SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
Ngành: Tài chính ngân hàng
NGUYỄN ANH VŨ
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201
Họ và tên học viên: Nguyễn Anh Vũ
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thủy
Hà Nội - 2021
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong nghiên cứu khoa học. Tôi
cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong đề tài nghiên
cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam” là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm
2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Anh Vũ
4
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian triển khai nghiên cứu, tôi đã hoàn thành nội dung luận văn
“Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam”. Luận văn được hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân tác giả mà
còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Thu
Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương cùng
tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và quá trình thực
hiện luận văn này.
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận
văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng
góp của thầy, cô và các bạn để tôi có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm
2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Anh Vũ
5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... 8
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... 9
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ......................................................................... 10
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... 11
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................... 19
1.1 Tổng quan về nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại................................... 19
1.1.1 Khái niệm nợ xấu ................................................................................. 19
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu............................................................... 21
1.1.3 Tác động của nợ xấu ............................................................................ 23
1.2 Các nhân tố ảnh hướng tới nợ xấu tại Ngân hàng thương mại................ 24
1.2.1 Các nhân tố thuộc về bản thân các Ngân hàng thương mại................. 24
1.2.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô .................................................................... 26
1.3 Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại.............................................. 26
1.3.1 Vai trò của quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại ........................ 26
1.3.2 Quy trình chung quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại................ 27
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nợ xấu ................................. 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.................................................................................... 35
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam........... 35
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ........ 35
6
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển........................................................ 35
2.1.3 Cơ cấu tổ chức...................................................................................... 37
2.1.4 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2020....... 39
2.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam...
44
2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
giai đoạn 2011-2020.......................................................................................... 44
2.2.2 Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 46
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM.............................................................................................................. 57
3.1 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 57
3.1.1 Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu................................................ 57
3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 59
3.1.3 Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 61
3.1.4 Kiểm định mô hình............................................................................... 61
3.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................. 63
3.2.1 Thống kê mô tả biến nghiên cứu.......................................................... 63
3.2.2 Ma trận tương quan .............................................................................. 64
3.2.3 Kết quả hồi quy.................................................................................... 65
3.2.4 Kết quả kiểm định mô hình.................................................................. 66
3.2.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................. 68
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .................................. 72
7
4.1 Định hướng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam ................................................................................................................ 72
4.1.1 Định hướng chung trong hoạt động tín dụng ........................................ 72
4.1.2 Định hướng riêng trong việc quản lý nợ xấu ........................................ 72
4.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......................................................... 73
4.3 Một số kiến nghị ....................................................................................... 77
4.3.1 Đối với Ngân hàng nhà nước ................................................................ 77
4.3.2 Đối với Chính phủ ................................................................................ 77
4.4 Đóng góp của luận văn ............................................................................. 79
4.5 Một số hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .................. 80
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83
PHỤ LỤC: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................... i
8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Giải thích
BIDV
DPRR
GDP
IMF
IRB
LGD
NIM
NPL
NHNN
OLS
ROE
SWIFT
Techcombank
TMCP
XHTDNB
Vietcombank
VietinBank
VPBank
World Bank
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Dự phòng rủi ro
Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ thế giới
Internal Rating Based Approach: Phương pháp dựa trên xếp hạng
nội bộ
Loss Given Default: Tổn thất do vỡ nợ
Net Interest Margin: Thu nhập lãi cận biên
Non-Performing Loan: Nợ xấu
Ngân hàng nhà nước
Ordinary Least Square: Hồi quy bình phương nhỏ nhất
Return On Equity: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Society for Worldwide Interbank and Financial
Telecommunication: Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài
chính quốc tế
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Thương mại cổ phần
Xếp hạng tín dụng nội bộ
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng
Ngân hàng thế giới
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2011-2020 ...................................... 39
Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2011-2020 ................................ 40
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011-2020......... 42
Bảng 2.4: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV.................. 48
Bảng 2.5: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng tổ chức tại BIDV................... 48
Bảng 2.6: Trích lập DPRR của BIDV giai đoạn 2011-2020 ............................... 53
Bảng 2.7: Xử lý nợ bằng quỹ DPRR của BIDV giai đoạn 2011-2020................ 54
Bảng 3.1: Các yếu tố được sử dụng trong nghiên cứu........................................ 58
Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu................................................... 63
Bảng 3.3: Ma trận tương quan giữa các biến ...................................................... 64
Bảng 3.4: Kết quả mô hình hồi quy...................................................................... 65
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả kiểm tra VIF các biến............................................ 66
Bảng 3.6: Kiểm định tự tương quan giữa các biến ............................................. 67
Bảng 3.7: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................. 67
Bảng 3.8: So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước ...................... 69
10
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Bộ máy quản lý của BIDV.................................................................... 37
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của BIDV ..................................................................... 38
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức tại các chi nhánh BIDV .............................................. 39
Hình 2.4: Tiền gửi khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020 ........................ 41
Hình 2.5: Cho vay khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020......................... 42
Hình 2.6: Thực trạng nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020 ............................. 44
Hình 2.7: Cơ cấu nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020 .................................... 45
Hình 2.8: Tình hình nợ xấu tại một số ngân hàng giai đoạn 2011-2020 ........... 46
Hình 2.9: Quy trình cấp tín dụng BIDV .............................................................. 51
Hình 2.10: Thu nhập khác từ xử lý nợ xấu của BIDV giai đoạn 2011-2020..... 55
11
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Mục tiêu của bài nghiên cứu là đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô và nhân
tố đặc thù ngân hàng đến nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy bình
phương nhỏ nhất thông qua dữ liệu kinh tế vĩ mô và dữ liệu của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020. Kết quả nghiên cứu cho
thấy nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chịu tác động bởi
cả nhân tố vĩ mô và nhân tố đặc thù ngân hàng. Theo đó, nợ xấu hiện tại của các
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chịu tác động ngược chiều với tỷ
lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản nhưng cùng chiều với nợ xấu trong quá khứ và
tốc độ tăng trưởng GDP. Qua đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp giúp Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản
lý nợ xấu. Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước,
Chính phủ để tăng cường khả năng quản lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại
nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng.
12
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng và được ví như huyết mạch của
nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng của một quốc gia hoạt động lành mạnh sẽ là tiền đề
để các nguồn lực tài chính được phân bổ và sử dụng một các hiệu quả nhất, từ đó
giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên, khi hoạt động của các ngân
hàng gặp trục trặc có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Những rủi
ro trong hoạt động ngân hàng có thể tạo ra các ảnh hưởng dây chuyền, kéo theo sự
sụp đổ của cả hệ thống. Lịch sử đã chứng kiến nhiều vụ ngân hàng sụp đổ với quy
mô lớn và những hậu quả mà nó gây ra như cuộc Đại khủng hoảng giai đoạn 1929-
1933, khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 hay cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008. Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 diễn ra đã gây ảnh hưởng
hoạt động của hàng loạt doanh nghiệp kéo theo các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng,
tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong hoạt động của các ngân hàng. Trong số các rủi ro trong
hoạt động ngân hàng thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và gây ảnh hưởng nặng nề
nhất đối với các ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với các khoản nợ xấu, đó
là các khoản nợ không có khả năng sinh lời hay không có khả năng thu hồi. Việc
xây dựng các chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, quản lý để ngăn ngừa phát sinh nợ
xấu cũng như các biện pháp để xử lý nợ xấu trở thành một trong nhưng mối quan
tâm hàng đầu của các ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng có quy mô
lớn nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Thực tế hoạt động cho thấy mặc dù
BIDV đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế và giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng nợ xấu vẫn
khá cao trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (tỷ lệ nợ xấu trung bình tại các ngân hàng
Việt Nam năm 2019 là 1,5% trong khi đó tại BIDV là 1,75%). Nợ xấu năm 2020 tại
BIDV là 21.369 tỷ đồng trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 16.525 tỷ
đồng. Chính vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là cần phải tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
dến nợ xấu để từ đó có các biện pháp quản lý nợ xấu một cách hiệu quả nhằm đảm bảo
hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung đạt hiệu quả cao
với mức độ rủi ro thấp nhất, góp phần nâng cao uy tín và lợi thế của ngân
13
hàng.
Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã được lựa chọn cho luận văn
tốt nghiệp của tôi.
2. Tổng quan tình hình ngiên cứu
Vấn đề nợ xấu và quản lý nợ xấu thu hút được nhiều sự quan tâm trong những
năm gần đây. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hậu quả trực tiếp của tỷ lệ nợ xấu
tăng cao tại ngân hàng là việc ngân hàng phá sản cũng như là các ngân hàng trước
khi phá sản luôn có mức nợ xấu rất cao. Do đó đã có nhiều nghiên cứu cả trong
nước và trên thế giới nhắm đến nợ xấu, các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu, hoạt
động quản lý nợ xấu để từ đó có các giải pháp giúp ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu
cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu.
❖
Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu bàn luận về nguyên nhân gây ra nợ xấu tại
ngân hàng. Các nghiên cứu này đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu tại nhiều khu
vực trên thế giới dựa trên việc nghiên cứu dữ liệu các các ngân hàng thương mại trong
khu vực đó trong một giai đoạn cụ thể. Berger và DeYoung (1997) nghiên cứu tác động
của một số yếu tố như chất lượng khoản vay, hiệu quả chi phí, mức vốn hóa của ngân
hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu; sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại tại
Mỹ trong giai đoạn 1985-1994. Sử dụng phương pháp nhân quả Granger tiêu chuẩn, kết
quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao là do quản lý chi phí
kém hiệu quả và rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng. Salas và Saurina (2002) dựa trên
dữ liệu của các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư tại Tây Ban Nha trong giai
đoạn 1985-1997 để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng lên tỷ lệ nợ xấu. Thông qua
phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng
GDP, quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu có quan hệ ngược chiều với nhau. Rajan và
Dhal (2003) nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
Ấn Độ trong giai đoạn 2003-2008. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả
nghiên cứu đã cho thấy quy mô ngân hàng tác động ngược chiều đến nợ xấu. Hippolyte
Fofack (2005) dựa trên dữ liệu của các quốc gia khu vực Sahara
14
Châu Phi phân tích, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại khu vực này.
Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yêu
tố lãi suất thực, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, thu nhập trên tổng tài sản
(ROA) và thu nhập lãi cận biên (NIM) có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Podpiera &
Weill (2008) nghiên cứu dựa trên dữ liệu của các ngân hàng tại Cộng hòa Séc trong giai
đoạn 1994-2005 và tập trung đề cập đến các yếu tố đặc thù của ngân hàng. Sử dụng
phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả đã chỉ ra các đặc điểm của ngân hàng như
vốn, quản lý hiệu quả chi phí, đa dạng hoạt động tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn… có
ảnh hưởng đến nợ xấu. Louzis et al (2010) phân tích dữ liệu của hệ thống ngân hàng
Hy Lạp trong giai đoạn 2003-2009. Nghiên cứu đã sử dụng các biến vĩ mô như tốc độ
tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát cùng các yếu tố nội tại ngân hàng
như tỷ lệ nợ xấu quá khứ, quy mô ngân hàng… Inekwe Murumba (2013) dựa trên dữ
liệu trong giai đoạn 1995-2009 để tìm ra mối quan hệ giữa nợ xấu và GDP thực tại
Nigeria. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã cho thấy
mối quan hệ cùng chiều giữa nợ xấu và GDP thực tại hệ thống ngân hàng Nigeria.
Marijana Curak, Sandra Peur và Klime Poposki (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động
đến nợ xấu thông qua dữ liệu của 69 ngân hàng tại 10 quốc gia khu vực Đông Nam
Châu Âu trong giai đoạn 2003-2010. Thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ
xấu. Ahlem Selma Messai & Fathi Jouini (2013) dựa trên dữ liệu của 85 ngân hàng tại
3 quốc gia Châu Âu là Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha, bằng phương pháp hồi quy dữ liệu
bảng, nghiên cứu đã cho thấy nợ xấu có biến động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng
GDP và biến động cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực và tỷ lệ dự phòng nợ
xấu. S.Prasanth (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hướng đến nợ xấu tại các ngân hàng
thương mại Ấn Độ dự trên dữ liệu trong giai đoạn 2015-2019. Thông qua phương pháp
hồi quy tuyến tính bội, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ vốn vay trên tiền gửi, tỷ lệ lợi
nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn có ảnh hưởng đến nợ xấu. Sanju
Kumar (2021) đánh giá tác động của tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản, hệ số an toàn
vốn, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP và lạm phát đến nợ xấu dựa trên dữ liệu các
ngân hàng thương mại lớn tại Nepal
15
trong gia đoạn 2015-2019. Sử dụng phương pháp hồi quy bội, nghiên cứu đã chỉ ra
rằng tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu.
❖
Các nghiên cứu trong nước
Trong nước, vấn đề nợ xấu cũng là mối quan tâm của các ngân hàng và là đề tài
nghiên cứu của nhiều học giả. Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau: Đỗ Quỳnh Anh và
Nguyễn Đức Hùng (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2011. Sử dụng phương pháp
hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạm phát và tăng trưởng GDP
có tác động đến nợ xấu, nợ xấu có ảnh hưởng đến nợ xấu của năm tiếp theo và quy mô
ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) phân
tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
dựa trên dữ liệu trong giai đoạn 2007-2014 của các ngân hàng. Sử dụng phương pháp
hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khả năng sinh lời và tăng trưởng
kinh tế là những nhân tố chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu của hệ thống các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trong khi đó nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân
hàng, tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Nguyễn Thị Hồng
Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018) nghiên cứu tác động của các yếu tố đến nợ xấu dựa
trên mẫu là 204 ngân hàng thương mại của 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Sử dụng
phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nợ xấu cao là do tác động
của nợ xấu trong quá khứ, tỷ suất lợi nhuận thấp, tăng trưởng tín dụng thấp, vốn chủ sở
hữu cao và quy mô ngân hàng lớn.
3. Khoảng trống nghiên cứu
Như vậy, mặc dù vấn đề nợ xấu, các nhân tố tác động đến nợ xấu và việc quản lý
nợ xấu đã được quan tâm bởi khá nhiều nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới,
nhưng khi đi sâu vào nội dung, tác giả nhận thấy các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của cả hệ thống các ngân
hàng thương mại tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Chưa có nghiên cứu nào
nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu tại một ngân hàng cụ thể.
Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, tác giả lựa chọn cách tiếp cận đánh giá nợ
xấu, hoạt động quản lý nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại một ngân
16
hàng cụ thể. Tác giả lựa chọn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là
đối tượng nghiên cứu do đây là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất
trong hệ thống các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết
về nợ xấu và đề xuất giải pháp nhằm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
(i) Hệ thống cơ sở lý thuyết về nợ xấu và quản lý nợ xấu
(ii) Tổng quan tình hình nghiên cứu về nợ xấu tại Việt Nam và trên thế giới
(iii)Phân tích thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2020
(iv) Áp dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất xác định các nhân tố tác
động đến nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(v) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quản lý nợ xấu tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
5. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, câu hỏi đặt ra trong luận văn như sau: Thực
trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là gì? Các nhân tố
nào ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai
đoạn 2012-2020? Các giải pháp cần đưa ra để quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam là gì?
6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
• Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thực hiện nghiên cứu:
- Về không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Về thời gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian từ Quý
17
IV/2011 – Quý IV/2020 và đưa ra các đề xuất, kiến nghị đối với hoạt động quản lý
nợ xấu giai đoạn 2021-2025.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tìm kiếm, tổng hợp các nghiên cứu (tạp chí,
báo cáo khoa học…) của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến nợ xấu và
quản lý nợ xấu. Phân tích, đánh giá, chọn lọc thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo
tài chính quý của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và báo cáo của
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giai đoạn Quý IV/2011 – Quý IV/2020. Dựa trên số liệu
thứ cấp, tác giả xử lý, tính toán dữ liệu các biến của mô hình theo công thức.
Phương pháp định lượng: Trên cơ sở kết quả thu thập và xử lý dữ liệu, sử dụng
phương pháp định lượng là mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) để xác
định những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
8. Ý nghĩa của đề tài
• Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn được kỳ vọng mang lại một số ý nghĩa khoa
học như sau:
✓
Hệ thống hóa một cách toàn diện và tổng quát cơ sở lý luận về nợ xấu và
quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại.
✓
Đánh giá thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010-2020
✓
Ứng dụng mô hình nghiên cứu định lượng xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; từ đó đưa ra các
giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại ngân hàng.
• Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đề ra chiến lược và các giải pháp thực tiễn nâng cao hiệu quả quản lý nợ
xấu tại Ngân hàng; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và vị thế của
18
Ngân hàng trong hệ thống các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn có kết cấu 5 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương
mại
Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Chương 3: Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Khái niệm nợ xấu
Nợ xấu (non-performing loan - NPL) thông thường được hiểu là các khoản nợ
dưới chuẩn, có thể bị quá hạn hoặc bị nghi ngờ về khả năng trả nợ.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu
(NPL) được định nghĩa là các khoản cho vay mà (1) các khoản thanh toán lãi hoặc
gốc quá hạn từ 90 ngày trở lên; hoặc (2) các khoản thanh toán lãi từ 90 ngày trở
lên được vốn hóa (tái đầu tư vào nợ gốc), tái cấp vốn hoặc quay vòng (thanh toán
chậm theo thỏa thuận); hoặc (3) có bằng chứng để phân loại khoản nợ là nợ xấu
ngay cả khi không có khoản thanh toán quá hạn trên 90 ngày, ví dụ như bên vay
nộp đơn phá sản. Số tiền được ghi nhận là nợ xấu là toàn bộ giá trị khoản vay được
ghi trên bảng cân đối kế toán chứ không phải chỉ là số dư nợ bị quá hạn”. (IMF-
Fincancial Soundness Indicators Compilation Guide 2019, trang 59)
Theo Khoản 8 Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được sửa
đổi bổ sung bởi Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 quy định về phân
loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài thì nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các
nhóm 3, 4 và 5”. (Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Điều 3)
Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được sửa
đổi bổ sung bởi Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 thì nợ nhóm 3, 4 và
5 được định nghĩa như sau:
• Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời
20
gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ
chức tín dụng;
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ
chức tín dụng;
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức
tín dụng;
(v) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra;
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này;
(vii) Nợ phải được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 11 Điều 9
• Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được
trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi theo
kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này;
(vii)Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư
này.
• Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được
21
cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được
trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết
luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vii)Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố
đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa
vốn và tài sản;
(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;
(ix) Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư
này. (Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Điều 10)
Trong phạm vi luận văn này, nợ xấu được hiểu là các khoản nợ nhóm 3, 4, 5
theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và các văn bản sửa
đổi bổ sung.
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại, dựa trên
tình hình thực tế có thể chia thành các nhóm: nguyên nhân từ phía khách hàng,
nguyên nhân từ phía ngân hàng và nguyên nhân từ môi trường.
1.1.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng
• Sự yếu kém trong hoạt động quản lý kinh doanh của khách hàng:
Năng lực quản lý điều hành, năng lực tài chính của khách hàng không cao sẽ dẫn
đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
• Đạo đức khách hàng:
Khách hàng cố ý cung cấp số liệu về doanh nghiệp không chính xác, gây sai
lệch trong quá trình thẩm định của ngân hàng dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi
nợ của ngân hàng. Ngoài ra việc khách hàng cố tình lợi dụng kẽ hở, móc ngoặc, lừa
đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích, không có ý định trả
nợ ngân hàng sẽ gây ra nợ xấu.
22
1.1.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
• Quy trình, chính sách tín dụng:
Quy trình, chính sách cấp tín dụng không đầy đủ, đồng bộ sẽ dẫn đến việc cấp
tín dụng không đúng đối tượng, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, để nhằm
mục đích thu hút khách hàng, mở rộng thị phần thì nhiều ngân hàng đã cắt giảm một
số bước trong quy trình cấp tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn khách hàng, chính sách cho
vay được đơn giản hóa dẫn đến phát sinh các khoản vay chất lượng thấp, tiềm ẩn rủi
ro cao.
• Công tác kiểm tra giám sát:
Công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng nhằm mục đích phát hiện sớm các sai
phạm trong hoạt động để phòng ngừa rủi ro. Việc tổ chức, kiểm tra giám sát hoạt
động của ngân hàng lỏng lẻo, yếu kém dẫn đến việc không phát hiện, xử lý kịp thời
các sai phạm trong quá trình cấp tín dụng. Từ đó khiến việc lợi dụng, vi phạm trong
hoạt động tín dụng diễn ra thường xuyên hơn và nợ xấu tăng cao.
• Chất lượng cán bộ ngân hàng:
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi thông tin với khách hàng,
nắm bắt tình hình hoạt động, chất lượng khách hàng đầy đủ nhất. Chính vì vậy các
cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức kinh nghiệm cũng như khả năng đánh giá,
phân tích khách hàng. Việc cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm, trình độ yếu kém sẽ
không đánh giá, phân tích được các rủi ro liên quan đến khách hàng, từ đó dẫn đến
các đề xuất, quyết định cho vay không phù hợp, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu.
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số cán bộ ngân hàng sa sút về đạo đức, phẩm chất
đã lợi dụng công việc móc ngoặc với khách hàng, lợi dụng kẽ hở của quy trình ngân
hàng cũng như luật pháp để rút vốn ngân hàng sử dụng vào mục đích riêng, gây
thiệt hại cho ngân hàng. Đây là rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng.
Ngoài ra, năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo không tốt cũng tiềm ẩn
nguy cơ dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng. Việc ban lãnh đạo buông lỏng quản lý,
khoán hết mọi việc cho cán bộ bên dưới, không xem xét kỹ lưỡng các đề xuất kiến
nghị của cán bộ dẫn đến các quyết định cho vay không phù hợp.
1.1.2.3 Nguyên nhân từ môi trường
23
• Môi trường tự nhiên:
Các thay đổi lớn trong điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, thiên tai, dịch
bệnh… có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của một số doanh
nghiệp. Từ đó dẫn đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp này sụt giảm,
thậm chí thua lỗ khiến cho các doanh nghiệp này suy giảm khả năng trả nợ ngân
hàng gây ra nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.
• Môi trường kinh tế, xã hội:
Các ngân hàng là trung gian tài chính của nền kinh tế, vì vậy đây là ngành nghề
nhạy cảm, ảnh hưởng mạnh của các thay đổi trong nền kinh tế, chính trị cả trong
nước và trên thế giới. Khi tình hình kinh tế, chính trị không ổn định, khủng hoảng
kinh tế trên thế giới đều tác động trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng. Môi trường kinh doanh khó khăn khiến tình hình kinh doanh và tình hình tài
chính của các doanh nghiệp suy giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng, từ đó
dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
• Môi trường pháp lý:
Hành lang pháp lý chưa phù hợp sẽ dẫn đến khó khăn trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu. Sự bất
cập, chồng chéo trong các quy định pháp luật sẽ khiến các cơ quan hữu quan lúng
túng trong việc xử lý tranh chấp về tài sản bảo đảm. Ngoài ra các quy định về kế
toán kiểm toán chưa chặt chẽ sẽ khiến các số liệu không đủ chắc chắn cho việc thẩm
định cho vay.
1.1.3 Tác động của nợ xấu
Nợ xấu luôn luôn song hành với hoạt động tín dụng của ngân hàng trong mối
quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Vì vậy khi đưa ra một quyết định cho vay ngân
hàng đã phải xác định nguy cơ xảy ra nợ xấu. Nợ xấu có những tác động đến hoạt
động của ngân hàng thương mại cũng như tác động lên nền kinh tế như sau:
• Đối với các ngân hàng thương mại:
Giảm lợi nhuận của ngân hàng: Nợ xấu sẽ làm suy giảm doanh thu của ngân
hàng đồng thời cũng làm phát sinh thêm các chi phí khác như chi phí trích lập dự
phòng rủi ro, chi phí quản lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan. Việc giảm doanh
24
thu và tăng chi phí sẽ khiến cho lợi nhuận của ngân hàng thấp hơn so với dự tính
của ngân hàng.
Suy giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Nợ xấu sẽ dẫn đến việc ngân
hàng không thu hồi được vốn theo đúng kế hoạch ban đầu, làm chậm quá trình luân
chuyển vốn của ngân hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thanh
toán cho các khoản tiền gửi đến hạn, điều này khiến cho ngân hàng suy giảm khả
năng thanh toán. Nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao có thể khiến ngân hàng mất khả năng
thanh toán dẫn đến phá sản ngân hàng.
Giảm uy tín của ngân hàng: Việc các ngân hàng để tỷ lệ nợ xấu cao sẽ khiến
ngân hàng được đánh giá là có mức độ rủi ro cao và có nguy cơ suy giảm uy tín trên
thị trường. Khách hàng sẽ e ngại khi gửi tiền vào một ngân hàng có nợ quá hạn, nợ
xấu cao, chất lượng tín dụng không tốt và xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn. Với mạng
lưới truyền thông ngày nay thì thông tin về nợ xấu cũng như mức độ rủi ro của ngân
hàng sẽ được lan truyền nhanh chóng, từ đó làm giảm uy tín và lợi thế cạnh tranh
của ngân hàng trên thị trường.
• Đối với nền kinh tế:
Nợ xấu gây tác động gián tiếp đến nền kinh tế thông qua ngân hàng và doanh
nghiệp. Nợ xấu sẽ khiến các ngân hàng không thu hồi được vốn dẫn đến khả năng
cung ứng vốn cho nền kinh tế bị suy giảm. Bên cạnh đó nợ xấu phát sinh là do các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả cũng tác động làm suy giảm khả
năng tăng trưởng của nền kinh tế.
1.2 Các nhân tố ảnh hướng tới nợ xấu tại Ngân hàng thương mại
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nợ xấu tại các
Ngân hàng thương mại nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Các nghiên cứu
này có thể sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau, quy mô nghiên cứu khác nhau
cũng như khu vực địa lý khác nhau. Tuy nhiên, điểm thống nhất giữa các nghiên cứu là
đều chỉ ra hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng như sau:
1.2.1 Các nhân tố thuộc về bản thân các Ngân hàng thương mại
• Quy mô ngân hàng: Quy mô thể hiện năng lực ngân hàng trên thị trường. Một
ngân hàng có quy mô lớn (tổng tài sản lớn) sẽ có điều kiện để đầu tư nâng cao hiệu
25
quả của quy trình cấp tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như chất lượng nguồn
nhân lực dẫn đến hạn chế nguy cơ phát sinh nợ xấu. Ngoài ra, khi một ngân hàng có
quy mô lớn sẽ có điều kiện để đa dạng hoạt danh mục tín dụng của mình, giảm thiểu
được rủi ro do việc tập trung tín dụng.
• Khả năng sinh lời của ngân hàng: Khi một ngân hàng có khả năng sinh lời cao
sẽ ít tham gia vào các hoạt động cấp tín dụng có mức độ rủi ro cao, ngược lại một ngân
hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ cố gắng gia tăng lợi nhuận bằng việc cấp tín dụng cho
các khách hàng khộng đạt chuẩn, mức độ rủi ro cao dẫn đến làm gia tăng
nợ xấu. Bên cạnh đó, khả năng khả năng sinh lời kém dẫn đến ngân hàng thiếu hụt
nguồn vốn trong các hoạt động, trong đó có hoạt động quản lý nợ xấu dẫn đến làm
gia tăng nợ xấu. Ngoài ra, tại Việt Nam, lợi nhuận của ngân hàng đến phần lớn từ
hoạt động tín dung, do đó việc ngân hàng có khả năng sinh lời cao chứng tỏ ngân
hàng thực hiện tốt các khoản cấp tín dụng, từ đó làm giảm nợ xấu.
• Cơ cấu vốn của ngân hàng: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là chỉ tiêu
đại diện cho cơ cấu vốn hay mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các ngân hàng.
Nhiều nghiên cứ đã chỉ ra các ngân hàng có tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao sẽ ít gặp
rủi ro và có tỷ lệ nợ xấu thấp như Podpiera & Weill (2008). Khi tỷ lệ này cao chứng
tỏ ngân hàng thận trọng hơn trong hoạt động cho vay và có các yêu cầu khắt khe
hơn. Ngược lại, khi tỷ lệ này thấp thể hiện ngân hàng dễ dàng chấp thuận các khoản
vay, tăng doanh số cho vay trong khi ngân hàng chưa đủ vốn. Ngoài ra, khi tỷ lệ này
cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng và ngân hàng có khả năng sử
dụng vốn chủ sở hữu để bù đắp tổn thất do nợ xấu gây nên.
• Tăng trưởng tín dụng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng được xem như một trong
những yếu tố ảnh hướng tới nợ xấu và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Nhiều nghiên cứu như Salas & Saurina (2002) hay Nguyễn
Thị Hồng Vinh (2015) đã kết luận tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có mối tương
quan cùng chiều. Khi ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng quá cao có thể dẫn
đến việc nguy cơ phê duyệt các khoản vay kém chất lượng, từ đó dẫn đến việc gia
tăng nợ xấu.
• Biên lợi nhuận của ngân hàng: Một ngân hàng có mức biên lợi nhuận cao đồng
26
nghĩa với việc gia tăng mức lãi suất cho vay. Khi lãi suất gia tăng sẽ làm tăng nguy
cơ ngân hàng gặp phải các lựa chọn đối nghịch khi các khách hàng có mức độ rủi ro
cao sẽ dễ dàng chấp nhận mức lãi suất cao hơn dẫn đến làm tăng nguy cơ nợ xấu
của các ngân hàng
• Tỷ lệ nợ xấu năm trước: Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra mối
tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước với nợ xấu hiện tại. Khi nợ xấu
tồn đọng chứng tỏ việc thu hồi nợ của ngân hàng không hiệu dẫn đến làm gia tăng
nợ xấu hiện tại. Ngoài ra việc tỷ lệ nợ xấu năm trước cao cũng làm gia tăng áp lực
xử lý nợ trong tương lai.
1.2.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng khi nền
kinh tế tăng trưởng tốt thì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm như như Salas & Saurina (2002),
Nguyễn Thị Hồng Vinh & Nguyễn Minh Sáng (2018). Nền kinh tế tăng trưởng tố sẽ
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi dẫn đến các doanh nghiệp dễ
dàng hơn trong việc hoàn trả nợ vay khiến nợ xấu của các ngân hàng giảm xuống.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu như Inekwe Murumba (2013) lại cho thấy mối tương
quan thuận giữa nợ xấu và tăng trưởng kinh tế, lý do được đưa ra khi nền kinh tế
tăng trưởng liên tục có thể khiến các ngân hàng có tâm lý chủ quan, dễ dàng cho
vay các đối tượng có mức độ rủi ro cao hơn dẫn tới làm tăng nguy cơ nợ xấu.
• Lạm phát: Khi lạm phát gia tăng, người tiêu dùng sẽ giảm nhu cầu chi tiêu dẫn
đến mức độ tiêu thụ hàng hóa suy giảm, nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt
động kinh doanh, lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng thậm chi thua lỗ ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của doanh nghiệp dẫn đến làm gia tăng nợ xấu.
1.3 Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại
1.3.1 Vai trò của quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại
Quản lý nợ xấu đóng vai trò quan trọng và tác động tích cực đến các Ngân hàng
thương mại, các chủ thể vay vốn và cả nền kinh tế.
• Đối với các Ngân hàng thương mại: Quản lý nợ xấu sẽ giúp các Ngân hàng
thương mại hạn chế được nợ xấu, giảm thiểu các chi phí liên quan đến nợ xấu, từ đó
làm tăng lợi nhuận của mình. Việc kiểm soát nợ xấu ở mức thấp sẽ còn giúp các Ngân
27
hàng thương mại bảo toàn được vốn tự có, đảm bảo khả năng thanh khoản, tăng
hiệu quả và tính an toàn trong hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín của các Ngân
hàng thương mại.
• Đối với các chủ thể vay vốn: Việc các Ngân hàng thương mại quản lý tốt nợ
xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu đồng nghĩa với việc các Ngân hàng thương mại giảm thiểu
được chi phí, nhờ vậy có khả năng giảm thiểu lãi suất cho vay. Đối với các doanh
nghiệp, việc lãi suất cho vay thấp sẽ khuyến khích việc mở rộng đầu tư, phát triển
hoạt động kinh doanh.
• Đối với nền kinh tế: Khi các Ngân hàng thương mại quản lý tốt nợ xấu sẽ
tăng lượng vốn có thể cung ứng cho nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh, từ đó ảnh hưởng tích cực đến việc tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
1.3.2 Quy trình chung quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại
1.3.2.1 Nhận biết nợ xấu
Nhận biết nợ xấu là bước đầu tiên trong quá trình quản lý nợ xấu, các ngân hàng
thương mại sẽ căn cứ vào một số tiêu chí nhất định để nhận diện và xác định xem
một khoản nợ có phải là nợ xấu hay không.
Tại Việt Nam, các Ngân hàng thương mại căn cứ vào Quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước Quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng để nhận biết nợ xấu. Theo đó nợ xấu được xác định là các khoản nợ
được xếp vào nhóm 3, 4, 5 và xác định là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên.
1.3.2.2 Đo lường nợ xấu
Sau khi nhận biết nợ xấu, các Ngân hàng thương mại sẽ tiến hành đo lường, ước
lượng xác suất vỡ nợ và tổn thất khoản nợ xấu đó gây ra.
Theo các điều khoản của hiệp ước Basel II, các Ngân hàng thương mại được chấp
thuận sử dụng phương pháp đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng dựa trên xếp hạng nội
bộ (Internal Rating Based Approach – IRB). Theo phương pháp này, các Ngân hàng
thương mại phải xây dựng các công cụ đo lường xác suất vỡ nợ (Probability of Default
– PD), tổn thất do vỡ nợ (Loss Given Default – LGD) và tổng dư nợ tại thời điểm
khách hàng không trả được nợ (Exposure at Default – EAD) để tính toán tổn
28
thất dự kiến (Expected Losses – EL) và tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected Losses
– UL) cho mỗi khoản vay.
