SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Tömgiöëng
Thûác ùn töm
Hïå thöëng an toaân sinh hoåc
Quaãnlyáaonuöi
CPF-Turbo Program
Chuáng töi tûå haâo àaä goáp phêìn mang laåi sûå thaânh cöng cho baâ con nuöi töm. Vúái àöåi nguä nhên viïn chuyïn nghiïåp,
nhiïåt tònh, coá kinh nghiïåm, sùén saâng àöìng haânh cuâng vúái têët caã baâ con, vò sûå phaát triïín bïìn vûäng cuãa ngaânh nuöi
töm cöng nghiïåp taåi Viïåt Nam.
Àïí nuöi töm thaânh cöng, chuáng ta coá...
Haäy cuâng traãi nghiïåm thaânh cöng vúái
“CPF-Turbo Program”
CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÙN NUÖI C.P. VIÏÅT NAM
ÀC: KCN Baâu Xeáo, xaä Söng Trêìu, huyïån Traãng Bom, tónh Àöìng Nai
ÀT: (0613) 921502 - 09 Fax: (0613) 921512 - 14 Website: www.cp.com.vn
Fulfill the Success
For Sustainable Business
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
dungNöåi Söë 170 thaáng 2/2014NÙM THÛÁ 15
Để cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới và nâng cao lợi nhuận,
ngành chế biến thủy sản cần chú trọng sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng.
Gia tăng giá trị sản phẩm để nâng cao lợi nhuận
Ý kiến phát biểu tại Hội nghị Tổng kết Xuất khẩu Tôm 2013
Chúng ta không thể bỏ nuôi tôm sú, đặc biệt là tôm sú nuôi quảng canh và
quảng canh cải tiến ở vùng bán đảo Cà Mau.
16
26
Baseafood không gắng sức chạy theo sản lượng, mà xây dựng và triển khai
đề án phát triển sản phẩm GTGT để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Baseafood với đề án giatăng giá trị sản phẩm xuất khẩu
12
Nhờ quyết liệt tái cơ cấu, Công ty Phương Nam đã tự xoay xở được
nguồn tài chính và dần lấy lại uy tín vốn có của mình.
Thủysản PhươngNam–Vượtquađiểmtớihạn32
30 VIACIMEX đồng hành cùng doanh nghiệp
VIACIMEX luôn đồng hành cùng cộng đồng DN chế biến, XNK thủy sản
Việt Nam đẩy mạnh quản lý chất lượng và VSATTP.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014
88
Tối ưu hóa các hoạt động kinh tế để vừa gia tăng thu nhập vừa bảo
vệ môi trường sinh thái là mong muốn mà con người luôn hướng tới.
Bảo vệ dịch vụ hệ sinh thái
vì sự phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững
38
Với tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm, Minh Phương đang có
chỗ đứng vững vàng trên thị trường dịch vụ logistics.
Minh Phương – Đối tác dịch vụ logistics tin cậy
Một năm mới đã đến và các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục phải
đối phó với nguồn cung nguyên liệu liên tục biến động.
Dự báo nguồn cung thủy sản năm 201454
Thắng lợi của ngành tôm năm qua không hoàn toàn do nội lực tạo ra,
mà một phần do thất bại trong nuôi tôm ở một số nước khác.
TGĐ Trần Văn Lĩnh:
Xuất khẩu tôm 2013 thắng lợi nhưng chưa vội mừng35
3
Nâng cao hoặc bãi bỏ một số quy định, thủ tục hành chính không hợp lý
trong quản lý chất lượng và thú y thủy sản là hết sức cần thiết.
Cải cách thủ tục hành chính
về chất lượng và thú y thủy sản70
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅNTHÛ BAN BIÏN TÊÅP
Sẵn sàng tâm thế
phát huy đà tăng trưởng
ăn và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng; và đầu tư
hiện đại hóa tàu thuyền và công nghệ bảo quản sau thu
hoạch trong khai thác thủy sản là những yếu tố có tính
quyết định đối với hiệu quả của cả chuỗi sản xuất.
Mặt khác, việc phải áp dụng quá nhiều tiêu chuẩn,
kể cả những tiêu chuẩn tự nguyện theo yêu cầu của các
thị trường nhập khẩu đã khiến không chỉ người nông
dân, mà ngay cả các doanh nghiệp chế biến cũng vô
cùng lúng túng, hoang mang trước cả một “ma trận”
tiêu chuẩn khi xây dựng vùng nuôi cho mình. Vì vậy,
rất cần tập trung sự quan tâm trong việc hài hòa hóa
các tiêu chuẩn, xây dựng và quảng bá tiêu chuẩn chung
được công nhận trên thị trường quốc tế.
Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ
đánh giá cao những đóng góp của ngành nông nghiệp
trong thành tựu chung của đất nước, nhưng cũng nhấn
mạnh: “Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
giảm dần và bộc lộ những hạn chế yếu kém của một nền nông
nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, thiếu liên kết, năng
suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Vì vậy, phải thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược,
đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cầu nền kinh tế, đặc biệt
là đẩy nhanh tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Với bản lĩnh của những người tiên phong trong hội
nhập kinh tế quốc tế, những người lao động ngành thủy
sản ý thức rõ nội lực của mình và bối cảnh thị trường,
chuẩn bị nguồn năng lượng mới, sẵn sàng tâm thế cho
những bước đi vững chắc để chinh phục những đỉnh
cao mới.n
Ban Biên tập
Thương mại Thủy sản
K
ết quả sản xuất-kinh doanh năm 2013 cao hơn
dự báo và giá trị xuất khẩu tăng gần 14% trong
tháng đầu năm 2014 là sự khởi đầu rất đáng
khích lệ của ngành thủy sản khi bước vào một năm sản
xuất và lao động mới. Nhưng cũng cần nhận rõ những
tồn tại, hạn chế trong năm qua, chuẩn bị tâm thế đương
đầu với những khó khăn để tiếp tục phát huy đà tăng
trưởng về lượng và phát triển triển về chất thật hiệu quả
trong năm tới.
Bởi trong năm 2014, sự phục hồi kinh tế ở các khu
vực trên thế giới còn rất mong manh; bất ổn chính trị
tràn lan và ngày càng phức tạp. Thị trường thế giới vẫn
trong tình trạng sa sút với sức mua hạn chế, nhất là ở các
thị trường nhập khẩu nông sản truyền thống của Việt
Nam. Xuất khẩu của ngành nông nghiệp nói chung đã
rơi vào xu thế giảm dần từ vài năm qua. Những yếu tố
này cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thủy
sản và cả chuỗi sản xuất trước đó.
Làm thế nào để duy trì và tăng cường khả năng cạnh
tranh trong bối cảnh kinh tế thế giới eo hẹp? Không còn
con đường nào khác là tái cơ cầu ngành theo hướng phát
triển bền vững. Cụ thể hơn là phải tổ chức lại sản xuất,
nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh ứng dụng khoa
học kỹ thuật trong tất cả các khâu từ khai thác, nuôi
trồng, đến chế biến xuất khẩu. Những hoạt động này
phải đạt được mục đích cuối cùng là gia tăng giá trị sản
phẩm, sao cho đem lại lợi nhuận cho mọi thành phần
tham gia vào chuỗi sản xuất.
Chủ trương đó chỉ thành hiện thực khi Bộ, các cơ
quan quản lý và toàn ngành chung sức xây dựng và
thực hiện một kế hoạch phát triển tổng thể, toàn diện,
có sự sắp xếp, ưu tiên hợp lý những lĩnh vực cơ bản, chủ
chốt để tập trung nguồn lực thật sự hiệu quả, tránh tham
lam, dàn trải gây lãng phí.
Thực tế sản xuất thủy sản trong mấy năm gần đây
cho thấy, việc sản xuất, quản lý chất lượng giống, thức
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/20144
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 5
độngtrênbiển,khuyếnkhíchkhai
thác xa bờ theo tổ đội sản xuất, tập
trung đánh bắt các đối tượng có
giá trị kinh tế cao và có thị trường
tiêu thụ tốt; nghiên cứu đầu tư và
ứng dụng công nghệ, thiết bị bảo
quản hiện đại để nâng cao giá trị
sản phẩm và giảm thất thoát sau
thu hoạch, v.v…
Nuôi trồng thủy sản (NTTS)
ghi dấu ấn hiệu quả trong khắc
phục dịch bệnh và sự nhảy vọt
sản lượng tôm chân trắng. Hai
đối tượng nuôi chính là tôm
và cá tra tiếp tục đóng vai trò
chủ đạo trong tổng giá trị XK
thủy sản của cả nước. Ngành
NTTS đã xây dựng dự án “Phát
triển tôm chân trắng bố mẹ”
và chuyển giao 110.000 con cá
tra hậu bị về các cơ sở sản xuất
giống nhằm mục tiêu đảm bảo
chất lượng con giống cho người
nuôi; tăng cường kiểm soát vật
tư đầu vào. Đặc biệt là việc tăng
cường đầu tư cơ sở hạ tầng,
dịch vụ cho ngành, trong đó ưu
tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng vùng nuôi tập trung thâm
canh, v.v…
Tuy nhiên, so với nhu cầu
nguyên liệu để sản xuất phục
vụ thị trường trong và ngoài
nước, nhất là cho các nhà máy
chế biến XK thì khả năng đáp
ứng vẫn còn một khoảng cách
khá xa. Tình trạng thiếu nguyên
liệu đủ tiêu chuẩn chất lượng
vẫn rất phổ biến. Đây là vấn
đề cần sự quan tâm lớn của cả
H
ội nghị tổng kết của
Tổng cục Thủy sản
(TCTS) tổ chức vào
cuối tháng 12/2013 đã đánh giá
cao những thành tựu mà ngành
đạt được trong năm.
Trong khai thác thủy sản đã
đẩy mạnh việc tổ chức lại hoạt
Ngành thủy sản khá thành công trong năm 2013 với tổng sản lượng đạt trên 6 triệu
tấn, tăng 2,1% so với năm 2012 và giá trị sản xuất toàn ngành trên 176.500 tỷ đồng,
tăng 4,2%. Ghi đậm nhất là dấu ấn thắng lợi về sản lượng tôm chân trắng nuôi nhờ
khắc phục một phần dịch bệnh tôm.
Sản xuất nguyên liệu thủy sản
không đáp ứng kịp năng lực chế biến
p Thái Phương
Tổng cục Thủy sản triển khai kế hoạch năm 2014
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/20146
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
ngành khai thác và NTTS trong
thời gian tới.
Nhận diện tồn tại
và hạn chế
Đối với khai thác thủy sản
Cơ cấu tàu thuyền đã có
nhiều tiến bộ, hỗ trợ tích cực cho
khai thác xa bờ, nhưng tỷ trọng
sản lượng các đối tượng có giá
trị cao, nhiều cơ hội thị trường
và mang lại lợi nhuận cao cho
ngư dân lại ngày càng giảm sút.
Điều này thể hiện rõ nhất ở hai
đối tượng chủ lực là cá ngừ và
mực, bạch tuộc. Thiếu nguyên
liệu là một trong những nguyên
nhân chính khiến XK mực, bạch
tuộc, cá ngừ và các loài cá biển
khác đều thấp hơn đáng kể so
với năm 2012.
Năm2013,sảnlượngkhaithác
cá ngừ đại dương của cả nước sụt
giảm. Không những thế, việc xử
lý, bảo quản chưa đúng kỹ thuật
đã làm giảm phẩm cấp và chất
lượng, không đáp ưng yêu cầu
XK đã ảnh hưởng lớn đến giá trị
cuối cùng của sản phẩm.
Đề cập vai trò của Quyết định
68/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về
chính sách hỗ trợ giảm tổn thất
sau thu hoạch trong nông nghiệp
đối với những tồn tại trong bảo
quản chất lượng sản phẩm thủy
sản sau khai thác, ông Đào Hồng
Đức, Cục trưởng Cục Khai thác
và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản
cho rằng: “Đối với ngành khai thác
thủy sản, chính sách hỗ trợ chủ yếu
là lắp đặt hệ thống thiết bị bảo quản
sản phẩm sau đánh bắt trên tàu.
Đến nay, nhiều tàu khai thác, tàu
thu mua và vận chuyển hải sản đã
lắp đặt được các thiết bị bảo quản
lạnh, nhưng do thực tế tàu thuyền
của ngư dân còn rất thô sơ, chưa có
thiết kế thích hợp nên việc hiện đại
hóa và nâng cấp để lắp đặt đồng bộ
các thiết bị vẫn còn nhiều khó khăn
đòi hỏi phải có khoảng thời gian
nhất định.”
Theo thống kê, sản lượng khai
thác mỗi năm của nước ta đạt 2,2
triệu tấn, nhưng tỷ lệ thất thoát
khá lớn, khoảng 20 - 25% tổng
sản lượng, tương đương với giá
trị hàng nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các cảng cá và
khu neo đậu trú ẩn vẫn còn có
những nơi chưa đạt được yêu
cầu về luồng lạch và không đủ
cơ sở hậu cần cung cấp dịch vụ.
Những tồn tại này chủ yếu là do
việc xây dựng quy hoạch trước
đây đã lỗi thời do số tàu thuyền
tăng lên và công suất của mỗi
tàu cũng lớn hơn rất nhiều.
Việc cung cấp vốn, tín dụng
và bảo hiểm cho ngư dân cũng
như đầu tư cho khai thác thủy
sản là những vấn đề được đại
diện của các địa phương hết
sức quan tâm, đòi hỏi Tổng cục
Thủy sản phải chú trọng trong
năm 2014. Tuy nhiên TCTS và
các đơn vị chức năng cần xây
dựng các giải pháp kêu gọi vốn
đầu tư, kể cả nguồn vốn ngoại,
nhằm tăng cường nguồn lực
phát triển ngành.
Về cơ chế cho vay đối với
ngư dân, theo Tổng Cục trưởng
Vũ Văn Tám: “Nhà nước vẫn có
chính sách rất ưu đãi cho ngư dân
vay vốn, nhưng cho vay phải theo cơ
chế thương mại thông thường, việc
xử lý rủi ro cũng theo cơ chế này,
nghĩa là vẫn phải có thế chấp và đảm
bảo thì ngân hàng mới cho vay. Ví
dụ, giá trị một con tàu khoảng 10 tỷ
đồng, ngân hàng có thể cho vay 8 tỷ
với lãi suất 2,3%/năm, còn ngư dân
phải bỏ ra 2 tỷ đồng. Số tiền của ngư
dân phải có trước để chứng minh
năng lực, khi đó ngân hàng mới có
cơ sở để cho vay phần tiếp theo 80%.
Tuy nhiên, đối với ngư dân số tiền
nêu trên là rất lớn đối với họ, vì vậy
việc triển khai cho vay theo hướng
này còn rất khó tiến triển”.
Về nuôi trồng thủy sản
Rõ ràng là hoạt động sản
xuất chế biến XK tôm và cá tra
đều phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn nguyên liệu nuôi, nhưng
nguồn cung cấp này luôn trong
Ông Bùi Đức Quý, Vụ trưởng Vụ Nuôi
trồng thủy sản
Bà Trần Bích Nga, Phó Cục trưởng Cục
Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và
Thủy sản
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 7
khác quản lý về thức ăn và các
sản phẩm xử lý và cải tạo môi
trường trong NTTS. Những
văn bản này thể hiện tiếp cận
quản lý chất lượng từ gốc của
cả chuỗi sản xuất thủy sản. Tuy
nhiên, việc triển khai và giám
sát thực hiện các văn bản ấy
mới thực sự quan trọng và có
hiệu quả.
Ông Quý cũng cho biết, năm
2014 Cục sẽ tiếp tục xây dựng
thông tư đánh giá rủi ro đối
với thủy sản sống NK vào Việt
Nam và văn bản quản lý vùng
nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm
nước lợ. Như vậy, cùng với việc
ban hành Nghị định về Cá tra,
ngành NTTS về cơ bản đã có
đủ công cụ pháp lý chính để
quản lý hoạt động này ở các địa
phương.
Ông Quý thông báo, năm
2014 ngành sẽ dành ưu tiên
các nguồn lực để cấp thiết xây
dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
của ngành. Đối với thủy sản là
lĩnh vực mới, nhiều tiêu chuẩn
và qui chuẩn kinh tế, kỹ thuật
cho ngành cần được xây dựng.
Sự phối hợp và hỗ trợ của
các cơ quan chức năng
khác
Quản lý chất lượng
thủy sản nuôi
Cuộc đấu tranh với những
rào cản kỹ thuật từ các thị
trường NK đã đạt được những
thành công nhất định, chẳng
hạn Nhật Bản đã chấp nhận
tăng mức dư lượng ethoxyquin
trong tôm NK, tạo điều kiện
thuận lợi hơn để XK tôm của
nước ta sang Nhật Bản. Tuy
nhiên, theo bà Trần Bích Nga,
Phó Cục trưởng Quản lý Chất
lượng Nông, lâm sản và Thủy
sản, luôn xuất hiện các rào cản
thương mại từ phía các nước
NK. Chẳng hạn, một số nước
đang tiếp tục đưa ra cảnh báo
lô hàng nhiễm dư lượng một
số kháng sinh như Trifluralin
và Enrofloxacin sử dụng trong
NTTS.
tình trạng bất ổn. Năm 2013, sản
lượng tôm chân trắng đã giúp
giải quyết nhiều nguyên liệu
cho chế biến XK, nhờ vậy ngành
tôm đã tận dụng được cơ hội thị
trường để gia tăng đáng kể giá
trị XK.
Tuy nhiên, nhiều năm qua,
hầu như các nhà máy chế biến
tôm chỉ hoạt động được khoảng
40-50% công suất thiết kế do
thiếu nguyên liệu. Ngành cá tra
lại luôn chao đảo giữa thừa và
thiếu nguyên liệu, hiệu quả đầu
tư nuôi thiếu bền vững vì vậy
giá trị cuối cùng mang lại cho cả
người nuôi và nhà chế biến XK
rất thấp.
Nhiều yếu tố đầu vào ảnh
hưởng tới NTTS, nhưng vấn đề
chất lượng con giống luôn là mối
lo ngại đầu tiên của người nuôi.
Sự hạn chế trong quản lý và
kiểm dịch con giống NK đã gây
ra không ít tổn thất.
Ông Bùi Đức Quý, Vụ trưởng
NTTS thuộc TCTS, cho biết:
“Qua việc rà soát và đi kiểm tra
thực tế tới các đầu mối nước ngoài
cung cấp tôm bố mẹ tôm chân trắng
đã phát hiện 3 cơ sở đã lấy tôm nuôi
từ đầm xuất bán cho Việt Nam làm
tôm bố mẹ để sản xuất giống. Ba cơ
sở trên đã bị cảnh báo và cấm XK
vào Việt Nam.”
Mới đây, một thông tư về
quản lý chất lượng con giống
thủy sản đã được ban hành làm
công cụ pháp lý hỗ trợ việc quản
lý chất lượng và tạo ra cơ chế để
kiểm soát và truy xuất nguồn
gốc đến các nước có tôm bố mẹ
XK sang Việt Nam.
Cũng trong năm 2013, đã
có thêm 2 văn bản quan trọng
Nuôi cá tra theo tiêu chuẩn GlobalGAP
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/20148
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Hoa Kỳ cũng đưa ra luật
Nông nghiệp mới, chuyển thanh
tra cá da trơn từ Cục Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm (FDA)
sang Bộ Nông nghiệp, gây thêm
khó khăn cho việc XK cá tra của
nước ta vào Mỹ do phải đáp ứng
những tiêu chuẩn phức tạp trong
suốt chuỗi sản xuất cá tra ngay
từ khâu nuôi cá. Bộ NN&PTNT
đang phối hợp với Bộ Công
Thương, Bộ Ngoại giao và các bộ
liên quan tích cực đấu tranh, yêu
cầu Mỹ không dựng thêm những
rào cản đối với thương mại cá tra
Việt Nam.
Đối với ngành khai thác, bà
Nga đề nghị cần chú trọng nhiều
hơn vào việc khắc phục những
sai lỗi theo các khuyến cáo và
kiến nghị của các đoàn thanh
tra nước ngoài khi đến thăm
các cơ sở khai thác để đảm bảo
khai thác bền vững, chống tình
trạng khai thác không hợp pháp,
không quản lý và không báo cáo
(IUU). Yêu cầu này là rất thiết
thực để có đủ điều kiện để cấp
chứng nhận xuất xứ cho lô hàng
khai thác khi XK.
Bà Nga cho biết thêm: “Năm
2014 được Bộ NN&PTNT chọn là
năm thứ tư liên tiếp về quản lý chất
lượng vật tư nông nghiệp và ATTP
nông, lâm, thủy sản. Trong năm
2013, số cơ sở cung cấp vật tư nông
nghiệp và NTTS được thống kê để
kiểm tra định kỳ còn thấp, vì vậy số
cơ sở đã được kiểm tra còn rất thấp.
Trong năm 2014, sẽ tập trung kiểm
tra các cơ sở có nhiều ’vấn đề’”.
Phòng chống dịch bệnh
Năm 2013 ghi nhận sự nỗ
lực có hiệu quả của công tác
quản lý dịch bệnh EMS trên
tôm, góp phần phục hồi đáng
kể sản lượng tôm chân trắng.
Tuy nhiên, theo ông Trần Đình
Luân, Phó Cục trưởng Thú y,
hoạt động NTTS, nhất là nuôi
tôm đã phá vỡ quy hoạch rất
nhiều, trong khi điều kiện cơ
sở hạ tầng không đầy đủ, khiến
việc quản lý dịch bệnh rất khó
khăn. Hơn nữa, dịch bệnh lại
chủ yếu phát sinh từ các mô
hình nuôi nhỏ lẻ, tự phát của
người dân và do chưa kiểm dịch
hết con giống NK. Ông Luân
nhận xét: “TCTS và Cục Thú y
cần phối hợp chặt chẽ trong công
tác quan trắc cảnh báo môi trường
và kiểm soát dịch bệnh tôm. Trong
năm 2013 sự phối hợp đó chưa tốt,
năm 2014, phải làm tốt hơn. Cần
chia sẻ thông tin giữa hai đơn vị về
diện tích nuôi, diện tích bị bệnh….
và cả số lượng tôm giống NK để
kiểm tra chéo và giám sát chặt chẽ
đầu ra của con giống”.
Tổng Cục trưởng Vũ Văn
Tám kết luận: “Công tác trước
mắt của lĩnh vực NTTS là tính
toán lại các chỉ tiêu đặt ra đối với
nuôi tôm năm 2014, nhất là nuôi
tôm chân trắng. Hiện tại, cần giữ
ổn định diện tích và tăng cường
quản lý vùng nuôi, bám sát quy
hoạch. Việc mở rộng diện tích cần
tính toán theo tín hiệu thị trường
để điều chỉnh cho phù hợp, nhằm
đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh,
phòng chống thiên tai và đảm bảo
hiệu quả cho người nuôi”. n
T.P.
Tôm HLSO phục vụ XK của Camimex
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 9
có sắn và sản phẩm từ sắn giảm
26,8%; cà phê giảm 25,7%; gạo
giảm 16,1%; và chè giảm 5,2%. Có
5 mặt hàng giá XK giảm, gồm hạt
điều, cà phê, hạt tiêu, gạo và cao
su. XK thủy sản tiếp tục gặp khó
khăn do rào cản thương mại từ
các nước NK nên chỉ tăng 10,5%,
thấp hơn mức tăng trưởng XK
chung. Tính chung kim ngạch
XK nhóm hàng này giảm 649
triệu USD do giá XK giảm và
giảm 1,3 tỷ USD do lượng XK
giảm. Tính chung giảm do cả giá
và lượng là 1,95 tỷ USD.
Về thị trường XK, năm 2013
mặc dù khủng hoảng kinh tế, sức
mua thị trường thế giới suy giảm,
nhưng các thị trường XK truyền
thống của Việt Nam như Đông
từ khi gia nhập WTO, ước xuất
siêu 863 triệu USD.Tăng trưởng
XK đạt được ở hầu hết các mặt
hàng XK chủ lực. Cả nước có 22
nhóm hàng có kim ngạch XK
trên 1 tỷ USD.
Riêng giá trị XK nhóm hàng
nông, lâm, thủy sản bị ảnh
hưởng của một số nông sản sản
lượng hạn chế nên XK giảm. XK
nhóm hàng này ước đạt 19, 85 tỷ
USD, chiếm 15% trong tổng kim
ngạch XK, giảm 5,3% so với cùng
kỳ năm 2012.
Nhìn chung, năm 2013 XK
nhóm hàng nông, lâm, thủy
sản không được lợi cả về giá và
lượng. Trong số 7 mặt hàng tính
được về giá và lượng thì có 4 mặt
hàng có lượng XK giảm, gồm
M
ặc dù còn nhiều khó
khăn nhưng hiện
nay, Việt Nam đang
hướng đến Cộng đồng ASEAN
2015, đàm phán và ký nhiều
hiệp định thương mại tự do,
đáng chú ý là Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương TPP…
Bên cạnh đó, Nhà nước ngày
càng quan tâm nhiều đến tình
hình sản xuất, kinh doanh của
DN, chính sách hỗ trợ, khuyến
khích XK ngày càng được hoàn
thiện, tăng trưởng tín dụng 2014
được dự báo sẽ tốt hơn... Vì vậy
triển vọng tăng trưởng XK, tăng
trưởng kinh tế sẽ tốt hơn.
