, lãisuất, chứng khoán, cà phê, cao su, gạo, ngô, vàng, bạch kim, đồng,
thiếc, dầu...), không phải mọi hàng hoá . Các loại hợp đồng tương lai phổ biến là:
- Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (Index Futures)
- Hợp đồng tương lai lãi suất (Interest Futures)
- Hợp đồng tương lai tiền tệ (Currency Futures)
- Hợp đồng tương lai nông sản (Agricutural Futures)
- Hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (Metal and Mineral Futures)
√ Hợp đồng tương lai được giao dịch thông qua Sàn giao dịch hợp đồng tương
lai - chính là trung gian môi giới giữa người mua và người bán. Do vậy, phải có
những tiêu chuẩn cho hợp đồng tương lai mà bất cứ thành viên nào tham gia giao
dịch đều phải nắm rõ và đảm bảo thực hiện.
√ Người mua và người bán phải trả phí hoa hồng cho Sàn giao dịch là đơn vị
môi giới.
√ Giá của hợp đồng tương lai được xác định và công bố công khai trên sàn
giao dịch (thường được khớp giá theo nguyên tắc thoả thuận)
√ Thành viên tham gia giao dịch hợp đồng tương lai phải có một khoản tiền ký
quỹ. Khoản tiền ký quỹ này được giữ tại tài khoản của thành viên mở tại Sàn giao
Người mua hợp
đồng tương lai
Người bán hợp
đồng tương lai
Sàn giao dịch (trung
tâm giao dịch) hợp
đồng tương lai
11
dịch hợp đồng tương lai hoặc đơn vị trung gian, môi giới khác. Khi biến động thị
trường bất lợi, thành viên phải nộp thêm tiền vào tài khoản, khi biến động thị trường
có lợi, thành viên có thể rút tiền ra tuy nhiên phải duy trì một mức ký quỹ nhất định.
√ Hợp đồng tương lai thường được đánh giá lại theo giá thị trường hàng ngày
(mark to market). Công ty trung gian, môi giới sẽ tiến hành tính toán giá trị của tất
cả hợp đồng tương lai có trong tài khoản của mọi thành viên theo giá thị trường
phòng chống rủi ro, đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng khi diễn
biến thị trường bất lợi.
√ Kết thúc một hợp đồng tương lai thường hiếm khi có sự trao đổi hàng thật
mà thường hoán đổi kỳ hạn hoặc đóng trạng thái bằng một giao dịch ngược.
• Các công cụ được sử dụng trong hợp đồng tương lai để hạn chế rủi ro:
Thứ nhất: Thay vì giao nhận giá trị hợp đồng vào ngày đáo hạn và thực hiện
thanh toán các thay đổi của giá trị hợp đồng vào cuối ngày giao dịch như giao dịch
mua bán đơn thuần, hợp đồng tương lai có tính chất thanh toán tiền mặt hay điều
chỉnh theo ngày. Điều này khiến thời hạn giao sau được rút ngắn lại, nhờ thế rủi ro
trong thanh toán được giảm đi.
Thứ hai: Hợp đồng tương lai yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị trường,
người bán và người mua đều như nhau, phải thực hiện một ký quỹ. Nếu hợp đồng
giao sau tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này sẽ được cộng vào tài khoản
ký quỹ vào cuối ngày và ngược lại. Khi số dư tài khoản ký quỹ giảm xuống mức tối
thiểu đã thoả thuận trước đó, tài khoản ký quỹ phải được bổ sung như cũ hoặc là sẽ bị
đóng. Rủi ro không đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng giảm đi.
Thứ ba: Hợp đồng tương lai giống với một danh mục các hợp đồng kỳ hạn khi
lãi suất là có thể xác định trước. Tuy nhiên, vào lúc đóng cửa mỗi ngày, các hợp
đồng giao sau mang tính kỳ hạn đang tồn tại sẽ được thanh toán cũng như 1 hợp
đồng mới được ký kết. Tính chất thanh toán hàng ngày kết hợp với yêu cầu ký quỹ
cho phép hợp đồng tương lai giảm thiểu đáng kể rủi ro tín dụng vốn có của hợp
đồng kỳ hạn. [11]
12
* Hợp đồng hoán đổi (Swaps)
• Định nghĩa: Hợp đồng hoán đổi là một công cụ (sản phẩm) tài chính phái sinh
trong đó hai bên đồng ý trao đổi cho nhau những hàng hoá (tài chính hoặc phi tài chính)
một lần hoặc định kỳ theo lịch hoán đổi và tỷ giá hoán đổi đã được thống nhất trước.[7]
Mặc dù việc hoán đổi đã tồn tại từ rất sớm, ngay từ khi có hoạt động thương
mại của con người. Tuy nhiên đến những năm 80 của thế kỷ thứ 20, sản phẩm phái
sinh hoán đổi mới phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm này giúp đáp ứng nhu cầu đơn
giản nhất của con người là đổi những cái mình có mà không cần lấy những cái
người khác có mà mình cần; là chiếc cầu nối hữu hiệu khi hai bên không đủ điều
kiện để mua trực tiếp hàng hoá mình cần. Đối với hàng hoá là tài sản tài chính, sản
phẩm phái sinh hoán đổi giúp chuyển đổi từ tài sản có giá trị thả nổi theo thị trường
sang tài sản có giá trị cố định nhằm phòng chống rủi ro cho nhà đầu tư hoặc phục vụ
mục đích sinh lợi của nhà đầu tư (ví dụ như sử dụng hợp đồng hoán đổi để chuyển
đổi khoản vay theo lãi suất thả nổi trên thị trường sang khoản vay theo lãi suất cố
định nhằm phòng chống rủi ro; hoặc hoán đổi ngược lại từ khoản vay lãi suất cố
định sang lãi suất thả nổi nếu nhận định rằng lãi suất thị trường sẽ đi xuống).
Sơ đồ 1.3: Hợp đồng hoán đổi [7]
Hàng hoá tham gia vào quá trình trao đổi giữa hai bên được gọi là hàng hoá
hoán đổi; Thời gian từ khi ký kết hợp đồng hoán đổi đến khi hai bên hoán đổi lại về
hàng hoá của mình gọi là kỳ hạn hoán đổi; Tỷ giá trao đổi giữa các hàng hoá được
gọi là tỷ giá hoán đổi.
Hàng hóa A
(a đơn vị) Bên A
Bên B Bên A
Bên B
Hàng hóa B
(b đơn vị)
Hàng hóa A
(a đơn vị)
Hàng hóa B
(b đơn vị)
Hoán
đổi
cuốikỳ
Hoán
đổi đầu
kỳ
13
• Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi: [7]
√ Hàng hoá trong hợp đồng hoán đổi là tiền tệ, lãi suất, cổ phiếu và hàng hoá vật chất,
được giới hạn hơn so với các hợp đồng tài chính phái sinh khác, bao gồm 4 dạng cơ bản:
- Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swaps) : là việc chuyển từ lãi suất thả
nổi sang lãi suất cố định hoặc ngược lại trên một khoản tiền gốc danh nghĩa làm cơ
sở để tính toán lãi.
- Hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency Swaps): là việc chuyển từ việc phải
trả/được nhận lãi suất của đồng tiền này sang phải trả/được nhận lãi suất của đồng
tiền khác và có thể có hoặc không hoán đổi tiền gốc làm cơ sở tính lãi.
- Hợp đồng hoán đổi hàng hoá (Commodity Swaps): là việc chuyển đổi chỉ số giá
cả thị trường của một loại hàng hoá sang lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc chỉ số
giá cả của một loại hàng hoá khác. Trong hợp đồng hoán đổi hàng hoá chỉ có sự
tham gia hoán đổi đơn thuần của các yếu tố tài chính chứ hoàn toàn không có sự
trao đổi hàng thực.
- Hợp đồng hoán đổi cổ phiếu (Equity Swaps): là việc chuyển từ cổ tức của một
loại cổ phiếu sang lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc cổ tức của một loại cổ phiếu
khác. Hợp đồng hoán đổi cổ phiếu có thể thực hiện mà không cần sự mua bán thực
các loại cổ phiếu.
Trong đó, các hợp đồng hoán đổi lãi suất và tiền tệ chiếm tỷ lệ lớn nhất, hơn
80% tổng số các hợp đồng hoán đổi.
Hợp đồng hoán đổi thực chất tương đương với 1 giao dịch giao ngay + 1 giao
dịch kỳ hạn (Nếu hợp đồng hoán đổi có sự trao đổi đầu kỳ và cuối kỳ)
Sơ đồ 1.4: Loại hợp đồng hoán đổi thứ nhất [8]
Giao dịch giao
ngay
Ngày ký hợp đồng
Trao đổi đầu kỳ
Giao dịch kỳ
hạn
Ngày đáo hạn
Trao đổi cuối kỳ
14
1 giao dịch kỳ hạn + 1 giao dịch kỳ hạn (Nếu hợp đồng hoán đổi có sự trao đổi
tại một ngày trong tương lai và trao đổi cuối kỳ)
Sơ đồ 1.5: Loại hợp đồng hoán đổi thứ hai [8]
1 giao dịch giao ngay + nhiều giao dịch kỳ hạn ( Nếu hợp đồng hoán đổi có sự
trao đổi đầu kỳ và nhiều lần trong kỳ)
Sơ đồ 1.6: Loại hợp đồng hoán đổi thứ ba [8]
√ Hợp đồng hoán đổi chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) bằng
phương thức thoả thuận giữa các bên. Vì vậy các bên tham gia hợp đồng hoán đổi thường
biết rõ lẫn nhau và chủ yếu là các doanh nghiệp, tập đoàn và tổ chức tài chính. [11]
• Các rủi ro của hợp đồng hoán đổi:
Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ro
nếu một bên bị vỡ nợ. Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn.
Ngày ký hợp đồng
Giao dịch
giao ngay
Trao đổi đầu
kỳ
Trao đổi cuối
kỳ
Giao dịch
kỳ hạn
Trao đổi định
kỳ
Giao dịch
kỳ hạn
Giao dịch
kỳ hạn
Ngày đáo hạn
Trao đổi định
kỳ
Ngày ký hợp đồng Ngày đáo hạn
Giao dịch
kỳ hạn
Giao dịch
kỳ hạn
Trao đổi đầu kỳ
Trao đổi cuối kỳ
15
Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất không phức tạp hơn một danh
mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần
thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn. [9]
* Hợp đồng quyền chọn (Option)
• Định nghĩa: Hợp đồng quyền chọn là một công cụ (sản phẩm) tài chính phái sinh
trong đó cho phép người mua có quyền (nhưng không bắt buộc) được mua hay bán một số
ỉượng xác định hàng hoá tại một thời điểm xác định trong tương lai và với mức giá được xác
định tại thời điểm hiện tại (thời điểm ký kết hợp đồng quyền chọn).[7]
Hợp đồng quyền chọn bao gồm:
- Hợp đồng quyền chọn mua đem lại cho người mua nó quyền được mua hàng
hoá trong tương lai với mức giá xác định ở hiện tại.
- Hợp đồng quyền chọn bán đem lại cho người mua nó quyền được bán hàng
hoá trong tương lai với mức giá xác định ở hiện tại.
Thời điểm xác định trong tương lai được gọi là ngày đáo hạn hợp đồng quyền
chọn.
Thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày đáo hạn được gọi là kỳ
hạn của hợp đồng.
Mức giá xác định tại thời điểm hiện tại và áp dụng khi thực hiện hợp đồng
được gọi là mức giá thực hiện (Exercise price)
Hợp đồng quyền chọn bao gồm 2 kiểu:
Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu (European Options): Là hợp đồng quyền
chọn chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn.
Sơ đồ 1.7: Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu [8]
Ngày giao
dịch
Ngày đáo
hạn
16
Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ (American Options): Là hợp đồng quyền chọn
được thực hiện vào bất kỳ ngày nào trong kỳ hạn của hợp đồng.
Sơ đồ 1.8: Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ [8]
• Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn:
√ Người mua hợp đồng quyền chọn phải trả một mức phí cho người bán hợp
đồng quyền chọn. Mức phí này là lợi ích người bán quyền chọn đòi hỏi để chấp
nhận rủi ro khi giữ giá cho người mua quyền chọn.
√ Người mua quyền chọn có quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng
quyền chọn. Còn người bán quyền chọn bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ khi người
mua yêu cầu.
√ Hàng hoá của hợp đồng quyền chọn cũng được quy định với một số mặt
hàng (ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, tiền tệ, kim loại quý, nông sản), không
phải mọi loại hàng hoá đềucó thể giao dịch quyền chọn. Do vậy, phân loại theo tài
sản cơ sở thì hợp đồng quyền chọn được phân thành:
- Hợp đồng quyền chọn trên thị trường hàng hoá
- Hợp đồng quyền chọn trên thị trường tài chính
- Hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại hối
√ Hợp đồng quyền chọn có thể được mua bán trên thị trường tập trung như:
CBOE (Chicago Board Options Exchange), LIFFE (London International Financial
Futures and Options Exchange),
NYSE (New York Stock Exchange). hoặc có thể mua bán trên thị trường phi
tập trung (OTC).
Ngày đáo
hạn
Ngày giao
dịch
17
• Sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro
Việc sử dụng quyền chọn trong phòng ngừa rủi ro rất đa dạng và phong phú,
việc phòng ngừa rủi ro có thể áp dụng đối với tỷ giá, lãi suất, chỉ số chứng khoán ...
có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng quyền chọn khác nhau để tạo
ra các chiến lược phòng ngừa rủi ro thích hợp. [9]
1.1.2. Thị trường tài chính phái sinh
1.1.2.1. Khái niệm
Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại
sản phẩm tài chính phái sinh. Các sản phẩm thông dụng của thị trường tài chính
phái sinh bao gồm: Quyền mua cổ phần, chứng quyền, Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng
hoán đổi, Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng tương lai…
1.1.2.2. Vai trò của thị trường tài chính phái sinh đối với nền kinh tế
Thị trường tài chính phái sinh là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia,
việc hoàn thiện các công cụ tài chính phái sinh và phát triển thị trường công cụ tài
chính phái sinh hiệu quả thể hiện mức độ phát triển cao và có chiều sâu của hệ
thống tài chính, sẽ là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở mức độ cao hơn:
- Thị trường công cụ phái sinh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua
việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm
và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao và phân tán rủi ro; Giám sát doanh nghiệp;
- Tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính.
- Doanh nghiệp có thể mua hoặc bán công cụ phái sinh với 2 mục đích:
phòng ngừa rủi ro tài chính và đầu cơ, tạo lợi nhuận trên cơ sở tạo trạng thái mở
về lãi suất, ngoại tệ, hàng hóa hay chứng khoán... Ngoài ra, khi sử dụng phối hợp
nhiều công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác nhau có
thể tạo lợi nhuận trên cơ sở không phải đối mặt với các trạng thái mở/ các rủi ro
tài chính.
18
Thị trường công cụ tài chính phái sinh cho phép những người muốn giảm rủi
ro của mình, thực hiện chuyển giao rủi ro cho những nhà đầu cơ, là những người
sẵn sàng chấp nhận nó. Tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro được hấp
thụ bởi các nhà đầu cơ. Mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng
chấp nhận rủi ro cũng khác nhau sao cho các khoản đầu tư của họ ở một mức rủi ro
có thể chấp nhận được. Do đó họ gặp nhau và tiến hành việc mua bán. Thay vì giao
dịch cổ phiếu, việc giao dịch các sản phẩm phái sinh và đầu tư vào công cụ tài chính
phái sinh tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém và hiệu quả hơn.
Thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản,
chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn
có của thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những người không đủ
khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó. Không có thêm bất
kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này và lợi ích từ thị trường không chỉ
bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội.
Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả
Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao
ngay của tài sản, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai
nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác
định được giá giao ngay của chúng. Thông thường, giá giao dịch sớm nhất được xác
định là giá giao ngay. Hơn nữa, thị trường giao sau trên thế giới thường nhộn nhịp
hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được
cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình
thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia
thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình.[8]
1.1.2.3. Cấu trúc của thị trường tài chính phái sinh
Thị trường phái sinh có thể chia thành 2 hệ thống:
* Thị trường giao dịch tập trung (Exchange Traded Derivatives/ Exchange Based
Derivatives):
19
√ Định nghĩa: Thị trường giao dịch tập trung hay còn gọi là thị trường giao dịch qua
sàn là nơi các hợp đồng tài chính phái sinh được giao dịch thông qua các Sở giao dịch
(Trung tâm giao dịch) - là một tổ chức đặc thù với những nguyên tắc, phương thức hoạt
động nhất định. [8]
√ Đặc điểm của thị trường giao dịch tập trung:
Thị trường giao dịch tập trung là một tổ chức có tư cách pháp nhân, thông
thường do nhà nước thành lập hoặc có thể do nhiều tổ chức tư nhân thành lập.Thị
trường này hoạt động công khai, theo các quy định của pháp luật về giao dịch phái
sinh và theo các nguyên tắc, quy định, phương thức của các Sở giao dịch, Trung
tâm giao dịch.
Thành viên tham gia thị trường giao dịch tập trung phải đáp ứng đủ các điều kiện
nhất định về tài chính, ký quỹ, hạn mức, năng lực pháp luật, năng lực hành vi. Đối với
môi giới viên, là người đưa các lệnh mua bán vào hệ thống theo yêu cầu của khách
hàng thì còn cần phải đạt được các chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Các bộ phận cấu thành thị trường giao dịch tập trung bên cạnh cơ quan quan
trọng nhất là Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch (ví dụ như: CBOT, CME, LIFFE,
EUREX, NYSE, .) thì còn có Trung tâm thanh toán bù trừ, Trung tâm lưu ký, Các công
ty môi giới tài chính phái sinh. Thông thường quy trình giao dịch sẽ diễn ra như sau:
Sơ đồ 1.9: Thị trường giao dịch phái sinh phi tập trung [8]
Trung tâm lưu ký
thanh toán
Người
bán
Công ty
Trung
Gian/
Môi
giới
Sở giao dịch/
Trung tâm giao
dịch phái sinh
Công ty
Trung
Gian/Môi
giới
Người
mua
Trung tâm lưu ký hợp
đồng phái sinh
20
Giao dịch, mua bán các hợp đồng phái sinh sẽ được tiến hành theo nguyên tắc
đấu giá công khai. Khi lệnh mua và bán các hợp đồng phái sinh của các bên phù
hợp với nhau về giá cả, số lượng, thời gian thì lập tức sẽ được khớp. Người mua và
người bán không biết nhau về giá cả, số lượng, thời gian thì lập tức sẽ được khớp.
Người mua và người bán không biết nhau,không trực tiếp giao dịch với nhau mà
qua cơ quan môi giới, Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch với sự đảm bảo rằng khi
một bên đưa được lệnh với quy mô nhất định vào hệ thống thì có nghĩa là bên đó có
khả năng và có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện lệnh đó nếu được khớp.
Thời gian giao dịch các hợp đồng phái sinh tại thị trường giao dịch tập trung
thông thường sẽ diễn ra theo giờ hành chính của nước đó. Trong ngày giao dịch,
việc giao dịch có thể diễn ra theo từng phiên nếu khớp lệnh định kỳ hoặc cả ngày
nếu khớp lệnh liên tục. Hình thức khớp lệnh từng phiên ngày nay ít được sử dụng
và thường chỉ áp dụng trong giai đoạn đầu tại thị trường mới phát triển.
* Thị trường giao dịch phi tập trung (OTC Derivatives Market):
√ Định nghĩa: Thị trường giao dịch phi tập trung là thị trường giao dịch các hợp
đồng phái sinh không được (hoặc không muốn) giao dịch trên thị trường tập trung, tức là
các hợp đồng phái sinh chưa được chuẩn hóa hoặc có nhiều biến đổi. [8]
√ Đặc điểm của thị trường giao dịch tập trung:
+ Thị trường giao dịch phi tập trung ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu còn
bỏ sót tại thị trường giao dịch tập trung. Mọi loại hợp đồng phái sinh được giao dịch
tại đây theo nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