PD được sử dụng để đo lường khả năng khách hàng không trả được nợ trong
một khoảng thời gian thường là một năm. Để ước lượng PD trong 1 năm, ngân hàng
phải căn cứ vào số liệu 5 năm về tài chính, phi tài chính và các thông tin mang tính
cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ của các
khách hàng.
LGD là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng
không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm các tổn thất về khoản vay mà còn tính
đến các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ như lãi đến hạn
không trả được, các khoản chi phí hành chính như chi phí xử lý tài sản thế chấp, chi
phí cho dịch vụ pháp lý…
EAD là tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. EAD được xác
định căn cứ trên dư nợ của khách hàng tại thời điểm đánh giá và cam kết chưa giải
ngân của khách hàng.
Từ đó EL và UL được xác định theo công thức như sau:
= × ×
= ×√( × 2 + × 2 )
1.3.2.3 Phòng ngừa nợ xấu
• Xây dựng quy trình, chính sách cấp tín dụng
Hệ thống quy trình, chính sách cấp tín dụng của ngân hàng góp phần không nhỏ
để hạn chế rủi ro dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng.
Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, qua nhiều cấp thẩm định phê duyệt sẽ hạn chế
được việc đánh giá không đầy đủ rủi ro của khoản vay, từ đó ngân hàng sẽ có các
quyết định chính xác, phù hợp hơn. Tuy nhiên, quy trình cấp tín dụng qua quá nhiều
bước có thể kéo dài thời gian xét duyệt tín dụng cho khách hàng, làm giảm lợi thế
cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần cân đối phân loại khách hàng để có
biện pháp xử lý phù hợp.
Chính sách cấp tín dụng của ngân hàng sẽ kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn chế các rủi
ro có thể xảy ra bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn đối với các khách hàng, phân loại
29
khách hàng để có hình thức cấp tín dụng phù hợp.
• Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng
Nợ xấu có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau từ biến động của môi
trường, rủi ro của bên vay hoặc từ chính ngân hàng. Vì vậy việc xây dựng hệ thống
cảnh báo sớm rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng nhận biết sớm được các rủi ro có
thể xảy đến để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.
Hệ thống cảnh báo sớm đòi hỏi ngân hàng phải thu thập, kiểm tra các thông tin từ
khách hàng (tình hình hoạt động, tình hình tài chính, ngành nghề kinh doanh, năng lực
quản lý…) để từ đó nhận biết sớm được các vấn đề của khách hàng có thể dẫn tới rủi ro
(ví dụ như: đầu tư tràn lan, dự án kém hiệu quả, năng lực quản lý yếu, lỗ kéo dài, ngành
nghề kinh doanh có biến động…). Dựa vào các thông tin cảnh báo này, ngân hàng sẽ
đưa ra các hình thức hỗ trợ, xử lý phù hợp đối với từng khách hàng.
• Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng là biện pháp để ngân hàng đảm bảo được
khách hàng vay sử dụng tiền vay đúng mục đích, không làm những việc rủi ro bằng
khoản tiền đi vay. Đây là yêu cầu bắt buộc trong quy trình tín dụng của bất kỳ ngân
hàng nào.
Việc kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng được thực hiện cả trước, trong và sau
khi cấp tín dụng. Một số biện pháp kiểm tra, giám sát khoản vay được ngân hàng
thực hiện:
- Kiểm tra, thẩm định năng lực khách hàng, phương án vay vốn trước khi cấp
tín dụng.
- Giám sát quá trình giải ngân, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích
- Tiến hành kiểm tra giám sát các khoản cấp tín dụng, khách hàng vay vốn
theo định kỳ hoặc đột xuất khi xuất hiện các dấu hiệu rủi ro.
- Thực hiện đánh giá, phân loại khách hàng định kỳ
Song song với việc kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn, ngân hàng còn thực
hiện hoạt động kiểm tra giám sát nội bộ. Hoạt động này được thực hiện bởi một bộ
phận độc lập với bộ phận tín dụng có chức năng đưa ra các đánh giá khách quan đối
với hoạt động cấp tín dụng. Trên cơ sở các đánh giá đó, bộ phận kiểm tra, giám sát
30
nội bộ sẽ thực hiện chức năng tư vấn cho bộ phận nghiệp vụ cũng như các cấp quản
lý của ngân hàng để có các biện pháp xử lý phù hợp.
• Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa rủi ro nêu trên, các ngân hàng sẽ thực hiện
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho toàn bộ các khoản vay. Quỹ dự phòng rủi ro
tín dụng là nguồn để bù đắp cho các tổn thất mà nợ xấu mang lại.
Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được quy định cụ thể tại Điều 12 và
Điều 13 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 như sau:
- Mức trích lập dự phòng cụ thể: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bằng tổng
số tiền dự phòng cụ thể của từng khoản nợ. Số tiền dự phòng cụ thể của từng khoản
nợ được xác định theo công thức sau:
= {0;( − )× }
Trong đó: Ri là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khoản nợ i
Ai là số dư gốc của khoản nợ i
Ci là giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ i
r là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm nợ của khoản nợ i (0%
đối với nợ nhóm 1; 5% đối với nợ nhóm 2; 20% đối với nợ nhóm 3; 50% đối
với nợ nhóm 4 và 100% đối với nợ nhóm 5)
Trường hợp Ci > Ai thì Ri = 0
- Mức trích lập dự phòng chung: Số tiền dự phòng chung phải trích được xác
định bằng 0.75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
1.3.2.4 Xử lý nợ xấu
• Thu nợ từ khách hàng
Khi một khoản nợ quá hạn, chuyển nợ xấu thì biện pháp đầu tiên được các ngân
hàng áp dụng là phối hợp, hỗ trợ khách hàng để thu nợ. Ngân hàng đánh giá lại tình
hình khách hàng, khả năng phục hồi của khách hàng, sau đó sẽ tiến hành thương
lượng với khách hàng về giải pháp. Một số biện pháp ngân hàng có thể áp dụng như
sau:
- Cơ cấu lại nợ bao gồm cả gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Biện
pháp này vừa giúp giảm áp lực trả nợ cho khách hàng vừa giúp ngân hàng giảm nợ
31
quá hạn, giúp cho khách hàng có thời gian để khôi phục lại hoạt động.
- Ngân hàng miễn giảm một phần lãi cho khách hàng để khách hàng có khả
năng thanh toán phần còn lại. Tuy nhiên việc miễn giảm lãi sẽ ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng nên các ngân hàng cũng hạn chế áp dụng.
- Xem xét cấp thêm tín dụng để hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó
khăn, khôi phục sản xuất. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp được ưu tiên vì
biện pháp này mức độ rủi ro cao, có thể làm tăng thêm nợ xấu nếu đánh giá không
chính xác về khả năng phục hồi của khách hàng.
• Xử lý tài sản bảo đảm
Trường hợp các biện pháp thu nợ từ khách hàng không hiệu quả, ngân hàng sẽ
áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ (đối với các khoản vay có tài
sản bảo đảm). Thường các ngân hàng sẽ bán các tài sản bảo đảm qua trung tâm dịch
vụ đấu giá. Do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ nên biện pháp này thường chỉ được các
ngân hàng áp dụng trong trường hợp khách hàng có thiện chí, bàn giao tài sản để
ngân hàng xử lý.
• Bán khoản nợ
Bán nợ là hình thức các ngân hàng chuyển giao quyền chủ nợ đối với các khoản
nợ đang còn dư nợ tại ngân hàng cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua nợ.
Việc chuyển giao khoản nợ được tiến hành đồng thời với việc chuyển giao nghĩa vụ
của bên nợ và các bên liên quan (chủ tài sản bảo đảm…). Phương thức bán nợ có
thể thông qua đơn vị đấu giá hoặc qua thỏa thuận đàm phán trực tiếp với bên mua
nợ. Giá bán nợ tùy theo phương thức có thể là giá cao nhất (theo phương thức đấu
giá) hoặc giá thỏa thuận (đàm phán trực tiếp với bên mua).
Sử dụng biện pháp bán nợ sẽ giúp ngân hàng tận thu được nợ xấu đồng thời làm
sạch bảng cân đối kế toán của ngân hàng, thu hồi được vốn nâng cao hiệu quả hoạt
động. Các khoản nợ được xử lý theo phương thức mua bán nợ thường là các khoản
nợ tồn đọng lâu, khó có thể xử lý bằng các biện pháp thông thường. Biện pháp bán
nợ sẽ giúp các ngân hàng xử lý dứt điểm khoản nợ xấu một cách nhanh chóng, thu
được tiền để tiếp tục quay vòng vốn đồng thời cơ cấu lại danh mục, giảm một số chi
phí phát sinh liên quan đến nợ xấu.
32
• Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro
Để xử lý một khoản nợ xấu ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù
đắp thiệt hại do các khoản nợ xấu gây ra và đưa khoản nợ xấu đó ra khỏi bảng cân
đối kế toán (nợ ngoại bảng). Do tính chủ động nên biện pháp này thường được các
ngân hàng thương mại sử dụng để nhanh chóng xử lý nợ, làm giảm tỷ lệ nợ xấu.
Tuy nhiên thực chất biện pháp này sử dụng nguồn lực của ngân hàng để khắc phục
các tổn thất do nợ xấu gây ra trong khi khoản nợ của khách hàng vẫn chưa thu hồi
được. Vì vậy, biện pháp này thường được các ngân hàng sử dụng đồng thời với các
biện pháp xử lý nợ khác triệt để hơn.
• Khởi kiện khách hàng
Đây là biện pháp cuối cùng mà các ngân hàng lựa chọn để xử lý nợ của khách
hàng khi các biện pháp trên không khả thi. Ngân hàng sẽ nhờ đến tòa án để buộc
khách hàng trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ hoặc tuyên bố phá sản theo luật
phá sản (đối với các khách hàng là doanh nghiệp). Trên thực tế, biện pháp này
thường không đem lại hiệu quả cao trong việc xử lý nợ của ngân hàng do thủ tục rắc
rối, thời gian kéo dài qua nhiều bước (sơ thẩm, phúc thẩm, thi hành án…) và gia
tăng chi phí xử lý nợ cho ngân hàng.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nợ xấu
• Môi trường pháp lý, kinh tế
Nợ xấu gây tác động tiêu cực lên các ngân hàng thương mại nói riêng và nền
kinh tế nói chung. Chính vì vậy cần có một hệ thống pháp lý rõ ràng, chặt chẽ để tạo
thuận lợi cho việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Ví dụ như các quy định về tỷ lệ an
toàn trong cho vay, dự phòng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm… để đẩy mạnh việc xử
lý nợ xấu.
Ngoài môi trường pháp lý thì môi trường kinh tế lành mạnh cùng với việc minh
bạch thông tin và phát triển đầy đủ các thị trường vốn, thị trường tiền tệ cũng là
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu.
• Năng lực tài chính của ngân hàng
Xử lý nợ xấu đòi hỏi các ngân hàng phải có năng lực tài chính đủ mạnh. Trên
thực tế, trong các biện pháp xử lý nợ xấu thì việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng
33
rủi ro thường được các ngân hàng áp dụng trước tiên đối với các khoản nợ xấu lâu
ngày. Tuy nhiên việc trích lập dự phòng rủi ro sẽ được tính vào chi phí và ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, nâng cao năng lực tài chính của
ngân hàng là điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong
việc quản lý nợ xấu và giúp cho các ngân hàng thương mại vững vàng hơn nếu có
tổn thất do nợ xấu gây ra.
• Ứng dụng công nghệ
Ngân hàng luôn là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ để
nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc áp dụng công nghệ sẽ giúp các ngân hàng xây
dựng được hệ thống phòng ngừa, nhận biết sớm các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ sẽ giúp các ngân hàng kiểm tra, giám sát hoạt
động của mình hiệu quả hơn, từ đó góp phần quản lý nợ xấu hiệu quả.
• Nguồn nhân lực
Như đã nêu ở trên, chất lượng cán bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến
nợ xấu. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên là người trực tiếp thực hiện mọi thủ tục
trong ngân hàng, gắn liền với sự phát triển của ngân hàng. Chính vì vậy, việc tuyển
chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý nợ xấu
của ngân hàng. Việc xây dựng được đội ngũ nhân viên nhanh nhạy, nắm bắt được
thị trường, phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro sẽ giúp ngân hàng phòng ngừa nợ xấu.
Ngoài ra, trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng cũng cần một đội ngũ nhân
viên có kinh nghiệm, am hiểu luật pháp để nâng cao được hiệu quả của các biện
pháp thu hồi nợ.
34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Ngân hàng luôn phải đối mặt với muôn
vàn rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng. Mọi biến động của nền kinh tế đều phần nào
ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến nợ xấu của các Ngân hàng thương mại. Nợ xấu
không chỉ ảnh hưởng đến bản thân Ngân hàng thương mại mà còn ảnh hưởng đến
nền kinh tế của một quốc gia. Về cơ bản, nợ xấu là vấn đề không tránh khỏi trong
nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Chính vì vậy, vấn đề quản lý nợ xấu là vấn đề
được quan tâm của các Ngân hàng thương mại.
Trong nội dung chương 1, tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng thể về nợ xấu: khái
niệm nợ xấu, nguyên nhân, các tác động của nợ xấu, các nhân tố ảnh hưởng đến nợ
xấu và hoạt động quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại.
Chương 2 tiếp theo trình bày về thực trạng nợ xấu và hoạt động quản lý nợ xấu
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam
- Tên viết tắt: BIDV
- Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội.
- Mã số doanh nghiệp: 0100150619
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Phan Đức Tú
- Tổng Giám đốc: Ông Lê Ngọc Lâm
- Vốn điều lệ: 40.220.180.400.000 VND
- Tổng số cổ phần: 4.022.018.040
- Mã cổ phiếu: BID
- Mã giao dịch SWIFT: BIDVVNVX
- Website: https://www.bidv.com.vn/
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 26/04/1957, Ngân hàng thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt
Nam, trực thuộc Bộ Tài chính với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, quản lý vốn kiến
thiết cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực kinh tế xã hội.
Ngày 24/06/1981, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây
dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ là cấp
phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dưng cơ bản thuộc kế hoạch nhà nước cho
các lĩnh vực của nền kinh tế.
Ngày 14/11/1980, Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) thì ngoài nhiệm vụ tiếp nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc
kế hoạch của nhà nước thì Ngân hàng đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung dài
36
hạn để cho vay đầu tư phát triển và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây
lắp phục vụ đầu tư phát triển.
Ngày 18/11/1994, Ngân hàng chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng
Thương mại với đầy đủ các chức năng, hoạt động của một Ngân hàng Thương mại.
Ngày 01/05/2012, Ngân hàng cổ phần hóa thành công chuyển đổi thành Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam. Ngày 24/01/2014, cổ phiếu BIDV (mã
BID) niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Sau cổ phần hóa,
tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ giảm xuống dưới 100%, đồng nghĩa với việc thay đổi
cơ cấu sở hữu của Ngân hàng - từ chỗ chỉ có duy nhất là sở hữu nhà nước sang bao
gồm cả sở hữu tư nhân.
Ngày 25/05/2015, thực hiện Đề án Tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương
mại, BIDV sát nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng Bằng
Sông Cửu Long (MHB).
Ngày 11/11/2019, BIDV đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với KEB Hana
Bank. Theo đó, BIDV phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank hơn 603,3 triệu cổ
phần (chiếm 15% cổ phần của BIDV) nâng vốn điều lệ của BIDV lên 40.220 tỷ
đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đồng thời BIDV nhận được các
chương trình hỗ trợ kỹ thuật dài hạn trong nhiều lĩnh vực từ KEB Hana Bank.
Đến hiện tại, BIDV đã xây dựng được hệ thống mạng lưới 189 chi nhánh tại
khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, 1 chi nhánh tại nước ngoài và 906 phòng giao dịch
và là một trong ba Ngân hàng có mạng lưới rộng nhất Việt Nam.
37
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
• Bộ máy quản lý
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2020
Hình 2.1: Bộ máy quản lý của BIDV
38
• Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2020
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của BIDV
39
• Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2020
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức tại các chi nhánh BIDV
2.1.4 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2020
• Về tổng tài sản và nguồn vốn
Trong giai đoạn 2011-2020 tổng tài sản của BIDV liên tục tăng trưởng với tốc
độ tăng trưởng bình quân 15,5%. Tổng tài sản năm 2015 có mức tăng đột biến
30,8% do trong năm này BIDV đã sát nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng
bằng sông Cửu Long. Từ năm 2018 đến 2020 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của
BIDV chậm lại là do trong giai đoạn này BIDV tăng cường công tác xử lý nợ bằng
biện pháp sử dụng dự phòng để xử lý do (khoảng trên 16 nghìn tỷ đồng mỗi năm).
Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của BIDV là 1.516.686 tỷ đồng (tăng 1,8%
so với năm 2019), là Ngân hàng TMCP có quy mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam.
