SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
Học vần
Tiết 21+22:
l , h
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : HS đọc, viết được l – h – lê – hè các tiếng, từ và câu ứng dụng.
Luyện nói được theo chủ đề “le, le”
2.Kỹ năng : Biết ghép âm, tạo tiếng, rèn viết đúng mẫu, đều nét, đẹp. phát
triển lời nói tự nhitên theo chủ đề
3.Thái độ : Thái độ yêu thích Tiếng Việt. Tự tin trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các phương tiện dạy TV.
- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, vở tập viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Tiết 1
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh các nhóm chơi trò: Đọc cho nhau nghe
- Hình thức chơi: GV yêu cầu HS trong nhóm đọc các nét cơ bản liên quan
đến bài cũ ( GV đã in sẵn trên thẻ ) nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc.
- GV khen ngợi nhóm tích cực đọc bài
- Cho HS đọc giao lưu giữa các nhóm
 GV dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: Học sinh biết được âm l, h
*Cách tiến hành
- GV giới thiệu hai âm mới - ghi bảng . GV đọc mẫu - HS đọc cá nhân –
đồng thanh.
- So sánh hai âm, vần mới (điểm giống và khác nhau).
* Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để đọc, viết được: l, h, lê, hè.
* Cách tiến hành:
 Dạy âm l:
+ GV viết âm, vần . HS đọc cá nhân – đồng thanh.
+ Từ âm mới học hướng dẫn học sinh ghép thêm dấu thanh, âm đầu để được
tiếng mới. Gọi HS nêu tiếng vừa tìm được.
+ HS ghép tiếng vào bảng cài => đọc cá nhân.
+ GV viết tiếng vừa ghép lên bảng.
+ Phân tích tiếng vừa ghép => cá nhân – đồng thanh.
+ Đánh vần tiếng vừa ghép => cá nhân – GV gọi vài em đánh vần lại (Hs
đọc còn yếu)
+ Giới thiệu tranh hoặc vật thật, rút từ khóa ( giải nghĩa ngắn ngọn)
+ GV viết bảng từ khóa: HS đọc trơn: cá nhân – đồng thanh.
+ Đọc tổng hợp.
 Dạy âm h: Dạy tương tự âm l
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế .Tìm
được tiếng ở ngoài bài có mang các âm l, h
* Cách tiến hành:
- Cá nhân tìm tiếng, từ và nói cho bạn bên cạnh nghe.
- Đại diện học sinh trình bày - Hs khác nhận xét.
 Nhận xét
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách
linh hoạt.
* Cách tiến hành:
+ GVcho Học sinh quan sát tranh SGK : Em thích hình ảnh nào nhất trong
bài? Vì sao em lại thích?
=> GDKNS cho học sinh
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiết 2.
Tiết 2
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học ở tiết 1.
* Cách tiến hành:
+ GV hỏi: -Tiết học trước các em học bài gì?
-Tiếng nào có mang âm l ? Tiếng nào có mang âm h?
 Nhận xét
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm l, h
*Cách tiến hành:
- Gọi học sinh đọc bài trên bảng lớp không theo thứ tự: cá nhân – đồng
thanh
- GV giới thiệu tranh: hỏi về nội dung bức tranh.
- Viết ở bảng câu ứng dụng, yêu cầu HS đọc nhẩm.
- Tìm tiếng, từ có trong câu ứng dụng mang âm vừa học.
- Đánh vần tiếng, từ có mang âm vừa học.
- Đọc trơn tiếng, từ có mang âm vừa học.
- Gọi vài em đọc to câu ứng dụng => Kết hợp GD tư tưởng cho học sinh.
- Luyện đọc toàn bài: cá nhân – đồng thanh.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
*Mục tiêu: Luyện viết đúng mẫu, đúng khoảng cách vào vở tập viết. Đọc rõ ràng,
mạch lạc tiếng, từ có mang âm l, h
*Cách tiến hành:
Luyện viết vở:
- GV hướng dẫn cách ngồi, cách cầm bút.
- GV hướng dẫn viết theo từng dòng => GV vừa viết, vừa nêu quy trình
viết chữ, điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách. Học sinh viết
bài vào vở.
- Kiểm tra, nhận xét bài một số em.
Luyện đọc trong SGK:
- HS giở sáchluyện đọc nhóm đôi - Yêu cầu học sinh chỉ bài cho bạn đọc
lộn xộn tránh đọc vẹt.
=> GV kết hợp kiểm tra 1 số nhóm.
 Nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng
*Mục tiêu HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Học
sinh luyện nói theo đúng chủ đề.
* Cách tiến hành:
 Luyện nói “le le”.
Thảo luận nhóm đôi bạn.
- Từng đôibạn lên trình bày.
Câu hỏi gợi ý:
. Trong tranh em thấy gì?
. Hai convật đang bơi trông giống con gì?
. Vịt, ngan được con người nuôi ở ao hồ nhưng có loài vịt sống tự do
không có người chăn gọi là vịt gì?
Kết luận: Trong tranh là con le le, conle le hình dáng giống vịt trời nhưng
nhỏ hơn, conle le chỉ có một vài nơi ở nước ta.
GDKNS cho học sinh
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống một
cách linh hoạt.
* Cách tiến hành:
*Trò chơi : Truyền thư
- Trong thư có 1 số âm đã học. Từnhững âm đó ghép lại thành tiếng, từ, cụm từ
theo yêu cầu đã ghi trong thư, nhóm nào ghép đúng, nhanh  thắng
Ví dụ : hè về, ve ve, be be …
 Nhận xét trò choi
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về học thuộc bài, xem trước bàì o, c.
* Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………................
Toán
Tiết 9:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về: Nhận biết số lượng 1, 2, 3, 4,5.
Đọc viết đếm trong phạm vi 5.
2. Kỹ năng : Các kỹ năng nhận dạng được các số trong phạm vi 5.
3. Thái độ : Ham thích hoạt động thực hành qua trò chơi thi đua
II.CHUẨN BỊ:
- GV : Tranh vẽ các sự vật có số lượng theo nội dung bài
- HS : Đồ dùng học Toán
III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành:
- Cho HS đếm ngược, xuôi dãy số từ 1 đến 5
- Một số HS hoàn thành các dãy số trong BT ở bảng
 Nhận xét
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức và thứ tự các số trong phạm vi 5
*Cách tiến hành:
- HS làm các BT :
 BT1,2 Đếm số lượng hình vẽ điền số thích hợp vào chỗ trống dưới
gốc hình
 Nhận xét
 BT3 : Điền số vào ô trống
+ Cho HS đọc lại thứ tự các số từ 1 đến 5 ; từ 5 đến 1
+ Gọi một số HS điền hoàn thành các số còn thiếu trong các dãy
số
 Nhận xét
Hoạt động 3: Vận dụng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế.
*Cách tiến hành:
 BT4 : HS viết các số 1, 2, 3, 4, 5
 Nhận xét
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách
linh hoạt.
* Cách tiến hành:
 Trò chơi điền số liên tiếp từ 1 đến 5
- Gọi số : 5 HS mỗi em cầm một thẻ số 1 đến 5
- GV gọi một số bất kì trong 5 số , em nào mang số được gọi bước
lên bục và gọi tiếp các số còn lại lên đứng cạnh bên
- Cả lớp cùng đọc lại dãy số vừa lập
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị chu đáo cho tiết học sau.
* Phần bổ sung:
Đạo đức
Tiết 3
GỌN GÀNG, SẠCH SẼ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:Học sinh hiểu được thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
2.Kỹ năng : Học sinh biết cáchăn mặc gọn gàng sạch sẽ
3.Thái độ : Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch
sẽ, thể hiện người có nếp sống , sinh hoạt văn hóa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi
trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.
* Tích hợp : rèn kĩ năng tự nhận thức
II. CHUẨN BỊ:
- GV : Tranh như vở BT phóng to – 1 cái lược
- HS : Mỗi em một cây lược, gương ( nếu có thể )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành:
- HS hát bài: Rửa mặt như mèo
+ HS lớp Một có gì mới, có gì vui ?
+ Em sẽ làm gì để kết quả học tập được tốt ?
 GV dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Giúp HS biết thế nào là sạch sẽ, gọn gàng
* Cách tiến hành:
- HS xem tranh chỉ những bạn có đầu tóc, quần áo sạch sẽ, gọn gàng
+ Trong tổ em hôm nay bạn nào có đầu tóc, quần áo sạch sẽ, gọn gàng ?
* Kết luận : Sạch sẽ, gọn gàng là:
 Quần áo đi học phẳng phiu, lành lặn , sạch sẽ không nhăn, rách,
bẩn hôi, xộc xệch
 Đầu tóc chải suôn, gọn gàng
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: HS biết chọn lựa quần áo sạch sẽ, gọn gàng
* Cách tiến hành:
- HS xem tranh BT2
 Mỗi em chọn 1 bộ quần áo cho 1 bạn nữ và cho bạn nam
 Giới thiệu về bộ quần áo mình chọn
- Cả lớp tham gia nhận xét.
- Liên hệ về bộ quần áo em mặc đi học và đầu tóc như thế nào ?
* Kết luận : Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ được mọi người khen, bạn
bè thích.
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung
quanh
* Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm
+ Nhờ gì em thấy được hình dáng, màu sắc các vật xung quanh ?
+ Làm thế bào để biết được một vật cứng hay mềm, nóng hay lạnh,
sần sùi hay nhẵn bóng ?
+ Em nghe được âm thanh nhờ bộ phận nào ?
- Cá nhân trình bày
* Kết luận : Nhờ các bộ phận của cơ thể như mắt, mũi, tay, lưỡi, tai ta có
thể biết rõ hơn về mọi vật xung quanh ta về màu sắc, hình dáng và mùi vị, âm
thanh
+ Điều gì xảy ra nếu các bộ phận ấy bị hỏng hay bị tật ?
* Giáo dục: Bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế.
* Cách tiến hành:
Trò chơi : Sửa giúp bạn
- Chỉ một số tranh ở vở BT các bạn ăn mặc chưa sạch sẽ, gọn gàng giúp
bạn cách sửa chữa cho gọn gàng
 Đôi bạn sửa quần áo, đầu tóc cho nhau
 Cùng hát bài : Rửa mặt như mèo
* Giáo dục : Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ khi đi học và khi đi chơi
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò : Về nhà học thuộc lời bài hát
* Phần bổ sung:
Học vần
Tiết 23+24:
O , C
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết viết được âm o – c, bò , cỏ. Đọc được các từ và
câu ứng dụng. Luyện nói đúng theo chủ đề “ vó bè”
2. Kỹ năng : Biết ghép âm, tạo tiếng. Rèn đọc to, rõ ràng, mạch lạc. Viết
đúng mẫu, sạchđẹp, nhanh. Nhận diện được âm trong tiếng, từ và câu ứng
dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề  rèn kỹ năng giao tiếp.
3. Thái độ : Giáo dục Học sinh yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các phương tiện dạy TV.
- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, vở tập viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Tiết 1
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh các nhóm chơi trò: Đọc cho nhau nghe
- Hình thức chơi: GV yêu cầu HS trong nhóm đọc các nét cơ bản liên quan
đến bài cũ ( GV đã in sẵn trên thẻ ) nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc.
- GV khen ngợi nhóm tích cực đọc bài
- Cho HS đọc giao lưu giữa các nhóm
 GV dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: Học sinh biết được âm o, c
*Cách tiến hành
- GV giới thiệu hai âm mới - ghi bảng . GV đọc mẫu - HS đọc cá nhân –
đồng thanh.
- So sánh hai âm, vần mới (điểm giống và khác nhau).
http://giasuminhtri.vn/
* Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để đọc, viết được: o, c, bò, cỏ.
* Cách tiến hành:
 Dạy âm o:
+ GV viết âm, vần . HS đọc cá nhân – đồng thanh.
+ Từ âm mới học hướng dẫn học sinh ghép thêm dấu thanh, âm đầu để được
tiếng mới. Gọi HS nêu tiếng vừa tìm được.
+ HS ghép tiếng vào bảng cài => đọc cá nhân.
+ GV viết tiếng vừa ghép lên bảng.
+ Phân tích tiếng vừa ghép => cá nhân – đồng thanh.
+ Đánh vần tiếng vừa ghép => cá nhân – GV gọi vài em đánh vần lại (Hs
đọc còn yếu)
+ Giới thiệu tranh hoặc vật thật, rút từ khóa ( giải nghĩa ngắn ngọn)
+ GV viết bảng từ khóa: HS đọc trơn: cá nhân – đồng thanh.
+ Đọc tổng hợp.
 Dạy âm c: Dạy tương tự nhưâm o
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế .Tìm
được tiếng ở ngoài bài có mang các âm o, c
* Cách tiến hành:
- Cá nhân tìm tiếng, từ và nói cho bạn bên cạnh nghe.
- Đại diện học sinh trình bày - Hs khác nhận xét.
 Nhận xét
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách
linh hoạt.
* Cách tiến hành:
+ GVcho Học sinh quan sát tranh SGK : Em thích hình ảnh nào nhất trong
bài? Vì sao em lại thích?
=> GDKNS cho học sinh
-Nhận xét tiết học.
http://giasuminhtri.vn/trung-tam-gia-su-quan-9-neu-3-buoc-chuan-bi-
cho-con-thi-vao-truong-chuyen.html
Tiết 2
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học ở tiết 1.
* Cách tiến hành:
+ GV hỏi: -Tiết học trước các em học bài gì?
-Tiếng nào có mang âm o? Tiếng nào có mang âm c?
 Nhận xét
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm o, c
*Cách tiến hành:
- Gọi học sinh đọc bài trên bảng lớp không theo thứ tự: cá nhân – đồng
thanh
- GV giới thiệu tranh: hỏi về nội dung bức tranh.
- Viết ở bảng câu ứng dụng, yêu cầu HS đọc nhẩm.
- Tìm tiếng, từ có trong câu ứng dụng mang âm vừa học.
- Đánh vần tiếng, từ có mang âm vừa học.
- Đọc trơn tiếng, từ có mang âm vừa học.
- Gọi vài em đọc to câu ứng dụng => Kết hợp GD tư tưởng cho học sinh.
- Luyện đọc toàn bài: cá nhân – đồng thanh.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
*Mục tiêu: Luyện viết đúng mẫu, đúng khoảng cách vào vở tập viết. Đọc rõ ràng,
mạch lạc tiếng, từ có mang âm o, c
http://giasuminhtri.vn/trung-tam-gia-su-quan-10-neu-3-ly-do-khien-
con-ban-hoc-sa-sut.html
*Cách tiến hành:
Luyện viết vở:
- GV hướng dẫn cách ngồi, cách cầm bút.
- GV hướng dẫn viết theo từng dòng => GV vừa viết, vừa nêu quy trình
viết chữ, điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách. Học sinh viết
bài vào vở.
- Kiểm tra, nhận xét bài một số em.
Luyện đọc trong SGK:
- HS giở sáchluyện đọc nhóm đôi - Yêu cầu học sinh chỉ bài cho bạn đọc
lộn xộn tránh đọc vẹt.
=> GV kết hợp kiểm tra 1 số nhóm.
 Nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng
*Mục tiêu HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Học
sinh luyện nói theo đúng chủ đề.
* Cách tiến hành:
 Luyện nói “ vó bè”
Thảo luận nhóm đôibạn.
- Từng đôibạn lên trình bày.
Câu hỏi gợi ý:
. Trong tranh em thấy những gì?
. Vó, bè dùng làm gì? Thường đặt ở đâu?
. Quê em có vó bè không?
. Em cònbiết những loại vó bè nào khác?
GDKNS cho học sinh
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống một
cách linh hoạt.
http://giasuminhtri.vn/trung-tam-gia-su-quan-12-neu-3-hoat-dong-bo-
ich-trong-dip-he.html
* Cách tiến hành:
*Trò chơi : Ghép chữ thành câu
- Đại diện 1 dãy 4 em
 Dãy A : Bò / bê / no / cỏ
 Dãy B : Hè về / có / vó / bè
- Phát cho mỗi học sinh 1 phong thư. Sau 1 tiếng gõ thước của giáo viên,
học sinh gợi ý và ghép thành câu có nghĩa. Nhóm nào nhanh, đúng  Thắng
- Nêu những tiếng có âm o, c ?
 Nhận xét trò choi
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về học thuộc bài, xem trước bài ô, ơ.
* Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………................
Toán
Tiết 10:
BÉ HƠN – DẤU <
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn”, dấu <
khi so sánh các số.
2. Kỹ năng : Có kỹ năng so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn.
3. Thái độ : Ham thích hoạt độngqua môn học thực hành qua trò chơi thi đua.
II.CHUẨN BỊ:
- GV : Các bìacứng có hình đồ vật hay convật theo nội dung bài, bảng
cài các số từ 1 đến 5, dấu <
- HS : Đồ dùng học Toán
III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
http://giasuminhtri.vn/trung-tam-gia-su-quan-thu-duc-neu-3-dau-
hieu-nhan-biet-trung-tam-gia-su-uy-tin.html
*Cách tiến hành:
- HS làm BT điền số còn thiếu vào dãy số từ 1 đến 5
- GV nêu 1 số, HS nêu số liền trước ( sau ) số đó theo yêu cầu
 Nhận xét
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: HS nắm cách so sánh và sử dụng dấu <
*Cách tiến hành:
- Quan sát tranh, so sánh
. 2 xe hơi với 2 xe hơi