môi giới. Trong mỗi lần giao dịch, các hợp đồng phái sinh được biến đổi theo nhiều
cách để đáp ứng nhu cầu của các bên. Chính vì vậy đây là nơi sản sinh ra những hợp
đồng phái sinh đa dạng nhất.
Sơ đồ 1.10: Thị trường giao dịch phái sinh phi tập trung. [8]
Người bán Hợp
đồng phái sinh
Người tạo thị
trường/Trung
gian/Môi giới
Người mua
Hợp đồng phái
sinh
21
+ Thị trường giao dịch phi tập trung được diễn ra liên tục 24/24 tại mọi địa
điểm trên mọi quốc gia. Nơi những người tạo thị trường (The market maker) hay
còn gọi là người trung gian, môi giới (Trader, Broker) bằng mọi cách làm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng, giúp cho những nhu cầu mua bán được gặp nhau. Giá của
các giao dịch được tính toán trên cơ sở nhu cầu của rất nhiều người mua và bán và
được yết qua hệ thống yết giá điện tử của thị trường như: Reuters, Bloomberg. hoặc
bằng các phương tiện khác như: Internet, Điện thoại, Fax.
+ Thị trường giao dịch phi tập trung hoạt động theo ít các nguyên tắc, quy
định hơn so với thị trường giao dịch tập trung. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ theo một
số quy định của pháp luật về dân sự, hợp đồng kinh tế, thương mại. Mỗi giao dịch
hợp đồng phái sinh trên thị trường phi tập trung thường được lập thành các hợp
đồng riêng biệt để đảm bảo khả năng thực hiện của các bên.[11]
1.2. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
1.2.1. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về công cụ phái sinh, tuy nhiên có thể định
nghĩa một cách tổng quát nhất như sau:
Công cụ phái sinh (trong phạm vi đề tài nghiên cứu về công cụ phái sinh của NHTM,
tác giả xin phép được trình bày trong luận văn công cụ phái sinh được hiểu chính là công cụ
tài chính phái sinh) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã
có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi
nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỷ giá, trị
giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất... [8]
Hiểu đơn giản hơn công cụ phái sinh là hợp đồng tài chính được thực hiện
giữa NH với khách hàng (hoặc giữa nhiều NH với một hoặc nhiều khách hàng).
Trong đó, các điều khoản, giá trị của hợp đồng phái sinh được tham chiếu đến một
công cụ tài chính (tài sản cơ bản) khác. Các tài sản cơ bản này bao gồm 4 dạng: tiền
gửi, tiền tệ, chứng khoán và giấy tờ có giá, hàng hoá. Các công cụ phái sinh được ra
đời nhằm phục vụ mục đích cơ bản là: phòng ngừa rủi ro và chấp nhận rủi ro (đầu
22
cơ). Việc kết nối hai nhu cầu này khiến giao dịch các công cụ phái sinh được thực
hiện.[7]
1.2.2 Đặc điểm
Giá trị phụ thuộc và thay đổi theo giá trị của tài sản cơ bản. Thông thường giá
trị của hợp đồng phái sinh nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của tài sản cơ bản, khi tài sản
cơ bản thay đổi giá trị thì hợp đồng phái sinh cũng thay đổi giá trị theo cho phù hợp.
Không đòi hỏi đầu tư ban đầu hoặc đầu tư ban đầu nhỏ hơn các hợp đồng,
giao dịch thông thường. Khi một khách hàng đủ điều kiện để giao dịch các sản
phẩm tài chính cơ bản thông thường thì hoàn toàn đủ điều kiện giao dịch các sản
phẩm phái sinh cho tài sản cơ bản đó. Trừ một số trường hợp kỳ hạn dài hoặc có
nhiều điều khoản ưu đãi khiến khách hàng phải ký quỹ hoặc trả một mức phí ban
đầu nhất định.
Được đáo hạn trong tương lai. Hợp đồng tài chính phái sinh có thể được đáo
hạn vào ngày đáo hạn của tài sản cơ bản hoặc có thể chấm dứt trước hạn khi diễn
biến thị trường bất lợi cho hợp đồng tài chính phái sinh. [8]
1.2.3. Lợi ích của việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh trong lĩnh vực
NH
Xuất phát từ đặc điểm, tính chất và nội dung của các công cụ tài chính phái
sinh, các công cụ tài chính phái sinh không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh
nghiệp và nền kinh tế, việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh cũng mang lại
nhiều lợi ích lớn cho các NHTM:
Ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện để các NH đáp ứng được
các nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp: Nhu cầu sử dụng công cụ tài
chính phái sinh của các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngày càng
lớn, đặc biệt trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay, đây là
phương thức quan trọng để các NHTM thu hút khách hàng trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh cao.
23
Ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện để các ngân hàng phát triển
các hoạt động kinh doanh khác: Cùng với việc thu hút và tăng cường số lượng khách
hàng cũng như các giao dịch qua NH, thông qua việc ứng dụng các công cụ tài
chính phái sinh, các NH có điều kiện để tăng nguồn thu từ thu phí với tư cách của
người môi giới. Đặc biệt, với chức năng trung gian tài chính và mối quan hệ chặt
chẽ giữa các dịch vụ tài chính thông qua việc cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch
vụ tài chính cho khách hàng, NH có điều kiện mở rộng, phát triển các mặt hoạt
động khác của mình như huy động vốn, cho vay, các dịch vụ về thanh toán, chuyển
tiền, tư vấn...
Ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện để các ngân hàng
tăng cường khả năng chống đỡ, giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh: Thông
qua ứng dụng công cụ tài chính phái sinh, các NH hạn chế nhiều rủi ro khác nhau
như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro thanh khoản. Đặc
biệt là hạn chế và phân tán các rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, hạn chế những
rủi ro do sự biến động của lã suất, tỷ giá... [9]
Ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh mang lại nhiều tiện ích và lợi ích
cho các NHTM. Vì vậy ứng dụng và phát triển việc ứng dụng các công cụ tài chính
phái sinh ở Việt Nam là một tất yếu, vì:
Thứ nhất: chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ
các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn.
Thứ hai: tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước
hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm
nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như
mong muốn.
Thứ ba: Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các
nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá,
chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi
nhuận.[2]
24
1.3. ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG
LĨNH VỰC NH
1.3.1.Điều kiện về pháp lý
► Khuôn khổ pháp lý về nghiệp vụ tái chính phái sinh là yếu tố đầu tiên
quyết định việc ứng dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh trong các NHTM và được
ban hành từ Cơ quan quản lý là NH Trung ương (Ở Việt nam là NHNN Việt
Nam). Để các công cụ tài chính phái sinh được ứng dụng trên thị trường, Cơ quan
quản lý hay NH trung ương cần ban hành hành lang pháp lý cần thiết, bao gồm các
quy định đầy đủ, hướng dẫn hình thức giao dịch, quy trình giao dịch, giải thích
thuật ngữ… Qua đó tạo ra sự thống nhất trong giao dịch giữa các NHTM với nhau
và với khách hàng.
Ngoài ra, đây là công cụ phức tạp phát triển trên cơ sở các công cụ tài chính
sẵn có, mức độ rủi ro cao nên cần phải được cơ quan quản lý hay NH trung ương
quản lý và cấp phép để tránh những rủi ro nảy sinh hay việc các NHTM lợi dụng
các công cụ tài chính phái sinh để gây bất ổn thị trường.
► Ký kết thỏa thuận khung với NH nước ngoài: Bên cạnh các quy định có
tính pháp lý của NH trung ương, các NHTM cần ký kết các thỏa thuận khung với
NH nước ngoài. Đây là điều kiện cần để thực hiện các nghiệp vụ tài chính phái sinh
thông qua việc các NH cấp cho nhau những hạn mức giao dịch, nhằm đảm bảo khả
năng thanh toán của các bên, tránh rủi ro tín dụng, thanh toán trong giao dịch. Riêng
đối với giao dịch các công cụ tài chính phái sinh như: hợp đồng hoán đổi, quyền
chọn… là các giao dịch hạch toán ngoại bảng, các NH phải ký kết với nhau thỏa
thuận khung về các giao dịch phái sinh, thường theo mẫu của ISDA.
Thỏa thuận này quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia, các
hình thức giao dịch, đồng tiền giao dịch, các NH đại lý. Các quy định về thuế, xử lý
các sự cố nếu có xảy ra hay nơi giải quyết khi có tranh chấp phát sinh…[11]
25
1.3.2. Điều kiện về tầm nhìn chiến lược
Sứ mệnh và tầm nhìn là một trong các yếu tố hết sức quan trọng đưa NH trở
thành một định chế tài chính hùng mạnh trong tương lai. Ngay từ thời điểm hiện tại,
NH không chỉ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho năm sau mà còn phải xây dựng
được chiến lược phát triển cho trung và dài hạn. Nghĩa là phải trả lời được câu hỏi:
Sau 10 năm, 20 năm nữa NH sẽ thế nào? Trong định hướng chiến lược tổng thể này,
mức độ ưu tiên cho các mảng hoạt động sẽ không giống nhau, sẽ có mảng hoạt động
được dành nhiều nguồn lực để phát triển và sẽ có mảng hoạt động bị thu hẹp. Chính
vì vậy, đây là một nhân tố chủ quan ảnh hưởng hàng đầu, một điều kiện cần thiết
cho sự phát triển hoạt động tài chính phái sinh của NHTM.[11]
1.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật
Nghiệp vụ phái sinh là nghiệp vụ mới, phức tạp, đòi hỏi NHTM cần phải có hệ
thống thông tin cho quá trình quản lý nội bộ cũng như về thị trường để phân tích, dự
đoán diễn biến trên thị trường thì mới có thể sử dụng các công cụ tài chính phái sinh
một cách hiệu quả.
Hệ thống thông tin giao dịch thường là của hãng tin lớn như Reuters,
Bloomberg hay Telerate... Các hãng thông tin này chuyên cung cấp các gói thuê bao
về lãi suất, thị trường tiền tệ, các thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước
công nghiệp phát triển các các đồng tiền mạnh chủ chốt trên thế giới như: Nhật Bản,
Anh, Mỹ và các nước thuộc khu vực EU. Ngoài ra hệ thống này còn cung cấp các
chương trình phân tích kỹ thuật giúp dự đoán về xu hướng biến động của lãi suất
trong tương lai dựa trên những dữ liệu lịch sử.[11]
1.3.4. Điều kiện về cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình hoạt động
Hoạt động tài chính phái sinh rất phức tạp và có độ rủi ro cao, chính vì vậy, để
có thể phát triển ổn định, NHTM phải thiết kế bộ máy tổ chức và xây dựng quy
trình hoạt động phù hợp với các mô hình NH hiện đại trên thế giới. Cần có sự tách
biệt giữa 3 khối: Khối kinh doanh (Front Office) - Khối quản lý rủi ro (Middle
Office) - Khối tác nghiệp (Back Office), để từ đó tránh sự chồng chéo chức năng,
26
nhiệm vụ; Cần thành lập một bộ phận chịu trách nhiệm về rủi ro (lãi suất, tỷ giá. ),
ngoài ra các bộ phận chức năng khác cũng phải được thiết kế để phù hợp với mô
hình quản lý rủi ro hiện đại.[11]
1.3.5. Điều kiện về chính sách khách hàng
Rõ ràng là trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì thách thức
đối với các NH nằm ở việc mang lại sự hài lòng cho khách hàng, thu hút và giữ
được khách hàng. Để có thể làm thoả mãn khách hàng một cách hiệu quả, cần thiết
phải hiểu được những nhu cầu và mong muốn của họ, phải xây dựng được mối quan
hệ chặt chẽ với khách hàng nhằm mang lại những giá trị dài hạn cho khách hàng,
dẫn đến sự hài lòng về lâu dài của khách hàng. Chính sách khách hàng chính là một
loạt các hoạt động để tạo được sự hài lòng ở phía khách hàng, tạo điều kiện cho sự
phát triển chung của NH trong đó bao gồm cả sự phát triển của công cụ phái sinh
của NHTM.
1.3.6. Điều kiện nhân lực
Nghiệp vụ quản lý rủi ro lãi suất nói chung và áp dụng công cụ tài chính phái
sinh nói riêng đòi hỏi khả năng phân tích và dự đoán của cấp quản lý cũng như kỹ
năng của nhân viên giao dịch trực tiếp trên thị trường. Để có được khả năng đó nhân
lực cần phải được đào tạo chuyên nghiệp, có đầy đủ kiến thức về kinh tế, tài chính
và tiền tệ. Nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công của hoạt động quản lý lãi
suất cũng như quản trị ngân hàng.
Bộ phận quản lý và thừa hành đều phải thường xuyên được đào tạo và đào tạo
lại nhằm nâng cao trình độ và được cập nhật kiến thức quản lý hiện đại của các NH
nước ngoài.
1.3.7. Các điều kiện khác
Sự phát triển của thị trường tài chính
Để có thể thực hiện và tăng cường việc ứng dụng các công cụ tài chính phái
sinh tại các NHTM, điều quan trọng và trước hết là phải phát triển thị trường tài
27
chính nói chung, đây là điều kiện cần của việc ứng dụng công cụ tài chính phát sinh
tại các NHTM. Việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại các NHTM:
- Chỉ có thể thực hiện trên cơ sở sự phát triển và sự đa dạng của các công cụ
tài chính.
- Chỉ có thể thực hiện trên một nền tảng của sự phát triển các nghiệp vụ tài
chính và sự đa dạng hóa các dịch vụ tài chính.
- Với mục tiêu phục vụ các doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng các công cụ tài
chính phái sinh. Do vậy, nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp có
thể sử dụng được các sản phẩm này chỉ có thể trong điều kiện thị trường tài chính
tương đối phát triển.
Nhận thức của thị trường về công cụ tài chính phái sinh
Muốn đưa công cụ tài chính phái sinh ra thị trường điều kiện cần thiết là phải
tạo nhận thức của người tiêu dùng, của các doanh nghiệp kể cả các NHTM. Chỉ khi
có nhận thức hay ý niệm về công cụ này, người tiêu dùng mới có ý định dùng thử,
sau đó có nhu cầu và mong muốn về công cụ hay sản phẩm. Hơn nữa đây là những
công cụ mới và đặc biệt, việc tạo nhận thức về công cụ ở đây không chỉ đối với
người tiêu dùng mà còn tạo nhận thức đối với cả “nhà sản xuất” và “nhà hoạch định
chính sách”.
Tạo ra hiệu quả thị trường
Điều kiện tạo ra hiệu quả thị trường là điều kiện khó khăn nhất nhưng lại rất
cần thiết. Việc tạo ra hiệu quả của thị trường khó khăn vì nó không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của các NHTM, mà phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thị
trường tiền tệ của đất nước, trong đó quan trọng nhất là quy mô và mức độ tự do
hóa thị trường. Quy mô quá nhỏ khiến cho thị trường trở nên quá mỏng và không
hoàn hảo, một thị trường như vậy dễ bị điều khiển và khống chế bởi những thế lực
nắm giữ khối lượng giao dịch lớn. Sự tự do hóa thị trường, một mặt kiến cho những
ai có thế mạnh trong quan hệ với các nhà quản lý và hoạch định chính sách khó có
28
thể có được ưu thế hơn người khác, mặt khác tự do hóa khiến thị trường trở nên hấp
dẫn hơn vì ở đó rủi ro và lợi nhuận tương đồng nhau.[11]
1.4. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ
TÀI CHÍNH PHÁI SINH
Để đánh giá kết quả của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh tại các Ngân
hàng thương mại, chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:
- Số loại hợp đồng phái sinh đã được triển khai. Đây là chỉ tiêu đánh giá về
khả năng ứng dụng các loại hợp đồng tài chính phái sinh. Trong giai đoạn đầu phát
triển thì các NHTM chỉ phát triển những sản phẩm đơn giản như hợp đồng tương
lai, giai đoạn phát triển cao hơn sẽ là việc cung cấp các loại hợp đồng quyền chọn,
hợp đồng hoán đổi.
- Số lượng hợp đồng tài chính phái sinh đã được giao dịch qua NHTM. Đây là
chỉ tiêu đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng. Số lượng hợp đồng
thường được tính tùy thuộc vào từng loại hợp đồng. Đối với các hợp đồng tương lai
thì số lượng hợp đồng giao dịch thường là khá lớn vì giá trị một hợp đồng thường
nhỏ. Trong khi đó mặc dù số lượng hợp đồng quyền chọn hoặc hoán đổi được giao
dịch có thể ít hơn rất nhiều nhưng do giá trị của một hợp đồng thường là rất lớn nên
có thể đem lại thu nhập lớn cho NHTM. Việc đánh giá số lượng hợp đồng tài chính
phái sinh giao dịch qua NHTM sẽ xác định được thị phần của NHTM trên thị
trường sản phẩm tài chính phái sinh.
- Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh. Các khách hàng
sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh của NHTM có thể chia thành hai loại:
+ Khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh với mục đích bảo hiểm
+ Khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh với mục đích đầu tư
Đối với hai đối tượng khách hàng này, NHTM có thể tùy thuộc vào từng loại
sản phẩm tài chính phái sinh mà tập trung vào từng đối tượng khách hàng khác
nhau.
29
- Thu nhập NHTM khi cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh. Thu nhập của
NHTM khi cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh có thể có được dưới hai hình thức:
+ Thu nhập từ thu phí giao dịch: đối với các giao dịch sản phẩm tài chính
phái sinh giao dịch tập trung, khách hàng sẽ tiến hành trả phí giao dịch cho
NHTM và đây sẽ là nguồn thu nhập cho NHTM. Tuy nhiên nguồn thu từ phí giao
dịch này thường phụ thuộc vào sự biến động của thị trường và nhu cầu giao dịch
của khách hàng.
+ Thu nhập từ giao dịch các sản phẩm tài chính phái sinh OTC: đối với các
sản phẩm này, NHTM có thể có nguồn thu nhập từ các luồng tiền phát sinh do
khách hàng thanh toán cho NHTM theo các hợp đồng phái sinh. Ngoài ra NHTM
cũng có thể có thu nhập do các khoản chênh lệch khi thực hiện đối ứng các giao
dịch tài chính phái sinh với các NHTM khác.
- Chi phí và rủi ro khi cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh của NHTM. Các
chi phí và rủi ro mà NHTM có thể gặp phải đó là các chi phí phát sinh do rủi ro tác
nghiệp của NHTM khi thực hiện các giao dịch tài chính phái sinh cho khách hàng
của mình. Bên cạnh đó đối với một số loại sản phẩm tài chính phái sinh sử dụng cơ
chế đòn bẩy tài chính dựa trên ký quỹ nên NHTM sẽ gặp rủi ro khách hàng bị vỡ nợ
do khi sử dụng đòn bẩy tài chính làm khách hàng có thể giao dịch với giá trị lớn
hơn nhiều lần so với khả năng tài chính của mình và khi thua lỗ thì không đủ khả
năng tài chính để thanh toán khoản thua lỗ với NHTM.[1]
1.5. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ PHÁI SINH
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển công cụ phái sinh
Với lịch sử phát triển hơn 4 thế kỷ của thị trường phái sinh thế giới, đến nay
thị trường này thực sự đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Chính vì
vậy, việc đúc rút kinh nghiệm phát triển công cụ phái sinh của các NH lớn trên thế
giới và trong khu vực có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những nước đang phát
triển thị trường phái sinh như Việt Nam
30
