SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
Download to read offline
HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT
CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đinh Xuân Lập – Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy
sản bền vững (ICAFIS)
Lê Thị Phương Dung – Khoa Kinh tế, trường Cao đẳng Kinh tế, kỹ thuật và
thủy sản
I. BỐI CẢNH
Tôm nước lợ, bao gồm Tôm sú (P. monodon) và Tôm thẻ chân trắng (L.
vannamei) là đối tượng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Trong gần hai thập kỷ, với chủ trương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp (NQ 09/2000/NQ-CP), sự bùng nổ thị trường xuất khẩu
thủy sản thế giới, và đặc biệt là sự thành công trong công nghệ sản xuất giống tôm
nhân tạo, nghề nuôi tôm nước lợ của Việt Nam có bước tăng trưởng mạnh cả về
diện tích và sản lượng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành thủy sản
cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng
trọng điểm về nuôi tôm nước lợ của cả nước, tương ứng chiếm trên 90 % diện tích
và 80 % sản lượng. Nuôi tôm nước lợ của vùng phân bố dọc theo 8 tỉnh ven biển
với sự đa dạng về các hình thức canh tác như nuôi chuyên canh (quảng canh cải
tiến, bán thâm canh và thâm canh và gân đây là mô hình siêu thâm canh) hay nuôi
kết hợp (tôm-lúa và tôm-rừng). Sự phát triển mạnh của nghề nuôi tôm nước lợ
vùng ĐBSCL trong thời gian qua góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông
nghiệp nông thôn, tạo nhiều công ăn việc làm cho trên 1,35 triệu người dân địa
phương, đặc biệt là các vùng nông thôn ven biển (TCTS, 2015). Theo số liệu thống
kê, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tôm nước lợ cả nước năm 2017 đạt 3.85 tỷ USD,
tăng gần 5 lần so với năm 2000 (khoảng 664 triệu USD), trong đó ĐBSCL chiếm
trên 90% tổng giá trị KNXK (VASEP, 2017).
HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018
Hình 1 Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL 2015
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh
Tôm TCT mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 2001 và được các tỉnh thành
triển khai nuôi chủ yếu dưới hình thức bán thâm canh hoặc thâm canh. Tuy nhiên,
nuôi tôm TCT chỉ được phép nuôi ở ĐBSCL từ năm 2008 và phát triển rất nhanh,
đến nay đối tượng này được nuôi nhiều nhất ở tỉnh Sóc Trăng (40,8%), sau đó là
các tỉnh Bến Tre (13%), Cà Mau (10,8%), Bạc Liêu (10,2%). Riêng đối với tỉnh
Sóc Trăng, diện tích chuyển đổi, cũng như mở rộng sang nuôi tôm thẻ chân trắng
diễn ra mạnh kéo theo tỷ trọng diện tích nuôi tôm sú giảm (diện tích tôm sú nuôi
chỉ chiếm 4,1% diện tích vùng ĐBSCL).
Sự phát triển nhanh và “nóng” của nghề nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là tôm TCT
trong giai đoạn 2010 – 2014 đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập và hạn chế. Phát triển nuôi
tự phát, nhanh song thiếu quy hoạch (cơ sở hạ tầng, giống, thức ăn...) dẫn đến các vấn
đề như ô nhiễm nguồn nước và suy thoái môi trường. Hầu hết các diện tích nuôi tôm
đều chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải và bùn thải tập trung. Nước thải
sau quá trình nuôi, mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ (N), photpho (P) và các
chất dinh dưỡng khác, gây nên sự phú dưỡng và nở rộ của vi khuẩn, thường được thải
trực tiếp ra môi trường, kênh rạch dẫn nước gây ô nhiễm nguồn nước trong vùng. Đây
được xem là những nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường dẫn đến gia tăng bùng
phát dịch bệnh, giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất (Thuy
và Ford, 2010; RIA.1 2013; VIFEP, 2015). Các kết quả nghiên cứu cho thấy 48,0 –
87,3 % ) và 75,0 – 94,0 % P đầu vào trong các ao nuôi tôm không được hấp thụ tạo
sinh khối tôm mà bị thải ra ngoài môi trường thông qua thay nước, xả thải khi thu
hoạch, lắng đọng trong bùn đáy ao nuôi…. Như vậy, để nuôi mỗi tấn tôm sẽ thải
khoảng 16,8 – 157,2 kg N và 2,3 – 45,9 kg P ra môi trường tùy thuộc vào nguồn thức
ăn cũng như mức độ thâm canh (RIA.1 2013).
HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018
Mối liên kết và quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm còn rời
rạc, lỏng lẻo và không hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm và truy
xuất nguồn gốc làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường
quốc tế (CBI, 2013; Nguyễn Văn Lộc và cs, 2015; Nguyễn Phú Son và cs, 2016). Bên
cạnh đó, hạn chế trong tiếp cận với các nguồn lực tài chính cũng là một rào cản đối
với người nuôi tôm cũng như các nhà chế biến quy mô nhỏ để mở rộng sản xuất và
tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn ngày càng tăng của các thị trường nhập khẩu. Gia tăng
biến đổi khí hậu (BĐKH) trong thời gian gần đây cũng là thách thức không nhỏ, đe
dọa sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm cũng như của vùng ĐBSCL (Lâm Ngọc
Châu và cs, 2013).
II. NHU CẦU ĐẶT RA VỀ LIÊN KẾT CHUỖI
 Yêu cầu từ thị trường
Ngành tôm thế giới trong những năm qua có nhiều biến động và dần bước vào
cuộc cạnh tranh quyết liệt, khi nhiều nước châu Á tập trung nuôi trồng và xuất
khẩu tôm. Theo dõi diễn biến thị trường trong những năm gần đây thì sự biến động
diễn ra rất mạnh. Năm 2013 và 2014 được đánh giá là năm có sự tăng mạnh của
ngành tôm, giá trị xuất khẩu trong năm 2010 là 2.107 triệu USD đã tăng vọt lên
3.953 triệu USD vào năm 2014. Tuy nhiên sang năm 2015, xuất khẩu tôm không
chỉ giảm còn 1.023 triệu USD mà thị trường còn bị thu hẹp tới hơn 1/3 (tôm Việt
Nam được xuất khẩu sang 92 thị trường, giảm so với 150 thị trường trong năm
2014. Xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm mạnh: Mỹ, giảm
35,4%, EU giảm18%, Nhật Bản giảm 22,8%, Trung Quốc giảm 17%…) (VASEP,
2015)
Hình 2 Xuất khẩu tôm từ năm 2010 – 2017
Nguồn: Tổng cục hải quan và VASEP, 2010 -2015
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Xuất khẩu tôm (Tr USD)
HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018
Nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm thị trường được xác định là do:
+ Giá tôm nguyên liệu của Việt Nam còn cao hơn khoảng 20% so với Ấn Độ, In
Đô, Thái Lan
Bảng 1 Giá nhập khẩu trung bình nhập khẩu tôm vào Mỹ (USD/tấn)
Nguồn
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
TG
7.27 7.31 7.46 7.14 7.97 9.26 8.64 10.76 12.08 9.599
India
9.65 9.75 9.45 8.68 10.60 11.26 9.07 11.53 13.10 9.83
Indonesia
7.64 7.86 7.66 7.36 8.344 10.16 9.16 11.50 13.03 9.89
Thái Lan
6.94 6.91 7.06 7.37 7.82 9.61 9.19 11.14 12.97 10.61
Việt
Nam 11.89 11.97 9.40 9.33 10.92 11.76 11.17 12.47 13.94 11.21
Nguồn: VASEP, 2015
+ Các thị trường đều tăng mức độ kiểm soát về an toàn thực phẩm, ghi nhãn và
