SlideShare a Scribd company logo
1 of 202
Download to read offline
ThS NGUYỄN THÀNH HẬU
HÌNH HỌA - VẼ KỸ THUẬT
NGÀNH MAY
ThS NGUYỄN THÀNH HẬU
HÌNH HỌA - VẼ KỸ THUẬT
NGÀNH MAY
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018
3
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, ngành công nghiệp May và Thời trang nước ta đứng
trước những đòi hỏi khá cao của thị trường trong và ngoài nước về năng
suất và chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng những nhu cầu đó, các doanh
nghiệp phải tự trang bị cho mình các điều kiện sản xuất tốt nhất về môi
trường làm việc, trang thiết bị sản xuất, người lao động… đặc biệt là
nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao đã tốt nghiệp tại các cơ sở đào
tạo uy tín về chuyên ngành Công nghệ may và Thiết kế thời trang. Vì
vậy, các cơ sở đào tạo không ngừng tìm kiếm, học hỏi và ứng dụng nhiều
phương pháp tiếp cận mới trong đào tạo nhằm mang đến cho xã hội
những sản phẩm tốt nhất để phục vụ cho công cuộc hội nhập và phát triển
đất nước.
Cho đến nay, trong lĩnh vực giáo dục đại học nói chung và các
chuyên ngành đào tạo riêng, hầu như các giáo trình và tài liệu tham khảo
chưa thật sự đầy đủ và mang tính hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao. Do đó, song song với quá trình
đổi mới các phương pháp đào tạo, cần phải có những giáo trình giảng dạy
có chất lượng là điều cấp bách và thật sự cần thiết đối với các cơ sở đào
tạo hiện nay. Chính vì vậy, giáo trình “Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành
may” được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ
thuật nói chung và các quy ước cụ thể đối với các bản vẽ kỹ thuật trong
lĩnh vực công nghệ may nói riêng. Nội dung học phần cũng hướng dẫn
cho người học về cách thể hiện các đường nét, các ký hiệu mặt cắt đường
may lắp ráp của các chi tiết trên một số sản phẩm may, đặc biệt là giúp
người học nắm vững các yêu cầu và các nguyên tắc thiết kế các mẫu vẽ
mô tả phẳng nhằm xây dựng các tài liệu kỹ thuật để phục vụ nhu cầu
triển khai sản xuất trong thực tế.
Tập tài liệu này chắc vẫn còn những vấn đề chưa được hoàn chỉnh.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô đồng
nghiệp và độc giả.
Tác giả
4
5
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ VẼ KỸ THUẬT.................................7
CHƯƠNG 1:
1.1 PHƯƠNG TIỆN TRÌNH BÀY BẢN VẼ .......................................................7
1.1.1 Vật liệu vẽ..................................................................................7
1.1.2 Dụng cụ vẽ và cách sử dụng......................................................9
1.2 TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ........................................................12
1.2.1 Đường nét ................................................................................13
1.2.2 Chữ và số.................................................................................14
1.2.3 Khổ giấy ..................................................................................16
1.2.4 Khung bản vẽ và khung tên .....................................................17
1.2.5 Tỷ lệ bản vẽ .............................................................................19
1.3 KÍCH THƯỚC BẢN VẼ .........................................................................20
1.3.1 Quy định chung .......................................................................20
1.3.2 Các thành phần của kích thước................................................20
1.4 TRÌNH TỰ LẬP BẢN VẼ .......................................................................29
1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị...................................................................29
1.4.2 Giai đoạn thực hiện..................................................................29
1.4.3 Giai đoạn hoàn chỉnh...............................................................29
1.5 HÌNH BIỂU DIỄN CỦA VẬT THỂ...........................................................30
1.5.1 Biểu diễn vật thể......................................................................30
1.5.2 Hình chiếu trục đo ...................................................................31
1.5.3 Hình chiếu................................................................................32
1.5.4 Hình cắt....................................................................................35
1.5.5 Mặt cắt .....................................................................................40
1.5.6 Hình trích.................................................................................43
6
BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG LĨNH VỰC MAY.....44
CHƯƠNG 2:
2.1 QUY ƯỚC MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG LĨNH VỰC MAY .44
2.1.1 Ký hiệu mặt vải........................................................................44
2.1.2 Ký hiệu dùng trong thiết kế mẫu rập kỹ thuật .........................45
2.1.3 Ký hiệu dùng trong lắp ráp......................................................45
2.1.4 Ký hiệu về sử dụng, bảo quản sản phẩm .................................46
2.1.5 Ký hiệu một số thiết bị sử dụng trong ngành may...................48
2.2 CÁC LOẠI ĐƯỜNG MAY THÔNG DỤNG ...............................................49
2.2.1 Phân loại đường may...............................................................49
2.2.2 Hình vẽ mô tả mặt cắt các đường may cơ bản.........................50
2.2.3 Ký hiệu biểu diễn các đường may ...........................................55
2.2.4 Hình vẽ mô tả các loại đường may..........................................56
2.3 PHƯƠNG PHÁP THIÉT KÊ BẢN VẼ MẪU MÔ TẢ PHẲNG.......................83
2.3.1 Khái niệm bản vẽ mẫu mô tả phẳng ........................................83
2.3.2 Đặc trưng tỷ lệ cơ thể người trong thiết kế bản vẽ mẫu
mô tả phẳng.............................................................................83
2.3.3 Phương pháp thiết kế bản vẽ mẫu mô tả phẳng từ tỷ lệ
người cơ bản............................................................................85
2.3.4 Vẽ các cụm chi tiết rời.............................................................88
2.3.5 Phụ kiện, phụ liệu..................................................................133
2.3.6 Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên trên sản phẩm.........................136
2.4 BẢN VẼ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT NGÀNH MAY..................................146
2.4.1 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn kỹ thuật ngành may........................146
2.4.2 Thiết lập các bản vẽ trong bộ tiêu chuẩn kỹ thuật
ngành may .............................................................................147
2.4.3 Tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật một số sản phẩm may................164
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................199
7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẼ KỸ THUẬT
1.1 PHƯƠNG TIỆN TRÌNH BÀY BẢN VẼ
1.1.1 Vật liệu vẽ
Vật liệu vẽ là phương tiện thực hiện bản vẽ dưới dạng tiêu hao như:
giấy, bút chì, gôm... được mô tả cụ thể như sau.
Giấy vẽ
Trong lĩnh vực may có nhiều loại bản vẽ kỹ thuật khác nhau dể
phục vụ quá trình sản xuất như: bản vẽ mẫu rập, bản vẽ mẫu mô tả phẳng,
các bản vẽ tiêu chuẩn kỹ thuật... Do đó, việc sử dụng giấy cũng thay đổi
cho phù hợp với các yêu cầu khác nhau của từng bản vẽ cụ thể. Chẳng
hạn với bản vẽ mẫu rập thường dùng loại giấy Roky, đây là loại giấy dày
định lượng 350gsm, một mặt trắng, mặt còn lại hơi sẫm màu, giấy
Roky có kích thước: 79cm x 109cm, thường được sử dụng để thiết kế các
bộ rập kỹ thuật; còn các bản vẽ mẫu mô tả phẳng thường dùng loại giấy
trắng khổ A4 có định lượng từ 70gms trở lên. Ngoài ra, còn có giấy vẽ
Canson hỗ trợ các bản vẽ màu, giấy vẽ có kẻ ô ly dùng để vẽ phác và
giấy bóng mờ để can các mẫu vẽ trong quá trình thực hiện bản vẽ...
Bút chì
Trong vẽ kỹ thuật có nhiều loại bút chì có thể sử dụng để lập các
bản vẽ, tùy từng yêu cầu của bản vẽ mà người vẽ chọn loại bút phù hợp.
Các chỉ số ghi trên thân bút chì là ký hiệu để chỉ độ cứng và đen của các
loại bút chì khác nhau, ứng với hệ số của các chữ càng lớn thì độ cứng
hoặc độ mềm càng tăng. Ví dụ: loại bút chì cứng H, 2H, 3H,...; loại bút
chì mềm: B, 2B, 3B,... Thông thường những loại bút chì nào càng đen thì
thường lại càng mềm, bút chì càng cứng thì lại càng nhạt (Hình 1.1)
Hình 1.1: Độ đậm nhạt khác nhau giữa các loại bút
Nguồn artspongemode.com
8
Hiện nay, trên thị trường phổ biến nhất là 2 loại bút có ký hiệu H
(Hard) - bút chì cứng và B (Black)- bút chì mềm. Ngoài ra, còn có loại
bút chì ký hiệu F (Fine), loại này hiện nay khá hiếm gặp trên thị trường
bởi chúng là loại đặc biệt có thể gọt rất nhanh mà không gãy. Để phân
biệt rõ hơn về 2 loại bút H và B, cần tìm hiểu đặc điểm của từng loại bút,
cụ thể như sau:.
- Loại H (Hard) - bút chì cứng: Đặc điểm của loại bút chì này là nét
nhạt, mảnh, sau khi viết thường để lại ít than trên giấy. Chính bởi
ruột bút cứng nên rất lâu hết, sẽ đỡ phải gọt nhiều. Đồng thời bút
cũng rất dễ tẩy, làm hằn giấy. Người ta thường dùng loại bút này
khi cần vẽ các đường phác họa để sau này tẩy đi, sử dụng cho các
bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao.
- Loại B (Black) - bút chì mềm: Đây là loại bút chì nét đậm, khi vẽ
để lại nhiều than chì trên giấy nên rất dễ bị dây bẩn và nhòe. Ruột
bút mềm nên khi viết ra nhiều chì và nhanh hết, cần thường xuyên
gọt. Đối với bút từ 5B trở nên rất khó tẩy sạch. Bút chì B rất thích
hợp cho việc vẽ tranh, sử dụng để đánh bóng các bức vẽ thời trang,
tô đậm nhạt cho bức tranh độ sáng tối khác nhau. Đây cũng là loại
bút chì được sử dụng để tô vào ô trả lời trên các phiếu trắc nghiệm
trong các kỳ thi.
- Loại HB (Hard+Black): đây là loại bút có độ cứng và đen vừa phải.
Hình 1.2: Một số loại bút chì thông dụng
9
Trong vẽ kỹ thuật người ta thường dùng loại bút chì cứng có ký
hiệu là H, 2H, 3H để vẽ nét mảnh và dùng chì B, 2B, 3B để vẽ nét đậm
hay viết chữ. Ngoài loại chì cây ta còn có thể sử dụng các loại bút chì
kim có đường kính mũi: 0,5mm; 0.7mm; 0,9mm.
Vật liệu khác
Vật liệu khác gồm có: tẩy dùng để tẩy chì hay tẩy mực; lưỡi dao
sắc để cạo vết bẩn trên bản vẽ; giấy nhám dùng để mài nhọn bút chì; đinh
mũ hoặc băng dính dùng để ghim giấy lên bản vẽ.
1.1.2 Dụng cụ vẽ và cách sử dụng
Dụng cụ vẽ là phương tiện thực hiện bản vẽ dưới dạng tái sử dụng
như: thước kẻ, êke, compa, rập vẽ vòng tròn,… Để lập các bản vẽ kỹ
thuật cần phải có những dụng cụ vẽ riêng. Biết cách sử dụng và sử dụng
thành thạo các dụng cụ vẽ là điều kiện để đảm bảo chất lượng bản vẽ và
nâng cao hiệu suất làm việc.
Ván vẽ
Ván vẽ thường được làm bằng gỗ dán, dùng để thay thế cho bàn vẽ
chuyên dùng, hai mép của nó nẹp gỗ cứng. Khi sử dụng nên chọn mặt
ván thật phẳng, nhẵn và cạnh trái thật thẳng. Giấy được cố định bên góc
trái phía dưới của ván vẽ, mép trái dùng để trượt thước T một cách dễ
dàng (Hình 1.3).
Hình 1.3: Ván vẽ
Thước chữ T
Thước chữ T được làm bằng gỗ hay bằng chất dẻo. Thước gồm
thân ngang mỏng và đầu T. Mép trượt của đầu T vuông góc với mép trên
của thân ngang. Thước T dùng để vẽ các đường nằm ngang song song
10
với nhau, đầu thước T luôn áp sát vào ván vẽ, ta có thể trượt mép của đầu
thước T dọc theo mép trái của ván vẽ (Hình 1.3).
Hình 1.4: Thước chữ T
Ê ke
Dùng để kết hợp với thước T để dựng các đường thẳng đứng hay
các đường xiên 30o
, 45o
, 60o
. Ê-ke có 2 chiếc, một chiếc hình tam giác
vuông cân và một chiếc có hình nửa tam giác đều. (Hình 1.5).
Ê-ke được làm bằng gỗ hay chất dẻo. Ê-ke có nhiều kích cỡ to nhỏ
khác nhau. Người ta thường dùng một bộ ê-ke cỡ trung bình, có hai
chiếc; một chiếc có góc 45o
và chiếc kia có góc 60o
dùng để vẽ các góc
nhọn 30o
, 45o
, 60o
… và các góc bù của chúng.
Ngoài ra, có thể vạch các đường xiên góc song song tùy ý, bằng
cách trượt ê-ke này theo cạnh ê-ke kia. Kiểm tra góc vuông của ê-ke
bằng cách lật ê-ke.
Hình 1.5: Ê-ke 45o
và 60o
11
Compa và rập vòng tròn
Hình 1.6: Compa và rập vòng tròn
Compa dùng để vẽ các cung tròn hay vòng tròn có bán kính lớn.
Trong vẽ kỹ thuật thường dùng 2 loại compa gồm: compa quay vòng tròn
và compa đo… Ngoài compa, khi lập các bản vẽ có thể sử dụng rập vòng
tròn dùng để vẽ các cung tròn hay vòng tròn có bán kính nhỏ (Hình 1.6).
Cách sử dụng compa được hướng dẫn cụ thể như sau:
Compa quay vòng tròn
Compa loại thường dùng để vẽ các đường tròn có bán kính lớn hơn
12mm. Khi quay những vòng tròn có đường kính lớn hơn 150mm thì
chắp thêm cần nối. Khi quay vòng tròn cần chú ý:
- Giữ cho đầu kim và đầu chì vuông góc với mặt giấy và quay đều
liên tục theo một chiều nhất định.
- Khi quay nhiều vòng tròn đồng tâm nên dùng đầu kim ngắn có
ngấn để kim không bị ấn sâu vào làm cho lỗ kim to ra, nét vẽ mất
chính xác.
- Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái cầm đầu núm compa, quay
compa một cách đều đặn và liên tục.
Ngoài ra, còn có loại compa quay vòng tròn bé, loại này dùng để
quay các vòng tròn có đường kính từ 0,6mm đến 12mm. Khi quay ta
dùng ngón tay cái trỏ và giữa, ngón tay trỏ ấn nhẹ trục mang đầu kim và
giữ cho đầu kim thẳng góc với mặt giấy, ngón tay cái và ngón tay giữa
quay đều cần mang đầu chì hay đầu mực.
Compa đo
Compa đo dùng để lấy độ dài đoạn thẳng. Khi vẽ ta so hai đầu kim
của compa đo đúng với hai đầu mút của đoạn thẳng cần lấy hoặc hai vạch
của thước kẻ ly rồi đưa đoạn đó lên giấy vẽ bằng cách ấn nhẹ hai đầu kim
xuống mặt giấy.
12
Thước cong
Thước cong dùng để vẽ các đường cong không tròn như hình elíp,
đường sin… Thước cong làm bằng gỗ hay chất dẻo, có nhiều loại khác
nhau. Khi vẽ trước hết cần xác định một số điểm của đường cong, sau đó
dùng thước cong để nối các điểm đó lại, sao cho đường cong vẽ ra tròn
đều (Hình 1.7).
Hình 1.7: Thước cong
1.2 TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ
Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật cơ bản liên quan đến sản phẩm,
dùng trong thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thi công sử dụng trong trao đổi hàng
hoá hay dịch vụ, trong chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia… Bản
vẽ kỹ thuật là phương tiện thông tin dùng trong mọi lĩnh vực như cơ khí,
xây dựng, kiến trúc, thuỷ lợi, điện lực, giao thông… Vì vậy bản vẽ kỹ
thuật phải được lập theo các quy tắc thống nhất của tiêu chuẩn Quốc gia
và Quốc tế về bản vẽ kỹ thuật.
Các Tiêu chuẩn Việt Nam là những văn bản kỹ thuật do Ủy ban
Khoa học Kỹ thuật Nhà nước trước đây, nay là Bộ Khoa học và Công
nghệ ban hành.
Tổng cục đo lường và chất lượng là cơ quan nhà nước trực tiếp chỉ
đạo công tác tiêu chuẩn hóa ở nước ta. Nó là tổ chức quốc gia về tiêu
chuẩn hoá được thành lập từ năm 1962. Năm 1997 với tư cách là thành
viên chính thức, nước ta đã tham gia tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế gọi tắt là ISO được thành lập từ năm 1946,
hiện nay có 143 nước và tổ chức quốc tế tham gia.
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) về bản
vẽ kỹ thuật bao gồm các tiêu chí về trình bày bản vẽ, về các hình biểu
diễn, các ký hiệu và quy ước… cần thiết cho việc lập các bản vẽ kỹ thuật.
13
1.2.1 Đường nét
Trên các bản vẽ kỹ thuật, hình biểu diễn của vật thể được tạo thành
bởi các đường có tính chất khác nhau như đường bao thấy, đường bao
khuất, đường trục, đường gióng… Để biểu diễn vật thể, trên bản vẽ kỹ
thuật dùng các loại nét vẽ có hình dạng và kích thước khác nhau. Các loại
nét vẽ được quy định theo TCVN (Bảng 1.1)
Bảng 1.1 Các loại đường nét và ứng dụng
Tên gọi Hình dạng Ứng dụng
Nét liền đậm
Bề rộng
s=0.6→1.5mm
- Khung bản vẽ, khung tên.
- Cạnh thấy, đường bao thấy.
- Đường đỉnh ren thấy, đường
ren thấy.
Nét liền mảnh
Bề rộng s/3
- Đường gióng, đường dẫn,
đường kích thước.
- Đường gạch trên mặt.
- Đường bao mặt cắt chập.
- Đường tâm ngắn.
- Đường thân mũi tên chỉ
hướng.
Nét lượn sóng
Bề rộng s/3
- Đường giới hạn hình cắt hoặc
hình chiếu.
Nét đứt đoạn
Bề rộng s/2
- Thể hiện đường may.
- Đường bao khuất, cạnh khuất.
Nét cắt
Bề rộng s đến 1.5s
- Ký hiệu nét của mặt phẳng cắt
Nét gạch chấm
mảnh
Bề rộng s/3
- Dùng cho đường trục và
đường tâm.
Nét gạch chấm đậm
Bề rộng s/2
- Chỉ dẫn các đường hoặc mặt
cần có xử lý riêng.
Nét gạch 2 chấm
Bề rộng s/3
- Thể hiện đường khuất phía sau
vật thể mà ta không nhìn thấy.
14
Tuỳ theo độ lớn và mức độ phức tạp hoặc tùy theo khuôn khổ bản
vẽ mà chọn bề rộng của nét cơ bản s = 0.6 → 1.5 mm.
Bề rộng của các nét kẻ khung bản vẽ, khung tên và các nét khác
nhau trong cùng bản vẽ được xác định theo bề rộng của nét cơ bản đó.
Bề rộng của các loại nét cần thống nhất đối với tất cả các hình biểu
diễn trong cùng một bản vẽ có cùng một tỷ lệ. Chiều dài của từng đoạn gạch
và khoảng cách giữa chúng trong các nét đứt, nét chấm gạch phụ thuộc vào
độ lớn của hình biểu diễn và cần vẽ thống nhất trong cùng bản vẽ.
Trong trường hợp có nhiều nét vẽ trùng nhau khi lập bản vẽ cần
thực hiện theo quy tắc vẽ với các ưu tiên cụ thể như sau: (Hình 1.8)
- Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy.
- Nét đứt: cạnh khuất, đường bao khuất.
- Nét chấm gạch: đường trục, đường tâm.
- Nét gạch hai chấm và nét liền mảnh.
- Nếu nét đứt và nét liền đậm thẳng hàng thì chỗ nối tiếp vẽ hở. Ở các
trường hợp khác, các đường nét cắt nhau phải vẽ chạm vào nhau.
- Các nét gạch chấm được bắt đầu và kết thúc bằng các gạch và kẻ
quá đường bao một đoạn bằng 3mm.
Hình 1.8: Quy tắc vẽ một số nét trùng nhau
1.2.2 Chữ và số
Trên bản vẽ kỹ thuật, ngoài hình vẽ ra còn có những con số kích
thước, những ký hiệu bằng chữ, những ghi chú, những yêu cầu kỹ
thuật… Chữ và chữ số ghi trên bản vẽ kỹ thuật phải rõ ràng thống nhất,
dễ đọc và không gây ra nhầm lẫn. Chữ và số trên bản vẽ kỹ thuật phải
rõ ràng, dễ đọc. Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN 6 – 85) quy định cách viết
chữ và số trên bản vẽ như sau:
15
- Khổ chữ là chiều cao của chữ hoa, tính bằng (mm). Khổ chữ có ký
hiệu là h và được quy định h = 14; 10; 7; 5; 3.5; 2.5... (không dùng
kích thước nhỏ hơn 2.5 mm hoặc lớn hơn 14mm).
- Kiểu chữ gồm có chữ đứng và chữ nghiêng, với kiểu chữ nghiêng
cho phép nghiêng một góc 75o
. Để ghi chú các kiểu chữ nghiêng có
thể dùng thước kẻ mờ các dòng để xác định chiều cao của chữ và
số; dùng compa để xác định chiều rộng của chữ và số; dùng êke
trượt trên nhau để kẻ độ nghiêng 75o
và dùng bút chì B để tô chữ.
(Hình 1.9)
Hình 1.9: Phương pháp ghi chú các kiểu chữ nghiêng
- Đối với các chữ các khổ bé như: 5; 3.5; 2.5 thì viết bằng tay và ước
lượng các kích thước bằng mắt, đối với các chữ có khổ lớn thì có
thể kẻ bằng thước và dùng compa để đo kích thước của chữ. Ví dụ
một số cách ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật như sau:
75o
16
Bảng 1.2 Kích thước của chữ và chữ số
Thông số chữ viết
Kích thước
(mm)
Chiều cao chữ hoa và chữ số h
Chiều cao chữ thường: (trừ các chữ b, d, đ, f, g, h, l, p, q, t,
y)
5/7 h
Chiều cao chữ thường: b, d, đ, f, g, h, l, p, q, y h
Chiều cao chữ thường: t 6/7h
Chiều rộng của chữ hoa và chữ số(trừ các chữ A, I, J, L,
M, W, và số 1)
5/7 h
Chiều rộng của chữ hoa: A, M 6/7h
Chiều rộng của chữ hoa: W 8/7h
Chiều rộng của chữ hoa: J, L 4/7h
Chiều rộng của chữ số 1 2/7h
Chiều rộng của chữ I và chữ thường i 1/7 h
Chiều rộng của chữ thường (trừ các chữ: f, i, j, l, m, t, r, w) 4/7h
Chiều rộng của chữ thường: m, w h
Chiều rộng của chữ thường: f, j, l, t 2/7h
Chiều rộng của chữ thường: r 3/7h
Chiều rộng của nét chữ và chữ số 1/7h
Khoảng cách giữa các chữ, các chữ số 2/7h
Khoảng cách giữa các tiếng, giữa các số h
1.2.3 Khổ giấy
Khổ giấy là kích thước quy định của bản vẽ. Theo TCVN khổ giấy
được ký hiệu bằng 02 số liền nhau (Bảng 1.3).
Bảng 1.3 Thông số kích thước các loại khổ giấy
Ký hiệu theo TC ISO Ký hiệu TCVN Kích thước
Khổ giấy 44 A0 1189 × 841
17
Ký hiệu theo TC ISO Ký hiệu TCVN Kích thước
Khổ giấy 24 A1 594 × 841
Khổ giấy 22 A2 594 × 420
Khổ giấy 12 A3 297 × 420
Khổ giấy 11 A4 297 × 210
Để tiện bảo quản, các bản vẽ phải được lập trên những khổ giấy có
kích thước đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 2-74.
Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của bản vẽ. Khổ
giấy lớn nhất, còn gọi là khổ giấy A0 có kích thước là 1189mm x 841mm,
diện tích bằng 1m2
và các khổ giấy khác được chia ra từ khổ giấy A0
(Hình 1.10)
.
Hình 1.10: Cách chia các loại khổ giấy
1.2.4 Khung bản vẽ và khung tên
Trong vẽ kỹ thuật, mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên
riêng. Nội dung và kích thước của chúng được quy định trong TCVN
3821 – 83, cụ thể như sau:
1.2.4.1 Khung bản vẽ
Khung bản vẽ và khung tên kẻ bằng nét liền đậm. Khung bản vẽ kẻ
cách mép ngoài của khổ giấy là 5mm. Trường hợp muốn đóng thành tập
thì phía bên trái kẻ cách mép khổ giấy là 2mm (Hình 1.11).
18
Hình 1.11: Khung bản vẽ
1.2.4.2 Khung tên
Khung tên được kẻ bằng nét liền đậm, có thể đặt theo cạnh dài hay
cạnh ngắn của bản vẽ và được đặt ở phía dưới góc bên phải của bản vẽ
(Hình 1.12). Nhiều bản vẽ có thể vẽ chung trên một tờ giấy, song mỗi
bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Nội dung các thông tin
được ghi chú trên khung tên của bản vẽ được giải thích cụ thể như sau:
Hình 1.12: Khung tên
19
- (1): Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết
- (2): Ký hiệu vật liệu
- (3): Tỷ lệ
- (4): Ký hiệu của bản vẽ
- (5): Người vẽ
- (6): Họ và tên người vẽ
- (7): Ngày vẽ
- (8): Người kiểm tra
- (9): Họ và tên người kiểm tra
- (10): Ngày kiểm tra
- (11): Tên trường, khoa, lớp
1.2.5 Tỷ lệ bản vẽ
Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ và
kích thước tương ứng đo được trên vật thật. Theo tài liệu thiết kế TCVN
3 – 74 quy định các loại tỷ lệ cụ thể như sau: (Bảng 1.4)
Bảng 1.4 Thông số tỷ lệ trên bản vẽ kỹ thuật
Tỷ lệ thu nhỏ 1:2 1:2.5 1:4 1:5 1:10
Tỷ lệ nguyên 1:1
Tỷ lệ phóng to 2:1 2.5:1 4:1 5:1 10:1
Tùy theo mức độ lớn nhỏ và mức độ phức tạp của vật thể mà hình
được vẽ phóng to hay thu nhỏ tùy theo tỷ lệ nhất định. Trong quá trình
thực hiện bản vẽ, các kích thước trên bản vẽ không được ghi theo kích
thước tỷ lệ mà phải ghi đúng theo kích thước thật của vật thể.
Hình 1.13: a) Tỷ lệ phóng to – b) Tỷ lệ nguyên – c) Tỷ lệ thu nhỏ
30
a) b) c)
20
Chú ý:
- Tỷ lệ của bản vẽ ghi trong khung tên. Tỷ lệ của hình biểu diễn ghi
bên cạnh
- Trong bản vẽ y phục ta thường dùng tỷ lệ 1:1; 1:2; 1:5.
1.3 KÍCH THƯỚC BẢN VẼ
Kích thước ghi trên bản vẽ thể hiện độ lớn của vật thể được biểu
diễn. Ghi kích thước bản vẽ là một vấn đề quan trọng trong khi lập bản
vẽ. Kích thước ghi phải thống nhất, rõ ràng và tuân thủ các quy tắc đã
quy định về cách ghi kích thước theo TCVN 5705 - 1993.
1.3.1 Quy định chung
Các thông số kích thước ghi trên bản vẽ là thông số thật của vật thể,
chúng không phụ thuộc vào tỷ lệ bản vẽ và mức độ chính xác của bản vẽ.
Trên các bản vẽ kỹ thuật nếu dùng milimét làm đơn vị đo chiều dài
kích thước thì không cần ghi đơn vị theo sau các thông số kích thước.
Tuy nhiên, nếu dùng đơn vị đo khác như centimét, mét… thì đơn vị đo
nên được ghi sau các thông số kích thước trên bản vẽ.
Ngoài ra, để diễn tả thông số cho các góc đo trên bản vẽ có thể
dùng các đơn vị như: độ, phút và giây để làm đơn vị đo góc.
Ví dụ:
Hình 1.14: Quy định chung về cách ghi kích thước
1.3.2 Các thành phần của kích thước
1.3.2.1 Đường gióng
Đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh để giới hạn phần được
ghi kích thước và vạch qua đường ghi kích thước một đoạn khoảng 3 ÷
21
5mm. Đường gióng của kích thước dài được kẻ vuông góc với đường
kích thước, trong các trường hợp đặc biệt cho phép kẻ xiên góc. (Hình
1.15)
Hình 1.15: Đường gióng vẽ xiên góc
Trên bản vẽ, để thể hiện các vị trí của vật thể có chỗ cung lượn có
thể kẻ đường gióng từ giao điểm của hai đường bao. (Hình 1.16)
Hình 1.16: Đường gióng vẽ từ giao điểm đường bao
Cho phép dùng đường trục, đường tâm, đường bao, đường kích
thước… kéo dài làm đường gióng. (Hình 1.17)
22
Hình 1.17: Đường gióng vẽ từ đường tâm, đường bao
1.3.2.2 Đường kích thước
Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh song song với đoạn
cần ghi kích thước và giới hạn ở hai đầu bằng hai mũi tên để xác định
phần tử ghi kích thước. Đường kích thước thường được vẽ cách đoạn cần
ghi kích thước từ 5 ÷ 10mm. Trong quá trình thực hiện các bản vẽ kỹ
thuật có thể ứng dụng một số đường kích thước cơ bản sau đây để ghi
thông số kích thước cho các vật thể của trên bản vẽ, cụ thể như sau:
Hình 1.18: Cách vẽ mũi tên trên đường kích thước
- Nếu đường kích thước quá ngắn không đủ chỗ để vẽ mũi tên thì
đường kích thước được kéo dài và mũi tên được vẽ ở ngoài hai
đường gióng. (Hình 1.18)
23
- Đường kích thước của độ dài cung tròn đồng tâm (Hình 1.19): a)
Đường gióng được kẻ song song với đường phân giác chắn cung đó,
b) Đường kích thước độ dài của cung tròn là cung tròn đồng tâm, c)
Đường kích thước của góc là cung tròn có tâm ở đỉnh góc.
Hình 1.19: Cách vẽ đường kích thước cung tròn
- Đường kích thước của đoạn thẳng được kẻ song song với đoạn
thẳng đó. (Hình 1.20)
Hình 1.20: Cách vẽ đường kích thước đoạn thẳng
- Trong trường hợp hình vẽ đối xứng nhưng không hoàn toàn (hoặc
trong trường hợp hình cắt kết hợp với hình chiếu) thì đường kích