. 2 con chim và 3 con chim
HS ghi số dưới các tranh . – Nối từng cặp ở 2 tranh – So sánh số
lượng vật ở 2 tranh 1< 2 ; 2 < 3
- Giới thiệu dấu bé hơn ( < )
. HS đọc 1 < 3 ; 2 < 5 ; 3 < 4
. Lưu ý :Khi viết dấu bé giữa 2 số mũi nhọn quay về phía trái
HS viết dấu < ở bảng con, vở
 Số chỉ đồ vật, sự vật ít hơn là số bé hơn khi so sánh các số
 Nhận xét
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh các số
* Cách tiến hành:
 BT3 : Viết ( theo mẫu)
- Bên trái có 1 chấm tròn, bên phải có 3 chấm tròn ta viết 1 < 3, đọc là 1
bé hơn 3.
 Nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng
http://giasuminhtri.vn/trung-tam-gia-su-quan-tan-phu-neu-3-loi-
thuong-gap-khi-ban-giup-con-giai-toan-tieu-hoc.html
*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế.
*Cách tiến hành:
 BT4 : HS viết dấu < vào ô trống tiếp sức và đọc nội dung mình vừa
điền
VD : 1…. 2 ; 2….4 ; 2…5
- Khi so sánh 2 số mũi nhọn của dấu luôn quay về số bé hơn hay số lớn
hơn ?
 Nhận xét
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách
linh hoạt.
* Cách tiến hành:
 Trò chơi : Nối ô trống với số thích hợp
12 HS tham gia chia thành 3 nhóm chung sức nối tất cả các số thích hợp
1 2 3 4 5
1 < 2 < 3 < 4 <
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị chu đáo cho tiết học sau.
* Phần bổ sung:
Tự nhiên - Xã hội
Tiết 3:
NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh.Hiểu được mắt,
mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết các vật xung
quanh
2.Kỹ năng : Rèn học sinh nhận biết các vật xung quanh bằng các giác quan.
3.Thái độ :Giáo dục Học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ
thể.
II. CHUẨN BỊ:
- GV : Các hình như SGK phóng to
- HS : Mỗi em 1 đồ vật thường dùng trong cuộc sống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành:
+ Sự lớn lên của trẻ thể hiện qua điều gì?
+ Ở cùng một lứa tuổi các em có lớn bằng nhau không ? Điều đó có gì đáng
lo ngại ?
 GV dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và mô tả được các vật xung quanh
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn quan sát
- Quan sátvà nóivề hình dáng, màu sắc, sựnóng, lạnh, sầnsùi, nhẵn bóng…
củacác vậtxungquanhmà các emnhìnthấytronghình/SGK(hoặcmẫuvậtcủaGV)
 Để biếtđược nhờ đâumàtanhận biết được cácvậtxungquanhta, các emsẽnói
cho nhau nghe trong nhóm các vật các em mang theo nhé.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Học sinh biết mô tả được các vật xung quanh xung bằng các giác
quan.
* Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm bàn
+ Tả hình dáng, mùi vị các vật mang theo
- Cá nhân mô tả trước lớp
+ Xung quanh các em còn có những vật nào khác ? ( cây cối, bàn
ghế, bảng, quạt …. )
- Mời nhận xét
* Kết luận : Cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận đóng một vai trò quan trọng
trong nhận biết các vật xung quanh như : mắt, tai, miệng, mũi, lưỡi, tay (da).
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung
quanh
* Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm
+ Nhờ gì em thấy được hình dáng, màu sắc các vật xung quanh ?
+ Làm thế bào để biết được một vật cứng hay mềm, nóng hay lạnh,
sần sùi hay nhẵn bóng ?
+ Em nghe được âm thanh nhờ bộ phận nào ?
- Cá nhân trình bày
* Kết luận : Nhờ các bộ phận của cơ thể như mắt, mũi, tay, lưỡi, tai ta có
thể biết rõ hơn về mọi vật xung quanh ta về màu sắc, hình dáng và mùi vị, âm
thanh
+ Điều gì xảy ra nếu các bộ phận ấy bị hỏng hay bị tật ?
* Giáo dục: Bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế.
* Cách tiến hành:
 Trò chơi : “ Nhận biết các vật “
9 HS tham gia . Các em được bịt kín mắt . GV cho mỗi em cầm 1 vật, sau
đó mỗi em dùng các giác quan để nhận biết và gọi tên đồ vật mình đang cầm và
cho bíết nhờ giác quan nào mình biết được vật đó
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò : Về nhà học thuộc lời bài hát
* Phần bổ sung:
Âm nhạc
Tiết 3:
MỜI BẠN VUI MÚA CA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Hát đúng giai điệu và lời ca . Biết bài hát Mời bạn vui múa ca
là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
2. Kỹ năng : HS biết biểu diễn và vận động phụ họa lời ca
3. Thái độ : Giáo dục học sinh biết yêu quý tình bạn, biết quan tâm và giúp
đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chuẩn bị các động tác phụ họa - Băng nhạc, máy hát
- Học sinh: Nhạc cụ
Hát chuẩn xác bài hát và chuẩn bị vài động tác phụ hoạ.
+ Câu 1: Hai tay đưa về phía trước Bắc chéo và đưa lên cao và dang
ngang hạ xuống kết hợp nhún chân.
+ Câu 2: Tay phải đưa về trước sang trái, lên cao, hạ xuống kết hợp nhún
chân.
+ Câu 3: Tương tự động tác 2 nhưng đổi bên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành:
- Nhắc nhở tư thế ngồi học
- Kiểm tra bài “ Quê hương tươi đẹp”
 GV dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu bài hát
* Cách tiến hành:
 Dạy hát bài: Mời bạn vui múa ca
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát
- Giáo viên hát mẫu
- Học sinh đọc lời ca
- Cho học sinh luyện thanh
Dạy hát theo kiểu móc xích từng câu
Chim......................lanh
La.......................là
Mời.....................ca
- Hát mẫu cho học sinh nghe thật kỉ mới cho học sinh hát theo
- Kiểm tra học sinh hát chuẩn câu này mới sang câu khác
- Chỉ cho học sinh thấy sự giống nhau tiết tấu của câu hát
- Dạy xong cho vài nhóm và cá nhân lên hát trước lớp
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng nhận biết giai điệu của bài hát
* Cách tiến hành:
 Hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Hát mẫu & thực hiện mẫu.
- Chú ý chỗ khó cho hs
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- Chia tổ thực hiện.
- Mời nhóm thực hiện trước lớp.
- Mời vài cá nhân thực hiện.
- Mời nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Hát đúng bài hát và biết kết hợp động tác phụ hoạ
* Cách tiến hành:
- Hát kết vận động phụ họa.
- GV thực hiện mẫu.
- Phân tích động tác cho hs.
- GV thực hiện mẫu lần hai.
- Bắt nhịp, lớp thực hiện
- GV chú ý sửa sai để hs thực hiện đúng.
- Từng dãy thực hiện vài lần.
+ Nhận xét
- Mời vài nhóm thực hiện.
- Mời vài cá nhân thực hiện
+ Chỉ định nhóm HS khá hát biểu diễn trước lớp
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế.
* Cách tiến hành:
- Bắt nhịp cả lớp cùng hát lại bài hát
- Qua bài hát này tác giả Phạm Tuyên nhác nhở các em điều gì?
+ Tác gỉả muốn nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương bạn bè, biết quý
trọng tình bạn.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò : Về nhà học thuộc lời bài hát
* Phần bổ sung:
Học vần
Tiết 25+26:
Ô , Ơ
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Học sinh đọc viết được ô – ơ, các tiếng, từ, câu ứng dụng.
Luyện nói được theo chủ đề “ bờ hồ”
2. Kỹ năng : Biết ghép âm, tạo tiếng, rèn viết đúng mẫu, đều nét, đẹp. Phát
triển lới nói tự nhiên theo chủ đề “bờ hồ”.
3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. Tự tin trong giao tiếp.
*Tíchhợp giáo dục : Bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các phương tiện dạy TV.
- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, vở tập viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Tiết 1
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh các nhóm chơi trò: Đọc cho nhau nghe
- Hình thức chơi: GV yêu cầu HS trong nhóm đọc các nét cơ bản liên quan
đến bài cũ ( GV đã in sẵn trên thẻ ) nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc.
- GV khen ngợi nhóm tích cực đọc bài
- Cho HS đọc giao lưu giữa các nhóm
 GV dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: Học sinh biết được âm ô, ơ
*Cách tiến hành
- GV giới thiệu hai âm mới - ghi bảng . GV đọc mẫu - HS đọc cá nhân –
đồng thanh.
- So sánh hai âm, vần mới (điểm giống và khác nhau).
* Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để đọc, viết được: ô, ơ, cô, cờ.
* Cách tiến hành:
 Dạy âm ô:
+ GV viết âm, vần . HS đọc cá nhân – đồng thanh.
+ Từ âm mới học hướng dẫn học sinh ghép thêm dấu thanh, âm đầu để được
tiếng mới. Gọi HS nêu tiếng vừa tìm được.
+ HS ghép tiếng vào bảng cài => đọc cá nhân.
+ GV viết tiếng vừa ghép lên bảng.
+ Phân tích tiếng vừa ghép => cá nhân – đồng thanh.
+ Đánh vần tiếng vừa ghép => cá nhân – GV gọi vài em đánh vần lại (Hs
đọc còn yếu)
+ Giới thiệu tranh hoặc vật thật, rút từ khóa ( giải nghĩa ngắn ngọn)
+ GV viết bảng từ khóa: HS đọc trơn: cá nhân – đồng thanh.
+ Đọc tổng hợp.
 Dạy âm ơ: Dạy tương tự âm ô
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế .Tìm
được tiếng ở ngoài bài có mang các âm o, c
* Cách tiến hành:
- Cá nhân tìm tiếng, từ và nói cho bạn bên cạnh nghe.
- Đại diện học sinh trình bày - Hs khác nhận xét.
 Nhận xét
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách
linh hoạt.
* Cách tiến hành:
+ GVcho Học sinh quan sát tranh SGK : Em thích hình ảnh nào nhất trong
bài? Vì sao em lại thích?
=> GDKNS cho học sinh
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiết 2.
Tiết 2
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học ở tiết 1.
* Cách tiến hành:
+ GV hỏi: -Tiết học trước các em học bài gì?
-Tiếng nào có mang âm ô? Tiếng nào có mang âm ơ?
 Nhận xét
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm ô, ơ
*Cách tiến hành:
- Gọi học sinh đọc bài trên bảng lớp không theo thứ tự: cá nhân – đồng
thanh
- GV giới thiệu tranh: hỏi về nội dung bức tranh.
- Viết ở bảng câu ứng dụng, yêu cầu HS đọc nhẩm.
- Tìm tiếng, từ có trong câu ứng dụng mang âm vừa học.
- Đánh vần tiếng, từ có mang âm vừa học.
- Đọc trơn tiếng, từ có mang âm vừa học.
- Gọi vài em đọc to câu ứng dụng => Kết hợp GD tư tưởng cho học sinh.
- Luyện đọc toàn bài: cá nhân – đồng thanh.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
*Mục tiêu: Luyện viết đúng mẫu, đúng khoảng cách vào vở tập viết. Đọc rõ ràng,
mạch lạc tiếng, từ có mang âm ô, ơ
*Cách tiến hành:
Luyện viết vở:
- GV hướng dẫn cách ngồi, cách cầm bút.
- GV hướng dẫn viết theo từng dòng => GV vừa viết, vừa nêu quy trình
viết chữ, điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách. Học sinh viết
bài vào vở.
- Kiểm tra, nhận xét bài một số em.
Luyện đọc trong SGK:
- HS giở sáchluyện đọc nhóm đôi - Yêu cầu học sinh chỉ bài cho bạn đọc
lộn xộn tránh đọc vẹt.
=> GV kết hợp kiểm tra 1 số nhóm.
 Nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng
*Mục tiêu HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Học
sinh luyện nói theo đúng chủ đề.
* Cách tiến hành:
 Luyện nói theo chủ đề “bờ hồ”
-Thảo luận nhóm đôi bạn.
- Từng đôibạn lên trình bày.
Câu hỏi gợi ý:
. Trong tranh em thấy những gì?
. Cảnh trong tranh nói về mùa nào? Tại sao em biết?
. Bờ hồ ở trong tranh đã dùng vào việc gì?
. Nơi em ở có hồ không? Bờ hồ dùng làm gì?
 GDBVMT: Em cần làm gì để hồ trong , sạch, đẹp?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống một
cách linh hoạt.
* Cách tiến hành:
*Trò chơi : Tìm tiếng, từ có âm vừa học
- Các nhóm thi đua tiếp sứctìm tiếng cóvần vừa học.Nhóm nào tìm được nhiều,
đúng thắng
- Yêu cầu học sinh đọc các tiếng vừa tìm.
 Nhận xét – tuyên dương
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về học thuộc bài, xem trước bài ôn tập.
* Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………................
Toán
Tiết 11:
LỚN HƠN - DẤU >
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn”, dấu <
khi so sánh các số.
2. Kỹ năng : Có kỹ năng so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn.
3. Thái độ : Ham thíchhoạt động qua môn học thực hành qua trò chơi thi đua.
II.CHUẨN BỊ:
- GV : Các bìacứng có hình đồ vật hay convật theo nội dung bài, bảng
cài các số từ 1 đến 5, dấu >
- HS : Đồ dùng học Toán
III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành:
- HS làm BT điền dấu so sánh
- Trả lời miệng :
+ Trong dãy số ta đã học, số đứng trước thế nào so với số đứng sau nó ?
 Nhận xét
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: HS nhận biết mối quan hệ lớn hơn
*Cách tiến hành:
 Lần 1 : So sánh số bướm bên trái (5 con ), bên phải (1 con )
 Lần 2 : Bên trái 2 con thỏ ; bên phải 2 con thỏ
 Lần 3 : bên trái 2 - 3 chấm tròn ; bên phải 1 - 2 chấm tròn
+ Ghi số thích hợp dưới số chấm tròn
+ So sánh 2 > 1 ; 3 > 2
- Giới thiệu dấu >
 So sánh cách viết với dấu <
 HS đọc : 3 > 1 ; 3 > 2 ; 5 > 3
 Nhận xét
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh các số
* Cách tiến hành:
Rèn kĩ năng so sánh theo quan hệ lớn hơn
- HS làm các BT ở vở BT
 BT 1 : GV hướng dẫn cách điền dấu so sánh:
3….4 5…. 2 1… 3 2…4
4… 3 2… 5 3… 1 4… 2
 Nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế.
*Cách tiến hành:
 BT2 : HS tự xem hình, đếm số và điền dấu thích hợp
* Lưu ý giúp HS yếu
 Nhận xét
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách
linh hoạt.
* Cách tiến hành:
 Trò chơi : Nối ô trống với số thích hợp
12 HS tham gia chia làm 3 nhóm chung sức nối với tất cả các số đúng
2 > … 3 > … 4 > 5 >
1 2 3 4 5
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị chu đáo cho tiết học sau.
* Phần bổ sung:
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Thể dục
Tiết 3
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI VẬN
ĐỘNG
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Ôn tập họp hàng dọc, dóng hàng. Ôn trò chơi “Diệt các con
vật có hại”.
2. Kỹ năng: Yêu cầu HS tập họp hàng dọc, dónghàng đúng chỗ, nhanh và
trật tự hơn giờ trước.Tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
3. Thái độ : Giáo dục HS tính trật tự, bền sức
II. CHUẨN BỊ :
- Địa điểm : Sân trường sạch, an toàn
- Phương tiện : Còi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Nội dung Định
lượng
Phương pháp
1- Phần mở đầu :
- Nhận lớp, phổ biến nội dung,
yêu cầu của bài học
- Cho HS đứng vỗ tay, hát
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo
nhịp 1, 2
2- Phần cơ bản :
a,- Ôn tập hàng dọc, dóng hàng
:3 lần
b, Học tưthế đứng nghiêm : 3 lần
c, Học tư thế đứng nghỉ : 3 lần
Phút
2
2
2
5
6
Tập hợp HS thành 4 hàng dọc
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
Chuyển thành đội hình hàng
ngang
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
- Lần 1 : GV cho HS tập họp
hàngdọc, dóng hàng
- Lần 2, 3: Lớp trưởng điều khiển,
GV theo dõi, sửa sai
- Hô khẩu lệnh, làm mẫu để HS
tập
* Phần bổ sung:
Mỹ thuật
Tiết 3:
CHỦ ĐỀ 2
SẮC MÀU EM YÊU
* Phần bổ sung:
. Tập phối hợp : nghiêm, nghỉ
(3 lần )
. Tập phối hợp : lập họp hàng
dọc, dóng hàng, đứng nghiêm,
đứng nghỉ ( 2 lần )
. HS chơi trò chơi : “ Diệt các
con vật có hại “
3- Phần kết thúc :
- HS giậm chân tại chỗ đếm
theo nhịp 1, 2
- GV cùng HS hệ thống bài
- Nhận xét giờ học
Dặn dò HS thực hiện tốt các
động tác trong lúc xếp hàng
6
6
2
2
2
- Lần 1 : GV điều khiển
- Lần 2, 3 lớp trưởng điều khiển
- GV điều khiển cho HS tập, giải
tán sau đó tập họp lại
- Các tổ thi đua tập