truy xuất nguồn gốc. Các thị trường lớn của ngành tôm Việt Nam như Châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản đều tăng cường kiểm tra kháng sinh. Một số thị trường còn yêu cầu
về kiểm tra một số loại bệnh thông thường trong tôm như Úc và Hàn Quốc (dự
kiến).
+ Yêu cầu của các nhà mua hàng về sản phẩm có chứng nhận ngày càng tăng. Tuy
nhiên năng lực áp dụng của người dân còn hạn chế. Theo rà soát của ICAFIS hiện
tại có khoảng 18 hệ thống chứng nhận hiện đang áp dụng cho khối nuôi trồng và
chế biến tôm, các hệ thống chứng nhận quốc tế thường được áp dụng bởi các trại
nuôi quy mô lớn, việc áp dụng của các trại nuôi quy mô nhỏ chỉ chiếm tỷ lệ rất
nhỏ.
 Yêu cầu trong hội nhập
Hiện tại Việt Nam đã ký hoặc kết thúc đám phán 11 hiệp định thương mại tự
do (FTA, TPP). Theo đánh giá của các nghiên cứu trong và ngoài nước, trong bối
cảnh hội nhập TPP, thủy sản của Việt Nam là ngành có được lợi thế lớn nhất. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản sẽ phải đối mặt với những biện pháp phòng
vệ quyết liệt hơn bao gồm các rào cản kỹ thuật, rào cản an toàn vệ sinh thực phẩm,
HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018
truy xuất nguồn gốc, rào cản về các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán
phá giá, chống trợ cấp, thực hành trách nhiệm xã hội…với trên 80% là hộ nuôi quy
mô nhỏ những yêu cầu này trở thành thách thức lớn đối với ngành tôm.
Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và mô hình kinh doanh toàn diện
(Inclusive Business) được ủng hộ và thúc đẩy mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế.
Theo đó người sản xuất quy mô nhỏ tham gia trong các chuỗi giá trị sản phẩm dần
trở thành điểm ưu tiên và yêu cầu của các nhà mua hàng, nước nhập khẩu.
 Kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào
Giống thủy sản, thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản là những loại vật tư nông
nghiệp không thể thiếu trong nuôi trồng thủy sản và quyết định hiệu quả của vụ
nuôi. Tuy nhiên, do việc sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp này
mang lại lợi nhuận rất cao nên rất nhiều doanh nghiệp “nhảy vào” đầu tư lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp dùng trong nuôi trồng thủy sản. Kết quả là
hiện trên thị trường có hàng trăm loại giống thủy sản, hàng ngàn sản phẩm thức
ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản đang lưu thông với chất lượng “vàng thau lỗn
lộn” khiến người nuôi thủy sản khó phân biệt được đâu là sản phẩm tốt, đâu là sản
phẩm kém chất lượng. Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả nuôi thủy
sản của người dân. Việc quản lý, kiểm soát, giám sát chất lượng của các sản phẩm
vật tư đầu vào với số lượng hàng trăm, hàng ngàn và hàng triệu người nuôi sử
dụng là điều “không hề dễ” đối với cơ quan quản lý nhà nước. Việc thiết lập các
hợp tác xã, tổ hợp tác và thúc đẩy liên kết cung ứng đầu vào, “quản lý theo đầu
mối” được xem là giải pháp hữu hiệu cho công tác quản lý, kiểm soát, giám sát
chất lượng của các sản phẩm vật tư đầu vào. Bên cạnh đó mô hình liên kết đầu vào
còn hỗ trợ cho quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm và áp dụng các hệ thống
tiêu chuẩn trong nước, quốc tế.
 Củng cố liên kết trong cộng đồng và quản lý theo vùng
Dịch bệnh được xác định là rủi ro lớn nhất trong nuôi tôm. Trước hiện trạng ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu làm cho tình hình dịch
bệnh gia tăng và diễn biến phức tạp những năm gần đây. Khó khăn trong công tác
quản lý sản phẩm đầu vào và ý thức với môi trường của người nuôi cũng là nguyên
nhân làm gia tăng dịch bệnh. Việc đầu tư hệ thống nước cấp, nước thoát riêng rẽ
chưa được đầu tư nhiều do hạn chế về kinh phí, quy hoạch cũng như diện tích nuôi
hạn hẹp của hộ dân.
HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018
Hình 3: Những rủi ro hộ nuôi tôm đang đối mặt
Nguồn: GRAISEA, 2015
Việc tăng cường “liên kết ngang” trong cộng đồng và áp dụng phương thức quản lý
theo vùng, bao gồm: kiểm soát chất lượng nước; thời vụ nuôi; kỹ thuật nuôi; vật tư
đầu vào; vận hành sản xuất của hộ dân….được xem là giải pháp hữu hiệu trong
giảm thiểu dịch bệnh.
 Thích ứng biến đổi khí hậu
Trong năm năm trở lại đây, ngành sản xuất tôm Việt Nam nói chung và khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đối mặt với nhiều thách thức, trong
đó biến đổi khí hậu (BĐKH) với diễn biến bất thường của thời tiết làm thiệt hại
nhiều diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL. Hiện tượng El Nino cuối năm
2015, đầu năm 2016 gây khô hạn và xâm nhập mặn gần 40% diện tích vùng
ĐBSCL đã gây thiệt hại trên 81.000 ha nuôi tôm tại 8 tỉnh ven biển khu vực
ĐBSCL (Tổng cục thủy sản, 2016), nơi chủ yếu là ở vùng nuôi quảng canh cải tiến
chuyên tôm và tôm-lúa. Cà Mau là tỉnh bị thiệt hại nặng nhất, tiếp đến là Kiên
Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Bên cạnh đó, việc ngày càng có nhiều các yêu cầu
về an toàn thực phẩm và sản xuất có trách nhiệm, đặc biệt là yêu cầu chứng nhận
thực phẩm từ các thị trường nhập khẩu làm gia tăng áp lực về chi phí sản xuất lên
các hộ nuôi và các doanh nghiệp chế biến. Đây cũng là những thách thức lớn đối
với sản xuất và tiêu thụ tôm vùng ĐBSCL.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Rủi ro về
giá bán
giảm
nhanh
Rủi ro về
vật tư
tăng
nhanh
Rủi ro
do bị ép
giá
Rủi ro
do tôm
chết
nhiều
Rủi ro
do tôm
chậm lớn
Rủi ro
do tôm
giống
kém chất
lượng
Rủi ro
do
nguồn
nước bị
ô nhiễm
Rủi ro
do biến
đổi khí
hậu
Rủi ro
do bị bắt
trộm
Rủi ro
do cạnh
tranh
nguồn
nước
Thường xuyên Không xảy ra
HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018
Bảng 2 Dự báo diện tích Nuôi tôm vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi các mức
tăng độ mặn khác nhau trong kịch bản NBD 50 cm
Tỉnh Thay đổi độ mặn (phần %0)
< 0 0-1 1-2 2-3 3-4 4-8 Tổng số
Bạc Liêu 20.270 48.041 14.451 16.563 6.189 2.014 107.528
Bến Tre 11.806 30.027 41.833
Cà Mau 109.420 34.739 1.607 1.972 2.588 15.821 166.147
Kiên Giang 27.059 747 1.776 29.582
Sóc Trăng 2.652 14.613 4.300 21.565
Tiền Giang 2.559 1.201 3.760
Trà Vinh 12.848 17.837 30.685
Vĩnh Long 25 124 149
Tổng số 186.639 146.582 20.358 18.535 9.524 19.611 401.249
Nguồn: Kam S.P et. Al, 2010
Bên cạnh việc xây dựng các mô hình nuôi thích ứng với BĐKH thì việc liên kết
trong sản xuất nhằm đảm bảo thích ứng tại chỗ và lâu dài là cần thiết. BĐKH diễn
ra trên diện rộng nên việc áp dụng các mô hình thích ứng của các hộ cá thể đơn lẻ
sẽ khó có những giải pháp toàn diện về mặt môi trường mà cần có sự hợp tác, liên
kết của cộng đồng.
 Liên kết để ổn định nguồn nguyên liệu
Các đầu mối cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp khá đa dạng. Mặc dù
xu hướng phát triển vùng nuôi để tự chủ động nguyên liệu tương đối nhiều nhưng
lượng nguyên liệu từ nguồn này chỉ đang đáp ứng được khoảng 14,6% nhu cầu
nguyên liệu. Nguồn cung cấp nguyên liệu chính của doanh nghiệp hiện nay là
thương lái trong và ngoài tỉnh với tổng sản lượng gần 67,5% lượng nguyên liệu.
Các hộ/trại liên kết cũng đang đóng góp khoảng 12,3% vào tổng nhu cầu nguyên
liệu. Tuy nhiên việc mua qua các thương lại thường tồn tại những rủi ro trong sản
xuất, kiểm soát kháng sinh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…. Vấn đề liên kết giữa
HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018
công ty với các hộ nuôi/trại nuôi đang là vấn đề quan trọng trong bối cảnh nguồn
nguyên liệu không ổn định cả về số lượng và chất lượng.
Hình 4 Nguồn cung ứng nguyên liệu chính của các công ty chế biến tại
Sóc Trăng
Nguồn: GRAISEA, 2015
III. KẾT QUẢ BAN ĐẦU CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT CHUỖI TÔM
 Giới thiệu sơ bộ về sự án
Dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất Tôm Bền vững - Công bằng tại Việt
Nam (SusV)” do Liên Minh Châu Âu tài trợ, được triển khai bởi OXFAM tại Việt
Nam và Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững
(ICAFIS), Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), đối tác phối hợp Sở NN&PTNT các
tỉnh vùng dự án Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, WWF Việt Nam, thời gian triển
khai từ năm 2016 đến năm 2020.
Mục tiêu hướng đến của dự án đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững và xóa
đói giảm nghèo ở Việt Nam thông qua việc cải thiện các tác động xã hội và môi
trường của sản xuất và chế biến tôm.
 Kết quả ban đầu của dự án
Qua hơn hai năm triển khai dự án đã tạo ra được một số kết quả ban đầu đóng góp
vào sự phát triển chung của ngành tôm Việt Nam và ngành tôm ba tỉnh vùng dự án.
- Thúc đẩy ký kết được 25 liên kết tiêu thụ đầu ra sản phẩm, trong đó 03
HTX/THT đạt chứng nhận quốc tế ASC, 09 HTX/THT tiến tới đạt chứng nhận
trong năm 2018.
Nhu cầu
nguyên
liệu của
công ty
Vùng nuôi
của công ty
14,6%
Thương lái
trong tỉnh
26,7%
Thương lái
ngoài tỉnh
40,8%
Các hộ/trại
nuôi liên
kết 12,3%
Nhập khẩu
5,6%
HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018
- Thúc đẩy ký kết được 74 liên kết đầu và chuyển giao công nghệ: thức ăn, con
giống, chế phẩm sinh học, bạt lót hồ tôm….
- Lợi nhuận của các HTX/THT vùng dự án tăng từ 10% - 20% trong hai năm liên
tiếp 2016, 2017.
- Đầu vào sản phẩm được kiểm soát với giá thành giảm từ 10% - 30% (tùy sản
phẩm); đầu ra sản phẩm tăng từ 3% - 5% và có sự hỗ trợ kinh phí và nhân sự của
công ty liên kết trong quá trình áp dụng các chứng nhận quốc tế.
- Giảm thiểu dịch bệnh trong nuôi thông qua áp dụng các giải pháp cải tiến trong
nuôi, nuôi thân thiện với môi trường, sử dụng sản phẩm đầu vào có kiểm soát và có
xuất xứ rõ ràng….
- Thúc đẩy giải ngân cho vay trên 40 tỷ đồng theo mô hình chuỗi giá trị và đang
tiếp tục mở rộng.
- Quảng bá và kết nối trực tiếp khách hàng từ thị trường Châu Âu, Châu Mỹ cho
chuỗi.
 Tồn tại và khó khăn
Bên cạnh những kết quả ban đầu đạt được dự án cũng gặp không ít khó khăn trong
quá trình triển khai:
- Mô hình hợp tác xã chưa hoàn chỉnh nên vai trò quyết định cũng như điều phối,
giám sát của ban giám đốc hợp tác xã chưa thực sự mạnh mẽ.
- Đa số HTX/THT vùng dự án yếu về năng lực tài chính nên khó khăn trong thực
hiện các liên kết đầu vào.
- Còn tồn tại lợi ích nhóm trong cộng đồng gây cản trở trong quá trình thực hiện
liên kết giữa công ty và HTX/THT.
- Cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty cung ứng đầu vào gây tình trạng
dao động trong người dân tham gia liên kết chuỗi.
- Tổ chức thu mua tôm theo chuỗi còn gặp nhiều khó khăn do sản lượng của người
nuôi còn ít, đặc biệt là công tác tổ chức thu mua tôm sú.
- Đa số các ngân hàng thương mại không mặn mà với mô hình cho vay theo chuỗi
tôm do dư nợ trong nuôi tôm lớn và rủi ro cao.
- Chưa có khung pháp lý, chế tài trong xử phạt các trường hợp phá vỡ liên kết hoặc
không tuân thủ đầy đủ theo các quy định được đưa ra trong hợp đồng liên kết.
- Dự án chỉ đầu tư, hỗ trợ phần mềm nên chưa thể hoàn thiện một số hàng mục về
hạ tầng hay áp dụng thử nghiệm mô hình một cách bài bản.
HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018
IV. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
 Kết luận
- Thực hiện liên kết chuỗi giá trị là theo đúng đường lối, chính sách của đảng và
chính phủ trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế.
- Thông qua mô hình liên kết chuỗi, sinh kế của người nuôi quy mô nhỏ được đảm
bảo và bền vững hơn: ổn định về thị trường và giá bán, kiểm soát được chất lượng
sản phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, thích ứng với BĐKH…
- Thông qua mô hình liên kết chuỗi giá trị, doanh nghiệp chế biến thủy sản có
nguồn nguyên liệu ổn định, có truy xuất và được kiểm soát chất lượng, giảm thiểu
các rủi ro trong kinh doanh.
- Quản lý nhà nước và triển khai các chương trình nâng cao năng lực cho người
nuôi của các cơ quan nhà nước cũng thuận tiện hơn thông qua các “đầu mối”.
 Kiến nghị
- Đầu tư, xây dựng mô hình mẫu “khép kín” làm cơ sở tổng kết, đúc rút và nhân
rộng.
- Cơ quan quản lý nhà nước và bộ phận liên quan “cùng tham gia” trong quá trình
giám sát và xử lý các sai phạm trong thực hiện liên kết chuỗi.
- Có chính sách ưu tiên đầu tư tài chính, cho vay theo mô hình chuỗi giá trị.
- Có chính sách ưu đãi về thuế và xuất khẩu cho sản phẩm của chuỗi giá trị gắn kết
cùng người sản xuất quy mô nhỏ.
- Hoàn thiện mô hình hợp tác xã làm cơ sở vững chắc cho việc thực hiện liên kết
chuỗi.
HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Tổng quan các thách thức đối với
Đồng Bằng Sông Cửu Long, Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL (2016).
2. Báo cáo tổng kết năm 1, năm 2 dự án “Phát triển chuỗi giá trị tôm công
bằng và bền vững tại Việt Nam- SusV” (2016, 2017).
3. GRAISEA (2015), Báo cáo đánh giá đầu kỳ Dự án “Tăng cường bình
đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm tỉnh Sóc Trăng và đầu tư kinh doanh nông nghiệp
có trách nhiệm tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á (GRAISEA)”.
4. SusV (2016), Báo cáo đánh giá đầu kỳ Dự án “Phát triển chuỗi giá trị
tôm công bằng và bền vững tại Việt Nam- SusV”.
5. Tổng cục thủy sản (2016), Báo cáo Giải pháp kỹ thuật và tổ chức sản xuất
Nuôi trồng Thủy sản thích ứng với xâm nhập mặn vùng ĐBSCL.
6. VIFEP (2010b), Phân tích các tác động của BĐKH đối với thuỷ sản ở Việt
Nam, đề xuất các giải pháp và chính sách thích ứng nhằm ứng phó với các tác
động của BĐKH.
7. VIFEP (2012), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu
làm cơ sở xây dựng các chính sách và hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho các vùng chịu
tác động của biến đổi khí hậu.

More Related Content

What's hot

Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchNguyen Khue
 
Kỹ thuật nuôi cấy sơ cấp tế bào động vật
Kỹ thuật nuôi cấy sơ cấp tế bào động vậtKỹ thuật nuôi cấy sơ cấp tế bào động vật
Kỹ thuật nuôi cấy sơ cấp tế bào động vậtjackjohn45
 
Quản trị rủi ro
Quản trị rủi roQuản trị rủi ro
Quản trị rủi roMinhHuL2
 
Cấu trúc và giao diện bài thi ic3
Cấu trúc và giao diện bài thi ic3Cấu trúc và giao diện bài thi ic3
Cấu trúc và giao diện bài thi ic3HG Rồng Con
 
Mau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuMau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuTon Day
 
Ảnh hưởng của bao bì plastic đến môi trường
Ảnh hưởng của bao bì plastic đến môi trườngẢnh hưởng của bao bì plastic đến môi trường
Ảnh hưởng của bao bì plastic đến môi trườngBoyphieulang Huyhuy
 
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêNgọc Nguyễn
 
bài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cươngbài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cươngLê Xuân
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnNhung Lê
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9Dam phuc
 
ô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcLeonidas Hero
 
Tiểu luận: thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính việt nam (cụ thể...
Tiểu luận:  thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính việt nam (cụ thể...Tiểu luận:  thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính việt nam (cụ thể...
Tiểu luận: thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính việt nam (cụ thể...Trương Trung Thành
 
Định giá bất động sản bằng phương pháp thặng dư
Định giá bất động sản bằng phương pháp thặng dưĐịnh giá bất động sản bằng phương pháp thặng dư
Định giá bất động sản bằng phương pháp thặng dưHoàng Minh Ngọc
 
danh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongdanh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongnhóc Ngố
 
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp ánMyLan2014
 

What's hot (20)

Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
 
Kỹ thuật nuôi cấy sơ cấp tế bào động vật
Kỹ thuật nuôi cấy sơ cấp tế bào động vậtKỹ thuật nuôi cấy sơ cấp tế bào động vật
Kỹ thuật nuôi cấy sơ cấp tế bào động vật
 
Quản trị rủi ro
Quản trị rủi roQuản trị rủi ro
Quản trị rủi ro
 
Cấu trúc và giao diện bài thi ic3
Cấu trúc và giao diện bài thi ic3Cấu trúc và giao diện bài thi ic3
Cấu trúc và giao diện bài thi ic3
 
VietGAP
VietGAPVietGAP
VietGAP
 
Mau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuMau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctu
 
Những hiện tượng trong tâm lý xã hội
Những hiện tượng trong tâm lý xã hộiNhững hiện tượng trong tâm lý xã hội
Những hiện tượng trong tâm lý xã hội
 
Ảnh hưởng của bao bì plastic đến môi trường
Ảnh hưởng của bao bì plastic đến môi trườngẢnh hưởng của bao bì plastic đến môi trường
Ảnh hưởng của bao bì plastic đến môi trường
 
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
 
bài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cươngbài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cương
 
Bai37 sh12
Bai37 sh12Bai37 sh12
Bai37 sh12
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắn
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
 
ô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nước
 
Tiểu luận: thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính việt nam (cụ thể...
Tiểu luận:  thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính việt nam (cụ thể...Tiểu luận:  thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính việt nam (cụ thể...
Tiểu luận: thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính việt nam (cụ thể...
 
Định giá bất động sản bằng phương pháp thặng dư
Định giá bất động sản bằng phương pháp thặng dưĐịnh giá bất động sản bằng phương pháp thặng dư
Định giá bất động sản bằng phương pháp thặng dư
 
danh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongdanh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truong
 
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
 

Similar to SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)Bảo Mơ
 
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.pptTONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.pptphuongtrantrong2
 
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...Lap Dinh
 
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...nataliej4
 
Benh hoc thuy_san
Benh hoc thuy_sanBenh hoc thuy_san
Benh hoc thuy_sanLong Nguyen
 
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013BUG Corporation
 
Giai phap cho ca tra ca basa xuat khau cua vn tren thi truong toan cau
Giai phap cho ca tra ca basa  xuat khau cua vn tren thi truong toan cauGiai phap cho ca tra ca basa  xuat khau cua vn tren thi truong toan cau
Giai phap cho ca tra ca basa xuat khau cua vn tren thi truong toan cauTuong Huy
 
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnbanh cang
 
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Lap Dinh
 
Quản trị học - Nuôi trồng cá basa
Quản trị học - Nuôi trồng cá basaQuản trị học - Nuôi trồng cá basa
Quản trị học - Nuôi trồng cá basaSHINee
 
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...Lap Dinh
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (pangasianodon hypo...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (pangasianodon hypo...Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (pangasianodon hypo...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (pangasianodon hypo...nataliej4
 
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...Lap Dinh
 
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xuất khẩu thuỷ sản ở việt nam
Xuất khẩu thuỷ sản ở việt namXuất khẩu thuỷ sản ở việt nam
Xuất khẩu thuỷ sản ở việt namCat Love
 
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNGICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNGLap Dinh
 
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNG
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNGICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNG
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNGLap Dinh
 

Similar to SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (20)

53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
 
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.pptTONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
 
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
 
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN TH...
 