thước được kẻ qua trục đối xứng một đoạn và chỉ vẽ một mũi tên ở
một đầu đường kích thước đó. (Hình 1.21)
60
20
24
Hình 1.21: Cách vẽ đường kích thước đối xứng
- Trong trường hợp hình biểu diễn được thể hiện ở dạng vẽ cắt lìa,
đường kích thước vẫn phải kẻ suốt theo 2 đường gióng và thông số
kích thước được ghi theo thông số chỉ chiều dài thật toàn bộ vật thể.
(Hình 1.22)
Hình 1.22: Cách vẽ đường kích thước vật thể cắt lìa
- Khi đường bao hoặc đường gióng đi qua mũi tên, thì các đường đó
được vẽ ngắt đoạn.(Hình 1.23)
Hình 1.23: Cách vẽ đường kích thước cắt ngang đường gióng
36
6
36
700
600
25
- Đối với cung tròn có bán kính quá lớn, cho phép đặt tâm gần cung
và đường kích thước được vẽ gấp khúc. (Hình 1.24)
Hình 1.24: Cách vẽ đường kích thước cho các cung tròn có bán kính lớn
- Đường kích thước của các cung tròn đồng tâm không được nằm
trên cùng một đường thẳng. (Hình 1.25)
Hình 1.25: Cách vẽ đường kích thước cho các cung tròn đồng tâm
Chú ý: Không dùng đường trục, đường tâm làm đường kích thước.
1.3.2.3 Mũi tên
Mũi tên đặt ở hai đầu đường kích thước, chạm vào đường gióng.
Góc ở mũi tên khoảng 30o
. Độ lớn của mũi tên tỷ lệ thuận với bề rộng
của nét liền đậm. Nếu đường kích thước quá ngắn thì cho phép thay mũi
tên bằng nét gạch xiên hay dấu chấm. (Hình 1.26)
R
3
0
R
3
0
R
2
5
26
Hình 1.26: Mô tả ký hiệu mũi tên
1.3.2.4 Con số kích thước
Con số kích thước phải viết chính xác, rõ ràng, ở trên đường kích
thước và nên viết vào phần giữa đường kích thước, chiều cao của con số
kích thước không bé hơn 3,5 mm.
Đối với con số kích thước độ dài: các chữ số được xếp thành hàng
song song với đường kích thước. Hướng của con số kích thước phụ thuộc
vào phương (độ nghiêng) của đường kích thước so với đường bằng của
bản vẽ, cách ghi như (Hình 1.27). Cụ thể như sau:
Hình 1.27: Cách ghi các con số kích thước chỉ thông số chiều dài
- Đường kích thước nằm ngang: con số kích thước ghi ở phía trên.
- Đường kích thước thẳng đứng hay nghiêng sang bên phải: con số
kích thước nằm ở bên trái.
- Đường kích thước nghiêng trái: con số kích thước ghi ở bên phải.
- Đường kích thước nằm trong vùng gạch gạch: con số kích thước
được gióng ra ngoài và đặt trên giá ngang
27
Đối với con số kích thước góc: Hướng của con số kích thước chỉ
thông số góc đo trên đường kích thước được ghi tùy thuộc vào phương
của đường vuông góc với đường phân giác đó, cách ghi cụ thể như trên
Hình 1.28.
Hình 1.28: Cách ghi các con số kích thước chỉ thông số góc đo
Khi có nhiều đường kích thước song song với nhau hay đồng tâm
thì con số kích thước của chúng viết so le nhau. (Hình 1.29)
Hình 1.29: Cách ghi các con số với nhiều đường kích thước song song
Đối với những đường kích thước bé, không đủ chỗ để ghi con số
kích thước thì con số được viết trên phần kéo dài của đường kích thước
hay vẽ trên giá nằm ngang. (Hình 1.30)
30o
45o
105o
120o
60
40
30
28
Hình 1.30: Cách ghi các con số với đường kích thước bé
Đối với cung tròn có nhiều cách ghi kích thước khác nhau và có thể
ghi các con số kích thước giống như trên Hình 1.31.
Hình 1.31: Cách ghi các con số với các cung tròn
Đối với cung tròn có bán kính quá bé, không đủ chỗ để ghi các con
số kích thước hay mũi tên thì có thể ghi như trên Hình 1.32.
Hình 1.32: Cách ghi các con số với cung tròn có bán kính bé
13
13
13
13
5 5
5
R 5,5 R 5,5
R 5,5
29
1.4 TRÌNH TỰ LẬP BẢN VẼ
1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị
Để nâng cao hiệu suất đảm bảo chất lượng của bản vẽ, ngay từ ban
đầu phải rèn luyện những thao tác vẽ cơ bản, bố trí tổ chức nội dung công
việc vẽ thiết kế một cách hợp lý. Trước khi vẽ phải chuẩn bị đầy đủ các
vật liệu, dụng cụ vẽ và những tài liệu cần thiết.
1.4.2 Giai đoạn thực hiện
1.4.2.1 Giai đoạn vẽ mờ
Dùng bút chì cứng H hoặc 2H để vẽ mờ, nét vẽ phải đủ rõ và chính
xác. Không được xem bước vẽ mờ như bước vẽ nháp. Trong quá trình vẽ
cần chú ý, khi vẽ mờ xong phải kiểm tra lại toàn bộ bản vẽ, tẩy xóa những
nét không cần thiết, sửa chữa những sai sót rồi mới tiến hành tô đậm.
1.4.2.2 Giai đoạn tô đậm
Dùng bút chì mềm có ký hiệu là B hoặc 2B tô đậm các nét cơ bản,
dùng bút chì có ký hiệu là B hoặc HB tô các nét đứt và viết chữ. Chì
dùng để vẽ vòng tròn nên dùng chì mềm hơn là chì dùng để vẽ đường
thẳng. Cần giữ cho đầu chì luôn luôn nhọn bằng cách chuốt hay mài,
không nên tô đi tô lại từng đoạn một của nét vẽ. Trong quá trình tô đậm,
nên tô các nét vẽ khó trước, các nét dễ vẽ sau, tô các nét đậm trước, các
nét mảnh sau. Trình tự tô các nét vẽ như sau:
- Vạch các đường trục và đường tâm (nét gạch chấm)
- Tô đậm các nét cơ bản theo thứ tự.
- Đường cong lớn đến đường cong bé.
- Đường bằng từ trên xuống dưới.
- Đường thẳng từ trái sang phải.
- Đường xiên góc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.
- Thực hiệu theo thứ tự như trên để tô các nét đứt.
- Tô các nét mảnh: đường gióng, đường kích thước, đường gạch…
- Vẽ các mũi tên, ghi các con số kích thước và viết các ghi chú bằng
chữ, các yêu cầu kỹ thuật…
- Tô khung bản vẽ, khung tên.
1.4.3 Giai đoạn hoàn chỉnh
Trong quá trình thiết lập hoàn chỉnh các bản vẽ kỹ thuật cần phải có
sự kiểm tra toàn bộ lại bản vẽ và sửa chữa những điểm còn thiếu sót chưa
30
đạt yêu cầu. Đối với một bản vẽ kỹ thuật cần kiểm tra các thành phần cụ
thể như: số lượng các vật thể có trong bản vẽ, các nét vẽ thể hiện trên từng
vật thể, các đường gióng, đường kích thước... Đặc biệt là các con số kích
thước chỉ định các thông số trên vật thể mà bản vẽ cần thể hiện.
1.5 HÌNH BIỂU DIỄN CỦA VẬT THỂ
1.5.1 Biểu diễn vật thể
Một vật thể đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ những khối
hình học cơ bản. Hình chiếu của vật thể là tổng hợp hình chiếu của các
khối hình học cơ bản. Các khối hình học tạo thành vật thể có những vị trí
tương đối khác nhau. Tùy theo vị trí tương đối ta có những giao tuyến
dạng khác nhau. Muốn vẽ hình chiếu của vật thể ta phải phân tích vật thể
thành những khối hình học cơ bản, xác định vị trí tương đối của chúng rồi
vẽ hình chiếu của từng phần và vẽ giao tuyến giữa các bề mặt của các khối.
1.5.1.1 Cách phân tích vật thể thành các khối hình học cơ bản
Cho hình biểu diễn vật thể như trên Hình 1.33, các hình chiếu của
vật thể được xác định cụ thể như sau:
Hình 1.33: Hình biểu diễn vật thể khối lăng trụ
- Đế là khối lăng trụ có đáy là hình chữ nhật, bị cắt ở hai góc phía
trước hình lăng trụ đáy là tam giác.
- Thân là một khối lăng trụ, đáy là hình chữ nhật, bị xẻ rãnh hình trụ.
Vị trí của thân nằm ở chính giữa phía sau của đế.
1.5.1.2 Cách vẽ hình chiếu thứ ba từ hai hình chiếu đã cho
Trong bản vẽ kỹ thuật quy định không vẽ các trục chiếu OX, OY,
OZ. Vì thế khi vẽ hình chiếu thứ ba nên chọn một đường làm chuẩn để từ
đó xác định các đường nét khác.
31
- Nếu hình chiếu thứ ba đối xứng: chọn trục đối xứng làm trục.
- Hình chiếu thứ ba không đối xứng: chọn đường bao ở biên làm chuẩn.
- Các kích thước đo được từ hình chiếu bằng đưa ra hình chiếu cạnh.
(Có thể dùng đường thẳng nghiêng 45o
làm đường phụ trợ để vẽ
hình chiếu thứ ba).
Hình 1.34: Biểu diễn cách vẽ các hình chiếu
1.5.2 Hình chiếu trục đo
1.5.2.1 Khái niệm
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn của vật thể được dựng từ một
hệ trục đo.
Hệ trục đo là hình chiếu của một hệ gồm 3 trục vuông góc xác định
3 chiều kích thước, thực hiện bởi phép chiếu song song và được gọi là
phép chiếu trục đo. Hình chiếu trục đo được xác định theo phương chiếu
và hệ số biến dạng của các trục.
Hình 1.35: Hình chiếu trục đo chi tiết dạng hình hộp
32
1.5.2.2 Phân loại hình chiếu trục đo
Phân loại hình chiếu trục đo theo phương chiếu:
- Hình chiếu trục đo xiên: Phương chiếu ở vị trí bất kỳ đối với mặt
phẳng hình chiếu.
- Hình chiếu trục đo vuông góc: Phương chiếu vuông góc với mặt
phẳng hình chiếu.
Phân loại hình chiếu trục đo theo hệ số biến dạng:
- Hình chiếu trục đo đều: Hệ số biến dạng theo ba trục bằng nhau.
- Hình chiếu trục đo cân: Hệ số biến dạng theo 2 trong 3 trục bằng nhau.
- Hình chiều trục đo lệch: Hệ số biến dạng theo 3 trục không bằng nhau.
1.5.3 Hình chiếu
1.5.3.1 Khái niệm
Hình chiếu là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với
người quan sát. Cho phép thể hiện các phần khuất của vật thể bằng nét
đứt để giảm số lượng về hình biểu diễn. (Hình 1.36)
Hình 1.36: Một số hình biểu diễn của hình chiếu
33
1.5.3.2 Phương pháp biểu diễn
Để cụ thể hóa cách biểu diễn, nhà nước quy định dùng 6 mặt của
hộp lập phương làm 6 mặt phẳng chiếu cơ bản. Hộp lập phương này gọi
là hộp hình chiếu. Các mặt (2), (3), (4), (5), (6) có thể mở và trải phẳng ra
trùng với mặt (1) như trên Hình 1.37.
Hình 1.37: Phương pháp biểu diễn hình chiếu
1.5.3.3 Phân loại
1.5.3.3.1 Hình chiếu cơ bản
Hình chiếu cơ bản là hình chiếu của các vật thể trên các mặt phẳng
hình chiếu cơ bản của hộp hình chiếu. Hình chiếu cơ bản thường có các
tên gọi cụ thể như sau:
- Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng hay hình chiếu chính).
- Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng).
- Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh).
- Hình chiếu từ phải.
- Hình chiếu từ dưới.
- Hình chiếu từ sau.
34
Hình chiếu từ trước còn gọi là hình chiếu chính, hình chiếu này
được chọn sao cho phản ánh đặc trưng hình dạng của vật thể. Các hình
chiếu khác phải ở đúng vị trí đối với hình chiếu từ trước nhưng nếu các
hình chiếu này không đúng vị trí hoặc bị phân cách bởi một hình biểu
diễn khác thì phải được chỉ danh bằng chữ hoa và chỉ hướng bằng mũi
tên như trên Hình 1.38.
Hình 1.38: Biểu diễn hình chiếu cơ bản
1.5.3.3.2 Hình chiếu riêng phần
Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần của vật thể trên mặt
phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu
riêng phần phải được chỉ danh và chỉ hướng nếu không vẽ đúng vị trí
chiếu. (Hình 1.39)
Hình 1.39: Biểu diễn hình chiếu riêng phần
35
1.5.3.3.3 Hình chiếu phụ
Hình chiếu phụ là hình chiếu một phần của vật thể trên mặt phẳng
hình chiếu không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu
phụ nên đặt đúng vị trí chiếu. Nếu không thì phải chỉ danh và chỉ hướng.
(Hình 1.40)
Để thuận tiện cho việc bố trí trên bản vẽ, Tiêu chuẩn Nhà nước cho
phép vẽ xoay hình về vị trí thích hợp. Trong trường hợp này hình biểu
diễn phải được ký hiệu bằng mũi tên cong.
Hình 1.40: Biểu diễn hình chiếu phụ
1.5.4 Hình cắt
Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu chỉ dùng
hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều đường khuất, như thế bản vẽ
sẽ không rõ ràng. Để khắc phục bản vẽ kỹ thuật dùng hình cắt và mặt cắt
để biểu diễn cấu tạo bên trong của vật thể.
1.5.4.1 Khái niệm
Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi đã tưởng
tượng cắt đi phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.
1.5.4.2 Phương pháp biểu diễn
Vật thể được cắt bởi một hay nhiều mặt phẳng gọi là mặt phẳng cắt.
Chiếu phần vật thể nằm giữa mặt phẳng cắt và mặt phẳng hình chiếu ta sẽ
có hình cắt. Do vậy hình cắt được xem là hình chiếu của một phần vật thể
(ở giữa mặt phẳng cắt và mặt phẳng hình chiếu) trên mặt phẳng hình chiếu.
36
Vật thể được tưởng tượng bị cắt để vẽ hình cắt nhưng thực tế
không bị cắt nên các hình chiếu khác phải được giữ nguyên.
Để phân biệt hình cắt với các hình chiếu thì hình cắt phải được chỉ
danh bằng chữ hoa và ghi chú ký hiệu vật liệu trên diện tích bị cắt, đồng
thời phải xác định vết mặt phẳng cắt bằng nét cắt có chỉ danh và chỉ
hướng bằng chữ hoa trên hình chiếu.
Hình 1.41: Cách biểu diễn hình cắt
Đường gạch gạch (đường tuyến ảnh): là những đường nét liền
mảnh dùng để ký hiệu vật liệu mặt cắt của vật thể, có khoảng cách từ 3 -
5mm với độ nghiêng 45o
đối với đường bằng, đường bao hay đường trục
chính của hình vẽ. Nếu cần có thể chọn độ nghiêng 30o
hoặc 60o
.
Hình 1.42: Cách biểu diễn các đường gạch
Chú ý:
- Đường gạch gạch phải thống nhất độ nghiêng và khoảng cách trên
cùng diện tích cắt của vật thể.
450
450
1 2
3
450
37
- Đường gạch gạch phải khác độ nghiêng và khoảng cách trên vùng
diện tích cắt của hai vật thể.
- Đường gạch gạch có thể được giản lược theo chu vi đường bao nếu
diện tích cắt quá rộng.
- Đường gạch gạch được thay bằng bôi đen nếu diện tích cắt quá hẹp.
1.5.4.3 Phân loại hình cắt
1.5.4.3.1 Phân loại hình cắt theo vị trí mặt phẳng
Hình cắt đứng: Mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình cắt đứng.
Hình 1.43: Hình cắt đứng
Hình cắt bằng: Mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình cắt bằng.
Hình 1.44: Hình cắt bằng
38
Hình cắt cạnh: Mặt phẳng cắt song song với mặt mặt phẳng hình
cắt cạnh.
Hình 1.45: Hình cắt cạnh
Hình cắt nghiêng: Mặt phẳng chiếu ở vị trí bất kỳ. Để tiện bố trí
hình trên bản vẽ, ta có thể vẽ xoay hình cắt nghiêng ở vị trí thích hợp và
được ký hiệu bằng mũi tên cong trên hình vẽ. (Hình 1.46)
Hình cắt đứng, bằng, cạnh và nghiêng là những hình biểu diễn
được vẽ đúng vị trí thay cho hình chiếu từ trước, hình chiếu từ trên (hoặc
hình chiếu từ dưới), hình chiếu từ trái (hoặc hình chiếu từ phải), hình
chiếu phụ.
Hình 1.46: Hình cắt nghiêng
1.5.4.3.2 Phân loại hình cắt theo số lượng mặt cắt
Hình cắt đơn giản: là hình cắt chỉ có một mặt phẳng chiếu. Hình
cắt đơn giản có dạng là hình cắt dọc hoặc hình cắt ngang.
39
Hình cắt phức tạp: là do hai hay nhiều mặt phẳng chiếu. Hình cắt
phức tạp có dạng là hình cắt bậc (do kết hợp bởi hai hay nhiều mặt phẳng
chiếu đồng quy) hoặc hình cắt xoay. (Hình 1.47)
- Hình cắt bậc: Các mặt phẳng cắt song song nhau (dạng bậc thang).
- Hình cắt xoay: Các mặt phẳng cắt giao nhau hợp thành góc tù.
Hình 1.47: Hình cắt phức tạp
1.5.4.4 Một số hình cắt đặc biệt
Hình cắt riêng phần: Hình cắt riêng phần là hình cắt một phần
nhỏ của vật thể. Hình cắt này đặt tại ngay ở vị trí tương ứng trên hình
chiếu cơ bản, đường gạch được giới hạn bằng nét lượn sóng và không
cần chỉ danh và chỉ hướng trên hình cắt.
Hình chiếu kết hợp hình cắt: Dùng để diễn tả hình dạng bên trong
lẫn bên ngoài của vật trên một hình biểu diễn. (Mục đích là giảm bớt số
lượng hình biểu diễn).
- Nếu hình chiếu và hình cắt có chung trục đối xứng thì ghép chung
với nhau, lấy tâm làm đường phân cách.
- Nét đứt (đường bao khuất) ở phần hình chiếu đối xứng với nét đậm
(đường bao thấy) ở phần hình cắt thì bôi đi.
- Nếu nét đậm trùng với đường tâm thì dùng nét lượn sóng làm
đường phân cách (thể hiện nét đậm).
Hình 1.48: Hình cắt phức tạp
40
- Nếu hình chiếu và hình cắt không có trục đối xứng thì dùng nét
lượn sóng làm đường phân cách.
Hình 1.49: Mô tả hình cắt không có trục đối xứng
1.5.5 Mặt cắt
Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo phần tử bị cắt mà
trên các hình chiếu khó thể hiện được.
1.5.5.1 Khái niệm
Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên MPC khi ta tưởng tượng
dùng mặt cắt này cắt vật thể.
Hình 1.50: Biểu diễn hình cắt và mặt cắt của vật thể
1.5.5.2 Phân loại
1.5.5.2.1 Mặt cắt rời
Mặt cắt rời dùng để thể hiện những phần tử có đường bao mặt cắt
phức tạp. Mặt cắt rời đặt ngoài hình biểu diễn tương ứng (có thể đặt ở
giữa hình phần cắt lìa của một hình biểu diễn nào đó). Đường bao của
mặt cắt rời vẽ bằng nét liền đậm.
41
Hình 1.51: Biểu diễn mặt cắt rời
Mặt cắt rời được đặt dọc theo đường kéo dài của nét cắt và đặt gần
hình biểu diễn tương ứng (cho phép đặt tùy ý).
1.5.5.2.2 Mặt cắt chập
Mặt cắt chập đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng. Đường bao
của mặt cắt chập vẽ bằng nét liền mảnh. Các đường bao tại chỗ đặt mặt
cắt chập vẫn giữ nguyên.
Hình 1.52: Biểu diễn mặt cắt chập
1.5.5.3 Ký hiệu và quy định về mặt cắt
Trên mặt cắt cũng ghi ký hiệu giống hình cắt (vết cắt, chỉ hướng
bằng mũi tên và chỉ danh bằng chữ hoa).
Hình 1.53: Cách ghi ký hiệu mặt cắt trên vật thể
42
Nếu mặt phẳng cắt là hình đối xứng mà trục đối xứng trùng với vết
mặt cắt hay trùng với đường kéo dài của mặt cắt thì không cần ghi chú.
Nếu mặt cắt chập, mặt cắt rời không phải là hình đối xứng thì chỉ
vẽ nét cắt và mũi tên mà không cần chỉ danh. (Nhờ mũi tên, ta mới biết
phần tử nào ở phía trước).
Nếu mặt cắt qua các lỗ hoặc phần lõm dạng tròn xoay thì đường
bao của lỗ hay lõm đó được vẽ đầy đủ trên mặt cắt. Quy ước này giúp
người đọc bản vẽ phân biệt được các lỗ, chỗ lõm tròn xoay, rãnh không
tròn xoay.
Hình 1.54: Cách vẽ đường bao các lỗ tròn trên vật thể
Nếu các mặt cắt giống nhau đồng thời dễ xác định vị trí các mặt cắt
đó ở hình biểu diễn thì cho phép chỉ vẽ nét cắt của một mặt cắt, đồng thời
ghi rõ số lượng của các mặt cắt đó.
Hình 1.55: Cách vẽ đường bao các lỗ tròn trên vật thể
Cho phép vẽ xoay mặt cắt để tiện bố trí trên bản vẽ. Trong trường
hợp này hình vẽ phải được ký hiệu bằng mũi tên cong.
43
1.5.6 Hình trích
1.5.6.1 Khái niệm
Hình trích là loại hình biểu diễn thường được phóng to trích từ hình
biểu diễn chính nhằm thể hiện rõ kết cấu quá nhỏ của vật thể.
1.5.6.2 Phương pháp biểu diễn
Để chỉ dẫn phần được trích từ hình biểu diễn chính, Tiêu chuẩn
Nhà nước quy định dùng nét liền mảnh khoanh vùng được trích (bằng
vòng tròn hoặc elip) kèm theo số thứ tự La mã tương ứng và tỷ lệ phóng
to.
1.5.6.3 Quy định về hình trích
Nên đặt hình trích gần vị trí khoanh vùng trích.
Hình trích bao gồm cả những vấn đề chưa thể hiện trên hình biểu
diễn chính và cũng có thể là loại hình biểu diễn khác với hình biểu diễn
chính.
Hình 1.56: Biểu diễn hình trích
44
Chương 2
BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG LĨNH VỰC MAY
2.1 QUY ƯỚC MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG
LĨNH VỰC MAY
2.1.1 Ký hiệu mặt vải
Ký hiệu mặt vải được ứng dụng để chú thích trên các bản vẽ tiêu
chuẩn kỹ thuật, trên các lá vải hoặc trên các chi tiết mẫu rập nhằm hướng
dẫn cho quá trình tổ chức sản xuất các mã hàng trong thực tế. Có thể ứng
dụng các ký hiệu sau để quy ước cho mặt vải, cụ thể gồm:
STT Ký hiệu Ý nghĩa
1. Mặt phải
2. Mặt trái
3.
Mặt phải của vải trên các chi tiết sản
phẩm
4.
Mặt trong của vải trên các chi tiết sản
phẩm
5.
Mặt trái của vải hay chi tiết sản phẩm
6.
Mặt phải vải lót túi
7.
Mặt trái vải lót túi
8.
Mặt trái một số phụ liệu dựng và mex
45
2.1.2 Ký hiệu dùng trong thiết kế mẫu rập kỹ thuật
STT Ký hiệu Ý nghĩa
1. Đường chu vi chi tiết
2.
Đường tâm, đường đối xứng của
chi tiết
3. Ký hiệu canh sợi 1 chiều
4. Ký hiệu canh sợi 2 chiều
5.
hoặc
Ký hiệu canh sợi tự do
2.1.3 Ký hiệu dùng trong lắp ráp
STT Ký hiệu Ý nghĩa
1.
Dấu hiệu bai giãn
2.
Dấu hiệu cầm chun
3.
Xếp ply hộp
4.
Xếp ply đơn
5. Chiều đường may
6.
Thứ tự đường may (đường may
thứ 3)
7.
Ký hiệu mật độ mũi may/ cm
3
6 M
46
2.1.4 Ký hiệu về sử dụng, bảo quản sản phẩm
Trong quá trình sử dụng và bảo quản quần áo, con người tác động
lên sản phẩm rất nhiều yếu tố: giặt, ủi, phơi, tẩy,… Để giúp người tiêu
dùng giữ gìn quần áo được lâu bền, các nhà sản xuất thường gắn lên sản
phẩm một loại nhãn, trên đó có ghi những yêu cầu về bảo quản và sử
dụng sản phẩm. Các yêu cầu này thường được ghi rõ bằng chữ viết hay
dùng các ký hiệu để mô tả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu hết
những ký hiệu này. Bảng dưới đây trình bày một số ký hiệu về sử dụng,
bảo quản sản phẩm thường dùng:
STT Ký hiệu Ý nghĩa
1. Có thể tẩy bằng bất cứ dung dịch tẩy gì.
2.
Sản phẩm có thể được tẩy bằng mọi dung
môi thông thường.
3.
Khi tẩy bằng hóa chất phải cẩn thận, chỉ
nên dùng tetra chloretylen hoặc xăng
nặng.
4.
Khi tẩy bằng hóa chất phải hết sức cẩn
thận, chỉ được dùng xăng nặng.
5.
Sản phẩm có thể tẩy trắng bằng các chất
tách ra clo (như nước Javel, clorua vôi)
47
STT Ký hiệu Ý nghĩa
6.
Không được tẩy trắng bằng các chất tách
clo
7. Không được tẩy bằng hóa chất
8.
Khi giặt phải hết sức cẩn thận, không
được giặt nếu nhiệt độ trên 30o
C
9.
Khi giặt phải hết sức cẩn thận, không
được giặt nếu nhiệt độ trên 60o
C
10. Sản phẩm có thể giặt trong nước sôi
11. Không được giặt
12.
Khi ủi phải cẩn thận, không được ủi quá
nhiệt độ 120o
C
13.
Khi ủi phải cẩn thận, không được ủi quá
nhiệt độ 160o
C
48
STT Ký hiệu Ý nghĩa
14.
Có thể ủi với nhiệt độ trên 160o
C
15.
Không được ủi
2.1.5 Ký hiệu một số thiết bị sử dụng trong ngành may
STT Ký hiệu Ý nghĩa
1. Máy may bằng 1 kim
2. Máy may bằng 2 kim
3. Máy vắt sổ 3 chỉ
4. Máy vắt sổ 5 chỉ
5. Máy đính
6. Máy thùa
7. Máy đính bọ
8. Máy vắt lai
49
STT Ký hiệu Ý nghĩa
9. Máy ép hơi
10. Máy ép điện
11. Bàn để ủi
12. Thùng đựng bán thành phẩm
13. Bàn trải vải
14. Bàn cắt vải
2.2 CÁC LOẠI ĐƯỜNG MAY THÔNG DỤNG
2.2.1 Phân loại đường may
Có nhiều cách phân loại đường may. Nhưng theo tiêu chuẩn châu
Âu ISO 4915:1991 thì có 8 loại đường may được liệt kê cụ thể như sau:
- Nhóm 1000: may các chi tiết không gấp mép
- Nhóm 2000: may các chi tiết không gấp mép kèm với các chi tiết
phụ như: lõi dây, nẹp viền, ruyban, ren,…
- Nhóm 3000: may các chi tiết cần gấp mép
- Nhóm 4000: may các chi tiết gấp mép kèm với các các chi tiết phụ
như: lõi dây, nẹp viền, ruyban, ren,…
- Nhóm 5000: may các chi tiết được bọc viền
- Nhóm 6000: may các chi tiết được bọc viền kèm với các các chi
tiết phụ như: lõi dây, nẹp viền, ruyban, ren, dây kéo…
- Nhóm 7000: may các chi tiết dạng ống, dây
- Nhóm 8000: may các chi tiết dạng ống, dây kèm với chi tiết khác
50
2.2.2 Hình vẽ mô tả mặt cắt các đường may cơ bản
1. Đường may can chấp
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
2. Đường may can rẽ
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
3. Đường may can lật
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
4. May can lật rẽ chặn hai bên (may can rẽ đè)
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
2 3
1
51
5. May can lật đè
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
6. May can kê sổ
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
7. May can bọc mép
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
8. May can cuốn lật đè (may cuốn ép)
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
2
1
2
1
52
9. May can cuốn kín
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
10. May can cuốn trái đè mí
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
11. May can cuốn kề sổ
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
12. May can kề cuốn mí
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
2
1
2
1
2
1
53
13. May lộn một đường
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
14. May lộn hai đường (may lộn kín)
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
15. May lộn lé viền đè mí
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
16. May gấp mép
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
2
1
1
54
17. May cuốn kín
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
18. May viền bọc kín
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
19. May viền lé kê mí
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
20. May viền lật đè mí
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
2
1
1
2
1
2
55
21. May cặp mí
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
22. May tra cặp lộn
Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả
2.2.3 Ký hiệu biểu diễn các đường may
Mỗi đường may được ký hiệu bởi một con số gồm 4 chữ số. Chữ số
đầu tiên cho biết về nhóm đường may. Chữ số thứ hai cho biết về số chi
tiết đã được may. Chữ số thứ ba và thứ tư đặc trưng cho từng loại đường
may riêng. Hai chữ số sau cùng được chia thành hai nhóm như sau:
- Nhóm từ 01 đến 49: có thể sản xuất trên máy may một hay nhiều
kim.
- Nhóm từ 50 đến 99: được sản xuất bằng máy nhiều kim.
- Mỗi loại đường may được biểu diễn bằng một hình vẽ riêng.
Đường vạch nối thẳng đứng giữa các mảnh chi tiết xác định vị trí
tạo ra đường may.
Ở các loại đường may trong các nhóm 2000, 4000, 6000 và 8000,
các chi tiết được vẽ phủ chấm là các chi tiết phụ kèm theo như lõi dây,
nẹp viền, ruyban, dây kéo,…
56
2.2.4 Hình vẽ mô tả các loại đường may
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
1101 1150
1151 1152
1201 1202
1203 1204
1205 1206
1250 1251
57
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
1252 1253
1301 1302
1350 1351
1401 1450
1451 1601
1650 1801
2201 2202
58
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
2203 2204
2205 2206
2207 2208
2209 2210
2211 2212
2213 2214
2215 2216
59
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
2217 2218
2250 2251
2301 2302
2303 2304
2305 2306
2307 2308
2309 2310
60
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
2311 2312
2313 2314
2315 2316
2317 2318
2319 2320
2350 2351
2352 2353
61
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
2354 2355
2356 2357
2358 2359
2360 2361
2362 2363
2365 2401
2402 2403
62
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
2450 2451
2452 2453
2454 2455
2456 2501
2750 2850
3101 3102
3103 3104
63
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
3105 3106
3107 3108
3109 3110
3111 3112
3150 3201
3202 3203
3204 3205
64
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
3206 3207
3208 3209
3210 3211
3212 3213
3214 3215
3216 3217
3218 3219
65
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
3250 3251
3252 3253
3254 3255
3256 3257
3258 3259
3260 3261
3262 3263
66
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
3264 3265
3266 3267
3268 3269
3301 3302
3303 3304
3305 3306
3350 3351
67
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
3352 3353
3354 3355
3356 3357
3358 3359
