SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
Download to read offline
ThS NGUYỄN THỊ TRÚC ĐÀO
GIÁO TRÌNH
MỸ THUẬT TRANG PHỤC
ThS NGUYỄN THỊ TRÚC ĐÀO
GIÁO TRÌNH
MỸ THUẬT TRANG PHỤC
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018
3
LỜI NÓI ĐẦU
Học phần Mỹ thuật trang phục là môn học dành cho sinh viên Cao
đẳng, Đại học ngành may và ngành Kinh tế gia đình. Sau khi hoàn thành
học phần này, người học được cung cấp những kiến thức cơ bản về: màu
sắc, đường nét, hình khối, các nguyên tắc trang trí, tỷ lệ, bố cục trang
phục,... giúp người học vận dụng vào quá trình thiết kế và định hình cho
phong cách thời trang của bản thân để tìm ra bộ trang phục đẹp.
Giáo trình Mỹ thuật trang phục được dùng làm tài liệu học tập
chính cho sinh viên hai ngành May và Kinh tế gia đình, theo chương
trình đào tạo 150 tín chỉ. Ngoài nội dung bài học, phần câu hỏi và bài tập
sau mỗi chương sẽ giúp sinh viên tiếp thu, tổng hợp, phân tích và có khả
năng sáng tạo trên các kiến thức đã học để vận dụng vào chuyên ngành
và cuộc sống. Ngoài ra, giáo trình còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên
ngành Thiết kế thời trang.
Trong quá trình biên soạn, mặc dầu tác giả đã rất cố gắng nhưng có
thể không tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện. Để tài liệu
được hoàn chỉnh hơn, rất mong sự đóng góp của bạn đọc và đồng nghiệp.
Tác giả
4
5
MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC ...........................................11
1. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CHẤT LIỆU .............................................11
1.1. Màu bột.............................................................................................11
1.1.1.Định nghĩa .................................................................................11
1.1.2.Cách sử dụng .............................................................................12
1.1.3.Các dụng cụ vẽ cho chất liệu màu bột.......................................14
1.2. Màu nước (Thuốc nước)...................................................................15
1.2.1.Định nghĩa .................................................................................15
1.2.2.Cách sử dụng .............................................................................15
1.2.3.Các dụng cụ cho môn vẽ màu nước...........................................16
2. MÀU SẮC VÀ Ý NGHĨA .................................................................16
2. 1. Màu sắc ..........................................................................................16
2. 2. Ý nghĩa của màu sắc.......................................................................17
2.2.1. Màu sắc trong tự nhiên.........................................................17
2.2.2. Màu sắc trong lĩnh vực thời trang và may mặc....................19
3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC .....................................19
3.1. Vòng màu cơ bản..............................................................................19
3.1.1.Màu gốc.................................................................................19
3.1.2.Màu bậc hai ...........................................................................20
3.1.3.Màu bậc ba ............................................................................21
3.2. Các tính chất của màu.......................................................................22
3.2.1. Sắc giai .................................................................................22
3.2.2. Sắc thái .................................................................................22
3.3. Màu hữu sắc và màu vô sắc .............................................................23
3.3.1. Màu hữu sắc............................................................................23
3.3.2. Màu vô sắc..............................................................................24
3.4. Màu nóng, màu lạnh ........................................................................25
3.4.1. Màu nóng .................................................................................25
6
3.4.2. Màu lạnh ...................................................................................26
3.5. Màu tương đồng - màu tương phản .................................................27
3.5.1. Màu tương đồng........................................................................27
3.5.2. Màu tương phản........................................................................28
3.6. Màu bổ túc .......................................................................................31
3.7. Sắc độ ...............................................................................................32
3.8. Sắc điệu ............................................................................................33
3.9. Độ thuần màu ...................................................................................34
3.10. Độ sáng, độ tối ..............................................................................34
3.11. Độ rực (độ tươi, độ chói) ...............................................................35
3.12. Điểm khác nhau giữa màu sắc trong trang trí và màu sắc
trong tranh................................................................................................36
3.13. Kết luận...........................................................................................37
4. HÒA SẮC ..........................................................................................37
4.1. Định nghĩa ........................................................................................37
4.2. Các dạng hòa sắc .............................................................................38
4.2.1. Hòa sắc tương đồng .................................................................38
4.2.2. Hòa sắc tương phản .................................................................39
4.3. Hiệu quả hòa sắc ..............................................................................39
4.3.1. Hiệu quả rực .............................................................................39
4.3.2. Hiệu quả trầm ..........................................................................40
4.3.3. Hiệu quả nhã ..........................................................................41
4.4. Kết luận.............................................................................................43
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP..........................................................................43
Chương 2: HÌNH DÁNG - HỌA TIẾT TRANG PHỤC....................45
1. HÌNH DÁNG TRANG PHỤC............................................................45
1.1. Hình khối của trang phục..................................................................45
1.1.1.Định nghĩa .................................................................................45
1.1.2.Các hình khối cơ bản.................................................................45
1.2. Hình bóng cắt ...................................................................................48
1.2.1.Định nghĩa .................................................................................48
7
1.2.2. Mục đích của hình bóng cắt......................................................49
1.2.3.Các loại kiểu hình bóng cắt (kiểu bóng) của trang phục ...........50
1.2.4. Kiểu hình cơ bản của quần áo ..................................................54
2. THIẾT KẾ TRANG TRÍ QUẦN ÁO ................................................57
2.1. Các yếu tố trang trí trên trang phục ..................................................57
2.1.1. Đường nét ...............................................................................57
2.1.2.Nét vẽ ......................................................................................60
2.1.3.Điểm .......................................................................................60
2.1.4. Họa tiết trang trí ....................................................................61
2.1.5.Khoảng trống, khoảng không .................................................62
2.2. Các loại hình dáng cơ thể và cách lựa chọn trang phục cho
phù hợp ....................................................................................................62
2.2.1. Dáng người hình chữ nhật ......................................................64
2.2.2. Dáng người hình quả lê ..........................................................66
2.2.3. Dáng người hình đồng hồ cát ................................................68
2.2.4. Dáng người hình quả táo ........................................................70
2.2.5. Dáng người hình tam giác ngược (hình thang ngược)............71
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP..........................................................................74
Chương 3: BỐ CỤC TRANG PHỤC...................................................75
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC TRANG TRÍ .................75
1.1. Khái niệm bố cục..............................................................................75
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của bài trang trí ...........................................75
1.2.1.Nguyên tắc nhắc lại ...................................................................75
1.2.2.Nguyên tắc xen kẽ .....................................................................75
1.2.3.Nguyên tắc đối xứng (đăng đối) ...............................................76
1.2.4.Nguyên tắc phá thế (mảng hình không đều nhau) ....................76
1.3. Xây dựng một bài trang trí cơ bản....................................................76
1.4. Tính ứng dụng của bài trang trí trong trang phục và trong cuộc
sống..........................................................................................................78
2. CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG BỐ CỤC TRANG PHỤC ..............79
2.1. Quan hệ tỷ lệ ....................................................................................79
8
2.1.1.Định nghĩa .................................................................................79
2.1.2.Các loại quan hệ tỷ lệ ................................................................79
2.2. Quan hệ đối lập ................................................................................82
2.2.1.Định nghĩa .................................................................................82
2.2.2.Một số biểu hiện của quan hệ đối lập........................................83
2.3. Quan hệ nhịp điệu ............................................................................87
2.3.1.Định nghĩa .................................................................................87
2.3.2.Một số biểu hiện của quan hệ nhịp điệu....................................87
3. CÁC LOẠI BỐ CỤC TRANG PHỤC ...............................................90
3.1. Bố cục cân đối .................................................................................90
3.1.1.Định nghĩa .................................................................................90
3.1.2.Một số biểu hiện của bố cục cân đối trên trang phục ................91
3.2. Bố cục hàng lối ................................................................................92
3.2.1.Định nghĩa .................................................................................92
3.2.2.Một số biểu hiện của bố cục hàng lối trên trang phục...............92
3.3. Tuyến vận động chính của bố cục ...................................................94
3.3.1.Định nghĩa .................................................................................94
3.3.2.Một số biểu hiện của tuyến vận động........................................95
3.4. Trọng tâm bố cục .............................................................................95
3.4.1.Định nghĩa .................................................................................95
3.4.2.Một số biểu hiện của trọng tâm bố cục......................................95
3.5. Kết luận.............................................................................................96
4. PHONG CÁCH THỜI TRANG ........................................................97
4.1. Phong cách cổ điển ..........................................................................97
4.1.1.Định nghĩa .................................................................................97
4.1.2.Đặc điểm nhận biết....................................................................97
4.2. Phong cách thể thao .........................................................................98
4.2.1.Định nghĩa .................................................................................98
4.2.2.Đặc điểm nhận biết....................................................................99
4.3. Phong cách lãng mạn .......................................................................99
4.3.1.Định nghĩa .................................................................................99
9
4.3.2.Đặc điểm nhận biết..................................................................100
4.4. Phong cách dân gian ......................................................................100
4.4.1.Định nghĩa ...............................................................................100
4.4.2.Đặc điểm nhận biết..................................................................101
4.5. Phong cách viễn tưởng ..................................................................102
4.5.1.Định nghĩa ...............................................................................102
4.5.2.Đặc điểm nhận biết..................................................................103
4.6. Kết luận...........................................................................................104
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP........................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................105
10
11
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên:
- Phân biệt được các màu cơ bản, màu bậc 2, bậc 3, màu hữu sắc,
vô sắc, màu nóng, màu lạnh,...
- Đánh giá và giải thích được vẻ đẹp của màu sắc.
- Phối màu và tạo ra các màu mới: bậc 2, bậc 3, màu tương phản,
màu tương đồng, gam màu nóng, gam màu lạnh, hòa sắc nóng, hòa sắc
lạnh,…
- Sáng tạo ra các bài hòa sắc đẹp theo gam màu yêu thích.
- Vận dụng màu sắc vào trong trang phục và cuộc sống.
1. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CHẤT LIỆU
1.1. Màu bột
1.1.1. Định nghĩa
Là loại màu được tạo nên bởi những hạt nhỏ li ti hết hợp với nước,
keo khi sử dụng. Nó giống như những viên phấn viết bảng được nghiền
ra tạo thành bột. Màu bột thường được dùng là bột hóa chất, lấy từ các
khoáng chất: trắng kẽm; lam cô ban (cobalt); đỏ-ca mi um (cadmium);
vàng crôm (chrome);…
H 1.1. Màu bột
12
H 1.2. Đan nón – Bột màu (1966)
Nguồn: Tranh của họa sĩ Sĩ Tốt
1.1.2. Cách sử dụng
Màu bột là một loại chất liệu cơ bản dùng trong lĩnh vực mỹ thuật,
thường màu sử dụng phải kết với keo, nước, đôi khi với một ít cồn (dành
cho những màu đặc biệt có trọng lượng nhẹ, khó tan trong nước).
Khi pha màu, nên cho lượng bột màu với lượng keo, nước phù hợp.
Nếu sử dụng keo quá nhiều, màu vẽ sẽ bị chay, không thấy được độ xốp
của chất liệu màu bột, vẽ lên giấy làm cho tác phẩm không đẹp. Ngược
lại, nếu sử dụng keo quá ít, bài vẽ cảm giác đẹp hơn nhưng khi vẽ xong
màu bị tróc ra khỏi giấy. Cho nên, trong lúc pha màu người vẽ cần chú ý
cho keo vừa phải, không quá nhiều cũng như quá ít tránh cho tác phẩm
sau cùng không mang lại hiệu quả mong muốn về kỹ thuật.
Ngoài ra, lượng nước cho vào màu bột cũng có giới hạn của nó,
không dùng nước nhiều màu bị loãng và khi vẽ lên giấy tạo nên bề mặt
nhợt nhạt, màu không đều, không phẳng, lồi lõm chỗ đậm chỗ nhạt thấy
cả nền giấy, không tạo được hiệu quả thẩm mỹ, không đúng kỹ thuật sử
dụng. Để nhận biết điều đó, người vẽ chú ý tay cầm cọ, nếu nước nhiều
tay trộn màu sẽ rất nhẹ nhàng vì màu bị loãng. Ngược lại, khi pha màu
tay quậy màu cảm giác bị nặng không nhẹ nhàng là màu bị thiếu nước.
Lúc này nếu người vẽ không thêm nước vào mà cứ thế vẽ lên giấy sẽ tạo
nên những sọc, làm bề mặt tác phẩm không đẹp, dày cộm, nổi các đường
kéo của cọ.
13
Màu bột được dùng trên nhiều chất liệu khác nhau: vẽ lên giấy, bìa
cứng. Giấy có thể sử dụng giấy mỏng như giấy báo thì cần bồi giấy cho
phẳng để quá trình vẽ tốt hơn. Khả năng diễn tả của màu bột rất phong
phú, không kém gì chất liệu sơn dầu. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm
là màu nhanh khô nên khó so sánh độ tương quan màu sắc. Thường màu
ướt sẽ rất đậm nhưng khi khô nó sẽ sáng hơn.
Lưu ý: Bí quyết để hiện bài vẽ bằng chất liệu màu bột đẹp, là tác
phẩm phải dày màu (chồng màu nhiều lớp) và vẽ những màu đậm trước,
màu sáng dần sẽ lên sau, tạo cảm giác cộng hưởng các lớp màu với nhau
và làm nên hiệu ứng về màu sắc.
H 1.3. Màu bột mô tả mẫu trang phục và chất liệu trang phục
Nguồn: Bài tập của sinh viên
14
1.1.3. Các dụng cụ vẽ cho chất liệu màu bột
- Màu bột: thường được đựng trong một hộp hoặc các hũ nhựa với
các màu riêng biệt nhau. Các ô màu có miệng tương đối rộng để dễ dàng
cho việc lấy màu (dùng cọ chấm vào) khi pha màu.
- Cọ: thông thường sử dụng cọ có nhiều số (lớn, nhỏ và trung bình,
cọ nét) để vận dụng khi vẽ các mảng hình thích hợp. Cọ có hai loại: cọ
tròn và cọ dẹp. Tùy vào sở thích sử dụng của mỗi người mà chọn loại
thích hợp. Thông thường, người vẽ hay sử dụng cọ tròn trong việc vẽ
trang trí, nhưng khi họ sử dụng thành thạo thì thấy cọ dẹp là dễ dàng đi
sắt nét các mảng hình hơn (như kẻ chữ).
- Ba lét (đĩa pha màu): có nhiều loại, khi sử dụng cho vẽ trang trí
có thể dùng đĩa có nhiều ô pha màu nhỏ để tiện cho việc pha trộn màu
không bị lẫn sang màu khác. Nhưng khi cần sự cộng hưởng màu trong
lúc vẽ các bài trang trí hình vuông, hình tròn, hòa sắc,… thì đĩa pha màu
là một tấm có dạng phẳng như: mi - ca hoặc các đĩa CD, có bề mặt phẳng
và màu trắng thì có thể làm đĩa pha màu tốt.
Ngoài ra, còn có lon đựng nước, khăn lau cọ, có thể có thêm cái
bay (cọ dẹp to hoặc dao) nghiền màu trước khi pha.
H 1.4. Cọ dẹp H 1.5. Bay nghiền màu
H 1.6. Cọ tròn
15
1.2. Màu nước (Thuốc nước)
1.2.1. Định nghĩa
Màu nước được chế từ các hạt màu bột khô, mịn nhất được nghiền
đều với các chất kết dính hoàn chỉnh dưới dạng keo sền sệt. Thường
được đựng trong ống thiếc mềm, hình dạng như tuýp kem đánh răng. Đôi
khi màu nước được thể hiện dưới dạng bánh khô, có hình vuông, tròn hay
chữ nhật.
H 1.7. Màu Lêningrad
H 1.8. Màu nước (dạng tuýp)
1.2.2.Cách sử dụng
Màu nước có tính chất nhẹ nhàng, trong trẻo nên khi vẽ thường pha
loãng ra và đi từng lớp mỏng từ nhạt đến đậm. Không nên vẽ màu quá
dày hoặc kéo đi kéo lại nhiều lần sẽ làm mất đi độ trong trẻo của màu.
Cho nên, vẽ màu nước chọn loại giấy vẽ dày, có độ ráp cao, thường dùng
vẽ ký họa, vẽ tranh phong cảnh. Đối với chất liệu lụa màu nước được sử
dụng thích hợp nhất và việc vẽ chồng màu nhiều lớp và rửa đi rửa lại
không hề ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm. Ngoài ra, màu nước còn
được vẽ trên giấy dó, giấy xuyến chỉ nhưng đòi hỏi có tay nghề cao vì
một khi đặt bút là không sửa được.
16
H 1.9. Bài vẽ trang phục màu nước của SV TKTT và Tranh màu
nước của HS Nguyễn Tiến Chung
1.2.3.Các dụng cụ cho môn vẽ màu nước
Dụng cụ cho vẽ màu nước cũng giống như vẽ màu bột, cần phải có
màu, đĩa pha màu, cọ, lon đựng nước, khăn lau,… Quá trình sử dụng các
dụng cụ này cũng giống như chất liệu màu bột.
H 1.10. Đĩa pha màu
2. MÀU SẮC VÀ Ý NGHĨA
2.1. Màu sắc
Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự
kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác
này cũng bị ảnh hưởng bởi trí nhớ, được lưu trong quá trình học hỏi từ bé
đến lớn lên trong xã hội, các hiệu ứng ánh sáng của phông nền tạo nên.
Màu sắc là chỉ sự khác nhau của các vật thể trong tự nhiên, xã hội,
trong nghệ thuật. Ví dụ: màu xanh lục của lá cây, màu đỏ làm nền của
17
quốc kỳ Việt Nam để nổi hình ảnh ngôi sao màu vàng. Khoa học phân
tích màu sắc và ánh sáng do nhà bác học Niu-tơn khám phá và phát triển
vào thế kỷ XVIII, giúp nghệ thuật dùng màu và miêu tả màu sắc thêm
phong phú. Ngày nay, nhiều nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu, phân
tích màu sắc đã thấy được bản chất của các màu nhưng khái niệm màu
sắc chưa xác định rõ nội dung và ranh giới của nó. Vì vậy, thuật ngữ màu
sắc chỉ mang ý nghĩa tương đối mà thôi.
Màu sắc là sự cảm nhận riêng ở mỗi người. Dưới đôi mắt của
người nghệ sĩ, màu sắc thật phong phú và đa dạng khi có ánh sáng chiếu
vào tạo nên nhiều sắc độ sáng tối khác nhau. Ở nước ta, từ màu và sắc
thường được sử dụng đồng nghĩa với nhau. Trong giới mỹ thuật, thuật
ngữ màu và sắc được dùng hợp lý hơn. Như các nhà mỹ thuật trên thế
giới phân biệt: màu là những màu nguyên chất, chưa có sự biến đổi do
ánh sáng tác động vào hay chưa có sự pha trộn làm khác đi. Ví dụ: màu
đỏ, màu xanh, màu vàng,…; Còn sắc là những màu đã biến đổi theo ánh
sáng hoặc pha trộn thành các sắc thái khác nhau, như sắc hồng (do màu
đỏ kết hợp màu trắng hoặc do ánh sáng chiếu mạnh vào màu đỏ,…). Màu
sắc là sự phối hợp màu với sắc lại với nhau tạo nên tác phẩm là một tổng
thể hòa sắc.
2.2. Ý nghĩa của màu sắc
2.2.1. Màu sắc trong tự nhiên
Màu sắc trong tự nhiên là những màu được tạo nên không có sự tác
động bàn tay của con người. Cây cỏ, hoa lá, vân mây, sóng nước, chim
muôn, đến dãy sắc cầu vồng,… Chính vẻ đẹp riêng của từng thể loại, đã
góp phần làm nên bức tranh thiên nhiên sinh động.
H 1.11. Màu sắc trong thiên nhiên. [25]
18
H 1.12. Màu sắc cầu vòng [23]
H 1.13. Màu sắc ruộng bậc thang. [24]
19
2.2.2. Màu sắc trong lĩnh vực thời trang và may mặc
Trong nghệ thuật, màu sắc càng đa dạng hơn thông qua sự phối
trộn màu sắc của người họa sĩ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật góp
phần nâng cao giá trị thẩm mỹ con người. Màu sắc trong nghệ thuật góp
phần làm cuộc sống thêm thú vị thông qua các tác phẩm nghệ thuật hội
họa, kiến trúc, điêu khắc, phim, ảnh, trang phục,… tạo nên những sắc
thái riêng biệt.
Trên trang phục, màu sắc góp phần không nhỏ tạo nên sự thành
công của con người. Màu sắc không chỉ đơn thuần là sở thích, cá tính,
người mặc cần có sự cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp làn da, vóc
dáng và che đi những khuyết điểm của cơ thể. Với những dáng người
cao, thanh mảnh, họ thích chọn những màu vừa tôn dáng, vừa muốn thể
hiện sự nhẹ nhàng, dịu dàng của người phụ nữ. Nên chọn những tông
màu pastel nhẹ: màu xám, màu ghi, hồng phấn nhẹ, sắc tím hoa cà, lam
mờ ảo như mây, khói,…
Đối với những người có thân hình tròn trịa, đầy đặn thì nên mặc
những trang phục thể hiện sự sang trọng, quý phái bằng những tông màu
trầm, vừa tạo cảm giác thon gọn vừa tôn lên làn da. Riêng những cô nàng
trẻ trung, năng động, sở hữu thân hình hơi ngoại cỡ, nhưng lại không
thích những tông màu tối, tạo cảm giác già trước tuổi,... thì chúng ta nên
chọn vải có đường sọc đứng hay dùng màu nhấn ở những điểm nhấn sáng
tối phù hợp trên trang phục.
Còn những người quá gầy, quá cao hay thân hình quả lê, quả táo,…
cũng nên lựa chọn trang phục với kiểu dáng và màu sắc cho phù hợp, tạo
nên vẻ đẹp hài hòa, cân đối cho hình dáng. Vì vậy, màu sắc là yếu tố
quan trọng trong thời trang và may mặc, nó không chỉ che đi khuyết điểm
mà còn giúp người đẹp càng đẹp hơn.
3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC
3.1. Vòng màu cơ bản
3.1.1. Màu gốc
Màu gốc còn gọi màu nguyên, màu bậc 1, màu nguyên thủy,... Đây
là những màu có sẵn, màu đầu tiên, không có sự pha trộn. Từ ba màu
gốc, con người có thể pha trộn và tạo ra vô số màu khác như ngày nay.
20
B1
B1
B1
B2
B2
B2
H 1.14. Màu gốc
- Có ba màu gốc: đỏ, vàng, lam (xanh dương)
- Từ ba màu này tạo ra vô số màu khác, nhưng không có màu nào
kết hợp lại tạo thành màu đỏ hoặc màu xanh lam hay màu vàng.
H 1.15. Màu gốc
3.1.2. Màu bậc hai
Màu bậc hai còn gọi màu nhị hợp, màu nhị nguyên. Đây là những
màu được kết hợp từ hai màu gốc tạo thành: cam, tím, lục (xanh lá). Màu
bậc hai còn gọi là màu trung gian của hai màu bậc 1.
Cách tạo ra màu bậc hai
Kết hợp 2 màu bậc 1 lại với nhau, lượng màu bằng nhau, ta có màu
bậc 2:
Đỏ + vàng = cam;
Đỏ + lam = tím; Vàng + lam = lục (xanh lá).
21
H 1.16. Màu bậc 2
3.1.3. Màu bậc ba
Màu bậc ba được hình thành từ hai màu bậc 1 và bậc 2 đứng cạnh
nhau. Màu bậc ba cũng được gọi màu trung gian, có chức năng liên kết
hai màu kề nhau.
Ví dụ: Màu cam đỏ, cam vàng, xanh lá non, xanh lá đậm, tím đỏ,
tím xanh.
H 1.17. Màu bậc 3 H 1.18. Vòng màu cơ bản
Cách pha màu bậc ba
Cách tạo ra màu bậc 3: lấy một lượng màu bậc 1 và một lượng màu
bậc 2 bằng nhau (ước lượng bằng mắt). Pha trộn chúng với nhau sẽ tạo
nên màu bậc 3
Lục + vàng = xanh lá non; Lục + lam = xanh lá đậm
Cam + vàng = cam vàng; Cam + đỏ = cam đỏ
Tím + lam = tím xanh (chàm); Tím + đỏ = tím đỏ
22
 Lưu ý: Đối với các màu bậc 2, bậc 3 khi pha trộn có một số màu
được tạo nên không có độ tươi sáng như các màu có sẵn trong hũ như
nhà sản xuất đã pha như màu tím, xanh lục, lá non, lá đậm.
3.2. Các tính chất của màu
3.2.1. Sắc giai
Là những màu từ ba màu đỏ – vàng – lam tạo ra những màu khác
có tính chất liên tục theo vòng tròn.
VD:Đỏ - cam - vàng - lục - lam -
chàm - tím - ....
EX: Red - orange - Yellow- Green - Blue -
Blue Green - Violet,...
H 1.19. Sắc giai
Cách tạo nên sắc giai
Sắc giai được tạo nên do sự kết hợp của 3 màu nguyên, tạo nên
vòng tròn màu gồm có 12 màu được chuyển liên tục nhau: Đỏ – cam đỏ –
cam – cam vàng – vàng – lá non – xanh lá – lá đậm – xanh lam – tím
xanh (chàm) – tím – tím đỏ – đỏ.
Đỏ Cam đỏ Cam Cam vàng Vàng Lá non Xanh lá Lá đậm Lam Tím xanh Tím Tím đỏ
H 1. 20. Sắc giai
3.2.2. Sắc thái
Các màu khi kết hợp lại tạo nên trạng thái của màu sắc. Gồm có hai
trạng thái là sắc thái nóng và sắc thái lạnh.
Cách phân biệt sắc thái
Cách phân biệt sắc thái của một bài vẽ màu, nên dựa vào số lượng
màu đã sử dụng trên một tác phẩm. Thông thường, bài vẽ có số lượng
màu nghiêng về màu đỏ nhiều là sắc thái nóng. Các bài vẽ có số lượng
màu nghiêng về màu xanh nhiều là bài vẽ có sắc thái lạnh.
23
Sắc thái nóng
H 1.21. Sắc thái
Màu sắc trong hội họa phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào người
vẽ, cách phối màu, sẽ tạo nên các gam màu khác nhau. Mỗi người sẽ có
một gam màu đặc trưng riêng, phụ thuộc vào sở thích và cá tính làm
thành dấu ấn riêng biệt của từng người. Dù các gam màu đó, cùng xuất
phát từ điểm chung là sự phối trộn từ 3 màu gốc sẽ tạo ra vô số màu, với
nguyên tắc chung là sự kết hợp giữa 2 màu kề nhau tạo ra màu ở giữa.
Với những nguyên tắc và kỹ thuật pha màu chung đó, người vẽ có thể tạo
nên vô số màu mới và liên kết các màu lại với nhau tạo nên một tổng thể
hài hòa.
3.3. Màu hữu sắc và màu vô sắc
3.3.1. Màu hữu sắc
Màu hữu sắc là những màu được tạo nên trên vòng tròn màu phát triển
từ những màu cơ bản, hình thành nên sắc thái nóng, sắc thái lạnh.
Cách nhận biết
Quan sát vòng tròn màu được tạo nên từ ba màu cơ bản: đỏ, vàng,
xanh lam để tạo ra mười hai màu liên tục trên vòng tròn màu. Một đường
thẳng đi qua tâm hình tròn, cắt ngang hai màu tím và vàng. Đường thẳng
này phân chia vòng tròn làm hai sắc thái nóng, lạnh của màu sắc. Nên các
màu được gọi là sắc thái nóng hoặc lạnh là màu hữu sắc. Riêng màu
vàng, tím không có sắc thái rõ rệt, nếu nó đứng cạnh các màu lạnh thì sẽ
có sắc thái lạnh và ngược lại.
24
Màu nóng
H 1.22. Các màu hữu sắc trên vòng tròn màu
H 1.23. Họa tiết trang trí sử dụng màu hữu sắc
3.3.2. Màu vô sắc
Màu vô sắc là những màu không mang sắc thái rõ rệt, nếu đứng gần
màu nóng sẽ nóng và gần màu lạnh sẽ lạnh (còn gọi màu trung tính).
Ví dụ: Màu đen, màu trắng, màu xám, màu ghi,…
25
Cách nhận biết
Màu vô sắc thường thấy ở những bài phác thảo đen - trắng. Khi
nhìn vào bài sẽ thấy rất nhiều sắc độ được tạo nên từ hai màu đen và màu
trắng. Các sắc độ sẽ làm nên độ đậm nhạt của một bài vẽ và nó cũng là
cơ sở để dựa vào đó thể hiện bài vẽ màu.
H 1.24. Các họa tiết trang trí sử dụng màu vô sắc
3.4. Màu nóng, màu lạnh
3.4.1. Màu nóng
Màu nóng là sự kết hợp các màu có sắc thái nóng lại với nhau, tạo
nên cảm giác ấm, nóng gây gắt. Thông thường màu nóng là các màu có
họ hàng với màu đỏ, cam đỏ, cam vàng, tím, tím đỏ,…
Cách tạo nên gam màu nóng
Để tạo nên gam màu nóng, ta kết hợp các màu nóng lại với nhau,
những màu đứng gần nhau trên vòng tròn màu, theo tỷ lệ bảy nóng ba
lạnh. Các gam màu nóng thường tạo cảm giác vui vẻ, sôi động, nhộn
nhịp. Trang phục có gam màu nóng thường sử dụng nhiều ở trẻ em, tạo
sự năng động bắt mắt. Nhưng ở những bạn trẻ, thanh thiếu niên những bộ
trang phục màu nóng còn thể hiện cá tính, sở thích muốn được chú ý và
nổi bật trước đám đông.
26
H 1.25. Gam màu nóng
3.4.2. Màu lạnh
Màu lạnh là những màu được kết hợp từ những màu mang sắc thái
lạnh. Gam màu lạnh tạo nên cảm giác mát mẻ, êm dịu, khi chúng được
phối hợp với nhau. Thông thường là những màu thuộc về họ màu xanh,
như xanh lá non, xanh lá, lam, tím xanh,…
Cách tạo nên gam màu lạnh
Để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật (bộ trang phục, bài trang
trí,…) có gam màu lạnh thì ta kết hợp những màu thuộc về họ xanh lại
với nhau; những màu đứng gần nhau trên vòng tròn màu; theo tỷ lệ bảy
lạnh ba nóng. Gam màu lạnh tạo cảm giác ngọt ngào, mát mẻ, lạnh lẽo, u
buồn. Trang phục có gam màu lạnh thường sử dụng với những người
mặc có cá tính nhẹ nhàng, nữ tính, chu đáo,...
H 1.26. Gam màu lạnh
27
3.5. Màu tương đồng - màu tương phản
3.5.1. Màu tương đồng
Màu tương đồng là những màu đứng gần nhau trên vòng tròn màu
và chúng có liên hệ họ hàng về sắc. Chính sự giống nhau đó tạo nên tính
thống nhất, hài hòa của một tổng thể.
Ví dụ: Họ tím xanh; họ màu xanh lam; họ màu xanh lá; họ màu
cam; họ màu tím đỏ.
Tương đồng
T
ư
ơ
n
g
đ
ồ
n
g
T
ư
ơ
n
g
đ
ồ
n
g
họ tím đỏ; họ tím xanh; họ xanh lá
Tươngđồng
T
ư
ơ
n
g
đ
ồ
n
g
họ cam vàng; họ tím
H 1.27. Các màu tương đồng
Cách phối màu tương đồng
Tạo nên màu tương đồng, chọn một màu làm chủ đạo. Từ đó kết
hợp các màu cùng họ hàng về sắc bên cạnh nó trên vòng tròn màu.
28
3.5.2. Màu tương phản
Màu tương phản là
những màu đứng xa nhau trên
vòng tròn màu, mối quan hệ
họ hàng cũng như tính tương
đồng về sắc sẽ giảm dần và
sự khác nhau về sắc ngày một
tăng dần. Đến một mức độ
nhất định, sắc màu đó khác
nhau hoàn toàn trở thành hai
màu đối lập nhau gọi màu
tương phản.
H 1.28. Màu tương phản
Các loại tương phản màu
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp tương phản nhau:
- Tương phản về sắc thái nóng - lạnh.
29
H 1.29. Tương phản nóng – lạnh [26]
H 1.30. Tương phản sắc độ, sáng - tối [27]
30
- Tương phản về sắc độ sáng - tối. Ví dụ: đen - trắng là cặp màu
tương phản và cũng là cơ sở để tạo nên các cặp màu tương phản sắc độ
sáng - tối.
- Tương phản về sắc rực - sắc trầm.
- Tương phản về màu tươi, màu chói với màu xỉn, màu chết.
H 1.31. Tương phản sắc rực – sắc
trầm [31]
H 1.32. Tương phản màu tươi,
chói – màu xỉn, chết [28]
- Tương phản giữa màu hữu sắc với màu vô sắc.
- Tương phản các cặp màu tươi, chói với nhau. Ví dụ: đỏ – vàng;
xanh đậm – vàng; …
H 1.33. Tương phản màu hữu sắc – vô sắc [29]
31
H 1.34. Tương phản màu tươi, chói với nhau [30]
Tác dụng của màu tương phản
Trong thời trang sử dụng màu tương phản khi đứng cạnh nhau sẽ
tạo nên sự nổi bật, thu hút sự chú ý của người xem. Do đó, người thể hiện
trang phục dùng màu tương phản làm điểm nhấn như các đường viền ơ
cổ, tay áo,… Các cặp màu tương phản còn được dùng nhiều trong quảng
cáo, tuyên truyền, cổ động. Cho nên màu tương phản sử dụng trong trang
phục cũng nhằm mục đích đó, để quảng cáo cho một sự kiện, một công ty
thông qua hình thức trang phục đồng phục.
3.6. Màu bổ túc
Màu bổ túc là những cặp màu khi đứng cạnh nhau có sự tương tác
với nhau về sắc và sẽ hỗ trợ cho nhau, tôn nhau lên thêm rực rỡ.
Lam – cam Vàng – tím Đỏ - lục
H 1.35. Các cặp màu bổ túc
32
Tác dụng của màu bổ túc
Màu bổ túc được sử dụng trong trang phục tạo cảm giác trẻ trung,
năng động, người mặc thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh vì họ
tạo nên bầu không khí sinh động. Mặt khác, người mặc còn thể hiện cá
tính mạnh mẽ, hồn nhiên, yêu đời.
Trong hội họa màu bổ túc dùng cho các bảng hiệu, cửa tiệm, bìa
sách,... nhằm đánh vào thị giác của khách hàng, quảng cáo cho một
thương hiệu, quyển sách muốn giới thiệu.
H 1.36. Màu bổ túc trong thiết kế bìa sách
H 1.37. Màu bổ túc trong trang phục [29]
3.7. Sắc độ
Sắc độ là thuật ngữ dùng để chỉ độ đậm nhạt hay sáng tối của từng
màu. Chúng được biểu hiện là hàm lượng sắc tố trên một đơn vị diện
tích. Nếu số lượng sắc tố lớn ta có sắc độ đậm và ngược lại hàm lượng
sắc tố nhỏ thì có sắc độ nhạt.
33
Các cách thay đổi sắc độ của một màu
Để điều chỉnh sắc độ của một màu ta có thể cộng màu đó với màu
đen hoặc trắng. Muốn tăng sắc độ đậm, ta lấy màu đó kết hợp với màu
đen, tùy lượng màu đen nhiều hay ít sẽ tạo nên độ đậm nhạt khác nhau.
Ngoài màu đen ra, người vẽ cũng có thể kết hợp với gam màu ngược với
gam màu hiện tại (ví dụ: muốn tăng độ đậm của màu đỏ, nên kết hợp với
màu xanh) cũng làm gia tăng sắc độ đậm của màu. Còn muốn giảm sắc
độ của một màu, người vẽ nên cộng với màu trắng hoặc màu vàng thì sắc
độ sẽ giảm xuống
H 1.38. Đen chuyển trắng
H 1.39. Chuyển tối xanh Đỏ chuyển sáng vàng
3.8. Sắc điệu
Sắc điệu là thuật ngữ để chỉ sự biến thiên của màu hữu sắc trong
vòng tròn màu. Các màu đều có sự chuyển biến sắc từ ít đến nhiều, từ
việc dễ đến khó cho việc phân biệt màu bên cạnh.
Ví dụ: màu vàng, ta dễ nhận ra màu vàng cơ bản, nhưng từ màu
vàng sẽ chuyển sang vàng mỡ gà, vàng đất, vàng cam,... nhưng cũng có
thể vàng của lá mạ non, hay xanh lục, xanh lá cây đậm cũng được xuất
phát từ một phần của màu vàng,...
S
ắ
c
đ
i
ệ
u
m
à
u
v
à
n
g
H 1.40. Sắc điệu
34
3.9. Độ thuần màu
Thuần có thể hiểu như thuần túy, có nghĩa chỉ có duy nhất một cái
gì đó. Độ thuần màu (một màu duy nhất) là lượng sắc tố hàm chứa trên
một đơn vị diện tích hay dung tích màu.
H 1. 41. Độ thuần cao
nhất (đạt độ bão hòa)
H 1.42. Độ thuần giảm
vì màu đỏ + màu trắng
H 1.43. Độ thuần giảm
thấp hơn H1.42, vì
lượng màu trắng tăng.
Độ thuần màu giúp người đối diện nhìn rõ hơn một sự vật nào đó
trước một không gian rộng, nên độ thuần màu được thể hiện trong quảng
cáo, kẻ chữ, để tuyên truyền, cổ động cho một sự kiện đặc biệt. Còn
trong trang phục sẽ giúp bộ trang phục thêm quý hơn, đẹp hơn vì có điểm
nhấn, điểm nhìn chính. Ví dụ: Đối với một bộ trang phục với váy hoa sặc
sỡ gam màu nóng, bên trong nhiều họa tiết hoa đỏ, cam lớn nhỏ thì điều
cần nhất của chiếc váy này là phải phối cùng một chiếc áo có độ thuần
màu (đỏ; cam; hay cam vàng) để tạo nên bộ trang phục đẹp. Nhưng nếu
ngược lại, chiếc áo không sử dụng độ thuần màu sẽ làm người mặc rối
mắt, không điểm nhìn, không điểm nhấn và không đẹp.
3.10. Độ sáng, độ tối
Độ sáng, độ tối là để chỉ sự thay đổi sắc độ của một màu hay một
gam màu. Độ sáng, độ tối kết hợp lại tạo nên sắc độ sáng tối của một tác
phẩm hội họa hay một bộ trang phục.
Đối với bộ trang phục luôn có sự cân nhắc về độ sáng, độ tối. Giả
sử khi mặc chiếc áo sẫm màu thì nên chọn quần màu sáng và ngược lại.
Màu nút, ren hay phụ kiện trang trí trên bộ trang phục cũng tạo nên sắc
độ. Thông thường bộ trang phục đẹp, có điểm nhấn với người nhìn đều
có tối thiểu ba sắc độ: đậm, sáng và trung gian.
Ví dụ trên vòng tròn màu, màu vàng sắc độ sáng nhất, màu cam sắc
độ sáng hơn màu đỏ nhưng lại đậm hơn sắc độ của màu vàng,...
42
43
41
35
H 1.44. Nhiều màu sáng
H 1.45. Độ sáng tối phù hợp H 1.46.Thiếu độ chuyển màu
Tác dụng của độ sáng, độ tối
Độ sáng, độ tối giúp cho bài vẽ, bộ trang phục có cái nhìn hợp lý có
chính, có phụ rõ trọng tâm; độ đậm nhất và sáng nhất luôn đi kề nhau, để
làm nổi bật ý đồ chính. Tuy nhiên, để có một bài vẽ đẹp, bộ trang phục
đẹp thì sắc độ sáng tối nên phân bố đúng vị trí và có sự chuyển sắc độ
màu tinh tế.
Muốn thay đổi sắc độ sáng, tối của một màu ta kết hợp màu đó với
màu đen, trắng hoặc giữa các màu đối đỉnh với nhau.
3.11. Độ rực (độ tươi, độ chói)
Độ rực là để chỉ sự kích thích của màu đối với mắt. Trong vòng
tròn màu, độ rực của mỗi màu sẽ khác nhau nên chúng được phân chia
như sau: màu có độ chói là đỏ, vàng. Màu có độ tươi là màu cam, lục.
Màu có độ trầm là chàm, tím.
Khi muốn cho một màu tươi hơn ta pha thêm vàng, đỏ; Màu sáng
hơn ta pha thêm trắng; Màu trầm hơn ta pha thêm đen, hoặc màu nghịch
tông màu của nó.
36
H 1.47. Độ rực H 1.48. Độ tươi H 1.49. Độ trầm
Tác dụng của độ rực
Màu có độ rực thường bắt mắt người xem, nên trên các bộ trang
phục người thiết kế chọn màu có độ rực làm điểm nhấn: các loại viền cổ,
tay,... nhưng với diện tích nhỏ điểm nhấn càng ấn tượng, duyên dáng, gây
được sự chú ý nhiều hơn.
3.12. Điểm khác nhau giữa màu sắc trong trang trí và màu sắc trong
tranh
Màu sắc trong trang trí và màu sắc trong tranh (hội họa) đều được
thể hiện bằng ngôn ngữ đặc trưng của hội họa là: đường nét, màu sắc,
ánh sáng. Nhưng màu sắc trong tranh là diễn tả hình ảnh, sự việc bằng
không gian ba chiều trên một mặt phẳng, nên hình ảnh được thể hiện
thông qua những hình khối ba chiều, được vờn khối, tạo khối. Còn màu
sắc trang trí vẫn sử dụng ngôn ngữ chung đó, nhưng các hình ảnh, sự vật
trong trang trí là không gian hai chiều trên một mặt phẳng. Cụ thể hơn,
màu sắc trong trang trí chủ yếu là đường nét và mảng hình, không vờn
khối,… các hình vẽ được thể hiện trong mảng hình dứt khoát, thường vẽ
đường nét trước và tô đều màu cho từng mảng hình.
H 1.50. Màu sắc trong tranh -HS
Lương Xuân Nhị
H 1.51. Bài vẽ của sinh viên
ngành TKTT
37
Đối với môn học mỹ thuật trang phục, chúng ta sử dụng màu sắc
thể hiện dưới dạng màu trang trí. Có nghĩa người học cần chú ý thể hiện
bằng đường nét và mảng hình, không vờn khối như vẽ tranh. Cụ thể như
các bài vẽ trang trí hình vuông, hình tròn được vẽ trên giấy hay vẽ trang
trí trên trang phục đều thể hiện dưới dạng mảng hình, đường nét.
H 1.52. Hình vẽ dạng trang trí trên trang phục
3.13. Kết luận
Màu sắc trong cuộc sống nói chung và hội họa nói riêng rất phong
phú và đa dạng. Mỗi màu sẽ có tên gọi, chức năng, ý nghĩa khác nhau để
tạo vẻ đẹp vốn có của nó. Nhưng khi kết hợp chúng lại với nhau cần có
sự nhận định, đánh giá, điều chỉnh chúng trong một môi trường tương tác
lẫn nhau để tạo nên những gam màu, ý nghĩa đặc trưng mà nó mang lại.
Vì vậy, quá trình học có thể giúp người học phân biệt được thể loại, khái
niệm từng màu riêng biệt nhưng khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thì
phải biết hòa trộn, liên kết các màu và ứng dụng vào đối tượng phù hợp.
Khi đánh giá vẻ đẹp của màu sắc, chúng ta cần phải nhìn nhận một cách
tổng thể, không nên tách biệt từng màu riêng lẻ. Vì bản thân từng màu đã
đẹp, nhưng khi kết hợp chúng lại phải tạo nên một tổng thể hài hòa về
màu sắc.
Lưu ý: Khi đánh giá về màu sắc bài vẽ của người khác, không
được đánh giá màu vẽ đúng, sai. Chúng ta chỉ nhận xét màu vẽ có đẹp,
hài hòa trong tổng thể bài vẽ đó.
4. HÒA SẮC
4.1. Định nghĩa
Hòa sắc là sự sắp xếp tương quan các màu trong không gian nhất
định nhằm tạo được mối quan hệ hài hòa màu sắc.
Sự tương quan hòa sắc cũng phụ thuộc vào quan điểm thẩm mỹ của
từng người, từng vùng miền cũng như mỗi dân tộc khác nhau do điều
38
kiện địa lý hoặc nền văn hóa riêng. Tuy có sự khác nhau đó, nhưng
nguyên lý cơ bản về hòa sắc vẫn có thể định hình trên cơ sở đặc trưng và
tính chất của màu. Để có một hòa sắc đẹp, người vẽ phải dựa vào đặc
trưng, tính chất của màu để điều chỉnh cho phù hợp. Giả sử bài vẽ chưa
đẹp vì màu quá tươi, quá sáng, không trọng tâm thì người vẽ nên dựa vào
sự hiểu biết về sắc độ để gia giảm độ đậm nhạt cho phù hợp rõ trọng tâm.
Một bài vẽ hay một bức tranh, một bộ trang phục được cho là hòa sắc đẹp
tức là ta biết đặt vị trí, sắc độ của màu đúng nơi, đúng chỗ tạo nên sự hòa
hợp lẫn nhau.
4.2. Các dạng hòa sắc
4.2.1. Hòa sắc tương đồng
Là sự sắp xếp, phối hợp các màu tương đồng lại với nhau. Các màu
có cùng tông, cùng họ, cùng nhóm màu nóng hoặc lạnh, khi chúng đứng
cạnh bên nhau tạo nên mối quan hệ hài hòa về màu trong cùng một sắc.
Còn gọi là phối hợp các màu tương sinh cùng họ.
Ví dụ: Hòa sắc nâu là kết hợp các màu nâu đậm đến nâu nhạt, nâu
chuyển sang vàng, nâu chuyển xanh,... Hay hòa sắc xanh bao gồm các
màu từ xanh đậm đến xanh nhạt, xanh ngả vàng, xanh ngả lam,...
Tác dụng của hòa sắc tương đồng
Hòa sắc tương đồng của các màu hữu sắc đứng cạnh nhau cho cảm
giác êm ái, nhẹ nhàng.
Hòa sắc tương đồng của các màu vô sắc (phác thảo đen trắng) cho
cảm giác thuần khiết, giản dị.
H 1.53. Hòa sắc tương đồng [11]
39
4.2.2. Hòa sắc tương phản
Định nghĩa
Hòa sắc tương phản là sự sắp xếp bố trí các màu tương phản lại với
nhau, có tính đối lập nhau: nóng - lạnh; sáng - tối; đậm - nhạt; tươi - rực;
dịu - trầm; mảng lớn - mảng nhỏ; màu hữu sắc - màu vô sắc;... đứng cạnh
nhau tạo nên tương quan hài hòa về màu sắc.
Tác dụng của hòa sắc tương phản
Thông thường các hòa sắc tương phản gây sự kích thích thị giác
mạnh, tập trung sự chú ý người xem. Hòa sắc tương phản được sử dụng
trong các trường hợp người mặc trang phục muốn thể hiện mình, làm nổi
bật mình giữa đám đông, hay là một người mẫu quảng cáo cho một
thương hiệu nào đó. Ngoài ra, trang phục ấn tượng có thể sử dụng hòa
sắc tương phản để tăng thêm sự chú ý, gây ấn tượng mạnh hơn, tạo hiệu
quả cao hơn cho thể loại trang phục.
Trên thực tế hòa sắc tương phản, hòa sắc tương đồng chỉ mang tính
tương đối và không có sự tách biệt một cách rõ ràng. Vì một hòa sắc đẹp,
sinh động thì ngoài lượng màu nhất định tương phản hoặc tương đồng
còn phải kết hợp thêm các cặp màu tương đồng, hoặc một vài cặp màu
tương phản khác và ngược lại.
4.3. Hiệu quả hòa sắc
Màu sắc là công cụ của người họa sĩ, người sáng tác. Việc dùng
màu sao cho đẹp đòi hỏi các màu sử dụng phải hài hòa, đẹp mắt phù hợp
với điều muốn thể hiện và cả người sử dụng nó. Vì vậy, hoà sắc đẹp được
thường có ba hiệu quả sau:
4.3.1. Hiệu quả rực
Hòa sắc rực là sự kết hợp các màu có độ rực cao lại với nhau, các
màu đối chọi về sắc: Màu nóng và lạnh; Sắc độ sáng - tối; Màu hữu sắc
với màu vô sắc; Kết hợp các màu có độ đậm nhạt cao thấp khác nhau, tạo
nên sự kích thích mạnh về mắt. Cũng có thể sử dụng một màu nguyên
với màu có độ thuần thấp.
40
H 1.54. Trang phục có hòa sắc rực [11]
Đối tượng ứng dụng
Hiệu quả rực tạo cảm giác vui mắt, sinh động và nổi bật. Đối tượng
sử dụng trang phục này là trẻ con, thích sự tươi sáng, trẻ trung. Người lớn
cũng thường sử dụng trang phục có hiệu quả rực, thường là những người
sôi nổi, cá tính năng động, hoạt bát,… những người chủ động, tự tin,
trong nhóm, tập thể. Hòa sắc rực rất kén với người da sậm vì khi mặc vào
càng lộ rõ nhược điểm của làn da. Riêng những người da sáng thì là một
lợi thế, không chỉ thể hiện làn da đẹp mà người càng tươi tắn đẹp hẳn lên.
Hiệu quả rực còn làm thay đổi tâm trạng không tốt của người mặc, giúp
người mặc che bớt nỗi buồn, ảm đảm bên trong. Thông thường hiệu quả
rực có gam màu nóng, nên nó có tác dụng tạo cảm giác ấm áp trong mùa
đông giá rét.
4.3.2. Hiệu quả trầm
Hòa sắc trầm là sự kết hợp các màu trầm đục, đen, xám,… lại với
nhau tạo nên sự hài hòa về màu sắc. Thông thường hiệu quả trầm ít có sự
tương phản với nhau về sắc độ.
Đối tượng ứng dụng
Việc sử dụng màu sắc trên trang phục, thường tùy thuộc vào tâm
lý, lứa tuổi và cả cá tính, sở thích của người mặc. Hiệu quả trầm của màu
sắc có thể ứng dụng cho những người có tuổi, thuộc giai đoạn trung niên.
Với lứa tuổi này, họ có sự chín chắn trong suy nghĩ, nên màu sắc trang
phục cũng phần nào thể hiện điều đó. Họ không thích lòe loẹt với những
màu xanh, đỏ, tím, vàng,… mà thay vào đó những màu thể hiện sự
nghiêm túc, sang trọng làm tôn được vóc dáng của người mặc.
41
H 1.55. Trang phục có hòa sắc trầm [11]
Một nhóm đối tượng khác không thuộc lứa tuổi này, nhưng họ có
thân hình quá khổ, họ không được tự tin khi xuất hiện trước công chúng.
Vì thế, trang phục hòa sắc trầm giúp họ có vóc dáng như nhỏ lại, thon
gọn hơn. Ngoài ra, đối tượng của hiệu quả trầm còn có một số người có
làn da trắng, thì trang phục này là điểm nhấn giúp làn da nổi bật hơn -
một ưu thế của người mặc.
4.3.3. Hiệu quả nhã
Hòa sắc nhã là sự kết hợp các màu nhã lại với nhau. Có thể nói,
hiệu quả nhã là trạng thái trung gian giữa hiệu quả rực và hiệu quả trầm.
Để tạo được một hiệu quả nhã đẹp thì màu sắc kết hợp cần đảm bảo
ba yếu tố sau:
- Trung tính về độ rực. Có nghĩa màu không quá rực, cũng không
quá trầm.
- Trung bình về sắc độ. Sắc độ không được đậm quá hoặc sáng quá.
- Trung gian về độ sáng. Không chênh lệch mạnh về độ sáng và độ tối.
42
H 1.56. Trang phục có hòa sắc nhã [11]
Đối tượng ứng dụng
Ở hòa sắc nhã thể hiện rõ tính cách người sử dụng trang phục. Với
những người nóng tính, vội vàng, hấp tấp thì không hợp, không thể yêu
thích những trang phục theo dạng hòa sắc này. Thường là những người
nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ, rất chu đáo, tỉ mỉ và nữ tính,… là một dạng phụ nữ
rất được khen ngợi. Nhìn chung, những người thích trang phục dạng này
thì họ là những người kín đáo, ít nói và trầm tính,… họ rất đắn đo, suy
nghĩ tường tận vấn đề một cách thấu đáo mới quyết định. Những tuýp
người thích hòa sắc nhã này cũng dễ thành công, nhưng đôi lúc thiếu đi
sự quyết đoán nhanh lẹ nên cũng bỏ qua nhiều cơ hội.
Lĩnh vực thể hiện là trang phục dành cho công sở, với gam màu
nhẹ nhàng, sang trọng tạo một bầu không khí làm việc mát mẻ và gần
gũi. Ngoài ra, hòa sắc nhã dễ sử dụng cho các đối tượng, lứa tuổi vì nó
không kén người mặc, nước da,… chỉ cần họ có cùng sở thích.
Hòa sắc nhã cũng là sở thích của đối tượng có làn da tối. Hầu hết,
những người có làn da sẫm thì nên chọn màu sắc gần màu của da, thì mới
tôn lên vẻ đẹp làn da. Nếu da sẫm mà chọn màu trang phục sáng, rực –
quá nổi thì da sẽ chìm và làm nền cho trang phục đẹp. Ngược lại, da tối
mà mặc đồ tối thì người mặc không có điểm nhìn, điểm nhấn và không
tạo được ấn tượng với những người xung quanh.
43
4.4. Kết luận
Mỗi người có sự cảm nhận và yêu thích màu sắc khác nhau. Và bản
thân mỗi màu cũng có vẻ đẹp riêng của nó, nhưng khi kết hợp chúng lại
có tạo nên một bản nhạc hay sự hòa tấu được hay không chính là do
người thực hiện. Vì vậy, dù người có yêu thích màu sắc nào, cá tính nào
thì khi phối màu lên trang phục hay các vấn đề trong cuộc sống thì cần
chú ý độ đậm nhạt và sự tương quan giữa các màu. Có như thế mới tạo
nên một tổng thể hài hòa về màu sắc.
Hòa sắc như một bản nháp hay một bài thí nghiệm đầu tiên về màu,
giúp người học tìm ra những gam màu đẹp. Từ đó, định hướng cho việc
trang trí một bộ trang phục nói riêng hay các sự vật trong cuộc sống. Khi
vẽ, ai cũng có tâm lý không biết bắt đầu từ đâu, vẽ màu nào và chọn màu
nào cho hợp,… Các bài hòa sắc này sẽ giúp người học cách dùng màu, kết
hợp màu như thế nào cho phù hợp và ứng dụng vào trong trang phục. Mặt
khác, mỗi gam màu, tông màu ở bài hòa sắc, nó như mẫu thiết kế đầu tiên,
có thể vận dụng và tạo ra những mẫu vải, hoặc nâng cao khả năng sáng
tạo, cách nhìn màu cho những bài học về sau.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Làm thế nào để tạo ra màu trung gian? Cho ví dụ.
2. Để phối trộn màu bậc bốn phải làm thế nào? Có bao nhiêu màu bậc 4?
3. Cần có tối thiểu bao nhiêu sắc độ của một bài vẽ màu hay của một tác
phẩm mỹ thuật?
4. Hãy cho biết bộ trang phục em đang mặc, màu sắc được thể hiện theo
hòa sắc nào? Giải thích.
Bài tập 1: Vẽ vòng thuần sắc: Sử dụng 3 màu gốc tạo ra vòng màu có 12
màu. Yêu cầu hình vẽ phải có tính sáng tạo.
Bài tập 2:Vẽ bài hòa sắc yêu cầu có 5 bài hòa sắc nóng và 5 bài hòa sắc
lạnh. Trình bày lên giấy A3.
Kích thước mỗi bài hòa sắc 10 x 10 cm.
44
45
Chương 2
HÌNH DÁNG - HỌA TIẾT TRANG PHỤC
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên:
- Phân biệt được hình dáng của quần áo, đường kết cấu, đường
trang trí.
- Vận dụng và phát triển các kiểu hình cơ bản, các loại đường nét
vào trang phục một cách phù hợp.
- Nhận xét và đánh giá được một bộ trang phục đẹp với từng đối
tượng cụ thể.
1. HÌNH DÁNG TRANG PHỤC
1.1. Hình khối của trang phục
1.1.1. Định nghĩa
Hình khối của trang phục được tạo nên là sự kết hợp các bộ phận,
các mảng chi tiết lại với nhau (thân áo, tay áo, bâu áo,…) tạo nên một
loại trang phục (áo, váy, nón,…) mà người thiết kế dựa trên đặc điểm
hình khối của cơ thể.
1.1.2. Các hình khối cơ bản
Trong không gian có ba loại hình khối thường gặp: khối hộp (khối
lập phương, khối chữ nhật), khối cầu và khối kim tự tháp.
H 2.1. Các khối thường gặp
46
Về mặt ý nghĩa khối cầu thể hiện sự viên mãn, no đủ, trọn vẹn nhất,
nên nó thường đứng độc lập nhưng cũng khó sắp xếp, nếu biết dùng sẽ
mang lại hiệu quả rất cao (H 2.2). Các lại trang phục dạng tròn thường
thể hiện sự trẻ trung, nhí nhảnh,… đối tượng sử dụng là trẻ con hoặc
người gầy sẽ mang lại sự bầu bĩnh, dễ nhìn.
H 2.2. Trang phục hình khối dạng khối cầu [32], [11]
Khối kim tự tháp như vươn lên, hướng tới và phát triển... Mỗi khối
đều có ý nghĩa riêng của nó, nếu ta biết vận dụng các khối một cách sáng
tạo chúng không chỉ mang lại hiệu quả thẩm mỹ và có khả năng ứng
dụng cao.
.
H 2.3.Trang phục dạng khối chóp [11]
47
Khối hộp thể hiện sự vững vàng, ổn định, bề thế.
Trên cơ thể con người cũng được quy thành các khối: đầu, thân,
tay, chân, cũng được quy về dạng khối hộp. Thiết kế trang phục việc đầu
tiên phải dựa trên hình khối cơ thể, sau đó mới dựa vào ý tưởng thiết kế.
Lúc đó người thiết kế mới đưa ra hình dáng thiết kế thế nào, gồm bao
nhiêu hình khối, khối to, khối nhỏ,... để tạo thành mẫu trang phục.
H 2.4. Khối hộp - Trang phục hình khối dạng khối hộp
Ví dụ: Khi ta thiết kế một chiếc áo hay váy cũng được tạo thành từ
các chi tiết: tùng váy, cạp váy hay thân áo, tay áo, bâu áo,… các chi tiết
đó tạo nên hình khối của chiếc váy, hay áo. Một chiếc váy gồm hai chi
tiết: hình cánh quạt lớn và hình chữ nhật mảnh và dài. Đường cong lớn là
gấu váy, đường cong nhỏ là đường ngang eo, hình chữ nhật mảnh dài làm
cạp váy, hình cánh quạt là thân váy. Từ những chi tiết này được ráp nối
lại thành hình khối của chiếc váy.
Như vậy để tạo thành hình khối của quần áo hoàn toàn dựa vào các
mảng hình khối chi tiết. Số lượng, kiểu dáng các mảng chi tiết như thế
nào thì phụ thuộc vào:
- Cấu trúc cơ thể.
- Mục đích sử dụng bộ trang phục.
- Ý đồ thiết kế.
- Kỹ thuật may.
- Công nghệ gia công sản phẩm.
48
H 2.5. Kết cấu mở của một số hình khối H 2.6. Kết cấu mở của váy chữ A
Thông thường hình khối trang phục có các dạng: hình nón, hình
nón cụt, hình trụ, hình tang trống,... Hình khối trang phục hoàn toàn dựa
vào đặc điểm hình khối cơ thể. Tuy nhiên, người thiết kế cũng phải đưa ý
tưởng sáng tạo của mình vào từng bộ trang phục cho nó đẹp hơn, sinh
động hơn, như độn thêm phần vai cho trang phục thêm mạnh mẽ, cá tính
hay tạo độ phồng, độ xòe cho mềm mại, nữ tính,...
1.2. Hình bóng cắt
1.2.1. Định nghĩa
Hình bóng cắt (kiểu bóng) là hình chiếu của hình khối quần áo lên
một mặt phẳng thẳng đứng đối diện và vuông góc với mặt đất. Nói một
cách khác, đường viền chu vi của quần áo được chiếu lên mặt phẳng
thẳng đứng vuông góc mặt đất thì thu được hình ảnh trùng khít với hình
bóng cắt.
H 2.7. Hình bóng cắt
49
1.2.2. Mục đích của hình bóng cắt
Người thiết kế dựa vào hình bóng cắt làm nền mà có những ý tưởng
thiết kế, tạo ra kiểu dáng trang phục, trang trí sao cho phù hợp, sinh động
hơn. Ví dụ một người mặc trang phục khi di chuyển sẽ tạo ra hình bóng
cắt khác nhau, cho nên người thiết kế thường lót vải, keo để cải tạo độ
mềm mại, nữ tính; dùng ren, đăng ten, ở những đường viền, trang trí
thêm cho quyến rũ, hấp dẫn với các trang phục nữ. Đôi khi cũng hình
bóng cắt đó mà người thiết kế muốn sử dụng cho một người có cá tính
mạnh mẽ, oai vệ thì nên độn vai, đắp túi,… cho thấy được nét uy nghi
của người mẫu, mhưng người mẫu khác lại muốn thể hiện vẻ sang trọng,
quý phái, kiêu sa,…Như vậy, cùng một hình bóng cắt nhưng có thể tạo ra
các kiểu dáng trang phục khác nhau và phù hợp từng đối tượng cụ thể.
H 2.8. Hình bóng cắt [33]
H 2.9. Cách trang trí khác nhau cùng một hình bóng cắt
50
1.2.3. Các loại kiểu hình bóng cắt (kiểu bóng) của trang phục
Hình bóng cắt cũng được chia thành bốn loại khác nhau: kiểu chữ
cái in hoa, kiểu hình học, kiểu tự nhiên và kiểu nhân tạo.
Kiểu chữ cái in hoa
Các bộ trang phục có hình bóng cắt mang hình dáng, đặc điểm của
các chữ cái in hoa: A, S, T, X.
A: Loại trang phục thường chỉ ôm phần ngực và rộng xòe từ
trên xuống dưới. Trang phục mang nét phóng khoáng, thoải mái. Sử dụng
nhiều trong thể loại đầm ngủ, đầm bầu,...
H 2.10. Hình bóng cắt kiểu chữ A [34]
S: Trang phục ôm sát ba vòng của cơ thể, thể hiện vẻ đẹp hình
thể. Vì vậy, loại trang phục này rất kén dáng người mặc.
51
H 2.11. Hình bóng cắt chữ S [35]
T:Trang phục thường có dáng suông, không ôm sát cơ thể. Có
tay ngắn hoặc tay dài. Loại trang phục này thể hiện vẻ thanh lịch.
H 2.12. Hình bóng cắt chữ T [36]
52
X: Trang phục dạng ôm từ ngực đến eo, váy xòe rộng ở phía
dưới. Thường trang phục này nhằm che khuyết điểm cho những mẫu có
vòng eo không được như ý.
Điểm khác biệt giữ hình bóng cắt chữ A và chữ X: là cùng có điểm
chung là váy xòe rộng về phía dưới nhưng chữ A là ôm ngực đến dưới
chân ngực, còn chữ X là ôm từ ngực đến eo.
H 2.13. Hình bóng cắt chữ X [37]
Kiểu hình học
Hình bóng cắt của bộ trang phục thể hiện mô phỏng theo hình dạng
của một loại hình cơ bản: hình chữ nhật, hình oval, hình thang,...
H 2.14. HCN Oval Hình tam giác Hình thang [38]
53
Kiểu tự nhiên
Hình bóng cắt bộ trang phục mô tả các hiện tượng, sự vật được lấy
từ thiên nhiên. Ví dụ: trang phục được thể hiện có hình bóng cắt như con
công đang múa hay trang phục có hình bóng cắt là một loại trái cây; một
loài chim,…
H 2.15. Hình bóng cắt dạng hình bông hoa hướng xuống [39]
Kiểu nhân tạo
Hình bóng cắt bộ trang phục mô phỏng hình dáng một sự vật hiện
tượng do con người tạo ra. Ví dụ hình bóng bộ trang phục là hình một cái
lọ cắm hoa, cái quạt,…
H 2.16. Hình bóng cắt – nhân tạo [40]
54
1.2.4. Kiểu hình cơ bản của quần áo
1.2.4.1. Định nghĩa
Mỗi bộ trang phục đều có kiểu hình nhất định, kiểu hình đó là
những đường nét lớn, sau khi được lược bớt những chi tiết, đường cong
uốn lượn rườm rà còn lại những nét lớn, nét chính, nét cơ bản nhất.
Chính những đường nét chu vi với những nét lớn đó làm nên kiểu hình
bộ trang phục.
H 2.17. Kiểu trang phục
H 2.18. Kiểu hình trang phục
55
1.2.4.2. Một số kiểu hình cơ bản tạo nên kiểu dáng trang phục
Phân tích hình dáng của các mẫu trang phục là sự kết hợp các kiểu
hình cơ bản kết hợp lại với nhau. Mặc dù có nhiều loại hình, kiểu dáng
trang phục nhưng khi nhìn tổng thể người ta quy chúng thành những
kiểu hình chính: hình chữ nhật và biến tấu của hình chữ nhật, hình thang
và biến tấu của hình thang, hình ô van và biến tấu của hình ô van,...
H 2.19. Phát triển từ hình chữ nhật
và hình thang
H 2.20. Phát triển từ hình thang
56
H 2.21. Phát triển từ hình bóng cắt
1.2.4.3. Cách chọn kiểu hình cơ bản phù hợp ý nghĩa sử dụng
bộ trang phục
Cứ mỗi kiểu dáng trang phục mang một dạng hình học khác nhau,
mỗi hình đều có ý nghĩa, tác động đến tâm lý người mặc. Các trang phục
có dạng vuông cho cảm giác cứng cáp, mạnh mẽ, cân đối, bền vững. Các
hình lệch về một hướng cho cảm giác không an toàn, không bền vững.
Hình tròn, ô van có vẻ như xoay tròn, không ổn định. Nếu hình tròn có
điểm nhọn sẽ tạo sự chuyển động tăng dần theo chiều mũi tên,... Với một
hình thang quay xuống, người mặc như bị nén chặt xuống. Nhưng nếu
hình thang thuận quay lên sẽ là vươn lên cao. Còn những hình tam giác
tạo cảm giác năng động và cá tính mạnh mẽ nhờ vào góc nhọn của nó,
nhưng cùng là tam giác nhưng hình càng cao càng thể hiện sự thanh thoát
và vươn lên mạnh mẽ hơn.
57
Ví dụ: Váy xòe cảm nhận tam giác cân; váy chữ A như hình thang
xuôi; Juýp bó từ chất liệu thun co dãn cảm nhận hình tang trống; bộ
comlê nam thường có dạng hình chữ nhật; bộ áo comlê váy công sở của
nữ như hai hình thang ngược và xuôi kết hợp với nhau,....
2. THIẾT KẾ TRANG TRÍ QUẦN ÁO
2.1. Các yếu tố trang trí trên trang phục
2.1.1. Đường nét
Một mẫu thiết kế được tạo nên nhờ sự kết hợp các loại đường nét
với nhau. Đường nét là yếu tố cơ bản làm nên mẫu thiết kế và cũng giúp
ta thể hiện cảm xúc thông qua các nét vẽ. Đường nét làm cho trang phục
càng đẹp hơn, thông qua các hình vẽ thêm sinh động và tạo nên sự bắt
mắt của người xem qua độ dày, mảnh của đường nét. Có hai loại đường:
Đường kết cấu
Là những đường đòi hỏi phải có công nghệ may. Nó dùng để chỉ
những đường lắp ráp (tay, cổ, thân,...) bằng những đường may tạo nên
sản phẩm.
H 2.22. Đường kết cấu H 2.23. Đường trang trí
Đường trang trí
Là những đường không nhất thiết phải có công nghệ may, nhưng
người thiết kế cố tình đưa thêm vào để làm tăng hiệu quả thẩm mỹ của bộ
trang phục.
58
H 2.24. Đường trang trí [41], [44]
Giá trị biểu cảm của đường nét
Đường nét vừa tạo nên hình khối, vừa tạo nên vẻ đẹp của trang
phục, giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ của nó thông qua sự biểu cảm của
đường nét.
Đường thẳng đứng
Tạo cảm giác tăng dần về chiều cao, che bớt khuyết điểm người
quá tròn, làm cho quần áo trông có vẻ dài hơn. Giúp người mặc tự tin
hơn với chiều cao khiêm tốn. Vì khi mặc trang phục có đường thẳng
đứng, người mẫu như cao hơn, thanh mảnh hơn, tạo cảm giác tao nhã và
thanh lịch.
H 2.25. Đường thẳng đứng [43] H 2.26. Đường nằm ngang [42]
59
Đường nằm ngang
Cho cảm giác về độ giãn nở chiều ngang, nên đối với những người
quá gầy mặc vào như có da thịt hơn, tròn trịa hơn. Nó còn thể hiện sự
trầm tĩnh và bình yên.
Đường gấp khúc
Thể hiện sự chuyển động liên tục, náo nhiệt, năng động. Người
mặc trang phục có những đường gấp khúc thường thể hiện sự suy tư, khó
hiểu, tạo hiệu quả thẩm mỹ mạnh.
H 2.27. Trang phục có đường gấp khúc [45]
Đường cong
Cảm giác co thắt, giãn nở, tròn trịa, tạo sự mềm mại. Thể hiện sự
che chở, bao bọc, an toàn và nữ tính. Ngoài ra, những đường cong cũng
tạo ra hướng vận động, với đường cong đi lên tạo cảm giác hưng phấn
còn đường cong đi xuống thể hiện sự trầm lắng, yên bình.
60
H 2.28. Trang phục đường cong [46]
2.1.2. Nét vẽ
Đường thẳng, đường ngang, đường cong, đường gấp khúc,… tạo
nên giá trị biểu cảm của từng bộ trang phục. Nét vẽ là yếu tố góp phần
thể hiện cho đường nét thêm đa dạng. Có nhiều loại nét: nét đứt, nét liền,
nét dày, nét mỏng,… chúng được thể hiện dưới dạng trang trí bằng
những chất liệu khác nhau như đường may diễu, đường viền hoặc có thể
vẽ lên vải, thêu, đính dây, chiết ly, nếp gấp,... để tăng hiệu quả thẩm mỹ
cho bộ trang phục.
Kết luận
Đường và nét là yếu tố không thể thiếu trên trang phục. Tùy vào
các loại trang phục mà người thiết kế dùng đường nằm ngang, đường
thẳng đứng hay đường cong,… để trang trí phù hợp. Đôi khi đăng ten,
cúc hay cườm cũng thể hiện dưới dạng đường nét, nhằm tạo nên sự mới
lạ và tăng hiệu quả thẩm mỹ. Mật độ của đường nét, kiểu bố cục các loại
đường nét khác nhau cũng gây ấn tượng người nhìn và biểu hiện cảm xúc
tình cảm của người thiết kế.
2.1.3. Điểm
Điểm là chi tiết được thể hiện trên trang phục, thường là cúc áo
hoặc các họa tiết bông hoa dùng để trang trí, điểm nhấn cho trang phục
thêm đẹp hơn.
Một số loại điểm trên trang phục
Một bộ trang phục được gọi là đẹp, khi người thiết kế thể hiện kỹ
thuật may và trang trí lên đó. Có người thì thích hoa, lá, cành nên họ vẽ,
61
đính kết lên trang phục hoặc có người lại thích hình các con vật,… đôi
khi chỉ là những chữ viết cũng tạo nên điểm trang trí cho trang phục.
H 2.29. Điểm là họa tiết trang trí Điểm là nút trang trí [11]
2.1.4. Họa tiết trang trí
Họa tiết trang trí các hình ảnh như hoa, lá, mây, sóng nước,.... được
đơn giản và cách điệu trở thành họa tiết trang trí trên trang phục. Chúng
còn thể hiện dưới dạng: đăng ten, nơ, ren, chi tiết túi, cổ hoặc các đường
viền, nút, đường trang trí mang yếu tố tạo hình,.... tạo nên các họa tiết
trang trí cho trang phục.
Tính ứng dụng của họa tiết
Các họa tiết trang trí tạo nên cảm xúc thẩm mỹ cho người mặc. Khi
sử dụng họa tiết để trang trí cần chú ý đến bố cục và điểm nhấn để nâng
cao hiệu quả thẩm mỹ.
a) b) c)
H 2.30. a) Hình bướm, túi;b) Hình vuông, tròn, chữ nhật;
c) Thắt nút dây làm họa tiết trang trí [11]
62
2.1.5. Khoảng trống, khoảng không
Khoảng trống, khoảng không chính là chỗ nghỉ ngơi của mắt. Có
thể hiểu khoảng trống, khoảng không như phần nền (phần vải không
trang trí hay da người), giúp tôn các phần trang trí thêm rõ hơn, đẹp hơn.
Tác dụng của khoảng trống, khoảng không
Thông thường để làm đẹp một bộ trang phục, người ta sẽ trang trí để
gây sự chú ý người xem. Nhưng nếu trang trí quá nhiều tạo cảm giác chật
chội, nặng nề và mắt không có điểm nghỉ ngơi, như thế hiệu quả trang trí
không còn nữa. Vì vậy, khi trang trí thì khoảng trống, khoảng không rất
quan trọng và cần phải có. Một bộ trang phục đẹp, chính nhờ sự tinh mắt
của người thiết kế, họ không chỉ chú ý đến mảng hình trang trí mà còn
quan tâm những mảng hình trống (nền) thì trang phục sẽ đạt hiệu quả
thẩm mỹ cao.
H 2.31. Khoảng trống vừa phải; Thiếu khoảng trống
2.2. Các loại hình dáng cơ thể và cách lựa chọn trang phục cho phù hợp
Dáng người: chỉ hình dáng tổng quát của cơ thể, là hình bóng cắt
của toàn bộ cơ thể. Nghĩa là phần thân trên, phần giữa và phần dưới cơ
thể tỷ lệ với nhau tạo ra hình tổng thể chung. Các bộ phận như chân
ngắn, hay vai mềm thường không được chú ý khi xét hình dáng cơ thể.
Dáng người được gọi là đẹp khi số đo ba vòng cân đối với chiều
cao cơ thể. Thông thường để xác định số đo ba vòng chuẩn, phù hợp với
chiều cao theo công thức sau:
Vòng 1= ½ chiều cao + 2 (cm)
Vòng 2 = ½ chiều cao – 22 (cm)
Vòng 3 = Vòng 2 + 24 (cm) hay vòng 1 + 4 (cm)
63
Tương đương các thông số của vòng 1 với chiều cao tương ứng:
76cm (cao 1m50)
78cm (cao 1m55)
83cm (cao 1m60)
91cm (cao 1m70)
Tuy nhiên, có nhiều dáng người không đạt được số đo của ba vòng
chuẩn, do chế độ ăn uống hoặc quá trình sinh con nên hình dáng có nhiều
thay đổi. Để lựa chọn trang phục phù hợp và che đi những khuyết điểm
cơ thể thì mỗi người cần nhận biết hình dáng của cơ thể mình thuộc loại
hình dáng nào, từ đó chọn cho mình những bộ cánh ưng ý, đẹp mắt hơn.
Có nhiều cách xác định hình dáng cơ thể:
Cách 1: Xác định hình dáng cơ thể bằng tấm gương
Dùng tấm gương lớn và ngắm nhìn cơ thể trong gương. Thông
thường những lúc thế này không nên mặc trang phục, ngay cả trang phục
lót vì sẽ che dấu dáng người thật. Sau đó tập trung quan sát hình dáng cơ
thể từ vai đến mông. Chú ý phần nhỏ nhất (vùng eo) cho đến phần lớn
nhất (vùng mông) để biết khung hình chung từ vai đến mông ra hình tổng
thể hình gì thì đó là hình dáng chung của cơ thể.
Cách 2: Xác định hình dáng cơ thể theo tỷ lệ vòng eo trên vòng
mông (WHR).
WHR = Waist to Hip Ratio
Cách tính chỉ số WHR:
Vòng eo
WHR =
Vòng mông
Vòng eo: số đo ngang rốn, tính bằng cm
Vòng mông: số đo ngang qua điểm phình to nhất ở mông.
Trong cuộc sống, mỗi người sở hữu những nét riêng về hình dáng
tạo nên vẻ riêng biệt và nhận diện từng dáng người với nhau. Các chuyên
gia thời trang đã chia cơ thể người thành 5 loại dáng cơ bản: dáng người
hình chữ nhật, dáng người hình quả lê, dáng người hình đồng hồ cát, dáng
người hình quả táo, dáng người hình tam giác ngược (hình thang ngược).
Mỗi loại hình dáng sẽ có những bộ trang phục riêng, nhằm tôn lên những
ưu điểm và che đi nhược điểm giúp người mặc tự tin và đẹp hơn.
64
H 2.32. Năm loại dáng cơ thể người [19]
2.2.1. Dáng người hình chữ nhật
Người có dáng hình chữ nhật thường có số đo ngang vai tương
đương chiều ngang của ngực và mông. Những người có dáng hình chữ
nhật thường có vẻ người thấp, cơ thể hơi nặng nề, vòng eo không rõ lắm
hoặc hoàn toàn không thấy eo.
H 2.33. Dáng người hình chữ nhật [21]
Đối với phụ nữ, bộ trang phục đẹp phải tôn lên vóc dáng người mặc
bằng ba vòng 1, 2, 3. Do đó, dáng người hình chữ nhật cần tạo ảo giác
cho người xem để thấy được ba vòng rõ hơn, bằng cách:
Cách 1: Tìm những bộ trang phục có phần cổ áo khoét sâu, hình
tròn hoặc hình tim, nhằm tạo cảm giác thân người như dài hơn. Kết hợp
65
với kiểu váy xòe bên dưới sẽ giúp người mặc tự tin với vòng 1, vòng 3
đầy đặn và đánh lừa ảo giác bằng vòng 2 nhỏ gọn.
H 2.34. Trang phục che khuyết điểm dáng người hình chữ nhật [38]
Cách 2: Chọn bộ trang phục bằng chất liệu có độ dún, mềm và xếp
li nhiều lớp ở phần ngực tạo cảm giác ấn tượng về hình khối đẹp mắt. Kết
hợp với eo thắt lưng sẽ tạo điểm nhấn cho vòng 1, vòng 2 rõ nét.
Ngoài ra, người mặc cũng nên chọn váy được thiết kế dạng váy
phồng, váy chữ A hay loại váy được may nhiều lớp tạo nên những đường
cong mềm mại, uyển chuyển.
H 2.35. Trang phục tạo ảo giác vòng 3, che khuyết điểm dáng người
hình chữ nhật [47]
66
2.2.2. Dáng người hình quả lê
H 2.36. Dáng người hình quả lê [48]
H 2.37. Dáng người hình quả lê [21]
Những người có thân hình quả lê thường có bộ ngực nhỏ, xương
chậu lớn, đùi và mông to đầy đặn, phần mông lớn hơn phần vai. Ưu điểm
của những người có thân hình quả lê là phần vai nhỏ gọn với vòng ba
tròn trịa và thắt lưng trở thành ranh giới giữa hai phần cơ thể.
Nếu xác định dáng người hình quả lê bằng chỉ số WHR, thì tỷ lệ
vòng eo trên vòng mông sẽ nhỏ hơn 1. Tức là vòng eo nhỏ hơn vòng
mông, mỡ chủ yếu tập trung ở mông, và các vùng xung quanh hai bắp
chân, đùi, nhỏ dần xuống bàn chân.
Với dáng người hình quả lê, người mặc sẽ khó tìm ra những bộ trang
phục có sẵn. Cho nên người mặc tự thiết kế bộ trang phục cho riêng mình.
67
Cách 1: Chọn trang phục có vòng 3 vừa vặn, không quá rộng cũng
như không ôm sát vào cơ thể.
Cách 2: Hướng sự tập trung chú ý lên phía trên bộ trang phục. Có
thể phối áo và váy (quần) hai màu khác nhau. Phần áo thường có màu
sáng, có những điểm nhấn ở mặt, cổ và ngực nhưng quần (váy) có màu
tối, sẫm, nhằm tạo vòng 3 thon gọn hơn. Ngoài ra, nên chọn những áo có
phom dài, chất liệu mỏng, nhẹ nhàng vừa có cảm giác giảm tải trọng
lượng cơ thể và cơ thể như dài ra, lại che được vòng 3 quá cỡ.
H 2.38. Áo màu sáng, váy (quần) màu tối - nhấn cổ, ngực [49]
H 2.39. Áo màu sáng váy (quần) màu tối - nhấn cổ, ngực [50]
68
2.2.3. Dáng người hình đồng hồ cát
H 2.40. Dáng người hình đồng hồ cát [35]
H 2.41. Dáng người hình đồng hồ cát [21]
Dáng người hình đồng hồ cát là dạng thân hình lý tưởng, vai và
mông rộng tương đương nhau. Điều đặc biệt là vòng 2 rất được ưa
chuộng, với số đo thường nhỏ hơn vòng 1 và vòng 3 từ 17 cm đến 25 cm.
Đối với người có dáng đồng hồ cát, thường không kén trang phục,
vì họ có thân hình chuẩn nên mặc trang phục nào cũng thấy đẹp. Tuy
nhiên, trên cơ thể người phụ nữ vẻ đẹp thường được tập trung nhất ở
69
phần cổ và eo. Cho nên người mặc cần chọn trang phục khoe được vẻ
đẹp chiếc cổ và vòng eo thon gọn, bằng các kiểu áo khoét sâu vừa phải
như cổ chữ V tạo thân hình như kéo dài ra vừa khoe được chiếc cổ cao và
vòng 1 mà không quá lộ liễu. Đôi khi, người mặc nên sử dụng váy ôm
dạng ống, lệch vai,.. nhằm khoe được phần vai và cổ. Riêng phần eo nên
tạo điểm nhấn bằng chiếc thắt lưng xinh xinh hoặc trang phục ôm sát
người vừa phải, váy xòe để thể hiện vòng eo đáng ghen tị.
H 2.42. Áo thắt eo, cổ chữ V Váy xòe chiết eo hoặc váy ôm [51]
Mặc khác, đối tượng này nên mặc các loại quần jean, quần skinny
sẽ làm nổi bật vòng mông và eo; Đối với trang phục cắt may, nên có
đường cắt đơn giản, tránh chi tiết rườm rà làm người mặc nặng nề, đồ sộ
mà không tăng vẻ đẹp.
H 2.43. Quần Skinny [52] Trang phục rườm rà [53]
70
2.2.4. Dáng người hình quả táo
H 2.44. Dáng người hình quả táo [21]
Người có dáng hình quả táo thì trọng lượng cơ thể tập trung ở phần
trên. Phần vai, lưng rộng và nhỏ dần về phần mông. Đối với dáng người
này, vòng ngực và vòng eo gần bằng nhau nhưng xương chậu nhỏ hơn
vòng eo và vai. Người nữ có dáng hình quả táo thường do quá trình tăng
cân hoặc phụ nữ sau khi sinh. Nếu dùng chỉ số WHR để tính thì dáng
hình quả táo có chỉ số lớn hơn 1. WHR =
𝑉ò𝑛𝑔 𝑒𝑜
𝑉ò𝑛𝑔 𝑚ô𝑛𝑔
>1
Dáng người hình quả táo rất khó chọn trang phục thể hiện vẻ đẹp
người phụ nữ. Khi nói đến cơ thể phụ nữ đẹp người ta nghĩ đến vòng ba
nở nang,nên để che khuyết điểm, người dáng quả táo. Người mặc trang
phục chọn váy xòe, tạo eo giả với điểm nhấn của thắt lưng. Màu sắc nên
tạo phần áo hoặc thân trên có màu tối, phần váy màu sáng tạo vòng 3
trông rộng hơn và cân đối với phần vai. Hoặc các kiểu áo ngắn tới eo, có
thiết kế đơn giản và màu đậm để tạo ảo giác giảm độ rộng của vai và tạo
ra một đường eo giả ở chính giữa cơ thể bạn nhưng không để lộ da thịt
vòng eo không đẹp này.
71
H 2.45.Trang phục che khuyết điểm của dáng người hình quả táo
[54]
Với trang phục một màu từ trên xuống dưới tạo ra một đường thẳng
gọn gàng, cùng với cổ áo hình chữ V, khiến người mặc cao và thon thả
hơn. Nhưng nếu người mặc muốn chọn áo và quần rời thì nên chọn quần
thẳng, ống rộng và loe cùng đôi giày cổ thấp sẽ giúp phần mông của bạn
rộng hơn, tạo một đường thẳng suôn từ vai trở xuống.
Ngoài ra, người mặc cũng nên chú ý về chất liệu, muốn tạo khối
cho phần mông cân đối với vai thì nên chọn loại vải dày, có độ cứng thì
dễ xếp ly, tạo khối làm cho vòng 3 thêm đẹp hơn. Ngược lại, những phần
cần thon gọn không nên chọn vải dày và quá rộng sẽ làm hình dáng
người càng thô hơn.
2.2.5. Dáng người hình tam giác ngược (hình thang ngược)
Đặc điểm để nhận dạng dáng người có hình tam giác ngược là bộ
ngực lớn, phần vai rộng hơn so với vòng mông hẹp và thon lại ở phần eo.
Người có dáng tam giác ngược thường có đôi chân thon và đẹp.
72
H 2.46. Dáng người hình tam giác ngược [21]
Cách lựa chọn trang phục cho dáng người hình tam giác ngược cũng
gần với dáng người hình quả táo là trang phục khi mặc vào phải tạo được
sự cân đối của cơ thể. Đôi vai rộng, không cần thiết với nữ nên cần chọn
trang phục che nhược điểm này bằng cách tạo điểm nhấn ở nơi khác như
vòng eo thon gọn bằng chiếc thắt lưng đẹp kết hợp với chiếc váy phồng,
xếp ly cầu kỳ, kiểu cách. Đối tượng này nên mặc váy Peplum, chân váy
xòe, chân váy xếp tầng, váy suông hay váy flapper,… sẽ tạo nên vòng 3
đầy đặn, cân đối với đôi vai người mẫu. Nếu người mặc muốn chọn quần
thì nên lựa chọn các loại quần: quần Jeans có túi hay đáy ngắn; quần âu
nên lựa quần có phần mông hơi rộng, hoặc các loại quần như Colottes,
quần Baggy,… Một số người thích mặc quần short thì nên chọn quần
short màu sáng, có họa tiết và cạp cao. Tuyệt đối không chọn quần quá
rộng hoặc quá chật sẽ lộ rõ khuyết điểm của vòng 3.
73
H 2.47. Váy flapper Váy xòe Váy xếp tầng [55]
H 2.48. Quần Colottes [56] Quần Baggy [57]
Kết luận
Trang phục tồn tại, phát triển cùng con người và gắn với sự tiến bộ
của xã hội. Ai cũng muốn xinh đẹp và thể hiện gu thẩm mỹ của cá nhân.
Cho nên, người mặc nên có cách chọn lựa trang phục cho riêng mình, sao
cho phù hợp hình khối cơ thể, giúp tăng thêm vẻ đẹp hình thể và đồng
thời cũng che đi những khuyết điểm của bản thân. Ở chương này giúp
người mặc nhìn lại hình dáng của cơ thể và chọn trang phục phù hợp, biết
cách trang trí, tạo điểm nhấn cho bộ trang phục đẹp hơn, sinh động hơn và
đặc biệt tôn dáng của người sử dụng.
74
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Kể tên các khối thường gặp trong thiết kế trang phục? Mỗi hình khối
sẽ thiết kế được bao nhiêu mẫu trang phục? Cho ví dụ minh họa bằng
hình vẽ.
2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa đường kết cấu và đường trang
trí? Nêu giá trị của mỗi loại đường.
3. Tại sao bộ trang phục cần có khoảng trống, khoảng không? Cho ví dụ
và phân tích.
Bài tập 1: Sử dụng các hình khối cơ bản kết hợp lại với nhau để tạo ra ít
nhất 5 hình bóng cắt khác nhau. Từ đó tạo nên kiểu dáng cơ bản bộ trang
phục.
Bài tập 2: Sử dụng 5 kiểu dáng trang phục ưng ý nhất ở bài tập 1, kết
hợp đường nét, điểm, họa tiết, khoảng trống khoảng không,… vào trang
trí và phối màu cho các bộ trang phục.
75
Chương 3
BỐ CỤC TRANG PHỤC
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên:
- Trình bày được một bố cục trên trang phục cũng như một tác
phẩm nghệ thuật nói chung.
- Thiết kế được một bộ trang phục theo các bố cục đã học có trọng
tâm, chính phụ rõ ràng.
- Nhận xét và đánh giá vẻ đẹp thẩm mỹ của từng bộ trang phục.
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC TRANG TRÍ
1.1. Khái niệm bố cục
Bố cục trang trí là sự sắp xếp, bố trí các mảng hình, đường nét, màu
sắc, họa tiết sao cho cân đối, hài hòa đẹp mắt trong không gian, môi
trường sống và sinh hoạt của con người.
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của bài trang trí
1.2.1. Nguyên tắc nhắc lại
Là họa tiết được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong một hình trang trí.
Họa tiết có thể nhắc lại cùng chiều hay ngược chiều.
H 3.1. Họa tiết nhắc lại
1.2.2. Nguyên tắc xen kẽ
Là hai hay nhiều họa tiết xen kẽ nhau theo thứ tự lần lượt trong
những khoảng cách đều nhau.
76
H 3.2. Họa tiết xen kẽ
1.2.3. Nguyên tắc đối xứng (đăng đối)
Là các họa tiết bằng nhau, giống nhau về hình cũng như về màu
được lặp lại một cách đều đặn, chính xác đối xứng nhau qua trục đối
xứng đứng, nằm ngang hay các đường chéo.
H 3.3. Họa tiết đối xứng H 3.4. Họa tiết nguyên tắc phá thế
1.2.4. Nguyên tắc phá thế (mảng hình không đều nhau)
Là phương pháp kết hợp mảng hình, màu sắc, đường nét thành một
tổng thể hài hòa, cân đối đẹp mắt mà không tuân theo nguyên tắc nhắc
lại, xen kẽ, đối xứng gọi là nguyên tắc phá thế (tự do).
1.3. Xây dựng một bài trang trí cơ bản
Mảng hình
Phải tạo được sự cân đối trong bố cục, có mảng to (mảng chính),
mảng nhỏ (mảng phụ). Mảng to thường nằm vị trí trọng tâm rõ bố cục,
mảng phụ bổ sung thêm cho bài vẽ thêm phong phú.
77
H 3.5. Tìm mảng hình
Các mảng hình nên phong phú, có mảng vuông, mảng tròn, mảng
tam giác,….
Chú ý giữa mảng đặc (mảng trang trí) và mảng trống (mảng nền).
Đường nét
Một mẫu thiết được tạo nên nhờ sự kết hợp các loại đường nét với
nhau. Đường nét là yếu tố cơ bản làm nên mẫu thiết kế và cũng giúp ta
thể hiện cảm xúc thông qua các nét vẽ có nét to, nét nhỏ, nét thẳng, nét
cong, nét gấp khúc,… để thể hiện tâm trạng, tình cảm của người vẽ.
Độ đậm nhạt
Độ đậm nhạt rất quan trọng trong bài vẽ, có đủ độ đậm nhạt, bài vẽ
mới có điểm nhìn chính và thu hút sự chú ý người xem. Một bài vẽ đẹp là
phân bố màu, sáng tối một cách hợp lý, không quá nhiều độ đậm, cũng
không chỉ toàn độ sáng.
Nếu bài quá nhiều độ đậm sẽ tạo cảm giác nặng nè, u tối. Ngược
lại, bài quá nhiều độ sáng sẽ không thu hút người nhìn, không có trọng
tâm, không đạt yêu cầu. Vì vậy cần chú ý độ đậm nhạt và vị trí đặt
chúng, thông thường độ đậm nhất và sáng nhất phải nằm ở trọng tâm của
bài để làm điểm nhấn.
Màu sắc
Màu sắc trong bài vẽ phải được phối hợp một cách hài hòa, có
trọng tâm. Khi quan sát, mỗi bài phải có màu chủ đạo, phải xác định
được gam màu nóng lạnh.
Một bài vẽ được gọi là hoàn thành khi không còn khoảng trắng trên
giấy.
78
H 3.6. Bài vẽ hoàn chỉnh
Cách tiến hành
- Tìm mảng hình và đậm nhạt bằng nhiều phác thảo đen trắng để
tìm ra bài đẹp
- Tìm phác thảo màu: dựa vào sắc độ đen trắng, chấm phác thảo màu
- Thể hiện:
+ Phóng hình đúng kích thước
+ Tìm họa tiết: các họa tiết phải đúng với mảng hình đã tìm, không
quá to hoặc quá nhỏ.
+ Vẽ màu cho đúng phác thảo
+ Vẽ kín màu các mảng, rõ trọng tâm, có gam màu chủ đạo.
1.4. Tính ứng dụng của bài trang trí trong trang phục và trong cuộc
sống
Học trang trí là học cách phối màu, vẽ màu, xây dựng một bài trang
trí cơ bản là yếu tố cần thiết, không thể thiếu trong lĩnh vực trang phục
nói riêng và đời sống nói chung. Người học sẽ biết cách trang trí hình
vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm,… điều này giúp ích cho
việc làm đẹp các sản phẩm trong cuộc sống như trang trí chiếc khăn, cái
khay đựng nước, khung cửa sổ hay viên gạch lót nền,…
Đối với sinh viên ngành may, các bài trang trí cơ bản giúp cho bộ
trang phục đẹp hơn và mang được cá tính, ý tưởng của người may bằng
cách ứng dụng trang trí hình vuông, hình chữ nhật trang trí lên thân
trước, thân sau áo; đường diềm trang trí cổ áo, tà áo hay chân váy, nẹp
áo,… Có thể ứng dụng dưới dạng vẽ màu lên vải hoặc tạo hình trang trí
xong, dùng đường may thể hiện để làm nên bộ trang phục đẹp hơn và có
tính nghệ thuật.
79
2. CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG BỐ CỤC TRANG PHỤC
2.1. Quan hệ tỷ lệ
2.1.1. Định nghĩa
Một bố cục trang phục được xem là đẹp khi chúng được kết hợp
các thành phần (mảng hình, màu sắc, đường nét, kỹ thuật may, điểm
nhấn,…) lại với nhau một cách hài hòa, hợp lý, tạo nên bố cục bộ trang
phục. Chính sự liên kết đó tạo nên mối quan hệ tỷ lệ giữa các phần với
nhau, giữa áo với quần,…
Trong mỹ thuật, thiết kế quần áo đẹp là kết quả của sự so sánh giữa
các giá trị: độ dài, diện tích, thể tích:
- Số đo độ dài: hạ eo, dài áo, dài tay, dài quần, vòng ngực, vòng eo,
vòng mông.
- Số đo diện tích: diện tích mảng thân trước, thân sau, diện tích
mảng ngực, mảng bụng trên cùng một thân áo,...
- Số đo thể tích: thể tích ống tay áo, thể tích ống thân áo, thể tích
phần áo và thể tích phần quây dưới của váy áo,...
2.1.2. Các loại quan hệ tỷ lệ
Các tỷ lệ thường gặp
Các mẫu trang phục thường là các tỷ lệ: 1:2; 1:3; 1:4; 1:5;....tỷ lệ
1:2 là độ dài của áo vest so với tổng thể bộ trang phục. Tỷ lệ 2/3 là độ dài
tay áo so độ dài cánh tay. Tỷ lệ 7//8 là độ dài của áo so tổng thể. Tỷ lệ
1/8 là độ dài phần trên so tổng thể chiều dài đầm dạ hội.
H 3.8. Tỷ lệ 2/3 [43] H 3.7. Tỷ lệ 1/2 [50]
1
2
80
H 3.9. Tỷ lệ 1/8 và 7/8 [65], [66]
Các tỷ lệ đặc biệt
Các tỷ lệ đặc biệt có thể gặp trong thiết kế quần áo như: 1 căn 2 là
tỷ lệ giữa cạnh hình vuông với đường chéo hình vuông; 1 căn 3 là tỷ lệ
1/2 cạnh của tam giác đều với đường cao của tam giác đó.
H 3.10. Tỷ lệ 1 căn 2 [58]
H 3.11. Tỷ lệ 1 căn 3 [59], [44]
A
B
A
H
81
Tỷ lệ vàng
Tỷ lệ vàng là tỷ lệ hiếm gặp và là tỷ lệ đẹp, được các nhà mỹ thuật
tìm ra trong hội họa thời Hy Lạp cổ đại. Bản chất của tỷ lệ vàng được
tính như sau: Trên đoạn thẳng a giới hạn bởi hai điểm A và B, tìm điểm
C, sao cho chia đoạn a thành hai đoạn thẳng không bằng nhau. Đoạn lớn
AB gọi a, đoạn AC gọi b, đoạn CB gọi c. Độ dài các đoạn thẳng a, b, c
khác nhau, sao cho mối quan hệ: a/b =b/c thì đó gọi là tỷ lệ vàng tương
ứng với các tỷ lệ 3:5:8 và 5:8:3 hoặc 8:13:21 của bộ trang phục.
A
B
C
a
b
c
H 3.12. Tỷ lệ vàng
H 3.13. Tỷ lệ vàng [60], [61]
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf
Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf

More Related Content

What's hot

[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 zTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữQuy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 2 thiết kế thời trang
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài  2 thiết kế thời trangTài liệu cơ sở công nghệ may bài  2 thiết kế thời trang
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 2 thiết kế thời trangTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may về cử gá triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩm
đồ áN ngành may về cử gá   triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩmđồ áN ngành may về cử gá   triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩm
đồ áN ngành may về cử gá triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may phần 1 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may  phần 1 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may  phần 1 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may phần 1 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNGNhân Quả Công Bằng
 
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)Nhân Quả Công Bằng
 
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc QuyênNhân Quả Công Bằng
 
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleonđồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleonTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...
 đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v... đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...
đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z
7 giáo trình thiết kế trang phục 5 z
 
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữQuy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
 
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 2 thiết kế thời trang
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài  2 thiết kế thời trangTài liệu cơ sở công nghệ may bài  2 thiết kế thời trang
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 2 thiết kế thời trang
 
đồ áN ngành may về cử gá triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩm
đồ áN ngành may về cử gá   triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩmđồ áN ngành may về cử gá   triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩm
đồ áN ngành may về cử gá triển khai áp dụng cữ gá trong quá trình may sản phẩm
 
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAYBài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may phần 1 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may  phần 1 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may  phần 1 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...
Giáo trình hình họa vẽ kỹ thuật ngành may phần 1 - pgs.ts. võ phước tấn (chủ...
 
Giao trinh thiet ke trang phuc
Giao trinh thiet ke trang phucGiao trinh thiet ke trang phuc
Giao trinh thiet ke trang phuc
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
 
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
 
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)
 
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
 
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleonđồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
 
đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...
 đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v... đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...
đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp   chuyên ngành thiết kế thời trang ...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang ...
 

Similar to Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf

Ky thuat va_dung_cu_do_luong
Ky thuat va_dung_cu_do_luongKy thuat va_dung_cu_do_luong
Ky thuat va_dung_cu_do_luongTịnh Hà
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Garment Space Blog0
 
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênẢnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOTĐề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOTDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toán có chất l...
Luận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toán có chất l...Luận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toán có chất l...
Luận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toán có chất l...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính quy Trường đại ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính quy Trường đại ...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính quy Trường đại ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính quy Trường đại ...hieu anh
 
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏngLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf (20)

Ky thuat va_dung_cu_do_luong
Ky thuat va_dung_cu_do_luongKy thuat va_dung_cu_do_luong
Ky thuat va_dung_cu_do_luong
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênẢnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
 
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOTĐề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Dạy học theo nhóm phần quang hình học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học theo nhóm phần quang hình học, HAY, 9đLuận văn: Dạy học theo nhóm phần quang hình học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học theo nhóm phần quang hình học, HAY, 9đ
 
Luận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toán
Luận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toánLuận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toán
Luận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toán
 
Luận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toán có chất l...
Luận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toán có chất l...Luận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toán có chất l...
Luận văn: Vận dụng các mức độ hiểu để tạo nâng đỡ cho việc học toán có chất l...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính quy Trường đại ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính quy Trường đại ...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính quy Trường đại ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính quy Trường đại ...
 
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đLuận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
 
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
 
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏngLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
 
Đề tài: Sử dụng bài FCI để khảo sát sai lầm của học sinh, HOT
Đề tài: Sử dụng bài FCI để khảo sát sai lầm của học sinh, HOTĐề tài: Sử dụng bài FCI để khảo sát sai lầm của học sinh, HOT
Đề tài: Sử dụng bài FCI để khảo sát sai lầm của học sinh, HOT
 
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
 
Đề tài khảo sát học sinh về các định luật của Newton, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài  khảo sát học sinh về các định luật của Newton, ĐIỂM 8, HAYĐề tài  khảo sát học sinh về các định luật của Newton, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài khảo sát học sinh về các định luật của Newton, ĐIỂM 8, HAY
 
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
Sử dụng bài fci để khảo sát các quan niệm sai lầm của học sinh thpt và giáo v...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Giáo trình mỹ thuật trang phục - Nguyễn Thị Trúc Đào.pdf

  • 1. ThS NGUYỄN THỊ TRÚC ĐÀO GIÁO TRÌNH MỸ THUẬT TRANG PHỤC
  • 2. ThS NGUYỄN THỊ TRÚC ĐÀO GIÁO TRÌNH MỸ THUẬT TRANG PHỤC NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018
  • 3. 3 LỜI NÓI ĐẦU Học phần Mỹ thuật trang phục là môn học dành cho sinh viên Cao đẳng, Đại học ngành may và ngành Kinh tế gia đình. Sau khi hoàn thành học phần này, người học được cung cấp những kiến thức cơ bản về: màu sắc, đường nét, hình khối, các nguyên tắc trang trí, tỷ lệ, bố cục trang phục,... giúp người học vận dụng vào quá trình thiết kế và định hình cho phong cách thời trang của bản thân để tìm ra bộ trang phục đẹp. Giáo trình Mỹ thuật trang phục được dùng làm tài liệu học tập chính cho sinh viên hai ngành May và Kinh tế gia đình, theo chương trình đào tạo 150 tín chỉ. Ngoài nội dung bài học, phần câu hỏi và bài tập sau mỗi chương sẽ giúp sinh viên tiếp thu, tổng hợp, phân tích và có khả năng sáng tạo trên các kiến thức đã học để vận dụng vào chuyên ngành và cuộc sống. Ngoài ra, giáo trình còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Thiết kế thời trang. Trong quá trình biên soạn, mặc dầu tác giả đã rất cố gắng nhưng có thể không tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện. Để tài liệu được hoàn chỉnh hơn, rất mong sự đóng góp của bạn đọc và đồng nghiệp. Tác giả
  • 4. 4
  • 5. 5 MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC ...........................................11 1. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CHẤT LIỆU .............................................11 1.1. Màu bột.............................................................................................11 1.1.1.Định nghĩa .................................................................................11 1.1.2.Cách sử dụng .............................................................................12 1.1.3.Các dụng cụ vẽ cho chất liệu màu bột.......................................14 1.2. Màu nước (Thuốc nước)...................................................................15 1.2.1.Định nghĩa .................................................................................15 1.2.2.Cách sử dụng .............................................................................15 1.2.3.Các dụng cụ cho môn vẽ màu nước...........................................16 2. MÀU SẮC VÀ Ý NGHĨA .................................................................16 2. 1. Màu sắc ..........................................................................................16 2. 2. Ý nghĩa của màu sắc.......................................................................17 2.2.1. Màu sắc trong tự nhiên.........................................................17 2.2.2. Màu sắc trong lĩnh vực thời trang và may mặc....................19 3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC .....................................19 3.1. Vòng màu cơ bản..............................................................................19 3.1.1.Màu gốc.................................................................................19 3.1.2.Màu bậc hai ...........................................................................20 3.1.3.Màu bậc ba ............................................................................21 3.2. Các tính chất của màu.......................................................................22 3.2.1. Sắc giai .................................................................................22 3.2.2. Sắc thái .................................................................................22 3.3. Màu hữu sắc và màu vô sắc .............................................................23 3.3.1. Màu hữu sắc............................................................................23 3.3.2. Màu vô sắc..............................................................................24 3.4. Màu nóng, màu lạnh ........................................................................25 3.4.1. Màu nóng .................................................................................25
  • 6. 6 3.4.2. Màu lạnh ...................................................................................26 3.5. Màu tương đồng - màu tương phản .................................................27 3.5.1. Màu tương đồng........................................................................27 3.5.2. Màu tương phản........................................................................28 3.6. Màu bổ túc .......................................................................................31 3.7. Sắc độ ...............................................................................................32 3.8. Sắc điệu ............................................................................................33 3.9. Độ thuần màu ...................................................................................34 3.10. Độ sáng, độ tối ..............................................................................34 3.11. Độ rực (độ tươi, độ chói) ...............................................................35 3.12. Điểm khác nhau giữa màu sắc trong trang trí và màu sắc trong tranh................................................................................................36 3.13. Kết luận...........................................................................................37 4. HÒA SẮC ..........................................................................................37 4.1. Định nghĩa ........................................................................................37 4.2. Các dạng hòa sắc .............................................................................38 4.2.1. Hòa sắc tương đồng .................................................................38 4.2.2. Hòa sắc tương phản .................................................................39 4.3. Hiệu quả hòa sắc ..............................................................................39 4.3.1. Hiệu quả rực .............................................................................39 4.3.2. Hiệu quả trầm ..........................................................................40 4.3.3. Hiệu quả nhã ..........................................................................41 4.4. Kết luận.............................................................................................43 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP..........................................................................43 Chương 2: HÌNH DÁNG - HỌA TIẾT TRANG PHỤC....................45 1. HÌNH DÁNG TRANG PHỤC............................................................45 1.1. Hình khối của trang phục..................................................................45 1.1.1.Định nghĩa .................................................................................45 1.1.2.Các hình khối cơ bản.................................................................45 1.2. Hình bóng cắt ...................................................................................48 1.2.1.Định nghĩa .................................................................................48
  • 7. 7 1.2.2. Mục đích của hình bóng cắt......................................................49 1.2.3.Các loại kiểu hình bóng cắt (kiểu bóng) của trang phục ...........50 1.2.4. Kiểu hình cơ bản của quần áo ..................................................54 2. THIẾT KẾ TRANG TRÍ QUẦN ÁO ................................................57 2.1. Các yếu tố trang trí trên trang phục ..................................................57 2.1.1. Đường nét ...............................................................................57 2.1.2.Nét vẽ ......................................................................................60 2.1.3.Điểm .......................................................................................60 2.1.4. Họa tiết trang trí ....................................................................61 2.1.5.Khoảng trống, khoảng không .................................................62 2.2. Các loại hình dáng cơ thể và cách lựa chọn trang phục cho phù hợp ....................................................................................................62 2.2.1. Dáng người hình chữ nhật ......................................................64 2.2.2. Dáng người hình quả lê ..........................................................66 2.2.3. Dáng người hình đồng hồ cát ................................................68 2.2.4. Dáng người hình quả táo ........................................................70 2.2.5. Dáng người hình tam giác ngược (hình thang ngược)............71 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP..........................................................................74 Chương 3: BỐ CỤC TRANG PHỤC...................................................75 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC TRANG TRÍ .................75 1.1. Khái niệm bố cục..............................................................................75 1.2. Các nguyên tắc cơ bản của bài trang trí ...........................................75 1.2.1.Nguyên tắc nhắc lại ...................................................................75 1.2.2.Nguyên tắc xen kẽ .....................................................................75 1.2.3.Nguyên tắc đối xứng (đăng đối) ...............................................76 1.2.4.Nguyên tắc phá thế (mảng hình không đều nhau) ....................76 1.3. Xây dựng một bài trang trí cơ bản....................................................76 1.4. Tính ứng dụng của bài trang trí trong trang phục và trong cuộc sống..........................................................................................................78 2. CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG BỐ CỤC TRANG PHỤC ..............79 2.1. Quan hệ tỷ lệ ....................................................................................79
  • 8. 8 2.1.1.Định nghĩa .................................................................................79 2.1.2.Các loại quan hệ tỷ lệ ................................................................79 2.2. Quan hệ đối lập ................................................................................82 2.2.1.Định nghĩa .................................................................................82 2.2.2.Một số biểu hiện của quan hệ đối lập........................................83 2.3. Quan hệ nhịp điệu ............................................................................87 2.3.1.Định nghĩa .................................................................................87 2.3.2.Một số biểu hiện của quan hệ nhịp điệu....................................87 3. CÁC LOẠI BỐ CỤC TRANG PHỤC ...............................................90 3.1. Bố cục cân đối .................................................................................90 3.1.1.Định nghĩa .................................................................................90 3.1.2.Một số biểu hiện của bố cục cân đối trên trang phục ................91 3.2. Bố cục hàng lối ................................................................................92 3.2.1.Định nghĩa .................................................................................92 3.2.2.Một số biểu hiện của bố cục hàng lối trên trang phục...............92 3.3. Tuyến vận động chính của bố cục ...................................................94 3.3.1.Định nghĩa .................................................................................94 3.3.2.Một số biểu hiện của tuyến vận động........................................95 3.4. Trọng tâm bố cục .............................................................................95 3.4.1.Định nghĩa .................................................................................95 3.4.2.Một số biểu hiện của trọng tâm bố cục......................................95 3.5. Kết luận.............................................................................................96 4. PHONG CÁCH THỜI TRANG ........................................................97 4.1. Phong cách cổ điển ..........................................................................97 4.1.1.Định nghĩa .................................................................................97 4.1.2.Đặc điểm nhận biết....................................................................97 4.2. Phong cách thể thao .........................................................................98 4.2.1.Định nghĩa .................................................................................98 4.2.2.Đặc điểm nhận biết....................................................................99 4.3. Phong cách lãng mạn .......................................................................99 4.3.1.Định nghĩa .................................................................................99
  • 9. 9 4.3.2.Đặc điểm nhận biết..................................................................100 4.4. Phong cách dân gian ......................................................................100 4.4.1.Định nghĩa ...............................................................................100 4.4.2.Đặc điểm nhận biết..................................................................101 4.5. Phong cách viễn tưởng ..................................................................102 4.5.1.Định nghĩa ...............................................................................102 4.5.2.Đặc điểm nhận biết..................................................................103 4.6. Kết luận...........................................................................................104 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP........................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................105
  • 10. 10
  • 11. 11 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên: - Phân biệt được các màu cơ bản, màu bậc 2, bậc 3, màu hữu sắc, vô sắc, màu nóng, màu lạnh,... - Đánh giá và giải thích được vẻ đẹp của màu sắc. - Phối màu và tạo ra các màu mới: bậc 2, bậc 3, màu tương phản, màu tương đồng, gam màu nóng, gam màu lạnh, hòa sắc nóng, hòa sắc lạnh,… - Sáng tạo ra các bài hòa sắc đẹp theo gam màu yêu thích. - Vận dụng màu sắc vào trong trang phục và cuộc sống. 1. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CHẤT LIỆU 1.1. Màu bột 1.1.1. Định nghĩa Là loại màu được tạo nên bởi những hạt nhỏ li ti hết hợp với nước, keo khi sử dụng. Nó giống như những viên phấn viết bảng được nghiền ra tạo thành bột. Màu bột thường được dùng là bột hóa chất, lấy từ các khoáng chất: trắng kẽm; lam cô ban (cobalt); đỏ-ca mi um (cadmium); vàng crôm (chrome);… H 1.1. Màu bột
  • 12. 12 H 1.2. Đan nón – Bột màu (1966) Nguồn: Tranh của họa sĩ Sĩ Tốt 1.1.2. Cách sử dụng Màu bột là một loại chất liệu cơ bản dùng trong lĩnh vực mỹ thuật, thường màu sử dụng phải kết với keo, nước, đôi khi với một ít cồn (dành cho những màu đặc biệt có trọng lượng nhẹ, khó tan trong nước). Khi pha màu, nên cho lượng bột màu với lượng keo, nước phù hợp. Nếu sử dụng keo quá nhiều, màu vẽ sẽ bị chay, không thấy được độ xốp của chất liệu màu bột, vẽ lên giấy làm cho tác phẩm không đẹp. Ngược lại, nếu sử dụng keo quá ít, bài vẽ cảm giác đẹp hơn nhưng khi vẽ xong màu bị tróc ra khỏi giấy. Cho nên, trong lúc pha màu người vẽ cần chú ý cho keo vừa phải, không quá nhiều cũng như quá ít tránh cho tác phẩm sau cùng không mang lại hiệu quả mong muốn về kỹ thuật. Ngoài ra, lượng nước cho vào màu bột cũng có giới hạn của nó, không dùng nước nhiều màu bị loãng và khi vẽ lên giấy tạo nên bề mặt nhợt nhạt, màu không đều, không phẳng, lồi lõm chỗ đậm chỗ nhạt thấy cả nền giấy, không tạo được hiệu quả thẩm mỹ, không đúng kỹ thuật sử dụng. Để nhận biết điều đó, người vẽ chú ý tay cầm cọ, nếu nước nhiều tay trộn màu sẽ rất nhẹ nhàng vì màu bị loãng. Ngược lại, khi pha màu tay quậy màu cảm giác bị nặng không nhẹ nhàng là màu bị thiếu nước. Lúc này nếu người vẽ không thêm nước vào mà cứ thế vẽ lên giấy sẽ tạo nên những sọc, làm bề mặt tác phẩm không đẹp, dày cộm, nổi các đường kéo của cọ.
  • 13. 13 Màu bột được dùng trên nhiều chất liệu khác nhau: vẽ lên giấy, bìa cứng. Giấy có thể sử dụng giấy mỏng như giấy báo thì cần bồi giấy cho phẳng để quá trình vẽ tốt hơn. Khả năng diễn tả của màu bột rất phong phú, không kém gì chất liệu sơn dầu. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là màu nhanh khô nên khó so sánh độ tương quan màu sắc. Thường màu ướt sẽ rất đậm nhưng khi khô nó sẽ sáng hơn. Lưu ý: Bí quyết để hiện bài vẽ bằng chất liệu màu bột đẹp, là tác phẩm phải dày màu (chồng màu nhiều lớp) và vẽ những màu đậm trước, màu sáng dần sẽ lên sau, tạo cảm giác cộng hưởng các lớp màu với nhau và làm nên hiệu ứng về màu sắc. H 1.3. Màu bột mô tả mẫu trang phục và chất liệu trang phục Nguồn: Bài tập của sinh viên
  • 14. 14 1.1.3. Các dụng cụ vẽ cho chất liệu màu bột - Màu bột: thường được đựng trong một hộp hoặc các hũ nhựa với các màu riêng biệt nhau. Các ô màu có miệng tương đối rộng để dễ dàng cho việc lấy màu (dùng cọ chấm vào) khi pha màu. - Cọ: thông thường sử dụng cọ có nhiều số (lớn, nhỏ và trung bình, cọ nét) để vận dụng khi vẽ các mảng hình thích hợp. Cọ có hai loại: cọ tròn và cọ dẹp. Tùy vào sở thích sử dụng của mỗi người mà chọn loại thích hợp. Thông thường, người vẽ hay sử dụng cọ tròn trong việc vẽ trang trí, nhưng khi họ sử dụng thành thạo thì thấy cọ dẹp là dễ dàng đi sắt nét các mảng hình hơn (như kẻ chữ). - Ba lét (đĩa pha màu): có nhiều loại, khi sử dụng cho vẽ trang trí có thể dùng đĩa có nhiều ô pha màu nhỏ để tiện cho việc pha trộn màu không bị lẫn sang màu khác. Nhưng khi cần sự cộng hưởng màu trong lúc vẽ các bài trang trí hình vuông, hình tròn, hòa sắc,… thì đĩa pha màu là một tấm có dạng phẳng như: mi - ca hoặc các đĩa CD, có bề mặt phẳng và màu trắng thì có thể làm đĩa pha màu tốt. Ngoài ra, còn có lon đựng nước, khăn lau cọ, có thể có thêm cái bay (cọ dẹp to hoặc dao) nghiền màu trước khi pha. H 1.4. Cọ dẹp H 1.5. Bay nghiền màu H 1.6. Cọ tròn
  • 15. 15 1.2. Màu nước (Thuốc nước) 1.2.1. Định nghĩa Màu nước được chế từ các hạt màu bột khô, mịn nhất được nghiền đều với các chất kết dính hoàn chỉnh dưới dạng keo sền sệt. Thường được đựng trong ống thiếc mềm, hình dạng như tuýp kem đánh răng. Đôi khi màu nước được thể hiện dưới dạng bánh khô, có hình vuông, tròn hay chữ nhật. H 1.7. Màu Lêningrad H 1.8. Màu nước (dạng tuýp) 1.2.2.Cách sử dụng Màu nước có tính chất nhẹ nhàng, trong trẻo nên khi vẽ thường pha loãng ra và đi từng lớp mỏng từ nhạt đến đậm. Không nên vẽ màu quá dày hoặc kéo đi kéo lại nhiều lần sẽ làm mất đi độ trong trẻo của màu. Cho nên, vẽ màu nước chọn loại giấy vẽ dày, có độ ráp cao, thường dùng vẽ ký họa, vẽ tranh phong cảnh. Đối với chất liệu lụa màu nước được sử dụng thích hợp nhất và việc vẽ chồng màu nhiều lớp và rửa đi rửa lại không hề ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm. Ngoài ra, màu nước còn được vẽ trên giấy dó, giấy xuyến chỉ nhưng đòi hỏi có tay nghề cao vì một khi đặt bút là không sửa được.
  • 16. 16 H 1.9. Bài vẽ trang phục màu nước của SV TKTT và Tranh màu nước của HS Nguyễn Tiến Chung 1.2.3.Các dụng cụ cho môn vẽ màu nước Dụng cụ cho vẽ màu nước cũng giống như vẽ màu bột, cần phải có màu, đĩa pha màu, cọ, lon đựng nước, khăn lau,… Quá trình sử dụng các dụng cụ này cũng giống như chất liệu màu bột. H 1.10. Đĩa pha màu 2. MÀU SẮC VÀ Ý NGHĨA 2.1. Màu sắc Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng bởi trí nhớ, được lưu trong quá trình học hỏi từ bé đến lớn lên trong xã hội, các hiệu ứng ánh sáng của phông nền tạo nên. Màu sắc là chỉ sự khác nhau của các vật thể trong tự nhiên, xã hội, trong nghệ thuật. Ví dụ: màu xanh lục của lá cây, màu đỏ làm nền của
  • 17. 17 quốc kỳ Việt Nam để nổi hình ảnh ngôi sao màu vàng. Khoa học phân tích màu sắc và ánh sáng do nhà bác học Niu-tơn khám phá và phát triển vào thế kỷ XVIII, giúp nghệ thuật dùng màu và miêu tả màu sắc thêm phong phú. Ngày nay, nhiều nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu, phân tích màu sắc đã thấy được bản chất của các màu nhưng khái niệm màu sắc chưa xác định rõ nội dung và ranh giới của nó. Vì vậy, thuật ngữ màu sắc chỉ mang ý nghĩa tương đối mà thôi. Màu sắc là sự cảm nhận riêng ở mỗi người. Dưới đôi mắt của người nghệ sĩ, màu sắc thật phong phú và đa dạng khi có ánh sáng chiếu vào tạo nên nhiều sắc độ sáng tối khác nhau. Ở nước ta, từ màu và sắc thường được sử dụng đồng nghĩa với nhau. Trong giới mỹ thuật, thuật ngữ màu và sắc được dùng hợp lý hơn. Như các nhà mỹ thuật trên thế giới phân biệt: màu là những màu nguyên chất, chưa có sự biến đổi do ánh sáng tác động vào hay chưa có sự pha trộn làm khác đi. Ví dụ: màu đỏ, màu xanh, màu vàng,…; Còn sắc là những màu đã biến đổi theo ánh sáng hoặc pha trộn thành các sắc thái khác nhau, như sắc hồng (do màu đỏ kết hợp màu trắng hoặc do ánh sáng chiếu mạnh vào màu đỏ,…). Màu sắc là sự phối hợp màu với sắc lại với nhau tạo nên tác phẩm là một tổng thể hòa sắc. 2.2. Ý nghĩa của màu sắc 2.2.1. Màu sắc trong tự nhiên Màu sắc trong tự nhiên là những màu được tạo nên không có sự tác động bàn tay của con người. Cây cỏ, hoa lá, vân mây, sóng nước, chim muôn, đến dãy sắc cầu vồng,… Chính vẻ đẹp riêng của từng thể loại, đã góp phần làm nên bức tranh thiên nhiên sinh động. H 1.11. Màu sắc trong thiên nhiên. [25]
  • 18. 18 H 1.12. Màu sắc cầu vòng [23] H 1.13. Màu sắc ruộng bậc thang. [24]
  • 19. 19 2.2.2. Màu sắc trong lĩnh vực thời trang và may mặc Trong nghệ thuật, màu sắc càng đa dạng hơn thông qua sự phối trộn màu sắc của người họa sĩ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ con người. Màu sắc trong nghệ thuật góp phần làm cuộc sống thêm thú vị thông qua các tác phẩm nghệ thuật hội họa, kiến trúc, điêu khắc, phim, ảnh, trang phục,… tạo nên những sắc thái riêng biệt. Trên trang phục, màu sắc góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của con người. Màu sắc không chỉ đơn thuần là sở thích, cá tính, người mặc cần có sự cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp làn da, vóc dáng và che đi những khuyết điểm của cơ thể. Với những dáng người cao, thanh mảnh, họ thích chọn những màu vừa tôn dáng, vừa muốn thể hiện sự nhẹ nhàng, dịu dàng của người phụ nữ. Nên chọn những tông màu pastel nhẹ: màu xám, màu ghi, hồng phấn nhẹ, sắc tím hoa cà, lam mờ ảo như mây, khói,… Đối với những người có thân hình tròn trịa, đầy đặn thì nên mặc những trang phục thể hiện sự sang trọng, quý phái bằng những tông màu trầm, vừa tạo cảm giác thon gọn vừa tôn lên làn da. Riêng những cô nàng trẻ trung, năng động, sở hữu thân hình hơi ngoại cỡ, nhưng lại không thích những tông màu tối, tạo cảm giác già trước tuổi,... thì chúng ta nên chọn vải có đường sọc đứng hay dùng màu nhấn ở những điểm nhấn sáng tối phù hợp trên trang phục. Còn những người quá gầy, quá cao hay thân hình quả lê, quả táo,… cũng nên lựa chọn trang phục với kiểu dáng và màu sắc cho phù hợp, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cân đối cho hình dáng. Vì vậy, màu sắc là yếu tố quan trọng trong thời trang và may mặc, nó không chỉ che đi khuyết điểm mà còn giúp người đẹp càng đẹp hơn. 3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC 3.1. Vòng màu cơ bản 3.1.1. Màu gốc Màu gốc còn gọi màu nguyên, màu bậc 1, màu nguyên thủy,... Đây là những màu có sẵn, màu đầu tiên, không có sự pha trộn. Từ ba màu gốc, con người có thể pha trộn và tạo ra vô số màu khác như ngày nay.
  • 20. 20 B1 B1 B1 B2 B2 B2 H 1.14. Màu gốc - Có ba màu gốc: đỏ, vàng, lam (xanh dương) - Từ ba màu này tạo ra vô số màu khác, nhưng không có màu nào kết hợp lại tạo thành màu đỏ hoặc màu xanh lam hay màu vàng. H 1.15. Màu gốc 3.1.2. Màu bậc hai Màu bậc hai còn gọi màu nhị hợp, màu nhị nguyên. Đây là những màu được kết hợp từ hai màu gốc tạo thành: cam, tím, lục (xanh lá). Màu bậc hai còn gọi là màu trung gian của hai màu bậc 1. Cách tạo ra màu bậc hai Kết hợp 2 màu bậc 1 lại với nhau, lượng màu bằng nhau, ta có màu bậc 2: Đỏ + vàng = cam; Đỏ + lam = tím; Vàng + lam = lục (xanh lá).
  • 21. 21 H 1.16. Màu bậc 2 3.1.3. Màu bậc ba Màu bậc ba được hình thành từ hai màu bậc 1 và bậc 2 đứng cạnh nhau. Màu bậc ba cũng được gọi màu trung gian, có chức năng liên kết hai màu kề nhau. Ví dụ: Màu cam đỏ, cam vàng, xanh lá non, xanh lá đậm, tím đỏ, tím xanh. H 1.17. Màu bậc 3 H 1.18. Vòng màu cơ bản Cách pha màu bậc ba Cách tạo ra màu bậc 3: lấy một lượng màu bậc 1 và một lượng màu bậc 2 bằng nhau (ước lượng bằng mắt). Pha trộn chúng với nhau sẽ tạo nên màu bậc 3 Lục + vàng = xanh lá non; Lục + lam = xanh lá đậm Cam + vàng = cam vàng; Cam + đỏ = cam đỏ Tím + lam = tím xanh (chàm); Tím + đỏ = tím đỏ
  • 22. 22  Lưu ý: Đối với các màu bậc 2, bậc 3 khi pha trộn có một số màu được tạo nên không có độ tươi sáng như các màu có sẵn trong hũ như nhà sản xuất đã pha như màu tím, xanh lục, lá non, lá đậm. 3.2. Các tính chất của màu 3.2.1. Sắc giai Là những màu từ ba màu đỏ – vàng – lam tạo ra những màu khác có tính chất liên tục theo vòng tròn. VD:Đỏ - cam - vàng - lục - lam - chàm - tím - .... EX: Red - orange - Yellow- Green - Blue - Blue Green - Violet,... H 1.19. Sắc giai Cách tạo nên sắc giai Sắc giai được tạo nên do sự kết hợp của 3 màu nguyên, tạo nên vòng tròn màu gồm có 12 màu được chuyển liên tục nhau: Đỏ – cam đỏ – cam – cam vàng – vàng – lá non – xanh lá – lá đậm – xanh lam – tím xanh (chàm) – tím – tím đỏ – đỏ. Đỏ Cam đỏ Cam Cam vàng Vàng Lá non Xanh lá Lá đậm Lam Tím xanh Tím Tím đỏ H 1. 20. Sắc giai 3.2.2. Sắc thái Các màu khi kết hợp lại tạo nên trạng thái của màu sắc. Gồm có hai trạng thái là sắc thái nóng và sắc thái lạnh. Cách phân biệt sắc thái Cách phân biệt sắc thái của một bài vẽ màu, nên dựa vào số lượng màu đã sử dụng trên một tác phẩm. Thông thường, bài vẽ có số lượng màu nghiêng về màu đỏ nhiều là sắc thái nóng. Các bài vẽ có số lượng màu nghiêng về màu xanh nhiều là bài vẽ có sắc thái lạnh.
  • 23. 23 Sắc thái nóng H 1.21. Sắc thái Màu sắc trong hội họa phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào người vẽ, cách phối màu, sẽ tạo nên các gam màu khác nhau. Mỗi người sẽ có một gam màu đặc trưng riêng, phụ thuộc vào sở thích và cá tính làm thành dấu ấn riêng biệt của từng người. Dù các gam màu đó, cùng xuất phát từ điểm chung là sự phối trộn từ 3 màu gốc sẽ tạo ra vô số màu, với nguyên tắc chung là sự kết hợp giữa 2 màu kề nhau tạo ra màu ở giữa. Với những nguyên tắc và kỹ thuật pha màu chung đó, người vẽ có thể tạo nên vô số màu mới và liên kết các màu lại với nhau tạo nên một tổng thể hài hòa. 3.3. Màu hữu sắc và màu vô sắc 3.3.1. Màu hữu sắc Màu hữu sắc là những màu được tạo nên trên vòng tròn màu phát triển từ những màu cơ bản, hình thành nên sắc thái nóng, sắc thái lạnh. Cách nhận biết Quan sát vòng tròn màu được tạo nên từ ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam để tạo ra mười hai màu liên tục trên vòng tròn màu. Một đường thẳng đi qua tâm hình tròn, cắt ngang hai màu tím và vàng. Đường thẳng này phân chia vòng tròn làm hai sắc thái nóng, lạnh của màu sắc. Nên các màu được gọi là sắc thái nóng hoặc lạnh là màu hữu sắc. Riêng màu vàng, tím không có sắc thái rõ rệt, nếu nó đứng cạnh các màu lạnh thì sẽ có sắc thái lạnh và ngược lại.
  • 24. 24 Màu nóng H 1.22. Các màu hữu sắc trên vòng tròn màu H 1.23. Họa tiết trang trí sử dụng màu hữu sắc 3.3.2. Màu vô sắc Màu vô sắc là những màu không mang sắc thái rõ rệt, nếu đứng gần màu nóng sẽ nóng và gần màu lạnh sẽ lạnh (còn gọi màu trung tính). Ví dụ: Màu đen, màu trắng, màu xám, màu ghi,…
  • 25. 25 Cách nhận biết Màu vô sắc thường thấy ở những bài phác thảo đen - trắng. Khi nhìn vào bài sẽ thấy rất nhiều sắc độ được tạo nên từ hai màu đen và màu trắng. Các sắc độ sẽ làm nên độ đậm nhạt của một bài vẽ và nó cũng là cơ sở để dựa vào đó thể hiện bài vẽ màu. H 1.24. Các họa tiết trang trí sử dụng màu vô sắc 3.4. Màu nóng, màu lạnh 3.4.1. Màu nóng Màu nóng là sự kết hợp các màu có sắc thái nóng lại với nhau, tạo nên cảm giác ấm, nóng gây gắt. Thông thường màu nóng là các màu có họ hàng với màu đỏ, cam đỏ, cam vàng, tím, tím đỏ,… Cách tạo nên gam màu nóng Để tạo nên gam màu nóng, ta kết hợp các màu nóng lại với nhau, những màu đứng gần nhau trên vòng tròn màu, theo tỷ lệ bảy nóng ba lạnh. Các gam màu nóng thường tạo cảm giác vui vẻ, sôi động, nhộn nhịp. Trang phục có gam màu nóng thường sử dụng nhiều ở trẻ em, tạo sự năng động bắt mắt. Nhưng ở những bạn trẻ, thanh thiếu niên những bộ trang phục màu nóng còn thể hiện cá tính, sở thích muốn được chú ý và nổi bật trước đám đông.
  • 26. 26 H 1.25. Gam màu nóng 3.4.2. Màu lạnh Màu lạnh là những màu được kết hợp từ những màu mang sắc thái lạnh. Gam màu lạnh tạo nên cảm giác mát mẻ, êm dịu, khi chúng được phối hợp với nhau. Thông thường là những màu thuộc về họ màu xanh, như xanh lá non, xanh lá, lam, tím xanh,… Cách tạo nên gam màu lạnh Để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật (bộ trang phục, bài trang trí,…) có gam màu lạnh thì ta kết hợp những màu thuộc về họ xanh lại với nhau; những màu đứng gần nhau trên vòng tròn màu; theo tỷ lệ bảy lạnh ba nóng. Gam màu lạnh tạo cảm giác ngọt ngào, mát mẻ, lạnh lẽo, u buồn. Trang phục có gam màu lạnh thường sử dụng với những người mặc có cá tính nhẹ nhàng, nữ tính, chu đáo,... H 1.26. Gam màu lạnh
  • 27. 27 3.5. Màu tương đồng - màu tương phản 3.5.1. Màu tương đồng Màu tương đồng là những màu đứng gần nhau trên vòng tròn màu và chúng có liên hệ họ hàng về sắc. Chính sự giống nhau đó tạo nên tính thống nhất, hài hòa của một tổng thể. Ví dụ: Họ tím xanh; họ màu xanh lam; họ màu xanh lá; họ màu cam; họ màu tím đỏ. Tương đồng T ư ơ n g đ ồ n g T ư ơ n g đ ồ n g họ tím đỏ; họ tím xanh; họ xanh lá Tươngđồng T ư ơ n g đ ồ n g họ cam vàng; họ tím H 1.27. Các màu tương đồng Cách phối màu tương đồng Tạo nên màu tương đồng, chọn một màu làm chủ đạo. Từ đó kết hợp các màu cùng họ hàng về sắc bên cạnh nó trên vòng tròn màu.
  • 28. 28 3.5.2. Màu tương phản Màu tương phản là những màu đứng xa nhau trên vòng tròn màu, mối quan hệ họ hàng cũng như tính tương đồng về sắc sẽ giảm dần và sự khác nhau về sắc ngày một tăng dần. Đến một mức độ nhất định, sắc màu đó khác nhau hoàn toàn trở thành hai màu đối lập nhau gọi màu tương phản. H 1.28. Màu tương phản Các loại tương phản màu Trên thực tế có rất nhiều trường hợp tương phản nhau: - Tương phản về sắc thái nóng - lạnh.
  • 29. 29 H 1.29. Tương phản nóng – lạnh [26] H 1.30. Tương phản sắc độ, sáng - tối [27]
  • 30. 30 - Tương phản về sắc độ sáng - tối. Ví dụ: đen - trắng là cặp màu tương phản và cũng là cơ sở để tạo nên các cặp màu tương phản sắc độ sáng - tối. - Tương phản về sắc rực - sắc trầm. - Tương phản về màu tươi, màu chói với màu xỉn, màu chết. H 1.31. Tương phản sắc rực – sắc trầm [31] H 1.32. Tương phản màu tươi, chói – màu xỉn, chết [28] - Tương phản giữa màu hữu sắc với màu vô sắc. - Tương phản các cặp màu tươi, chói với nhau. Ví dụ: đỏ – vàng; xanh đậm – vàng; … H 1.33. Tương phản màu hữu sắc – vô sắc [29]
  • 31. 31 H 1.34. Tương phản màu tươi, chói với nhau [30] Tác dụng của màu tương phản Trong thời trang sử dụng màu tương phản khi đứng cạnh nhau sẽ tạo nên sự nổi bật, thu hút sự chú ý của người xem. Do đó, người thể hiện trang phục dùng màu tương phản làm điểm nhấn như các đường viền ơ cổ, tay áo,… Các cặp màu tương phản còn được dùng nhiều trong quảng cáo, tuyên truyền, cổ động. Cho nên màu tương phản sử dụng trong trang phục cũng nhằm mục đích đó, để quảng cáo cho một sự kiện, một công ty thông qua hình thức trang phục đồng phục. 3.6. Màu bổ túc Màu bổ túc là những cặp màu khi đứng cạnh nhau có sự tương tác với nhau về sắc và sẽ hỗ trợ cho nhau, tôn nhau lên thêm rực rỡ. Lam – cam Vàng – tím Đỏ - lục H 1.35. Các cặp màu bổ túc
  • 32. 32 Tác dụng của màu bổ túc Màu bổ túc được sử dụng trong trang phục tạo cảm giác trẻ trung, năng động, người mặc thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh vì họ tạo nên bầu không khí sinh động. Mặt khác, người mặc còn thể hiện cá tính mạnh mẽ, hồn nhiên, yêu đời. Trong hội họa màu bổ túc dùng cho các bảng hiệu, cửa tiệm, bìa sách,... nhằm đánh vào thị giác của khách hàng, quảng cáo cho một thương hiệu, quyển sách muốn giới thiệu. H 1.36. Màu bổ túc trong thiết kế bìa sách H 1.37. Màu bổ túc trong trang phục [29] 3.7. Sắc độ Sắc độ là thuật ngữ dùng để chỉ độ đậm nhạt hay sáng tối của từng màu. Chúng được biểu hiện là hàm lượng sắc tố trên một đơn vị diện tích. Nếu số lượng sắc tố lớn ta có sắc độ đậm và ngược lại hàm lượng sắc tố nhỏ thì có sắc độ nhạt.
  • 33. 33 Các cách thay đổi sắc độ của một màu Để điều chỉnh sắc độ của một màu ta có thể cộng màu đó với màu đen hoặc trắng. Muốn tăng sắc độ đậm, ta lấy màu đó kết hợp với màu đen, tùy lượng màu đen nhiều hay ít sẽ tạo nên độ đậm nhạt khác nhau. Ngoài màu đen ra, người vẽ cũng có thể kết hợp với gam màu ngược với gam màu hiện tại (ví dụ: muốn tăng độ đậm của màu đỏ, nên kết hợp với màu xanh) cũng làm gia tăng sắc độ đậm của màu. Còn muốn giảm sắc độ của một màu, người vẽ nên cộng với màu trắng hoặc màu vàng thì sắc độ sẽ giảm xuống H 1.38. Đen chuyển trắng H 1.39. Chuyển tối xanh Đỏ chuyển sáng vàng 3.8. Sắc điệu Sắc điệu là thuật ngữ để chỉ sự biến thiên của màu hữu sắc trong vòng tròn màu. Các màu đều có sự chuyển biến sắc từ ít đến nhiều, từ việc dễ đến khó cho việc phân biệt màu bên cạnh. Ví dụ: màu vàng, ta dễ nhận ra màu vàng cơ bản, nhưng từ màu vàng sẽ chuyển sang vàng mỡ gà, vàng đất, vàng cam,... nhưng cũng có thể vàng của lá mạ non, hay xanh lục, xanh lá cây đậm cũng được xuất phát từ một phần của màu vàng,... S ắ c đ i ệ u m à u v à n g H 1.40. Sắc điệu
  • 34. 34 3.9. Độ thuần màu Thuần có thể hiểu như thuần túy, có nghĩa chỉ có duy nhất một cái gì đó. Độ thuần màu (một màu duy nhất) là lượng sắc tố hàm chứa trên một đơn vị diện tích hay dung tích màu. H 1. 41. Độ thuần cao nhất (đạt độ bão hòa) H 1.42. Độ thuần giảm vì màu đỏ + màu trắng H 1.43. Độ thuần giảm thấp hơn H1.42, vì lượng màu trắng tăng. Độ thuần màu giúp người đối diện nhìn rõ hơn một sự vật nào đó trước một không gian rộng, nên độ thuần màu được thể hiện trong quảng cáo, kẻ chữ, để tuyên truyền, cổ động cho một sự kiện đặc biệt. Còn trong trang phục sẽ giúp bộ trang phục thêm quý hơn, đẹp hơn vì có điểm nhấn, điểm nhìn chính. Ví dụ: Đối với một bộ trang phục với váy hoa sặc sỡ gam màu nóng, bên trong nhiều họa tiết hoa đỏ, cam lớn nhỏ thì điều cần nhất của chiếc váy này là phải phối cùng một chiếc áo có độ thuần màu (đỏ; cam; hay cam vàng) để tạo nên bộ trang phục đẹp. Nhưng nếu ngược lại, chiếc áo không sử dụng độ thuần màu sẽ làm người mặc rối mắt, không điểm nhìn, không điểm nhấn và không đẹp. 3.10. Độ sáng, độ tối Độ sáng, độ tối là để chỉ sự thay đổi sắc độ của một màu hay một gam màu. Độ sáng, độ tối kết hợp lại tạo nên sắc độ sáng tối của một tác phẩm hội họa hay một bộ trang phục. Đối với bộ trang phục luôn có sự cân nhắc về độ sáng, độ tối. Giả sử khi mặc chiếc áo sẫm màu thì nên chọn quần màu sáng và ngược lại. Màu nút, ren hay phụ kiện trang trí trên bộ trang phục cũng tạo nên sắc độ. Thông thường bộ trang phục đẹp, có điểm nhấn với người nhìn đều có tối thiểu ba sắc độ: đậm, sáng và trung gian. Ví dụ trên vòng tròn màu, màu vàng sắc độ sáng nhất, màu cam sắc độ sáng hơn màu đỏ nhưng lại đậm hơn sắc độ của màu vàng,... 42 43 41
  • 35. 35 H 1.44. Nhiều màu sáng H 1.45. Độ sáng tối phù hợp H 1.46.Thiếu độ chuyển màu Tác dụng của độ sáng, độ tối Độ sáng, độ tối giúp cho bài vẽ, bộ trang phục có cái nhìn hợp lý có chính, có phụ rõ trọng tâm; độ đậm nhất và sáng nhất luôn đi kề nhau, để làm nổi bật ý đồ chính. Tuy nhiên, để có một bài vẽ đẹp, bộ trang phục đẹp thì sắc độ sáng tối nên phân bố đúng vị trí và có sự chuyển sắc độ màu tinh tế. Muốn thay đổi sắc độ sáng, tối của một màu ta kết hợp màu đó với màu đen, trắng hoặc giữa các màu đối đỉnh với nhau. 3.11. Độ rực (độ tươi, độ chói) Độ rực là để chỉ sự kích thích của màu đối với mắt. Trong vòng tròn màu, độ rực của mỗi màu sẽ khác nhau nên chúng được phân chia như sau: màu có độ chói là đỏ, vàng. Màu có độ tươi là màu cam, lục. Màu có độ trầm là chàm, tím. Khi muốn cho một màu tươi hơn ta pha thêm vàng, đỏ; Màu sáng hơn ta pha thêm trắng; Màu trầm hơn ta pha thêm đen, hoặc màu nghịch tông màu của nó.
  • 36. 36 H 1.47. Độ rực H 1.48. Độ tươi H 1.49. Độ trầm Tác dụng của độ rực Màu có độ rực thường bắt mắt người xem, nên trên các bộ trang phục người thiết kế chọn màu có độ rực làm điểm nhấn: các loại viền cổ, tay,... nhưng với diện tích nhỏ điểm nhấn càng ấn tượng, duyên dáng, gây được sự chú ý nhiều hơn. 3.12. Điểm khác nhau giữa màu sắc trong trang trí và màu sắc trong tranh Màu sắc trong trang trí và màu sắc trong tranh (hội họa) đều được thể hiện bằng ngôn ngữ đặc trưng của hội họa là: đường nét, màu sắc, ánh sáng. Nhưng màu sắc trong tranh là diễn tả hình ảnh, sự việc bằng không gian ba chiều trên một mặt phẳng, nên hình ảnh được thể hiện thông qua những hình khối ba chiều, được vờn khối, tạo khối. Còn màu sắc trang trí vẫn sử dụng ngôn ngữ chung đó, nhưng các hình ảnh, sự vật trong trang trí là không gian hai chiều trên một mặt phẳng. Cụ thể hơn, màu sắc trong trang trí chủ yếu là đường nét và mảng hình, không vờn khối,… các hình vẽ được thể hiện trong mảng hình dứt khoát, thường vẽ đường nét trước và tô đều màu cho từng mảng hình. H 1.50. Màu sắc trong tranh -HS Lương Xuân Nhị H 1.51. Bài vẽ của sinh viên ngành TKTT
  • 37. 37 Đối với môn học mỹ thuật trang phục, chúng ta sử dụng màu sắc thể hiện dưới dạng màu trang trí. Có nghĩa người học cần chú ý thể hiện bằng đường nét và mảng hình, không vờn khối như vẽ tranh. Cụ thể như các bài vẽ trang trí hình vuông, hình tròn được vẽ trên giấy hay vẽ trang trí trên trang phục đều thể hiện dưới dạng mảng hình, đường nét. H 1.52. Hình vẽ dạng trang trí trên trang phục 3.13. Kết luận Màu sắc trong cuộc sống nói chung và hội họa nói riêng rất phong phú và đa dạng. Mỗi màu sẽ có tên gọi, chức năng, ý nghĩa khác nhau để tạo vẻ đẹp vốn có của nó. Nhưng khi kết hợp chúng lại với nhau cần có sự nhận định, đánh giá, điều chỉnh chúng trong một môi trường tương tác lẫn nhau để tạo nên những gam màu, ý nghĩa đặc trưng mà nó mang lại. Vì vậy, quá trình học có thể giúp người học phân biệt được thể loại, khái niệm từng màu riêng biệt nhưng khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thì phải biết hòa trộn, liên kết các màu và ứng dụng vào đối tượng phù hợp. Khi đánh giá vẻ đẹp của màu sắc, chúng ta cần phải nhìn nhận một cách tổng thể, không nên tách biệt từng màu riêng lẻ. Vì bản thân từng màu đã đẹp, nhưng khi kết hợp chúng lại phải tạo nên một tổng thể hài hòa về màu sắc. Lưu ý: Khi đánh giá về màu sắc bài vẽ của người khác, không được đánh giá màu vẽ đúng, sai. Chúng ta chỉ nhận xét màu vẽ có đẹp, hài hòa trong tổng thể bài vẽ đó. 4. HÒA SẮC 4.1. Định nghĩa Hòa sắc là sự sắp xếp tương quan các màu trong không gian nhất định nhằm tạo được mối quan hệ hài hòa màu sắc. Sự tương quan hòa sắc cũng phụ thuộc vào quan điểm thẩm mỹ của từng người, từng vùng miền cũng như mỗi dân tộc khác nhau do điều
  • 38. 38 kiện địa lý hoặc nền văn hóa riêng. Tuy có sự khác nhau đó, nhưng nguyên lý cơ bản về hòa sắc vẫn có thể định hình trên cơ sở đặc trưng và tính chất của màu. Để có một hòa sắc đẹp, người vẽ phải dựa vào đặc trưng, tính chất của màu để điều chỉnh cho phù hợp. Giả sử bài vẽ chưa đẹp vì màu quá tươi, quá sáng, không trọng tâm thì người vẽ nên dựa vào sự hiểu biết về sắc độ để gia giảm độ đậm nhạt cho phù hợp rõ trọng tâm. Một bài vẽ hay một bức tranh, một bộ trang phục được cho là hòa sắc đẹp tức là ta biết đặt vị trí, sắc độ của màu đúng nơi, đúng chỗ tạo nên sự hòa hợp lẫn nhau. 4.2. Các dạng hòa sắc 4.2.1. Hòa sắc tương đồng Là sự sắp xếp, phối hợp các màu tương đồng lại với nhau. Các màu có cùng tông, cùng họ, cùng nhóm màu nóng hoặc lạnh, khi chúng đứng cạnh bên nhau tạo nên mối quan hệ hài hòa về màu trong cùng một sắc. Còn gọi là phối hợp các màu tương sinh cùng họ. Ví dụ: Hòa sắc nâu là kết hợp các màu nâu đậm đến nâu nhạt, nâu chuyển sang vàng, nâu chuyển xanh,... Hay hòa sắc xanh bao gồm các màu từ xanh đậm đến xanh nhạt, xanh ngả vàng, xanh ngả lam,... Tác dụng của hòa sắc tương đồng Hòa sắc tương đồng của các màu hữu sắc đứng cạnh nhau cho cảm giác êm ái, nhẹ nhàng. Hòa sắc tương đồng của các màu vô sắc (phác thảo đen trắng) cho cảm giác thuần khiết, giản dị. H 1.53. Hòa sắc tương đồng [11]
  • 39. 39 4.2.2. Hòa sắc tương phản Định nghĩa Hòa sắc tương phản là sự sắp xếp bố trí các màu tương phản lại với nhau, có tính đối lập nhau: nóng - lạnh; sáng - tối; đậm - nhạt; tươi - rực; dịu - trầm; mảng lớn - mảng nhỏ; màu hữu sắc - màu vô sắc;... đứng cạnh nhau tạo nên tương quan hài hòa về màu sắc. Tác dụng của hòa sắc tương phản Thông thường các hòa sắc tương phản gây sự kích thích thị giác mạnh, tập trung sự chú ý người xem. Hòa sắc tương phản được sử dụng trong các trường hợp người mặc trang phục muốn thể hiện mình, làm nổi bật mình giữa đám đông, hay là một người mẫu quảng cáo cho một thương hiệu nào đó. Ngoài ra, trang phục ấn tượng có thể sử dụng hòa sắc tương phản để tăng thêm sự chú ý, gây ấn tượng mạnh hơn, tạo hiệu quả cao hơn cho thể loại trang phục. Trên thực tế hòa sắc tương phản, hòa sắc tương đồng chỉ mang tính tương đối và không có sự tách biệt một cách rõ ràng. Vì một hòa sắc đẹp, sinh động thì ngoài lượng màu nhất định tương phản hoặc tương đồng còn phải kết hợp thêm các cặp màu tương đồng, hoặc một vài cặp màu tương phản khác và ngược lại. 4.3. Hiệu quả hòa sắc Màu sắc là công cụ của người họa sĩ, người sáng tác. Việc dùng màu sao cho đẹp đòi hỏi các màu sử dụng phải hài hòa, đẹp mắt phù hợp với điều muốn thể hiện và cả người sử dụng nó. Vì vậy, hoà sắc đẹp được thường có ba hiệu quả sau: 4.3.1. Hiệu quả rực Hòa sắc rực là sự kết hợp các màu có độ rực cao lại với nhau, các màu đối chọi về sắc: Màu nóng và lạnh; Sắc độ sáng - tối; Màu hữu sắc với màu vô sắc; Kết hợp các màu có độ đậm nhạt cao thấp khác nhau, tạo nên sự kích thích mạnh về mắt. Cũng có thể sử dụng một màu nguyên với màu có độ thuần thấp.
  • 40. 40 H 1.54. Trang phục có hòa sắc rực [11] Đối tượng ứng dụng Hiệu quả rực tạo cảm giác vui mắt, sinh động và nổi bật. Đối tượng sử dụng trang phục này là trẻ con, thích sự tươi sáng, trẻ trung. Người lớn cũng thường sử dụng trang phục có hiệu quả rực, thường là những người sôi nổi, cá tính năng động, hoạt bát,… những người chủ động, tự tin, trong nhóm, tập thể. Hòa sắc rực rất kén với người da sậm vì khi mặc vào càng lộ rõ nhược điểm của làn da. Riêng những người da sáng thì là một lợi thế, không chỉ thể hiện làn da đẹp mà người càng tươi tắn đẹp hẳn lên. Hiệu quả rực còn làm thay đổi tâm trạng không tốt của người mặc, giúp người mặc che bớt nỗi buồn, ảm đảm bên trong. Thông thường hiệu quả rực có gam màu nóng, nên nó có tác dụng tạo cảm giác ấm áp trong mùa đông giá rét. 4.3.2. Hiệu quả trầm Hòa sắc trầm là sự kết hợp các màu trầm đục, đen, xám,… lại với nhau tạo nên sự hài hòa về màu sắc. Thông thường hiệu quả trầm ít có sự tương phản với nhau về sắc độ. Đối tượng ứng dụng Việc sử dụng màu sắc trên trang phục, thường tùy thuộc vào tâm lý, lứa tuổi và cả cá tính, sở thích của người mặc. Hiệu quả trầm của màu sắc có thể ứng dụng cho những người có tuổi, thuộc giai đoạn trung niên. Với lứa tuổi này, họ có sự chín chắn trong suy nghĩ, nên màu sắc trang phục cũng phần nào thể hiện điều đó. Họ không thích lòe loẹt với những màu xanh, đỏ, tím, vàng,… mà thay vào đó những màu thể hiện sự nghiêm túc, sang trọng làm tôn được vóc dáng của người mặc.
  • 41. 41 H 1.55. Trang phục có hòa sắc trầm [11] Một nhóm đối tượng khác không thuộc lứa tuổi này, nhưng họ có thân hình quá khổ, họ không được tự tin khi xuất hiện trước công chúng. Vì thế, trang phục hòa sắc trầm giúp họ có vóc dáng như nhỏ lại, thon gọn hơn. Ngoài ra, đối tượng của hiệu quả trầm còn có một số người có làn da trắng, thì trang phục này là điểm nhấn giúp làn da nổi bật hơn - một ưu thế của người mặc. 4.3.3. Hiệu quả nhã Hòa sắc nhã là sự kết hợp các màu nhã lại với nhau. Có thể nói, hiệu quả nhã là trạng thái trung gian giữa hiệu quả rực và hiệu quả trầm. Để tạo được một hiệu quả nhã đẹp thì màu sắc kết hợp cần đảm bảo ba yếu tố sau: - Trung tính về độ rực. Có nghĩa màu không quá rực, cũng không quá trầm. - Trung bình về sắc độ. Sắc độ không được đậm quá hoặc sáng quá. - Trung gian về độ sáng. Không chênh lệch mạnh về độ sáng và độ tối.
  • 42. 42 H 1.56. Trang phục có hòa sắc nhã [11] Đối tượng ứng dụng Ở hòa sắc nhã thể hiện rõ tính cách người sử dụng trang phục. Với những người nóng tính, vội vàng, hấp tấp thì không hợp, không thể yêu thích những trang phục theo dạng hòa sắc này. Thường là những người nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ, rất chu đáo, tỉ mỉ và nữ tính,… là một dạng phụ nữ rất được khen ngợi. Nhìn chung, những người thích trang phục dạng này thì họ là những người kín đáo, ít nói và trầm tính,… họ rất đắn đo, suy nghĩ tường tận vấn đề một cách thấu đáo mới quyết định. Những tuýp người thích hòa sắc nhã này cũng dễ thành công, nhưng đôi lúc thiếu đi sự quyết đoán nhanh lẹ nên cũng bỏ qua nhiều cơ hội. Lĩnh vực thể hiện là trang phục dành cho công sở, với gam màu nhẹ nhàng, sang trọng tạo một bầu không khí làm việc mát mẻ và gần gũi. Ngoài ra, hòa sắc nhã dễ sử dụng cho các đối tượng, lứa tuổi vì nó không kén người mặc, nước da,… chỉ cần họ có cùng sở thích. Hòa sắc nhã cũng là sở thích của đối tượng có làn da tối. Hầu hết, những người có làn da sẫm thì nên chọn màu sắc gần màu của da, thì mới tôn lên vẻ đẹp làn da. Nếu da sẫm mà chọn màu trang phục sáng, rực – quá nổi thì da sẽ chìm và làm nền cho trang phục đẹp. Ngược lại, da tối mà mặc đồ tối thì người mặc không có điểm nhìn, điểm nhấn và không tạo được ấn tượng với những người xung quanh.
  • 43. 43 4.4. Kết luận Mỗi người có sự cảm nhận và yêu thích màu sắc khác nhau. Và bản thân mỗi màu cũng có vẻ đẹp riêng của nó, nhưng khi kết hợp chúng lại có tạo nên một bản nhạc hay sự hòa tấu được hay không chính là do người thực hiện. Vì vậy, dù người có yêu thích màu sắc nào, cá tính nào thì khi phối màu lên trang phục hay các vấn đề trong cuộc sống thì cần chú ý độ đậm nhạt và sự tương quan giữa các màu. Có như thế mới tạo nên một tổng thể hài hòa về màu sắc. Hòa sắc như một bản nháp hay một bài thí nghiệm đầu tiên về màu, giúp người học tìm ra những gam màu đẹp. Từ đó, định hướng cho việc trang trí một bộ trang phục nói riêng hay các sự vật trong cuộc sống. Khi vẽ, ai cũng có tâm lý không biết bắt đầu từ đâu, vẽ màu nào và chọn màu nào cho hợp,… Các bài hòa sắc này sẽ giúp người học cách dùng màu, kết hợp màu như thế nào cho phù hợp và ứng dụng vào trong trang phục. Mặt khác, mỗi gam màu, tông màu ở bài hòa sắc, nó như mẫu thiết kế đầu tiên, có thể vận dụng và tạo ra những mẫu vải, hoặc nâng cao khả năng sáng tạo, cách nhìn màu cho những bài học về sau. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Làm thế nào để tạo ra màu trung gian? Cho ví dụ. 2. Để phối trộn màu bậc bốn phải làm thế nào? Có bao nhiêu màu bậc 4? 3. Cần có tối thiểu bao nhiêu sắc độ của một bài vẽ màu hay của một tác phẩm mỹ thuật? 4. Hãy cho biết bộ trang phục em đang mặc, màu sắc được thể hiện theo hòa sắc nào? Giải thích. Bài tập 1: Vẽ vòng thuần sắc: Sử dụng 3 màu gốc tạo ra vòng màu có 12 màu. Yêu cầu hình vẽ phải có tính sáng tạo. Bài tập 2:Vẽ bài hòa sắc yêu cầu có 5 bài hòa sắc nóng và 5 bài hòa sắc lạnh. Trình bày lên giấy A3. Kích thước mỗi bài hòa sắc 10 x 10 cm.
  • 44. 44
  • 45. 45 Chương 2 HÌNH DÁNG - HỌA TIẾT TRANG PHỤC Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên: - Phân biệt được hình dáng của quần áo, đường kết cấu, đường trang trí. - Vận dụng và phát triển các kiểu hình cơ bản, các loại đường nét vào trang phục một cách phù hợp. - Nhận xét và đánh giá được một bộ trang phục đẹp với từng đối tượng cụ thể. 1. HÌNH DÁNG TRANG PHỤC 1.1. Hình khối của trang phục 1.1.1. Định nghĩa Hình khối của trang phục được tạo nên là sự kết hợp các bộ phận, các mảng chi tiết lại với nhau (thân áo, tay áo, bâu áo,…) tạo nên một loại trang phục (áo, váy, nón,…) mà người thiết kế dựa trên đặc điểm hình khối của cơ thể. 1.1.2. Các hình khối cơ bản Trong không gian có ba loại hình khối thường gặp: khối hộp (khối lập phương, khối chữ nhật), khối cầu và khối kim tự tháp. H 2.1. Các khối thường gặp
  • 46. 46 Về mặt ý nghĩa khối cầu thể hiện sự viên mãn, no đủ, trọn vẹn nhất, nên nó thường đứng độc lập nhưng cũng khó sắp xếp, nếu biết dùng sẽ mang lại hiệu quả rất cao (H 2.2). Các lại trang phục dạng tròn thường thể hiện sự trẻ trung, nhí nhảnh,… đối tượng sử dụng là trẻ con hoặc người gầy sẽ mang lại sự bầu bĩnh, dễ nhìn. H 2.2. Trang phục hình khối dạng khối cầu [32], [11] Khối kim tự tháp như vươn lên, hướng tới và phát triển... Mỗi khối đều có ý nghĩa riêng của nó, nếu ta biết vận dụng các khối một cách sáng tạo chúng không chỉ mang lại hiệu quả thẩm mỹ và có khả năng ứng dụng cao. . H 2.3.Trang phục dạng khối chóp [11]
  • 47. 47 Khối hộp thể hiện sự vững vàng, ổn định, bề thế. Trên cơ thể con người cũng được quy thành các khối: đầu, thân, tay, chân, cũng được quy về dạng khối hộp. Thiết kế trang phục việc đầu tiên phải dựa trên hình khối cơ thể, sau đó mới dựa vào ý tưởng thiết kế. Lúc đó người thiết kế mới đưa ra hình dáng thiết kế thế nào, gồm bao nhiêu hình khối, khối to, khối nhỏ,... để tạo thành mẫu trang phục. H 2.4. Khối hộp - Trang phục hình khối dạng khối hộp Ví dụ: Khi ta thiết kế một chiếc áo hay váy cũng được tạo thành từ các chi tiết: tùng váy, cạp váy hay thân áo, tay áo, bâu áo,… các chi tiết đó tạo nên hình khối của chiếc váy, hay áo. Một chiếc váy gồm hai chi tiết: hình cánh quạt lớn và hình chữ nhật mảnh và dài. Đường cong lớn là gấu váy, đường cong nhỏ là đường ngang eo, hình chữ nhật mảnh dài làm cạp váy, hình cánh quạt là thân váy. Từ những chi tiết này được ráp nối lại thành hình khối của chiếc váy. Như vậy để tạo thành hình khối của quần áo hoàn toàn dựa vào các mảng hình khối chi tiết. Số lượng, kiểu dáng các mảng chi tiết như thế nào thì phụ thuộc vào: - Cấu trúc cơ thể. - Mục đích sử dụng bộ trang phục. - Ý đồ thiết kế. - Kỹ thuật may. - Công nghệ gia công sản phẩm.
  • 48. 48 H 2.5. Kết cấu mở của một số hình khối H 2.6. Kết cấu mở của váy chữ A Thông thường hình khối trang phục có các dạng: hình nón, hình nón cụt, hình trụ, hình tang trống,... Hình khối trang phục hoàn toàn dựa vào đặc điểm hình khối cơ thể. Tuy nhiên, người thiết kế cũng phải đưa ý tưởng sáng tạo của mình vào từng bộ trang phục cho nó đẹp hơn, sinh động hơn, như độn thêm phần vai cho trang phục thêm mạnh mẽ, cá tính hay tạo độ phồng, độ xòe cho mềm mại, nữ tính,... 1.2. Hình bóng cắt 1.2.1. Định nghĩa Hình bóng cắt (kiểu bóng) là hình chiếu của hình khối quần áo lên một mặt phẳng thẳng đứng đối diện và vuông góc với mặt đất. Nói một cách khác, đường viền chu vi của quần áo được chiếu lên mặt phẳng thẳng đứng vuông góc mặt đất thì thu được hình ảnh trùng khít với hình bóng cắt. H 2.7. Hình bóng cắt
  • 49. 49 1.2.2. Mục đích của hình bóng cắt Người thiết kế dựa vào hình bóng cắt làm nền mà có những ý tưởng thiết kế, tạo ra kiểu dáng trang phục, trang trí sao cho phù hợp, sinh động hơn. Ví dụ một người mặc trang phục khi di chuyển sẽ tạo ra hình bóng cắt khác nhau, cho nên người thiết kế thường lót vải, keo để cải tạo độ mềm mại, nữ tính; dùng ren, đăng ten, ở những đường viền, trang trí thêm cho quyến rũ, hấp dẫn với các trang phục nữ. Đôi khi cũng hình bóng cắt đó mà người thiết kế muốn sử dụng cho một người có cá tính mạnh mẽ, oai vệ thì nên độn vai, đắp túi,… cho thấy được nét uy nghi của người mẫu, mhưng người mẫu khác lại muốn thể hiện vẻ sang trọng, quý phái, kiêu sa,…Như vậy, cùng một hình bóng cắt nhưng có thể tạo ra các kiểu dáng trang phục khác nhau và phù hợp từng đối tượng cụ thể. H 2.8. Hình bóng cắt [33] H 2.9. Cách trang trí khác nhau cùng một hình bóng cắt
  • 50. 50 1.2.3. Các loại kiểu hình bóng cắt (kiểu bóng) của trang phục Hình bóng cắt cũng được chia thành bốn loại khác nhau: kiểu chữ cái in hoa, kiểu hình học, kiểu tự nhiên và kiểu nhân tạo. Kiểu chữ cái in hoa Các bộ trang phục có hình bóng cắt mang hình dáng, đặc điểm của các chữ cái in hoa: A, S, T, X. A: Loại trang phục thường chỉ ôm phần ngực và rộng xòe từ trên xuống dưới. Trang phục mang nét phóng khoáng, thoải mái. Sử dụng nhiều trong thể loại đầm ngủ, đầm bầu,... H 2.10. Hình bóng cắt kiểu chữ A [34] S: Trang phục ôm sát ba vòng của cơ thể, thể hiện vẻ đẹp hình thể. Vì vậy, loại trang phục này rất kén dáng người mặc.
  • 51. 51 H 2.11. Hình bóng cắt chữ S [35] T:Trang phục thường có dáng suông, không ôm sát cơ thể. Có tay ngắn hoặc tay dài. Loại trang phục này thể hiện vẻ thanh lịch. H 2.12. Hình bóng cắt chữ T [36]
  • 52. 52 X: Trang phục dạng ôm từ ngực đến eo, váy xòe rộng ở phía dưới. Thường trang phục này nhằm che khuyết điểm cho những mẫu có vòng eo không được như ý. Điểm khác biệt giữ hình bóng cắt chữ A và chữ X: là cùng có điểm chung là váy xòe rộng về phía dưới nhưng chữ A là ôm ngực đến dưới chân ngực, còn chữ X là ôm từ ngực đến eo. H 2.13. Hình bóng cắt chữ X [37] Kiểu hình học Hình bóng cắt của bộ trang phục thể hiện mô phỏng theo hình dạng của một loại hình cơ bản: hình chữ nhật, hình oval, hình thang,... H 2.14. HCN Oval Hình tam giác Hình thang [38]
  • 53. 53 Kiểu tự nhiên Hình bóng cắt bộ trang phục mô tả các hiện tượng, sự vật được lấy từ thiên nhiên. Ví dụ: trang phục được thể hiện có hình bóng cắt như con công đang múa hay trang phục có hình bóng cắt là một loại trái cây; một loài chim,… H 2.15. Hình bóng cắt dạng hình bông hoa hướng xuống [39] Kiểu nhân tạo Hình bóng cắt bộ trang phục mô phỏng hình dáng một sự vật hiện tượng do con người tạo ra. Ví dụ hình bóng bộ trang phục là hình một cái lọ cắm hoa, cái quạt,… H 2.16. Hình bóng cắt – nhân tạo [40]
  • 54. 54 1.2.4. Kiểu hình cơ bản của quần áo 1.2.4.1. Định nghĩa Mỗi bộ trang phục đều có kiểu hình nhất định, kiểu hình đó là những đường nét lớn, sau khi được lược bớt những chi tiết, đường cong uốn lượn rườm rà còn lại những nét lớn, nét chính, nét cơ bản nhất. Chính những đường nét chu vi với những nét lớn đó làm nên kiểu hình bộ trang phục. H 2.17. Kiểu trang phục H 2.18. Kiểu hình trang phục
  • 55. 55 1.2.4.2. Một số kiểu hình cơ bản tạo nên kiểu dáng trang phục Phân tích hình dáng của các mẫu trang phục là sự kết hợp các kiểu hình cơ bản kết hợp lại với nhau. Mặc dù có nhiều loại hình, kiểu dáng trang phục nhưng khi nhìn tổng thể người ta quy chúng thành những kiểu hình chính: hình chữ nhật và biến tấu của hình chữ nhật, hình thang và biến tấu của hình thang, hình ô van và biến tấu của hình ô van,... H 2.19. Phát triển từ hình chữ nhật và hình thang H 2.20. Phát triển từ hình thang
  • 56. 56 H 2.21. Phát triển từ hình bóng cắt 1.2.4.3. Cách chọn kiểu hình cơ bản phù hợp ý nghĩa sử dụng bộ trang phục Cứ mỗi kiểu dáng trang phục mang một dạng hình học khác nhau, mỗi hình đều có ý nghĩa, tác động đến tâm lý người mặc. Các trang phục có dạng vuông cho cảm giác cứng cáp, mạnh mẽ, cân đối, bền vững. Các hình lệch về một hướng cho cảm giác không an toàn, không bền vững. Hình tròn, ô van có vẻ như xoay tròn, không ổn định. Nếu hình tròn có điểm nhọn sẽ tạo sự chuyển động tăng dần theo chiều mũi tên,... Với một hình thang quay xuống, người mặc như bị nén chặt xuống. Nhưng nếu hình thang thuận quay lên sẽ là vươn lên cao. Còn những hình tam giác tạo cảm giác năng động và cá tính mạnh mẽ nhờ vào góc nhọn của nó, nhưng cùng là tam giác nhưng hình càng cao càng thể hiện sự thanh thoát và vươn lên mạnh mẽ hơn.
  • 57. 57 Ví dụ: Váy xòe cảm nhận tam giác cân; váy chữ A như hình thang xuôi; Juýp bó từ chất liệu thun co dãn cảm nhận hình tang trống; bộ comlê nam thường có dạng hình chữ nhật; bộ áo comlê váy công sở của nữ như hai hình thang ngược và xuôi kết hợp với nhau,.... 2. THIẾT KẾ TRANG TRÍ QUẦN ÁO 2.1. Các yếu tố trang trí trên trang phục 2.1.1. Đường nét Một mẫu thiết kế được tạo nên nhờ sự kết hợp các loại đường nét với nhau. Đường nét là yếu tố cơ bản làm nên mẫu thiết kế và cũng giúp ta thể hiện cảm xúc thông qua các nét vẽ. Đường nét làm cho trang phục càng đẹp hơn, thông qua các hình vẽ thêm sinh động và tạo nên sự bắt mắt của người xem qua độ dày, mảnh của đường nét. Có hai loại đường: Đường kết cấu Là những đường đòi hỏi phải có công nghệ may. Nó dùng để chỉ những đường lắp ráp (tay, cổ, thân,...) bằng những đường may tạo nên sản phẩm. H 2.22. Đường kết cấu H 2.23. Đường trang trí Đường trang trí Là những đường không nhất thiết phải có công nghệ may, nhưng người thiết kế cố tình đưa thêm vào để làm tăng hiệu quả thẩm mỹ của bộ trang phục.
  • 58. 58 H 2.24. Đường trang trí [41], [44] Giá trị biểu cảm của đường nét Đường nét vừa tạo nên hình khối, vừa tạo nên vẻ đẹp của trang phục, giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ của nó thông qua sự biểu cảm của đường nét. Đường thẳng đứng Tạo cảm giác tăng dần về chiều cao, che bớt khuyết điểm người quá tròn, làm cho quần áo trông có vẻ dài hơn. Giúp người mặc tự tin hơn với chiều cao khiêm tốn. Vì khi mặc trang phục có đường thẳng đứng, người mẫu như cao hơn, thanh mảnh hơn, tạo cảm giác tao nhã và thanh lịch. H 2.25. Đường thẳng đứng [43] H 2.26. Đường nằm ngang [42]
  • 59. 59 Đường nằm ngang Cho cảm giác về độ giãn nở chiều ngang, nên đối với những người quá gầy mặc vào như có da thịt hơn, tròn trịa hơn. Nó còn thể hiện sự trầm tĩnh và bình yên. Đường gấp khúc Thể hiện sự chuyển động liên tục, náo nhiệt, năng động. Người mặc trang phục có những đường gấp khúc thường thể hiện sự suy tư, khó hiểu, tạo hiệu quả thẩm mỹ mạnh. H 2.27. Trang phục có đường gấp khúc [45] Đường cong Cảm giác co thắt, giãn nở, tròn trịa, tạo sự mềm mại. Thể hiện sự che chở, bao bọc, an toàn và nữ tính. Ngoài ra, những đường cong cũng tạo ra hướng vận động, với đường cong đi lên tạo cảm giác hưng phấn còn đường cong đi xuống thể hiện sự trầm lắng, yên bình.
  • 60. 60 H 2.28. Trang phục đường cong [46] 2.1.2. Nét vẽ Đường thẳng, đường ngang, đường cong, đường gấp khúc,… tạo nên giá trị biểu cảm của từng bộ trang phục. Nét vẽ là yếu tố góp phần thể hiện cho đường nét thêm đa dạng. Có nhiều loại nét: nét đứt, nét liền, nét dày, nét mỏng,… chúng được thể hiện dưới dạng trang trí bằng những chất liệu khác nhau như đường may diễu, đường viền hoặc có thể vẽ lên vải, thêu, đính dây, chiết ly, nếp gấp,... để tăng hiệu quả thẩm mỹ cho bộ trang phục. Kết luận Đường và nét là yếu tố không thể thiếu trên trang phục. Tùy vào các loại trang phục mà người thiết kế dùng đường nằm ngang, đường thẳng đứng hay đường cong,… để trang trí phù hợp. Đôi khi đăng ten, cúc hay cườm cũng thể hiện dưới dạng đường nét, nhằm tạo nên sự mới lạ và tăng hiệu quả thẩm mỹ. Mật độ của đường nét, kiểu bố cục các loại đường nét khác nhau cũng gây ấn tượng người nhìn và biểu hiện cảm xúc tình cảm của người thiết kế. 2.1.3. Điểm Điểm là chi tiết được thể hiện trên trang phục, thường là cúc áo hoặc các họa tiết bông hoa dùng để trang trí, điểm nhấn cho trang phục thêm đẹp hơn. Một số loại điểm trên trang phục Một bộ trang phục được gọi là đẹp, khi người thiết kế thể hiện kỹ thuật may và trang trí lên đó. Có người thì thích hoa, lá, cành nên họ vẽ,
  • 61. 61 đính kết lên trang phục hoặc có người lại thích hình các con vật,… đôi khi chỉ là những chữ viết cũng tạo nên điểm trang trí cho trang phục. H 2.29. Điểm là họa tiết trang trí Điểm là nút trang trí [11] 2.1.4. Họa tiết trang trí Họa tiết trang trí các hình ảnh như hoa, lá, mây, sóng nước,.... được đơn giản và cách điệu trở thành họa tiết trang trí trên trang phục. Chúng còn thể hiện dưới dạng: đăng ten, nơ, ren, chi tiết túi, cổ hoặc các đường viền, nút, đường trang trí mang yếu tố tạo hình,.... tạo nên các họa tiết trang trí cho trang phục. Tính ứng dụng của họa tiết Các họa tiết trang trí tạo nên cảm xúc thẩm mỹ cho người mặc. Khi sử dụng họa tiết để trang trí cần chú ý đến bố cục và điểm nhấn để nâng cao hiệu quả thẩm mỹ. a) b) c) H 2.30. a) Hình bướm, túi;b) Hình vuông, tròn, chữ nhật; c) Thắt nút dây làm họa tiết trang trí [11]
  • 62. 62 2.1.5. Khoảng trống, khoảng không Khoảng trống, khoảng không chính là chỗ nghỉ ngơi của mắt. Có thể hiểu khoảng trống, khoảng không như phần nền (phần vải không trang trí hay da người), giúp tôn các phần trang trí thêm rõ hơn, đẹp hơn. Tác dụng của khoảng trống, khoảng không Thông thường để làm đẹp một bộ trang phục, người ta sẽ trang trí để gây sự chú ý người xem. Nhưng nếu trang trí quá nhiều tạo cảm giác chật chội, nặng nề và mắt không có điểm nghỉ ngơi, như thế hiệu quả trang trí không còn nữa. Vì vậy, khi trang trí thì khoảng trống, khoảng không rất quan trọng và cần phải có. Một bộ trang phục đẹp, chính nhờ sự tinh mắt của người thiết kế, họ không chỉ chú ý đến mảng hình trang trí mà còn quan tâm những mảng hình trống (nền) thì trang phục sẽ đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. H 2.31. Khoảng trống vừa phải; Thiếu khoảng trống 2.2. Các loại hình dáng cơ thể và cách lựa chọn trang phục cho phù hợp Dáng người: chỉ hình dáng tổng quát của cơ thể, là hình bóng cắt của toàn bộ cơ thể. Nghĩa là phần thân trên, phần giữa và phần dưới cơ thể tỷ lệ với nhau tạo ra hình tổng thể chung. Các bộ phận như chân ngắn, hay vai mềm thường không được chú ý khi xét hình dáng cơ thể. Dáng người được gọi là đẹp khi số đo ba vòng cân đối với chiều cao cơ thể. Thông thường để xác định số đo ba vòng chuẩn, phù hợp với chiều cao theo công thức sau: Vòng 1= ½ chiều cao + 2 (cm) Vòng 2 = ½ chiều cao – 22 (cm) Vòng 3 = Vòng 2 + 24 (cm) hay vòng 1 + 4 (cm)
  • 63. 63 Tương đương các thông số của vòng 1 với chiều cao tương ứng: 76cm (cao 1m50) 78cm (cao 1m55) 83cm (cao 1m60) 91cm (cao 1m70) Tuy nhiên, có nhiều dáng người không đạt được số đo của ba vòng chuẩn, do chế độ ăn uống hoặc quá trình sinh con nên hình dáng có nhiều thay đổi. Để lựa chọn trang phục phù hợp và che đi những khuyết điểm cơ thể thì mỗi người cần nhận biết hình dáng của cơ thể mình thuộc loại hình dáng nào, từ đó chọn cho mình những bộ cánh ưng ý, đẹp mắt hơn. Có nhiều cách xác định hình dáng cơ thể: Cách 1: Xác định hình dáng cơ thể bằng tấm gương Dùng tấm gương lớn và ngắm nhìn cơ thể trong gương. Thông thường những lúc thế này không nên mặc trang phục, ngay cả trang phục lót vì sẽ che dấu dáng người thật. Sau đó tập trung quan sát hình dáng cơ thể từ vai đến mông. Chú ý phần nhỏ nhất (vùng eo) cho đến phần lớn nhất (vùng mông) để biết khung hình chung từ vai đến mông ra hình tổng thể hình gì thì đó là hình dáng chung của cơ thể. Cách 2: Xác định hình dáng cơ thể theo tỷ lệ vòng eo trên vòng mông (WHR). WHR = Waist to Hip Ratio Cách tính chỉ số WHR: Vòng eo WHR = Vòng mông Vòng eo: số đo ngang rốn, tính bằng cm Vòng mông: số đo ngang qua điểm phình to nhất ở mông. Trong cuộc sống, mỗi người sở hữu những nét riêng về hình dáng tạo nên vẻ riêng biệt và nhận diện từng dáng người với nhau. Các chuyên gia thời trang đã chia cơ thể người thành 5 loại dáng cơ bản: dáng người hình chữ nhật, dáng người hình quả lê, dáng người hình đồng hồ cát, dáng người hình quả táo, dáng người hình tam giác ngược (hình thang ngược). Mỗi loại hình dáng sẽ có những bộ trang phục riêng, nhằm tôn lên những ưu điểm và che đi nhược điểm giúp người mặc tự tin và đẹp hơn.
  • 64. 64 H 2.32. Năm loại dáng cơ thể người [19] 2.2.1. Dáng người hình chữ nhật Người có dáng hình chữ nhật thường có số đo ngang vai tương đương chiều ngang của ngực và mông. Những người có dáng hình chữ nhật thường có vẻ người thấp, cơ thể hơi nặng nề, vòng eo không rõ lắm hoặc hoàn toàn không thấy eo. H 2.33. Dáng người hình chữ nhật [21] Đối với phụ nữ, bộ trang phục đẹp phải tôn lên vóc dáng người mặc bằng ba vòng 1, 2, 3. Do đó, dáng người hình chữ nhật cần tạo ảo giác cho người xem để thấy được ba vòng rõ hơn, bằng cách: Cách 1: Tìm những bộ trang phục có phần cổ áo khoét sâu, hình tròn hoặc hình tim, nhằm tạo cảm giác thân người như dài hơn. Kết hợp
  • 65. 65 với kiểu váy xòe bên dưới sẽ giúp người mặc tự tin với vòng 1, vòng 3 đầy đặn và đánh lừa ảo giác bằng vòng 2 nhỏ gọn. H 2.34. Trang phục che khuyết điểm dáng người hình chữ nhật [38] Cách 2: Chọn bộ trang phục bằng chất liệu có độ dún, mềm và xếp li nhiều lớp ở phần ngực tạo cảm giác ấn tượng về hình khối đẹp mắt. Kết hợp với eo thắt lưng sẽ tạo điểm nhấn cho vòng 1, vòng 2 rõ nét. Ngoài ra, người mặc cũng nên chọn váy được thiết kế dạng váy phồng, váy chữ A hay loại váy được may nhiều lớp tạo nên những đường cong mềm mại, uyển chuyển. H 2.35. Trang phục tạo ảo giác vòng 3, che khuyết điểm dáng người hình chữ nhật [47]
  • 66. 66 2.2.2. Dáng người hình quả lê H 2.36. Dáng người hình quả lê [48] H 2.37. Dáng người hình quả lê [21] Những người có thân hình quả lê thường có bộ ngực nhỏ, xương chậu lớn, đùi và mông to đầy đặn, phần mông lớn hơn phần vai. Ưu điểm của những người có thân hình quả lê là phần vai nhỏ gọn với vòng ba tròn trịa và thắt lưng trở thành ranh giới giữa hai phần cơ thể. Nếu xác định dáng người hình quả lê bằng chỉ số WHR, thì tỷ lệ vòng eo trên vòng mông sẽ nhỏ hơn 1. Tức là vòng eo nhỏ hơn vòng mông, mỡ chủ yếu tập trung ở mông, và các vùng xung quanh hai bắp chân, đùi, nhỏ dần xuống bàn chân. Với dáng người hình quả lê, người mặc sẽ khó tìm ra những bộ trang phục có sẵn. Cho nên người mặc tự thiết kế bộ trang phục cho riêng mình.
  • 67. 67 Cách 1: Chọn trang phục có vòng 3 vừa vặn, không quá rộng cũng như không ôm sát vào cơ thể. Cách 2: Hướng sự tập trung chú ý lên phía trên bộ trang phục. Có thể phối áo và váy (quần) hai màu khác nhau. Phần áo thường có màu sáng, có những điểm nhấn ở mặt, cổ và ngực nhưng quần (váy) có màu tối, sẫm, nhằm tạo vòng 3 thon gọn hơn. Ngoài ra, nên chọn những áo có phom dài, chất liệu mỏng, nhẹ nhàng vừa có cảm giác giảm tải trọng lượng cơ thể và cơ thể như dài ra, lại che được vòng 3 quá cỡ. H 2.38. Áo màu sáng, váy (quần) màu tối - nhấn cổ, ngực [49] H 2.39. Áo màu sáng váy (quần) màu tối - nhấn cổ, ngực [50]
  • 68. 68 2.2.3. Dáng người hình đồng hồ cát H 2.40. Dáng người hình đồng hồ cát [35] H 2.41. Dáng người hình đồng hồ cát [21] Dáng người hình đồng hồ cát là dạng thân hình lý tưởng, vai và mông rộng tương đương nhau. Điều đặc biệt là vòng 2 rất được ưa chuộng, với số đo thường nhỏ hơn vòng 1 và vòng 3 từ 17 cm đến 25 cm. Đối với người có dáng đồng hồ cát, thường không kén trang phục, vì họ có thân hình chuẩn nên mặc trang phục nào cũng thấy đẹp. Tuy nhiên, trên cơ thể người phụ nữ vẻ đẹp thường được tập trung nhất ở
  • 69. 69 phần cổ và eo. Cho nên người mặc cần chọn trang phục khoe được vẻ đẹp chiếc cổ và vòng eo thon gọn, bằng các kiểu áo khoét sâu vừa phải như cổ chữ V tạo thân hình như kéo dài ra vừa khoe được chiếc cổ cao và vòng 1 mà không quá lộ liễu. Đôi khi, người mặc nên sử dụng váy ôm dạng ống, lệch vai,.. nhằm khoe được phần vai và cổ. Riêng phần eo nên tạo điểm nhấn bằng chiếc thắt lưng xinh xinh hoặc trang phục ôm sát người vừa phải, váy xòe để thể hiện vòng eo đáng ghen tị. H 2.42. Áo thắt eo, cổ chữ V Váy xòe chiết eo hoặc váy ôm [51] Mặc khác, đối tượng này nên mặc các loại quần jean, quần skinny sẽ làm nổi bật vòng mông và eo; Đối với trang phục cắt may, nên có đường cắt đơn giản, tránh chi tiết rườm rà làm người mặc nặng nề, đồ sộ mà không tăng vẻ đẹp. H 2.43. Quần Skinny [52] Trang phục rườm rà [53]
  • 70. 70 2.2.4. Dáng người hình quả táo H 2.44. Dáng người hình quả táo [21] Người có dáng hình quả táo thì trọng lượng cơ thể tập trung ở phần trên. Phần vai, lưng rộng và nhỏ dần về phần mông. Đối với dáng người này, vòng ngực và vòng eo gần bằng nhau nhưng xương chậu nhỏ hơn vòng eo và vai. Người nữ có dáng hình quả táo thường do quá trình tăng cân hoặc phụ nữ sau khi sinh. Nếu dùng chỉ số WHR để tính thì dáng hình quả táo có chỉ số lớn hơn 1. WHR = 𝑉ò𝑛𝑔 𝑒𝑜 𝑉ò𝑛𝑔 𝑚ô𝑛𝑔 >1 Dáng người hình quả táo rất khó chọn trang phục thể hiện vẻ đẹp người phụ nữ. Khi nói đến cơ thể phụ nữ đẹp người ta nghĩ đến vòng ba nở nang,nên để che khuyết điểm, người dáng quả táo. Người mặc trang phục chọn váy xòe, tạo eo giả với điểm nhấn của thắt lưng. Màu sắc nên tạo phần áo hoặc thân trên có màu tối, phần váy màu sáng tạo vòng 3 trông rộng hơn và cân đối với phần vai. Hoặc các kiểu áo ngắn tới eo, có thiết kế đơn giản và màu đậm để tạo ảo giác giảm độ rộng của vai và tạo ra một đường eo giả ở chính giữa cơ thể bạn nhưng không để lộ da thịt vòng eo không đẹp này.
  • 71. 71 H 2.45.Trang phục che khuyết điểm của dáng người hình quả táo [54] Với trang phục một màu từ trên xuống dưới tạo ra một đường thẳng gọn gàng, cùng với cổ áo hình chữ V, khiến người mặc cao và thon thả hơn. Nhưng nếu người mặc muốn chọn áo và quần rời thì nên chọn quần thẳng, ống rộng và loe cùng đôi giày cổ thấp sẽ giúp phần mông của bạn rộng hơn, tạo một đường thẳng suôn từ vai trở xuống. Ngoài ra, người mặc cũng nên chú ý về chất liệu, muốn tạo khối cho phần mông cân đối với vai thì nên chọn loại vải dày, có độ cứng thì dễ xếp ly, tạo khối làm cho vòng 3 thêm đẹp hơn. Ngược lại, những phần cần thon gọn không nên chọn vải dày và quá rộng sẽ làm hình dáng người càng thô hơn. 2.2.5. Dáng người hình tam giác ngược (hình thang ngược) Đặc điểm để nhận dạng dáng người có hình tam giác ngược là bộ ngực lớn, phần vai rộng hơn so với vòng mông hẹp và thon lại ở phần eo. Người có dáng tam giác ngược thường có đôi chân thon và đẹp.
  • 72. 72 H 2.46. Dáng người hình tam giác ngược [21] Cách lựa chọn trang phục cho dáng người hình tam giác ngược cũng gần với dáng người hình quả táo là trang phục khi mặc vào phải tạo được sự cân đối của cơ thể. Đôi vai rộng, không cần thiết với nữ nên cần chọn trang phục che nhược điểm này bằng cách tạo điểm nhấn ở nơi khác như vòng eo thon gọn bằng chiếc thắt lưng đẹp kết hợp với chiếc váy phồng, xếp ly cầu kỳ, kiểu cách. Đối tượng này nên mặc váy Peplum, chân váy xòe, chân váy xếp tầng, váy suông hay váy flapper,… sẽ tạo nên vòng 3 đầy đặn, cân đối với đôi vai người mẫu. Nếu người mặc muốn chọn quần thì nên lựa chọn các loại quần: quần Jeans có túi hay đáy ngắn; quần âu nên lựa quần có phần mông hơi rộng, hoặc các loại quần như Colottes, quần Baggy,… Một số người thích mặc quần short thì nên chọn quần short màu sáng, có họa tiết và cạp cao. Tuyệt đối không chọn quần quá rộng hoặc quá chật sẽ lộ rõ khuyết điểm của vòng 3.
  • 73. 73 H 2.47. Váy flapper Váy xòe Váy xếp tầng [55] H 2.48. Quần Colottes [56] Quần Baggy [57] Kết luận Trang phục tồn tại, phát triển cùng con người và gắn với sự tiến bộ của xã hội. Ai cũng muốn xinh đẹp và thể hiện gu thẩm mỹ của cá nhân. Cho nên, người mặc nên có cách chọn lựa trang phục cho riêng mình, sao cho phù hợp hình khối cơ thể, giúp tăng thêm vẻ đẹp hình thể và đồng thời cũng che đi những khuyết điểm của bản thân. Ở chương này giúp người mặc nhìn lại hình dáng của cơ thể và chọn trang phục phù hợp, biết cách trang trí, tạo điểm nhấn cho bộ trang phục đẹp hơn, sinh động hơn và đặc biệt tôn dáng của người sử dụng.
  • 74. 74 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Kể tên các khối thường gặp trong thiết kế trang phục? Mỗi hình khối sẽ thiết kế được bao nhiêu mẫu trang phục? Cho ví dụ minh họa bằng hình vẽ. 2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa đường kết cấu và đường trang trí? Nêu giá trị của mỗi loại đường. 3. Tại sao bộ trang phục cần có khoảng trống, khoảng không? Cho ví dụ và phân tích. Bài tập 1: Sử dụng các hình khối cơ bản kết hợp lại với nhau để tạo ra ít nhất 5 hình bóng cắt khác nhau. Từ đó tạo nên kiểu dáng cơ bản bộ trang phục. Bài tập 2: Sử dụng 5 kiểu dáng trang phục ưng ý nhất ở bài tập 1, kết hợp đường nét, điểm, họa tiết, khoảng trống khoảng không,… vào trang trí và phối màu cho các bộ trang phục.
  • 75. 75 Chương 3 BỐ CỤC TRANG PHỤC Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên: - Trình bày được một bố cục trên trang phục cũng như một tác phẩm nghệ thuật nói chung. - Thiết kế được một bộ trang phục theo các bố cục đã học có trọng tâm, chính phụ rõ ràng. - Nhận xét và đánh giá vẻ đẹp thẩm mỹ của từng bộ trang phục. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC TRANG TRÍ 1.1. Khái niệm bố cục Bố cục trang trí là sự sắp xếp, bố trí các mảng hình, đường nét, màu sắc, họa tiết sao cho cân đối, hài hòa đẹp mắt trong không gian, môi trường sống và sinh hoạt của con người. 1.2. Các nguyên tắc cơ bản của bài trang trí 1.2.1. Nguyên tắc nhắc lại Là họa tiết được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong một hình trang trí. Họa tiết có thể nhắc lại cùng chiều hay ngược chiều. H 3.1. Họa tiết nhắc lại 1.2.2. Nguyên tắc xen kẽ Là hai hay nhiều họa tiết xen kẽ nhau theo thứ tự lần lượt trong những khoảng cách đều nhau.
  • 76. 76 H 3.2. Họa tiết xen kẽ 1.2.3. Nguyên tắc đối xứng (đăng đối) Là các họa tiết bằng nhau, giống nhau về hình cũng như về màu được lặp lại một cách đều đặn, chính xác đối xứng nhau qua trục đối xứng đứng, nằm ngang hay các đường chéo. H 3.3. Họa tiết đối xứng H 3.4. Họa tiết nguyên tắc phá thế 1.2.4. Nguyên tắc phá thế (mảng hình không đều nhau) Là phương pháp kết hợp mảng hình, màu sắc, đường nét thành một tổng thể hài hòa, cân đối đẹp mắt mà không tuân theo nguyên tắc nhắc lại, xen kẽ, đối xứng gọi là nguyên tắc phá thế (tự do). 1.3. Xây dựng một bài trang trí cơ bản Mảng hình Phải tạo được sự cân đối trong bố cục, có mảng to (mảng chính), mảng nhỏ (mảng phụ). Mảng to thường nằm vị trí trọng tâm rõ bố cục, mảng phụ bổ sung thêm cho bài vẽ thêm phong phú.
  • 77. 77 H 3.5. Tìm mảng hình Các mảng hình nên phong phú, có mảng vuông, mảng tròn, mảng tam giác,…. Chú ý giữa mảng đặc (mảng trang trí) và mảng trống (mảng nền). Đường nét Một mẫu thiết được tạo nên nhờ sự kết hợp các loại đường nét với nhau. Đường nét là yếu tố cơ bản làm nên mẫu thiết kế và cũng giúp ta thể hiện cảm xúc thông qua các nét vẽ có nét to, nét nhỏ, nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc,… để thể hiện tâm trạng, tình cảm của người vẽ. Độ đậm nhạt Độ đậm nhạt rất quan trọng trong bài vẽ, có đủ độ đậm nhạt, bài vẽ mới có điểm nhìn chính và thu hút sự chú ý người xem. Một bài vẽ đẹp là phân bố màu, sáng tối một cách hợp lý, không quá nhiều độ đậm, cũng không chỉ toàn độ sáng. Nếu bài quá nhiều độ đậm sẽ tạo cảm giác nặng nè, u tối. Ngược lại, bài quá nhiều độ sáng sẽ không thu hút người nhìn, không có trọng tâm, không đạt yêu cầu. Vì vậy cần chú ý độ đậm nhạt và vị trí đặt chúng, thông thường độ đậm nhất và sáng nhất phải nằm ở trọng tâm của bài để làm điểm nhấn. Màu sắc Màu sắc trong bài vẽ phải được phối hợp một cách hài hòa, có trọng tâm. Khi quan sát, mỗi bài phải có màu chủ đạo, phải xác định được gam màu nóng lạnh. Một bài vẽ được gọi là hoàn thành khi không còn khoảng trắng trên giấy.
  • 78. 78 H 3.6. Bài vẽ hoàn chỉnh Cách tiến hành - Tìm mảng hình và đậm nhạt bằng nhiều phác thảo đen trắng để tìm ra bài đẹp - Tìm phác thảo màu: dựa vào sắc độ đen trắng, chấm phác thảo màu - Thể hiện: + Phóng hình đúng kích thước + Tìm họa tiết: các họa tiết phải đúng với mảng hình đã tìm, không quá to hoặc quá nhỏ. + Vẽ màu cho đúng phác thảo + Vẽ kín màu các mảng, rõ trọng tâm, có gam màu chủ đạo. 1.4. Tính ứng dụng của bài trang trí trong trang phục và trong cuộc sống Học trang trí là học cách phối màu, vẽ màu, xây dựng một bài trang trí cơ bản là yếu tố cần thiết, không thể thiếu trong lĩnh vực trang phục nói riêng và đời sống nói chung. Người học sẽ biết cách trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm,… điều này giúp ích cho việc làm đẹp các sản phẩm trong cuộc sống như trang trí chiếc khăn, cái khay đựng nước, khung cửa sổ hay viên gạch lót nền,… Đối với sinh viên ngành may, các bài trang trí cơ bản giúp cho bộ trang phục đẹp hơn và mang được cá tính, ý tưởng của người may bằng cách ứng dụng trang trí hình vuông, hình chữ nhật trang trí lên thân trước, thân sau áo; đường diềm trang trí cổ áo, tà áo hay chân váy, nẹp áo,… Có thể ứng dụng dưới dạng vẽ màu lên vải hoặc tạo hình trang trí xong, dùng đường may thể hiện để làm nên bộ trang phục đẹp hơn và có tính nghệ thuật.
  • 79. 79 2. CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG BỐ CỤC TRANG PHỤC 2.1. Quan hệ tỷ lệ 2.1.1. Định nghĩa Một bố cục trang phục được xem là đẹp khi chúng được kết hợp các thành phần (mảng hình, màu sắc, đường nét, kỹ thuật may, điểm nhấn,…) lại với nhau một cách hài hòa, hợp lý, tạo nên bố cục bộ trang phục. Chính sự liên kết đó tạo nên mối quan hệ tỷ lệ giữa các phần với nhau, giữa áo với quần,… Trong mỹ thuật, thiết kế quần áo đẹp là kết quả của sự so sánh giữa các giá trị: độ dài, diện tích, thể tích: - Số đo độ dài: hạ eo, dài áo, dài tay, dài quần, vòng ngực, vòng eo, vòng mông. - Số đo diện tích: diện tích mảng thân trước, thân sau, diện tích mảng ngực, mảng bụng trên cùng một thân áo,... - Số đo thể tích: thể tích ống tay áo, thể tích ống thân áo, thể tích phần áo và thể tích phần quây dưới của váy áo,... 2.1.2. Các loại quan hệ tỷ lệ Các tỷ lệ thường gặp Các mẫu trang phục thường là các tỷ lệ: 1:2; 1:3; 1:4; 1:5;....tỷ lệ 1:2 là độ dài của áo vest so với tổng thể bộ trang phục. Tỷ lệ 2/3 là độ dài tay áo so độ dài cánh tay. Tỷ lệ 7//8 là độ dài của áo so tổng thể. Tỷ lệ 1/8 là độ dài phần trên so tổng thể chiều dài đầm dạ hội. H 3.8. Tỷ lệ 2/3 [43] H 3.7. Tỷ lệ 1/2 [50] 1 2
  • 80. 80 H 3.9. Tỷ lệ 1/8 và 7/8 [65], [66] Các tỷ lệ đặc biệt Các tỷ lệ đặc biệt có thể gặp trong thiết kế quần áo như: 1 căn 2 là tỷ lệ giữa cạnh hình vuông với đường chéo hình vuông; 1 căn 3 là tỷ lệ 1/2 cạnh của tam giác đều với đường cao của tam giác đó. H 3.10. Tỷ lệ 1 căn 2 [58] H 3.11. Tỷ lệ 1 căn 3 [59], [44] A B A H
  • 81. 81 Tỷ lệ vàng Tỷ lệ vàng là tỷ lệ hiếm gặp và là tỷ lệ đẹp, được các nhà mỹ thuật tìm ra trong hội họa thời Hy Lạp cổ đại. Bản chất của tỷ lệ vàng được tính như sau: Trên đoạn thẳng a giới hạn bởi hai điểm A và B, tìm điểm C, sao cho chia đoạn a thành hai đoạn thẳng không bằng nhau. Đoạn lớn AB gọi a, đoạn AC gọi b, đoạn CB gọi c. Độ dài các đoạn thẳng a, b, c khác nhau, sao cho mối quan hệ: a/b =b/c thì đó gọi là tỷ lệ vàng tương ứng với các tỷ lệ 3:5:8 và 5:8:3 hoặc 8:13:21 của bộ trang phục. A B C a b c H 3.12. Tỷ lệ vàng H 3.13. Tỷ lệ vàng [60], [61]