Tình hình xuất khẩu
năm 2013
Theo báo cáo của Bộ Công
Thương, tổng kim ngạch XK
năm 2013 ước đạt khoảng 132,17
tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so
với năm 2012, cao hơn mục tiêu
Quốc hội đề ra (tăng 10%). Trong
đó, các DN trong nước chiếm tỷ
trọng 33%, ước đạt 43,75 tỷ USD,
tăng 3,5%, các DN có vốn đầu tư
nước ngoài (không kể dầu thô)
chiếm tỷ trọng 61,4% ước đạt
81,18 tỷ USD, tăng 26,8% so với
năm 2012. Năm 2013 là năm thứ
2 liên tiếp Việt Nam xuất siêu kể
Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành Công thương năm 2014 do Bộ Công Thương tổ
chức ngày 10/1/2014 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia dự báo, trong vòng 2 năm tới kinh
tế thế giới sẽ dần ổn định lại sau khủng hoảng, tăng trưởng khả quan hơn, tạo điều
kiện thúc đẩy XK. Nhưng nền kinh tế trong nước phục hồi chậm và còn nhiều trở
ngại như sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều, chi phí đầu vào cao, khó khăn về nợ xấu,
thanh khoản của các ngân hàng thương mại,...
Nhiều kỳ vọng xuất khẩu 2014
Kim ngạch XK từ năm 2011 đến năm 2013
Nguồn: Bộ Công Thương
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201410
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Nam Á, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ
tiếp tục được giữ vững. XK tăng
trên tất cả các thị trường, trong đó
thị trường châu Phi tăng cao nhất,
ước 28%; tiếp đó là châu Mỹ, tăng
23,1%, châu Âu tăng 19,4%, châu
Đại Dương tăng 14,1% và châu
Á tăng 12,7%. Thị trường châu
Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong cơ cấu thị trường XK của
Việt Nam, chiếm 51,2%. Tiếp đến
là châu Mỹ 21,2% và châu Âu
20,5%, với kim ngạch XK ước lần
lượt 67,7 tỷ USD, 28,06 tỷ USD và
27,05 tỷ USD.
Theo Bộ trưởng Công Thương
Vũ Huy Hoàng, kết quả này phản
ánh năng lực sản xuất hàng XK
của nền kinh tế ngày càng được
mở rộng, cơ cấu hàng XK từng
bước đã có sự chuyển dịch theo
hướng tăng các sản phẩm đã qua
chế biến.
Riêng đối với lĩnh vực thủy
sản, báo cáo của VASEP cho biết,
khó khăn trong XK thủy sản năm
qua vẫn chưa được khắc phục, sự
sụt giảm xảy ra với hầu như tất cả
các mặt hàng ngoại trừ tôm. Các
thị trường chính vẫn chưa thật sự
thoát khỏi suy thoái, tình trạng
thiếuhụtnguyênliệuchochếbiến
cùng với sự sụt giảm chất lượng
nguyên liệu XK vẫn là thách thức
cho ngành XK thủy sản.
Điểm nổi bật của XK thủy sản
2013 là sự phục hồi của ngành
tôm trước nhiều thuận lợi, từ
sự cải thiện trong sản xuất tôm
nguyên liệu trong nước do bước
đầu kiểm soát được dịch bệnh,
đến các kết quả có lợi trong các
vụ kiện tôm. Tổng giá trị XK tôm
Việt Nam năm 2013 đạt 3,1 tỷ
USD, tăng 39,1% so với năm 2012,
đóng góp 46,3% cho kim ngạch
XK thủy sản, chủ yếu nhờ giá XK
tăng cao, tập trung chủ yếu vào
thị trường Mỹ, tăng 82,5 %.
Năm 2014: Tập trung đẩy
mạnh xuất khẩu
Năm 2013, mặc dù quy mô và
tốc độ tăng trưởng XK hàng hóa
đều vượt mức kế hoạch đề ra và
tiếp tục xuất siêu, nhưng XK vẫn
tăng trưởng chủ yếu ở những
nhóm mặt hàng do khối DN FDI
sản xuất và là những mặt hàng
dựa vào nguồn lao động rẻ và
gia công hơn là những mặt hàng
có GTGT cao. Bên cạnh đó, chất
lượngtăngtrưởngXKnhìnchung
chậm cải thiện, cơ cấu hàng hóa
XK chuyển dịch chậm, tỷ trọng
nhóm hàng công nghiệp, chế
biến, nhóm hàng có hàm lượng
công nghệ và chất xám cao vẫn
chưa thay đổi đáng kể. Tỷ trọng
XK sang các thị trường mới như
châu Phi, Mỹ Latinh còn nhỏ và
chưa có giải pháp mang tính đột
phá để thực sự tận dụng được cơ
hội XK sang các thị trường tiềm
năng này…
Do đó, Bộ Công Thương định
hướng cho những năm tiếp theo
tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp
XK, tăng cường và nâng cao hiệu
quả công tác dự báo thị trường.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho
rằng cần tập trung khai thác cơ
hội mở cửa thị trường từ các cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế để
Quang cảnh Hội nghị
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 11
DN trong nước, bảo vệ thị trường
nội địa, đồng thời tìm kiếm, mở
rộng thị trường XK; Thúc đẩy
hội nhập kinh tế- quốc tế, tận
dụng tối đa những lợi ích mà
các Hiệp định Thương mại Tự
do (FTA) mang lại; Thực hiện tái
cơ cấu theo hướng gia tăng chất
lượng sản phẩm, đưa KHCN
vào sản xuất, nâng cao sức cạnh
tranh của hàng Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
Để duy trì XK hàng hóa ổn
định, DN trong nước cũng cần
đầu tư xây dựng chiến lược kinh
doanh lâu dài, nâng cao khả
năng quản lý, quản trị tốt dòng
vốn, dòng tiền, nguồn nhân lực,
đầu tư công nghệ, nâng cao chất
lượng hàng hóa...
Trả lời phỏng vấn của các
phóng viên bên lề hội nghị, Bộ
trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn
mạnh, trong bối cảnh Việt Nam
đang trên đà hội nhập kinh tế
quốc tế mạnh mẽ, khi đàm phán
các Hiệp định TM tự do, chúng
ta đều mong muốn các DN đang
hoạt động tại Việt Nam, đặc
biệt là các DN trong nước là đối
tượng chính được hưởng những
ưu đãi từ những hiệp định này.
Do đó, các DN cần tích cực tham
gia tham vấn trong đàm phán
chính sách TM quốc tế. Bên cạnh
đó, các DN cũng cần phải chủ
động hơn, có lộ trình cụ thể để
khi các hiệp định chính thức có
hiệu lực thì DN có thể tận dụng
ngay những cơ hội mà các FTA
mang lại. n
Nguyễn Thị Hồng Hà
bài bản và hiệu quả hơn các biện
pháp cảnh báo sớm và vận động
đấu tranh hiệu quả trong các
tranh chấp thương mại...
Đại diện VASEP, TTK Trương
Đình Hòe khẳng định, cho đến
nay, Việt Nam đang XK hầu
hết là sản phẩm thô, do đó chất
lượng chính là thước đo giá trị và
thương hiệu thủy sản Việt Nam
trên thị trường thế giới.
Để gia tăng sức cạnh tranh
cho sản phẩm Việt Nam với các
nước cùng sản phẩm, VASEP
kiến nghị, các cơ quan nhà nước
cần quan tâm sát sao cho khâu
sản xuất tôm nguyên liệu đủ tiêu
chuẩn chất lượng XK thông qua
tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn
và quản lý kiểm soát chất lượng
theo chuỗi từ con giống, thức ăn
tới sản phẩm chế biến, XK nhằm
duy trì và cải thiện chất lượng
tôm Việt Nam và giảm giá thành
sản xuất; Quy hoạch lại sản
lượng cá tra nhằm cân đối cung-
cầu; Hỗ trợ Hiệp hội và DN đấu
tranh với các vấn đề tranh chấp
TM; Hỗ trợ DN duy trì XTTM tại
các thị trường trọng điểm như
Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc...;
Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh cá
tra Việt Nam ra thế giới; Tiếp
tục cải cách thủ tục hành chính
nhằm giúp DN gia tăng sức cạnh
tranh trên thị trường XK thủy
sản quốc tế, ...
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng nhấn mạnh, trong
hội nhập quốc tế và kinh tế đối
ngoại, trước hết cần tập trung
mở rộng thị trường XK, do đó Bộ
Công Thương cần tích cực đưa
ra những chính sách ủng hộ các
đẩy mạnh XK vào các thị trường
lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN,
Ấn Độ... đồng thời khai thác các
thị trường tiềm năng như Nga,
Đông Âu, châu Phi, Trung Đông
và Mỹ Latinh...
Dự kiến kim ngạch XK 2014
đạt khoảng 145,4 tỷ USD, tăng
10%, trong đó, nhóm hàng nông,
lâm, thủy sản dự kiến đạt 20,7 tỷ
USD, tăng 4,6 % so với năm 2013
và chiếm tỷ trọng khoảng 14,3%.
Năm 2015, dự báo tăng trưởng
XK hàng hóa 10%, ước đạt 160,3
tỷ USD, nhập siêu kiểm soát ở
mức 5 % kim ngạch XK. Bộ Công
Thương dự báo, năm 2014, tôm
và cá tra tiếp tục là mặt hàng chủ
lực kéo XK thủy sản tăng trưởng,
trong đó, XK tôm vẫn giữ ngôi vị
quán quân trong XK thủy sản, do
thị trường vẫn rộng mở, giá cao.
Bộ trưởng Công Thương Vũ
Huy Hoàng cho rằng, để đạt
được mục tiêu, kế hoạch đề ra,
cần tập trung đẩy mạnh XK,
nhất là những mặt hàng có giá trị
gia tăng cao, giảm tỷ trọng hàng
XK là nguyên liệu thô và sơ chế;
Tích cực, chủ động khai thác, mở
rộng thị trường; Đa phương hóa
và đa dạng hóa quan hệ với các
đối tác; Ưu tiên XTTM, XTXK các
mặt hàng chủ lực như tôm, cá,
gạo, cà phê...vào các thị trường
XK trọng điểm, thị trường mới
có nhiều tiềm năng; Hệ thống
hóa những yêu cầu chất lượng,
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
để phổ biến kịp thời cho thương
nhân XK; Đẩy mạnh công tác
thỏa thuận với nước NK công
nhận lẫn nhau về chất lượng
hàng hóa. Đồng thời triển khai
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201412
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
và khối lượng. Tình hình thị
trường nói chung tiếp tục khó
khăn, nhất là một số thị trường
truyền thống ở các nước phát
triển. Giá một số loài nuôi tăng
nhẹ, chủ yếu do thiếu nguồn
cung mà không phải do nhu
cầu cao.
Chỉ số giá thủy sản của FAO
cho thấy giá tiếp tục giữ ở mức
cao, mặc dù đã giảm so với mức
đỉnh hồi cuối năm 2012. Khó
khăn về nguồn cung cá hồi nuôi
và tôm nuôi đã đẩy giá lên nhưng
giá các loài cá thịt trắng, cá ngừ
và các loài cá nổi khác đều giảm.
Các loài nuôi như cá chẽm giá
xuống thấp do nguồn cung vượt
xa so với nhu cầu trước mắt của
thị trường.
Đánhgiátriểnvọng,Globefish
cho rằng các thị trường thủy sản
tiếp tục bị ảnh hưởng của sự bất
ổn kinh tế ở các thị trường truyền
thống. Tại Nhật Bản, đồng yên
suy yếu đã khiến thủy sản NK
đắt đỏ hơn; NK thủy sản các loại
của Mỹ trong năm 2013 cũng chỉ
tăng nhẹ gần 1% về khối lượng.
Các nước đang phát triển có vẻ
khả quan hơn do nhu cầu trong
nước tăng.
người bình quân đạt 20kg/năm.
Mặc dù nguồn cung từ nuôi tăng
nhưng số loài khai thác tự nhiên
đưa vào làm thực phẩm trực tiếp
cho con người nhiều hơn và sản
xuất bột cá giảm.
Thương mại thủy sản tăng
trưởng vừa phải cả về giá trị
Tình hình ngành thủy sản
thế giới
Theo đánh giá của Globefish,
trong năm 2013 tổng sản lượng
thủy sản thế giới tiếp tục tăng,
đạt khoảng 160 triệu tấn, trong
đó sản lượng nuôi trồng vượt sản
lượng đánh bắt; tiêu thụ trên đầu
Khởi đầu năm mới, ngành thủy sản nhận tin vui xuất khẩu ước đạt 552 triệu USD
trong tháng 1/2014, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên để cạnh tranh
thành công trên thị trường thế giới, ngành chế biến cần đẩy mạnh sản xuất sản
phẩm GTGT.
Gia tăng giá trị sản phẩm
để nâng cao lợi nhuận
Tôm bao bột bánh mì phục vụ XK
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 13
Thuế NK vào các nước phát
triển thường thấp hoặc bằng O,
vì vậy, việc tiếp cận thị trường
chủ yếu phụ thuộc vào khả năng
đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc
của các nước NK; tuy nhiên
điều này cũng rất khó khăn, do
sự bùng nổ các tiêu chuẩn tự
nguyện gắn với tính bền vững,
khả năng truy xuất nguồn gốc
và chứng nhận, những yếu tố
này làm đội giá thành phẩm
và mang lại rất ít lợi nhuận cho
người sản xuất.
Tiêu thụ thủy sản của Trung
Quốc sẽ tăng mạnh. Hiện nước
này là nhà NK thủy sản lớn thứ
tư thế giới (sau EU, Nhật và Mỹ)
nhưng lại là quốc gia riêng rẽ XK
thủy sản lớn nhất. Tiêu thụ tính
trên đầu người dự kiến sẽ tăng
lên mức 31/kg/năm.
EU-28 về lâu dài vẫn tiếp tục
tăng trưởng và giữ vị trí là thị
trường thủy sản số một thế giới,
do dân số tăng và tiêu thụ ổn
định ở mức 23kg/người/năm.
Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng
và vượt qua Nhật Bản, do dân
số tăng và tiêu thụ ổn định. Còn
Nhật Bản, về lâu dài tiêu thụ
thủy sản sẽ giảm. Theo Felix Dent
(FAO), NK thịt đang dần nhiều
hơn so với NK thủy sản. Tiêu thụ
thủy sản vẫn cao - 57kg/người/
năm - nhưng đang giảm dần.
Một số thay đổi
trên thị trường NK thủy sản
Việt Nam
Đầu năm 2014 đã có hai
sự kiện khá thuận lợi cho XK.
Ngày 9/1/2014, Cơ quan quản
lý An toàn thực phẩm và Kiểm
dịch động thực vật Ucraina
(SVPS) đã ra thông báo kết quả
đợt thanh tra hồi tháng 12/2013
và chính thức cho phép 10 DN
chế biến thủy sản được XK cá
tra vào Ucraina. Tuy tiêu thụ
không nhiều thủy sản của nước
ta, nhưng Ucraina cũng là một
đầu ra đáng quan tâm ở Đông
Âu. Tiếp đó, ngày 21/1/2014, Bộ
Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật
Bản đã thông báo chính thức
nâng giới hạn dư lượng tối đa
của ethoxyquin (chất chống oxy
hóa sử dụng trong thức ăn tôm)
Xu t kh u th y s n Vi t Nam, 2000-2013 (Tri u USD)
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
Tri u USD
10
20
30
40
50
60
70
Tăng, gi m (%)
Các nhà NK và XK hàng đầu năm 2010, 2011 &, 2012
EU
-27 nước
EU
-27 nước
NaUy Thái Lan Việt NamNhật
Các loài thủy sản khác Cá thịt trắng Cá hồi Tôm Cá nổi Cá ngừ
Mỹ Trung
Quốc
Trung
Quốc
Hàn
Quốc
USD/tấn
Chỉ số giá thủy sản theo loài, 1990 – 2013
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201414
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Gia tăng giá trị để cải thiện
giá và hạn chế rào cản
chống bán phá giá
Với giá trị XK hơn 6,7 tỷ USD
trong năm 2013, Việt Nam củng
cố vững chắc hơn vị trí thứ 4 của
mình trong top 10 nước XK thủy
sản hàng đầu trên bản đồ thương
mại thế giới.
Liên tiếp vượt qua những
đỉnh cao về kim ngạch XK,
có đóng góp lớn cho ngành
nông nghiệp trong vai trò là
bệ đỡ của nền kinh tế, nhưng
ngành XK thủy sản vẫn đang
đứng trước nhiều thách thức
lớn trong cuộc cạnh tranh
toàn cầu, về thị trường, chất
lượng, giá thành và mẫu mã
sản phẩm.
Xu hướng tiêu thụ thực
phẩm thế giới đang chuyển
mạnh sang các loại sản phẩm
chế biến sẵn, tiện dụng, trong
đó có nhiều sự đổi mới về bao
bì, kích cỡ gói sản phẩm và
cách thức sử dụng tối giản bên
cạnh yêu cầu về nhãn mác bền
vững. Khi ngày càng có nhiều
nhà cung cấp mới khác trong
khu vực như Ấn Độ, Bănglađét,
Pakistan,… có các chủng loại
hàng hóa tương tự Việt Nam,
cũng XK dưới dạng nguyên liệu
nhưng với giá rất cạnh tranh,
DN ngành chế biến và XK thủy
sản nước ta không thể tiếp tục
chỉ tập trung gia tăng khối
lượng, mà phải tăng cường tỷ
trọng hàng chế biến GTGT.
Làn sóng nâng cấp cơ sở
vật chất, áp dụng chương trình
quản lý chất lượng quốc tế và
đổi mới công nghệ cũng như
phương thức quản lý trong
ngành chế biến thủy sản trong
những năm cuối 1997 - 2002 đã
tạo ra một bước ngoặt về thị
trường, về giá trị XK và sự thay
đổi vượt bậc về trình độ sản xuất
và chất lượng sản phẩm.Nhưng
đến nay, tình hình và nhu cầu
thị trường đã có rất nhiều biến
chuyển. Để duy trì lợi nhuận
và phát triển bền vững, ngành
chế biến XK phải tạo nên một
làn sóng mới về phát triển mặt
hàng chế biến sẵn, GTGT mới
có thể chạy đua hiệu quả trên
thương trường quốc tế.
trong tôm NK lên 0,2 ppm, tăng
20 lần so với mức 0,01ppm trước
đó. Nhật Bản cũng đã quyết
định dỡ bỏ quy định kiểm tra
ethoxyquin đối với 100% lô tôm
NK từ Việt Nam.
Tuy nhiên, mới đây Cơ
quan Giám sát Nông nghiệp
Nga (Rosselkhoznadzor) đã ra
quyết định tạm ngưng NK một
số mặt hàng thủy sản, trong
đó có cá tra từ Việt Nam với lý
do không bảo đảm chất lượng
VSATTP. Quyết định có hiệu
lực từ 31/1/2014. Trong năm
2013, tổng giá trị NK thủy sản
Việt Nam vào Nga đạt trên 100
triệu đôla, trong đó cá tra 39,5
triệu USD. NK của Nga chiếm
khoảng 1,5% tổng giá trị XK
thủy sản của nước ta. Mặc dù là
tạm ngưng, nhưng quyết định
này đã gây khó khăn lớn cho
các DN cá tra khi đang gặp bế
tắc trên thị trường EU.
Bên cạnh đó, việc Mỹ thông
qua Dự luật Nông trại với điều
khoản chuyển thanh tra cá nheo
từ Cơ quan quản lý Dược phẩm
và Thực phẩm (FDA) sang Bộ
Nông nghiệp, với dự kiến áp
dụng toàn bộ quy trình kiểm
soát ATTP trong chuỗi sản xuất
cá tra tương tự như sản xuất cá
nheo của Mỹ là trở ngại rất lớn
cho ngành cá tra nước ta. Mới
đây, chương trình Seafood Watch
thuộc tổ chức Monterey Bay
Aquarium cũng đang thực hiện
những đánh giá về tác động môi
trường để xếp hạng một số loài
nuôi. Tôm sú và tôm thẻ chân
trắng nuôi của ta cũng đang nằm
trong diện bị “quan tâm” một
cách tiêu cực.
Xu t kh u th y s n Vi t Nam, 2000-2013 (Tri u USD)
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tri u USD
-10
0
10
20
30
40
50
60
70
Tăng, gi m (%)
Giá tr (Tri u USD) Tăng, gi m (%)
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Xu t kh u th y s n sang th trư ng chính EU, Nh t B n và M ,
2000-2013 (Tri u USD)
EU Nh t B n M
Tri u USD
Các loài thủy sản khác Cá thịt trắng Cá hồi Tôm Cá nổi Cá ngừ
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 15
Hiện nay, thủy sản dạng
nguyên liệu vẫn chiếm một tỷ
trọng khá cao trong XK. Cụ thể,
trong ba mặt hàng có giá trị XK
cao nhất năm 2013 thì mặt hàng
tôm thuộc mã HS 03 - tôm các
loại tươi/sống/đông lạnh/khô
- chiếm trên 67%, trong khi mã
HS 1605 - tôm chế biến các loại
- chỉ chiếm chưa đến 33%. Tỷ
trọng XK cá tra chế biến chiếm
phần rất không đáng kể, chỉ có
hơn 0,6%, với 11 triệu USD so
với 1,750 tỷ USD XK cá tra tươi/
đông lạnh (chủ yếu là philê).
Ngành cá ngừ đạt được tỷ lệ tốt
nhất, nhưng cũng không quá
bán, đó là 48% giá trị XK cá ngừ
chế biến/52% giá trị XK cá dưới
dạng nguyên liệu.
Thực tế, ngành chế biến và
XK thủy sản chưa có một chiến
lược riêng về đầu tư nghiên
cứu phát triển sản phẩm, yếu
tố rất quan trọng để tăng cường
sản phẩm GTGT. Công việc này
chủ yếu chỉ do một số ít DN tự
triển khai, còn phần lớn vẫn thụ
động đáp ứng theo đơn hàng và
chạy theo xu hướng chung của
thị trường.
Sản phẩm thủy sản Việt
Nam rất dồi dào và phong phú,
luôn đứng trong tốp 10 nhà
XK thủy sản lớn nhất trên thị
trường quốc tế, nhưng chưa
tạo ra nét riêng biệt nổi bật cho
quốc gia, như Thái Lan với các
nhãn hiệu cá ngừ hộp và tôm;
Philippin với cá ngừ tươi, đông
lạnh và đồ hộp, Na Uy với cá
hồi; Ôxtrâylia với bào ngư và
tôm hùm đá, v.v...
Việc xây dựng thương hiệu
cho các sản phẩm XK chủ
lực đã được các cơ quan nhà
nước chủ trương triển khai
từ nhiều năm nhưng chưa có
kết quả. Tuy nhiên, các DN
cũng không quá trông chờ
vào nhà nước. Nhiều DN như
Minh Phu Seafood Corp., Vinh
Hoan Corp., Quoc Viet Co.,
Ltd, Stapimex, Agifish, Fimex,
Thuan Phuoc Corp., Havico,
Cafatex, Camimex, Sea Minh
Hai, Havuco, Trung Son,
Đại Thành, Godaco, Sotico,
Highlandragon, Hai Nam Co.,
Ltd vv….đã tạo dựng được uy
tín và thương hiệu riêng cho
sản phẩm của mình trên các thị
trường quốc tế .
Trong tình trạng luôn thiếu
nguyên liệu và giá lại cao, các
DN đều xác định phải tổ chức
lại và nâng cao năng lực sản
xuất hàng GTGT, nhằm nâng
cao giá sản phẩm, tránh lãng phí
nguyên liệu và tạo nhiều cơ hội
việc làm cho người dân, điều
quan trọng nữa là nâng cao tính
an toàn thực phẩm và hạn chế
một phần rủi ro về chất lượng
sản phẩm.
Vai trò của các ngành công
nghiệp phụ trợ, tạo ra nguồn
cung cấp ổn định, những sản
phẩm như nước sốt, gia vị, bao
bì, nhãn mác, phương thức bao
gói,... chất lượng cao và giá
thành hợp lý đang là một thách
thức không nhỏ, vì cho đến nay
vẫn phải nhập khẩu.
Việc tăng cường sản xuất sản
phẩm GTGT đòi hỏi sự hỗ trợ
và đồng hành của các cơ quan
chức năng thuộc ngành thủy
sản và Bộ Công Thương trong
xúc tiến bán hàng và quảng bá
sản phẩm. Công tác này phải
được đổi mới để giúp DN tiếp
cận được các hệ thống phân
phối và bán lẻ tại các thị trường
nhằm mở rộng đầu ra cho các
sản phẩm chế biến sâu, gia tăng
giá trị của nước ta, nhằm mang
lại lợi nhuận hợp lý cho nhà chế
biến XK và sau đó cho người
sản xuất nguyên liệu. n
Phương Mai
Xu t kh u th y s n Vi t Nam, 2000-2013 (Tri u USD)
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tri u USD
-10
0
10
20
30
40
50
60
70
Tăng, gi m (%)
Giá tr (Tri u USD) Tăng, gi m (%)
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Xu t kh u th y s n sang th trư ng chính EU, Nh t B n và M ,
2000-2013 (Tri u USD)
EU Nh t B n M
Tri u USD
Các loài thủy sản khác Cá thịt trắng Cá hồi Tôm Cá nổi Cá ngừ
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201416
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
được đánh giá đã có một số thành
công về khắc phục EMS, như xác
định được một số nguyên nhân,
kiểm soát được sự lây lan,…
Năm 2014, theo cảm nhận của
tôi, có khả năng Thái Lan sẽ phục
hồi sau EMS, nhưng cũng phải
mất khoảng 1-2 năm mới khôi
phục được như trước. Ấn Độ hiện
chưa có vấn đề EMS nhưng vụ
nuôi của họ chậm hơn chúng ta
1,5 - 2 tháng. Do đó, trong nửa đầu
năm 2014 chúng ta vẫn còn cơ hội