3360 4201
4202 4203
4204 4205
68
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
4206 4207
4208 4209
4210 4211
4212 4213
4214 4215
4216 4217
69
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
4218 4219
4220 4250
4251 4252
4253 4254
4255 4256
4257 4258
70
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
4259 4260
4261 4301
4302 4303
4304 4305
4306 4307
4308 4309
4310 4311
71
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
4350 4351
4352 4353
4354 4355
4356 4357
4358 4359
4360 4361
4362 4363
72
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
4364 4365
4366 4367
4368 4369
4370 4371
4372 4373
4374 4375
73
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
4376 4377
4378 4379
4380 4401
4450 4451
4452 4453
4454 4455
4456 4457
74
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
4458 4459
4460 4461
4462 4463
4464 4465
4466 4467
4550 4551
4552 4553
75
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
4554 4555
4556 4557
4650 4651
4652 4653
5201 5202
5203 5204
5205 5206
76
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
5207 5208
5209 5210
5211 5212
5213 5214
5250 5251
5252 5301
77
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
5302 5303
5304 5305
5306 5307
5308 5309
5310 5350
5351 5352
5353 6301
78
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
6302 6303
6304 6305
6306 6307
6308 6350
6351 6401
6402 6450
79
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
7101 7102
7103 7104
7105 7106
7107 7108
7109 7110
7111 7112
80
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
7150 7151
7152 7153
7154 7155
7156 7250
8201 8202
8203 8204
81
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
8205 8250
8251 8252
8253 8254
8255 8256
8257 8301
8350 8351
82
Ký
hiệu
Hình vẽ
Ký
hiệu
Hình vẽ
8352 8353
8354 8355
8356 8357
8358 8450
8451 8452
8453 8454
83
2.3 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BẢN VẼ MẪU MÔ TẢ PHẲNG
2.3.1 Khái niệm bản vẽ mẫu mô tả phẳng
Bản vẽ mẫu mô tả phẳng là bản thiết kế hướng dẫn kỹ thuật sản
xuất, thuyết minh các chi tiết kỹ thuật cần thiết, phục vụ cho việc hướng
dẫn may mặc và sản xuất. Có đầy đủ các chi tiết cần có trên trang phục
để thực hiện thành mẫu thật. Bản vẽ này phải đúng tỷ lệ người mặc, có
thể có hoặc không ghi các kích thước cần thiết, có kèm theo hình thể hiện
các chi tiết như đường chỉ, nút thắt, mẫu in, mẫu thêu, vị trí đính kết, chi
tiết cắt cúp... Kỹ thuật vẽ yêu cầu đòi hỏi phải hiểu biết về kỹ thuật cắt
may, rập cơ bản, các chi tiết phụ kiện,...
Hình 2.1: Bản vẽ mẫu phẳng mô tả mặt trước và sau sản phẩm
2.3.2 Đặc trưng tỷ lệ cơ thể người trong thiết kế bản vẽ mẫu mô tả phẳng
Tỷ lệ cơ thể người trong bản vẽ mẫu mô tả phẳng được tính theo tỷ
lệ chiều cao đầu, mỗi đơn vị chiều dài tương đương với một chiều cao
đầu. Tỷ lệ chuẩn của cơ thể người trong bản vẽ mẫu mô tả phẳng chia
chiều dài thân người thành 7,5 hoặc 8 đơn vị chiều dài và có thể tăng
(cường điệu hóa) chiều dài của phần chi dưới. Từ phần mông trở lên là 4
đơn vị chiều dài, từ phần mông trở xuống là 3,5 cho tới 4 đơn vị chiều
dài. Bề rộng của vai và hông bằng 2 đơn vị chiều dài, bề rộng eo là một
đơn vị chiều dài.
84
Hình 2.2: Tỷ lệ người trong bản vẽ mẫu phẳng
Hình 2.3: Tỷ lệ người trong bản vẽ mẫu phẳng cho các lứa tuổi
85
2.3.3 Phương pháp thiết kế bản vẽ mẫu mô tả phẳng từ tỷ lệ người cơ
bản
Bản vẽ mẫu mô tả phẳng có mục đích truyền tải các thông tin bằng
hình ảnh về sự cân bằng hình thể của sản phẩm, cấu trúc mặt trước, sau,
và các chi tiết nhỏ như các đường may, đường ráp nối, cổ, vị trí túi, xếp
pli, vị trí dây kéo, vị trí nút... Ngoài ra một bản vẽ mẫu mô tả phẳng còn
truyền đạt đầy đủ thông tin về sản phẩm, thể hiện chính xác kích thước
và các chi tiết kỹ thuật. Bản vẽ mẫu mô tả phẳng là một bước quan trọng,
rất cần thiết trong quá trình triển khai sản xuất các sản phẩm trong thực tế.
Bản vẽ mẫu mô tả phẳng thường được thể hiện bằng nét liền đậm
và nét liền mảnh đơn giản, chính xác, các đường trục giữa và trục ngang
cân bằng, trùng khớp với các đường trục chính của cơ thể người. Bản vẽ
mẫu mô tả phẳng của một bộ trang phục thường thể hiện đầy đủ mặt
trước, sau, mặt bên hông (nếu cần) của tất cả các thành phần có trong bộ
trang phục (ví dụ như trang phục gồm có quần, áo bên trong, áo khoác
ngoài thì phải thể hiện đầy đủ mặt trước, sau của tất cả các thành phần
ấy). Để vẽ tốt bản vẽ mẫu mô tả phẳng, người thiết kế cần nắm rõ kỹ
thuật đo, may, cắt, rã rập... để có thể truyền đạt thật chính xác các thông
tin cần có về sản phẩm, phục vụ tốt cho quy trình sản xuất sản phẩm
trong thực tế.
Hình 2.4: Mô tả cấu trúc các bộ phận trên cơ thể người
86
Hình 2.5: Kích thước các bộ phận trên cơ thể theo tỷ lệ chiều dài đầu
Hình 2.6: Xác định thông số chiều dài sản phẩm theo tỷ lệ người cơ bản
1Head
Chinlevel
1Head
2Head
Bustlevel
3Head
Waistlevel
4Head
Crotchlevel
51/2Head
Kneelevel
71/2to8Head
Floor
87
Việc xác định rõ độ dài các đường giới hạn phần lai dưới cùng của
các loại trang phục khác nhau như áo, váy, quần, đầm, áo khoác... được
xem là vấn đề rất quan trọng trong một bản vẽ mẫu mô tả phẳng. Để xác
định các vị trí chiều dài cho các sản phẩm khác nhau khi thiết lập các bản
vẽ mẫu mô tả phẳng, có thể tính theo đơn vị chiều dài đầu từ tỷ lệ người
cơ bản, các thông số cụ thể được mô tả chi tiết trên các hình vẽ 2.4, 2.5
và 2.6. Các vị trí này được ứng dụng làm cơ sở để thiết kế các bản vẽ
mẫu mô tả phẳng khi tiến hành thiết kế các bộ tài liệu kỹ thuật nhằm
phục vụ quá trình triển khai sản xuất các mã hàng tại các doanh nghiệp
hiện nay.
Một số hình vẽ mẫu mặt trước và mặt sau trên tỷ lệ người cơ bản, để
xác định bản vẽ mẫu mô tả phẳng, với đầy đủ các đường trục ngang, trục
dọc, các đường rã ben ngực, ben eo và các vị trí thể hiện phần tay áo...
Hình 2.7: Mô tả các vị trí đường trục cơ bản trên cơ thể người
Trong quá trình triển khai sản xuất, một bản vẽ phác thào thời trang
đơn thuần đứng riêng lẻ không thể truyền đạt đầy đủ thông tin về sản
phẩm, nếu không đi kèm với bản vẽ mẫu mô tả phẳng thể hiện đầy đủ các
thành phẩn của bộ trang phục sẽ góp phần hỗ trợ cho các công đoạn sản
xuất được rõ ràng và chính xác hơn. (Hình 2.8)
88
Hình 2.8: Mô tả các mẫu thành phần của bộ trang phục
2.3.4 Vẽ các cụm chi tiết rời
2.3.4.1 Chiết ly, xếp ly, các đường kết cấu, các đường đô
2.3.4.1.1 Chiết ly (Dart)
Chiết ly là một yếu tố kỹ thuật trong thiết kế một sản phẩm may.
Nó cho phép tạo độ mo, độ ôm trên những phần khác nhau của sản phẩm
phù hợp với dáng vóc cơ thể hoặc tạo độ xòe trên các chi tiết sản phẩm
may. Các chiết ly được thiết kế trên các sản phẩm gồm hai loại: chiết ly
89
chết và chiết ly sống, phụ thuộc vào kiểu dáng của từng loại sản phẩm
khác nhau.
Hình 2.9: Một số vị trí thiết kế chiết ly trên sản phẩm
Khi mô tả các chiết ly trên bản vẽ mẫu mô tả phẳng có thể sử dụng
nét liền mảnh để vẽ đường may can, nét đứt để vẻ đường may mí hoặc
phần vải chiết ly bị che khuất bên mặt trái của sản phẩm. Cụ thể được
diễn tả qua các hình vẽ sau:
90
Hình 2.10: Cách vẽ một số chiết ly trên áo
Hình 2.11: Cách vẽ chiết ly trên quần short
91
2.3.4.1.2 Xếp ly (Pleat)
Xếp ly thực chất là một dạng xếp vải tương đương chiết ly. Tuy
nhiên, nếu chiết ly cho phép may toàn bộ hay một phần đường chân ly thì
xếp ly sẽ không cho phép may đường chân ly. Như vậy, xếp ly cho phép
người thiết kế thêm vải vào sản phẩm và phân bố phần vải này dọc theo
đường gập xếp ly. Người ta còn gọi một số xếp ly dạng tự do là xếp dún.
92
Hình 2.12: Mô tả các dạng xếp ly cơ bản
Các xếp ly được ứng dụng để thiết kế trên các sản phẩm cho phái
nữ như áo đầm, váy, trang phục dạ hội... Trên bản vẽ mẫu mô tả phẳng,
nét liền mảnh được sử dụng để thể hiện các đường xếp ly trên mẫu.
93
Hình 2.13: Cách vẽ một số xếp ly trên váy
Hình 2.14: Cách vẽ một số xếp ly trên áo đầm
94
Hình 2.15: Cách vẽ vòng lai cho các xếp ly trên váy, đầm
2.3.4.1.3 Các đường kết cấu (Stylelines)
Stylelines là những đường vẽ thiết kế trên bộ mẫu với nhiều kiểu
dáng khác nhau nhằm phân chia các chi tiết cơ bản của bộ mẫu ra nhiều
thành phần khác nhau. Các đường Stylelines có thể được thiết kế dạng
đường thẳng, gấp khúc hoặc đường cong tuỳ thuộc vào kiểu dáng và
chủng loại của sản phẩm cụ thể. Stylelines có thể được thiết kế trên thân
trước và thân sau của các sản phẩm, với các loại áo nữ đường kết cấu
95
thân trước có thể được thiết kế đi qua điểm ngực và kết thúc tại đường
cong vòng nách hoặc không qua điểm ngực và kết thúc tại đường sườn
vai.
Trên các bản vẽ mẫu mô tả phẳng, có thể sử dụng nét liền mảnh
(đường may can) và nét đứt (đường may diễu) để thể hiện các đường
decoup trước, sau, trái, phải của 1 sản phẩm. Cụ thể cách vẽ được thể
hiện qua các hình sau:
Hình 2.16: Cách vẽ đường Stylelines dọc trước và sau trên áo
96
Hình 2.17: Cách vẽ đường Stylelines dọc trước và sau trên váy, đầm
2.3.4.1.4 Các đường đô (Yokes)
Đô là phần chi tiết phía trên của áo quần, thường được thiết kế trên
phần vai đối với áo hoặc mông đối với quần và được may với phần bên
dưới của áo quần bằng một đường nối ngang hoặc một đường biến kiểu
xéo hay cong. Các đường Yokes có thể nằm trên ngực áo thân trước,
dưới vai với thân sau hoặc ngang mông thân sau trên áo, quần và váy.
97
Phần dưới của các chi tiết may nối với phần đô trên của áo (quần)
có thể may dún, xếp pli hoặc may phẳng tùy thuộc vào kiểu dáng của sản
phẩm. Các hình vẽ sau thể hiện cách vẽ các đường đô trên một số sản
phẩm như: áo sơ mi, quần và váy đầm.
Hình 2.18: Cách vẽ một số đường Yoke ngang trên áo
98
Hình 2.19: Cách vẽ một số đường Yoke trên quần
Back
Front
Back
Front
99
2.4.3.2 Các đường Cascade, Gather, Flare, Ruffle
2.4.3.2.1 Cascade (xếp tầng rủ)
Đường Cascade là phần chi tiết rời được may trên các vị trí khác
nhau của trang phục, nhìn giống 1 màn ren treo phủ trên sản phẩm có tác
dụng trang trí nhằm làm phong phú thêm các mẫu trang phục cho phái
nữ. Trong thiết kế đường Cascade được ứng dụng trên các sản phẩm như
phần bâu áo, váy, đầm dạ hội hay áo cưới... Để vẽ các đường này trên sản
phẩm có thể sử dụng nét liền mảnh để diễn tả, cụ thể như các hình sau:
Hình 2.20: Cách vẽ một số đường Cascade trên váy
100
Hình 2.21: Mô tả một số đường Cascade
Hình 2.22: Cách vẽ đường Cascade trên trang phục
101
2.3.4.2.2 Gather (chun dún) và Flare (loe)
Đường Gather là phần vải thêm vào trên các chi tiết, được may dún
hoặc gấp xếp thành nhiều nếp nhằm tạo sự thoải mái cho người mặc
trang phục. Trong thiết kế đường Gather được trang trí trên vị trí khác
nhau của sản phẩm như: thân áo, thân quần, thân váy, các chi tiết tay áo...
Khi thiết kế mẫu phẳng có thể sử dụng các nét liền mảnh để thể hiện các
đường Gather trên các bản vẽ. Phương pháp vẽ các đường Gather được
mô tả cụ thể trên các hình sau:
Hình 2.23: Cách vẽ một số đường Gather trên vai, cửa tay, bâu áo và
thắt lưng
102
Flare là phần thông số được cộng thêm vào các chi tiết mẫu khi
thiết kế các bộ rập kỹ thuật bằng cách xoay chuyển mẫu trong quá trình
thiết kế nhằm tạo sự bồng bềnh và thoải mái cho sản phẩm. Các đường
flare được thể hiện bằng nét liền mảnh trên các bản vẽ mẫu mô tả phẳng.
Hình 2.24: Cách vẽ một số đường Flare trên váy
103
Hình 2.25: Một số mẫu ứng dụng các đường Gather và Flare
104
2.3.4.2.3 Ruffle (dún phồng)
Đường Ruffle tương tự như đường Gather là các nếp gấp gợn sóng
còn gọi là đường bèo (dún), được ứng dụng để thiết kế trên một số chi
tiết của sản phẩm như: cổ áo, nẹp áo, cửa tay, lưng quần, lưng váy...
nhằm mục đích trang trí và tạo sự đa dạng về kiểu dáng cho sản phẩm.
Hình 2.26: Cách vẽ đường Ruffle trên cổ áo
Hình 2.27: Cách vẽ đường Ruffle trên tay áo
105
2.3.4.3 Các kiểu cổ áo
Trong thiết kế trang phục, phần cổ áo trên các sản phẩm được xem
là nguồn cảm hứng để các nhà thiết kế sáng tạo với nhiều mẫu mã đa
dạng theo từng đối tượng người dùng khác nhau. Tuỳ thuộc vào các kiểu
dáng thiết kế của từng chủng loại sản phẩm như: trang phục công sở,
trang phục dự tiệc, trang phục dã ngoại... có thể phân loại cổ áo làm 2
nhóm cơ bản gồm: cổ áo không bâu, cổ áo có bâu.
2.3.4.3.1 Cổ áo không bâu
Cổ áo không bâu được ứng dụng để thiết kế trên một số sản phẩm
áo thun (T-Shirt), áo kiểu nữ hay trang phục của trẻ em, tạo cảm giác
thoải mái cho người mặc, thuận lợi cho các buổi dã ngoại, dạo phố vào
dịp cuối tuần. Cổ áo loại này gồm 2 dạng: cổ có bo cổ (Hình 2.28) và cổ
áo không có bo cổ (Hình 2.29).
Trên sản phẩm cổ áo có bo thì phần bo cổ được thiết kế rời và được
lắp ráp với vòng cổ để hoàn thiện các sản phẩm. Loại mẫu này thường
được ứng dụng để làm trang phục thi đấu cho một số môn thể thao hoặc
đồng phục cho học sinh, sinh viên. Loại cổ áo không có bo thường được
thiết kế dạng hình tròn, hình vuông, chữ V, chữ U... Trong kỹ thuật, khi
lắp ráp dạng cổ này cho các sản phẩm cần phải thiết kế phần nẹp cổ rời
và được lắp ráp với phần thân áo để hoàn thiện các cổ áo. Dạng cổ này
thường được thiết kế trên các bộ trang phục dạo phố hay đồng phục văn
phòng dành cho phái nữ.
Hình 2.28: Cách vẽ cổ áo không bâu
106
Hình 2.29: Phân loại một số dạng cổ áo có bo cổ
107
Hình 2.30: Phân loại một số dạng cổ áo không có bo cổ
2.3.4.3.2 Cổ áo có bâu
Bâu áo là phần của áo được để thiết kế bao quanh cổ và làm tách
riêng khuôn mặt của người mặc để hoàn chỉnh sản phẩm. Bâu áo có thể
thiết kế gần hoặc xa vòng cổ, chúng có thể rộng, chật, phẳng cao và có
chân hoặc không có chân. Mép ngoài của bâu có thể được thiết kế nhiều
108
kiểu dáng khác nhau như: tròn, cong, vuông hoặc nhọn; có thể dài hoặc
ngắn theo bất cứ chiều hướng nào, tùy thuộc vào các đặc điểm và sở
thích khác nhau của người mặc. Một bâu áo dạng này thường được phân
chia thành các phần như: mép cổ (Neckline edge), mép bâu (Collar
edge), chân bâu đứng (Stand) và đường gấp bâu (Roll line). (Hình 2.31)
Hình 2.31: Cấu trúc lá bâu cơ bản
Trong đó:
- Mép cổ (Neckline edge): phần mép của bâu được lắp ráp gắn với
vòng cổ áo.
- Mép bâu (Collar edge): đường ngoài cùng của lá bâu tính từ vòng cổ.
- Chân bâu đứng (Stand): phần bên dưới của lá bâu có chiều cao
(rộng bản chân bâu) được tính từ mép cổ đến đường gấp bâu ngay
vị trí giữa vòng cổ thân sau. Trong thiết kế, chân bâu được biến
kiểu với nhiều dạng mẫu khác nhau như: chân bâu gấp cao có độ
rộng khoảng 2 đến 2,5 cm, chân bâu gấp vừa khoảng 1 đến 1,2 cm,
gấp phẳng có độ rộng khoảng 0,3 đến 0,5 cm. (Hình 2.32)
- Đường gấp bâu (Roll line): xác định vị trí bâu được gấp, đường này
có nhiệm vụ phân chi bâu áo làm 2 phần chân bâu và lá bâu. Chân
bâu và lá bâu có thể cùng một chi tiết hoặc hai chi tiết riêng biệt,
phụ thuộc vào từng chủng loại trang phục khác nhau như: trang
phục nam, trang phục nữ hay trẻ em. Chẳng hạn, trên áo sơ mi nam
chân bâu và lá bâu thường được thiết kế thành hai chi tiết riêng
biệt; trong khi đó một số sản phẩm biến kiểu của nữ thường được
thiết kế bởi một chi tiết không tách rời nhau.
109
Hình 2.32: Các dạng gấp chân bâu
Trong kỹ thuật thiết kế có thể chia bâu áo làm hai loại, cụ thể gồm:
(Hình 2.33)
- Bâu áo có thể chuyển đổi: bâu áo loại này có thể mặc không cài
hoặc có cài nút trên. Khi không cài nút, bâu sẽ được mở bung ra
nằm phẳng với đường ngang ngực do cách thiết kế mép cổ và
đường vòng cổ áo không đồng dạng nhau.
- Bâu áo không thể chuyển đổi: là dạng bâu sẽ cố định một vị trí khi
mặc có cài hoặc không cài nút, bởi vì, đường thiết kế mép cổ và
vòng cổ áo đồng dạng nhau.
Hình 2.33: Phân loại dạng áo có bâu
110
Hình 2.34: Một số dạng cổ áo có lá bâu và đường xẻ nẹp trước
111
Hình 2.35: Một số dạng cổ áo có lá bâu kết hợp mũ trùm đầu
112
Hình 2.36: Cách vẽ cổ áo bâu danton
113
Hình 2.37: Một số dạng cổ áo có lá bâu rời kết hợp với nẹp ve 1 hàng nút
114
Hình 2.38: Một số dạng cổ áo có lá bâu rời kết hợp với nẹp ve 2 hàng nút
115
Hình 2.39: Một số dạng cổ áo có lá bâu rời kết hợp với đường xẻ trụ trước
Hình 2.40: Một số dạng cổ áo chui đầu có lá bâu
2.3.4.4 Các kiểu tay áo
Tay áo là một trong những chi tiết quyết định kiểu dáng cho một
sản phẩm thời trang. Các kiểu tay áo luôn có sự thay đổi kiểu dáng theo
từng giai đoạn lịch sử khác nhau, ban đầu vào những năm cuối của thế kỷ
18 kiểu tay phồng ở vai và thon dài xuống cổ tay, nhưng sang những năm
giữa thế kỷ 19 loại tay có đỉnh vai nhô cao hoặc có nếp gấp trở nên phổ
biến. Trong các năm cuối thế kỷ 19, loại tay phẳng phiu và có đệm vai
116
xuất hiện và từ đó đến nay các dạng tay cơ bản này đã xuất hiện trở lại
rồi lại thay đổi phụ thuộc vào thị hiếu và khuynh hướng thời trang của
người tiêu dùng. Trong kỹ thuật thiết kế, có thể phân loại tay áo gồm:
- Tay liền: là dạng tay được may liền một phần hay cả thân áo khi
lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.
- Tay rời: là dạng tay khi thiết kế được tách rời với phần thân áo và
được may đính vào vòng nách khi hoàn chỉnh sản phẩm. Tay rời có
thể được thiết kế vừa với vòng nách, xếp ly hoặc có dún, có thể
phồng ít hoặc nhiều tùy thuộc mẫu. Phần lai có nhiều kiểu thiết kế
khác nhau như: gập lai bình thường, manchette, nẹp cửa tay, nẹp có
thun, hoặc nẹp có dây luồn...
Cấu trúc tay áo được phân làm các phần như: đỉnh tay (Sleeve cap),
ngang nách tay (Biceps), khủy tay (Elbow) và cổ tay (Wrist). Đỉnh tay là
phần cao nhất của đường cong tay áo từ tay trước đến tay sau, cổ tay là
phần thấp nhất của tay áo. Trong thiết kế, để biến kiểu tay áo người thiết
kế thường sáng tạo nhiều dạng tay khác nhau từ hai vị trí này. (Hình
2.41).
Hình 2.41: Phân loại và cấu trúc tay áo
117
Hình 2.42: Một số dạng tay áo biến kiểu
118
119
Hình 2.43: Một số dạng tay áo ngắn tay
Hình 2.44: Một số dạng tay áo thời trang
120
Hình 2.45: Một số dạng tay áo ôm khi may với vải dệt kim
121
Hình 2.46: Một số dạng tay áo Raglan
122
Hình 2.47: Một số dạng tay áo phồng
Hình 2.48: Một số dạng tay áo Kimono
123
2.3.4.5 Các kiểu túi
Túi áo là một dạng chi tiết rời không thể thiếu trên các sản phẩm
may mặc, góp phần tạo ra nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau trên từng
loại trang phục. Các kiểu túi áo luôn có sự thay đổi đa dạng sao cho phù
hợp với từng loại sản phẩm, cũng như những thị hiếu khác nhau của
người tiêu dùng. Cụ thể túi áo được chia làm hai loại cơ bản là túi đắp và
túi mổ.
- Túi đắp: là loại túi có rất nhiều mẫu mã được thiết kế trên mặt
trước các sản phẩm như: áo sơ mi, áo bảo hộ, áo đồng phục...; hoặc
trên thân sau của các sản phẩm như: quần tây, quần Jean, váy... Túi
đắp có rất nhiều mẫu mã khác nhau như: túi đáy nhọ, đáy tròn, đáy
vuông, có nắp hoặc không có nắp túi...
- Túi mổ: là dạng túi được thiết kế nhiều trên các sản phẩm như: áo
khoác, quần âu, đồng phục văn phòng... Túi mổ có nhiều mẫu khác
nhau gồm: túi mổ 1 viền, 2 viền, túi mổ có dây kéo, không dây
kéo...
124
Hình 2.49: Một số mẫu túi đôi đối xứng trên mặt trước quần
Hình 2.50: Một số mẫu túi đôi đối xứng trên mặt sau quần
125
Hình 2.51: Một số mẫu túi đơn trên áo quần
126
Hình 2.52: Một số mẫu túi đôi đối xứng trên áo khoác
Hình 2.53: Mẫu túi trước sau được may trên quần short
127
2.3.4.6 Các kiểu lưng
Lưng là phần chi tiết được lắp ráp trên phần eo của các trang phục
như quần và váy. Trong thiết kế mẫu, lưng được chia làm hai loại cơ bản
gồm lưng liền và lưng rời.
- Lưng liền thường được ứng dụng trên các kiểu váy khác nhau tùy
nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Ngoài ra, lưng liền còn có
thể kết hợp với thun để may các loại quần thể thao (quần lưng thun)
tạo cảm giác thoải mái cho các vận động viên trong quá trình thi
đấu.
- Lưng rời được may phổ biến trên các loại quần âu, quần jean hay
một số sản phẩm váy. Lưng rời sẽ có nhiều kiểu thiết kế khác nhau
phụ thuộc vào từng chủng loại sản phẩm cụ thể như: quần âu nam
chỉ may với lưng rời, quần âu nữ hay váy có thể may lưng rời hoặc
lưng liền tùy vào sở thích của người sử dụng.
Hình 2.54: Một số kiểu lưng liền và rời trên quần, váy
128
129
Hình 2.55: Một số kiểu lưng thông dụng
Hình 2.56: Một số kiểu lưng
may trên quần short
130
2.3.4.7 Một số chi tiết khác
Trên các sản phẩm áo quần, ngoài các cụm chi tiết như: bâu áo, túi
áo, lưng quần... còn may đính thêm một số chi tiết khác như: cầu vai, cá
lai, đĩa quần... nhằm mục đích trang trí hoặc điều chỉnh thông số trên các
vị trí như: lai tay áo, lai áo, lai quần.... Một số chi tiết cụ thể được mô tả
trên Hình 2.57.
Back
Front
Back
Front
Back
Front
Back
Front
Back
Front
Back
Front
131
132
Hình 2.57: Một số chi tiết khác được may đính trên các sản phẩm
133
2.3.5 Phụ kiện, phụ liệu
Phụ liệu được đính kèm trên các sản phẩm áo quần nhằm mục đích
cố định và liên kết các chi tiết khác nhau trên cùng một sản phẩm. Ngoài
ra, phụ liệu còn có tác dụng trang trí và tạo mẫu cho nhiều kiểu quần áo
như: các loại nút áo, khóa kéo, dây luồn, nơ....
Phụ kiện là một số sản phẩm được sử dụng kèm theo các bộ trang
phục, trong lĩnh vực may mặc và thời trang phụ kiện được nhiều nhà thiết
kế nghiên cứu và sáng tạo với nhiều chủng loại đa dạng như như: túi
xách, nón, thắt lưng, giày, dép... Việc lựa chọn và sử dụng các phụ kiện
phụ thuộc rất lớn vào lứa tuổi, kiểu dáng sản phẩm và mục đích sử dụng
của các bộ trang phục. Phụ kiện thường được các nhà thiết kế phác thảo
trên các bản vẽ thời trang nhằm mục đích mô tả các ý tưởng thiết kế.
Trong khi đó, một số phụ liệu như: nút áo, khóa cài, dây kéo... được mô
tả chi tiết trên các bản vẽ mẫu mô tả phẳng nhằm mục đích hoàn chỉnh
các bộ tài liệu về tiêu chuẩn kỹ thuật, làm cơ sở cho quá trình lắp ráp
hoàn chỉnh các sản phẩm may.
Hình 2.58: Một số mẫu nút áo đính trên áo quần
134
Hình 2.59: Cách vẽ một số mẫu dây kéo và đường may diễu
135
Hình 2.60: Một số mẫu đầu khóa dây kéo
136
Hình 2.61: Một số kiểu thắt lưng, khóa cài thông thường
2.3.6 Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên sản phẩm
Bản vẽ mẫu mô tả phẳng là một trong những tài liệu quan trọng và
được thiết lập đầu tiên trong bộ tài liệu kỹ thuật của mã hàng. Bản vẽ là
hình ảnh trực quan của sản phẩm giúp cho quá trình triển khai tất cả các
công đoạn sản xuất của mã hàng. Trong quá trình thiết kế bản vẽ, có thể
137
sử dụng các nét liền và nét đứt để vẽ lại hình dáng của mẫu chuẩn trên
giấy theo hướng nhìn mặt trước và mặt sau của sản phẩm một cách rõ
ràng và chính xác. Ngoài ra, có thể sử dụng hình trích để vẽ phóng lớn
một bộ phận của mẫu từ phía trong hay phía ngoài giúp cho quá trình
triển khai sản xuất được chính xác hơn. Đối với mẫu phức tạp cần phải
mô tả theo từng nhóm chi tiết nhằm làm rõ thêm về mẫu vẽ và diễn tả các
yêu cầu kỹ thuật mà hình mẫu sản phẩm chưa thể hiện được.
Trong quá trình thiết kế bản vẽ, có thể ứng dụng phương pháp vẽ
mẫu phẳng từ tỷ lệ người cơ bản nhằm xác định kích thước tỷ lệ các mẫu
vẽ phù hợp với từng loại sản phẩm khác nhau như: áo, quần, váy, đầm....
Trên từng mẫu vẽ nên vận dụng cách vẽ các ký hiệu, các đường thiết kế,
các cụm chi tiết rời... để mô tả chính xác kiểu mẫu của từng sản phẩm.
2.3.6.1 Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên áo
138
139
140
141
Hình 2.62: Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên một số mẫu áo thông dụng
142
143
Hình 2.63: Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên một số mẫu áo trẻ em
2.3.6.2 Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên quần, váy
144
Hình 2.64: Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên một số mẫu quần, váy
145
Hình 2.65: Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên một số mẫu đầm trẻ em
146
2.4 BẢN VẼ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT NGÀNH MAY
2.4.1 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn kỹ thuật ngành may
Tiêu chuẩn kỹ thuật của một mã hàng là một bộ văn bản kỹ thuật
do khách hàng hay doanh nghiệp lập ra để các bộ phận liên quan tham
khảo và áp dụng trong suốt quá trình sản xuất một mã hàng. Ở một số
doanh nghiệp, người ta còn gọi đây là tài liệu kỹ thuật. Trong quá trình tổ
chức sản xuất, bộ tài liệu kỹ thuật thường tồn tại ở 2 dạng gồm đơn giản
và đầy đủ.
Dạng đơn giản: là dạng tài liệu kỹ thuật tối thiểu và thường do
khách hàng cung cấp. Một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đơn giản thường bao
gồm những tài liệu sau:
- Hình vẽ - mô tả mẫu
- Bảng thông số kích thước thành phẩm
- Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu
- Bảng định mức nguyên phụ liệu
- Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ
- Bàng Quy định cho phân xưởng cắt – Quy cách đánh số
- Quy cách may sản phẩm
- Bảng Quy trình may sản phẩm
- Quy cách bao gói cho phân xưởng đóng gói
- Hướng dẫn kiểm tra mã hàng
Dạng đầy đủ: là dạng tài liệu kỹ thuật do khách hàng cung cấp
được bổ sung thêm một số văn bản phù hợp với điều kiện sản xuất của
riêng từng doanh nghiệp. Các văn bản bổ sung có thể kể như sau:
- Bảng Cân đối nguyên phụ liệu
- Sơ đồ nhánh cây.
- Bảng quy trình công nghệ
- Thiết kế dây chuyền công nghệ (bảng thiết kế chuyền)
- Bố trí mặt bằng phân xưởng (bảng thiết kế mặt bằng phân xưởng)
Tùy điều kiện của doanh nghiệp, có thể sử dụng dạng nào cũng được.
Các tài liệu được sao thành nhiều bản để gửi cho các bộ phận liên quan
và lưu giữ lại ở phòng kỹ thuật. Các thay đổi (nếu có) phải được sự đồng
ý của trưởng phòng kỹ thuật và được phó giám đốc kỹ thuật ký xác nhận.
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf

More Related Content

What's hot

[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may phần 2 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may  phần 2 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may  phần 2 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may phần 2 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặpKy thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành may
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành mayBài giảng nguyên liệu dệt ngành may
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớp
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớpđề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớp
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacketBộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacketTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kỹ Thuật May Túi Cơi Chìm Áo Jacket
Kỹ Thuật May Túi Cơi Chìm Áo JacketKỹ Thuật May Túi Cơi Chìm Áo Jacket
Kỹ Thuật May Túi Cơi Chìm Áo JacketNhân Quả Công Bằng
 
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 zTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài giảng thiết kế nhảy size giác sơ đồ
Bài giảng thiết kế   nhảy size giác sơ đồBài giảng thiết kế   nhảy size giác sơ đồ
Bài giảng thiết kế nhảy size giác sơ đồTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdfGiáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdfMan_Ebook
 
đồ áN ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo thu...
đồ áN ngành may   xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo thu...đồ áN ngành may   xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo thu...
đồ áN ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo thu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
 
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may phần 2 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may  phần 2 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may  phần 2 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may phần 2 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...
 
PHƯƠNG PHÁP NHẢY SIZE
PHƯƠNG PHÁP NHẢY SIZEPHƯƠNG PHÁP NHẢY SIZE
PHƯƠNG PHÁP NHẢY SIZE
 
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặpKy thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
 
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...
 
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành may
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành mayBài giảng nguyên liệu dệt ngành may
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành may
 
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớp
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớpđề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớp
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớp
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacketBộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
 
Giao trinh thiet ke trang phuc
Giao trinh thiet ke trang phucGiao trinh thiet ke trang phuc
Giao trinh thiet ke trang phuc
 
Kỹ Thuật May Túi Cơi Chìm Áo Jacket
Kỹ Thuật May Túi Cơi Chìm Áo JacketKỹ Thuật May Túi Cơi Chìm Áo Jacket
Kỹ Thuật May Túi Cơi Chìm Áo Jacket
 
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
 
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũng
 
Bài giảng thiết kế nhảy size giác sơ đồ
Bài giảng thiết kế   nhảy size giác sơ đồBài giảng thiết kế   nhảy size giác sơ đồ
Bài giảng thiết kế nhảy size giác sơ đồ
 
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdfGiáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
 
đồ áN ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo thu...
đồ áN ngành may   xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo thu...đồ áN ngành may   xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo thu...
đồ áN ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo thu...
 