Benh hoc thuy_san
Benh hoc thuy_sanBenh hoc thuy_san
Benh hoc thuy_san
 
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
 
Word TMQT thủy sản
Word TMQT thủy sảnWord TMQT thủy sản
Word TMQT thủy sản
 
Giai phap cho ca tra ca basa xuat khau cua vn tren thi truong toan cau
Giai phap cho ca tra ca basa  xuat khau cua vn tren thi truong toan cauGiai phap cho ca tra ca basa  xuat khau cua vn tren thi truong toan cau
Giai phap cho ca tra ca basa xuat khau cua vn tren thi truong toan cau
 
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
 
Quản trị học - Nuôi trồng cá basa
Quản trị học - Nuôi trồng cá basaQuản trị học - Nuôi trồng cá basa
Quản trị học - Nuôi trồng cá basa
 
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
ICAFIS - HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG K...
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (pangasianodon hypo...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (pangasianodon hypo...Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (pangasianodon hypo...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (pangasianodon hypo...
 
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docx
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docxBài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docx
Bài Tiểu Luận Môi Trường Đề Tài Sinh Thái Biển.docx
 
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
ICAFIS - DỰ ÁN THÚC ĐẨY THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG CHUỖI CUNG Ứ...
 
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...
 
Xuất khẩu thuỷ sản ở việt nam
Xuất khẩu thuỷ sản ở việt namXuất khẩu thuỷ sản ở việt nam
Xuất khẩu thuỷ sản ở việt nam
 
Xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm thẻ thịt hấp đông lạnh IQF.docx
Xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm thẻ thịt hấp đông lạnh IQF.docxXây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm thẻ thịt hấp đông lạnh IQF.docx
Xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm thẻ thịt hấp đông lạnh IQF.docx
 
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNGICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
 
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNG
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNGICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNG
ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNG
 

More from Lap Dinh

Cho vay theo chuỗi giá trị, chiến lược cho vay phát triển nông nghiệp hiệu quả
Cho vay theo chuỗi giá trị, chiến lược cho vay phát triển nông nghiệp hiệu quảCho vay theo chuỗi giá trị, chiến lược cho vay phát triển nông nghiệp hiệu quả
Cho vay theo chuỗi giá trị, chiến lược cho vay phát triển nông nghiệp hiệu quảLap Dinh
 
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếTài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếLap Dinh
 
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênHiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênLap Dinh
 
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAMICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAMLap Dinh
 
ICAFIS - PROMOTING INTEGRATION OF CSR AMONG ACTORS IN SUPPLY CHAIN OF WILD CA...
ICAFIS - PROMOTING INTEGRATION OF CSR AMONG ACTORS IN SUPPLY CHAIN OF WILD CA...ICAFIS - PROMOTING INTEGRATION OF CSR AMONG ACTORS IN SUPPLY CHAIN OF WILD CA...
ICAFIS - PROMOTING INTEGRATION OF CSR AMONG ACTORS IN SUPPLY CHAIN OF WILD CA...Lap Dinh
 
ICAFIS - TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN, CÂU CHUYỆN CỦA NGHÊU BẾN TRE
ICAFIS - TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN, CÂU CHUYỆN CỦA NGHÊU BẾN TREICAFIS - TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN, CÂU CHUYỆN CỦA NGHÊU BẾN TRE
ICAFIS - TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN, CÂU CHUYỆN CỦA NGHÊU BẾN TRELap Dinh
 
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢNICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢNLap Dinh
 
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢNICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢNLap Dinh
 
ICAFIS - ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
ICAFIS - ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁICAFIS - ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
ICAFIS - ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁLap Dinh
 
ICAFIS - Presentation fisheries co management in viet nam
ICAFIS - Presentation fisheries co management in viet nam ICAFIS - Presentation fisheries co management in viet nam
ICAFIS - Presentation fisheries co management in viet nam Lap Dinh
 

More from Lap Dinh (10)

Cho vay theo chuỗi giá trị, chiến lược cho vay phát triển nông nghiệp hiệu quả
Cho vay theo chuỗi giá trị, chiến lược cho vay phát triển nông nghiệp hiệu quảCho vay theo chuỗi giá trị, chiến lược cho vay phát triển nông nghiệp hiệu quả
Cho vay theo chuỗi giá trị, chiến lược cho vay phát triển nông nghiệp hiệu quả
 
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếTài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
 
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênHiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
 
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAMICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM
ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM
 
ICAFIS - PROMOTING INTEGRATION OF CSR AMONG ACTORS IN SUPPLY CHAIN OF WILD CA...
ICAFIS - PROMOTING INTEGRATION OF CSR AMONG ACTORS IN SUPPLY CHAIN OF WILD CA...ICAFIS - PROMOTING INTEGRATION OF CSR AMONG ACTORS IN SUPPLY CHAIN OF WILD CA...
ICAFIS - PROMOTING INTEGRATION OF CSR AMONG ACTORS IN SUPPLY CHAIN OF WILD CA...
 
ICAFIS - TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN, CÂU CHUYỆN CỦA NGHÊU BẾN TRE
ICAFIS - TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN, CÂU CHUYỆN CỦA NGHÊU BẾN TREICAFIS - TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN, CÂU CHUYỆN CỦA NGHÊU BẾN TRE
ICAFIS - TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN, CÂU CHUYỆN CỦA NGHÊU BẾN TRE
 
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢNICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
 
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢNICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
 
ICAFIS - ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
ICAFIS - ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁICAFIS - ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
ICAFIS - ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
 
ICAFIS - Presentation fisheries co management in viet nam
ICAFIS - Presentation fisheries co management in viet nam ICAFIS - Presentation fisheries co management in viet nam
ICAFIS - Presentation fisheries co management in viet nam
 

SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • 1. HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018 SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM THÔNG QUA LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đinh Xuân Lập – Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) Lê Thị Phương Dung – Khoa Kinh tế, trường Cao đẳng Kinh tế, kỹ thuật và thủy sản I. BỐI CẢNH Tôm nước lợ, bao gồm Tôm sú (P. monodon) và Tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) là đối tượng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong gần hai thập kỷ, với chủ trương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (NQ 09/2000/NQ-CP), sự bùng nổ thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới, và đặc biệt là sự thành công trong công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo, nghề nuôi tôm nước lợ của Việt Nam có bước tăng trưởng mạnh cả về diện tích và sản lượng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành thủy sản cũng như toàn bộ nền kinh tế. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm về nuôi tôm nước lợ của cả nước, tương ứng chiếm trên 90 % diện tích và 80 % sản lượng. Nuôi tôm nước lợ của vùng phân bố dọc theo 8 tỉnh ven biển với sự đa dạng về các hình thức canh tác như nuôi chuyên canh (quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh và gân đây là mô hình siêu thâm canh) hay nuôi kết hợp (tôm-lúa và tôm-rừng). Sự phát triển mạnh của nghề nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL trong thời gian qua góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tạo nhiều công ăn việc làm cho trên 1,35 triệu người dân địa phương, đặc biệt là các vùng nông thôn ven biển (TCTS, 2015). Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tôm nước lợ cả nước năm 2017 đạt 3.85 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với năm 2000 (khoảng 664 triệu USD), trong đó ĐBSCL chiếm trên 90% tổng giá trị KNXK (VASEP, 2017).
  • 2. HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018 Hình 1 Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL 2015 Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh Tôm TCT mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 2001 và được các tỉnh thành triển khai nuôi chủ yếu dưới hình thức bán thâm canh hoặc thâm canh. Tuy nhiên, nuôi tôm TCT chỉ được phép nuôi ở ĐBSCL từ năm 2008 và phát triển rất nhanh, đến nay đối tượng này được nuôi nhiều nhất ở tỉnh Sóc Trăng (40,8%), sau đó là các tỉnh Bến Tre (13%), Cà Mau (10,8%), Bạc Liêu (10,2%). Riêng đối với tỉnh Sóc Trăng, diện tích chuyển đổi, cũng như mở rộng sang nuôi tôm thẻ chân trắng diễn ra mạnh kéo theo tỷ trọng diện tích nuôi tôm sú giảm (diện tích tôm sú nuôi chỉ chiếm 4,1% diện tích vùng ĐBSCL). Sự phát triển nhanh và “nóng” của nghề nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là tôm TCT trong giai đoạn 2010 – 2014 đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập và hạn chế. Phát triển nuôi tự phát, nhanh song thiếu quy hoạch (cơ sở hạ tầng, giống, thức ăn...) dẫn đến các vấn đề như ô nhiễm nguồn nước và suy thoái môi trường. Hầu hết các diện tích nuôi tôm đều chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải và bùn thải tập trung. Nước thải sau quá trình nuôi, mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ (N), photpho (P) và các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự phú dưỡng và nở rộ của vi khuẩn, thường được thải trực tiếp ra môi trường, kênh rạch dẫn nước gây ô nhiễm nguồn nước trong vùng. Đây được xem là những nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường dẫn đến gia tăng bùng phát dịch bệnh, giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất (Thuy và Ford, 2010; RIA.1 2013; VIFEP, 2015). Các kết quả nghiên cứu cho thấy 48,0 – 87,3 % ) và 75,0 – 94,0 % P đầu vào trong các ao nuôi tôm không được hấp thụ tạo sinh khối tôm mà bị thải ra ngoài môi trường thông qua thay nước, xả thải khi thu hoạch, lắng đọng trong bùn đáy ao nuôi…. Như vậy, để nuôi mỗi tấn tôm sẽ thải khoảng 16,8 – 157,2 kg N và 2,3 – 45,9 kg P ra môi trường tùy thuộc vào nguồn thức ăn cũng như mức độ thâm canh (RIA.1 2013).
  • 3. HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018 Mối liên kết và quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm còn rời rạc, lỏng lẻo và không hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế (CBI, 2013; Nguyễn Văn Lộc và cs, 2015; Nguyễn Phú Son và cs, 2016). Bên cạnh đó, hạn chế trong tiếp cận với các nguồn lực tài chính cũng là một rào cản đối với người nuôi tôm cũng như các nhà chế biến quy mô nhỏ để mở rộng sản xuất và tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn ngày càng tăng của các thị trường nhập khẩu. Gia tăng biến đổi khí hậu (BĐKH) trong thời gian gần đây cũng là thách thức không nhỏ, đe dọa sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm cũng như của vùng ĐBSCL (Lâm Ngọc Châu và cs, 2013). II. NHU CẦU ĐẶT RA VỀ LIÊN KẾT CHUỖI  Yêu cầu từ thị trường Ngành tôm thế giới trong những năm qua có nhiều biến động và dần bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt, khi nhiều nước châu Á tập trung nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Theo dõi diễn biến thị trường trong những năm gần đây thì sự biến động diễn ra rất mạnh. Năm 2013 và 2014 được đánh giá là năm có sự tăng mạnh của ngành tôm, giá trị xuất khẩu trong năm 2010 là 2.107 triệu USD đã tăng vọt lên 3.953 triệu USD vào năm 2014. Tuy nhiên sang năm 2015, xuất khẩu tôm không chỉ giảm còn 1.023 triệu USD mà thị trường còn bị thu hẹp tới hơn 1/3 (tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 92 thị trường, giảm so với 150 thị trường trong năm 2014. Xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm mạnh: Mỹ, giảm 35,4%, EU giảm18%, Nhật Bản giảm 22,8%, Trung Quốc giảm 17%…) (VASEP, 2015) Hình 2 Xuất khẩu tôm từ năm 2010 – 2017 Nguồn: Tổng cục hải quan và VASEP, 2010 -2015 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Xuất khẩu tôm (Tr USD)