Bảng 2.1: Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2011-2020
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Chỉ
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
tiêu
Tổng
406 485 548 650 850 1.006 1.202 1.313 1.490 1.517
tài sản
Tốc độ
tăng 10,8% 19,5% 13,1% 18,6% 30,8% 18,3% 19,5% 9,2% 13,5% 1,8%
trưởng
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020
Vốn chủ sở hữu của BIDV trong giai đoạn 2011-2020 tăng trưởng tương đối ổn
với tốc độ tăng trưởng bình quân 13,2%. Vốn chủ sở hữu của BIDV trong năm tăng
mạnh (27,2%) nguyên nhân là do trong năm 2015 BIDV đã sát nhập Ngân hàng
TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2019 vốn chủ sở hữu của
40
BIDV tăng trưởng đột biến (42%) do việc Keb Hana Bank mua 603,3 triệu cổ phần
được phát hành riêng lẻ với giá trị gần 20.300 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu nhà nước của
BIDV giảm từ 95,28% năm 2018 xuống 80,99% trong năm 2019. Đến 31/12/2020
vốn chủ sở hữu của BIDV là 79.647 tỷ đồng tăng 2,57% so với năm 2019.
Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2011-2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
tiêu
Vốn
chủ sở 24.390 26.494 32.040 33.271 42.335 44.144 48.834 54.551 77.653 79.647
hữu
Tốc độ
tăng 0,7% 8,6% 20,9% 3,8% 27,2% 4,3% 10,6% 11,7% 42,4% 2,6%
trưởng
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020
• Hoạt động huy động vốn
Trong giai đoạn 2011-2020, hoạt động huy động vốn của BIDV tăng trưởng
mạnh mẽ. Tiền gửi của khách hàng tăng từ 240.507 tỷ đồng năm 2011 lên 1.226.674
tỷ đồng năm 2020, tương đương với mức tăng trưởng bình quân 41%/năm. Tổng
huy động vốn tổ chức, dân cư năm 2020 đạt 1.295.533 tỷ đồng tăng trưởng 9,1% so
với năm 2019, đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng vốn, nâng tổng nguồn vốn huy động
của BIDV lên 1.402.248 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi khách hàng năm 2020 đạt
1.226.674 tỷ đồng tăng trưởng 10,1% so với năm 2019, chiếm 11% thị phần tiền gửi
khách hàng toàn ngành. Cơ cấu huy động vốn tương đối ổn định trong đó tiền gửi
có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 80%).
41
1,400,000
1,226,674
1,200,000
989,670
1,114,163
1,000,000
859,984
800,000
564,693
726,022
600,000
440,472
400,000 303,060
338,902
240,507
200,000
0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi vốn chuyên dụng
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Đơn vị: Tỷ đồng
Hình 2.4: Tiền gửi khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020
• Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay của BIDV liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2020.
Cho vay khách hàng tăng hơn 4 lần trong giai đoạn này từ 293.938 tỷ đồng năm
2011 lên 1.214.296 tỷ đồng năm 2020. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2020 đạt
1.438.520 tỷ đồng. Trong đó dư nợ tín dụng tổ chức, cá nhân và trái phiếu doanh
nghiệp đạt 1.230.569 tỷ đồng, tăng trưởng 8,5% và chiếm 13,4% tín dụng toàn
ngành, trong đó cho vay khách hàng là 1.214.296 tỷ đồng, tăng trưởng 8,7% so với
năm 2019.
Về cơ cấu dư nợ cho vay, dự nợ ngắn hạn tăng trưởng tốt theo đúng định hướng
của BIDV. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ liên tục tăng trong giai đoạn
2011-2020 và đạt 62,89% trong năm 2020.
42
1,400,000
1,214,296
1,200,000 1,116,998
988,738
1,000,000
866,886
800,000 723,698
598,435
600,000
445,693
391,034
400,000 339,924
293,938
200,000
0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Đơn vị: Tỷ đồng
Hình 2.5: Cho vay khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020
• Kết quả kinh doanh
Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV trong gia đoạn 2011-2020 như sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011-2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng thu nhập trong
hoạt động kinh 15.414 16.482 19.164 21.907 24.712 30.399 39.017 44.256 48.121 50.037
doanh, trong đó:
- Thu nhập lãi
12.639 13.096 14.845 16.844 19.315 23.394 30.955 34.721 35.978 35.797
thuần
- Lãi thuần từ hoạt
2.157 1.938 1.567 1.803 2.337 2.513 2.966 3.555 4.266 5.266
động dịch vụ
- Lãi thuần từ hoạt
động kinh doanh 314 330 162 265 294 534 668 1.040 1.495 1.732
vàng và ngoại hối
- Lãi thuần từ mua
bán chứng khoán -211 177 466 210 -63 458 482 645 326 479
kinh doanh
- Lãi thuần từ mua
bán chứng khoán đầu -206 108 924 819 11 403 331 235 481 1.516
tư
43
- Lãi thuần từ hoạt
607 675 863 1594 2369 1.883 3.279 3.818 5.361 5.093
động khác
- Thu nhập từ góp
115 158 337 372 449 1.214 336 242 214 154
vốn mua cổ phần
Tổng chi phí hoạt
6.652 6.747 7.391 8.624 11.087 13.532 15.504 16.016 17.257 17.693
đông
Chi phí dự phòng rủi
4542 5.476 6.483 6.986 5.676 9.199 14.848 18.849 20.132 23.318
ro tín dụng
Tổng lợi nhuận trước
4.220 4.259 5.290 6.297 7.949 7.668 8.665 9.391 10.732 9.026
thuế
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020
Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh liên tục tăng trong giai đoạn 2011-2020
và đạt 50.037 tỷ đồng trong năm 2020 tăng 3,98% so với năm 2019. Trong đó thu
nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng (duy trì
trên 70% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh). Thu nhập lãi thuần năm 2020 đạt
35.797 tỷ đồng giảm 0,5% so với năm 2019 do thực hiện cơ cấu, miễn giảm lãi để
hỗ trợ các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2020 đạt 5.266 tỷ đồng, tăng trưởng
23,4% so với năm 2019. Tỷ trọng thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu
nhập hoạt động kinh doanh của BIDV liên tục tăng qua các năm và đạt 10,52%
trong năm 2020. Cơ cấu thu dịch vụ đẩy mạnh dòng dịch vụ hiện đại với mức tăng
trưởng tốt. Thu phí từ dịch vụ ngân hàng số năm 2020 đạt 900 tỷ đồng, tăng 61% so
với năm 2019 và chiếm 18% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ. Bên cạnh
đó dịch vụ thanh toán đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế gặp nhiều khó khăn
do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhu cầu thanh toán giảm sút đặc biệt là các
ngành nghề du lịch, xuất nhập khẩu…
Hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ phát triển mạnh mẽ và đạt kết quả cao. Lãi
thuần từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối tăng trưởng ấn tượng trong những
năm gần đây (từ 2016 đến 2020 mức tăng trưởng trung bình 35%) và đạt 1.732 tỷ
đồng trong năm 2020. BIDV đã đẩy mạnh phát triển và cung cấp các sản phẩm linh
hoạt đa dạng về kỳ hạn, đồng tiền, thời gian thanh toán để phù hợp với đặc điểm
kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế của BIDV liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2019
44
với mức tăng trưởng trung bình trên 10%. Trong năm 2020 lợi nhuận trước thuế đạt
9.026 tỷ đồng giảm 15,9% so với năm 2020. Nguyên nhân là do BIDV đã chủ động
giảm 6.400 tỷ đồng thu nhập để hỗ trợ các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch
COVID-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của NHNN.
2.2Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
giai đoạn 2011-2020
Thực trạng nợ xấu tại BIDV trong giai đoạn các năm gần đây như sau:
25,000 3.50%
3.00%
20,000
2.50%
15,000
2.00%
10,000
1.50%
1.00%
5,000
0.50%
0 0.00%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Đơn vị: Tỷ đồng
Hình 2.6: Thực trạng nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020
Dư nợ xấu tại BIDV liên tục tăng trong các năm, số dư nợ xấu tại thời điểm
cuối năm 2020 là 21.369 tỷ đồng, tăng 9,61% so với năm 2019. Tuy nhiên tỷ lệ nợ
xấu đang có xu hướng giảm từ mức cao nhất là 2,96% năm 2011 xuống chỉ còn
1,76% trong năm 2020. Nhờ các biện pháp điều hành, kiểm soát và ngăn ngừa nợ
xấu gia tăng kết hợp với các biện pháp xử lý nợ xấu, BIDV đã thực hoàn thành kế
hoạch giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2% trong các năm gần đây.
45
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020
Hình 2.7: Cơ cấu nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020
Cơ cấu nợ xấu tại BIDV đang dịch chuyển từ nợ nhóm 3 sang nợ nhóm 5. Tỷ lệ nợ
nhóm 3 của BIDV giảm từ mức cao nhất là 64,56% năm 2011 xuống 11,15% trong
năm 2020. Ngược lại, tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng từ mức thấp nhất là 27,06% năm 2012 lên
77,33% tại năm 2020. Dư nợ nhóm 5 năm 2020 là 16.525 tỷ đồng, tăng 45,52% so với
năm 2019. Tỷ trọng nợ nhóm 5 gia tăng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
kinh doanh của BIDV do khi các khoản nợ chuyển sang nhóm 5 ngân hàng sẽ phải trích
dự phòng rủi ro tin dụng cao hơn so với nợ nhóm 3 và nhóm 4. Từ đó làm tăng chi phí
cho ngân hàng và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy BIDV cần đẩy
mạnh công tác xử lý nợ để giảm nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5.
46
4.00%
3.50%
3.00%
2.50%
2.00%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
VietinBank VietcomBank BIDV TechcomBank VPBank Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các ngân hàng; dữ liệu WorldBank
Hình 2.8: Tình hình nợ xấu tại một số ngân hàng giai đoạn 2011-2020
Trong giai đoạn từ 2011-2020 tỷ lệ nợ xấu của BIDV vẫn cao hơn khi so với các
ngân hàng sở hữu vốn nhà nước khác là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(VietcomBank) (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 1,64%) và Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam (VietinBank) (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 1,11%). Ngoài ra khi so
sánh với 2 ngân hàng TMCP tư nhân lớn khác là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt
Nam (TechcomBank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) thì tỷ lệ
nợ xấu của BIDV chỉ thấp hơn VPBank (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 2,92%) nhưng
vẫn cao hơn so với TechcomBank (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng
1,99%). Tuy trong giai đoạn này, có những năm tỷ lệ nợ xấu của BIDV thấp hơn so
với các ngân hàng khác nhưng trong nhưng năm gần đây các ngân hàng
VietcomBank, VietinBank, TechcomBank đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1%
trong khi tỷ lệ nợ xấu của BIDV vẫn ở mức gần 2%. Chính vì vậy trong năm 2018
và 2019 tỷ lệ nợ xấu của BIDV đã tăng vượt mức tỷ lệ nợ xấu trung bình của Việt
Nam. Chính vì vậy BIDV cần có các giải pháp để tiếp tục giảm tỷ lệ nợ xấu nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
2.2.2 Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.2.1 Nhận biết nợ xấu
47
Nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nợ xấu, BIDV thực hiện nhận biết các khoản
nợ có vấn đề như sau:
• Nợ xấu theo quy định của Ngân hàng nhà nước (Quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước Quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng): Đó là các khoản nợ được phân vào nhóm 3, 4 và 5.
• Các khoản nợ đã sử dụng DPRR để xử lý đang được hạch toán ngoại bảng:
Đây là các khoản nợ xấu đã được dùng nguồn lực của ngân hàng để bù đắp tổn thất,
BIDV tiếp tục theo dõi, quản lý nhằm tìm các biện pháp xử lý thu hồi vốn cho Ngân
hàng.
• Các khoản nợ xấu tiềm ẩn: Là các khoản nợ chưa được phân vào nợ xấu nhưng
có những dấu hiệu rủi ro, có nguy cơ chuyển thành nợ xấu. Ngân hàng theo dõi và
tìm biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế phát sinh mới nợ xấu.
2.2.2.2 Đo lường nợ xấu
Theo lộ trình triển khai Basel II, BIDV đã xây dựng được các mô hình đo lường
rủi ro tín dụng hiện đại theo phương pháp FIRB bao gồm: PD cho khách hàng doanh
nghiệp; mô hình PD, LGD, EAD cho khách hàng cá nhân. Các mô hình đều được xây
dựng theo kỹ thuật thống kê hiện đại và được tư vấn của các đối tác giàu kinh nghiệm.
Các khách hàng/khoản vay đều được đánh giá rủi ro trước và trong quá trình
cấp tín dụng thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) kết hợp với
việc phân tích, đánh giá và thẩm định tín dụng. Hệ thống XHTDNB được phân chia
thành các mô hình cho các đối tượng khách hàng là khách hàng doanh nghiệp và
khách hàng cá nhân. Hệ thống được BIDV rà soát, điều chỉnh định kỳ để bảo đảm
tính chính xác, hiệu quả cũng như phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật.
Đối với khách hàng cá nhân, BIDV thực hiện chấm điểm khách hàng tại mỗi thời
điểm phát sinh nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng. Các chi tiêu được sử dụng để
chấm điểm đối với khách hàng bao gồm: thông tin về khoản vay, thông tin về nhân thân
nghề nghiệp, năng lực tài chính, thông tin tài sản bảo đảm… Kết quả chấm điểm xếp
hạng là cơ sở để BIDV đánh giá mức độ rủi ro và quyết định chính sách cấp tín dụng
đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng đối với khách hàng cá nhân được phân
48
loại như sau:
Bảng 2.4: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV
STT Hạng
1 AAA
2 AA+
3 AA
4 AA-
5 A+
6 A
7 A-
8 BBB
9 BB
10 B
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV
Đối với khách hàng tổ chức, BIDV thực hiện chấm điểm định kỳ 2 lần/năm với
toàn bộ các khách hàng tổ chức đang có quan hệ với ngân hàng, tuy nhiên vẫn có
một số chỉ tiêu sẽ yêu cầu cập nhật thường xuyên thông tin của khách hàng. Hệ
thống XHTDNB đối với khách hàng tổ chức được xây dựng theo các bộ chỉ tiêu
khác nhau theo từng ngành nghề kinh doanh của khách hàng theo các chỉ tiêu tài
chính và chỉ tiêu phi tài chính. Kết quả xếp hạng sẽ được BIDV sử dụng trong việc
phân loại nợ khách hàng và quyết định chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng.
Kết quả xếp hạng được phân loại như sau:
Bảng 2.5: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng tổ chức tại BIDV
STT
1
Hạng Nhóm nợ
AAA
49
2 AA+
3 AA
4 AA-
5 A+
Nhóm 1
6 A
7 A-
8 BBB
9 BB+
10 BB
11 BB-
Nhóm 2
12 B
13 D1 Nhóm 3
14 D2 Nhóm 4
15 D3 Nhóm 5
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV
2.2.2.3 Phòng ngừa nợ xấu
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiên nhiều biện pháp
để phòng ngừa, hạn chế nợ xấu xảy ra trong đó bao gồm: Chính sách cấp tín dụng
phù hợp; Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ; Tăng cường các biện pháp kiểm tra và
giám sát hoạt động tín dụng; Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ…
• Chính sách cấp tín dụng
Chính sách cấp tín dụng là những tiêu chí đầu tiên để BIDV phân loại đối tượng
khách hàng để có thể định hướng cách ứng xử đối với khách hàng. Chính vì vậy,
BIDV đã xây dựng quy định về chính sách cấp tín dụng theo định hướng kinh doanh
của từng thời kỳ nhằm đảm bảo an toàn vốn và hướng tới đảm bảo tuân thủ theo các
quy định của Basel II.
Đối với khách hàng cá nhân, đối với các khách hàng mới, căn cứ theo kết quả xếp
hạng tín dụng của khách hàng, BIDV sẽ xác định nhóm khách hàng để cung cấp,
50
tiếp thị các sản phẩm dịch vụ phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng. Đối với
các khách hàng đang quan hệ tín dụng, BIDV xác định tăng cường quan hệ đối với
các khách hàng có lịch sử trả nợ tốt, có thiện chí hợp tác với BIDV trong quá trình
vay vốn. Ngược lại, đối với các khách hàng có vấn đề, phát sinh nợ xấu tại các tổ
chức tín dụng khác, có mức độ rủi ro cao hơn, BIDV duy trì hỗ trợ và thực hiện
từng bước giảm dư nợ đối với khách hàng.
Đối với khách hàng tổ chức, định hướng chính sách của BIDV là tiếp cận các
khách hàng tốt, có năng lực tài chính, dự án hoặc phương án kinh doanh khả thi.
Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá khách hàng, BIDV phân chia khách hàng thành 3
nhóm đối tượng như sau:
- Nhóm khách hàng ưu tiên cấp tín dụng: Là nhóm khách hàng có tình hình tài
chính tốt, các khoản cấp tín dụng có hệ số rủi ro tín dụng thấp. Nhóm khách hàng
này sẽ được BIDV ưu tiên cấp tín dụng và có những chính sách ưu đãi nhất định.