-Khi GV gọi tên các con vật có
hại thì tất cả hô to “ Diệt “
- HS tập họp thành 4 hàng dọc
Học vần
Tiết 27+28:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Học sinh đọc, viết 1 cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong
tuần : ê , v , l , h , o , c , ô , ơ. nghe kể truyện kể hổ
2.Kỹ năng : Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng. Kể lại theo tranh truyện
kể hổ.
3.Thái độ:Giáo dục học sinh lòng tự tin, lời kể tự nhiên. Yêu thích truyện kể tự
nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các phương tiện dạy TV.
- HS: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Tiết 1
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh các nhóm chơi trò: Đọc cho nhau nghe
- Hình thức chơi: GV yêu cầu HS trong nhóm đọc các vần, tiếng, từ, câu có liên
quan
đến bài cũ ( GV đã in sẵn trên thẻ ) nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc.
- GV khen ngợi nhóm tích cực đọc bài
- Cho HS đọc giao lưu giữa các nhóm
 GV dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: HS đọc một cách chắn chắc các âm đã học
Luyện đọc vần ôn:
- GV đính bảng ôn lên bảng - HS đọc cá nhân – đồng thanh.
* Bảng 1:
a. Đọc âm - Hs chỉ chữ.
Hs chỉ chữ và đọc âm.
b. Ghép chữ thành tiếng:
b: e, ê, o, ô, ơ.
. Đọc:be, bê, bo ,bô, bơ.
. Hs ghép v, l, h, c với e, ê, o, ô, ơ dạy tương tự như: b.
. Chỉ bất kì cho Hs đọc.
* Khai thác tranh ở đầu bài.
. Muốn có tiếng co viết âm nào trước âm nào sau?
. Có tiếng co, có thêm tiếng gì ta được tiếng cò?
. Tiếng co thêm dấu gì để có tiếng cỏ?
. Tiếng co thêm tiếng gì để được tiếng cọ?
* Bảng 2:
Đọc tiếng có dấu thanh: vò, vo, võ, vỏ, vọ.
* Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để đọc các từ ứng dụng, viết được âm
vừa học
* Cách tiến hành:
Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV viết phiếu bài tập cho các nhóm , yêu cầu nhóm đọc từ sau đó nối từ
với hình thích hợp hoặc GV dùng các tấm bìa (bảng) có ghi các từ ứng dụng cho
các nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn trong nhóm đọc cá nhân. HS tìm
những tiếng (ở các từ ứng dụng) tiếng nào có âm vừa học thì gạch chân.
- Đại diện nhóm (nhóm trưởng) báo cáo phần đọc của các bạn trong nhóm
(đọc đúng, to, rõ ràng).
- Các nhóm đối chiếu với kết quả của GV trên bảng (từ nối với hình ảnh).
Giải nghĩa một số từ.
- 1HS đọc các từ ứng dụng trên bảng . GV kết hợp trên bảng để hỏi HS và
gạch chân dưới tiếng có âm vừa học.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng trong từ ứng dụng (gọi những em
đọc yếu đọc cá nhân )
- GV chỉ HS đọc trơn bất kì tiếng ( từ ) ứng dụng: cá nhân – đồng thanh. =>
kết hợp giải nghĩa từ (qua tranh ảnh, vật thật…)
- Đọc tổng hợp toàn bài: cá nhân.
- Nhận xét.
Tập viết từ ứng dụng:
 Viết mẫu.
 Học sinh viết bảng. ( GV theo dõi giúp đỡ HS)
- Nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế .Tìm
được tiếng, từ có các âm vừa ôn ở ngoài bài.
* Cách tiến hành:
- Cá nhân tìm từ và nói cho bạn bên cạnh nghe.
- Đại diện học sinh trình bày- Hs khác nhận xét.
 Nhận xét
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách
linh hoạt.
* Cách tiến hành:
+GVcho Học sinh quan sát tranh SGK : Em thích hình ảnh nào nhất trong
bài? Vì sao em lại thích?
=> GDKNS cho học sinh
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết 2.
Tiết 2
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học ở tiết 1.
* Cách tiến hành:
+ GV hỏi: -Tiết học trước các em học các âm gì?
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: Đọc rõ ràng, mạch lạc câu ứng dụng mang viết được âm vừa ôn
*Cách tiến hành:
- Gọi học sinh đọc bài trên bảng lớp không theo thứ tự: cá nhân – đồng thanh
- GV giới thiệu tranh: hỏi về nội dung bức tranh.
- Viết ở bảng câu ứng dụng, yêu cầu HS đọc nhẩm.
- Tìmtiếng, từ có trong câu ứng dụng mang âm, vần vừa học.
- Đánh vần tiếng, từ có mang âm, vần vừa học.
- Đọc trơn tiếng, từ có mang âm, vần vừa học.
- Gọivài em đọc to câu ứng dụng => Kết hợp GD tư tưởng cho học sinh.
- Luyện đọc toàn bài: cá nhân – đồng thanh.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
*Mục tiêu: Luyện viết đúng mẫu, đúng khoảng cách vào vở tập viết. Đọc rõ ràng,
mạch lạc vần, tiếng, từ, câu trong SGK.
*Cách tiến hành:
Luyện viết vở:
- GV hướng dẫn cáchngồi, cách cầm bút.
- GV hướng dẫn viết từng âm theo từng dòng => GV vừa viết, vừa nêu quy
trình viết từng chữ: điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa
các conchữ. Học sinh viết bài vào vở.
- GV hướng dẫn cáchviết từ theo từng dòng => GV vừa viết vừa nêu quy
trình viết từng chữ: điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa
các conchữ, giữa các chữ. Học sinh viết bài vào vở.
- Kiểm tra, nhận xét bài một số em.
Luyện đọc trong SGK:
- HS giở sáchluyện đọc nhóm đôi - Yêu cầu học sinh chỉ bài cho bạn đọc lộn
xộn tránh đọc vẹt.
=> GV kết hợp kiểm tra 1 số nhóm.
- Gọi 1 số em đọc bài.
- Nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Học
sinh luyện nói theo đúng chủ đề.
* Cách tiến hành:
+ GV kể chuyện: hổ (mèo dạy hổ)
+ Kể chuyện bằng tranh.
- Tranh 1: Hổ xin mèo truyền cho võ nghệ, mèo nhận lời.
- Tranh 2: Hằng ngày hổ đến lớp học tập chuyên cần.
- Tranh 3: 1 lần hổ phục sẵn… vồ mèo.
- Tranh 4: Nhân lúc hổ sơ ý mèo nhảy tót lên 1 cây cao. Hổ đứng dưới đất
gầm gào bất lực.
* Ý nghĩa: Hổ là 1 convật vô ơn đáng khinh bỉ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống một
cách linh hoạt.
* Cách tiến hành:
- GVcho học sinh chọn tiếng, từ thích hợp điền vào chỗ chấm.
( ve, vẽ, về, vế )
Bé ….. cô, bé …. cờ.
Ve …. ve, hè …..
 Nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về học thuộc bài, xem trước bài: i, a.
* Phần bổ sung:
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Toán
Tiết 12:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Củng cố những khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn, về sử
dụng các dấu <, > và các từ “bé hơn”, “lớn hơn” khi so sánh 2 số.
2. Kỹ năng : Biết mối quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn khi so sánh 2 số.
3. Thái độ : Yêu thích môn học qua các hoạt động.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Các hình bìanhư SGK, phiếu BT theo nhóm
- HS : Đồ dùng học Toán
III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành:
- Cho 1 HS đứng chống nạnh trước lớp
- Gọi một số HS chỉ 2 cánh tay chống nạnh của bạn giống dấu gì
- HS làm bảng con : 3 … 5 ; 4….2
 Nhận xét
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
*Mục tiêu: Củng cố về so sánh 2 số
*Cách tiến hành:
 BT1: Cá nhân tự điền dấu so sánh giữa 2 số
Lưu ý điểm giống nhau giữa các cặp số
VD : 3…4 ; 4…3
* Có 2 số khác nhau thì bao giờ cũng có một số lớn hơn và một
số bé hơn
 Nhận xét
 BT2 : Sử dụng bìa
+ HS đính số thích hợp và ghi dấu so sánh
4 > 3 ; 3 < 4
+ HS làm bài ở bảng con :
 Nhận xét
Hoạt động 3: Vận dụng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế.
*Cách tiến hành:
 BT3 : Nối ô trống với số thích hợp HS làm theo 6 nhóm
1 2 3 4 5
1 < … 2 < … 3 < … 4 < …
 Nhận xét
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách
linh hoạt.
* Cách tiến hành:
 Trò chơi : điền dấu đúng
- 12 HS tham gia, 8 em cầm các thẻ số, 4 em các thẻ dấu <, >
- 2 em cầm 2 số tạo thành một cặp số - 4 cặp
- 4 em cầm các thẻ dấu chọn vị trí đúng giữa các cặp số
- Lớp cùng nhận xét .
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị chu đáo cho tiết học sau.
* Phần bổ sung:
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Học vần
Tiết 29+30:
i, a
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Học sinh Nhận biết được i – a.
- Đọc và viết được chữ i – a, bi – cá; câu ứng dụng : bé hà có vở ô li.
- Luyện nói đúng theo chủ đề.
2. Kỹ năng :
- Biết ghép âm tạo tiếng.
- Rèn viết đúng mẫu, đều nét, sạch đẹp.
- Đọc to rõ nội dung bài có âm i – a .
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
3. Thái độ :
- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
- Tự tin hơn trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các phương tiện dạy TV.
- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, vở tập viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Tiết 1
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh các nhóm chơi trò: Đọc cho nhau nghe
- Hình thức chơi: GV yêu cầu HS trong nhóm đọc các nét cơ bản liên quan
đến bài cũ ( GV đã in sẵn trên thẻ ) nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc.
- GV khen ngợi nhóm tích cực đọc bài
- Cho HS đọc giao lưu giữa các nhóm
 GV dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: Học sinh biết được âm i , a
*Cách tiến hành
- GV giới thiệu hai âm mới - ghi bảng . GV đọc mẫu - HS đọc cá nhân –
đồng thanh.
- So sánh hai âm, vần mới (điểm giống và khác nhau).
* Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để đọc, viết được: i, a, bi, cá.
* Cách tiến hành:
 Dạy âm i:
+ GV viết âm, vần . HS đọc cá nhân – đồng thanh.
+ Từ âm mới học hướng dẫn học sinh ghép thêm dấu thanh, âm đầu để được
tiếng mới. Gọi HS nêu tiếng vừa tìm được.
+ HS ghép tiếng vào bảng cài => đọc cá nhân.
+ GV viết tiếng vừa ghép lên bảng.
+ Phân tích tiếng vừa ghép => cá nhân – đồng thanh.
+ Đánh vần tiếng vừa ghép => cá nhân – GV gọi vài em đánh vần lại (Hs
đọc còn yếu)
+ Giới thiệu tranh hoặc vật thật, rút từ khóa ( giải nghĩa ngắn ngọn)
+ GV viết bảng từ khóa: HS đọc trơn: cá nhân – đồng thanh.
+ Đọc tổng hợp.
 Dạy âm a : Dạy tương tự âm i
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế .Tìm
được tiếng ở ngoài bài có mang các âm i , a
* Cách tiến hành:
- Cá nhân tìm tiếng, từ và nói cho bạn bên cạnh nghe.
- Đại diện học sinh trình bày - Hs khác nhận xét.
 Nhận xét
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách
linh hoạt.
* Cách tiến hành:
+ GVcho Học sinh quan sát tranh SGK : Em thích hình ảnh nào nhất trong
bài? Vì sao em lại thích?
=> GDKNS cho học sinh
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiết 2.
Tiết 2
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học ở tiết 1.
* Cách tiến hành:
+ GV hỏi: -Tiết học trước các em học bài gì?
-Tiếng nào có mang âm i? Tiếng nào có mang âm a?
 Nhận xét
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Mục tiêu: Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm i , a
*Cách tiến hành:
- Gọi học sinh đọc bài trên bảng lớp không theo thứ tự: cá nhân – đồng
thanh
- GV giới thiệu tranh: hỏi về nội dung bức tranh.
- Viết ở bảng câu ứng dụng, yêu cầu HS đọc nhẩm.
- Tìm tiếng, từ có trong câu ứng dụng mang âm vừa học.
- Đánh vần tiếng, từ có mang âm vừa học.
- Đọc trơn tiếng, từ có mang âm vừa học.
- Gọi vài em đọc to câu ứng dụng => Kết hợp GD tư tưởng cho học sinh.
- Luyện đọc toàn bài: cá nhân – đồng thanh.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
*Mục tiêu: Luyện viết đúng mẫu, đúng khoảng cách vào vở tập viết. Đọc rõ ràng,
mạch lạc tiếng, từ có mang âm i , a
*Cách tiến hành:
Luyện viết vở:
- GV hướng dẫn cách ngồi, cách cầm bút.
- GV hướng dẫn viết theo từng dòng => GV vừa viết, vừa nêu quy trình
viết chữ, điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách. Học sinh viết
bài vào vở.
- Kiểm tra, nhận xét bài một số em.
Luyện đọc trong SGK:
- HS giở sáchluyện đọc nhóm đôi - Yêu cầu học sinh chỉ bài cho bạn đọc
lộn xộn tránh đọc vẹt.
=> GV kết hợp kiểm tra 1 số nhóm.
 Nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng
*Mục tiêu HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Học
sinh luyện nói theo đúng chủ đề.
* Cách tiến hành:
 Luyện nói HS luyện nói được chủ đề “lá cờ”.
- Thảo luận đôi bạn: (1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời)
Câu hỏi gợi ý:
. Tranh vẽ gì? Lá cờ Tổ quốc có nền màu gì?
. Ngoài cờ Tổ quốc (cờ đỏ sao vàng) em còn thấy những loại cờ nào?
. Cờ Hội người ta thường dùng vào các ngày lễ hội hoặc những đội múa
lân người ta cũng thường sử dụng.
 Giáo dục tư tưởng: Chủ đề luyện nói chúng ta hôm nay là lá cờ. Khi chào cờ
đầu tuần các em thường thấy trường chúng ta dùng lá cờ Tổ Quốc, cờ Đội cho
nên các em nên thể hiện sựtrân trọng của mình bằng cách nghiêm trang trong khi
chào cờ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống một
cách linh hoạt.
* Cách tiến hành:
*Trò chơi : Tiếp sức
- Gạch chân từ, tiếng có âm hôm nay em học
- Đại diện 1 dãy 4 em
- Đọc các tiếng từ các bạn vừa gạch chân
 Nhận xét trò choi
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về học thuộc bài, xem trước bài n, m.
* Phần bổ sung:
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Thủ công
Tiết 3
XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
HÌNH TAM GIÁC
( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : HS biết cách xé dán hình chữ nhật, hình tam giác. Nắm được
thao tác xé.
2.Kĩ năng : Xé dán đúng qui trình hướng dẫn của giáo viên.Dán đúng mẫu
đẹp có sáng tạo.
3.Thái độ:Kiên trì, cẩn thận khi thực hiện các thao tác. có ý thức giữ vệ
sinh. Giáo dục tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp.
* Điều chỉnh: Không yêu cầu dán theo số ô qui định của mẫu
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Bài mẫu xé dán hình chữ nhật, hình tam giác, mẫu sáng tạo
Giấy nháp trắng, giấy màu
Hồ, bút chì, khăn lau tay
- HS : Giấy màu, bút chì, hồ dán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Kiểm tra ĐDHT và dẫn dắt vào bài mới.
*Cách tiến hành:
- Kiểm tra các đồ dùng học Thủ công
- Nhắc cách vẽ hình chữ nhật, hình tam giác
 GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: HS nhắc cách xé dán các hình chữ nhật, hình tam giác
*Cách tiến hành:
- Học sinh nhắc lại qui trình vẽ và xé dán hình chữ nhật, hình tam giác.
 Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức vừa học để luyện tập
* Cách tiến hành:
- HS vẽ 2 hình tam giác và hình chữ nhật ở mặt saucủa 2 tờ giấy màu khác
nhau
- Tiến hành xé từng hình theo các cạnh
 GV có hình mẫu để hướng dẫn và giúp HS xé tránh các vết răng cưa
- Kiểm tra lại các hình sau khi xé
- Ướm thử vào vở - Chấm vị trí cho cân đối
- Bôi hồ đều ở mặt sau của từng hình và dán vào vở - Miết lại cho thẳng
- GV theo dõi giúp HS chậm
 Nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế.
* Cách tiến hành:Trưng bày sản phẩm làm đẹp của tổ
- Chia bảng lớp thành 3 cột, mỗi cột dành cho 1 tổ trưng bày
- Chọn một số HS đại diện các tổ làm giám khảo
- Trình bày sản phẩm, GV sửa chỗ chưa đẹp cho HS
- Liên hệ:
+ Trong thực tế, những vật nào có dạng hình chữ nhật, hình tam
giác .
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách
linh hoạt.
* Cách tiến hành:
* Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo
-Đại diện mỗi tổ 2 em, thi vẽ và xé hình chữ nhật, hình tam giác trên
giấy màu.
 Nhận xét tuyên dương
- Nhận xét tiết học,
- Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau “Xé, dán hình vuông, hình tròn”
* Phần bổ sung:

More Related Content

What's hot

giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhấtgiáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhấtgia su minh tri
 
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 14 - Tuần 18
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 14 - Tuần 18Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 14 - Tuần 18
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 14 - Tuần 18tieuhocvn .info
 
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Phần 1
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1  - Phần 11st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1  - Phần 1
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Phần 1tieuhocvn .info
 
giáo án lớp 1 tuần 33 hay nhất
giáo án lớp 1 tuần 33 hay nhấtgiáo án lớp 1 tuần 33 hay nhất
giáo án lớp 1 tuần 33 hay nhấtgia su minh tri
 
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Giao an-lop-1-tuan-32-day-du
Giao an-lop-1-tuan-32-day-duGiao an-lop-1-tuan-32-day-du
Giao an-lop-1-tuan-32-day-dugia su minh tri
 
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 7 - Tuần 17
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 7 - Tuần 17Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 7 - Tuần 17
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 7 - Tuần 17tieuhocvn .info
 
Giao an mi thuat 3 co hinh minh hoa
Giao an mi thuat 3 co hinh minh hoaGiao an mi thuat 3 co hinh minh hoa
Giao an mi thuat 3 co hinh minh hoatieuhocvn .info
 
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Giao an mi thuat 4 co hinh minh hoa
Giao an mi thuat 4 co hinh minh hoaGiao an mi thuat 4 co hinh minh hoa
Giao an mi thuat 4 co hinh minh hoatieuhocvn .info
 
Giao an mi thuat 5 co hinh minh hoa2
Giao an mi thuat 5 co hinh minh hoa2Giao an mi thuat 5 co hinh minh hoa2
Giao an mi thuat 5 co hinh minh hoa2tieuhocvn .info
 

What's hot (20)

giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhấtgiáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
giáo án tuần 31 lớp 1 hay nhất
 
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 14 - Tuần 18
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 14 - Tuần 18Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 14 - Tuần 18
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 14 - Tuần 18
 
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Phần 1
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1  - Phần 11st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1  - Phần 1
1st Grade Lesson Plans for All Subjects - Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Phần 1
 
giáo án lớp 1 tuần 33 hay nhất
giáo án lớp 1 tuần 33 hay nhấtgiáo án lớp 1 tuần 33 hay nhất
giáo án lớp 1 tuần 33 hay nhất
 
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 1 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Tuần 20-GA lop 3
Tuần 20-GA lop 3Tuần 20-GA lop 3
Tuần 20-GA lop 3
 
Tuần 1- GA lop 3
Tuần 1- GA lop 3Tuần 1- GA lop 3
Tuần 1- GA lop 3
 
Hướng dẫn học k3 tuần 4
Hướng dẫn học k3 tuần 4Hướng dẫn học k3 tuần 4
Hướng dẫn học k3 tuần 4
 
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1
 
Giao an-lop-1-tuan-32-day-du
Giao an-lop-1-tuan-32-day-duGiao an-lop-1-tuan-32-day-du
Giao an-lop-1-tuan-32-day-du
 
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 7 - Tuần 17
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 7 - Tuần 17Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 7 - Tuần 17
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 7 - Tuần 17
 