  • 4. HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018 Nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm thị trường được xác định là do: + Giá tôm nguyên liệu của Việt Nam còn cao hơn khoảng 20% so với Ấn Độ, In Đô, Thái Lan Bảng 1 Giá nhập khẩu trung bình nhập khẩu tôm vào Mỹ (USD/tấn) Nguồn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TG 7.27 7.31 7.46 7.14 7.97 9.26 8.64 10.76 12.08 9.599 India 9.65 9.75 9.45 8.68 10.60 11.26 9.07 11.53 13.10 9.83 Indonesia 7.64 7.86 7.66 7.36 8.344 10.16 9.16 11.50 13.03 9.89 Thái Lan 6.94 6.91 7.06 7.37 7.82 9.61 9.19 11.14 12.97 10.61 Việt Nam 11.89 11.97 9.40 9.33 10.92 11.76 11.17 12.47 13.94 11.21 Nguồn: VASEP, 2015 + Các thị trường đều tăng mức độ kiểm soát về an toàn thực phẩm, ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc. Các thị trường lớn của ngành tôm Việt Nam như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đều tăng cường kiểm tra kháng sinh. Một số thị trường còn yêu cầu về kiểm tra một số loại bệnh thông thường trong tôm như Úc và Hàn Quốc (dự kiến). + Yêu cầu của các nhà mua hàng về sản phẩm có chứng nhận ngày càng tăng. Tuy nhiên năng lực áp dụng của người dân còn hạn chế. Theo rà soát của ICAFIS hiện tại có khoảng 18 hệ thống chứng nhận hiện đang áp dụng cho khối nuôi trồng và chế biến tôm, các hệ thống chứng nhận quốc tế thường được áp dụng bởi các trại nuôi quy mô lớn, việc áp dụng của các trại nuôi quy mô nhỏ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.  Yêu cầu trong hội nhập Hiện tại Việt Nam đã ký hoặc kết thúc đám phán 11 hiệp định thương mại tự do (FTA, TPP). Theo đánh giá của các nghiên cứu trong và ngoài nước, trong bối cảnh hội nhập TPP, thủy sản của Việt Nam là ngành có được lợi thế lớn nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản sẽ phải đối mặt với những biện pháp phòng vệ quyết liệt hơn bao gồm các rào cản kỹ thuật, rào cản an toàn vệ sinh thực phẩm,
  • 5. HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018 truy xuất nguồn gốc, rào cản về các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, thực hành trách nhiệm xã hội…với trên 80% là hộ nuôi quy mô nhỏ những yêu cầu này trở thành thách thức lớn đối với ngành tôm. Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và mô hình kinh doanh toàn diện (Inclusive Business) được ủng hộ và thúc đẩy mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế. Theo đó người sản xuất quy mô nhỏ tham gia trong các chuỗi giá trị sản phẩm dần trở thành điểm ưu tiên và yêu cầu của các nhà mua hàng, nước nhập khẩu.  Kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào Giống thủy sản, thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản là những loại vật tư nông nghiệp không thể thiếu trong nuôi trồng thủy sản và quyết định hiệu quả của vụ nuôi. Tuy nhiên, do việc sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp này mang lại lợi nhuận rất cao nên rất nhiều doanh nghiệp “nhảy vào” đầu tư lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp dùng trong nuôi trồng thủy sản. Kết quả là hiện trên thị trường có hàng trăm loại giống thủy sản, hàng ngàn sản phẩm thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản đang lưu thông với chất lượng “vàng thau lỗn lộn” khiến người nuôi thủy sản khó phân biệt được đâu là sản phẩm tốt, đâu là sản phẩm kém chất lượng. Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả nuôi thủy sản của người dân. Việc quản lý, kiểm soát, giám sát chất lượng của các sản phẩm vật tư đầu vào với số lượng hàng trăm, hàng ngàn và hàng triệu người nuôi sử dụng là điều “không hề dễ” đối với cơ quan quản lý nhà nước. Việc thiết lập các hợp tác xã, tổ hợp tác và thúc đẩy liên kết cung ứng đầu vào, “quản lý theo đầu mối” được xem là giải pháp hữu hiệu cho công tác quản lý, kiểm soát, giám sát chất lượng của các sản phẩm vật tư đầu vào. Bên cạnh đó mô hình liên kết đầu vào còn hỗ trợ cho quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm và áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn trong nước, quốc tế.  Củng cố liên kết trong cộng đồng và quản lý theo vùng Dịch bệnh được xác định là rủi ro lớn nhất trong nuôi tôm. Trước hiện trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu làm cho tình hình dịch bệnh gia tăng và diễn biến phức tạp những năm gần đây. Khó khăn trong công tác quản lý sản phẩm đầu vào và ý thức với môi trường của người nuôi cũng là nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh. Việc đầu tư hệ thống nước cấp, nước thoát riêng rẽ chưa được đầu tư nhiều do hạn chế về kinh phí, quy hoạch cũng như diện tích nuôi hạn hẹp của hộ dân.
  • 6. HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018 Hình 3: Những rủi ro hộ nuôi tôm đang đối mặt Nguồn: GRAISEA, 2015 Việc tăng cường “liên kết ngang” trong cộng đồng và áp dụng phương thức quản lý theo vùng, bao gồm: kiểm soát chất lượng nước; thời vụ nuôi; kỹ thuật nuôi; vật tư đầu vào; vận hành sản xuất của hộ dân….được xem là giải pháp hữu hiệu trong giảm thiểu dịch bệnh.  Thích ứng biến đổi khí hậu Trong năm năm trở lại đây, ngành sản xuất tôm Việt Nam nói chung và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đối mặt với nhiều thách thức, trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) với diễn biến bất thường của thời tiết làm thiệt hại nhiều diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL. Hiện tượng El Nino cuối năm 2015, đầu năm 2016 gây khô hạn và xâm nhập mặn gần 40% diện tích vùng ĐBSCL đã gây thiệt hại trên 81.000 ha nuôi tôm tại 8 tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL (Tổng cục thủy sản, 2016), nơi chủ yếu là ở vùng nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm và tôm-lúa. Cà Mau là tỉnh bị thiệt hại nặng nhất, tiếp đến là Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Bên cạnh đó, việc ngày càng có nhiều các yêu cầu về an toàn thực phẩm và sản xuất có trách nhiệm, đặc biệt là yêu cầu chứng nhận thực phẩm từ các thị trường nhập khẩu làm gia tăng áp lực về chi phí sản xuất lên các hộ nuôi và các doanh nghiệp chế biến. Đây cũng là những thách thức lớn đối với sản xuất và tiêu thụ tôm vùng ĐBSCL. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Rủi ro về giá bán giảm nhanh Rủi ro về vật tư tăng nhanh Rủi ro do bị ép giá Rủi ro do tôm chết nhiều Rủi ro do tôm chậm lớn Rủi ro do tôm giống kém chất lượng Rủi ro do nguồn nước bị ô nhiễm Rủi ro do biến đổi khí hậu Rủi ro do bị bắt trộm Rủi ro do cạnh tranh nguồn nước Thường xuyên Không xảy ra
  • 7. HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018 Bảng 2 Dự báo diện tích Nuôi tôm vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi các mức tăng độ mặn khác nhau trong kịch bản NBD 50 cm Tỉnh Thay đổi độ mặn (phần %0) < 0 0-1 1-2 2-3 3-4 4-8 Tổng số Bạc Liêu 20.270 48.041 14.451 16.563 6.189 2.014 107.528 Bến Tre 11.806 30.027 41.833 Cà Mau 109.420 34.739 1.607 1.972 2.588 15.821 166.147 Kiên Giang 27.059 747 1.776 29.582 Sóc Trăng 2.652 14.613 4.300 21.565 Tiền Giang 2.559 1.201 3.760 Trà Vinh 12.848 17.837 30.685 Vĩnh Long 25 124 149 Tổng số 186.639 146.582 20.358 18.535 9.524 19.611 401.249 Nguồn: Kam S.P et. Al, 2010 Bên cạnh việc xây dựng các mô hình nuôi thích ứng với BĐKH thì việc liên kết trong sản xuất nhằm đảm bảo thích ứng tại chỗ và lâu dài là cần thiết. BĐKH diễn ra trên diện rộng nên việc áp dụng các mô hình thích ứng của các hộ cá thể đơn lẻ sẽ khó có những giải pháp toàn diện về mặt môi trường mà cần có sự hợp tác, liên kết của cộng đồng.  Liên kết để ổn định nguồn nguyên liệu Các đầu mối cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp khá đa dạng. Mặc dù xu hướng phát triển vùng nuôi để tự chủ động nguyên liệu tương đối nhiều nhưng lượng nguyên liệu từ nguồn này chỉ đang đáp ứng được khoảng 14,6% nhu cầu nguyên liệu. Nguồn cung cấp nguyên liệu chính của doanh nghiệp hiện nay là thương lái trong và ngoài tỉnh với tổng sản lượng gần 67,5% lượng nguyên liệu. Các hộ/trại liên kết cũng đang đóng góp khoảng 12,3% vào tổng nhu cầu nguyên liệu. Tuy nhiên việc mua qua các thương lại thường tồn tại những rủi ro trong sản xuất, kiểm soát kháng sinh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…. Vấn đề liên kết giữa
