SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ MAY& THIẾT KẾ THỜI TRANG

BÀI TẬP LỚN
Môn: CƠ SỞ THIẾT KẾ TRANG PHỤC
Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM THỊ THẮM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Vân Anh -2021602644
Lớp-khóa: 2021DHTKTT01-K16
Năm học: 2021-2022
Đối tượng nghiên cứu: Thanh niên nữ 20-25 tuổi
Hà Nội,2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TÂM SINH LÍ LỨA TUỔI
............................................................................................................................... 2
I.Đặc điểm sinh lí................................................................................................ 2
II.Đặc điểm tâm lí............................................................................................... 3
III. Thanh niên nữ 20-25 tuổi ở vùng nông thôn Nam Định ................................ 5
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, ĐO ĐẠC VÀ XÂY DỰNG BẢNG SỐ ĐO CƠ THỂ
CHO TỪNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................. 7
I.Xác định đo kích thước cơ thể .......................................................................... 7
II.Xây dựng sơ đồ đo các kích thước cơ thể........................................................ 8
III.Phiếu đo nhân trắc........................................................................................ 18
IV. Lập bảng số đo cơ thể cho toàn bộ mẫu ...................................................... 21
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐO ĐẠC, XÂY DỰNG BẢNG CỠ SỐ CHO
NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................. 22
I.Chọn kích thước chủ đạo................................................................................ 22
II.Bảng phân lớp các dữ liệu đo ........................................................................ 24
III. Xây dựng bảng cỡ số cho đối tượng nghiên cứu.......................................... 25
IV. Đánh giá đặc điểm hình thái của nhóm đối tượng nghiên cứu..................... 27
CHƯƠNG 4: TÌM LƯỢNG CỬ ĐỘNG CHO TRANG PHỤC CỦA NHÓM ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 31
I.Các bước thực hiện......................................................................................... 31
II.Bảng lượng cử động cho từng loại trang phục............................................... 31
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ TRANG PHỤC CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 33
I.Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ................................................................... 33
II.Đưa ra các giải pháp, đề xuất cho việc thiết kế trang phục phù hợp với đối tượng
nghiên cứu........................................................................................................ 34
PHỤ LỤC............................................................................................................ 36
2
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ngành
dệt may là ngành tiên phong trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Ngành may mặc phát triển và trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con
người. Trang phục không chỉ để bảo vệ và làm đẹp mà trang phục còn mang yếu tố
xã hội và thể hiện dấu ấn văn hóa của từng vùng miền và các dân tộc khác nhau. Mỗi
vùng miền, mỗi dân tộc có những trang phục riêng để thể hiện nét đẹp văn hóa dân
tộc của từng vùng miền. Trang phục được đánh giá là một trong những nét đẹp đặc
trưng văn hóa của thời đại mới – thời đại của nền kinh tế thị trường phát triển, của
nền văn hóa doanh nghiệp thời kì hội nhập. Một trang phục đẹp mắt và phù hợp luôn
đem lại thiện cảm cho người đối diện, đặc biệt là với giới nữ thanh niên. Vậy lựa
chọn trang phục như thế nào thì hợp lí với nữ thanh niên thì bài tập lớn môn Cơ sở
thiết kế trang phục này rất hữu ích. Bài tập lớn trình bày những kiến thức cơ bản
trong ngành may công nghiệp bao gồm: nhân trắc học, đặc điểm hình thái sinh lí cơ
thể người, hễ thống cỡ số trang phục đang được áp dụng trong ngành may của Việt
Nam và các nước trên thế giới.
Đây là một tài liệu có giá trị về mặt kiến thức được trình bày rõ ràng kèm theo
hình ảnh minh họa là kiến thức nền tảng để thiết kế lên một trang phục đúng lứa tuổi,
đúng với yêu cầu chất lượng giúp, nắm vững được nguyên tắc thiết kế, biết dựng
hình thiết kế chi tiết mẫu theo tỉ lệ trên cơ sở các số đo cơ thể người.
Bài tập lớn gồm 5 chương:
Chương 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tâm sinh lí lứa tuổi 20-25
Chương 2: Khảo sát, đo đạc, xây dựng bảng số đo cơ thể cho nhóm đối tượng nghiên
cứu.
Chương 3: Phân tích dữ liệu đo đạc.
Chương 4: Tìm lượng cử động cho trang phục của nhóm đối tượng nghiên cứu.
Chương 5: Giải pháp thiết kế trang phục cho nhóm đối tượng nghiên cứu.
Chúng em hi vọng bài tập lớn này sẽ đạt yêu cầu cô đề ra.Chúng em cũng mong
nhận được ý kiến đóng góp của cô để chúng em rút ra kinh nghiệm và hoàn thành
bài tập lớn được tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
2
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TÂM SINH
LÍ LỨA TUỔI
Đối tượng nghiên cứu: Thanh niên nữ 20-25 tuổi
Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa học về
định nghĩa thanh niên. Có thể tiếp cận đối tượng này dưới nhiều góc độ khác nhau:
Triết học, tâm lí học, xã hội học, khoa học thể chất…
Chẳng hạn như giáo sư tiến sĩ Công người Nga cho một định nghĩa về thanh niên
như sau: “Thanh niên là một tầng lớp nhân khẩu- xã hội được đặc trưng bởi độ tuổi
xác định, với những đặc tính tâm lí xã hội nhất định và và những đặc điểm cụ thể
của địa vị xã hội. Đó là một giai đoạn nhất định trong chu kì sống và các đặc điểm
nêu trên là có bản chất xã hội- lịch sử, tùy thuộc vào chế độ xã hội cụ thể, vào văn
hóa, vào những quy luật xã hội hóa của xã hội đó”.
Thanh niên nông thôn chiếm tỉ lệ cao trong thanh niên cả nước, là nguồn nhân
lực phát triển và thực hiện công nghệ hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thanh niên nông thôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng , công cuộc đổi mới do
Đảng khởi xướng và lãnh đạo; là lực lượng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Có tinh thần xung kích, tình nguyện khi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội phát
động, tích cực tham gia và phát huy tốt ý thức chính trị, ý chí tự lực tự cường, khát
vọng vươn lên thoát nghèo và làm giàu, không ngừng giác ngộ nâng cao trình độ
chính trị, rèn luyện nhân cách phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
I.Đặc điểm sinh lí
Hệ xương: Tiếp tục được hoàn thiện, tốc độ phát triển chiều cao giảm, mỗi năm
tăng tối đa khoảng 1,2cm đến khoảng 22-25 tuổi thì chiều cao cơ thể hầu như không
tăng nữa. Các cơ tăng khối lượng và đạt 43-44% trọng lượng toàn thân.
Cân nặng tăng trưởng bình thường, cuối kì này là giai đoạn trưởng thành.
Hệ cơ: Riêng bắp, cơ lớn phát triển nhanh (cơ đùi) và các cơ co phát triển sớm
hơn cơ duỗi. Vì vậy, sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh sức bền là hợp lí nhưng
các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức cho các loại cơ.
Hệ tuần hoàn: đã phát triển hoàn thiện, mạch đập của nữ vào khoảng 75-80
lần/phút. Sau khi vận động, mạch và huyết áp hồi phục tương đối nhanh cho nên phù
hợp với những bài tập có khối lượng cường độ tương đối lớn.
3
Hệ hô hấp: Đã phát triển vòng ngực trung bình là 80-85cm, diện tích tiếp xúc của
phổi khoảng 120-150cm2
, dung lượng phổi khoảng 4-5 lít, tần số hô hấp 10-20
lần/phút. Vì vậy nên các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ rất phù hợp với lứa tuổi
này.
Hệ thần kinh: Được phát triển một cách hoàn thiện, khả năng tư duy, phân tích
tổng hợp và trừu tượng được phát triển thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc phản xạ
có điều kiện. Ngoài hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm
cho quá trình hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế.
Đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc hoàn thiện các tố chất thể lực, tạo ra
nét đẹp hoàn chỉnh cho thanh niên. Ở giai đoạn này trang phục là thứ được xem là
một khía cạnh gần như phản ánh chính xác nhất. Lứa tuổi này có tính cách năng
động, vẻ đẹp thuần khiêt. Vì vậy, có thể kết hợp màu sắc và kiểu dáng của các bộ
trang phục với nhau. Bên cạnh đó phụ kiện để phối hợp với trang phục như kiểu tóc,
đồng hồ,trang sức,…giúp cho họ trở nên tự tin, năng động hơn.
II.Đặc điểm tâm lí
Ở độ tuổi thanh niên không chỉ đòi hỏi về mặt học tập mà còn đòi hỏi về năng
động, sáng tạo ở mức độ cao hơn nhiều cần phát triển về tư duy và lý luận, càng
trưởng thành kinh nghiệm sống càng phong phú, có nhiều ý tưởng mới lạ. Họ ý thức
được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời nên ý thức học tập của
thanh niên ở lứa tuổi này phát triển cao. Họ được thúc đẩy bởi động cơ học tập và
nhận thức xã hội các môn học của nghề nghiệp mình lựa chọn, đó cũng là điều kiện
thuận lợi cho việc giảng dạy và huấn luyện.
Sự phát triển trí tuệ: Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn.
Ghi nhớ có logic trừu tượng một cách rõ rệt, suy nghĩ chặt chẽ hơn, có căn cứ và
nhất quán hơn. Ở lứa tuổi này ghi nhớ có vai trò chủ đạo trong vai trò, hoạt động của
trí tuệ. Do cấu trúc não bộ phức tạp và chức năng não bộ phát triển nên thường có
suy nghĩ chặt chẽ hơn, có căn cứ hơn và nhất quán hơn. Đây là cơ sở để hình thành
thế giới quan.
Về thế giới quan: Do trí tuệ đã phát triển, thanh niên đã xây dựng được thế giới
quan hoàn chỉnh với tư cách là một hệ thống. Thanh niên đã có quan điểm riêng với
các vấn đề xã hội, chính trị, đạo đức, lao động.
Sự phát triển về ý thức:Nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại và trong
xã hội tương lai. Bộc lộ nhân cách, thể hiện tính cần cù, dũng cảm, có tránh nhiệm,
lòng tự trọng, ý chí cao trong công việc. Sự phát triển về ý thức là đặc điểm nổi bật
4
trong sự phát triển của giai đoạn này. Đặc biệt quan trọng là sự tự ý thức của lứa tuổi
này xuất phát từ yêu cầu cuộc sống, hoạt động, địa vị xã hội các mối quan hệ xung
quanh.
Hứng thú của thanh niên: Hứng thú của thanh niên có tính ổn định bền vững, liên
quan đến nhu cầu. Hứng thú có tính phân hóa cao, đa dạng, ảnh hưởng đến khát vọng
hành động và sáng tạo của thanh niên. Nhìn chung thanh niên rất có hứng thú với
cái mới, cái đẹp.
Lí tưởng của thanh niên: thanh niên là lứa tuổi có ước mơ, có hoài bão lớn lao và
cố gắng học tập, rèn luyện, phấn đấu để đạt ước mơ đó. Nhìn chung thanh niên ngày
nay có lí tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn đem sức mình cống hiến cho xã hội, phấn
đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn.
Nhận thức chính trị xã hội của thanh niên:
+Đa số thanh niên đã nhận thức được về tình hình nhiệm vụ của đất nước, về
nhiệm vụ chiến lược trong những năm đầu của thế kỉ XXI
+Thanh niên đã thể hiện rõ ý thức chính trị-xã hội qua tính cộng đồng, tinh thần
xung phong tình nguyện, lòng nhân ái, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, xả thân vì nghĩa
lớn. Thanh niên đã nhận thức rõ được vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối
với đất nước và tích cực tham gia.
Sự hình thành thế giới giác quan: ở lứa tuổi này đã có sự hình thành thế giới giác
quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc và quy tắc ứng xử.
Những điều đó được ý thức vào các hình thức tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi được
xác định vào một hệ thống hoàn chỉnh.
Nhu cầu của thanh niên:
+Nhu cầu của thanh niên ngày nay khá đa dạng và phong phú, phù hợp với xu
thế phát triển chung của xã hội. Mối quan tâm lớn nhất của thanh niên là việc làm
và nghề nghiệp.
+Nhu cầu học tập, nâng cao nhận thức, phát triển tài năng. Thanh niên có nhu
cầu nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
+Bên cạnh đó thanh niên còn có nhu cầu về vui chơi giải trí, thể thao, nhu cầu
về tình bạn, tình yêu và hôn nhân gia đình,…thanh niên đã thể hiện tích cực, chủ
động của mình thông qua hoạt động lao động học tập, giao tiếp, giải trí… bằng sức
lực và trí tuệ của thế hệ trẻ.
5
+Tuy nhiên vẫn còn bộ phận thanh niên có những nhu cầu lệch lạc, lười lao động,
thích hưởng thụ, đòi hỏi vượt quá khả năng đáp ứng của gia đình và xã hội nên đã
có biểu hiện lối sống không lành mạnh hoặc vi phạm pháp luật.
Chú trọng về hình thức, có nhu cầu về cái đẹp của cuộc sống, nhu cầu đổi mới
trang phục phù hợp với sự đổi mới của xã hội, của con người với chuyển biến lối
sống và lối giao tiếp. Trình độ văn hóa và nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến thời
trang của thanh niên.
Đặc điểm nổi bật rõ nhất của giới trẻ: lớp tuổi có đặc điểm quan trọng là hướng
ngoại và năng động. Hướng ngoại thì dễ tiếp thu cái mới và hấp thu các ảnh hưởng
ngoại lai, năng động thì ưa thay đổi, phát triển.
Không phải lứa tuổi nào cũng có những cách ăn mặc giống nhau từ màu sắc, chất
liệu cho đến kiểu dáng. Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời người, chuộng màu sắc, có sở
thích, suy nghĩ và vị trí khác nhau mà trang phục là thứ được xem là nét phản ánh
gần như chân thực nhất.
Tính cách năng động, vẻ đẹp tự nhiên, đó là lợi thế của tuổi này. Vì vậy có thể kết
hợp vải có hoa văn, màu sắc nhạt và kiểu dáng thể thao. Có thể chọn màu phối hợp
hoặc là một màu, có thể cho phép tất cả mọi khuynh hướng, tùy thuộc cá tính của
từng bạn gái. Trắng và đen cho những bạn thích sự sang trọng và nữ tính.
Ở giai đoạn này trang phục là thứ được xem là một khía cạnh gần như phản
ánh chính xác nhất. Lứa tuổi này có tính cách năng động, vẻ đẹp thuần khiết. Có kết
hợp màu sắc, kiểu dáng của các bộ trang phục và phụ kiện để họ trở nên tự tin, năng
động hơn.
III. Thanh niên nữ 20-25 tuổi ở vùng nông thôn Nam Định
Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc chung của cộng đồng dân cư, hoạt động
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu
Cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa còn
thấp so với thành thị.
Nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm thị phần ngày càng cao tại Nam
Định đã phần nào giảm được lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế nhà
nước và lực lượng lao động nông nghiệp khu vực nông thôn, tăng nguồn lao động
làm việc trong các khu vực kinh tế nước ngoài.
6
Tuy nhiên lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và các ngành
công nghiệp địa phương thường thấp dẫn đến thu nhập của người nông thôn vẫn
thấp, vẫn còn nhiều hộ nghèo.
Lực lượng lao động ở nông thôn rất lớn nhưng lại thiếu việc làm, thất nghiệp và
bán thất nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra.
Thanh niên sống ở nông thôn Nam Định thường có suy nghĩ chín chắn và tự lập
hơn những thanh niên được sinh ra và lớn lên ở thành phố.
Nguồn lao động của Nam Định tương đối trẻ, có trình độ văn hóa khá.
Một số bộ phận thanh niên sẽ đến thành phố lớn để học tập, một số khác sẽ làm
việc ở các công ty, hay bắt đầu kinh doanh… nhưng vẫn có một số thiếu việc làm,
thất nghiệp.
Ngày nay phần lớn thanh niên làm việc trong các nhà máy xí nghiệp thu nhập đã
cao hơn khi làm nông nghiệp nhưng thuận lợi thu được từ các ngành công nghiệp
địa phương thường thấp hơn thành thị.
Thu nhập tăng, đời sống được cải thiện, kinh tế ổn định kéo theo nhu cầu ăn, mặc,
làm đẹp tăng.
7
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, ĐO ĐẠC VÀ XÂY DỰNG BẢNG SỐ
ĐO CƠ THỂ CHO TỪNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
I.Xác định đo kích thước cơ thể
Với dụng cụ đo truyền thống: thước dây. Để nghiên cứu được hình dáng và kích
thước của cơ thể người, cần thực hiện các bước sau:
-Bước 1: Chọn mẫu đo( khảo sát). Chọn mẫu đo từ đám đông đảm bảo đúng yêu
cầu của việc chọn mẫu.
-Bước 2: Chọn mốc đo.
+Xác định được vị trí đo, điểm đo trên cơ thể.
+Tư thế đứng chuẩn: Người được đo ở tư thế đứng thẳng. đặt một mặt phẳng
thẳng đứng ở phía sau lưng, cơ thể người được đo sẽ có 4 điểm chạm mặt phẳng:
đầu, vai, mông, chân.
+Tư thế đứng thẳng: Chân đứng vuông góc với mặt sàn, phần cơ thể thẳng, phía
sau có 3 điểm chạm( đầu,vai,mông).
+Tư thế ngồi tự nhiên.
Thước dây
8
II.Xây dựng sơ đồ đo các kích thước cơ thể
STT Kích thước Kí hiệu Phương pháp đo Ghi chú
1 Chiều cao
đứng
Cđ Đo bằng thước đo
chiều cao từ đỉnh
đầu đến gót chân
2 Chiều cao
ngồi
Cn Đo từ đỉnh đầu dọc
theo cột sống đến
mặt ghế khi người
đó ngồi
9
3 Chiều dài lưng Dl Đo bằng thước dây
từ đốt sống cổ 7 đến
ngang eo sau
4 Chiều dài eo
sau
Des Đo bằng thước dây
từ góc cổ-vai đến
ngang eo sau
5 Chiều dài eo
trước
Det Đo từ đốt cổ 7 qua
điểm góc cổ-vai qua
núm vú đến ngang
eo trước
10
6 Dài cạnh cổ
đến ngực
Dccn Đo từ cạnh cổ đến
núm vú
7 Dài gối Dg Đo từ ngang gối đến
gót chân
11
8 Dài chân Dc Đo bằng thước đo
chiều cao từ điểm
thấp nhất của xương
chậu đến mặt đất.
9 Dài tay Dt Đo bằng thước dây
từ điểm góc cổ- vai
qua mỏm cùng vai
đến mắt cá ngoài
của tay.
12
10 Dài khuỷu tay Dkt Đo bằng thước dây
từ điểm góc cổ- vai
qua mỏm cùng vai
đến khe khớp khuỷu
tay.
11 Dài bàn chân Dbc Đo từ gót chân đến
đầu ngón cái
12 Rộng vai Rv Đo khoảng cách
giữa 2 mỏm cùng
vai
13
13 Khoảng cách 2
điểm ngực
Kc2đn Đo bằng thước dây
giữa hai núm vú
14 Vòng đầu Vđa Đo chu vi đầu bằng
thước dây, thước đi
qua điểm trán và
nằm trong mặt
phẳng ngang
15 Vòng cổ Vc Đo chu vi chân cổ
bằng thước dây,
thước đi qua điểm
cổ 7, hai điểm góc
cổ- vai và qua hõm
cổ.
14
16 Vòng ngực
ngang nách
Vn1 Đo chu vi ngang
nách bằng thước
dây, thước đi qua
các điểm nếp nách
sau và nếp nách
trước
17 Vòng ngực lớn Vnl Đo chu vi ngang
ngực bằng thước
dây, thước đi qua hai
núm vú và nằm
trong mặt phẳng
ngang
18 Vòng chân
ngực
Vn3 Đo chu vi ngang
chân ngực bằng
thước dây, thước
nằm trong mặt
phẳng ngang.
15
19 Vòng eo Ve Đo chu vi ngang eo
tại vị trí nhỏ nhất
bằng thước dây,
thước nằm trong mặt
phẳng ngang.
20 Vòng mông Vm Đo chu vi ngang
mông tại vị trí lớn
nhất bằng thước
dây, thước nằm
trong mặt phẳng
ngang
21 Vòng đùi Vđ Đo chu vi ngang đùi
tại vị trí nếp lằn
mông bằng thước
dây, thước nằm
trong mặt phẳng
ngang
16
22 Vòng gối Vg Đo chu vi ngang đầu
gối bằng thước dây,
thước nằm trong mặt
phẳng ngang.
23 Vòng cổ chân Vcc Đo chu vi ngang cổ
chân tại vị trí nhỏ
nhất bằng thước
dây, thước nằm
trong mặt phẳng
ngang
17
24 Vòng bắp tay Vbt Đo chu vi ngang bắp
tay tại vị trí nếp nách
sau bằng thước dây,
thước nằm trong mặt
phẳng ngang.
25 Vòng cổ tay Vct Đo chu vi ngang cổ
tay tại vị trí mắt cá
ngoài bằng thước
dây, thước nằm
trong mặt phẳng
ngang
18
III.Phiếu đo nhân trắc
STT Họ và tên Tuổi
1 Nguyễn Châu Hiền 20
2 Nguyễn Hoài Ngọc 20
3 Hà Quỳnh Như 20
4 Phạm Thái Anh 20
5 Lê Ngọc Châu Anh 21
6 Đào Minh Châu 21
7 Lưu Khánh Hà 21
8 Lưu Uyên Vy 21
9 Trần Bảo Ngân 22
10 Lâm Bảo Ngọc 22
11 Trần Ngọc Ánh 22
12 Bùi Tuệ Anh 22
13 Nguyễn Lan Anh 23
14 Bùi Bích Phương 23
15 Nguyễn Thị Hòa 23
16 Nguyễn Hoài Bảo Anh 23
17 Trần Thị Nhã Phương 25
18 Bùi Ngọc Anh 25
19 Nguyễn Trang Anh 25
20 Nguyễn Kim Anh 25
19
Mẫu:
20
Ví dụ:
PHIẾU ĐO
Ngày đo: 09/12/2021 Thời gian:14h
Người đo: Nguyễn Thị Vân Anh
Họ tên: Nguyễn Châu Hiền Tuổi:20
Cân nặng: 42kg
STT Tên kích thước Số đo(cm)
1 Chiều cao đứng 153
2 Chiều cao ngồi 83
3 Chiều dài lưng 38
4 Chiều dài eo sau 40
5 Dài eo trước 50
6 Dài cạnh cổ đến ngực 27,5
7 Dài gối 43,5
8 Dài chân 91
9 Dài tay 62,5
10 Dài khuỷu tay 43,5
11 Dài bàn chân 23
12 Rộng vai 43
13 Khoảng cách hai điểm ngực 16,5
14 Vòng đầu 56
15 Vòng cổ 36
16 Vòng ngực dưới nách 76
17 Vòng ngực lớn 77
18 Vòng chân ngực 70
19 Vòng eo 65,5
20 Vòng mông 85
21 Vòng đùi 46
22 Vòng gối 30,5
23 Vòng cổ chân 18,5
24 Vòng bắp tay 27
25 Vòng cổ tay 14
21
IV. Lập bảng số đo cơ thể cho toàn bộ mẫu
STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Cđ 153 155 158 160 156 157 160 164 158 157 160 162 154 157 160 165 152 153 157 162
Cn 83 84 86 87 83 83 85 87 84 86 87 84 82 84 85,5 87 82 86 83 84
Dl 38 38 38,5 39,5 36 37 39,5 41 32 35 38 41 38 38,5 38,5 39,5 32 35 38 41
Des 40 40,5 41 42 41 41 42 44 40 40 41 42,5 41 43 45 45,5 45 45 45 45
Det 40,5 41 41,5 42,5 41 41,5 43 45 41 41,5 41,5 43 42 44 45 47 46 45 47 46
Dccn 27,5 27,5 28 28 24 25 25,5 24 25 25 28,5 25,5 25 26,5 27 28 28 30 27 25
Dg 43,5 42 44 45 43,5 44 44 45 43 42 45 42 45 46 48 47 40 40 39 41
Dc 91 91 91 92 93 94 93 95 89 90 90 89 91 92 94 95 90 95 95 88
Dt 62,5 62 62,5 63,5 62 64,5 63,5 65 65 62 63,5 62 63 63,5 65 66 62 62 64 62
Dkt 43,5 43 43 44 43 43 42,5 43,5 39 40 43 43 39 40,5 43,5 45 39 43 40 42
Dbc 23 24 23 24 25 22 26 28 23 24 24 23 23 23 24 24,5 23 23 21 23
Rv 43 43 42,5 43,5 42 40 44 45 38 38 40 38 36 35 34 35,5 35 34 33 35
Kc2đn 16,5 15 15,5 16 17 15 16,5 16,5 18 17 16 18 15 16 16 18 18 19 16 18
Vđa 56 51 48,5 50 55 52 56 58 56 56 50 56 54 54 55 55,5 55 55 55 56
Vc 36 35,5 35 35,5 35 35 36 36 35 34 36 30 33 34 34,5 35,5 35 34 36 30
Vn1 76 77 77 78 78 75 80 79 81 81,5 79 82 78 81 82 80 80 82 80 82
Vnl 77 79,5 79 80 79 76,5 82 81 86 86 84,5 88 77 89 87 88 85 89 87 88
Vn3 70 71 69 70 72 72 75 73 72 70 70,5 70 78 76 77 78 76 77 77 77
Ve 65,5 66 63 64 66 63 67 66 68 69 64 68 65 72 68 66 71 70 72 68
Vm 85 85 85 86 85 88 86 88,5 91 90 86,5 91 78 88 89 90 90 88 90 93
Vđ 46 48 47,5 48 48 46 50 49 53 53,5 53 56 49 55 55,5 56 55 56 52 56
Vg 30,5 32,5 32,5 33,5 32 31,5 32 34 34 33 33,5 34 32 35 35 35,5 35 35 36 35
Vcc 18,5 19,5 20 19 23 20 24 24 21 20 20 20 19 22 20 19 20 22 21 18
Vbt 27 26 27 28 28 25 26 29,5 31 30,5 30 29 24 29 28 27,5 27 29 26 29
Vct 14 13 13,5 13,5 15 14 14 15,5 14 15 14,5 16 13 14 15 14,5 13 15 15 16
Bảng phân phối thực nghiệm:
Cđ 152 153 153 154 155 156 157 157 157 157 158 158 160 160 160 160 162 162 164 165
Cn 82 83 83 83 83 84 84 84 84 84 84 85 85,5 86 86 86 87 87 87 87
Dl 32 32 35 35 36 37 38 38 38 38 38 38,5 38,5 38,5 39,5 39,5 39,5 41 41 41
Des 40 40 40 40,5 41 41 41 41 41 42 42 42,5 43 44 45 45 45 45 45 45,5
Det 40,5 41 41 41 41,5 41,5 41,5 41,5 42 42,5 43 43 44 45 45 45 46 46 47 47
Dccn 24 24 25 25 25 25 25 25,5 25,5 26,5 27 27 27,5 27,5 28 28 28 28 28,5 30
Dg 39 40 40 41 42 42 42 43 43,5 43,5 44 44 44 45 45 45 45 46 47 48
Dc 88 89 89 90 90 90 91 91 91 91 92 92 93 93 94 94 95 95 95 95
Dt 62 62 62 62 62 62 62 62,5 62,5 63 63,5 63,5 63,5 63,5 64 64,5 65 65 65 65
Dkt 39 39 39 40 40 40,5 42 42,5 43 43 43 43 43 43 43 43,5 43,5 43,5 44 45
Dbc 21 22 23 23 23 23 23 23 23 23 23 24 24 24 24 24 24,5 25 26 28
Rv 33 34 34 35 35 35 35,5 36 38 38 38 40 40 42 42,5 43 43 43,5 44 45
Kc2đn 15 15 15 15,5 16 16 16 16 16 16,5 16,5 16,5 17 17 18 18 18 18 18 19
Vđa 48,5 50 50 51 52 54 54 55 55 55 55 55 55,5 56 56 56 56 56 56 58
Vc 30 30 33 34 34 34 34,5 35 35 35 35 35 35,5 35,5 35,5 36 36 36 36 36
Vn1 75 76 77 77 78 78 78 79 79 80 80 80 80 81 81 81,5 82 82 82 82
Vnl 76,5 77 77 79 79 79,5 80 80 81 82 84,5 85 86 86 87 87 88 88 88 89
Vn3 69 70 70 70 70 70,5 71 72 72 72 73 75 76 76 77 77 77 77 78 78
Ve 63 63 64 64 65 65,5 66 66 66 66 67 68 68 68 68 69 70 71 72 72
Vm 78 85 85 85 85 86 86 86,5 88 88 88 88,5 89 90 90 90 90 91 91 93
Vđ 46 46 47,5 48 48 48 49 49 50 52 53 53 53,5 55 55 55,5 56 56 56 56
Vg 30,5 31,5 32 32 32 32,5 32,5 33 33,5 33,5 34 34 34 35 35 35 35 35 35,5 36
Vcc 18 18,5 19 19 19 19,5 20 20 20 20 20 20 20 21 21 22 22 23 24 24
Vbt 24 25 26 26 26 27 27 27 27,5 28 28 28 29 29 29 29 29,5 30 30,5 31
Vct 13 13 13 13,5 13,5 14 14 14 14 14 14,5 14,5 15 15 15 15 15 15,5 16 16
22
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐO ĐẠC, XÂY DỰNG BẢNG
CỠ SỐ CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
I.Chọn kích thước chủ đạo
Kích thước chủ đạo là kích thước cơ bản nhất, đóng vai trò chính trong việc
phân nhóm các đối tượng đo dựa trên của hệ thống kích thước. Kích thước chủ đạo
là cơ sở để nhà sản xuất phân chia cỡ số, góp phần giúp người tiêu dùng lựa chọn
được sản phẩm phù hợp với vóc dáng của mình. Việc lựa chọn kích thước chủ đạo
cần dựa trên các đặc trưng thống kê một cách khách quan, chính xác phù hợp với
nhiều người và đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp.
-Nhóm kích thước chiều cao: Cao đứng, cao ngồi
-Nhóm kích thước chiều dài: Dài lưng, dài eo sau, dài eo trước
-Nhóm kích thước chiều rộng: Rộng vai, khoảng cách 2 điểm ngực
-Nhóm kích thước vòng: Vòng eo, vòng mông, vòng ngực lớn
*Dựa vào các công thức tính:
-Số trung bình cộng: Số trung bình cộng là một trong những đặc tính điển
hình nhất trong một dãy số, nó biểu hiện khuynh hướng trung tâm của dãy số đó. Số
trung bình cộng ký hiệu là 𝑋̅ (Mean) và được xác định theo công thức:
𝑋̅=
𝑓𝑖𝑥1+𝑓𝑖𝑥2+⋯𝑓𝑖𝑥𝑛
𝑛
=
1
𝑛
∑ 𝑓𝑖𝑥𝑖
𝑛
𝑖=1
Trong đó: 𝑋̅: số trung bình cộng
n: Tổng số các số đo trong một dãy số
x1, x2, …,xn : Trị số của từng số đo
fi : Tần số của trị số của từng số đo
-Số trung vị: Số trung tâm hay còn gọi là trung vị (Median) ký hiệu là Me. Để
tìm trung vị, phải sắp xếp lại các xi thành một dãy thứ tự các giá trị từ bé đến lớn:
x1  x2  . . . .  xn
• Khi n lẻ , đặt k=
𝑛+1
2
sẽ được Me = xk (xi ở vị trí thứ i = k của dãy)
• Khi n chẵn, đặt k =
𝑛
2
sẽ được Me =
𝑥𝑘+𝑥𝑘+1
2
(xi ở vị trí thứ i = k của dãy)
-Khoảng phân phối: =Xmax-Xmin.
-Độ lệch chuẩn: Độ lệch chuẩn (standard deviation) là đại lượng thường được
sử dụng để phản ánh mức độ phân tán của một biến số xung quanh số trung bình
cộng và dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần
số.
23
-Hệ số biến sai: Hệ số biến sai (Coefficient of variation) ký hiệu là cv%. Hệ
số biến sai cũng thể hiện mức độ phân tán của các giá trị xi so với số trung bình cộng
nhưng ở dạng tương đối.
Trong đó: cv: Hệ số biến sai
S: độ lệch chuẩn
𝑋: số trung bình cộng
*Kích thước chủ đạo của từng nhóm:
Nhóm kích thước
chiều cao
Số trung bình
cộng
Độ lệch chuẩn Hệ số biến sai(%)
Cao đứng 158 3,5 2,2%
Cao ngồi 80,4 1,7 2,1%
Chọn chiều cao đứng là kích thước chủ đạo của nhóm kích thước chiều cao.
Nhóm kích thước
chiều dài
Số trung bình
cộng
Độ lệch chuẩn Hệ số biến sai(%)
Dài lưng 26 2,8 10,8%
Dài eo sau 36,1 1,9 5,2%
Dài eo trước 30,8 2,1 6,8%
Chọn chiều dài lưng là kích thước chủ đạo của nhóm kích thước chiều dài.
cv % =
𝑠
𝑋
. 100%
24
Nhóm kích thước
chiều rộng
Số trung bình
cộng
Độ lệch chuẩn Hệ số biến sai(%)
Rộng vai 32,7 3,8 11,6%
Khoảng cách 2
điểm ngực
13,4 1,3 9,7%
Chọn rộng vai là kích thước chủ đạo của nhóm kích thước chiều rộng.
Nhóm kích thước
vòng
Số trung bình
cộng
Độ lệch chuẩn Hệ số biến sai(%)
Vòng eo 63,8 2,7 4,2%
Vòng mông 78,9 3,34 4,2%
Vòng ngực lớn 71,4 4,2 5,9%
Chọn vòng ngực lớn là kích thước chủ đạo của nhóm kích thước vòng.
*Khoảng phân phối của kích thước chủ đạo:
Kích thước Xmax Xmin Khoảng phân phối
Chiều cao đứng 165 152 13
Chiều dài lưng 41 32 9
Rộng vai 45 33 12
Vòng ngực lớn 89 76,5 12,5
II.Bảng phân lớp các dữ liệu đo
*Bảng phân lớp kích thước chủ đạo
Kích thước Khoảng
phân phối
Lớp I Lớp II Lớp III
Chiều cao đứng 13 152=>156,3 156,3=>160,6 160,6=>165
Chiều dài lưng 9 32=>35 35=>38 38=>41
Rộng vai 12 33=>37 37=>41 41=>45
Vòng ngực lớn 12,5 76,5=>80,7 80,7=>84,9 84,9=>89
25
*Bảng phân lớp số đo cơ thể
Kích thước Khoảng phân
phối
Lớp I Lớp II Lớp III
Cđ 13 152-156,3 156,3-160,6 160,6-165
Cn 5 82-83,7 83,7-85,4 85,4-87
Dl 9 32-35 35-38 38-41
Des 5,5 40-41,8 41,8-43,6 43,6-45,5
Det 6,5 40,5-42,7 42,7-44,9 44,9-47
Dccn 6 24-26 26-28 28-30
Dg 9 39-42 42-45 45-48
Dc 7 88-90,3 90,3-92,6 92,6-95
Dt 3 62-63 63-64 64-65
Dkt 6 39-41 41-43 43-45
Dbc 7 21-23,3 23,3-25,6 25,6-28
Rv 12 33-37 37-41 41-45
Kc2đn 4 15-16,3 16,3-17,6 17,6-19
Vđa 9,5 48,5-51,7 51,7-54,9 54,9-58
Vc 6 30-32 32-34 34-36
Vn1 7 75-77,3 77,3-79,6 79,6-82
Vnl 12,5 76,5-80,7 80,7-84,9 84,9-89
Vn3 9 69-72 72-75 75-78
Ve 9 63-66 66-69 69-72
Vm 15 78-83 83-88 88-93
Vđ 10 46-49,3 49,3-52,6 52,6-56
Vg 5,5 30,5-32,3 32,3-34,1 34,1-36
Vcc 6 18-20 20-22 22-24
Vbt 7 24-26,3 26,3-28,6 28,6-31
Vct 3 13-14 14-15 15-16
III. Xây dựng bảng cỡ số cho đối tượng nghiên cứu
Cỡ số
Kích thước
S M L
Cđ 154,15 158,45 162,75
Cn 82,85 84,55 86,25
Dl 33,5 36,5 39,5
Des 40,9 42,7 44,5
26
Det 41,6 43,8 46
Dccn 25 27 29
Dg 40,5 43,5 46,5
Dc 89,15 91,45 93,75
Dt 62,5 63,5 64,5
Dkt 40 42 44
Dbc 22,15 24,45 26,75
Rv 35 39 43
Kc2đn 15,65 16,95 18,25
Vđa 50,1 53,3 56,5
Vc 31 33 35
Vn1 76,15 78,45 80,75
Vnl 78,6 82,8 87
Vn3 70,5 67,5 76,5
Ve 64,5 67,5 70,5
Vm 80,5 85,5 90,5
Vđ 47,65 50,95 54,25
Vg 31,4 33,2 35
Vcc 19 21 23
Vbt 25,15 27,45 29,75
Vct 13,5 14,5 15,5
>>Tần suất gặp của các cỡ số:
Trong đó: n là tổng số mẫu đo.
ni : là số người có kích thước nằm trong khoảng cỡ số cần xác định.
fi =
𝑛𝑖
𝑛
.100%
27
Bảng tần suất gặp, tỷ lệ và sản phẩm tương ứng của các cỡ số
Nhóm cỡ S M L
Tần suất gặp (%) 30 50 20
Tỷ lệ 6 10 4
Số lượng sản phẩm
tương ứng (chiếc)
600 1000 400
IV. Đánh giá đặc điểm hình thái của nhóm đối tượng nghiên cứu
1.Phân loại theo tỉ lệ
- Chỉ số thân:
Trong đó: St: Chỉ số thân
Cn: Chiều cao ngồi
Cđ: Chiều cao đứng
+Nếu St ≤ 50,9: Dạng người dài
+Nếu 51≤ St≤ 52,9: Dạng người trung bình
+Nếu St≥ 53: Dạng người ngắn (thân dài)
Bảng kết quả đánh giá đặc điểm dạng cơ thể theo chỉ số thân
STT Cn Cđ St=
𝐶𝑛
𝐶đ
.100% Kết luận
1 83 153 52,25 Dạng người trung bình
2 84 155 54,19 Dạng người ngắn (thân dài)
3 86 158 54,43 Dạng người ngắn (thân dài)
4 87 160 54,38 Dạng người ngắn (thân dài)
5 83 156 53,21 Dạng người ngắn (thân dài)
6 83 157 52,87 Dạng người trung bình
7 85 160 53,12 Dạng người ngắn (thân dài)
8 87 164 53,05 Dạng người ngắn (thân dài)
9 84 158 53,16 Dạng người ngắn (thân dài)
10 86 157 54,78 Dạng người ngắn (thân dài)
11 87 160 54,38 Dạng người ngắn (thân dài)
12 84 162 51,85 Dạng người trung bình
13 82 154 53,25 Dạng người ngắn (thân dài)
St=
𝐶𝑛
𝐶đ
.100%
28
14 84 157 53,5 Dạng người ngắn (thân dài)
15 85,5 160 53,44 Dạng người ngắn (thân dài)
16 87 165 52,73 Dạng người trung bình
17 82 152 53,95 Dạng người ngắn (thân dài)
18 86 153 56,21 Dạng người ngắn (thân dài)
19 83 157 52,87 Dạng người trung bình
20 84 162 51,85 Dạng người trung bình
Qua bảng ta rút ra được kết quả như sau:
-Dạng người dài là 0 người (chiếm 0%)
-Dạng người trung bình là 6 người (chiếm 30%)
-Dạng người ngắn (thân dài) là 14 người (chiếm 70%).
2.Phân loại cơ thể theo tư thế
Theo tư thế của cơ thể: căn cứ vào độ cong cột sống và tương quan giữa đường
viền phía trước và phía sau cơ thể, người ta chia ra làm 3 loại cơ thể (cơ thể bình
thường, cơ thể gù, cơ thể ưỡn).
- Cơ thể dạng gù: lưng dài rộng và cong, xương bả vai có thể nhô ra, ngực thường
phẳng, cơ bắp kém phát triển, vị trí đầu ngực dịch chuyển xuống phía dưới, vai đưa
về phía trước, so với người bình thường chiều dài lưng lớn hơn, chiều dài phía trước
nhỏ hơn.
- Cơ thể ưỡn: lưng phẳng hơi cong, xương bả vai không nhô cao; eo thường lõm
vào; mông tương đối phát triển; ngực, vai rộng. Vị trí điểm đầu ngực được nâng lên;
tay, vai hơi đưa về phía sau.
Có thể xác định được dạng gù, ưỡn dựa trên độ chênh lệch chiều dài eo phía sau
(Des) và phía trước (Det).
Des-Det (nữ) <-0,2cm -0,2÷0,2cm >0,2cm
Des-Det (nam) <1,8cm 1,8÷2,2cm >2,2cm
Dạng cơ thể Ưỡn Bình thường Gù
29
Bảng kết quả đánh giá đặc điểm dạng cơ thể theo độ chênh lệch Des và Det
STT Des Det Des-Det Kết luận
1 40 40,5 -0,5 Ưỡn
2 40,5 41 -0,5 Ưỡn
3 41 41,5 -0,5 Ưỡn
4 42 42,5 -0,5 Ưỡn
5 41 41 0 Bình thường
6 41 41,5 -0,5 Ưỡn
7 42 43 -1 Ưỡn
8 44 45 -1 Ưỡn
9 40 41 -1 Ưỡn
10 40 41,5 -1,5 Ưỡn
11 41 41,5 -0,5 Ưỡn
12 42,5 43 -0,5 Ưỡn
13 41 42 -1 Ưỡn
14 43 44 -1 Ưỡn
15 45 45 0 Bình thường
16 45,5 47 -1,5 Ưỡn
17 45 46 -1 Ưỡn
18 45 45 0 Bình thường
19 45 47 -2 Ưỡn
20 45 46 -1 Ưỡn
Qua bảng ta rút ra được kết quả như sau:
-Ưỡn là 17 người (chiếm 85%)
-Bình thường là 3 người (chiếm 15%)
-Gù là 0 người (chiếm 0%)
3. Phân loại theo thể chất
Chỉ số Lorentz:
Trong đó: Vn: Kích thước vòng ngực
Vb: Kích thước vòng bụng
Lorentz = Vn – Vb
30
+Nếu chỉ số Lorentz lớn hơn 14, kết luận cơ thể thuộc dạng gầy
+Chỉ số Lorentz bằng 14, cơ thể thuộc dạng bình thường
+Chỉ số Lorentz nhỏ hơn 14, cơ thể thuộc dạng béo
Bảng kết quả đánh giá đặc điểm dạng cơ thể theo chỉ số Lorentz
STT Vn Vb Vn-Vb Kết luận
1 77 65,5 11,5 Béo
2 79,5 66 13,5 Béo
3 79 63 16 Gầy
4 80 64 16 Gầy
5 79 66 13 Béo
6 76,5 63 13,5 Béo
7 82 67 15 Gầy
8 81 66 15 Gầy
9 86 68 18 Gầy
10 86 69 17 Gầy
11 84,5 64 20,5 Gầy
12 88 68 20 Gầy
13 87 65 22 Gầy
14 89 72 17 Gầy
15 87 68 19 Gầy
16 88 66 22 Gầy
17 85 71 14 Bình thường
18 89 70 19 Gầy
19 87 72 15 Gầy
20 88 68 20 Gầy
Qua bảng ta rút ra được kết quả sau:
-Gầy là 15 người (chiếm 75%)
-Béo là 4 người (chiếm 20%)
-Bình thường là 1 người (chiếm 5%)
31
CHƯƠNG 4: TÌM LƯỢNG CỬ ĐỘNG CHO TRANG PHỤC CỦA
NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nhóm cỡ M
I.Các bước thực hiện
Bước 1: Lấy áo bó sát, áo khoác ngoài và quần ống rộng mà đối tượng size M mặc
vừa.
Bước 2: Đo từng vị trí cần tính lượng cử động
+Vòng cổ, ngực, eo, mông, bắp tay, cổ tay, rộng vai (với áo bó sát và áo khoác
ngoài,…)
+Vòng bụng, vòng mông, vòng đùi, vòng đầu gối, vòng cổ chân (với quần
rộng, quần âu,…)
Bước 3: Tính toán
+Lấy số đo của từng loại trang phục đại diện size M trừ đi số đo cơ thể tương
ứng.
+Lượng cử động = Số đo trang phục – Số đo cơ thể
II.Bảng lượng cử động cho từng loại trang phục.
 Áo bó sát
Vòng
cổ
Vòng
ngực
Vòng
eo
Vòng
mông
Vòng
bắp tay
Vòng
cổ tay
Rộng
vai
Kích
thước
áo
38 77 61 83 24 12,5 40,5
Kích
thước
cơ thể
35 79 63 85 27 13,5 42,5
Lượng
cử động
3 -2 -2 -2 -3 -1 -2
>> Đối với những loại quần áo bó sát, kích thước trang phục thường nhỏ
hơn so với kích thước cơ thể.
32
 Áo khoác ngoài
Vòng
cổ
Vòng
ngực
Vòng
eo
Vòng
mông
Vòng
bắp tay
Vòng
cổ tay
Rộng
vai
Kích
thước
áo
38 88 73 95 32 15,5 45,5
Kích
thước
cơ thể
35 79 63 85 27 13,5 42,5
Lượng
cử động
3 9 10 10 5 2 3
>>Đối với trang phục áo khoác ngoài, kích thước trang phục thường lớn hơn
kích thước cơ thể.
 Quần âu
Vòng bụng Vòng
mông
Vòng đùi Vòng gối Vòng cổ
chân
Kích thước
quần
65 87 48,5 34,5 22
Kích thước
cơ thể
63 85 47,5 32,5 20
Lượng cử
động
2 2 1 2 2
>>Đối với quần âu, kích thước trang phục thường lớn hơn kích thước cơ
thể.
33
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ TRANG PHỤC CHO NHÓM
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
I.Tổng hợp các kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm hình thái tâm sinh lí lứa tuôi
Xây dựng được sơ đồ kích thước cơ thể, lập được phiếu đo nhân trắc.
Tính toán được số mẫu tối thiểu cần phải đo: 20 mẫu.
Tính được đặc tính trung tâm, đặc tính tản mạn.
Từ các số đo đã khảo sát chia được 3 nhóm đối tượng theo kích thước chủ đạo:
+Nhóm 1: Có chiều cao đứng từ 152-156,3cm
+Nhóm 2: Có chiều cao đứng từ 156,3-160,6cm
+Nhóm 3: Có chiều cao đứng từ 160,6-165cm
Đánh giá được đặc điểm hình thái của nhóm đối tượng:
Theo chỉ số thân:
-Dạng người trung bình là 6 người (chiếm 30%)
-Dạng người ngắn (thân dài) là 14 người (chiếm 70%)
Theo tư thế:
-Ưỡn là 17 người (chiếm 85%)
-Bình thường là 3 người (chiếm 15%)
Theo chỉ số Lorentz:
-Gầy là 15 người (chiếm 75%)
-Béo là 4 người (chiếm 20%)
-Bình thường là 1 người (chiếm 5%)
Tìm được lượng cử động của trang phục theo công thức:
Lượng cử động = Số đo trang phục - Số đo cơ thể
34
II.Đưa ra các giải pháp, đề xuất cho việc thiết kế trang phục phù hợp với đối
tượng nghiên cứu
Nhóm đối tượng Trang phục ở nhà Trang phục đi học Trang phục dạo
phố
Béo -Những chiếc váy
suông tối giản chi
tiết, cổ tròn.
-Áo thun tối màu
vừa vặn với cơ
thể.
-Những chiếc
quần cạp cao ống
suông có thể che
đi những khuyết
điểm của cơ thể.
-Chọn những
chiếc áo vừa vặn
với cơ thể, không
bó sát hoặc không
quá rộng.
-Khi thiết kế
trang phục cho
người béo cần
thêm nhũng chi
tiết đánh lừa thi
giác như những
đường chiết ở eo.
-Những chiếc
quần xếp li ở
trước quần giúp
người mặc che đi
khuyết điểm của
eo bánh mì.
-Chọn váy suông
với thiết kế đơn
giản hoặc những
items có họa tiết
nhỏ và càng ít
càng tốt.
-Chọn những
thiết kế nhấn theo
chiều dọc cơ thể.
Những sản phẩm
có thiết kế cổ V
hoặc cổ tim rộng
đều có mục đích
nhấn vào chiều
dọc bởi thiết kế
như vậy sẽ giúp
bộ đồ có độ
thoáng nhất định
và trông cơ thể
người mặc thon
gọn hơn.
Gầy -Những chiếc áo
oversize là lựa
chọn phù hợp.
-Quần họa tiết kẻ
caro hoặc những
chiếc quần trắng
tinh.
-Quần baggy,
quần ống suông.
-Áo sọc ngang
giúp những cô
nàng gầy tôn lên
vóc dáng của
mình, trông các
nàng sẽ đầy đặn
hơn.
-Tránh xa những
trang phục bó sát
cơ thể như quần
-Đầm suông là
một gợi ý tuyệt
vời cho những cô
nàng bánh bèo.
Trang phục này
giúp che đi
khuyết điểm của
cơ thể. Tuy nhiên
cần tránh thắt eo
vì những trang
phục này sẽ làm
chúng ta trông
gầy hơn.
35
jeans skinny, áo
body,…
-Những chiếc váy
xòe có độ dài vừa
phải sẽ che được
đôi chân “cò
hương” khẳng
khiu.
-Những kiểu áo
bèo nhún sẽ tạo
cảm giác cho
những cô nàng
gầy trở nên đầy
đặn, mũm mĩm
hơn.
36
PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Phạm Thị Thắm (2021), Đề cương bài giảng môn học Cơ sở thiết kế
trang phục (dành cho hệ Đại học, Cao đẳng), Đại học Công nghiệp Hà Nội.
2. SCRIBD, Bài tập lớn cơ sở thiết kế trang phục:
https://www.scribd.com/document/407077708/bai-t%E1%BA%ADp-
l%E1%BB%9Bn-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-thi%E1%BA%BFt-
k%E1%BA%BF-trang-ph%E1%BB%A5c-1-Autosaved-docx

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacketBáo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacketTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớp
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớpđề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớp
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ SọcNhân Quả Công Bằng
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jeanTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên phòng kỹ thuật
đồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên phòng kỹ thuậtđồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên phòng kỹ thuật
đồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên phòng kỹ thuậtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giáo trình Hệ thống cỡ số trang phục.pdf
Giáo trình Hệ thống cỡ số trang phục.pdfGiáo trình Hệ thống cỡ số trang phục.pdf
Giáo trình Hệ thống cỡ số trang phục.pdfMan_Ebook
 
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu trang phục dạo phố nữ giới độ tuổi từ 16...
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu trang phục dạo phố nữ giới  độ tuổi từ 16...[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu trang phục dạo phố nữ giới  độ tuổi từ 16...
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu trang phục dạo phố nữ giới độ tuổi từ 16...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Công nghệ may - Phân tích cơ hội và thách thức trong quản lý chất lượng sản ...
Công nghệ may - Phân tích cơ hội và thách thức trong quản lý chất  lượng sản ...Công nghệ may - Phân tích cơ hội và thách thức trong quản lý chất  lượng sản ...
Công nghệ may - Phân tích cơ hội và thách thức trong quản lý chất lượng sản ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữ
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữđồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữ
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu kỹ thuật dạng đầy đủ_BT cuối kỳ_quần short
Tài liệu kỹ thuật dạng đầy đủ_BT cuối kỳ_quần shortTài liệu kỹ thuật dạng đầy đủ_BT cuối kỳ_quần short
Tài liệu kỹ thuật dạng đầy đủ_BT cuối kỳ_quần shortOanh Hoàng
 
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền MayNhân Quả Công Bằng
 
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...
 đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v... đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...
đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacketBáo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
 
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
 
đồ áN thiết kế áo veston nam
đồ áN thiết kế áo veston namđồ áN thiết kế áo veston nam
đồ áN thiết kế áo veston nam
 
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớp
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớpđề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớp
đề Cương môn học thiết kế áo jacket, veston nữ 1 lớp
 
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
 
đồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên phòng kỹ thuật
đồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên phòng kỹ thuậtđồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên phòng kỹ thuật
đồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên phòng kỹ thuật
 
Giáo trình Hệ thống cỡ số trang phục.pdf
Giáo trình Hệ thống cỡ số trang phục.pdfGiáo trình Hệ thống cỡ số trang phục.pdf
Giáo trình Hệ thống cỡ số trang phục.pdf
 
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu trang phục dạo phố nữ giới độ tuổi từ 16...
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu trang phục dạo phố nữ giới  độ tuổi từ 16...[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu trang phục dạo phố nữ giới  độ tuổi từ 16...
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu trang phục dạo phố nữ giới độ tuổi từ 16...
 
PHƯƠNG PHÁP NHẢY SIZE
PHƯƠNG PHÁP NHẢY SIZEPHƯƠNG PHÁP NHẢY SIZE
PHƯƠNG PHÁP NHẢY SIZE
 
Công nghệ may - Phân tích cơ hội và thách thức trong quản lý chất lượng sản ...
Công nghệ may - Phân tích cơ hội và thách thức trong quản lý chất  lượng sản ...Công nghệ may - Phân tích cơ hội và thách thức trong quản lý chất  lượng sản ...
Công nghệ may - Phân tích cơ hội và thách thức trong quản lý chất lượng sản ...
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
 
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữ
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữđồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữ
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữ
 
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
 
BẢNG CÂN ĐỐI NGUYÊN PHỤ LIỆU
BẢNG CÂN ĐỐI NGUYÊN PHỤ LIỆUBẢNG CÂN ĐỐI NGUYÊN PHỤ LIỆU
BẢNG CÂN ĐỐI NGUYÊN PHỤ LIỆU
 
Tài liệu kỹ thuật dạng đầy đủ_BT cuối kỳ_quần short
Tài liệu kỹ thuật dạng đầy đủ_BT cuối kỳ_quần shortTài liệu kỹ thuật dạng đầy đủ_BT cuối kỳ_quần short
Tài liệu kỹ thuật dạng đầy đủ_BT cuối kỳ_quần short
 
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
 
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...
 đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v... đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...
đề Cương bài giảng- môđun thiết kế áo sơ mi - quần âu - váy 1 tk-somi_quan_v...
 

Similar to bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx

Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngànhTâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngànhSiu Gà Quay
 
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)jeway007
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lienNhat Nguyen
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lienNhat Nguyen
 
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfThinNguynVPhng
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxdngnguyn58524
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...NuioKila
 
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdfTâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdfMan_Ebook
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG nataliej4
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...nataliej4
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfHanaTiti
 
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...Man_Ebook
 
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạmGiáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạmjackjohn45
 
Mâu thuẫn nội tại của sinh viên tâm lý học 4151175
Mâu thuẫn nội tại của sinh viên tâm lý học 4151175Mâu thuẫn nội tại của sinh viên tâm lý học 4151175
Mâu thuẫn nội tại của sinh viên tâm lý học 4151175jackjohn45
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa nataliej4
 

Similar to bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx (20)

Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngànhTâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
 
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
 
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docx
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCDĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
 
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdfTâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
 
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạmGiáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
 
Mâu thuẫn nội tại của sinh viên tâm lý học 4151175
Mâu thuẫn nội tại của sinh viên tâm lý học 4151175Mâu thuẫn nội tại của sinh viên tâm lý học 4151175
Mâu thuẫn nội tại của sinh viên tâm lý học 4151175
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 

bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ MAY& THIẾT KẾ THỜI TRANG  BÀI TẬP LỚN Môn: CƠ SỞ THIẾT KẾ TRANG PHỤC Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM THỊ THẮM Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Vân Anh -2021602644 Lớp-khóa: 2021DHTKTT01-K16 Năm học: 2021-2022 Đối tượng nghiên cứu: Thanh niên nữ 20-25 tuổi Hà Nội,2022
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TÂM SINH LÍ LỨA TUỔI ............................................................................................................................... 2 I.Đặc điểm sinh lí................................................................................................ 2 II.Đặc điểm tâm lí............................................................................................... 3 III. Thanh niên nữ 20-25 tuổi ở vùng nông thôn Nam Định ................................ 5 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, ĐO ĐẠC VÀ XÂY DỰNG BẢNG SỐ ĐO CƠ THỂ CHO TỪNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................. 7 I.Xác định đo kích thước cơ thể .......................................................................... 7 II.Xây dựng sơ đồ đo các kích thước cơ thể........................................................ 8 III.Phiếu đo nhân trắc........................................................................................ 18 IV. Lập bảng số đo cơ thể cho toàn bộ mẫu ...................................................... 21 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐO ĐẠC, XÂY DỰNG BẢNG CỠ SỐ CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................. 22 I.Chọn kích thước chủ đạo................................................................................ 22 II.Bảng phân lớp các dữ liệu đo ........................................................................ 24 III. Xây dựng bảng cỡ số cho đối tượng nghiên cứu.......................................... 25 IV. Đánh giá đặc điểm hình thái của nhóm đối tượng nghiên cứu..................... 27 CHƯƠNG 4: TÌM LƯỢNG CỬ ĐỘNG CHO TRANG PHỤC CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 31 I.Các bước thực hiện......................................................................................... 31 II.Bảng lượng cử động cho từng loại trang phục............................................... 31 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ TRANG PHỤC CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 33 I.Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ................................................................... 33 II.Đưa ra các giải pháp, đề xuất cho việc thiết kế trang phục phù hợp với đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 34 PHỤ LỤC............................................................................................................ 36
  • 3. 2
  • 4. 1 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ngành dệt may là ngành tiên phong trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Ngành may mặc phát triển và trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người. Trang phục không chỉ để bảo vệ và làm đẹp mà trang phục còn mang yếu tố xã hội và thể hiện dấu ấn văn hóa của từng vùng miền và các dân tộc khác nhau. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có những trang phục riêng để thể hiện nét đẹp văn hóa dân tộc của từng vùng miền. Trang phục được đánh giá là một trong những nét đẹp đặc trưng văn hóa của thời đại mới – thời đại của nền kinh tế thị trường phát triển, của nền văn hóa doanh nghiệp thời kì hội nhập. Một trang phục đẹp mắt và phù hợp luôn đem lại thiện cảm cho người đối diện, đặc biệt là với giới nữ thanh niên. Vậy lựa chọn trang phục như thế nào thì hợp lí với nữ thanh niên thì bài tập lớn môn Cơ sở thiết kế trang phục này rất hữu ích. Bài tập lớn trình bày những kiến thức cơ bản trong ngành may công nghiệp bao gồm: nhân trắc học, đặc điểm hình thái sinh lí cơ thể người, hễ thống cỡ số trang phục đang được áp dụng trong ngành may của Việt Nam và các nước trên thế giới. Đây là một tài liệu có giá trị về mặt kiến thức được trình bày rõ ràng kèm theo hình ảnh minh họa là kiến thức nền tảng để thiết kế lên một trang phục đúng lứa tuổi, đúng với yêu cầu chất lượng giúp, nắm vững được nguyên tắc thiết kế, biết dựng hình thiết kế chi tiết mẫu theo tỉ lệ trên cơ sở các số đo cơ thể người. Bài tập lớn gồm 5 chương: Chương 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tâm sinh lí lứa tuổi 20-25 Chương 2: Khảo sát, đo đạc, xây dựng bảng số đo cơ thể cho nhóm đối tượng nghiên cứu. Chương 3: Phân tích dữ liệu đo đạc. Chương 4: Tìm lượng cử động cho trang phục của nhóm đối tượng nghiên cứu. Chương 5: Giải pháp thiết kế trang phục cho nhóm đối tượng nghiên cứu. Chúng em hi vọng bài tập lớn này sẽ đạt yêu cầu cô đề ra.Chúng em cũng mong nhận được ý kiến đóng góp của cô để chúng em rút ra kinh nghiệm và hoàn thành bài tập lớn được tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
  • 5. 2 CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TÂM SINH LÍ LỨA TUỔI Đối tượng nghiên cứu: Thanh niên nữ 20-25 tuổi Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa học về định nghĩa thanh niên. Có thể tiếp cận đối tượng này dưới nhiều góc độ khác nhau: Triết học, tâm lí học, xã hội học, khoa học thể chất… Chẳng hạn như giáo sư tiến sĩ Công người Nga cho một định nghĩa về thanh niên như sau: “Thanh niên là một tầng lớp nhân khẩu- xã hội được đặc trưng bởi độ tuổi xác định, với những đặc tính tâm lí xã hội nhất định và và những đặc điểm cụ thể của địa vị xã hội. Đó là một giai đoạn nhất định trong chu kì sống và các đặc điểm nêu trên là có bản chất xã hội- lịch sử, tùy thuộc vào chế độ xã hội cụ thể, vào văn hóa, vào những quy luật xã hội hóa của xã hội đó”. Thanh niên nông thôn chiếm tỉ lệ cao trong thanh niên cả nước, là nguồn nhân lực phát triển và thực hiện công nghệ hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thanh niên nông thôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng , công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; là lực lượng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Có tinh thần xung kích, tình nguyện khi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội phát động, tích cực tham gia và phát huy tốt ý thức chính trị, ý chí tự lực tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo và làm giàu, không ngừng giác ngộ nâng cao trình độ chính trị, rèn luyện nhân cách phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. I.Đặc điểm sinh lí Hệ xương: Tiếp tục được hoàn thiện, tốc độ phát triển chiều cao giảm, mỗi năm tăng tối đa khoảng 1,2cm đến khoảng 22-25 tuổi thì chiều cao cơ thể hầu như không tăng nữa. Các cơ tăng khối lượng và đạt 43-44% trọng lượng toàn thân. Cân nặng tăng trưởng bình thường, cuối kì này là giai đoạn trưởng thành. Hệ cơ: Riêng bắp, cơ lớn phát triển nhanh (cơ đùi) và các cơ co phát triển sớm hơn cơ duỗi. Vì vậy, sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh sức bền là hợp lí nhưng các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức cho các loại cơ. Hệ tuần hoàn: đã phát triển hoàn thiện, mạch đập của nữ vào khoảng 75-80 lần/phút. Sau khi vận động, mạch và huyết áp hồi phục tương đối nhanh cho nên phù hợp với những bài tập có khối lượng cường độ tương đối lớn.
  • 6. 3 Hệ hô hấp: Đã phát triển vòng ngực trung bình là 80-85cm, diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 120-150cm2 , dung lượng phổi khoảng 4-5 lít, tần số hô hấp 10-20 lần/phút. Vì vậy nên các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ rất phù hợp với lứa tuổi này. Hệ thần kinh: Được phát triển một cách hoàn thiện, khả năng tư duy, phân tích tổng hợp và trừu tượng được phát triển thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc phản xạ có điều kiện. Ngoài hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho quá trình hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế. Đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc hoàn thiện các tố chất thể lực, tạo ra nét đẹp hoàn chỉnh cho thanh niên. Ở giai đoạn này trang phục là thứ được xem là một khía cạnh gần như phản ánh chính xác nhất. Lứa tuổi này có tính cách năng động, vẻ đẹp thuần khiêt. Vì vậy, có thể kết hợp màu sắc và kiểu dáng của các bộ trang phục với nhau. Bên cạnh đó phụ kiện để phối hợp với trang phục như kiểu tóc, đồng hồ,trang sức,…giúp cho họ trở nên tự tin, năng động hơn. II.Đặc điểm tâm lí Ở độ tuổi thanh niên không chỉ đòi hỏi về mặt học tập mà còn đòi hỏi về năng động, sáng tạo ở mức độ cao hơn nhiều cần phát triển về tư duy và lý luận, càng trưởng thành kinh nghiệm sống càng phong phú, có nhiều ý tưởng mới lạ. Họ ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời nên ý thức học tập của thanh niên ở lứa tuổi này phát triển cao. Họ được thúc đẩy bởi động cơ học tập và nhận thức xã hội các môn học của nghề nghiệp mình lựa chọn, đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và huấn luyện. Sự phát triển trí tuệ: Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Ghi nhớ có logic trừu tượng một cách rõ rệt, suy nghĩ chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Ở lứa tuổi này ghi nhớ có vai trò chủ đạo trong vai trò, hoạt động của trí tuệ. Do cấu trúc não bộ phức tạp và chức năng não bộ phát triển nên thường có suy nghĩ chặt chẽ hơn, có căn cứ hơn và nhất quán hơn. Đây là cơ sở để hình thành thế giới quan. Về thế giới quan: Do trí tuệ đã phát triển, thanh niên đã xây dựng được thế giới quan hoàn chỉnh với tư cách là một hệ thống. Thanh niên đã có quan điểm riêng với các vấn đề xã hội, chính trị, đạo đức, lao động. Sự phát triển về ý thức:Nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại và trong xã hội tương lai. Bộc lộ nhân cách, thể hiện tính cần cù, dũng cảm, có tránh nhiệm, lòng tự trọng, ý chí cao trong công việc. Sự phát triển về ý thức là đặc điểm nổi bật
  • 7. 4 trong sự phát triển của giai đoạn này. Đặc biệt quan trọng là sự tự ý thức của lứa tuổi này xuất phát từ yêu cầu cuộc sống, hoạt động, địa vị xã hội các mối quan hệ xung quanh. Hứng thú của thanh niên: Hứng thú của thanh niên có tính ổn định bền vững, liên quan đến nhu cầu. Hứng thú có tính phân hóa cao, đa dạng, ảnh hưởng đến khát vọng hành động và sáng tạo của thanh niên. Nhìn chung thanh niên rất có hứng thú với cái mới, cái đẹp. Lí tưởng của thanh niên: thanh niên là lứa tuổi có ước mơ, có hoài bão lớn lao và cố gắng học tập, rèn luyện, phấn đấu để đạt ước mơ đó. Nhìn chung thanh niên ngày nay có lí tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn đem sức mình cống hiến cho xã hội, phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn. Nhận thức chính trị xã hội của thanh niên: +Đa số thanh niên đã nhận thức được về tình hình nhiệm vụ của đất nước, về nhiệm vụ chiến lược trong những năm đầu của thế kỉ XXI +Thanh niên đã thể hiện rõ ý thức chính trị-xã hội qua tính cộng đồng, tinh thần xung phong tình nguyện, lòng nhân ái, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, xả thân vì nghĩa lớn. Thanh niên đã nhận thức rõ được vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước và tích cực tham gia. Sự hình thành thế giới giác quan: ở lứa tuổi này đã có sự hình thành thế giới giác quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc và quy tắc ứng xử. Những điều đó được ý thức vào các hình thức tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi được xác định vào một hệ thống hoàn chỉnh. Nhu cầu của thanh niên: +Nhu cầu của thanh niên ngày nay khá đa dạng và phong phú, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Mối quan tâm lớn nhất của thanh niên là việc làm và nghề nghiệp. +Nhu cầu học tập, nâng cao nhận thức, phát triển tài năng. Thanh niên có nhu cầu nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. +Bên cạnh đó thanh niên còn có nhu cầu về vui chơi giải trí, thể thao, nhu cầu về tình bạn, tình yêu và hôn nhân gia đình,…thanh niên đã thể hiện tích cực, chủ động của mình thông qua hoạt động lao động học tập, giao tiếp, giải trí… bằng sức lực và trí tuệ của thế hệ trẻ.
  • 8. 5 +Tuy nhiên vẫn còn bộ phận thanh niên có những nhu cầu lệch lạc, lười lao động, thích hưởng thụ, đòi hỏi vượt quá khả năng đáp ứng của gia đình và xã hội nên đã có biểu hiện lối sống không lành mạnh hoặc vi phạm pháp luật. Chú trọng về hình thức, có nhu cầu về cái đẹp của cuộc sống, nhu cầu đổi mới trang phục phù hợp với sự đổi mới của xã hội, của con người với chuyển biến lối sống và lối giao tiếp. Trình độ văn hóa và nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến thời trang của thanh niên. Đặc điểm nổi bật rõ nhất của giới trẻ: lớp tuổi có đặc điểm quan trọng là hướng ngoại và năng động. Hướng ngoại thì dễ tiếp thu cái mới và hấp thu các ảnh hưởng ngoại lai, năng động thì ưa thay đổi, phát triển. Không phải lứa tuổi nào cũng có những cách ăn mặc giống nhau từ màu sắc, chất liệu cho đến kiểu dáng. Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời người, chuộng màu sắc, có sở thích, suy nghĩ và vị trí khác nhau mà trang phục là thứ được xem là nét phản ánh gần như chân thực nhất. Tính cách năng động, vẻ đẹp tự nhiên, đó là lợi thế của tuổi này. Vì vậy có thể kết hợp vải có hoa văn, màu sắc nhạt và kiểu dáng thể thao. Có thể chọn màu phối hợp hoặc là một màu, có thể cho phép tất cả mọi khuynh hướng, tùy thuộc cá tính của từng bạn gái. Trắng và đen cho những bạn thích sự sang trọng và nữ tính. Ở giai đoạn này trang phục là thứ được xem là một khía cạnh gần như phản ánh chính xác nhất. Lứa tuổi này có tính cách năng động, vẻ đẹp thuần khiết. Có kết hợp màu sắc, kiểu dáng của các bộ trang phục và phụ kiện để họ trở nên tự tin, năng động hơn. III. Thanh niên nữ 20-25 tuổi ở vùng nông thôn Nam Định Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc chung của cộng đồng dân cư, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp so với thành thị. Nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm thị phần ngày càng cao tại Nam Định đã phần nào giảm được lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước và lực lượng lao động nông nghiệp khu vực nông thôn, tăng nguồn lao động làm việc trong các khu vực kinh tế nước ngoài.
  • 9. 6 Tuy nhiên lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp địa phương thường thấp dẫn đến thu nhập của người nông thôn vẫn thấp, vẫn còn nhiều hộ nghèo. Lực lượng lao động ở nông thôn rất lớn nhưng lại thiếu việc làm, thất nghiệp và bán thất nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra. Thanh niên sống ở nông thôn Nam Định thường có suy nghĩ chín chắn và tự lập hơn những thanh niên được sinh ra và lớn lên ở thành phố. Nguồn lao động của Nam Định tương đối trẻ, có trình độ văn hóa khá. Một số bộ phận thanh niên sẽ đến thành phố lớn để học tập, một số khác sẽ làm việc ở các công ty, hay bắt đầu kinh doanh… nhưng vẫn có một số thiếu việc làm, thất nghiệp. Ngày nay phần lớn thanh niên làm việc trong các nhà máy xí nghiệp thu nhập đã cao hơn khi làm nông nghiệp nhưng thuận lợi thu được từ các ngành công nghiệp địa phương thường thấp hơn thành thị. Thu nhập tăng, đời sống được cải thiện, kinh tế ổn định kéo theo nhu cầu ăn, mặc, làm đẹp tăng.
  • 10. 7 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, ĐO ĐẠC VÀ XÂY DỰNG BẢNG SỐ ĐO CƠ THỂ CHO TỪNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU I.Xác định đo kích thước cơ thể Với dụng cụ đo truyền thống: thước dây. Để nghiên cứu được hình dáng và kích thước của cơ thể người, cần thực hiện các bước sau: -Bước 1: Chọn mẫu đo( khảo sát). Chọn mẫu đo từ đám đông đảm bảo đúng yêu cầu của việc chọn mẫu. -Bước 2: Chọn mốc đo. +Xác định được vị trí đo, điểm đo trên cơ thể. +Tư thế đứng chuẩn: Người được đo ở tư thế đứng thẳng. đặt một mặt phẳng thẳng đứng ở phía sau lưng, cơ thể người được đo sẽ có 4 điểm chạm mặt phẳng: đầu, vai, mông, chân. +Tư thế đứng thẳng: Chân đứng vuông góc với mặt sàn, phần cơ thể thẳng, phía sau có 3 điểm chạm( đầu,vai,mông). +Tư thế ngồi tự nhiên. Thước dây
  • 11. 8 II.Xây dựng sơ đồ đo các kích thước cơ thể STT Kích thước Kí hiệu Phương pháp đo Ghi chú 1 Chiều cao đứng Cđ Đo bằng thước đo chiều cao từ đỉnh đầu đến gót chân 2 Chiều cao ngồi Cn Đo từ đỉnh đầu dọc theo cột sống đến mặt ghế khi người đó ngồi
  • 12. 9 3 Chiều dài lưng Dl Đo bằng thước dây từ đốt sống cổ 7 đến ngang eo sau 4 Chiều dài eo sau Des Đo bằng thước dây từ góc cổ-vai đến ngang eo sau 5 Chiều dài eo trước Det Đo từ đốt cổ 7 qua điểm góc cổ-vai qua núm vú đến ngang eo trước
  • 13. 10 6 Dài cạnh cổ đến ngực Dccn Đo từ cạnh cổ đến núm vú 7 Dài gối Dg Đo từ ngang gối đến gót chân
  • 14. 11 8 Dài chân Dc Đo bằng thước đo chiều cao từ điểm thấp nhất của xương chậu đến mặt đất. 9 Dài tay Dt Đo bằng thước dây từ điểm góc cổ- vai qua mỏm cùng vai đến mắt cá ngoài của tay.
  • 15. 12 10 Dài khuỷu tay Dkt Đo bằng thước dây từ điểm góc cổ- vai qua mỏm cùng vai đến khe khớp khuỷu tay. 11 Dài bàn chân Dbc Đo từ gót chân đến đầu ngón cái 12 Rộng vai Rv Đo khoảng cách giữa 2 mỏm cùng vai
  • 16. 13 13 Khoảng cách 2 điểm ngực Kc2đn Đo bằng thước dây giữa hai núm vú 14 Vòng đầu Vđa Đo chu vi đầu bằng thước dây, thước đi qua điểm trán và nằm trong mặt phẳng ngang 15 Vòng cổ Vc Đo chu vi chân cổ bằng thước dây, thước đi qua điểm cổ 7, hai điểm góc cổ- vai và qua hõm cổ.
  • 17. 14 16 Vòng ngực ngang nách Vn1 Đo chu vi ngang nách bằng thước dây, thước đi qua các điểm nếp nách sau và nếp nách trước 17 Vòng ngực lớn Vnl Đo chu vi ngang ngực bằng thước dây, thước đi qua hai núm vú và nằm trong mặt phẳng ngang 18 Vòng chân ngực Vn3 Đo chu vi ngang chân ngực bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang.
  • 18. 15 19 Vòng eo Ve Đo chu vi ngang eo tại vị trí nhỏ nhất bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang. 20 Vòng mông Vm Đo chu vi ngang mông tại vị trí lớn nhất bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang 21 Vòng đùi Vđ Đo chu vi ngang đùi tại vị trí nếp lằn mông bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang
  • 19. 16 22 Vòng gối Vg Đo chu vi ngang đầu gối bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang. 23 Vòng cổ chân Vcc Đo chu vi ngang cổ chân tại vị trí nhỏ nhất bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang
  • 20. 17 24 Vòng bắp tay Vbt Đo chu vi ngang bắp tay tại vị trí nếp nách sau bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang. 25 Vòng cổ tay Vct Đo chu vi ngang cổ tay tại vị trí mắt cá ngoài bằng thước dây, thước nằm trong mặt phẳng ngang
  • 21. 18 III.Phiếu đo nhân trắc STT Họ và tên Tuổi 1 Nguyễn Châu Hiền 20 2 Nguyễn Hoài Ngọc 20 3 Hà Quỳnh Như 20 4 Phạm Thái Anh 20 5 Lê Ngọc Châu Anh 21 6 Đào Minh Châu 21 7 Lưu Khánh Hà 21 8 Lưu Uyên Vy 21 9 Trần Bảo Ngân 22 10 Lâm Bảo Ngọc 22 11 Trần Ngọc Ánh 22 12 Bùi Tuệ Anh 22 13 Nguyễn Lan Anh 23 14 Bùi Bích Phương 23 15 Nguyễn Thị Hòa 23 16 Nguyễn Hoài Bảo Anh 23 17 Trần Thị Nhã Phương 25 18 Bùi Ngọc Anh 25 19 Nguyễn Trang Anh 25 20 Nguyễn Kim Anh 25
  • 23. 20 Ví dụ: PHIẾU ĐO Ngày đo: 09/12/2021 Thời gian:14h Người đo: Nguyễn Thị Vân Anh Họ tên: Nguyễn Châu Hiền Tuổi:20 Cân nặng: 42kg STT Tên kích thước Số đo(cm) 1 Chiều cao đứng 153 2 Chiều cao ngồi 83 3 Chiều dài lưng 38 4 Chiều dài eo sau 40 5 Dài eo trước 50 6 Dài cạnh cổ đến ngực 27,5 7 Dài gối 43,5 8 Dài chân 91 9 Dài tay 62,5 10 Dài khuỷu tay 43,5 11 Dài bàn chân 23 12 Rộng vai 43 13 Khoảng cách hai điểm ngực 16,5 14 Vòng đầu 56 15 Vòng cổ 36 16 Vòng ngực dưới nách 76 17 Vòng ngực lớn 77 18 Vòng chân ngực 70 19 Vòng eo 65,5 20 Vòng mông 85 21 Vòng đùi 46 22 Vòng gối 30,5 23 Vòng cổ chân 18,5 24 Vòng bắp tay 27 25 Vòng cổ tay 14
  • 24. 21 IV. Lập bảng số đo cơ thể cho toàn bộ mẫu STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Cđ 153 155 158 160 156 157 160 164 158 157 160 162 154 157 160 165 152 153 157 162 Cn 83 84 86 87 83 83 85 87 84 86 87 84 82 84 85,5 87 82 86 83 84 Dl 38 38 38,5 39,5 36 37 39,5 41 32 35 38 41 38 38,5 38,5 39,5 32 35 38 41 Des 40 40,5 41 42 41 41 42 44 40 40 41 42,5 41 43 45 45,5 45 45 45 45 Det 40,5 41 41,5 42,5 41 41,5 43 45 41 41,5 41,5 43 42 44 45 47 46 45 47 46 Dccn 27,5 27,5 28 28 24 25 25,5 24 25 25 28,5 25,5 25 26,5 27 28 28 30 27 25 Dg 43,5 42 44 45 43,5 44 44 45 43 42 45 42 45 46 48 47 40 40 39 41 Dc 91 91 91 92 93 94 93 95 89 90 90 89 91 92 94 95 90 95 95 88 Dt 62,5 62 62,5 63,5 62 64,5 63,5 65 65 62 63,5 62 63 63,5 65 66 62 62 64 62 Dkt 43,5 43 43 44 43 43 42,5 43,5 39 40 43 43 39 40,5 43,5 45 39 43 40 42 Dbc 23 24 23 24 25 22 26 28 23 24 24 23 23 23 24 24,5 23 23 21 23 Rv 43 43 42,5 43,5 42 40 44 45 38 38 40 38 36 35 34 35,5 35 34 33 35 Kc2đn 16,5 15 15,5 16 17 15 16,5 16,5 18 17 16 18 15 16 16 18 18 19 16 18 Vđa 56 51 48,5 50 55 52 56 58 56 56 50 56 54 54 55 55,5 55 55 55 56 Vc 36 35,5 35 35,5 35 35 36 36 35 34 36 30 33 34 34,5 35,5 35 34 36 30 Vn1 76 77 77 78 78 75 80 79 81 81,5 79 82 78 81 82 80 80 82 80 82 Vnl 77 79,5 79 80 79 76,5 82 81 86 86 84,5 88 77 89 87 88 85 89 87 88 Vn3 70 71 69 70 72 72 75 73 72 70 70,5 70 78 76 77 78 76 77 77 77 Ve 65,5 66 63 64 66 63 67 66 68 69 64 68 65 72 68 66 71 70 72 68 Vm 85 85 85 86 85 88 86 88,5 91 90 86,5 91 78 88 89 90 90 88 90 93 Vđ 46 48 47,5 48 48 46 50 49 53 53,5 53 56 49 55 55,5 56 55 56 52 56 Vg 30,5 32,5 32,5 33,5 32 31,5 32 34 34 33 33,5 34 32 35 35 35,5 35 35 36 35 Vcc 18,5 19,5 20 19 23 20 24 24 21 20 20 20 19 22 20 19 20 22 21 18 Vbt 27 26 27 28 28 25 26 29,5 31 30,5 30 29 24 29 28 27,5 27 29 26 29 Vct 14 13 13,5 13,5 15 14 14 15,5 14 15 14,5 16 13 14 15 14,5 13 15 15 16 Bảng phân phối thực nghiệm: Cđ 152 153 153 154 155 156 157 157 157 157 158 158 160 160 160 160 162 162 164 165 Cn 82 83 83 83 83 84 84 84 84 84 84 85 85,5 86 86 86 87 87 87 87 Dl 32 32 35 35 36 37 38 38 38 38 38 38,5 38,5 38,5 39,5 39,5 39,5 41 41 41 Des 40 40 40 40,5 41 41 41 41 41 42 42 42,5 43 44 45 45 45 45 45 45,5 Det 40,5 41 41 41 41,5 41,5 41,5 41,5 42 42,5 43 43 44 45 45 45 46 46 47 47 Dccn 24 24 25 25 25 25 25 25,5 25,5 26,5 27 27 27,5 27,5 28 28 28 28 28,5 30 Dg 39 40 40 41 42 42 42 43 43,5 43,5 44 44 44 45 45 45 45 46 47 48 Dc 88 89 89 90 90 90 91 91 91 91 92 92 93 93 94 94 95 95 95 95 Dt 62 62 62 62 62 62 62 62,5 62,5 63 63,5 63,5 63,5 63,5 64 64,5 65 65 65 65 Dkt 39 39 39 40 40 40,5 42 42,5 43 43 43 43 43 43 43 43,5 43,5 43,5 44 45 Dbc 21 22 23 23 23 23 23 23 23 23 23 24 24 24 24 24 24,5 25 26 28 Rv 33 34 34 35 35 35 35,5 36 38 38 38 40 40 42 42,5 43 43 43,5 44 45 Kc2đn 15 15 15 15,5 16 16 16 16 16 16,5 16,5 16,5 17 17 18 18 18 18 18 19 Vđa 48,5 50 50 51 52 54 54 55 55 55 55 55 55,5 56 56 56 56 56 56 58 Vc 30 30 33 34 34 34 34,5 35 35 35 35 35 35,5 35,5 35,5 36 36 36 36 36 Vn1 75 76 77 77 78 78 78 79 79 80 80 80 80 81 81 81,5 82 82 82 82 Vnl 76,5 77 77 79 79 79,5 80 80 81 82 84,5 85 86 86 87 87 88 88 88 89 Vn3 69 70 70 70 70 70,5 71 72 72 72 73 75 76 76 77 77 77 77 78 78 Ve 63 63 64 64 65 65,5 66 66 66 66 67 68 68 68 68 69 70 71 72 72 Vm 78 85 85 85 85 86 86 86,5 88 88 88 88,5 89 90 90 90 90 91 91 93 Vđ 46 46 47,5 48 48 48 49 49 50 52 53 53 53,5 55 55 55,5 56 56 56 56 Vg 30,5 31,5 32 32 32 32,5 32,5 33 33,5 33,5 34 34 34 35 35 35 35 35 35,5 36 Vcc 18 18,5 19 19 19 19,5 20 20 20 20 20 20 20 21 21 22 22 23 24 24 Vbt 24 25 26 26 26 27 27 27 27,5 28 28 28 29 29 29 29 29,5 30 30,5 31 Vct 13 13 13 13,5 13,5 14 14 14 14 14 14,5 14,5 15 15 15 15 15 15,5 16 16
  • 25. 22 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐO ĐẠC, XÂY DỰNG BẢNG CỠ SỐ CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU I.Chọn kích thước chủ đạo Kích thước chủ đạo là kích thước cơ bản nhất, đóng vai trò chính trong việc phân nhóm các đối tượng đo dựa trên của hệ thống kích thước. Kích thước chủ đạo là cơ sở để nhà sản xuất phân chia cỡ số, góp phần giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với vóc dáng của mình. Việc lựa chọn kích thước chủ đạo cần dựa trên các đặc trưng thống kê một cách khách quan, chính xác phù hợp với nhiều người và đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp. -Nhóm kích thước chiều cao: Cao đứng, cao ngồi -Nhóm kích thước chiều dài: Dài lưng, dài eo sau, dài eo trước -Nhóm kích thước chiều rộng: Rộng vai, khoảng cách 2 điểm ngực -Nhóm kích thước vòng: Vòng eo, vòng mông, vòng ngực lớn *Dựa vào các công thức tính: -Số trung bình cộng: Số trung bình cộng là một trong những đặc tính điển hình nhất trong một dãy số, nó biểu hiện khuynh hướng trung tâm của dãy số đó. Số trung bình cộng ký hiệu là 𝑋̅ (Mean) và được xác định theo công thức: 𝑋̅= 𝑓𝑖𝑥1+𝑓𝑖𝑥2+⋯𝑓𝑖𝑥𝑛 𝑛 = 1 𝑛 ∑ 𝑓𝑖𝑥𝑖 𝑛 𝑖=1 Trong đó: 𝑋̅: số trung bình cộng n: Tổng số các số đo trong một dãy số x1, x2, …,xn : Trị số của từng số đo fi : Tần số của trị số của từng số đo -Số trung vị: Số trung tâm hay còn gọi là trung vị (Median) ký hiệu là Me. Để tìm trung vị, phải sắp xếp lại các xi thành một dãy thứ tự các giá trị từ bé đến lớn: x1  x2  . . . .  xn • Khi n lẻ , đặt k= 𝑛+1 2 sẽ được Me = xk (xi ở vị trí thứ i = k của dãy) • Khi n chẵn, đặt k = 𝑛 2 sẽ được Me = 𝑥𝑘+𝑥𝑘+1 2 (xi ở vị trí thứ i = k của dãy) -Khoảng phân phối: =Xmax-Xmin. -Độ lệch chuẩn: Độ lệch chuẩn (standard deviation) là đại lượng thường được sử dụng để phản ánh mức độ phân tán của một biến số xung quanh số trung bình cộng và dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số.
  • 26. 23 -Hệ số biến sai: Hệ số biến sai (Coefficient of variation) ký hiệu là cv%. Hệ số biến sai cũng thể hiện mức độ phân tán của các giá trị xi so với số trung bình cộng nhưng ở dạng tương đối. Trong đó: cv: Hệ số biến sai S: độ lệch chuẩn 𝑋: số trung bình cộng *Kích thước chủ đạo của từng nhóm: Nhóm kích thước chiều cao Số trung bình cộng Độ lệch chuẩn Hệ số biến sai(%) Cao đứng 158 3,5 2,2% Cao ngồi 80,4 1,7 2,1% Chọn chiều cao đứng là kích thước chủ đạo của nhóm kích thước chiều cao. Nhóm kích thước chiều dài Số trung bình cộng Độ lệch chuẩn Hệ số biến sai(%) Dài lưng 26 2,8 10,8% Dài eo sau 36,1 1,9 5,2% Dài eo trước 30,8 2,1 6,8% Chọn chiều dài lưng là kích thước chủ đạo của nhóm kích thước chiều dài. cv % = 𝑠 𝑋 . 100%
  • 27. 24 Nhóm kích thước chiều rộng Số trung bình cộng Độ lệch chuẩn Hệ số biến sai(%) Rộng vai 32,7 3,8 11,6% Khoảng cách 2 điểm ngực 13,4 1,3 9,7% Chọn rộng vai là kích thước chủ đạo của nhóm kích thước chiều rộng. Nhóm kích thước vòng Số trung bình cộng Độ lệch chuẩn Hệ số biến sai(%) Vòng eo 63,8 2,7 4,2% Vòng mông 78,9 3,34 4,2% Vòng ngực lớn 71,4 4,2 5,9% Chọn vòng ngực lớn là kích thước chủ đạo của nhóm kích thước vòng. *Khoảng phân phối của kích thước chủ đạo: Kích thước Xmax Xmin Khoảng phân phối Chiều cao đứng 165 152 13 Chiều dài lưng 41 32 9 Rộng vai 45 33 12 Vòng ngực lớn 89 76,5 12,5 II.Bảng phân lớp các dữ liệu đo *Bảng phân lớp kích thước chủ đạo Kích thước Khoảng phân phối Lớp I Lớp II Lớp III Chiều cao đứng 13 152=>156,3 156,3=>160,6 160,6=>165 Chiều dài lưng 9 32=>35 35=>38 38=>41 Rộng vai 12 33=>37 37=>41 41=>45 Vòng ngực lớn 12,5 76,5=>80,7 80,7=>84,9 84,9=>89
  • 28. 25 *Bảng phân lớp số đo cơ thể Kích thước Khoảng phân phối Lớp I Lớp II Lớp III Cđ 13 152-156,3 156,3-160,6 160,6-165 Cn 5 82-83,7 83,7-85,4 85,4-87 Dl 9 32-35 35-38 38-41 Des 5,5 40-41,8 41,8-43,6 43,6-45,5 Det 6,5 40,5-42,7 42,7-44,9 44,9-47 Dccn 6 24-26 26-28 28-30 Dg 9 39-42 42-45 45-48 Dc 7 88-90,3 90,3-92,6 92,6-95 Dt 3 62-63 63-64 64-65 Dkt 6 39-41 41-43 43-45 Dbc 7 21-23,3 23,3-25,6 25,6-28 Rv 12 33-37 37-41 41-45 Kc2đn 4 15-16,3 16,3-17,6 17,6-19 Vđa 9,5 48,5-51,7 51,7-54,9 54,9-58 Vc 6 30-32 32-34 34-36 Vn1 7 75-77,3 77,3-79,6 79,6-82 Vnl 12,5 76,5-80,7 80,7-84,9 84,9-89 Vn3 9 69-72 72-75 75-78 Ve 9 63-66 66-69 69-72 Vm 15 78-83 83-88 88-93 Vđ 10 46-49,3 49,3-52,6 52,6-56 Vg 5,5 30,5-32,3 32,3-34,1 34,1-36 Vcc 6 18-20 20-22 22-24 Vbt 7 24-26,3 26,3-28,6 28,6-31 Vct 3 13-14 14-15 15-16 III. Xây dựng bảng cỡ số cho đối tượng nghiên cứu Cỡ số Kích thước S M L Cđ 154,15 158,45 162,75 Cn 82,85 84,55 86,25 Dl 33,5 36,5 39,5 Des 40,9 42,7 44,5
  • 29. 26 Det 41,6 43,8 46 Dccn 25 27 29 Dg 40,5 43,5 46,5 Dc 89,15 91,45 93,75 Dt 62,5 63,5 64,5 Dkt 40 42 44 Dbc 22,15 24,45 26,75 Rv 35 39 43 Kc2đn 15,65 16,95 18,25 Vđa 50,1 53,3 56,5 Vc 31 33 35 Vn1 76,15 78,45 80,75 Vnl 78,6 82,8 87 Vn3 70,5 67,5 76,5 Ve 64,5 67,5 70,5 Vm 80,5 85,5 90,5 Vđ 47,65 50,95 54,25 Vg 31,4 33,2 35 Vcc 19 21 23 Vbt 25,15 27,45 29,75 Vct 13,5 14,5 15,5 >>Tần suất gặp của các cỡ số: Trong đó: n là tổng số mẫu đo. ni : là số người có kích thước nằm trong khoảng cỡ số cần xác định. fi = 𝑛𝑖 𝑛 .100%
  • 30. 27 Bảng tần suất gặp, tỷ lệ và sản phẩm tương ứng của các cỡ số Nhóm cỡ S M L Tần suất gặp (%) 30 50 20 Tỷ lệ 6 10 4 Số lượng sản phẩm tương ứng (chiếc) 600 1000 400 IV. Đánh giá đặc điểm hình thái của nhóm đối tượng nghiên cứu 1.Phân loại theo tỉ lệ - Chỉ số thân: Trong đó: St: Chỉ số thân Cn: Chiều cao ngồi Cđ: Chiều cao đứng +Nếu St ≤ 50,9: Dạng người dài +Nếu 51≤ St≤ 52,9: Dạng người trung bình +Nếu St≥ 53: Dạng người ngắn (thân dài) Bảng kết quả đánh giá đặc điểm dạng cơ thể theo chỉ số thân STT Cn Cđ St= 𝐶𝑛 𝐶đ .100% Kết luận 1 83 153 52,25 Dạng người trung bình 2 84 155 54,19 Dạng người ngắn (thân dài) 3 86 158 54,43 Dạng người ngắn (thân dài) 4 87 160 54,38 Dạng người ngắn (thân dài) 5 83 156 53,21 Dạng người ngắn (thân dài) 6 83 157 52,87 Dạng người trung bình 7 85 160 53,12 Dạng người ngắn (thân dài) 8 87 164 53,05 Dạng người ngắn (thân dài) 9 84 158 53,16 Dạng người ngắn (thân dài) 10 86 157 54,78 Dạng người ngắn (thân dài) 11 87 160 54,38 Dạng người ngắn (thân dài) 12 84 162 51,85 Dạng người trung bình 13 82 154 53,25 Dạng người ngắn (thân dài) St= 𝐶𝑛 𝐶đ .100%
  • 31. 28 14 84 157 53,5 Dạng người ngắn (thân dài) 15 85,5 160 53,44 Dạng người ngắn (thân dài) 16 87 165 52,73 Dạng người trung bình 17 82 152 53,95 Dạng người ngắn (thân dài) 18 86 153 56,21 Dạng người ngắn (thân dài) 19 83 157 52,87 Dạng người trung bình 20 84 162 51,85 Dạng người trung bình Qua bảng ta rút ra được kết quả như sau: -Dạng người dài là 0 người (chiếm 0%) -Dạng người trung bình là 6 người (chiếm 30%) -Dạng người ngắn (thân dài) là 14 người (chiếm 70%). 2.Phân loại cơ thể theo tư thế Theo tư thế của cơ thể: căn cứ vào độ cong cột sống và tương quan giữa đường viền phía trước và phía sau cơ thể, người ta chia ra làm 3 loại cơ thể (cơ thể bình thường, cơ thể gù, cơ thể ưỡn). - Cơ thể dạng gù: lưng dài rộng và cong, xương bả vai có thể nhô ra, ngực thường phẳng, cơ bắp kém phát triển, vị trí đầu ngực dịch chuyển xuống phía dưới, vai đưa về phía trước, so với người bình thường chiều dài lưng lớn hơn, chiều dài phía trước nhỏ hơn. - Cơ thể ưỡn: lưng phẳng hơi cong, xương bả vai không nhô cao; eo thường lõm vào; mông tương đối phát triển; ngực, vai rộng. Vị trí điểm đầu ngực được nâng lên; tay, vai hơi đưa về phía sau. Có thể xác định được dạng gù, ưỡn dựa trên độ chênh lệch chiều dài eo phía sau (Des) và phía trước (Det). Des-Det (nữ) <-0,2cm -0,2÷0,2cm >0,2cm Des-Det (nam) <1,8cm 1,8÷2,2cm >2,2cm Dạng cơ thể Ưỡn Bình thường Gù
  • 32. 29 Bảng kết quả đánh giá đặc điểm dạng cơ thể theo độ chênh lệch Des và Det STT Des Det Des-Det Kết luận 1 40 40,5 -0,5 Ưỡn 2 40,5 41 -0,5 Ưỡn 3 41 41,5 -0,5 Ưỡn 4 42 42,5 -0,5 Ưỡn 5 41 41 0 Bình thường 6 41 41,5 -0,5 Ưỡn 7 42 43 -1 Ưỡn 8 44 45 -1 Ưỡn 9 40 41 -1 Ưỡn 10 40 41,5 -1,5 Ưỡn 11 41 41,5 -0,5 Ưỡn 12 42,5 43 -0,5 Ưỡn 13 41 42 -1 Ưỡn 14 43 44 -1 Ưỡn 15 45 45 0 Bình thường 16 45,5 47 -1,5 Ưỡn 17 45 46 -1 Ưỡn 18 45 45 0 Bình thường 19 45 47 -2 Ưỡn 20 45 46 -1 Ưỡn Qua bảng ta rút ra được kết quả như sau: -Ưỡn là 17 người (chiếm 85%) -Bình thường là 3 người (chiếm 15%) -Gù là 0 người (chiếm 0%) 3. Phân loại theo thể chất Chỉ số Lorentz: Trong đó: Vn: Kích thước vòng ngực Vb: Kích thước vòng bụng Lorentz = Vn – Vb
  • 33. 30 +Nếu chỉ số Lorentz lớn hơn 14, kết luận cơ thể thuộc dạng gầy +Chỉ số Lorentz bằng 14, cơ thể thuộc dạng bình thường +Chỉ số Lorentz nhỏ hơn 14, cơ thể thuộc dạng béo Bảng kết quả đánh giá đặc điểm dạng cơ thể theo chỉ số Lorentz STT Vn Vb Vn-Vb Kết luận 1 77 65,5 11,5 Béo 2 79,5 66 13,5 Béo 3 79 63 16 Gầy 4 80 64 16 Gầy 5 79 66 13 Béo 6 76,5 63 13,5 Béo 7 82 67 15 Gầy 8 81 66 15 Gầy 9 86 68 18 Gầy 10 86 69 17 Gầy 11 84,5 64 20,5 Gầy 12 88 68 20 Gầy 13 87 65 22 Gầy 14 89 72 17 Gầy 15 87 68 19 Gầy 16 88 66 22 Gầy 17 85 71 14 Bình thường 18 89 70 19 Gầy 19 87 72 15 Gầy 20 88 68 20 Gầy Qua bảng ta rút ra được kết quả sau: -Gầy là 15 người (chiếm 75%) -Béo là 4 người (chiếm 20%) -Bình thường là 1 người (chiếm 5%)
  • 34. 31 CHƯƠNG 4: TÌM LƯỢNG CỬ ĐỘNG CHO TRANG PHỤC CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nhóm cỡ M I.Các bước thực hiện Bước 1: Lấy áo bó sát, áo khoác ngoài và quần ống rộng mà đối tượng size M mặc vừa. Bước 2: Đo từng vị trí cần tính lượng cử động +Vòng cổ, ngực, eo, mông, bắp tay, cổ tay, rộng vai (với áo bó sát và áo khoác ngoài,…) +Vòng bụng, vòng mông, vòng đùi, vòng đầu gối, vòng cổ chân (với quần rộng, quần âu,…) Bước 3: Tính toán +Lấy số đo của từng loại trang phục đại diện size M trừ đi số đo cơ thể tương ứng. +Lượng cử động = Số đo trang phục – Số đo cơ thể II.Bảng lượng cử động cho từng loại trang phục.  Áo bó sát Vòng cổ Vòng ngực Vòng eo Vòng mông Vòng bắp tay Vòng cổ tay Rộng vai Kích thước áo 38 77 61 83 24 12,5 40,5 Kích thước cơ thể 35 79 63 85 27 13,5 42,5 Lượng cử động 3 -2 -2 -2 -3 -1 -2 >> Đối với những loại quần áo bó sát, kích thước trang phục thường nhỏ hơn so với kích thước cơ thể.
  • 35. 32  Áo khoác ngoài Vòng cổ Vòng ngực Vòng eo Vòng mông Vòng bắp tay Vòng cổ tay Rộng vai Kích thước áo 38 88 73 95 32 15,5 45,5 Kích thước cơ thể 35 79 63 85 27 13,5 42,5 Lượng cử động 3 9 10 10 5 2 3 >>Đối với trang phục áo khoác ngoài, kích thước trang phục thường lớn hơn kích thước cơ thể.  Quần âu Vòng bụng Vòng mông Vòng đùi Vòng gối Vòng cổ chân Kích thước quần 65 87 48,5 34,5 22 Kích thước cơ thể 63 85 47,5 32,5 20 Lượng cử động 2 2 1 2 2 >>Đối với quần âu, kích thước trang phục thường lớn hơn kích thước cơ thể.
  • 36. 33 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ TRANG PHỤC CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU I.Tổng hợp các kết quả nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm hình thái tâm sinh lí lứa tuôi Xây dựng được sơ đồ kích thước cơ thể, lập được phiếu đo nhân trắc. Tính toán được số mẫu tối thiểu cần phải đo: 20 mẫu. Tính được đặc tính trung tâm, đặc tính tản mạn. Từ các số đo đã khảo sát chia được 3 nhóm đối tượng theo kích thước chủ đạo: +Nhóm 1: Có chiều cao đứng từ 152-156,3cm +Nhóm 2: Có chiều cao đứng từ 156,3-160,6cm +Nhóm 3: Có chiều cao đứng từ 160,6-165cm Đánh giá được đặc điểm hình thái của nhóm đối tượng: Theo chỉ số thân: -Dạng người trung bình là 6 người (chiếm 30%) -Dạng người ngắn (thân dài) là 14 người (chiếm 70%) Theo tư thế: -Ưỡn là 17 người (chiếm 85%) -Bình thường là 3 người (chiếm 15%) Theo chỉ số Lorentz: -Gầy là 15 người (chiếm 75%) -Béo là 4 người (chiếm 20%) -Bình thường là 1 người (chiếm 5%) Tìm được lượng cử động của trang phục theo công thức: Lượng cử động = Số đo trang phục - Số đo cơ thể
  • 37. 34 II.Đưa ra các giải pháp, đề xuất cho việc thiết kế trang phục phù hợp với đối tượng nghiên cứu Nhóm đối tượng Trang phục ở nhà Trang phục đi học Trang phục dạo phố Béo -Những chiếc váy suông tối giản chi tiết, cổ tròn. -Áo thun tối màu vừa vặn với cơ thể. -Những chiếc quần cạp cao ống suông có thể che đi những khuyết điểm của cơ thể. -Chọn những chiếc áo vừa vặn với cơ thể, không bó sát hoặc không quá rộng. -Khi thiết kế trang phục cho người béo cần thêm nhũng chi tiết đánh lừa thi giác như những đường chiết ở eo. -Những chiếc quần xếp li ở trước quần giúp người mặc che đi khuyết điểm của eo bánh mì. -Chọn váy suông với thiết kế đơn giản hoặc những items có họa tiết nhỏ và càng ít càng tốt. -Chọn những thiết kế nhấn theo chiều dọc cơ thể. Những sản phẩm có thiết kế cổ V hoặc cổ tim rộng đều có mục đích nhấn vào chiều dọc bởi thiết kế như vậy sẽ giúp bộ đồ có độ thoáng nhất định và trông cơ thể người mặc thon gọn hơn. Gầy -Những chiếc áo oversize là lựa chọn phù hợp. -Quần họa tiết kẻ caro hoặc những chiếc quần trắng tinh. -Quần baggy, quần ống suông. -Áo sọc ngang giúp những cô nàng gầy tôn lên vóc dáng của mình, trông các nàng sẽ đầy đặn hơn. -Tránh xa những trang phục bó sát cơ thể như quần -Đầm suông là một gợi ý tuyệt vời cho những cô nàng bánh bèo. Trang phục này giúp che đi khuyết điểm của cơ thể. Tuy nhiên cần tránh thắt eo vì những trang phục này sẽ làm chúng ta trông gầy hơn.
  • 38. 35 jeans skinny, áo body,… -Những chiếc váy xòe có độ dài vừa phải sẽ che được đôi chân “cò hương” khẳng khiu. -Những kiểu áo bèo nhún sẽ tạo cảm giác cho những cô nàng gầy trở nên đầy đặn, mũm mĩm hơn.
  • 39. 36 PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo: 1. ThS. Phạm Thị Thắm (2021), Đề cương bài giảng môn học Cơ sở thiết kế trang phục (dành cho hệ Đại học, Cao đẳng), Đại học Công nghiệp Hà Nội. 2. SCRIBD, Bài tập lớn cơ sở thiết kế trang phục: https://www.scribd.com/document/407077708/bai-t%E1%BA%ADp- l%E1%BB%9Bn-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-thi%E1%BA%BFt- k%E1%BA%BF-trang-ph%E1%BB%A5c-1-Autosaved-docx