rất tốt cần tận dụng triệt để.
Ông Trần Thiện Hải
Chủ tịch VASEP, TGĐ Công ty CP
Thủy sản Minh Hải (Bạc Liêu)
Ở góc độ DN, riêng tôi và
cộng đồng DN đều mong muốn
và đều cần người dân nuôi cả
tôm sú và tôm thẻ. Hiện nay, tôm
thẻ có ưu điểm là thời gian nuôi
nhanh, giá cao nên người dân đổ
xô vào nuôi. Người người dân
cho rằng tôm sú có nhiều bệnh
hơn, thời gian nuôi dài hơn nên
cũng nhiều rủi ro hơn. Tôi nghĩ,
đây là lúc DN cùng các cơ quan
quản lý phải làm sao để giảm
thiểu được rủi ro và lấy lại niềm
tin vào tôm sú nơi người dân.
Có nhiều vấn đề cần giải
quyết, nhưng chất lượng con
giống là việc chính mà Nhà nước
phải làm. Phải làm sao để người
dân thấy nuôi tôm sú cũng có lợi
giống như nuôi tôm thẻ trong
thời gian qua. Hiện nay, con
giống tôm thẻ được quản lý khá
tốt, nhưng tôm sú thì hoàn toàn
ngược lại.
Bơm chích tạp chất trong tôm
là vấn nạn kéo dài đã gần 20
năm qua, kể từ ngày nuôi tôm
sú phát triển. Tuy nhiên, qua
20 năm vấn đề vẫn không có gì
thay đổi, thậm chí còn tệ hơn.
Trước tình trạng ngày càng xấu
đi như vậy, chúng ta lại nghĩ đến
cách tiếp cận là chấp nhận nó,
tìm cách che dấu nó. Nhưng tôi
khẳng định, rằng hiện nay tất cả
các nhà NK tôm Việt Nam ở các
thị trường đều đã biết và cảnh
báo về điều này. Tôi nghĩ, đã đến
lúc cộng đồng DN thủy sản, đặc
biệt là VASEP phải thay đổi cách
tiếp cận, không che dấu nữa, mà
cùng nhau đấu tranh triệt để để
chấm dứt vấn nạn này.
Ông Lê Văn Quang
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản
Minh Phú (Cà Mau)
Ông Phạm Anh Tuấn
Phó Tổng Cục trưởng Thủy sản
Về lựa chọn loài tôm nuôi, tôi
cho rằng chúng ta không thể bỏ
nuôi tôm sú, đặc biệt là tôm sú
nuôi quảng canh và quảng canh
cải tiến ở vùng bán đảo Cà Mau,
vì một số lý do.
Thứ nhất, chúng ta vẫn là một
trong số ít nước sản xuất tôm sú
trên thị trường nên cần phải giữ
thị phần ta đang có. Thứ hai, trong
môhìnhnuôitômquảngcanhhiện
tại ở Cà Mau, cần phải có các đánh
giá tác động môi trường một cách
đầy đủ, trước khi Bộ NN&PTNT
quyết định nên hay không nên
đưa tôm thẻ vào.
Tuy nhiên, chúng ta cũng
cần đẩy mạnh nuôi tôm thẻ vì
loài này có thời gian nuôi ngắn
nên có thể tăng năng suất. Bộ
NN&PTNT cũng đã định hướng
sẽ phát triển tôm thẻ ở các vùng
nuôi thâm canh và bán thâm
canh, kể cả ở các vùng nuôi tập
trung và không tập trung.
Đối với vấn đề dịch bệnh
tôm, năm 2013 vừa qua chúng
ta đã có cơ hội tổ chức Hội nghị
NTTS Châu Á-Thái Bình Dương
(APA2013), với rất nhiều chuyên
đề thảo luận về EMS. Việt Nam
Đánh giá tình hình xuất khẩu tôm 2013:
Những ý kiến thẳng thắn và tâm huyết
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 17
Hiện nay gần như toàn bộ thế
giới đã chuyển sang nuôi tôm
chân trắng, dù cho nhu cầu tôm
sú trên thị trường vẫn còn rất tốt.
Chúng tôi đã nghiên cứu rất
nhiều về tôm sú và khẳng định,
tôm sú thực tế vốn có đặc tính
sinh học tốt hơn tôm thẻ. Vậy
nhưng, qua thời gian được gia
hóa, chọn dòng.. chính tôm thẻ
bây giờ lại có nhiều ưu thế vượt
trội hơn cả tôm sú.
Vì sao lại thế? Đơn giản là vì
chưa có quốc gia đầu tư nghiên
cứu và cải tạo thành công giống
tôm sú sạch bệnh. DN chúng
tôi đã tự nghiên cứu, đã tự làm,
nhưng năng lực của chúng tôi
chỉ có hạn. Nhìn sang Thái Lan,
họ đã và đang âm thầm gia hóa,
chọn giống tôm sú từ vài năm
qua. Hiện nay, họ đã tạo được
giống sú có đặc tính sinh học tốt
hơn và đang bắt đầu nuôi thử
nghiệm. Nhà nước đầu tư đúng
thì chỉ cần 5-7 năm sau chất
lượng tôm sú chắc chắn sẽ vượt
tôm thẻ. Đây phải là trách nhiệm
của quản lý Nhà nước.
Đối với nạn bơm chích tạp
chất, tôi khẳng định chúng ta
không thể chống được, vì lợi
nhuận thu được khi bơm chích
hiệnnaycóthểlênđếnhơn50.000
đồng/kg, đây là siêu lợi nhuận.
Bây giờ phải tiếp cận theo kiểu
của thị trường Hàn Quốc, dứt
khoát nói “không” đối với tôm
bơm tạp chất. Phải siết mạnh tay
mới mong kiểm soát được.
Ông Võ Quang Huy
Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh
(Sóc Trăng)
Theo tôi, tôm thẻ có những
lợi thế. Thứ nhất là thành công
trong việc gia hóa và kiểm soát
được dịch bệnh. Thứ hai, tôm thẻ
nuôi nhanh, giá trị thương phẩm
đến sớm, mau thu hồi vốn nên
ít rủi ro. Những người nuôi tôm
chúng tôi nói chung, làm việc gì
có lời cao mà ít rủi ro thì chúng
tôi làm. Tôi nghĩ con tôm thẻ
trong năm tới sẽ tăng hơn nhiều
so với dự báo.
Năm 2013, chúng ta cho rằng
diện tích nuôi tôm tăng nên sản
lượng tăng. Thực ra chỉ là tăng
vòng quay thôi, bởi thực tế diện
tích nuôi tôm đã bị thu hẹp, vì
người nuôi không có vốn. Theo
tôi, năm qua thành công là nhờ
sự cần cù của người nông dân.
Họ rút tỉa từng “bí kíp” trong ao
nuôi. Chẳng hạn, do tình hình
dịch bệnh, người nuôi sẽ không
thả nuôi hàng loạt mà thả rải rác.
Các DN chế biến tôm nghĩ lượng
tôm nguyên liệu sẽ tập trung dồi
dào vào tháng 7 đến tháng 10,
nhưng tôi có thể khẳng định, từ
đây đến cuối năm sản lượng sẽ
không tập trung vào một thời
điểm mà sẽ thu hoạch liên tục rải
rác quanh năm. Các DN chế biến
cứ yên tâm.
Riêng về nạn bơm chích agar,
tôi thấy tình hình bây giờ đã hết
sức nghiêm trọng. Theo tôi biết,
bây giờ đã là xưởng chích agar
chứ không còn là người chích
nữa rồi. Tôi cho rằng đây cũng
chỉ là quy luật thị trường, vì có
thị trường, có người mua, có
người bán thì mới có người làm.
Nếu bây giờ VASEP vận động
được khách hàng kiên quyết
không nhập tôm bơm agar nữa,
thì làm gì còn ai làm nữa, tự
động sẽ chấm dứt thôi.
TS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ
tịch Danh dự VASEP
Mọi người nói không có giải
pháp gì đối với việc bơm chích
agar vào tôm, vậy tại sao Thái Lan
làm được, các nước làm được?
Tôi đề xuất làm theo mô hình
chợ bán buôn nguyên liệu tôm,
từ chợ bán buôn chúng ta sắp xếp
lại và kiểm soát thông qua chợ.
Ý tưởng này đã có từ lâu nhưng
không ai chịu làm. Chúng ta phải
bắt đầu ngay bây giờ. Chợ là đầu
mối của chuỗi tiêu thụ, nơi chúng
ta có thể kiểm soát được.
TôiđềnghịBộNN&PTNTlàm
việc với các tỉnh để thành lập các
chợ bán buôn và kiểm soát chất
lượng thông qua chợ, và tôi tin
sẽ có nhiều DN sẵn sàng đầu tư.
Tôi kỳ vọng Bộ NN&PTNT kết
hợp với VASEP quyết tâm làm
chuyện này, có thể chưa hoàn
thành được trong vòng 1 năm,
nhưng chúng ta phải bắt tay vào
làm ngay. n
Trần Duy thực hiện
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201418
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
thủy sản, với tổng sản lượng
81.265 tấn, tăng 12,5%, và giá
trị sản xuất 1.678 tỷ đồng, tăng
27,4% so với năm 2012.
Tôm sú là đối tượng nuôi
chủ lực, bao gồm 26.812 lượt hộ
nuôi, sử dụng diện tích 30.967
lượt hecta (bằng 172% kế hoạch),
tăng 6.241 ha so với năm 2012.
Số lượng giống thả nuôi 2,291 tỷ
con, sản lượng thu hoạch 12.325
tấn; năng suất bình quân đạt 0,47
tấn/ha.vụ.
Có 4.647 hộ nuôi tôm chân
trắng trên diện tích 2.323 lượt
hecta, tăng 1.623 ha so với cùng
kỳ năm 2012. Số lượng giống thả
nuôi 1,246 tỷ con, tăng 1,052 tỷ con
so với năm trước. Năm 2013 cũng
là năm tỉnh Trà Vinh nuôi tôm
chân trắng nhiều nhất và đạt được
nhiều thắng lợi nhất. Tổng sản
lượng thu hoạch tôm chân trắng
8.132 tấn (156% kế hoạch), tăng
7.335 tấn so với năm 2012, năng
suất bình quân 3,1 tấn/ha.
Hơnmộtnămtrước,nhiềukhu
vực trong tỉnh bị thiệt hại do dịch
bệnh hoành hành, nông dân phải
treo ao vì thiếu vốn để khôi phục
sản xuất; đến nay đã xuất hiện
ngày càng nhiều vùng nuôi bội
thu, tôm nuôi được mùa được giá,
nông dân sản xuất có lãi, đời sống
được cải thiện rõ rệt. Theo đánh
Theo số liệu của Cục Thống
kê tỉnh, giá trị GDP toàn ngành
nông nghiệp ước đạt 3.407 tỷ
đồng (theo giá so sánh năm
1994), tăng 3,5%, giá trị sản xuất
8.067 tỷ đồng, bằng 98,74% kế
hoạch, tăng 5,88% so với năm
2012. Trong đó, giá trị sản xuất
của riêng lĩnh vực thủy sản ước
2.946 tỷ đồng, đạt 92,5% so với
kế hoạch và tăng 15,5% so với
cùng kỳ năm 2012… Những
số liệu này cho thấy năm 2013
ngành thủy sản của tỉnh đã phục
hồi đáng kể và bắt đầu có đã
tăng trưởng sau những thiệt hại
trong năm 2012 và những năm
trước đó.
Nuôi trồng thủy sản có vai
trò quan trọng nhất trong ngành
Phục hồi và tăng trưởng
Mặc dù năm 2013 ngành
nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn,
thách thức, như sự xâm nhập sâu
và đột ngột của nước mặn vào
vùng nội đồng, khí hậu biến đổi
thất thường, dịch bệnh lây lan,…
nhưng toàn ngành nông nghiệp
của tỉnh đã nỗ lực khắc phục và
đạt được sự tăng trưởng khá, cơ
bản hoàn thành các mục tiêu,
nhiệm vụ đề ra. Ông Nguyễn Văn
Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh,
nhận định : “Năm 2013 là năm
thắng lợi trong gian khó của hoạt
động sản xuất, kinh doanh ngành
nông nghiệp, đặc biệt là ngành thủy
sản. Ngành đã tạo được đà phục hồi
và tăng trưởng đáng kể”.
Thủy sản - điểm tựa chính
của ngành nông nghiệp Trà Vinh
Sau quá trình phục hồi và tạo đà tăng trưởng trong năm 2013, ngành thủy sản Trà
Vinh có đủ cơ sở để định hướng chiến lược phát triển trong những năm tiếp theo,
tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực và là điểm tựa của ngành nông nghiệp của tỉnh.
Hội nghị “Tổng kết hoạt động năm 2013 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2014
ngành NN&PTNT tỉnh Trà Vinh”
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 19
giá của ngành chuyên môn, trong
năm 2013 Trà Vinh có khoảng 72%
hộ nuôi tôm sú và 80,3% hộ nuôi
tôm chân trắng có lãi.
Bên cạnh nuôi tôm, nhiều đối
tượng thủy sản nuôi khác cũng
được chú ý phát triển rộng nhằm
đa dạng hóa sản phẩm, tạo công
ăn việc làm, ổn định xã hội địa
phương. Năm 2013 có 12.387 hộ
nuôi cua biển với 94,52 triệu con
giống, diện tích 18.243 ha (đạt
122% kế hoạch), sản lượng thu
hoạch 7.597 tấn, tăng 1.192 tấn
so với năm 2012; 1.304 hộ nuôi
tôm càng xanh, thả 25,82 triệu
con giống, diện tích 1.137 ha, sản
lượng thu hoạch 515 tấn,...
Ngoài ra, các hoạt động phục
vụ sản xuất NTTS như khuyến
ngư, tập huấn chuyển giao kỹ
thuật, bảo hiểm, … cũng được
chú ý phát triển. Trong năm, 113
hợp đồng bảo hiểm đã được ký
kết, với 58,92 ha nuôi cá tra, tôm
sú, tôm chân trắng, với tổng phí
bảo hiểm 10 tỷ đồng, tổng kinh
phí bồi thường là 47,4 tỷ đồng,
tạo tâm lý an tâm trong sản xuất
cho nông dân.
Điểm tựa của ngành
nông nghiệp
Theo lãnh đạo tỉnh Trà Vinh,
năm 2014 ngành nông nghiệp
tỉnh quyết tâm đẩy mạnh tái cơ
cấu để thúc đẩy tăng trưởng,
từng bước xây dựng nền nông
nghiệp GTGT cao và phát triển
bền vững, trên cơ sở thực hiện tái
cơ cấu ngành gắn với xây dựng
nông thôn mới, góp phần đẩy
mạnh phát triển kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội và nâng cao
đời sống nhân dân.
Năm 2014 và đến năm 2020,
ngành thủy sản tiếp tục sẽ là
điểm tựa giữ vai trò quan trọng
trong sự phát triển của toàn
ngành nông nghiệp. Cụ thể, năm
2014 ngành nông nghiệp tỉnh Trà
Vinh phấn đấu đạt tăng trưởng
GDP 4,25%, giá trị sản xuất tăng
6,77% so với năm 2013; trong đó
trồng trọt tăng 4,2%, chăn nuôi
0,46%, lâm nghiệp 0,12% và đặc
biệt, thủy sản có mục tiêu tăng
trưởng cao nhất 17,18%. Dự kiến,
để đạt mục tiêu này, tổng sản
lượng thủy sản toàn tỉnh phấn
đấu đạt 172.650 tấn, trong đó
sản lượng thủy sản nuôi trồng
và khai thác lần lượt là 96.850 và
75.800 tấn.
Tuy nhiên ngành thủy sản
của tỉnh cũng còn nhiều tồn tại,
hạn chế cần khắc phục. Hệ thống
thủy lợi phục vụ NTTS tại một
số nơi chưa thật sự đồng bộ; quy
trình kỹ thuật nuôi tuy đã cải
tiến nhưng chưa khống chế được
bệnh trên tôm nuôi một cách
hiệu quả; sản xuất giống quy
mô nhỏ lẻ, không đảm bảo đáp
ứng nhu cầu; công tác kiểm soát,
quản lý chất lượng con giống còn
nhiều hạn chế; công tác khuyến
ngư về xây dựng, nhân rộng mô
hình hiệu quả còn chậm; công
tác quản lý nhà nước chưa thực
sự mạnh, lực lượng thanh tra
chuyên ngành mỏng. Đây là
những vẫn đề được tỉnh quan
tâm ưu tiên tập trung nguồn lực
để giải quyết trong thời gian tới.
Bên cạnh giải pháp kỹ thuật
chủ lực, để hoàn thành mục tiêu
đề ra và thực hiện được vai trò
của mình, ngành thủy sản Trà
Vinh phải kết hợp đồng bộ nhiều
giải pháp khác. Ông Trần Trung
Hiền, Giám đốc sở NN&PTNT
tỉnh, xác định: “Ngành thủy sản
cần đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng
thủy sản theo nhiều hình thức khác
nhau, đa dạng hóa đối tượng, chủng
loại nuôi phù hợp với phù hợp với 3
vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn, có giá
trị kinh tế cao, đa dạng hóa và ngày
càng chủ động nguồn nguyên liệu
phục vụ nhu cầu chế biến và xuất
khẩu”. n
Đỗ Văn Thông
Ông Trần Trung Hiền – GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201420
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
hiệu như mực lột da, cá chỉ vàng,
Tết năm nay, Baseafood còn đưa
ra thị trường 5 sản phẩm mới là
cá hồng phi lê, cá hồng khô, một
số loại cá tẩm gia vị ăn liền…
Cùng với một số thương hiệu
lớn, quen thuộc với người tiêu
dùng trong tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, như Baseafood, Văn Sen,
nước mắm Hòn Cau, mắm ruốc
Bà Ba, các cơ sở trong lĩnh vực hải
sản cũng đầu tư cho những sản
phẩm chất lượng cao như nước
mắm Ánh Phương (huyện Xuyên
Mộc), mực tẩm gia vị ăn liền Tâm
Việt (huyện Long Điền)… góp
phần làm phong phú thêm cho
thị trường ngày Tết.
Theo các nhà sản xuất, giá
nguyên liệu đầu vào năm nay
Doanh nghiệp thủy sản
chuẩn bị hàng Tết
Công ty CP Xuất Nhập khẩu
thuỷ sản Baseafood dự kiến đưa
ra thị trường tết khoảng 60 tấn
hải sản khô các loại, gồm hơn
200 mặt hàng với mức giá nhìn
chung vẫn giữ nguyên so với
năm trước. Ngoài các mặt hàng
truyền thống và đã có thương
Tiêu thụ thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014
Thủy sản tiếp tục lên ngôi
Trong giỏ thực phẩm ngày Tết năm nay, nhiều gia đình đã bổ sung thêm những mặt
hàng thủy sản như cá tra philê, cá kho niêu, cá trắm… và nhiều loại sản phẩm khô.
Quầy thủy sản trong siêu thị Intimex
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 21
tăng từ 10 đến 20% so với cùng
kỳ năm ngoái, thậm chí có mặt
hàng như tôm tăng đến 30%. Tuy
nhiên, hầu hết DN trong tỉnh chỉ
tăng giá bán khoảng 2 đến 3%, có
loại vẫn giữ nguyên giá. Không
ít DN còn thực hiện chính sách
khuyến mãi nhằm kích thích
tăng sức mua, bởi đến tận những
ngày giáp Tết sức mua trên thị
trường vẫn không cao lắm.
Thủy sản làm quà
Tết này, ngồi ở bất kỳ đâu
trên cả nước, chỉ cần gọi điện là
có được cả ... niêu cá kho “sản
xuất” ở tận Hà Nam! Chuyện
thật mà như đùa. Mấy năm
trước, ít ai nghĩ có thể mua qua
mạng những mặt hàng như bánh
gai, xôi chè, cá kho, mắm ruốc...
Nay thì những mặt hàng ấy cũng
đã có trang web, fanpage riêng
để giao dịch.
Trang web chuyên bán món
cá kho này giới thiệu đầy tự hào:
Bên cạnh những đặc sản vật thể và
phi vật thể như chuối Đại Hoàng,
tác phẩm văn học Chí Phèo - Thị
Nở, truyện ngắn Lão Hạc..., thì
nay, làng Vũ Đại còn nổi danh với
món cá kho. Mức giá có thể tới
1 triệu đồng/niêu nhưng nhiều
người vẫn chọn loại đặc sản này
làm quà Tết. Chưa có điều kiện
lập trang web riêng như món cá
kho làng Vũ Đại, một nhóm bạn
trẻ quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương đã
nhanh nhạy rao hàng Tết trên
Facebook với món đặc sản mắm
rươi. Đến cận Tết, giá bán vẫn là
270.000 đồng/0,5 lít.
Hiện nay, nhiều gia đình đã
cho thêm các loại sản phẩm thủy
sản vào thực đơn đón Tết của
mình. Chị Nguyễn Hồng Nguyên
tại quận Hoàn Kiếm kể, năm nay
chị đã cho thêm vào thực đơn
ngày Tết gia đình món cá tra
philê. Chị cho biết cá tra philê
mua ngay tại siêu thị gần nhà, giá
không cao mà lại có thể chế biến
thành nhiều món ăn khác nhau.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tú tại
Cầu Giấy cũng cho biết năm nay
đã mua 2 con cá trắm đen, mỗi
con nặng tới 3kg, với giá 130.000/
ký. Ông nói: “Quá ngán các loại
thịt và muốn trở lại không khí của
ngày Tết xưa nên năm nay cải tiến,
ăn Tết với nồi cá trắm kho là tuyệt
vời nhất!”.
Thủy sản vẫn nóng sau Tết
Đến hẹn lại lên, giáp Tết
Nguyên đán là thời điểm nguồn
cung thủy sản giảm tỉ lệ nghịch
với nhu cầu của người tiêu dùng,
do đó giá các loại sản phẩm đều
có xu hướng tăng. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê, chỉ số
CPI trong tháng 1 của TP. Hồ Chí
Minh đối với mặt hàng thủy hải
sản tươi sống tăng tới 1,3%, gần
tương đương với mức tăng của
các loại thịt gia súc.
Những ngày ngay sau Tết,
khác với các loại rau củ quả, thịt
gia súc… giá mặt hàng thủy sản
vẫn cao hơn so với ngày thường.
Khảo sát tại một số chợ trên địa
bàn Thành phố Hà Nội, cá chép
60.000 - 80.000 đồng/kg, cá trắm
đen 150.000 - 170.000 đồng/kg...
Riêng mặt hàng tôm, cua biển
vẫn đứng ở mức giá khá cao
từ trước Tết, như tôm sú to giá
550.000 - 600.000 đồng/kg, tôm sú
loại vừa giá 400.000 - 450.000kg,
cua biển 250.000 - 300.000 đồng/
kg... Cá rô phi được bán với giá
55.000 đồng/kg, thay vì 35.000
đồng/kg trước Tết.
Không chỉ ở các chợ, nắm bắt
được tâm lý người tiêu dùng đã
quá ngấy ăn bánh chưng, thịt mỡ,
dưa hành ở nhà, nên các quán ăn
vỉa hè có bán thực phẩm thủy sản
tha hồ “chặt chém” khách hàng,
thậm chí với giá cao gấp 3 bình
thường, nhưng chất lượng thì lại
tỉ lệ nghịch, mà vẫn đông khách.
Một bát bún ốc hằng ngày bán
ở một khu chợ bình thường của
Hà Nội cao lắm cũng chỉ 20.000
đồng, nếu có thêm một hai miếng
giò lụa. Vẫn bát bún ốc ấy bán
trên vỉa hè Hà Nội những ngày
Tết, “rẻ” lắm cũng phải 50.000
đồng. Hỏi nhà hàng tại sao mức
giá lại cao gấp đôi ngày thường?
Câu trả lời thật “ngọt”: “Giá thế
là mềm lắm rồi, vì ngày Tết chúng
tôi phải trả lương nhân viên gấp đôi,
thậm chí gấp 3; giá các nguyên liệu
đầu vào cũng đắt hơn, thậm chí đắt
hơn cũng không có mà mua”.
“Bao giờ cũng vậy, cứ ra Tết là
giá các loại thủy sản tăng, vì mấy
ngày Tết, mọi người đã ngán ngẩm
các món giò, chả, thịt mỡ, thịt gà,…
nên những ngày đầu xuân, muốn
đổi món cho ngon miệng. Tuy vậy,
năm nay, sức mua cũng không lớn
như năm trước nên giá cả cũng có
phải chăng hơn,” chị Hoa, một chủ
cửa hàng cá tại chợ Nghĩa Tân
chia sẻ. n
Dũng Minh
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
22
Sản xuất kinh doanh thủy sản tháng 1/2014
Có cơ sở để hy vọng
Tình hình chung
Kết thúc tương đối thắng lợi năm 2013, mặc dù
không thật trọn vẹn, ngành thủy sản bước sang
năm 2014 với những điều kiện khách quan và chủ
quan khả quan hơn năm trước.
Kinh tế thế giới đang chuyển biến tốt dần. Kinh
tế Mỹ được đánh giá đã thoát hẳn khủng hoảng
và đang đi vào giai đoạn hồi phục tích cực, niềm
tin của người tiêu dùng đã trở lại. Về phía châu
Âu, mối đe dọa của khủng hoảng nợ công hầu như
đã được giải tỏa; ngoại trừ Pháp còn khá trầy trật,
nhiều nền kinh tế như Đức, Anh, Tây Ban Nha, …
có dấu hiệu khởi sắc.
Ở trong nước, các biện pháp chỉ đạo, điều hành
của Chính phủ - đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-
CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2013; và Nghị quyết
số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải
quyết nợ xấu - đã phát huy tác dụng tích cực, khắc
phục khó khăn để đưa nền kinh tế từng bước ổn
định và phát triển.
Nhờ những tác động tích cực đó, trong tháng
đầu năm nay, ngành thủy sản tiếp tục duy trì được
đà tăng trưởng từ nửa cuối năm trước. Tổng sản
lượng thuỷ sản trong tháng 1/2014 ước đạt xấp xỉ
400 nghìn tấn, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm
trước; trong đó có 290 nghìn tấn cá, giảm 0,2% và
khoảng 40 nghìn tấn tôm, tăng 4,2%. n
Sau những đợt gió mùa mạnh và rét đậm vào
tháng 12/2013, khiến nhiều tàu thuyền phải nằm
bờ, sang tháng 1/2014 thời tiết ấm áp và ít gió
hơn, thuận lợi cho hoạt động khai thác biển. Các
đối tượng thủy sản cũng xuất hiện với mật độ cao
hơn ngay trong vùng gần bờ, nhờ đó năng suất
khai thác của tàu thuyền nhìn chung đạt khá. Đặc
biệt, sản lượng khai thác đạt cao ngay thời gian
trước tết âm lịch, giá tiêu thụ sản phẩm tốt nên hiệu
quả sản xuất của ngư dân cao.
Sản lượng thủy sản khai thác trong tháng ước đạt