Similar to Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf

đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...
đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...
đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdf
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdfGiáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdf
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdfMan_Ebook
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự động
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự độngNghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự động
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự độnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự động
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự độngNghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự động
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự độnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
4.3.8. thiết kế quy trình công nghệ chế tạo chi tiết cần lắc con cóc
4.3.8. thiết kế quy trình công nghệ chế tạo chi tiết   cần lắc con cóc4.3.8. thiết kế quy trình công nghệ chế tạo chi tiết   cần lắc con cóc
4.3.8. thiết kế quy trình công nghệ chế tạo chi tiết cần lắc con cóchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdf
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdfKhảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdf
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdfMan_Ebook
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...NOT
 
Báo cáo đồ án tốt nghiệp đồ họa quảng cáo
Báo cáo đồ án tốt nghiệp đồ họa quảng cáoBáo cáo đồ án tốt nghiệp đồ họa quảng cáo
Báo cáo đồ án tốt nghiệp đồ họa quảng cáoHọc Huỳnh Bá
 

Similar to Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf (20)

đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...
đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...
đồ áN ngành may triển khai sản xuất mã hàng áo jacket 2 lớp nửa bó sát 2 túi ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdf
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdfGiáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdf
Giáo trình công nghệ khuôn mẫu - Trần Minh Thế Uyên, Phạm Sơn Minh.pdf
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
 
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự động
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự độngNghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự động
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự động
 
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự động
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự độngNghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự động
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình máy pha sơn tự động
 
Đề tài: Nghiên cứu chế tạo mô hình máy pha sơn tự động, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chế tạo mô hình máy pha sơn tự động, HAYĐề tài: Nghiên cứu chế tạo mô hình máy pha sơn tự động, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chế tạo mô hình máy pha sơn tự động, HAY
 
4.3.8. thiết kế quy trình công nghệ chế tạo chi tiết cần lắc con cóc
4.3.8. thiết kế quy trình công nghệ chế tạo chi tiết   cần lắc con cóc4.3.8. thiết kế quy trình công nghệ chế tạo chi tiết   cần lắc con cóc
4.3.8. thiết kế quy trình công nghệ chế tạo chi tiết cần lắc con cóc
 
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdf
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdfKhảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdf
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdf
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ...
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ...Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ...
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Luận văn: Công tác đấu thầu dự án xây dựng tại công ty tàu thủy
Luận văn: Công tác đấu thầu dự án xây dựng tại công ty tàu thủyLuận văn: Công tác đấu thầu dự án xây dựng tại công ty tàu thủy
Luận văn: Công tác đấu thầu dự án xây dựng tại công ty tàu thủy
 
Bai giang ve_dien
Bai giang ve_dienBai giang ve_dien
Bai giang ve_dien
 
Báo cáo đồ án tốt nghiệp đồ họa quảng cáo
Báo cáo đồ án tốt nghiệp đồ họa quảng cáoBáo cáo đồ án tốt nghiệp đồ họa quảng cáo
Báo cáo đồ án tốt nghiệp đồ họa quảng cáo
 
Luận án: Nghiên cứu cấu trúc các sản phẩm thịt và cá - Nghiên cứu Thực nghiệm...
Luận án: Nghiên cứu cấu trúc các sản phẩm thịt và cá - Nghiên cứu Thực nghiệm...Luận án: Nghiên cứu cấu trúc các sản phẩm thịt và cá - Nghiên cứu Thực nghiệm...
Luận án: Nghiên cứu cấu trúc các sản phẩm thịt và cá - Nghiên cứu Thực nghiệm...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
 
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm dưỡng tóc Shair của Công ty Mỹ phẩm Dừa ...
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm dưỡng tóc Shair của Công ty Mỹ phẩm Dừa ...Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm dưỡng tóc Shair của Công ty Mỹ phẩm Dừa ...
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm dưỡng tóc Shair của Công ty Mỹ phẩm Dừa ...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của sắt trong cấu trúc vật liệu zê-ô-lit, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng của sắt trong cấu trúc vật liệu zê-ô-lit, 9đLuận văn: Ảnh hưởng của sắt trong cấu trúc vật liệu zê-ô-lit, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng của sắt trong cấu trúc vật liệu zê-ô-lit, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cơm văn phòng Đà Nẵng đến năm 2025
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cơm văn phòng Đà Nẵng đến năm 2025Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cơm văn phòng Đà Nẵng đến năm 2025
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cơm văn phòng Đà Nẵng đến năm 2025
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf

  • 1. ThS NGUYỄN THÀNH HẬU HÌNH HỌA - VẼ KỸ THUẬT NGÀNH MAY
  • 2. ThS NGUYỄN THÀNH HẬU HÌNH HỌA - VẼ KỸ THUẬT NGÀNH MAY NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018
  • 3. 3 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, ngành công nghiệp May và Thời trang nước ta đứng trước những đòi hỏi khá cao của thị trường trong và ngoài nước về năng suất và chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng những nhu cầu đó, các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình các điều kiện sản xuất tốt nhất về môi trường làm việc, trang thiết bị sản xuất, người lao động… đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao đã tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo uy tín về chuyên ngành Công nghệ may và Thiết kế thời trang. Vì vậy, các cơ sở đào tạo không ngừng tìm kiếm, học hỏi và ứng dụng nhiều phương pháp tiếp cận mới trong đào tạo nhằm mang đến cho xã hội những sản phẩm tốt nhất để phục vụ cho công cuộc hội nhập và phát triển đất nước. Cho đến nay, trong lĩnh vực giáo dục đại học nói chung và các chuyên ngành đào tạo riêng, hầu như các giáo trình và tài liệu tham khảo chưa thật sự đầy đủ và mang tính hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao. Do đó, song song với quá trình đổi mới các phương pháp đào tạo, cần phải có những giáo trình giảng dạy có chất lượng là điều cấp bách và thật sự cần thiết đối với các cơ sở đào tạo hiện nay. Chính vì vậy, giáo trình “Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may” được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật nói chung và các quy ước cụ thể đối với các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ may nói riêng. Nội dung học phần cũng hướng dẫn cho người học về cách thể hiện các đường nét, các ký hiệu mặt cắt đường may lắp ráp của các chi tiết trên một số sản phẩm may, đặc biệt là giúp người học nắm vững các yêu cầu và các nguyên tắc thiết kế các mẫu vẽ mô tả phẳng nhằm xây dựng các tài liệu kỹ thuật để phục vụ nhu cầu triển khai sản xuất trong thực tế. Tập tài liệu này chắc vẫn còn những vấn đề chưa được hoàn chỉnh. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô đồng nghiệp và độc giả. Tác giả
  • 4. 4
  • 5. 5 MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................3 LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................5 TỔNG QUAN VỀ VẼ KỸ THUẬT.................................7 CHƯƠNG 1: 1.1 PHƯƠNG TIỆN TRÌNH BÀY BẢN VẼ .......................................................7 1.1.1 Vật liệu vẽ..................................................................................7 1.1.2 Dụng cụ vẽ và cách sử dụng......................................................9 1.2 TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ........................................................12 1.2.1 Đường nét ................................................................................13 1.2.2 Chữ và số.................................................................................14 1.2.3 Khổ giấy ..................................................................................16 1.2.4 Khung bản vẽ và khung tên .....................................................17 1.2.5 Tỷ lệ bản vẽ .............................................................................19 1.3 KÍCH THƯỚC BẢN VẼ .........................................................................20 1.3.1 Quy định chung .......................................................................20 1.3.2 Các thành phần của kích thước................................................20 1.4 TRÌNH TỰ LẬP BẢN VẼ .......................................................................29 1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị...................................................................29 1.4.2 Giai đoạn thực hiện..................................................................29 1.4.3 Giai đoạn hoàn chỉnh...............................................................29 1.5 HÌNH BIỂU DIỄN CỦA VẬT THỂ...........................................................30 1.5.1 Biểu diễn vật thể......................................................................30 1.5.2 Hình chiếu trục đo ...................................................................31 1.5.3 Hình chiếu................................................................................32 1.5.4 Hình cắt....................................................................................35 1.5.5 Mặt cắt .....................................................................................40 1.5.6 Hình trích.................................................................................43
  • 6. 6 BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG LĨNH VỰC MAY.....44 CHƯƠNG 2: 2.1 QUY ƯỚC MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG LĨNH VỰC MAY .44 2.1.1 Ký hiệu mặt vải........................................................................44 2.1.2 Ký hiệu dùng trong thiết kế mẫu rập kỹ thuật .........................45 2.1.3 Ký hiệu dùng trong lắp ráp......................................................45 2.1.4 Ký hiệu về sử dụng, bảo quản sản phẩm .................................46 2.1.5 Ký hiệu một số thiết bị sử dụng trong ngành may...................48 2.2 CÁC LOẠI ĐƯỜNG MAY THÔNG DỤNG ...............................................49 2.2.1 Phân loại đường may...............................................................49 2.2.2 Hình vẽ mô tả mặt cắt các đường may cơ bản.........................50 2.2.3 Ký hiệu biểu diễn các đường may ...........................................55 2.2.4 Hình vẽ mô tả các loại đường may..........................................56 2.3 PHƯƠNG PHÁP THIÉT KÊ BẢN VẼ MẪU MÔ TẢ PHẲNG.......................83 2.3.1 Khái niệm bản vẽ mẫu mô tả phẳng ........................................83 2.3.2 Đặc trưng tỷ lệ cơ thể người trong thiết kế bản vẽ mẫu mô tả phẳng.............................................................................83 2.3.3 Phương pháp thiết kế bản vẽ mẫu mô tả phẳng từ tỷ lệ người cơ bản............................................................................85 2.3.4 Vẽ các cụm chi tiết rời.............................................................88 2.3.5 Phụ kiện, phụ liệu..................................................................133 2.3.6 Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên trên sản phẩm.........................136 2.4 BẢN VẼ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT NGÀNH MAY..................................146 2.4.1 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn kỹ thuật ngành may........................146 2.4.2 Thiết lập các bản vẽ trong bộ tiêu chuẩn kỹ thuật ngành may .............................................................................147 2.4.3 Tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật một số sản phẩm may................164 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................199
  • 7. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẼ KỸ THUẬT 1.1 PHƯƠNG TIỆN TRÌNH BÀY BẢN VẼ 1.1.1 Vật liệu vẽ Vật liệu vẽ là phương tiện thực hiện bản vẽ dưới dạng tiêu hao như: giấy, bút chì, gôm... được mô tả cụ thể như sau. Giấy vẽ Trong lĩnh vực may có nhiều loại bản vẽ kỹ thuật khác nhau dể phục vụ quá trình sản xuất như: bản vẽ mẫu rập, bản vẽ mẫu mô tả phẳng, các bản vẽ tiêu chuẩn kỹ thuật... Do đó, việc sử dụng giấy cũng thay đổi cho phù hợp với các yêu cầu khác nhau của từng bản vẽ cụ thể. Chẳng hạn với bản vẽ mẫu rập thường dùng loại giấy Roky, đây là loại giấy dày định lượng 350gsm, một mặt trắng, mặt còn lại hơi sẫm màu, giấy Roky có kích thước: 79cm x 109cm, thường được sử dụng để thiết kế các bộ rập kỹ thuật; còn các bản vẽ mẫu mô tả phẳng thường dùng loại giấy trắng khổ A4 có định lượng từ 70gms trở lên. Ngoài ra, còn có giấy vẽ Canson hỗ trợ các bản vẽ màu, giấy vẽ có kẻ ô ly dùng để vẽ phác và giấy bóng mờ để can các mẫu vẽ trong quá trình thực hiện bản vẽ... Bút chì Trong vẽ kỹ thuật có nhiều loại bút chì có thể sử dụng để lập các bản vẽ, tùy từng yêu cầu của bản vẽ mà người vẽ chọn loại bút phù hợp. Các chỉ số ghi trên thân bút chì là ký hiệu để chỉ độ cứng và đen của các loại bút chì khác nhau, ứng với hệ số của các chữ càng lớn thì độ cứng hoặc độ mềm càng tăng. Ví dụ: loại bút chì cứng H, 2H, 3H,...; loại bút chì mềm: B, 2B, 3B,... Thông thường những loại bút chì nào càng đen thì thường lại càng mềm, bút chì càng cứng thì lại càng nhạt (Hình 1.1) Hình 1.1: Độ đậm nhạt khác nhau giữa các loại bút Nguồn artspongemode.com
  • 8. 8 Hiện nay, trên thị trường phổ biến nhất là 2 loại bút có ký hiệu H (Hard) - bút chì cứng và B (Black)- bút chì mềm. Ngoài ra, còn có loại bút chì ký hiệu F (Fine), loại này hiện nay khá hiếm gặp trên thị trường bởi chúng là loại đặc biệt có thể gọt rất nhanh mà không gãy. Để phân biệt rõ hơn về 2 loại bút H và B, cần tìm hiểu đặc điểm của từng loại bút, cụ thể như sau:. - Loại H (Hard) - bút chì cứng: Đặc điểm của loại bút chì này là nét nhạt, mảnh, sau khi viết thường để lại ít than trên giấy. Chính bởi ruột bút cứng nên rất lâu hết, sẽ đỡ phải gọt nhiều. Đồng thời bút cũng rất dễ tẩy, làm hằn giấy. Người ta thường dùng loại bút này khi cần vẽ các đường phác họa để sau này tẩy đi, sử dụng cho các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao. - Loại B (Black) - bút chì mềm: Đây là loại bút chì nét đậm, khi vẽ để lại nhiều than chì trên giấy nên rất dễ bị dây bẩn và nhòe. Ruột bút mềm nên khi viết ra nhiều chì và nhanh hết, cần thường xuyên gọt. Đối với bút từ 5B trở nên rất khó tẩy sạch. Bút chì B rất thích hợp cho việc vẽ tranh, sử dụng để đánh bóng các bức vẽ thời trang, tô đậm nhạt cho bức tranh độ sáng tối khác nhau. Đây cũng là loại bút chì được sử dụng để tô vào ô trả lời trên các phiếu trắc nghiệm trong các kỳ thi. - Loại HB (Hard+Black): đây là loại bút có độ cứng và đen vừa phải. Hình 1.2: Một số loại bút chì thông dụng
  • 9. 9 Trong vẽ kỹ thuật người ta thường dùng loại bút chì cứng có ký hiệu là H, 2H, 3H để vẽ nét mảnh và dùng chì B, 2B, 3B để vẽ nét đậm hay viết chữ. Ngoài loại chì cây ta còn có thể sử dụng các loại bút chì kim có đường kính mũi: 0,5mm; 0.7mm; 0,9mm. Vật liệu khác Vật liệu khác gồm có: tẩy dùng để tẩy chì hay tẩy mực; lưỡi dao sắc để cạo vết bẩn trên bản vẽ; giấy nhám dùng để mài nhọn bút chì; đinh mũ hoặc băng dính dùng để ghim giấy lên bản vẽ. 1.1.2 Dụng cụ vẽ và cách sử dụng Dụng cụ vẽ là phương tiện thực hiện bản vẽ dưới dạng tái sử dụng như: thước kẻ, êke, compa, rập vẽ vòng tròn,… Để lập các bản vẽ kỹ thuật cần phải có những dụng cụ vẽ riêng. Biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ là điều kiện để đảm bảo chất lượng bản vẽ và nâng cao hiệu suất làm việc. Ván vẽ Ván vẽ thường được làm bằng gỗ dán, dùng để thay thế cho bàn vẽ chuyên dùng, hai mép của nó nẹp gỗ cứng. Khi sử dụng nên chọn mặt ván thật phẳng, nhẵn và cạnh trái thật thẳng. Giấy được cố định bên góc trái phía dưới của ván vẽ, mép trái dùng để trượt thước T một cách dễ dàng (Hình 1.3). Hình 1.3: Ván vẽ Thước chữ T Thước chữ T được làm bằng gỗ hay bằng chất dẻo. Thước gồm thân ngang mỏng và đầu T. Mép trượt của đầu T vuông góc với mép trên của thân ngang. Thước T dùng để vẽ các đường nằm ngang song song
  • 10. 10 với nhau, đầu thước T luôn áp sát vào ván vẽ, ta có thể trượt mép của đầu thước T dọc theo mép trái của ván vẽ (Hình 1.3). Hình 1.4: Thước chữ T Ê ke Dùng để kết hợp với thước T để dựng các đường thẳng đứng hay các đường xiên 30o , 45o , 60o . Ê-ke có 2 chiếc, một chiếc hình tam giác vuông cân và một chiếc có hình nửa tam giác đều. (Hình 1.5). Ê-ke được làm bằng gỗ hay chất dẻo. Ê-ke có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau. Người ta thường dùng một bộ ê-ke cỡ trung bình, có hai chiếc; một chiếc có góc 45o và chiếc kia có góc 60o dùng để vẽ các góc nhọn 30o , 45o , 60o … và các góc bù của chúng. Ngoài ra, có thể vạch các đường xiên góc song song tùy ý, bằng cách trượt ê-ke này theo cạnh ê-ke kia. Kiểm tra góc vuông của ê-ke bằng cách lật ê-ke. Hình 1.5: Ê-ke 45o và 60o
  • 11. 11 Compa và rập vòng tròn Hình 1.6: Compa và rập vòng tròn Compa dùng để vẽ các cung tròn hay vòng tròn có bán kính lớn. Trong vẽ kỹ thuật thường dùng 2 loại compa gồm: compa quay vòng tròn và compa đo… Ngoài compa, khi lập các bản vẽ có thể sử dụng rập vòng tròn dùng để vẽ các cung tròn hay vòng tròn có bán kính nhỏ (Hình 1.6). Cách sử dụng compa được hướng dẫn cụ thể như sau: Compa quay vòng tròn Compa loại thường dùng để vẽ các đường tròn có bán kính lớn hơn 12mm. Khi quay những vòng tròn có đường kính lớn hơn 150mm thì chắp thêm cần nối. Khi quay vòng tròn cần chú ý: - Giữ cho đầu kim và đầu chì vuông góc với mặt giấy và quay đều liên tục theo một chiều nhất định. - Khi quay nhiều vòng tròn đồng tâm nên dùng đầu kim ngắn có ngấn để kim không bị ấn sâu vào làm cho lỗ kim to ra, nét vẽ mất chính xác. - Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái cầm đầu núm compa, quay compa một cách đều đặn và liên tục. Ngoài ra, còn có loại compa quay vòng tròn bé, loại này dùng để quay các vòng tròn có đường kính từ 0,6mm đến 12mm. Khi quay ta dùng ngón tay cái trỏ và giữa, ngón tay trỏ ấn nhẹ trục mang đầu kim và giữ cho đầu kim thẳng góc với mặt giấy, ngón tay cái và ngón tay giữa quay đều cần mang đầu chì hay đầu mực. Compa đo Compa đo dùng để lấy độ dài đoạn thẳng. Khi vẽ ta so hai đầu kim của compa đo đúng với hai đầu mút của đoạn thẳng cần lấy hoặc hai vạch của thước kẻ ly rồi đưa đoạn đó lên giấy vẽ bằng cách ấn nhẹ hai đầu kim xuống mặt giấy.
  • 12. 12 Thước cong Thước cong dùng để vẽ các đường cong không tròn như hình elíp, đường sin… Thước cong làm bằng gỗ hay chất dẻo, có nhiều loại khác nhau. Khi vẽ trước hết cần xác định một số điểm của đường cong, sau đó dùng thước cong để nối các điểm đó lại, sao cho đường cong vẽ ra tròn đều (Hình 1.7). Hình 1.7: Thước cong 1.2 TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật cơ bản liên quan đến sản phẩm, dùng trong thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thi công sử dụng trong trao đổi hàng hoá hay dịch vụ, trong chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia… Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện thông tin dùng trong mọi lĩnh vực như cơ khí, xây dựng, kiến trúc, thuỷ lợi, điện lực, giao thông… Vì vậy bản vẽ kỹ thuật phải được lập theo các quy tắc thống nhất của tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế về bản vẽ kỹ thuật. Các Tiêu chuẩn Việt Nam là những văn bản kỹ thuật do Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước trước đây, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tổng cục đo lường và chất lượng là cơ quan nhà nước trực tiếp chỉ đạo công tác tiêu chuẩn hóa ở nước ta. Nó là tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hoá được thành lập từ năm 1962. Năm 1997 với tư cách là thành viên chính thức, nước ta đã tham gia tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế gọi tắt là ISO được thành lập từ năm 1946, hiện nay có 143 nước và tổ chức quốc tế tham gia. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) về bản vẽ kỹ thuật bao gồm các tiêu chí về trình bày bản vẽ, về các hình biểu diễn, các ký hiệu và quy ước… cần thiết cho việc lập các bản vẽ kỹ thuật.
  • 13. 13 1.2.1 Đường nét Trên các bản vẽ kỹ thuật, hình biểu diễn của vật thể được tạo thành bởi các đường có tính chất khác nhau như đường bao thấy, đường bao khuất, đường trục, đường gióng… Để biểu diễn vật thể, trên bản vẽ kỹ thuật dùng các loại nét vẽ có hình dạng và kích thước khác nhau. Các loại nét vẽ được quy định theo TCVN (Bảng 1.1) Bảng 1.1 Các loại đường nét và ứng dụng Tên gọi Hình dạng Ứng dụng Nét liền đậm Bề rộng s=0.6→1.5mm - Khung bản vẽ, khung tên. - Cạnh thấy, đường bao thấy. - Đường đỉnh ren thấy, đường ren thấy. Nét liền mảnh Bề rộng s/3 - Đường gióng, đường dẫn, đường kích thước. - Đường gạch trên mặt. - Đường bao mặt cắt chập. - Đường tâm ngắn. - Đường thân mũi tên chỉ hướng. Nét lượn sóng Bề rộng s/3 - Đường giới hạn hình cắt hoặc hình chiếu. Nét đứt đoạn Bề rộng s/2 - Thể hiện đường may. - Đường bao khuất, cạnh khuất. Nét cắt Bề rộng s đến 1.5s - Ký hiệu nét của mặt phẳng cắt Nét gạch chấm mảnh Bề rộng s/3 - Dùng cho đường trục và đường tâm. Nét gạch chấm đậm Bề rộng s/2 - Chỉ dẫn các đường hoặc mặt cần có xử lý riêng. Nét gạch 2 chấm Bề rộng s/3 - Thể hiện đường khuất phía sau vật thể mà ta không nhìn thấy.
  • 14. 14 Tuỳ theo độ lớn và mức độ phức tạp hoặc tùy theo khuôn khổ bản vẽ mà chọn bề rộng của nét cơ bản s = 0.6 → 1.5 mm. Bề rộng của các nét kẻ khung bản vẽ, khung tên và các nét khác nhau trong cùng bản vẽ được xác định theo bề rộng của nét cơ bản đó. Bề rộng của các loại nét cần thống nhất đối với tất cả các hình biểu diễn trong cùng một bản vẽ có cùng một tỷ lệ. Chiều dài của từng đoạn gạch và khoảng cách giữa chúng trong các nét đứt, nét chấm gạch phụ thuộc vào độ lớn của hình biểu diễn và cần vẽ thống nhất trong cùng bản vẽ. Trong trường hợp có nhiều nét vẽ trùng nhau khi lập bản vẽ cần thực hiện theo quy tắc vẽ với các ưu tiên cụ thể như sau: (Hình 1.8) - Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy. - Nét đứt: cạnh khuất, đường bao khuất. - Nét chấm gạch: đường trục, đường tâm. - Nét gạch hai chấm và nét liền mảnh. - Nếu nét đứt và nét liền đậm thẳng hàng thì chỗ nối tiếp vẽ hở. Ở các trường hợp khác, các đường nét cắt nhau phải vẽ chạm vào nhau. - Các nét gạch chấm được bắt đầu và kết thúc bằng các gạch và kẻ quá đường bao một đoạn bằng 3mm. Hình 1.8: Quy tắc vẽ một số nét trùng nhau 1.2.2 Chữ và số Trên bản vẽ kỹ thuật, ngoài hình vẽ ra còn có những con số kích thước, những ký hiệu bằng chữ, những ghi chú, những yêu cầu kỹ thuật… Chữ và chữ số ghi trên bản vẽ kỹ thuật phải rõ ràng thống nhất, dễ đọc và không gây ra nhầm lẫn. Chữ và số trên bản vẽ kỹ thuật phải rõ ràng, dễ đọc. Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN 6 – 85) quy định cách viết chữ và số trên bản vẽ như sau:
  • 15. 15 - Khổ chữ là chiều cao của chữ hoa, tính bằng (mm). Khổ chữ có ký hiệu là h và được quy định h = 14; 10; 7; 5; 3.5; 2.5... (không dùng kích thước nhỏ hơn 2.5 mm hoặc lớn hơn 14mm). - Kiểu chữ gồm có chữ đứng và chữ nghiêng, với kiểu chữ nghiêng cho phép nghiêng một góc 75o . Để ghi chú các kiểu chữ nghiêng có thể dùng thước kẻ mờ các dòng để xác định chiều cao của chữ và số; dùng compa để xác định chiều rộng của chữ và số; dùng êke trượt trên nhau để kẻ độ nghiêng 75o và dùng bút chì B để tô chữ. (Hình 1.9) Hình 1.9: Phương pháp ghi chú các kiểu chữ nghiêng - Đối với các chữ các khổ bé như: 5; 3.5; 2.5 thì viết bằng tay và ước lượng các kích thước bằng mắt, đối với các chữ có khổ lớn thì có thể kẻ bằng thước và dùng compa để đo kích thước của chữ. Ví dụ một số cách ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật như sau: 75o
  • 16. 16 Bảng 1.2 Kích thước của chữ và chữ số Thông số chữ viết Kích thước (mm) Chiều cao chữ hoa và chữ số h Chiều cao chữ thường: (trừ các chữ b, d, đ, f, g, h, l, p, q, t, y) 5/7 h Chiều cao chữ thường: b, d, đ, f, g, h, l, p, q, y h Chiều cao chữ thường: t 6/7h Chiều rộng của chữ hoa và chữ số(trừ các chữ A, I, J, L, M, W, và số 1) 5/7 h Chiều rộng của chữ hoa: A, M 6/7h Chiều rộng của chữ hoa: W 8/7h Chiều rộng của chữ hoa: J, L 4/7h Chiều rộng của chữ số 1 2/7h Chiều rộng của chữ I và chữ thường i 1/7 h Chiều rộng của chữ thường (trừ các chữ: f, i, j, l, m, t, r, w) 4/7h Chiều rộng của chữ thường: m, w h Chiều rộng của chữ thường: f, j, l, t 2/7h Chiều rộng của chữ thường: r 3/7h Chiều rộng của nét chữ và chữ số 1/7h Khoảng cách giữa các chữ, các chữ số 2/7h Khoảng cách giữa các tiếng, giữa các số h 1.2.3 Khổ giấy Khổ giấy là kích thước quy định của bản vẽ. Theo TCVN khổ giấy được ký hiệu bằng 02 số liền nhau (Bảng 1.3). Bảng 1.3 Thông số kích thước các loại khổ giấy Ký hiệu theo TC ISO Ký hiệu TCVN Kích thước Khổ giấy 44 A0 1189 × 841
  • 17. 17 Ký hiệu theo TC ISO Ký hiệu TCVN Kích thước Khổ giấy 24 A1 594 × 841 Khổ giấy 22 A2 594 × 420 Khổ giấy 12 A3 297 × 420 Khổ giấy 11 A4 297 × 210 Để tiện bảo quản, các bản vẽ phải được lập trên những khổ giấy có kích thước đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 2-74. Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của bản vẽ. Khổ giấy lớn nhất, còn gọi là khổ giấy A0 có kích thước là 1189mm x 841mm, diện tích bằng 1m2 và các khổ giấy khác được chia ra từ khổ giấy A0 (Hình 1.10) . Hình 1.10: Cách chia các loại khổ giấy 1.2.4 Khung bản vẽ và khung tên Trong vẽ kỹ thuật, mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Nội dung và kích thước của chúng được quy định trong TCVN 3821 – 83, cụ thể như sau: 1.2.4.1 Khung bản vẽ Khung bản vẽ và khung tên kẻ bằng nét liền đậm. Khung bản vẽ kẻ cách mép ngoài của khổ giấy là 5mm. Trường hợp muốn đóng thành tập thì phía bên trái kẻ cách mép khổ giấy là 2mm (Hình 1.11).
  • 18. 18 Hình 1.11: Khung bản vẽ 1.2.4.2 Khung tên Khung tên được kẻ bằng nét liền đậm, có thể đặt theo cạnh dài hay cạnh ngắn của bản vẽ và được đặt ở phía dưới góc bên phải của bản vẽ (Hình 1.12). Nhiều bản vẽ có thể vẽ chung trên một tờ giấy, song mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Nội dung các thông tin được ghi chú trên khung tên của bản vẽ được giải thích cụ thể như sau: Hình 1.12: Khung tên
  • 19. 19 - (1): Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết - (2): Ký hiệu vật liệu - (3): Tỷ lệ - (4): Ký hiệu của bản vẽ - (5): Người vẽ - (6): Họ và tên người vẽ - (7): Ngày vẽ - (8): Người kiểm tra - (9): Họ và tên người kiểm tra - (10): Ngày kiểm tra - (11): Tên trường, khoa, lớp 1.2.5 Tỷ lệ bản vẽ Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ và kích thước tương ứng đo được trên vật thật. Theo tài liệu thiết kế TCVN 3 – 74 quy định các loại tỷ lệ cụ thể như sau: (Bảng 1.4) Bảng 1.4 Thông số tỷ lệ trên bản vẽ kỹ thuật Tỷ lệ thu nhỏ 1:2 1:2.5 1:4 1:5 1:10 Tỷ lệ nguyên 1:1 Tỷ lệ phóng to 2:1 2.5:1 4:1 5:1 10:1 Tùy theo mức độ lớn nhỏ và mức độ phức tạp của vật thể mà hình được vẽ phóng to hay thu nhỏ tùy theo tỷ lệ nhất định. Trong quá trình thực hiện bản vẽ, các kích thước trên bản vẽ không được ghi theo kích thước tỷ lệ mà phải ghi đúng theo kích thước thật của vật thể. Hình 1.13: a) Tỷ lệ phóng to – b) Tỷ lệ nguyên – c) Tỷ lệ thu nhỏ 30 a) b) c)
  • 20. 20 Chú ý: - Tỷ lệ của bản vẽ ghi trong khung tên. Tỷ lệ của hình biểu diễn ghi bên cạnh - Trong bản vẽ y phục ta thường dùng tỷ lệ 1:1; 1:2; 1:5. 1.3 KÍCH THƯỚC BẢN VẼ Kích thước ghi trên bản vẽ thể hiện độ lớn của vật thể được biểu diễn. Ghi kích thước bản vẽ là một vấn đề quan trọng trong khi lập bản vẽ. Kích thước ghi phải thống nhất, rõ ràng và tuân thủ các quy tắc đã quy định về cách ghi kích thước theo TCVN 5705 - 1993. 1.3.1 Quy định chung Các thông số kích thước ghi trên bản vẽ là thông số thật của vật thể, chúng không phụ thuộc vào tỷ lệ bản vẽ và mức độ chính xác của bản vẽ. Trên các bản vẽ kỹ thuật nếu dùng milimét làm đơn vị đo chiều dài kích thước thì không cần ghi đơn vị theo sau các thông số kích thước. Tuy nhiên, nếu dùng đơn vị đo khác như centimét, mét… thì đơn vị đo nên được ghi sau các thông số kích thước trên bản vẽ. Ngoài ra, để diễn tả thông số cho các góc đo trên bản vẽ có thể dùng các đơn vị như: độ, phút và giây để làm đơn vị đo góc. Ví dụ: Hình 1.14: Quy định chung về cách ghi kích thước 1.3.2 Các thành phần của kích thước 1.3.2.1 Đường gióng Đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh để giới hạn phần được ghi kích thước và vạch qua đường ghi kích thước một đoạn khoảng 3 ÷
  • 21. 21 5mm. Đường gióng của kích thước dài được kẻ vuông góc với đường kích thước, trong các trường hợp đặc biệt cho phép kẻ xiên góc. (Hình 1.15) Hình 1.15: Đường gióng vẽ xiên góc Trên bản vẽ, để thể hiện các vị trí của vật thể có chỗ cung lượn có thể kẻ đường gióng từ giao điểm của hai đường bao. (Hình 1.16) Hình 1.16: Đường gióng vẽ từ giao điểm đường bao Cho phép dùng đường trục, đường tâm, đường bao, đường kích thước… kéo dài làm đường gióng. (Hình 1.17)
  • 22. 22 Hình 1.17: Đường gióng vẽ từ đường tâm, đường bao 1.3.2.2 Đường kích thước Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh song song với đoạn cần ghi kích thước và giới hạn ở hai đầu bằng hai mũi tên để xác định phần tử ghi kích thước. Đường kích thước thường được vẽ cách đoạn cần ghi kích thước từ 5 ÷ 10mm. Trong quá trình thực hiện các bản vẽ kỹ thuật có thể ứng dụng một số đường kích thước cơ bản sau đây để ghi thông số kích thước cho các vật thể của trên bản vẽ, cụ thể như sau: Hình 1.18: Cách vẽ mũi tên trên đường kích thước - Nếu đường kích thước quá ngắn không đủ chỗ để vẽ mũi tên thì đường kích thước được kéo dài và mũi tên được vẽ ở ngoài hai đường gióng. (Hình 1.18)
  • 23. 23 - Đường kích thước của độ dài cung tròn đồng tâm (Hình 1.19): a) Đường gióng được kẻ song song với đường phân giác chắn cung đó, b) Đường kích thước độ dài của cung tròn là cung tròn đồng tâm, c) Đường kích thước của góc là cung tròn có tâm ở đỉnh góc. Hình 1.19: Cách vẽ đường kích thước cung tròn - Đường kích thước của đoạn thẳng được kẻ song song với đoạn thẳng đó. (Hình 1.20) Hình 1.20: Cách vẽ đường kích thước đoạn thẳng - Trong trường hợp hình vẽ đối xứng nhưng không hoàn toàn (hoặc trong trường hợp hình cắt kết hợp với hình chiếu) thì đường kích thước được kẻ qua trục đối xứng một đoạn và chỉ vẽ một mũi tên ở một đầu đường kích thước đó. (Hình 1.21) 60 20
  • 24. 24 Hình 1.21: Cách vẽ đường kích thước đối xứng - Trong trường hợp hình biểu diễn được thể hiện ở dạng vẽ cắt lìa, đường kích thước vẫn phải kẻ suốt theo 2 đường gióng và thông số kích thước được ghi theo thông số chỉ chiều dài thật toàn bộ vật thể. (Hình 1.22) Hình 1.22: Cách vẽ đường kích thước vật thể cắt lìa - Khi đường bao hoặc đường gióng đi qua mũi tên, thì các đường đó được vẽ ngắt đoạn.(Hình 1.23) Hình 1.23: Cách vẽ đường kích thước cắt ngang đường gióng 36 6 36 700 600
  • 25. 25 - Đối với cung tròn có bán kính quá lớn, cho phép đặt tâm gần cung và đường kích thước được vẽ gấp khúc. (Hình 1.24) Hình 1.24: Cách vẽ đường kích thước cho các cung tròn có bán kính lớn - Đường kích thước của các cung tròn đồng tâm không được nằm trên cùng một đường thẳng. (Hình 1.25) Hình 1.25: Cách vẽ đường kích thước cho các cung tròn đồng tâm Chú ý: Không dùng đường trục, đường tâm làm đường kích thước. 1.3.2.3 Mũi tên Mũi tên đặt ở hai đầu đường kích thước, chạm vào đường gióng. Góc ở mũi tên khoảng 30o . Độ lớn của mũi tên tỷ lệ thuận với bề rộng của nét liền đậm. Nếu đường kích thước quá ngắn thì cho phép thay mũi tên bằng nét gạch xiên hay dấu chấm. (Hình 1.26) R 3 0 R 3 0 R 2 5
  • 26. 26 Hình 1.26: Mô tả ký hiệu mũi tên 1.3.2.4 Con số kích thước Con số kích thước phải viết chính xác, rõ ràng, ở trên đường kích thước và nên viết vào phần giữa đường kích thước, chiều cao của con số kích thước không bé hơn 3,5 mm. Đối với con số kích thước độ dài: các chữ số được xếp thành hàng song song với đường kích thước. Hướng của con số kích thước phụ thuộc vào phương (độ nghiêng) của đường kích thước so với đường bằng của bản vẽ, cách ghi như (Hình 1.27). Cụ thể như sau: Hình 1.27: Cách ghi các con số kích thước chỉ thông số chiều dài - Đường kích thước nằm ngang: con số kích thước ghi ở phía trên. - Đường kích thước thẳng đứng hay nghiêng sang bên phải: con số kích thước nằm ở bên trái. - Đường kích thước nghiêng trái: con số kích thước ghi ở bên phải. - Đường kích thước nằm trong vùng gạch gạch: con số kích thước được gióng ra ngoài và đặt trên giá ngang
  • 27. 27 Đối với con số kích thước góc: Hướng của con số kích thước chỉ thông số góc đo trên đường kích thước được ghi tùy thuộc vào phương của đường vuông góc với đường phân giác đó, cách ghi cụ thể như trên Hình 1.28. Hình 1.28: Cách ghi các con số kích thước chỉ thông số góc đo Khi có nhiều đường kích thước song song với nhau hay đồng tâm thì con số kích thước của chúng viết so le nhau. (Hình 1.29) Hình 1.29: Cách ghi các con số với nhiều đường kích thước song song Đối với những đường kích thước bé, không đủ chỗ để ghi con số kích thước thì con số được viết trên phần kéo dài của đường kích thước hay vẽ trên giá nằm ngang. (Hình 1.30) 30o 45o 105o 120o 60 40 30
  • 28. 28 Hình 1.30: Cách ghi các con số với đường kích thước bé Đối với cung tròn có nhiều cách ghi kích thước khác nhau và có thể ghi các con số kích thước giống như trên Hình 1.31. Hình 1.31: Cách ghi các con số với các cung tròn Đối với cung tròn có bán kính quá bé, không đủ chỗ để ghi các con số kích thước hay mũi tên thì có thể ghi như trên Hình 1.32. Hình 1.32: Cách ghi các con số với cung tròn có bán kính bé 13 13 13 13 5 5 5 R 5,5 R 5,5 R 5,5
  • 29. 29 1.4 TRÌNH TỰ LẬP BẢN VẼ 1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị Để nâng cao hiệu suất đảm bảo chất lượng của bản vẽ, ngay từ ban đầu phải rèn luyện những thao tác vẽ cơ bản, bố trí tổ chức nội dung công việc vẽ thiết kế một cách hợp lý. Trước khi vẽ phải chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, dụng cụ vẽ và những tài liệu cần thiết. 1.4.2 Giai đoạn thực hiện 1.4.2.1 Giai đoạn vẽ mờ Dùng bút chì cứng H hoặc 2H để vẽ mờ, nét vẽ phải đủ rõ và chính xác. Không được xem bước vẽ mờ như bước vẽ nháp. Trong quá trình vẽ cần chú ý, khi vẽ mờ xong phải kiểm tra lại toàn bộ bản vẽ, tẩy xóa những nét không cần thiết, sửa chữa những sai sót rồi mới tiến hành tô đậm. 1.4.2.2 Giai đoạn tô đậm Dùng bút chì mềm có ký hiệu là B hoặc 2B tô đậm các nét cơ bản, dùng bút chì có ký hiệu là B hoặc HB tô các nét đứt và viết chữ. Chì dùng để vẽ vòng tròn nên dùng chì mềm hơn là chì dùng để vẽ đường thẳng. Cần giữ cho đầu chì luôn luôn nhọn bằng cách chuốt hay mài, không nên tô đi tô lại từng đoạn một của nét vẽ. Trong quá trình tô đậm, nên tô các nét vẽ khó trước, các nét dễ vẽ sau, tô các nét đậm trước, các nét mảnh sau. Trình tự tô các nét vẽ như sau: - Vạch các đường trục và đường tâm (nét gạch chấm) - Tô đậm các nét cơ bản theo thứ tự. - Đường cong lớn đến đường cong bé. - Đường bằng từ trên xuống dưới. - Đường thẳng từ trái sang phải. - Đường xiên góc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. - Thực hiệu theo thứ tự như trên để tô các nét đứt. - Tô các nét mảnh: đường gióng, đường kích thước, đường gạch… - Vẽ các mũi tên, ghi các con số kích thước và viết các ghi chú bằng chữ, các yêu cầu kỹ thuật… - Tô khung bản vẽ, khung tên. 1.4.3 Giai đoạn hoàn chỉnh Trong quá trình thiết lập hoàn chỉnh các bản vẽ kỹ thuật cần phải có sự kiểm tra toàn bộ lại bản vẽ và sửa chữa những điểm còn thiếu sót chưa
  • 30. 30 đạt yêu cầu. Đối với một bản vẽ kỹ thuật cần kiểm tra các thành phần cụ thể như: số lượng các vật thể có trong bản vẽ, các nét vẽ thể hiện trên từng vật thể, các đường gióng, đường kích thước... Đặc biệt là các con số kích thước chỉ định các thông số trên vật thể mà bản vẽ cần thể hiện. 1.5 HÌNH BIỂU DIỄN CỦA VẬT THỂ 1.5.1 Biểu diễn vật thể Một vật thể đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ những khối hình học cơ bản. Hình chiếu của vật thể là tổng hợp hình chiếu của các khối hình học cơ bản. Các khối hình học tạo thành vật thể có những vị trí tương đối khác nhau. Tùy theo vị trí tương đối ta có những giao tuyến dạng khác nhau. Muốn vẽ hình chiếu của vật thể ta phải phân tích vật thể thành những khối hình học cơ bản, xác định vị trí tương đối của chúng rồi vẽ hình chiếu của từng phần và vẽ giao tuyến giữa các bề mặt của các khối. 1.5.1.1 Cách phân tích vật thể thành các khối hình học cơ bản Cho hình biểu diễn vật thể như trên Hình 1.33, các hình chiếu của vật thể được xác định cụ thể như sau: Hình 1.33: Hình biểu diễn vật thể khối lăng trụ - Đế là khối lăng trụ có đáy là hình chữ nhật, bị cắt ở hai góc phía trước hình lăng trụ đáy là tam giác. - Thân là một khối lăng trụ, đáy là hình chữ nhật, bị xẻ rãnh hình trụ. Vị trí của thân nằm ở chính giữa phía sau của đế. 1.5.1.2 Cách vẽ hình chiếu thứ ba từ hai hình chiếu đã cho Trong bản vẽ kỹ thuật quy định không vẽ các trục chiếu OX, OY, OZ. Vì thế khi vẽ hình chiếu thứ ba nên chọn một đường làm chuẩn để từ đó xác định các đường nét khác.
  • 31. 31 - Nếu hình chiếu thứ ba đối xứng: chọn trục đối xứng làm trục. - Hình chiếu thứ ba không đối xứng: chọn đường bao ở biên làm chuẩn. - Các kích thước đo được từ hình chiếu bằng đưa ra hình chiếu cạnh. (Có thể dùng đường thẳng nghiêng 45o làm đường phụ trợ để vẽ hình chiếu thứ ba). Hình 1.34: Biểu diễn cách vẽ các hình chiếu 1.5.2 Hình chiếu trục đo 1.5.2.1 Khái niệm Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn của vật thể được dựng từ một hệ trục đo. Hệ trục đo là hình chiếu của một hệ gồm 3 trục vuông góc xác định 3 chiều kích thước, thực hiện bởi phép chiếu song song và được gọi là phép chiếu trục đo. Hình chiếu trục đo được xác định theo phương chiếu và hệ số biến dạng của các trục. Hình 1.35: Hình chiếu trục đo chi tiết dạng hình hộp
  • 32. 32 1.5.2.2 Phân loại hình chiếu trục đo Phân loại hình chiếu trục đo theo phương chiếu: - Hình chiếu trục đo xiên: Phương chiếu ở vị trí bất kỳ đối với mặt phẳng hình chiếu. - Hình chiếu trục đo vuông góc: Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Phân loại hình chiếu trục đo theo hệ số biến dạng: - Hình chiếu trục đo đều: Hệ số biến dạng theo ba trục bằng nhau. - Hình chiếu trục đo cân: Hệ số biến dạng theo 2 trong 3 trục bằng nhau. - Hình chiều trục đo lệch: Hệ số biến dạng theo 3 trục không bằng nhau. 1.5.3 Hình chiếu 1.5.3.1 Khái niệm Hình chiếu là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát. Cho phép thể hiện các phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm số lượng về hình biểu diễn. (Hình 1.36) Hình 1.36: Một số hình biểu diễn của hình chiếu
  • 33. 33 1.5.3.2 Phương pháp biểu diễn Để cụ thể hóa cách biểu diễn, nhà nước quy định dùng 6 mặt của hộp lập phương làm 6 mặt phẳng chiếu cơ bản. Hộp lập phương này gọi là hộp hình chiếu. Các mặt (2), (3), (4), (5), (6) có thể mở và trải phẳng ra trùng với mặt (1) như trên Hình 1.37. Hình 1.37: Phương pháp biểu diễn hình chiếu 1.5.3.3 Phân loại 1.5.3.3.1 Hình chiếu cơ bản Hình chiếu cơ bản là hình chiếu của các vật thể trên các mặt phẳng hình chiếu cơ bản của hộp hình chiếu. Hình chiếu cơ bản thường có các tên gọi cụ thể như sau: - Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng hay hình chiếu chính). - Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng). - Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh). - Hình chiếu từ phải. - Hình chiếu từ dưới. - Hình chiếu từ sau.
  • 34. 34 Hình chiếu từ trước còn gọi là hình chiếu chính, hình chiếu này được chọn sao cho phản ánh đặc trưng hình dạng của vật thể. Các hình chiếu khác phải ở đúng vị trí đối với hình chiếu từ trước nhưng nếu các hình chiếu này không đúng vị trí hoặc bị phân cách bởi một hình biểu diễn khác thì phải được chỉ danh bằng chữ hoa và chỉ hướng bằng mũi tên như trên Hình 1.38. Hình 1.38: Biểu diễn hình chiếu cơ bản 1.5.3.3.2 Hình chiếu riêng phần Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu riêng phần phải được chỉ danh và chỉ hướng nếu không vẽ đúng vị trí chiếu. (Hình 1.39) Hình 1.39: Biểu diễn hình chiếu riêng phần
  • 35. 35 1.5.3.3.3 Hình chiếu phụ Hình chiếu phụ là hình chiếu một phần của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu phụ nên đặt đúng vị trí chiếu. Nếu không thì phải chỉ danh và chỉ hướng. (Hình 1.40) Để thuận tiện cho việc bố trí trên bản vẽ, Tiêu chuẩn Nhà nước cho phép vẽ xoay hình về vị trí thích hợp. Trong trường hợp này hình biểu diễn phải được ký hiệu bằng mũi tên cong. Hình 1.40: Biểu diễn hình chiếu phụ 1.5.4 Hình cắt Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu chỉ dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều đường khuất, như thế bản vẽ sẽ không rõ ràng. Để khắc phục bản vẽ kỹ thuật dùng hình cắt và mặt cắt để biểu diễn cấu tạo bên trong của vật thể. 1.5.4.1 Khái niệm Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi đã tưởng tượng cắt đi phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát. 1.5.4.2 Phương pháp biểu diễn Vật thể được cắt bởi một hay nhiều mặt phẳng gọi là mặt phẳng cắt. Chiếu phần vật thể nằm giữa mặt phẳng cắt và mặt phẳng hình chiếu ta sẽ có hình cắt. Do vậy hình cắt được xem là hình chiếu của một phần vật thể (ở giữa mặt phẳng cắt và mặt phẳng hình chiếu) trên mặt phẳng hình chiếu.
  • 36. 36 Vật thể được tưởng tượng bị cắt để vẽ hình cắt nhưng thực tế không bị cắt nên các hình chiếu khác phải được giữ nguyên. Để phân biệt hình cắt với các hình chiếu thì hình cắt phải được chỉ danh bằng chữ hoa và ghi chú ký hiệu vật liệu trên diện tích bị cắt, đồng thời phải xác định vết mặt phẳng cắt bằng nét cắt có chỉ danh và chỉ hướng bằng chữ hoa trên hình chiếu. Hình 1.41: Cách biểu diễn hình cắt Đường gạch gạch (đường tuyến ảnh): là những đường nét liền mảnh dùng để ký hiệu vật liệu mặt cắt của vật thể, có khoảng cách từ 3 - 5mm với độ nghiêng 45o đối với đường bằng, đường bao hay đường trục chính của hình vẽ. Nếu cần có thể chọn độ nghiêng 30o hoặc 60o . Hình 1.42: Cách biểu diễn các đường gạch Chú ý: - Đường gạch gạch phải thống nhất độ nghiêng và khoảng cách trên cùng diện tích cắt của vật thể. 450 450 1 2 3 450
  • 37. 37 - Đường gạch gạch phải khác độ nghiêng và khoảng cách trên vùng diện tích cắt của hai vật thể. - Đường gạch gạch có thể được giản lược theo chu vi đường bao nếu diện tích cắt quá rộng. - Đường gạch gạch được thay bằng bôi đen nếu diện tích cắt quá hẹp. 1.5.4.3 Phân loại hình cắt 1.5.4.3.1 Phân loại hình cắt theo vị trí mặt phẳng Hình cắt đứng: Mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình cắt đứng. Hình 1.43: Hình cắt đứng Hình cắt bằng: Mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình cắt bằng. Hình 1.44: Hình cắt bằng
  • 38. 38 Hình cắt cạnh: Mặt phẳng cắt song song với mặt mặt phẳng hình cắt cạnh. Hình 1.45: Hình cắt cạnh Hình cắt nghiêng: Mặt phẳng chiếu ở vị trí bất kỳ. Để tiện bố trí hình trên bản vẽ, ta có thể vẽ xoay hình cắt nghiêng ở vị trí thích hợp và được ký hiệu bằng mũi tên cong trên hình vẽ. (Hình 1.46) Hình cắt đứng, bằng, cạnh và nghiêng là những hình biểu diễn được vẽ đúng vị trí thay cho hình chiếu từ trước, hình chiếu từ trên (hoặc hình chiếu từ dưới), hình chiếu từ trái (hoặc hình chiếu từ phải), hình chiếu phụ. Hình 1.46: Hình cắt nghiêng 1.5.4.3.2 Phân loại hình cắt theo số lượng mặt cắt Hình cắt đơn giản: là hình cắt chỉ có một mặt phẳng chiếu. Hình cắt đơn giản có dạng là hình cắt dọc hoặc hình cắt ngang.
  • 39. 39 Hình cắt phức tạp: là do hai hay nhiều mặt phẳng chiếu. Hình cắt phức tạp có dạng là hình cắt bậc (do kết hợp bởi hai hay nhiều mặt phẳng chiếu đồng quy) hoặc hình cắt xoay. (Hình 1.47) - Hình cắt bậc: Các mặt phẳng cắt song song nhau (dạng bậc thang). - Hình cắt xoay: Các mặt phẳng cắt giao nhau hợp thành góc tù. Hình 1.47: Hình cắt phức tạp 1.5.4.4 Một số hình cắt đặc biệt Hình cắt riêng phần: Hình cắt riêng phần là hình cắt một phần nhỏ của vật thể. Hình cắt này đặt tại ngay ở vị trí tương ứng trên hình chiếu cơ bản, đường gạch được giới hạn bằng nét lượn sóng và không cần chỉ danh và chỉ hướng trên hình cắt. Hình chiếu kết hợp hình cắt: Dùng để diễn tả hình dạng bên trong lẫn bên ngoài của vật trên một hình biểu diễn. (Mục đích là giảm bớt số lượng hình biểu diễn). - Nếu hình chiếu và hình cắt có chung trục đối xứng thì ghép chung với nhau, lấy tâm làm đường phân cách. - Nét đứt (đường bao khuất) ở phần hình chiếu đối xứng với nét đậm (đường bao thấy) ở phần hình cắt thì bôi đi. - Nếu nét đậm trùng với đường tâm thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách (thể hiện nét đậm). Hình 1.48: Hình cắt phức tạp
  • 40. 40 - Nếu hình chiếu và hình cắt không có trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách. Hình 1.49: Mô tả hình cắt không có trục đối xứng 1.5.5 Mặt cắt Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo phần tử bị cắt mà trên các hình chiếu khó thể hiện được. 1.5.5.1 Khái niệm Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên MPC khi ta tưởng tượng dùng mặt cắt này cắt vật thể. Hình 1.50: Biểu diễn hình cắt và mặt cắt của vật thể 1.5.5.2 Phân loại 1.5.5.2.1 Mặt cắt rời Mặt cắt rời dùng để thể hiện những phần tử có đường bao mặt cắt phức tạp. Mặt cắt rời đặt ngoài hình biểu diễn tương ứng (có thể đặt ở giữa hình phần cắt lìa của một hình biểu diễn nào đó). Đường bao của mặt cắt rời vẽ bằng nét liền đậm.
  • 41. 41 Hình 1.51: Biểu diễn mặt cắt rời Mặt cắt rời được đặt dọc theo đường kéo dài của nét cắt và đặt gần hình biểu diễn tương ứng (cho phép đặt tùy ý). 1.5.5.2.2 Mặt cắt chập Mặt cắt chập đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng. Đường bao của mặt cắt chập vẽ bằng nét liền mảnh. Các đường bao tại chỗ đặt mặt cắt chập vẫn giữ nguyên. Hình 1.52: Biểu diễn mặt cắt chập 1.5.5.3 Ký hiệu và quy định về mặt cắt Trên mặt cắt cũng ghi ký hiệu giống hình cắt (vết cắt, chỉ hướng bằng mũi tên và chỉ danh bằng chữ hoa). Hình 1.53: Cách ghi ký hiệu mặt cắt trên vật thể
  • 42. 42 Nếu mặt phẳng cắt là hình đối xứng mà trục đối xứng trùng với vết mặt cắt hay trùng với đường kéo dài của mặt cắt thì không cần ghi chú. Nếu mặt cắt chập, mặt cắt rời không phải là hình đối xứng thì chỉ vẽ nét cắt và mũi tên mà không cần chỉ danh. (Nhờ mũi tên, ta mới biết phần tử nào ở phía trước). Nếu mặt cắt qua các lỗ hoặc phần lõm dạng tròn xoay thì đường bao của lỗ hay lõm đó được vẽ đầy đủ trên mặt cắt. Quy ước này giúp người đọc bản vẽ phân biệt được các lỗ, chỗ lõm tròn xoay, rãnh không tròn xoay. Hình 1.54: Cách vẽ đường bao các lỗ tròn trên vật thể Nếu các mặt cắt giống nhau đồng thời dễ xác định vị trí các mặt cắt đó ở hình biểu diễn thì cho phép chỉ vẽ nét cắt của một mặt cắt, đồng thời ghi rõ số lượng của các mặt cắt đó. Hình 1.55: Cách vẽ đường bao các lỗ tròn trên vật thể Cho phép vẽ xoay mặt cắt để tiện bố trí trên bản vẽ. Trong trường hợp này hình vẽ phải được ký hiệu bằng mũi tên cong.
  • 43. 43 1.5.6 Hình trích 1.5.6.1 Khái niệm Hình trích là loại hình biểu diễn thường được phóng to trích từ hình biểu diễn chính nhằm thể hiện rõ kết cấu quá nhỏ của vật thể. 1.5.6.2 Phương pháp biểu diễn Để chỉ dẫn phần được trích từ hình biểu diễn chính, Tiêu chuẩn Nhà nước quy định dùng nét liền mảnh khoanh vùng được trích (bằng vòng tròn hoặc elip) kèm theo số thứ tự La mã tương ứng và tỷ lệ phóng to. 1.5.6.3 Quy định về hình trích Nên đặt hình trích gần vị trí khoanh vùng trích. Hình trích bao gồm cả những vấn đề chưa thể hiện trên hình biểu diễn chính và cũng có thể là loại hình biểu diễn khác với hình biểu diễn chính. Hình 1.56: Biểu diễn hình trích
  • 44. 44 Chương 2 BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG LĨNH VỰC MAY 2.1 QUY ƯỚC MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG LĨNH VỰC MAY 2.1.1 Ký hiệu mặt vải Ký hiệu mặt vải được ứng dụng để chú thích trên các bản vẽ tiêu chuẩn kỹ thuật, trên các lá vải hoặc trên các chi tiết mẫu rập nhằm hướng dẫn cho quá trình tổ chức sản xuất các mã hàng trong thực tế. Có thể ứng dụng các ký hiệu sau để quy ước cho mặt vải, cụ thể gồm: STT Ký hiệu Ý nghĩa 1. Mặt phải 2. Mặt trái 3. Mặt phải của vải trên các chi tiết sản phẩm 4. Mặt trong của vải trên các chi tiết sản phẩm 5. Mặt trái của vải hay chi tiết sản phẩm 6. Mặt phải vải lót túi 7. Mặt trái vải lót túi 8. Mặt trái một số phụ liệu dựng và mex
  • 45. 45 2.1.2 Ký hiệu dùng trong thiết kế mẫu rập kỹ thuật STT Ký hiệu Ý nghĩa 1. Đường chu vi chi tiết 2. Đường tâm, đường đối xứng của chi tiết 3. Ký hiệu canh sợi 1 chiều 4. Ký hiệu canh sợi 2 chiều 5. hoặc Ký hiệu canh sợi tự do 2.1.3 Ký hiệu dùng trong lắp ráp STT Ký hiệu Ý nghĩa 1. Dấu hiệu bai giãn 2. Dấu hiệu cầm chun 3. Xếp ply hộp 4. Xếp ply đơn 5. Chiều đường may 6. Thứ tự đường may (đường may thứ 3) 7. Ký hiệu mật độ mũi may/ cm 3 6 M
  • 46. 46 2.1.4 Ký hiệu về sử dụng, bảo quản sản phẩm Trong quá trình sử dụng và bảo quản quần áo, con người tác động lên sản phẩm rất nhiều yếu tố: giặt, ủi, phơi, tẩy,… Để giúp người tiêu dùng giữ gìn quần áo được lâu bền, các nhà sản xuất thường gắn lên sản phẩm một loại nhãn, trên đó có ghi những yêu cầu về bảo quản và sử dụng sản phẩm. Các yêu cầu này thường được ghi rõ bằng chữ viết hay dùng các ký hiệu để mô tả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu hết những ký hiệu này. Bảng dưới đây trình bày một số ký hiệu về sử dụng, bảo quản sản phẩm thường dùng: STT Ký hiệu Ý nghĩa 1. Có thể tẩy bằng bất cứ dung dịch tẩy gì. 2. Sản phẩm có thể được tẩy bằng mọi dung môi thông thường. 3. Khi tẩy bằng hóa chất phải cẩn thận, chỉ nên dùng tetra chloretylen hoặc xăng nặng. 4. Khi tẩy bằng hóa chất phải hết sức cẩn thận, chỉ được dùng xăng nặng. 5. Sản phẩm có thể tẩy trắng bằng các chất tách ra clo (như nước Javel, clorua vôi)
  • 47. 47 STT Ký hiệu Ý nghĩa 6. Không được tẩy trắng bằng các chất tách clo 7. Không được tẩy bằng hóa chất 8. Khi giặt phải hết sức cẩn thận, không được giặt nếu nhiệt độ trên 30o C 9. Khi giặt phải hết sức cẩn thận, không được giặt nếu nhiệt độ trên 60o C 10. Sản phẩm có thể giặt trong nước sôi 11. Không được giặt 12. Khi ủi phải cẩn thận, không được ủi quá nhiệt độ 120o C 13. Khi ủi phải cẩn thận, không được ủi quá nhiệt độ 160o C
  • 48. 48 STT Ký hiệu Ý nghĩa 14. Có thể ủi với nhiệt độ trên 160o C 15. Không được ủi 2.1.5 Ký hiệu một số thiết bị sử dụng trong ngành may STT Ký hiệu Ý nghĩa 1. Máy may bằng 1 kim 2. Máy may bằng 2 kim 3. Máy vắt sổ 3 chỉ 4. Máy vắt sổ 5 chỉ 5. Máy đính 6. Máy thùa 7. Máy đính bọ 8. Máy vắt lai
  • 49. 49 STT Ký hiệu Ý nghĩa 9. Máy ép hơi 10. Máy ép điện 11. Bàn để ủi 12. Thùng đựng bán thành phẩm 13. Bàn trải vải 14. Bàn cắt vải 2.2 CÁC LOẠI ĐƯỜNG MAY THÔNG DỤNG 2.2.1 Phân loại đường may Có nhiều cách phân loại đường may. Nhưng theo tiêu chuẩn châu Âu ISO 4915:1991 thì có 8 loại đường may được liệt kê cụ thể như sau: - Nhóm 1000: may các chi tiết không gấp mép - Nhóm 2000: may các chi tiết không gấp mép kèm với các chi tiết phụ như: lõi dây, nẹp viền, ruyban, ren,… - Nhóm 3000: may các chi tiết cần gấp mép - Nhóm 4000: may các chi tiết gấp mép kèm với các các chi tiết phụ như: lõi dây, nẹp viền, ruyban, ren,… - Nhóm 5000: may các chi tiết được bọc viền - Nhóm 6000: may các chi tiết được bọc viền kèm với các các chi tiết phụ như: lõi dây, nẹp viền, ruyban, ren, dây kéo… - Nhóm 7000: may các chi tiết dạng ống, dây - Nhóm 8000: may các chi tiết dạng ống, dây kèm với chi tiết khác
  • 50. 50 2.2.2 Hình vẽ mô tả mặt cắt các đường may cơ bản 1. Đường may can chấp Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 2. Đường may can rẽ Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 3. Đường may can lật Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 4. May can lật rẽ chặn hai bên (may can rẽ đè) Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 2 3 1
  • 51. 51 5. May can lật đè Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 6. May can kê sổ Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 7. May can bọc mép Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 8. May can cuốn lật đè (may cuốn ép) Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 2 1 2 1
  • 52. 52 9. May can cuốn kín Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 10. May can cuốn trái đè mí Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 11. May can cuốn kề sổ Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 12. May can kề cuốn mí Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 2 1 2 1 2 1
  • 53. 53 13. May lộn một đường Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 14. May lộn hai đường (may lộn kín) Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 15. May lộn lé viền đè mí Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 16. May gấp mép Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 2 1 1
  • 54. 54 17. May cuốn kín Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 18. May viền bọc kín Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 19. May viền lé kê mí Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 20. May viền lật đè mí Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 2 1 1 2 1 2
  • 55. 55 21. May cặp mí Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 22. May tra cặp lộn Ký hiệu mặt cắt Hình vẽ mô tả 2.2.3 Ký hiệu biểu diễn các đường may Mỗi đường may được ký hiệu bởi một con số gồm 4 chữ số. Chữ số đầu tiên cho biết về nhóm đường may. Chữ số thứ hai cho biết về số chi tiết đã được may. Chữ số thứ ba và thứ tư đặc trưng cho từng loại đường may riêng. Hai chữ số sau cùng được chia thành hai nhóm như sau: - Nhóm từ 01 đến 49: có thể sản xuất trên máy may một hay nhiều kim. - Nhóm từ 50 đến 99: được sản xuất bằng máy nhiều kim. - Mỗi loại đường may được biểu diễn bằng một hình vẽ riêng. Đường vạch nối thẳng đứng giữa các mảnh chi tiết xác định vị trí tạo ra đường may. Ở các loại đường may trong các nhóm 2000, 4000, 6000 và 8000, các chi tiết được vẽ phủ chấm là các chi tiết phụ kèm theo như lõi dây, nẹp viền, ruyban, dây kéo,…
  • 56. 56 2.2.4 Hình vẽ mô tả các loại đường may Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 1101 1150 1151 1152 1201 1202 1203 1204 1205 1206 1250 1251
  • 57. 57 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 1252 1253 1301 1302 1350 1351 1401 1450 1451 1601 1650 1801 2201 2202
  • 58. 58 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 2203 2204 2205 2206 2207 2208 2209 2210 2211 2212 2213 2214 2215 2216
  • 59. 59 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 2217 2218 2250 2251 2301 2302 2303 2304 2305 2306 2307 2308 2309 2310
  • 60. 60 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 2311 2312 2313 2314 2315 2316 2317 2318 2319 2320 2350 2351 2352 2353
  • 61. 61 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 2354 2355 2356 2357 2358 2359 2360 2361 2362 2363 2365 2401 2402 2403
  • 62. 62 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 2450 2451 2452 2453 2454 2455 2456 2501 2750 2850 3101 3102 3103 3104
  • 63. 63 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 3105 3106 3107 3108 3109 3110 3111 3112 3150 3201 3202 3203 3204 3205
  • 64. 64 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 3206 3207 3208 3209 3210 3211 3212 3213 3214 3215 3216 3217 3218 3219
  • 65. 65 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 3250 3251 3252 3253 3254 3255 3256 3257 3258 3259 3260 3261 3262 3263
  • 66. 66 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 3264 3265 3266 3267 3268 3269 3301 3302 3303 3304 3305 3306 3350 3351
  • 67. 67 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 3352 3353 3354 3355 3356 3357 3358 3359 3360 4201 4202 4203 4204 4205
  • 68. 68 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 4206 4207 4208 4209 4210 4211 4212 4213 4214 4215 4216 4217
  • 69. 69 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 4218 4219 4220 4250 4251 4252 4253 4254 4255 4256 4257 4258