1.5.1.1.Các NHTM Mỹ
Năm 1922, Chính phủ Liên bang Mỹ đã có những qui định pháp lý đầu tiên về
thị trường hợp đồng tương lai bằng việc ban hành đạo luật Grain Futures Act. Trong
các thời kỳ sau đó, mặc dù việc phát triển thị trường phái sinh là cả một giai đoạn
khó khăn, nhưng liên tiếp các qui định pháp lý được ban hành bởi Chính phủ và NH
Trung ương Mỹ về các hợp đồng quyền chọn, tương lai, hoán đổi và rất nhiều các
công cụ phái sinh khác, đã mở đường cho việc hình thành và phát triển các sàn,
trung tâm giao dịch các hợp đồng phái sinh cũng như việc ứng dụng và phát triển
các công cụ phái sinh của các NHTM Mỹ. Mỹ đã trở thành quốc gia có thị trường
các sản phẩm tài chính phái sinh phát triển hàng đầu trên thế giới với tổng giá trị
các hợp đồng phái sinh do các NHTM Mỹ nắm giữ lên tới hàng trăm nghìn tỷ USD
và đem lại lợi nhuận hàng chục tỷ USD. [13]
Biểu đồ 1.1: Tổng giá trị các hợp đồng tài chính phái sinh các NHTM Mỹ nắm giữ
Nguồn: [13]
Theo báo cáo tình hình kinh doanh NH và các hoạt động phái sinh năm 2010
của Cơ quan giám sát tiền tệ (OCC) của Mỹ, các hoạt động nghiệp vụ phái sinh tài
chính của Mỹ tập trung vào 5 NH lớn là: JPMorgan Chase Bank NA, Citibank
31
National ASSN, Bank of America NA, Goldman Sachs Bank USA, và Wells Fargo
Bank NA. Các NH này luôn kiếm được lợi nhuận hàng tỷ USD từ các công cụ phái
sinh, riêng JP Morgan Chase trong năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính tồi tệ
nhất vẫn kiếm được công cụ phái sinh 5.6 tỷ USD lợi nhuận ròng.[13]
1.5.1.2. Deustche Bank (Đức) [13]
Tại Đức, NH hoạt động nổi bật nhất về ứng dụng và phát triển các công cụ
phái sinh là Deustche Bank (DB). DB được thành lập năm 1870 tại Berlin với mục
đích để tài trợ các hoạt động thương mại giữa Đức và các quốc gia khác.
Đến nay, DB có chi nhánh tại hơn 70 quốc gia. Có thể nói DB là một trong
những ngân hàng tham gia vào thị trường phái sinh sớm nhất tại Châu Âu, chẳng
hạn ngay từ những năm 1936, DB đã ứng dụng các công cụ phái sinh tín dụng. Tuy
nhiên, hoạt động ứng dụng và kinh doanh các sản phẩm phái sinh của DB mới thật
sự phát triển trong vài năm gần đây, bắt đầu từ năm 2004. Trong 5 năm liền trở lại
đây, DB luôn đạt danh hiệu là một trong các ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản
phẩm phái sinh.
1.5.1.3. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực
Kinh nghiệm của Singapore [13]
Singapore hiện vẫn là một trong số những nước trong khu vực có thị trường tài
chính phát triển mạnh. Việc ứng dụng công cụ phái sinh được các NHTM Singapore
thực hiện từ khi thị trường tài chính Singapore bắt đầu phát triển (tương tự như Việt
Nam) từ những năm 1980.
Cùng với quá trình mở cửa và tự do hóa tài chính, Singapore là nước sử dụng
nhiều chính sách khuyến khích phát triển và đa dạng hóa các công cụ tài chính. đặc
biệt là các loại trái phiếu. Chính sách của Singapore không chỉ phát triển các loại
trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ mà còn phát triển mạnh các loại trái phiếu
công ty qua đó tại thị trường công cụ tài chính đa dạng và phát triển mạnh. Trên cơ
sở phát triển mạnh thị trường các công cụ tài chính, Singapore có chính sách
32
khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ tài chính phái sinh với những
biện pháp tiếp thị và quảng bá rộng rãi. Thông qua việc ứng dụng các công cụ tài
chính phái sinh, các NHTM đã hỗ trợ cho trên 80% các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu đã thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu
tại Singapore phát triển mạnh.
Một trong những NHTM thực hiện khá thành công việc ứng dụng các công cụ
tài chính phái sinh tại Singapore là ngân hàng UOB - đây là một ngân hàng lớn của
Singapore, thực hiện việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh từ rất sớm.
Bảng 1.1: Tổng giá trị các hợp đồng tài chính của UOB
Đơn vị: Triệu SGD
2009 2010 2011 2012 2013
Hợp đồng tỷ giá
Forward
Swaps
Options purchased
Options written
8.180
205.649
2.640
2.286
9.210
135.734
2.720
2.024
8.551
71.314
3.094
2.744
6.747
42.124
2.404
2.038
12.929
65.377
2.964
3.262
Hợp đồng lãi suất
Forwards
Swaps
Futures
Options purchased
Options written
14.800
240.198
7.966
957
1.188
345
224.059
3.897
1.315
1.248
-
251.508
2.176
2.519
3.055
-
180.338
1.264
2.069
3.527
-
157.919
39
1.828
3.958
Hợp đồng liên quan vốn
Forwards
Swaps
Futures
Options purchased
Options written
-
2.285
22
1.522
1.418
-
3.350
14
1.600
1.446
-
3.112
56
1.303
1.326
-
3.297
19
1.357
1.265
-
3.125
-
1.387
1.370
Hợp đồng liên quan tín
dụng
Swaps 477 558 298 279 244
Khác
Forwards
Swaps
Options purchased
Options written
-
-
173
111
269
269
-
-
28
17
1
1
93
109
3
3
126
244
2
2
489.872 388.058 351.103 246.936 254.776
Nguồn: [14]
33
Việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh được UOB coi như công cụ quan
trọng giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh (đặc biệt là các rủi ro lãi suất và rủi ro
tỷ giá) cũng như cho mục đích kinh doanh. Các nghiệp vụ về tài chính phái sinh
được UOB chuẩn hóa và theo các mục giá trị tích cực và giá trị tiêu cực để quản lý
tài sản, nợ và cấu trúc của các sản phẩm phái sinh trong hoạt động kinh doanh. Bên
cạnh đó, UOB cũng thiết lập các chính sách để quản lý rủi ro phát sinh từ các
nghiệp vụ phái sinh.
Kinh nghiệm của Thái Lan [14]
Trong số các nước trong khu vực, bên cạnh Singapore, Thái Lan cũng là nước
được đánh giá tương đối thành công trong việc phát triển thị trường tài chính cũng
như việc ứng dụng các công nghệ tài chính phái sinh. Mặc dù thị trường tài chính
Thái Lan phát triển sau Singapore, đồng thời sự phát triển của thị trường chứng
khoán và thị trường công cụ tài chính phái sinh trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm
và cùng với nó là các chính sách đối với thị trường tài chính của Thái Lan có những
thay đổi nhất định, song đến nay thị trường tài chính phái sinh tại Thái Lan tương
đối phát triển cũng như việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại các
NHTM Thái Lan hiện là tương đối phổ biến. Các NHTM Thái Lan hiện không chỉ
ứng dụng 4 công cụ tài chính phái sinh cổ truyền phổ biến mà đang nghiên cứu và
thực hiện việc ứng dụng các dịch vụ tài chính phái sinh khác mang tính chất lai tạp
để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Cũng giống như Singapore, NH trung ương Thái
Lan đã đưa ra những tiêu chuẩn bắt buộc về điều kiện để NHTM được thực hiện
dịch vụ tài chính phái sinh như về Quản trị rủi ro; về Công nghệ NH và Trình độ
cán bộ... Một trong những NH ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh có hiệu quả
và thành công là BangKok Bank.
Theo báo cáo thường niên 2010, BangKok Bank lần thứ năm đạt danh hiệu
NH của năm và là danh hiệu đạt được trong 4 năm liên tiếp do Money & Banking
Magazine bình chọn. BangKok Bank sử dụng các công cụ phái sinh để đảm bảo rủi
ro tín dụng liên quan đến khả năng trả nợ và tài sản cơ bản. Tổng giá trị các hợp
34
đồng phái sinh của Bangkok Bank là 1.005 tỷ Baht tăng 36,32% so với năm 2009,
trong đó tập trung chủ yếu ở các hợp đồng Forward 752 tỷ Baht tăng 12,1% so với
năm 2009.
Cho đến cuối những năm 2000, BangKok Bank đã hỗ trợ cho khoảng 40%
doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Thái Lan sử dụng các công cụ tài chính phái sinh.
Đến nay, BangKok Bank là một trong những NHTM có quy trình quản trị rủi ro khá
hoàn hảo đối với các nghiệp vụ tài chính phái sinh. [13]
Kinh nghiệm của Trung Quốc [14]
Thị trường tài chính phái sinh cũng như việc ứng dụng công cụ tài chính phái
sinh của các NHTM Trung quốc mới được thực hiện trước Việt nam khoảng 5 năm
gần đây. Mặc dù ra đời sau, Trung quốc đã từng bước có các chính sách khá phù
hợp và thận trọng trong việc phát triển thị trường tài chính phái sinh cũng như trong
việc cho phép ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh ở các NHTM Trung Quốc.
Ủy ban điều hành NH Trung Quốc (China Banking Regulatory Commission) đã
ban hành Nguyên tắc quản trị tạm thời về các hoạt động phái sinh của các tổ chức tài
chính (Provisional Administrative Rules Governing Derivatives Activities of Financial
Institutions) nhằm đưa ra những quy định và giám sát hoạt động phái sinh của các tổ
chức tài chính nhằm kiểm soát có hiệu quả rủi ro của các tổ chức tài chính trong hoạt
động này. Bên cạnh đó, các NHTM Trung quốc phải đáp ứng được các điều kiện:
- Có quy trình và chính sách hoàn thiện, phù hợp cho việc quản trị rủi ro và
kiểm soát nội bộ các hoạt động phái sinh.
- Có hệ thống xử lý các giao dịch phái sinh hợp lý, tự động kết nối đến các bộ
phận giao dịch (front-offices), bộ phận trung kiểm (middle-offices) và hậu kiểm
(back-offices). Phải có hệ thống quản trị rủi ro theo thời gian thực.
- Cán bộ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động phái sinh phải có trên năm
năm kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến các hoạt động phái sinh, quản trị rủi ro và
có lý lịch trong sạch.
35
- Có ít nhất: (a) Hai giao dịch viên chuyên nghiệp có ít nhất hai năm kinh
nghiệm liên quan đến các giao dịch phái sinh hoặc giao dịch có liên quan và được
đào tạo chuyên nghiệp trên sáu tháng về các kỹ năng kinh doanh dịch vụ phái sinh;
(b) Có một người chịu trách nhiệm quản trị rủi ro cho các hoạt động tài chính phái
sinh và (c) một người chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển mô hình rủi ro hoặc
đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động phái sinh. Tất cả nhân sự nói trên phải làm
việc chuyên trách không kiêm nhiệm công việc khác và có lý lịch trong sạch.
- Có trụ sở kinh doanh và các phương tiện phù hợp cho hoạt động phái sinh.
- Đối với chi nhánh NH nước ngoài thì quốc gia chính hoặc khu vực của NH
đó phải có khung pháp lý quy định và giám sát hoạt động phái sinh và Cơ quan
giám sát ở quốc gia chính có đủ năng lực giám sát hoạt động này.
Cùng với các quy định chặt chẽ về điều kiện, thực hiện mang tính thí điểm
từng dịch vụ từ đơn giản đến phức tạp, NH trung ương Trung Quốc chỉ cho phép
một vài NHTM lớn của Trung Quốc và một vài ngân hàng nước ngoài tại Trung
Quốc được thực hiện hoạt động này.[14]
1.5.2. Bài học kinh nghiệm
1.5.2.1. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Một là: Tận dụng ưu thế của người đi sau, vận dụng kinh nghiệm phát triển
của các nước đi trước để rút ngắn thời gian phát triển:
Nghiên cứu các mô hình áp dụng, chính sách của các nước đi trước và tham
khảo ý kiến của Hiệp hội các sản phẩm phái sinh và hoán đổi quốc tế (ISDA) đối
với dự thảo luật phái sinh của nước mình trước khi ban hành (ISDA là một hiệp hội
kinh doanh tài chính quốc tế với thành viên bao gồm trên 600 ngân hàng đầu tư,
NHTM lớn nhất, các công ty, các tổ chức chính phủ và các tổ chức khác. ISDA
được coi là tổ chức đưa ra các chuẩn mực hoặc các thỏa thuận chung cho các bên
trong các giao dịch phái sinh). Đây chính là những bài học để Việt Nam rút ngắn
thời gian xây dựng thị trường phái sinh còn non trẻ của mình.
36
Hai là: Để thị trường phái sinh phát triển thì trước hết những thị trường cơ sở
của nó như thị trường trái phiếu, thị trường ngoại hối... phải phát triển: Quá trình
phát triển của hai thị trường này cũng có sự tương tác qua lại và hỗ trợ nhau cùng
phát triển. Theo định nghĩa thị trường phái sinh không thể tồn tại ngoài thị trường
cơ sở. Tính minh bạch và tính thanh khoản của thị trường cơ sở là những nhân tố
thành công cho thị trường phái sinh. Thị trường phái sinh phát triển là một chất xúc
tác để củng cố và thu hút thêm những người tham gia thị trường cơ sở vì khi đó họ
có đủ các công cụ phòng ngừa cần thiết khi tham gia thị trường này.
Ba là: Nhanh chóng xây dựng thị trường phái sinh để cung cấp đủ công cụ
cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường trong nước: Báo cáo của BIS đưa ra
kết luận sự gia tăng thị trường trái phiếu và dự trữ ngoại hối cho thấy tiềm năng đầu
tư liên quốc gia trong thị trường trái phiếu khu vực Châu Á. Phục vụ cho việc đầu
tư này thì các công cụ phòng ngừa rủi ro chuẩn được xem như là nhân tố quan trọng
để xâm nhập thị trường trái phiếu mỗi nước.
Bốn là: Nhanh chóng xây dựng được hệ thống các chỉ số (lãi suất, tỷ giá...) để
tham chiếu trong các giao dịch phái sinh đáng tin cậy, phản ánh đúng tình hình
cung cầu của thị trường: Thị trường OTC, thị trường hoán đổi còn kém phát triển
hoặc chưa xuất hiện ở nhiều nước Châu Á. Lãi suất tham chiếu đáng tin cậy và
những quy định hạn chế thị trường là những lý do chính. Đây cũng là vấn đề mà
Việt Nam sẽ gặp phải vì hiện nay chúng ta chưa xây dựng được một chỉ số lãi suất
phản ánh đúng cung cầu trên thị trường. Hãng Reuters đã xây dựng được trang lãi
suất giao dịch bình quân trên thị trường liên NH ở Việt Nam (VNIBOR) trên cơ sở
chào giá hằng ngày của một số NH. Tuy nhiên, trong thực tế lãi suất này ít được
tham chiếu vì nó chưa phản ánh chính xác lãi suất của thị trường vì vậy cần phải tổ
chức lại cho phù hợp hơn.
Năm là: Cần có sự chọn lọc khi phát triển các sản phẩm phái sinh: Việc lựa
chọn giữa đa dạng hóa và tập trung nên dựa vào mức độ phát triển của từng thị
trường. Nghiên cứu của NH thanh toán quốc tế cho thấy quyền chọn lãi suất được
37
giao dịch thường xuyên ở thị trường các nước phát triển. Mặc dù nhiều quốc gia
Châu Á hiện nay đã bắt đầu đưa ra hàng loạt các sản phẩm phái sinh nhưng rõ ràng
hiện chưa có sản phẩm nào có tính thanh khoản tốt. Nói chung những nhà đầu tư ưa
thích những sản phẩm đơn giản. Việt Nam nên tập trung vào số ít sản phẩm thanh
khoản cao sẽ có lợi hơn cho việc phát triển thị trường.
Sáu là: Cần có định hướng cho sự phát triển của thị trường giao dịch tập
trung: Mặc dù thị trường phái sinh ở Việt nam còn ở giai đoạn sơ khai nhưng tầm
quan trọng của thị trường giao dịch tập trung cũng không nên xem nhẹ, nhất là
trong giai đoạn đầu. Một sản phẩm giao dịch tập trung sẽ cung cấp cho khách hàng
sự minh bạch, giá cả hợp lý và hiệu quả cao. Hơn nữa, sự bất ổn tài chính có thể xảy
ra ở thị trường OTC khi xuất hiện các sự kiện tín dụng, sự thay đổi giá đột ngột của
tài sản cơ sở.[15]
1.5.2.2. Bài học kinh nghiệm với BIDV
Từ kinh nghiệm phát triển công cụ phái sinh của các NHTM trên thế giới và
trong khu vực, BIDV có thể rút ra một số bài học như:
► Phải có chiến lược phát triển cụ thể cho các công cụ phái sinh, tạo hướng đi
rõ ràng, đồng thời tập trung nguồn lực để phát triển một cách nhất quán, thống nhất
trên toàn hệ thống.
► Phải hoàn thiện quy trình giao dịch phái sinh đảm bảo thuận tiện cho khách
hàng giao dịch cũng như phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
(front - middle - back office) tham gia trong giao dịch.
► Phải sớm hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ phái sinh để
có thể phát triển các công cụ phái sinh một cách bền vững. Bên cạnh đó hệ thống
hạn mức sẽ cho phép các cấp ứng phó linh hoạt với thị trường, chớp được từng cơ
hội của thị trường.
►Đầu tư hợp lý về con người và cơ sở vật chất cho việc phát triển các công
cụ phái sinh.
38
► Thành lập riêng bộ phận chuyên nghiệp để nghiên cứu, phát triển công cụ
phái sinh mới để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường thì khả năng phát triển sẽ
rõ ràng hơn, hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Với phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu khoa học và
logic, Chương I của luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thị
trường công cụ tài chính phái sinh dưới các khía cạnh như quá trình hình thành và
phát triển thị trường; khái niệm, đặc điểm của công cụ tài chính phái sinh, một số
công cụ tài chính phái sinh phổ biến...Luận giải về 4 công cụ tài chính phái sinh chủ
yếu là Hợp đồng kỳ hạn; Hợp đồng tương lai; Quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi,
phân tích bản chất và nội dung kinh tế của từng công cụ, cho thấy cơ chế, quy trình
nghiệp vụ ứng dụng cũng như những tác động và lợi ích của nó đối với doanh
nghiệp và đối với NHTM.
Luận văn cũng đã khái quát, phân tích và lý giải về các điều kiện ứng dụng
công cụ tài chính phái sinh như: Sự phát triển của thị trường tài chính; Điều kiện về
pháp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu tổ chức, nhân lực và các điều
kiện khác có liên quan. Đồng thời, nghiên cứu và đưa ra kinh nghiệm về phát triển
thị trường tài chính phái sinh, tăng cường ứng dụng công cụ tài chính phái sinh của
một số nước. Từ đó rút ra những kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam nói
chung và BIDV nói riêng.
39
Chương 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
PHÁI SINH TẠI BIDV
2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Bank for Investment and
Development of Vietnam) được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày
26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua 54 năm xây dựng và trưởng thành,
NH được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát
triển của Việt Nam:
Ngày 26/04/1957, ra đời với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực
thuộc Bộ Tài chính. Với 8 chi nhánh và 200 cán bộ, thực hiện nhiệm vụ cấp phát,
quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh
tế, xã hội.
Ngày 24/06/1981, theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ, Ngân
hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt
Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát,
cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế
thuộc kế hoạch nhà nước.
Ngày 14/11/1990, theo quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam và tên gọi này được giữ nguyên cho đến nay. Nhiệm
vụ của BIDV được thay đổi cơ bản nhằm thực hiện đường lối đổi mới trong quá
trình xây dựng nền kinh tế thị trường: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các
dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để
Tải bản FULL (108 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 3605890
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 3605890
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 3605890