220 nghìn tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2013,
trong đó cá đạt 165 nghìn tấn, tăng 0,5%; tôm 10
nghìn tấn, tăng 2,1%. Sản lượng khai thác biển ước
205 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động khai thác xa bờ theo hình thức tổ chức
thành tổ, đội sản xuất, khai thác các đối tượng có giá
trị kinh tế cao được các địa phương hết sức khuyến
khích.
Một số địa phương đạt sản lượng khai thác thủy
sản khá như Quảng Ninh (ước 4600 tấn), Quảng Ngãi
(5600 tấn), Phú Yên (3400 tấn), Khánh Hòa (10.000
tấn), Bến Tre (12.000 tấn), Kiên Giang (37.000 tấn), Cà
Mau (13.000 tấn). n
Khai thác thủy sản
Trong tháng đầu năm, việc thu hoạch tôm, cá phục
vụ nguyên liệu xuất khẩu chỉ còn ở một số diện tích
thả giống muộn, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi kết
hợp hoặc tỉa thưa thả bù; còn lại chủ yếu thu hoạch
các đối tượng nuôi phục vụ tiêu dùng nội địa trong
dịp tết âm lịch.
Sản lượng thu hoạch thủy sản nuôi trong tháng
ước đạt 180 nghìn tấn, xấp xỉ cùng kỳ năm trước,
trong đó cá 130 nghìn tấn, giảm 1%; tôm 30 nghìn tấn,
tăng 4,9%.
Nuôi tôm tại các địa phương nhìn chung ổn định,
người nuôi chủ yếu tập trung nạo vét, sửa chữa, cải
tạo công trình để chuẩn bị thả vụ mới. Triển vọng nuôi
cá tra tiếp tục bấp bênh, người nuôi chưa có niềm tin
do giá cá nguyên liệu chế biến xuất khẩu giảm xuống
mức thấp trong thời gian dài, các biện pháp giải cứu
cá tra chưa thấy có tác dụng.
Sản lượng thủy sản nuôi của nhiều tỉnh vùng
Đồng bằng sông Cửu Long giảm so với cùng kỳ năm
trước như Cần Thơ giảm 11%; Bến Tre giảm 8%; Vĩnh
Long giảm 7%; An Giang giảm 5%... n
Nuôi trồng thủy sản
TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 23
Tháng 1/2014 là trường hợp hiếm hoi trong
nhiều năm mà giá trị xuất khẩu chung các sản
phẩm nông- lâm - thủy sản giảm mạnh gần 10%
so với cùng kỳ năm trước, ước chỉ đạt 2,32 tỷ
USD. Trong bối cảnh đó, giá trị xuất khẩu thủy
sản tháng 1/2014 ước đạt 550 triệu USD, tăng hơn
13% so với cùng kỳ năm 2013 là một kết quả thật
sự đáng khích lệ. Mặc dù giá trị xuất khẩu tháng
1/2014 giảm khoảng 18% so với tháng trước đó
(12/2013), nhưng điều đó là dễ hiểu, vì đã qua
thời kỳ mua hàng cho dịp tiêu thụ cuối năm ở
nhiều thị trường chính, khách hàng đang trong
giai đoạn nghỉ ngơi và tập hợp thông tin, chuẩn
bị cho vụ kinh doanh mới.
Nếu nhìn lại xu thế đi lên của xuất khẩu thủy
sản sang các thị trường chính qua các tháng của
năm 2013, có thể thấy tình hình đang được cải
thiện ngày càng rõ, ngay cả với khối thị trường EU
đã từng rất ảm đạm trong những tháng đầu năm
2013. Việc Mỹ không đánh thuế chống bán phá giá
và chống trợ cấp tôm và Nhật Bản nới lỏng rào cản
ethoxyquin chắc chắn sẽ còn tiếp tục phát huy ảnh
hưởng tích cực đến xuất khẩu tôm của Việt Nam
trong năm nay.
Những vấn đề lớn nhất cần thay đổi quyết liệt để
đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
hiện nay là cấu trúc lại ngành cá tra và đẩy mạnh
công nghệ sau thu hoạch trong ngành khai thác cá
ngừ đại dương. Với những giải pháp hiệu quả hơn,
sẽ có cơ sở chắc chắn hơn để tin tưởng ở sự phát
triển bền vững của ngành thủy sản nói chung và
xuất khẩu thủy sản nói riêng. n
Hoàng Thanh tổng hợp
TheWith our passion and tenacity
we are proud of to youbring
the best Pangasius products
from the heart of Mekong River
www.vinhhoan.com.vn
Product name: eF kL oO hciR trA aL niTO hU isC s fH u. siPanga
R
Xuất khẩu thuỷ sản
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Chính phủ Nga đã thông qua kế hoạch đấu tranh
với các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp,
không báo cáo và không được quản lý (IUU). Theo
đó, Nga sẽ thiết lập một hệ thống truy xuất các sản
phẩm khai thác, tăng cường các biện pháp ngăn chặn
công dân Nga tham gia khai thác IUU và đẩy mạnh
hợp tác quốc tế đấu tranh với việc buôn bán thủy sản
IUU. Kế hoạch này cũng áp dụng biện pháp xử phạt
hành chính và hình sự đối với hành vi vi phạm nguồn
lợi thủy sản. n
Thefishsite
Cơ quan Phát triển Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ
(MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng
tăng sản lượng tôm càng xanh toàn đực ở Ấn Độ lên
gấp 3 lần. Công nghệ này do Giáo sư Amir Sagi của
ĐH Ben Gurion ở Negev, Israel phát triển, không biến
đổi gen hay sử dụng bất kì hóa chất hoặc hóc-môn
nào. Tôm toàn đực có tốc độ tăng trưởng nhanh gấp
3 lần tôm cái. MPEDA đã thực hiện các dự án thử
nghiệm ở Manikonda, gần Vijayawada, đạt kết quả
rất khả quan. Với công nghệ mới, năng suất có thể
đạt 2-3 tấn tôm/ha mỗi năm. n
Shrimpnews
24
Nhà máy chế biến vẹm đầu tiên
đạt chứng nhận BAP
Chilê: Miễn thuế xuất khẩu
cá hồi xông khói và bột cá
sang Nhật và Hàn Quốc
Nga thông qua kế hoạch
đấu tranh với khai thác IUU
Ấn Độ và Ixrael hợp tác sản xuất
tôm nước ngọt toàn đực
Theo Liên minh
Nuôi trồng thủy sản
toàn cầu (GAA), nhà
máy chế biến vẹm của
Norlantic Processors
tại Pleasantview ở
vịnh Notre Dame,
vùng Đông bắc
N e w f o u n d l a n d ,
Canađa, đã trở thành nhà máy chế biến vẹm đầu
tiên đạt chứng nhận Thực hành Nuôi trồng Thủy
sản tốt nhất (BAP) vào cuối tháng 11 vừa qua.
Ngoài ra, 3 trại nuôi vẹm của Norlantic Processors
với tổng diện tích 728 hecta, cũng đang cố gắng
được chứng nhận BAP trong tương lai gần. n
GAA
Theo Bộ Ngoại giao Chilê, xuất khẩu cá hồi
xông khói và bột cá của nước này sang Nhật Bản
và Hàn Quốc sẽ được miễn thuế theo thỏa thuận
tự do thương mại giữa các quốc gia này. Tính đến
tháng 10, Chilê đã xuất khẩu khoảng 500 triệu USD
thực phẩm chế biến và các sản phẩm cá hồi sang
Hàn Quốc. Chilê cũng là nhà cung cấp cá hồi hàng
đầu cho thị trường Nhật Bản. n
Seafoodnews
THUÃY SAÃN 5 CHÊU
“Mang cá tươi đến tận cửa nhà bạn “ - là khẩu
hiệu mà nhà cung cấp hải sản của Đức Deutsche
See đưa ra trong dự án mở cửa hàng trực tuyến
cho người tiêu dùng. Đây là dự án đầu tiên của
công ty trực tiếp nhắm tới người tiêu dùng cuối.
Andreas Kremer, giám đốc tiếp thị của công ty cho
biết, dự án đã được thí điểm ở thủ đô Berlin vào
tháng 12 và sẽ được thực hiện trên toàn nước
Đức nếu thành công. Thông qua một trang web
chuyên dụng, người tiêu dùng có thể lựa chọn đặt
hàng thủy hải sản tươi như cá nguyên con, phi lê
cũng như thủy sản đông lạnh và thịt cho những
người sành ăn. n
Intrafish
Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên
(NRDC) yêu cầu Chính phủ Mỹ bảo vệ các loài
động vật có vú ở biển bằng cách giảm nhập khẩu
thủy sản khai thác tự nhiên. Theo tổ chức này,
91% thủy sản tiêu thụ của Mỹ là nhập khẩu và hầu
hết các sản phẩm này đều vi phạm luật bảo vệ
động vật có vú ở biển. Cũng theo tổ chức này, có
tới 650.000 con động vật có vú bị hại hằng năm vì
các ngư cụ không thích hợp. n
Undercurrentnews
Thứ trưởng Bộ Nuôi trồng và Khai thác thủy
sản Êcuađo MAGAP cho biết, nước này đã
cấm khai thác tôm hùm trong 6 tháng, từ 16/1-
16/6/2014, nhằm duy trì tính bền vững của các
nguồn lợi tôm hùm. Theo đó, các hoạt động khai
thác, chế biến, vận chuyển và buôn bán tôm hùm
đều bị cấm. Sau khi lệnh cấm kết thúc, tôm hùm
lại có thể được khai thác, vận chuyển, chế biến và
buôn bán, với điều kiện chiều dài của tôm phải lớn
hơn hoặc bằng 26 cm. n
Thefishsite
Hằng Vân dịch
Mỹ: Tổ chức NRDC yêu cầu
giảm nhập khẩu thủy sản
Êcuađo cấm khai thác tôm hùm
trong 6 tháng
Đức: Deutsche See ra mắt
cửa hàng trực tuyến
Nhật Bản: Đấu giá con cá ngừ
vây xanh nặng 230 kg
Theo thông lệ, vào đầu tháng 1 hằng năm,
người Nhật sẽ tổ chức đấu giá con cá ngừ to
nhất như một lời chúc tốt lành cho năm mới.
Năm nay, con cá ngừ to nhất đánh bắt được
trong mùa đông nặng 230kg đã thuộc về ông chủ
chuỗi nhà hàng sushi có tên Kiyoshi Kimura. Đã
có 1.729 con cá ngừ được bán hết trong phiên
đấu giá đầu năm. Nhật Bản vẫn là nước tiêu
thụ đến 80% lượng cá ngừ vây xanh toàn cầu,
nhưng đồng thời họ cũng là nước kêu gọi toàn
thế giới nên có những hành động thiết thực để
bảo vệ loài cá này khỏi tuyệt chủng vì bị săn bắt
quá nhiều. n
Japan Times
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 25
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201426
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
Theo thống kê sơ bộ, hơn 50%
sản lượng thủy sản XK của Việt
Nam hiện nay ở dạng nguyên
liệu hoặc bán thành phẩm, hàm
lượng chế biến thấp, giá trị thấp.
Đây là yếu tố làm thất thoát khá
lớn giá trị của nguyên liệu thủy
sản mà lẽ ra có thể giữ lại trong
nước, mang lại nhiều lợi ích hơn
cho người sản xuất nguyên liệu,
DN chế biến và đóng góp nhiều
hơn cho ngân sách.
Trong chế biến thủy sản XK,
việc gia tăng số lượng luôn kéo
theo nhiều hệ lụy khác, mà trước
hết là tình trạng thiếu nguyên liệu
ngày càng trầm trọng và các rào
cản kỹ thuật được dựng lên ngày
càng nhiều ở các nước NK. Đây
cũng là những lý do khiến XK
hầu hết các nhóm hàng hải sản
đều sụt giảm trong năm 2013.
Các DN chế biến XK đều chưa
có chiến lược hợp lý để thu gom,
Hệ lụy từ việc
chạy theo số lượng
Nhiều năm chỉ tập trung phấn
đấu tăng số lượng, mà không chú
trọng đến tính hiệu quả đã làm
cho tốc độ tăng giá trị sản phẩm
của ngành thủy sản – nếu loại trừ
các yếu tố biến động giá và lạm
phát - ngày càng giảm, thậm chí
thấp hơn tốc độ tăng sản lượng,
lợi nhuận của các DN và người
sản xuất ngày càng thấp.
Để tạo thế chủ động khắc phục những khó khăn như thiếu nguyên liệu và chi phí đầu
vào ngày càng tăng, Công ty Baseafood quyết định không gắng sức chạy theo sản
lượng, mà xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển sản phẩm GTGT để nâng
cao hiệu quả xuất khẩu.
Baseafood
với đề án gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu
p Trần Văn Dũng
Giám đốc Công ty Baseafood, Ủy viên Ban Chấp hành Vasep
Hải sản được phơi khô dưới nắng
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 27
dự trữ và NK nguyên liệu nên
thường rất bị động khi hết vụ
hoặc mất mùa. Do đó, sử dụng
thật hiệu quả, gia tăng tối đa giá
trị thành phẩm thu được trên 1
đơn vị nguyên liệu có ý nghĩa rất
quyết định đối với sự thành bại
của DN.
Công ty CP Chế biến XNK
Thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
(Baseafood) đã hoạt động trong
lĩnhvựcchếbiến,XKcácsảnphẩm
hải sản nhiều năm, nên càng nhận
thức rõ những khó khăn ngày
càng chồng chất đối với ngành
này. Theo đánh giá của lãnh đạo
Công ty, tình hình nguyên liệu sẽ
tiếp tục sẽ còn tiếp tục căng thẳng
do nguồn lợi biển ngày càng suy
kiệt. Việc NK nguyên liệu cũng
không dễ dàng vì những ràng
buộc pháp lý quốc tế đối với thủy
sản khai thác tự nhiên, các thủ tục
NK phức tạp, phiền hà, gây tốn
kém; và các nước khác cũng thực
hiện chính sách bảo vệ nguồn lợi
của chính họ.
Lựa chọn sản xuất
sản phẩm GTGT
Đểtạothếchủđộngkhắcphục
những khó khăn trên, Công ty
Baseafood đã quyết định không
gắng sức chạy theo số lượng XK
mà xây dựng và triển khai thực
hiện đề án phát triển sản phẩm
GTGT để nâng cao giá trị XK.
Công ty nhận thấy, sản xuất
sản phẩm GTGT là lựa chọn tất
yếu giúp DN giảm áp lực tìm
kiếm nguồn cung nguyên liệu;
tận dụng tối đa nguyên liệu và
phụ liệu chế biến để tăng hiệu
quả sản xuất; giảm chất thải gây
ô nhiễm môi trường; sử dụng
hiệu quả nguồn nhân công và
tạo việc làm đa dạng, thường
xuyên để nâng cao thu nhập
cho người lao động. Với các sản
phẩm tinh chế, GTGT, DN cũng
có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào
chuỗi cung cấp, đến gần hơn với
người tiêu dùng ở thị trường cao
cấp hơn.
Việc tăng tỷ lệ sản xuất sản
phẩm GTGT còn mang theo
những lợi ích khác. Đặc biệt,
trong hoàn cảnh kinh tế khó
khăn, nguồn vốn hạn hẹp, việc
sản xuất sản phẩm GTGT giúp
cho DN giảm nhu cầu vốn để
mua nguyên liệu, giảm chi phí
kho bãi, vận chuyển và bảo quản
để ưu tiên nguồn tài chính cho
những nhu cầu khác. Sản xuất
sản phẩm GTGT cũng góp phần
nâng cao năng lực chế biến, nâng
cao tay nghề, mang lại thu nhập
cao hơn cho người lao động.
Xây dựng
và triển khai đề án
Hội đồng Quản trị và Ban
Giám đốc Công ty Baseafood
đã thống nhất đề án tăng cường
sản xuất sản phẩm GTGT để bắt
đầu triển khai từ năm 2013. Tuy
nhiên, để thực hiện thành công đề
án, Công ty phải giải quyết đồng
thời hàng loạt vấn đề phức tạp,
đòi hỏi phải xây dựng thành giải
pháp và lộ trình hết sức cụ thể.
Trước hết, đề án phải được
thống nhất từ HĐQT, Ban Giám
đốc cho đến đội ngũ quản lý tại
các nhà máy, xí nghiệp; đồng
thời nhận được sự đồng tình ủng
hộ của toàn thể Đảng bộ, các tổ
chức Công đoàn và Đoàn Thanh
niên để phát động, tuyên truyền
trong lực lượng lao động của
Công ty.
Theo đề án đã đề ra, Công
ty phấn đấu năm 2013 đưa tỷ lệ
sản phẩm GTGT từ mức 30-40%
trước đây lên 50% sản lượng
thành phẩm chế biến và tiếp tục
tăng dần 5-10% mỗi năm để đến
năm 2015 hàng GTGT sẽ chiếm
80% sản lượng chế biến, giá trị
XK đạt 40-45 triệu USD/năm.
Các mặt hàng GTGT bao gồm
khoảng 30 mặt hàng từ tôm,
cá, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể
2 mảnh vỏ, cua, ghẹ, sò, ốc,…
Cá khô tẩm gia vị phục vụ XK
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201428
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
nhu cầu, chủng loại sản phẩm và
mẫu mã bao bì họ quan tâm để
ký hợp đồng cung cấp. Đội ngũ
cán bộ tiếp thị tham gia hàng
loạt hội chợ trong nước và quốc
tế để nghiên cứu thị trường, tìm
hiểu mặt hàng mới để tổ chức
sản xuất thử và chào hàng. Chủ
trương của Công ty được nhiều
khách hàng ủng hộ và tăng được
hợp đồng xuất hàng vào các thị
trường cao cấp như Mỹ, Nhật
Bản, châuÂu (Đức, Tây Ban Nha,
Anh, …). Chính khách hàng cũng
muốn giảm chi phí vận chuyển
bán thành phẩm, giảm chi phí
nhân công và môi trường khi chế
biến ở nước họ. Đến nay, Công
ty có hơn 40 khách hàng thường
xuyên mua hàng ổn định theo
thời hạn 3-6 tháng, trong đó 70%
là sản phẩm tinh chế chất lượng
cao. Riêng khách hàng Nhật Bản
chiếm 60% với giá trị khoảng 22
triệu USD/năm.
Những kết quả đầu tiên
Chỉ năm đầu tiên thực hiện,
đề án đã đem lại kết quả tích cực
rõ rệt. Tỷ trọng sản phẩm GTGT
của Baseafood đã tăng từ 35%
(3.675T/10.500T) năm 2012 lên
55% (4.750T/8.500T) sản lượng
chế biến năm 2013. Tương ứng,
giá trị XK sản phẩm GTGT cũng
tăng từ 11,05 triệu USD trong
31,58 triệu USD tổng giá trị XK
lên 17,05 triệu USD/31 triệu USD
tổng giá trị XK.
Giá XK bình quân tăng 21,3%.
Chẳng hạn, bạch tuộc XK nguyên
conlàmsạchXKvớigiá3-3,2USD/
kg, nay XK dạng cắt hạt lựu với
giá 5,5USD/kg; Cá mối khô tẩm
gia vị giá 6,5USD/kg, tăng 62,5%
so với trước đây; Giá cá lưỡi trâu
lột da cắt đầu năm 2012 4,2USD/
kg, năm 2013 chế biến dạng phi
lê bao bột bán với giá 6,4USD/kg.
Cần lưu ý rằng, các mặt hàng sản
xuất bán từ năm 2012 thì mức giá
trong năm 2013 hầu như vẫn giữ
nguyên không thay đổi. Rõ ràng,
khi các chi phí đầu vào không
ngừng tăng lên, nếu DN không
chuyển hướng sản xuất hàng
GTGT thì lợi nhuận sẽ sụt giảm
nhanh chóng.
Cùng với lợi ích tăng lên của
Công ty, thu nhập của người lao
động cũng được cải thiện rõ rệt.
Lương bình quân của công nhân
năm 2013 đạt 4,7 triệu đồng/
tháng, trong khi năm 2012 là 4,0
triệu đồng/tháng. Riêng công
nhân tại Xí nghiệp 1, nơi đang
Chủng loại sản phẩm bao gồm
đông lạnh, khô, tẩm bột, tẩm gia
vị, ăn sống, nướng chín, ăn liền.
Công ty đã hình thành đầy
đủ nguồn nhân lực, từ công
nhân đến cán bộ quản lý sản
xuất và quản lý chất lượng. Đội
ngũ cán bộ quản lý chất lượng
và công nhân lành nghề được
gửi đi đào tạo tại nhiều lớp do
Bộ NN&PTNT, VASEP, các tổ
chức quốc tế tổ chức về quản lý
thực phẩm theo các tiêu chuẩn
GMP, SSOP, HACCP, Kaizen, 5S,
ISO, … và gửi đi tham quan, học
tập tại các DN đang sản xuất sản
phẩm GTGT khác.
Nhàxưởng,máymócđượcđầu
tư, nâng cấp theo các tiêu chuẩn
tiên tiến, thỏa mãn yêu cầu chứng
nhận HACCP, HALAL, code EU,
tiêu chuẩn XK đi Nga, Hàn Quốc,
Nhật Bản, v.v… Trang bị đây đủ
phương tiện, hóa chất và nhân sự
cho phòng kiểm nghiệm tại công
ty đủ năng lực kiểm tra theo các
tiêu chuẩn quy định.
Việc chuẩn bị về thị trường và
khách hàng có ý nghĩa quyết định
đến việc thực hiện thành công đề
án. Công ty đã làm việc với các
khách hàng đang có và tiếp xúc
với khách hàng mới để tìm hiểu
Chế biến tôm Chế biến cá saba
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 29
thực hiện chuyển đổi sản xuất
hàng GTGT, lương bình quân
đạt 5 triệu đồng/tháng, trong đó
có tới 40% số lao động nhận từ 6
triệu đồng/tháng trở lên, cá biệt
có người đạt 8 triệu đồng. Mức
lương tăng thêm không phải do
tăng đơn giá lương sản phẩm
hay tăng thời gian làm việc, mà
do trang thiết bị được cải thiện,
bớt những công việc nặng nhọc
phải dùng sức cơ bắp, quy trình
công nghệ hiện đại và phù hợp
hơn nên năng suất lao động
tăng lên. Bình quân năng suất từ
100kg thành phẩm/công lao động
đã tăng lên 130-150kg/công.
Có việc làm thường xuyên và
thu nhập cao ổn định đã giúp đội
ngũ 1.155 người lao động của
Công ty hiện nay tích cực làm
việc và duy trì số lượng ổn định,
giảm hẳn hiện tượng nghỉ việc
hay bỏ việc. Số ngày công bình
quân của 1 công nhân từ 18-23
ngày công/tháng đã tăng lên 22-
27 ngày công/tháng.
Việc chuyển đổi chiến lược
tăng cường chế biến hàng GTGT
đã nâng cao vị thế và uy tín của
Baseafood trên nhiều thị trường.
Công ty đứng đầu Việt Nam
về kim ngạch XK bạch tuộc chế
biến vào Nhật Bản; sản phẩm cá
khô XK vào Nga được Hải quan
Bà Rịa-Vũng Tàu xếp vào luồng
xanh và được Hải quan Nga miễn
kiểm,… Công ty Baseafood được
Bộ Công Thương tặng danh hiệu
Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín
5 năm liền, được Nhà nước tặng
thưởng Huân chương Lao động
hạng nhì và nhiều hình thức
khen thưởng khác.
Tuy nhiên, qua quá trình thực
hiện đề án chuyển đổi của mình,
chúng tôi thấy hiện nay sự quan
tâm đến lĩnh vực sản xuất sản
phẩm GTGT của các cơ quan
chức năng nhà nước mới dừng lại
ở những lời hô hào chung chung
mà chưa thể hiện ở những chế độ,
chính sách cụ thể. Hầu hết DN
phải tự mày mò nghiên cứu, tự
bươn chải lo liệu, từ nguồn vốn
đến công nghệ, thị trường.
Thiết nghĩ, trong hoàn cảnh
đầykhókhănhiệnnay,khinguồn
lợi tự nhiên ngày càng suy thoái,
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
ngày càng rõ rệt, suy thoái kinh
tế chưa hồi phục, … Nhà nước
cần thể hiện cụ thể mối quan tâm
của mình bằng các chính sách
như ưu đãi lãi vay, miễn giảm
thuế, hỗ trợ phát triển thị trường
cho DN chuyển hướng từ số
lượng sang chất lượng, sản xuất
những sản phẩm gia tăng giá
trị bằng công nghệ và chất xám,
nhằm thu được hiệu quả cao hơn
và tăng năng lực cạnh tranh trên
thị trường quốc tế. Đây cũng
là phương thức để toàn ngành
thủy sản chuyển từ giai đoạn
tăng trưởng về số lượng sang
giai đoạn phát triển về chất – giai
đoạn phát triển với năng suất,
chất lượng và hiệu quả ngày
càng cao và bền vững hơn. n
T.V.D
Công TyCổ Phần Chế Biến Xuất NhậpKhẩu ThủySản Tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu
Tên thương mại Baseafood
Địa chỉ : 460 Trương Công Định, Phường 8, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại : (084) 0643 837313 - 0643 582646
Fax : (084) 0643 837312 - Email : baseafoodvn@vnn.vn
Website: http://www.baseafood.vn
Đội ngũ công nhân: 1.000 người.
Code nhà máy: DL 34, DL 20
Hệ thống quản lý chất lượng: HALAL, HACCP, ISO 9001: 2008.
Sản lượng thành phẩm xuất khẩu: 9.000 tấn/năm
Kim ngạch xuất khẩu: 25 - 30 triệu USD/năm
Sản phẩm: tôm, cá các loại, surimi các loại, ghẹ, bạch tuộc, mực nang, mực ống…
nguyên con, phi lê, thành phẩm đóng gói nhỏ phục vụ cho các siêu thị. Hàng khô
gồm: các loại cá, mực… tẩm gia vị và nướng ăn liền…
Thị trường chính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ukraina, Belarus, Tây Ban Nha, Mỹ,
Trung Đông​
Việc tăng cường chế biến hàng GTGT đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của
Baseafood trên nhiều thị trường
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

