SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
i
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
LƯU THỊ THANH HẢO
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ
NHẰM THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 834 04 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HOÀI NAM
HÀ NỘI, 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Phát triển hoạt động định giá công nghệ
nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ” là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Lưu Thị Thanh Hảo
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.....................................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 10
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................. 10
6. Ý nghĩa của luận văn................................................................................................ 11
7. Cơ cấu của luận văn .............................................................................................. 11
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG ............................................................................. 12
1.1. Cơ sở lý luận về định giá công nghệ ................................................................... 12
1.2. Một số kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động định giá công nghệ .................. 17
1.2.1. Hoạt động định giá của một số nước Bắc Mỹ ( Hoa Kỳ, Canada) ....... 18
1.2.2. Hoạt động đánh giá, định giá ở một số nước Châu Âu .......................... 19
1.2.3. Hoạt động đánh giá, định giá của một số nước Châu Á ........................ 21
1.3. Cơ sở lý luận về thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển................ 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................................................... 32
2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay về hoạt động định giá
công nghệ................................................................................................................ 32
2.2. Thực trạng hoạt động định giá công nghệ hiện nay tại Việt Nam................... 36
2.2.1. Thực trạng nhu cầu định giá công nghệ tại doanh nghiệp.................... 37
2.2.2. Thực trạng nhu cầu định giá công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường
đại học ..................................................................................................................... 39
2.2.3. Thực trạng hoạt động định giá công nghệ tại các tổ chức dịch vụ tư vấn
định giá. .................................................................................................................. 42
2.3. Thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
iv
nghệ hiện nay tại Việt Nam.................................................................................. 45
2.3.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ
trường đại học vào doanh nghiệp ở Việt Nam ................................................... 45
2.3.2. Thực trạng Thương mại hóa KQNC tại một số viện nghiên cứu ......... 53
2.4. Vai trò của Nhà nước trên thị trường công nghệ và trong hoạt động định giá
nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ................................................................................................................ 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................... 58
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ NHẰM THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT
NAM........................................................................................................................ 59
3.1. Giải pháp xây dựng mạng lưới thông tin quốc gia quản lý thương mại hóa kết
quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. ........................................... 61
3.2. Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý hoạt động định giá công nghệ nhằm
thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ .......... 64
3.3. Giải pháp đào tạo chuyên gia định giá công nghệ và xây dựng các tổ chức
định giá công nghệ độc lập................................................................................... 67
3.4. Xây dựng định hướng phát triển các tổ chức định giá công nghệ nhằm thúc
đẩy thương mại hóa KQNC khoa học và phát triển công nghệ....................... 73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................... 76
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 78
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Nghĩa tiếng Việt
KH&CN Khoa học và công nghệ
CGCN Chuyển giao công nghệ
KT-XH Kinh tế - Xã hội
SHTT Sở hữu trí tuệ
ĐGCN Định giá côngnghệ
KQNC Kết quả nghiên cứu
TSTT Tài sản trí tuệ
VBPL Văn bản pháp lý
R&D Nghiên cứu và phát triển
vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Đơn sáng chế và giải pháp hữu ích phân theo chủ thể.................. 48
Hình 2.2. Số lượng bằng độc quyền sáng chế theo chủ thể.......................... 49
Hình 2.3. Bằng độc quyền GPHI theo chủ thể ............................................ 49
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu (KQNC) khoa học và phát
triển công nghệ được bao hàm trong một chủ trương lớn của Đảng về phát
triển thị trường công nghệ. Trong Nghị quyết 20/NQ-TW tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định, phát triển thị trường khoa học
và công nghệ (KH&CN) trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn
các sản phẩm khoa học và công nghệ (trừ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục
vụ xây dựng đường lối, chiến lược, chính sáchphát triển) trở thành hàng hóa.
Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 và
một số các Chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp
KH&CN, phát triển thị trường công nghệ... Luật KH&CN – đạo luật gốc điều
chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực KH&CN cũng được nghiên cứu sửa đổi cho
phù hợp với yêu cầu đổi mới trong cơ chế quản lý KH&CN và tình hình thực
tiễn. Một loạt các văn bản dưới luật như các Nghị định, Thông tư, thông tư
liên tịch… cũng đã được Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính… ban hành
để tạo khuôn khổ pháp lý cho phát triển thị trường công nghệ nói chung và
cho thương mại hóa KQNC nói riêng.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý KH&CNđặc biệt là khai thác thương
mại hóa, khai thác chuyển giao công nghệ đang nổi lên một vấn đề nóng bỏng
là các KQNC chưa thật sự đi vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp,
hay nói cách khác là các doanh nghiệp chưa "mặn mà" với các KQNC của các
nhà khoa học. Ðiều này cũng đồng nghĩa với việc những KQNC của các nhà
khoa học chưa được thương mại hóa, hoặc mới chỉ đạt hiệu quả khai thác sử
dụng ở mức thấp. Trong khi đó, Ngân sách Nhà nước đầu tư cho KH&CN từ
năm 2000 đến nay đều đạt ở mức gần 2% tổng chi ngân sách hằng năm. Kể từ
2
năm 2000, mỗi năm Nhà nước bỏ ra từ 2,5 đến hơn 3 tỷ USD để nhập khẩu
thiết bị, công nghệ (chỉ đứng sau giá trị nhập nguyên phụ liệu). Gần 65% giá
trị nhập khẩu thiết bị, công nghệ có nguồn gốc từ Nhật Bản, Ðài Loan,
Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc…, đối tượng nhập khẩu chủ yếu là những
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ðiều đáng quan tâm là một phần không nhỏ những
thiết bị, công nghệ nhập khẩu này hoàn toàn có thể nghiên cứu, chế tạo được
ở trong nước.
Thực tế cho thấy, với quy trình triển khai thực hiện các đề tài/dự án hiện
nay còn chưa quan tâm thỏa đáng đến việc quản lý và khai thác KQNC sau
nghiệm thu, cùng với việc hiện nay chưa có cơ chế phân định rõ trách nhiệm,
phân chia quyền lợi đối vớichủ đầu tư, tổ chức chủ trì, tác giả… nên các
KQNC thường không được quan tâm đến việc hoàn thiện để thỏa mãn điều
kiện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT). Khi đó, chính tác giả cũng không
thể đứng ra đăng ký, hoặc đầu tư tiếp vì không phải là chủ sở hữu của KQNC.
Bên cạnh đó, việc triển khai KQNC tiếp tục như thế nào, khả năng phát triển
và ứng dụng ra sao cũng chưa được quan tâm thỏa đáng. Nhiều tổ chức
nghiên cứu phát triển hiện đang lưu giữ nhiều KQNC tồn tại cả dưới dạng sản
phẩm vật chất và dưới dạng tài sản trí tuệ, bí quyết know-how… nhiều kết
quả công trình có giá trị đang ngày càng bị mai một, hoặc bị bỏ quên hoặc
mới chỉ được đầu tư hạn chế trong phạm vi giai đoạn thử nghiệm rất ngắn về
thời gian hoặc sản xuất thử nghiệm với qui mô rất hạn chế. Việc đánh giá,
định giá KQNC trên cơ sở đó phân chia lợi ích, quyền lợi của chủ sở hữu và
tác giả cũng chưa được thực sự quan tâm. Thứ hai là, khả năng tiếp cận của
các tổ chức/cá nhân khác đối với các KQNC là rất khó khăn, từ thông tin, giá
trị, chi phí đến tiềm năng ứng dụng, tiềm năng công nghệ... Đây là những tồn
tại, bất hợp lý trong công tác quản lý các đề tài/dự án đòi hỏi cần phải thiết
lập một mô hình quản lý, đánh giá định giá các KQNC cho phù hợp để khắc
3
phục những hạn chế nói trên, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của việc
đầu tư kinh phí từ Ngân sách Nhà nước từ hoạt động R&D, thúc đẩy thương
mại hóa, tăng cường khai thác, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.
Nhiều nhà nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài, người chủ trì đề án tại các
Viện, Trường phản ánh rằng chính sách, cơ chế quản lý, khai thác KQNC
hiện nay chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tiễn và chưa tạo động lực cho
các chủ thể tham gia khai thác KQNC tạo ra. Các KQNC từ nguồn kinh phí
Ngân sách hiện nay vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và do cơ quan
hoặc tổ chức chủ trì quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý của các cơ quan, tổ chức
chỉ mang tính hình thức và không hiệu quả. Tùy theo chất lượng của KQNC
và nhu cầu của thị trường, đa số các kết quả các đề tài, đề án được xếp vào
kho sau khi nghiệm thu. Trong nhiều trường hợp khác thì các giao dịch mua
bán, li-xăng, chuyển giao công nghệ hoặc thậm chí là góp vốn bằng các tài
sản là các KQNC tạo ra trên cơ sở đề tài, đề án được thực hiện một cách
không chính thức, không công khai giữa tác giả, chủ nhiệm đề án với các đối
tác có nhu cầu…
Để có thể xây dựng được một chế độ quản lý, khai thác KQNC một
cách hiệu quả, vấn đề đánh giá xác định giá trị KQNC là một khía cạnh hết
sức quan trọng, là công cụ hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt
độngcủa các Trung tâm chuyển giao công nghệ, các tổ chức trung gian
chuyên môi giới liên kết giữa cung và cầu về công nghệ, kết nối từ nhà khoa
học tới doanh nghiệp và ngược lại.
Hiện nay, đã có nhiều các thảo luận, nghiên cứu, đề xuất chính sách liên
quan đến chính sách thúc đẩy thương mại hóa KQNC, phát triển thị trường
công nghệ, việc khuyến khích đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế
phân chia lợi ích giữa chủ đầu tư, cơ quan chủ trì, tác giả…Nhưng nhìn
chung, thường phân tích và luận giải về việc tháo gỡ các cơ chế, chính sách
4
của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các cơ
quan tổ chức R&D, tạo ra một cơ chế xem xét đánh giá sàng lọc KQNC phục
vụ cho công tác thương mại hóa, thúc đẩy việc chuyển giao mua, bán các sản
phẩm KHCN có hàm lượng tri thức cao đáp ứng được một phần mong đợi của
cộng đồng doanh nghiệp.
Chính vì vậy, trong khuôn khổ Luận văn thạc sĩ quản lý Khoa học và
Công nghệ, sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các nội dung phát
triển các hoạt độngđịnh giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu đang là trọng tâm của các
chính sách kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc đánh giá phân loại,
xác định rõ giá trị ứng dụng kết quả nghiên cứu là vấn đề mang tính tiền đề
cho việc thúc đẩy thương mại hóa, chuyển giao và ứng dụng thành quả nghiên
cứu khoa học công nghệ vào đời sống xã hội.
Tại Hoa Kỳ, để thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng các kết quả nghiên
cứu từ trường đại học vào doanh nghiệp, năm 1980 Chính phủ Hoa Kỳ đã ban
hành Luật Bayh-Dole. Khuôn khổ chính sách đầu tiên cho phép các trường
đại học nắm quyền sở hữu đối với các sáng chế là kết quả nghiên cứu do nhà
nước tài trợ và khuyến khích họ tham gia vào hoạt động thương mại hóa công
nghệ đã được thông qua ở Mỹ. Mô hình chuyển giao công nghệ ở Hoa Kỳchủ
yếu chịu tác động của Luật Bayh-Dole và Luật Nhãn hiệu thương mại sửa đổi
ban hành năm 1980. Bộ luật này quy định các trường đại học, các tổ chức phi
lợi nhuận và các doanh nghiệp nhỏ có quyền được cấp bằng và được ưu tiên
cấp phép li-xăng đối với các sáng chế do liên bang tài trợ. Các bộ luật này tạo
nên một loạt các quy định chính sách đối với việc tiết lộ sáng chế và xin cấp
5
bằng, yêu cầu các tổ chức phải tạo được các khuyến khích đối với nhà nghiên
cứu và thúc đẩy sự thành lập cơ sở hạ tầng công nghệ.
Tại Hàn Quốc, năm 2000 Chính phủ ban hành Luật thúc đẩy chuyển giao
công nghệ nhằm đẩy mạnh việc thương mại hóa công nghệ được tạo ra từ các
tổ chức nghiên cứu phát triển. Thông qua các biện pháp miễn, giảm thuế, hỗ
trợ tài chính, Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ thành lập các tổ chức dịch vụ
chuyển giao công nghệ như Trung tâm chuyển giao công nghệ quốc gia, các
văn phòng chuyển giao công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu phát triển.
Chính phủ thành lập ra Tổng công ty tài chính Công nghệ Hàn Quốc
(KOTEC) nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp
và các công ty nhỏ và vừa qua hình thức đánh giá, thẩm định công nghệ và
bảo lãnh vay vốn, đã thực sự trở thành một nhân tố ngày càng quan trọng
trong thúc đẩy tinh thần kinh doanh bằng đổi mới, sáng tạo. Hoạt động định
giá công nghệ xác định giá trị trong tương lai của công nghệ bao gồm khả
năng cạnh tranh của công nghệ, thị trường cho công nghệ, giá trị của doanh
nghiệp hoặc dự án. Việc triển khai hệ thống thẩm định công nghệ KTRS
(Kibo Technology Rating System) – một hệ thống chấm điểm xếp hạng, là
một ma trận 2 chiều: đánh giá chất lượng công nghệ và mức độ rủi ro. Chất
lượng công nghệ được tính dựa trên các tham số của các tiêu chí đánh giá
công nghệ và triển vọng thương mại hóa, năng lực của doanh nghiệp, thị
trường, lợi nhuận...
Chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện những biện pháp mạnh để thúc
đẩy tiến trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, cải cách hệ thống các tổ
chức khoa học và công nghệ. Nhiều viện nghiên cứu truyền thống buộc phải
chuyển sang hoạt động theo cơ chế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính
phủ Trung Quốc cũng dành một khoản ngân sách đáng kể để khuyến khích và
hỗ trợ các viện nghiên cứu tiến hành thương mại hóa các kết quả nghiên cứu
6
của mình và đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ cho các sáng chế tạo ra từ các đề án
nghiên cứu sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.So với các nước công
nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước thuộc Liên minh Châu Âu,
sự can thiệp của nhà nước trong thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu
ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài loan thể hiện
mạnh mẽ hơn và với nhiều biện pháp khác nhau.
Tựu chung, các chính sách thúc đẩy chuyển giao và khai thác kết quả
nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu tại các nước đã tạo ra tác
động tích cực đối với việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ, gia
tăng tốc độ giao dịch mua bán, chuyển giao công nghệ từ khu vực nghiên cứu
sang khu vực sản xuất. Ở Hàn Quốc, mức tăng trưởng về giao dịch mua bán
công nghệ tại các trung tâm chuyển giao công nghệ đang diễn ra với tốc độ
cao. Ở Trung Quốc, giao dịch mua bán công nghệ trên thị trường trong hơn
20 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng, trên 2 lần so với tăng trưởng GDP.
Chính các động lực trên đang thúc đẩy những xúc tiến tương tự tại các
quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Dựa vào các chính sách và chiến lược
quốc gia khác nhau, nhiều trường đại học và các Tổ chức nghiên cứu phát
triển công nghệ tại các nước đang phát triển tiến hành đăng ký quyền SHTT
và thành lập các văn phòng chuyển giao công nghệ, tăng cường các nghiệp vụ
tư vấn định giá kết quả nghiên cứu để nhằm củng cố mối liên kết khoa học -
công nghiệp và thúc đẩy thương mại hóa công nghệ.
Các công trình nghiên cứu trong nước:
Trong quá trình sơ lược tìm hiểu thông tin về các nghiên cứu, đề tài liên
quan đến lĩnh vực này, chúng tôi đã thống kê được một số đề tài liệt kê dưới
đây có thể vẫn còn có rất nhiều các nghiên cứu khác nữa thảo luận về cơ chế
chính sách của Nhà nước, về hoạt động định giá công nghệ, đánh giá định giá
đối tượng tài sản trí tuệ, phát triển thị trường công nghệ .v.v.
7
Cụ thể như được liệt kê dưới đây:
1. Nghiên cứu chính sách “Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu
và triển khai của các tổ chức khoa học và công nghệ”, TS. Nguyễn Quang
Tuấn, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, 2013 đã và
đang nghiên cứu các nội dung cơ bản về thương mại hóa, các yếu tố tác động
đến thương mại hóa, đánh giá thực trạng thương mại hóa tại một số đơn vị
tiêu biểu thông qua tiến hành điều tra các ngành (lâm nghiệp, nông nghiệp,
vật liệu xây dựng, cơ khí và hóa chất) và những giải pháp thúc đẩy thương
mại hóa…
2. “Nghiên cứu cơ chế và chính sách khuyến khích tạo ra và đăng ký
sáng chế, giải pháp hữu ích từ các KQNC khoa học có sử dụng Ngân sách
Nhà nước; Nguyễn Võ Hưng, Viện Chiến lược và chính sách khoa học và
công nghệ, 2008.
3. “Nghiên cứu đề xuất quy định tạm thời về cơ chế phân chia lợi ích
giữa chủ đầu tư, tổ chức chủ trì và tác giả trong thương mại hóa KQNC, tài
sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí của Nhà nước”, Trần Văn Bình,
Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, 2012
4. “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động Định giá công
nghệ; đề xuất nội dung quản lý Nhà nước đối hoạt động Định giá công nghệ ở
Việt Nam”, TS. Đỗ Hoài Nam, Vụ Đánh giá Thẩm định và giám định công
nghệ, 2010
5. “Nghiên cứu phương pháp xác định giá công nghệ và đề xuất quy
trình xác định giá công nghệ trong điều kiện Việt Nam” ThS. Hoàng Văn
Tuyên, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, 2010
6. “Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp định giá công nghệ phù
hợp với Việt Nam” KS. Ngô Thị Loan, Viện Đánh giá khoa học và định giá
công nghệ, 2013
8
7. “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng cơ chế chính sách
về quản lý, hỗ trợ hình thành và hoạt động của các tổ chức định giá, đánh giá
công nghệ, môi giới chuyển giao công nghệ”, TS. Trịnh Minh Tâm, 2013
Những đề tài/đề án nêu trên đã phần nào đề cập đến các chính sách,
phương thức đánh giá, định giá công nghệ và đề xuất xây dựng cơ chế chính
sách phù hợp. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu sâu, phân tích cụ thể về hoạt động
định giá công nghệ trong chuỗi các hoạt động thúc đẩy thương mại hóa các
nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ.
KQNC của các đề tài/Dự án thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ có thể diễn ra bất kỳ ở một giai đoạn nào. Nếu nhìn nhận ở
nhiều góc độ khác thì KQNC phân loại như: KQNC đã là công nghệ, đã đăng
ký bảo hộ quyền SHTT, hay KQNC có khả năng đăng ký bảo hộ quyền Sở
hữu trí tuệ, KQNC có tiềm năng phát triển thành công nghệ, KQNC có tiềm
năng ứng dụng thực tế, tiềm năng thị trường… KQNC có thể chỉ đơn giản là
được công bố, mang lại cho xã hội những hiểu biết mới, gọi là hiệu quả thông
tin; KQNC có thể làm xuất hiện một hướng công nghệ mới, gọi là hiệu quả
công nghệ (chưa bàn đến việc áp dụng công nghệ vào sản xuất); Khi áp dụng
KQNC vào sản xuất, dẫn đến hiệu quả tính được thành tiền, gọi là hiệu quả
kinh tế; KQNC có những tác động về mặt xã hội, chẳng hạn, văn hóa, y tế, an
ninh, quốc phòng, nhưng không thể tính được thành tiền, gọi đó là hiệu quả
xã hội…
Hoạt động định giá công nghệ diễn ra trong rất nhiều giai đoạn khác
nhau từ việc đánh giá thẩm định một đề xuất nghiên cứu; đánh giá KQNC
ngay sau khi hoàn thành đề tài (Output) chưa xét đến khả năng áp dụng; đánh
giá kết quả sau nghiệm thu;đánh giá hiệu quả (Outcome) và tác động (Impact)
của nghiên cứusau khi công trình được đưa vào áp dụng..., Đánh giá KQNC
về hiệu quả và tác động chưa thể thấy được sau khi công việc nghiên cứu thu
9
được kết quả. Hiệu quả và tác động chỉ có thể dự kiến và chỉ có thể thấy rõ
sau khi đưa kết quả vào áp dụng.
Với việc xây dựng hệ thống tiêu chí định giá KQNC nhằm đưa ra những
thông tin khách quan về các giá trị của các thành quả nghiên cứuKH&CN, với
một số cách tiếp cận và tiêu chí phù hợp với tính chất của hoạt động R&D và
đặc điểm của sản phẩm công nghệ. Hoạt động định giá KQNC trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm xem xét, sàng lọc phân
tích các khía cạnh nêu trên và đưa ra một công cụ hữu hiệu trong quá trình
mua bán trao đổi, chuyển giao KQNC; hoặc thúc đẩy việc tiếp tục đầu tư phát
triển KQNC để đáp ứng các điều kiện để đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ,
hoặc thúc đẩy hoàn thiện KQNC để có thể trở thành công nghệ, ứng dụng vào
lĩnh vực sản xuất công nghiệp.v.v. Ngoài ra viêc, đánh giá khả năng thương
mại hóa KQNC liên quan đến quá trình phát triển, sản xuất và tiếp thị công
nghệ mới, quy trình hoặc sản phẩm công nghệ. Toàn bộ quá trình này đòi hỏi
các bước xem xét như: Điều tra, thí điểm quy trình sản xuất ; sản xuất sản
phẩm mới hoặc nguyên mẫu; kiểm tra chấp nhận của thị trường; Báo cáo khả
thi, và marketing dự án cho nhà đầu tư tiềm năng .v.v.
Chính vì vậy, việc xem xét một cách bài bản về việc đánh giá và định giá
KQNC trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, việc phát
triển hoạt động định giá công nghệ sẽ mang lại lợi ích lớn cho việc ban hành
các chính sách nhằm quản lý, hỗ trợ hình thành cũng như hoạt động thúc đẩy
thương mại hóa, khai thác và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường
công nghệ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chung: Phân tích làm rõ cơ sở khoa học, thực trạng hoạt
độngvà định hướng phát triển các tổ chức định giá công nghệ nhằm thúc đẩy
10
thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
(KQNC)
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học; các quy định hiện hành và tìm hiểu mô
hình thành công trong hoạt động thương mại hóa KQNC tại các Trường đại
học, Viện nghiên cứu-phát triển. Đưa ra báo cáo phân tích thực trạng, các vấn
đề tồn tại trong phương thức quản lý, khai thác các KQNC thuộc lĩnh vực
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hiện nay.
- Phân tích, đề xuất các tiêu chí, định giá công nghệ các KQNC thuộc
lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ góp phần xác định phương hướng
tiếp tục đầu tư phát triển hoàn thiện công nghệ, thúc đẩy việc thương mại hóa
ứng dụng sản phẩm công nghệ vào sản xuất kinh doanh
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực trạng hoạt động và định hướng phát
triển hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, chính sách thương mại hóa KQNC, hoạt
động định giá công nghệ.
- Phạm vi nghiêm cứu; Các doanh nghiệp, Trường đại học và các Viện
nghiên cứu và các tổ chức định giá công nghệ tại Việt Nam, thị trường
KHCN từ năm 2013 trở lại đây
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu trong và ngoài nước:
2) Phương pháp tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên:
3) Phương pháp tiếp cận nghiên cứu tham dự
11
6. Ý nghĩa của luận văn
Phân tích làm rõ cơ sở khoa học, thực trạng hoạt động và định hướng
phát triển các tổ chức định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết
quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (KQNC)
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu thành 03
chương:
- Chương 1: Lý luận chung
- Chương 2: Thực trạng hoạt động định giá công nghệ tại Việt Nam hiện
nay
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động định giá công
nghệ nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ tại Việt Nam
12
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Cơ sở lý luận về định giá công nghệ
Với vai trò là thước đo sức cạnh tranh và khả năng phát triển của nền
kinh tế nói chung, doanh nghiệp nói riêng trong tương lai, công nghệ trở
thành một trong những dòng tài sản vô hình được trao đổi, thương mại hóa
trên thị trường công nghệ. Yếu tố đầu vào cơ bản cho việc trao đổi, thương
mại hóa này chính là việc biết được giá trị của công nghệ, kết quả của quá
trình định giá công nghệ. Những gì thị trường cần là giá trị của công nghệ
như là một sản phẩm được giao dịch trên thị trường, và điều này đòi hỏi một
giá trị công bằng và khách quan mà không chịu ảnh hưởng bởi các công ty cụ
thể sở hữu nó.
Công nghệvà giá trị công nghệ.
Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các
kiến thức khoa học, được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ
thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh, được thể hiện dưới dạng bí quyết kỹ
thuật, phương án, quy trình công nghệ, tài liệu… và các dịch vụ hỗ trợ tư vấn.
Côngnghệ có giá trị như một tài sảnvô hìnhvới 2 thuộc tínhcơ bản:“Giá
trị sửdụng” và “giá trị trao đổi”. Giá trị sử dụng, hay côngdụng của công nghệ
chínhlà “sựkhác biệt” do đặc tínhsángtạo, đổimới tạo nên, sự khác biệt này
cũng đồng thời quyết định thuộc tính tự nhiên của hàng hóa, dịch vụ, là cơ sở
hình thành mối quan hệ mua bán liên quan tới tài sản công nghệ. Số lượng giá
trị sửdụng của tài sảntrí tuệ được pháttriển cùngvới sự phát triển về trình độ
khoa học và côngnghệ. Tuy nhiên, giá trị sử dụng củatài sản trí tuệ chỉ được thể
hiện khi tài sản trí tuệ được khai thác, tiêu dùng mộtcáchthực sự;nếu không, tài
sảntrí tuệ được coinhư không có giá trị sửdụng.
13
Sự hình thành mối quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
ngày càng được quyết định bởi hàm lượng công nghệ kết tinh trong hàng hóa;
hơn nữa, chính thành tố “công nghệ” cũng trở thành đối tượng trao đổI trực
tiếp trên thì trường và có giá trị trao đổi. Trong bối cảnh đó, chúng tôi nhận
định rằng giá trị của công nghệ đang dần trở thành một hình thức biểu hiện
của giá trị hàng hóa, dịchvụ.
Kháiniệm về định giá
Thuật ngữ định giá đã được giải thích và sử dụng chính thức trong các
văn bản pháp lý ở Việt Nam, cụ thể là:
Luật Giá giải thích: “Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc tổ chức, cánhân sảnxuất, kinh doanhquyđịnh giá cho hàng hóa, dịch vụ”;
Luật Kinh doanh bất động sản: “Định giá bất động sản là hoạt động tư
vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác
định”.Quan điểm này được nhìn nhận từ góc độ quản lý, điều tiết và định
đoạt giá của Nhà nước.
Theo Luật Giá thì, định giá được hiểu là việc ấn định các mức giá cụ
thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua, bán tài
s ản, hàng hóa, d ịch vụ đó trên thị trường. Đối với các loại tài sản, hàng hóa,
dịch vụ do nhà nước định giá (các cơ quan có thẩm quyền quy định) hoặc với
tư cách là chủ sở hữu, thì các mức giá cụ thể của từng loại tài sản, hàng hóa
mang tính bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động giao dịch, mua bán
phải th ực hiện. Đối với các tài sản, hàng hóa, d ịch vụ không thuộc danh mục
Nhà nước định giá thì do các tổ chức, cá nhân tự định giá theo quy luật thị
trường làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi.
Theo đó, định giá được hiểu là việc xác định giá trị của tài sản tại một
địa điểm, thời gian nhất định. Định giá thông qua các hình thức cụ thể, giá
14
chuẩn khung giá, giá giới hạn (giá tối thiểu, tối đa). Việc xác định giá trị tài
sản là do các cá nhân hay pháp nhân là chủ sở hữu tài sản quyết định, nhằm
bổ sung căn cứ cho các hoạt động giao dịch, mua bán tài sản đó trên thị
trường.
Kháiniệm về định giá công nghệ
Với vai trò là thước đo sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh
nghiệp, công nghệ đã và đang trở thành một dòng tài sản vô hình được trao
đổi, thương mại hóa trên thị trường. Để hiểu đầy đủ hơn việc định giá công
nghệ, từ ý nghĩa kinh tế (theo lý thuyết kinh tế thị trường), đặc trưng cơ bản
của giá trị được biểu hiện bới:
Giá trị được đo bằng tiền tệ.
Giá trị luôn có tính thời điểm, có thể có giới hạn địa lý và luôn thay đổi
theo thời điểm (thời kỳ).
Giá trị của một tài sản có thể khác nhau đối với các chủ sở hữu là cá
nhân (hay chủ thể) khác nhau.
Giá trị của một tài sản cao hay thấp về cơ bản phụ thuộc vào 2 yếu tố
quyết định, đó là: (1) công dụng hữu ích (tính hữu ích) vốn có của tài sản, và
(2) khả năng khai thác của chủ thể đối với các hữu ích của tài sản (khả năng
mang lại lợi ích của tài sản cho người khai thác).
Đo lường tiêu chuẩn về giá trị của tài sản, hàng hóa, dịch vụ là khoản
thu nhập bằng tiền mà tài sản mang lại cho mỗi cá nhân có được trong từng
bối cảnh giao dịch nhất định.
Theo đó, giá trị công nghệ là những lợi ích tài chính mà công nghệ đó
có thể tạo ra trong một hoàn cảnh cụ thể, có tính đầy đủ đến các rủi ro rằng
việc đầu tư để phát triển tài sản có thể cao hơn giá trị thu được. Khái niệm này
nói lên, khả năng tạo ra lợi ích tài chính trong tương lai, hoặc tiềm năng
15
thương mại của một công nghệ là yếu tố xác định giá trị của công nghệ đó.
Khi tài sản công nghệ được trao đổi (mua – bán) trên thị trường thì nó
trở thành hàng hóa, được phản ánh bởi giá trị trao đổi, và/hoặc được biểu hiện
bằng giá cả của công nghệ dựa trên các hình thức li-xăng,và các khoản thu
nhập khác từ li-xăng. Giá của công nghệ (giá cả) được hình thành trong đàm
phán giao dịch thương mại, nó phản ánh giá trị của công nghệ tương ứng tại
một địa điểm, thời gian nhất định đó. Mức giá này, trong nhiều trường hợp có
thể thấp hơn (lợi thể nghiêng về người tiếp nhận công nghệ) hoặc ngược lại
cũng có thể cao hơn nhiều (lợi thế thuộc về người sở hữu/chuyển giao) so với
giá trị nguyên gốc của nó (nguyên giá). Vì vậy, định giá công nghệ là việc xác
định giá trị tạo ra lợi ích tài chính của công nghệ tại một địa điểm, thời gian
và điều kiện nhất định; Đối tượng công nghệ được định giá là một phần hoặc
toàn phần của một công nghệ, có đủ điều kiện để đạt/(hoặc đã) được bảo hộ
sở hữu trí tuệ và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ, thể hiện dưới dạng sau đây
của tài sản vô hình: Sáng chế, giải pháp hữu ích; Nguyên tắc định giá công
nghệ dựa trên cơ sở định giá tài sản vô hình.
Chính vì vậy, việc định giá công nghệ nhằm xác định giá trị của
công nghệ là rất quan trọng, vì đây là yếu tố đầu vào cơ bản cho quá trình trao
đổi, thương mại hóa công nghệ. Định giá công nghệ là một yếu tố quan trọng
trong quá trình thương mại hóa và chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và tăng sức cạnh tranh; đồng thời
là căn cứ, nền tảng để thực hiện quản lý tài sản nói chung và công nghệ nói
riêng; là cơ sở cần thiết khi phải đưa ra các quyết định liên quan đến chuyển
giao quyền sở hữu công nghệ (giúp người bán xác định giá bán có thể chấp
nhận được và người mua quyết định giá mua, thiết lập cơ sở cho sự trao đổi
công nghệ); tài chính và tín dụng (để biết giá trị công nghệ dùng làm tài sản
bảo đảm, bảo hiểm công nghệ); cho thuê theo hợp đồng (đặt ra mức tiền thuê
16
và các điều khoản cho thuê)... Việc xác định giá trị công nghệ nếu không sát
với giá trị thực của công nghệ có thể dẫn đến các nghiệp vụ liên quan đến
công nghệ không được thực hiện hoặc thực hiện không thành công. Đối với
cơ quan quản lý, nếu không làm tốt công tác định giá công nghệ có thể sẽ tạo
ra kẽ hở giúp các công ty đa quốc gia (MNCs) và xuyên quốc gia (TNCs)
thực hiện hành vi chuyển giá, chuyển giao những công nghệ lạc hậu, cũ nát
làm lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường...
Mục đích định giá công nghệ
Thực tiễn ngày nay cho thấy tài sản công nghệ không chỉ là phương
tiện, công cụ của hoạt động sản xuất, kinh doanh mà bản thân nó cũng là đối
tượng của hoạt động mua bán, trao đổi, thậm chí còn là phương tiện để doanh
nghiệp phô trương tiềm lực, vị thế, gây sức ép với đối thủ cạnh tranh do đó
vấn đề xác định giá trị công nghệ đang ngày càng nên gắn bó hơn với hoạt
động kinh doanh, trở thành nhu cầu thường xuyên trong việc đưa ra quyết
định kinh doanh tới mức đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực xây dựng và thực
hiện quản trị tài sản công nghệ nhằm củng cố và phát triển giá trị nguồn lực
tài sản trí tuệ của mình trong tổng thể hoạt động quản trị kinh doanh của
doanh nghiệp. Ngoài ra trong bối cảnh nền kinh tế chuyển dịch từ thâm dụng
vốn và lao động sang thâm dụng tri thức, xu hướng gia tăng về hợp tác chiến
lược, sát nhập M&A, và sự chuyển dịch của hệ thống tài chính từ bảo đảm,
cầm cố sang tín dụng, thì việc định giá công nghệ nhằm thực hiện các mục
đích cơ bản như sát nhập (M&A), đầu tư, trao đổi công nghệ, tham khảo
trong kiện tụng, và ghi nhận kế toán và báo cáo thuế.
Việc xác định giá trị công nghệ nhằm mục đíchsau đây:
Phục vụ doanh nghiệp trong các tình huống tranh chấp, xâm phạm về
bản quyền công nghệ;
17
Tiết kiệm chi phí thông qua việc tính toán chi phí cơ hội giữa việc mua
hay là tự phát triển công nghệ;
Chuyển giao quyền sở hữu (chuyển nhượng) hoặc quyền sử dụng (li-
xăng) tài sản công nghệ (xác định phí chuyển giao hoặc giá trị hợp đồng
chuyển giao);
Góp vốn đầu tư,liên doanh, liên kết; cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu,
chứng khoán, thế chấp…;
Sát nhập mua lại doanh nghiệp thông qua việc tính toán tỉ trọng giá trị
tài sản trí tuệ trong tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp;
Hiến tặng cho mục đíchnhân đạo để hưởng các chính sách ưu đãi trong
kinh doanh.
Tóm lại, định giá công nghệ là hoạt động xác định giá trị công nghệ
được đo lường bằng tiền tệ. Theo Luật Chuyển giao công nghệ Việt Nam
(2006) giải thích: Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công
nghệ. Đối tượng công nghệ được định giá là một phần hoặc toàn bộ công
nghệ sau đây: Bí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng
phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức,
thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ
liệu; Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ; Đối tượng công nghệ
được định giá có thể gắn hoặc không gắn vớiđốitượng sở hữu công nghiệp; có
kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện.
1.2.Một số kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động định giá công nghệ
Liên quan đến định giá công nghệ thì cho đến nay trên thế giới chưa có
nước nào hoặc tổ chức quốc tế nào ban hành tiêu chuẩn riêng về định giá công
nghệ, việc định giá công nghệ chủ yếu được thực hiện dựa trên nguyên tắc
chung cho định giá tài sản vô hình.
18
1.2.1. Hoạtđộng địnhgiá của một số nước BắcMỹ ( Hoa Kỳ, Canada)
Hoạt động định giá đối tượng Tài sản trí tuệ nói chung và định giá công
nghệ nói riêng ở Hoa Kỳ, Canada dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn định giá
tài sản vô hình thuộc tập hợp các Tiêu chuẩn định giá doanh nghiệp (Business
Valuation Standards – BVS) do Hiệp hội định giá viên Hoa kỳ (American
Society of Appraisers - ASA) phê chuẩn từ tháng 7/2008 thông qua Ủy ban
Định giá doanh nghiệp trên cơ sở áp dụng các Tiêu chuẩn thống nhất về hành
nghề định giá do Quỹ tài trợ định giá (Appraisal Foundation) xây dựng. Mục
đích của việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn nói trên là nhằm duy trì và
nâng cao chất lượng hoạt động định giá doanh nghiệp phục vụ lợi ích của
định giá viên doanh nghiệp và người sử dụng kết quả định giá. Theo đó khi
tiến hành định giá tài sản vô hình, các định giá viên phải xem xét áp dụng
cách tiếp cận và phương pháp định giá thích hợp. Các cách tiếp cận được xem
xét khi định giá tài sản vô hình bao gồm:
Cách tiếp cận thu nhập (Income Approach): Định giá viên cần xác định
các lợi ích kinh tế do tài sản vô hình tạo ra một cách thích hợp và các rủi ro
liên quan tới các lợi ích đó; định giá viên cần xem xét lợi ích kinh tế do việc
khấu hao tài sản nhằm mục đích trả thuế thu nhập; định giá viên cần xem xét
có sự khác nhau giữa tuổi đời kinh tế của ài sản vô hình với tuổi đời pháp lý
(thời gian tồn tại theo luật định) của tài sản đó hay không.
Cách tiếp cận thị trường (Market Approach): định giá viên cần xem xét
sự khác nhau giữa tài sản vô hình được định giá và tài sản vô hình so sánh,
cũng như các điều kiện thị trường tương ứng với từng tài sản.
Cách tiếp cận chi phí (Cost Approach): định giá viên cần xem xét các
chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan tới việc tái tạo hoặc thay thế tài sản vô
hình được định giá (nếu có), cũng như mọi hao mòn về giá trị của tài sản đó
19
do chức năng bị lỗi thời (lạc hậu), tiềm năng kinh tế bị suy giảm hoặc đời
sống kỳ vọng bị rút ngắn.
Các cách tiếp cận định giá cơ bản trên đã được thể hiện trong một số
văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
Mô hình định giá các công nghệ giai đoạn tiền cạnh tranh dựa trên việc
xác định các điểm giá trị cụ thể (SVPs) trong quá trình phát triển công nghệ,
thể hiện giá trị tiền tệ của mỗi SVP được chỉ ra.Có 10 điểm SPVđược chỉ ra
và các nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp của cả ba cách
tiếp cận: chi phí, thị trường và thu nhập để xác định giá trị của công nghệ từ
đó làm cơ sở cho việc đàm phán chuyển giao. Mô hình này được ứng dụng để
định giá một số công nghệ được phát triển tại Trung tâm Ứng dụng Khoa học
và Phát triển Công nghệ (CCADET) thuộc Trường Đại học Quốc Gia Mexico
(UNAM)
1.2.2. Hoạtđộng đánhgiá, địnhgiá ởmột số nước Châu Âu
Các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ của Đức có nhiệm vụ chính
là tìm hiểu, phát triển khoa học và công nghệ có liên quan đến các mối quan
hệ trong hệ thống công nghệ như vấn đề về môi trường, kinh tế, xã hội, chính
trị... Đó là nghiên cứu về chính sách công nghệ, ảnh hướng của công nghệ đến
hệ thống khoa học kỹ thuật, xã hội. Các nhiệm vụ này có liên quan mật thiết
đến nhau giữa các nhân tố: (1) giải quyết vấn đề trước khi đưa ra hoạch định,
chính sách mới, tri thức mới về công nghệ, (2) làm rõ tác động đến kinh tế, xã
hội, (3) phát triển những lợi thế hay ngăn ngừa rủi ro có thể mang lại từ công
nghệ (Quá trình dự báo công nghệ) và (4) phương pháp khoa học và thông tin
liên quan đến công nghệ. Các nhiệm vụ này có tác động và điều chỉnh lẫn
nhau trong suốt quá trình triển khai. Vì thế, các tổ chức đánh giá, định giá
công nghệ của Đức phải xem xet một cách tổng thế các mục trong công tác
đánh giá để có thể đưa ra được những tư vấn có lợi nhất đối với cơ quan quản
20
lý, nhà hoạch định chính sách. Khi các nhà hoạch định chính sách đưa ra các
chính sách mới thì các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ của Đức tiếp tục
đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách và tiều tiết các mục tiêu còn lại.
Các tổ chức đánh giá công nghệ của Đức có tổng số 359 tổ chức, trong đó 309
tổ chức hoạt động, 1667 dự án (cơ sở dữ liệu của ITAS năm 1997). Các tổ
chức đánh giá, định giá công nghệ của Đức có thể kể đến như:Viện công nghệ
Karlsruhe(KIT), Viện đánh giá công nghệ và phân tích hệ thống (ITAS), viện
đánh giá công nghệ và nghiên cứu tương lai(IZI)…Tại Đức hiện nay, hoạt
động định giá chủ yếu dựa trên cơ sở Tiêu chuẩn SAB1 - giá trị kinh tế của tài
sản trí tuệ được hiểu là thu nhập ròng trong tương lai do tài sản mang lại với
cách tiếp cận cơ bản trong định giá là cách tiếp cận thu nhập, trong đó chủ
yếu là phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và phương pháp tách phí li-
xăng (relief from royalty) còn cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận chi phí
được áp dụng để đối chiếu kết quả của cách tiếp cận thu nhập. Việc định giá
được thực hiện trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn IDW ES 5- Tiêu chuẩn định giá
tài sản vô hình do Viện Kiểm toán công của Đức công bố và có giá trị áp
dụng trong phạm vi Châu Âu. Theo tiêu chuẩn này thì tài sản vô hình được
định giá theo ba cách tiếp cận sau: cách tiếp cận chi phí (theo phương pháp
chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế); cách tiếp cận thị trường (theo
phương pháp giá thị trường trong thị trường tích cực và các phương pháp
tương tự); cách tiếp cận thu nhập (theo phương pháp dự đoán dòng tiền trực
tiếp, phương pháp tách phí li-xăng, phương pháp dòng tiền chênh lệch trong
nhiều giai đoạn, phương pháp dòng tiền lãi).
Một số nước Châu Âu như Anh, Đức, Đan Mạch,… được coi là những
nước có hoạt động định giá tương đối sôi nổi và được coi là những nước tiên
phong trong lĩnh vực định giá sáng chế nói riêng và định giá tài sản trí tuệ nói
chung ở Châu Âu. Tại Anh theo kết quả khảo sát mới đây của Intangible
21
Business đối với hơn 50 chuyên gia pháp lý của hơn 40 hàng luật lớn nhất của
Anh về lĩnh vực tố tụng và sở hữu trí tuệ, có 68% luật sư thừa nhận tài sản trí
tuệ là loại tài sản của doanh nghiệp được định giá thường xuyên nhất. Ngoài
các cách tiếp cận định giá cơ bản được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn
để định lượng giá trị của một số doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân còn áp
dụng thêm một số công cụ định giá định tính khác như công cụ “PRISM”(của
QED Intellectual Property, Ltd.)…
Riêng ở Đan Mạch, ngoài việc áp dụng cách tiếp cận định giá theo mô
hình Châu Âu nói trên, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng phần mềm
IPScore do cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Đan Mạch phát triển để đánh giá
định tính giá trị của sáng chế nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung. Chất lượng
và độ tin cậy của việc định giá định tính bởi phần mềm IPScore chủ yếu phụ
thuộc vào chất lượng của thông tin đầu vào.
Như vậy có thể thấy rằng ở Châu Âu, hoạt động định giá chủ yếu dựa
trên Tiêu chuẩn IDW ES 5 về định giá tài sản vô hình, với những nguyên tắc
tương đồng với Tiêu chuẩn quốc tế IVSC.
1.2.3. Hoạtđộng đánhgiá, địnhgiá của mộtsố nước Châu Á
Các tổ chức đánh giá, định giá công nghệvà môi giới chuyển giao công
nghệ(TLOs) NhậtBản
Tại Nhật Bản, giám đốc trường đại học quốc gia hay tổ chức liên trường
quyết định quyền sở hữu các sáng chế do cán bộ nghiên cứu của trường/tổ
chức thực hiện dựa trên cơ sở bàn bạc với ủy ban sáng chế của trường. Các
nhà nghiên cứu Nhật Bản thuộc các trường đại học quốc gia không bắt buộc
phải tiết lộ về các phát minh với Văn phòng cấp phép li-xăng công nghệ (văn
phòng chuyển giao li-xăng-CGLX), nhưng được khuyến khích để làm tốt điều
đó. Tuy nhiên, người phát minh tại các trường đại học của Nhật Bản có thể
22
được yêu cầu nhượng quyền cho chính phủ nếu giám đốc trường đại học đó
tuân theo các tiêu chuẩn phân loại nhất định, quyết định rằng sáng chế đó phải
thuộc về nhà nước. Một số nhà phân tích lập luận rằng, hệ thống này không
khuyến khích các nhà phát minh trong các trường đại học quốc gia Nhật Bản
tiết lộ các phát minh của mình với giám đốc trường, do có những khuyến
khích lớn đối với các tổ chức nghiên cứu để tránh giấu các sáng chế của mình
và thay vào đó là trao quyền sở hữu cho các công ty để được đềnbù. Tuy
nhiên, các dữ liệu gần đây về cấp bằng sáng chế và chuyển giao li-xăng tại
Nhật Bản cho thấy có sự gia tăng ở số sáng chế được cấp bằng và tiếp lộ phát
minh. Điều này nói lên rằng các nhà phát minh trong các trường đại học Nhật
Bản có thể công bố sáng chế và dựa nhiều hơn vào các kênh chuyển giao
công nghệ chính thức.
Khi một tổ chức nắm quyền SHTT, điều đó có nghĩa họ là người thụ
hưởng duy nhất thu nhập từ cấp phép li-xăng. Tuy nhiên, việc chia sẻ thu
nhập từ tiền bản quyền là điều phổ biến và là một cách để tạo khuyến khích
đối với cá nhân các nhà nghiên cứu và cả đội ngũ nghiên cứu. Việc chia sẻ
tiền bản quyền được quyết định bởi tổ chức, nhưng chính phủ quy định cách
thức thực hiện. Nhật Bản có các luật định quốc gia hoặc các hướng dẫn của tổ
chức về việc phân chia tiền bản quyền từ sáng chế và giấy phép. Ví dụ như
luật Bayh-Dole quy định rằng tiền bản quyền thu được từ cấp phép li-xăng
phải chia sẻ với các nhà phát minh và phần thu nhập còn lại, sau khi trừ đi các
chi phí được sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và giáo dục tại
trường và có các quy định hướng dẫn của chính phủ quyết định việc chia sẻ
tiền bản quyền tại các trường đại học quốc gia. Cục khoa học và Công nghệ
Nhật Bản (JST), là nơi các sáng chế của trường đại học được chuyển đến, trợ
cấp đến 80% tiền bản quyền cho người phát minh (nhà nghiên cứu) nếu như
sáng chế đó được thương mại hóa thành công. Tại Nhật Bản, cách tiếp cận
23
định giá thường được áp dụng là cách tiếp cận thu nhập theo đó giá trị của tài
sản chủ yếu được xác định bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền, tách phí
li-xăng và dòng tiền chênh lệch trong nhiều giai đoạn
Tại Trung Quốc
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, để đáp ứng các yêu cầu của cải
cách, mở cửa với thế giới bên ngoài và thúc đẩy sự phát triển của khoa học,
công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội, một loạt các văn bản quy phạm
pháp luậtliênquan đến nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của
Trung Quốc đã được ban hành, tạo môi trường pháp lý vững chắc cho xúc
tiến chuyển giao công nghệ. Trong đó, Luật Thúc đẩy chuyển hóa thành tựu
KH&CN của Trung Quốc năm 1996. quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của
Chính phủ, chủ sở hữu kết quả KH&CN, doanh nghiệp, cơ quan trung gian
tham gia kinh doanh môi giới và các tổ chức đầu tư tài chính trong kết nối với
việc thương mại hóa công nghệ. Song song với các cơ chế, chính sách hỗ trợ
thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ đã được hình thành như: Hội chợ
công nghệ, chợ công nghệ, sở giao dịch cổ phiếu công nghệ, vườn ươm công
nghệ, công viên khoa học công nghệ của các trường đại học, vườn ươm doanh
nghiệp, trung tâm xúc tiến sức sản xuất, trung tâm chuyển giao công nghệ…
Đây là những tổ chức tích hợp các nguồn lực KH&CN, cung cấp và tham gia
vào việc phát triển và phổ biến các thành tựu KH&CN trong nước và thế
giới; thúc đẩy và ươm tạo thành tựu KH&CN có tiềm năng thị trường; tận
dụng lợi thế của các trường đại học, đồng thời kết hợp với doanh nghiệp cùng
tham gia vào chuyển giao công nghệ quốc tế và đồng hóa tối ưu các công
nghệ được giới thiệu, phát triển và đối mới; cung cấp cho doanh nghiệp
những thông tin về nguồn lực và công nghệ.
Hoạt động định giá ở Trung Quốc mới bắt đầu được thực hiện từ
khoảng một thập kỷ trước. Đến nay, Bộ Tài chính Trung Quốc chuẩn y ba
24
cách định giá tài sản. Thứ nhất là dùng các bội số so sánh nhưng cách này
chưa phổ biến vì thị trường chưa có đủ dữ liệu do các doanh nghiệp còn miễn
cưỡng về việc công khai thông tin. Thứ hai và phổ biến nhất là định giá trên
cơ sở chi phí thay thế có khấu hao. Cách tiếp cận này xét đến chi phí tái tạo
hoặc thay thế tài sản được định giá tương ứng với giá thị trường hiện tại của
tài sản tương tự. Thứ ba là dùng DCF, phương pháp chưa phổ biến lắm. Phần
lớn các doanh nghiệp nhà nước định giá ở mức tài sản ròng = (tổng tài sản –
tổng nợ).
Việc định giá công nghệ hiện nay ở Trung Quốc được quy định và hướng
dẫn bởi Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc gia (SIPO) và Hiệp hội định giá Trung
Quốc. Các tổ chức xây dựng cho mình những khung định giá phù hợp thông
qua việc vận dụng và phát triển các yếu tố chính trong các văn bản đã
được ban hành như “ Tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình”; “ Hướng dẫn định
giá Patent” ; “Hướng dẫn định giá thương hiệu” và “Hướng dẫn định giá
quyền tác giả”.
Đối với Ấn Độ, vấn đề định giá sáng chế nói riêng hay định giá tài sản
trí tuệ nói chung dường như vẫn còn tương đối mới mẻ, khả năng tiếp cận
những tài liệu về định giá tài sản trí tuệ vẫn còn bị hạn chế. Ngay cả các Viện
nghiên cứu/ trường đâị học là nơi tạo ra nhiều loại tài sản trí tuệ cũng bị thiếu
hụt không chỉ kiến thức mà còn cả kinh nghiệm áp dụng cách tiếp cận và
phương pháp định giá tài sản trí tuệ.
1.3. Cơ sở lý luận về thương mại hóa kếtquả nghiên cứu và phát triển
Thương mại hóa là quá trình hoặc chu trình giới thiệu một sản phẩm
mới hay một phương pháp mới ra thị trường ( Jobber 2007; Dibb et al,2012).
Để phân biệt khái niệm thương mại hóa và các khái niệm khác, có ba khía
cạnh của thương mại hóa đó là: sự chọn lọc (funnel)tức là việc xem xét rất
nhiều ý tưởng để chọn lọc ra một hoặc một số sản phẩm hoặc dịch vụ có thể
25
duy trì trong thời gian dài; đó là quá trình phân đoạn thông minh (stage wise
process) và mỗi giai đoạn có mục đích và những điểm mốc cơ bản; đó là sự
lôi kéo các bên liên quan, bao gồm khách hàng từ rất sớm.
Theo từ điển đưa ra khái niệm thương mại hóa là sự áp dụng các
phương pháp hoặc các hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Thương
mại hóa một sản phẩm hay dịch vụ được chia ra thành các giai đoạn từ giới
thiệu ban đầu cho tới sản xuất đại trà và đưa sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường.
Giống như một chiến lược, thương mại hóa sản phẩm/ dịch vụ yêu cầu phát
triển một kế hoạch thương mại, xác định việc cung ứng sản phẩm/ dịch vụ ra
thị trường, nhìn trước các rào cản ảnh hưởng đến sự thành công của thương
mại hóa.
Trong Luật Thương mại năm 2005 (Điều 1) của Việt Nam chỉ rõ “ Hoạt
động thương mại hóa là hoạt động nhằm mục đích sinh lời,bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lời khác”. Như vậy, dựa theo tư tưởng của Luật thương
mại, thương mại hóa có thể hiểu một cách ngắn gọn là một quá trình sinh lời.
Kết quả nghiên cứu được hiểu một cách khái quát là kết quả của một
hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát
triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KH&CN, phát huy sáng kiến
và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KH&CN (Điều 3, Khoản 3, Luật
KH&CN) thường được định hình dưới dạng kết quả hay sản phẩm của một
nhiệm vụ KH&CN (Điều 3, Khoản 13, Luật KH&CN năm 2013). Kết quả
nghiên cứu (KQNC) chính là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu, vì vậy
KQNC cần được xem xét trong quá trình của hoạt độngnghiên cứu.
Về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, trong các tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ “thương mại hóa kết quả nghiên
cứu và phát triển” thường được sử dụng đan xen các thuật ngữ khác như
26
:thương mại hóa công nghệ” , thương mại hóa nghiên cứu”,”thương mại hóa
khoa học”, “thương mại hóa đổi mới” và một số thuật ngữ khác. Với khái
niệm về thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển bắt đầu bằng khái
niệm thương mại hóa công nghệ, trong đó thương mại hóa là việc tổ chức cái
gì đó để tạo ra lợi nhuận còn công nghệ là nghiên cứu và tri thức thực nghiệm,
đặc biệt là tri thức công nghiệp, sử dụng các phát hiện khoa học. Thương mại
hóa công nghệ bao gồm ít nhất ba khía cạnh: công nghệ được thương mại
hóa; thị trường – công nghệ được bán cho ai; nhà sản xuất hay là tác nhân
phát triển và thương mại hóa công nghệ.
Một trong những khái niệm về thương mại hóa công nghệ được hiểu
theo nghĩa hẹp là sự chuyển hóa công nghệ thành lợi nhuận (Siegel et al.
1995).
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu (R&D) được Isabele (2004) xem
như là quá trình chuyển hóa các tri thức nghiên cứu thành các sản phẩm mới
(hoặc cải tiến), các quy trình hoặc dịch vụ và giới thiệu chúng ra thị trường
để tạo ra các lợi ích kinh tế. Tương thích với ý tưởng của Isabele còn có một
số nghiên cứu khác, ví dụ, McCoy (2007) định nghĩa thương mại hóa kết quả
R&D là quá trình phát hiện tri thức, phát triển các tri thức đó thành công nghệ
và chuyển hóa công nghệ thành các sản phẩm mới hoặc các quy trình, dịch vụ
được sử dụng hoặc là bán ra trên thị trường.
Trên thực tế, thương mại hóa kết quả nghiên cứu R&D là một quá trình
phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ hình thành ý tưởng cho đến
việc đưa ra thị trường thành công. Bắt đầu xuất phát từ ý tưởng; đánh giá ý
tưởng; phát triển và thử nghiệm; đưa ra; hỗ trợ và cuối cùng là kết thúc. Để
việc thương mại hóa kết quả R&D thành công thì tất các giai đoạn trong quá
trình thương mại hóa cũng phải thành công, thất bại của bất kỳ giai đoạn nào
27
cũng dẫn đến thất bại chung của quá trình thương mại hóa. Tuy nhiên, một ý
tưởng tốt không nhất thiết dẫn đến sự thành công của thương mại hóa.
Tóm lại, thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển là một quá
trình chuyển hóa các ý tưởng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
vào sản xuất, đời sống hoặc bất kỳ hoạt động tạo ra lợi ích kinh tế nào
khác.Thương mạihóa kết quả nghiên cứ u khoa học và phá ttriển công nghệlà
hoạt động khai thác, hoàn thiện, ứng dụng, chuyển giao, hoạt động khác có
liên quan đến kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghê ̣nhằm mục
đíchthu lợi nhuận.
Như vậy, các hoạt động thương mại KQNC, hay gọi tắt là thương mại
hóa KQNC là một quá trình mà qua đó KQNC tiếp tục được phát triển, hoàn
chỉnh trở thành sản phẩm có thể thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng .Quá trình thực hiện đó đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, hài hòa,
thống nhất và có sự tương tác giữa Nhà nước, Chính phủ, cơ quan quản lý,
các trường đại học, viện nghiên cứu (viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí
nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm) và nói chung là tổ
chức KH&CN (Điều 9, Khoản 1, Luật KH&CN), với các doanh nghiệp (DN),
công ty, nhà đầu tư và thậm chí với các cá nhân.
Đặc điểm của thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, hai khái niệm thương mại hóa
KQNC và thương mại hóa sản phẩm vẫn thường được nhắc đến khá thường
xuyên. Hai khái niệm này có sự khác nhau cơ bản. Thương mại hóa KQNC
thường gắn liền với các giai đoạn nghiên cứu và triển khai (NC&TK), hoạt
động phổ biến hay lan truyền và chuyển giao công nghệ (CGCN) trong nền
kinh tế thị trường. Trong khi đó, thương mại hóa sản phẩm lại gắn liền với
việc phân công lao động, sản xuất và trao đổi hàng hóa theo cơ chế thị trường.
Có một số quan điểm cho rằng, thương mại hóa KQNC là quá trình chuyển
28
hóa các KQNC khoa học thành các quy trình công nghệ và các sản phẩm đó
được bán trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quá trình
chuyển hóa đó được thực hiện thông qua hai loại hình hoạt động sau đây:
- Các hoạt động thương mại hóa KQNC của tổ chức KH&CN như
“bán” hoặc “chuyển giao” các hoạt động đào tạo, hợp đồng nghiên cứu,
KQNC và sở hữu trí tuệ;
- Các hoạt động chuyển hóa tri thức khoa học và KQNC khoa học thành
sản phẩm thương mại và các quy trình công nghệ sản xuất, sản xuất thử
nghiệm.
Hiện nay, các tổ chức KH&CN hay các DN đã bắt đầu tiến hành thương
mại hóa KQNC dưới tác động của môi trường chính sách trong nước, như:
chính sách đào tạo, nghiên cứu, thương mại, đổi mới, CGCN,... Tuy nhiên, để
hoạt động thương mại hóa KQNC phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả thì trước
hết các bên tham gia hoạt động thương mại hóa cần phải có đủ năng lực, khả
năng tạo ra các KQNC phù hợp (tức là đáp ứng nhu cầu của khách hàng) và
cần có các chính sách hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuyển giao, phổ biến hay
lan truyền KQNC đó.
Người ta cũng thường dựa vào số bằng sáng chế và giải pháp hữu ích để
đánh giá quy mô, hiệu quả của hoạt động thương mại hóa KQNC. Số lượng
bằng sáng chế phản ánh tính hiệu quả thực tiễn của các KQNC và năng lực
nghiên cứu ứng dụng. Tại Việt Nam, nhiều DN đã nhận ra giá trị to lớn của tri
thức, tài sản trí tuệ và một số nơi đã thực hiện giao dịch liên quan đến nguồn
lực này. Tuy nhiên, số lượng sáng chế, KQNC của các trường đại học, viện
nghiên cứu được chuyển giao cho cộng đồng DN để áp dụng, thương mại hóa
còn rất hạn chế. Phần lớn hoạt động thương mại hóa KQNC chủ yếu mang
tính tự phát, chưa có tổ chức chuyển giao chuyên nghiệp nên chưa phát huy
được tiềm năng và hiệu quả sử dụng.
29
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại tổ chức trung gian có vai trò là
cầu nối cho hoạt động thương mại hóa kết quà nghiên cứu công, từ các văn
phòng CGCN (TTO), các vườn ươm doanh nghiệp (business incubator), các
trung tâm đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (BIC), các công viên khoa học đến
các trung tâm hỗ trợ chứng minh khái niệm (PoC), hay ngay cả các thư viện
hay những nơi phổ biến các kết quả nghiên cứu. Bên cung công nghệ là một
thuật ngữ dùng để chỉ các tổ chức R&D và bên cầu công nghệ thường là các
doanh nghiệp triển khai việc nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ,
qua đó cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất và hiệu
quả kinh doanh. Các nhân tố chính cản trở đến quá trình cung công nghệ từ
các tổ chức R&D gặp cầu công nghệ của doanh nghiệp chính là thiếu thông
tin về công nghệ dẫn đến rủi ro cung không gặp cầu, cung không đáp ứng
được đúng cầu, bên cầu xác định không chính xác nhu cầu của mình. Giải
quyết vấn đề thông tin giữa bên cung và bên cầu, cần có những thể chế trung
gian của thị trường công nghệ. Với vai trò của tổ chức trung gian là sử dụng
uy tín của bên thứ ba (có thể là tổ chức của Nhà nước) để hỗ trợ tạo thuận lợi
và đảm bảo cho giao dịch công nghệ hoặc tài sản trí tuệ một cách công khai
minh bạch, khách quan. Đồng thời, tổ chức trung gian còn có những chức
năng khác như: hỗ trợ đi ̣nh giá tài sản trí tuê ̣, hỗ trợ định giá công nghệ, khai
thác thông tin về công nghệ, sở hữu trí tuệ, tư vấn kỹ thuật, … nhằm đảm bảo
quyền lợi cho bên cung và bên cầu công nghệ. Thực tế cho thấy, tổ chức trung
gian góp phần tăng tỷ trọng giao dịch công nghệ của quốc gia, tạo môi trường
hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực KH&CN quốc gia,
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức tham gia thị
trường công nghệ; Tổ chức trung gian giúp cho cơ quan quản lý nắm bắt được
các số liệu về giao dịch công nghệ thông qua sàn, kiểm soát, chọn lọc được
30
công nghệ tốt, loại bỏ các công nghệ lạc hậu không có lợi, có thể đánh giá
được xu thế của công nghệ để từ đó có định hướng cho nghiên cứu và phát
triển sản xuất.
Theo tiếp cận về lý thuyết “thị trường”, nơi có các tác nhân tham gia
chính gồm: người bán – bên cung (nhà khoa học, tổ chức R&D) làm ra các
KQNC; người mua – bên cầu (các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất công
nghệ) cần mua KQNC như là một hàng hóa/sản phẩm (product); các định chế
trung gian giữa bên mua và bên bán (hỗ trợ các hoạt động môi giới, tiếp thị,
dịch vụ sở hữu trí tuệ, dịch vụ thông tin công nghệ, tư vấn giải pháp công
nghệ, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ đi ̣nh giá tài sản trí tuê ̣, hỗ trợ định giá công
nghệ, v.v…); và cuối cùng, các hoạt động mua-bán này được thông qua các
quy định, thể thức điều tiết bởi Nhà nước. Mối quan hệ của thị trường mua-
bán KQNC được mô tả như sau:
31
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, luận văn tổng quan về cơ sở lý luận về định giá công
nghệ, cơ sở lý luận về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, làm rõ mối quan hệ và vai trò của hoạt động định giá công
nghệ trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu phân tích kinh nghiệm quốc tế trong
hoạt động định giá công nghệ nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ như: kinh nghiệm của một số nước Bắc Mỹ; kinh
nghiệm của một số nước Châu Á và kinh nghiệm của một số nước Châu Âu.
32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay về hoạt
động định giá công nghệ.
Phát triển thị trường công nghệ (TTCN) là một trong những định hướng
chính của hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện nay. Trong đó,
việc định giá công nghệ được xem là yếu tố quan trọng để khai thác,
thươngmại hóa và chuyển giao công nghệ (CGCN). Tháng 11/2012, Ban chấp
Hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20-
NQ/TW) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.Trong đó xác định rõ:Đẩy mạnh phát triển thị
trường khoa học và công nghệ: Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng
hóa theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành thị trường khoahọc và công
nghệ…,Phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ kỹ thuật khoa học và công
nghệ, môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá và định giá công nghệ. Đầu tư
xây dựng các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng…, Xây dựng quy định và tiêu chí đánh giá, định giá tài sản trí
tuệ, chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trít uệ.
Ngày 8/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
2075/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công
nghệ đến năm 2020.Thị trường khoa học và công nghệ là một bộ phận cấu
thành của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có vai trò
33
then chốt trong việc tạo môi trường thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới
công nghệ; nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đầu tiên, việc định giá tài sản trí tuệ trong đó bao hàm các yếu tố về
công nghệ, phải tuân thủ quy định của Pháp lệnh Giá: về mặt nguyên tắc, Nhà
nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật (khoản 1 Điều 2). Tuy nhiên, những
tài sản được nghiên cứu, phát triển, được mua toàn bộ hoặc một phần bằng
nguồn ngân sách nhà nước là loại tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá
(điểm a khoản 1 Điều 13).
Việc đánh giá, định giá tài sản trí tuệ tuân thủ theo các quy định của
Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định
giá, theo đó, tài sản trí tuệ có thể được thẩm định giá bởi các doanh nghiệp
thẩm định giá chuyên nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định.
Tùy theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá, tùy theo điều kiện
và tính chất thông tin thị trường mà thẩm định viên có thể lựa chọn các
phương thức phù hợp để định giá tài sản trí tuệ theo quy định tại Thông tư số
17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá.
Kết quả thẩm định giá đối với tài sản của doanh nghiệp (trong đó có các
đối tượng tài sản trí tuệ) là một trong những căn cứ để cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xem xét, phê duyệt chi từ ngân sáng nhà nước, tính thuế, xác định
giá trị tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng, mua bảo hiểm, cho thuê, chuyển
nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể doanh nghiệp và sử dụng vào các
mục đích khác ghi trong hợp đồng thẩm định giá (khoản 1 Điều 6 của Nghị
định số 101/2005/NĐ-CP).
34
Việc xác định và định giá được công nghệ là căn cứ quan trọng cho cả
bên giao công nghệ lẫn bên nhận công nghệ thực hiện thành công giao dịch
công nghệ. Mặc dù vậy, cho đến nay việc vận dụng các văn bản/quy định hiện
hành để định giá công nghệ còn nhiều khó khăn và vướng mắc trong thực tế.
Vấn đề pháp lý và quản lý ngành có liên quan đến công nghệ như: Luật
KH&CN, Luật SHTT, Luật chuyển giao công nghệ và Nghị định hướng dẫn
thi hành mới chỉ đề cập tới một số khái niệm, giải thích các thuật ngữ liên
quan tới định giá. Các quy định, hướng dẫn hiện hành của các ngành có liên
quan cũng chỉ đề cập tới tài sản trí tuệ, hoặc tài sản vô hình trong đó có tài sản
trí tuệ.
Đối với hoạt động định giá nói chung, trong đó có định giá công nghệ
thì phải tuân thủ các quy định của Luật Giá và các nghị định, thông tư hướng
dẫn, trong đó có hệ thống 13 tiêu chuẩn định giá Việt Nam. Tại Điều 21,
Khoản 2 của Luật Giá quy định về phương pháp định giá, cụ thể: a) Bộ Tài
chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; b) Các
bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương
pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của
mình.Như vậy, Bộ Tài chính đưa ra phương pháp định giá chung, đối với
hàng hóa là công nghệ, thuộc thẩm quyền của Bộ KH&CN thì Bộ KH&CN có
trách nhiệm hướng dẫn, quy định. Với cách hiểu như vậy thì pháp luật về định
giá công nghệ là pháp luật chuyên ngành, chứa đầy đủ các yếu tố dân sự, hành
chính và hình sự. Pháp luật về định giá công nghệ ở Việt Nam chủ yếu thuộc
hệ thống luật tư; một số khía cạnh hình sự và khía cạnh hành chính của pháp
luật về định giá công nghệ được điều chỉnh bởi luật hình sự và luật hành
chính và thuộc hệ thống luật công. Các đạo luật liên quan như Luật Dân sự và
tố tụng dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Hình sự và tố tụng hình sự cùng với
Luật Giá, Luật KH&CN, Luật CGCN và nghị định hướng dẫn Luật, Thông tư
35
31/2011/TT-BKHCN (Thông tư 31), Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-
BKHCN-BTC[8] ngày 17/12/2014 (Thông tư 39) đã tạo thành pháp luật về
đánh giá, định giá công nghệ và môi giới chuyển giao công nghệ. Trong hệ
thống này, các hoạt động đánh giá, định giá công nghệ và môi giới chuyển
giao công nghệ được ưu tiên đầu tư, phát triển.
Về phương pháp định giá nói chung, Bộ tài chính đã ban hành văn bản
quy định và hướng dẫn chi tiết 5 phương pháp trên cơ sở Tiêu chuẩn thẩm định
giá (theo Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008): phương pháp so
sánh (Tiêu chuẩn số 07), phương pháp chi phí (Tiêu chuẩn số 08), phương pháp
thu nhập (Tiêu chuẩn số 09), phương pháp thặng dư (Tiêu chuẩn số 10),
phương pháp lợi nhuận (Tiêu chu ẩn số 11). Tuy nhiên, các quy định và hướng
dẫn nghiêng thẩm định giá (bất động sản, công trình xây dựng và mày móc,
thiết bị); Thực tiễn hoạt động thẩm định hoàn toàn khác với hoạt độngđịnh giá,
do vậy không dễdàng để vận dụng vào việc định giá côngnghệ.
Một trong những tiêu chuẩn thẩm định giá được ban hành gần đây đã
tiệm cận nhiều hơn với thực tế định giá công nghệ là Tiêu chuẩn thẩm định
giá số 13 thẩm định giá tài sản vô hình. Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 đã
nêu rõ các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách
tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi
cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Trên cơ
sở đó, khi định giá công nghệ thì căn cứ vào mục đích định giá, thời điểm
định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần định giá có thể thu thập được
để lựa chọn cách tiếp cận định giá phù hợp. Tuy đã nêu ra những công thức
tính toán cùng với những vấn đề cần lưu ý mang tính lý thuyết nhưng chưa đề
cập cụ thể đến cách xử lý các thông số trong công thức tính toán và mới chỉ
đề cập tới đối tượng định giá là hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Điều
này, được hiểu là tài sản, hàng hóa dịch vụ quy định trong hướng dẫn là do
36
Nhà nước sở hữu và định đoạt về giá trị mà chưa đề cập tới hàng hóa, dịch vụ
nói chung, tài sản trí tuệ (trong đó có công nghệ) nói riêng thuộc sở hữu của
các thành phần kinh tế khác và do các chủ sở hữu đó quyết định. Trên thực tế,
giá trị của một tài sản nói chung, một công nghệ nói riêng được xác định hợp
lý khi, nó được định giá dựa trên công cụ và phương pháp phù hợp trong thời
điểm nhất định, cho dù nó được hình thành từ bất cứ nguồn vốn hợp lệ nào.
Bên cạnh đó, chủ sở hữu của các công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp còn có quyền ngăn cấm người khác sử dụng công nghệ đó. Trong
trường hợp này, người khác chỉ có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công
nghệ nếu được chủ sở hữu công nghệ chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng. Như vậy, quyền bảo hộ công nghiệp và thời gian bảo hộ còn lại cũng
là một trong những yếu tố dùng để định giá công nghệ.
Như vậy, mặc dù hoạt động định giá công nghệ đã được quan tâm, đã có
hành lang pháp lý và quản lý, nhưng rõ ràng các văn bản hướng dẫn thực thi
pháp luật về hoạt động định giá công nghệ vẫn còn nhiều việc phải làm như:
Hỗ trợ hình thành các tổ chức dịch vụ định giá công nghệ; Xây dựng phương
pháp và quy trình đánh giá, định giá cụ thể trong từng lĩnh vực theo ngành,
nhóm ngành; Quy tắc chuẩn mực và nội dung hoạt động của các tổ chức định
giá; Nguyên tắc triển khai hoạt động định giá công nghệ trong mối liên kết
cung cầu công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ….
2.2. Thực trạng hoạt động định giá công nghệ hiện nay tại Việt Nam.
Trong thời gian qua hoạt động định giá công nghệ tại Việt Nam lànhu
cầu khá lớn của xã hội, tuy vậy dịch vụ này chưa đáp ứng được nhu cầu phục
vụ chuyển giao công nghệ. Hoạt động định giá của các tổ chức trung gian còn
rất sơ khai, chưa mang tính chuyên nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp chưa
thực sự quan tâm, chưa có thói quen thuê tư vấn đánh giá, định giá công nghệ,
môi giới chuyển giao công nghệ trong các khâu của quy trình CGCN, phần
37
lớn chỉ tập trung vào việc mua máy móc, thiết bị… Cùng với đó là nguồn
cung công nghệ chưa dồi dào, cung và cầu chưa gặp nhau. Chính vì những lý
do trên đã khiến hoạt động định giá công nghệ rất yếu, chỉ có khoảng 42% các
tổ chức có hoạt động đánh giá, định giá công nghệ và môi giới công nghệ có
doanh thu từ hoạt động này và doanh thu lại rất nhỏ, không bù đắp đủ chi phí
khiến cho các tổ chức này phải cung cấp thêm các dịch vụ khác để duy trì
hoạt động (tư vấn công nghệ, định giá nhãn hiệu, kiểu dáng công
nghiệp...).Một vấn đề quan trọng làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
hoạt động định giá là việc mua bán, giao dịch công nghệ thường xảy ra một
cách trực tiếp, không qua trung gian đánh giá, định giá công nghệ và môi giới
công nghệ. Các tổ chức trung gian, môi giới chưa phát huy hết vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo thông tin, kết nối các bên cung cầu, hỗ trợ các hoạt
động giao dịch công nghệ. Bên cạnh hoạt động mua bán giao dịch công nghệ
dạng chính thức dưới sự quản lý của Nhà nước, còn có dạng không chính
thức, thiếu sự kiểm soát của Nhà nước. Sự kết nối, chia sẻ thông tin còn yếu
và thiếu các nhà tư vấn đánh giá, định giá công nghệ, môi giới công nghệ
chuyên nghiệp đã làm giảm sức hút, lòng tin của doanh nghiệp đối với hoạt
động định giá.
2.2.1. Thực trạng nhu cầu địnhgiá công nghệ tại doanhnghiệp
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa
là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế, đóng góp
lớn trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên hiện
nay, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chưa tham gia vào được chuỗi
giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới
trong doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn thấp. Số lượng các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rấtít. Cho đến nay
38
khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH&CN có hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng các kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm; có thể trực tiếp thực hiện hoạt động nghiên cứu KH&CN và
thương mại hóa các kết quả đó, một số doanh nghiệp khác với chức năng
chính là thương mại hóa các kết quả KH&CN được tạo ra tại các viện, trường,
tổ chứcKH&CN khác. Với mục tiêu thành lập 5000 doanh nghiệp KH&CN
đến năm 2020 thì việc thương mại hóa các kết quả KH&CN được tạo ra tại
các viện, trường, tổ chức KH&CN là đặc biệt cần thiết, lúc đó không thể
thiếu vai trò trung gian, cầu nối quan trọng của các tổ chức đánh giá, định giá
công nghệ và môi giới côngnghệ. Trên thực tế, doanh nghiệp khá chủ động
nếu có nhu cầu về chuyển giao công nghệ, hai phương thức tiếp cận các tổ
chức trung gian mà doanh nghiệp thường sử dụng là tự tìm kiếm doanh
nghiệp hoặc thông qua giới thiệu của các cơ quan chức năng. Các dịch vụ
CGCN doanh nghiệp đã sử dụng trong những năm gần đây chủ yếu là: tư vấn
CGCN, giám định công nghệ, môi giới CGCN.
Hơn nữa, các luồng CGCN vào Việt nam thông qua đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài (FDI), qua các dự án 100% vốn nước ngoài, đã tác động tới nhận
thức và định giá công nghệ cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, đôi khi
để gia tăng giá trị vốn hóa tiền đầu tư này, giá trị công nghệ được “thổi
phồng”cao hơn so với giá trị của nó.
Việc xác định giá trị công nghệ tại các doanh nghiệp thường chỉ là một
phần trong các hoạt động định giá doanh nghiệp cho mục đích sát nhập,
chuyển nhượng, cổ phần hóa hoặc góp vốn liên doanh.Trong quá trình đàm
phán, giá trị công nghệ được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố như: Quy mô đầu
tư để áp dụng công nghệ; Tương quan cung -cầu đối với công nghệ tương
ứng, chiều sâu nhượng quyền, thời hạn hợp đồng; Hiệu lực của các đối tượng
39
SHTT là công nghệ; Vị trí của công nghệ trong chu kỳ sống của công nghệ;
Tần suất rủi ro có thể xẩy ra khi tiến hành công nghệ, nguy cơ cạnh tranh của
các sản phẩm đồng loại và thay thế.v.v…. Do hạn chế về thông tin, phần lớn
các doanh nghiệpthường định giá công nghệ dựa trên “thông lệ” của những
trường hợp CGCN tương tự; hoặc nhu cầu chia sẻ chi phí nghiên cứu, triển
khai để tạo ra và phát triển công nghệ. Một số trường hợp dựa vào chi phí
thực tế dựa trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ như: Chi phí chuyên
gia, đào tạo, tài liệu kỹ thuật.v.v….;Một số khác(nghiêng về bên tiếp nhận
công nghệ) định giá trên cơ sở hiệu quả tài chính của dự ánđầu tư, phần thu
nhập tăng thêm nhờ áp dụng hay đổi mới công nghệ.
Thực tế chứng minh rằng, nhu cầu của doanh nghiệp về đánh giá, định
giá và môi giới công nghệ là rất lớn và họ đánh giá cao vai trò cuả các tổ chức
trung gian, sự khuyến khích, hỗ trợ của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, chi
phí đánh giá, định giá công nghệ còn cao so với khả năng tài chính của các
doanh nghiệp, vì thế thực trạng sử dụng dịch vụ định giá công nghệcòn hạn
chế, cần có các chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
2.2.2. Thực trạng nhu cầu định giá công nghệ tại các viện nghiên cứu,
trường đại học
Các viện nghiên cứu và các trường đại học ở Việt Nam có quy mô lực
lượng R&D gần như nhau phần lớn thuộc nhà nước. Hiện nay, Việt Nam có
khoảng 1.500 viện và trung tâm nghiên cứu trong tất cả các ngành kinh tế với
khoảng 2,6 triệu người tham gia nghiên cứu khoa học. Trong số đó, có gần
60.000 người làm việc trực tiếp trong các viện nghiên cứu, các trường đại học
và các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có các tổ chức khoa học trực thuộc các bộ
và các tỉnh/thành phố. Những tổ chức nghiên cứu này cũng nhận được nguồn
vốn của Nhà nước thông qua các bộ/các tỉnh của mình để tiến hành nghiên
cứu và xử lý các vấn đề khoa học công nghệ và chính sách trong các lĩnh vực
40
liên quan tới các bộ chủ quản/các tỉnh. Hiện nay có sự bất cập giữa năng lực
của các viên nghiên cứu và triển khai với nhu cầu về công nghệ của các doanh
nghiệp. Nhu cầu về định giá công nghệ của các tổ chức này về tiềm năng thì
rất lớn nhưng thực tế triển khai hiện nay cònhạn chế.
Bên cạnh đó, khoảng 60% doanh nghiệp không có liên hệ với các viên
nghiên cứu và triển khai. Mặc dù đào tạo vẫn chiếm ưu thế trong các hoạt
động của các trường đại học, công tác nghiên cứu khoa học cũng đã dần được
đưa vào nhưng còn có nhiều khiếm khuyết.
Hiên tại, khoảng 4% chi khoa học và công nghệ của nhà nước là từ các
trường đại học, chiếm gần 15,3% chi nghiên cứu triển khoa của các trường
đại học. Nguồn chi nghiên cứu và triển khai còn lại là từ các hợp đồng với các
tổ chức; trong số 29,2% là từ các doanh nghiệp, 6,7% từ các tổ chức khác và
48,8% là từ các nguồn quốc tế. Mặc dù hoạt động của các trường đại học đã
độc lập hơn nhiều so với trước đây, nhưng họ vẫn thực hiện theo chỉ đạo và
điều hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên còn thiếu quyền tự chủ, tồn tại
tình trạng thiếu nghiên cứu và sự gắn kết yếu ớt giữa nghiên cứu và giảng
dạy. Các trường không coi trọng hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển
giao kết quả nghiên cứu và khôngtạo ra sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp;
cung – cầu công nghệ chưa gặp nhau, mối liên hệ giữa nhà nghiên cứu với
doanh nghiệp là liên kết yếu, chưa thật sự vững chắc. Nguồn cung công nghệ,
kết quả nghiên cứu đa phần từ viện, trường và của cá nhân, chiếm 70%, và
thường có giá trị hợp đồng nhỏ và là các công nghệ nhỏ lẻ, thiếu các dây
chuyền đồng bộ dẫn đến một thực tế là có nhiều công nghệ chuyển giao
không được giao dịch, không tiến hành đánh giá, định giá công nghệ và môi
giới công nghệ thông qua các tổ chức trung gian.
Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu hình thành nên công nghệ trong các tổ
chức R&D đa phần bắt nguồn từ ngân sách nhà nước, và thường chưa được
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

More Related Content

What's hot

Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa Trước
Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa TrướcDanh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa Trước
Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa TrướcDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải phápChế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải phápCông Tử Phương Gia
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
 
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAYĐề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
 
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đLuận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
 
Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa Trước
Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa TrướcDanh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa Trước
Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa Trước
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
 
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sảnLuận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luậtLuận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAYLuận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải phápChế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp
Chế độ cạnh tranh kinh tế ở việt nam những vấn đề đặt ra và giải pháp
 
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt NamLuận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 

Similar to Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhLuận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninhnataliej4
 
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...nataliej4
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nayDịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nayanh hieu
 
Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế - Kinh nghiệm...
Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế  - Kinh nghiệm...Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế  - Kinh nghiệm...
Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế - Kinh nghiệm...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-FinalCommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-FinalThanh411529
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdfQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdfjackjohn45
 
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...sunflower_micro
 
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ, 9 điểmLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ, 9 điểm
 
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOTĐề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
 
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhLuận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Thúc đẩy phát triển các tổ chức định giá công nghệ, HAY
Luận văn: Thúc đẩy phát triển các tổ chức định giá công nghệ, HAYLuận văn: Thúc đẩy phát triển các tổ chức định giá công nghệ, HAY
Luận văn: Thúc đẩy phát triển các tổ chức định giá công nghệ, HAY
 
Luận án: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật, HAY
Luận án: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật, HAYLuận án: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật, HAY
Luận án: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật, HAY
 
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
 
Luận văn: Quản lý về sở hữu công nghiệp trong hội nhập quốc tế
Luận văn: Quản lý về sở hữu công nghiệp trong hội nhập quốc tếLuận văn: Quản lý về sở hữu công nghiệp trong hội nhập quốc tế
Luận văn: Quản lý về sở hữu công nghiệp trong hội nhập quốc tế
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng TrịLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
 
Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nayDịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế - Kinh nghiệm...
Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế  - Kinh nghiệm...Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế  - Kinh nghiệm...
Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế - Kinh nghiệm...
 
CommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-FinalCommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-Final
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdfQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
 
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
 
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệpThúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
 
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
 
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệĐề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

  • 1. i VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LƯU THỊ THANH HẢO PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ NHẰM THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Ngành: Quản lý khoa học và công nghệ Mã số: 834 04 12 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HOÀI NAM HÀ NỘI, 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Phát triển hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Lưu Thị Thanh Hảo
  • 3. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài.....................................................................................4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 10 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................. 10 6. Ý nghĩa của luận văn................................................................................................ 11 7. Cơ cấu của luận văn .............................................................................................. 11 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG ............................................................................. 12 1.1. Cơ sở lý luận về định giá công nghệ ................................................................... 12 1.2. Một số kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động định giá công nghệ .................. 17 1.2.1. Hoạt động định giá của một số nước Bắc Mỹ ( Hoa Kỳ, Canada) ....... 18 1.2.2. Hoạt động đánh giá, định giá ở một số nước Châu Âu .......................... 19 1.2.3. Hoạt động đánh giá, định giá của một số nước Châu Á ........................ 21 1.3. Cơ sở lý luận về thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển................ 24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................................................... 32 2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay về hoạt động định giá công nghệ................................................................................................................ 32 2.2. Thực trạng hoạt động định giá công nghệ hiện nay tại Việt Nam................... 36 2.2.1. Thực trạng nhu cầu định giá công nghệ tại doanh nghiệp.................... 37 2.2.2. Thực trạng nhu cầu định giá công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học ..................................................................................................................... 39 2.2.3. Thực trạng hoạt động định giá công nghệ tại các tổ chức dịch vụ tư vấn định giá. .................................................................................................................. 42 2.3. Thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
  • 4. iv nghệ hiện nay tại Việt Nam.................................................................................. 45 2.3.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ trường đại học vào doanh nghiệp ở Việt Nam ................................................... 45 2.3.2. Thực trạng Thương mại hóa KQNC tại một số viện nghiên cứu ......... 53 2.4. Vai trò của Nhà nước trên thị trường công nghệ và trong hoạt động định giá nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ................................................................................................................ 56 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................... 58 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ NHẰM THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM........................................................................................................................ 59 3.1. Giải pháp xây dựng mạng lưới thông tin quốc gia quản lý thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. ........................................... 61 3.2. Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý hoạt động định giá công nghệ nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ .......... 64 3.3. Giải pháp đào tạo chuyên gia định giá công nghệ và xây dựng các tổ chức định giá công nghệ độc lập................................................................................... 67 3.4. Xây dựng định hướng phát triển các tổ chức định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa KQNC khoa học và phát triển công nghệ....................... 73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................... 76 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 78
  • 5. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Nghĩa tiếng Việt KH&CN Khoa học và công nghệ CGCN Chuyển giao công nghệ KT-XH Kinh tế - Xã hội SHTT Sở hữu trí tuệ ĐGCN Định giá côngnghệ KQNC Kết quả nghiên cứu TSTT Tài sản trí tuệ VBPL Văn bản pháp lý R&D Nghiên cứu và phát triển
  • 6. vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Đơn sáng chế và giải pháp hữu ích phân theo chủ thể.................. 48 Hình 2.2. Số lượng bằng độc quyền sáng chế theo chủ thể.......................... 49 Hình 2.3. Bằng độc quyền GPHI theo chủ thể ............................................ 49
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu (KQNC) khoa học và phát triển công nghệ được bao hàm trong một chủ trương lớn của Đảng về phát triển thị trường công nghệ. Trong Nghị quyết 20/NQ-TW tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định, phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn các sản phẩm khoa học và công nghệ (trừ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối, chiến lược, chính sáchphát triển) trở thành hàng hóa. Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 và một số các Chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN, phát triển thị trường công nghệ... Luật KH&CN – đạo luật gốc điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực KH&CN cũng được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu đổi mới trong cơ chế quản lý KH&CN và tình hình thực tiễn. Một loạt các văn bản dưới luật như các Nghị định, Thông tư, thông tư liên tịch… cũng đã được Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính… ban hành để tạo khuôn khổ pháp lý cho phát triển thị trường công nghệ nói chung và cho thương mại hóa KQNC nói riêng. Tuy nhiên, trong công tác quản lý KH&CNđặc biệt là khai thác thương mại hóa, khai thác chuyển giao công nghệ đang nổi lên một vấn đề nóng bỏng là các KQNC chưa thật sự đi vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hay nói cách khác là các doanh nghiệp chưa "mặn mà" với các KQNC của các nhà khoa học. Ðiều này cũng đồng nghĩa với việc những KQNC của các nhà khoa học chưa được thương mại hóa, hoặc mới chỉ đạt hiệu quả khai thác sử dụng ở mức thấp. Trong khi đó, Ngân sách Nhà nước đầu tư cho KH&CN từ năm 2000 đến nay đều đạt ở mức gần 2% tổng chi ngân sách hằng năm. Kể từ
  • 8. 2 năm 2000, mỗi năm Nhà nước bỏ ra từ 2,5 đến hơn 3 tỷ USD để nhập khẩu thiết bị, công nghệ (chỉ đứng sau giá trị nhập nguyên phụ liệu). Gần 65% giá trị nhập khẩu thiết bị, công nghệ có nguồn gốc từ Nhật Bản, Ðài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc…, đối tượng nhập khẩu chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ðiều đáng quan tâm là một phần không nhỏ những thiết bị, công nghệ nhập khẩu này hoàn toàn có thể nghiên cứu, chế tạo được ở trong nước. Thực tế cho thấy, với quy trình triển khai thực hiện các đề tài/dự án hiện nay còn chưa quan tâm thỏa đáng đến việc quản lý và khai thác KQNC sau nghiệm thu, cùng với việc hiện nay chưa có cơ chế phân định rõ trách nhiệm, phân chia quyền lợi đối vớichủ đầu tư, tổ chức chủ trì, tác giả… nên các KQNC thường không được quan tâm đến việc hoàn thiện để thỏa mãn điều kiện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT). Khi đó, chính tác giả cũng không thể đứng ra đăng ký, hoặc đầu tư tiếp vì không phải là chủ sở hữu của KQNC. Bên cạnh đó, việc triển khai KQNC tiếp tục như thế nào, khả năng phát triển và ứng dụng ra sao cũng chưa được quan tâm thỏa đáng. Nhiều tổ chức nghiên cứu phát triển hiện đang lưu giữ nhiều KQNC tồn tại cả dưới dạng sản phẩm vật chất và dưới dạng tài sản trí tuệ, bí quyết know-how… nhiều kết quả công trình có giá trị đang ngày càng bị mai một, hoặc bị bỏ quên hoặc mới chỉ được đầu tư hạn chế trong phạm vi giai đoạn thử nghiệm rất ngắn về thời gian hoặc sản xuất thử nghiệm với qui mô rất hạn chế. Việc đánh giá, định giá KQNC trên cơ sở đó phân chia lợi ích, quyền lợi của chủ sở hữu và tác giả cũng chưa được thực sự quan tâm. Thứ hai là, khả năng tiếp cận của các tổ chức/cá nhân khác đối với các KQNC là rất khó khăn, từ thông tin, giá trị, chi phí đến tiềm năng ứng dụng, tiềm năng công nghệ... Đây là những tồn tại, bất hợp lý trong công tác quản lý các đề tài/dự án đòi hỏi cần phải thiết lập một mô hình quản lý, đánh giá định giá các KQNC cho phù hợp để khắc
  • 9. 3 phục những hạn chế nói trên, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của việc đầu tư kinh phí từ Ngân sách Nhà nước từ hoạt động R&D, thúc đẩy thương mại hóa, tăng cường khai thác, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh. Nhiều nhà nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài, người chủ trì đề án tại các Viện, Trường phản ánh rằng chính sách, cơ chế quản lý, khai thác KQNC hiện nay chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tiễn và chưa tạo động lực cho các chủ thể tham gia khai thác KQNC tạo ra. Các KQNC từ nguồn kinh phí Ngân sách hiện nay vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và do cơ quan hoặc tổ chức chủ trì quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý của các cơ quan, tổ chức chỉ mang tính hình thức và không hiệu quả. Tùy theo chất lượng của KQNC và nhu cầu của thị trường, đa số các kết quả các đề tài, đề án được xếp vào kho sau khi nghiệm thu. Trong nhiều trường hợp khác thì các giao dịch mua bán, li-xăng, chuyển giao công nghệ hoặc thậm chí là góp vốn bằng các tài sản là các KQNC tạo ra trên cơ sở đề tài, đề án được thực hiện một cách không chính thức, không công khai giữa tác giả, chủ nhiệm đề án với các đối tác có nhu cầu… Để có thể xây dựng được một chế độ quản lý, khai thác KQNC một cách hiệu quả, vấn đề đánh giá xác định giá trị KQNC là một khía cạnh hết sức quan trọng, là công cụ hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt độngcủa các Trung tâm chuyển giao công nghệ, các tổ chức trung gian chuyên môi giới liên kết giữa cung và cầu về công nghệ, kết nối từ nhà khoa học tới doanh nghiệp và ngược lại. Hiện nay, đã có nhiều các thảo luận, nghiên cứu, đề xuất chính sách liên quan đến chính sách thúc đẩy thương mại hóa KQNC, phát triển thị trường công nghệ, việc khuyến khích đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế phân chia lợi ích giữa chủ đầu tư, cơ quan chủ trì, tác giả…Nhưng nhìn chung, thường phân tích và luận giải về việc tháo gỡ các cơ chế, chính sách
  • 10. 4 của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các cơ quan tổ chức R&D, tạo ra một cơ chế xem xét đánh giá sàng lọc KQNC phục vụ cho công tác thương mại hóa, thúc đẩy việc chuyển giao mua, bán các sản phẩm KHCN có hàm lượng tri thức cao đáp ứng được một phần mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong khuôn khổ Luận văn thạc sĩ quản lý Khoa học và Công nghệ, sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các nội dung phát triển các hoạt độngđịnh giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu đang là trọng tâm của các chính sách kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc đánh giá phân loại, xác định rõ giá trị ứng dụng kết quả nghiên cứu là vấn đề mang tính tiền đề cho việc thúc đẩy thương mại hóa, chuyển giao và ứng dụng thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào đời sống xã hội. Tại Hoa Kỳ, để thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng các kết quả nghiên cứu từ trường đại học vào doanh nghiệp, năm 1980 Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành Luật Bayh-Dole. Khuôn khổ chính sách đầu tiên cho phép các trường đại học nắm quyền sở hữu đối với các sáng chế là kết quả nghiên cứu do nhà nước tài trợ và khuyến khích họ tham gia vào hoạt động thương mại hóa công nghệ đã được thông qua ở Mỹ. Mô hình chuyển giao công nghệ ở Hoa Kỳchủ yếu chịu tác động của Luật Bayh-Dole và Luật Nhãn hiệu thương mại sửa đổi ban hành năm 1980. Bộ luật này quy định các trường đại học, các tổ chức phi lợi nhuận và các doanh nghiệp nhỏ có quyền được cấp bằng và được ưu tiên cấp phép li-xăng đối với các sáng chế do liên bang tài trợ. Các bộ luật này tạo nên một loạt các quy định chính sách đối với việc tiết lộ sáng chế và xin cấp
  • 11. 5 bằng, yêu cầu các tổ chức phải tạo được các khuyến khích đối với nhà nghiên cứu và thúc đẩy sự thành lập cơ sở hạ tầng công nghệ. Tại Hàn Quốc, năm 2000 Chính phủ ban hành Luật thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhằm đẩy mạnh việc thương mại hóa công nghệ được tạo ra từ các tổ chức nghiên cứu phát triển. Thông qua các biện pháp miễn, giảm thuế, hỗ trợ tài chính, Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ thành lập các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ như Trung tâm chuyển giao công nghệ quốc gia, các văn phòng chuyển giao công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu phát triển. Chính phủ thành lập ra Tổng công ty tài chính Công nghệ Hàn Quốc (KOTEC) nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp và các công ty nhỏ và vừa qua hình thức đánh giá, thẩm định công nghệ và bảo lãnh vay vốn, đã thực sự trở thành một nhân tố ngày càng quan trọng trong thúc đẩy tinh thần kinh doanh bằng đổi mới, sáng tạo. Hoạt động định giá công nghệ xác định giá trị trong tương lai của công nghệ bao gồm khả năng cạnh tranh của công nghệ, thị trường cho công nghệ, giá trị của doanh nghiệp hoặc dự án. Việc triển khai hệ thống thẩm định công nghệ KTRS (Kibo Technology Rating System) – một hệ thống chấm điểm xếp hạng, là một ma trận 2 chiều: đánh giá chất lượng công nghệ và mức độ rủi ro. Chất lượng công nghệ được tính dựa trên các tham số của các tiêu chí đánh giá công nghệ và triển vọng thương mại hóa, năng lực của doanh nghiệp, thị trường, lợi nhuận... Chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện những biện pháp mạnh để thúc đẩy tiến trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, cải cách hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ. Nhiều viện nghiên cứu truyền thống buộc phải chuyển sang hoạt động theo cơ chế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng dành một khoản ngân sách đáng kể để khuyến khích và hỗ trợ các viện nghiên cứu tiến hành thương mại hóa các kết quả nghiên cứu
  • 12. 6 của mình và đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ cho các sáng chế tạo ra từ các đề án nghiên cứu sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.So với các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước thuộc Liên minh Châu Âu, sự can thiệp của nhà nước trong thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài loan thể hiện mạnh mẽ hơn và với nhiều biện pháp khác nhau. Tựu chung, các chính sách thúc đẩy chuyển giao và khai thác kết quả nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu tại các nước đã tạo ra tác động tích cực đối với việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ, gia tăng tốc độ giao dịch mua bán, chuyển giao công nghệ từ khu vực nghiên cứu sang khu vực sản xuất. Ở Hàn Quốc, mức tăng trưởng về giao dịch mua bán công nghệ tại các trung tâm chuyển giao công nghệ đang diễn ra với tốc độ cao. Ở Trung Quốc, giao dịch mua bán công nghệ trên thị trường trong hơn 20 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng, trên 2 lần so với tăng trưởng GDP. Chính các động lực trên đang thúc đẩy những xúc tiến tương tự tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Dựa vào các chính sách và chiến lược quốc gia khác nhau, nhiều trường đại học và các Tổ chức nghiên cứu phát triển công nghệ tại các nước đang phát triển tiến hành đăng ký quyền SHTT và thành lập các văn phòng chuyển giao công nghệ, tăng cường các nghiệp vụ tư vấn định giá kết quả nghiên cứu để nhằm củng cố mối liên kết khoa học - công nghiệp và thúc đẩy thương mại hóa công nghệ. Các công trình nghiên cứu trong nước: Trong quá trình sơ lược tìm hiểu thông tin về các nghiên cứu, đề tài liên quan đến lĩnh vực này, chúng tôi đã thống kê được một số đề tài liệt kê dưới đây có thể vẫn còn có rất nhiều các nghiên cứu khác nữa thảo luận về cơ chế chính sách của Nhà nước, về hoạt động định giá công nghệ, đánh giá định giá đối tượng tài sản trí tuệ, phát triển thị trường công nghệ .v.v.
  • 13. 7 Cụ thể như được liệt kê dưới đây: 1. Nghiên cứu chính sách “Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai của các tổ chức khoa học và công nghệ”, TS. Nguyễn Quang Tuấn, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, 2013 đã và đang nghiên cứu các nội dung cơ bản về thương mại hóa, các yếu tố tác động đến thương mại hóa, đánh giá thực trạng thương mại hóa tại một số đơn vị tiêu biểu thông qua tiến hành điều tra các ngành (lâm nghiệp, nông nghiệp, vật liệu xây dựng, cơ khí và hóa chất) và những giải pháp thúc đẩy thương mại hóa… 2. “Nghiên cứu cơ chế và chính sách khuyến khích tạo ra và đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích từ các KQNC khoa học có sử dụng Ngân sách Nhà nước; Nguyễn Võ Hưng, Viện Chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, 2008. 3. “Nghiên cứu đề xuất quy định tạm thời về cơ chế phân chia lợi ích giữa chủ đầu tư, tổ chức chủ trì và tác giả trong thương mại hóa KQNC, tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí của Nhà nước”, Trần Văn Bình, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, 2012 4. “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động Định giá công nghệ; đề xuất nội dung quản lý Nhà nước đối hoạt động Định giá công nghệ ở Việt Nam”, TS. Đỗ Hoài Nam, Vụ Đánh giá Thẩm định và giám định công nghệ, 2010 5. “Nghiên cứu phương pháp xác định giá công nghệ và đề xuất quy trình xác định giá công nghệ trong điều kiện Việt Nam” ThS. Hoàng Văn Tuyên, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, 2010 6. “Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp định giá công nghệ phù hợp với Việt Nam” KS. Ngô Thị Loan, Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ, 2013
  • 14. 8 7. “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng cơ chế chính sách về quản lý, hỗ trợ hình thành và hoạt động của các tổ chức định giá, đánh giá công nghệ, môi giới chuyển giao công nghệ”, TS. Trịnh Minh Tâm, 2013 Những đề tài/đề án nêu trên đã phần nào đề cập đến các chính sách, phương thức đánh giá, định giá công nghệ và đề xuất xây dựng cơ chế chính sách phù hợp. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu sâu, phân tích cụ thể về hoạt động định giá công nghệ trong chuỗi các hoạt động thúc đẩy thương mại hóa các nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ. KQNC của các đề tài/Dự án thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có thể diễn ra bất kỳ ở một giai đoạn nào. Nếu nhìn nhận ở nhiều góc độ khác thì KQNC phân loại như: KQNC đã là công nghệ, đã đăng ký bảo hộ quyền SHTT, hay KQNC có khả năng đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, KQNC có tiềm năng phát triển thành công nghệ, KQNC có tiềm năng ứng dụng thực tế, tiềm năng thị trường… KQNC có thể chỉ đơn giản là được công bố, mang lại cho xã hội những hiểu biết mới, gọi là hiệu quả thông tin; KQNC có thể làm xuất hiện một hướng công nghệ mới, gọi là hiệu quả công nghệ (chưa bàn đến việc áp dụng công nghệ vào sản xuất); Khi áp dụng KQNC vào sản xuất, dẫn đến hiệu quả tính được thành tiền, gọi là hiệu quả kinh tế; KQNC có những tác động về mặt xã hội, chẳng hạn, văn hóa, y tế, an ninh, quốc phòng, nhưng không thể tính được thành tiền, gọi đó là hiệu quả xã hội… Hoạt động định giá công nghệ diễn ra trong rất nhiều giai đoạn khác nhau từ việc đánh giá thẩm định một đề xuất nghiên cứu; đánh giá KQNC ngay sau khi hoàn thành đề tài (Output) chưa xét đến khả năng áp dụng; đánh giá kết quả sau nghiệm thu;đánh giá hiệu quả (Outcome) và tác động (Impact) của nghiên cứusau khi công trình được đưa vào áp dụng..., Đánh giá KQNC về hiệu quả và tác động chưa thể thấy được sau khi công việc nghiên cứu thu
  • 15. 9 được kết quả. Hiệu quả và tác động chỉ có thể dự kiến và chỉ có thể thấy rõ sau khi đưa kết quả vào áp dụng. Với việc xây dựng hệ thống tiêu chí định giá KQNC nhằm đưa ra những thông tin khách quan về các giá trị của các thành quả nghiên cứuKH&CN, với một số cách tiếp cận và tiêu chí phù hợp với tính chất của hoạt động R&D và đặc điểm của sản phẩm công nghệ. Hoạt động định giá KQNC trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm xem xét, sàng lọc phân tích các khía cạnh nêu trên và đưa ra một công cụ hữu hiệu trong quá trình mua bán trao đổi, chuyển giao KQNC; hoặc thúc đẩy việc tiếp tục đầu tư phát triển KQNC để đáp ứng các điều kiện để đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, hoặc thúc đẩy hoàn thiện KQNC để có thể trở thành công nghệ, ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp.v.v. Ngoài ra viêc, đánh giá khả năng thương mại hóa KQNC liên quan đến quá trình phát triển, sản xuất và tiếp thị công nghệ mới, quy trình hoặc sản phẩm công nghệ. Toàn bộ quá trình này đòi hỏi các bước xem xét như: Điều tra, thí điểm quy trình sản xuất ; sản xuất sản phẩm mới hoặc nguyên mẫu; kiểm tra chấp nhận của thị trường; Báo cáo khả thi, và marketing dự án cho nhà đầu tư tiềm năng .v.v. Chính vì vậy, việc xem xét một cách bài bản về việc đánh giá và định giá KQNC trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, việc phát triển hoạt động định giá công nghệ sẽ mang lại lợi ích lớn cho việc ban hành các chính sách nhằm quản lý, hỗ trợ hình thành cũng như hoạt động thúc đẩy thương mại hóa, khai thác và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường công nghệ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích chung: Phân tích làm rõ cơ sở khoa học, thực trạng hoạt độngvà định hướng phát triển các tổ chức định giá công nghệ nhằm thúc đẩy
  • 16. 10 thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (KQNC) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở khoa học; các quy định hiện hành và tìm hiểu mô hình thành công trong hoạt động thương mại hóa KQNC tại các Trường đại học, Viện nghiên cứu-phát triển. Đưa ra báo cáo phân tích thực trạng, các vấn đề tồn tại trong phương thức quản lý, khai thác các KQNC thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hiện nay. - Phân tích, đề xuất các tiêu chí, định giá công nghệ các KQNC thuộc lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ góp phần xác định phương hướng tiếp tục đầu tư phát triển hoàn thiện công nghệ, thúc đẩy việc thương mại hóa ứng dụng sản phẩm công nghệ vào sản xuất kinh doanh - Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực trạng hoạt động và định hướng phát triển hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chính sách thương mại hóa KQNC, hoạt động định giá công nghệ. - Phạm vi nghiêm cứu; Các doanh nghiệp, Trường đại học và các Viện nghiên cứu và các tổ chức định giá công nghệ tại Việt Nam, thị trường KHCN từ năm 2013 trở lại đây 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1) Phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu trong và ngoài nước: 2) Phương pháp tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên: 3) Phương pháp tiếp cận nghiên cứu tham dự
  • 17. 11 6. Ý nghĩa của luận văn Phân tích làm rõ cơ sở khoa học, thực trạng hoạt động và định hướng phát triển các tổ chức định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (KQNC) 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương: - Chương 1: Lý luận chung - Chương 2: Thực trạng hoạt động định giá công nghệ tại Việt Nam hiện nay - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động định giá công nghệ nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam
  • 18. 12 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Cơ sở lý luận về định giá công nghệ Với vai trò là thước đo sức cạnh tranh và khả năng phát triển của nền kinh tế nói chung, doanh nghiệp nói riêng trong tương lai, công nghệ trở thành một trong những dòng tài sản vô hình được trao đổi, thương mại hóa trên thị trường công nghệ. Yếu tố đầu vào cơ bản cho việc trao đổi, thương mại hóa này chính là việc biết được giá trị của công nghệ, kết quả của quá trình định giá công nghệ. Những gì thị trường cần là giá trị của công nghệ như là một sản phẩm được giao dịch trên thị trường, và điều này đòi hỏi một giá trị công bằng và khách quan mà không chịu ảnh hưởng bởi các công ty cụ thể sở hữu nó. Công nghệvà giá trị công nghệ. Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các kiến thức khoa học, được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh, được thể hiện dưới dạng bí quyết kỹ thuật, phương án, quy trình công nghệ, tài liệu… và các dịch vụ hỗ trợ tư vấn. Côngnghệ có giá trị như một tài sảnvô hìnhvới 2 thuộc tínhcơ bản:“Giá trị sửdụng” và “giá trị trao đổi”. Giá trị sử dụng, hay côngdụng của công nghệ chínhlà “sựkhác biệt” do đặc tínhsángtạo, đổimới tạo nên, sự khác biệt này cũng đồng thời quyết định thuộc tính tự nhiên của hàng hóa, dịch vụ, là cơ sở hình thành mối quan hệ mua bán liên quan tới tài sản công nghệ. Số lượng giá trị sửdụng của tài sảntrí tuệ được pháttriển cùngvới sự phát triển về trình độ khoa học và côngnghệ. Tuy nhiên, giá trị sử dụng củatài sản trí tuệ chỉ được thể hiện khi tài sản trí tuệ được khai thác, tiêu dùng mộtcáchthực sự;nếu không, tài sảntrí tuệ được coinhư không có giá trị sửdụng.
  • 19. 13 Sự hình thành mối quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường ngày càng được quyết định bởi hàm lượng công nghệ kết tinh trong hàng hóa; hơn nữa, chính thành tố “công nghệ” cũng trở thành đối tượng trao đổI trực tiếp trên thì trường và có giá trị trao đổi. Trong bối cảnh đó, chúng tôi nhận định rằng giá trị của công nghệ đang dần trở thành một hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa, dịchvụ. Kháiniệm về định giá Thuật ngữ định giá đã được giải thích và sử dụng chính thức trong các văn bản pháp lý ở Việt Nam, cụ thể là: Luật Giá giải thích: “Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cánhân sảnxuất, kinh doanhquyđịnh giá cho hàng hóa, dịch vụ”; Luật Kinh doanh bất động sản: “Định giá bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định”.Quan điểm này được nhìn nhận từ góc độ quản lý, điều tiết và định đoạt giá của Nhà nước. Theo Luật Giá thì, định giá được hiểu là việc ấn định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua, bán tài s ản, hàng hóa, d ịch vụ đó trên thị trường. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá (các cơ quan có thẩm quyền quy định) hoặc với tư cách là chủ sở hữu, thì các mức giá cụ thể của từng loại tài sản, hàng hóa mang tính bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động giao dịch, mua bán phải th ực hiện. Đối với các tài sản, hàng hóa, d ịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì do các tổ chức, cá nhân tự định giá theo quy luật thị trường làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi. Theo đó, định giá được hiểu là việc xác định giá trị của tài sản tại một địa điểm, thời gian nhất định. Định giá thông qua các hình thức cụ thể, giá
  • 20. 14 chuẩn khung giá, giá giới hạn (giá tối thiểu, tối đa). Việc xác định giá trị tài sản là do các cá nhân hay pháp nhân là chủ sở hữu tài sản quyết định, nhằm bổ sung căn cứ cho các hoạt động giao dịch, mua bán tài sản đó trên thị trường. Kháiniệm về định giá công nghệ Với vai trò là thước đo sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp, công nghệ đã và đang trở thành một dòng tài sản vô hình được trao đổi, thương mại hóa trên thị trường. Để hiểu đầy đủ hơn việc định giá công nghệ, từ ý nghĩa kinh tế (theo lý thuyết kinh tế thị trường), đặc trưng cơ bản của giá trị được biểu hiện bới: Giá trị được đo bằng tiền tệ. Giá trị luôn có tính thời điểm, có thể có giới hạn địa lý và luôn thay đổi theo thời điểm (thời kỳ). Giá trị của một tài sản có thể khác nhau đối với các chủ sở hữu là cá nhân (hay chủ thể) khác nhau. Giá trị của một tài sản cao hay thấp về cơ bản phụ thuộc vào 2 yếu tố quyết định, đó là: (1) công dụng hữu ích (tính hữu ích) vốn có của tài sản, và (2) khả năng khai thác của chủ thể đối với các hữu ích của tài sản (khả năng mang lại lợi ích của tài sản cho người khai thác). Đo lường tiêu chuẩn về giá trị của tài sản, hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập bằng tiền mà tài sản mang lại cho mỗi cá nhân có được trong từng bối cảnh giao dịch nhất định. Theo đó, giá trị công nghệ là những lợi ích tài chính mà công nghệ đó có thể tạo ra trong một hoàn cảnh cụ thể, có tính đầy đủ đến các rủi ro rằng việc đầu tư để phát triển tài sản có thể cao hơn giá trị thu được. Khái niệm này nói lên, khả năng tạo ra lợi ích tài chính trong tương lai, hoặc tiềm năng
  • 21. 15 thương mại của một công nghệ là yếu tố xác định giá trị của công nghệ đó. Khi tài sản công nghệ được trao đổi (mua – bán) trên thị trường thì nó trở thành hàng hóa, được phản ánh bởi giá trị trao đổi, và/hoặc được biểu hiện bằng giá cả của công nghệ dựa trên các hình thức li-xăng,và các khoản thu nhập khác từ li-xăng. Giá của công nghệ (giá cả) được hình thành trong đàm phán giao dịch thương mại, nó phản ánh giá trị của công nghệ tương ứng tại một địa điểm, thời gian nhất định đó. Mức giá này, trong nhiều trường hợp có thể thấp hơn (lợi thể nghiêng về người tiếp nhận công nghệ) hoặc ngược lại cũng có thể cao hơn nhiều (lợi thế thuộc về người sở hữu/chuyển giao) so với giá trị nguyên gốc của nó (nguyên giá). Vì vậy, định giá công nghệ là việc xác định giá trị tạo ra lợi ích tài chính của công nghệ tại một địa điểm, thời gian và điều kiện nhất định; Đối tượng công nghệ được định giá là một phần hoặc toàn phần của một công nghệ, có đủ điều kiện để đạt/(hoặc đã) được bảo hộ sở hữu trí tuệ và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ, thể hiện dưới dạng sau đây của tài sản vô hình: Sáng chế, giải pháp hữu ích; Nguyên tắc định giá công nghệ dựa trên cơ sở định giá tài sản vô hình. Chính vì vậy, việc định giá công nghệ nhằm xác định giá trị của công nghệ là rất quan trọng, vì đây là yếu tố đầu vào cơ bản cho quá trình trao đổi, thương mại hóa công nghệ. Định giá công nghệ là một yếu tố quan trọng trong quá trình thương mại hóa và chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và tăng sức cạnh tranh; đồng thời là căn cứ, nền tảng để thực hiện quản lý tài sản nói chung và công nghệ nói riêng; là cơ sở cần thiết khi phải đưa ra các quyết định liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu công nghệ (giúp người bán xác định giá bán có thể chấp nhận được và người mua quyết định giá mua, thiết lập cơ sở cho sự trao đổi công nghệ); tài chính và tín dụng (để biết giá trị công nghệ dùng làm tài sản bảo đảm, bảo hiểm công nghệ); cho thuê theo hợp đồng (đặt ra mức tiền thuê
  • 22. 16 và các điều khoản cho thuê)... Việc xác định giá trị công nghệ nếu không sát với giá trị thực của công nghệ có thể dẫn đến các nghiệp vụ liên quan đến công nghệ không được thực hiện hoặc thực hiện không thành công. Đối với cơ quan quản lý, nếu không làm tốt công tác định giá công nghệ có thể sẽ tạo ra kẽ hở giúp các công ty đa quốc gia (MNCs) và xuyên quốc gia (TNCs) thực hiện hành vi chuyển giá, chuyển giao những công nghệ lạc hậu, cũ nát làm lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường... Mục đích định giá công nghệ Thực tiễn ngày nay cho thấy tài sản công nghệ không chỉ là phương tiện, công cụ của hoạt động sản xuất, kinh doanh mà bản thân nó cũng là đối tượng của hoạt động mua bán, trao đổi, thậm chí còn là phương tiện để doanh nghiệp phô trương tiềm lực, vị thế, gây sức ép với đối thủ cạnh tranh do đó vấn đề xác định giá trị công nghệ đang ngày càng nên gắn bó hơn với hoạt động kinh doanh, trở thành nhu cầu thường xuyên trong việc đưa ra quyết định kinh doanh tới mức đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực xây dựng và thực hiện quản trị tài sản công nghệ nhằm củng cố và phát triển giá trị nguồn lực tài sản trí tuệ của mình trong tổng thể hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra trong bối cảnh nền kinh tế chuyển dịch từ thâm dụng vốn và lao động sang thâm dụng tri thức, xu hướng gia tăng về hợp tác chiến lược, sát nhập M&A, và sự chuyển dịch của hệ thống tài chính từ bảo đảm, cầm cố sang tín dụng, thì việc định giá công nghệ nhằm thực hiện các mục đích cơ bản như sát nhập (M&A), đầu tư, trao đổi công nghệ, tham khảo trong kiện tụng, và ghi nhận kế toán và báo cáo thuế. Việc xác định giá trị công nghệ nhằm mục đíchsau đây: Phục vụ doanh nghiệp trong các tình huống tranh chấp, xâm phạm về bản quyền công nghệ;
  • 23. 17 Tiết kiệm chi phí thông qua việc tính toán chi phí cơ hội giữa việc mua hay là tự phát triển công nghệ; Chuyển giao quyền sở hữu (chuyển nhượng) hoặc quyền sử dụng (li- xăng) tài sản công nghệ (xác định phí chuyển giao hoặc giá trị hợp đồng chuyển giao); Góp vốn đầu tư,liên doanh, liên kết; cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, chứng khoán, thế chấp…; Sát nhập mua lại doanh nghiệp thông qua việc tính toán tỉ trọng giá trị tài sản trí tuệ trong tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp; Hiến tặng cho mục đíchnhân đạo để hưởng các chính sách ưu đãi trong kinh doanh. Tóm lại, định giá công nghệ là hoạt động xác định giá trị công nghệ được đo lường bằng tiền tệ. Theo Luật Chuyển giao công nghệ Việt Nam (2006) giải thích: Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ. Đối tượng công nghệ được định giá là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây: Bí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ; Đối tượng công nghệ được định giá có thể gắn hoặc không gắn vớiđốitượng sở hữu công nghiệp; có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện. 1.2.Một số kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động định giá công nghệ Liên quan đến định giá công nghệ thì cho đến nay trên thế giới chưa có nước nào hoặc tổ chức quốc tế nào ban hành tiêu chuẩn riêng về định giá công nghệ, việc định giá công nghệ chủ yếu được thực hiện dựa trên nguyên tắc chung cho định giá tài sản vô hình.
  • 24. 18 1.2.1. Hoạtđộng địnhgiá của một số nước BắcMỹ ( Hoa Kỳ, Canada) Hoạt động định giá đối tượng Tài sản trí tuệ nói chung và định giá công nghệ nói riêng ở Hoa Kỳ, Canada dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình thuộc tập hợp các Tiêu chuẩn định giá doanh nghiệp (Business Valuation Standards – BVS) do Hiệp hội định giá viên Hoa kỳ (American Society of Appraisers - ASA) phê chuẩn từ tháng 7/2008 thông qua Ủy ban Định giá doanh nghiệp trên cơ sở áp dụng các Tiêu chuẩn thống nhất về hành nghề định giá do Quỹ tài trợ định giá (Appraisal Foundation) xây dựng. Mục đích của việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn nói trên là nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động định giá doanh nghiệp phục vụ lợi ích của định giá viên doanh nghiệp và người sử dụng kết quả định giá. Theo đó khi tiến hành định giá tài sản vô hình, các định giá viên phải xem xét áp dụng cách tiếp cận và phương pháp định giá thích hợp. Các cách tiếp cận được xem xét khi định giá tài sản vô hình bao gồm: Cách tiếp cận thu nhập (Income Approach): Định giá viên cần xác định các lợi ích kinh tế do tài sản vô hình tạo ra một cách thích hợp và các rủi ro liên quan tới các lợi ích đó; định giá viên cần xem xét lợi ích kinh tế do việc khấu hao tài sản nhằm mục đích trả thuế thu nhập; định giá viên cần xem xét có sự khác nhau giữa tuổi đời kinh tế của ài sản vô hình với tuổi đời pháp lý (thời gian tồn tại theo luật định) của tài sản đó hay không. Cách tiếp cận thị trường (Market Approach): định giá viên cần xem xét sự khác nhau giữa tài sản vô hình được định giá và tài sản vô hình so sánh, cũng như các điều kiện thị trường tương ứng với từng tài sản. Cách tiếp cận chi phí (Cost Approach): định giá viên cần xem xét các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan tới việc tái tạo hoặc thay thế tài sản vô hình được định giá (nếu có), cũng như mọi hao mòn về giá trị của tài sản đó
  • 25. 19 do chức năng bị lỗi thời (lạc hậu), tiềm năng kinh tế bị suy giảm hoặc đời sống kỳ vọng bị rút ngắn. Các cách tiếp cận định giá cơ bản trên đã được thể hiện trong một số văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Mô hình định giá các công nghệ giai đoạn tiền cạnh tranh dựa trên việc xác định các điểm giá trị cụ thể (SVPs) trong quá trình phát triển công nghệ, thể hiện giá trị tiền tệ của mỗi SVP được chỉ ra.Có 10 điểm SPVđược chỉ ra và các nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp của cả ba cách tiếp cận: chi phí, thị trường và thu nhập để xác định giá trị của công nghệ từ đó làm cơ sở cho việc đàm phán chuyển giao. Mô hình này được ứng dụng để định giá một số công nghệ được phát triển tại Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Phát triển Công nghệ (CCADET) thuộc Trường Đại học Quốc Gia Mexico (UNAM) 1.2.2. Hoạtđộng đánhgiá, địnhgiá ởmột số nước Châu Âu Các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ của Đức có nhiệm vụ chính là tìm hiểu, phát triển khoa học và công nghệ có liên quan đến các mối quan hệ trong hệ thống công nghệ như vấn đề về môi trường, kinh tế, xã hội, chính trị... Đó là nghiên cứu về chính sách công nghệ, ảnh hướng của công nghệ đến hệ thống khoa học kỹ thuật, xã hội. Các nhiệm vụ này có liên quan mật thiết đến nhau giữa các nhân tố: (1) giải quyết vấn đề trước khi đưa ra hoạch định, chính sách mới, tri thức mới về công nghệ, (2) làm rõ tác động đến kinh tế, xã hội, (3) phát triển những lợi thế hay ngăn ngừa rủi ro có thể mang lại từ công nghệ (Quá trình dự báo công nghệ) và (4) phương pháp khoa học và thông tin liên quan đến công nghệ. Các nhiệm vụ này có tác động và điều chỉnh lẫn nhau trong suốt quá trình triển khai. Vì thế, các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ của Đức phải xem xet một cách tổng thế các mục trong công tác đánh giá để có thể đưa ra được những tư vấn có lợi nhất đối với cơ quan quản
  • 26. 20 lý, nhà hoạch định chính sách. Khi các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách mới thì các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ của Đức tiếp tục đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách và tiều tiết các mục tiêu còn lại. Các tổ chức đánh giá công nghệ của Đức có tổng số 359 tổ chức, trong đó 309 tổ chức hoạt động, 1667 dự án (cơ sở dữ liệu của ITAS năm 1997). Các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ của Đức có thể kể đến như:Viện công nghệ Karlsruhe(KIT), Viện đánh giá công nghệ và phân tích hệ thống (ITAS), viện đánh giá công nghệ và nghiên cứu tương lai(IZI)…Tại Đức hiện nay, hoạt động định giá chủ yếu dựa trên cơ sở Tiêu chuẩn SAB1 - giá trị kinh tế của tài sản trí tuệ được hiểu là thu nhập ròng trong tương lai do tài sản mang lại với cách tiếp cận cơ bản trong định giá là cách tiếp cận thu nhập, trong đó chủ yếu là phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và phương pháp tách phí li- xăng (relief from royalty) còn cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận chi phí được áp dụng để đối chiếu kết quả của cách tiếp cận thu nhập. Việc định giá được thực hiện trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn IDW ES 5- Tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình do Viện Kiểm toán công của Đức công bố và có giá trị áp dụng trong phạm vi Châu Âu. Theo tiêu chuẩn này thì tài sản vô hình được định giá theo ba cách tiếp cận sau: cách tiếp cận chi phí (theo phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế); cách tiếp cận thị trường (theo phương pháp giá thị trường trong thị trường tích cực và các phương pháp tương tự); cách tiếp cận thu nhập (theo phương pháp dự đoán dòng tiền trực tiếp, phương pháp tách phí li-xăng, phương pháp dòng tiền chênh lệch trong nhiều giai đoạn, phương pháp dòng tiền lãi). Một số nước Châu Âu như Anh, Đức, Đan Mạch,… được coi là những nước có hoạt động định giá tương đối sôi nổi và được coi là những nước tiên phong trong lĩnh vực định giá sáng chế nói riêng và định giá tài sản trí tuệ nói chung ở Châu Âu. Tại Anh theo kết quả khảo sát mới đây của Intangible
  • 27. 21 Business đối với hơn 50 chuyên gia pháp lý của hơn 40 hàng luật lớn nhất của Anh về lĩnh vực tố tụng và sở hữu trí tuệ, có 68% luật sư thừa nhận tài sản trí tuệ là loại tài sản của doanh nghiệp được định giá thường xuyên nhất. Ngoài các cách tiếp cận định giá cơ bản được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn để định lượng giá trị của một số doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân còn áp dụng thêm một số công cụ định giá định tính khác như công cụ “PRISM”(của QED Intellectual Property, Ltd.)… Riêng ở Đan Mạch, ngoài việc áp dụng cách tiếp cận định giá theo mô hình Châu Âu nói trên, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng phần mềm IPScore do cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Đan Mạch phát triển để đánh giá định tính giá trị của sáng chế nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung. Chất lượng và độ tin cậy của việc định giá định tính bởi phần mềm IPScore chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng của thông tin đầu vào. Như vậy có thể thấy rằng ở Châu Âu, hoạt động định giá chủ yếu dựa trên Tiêu chuẩn IDW ES 5 về định giá tài sản vô hình, với những nguyên tắc tương đồng với Tiêu chuẩn quốc tế IVSC. 1.2.3. Hoạtđộng đánhgiá, địnhgiá của mộtsố nước Châu Á Các tổ chức đánh giá, định giá công nghệvà môi giới chuyển giao công nghệ(TLOs) NhậtBản Tại Nhật Bản, giám đốc trường đại học quốc gia hay tổ chức liên trường quyết định quyền sở hữu các sáng chế do cán bộ nghiên cứu của trường/tổ chức thực hiện dựa trên cơ sở bàn bạc với ủy ban sáng chế của trường. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản thuộc các trường đại học quốc gia không bắt buộc phải tiết lộ về các phát minh với Văn phòng cấp phép li-xăng công nghệ (văn phòng chuyển giao li-xăng-CGLX), nhưng được khuyến khích để làm tốt điều đó. Tuy nhiên, người phát minh tại các trường đại học của Nhật Bản có thể
  • 28. 22 được yêu cầu nhượng quyền cho chính phủ nếu giám đốc trường đại học đó tuân theo các tiêu chuẩn phân loại nhất định, quyết định rằng sáng chế đó phải thuộc về nhà nước. Một số nhà phân tích lập luận rằng, hệ thống này không khuyến khích các nhà phát minh trong các trường đại học quốc gia Nhật Bản tiết lộ các phát minh của mình với giám đốc trường, do có những khuyến khích lớn đối với các tổ chức nghiên cứu để tránh giấu các sáng chế của mình và thay vào đó là trao quyền sở hữu cho các công ty để được đềnbù. Tuy nhiên, các dữ liệu gần đây về cấp bằng sáng chế và chuyển giao li-xăng tại Nhật Bản cho thấy có sự gia tăng ở số sáng chế được cấp bằng và tiếp lộ phát minh. Điều này nói lên rằng các nhà phát minh trong các trường đại học Nhật Bản có thể công bố sáng chế và dựa nhiều hơn vào các kênh chuyển giao công nghệ chính thức. Khi một tổ chức nắm quyền SHTT, điều đó có nghĩa họ là người thụ hưởng duy nhất thu nhập từ cấp phép li-xăng. Tuy nhiên, việc chia sẻ thu nhập từ tiền bản quyền là điều phổ biến và là một cách để tạo khuyến khích đối với cá nhân các nhà nghiên cứu và cả đội ngũ nghiên cứu. Việc chia sẻ tiền bản quyền được quyết định bởi tổ chức, nhưng chính phủ quy định cách thức thực hiện. Nhật Bản có các luật định quốc gia hoặc các hướng dẫn của tổ chức về việc phân chia tiền bản quyền từ sáng chế và giấy phép. Ví dụ như luật Bayh-Dole quy định rằng tiền bản quyền thu được từ cấp phép li-xăng phải chia sẻ với các nhà phát minh và phần thu nhập còn lại, sau khi trừ đi các chi phí được sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và giáo dục tại trường và có các quy định hướng dẫn của chính phủ quyết định việc chia sẻ tiền bản quyền tại các trường đại học quốc gia. Cục khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST), là nơi các sáng chế của trường đại học được chuyển đến, trợ cấp đến 80% tiền bản quyền cho người phát minh (nhà nghiên cứu) nếu như sáng chế đó được thương mại hóa thành công. Tại Nhật Bản, cách tiếp cận
  • 29. 23 định giá thường được áp dụng là cách tiếp cận thu nhập theo đó giá trị của tài sản chủ yếu được xác định bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền, tách phí li-xăng và dòng tiền chênh lệch trong nhiều giai đoạn Tại Trung Quốc Từ những năm 80 của thế kỷ trước, để đáp ứng các yêu cầu của cải cách, mở cửa với thế giới bên ngoài và thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội, một loạt các văn bản quy phạm pháp luậtliênquan đến nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trung Quốc đã được ban hành, tạo môi trường pháp lý vững chắc cho xúc tiến chuyển giao công nghệ. Trong đó, Luật Thúc đẩy chuyển hóa thành tựu KH&CN của Trung Quốc năm 1996. quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của Chính phủ, chủ sở hữu kết quả KH&CN, doanh nghiệp, cơ quan trung gian tham gia kinh doanh môi giới và các tổ chức đầu tư tài chính trong kết nối với việc thương mại hóa công nghệ. Song song với các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ đã được hình thành như: Hội chợ công nghệ, chợ công nghệ, sở giao dịch cổ phiếu công nghệ, vườn ươm công nghệ, công viên khoa học công nghệ của các trường đại học, vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm xúc tiến sức sản xuất, trung tâm chuyển giao công nghệ… Đây là những tổ chức tích hợp các nguồn lực KH&CN, cung cấp và tham gia vào việc phát triển và phổ biến các thành tựu KH&CN trong nước và thế giới; thúc đẩy và ươm tạo thành tựu KH&CN có tiềm năng thị trường; tận dụng lợi thế của các trường đại học, đồng thời kết hợp với doanh nghiệp cùng tham gia vào chuyển giao công nghệ quốc tế và đồng hóa tối ưu các công nghệ được giới thiệu, phát triển và đối mới; cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về nguồn lực và công nghệ. Hoạt động định giá ở Trung Quốc mới bắt đầu được thực hiện từ khoảng một thập kỷ trước. Đến nay, Bộ Tài chính Trung Quốc chuẩn y ba
  • 30. 24 cách định giá tài sản. Thứ nhất là dùng các bội số so sánh nhưng cách này chưa phổ biến vì thị trường chưa có đủ dữ liệu do các doanh nghiệp còn miễn cưỡng về việc công khai thông tin. Thứ hai và phổ biến nhất là định giá trên cơ sở chi phí thay thế có khấu hao. Cách tiếp cận này xét đến chi phí tái tạo hoặc thay thế tài sản được định giá tương ứng với giá thị trường hiện tại của tài sản tương tự. Thứ ba là dùng DCF, phương pháp chưa phổ biến lắm. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước định giá ở mức tài sản ròng = (tổng tài sản – tổng nợ). Việc định giá công nghệ hiện nay ở Trung Quốc được quy định và hướng dẫn bởi Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc gia (SIPO) và Hiệp hội định giá Trung Quốc. Các tổ chức xây dựng cho mình những khung định giá phù hợp thông qua việc vận dụng và phát triển các yếu tố chính trong các văn bản đã được ban hành như “ Tiêu chuẩn định giá tài sản vô hình”; “ Hướng dẫn định giá Patent” ; “Hướng dẫn định giá thương hiệu” và “Hướng dẫn định giá quyền tác giả”. Đối với Ấn Độ, vấn đề định giá sáng chế nói riêng hay định giá tài sản trí tuệ nói chung dường như vẫn còn tương đối mới mẻ, khả năng tiếp cận những tài liệu về định giá tài sản trí tuệ vẫn còn bị hạn chế. Ngay cả các Viện nghiên cứu/ trường đâị học là nơi tạo ra nhiều loại tài sản trí tuệ cũng bị thiếu hụt không chỉ kiến thức mà còn cả kinh nghiệm áp dụng cách tiếp cận và phương pháp định giá tài sản trí tuệ. 1.3. Cơ sở lý luận về thương mại hóa kếtquả nghiên cứu và phát triển Thương mại hóa là quá trình hoặc chu trình giới thiệu một sản phẩm mới hay một phương pháp mới ra thị trường ( Jobber 2007; Dibb et al,2012). Để phân biệt khái niệm thương mại hóa và các khái niệm khác, có ba khía cạnh của thương mại hóa đó là: sự chọn lọc (funnel)tức là việc xem xét rất nhiều ý tưởng để chọn lọc ra một hoặc một số sản phẩm hoặc dịch vụ có thể
  • 31. 25 duy trì trong thời gian dài; đó là quá trình phân đoạn thông minh (stage wise process) và mỗi giai đoạn có mục đích và những điểm mốc cơ bản; đó là sự lôi kéo các bên liên quan, bao gồm khách hàng từ rất sớm. Theo từ điển đưa ra khái niệm thương mại hóa là sự áp dụng các phương pháp hoặc các hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Thương mại hóa một sản phẩm hay dịch vụ được chia ra thành các giai đoạn từ giới thiệu ban đầu cho tới sản xuất đại trà và đưa sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường. Giống như một chiến lược, thương mại hóa sản phẩm/ dịch vụ yêu cầu phát triển một kế hoạch thương mại, xác định việc cung ứng sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường, nhìn trước các rào cản ảnh hưởng đến sự thành công của thương mại hóa. Trong Luật Thương mại năm 2005 (Điều 1) của Việt Nam chỉ rõ “ Hoạt động thương mại hóa là hoạt động nhằm mục đích sinh lời,bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác”. Như vậy, dựa theo tư tưởng của Luật thương mại, thương mại hóa có thể hiểu một cách ngắn gọn là một quá trình sinh lời. Kết quả nghiên cứu được hiểu một cách khái quát là kết quả của một hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KH&CN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KH&CN (Điều 3, Khoản 3, Luật KH&CN) thường được định hình dưới dạng kết quả hay sản phẩm của một nhiệm vụ KH&CN (Điều 3, Khoản 13, Luật KH&CN năm 2013). Kết quả nghiên cứu (KQNC) chính là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu, vì vậy KQNC cần được xem xét trong quá trình của hoạt độngnghiên cứu. Về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trong các tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ “thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển” thường được sử dụng đan xen các thuật ngữ khác như
  • 32. 26 :thương mại hóa công nghệ” , thương mại hóa nghiên cứu”,”thương mại hóa khoa học”, “thương mại hóa đổi mới” và một số thuật ngữ khác. Với khái niệm về thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển bắt đầu bằng khái niệm thương mại hóa công nghệ, trong đó thương mại hóa là việc tổ chức cái gì đó để tạo ra lợi nhuận còn công nghệ là nghiên cứu và tri thức thực nghiệm, đặc biệt là tri thức công nghiệp, sử dụng các phát hiện khoa học. Thương mại hóa công nghệ bao gồm ít nhất ba khía cạnh: công nghệ được thương mại hóa; thị trường – công nghệ được bán cho ai; nhà sản xuất hay là tác nhân phát triển và thương mại hóa công nghệ. Một trong những khái niệm về thương mại hóa công nghệ được hiểu theo nghĩa hẹp là sự chuyển hóa công nghệ thành lợi nhuận (Siegel et al. 1995). Thương mại hóa kết quả nghiên cứu (R&D) được Isabele (2004) xem như là quá trình chuyển hóa các tri thức nghiên cứu thành các sản phẩm mới (hoặc cải tiến), các quy trình hoặc dịch vụ và giới thiệu chúng ra thị trường để tạo ra các lợi ích kinh tế. Tương thích với ý tưởng của Isabele còn có một số nghiên cứu khác, ví dụ, McCoy (2007) định nghĩa thương mại hóa kết quả R&D là quá trình phát hiện tri thức, phát triển các tri thức đó thành công nghệ và chuyển hóa công nghệ thành các sản phẩm mới hoặc các quy trình, dịch vụ được sử dụng hoặc là bán ra trên thị trường. Trên thực tế, thương mại hóa kết quả nghiên cứu R&D là một quá trình phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ hình thành ý tưởng cho đến việc đưa ra thị trường thành công. Bắt đầu xuất phát từ ý tưởng; đánh giá ý tưởng; phát triển và thử nghiệm; đưa ra; hỗ trợ và cuối cùng là kết thúc. Để việc thương mại hóa kết quả R&D thành công thì tất các giai đoạn trong quá trình thương mại hóa cũng phải thành công, thất bại của bất kỳ giai đoạn nào
  • 33. 27 cũng dẫn đến thất bại chung của quá trình thương mại hóa. Tuy nhiên, một ý tưởng tốt không nhất thiết dẫn đến sự thành công của thương mại hóa. Tóm lại, thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển là một quá trình chuyển hóa các ý tưởng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, đời sống hoặc bất kỳ hoạt động tạo ra lợi ích kinh tế nào khác.Thương mạihóa kết quả nghiên cứ u khoa học và phá ttriển công nghệlà hoạt động khai thác, hoàn thiện, ứng dụng, chuyển giao, hoạt động khác có liên quan đến kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghê ̣nhằm mục đíchthu lợi nhuận. Như vậy, các hoạt động thương mại KQNC, hay gọi tắt là thương mại hóa KQNC là một quá trình mà qua đó KQNC tiếp tục được phát triển, hoàn chỉnh trở thành sản phẩm có thể thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng .Quá trình thực hiện đó đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, hài hòa, thống nhất và có sự tương tác giữa Nhà nước, Chính phủ, cơ quan quản lý, các trường đại học, viện nghiên cứu (viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm) và nói chung là tổ chức KH&CN (Điều 9, Khoản 1, Luật KH&CN), với các doanh nghiệp (DN), công ty, nhà đầu tư và thậm chí với các cá nhân. Đặc điểm của thương mại hóa kết quả nghiên cứu Trong môi trường kinh doanh hiện nay, hai khái niệm thương mại hóa KQNC và thương mại hóa sản phẩm vẫn thường được nhắc đến khá thường xuyên. Hai khái niệm này có sự khác nhau cơ bản. Thương mại hóa KQNC thường gắn liền với các giai đoạn nghiên cứu và triển khai (NC&TK), hoạt động phổ biến hay lan truyền và chuyển giao công nghệ (CGCN) trong nền kinh tế thị trường. Trong khi đó, thương mại hóa sản phẩm lại gắn liền với việc phân công lao động, sản xuất và trao đổi hàng hóa theo cơ chế thị trường. Có một số quan điểm cho rằng, thương mại hóa KQNC là quá trình chuyển
  • 34. 28 hóa các KQNC khoa học thành các quy trình công nghệ và các sản phẩm đó được bán trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quá trình chuyển hóa đó được thực hiện thông qua hai loại hình hoạt động sau đây: - Các hoạt động thương mại hóa KQNC của tổ chức KH&CN như “bán” hoặc “chuyển giao” các hoạt động đào tạo, hợp đồng nghiên cứu, KQNC và sở hữu trí tuệ; - Các hoạt động chuyển hóa tri thức khoa học và KQNC khoa học thành sản phẩm thương mại và các quy trình công nghệ sản xuất, sản xuất thử nghiệm. Hiện nay, các tổ chức KH&CN hay các DN đã bắt đầu tiến hành thương mại hóa KQNC dưới tác động của môi trường chính sách trong nước, như: chính sách đào tạo, nghiên cứu, thương mại, đổi mới, CGCN,... Tuy nhiên, để hoạt động thương mại hóa KQNC phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả thì trước hết các bên tham gia hoạt động thương mại hóa cần phải có đủ năng lực, khả năng tạo ra các KQNC phù hợp (tức là đáp ứng nhu cầu của khách hàng) và cần có các chính sách hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuyển giao, phổ biến hay lan truyền KQNC đó. Người ta cũng thường dựa vào số bằng sáng chế và giải pháp hữu ích để đánh giá quy mô, hiệu quả của hoạt động thương mại hóa KQNC. Số lượng bằng sáng chế phản ánh tính hiệu quả thực tiễn của các KQNC và năng lực nghiên cứu ứng dụng. Tại Việt Nam, nhiều DN đã nhận ra giá trị to lớn của tri thức, tài sản trí tuệ và một số nơi đã thực hiện giao dịch liên quan đến nguồn lực này. Tuy nhiên, số lượng sáng chế, KQNC của các trường đại học, viện nghiên cứu được chuyển giao cho cộng đồng DN để áp dụng, thương mại hóa còn rất hạn chế. Phần lớn hoạt động thương mại hóa KQNC chủ yếu mang tính tự phát, chưa có tổ chức chuyển giao chuyên nghiệp nên chưa phát huy được tiềm năng và hiệu quả sử dụng.
  • 35. 29 Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại tổ chức trung gian có vai trò là cầu nối cho hoạt động thương mại hóa kết quà nghiên cứu công, từ các văn phòng CGCN (TTO), các vườn ươm doanh nghiệp (business incubator), các trung tâm đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (BIC), các công viên khoa học đến các trung tâm hỗ trợ chứng minh khái niệm (PoC), hay ngay cả các thư viện hay những nơi phổ biến các kết quả nghiên cứu. Bên cung công nghệ là một thuật ngữ dùng để chỉ các tổ chức R&D và bên cầu công nghệ thường là các doanh nghiệp triển khai việc nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ, qua đó cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh. Các nhân tố chính cản trở đến quá trình cung công nghệ từ các tổ chức R&D gặp cầu công nghệ của doanh nghiệp chính là thiếu thông tin về công nghệ dẫn đến rủi ro cung không gặp cầu, cung không đáp ứng được đúng cầu, bên cầu xác định không chính xác nhu cầu của mình. Giải quyết vấn đề thông tin giữa bên cung và bên cầu, cần có những thể chế trung gian của thị trường công nghệ. Với vai trò của tổ chức trung gian là sử dụng uy tín của bên thứ ba (có thể là tổ chức của Nhà nước) để hỗ trợ tạo thuận lợi và đảm bảo cho giao dịch công nghệ hoặc tài sản trí tuệ một cách công khai minh bạch, khách quan. Đồng thời, tổ chức trung gian còn có những chức năng khác như: hỗ trợ đi ̣nh giá tài sản trí tuê ̣, hỗ trợ định giá công nghệ, khai thác thông tin về công nghệ, sở hữu trí tuệ, tư vấn kỹ thuật, … nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên cung và bên cầu công nghệ. Thực tế cho thấy, tổ chức trung gian góp phần tăng tỷ trọng giao dịch công nghệ của quốc gia, tạo môi trường hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực KH&CN quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức tham gia thị trường công nghệ; Tổ chức trung gian giúp cho cơ quan quản lý nắm bắt được các số liệu về giao dịch công nghệ thông qua sàn, kiểm soát, chọn lọc được
  • 36. 30 công nghệ tốt, loại bỏ các công nghệ lạc hậu không có lợi, có thể đánh giá được xu thế của công nghệ để từ đó có định hướng cho nghiên cứu và phát triển sản xuất. Theo tiếp cận về lý thuyết “thị trường”, nơi có các tác nhân tham gia chính gồm: người bán – bên cung (nhà khoa học, tổ chức R&D) làm ra các KQNC; người mua – bên cầu (các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất công nghệ) cần mua KQNC như là một hàng hóa/sản phẩm (product); các định chế trung gian giữa bên mua và bên bán (hỗ trợ các hoạt động môi giới, tiếp thị, dịch vụ sở hữu trí tuệ, dịch vụ thông tin công nghệ, tư vấn giải pháp công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ đi ̣nh giá tài sản trí tuê ̣, hỗ trợ định giá công nghệ, v.v…); và cuối cùng, các hoạt động mua-bán này được thông qua các quy định, thể thức điều tiết bởi Nhà nước. Mối quan hệ của thị trường mua- bán KQNC được mô tả như sau:
  • 37. 31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong Chương 1, luận văn tổng quan về cơ sở lý luận về định giá công nghệ, cơ sở lý luận về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, làm rõ mối quan hệ và vai trò của hoạt động định giá công nghệ trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu phân tích kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động định giá công nghệ nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như: kinh nghiệm của một số nước Bắc Mỹ; kinh nghiệm của một số nước Châu Á và kinh nghiệm của một số nước Châu Âu.
  • 38. 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay về hoạt động định giá công nghệ. Phát triển thị trường công nghệ (TTCN) là một trong những định hướng chính của hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện nay. Trong đó, việc định giá công nghệ được xem là yếu tố quan trọng để khai thác, thươngmại hóa và chuyển giao công nghệ (CGCN). Tháng 11/2012, Ban chấp Hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20- NQ/TW) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Trong đó xác định rõ:Đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành thị trường khoahọc và công nghệ…,Phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ kỹ thuật khoa học và công nghệ, môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá và định giá công nghệ. Đầu tư xây dựng các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…, Xây dựng quy định và tiêu chí đánh giá, định giá tài sản trí tuệ, chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trít uệ. Ngày 8/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2075/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020.Thị trường khoa học và công nghệ là một bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có vai trò
  • 39. 33 then chốt trong việc tạo môi trường thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ; nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tiên, việc định giá tài sản trí tuệ trong đó bao hàm các yếu tố về công nghệ, phải tuân thủ quy định của Pháp lệnh Giá: về mặt nguyên tắc, Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật (khoản 1 Điều 2). Tuy nhiên, những tài sản được nghiên cứu, phát triển, được mua toàn bộ hoặc một phần bằng nguồn ngân sách nhà nước là loại tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá (điểm a khoản 1 Điều 13). Việc đánh giá, định giá tài sản trí tuệ tuân thủ theo các quy định của Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá, theo đó, tài sản trí tuệ có thể được thẩm định giá bởi các doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định. Tùy theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá, tùy theo điều kiện và tính chất thông tin thị trường mà thẩm định viên có thể lựa chọn các phương thức phù hợp để định giá tài sản trí tuệ theo quy định tại Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá. Kết quả thẩm định giá đối với tài sản của doanh nghiệp (trong đó có các đối tượng tài sản trí tuệ) là một trong những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chi từ ngân sáng nhà nước, tính thuế, xác định giá trị tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng, mua bảo hiểm, cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể doanh nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác ghi trong hợp đồng thẩm định giá (khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 101/2005/NĐ-CP).
  • 40. 34 Việc xác định và định giá được công nghệ là căn cứ quan trọng cho cả bên giao công nghệ lẫn bên nhận công nghệ thực hiện thành công giao dịch công nghệ. Mặc dù vậy, cho đến nay việc vận dụng các văn bản/quy định hiện hành để định giá công nghệ còn nhiều khó khăn và vướng mắc trong thực tế. Vấn đề pháp lý và quản lý ngành có liên quan đến công nghệ như: Luật KH&CN, Luật SHTT, Luật chuyển giao công nghệ và Nghị định hướng dẫn thi hành mới chỉ đề cập tới một số khái niệm, giải thích các thuật ngữ liên quan tới định giá. Các quy định, hướng dẫn hiện hành của các ngành có liên quan cũng chỉ đề cập tới tài sản trí tuệ, hoặc tài sản vô hình trong đó có tài sản trí tuệ. Đối với hoạt động định giá nói chung, trong đó có định giá công nghệ thì phải tuân thủ các quy định của Luật Giá và các nghị định, thông tư hướng dẫn, trong đó có hệ thống 13 tiêu chuẩn định giá Việt Nam. Tại Điều 21, Khoản 2 của Luật Giá quy định về phương pháp định giá, cụ thể: a) Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; b) Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình.Như vậy, Bộ Tài chính đưa ra phương pháp định giá chung, đối với hàng hóa là công nghệ, thuộc thẩm quyền của Bộ KH&CN thì Bộ KH&CN có trách nhiệm hướng dẫn, quy định. Với cách hiểu như vậy thì pháp luật về định giá công nghệ là pháp luật chuyên ngành, chứa đầy đủ các yếu tố dân sự, hành chính và hình sự. Pháp luật về định giá công nghệ ở Việt Nam chủ yếu thuộc hệ thống luật tư; một số khía cạnh hình sự và khía cạnh hành chính của pháp luật về định giá công nghệ được điều chỉnh bởi luật hình sự và luật hành chính và thuộc hệ thống luật công. Các đạo luật liên quan như Luật Dân sự và tố tụng dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Hình sự và tố tụng hình sự cùng với Luật Giá, Luật KH&CN, Luật CGCN và nghị định hướng dẫn Luật, Thông tư
  • 41. 35 31/2011/TT-BKHCN (Thông tư 31), Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT- BKHCN-BTC[8] ngày 17/12/2014 (Thông tư 39) đã tạo thành pháp luật về đánh giá, định giá công nghệ và môi giới chuyển giao công nghệ. Trong hệ thống này, các hoạt động đánh giá, định giá công nghệ và môi giới chuyển giao công nghệ được ưu tiên đầu tư, phát triển. Về phương pháp định giá nói chung, Bộ tài chính đã ban hành văn bản quy định và hướng dẫn chi tiết 5 phương pháp trên cơ sở Tiêu chuẩn thẩm định giá (theo Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008): phương pháp so sánh (Tiêu chuẩn số 07), phương pháp chi phí (Tiêu chuẩn số 08), phương pháp thu nhập (Tiêu chuẩn số 09), phương pháp thặng dư (Tiêu chuẩn số 10), phương pháp lợi nhuận (Tiêu chu ẩn số 11). Tuy nhiên, các quy định và hướng dẫn nghiêng thẩm định giá (bất động sản, công trình xây dựng và mày móc, thiết bị); Thực tiễn hoạt động thẩm định hoàn toàn khác với hoạt độngđịnh giá, do vậy không dễdàng để vận dụng vào việc định giá côngnghệ. Một trong những tiêu chuẩn thẩm định giá được ban hành gần đây đã tiệm cận nhiều hơn với thực tế định giá công nghệ là Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 thẩm định giá tài sản vô hình. Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 đã nêu rõ các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Trên cơ sở đó, khi định giá công nghệ thì căn cứ vào mục đích định giá, thời điểm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận định giá phù hợp. Tuy đã nêu ra những công thức tính toán cùng với những vấn đề cần lưu ý mang tính lý thuyết nhưng chưa đề cập cụ thể đến cách xử lý các thông số trong công thức tính toán và mới chỉ đề cập tới đối tượng định giá là hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Điều này, được hiểu là tài sản, hàng hóa dịch vụ quy định trong hướng dẫn là do
  • 42. 36 Nhà nước sở hữu và định đoạt về giá trị mà chưa đề cập tới hàng hóa, dịch vụ nói chung, tài sản trí tuệ (trong đó có công nghệ) nói riêng thuộc sở hữu của các thành phần kinh tế khác và do các chủ sở hữu đó quyết định. Trên thực tế, giá trị của một tài sản nói chung, một công nghệ nói riêng được xác định hợp lý khi, nó được định giá dựa trên công cụ và phương pháp phù hợp trong thời điểm nhất định, cho dù nó được hình thành từ bất cứ nguồn vốn hợp lệ nào. Bên cạnh đó, chủ sở hữu của các công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn có quyền ngăn cấm người khác sử dụng công nghệ đó. Trong trường hợp này, người khác chỉ có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghệ nếu được chủ sở hữu công nghệ chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Như vậy, quyền bảo hộ công nghiệp và thời gian bảo hộ còn lại cũng là một trong những yếu tố dùng để định giá công nghệ. Như vậy, mặc dù hoạt động định giá công nghệ đã được quan tâm, đã có hành lang pháp lý và quản lý, nhưng rõ ràng các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật về hoạt động định giá công nghệ vẫn còn nhiều việc phải làm như: Hỗ trợ hình thành các tổ chức dịch vụ định giá công nghệ; Xây dựng phương pháp và quy trình đánh giá, định giá cụ thể trong từng lĩnh vực theo ngành, nhóm ngành; Quy tắc chuẩn mực và nội dung hoạt động của các tổ chức định giá; Nguyên tắc triển khai hoạt động định giá công nghệ trong mối liên kết cung cầu công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu …. 2.2. Thực trạng hoạt động định giá công nghệ hiện nay tại Việt Nam. Trong thời gian qua hoạt động định giá công nghệ tại Việt Nam lànhu cầu khá lớn của xã hội, tuy vậy dịch vụ này chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ chuyển giao công nghệ. Hoạt động định giá của các tổ chức trung gian còn rất sơ khai, chưa mang tính chuyên nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, chưa có thói quen thuê tư vấn đánh giá, định giá công nghệ, môi giới chuyển giao công nghệ trong các khâu của quy trình CGCN, phần
  • 43. 37 lớn chỉ tập trung vào việc mua máy móc, thiết bị… Cùng với đó là nguồn cung công nghệ chưa dồi dào, cung và cầu chưa gặp nhau. Chính vì những lý do trên đã khiến hoạt động định giá công nghệ rất yếu, chỉ có khoảng 42% các tổ chức có hoạt động đánh giá, định giá công nghệ và môi giới công nghệ có doanh thu từ hoạt động này và doanh thu lại rất nhỏ, không bù đắp đủ chi phí khiến cho các tổ chức này phải cung cấp thêm các dịch vụ khác để duy trì hoạt động (tư vấn công nghệ, định giá nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp...).Một vấn đề quan trọng làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động định giá là việc mua bán, giao dịch công nghệ thường xảy ra một cách trực tiếp, không qua trung gian đánh giá, định giá công nghệ và môi giới công nghệ. Các tổ chức trung gian, môi giới chưa phát huy hết vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thông tin, kết nối các bên cung cầu, hỗ trợ các hoạt động giao dịch công nghệ. Bên cạnh hoạt động mua bán giao dịch công nghệ dạng chính thức dưới sự quản lý của Nhà nước, còn có dạng không chính thức, thiếu sự kiểm soát của Nhà nước. Sự kết nối, chia sẻ thông tin còn yếu và thiếu các nhà tư vấn đánh giá, định giá công nghệ, môi giới công nghệ chuyên nghiệp đã làm giảm sức hút, lòng tin của doanh nghiệp đối với hoạt động định giá. 2.2.1. Thực trạng nhu cầu địnhgiá công nghệ tại doanhnghiệp Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế, đóng góp lớn trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên hiện nay, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn thấp. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rấtít. Cho đến nay
  • 44. 38 khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH&CN có hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; có thể trực tiếp thực hiện hoạt động nghiên cứu KH&CN và thương mại hóa các kết quả đó, một số doanh nghiệp khác với chức năng chính là thương mại hóa các kết quả KH&CN được tạo ra tại các viện, trường, tổ chứcKH&CN khác. Với mục tiêu thành lập 5000 doanh nghiệp KH&CN đến năm 2020 thì việc thương mại hóa các kết quả KH&CN được tạo ra tại các viện, trường, tổ chức KH&CN là đặc biệt cần thiết, lúc đó không thể thiếu vai trò trung gian, cầu nối quan trọng của các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ và môi giới côngnghệ. Trên thực tế, doanh nghiệp khá chủ động nếu có nhu cầu về chuyển giao công nghệ, hai phương thức tiếp cận các tổ chức trung gian mà doanh nghiệp thường sử dụng là tự tìm kiếm doanh nghiệp hoặc thông qua giới thiệu của các cơ quan chức năng. Các dịch vụ CGCN doanh nghiệp đã sử dụng trong những năm gần đây chủ yếu là: tư vấn CGCN, giám định công nghệ, môi giới CGCN. Hơn nữa, các luồng CGCN vào Việt nam thông qua đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), qua các dự án 100% vốn nước ngoài, đã tác động tới nhận thức và định giá công nghệ cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, đôi khi để gia tăng giá trị vốn hóa tiền đầu tư này, giá trị công nghệ được “thổi phồng”cao hơn so với giá trị của nó. Việc xác định giá trị công nghệ tại các doanh nghiệp thường chỉ là một phần trong các hoạt động định giá doanh nghiệp cho mục đích sát nhập, chuyển nhượng, cổ phần hóa hoặc góp vốn liên doanh.Trong quá trình đàm phán, giá trị công nghệ được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố như: Quy mô đầu tư để áp dụng công nghệ; Tương quan cung -cầu đối với công nghệ tương ứng, chiều sâu nhượng quyền, thời hạn hợp đồng; Hiệu lực của các đối tượng
  • 45. 39 SHTT là công nghệ; Vị trí của công nghệ trong chu kỳ sống của công nghệ; Tần suất rủi ro có thể xẩy ra khi tiến hành công nghệ, nguy cơ cạnh tranh của các sản phẩm đồng loại và thay thế.v.v…. Do hạn chế về thông tin, phần lớn các doanh nghiệpthường định giá công nghệ dựa trên “thông lệ” của những trường hợp CGCN tương tự; hoặc nhu cầu chia sẻ chi phí nghiên cứu, triển khai để tạo ra và phát triển công nghệ. Một số trường hợp dựa vào chi phí thực tế dựa trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ như: Chi phí chuyên gia, đào tạo, tài liệu kỹ thuật.v.v….;Một số khác(nghiêng về bên tiếp nhận công nghệ) định giá trên cơ sở hiệu quả tài chính của dự ánđầu tư, phần thu nhập tăng thêm nhờ áp dụng hay đổi mới công nghệ. Thực tế chứng minh rằng, nhu cầu của doanh nghiệp về đánh giá, định giá và môi giới công nghệ là rất lớn và họ đánh giá cao vai trò cuả các tổ chức trung gian, sự khuyến khích, hỗ trợ của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, chi phí đánh giá, định giá công nghệ còn cao so với khả năng tài chính của các doanh nghiệp, vì thế thực trạng sử dụng dịch vụ định giá công nghệcòn hạn chế, cần có các chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn. 2.2.2. Thực trạng nhu cầu định giá công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học Các viện nghiên cứu và các trường đại học ở Việt Nam có quy mô lực lượng R&D gần như nhau phần lớn thuộc nhà nước. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.500 viện và trung tâm nghiên cứu trong tất cả các ngành kinh tế với khoảng 2,6 triệu người tham gia nghiên cứu khoa học. Trong số đó, có gần 60.000 người làm việc trực tiếp trong các viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có các tổ chức khoa học trực thuộc các bộ và các tỉnh/thành phố. Những tổ chức nghiên cứu này cũng nhận được nguồn vốn của Nhà nước thông qua các bộ/các tỉnh của mình để tiến hành nghiên cứu và xử lý các vấn đề khoa học công nghệ và chính sách trong các lĩnh vực
  • 46. 40 liên quan tới các bộ chủ quản/các tỉnh. Hiện nay có sự bất cập giữa năng lực của các viên nghiên cứu và triển khai với nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp. Nhu cầu về định giá công nghệ của các tổ chức này về tiềm năng thì rất lớn nhưng thực tế triển khai hiện nay cònhạn chế. Bên cạnh đó, khoảng 60% doanh nghiệp không có liên hệ với các viên nghiên cứu và triển khai. Mặc dù đào tạo vẫn chiếm ưu thế trong các hoạt động của các trường đại học, công tác nghiên cứu khoa học cũng đã dần được đưa vào nhưng còn có nhiều khiếm khuyết. Hiên tại, khoảng 4% chi khoa học và công nghệ của nhà nước là từ các trường đại học, chiếm gần 15,3% chi nghiên cứu triển khoa của các trường đại học. Nguồn chi nghiên cứu và triển khai còn lại là từ các hợp đồng với các tổ chức; trong số 29,2% là từ các doanh nghiệp, 6,7% từ các tổ chức khác và 48,8% là từ các nguồn quốc tế. Mặc dù hoạt động của các trường đại học đã độc lập hơn nhiều so với trước đây, nhưng họ vẫn thực hiện theo chỉ đạo và điều hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên còn thiếu quyền tự chủ, tồn tại tình trạng thiếu nghiên cứu và sự gắn kết yếu ớt giữa nghiên cứu và giảng dạy. Các trường không coi trọng hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu và khôngtạo ra sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp; cung – cầu công nghệ chưa gặp nhau, mối liên hệ giữa nhà nghiên cứu với doanh nghiệp là liên kết yếu, chưa thật sự vững chắc. Nguồn cung công nghệ, kết quả nghiên cứu đa phần từ viện, trường và của cá nhân, chiếm 70%, và thường có giá trị hợp đồng nhỏ và là các công nghệ nhỏ lẻ, thiếu các dây chuyền đồng bộ dẫn đến một thực tế là có nhiều công nghệ chuyển giao không được giao dịch, không tiến hành đánh giá, định giá công nghệ và môi giới công nghệ thông qua các tổ chức trung gian. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu hình thành nên công nghệ trong các tổ chức R&D đa phần bắt nguồn từ ngân sách nhà nước, và thường chưa được