More Related Content

What's hot

Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoNgọc Hưng
 
Chương 2a Tỷ giá hối đoái
Chương 2a Tỷ giá hối đoáiChương 2a Tỷ giá hối đoái
Chương 2a Tỷ giá hối đoáiPureLe Gooner
 
Chế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giáChế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giáPureLe Gooner
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệlehaiau
 
Môi trường quản trị
Môi trường quản trịMôi trường quản trị
Môi trường quản trịKhang Bui
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Quynh Anh Nguyen
 
C9 bai giang kinh te luong
C9 bai giang kinh te luongC9 bai giang kinh te luong
C9 bai giang kinh te luongrobodientu
 
Môi trường quản trị
Môi trường quản trịMôi trường quản trị
Môi trường quản trịKhang Bui
 
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dinhgiaquyenchon
DinhgiaquyenchonDinhgiaquyenchon
DinhgiaquyenchonAnh Tuan
 
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiemThanh Hải
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầuQuyen Le
 
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêNgọc Nguyễn
 
ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)_10214612052019
ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)_10214612052019ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)_10214612052019
ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)_10214612052019PinkHandmade
 

What's hot (20)

Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 
Chương 2a Tỷ giá hối đoái
Chương 2a Tỷ giá hối đoáiChương 2a Tỷ giá hối đoái
Chương 2a Tỷ giá hối đoái
 
Chế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giáChế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giá
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Môi trường quản trị
Môi trường quản trịMôi trường quản trị
Môi trường quản trị
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
 
C9 bai giang kinh te luong
C9 bai giang kinh te luongC9 bai giang kinh te luong
C9 bai giang kinh te luong
 
Môi trường quản trị
Môi trường quản trịMôi trường quản trị
Môi trường quản trị
 
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
 
Những nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viên
Những nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viênNhững nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viên
Những nhân tố tác động đến ở lại thành phố để làm việc của sinh viên
 
Mô hình CAPM
Mô hình CAPMMô hình CAPM
Mô hình CAPM
 
Dinhgiaquyenchon
DinhgiaquyenchonDinhgiaquyenchon
Dinhgiaquyenchon
 
Thư giá
Thư giáThư giá
Thư giá
 
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầu
 
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
 
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sảnLuận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
 
ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)_10214612052019
ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)_10214612052019ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)_10214612052019
ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)_10214612052019
 

Similar to Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 3605890

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...TieuNgocLy
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Xây Dựng Bảng Điểm Cân Bằng (Balanced Scorecard) Để Đo Lường Thành Quả Hoạt Đ...
Xây Dựng Bảng Điểm Cân Bằng (Balanced Scorecard) Để Đo Lường Thành Quả Hoạt Đ...Xây Dựng Bảng Điểm Cân Bằng (Balanced Scorecard) Để Đo Lường Thành Quả Hoạt Đ...
Xây Dựng Bảng Điểm Cân Bằng (Balanced Scorecard) Để Đo Lường Thành Quả Hoạt Đ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...jackjohn45
 

Similar to Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 3605890 (20)

Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
 
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công tyLuận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
 
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông ĐôĐề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...
 
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
 
Xây Dựng Bảng Điểm Cân Bằng (Balanced Scorecard) Để Đo Lường Thành Quả Hoạt Đ...
Xây Dựng Bảng Điểm Cân Bằng (Balanced Scorecard) Để Đo Lường Thành Quả Hoạt Đ...Xây Dựng Bảng Điểm Cân Bằng (Balanced Scorecard) Để Đo Lường Thành Quả Hoạt Đ...
Xây Dựng Bảng Điểm Cân Bằng (Balanced Scorecard) Để Đo Lường Thành Quả Hoạt Đ...
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 3605890