  • 70. 70 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 4259 4260 4261 4301 4302 4303 4304 4305 4306 4307 4308 4309 4310 4311
  • 71. 71 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 4350 4351 4352 4353 4354 4355 4356 4357 4358 4359 4360 4361 4362 4363
  • 72. 72 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 4364 4365 4366 4367 4368 4369 4370 4371 4372 4373 4374 4375
  • 73. 73 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 4376 4377 4378 4379 4380 4401 4450 4451 4452 4453 4454 4455 4456 4457
  • 74. 74 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 4458 4459 4460 4461 4462 4463 4464 4465 4466 4467 4550 4551 4552 4553
  • 75. 75 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 4554 4555 4556 4557 4650 4651 4652 4653 5201 5202 5203 5204 5205 5206
  • 76. 76 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 5207 5208 5209 5210 5211 5212 5213 5214 5250 5251 5252 5301
  • 77. 77 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 5302 5303 5304 5305 5306 5307 5308 5309 5310 5350 5351 5352 5353 6301
  • 78. 78 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 6302 6303 6304 6305 6306 6307 6308 6350 6351 6401 6402 6450
  • 79. 79 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 7101 7102 7103 7104 7105 7106 7107 7108 7109 7110 7111 7112
  • 80. 80 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 7150 7151 7152 7153 7154 7155 7156 7250 8201 8202 8203 8204
  • 81. 81 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 8205 8250 8251 8252 8253 8254 8255 8256 8257 8301 8350 8351
  • 82. 82 Ký hiệu Hình vẽ Ký hiệu Hình vẽ 8352 8353 8354 8355 8356 8357 8358 8450 8451 8452 8453 8454
  • 83. 83 2.3 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BẢN VẼ MẪU MÔ TẢ PHẲNG 2.3.1 Khái niệm bản vẽ mẫu mô tả phẳng Bản vẽ mẫu mô tả phẳng là bản thiết kế hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, thuyết minh các chi tiết kỹ thuật cần thiết, phục vụ cho việc hướng dẫn may mặc và sản xuất. Có đầy đủ các chi tiết cần có trên trang phục để thực hiện thành mẫu thật. Bản vẽ này phải đúng tỷ lệ người mặc, có thể có hoặc không ghi các kích thước cần thiết, có kèm theo hình thể hiện các chi tiết như đường chỉ, nút thắt, mẫu in, mẫu thêu, vị trí đính kết, chi tiết cắt cúp... Kỹ thuật vẽ yêu cầu đòi hỏi phải hiểu biết về kỹ thuật cắt may, rập cơ bản, các chi tiết phụ kiện,... Hình 2.1: Bản vẽ mẫu phẳng mô tả mặt trước và sau sản phẩm 2.3.2 Đặc trưng tỷ lệ cơ thể người trong thiết kế bản vẽ mẫu mô tả phẳng Tỷ lệ cơ thể người trong bản vẽ mẫu mô tả phẳng được tính theo tỷ lệ chiều cao đầu, mỗi đơn vị chiều dài tương đương với một chiều cao đầu. Tỷ lệ chuẩn của cơ thể người trong bản vẽ mẫu mô tả phẳng chia chiều dài thân người thành 7,5 hoặc 8 đơn vị chiều dài và có thể tăng (cường điệu hóa) chiều dài của phần chi dưới. Từ phần mông trở lên là 4 đơn vị chiều dài, từ phần mông trở xuống là 3,5 cho tới 4 đơn vị chiều dài. Bề rộng của vai và hông bằng 2 đơn vị chiều dài, bề rộng eo là một đơn vị chiều dài.
  • 84. 84 Hình 2.2: Tỷ lệ người trong bản vẽ mẫu phẳng Hình 2.3: Tỷ lệ người trong bản vẽ mẫu phẳng cho các lứa tuổi
  • 85. 85 2.3.3 Phương pháp thiết kế bản vẽ mẫu mô tả phẳng từ tỷ lệ người cơ bản Bản vẽ mẫu mô tả phẳng có mục đích truyền tải các thông tin bằng hình ảnh về sự cân bằng hình thể của sản phẩm, cấu trúc mặt trước, sau, và các chi tiết nhỏ như các đường may, đường ráp nối, cổ, vị trí túi, xếp pli, vị trí dây kéo, vị trí nút... Ngoài ra một bản vẽ mẫu mô tả phẳng còn truyền đạt đầy đủ thông tin về sản phẩm, thể hiện chính xác kích thước và các chi tiết kỹ thuật. Bản vẽ mẫu mô tả phẳng là một bước quan trọng, rất cần thiết trong quá trình triển khai sản xuất các sản phẩm trong thực tế. Bản vẽ mẫu mô tả phẳng thường được thể hiện bằng nét liền đậm và nét liền mảnh đơn giản, chính xác, các đường trục giữa và trục ngang cân bằng, trùng khớp với các đường trục chính của cơ thể người. Bản vẽ mẫu mô tả phẳng của một bộ trang phục thường thể hiện đầy đủ mặt trước, sau, mặt bên hông (nếu cần) của tất cả các thành phần có trong bộ trang phục (ví dụ như trang phục gồm có quần, áo bên trong, áo khoác ngoài thì phải thể hiện đầy đủ mặt trước, sau của tất cả các thành phần ấy). Để vẽ tốt bản vẽ mẫu mô tả phẳng, người thiết kế cần nắm rõ kỹ thuật đo, may, cắt, rã rập... để có thể truyền đạt thật chính xác các thông tin cần có về sản phẩm, phục vụ tốt cho quy trình sản xuất sản phẩm trong thực tế. Hình 2.4: Mô tả cấu trúc các bộ phận trên cơ thể người
  • 86. 86 Hình 2.5: Kích thước các bộ phận trên cơ thể theo tỷ lệ chiều dài đầu Hình 2.6: Xác định thông số chiều dài sản phẩm theo tỷ lệ người cơ bản 1Head Chinlevel 1Head 2Head Bustlevel 3Head Waistlevel 4Head Crotchlevel 51/2Head Kneelevel 71/2to8Head Floor
  • 87. 87 Việc xác định rõ độ dài các đường giới hạn phần lai dưới cùng của các loại trang phục khác nhau như áo, váy, quần, đầm, áo khoác... được xem là vấn đề rất quan trọng trong một bản vẽ mẫu mô tả phẳng. Để xác định các vị trí chiều dài cho các sản phẩm khác nhau khi thiết lập các bản vẽ mẫu mô tả phẳng, có thể tính theo đơn vị chiều dài đầu từ tỷ lệ người cơ bản, các thông số cụ thể được mô tả chi tiết trên các hình vẽ 2.4, 2.5 và 2.6. Các vị trí này được ứng dụng làm cơ sở để thiết kế các bản vẽ mẫu mô tả phẳng khi tiến hành thiết kế các bộ tài liệu kỹ thuật nhằm phục vụ quá trình triển khai sản xuất các mã hàng tại các doanh nghiệp hiện nay. Một số hình vẽ mẫu mặt trước và mặt sau trên tỷ lệ người cơ bản, để xác định bản vẽ mẫu mô tả phẳng, với đầy đủ các đường trục ngang, trục dọc, các đường rã ben ngực, ben eo và các vị trí thể hiện phần tay áo... Hình 2.7: Mô tả các vị trí đường trục cơ bản trên cơ thể người Trong quá trình triển khai sản xuất, một bản vẽ phác thào thời trang đơn thuần đứng riêng lẻ không thể truyền đạt đầy đủ thông tin về sản phẩm, nếu không đi kèm với bản vẽ mẫu mô tả phẳng thể hiện đầy đủ các thành phẩn của bộ trang phục sẽ góp phần hỗ trợ cho các công đoạn sản xuất được rõ ràng và chính xác hơn. (Hình 2.8)
  • 88. 88 Hình 2.8: Mô tả các mẫu thành phần của bộ trang phục 2.3.4 Vẽ các cụm chi tiết rời 2.3.4.1 Chiết ly, xếp ly, các đường kết cấu, các đường đô 2.3.4.1.1 Chiết ly (Dart) Chiết ly là một yếu tố kỹ thuật trong thiết kế một sản phẩm may. Nó cho phép tạo độ mo, độ ôm trên những phần khác nhau của sản phẩm phù hợp với dáng vóc cơ thể hoặc tạo độ xòe trên các chi tiết sản phẩm may. Các chiết ly được thiết kế trên các sản phẩm gồm hai loại: chiết ly
  • 89. 89 chết và chiết ly sống, phụ thuộc vào kiểu dáng của từng loại sản phẩm khác nhau. Hình 2.9: Một số vị trí thiết kế chiết ly trên sản phẩm Khi mô tả các chiết ly trên bản vẽ mẫu mô tả phẳng có thể sử dụng nét liền mảnh để vẽ đường may can, nét đứt để vẻ đường may mí hoặc phần vải chiết ly bị che khuất bên mặt trái của sản phẩm. Cụ thể được diễn tả qua các hình vẽ sau:
  • 90. 90 Hình 2.10: Cách vẽ một số chiết ly trên áo Hình 2.11: Cách vẽ chiết ly trên quần short
  • 91. 91 2.3.4.1.2 Xếp ly (Pleat) Xếp ly thực chất là một dạng xếp vải tương đương chiết ly. Tuy nhiên, nếu chiết ly cho phép may toàn bộ hay một phần đường chân ly thì xếp ly sẽ không cho phép may đường chân ly. Như vậy, xếp ly cho phép người thiết kế thêm vải vào sản phẩm và phân bố phần vải này dọc theo đường gập xếp ly. Người ta còn gọi một số xếp ly dạng tự do là xếp dún.
  • 92. 92 Hình 2.12: Mô tả các dạng xếp ly cơ bản Các xếp ly được ứng dụng để thiết kế trên các sản phẩm cho phái nữ như áo đầm, váy, trang phục dạ hội... Trên bản vẽ mẫu mô tả phẳng, nét liền mảnh được sử dụng để thể hiện các đường xếp ly trên mẫu.
  • 93. 93 Hình 2.13: Cách vẽ một số xếp ly trên váy Hình 2.14: Cách vẽ một số xếp ly trên áo đầm
  • 94. 94 Hình 2.15: Cách vẽ vòng lai cho các xếp ly trên váy, đầm 2.3.4.1.3 Các đường kết cấu (Stylelines) Stylelines là những đường vẽ thiết kế trên bộ mẫu với nhiều kiểu dáng khác nhau nhằm phân chia các chi tiết cơ bản của bộ mẫu ra nhiều thành phần khác nhau. Các đường Stylelines có thể được thiết kế dạng đường thẳng, gấp khúc hoặc đường cong tuỳ thuộc vào kiểu dáng và chủng loại của sản phẩm cụ thể. Stylelines có thể được thiết kế trên thân trước và thân sau của các sản phẩm, với các loại áo nữ đường kết cấu
  • 95. 95 thân trước có thể được thiết kế đi qua điểm ngực và kết thúc tại đường cong vòng nách hoặc không qua điểm ngực và kết thúc tại đường sườn vai. Trên các bản vẽ mẫu mô tả phẳng, có thể sử dụng nét liền mảnh (đường may can) và nét đứt (đường may diễu) để thể hiện các đường decoup trước, sau, trái, phải của 1 sản phẩm. Cụ thể cách vẽ được thể hiện qua các hình sau: Hình 2.16: Cách vẽ đường Stylelines dọc trước và sau trên áo
  • 96. 96 Hình 2.17: Cách vẽ đường Stylelines dọc trước và sau trên váy, đầm 2.3.4.1.4 Các đường đô (Yokes) Đô là phần chi tiết phía trên của áo quần, thường được thiết kế trên phần vai đối với áo hoặc mông đối với quần và được may với phần bên dưới của áo quần bằng một đường nối ngang hoặc một đường biến kiểu xéo hay cong. Các đường Yokes có thể nằm trên ngực áo thân trước, dưới vai với thân sau hoặc ngang mông thân sau trên áo, quần và váy.
  • 97. 97 Phần dưới của các chi tiết may nối với phần đô trên của áo (quần) có thể may dún, xếp pli hoặc may phẳng tùy thuộc vào kiểu dáng của sản phẩm. Các hình vẽ sau thể hiện cách vẽ các đường đô trên một số sản phẩm như: áo sơ mi, quần và váy đầm. Hình 2.18: Cách vẽ một số đường Yoke ngang trên áo
  • 98. 98 Hình 2.19: Cách vẽ một số đường Yoke trên quần Back Front Back Front
  • 99. 99 2.4.3.2 Các đường Cascade, Gather, Flare, Ruffle 2.4.3.2.1 Cascade (xếp tầng rủ) Đường Cascade là phần chi tiết rời được may trên các vị trí khác nhau của trang phục, nhìn giống 1 màn ren treo phủ trên sản phẩm có tác dụng trang trí nhằm làm phong phú thêm các mẫu trang phục cho phái nữ. Trong thiết kế đường Cascade được ứng dụng trên các sản phẩm như phần bâu áo, váy, đầm dạ hội hay áo cưới... Để vẽ các đường này trên sản phẩm có thể sử dụng nét liền mảnh để diễn tả, cụ thể như các hình sau: Hình 2.20: Cách vẽ một số đường Cascade trên váy
  • 100. 100 Hình 2.21: Mô tả một số đường Cascade Hình 2.22: Cách vẽ đường Cascade trên trang phục
  • 101. 101 2.3.4.2.2 Gather (chun dún) và Flare (loe) Đường Gather là phần vải thêm vào trên các chi tiết, được may dún hoặc gấp xếp thành nhiều nếp nhằm tạo sự thoải mái cho người mặc trang phục. Trong thiết kế đường Gather được trang trí trên vị trí khác nhau của sản phẩm như: thân áo, thân quần, thân váy, các chi tiết tay áo... Khi thiết kế mẫu phẳng có thể sử dụng các nét liền mảnh để thể hiện các đường Gather trên các bản vẽ. Phương pháp vẽ các đường Gather được mô tả cụ thể trên các hình sau: Hình 2.23: Cách vẽ một số đường Gather trên vai, cửa tay, bâu áo và thắt lưng
  • 102. 102 Flare là phần thông số được cộng thêm vào các chi tiết mẫu khi thiết kế các bộ rập kỹ thuật bằng cách xoay chuyển mẫu trong quá trình thiết kế nhằm tạo sự bồng bềnh và thoải mái cho sản phẩm. Các đường flare được thể hiện bằng nét liền mảnh trên các bản vẽ mẫu mô tả phẳng. Hình 2.24: Cách vẽ một số đường Flare trên váy
  • 103. 103 Hình 2.25: Một số mẫu ứng dụng các đường Gather và Flare
  • 104. 104 2.3.4.2.3 Ruffle (dún phồng) Đường Ruffle tương tự như đường Gather là các nếp gấp gợn sóng còn gọi là đường bèo (dún), được ứng dụng để thiết kế trên một số chi tiết của sản phẩm như: cổ áo, nẹp áo, cửa tay, lưng quần, lưng váy... nhằm mục đích trang trí và tạo sự đa dạng về kiểu dáng cho sản phẩm. Hình 2.26: Cách vẽ đường Ruffle trên cổ áo Hình 2.27: Cách vẽ đường Ruffle trên tay áo
  • 105. 105 2.3.4.3 Các kiểu cổ áo Trong thiết kế trang phục, phần cổ áo trên các sản phẩm được xem là nguồn cảm hứng để các nhà thiết kế sáng tạo với nhiều mẫu mã đa dạng theo từng đối tượng người dùng khác nhau. Tuỳ thuộc vào các kiểu dáng thiết kế của từng chủng loại sản phẩm như: trang phục công sở, trang phục dự tiệc, trang phục dã ngoại... có thể phân loại cổ áo làm 2 nhóm cơ bản gồm: cổ áo không bâu, cổ áo có bâu. 2.3.4.3.1 Cổ áo không bâu Cổ áo không bâu được ứng dụng để thiết kế trên một số sản phẩm áo thun (T-Shirt), áo kiểu nữ hay trang phục của trẻ em, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc, thuận lợi cho các buổi dã ngoại, dạo phố vào dịp cuối tuần. Cổ áo loại này gồm 2 dạng: cổ có bo cổ (Hình 2.28) và cổ áo không có bo cổ (Hình 2.29). Trên sản phẩm cổ áo có bo thì phần bo cổ được thiết kế rời và được lắp ráp với vòng cổ để hoàn thiện các sản phẩm. Loại mẫu này thường được ứng dụng để làm trang phục thi đấu cho một số môn thể thao hoặc đồng phục cho học sinh, sinh viên. Loại cổ áo không có bo thường được thiết kế dạng hình tròn, hình vuông, chữ V, chữ U... Trong kỹ thuật, khi lắp ráp dạng cổ này cho các sản phẩm cần phải thiết kế phần nẹp cổ rời và được lắp ráp với phần thân áo để hoàn thiện các cổ áo. Dạng cổ này thường được thiết kế trên các bộ trang phục dạo phố hay đồng phục văn phòng dành cho phái nữ. Hình 2.28: Cách vẽ cổ áo không bâu
  • 106. 106 Hình 2.29: Phân loại một số dạng cổ áo có bo cổ
  • 107. 107 Hình 2.30: Phân loại một số dạng cổ áo không có bo cổ 2.3.4.3.2 Cổ áo có bâu Bâu áo là phần của áo được để thiết kế bao quanh cổ và làm tách riêng khuôn mặt của người mặc để hoàn chỉnh sản phẩm. Bâu áo có thể thiết kế gần hoặc xa vòng cổ, chúng có thể rộng, chật, phẳng cao và có chân hoặc không có chân. Mép ngoài của bâu có thể được thiết kế nhiều
  • 108. 108 kiểu dáng khác nhau như: tròn, cong, vuông hoặc nhọn; có thể dài hoặc ngắn theo bất cứ chiều hướng nào, tùy thuộc vào các đặc điểm và sở thích khác nhau của người mặc. Một bâu áo dạng này thường được phân chia thành các phần như: mép cổ (Neckline edge), mép bâu (Collar edge), chân bâu đứng (Stand) và đường gấp bâu (Roll line). (Hình 2.31) Hình 2.31: Cấu trúc lá bâu cơ bản Trong đó: - Mép cổ (Neckline edge): phần mép của bâu được lắp ráp gắn với vòng cổ áo. - Mép bâu (Collar edge): đường ngoài cùng của lá bâu tính từ vòng cổ. - Chân bâu đứng (Stand): phần bên dưới của lá bâu có chiều cao (rộng bản chân bâu) được tính từ mép cổ đến đường gấp bâu ngay vị trí giữa vòng cổ thân sau. Trong thiết kế, chân bâu được biến kiểu với nhiều dạng mẫu khác nhau như: chân bâu gấp cao có độ rộng khoảng 2 đến 2,5 cm, chân bâu gấp vừa khoảng 1 đến 1,2 cm, gấp phẳng có độ rộng khoảng 0,3 đến 0,5 cm. (Hình 2.32) - Đường gấp bâu (Roll line): xác định vị trí bâu được gấp, đường này có nhiệm vụ phân chi bâu áo làm 2 phần chân bâu và lá bâu. Chân bâu và lá bâu có thể cùng một chi tiết hoặc hai chi tiết riêng biệt, phụ thuộc vào từng chủng loại trang phục khác nhau như: trang phục nam, trang phục nữ hay trẻ em. Chẳng hạn, trên áo sơ mi nam chân bâu và lá bâu thường được thiết kế thành hai chi tiết riêng biệt; trong khi đó một số sản phẩm biến kiểu của nữ thường được thiết kế bởi một chi tiết không tách rời nhau.
  • 109. 109 Hình 2.32: Các dạng gấp chân bâu Trong kỹ thuật thiết kế có thể chia bâu áo làm hai loại, cụ thể gồm: (Hình 2.33) - Bâu áo có thể chuyển đổi: bâu áo loại này có thể mặc không cài hoặc có cài nút trên. Khi không cài nút, bâu sẽ được mở bung ra nằm phẳng với đường ngang ngực do cách thiết kế mép cổ và đường vòng cổ áo không đồng dạng nhau. - Bâu áo không thể chuyển đổi: là dạng bâu sẽ cố định một vị trí khi mặc có cài hoặc không cài nút, bởi vì, đường thiết kế mép cổ và vòng cổ áo đồng dạng nhau. Hình 2.33: Phân loại dạng áo có bâu
  • 110. 110 Hình 2.34: Một số dạng cổ áo có lá bâu và đường xẻ nẹp trước
  • 111. 111 Hình 2.35: Một số dạng cổ áo có lá bâu kết hợp mũ trùm đầu
  • 112. 112 Hình 2.36: Cách vẽ cổ áo bâu danton
  • 113. 113 Hình 2.37: Một số dạng cổ áo có lá bâu rời kết hợp với nẹp ve 1 hàng nút
  • 114. 114 Hình 2.38: Một số dạng cổ áo có lá bâu rời kết hợp với nẹp ve 2 hàng nút
  • 115. 115 Hình 2.39: Một số dạng cổ áo có lá bâu rời kết hợp với đường xẻ trụ trước Hình 2.40: Một số dạng cổ áo chui đầu có lá bâu 2.3.4.4 Các kiểu tay áo Tay áo là một trong những chi tiết quyết định kiểu dáng cho một sản phẩm thời trang. Các kiểu tay áo luôn có sự thay đổi kiểu dáng theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau, ban đầu vào những năm cuối của thế kỷ 18 kiểu tay phồng ở vai và thon dài xuống cổ tay, nhưng sang những năm giữa thế kỷ 19 loại tay có đỉnh vai nhô cao hoặc có nếp gấp trở nên phổ biến. Trong các năm cuối thế kỷ 19, loại tay phẳng phiu và có đệm vai
  • 116. 116 xuất hiện và từ đó đến nay các dạng tay cơ bản này đã xuất hiện trở lại rồi lại thay đổi phụ thuộc vào thị hiếu và khuynh hướng thời trang của người tiêu dùng. Trong kỹ thuật thiết kế, có thể phân loại tay áo gồm: - Tay liền: là dạng tay được may liền một phần hay cả thân áo khi lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. - Tay rời: là dạng tay khi thiết kế được tách rời với phần thân áo và được may đính vào vòng nách khi hoàn chỉnh sản phẩm. Tay rời có thể được thiết kế vừa với vòng nách, xếp ly hoặc có dún, có thể phồng ít hoặc nhiều tùy thuộc mẫu. Phần lai có nhiều kiểu thiết kế khác nhau như: gập lai bình thường, manchette, nẹp cửa tay, nẹp có thun, hoặc nẹp có dây luồn... Cấu trúc tay áo được phân làm các phần như: đỉnh tay (Sleeve cap), ngang nách tay (Biceps), khủy tay (Elbow) và cổ tay (Wrist). Đỉnh tay là phần cao nhất của đường cong tay áo từ tay trước đến tay sau, cổ tay là phần thấp nhất của tay áo. Trong thiết kế, để biến kiểu tay áo người thiết kế thường sáng tạo nhiều dạng tay khác nhau từ hai vị trí này. (Hình 2.41). Hình 2.41: Phân loại và cấu trúc tay áo
  • 117. 117 Hình 2.42: Một số dạng tay áo biến kiểu
  • 118. 118
  • 119. 119 Hình 2.43: Một số dạng tay áo ngắn tay Hình 2.44: Một số dạng tay áo thời trang
  • 120. 120 Hình 2.45: Một số dạng tay áo ôm khi may với vải dệt kim
  • 121. 121 Hình 2.46: Một số dạng tay áo Raglan
  • 122. 122 Hình 2.47: Một số dạng tay áo phồng Hình 2.48: Một số dạng tay áo Kimono
  • 123. 123 2.3.4.5 Các kiểu túi Túi áo là một dạng chi tiết rời không thể thiếu trên các sản phẩm may mặc, góp phần tạo ra nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau trên từng loại trang phục. Các kiểu túi áo luôn có sự thay đổi đa dạng sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm, cũng như những thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng. Cụ thể túi áo được chia làm hai loại cơ bản là túi đắp và túi mổ. - Túi đắp: là loại túi có rất nhiều mẫu mã được thiết kế trên mặt trước các sản phẩm như: áo sơ mi, áo bảo hộ, áo đồng phục...; hoặc trên thân sau của các sản phẩm như: quần tây, quần Jean, váy... Túi đắp có rất nhiều mẫu mã khác nhau như: túi đáy nhọ, đáy tròn, đáy vuông, có nắp hoặc không có nắp túi... - Túi mổ: là dạng túi được thiết kế nhiều trên các sản phẩm như: áo khoác, quần âu, đồng phục văn phòng... Túi mổ có nhiều mẫu khác nhau gồm: túi mổ 1 viền, 2 viền, túi mổ có dây kéo, không dây kéo...
  • 124. 124 Hình 2.49: Một số mẫu túi đôi đối xứng trên mặt trước quần Hình 2.50: Một số mẫu túi đôi đối xứng trên mặt sau quần
  • 125. 125 Hình 2.51: Một số mẫu túi đơn trên áo quần
  • 126. 126 Hình 2.52: Một số mẫu túi đôi đối xứng trên áo khoác Hình 2.53: Mẫu túi trước sau được may trên quần short
  • 127. 127 2.3.4.6 Các kiểu lưng Lưng là phần chi tiết được lắp ráp trên phần eo của các trang phục như quần và váy. Trong thiết kế mẫu, lưng được chia làm hai loại cơ bản gồm lưng liền và lưng rời. - Lưng liền thường được ứng dụng trên các kiểu váy khác nhau tùy nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Ngoài ra, lưng liền còn có thể kết hợp với thun để may các loại quần thể thao (quần lưng thun) tạo cảm giác thoải mái cho các vận động viên trong quá trình thi đấu. - Lưng rời được may phổ biến trên các loại quần âu, quần jean hay một số sản phẩm váy. Lưng rời sẽ có nhiều kiểu thiết kế khác nhau phụ thuộc vào từng chủng loại sản phẩm cụ thể như: quần âu nam chỉ may với lưng rời, quần âu nữ hay váy có thể may lưng rời hoặc lưng liền tùy vào sở thích của người sử dụng. Hình 2.54: Một số kiểu lưng liền và rời trên quần, váy
  • 128. 128
  • 129. 129 Hình 2.55: Một số kiểu lưng thông dụng Hình 2.56: Một số kiểu lưng may trên quần short
  • 130. 130 2.3.4.7 Một số chi tiết khác Trên các sản phẩm áo quần, ngoài các cụm chi tiết như: bâu áo, túi áo, lưng quần... còn may đính thêm một số chi tiết khác như: cầu vai, cá lai, đĩa quần... nhằm mục đích trang trí hoặc điều chỉnh thông số trên các vị trí như: lai tay áo, lai áo, lai quần.... Một số chi tiết cụ thể được mô tả trên Hình 2.57. Back Front Back Front Back Front Back Front Back Front Back Front
  • 131. 131
  • 132. 132 Hình 2.57: Một số chi tiết khác được may đính trên các sản phẩm
  • 133. 133 2.3.5 Phụ kiện, phụ liệu Phụ liệu được đính kèm trên các sản phẩm áo quần nhằm mục đích cố định và liên kết các chi tiết khác nhau trên cùng một sản phẩm. Ngoài ra, phụ liệu còn có tác dụng trang trí và tạo mẫu cho nhiều kiểu quần áo như: các loại nút áo, khóa kéo, dây luồn, nơ.... Phụ kiện là một số sản phẩm được sử dụng kèm theo các bộ trang phục, trong lĩnh vực may mặc và thời trang phụ kiện được nhiều nhà thiết kế nghiên cứu và sáng tạo với nhiều chủng loại đa dạng như như: túi xách, nón, thắt lưng, giày, dép... Việc lựa chọn và sử dụng các phụ kiện phụ thuộc rất lớn vào lứa tuổi, kiểu dáng sản phẩm và mục đích sử dụng của các bộ trang phục. Phụ kiện thường được các nhà thiết kế phác thảo trên các bản vẽ thời trang nhằm mục đích mô tả các ý tưởng thiết kế. Trong khi đó, một số phụ liệu như: nút áo, khóa cài, dây kéo... được mô tả chi tiết trên các bản vẽ mẫu mô tả phẳng nhằm mục đích hoàn chỉnh các bộ tài liệu về tiêu chuẩn kỹ thuật, làm cơ sở cho quá trình lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm may. Hình 2.58: Một số mẫu nút áo đính trên áo quần
  • 134. 134 Hình 2.59: Cách vẽ một số mẫu dây kéo và đường may diễu
  • 135. 135 Hình 2.60: Một số mẫu đầu khóa dây kéo
  • 136. 136 Hình 2.61: Một số kiểu thắt lưng, khóa cài thông thường 2.3.6 Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên sản phẩm Bản vẽ mẫu mô tả phẳng là một trong những tài liệu quan trọng và được thiết lập đầu tiên trong bộ tài liệu kỹ thuật của mã hàng. Bản vẽ là hình ảnh trực quan của sản phẩm giúp cho quá trình triển khai tất cả các công đoạn sản xuất của mã hàng. Trong quá trình thiết kế bản vẽ, có thể
  • 137. 137 sử dụng các nét liền và nét đứt để vẽ lại hình dáng của mẫu chuẩn trên giấy theo hướng nhìn mặt trước và mặt sau của sản phẩm một cách rõ ràng và chính xác. Ngoài ra, có thể sử dụng hình trích để vẽ phóng lớn một bộ phận của mẫu từ phía trong hay phía ngoài giúp cho quá trình triển khai sản xuất được chính xác hơn. Đối với mẫu phức tạp cần phải mô tả theo từng nhóm chi tiết nhằm làm rõ thêm về mẫu vẽ và diễn tả các yêu cầu kỹ thuật mà hình mẫu sản phẩm chưa thể hiện được. Trong quá trình thiết kế bản vẽ, có thể ứng dụng phương pháp vẽ mẫu phẳng từ tỷ lệ người cơ bản nhằm xác định kích thước tỷ lệ các mẫu vẽ phù hợp với từng loại sản phẩm khác nhau như: áo, quần, váy, đầm.... Trên từng mẫu vẽ nên vận dụng cách vẽ các ký hiệu, các đường thiết kế, các cụm chi tiết rời... để mô tả chính xác kiểu mẫu của từng sản phẩm. 2.3.6.1 Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên áo
  • 138. 138
  • 139. 139
  • 140. 140
  • 141. 141 Hình 2.62: Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên một số mẫu áo thông dụng
  • 142. 142
  • 143. 143 Hình 2.63: Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên một số mẫu áo trẻ em 2.3.6.2 Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên quần, váy
  • 144. 144 Hình 2.64: Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên một số mẫu quần, váy
  • 145. 145 Hình 2.65: Bản vẽ mẫu mô tả phẳng trên một số mẫu đầm trẻ em
  • 146. 146 2.4 BẢN VẼ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT NGÀNH MAY 2.4.1 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn kỹ thuật ngành may Tiêu chuẩn kỹ thuật của một mã hàng là một bộ văn bản kỹ thuật do khách hàng hay doanh nghiệp lập ra để các bộ phận liên quan tham khảo và áp dụng trong suốt quá trình sản xuất một mã hàng. Ở một số doanh nghiệp, người ta còn gọi đây là tài liệu kỹ thuật. Trong quá trình tổ chức sản xuất, bộ tài liệu kỹ thuật thường tồn tại ở 2 dạng gồm đơn giản và đầy đủ. Dạng đơn giản: là dạng tài liệu kỹ thuật tối thiểu và thường do khách hàng cung cấp. Một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đơn giản thường bao gồm những tài liệu sau: - Hình vẽ - mô tả mẫu - Bảng thông số kích thước thành phẩm - Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu - Bảng định mức nguyên phụ liệu - Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ - Bàng Quy định cho phân xưởng cắt – Quy cách đánh số - Quy cách may sản phẩm - Bảng Quy trình may sản phẩm - Quy cách bao gói cho phân xưởng đóng gói - Hướng dẫn kiểm tra mã hàng Dạng đầy đủ: là dạng tài liệu kỹ thuật do khách hàng cung cấp được bổ sung thêm một số văn bản phù hợp với điều kiện sản xuất của riêng từng doanh nghiệp. Các văn bản bổ sung có thể kể như sau: - Bảng Cân đối nguyên phụ liệu - Sơ đồ nhánh cây. - Bảng quy trình công nghệ - Thiết kế dây chuyền công nghệ (bảng thiết kế chuyền) - Bố trí mặt bằng phân xưởng (bảng thiết kế mặt bằng phân xưởng) Tùy điều kiện của doanh nghiệp, có thể sử dụng dạng nào cũng được. Các tài liệu được sao thành nhiều bản để gửi cho các bộ phận liên quan và lưu giữ lại ở phòng kỹ thuật. Các thay đổi (nếu có) phải được sự đồng ý của trưởng phòng kỹ thuật và được phó giám đốc kỹ thuật ký xác nhận.