  • 8. HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018 công ty với các hộ nuôi/trại nuôi đang là vấn đề quan trọng trong bối cảnh nguồn nguyên liệu không ổn định cả về số lượng và chất lượng. Hình 4 Nguồn cung ứng nguyên liệu chính của các công ty chế biến tại Sóc Trăng Nguồn: GRAISEA, 2015 III. KẾT QUẢ BAN ĐẦU CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT CHUỖI TÔM  Giới thiệu sơ bộ về sự án Dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất Tôm Bền vững - Công bằng tại Việt Nam (SusV)” do Liên Minh Châu Âu tài trợ, được triển khai bởi OXFAM tại Việt Nam và Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), đối tác phối hợp Sở NN&PTNT các tỉnh vùng dự án Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, WWF Việt Nam, thời gian triển khai từ năm 2016 đến năm 2020. Mục tiêu hướng đến của dự án đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thông qua việc cải thiện các tác động xã hội và môi trường của sản xuất và chế biến tôm.  Kết quả ban đầu của dự án Qua hơn hai năm triển khai dự án đã tạo ra được một số kết quả ban đầu đóng góp vào sự phát triển chung của ngành tôm Việt Nam và ngành tôm ba tỉnh vùng dự án. - Thúc đẩy ký kết được 25 liên kết tiêu thụ đầu ra sản phẩm, trong đó 03 HTX/THT đạt chứng nhận quốc tế ASC, 09 HTX/THT tiến tới đạt chứng nhận trong năm 2018. Nhu cầu nguyên liệu của công ty Vùng nuôi của công ty 14,6% Thương lái trong tỉnh 26,7% Thương lái ngoài tỉnh 40,8% Các hộ/trại nuôi liên kết 12,3% Nhập khẩu 5,6%
  • 9. HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018 - Thúc đẩy ký kết được 74 liên kết đầu và chuyển giao công nghệ: thức ăn, con giống, chế phẩm sinh học, bạt lót hồ tôm…. - Lợi nhuận của các HTX/THT vùng dự án tăng từ 10% - 20% trong hai năm liên tiếp 2016, 2017. - Đầu vào sản phẩm được kiểm soát với giá thành giảm từ 10% - 30% (tùy sản phẩm); đầu ra sản phẩm tăng từ 3% - 5% và có sự hỗ trợ kinh phí và nhân sự của công ty liên kết trong quá trình áp dụng các chứng nhận quốc tế. - Giảm thiểu dịch bệnh trong nuôi thông qua áp dụng các giải pháp cải tiến trong nuôi, nuôi thân thiện với môi trường, sử dụng sản phẩm đầu vào có kiểm soát và có xuất xứ rõ ràng…. - Thúc đẩy giải ngân cho vay trên 40 tỷ đồng theo mô hình chuỗi giá trị và đang tiếp tục mở rộng. - Quảng bá và kết nối trực tiếp khách hàng từ thị trường Châu Âu, Châu Mỹ cho chuỗi.  Tồn tại và khó khăn Bên cạnh những kết quả ban đầu đạt được dự án cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai: - Mô hình hợp tác xã chưa hoàn chỉnh nên vai trò quyết định cũng như điều phối, giám sát của ban giám đốc hợp tác xã chưa thực sự mạnh mẽ. - Đa số HTX/THT vùng dự án yếu về năng lực tài chính nên khó khăn trong thực hiện các liên kết đầu vào. - Còn tồn tại lợi ích nhóm trong cộng đồng gây cản trở trong quá trình thực hiện liên kết giữa công ty và HTX/THT. - Cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty cung ứng đầu vào gây tình trạng dao động trong người dân tham gia liên kết chuỗi. - Tổ chức thu mua tôm theo chuỗi còn gặp nhiều khó khăn do sản lượng của người nuôi còn ít, đặc biệt là công tác tổ chức thu mua tôm sú. - Đa số các ngân hàng thương mại không mặn mà với mô hình cho vay theo chuỗi tôm do dư nợ trong nuôi tôm lớn và rủi ro cao. - Chưa có khung pháp lý, chế tài trong xử phạt các trường hợp phá vỡ liên kết hoặc không tuân thủ đầy đủ theo các quy định được đưa ra trong hợp đồng liên kết. - Dự án chỉ đầu tư, hỗ trợ phần mềm nên chưa thể hoàn thiện một số hàng mục về hạ tầng hay áp dụng thử nghiệm mô hình một cách bài bản.
  • 10. HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018 IV. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ  Kết luận - Thực hiện liên kết chuỗi giá trị là theo đúng đường lối, chính sách của đảng và chính phủ trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế. - Thông qua mô hình liên kết chuỗi, sinh kế của người nuôi quy mô nhỏ được đảm bảo và bền vững hơn: ổn định về thị trường và giá bán, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, thích ứng với BĐKH… - Thông qua mô hình liên kết chuỗi giá trị, doanh nghiệp chế biến thủy sản có nguồn nguyên liệu ổn định, có truy xuất và được kiểm soát chất lượng, giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh. - Quản lý nhà nước và triển khai các chương trình nâng cao năng lực cho người nuôi của các cơ quan nhà nước cũng thuận tiện hơn thông qua các “đầu mối”.  Kiến nghị - Đầu tư, xây dựng mô hình mẫu “khép kín” làm cơ sở tổng kết, đúc rút và nhân rộng. - Cơ quan quản lý nhà nước và bộ phận liên quan “cùng tham gia” trong quá trình giám sát và xử lý các sai phạm trong thực hiện liên kết chuỗi. - Có chính sách ưu tiên đầu tư tài chính, cho vay theo mô hình chuỗi giá trị. - Có chính sách ưu đãi về thuế và xuất khẩu cho sản phẩm của chuỗi giá trị gắn kết cùng người sản xuất quy mô nhỏ. - Hoàn thiện mô hình hợp tác xã làm cơ sở vững chắc cho việc thực hiện liên kết chuỗi.
  • 11. HỘI THẢO KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG, Ngày 20/4/2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Tổng quan các thách thức đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long, Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL (2016). 2. Báo cáo tổng kết năm 1, năm 2 dự án “Phát triển chuỗi giá trị tôm công bằng và bền vững tại Việt Nam- SusV” (2016, 2017). 3. GRAISEA (2015), Báo cáo đánh giá đầu kỳ Dự án “Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm tỉnh Sóc Trăng và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á (GRAISEA)”. 4. SusV (2016), Báo cáo đánh giá đầu kỳ Dự án “Phát triển chuỗi giá trị tôm công bằng và bền vững tại Việt Nam- SusV”. 5. Tổng cục thủy sản (2016), Báo cáo Giải pháp kỹ thuật và tổ chức sản xuất Nuôi trồng Thủy sản thích ứng với xâm nhập mặn vùng ĐBSCL. 6. VIFEP (2010b), Phân tích các tác động của BĐKH đối với thuỷ sản ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp và chính sách thích ứng nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH. 7. VIFEP (2012), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu làm cơ sở xây dựng các chính sách và hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho các vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu.