SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ KIM DUNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
HUỲNH THỊ KIM DUNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TỈNH TIỀN GIANG
Ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. JONATHAN PINCUS
THẦY PHAN CHÁNH DƯỠNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi.
Luận văn này thể hiện quan điểm cá nhân, không nhất thiết phản ánh quan điểm của
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Huỳnh Thị Kim Dung
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright – Đại học Kinh tế TP HCM đã nhiệt tình giảng dạy và chia sẻ kiến thức giúp tôi
có thêm nhiều hiểu biết, góc nhìn xã hội, nâng cao năng lực nghề nghiệp và cuộc sống
tương lai.
Tôi trân trọng cảm ơn Thầy Jonathan Pincus đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện luận văn.
Tôi gửi lời cảm ơn và lòng kính yêu sâu sắc đến Thầy Phan Chánh Dưỡng, Thầy Vũ Thành
Tự Anh đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức thực tế thực sự bổ ích, giúp tôi có
thêm tự tin, niềm đam mê trong việc theo đuổi các mục tiêu nghiên cứu về phát triển địa
phương.
Chân thành cảm ơn các Cán bộ nhân viên của trường, các bạn MPP3, MPP4, MPP5, bạn
Đỗ Hoàng Phương đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập cũng như thu thập thông
tin, số liệu thực hiện luận văn này. Cảm ơn tập thể MPP4 luôn đoàn kết, chia sẻ, động viên
tôi những lúc khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của sở ngành, các anh, chị, cán bộ, doanh
nghiệp tỉnh Tiền Giang trong việc cung cấp số liệu, thông tin và có nhiều góp ý hữu ích
cho báo cáo luận văn.
Cuối cùng, tôi cảm ơn gia đình, anh chị, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi, giúp đỡ,
động viên, tạo điều kiện cho tôi học tập, làm việc và hoàn thành luận văn này.
iii
TÓM TẮT
Tiền Giang có vị trí địa lý – kinh tế khá đặc thù: nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) và thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN). Đây được xem là
một lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, Tiền Giang có
truyền thống nông nghiệp lâu đời, địa lý, thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, thủy sản. Trong giai đoạn 2000 – 2011, Tiền Giang đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong tăng trưởng, giảm nghèo nhưng chỉ đạt vị trí trung bình của vùng ĐBSCL và
thuộc nhóm thấp trong vùng KTTĐPN. Điều này cho thấy sự phát triển của Tiền Giang
chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều thay đổi, thành tựu
tăng trưởng hiện tại không hẳn đảm bảo sự ổn định và phát triển tương lai. Nghiên cứu
“Nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) tỉnh Tiền Giang” tập trung đánh giá NLCT, đồng
thời tìm ra những khuyến nghị chính sách phù hợp nâng cao NLCT. Các khuyến nghị này
góp phần định hướng cho địa phương trong việc hoạch định chiến lược nhằm duy trì tăng
trưởng và phát triển bền vững trong tương lai.
Nghiên cứu dựa vào nền tảng lý thuyết của mô hình các nhân tố quyết định NLCT của
Porter được Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh theo cấp độ địa phương. Theo mô hình này,
NLCT được đo lường và quyết định bởi năng suất sử dụng các nguồn lực. Nguồn gốc của
tăng trưởng năng suất bao gồm 3 nhân tố: (1) lợi thế sẵn có của địa phương; (2) NLCT cấp
độ địa phương; (3) NLCT cấp độ doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang đạt được những
thành tự đáng kể nhưng đang nổi lên những dấu hiệu cho thấy sự thụt lùi, kém bền vững
như: năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, FDI thấp và đóng góp hạn
chế cho sự phát triển kinh tế địa phương. Đánh giá các yếu tố quyết định NLCT sẽ giải
thích cho những thành tựu và yếu kém đến từ những nhân tố nào. NLCT tỉnh Tiền Giang
chỉ đạt trung bình trong khi địa phương có nhiều lợi thế hơn so với các tỉnh khác trong khu
vực. Nền tảng NLCT cũng chỉ dựa vào các lợi thế sẵn có, đặc biệt là vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp. Lợi thế về tự nhiên đã hình
thành và phát triển một số cụm ngành: lúa gạo, trái cây, thủy sản, du lịch. Trong bức tranh
cụm ngành của vùng ĐBSCL, Tiền Giang có nổi lên một số lợi thế cạnh tranh nhất định.
Các lợi thế này đang được “tận dụng” mà chưa có sự quan tâm, nghiên cứu để tạo ra các
iv
lợi thế cạnh tranh mới. Bên cạnh đó, những yếu kém đang nổi lên sẽ là mối đe dọa đối với
sự duy trì tăng trưởng hiện tại của địa phương. Đó là: mối quan hệ giữa chính quyền và
doanh nghiệp, bất cập trong giao đất, ưu đãi đầu tư gây lãng phí nguồn lực; chiến lược hoạt
động doanh nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại... Các yếu tố này
trực tiếp hoặc gián tiếp đã làm cho môi trường kinh doanh bất ổn, làm hạn chế trong thu
hút đầu tư, chưa phát huy được năng lực của khu vực doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển
kinh tế địa phương.
Dựa vào kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành NLCT, cùng với việc nhận diện cơ hội,
thách thức đến từ môi trường bên ngoài, tác giả đề ra hai nhiệm vụ chính mà địa phương
cần tập trung: (1) giải quyết các yếu kém, bất cập đang nổi lên để duy trì tăng trưởng hiện
tại; (2) thúc đẩy các nhân tố cốt lõi tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Hai nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng bốn nhóm khuyến nghị: (1) cải cách các nhân tố
cơ bản quyết định chất lượng môi trường kinh doanh; (2) nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực; (3) lấy cụm ngành làm trung tâm để xây dựng chính sách phát triển kinh tế địa
phương; (4) tận dụng vị thế chiến lược phát triển TP Mỹ Tho và TX Gò Công thành đô thị
- dịch vụ vệ tinh của TP HCM.
Thực tế, việc triển khai thực hiện các khuyến nghị đối diện với một số rào cản nhất định:
thiếu động lực, tâm lý hài lòng với thành tựu hiện hữu và giới hạn về nguồn lực tài chính.
Do đó, thành công của quá trình nâng cao NLCT cần thiết phải được sự ủng hộ của Trung
ương; và hơn hết là sự nhìn nhận một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng thuận, quyết tâm
và nỗ lực của lãnh đạo, doanh nghiệp, người dân địa phương.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii
TÓM TẮT.............................................................................................................................iii
MỤC LỤC .............................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2
1.4. Phương pháp luận và khung phân tích....................................................................2
1.4.1. Phương pháp: ..................................................................................................2
1.4.2. Khung phân tích...............................................................................................3
1.5. Bố cục của nghiên cứu ............................................................................................4
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG..........5
2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế.....................................................5
2.1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP).........................................................5
2.1.2. Các chỉ tiêu thể hiện mức sống........................................................................6
2.1.2.1. Thu nhập bình quân đầu người ................................................................6
2.1.2.2. Giảm nghèo: .............................................................................................7
2.1.3. Cơ cấu kinh tế..................................................................................................7
2.1.3.1. Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế..........................................................7
2.1.3.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế....................................................9
2.2. Năng suất lao động (NSLĐ)..................................................................................10
2.3. Các kết quả kinh tế trung gian...............................................................................11
2.3.1. Xuất nhập khẩu..............................................................................................11
2.3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................................................................12
vi
2.3.3. Du lịch............................................................................................................13
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH TIỀN GIANG .........15
3.1. Các yếu tố về lợi thế tự nhiên ...............................................................................15
3.1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................................15
3.1.2. Quy mô địa phương .......................................................................................16
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên...................................................................................16
3.1.4. Phân bổ đất....................................................................................................16
3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương................................................................18
3.2.1. Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục .........................................................18
3.2.1.1. Lịch sử, văn hóa .....................................................................................18
3.2.1.2. Thị trường và chất lượng lao động.........................................................18
3.2.1.3. Đào tạo và chính sách thu hút nguồn nhân lực......................................19
3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật.............................................................................................21
3.2.2.1. Hạ tầng giao thông.................................................................................21
3.2.2.2. Cơ sở vật chất.........................................................................................22
3.2.2.3. Hạ tầng điện, nước, viễn thông ..............................................................23
3.2.3. Chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế............................................24
3.2.3.1. Thu, chi ngân sách..................................................................................24
3.2.3.2. Đầu tư.....................................................................................................25
3.2.3.3. Chính sách cơ cấu kinh tế.......................................................................25
3.3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp............................................................26
3.3.1. Chất lượng môi trường kinh doanh ...............................................................26
3.3.1.1. Môi trường kinh doanh qua lăng kính PCI................................................26
3.3.1.2. Môi trường kinh doanh thông qua nhận định của doanh nghiệp...............27
3.3.2. Trình độ phát triển cụm ngành ......................................................................28
3.3.3. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp ..................................................32
3.3.3.1. Quy mô doanh nghiệp ................................................................................32
3.3.3.2. Mức độ tinh thông của các doanh nghiệp..................................................32
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.......................................33
vii
4.1. Đánh giá NLCT và nhận diện yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến NLCT.....................33
4.1.1. Chất lượng nguồn nhân lực...............................................................................34
4.1.2. Phát triển cụm ngành ........................................................................................34
4.1.3. Phát triển đô thị.................................................................................................34
4.2. Khuyến nghị chính sách nâng cao NLCT tỉnh Tiền Giang...................................34
4.2.1. Cải cách các nhân tố cơ bản quyết định chất lượng môi trường kinh doanh35
4.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................35
4.2.2.1. Nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính sự nghiệp...............................35
4.2.2.2. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .........................................................37
4.2.2.3. Nông dân....................................................................................................38
4.2.2.4. Cải cách giáo dục.......................................................................................39
4.2.3. Chính sách lấy cụm ngành làm trung tâm.....................................................39
4.2.3.1. Cụm ngành lúa gạo ................................................................................40
4.2.3.2. Cụm ngành trái cây ................................................................................40
4.2.3.3. Cụm ngành thủy sản...............................................................................41
4.2.3.4. Cụm ngành du lịch..................................................................................41
4.2.4. Tận dụng vị thế chiến lược phát triển dịch vụ - đô thị...................................41
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN....................................................................................................42
5.1. Kết luận.................................................................................................................42
5.2. Hạn chế của đề tài .................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................43
PHỤ LỤC ............................................................................................................................45
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
CCN Cụm công nghiệp
CSHT Cơ sở hạ tầng
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐNB Đông Nam Bộ
FDI Foreign Direction Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
KCN Khu công nghiệp
KTTĐĐBSCL Kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông
Cửu Long
KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam
NGTK Niên giám thống kê
NLCT Năng lực cạnh tranh
NSLĐ Năng suất lao động
PCI Provincial Competitiveness
Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
TCTK Tổng cục thống kê
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
VCCI Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khung phân tích NLCT địa phương .......................................................................4
Hình 2.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP (1990 - 2011).................................................................7
Hình 2.2 Đóng góp của 3 khu vực vào GDP giai đoạn 2000 - 2011 .....................................8
Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng GDP của từng khu vực............................................................8
Hình 2.4 Phân tích dịch chuyển cấu phần (2000 – 2011)......................................................9
Hình 2.5 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế......................................................................9
Hình 2.6 Năng suất lao động các khu vực kinh tế (2000 – 2011)........................................10
Hình 2.7 Tăng trưởng năng suất các khu vực (%)...............................................................10
Hình 2.8 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu (2000 - 2011) .....................................................12
Hình 2.9 Lượng khách quốc tế (1996 - 2011) (triệu lượt khách) ........................................13
Hình 3.1 Phân bổ diện tích đất nông nghiệp ĐBSCL (2011) ..............................................17
Hình 3.2 Đánh giá hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh (0 kém nhất, 100 tốt nhất)............22
Hình 3.3 Đánh giá KCN (0 kém nhất, 100 tốt nhất)............................................................23
Hình 3.4 Đánh giá chất lượng điện và viễn thông (0 kém nhất, 100 tốt nhất).....................24
Hình 3.5 Các chỉ số thành phần PCI Tiền Giang 2011........................................................26
Hình 4.1 Đánh giá NLCT tỉnh Tiền Giang ..........................................................................33
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 GDP tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2011........................................................5
Bảng 2.2 GDP các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN (giá so sánh) (tỷ đồng)..................................6
Bảng 2.3 Năng suất lao động theo thành phần kinh tế ........................................................11
Bảng 3.1 Lao động phân theo kỹ năng ĐBSCL 2010 .........................................................19
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1 Nhận định về môi trường kinh doanh ....................................................................27
Hộp 3.2 Rào cản về quy mô phục vụ xuất khẩu ..................................................................30
Hộp 3.3 Khó khăn của doanh nghiệp may mặc ...................................................................31
Hộp 4.1 Phát triển nguồn nhân lực khu vực công ở Nhật Bản ............................................36
Hộp 4.2 Mô hình thành công của Bình Dương....................................................................37
Hộp 4.3 “Doanh nhân hóa nông dân”..................................................................................38
Hộp 4.4 Chính sách lấy cụm ngành làm trung tâm..............................................................39
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ hành chánh tỉnh Tiền Giang ...................................................................45
Phụ lục 2: Các bước nghiên cứu:.........................................................................................46
Phụ lục 3: GDP đầu người của Tiền Giang so với các tỉnh ĐNB (giá thực tế)...................47
Phụ lục 4: Tỷ lệ nghèo chung các tỉnh ĐBSCL (%)...........................................................47
Phụ lục 5: Phương pháp phân tích dịch chuyển – cấu phần ................................................48
Phụ lục 6 Trị giá xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu (2008 – 2012) (triệu USD)...................51
Phụ lục 7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép.........................................................51
Phụ lục 8 Một số tour du lịch đến tiền Giang......................................................................52
Phụ lục 9 Quy mô địa phương .............................................................................................54
Phụ lục 10 Cơ cấu dân số Tiền Giang..................................................................................54
Phụ lục 11 CSHT Giao thông đường bộ..............................................................................55
Phụ lục 12 CSHT Giao thông đường thủy...........................................................................55
Phụ lục 13 Thu ngân sách (tỷ đồng) ....................................................................................56
Phụ lục 14 Chi ngân sách (tỷ đồng).....................................................................................56
Phụ lục 15 Cơ cấu thu ngân sách (%)..................................................................................57
Phụ lục 16 Cơ cấu chi ngân sách (%) ..................................................................................57
Phụ lục 17 Kết quả PCI Tiền Giang (2005 – 2012).............................................................58
Phụ lục 18 Kết quả PCI các tỉnh ĐBSCL 2011 ...................................................................58
Phụ lục 19 Quy trình sản xuất thủy sản khép kín ................................................................59
Phụ lục 20 Cơ cấu doanh nghiệp theo số lao động..............................................................60
Phụ lục 21 Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô vốn .............................................................60
Phụ lục 22 Đánh giá NLCT .................................................................................................61
Phụ lục 23 Phân tích SWOT................................................................................................62
1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Tiền Giang nằm trong khu vực ĐBSCL, giữa hai thành phố lớn của phía Nam là thành
phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và thành phố Cần Thơ; phía Bắc và Đông Bắc giáp Long
An, TP HCM; phía Tây giáp Đồng Tháp; phía Nam giáp Bến Tre, Vĩnh Long và phía
Đông giáp biển Đông [Phụ lục 1]. Đây được xem là cửa ngõ về ĐBSCL đồng thời là
vùng tiếp giáp quan trọng giữa vùng KTTĐĐBSCL và vùng KTTĐPN. Tiền Giang thuộc
vùng KTTĐPN – vùng kinh tế phát triển năng động, dẫn đầu cả nước về nhiều chỉ tiêu
kinh tế - xã hội. Có thể thấy rằng vị trí địa – kinh tế của Tiền Giang là một lợi thế đặc thù
cho sự phát triển kinh tế địa phương.
Trong giai đoạn 2000 – 2011, Tiền Giang đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khá ổn định,
(2000 – 2005: 9%/năm, 2006 – 2011: 10.8%/năm), cao hơn mức trung bình chung của cả
nước. Mức sống người dân cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt, GDP bình quân đầu người
năm 2011 theo giá thực tế đạt 27.7 triệu đồng, tỷ lệ nghèo chung giảm từ 13.2% năm 2006
xuống còn 10% năm 2011, thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước 14.2%. Mặc dù
các chỉ tiêu cho thấy sự tăng trưởng đi lên nhưng Tiền Giang chỉ đạt vị trí trung bình của
khu vực ĐBSCL và thuộc nhóm thấp trong vùng KTTĐPN. Theo chủ trương chung của
nhà nước, Tiền Giang đang cố gắng để đạt được mục tiêu “công nghiệp hóa” nhưng cơ
cấu kinh tế gần như không có sự chuyển dịch lớn, thậm chí đi ngược lại so với kế hoạch
đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm có thể được giải thích bởi vùng đất này có truyền
thống nông nghiệp lâu đời, địa lý, thiên nhiên có nhiều thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, thủy sản – vùng đất màu mỡ, phù sa bồi đắp, diện tích đất nông nghiệp chiếm
76.3% và 85.3% dân số tập trung ở khu vực nông thôn.