More Related Content

What's hot

Seafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnbanh cang
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Khánh Goby
 
Xuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường phát
Xuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường phátXuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường phát
Xuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường pháttuan success
 
4.nguyen thi thanh huyen
4.nguyen thi thanh huyen4.nguyen thi thanh huyen
4.nguyen thi thanh huyenKhánh Goby
 
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Nhung Tran
 
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021Advantage Logistics
 
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp nataliej4
 
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...Lap Dinh
 
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNG
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNGICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNG
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNGLap Dinh
 
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...Lap Dinh
 
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAMICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAMLap Dinh
 
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Giang Coffee
 
Luan van ky thuat khai thac thuy san
Luan van ky thuat khai thac thuy sanLuan van ky thuat khai thac thuy san
Luan van ky thuat khai thac thuy sanDoKo.VN Channel
 
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...Lap Dinh
 

What's hot (20)

112634 5772
112634 5772112634 5772
112634 5772
 
Seafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Dec 2013 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
 
Khóa luận.
Khóa luận.Khóa luận.
Khóa luận.
 
Xuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường phát
Xuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường phátXuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường phát
Xuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường phát
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
4.nguyen thi thanh huyen
4.nguyen thi thanh huyen4.nguyen thi thanh huyen
4.nguyen thi thanh huyen
 
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
 
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
 
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp
 
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
 
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNG
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNGICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNG
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNG
 
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
 
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOTLuận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
 
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAMICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM
 
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 
Luận án: Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam
Luận án: Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng NamLuận án: Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam
Luận án: Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam
 
Luan van ky thuat khai thac thuy san
Luan van ky thuat khai thac thuy sanLuan van ky thuat khai thac thuy san
Luan van ky thuat khai thac thuy san
 
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
 

Viewers also liked

Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnbanh cang
 
Semesterly2014Keri
Semesterly2014KeriSemesterly2014Keri
Semesterly2014KeriKeri Betters
 
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnbanh cang
 
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnbanh cang
 
Тезисы программы действий по ключевым направлениям
Тезисы программы действий по ключевым направлениямТезисы программы действий по ключевым направлениям
Тезисы программы действий по ключевым направлениямНиколай Литвинов
 
Forced migration erin byrne
Forced migration  erin byrneForced migration  erin byrne
Forced migration erin byrneErin Byrne
 
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014banh cang
 
Karatbars international
Karatbars internationalKaratbars international
Karatbars internationalTanya E. Ashe
 
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTING
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTINGECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTING
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTINGJago Corruption Se
 
Aarti Dua resume 1
Aarti Dua resume 1Aarti Dua resume 1
Aarti Dua resume 1Aarti Dua
 

Viewers also liked (12)

Random 140310050606-phpapp01
Random 140310050606-phpapp01Random 140310050606-phpapp01
Random 140310050606-phpapp01
 
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Semesterly2014Keri
Semesterly2014KeriSemesterly2014Keri
Semesterly2014Keri
 
Dimensioning
DimensioningDimensioning
Dimensioning
 
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Тезисы программы действий по ключевым направлениям
Тезисы программы действий по ключевым направлениямТезисы программы действий по ключевым направлениям
Тезисы программы действий по ключевым направлениям
 
Forced migration erin byrne
Forced migration  erin byrneForced migration  erin byrne
Forced migration erin byrne
 
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014
The ASEAN Seafood Magazine - Aug 2014
 
Karatbars international
Karatbars internationalKaratbars international
Karatbars international
 
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTING
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTINGECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTING
ECG ANALYSIS IN CLOUD COMPUTING
 
Aarti Dua resume 1
Aarti Dua resume 1Aarti Dua resume 1
Aarti Dua resume 1
 

Similar to Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)Bảo Mơ
 
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.pptTONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.pptphuongtrantrong2
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docsividocz
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...Lap Dinh
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc TếTiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc TếGiang Coffee
 
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNGICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNGLap Dinh
 
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo phân tích CMX
Báo cáo phân tích CMXBáo cáo phân tích CMX
Báo cáo phân tích CMXKhanh Do
 
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...truongpham362890
 
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013BUG Corporation
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản (20)

53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
 
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.pptTONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
 
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
 
Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung BộLuận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
 
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạnTư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
 
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc TếTiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
 
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNGICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
 
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
 
Xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm thẻ thịt hấp đông lạnh IQF.docx
Xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm thẻ thịt hấp đông lạnh IQF.docxXây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm thẻ thịt hấp đông lạnh IQF.docx
Xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm thẻ thịt hấp đông lạnh IQF.docx
 
Báo cáo phân tích CMX
Báo cáo phân tích CMXBáo cáo phân tích CMX
Báo cáo phân tích CMX
 
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...
 
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAYLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 

Recently uploaded

Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (14)

Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 

Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

  • 1.
  • 2.
  • 3. Tömgiöëng Thûác ùn töm Hïå thöëng an toaân sinh hoåc Quaãnlyáaonuöi CPF-Turbo Program Chuáng töi tûå haâo àaä goáp phêìn mang laåi sûå thaânh cöng cho baâ con nuöi töm. Vúái àöåi nguä nhên viïn chuyïn nghiïåp, nhiïåt tònh, coá kinh nghiïåm, sùén saâng àöìng haânh cuâng vúái têët caã baâ con, vò sûå phaát triïín bïìn vûäng cuãa ngaânh nuöi töm cöng nghiïåp taåi Viïåt Nam. Àïí nuöi töm thaânh cöng, chuáng ta coá... Haäy cuâng traãi nghiïåm thaânh cöng vúái “CPF-Turbo Program” CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÙN NUÖI C.P. VIÏÅT NAM ÀC: KCN Baâu Xeáo, xaä Söng Trêìu, huyïån Traãng Bom, tónh Àöìng Nai ÀT: (0613) 921502 - 09 Fax: (0613) 921512 - 14 Website: www.cp.com.vn Fulfill the Success For Sustainable Business
  • 4. SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN dungNöåi Söë 170 thaáng 2/2014NÙM THÛÁ 15 Để cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới và nâng cao lợi nhuận, ngành chế biến thủy sản cần chú trọng sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng. Gia tăng giá trị sản phẩm để nâng cao lợi nhuận Ý kiến phát biểu tại Hội nghị Tổng kết Xuất khẩu Tôm 2013 Chúng ta không thể bỏ nuôi tôm sú, đặc biệt là tôm sú nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến ở vùng bán đảo Cà Mau. 16 26 Baseafood không gắng sức chạy theo sản lượng, mà xây dựng và triển khai đề án phát triển sản phẩm GTGT để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Baseafood với đề án giatăng giá trị sản phẩm xuất khẩu 12 Nhờ quyết liệt tái cơ cấu, Công ty Phương Nam đã tự xoay xở được nguồn tài chính và dần lấy lại uy tín vốn có của mình. Thủysản PhươngNam–Vượtquađiểmtớihạn32 30 VIACIMEX đồng hành cùng doanh nghiệp VIACIMEX luôn đồng hành cùng cộng đồng DN chế biến, XNK thủy sản Việt Nam đẩy mạnh quản lý chất lượng và VSATTP.
  • 5. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 88 Tối ưu hóa các hoạt động kinh tế để vừa gia tăng thu nhập vừa bảo vệ môi trường sinh thái là mong muốn mà con người luôn hướng tới. Bảo vệ dịch vụ hệ sinh thái vì sự phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững 38 Với tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm, Minh Phương đang có chỗ đứng vững vàng trên thị trường dịch vụ logistics. Minh Phương – Đối tác dịch vụ logistics tin cậy Một năm mới đã đến và các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục phải đối phó với nguồn cung nguyên liệu liên tục biến động. Dự báo nguồn cung thủy sản năm 201454 Thắng lợi của ngành tôm năm qua không hoàn toàn do nội lực tạo ra, mà một phần do thất bại trong nuôi tôm ở một số nước khác. TGĐ Trần Văn Lĩnh: Xuất khẩu tôm 2013 thắng lợi nhưng chưa vội mừng35 3 Nâng cao hoặc bãi bỏ một số quy định, thủ tục hành chính không hợp lý trong quản lý chất lượng và thú y thủy sản là hết sức cần thiết. Cải cách thủ tục hành chính về chất lượng và thú y thủy sản70
  • 6. SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅNTHÛ BAN BIÏN TÊÅP Sẵn sàng tâm thế phát huy đà tăng trưởng ăn và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng; và đầu tư hiện đại hóa tàu thuyền và công nghệ bảo quản sau thu hoạch trong khai thác thủy sản là những yếu tố có tính quyết định đối với hiệu quả của cả chuỗi sản xuất. Mặt khác, việc phải áp dụng quá nhiều tiêu chuẩn, kể cả những tiêu chuẩn tự nguyện theo yêu cầu của các thị trường nhập khẩu đã khiến không chỉ người nông dân, mà ngay cả các doanh nghiệp chế biến cũng vô cùng lúng túng, hoang mang trước cả một “ma trận” tiêu chuẩn khi xây dựng vùng nuôi cho mình. Vì vậy, rất cần tập trung sự quan tâm trong việc hài hòa hóa các tiêu chuẩn, xây dựng và quảng bá tiêu chuẩn chung được công nhận trên thị trường quốc tế. Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những đóng góp của ngành nông nghiệp trong thành tựu chung của đất nước, nhưng cũng nhấn mạnh: “Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giảm dần và bộc lộ những hạn chế yếu kém của một nền nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, phải thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cầu nền kinh tế, đặc biệt là đẩy nhanh tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới”. Với bản lĩnh của những người tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế, những người lao động ngành thủy sản ý thức rõ nội lực của mình và bối cảnh thị trường, chuẩn bị nguồn năng lượng mới, sẵn sàng tâm thế cho những bước đi vững chắc để chinh phục những đỉnh cao mới.n Ban Biên tập Thương mại Thủy sản K ết quả sản xuất-kinh doanh năm 2013 cao hơn dự báo và giá trị xuất khẩu tăng gần 14% trong tháng đầu năm 2014 là sự khởi đầu rất đáng khích lệ của ngành thủy sản khi bước vào một năm sản xuất và lao động mới. Nhưng cũng cần nhận rõ những tồn tại, hạn chế trong năm qua, chuẩn bị tâm thế đương đầu với những khó khăn để tiếp tục phát huy đà tăng trưởng về lượng và phát triển triển về chất thật hiệu quả trong năm tới. Bởi trong năm 2014, sự phục hồi kinh tế ở các khu vực trên thế giới còn rất mong manh; bất ổn chính trị tràn lan và ngày càng phức tạp. Thị trường thế giới vẫn trong tình trạng sa sút với sức mua hạn chế, nhất là ở các thị trường nhập khẩu nông sản truyền thống của Việt Nam. Xuất khẩu của ngành nông nghiệp nói chung đã rơi vào xu thế giảm dần từ vài năm qua. Những yếu tố này cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thủy sản và cả chuỗi sản xuất trước đó. Làm thế nào để duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thế giới eo hẹp? Không còn con đường nào khác là tái cơ cầu ngành theo hướng phát triển bền vững. Cụ thể hơn là phải tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tất cả các khâu từ khai thác, nuôi trồng, đến chế biến xuất khẩu. Những hoạt động này phải đạt được mục đích cuối cùng là gia tăng giá trị sản phẩm, sao cho đem lại lợi nhuận cho mọi thành phần tham gia vào chuỗi sản xuất. Chủ trương đó chỉ thành hiện thực khi Bộ, các cơ quan quản lý và toàn ngành chung sức xây dựng và thực hiện một kế hoạch phát triển tổng thể, toàn diện, có sự sắp xếp, ưu tiên hợp lý những lĩnh vực cơ bản, chủ chốt để tập trung nguồn lực thật sự hiệu quả, tránh tham lam, dàn trải gây lãng phí. Thực tế sản xuất thủy sản trong mấy năm gần đây cho thấy, việc sản xuất, quản lý chất lượng giống, thức Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/20144
  • 7. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 5 độngtrênbiển,khuyếnkhíchkhai thác xa bờ theo tổ đội sản xuất, tập trung đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ tốt; nghiên cứu đầu tư và ứng dụng công nghệ, thiết bị bảo quản hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm và giảm thất thoát sau thu hoạch, v.v… Nuôi trồng thủy sản (NTTS) ghi dấu ấn hiệu quả trong khắc phục dịch bệnh và sự nhảy vọt sản lượng tôm chân trắng. Hai đối tượng nuôi chính là tôm và cá tra tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong tổng giá trị XK thủy sản của cả nước. Ngành NTTS đã xây dựng dự án “Phát triển tôm chân trắng bố mẹ” và chuyển giao 110.000 con cá tra hậu bị về các cơ sở sản xuất giống nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng con giống cho người nuôi; tăng cường kiểm soát vật tư đầu vào. Đặc biệt là việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ cho ngành, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi tập trung thâm canh, v.v… Tuy nhiên, so với nhu cầu nguyên liệu để sản xuất phục vụ thị trường trong và ngoài nước, nhất là cho các nhà máy chế biến XK thì khả năng đáp ứng vẫn còn một khoảng cách khá xa. Tình trạng thiếu nguyên liệu đủ tiêu chuẩn chất lượng vẫn rất phổ biến. Đây là vấn đề cần sự quan tâm lớn của cả H ội nghị tổng kết của Tổng cục Thủy sản (TCTS) tổ chức vào cuối tháng 12/2013 đã đánh giá cao những thành tựu mà ngành đạt được trong năm. Trong khai thác thủy sản đã đẩy mạnh việc tổ chức lại hoạt Ngành thủy sản khá thành công trong năm 2013 với tổng sản lượng đạt trên 6 triệu tấn, tăng 2,1% so với năm 2012 và giá trị sản xuất toàn ngành trên 176.500 tỷ đồng, tăng 4,2%. Ghi đậm nhất là dấu ấn thắng lợi về sản lượng tôm chân trắng nuôi nhờ khắc phục một phần dịch bệnh tôm. Sản xuất nguyên liệu thủy sản không đáp ứng kịp năng lực chế biến p Thái Phương Tổng cục Thủy sản triển khai kế hoạch năm 2014 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
  • 8. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/20146 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN ngành khai thác và NTTS trong thời gian tới. Nhận diện tồn tại và hạn chế Đối với khai thác thủy sản Cơ cấu tàu thuyền đã có nhiều tiến bộ, hỗ trợ tích cực cho khai thác xa bờ, nhưng tỷ trọng sản lượng các đối tượng có giá trị cao, nhiều cơ hội thị trường và mang lại lợi nhuận cao cho ngư dân lại ngày càng giảm sút. Điều này thể hiện rõ nhất ở hai đối tượng chủ lực là cá ngừ và mực, bạch tuộc. Thiếu nguyên liệu là một trong những nguyên nhân chính khiến XK mực, bạch tuộc, cá ngừ và các loài cá biển khác đều thấp hơn đáng kể so với năm 2012. Năm2013,sảnlượngkhaithác cá ngừ đại dương của cả nước sụt giảm. Không những thế, việc xử lý, bảo quản chưa đúng kỹ thuật đã làm giảm phẩm cấp và chất lượng, không đáp ưng yêu cầu XK đã ảnh hưởng lớn đến giá trị cuối cùng của sản phẩm. Đề cập vai trò của Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp đối với những tồn tại trong bảo quản chất lượng sản phẩm thủy sản sau khai thác, ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho rằng: “Đối với ngành khai thác thủy sản, chính sách hỗ trợ chủ yếu là lắp đặt hệ thống thiết bị bảo quản sản phẩm sau đánh bắt trên tàu. Đến nay, nhiều tàu khai thác, tàu thu mua và vận chuyển hải sản đã lắp đặt được các thiết bị bảo quản lạnh, nhưng do thực tế tàu thuyền của ngư dân còn rất thô sơ, chưa có thiết kế thích hợp nên việc hiện đại hóa và nâng cấp để lắp đặt đồng bộ các thiết bị vẫn còn nhiều khó khăn đòi hỏi phải có khoảng thời gian nhất định.” Theo thống kê, sản lượng khai thác mỗi năm của nước ta đạt 2,2 triệu tấn, nhưng tỷ lệ thất thoát khá lớn, khoảng 20 - 25% tổng sản lượng, tương đương với giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, các cảng cá và khu neo đậu trú ẩn vẫn còn có những nơi chưa đạt được yêu cầu về luồng lạch và không đủ cơ sở hậu cần cung cấp dịch vụ. Những tồn tại này chủ yếu là do việc xây dựng quy hoạch trước đây đã lỗi thời do số tàu thuyền tăng lên và công suất của mỗi tàu cũng lớn hơn rất nhiều. Việc cung cấp vốn, tín dụng và bảo hiểm cho ngư dân cũng như đầu tư cho khai thác thủy sản là những vấn đề được đại diện của các địa phương hết sức quan tâm, đòi hỏi Tổng cục Thủy sản phải chú trọng trong năm 2014. Tuy nhiên TCTS và các đơn vị chức năng cần xây dựng các giải pháp kêu gọi vốn đầu tư, kể cả nguồn vốn ngoại, nhằm tăng cường nguồn lực phát triển ngành. Về cơ chế cho vay đối với ngư dân, theo Tổng Cục trưởng Vũ Văn Tám: “Nhà nước vẫn có chính sách rất ưu đãi cho ngư dân vay vốn, nhưng cho vay phải theo cơ chế thương mại thông thường, việc xử lý rủi ro cũng theo cơ chế này, nghĩa là vẫn phải có thế chấp và đảm bảo thì ngân hàng mới cho vay. Ví dụ, giá trị một con tàu khoảng 10 tỷ đồng, ngân hàng có thể cho vay 8 tỷ với lãi suất 2,3%/năm, còn ngư dân phải bỏ ra 2 tỷ đồng. Số tiền của ngư dân phải có trước để chứng minh năng lực, khi đó ngân hàng mới có cơ sở để cho vay phần tiếp theo 80%. Tuy nhiên, đối với ngư dân số tiền nêu trên là rất lớn đối với họ, vì vậy việc triển khai cho vay theo hướng này còn rất khó tiến triển”. Về nuôi trồng thủy sản Rõ ràng là hoạt động sản xuất chế biến XK tôm và cá tra đều phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nuôi, nhưng nguồn cung cấp này luôn trong Ông Bùi Đức Quý, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản Bà Trần Bích Nga, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
  • 9. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 7 khác quản lý về thức ăn và các sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong NTTS. Những văn bản này thể hiện tiếp cận quản lý chất lượng từ gốc của cả chuỗi sản xuất thủy sản. Tuy nhiên, việc triển khai và giám sát thực hiện các văn bản ấy mới thực sự quan trọng và có hiệu quả. Ông Quý cũng cho biết, năm 2014 Cục sẽ tiếp tục xây dựng thông tư đánh giá rủi ro đối với thủy sản sống NK vào Việt Nam và văn bản quản lý vùng nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ. Như vậy, cùng với việc ban hành Nghị định về Cá tra, ngành NTTS về cơ bản đã có đủ công cụ pháp lý chính để quản lý hoạt động này ở các địa phương. Ông Quý thông báo, năm 2014 ngành sẽ dành ưu tiên các nguồn lực để cấp thiết xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành. Đối với thủy sản là lĩnh vực mới, nhiều tiêu chuẩn và qui chuẩn kinh tế, kỹ thuật cho ngành cần được xây dựng. Sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan chức năng khác Quản lý chất lượng thủy sản nuôi Cuộc đấu tranh với những rào cản kỹ thuật từ các thị trường NK đã đạt được những thành công nhất định, chẳng hạn Nhật Bản đã chấp nhận tăng mức dư lượng ethoxyquin trong tôm NK, tạo điều kiện thuận lợi hơn để XK tôm của nước ta sang Nhật Bản. Tuy nhiên, theo bà Trần Bích Nga, Phó Cục trưởng Quản lý Chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản, luôn xuất hiện các rào cản thương mại từ phía các nước NK. Chẳng hạn, một số nước đang tiếp tục đưa ra cảnh báo lô hàng nhiễm dư lượng một số kháng sinh như Trifluralin và Enrofloxacin sử dụng trong NTTS. tình trạng bất ổn. Năm 2013, sản lượng tôm chân trắng đã giúp giải quyết nhiều nguyên liệu cho chế biến XK, nhờ vậy ngành tôm đã tận dụng được cơ hội thị trường để gia tăng đáng kể giá trị XK. Tuy nhiên, nhiều năm qua, hầu như các nhà máy chế biến tôm chỉ hoạt động được khoảng 40-50% công suất thiết kế do thiếu nguyên liệu. Ngành cá tra lại luôn chao đảo giữa thừa và thiếu nguyên liệu, hiệu quả đầu tư nuôi thiếu bền vững vì vậy giá trị cuối cùng mang lại cho cả người nuôi và nhà chế biến XK rất thấp. Nhiều yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới NTTS, nhưng vấn đề chất lượng con giống luôn là mối lo ngại đầu tiên của người nuôi. Sự hạn chế trong quản lý và kiểm dịch con giống NK đã gây ra không ít tổn thất. Ông Bùi Đức Quý, Vụ trưởng NTTS thuộc TCTS, cho biết: “Qua việc rà soát và đi kiểm tra thực tế tới các đầu mối nước ngoài cung cấp tôm bố mẹ tôm chân trắng đã phát hiện 3 cơ sở đã lấy tôm nuôi từ đầm xuất bán cho Việt Nam làm tôm bố mẹ để sản xuất giống. Ba cơ sở trên đã bị cảnh báo và cấm XK vào Việt Nam.” Mới đây, một thông tư về quản lý chất lượng con giống thủy sản đã được ban hành làm công cụ pháp lý hỗ trợ việc quản lý chất lượng và tạo ra cơ chế để kiểm soát và truy xuất nguồn gốc đến các nước có tôm bố mẹ XK sang Việt Nam. Cũng trong năm 2013, đã có thêm 2 văn bản quan trọng Nuôi cá tra theo tiêu chuẩn GlobalGAP
  • 10. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/20148 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Hoa Kỳ cũng đưa ra luật Nông nghiệp mới, chuyển thanh tra cá da trơn từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp, gây thêm khó khăn cho việc XK cá tra của nước ta vào Mỹ do phải đáp ứng những tiêu chuẩn phức tạp trong suốt chuỗi sản xuất cá tra ngay từ khâu nuôi cá. Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và các bộ liên quan tích cực đấu tranh, yêu cầu Mỹ không dựng thêm những rào cản đối với thương mại cá tra Việt Nam. Đối với ngành khai thác, bà Nga đề nghị cần chú trọng nhiều hơn vào việc khắc phục những sai lỗi theo các khuyến cáo và kiến nghị của các đoàn thanh tra nước ngoài khi đến thăm các cơ sở khai thác để đảm bảo khai thác bền vững, chống tình trạng khai thác không hợp pháp, không quản lý và không báo cáo (IUU). Yêu cầu này là rất thiết thực để có đủ điều kiện để cấp chứng nhận xuất xứ cho lô hàng khai thác khi XK. Bà Nga cho biết thêm: “Năm 2014 được Bộ NN&PTNT chọn là năm thứ tư liên tiếp về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thủy sản. Trong năm 2013, số cơ sở cung cấp vật tư nông nghiệp và NTTS được thống kê để kiểm tra định kỳ còn thấp, vì vậy số cơ sở đã được kiểm tra còn rất thấp. Trong năm 2014, sẽ tập trung kiểm tra các cơ sở có nhiều ’vấn đề’”. Phòng chống dịch bệnh Năm 2013 ghi nhận sự nỗ lực có hiệu quả của công tác quản lý dịch bệnh EMS trên tôm, góp phần phục hồi đáng kể sản lượng tôm chân trắng. Tuy nhiên, theo ông Trần Đình Luân, Phó Cục trưởng Thú y, hoạt động NTTS, nhất là nuôi tôm đã phá vỡ quy hoạch rất nhiều, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng không đầy đủ, khiến việc quản lý dịch bệnh rất khó khăn. Hơn nữa, dịch bệnh lại chủ yếu phát sinh từ các mô hình nuôi nhỏ lẻ, tự phát của người dân và do chưa kiểm dịch hết con giống NK. Ông Luân nhận xét: “TCTS và Cục Thú y cần phối hợp chặt chẽ trong công tác quan trắc cảnh báo môi trường và kiểm soát dịch bệnh tôm. Trong năm 2013 sự phối hợp đó chưa tốt, năm 2014, phải làm tốt hơn. Cần chia sẻ thông tin giữa hai đơn vị về diện tích nuôi, diện tích bị bệnh…. và cả số lượng tôm giống NK để kiểm tra chéo và giám sát chặt chẽ đầu ra của con giống”. Tổng Cục trưởng Vũ Văn Tám kết luận: “Công tác trước mắt của lĩnh vực NTTS là tính toán lại các chỉ tiêu đặt ra đối với nuôi tôm năm 2014, nhất là nuôi tôm chân trắng. Hiện tại, cần giữ ổn định diện tích và tăng cường quản lý vùng nuôi, bám sát quy hoạch. Việc mở rộng diện tích cần tính toán theo tín hiệu thị trường để điều chỉnh cho phù hợp, nhằm đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh, phòng chống thiên tai và đảm bảo hiệu quả cho người nuôi”. n T.P. Tôm HLSO phục vụ XK của Camimex
  • 11. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 9 có sắn và sản phẩm từ sắn giảm 26,8%; cà phê giảm 25,7%; gạo giảm 16,1%; và chè giảm 5,2%. Có 5 mặt hàng giá XK giảm, gồm hạt điều, cà phê, hạt tiêu, gạo và cao su. XK thủy sản tiếp tục gặp khó khăn do rào cản thương mại từ các nước NK nên chỉ tăng 10,5%, thấp hơn mức tăng trưởng XK chung. Tính chung kim ngạch XK nhóm hàng này giảm 649 triệu USD do giá XK giảm và giảm 1,3 tỷ USD do lượng XK giảm. Tính chung giảm do cả giá và lượng là 1,95 tỷ USD. Về thị trường XK, năm 2013 mặc dù khủng hoảng kinh tế, sức mua thị trường thế giới suy giảm, nhưng các thị trường XK truyền thống của Việt Nam như Đông từ khi gia nhập WTO, ước xuất siêu 863 triệu USD.Tăng trưởng XK đạt được ở hầu hết các mặt hàng XK chủ lực. Cả nước có 22 nhóm hàng có kim ngạch XK trên 1 tỷ USD. Riêng giá trị XK nhóm hàng nông, lâm, thủy sản bị ảnh hưởng của một số nông sản sản lượng hạn chế nên XK giảm. XK nhóm hàng này ước đạt 19, 85 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng kim ngạch XK, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2012. Nhìn chung, năm 2013 XK nhóm hàng nông, lâm, thủy sản không được lợi cả về giá và lượng. Trong số 7 mặt hàng tính được về giá và lượng thì có 4 mặt hàng có lượng XK giảm, gồm M ặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hiện nay, Việt Nam đang hướng đến Cộng đồng ASEAN 2015, đàm phán và ký nhiều hiệp định thương mại tự do, đáng chú ý là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP… Bên cạnh đó, Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều đến tình hình sản xuất, kinh doanh của DN, chính sách hỗ trợ, khuyến khích XK ngày càng được hoàn thiện, tăng trưởng tín dụng 2014 được dự báo sẽ tốt hơn... Vì vậy triển vọng tăng trưởng XK, tăng trưởng kinh tế sẽ tốt hơn. Tình hình xuất khẩu năm 2013 Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch XK năm 2013 ước đạt khoảng 132,17 tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so với năm 2012, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra (tăng 10%). Trong đó, các DN trong nước chiếm tỷ trọng 33%, ước đạt 43,75 tỷ USD, tăng 3,5%, các DN có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng 61,4% ước đạt 81,18 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2012. Năm 2013 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam xuất siêu kể Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành Công thương năm 2014 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 10/1/2014 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia dự báo, trong vòng 2 năm tới kinh tế thế giới sẽ dần ổn định lại sau khủng hoảng, tăng trưởng khả quan hơn, tạo điều kiện thúc đẩy XK. Nhưng nền kinh tế trong nước phục hồi chậm và còn nhiều trở ngại như sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều, chi phí đầu vào cao, khó khăn về nợ xấu, thanh khoản của các ngân hàng thương mại,... Nhiều kỳ vọng xuất khẩu 2014 Kim ngạch XK từ năm 2011 đến năm 2013 Nguồn: Bộ Công Thương SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
  • 12. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201410 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Nam Á, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ tiếp tục được giữ vững. XK tăng trên tất cả các thị trường, trong đó thị trường châu Phi tăng cao nhất, ước 28%; tiếp đó là châu Mỹ, tăng 23,1%, châu Âu tăng 19,4%, châu Đại Dương tăng 14,1% và châu Á tăng 12,7%. Thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thị trường XK của Việt Nam, chiếm 51,2%. Tiếp đến là châu Mỹ 21,2% và châu Âu 20,5%, với kim ngạch XK ước lần lượt 67,7 tỷ USD, 28,06 tỷ USD và 27,05 tỷ USD. Theo Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, kết quả này phản ánh năng lực sản xuất hàng XK của nền kinh tế ngày càng được mở rộng, cơ cấu hàng XK từng bước đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm đã qua chế biến. Riêng đối với lĩnh vực thủy sản, báo cáo của VASEP cho biết, khó khăn trong XK thủy sản năm qua vẫn chưa được khắc phục, sự sụt giảm xảy ra với hầu như tất cả các mặt hàng ngoại trừ tôm. Các thị trường chính vẫn chưa thật sự thoát khỏi suy thoái, tình trạng thiếuhụtnguyênliệuchochếbiến cùng với sự sụt giảm chất lượng nguyên liệu XK vẫn là thách thức cho ngành XK thủy sản. Điểm nổi bật của XK thủy sản 2013 là sự phục hồi của ngành tôm trước nhiều thuận lợi, từ sự cải thiện trong sản xuất tôm nguyên liệu trong nước do bước đầu kiểm soát được dịch bệnh, đến các kết quả có lợi trong các vụ kiện tôm. Tổng giá trị XK tôm Việt Nam năm 2013 đạt 3,1 tỷ USD, tăng 39,1% so với năm 2012, đóng góp 46,3% cho kim ngạch XK thủy sản, chủ yếu nhờ giá XK tăng cao, tập trung chủ yếu vào thị trường Mỹ, tăng 82,5 %. Năm 2014: Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu Năm 2013, mặc dù quy mô và tốc độ tăng trưởng XK hàng hóa đều vượt mức kế hoạch đề ra và tiếp tục xuất siêu, nhưng XK vẫn tăng trưởng chủ yếu ở những nhóm mặt hàng do khối DN FDI sản xuất và là những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ và gia công hơn là những mặt hàng có GTGT cao. Bên cạnh đó, chất lượngtăngtrưởngXKnhìnchung chậm cải thiện, cơ cấu hàng hóa XK chuyển dịch chậm, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế biến, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao vẫn chưa thay đổi đáng kể. Tỷ trọng XK sang các thị trường mới như châu Phi, Mỹ Latinh còn nhỏ và chưa có giải pháp mang tính đột phá để thực sự tận dụng được cơ hội XK sang các thị trường tiềm năng này… Do đó, Bộ Công Thương định hướng cho những năm tiếp theo tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp XK, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần tập trung khai thác cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để Quang cảnh Hội nghị
  • 13. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 11 DN trong nước, bảo vệ thị trường nội địa, đồng thời tìm kiếm, mở rộng thị trường XK; Thúc đẩy hội nhập kinh tế- quốc tế, tận dụng tối đa những lợi ích mà các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mang lại; Thực hiện tái cơ cấu theo hướng gia tăng chất lượng sản phẩm, đưa KHCN vào sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để duy trì XK hàng hóa ổn định, DN trong nước cũng cần đầu tư xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, nâng cao khả năng quản lý, quản trị tốt dòng vốn, dòng tiền, nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa... Trả lời phỏng vấn của các phóng viên bên lề hội nghị, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, khi đàm phán các Hiệp định TM tự do, chúng ta đều mong muốn các DN đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là các DN trong nước là đối tượng chính được hưởng những ưu đãi từ những hiệp định này. Do đó, các DN cần tích cực tham gia tham vấn trong đàm phán chính sách TM quốc tế. Bên cạnh đó, các DN cũng cần phải chủ động hơn, có lộ trình cụ thể để khi các hiệp định chính thức có hiệu lực thì DN có thể tận dụng ngay những cơ hội mà các FTA mang lại. n Nguyễn Thị Hồng Hà bài bản và hiệu quả hơn các biện pháp cảnh báo sớm và vận động đấu tranh hiệu quả trong các tranh chấp thương mại... Đại diện VASEP, TTK Trương Đình Hòe khẳng định, cho đến nay, Việt Nam đang XK hầu hết là sản phẩm thô, do đó chất lượng chính là thước đo giá trị và thương hiệu thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Để gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam với các nước cùng sản phẩm, VASEP kiến nghị, các cơ quan nhà nước cần quan tâm sát sao cho khâu sản xuất tôm nguyên liệu đủ tiêu chuẩn chất lượng XK thông qua tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý kiểm soát chất lượng theo chuỗi từ con giống, thức ăn tới sản phẩm chế biến, XK nhằm duy trì và cải thiện chất lượng tôm Việt Nam và giảm giá thành sản xuất; Quy hoạch lại sản lượng cá tra nhằm cân đối cung- cầu; Hỗ trợ Hiệp hội và DN đấu tranh với các vấn đề tranh chấp TM; Hỗ trợ DN duy trì XTTM tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc...; Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh cá tra Việt Nam ra thế giới; Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm giúp DN gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường XK thủy sản quốc tế, ... Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, trong hội nhập quốc tế và kinh tế đối ngoại, trước hết cần tập trung mở rộng thị trường XK, do đó Bộ Công Thương cần tích cực đưa ra những chính sách ủng hộ các đẩy mạnh XK vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Ấn Độ... đồng thời khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh... Dự kiến kim ngạch XK 2014 đạt khoảng 145,4 tỷ USD, tăng 10%, trong đó, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản dự kiến đạt 20,7 tỷ USD, tăng 4,6 % so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng khoảng 14,3%. Năm 2015, dự báo tăng trưởng XK hàng hóa 10%, ước đạt 160,3 tỷ USD, nhập siêu kiểm soát ở mức 5 % kim ngạch XK. Bộ Công Thương dự báo, năm 2014, tôm và cá tra tiếp tục là mặt hàng chủ lực kéo XK thủy sản tăng trưởng, trong đó, XK tôm vẫn giữ ngôi vị quán quân trong XK thủy sản, do thị trường vẫn rộng mở, giá cao. Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, để đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, cần tập trung đẩy mạnh XK, nhất là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng hàng XK là nguyên liệu thô và sơ chế; Tích cực, chủ động khai thác, mở rộng thị trường; Đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; Ưu tiên XTTM, XTXK các mặt hàng chủ lực như tôm, cá, gạo, cà phê...vào các thị trường XK trọng điểm, thị trường mới có nhiều tiềm năng; Hệ thống hóa những yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để phổ biến kịp thời cho thương nhân XK; Đẩy mạnh công tác thỏa thuận với nước NK công nhận lẫn nhau về chất lượng hàng hóa. Đồng thời triển khai