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI --------------- LUẬN VĂN THẠC SỸ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VƯƠNG THỊ HIỀN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐỖ HOÀNG TOÀN HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vương Thị Hiền
  • 3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ......................................................6 1.1.TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH ........................................................................................6 1.1.1.Tài chính phái sinh là gì?........................................................................6 1.1.2.Thị trường tài chính phái sinh...............................................................17 1.2. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ....................................................21 1.2.1. Khái niệm............................................................................................21 1.2.2 Đặc điểm..............................................................................................22 1.2.3. Lợi ích của việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh trong lĩnh vực NH.....22 1.3. ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG LĨNH VỰC NH...............................................................................24 1.3.1. Điều kiện về pháp lý............................................................................24 1.3.2. Điều kiện về tầm nhìn chiến lược ........................................................25 1.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật........................................................25 1.3.4. Điều kiện về cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình hoạt động ................25 1.3.5.Điều kiện về chính sách khách hàng.....................................................26 1.3.6. Điều kiện nhân lực ..............................................................................26 1.3.7. Các điều kiện khác ..............................................................................26 1.4.CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ..............................................................................28 1.5.KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ...............................29
  • 4. 1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển công cụ phái sinh...........................29 1.5.2. Bài học kinh nghiệm............................................................................35 KẾT LUẬN CHƯƠNG I.....................................................................................38 Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI BIDV ............................................................................................................39 2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV.........................................................................39 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV.......................................39 2.1.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV ....................41 2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI BIDV ............................................................................................46 2.2.1. Ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại BIDV ............................47 2.2.2. Ứng dụng công cụ phái sinh kỳ hạn và hợp đồng tương lai..................50 2.2.3. Ứng dụng hợp đồng quyền chọn..........................................................57 2.2.4. Ứng dụng hợp đồng hoán đổi ..............................................................61 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI BIDV....................................................................65 2.3.1.Kết quả đạt được ..................................................................................65 2.3.2.Một số hạn chế và nguyên nhân............................................................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................72 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI BIDV..................................................................................................73 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CỦA BIDV...............................................................................................................73 3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh........................................................73 3.1.2. Sự cần thiết ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại BIDV..........76 3.2.GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI BIDV ..............................................................................................................78 3.2.1.Các giải pháp cơ bản ............................................................................78
  • 5. 3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ ............................................................................88 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................90 3.3.1.Đối với Quốc hội..................................................................................90 3.3.2. Đối với Chính phủ..............................................................................91 3.3.3. Đối với NHNN...................................................................................91 3.3.4. Đối với Các Bộ, ngành .......................................................................93 KẾT LUẬN..........................................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................97
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký tự viết tắt Nguyên văn ALCO Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản có BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CCS Sản phẩm phái sinh hoán đổi tiền tệ chéo ECB Ngân hàng Trung ương Châu Âu IRS Sản phẩm phái sinh hoán đổi lãi suất một đồng tiền ISDA Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh quốc tế LIFFE Trung tâm giao dịch tương lai và quyền chọn quốc tế LOT Lô, đơn vị đo của hàng hóa NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước OTC Phi tập trung USD Đô la Mỹ TA2 Sự trợ giúp về kỹ thuật nghiệp vụ giai đoạn 2 VND Việt Nam Đồng WTO Tổ chức thương mại quốc tế
  • 7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 1.1: Tổng giá trị các hợp đồng tài chính của UOB..................................32 Bảng 2.1. Mạng lưới Chi nhánh và Sở giao dịch của BIDV.............................41 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu hoạt động của BIDV giai đoạn 2010-2013 .............42 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tài chính phái sinh kỳ hạn ..................................51 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động phái sinh hợp đồng tương lai ........................53 Bảng 2.5. Doanh số công cụ phái sinh hợp đồng tương lai ..............................55 Bảng 2.6. Số lượng hợp đồng tương lai cà phê ...............................................56 Bảng 2.7. Doanh số mua bán quyền chọn........................................................58 Bảng 2.8. Số lượng hợp đồng mua bán quyền chọn.........................................58 Bảng 2.9. Thu nhập từ các giao dịch quyền chọn.............................................59 Bảng 2.10. Doanh số công cụ phái sinh hoán đổi ..............................................61 Bảng 2.11. Số lượng giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) ..............................62 Bảng 2.12: Số lượng khách hàng giao dịch công cụ phái sinh hoán đổi.............65 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Tổng giá trị các hợp đồng tài chính phái sinh các NHTM Mỹ nắm giữ.30 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập thuần từ các hoạt động của BIDV năm 2013 .........44 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thu phí dịch vụ của BIDV năm 2013 ...................................45 Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế của BIDV ......................................................45 Biểu đồ 2.4: Các chỉ số ROA, ROE của BIDV....................................................46 Biểu đồ 2.5: Doanh số giao dịch kỳ hạn ..............................................................51 Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận ròng từ hoạt động phái sinh hợp đồng tương lai..............53 Biểu đồ 2.7: Số lượng khách hàng giao dịch hợp đồng tương lai .........................54 Biểu đồ 2.8. Doanh số giao dịch hợp đồng tương lai Cà phê ...............................56 Biểu đồ 2.9. Số lượng hợp đồng tương lai Cà phê ...............................................57 Biểu đồ 2.10: Doanh số mua bán quyền chọn........................................................58 Biểu đồ 2.11. Số lượng hợp đồng mua bán quyền chọn.........................................59 Biểu đồ 2.12. Thu nhập từ các giao dịch quyền chọn.............................................60
  • 8. Biểu đồ 2.13. Thu nhập từ các giao dịch hoán đổi.................................................62 Biểu đồ 2.14: Số lượng giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) ..............................63 Biểu đồ 2.15: Doanh số hoạt động giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) .............64 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Hợp đồng kỳ hạn...............................................................................8 Sơ đồ 1.2: Giao dịch hợp đồng tương lai qua Sàn giao dịch hợp đồng tương lai...10 Sơ đồ 1.3: Hợp đồng hoán đổi .........................................................................12 Sơ đồ 1.4: Loại hợp đồng hoán đổi thứ nhất ....................................................13 Sơ đồ 1.5: Loại hợp đồng hoán đổi thứ hai ......................................................14 Sơ đồ 1.6: Loại hợp đồng hoán đổi thứ ba .......................................................14 Sơ đồ 1.7: Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu .............................................15 Sơ đồ 1.8: Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ .......................................................16 Sơ đồ 1.9: Thị trường giao dịch phái sinh phi tập trung....................................19 Sơ đồ 1.10: Thị trường giao dịch phái sinh phi tập trung....................................20
  • 9. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá..., rủi ro đối với nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, tài chính ngày một gia tăng. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro, thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh được hình thành, trở thành những sản phẩm tất yếu của thị trường tài chính. Hình thành với tư cách là một công cụ phòng chống rủi ro, nhưng cùng với sự phát triển mạnh mẽ và phức tạp của thị trường tài chính, nghiệp vụ tài chính phái sinh trở thành một công cụ được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Điều này đã khiến thị trường phái sinh trở thành một thị trường vô cùng phát triển và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Tại các NH ở nhiều nước trên thế giới, bên cạnh các nghiệp vụ mang tính truyền thống, các công cụ tài chính phái sinh đã không ngừng được ứng dụng nhằm đạt được nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tạo ra lợi nhuận. Tại Việt Nam, cùng với quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế và sự phát triển của thị trường tài chính trong năm 1997-1998, việc phát triển và ứng dụng các sản phẩm tài chính phái sinh ở các NHTM trở thành một nhu cầu khách quan và hết sức cần thiết. Tuy nhiên các hoạt động này còn rất hạn chế, số lượng giao dịch ít và chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro về biến động tỷ giá cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu và cho chính bản thân các NHTM khi tham gia thanh toán quốc tế. Đến nay, các sản phẩm phái sinh của NHTM Việt Nam chưa tận dụng được những lợi thế của các công cụ tài chính phái sinh trong việc phòng ngừa, phân tán rủi ro, chia sẻ lợi nhuận cho các bên tham gia vào hợp đồng kinh tế. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập, mở cửa và phát triển thị trường tài chính ở Việt nam. Khi mà rủi ro luôn là bạn
  • 10. 2 đường của của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập thì sự phát triển thị trường các nghiệp vụ tài chính phái sinh được xem như là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với nhà đầu tư. Việc tăng cường ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại các NHTM nói chung và BIDV nói riêng, qua đó phát triển thị trường tài chính phái sinh là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài : “Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình Công tác tại Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội, là đơn vị trực tiếp tác nghiệp giao dịch với các khách hàng là tổ chức, tôi nhận thấy mặc dù công cụ tài chính phái sinh rất hữu ích trong việc bảo hiểm rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng nhưng hiện lại phát triển khá khiêm tốn tại BIDV nói riêng cũng như các NHTM tại Việt Nam nói chung. Vì sao như vậy? Những giải pháp nào được coi là khả thi cho việc mở rộng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV? Đề tài “Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” nhằm đánh giá thực trạng việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại BIDV và đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh trong hoạt động của BIDV, đồng thời góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện của thị trường các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam sẵn sàng cho việc thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ NH theo như cam kết của Chính phủ Việt Nam khi tham gia WTO. 2. Tổng quan nghiên cứu Các công trình nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam về sản phẩm phái sinh đã được một số tác giả đề cập đến như: Học viện ngân hàng, Giáo trình các công cụ phái sinh, Nguyễn Văn Tiến (2005), “Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở”,
  • 11. 3 TS. Trần Thị Thanh Tú và Phạm Hồng Thịnh trong luận văn thạc sỹ (2011) “Phát triển các sản phẩm hàng hóa phái sinh tại Ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam (BIDV)”, nghiên cứu hoạt động phát triển sản phẩm hàng hóa phái sinh tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) từ năm 2006 đến nay. GS.TS Cao Cự Bội và Hà Huy Thanh trong luận văn thạc sỹ (2012) “Thúc đẩy hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh tại BIDV”, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh, đánh giá hiệu quả kinh doanh những sản phẩm phái sinh hiện đang được triển khai tại BIDV rồi từ đó xem xét mức độ tiềm năng để có thể mở rộng áp dụng thêm các sản phẩm khác, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh doanh các sản phẩm phái sinh tại BIDV. 3. Mục đích nghiên cứu Một là, làm rõ những vấn đề cơ bản về công cụ tài chính phái sinh và ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại NHTM. Hai là, phân tích đánh giá thực trạng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV trong giai đoạn 2010 - 2013, doanh số, lợi nhuận đóng góp trong tổng thu nhập của NH. Ba là, đề xuất những giải pháp ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công cụ tài chính phái sinh - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tình hình ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nội dung và mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài dự kiến thu thập và tổng hợp thông tin về thực trạng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV qua các năm từ 2010 -2013 để phân tích và đánh giá hoạt động ứng dụng công cụ tài chính phái sinh để đề xuất những giải pháp khả thi nhằm phát triển việc ứng dụng
  • 12. 4 công cụ tài chính phái sinh tại BIDV thông qua việc sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về công cụ tài chính phái sinh qua các giáo trình, tài liệu đã được xuất bản, sử dụng ở các chương trình đào tạo đại học, viện nghiên cứu và nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan, các bài báo, tài liệu đánh giá phân tích về hoạt động ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại các nước phát triển, các nước trong khu vực và Việt Nam để xây dựng khung lý thuyết của luận văn. Phương pháp khảo sát thu thập số liệu: Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp từ việc khảo sát các nguồn báo cáo thường niên, cân đối kế toán, báo cáo hoạt động của BIDV từ năm 2010 - 2013 Phương pháp thống kê tổng hợp, sử dụng để thống kê tổng hợp số liệu về các giao dịch phái sinh tại BIDV Phương pháp biểu đồ: sử dụng biểu đồ, đồ thị để phân tích hoạt động ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV. Phương pháp phân tích định tính: để phân tích, lý giải nguyên nhân, hậu quả, hệ quả, đạo lý của các vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thứ nhất: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường công cụ tài chính phái sinh và về bản chất, nội dung kinh tế, quy trình thực hiện, những lợi ích và rủi ro mang lại của các công cụ tài chính phái sinh cơ bản, qua đó hiểu rõ về các nghiệp vụ tài chính phái sinh. Thứ hai: Qua nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng công cụ tài chính phái sinh quốc tế và tại một số nước trong khu vực, rút ra các bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam trong việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh. Thứ ba: Phân tích thực trạng ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại BIDV đưa ra những đánh giá về những mặt được (thành công) và những vấn đề còn tồn tại hạn chế trong việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại BIDV.
  • 13. 5 Thứ tư: Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường việc ứng dụng và khai thác tối đa các chức năng kinh tế vốn có của công cụ tài chính phái sinh tại BIDV nói riêng và các NHTM tại Việt Nam nói chung, góp phần vào phát triển thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam theo kịp sự phát triển chung của toàn thế giới trong quá trình hội nhập 7. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến kết cấu 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài chính phái sinh và ứng dụng công cụ tài chính phái sinh. Chương 2: Thực trạng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV. Chương 3: Giải pháp ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại BIDV
  • 14. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH 1.1.1. Tài chính phái sinh là gì? 1.1.1.1. Khái niệm Sự ra đời của sản phẩm phái sinh là một tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá trên thị trường sẽ tạo ra nhiều rủi ro gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư. Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sự biến động giá cả, tỷ giá, lãi suất,… trên thị trường, các nhà đầu tư đã sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình. Công cụ phái sinh ra đời xuất phát từ nhu cầu quản lý, phân loại, chia tách, kiểm soát và chuyển giao rủi ro giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Thuật ngữ “phái sinh” có ý nghĩa là “không có giá trị độc lập”, tức là giá trị hoàn toàn xuất phát từ giá trị của tài sản cơ bản. Các tài sản cơ bản có thể là chứng khoán, vàng, tiền tệ,... hoặc bất kỳ tài sản khác. [1] Tài chính phái sinh là sản phẩm tài chính mà giá trị của nó được thừa hưởng từ giá trị của các thực thể cơ sở là tài chính như tài sản, tiền tệ, vàng, chứng khoán hay lãi suất,… bản thân nó không có giá trị nội tại Do đó, sản phẩm phái sinh là một sản phẩm mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của một tài sản cơ bản. Ví dụ: giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thì giá trị hợp đồng kỳ hạn phụ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ trên thị trường giao ngay.