Việc Tiền Giang thuộc Vùng KTTĐPN được kỳ vọng rằng đây sẽ là một điểm đến “đầy
tiềm năng” nhưng chưa có sự lan tỏa, thiếu liên kết nội vùng, liên vùng để thu hút đầu tư,
hợp tác cùng phát triển. Số lượng doanh nghiệp về địa phương ít, quy mô sản xuất nhỏ
trong đó các dự án FDI lại càng khiêm tốn cả về số lượng lẫn vốn đầu tư. Các mặt hàng
xuất khẩu ở địa phương chủ yếu là các mặt hàng nông sản sơ chế, thủy sản và hàng may
mặc không mang lại giá trị gia tăng cao.
2
Có thể thấy rằng mặc dù có nhiều lợi thế nhưng sự phát triển của Tiền Giang chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều thay đổi, thành tựu tăng trưởng
hiện tại không không hẳn đảm bảo sự ổn định và phát triển tương lai. Do đó, nghiên cứu
“Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang”sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện hơn nhiều
lĩnh vực đồng thời tìm ra những khuyến nghị chính sách phù hợp nâng cao NLCT. Các
khuyến nghị này góp phần định hướng cho địa phương trong việc hoạch định chiến lược
nhằm duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố quyết định NLCT để nhận diện ra các
yếu tố cốt lõi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của tỉnh Tiền Giang. Từ đó, nghiên cứu đề
xuất những gợi ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của tỉnh.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng NLCT của tỉnh Tiền Giang như thế nào?
Câu hỏi 2: Những nhân tố cốt lõi nào ảnh hưởng lớn nhất đến NLCT tỉnh Tiền Giang?
Câu hỏi 3: Tỉnh Tiền Giang cần thực hiện chính sách gì để nâng cao NLCT?
1.4. Phương pháp luận và khung phân tích
1.4.1. Phương pháp:
Nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính thông qua 4 bước chính [Phụ lục 2]:
- Bước 1: Thu thập số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê (NGTK) tỉnh Tiền Giang và
các tỉnh ĐBSCL, Tổng cục Thống kê (TCTK), MDEC & Fulbright,… để phân tích,
đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhận định một số vấn đề chính về
NLCT, chuẩn bị các nội dung cần phỏng vấn.
- Bước 2: Phỏng vấn lãnh đạo địa phương, các sở ban ngành, doanh nghiệp, nông dân –
các đối tượng liên quan đến quá trình phân tích. Mục tiêu của bước này là tiếp xúc
trực tiếp để có thêm thông tin, minh chứng, giải thích cụ thể hơn cho những nhận định
thông qua số liệu.
3
- Bước 3: Tổng hợp bước 1, bước 2 để đánh giá toàn diện NLCT, nhận diện các yếu tố
cốt lõi ảnh hưởng lớn nhất đến NLCT để từ đó đề xuất các nhóm khuyến nghị nhằm
nâng cao NLCT.
- Bước 4: Với chính sách đã đề xuất, tìm kiếm một số mô hình gợi ý tham khảo, nhận
diện một số rào cản khi triển khai thực hiện.
1.4.2. Khung phân tích
Nghiên cứu dựa vào nền tảng lý thuyết của mô hình các nhân tố quyết định NLCT của
Porter được Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh theo cấp độ địa phương.
Theo khung lý thuyết của mô hình này, NLCT được đo lường và quyết định bởi năng suất
sử dụng các nguồn lực (vốn, lao động, đất đai và tài nguyên khác). Năng suất cũng đóng
vai trò quan trọng vì là yếu tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương. Năng suất là
nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của
thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế
phải liên tục tự nâng cấp mình1
Nguồn gốc của tăng trưởng năng suất, theo Porter và được Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh,
gồm ba nhóm nhân tố chính:
(i) Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương: bao gồm Tài nguyên thiên nhiên; vị trí
địa lý; quy mô địa phương. Các yếu tố “thiên phú” này là những lợi thế riêng của
từng địa phương. Những nhân tố này không chỉ là số lượng mà còn bao gồm sự
phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, khí hậu, địa thế, nguồn
khoáng sản, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản, ngư trường… Nhóm yếu tố này
không tác động trực tiếp lên năng suất nhưng nó có thể xác lập được một lợi thế so
sánh nhất định, hỗ trợ trực tiếp cho sự thịnh vượng.
(ii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương: bao gồm Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế,
giáo dục (hạ tầng mềm); Hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng cứng) như giao thông vận tải,
điện, nước, viễn thông; Chính sách tài khóa, tín dụng, cơ cấu kinh tế. Đây là nhóm
nhân tố xác định môi trường để các công ty/doanh nghiệp hoạt động. Mặc dù không
tác động trực tiếp đến năng suất nhưng nhóm nhân tố này tạo cơ hội cho các yếu tố
thúc đẩy năng suất được phát huy.
1
Porter (2008)
4
(iii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp: bao gồm Môi trường kinh doanh;
Trình độ phát triển cụm ngành; Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Nhóm
nhân tố này mô tả các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động trực tiếp đến hoạt
động của doanh nghiệp, do đó tác động trực tiếp đến năng suất.
Hình 1.1 Khung phân tích NLCT địa phương
Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012), điều chỉnh từ mô hình của Porter (1990)
1.5. Bố cục của nghiên cứu
Phần còn lại của nghiên cứu bao gồm bốn chương:
Chương 2: Xem xét các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2000 – 2011. Các số
liệu được phân tích, so sánh để đưa ra một bức tranh tổng thể về sự phát triển của Tiền
Giang trong bối cảnh phát triển của cả nước và vùng.
Chương 3: Thực trạng NLCT: tác giả nhận diện các yếu tố quyết định NLCT: lợi thế sẵn
có, NLCT cấp độ địa phương, NLCT cấp độ doanh nghiệp.
Chương 4: Đánh giá NLCT và nhận diện các yếu tố cốt lõi, quan trọng nhất quyết định
NLCT. Từ kết quả phân tích, tác giả gợi ý một số chính sách để nâng cao NLCT của tỉnh.
Chương 5: Kết luận và hạn chế của nghiên cứu.
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP
NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG
CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Tài nguyên thiên nhiên Vị trí địa lý Quy mô địa phương
Hạ tầng văn hóa, giáo
dục, y tế, xã hội
Hạ tầng kỹ thuật (GTVT,
điện, nước, viễn thông)
Chính sách tài khóa, đầu
tư, tín dụng
Môi trường kinh doanh
Trình độ phát triển cụm
ngành
Hoạt động và chiến lược
của DN
5
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH TIỀN GIANG
2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế
2.1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP)
Nền kinh tế tỉnh Tiền Giang trong những năm gần đây duy trì tăng trưởng với tốc độ khá
cao và tương đối ổn định. Giai đoạn 2000 – 2005, GDP tăng trưởng bình quân đạt 9%, cao
hơn giai đoạn 1995 – 2000 (8.1%) và cao hơn mức bình quân của cả nước giai đoạn này
(7.51%)2
.
Giai đoạn 2006 – 2011 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.8%, cao hơn mức bình
quân của cả nước (7.01%)3
. So với mức trung bình chung của khu vực ĐBSCL, mặc dù tốc
độ tăng GDP bình quân của Tiền Giang thấp hơn bình quân của khu vực (11.2%) nhưng
giá trị tuyệt đối luôn đạt cao hơn giá trung bình.[Bảng 2.1]
Bảng 2.1 GDP tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2011
Năm
GDP
(Giá thực tế)
(tỷ đồng)
GDP
(Giá so sánh)
(tỷ đồng)
Tốc độ
tăng trưởng
(%)
GDP ĐBSCL
(Giá so sánh)
(tỷ đồng)4
GDP trung
bình ĐBSCL
(Giá so sánh)
(tỷ đồng)
2000 6,916 5,307 8.1 55,575 4,275
2001 7,325 5,696 7.3 59,793 4,599
2002 8,259 6,170 8.3 66,178 5,091
2003 9,389 6,761 9.6 73,310 5,639
2004 11,048 7,380 9.2 81,682 6,283
2005 12,872 8,167 10.7 91,250 7,019
2006 14,718 9,070 11.1 102,509 7,885
2007 18,318 10,246 13.0 116,275 8,944
2008 24,886 11,402 11.3 130,980 10,075
2009 29,664 12,451 9.2 143,884 11,068
2010 35,153 13,767 10.6 161,049 12,388
2011 46,689 15,137 10.5 179,289 13,791
Trung
bình
10.0 11.2%
Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang (2006, 2012), NGTK Tiền Giang 2005, 2011
2
Tính toán từ NGTK Việt Nam (2006)
3
Tính toán từ NGTK Việt Nam (2012)
4
Số liệu GDP ĐBSCL lấy từ VCCI Cần Thơ (2012)
6
Đóng góp của Tiền Giang vào GDP khu vực ĐBSCL tăng trong giai đoạn 1995 – 2000 (từ
9.3% lên 9.5%) nhưng giai đoạn gần đây giảm dần, chỉ chiếm 8.9% năm 2005 và đến năm
2011 còn 8.4%. Điều này cho thấy trong xu hướng phát triển của vùng ĐBSCL, vai trò của
Tiền Giang đang dần trở nên mờ nhạt bởi sự tăng trưởng nhanh của một số tỉnh như An
Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp. Nếu so sánh với các tỉnh trong vùng KTTĐPN
thì tăng trưởng của Tiền Giang vẫn còn khoảng cách khá xa so với các tỉnh trong vùng
[Bảng 2.2].
Nhìn chung, Tiền Giang thuộc nhóm thấp trong vùng KTTĐPN; ở một vị trí “trung bình”
trong khu vực ĐBSCL, tăng trưởng cao hơn một số tỉnh nhưng đang dần tụt lại khi mà một
số tỉnh đang có sự bức phá nhanh trong tăng trưởng.
Bảng 2.2 GDP các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN (giá so sánh) (tỷ đồng)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tiền Giang 9,070 10,246 11,402 12,451 13,767
Long An 8,149 9,246 10,543 11,343 12,777
BRVT 35,249 32,990 33,651 34,070 36,569
Bình Dương 9,758 11,225 12,896 14,292 16,370
Bình Phước 3,274 4,294 4,890 5,387 6,081
Đồng Nai 21,941 25,266 29,172 31,903 36,202
TPHCM 99,672 112,271 124,303 135,053 150,943
Tây Ninh 7,874 9,209 10,491 11,654 12,989
Nguồn: Cục thống kê các tỉnh (2011), NGTK các tỉnh 2010
2.1.2. Các chỉ tiêu thể hiện mức sống
2.1.2.1. Thu nhập bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người của tỉnh Tiền Giang đã có những chuyển biến tích cực, theo giá
thực tế, tăng từ mức 4.3 triệu đồng năm 2000 lên 7.8 triệu năm 2005 và đến năm 2011 đạt
27.7 triệu đồng, cao hơn trung bình của khu vực ĐBSCL nhưng lại thấp hơn mức trung
bình cả nước (28.9 triệu đồng). Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2000 – 2011 là 12.2%,
thấp hơn so với tốc độ tăng của cả nước (13.1%). Mặc dù có xu hướng cải thiện nhưng
GDP bình quân đầu người của Tiền Giang vẫn còn khoảng cách so với các tỉnh trong vùng
KTTĐPN [Phụ lục 3].
7
2.1.2.2. Giảm nghèo:
Tỷ lệ hộ nghèo chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đã giảm từ 13.2% năm 2006 xuống
10% năm 2011, thấp hơn đáng kể so với trung bình cả nước là 12.6%. So với các tỉnh
ĐBSCL, trong khi hầu hết các địa phương đều có xu hướng đảo chiều – tăng tỷ lệ nghèo
trong giai đoạn 2008 – 2010 vì những tác động của lạm phát, bất ổn vĩ mô thì Tiền Giang
đã phần nào tránh được xu hướng này [Phụ lục 4].
2.1.3. Cơ cấu kinh tế
2.1.3.1. Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong giai đoạn 1990 – 2000 nhưng trong giai
đoạn 2000 – 2011 đã có sự chững lại [Hình 2.1]. Sự chuyển dịch chậm chạp, thậm chí đi
ngược lại so với kế hoạch đã đề ra5
của địa phương cho thấy sự chuyển dịch đang tiến dần
đến ngưỡng giới hạn được quy định bởi lợi thế lịch sử, tự nhiên. Điều này còn được minh
chứng bởi cơ cấu lao động trong các khu vực 1, 2, 3: 62.6% - 12.9% - 24.5%. Bên cạnh đó,
85.3% dân số tập trung ở nông thôn do đó việc con người đã quen gắn bó với ruộng đồng
là một trong những trở lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Hình 2.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP (1990 - 2011)
Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang (2006, 2012, NGTK Tiền Giang (2005, 2011)
Trong giai đoạn 2000 – 2011, mặc dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng 41.4% trong tổng GDP
nhưng chỉ đóng góp 23% vào tăng trưởng GDP. Trong khi đó công nghiệp và dịch vụ
chiếm tỷ trọng 22.1% và 36.5% nhưng lại đóng góp 37% và 40% vào tăng trưởng GDP
5
Cơ cấu kinh tế theo kế hoạch năm 2011: 42% - 30.3% - 27.7%
75.60%
64.20% 56.5%
48.10% 45.3% 44.7% 47.2%
11.50%
12.80%
15.3%
22.4% 23.8% 28.3% 27.1%
12.90%
23% 28.2% 29.5% 30.9% 27.0% 25.7%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1990 1995 2000 2005 2006 2010 2011
Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
8
[Hình 2.2]. Chênh lệch về năng suất và tốc độ tăng giá trị gia tăng trong từng khu vực là
nguyên nhân của sự chênh lệch này [Hình 2.3].
Hình 2.2 Đóng góp của 3 khu vực vào GDP giai đoạn 2000 - 2011
Tỷ trọng trong GDP Đóng góp vào tăng trưởng 10.0% của GDP
Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang 2005, 2011
Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng GDP của từng khu vực
Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang (2006,2012), NGTK Tiền Giang 2005, 2011
Áp dụng phương pháp “phân tích dịch chuyển cấu phần”6
[Hình 2.4] cho thấy tăng trưởng
GDP của Tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2011 chủ yếu nhờ vào tăng năng suất trong nội bộ
mỗi khu vực kinh tế (hiệu ứng nội ngành chiếm 82.4%). 12.4% tăng trưởng GDP của tỉnh
là do sự dịch chuyển từ khu vực có tốc độ tăng trưởng năng suất thấp sang khu vực có tốc
độ tăng trưởng năng suất cao hơn. Sự dịch chuyển từ khu vực có năng suất thấp sang khu
vực có năng suất cao hơn (nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ) chỉ lý giải được 5.3%
6
Định nghĩa và cách tính ở phụ lục 5
41.4%
22.1%
36.5%
2000 - 2011
23%
(2.3)
40%
(4.0)
37%
(3.7)
2000 - 2011
8.0% 7.3%
10.7% 11.1%
9.2%
10.6% 10.5%
9.0%
5.0% 4.7% 4.7% 5.4% 5.5% 5.8%
10.5%
15.0%
22.1% 21.6%
15.3%
16.7%
14.2%
5.7%
8.0%
13.2% 13.6%
11.5%
12.2%
0.0%
5.0%
10.0%
15.0%
20.0%
25.0%
2000 2001 2005 2006 2009 2010 2011
Tổng số Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
9
cho tăng trưởng GDP. Như vậy, tăng trưởng GDP của Tiền Giang chủ yếu đến từ việc mỗi
khu vực tự nâng cấp mình, tự cải tiến để đạt được mức năng suất cao hơn trong từng khu
vực.
Hình 2.4 Phân tích dịch chuyển cấu phần (2000 – 2011)
Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang 2005, 2011
2.1.3.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế gần như không có sự dịch chuyển lớn [Hình 2.5].