  • 14. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201412 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN và khối lượng. Tình hình thị trường nói chung tiếp tục khó khăn, nhất là một số thị trường truyền thống ở các nước phát triển. Giá một số loài nuôi tăng nhẹ, chủ yếu do thiếu nguồn cung mà không phải do nhu cầu cao. Chỉ số giá thủy sản của FAO cho thấy giá tiếp tục giữ ở mức cao, mặc dù đã giảm so với mức đỉnh hồi cuối năm 2012. Khó khăn về nguồn cung cá hồi nuôi và tôm nuôi đã đẩy giá lên nhưng giá các loài cá thịt trắng, cá ngừ và các loài cá nổi khác đều giảm. Các loài nuôi như cá chẽm giá xuống thấp do nguồn cung vượt xa so với nhu cầu trước mắt của thị trường. Đánhgiátriểnvọng,Globefish cho rằng các thị trường thủy sản tiếp tục bị ảnh hưởng của sự bất ổn kinh tế ở các thị trường truyền thống. Tại Nhật Bản, đồng yên suy yếu đã khiến thủy sản NK đắt đỏ hơn; NK thủy sản các loại của Mỹ trong năm 2013 cũng chỉ tăng nhẹ gần 1% về khối lượng. Các nước đang phát triển có vẻ khả quan hơn do nhu cầu trong nước tăng. người bình quân đạt 20kg/năm. Mặc dù nguồn cung từ nuôi tăng nhưng số loài khai thác tự nhiên đưa vào làm thực phẩm trực tiếp cho con người nhiều hơn và sản xuất bột cá giảm. Thương mại thủy sản tăng trưởng vừa phải cả về giá trị Tình hình ngành thủy sản thế giới Theo đánh giá của Globefish, trong năm 2013 tổng sản lượng thủy sản thế giới tiếp tục tăng, đạt khoảng 160 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng vượt sản lượng đánh bắt; tiêu thụ trên đầu Khởi đầu năm mới, ngành thủy sản nhận tin vui xuất khẩu ước đạt 552 triệu USD trong tháng 1/2014, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên để cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới, ngành chế biến cần đẩy mạnh sản xuất sản phẩm GTGT. Gia tăng giá trị sản phẩm để nâng cao lợi nhuận Tôm bao bột bánh mì phục vụ XK
  • 15. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 13 Thuế NK vào các nước phát triển thường thấp hoặc bằng O, vì vậy, việc tiếp cận thị trường chủ yếu phụ thuộc vào khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc của các nước NK; tuy nhiên điều này cũng rất khó khăn, do sự bùng nổ các tiêu chuẩn tự nguyện gắn với tính bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc và chứng nhận, những yếu tố này làm đội giá thành phẩm và mang lại rất ít lợi nhuận cho người sản xuất. Tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc sẽ tăng mạnh. Hiện nước này là nhà NK thủy sản lớn thứ tư thế giới (sau EU, Nhật và Mỹ) nhưng lại là quốc gia riêng rẽ XK thủy sản lớn nhất. Tiêu thụ tính trên đầu người dự kiến sẽ tăng lên mức 31/kg/năm. EU-28 về lâu dài vẫn tiếp tục tăng trưởng và giữ vị trí là thị trường thủy sản số một thế giới, do dân số tăng và tiêu thụ ổn định ở mức 23kg/người/năm. Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng và vượt qua Nhật Bản, do dân số tăng và tiêu thụ ổn định. Còn Nhật Bản, về lâu dài tiêu thụ thủy sản sẽ giảm. Theo Felix Dent (FAO), NK thịt đang dần nhiều hơn so với NK thủy sản. Tiêu thụ thủy sản vẫn cao - 57kg/người/ năm - nhưng đang giảm dần. Một số thay đổi trên thị trường NK thủy sản Việt Nam Đầu năm 2014 đã có hai sự kiện khá thuận lợi cho XK. Ngày 9/1/2014, Cơ quan quản lý An toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật Ucraina (SVPS) đã ra thông báo kết quả đợt thanh tra hồi tháng 12/2013 và chính thức cho phép 10 DN chế biến thủy sản được XK cá tra vào Ucraina. Tuy tiêu thụ không nhiều thủy sản của nước ta, nhưng Ucraina cũng là một đầu ra đáng quan tâm ở Đông Âu. Tiếp đó, ngày 21/1/2014, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thông báo chính thức nâng giới hạn dư lượng tối đa của ethoxyquin (chất chống oxy hóa sử dụng trong thức ăn tôm) Xu t kh u th y s n Vi t Nam, 2000-2013 (Tri u USD) 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Tri u USD 10 20 30 40 50 60 70 Tăng, gi m (%) Các nhà NK và XK hàng đầu năm 2010, 2011 &, 2012 EU -27 nước EU -27 nước NaUy Thái Lan Việt NamNhật Các loài thủy sản khác Cá thịt trắng Cá hồi Tôm Cá nổi Cá ngừ Mỹ Trung Quốc Trung Quốc Hàn Quốc USD/tấn Chỉ số giá thủy sản theo loài, 1990 – 2013
  • 16. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201414 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Gia tăng giá trị để cải thiện giá và hạn chế rào cản chống bán phá giá Với giá trị XK hơn 6,7 tỷ USD trong năm 2013, Việt Nam củng cố vững chắc hơn vị trí thứ 4 của mình trong top 10 nước XK thủy sản hàng đầu trên bản đồ thương mại thế giới. Liên tiếp vượt qua những đỉnh cao về kim ngạch XK, có đóng góp lớn cho ngành nông nghiệp trong vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, nhưng ngành XK thủy sản vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, về thị trường, chất lượng, giá thành và mẫu mã sản phẩm. Xu hướng tiêu thụ thực phẩm thế giới đang chuyển mạnh sang các loại sản phẩm chế biến sẵn, tiện dụng, trong đó có nhiều sự đổi mới về bao bì, kích cỡ gói sản phẩm và cách thức sử dụng tối giản bên cạnh yêu cầu về nhãn mác bền vững. Khi ngày càng có nhiều nhà cung cấp mới khác trong khu vực như Ấn Độ, Bănglađét, Pakistan,… có các chủng loại hàng hóa tương tự Việt Nam, cũng XK dưới dạng nguyên liệu nhưng với giá rất cạnh tranh, DN ngành chế biến và XK thủy sản nước ta không thể tiếp tục chỉ tập trung gia tăng khối lượng, mà phải tăng cường tỷ trọng hàng chế biến GTGT. Làn sóng nâng cấp cơ sở vật chất, áp dụng chương trình quản lý chất lượng quốc tế và đổi mới công nghệ cũng như phương thức quản lý trong ngành chế biến thủy sản trong những năm cuối 1997 - 2002 đã tạo ra một bước ngoặt về thị trường, về giá trị XK và sự thay đổi vượt bậc về trình độ sản xuất và chất lượng sản phẩm.Nhưng đến nay, tình hình và nhu cầu thị trường đã có rất nhiều biến chuyển. Để duy trì lợi nhuận và phát triển bền vững, ngành chế biến XK phải tạo nên một làn sóng mới về phát triển mặt hàng chế biến sẵn, GTGT mới có thể chạy đua hiệu quả trên thương trường quốc tế. trong tôm NK lên 0,2 ppm, tăng 20 lần so với mức 0,01ppm trước đó. Nhật Bản cũng đã quyết định dỡ bỏ quy định kiểm tra ethoxyquin đối với 100% lô tôm NK từ Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây Cơ quan Giám sát Nông nghiệp Nga (Rosselkhoznadzor) đã ra quyết định tạm ngưng NK một số mặt hàng thủy sản, trong đó có cá tra từ Việt Nam với lý do không bảo đảm chất lượng VSATTP. Quyết định có hiệu lực từ 31/1/2014. Trong năm 2013, tổng giá trị NK thủy sản Việt Nam vào Nga đạt trên 100 triệu đôla, trong đó cá tra 39,5 triệu USD. NK của Nga chiếm khoảng 1,5% tổng giá trị XK thủy sản của nước ta. Mặc dù là tạm ngưng, nhưng quyết định này đã gây khó khăn lớn cho các DN cá tra khi đang gặp bế tắc trên thị trường EU. Bên cạnh đó, việc Mỹ thông qua Dự luật Nông trại với điều khoản chuyển thanh tra cá nheo từ Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp, với dự kiến áp dụng toàn bộ quy trình kiểm soát ATTP trong chuỗi sản xuất cá tra tương tự như sản xuất cá nheo của Mỹ là trở ngại rất lớn cho ngành cá tra nước ta. Mới đây, chương trình Seafood Watch thuộc tổ chức Monterey Bay Aquarium cũng đang thực hiện những đánh giá về tác động môi trường để xếp hạng một số loài nuôi. Tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi của ta cũng đang nằm trong diện bị “quan tâm” một cách tiêu cực. Xu t kh u th y s n Vi t Nam, 2000-2013 (Tri u USD) 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tri u USD -10 0 10 20 30 40 50 60 70 Tăng, gi m (%) Giá tr (Tri u USD) Tăng, gi m (%) 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Xu t kh u th y s n sang th trư ng chính EU, Nh t B n và M , 2000-2013 (Tri u USD) EU Nh t B n M Tri u USD Các loài thủy sản khác Cá thịt trắng Cá hồi Tôm Cá nổi Cá ngừ
  • 17. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 15 Hiện nay, thủy sản dạng nguyên liệu vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao trong XK. Cụ thể, trong ba mặt hàng có giá trị XK cao nhất năm 2013 thì mặt hàng tôm thuộc mã HS 03 - tôm các loại tươi/sống/đông lạnh/khô - chiếm trên 67%, trong khi mã HS 1605 - tôm chế biến các loại - chỉ chiếm chưa đến 33%. Tỷ trọng XK cá tra chế biến chiếm phần rất không đáng kể, chỉ có hơn 0,6%, với 11 triệu USD so với 1,750 tỷ USD XK cá tra tươi/ đông lạnh (chủ yếu là philê). Ngành cá ngừ đạt được tỷ lệ tốt nhất, nhưng cũng không quá bán, đó là 48% giá trị XK cá ngừ chế biến/52% giá trị XK cá dưới dạng nguyên liệu. Thực tế, ngành chế biến và XK thủy sản chưa có một chiến lược riêng về đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, yếu tố rất quan trọng để tăng cường sản phẩm GTGT. Công việc này chủ yếu chỉ do một số ít DN tự triển khai, còn phần lớn vẫn thụ động đáp ứng theo đơn hàng và chạy theo xu hướng chung của thị trường. Sản phẩm thủy sản Việt Nam rất dồi dào và phong phú, luôn đứng trong tốp 10 nhà XK thủy sản lớn nhất trên thị trường quốc tế, nhưng chưa tạo ra nét riêng biệt nổi bật cho quốc gia, như Thái Lan với các nhãn hiệu cá ngừ hộp và tôm; Philippin với cá ngừ tươi, đông lạnh và đồ hộp, Na Uy với cá hồi; Ôxtrâylia với bào ngư và tôm hùm đá, v.v... Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm XK chủ lực đã được các cơ quan nhà nước chủ trương triển khai từ nhiều năm nhưng chưa có kết quả. Tuy nhiên, các DN cũng không quá trông chờ vào nhà nước. Nhiều DN như Minh Phu Seafood Corp., Vinh Hoan Corp., Quoc Viet Co., Ltd, Stapimex, Agifish, Fimex, Thuan Phuoc Corp., Havico, Cafatex, Camimex, Sea Minh Hai, Havuco, Trung Son, Đại Thành, Godaco, Sotico, Highlandragon, Hai Nam Co., Ltd vv….đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình trên các thị trường quốc tế . Trong tình trạng luôn thiếu nguyên liệu và giá lại cao, các DN đều xác định phải tổ chức lại và nâng cao năng lực sản xuất hàng GTGT, nhằm nâng cao giá sản phẩm, tránh lãng phí nguyên liệu và tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân, điều quan trọng nữa là nâng cao tính an toàn thực phẩm và hạn chế một phần rủi ro về chất lượng sản phẩm. Vai trò của các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo ra nguồn cung cấp ổn định, những sản phẩm như nước sốt, gia vị, bao bì, nhãn mác, phương thức bao gói,... chất lượng cao và giá thành hợp lý đang là một thách thức không nhỏ, vì cho đến nay vẫn phải nhập khẩu. Việc tăng cường sản xuất sản phẩm GTGT đòi hỏi sự hỗ trợ và đồng hành của các cơ quan chức năng thuộc ngành thủy sản và Bộ Công Thương trong xúc tiến bán hàng và quảng bá sản phẩm. Công tác này phải được đổi mới để giúp DN tiếp cận được các hệ thống phân phối và bán lẻ tại các thị trường nhằm mở rộng đầu ra cho các sản phẩm chế biến sâu, gia tăng giá trị của nước ta, nhằm mang lại lợi nhuận hợp lý cho nhà chế biến XK và sau đó cho người sản xuất nguyên liệu. n Phương Mai Xu t kh u th y s n Vi t Nam, 2000-2013 (Tri u USD) 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tri u USD -10 0 10 20 30 40 50 60 70 Tăng, gi m (%) Giá tr (Tri u USD) Tăng, gi m (%) 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Xu t kh u th y s n sang th trư ng chính EU, Nh t B n và M , 2000-2013 (Tri u USD) EU Nh t B n M Tri u USD Các loài thủy sản khác Cá thịt trắng Cá hồi Tôm Cá nổi Cá ngừ
  • 18. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201416 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN được đánh giá đã có một số thành công về khắc phục EMS, như xác định được một số nguyên nhân, kiểm soát được sự lây lan,… Năm 2014, theo cảm nhận của tôi, có khả năng Thái Lan sẽ phục hồi sau EMS, nhưng cũng phải mất khoảng 1-2 năm mới khôi phục được như trước. Ấn Độ hiện chưa có vấn đề EMS nhưng vụ nuôi của họ chậm hơn chúng ta 1,5 - 2 tháng. Do đó, trong nửa đầu năm 2014 chúng ta vẫn còn cơ hội rất tốt cần tận dụng triệt để. Ông Trần Thiện Hải Chủ tịch VASEP, TGĐ Công ty CP Thủy sản Minh Hải (Bạc Liêu) Ở góc độ DN, riêng tôi và cộng đồng DN đều mong muốn và đều cần người dân nuôi cả tôm sú và tôm thẻ. Hiện nay, tôm thẻ có ưu điểm là thời gian nuôi nhanh, giá cao nên người dân đổ xô vào nuôi. Người người dân cho rằng tôm sú có nhiều bệnh hơn, thời gian nuôi dài hơn nên cũng nhiều rủi ro hơn. Tôi nghĩ, đây là lúc DN cùng các cơ quan quản lý phải làm sao để giảm thiểu được rủi ro và lấy lại niềm tin vào tôm sú nơi người dân. Có nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng chất lượng con giống là việc chính mà Nhà nước phải làm. Phải làm sao để người dân thấy nuôi tôm sú cũng có lợi giống như nuôi tôm thẻ trong thời gian qua. Hiện nay, con giống tôm thẻ được quản lý khá tốt, nhưng tôm sú thì hoàn toàn ngược lại. Bơm chích tạp chất trong tôm là vấn nạn kéo dài đã gần 20 năm qua, kể từ ngày nuôi tôm sú phát triển. Tuy nhiên, qua 20 năm vấn đề vẫn không có gì thay đổi, thậm chí còn tệ hơn. Trước tình trạng ngày càng xấu đi như vậy, chúng ta lại nghĩ đến cách tiếp cận là chấp nhận nó, tìm cách che dấu nó. Nhưng tôi khẳng định, rằng hiện nay tất cả các nhà NK tôm Việt Nam ở các thị trường đều đã biết và cảnh báo về điều này. Tôi nghĩ, đã đến lúc cộng đồng DN thủy sản, đặc biệt là VASEP phải thay đổi cách tiếp cận, không che dấu nữa, mà cùng nhau đấu tranh triệt để để chấm dứt vấn nạn này. Ông Lê Văn Quang Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) Ông Phạm Anh Tuấn Phó Tổng Cục trưởng Thủy sản Về lựa chọn loài tôm nuôi, tôi cho rằng chúng ta không thể bỏ nuôi tôm sú, đặc biệt là tôm sú nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến ở vùng bán đảo Cà Mau, vì một số lý do. Thứ nhất, chúng ta vẫn là một trong số ít nước sản xuất tôm sú trên thị trường nên cần phải giữ thị phần ta đang có. Thứ hai, trong môhìnhnuôitômquảngcanhhiện tại ở Cà Mau, cần phải có các đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ, trước khi Bộ NN&PTNT quyết định nên hay không nên đưa tôm thẻ vào. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần đẩy mạnh nuôi tôm thẻ vì loài này có thời gian nuôi ngắn nên có thể tăng năng suất. Bộ NN&PTNT cũng đã định hướng sẽ phát triển tôm thẻ ở các vùng nuôi thâm canh và bán thâm canh, kể cả ở các vùng nuôi tập trung và không tập trung. Đối với vấn đề dịch bệnh tôm, năm 2013 vừa qua chúng ta đã có cơ hội tổ chức Hội nghị NTTS Châu Á-Thái Bình Dương (APA2013), với rất nhiều chuyên đề thảo luận về EMS. Việt Nam Đánh giá tình hình xuất khẩu tôm 2013: Những ý kiến thẳng thắn và tâm huyết
  • 19. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 17 Hiện nay gần như toàn bộ thế giới đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng, dù cho nhu cầu tôm sú trên thị trường vẫn còn rất tốt. Chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về tôm sú và khẳng định, tôm sú thực tế vốn có đặc tính sinh học tốt hơn tôm thẻ. Vậy nhưng, qua thời gian được gia hóa, chọn dòng.. chính tôm thẻ bây giờ lại có nhiều ưu thế vượt trội hơn cả tôm sú. Vì sao lại thế? Đơn giản là vì chưa có quốc gia đầu tư nghiên cứu và cải tạo thành công giống tôm sú sạch bệnh. DN chúng tôi đã tự nghiên cứu, đã tự làm, nhưng năng lực của chúng tôi chỉ có hạn. Nhìn sang Thái Lan, họ đã và đang âm thầm gia hóa, chọn giống tôm sú từ vài năm qua. Hiện nay, họ đã tạo được giống sú có đặc tính sinh học tốt hơn và đang bắt đầu nuôi thử nghiệm. Nhà nước đầu tư đúng thì chỉ cần 5-7 năm sau chất lượng tôm sú chắc chắn sẽ vượt tôm thẻ. Đây phải là trách nhiệm của quản lý Nhà nước. Đối với nạn bơm chích tạp chất, tôi khẳng định chúng ta không thể chống được, vì lợi nhuận thu được khi bơm chích hiệnnaycóthểlênđếnhơn50.000 đồng/kg, đây là siêu lợi nhuận. Bây giờ phải tiếp cận theo kiểu của thị trường Hàn Quốc, dứt khoát nói “không” đối với tôm bơm tạp chất. Phải siết mạnh tay mới mong kiểm soát được. Ông Võ Quang Huy Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) Theo tôi, tôm thẻ có những lợi thế. Thứ nhất là thành công trong việc gia hóa và kiểm soát được dịch bệnh. Thứ hai, tôm thẻ nuôi nhanh, giá trị thương phẩm đến sớm, mau thu hồi vốn nên ít rủi ro. Những người nuôi tôm chúng tôi nói chung, làm việc gì có lời cao mà ít rủi ro thì chúng tôi làm. Tôi nghĩ con tôm thẻ trong năm tới sẽ tăng hơn nhiều so với dự báo. Năm 2013, chúng ta cho rằng diện tích nuôi tôm tăng nên sản lượng tăng. Thực ra chỉ là tăng vòng quay thôi, bởi thực tế diện tích nuôi tôm đã bị thu hẹp, vì người nuôi không có vốn. Theo tôi, năm qua thành công là nhờ sự cần cù của người nông dân. Họ rút tỉa từng “bí kíp” trong ao nuôi. Chẳng hạn, do tình hình dịch bệnh, người nuôi sẽ không thả nuôi hàng loạt mà thả rải rác. Các DN chế biến tôm nghĩ lượng tôm nguyên liệu sẽ tập trung dồi dào vào tháng 7 đến tháng 10, nhưng tôi có thể khẳng định, từ đây đến cuối năm sản lượng sẽ không tập trung vào một thời điểm mà sẽ thu hoạch liên tục rải rác quanh năm. Các DN chế biến cứ yên tâm. Riêng về nạn bơm chích agar, tôi thấy tình hình bây giờ đã hết sức nghiêm trọng. Theo tôi biết, bây giờ đã là xưởng chích agar chứ không còn là người chích nữa rồi. Tôi cho rằng đây cũng chỉ là quy luật thị trường, vì có thị trường, có người mua, có người bán thì mới có người làm. Nếu bây giờ VASEP vận động được khách hàng kiên quyết không nhập tôm bơm agar nữa, thì làm gì còn ai làm nữa, tự động sẽ chấm dứt thôi. TS. Nguyễn Thị Hồng Minh Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch Danh dự VASEP Mọi người nói không có giải pháp gì đối với việc bơm chích agar vào tôm, vậy tại sao Thái Lan làm được, các nước làm được? Tôi đề xuất làm theo mô hình chợ bán buôn nguyên liệu tôm, từ chợ bán buôn chúng ta sắp xếp lại và kiểm soát thông qua chợ. Ý tưởng này đã có từ lâu nhưng không ai chịu làm. Chúng ta phải bắt đầu ngay bây giờ. Chợ là đầu mối của chuỗi tiêu thụ, nơi chúng ta có thể kiểm soát được. TôiđềnghịBộNN&PTNTlàm việc với các tỉnh để thành lập các chợ bán buôn và kiểm soát chất lượng thông qua chợ, và tôi tin sẽ có nhiều DN sẵn sàng đầu tư. Tôi kỳ vọng Bộ NN&PTNT kết hợp với VASEP quyết tâm làm chuyện này, có thể chưa hoàn thành được trong vòng 1 năm, nhưng chúng ta phải bắt tay vào làm ngay. n Trần Duy thực hiện
  • 20. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201418 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN thủy sản, với tổng sản lượng 81.265 tấn, tăng 12,5%, và giá trị sản xuất 1.678 tỷ đồng, tăng 27,4% so với năm 2012. Tôm sú là đối tượng nuôi chủ lực, bao gồm 26.812 lượt hộ nuôi, sử dụng diện tích 30.967 lượt hecta (bằng 172% kế hoạch), tăng 6.241 ha so với năm 2012. Số lượng giống thả nuôi 2,291 tỷ con, sản lượng thu hoạch 12.325 tấn; năng suất bình quân đạt 0,47 tấn/ha.vụ. Có 4.647 hộ nuôi tôm chân trắng trên diện tích 2.323 lượt hecta, tăng 1.623 ha so với cùng kỳ năm 2012. Số lượng giống thả nuôi 1,246 tỷ con, tăng 1,052 tỷ con so với năm trước. Năm 2013 cũng là năm tỉnh Trà Vinh nuôi tôm chân trắng nhiều nhất và đạt được nhiều thắng lợi nhất. Tổng sản lượng thu hoạch tôm chân trắng 8.132 tấn (156% kế hoạch), tăng 7.335 tấn so với năm 2012, năng suất bình quân 3,1 tấn/ha. Hơnmộtnămtrước,nhiềukhu vực trong tỉnh bị thiệt hại do dịch bệnh hoành hành, nông dân phải treo ao vì thiếu vốn để khôi phục sản xuất; đến nay đã xuất hiện ngày càng nhiều vùng nuôi bội thu, tôm nuôi được mùa được giá, nông dân sản xuất có lãi, đời sống được cải thiện rõ rệt. Theo đánh Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, giá trị GDP toàn ngành nông nghiệp ước đạt 3.407 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 3,5%, giá trị sản xuất 8.067 tỷ đồng, bằng 98,74% kế hoạch, tăng 5,88% so với năm 2012. Trong đó, giá trị sản xuất của riêng lĩnh vực thủy sản ước 2.946 tỷ đồng, đạt 92,5% so với kế hoạch và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2012… Những số liệu này cho thấy năm 2013 ngành thủy sản của tỉnh đã phục hồi đáng kể và bắt đầu có đã tăng trưởng sau những thiệt hại trong năm 2012 và những năm trước đó. Nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng nhất trong ngành Phục hồi và tăng trưởng Mặc dù năm 2013 ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, như sự xâm nhập sâu và đột ngột của nước mặn vào vùng nội đồng, khí hậu biến đổi thất thường, dịch bệnh lây lan,… nhưng toàn ngành nông nghiệp của tỉnh đã nỗ lực khắc phục và đạt được sự tăng trưởng khá, cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhận định : “Năm 2013 là năm thắng lợi trong gian khó của hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành thủy sản. Ngành đã tạo được đà phục hồi và tăng trưởng đáng kể”. Thủy sản - điểm tựa chính của ngành nông nghiệp Trà Vinh Sau quá trình phục hồi và tạo đà tăng trưởng trong năm 2013, ngành thủy sản Trà Vinh có đủ cơ sở để định hướng chiến lược phát triển trong những năm tiếp theo, tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực và là điểm tựa của ngành nông nghiệp của tỉnh. Hội nghị “Tổng kết hoạt động năm 2013 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2014 ngành NN&PTNT tỉnh Trà Vinh”
  • 21. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 19 giá của ngành chuyên môn, trong năm 2013 Trà Vinh có khoảng 72% hộ nuôi tôm sú và 80,3% hộ nuôi tôm chân trắng có lãi. Bên cạnh nuôi tôm, nhiều đối tượng thủy sản nuôi khác cũng được chú ý phát triển rộng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo công ăn việc làm, ổn định xã hội địa phương. Năm 2013 có 12.387 hộ nuôi cua biển với 94,52 triệu con giống, diện tích 18.243 ha (đạt 122% kế hoạch), sản lượng thu hoạch 7.597 tấn, tăng 1.192 tấn so với năm 2012; 1.304 hộ nuôi tôm càng xanh, thả 25,82 triệu con giống, diện tích 1.137 ha, sản lượng thu hoạch 515 tấn,... Ngoài ra, các hoạt động phục vụ sản xuất NTTS như khuyến ngư, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, bảo hiểm, … cũng được chú ý phát triển. Trong năm, 113 hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, với 58,92 ha nuôi cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, với tổng phí bảo hiểm 10 tỷ đồng, tổng kinh phí bồi thường là 47,4 tỷ đồng, tạo tâm lý an tâm trong sản xuất cho nông dân. Điểm tựa của ngành nông nghiệp Theo lãnh đạo tỉnh Trà Vinh, năm 2014 ngành nông nghiệp tỉnh quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng, từng bước xây dựng nền nông nghiệp GTGT cao và phát triển bền vững, trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2014 và đến năm 2020, ngành thủy sản tiếp tục sẽ là điểm tựa giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của toàn ngành nông nghiệp. Cụ thể, năm 2014 ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 4,25%, giá trị sản xuất tăng 6,77% so với năm 2013; trong đó trồng trọt tăng 4,2%, chăn nuôi 0,46%, lâm nghiệp 0,12% và đặc biệt, thủy sản có mục tiêu tăng trưởng cao nhất 17,18%. Dự kiến, để đạt mục tiêu này, tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh phấn đấu đạt 172.650 tấn, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác lần lượt là 96.850 và 75.800 tấn. Tuy nhiên ngành thủy sản của tỉnh cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS tại một số nơi chưa thật sự đồng bộ; quy trình kỹ thuật nuôi tuy đã cải tiến nhưng chưa khống chế được bệnh trên tôm nuôi một cách hiệu quả; sản xuất giống quy mô nhỏ lẻ, không đảm bảo đáp ứng nhu cầu; công tác kiểm soát, quản lý chất lượng con giống còn nhiều hạn chế; công tác khuyến ngư về xây dựng, nhân rộng mô hình hiệu quả còn chậm; công tác quản lý nhà nước chưa thực sự mạnh, lực lượng thanh tra chuyên ngành mỏng. Đây là những vẫn đề được tỉnh quan tâm ưu tiên tập trung nguồn lực để giải quyết trong thời gian tới. Bên cạnh giải pháp kỹ thuật chủ lực, để hoàn thành mục tiêu đề ra và thực hiện được vai trò của mình, ngành thủy sản Trà Vinh phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp khác. Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh, xác định: “Ngành thủy sản cần đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản theo nhiều hình thức khác nhau, đa dạng hóa đối tượng, chủng loại nuôi phù hợp với phù hợp với 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn, có giá trị kinh tế cao, đa dạng hóa và ngày càng chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến và xuất khẩu”. n Đỗ Văn Thông Ông Trần Trung Hiền – GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh
  • 22. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201420 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN hiệu như mực lột da, cá chỉ vàng, Tết năm nay, Baseafood còn đưa ra thị trường 5 sản phẩm mới là cá hồng phi lê, cá hồng khô, một số loại cá tẩm gia vị ăn liền… Cùng với một số thương hiệu lớn, quen thuộc với người tiêu dùng trong tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, như Baseafood, Văn Sen, nước mắm Hòn Cau, mắm ruốc Bà Ba, các cơ sở trong lĩnh vực hải sản cũng đầu tư cho những sản phẩm chất lượng cao như nước mắm Ánh Phương (huyện Xuyên Mộc), mực tẩm gia vị ăn liền Tâm Việt (huyện Long Điền)… góp phần làm phong phú thêm cho thị trường ngày Tết. Theo các nhà sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào năm nay Doanh nghiệp thủy sản chuẩn bị hàng Tết Công ty CP Xuất Nhập khẩu thuỷ sản Baseafood dự kiến đưa ra thị trường tết khoảng 60 tấn hải sản khô các loại, gồm hơn 200 mặt hàng với mức giá nhìn chung vẫn giữ nguyên so với năm trước. Ngoài các mặt hàng truyền thống và đã có thương Tiêu thụ thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 Thủy sản tiếp tục lên ngôi Trong giỏ thực phẩm ngày Tết năm nay, nhiều gia đình đã bổ sung thêm những mặt hàng thủy sản như cá tra philê, cá kho niêu, cá trắm… và nhiều loại sản phẩm khô. Quầy thủy sản trong siêu thị Intimex