  • 15. 7 Sản phẩm phái sinh thông thường bao gồm các loại như hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng tương lai (futures), hợp đồng quyền chọn (option), hợp đồng hoán đổi (Swap) hoặc những sản phẩm. Sự ứng dụng các loại sản phẩm phái sinh vào trong hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước nói chung và sự phát triển của thị trường phái sinh nói riêng. Các sàn giao dịch sản phẩm phái sinh thường được chuẩn hóa và có một trung tâm thanh toán bù trừ đứng sau để bảo đảm việc thanh toán, hay giao hàng. Các hợp đồng Quyền chọn (option contracts) hay hợp đồng tương lai (futures contracts) được giao dịch tại đây. Hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng hoán đổi là hai công cụ mang tính chất truyền thống và được giao dịch bởi các giao dịch viên trên thị trường và không có một trung tâm cố định. Việc giao dịch như vậy được gọi là giao dịch tại quầy (over – the – counter), giao dịch tại quầy thường không được chuẩn hóa và là giao dịch giữa các đối tác với nhau nên có thể dẫn đến rủi ro phá sản hoặc không được thanh toán khi các bên không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng. Đôi khi ngay cả những hợp đồng Quyền chọn cũng được giao dịch tại quầy, điển hình là các hợp đồng quyền chọn trái phiếu.[8] Các đặc điểm của sản phẩm phái sinh: √ Giá trị biến đổi phụ thuộc vào sự thay đổi giá trị của tài sản cơ bản. √ Không đòi hỏi về khoản đầu tư ban đầu hoặc khoản đầu tư ban đầu nhỏ hơn các giao dịch thông thường (mức ký quỹ ban đầu đối với giao dịch được tiêu chuẩn trên các sàn giao dịch). √ Được thanh toán vào một thời điểm trong tương lai.[1] 1.1.1.2. Một số công cụ tài chính phái sinh chủ yếu Tại luận văn này tác giả tập trung phân tích các công cụ phái sinh được phân loại theo tính chất, bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn.
  • 16. 8 * Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) • Định nghĩa: Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ tài chính phái sinh lâu đời nhất, và có lẽ vì lý do đó mà nó ít phức tạp nhất. Đó là một thoả thuận mua hoặc bán một tài sản (hàng hoá hoặc tài sản tài chính) tại một thời điểm xác định trong tương lai (> 02 ngày so với ngày giao dịch của hợp đồng) với một mức giá đã được xác định trước tại thời điểm hiện tại.[7] • Sơ đồ 1.1: Hợp đồng kỳ hạn Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán, ngày tất toán hay ngày đáo hạn hợp đồng; Thời gian từ ngày giao dịch của hợp đồng đến ngày đáo hạn của hợp đồng được gọi là kỳ hạn của hợp đồng; Mức giá xác định tại thời điềm hiện tại và áp dụng trong ngày đáo hạn của hợp đồng được gọi là giá kỳ hạn; Mức giá kỳ hạn được xác định bằng: Mức giá hiện tại cộng hoặc trừ điểm kỳ hạn. . Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn: √ Hợp đồng kỳ hạn thường được thực hiện giữa các tổ chức tài chính (TCTC) với nhau, hoặc giữa TCTC với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký kết song phương). Trong hợp đồng này người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán được gọi là người giữ thế đoản vị (short position). √ Khi một bên mua hợp đồng kỳ hạn thì có trạng thái trường kỳ hạn (Dương kỳ hạn), còn bên bán hợp đồng kỳ hạn thì có trạng thái đoản kỳ hạn (Âm kỳ hạn). Giá trị trong ngày Giá trị ngày mai Giá trị giao ngay Ngày giao dịch của hợp đồng 01 ngày làm việc 02 ngày làm việc >2 ngày làm việc Giá trị kỳ hạn Thời gian t
  • 17. 9 √ Hợp đồng kỳ hạn chỉ được thực hiện và bắt buộc phải thực hiện vào ngày đáo hạn. Cho dù biến động thị trường tại ngày đáo hạn có gây bất lợi cho một bên nào đó. Không cókhoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của hợp đồng. Vậy nên, bản thân những hợp đồng kỳ hạn có chứa nhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh. √ Hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung. [11] • Các rủi ro của hợp đồng kỳ hạn: Thứ nhất: Nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá mong đợi, rủi ro vốn có của công ty sẽ làm giảm giá trị công ty nhưng sự sụt giảm này sẽ được đền bù bằng lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn. Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn cung cấp một cách phòng ngừa rủi ro hoàn hảo. Thứ hai: Rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng. Rủi ro này có hai chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc là người nhận được hoặc là người chi trả, phụ thuộc vào biến động giá cả thực tế của tài sản cơ sở. Thứ ba: Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào đáo hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của hợp đồng. [9] * Hợp đồng tương lai (Futures) • Định nghĩa: Hợp đồng tương lai là một công cụ (sản phẩm) tài chính phái sinh trong đó các bên thoả thuận và cam kết thông qua Sở giao dịch (Trung tâm giao dịch) hợp đồng tương lai để mua bán với nhau một loại hàng hoá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Tất cả các yếu tố trong hợp đồng tương lai (khối lượng, chất lượng, ngày tháng giao hàng, mức ký quỹ...) đều được chuẩn hoá mà người mua và người bán đều phải biết rõ khi giao dịch.[7] Hợp đồng tương lai tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn nên về căn bản tương tự như hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản là: + Hợp đồng tương lai là hợp đồng được chuẩn hoá còn hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa, các chi tiết là do hai bên đàm phán và thoả thuận cụ thể.
  • 18. 10 + Hợp đồng tương lai chỉ được giao dịch trên thị trường tập trung - Sàn giao dịch (Trung tâm giao dịch) hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC). Sơ đồ 1.2: Giao dịch hợp đồng tương lai qua Sàn giao dịch hợp đồng tương lai • Đặc điểm của hợp đồng tương lai:[7] √ Hàng hoá của hợp đồng tương lai được quy định với một số mặt hàng (ví dụ như: tiền tệ, lãisuất, chứng khoán, cà phê, cao su, gạo, ngô, vàng, bạch kim, đồng, thiếc, dầu...), không phải mọi hàng hoá . Các loại hợp đồng tương lai phổ biến là: - Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (Index Futures) - Hợp đồng tương lai lãi suất (Interest Futures) - Hợp đồng tương lai tiền tệ (Currency Futures) - Hợp đồng tương lai nông sản (Agricutural Futures) - Hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (Metal and Mineral Futures) √ Hợp đồng tương lai được giao dịch thông qua Sàn giao dịch hợp đồng tương lai - chính là trung gian môi giới giữa người mua và người bán. Do vậy, phải có những tiêu chuẩn cho hợp đồng tương lai mà bất cứ thành viên nào tham gia giao dịch đều phải nắm rõ và đảm bảo thực hiện. √ Người mua và người bán phải trả phí hoa hồng cho Sàn giao dịch là đơn vị môi giới. √ Giá của hợp đồng tương lai được xác định và công bố công khai trên sàn giao dịch (thường được khớp giá theo nguyên tắc thoả thuận) √ Thành viên tham gia giao dịch hợp đồng tương lai phải có một khoản tiền ký quỹ. Khoản tiền ký quỹ này được giữ tại tài khoản của thành viên mở tại Sàn giao Người mua hợp đồng tương lai Người bán hợp đồng tương lai Sàn giao dịch (trung tâm giao dịch) hợp đồng tương lai
  • 19. 11 dịch hợp đồng tương lai hoặc đơn vị trung gian, môi giới khác. Khi biến động thị trường bất lợi, thành viên phải nộp thêm tiền vào tài khoản, khi biến động thị trường có lợi, thành viên có thể rút tiền ra tuy nhiên phải duy trì một mức ký quỹ nhất định. √ Hợp đồng tương lai thường được đánh giá lại theo giá thị trường hàng ngày (mark to market). Công ty trung gian, môi giới sẽ tiến hành tính toán giá trị của tất cả hợp đồng tương lai có trong tài khoản của mọi thành viên theo giá thị trường phòng chống rủi ro, đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng khi diễn biến thị trường bất lợi. √ Kết thúc một hợp đồng tương lai thường hiếm khi có sự trao đổi hàng thật mà thường hoán đổi kỳ hạn hoặc đóng trạng thái bằng một giao dịch ngược. • Các công cụ được sử dụng trong hợp đồng tương lai để hạn chế rủi ro: Thứ nhất: Thay vì giao nhận giá trị hợp đồng vào ngày đáo hạn và thực hiện thanh toán các thay đổi của giá trị hợp đồng vào cuối ngày giao dịch như giao dịch mua bán đơn thuần, hợp đồng tương lai có tính chất thanh toán tiền mặt hay điều chỉnh theo ngày. Điều này khiến thời hạn giao sau được rút ngắn lại, nhờ thế rủi ro trong thanh toán được giảm đi. Thứ hai: Hợp đồng tương lai yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị trường, người bán và người mua đều như nhau, phải thực hiện một ký quỹ. Nếu hợp đồng giao sau tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này sẽ được cộng vào tài khoản ký quỹ vào cuối ngày và ngược lại. Khi số dư tài khoản ký quỹ giảm xuống mức tối thiểu đã thoả thuận trước đó, tài khoản ký quỹ phải được bổ sung như cũ hoặc là sẽ bị đóng. Rủi ro không đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng giảm đi. Thứ ba: Hợp đồng tương lai giống với một danh mục các hợp đồng kỳ hạn khi lãi suất là có thể xác định trước. Tuy nhiên, vào lúc đóng cửa mỗi ngày, các hợp đồng giao sau mang tính kỳ hạn đang tồn tại sẽ được thanh toán cũng như 1 hợp đồng mới được ký kết. Tính chất thanh toán hàng ngày kết hợp với yêu cầu ký quỹ cho phép hợp đồng tương lai giảm thiểu đáng kể rủi ro tín dụng vốn có của hợp đồng kỳ hạn. [11]
  • 20. 12 * Hợp đồng hoán đổi (Swaps) • Định nghĩa: Hợp đồng hoán đổi là một công cụ (sản phẩm) tài chính phái sinh trong đó hai bên đồng ý trao đổi cho nhau những hàng hoá (tài chính hoặc phi tài chính) một lần hoặc định kỳ theo lịch hoán đổi và tỷ giá hoán đổi đã được thống nhất trước.[7] Mặc dù việc hoán đổi đã tồn tại từ rất sớm, ngay từ khi có hoạt động thương mại của con người. Tuy nhiên đến những năm 80 của thế kỷ thứ 20, sản phẩm phái sinh hoán đổi mới phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm này giúp đáp ứng nhu cầu đơn giản nhất của con người là đổi những cái mình có mà không cần lấy những cái người khác có mà mình cần; là chiếc cầu nối hữu hiệu khi hai bên không đủ điều kiện để mua trực tiếp hàng hoá mình cần. Đối với hàng hoá là tài sản tài chính, sản phẩm phái sinh hoán đổi giúp chuyển đổi từ tài sản có giá trị thả nổi theo thị trường sang tài sản có giá trị cố định nhằm phòng chống rủi ro cho nhà đầu tư hoặc phục vụ mục đích sinh lợi của nhà đầu tư (ví dụ như sử dụng hợp đồng hoán đổi để chuyển đổi khoản vay theo lãi suất thả nổi trên thị trường sang khoản vay theo lãi suất cố định nhằm phòng chống rủi ro; hoặc hoán đổi ngược lại từ khoản vay lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi nếu nhận định rằng lãi suất thị trường sẽ đi xuống). Sơ đồ 1.3: Hợp đồng hoán đổi [7] Hàng hoá tham gia vào quá trình trao đổi giữa hai bên được gọi là hàng hoá hoán đổi; Thời gian từ khi ký kết hợp đồng hoán đổi đến khi hai bên hoán đổi lại về hàng hoá của mình gọi là kỳ hạn hoán đổi; Tỷ giá trao đổi giữa các hàng hoá được gọi là tỷ giá hoán đổi. Hàng hóa A (a đơn vị) Bên A Bên B Bên A Bên B Hàng hóa B (b đơn vị) Hàng hóa A (a đơn vị) Hàng hóa B (b đơn vị) Hoán đổi cuốikỳ Hoán đổi đầu kỳ
  • 21. 13 • Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi: [7] √ Hàng hoá trong hợp đồng hoán đổi là tiền tệ, lãi suất, cổ phiếu và hàng hoá vật chất, được giới hạn hơn so với các hợp đồng tài chính phái sinh khác, bao gồm 4 dạng cơ bản: - Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swaps) : là việc chuyển từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định hoặc ngược lại trên một khoản tiền gốc danh nghĩa làm cơ sở để tính toán lãi. - Hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency Swaps): là việc chuyển từ việc phải trả/được nhận lãi suất của đồng tiền này sang phải trả/được nhận lãi suất của đồng tiền khác và có thể có hoặc không hoán đổi tiền gốc làm cơ sở tính lãi. - Hợp đồng hoán đổi hàng hoá (Commodity Swaps): là việc chuyển đổi chỉ số giá cả thị trường của một loại hàng hoá sang lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc chỉ số giá cả của một loại hàng hoá khác. Trong hợp đồng hoán đổi hàng hoá chỉ có sự tham gia hoán đổi đơn thuần của các yếu tố tài chính chứ hoàn toàn không có sự trao đổi hàng thực. - Hợp đồng hoán đổi cổ phiếu (Equity Swaps): là việc chuyển từ cổ tức của một loại cổ phiếu sang lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc cổ tức của một loại cổ phiếu khác. Hợp đồng hoán đổi cổ phiếu có thể thực hiện mà không cần sự mua bán thực các loại cổ phiếu. Trong đó, các hợp đồng hoán đổi lãi suất và tiền tệ chiếm tỷ lệ lớn nhất, hơn 80% tổng số các hợp đồng hoán đổi. Hợp đồng hoán đổi thực chất tương đương với 1 giao dịch giao ngay + 1 giao dịch kỳ hạn (Nếu hợp đồng hoán đổi có sự trao đổi đầu kỳ và cuối kỳ) Sơ đồ 1.4: Loại hợp đồng hoán đổi thứ nhất [8] Giao dịch giao ngay Ngày ký hợp đồng Trao đổi đầu kỳ Giao dịch kỳ hạn Ngày đáo hạn Trao đổi cuối kỳ
  • 22. 14 1 giao dịch kỳ hạn + 1 giao dịch kỳ hạn (Nếu hợp đồng hoán đổi có sự trao đổi tại một ngày trong tương lai và trao đổi cuối kỳ) Sơ đồ 1.5: Loại hợp đồng hoán đổi thứ hai [8] 1 giao dịch giao ngay + nhiều giao dịch kỳ hạn ( Nếu hợp đồng hoán đổi có sự trao đổi đầu kỳ và nhiều lần trong kỳ) Sơ đồ 1.6: Loại hợp đồng hoán đổi thứ ba [8] √ Hợp đồng hoán đổi chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) bằng phương thức thoả thuận giữa các bên. Vì vậy các bên tham gia hợp đồng hoán đổi thường biết rõ lẫn nhau và chủ yếu là các doanh nghiệp, tập đoàn và tổ chức tài chính. [11] • Các rủi ro của hợp đồng hoán đổi: Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ. Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn. Ngày ký hợp đồng Giao dịch giao ngay Trao đổi đầu kỳ Trao đổi cuối kỳ Giao dịch kỳ hạn Trao đổi định kỳ Giao dịch kỳ hạn Giao dịch kỳ hạn Ngày đáo hạn Trao đổi định kỳ Ngày ký hợp đồng Ngày đáo hạn Giao dịch kỳ hạn Giao dịch kỳ hạn Trao đổi đầu kỳ Trao đổi cuối kỳ
  • 23. 15 Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất không phức tạp hơn một danh mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn. [9] * Hợp đồng quyền chọn (Option) • Định nghĩa: Hợp đồng quyền chọn là một công cụ (sản phẩm) tài chính phái sinh trong đó cho phép người mua có quyền (nhưng không bắt buộc) được mua hay bán một số ỉượng xác định hàng hoá tại một thời điểm xác định trong tương lai và với mức giá được xác định tại thời điểm hiện tại (thời điểm ký kết hợp đồng quyền chọn).[7] Hợp đồng quyền chọn bao gồm: - Hợp đồng quyền chọn mua đem lại cho người mua nó quyền được mua hàng hoá trong tương lai với mức giá xác định ở hiện tại. - Hợp đồng quyền chọn bán đem lại cho người mua nó quyền được bán hàng hoá trong tương lai với mức giá xác định ở hiện tại. Thời điểm xác định trong tương lai được gọi là ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn. Thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày đáo hạn được gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Mức giá xác định tại thời điểm hiện tại và áp dụng khi thực hiện hợp đồng được gọi là mức giá thực hiện (Exercise price) Hợp đồng quyền chọn bao gồm 2 kiểu: Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu (European Options): Là hợp đồng quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn. Sơ đồ 1.7: Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu [8] Ngày giao dịch Ngày đáo hạn
  • 24. 16 Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ (American Options): Là hợp đồng quyền chọn được thực hiện vào bất kỳ ngày nào trong kỳ hạn của hợp đồng. Sơ đồ 1.8: Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ [8] • Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn: √ Người mua hợp đồng quyền chọn phải trả một mức phí cho người bán hợp đồng quyền chọn. Mức phí này là lợi ích người bán quyền chọn đòi hỏi để chấp nhận rủi ro khi giữ giá cho người mua quyền chọn. √ Người mua quyền chọn có quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng quyền chọn. Còn người bán quyền chọn bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ khi người mua yêu cầu. √ Hàng hoá của hợp đồng quyền chọn cũng được quy định với một số mặt hàng (ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, tiền tệ, kim loại quý, nông sản), không phải mọi loại hàng hoá đềucó thể giao dịch quyền chọn. Do vậy, phân loại theo tài sản cơ sở thì hợp đồng quyền chọn được phân thành: - Hợp đồng quyền chọn trên thị trường hàng hoá - Hợp đồng quyền chọn trên thị trường tài chính - Hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại hối √ Hợp đồng quyền chọn có thể được mua bán trên thị trường tập trung như: CBOE (Chicago Board Options Exchange), LIFFE (London International Financial Futures and Options Exchange), NYSE (New York Stock Exchange). hoặc có thể mua bán trên thị trường phi tập trung (OTC). Ngày đáo hạn Ngày giao dịch
  • 25. 17 • Sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro Việc sử dụng quyền chọn trong phòng ngừa rủi ro rất đa dạng và phong phú, việc phòng ngừa rủi ro có thể áp dụng đối với tỷ giá, lãi suất, chỉ số chứng khoán ... có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng quyền chọn khác nhau để tạo ra các chiến lược phòng ngừa rủi ro thích hợp. [9] 1.1.2. Thị trường tài chính phái sinh 1.1.2.1. Khái niệm Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại sản phẩm tài chính phái sinh. Các sản phẩm thông dụng của thị trường tài chính phái sinh bao gồm: Quyền mua cổ phần, chứng quyền, Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng tương lai… 1.1.2.2. Vai trò của thị trường tài chính phái sinh đối với nền kinh tế Thị trường tài chính phái sinh là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia, việc hoàn thiện các công cụ tài chính phái sinh và phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh hiệu quả thể hiện mức độ phát triển cao và có chiều sâu của hệ thống tài chính, sẽ là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở mức độ cao hơn: - Thị trường công cụ phái sinh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao và phân tán rủi ro; Giám sát doanh nghiệp; - Tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính. - Doanh nghiệp có thể mua hoặc bán công cụ phái sinh với 2 mục đích: phòng ngừa rủi ro tài chính và đầu cơ, tạo lợi nhuận trên cơ sở tạo trạng thái mở về lãi suất, ngoại tệ, hàng hóa hay chứng khoán... Ngoài ra, khi sử dụng phối hợp nhiều công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác nhau có thể tạo lợi nhuận trên cơ sở không phải đối mặt với các trạng thái mở/ các rủi ro tài chính.
  • 26. 18 Thị trường công cụ tài chính phái sinh cho phép những người muốn giảm rủi ro của mình, thực hiện chuyển giao rủi ro cho những nhà đầu cơ, là những người sẵn sàng chấp nhận nó. Tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau sao cho các khoản đầu tư của họ ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Do đó họ gặp nhau và tiến hành việc mua bán. Thay vì giao dịch cổ phiếu, việc giao dịch các sản phẩm phái sinh và đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém và hiệu quả hơn. Thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có của thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những người không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó. Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này và lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội. Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Thông thường, giá giao dịch sớm nhất được xác định là giá giao ngay. Hơn nữa, thị trường giao sau trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình.[8] 1.1.2.3. Cấu trúc của thị trường tài chính phái sinh Thị trường phái sinh có thể chia thành 2 hệ thống: * Thị trường giao dịch tập trung (Exchange Traded Derivatives/ Exchange Based Derivatives):
  • 27. 19 √ Định nghĩa: Thị trường giao dịch tập trung hay còn gọi là thị trường giao dịch qua sàn là nơi các hợp đồng tài chính phái sinh được giao dịch thông qua các Sở giao dịch (Trung tâm giao dịch) - là một tổ chức đặc thù với những nguyên tắc, phương thức hoạt động nhất định. [8] √ Đặc điểm của thị trường giao dịch tập trung: Thị trường giao dịch tập trung là một tổ chức có tư cách pháp nhân, thông thường do nhà nước thành lập hoặc có thể do nhiều tổ chức tư nhân thành lập.Thị trường này hoạt động công khai, theo các quy định của pháp luật về giao dịch phái sinh và theo các nguyên tắc, quy định, phương thức của các Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch. Thành viên tham gia thị trường giao dịch tập trung phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định về tài chính, ký quỹ, hạn mức, năng lực pháp luật, năng lực hành vi. Đối với môi giới viên, là người đưa các lệnh mua bán vào hệ thống theo yêu cầu của khách hàng thì còn cần phải đạt được các chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Các bộ phận cấu thành thị trường giao dịch tập trung bên cạnh cơ quan quan trọng nhất là Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch (ví dụ như: CBOT, CME, LIFFE, EUREX, NYSE, .) thì còn có Trung tâm thanh toán bù trừ, Trung tâm lưu ký, Các công ty môi giới tài chính phái sinh. Thông thường quy trình giao dịch sẽ diễn ra như sau: Sơ đồ 1.9: Thị trường giao dịch phái sinh phi tập trung [8] Trung tâm lưu ký thanh toán Người bán Công ty Trung Gian/ Môi giới Sở giao dịch/ Trung tâm giao dịch phái sinh Công ty Trung Gian/Môi giới Người mua Trung tâm lưu ký hợp đồng phái sinh
  • 28. 20 Giao dịch, mua bán các hợp đồng phái sinh sẽ được tiến hành theo nguyên tắc đấu giá công khai. Khi lệnh mua và bán các hợp đồng phái sinh của các bên phù hợp với nhau về giá cả, số lượng, thời gian thì lập tức sẽ được khớp. Người mua và người bán không biết nhau về giá cả, số lượng, thời gian thì lập tức sẽ được khớp. Người mua và người bán không biết nhau,không trực tiếp giao dịch với nhau mà qua cơ quan môi giới, Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch với sự đảm bảo rằng khi một bên đưa được lệnh với quy mô nhất định vào hệ thống thì có nghĩa là bên đó có khả năng và có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện lệnh đó nếu được khớp. Thời gian giao dịch các hợp đồng phái sinh tại thị trường giao dịch tập trung thông thường sẽ diễn ra theo giờ hành chính của nước đó. Trong ngày giao dịch, việc giao dịch có thể diễn ra theo từng phiên nếu khớp lệnh định kỳ hoặc cả ngày nếu khớp lệnh liên tục. Hình thức khớp lệnh từng phiên ngày nay ít được sử dụng và thường chỉ áp dụng trong giai đoạn đầu tại thị trường mới phát triển. * Thị trường giao dịch phi tập trung (OTC Derivatives Market): √ Định nghĩa: Thị trường giao dịch phi tập trung là thị trường giao dịch các hợp đồng phái sinh không được (hoặc không muốn) giao dịch trên thị trường tập trung, tức là các hợp đồng phái sinh chưa được chuẩn hóa hoặc có nhiều biến đổi. [8] √ Đặc điểm của thị trường giao dịch tập trung: + Thị trường giao dịch phi tập trung ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu còn bỏ sót tại thị trường giao dịch tập trung. Mọi loại hợp đồng phái sinh được giao dịch tại đây theo nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua môi giới. Trong mỗi lần giao dịch, các hợp đồng phái sinh được biến đổi theo nhiều cách để đáp ứng nhu cầu của các bên. Chính vì vậy đây là nơi sản sinh ra những hợp đồng phái sinh đa dạng nhất. Sơ đồ 1.10: Thị trường giao dịch phái sinh phi tập trung. [8] Người bán Hợp đồng phái sinh Người tạo thị trường/Trung gian/Môi giới Người mua Hợp đồng phái sinh
  • 29. 21 + Thị trường giao dịch phi tập trung được diễn ra liên tục 24/24 tại mọi địa điểm trên mọi quốc gia. Nơi những người tạo thị trường (The market maker) hay còn gọi là người trung gian, môi giới (Trader, Broker) bằng mọi cách làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, giúp cho những nhu cầu mua bán được gặp nhau. Giá của các giao dịch được tính toán trên cơ sở nhu cầu của rất nhiều người mua và bán và được yết qua hệ thống yết giá điện tử của thị trường như: Reuters, Bloomberg. hoặc bằng các phương tiện khác như: Internet, Điện thoại, Fax. + Thị trường giao dịch phi tập trung hoạt động theo ít các nguyên tắc, quy định hơn so với thị trường giao dịch tập trung. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ theo một số quy định của pháp luật về dân sự, hợp đồng kinh tế, thương mại. Mỗi giao dịch hợp đồng phái sinh trên thị trường phi tập trung thường được lập thành các hợp đồng riêng biệt để đảm bảo khả năng thực hiện của các bên.[11] 1.2. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 1.2.1. Khái niệm Có nhiều định nghĩa khác nhau về công cụ phái sinh, tuy nhiên có thể định nghĩa một cách tổng quát nhất như sau: Công cụ phái sinh (trong phạm vi đề tài nghiên cứu về công cụ phái sinh của NHTM, tác giả xin phép được trình bày trong luận văn công cụ phái sinh được hiểu chính là công cụ tài chính phái sinh) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỷ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất... [8] Hiểu đơn giản hơn công cụ phái sinh là hợp đồng tài chính được thực hiện giữa NH với khách hàng (hoặc giữa nhiều NH với một hoặc nhiều khách hàng). Trong đó, các điều khoản, giá trị của hợp đồng phái sinh được tham chiếu đến một công cụ tài chính (tài sản cơ bản) khác. Các tài sản cơ bản này bao gồm 4 dạng: tiền gửi, tiền tệ, chứng khoán và giấy tờ có giá, hàng hoá. Các công cụ phái sinh được ra đời nhằm phục vụ mục đích cơ bản là: phòng ngừa rủi ro và chấp nhận rủi ro (đầu
  • 30. 22 cơ). Việc kết nối hai nhu cầu này khiến giao dịch các công cụ phái sinh được thực hiện.[7] 1.2.2 Đặc điểm Giá trị phụ thuộc và thay đổi theo giá trị của tài sản cơ bản. Thông thường giá trị của hợp đồng phái sinh nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của tài sản cơ bản, khi tài sản cơ bản thay đổi giá trị thì hợp đồng phái sinh cũng thay đổi giá trị theo cho phù hợp. Không đòi hỏi đầu tư ban đầu hoặc đầu tư ban đầu nhỏ hơn các hợp đồng, giao dịch thông thường. Khi một khách hàng đủ điều kiện để giao dịch các sản phẩm tài chính cơ bản thông thường thì hoàn toàn đủ điều kiện giao dịch các sản phẩm phái sinh cho tài sản cơ bản đó. Trừ một số trường hợp kỳ hạn dài hoặc có nhiều điều khoản ưu đãi khiến khách hàng phải ký quỹ hoặc trả một mức phí ban đầu nhất định. Được đáo hạn trong tương lai. Hợp đồng tài chính phái sinh có thể được đáo hạn vào ngày đáo hạn của tài sản cơ bản hoặc có thể chấm dứt trước hạn khi diễn biến thị trường bất lợi cho hợp đồng tài chính phái sinh. [8] 1.2.3. Lợi ích của việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh trong lĩnh vực NH Xuất phát từ đặc điểm, tính chất và nội dung của các công cụ tài chính phái sinh, các công cụ tài chính phái sinh không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và nền kinh tế, việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh cũng mang lại nhiều lợi ích lớn cho các NHTM: Ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện để các NH đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp: Nhu cầu sử dụng công cụ tài chính phái sinh của các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngày càng lớn, đặc biệt trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay, đây là phương thức quan trọng để các NHTM thu hút khách hàng trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh cao.
  • 31. 23 Ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện để các ngân hàng phát triển các hoạt động kinh doanh khác: Cùng với việc thu hút và tăng cường số lượng khách hàng cũng như các giao dịch qua NH, thông qua việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh, các NH có điều kiện để tăng nguồn thu từ thu phí với tư cách của người môi giới. Đặc biệt, với chức năng trung gian tài chính và mối quan hệ chặt chẽ giữa các dịch vụ tài chính thông qua việc cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính cho khách hàng, NH có điều kiện mở rộng, phát triển các mặt hoạt động khác của mình như huy động vốn, cho vay, các dịch vụ về thanh toán, chuyển tiền, tư vấn... Ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện để các ngân hàng tăng cường khả năng chống đỡ, giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh: Thông qua ứng dụng công cụ tài chính phái sinh, các NH hạn chế nhiều rủi ro khác nhau như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro thanh khoản. Đặc biệt là hạn chế và phân tán các rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, hạn chế những rủi ro do sự biến động của lã suất, tỷ giá... [9] Ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh mang lại nhiều tiện ích và lợi ích cho các NHTM. Vì vậy ứng dụng và phát triển việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam là một tất yếu, vì: Thứ nhất: chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Thứ hai: tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn. Thứ ba: Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận.[2]
  • 32. 24 1.3. ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG LĨNH VỰC NH 1.3.1.Điều kiện về pháp lý ► Khuôn khổ pháp lý về nghiệp vụ tái chính phái sinh là yếu tố đầu tiên quyết định việc ứng dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh trong các NHTM và được ban hành từ Cơ quan quản lý là NH Trung ương (Ở Việt nam là NHNN Việt Nam). Để các công cụ tài chính phái sinh được ứng dụng trên thị trường, Cơ quan quản lý hay NH trung ương cần ban hành hành lang pháp lý cần thiết, bao gồm các quy định đầy đủ, hướng dẫn hình thức giao dịch, quy trình giao dịch, giải thích thuật ngữ… Qua đó tạo ra sự thống nhất trong giao dịch giữa các NHTM với nhau và với khách hàng. Ngoài ra, đây là công cụ phức tạp phát triển trên cơ sở các công cụ tài chính sẵn có, mức độ rủi ro cao nên cần phải được cơ quan quản lý hay NH trung ương quản lý và cấp phép để tránh những rủi ro nảy sinh hay việc các NHTM lợi dụng các công cụ tài chính phái sinh để gây bất ổn thị trường. ► Ký kết thỏa thuận khung với NH nước ngoài: Bên cạnh các quy định có tính pháp lý của NH trung ương, các NHTM cần ký kết các thỏa thuận khung với NH nước ngoài. Đây là điều kiện cần để thực hiện các nghiệp vụ tài chính phái sinh thông qua việc các NH cấp cho nhau những hạn mức giao dịch, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của các bên, tránh rủi ro tín dụng, thanh toán trong giao dịch. Riêng đối với giao dịch các công cụ tài chính phái sinh như: hợp đồng hoán đổi, quyền chọn… là các giao dịch hạch toán ngoại bảng, các NH phải ký kết với nhau thỏa thuận khung về các giao dịch phái sinh, thường theo mẫu của ISDA. Thỏa thuận này quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia, các hình thức giao dịch, đồng tiền giao dịch, các NH đại lý. Các quy định về thuế, xử lý các sự cố nếu có xảy ra hay nơi giải quyết khi có tranh chấp phát sinh…[11]
  • 33. 25 1.3.2. Điều kiện về tầm nhìn chiến lược Sứ mệnh và tầm nhìn là một trong các yếu tố hết sức quan trọng đưa NH trở thành một định chế tài chính hùng mạnh trong tương lai. Ngay từ thời điểm hiện tại, NH không chỉ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho năm sau mà còn phải xây dựng được chiến lược phát triển cho trung và dài hạn. Nghĩa là phải trả lời được câu hỏi: Sau 10 năm, 20 năm nữa NH sẽ thế nào? Trong định hướng chiến lược tổng thể này, mức độ ưu tiên cho các mảng hoạt động sẽ không giống nhau, sẽ có mảng hoạt động được dành nhiều nguồn lực để phát triển và sẽ có mảng hoạt động bị thu hẹp. Chính vì vậy, đây là một nhân tố chủ quan ảnh hưởng hàng đầu, một điều kiện cần thiết cho sự phát triển hoạt động tài chính phái sinh của NHTM.[11] 1.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật Nghiệp vụ phái sinh là nghiệp vụ mới, phức tạp, đòi hỏi NHTM cần phải có hệ thống thông tin cho quá trình quản lý nội bộ cũng như về thị trường để phân tích, dự đoán diễn biến trên thị trường thì mới có thể sử dụng các công cụ tài chính phái sinh một cách hiệu quả. Hệ thống thông tin giao dịch thường là của hãng tin lớn như Reuters, Bloomberg hay Telerate... Các hãng thông tin này chuyên cung cấp các gói thuê bao về lãi suất, thị trường tiền tệ, các thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước công nghiệp phát triển các các đồng tiền mạnh chủ chốt trên thế giới như: Nhật Bản, Anh, Mỹ và các nước thuộc khu vực EU. Ngoài ra hệ thống này còn cung cấp các chương trình phân tích kỹ thuật giúp dự đoán về xu hướng biến động của lãi suất trong tương lai dựa trên những dữ liệu lịch sử.[11] 1.3.4. Điều kiện về cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình hoạt động Hoạt động tài chính phái sinh rất phức tạp và có độ rủi ro cao, chính vì vậy, để có thể phát triển ổn định, NHTM phải thiết kế bộ máy tổ chức và xây dựng quy trình hoạt động phù hợp với các mô hình NH hiện đại trên thế giới. Cần có sự tách biệt giữa 3 khối: Khối kinh doanh (Front Office) - Khối quản lý rủi ro (Middle Office) - Khối tác nghiệp (Back Office), để từ đó tránh sự chồng chéo chức năng,
  • 34. 26 nhiệm vụ; Cần thành lập một bộ phận chịu trách nhiệm về rủi ro (lãi suất, tỷ giá. ), ngoài ra các bộ phận chức năng khác cũng phải được thiết kế để phù hợp với mô hình quản lý rủi ro hiện đại.[11] 1.3.5. Điều kiện về chính sách khách hàng Rõ ràng là trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì thách thức đối với các NH nằm ở việc mang lại sự hài lòng cho khách hàng, thu hút và giữ được khách hàng. Để có thể làm thoả mãn khách hàng một cách hiệu quả, cần thiết phải hiểu được những nhu cầu và mong muốn của họ, phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng nhằm mang lại những giá trị dài hạn cho khách hàng, dẫn đến sự hài lòng về lâu dài của khách hàng. Chính sách khách hàng chính là một loạt các hoạt động để tạo được sự hài lòng ở phía khách hàng, tạo điều kiện cho sự phát triển chung của NH trong đó bao gồm cả sự phát triển của công cụ phái sinh của NHTM. 1.3.6. Điều kiện nhân lực Nghiệp vụ quản lý rủi ro lãi suất nói chung và áp dụng công cụ tài chính phái sinh nói riêng đòi hỏi khả năng phân tích và dự đoán của cấp quản lý cũng như kỹ năng của nhân viên giao dịch trực tiếp trên thị trường. Để có được khả năng đó nhân lực cần phải được đào tạo chuyên nghiệp, có đầy đủ kiến thức về kinh tế, tài chính và tiền tệ. Nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công của hoạt động quản lý lãi suất cũng như quản trị ngân hàng. Bộ phận quản lý và thừa hành đều phải thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ và được cập nhật kiến thức quản lý hiện đại của các NH nước ngoài. 1.3.7. Các điều kiện khác Sự phát triển của thị trường tài chính Để có thể thực hiện và tăng cường việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại các NHTM, điều quan trọng và trước hết là phải phát triển thị trường tài
  • 35. 27 chính nói chung, đây là điều kiện cần của việc ứng dụng công cụ tài chính phát sinh tại các NHTM. Việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại các NHTM: - Chỉ có thể thực hiện trên cơ sở sự phát triển và sự đa dạng của các công cụ tài chính. - Chỉ có thể thực hiện trên một nền tảng của sự phát triển các nghiệp vụ tài chính và sự đa dạng hóa các dịch vụ tài chính. - Với mục tiêu phục vụ các doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Do vậy, nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp có thể sử dụng được các sản phẩm này chỉ có thể trong điều kiện thị trường tài chính tương đối phát triển. Nhận thức của thị trường về công cụ tài chính phái sinh Muốn đưa công cụ tài chính phái sinh ra thị trường điều kiện cần thiết là phải tạo nhận thức của người tiêu dùng, của các doanh nghiệp kể cả các NHTM. Chỉ khi có nhận thức hay ý niệm về công cụ này, người tiêu dùng mới có ý định dùng thử, sau đó có nhu cầu và mong muốn về công cụ hay sản phẩm. Hơn nữa đây là những công cụ mới và đặc biệt, việc tạo nhận thức về công cụ ở đây không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn tạo nhận thức đối với cả “nhà sản xuất” và “nhà hoạch định chính sách”. Tạo ra hiệu quả thị trường Điều kiện tạo ra hiệu quả thị trường là điều kiện khó khăn nhất nhưng lại rất cần thiết. Việc tạo ra hiệu quả của thị trường khó khăn vì nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các NHTM, mà phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thị trường tiền tệ của đất nước, trong đó quan trọng nhất là quy mô và mức độ tự do hóa thị trường. Quy mô quá nhỏ khiến cho thị trường trở nên quá mỏng và không hoàn hảo, một thị trường như vậy dễ bị điều khiển và khống chế bởi những thế lực nắm giữ khối lượng giao dịch lớn. Sự tự do hóa thị trường, một mặt kiến cho những ai có thế mạnh trong quan hệ với các nhà quản lý và hoạch định chính sách khó có
  • 36. 28 thể có được ưu thế hơn người khác, mặt khác tự do hóa khiến thị trường trở nên hấp dẫn hơn vì ở đó rủi ro và lợi nhuận tương đồng nhau.[11] 1.4. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Để đánh giá kết quả của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh tại các Ngân hàng thương mại, chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau: - Số loại hợp đồng phái sinh đã được triển khai. Đây là chỉ tiêu đánh giá về khả năng ứng dụng các loại hợp đồng tài chính phái sinh. Trong giai đoạn đầu phát triển thì các NHTM chỉ phát triển những sản phẩm đơn giản như hợp đồng tương lai, giai đoạn phát triển cao hơn sẽ là việc cung cấp các loại hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi. - Số lượng hợp đồng tài chính phái sinh đã được giao dịch qua NHTM. Đây là chỉ tiêu đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng. Số lượng hợp đồng thường được tính tùy thuộc vào từng loại hợp đồng. Đối với các hợp đồng tương lai thì số lượng hợp đồng giao dịch thường là khá lớn vì giá trị một hợp đồng thường nhỏ. Trong khi đó mặc dù số lượng hợp đồng quyền chọn hoặc hoán đổi được giao dịch có thể ít hơn rất nhiều nhưng do giá trị của một hợp đồng thường là rất lớn nên có thể đem lại thu nhập lớn cho NHTM. Việc đánh giá số lượng hợp đồng tài chính phái sinh giao dịch qua NHTM sẽ xác định được thị phần của NHTM trên thị trường sản phẩm tài chính phái sinh. - Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh. Các khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh của NHTM có thể chia thành hai loại: + Khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh với mục đích bảo hiểm + Khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh với mục đích đầu tư Đối với hai đối tượng khách hàng này, NHTM có thể tùy thuộc vào từng loại sản phẩm tài chính phái sinh mà tập trung vào từng đối tượng khách hàng khác nhau.