- Nhóm khách hàng cấp tín dụng có chọn lọc: Là nhóm khách hàng có mức độ
rủi ro cao hơn, nhóm này chỉ được BIDV xem xét cấp tín dụng có chọn lọc và thực
hiện cấp tín dụng đối với các dự án hoặc phương án kinh doanh khả thi.
- Nhóm khách hàng kiểm soát cấp tín dụng: Là nhóm khách hàng có mức độ
rủi ro rất cao, BIDV không thực hiện cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng theo nguyên
tắc giảm dần dư nợ.
Chính sách cấp tín dụng trên bước đầu đã giúp BIDV phân loại đối tượng khách
hàng và định hướng ứng xử với từng nhóm đối tượng để hạn chế rủi ro có thể gặp
phải trong hoạt động tín dụng.
• Quy trình cấp tín dụng
Cùng với chính sách cấp tín dụng, BIDV cũng xây dựng quy trình cấp tín dụng
nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro xảy ra. Quy trình cấp tín dụng của BIDV được quy
định đảm bảo tách bạch các khâu: Đề xuất tín dụng – Thẩm định rủi ro – Tác nghiệp
(giải ngân, phát hành bảo lãnh) tương ứng với các bộ phận: Quản lý khách hàng –
Quản lý rủi ro – Tác nghiệp. Sự tách biệt giữa các khâu nhằm mục tiêu hàng đầu là
giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời có thể phát huy được tối đa kỹ năng
chuyên môn của từng vị trí cán bộ.
51
Đề
xuất
tín
dụng phậnquảnlýrủi
ro
Thẩm
Bộphậ
ntácng
hiệp
Tác
Bộ
định nghiệp
rủi ro
Hình 2.9: Quy trình cấp tín dụng BIDV
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong quy trình này như sau:
- Bộ phận quản lý khách hàng: Chức năng chính của bộ phận này là khởi tạo
kinh doanh, tìm kiếm và phát triển khách hàng với những công việc chính như sau:
(i) Xác định nhóm khách hàng mục tiêu để phát triển, (ii) Xác định và đề xuất giới
hạn đối với từng khách hàng, (iii) Phát triển thị phần, tiếp thị và tư vấn sản phẩm
cho khách hàng, (iv) Quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng, (v) Hỗ trợ
khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng.
- Bộ phận quản lý rủi ro: Chức năng chính là rà soát và kiểm soát rủi ro ở mức
thấp nhất với công việc chính như sau: (i) Xây dựng chiến lược và chính sách quản
lý rủi ro tín dụng, (ii) Quản lý các danh mục tín dụng, (iii) Rà soát đề xuất tín dụng
của bộ phận quản lý khách hàng trong đó chú trọng đến việc tuân thủ quy định,
chính sách, hồ sơ cấp tín dụng và phát hiện rủi ro, (iv) Giám sát quá trình phê duyệt
và rủi ro trong quá trình giao dịch với khách hàng.
- Bộ phận tác nghiệp: Chức năng chính là duy trì số liệu trên hệ thống khớp với
đúng số liệu trên hồ sơ và thực hiện hồ sơ tín dụng đầy đủ, an toàn với công việc
chính như sau: (i) Kiểm soát tuân thủ quy trình, (ii) Cập nhật thông tin lên hệ thống,
(iii) Quản lý hồ sơ.
Bên cạnh đó BIDV cũng thực hiện mô hình quản lý rủi ro tập trung trong đó
quyền quyết định được tập trung phần lớn tại hội sở chính. Thẩm quyền phán quyết
tín dụng tại các chi nhánh được thu hẹp dần, các quyết định vượt thẩm quyền đều
được tập trung lên hội sở chính và hội sở chính sẽ ra quyết định cuối cùng. Điều này
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

More Related Content

Similar to CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...https://www.facebook.com/garmentspace
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...nataliej4
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015nataliej4
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1TyDu6
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Nguyễn Công Huy
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (20)

Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại VietinbankPhân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
 
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở Việt Nam
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở  Việt NamNghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở  Việt Nam
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở Việt Nam
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOTĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
 
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
 
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng VietinbankĐề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hànglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Longlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softechlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng NGUYỄN ANH VŨ
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Anh Vũ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thủy Hà Nội - 2021
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong nghiên cứu khoa học. Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Vũ
  • 4. 4 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian triển khai nghiên cứu, tôi đã hoàn thành nội dung luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Luận văn được hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân tác giả mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Thu Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và quá trình thực hiện luận văn này. Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn để tôi có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Vũ
  • 5. 5 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 3 LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... 8 DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... 9 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ......................................................................... 10 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... 11 PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................... 19 1.1 Tổng quan về nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại................................... 19 1.1.1 Khái niệm nợ xấu ................................................................................. 19 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu............................................................... 21 1.1.3 Tác động của nợ xấu ............................................................................ 23 1.2 Các nhân tố ảnh hướng tới nợ xấu tại Ngân hàng thương mại................ 24 1.2.1 Các nhân tố thuộc về bản thân các Ngân hàng thương mại................. 24 1.2.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô .................................................................... 26 1.3 Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại.............................................. 26 1.3.1 Vai trò của quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại ........................ 26 1.3.2 Quy trình chung quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại................ 27 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nợ xấu ................................. 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.................................................................................... 35 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam........... 35 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ........ 35
  • 6. 6 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển........................................................ 35 2.1.3 Cơ cấu tổ chức...................................................................................... 37 2.1.4 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2020....... 39 2.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam... 44 2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2020.......................................................................................... 44 2.2.2 Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 46 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.............................................................................................................. 57 3.1 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 57 3.1.1 Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu................................................ 57 3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 59 3.1.3 Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 61 3.1.4 Kiểm định mô hình............................................................................... 61 3.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................. 63 3.2.1 Thống kê mô tả biến nghiên cứu.......................................................... 63 3.2.2 Ma trận tương quan .............................................................................. 64 3.2.3 Kết quả hồi quy.................................................................................... 65 3.2.4 Kết quả kiểm định mô hình.................................................................. 66 3.2.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................. 68 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .................................. 72
  • 7. 7 4.1 Định hướng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................................................................................................................ 72 4.1.1 Định hướng chung trong hoạt động tín dụng ........................................ 72 4.1.2 Định hướng riêng trong việc quản lý nợ xấu ........................................ 72 4.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......................................................... 73 4.3 Một số kiến nghị ....................................................................................... 77 4.3.1 Đối với Ngân hàng nhà nước ................................................................ 77 4.3.2 Đối với Chính phủ ................................................................................ 77 4.4 Đóng góp của luận văn ............................................................................. 79 4.5 Một số hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .................. 80 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83 PHỤ LỤC: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................... i
  • 8. 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích BIDV DPRR GDP IMF IRB LGD NIM NPL NHNN OLS ROE SWIFT Techcombank TMCP XHTDNB Vietcombank VietinBank VPBank World Bank Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Dự phòng rủi ro Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ thế giới Internal Rating Based Approach: Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ Loss Given Default: Tổn thất do vỡ nợ Net Interest Margin: Thu nhập lãi cận biên Non-Performing Loan: Nợ xấu Ngân hàng nhà nước Ordinary Least Square: Hồi quy bình phương nhỏ nhất Return On Equity: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication: Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Thương mại cổ phần Xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng Ngân hàng thế giới
  • 9. 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2011-2020 ...................................... 39 Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2011-2020 ................................ 40 Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011-2020......... 42 Bảng 2.4: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV.................. 48 Bảng 2.5: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng tổ chức tại BIDV................... 48 Bảng 2.6: Trích lập DPRR của BIDV giai đoạn 2011-2020 ............................... 53 Bảng 2.7: Xử lý nợ bằng quỹ DPRR của BIDV giai đoạn 2011-2020................ 54 Bảng 3.1: Các yếu tố được sử dụng trong nghiên cứu........................................ 58 Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu................................................... 63 Bảng 3.3: Ma trận tương quan giữa các biến ...................................................... 64 Bảng 3.4: Kết quả mô hình hồi quy...................................................................... 65 Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả kiểm tra VIF các biến............................................ 66 Bảng 3.6: Kiểm định tự tương quan giữa các biến ............................................. 67 Bảng 3.7: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................. 67 Bảng 3.8: So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước ...................... 69
  • 10. 10 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Bộ máy quản lý của BIDV.................................................................... 37 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của BIDV ..................................................................... 38 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức tại các chi nhánh BIDV .............................................. 39 Hình 2.4: Tiền gửi khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020 ........................ 41 Hình 2.5: Cho vay khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020......................... 42 Hình 2.6: Thực trạng nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020 ............................. 44 Hình 2.7: Cơ cấu nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020 .................................... 45 Hình 2.8: Tình hình nợ xấu tại một số ngân hàng giai đoạn 2011-2020 ........... 46 Hình 2.9: Quy trình cấp tín dụng BIDV .............................................................. 51 Hình 2.10: Thu nhập khác từ xử lý nợ xấu của BIDV giai đoạn 2011-2020..... 55
  • 11. 11 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Mục tiêu của bài nghiên cứu là đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô và nhân tố đặc thù ngân hàng đến nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông qua dữ liệu kinh tế vĩ mô và dữ liệu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chịu tác động bởi cả nhân tố vĩ mô và nhân tố đặc thù ngân hàng. Theo đó, nợ xấu hiện tại của các Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chịu tác động ngược chiều với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản nhưng cùng chiều với nợ xấu trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng GDP. Qua đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nợ xấu. Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước, Chính phủ để tăng cường khả năng quản lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng.
  • 12. 12 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng và được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng của một quốc gia hoạt động lành mạnh sẽ là tiền đề để các nguồn lực tài chính được phân bổ và sử dụng một các hiệu quả nhất, từ đó giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên, khi hoạt động của các ngân hàng gặp trục trặc có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Những rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể tạo ra các ảnh hưởng dây chuyền, kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống. Lịch sử đã chứng kiến nhiều vụ ngân hàng sụp đổ với quy mô lớn và những hậu quả mà nó gây ra như cuộc Đại khủng hoảng giai đoạn 1929- 1933, khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 diễn ra đã gây ảnh hưởng hoạt động của hàng loạt doanh nghiệp kéo theo các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong hoạt động của các ngân hàng. Trong số các rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và gây ảnh hưởng nặng nề nhất đối với các ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với các khoản nợ xấu, đó là các khoản nợ không có khả năng sinh lời hay không có khả năng thu hồi. Việc xây dựng các chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, quản lý để ngăn ngừa phát sinh nợ xấu cũng như các biện pháp để xử lý nợ xấu trở thành một trong nhưng mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Thực tế hoạt động cho thấy mặc dù BIDV đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế và giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng nợ xấu vẫn khá cao trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (tỷ lệ nợ xấu trung bình tại các ngân hàng Việt Nam năm 2019 là 1,5% trong khi đó tại BIDV là 1,75%). Nợ xấu năm 2020 tại BIDV là 21.369 tỷ đồng trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 16.525 tỷ đồng. Chính vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là cần phải tìm ra các nhân tố ảnh hưởng dến nợ xấu để từ đó có các biện pháp quản lý nợ xấu một cách hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung đạt hiệu quả cao với mức độ rủi ro thấp nhất, góp phần nâng cao uy tín và lợi thế của ngân
  • 13. 13 hàng. Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã được lựa chọn cho luận văn tốt nghiệp của tôi. 2. Tổng quan tình hình ngiên cứu Vấn đề nợ xấu và quản lý nợ xấu thu hút được nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hậu quả trực tiếp của tỷ lệ nợ xấu tăng cao tại ngân hàng là việc ngân hàng phá sản cũng như là các ngân hàng trước khi phá sản luôn có mức nợ xấu rất cao. Do đó đã có nhiều nghiên cứu cả trong nước và trên thế giới nhắm đến nợ xấu, các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu, hoạt động quản lý nợ xấu để từ đó có các giải pháp giúp ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu. ❖ Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu bàn luận về nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng. Các nghiên cứu này đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu tại nhiều khu vực trên thế giới dựa trên việc nghiên cứu dữ liệu các các ngân hàng thương mại trong khu vực đó trong một giai đoạn cụ thể. Berger và DeYoung (1997) nghiên cứu tác động của một số yếu tố như chất lượng khoản vay, hiệu quả chi phí, mức vốn hóa của ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu; sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại tại Mỹ trong giai đoạn 1985-1994. Sử dụng phương pháp nhân quả Granger tiêu chuẩn, kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao là do quản lý chi phí kém hiệu quả và rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng. Salas và Saurina (2002) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985-1997 để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng lên tỷ lệ nợ xấu. Thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng GDP, quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu có quan hệ ngược chiều với nhau. Rajan và Dhal (2003) nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Ấn Độ trong giai đoạn 2003-2008. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã cho thấy quy mô ngân hàng tác động ngược chiều đến nợ xấu. Hippolyte Fofack (2005) dựa trên dữ liệu của các quốc gia khu vực Sahara
  • 14. 14 Châu Phi phân tích, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại khu vực này. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yêu tố lãi suất thực, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và thu nhập lãi cận biên (NIM) có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Podpiera & Weill (2008) nghiên cứu dựa trên dữ liệu của các ngân hàng tại Cộng hòa Séc trong giai đoạn 1994-2005 và tập trung đề cập đến các yếu tố đặc thù của ngân hàng. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả đã chỉ ra các đặc điểm của ngân hàng như vốn, quản lý hiệu quả chi phí, đa dạng hoạt động tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn… có ảnh hưởng đến nợ xấu. Louzis et al (2010) phân tích dữ liệu của hệ thống ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 2003-2009. Nghiên cứu đã sử dụng các biến vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát cùng các yếu tố nội tại ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu quá khứ, quy mô ngân hàng… Inekwe Murumba (2013) dựa trên dữ liệu trong giai đoạn 1995-2009 để tìm ra mối quan hệ giữa nợ xấu và GDP thực tại Nigeria. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa nợ xấu và GDP thực tại hệ thống ngân hàng Nigeria. Marijana Curak, Sandra Peur và Klime Poposki (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu thông qua dữ liệu của 69 ngân hàng tại 10 quốc gia khu vực Đông Nam Châu Âu trong giai đoạn 2003-2010. Thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu. Ahlem Selma Messai & Fathi Jouini (2013) dựa trên dữ liệu của 85 ngân hàng tại 3 quốc gia Châu Âu là Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha, bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu đã cho thấy nợ xấu có biến động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng GDP và biến động cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực và tỷ lệ dự phòng nợ xấu. S.Prasanth (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hướng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Ấn Độ dự trên dữ liệu trong giai đoạn 2015-2019. Thông qua phương pháp hồi quy tuyến tính bội, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ vốn vay trên tiền gửi, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn có ảnh hưởng đến nợ xấu. Sanju Kumar (2021) đánh giá tác động của tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản, hệ số an toàn vốn, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP và lạm phát đến nợ xấu dựa trên dữ liệu các ngân hàng thương mại lớn tại Nepal
  • 15. 15 trong gia đoạn 2015-2019. Sử dụng phương pháp hồi quy bội, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. ❖ Các nghiên cứu trong nước Trong nước, vấn đề nợ xấu cũng là mối quan tâm của các ngân hàng và là đề tài nghiên cứu của nhiều học giả. Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau: Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2011. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạm phát và tăng trưởng GDP có tác động đến nợ xấu, nợ xấu có ảnh hưởng đến nợ xấu của năm tiếp theo và quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa trên dữ liệu trong giai đoạn 2007-2014 của các ngân hàng. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khả năng sinh lời và tăng trưởng kinh tế là những nhân tố chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu của hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trong khi đó nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018) nghiên cứu tác động của các yếu tố đến nợ xấu dựa trên mẫu là 204 ngân hàng thương mại của 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nợ xấu cao là do tác động của nợ xấu trong quá khứ, tỷ suất lợi nhuận thấp, tăng trưởng tín dụng thấp, vốn chủ sở hữu cao và quy mô ngân hàng lớn. 3. Khoảng trống nghiên cứu Như vậy, mặc dù vấn đề nợ xấu, các nhân tố tác động đến nợ xấu và việc quản lý nợ xấu đã được quan tâm bởi khá nhiều nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới, nhưng khi đi sâu vào nội dung, tác giả nhận thấy các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của cả hệ thống các ngân hàng thương mại tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu tại một ngân hàng cụ thể. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, tác giả lựa chọn cách tiếp cận đánh giá nợ xấu, hoạt động quản lý nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại một ngân
  • 16. 16 hàng cụ thể. Tác giả lựa chọn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là đối tượng nghiên cứu do đây là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 4. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết về nợ xấu và đề xuất giải pháp nhằm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu như sau: (i) Hệ thống cơ sở lý thuyết về nợ xấu và quản lý nợ xấu (ii) Tổng quan tình hình nghiên cứu về nợ xấu tại Việt Nam và trên thế giới (iii)Phân tích thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2020 (iv) Áp dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất xác định các nhân tố tác động đến nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (v) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 5. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, câu hỏi đặt ra trong luận văn như sau: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là gì? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2020? Các giải pháp cần đưa ra để quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là gì? 6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. • Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thực hiện nghiên cứu: - Về không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Về thời gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian từ Quý
  • 17. 17 IV/2011 – Quý IV/2020 và đưa ra các đề xuất, kiến nghị đối với hoạt động quản lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tìm kiếm, tổng hợp các nghiên cứu (tạp chí, báo cáo khoa học…) của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến nợ xấu và quản lý nợ xấu. Phân tích, đánh giá, chọn lọc thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính quý của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giai đoạn Quý IV/2011 – Quý IV/2020. Dựa trên số liệu thứ cấp, tác giả xử lý, tính toán dữ liệu các biến của mô hình theo công thức. Phương pháp định lượng: Trên cơ sở kết quả thu thập và xử lý dữ liệu, sử dụng phương pháp định lượng là mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 8. Ý nghĩa của đề tài • Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận văn được kỳ vọng mang lại một số ý nghĩa khoa học như sau: ✓ Hệ thống hóa một cách toàn diện và tổng quát cơ sở lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại. ✓ Đánh giá thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ✓ Ứng dụng mô hình nghiên cứu định lượng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại ngân hàng. • Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đề ra chiến lược và các giải pháp thực tiễn nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Ngân hàng; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và vị thế của
  • 18. 18 Ngân hàng trong hệ thống các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 5 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 4: Đề xuất một số giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
  • 19. 19 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại 1.1.1 Khái niệm nợ xấu Nợ xấu (non-performing loan - NPL) thông thường được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể bị quá hạn hoặc bị nghi ngờ về khả năng trả nợ. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu (NPL) được định nghĩa là các khoản cho vay mà (1) các khoản thanh toán lãi hoặc gốc quá hạn từ 90 ngày trở lên; hoặc (2) các khoản thanh toán lãi từ 90 ngày trở lên được vốn hóa (tái đầu tư vào nợ gốc), tái cấp vốn hoặc quay vòng (thanh toán chậm theo thỏa thuận); hoặc (3) có bằng chứng để phân loại khoản nợ là nợ xấu ngay cả khi không có khoản thanh toán quá hạn trên 90 ngày, ví dụ như bên vay nộp đơn phá sản. Số tiền được ghi nhận là nợ xấu là toàn bộ giá trị khoản vay được ghi trên bảng cân đối kế toán chứ không phải chỉ là số dư nợ bị quá hạn”. (IMF- Fincancial Soundness Indicators Compilation Guide 2019, trang 59) Theo Khoản 8 Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. (Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Điều 3) Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 thì nợ nhóm 3, 4 và 5 được định nghĩa như sau: • Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời
  • 20. 20 gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: - Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng; - Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng; - Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng; (v) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra; (vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; (vii) Nợ phải được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 • Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; (iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; (vii)Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này. • Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được
  • 21. 21 cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; (v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vii)Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản; (viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này; (ix) Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này. (Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Điều 10) Trong phạm vi luận văn này, nợ xấu được hiểu là các khoản nợ nhóm 3, 4, 5 theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và các văn bản sửa đổi bổ sung. 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại, dựa trên tình hình thực tế có thể chia thành các nhóm: nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ phía ngân hàng và nguyên nhân từ môi trường. 1.1.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng • Sự yếu kém trong hoạt động quản lý kinh doanh của khách hàng: Năng lực quản lý điều hành, năng lực tài chính của khách hàng không cao sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. • Đạo đức khách hàng: Khách hàng cố ý cung cấp số liệu về doanh nghiệp không chính xác, gây sai lệch trong quá trình thẩm định của ngân hàng dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Ngoài ra việc khách hàng cố tình lợi dụng kẽ hở, móc ngoặc, lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích, không có ý định trả nợ ngân hàng sẽ gây ra nợ xấu.
  • 22. 22 1.1.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng • Quy trình, chính sách tín dụng: Quy trình, chính sách cấp tín dụng không đầy đủ, đồng bộ sẽ dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, để nhằm mục đích thu hút khách hàng, mở rộng thị phần thì nhiều ngân hàng đã cắt giảm một số bước trong quy trình cấp tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn khách hàng, chính sách cho vay được đơn giản hóa dẫn đến phát sinh các khoản vay chất lượng thấp, tiềm ẩn rủi ro cao. • Công tác kiểm tra giám sát: Công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng nhằm mục đích phát hiện sớm các sai phạm trong hoạt động để phòng ngừa rủi ro. Việc tổ chức, kiểm tra giám sát hoạt động của ngân hàng lỏng lẻo, yếu kém dẫn đến việc không phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm trong quá trình cấp tín dụng. Từ đó khiến việc lợi dụng, vi phạm trong hoạt động tín dụng diễn ra thường xuyên hơn và nợ xấu tăng cao. • Chất lượng cán bộ ngân hàng: Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi thông tin với khách hàng, nắm bắt tình hình hoạt động, chất lượng khách hàng đầy đủ nhất. Chính vì vậy các cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức kinh nghiệm cũng như khả năng đánh giá, phân tích khách hàng. Việc cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm, trình độ yếu kém sẽ không đánh giá, phân tích được các rủi ro liên quan đến khách hàng, từ đó dẫn đến các đề xuất, quyết định cho vay không phù hợp, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu. Bên cạnh đó, còn tồn tại một số cán bộ ngân hàng sa sút về đạo đức, phẩm chất đã lợi dụng công việc móc ngoặc với khách hàng, lợi dụng kẽ hở của quy trình ngân hàng cũng như luật pháp để rút vốn ngân hàng sử dụng vào mục đích riêng, gây thiệt hại cho ngân hàng. Đây là rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo không tốt cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng. Việc ban lãnh đạo buông lỏng quản lý, khoán hết mọi việc cho cán bộ bên dưới, không xem xét kỹ lưỡng các đề xuất kiến nghị của cán bộ dẫn đến các quyết định cho vay không phù hợp. 1.1.2.3 Nguyên nhân từ môi trường
  • 23. 23 • Môi trường tự nhiên: Các thay đổi lớn trong điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, thiên tai, dịch bệnh… có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp này sụt giảm, thậm chí thua lỗ khiến cho các doanh nghiệp này suy giảm khả năng trả nợ ngân hàng gây ra nợ xấu tại các ngân hàng thương mại. • Môi trường kinh tế, xã hội: Các ngân hàng là trung gian tài chính của nền kinh tế, vì vậy đây là ngành nghề nhạy cảm, ảnh hưởng mạnh của các thay đổi trong nền kinh tế, chính trị cả trong nước và trên thế giới. Khi tình hình kinh tế, chính trị không ổn định, khủng hoảng kinh tế trên thế giới đều tác động trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Môi trường kinh doanh khó khăn khiến tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp suy giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng, từ đó dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao. • Môi trường pháp lý: Hành lang pháp lý chưa phù hợp sẽ dẫn đến khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu. Sự bất cập, chồng chéo trong các quy định pháp luật sẽ khiến các cơ quan hữu quan lúng túng trong việc xử lý tranh chấp về tài sản bảo đảm. Ngoài ra các quy định về kế toán kiểm toán chưa chặt chẽ sẽ khiến các số liệu không đủ chắc chắn cho việc thẩm định cho vay. 1.1.3 Tác động của nợ xấu Nợ xấu luôn luôn song hành với hoạt động tín dụng của ngân hàng trong mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Vì vậy khi đưa ra một quyết định cho vay ngân hàng đã phải xác định nguy cơ xảy ra nợ xấu. Nợ xấu có những tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại cũng như tác động lên nền kinh tế như sau: • Đối với các ngân hàng thương mại: Giảm lợi nhuận của ngân hàng: Nợ xấu sẽ làm suy giảm doanh thu của ngân hàng đồng thời cũng làm phát sinh thêm các chi phí khác như chi phí trích lập dự phòng rủi ro, chi phí quản lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan. Việc giảm doanh
  • 24. 24 thu và tăng chi phí sẽ khiến cho lợi nhuận của ngân hàng thấp hơn so với dự tính của ngân hàng. Suy giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Nợ xấu sẽ dẫn đến việc ngân hàng không thu hồi được vốn theo đúng kế hoạch ban đầu, làm chậm quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thanh toán cho các khoản tiền gửi đến hạn, điều này khiến cho ngân hàng suy giảm khả năng thanh toán. Nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao có thể khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản ngân hàng. Giảm uy tín của ngân hàng: Việc các ngân hàng để tỷ lệ nợ xấu cao sẽ khiến ngân hàng được đánh giá là có mức độ rủi ro cao và có nguy cơ suy giảm uy tín trên thị trường. Khách hàng sẽ e ngại khi gửi tiền vào một ngân hàng có nợ quá hạn, nợ xấu cao, chất lượng tín dụng không tốt và xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn. Với mạng lưới truyền thông ngày nay thì thông tin về nợ xấu cũng như mức độ rủi ro của ngân hàng sẽ được lan truyền nhanh chóng, từ đó làm giảm uy tín và lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. • Đối với nền kinh tế: Nợ xấu gây tác động gián tiếp đến nền kinh tế thông qua ngân hàng và doanh nghiệp. Nợ xấu sẽ khiến các ngân hàng không thu hồi được vốn dẫn đến khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế bị suy giảm. Bên cạnh đó nợ xấu phát sinh là do các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả cũng tác động làm suy giảm khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. 1.2 Các nhân tố ảnh hướng tới nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Các nghiên cứu này có thể sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau, quy mô nghiên cứu khác nhau cũng như khu vực địa lý khác nhau. Tuy nhiên, điểm thống nhất giữa các nghiên cứu là đều chỉ ra hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại ngân hàng như sau: 1.2.1 Các nhân tố thuộc về bản thân các Ngân hàng thương mại • Quy mô ngân hàng: Quy mô thể hiện năng lực ngân hàng trên thị trường. Một ngân hàng có quy mô lớn (tổng tài sản lớn) sẽ có điều kiện để đầu tư nâng cao hiệu
  • 25. 25 quả của quy trình cấp tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như chất lượng nguồn nhân lực dẫn đến hạn chế nguy cơ phát sinh nợ xấu. Ngoài ra, khi một ngân hàng có quy mô lớn sẽ có điều kiện để đa dạng hoạt danh mục tín dụng của mình, giảm thiểu được rủi ro do việc tập trung tín dụng. • Khả năng sinh lời của ngân hàng: Khi một ngân hàng có khả năng sinh lời cao sẽ ít tham gia vào các hoạt động cấp tín dụng có mức độ rủi ro cao, ngược lại một ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ cố gắng gia tăng lợi nhuận bằng việc cấp tín dụng cho các khách hàng khộng đạt chuẩn, mức độ rủi ro cao dẫn đến làm gia tăng nợ xấu. Bên cạnh đó, khả năng khả năng sinh lời kém dẫn đến ngân hàng thiếu hụt nguồn vốn trong các hoạt động, trong đó có hoạt động quản lý nợ xấu dẫn đến làm gia tăng nợ xấu. Ngoài ra, tại Việt Nam, lợi nhuận của ngân hàng đến phần lớn từ hoạt động tín dung, do đó việc ngân hàng có khả năng sinh lời cao chứng tỏ ngân hàng thực hiện tốt các khoản cấp tín dụng, từ đó làm giảm nợ xấu. • Cơ cấu vốn của ngân hàng: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là chỉ tiêu đại diện cho cơ cấu vốn hay mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các ngân hàng. Nhiều nghiên cứ đã chỉ ra các ngân hàng có tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao sẽ ít gặp rủi ro và có tỷ lệ nợ xấu thấp như Podpiera & Weill (2008). Khi tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng thận trọng hơn trong hoạt động cho vay và có các yêu cầu khắt khe hơn. Ngược lại, khi tỷ lệ này thấp thể hiện ngân hàng dễ dàng chấp thuận các khoản vay, tăng doanh số cho vay trong khi ngân hàng chưa đủ vốn. Ngoài ra, khi tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng và ngân hàng có khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu để bù đắp tổn thất do nợ xấu gây nên. • Tăng trưởng tín dụng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng được xem như một trong những yếu tố ảnh hướng tới nợ xấu và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhiều nghiên cứu như Salas & Saurina (2002) hay Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) đã kết luận tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có mối tương quan cùng chiều. Khi ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng quá cao có thể dẫn đến việc nguy cơ phê duyệt các khoản vay kém chất lượng, từ đó dẫn đến việc gia tăng nợ xấu. • Biên lợi nhuận của ngân hàng: Một ngân hàng có mức biên lợi nhuận cao đồng
  • 26. 26 nghĩa với việc gia tăng mức lãi suất cho vay. Khi lãi suất gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ ngân hàng gặp phải các lựa chọn đối nghịch khi các khách hàng có mức độ rủi ro cao sẽ dễ dàng chấp nhận mức lãi suất cao hơn dẫn đến làm tăng nguy cơ nợ xấu của các ngân hàng • Tỷ lệ nợ xấu năm trước: Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước với nợ xấu hiện tại. Khi nợ xấu tồn đọng chứng tỏ việc thu hồi nợ của ngân hàng không hiệu dẫn đến làm gia tăng nợ xấu hiện tại. Ngoài ra việc tỷ lệ nợ xấu năm trước cao cũng làm gia tăng áp lực xử lý nợ trong tương lai. 1.2.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô • Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm như như Salas & Saurina (2002), Nguyễn Thị Hồng Vinh & Nguyễn Minh Sáng (2018). Nền kinh tế tăng trưởng tố sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi dẫn đến các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc hoàn trả nợ vay khiến nợ xấu của các ngân hàng giảm xuống. Tuy nhiên, một số nghiên cứu như Inekwe Murumba (2013) lại cho thấy mối tương quan thuận giữa nợ xấu và tăng trưởng kinh tế, lý do được đưa ra khi nền kinh tế tăng trưởng liên tục có thể khiến các ngân hàng có tâm lý chủ quan, dễ dàng cho vay các đối tượng có mức độ rủi ro cao hơn dẫn tới làm tăng nguy cơ nợ xấu. • Lạm phát: Khi lạm phát gia tăng, người tiêu dùng sẽ giảm nhu cầu chi tiêu dẫn đến mức độ tiêu thụ hàng hóa suy giảm, nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng thậm chi thua lỗ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp dẫn đến làm gia tăng nợ xấu. 1.3 Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại 1.3.1 Vai trò của quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Quản lý nợ xấu đóng vai trò quan trọng và tác động tích cực đến các Ngân hàng thương mại, các chủ thể vay vốn và cả nền kinh tế. • Đối với các Ngân hàng thương mại: Quản lý nợ xấu sẽ giúp các Ngân hàng thương mại hạn chế được nợ xấu, giảm thiểu các chi phí liên quan đến nợ xấu, từ đó làm tăng lợi nhuận của mình. Việc kiểm soát nợ xấu ở mức thấp sẽ còn giúp các Ngân
  • 27. 27 hàng thương mại bảo toàn được vốn tự có, đảm bảo khả năng thanh khoản, tăng hiệu quả và tính an toàn trong hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín của các Ngân hàng thương mại. • Đối với các chủ thể vay vốn: Việc các Ngân hàng thương mại quản lý tốt nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu đồng nghĩa với việc các Ngân hàng thương mại giảm thiểu được chi phí, nhờ vậy có khả năng giảm thiểu lãi suất cho vay. Đối với các doanh nghiệp, việc lãi suất cho vay thấp sẽ khuyến khích việc mở rộng đầu tư, phát triển hoạt động kinh doanh. • Đối với nền kinh tế: Khi các Ngân hàng thương mại quản lý tốt nợ xấu sẽ tăng lượng vốn có thể cung ứng cho nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tích cực đến việc tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. 1.3.2 Quy trình chung quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại 1.3.2.1 Nhận biết nợ xấu Nhận biết nợ xấu là bước đầu tiên trong quá trình quản lý nợ xấu, các ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào một số tiêu chí nhất định để nhận diện và xác định xem một khoản nợ có phải là nợ xấu hay không. Tại Việt Nam, các Ngân hàng thương mại căn cứ vào Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng để nhận biết nợ xấu. Theo đó nợ xấu được xác định là các khoản nợ được xếp vào nhóm 3, 4, 5 và xác định là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên. 1.3.2.2 Đo lường nợ xấu Sau khi nhận biết nợ xấu, các Ngân hàng thương mại sẽ tiến hành đo lường, ước lượng xác suất vỡ nợ và tổn thất khoản nợ xấu đó gây ra. Theo các điều khoản của hiệp ước Basel II, các Ngân hàng thương mại được chấp thuận sử dụng phương pháp đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng dựa trên xếp hạng nội bộ (Internal Rating Based Approach – IRB). Theo phương pháp này, các Ngân hàng thương mại phải xây dựng các công cụ đo lường xác suất vỡ nợ (Probability of Default – PD), tổn thất do vỡ nợ (Loss Given Default – LGD) và tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (Exposure at Default – EAD) để tính toán tổn
  • 28. 28 thất dự kiến (Expected Losses – EL) và tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected Losses – UL) cho mỗi khoản vay. PD được sử dụng để đo lường khả năng khách hàng không trả được nợ trong một khoảng thời gian thường là một năm. Để ước lượng PD trong 1 năm, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu 5 năm về tài chính, phi tài chính và các thông tin mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ của các khách hàng. LGD là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm các tổn thất về khoản vay mà còn tính đến các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ như lãi đến hạn không trả được, các khoản chi phí hành chính như chi phí xử lý tài sản thế chấp, chi phí cho dịch vụ pháp lý… EAD là tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. EAD được xác định căn cứ trên dư nợ của khách hàng tại thời điểm đánh giá và cam kết chưa giải ngân của khách hàng. Từ đó EL và UL được xác định theo công thức như sau: = × × = ×√( × 2 + × 2 ) 1.3.2.3 Phòng ngừa nợ xấu • Xây dựng quy trình, chính sách cấp tín dụng Hệ thống quy trình, chính sách cấp tín dụng của ngân hàng góp phần không nhỏ để hạn chế rủi ro dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng. Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, qua nhiều cấp thẩm định phê duyệt sẽ hạn chế được việc đánh giá không đầy đủ rủi ro của khoản vay, từ đó ngân hàng sẽ có các quyết định chính xác, phù hợp hơn. Tuy nhiên, quy trình cấp tín dụng qua quá nhiều bước có thể kéo dài thời gian xét duyệt tín dụng cho khách hàng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần cân đối phân loại khách hàng để có biện pháp xử lý phù hợp. Chính sách cấp tín dụng của ngân hàng sẽ kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn đối với các khách hàng, phân loại
  • 29. 29 khách hàng để có hình thức cấp tín dụng phù hợp. • Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng Nợ xấu có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau từ biến động của môi trường, rủi ro của bên vay hoặc từ chính ngân hàng. Vì vậy việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng nhận biết sớm được các rủi ro có thể xảy đến để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Hệ thống cảnh báo sớm đòi hỏi ngân hàng phải thu thập, kiểm tra các thông tin từ khách hàng (tình hình hoạt động, tình hình tài chính, ngành nghề kinh doanh, năng lực quản lý…) để từ đó nhận biết sớm được các vấn đề của khách hàng có thể dẫn tới rủi ro (ví dụ như: đầu tư tràn lan, dự án kém hiệu quả, năng lực quản lý yếu, lỗ kéo dài, ngành nghề kinh doanh có biến động…). Dựa vào các thông tin cảnh báo này, ngân hàng sẽ đưa ra các hình thức hỗ trợ, xử lý phù hợp đối với từng khách hàng. • Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng là biện pháp để ngân hàng đảm bảo được khách hàng vay sử dụng tiền vay đúng mục đích, không làm những việc rủi ro bằng khoản tiền đi vay. Đây là yêu cầu bắt buộc trong quy trình tín dụng của bất kỳ ngân hàng nào. Việc kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng được thực hiện cả trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Một số biện pháp kiểm tra, giám sát khoản vay được ngân hàng thực hiện: - Kiểm tra, thẩm định năng lực khách hàng, phương án vay vốn trước khi cấp tín dụng. - Giám sát quá trình giải ngân, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích - Tiến hành kiểm tra giám sát các khoản cấp tín dụng, khách hàng vay vốn theo định kỳ hoặc đột xuất khi xuất hiện các dấu hiệu rủi ro. - Thực hiện đánh giá, phân loại khách hàng định kỳ Song song với việc kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn, ngân hàng còn thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát nội bộ. Hoạt động này được thực hiện bởi một bộ phận độc lập với bộ phận tín dụng có chức năng đưa ra các đánh giá khách quan đối với hoạt động cấp tín dụng. Trên cơ sở các đánh giá đó, bộ phận kiểm tra, giám sát
  • 30. 30 nội bộ sẽ thực hiện chức năng tư vấn cho bộ phận nghiệp vụ cũng như các cấp quản lý của ngân hàng để có các biện pháp xử lý phù hợp. • Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa rủi ro nêu trên, các ngân hàng sẽ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho toàn bộ các khoản vay. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là nguồn để bù đắp cho các tổn thất mà nợ xấu mang lại. Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được quy định cụ thể tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 như sau: - Mức trích lập dự phòng cụ thể: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bằng tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khoản nợ. Số tiền dự phòng cụ thể của từng khoản nợ được xác định theo công thức sau: = {0;( − )× } Trong đó: Ri là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khoản nợ i Ai là số dư gốc của khoản nợ i Ci là giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ i r là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm nợ của khoản nợ i (0% đối với nợ nhóm 1; 5% đối với nợ nhóm 2; 20% đối với nợ nhóm 3; 50% đối với nợ nhóm 4 và 100% đối với nợ nhóm 5) Trường hợp Ci > Ai thì Ri = 0 - Mức trích lập dự phòng chung: Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0.75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. 1.3.2.4 Xử lý nợ xấu • Thu nợ từ khách hàng Khi một khoản nợ quá hạn, chuyển nợ xấu thì biện pháp đầu tiên được các ngân hàng áp dụng là phối hợp, hỗ trợ khách hàng để thu nợ. Ngân hàng đánh giá lại tình hình khách hàng, khả năng phục hồi của khách hàng, sau đó sẽ tiến hành thương lượng với khách hàng về giải pháp. Một số biện pháp ngân hàng có thể áp dụng như sau: - Cơ cấu lại nợ bao gồm cả gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Biện pháp này vừa giúp giảm áp lực trả nợ cho khách hàng vừa giúp ngân hàng giảm nợ
  • 31. 31 quá hạn, giúp cho khách hàng có thời gian để khôi phục lại hoạt động. - Ngân hàng miễn giảm một phần lãi cho khách hàng để khách hàng có khả năng thanh toán phần còn lại. Tuy nhiên việc miễn giảm lãi sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nên các ngân hàng cũng hạn chế áp dụng. - Xem xét cấp thêm tín dụng để hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, khôi phục sản xuất. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp được ưu tiên vì biện pháp này mức độ rủi ro cao, có thể làm tăng thêm nợ xấu nếu đánh giá không chính xác về khả năng phục hồi của khách hàng. • Xử lý tài sản bảo đảm Trường hợp các biện pháp thu nợ từ khách hàng không hiệu quả, ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ (đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm). Thường các ngân hàng sẽ bán các tài sản bảo đảm qua trung tâm dịch vụ đấu giá. Do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ nên biện pháp này thường chỉ được các ngân hàng áp dụng trong trường hợp khách hàng có thiện chí, bàn giao tài sản để ngân hàng xử lý. • Bán khoản nợ Bán nợ là hình thức các ngân hàng chuyển giao quyền chủ nợ đối với các khoản nợ đang còn dư nợ tại ngân hàng cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua nợ. Việc chuyển giao khoản nợ được tiến hành đồng thời với việc chuyển giao nghĩa vụ của bên nợ và các bên liên quan (chủ tài sản bảo đảm…). Phương thức bán nợ có thể thông qua đơn vị đấu giá hoặc qua thỏa thuận đàm phán trực tiếp với bên mua nợ. Giá bán nợ tùy theo phương thức có thể là giá cao nhất (theo phương thức đấu giá) hoặc giá thỏa thuận (đàm phán trực tiếp với bên mua). Sử dụng biện pháp bán nợ sẽ giúp ngân hàng tận thu được nợ xấu đồng thời làm sạch bảng cân đối kế toán của ngân hàng, thu hồi được vốn nâng cao hiệu quả hoạt động. Các khoản nợ được xử lý theo phương thức mua bán nợ thường là các khoản nợ tồn đọng lâu, khó có thể xử lý bằng các biện pháp thông thường. Biện pháp bán nợ sẽ giúp các ngân hàng xử lý dứt điểm khoản nợ xấu một cách nhanh chóng, thu được tiền để tiếp tục quay vòng vốn đồng thời cơ cấu lại danh mục, giảm một số chi phí phát sinh liên quan đến nợ xấu.
  • 32. 32 • Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro Để xử lý một khoản nợ xấu ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp thiệt hại do các khoản nợ xấu gây ra và đưa khoản nợ xấu đó ra khỏi bảng cân đối kế toán (nợ ngoại bảng). Do tính chủ động nên biện pháp này thường được các ngân hàng thương mại sử dụng để nhanh chóng xử lý nợ, làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên thực chất biện pháp này sử dụng nguồn lực của ngân hàng để khắc phục các tổn thất do nợ xấu gây ra trong khi khoản nợ của khách hàng vẫn chưa thu hồi được. Vì vậy, biện pháp này thường được các ngân hàng sử dụng đồng thời với các biện pháp xử lý nợ khác triệt để hơn. • Khởi kiện khách hàng Đây là biện pháp cuối cùng mà các ngân hàng lựa chọn để xử lý nợ của khách hàng khi các biện pháp trên không khả thi. Ngân hàng sẽ nhờ đến tòa án để buộc khách hàng trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ hoặc tuyên bố phá sản theo luật phá sản (đối với các khách hàng là doanh nghiệp). Trên thực tế, biện pháp này thường không đem lại hiệu quả cao trong việc xử lý nợ của ngân hàng do thủ tục rắc rối, thời gian kéo dài qua nhiều bước (sơ thẩm, phúc thẩm, thi hành án…) và gia tăng chi phí xử lý nợ cho ngân hàng. 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nợ xấu • Môi trường pháp lý, kinh tế Nợ xấu gây tác động tiêu cực lên các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy cần có một hệ thống pháp lý rõ ràng, chặt chẽ để tạo thuận lợi cho việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Ví dụ như các quy định về tỷ lệ an toàn trong cho vay, dự phòng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm… để đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu. Ngoài môi trường pháp lý thì môi trường kinh tế lành mạnh cùng với việc minh bạch thông tin và phát triển đầy đủ các thị trường vốn, thị trường tiền tệ cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu. • Năng lực tài chính của ngân hàng Xử lý nợ xấu đòi hỏi các ngân hàng phải có năng lực tài chính đủ mạnh. Trên thực tế, trong các biện pháp xử lý nợ xấu thì việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng
  • 33. 33 rủi ro thường được các ngân hàng áp dụng trước tiên đối với các khoản nợ xấu lâu ngày. Tuy nhiên việc trích lập dự phòng rủi ro sẽ được tính vào chi phí và ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng là điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc quản lý nợ xấu và giúp cho các ngân hàng thương mại vững vàng hơn nếu có tổn thất do nợ xấu gây ra. • Ứng dụng công nghệ Ngân hàng luôn là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc áp dụng công nghệ sẽ giúp các ngân hàng xây dựng được hệ thống phòng ngừa, nhận biết sớm các rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ sẽ giúp các ngân hàng kiểm tra, giám sát hoạt động của mình hiệu quả hơn, từ đó góp phần quản lý nợ xấu hiệu quả. • Nguồn nhân lực Như đã nêu ở trên, chất lượng cán bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên là người trực tiếp thực hiện mọi thủ tục trong ngân hàng, gắn liền với sự phát triển của ngân hàng. Chính vì vậy, việc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý nợ xấu của ngân hàng. Việc xây dựng được đội ngũ nhân viên nhanh nhạy, nắm bắt được thị trường, phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro sẽ giúp ngân hàng phòng ngừa nợ xấu. Ngoài ra, trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng cũng cần một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, am hiểu luật pháp để nâng cao được hiệu quả của các biện pháp thu hồi nợ.
  • 34. 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong quá trình tồn tại và phát triển, Ngân hàng luôn phải đối mặt với muôn vàn rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng. Mọi biến động của nền kinh tế đều phần nào ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến nợ xấu của các Ngân hàng thương mại. Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến bản thân Ngân hàng thương mại mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Về cơ bản, nợ xấu là vấn đề không tránh khỏi trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Chính vì vậy, vấn đề quản lý nợ xấu là vấn đề được quan tâm của các Ngân hàng thương mại. Trong nội dung chương 1, tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng thể về nợ xấu: khái niệm nợ xấu, nguyên nhân, các tác động của nợ xấu, các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu và hoạt động quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại. Chương 2 tiếp theo trình bày về thực trạng nợ xấu và hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
  • 35. 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Tên viết tắt: BIDV - Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. - Mã số doanh nghiệp: 0100150619 - Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Phan Đức Tú - Tổng Giám đốc: Ông Lê Ngọc Lâm - Vốn điều lệ: 40.220.180.400.000 VND - Tổng số cổ phần: 4.022.018.040 - Mã cổ phiếu: BID - Mã giao dịch SWIFT: BIDVVNVX - Website: https://www.bidv.com.vn/ 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngày 26/04/1957, Ngân hàng thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực kinh tế xã hội. Ngày 24/06/1981, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dưng cơ bản thuộc kế hoạch nhà nước cho các lĩnh vực của nền kinh tế. Ngày 14/11/1980, Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thì ngoài nhiệm vụ tiếp nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc kế hoạch của nhà nước thì Ngân hàng đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung dài
  • 36. 36 hạn để cho vay đầu tư phát triển và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Ngày 18/11/1994, Ngân hàng chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại với đầy đủ các chức năng, hoạt động của một Ngân hàng Thương mại. Ngày 01/05/2012, Ngân hàng cổ phần hóa thành công chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam. Ngày 24/01/2014, cổ phiếu BIDV (mã BID) niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Sau cổ phần hóa, tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ giảm xuống dưới 100%, đồng nghĩa với việc thay đổi cơ cấu sở hữu của Ngân hàng - từ chỗ chỉ có duy nhất là sở hữu nhà nước sang bao gồm cả sở hữu tư nhân. Ngày 25/05/2015, thực hiện Đề án Tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại, BIDV sát nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB). Ngày 11/11/2019, BIDV đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với KEB Hana Bank. Theo đó, BIDV phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank hơn 603,3 triệu cổ phần (chiếm 15% cổ phần của BIDV) nâng vốn điều lệ của BIDV lên 40.220 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đồng thời BIDV nhận được các chương trình hỗ trợ kỹ thuật dài hạn trong nhiều lĩnh vực từ KEB Hana Bank. Đến hiện tại, BIDV đã xây dựng được hệ thống mạng lưới 189 chi nhánh tại khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, 1 chi nhánh tại nước ngoài và 906 phòng giao dịch và là một trong ba Ngân hàng có mạng lưới rộng nhất Việt Nam.
  • 37. 37 2.1.3 Cơ cấu tổ chức • Bộ máy quản lý Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2020 Hình 2.1: Bộ máy quản lý của BIDV
  • 38. 38 • Cơ cấu tổ chức Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2020 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của BIDV
  • 39. 39 • Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2020 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức tại các chi nhánh BIDV 2.1.4 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2020 • Về tổng tài sản và nguồn vốn Trong giai đoạn 2011-2020 tổng tài sản của BIDV liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân 15,5%. Tổng tài sản năm 2015 có mức tăng đột biến 30,8% do trong năm này BIDV đã sát nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 2018 đến 2020 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của BIDV chậm lại là do trong giai đoạn này BIDV tăng cường công tác xử lý nợ bằng biện pháp sử dụng dự phòng để xử lý do (khoảng trên 16 nghìn tỷ đồng mỗi năm). Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của BIDV là 1.516.686 tỷ đồng (tăng 1,8% so với năm 2019), là Ngân hàng TMCP có quy mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Bảng 2.1: Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2011-2020 Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Chỉ 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 tiêu Tổng 406 485 548 650 850 1.006 1.202 1.313 1.490 1.517 tài sản Tốc độ tăng 10,8% 19,5% 13,1% 18,6% 30,8% 18,3% 19,5% 9,2% 13,5% 1,8% trưởng Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Vốn chủ sở hữu của BIDV trong giai đoạn 2011-2020 tăng trưởng tương đối ổn với tốc độ tăng trưởng bình quân 13,2%. Vốn chủ sở hữu của BIDV trong năm tăng mạnh (27,2%) nguyên nhân là do trong năm 2015 BIDV đã sát nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2019 vốn chủ sở hữu của
  • 40. 40 BIDV tăng trưởng đột biến (42%) do việc Keb Hana Bank mua 603,3 triệu cổ phần được phát hành riêng lẻ với giá trị gần 20.300 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu nhà nước của BIDV giảm từ 95,28% năm 2018 xuống 80,99% trong năm 2019. Đến 31/12/2020 vốn chủ sở hữu của BIDV là 79.647 tỷ đồng tăng 2,57% so với năm 2019. Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2011-2020 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 tiêu Vốn chủ sở 24.390 26.494 32.040 33.271 42.335 44.144 48.834 54.551 77.653 79.647 hữu Tốc độ tăng 0,7% 8,6% 20,9% 3,8% 27,2% 4,3% 10,6% 11,7% 42,4% 2,6% trưởng Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 • Hoạt động huy động vốn Trong giai đoạn 2011-2020, hoạt động huy động vốn của BIDV tăng trưởng mạnh mẽ. Tiền gửi của khách hàng tăng từ 240.507 tỷ đồng năm 2011 lên 1.226.674 tỷ đồng năm 2020, tương đương với mức tăng trưởng bình quân 41%/năm. Tổng huy động vốn tổ chức, dân cư năm 2020 đạt 1.295.533 tỷ đồng tăng trưởng 9,1% so với năm 2019, đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng vốn, nâng tổng nguồn vốn huy động của BIDV lên 1.402.248 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi khách hàng năm 2020 đạt 1.226.674 tỷ đồng tăng trưởng 10,1% so với năm 2019, chiếm 11% thị phần tiền gửi khách hàng toàn ngành. Cơ cấu huy động vốn tương đối ổn định trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 80%).
  • 41. 41 1,400,000 1,226,674 1,200,000 989,670 1,114,163 1,000,000 859,984 800,000 564,693 726,022 600,000 440,472 400,000 303,060 338,902 240,507 200,000 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi vốn chuyên dụng Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Đơn vị: Tỷ đồng Hình 2.4: Tiền gửi khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020 • Hoạt động cho vay Hoạt động cho vay của BIDV liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2020. Cho vay khách hàng tăng hơn 4 lần trong giai đoạn này từ 293.938 tỷ đồng năm 2011 lên 1.214.296 tỷ đồng năm 2020. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2020 đạt 1.438.520 tỷ đồng. Trong đó dư nợ tín dụng tổ chức, cá nhân và trái phiếu doanh nghiệp đạt 1.230.569 tỷ đồng, tăng trưởng 8,5% và chiếm 13,4% tín dụng toàn ngành, trong đó cho vay khách hàng là 1.214.296 tỷ đồng, tăng trưởng 8,7% so với năm 2019. Về cơ cấu dư nợ cho vay, dự nợ ngắn hạn tăng trưởng tốt theo đúng định hướng của BIDV. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ liên tục tăng trong giai đoạn 2011-2020 và đạt 62,89% trong năm 2020.
  • 42. 42 1,400,000 1,214,296 1,200,000 1,116,998 988,738 1,000,000 866,886 800,000 723,698 598,435 600,000 445,693 391,034 400,000 339,924 293,938 200,000 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Đơn vị: Tỷ đồng Hình 2.5: Cho vay khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020 • Kết quả kinh doanh Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV trong gia đoạn 2011-2020 như sau: Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011-2020 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng thu nhập trong hoạt động kinh 15.414 16.482 19.164 21.907 24.712 30.399 39.017 44.256 48.121 50.037 doanh, trong đó: - Thu nhập lãi 12.639 13.096 14.845 16.844 19.315 23.394 30.955 34.721 35.978 35.797 thuần - Lãi thuần từ hoạt 2.157 1.938 1.567 1.803 2.337 2.513 2.966 3.555 4.266 5.266 động dịch vụ - Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 314 330 162 265 294 534 668 1.040 1.495 1.732 vàng và ngoại hối - Lãi thuần từ mua bán chứng khoán -211 177 466 210 -63 458 482 645 326 479 kinh doanh - Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu -206 108 924 819 11 403 331 235 481 1.516 tư
  • 43. 43 - Lãi thuần từ hoạt 607 675 863 1594 2369 1.883 3.279 3.818 5.361 5.093 động khác - Thu nhập từ góp 115 158 337 372 449 1.214 336 242 214 154 vốn mua cổ phần Tổng chi phí hoạt 6.652 6.747 7.391 8.624 11.087 13.532 15.504 16.016 17.257 17.693 đông Chi phí dự phòng rủi 4542 5.476 6.483 6.986 5.676 9.199 14.848 18.849 20.132 23.318 ro tín dụng Tổng lợi nhuận trước 4.220 4.259 5.290 6.297 7.949 7.668 8.665 9.391 10.732 9.026 thuế Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh liên tục tăng trong giai đoạn 2011-2020 và đạt 50.037 tỷ đồng trong năm 2020 tăng 3,98% so với năm 2019. Trong đó thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng (duy trì trên 70% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh). Thu nhập lãi thuần năm 2020 đạt 35.797 tỷ đồng giảm 0,5% so với năm 2019 do thực hiện cơ cấu, miễn giảm lãi để hỗ trợ các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2020 đạt 5.266 tỷ đồng, tăng trưởng 23,4% so với năm 2019. Tỷ trọng thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của BIDV liên tục tăng qua các năm và đạt 10,52% trong năm 2020. Cơ cấu thu dịch vụ đẩy mạnh dòng dịch vụ hiện đại với mức tăng trưởng tốt. Thu phí từ dịch vụ ngân hàng số năm 2020 đạt 900 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2019 và chiếm 18% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ. Bên cạnh đó dịch vụ thanh toán đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhu cầu thanh toán giảm sút đặc biệt là các ngành nghề du lịch, xuất nhập khẩu… Hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ phát triển mạnh mẽ và đạt kết quả cao. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây (từ 2016 đến 2020 mức tăng trưởng trung bình 35%) và đạt 1.732 tỷ đồng trong năm 2020. BIDV đã đẩy mạnh phát triển và cung cấp các sản phẩm linh hoạt đa dạng về kỳ hạn, đồng tiền, thời gian thanh toán để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế của BIDV liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2019
  • 44. 44 với mức tăng trưởng trung bình trên 10%. Trong năm 2020 lợi nhuận trước thuế đạt 9.026 tỷ đồng giảm 15,9% so với năm 2020. Nguyên nhân là do BIDV đã chủ động giảm 6.400 tỷ đồng thu nhập để hỗ trợ các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của NHNN. 2.2Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Thực trạng nợ xấu tại BIDV trong giai đoạn các năm gần đây như sau: 25,000 3.50% 3.00% 20,000 2.50% 15,000 2.00% 10,000 1.50% 1.00% 5,000 0.50% 0 0.00% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Đơn vị: Tỷ đồng Hình 2.6: Thực trạng nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020 Dư nợ xấu tại BIDV liên tục tăng trong các năm, số dư nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2020 là 21.369 tỷ đồng, tăng 9,61% so với năm 2019. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng giảm từ mức cao nhất là 2,96% năm 2011 xuống chỉ còn 1,76% trong năm 2020. Nhờ các biện pháp điều hành, kiểm soát và ngăn ngừa nợ xấu gia tăng kết hợp với các biện pháp xử lý nợ xấu, BIDV đã thực hoàn thành kế hoạch giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2% trong các năm gần đây.
  • 45. 45 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Hình 2.7: Cơ cấu nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020 Cơ cấu nợ xấu tại BIDV đang dịch chuyển từ nợ nhóm 3 sang nợ nhóm 5. Tỷ lệ nợ nhóm 3 của BIDV giảm từ mức cao nhất là 64,56% năm 2011 xuống 11,15% trong năm 2020. Ngược lại, tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng từ mức thấp nhất là 27,06% năm 2012 lên 77,33% tại năm 2020. Dư nợ nhóm 5 năm 2020 là 16.525 tỷ đồng, tăng 45,52% so với năm 2019. Tỷ trọng nợ nhóm 5 gia tăng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của BIDV do khi các khoản nợ chuyển sang nhóm 5 ngân hàng sẽ phải trích dự phòng rủi ro tin dụng cao hơn so với nợ nhóm 3 và nhóm 4. Từ đó làm tăng chi phí cho ngân hàng và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy BIDV cần đẩy mạnh công tác xử lý nợ để giảm nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5.
  • 46. 46 4.00% 3.50% 3.00% 2.50% 2.00% 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 VietinBank VietcomBank BIDV TechcomBank VPBank Việt Nam Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các ngân hàng; dữ liệu WorldBank Hình 2.8: Tình hình nợ xấu tại một số ngân hàng giai đoạn 2011-2020 Trong giai đoạn từ 2011-2020 tỷ lệ nợ xấu của BIDV vẫn cao hơn khi so với các ngân hàng sở hữu vốn nhà nước khác là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank) (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 1,64%) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 1,11%). Ngoài ra khi so sánh với 2 ngân hàng TMCP tư nhân lớn khác là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TechcomBank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) thì tỷ lệ nợ xấu của BIDV chỉ thấp hơn VPBank (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 2,92%) nhưng vẫn cao hơn so với TechcomBank (tỷ lệ nợ xấu bình quân khoảng 1,99%). Tuy trong giai đoạn này, có những năm tỷ lệ nợ xấu của BIDV thấp hơn so với các ngân hàng khác nhưng trong nhưng năm gần đây các ngân hàng VietcomBank, VietinBank, TechcomBank đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1% trong khi tỷ lệ nợ xấu của BIDV vẫn ở mức gần 2%. Chính vì vậy trong năm 2018 và 2019 tỷ lệ nợ xấu của BIDV đã tăng vượt mức tỷ lệ nợ xấu trung bình của Việt Nam. Chính vì vậy BIDV cần có các giải pháp để tiếp tục giảm tỷ lệ nợ xấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 2.2.2 Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.2.2.1 Nhận biết nợ xấu
  • 47. 47 Nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nợ xấu, BIDV thực hiện nhận biết các khoản nợ có vấn đề như sau: • Nợ xấu theo quy định của Ngân hàng nhà nước (Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng): Đó là các khoản nợ được phân vào nhóm 3, 4 và 5. • Các khoản nợ đã sử dụng DPRR để xử lý đang được hạch toán ngoại bảng: Đây là các khoản nợ xấu đã được dùng nguồn lực của ngân hàng để bù đắp tổn thất, BIDV tiếp tục theo dõi, quản lý nhằm tìm các biện pháp xử lý thu hồi vốn cho Ngân hàng. • Các khoản nợ xấu tiềm ẩn: Là các khoản nợ chưa được phân vào nợ xấu nhưng có những dấu hiệu rủi ro, có nguy cơ chuyển thành nợ xấu. Ngân hàng theo dõi và tìm biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế phát sinh mới nợ xấu. 2.2.2.2 Đo lường nợ xấu Theo lộ trình triển khai Basel II, BIDV đã xây dựng được các mô hình đo lường rủi ro tín dụng hiện đại theo phương pháp FIRB bao gồm: PD cho khách hàng doanh nghiệp; mô hình PD, LGD, EAD cho khách hàng cá nhân. Các mô hình đều được xây dựng theo kỹ thuật thống kê hiện đại và được tư vấn của các đối tác giàu kinh nghiệm. Các khách hàng/khoản vay đều được đánh giá rủi ro trước và trong quá trình cấp tín dụng thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) kết hợp với việc phân tích, đánh giá và thẩm định tín dụng. Hệ thống XHTDNB được phân chia thành các mô hình cho các đối tượng khách hàng là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Hệ thống được BIDV rà soát, điều chỉnh định kỳ để bảo đảm tính chính xác, hiệu quả cũng như phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật. Đối với khách hàng cá nhân, BIDV thực hiện chấm điểm khách hàng tại mỗi thời điểm phát sinh nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng. Các chi tiêu được sử dụng để chấm điểm đối với khách hàng bao gồm: thông tin về khoản vay, thông tin về nhân thân nghề nghiệp, năng lực tài chính, thông tin tài sản bảo đảm… Kết quả chấm điểm xếp hạng là cơ sở để BIDV đánh giá mức độ rủi ro và quyết định chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng đối với khách hàng cá nhân được phân
  • 48. 48 loại như sau: Bảng 2.4: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV STT Hạng 1 AAA 2 AA+ 3 AA 4 AA- 5 A+ 6 A 7 A- 8 BBB 9 BB 10 B Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV Đối với khách hàng tổ chức, BIDV thực hiện chấm điểm định kỳ 2 lần/năm với toàn bộ các khách hàng tổ chức đang có quan hệ với ngân hàng, tuy nhiên vẫn có một số chỉ tiêu sẽ yêu cầu cập nhật thường xuyên thông tin của khách hàng. Hệ thống XHTDNB đối với khách hàng tổ chức được xây dựng theo các bộ chỉ tiêu khác nhau theo từng ngành nghề kinh doanh của khách hàng theo các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Kết quả xếp hạng sẽ được BIDV sử dụng trong việc phân loại nợ khách hàng và quyết định chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng được phân loại như sau: Bảng 2.5: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng tổ chức tại BIDV STT 1 Hạng Nhóm nợ AAA
  • 49. 49 2 AA+ 3 AA 4 AA- 5 A+ Nhóm 1 6 A 7 A- 8 BBB 9 BB+ 10 BB 11 BB- Nhóm 2 12 B 13 D1 Nhóm 3 14 D2 Nhóm 4 15 D3 Nhóm 5 Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV 2.2.2.3 Phòng ngừa nợ xấu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiên nhiều biện pháp để phòng ngừa, hạn chế nợ xấu xảy ra trong đó bao gồm: Chính sách cấp tín dụng phù hợp; Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ; Tăng cường các biện pháp kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng; Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ… • Chính sách cấp tín dụng Chính sách cấp tín dụng là những tiêu chí đầu tiên để BIDV phân loại đối tượng khách hàng để có thể định hướng cách ứng xử đối với khách hàng. Chính vì vậy, BIDV đã xây dựng quy định về chính sách cấp tín dụng theo định hướng kinh doanh của từng thời kỳ nhằm đảm bảo an toàn vốn và hướng tới đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Basel II. Đối với khách hàng cá nhân, đối với các khách hàng mới, căn cứ theo kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng, BIDV sẽ xác định nhóm khách hàng để cung cấp,
  • 50. 50 tiếp thị các sản phẩm dịch vụ phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng. Đối với các khách hàng đang quan hệ tín dụng, BIDV xác định tăng cường quan hệ đối với các khách hàng có lịch sử trả nợ tốt, có thiện chí hợp tác với BIDV trong quá trình vay vốn. Ngược lại, đối với các khách hàng có vấn đề, phát sinh nợ xấu tại các tổ chức tín dụng khác, có mức độ rủi ro cao hơn, BIDV duy trì hỗ trợ và thực hiện từng bước giảm dư nợ đối với khách hàng. Đối với khách hàng tổ chức, định hướng chính sách của BIDV là tiếp cận các khách hàng tốt, có năng lực tài chính, dự án hoặc phương án kinh doanh khả thi. Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá khách hàng, BIDV phân chia khách hàng thành 3 nhóm đối tượng như sau: - Nhóm khách hàng ưu tiên cấp tín dụng: Là nhóm khách hàng có tình hình tài chính tốt, các khoản cấp tín dụng có hệ số rủi ro tín dụng thấp. Nhóm khách hàng này sẽ được BIDV ưu tiên cấp tín dụng và có những chính sách ưu đãi nhất định. - Nhóm khách hàng cấp tín dụng có chọn lọc: Là nhóm khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn, nhóm này chỉ được BIDV xem xét cấp tín dụng có chọn lọc và thực hiện cấp tín dụng đối với các dự án hoặc phương án kinh doanh khả thi. - Nhóm khách hàng kiểm soát cấp tín dụng: Là nhóm khách hàng có mức độ rủi ro rất cao, BIDV không thực hiện cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng theo nguyên tắc giảm dần dư nợ. Chính sách cấp tín dụng trên bước đầu đã giúp BIDV phân loại đối tượng khách hàng và định hướng ứng xử với từng nhóm đối tượng để hạn chế rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng. • Quy trình cấp tín dụng Cùng với chính sách cấp tín dụng, BIDV cũng xây dựng quy trình cấp tín dụng nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro xảy ra. Quy trình cấp tín dụng của BIDV được quy định đảm bảo tách bạch các khâu: Đề xuất tín dụng – Thẩm định rủi ro – Tác nghiệp (giải ngân, phát hành bảo lãnh) tương ứng với các bộ phận: Quản lý khách hàng – Quản lý rủi ro – Tác nghiệp. Sự tách biệt giữa các khâu nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời có thể phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ.
  • 51. 51 Đề xuất tín dụng phậnquảnlýrủi ro Thẩm Bộphậ ntácng hiệp Tác Bộ định nghiệp rủi ro Hình 2.9: Quy trình cấp tín dụng BIDV Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong quy trình này như sau: - Bộ phận quản lý khách hàng: Chức năng chính của bộ phận này là khởi tạo kinh doanh, tìm kiếm và phát triển khách hàng với những công việc chính như sau: (i) Xác định nhóm khách hàng mục tiêu để phát triển, (ii) Xác định và đề xuất giới hạn đối với từng khách hàng, (iii) Phát triển thị phần, tiếp thị và tư vấn sản phẩm cho khách hàng, (iv) Quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng, (v) Hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng. - Bộ phận quản lý rủi ro: Chức năng chính là rà soát và kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất với công việc chính như sau: (i) Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, (ii) Quản lý các danh mục tín dụng, (iii) Rà soát đề xuất tín dụng của bộ phận quản lý khách hàng trong đó chú trọng đến việc tuân thủ quy định, chính sách, hồ sơ cấp tín dụng và phát hiện rủi ro, (iv) Giám sát quá trình phê duyệt và rủi ro trong quá trình giao dịch với khách hàng. - Bộ phận tác nghiệp: Chức năng chính là duy trì số liệu trên hệ thống khớp với đúng số liệu trên hồ sơ và thực hiện hồ sơ tín dụng đầy đủ, an toàn với công việc chính như sau: (i) Kiểm soát tuân thủ quy trình, (ii) Cập nhật thông tin lên hệ thống, (iii) Quản lý hồ sơ. Bên cạnh đó BIDV cũng thực hiện mô hình quản lý rủi ro tập trung trong đó quyền quyết định được tập trung phần lớn tại hội sở chính. Thẩm quyền phán quyết tín dụng tại các chi nhánh được thu hẹp dần, các quyết định vượt thẩm quyền đều được tập trung lên hội sở chính và hội sở chính sẽ ra quyết định cuối cùng. Điều này