  • 23. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 21 tăng từ 10 đến 20% so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí có mặt hàng như tôm tăng đến 30%. Tuy nhiên, hầu hết DN trong tỉnh chỉ tăng giá bán khoảng 2 đến 3%, có loại vẫn giữ nguyên giá. Không ít DN còn thực hiện chính sách khuyến mãi nhằm kích thích tăng sức mua, bởi đến tận những ngày giáp Tết sức mua trên thị trường vẫn không cao lắm. Thủy sản làm quà Tết này, ngồi ở bất kỳ đâu trên cả nước, chỉ cần gọi điện là có được cả ... niêu cá kho “sản xuất” ở tận Hà Nam! Chuyện thật mà như đùa. Mấy năm trước, ít ai nghĩ có thể mua qua mạng những mặt hàng như bánh gai, xôi chè, cá kho, mắm ruốc... Nay thì những mặt hàng ấy cũng đã có trang web, fanpage riêng để giao dịch. Trang web chuyên bán món cá kho này giới thiệu đầy tự hào: Bên cạnh những đặc sản vật thể và phi vật thể như chuối Đại Hoàng, tác phẩm văn học Chí Phèo - Thị Nở, truyện ngắn Lão Hạc..., thì nay, làng Vũ Đại còn nổi danh với món cá kho. Mức giá có thể tới 1 triệu đồng/niêu nhưng nhiều người vẫn chọn loại đặc sản này làm quà Tết. Chưa có điều kiện lập trang web riêng như món cá kho làng Vũ Đại, một nhóm bạn trẻ quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương đã nhanh nhạy rao hàng Tết trên Facebook với món đặc sản mắm rươi. Đến cận Tết, giá bán vẫn là 270.000 đồng/0,5 lít. Hiện nay, nhiều gia đình đã cho thêm các loại sản phẩm thủy sản vào thực đơn đón Tết của mình. Chị Nguyễn Hồng Nguyên tại quận Hoàn Kiếm kể, năm nay chị đã cho thêm vào thực đơn ngày Tết gia đình món cá tra philê. Chị cho biết cá tra philê mua ngay tại siêu thị gần nhà, giá không cao mà lại có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Gia đình ông Nguyễn Văn Tú tại Cầu Giấy cũng cho biết năm nay đã mua 2 con cá trắm đen, mỗi con nặng tới 3kg, với giá 130.000/ ký. Ông nói: “Quá ngán các loại thịt và muốn trở lại không khí của ngày Tết xưa nên năm nay cải tiến, ăn Tết với nồi cá trắm kho là tuyệt vời nhất!”. Thủy sản vẫn nóng sau Tết Đến hẹn lại lên, giáp Tết Nguyên đán là thời điểm nguồn cung thủy sản giảm tỉ lệ nghịch với nhu cầu của người tiêu dùng, do đó giá các loại sản phẩm đều có xu hướng tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI trong tháng 1 của TP. Hồ Chí Minh đối với mặt hàng thủy hải sản tươi sống tăng tới 1,3%, gần tương đương với mức tăng của các loại thịt gia súc. Những ngày ngay sau Tết, khác với các loại rau củ quả, thịt gia súc… giá mặt hàng thủy sản vẫn cao hơn so với ngày thường. Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, cá chép 60.000 - 80.000 đồng/kg, cá trắm đen 150.000 - 170.000 đồng/kg... Riêng mặt hàng tôm, cua biển vẫn đứng ở mức giá khá cao từ trước Tết, như tôm sú to giá 550.000 - 600.000 đồng/kg, tôm sú loại vừa giá 400.000 - 450.000kg, cua biển 250.000 - 300.000 đồng/ kg... Cá rô phi được bán với giá 55.000 đồng/kg, thay vì 35.000 đồng/kg trước Tết. Không chỉ ở các chợ, nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng đã quá ngấy ăn bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành ở nhà, nên các quán ăn vỉa hè có bán thực phẩm thủy sản tha hồ “chặt chém” khách hàng, thậm chí với giá cao gấp 3 bình thường, nhưng chất lượng thì lại tỉ lệ nghịch, mà vẫn đông khách. Một bát bún ốc hằng ngày bán ở một khu chợ bình thường của Hà Nội cao lắm cũng chỉ 20.000 đồng, nếu có thêm một hai miếng giò lụa. Vẫn bát bún ốc ấy bán trên vỉa hè Hà Nội những ngày Tết, “rẻ” lắm cũng phải 50.000 đồng. Hỏi nhà hàng tại sao mức giá lại cao gấp đôi ngày thường? Câu trả lời thật “ngọt”: “Giá thế là mềm lắm rồi, vì ngày Tết chúng tôi phải trả lương nhân viên gấp đôi, thậm chí gấp 3; giá các nguyên liệu đầu vào cũng đắt hơn, thậm chí đắt hơn cũng không có mà mua”. “Bao giờ cũng vậy, cứ ra Tết là giá các loại thủy sản tăng, vì mấy ngày Tết, mọi người đã ngán ngẩm các món giò, chả, thịt mỡ, thịt gà,… nên những ngày đầu xuân, muốn đổi món cho ngon miệng. Tuy vậy, năm nay, sức mua cũng không lớn như năm trước nên giá cả cũng có phải chăng hơn,” chị Hoa, một chủ cửa hàng cá tại chợ Nghĩa Tân chia sẻ. n Dũng Minh
  • 24. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN 22 Sản xuất kinh doanh thủy sản tháng 1/2014 Có cơ sở để hy vọng Tình hình chung Kết thúc tương đối thắng lợi năm 2013, mặc dù không thật trọn vẹn, ngành thủy sản bước sang năm 2014 với những điều kiện khách quan và chủ quan khả quan hơn năm trước. Kinh tế thế giới đang chuyển biến tốt dần. Kinh tế Mỹ được đánh giá đã thoát hẳn khủng hoảng và đang đi vào giai đoạn hồi phục tích cực, niềm tin của người tiêu dùng đã trở lại. Về phía châu Âu, mối đe dọa của khủng hoảng nợ công hầu như đã được giải tỏa; ngoại trừ Pháp còn khá trầy trật, nhiều nền kinh tế như Đức, Anh, Tây Ban Nha, … có dấu hiệu khởi sắc. Ở trong nước, các biện pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ - đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ- CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu - đã phát huy tác dụng tích cực, khắc phục khó khăn để đưa nền kinh tế từng bước ổn định và phát triển. Nhờ những tác động tích cực đó, trong tháng đầu năm nay, ngành thủy sản tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng từ nửa cuối năm trước. Tổng sản lượng thuỷ sản trong tháng 1/2014 ước đạt xấp xỉ 400 nghìn tấn, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó có 290 nghìn tấn cá, giảm 0,2% và khoảng 40 nghìn tấn tôm, tăng 4,2%. n Sau những đợt gió mùa mạnh và rét đậm vào tháng 12/2013, khiến nhiều tàu thuyền phải nằm bờ, sang tháng 1/2014 thời tiết ấm áp và ít gió hơn, thuận lợi cho hoạt động khai thác biển. Các đối tượng thủy sản cũng xuất hiện với mật độ cao hơn ngay trong vùng gần bờ, nhờ đó năng suất khai thác của tàu thuyền nhìn chung đạt khá. Đặc biệt, sản lượng khai thác đạt cao ngay thời gian trước tết âm lịch, giá tiêu thụ sản phẩm tốt nên hiệu quả sản xuất của ngư dân cao. Sản lượng thủy sản khai thác trong tháng ước đạt 220 nghìn tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó cá đạt 165 nghìn tấn, tăng 0,5%; tôm 10 nghìn tấn, tăng 2,1%. Sản lượng khai thác biển ước 205 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động khai thác xa bờ theo hình thức tổ chức thành tổ, đội sản xuất, khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao được các địa phương hết sức khuyến khích. Một số địa phương đạt sản lượng khai thác thủy sản khá như Quảng Ninh (ước 4600 tấn), Quảng Ngãi (5600 tấn), Phú Yên (3400 tấn), Khánh Hòa (10.000 tấn), Bến Tre (12.000 tấn), Kiên Giang (37.000 tấn), Cà Mau (13.000 tấn). n Khai thác thủy sản Trong tháng đầu năm, việc thu hoạch tôm, cá phục vụ nguyên liệu xuất khẩu chỉ còn ở một số diện tích thả giống muộn, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi kết hợp hoặc tỉa thưa thả bù; còn lại chủ yếu thu hoạch các đối tượng nuôi phục vụ tiêu dùng nội địa trong dịp tết âm lịch. Sản lượng thu hoạch thủy sản nuôi trong tháng ước đạt 180 nghìn tấn, xấp xỉ cùng kỳ năm trước, trong đó cá 130 nghìn tấn, giảm 1%; tôm 30 nghìn tấn, tăng 4,9%. Nuôi tôm tại các địa phương nhìn chung ổn định, người nuôi chủ yếu tập trung nạo vét, sửa chữa, cải tạo công trình để chuẩn bị thả vụ mới. Triển vọng nuôi cá tra tiếp tục bấp bênh, người nuôi chưa có niềm tin do giá cá nguyên liệu chế biến xuất khẩu giảm xuống mức thấp trong thời gian dài, các biện pháp giải cứu cá tra chưa thấy có tác dụng. Sản lượng thủy sản nuôi của nhiều tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long giảm so với cùng kỳ năm trước như Cần Thơ giảm 11%; Bến Tre giảm 8%; Vĩnh Long giảm 7%; An Giang giảm 5%... n Nuôi trồng thủy sản TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ
  • 25. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 23 Tháng 1/2014 là trường hợp hiếm hoi trong nhiều năm mà giá trị xuất khẩu chung các sản phẩm nông- lâm - thủy sản giảm mạnh gần 10% so với cùng kỳ năm trước, ước chỉ đạt 2,32 tỷ USD. Trong bối cảnh đó, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 1/2014 ước đạt 550 triệu USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2013 là một kết quả thật sự đáng khích lệ. Mặc dù giá trị xuất khẩu tháng 1/2014 giảm khoảng 18% so với tháng trước đó (12/2013), nhưng điều đó là dễ hiểu, vì đã qua thời kỳ mua hàng cho dịp tiêu thụ cuối năm ở nhiều thị trường chính, khách hàng đang trong giai đoạn nghỉ ngơi và tập hợp thông tin, chuẩn bị cho vụ kinh doanh mới. Nếu nhìn lại xu thế đi lên của xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chính qua các tháng của năm 2013, có thể thấy tình hình đang được cải thiện ngày càng rõ, ngay cả với khối thị trường EU đã từng rất ảm đạm trong những tháng đầu năm 2013. Việc Mỹ không đánh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tôm và Nhật Bản nới lỏng rào cản ethoxyquin chắc chắn sẽ còn tiếp tục phát huy ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm nay. Những vấn đề lớn nhất cần thay đổi quyết liệt để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay là cấu trúc lại ngành cá tra và đẩy mạnh công nghệ sau thu hoạch trong ngành khai thác cá ngừ đại dương. Với những giải pháp hiệu quả hơn, sẽ có cơ sở chắc chắn hơn để tin tưởng ở sự phát triển bền vững của ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. n Hoàng Thanh tổng hợp TheWith our passion and tenacity we are proud of to youbring the best Pangasius products from the heart of Mekong River www.vinhhoan.com.vn Product name: eF kL oO hciR trA aL niTO hU isC s fH u. siPanga R Xuất khẩu thuỷ sản
  • 26. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Chính phủ Nga đã thông qua kế hoạch đấu tranh với các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU). Theo đó, Nga sẽ thiết lập một hệ thống truy xuất các sản phẩm khai thác, tăng cường các biện pháp ngăn chặn công dân Nga tham gia khai thác IUU và đẩy mạnh hợp tác quốc tế đấu tranh với việc buôn bán thủy sản IUU. Kế hoạch này cũng áp dụng biện pháp xử phạt hành chính và hình sự đối với hành vi vi phạm nguồn lợi thủy sản. n Thefishsite Cơ quan Phát triển Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng tăng sản lượng tôm càng xanh toàn đực ở Ấn Độ lên gấp 3 lần. Công nghệ này do Giáo sư Amir Sagi của ĐH Ben Gurion ở Negev, Israel phát triển, không biến đổi gen hay sử dụng bất kì hóa chất hoặc hóc-môn nào. Tôm toàn đực có tốc độ tăng trưởng nhanh gấp 3 lần tôm cái. MPEDA đã thực hiện các dự án thử nghiệm ở Manikonda, gần Vijayawada, đạt kết quả rất khả quan. Với công nghệ mới, năng suất có thể đạt 2-3 tấn tôm/ha mỗi năm. n Shrimpnews 24 Nhà máy chế biến vẹm đầu tiên đạt chứng nhận BAP Chilê: Miễn thuế xuất khẩu cá hồi xông khói và bột cá sang Nhật và Hàn Quốc Nga thông qua kế hoạch đấu tranh với khai thác IUU Ấn Độ và Ixrael hợp tác sản xuất tôm nước ngọt toàn đực Theo Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), nhà máy chế biến vẹm của Norlantic Processors tại Pleasantview ở vịnh Notre Dame, vùng Đông bắc N e w f o u n d l a n d , Canađa, đã trở thành nhà máy chế biến vẹm đầu tiên đạt chứng nhận Thực hành Nuôi trồng Thủy sản tốt nhất (BAP) vào cuối tháng 11 vừa qua. Ngoài ra, 3 trại nuôi vẹm của Norlantic Processors với tổng diện tích 728 hecta, cũng đang cố gắng được chứng nhận BAP trong tương lai gần. n GAA Theo Bộ Ngoại giao Chilê, xuất khẩu cá hồi xông khói và bột cá của nước này sang Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ được miễn thuế theo thỏa thuận tự do thương mại giữa các quốc gia này. Tính đến tháng 10, Chilê đã xuất khẩu khoảng 500 triệu USD thực phẩm chế biến và các sản phẩm cá hồi sang Hàn Quốc. Chilê cũng là nhà cung cấp cá hồi hàng đầu cho thị trường Nhật Bản. n Seafoodnews THUÃY SAÃN 5 CHÊU
  • 27. “Mang cá tươi đến tận cửa nhà bạn “ - là khẩu hiệu mà nhà cung cấp hải sản của Đức Deutsche See đưa ra trong dự án mở cửa hàng trực tuyến cho người tiêu dùng. Đây là dự án đầu tiên của công ty trực tiếp nhắm tới người tiêu dùng cuối. Andreas Kremer, giám đốc tiếp thị của công ty cho biết, dự án đã được thí điểm ở thủ đô Berlin vào tháng 12 và sẽ được thực hiện trên toàn nước Đức nếu thành công. Thông qua một trang web chuyên dụng, người tiêu dùng có thể lựa chọn đặt hàng thủy hải sản tươi như cá nguyên con, phi lê cũng như thủy sản đông lạnh và thịt cho những người sành ăn. n Intrafish Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên (NRDC) yêu cầu Chính phủ Mỹ bảo vệ các loài động vật có vú ở biển bằng cách giảm nhập khẩu thủy sản khai thác tự nhiên. Theo tổ chức này, 91% thủy sản tiêu thụ của Mỹ là nhập khẩu và hầu hết các sản phẩm này đều vi phạm luật bảo vệ động vật có vú ở biển. Cũng theo tổ chức này, có tới 650.000 con động vật có vú bị hại hằng năm vì các ngư cụ không thích hợp. n Undercurrentnews Thứ trưởng Bộ Nuôi trồng và Khai thác thủy sản Êcuađo MAGAP cho biết, nước này đã cấm khai thác tôm hùm trong 6 tháng, từ 16/1- 16/6/2014, nhằm duy trì tính bền vững của các nguồn lợi tôm hùm. Theo đó, các hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển và buôn bán tôm hùm đều bị cấm. Sau khi lệnh cấm kết thúc, tôm hùm lại có thể được khai thác, vận chuyển, chế biến và buôn bán, với điều kiện chiều dài của tôm phải lớn hơn hoặc bằng 26 cm. n Thefishsite Hằng Vân dịch Mỹ: Tổ chức NRDC yêu cầu giảm nhập khẩu thủy sản Êcuađo cấm khai thác tôm hùm trong 6 tháng Đức: Deutsche See ra mắt cửa hàng trực tuyến Nhật Bản: Đấu giá con cá ngừ vây xanh nặng 230 kg Theo thông lệ, vào đầu tháng 1 hằng năm, người Nhật sẽ tổ chức đấu giá con cá ngừ to nhất như một lời chúc tốt lành cho năm mới. Năm nay, con cá ngừ to nhất đánh bắt được trong mùa đông nặng 230kg đã thuộc về ông chủ chuỗi nhà hàng sushi có tên Kiyoshi Kimura. Đã có 1.729 con cá ngừ được bán hết trong phiên đấu giá đầu năm. Nhật Bản vẫn là nước tiêu thụ đến 80% lượng cá ngừ vây xanh toàn cầu, nhưng đồng thời họ cũng là nước kêu gọi toàn thế giới nên có những hành động thiết thực để bảo vệ loài cá này khỏi tuyệt chủng vì bị săn bắt quá nhiều. n Japan Times Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 25
  • 28. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201426 DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN Theo thống kê sơ bộ, hơn 50% sản lượng thủy sản XK của Việt Nam hiện nay ở dạng nguyên liệu hoặc bán thành phẩm, hàm lượng chế biến thấp, giá trị thấp. Đây là yếu tố làm thất thoát khá lớn giá trị của nguyên liệu thủy sản mà lẽ ra có thể giữ lại trong nước, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người sản xuất nguyên liệu, DN chế biến và đóng góp nhiều hơn cho ngân sách. Trong chế biến thủy sản XK, việc gia tăng số lượng luôn kéo theo nhiều hệ lụy khác, mà trước hết là tình trạng thiếu nguyên liệu ngày càng trầm trọng và các rào cản kỹ thuật được dựng lên ngày càng nhiều ở các nước NK. Đây cũng là những lý do khiến XK hầu hết các nhóm hàng hải sản đều sụt giảm trong năm 2013. Các DN chế biến XK đều chưa có chiến lược hợp lý để thu gom, Hệ lụy từ việc chạy theo số lượng Nhiều năm chỉ tập trung phấn đấu tăng số lượng, mà không chú trọng đến tính hiệu quả đã làm cho tốc độ tăng giá trị sản phẩm của ngành thủy sản – nếu loại trừ các yếu tố biến động giá và lạm phát - ngày càng giảm, thậm chí thấp hơn tốc độ tăng sản lượng, lợi nhuận của các DN và người sản xuất ngày càng thấp. Để tạo thế chủ động khắc phục những khó khăn như thiếu nguyên liệu và chi phí đầu vào ngày càng tăng, Công ty Baseafood quyết định không gắng sức chạy theo sản lượng, mà xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển sản phẩm GTGT để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Baseafood với đề án gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu p Trần Văn Dũng Giám đốc Công ty Baseafood, Ủy viên Ban Chấp hành Vasep Hải sản được phơi khô dưới nắng
  • 29. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 27 dự trữ và NK nguyên liệu nên thường rất bị động khi hết vụ hoặc mất mùa. Do đó, sử dụng thật hiệu quả, gia tăng tối đa giá trị thành phẩm thu được trên 1 đơn vị nguyên liệu có ý nghĩa rất quyết định đối với sự thành bại của DN. Công ty CP Chế biến XNK Thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Baseafood) đã hoạt động trong lĩnhvựcchếbiến,XKcácsảnphẩm hải sản nhiều năm, nên càng nhận thức rõ những khó khăn ngày càng chồng chất đối với ngành này. Theo đánh giá của lãnh đạo Công ty, tình hình nguyên liệu sẽ tiếp tục sẽ còn tiếp tục căng thẳng do nguồn lợi biển ngày càng suy kiệt. Việc NK nguyên liệu cũng không dễ dàng vì những ràng buộc pháp lý quốc tế đối với thủy sản khai thác tự nhiên, các thủ tục NK phức tạp, phiền hà, gây tốn kém; và các nước khác cũng thực hiện chính sách bảo vệ nguồn lợi của chính họ. Lựa chọn sản xuất sản phẩm GTGT Đểtạothếchủđộngkhắcphục những khó khăn trên, Công ty Baseafood đã quyết định không gắng sức chạy theo số lượng XK mà xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển sản phẩm GTGT để nâng cao giá trị XK. Công ty nhận thấy, sản xuất sản phẩm GTGT là lựa chọn tất yếu giúp DN giảm áp lực tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu; tận dụng tối đa nguyên liệu và phụ liệu chế biến để tăng hiệu quả sản xuất; giảm chất thải gây ô nhiễm môi trường; sử dụng hiệu quả nguồn nhân công và tạo việc làm đa dạng, thường xuyên để nâng cao thu nhập cho người lao động. Với các sản phẩm tinh chế, GTGT, DN cũng có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung cấp, đến gần hơn với người tiêu dùng ở thị trường cao cấp hơn. Việc tăng tỷ lệ sản xuất sản phẩm GTGT còn mang theo những lợi ích khác. Đặc biệt, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp, việc sản xuất sản phẩm GTGT giúp cho DN giảm nhu cầu vốn để mua nguyên liệu, giảm chi phí kho bãi, vận chuyển và bảo quản để ưu tiên nguồn tài chính cho những nhu cầu khác. Sản xuất sản phẩm GTGT cũng góp phần nâng cao năng lực chế biến, nâng cao tay nghề, mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động. Xây dựng và triển khai đề án Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty Baseafood đã thống nhất đề án tăng cường sản xuất sản phẩm GTGT để bắt đầu triển khai từ năm 2013. Tuy nhiên, để thực hiện thành công đề án, Công ty phải giải quyết đồng thời hàng loạt vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng thành giải pháp và lộ trình hết sức cụ thể. Trước hết, đề án phải được thống nhất từ HĐQT, Ban Giám đốc cho đến đội ngũ quản lý tại các nhà máy, xí nghiệp; đồng thời nhận được sự đồng tình ủng hộ của toàn thể Đảng bộ, các tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên để phát động, tuyên truyền trong lực lượng lao động của Công ty. Theo đề án đã đề ra, Công ty phấn đấu năm 2013 đưa tỷ lệ sản phẩm GTGT từ mức 30-40% trước đây lên 50% sản lượng thành phẩm chế biến và tiếp tục tăng dần 5-10% mỗi năm để đến năm 2015 hàng GTGT sẽ chiếm 80% sản lượng chế biến, giá trị XK đạt 40-45 triệu USD/năm. Các mặt hàng GTGT bao gồm khoảng 30 mặt hàng từ tôm, cá, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, cua, ghẹ, sò, ốc,… Cá khô tẩm gia vị phục vụ XK
  • 30. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/201428 DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN nhu cầu, chủng loại sản phẩm và mẫu mã bao bì họ quan tâm để ký hợp đồng cung cấp. Đội ngũ cán bộ tiếp thị tham gia hàng loạt hội chợ trong nước và quốc tế để nghiên cứu thị trường, tìm hiểu mặt hàng mới để tổ chức sản xuất thử và chào hàng. Chủ trương của Công ty được nhiều khách hàng ủng hộ và tăng được hợp đồng xuất hàng vào các thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật Bản, châuÂu (Đức, Tây Ban Nha, Anh, …). Chính khách hàng cũng muốn giảm chi phí vận chuyển bán thành phẩm, giảm chi phí nhân công và môi trường khi chế biến ở nước họ. Đến nay, Công ty có hơn 40 khách hàng thường xuyên mua hàng ổn định theo thời hạn 3-6 tháng, trong đó 70% là sản phẩm tinh chế chất lượng cao. Riêng khách hàng Nhật Bản chiếm 60% với giá trị khoảng 22 triệu USD/năm. Những kết quả đầu tiên Chỉ năm đầu tiên thực hiện, đề án đã đem lại kết quả tích cực rõ rệt. Tỷ trọng sản phẩm GTGT của Baseafood đã tăng từ 35% (3.675T/10.500T) năm 2012 lên 55% (4.750T/8.500T) sản lượng chế biến năm 2013. Tương ứng, giá trị XK sản phẩm GTGT cũng tăng từ 11,05 triệu USD trong 31,58 triệu USD tổng giá trị XK lên 17,05 triệu USD/31 triệu USD tổng giá trị XK. Giá XK bình quân tăng 21,3%. Chẳng hạn, bạch tuộc XK nguyên conlàmsạchXKvớigiá3-3,2USD/ kg, nay XK dạng cắt hạt lựu với giá 5,5USD/kg; Cá mối khô tẩm gia vị giá 6,5USD/kg, tăng 62,5% so với trước đây; Giá cá lưỡi trâu lột da cắt đầu năm 2012 4,2USD/ kg, năm 2013 chế biến dạng phi lê bao bột bán với giá 6,4USD/kg. Cần lưu ý rằng, các mặt hàng sản xuất bán từ năm 2012 thì mức giá trong năm 2013 hầu như vẫn giữ nguyên không thay đổi. Rõ ràng, khi các chi phí đầu vào không ngừng tăng lên, nếu DN không chuyển hướng sản xuất hàng GTGT thì lợi nhuận sẽ sụt giảm nhanh chóng. Cùng với lợi ích tăng lên của Công ty, thu nhập của người lao động cũng được cải thiện rõ rệt. Lương bình quân của công nhân năm 2013 đạt 4,7 triệu đồng/ tháng, trong khi năm 2012 là 4,0 triệu đồng/tháng. Riêng công nhân tại Xí nghiệp 1, nơi đang Chủng loại sản phẩm bao gồm đông lạnh, khô, tẩm bột, tẩm gia vị, ăn sống, nướng chín, ăn liền. Công ty đã hình thành đầy đủ nguồn nhân lực, từ công nhân đến cán bộ quản lý sản xuất và quản lý chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng và công nhân lành nghề được gửi đi đào tạo tại nhiều lớp do Bộ NN&PTNT, VASEP, các tổ chức quốc tế tổ chức về quản lý thực phẩm theo các tiêu chuẩn GMP, SSOP, HACCP, Kaizen, 5S, ISO, … và gửi đi tham quan, học tập tại các DN đang sản xuất sản phẩm GTGT khác. Nhàxưởng,máymócđượcđầu tư, nâng cấp theo các tiêu chuẩn tiên tiến, thỏa mãn yêu cầu chứng nhận HACCP, HALAL, code EU, tiêu chuẩn XK đi Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v… Trang bị đây đủ phương tiện, hóa chất và nhân sự cho phòng kiểm nghiệm tại công ty đủ năng lực kiểm tra theo các tiêu chuẩn quy định. Việc chuẩn bị về thị trường và khách hàng có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công đề án. Công ty đã làm việc với các khách hàng đang có và tiếp xúc với khách hàng mới để tìm hiểu Chế biến tôm Chế biến cá saba
  • 31. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 170 / thaáng 2/2014 29 thực hiện chuyển đổi sản xuất hàng GTGT, lương bình quân đạt 5 triệu đồng/tháng, trong đó có tới 40% số lao động nhận từ 6 triệu đồng/tháng trở lên, cá biệt có người đạt 8 triệu đồng. Mức lương tăng thêm không phải do tăng đơn giá lương sản phẩm hay tăng thời gian làm việc, mà do trang thiết bị được cải thiện, bớt những công việc nặng nhọc phải dùng sức cơ bắp, quy trình công nghệ hiện đại và phù hợp hơn nên năng suất lao động tăng lên. Bình quân năng suất từ 100kg thành phẩm/công lao động đã tăng lên 130-150kg/công. Có việc làm thường xuyên và thu nhập cao ổn định đã giúp đội ngũ 1.155 người lao động của Công ty hiện nay tích cực làm việc và duy trì số lượng ổn định, giảm hẳn hiện tượng nghỉ việc hay bỏ việc. Số ngày công bình quân của 1 công nhân từ 18-23 ngày công/tháng đã tăng lên 22- 27 ngày công/tháng. Việc chuyển đổi chiến lược tăng cường chế biến hàng GTGT đã nâng cao vị thế và uy tín của Baseafood trên nhiều thị trường. Công ty đứng đầu Việt Nam về kim ngạch XK bạch tuộc chế biến vào Nhật Bản; sản phẩm cá khô XK vào Nga được Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu xếp vào luồng xanh và được Hải quan Nga miễn kiểm,… Công ty Baseafood được Bộ Công Thương tặng danh hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 5 năm liền, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì và nhiều hình thức khen thưởng khác. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện đề án chuyển đổi của mình, chúng tôi thấy hiện nay sự quan tâm đến lĩnh vực sản xuất sản phẩm GTGT của các cơ quan chức năng nhà nước mới dừng lại ở những lời hô hào chung chung mà chưa thể hiện ở những chế độ, chính sách cụ thể. Hầu hết DN phải tự mày mò nghiên cứu, tự bươn chải lo liệu, từ nguồn vốn đến công nghệ, thị trường. Thiết nghĩ, trong hoàn cảnh đầykhókhănhiệnnay,khinguồn lợi tự nhiên ngày càng suy thoái, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, suy thoái kinh tế chưa hồi phục, … Nhà nước cần thể hiện cụ thể mối quan tâm của mình bằng các chính sách như ưu đãi lãi vay, miễn giảm thuế, hỗ trợ phát triển thị trường cho DN chuyển hướng từ số lượng sang chất lượng, sản xuất những sản phẩm gia tăng giá trị bằng công nghệ và chất xám, nhằm thu được hiệu quả cao hơn và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây cũng là phương thức để toàn ngành thủy sản chuyển từ giai đoạn tăng trưởng về số lượng sang giai đoạn phát triển về chất – giai đoạn phát triển với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao và bền vững hơn. n T.V.D Công TyCổ Phần Chế Biến Xuất NhậpKhẩu ThủySản Tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu Tên thương mại Baseafood Địa chỉ : 460 Trương Công Định, Phường 8, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Điện thoại : (084) 0643 837313 - 0643 582646 Fax : (084) 0643 837312 - Email : baseafoodvn@vnn.vn Website: http://www.baseafood.vn Đội ngũ công nhân: 1.000 người. Code nhà máy: DL 34, DL 20 Hệ thống quản lý chất lượng: HALAL, HACCP, ISO 9001: 2008. Sản lượng thành phẩm xuất khẩu: 9.000 tấn/năm Kim ngạch xuất khẩu: 25 - 30 triệu USD/năm Sản phẩm: tôm, cá các loại, surimi các loại, ghẹ, bạch tuộc, mực nang, mực ống… nguyên con, phi lê, thành phẩm đóng gói nhỏ phục vụ cho các siêu thị. Hàng khô gồm: các loại cá, mực… tẩm gia vị và nướng ăn liền… Thị trường chính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ukraina, Belarus, Tây Ban Nha, Mỹ, Trung Đông​ Việc tăng cường chế biến hàng GTGT đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Baseafood trên nhiều thị trường