  • 37. 29 - Thu nhập NHTM khi cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh. Thu nhập của NHTM khi cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh có thể có được dưới hai hình thức: + Thu nhập từ thu phí giao dịch: đối với các giao dịch sản phẩm tài chính phái sinh giao dịch tập trung, khách hàng sẽ tiến hành trả phí giao dịch cho NHTM và đây sẽ là nguồn thu nhập cho NHTM. Tuy nhiên nguồn thu từ phí giao dịch này thường phụ thuộc vào sự biến động của thị trường và nhu cầu giao dịch của khách hàng. + Thu nhập từ giao dịch các sản phẩm tài chính phái sinh OTC: đối với các sản phẩm này, NHTM có thể có nguồn thu nhập từ các luồng tiền phát sinh do khách hàng thanh toán cho NHTM theo các hợp đồng phái sinh. Ngoài ra NHTM cũng có thể có thu nhập do các khoản chênh lệch khi thực hiện đối ứng các giao dịch tài chính phái sinh với các NHTM khác. - Chi phí và rủi ro khi cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh của NHTM. Các chi phí và rủi ro mà NHTM có thể gặp phải đó là các chi phí phát sinh do rủi ro tác nghiệp của NHTM khi thực hiện các giao dịch tài chính phái sinh cho khách hàng của mình. Bên cạnh đó đối với một số loại sản phẩm tài chính phái sinh sử dụng cơ chế đòn bẩy tài chính dựa trên ký quỹ nên NHTM sẽ gặp rủi ro khách hàng bị vỡ nợ do khi sử dụng đòn bẩy tài chính làm khách hàng có thể giao dịch với giá trị lớn hơn nhiều lần so với khả năng tài chính của mình và khi thua lỗ thì không đủ khả năng tài chính để thanh toán khoản thua lỗ với NHTM.[1] 1.5. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển công cụ phái sinh Với lịch sử phát triển hơn 4 thế kỷ của thị trường phái sinh thế giới, đến nay thị trường này thực sự đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, việc đúc rút kinh nghiệm phát triển công cụ phái sinh của các NH lớn trên thế giới và trong khu vực có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những nước đang phát triển thị trường phái sinh như Việt Nam
  • 38. 30 1.5.1.1.Các NHTM Mỹ Năm 1922, Chính phủ Liên bang Mỹ đã có những qui định pháp lý đầu tiên về thị trường hợp đồng tương lai bằng việc ban hành đạo luật Grain Futures Act. Trong các thời kỳ sau đó, mặc dù việc phát triển thị trường phái sinh là cả một giai đoạn khó khăn, nhưng liên tiếp các qui định pháp lý được ban hành bởi Chính phủ và NH Trung ương Mỹ về các hợp đồng quyền chọn, tương lai, hoán đổi và rất nhiều các công cụ phái sinh khác, đã mở đường cho việc hình thành và phát triển các sàn, trung tâm giao dịch các hợp đồng phái sinh cũng như việc ứng dụng và phát triển các công cụ phái sinh của các NHTM Mỹ. Mỹ đã trở thành quốc gia có thị trường các sản phẩm tài chính phái sinh phát triển hàng đầu trên thế giới với tổng giá trị các hợp đồng phái sinh do các NHTM Mỹ nắm giữ lên tới hàng trăm nghìn tỷ USD và đem lại lợi nhuận hàng chục tỷ USD. [13] Biểu đồ 1.1: Tổng giá trị các hợp đồng tài chính phái sinh các NHTM Mỹ nắm giữ Nguồn: [13] Theo báo cáo tình hình kinh doanh NH và các hoạt động phái sinh năm 2010 của Cơ quan giám sát tiền tệ (OCC) của Mỹ, các hoạt động nghiệp vụ phái sinh tài chính của Mỹ tập trung vào 5 NH lớn là: JPMorgan Chase Bank NA, Citibank
  • 39. 31 National ASSN, Bank of America NA, Goldman Sachs Bank USA, và Wells Fargo Bank NA. Các NH này luôn kiếm được lợi nhuận hàng tỷ USD từ các công cụ phái sinh, riêng JP Morgan Chase trong năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất vẫn kiếm được công cụ phái sinh 5.6 tỷ USD lợi nhuận ròng.[13] 1.5.1.2. Deustche Bank (Đức) [13] Tại Đức, NH hoạt động nổi bật nhất về ứng dụng và phát triển các công cụ phái sinh là Deustche Bank (DB). DB được thành lập năm 1870 tại Berlin với mục đích để tài trợ các hoạt động thương mại giữa Đức và các quốc gia khác. Đến nay, DB có chi nhánh tại hơn 70 quốc gia. Có thể nói DB là một trong những ngân hàng tham gia vào thị trường phái sinh sớm nhất tại Châu Âu, chẳng hạn ngay từ những năm 1936, DB đã ứng dụng các công cụ phái sinh tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng và kinh doanh các sản phẩm phái sinh của DB mới thật sự phát triển trong vài năm gần đây, bắt đầu từ năm 2004. Trong 5 năm liền trở lại đây, DB luôn đạt danh hiệu là một trong các ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm phái sinh. 1.5.1.3. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực Kinh nghiệm của Singapore [13] Singapore hiện vẫn là một trong số những nước trong khu vực có thị trường tài chính phát triển mạnh. Việc ứng dụng công cụ phái sinh được các NHTM Singapore thực hiện từ khi thị trường tài chính Singapore bắt đầu phát triển (tương tự như Việt Nam) từ những năm 1980. Cùng với quá trình mở cửa và tự do hóa tài chính, Singapore là nước sử dụng nhiều chính sách khuyến khích phát triển và đa dạng hóa các công cụ tài chính. đặc biệt là các loại trái phiếu. Chính sách của Singapore không chỉ phát triển các loại trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ mà còn phát triển mạnh các loại trái phiếu công ty qua đó tại thị trường công cụ tài chính đa dạng và phát triển mạnh. Trên cơ sở phát triển mạnh thị trường các công cụ tài chính, Singapore có chính sách
  • 40. 32 khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ tài chính phái sinh với những biện pháp tiếp thị và quảng bá rộng rãi. Thông qua việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh, các NHTM đã hỗ trợ cho trên 80% các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu tại Singapore phát triển mạnh. Một trong những NHTM thực hiện khá thành công việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại Singapore là ngân hàng UOB - đây là một ngân hàng lớn của Singapore, thực hiện việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh từ rất sớm. Bảng 1.1: Tổng giá trị các hợp đồng tài chính của UOB Đơn vị: Triệu SGD 2009 2010 2011 2012 2013 Hợp đồng tỷ giá Forward Swaps Options purchased Options written 8.180 205.649 2.640 2.286 9.210 135.734 2.720 2.024 8.551 71.314 3.094 2.744 6.747 42.124 2.404 2.038 12.929 65.377 2.964 3.262 Hợp đồng lãi suất Forwards Swaps Futures Options purchased Options written 14.800 240.198 7.966 957 1.188 345 224.059 3.897 1.315 1.248 - 251.508 2.176 2.519 3.055 - 180.338 1.264 2.069 3.527 - 157.919 39 1.828 3.958 Hợp đồng liên quan vốn Forwards Swaps Futures Options purchased Options written - 2.285 22 1.522 1.418 - 3.350 14 1.600 1.446 - 3.112 56 1.303 1.326 - 3.297 19 1.357 1.265 - 3.125 - 1.387 1.370 Hợp đồng liên quan tín dụng Swaps 477 558 298 279 244 Khác Forwards Swaps Options purchased Options written - - 173 111 269 269 - - 28 17 1 1 93 109 3 3 126 244 2 2 489.872 388.058 351.103 246.936 254.776 Nguồn: [14]
  • 41. 33 Việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh được UOB coi như công cụ quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh (đặc biệt là các rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá) cũng như cho mục đích kinh doanh. Các nghiệp vụ về tài chính phái sinh được UOB chuẩn hóa và theo các mục giá trị tích cực và giá trị tiêu cực để quản lý tài sản, nợ và cấu trúc của các sản phẩm phái sinh trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, UOB cũng thiết lập các chính sách để quản lý rủi ro phát sinh từ các nghiệp vụ phái sinh. Kinh nghiệm của Thái Lan [14] Trong số các nước trong khu vực, bên cạnh Singapore, Thái Lan cũng là nước được đánh giá tương đối thành công trong việc phát triển thị trường tài chính cũng như việc ứng dụng các công nghệ tài chính phái sinh. Mặc dù thị trường tài chính Thái Lan phát triển sau Singapore, đồng thời sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường công cụ tài chính phái sinh trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và cùng với nó là các chính sách đối với thị trường tài chính của Thái Lan có những thay đổi nhất định, song đến nay thị trường tài chính phái sinh tại Thái Lan tương đối phát triển cũng như việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại các NHTM Thái Lan hiện là tương đối phổ biến. Các NHTM Thái Lan hiện không chỉ ứng dụng 4 công cụ tài chính phái sinh cổ truyền phổ biến mà đang nghiên cứu và thực hiện việc ứng dụng các dịch vụ tài chính phái sinh khác mang tính chất lai tạp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Cũng giống như Singapore, NH trung ương Thái Lan đã đưa ra những tiêu chuẩn bắt buộc về điều kiện để NHTM được thực hiện dịch vụ tài chính phái sinh như về Quản trị rủi ro; về Công nghệ NH và Trình độ cán bộ... Một trong những NH ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh có hiệu quả và thành công là BangKok Bank. Theo báo cáo thường niên 2010, BangKok Bank lần thứ năm đạt danh hiệu NH của năm và là danh hiệu đạt được trong 4 năm liên tiếp do Money & Banking Magazine bình chọn. BangKok Bank sử dụng các công cụ phái sinh để đảm bảo rủi ro tín dụng liên quan đến khả năng trả nợ và tài sản cơ bản. Tổng giá trị các hợp
  • 42. 34 đồng phái sinh của Bangkok Bank là 1.005 tỷ Baht tăng 36,32% so với năm 2009, trong đó tập trung chủ yếu ở các hợp đồng Forward 752 tỷ Baht tăng 12,1% so với năm 2009. Cho đến cuối những năm 2000, BangKok Bank đã hỗ trợ cho khoảng 40% doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Thái Lan sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Đến nay, BangKok Bank là một trong những NHTM có quy trình quản trị rủi ro khá hoàn hảo đối với các nghiệp vụ tài chính phái sinh. [13] Kinh nghiệm của Trung Quốc [14] Thị trường tài chính phái sinh cũng như việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh của các NHTM Trung quốc mới được thực hiện trước Việt nam khoảng 5 năm gần đây. Mặc dù ra đời sau, Trung quốc đã từng bước có các chính sách khá phù hợp và thận trọng trong việc phát triển thị trường tài chính phái sinh cũng như trong việc cho phép ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh ở các NHTM Trung Quốc. Ủy ban điều hành NH Trung Quốc (China Banking Regulatory Commission) đã ban hành Nguyên tắc quản trị tạm thời về các hoạt động phái sinh của các tổ chức tài chính (Provisional Administrative Rules Governing Derivatives Activities of Financial Institutions) nhằm đưa ra những quy định và giám sát hoạt động phái sinh của các tổ chức tài chính nhằm kiểm soát có hiệu quả rủi ro của các tổ chức tài chính trong hoạt động này. Bên cạnh đó, các NHTM Trung quốc phải đáp ứng được các điều kiện: - Có quy trình và chính sách hoàn thiện, phù hợp cho việc quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ các hoạt động phái sinh. - Có hệ thống xử lý các giao dịch phái sinh hợp lý, tự động kết nối đến các bộ phận giao dịch (front-offices), bộ phận trung kiểm (middle-offices) và hậu kiểm (back-offices). Phải có hệ thống quản trị rủi ro theo thời gian thực. - Cán bộ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động phái sinh phải có trên năm năm kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến các hoạt động phái sinh, quản trị rủi ro và có lý lịch trong sạch.
  • 43. 35 - Có ít nhất: (a) Hai giao dịch viên chuyên nghiệp có ít nhất hai năm kinh nghiệm liên quan đến các giao dịch phái sinh hoặc giao dịch có liên quan và được đào tạo chuyên nghiệp trên sáu tháng về các kỹ năng kinh doanh dịch vụ phái sinh; (b) Có một người chịu trách nhiệm quản trị rủi ro cho các hoạt động tài chính phái sinh và (c) một người chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển mô hình rủi ro hoặc đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động phái sinh. Tất cả nhân sự nói trên phải làm việc chuyên trách không kiêm nhiệm công việc khác và có lý lịch trong sạch. - Có trụ sở kinh doanh và các phương tiện phù hợp cho hoạt động phái sinh. - Đối với chi nhánh NH nước ngoài thì quốc gia chính hoặc khu vực của NH đó phải có khung pháp lý quy định và giám sát hoạt động phái sinh và Cơ quan giám sát ở quốc gia chính có đủ năng lực giám sát hoạt động này. Cùng với các quy định chặt chẽ về điều kiện, thực hiện mang tính thí điểm từng dịch vụ từ đơn giản đến phức tạp, NH trung ương Trung Quốc chỉ cho phép một vài NHTM lớn của Trung Quốc và một vài ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc được thực hiện hoạt động này.[14] 1.5.2. Bài học kinh nghiệm 1.5.2.1. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Một là: Tận dụng ưu thế của người đi sau, vận dụng kinh nghiệm phát triển của các nước đi trước để rút ngắn thời gian phát triển: Nghiên cứu các mô hình áp dụng, chính sách của các nước đi trước và tham khảo ý kiến của Hiệp hội các sản phẩm phái sinh và hoán đổi quốc tế (ISDA) đối với dự thảo luật phái sinh của nước mình trước khi ban hành (ISDA là một hiệp hội kinh doanh tài chính quốc tế với thành viên bao gồm trên 600 ngân hàng đầu tư, NHTM lớn nhất, các công ty, các tổ chức chính phủ và các tổ chức khác. ISDA được coi là tổ chức đưa ra các chuẩn mực hoặc các thỏa thuận chung cho các bên trong các giao dịch phái sinh). Đây chính là những bài học để Việt Nam rút ngắn thời gian xây dựng thị trường phái sinh còn non trẻ của mình.
  • 44. 36 Hai là: Để thị trường phái sinh phát triển thì trước hết những thị trường cơ sở của nó như thị trường trái phiếu, thị trường ngoại hối... phải phát triển: Quá trình phát triển của hai thị trường này cũng có sự tương tác qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Theo định nghĩa thị trường phái sinh không thể tồn tại ngoài thị trường cơ sở. Tính minh bạch và tính thanh khoản của thị trường cơ sở là những nhân tố thành công cho thị trường phái sinh. Thị trường phái sinh phát triển là một chất xúc tác để củng cố và thu hút thêm những người tham gia thị trường cơ sở vì khi đó họ có đủ các công cụ phòng ngừa cần thiết khi tham gia thị trường này. Ba là: Nhanh chóng xây dựng thị trường phái sinh để cung cấp đủ công cụ cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường trong nước: Báo cáo của BIS đưa ra kết luận sự gia tăng thị trường trái phiếu và dự trữ ngoại hối cho thấy tiềm năng đầu tư liên quốc gia trong thị trường trái phiếu khu vực Châu Á. Phục vụ cho việc đầu tư này thì các công cụ phòng ngừa rủi ro chuẩn được xem như là nhân tố quan trọng để xâm nhập thị trường trái phiếu mỗi nước. Bốn là: Nhanh chóng xây dựng được hệ thống các chỉ số (lãi suất, tỷ giá...) để tham chiếu trong các giao dịch phái sinh đáng tin cậy, phản ánh đúng tình hình cung cầu của thị trường: Thị trường OTC, thị trường hoán đổi còn kém phát triển hoặc chưa xuất hiện ở nhiều nước Châu Á. Lãi suất tham chiếu đáng tin cậy và những quy định hạn chế thị trường là những lý do chính. Đây cũng là vấn đề mà Việt Nam sẽ gặp phải vì hiện nay chúng ta chưa xây dựng được một chỉ số lãi suất phản ánh đúng cung cầu trên thị trường. Hãng Reuters đã xây dựng được trang lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên NH ở Việt Nam (VNIBOR) trên cơ sở chào giá hằng ngày của một số NH. Tuy nhiên, trong thực tế lãi suất này ít được tham chiếu vì nó chưa phản ánh chính xác lãi suất của thị trường vì vậy cần phải tổ chức lại cho phù hợp hơn. Năm là: Cần có sự chọn lọc khi phát triển các sản phẩm phái sinh: Việc lựa chọn giữa đa dạng hóa và tập trung nên dựa vào mức độ phát triển của từng thị trường. Nghiên cứu của NH thanh toán quốc tế cho thấy quyền chọn lãi suất được
  • 45. 37 giao dịch thường xuyên ở thị trường các nước phát triển. Mặc dù nhiều quốc gia Châu Á hiện nay đã bắt đầu đưa ra hàng loạt các sản phẩm phái sinh nhưng rõ ràng hiện chưa có sản phẩm nào có tính thanh khoản tốt. Nói chung những nhà đầu tư ưa thích những sản phẩm đơn giản. Việt Nam nên tập trung vào số ít sản phẩm thanh khoản cao sẽ có lợi hơn cho việc phát triển thị trường. Sáu là: Cần có định hướng cho sự phát triển của thị trường giao dịch tập trung: Mặc dù thị trường phái sinh ở Việt nam còn ở giai đoạn sơ khai nhưng tầm quan trọng của thị trường giao dịch tập trung cũng không nên xem nhẹ, nhất là trong giai đoạn đầu. Một sản phẩm giao dịch tập trung sẽ cung cấp cho khách hàng sự minh bạch, giá cả hợp lý và hiệu quả cao. Hơn nữa, sự bất ổn tài chính có thể xảy ra ở thị trường OTC khi xuất hiện các sự kiện tín dụng, sự thay đổi giá đột ngột của tài sản cơ sở.[15] 1.5.2.2. Bài học kinh nghiệm với BIDV Từ kinh nghiệm phát triển công cụ phái sinh của các NHTM trên thế giới và trong khu vực, BIDV có thể rút ra một số bài học như: ► Phải có chiến lược phát triển cụ thể cho các công cụ phái sinh, tạo hướng đi rõ ràng, đồng thời tập trung nguồn lực để phát triển một cách nhất quán, thống nhất trên toàn hệ thống. ► Phải hoàn thiện quy trình giao dịch phái sinh đảm bảo thuận tiện cho khách hàng giao dịch cũng như phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận (front - middle - back office) tham gia trong giao dịch. ► Phải sớm hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ phái sinh để có thể phát triển các công cụ phái sinh một cách bền vững. Bên cạnh đó hệ thống hạn mức sẽ cho phép các cấp ứng phó linh hoạt với thị trường, chớp được từng cơ hội của thị trường. ►Đầu tư hợp lý về con người và cơ sở vật chất cho việc phát triển các công cụ phái sinh.
  • 46. 38 ► Thành lập riêng bộ phận chuyên nghiệp để nghiên cứu, phát triển công cụ phái sinh mới để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường thì khả năng phát triển sẽ rõ ràng hơn, hiệu quả hơn. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Với phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu khoa học và logic, Chương I của luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường công cụ tài chính phái sinh dưới các khía cạnh như quá trình hình thành và phát triển thị trường; khái niệm, đặc điểm của công cụ tài chính phái sinh, một số công cụ tài chính phái sinh phổ biến...Luận giải về 4 công cụ tài chính phái sinh chủ yếu là Hợp đồng kỳ hạn; Hợp đồng tương lai; Quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi, phân tích bản chất và nội dung kinh tế của từng công cụ, cho thấy cơ chế, quy trình nghiệp vụ ứng dụng cũng như những tác động và lợi ích của nó đối với doanh nghiệp và đối với NHTM. Luận văn cũng đã khái quát, phân tích và lý giải về các điều kiện ứng dụng công cụ tài chính phái sinh như: Sự phát triển của thị trường tài chính; Điều kiện về pháp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu tổ chức, nhân lực và các điều kiện khác có liên quan. Đồng thời, nghiên cứu và đưa ra kinh nghiệm về phát triển thị trường tài chính phái sinh, tăng cường ứng dụng công cụ tài chính phái sinh của một số nước. Từ đó rút ra những kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.
  • 47. 39 Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI BIDV 2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Bank for Investment and Development of Vietnam) được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua 54 năm xây dựng và trưởng thành, NH được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của Việt Nam: Ngày 26/04/1957, ra đời với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. Với 8 chi nhánh và 200 cán bộ, thực hiện nhiệm vụ cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ngày 24/06/1981, theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Ngày 14/11/1990, theo quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và tên gọi này được giữ nguyên cho đến nay. Nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản nhằm thực hiện đường lối đổi mới trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để Tải bản FULL (108 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