Giao an mi thuat 3 co hinh minh hoa
Giao an mi thuat 3 co hinh minh hoaGiao an mi thuat 3 co hinh minh hoa
Giao an mi thuat 3 co hinh minh hoa
 
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂMGIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
 
Tuần 13-GA lop 3
Tuần 13-GA lop 3Tuần 13-GA lop 3
Tuần 13-GA lop 3
 
Giáo án buổi chiều lớp 3
Giáo án buổi chiều lớp 3Giáo án buổi chiều lớp 3
Giáo án buổi chiều lớp 3
 
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Giao an mi thuat 4 co hinh minh hoa
Giao an mi thuat 4 co hinh minh hoaGiao an mi thuat 4 co hinh minh hoa
Giao an mi thuat 4 co hinh minh hoa
 
Tuần 19.-GA lop 3
Tuần 19.-GA lop 3Tuần 19.-GA lop 3
Tuần 19.-GA lop 3
 
Giao an mi thuat 5 co hinh minh hoa2
Giao an mi thuat 5 co hinh minh hoa2Giao an mi thuat 5 co hinh minh hoa2
Giao an mi thuat 5 co hinh minh hoa2
 

Similar to Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat

giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhat
giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhatgiao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhat
giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhatgia su minh tri
 
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6tieuhocvn .info
 
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson PlanGiáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plantieuhocvn .info
 
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1Silas Ernser
 
T34 co bao giangsinh hoat lop
T34 co bao giangsinh hoat lopT34 co bao giangsinh hoat lop
T34 co bao giangsinh hoat lopLê Tiếng
 
New microsoft power point presentation (2)
New microsoft power point presentation (2)New microsoft power point presentation (2)
New microsoft power point presentation (2)Guppy Ly
 
New microsoft power point presentation (2)
New microsoft power point presentation (2)New microsoft power point presentation (2)
New microsoft power point presentation (2)Guppy Ly
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Kareem Stark
 
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12Maurine Nitzsche
 
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfTopSKKN
 
Basic english course
Basic english courseBasic english course
Basic english courseChi Lê Yến
 

Similar to Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat (19)

giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhat
giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhatgiao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhat
giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhat
 
Tuần 4- GA lop 3
Tuần 4- GA lop 3Tuần 4- GA lop 3
Tuần 4- GA lop 3
 
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
Giáo án Lớp 5 Chương trình VNEN từ tuần 1 - Tuần 6
 
Tuần 12-GA lop 3
Tuần 12-GA lop 3Tuần 12-GA lop 3
Tuần 12-GA lop 3
 
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson PlanGiáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
Giáo án Thực hành Kĩ năng sống Lớp 5 | 5th Grade Life skills Lesson Plan
 
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1
 
Tuần 11- GA lop 3
Tuần 11- GA lop 3Tuần 11- GA lop 3
Tuần 11- GA lop 3
 
T34 co bao giangsinh hoat lop
T34 co bao giangsinh hoat lopT34 co bao giangsinh hoat lop
T34 co bao giangsinh hoat lop
 
Tuần 5- GA lop 3
Tuần 5- GA lop 3Tuần 5- GA lop 3
Tuần 5- GA lop 3
 
Tuần 22
Tuần 22Tuần 22
Tuần 22
 
New microsoft power point presentation (2)
New microsoft power point presentation (2)New microsoft power point presentation (2)
New microsoft power point presentation (2)
 
New microsoft power point presentation (2)
New microsoft power point presentation (2)New microsoft power point presentation (2)
New microsoft power point presentation (2)
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
 
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
 
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
 
Basic english course
Basic english courseBasic english course
Basic english course
 
Tuần 24-GA lop 3
Tuần 24-GA lop 3Tuần 24-GA lop 3
Tuần 24-GA lop 3
 
Tuần 10- GA lop 3
Tuần 10- GA lop 3Tuần 10- GA lop 3
Tuần 10- GA lop 3
 
Tuần 28.-GA lop 3
Tuần 28.-GA lop 3Tuần 28.-GA lop 3
Tuần 28.-GA lop 3
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat

  • 1. Học vần Tiết 21+22: l , h I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : HS đọc, viết được l – h – lê – hè các tiếng, từ và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề “le, le” 2.Kỹ năng : Biết ghép âm, tạo tiếng, rèn viết đúng mẫu, đều nét, đẹp. phát triển lời nói tự nhitên theo chủ đề 3.Thái độ : Thái độ yêu thích Tiếng Việt. Tự tin trong giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Các phương tiện dạy TV. - HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, vở tập viết, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Tiết 1 Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. *Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh các nhóm chơi trò: Đọc cho nhau nghe - Hình thức chơi: GV yêu cầu HS trong nhóm đọc các nét cơ bản liên quan đến bài cũ ( GV đã in sẵn trên thẻ ) nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc. - GV khen ngợi nhóm tích cực đọc bài - Cho HS đọc giao lưu giữa các nhóm  GV dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *Mục tiêu: Học sinh biết được âm l, h *Cách tiến hành - GV giới thiệu hai âm mới - ghi bảng . GV đọc mẫu - HS đọc cá nhân – đồng thanh. - So sánh hai âm, vần mới (điểm giống và khác nhau). * Nghỉ giữa tiết Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
  • 2. * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để đọc, viết được: l, h, lê, hè. * Cách tiến hành:  Dạy âm l: + GV viết âm, vần . HS đọc cá nhân – đồng thanh. + Từ âm mới học hướng dẫn học sinh ghép thêm dấu thanh, âm đầu để được tiếng mới. Gọi HS nêu tiếng vừa tìm được. + HS ghép tiếng vào bảng cài => đọc cá nhân. + GV viết tiếng vừa ghép lên bảng. + Phân tích tiếng vừa ghép => cá nhân – đồng thanh. + Đánh vần tiếng vừa ghép => cá nhân – GV gọi vài em đánh vần lại (Hs đọc còn yếu) + Giới thiệu tranh hoặc vật thật, rút từ khóa ( giải nghĩa ngắn ngọn) + GV viết bảng từ khóa: HS đọc trơn: cá nhân – đồng thanh. + Đọc tổng hợp.  Dạy âm h: Dạy tương tự âm l Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế .Tìm được tiếng ở ngoài bài có mang các âm l, h * Cách tiến hành: - Cá nhân tìm tiếng, từ và nói cho bạn bên cạnh nghe. - Đại diện học sinh trình bày - Hs khác nhận xét.  Nhận xét Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng * Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành: + GVcho Học sinh quan sát tranh SGK : Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao em lại thích? => GDKNS cho học sinh -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài tiết 2.
  • 3. Tiết 2 Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học ở tiết 1. * Cách tiến hành: + GV hỏi: -Tiết học trước các em học bài gì? -Tiếng nào có mang âm l ? Tiếng nào có mang âm h?  Nhận xét Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *Mục tiêu: Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm l, h *Cách tiến hành: - Gọi học sinh đọc bài trên bảng lớp không theo thứ tự: cá nhân – đồng thanh - GV giới thiệu tranh: hỏi về nội dung bức tranh. - Viết ở bảng câu ứng dụng, yêu cầu HS đọc nhẩm. - Tìm tiếng, từ có trong câu ứng dụng mang âm vừa học. - Đánh vần tiếng, từ có mang âm vừa học. - Đọc trơn tiếng, từ có mang âm vừa học. - Gọi vài em đọc to câu ứng dụng => Kết hợp GD tư tưởng cho học sinh. - Luyện đọc toàn bài: cá nhân – đồng thanh. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành *Mục tiêu: Luyện viết đúng mẫu, đúng khoảng cách vào vở tập viết. Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm l, h *Cách tiến hành: Luyện viết vở: - GV hướng dẫn cách ngồi, cách cầm bút. - GV hướng dẫn viết theo từng dòng => GV vừa viết, vừa nêu quy trình viết chữ, điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách. Học sinh viết bài vào vở.
  • 4. - Kiểm tra, nhận xét bài một số em. Luyện đọc trong SGK: - HS giở sáchluyện đọc nhóm đôi - Yêu cầu học sinh chỉ bài cho bạn đọc lộn xộn tránh đọc vẹt. => GV kết hợp kiểm tra 1 số nhóm.  Nhận xét Hoạt động 4: Vận dụng *Mục tiêu HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Học sinh luyện nói theo đúng chủ đề. * Cách tiến hành:  Luyện nói “le le”. Thảo luận nhóm đôi bạn. - Từng đôibạn lên trình bày. Câu hỏi gợi ý: . Trong tranh em thấy gì? . Hai convật đang bơi trông giống con gì? . Vịt, ngan được con người nuôi ở ao hồ nhưng có loài vịt sống tự do không có người chăn gọi là vịt gì? Kết luận: Trong tranh là con le le, conle le hình dáng giống vịt trời nhưng nhỏ hơn, conle le chỉ có một vài nơi ở nước ta. GDKNS cho học sinh Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng *Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành: *Trò chơi : Truyền thư - Trong thư có 1 số âm đã học. Từnhững âm đó ghép lại thành tiếng, từ, cụm từ theo yêu cầu đã ghi trong thư, nhóm nào ghép đúng, nhanh  thắng Ví dụ : hè về, ve ve, be be …  Nhận xét trò choi - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Về học thuộc bài, xem trước bàì o, c.
  • 5. * Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………................ Toán Tiết 9: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về: Nhận biết số lượng 1, 2, 3, 4,5. Đọc viết đếm trong phạm vi 5. 2. Kỹ năng : Các kỹ năng nhận dạng được các số trong phạm vi 5. 3. Thái độ : Ham thích hoạt động thực hành qua trò chơi thi đua II.CHUẨN BỊ: - GV : Tranh vẽ các sự vật có số lượng theo nội dung bài - HS : Đồ dùng học Toán III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. *Cách tiến hành: - Cho HS đếm ngược, xuôi dãy số từ 1 đến 5 - Một số HS hoàn thành các dãy số trong BT ở bảng  Nhận xét Hoạt động 2: Luyện tập thực hành *Mục tiêu: Củng cố kiến thức và thứ tự các số trong phạm vi 5 *Cách tiến hành: - HS làm các BT :  BT1,2 Đếm số lượng hình vẽ điền số thích hợp vào chỗ trống dưới gốc hình  Nhận xét  BT3 : Điền số vào ô trống
  • 6. + Cho HS đọc lại thứ tự các số từ 1 đến 5 ; từ 5 đến 1 + Gọi một số HS điền hoàn thành các số còn thiếu trong các dãy số  Nhận xét Hoạt động 3: Vận dụng *Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. *Cách tiến hành:  BT4 : HS viết các số 1, 2, 3, 4, 5  Nhận xét Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng *Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành:  Trò chơi điền số liên tiếp từ 1 đến 5 - Gọi số : 5 HS mỗi em cầm một thẻ số 1 đến 5 - GV gọi một số bất kì trong 5 số , em nào mang số được gọi bước lên bục và gọi tiếp các số còn lại lên đứng cạnh bên - Cả lớp cùng đọc lại dãy số vừa lập - Nhận xét tiết học - Dặn dò chuẩn bị chu đáo cho tiết học sau. * Phần bổ sung: Đạo đức Tiết 3 GỌN GÀNG, SẠCH SẼ I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:Học sinh hiểu được thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 2.Kỹ năng : Học sinh biết cáchăn mặc gọn gàng sạch sẽ
  • 7. 3.Thái độ : Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ, thể hiện người có nếp sống , sinh hoạt văn hóa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh. * Tích hợp : rèn kĩ năng tự nhận thức II. CHUẨN BỊ: - GV : Tranh như vở BT phóng to – 1 cái lược - HS : Mỗi em một cây lược, gương ( nếu có thể ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. *Cách tiến hành: - HS hát bài: Rửa mặt như mèo + HS lớp Một có gì mới, có gì vui ? + Em sẽ làm gì để kết quả học tập được tốt ?  GV dẫn dắt vào bài mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức * Mục tiêu: Giúp HS biết thế nào là sạch sẽ, gọn gàng * Cách tiến hành: - HS xem tranh chỉ những bạn có đầu tóc, quần áo sạch sẽ, gọn gàng + Trong tổ em hôm nay bạn nào có đầu tóc, quần áo sạch sẽ, gọn gàng ? * Kết luận : Sạch sẽ, gọn gàng là:  Quần áo đi học phẳng phiu, lành lặn , sạch sẽ không nhăn, rách, bẩn hôi, xộc xệch  Đầu tóc chải suôn, gọn gàng Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Mục tiêu: HS biết chọn lựa quần áo sạch sẽ, gọn gàng * Cách tiến hành: - HS xem tranh BT2  Mỗi em chọn 1 bộ quần áo cho 1 bạn nữ và cho bạn nam  Giới thiệu về bộ quần áo mình chọn
  • 8. - Cả lớp tham gia nhận xét. - Liên hệ về bộ quần áo em mặc đi học và đầu tóc như thế nào ? * Kết luận : Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ được mọi người khen, bạn bè thích. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh * Cách tiến hành: - Thảo luận nhóm + Nhờ gì em thấy được hình dáng, màu sắc các vật xung quanh ? + Làm thế bào để biết được một vật cứng hay mềm, nóng hay lạnh, sần sùi hay nhẵn bóng ? + Em nghe được âm thanh nhờ bộ phận nào ? - Cá nhân trình bày * Kết luận : Nhờ các bộ phận của cơ thể như mắt, mũi, tay, lưỡi, tai ta có thể biết rõ hơn về mọi vật xung quanh ta về màu sắc, hình dáng và mùi vị, âm thanh + Điều gì xảy ra nếu các bộ phận ấy bị hỏng hay bị tật ? * Giáo dục: Bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. * Cách tiến hành: Trò chơi : Sửa giúp bạn - Chỉ một số tranh ở vở BT các bạn ăn mặc chưa sạch sẽ, gọn gàng giúp bạn cách sửa chữa cho gọn gàng  Đôi bạn sửa quần áo, đầu tóc cho nhau  Cùng hát bài : Rửa mặt như mèo * Giáo dục : Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ khi đi học và khi đi chơi - Nhận xét tiết học - Dặn dò : Về nhà học thuộc lời bài hát
  • 9. * Phần bổ sung: Học vần Tiết 23+24: O , C I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết viết được âm o – c, bò , cỏ. Đọc được các từ và câu ứng dụng. Luyện nói đúng theo chủ đề “ vó bè” 2. Kỹ năng : Biết ghép âm, tạo tiếng. Rèn đọc to, rõ ràng, mạch lạc. Viết đúng mẫu, sạchđẹp, nhanh. Nhận diện được âm trong tiếng, từ và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề  rèn kỹ năng giao tiếp. 3. Thái độ : Giáo dục Học sinh yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ: - GV: Các phương tiện dạy TV. - HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, vở tập viết, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Tiết 1 Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. *Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh các nhóm chơi trò: Đọc cho nhau nghe - Hình thức chơi: GV yêu cầu HS trong nhóm đọc các nét cơ bản liên quan đến bài cũ ( GV đã in sẵn trên thẻ ) nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc. - GV khen ngợi nhóm tích cực đọc bài - Cho HS đọc giao lưu giữa các nhóm  GV dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
  • 10. *Mục tiêu: Học sinh biết được âm o, c *Cách tiến hành - GV giới thiệu hai âm mới - ghi bảng . GV đọc mẫu - HS đọc cá nhân – đồng thanh. - So sánh hai âm, vần mới (điểm giống và khác nhau). http://giasuminhtri.vn/ * Nghỉ giữa tiết Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để đọc, viết được: o, c, bò, cỏ. * Cách tiến hành:  Dạy âm o: + GV viết âm, vần . HS đọc cá nhân – đồng thanh. + Từ âm mới học hướng dẫn học sinh ghép thêm dấu thanh, âm đầu để được tiếng mới. Gọi HS nêu tiếng vừa tìm được. + HS ghép tiếng vào bảng cài => đọc cá nhân. + GV viết tiếng vừa ghép lên bảng. + Phân tích tiếng vừa ghép => cá nhân – đồng thanh. + Đánh vần tiếng vừa ghép => cá nhân – GV gọi vài em đánh vần lại (Hs đọc còn yếu) + Giới thiệu tranh hoặc vật thật, rút từ khóa ( giải nghĩa ngắn ngọn) + GV viết bảng từ khóa: HS đọc trơn: cá nhân – đồng thanh. + Đọc tổng hợp.  Dạy âm c: Dạy tương tự nhưâm o Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế .Tìm được tiếng ở ngoài bài có mang các âm o, c * Cách tiến hành: - Cá nhân tìm tiếng, từ và nói cho bạn bên cạnh nghe. - Đại diện học sinh trình bày - Hs khác nhận xét.  Nhận xét Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng * Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành:
  • 11. + GVcho Học sinh quan sát tranh SGK : Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao em lại thích? => GDKNS cho học sinh -Nhận xét tiết học. http://giasuminhtri.vn/trung-tam-gia-su-quan-9-neu-3-buoc-chuan-bi- cho-con-thi-vao-truong-chuyen.html Tiết 2 Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học ở tiết 1. * Cách tiến hành: + GV hỏi: -Tiết học trước các em học bài gì? -Tiếng nào có mang âm o? Tiếng nào có mang âm c?  Nhận xét Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *Mục tiêu: Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm o, c *Cách tiến hành: - Gọi học sinh đọc bài trên bảng lớp không theo thứ tự: cá nhân – đồng thanh - GV giới thiệu tranh: hỏi về nội dung bức tranh. - Viết ở bảng câu ứng dụng, yêu cầu HS đọc nhẩm. - Tìm tiếng, từ có trong câu ứng dụng mang âm vừa học. - Đánh vần tiếng, từ có mang âm vừa học. - Đọc trơn tiếng, từ có mang âm vừa học. - Gọi vài em đọc to câu ứng dụng => Kết hợp GD tư tưởng cho học sinh. - Luyện đọc toàn bài: cá nhân – đồng thanh.
  • 12. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành *Mục tiêu: Luyện viết đúng mẫu, đúng khoảng cách vào vở tập viết. Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm o, c http://giasuminhtri.vn/trung-tam-gia-su-quan-10-neu-3-ly-do-khien- con-ban-hoc-sa-sut.html *Cách tiến hành: Luyện viết vở: - GV hướng dẫn cách ngồi, cách cầm bút. - GV hướng dẫn viết theo từng dòng => GV vừa viết, vừa nêu quy trình viết chữ, điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách. Học sinh viết bài vào vở. - Kiểm tra, nhận xét bài một số em. Luyện đọc trong SGK: - HS giở sáchluyện đọc nhóm đôi - Yêu cầu học sinh chỉ bài cho bạn đọc lộn xộn tránh đọc vẹt. => GV kết hợp kiểm tra 1 số nhóm.  Nhận xét Hoạt động 4: Vận dụng *Mục tiêu HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Học sinh luyện nói theo đúng chủ đề. * Cách tiến hành:  Luyện nói “ vó bè” Thảo luận nhóm đôibạn. - Từng đôibạn lên trình bày. Câu hỏi gợi ý: . Trong tranh em thấy những gì? . Vó, bè dùng làm gì? Thường đặt ở đâu? . Quê em có vó bè không? . Em cònbiết những loại vó bè nào khác? GDKNS cho học sinh
  • 13. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng *Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống một cách linh hoạt. http://giasuminhtri.vn/trung-tam-gia-su-quan-12-neu-3-hoat-dong-bo- ich-trong-dip-he.html * Cách tiến hành: *Trò chơi : Ghép chữ thành câu - Đại diện 1 dãy 4 em  Dãy A : Bò / bê / no / cỏ  Dãy B : Hè về / có / vó / bè - Phát cho mỗi học sinh 1 phong thư. Sau 1 tiếng gõ thước của giáo viên, học sinh gợi ý và ghép thành câu có nghĩa. Nhóm nào nhanh, đúng  Thắng - Nêu những tiếng có âm o, c ?  Nhận xét trò choi - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Về học thuộc bài, xem trước bài ô, ơ. * Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………................ Toán Tiết 10: BÉ HƠN – DẤU < I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn”, dấu < khi so sánh các số. 2. Kỹ năng : Có kỹ năng so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn. 3. Thái độ : Ham thích hoạt độngqua môn học thực hành qua trò chơi thi đua. II.CHUẨN BỊ: - GV : Các bìacứng có hình đồ vật hay convật theo nội dung bài, bảng cài các số từ 1 đến 5, dấu < - HS : Đồ dùng học Toán
  • 14. III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. http://giasuminhtri.vn/trung-tam-gia-su-quan-thu-duc-neu-3-dau- hieu-nhan-biet-trung-tam-gia-su-uy-tin.html *Cách tiến hành: - HS làm BT điền số còn thiếu vào dãy số từ 1 đến 5 - GV nêu 1 số, HS nêu số liền trước ( sau ) số đó theo yêu cầu  Nhận xét Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *Mục tiêu: HS nắm cách so sánh và sử dụng dấu < *Cách tiến hành: - Quan sát tranh, so sánh . 2 xe hơi với 2 xe hơi . 2 con chim và 3 con chim HS ghi số dưới các tranh . – Nối từng cặp ở 2 tranh – So sánh số lượng vật ở 2 tranh 1< 2 ; 2 < 3 - Giới thiệu dấu bé hơn ( < ) . HS đọc 1 < 3 ; 2 < 5 ; 3 < 4 . Lưu ý :Khi viết dấu bé giữa 2 số mũi nhọn quay về phía trái HS viết dấu < ở bảng con, vở  Số chỉ đồ vật, sự vật ít hơn là số bé hơn khi so sánh các số  Nhận xét Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh các số * Cách tiến hành:  BT3 : Viết ( theo mẫu) - Bên trái có 1 chấm tròn, bên phải có 3 chấm tròn ta viết 1 < 3, đọc là 1 bé hơn 3.  Nhận xét
  • 15. Hoạt động 4: Vận dụng http://giasuminhtri.vn/trung-tam-gia-su-quan-tan-phu-neu-3-loi- thuong-gap-khi-ban-giup-con-giai-toan-tieu-hoc.html *Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. *Cách tiến hành:  BT4 : HS viết dấu < vào ô trống tiếp sức và đọc nội dung mình vừa điền VD : 1…. 2 ; 2….4 ; 2…5 - Khi so sánh 2 số mũi nhọn của dấu luôn quay về số bé hơn hay số lớn hơn ?  Nhận xét Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng *Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành:  Trò chơi : Nối ô trống với số thích hợp 12 HS tham gia chia thành 3 nhóm chung sức nối tất cả các số thích hợp 1 2 3 4 5 1 < 2 < 3 < 4 < - Nhận xét tiết học - Dặn dò chuẩn bị chu đáo cho tiết học sau. * Phần bổ sung: Tự nhiên - Xã hội
  • 16. Tiết 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh.Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết các vật xung quanh 2.Kỹ năng : Rèn học sinh nhận biết các vật xung quanh bằng các giác quan. 3.Thái độ :Giáo dục Học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể. II. CHUẨN BỊ: - GV : Các hình như SGK phóng to - HS : Mỗi em 1 đồ vật thường dùng trong cuộc sống III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. *Cách tiến hành: + Sự lớn lên của trẻ thể hiện qua điều gì? + Ở cùng một lứa tuổi các em có lớn bằng nhau không ? Điều đó có gì đáng lo ngại ?  GV dẫn dắt vào bài mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và mô tả được các vật xung quanh * Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn quan sát - Quan sátvà nóivề hình dáng, màu sắc, sựnóng, lạnh, sầnsùi, nhẵn bóng… củacác vậtxungquanhmà các emnhìnthấytronghình/SGK(hoặcmẫuvậtcủaGV)  Để biếtđược nhờ đâumàtanhận biết được cácvậtxungquanhta, các emsẽnói cho nhau nghe trong nhóm các vật các em mang theo nhé.
  • 17. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Mục tiêu: Học sinh biết mô tả được các vật xung quanh xung bằng các giác quan. * Cách tiến hành: - Thảo luận nhóm bàn + Tả hình dáng, mùi vị các vật mang theo - Cá nhân mô tả trước lớp + Xung quanh các em còn có những vật nào khác ? ( cây cối, bàn ghế, bảng, quạt …. ) - Mời nhận xét * Kết luận : Cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận đóng một vai trò quan trọng trong nhận biết các vật xung quanh như : mắt, tai, miệng, mũi, lưỡi, tay (da). Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh * Cách tiến hành: - Thảo luận nhóm + Nhờ gì em thấy được hình dáng, màu sắc các vật xung quanh ? + Làm thế bào để biết được một vật cứng hay mềm, nóng hay lạnh, sần sùi hay nhẵn bóng ? + Em nghe được âm thanh nhờ bộ phận nào ? - Cá nhân trình bày * Kết luận : Nhờ các bộ phận của cơ thể như mắt, mũi, tay, lưỡi, tai ta có thể biết rõ hơn về mọi vật xung quanh ta về màu sắc, hình dáng và mùi vị, âm thanh + Điều gì xảy ra nếu các bộ phận ấy bị hỏng hay bị tật ? * Giáo dục: Bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. * Cách tiến hành:
  • 18.  Trò chơi : “ Nhận biết các vật “ 9 HS tham gia . Các em được bịt kín mắt . GV cho mỗi em cầm 1 vật, sau đó mỗi em dùng các giác quan để nhận biết và gọi tên đồ vật mình đang cầm và cho bíết nhờ giác quan nào mình biết được vật đó - Nhận xét tiết học - Dặn dò : Về nhà học thuộc lời bài hát * Phần bổ sung: Âm nhạc Tiết 3: MỜI BẠN VUI MÚA CA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Hát đúng giai điệu và lời ca . Biết bài hát Mời bạn vui múa ca là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên. 2. Kỹ năng : HS biết biểu diễn và vận động phụ họa lời ca 3. Thái độ : Giáo dục học sinh biết yêu quý tình bạn, biết quan tâm và giúp đỡ bạn bè. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Chuẩn bị các động tác phụ họa - Băng nhạc, máy hát - Học sinh: Nhạc cụ Hát chuẩn xác bài hát và chuẩn bị vài động tác phụ hoạ. + Câu 1: Hai tay đưa về phía trước Bắc chéo và đưa lên cao và dang ngang hạ xuống kết hợp nhún chân. + Câu 2: Tay phải đưa về trước sang trái, lên cao, hạ xuống kết hợp nhún chân. + Câu 3: Tương tự động tác 2 nhưng đổi bên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
  • 19. *Cách tiến hành: - Nhắc nhở tư thế ngồi học - Kiểm tra bài “ Quê hương tươi đẹp”  GV dẫn dắt vào bài mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức * Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu bài hát * Cách tiến hành:  Dạy hát bài: Mời bạn vui múa ca - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát - Giáo viên hát mẫu - Học sinh đọc lời ca - Cho học sinh luyện thanh Dạy hát theo kiểu móc xích từng câu Chim......................lanh La.......................là Mời.....................ca - Hát mẫu cho học sinh nghe thật kỉ mới cho học sinh hát theo - Kiểm tra học sinh hát chuẩn câu này mới sang câu khác - Chỉ cho học sinh thấy sự giống nhau tiết tấu của câu hát - Dạy xong cho vài nhóm và cá nhân lên hát trước lớp Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng nhận biết giai điệu của bài hát * Cách tiến hành:  Hát kết hợp gõ đệm theo phách - Hát mẫu & thực hiện mẫu. - Chú ý chỗ khó cho hs - HS thực hiện theo hướng dẫn. - Chia tổ thực hiện.
  • 20. - Mời nhóm thực hiện trước lớp. - Mời vài cá nhân thực hiện. - Mời nhận xét Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: Hát đúng bài hát và biết kết hợp động tác phụ hoạ * Cách tiến hành: - Hát kết vận động phụ họa. - GV thực hiện mẫu. - Phân tích động tác cho hs. - GV thực hiện mẫu lần hai. - Bắt nhịp, lớp thực hiện - GV chú ý sửa sai để hs thực hiện đúng. - Từng dãy thực hiện vài lần. + Nhận xét - Mời vài nhóm thực hiện. - Mời vài cá nhân thực hiện + Chỉ định nhóm HS khá hát biểu diễn trước lớp Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. * Cách tiến hành: - Bắt nhịp cả lớp cùng hát lại bài hát - Qua bài hát này tác giả Phạm Tuyên nhác nhở các em điều gì? + Tác gỉả muốn nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương bạn bè, biết quý trọng tình bạn. - Nhận xét tiết học - Dặn dò : Về nhà học thuộc lời bài hát * Phần bổ sung:
  • 21. Học vần Tiết 25+26: Ô , Ơ I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Học sinh đọc viết được ô – ơ, các tiếng, từ, câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề “ bờ hồ” 2. Kỹ năng : Biết ghép âm, tạo tiếng, rèn viết đúng mẫu, đều nét, đẹp. Phát triển lới nói tự nhiên theo chủ đề “bờ hồ”. 3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. Tự tin trong giao tiếp. *Tíchhợp giáo dục : Bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ: - GV: Các phương tiện dạy TV. - HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, vở tập viết, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Tiết 1 Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. *Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh các nhóm chơi trò: Đọc cho nhau nghe - Hình thức chơi: GV yêu cầu HS trong nhóm đọc các nét cơ bản liên quan đến bài cũ ( GV đã in sẵn trên thẻ ) nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc. - GV khen ngợi nhóm tích cực đọc bài - Cho HS đọc giao lưu giữa các nhóm  GV dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
  • 22. *Mục tiêu: Học sinh biết được âm ô, ơ *Cách tiến hành - GV giới thiệu hai âm mới - ghi bảng . GV đọc mẫu - HS đọc cá nhân – đồng thanh. - So sánh hai âm, vần mới (điểm giống và khác nhau). * Nghỉ giữa tiết Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để đọc, viết được: ô, ơ, cô, cờ. * Cách tiến hành:  Dạy âm ô: + GV viết âm, vần . HS đọc cá nhân – đồng thanh. + Từ âm mới học hướng dẫn học sinh ghép thêm dấu thanh, âm đầu để được tiếng mới. Gọi HS nêu tiếng vừa tìm được. + HS ghép tiếng vào bảng cài => đọc cá nhân. + GV viết tiếng vừa ghép lên bảng. + Phân tích tiếng vừa ghép => cá nhân – đồng thanh. + Đánh vần tiếng vừa ghép => cá nhân – GV gọi vài em đánh vần lại (Hs đọc còn yếu) + Giới thiệu tranh hoặc vật thật, rút từ khóa ( giải nghĩa ngắn ngọn) + GV viết bảng từ khóa: HS đọc trơn: cá nhân – đồng thanh. + Đọc tổng hợp.  Dạy âm ơ: Dạy tương tự âm ô Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế .Tìm được tiếng ở ngoài bài có mang các âm o, c * Cách tiến hành: - Cá nhân tìm tiếng, từ và nói cho bạn bên cạnh nghe. - Đại diện học sinh trình bày - Hs khác nhận xét.  Nhận xét Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng * Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành:
  • 23. + GVcho Học sinh quan sát tranh SGK : Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao em lại thích? => GDKNS cho học sinh -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài tiết 2. Tiết 2 Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học ở tiết 1. * Cách tiến hành: + GV hỏi: -Tiết học trước các em học bài gì? -Tiếng nào có mang âm ô? Tiếng nào có mang âm ơ?  Nhận xét Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *Mục tiêu: Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm ô, ơ *Cách tiến hành: - Gọi học sinh đọc bài trên bảng lớp không theo thứ tự: cá nhân – đồng thanh - GV giới thiệu tranh: hỏi về nội dung bức tranh. - Viết ở bảng câu ứng dụng, yêu cầu HS đọc nhẩm. - Tìm tiếng, từ có trong câu ứng dụng mang âm vừa học. - Đánh vần tiếng, từ có mang âm vừa học. - Đọc trơn tiếng, từ có mang âm vừa học. - Gọi vài em đọc to câu ứng dụng => Kết hợp GD tư tưởng cho học sinh. - Luyện đọc toàn bài: cá nhân – đồng thanh. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
  • 24. *Mục tiêu: Luyện viết đúng mẫu, đúng khoảng cách vào vở tập viết. Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm ô, ơ *Cách tiến hành: Luyện viết vở: - GV hướng dẫn cách ngồi, cách cầm bút. - GV hướng dẫn viết theo từng dòng => GV vừa viết, vừa nêu quy trình viết chữ, điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách. Học sinh viết bài vào vở. - Kiểm tra, nhận xét bài một số em. Luyện đọc trong SGK: - HS giở sáchluyện đọc nhóm đôi - Yêu cầu học sinh chỉ bài cho bạn đọc lộn xộn tránh đọc vẹt. => GV kết hợp kiểm tra 1 số nhóm.  Nhận xét Hoạt động 4: Vận dụng *Mục tiêu HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Học sinh luyện nói theo đúng chủ đề. * Cách tiến hành:  Luyện nói theo chủ đề “bờ hồ” -Thảo luận nhóm đôi bạn. - Từng đôibạn lên trình bày. Câu hỏi gợi ý: . Trong tranh em thấy những gì? . Cảnh trong tranh nói về mùa nào? Tại sao em biết? . Bờ hồ ở trong tranh đã dùng vào việc gì? . Nơi em ở có hồ không? Bờ hồ dùng làm gì?  GDBVMT: Em cần làm gì để hồ trong , sạch, đẹp? Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng *Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành:
  • 25. *Trò chơi : Tìm tiếng, từ có âm vừa học - Các nhóm thi đua tiếp sứctìm tiếng cóvần vừa học.Nhóm nào tìm được nhiều, đúng thắng - Yêu cầu học sinh đọc các tiếng vừa tìm.  Nhận xét – tuyên dương - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Về học thuộc bài, xem trước bài ôn tập. * Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………................ Toán Tiết 11: LỚN HƠN - DẤU > I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn”, dấu < khi so sánh các số. 2. Kỹ năng : Có kỹ năng so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn. 3. Thái độ : Ham thíchhoạt động qua môn học thực hành qua trò chơi thi đua. II.CHUẨN BỊ: - GV : Các bìacứng có hình đồ vật hay convật theo nội dung bài, bảng cài các số từ 1 đến 5, dấu > - HS : Đồ dùng học Toán III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. *Cách tiến hành: - HS làm BT điền dấu so sánh - Trả lời miệng : + Trong dãy số ta đã học, số đứng trước thế nào so với số đứng sau nó ?  Nhận xét
  • 26. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *Mục tiêu: HS nhận biết mối quan hệ lớn hơn *Cách tiến hành:  Lần 1 : So sánh số bướm bên trái (5 con ), bên phải (1 con )  Lần 2 : Bên trái 2 con thỏ ; bên phải 2 con thỏ  Lần 3 : bên trái 2 - 3 chấm tròn ; bên phải 1 - 2 chấm tròn + Ghi số thích hợp dưới số chấm tròn + So sánh 2 > 1 ; 3 > 2 - Giới thiệu dấu >  So sánh cách viết với dấu <  HS đọc : 3 > 1 ; 3 > 2 ; 5 > 3  Nhận xét Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh các số * Cách tiến hành: Rèn kĩ năng so sánh theo quan hệ lớn hơn - HS làm các BT ở vở BT  BT 1 : GV hướng dẫn cách điền dấu so sánh: 3….4 5…. 2 1… 3 2…4 4… 3 2… 5 3… 1 4… 2  Nhận xét Hoạt động 4: Vận dụng *Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. *Cách tiến hành:  BT2 : HS tự xem hình, đếm số và điền dấu thích hợp * Lưu ý giúp HS yếu  Nhận xét Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng *Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách linh hoạt.
  • 27. * Cách tiến hành:  Trò chơi : Nối ô trống với số thích hợp 12 HS tham gia chia làm 3 nhóm chung sức nối với tất cả các số đúng 2 > … 3 > … 4 > 5 > 1 2 3 4 5 - Nhận xét tiết học - Dặn dò chuẩn bị chu đáo cho tiết học sau. * Phần bổ sung: ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ Thể dục Tiết 3 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Ôn tập họp hàng dọc, dóng hàng. Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”. 2. Kỹ năng: Yêu cầu HS tập họp hàng dọc, dónghàng đúng chỗ, nhanh và trật tự hơn giờ trước.Tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động. 3. Thái độ : Giáo dục HS tính trật tự, bền sức II. CHUẨN BỊ : - Địa điểm : Sân trường sạch, an toàn - Phương tiện : Còi III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
  • 28. Nội dung Định lượng Phương pháp 1- Phần mở đầu : - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của bài học - Cho HS đứng vỗ tay, hát - Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1, 2 2- Phần cơ bản : a,- Ôn tập hàng dọc, dóng hàng :3 lần b, Học tưthế đứng nghiêm : 3 lần c, Học tư thế đứng nghỉ : 3 lần Phút 2 2 2 5 6 Tập hợp HS thành 4 hàng dọc + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Chuyển thành đội hình hàng ngang + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + - Lần 1 : GV cho HS tập họp hàngdọc, dóng hàng - Lần 2, 3: Lớp trưởng điều khiển, GV theo dõi, sửa sai - Hô khẩu lệnh, làm mẫu để HS tập
  • 29. * Phần bổ sung: Mỹ thuật Tiết 3: CHỦ ĐỀ 2 SẮC MÀU EM YÊU * Phần bổ sung: . Tập phối hợp : nghiêm, nghỉ (3 lần ) . Tập phối hợp : lập họp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ ( 2 lần ) . HS chơi trò chơi : “ Diệt các con vật có hại “ 3- Phần kết thúc : - HS giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1, 2 - GV cùng HS hệ thống bài - Nhận xét giờ học Dặn dò HS thực hiện tốt các động tác trong lúc xếp hàng 6 6 2 2 2 - Lần 1 : GV điều khiển - Lần 2, 3 lớp trưởng điều khiển - GV điều khiển cho HS tập, giải tán sau đó tập họp lại - Các tổ thi đua tập -Khi GV gọi tên các con vật có hại thì tất cả hô to “ Diệt “ - HS tập họp thành 4 hàng dọc