Năm 2000 tỷ trọng kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) trong GDP lần lượt là 17.1% - 81.8% - 1.1% thì đến năm 2011 đạt 16.8% - 78.8% -
3.8%. Điều này cho thấy khu vực ngoài nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế địa phương trong khi đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn rất
hạn chế. Mặc dù chính sách của địa phương tập trung nhiều vào thu hút FDI nhưng kết quả
mang lại không đáng kể.
Hình 2.5 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế
0.41
4.6%
1.15
12.8%
7.41
82.6%
Hiệu ứng tĩnh
Hiệu ứng động
Hiệu ứng nội ngành
17.1% 16.9% 16.2% 16.8%
81.8% 81.1% 79.5% 78.8%
1.1% 1.9% 3.5% 3.8%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2000 2005 2010 2011
Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực FDI
Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang (2006,2012), NGTK Tiền Giang (2005, 2011)
10
2.2. Năng suất lao động (NSLĐ)
Trong giai đoạn 2000 – 2011, NSLĐ ở cả ba khu vực đều tăng qua các năm, trong đó khu
vực 1 có sự tăng trưởng khá khiêm tốn so với khu vực 2, 3 [Hình 2.6]. NSLĐ khu vực 2, 3
tăng với tốc độ trung bình lần lượt là 14.4% và 6.8% trong khi khu vực 1 đạt 5.1%. Cơ cấu
lao động trong các khu vực gần như không có sự thay đổi lớn chứng tỏ ít có sự chuyển
dịch lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn.
Hình 2.6 Năng suất lao động các khu vực kinh tế (2000 – 2011)
(giá so sánh, triệu đồng/người/năm)
Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang (2005, 2011)
Hình 2.7 Tăng trưởng năng suất các khu vực (%)
Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang (2005, 2011)
Xem xét ở từng giai đoạn, tốc độ tăng trưởng năng suất trung bình của khu vực 1 và 2
trong giai đoạn 2006 – 2011 cao hơn giai đoạn 2000 – 2005 và khu vực 3 thì ngược lại
[Hình 2.7]. Mỹ Tho từng được xem là trung tâm thương mại của tỉnh và vùng lân cận
-
10
20
30
40
50
60
70
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
5.2%
2.9%
9.4%
6.1%
6.8%
4.9%
10.6%
2.6%
0.0%
2.0%
4.0%
6.0%
8.0%
10.0%
12.0%
Tổng Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
2000-2005 2006-2011
11
nhưng gần đây các tỉnh lân cận phát triển sôi động hơn nên thương mại, dịch vụ ở các tỉnh
tốt hơn; giao thông thuận lợi nên các hoạt động giao thương có thể trực tiếp với TP HCM.
Điều này cho thấy vị thế trong thương mại, dịch vụ của Tiền Giang đang giảm sút trong
bối cảnh phát triển chung của khu vực.
Theo thành phần kinh tế, NSLĐ của khu vực FDI cao nhất, kế đến là khu vực nhà nước và
thấp nhất là khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, trong khi khu vực nhà nước và ngoài nhà
nước có sự tăng trưởng NSLĐ qua các năm thì khu vực FDI lại có sự giảm sút [Bảng 2.3].
Nguyên nhân của sự giảm sút này có thể do tốc độ tăng trưởng lao động trong khu vực FDI
tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập được tạo ra từ khu vực này.
Bảng 2.3 Năng suất lao động theo thành phần kinh tế
(giá so sánh, triệu đồng/người/năm)
Năm 2000 2005 2006 2010 2011
2000-
2005
2006 -
2011
2000-
2011
Tổng 6.23 8.82 9.74 14.03 15.20 7.2% 7.7% 8.4%
Nhà nước 27.04 36.21 40.62 49.17 55.13 6.0% 5.2% 6.7%
Ngoài nhà nước 5.31 7.47 8.23 11.66 12.63 7.1% 7.4% 8.2%
Khu vực FDI 148.54 90.57 93.25 102.33 98.33 -9.4% 0.9% -3.7%
Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang (2005, 2011)
2.3. Các kết quả kinh tế trung gian
2.3.1. Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu của Tiền Giang đã có những bước tiến đáng kể, tăng từ 109 triệu USD
năm 2000 lên 1.05 tỷ USD năm 2011. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu 2000 – 2011 tăng từ
92.5 triệu USD lên 744.5 triệu USD; nhập khẩu tăng từ 16.7 triệu USD lên 302 triệu USD.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 20.9% và xuất khẩu 47.9% luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng
trung bình của vùng ĐBSCL (xuất khẩu 17.5% và nhập khẩu 21.4%)7
. Mặc dù tăng trưởng
tương đối ổn định nhưng tỷ trọng trong xuất nhập khẩu của vùng thấp, chỉ dao động từ 6 –
8% trong suốt giai đoạn 2000 – 2011. Kim ngạch xuất khẩu của Tiền Giang vẫn đứng sau
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Cà Mau. Hàng hóa xuất khẩu tập trung vào 7
nhóm mặt hàng chính8
: thủy sản, gạo, may mặc, rau quả, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm từ
dừa và bia. Năm 2012 có sự xuất hiện thêm các sản phẩm nhựa, bánh tráng, hủ tiếu, ống
7
VCCI Cần Thơ (2012)
8
Sở Công Thương Tiền Giang (2013)
12
đông… [Phụ lục 6]. Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu giảm nhanh trong khi hàng thủy
sản tăng mạnh qua các năm [Hình 2.8] chứng tỏ có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang
nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thủy hải sản – từ ngành có năng suất thấp sang
ngành có năng suất cao hơn.
Kim ngạch nhập khẩu chủ yếu tập trung vào các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, máy may, vải.
Hình 2.8 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu (2000 - 2011)
Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang 2011
2.3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2011, Tiền Giang có 43 dự án FDI với vốn đăng
ký là 859.2 triệu USD, đứng sau Long An cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư. Tiền Giang
có số dự án nhiều hơn Kiên Giang nhưng số vốn đầu tư chưa bằng một phần ba. Tổng vốn
FDI đăng ký của Cà Mau gần xấp xỉ Tiền Giang nhưng chỉ với 6 dự án [Phụ lục 7]. Nhìn
chung, quy mô FDI ở Tiền Giang nhỏ, chưa tập trung vào chế biến sâu; thiếu lĩnh vực công
nghiệp cơ khí phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất trong nông nghiệp. Như phân tích ở
trên, tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP chỉ đạt 3.8% trong năm 2011; NSLĐ của khu
vực FDI giảm trong giai đoạn 2000 – 2011 cho thấy hoạt động FDI chưa thực sự mang lại
hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế địa phương. Với lợi thế cạnh tranh của một tỉnh “cửa
ngõ”, giao thông thuận lợi thì FDI là một tiềm năng cần được quan tâm, thu hút và nâng
cao hiệu quả mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội chứ không dừng lại ở mặt tích cực là
giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
26.1% 21.9% 29.2% 24.5%
55.7%
47.1%
17.5% 19.8%
18.3%
28.2%
44.8% 42.6%
2.7% 8.4% 13.1%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2000 2005 2010 2011
Khác
Hàng thủy sản
Hàng nông sản
Hàng công nghiệp nhẹ
và tiểu thủ công nghiệp
13
2.3.3. Du lịch
Theo số liệu từ NGTK, lượng khách du lịch đến Tiền Giang tăng qua các năm, từ 316
nghìn người năm 2000 đã tăng hơn 1,2 triệu khách năm 2011. So với con số hơn 17.5 triệu
lượt khách đến ĐBSCL vào năm 20119
, lượng khách đến Tiền Giang chiếm 6.9% của cả
vùng, đứng thứ tư sau An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp. Doanh thu du lịch năm 2011
vào khoảng 200 tỷ đồng, tương đương với An Giang, thua xa Cần Thơ và Kiên Giang. Chi
tiêu bình quân của khách du lịch chỉ vào khoảng 220 nghìn đồng/người/ngày.
Một điểm quan trọng là lượng khách quốc tế đến Tiền Giang tăng trưởng nhanh, cao nhất
vùng ĐBSCL, từ 176 nghìn lượt khách năm 2000 tăng lên hơn 500 nghìn năm 2011 [Hình
2.9]. Có hai lý do cơ bản để khách quốc tế chọn Tiền Giang10
. Thứ nhất, du khách thích
hình thức du lịch sông nước vì được thư giãn, hưởng cảm giác yên bình, trong lành; thứ
hai, Tiền Giang là địa điểm tương đối gần, giao thông thuận lợi, phù hợp cho các ngày nghỉ
ngắn ngày, cuối tuần.
Hình 2.9 Lượng khách quốc tế (1996 - 2011) (triệu lượt khách)
Nguồn: Lấy từ Hoang Tu Uyen (2012), chart 3.17, p.39
9
Hiệp hội du lịch ĐBSCL (2011)
10
Tác giả phỏng vấn khách du lịch
14
Tuy nhiên, các tour du lịch chủ yếu đến Mỹ Tho với các sản phẩm du lịch nghèo nàn, dịch
vụ mua sắm, giải trí gần như không có gì đặc sắc [Phụ lục 8]. Thời gian lưu trú thấp, tỷ lệ
sử dụng phòng nghỉ thấp do đó các cơ sở lưu trú không mấy quan tâm đến việc đầu tư cho
hệ thống nhà nghỉ, khách sạn – hệ thống khách sạn chỉ đạt tiêu chuẩn 1, 2 sao. Các tour du
lịch chưa tận dụng khai thác lợi thế về văn hóa – lịch sử – con người. Ngành du lịch hướng
đến du lịch xanh nhưng các tour hiện nay chưa gắn với các lễ hội ở địa phương, làng nghề,
các hoạt động ở thôn quê như mùa trái cây, mùa gặt, mùa nước nổi… Thực tế, chính những
“trục trặc” trong quá trình cổ phần hóa công ty Du lịch Tiền Giang kéo dài đã làm cho
ngành du lịch Tiền Giang vẫn đang loay hoay, chưa tìm được hướng đi.
15
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TỈNH TIỀN GIANG
3.1. Các yếu tố về lợi thế tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc ĐBSCL, trải dài trên bờ Bắc sông Tiền (nhánh của
sông Mê Kông) với chiều dài 120km, cách TP HCM 70 km theo đường quốc lộ 1A, phía
Đông giáp biển Đông với 32 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp
Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An, TP HCM. Sau khi đường cao
tốc TP HCM – Trung Lương đưa vào sử dụng thì thời gian di chuyển từ TP HCM về đến
Mỹ Tho đã được rút ngắn còn khoảng 45 phút (trước đây theo quốc lộ 1A, thời gian
khoảng 2 giờ)11
. Đề án phát trển TP HCM tiến ra biển Đông có định hướng mở rộng dần
về phía Nam, trong đó Mỹ Tho và Gò Công được nhắc đến như hai đô thị vệ tinh của TP
HCM trong tương lai. Vị trí địa lý là một lợi thế đặc thù cần được tận dụng và phát huy –
cửa ngõ của vùng, đóng vai trò trung chuyển quan trọng, cầu nối, thuận lợi cho sự liên
kết, hợp tác phát triển trong khu vực.
Hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho giao thông, cung cấp nước ngọt cho sinh
hoạt, phát triển nông nghiệp. Quá trình phù sa bồi đắp đã hình thành nên các cồn với các
vườn cây ăn trái trù phú, thích hợp cho phát triển du lịch sông nước. Bờ biển dài 32 km đã
thiết lập nên hệ thống rừng ngập mặn với hệ thực vật phong phú, thuận lợi cho việc nuôi
trồng, đánh bắt thủy hải sản.
Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của vùng ĐBSCL, nền nhiệt
cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát
triển nông nghiệp. Địa hình tương đối bằng phẳng, tuy nhiên một số vùng trũng thấp và
vùng ngập mặn phải đối mặt với lũ lụt hằng năm và tình trạng biến đổi khí hậu trong
tương lai.
11
Ánh Nguyệt (2010)
16
3.1.2. Quy mô địa phương
Tiền Giang có diện tích 2,508.3 km2
(tương đương diện tích TP HCM, chiếm khoảng 6%
diện tích ĐBSCL) với 10 đơn vị hành chính (1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã, 8
huyện). Dân số trung bình năm 2011 là 1,682,601 người (chiếm 9.8% dân số ĐBSCL),
mật độ dân số 671 người/km2
, cao gấp 1.5 lần mật độ dân số trung bình của ĐBSCL (426
người/km2
). Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Tiền Giang so với ĐBSCL chỉ xếp ở vị trí
6,7 trong vùng [Phụ lục 9].
Nhìn chung, quy mô của Tiền Giang so với vùng ĐBSCL chỉ ở mức trung bình do đó
không có lợi thế nổi trội về sức cầu, thương mại hay tầm quan trọng trong phát triển kinh
tế vùng ĐBSCL.
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236,663.24 ha với nhiều loại đất: đất phù sa, đất mặn, đất
phèn và đất cát giồng. Trong đó, đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất, 52% thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, hình thành nên vùng lúa, cây ăn trái, rau màu trù phú. Nhóm đất
mặn chiếm 14.6%, thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ sản. Mặc dù nhóm đất
phèn, đất mặn gây khó khăn cho canh tác nhưng thời gian qua đã được tập trung khai
hoang, cải tạo, hình thành các vùng cây chuyên canh như mía và dứa trên đất phèn Đồng
Tháp Mười và vùng cây ăn trái ở Gò Công.
Tiền Giang không có ưu thế về mặt khoáng sản cả về chủng loại lẫn số lượng, tập trung
chủ yếu bao gồm than bùn, đất sét, cát sông và mạch nước ngầm. Việc khai thác cần được
kiểm soát chặt chẽ để tránh những rủi ro đối với việc bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi
trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.
3.1.4. Phân bổ đất
Tiền Giang có lợi thế và truyền thống sản xuất nông nghiệp nên điện tích đất dành cho
nông nghiệp cũng chiếm phần lớn 76.3% năm 2011, trong đó chủ yếu được phân bổ cho
trồng lúa (34.52%), trồng cây lâu năm (33.84%). Trong bức tranh tổng thể về phân bổ đất
trong vùng ĐBSCL, trong khi các tỉnh khác trong vùng thiên về trồng lúa hoặc cây lâu năm
hoặc nuôi trồng thủy hải sản thì Tiền Giang có sự phân bổ khá đồng đều [Hình 3.1].
17
Hình 3.1 Phân bổ diện tích đất nông nghiệp ĐBSCL (2011)
Diện tích trồng lúa và sản lượng lúa của Tiền Giang chiếm tỷ trọng thấp trong tổng của
ĐBSCL, chiếm chưa đầy 6% diện tích và sản lượng của ĐBSCL, thấp hơn Long An, An
Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng. Năng suất lúa cả năm ở Tiền Giang đạt 55
tạ/ha, thấp hơn năng suất lúa trung bình ĐBSCL (56.7 tạ/ha) và kém xa các tỉnh An Giang
(63.6 tạ/ha), Đồng Tháp (61.9 tạ/ha).
Tiền Giang có diện tích cây ăn quả lớn nhất vùng ĐBSCL, lên đến 60.9 nghìn ha, chiếm
23.7% diện tích cây ăn quả của vùng12
và dẫn đầu cả về diện tích lẫn sản lượng một số mặt
hàng trái cây như khóm (dứa) (đứng đầu cả nước với diện tích 11.3 nghìn ha, sản lượng
193.2 nghìn tấn năm 2010), cam quýt, xoài, nhãn, bưởi. Một số cây ăn trái đặc trưng của
Tỉnh như: xoài cát Hòa Lộc, khóm Tân Lập, thanh long Chợ Gạo, vú sữa Lò Rèn, sầu
riêng, cam, quýt… đã xây dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường nội địa và xuất
khẩu, đồng thời là nguồn cung cho các công ty chế biến tại địa phương.
Diện tích nuôi trồng thủy sản không lớn và năng suất chỉ đạt mức trung bình nên sản lượng
của Tiền Giang thuộc nhóm thấp trong vùng ĐBSCL, đạt 121.4 nghìn tấn năm 2011, chỉ
bằng 1/3 so với sản lượng của tỉnh dẫn đầu (Đồng Tháp với 376.8 nghìn tấn).
12
Bộ NN & PTNT (2011)
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Long
An
Tiền
Giang
Bến
Tre
Trà
Vinh
Vĩnh
Long
Đồng
Tháp
An
Giang
Kiên
Giang
Cần
Thơ
Hậu
Giang
Sóc
Trăng
Bạc
Liêu
Cà
Mau
Đất trồng lúa Đất trồng cây hằng năm khác Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản
Nguồn: TCTK, Kết quả tổng điều tra Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản 2011
18
Trong lĩnh vực chăn nuôi, Tiền Giang có số lượng và sản lượng lợn lớn nhất vùng ĐBSCL,
tăng trưởng qua các năm, với hơn 565 nghìn con, sản lượng xuất chuồng hơn 97 nghìn tấn
năm 2011. Đây là nguồn cung quan trọng cho thị trường tiêu thụ trong tỉnh và khu vực,
đồng thời là đầu vào cho các công ty chế biến thực phẩm đóng hộp.
Có thể thấy rằng Tiền Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi và thực tế sự phân bổ nguồn
lực cũng tập trung vào nông nghiệp (cây ăn trái, chăn nuôi), thủy sản, do đó việc hoạch
định chính sách, tạo điều kiện nâng cao giá trị gia tăng của ngành hàng này sẽ là động lực
quan trọng cho sự phát triển kinh tế địa phương.
3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương
3.2.1. Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục
3.2.1.1. Lịch sử, văn hóa
Vùng đất Tiền Giang với “Mỹ tho đại phố” có lịch sử rất lâu đời, nay còn ghi dấu các
chứng tích của nền văn hóa Óc Eo của xứ Phù Nam xưa. Nơi đây có sự giao thoa của
nhiều nét văn hóa Ấn Độ, Khơme, Trung Quốc qua người Hoa, Hồi Giáo qua người
Chăm. Ngoài ra còn in dấu các chiến tích của những bậc anh hùng hào kiệt: di tích Rạch
Gầm- Xoài Mút, di tích anh hùng dân tộc Trương Định, di tích Thủ Khoa Huân, di tích
Ấp Bắc. Công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo chùa Vĩnh Tràng, các lễ hội phong phú
như lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Kỳ Yên… là một tiềm năng cho phát triển du lịch khảo cổ,
tìm hiểu văn hóa – lịch sử, con người xứ Nam Bộ.
3.2.1.2. Thị trường và chất lượng lao động
Tiền Giang có dân số trung bình năm 2011 là 1,682,601 người, tỷ lệ phụ thuộc chung
45.72%, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao 65%. Nhìn chung, cơ cấu dân số trẻ
(dân số vàng) là một thuận lợi trong việc phát triển nguồn nhân lực [Phụ lục 10]. Tuy
nhiên, từ năm 2000 – 2011 dân số trên địa bàn tăng trung bình 0.38% và tỷ lệ tăng tự nhiên
vào khoảng 1% cho thấy có một tỷ lệ di cư nhất định từ Tiền Giang đến các tỉnh khác lân
cận đặc biệt là vùng ĐNB – tạo ra những khó khăn nhất định trong vấn đề giải quyết nguồn
nhân lực của Tỉnh.
Chất lượng lao động mặc dù có cải thiện nhưng vẫn đang ở mức tương đối thấp. Tỷ lệ lao
động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 90.9% trong khi tỷ lệ lao động qua dạy
19
nghề ngắn hạn, dài hạn và trung học chuyên nghiệp chỉ ở mức 6% [Bảng 3.1]. Tiền Giang
với lợi thế về nông nghiệp nhưng có đến 98% lao động trong nông nghiệp chưa qua đào
tạo13
. Hạn chế về trình độ nên nông dân chủ yếu theo kinh nghiệm mà chưa tích cực trong
đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và phần nào lý giải cho sự đóng
góp hạn chế của khu vực nông nghiệp.
Theo PCI 2011, doanh nghiệp đánh giá cao giáo dục phổ thông và có đến 70.7% doanh
nghiệp hài lòng với chất lượng lao động. Tuy nhiên, đây không hẳn là tín hiệu khả quan vì
các doanh nghiệp chủ yếu tập trung trong ngành thâm dụng lao động nên chỉ cần lao động
phổ thông, không đòi hỏi chất lượng cao, các chuyên gia có chuyên môn kỹ thuật đa phần
từ nước ngoài hoặc được thuê từ khu vực ĐNB.
Bảng 3.1 Lao động phân theo kỹ năng ĐBSCL 2010
Không có
chuyên
môn kỹ
thuật
Dạy nghề
ngắn hạn
Dạy nghề
dài hạn
Trung học
chuyên
nghiệp
Cao
đẳng
Đại học
trở lên
Không
xác định
Long An 89.90% 1.6% 1.1% 2.7% 1.4% 2.8% 0.3%
Tiền Giang 90.9% 1.3% 0.9% 2.8% 1.3% 2.6% 0.2%
Bến Tre 90.7% 0.8% 1.0% 2.3% 1.4% 3.5% 0.3%
Trà Vinh 91.3% 0.7% 0.5% 2.3% 1.5% 3.0% 0.7%
Vĩnh Long 92.0% 1.1% 0.5% 1.8% 1.4% 3.1% 0.2%
Đồng Tháp 93.8% 0.5% 0.4% 1.6% 1.0% 2.4% 0.2%
An Giang 92.2% 0.9% 0.5% 2.0% 0.9% 2.9% 0.7%
Kiên Giang 90.4% 1.3% 1.6% 2.4% 0.7% 3.4% 0.3%
Cần Thơ 87.8% 1.7% 1.5% 2.0% 1.4% 5.1% 0.4%
Hậu Giang 93.5% 0.8% 0.3% 1.6% 1.0% 2.0% 0.9%
Sóc Trăng 93.3% 0.6% 0.5% 1.9% 0.9% 1.8% 1.1%
Bạc Liêu 93.1% 1.3% 0.4% 1.9% 0.5% 2.7% 0.2%
Cà Mau 93.6% 0.5% 0.6% 1.4% 0.5% 2.8% 0.6%
ĐBSCL 91.7% 1.0% 0.8% 2.1% 1.1% 2.9% 0.5%
Nguồn: TCTK, Số liệu thống kê lao động – việc làm 2010
3.2.1.3. Đào tạo và chính sách thu hút nguồn nhân lực
Giáo dục phổ thông và giáo dục trung cấp – hình thức giáo dục định hướng nghề nghiệp
đạt được những bước tiến khả quan. Trên địa bàn Tỉnh có hệ thống trường phổ thông khá
đầy đủ, 100% các xã đều có trường tiểu học tạo thuận lợi cho công tác huy động học sinh
đi học. Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông khá cao, đạt 89.3% năm 2011. Kết quả
13
TCTK (2012)
20
thi đại học của các thí sinh tỉnh Tiền Giang có sự tiến bộ đáng kể, thứ hạng và điểm số
tăng; dẫn đầu khu vực ĐBSCL trong nhiều năm liền (từ năm 2009 – 2012)14
. Điều này cho
thấy nền tảng giáo dục phổ thông ở Tiền Giang khá tốt, là tiền đề cho sự phát triển nguồn
nhân lực của địa phương. Mặc dù vậy, khá tốt trong thước đo của nền giáo dục hiện nay
nhiều bất cập là vấn đề đáng quan ngại, cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Đại học Tiền Giang và các cơ sở đào tạo nghề đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo lao động
của các doanh nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, theo nhận định của doanh nghiệp, mối
quan hệ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp khá lỏng lẻo, công tác giới thiệu việc cũng rất
hạn chế nên một số thời điểm doanh nghiệp không tuyển được lao động hoặc sau khi tuyển
dụng phải tổ chức đào tạo, tập huấn lại mới đủ khả năng đảm nhận công việc của doanh
nghiệp.
Tính đến năm 2011, số cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh có trình độ tiến sĩ là 18, thạc
sĩ là 375 (đại học Tiền Giang có 12 tiến sĩ, 156 thạc sĩ), trong đó số công chức có trình độ
tiến sĩ là 04, thạc sĩ là 4815
. Vấn đề đào tạo đội ngũ và thu hút nguồn nhân lực rất được
quan tâm, cụ thể hóa thông qua quy hoạch nguồn nhân lực, nghị quyết về chính sách đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực. Chính sách thu hút được áp
dụng tương tự với chính sách đào tạo bằng cách hỗ trợ khoản kinh phí tùy theo bậc đào
tạo/ bằng cấp của người được thu hút đi kèm với một số cam kết về thời gian phục vụ. Tuy
nhiên, thực tế chính sách đào tạo và thu hút cũng còn nhiều bất cập: một số cán bộ được hỗ
trợ kinh phí nhưng học chậm tiến độ, không hoàn thành, không quay về…thậm chí có bằng
cấp nhưng không đi kèm với nâng cao hiệu quả hoạt động; một số cán bộ từ nơi khác về
mà không đồng ý nhận chính sách vì không muốn bị “ràng buộc”. Trường hợp không
tuyển được hiệu trưởng trường đại học Tiền Giang thời gian qua là một minh chứng. Mặc
dù chưa có nghiên cứu chính xác về các nguyên nhân không thu hút được nhưng có thể
thấy rằng nguồn kinh phí hỗ trợ không hẳn là yếu tố then chốt, do đó, nếu các địa phương
cứ cố “cạnh tranh” nhau về khoản kinh phí thu hút thì chính sách sẽ khó phát huy tác dụng.
14
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009 – 2012)
15
Sở Nội Vụ Tiền Giang (2011)
21
3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật
3.2.2.1. Hạ tầng giao thông
Đường bộ
Mạng lưới đường bộ tương đối hợp lý, rộng khắp toàn tỉnh đã hình thành được các trục liên
vùng, nội tỉnh, đường giao thông nông thôn kết nối với các huyện, xã, thôn; mật độ đường
cao so với cả nước và vùng ĐBSCL (2.81km/km2
và 4.2km/1000 dân)16
.
Trên địa bàn có 4 tuyến quốc lộ (QL) đang khai thác: QL 1, QL 50, QL 60, QL 30 và tuyến
cao tốc TP HCM – Trung Lương. Các tuyến đường này là trục giao thông quan trọng kết
nối TP HCM với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, các tuyến này có khổ đường
nhỏ, hạn chế khả năng vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là container với tải trọng lớn. Cầu
Mỹ Lợi nối Tiền Giang và Long An trên QL 50 chưa hoàn thành nên việc kết nối giữa TP
HCM và TX Gò Công chưa thuận lợi. Ngoài ra Tỉnh còn có các tuyến đường tỉnh, huyện,
nội đô, mạng lưới đường liên xã, giao thông nông thôn để phục vụ cho nhu cầu đi lại, vận
chuyển, kết nối các huyện với các trục giao chính [Phụ lục 11].
Đường thủy
Giao thông đường thủy gồm có 101 tuyến, với tổng chiều dài 1,020.27km [Phụ lục 12],
đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa nội tỉnh và liên vùng, chủ yếu là lúa
gạo, nông sản và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, các kênh chưa được đầu tư nạo vét, mở
rộng nên năng lực vận tải còn thấp, nguồn thu từ vận tải đường thủy rất hạn chế.
Cảng biển
Cảng tổng hợp Mỹ Tho nằm trên trục giao thông thủy chính TP HCM – Cà Mau, TP HCM
– Kiên Lương, đóng vai trò vận tải hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu, tuy nhiên năng lực
thấp vận tải thấp, chỉ tiếp nhận được tàu tối đa 3000DWT.
Kết quả đánh giá chất lượng CSHT năm 2011 [Hình 3.2] cũng cho thấy chất lượng giao
thông của tỉnh Tiền Giang khá tốt. Các chỉ số về chất lượng, tỷ lệ đường rải nhựa đều cao
hơn mức trung vị và trung bình của ĐBSCL.
16
Sở Giao thông vận tải Tiền Giang (2012)
22
Hình 3.2 Đánh giá hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh (0 kém nhất, 100 tốt nhất)
Nguồn: Tính toán từ VCCI (2012)
3.2.2.2. Cơ sở vật chất
Khu công nghiệp (KCN)
Tiền Giang có 3 KCN đã đi vào hoạt động: KCN Mỹ Tho, KCN Long Giang và KCN Tân
Hương. Tổng diện tích của các KCN là 1,101.47ha, tỷ lệ lắp đầy chung của các KCN là
55.75% (KCN Mỹ Tho đã lắp đầy 100%). KCN Tân Hương và Long Giang vẫn đang tiếp
tục hoàn thiện hạ tầng KCN do chưa giải quyết dứt điểm các vướng mắc giữa chính quyền
với chủ đầu tư trong quá trình ưu đãi đầu tư, và trong việc giải tỏa đền bù đối với các hộ
dân. KCN Long Giang có vị trí gần đường cao tốc tuy nhiên nút giao tại đường 866B và
đường cao tốc chưa được chấp thuận nên việc giao thông chưa thực sự thuận lợi đối với
các doanh nghiệp trong KCN.
Cụm công nghiệp (CCN)
Tính đến 10/2012, tỉnh có 4 CCN đã đi vào hoạt động: CCN Trung An (lắp đầy 100%),
CCN An Thạnh (lắp đầy 100%), CCN Tân Mỹ Chánh (lắp đầy 96.3%), CCN Song Thuận
(lắp đầy 91.8%), với tổng diện tích 109 ha. Các CCN thu hút được 84 dự án đầu tư (trong
đó có 5 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư 1,910.5 tỷ đồng, 73 dự án đã đi vào hoạt động, thu
hút được 11,006 lao động vào làm việc17
.
Một ưu thế để thu hút đầu tư là giá thuê đất ở Tiền Giang khá rẻ, chỉ từ 0.9 – 1
USD/m2
/năm so với 30USD/m2
/năm ở khu vực ĐNB. Tuy nhiên, chi phí thấp cùng với
17
Sở Công thương Tiền Giang (2013)
0
50
100
Chất lượng
đường bộ
Tỉ lệ đường rải
nhựa
Tỷ lệ đường do
tỉnh quản lý
được rải nhựa
ĐBSCL Tiền Giang Median Max
Tải bản FULL (75 trang): https://bit.ly/3KG7aqQ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
23
quản lý kém đã dẫn đến hai bất cập quan trọng. Thứ nhất, các doanh nghiệp bị “hấp dẫn”
nên đăng ký đầu tư nhưng triển khai thực hiện không đạt được hiệu quả. Thứ hai, tình
trạng các doanh nghiệp lách luật bằng cách “hợp tác kinh doanh” để cho thuê lại với giá
cao hơn. Hai vấn đề này đã gây nên sự lãng phí nguồn lực đồng thời tạo cơ hội cho một số
cá nhân, đơn vị trục lợi. Trường hợp của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – Satra, Công
ty CP Du lịch Tiền Giang, Công ty CP Dầu thực vật Tiền Giang, Công ty CP Vận tải ô tô
Tiền Giang... là minh chứng cho những bất cập này.
Dựa vào đánh giá chất lượng CSHT trong đánh giá PCI năm 2011 [Hình 3.3], so với mức
trung vị và trung bình chung của ĐBSCL, chất lượng KCN ở Tiền Giang được đánh giá
khá cao trong khi số lượng và tỷ lệ lắp đầy KCN chỉ tương đương với mức trung vị và
trung bình ĐBSCL. Có đến 71.52% trong số các doanh nghiệp được khảo sát đánh giá chất
lượng KCN tốt hoặc rất tốt. Điều này càng khẳng định lợi thế của Tiền Giang so với các
tỉnh khác trong vùng trong việc thu hút đầu tư vào các KCN. Tuy nhiên tỷ lệ lắp đầy
55.75% cho thấy sự hạn chế trong việc xúc tiến, thu hút vào KCN. Do đó, vấn đề là tạo lập
một môi trường kinh doanh tốt, thân thiện với doanh nghiệp, có chính sách và chiến lược
quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư.
Hình 3.3 Đánh giá KCN (0 kém nhất, 100 tốt nhất)
3.2.2.3. Hạ tầng điện, nước, viễn thông
Hệ thống lưới điện đã phủ khắp toàn tỉnh, đến năm 2010, 100% xã và 99.9% hộ dân có sử
dụng điện sinh hoạt. Hệ thống cấp nước cơ bản đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất.
Theo đánh giá chất lượng CSHT năm 2011 [Hình 3.4], CSHT điện luôn đạt cao hơn mức
trung vị và trung bình ĐBSCL, giá điện và số giờ cắt điện tương đương với khu vực, đặc
0
20
40
60
80
100
KCN
Tỉ lệ lấp đầy
KCN
Chất lượng KCN
ĐBSCL
Tiền Giang
Median
Max
Nguồn: Tính toán từ VCCI (2012)
Tải bản FULL (75 trang): https://bit.ly/3KG7aqQ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
24
biệt 99% doanh nghiệp cho rằng được thông báo khi cắt điện. Điều này giúp cho doanh
nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, chất
lượng internet và dịch vụ viễn thông khá tốt, cao hơn hẳn so với trung vị và trung bình khu
vực.
Hình 3.4 Đánh giá chất lượng điện và viễn thông (0 kém nhất, 100 tốt nhất)
3.2.3. Chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế
3.2.3.1. Thu, chi ngân sách
Thu, chi ngân sách tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2011 với tốc độ trung bình lần lượt
là 17.3% và 20.5% cho thấy phần nào sự phát triển đi lên của địa phương. Ngân sách thu từ
kinh tế địa phương chiếm tỷ trọng cao và duy trì ổn định ở mức trên dưới 40%. Tuy nhiên,
ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào trợ cấp từ Trung ương, tỷ trọng này chiếm trên dưới
30%, thậm chí năm 2010 lên đến 39%. Khu vực FDI đóng góp vào ngân sách thấp và
không ổn định cho thấy vì mục tiêu thu hút đầu tư nên các dự án FDI nhận được nhiều ưu
đãi hơn mức đóng góp cho nền kinh tế địa phương [Phụ lục 13, 15].
Trong chi ngân sách, chi thường xuyên luôn lấn át, chiếm hơn 50% làm cho dư địa ngân
sách trở nên hạn hẹp đối với các khoản chi khác. Chi đầu tư phát triển dao động quanh mốc
30%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 35.8% với giá trị tuyệt tối 2,218 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi
đầu tư phát triển tập trung chủ yếu vào xây dựng cơ bản. Trong chi thường xuyên, chi cho
giáo dục đào tạo rất ấn tượng, chiếm tỷ trọng lớn và ổn định qua các năm, dao động xung
quanh mức 40% của tổng chi thường xuyên [Phụ lục 14, 16].
Nguồn: Tính toán từ VCCI (2012)
6673179

More Related Content

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Man_Ebook
 
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinhHuy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf (20)

[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...
[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...
[Luanvandaihoc.com]thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh t...
 
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
 
Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...
Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...
Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk NôngLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Phát Triển Hợp Tác Xã Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Hợp Tác Xã Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng.docPhát Triển Hợp Tác Xã Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Hợp Tác Xã Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAYĐảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
 
Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đChính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
 
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng NamLuận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinhHuy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh
 
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoàiNghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
 

More from HanaTiti

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ KIM DUNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HUỲNH THỊ KIM DUNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH TIỀN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. JONATHAN PINCUS THẦY PHAN CHÁNH DƯỠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này thể hiện quan điểm cá nhân, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả Huỳnh Thị Kim Dung
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – Đại học Kinh tế TP HCM đã nhiệt tình giảng dạy và chia sẻ kiến thức giúp tôi có thêm nhiều hiểu biết, góc nhìn xã hội, nâng cao năng lực nghề nghiệp và cuộc sống tương lai. Tôi trân trọng cảm ơn Thầy Jonathan Pincus đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi gửi lời cảm ơn và lòng kính yêu sâu sắc đến Thầy Phan Chánh Dưỡng, Thầy Vũ Thành Tự Anh đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức thực tế thực sự bổ ích, giúp tôi có thêm tự tin, niềm đam mê trong việc theo đuổi các mục tiêu nghiên cứu về phát triển địa phương. Chân thành cảm ơn các Cán bộ nhân viên của trường, các bạn MPP3, MPP4, MPP5, bạn Đỗ Hoàng Phương đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập cũng như thu thập thông tin, số liệu thực hiện luận văn này. Cảm ơn tập thể MPP4 luôn đoàn kết, chia sẻ, động viên tôi những lúc khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của sở ngành, các anh, chị, cán bộ, doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang trong việc cung cấp số liệu, thông tin và có nhiều góp ý hữu ích cho báo cáo luận văn. Cuối cùng, tôi cảm ơn gia đình, anh chị, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho tôi học tập, làm việc và hoàn thành luận văn này.
  • 5. iii TÓM TẮT Tiền Giang có vị trí địa lý – kinh tế khá đặc thù: nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN). Đây được xem là một lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, Tiền Giang có truyền thống nông nghiệp lâu đời, địa lý, thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy sản. Trong giai đoạn 2000 – 2011, Tiền Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng, giảm nghèo nhưng chỉ đạt vị trí trung bình của vùng ĐBSCL và thuộc nhóm thấp trong vùng KTTĐPN. Điều này cho thấy sự phát triển của Tiền Giang chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều thay đổi, thành tựu tăng trưởng hiện tại không hẳn đảm bảo sự ổn định và phát triển tương lai. Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) tỉnh Tiền Giang” tập trung đánh giá NLCT, đồng thời tìm ra những khuyến nghị chính sách phù hợp nâng cao NLCT. Các khuyến nghị này góp phần định hướng cho địa phương trong việc hoạch định chiến lược nhằm duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai. Nghiên cứu dựa vào nền tảng lý thuyết của mô hình các nhân tố quyết định NLCT của Porter được Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh theo cấp độ địa phương. Theo mô hình này, NLCT được đo lường và quyết định bởi năng suất sử dụng các nguồn lực. Nguồn gốc của tăng trưởng năng suất bao gồm 3 nhân tố: (1) lợi thế sẵn có của địa phương; (2) NLCT cấp độ địa phương; (3) NLCT cấp độ doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang đạt được những thành tự đáng kể nhưng đang nổi lên những dấu hiệu cho thấy sự thụt lùi, kém bền vững như: năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, FDI thấp và đóng góp hạn chế cho sự phát triển kinh tế địa phương. Đánh giá các yếu tố quyết định NLCT sẽ giải thích cho những thành tựu và yếu kém đến từ những nhân tố nào. NLCT tỉnh Tiền Giang chỉ đạt trung bình trong khi địa phương có nhiều lợi thế hơn so với các tỉnh khác trong khu vực. Nền tảng NLCT cũng chỉ dựa vào các lợi thế sẵn có, đặc biệt là vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp. Lợi thế về tự nhiên đã hình thành và phát triển một số cụm ngành: lúa gạo, trái cây, thủy sản, du lịch. Trong bức tranh cụm ngành của vùng ĐBSCL, Tiền Giang có nổi lên một số lợi thế cạnh tranh nhất định. Các lợi thế này đang được “tận dụng” mà chưa có sự quan tâm, nghiên cứu để tạo ra các
  • 6. iv lợi thế cạnh tranh mới. Bên cạnh đó, những yếu kém đang nổi lên sẽ là mối đe dọa đối với sự duy trì tăng trưởng hiện tại của địa phương. Đó là: mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp, bất cập trong giao đất, ưu đãi đầu tư gây lãng phí nguồn lực; chiến lược hoạt động doanh nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại... Các yếu tố này trực tiếp hoặc gián tiếp đã làm cho môi trường kinh doanh bất ổn, làm hạn chế trong thu hút đầu tư, chưa phát huy được năng lực của khu vực doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Dựa vào kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành NLCT, cùng với việc nhận diện cơ hội, thách thức đến từ môi trường bên ngoài, tác giả đề ra hai nhiệm vụ chính mà địa phương cần tập trung: (1) giải quyết các yếu kém, bất cập đang nổi lên để duy trì tăng trưởng hiện tại; (2) thúc đẩy các nhân tố cốt lõi tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai. Hai nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng bốn nhóm khuyến nghị: (1) cải cách các nhân tố cơ bản quyết định chất lượng môi trường kinh doanh; (2) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (3) lấy cụm ngành làm trung tâm để xây dựng chính sách phát triển kinh tế địa phương; (4) tận dụng vị thế chiến lược phát triển TP Mỹ Tho và TX Gò Công thành đô thị - dịch vụ vệ tinh của TP HCM. Thực tế, việc triển khai thực hiện các khuyến nghị đối diện với một số rào cản nhất định: thiếu động lực, tâm lý hài lòng với thành tựu hiện hữu và giới hạn về nguồn lực tài chính. Do đó, thành công của quá trình nâng cao NLCT cần thiết phải được sự ủng hộ của Trung ương; và hơn hết là sự nhìn nhận một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng thuận, quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo, doanh nghiệp, người dân địa phương.
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii TÓM TẮT.............................................................................................................................iii MỤC LỤC .............................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................viii DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2 1.4. Phương pháp luận và khung phân tích....................................................................2 1.4.1. Phương pháp: ..................................................................................................2 1.4.2. Khung phân tích...............................................................................................3 1.5. Bố cục của nghiên cứu ............................................................................................4 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG..........5 2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế.....................................................5 2.1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP).........................................................5 2.1.2. Các chỉ tiêu thể hiện mức sống........................................................................6 2.1.2.1. Thu nhập bình quân đầu người ................................................................6 2.1.2.2. Giảm nghèo: .............................................................................................7 2.1.3. Cơ cấu kinh tế..................................................................................................7 2.1.3.1. Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế..........................................................7 2.1.3.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế....................................................9 2.2. Năng suất lao động (NSLĐ)..................................................................................10 2.3. Các kết quả kinh tế trung gian...............................................................................11 2.3.1. Xuất nhập khẩu..............................................................................................11 2.3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................................................................12
  • 8. vi 2.3.3. Du lịch............................................................................................................13 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH TIỀN GIANG .........15 3.1. Các yếu tố về lợi thế tự nhiên ...............................................................................15 3.1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................................15 3.1.2. Quy mô địa phương .......................................................................................16 3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên...................................................................................16 3.1.4. Phân bổ đất....................................................................................................16 3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương................................................................18 3.2.1. Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục .........................................................18 3.2.1.1. Lịch sử, văn hóa .....................................................................................18 3.2.1.2. Thị trường và chất lượng lao động.........................................................18 3.2.1.3. Đào tạo và chính sách thu hút nguồn nhân lực......................................19 3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật.............................................................................................21 3.2.2.1. Hạ tầng giao thông.................................................................................21 3.2.2.2. Cơ sở vật chất.........................................................................................22 3.2.2.3. Hạ tầng điện, nước, viễn thông ..............................................................23 3.2.3. Chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế............................................24 3.2.3.1. Thu, chi ngân sách..................................................................................24 3.2.3.2. Đầu tư.....................................................................................................25 3.2.3.3. Chính sách cơ cấu kinh tế.......................................................................25 3.3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp............................................................26 3.3.1. Chất lượng môi trường kinh doanh ...............................................................26 3.3.1.1. Môi trường kinh doanh qua lăng kính PCI................................................26 3.3.1.2. Môi trường kinh doanh thông qua nhận định của doanh nghiệp...............27 3.3.2. Trình độ phát triển cụm ngành ......................................................................28 3.3.3. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp ..................................................32 3.3.3.1. Quy mô doanh nghiệp ................................................................................32 3.3.3.2. Mức độ tinh thông của các doanh nghiệp..................................................32 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.......................................33
  • 9. vii 4.1. Đánh giá NLCT và nhận diện yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến NLCT.....................33 4.1.1. Chất lượng nguồn nhân lực...............................................................................34 4.1.2. Phát triển cụm ngành ........................................................................................34 4.1.3. Phát triển đô thị.................................................................................................34 4.2. Khuyến nghị chính sách nâng cao NLCT tỉnh Tiền Giang...................................34 4.2.1. Cải cách các nhân tố cơ bản quyết định chất lượng môi trường kinh doanh35 4.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................35 4.2.2.1. Nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính sự nghiệp...............................35 4.2.2.2. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .........................................................37 4.2.2.3. Nông dân....................................................................................................38 4.2.2.4. Cải cách giáo dục.......................................................................................39 4.2.3. Chính sách lấy cụm ngành làm trung tâm.....................................................39 4.2.3.1. Cụm ngành lúa gạo ................................................................................40 4.2.3.2. Cụm ngành trái cây ................................................................................40 4.2.3.3. Cụm ngành thủy sản...............................................................................41 4.2.3.4. Cụm ngành du lịch..................................................................................41 4.2.4. Tận dụng vị thế chiến lược phát triển dịch vụ - đô thị...................................41 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN....................................................................................................42 5.1. Kết luận.................................................................................................................42 5.2. Hạn chế của đề tài .................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................43 PHỤ LỤC ............................................................................................................................45
  • 10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt CCN Cụm công nghiệp CSHT Cơ sở hạ tầng ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐNB Đông Nam Bộ FDI Foreign Direction Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa KCN Khu công nghiệp KTTĐĐBSCL Kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam NGTK Niên giám thống kê NLCT Năng lực cạnh tranh NSLĐ Năng suất lao động PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TCTK Tổng cục thống kê TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Khung phân tích NLCT địa phương .......................................................................4 Hình 2.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP (1990 - 2011).................................................................7 Hình 2.2 Đóng góp của 3 khu vực vào GDP giai đoạn 2000 - 2011 .....................................8 Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng GDP của từng khu vực............................................................8 Hình 2.4 Phân tích dịch chuyển cấu phần (2000 – 2011)......................................................9 Hình 2.5 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế......................................................................9 Hình 2.6 Năng suất lao động các khu vực kinh tế (2000 – 2011)........................................10 Hình 2.7 Tăng trưởng năng suất các khu vực (%)...............................................................10 Hình 2.8 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu (2000 - 2011) .....................................................12 Hình 2.9 Lượng khách quốc tế (1996 - 2011) (triệu lượt khách) ........................................13 Hình 3.1 Phân bổ diện tích đất nông nghiệp ĐBSCL (2011) ..............................................17 Hình 3.2 Đánh giá hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh (0 kém nhất, 100 tốt nhất)............22 Hình 3.3 Đánh giá KCN (0 kém nhất, 100 tốt nhất)............................................................23 Hình 3.4 Đánh giá chất lượng điện và viễn thông (0 kém nhất, 100 tốt nhất).....................24 Hình 3.5 Các chỉ số thành phần PCI Tiền Giang 2011........................................................26 Hình 4.1 Đánh giá NLCT tỉnh Tiền Giang ..........................................................................33 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 GDP tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2011........................................................5 Bảng 2.2 GDP các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN (giá so sánh) (tỷ đồng)..................................6 Bảng 2.3 Năng suất lao động theo thành phần kinh tế ........................................................11 Bảng 3.1 Lao động phân theo kỹ năng ĐBSCL 2010 .........................................................19 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1 Nhận định về môi trường kinh doanh ....................................................................27 Hộp 3.2 Rào cản về quy mô phục vụ xuất khẩu ..................................................................30 Hộp 3.3 Khó khăn của doanh nghiệp may mặc ...................................................................31 Hộp 4.1 Phát triển nguồn nhân lực khu vực công ở Nhật Bản ............................................36 Hộp 4.2 Mô hình thành công của Bình Dương....................................................................37 Hộp 4.3 “Doanh nhân hóa nông dân”..................................................................................38 Hộp 4.4 Chính sách lấy cụm ngành làm trung tâm..............................................................39
  • 12. x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ hành chánh tỉnh Tiền Giang ...................................................................45 Phụ lục 2: Các bước nghiên cứu:.........................................................................................46 Phụ lục 3: GDP đầu người của Tiền Giang so với các tỉnh ĐNB (giá thực tế)...................47 Phụ lục 4: Tỷ lệ nghèo chung các tỉnh ĐBSCL (%)...........................................................47 Phụ lục 5: Phương pháp phân tích dịch chuyển – cấu phần ................................................48 Phụ lục 6 Trị giá xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu (2008 – 2012) (triệu USD)...................51 Phụ lục 7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép.........................................................51 Phụ lục 8 Một số tour du lịch đến tiền Giang......................................................................52 Phụ lục 9 Quy mô địa phương .............................................................................................54 Phụ lục 10 Cơ cấu dân số Tiền Giang..................................................................................54 Phụ lục 11 CSHT Giao thông đường bộ..............................................................................55 Phụ lục 12 CSHT Giao thông đường thủy...........................................................................55 Phụ lục 13 Thu ngân sách (tỷ đồng) ....................................................................................56 Phụ lục 14 Chi ngân sách (tỷ đồng).....................................................................................56 Phụ lục 15 Cơ cấu thu ngân sách (%)..................................................................................57 Phụ lục 16 Cơ cấu chi ngân sách (%) ..................................................................................57 Phụ lục 17 Kết quả PCI Tiền Giang (2005 – 2012).............................................................58 Phụ lục 18 Kết quả PCI các tỉnh ĐBSCL 2011 ...................................................................58 Phụ lục 19 Quy trình sản xuất thủy sản khép kín ................................................................59 Phụ lục 20 Cơ cấu doanh nghiệp theo số lao động..............................................................60 Phụ lục 21 Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô vốn .............................................................60 Phụ lục 22 Đánh giá NLCT .................................................................................................61 Phụ lục 23 Phân tích SWOT................................................................................................62
  • 13. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Tiền Giang nằm trong khu vực ĐBSCL, giữa hai thành phố lớn của phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và thành phố Cần Thơ; phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An, TP HCM; phía Tây giáp Đồng Tháp; phía Nam giáp Bến Tre, Vĩnh Long và phía Đông giáp biển Đông [Phụ lục 1]. Đây được xem là cửa ngõ về ĐBSCL đồng thời là vùng tiếp giáp quan trọng giữa vùng KTTĐĐBSCL và vùng KTTĐPN. Tiền Giang thuộc vùng KTTĐPN – vùng kinh tế phát triển năng động, dẫn đầu cả nước về nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Có thể thấy rằng vị trí địa – kinh tế của Tiền Giang là một lợi thế đặc thù cho sự phát triển kinh tế địa phương. Trong giai đoạn 2000 – 2011, Tiền Giang đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khá ổn định, (2000 – 2005: 9%/năm, 2006 – 2011: 10.8%/năm), cao hơn mức trung bình chung của cả nước. Mức sống người dân cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt, GDP bình quân đầu người năm 2011 theo giá thực tế đạt 27.7 triệu đồng, tỷ lệ nghèo chung giảm từ 13.2% năm 2006 xuống còn 10% năm 2011, thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước 14.2%. Mặc dù các chỉ tiêu cho thấy sự tăng trưởng đi lên nhưng Tiền Giang chỉ đạt vị trí trung bình của khu vực ĐBSCL và thuộc nhóm thấp trong vùng KTTĐPN. Theo chủ trương chung của nhà nước, Tiền Giang đang cố gắng để đạt được mục tiêu “công nghiệp hóa” nhưng cơ cấu kinh tế gần như không có sự chuyển dịch lớn, thậm chí đi ngược lại so với kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm có thể được giải thích bởi vùng đất này có truyền thống nông nghiệp lâu đời, địa lý, thiên nhiên có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy sản – vùng đất màu mỡ, phù sa bồi đắp, diện tích đất nông nghiệp chiếm 76.3% và 85.3% dân số tập trung ở khu vực nông thôn. Việc Tiền Giang thuộc Vùng KTTĐPN được kỳ vọng rằng đây sẽ là một điểm đến “đầy tiềm năng” nhưng chưa có sự lan tỏa, thiếu liên kết nội vùng, liên vùng để thu hút đầu tư, hợp tác cùng phát triển. Số lượng doanh nghiệp về địa phương ít, quy mô sản xuất nhỏ trong đó các dự án FDI lại càng khiêm tốn cả về số lượng lẫn vốn đầu tư. Các mặt hàng xuất khẩu ở địa phương chủ yếu là các mặt hàng nông sản sơ chế, thủy sản và hàng may mặc không mang lại giá trị gia tăng cao.
  • 14. 2 Có thể thấy rằng mặc dù có nhiều lợi thế nhưng sự phát triển của Tiền Giang chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều thay đổi, thành tựu tăng trưởng hiện tại không không hẳn đảm bảo sự ổn định và phát triển tương lai. Do đó, nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang”sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện hơn nhiều lĩnh vực đồng thời tìm ra những khuyến nghị chính sách phù hợp nâng cao NLCT. Các khuyến nghị này góp phần định hướng cho địa phương trong việc hoạch định chiến lược nhằm duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố quyết định NLCT để nhận diện ra các yếu tố cốt lõi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của tỉnh Tiền Giang. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những gợi ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của tỉnh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng NLCT của tỉnh Tiền Giang như thế nào? Câu hỏi 2: Những nhân tố cốt lõi nào ảnh hưởng lớn nhất đến NLCT tỉnh Tiền Giang? Câu hỏi 3: Tỉnh Tiền Giang cần thực hiện chính sách gì để nâng cao NLCT? 1.4. Phương pháp luận và khung phân tích 1.4.1. Phương pháp: Nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính thông qua 4 bước chính [Phụ lục 2]: - Bước 1: Thu thập số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê (NGTK) tỉnh Tiền Giang và các tỉnh ĐBSCL, Tổng cục Thống kê (TCTK), MDEC & Fulbright,… để phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhận định một số vấn đề chính về NLCT, chuẩn bị các nội dung cần phỏng vấn. - Bước 2: Phỏng vấn lãnh đạo địa phương, các sở ban ngành, doanh nghiệp, nông dân – các đối tượng liên quan đến quá trình phân tích. Mục tiêu của bước này là tiếp xúc trực tiếp để có thêm thông tin, minh chứng, giải thích cụ thể hơn cho những nhận định thông qua số liệu.
  • 15. 3 - Bước 3: Tổng hợp bước 1, bước 2 để đánh giá toàn diện NLCT, nhận diện các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng lớn nhất đến NLCT để từ đó đề xuất các nhóm khuyến nghị nhằm nâng cao NLCT. - Bước 4: Với chính sách đã đề xuất, tìm kiếm một số mô hình gợi ý tham khảo, nhận diện một số rào cản khi triển khai thực hiện. 1.4.2. Khung phân tích Nghiên cứu dựa vào nền tảng lý thuyết của mô hình các nhân tố quyết định NLCT của Porter được Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh theo cấp độ địa phương. Theo khung lý thuyết của mô hình này, NLCT được đo lường và quyết định bởi năng suất sử dụng các nguồn lực (vốn, lao động, đất đai và tài nguyên khác). Năng suất cũng đóng vai trò quan trọng vì là yếu tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương. Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải liên tục tự nâng cấp mình1 Nguồn gốc của tăng trưởng năng suất, theo Porter và được Vũ Thành Tự Anh điều chỉnh, gồm ba nhóm nhân tố chính: (i) Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương: bao gồm Tài nguyên thiên nhiên; vị trí địa lý; quy mô địa phương. Các yếu tố “thiên phú” này là những lợi thế riêng của từng địa phương. Những nhân tố này không chỉ là số lượng mà còn bao gồm sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, khí hậu, địa thế, nguồn khoáng sản, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản, ngư trường… Nhóm yếu tố này không tác động trực tiếp lên năng suất nhưng nó có thể xác lập được một lợi thế so sánh nhất định, hỗ trợ trực tiếp cho sự thịnh vượng. (ii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương: bao gồm Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục (hạ tầng mềm); Hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng cứng) như giao thông vận tải, điện, nước, viễn thông; Chính sách tài khóa, tín dụng, cơ cấu kinh tế. Đây là nhóm nhân tố xác định môi trường để các công ty/doanh nghiệp hoạt động. Mặc dù không tác động trực tiếp đến năng suất nhưng nhóm nhân tố này tạo cơ hội cho các yếu tố thúc đẩy năng suất được phát huy. 1 Porter (2008)
  • 16. 4 (iii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp: bao gồm Môi trường kinh doanh; Trình độ phát triển cụm ngành; Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này mô tả các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó tác động trực tiếp đến năng suất. Hình 1.1 Khung phân tích NLCT địa phương Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012), điều chỉnh từ mô hình của Porter (1990) 1.5. Bố cục của nghiên cứu Phần còn lại của nghiên cứu bao gồm bốn chương: Chương 2: Xem xét các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2000 – 2011. Các số liệu được phân tích, so sánh để đưa ra một bức tranh tổng thể về sự phát triển của Tiền Giang trong bối cảnh phát triển của cả nước và vùng. Chương 3: Thực trạng NLCT: tác giả nhận diện các yếu tố quyết định NLCT: lợi thế sẵn có, NLCT cấp độ địa phương, NLCT cấp độ doanh nghiệp. Chương 4: Đánh giá NLCT và nhận diện các yếu tố cốt lõi, quan trọng nhất quyết định NLCT. Từ kết quả phân tích, tác giả gợi ý một số chính sách để nâng cao NLCT của tỉnh. Chương 5: Kết luận và hạn chế của nghiên cứu. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG Tài nguyên thiên nhiên Vị trí địa lý Quy mô địa phương Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nước, viễn thông) Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng Môi trường kinh doanh Trình độ phát triển cụm ngành Hoạt động và chiến lược của DN
  • 17. 5 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG 2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế 2.1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) Nền kinh tế tỉnh Tiền Giang trong những năm gần đây duy trì tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn định. Giai đoạn 2000 – 2005, GDP tăng trưởng bình quân đạt 9%, cao hơn giai đoạn 1995 – 2000 (8.1%) và cao hơn mức bình quân của cả nước giai đoạn này (7.51%)2 . Giai đoạn 2006 – 2011 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.8%, cao hơn mức bình quân của cả nước (7.01%)3 . So với mức trung bình chung của khu vực ĐBSCL, mặc dù tốc độ tăng GDP bình quân của Tiền Giang thấp hơn bình quân của khu vực (11.2%) nhưng giá trị tuyệt đối luôn đạt cao hơn giá trung bình.[Bảng 2.1] Bảng 2.1 GDP tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2011 Năm GDP (Giá thực tế) (tỷ đồng) GDP (Giá so sánh) (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) GDP ĐBSCL (Giá so sánh) (tỷ đồng)4 GDP trung bình ĐBSCL (Giá so sánh) (tỷ đồng) 2000 6,916 5,307 8.1 55,575 4,275 2001 7,325 5,696 7.3 59,793 4,599 2002 8,259 6,170 8.3 66,178 5,091 2003 9,389 6,761 9.6 73,310 5,639 2004 11,048 7,380 9.2 81,682 6,283 2005 12,872 8,167 10.7 91,250 7,019 2006 14,718 9,070 11.1 102,509 7,885 2007 18,318 10,246 13.0 116,275 8,944 2008 24,886 11,402 11.3 130,980 10,075 2009 29,664 12,451 9.2 143,884 11,068 2010 35,153 13,767 10.6 161,049 12,388 2011 46,689 15,137 10.5 179,289 13,791 Trung bình 10.0 11.2% Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang (2006, 2012), NGTK Tiền Giang 2005, 2011 2 Tính toán từ NGTK Việt Nam (2006) 3 Tính toán từ NGTK Việt Nam (2012) 4 Số liệu GDP ĐBSCL lấy từ VCCI Cần Thơ (2012)
  • 18. 6 Đóng góp của Tiền Giang vào GDP khu vực ĐBSCL tăng trong giai đoạn 1995 – 2000 (từ 9.3% lên 9.5%) nhưng giai đoạn gần đây giảm dần, chỉ chiếm 8.9% năm 2005 và đến năm 2011 còn 8.4%. Điều này cho thấy trong xu hướng phát triển của vùng ĐBSCL, vai trò của Tiền Giang đang dần trở nên mờ nhạt bởi sự tăng trưởng nhanh của một số tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp. Nếu so sánh với các tỉnh trong vùng KTTĐPN thì tăng trưởng của Tiền Giang vẫn còn khoảng cách khá xa so với các tỉnh trong vùng [Bảng 2.2]. Nhìn chung, Tiền Giang thuộc nhóm thấp trong vùng KTTĐPN; ở một vị trí “trung bình” trong khu vực ĐBSCL, tăng trưởng cao hơn một số tỉnh nhưng đang dần tụt lại khi mà một số tỉnh đang có sự bức phá nhanh trong tăng trưởng. Bảng 2.2 GDP các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN (giá so sánh) (tỷ đồng) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tiền Giang 9,070 10,246 11,402 12,451 13,767 Long An 8,149 9,246 10,543 11,343 12,777 BRVT 35,249 32,990 33,651 34,070 36,569 Bình Dương 9,758 11,225 12,896 14,292 16,370 Bình Phước 3,274 4,294 4,890 5,387 6,081 Đồng Nai 21,941 25,266 29,172 31,903 36,202 TPHCM 99,672 112,271 124,303 135,053 150,943 Tây Ninh 7,874 9,209 10,491 11,654 12,989 Nguồn: Cục thống kê các tỉnh (2011), NGTK các tỉnh 2010 2.1.2. Các chỉ tiêu thể hiện mức sống 2.1.2.1. Thu nhập bình quân đầu người GDP bình quân đầu người của tỉnh Tiền Giang đã có những chuyển biến tích cực, theo giá thực tế, tăng từ mức 4.3 triệu đồng năm 2000 lên 7.8 triệu năm 2005 và đến năm 2011 đạt 27.7 triệu đồng, cao hơn trung bình của khu vực ĐBSCL nhưng lại thấp hơn mức trung bình cả nước (28.9 triệu đồng). Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2000 – 2011 là 12.2%, thấp hơn so với tốc độ tăng của cả nước (13.1%). Mặc dù có xu hướng cải thiện nhưng GDP bình quân đầu người của Tiền Giang vẫn còn khoảng cách so với các tỉnh trong vùng KTTĐPN [Phụ lục 3].
  • 19. 7 2.1.2.2. Giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đã giảm từ 13.2% năm 2006 xuống 10% năm 2011, thấp hơn đáng kể so với trung bình cả nước là 12.6%. So với các tỉnh ĐBSCL, trong khi hầu hết các địa phương đều có xu hướng đảo chiều – tăng tỷ lệ nghèo trong giai đoạn 2008 – 2010 vì những tác động của lạm phát, bất ổn vĩ mô thì Tiền Giang đã phần nào tránh được xu hướng này [Phụ lục 4]. 2.1.3. Cơ cấu kinh tế 2.1.3.1. Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong giai đoạn 1990 – 2000 nhưng trong giai đoạn 2000 – 2011 đã có sự chững lại [Hình 2.1]. Sự chuyển dịch chậm chạp, thậm chí đi ngược lại so với kế hoạch đã đề ra5 của địa phương cho thấy sự chuyển dịch đang tiến dần đến ngưỡng giới hạn được quy định bởi lợi thế lịch sử, tự nhiên. Điều này còn được minh chứng bởi cơ cấu lao động trong các khu vực 1, 2, 3: 62.6% - 12.9% - 24.5%. Bên cạnh đó, 85.3% dân số tập trung ở nông thôn do đó việc con người đã quen gắn bó với ruộng đồng là một trong những trở lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Hình 2.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP (1990 - 2011) Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang (2006, 2012, NGTK Tiền Giang (2005, 2011) Trong giai đoạn 2000 – 2011, mặc dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng 41.4% trong tổng GDP nhưng chỉ đóng góp 23% vào tăng trưởng GDP. Trong khi đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng 22.1% và 36.5% nhưng lại đóng góp 37% và 40% vào tăng trưởng GDP 5 Cơ cấu kinh tế theo kế hoạch năm 2011: 42% - 30.3% - 27.7% 75.60% 64.20% 56.5% 48.10% 45.3% 44.7% 47.2% 11.50% 12.80% 15.3% 22.4% 23.8% 28.3% 27.1% 12.90% 23% 28.2% 29.5% 30.9% 27.0% 25.7% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1990 1995 2000 2005 2006 2010 2011 Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
  • 20. 8 [Hình 2.2]. Chênh lệch về năng suất và tốc độ tăng giá trị gia tăng trong từng khu vực là nguyên nhân của sự chênh lệch này [Hình 2.3]. Hình 2.2 Đóng góp của 3 khu vực vào GDP giai đoạn 2000 - 2011 Tỷ trọng trong GDP Đóng góp vào tăng trưởng 10.0% của GDP Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang 2005, 2011 Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng GDP của từng khu vực Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang (2006,2012), NGTK Tiền Giang 2005, 2011 Áp dụng phương pháp “phân tích dịch chuyển cấu phần”6 [Hình 2.4] cho thấy tăng trưởng GDP của Tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2011 chủ yếu nhờ vào tăng năng suất trong nội bộ mỗi khu vực kinh tế (hiệu ứng nội ngành chiếm 82.4%). 12.4% tăng trưởng GDP của tỉnh là do sự dịch chuyển từ khu vực có tốc độ tăng trưởng năng suất thấp sang khu vực có tốc độ tăng trưởng năng suất cao hơn. Sự dịch chuyển từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn (nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ) chỉ lý giải được 5.3% 6 Định nghĩa và cách tính ở phụ lục 5 41.4% 22.1% 36.5% 2000 - 2011 23% (2.3) 40% (4.0) 37% (3.7) 2000 - 2011 8.0% 7.3% 10.7% 11.1% 9.2% 10.6% 10.5% 9.0% 5.0% 4.7% 4.7% 5.4% 5.5% 5.8% 10.5% 15.0% 22.1% 21.6% 15.3% 16.7% 14.2% 5.7% 8.0% 13.2% 13.6% 11.5% 12.2% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 2000 2001 2005 2006 2009 2010 2011 Tổng số Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
  • 21. 9 cho tăng trưởng GDP. Như vậy, tăng trưởng GDP của Tiền Giang chủ yếu đến từ việc mỗi khu vực tự nâng cấp mình, tự cải tiến để đạt được mức năng suất cao hơn trong từng khu vực. Hình 2.4 Phân tích dịch chuyển cấu phần (2000 – 2011) Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang 2005, 2011 2.1.3.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế gần như không có sự dịch chuyển lớn [Hình 2.5]. Năm 2000 tỷ trọng kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong GDP lần lượt là 17.1% - 81.8% - 1.1% thì đến năm 2011 đạt 16.8% - 78.8% - 3.8%. Điều này cho thấy khu vực ngoài nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế địa phương trong khi đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế. Mặc dù chính sách của địa phương tập trung nhiều vào thu hút FDI nhưng kết quả mang lại không đáng kể. Hình 2.5 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 0.41 4.6% 1.15 12.8% 7.41 82.6% Hiệu ứng tĩnh Hiệu ứng động Hiệu ứng nội ngành 17.1% 16.9% 16.2% 16.8% 81.8% 81.1% 79.5% 78.8% 1.1% 1.9% 3.5% 3.8% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2005 2010 2011 Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực FDI Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang (2006,2012), NGTK Tiền Giang (2005, 2011)
  • 22. 10 2.2. Năng suất lao động (NSLĐ) Trong giai đoạn 2000 – 2011, NSLĐ ở cả ba khu vực đều tăng qua các năm, trong đó khu vực 1 có sự tăng trưởng khá khiêm tốn so với khu vực 2, 3 [Hình 2.6]. NSLĐ khu vực 2, 3 tăng với tốc độ trung bình lần lượt là 14.4% và 6.8% trong khi khu vực 1 đạt 5.1%. Cơ cấu lao động trong các khu vực gần như không có sự thay đổi lớn chứng tỏ ít có sự chuyển dịch lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn. Hình 2.6 Năng suất lao động các khu vực kinh tế (2000 – 2011) (giá so sánh, triệu đồng/người/năm) Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang (2005, 2011) Hình 2.7 Tăng trưởng năng suất các khu vực (%) Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang (2005, 2011) Xem xét ở từng giai đoạn, tốc độ tăng trưởng năng suất trung bình của khu vực 1 và 2 trong giai đoạn 2006 – 2011 cao hơn giai đoạn 2000 – 2005 và khu vực 3 thì ngược lại [Hình 2.7]. Mỹ Tho từng được xem là trung tâm thương mại của tỉnh và vùng lân cận - 10 20 30 40 50 60 70 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 5.2% 2.9% 9.4% 6.1% 6.8% 4.9% 10.6% 2.6% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% Tổng Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 2000-2005 2006-2011
  • 23. 11 nhưng gần đây các tỉnh lân cận phát triển sôi động hơn nên thương mại, dịch vụ ở các tỉnh tốt hơn; giao thông thuận lợi nên các hoạt động giao thương có thể trực tiếp với TP HCM. Điều này cho thấy vị thế trong thương mại, dịch vụ của Tiền Giang đang giảm sút trong bối cảnh phát triển chung của khu vực. Theo thành phần kinh tế, NSLĐ của khu vực FDI cao nhất, kế đến là khu vực nhà nước và thấp nhất là khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, trong khi khu vực nhà nước và ngoài nhà nước có sự tăng trưởng NSLĐ qua các năm thì khu vực FDI lại có sự giảm sút [Bảng 2.3]. Nguyên nhân của sự giảm sút này có thể do tốc độ tăng trưởng lao động trong khu vực FDI tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập được tạo ra từ khu vực này. Bảng 2.3 Năng suất lao động theo thành phần kinh tế (giá so sánh, triệu đồng/người/năm) Năm 2000 2005 2006 2010 2011 2000- 2005 2006 - 2011 2000- 2011 Tổng 6.23 8.82 9.74 14.03 15.20 7.2% 7.7% 8.4% Nhà nước 27.04 36.21 40.62 49.17 55.13 6.0% 5.2% 6.7% Ngoài nhà nước 5.31 7.47 8.23 11.66 12.63 7.1% 7.4% 8.2% Khu vực FDI 148.54 90.57 93.25 102.33 98.33 -9.4% 0.9% -3.7% Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang (2005, 2011) 2.3. Các kết quả kinh tế trung gian 2.3.1. Xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu của Tiền Giang đã có những bước tiến đáng kể, tăng từ 109 triệu USD năm 2000 lên 1.05 tỷ USD năm 2011. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu 2000 – 2011 tăng từ 92.5 triệu USD lên 744.5 triệu USD; nhập khẩu tăng từ 16.7 triệu USD lên 302 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 20.9% và xuất khẩu 47.9% luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của vùng ĐBSCL (xuất khẩu 17.5% và nhập khẩu 21.4%)7 . Mặc dù tăng trưởng tương đối ổn định nhưng tỷ trọng trong xuất nhập khẩu của vùng thấp, chỉ dao động từ 6 – 8% trong suốt giai đoạn 2000 – 2011. Kim ngạch xuất khẩu của Tiền Giang vẫn đứng sau Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Cà Mau. Hàng hóa xuất khẩu tập trung vào 7 nhóm mặt hàng chính8 : thủy sản, gạo, may mặc, rau quả, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm từ dừa và bia. Năm 2012 có sự xuất hiện thêm các sản phẩm nhựa, bánh tráng, hủ tiếu, ống 7 VCCI Cần Thơ (2012) 8 Sở Công Thương Tiền Giang (2013)
  • 24. 12 đông… [Phụ lục 6]. Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu giảm nhanh trong khi hàng thủy sản tăng mạnh qua các năm [Hình 2.8] chứng tỏ có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thủy hải sản – từ ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao hơn. Kim ngạch nhập khẩu chủ yếu tập trung vào các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, máy may, vải. Hình 2.8 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu (2000 - 2011) Nguồn: Tính toán từ NGTK Tiền Giang 2011 2.3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2011, Tiền Giang có 43 dự án FDI với vốn đăng ký là 859.2 triệu USD, đứng sau Long An cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư. Tiền Giang có số dự án nhiều hơn Kiên Giang nhưng số vốn đầu tư chưa bằng một phần ba. Tổng vốn FDI đăng ký của Cà Mau gần xấp xỉ Tiền Giang nhưng chỉ với 6 dự án [Phụ lục 7]. Nhìn chung, quy mô FDI ở Tiền Giang nhỏ, chưa tập trung vào chế biến sâu; thiếu lĩnh vực công nghiệp cơ khí phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất trong nông nghiệp. Như phân tích ở trên, tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP chỉ đạt 3.8% trong năm 2011; NSLĐ của khu vực FDI giảm trong giai đoạn 2000 – 2011 cho thấy hoạt động FDI chưa thực sự mang lại hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế địa phương. Với lợi thế cạnh tranh của một tỉnh “cửa ngõ”, giao thông thuận lợi thì FDI là một tiềm năng cần được quan tâm, thu hút và nâng cao hiệu quả mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội chứ không dừng lại ở mặt tích cực là giải quyết việc làm cho lao động địa phương. 26.1% 21.9% 29.2% 24.5% 55.7% 47.1% 17.5% 19.8% 18.3% 28.2% 44.8% 42.6% 2.7% 8.4% 13.1% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2005 2010 2011 Khác Hàng thủy sản Hàng nông sản Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
  • 25. 13 2.3.3. Du lịch Theo số liệu từ NGTK, lượng khách du lịch đến Tiền Giang tăng qua các năm, từ 316 nghìn người năm 2000 đã tăng hơn 1,2 triệu khách năm 2011. So với con số hơn 17.5 triệu lượt khách đến ĐBSCL vào năm 20119 , lượng khách đến Tiền Giang chiếm 6.9% của cả vùng, đứng thứ tư sau An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp. Doanh thu du lịch năm 2011 vào khoảng 200 tỷ đồng, tương đương với An Giang, thua xa Cần Thơ và Kiên Giang. Chi tiêu bình quân của khách du lịch chỉ vào khoảng 220 nghìn đồng/người/ngày. Một điểm quan trọng là lượng khách quốc tế đến Tiền Giang tăng trưởng nhanh, cao nhất vùng ĐBSCL, từ 176 nghìn lượt khách năm 2000 tăng lên hơn 500 nghìn năm 2011 [Hình 2.9]. Có hai lý do cơ bản để khách quốc tế chọn Tiền Giang10 . Thứ nhất, du khách thích hình thức du lịch sông nước vì được thư giãn, hưởng cảm giác yên bình, trong lành; thứ hai, Tiền Giang là địa điểm tương đối gần, giao thông thuận lợi, phù hợp cho các ngày nghỉ ngắn ngày, cuối tuần. Hình 2.9 Lượng khách quốc tế (1996 - 2011) (triệu lượt khách) Nguồn: Lấy từ Hoang Tu Uyen (2012), chart 3.17, p.39 9 Hiệp hội du lịch ĐBSCL (2011) 10 Tác giả phỏng vấn khách du lịch
  • 26. 14 Tuy nhiên, các tour du lịch chủ yếu đến Mỹ Tho với các sản phẩm du lịch nghèo nàn, dịch vụ mua sắm, giải trí gần như không có gì đặc sắc [Phụ lục 8]. Thời gian lưu trú thấp, tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ thấp do đó các cơ sở lưu trú không mấy quan tâm đến việc đầu tư cho hệ thống nhà nghỉ, khách sạn – hệ thống khách sạn chỉ đạt tiêu chuẩn 1, 2 sao. Các tour du lịch chưa tận dụng khai thác lợi thế về văn hóa – lịch sử – con người. Ngành du lịch hướng đến du lịch xanh nhưng các tour hiện nay chưa gắn với các lễ hội ở địa phương, làng nghề, các hoạt động ở thôn quê như mùa trái cây, mùa gặt, mùa nước nổi… Thực tế, chính những “trục trặc” trong quá trình cổ phần hóa công ty Du lịch Tiền Giang kéo dài đã làm cho ngành du lịch Tiền Giang vẫn đang loay hoay, chưa tìm được hướng đi.
  • 27. 15 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH TIỀN GIANG 3.1. Các yếu tố về lợi thế tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc ĐBSCL, trải dài trên bờ Bắc sông Tiền (nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km, cách TP HCM 70 km theo đường quốc lộ 1A, phía Đông giáp biển Đông với 32 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An, TP HCM. Sau khi đường cao tốc TP HCM – Trung Lương đưa vào sử dụng thì thời gian di chuyển từ TP HCM về đến Mỹ Tho đã được rút ngắn còn khoảng 45 phút (trước đây theo quốc lộ 1A, thời gian khoảng 2 giờ)11 . Đề án phát trển TP HCM tiến ra biển Đông có định hướng mở rộng dần về phía Nam, trong đó Mỹ Tho và Gò Công được nhắc đến như hai đô thị vệ tinh của TP HCM trong tương lai. Vị trí địa lý là một lợi thế đặc thù cần được tận dụng và phát huy – cửa ngõ của vùng, đóng vai trò trung chuyển quan trọng, cầu nối, thuận lợi cho sự liên kết, hợp tác phát triển trong khu vực. Hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho giao thông, cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, phát triển nông nghiệp. Quá trình phù sa bồi đắp đã hình thành nên các cồn với các vườn cây ăn trái trù phú, thích hợp cho phát triển du lịch sông nước. Bờ biển dài 32 km đã thiết lập nên hệ thống rừng ngập mặn với hệ thực vật phong phú, thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của vùng ĐBSCL, nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp. Địa hình tương đối bằng phẳng, tuy nhiên một số vùng trũng thấp và vùng ngập mặn phải đối mặt với lũ lụt hằng năm và tình trạng biến đổi khí hậu trong tương lai. 11 Ánh Nguyệt (2010)
  • 28. 16 3.1.2. Quy mô địa phương Tiền Giang có diện tích 2,508.3 km2 (tương đương diện tích TP HCM, chiếm khoảng 6% diện tích ĐBSCL) với 10 đơn vị hành chính (1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã, 8 huyện). Dân số trung bình năm 2011 là 1,682,601 người (chiếm 9.8% dân số ĐBSCL), mật độ dân số 671 người/km2 , cao gấp 1.5 lần mật độ dân số trung bình của ĐBSCL (426 người/km2 ). Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Tiền Giang so với ĐBSCL chỉ xếp ở vị trí 6,7 trong vùng [Phụ lục 9]. Nhìn chung, quy mô của Tiền Giang so với vùng ĐBSCL chỉ ở mức trung bình do đó không có lợi thế nổi trội về sức cầu, thương mại hay tầm quan trọng trong phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. 3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236,663.24 ha với nhiều loại đất: đất phù sa, đất mặn, đất phèn và đất cát giồng. Trong đó, đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất, 52% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, hình thành nên vùng lúa, cây ăn trái, rau màu trù phú. Nhóm đất mặn chiếm 14.6%, thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ sản. Mặc dù nhóm đất phèn, đất mặn gây khó khăn cho canh tác nhưng thời gian qua đã được tập trung khai hoang, cải tạo, hình thành các vùng cây chuyên canh như mía và dứa trên đất phèn Đồng Tháp Mười và vùng cây ăn trái ở Gò Công. Tiền Giang không có ưu thế về mặt khoáng sản cả về chủng loại lẫn số lượng, tập trung chủ yếu bao gồm than bùn, đất sét, cát sông và mạch nước ngầm. Việc khai thác cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh những rủi ro đối với việc bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. 3.1.4. Phân bổ đất Tiền Giang có lợi thế và truyền thống sản xuất nông nghiệp nên điện tích đất dành cho nông nghiệp cũng chiếm phần lớn 76.3% năm 2011, trong đó chủ yếu được phân bổ cho trồng lúa (34.52%), trồng cây lâu năm (33.84%). Trong bức tranh tổng thể về phân bổ đất trong vùng ĐBSCL, trong khi các tỉnh khác trong vùng thiên về trồng lúa hoặc cây lâu năm hoặc nuôi trồng thủy hải sản thì Tiền Giang có sự phân bổ khá đồng đều [Hình 3.1].
  • 29. 17 Hình 3.1 Phân bổ diện tích đất nông nghiệp ĐBSCL (2011) Diện tích trồng lúa và sản lượng lúa của Tiền Giang chiếm tỷ trọng thấp trong tổng của ĐBSCL, chiếm chưa đầy 6% diện tích và sản lượng của ĐBSCL, thấp hơn Long An, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng. Năng suất lúa cả năm ở Tiền Giang đạt 55 tạ/ha, thấp hơn năng suất lúa trung bình ĐBSCL (56.7 tạ/ha) và kém xa các tỉnh An Giang (63.6 tạ/ha), Đồng Tháp (61.9 tạ/ha). Tiền Giang có diện tích cây ăn quả lớn nhất vùng ĐBSCL, lên đến 60.9 nghìn ha, chiếm 23.7% diện tích cây ăn quả của vùng12 và dẫn đầu cả về diện tích lẫn sản lượng một số mặt hàng trái cây như khóm (dứa) (đứng đầu cả nước với diện tích 11.3 nghìn ha, sản lượng 193.2 nghìn tấn năm 2010), cam quýt, xoài, nhãn, bưởi. Một số cây ăn trái đặc trưng của Tỉnh như: xoài cát Hòa Lộc, khóm Tân Lập, thanh long Chợ Gạo, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng, cam, quýt… đã xây dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường nội địa và xuất khẩu, đồng thời là nguồn cung cho các công ty chế biến tại địa phương. Diện tích nuôi trồng thủy sản không lớn và năng suất chỉ đạt mức trung bình nên sản lượng của Tiền Giang thuộc nhóm thấp trong vùng ĐBSCL, đạt 121.4 nghìn tấn năm 2011, chỉ bằng 1/3 so với sản lượng của tỉnh dẫn đầu (Đồng Tháp với 376.8 nghìn tấn). 12 Bộ NN & PTNT (2011) 0% 20% 40% 60% 80% 100% Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp An Giang Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Đất trồng lúa Đất trồng cây hằng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Nguồn: TCTK, Kết quả tổng điều tra Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản 2011
  • 30. 18 Trong lĩnh vực chăn nuôi, Tiền Giang có số lượng và sản lượng lợn lớn nhất vùng ĐBSCL, tăng trưởng qua các năm, với hơn 565 nghìn con, sản lượng xuất chuồng hơn 97 nghìn tấn năm 2011. Đây là nguồn cung quan trọng cho thị trường tiêu thụ trong tỉnh và khu vực, đồng thời là đầu vào cho các công ty chế biến thực phẩm đóng hộp. Có thể thấy rằng Tiền Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi và thực tế sự phân bổ nguồn lực cũng tập trung vào nông nghiệp (cây ăn trái, chăn nuôi), thủy sản, do đó việc hoạch định chính sách, tạo điều kiện nâng cao giá trị gia tăng của ngành hàng này sẽ là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế địa phương. 3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương 3.2.1. Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục 3.2.1.1. Lịch sử, văn hóa Vùng đất Tiền Giang với “Mỹ tho đại phố” có lịch sử rất lâu đời, nay còn ghi dấu các chứng tích của nền văn hóa Óc Eo của xứ Phù Nam xưa. Nơi đây có sự giao thoa của nhiều nét văn hóa Ấn Độ, Khơme, Trung Quốc qua người Hoa, Hồi Giáo qua người Chăm. Ngoài ra còn in dấu các chiến tích của những bậc anh hùng hào kiệt: di tích Rạch Gầm- Xoài Mút, di tích anh hùng dân tộc Trương Định, di tích Thủ Khoa Huân, di tích Ấp Bắc. Công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo chùa Vĩnh Tràng, các lễ hội phong phú như lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Kỳ Yên… là một tiềm năng cho phát triển du lịch khảo cổ, tìm hiểu văn hóa – lịch sử, con người xứ Nam Bộ. 3.2.1.2. Thị trường và chất lượng lao động Tiền Giang có dân số trung bình năm 2011 là 1,682,601 người, tỷ lệ phụ thuộc chung 45.72%, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao 65%. Nhìn chung, cơ cấu dân số trẻ (dân số vàng) là một thuận lợi trong việc phát triển nguồn nhân lực [Phụ lục 10]. Tuy nhiên, từ năm 2000 – 2011 dân số trên địa bàn tăng trung bình 0.38% và tỷ lệ tăng tự nhiên vào khoảng 1% cho thấy có một tỷ lệ di cư nhất định từ Tiền Giang đến các tỉnh khác lân cận đặc biệt là vùng ĐNB – tạo ra những khó khăn nhất định trong vấn đề giải quyết nguồn nhân lực của Tỉnh. Chất lượng lao động mặc dù có cải thiện nhưng vẫn đang ở mức tương đối thấp. Tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 90.9% trong khi tỷ lệ lao động qua dạy
  • 31. 19 nghề ngắn hạn, dài hạn và trung học chuyên nghiệp chỉ ở mức 6% [Bảng 3.1]. Tiền Giang với lợi thế về nông nghiệp nhưng có đến 98% lao động trong nông nghiệp chưa qua đào tạo13 . Hạn chế về trình độ nên nông dân chủ yếu theo kinh nghiệm mà chưa tích cực trong đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và phần nào lý giải cho sự đóng góp hạn chế của khu vực nông nghiệp. Theo PCI 2011, doanh nghiệp đánh giá cao giáo dục phổ thông và có đến 70.7% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng lao động. Tuy nhiên, đây không hẳn là tín hiệu khả quan vì các doanh nghiệp chủ yếu tập trung trong ngành thâm dụng lao động nên chỉ cần lao động phổ thông, không đòi hỏi chất lượng cao, các chuyên gia có chuyên môn kỹ thuật đa phần từ nước ngoài hoặc được thuê từ khu vực ĐNB. Bảng 3.1 Lao động phân theo kỹ năng ĐBSCL 2010 Không có chuyên môn kỹ thuật Dạy nghề ngắn hạn Dạy nghề dài hạn Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học trở lên Không xác định Long An 89.90% 1.6% 1.1% 2.7% 1.4% 2.8% 0.3% Tiền Giang 90.9% 1.3% 0.9% 2.8% 1.3% 2.6% 0.2% Bến Tre 90.7% 0.8% 1.0% 2.3% 1.4% 3.5% 0.3% Trà Vinh 91.3% 0.7% 0.5% 2.3% 1.5% 3.0% 0.7% Vĩnh Long 92.0% 1.1% 0.5% 1.8% 1.4% 3.1% 0.2% Đồng Tháp 93.8% 0.5% 0.4% 1.6% 1.0% 2.4% 0.2% An Giang 92.2% 0.9% 0.5% 2.0% 0.9% 2.9% 0.7% Kiên Giang 90.4% 1.3% 1.6% 2.4% 0.7% 3.4% 0.3% Cần Thơ 87.8% 1.7% 1.5% 2.0% 1.4% 5.1% 0.4% Hậu Giang 93.5% 0.8% 0.3% 1.6% 1.0% 2.0% 0.9% Sóc Trăng 93.3% 0.6% 0.5% 1.9% 0.9% 1.8% 1.1% Bạc Liêu 93.1% 1.3% 0.4% 1.9% 0.5% 2.7% 0.2% Cà Mau 93.6% 0.5% 0.6% 1.4% 0.5% 2.8% 0.6% ĐBSCL 91.7% 1.0% 0.8% 2.1% 1.1% 2.9% 0.5% Nguồn: TCTK, Số liệu thống kê lao động – việc làm 2010 3.2.1.3. Đào tạo và chính sách thu hút nguồn nhân lực Giáo dục phổ thông và giáo dục trung cấp – hình thức giáo dục định hướng nghề nghiệp đạt được những bước tiến khả quan. Trên địa bàn Tỉnh có hệ thống trường phổ thông khá đầy đủ, 100% các xã đều có trường tiểu học tạo thuận lợi cho công tác huy động học sinh đi học. Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông khá cao, đạt 89.3% năm 2011. Kết quả 13 TCTK (2012)
  • 32. 20 thi đại học của các thí sinh tỉnh Tiền Giang có sự tiến bộ đáng kể, thứ hạng và điểm số tăng; dẫn đầu khu vực ĐBSCL trong nhiều năm liền (từ năm 2009 – 2012)14 . Điều này cho thấy nền tảng giáo dục phổ thông ở Tiền Giang khá tốt, là tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Mặc dù vậy, khá tốt trong thước đo của nền giáo dục hiện nay nhiều bất cập là vấn đề đáng quan ngại, cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Đại học Tiền Giang và các cơ sở đào tạo nghề đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo lao động của các doanh nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, theo nhận định của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp khá lỏng lẻo, công tác giới thiệu việc cũng rất hạn chế nên một số thời điểm doanh nghiệp không tuyển được lao động hoặc sau khi tuyển dụng phải tổ chức đào tạo, tập huấn lại mới đủ khả năng đảm nhận công việc của doanh nghiệp. Tính đến năm 2011, số cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh có trình độ tiến sĩ là 18, thạc sĩ là 375 (đại học Tiền Giang có 12 tiến sĩ, 156 thạc sĩ), trong đó số công chức có trình độ tiến sĩ là 04, thạc sĩ là 4815 . Vấn đề đào tạo đội ngũ và thu hút nguồn nhân lực rất được quan tâm, cụ thể hóa thông qua quy hoạch nguồn nhân lực, nghị quyết về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực. Chính sách thu hút được áp dụng tương tự với chính sách đào tạo bằng cách hỗ trợ khoản kinh phí tùy theo bậc đào tạo/ bằng cấp của người được thu hút đi kèm với một số cam kết về thời gian phục vụ. Tuy nhiên, thực tế chính sách đào tạo và thu hút cũng còn nhiều bất cập: một số cán bộ được hỗ trợ kinh phí nhưng học chậm tiến độ, không hoàn thành, không quay về…thậm chí có bằng cấp nhưng không đi kèm với nâng cao hiệu quả hoạt động; một số cán bộ từ nơi khác về mà không đồng ý nhận chính sách vì không muốn bị “ràng buộc”. Trường hợp không tuyển được hiệu trưởng trường đại học Tiền Giang thời gian qua là một minh chứng. Mặc dù chưa có nghiên cứu chính xác về các nguyên nhân không thu hút được nhưng có thể thấy rằng nguồn kinh phí hỗ trợ không hẳn là yếu tố then chốt, do đó, nếu các địa phương cứ cố “cạnh tranh” nhau về khoản kinh phí thu hút thì chính sách sẽ khó phát huy tác dụng. 14 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009 – 2012) 15 Sở Nội Vụ Tiền Giang (2011)
  • 33. 21 3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật 3.2.2.1. Hạ tầng giao thông Đường bộ Mạng lưới đường bộ tương đối hợp lý, rộng khắp toàn tỉnh đã hình thành được các trục liên vùng, nội tỉnh, đường giao thông nông thôn kết nối với các huyện, xã, thôn; mật độ đường cao so với cả nước và vùng ĐBSCL (2.81km/km2 và 4.2km/1000 dân)16 . Trên địa bàn có 4 tuyến quốc lộ (QL) đang khai thác: QL 1, QL 50, QL 60, QL 30 và tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương. Các tuyến đường này là trục giao thông quan trọng kết nối TP HCM với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, các tuyến này có khổ đường nhỏ, hạn chế khả năng vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là container với tải trọng lớn. Cầu Mỹ Lợi nối Tiền Giang và Long An trên QL 50 chưa hoàn thành nên việc kết nối giữa TP HCM và TX Gò Công chưa thuận lợi. Ngoài ra Tỉnh còn có các tuyến đường tỉnh, huyện, nội đô, mạng lưới đường liên xã, giao thông nông thôn để phục vụ cho nhu cầu đi lại, vận chuyển, kết nối các huyện với các trục giao chính [Phụ lục 11]. Đường thủy Giao thông đường thủy gồm có 101 tuyến, với tổng chiều dài 1,020.27km [Phụ lục 12], đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa nội tỉnh và liên vùng, chủ yếu là lúa gạo, nông sản và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, các kênh chưa được đầu tư nạo vét, mở rộng nên năng lực vận tải còn thấp, nguồn thu từ vận tải đường thủy rất hạn chế. Cảng biển Cảng tổng hợp Mỹ Tho nằm trên trục giao thông thủy chính TP HCM – Cà Mau, TP HCM – Kiên Lương, đóng vai trò vận tải hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu, tuy nhiên năng lực thấp vận tải thấp, chỉ tiếp nhận được tàu tối đa 3000DWT. Kết quả đánh giá chất lượng CSHT năm 2011 [Hình 3.2] cũng cho thấy chất lượng giao thông của tỉnh Tiền Giang khá tốt. Các chỉ số về chất lượng, tỷ lệ đường rải nhựa đều cao hơn mức trung vị và trung bình của ĐBSCL. 16 Sở Giao thông vận tải Tiền Giang (2012)
  • 34. 22 Hình 3.2 Đánh giá hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh (0 kém nhất, 100 tốt nhất) Nguồn: Tính toán từ VCCI (2012) 3.2.2.2. Cơ sở vật chất Khu công nghiệp (KCN) Tiền Giang có 3 KCN đã đi vào hoạt động: KCN Mỹ Tho, KCN Long Giang và KCN Tân Hương. Tổng diện tích của các KCN là 1,101.47ha, tỷ lệ lắp đầy chung của các KCN là 55.75% (KCN Mỹ Tho đã lắp đầy 100%). KCN Tân Hương và Long Giang vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng KCN do chưa giải quyết dứt điểm các vướng mắc giữa chính quyền với chủ đầu tư trong quá trình ưu đãi đầu tư, và trong việc giải tỏa đền bù đối với các hộ dân. KCN Long Giang có vị trí gần đường cao tốc tuy nhiên nút giao tại đường 866B và đường cao tốc chưa được chấp thuận nên việc giao thông chưa thực sự thuận lợi đối với các doanh nghiệp trong KCN. Cụm công nghiệp (CCN) Tính đến 10/2012, tỉnh có 4 CCN đã đi vào hoạt động: CCN Trung An (lắp đầy 100%), CCN An Thạnh (lắp đầy 100%), CCN Tân Mỹ Chánh (lắp đầy 96.3%), CCN Song Thuận (lắp đầy 91.8%), với tổng diện tích 109 ha. Các CCN thu hút được 84 dự án đầu tư (trong đó có 5 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư 1,910.5 tỷ đồng, 73 dự án đã đi vào hoạt động, thu hút được 11,006 lao động vào làm việc17 . Một ưu thế để thu hút đầu tư là giá thuê đất ở Tiền Giang khá rẻ, chỉ từ 0.9 – 1 USD/m2 /năm so với 30USD/m2 /năm ở khu vực ĐNB. Tuy nhiên, chi phí thấp cùng với 17 Sở Công thương Tiền Giang (2013) 0 50 100 Chất lượng đường bộ Tỉ lệ đường rải nhựa Tỷ lệ đường do tỉnh quản lý được rải nhựa ĐBSCL Tiền Giang Median Max Tải bản FULL (75 trang): https://bit.ly/3KG7aqQ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 35. 23 quản lý kém đã dẫn đến hai bất cập quan trọng. Thứ nhất, các doanh nghiệp bị “hấp dẫn” nên đăng ký đầu tư nhưng triển khai thực hiện không đạt được hiệu quả. Thứ hai, tình trạng các doanh nghiệp lách luật bằng cách “hợp tác kinh doanh” để cho thuê lại với giá cao hơn. Hai vấn đề này đã gây nên sự lãng phí nguồn lực đồng thời tạo cơ hội cho một số cá nhân, đơn vị trục lợi. Trường hợp của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – Satra, Công ty CP Du lịch Tiền Giang, Công ty CP Dầu thực vật Tiền Giang, Công ty CP Vận tải ô tô Tiền Giang... là minh chứng cho những bất cập này. Dựa vào đánh giá chất lượng CSHT trong đánh giá PCI năm 2011 [Hình 3.3], so với mức trung vị và trung bình chung của ĐBSCL, chất lượng KCN ở Tiền Giang được đánh giá khá cao trong khi số lượng và tỷ lệ lắp đầy KCN chỉ tương đương với mức trung vị và trung bình ĐBSCL. Có đến 71.52% trong số các doanh nghiệp được khảo sát đánh giá chất lượng KCN tốt hoặc rất tốt. Điều này càng khẳng định lợi thế của Tiền Giang so với các tỉnh khác trong vùng trong việc thu hút đầu tư vào các KCN. Tuy nhiên tỷ lệ lắp đầy 55.75% cho thấy sự hạn chế trong việc xúc tiến, thu hút vào KCN. Do đó, vấn đề là tạo lập một môi trường kinh doanh tốt, thân thiện với doanh nghiệp, có chính sách và chiến lược quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư. Hình 3.3 Đánh giá KCN (0 kém nhất, 100 tốt nhất) 3.2.2.3. Hạ tầng điện, nước, viễn thông Hệ thống lưới điện đã phủ khắp toàn tỉnh, đến năm 2010, 100% xã và 99.9% hộ dân có sử dụng điện sinh hoạt. Hệ thống cấp nước cơ bản đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. Theo đánh giá chất lượng CSHT năm 2011 [Hình 3.4], CSHT điện luôn đạt cao hơn mức trung vị và trung bình ĐBSCL, giá điện và số giờ cắt điện tương đương với khu vực, đặc 0 20 40 60 80 100 KCN Tỉ lệ lấp đầy KCN Chất lượng KCN ĐBSCL Tiền Giang Median Max Nguồn: Tính toán từ VCCI (2012) Tải bản FULL (75 trang): https://bit.ly/3KG7aqQ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 36. 24 biệt 99% doanh nghiệp cho rằng được thông báo khi cắt điện. Điều này giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, chất lượng internet và dịch vụ viễn thông khá tốt, cao hơn hẳn so với trung vị và trung bình khu vực. Hình 3.4 Đánh giá chất lượng điện và viễn thông (0 kém nhất, 100 tốt nhất) 3.2.3. Chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế 3.2.3.1. Thu, chi ngân sách Thu, chi ngân sách tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2011 với tốc độ trung bình lần lượt là 17.3% và 20.5% cho thấy phần nào sự phát triển đi lên của địa phương. Ngân sách thu từ kinh tế địa phương chiếm tỷ trọng cao và duy trì ổn định ở mức trên dưới 40%. Tuy nhiên, ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào trợ cấp từ Trung ương, tỷ trọng này chiếm trên dưới 30%, thậm chí năm 2010 lên đến 39%. Khu vực FDI đóng góp vào ngân sách thấp và không ổn định cho thấy vì mục tiêu thu hút đầu tư nên các dự án FDI nhận được nhiều ưu đãi hơn mức đóng góp cho nền kinh tế địa phương [Phụ lục 13, 15]. Trong chi ngân sách, chi thường xuyên luôn lấn át, chiếm hơn 50% làm cho dư địa ngân sách trở nên hạn hẹp đối với các khoản chi khác. Chi đầu tư phát triển dao động quanh mốc 30%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 35.8% với giá trị tuyệt tối 2,218 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi đầu tư phát triển tập trung chủ yếu vào xây dựng cơ bản. Trong chi thường xuyên, chi cho giáo dục đào tạo rất ấn tượng, chiếm tỷ trọng lớn và ổn định qua các năm, dao động xung quanh mức 40% của tổng chi thường xuyên [Phụ lục 14, 16]. Nguồn: Tính toán từ VCCI (2012) 6673179