  • 30. Học vần Tiết 27+28: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : Học sinh đọc, viết 1 cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần : ê , v , l , h , o , c , ô , ơ. nghe kể truyện kể hổ 2.Kỹ năng : Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng. Kể lại theo tranh truyện kể hổ. 3.Thái độ:Giáo dục học sinh lòng tự tin, lời kể tự nhiên. Yêu thích truyện kể tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: - GV: Các phương tiện dạy TV. - HS: SGK, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Tiết 1 Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. *Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh các nhóm chơi trò: Đọc cho nhau nghe - Hình thức chơi: GV yêu cầu HS trong nhóm đọc các vần, tiếng, từ, câu có liên quan đến bài cũ ( GV đã in sẵn trên thẻ ) nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc. - GV khen ngợi nhóm tích cực đọc bài - Cho HS đọc giao lưu giữa các nhóm  GV dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *Mục tiêu: HS đọc một cách chắn chắc các âm đã học Luyện đọc vần ôn:
  • 31. - GV đính bảng ôn lên bảng - HS đọc cá nhân – đồng thanh. * Bảng 1: a. Đọc âm - Hs chỉ chữ. Hs chỉ chữ và đọc âm. b. Ghép chữ thành tiếng: b: e, ê, o, ô, ơ. . Đọc:be, bê, bo ,bô, bơ. . Hs ghép v, l, h, c với e, ê, o, ô, ơ dạy tương tự như: b. . Chỉ bất kì cho Hs đọc. * Khai thác tranh ở đầu bài. . Muốn có tiếng co viết âm nào trước âm nào sau? . Có tiếng co, có thêm tiếng gì ta được tiếng cò? . Tiếng co thêm dấu gì để có tiếng cỏ? . Tiếng co thêm tiếng gì để được tiếng cọ? * Bảng 2: Đọc tiếng có dấu thanh: vò, vo, võ, vỏ, vọ. * Nghỉ giữa tiết Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để đọc các từ ứng dụng, viết được âm vừa học * Cách tiến hành: Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV viết phiếu bài tập cho các nhóm , yêu cầu nhóm đọc từ sau đó nối từ với hình thích hợp hoặc GV dùng các tấm bìa (bảng) có ghi các từ ứng dụng cho các nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn trong nhóm đọc cá nhân. HS tìm những tiếng (ở các từ ứng dụng) tiếng nào có âm vừa học thì gạch chân. - Đại diện nhóm (nhóm trưởng) báo cáo phần đọc của các bạn trong nhóm (đọc đúng, to, rõ ràng). - Các nhóm đối chiếu với kết quả của GV trên bảng (từ nối với hình ảnh). Giải nghĩa một số từ.
  • 32. - 1HS đọc các từ ứng dụng trên bảng . GV kết hợp trên bảng để hỏi HS và gạch chân dưới tiếng có âm vừa học. - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng trong từ ứng dụng (gọi những em đọc yếu đọc cá nhân ) - GV chỉ HS đọc trơn bất kì tiếng ( từ ) ứng dụng: cá nhân – đồng thanh. => kết hợp giải nghĩa từ (qua tranh ảnh, vật thật…) - Đọc tổng hợp toàn bài: cá nhân. - Nhận xét. Tập viết từ ứng dụng:  Viết mẫu.  Học sinh viết bảng. ( GV theo dõi giúp đỡ HS) - Nhận xét. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế .Tìm được tiếng, từ có các âm vừa ôn ở ngoài bài. * Cách tiến hành: - Cá nhân tìm từ và nói cho bạn bên cạnh nghe. - Đại diện học sinh trình bày- Hs khác nhận xét.  Nhận xét Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng * Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành: +GVcho Học sinh quan sát tranh SGK : Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao em lại thích? => GDKNS cho học sinh - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiết 2.
  • 33. Tiết 2 Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học ở tiết 1. * Cách tiến hành: + GV hỏi: -Tiết học trước các em học các âm gì? - Nhận xét. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *Mục tiêu: Đọc rõ ràng, mạch lạc câu ứng dụng mang viết được âm vừa ôn *Cách tiến hành: - Gọi học sinh đọc bài trên bảng lớp không theo thứ tự: cá nhân – đồng thanh - GV giới thiệu tranh: hỏi về nội dung bức tranh. - Viết ở bảng câu ứng dụng, yêu cầu HS đọc nhẩm. - Tìmtiếng, từ có trong câu ứng dụng mang âm, vần vừa học. - Đánh vần tiếng, từ có mang âm, vần vừa học. - Đọc trơn tiếng, từ có mang âm, vần vừa học. - Gọivài em đọc to câu ứng dụng => Kết hợp GD tư tưởng cho học sinh. - Luyện đọc toàn bài: cá nhân – đồng thanh. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành *Mục tiêu: Luyện viết đúng mẫu, đúng khoảng cách vào vở tập viết. Đọc rõ ràng, mạch lạc vần, tiếng, từ, câu trong SGK. *Cách tiến hành: Luyện viết vở: - GV hướng dẫn cáchngồi, cách cầm bút. - GV hướng dẫn viết từng âm theo từng dòng => GV vừa viết, vừa nêu quy trình viết từng chữ: điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các conchữ. Học sinh viết bài vào vở. - GV hướng dẫn cáchviết từ theo từng dòng => GV vừa viết vừa nêu quy trình viết từng chữ: điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các conchữ, giữa các chữ. Học sinh viết bài vào vở.
  • 34. - Kiểm tra, nhận xét bài một số em. Luyện đọc trong SGK: - HS giở sáchluyện đọc nhóm đôi - Yêu cầu học sinh chỉ bài cho bạn đọc lộn xộn tránh đọc vẹt. => GV kết hợp kiểm tra 1 số nhóm. - Gọi 1 số em đọc bài. - Nhận xét. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Học sinh luyện nói theo đúng chủ đề. * Cách tiến hành: + GV kể chuyện: hổ (mèo dạy hổ) + Kể chuyện bằng tranh. - Tranh 1: Hổ xin mèo truyền cho võ nghệ, mèo nhận lời. - Tranh 2: Hằng ngày hổ đến lớp học tập chuyên cần. - Tranh 3: 1 lần hổ phục sẵn… vồ mèo. - Tranh 4: Nhân lúc hổ sơ ý mèo nhảy tót lên 1 cây cao. Hổ đứng dưới đất gầm gào bất lực. * Ý nghĩa: Hổ là 1 convật vô ơn đáng khinh bỉ. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng *Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành: - GVcho học sinh chọn tiếng, từ thích hợp điền vào chỗ chấm. ( ve, vẽ, về, vế ) Bé ….. cô, bé …. cờ. Ve …. ve, hè …..  Nhận xét. - Nhận xét tiết học.
  • 35. - Dặn dò: Về học thuộc bài, xem trước bài: i, a. * Phần bổ sung: ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ Toán Tiết 12: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Củng cố những khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn, về sử dụng các dấu <, > và các từ “bé hơn”, “lớn hơn” khi so sánh 2 số. 2. Kỹ năng : Biết mối quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn khi so sánh 2 số. 3. Thái độ : Yêu thích môn học qua các hoạt động. II.CHUẨN BỊ: - GV: Các hình bìanhư SGK, phiếu BT theo nhóm - HS : Đồ dùng học Toán III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. *Cách tiến hành: - Cho 1 HS đứng chống nạnh trước lớp - Gọi một số HS chỉ 2 cánh tay chống nạnh của bạn giống dấu gì - HS làm bảng con : 3 … 5 ; 4….2  Nhận xét Hoạt động 2: Luyện tập thực hành *Mục tiêu: Củng cố về so sánh 2 số *Cách tiến hành:  BT1: Cá nhân tự điền dấu so sánh giữa 2 số
  • 36. Lưu ý điểm giống nhau giữa các cặp số VD : 3…4 ; 4…3 * Có 2 số khác nhau thì bao giờ cũng có một số lớn hơn và một số bé hơn  Nhận xét  BT2 : Sử dụng bìa + HS đính số thích hợp và ghi dấu so sánh 4 > 3 ; 3 < 4 + HS làm bài ở bảng con :  Nhận xét Hoạt động 3: Vận dụng *Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. *Cách tiến hành:  BT3 : Nối ô trống với số thích hợp HS làm theo 6 nhóm 1 2 3 4 5 1 < … 2 < … 3 < … 4 < …  Nhận xét Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng *Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành:  Trò chơi : điền dấu đúng - 12 HS tham gia, 8 em cầm các thẻ số, 4 em các thẻ dấu <, > - 2 em cầm 2 số tạo thành một cặp số - 4 cặp - 4 em cầm các thẻ dấu chọn vị trí đúng giữa các cặp số - Lớp cùng nhận xét . - Nhận xét tiết học
  • 37. - Dặn dò chuẩn bị chu đáo cho tiết học sau. * Phần bổ sung: ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ Học vần Tiết 29+30: i, a I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Học sinh Nhận biết được i – a. - Đọc và viết được chữ i – a, bi – cá; câu ứng dụng : bé hà có vở ô li. - Luyện nói đúng theo chủ đề. 2. Kỹ năng : - Biết ghép âm tạo tiếng. - Rèn viết đúng mẫu, đều nét, sạch đẹp. - Đọc to rõ nội dung bài có âm i – a . - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. 3. Thái độ : - Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. - Tự tin hơn trong giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Các phương tiện dạy TV. - HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, vở tập viết, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Tiết 1 Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. *Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh các nhóm chơi trò: Đọc cho nhau nghe - Hình thức chơi: GV yêu cầu HS trong nhóm đọc các nét cơ bản liên quan đến bài cũ ( GV đã in sẵn trên thẻ ) nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc. - GV khen ngợi nhóm tích cực đọc bài
  • 38. - Cho HS đọc giao lưu giữa các nhóm  GV dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *Mục tiêu: Học sinh biết được âm i , a *Cách tiến hành - GV giới thiệu hai âm mới - ghi bảng . GV đọc mẫu - HS đọc cá nhân – đồng thanh. - So sánh hai âm, vần mới (điểm giống và khác nhau). * Nghỉ giữa tiết Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để đọc, viết được: i, a, bi, cá. * Cách tiến hành:  Dạy âm i: + GV viết âm, vần . HS đọc cá nhân – đồng thanh. + Từ âm mới học hướng dẫn học sinh ghép thêm dấu thanh, âm đầu để được tiếng mới. Gọi HS nêu tiếng vừa tìm được. + HS ghép tiếng vào bảng cài => đọc cá nhân. + GV viết tiếng vừa ghép lên bảng. + Phân tích tiếng vừa ghép => cá nhân – đồng thanh. + Đánh vần tiếng vừa ghép => cá nhân – GV gọi vài em đánh vần lại (Hs đọc còn yếu) + Giới thiệu tranh hoặc vật thật, rút từ khóa ( giải nghĩa ngắn ngọn) + GV viết bảng từ khóa: HS đọc trơn: cá nhân – đồng thanh. + Đọc tổng hợp.  Dạy âm a : Dạy tương tự âm i Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế .Tìm được tiếng ở ngoài bài có mang các âm i , a * Cách tiến hành: - Cá nhân tìm tiếng, từ và nói cho bạn bên cạnh nghe. - Đại diện học sinh trình bày - Hs khác nhận xét.  Nhận xét Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
  • 39. * Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành: + GVcho Học sinh quan sát tranh SGK : Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao em lại thích? => GDKNS cho học sinh -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài tiết 2. Tiết 2 Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học ở tiết 1. * Cách tiến hành: + GV hỏi: -Tiết học trước các em học bài gì? -Tiếng nào có mang âm i? Tiếng nào có mang âm a?  Nhận xét Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *Mục tiêu: Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm i , a *Cách tiến hành: - Gọi học sinh đọc bài trên bảng lớp không theo thứ tự: cá nhân – đồng thanh - GV giới thiệu tranh: hỏi về nội dung bức tranh. - Viết ở bảng câu ứng dụng, yêu cầu HS đọc nhẩm. - Tìm tiếng, từ có trong câu ứng dụng mang âm vừa học. - Đánh vần tiếng, từ có mang âm vừa học. - Đọc trơn tiếng, từ có mang âm vừa học.
  • 40. - Gọi vài em đọc to câu ứng dụng => Kết hợp GD tư tưởng cho học sinh. - Luyện đọc toàn bài: cá nhân – đồng thanh. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành *Mục tiêu: Luyện viết đúng mẫu, đúng khoảng cách vào vở tập viết. Đọc rõ ràng, mạch lạc tiếng, từ có mang âm i , a *Cách tiến hành: Luyện viết vở: - GV hướng dẫn cách ngồi, cách cầm bút. - GV hướng dẫn viết theo từng dòng => GV vừa viết, vừa nêu quy trình viết chữ, điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, khoảng cách. Học sinh viết bài vào vở. - Kiểm tra, nhận xét bài một số em. Luyện đọc trong SGK: - HS giở sáchluyện đọc nhóm đôi - Yêu cầu học sinh chỉ bài cho bạn đọc lộn xộn tránh đọc vẹt. => GV kết hợp kiểm tra 1 số nhóm.  Nhận xét Hoạt động 4: Vận dụng *Mục tiêu HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Học sinh luyện nói theo đúng chủ đề. * Cách tiến hành:  Luyện nói HS luyện nói được chủ đề “lá cờ”. - Thảo luận đôi bạn: (1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời) Câu hỏi gợi ý: . Tranh vẽ gì? Lá cờ Tổ quốc có nền màu gì? . Ngoài cờ Tổ quốc (cờ đỏ sao vàng) em còn thấy những loại cờ nào? . Cờ Hội người ta thường dùng vào các ngày lễ hội hoặc những đội múa lân người ta cũng thường sử dụng.  Giáo dục tư tưởng: Chủ đề luyện nói chúng ta hôm nay là lá cờ. Khi chào cờ đầu tuần các em thường thấy trường chúng ta dùng lá cờ Tổ Quốc, cờ Đội cho nên các em nên thể hiện sựtrân trọng của mình bằng cách nghiêm trang trong khi chào cờ.
  • 41. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng *Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành: *Trò chơi : Tiếp sức - Gạch chân từ, tiếng có âm hôm nay em học - Đại diện 1 dãy 4 em - Đọc các tiếng từ các bạn vừa gạch chân  Nhận xét trò choi - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Về học thuộc bài, xem trước bài n, m. * Phần bổ sung: ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ Thủ công Tiết 3 XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT HÌNH TAM GIÁC ( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : HS biết cách xé dán hình chữ nhật, hình tam giác. Nắm được thao tác xé. 2.Kĩ năng : Xé dán đúng qui trình hướng dẫn của giáo viên.Dán đúng mẫu đẹp có sáng tạo. 3.Thái độ:Kiên trì, cẩn thận khi thực hiện các thao tác. có ý thức giữ vệ sinh. Giáo dục tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp. * Điều chỉnh: Không yêu cầu dán theo số ô qui định của mẫu II. CHUẨN BỊ :
  • 42. - GV : Bài mẫu xé dán hình chữ nhật, hình tam giác, mẫu sáng tạo Giấy nháp trắng, giấy màu Hồ, bút chì, khăn lau tay - HS : Giấy màu, bút chì, hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1: Khởi động *Mục tiêu: Kiểm tra ĐDHT và dẫn dắt vào bài mới. *Cách tiến hành: - Kiểm tra các đồ dùng học Thủ công - Nhắc cách vẽ hình chữ nhật, hình tam giác  GV giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức * Mục tiêu: HS nhắc cách xé dán các hình chữ nhật, hình tam giác *Cách tiến hành: - Học sinh nhắc lại qui trình vẽ và xé dán hình chữ nhật, hình tam giác.  Nhận xét. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức vừa học để luyện tập * Cách tiến hành: - HS vẽ 2 hình tam giác và hình chữ nhật ở mặt saucủa 2 tờ giấy màu khác nhau - Tiến hành xé từng hình theo các cạnh  GV có hình mẫu để hướng dẫn và giúp HS xé tránh các vết răng cưa - Kiểm tra lại các hình sau khi xé - Ướm thử vào vở - Chấm vị trí cho cân đối - Bôi hồ đều ở mặt sau của từng hình và dán vào vở - Miết lại cho thẳng - GV theo dõi giúp HS chậm  Nhận xét.
  • 43. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. * Cách tiến hành:Trưng bày sản phẩm làm đẹp của tổ - Chia bảng lớp thành 3 cột, mỗi cột dành cho 1 tổ trưng bày - Chọn một số HS đại diện các tổ làm giám khảo - Trình bày sản phẩm, GV sửa chỗ chưa đẹp cho HS - Liên hệ: + Trong thực tế, những vật nào có dạng hình chữ nhật, hình tam giác . Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng *Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học cuộc sống một cách linh hoạt. * Cách tiến hành: * Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo -Đại diện mỗi tổ 2 em, thi vẽ và xé hình chữ nhật, hình tam giác trên giấy màu.  Nhận xét tuyên dương - Nhận xét tiết học, - Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau “Xé, dán hình vuông, hình tròn” * Phần bổ sung: