SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ TIẾN DŨNG
PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Lê Tiến Dũng
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Kinh tế Huế cùng toàn
thể các Thầy Cô giáo trong trường đã trang bị kiến thức, giúp đỡ và tạo điều kiện để
tôi hoàn thành khóa học này.
Tôi xin cảm ơn PGS.TS. Trần Văn hòa đã khuyến khích, tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi từ giai đoạn lựa chọn đề tài cho tới khi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Sở Công Thương nơi tôi công
tác và toàn thể chuyên viên các phòng, ban trực thuộc Sở, các cơ sở , tổ chức, cá
nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ cung cấp cho tôi những tài liệu và thông
tin hữu ích liên qu n đến đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn
bè đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian cũng như vật chất để tôi tập
trung nghiên cứu và hoàn t ành đề tài.
Tuy nhiên, do thời gian thực thời gian nghiên cứu ngắn, khả năng cá nhân
còn nhiều hạn chế trong khi đó lĩnh vực nghiên cứu còn khá phức tạp, vì vậy, đề tài
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những góp của các
Thầy Cô giáo và bạn đọc để đề tài đượ hoàn thiện hơn.
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH
TẾ Họ và tên: LÊ TIẾN DŨNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10
Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ.
Quảng Trị là địa phương hội tụ nhiều lợi thế và tiềm năng phù hợp phát triển
ngành tiểu thủ công nghiệp. Thời gian qua, mặc dù đã đạt được những thành quả
đáng khích lệ, nhưng tiểu thủ công nghiệp tỉnh nhà vẫn chưa phát huy hết các nguồn
lực sẵn có, nhiều cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, không có lãi hoặc có
lãi không đáng kể. Vì vậy, việc tìm ra phương hướng và biện pháp nhằm thúc đẩy
sự phát triển của các cơ sở TTCN là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với sự
phát triển kinh tế xã hộ của tỉnh Quảng Trị.
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạt động tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển TTCN tỉnh Quảng Trị
trong thời gian đến.
Trên cơ sở các chỉ tiêu về số lượng, quy mô, chuyển dịch cơ cấu ngành; kết
quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tác giả đã tiế hành đánh giá thực trạng hoạt động
của các cơ sở TTCN, đồng thời phỏng vấ c uyên gia, lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở,
ban ngành trên địa bàn tỉnh để đưa ra những nhận định khách quan nhất. Với kết
quả điều tra thu thập được, tác giả đã thực hiện xử lý thông tin, phân tích đánh giá
mức độ tác động của cơ chế chính sách hiện nay đối với lĩnh vực tiểu thủ công
nghiệp, từ đó đưa ra nhận định khái quát về những thành quả đạt được cũng như khó
khăn, vướng mắc mà các cơ sở đang phải đối mặt, xác định được mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở . Kết quả đánh giá của
luận văn đã cơ bản nhìn nhận được thực trạng, nhận diện được những kết quả đạt
được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận văn đã nêu ra
được những định hướng và năm nhóm giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển tiểu
thủ công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị.
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu2
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
6. Kết cấu của luận văn 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP 11
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 11
1.1.1. Khái niệm về công ng iệp, tiểu thủ công nghiệp 11
1.1.2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp 14
1.2. Đặc điểm của tiểu thủ công nghiệp 15
1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm 15
1.2.2. Đặc điểm về lao động và sử dụng lao động 16
1.2.3. Nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ 17
1.2.4. Vốn và mối quan hệ tín dụng 18
1.2.5. Nguyên liệu đầu vào 18
1.2.6. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm 19
1.3. Vị trí, vai trò của tiểu thủ công nghiệp 19
1.3.1. Vị trí của tiểu thủ công nghiệp 19
1.3.2. Vai trò của tiểu thủ công nghiệp 20
1.4. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN TTCN 22
1.4.1. Gia tăng số lượng, quy mô TTCN 22
1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu TTCN theo hướng hợp lý 23
1.4.3. Huy động nguồn lực phát triển TTCN 25
1.4.4. Mở rộng thị trường của TTCN 27
iv
1.4.5. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp cho xã hội của TTCN .28
1.4.6 Chỉ tiêu đánh giá phát triển TTCN 29
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP 32
1.5.1. Điều kiện tự nhiên 32
1.5.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội 33
1.5.3. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 33
1.5.4. Chính sách của Nhà nước 34
1.6. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ
GIỚI VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NUỚC 35
1.6.1. Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp các nước trên thế giới 35
1.6.2. Thực tiễn phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nước ta 38
1.6.3. Bài học kinh nghiệm 40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN TỈNH QUẢNG TRỊ 43
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 43
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 43
2.1.2. Địa hình và khí hậu 43
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 44
2.1.4. Đặc điểm kinh tế 46
2.1.5. Đặc điểm xã hội 47
2.1.6. Chính sách phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị 47
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG
TRỊ 49
2.2.1. Thực trạng về số lượng, quy mô cơ sở TTCN 49
2.2.2. Tình hình về các yếu tố nguồn lực của tiểu thủ công nghiệp 52
2.2.3. Tình hình về thị trường đầu ra của sản phẩm tiểu thủ công nghiệp 59
2.2.4. Tình hình về kết quả sản xuất kinh doanh của tiểu thủ công nghiệp 62
v
2.3. KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP VÀ CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VỀ VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TTCN. 65
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ...........................................................................................................68
2.4.1. Ưu điểm..........................................................................................................................................68
2.4.2. Những hạn chế của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị...............70
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh
Quảng Trị....................................................................................................................................................70
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH
QUẢNG TRỊ 72
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ RA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ...........................................................................................................72
3.1.1. Bối cảnh của sự phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị trong giai
đoạn hiện nay............................................................................................................................................72
3.1.2. Những vấn đề đặt ra trong phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị hiện
nay..................................................................................................................................................................73
3.1.3. Quan điểm phát triển tiểu thủ công nghiệp.....................................................................74
3.1.4. Định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp từ nay đến năm 2025.....................75
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TỈNH QUẢNG TRỊ...............................................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................87
1. KẾT LUẬN..........................................................................................................................................87
2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................90
PHỤ LỤC..................................................................................................................................................92
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN
XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC
NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN : Công nghiệp
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CSSX : Cơ sở sản xuất
DNTN : Cơ sở tư nhân
LN : Làng nghề
NN : Nông nghiệp
NLĐ : Người lao động
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
SXKD: Sản xuất kinh doanh
GTSLHHDV: Giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành kinh tế
của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 – 2016 50
Bảng 2.2. Cơ cấu cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành kinh tế
của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 – 2016 51
Bảng 2.3. Số lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành kinh tế tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 53
Bảng 2.4. Quy mô cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp xét theo lao động
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 54
Bảng 2.5. Nguồn vốn ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành kinh
tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 – 2016 55
Bảng 2.6. Quy mô cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp xét theo vốn
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 57
Bảng 2.7. Trình độ kỹ thuật, công nghệ của các cơ sở TTCN qua yếu tố Vốn và
Lao động của tỉnh Quảng Trị 58
Bảng 2.8. Sản phẩm TTCN chủ yếu của tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 ..59
Bảng 2.9. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp c ia theo ngành kinh tế
của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 62
Bảng 2.10: Tỷ lệ đóng góp ngân sách nhà nước so với doanh thu của Cơ sở giai
đoạn 2012-2016 64
Bảng 2.11. Đánh giá nguồn nguyên liệu trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị 65
Bảng 2.12. Đánh giá năng lực về lực lượng lao động của ngành TTCN tr n địa
bàn tỉnh Quảng Trị 66
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ công nghệ của
các cơ sở TTCN tỉnh Quảng Trị 67
Bảng 2.14. Lý do tiêu thụ ra thị trường
....68
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành
kinh tế của tỉnh Quảng Trị năm 2012 và năm 2016................................................................52
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế - xã hội nói chung và trong quá trình phát triển nông thôn Việt Nam
nói riêng. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và
hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp rất có ý nghĩa
trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gìn giữ và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Trị là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải miền Trung Tây
Nguyên, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có nhiều tiềm năng để phát triển TTCN.
Những năm qua, mặc dù khu vực TTCN đã có những đóng góp tích cực trong quá
trình nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thu hút được nhiều lao động tham
gia, thúc đẩy các ngành k nh tế phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy
nhiên, so với những điều kiện và tiềm năng sẵn có của địa phương, tình hình phát
triển TTCN trên địa bàn tỉnh tr ng thời gian qua còn nhiều hạn chế như: số lượng
các cơ sở , cơ sở còn ít, trình độ công nghệ còn lạc hậu, thiếu vốn, gặp nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận thị trường, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều
hạn chế, sức cạnh tranh yếu… Bên cạnh đó, địa phương cũng chưa có nhiều chính
sách, giải pháp thiết thực, hiệu quả hỗ trợ tạo điều kiện TTCN phát triển.
Đến nay, liên quan tới định hướng phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh, đã có
một số đề tài, bản báo cáo nhưng những đề tài này còn nhỏ lẻ, chưa đưa ra được
những chiến lược, giải pháp tổng thể cho việc phát triển ngành TTCN. Để nắm bắt
được cơ hội, phân tích rõ những điểm mạnh, điểm yếu và từ đó đề ra những giải
pháp, xây dựng lộ trình nhằm thúc đẩy phát triển ngành TTCN một cách đồng bộ từ
việc nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các cơ sở làng nghề, đào
tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế … cần thiết phải nghiên cứu đánh giá tình hình
hiện tại và định hướng phát triển ngành TTCN.
Việc nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm
phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là một yêu cầu cần thiết vừa có ý nghĩa
cơ bản lâu dài, vừa là vấn đề thời sự cần được quan tâm đúng mức. Vì những lý do
1
trên, tôi chọn Đề tài: “Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị” làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở có hệ thống những vấn đề lý luận và thông qua việc phân tích thực
trạng hoạt động của ngành, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển TTCN tỉnh Quảng
Trị trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tiểu thủ công nghiệp.
- Phân tích thực trạng phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2012 - 2016.
- Đề xuất các giải pháp phát triển TTCN đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của Đề tài là những vấn đề về lý luận và
thực tiễn về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Thực trạng phát triển ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp tại các cơ sở sản xuất, các hộ ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, qua đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các giải pháp chủ yếu về phát triển ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu những vấn đề về iểu thủ công nghiệp tại các
huyện/thị xã/ thành phố trong địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển của tiểu thủ công nghiệp
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 và định hướng phát triển TTCN đến 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau:
- Thu thập từ số liệu Niên giám thống kê qua các năm từ 2012 – 2016 của Cục
Thống kê Quảng Trị và số liệu sơ bộ UBND tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư năm 2016.
2
- Thu thập từ các báo cáo của Sở kế hoạch đầu tư, Sở Nông nghiệp &Phát
triển nông thôn, Sở Công Thương Quảng Trị và Cục thống kê tỉnh Quảng Trị.
- Thu thập thông tin từ internet, báo chí và một số nguồn khác.
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp
+ Đối tượng phỏng vấn: Lãnh đạo các cơ sở TTCN; Lãnh đạo UBND, các cơ
quan ban ngành liên quan TTCN tỉnh.
+ Phương pháp điều tra:
(i) Kích cỡ mẫu: Trong phạm vi đề tài này, tác giả điều tra 50 cơ sở trong
tổng thể ba lĩnh vực chính của TTCN; Phỏng vấn 10 Lãnh đạo các Sở, ban ngành và
UBND tỉnh Quảng Trị và lãnh đạo cơ sở , cơ sở với tiêu chí đánh giá theo thang
điểm: 1- Hoàn toàn đồng ý; 2- Đồng ý; 3- Không đồng ý; 4- hoàn toàn không đồng
ý; 5- không có ý kiến.
(ii) Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu tỷ lệ phân tầng, sau đó thực hiện chọn
mẫu ngẫu nhiên hệ thống để đảm bảo tính khách quan.
Căn cứ vào danh sách các cơ sở TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo điều
tra năm 2016 của Sở Công Thương và Cục thống kê để lập và cập nhật dàn chọn
mẫu. Cụ thể như sau:
STT Cơ sở Tổng số Tỷ lệ Số lượng
(%) mẫu
1 - Khai khoáng 107 1,47 5
2 - Chế biến, chế tạo 7031 96,20 40
3 -Sản xuất, phân phối điện, 170 2,33 5
khí đốt, điều hòa
TỔNG CỘNG 7308 100 50
4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả dữ liệu theo các tiêu thức cụ thể qua thời
gian.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu phân theo loại hình sở hữu, lĩnh vực
kinh tế, theo thời gian.
- Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng xuyên suốt trong luận văn.
4.3. Phần mềm xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm Microsoft Excel.
3
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong những năm qua đã có không ít tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan
về tiểu thủ công nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau:
- PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), kinh tế phát triển là đi vào nghiên cứu
vấn đề phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển, để đạt được tăng trưởng cao
và bền vững cần phải dựa trên khai thác các tiềm năng nguồn lực và nâng cao năng
lực của các ngành kinh tế; chỉ ra cách thức phân bổ nguồn lực để gia tăng nhanh
chóng sản lượng GDP của nền kinh tế làm cơ sở cải thiện mức sống của dân chúng,
nghiên cứu cách thức sử dụng và phát triển các nguồn lực hợp lý như cơ sở sự tăng
trưởng bền vững. Nội dung giáo trình đi sâu vào các phần vấn đề lý luận chung, các
nguồn lực phát triển kinh tế, chính sách phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và các
vấn đề xã hội.
- Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ
chỉ rõ quan điểm phát triển sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, 8 công nghệ
cao (gọi chung là công nghệ tiên tiến) là phương thức quan trọng để chuyển hóa các
thành tựu khoa học và công nghệ thành hàng hóa thương mại; là cơ sở để hình thành
các ngành nghề mới và các sản phẩm có nhiều tính năng mới, có giá trị gia tăng cao;
là giải pháp hữu hiệu để tăng cường nă g lực phát triển của các cơ sở , các
tổ chức khoa học và công nghệ. Nhà nước có chí sách đặc biệt để phát triển sản
phẩm quốc gia, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, tiến tới đẩy mạnh xuất
khẩu ra khu vực và thế giới, với các mục tiêu hình thành, phát triển các sản phẩm
hàng hóa thương hiệu Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh
về tính mới, về chất lượng và giá thành dựa trên việc khai thác các lợi thế so sánh về
nhân lực, tài nguyên và điều kiện tự nhiên của đất nước; tăng cường chuyển giao
công nghệ, tiếp thu, làm chủ và ứng dụng công nghệ vào các ngành kinh tế - kỹ
thuật, công nghiệp then chốt; nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của cơ sở và
tiềm lực công nghệ quốc gia. đưa ra các sản phẩm quốc gia, đặt tiêu chí chung và
định hướng lĩnh vực ưu tiên. Từ đó, nghiên cứu nội dung, các giải pháp, kinh phí và
tổ chức thực hiện chương trình.
4
- Hồ Kỳ Minh (2011) “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi” đề
tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và phương
pháp nghiên cứu liên ngành, với các phương pháp cụ thể như sau: Phương pháp sưu
tầm các nguồn tư liệu, gồm: tư liệu thành văn, các nghiên cứu trước đây về làng
nghề (được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau). Phương pháp phân tích, thống
kê, so sánh và tổng hợp, chuyên gia. Phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng
các bảng hỏi cho các đối tượng là: chủ các CSSX và NLđ tại các CSSX kinh doanh
các ngành nghề nông thôn tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng
Ngãi…Báo cáo đã đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển nghề và làng nghề
tiểu thủ công 9 nghiệp ở khu vực đồng bằng, trung du trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề; Kiến nghị 02 đề án triển khai áp
dụng giải pháp trong thực tế đối với việc phát triển 02 làng nghề cụ thể. đề tài này
cho thấy được triển làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng CNH-HđH, tăng tỉ trọng làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu
kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân
nông thôn.
- Trần Thị Anh Trúc (2009), Luận văn thạc sĩ Lịch sử, đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006). Dựa vào các văn
kiện, nghị quyết trình bày một cách có hệ thống quá trình đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vận
dụng đường lối phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của đảng trong thời kỳ đổi
mới vào thực tiễn địa phương từ năm 1996 đến năm 2006. Sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học lịch sử, khoa học lịch sử đảng để phân tích kết quả phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh từ năm 1996 đến năm 2006, từ đó khẳng định
những thành tựu và hạn chế của đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng kết quá trình 10 năm lãnh đạo phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, chỉ ra những thành tựu cơ bản đạt được, những hạn chế, yếu kém,
những vấn đề nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, từ đó phân tích kinh nghiệm của đảng
bộ Hà Tĩnh trong việc lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp của đảng ở địa phương.
5
- Trần Minh Yến (2003), Luận án Tiến sỹ “Phát triển làng nghề truyền thống
ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Tác giả Mai
Thế Hởn và công sự (2003), cuốn sách “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
- Bạch Thị Lan Anh (2010), Luận án Tiến sĩ “Phát triển bền vững làng nghề
truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu, đã xây dựng được khái niệm làng nghề truyền thống. Nghiên cứu đã
đánh giá toàn diện sự phát triển làng nghề truyền thống về kinh tế - xã hội - môi
trường và trong quan hệ tổng thể với kinh tế nông thôn và kinh tế vùng để tìm ra các
nguyên nhân hạn chế trong tiến trình thực hiện sự phát triển bền vững làng nghề
truyền thống, đặc biệt việc ô nhiễm môi trường là một trong những trở ngại lớn cho
sự phát triển làng nghề truyền thống. Ưu điểm nổi bật nhất của các nghiên cứu là đã
làm rõ những luận cứ khoa ọc trong nghiên cứu phát triển làng nghề theo hướng bền
vững là một xu huớng tất yếu hiện nay.
- Uỷ ban nhân dân huyện Phong điền, tỉnh Thừa Thiên huế đề án phát triển
ngành nghề TTCN và các làng nghề Phong điền giai đoạn 2013 - 2015 và định
hướng đến năm 2020, (tháng 12 năm 2013) . Nội dung của đề án nhằm phát triển
ngành nghề TTCN và các làng nghề huyện Pho g điền giai đoạn 2013 - 2015 và
định hướng đến năm 2020, tạo cơ sở pháp lý và nguồn lực để các ngành, địa phương
căn cứ tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát
triển bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. đề án đánh
giá thực trạng hoạt động các ngành nghề TTCN và ngành nghề trên địa bàn huyện
Phong điền; dự báo xu hướng phát triển, khả năng mở rộng quy mô sản xuất và thị
trường tiêu thụ sản phẩm; hoạch định chính sách đầu tư, hỗ trợ và đề ra các giải
pháp cụ thể nhằm khôi phục, phát triển các ngành nghề TTCN một cách có hiệu
quả, bền vững; giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phong điền.
- Nguyễn Văn Khỏe (2010), Giải pháp phát triển sản xuất tiểu thủ công 11
nghiệp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp,
6
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn nghiên cứu thực trạng và các yêu tố
ảnh hưởng đến phát triển sản xuất TTCN tại huyện Kim Bảng, đề xuất phương
hướng, các giải pháp thúc đẩy sự phát triển sản xuất TTCN nhằm giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Nguyễn Xuân Hoản, Công nghiệp hóa nông thôn qua phát triển các cụm công
nghiệp làng nghề: nghiên cứu trường hợp tại các cụm công nghiệp làng nghề ở Bắc
Ninh và Hà Tây. Nghiên cứu đã đánh giá kết quả công nghiệp hóa nông thôn ở Việt
Nam, thông qua hai hình thức cơ bản, đó là: Thứ nhất là loại hình CNH nông thôn dựa
vào việc phát triển các khu công nghiệp đa ngành ở các vùng nông thôn ven đô và dọc
các trục đường quốc lộ chính để thu hút các cơ sở từ thành phố và các cơ sở có vốn đầu
tư nước ngoài nhằm phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ và giải quyết việc làm cho
lao động ở nông thôn. Loại hình công nghiệp này bắt đầu phát triển từ đầu những năm
1990, đến nay nó vẫn tiếp tục phát triển mạnh và đã hình thành hệ thống sản xuất có
công nghệ và trang thiết bị hiện đại, chuyên làm gia công cho các cơ sở của đô thị và
nước ngoài; Thứ hai là loại hình CNH nông thôn thông qua phát triển các làng nghề ở
nông thôn dựa trên sự năng động của nhân dân và
chính quyền địa phương. Các làng nghề thường sả xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ
nghệ, các sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu hoặc là các
làng nghề chuyên chế biến lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu phục vụ cho tiêu
dùng và công nghiệp chế biến khác. Trong các làng nghề năng động cũng đã và đang
có nhiều hộ gia đình chuyển thành các cơ sở nhỏ và vừa để phát triển sản xuất kinh
doanh ở quy mô lớn hơn và tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế. đồng thời
12 hệ thống hóa các khái niệm về cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề.
Nghiên cứu cũng đã đánh giá thực trạng phát triển của một số cụm công nghiệp làng
nghề tiêu biểu như: cụm công nghiệp làng nghề giấy ở Phong Khê; cụm công nghiệp
làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ đồng Quang; cụm công nghiệp làng nghề dệt may La Phù;
cụm công nghiệp làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra
các chính sách quyết định đến sự thành công của cụm công nghiệp làng nghề như: Thị
trường cung ứng nguyên vật liệu; Thị trường tiêu thụ sản phẩm; Yếu tố
7
vốn xã hội và vốn con người; Khai thác tốt sự gần kề về địa lý và tổ chức; Các yếu
tố cơ sở hạ tầng và nguồn lực chung; các thể chế điều tiết và các chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất.
- Nguyễn Lang - “Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến Hà
Nội”. đề tài giới thiệu một khía cạnh cụ thể của quá trình phát triển kinh tế của Thủ
đô từ Thăng Long đến Hà Nội nhằm góp phần vào công tác tổ chức kỷ niệm 1000
năm Thủ đô đã phát triển từ 1010 đến 2010. Công trình có ý nghĩa phục vụ đông
đảo bạn đọc quan tâm và các nhà nghiên cứu. - Cuốn sách tập trung vào giới thiệu
quá trình phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thăng long – Hà Nội, đi từ
trình độ thủ công nghiệp lên trình độ đại công nghiệp XHCN. Quá trình này là một
bộ phận hữu cơ củ quá trình phát triển nền kinh tế xã hội nước ta, qua các giai đoạn
lịch sử kế tiếp nhau. Do chủ đề của cuốn sách nên nội dung tập trung vào giới thiệu
quá trình phát triển thủ công nghiệp và công nghiệp Hà Nội từ sau cách mạng tháng
8-1945 và tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954
đến nay. Nội dung sách tập trung làm rõ mấy đặc điểm chủ yếu : - Quá trình phát
triển từ thủ công nghiệp của Việt Nam nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng,
được thể hiện chủ yếu trong quá trình phát triển của làng nghề thủ công, nhất là từ
khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mớ . Tới 13 nay, trong chừng mực nhất
định, có thể hình dung các làng nghề hiện nay hư là một công xưởng, với trình độ
cơ khí hóa ở những mức độ khác nhau, gồm nhiều dây chuyền sản xuất được bố trí
song song của các hộ gia đình, hoạt động kinh doanh chủ yếu theo phương thức tự
sản tự tiêu. Do đó, trong quá trình thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự
phát triển của làng nghề còn những nhược điểm nhất định như sức cạnh tranh còn
yếu, không có thương hiệu của ngành hàng, môi trường bị ô nhiễm. - Công nghiệp
cơ khí hóa được đầu tư phát triển trên hai bình diện. Một là trên bình diện phát triển
song song với sự phát triển của 11 ngành nghề thủ công truyền thống. Hai là trên
bình diện phát triển đi thẳng ngay lên trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở hai
ngành nghề chủ yếu là ngành công nghiệp điện lực (công nghiệp năng lượng) và
ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin.
8
- Đề án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của Sở Công thương Quảng Trị về
đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn, từ đó đề xuất các
giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ trên địa bàn đến năm 2025.
- Đề án khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 của Sở Công Thương Quảng Trị đã đánh giá được
hiện trạng một số ngành TTCN ở trong làng nghề, trong nông thôn để lamd cơ sở
tỉnh ra các chính sách hỗ trợ phát triển TTCN.
- Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới, chủ
trương phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng
trong đường lối, chính sách của đảng và Nhà nước. đó là những quan điểm, chủ
trương, chính sách cùng những tổng kết, đánh giá rút ra những kinh nghiệm về phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nước ta của đảng Cộng sản Việt Nam. Sự
tổng kết, đánh giá đó được phản ánh trong các văn kiện đại hội đảng Cộng sản Việt
Nam - từ đại hội VI đến đại ội XII và các nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành
Trung ương, hội nghị Bộ Chính trị … Những đánh giá chính thức và quan trọng của
đảng ta phản ánh nhận thức lý luận và thực tiễn của đảng về lãnh đạo công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp trong quá trình đổi mới. đã có những công trình của các nhà
khoa học đề cập đến vấn đề này: Một số luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên ngành
Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam đã bảo vệ, nghiên cứu về quá trình thực hiện
đường lối phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của đảng. Ngoài ra còn có
nhiều bài đăng trên các tạp chí chuyên ngàn : Tạp chí Lịch sử đảng, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử đã đề cập đến vấn đề đường lối xây dựng và phát triển công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp của nước ta trước đây và hiện nay. Các công trình nghiên cứu
trên đã nêu lên những thành công và hạn chế của công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nước ta từ trước và sau khi có đường lối đổi mới, đề cập đến vai trò của
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nền kinh tế, đưa ra những bài
học ban đầu trong việc quản lý, một số định hướng phát triển các ngành nghề công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề hiện nay. đồng thời, các tác giả đã đề ra
những kiến nghị, giải pháp để tiếp tục phát triển, đổi mới nền công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề nước ta. Tuy nhiên, có thể thấy còn thiếu vắng các công
trình nghiên cứu vấn đề riêng về tiểu thủ công nghiệp một cách cụ thể và có hệ
9
thống, về những địa phương có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, chủ
trương đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây để nhằm
góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, phục vụ sự nghiệp CNH-HđH đất nước.
Với đề tài này tác giả đi sâu nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề thực tiễn còn tồn
tại để nhằm góp phần phát triển tiểu thủ công nghiệp nói chung và phát triển nền
tiểu thủ công nghiệp của địa phương nói riêng một cách bền vững.
6. Kết cấu của luận văn
Nội dung nghiên cứu của Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục
các tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiểu thủ công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị.
Chương 3: Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
1.1.1.1. Công nghiệp
Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân và là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư: Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh
tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến"
cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt
động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến
bộ về công nghệ, khoa ọc và kỹ thuật.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt
động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng và chuyển
biến các nguyên liệu – gốc động vật, thực vật hay hoáng vật thành sản phẩm.
Như vậy, công nghiệp bao gồm những hoạt độ g sản xuất, bắt đầu từ việc khai
thác tài nguyên thiên nhiên, tách đối tượng lao động ra khỏi t iên nhiên và hoạt động
chế biến các tài nguyên có được từ khai thác, làm thay đổi hoàn toàn về chất các
nguyên liệu ban đầu, biến chúng thành những sản phẩm tương ứng hoặc nguồn nguyên
liệu tiếp theo để sản xuất ra các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
Hoạt động công nghiệp vô cùng phong phú và đa dạng, có rất nhiều cách phân
loại khác nhau. Ở một số quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm:
- Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí;
- Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ);
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước;
- May mặc, đồ dụng gia đình;
- Chế biến, sản xuất các chất hóa chất cần thiết.
11
1.1.1.2. Tiểu thủ công nghiệp
Trong lịch sử phát triển các ngành kinh tế trên thế giới, có nhiều quan điểm về
tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp hay còn gọi chung là tiểu thủ công nghiệp (Tiếng
Anh: micro and small - scale enterprise). Tùy theo điều kiện, bối cảnh lịch sử và đặc
điểm của mỗi vùng lãnh thổ nhất định, các nhà kinh tế học đã có nhiều cách tiếp cận
khác nhau, từ đó mỗi nước đã có những định hướng và cách nhìn nhận về phát triển
tiểu thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam trong chính cương của Đảng lao động Việt Nam (1951) lần đầu
tiên nói đến thuật ngữ công nghiệp, thủ công nghiệp, ban đầu thuật ngữ này là công
dụng, mặc dù các văn bản chính thức của Nhà nước chỉ dùng chung một thuật ngữ
“thủ công nghiệp” nhưng đều hiểu rằng nó bao hàm cả công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, nhiều ngành nghề trước đây chủ yếu làm bằng tay, sử dụng các công cụ thô
sơ. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật con người đã biết sử dụng máy
móc thiết bị vào nhiều khâu, công đoạn trong sản xuất thủ công nghiệp, chính vì vậy
mà các nhà nghiên cứu đề xuất ý kiến nên bỏ thuật ngữ “thủ công nghiệp” mà dùng
thuật ngữ “tiểu công nghiệp”.
Có quan niệm cho rằng; ngành nghề TTCN là ngành sản xuất chủ yếu phụ
thuộc vào đôi bàn tay khéo léo của con người, các sản phẩm thủ công được sản xuất
theo tính chất phường hội, mang bản sắc truyề thống và có những bí quyết công
nghệ riêng của từng nghề, từng vùng. Quan niệm này mang tính cổ điển. Trong điều
kiện hiện nay, do trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, trên thế giới đã
trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật; cơ khí hóa, điện khí hóa, quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc đưa máy móc thiết bị vào trong sản xuất TTCN
là tất yếu, một số công đoạn sản xuất được đưa máy móc thiết bị vào thay cho lao
động thủ công để nâng cao năng suất lao động, vì vậy những ngành sản xuất có tính
chất như trên được gọi là sản xuất TTCN.
Thuật ngữ tiểu thủ công nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp
xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Thuật ngữ trên ra đời để chỉ một nền sản xuất công
nghiệp có quy mô nhỏ, không dùng máy móc hoặc dùng máy móc có công suất thấp
12
ở một số công đoạn sản xuất đã có từ trước và cũng để phân biệt với nền sản xuất
công nghiệp cơ khí hiện đại tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển.
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) cũng đã đề nghị
thay thế khái niệm nghề thủ công (handicraft) bằng khái niệm công nghiệp truyền
thống (traditional industry). Như vậy đã chứng tỏ rằng ngành nghề TTCN cũng là
mối quan tâm của nhiều tổ chức. Phát triển ngành nghề TTCN là một hướng đi cơ
bản, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thêm nữa, nghề thủ công là nơi gặp gỡ
của nghệ thuật và kỹ thuật. Từ điển bách khoa của nhà xuất bản Mac Milan
Conpany đã viết: “TCN vừa là một cách thức sản xuất có tính chất công nghiệp, vừa
là một dạng hoạt động có tính chất mỹ thuật”. Như vậy ngành nghề TTCN còn là
một trong những nơi lưu giữ và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc một cách đầy đủ và
tinh tế nhất.
Căn cứ theo Quyết định số 132/2000/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn ngày 24/11/2000 thì Sản xuất
TTCN được quy định trong quyết định này bao gồm:
- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;
- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may,
cơ khí;
- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sả xuất ngành nghề nông thôn,...
Ngành nghề TTCN ở Việt Nam thường được p át riển trong các thôn, làng, xã
và đươc gọi là làng nghề. Làng nghề ở Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời, nhưng
nhìn chung thì quy mô sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu và lực lượng lao
động làng nghề thường mang tính chất gia đình, không được đào tạo mà chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm, cha truyền con nối.
Ngành nghề TTCN truyền thống: là những ngành nghề phi nông nghiệp phát
triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người
dân làm nghề, là ngành nghề TTCN có từ thời thuộc pháp còn tồn tại đến nay (nghĩa
là từ khi hình thành đến nay khoảng 100 năm trở lên), kể cả những nghề được cải
tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ
những công nghệ truyền thống. Ngành nghề TTCN mới: là những ngành
13
nghề phi nông nghiệp mới được hình thành do phát triển từ các ngành nghề truyền
thống hoặc tiếp thu những nghề mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội phát sinh.
Theo một số tác giả mới nghiên cứu về ngành nghề TTCN gần đây có định
nghĩa về ngành nghề TTCN như sau: “ngành nghề TTCN bao gồm những nghề
TTCN có từ thời Pháp thuộc còn tồn tại đến nay, kể cả những nghề được cải tiến
hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ
công nghiệp truyền thống và những nghề mới xuất hiện do sự nảy sinh hoặc du nhập
từ nước ngoài vào nhưng đã thể hiện được trình độ đặc biệt của dân tộc Việt Nam”.
Tóm lại, tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủ
yếu bằng thủ công với quy mô nhỏ. Ở đó, hệ thống công cụ lao động thô sơ đã được
cải tiến và thay thế bằng một phần máy móc mang tính chất công nghiệp có quy mô
nhỏ (bao gồm các hộ, cơ sở sản xuất mang tính chất công nghiệp quy mô nhỏ, trang
bị máy móc hoặc thủ công). Trong quá trình hoạt động, các nguồn lực được sử dụng
như lao động, vốn, tài nguyên...để sản xuất ra nhiều loại mặt hàng phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của xã hội và sản xuất của nhiều ngành kinh tế khác nhau.
1.1.2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phát triển được hiểu như một phạm trù
triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa
dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới t ay hế cái cũ. Quan điểm này
cũng được cho rằng, sự phát triển là quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại
dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn”.
Phát triển TTCN là hoạt động thu hút nhiều người dân tham gia vào sản xuất
TTCN, nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư
dân nông thôn. Đồng thời, phát triển TTCN cũng là quá trình thực hiện CNH - HĐH
nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng
dụng khoa hoc và công nghệ. Một số quan niệm cho rằng, phát triển TTCN sẽ góp
phần nâng cao vị thế về kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn thông qua việc
sử dung có hiệu quả các nguồn nhân tài vật lực của địa phương.
14
Phát triển ngành nghề TTCN là đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và
bền vững, đảm bảo sức khoẻ của người dân và lao động làm nghề, bảo vệ môi
trường sinh thái, tạo ra cơ sở vật chất vững mạnh, cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng
CNH nông thôn trên cơ sở giải quyết tốt việc làm cho người lao động, nâng cao thu
nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn, đưa nông thôn tiến lên một nền
văn minh hiện đại hơn.
1.2. Đặc điểm của tiểu thủ công nghiệp
1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm
Trước hết phải khẳng định rằng sản phẩm của ngành nghề TTCN là sản phẩm
hàng hoá, sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt nhưng sản phẩm của
ngành nghề TTCN lại được sản xuất đơn lẻ, thậm chí là độc nhất vô nhị. Những nét
hoa văn tinh tế luôn được cải tiến, thêm thắt, uốn lượn tỷ mỉ như sự thách đố máy
móc để sản xuất ra sản phẩm này. Hơn nữa những sản phẩm của ngành nghề TTCN
nông thôn lại luôn được tạo ra bởi bàn tay của các nghệ nhân tài hoa, sản phẩm ấy
còn mang theo cả tính bí truyền của nghề nghiệp vào giá trị sản phẩm. Những sản
phẩm ở mỗi nơi, mỗi làng nghề lại nổi tiếng với những nét độc đáo riêng. Gốm Phù
Lãng nổi tiếng với màu gốm da lươn, sản phẩm của Bát Tràng nổi tiếng với màu
men lam độc đáo… rồi cả những tên sản phẩm gắn liền tên làng nón Phú Cam, làng
lụa Vạn Phúc, làng Gốm Thổ Hà, làng tranh Đô g Hồ, làng Thêu Ninh Hải.
Sản phẩm của ngành nghề TTCN chủ yếu là sản phẩm hàng hoá, chu kỳ sản
xuất ngắn, sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng, ít làm ư liệu sản xuất. Hàng hoá
thường vượt ra khỏi những lợi ích kinh tế thông thường, nó chứa đựng cả những giá
trị về bản sắc văn hoá dân tộc, sản phẩm truyền thống là sự kết tinh của ý tưởng,
tâm trí của những người thợ sản xuất tài hoa qua nhiều thế hệ “Những nghệ nhân đã
thổi hồn cho những sản phẩm độc đáo của mình, tạo nên những sản phẩm tuyệt mỹ,
thiêng liêng mà gần gũi, nhỏ bé mà uy nghi, dí dỏm mà chân thực, tinh sảo mà tinh
tế, sâu thẳm mà chân quê. Cuộc sống của người dân việt đã được ngưng đọng lại ở
nhiều tác phẩm vô giá ấy. Cái hồn của sản phẩm làm tăng thêm vẻ thanh tao của
nghệ thuật, hướng tới cái thiện và sự yêu mến cuộc sống thanh bình”.
15
1.2.2. Đặc điểm về lao động và sử dụng lao động
Lao động trong ngành nghề TTCN là một dạng lao động thích hợp cho từng hộ
gia đình, sự hình thành một nghề mới ở làng thường theo quy luật là từ một hộ gia
đình nào đó biết nghề sẽ truyền dạy cho con cháu, họ hàng trong dòng tộc, chủ yếu
là phương thức truyền nghề trực tiếp. Một khi hoạt động của nghề này (trước đây
được coi là nghề phụ bởi lẽ những nghề TTCN thường đứng thứ hai sau nghề nông),
mang lại lợi ích cao thì muốn hay không muốn các hộ khác ở làng thông qua mối
quan hệ ruột thịt, láng giềng, họ cùng học cho được nghề đó để nâng cao đời sống
gia đình. Khi số hộ trong làng làm nghề ngày một nhiều thì nghề đó trở thành mối
quan tâm của cả dân làng. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp có nhiều công đoạn phù
hợp với các lứa tuổi lao động khác nhau nên có thể tận dụng được nhiều loại lao
động trên địa bàn nông thôn. Lao động sản xuất tại các ngành nghề TTCN nông
thôn được tổ chức giống như các xưởng sản xuất, có tính chất chuyên môn hoá cao
trong từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Những nghệ nhân, thợ giỏi phải có con
mắt nhìn nhận toàn diện, trí tưởng tượng phong phú trong việc chế tác sản phẩm
mang tính mỹ thuật cao và phải có khả năng quản lý điều hành các lao động khác
trong quá trình sản xuất.
Ngành nghề TTCN sử dụng lao động tại chỗ là chủ yếu, lao động làm việc tại
các hộ gia đình là chủ yếu. Lao động chia ra làm 2 loại; lao động gia đình và lao
động đi thuê. Quy mô lao động nhỏ, số lao động bình quân của 1 hộ có khoảng 3 - 4
lao động thường xuyên và 2 -3 lao động thời vụ, ở một cơ sở sản xuất thì bình quân
có 10 -20 lao động thường xuyên và 10 -12 lao động thời vụ. Lao động phần lớn có
trình độ văn hoá thấp và không được đào tạo, ở các cơ sở sản xuất chiếm khoảng
40%, còn ở hộ khoảng 70% .
Có những sản phẩm của ngành nghề TTCN mang tính nghệ thuật, do đó đòi
hỏi người lao động phải là những nghệ nhân, những người thợ lành nghề có trình độ
tay nghề cao như: chọn nguyên liệu, thiết kế, đục đẽo các hoa văn, hoạ tiết của sản
phẩm…Ngược lại, có những công việc chỉ đơn giản như khuân vác, vận chuyển…
lại không cần những thợ có tay nghề cao. Có những khâu công việc của
16
nghề chỉ cần học theo cách truyền nghề, nhưng các khâu hoạ, marrketing... thì phải
qua trường lớp, khoá đào tạo mới có hiểu biết một cách bài bản”.
Lao động trong các ngành nghề TTCN chủ yếu là lao động thủ công. Lực
lượng lao động được phân ra thành các loại khác nhau. Căn cứ theo trình độ tay
nghề và công việc mà người ta phân lao động ra thành các loại: Nghệ nhân, thợ giỏi,
lao động có kỹ thuật, lao động phổ thông và lao động tận dụng.
Như vậy, lao động trong các ngành nghề TTCN là những lao động vừa chuyên
vừa không chuyên, là những lao động vừa có trình độ tay nghề cao, nhưng đồng
thời cũng phổ biến những lao động có hoa tay, tỷ mỉ, say sưa sáng tạo và yêu nghề.
Việc phát triển ngành nghề TTCN tạo việc làm cho lao động dư thừa và nhàn rỗi.
1.2.3. Nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ
Nhà xưởng sản xuất của ngành nghề TTCN nhìn chung còn rất đơn giản, nhỏ
bé, chủ yếu theo hướng tận dụng mặt bằng hiện có của hộ, thậm chí nơi sản xuất
cũng chính là nơi ở, nơi làm việc và nơi nghỉ ngơi. Công cụ phần lớn là thủ công và
có sự khác biệt lớn giữa các có sở sản xuất; các công ty và các hộ sản xuất.
Ngày nay, công cụ sản xuất TTCN ó phần được cải tiến, máy móc thiết bị
được sử dụng vào một số khâu của quá trình sản xuất. Đối với những nét văn hoa
tinh tế vẫn sử dụng công cụ thủ công là chủ yếu. Theo số liệu báo cáo chung của Bộ
NN&PTNT và của một số nhà nghiên cứu về NNNT và NNT nông thôn cho thấy
sản xuất ở các làng nghề vẫn chủ yếu là thủ công c iếm đến 73% số hộ, mức độ cơ
khí hoá còn thấp, mới chỉ đạt 37 – 40% nhưng chỉ là những thiết bị lạc hậu, 86%
trong số các thiết bị ấy mà cơ sở sản xuất và hộ sử dụng đều là thiết bị loại thải từ
công nghiệp thành thị.
Có những làng nghề phát triển đã ứng dụng một số công nghệ mới vào sản
xuất, đã có tác dụng nhiều đến sản xuất, đặc biệt là giải phóng lao động khỏi những
khâu nặng nhọc, độc hại, nâng cao năng suất lao động, giảm ô nhiễm môi trường.
Việc cải tiến công nghệ sản xuất cần phải được nghiên cứu thận trọng và kỹ lưỡng
bởi nó luôn gắn liền với tính truyền thống mà không thể phổ biến rộng rãi và có thể
gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.
17
1.2.4. Vốn và mối quan hệ tín dụng
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã ra đời và phát triển các hộ rất cần vốn, do đó
phường, họ ra đời để tập trung vốn. Sản phẩm TTCN cần phải trao đổi nên hình
thành các chợ làng, giao lưu kinh tế đòi hỏi quy định, an ninh trật tự, phú quý sinh
lễ nghĩa, từ đó xuất hiện nhu cầu tôn vinh tổ nghề, lập nhà thờ tổ, thực hiện các hình
thức sinh hoạt tập thể như: giỗ tổ, thi tài, nhân những cuộc này bàn về những vấn đề
cấp bách của làng nghề như hợp tác sản xuất, cải tiến kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm,
tìm thị trường tiêu thụ, huy động vốn…
Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển TTCN nông thôn là hết sức cần
thiết, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng: vốn đầu tư cho phát triển TTCN nông thôn
còn thiếu, đầu tư nhỏ giọt, cá biệt lại có những đơn vị vốn đầu tư tương đối lớn
(hàng tỷ đồng) chủ yếu là ở các cơ sở , các công ty. Đây là những cơ sở có nhu cầu
trang bị mới thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất.
Quan hệ tính dụng tại các ngành nghề được thể hiện ở mức độ vay vốn của các
cơ sở sản xuất. Nhìn chung thì tỷ lệ được vay vốn của các cơ sở sản xuất ngành
nghề còn ít. Mức vay ở các cơ sở sản xuất quốc doanh thường cao hơn ở các cơ sở
tư nhân và các hộ gia đình.
1.2.5. Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu cung cấp cho sản xuất TTCN chủ yếu được lấy tại địa phương và
các địa phương khác trong nước, đó là các sản phẩm của ngành nông nghiệp, lâm
sản, khai khoáng. Một phần nhỏ nguồn nguyên liệu được nhập từ nước ngoài, chủ
yếu phục vụ cho việc cải tiến mẫu mã sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm .Do quá trình
khai thác cho sản xuất ngày càng nhiều lại không có biện pháp bảo tồn và tái tạo
nên nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, nơi cung cấp ng yên liệu
ngày càng xa nơi sản xuất, đặc biệt các nguyên liệu quý hiếm, các tài nguyên không
tái sinh ngày càng trở nên cạn kiệt như các loại gỗ quý và đã gây cản trở không nhỏ
đối với sản xuất của một số làng nghề.Sự khai thác không hợp lý, bất hợp pháp các
nguyên liệu quý đã làm cho giá cả các nguyên liệu này không ổn định, sản xuất kém
chủ động, từ đó kéo theo giá thành sản phẩm tăng, sức cạnh tranh không cao.
18
1.2.6. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm
Sản phẩm của TTCN chủ yếu được tiêu thụ trong nước, có đến trên 75% sản
phẩm của ngành nghề được tiêu thụ ở trong nước. Số sản phẩm còn lại tham gia
xuất khẩu thì chủ yếu thuộc hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Sản phẩm của
ngành nghề TTCN nhìn chung còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, kiểu dáng, mẫu
mã bao bì chưa phong phú, chưa theo kịp với sự phát triển của đời sống xã hội trong
nước đặc biệt là chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài.
Người tiêu dùng sản phẩm này thì luôn tìm tòi, khám phá những nét tinh hoa,
nét văn hoá độc đáo được thể hiện ở trên mỗi sản phẩm. Do sản phẩm của ngành
nghề TTCN chủ yếu là sản phẩm hàng hoá, chu kỳ sản xuất ngắn nên khi sản phẩm
bị ứ đọng không bán được sẽ có tác động ngay đến sản xuất và đời sống của người
dân làm nghề. Hơn nữa, sản phẩm của ngành nghề này luôn bị hiện tượng ép cấp, ép
giá của tư thương gây thiệt thòi cho người sản xuất. Một điểm khác nữa đối với sản
phẩm của ngành nghề TTCN là sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng và mang tính
mỹ thuật cao, vì vậy việc nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng
được những thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng sẽ là vấn đề hết sức cần thiết cho
quá trình tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Vị trí, vai trò của tiểu thủ công nghiệp
1.3.1. Vị trí của tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp có vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp, đặc biệt
là công nghiệp nông thôn, là tiền thân của ngành công nghiệp. Phát triển TTCN sẽ
góp phần sử dụng lao động tại chỗ, sử dụng nguyên liệu tại địa phương, sản xuất ra
công cụ, sản phẩm phục vụ tiêu dùng tại địa phương và thực hiện xuất khẩu các mặt
hàng truyền thống có giá trị, thu ngoại tệ về cho đất nước.
Với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự nghiệp CNH - HĐH
nền kinh tế nước ta và tiến tới nền kinh tế tri thức thì “việc khôi phục và phát triển
các ngành nghề TTCN là một phương hướng CNH ở Việt Nam”.
- Phát triển ngành nghề TTCN sẽ mang lại lợi ích to lớn cho đất nước không
chỉ ở chỗ tận dụng được nguyên liệu tại chỗ mà còn giải quyết việc làm tại chỗ cho
lao động nông thôn.
19
- Góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, phân công lại lao động và
sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn.
- Hiện nay, ở nước ta có một lực lượng lao động dồi dào trong đó tỷ trọng lao
động ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn. Nhưng một lực lượng không nhỏ lao
động nông thôn rơi vào tình trạng thiếu việc làm (bán thất nghiệp), không có việc
làm. Do đó vấn đề tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn là vấn đề bức xúc
ở nước ta hiện nay.
- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một chủ trương đúng nhằm thu
hút lao động nông thôn vào các hoạt động ngành nghề, tạo việc làm mới, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng
tỷ trong công nghiệp và dịch vụ.
Ngành nghề TTCN phát triển sẽ là động lực quan trọng cho sự nghiệp CNH -
HĐH nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động nông thôn. Giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và dư thừa ở nông
thôn, một số nơi ko còn đất nông nghiệp do đã giải tỏa mặt bằng phục vụ mục tiêu
khác tạo thu nhập thường xuyên và ổn định cho người lao động.
1.3.2. Vai trò của tiểu thủ công nghiệp
Thứ nhất: Sự phát triển của TTCN nó sẽ cho phép tăng tỷ trọng của CN-TTCN
và kích thích phát triển dịch vụ ở khu vực thà h thị - nông thôn, tạo ra cơ hội thu hút
lao động và tăng thu nhập khi tham gia hoạt động TTCN, nhờ đó mà tỷ trọng của
ngành nông nghiệp giảm dần.
Thứ hai: TTCN có tác động tới mối tương quan giữa các ngành trên địa bàn
khu vực nông thôn. Nhờ có sự phát triển TTCN mà có phát triển hơn trong quan hệ
CN-NN-DV. Việc tạo ra sản phẩm TTCN sẽ kích thích trao đổi giữa các địa bàn,
khu vực trong và ngoài nước, tạo ra sự phát triển dịch vụ. Ngoài ra TTCN còn là lực
lượng sản xuất (LLSX) cho lĩnh vực nông nghiệp (NN) phát triển.
Điều đó chứng tỏ sự phát triển TTCN tạo điều kện cho sự phát triển CN-NN-
DV tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực ở nông thôn và thành thị.
20
TTCN với tăng trưởng và phát triển kinh tế: Cũng như các ngành kinh tế khác
TTCN có vai trò không nhỏ trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trước
hết là ngành đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân, do đó sự gia tăng về sản lượng
của TTCN là nhân tố tạo ra tạo ra sự tăng trưởng cho toàn nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác sự phát triển TTCN còn tác động tích cực đối với nông nghiệp như
trong chế biến sản phẩm, điều đó cho thấy phát triển TTCN nông thôn sẽ tạo ra tác
động kép trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thêm vào đó TTCN còn đóng
góp lớn trong thu nhập dân cư, giảm đáng kể tệ nạn xã hội..., mặt khác sự phát triển
TTCN còn tạo ra sự phát triển giao lưu giữa hai khu vực thành thị và nông thôn theo
hướng tích cực trong việc giảm bớt chênh lệch về thu nhập và đời sống. Từ những
nhận định trên cho thấy TTCN có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh và cả nước.
TTCN với giải quyết vấn đề xã hội Vấn đề việc làm: Với đặc điểm sản xuất
nông nghiệp là theo mùa vụ lao động chỉ tập trung vào một số tháng trong năm, vì
vậy đã dẫn đến thất nghiệp trá hình, thất nghiệp theo mùa vụ. Điều này đã trở thành
vấn đề bức xúc trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn được mô hình của
OSHIMA (Nhật Bản) chỉ rỏ. Ngoài những đặc điểm trên thì sản xuất nông nghiệp
còn gặp phải một khó khăn nữa đó là việc mở rộ g sản xuất nông nghiệp luôn có
giới hạn về tài nguyên đất nông nghiệp, đây là tài nguyên đang bị khan hiếm. Cho
đến nay lao động trong khu vực này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng
do hạn chế về ruộng đất, đất canh tác bị mất dần, do dùng cho việc phục vụ các lĩnh
vực như xây dựng công trình công cộng, nhà ở, công trình giao thông, giải tỏa, xây
dựng khu dân cư mới... Để giải quyết vấn đề này thì việc chuyển đổi cơ cấu ngành
kinh tế là hết sức hợp lý, phát triển TTCN sẽ cho phép xen kẽ thời gian nhàn rỗi
trong năm của khu vực sản xuất nông nghiệp trong năm. Mặt khác với khu vực
thành thị thì đội quân thất nghiệp là tương đối lớn, nó bao gồm cả lực lượng thất
nghiệp tại thành thị và cả đội quân thất nghiệp di cư tự do từ nông thôn ra thành thị,
hiện tại đội quân thất nghiệp ở thành thị là quá tải, hơn nữa các xí nghiệp công
nghiệp ở khu vực thành thị không có khả năng thu hút hết lực lượng lao động ở khu
21
vực này. Chính vì thế việc phát triển TTCN sẽ mở ra một cơ hội cho việc giải quyết
việc làm ở thành thị và ở nông thôn, từ đó có thể giải quyết tốt vấn đề di cư tự do từ
nông thôn ra thành thị.
1.4. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN TTCN
Phát triển TTCN là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của
TTCN, bao gồm sự thay đổi cả về lượng lẫn về chất của từng cơ sở , đồng thời là
quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất - kinh doanh của các cơ sở TTCN theo hướng
hợp lý và giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ sở , nhà nước và người lao động.
Phát triển TTCN bao gồm những nội dung cơ bản sau:
(1) Gia tăng số lượng, quy mô TTCN;
(2) Chuyển dịch cơ cấu TTCN theo hướng hợp lý;
(3) Huy động nguồn lực phát triển TTCN;
(4) Mở rộng thị trường của TTCN;
(5) Nâng cao hiệu quả SXKD và đóng góp cho xã hội của TTCN.
1.4.1. Gia tăng số lượng, quy mô TTCN
Phát triển TTCN trước hết là sự gia tăng về số lượng và quy mô các cơ sở
trong nền kinh tế. Số lượng, quy mô cơ sở TTCN là một trong những tiêu chí quan
trọng để nghiên cứu, đánh giá sự phát triển của khu vực TTCN.
Gia tăng số lượng cơ sở có nghĩa là làm cho số cơ sở (hay nói chính xác hơn là
số đơn vị, cá thể cơ sở ) trong nền kinh tế ngày càng nhiều lên. Tăng số lượng cơ sở
không chỉ tăng về số cơ sở đăng ký thành lập mà quan trọng là sự tăng lên của các
cơ sở hoạt động ổn định trên thị trường. Đồng thời, sự gia tăng đó cần phải được
xem xét đánh giá qua ngành nghề mà TTCN tham gia hoạt động, các loại hình của
cơ sở đang tồn tại và sự phân bố cơ sở có phù hợp với xu hướng phát triển chung
hay không.
Khi số lượng TTCN tăng lên thì quy mô sản lượng hàng hóa, dịch vụ do
TTCN tạo ra sẽ tăng lên, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ sở phát triển kéo theo
năng lực sản xuất toàn xã hội tăng lên, khoa học công nghệ phát triển, tạo việc làm
22
và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, để phát triển kinh tế của của
một quốc gia hay một địa phương thì các nhà xây dựng chính sách phải xây dựng
các cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở phát triển.
Quy mô cơ sở có thể hiểu là độ lớn của cơ sở thông qua các tiêu chí như lao
động, vốn, hay doanh thu của cơ sở … Phát triển TTCN thông qua mở rộng quy mô
cơ sở chính là làm cho các yếu tố như lao động, vốn, cơ sở vật chất sản xuất hay
doanh thu sản phẩm, dịch vụ … của từng cơ sở tăng lên với quy mô phù hợp. Quy
mô cơ sở được xem là hợp lý khi sự đầu tư về vốn, lao động, cũng như các yếu tố
khác .. tạo ra được hiệu quả cao nhất cho chính cơ sở và cho toàn xã hội.
Trong quá trình phát triển của cơ sở , mở rộng quy mô cơ sở là một xu thế tất
yếu. Việc mở rộng quy mô cơ sở không chỉ tạo ra sự lớn mạnh về quy mô lao động,
quy mô nguồn vốn hay quy mô cơ sở vật chất mà còn nâng cao năng lực sản xuất,
gia tăng uy tín thương hiệu trên thị trường, mang đến nhiều cơ hội tăng thị phần.
Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô cơ sở phải chú ý đến hiệu quả kinh doanh và năng
suất lao động của cơ sở . Vì vậy, các cơ sở phải quan tâm và cân nhắc dựa trên tổng
hòa của nhiều yếu tố như cơ hội và tiềm năng thị trường, hoạt động của đối thủ cạnh
tranh, các nguồn lực tài chính và nhân sự để quyết định việc mở rộng quy mô sản
xuất. Các nhà xây dựng chính sách phải có giả pháp thúc đẩy cơ sở mở rộng quy
mô, tăng năng lực sản xuất, nâng cao năng suất lao động góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế.
1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu TTCN theo hướng hợp lý
Sự phát triển của TTCN không chỉ đơn thuần là sự gia tăng về mặt số lượng,
quy mô của cơ sở hay chất lượng các yếu tố nguồn lực của cơ sở mà còn thể hiện ở
xu hướng vận động cấu trúc nội bộ trong khu vực TTCN trên một địa phương, khu
vực nhất định theo hướng ngày càng tiến bộ, hợp lý. Việc phát triển về mặt cơ cấu
thường diễn ra trên các mặt sau đây:
Chuyển dịch cơ cấu TTCN theo ngành nghề hoạt động là chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá chất lượng phát triển của khu vực TTCN trong một giai đoạn nhất định.
Trên cơ sở định hướng chung của một vùng hay một địa phương thì quá trình
chuyển dịch cơ cấu cơ sở nói chung hay cơ cấu TTCN nói riêng phải phù với quá
23
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, địa phương đó nhằm khai thác hiệu quả
các nguồn lực, thế mạnh đặc thù của từng vùng, địa phương. Đối với Quảng Trị,
tỉnh có tiềm năng về phát triển công nghiệp (là các ngành công nghiệp chế biến
nông lâm sản, công sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế
khoáng sản), thương mại dịch và du lịch thì việc ngày càng có nhiều TTCN tham
gia vào lĩnh vực hoạt động liên quan đến công nghiệp, thương mại dịch vụ và du
lịch… là hướng phát triển phù hợp. Mặt khác, việc phát triển TTCN cần xem xét
theo giải quyết các nhu cầu tiêu dùng tại chỗ đa dạng cho người dân cũng là một
hướng phát triển phù hợp với đặc điểm đặc thù của tỉnh.
Phát triển TTCN xét ở góc độ chuyển dịch cơ cấu còn được thể hiện thông qua
việc dịch chuyển th y đổi cơ cấu giữa các loại hình cơ sở . Phần lớn TTCN trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị chủ yếu được hình thành hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, cơ sở
nhà nước và cơ sở tư nhân. Các loại hình cơ sở tiến bộ hơn, có khả năng huy động
và sử dụng nguồn lực tốt hơn và có sự hỗ trợ pháp lý hoàn thiện hơn như Công ty
Cổ phần, Công ty TNHH, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài…Vì vậy, xu hướng
phát triển phù hợp với quy luật vận động hung trong nền kinh tế là tỷ trọng các Cơ
sở tư nhân quy mô nhỏ, Cơ sở nhà nướ làm kém hiệu quả ngày càng giảm xuống
trong khi tỷ trọng các loại hình Công ty Cổ phầ , Công ty TNHH, hợp tác xã có xu
hướng tăng lên.
Để đánh giá trình độ phát triển của khu vực TTCN, ngoài việc xem xét sự
chuyển dịch cơ cấu TTCN theo ngành nghề hoạt động và theo loại hình cơ sở thì
cần phải xem xét sự chuyển cơ cấu của khu vực TTCN theo vùng, lãnh thổ. Sự
chuyển dịch cơ cấu TTCN theo vùng, lãnh thổ ở đây là sự chuyển dịch cơ cấu
TTCN giữa khu vực thành thị và nông thôn theo hướng có ưu tiên một vài ngành và
gắn liền với hình thành sự phân bổ dân cư và các điều kiện, tiềm năng phát triển
kinh tế của từng vùng, lãnh thổ đó. Đối với tỉnh Quảng Trị ngoài việc tập trung phát
triển TTCN ở khu vực thành thị thì còn phải chú ý phát triển TTCN ở khu vực nông
thôn, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các khu vực này.
24
1.4.3. Huy động nguồn lực phát triển TTCN
Nguồn lực cơ sở được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá
trình tồn tại và phát triển của cơ sở . Các nguồn lực chính của cơ sở bao gồm vốn,
lao động và trình độ công nghệ sản xuất. Khả năng huy động và sử dụng các nguồn
lực vốn, lao động và trình độ công nghệ để thể hiện trình độ phát triển của TTCN.
1.4.3.1. Nguồn vốn
Vốn là điều kiện hàng đầu để cơ sở có thể sản xuất kinh doanh và trở thành
điều kiện bắt buộc khi đăng ký thành lập cơ sở (vốn pháp định). Trong điều kiện
kinh tế thị trường phát triển, các quan hệ kinh tế, các yếu tố sản xuất được tiền tệ
hóa thì vốn là cơ sở chủ yếu để mỗi cơ sở có được các yếu tố khác của quá trình sản
xuất thông qua quan hệ trao đổi trên thị trường.
Nguồn vốn củ cơ sở bao gồm vốn tự có và vốn vay. Đồng thời, vốn cũng được
cấu thành dưới hai dạng tài sản (tài sản hữu hình và tài sản vô hình). Tăng quy mô
vốn của cơ sở có nghĩa là bổ sung vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của cơ sở thông qua việc trang cấp máy móc trang thiết bị, đổi mới công nghệ, đầu
tư nhà xưởng… hay tăng vốn lưu động cho cơ sở . Khi cơ sở vật chất hay vốn lưu
động của cơ sở tăng lên thì quy mô vốn của cơ sở cũng tăng theo. Mặc dù, sự tăng
lên về quy mô vốn của mỗi cơ sở phầ ào thể hiện sự phát triển của cơ sở
nhưng để đánh giá được thực chất sự phát triể ày cần phải xem xét tính hiệu quả
mà lượng vốn tăng thêm đem lại.
Phát triển TTCN không chỉ thể hiện sự gia tăng quy mô vốn của từng cơ sở mà
còn thể hiện ở khả năng huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của khu
vực TTCN. Sự phát triển đó được thể hiện qua sự tăng lên về vốn đăng ký hoạt
động sản xuất kinh doanh qua các năm, sự tăng lên về tổng nguồn vốn của các cơ sở
đang hoạt động trong nền kinh tế cũng như quy mô vốn của cơ sở tại mỗi giai đoạn
phát triển. Bên cạnh quy mô vốn của cơ sở lớn hay nhỏ thì chúng ta cần phải qua
tâm đến cơ cấu nguồn vốn của cơ sở như tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sỡ hữu có đảm
bảo hay không hay chi phí vốn vay của cơ sở cao hay thấp.
25
Muốn TTCN phát triển đòi hỏi các nhà xây dựng chính sách phải có giải pháp
hỗ trợ cơ sở nghiệp tiếp cận nguồn vốn; thu hút, tăng quy mô vốn để mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh.
1.4.3.2. Nguồn lao động
Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sự thành bại của cơ sở , đây là chủ thể
sáng tạo, khai thác và sử dụng các nguồn lực khác. Trong đó, chất lượng nguồn
nhân lực được phản ánh bằng năng lực quản lý của người chủ cơ sở và trình độ của
người lao động.
Để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác của cơ sở thì vai trò tổ chức, quản
lý, điều phối trong quá trình sản xuất kinh doanh cực kỳ quan trọng. Vì vậy, trình độ
quản lý cơ sở ngày càng có ý nghĩa quan trọng tạo nên hiệu quả sản xuất kinh
doanh, năng lực cạnh tranh của cơ sở trong nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh, năng lực quản lý cơ sở , trình độ công nghệ thiết bị sản xuất thì trình
độ lao động là một trong ba yếu tố cơ bản tạo nên năng suất lao động của cơ sở . Do
vậy, muốn tăng năng suất lao động thì đòi hỏi người lao động cần có thể lực, trí lực
và các kỹ năng chuyên môn ngày càng cao. Trong đó, lao động trí tuệ ngày càng giữ
vai trò quyết định trong việ tạo ra giá trị sản phẩm trong xu thế phát triển kinh tế tri
thức hiện nay.
Do đặc điểm của TTCN chủ yếu đi lên từ hộ kinh doanh cá thể nên năng lực
quản lý cơ sở là không đồng đều và trình độ tay ng ề của người lao động thấp nên
rất cần quá trình đào tạo và đào tạo lại. Vì vậy, ngoài sự nỗ lực của mỗi cơ sở trong
việc đào tạo lao động thì vấn đề này rất cần sự hỗ trợ của nhà nước.
1.4.3.3. Trình độ công nghệ
Trình độ công nghệ sản xuất ngày càng giữ vai trò giữ vai trò q yết định sức
cạnh tranh của cơ sở trong xu thế ngày càng bùng nổ như hiện nay. Bởi thực chất
các cơ sở cạnh tranh với nhau là đua tranh về trình độ công nghệ vì nó là yếu tố cốt
lõi để tạo ra những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày
càng cao của xã hội.
Trình độ công nghệ sản xuất hiện đại sẽ giúp cơ sở tăng năng suất lao động,
tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm; nâng cao chất lượng và tính ưu việt của
26
sản phẩm; rút ngắn chu kỳ sản xuất và thời gian tung sản phẩm ra thị trường, đáp
ứng nhanh hơn nhu cầu thường xuyên thay đổi của xã hội…
Đối với TTCN thì việc đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại
vào sản xuất là một rào cản lớn. Quá trình này đỏi hỏi cơ sở phải có tiềm lực về
nhiều mặt, đặc biệt là vốn, nền tảng vật chất kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực,
trong khi TTCN thường không có lợi thế này.
Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ
hội cho TTCN có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại nhờ quá trình chuyển
giao hay hợp tác phát triển công nghệ để cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của
cơ sở .
Bên cạnh đó, để giúp TTCN tăng năng lực cạnh tranh, có thể đứng vững và
phát triển trên thị trường thì đỏi hỏi nhà nước phải có sự hỗ trợ tích cực trong vấn đề
nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới trình độ công nghệ thiết bị sản xuất.
1.4.4. Mở rộng thị trường của TTCN
Mở rộng thị trường là cơ sở tìm cách đưa sản phẩm hàng hóa vào thị trường
mới nhằm làm tăng doanh số bán hàng. Hay nói cách khác, là quá trình làm cho các
yếu tố thị trường, thị phần, khách hàng ủa cơ sở ngày càng tăng lên. Chính sự gia
tăng đầu ra sẽ kích thích cho cơ sở tăng hả nă g sản xuất hàng hóa, dịch vụ; khả
năng cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Mở rộng thị trường có thể thức hiện theo hai cách, đó là mở rộng thị trường
theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu. Mở rộng thị trường theo
chiều rộng là việc cơ sở thực hiện xâm nhập vào thị trường mới, thị trường mà
người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm của cơ sở , hay còn gọi là thị trường của
các đối thủ cạnh tranh. Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc các cơ sở khai thác
tốt hơn thị trường hiện có của cơ sở , tiến hành phân đoạn, cắt lớp thị trường, cải
tiến hệ thống phân phối, thực hiện các chính sách về sản phẩm, giá, dịch vụ sau bán
hàng.
Nghiên cứu sự phát triển của TTCN ngoài việc nghiên cứu xem sự phát triển
về quy mô, số lượng của nó phát triển ra sao, thì việc nghiên cứu khả năng chiếm
27
lĩnh và mở rộng thị phần của cơ sở là tiêu chí quan trọng cả trên góc độ chính sách
của nhà nước và chiến lược kinh doanh của cơ sở . Cơ sở có thị phần lớn, có tốc độ
tăng trưởng thị phần cao chứng tỏ cơ sở càng phát triển. Phân tích tiêu chí này ta có
thể đánh giá được xu thế phát triển của TTCN.
Trong điều kiện hiện nay, xã hội ngày càng văn minh hiện đại, nhu cầu của
con người ngày càng cao và đa dạng, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, tìm đầu
ra cho sản phẩm là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại của cơ sở . Cơ sở nào có thể
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ chiếm được thị trường và mở rộng thị
phần, có chiến lược đầu tư đúng hướng, phù hợp với thị phần dự báo trong tương lai
sẽ phát triển đi lên.
1.4.5. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp cho xã hội của
TTCN
Cơ sở muốn tồn tạ và p át triển điều cốt yếu phải nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, trong đó lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất
kinh doanh của cơ sở . Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tức là nâng cao khả
năng thu hút và sử dụng các nguồn lực để tạo ra lợi nhuận của cơ sở ngày càng lớn.
Cơ sở làm ăn càng có hiệu quả thì khả năng tí h lũy của cơ sở ngày càng lớn, trong
tương lai cơ sở càng có cơ hội đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của cơ sở . Do đó,
từng TTCN hoạt động càng có hiệu quả chứng tỏ khu vực TTCN càng phát triển.
Trong nền kinh tế quốc dân, cơ sở đóng một vai rò hết sức quan trọng, đó là
nơi diễn ra quá trình tái sản xuất và tạo nên phần lớn tổng sản phẩm quốc dân. Phát
triển TTCN không ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, tạo ra việc làm cho xã hội và
gia tăng phần đóng góp cho nhà nước thông qua thuế và các khoản đóng góp khác.
Tuy nhiên trong ngắn hạn, có thể mục tiêu này chưa phải cơ bản, nhưng về lâu dài
đây được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự thành công trong định hướng
phát triển TTCN của nhà nước.
Bên cạnh tiêu nâng cao mức đóng góp cho ngân sách, thì cơ sở nói chung và
TTCN nói riêng cần phải quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao lợi
ích cho người lao động. Đây không chỉ là mục tiêu mà đồng thời là yếu tố qua trọng
28
để đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài và bền vững của bản thân cơ sở . Giải
quyết việc làm cho người lao động phải được xét trên góc độ tạo ra nhiều công ăn
việc làm cho người lao động, đảm bảo việc làm ổn định lâu dài, môi trường làm
việc luôn được cải thiện theo hài hòa lợi ích. Lợi ích của người lao động thể hiện
qua thu nhập và mức sống của người lao động được cải thiện; phúc lợi của người
lao động được đảm bảo và phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
1.4.6 Chỉ tiêu đánh giá phát triển TTCN
TTCN là loại hình cơ sở sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, vì vậy
trình độ phát triển của nó phải được thể hiện thông qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
Giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ (GTSLHHDV) do TTCN tạo ra trong
năm: Chỉ tiêu này cung cấp thông tin về tổng GTHHDV (theo giá thực tế hoặc cố
định) do TTCN trên một địa p ương, vùng hoặc cả nước sản xuất ra trong 01 năm.
Quy mô này càng lớn, càng thể hiện trình độ phát triển TTCN của một địa phương,
khu vực hoặc quốc gia.
n m
G = ∑ ∑ Qij × Pi
Công thức tính: i=1 j=1
Trong đó:
Qij: Sản lượng sản phẩm, dịch vụ (i) của các TTCN (j) trong năm;
Pi: Đơn giá của 1 đơn vị sản phẩm, dịch vụ (i) trong năm hiện tại (thực tế)
hoặc tại 01 năm được chọn làm gốc (cố định).
Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ: Chỉ tiêu này đo lường sự
thay đổi của quy mô sản xuất hàng hóa, dịch vụ TTCN ở một địa phương, vùng
hoặc quốc gia giữa năm sau so với năm trước (liên hoàn) hoặc so với một năm cố
định (định gốc).
Công thức tính như sau: gt =
Gt
(định gốc) hoặc gt =
Gt
(liên hoàn)
G
0
G
t−1
29
Trong đó:
gt: Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ (HHDV) của các TTCN
trong năm (t);
Gt: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN năm (t);
Gt-1: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN năm (t-1);
G0: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN năm gốc (0).
Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hoá dịch vụ nhanh hay chậm cho thấy trình
độ phát triển TTCN của một địa phương cao hay thấp.
Tỷ lệ đóng góp của TTCN: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa giá trị sản
lượng HHDV do các TTCN sản xuất ra so với giá trị sản lượng HHDV của toàn nền
kinh tế trong 01 năm. Chỉ tiêu này cho thấy vai trò của TTCN trong kinh tế của một
địa phương, vùng hoặc cả nước.
Công thức tính như sau: g =
G
Gtt
Trong đó:
g: Tỷ lệ đóng góp về giá trị sản lượng HHDV của
TTCN; Gtt: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN;
G: Giá trị sản lượng HHDV của toàn nền kinh tế.
So sánh chỉ tiêu này qua các năm sẽ cung cấp thông in về sự thay đổi vai trò
của TTCN trong nền kinh tế của địa phương theo thời gian. Nếu so sánh chỉ tiêu này
giữa các địa phương trong cùng thời kỳ sẽ cung cấp thông tin về trình độ phát triển
TTCN giữa các địa phương với nhau.
Quy mô sử dụng các nguồn lực sản xuất: Chỉ tiêu này cho thấy, bình quân
mỗi cơ sở TTCN sử dụng bao nhiêu đất đai, lao động, tiền vốn vào sản xuất, kinh
doanh, đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của cơ sở .
Công thức tính như sau: nj = N j
N
30
Trong đó:
nj: Mức độ sử dụng nguồn lực (j) trong TTCN;
Nj: Tổng nguồn lực (j) sử dụng của các TTCN;
N: Tổng số cơ sở TTCN trong kỳ.
Việc so sánh các chỉ tiêu này qua các năm sẽ cung cấp thông tin cho phép
đánh giá trình độ phát triển của TTCN theo thời gian. Tuy nhiên, nếu so sánh chỉ
tiêu này giữa các địa phương khác nhau trong cùng thời kỳ cũng sẽ cung cấp thông
tin về trình độ phát triển TTCN giữa các địa phương với nhau.
Tỷ lệ sử dụng các nguồn lực sản xuất: Trình độ phát triển TTCN của một địa
phương còn được biểu hiện qua chỉ tiêu thể hiện quan hệ giữa quy mô sử dụng lao
động, tiền vốn vào sản xuất của mỗi cơ sở TTCN.
Công thức tính như sau: kj = TNj
Nj
Trong đó:
kj: Tỷ lệ sử dụng nguồn lực (j) của ơ sở TTCN;
Nj: Tổng nguồn lực (j) sử dụng của các cơ sở TTCN;
TNj: Tổng số cơ sở TTCN sử nguồn lực (j).
Tương tự như chỉ tiêu “Tỷ lệ đóng góp của TTCN”, khi so sánh các chỉ tiêu
này giữa các năm với nhau sẽ cung cấp thông tin cho phép đánh giá về trình độ phát
triển của TTCN theo thời gian. Tuy nhiên, nếu so sánh chỉ tiêu này giữa các địa
phương khác nhau trong cùng thời kỳ cũng sẽ cung cấp thông tin về trình độ phát
triển TTCN giữa các địa phương với nhau.
Sự chuyển dịch về cơ cấu: Cơ cấu TTCN thể hiện mối quan hệ giữa số lượng
TTCN của từng loại hình so với tổng thể.
Công thức tính như sau: tj =
T
T
j
×100
Trong đó:
31
tj: Tỷ lệ TTCN loại (j) trong tổng số TTCN;
Tj: Số lượng cơ sở TTCN loại (j);
T: Tổng số cơ sở TTCN trong kỳ.
Trình độ phát triển TTCN của một địa phương còn được thể hiện qua cơ cấu
TTCN có chuyển dịch theo hướng tích cực hay không. Cụ thể, TTCN của một địa
phương được gọi là phát triển khi nó thể hiện được tỷ lệ TTCN có quy mô vốn, lao
động lớn ngày càng tăng. Đặc biệt, trình độ phát triển thể hiện rõ nhất khi cơ cấu TTCN
thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ TTCN có trình độ trang bị kỹ thuật tiên tiến, trình độ
quản lý hiện đại, có nhiều sản phẩm mới tham gia xuất khẩu... ngày càng tăng.
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP
Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một chủ trương đúng nhằm thu
hút lao động ngoài đô thị vào các hoạt động ngành nghề, tạo việc làm mới, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhưng việc phát triển ngành nghề TTCN không thể áp
dụng một cách dập khuân, máy móc và tùy tiện ở mọi nơi mà cần phải có định
hướng đúng, có lộ trình và bước đi phù hợp, quyhoạch cho từng vùng, từng địa
phương, bởi vì ngành nghề TTCN chỉ được hình thành và phát triển trong những
điều kiện thuận lợi nhất định của từng địa phươ g. Việc xác định các nhân tố ảnh
hưởng, đánh giá đúng các tiềm năng để phát triển ngành nghề TTCN là hết sức cần
thiết, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, các sản phẩm hàng hóa
phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt. Có thể xác định các nhân tố ảnh
hưởng và sự tác động của nó tới phát triển ngành nghề TTCN như sau:
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
Nhóm các nhân tố này bao gồm đất đai, khí hậu, các nguồn tài ng y n thiên
nhiên (gồm khoáng sản, lâm sản, hải sản...) là những nguồn lực và là cơ sở của lợi
thế so sánh của mỗi vùng và của đất nước. Các nhân tố này trở thành đối tượng lao
động để phát triển các ngành TTCN khai thác và chế biến, hoặc trở thành điều kiện
để xây dựng và phát triển các nghề TTCN. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ
lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép phát triển ngành với cơ cấu hợp
32
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

More Related Content

What's hot

TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG nataliej4
 

What's hot (20)

Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà NộiPhát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAYĐề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măngLuận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoaLuận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
 

Similar to Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdfQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdfjackjohn45
 
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronic
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế MeditronicHoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronic
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronicanh hieu
 
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...hieu anh
 
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty tnhh thiết bị điện ngũ phúc...
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty tnhh thiết bị điện ngũ phúc...Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty tnhh thiết bị điện ngũ phúc...
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty tnhh thiết bị điện ngũ phúc...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (20)

Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
 
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầnglv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà NộiLuận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
LV: Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
LV: Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng BìnhLV: Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
LV: Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAYBÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
 
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh N...
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdfQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
 
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệpLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
 
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái NguyênLuận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
 
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệThương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
 
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOTHoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Kiên Long, HAY!
 Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Kiên Long, HAY! Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Kiên Long, HAY!
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Kiên Long, HAY!
 
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronic
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế MeditronicHoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronic
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronic
 
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
 
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty tnhh thiết bị điện ngũ phúc...
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty tnhh thiết bị điện ngũ phúc...Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty tnhh thiết bị điện ngũ phúc...
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty tnhh thiết bị điện ngũ phúc...
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty thiết bị điện Ngũ Phúc
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty thiết bị điện Ngũ PhúcĐề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty thiết bị điện Ngũ Phúc
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty thiết bị điện Ngũ Phúc
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đLuận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA HUẾ, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lê Tiến Dũng i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Kinh tế Huế cùng toàn thể các Thầy Cô giáo trong trường đã trang bị kiến thức, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học này. Tôi xin cảm ơn PGS.TS. Trần Văn hòa đã khuyến khích, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi từ giai đoạn lựa chọn đề tài cho tới khi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Sở Công Thương nơi tôi công tác và toàn thể chuyên viên các phòng, ban trực thuộc Sở, các cơ sở , tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ cung cấp cho tôi những tài liệu và thông tin hữu ích liên qu n đến đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian cũng như vật chất để tôi tập trung nghiên cứu và hoàn t ành đề tài. Tuy nhiên, do thời gian thực thời gian nghiên cứu ngắn, khả năng cá nhân còn nhiều hạn chế trong khi đó lĩnh vực nghiên cứu còn khá phức tạp, vì vậy, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những góp của các Thầy Cô giáo và bạn đọc để đề tài đượ hoàn thiện hơn. ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên: LÊ TIẾN DŨNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10 Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA Tên đề tài: PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ. Quảng Trị là địa phương hội tụ nhiều lợi thế và tiềm năng phù hợp phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp. Thời gian qua, mặc dù đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, nhưng tiểu thủ công nghiệp tỉnh nhà vẫn chưa phát huy hết các nguồn lực sẵn có, nhiều cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, không có lãi hoặc có lãi không đáng kể. Vì vậy, việc tìm ra phương hướng và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở TTCN là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hộ của tỉnh Quảng Trị. Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạt động tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển TTCN tỉnh Quảng Trị trong thời gian đến. Trên cơ sở các chỉ tiêu về số lượng, quy mô, chuyển dịch cơ cấu ngành; kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tác giả đã tiế hành đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ sở TTCN, đồng thời phỏng vấ c uyên gia, lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh để đưa ra những nhận định khách quan nhất. Với kết quả điều tra thu thập được, tác giả đã thực hiện xử lý thông tin, phân tích đánh giá mức độ tác động của cơ chế chính sách hiện nay đối với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, từ đó đưa ra nhận định khái quát về những thành quả đạt được cũng như khó khăn, vướng mắc mà các cơ sở đang phải đối mặt, xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở . Kết quả đánh giá của luận văn đã cơ bản nhìn nhận được thực trạng, nhận diện được những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận văn đã nêu ra được những định hướng và năm nhóm giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị. iii
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu2 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 6. Kết cấu của luận văn 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 11 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 11 1.1.1. Khái niệm về công ng iệp, tiểu thủ công nghiệp 11 1.1.2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp 14 1.2. Đặc điểm của tiểu thủ công nghiệp 15 1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm 15 1.2.2. Đặc điểm về lao động và sử dụng lao động 16 1.2.3. Nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ 17 1.2.4. Vốn và mối quan hệ tín dụng 18 1.2.5. Nguyên liệu đầu vào 18 1.2.6. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm 19 1.3. Vị trí, vai trò của tiểu thủ công nghiệp 19 1.3.1. Vị trí của tiểu thủ công nghiệp 19 1.3.2. Vai trò của tiểu thủ công nghiệp 20 1.4. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN TTCN 22 1.4.1. Gia tăng số lượng, quy mô TTCN 22 1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu TTCN theo hướng hợp lý 23 1.4.3. Huy động nguồn lực phát triển TTCN 25 1.4.4. Mở rộng thị trường của TTCN 27 iv
  • 6. 1.4.5. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp cho xã hội của TTCN .28 1.4.6 Chỉ tiêu đánh giá phát triển TTCN 29 1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 32 1.5.1. Điều kiện tự nhiên 32 1.5.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội 33 1.5.3. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 33 1.5.4. Chính sách của Nhà nước 34 1.6. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NUỚC 35 1.6.1. Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp các nước trên thế giới 35 1.6.2. Thực tiễn phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nước ta 38 1.6.3. Bài học kinh nghiệm 40 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN TỈNH QUẢNG TRỊ 43 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 43 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 43 2.1.2. Địa hình và khí hậu 43 2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 44 2.1.4. Đặc điểm kinh tế 46 2.1.5. Đặc điểm xã hội 47 2.1.6. Chính sách phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị 47 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ 49 2.2.1. Thực trạng về số lượng, quy mô cơ sở TTCN 49 2.2.2. Tình hình về các yếu tố nguồn lực của tiểu thủ công nghiệp 52 2.2.3. Tình hình về thị trường đầu ra của sản phẩm tiểu thủ công nghiệp 59 2.2.4. Tình hình về kết quả sản xuất kinh doanh của tiểu thủ công nghiệp 62 v
  • 7. 2.3. KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP VÀ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VỀ VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TTCN. 65 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ...........................................................................................................68 2.4.1. Ưu điểm..........................................................................................................................................68 2.4.2. Những hạn chế của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị...............70 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị....................................................................................................................................................70 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ 72 3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ RA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ...........................................................................................................72 3.1.1. Bối cảnh của sự phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay............................................................................................................................................72 3.1.2. Những vấn đề đặt ra trong phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị hiện nay..................................................................................................................................................................73 3.1.3. Quan điểm phát triển tiểu thủ công nghiệp.....................................................................74 3.1.4. Định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp từ nay đến năm 2025.....................75 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ...............................................................................................................................76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................87 1. KẾT LUẬN..........................................................................................................................................87 2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................90 PHỤ LỤC..................................................................................................................................................92 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vi
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CSSX : Cơ sở sản xuất DNTN : Cơ sở tư nhân LN : Làng nghề NN : Nông nghiệp NLĐ : Người lao động TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTCN : Tiểu thủ công nghiệp SXKD: Sản xuất kinh doanh GTSLHHDV: Giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ vii
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 – 2016 50 Bảng 2.2. Cơ cấu cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 – 2016 51 Bảng 2.3. Số lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 53 Bảng 2.4. Quy mô cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp xét theo lao động tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 54 Bảng 2.5. Nguồn vốn ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 – 2016 55 Bảng 2.6. Quy mô cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp xét theo vốn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 57 Bảng 2.7. Trình độ kỹ thuật, công nghệ của các cơ sở TTCN qua yếu tố Vốn và Lao động của tỉnh Quảng Trị 58 Bảng 2.8. Sản phẩm TTCN chủ yếu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 ..59 Bảng 2.9. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp c ia theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 62 Bảng 2.10: Tỷ lệ đóng góp ngân sách nhà nước so với doanh thu của Cơ sở giai đoạn 2012-2016 64 Bảng 2.11. Đánh giá nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 65 Bảng 2.12. Đánh giá năng lực về lực lượng lao động của ngành TTCN tr n địa bàn tỉnh Quảng Trị 66 Bảng 2.13. Đánh giá mức độ công nghệ của các cơ sở TTCN tỉnh Quảng Trị 67 Bảng 2.14. Lý do tiêu thụ ra thị trường ....68
  • 10. viii
  • 11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị năm 2012 và năm 2016................................................................52 ix
  • 12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung và trong quá trình phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp rất có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Quảng Trị là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải miền Trung Tây Nguyên, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có nhiều tiềm năng để phát triển TTCN. Những năm qua, mặc dù khu vực TTCN đã có những đóng góp tích cực trong quá trình nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thu hút được nhiều lao động tham gia, thúc đẩy các ngành k nh tế phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, so với những điều kiện và tiềm năng sẵn có của địa phương, tình hình phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh tr ng thời gian qua còn nhiều hạn chế như: số lượng các cơ sở , cơ sở còn ít, trình độ công nghệ còn lạc hậu, thiếu vốn, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh yếu… Bên cạnh đó, địa phương cũng chưa có nhiều chính sách, giải pháp thiết thực, hiệu quả hỗ trợ tạo điều kiện TTCN phát triển. Đến nay, liên quan tới định hướng phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh, đã có một số đề tài, bản báo cáo nhưng những đề tài này còn nhỏ lẻ, chưa đưa ra được những chiến lược, giải pháp tổng thể cho việc phát triển ngành TTCN. Để nắm bắt được cơ hội, phân tích rõ những điểm mạnh, điểm yếu và từ đó đề ra những giải pháp, xây dựng lộ trình nhằm thúc đẩy phát triển ngành TTCN một cách đồng bộ từ việc nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các cơ sở làng nghề, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế … cần thiết phải nghiên cứu đánh giá tình hình hiện tại và định hướng phát triển ngành TTCN. Việc nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là một yêu cầu cần thiết vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài, vừa là vấn đề thời sự cần được quan tâm đúng mức. Vì những lý do 1
  • 13. trên, tôi chọn Đề tài: “Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở có hệ thống những vấn đề lý luận và thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động của ngành, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển TTCN tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tiểu thủ công nghiệp. - Phân tích thực trạng phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 - 2016. - Đề xuất các giải pháp phát triển TTCN đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của Đề tài là những vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Thực trạng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại các cơ sở sản xuất, các hộ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, qua đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các giải pháp chủ yếu về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu những vấn đề về iểu thủ công nghiệp tại các huyện/thị xã/ thành phố trong địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển của tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2016 và định hướng phát triển TTCN đến 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: - Thu thập từ số liệu Niên giám thống kê qua các năm từ 2012 – 2016 của Cục Thống kê Quảng Trị và số liệu sơ bộ UBND tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư năm 2016. 2
  • 14. - Thu thập từ các báo cáo của Sở kế hoạch đầu tư, Sở Nông nghiệp &Phát triển nông thôn, Sở Công Thương Quảng Trị và Cục thống kê tỉnh Quảng Trị. - Thu thập thông tin từ internet, báo chí và một số nguồn khác. 4.1.2. Dữ liệu sơ cấp + Đối tượng phỏng vấn: Lãnh đạo các cơ sở TTCN; Lãnh đạo UBND, các cơ quan ban ngành liên quan TTCN tỉnh. + Phương pháp điều tra: (i) Kích cỡ mẫu: Trong phạm vi đề tài này, tác giả điều tra 50 cơ sở trong tổng thể ba lĩnh vực chính của TTCN; Phỏng vấn 10 Lãnh đạo các Sở, ban ngành và UBND tỉnh Quảng Trị và lãnh đạo cơ sở , cơ sở với tiêu chí đánh giá theo thang điểm: 1- Hoàn toàn đồng ý; 2- Đồng ý; 3- Không đồng ý; 4- hoàn toàn không đồng ý; 5- không có ý kiến. (ii) Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu tỷ lệ phân tầng, sau đó thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để đảm bảo tính khách quan. Căn cứ vào danh sách các cơ sở TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo điều tra năm 2016 của Sở Công Thương và Cục thống kê để lập và cập nhật dàn chọn mẫu. Cụ thể như sau: STT Cơ sở Tổng số Tỷ lệ Số lượng (%) mẫu 1 - Khai khoáng 107 1,47 5 2 - Chế biến, chế tạo 7031 96,20 40 3 -Sản xuất, phân phối điện, 170 2,33 5 khí đốt, điều hòa TỔNG CỘNG 7308 100 50 4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả dữ liệu theo các tiêu thức cụ thể qua thời gian. - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu phân theo loại hình sở hữu, lĩnh vực kinh tế, theo thời gian. - Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng xuyên suốt trong luận văn. 4.3. Phần mềm xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm Microsoft Excel. 3
  • 15. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong những năm qua đã có không ít tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan về tiểu thủ công nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau: - PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), kinh tế phát triển là đi vào nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển, để đạt được tăng trưởng cao và bền vững cần phải dựa trên khai thác các tiềm năng nguồn lực và nâng cao năng lực của các ngành kinh tế; chỉ ra cách thức phân bổ nguồn lực để gia tăng nhanh chóng sản lượng GDP của nền kinh tế làm cơ sở cải thiện mức sống của dân chúng, nghiên cứu cách thức sử dụng và phát triển các nguồn lực hợp lý như cơ sở sự tăng trưởng bền vững. Nội dung giáo trình đi sâu vào các phần vấn đề lý luận chung, các nguồn lực phát triển kinh tế, chính sách phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội. - Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ chỉ rõ quan điểm phát triển sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, 8 công nghệ cao (gọi chung là công nghệ tiên tiến) là phương thức quan trọng để chuyển hóa các thành tựu khoa học và công nghệ thành hàng hóa thương mại; là cơ sở để hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm có nhiều tính năng mới, có giá trị gia tăng cao; là giải pháp hữu hiệu để tăng cường nă g lực phát triển của các cơ sở , các tổ chức khoa học và công nghệ. Nhà nước có chí sách đặc biệt để phát triển sản phẩm quốc gia, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu ra khu vực và thế giới, với các mục tiêu hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh về tính mới, về chất lượng và giá thành dựa trên việc khai thác các lợi thế so sánh về nhân lực, tài nguyên và điều kiện tự nhiên của đất nước; tăng cường chuyển giao công nghệ, tiếp thu, làm chủ và ứng dụng công nghệ vào các ngành kinh tế - kỹ thuật, công nghiệp then chốt; nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của cơ sở và tiềm lực công nghệ quốc gia. đưa ra các sản phẩm quốc gia, đặt tiêu chí chung và định hướng lĩnh vực ưu tiên. Từ đó, nghiên cứu nội dung, các giải pháp, kinh phí và tổ chức thực hiện chương trình. 4
  • 16. - Hồ Kỳ Minh (2011) “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi” đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và phương pháp nghiên cứu liên ngành, với các phương pháp cụ thể như sau: Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, gồm: tư liệu thành văn, các nghiên cứu trước đây về làng nghề (được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau). Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp, chuyên gia. Phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng các bảng hỏi cho các đối tượng là: chủ các CSSX và NLđ tại các CSSX kinh doanh các ngành nghề nông thôn tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi…Báo cáo đã đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển nghề và làng nghề tiểu thủ công 9 nghiệp ở khu vực đồng bằng, trung du trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề; Kiến nghị 02 đề án triển khai áp dụng giải pháp trong thực tế đối với việc phát triển 02 làng nghề cụ thể. đề tài này cho thấy được triển làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HđH, tăng tỉ trọng làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn. - Trần Thị Anh Trúc (2009), Luận văn thạc sĩ Lịch sử, đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006). Dựa vào các văn kiện, nghị quyết trình bày một cách có hệ thống quá trình đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vận dụng đường lối phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của đảng trong thời kỳ đổi mới vào thực tiễn địa phương từ năm 1996 đến năm 2006. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, khoa học lịch sử đảng để phân tích kết quả phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh từ năm 1996 đến năm 2006, từ đó khẳng định những thành tựu và hạn chế của đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng kết quá trình 10 năm lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chỉ ra những thành tựu cơ bản đạt được, những hạn chế, yếu kém, những vấn đề nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, từ đó phân tích kinh nghiệm của đảng bộ Hà Tĩnh trong việc lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của đảng ở địa phương. 5
  • 17. - Trần Minh Yến (2003), Luận án Tiến sỹ “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Tác giả Mai Thế Hởn và công sự (2003), cuốn sách “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; - Bạch Thị Lan Anh (2010), Luận án Tiến sĩ “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, đã xây dựng được khái niệm làng nghề truyền thống. Nghiên cứu đã đánh giá toàn diện sự phát triển làng nghề truyền thống về kinh tế - xã hội - môi trường và trong quan hệ tổng thể với kinh tế nông thôn và kinh tế vùng để tìm ra các nguyên nhân hạn chế trong tiến trình thực hiện sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống, đặc biệt việc ô nhiễm môi trường là một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển làng nghề truyền thống. Ưu điểm nổi bật nhất của các nghiên cứu là đã làm rõ những luận cứ khoa ọc trong nghiên cứu phát triển làng nghề theo hướng bền vững là một xu huớng tất yếu hiện nay. - Uỷ ban nhân dân huyện Phong điền, tỉnh Thừa Thiên huế đề án phát triển ngành nghề TTCN và các làng nghề Phong điền giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020, (tháng 12 năm 2013) . Nội dung của đề án nhằm phát triển ngành nghề TTCN và các làng nghề huyện Pho g điền giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020, tạo cơ sở pháp lý và nguồn lực để các ngành, địa phương căn cứ tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. đề án đánh giá thực trạng hoạt động các ngành nghề TTCN và ngành nghề trên địa bàn huyện Phong điền; dự báo xu hướng phát triển, khả năng mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm; hoạch định chính sách đầu tư, hỗ trợ và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm khôi phục, phát triển các ngành nghề TTCN một cách có hiệu quả, bền vững; giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phong điền. - Nguyễn Văn Khỏe (2010), Giải pháp phát triển sản xuất tiểu thủ công 11 nghiệp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, 6
  • 18. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn nghiên cứu thực trạng và các yêu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất TTCN tại huyện Kim Bảng, đề xuất phương hướng, các giải pháp thúc đẩy sự phát triển sản xuất TTCN nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. - Nguyễn Xuân Hoản, Công nghiệp hóa nông thôn qua phát triển các cụm công nghiệp làng nghề: nghiên cứu trường hợp tại các cụm công nghiệp làng nghề ở Bắc Ninh và Hà Tây. Nghiên cứu đã đánh giá kết quả công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam, thông qua hai hình thức cơ bản, đó là: Thứ nhất là loại hình CNH nông thôn dựa vào việc phát triển các khu công nghiệp đa ngành ở các vùng nông thôn ven đô và dọc các trục đường quốc lộ chính để thu hút các cơ sở từ thành phố và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Loại hình công nghiệp này bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990, đến nay nó vẫn tiếp tục phát triển mạnh và đã hình thành hệ thống sản xuất có công nghệ và trang thiết bị hiện đại, chuyên làm gia công cho các cơ sở của đô thị và nước ngoài; Thứ hai là loại hình CNH nông thôn thông qua phát triển các làng nghề ở nông thôn dựa trên sự năng động của nhân dân và chính quyền địa phương. Các làng nghề thường sả xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu hoặc là các làng nghề chuyên chế biến lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu phục vụ cho tiêu dùng và công nghiệp chế biến khác. Trong các làng nghề năng động cũng đã và đang có nhiều hộ gia đình chuyển thành các cơ sở nhỏ và vừa để phát triển sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn hơn và tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế. đồng thời 12 hệ thống hóa các khái niệm về cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề. Nghiên cứu cũng đã đánh giá thực trạng phát triển của một số cụm công nghiệp làng nghề tiêu biểu như: cụm công nghiệp làng nghề giấy ở Phong Khê; cụm công nghiệp làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ đồng Quang; cụm công nghiệp làng nghề dệt may La Phù; cụm công nghiệp làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra các chính sách quyết định đến sự thành công của cụm công nghiệp làng nghề như: Thị trường cung ứng nguyên vật liệu; Thị trường tiêu thụ sản phẩm; Yếu tố 7
  • 19. vốn xã hội và vốn con người; Khai thác tốt sự gần kề về địa lý và tổ chức; Các yếu tố cơ sở hạ tầng và nguồn lực chung; các thể chế điều tiết và các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất. - Nguyễn Lang - “Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến Hà Nội”. đề tài giới thiệu một khía cạnh cụ thể của quá trình phát triển kinh tế của Thủ đô từ Thăng Long đến Hà Nội nhằm góp phần vào công tác tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thủ đô đã phát triển từ 1010 đến 2010. Công trình có ý nghĩa phục vụ đông đảo bạn đọc quan tâm và các nhà nghiên cứu. - Cuốn sách tập trung vào giới thiệu quá trình phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thăng long – Hà Nội, đi từ trình độ thủ công nghiệp lên trình độ đại công nghiệp XHCN. Quá trình này là một bộ phận hữu cơ củ quá trình phát triển nền kinh tế xã hội nước ta, qua các giai đoạn lịch sử kế tiếp nhau. Do chủ đề của cuốn sách nên nội dung tập trung vào giới thiệu quá trình phát triển thủ công nghiệp và công nghiệp Hà Nội từ sau cách mạng tháng 8-1945 và tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954 đến nay. Nội dung sách tập trung làm rõ mấy đặc điểm chủ yếu : - Quá trình phát triển từ thủ công nghiệp của Việt Nam nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng, được thể hiện chủ yếu trong quá trình phát triển của làng nghề thủ công, nhất là từ khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mớ . Tới 13 nay, trong chừng mực nhất định, có thể hình dung các làng nghề hiện nay hư là một công xưởng, với trình độ cơ khí hóa ở những mức độ khác nhau, gồm nhiều dây chuyền sản xuất được bố trí song song của các hộ gia đình, hoạt động kinh doanh chủ yếu theo phương thức tự sản tự tiêu. Do đó, trong quá trình thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của làng nghề còn những nhược điểm nhất định như sức cạnh tranh còn yếu, không có thương hiệu của ngành hàng, môi trường bị ô nhiễm. - Công nghiệp cơ khí hóa được đầu tư phát triển trên hai bình diện. Một là trên bình diện phát triển song song với sự phát triển của 11 ngành nghề thủ công truyền thống. Hai là trên bình diện phát triển đi thẳng ngay lên trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở hai ngành nghề chủ yếu là ngành công nghiệp điện lực (công nghiệp năng lượng) và ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin. 8
  • 20. - Đề án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của Sở Công thương Quảng Trị về đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ trên địa bàn đến năm 2025. - Đề án khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 của Sở Công Thương Quảng Trị đã đánh giá được hiện trạng một số ngành TTCN ở trong làng nghề, trong nông thôn để lamd cơ sở tỉnh ra các chính sách hỗ trợ phát triển TTCN. - Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới, chủ trương phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong đường lối, chính sách của đảng và Nhà nước. đó là những quan điểm, chủ trương, chính sách cùng những tổng kết, đánh giá rút ra những kinh nghiệm về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nước ta của đảng Cộng sản Việt Nam. Sự tổng kết, đánh giá đó được phản ánh trong các văn kiện đại hội đảng Cộng sản Việt Nam - từ đại hội VI đến đại ội XII và các nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ương, hội nghị Bộ Chính trị … Những đánh giá chính thức và quan trọng của đảng ta phản ánh nhận thức lý luận và thực tiễn của đảng về lãnh đạo công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong quá trình đổi mới. đã có những công trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này: Một số luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam đã bảo vệ, nghiên cứu về quá trình thực hiện đường lối phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của đảng. Ngoài ra còn có nhiều bài đăng trên các tạp chí chuyên ngàn : Tạp chí Lịch sử đảng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử đã đề cập đến vấn đề đường lối xây dựng và phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của nước ta trước đây và hiện nay. Các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên những thành công và hạn chế của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta từ trước và sau khi có đường lối đổi mới, đề cập đến vai trò của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nền kinh tế, đưa ra những bài học ban đầu trong việc quản lý, một số định hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề hiện nay. đồng thời, các tác giả đã đề ra những kiến nghị, giải pháp để tiếp tục phát triển, đổi mới nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nước ta. Tuy nhiên, có thể thấy còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu vấn đề riêng về tiểu thủ công nghiệp một cách cụ thể và có hệ 9
  • 21. thống, về những địa phương có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, chủ trương đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây để nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, phục vụ sự nghiệp CNH-HđH đất nước. Với đề tài này tác giả đi sâu nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề thực tiễn còn tồn tại để nhằm góp phần phát triển tiểu thủ công nghiệp nói chung và phát triển nền tiểu thủ công nghiệp của địa phương nói riêng một cách bền vững. 6. Kết cấu của luận văn Nội dung nghiên cứu của Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiểu thủ công nghiệp. Chương 2: Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Chương 3: Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 10
  • 22. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1.1.1.1. Công nghiệp Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư: Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa ọc và kỹ thuật. Theo Từ điển Tiếng Việt: Công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng và chuyển biến các nguyên liệu – gốc động vật, thực vật hay hoáng vật thành sản phẩm. Như vậy, công nghiệp bao gồm những hoạt độ g sản xuất, bắt đầu từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, tách đối tượng lao động ra khỏi t iên nhiên và hoạt động chế biến các tài nguyên có được từ khai thác, làm thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu ban đầu, biến chúng thành những sản phẩm tương ứng hoặc nguồn nguyên liệu tiếp theo để sản xuất ra các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Hoạt động công nghiệp vô cùng phong phú và đa dạng, có rất nhiều cách phân loại khác nhau. Ở một số quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm: - Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí; - Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ); - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; - May mặc, đồ dụng gia đình; - Chế biến, sản xuất các chất hóa chất cần thiết. 11
  • 23. 1.1.1.2. Tiểu thủ công nghiệp Trong lịch sử phát triển các ngành kinh tế trên thế giới, có nhiều quan điểm về tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp hay còn gọi chung là tiểu thủ công nghiệp (Tiếng Anh: micro and small - scale enterprise). Tùy theo điều kiện, bối cảnh lịch sử và đặc điểm của mỗi vùng lãnh thổ nhất định, các nhà kinh tế học đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ đó mỗi nước đã có những định hướng và cách nhìn nhận về phát triển tiểu thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam trong chính cương của Đảng lao động Việt Nam (1951) lần đầu tiên nói đến thuật ngữ công nghiệp, thủ công nghiệp, ban đầu thuật ngữ này là công dụng, mặc dù các văn bản chính thức của Nhà nước chỉ dùng chung một thuật ngữ “thủ công nghiệp” nhưng đều hiểu rằng nó bao hàm cả công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhiều ngành nghề trước đây chủ yếu làm bằng tay, sử dụng các công cụ thô sơ. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật con người đã biết sử dụng máy móc thiết bị vào nhiều khâu, công đoạn trong sản xuất thủ công nghiệp, chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu đề xuất ý kiến nên bỏ thuật ngữ “thủ công nghiệp” mà dùng thuật ngữ “tiểu công nghiệp”. Có quan niệm cho rằng; ngành nghề TTCN là ngành sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào đôi bàn tay khéo léo của con người, các sản phẩm thủ công được sản xuất theo tính chất phường hội, mang bản sắc truyề thống và có những bí quyết công nghệ riêng của từng nghề, từng vùng. Quan niệm này mang tính cổ điển. Trong điều kiện hiện nay, do trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật; cơ khí hóa, điện khí hóa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc đưa máy móc thiết bị vào trong sản xuất TTCN là tất yếu, một số công đoạn sản xuất được đưa máy móc thiết bị vào thay cho lao động thủ công để nâng cao năng suất lao động, vì vậy những ngành sản xuất có tính chất như trên được gọi là sản xuất TTCN. Thuật ngữ tiểu thủ công nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Thuật ngữ trên ra đời để chỉ một nền sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, không dùng máy móc hoặc dùng máy móc có công suất thấp 12
  • 24. ở một số công đoạn sản xuất đã có từ trước và cũng để phân biệt với nền sản xuất công nghiệp cơ khí hiện đại tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển. Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) cũng đã đề nghị thay thế khái niệm nghề thủ công (handicraft) bằng khái niệm công nghiệp truyền thống (traditional industry). Như vậy đã chứng tỏ rằng ngành nghề TTCN cũng là mối quan tâm của nhiều tổ chức. Phát triển ngành nghề TTCN là một hướng đi cơ bản, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thêm nữa, nghề thủ công là nơi gặp gỡ của nghệ thuật và kỹ thuật. Từ điển bách khoa của nhà xuất bản Mac Milan Conpany đã viết: “TCN vừa là một cách thức sản xuất có tính chất công nghiệp, vừa là một dạng hoạt động có tính chất mỹ thuật”. Như vậy ngành nghề TTCN còn là một trong những nơi lưu giữ và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc một cách đầy đủ và tinh tế nhất. Căn cứ theo Quyết định số 132/2000/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn ngày 24/11/2000 thì Sản xuất TTCN được quy định trong quyết định này bao gồm: - Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; - Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí; - Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sả xuất ngành nghề nông thôn,... Ngành nghề TTCN ở Việt Nam thường được p át riển trong các thôn, làng, xã và đươc gọi là làng nghề. Làng nghề ở Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời, nhưng nhìn chung thì quy mô sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu và lực lượng lao động làng nghề thường mang tính chất gia đình, không được đào tạo mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cha truyền con nối. Ngành nghề TTCN truyền thống: là những ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân làm nghề, là ngành nghề TTCN có từ thời thuộc pháp còn tồn tại đến nay (nghĩa là từ khi hình thành đến nay khoảng 100 năm trở lên), kể cả những nghề được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ những công nghệ truyền thống. Ngành nghề TTCN mới: là những ngành 13
  • 25. nghề phi nông nghiệp mới được hình thành do phát triển từ các ngành nghề truyền thống hoặc tiếp thu những nghề mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội phát sinh. Theo một số tác giả mới nghiên cứu về ngành nghề TTCN gần đây có định nghĩa về ngành nghề TTCN như sau: “ngành nghề TTCN bao gồm những nghề TTCN có từ thời Pháp thuộc còn tồn tại đến nay, kể cả những nghề được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghiệp truyền thống và những nghề mới xuất hiện do sự nảy sinh hoặc du nhập từ nước ngoài vào nhưng đã thể hiện được trình độ đặc biệt của dân tộc Việt Nam”. Tóm lại, tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủ yếu bằng thủ công với quy mô nhỏ. Ở đó, hệ thống công cụ lao động thô sơ đã được cải tiến và thay thế bằng một phần máy móc mang tính chất công nghiệp có quy mô nhỏ (bao gồm các hộ, cơ sở sản xuất mang tính chất công nghiệp quy mô nhỏ, trang bị máy móc hoặc thủ công). Trong quá trình hoạt động, các nguồn lực được sử dụng như lao động, vốn, tài nguyên...để sản xuất ra nhiều loại mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội và sản xuất của nhiều ngành kinh tế khác nhau. 1.1.2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phát triển được hiểu như một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới t ay hế cái cũ. Quan điểm này cũng được cho rằng, sự phát triển là quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn”. Phát triển TTCN là hoạt động thu hút nhiều người dân tham gia vào sản xuất TTCN, nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn. Đồng thời, phát triển TTCN cũng là quá trình thực hiện CNH - HĐH nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa hoc và công nghệ. Một số quan niệm cho rằng, phát triển TTCN sẽ góp phần nâng cao vị thế về kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn thông qua việc sử dung có hiệu quả các nguồn nhân tài vật lực của địa phương. 14
  • 26. Phát triển ngành nghề TTCN là đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, đảm bảo sức khoẻ của người dân và lao động làm nghề, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra cơ sở vật chất vững mạnh, cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng CNH nông thôn trên cơ sở giải quyết tốt việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn, đưa nông thôn tiến lên một nền văn minh hiện đại hơn. 1.2. Đặc điểm của tiểu thủ công nghiệp 1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm Trước hết phải khẳng định rằng sản phẩm của ngành nghề TTCN là sản phẩm hàng hoá, sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt nhưng sản phẩm của ngành nghề TTCN lại được sản xuất đơn lẻ, thậm chí là độc nhất vô nhị. Những nét hoa văn tinh tế luôn được cải tiến, thêm thắt, uốn lượn tỷ mỉ như sự thách đố máy móc để sản xuất ra sản phẩm này. Hơn nữa những sản phẩm của ngành nghề TTCN nông thôn lại luôn được tạo ra bởi bàn tay của các nghệ nhân tài hoa, sản phẩm ấy còn mang theo cả tính bí truyền của nghề nghiệp vào giá trị sản phẩm. Những sản phẩm ở mỗi nơi, mỗi làng nghề lại nổi tiếng với những nét độc đáo riêng. Gốm Phù Lãng nổi tiếng với màu gốm da lươn, sản phẩm của Bát Tràng nổi tiếng với màu men lam độc đáo… rồi cả những tên sản phẩm gắn liền tên làng nón Phú Cam, làng lụa Vạn Phúc, làng Gốm Thổ Hà, làng tranh Đô g Hồ, làng Thêu Ninh Hải. Sản phẩm của ngành nghề TTCN chủ yếu là sản phẩm hàng hoá, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng, ít làm ư liệu sản xuất. Hàng hoá thường vượt ra khỏi những lợi ích kinh tế thông thường, nó chứa đựng cả những giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc, sản phẩm truyền thống là sự kết tinh của ý tưởng, tâm trí của những người thợ sản xuất tài hoa qua nhiều thế hệ “Những nghệ nhân đã thổi hồn cho những sản phẩm độc đáo của mình, tạo nên những sản phẩm tuyệt mỹ, thiêng liêng mà gần gũi, nhỏ bé mà uy nghi, dí dỏm mà chân thực, tinh sảo mà tinh tế, sâu thẳm mà chân quê. Cuộc sống của người dân việt đã được ngưng đọng lại ở nhiều tác phẩm vô giá ấy. Cái hồn của sản phẩm làm tăng thêm vẻ thanh tao của nghệ thuật, hướng tới cái thiện và sự yêu mến cuộc sống thanh bình”. 15
  • 27. 1.2.2. Đặc điểm về lao động và sử dụng lao động Lao động trong ngành nghề TTCN là một dạng lao động thích hợp cho từng hộ gia đình, sự hình thành một nghề mới ở làng thường theo quy luật là từ một hộ gia đình nào đó biết nghề sẽ truyền dạy cho con cháu, họ hàng trong dòng tộc, chủ yếu là phương thức truyền nghề trực tiếp. Một khi hoạt động của nghề này (trước đây được coi là nghề phụ bởi lẽ những nghề TTCN thường đứng thứ hai sau nghề nông), mang lại lợi ích cao thì muốn hay không muốn các hộ khác ở làng thông qua mối quan hệ ruột thịt, láng giềng, họ cùng học cho được nghề đó để nâng cao đời sống gia đình. Khi số hộ trong làng làm nghề ngày một nhiều thì nghề đó trở thành mối quan tâm của cả dân làng. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp có nhiều công đoạn phù hợp với các lứa tuổi lao động khác nhau nên có thể tận dụng được nhiều loại lao động trên địa bàn nông thôn. Lao động sản xuất tại các ngành nghề TTCN nông thôn được tổ chức giống như các xưởng sản xuất, có tính chất chuyên môn hoá cao trong từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Những nghệ nhân, thợ giỏi phải có con mắt nhìn nhận toàn diện, trí tưởng tượng phong phú trong việc chế tác sản phẩm mang tính mỹ thuật cao và phải có khả năng quản lý điều hành các lao động khác trong quá trình sản xuất. Ngành nghề TTCN sử dụng lao động tại chỗ là chủ yếu, lao động làm việc tại các hộ gia đình là chủ yếu. Lao động chia ra làm 2 loại; lao động gia đình và lao động đi thuê. Quy mô lao động nhỏ, số lao động bình quân của 1 hộ có khoảng 3 - 4 lao động thường xuyên và 2 -3 lao động thời vụ, ở một cơ sở sản xuất thì bình quân có 10 -20 lao động thường xuyên và 10 -12 lao động thời vụ. Lao động phần lớn có trình độ văn hoá thấp và không được đào tạo, ở các cơ sở sản xuất chiếm khoảng 40%, còn ở hộ khoảng 70% . Có những sản phẩm của ngành nghề TTCN mang tính nghệ thuật, do đó đòi hỏi người lao động phải là những nghệ nhân, những người thợ lành nghề có trình độ tay nghề cao như: chọn nguyên liệu, thiết kế, đục đẽo các hoa văn, hoạ tiết của sản phẩm…Ngược lại, có những công việc chỉ đơn giản như khuân vác, vận chuyển… lại không cần những thợ có tay nghề cao. Có những khâu công việc của 16
  • 28. nghề chỉ cần học theo cách truyền nghề, nhưng các khâu hoạ, marrketing... thì phải qua trường lớp, khoá đào tạo mới có hiểu biết một cách bài bản”. Lao động trong các ngành nghề TTCN chủ yếu là lao động thủ công. Lực lượng lao động được phân ra thành các loại khác nhau. Căn cứ theo trình độ tay nghề và công việc mà người ta phân lao động ra thành các loại: Nghệ nhân, thợ giỏi, lao động có kỹ thuật, lao động phổ thông và lao động tận dụng. Như vậy, lao động trong các ngành nghề TTCN là những lao động vừa chuyên vừa không chuyên, là những lao động vừa có trình độ tay nghề cao, nhưng đồng thời cũng phổ biến những lao động có hoa tay, tỷ mỉ, say sưa sáng tạo và yêu nghề. Việc phát triển ngành nghề TTCN tạo việc làm cho lao động dư thừa và nhàn rỗi. 1.2.3. Nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ Nhà xưởng sản xuất của ngành nghề TTCN nhìn chung còn rất đơn giản, nhỏ bé, chủ yếu theo hướng tận dụng mặt bằng hiện có của hộ, thậm chí nơi sản xuất cũng chính là nơi ở, nơi làm việc và nơi nghỉ ngơi. Công cụ phần lớn là thủ công và có sự khác biệt lớn giữa các có sở sản xuất; các công ty và các hộ sản xuất. Ngày nay, công cụ sản xuất TTCN ó phần được cải tiến, máy móc thiết bị được sử dụng vào một số khâu của quá trình sản xuất. Đối với những nét văn hoa tinh tế vẫn sử dụng công cụ thủ công là chủ yếu. Theo số liệu báo cáo chung của Bộ NN&PTNT và của một số nhà nghiên cứu về NNNT và NNT nông thôn cho thấy sản xuất ở các làng nghề vẫn chủ yếu là thủ công c iếm đến 73% số hộ, mức độ cơ khí hoá còn thấp, mới chỉ đạt 37 – 40% nhưng chỉ là những thiết bị lạc hậu, 86% trong số các thiết bị ấy mà cơ sở sản xuất và hộ sử dụng đều là thiết bị loại thải từ công nghiệp thành thị. Có những làng nghề phát triển đã ứng dụng một số công nghệ mới vào sản xuất, đã có tác dụng nhiều đến sản xuất, đặc biệt là giải phóng lao động khỏi những khâu nặng nhọc, độc hại, nâng cao năng suất lao động, giảm ô nhiễm môi trường. Việc cải tiến công nghệ sản xuất cần phải được nghiên cứu thận trọng và kỹ lưỡng bởi nó luôn gắn liền với tính truyền thống mà không thể phổ biến rộng rãi và có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người. 17
  • 29. 1.2.4. Vốn và mối quan hệ tín dụng Sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã ra đời và phát triển các hộ rất cần vốn, do đó phường, họ ra đời để tập trung vốn. Sản phẩm TTCN cần phải trao đổi nên hình thành các chợ làng, giao lưu kinh tế đòi hỏi quy định, an ninh trật tự, phú quý sinh lễ nghĩa, từ đó xuất hiện nhu cầu tôn vinh tổ nghề, lập nhà thờ tổ, thực hiện các hình thức sinh hoạt tập thể như: giỗ tổ, thi tài, nhân những cuộc này bàn về những vấn đề cấp bách của làng nghề như hợp tác sản xuất, cải tiến kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ, huy động vốn… Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển TTCN nông thôn là hết sức cần thiết, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng: vốn đầu tư cho phát triển TTCN nông thôn còn thiếu, đầu tư nhỏ giọt, cá biệt lại có những đơn vị vốn đầu tư tương đối lớn (hàng tỷ đồng) chủ yếu là ở các cơ sở , các công ty. Đây là những cơ sở có nhu cầu trang bị mới thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất. Quan hệ tính dụng tại các ngành nghề được thể hiện ở mức độ vay vốn của các cơ sở sản xuất. Nhìn chung thì tỷ lệ được vay vốn của các cơ sở sản xuất ngành nghề còn ít. Mức vay ở các cơ sở sản xuất quốc doanh thường cao hơn ở các cơ sở tư nhân và các hộ gia đình. 1.2.5. Nguyên liệu đầu vào Nguyên liệu cung cấp cho sản xuất TTCN chủ yếu được lấy tại địa phương và các địa phương khác trong nước, đó là các sản phẩm của ngành nông nghiệp, lâm sản, khai khoáng. Một phần nhỏ nguồn nguyên liệu được nhập từ nước ngoài, chủ yếu phục vụ cho việc cải tiến mẫu mã sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm .Do quá trình khai thác cho sản xuất ngày càng nhiều lại không có biện pháp bảo tồn và tái tạo nên nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, nơi cung cấp ng yên liệu ngày càng xa nơi sản xuất, đặc biệt các nguyên liệu quý hiếm, các tài nguyên không tái sinh ngày càng trở nên cạn kiệt như các loại gỗ quý và đã gây cản trở không nhỏ đối với sản xuất của một số làng nghề.Sự khai thác không hợp lý, bất hợp pháp các nguyên liệu quý đã làm cho giá cả các nguyên liệu này không ổn định, sản xuất kém chủ động, từ đó kéo theo giá thành sản phẩm tăng, sức cạnh tranh không cao. 18
  • 30. 1.2.6. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm Sản phẩm của TTCN chủ yếu được tiêu thụ trong nước, có đến trên 75% sản phẩm của ngành nghề được tiêu thụ ở trong nước. Số sản phẩm còn lại tham gia xuất khẩu thì chủ yếu thuộc hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Sản phẩm của ngành nghề TTCN nhìn chung còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, kiểu dáng, mẫu mã bao bì chưa phong phú, chưa theo kịp với sự phát triển của đời sống xã hội trong nước đặc biệt là chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài. Người tiêu dùng sản phẩm này thì luôn tìm tòi, khám phá những nét tinh hoa, nét văn hoá độc đáo được thể hiện ở trên mỗi sản phẩm. Do sản phẩm của ngành nghề TTCN chủ yếu là sản phẩm hàng hoá, chu kỳ sản xuất ngắn nên khi sản phẩm bị ứ đọng không bán được sẽ có tác động ngay đến sản xuất và đời sống của người dân làm nghề. Hơn nữa, sản phẩm của ngành nghề này luôn bị hiện tượng ép cấp, ép giá của tư thương gây thiệt thòi cho người sản xuất. Một điểm khác nữa đối với sản phẩm của ngành nghề TTCN là sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng và mang tính mỹ thuật cao, vì vậy việc nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng được những thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng sẽ là vấn đề hết sức cần thiết cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. 1.3. Vị trí, vai trò của tiểu thủ công nghiệp 1.3.1. Vị trí của tiểu thủ công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp có vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nông thôn, là tiền thân của ngành công nghiệp. Phát triển TTCN sẽ góp phần sử dụng lao động tại chỗ, sử dụng nguyên liệu tại địa phương, sản xuất ra công cụ, sản phẩm phục vụ tiêu dùng tại địa phương và thực hiện xuất khẩu các mặt hàng truyền thống có giá trị, thu ngoại tệ về cho đất nước. Với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự nghiệp CNH - HĐH nền kinh tế nước ta và tiến tới nền kinh tế tri thức thì “việc khôi phục và phát triển các ngành nghề TTCN là một phương hướng CNH ở Việt Nam”. - Phát triển ngành nghề TTCN sẽ mang lại lợi ích to lớn cho đất nước không chỉ ở chỗ tận dụng được nguyên liệu tại chỗ mà còn giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn. 19
  • 31. - Góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, phân công lại lao động và sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn. - Hiện nay, ở nước ta có một lực lượng lao động dồi dào trong đó tỷ trọng lao động ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn. Nhưng một lực lượng không nhỏ lao động nông thôn rơi vào tình trạng thiếu việc làm (bán thất nghiệp), không có việc làm. Do đó vấn đề tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn là vấn đề bức xúc ở nước ta hiện nay. - Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một chủ trương đúng nhằm thu hút lao động nông thôn vào các hoạt động ngành nghề, tạo việc làm mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trong công nghiệp và dịch vụ. Ngành nghề TTCN phát triển sẽ là động lực quan trọng cho sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và dư thừa ở nông thôn, một số nơi ko còn đất nông nghiệp do đã giải tỏa mặt bằng phục vụ mục tiêu khác tạo thu nhập thường xuyên và ổn định cho người lao động. 1.3.2. Vai trò của tiểu thủ công nghiệp Thứ nhất: Sự phát triển của TTCN nó sẽ cho phép tăng tỷ trọng của CN-TTCN và kích thích phát triển dịch vụ ở khu vực thà h thị - nông thôn, tạo ra cơ hội thu hút lao động và tăng thu nhập khi tham gia hoạt động TTCN, nhờ đó mà tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần. Thứ hai: TTCN có tác động tới mối tương quan giữa các ngành trên địa bàn khu vực nông thôn. Nhờ có sự phát triển TTCN mà có phát triển hơn trong quan hệ CN-NN-DV. Việc tạo ra sản phẩm TTCN sẽ kích thích trao đổi giữa các địa bàn, khu vực trong và ngoài nước, tạo ra sự phát triển dịch vụ. Ngoài ra TTCN còn là lực lượng sản xuất (LLSX) cho lĩnh vực nông nghiệp (NN) phát triển. Điều đó chứng tỏ sự phát triển TTCN tạo điều kện cho sự phát triển CN-NN- DV tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực ở nông thôn và thành thị. 20
  • 32. TTCN với tăng trưởng và phát triển kinh tế: Cũng như các ngành kinh tế khác TTCN có vai trò không nhỏ trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trước hết là ngành đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân, do đó sự gia tăng về sản lượng của TTCN là nhân tố tạo ra tạo ra sự tăng trưởng cho toàn nền kinh tế quốc dân. Mặt khác sự phát triển TTCN còn tác động tích cực đối với nông nghiệp như trong chế biến sản phẩm, điều đó cho thấy phát triển TTCN nông thôn sẽ tạo ra tác động kép trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thêm vào đó TTCN còn đóng góp lớn trong thu nhập dân cư, giảm đáng kể tệ nạn xã hội..., mặt khác sự phát triển TTCN còn tạo ra sự phát triển giao lưu giữa hai khu vực thành thị và nông thôn theo hướng tích cực trong việc giảm bớt chênh lệch về thu nhập và đời sống. Từ những nhận định trên cho thấy TTCN có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cả nước. TTCN với giải quyết vấn đề xã hội Vấn đề việc làm: Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp là theo mùa vụ lao động chỉ tập trung vào một số tháng trong năm, vì vậy đã dẫn đến thất nghiệp trá hình, thất nghiệp theo mùa vụ. Điều này đã trở thành vấn đề bức xúc trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn được mô hình của OSHIMA (Nhật Bản) chỉ rỏ. Ngoài những đặc điểm trên thì sản xuất nông nghiệp còn gặp phải một khó khăn nữa đó là việc mở rộ g sản xuất nông nghiệp luôn có giới hạn về tài nguyên đất nông nghiệp, đây là tài nguyên đang bị khan hiếm. Cho đến nay lao động trong khu vực này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng do hạn chế về ruộng đất, đất canh tác bị mất dần, do dùng cho việc phục vụ các lĩnh vực như xây dựng công trình công cộng, nhà ở, công trình giao thông, giải tỏa, xây dựng khu dân cư mới... Để giải quyết vấn đề này thì việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là hết sức hợp lý, phát triển TTCN sẽ cho phép xen kẽ thời gian nhàn rỗi trong năm của khu vực sản xuất nông nghiệp trong năm. Mặt khác với khu vực thành thị thì đội quân thất nghiệp là tương đối lớn, nó bao gồm cả lực lượng thất nghiệp tại thành thị và cả đội quân thất nghiệp di cư tự do từ nông thôn ra thành thị, hiện tại đội quân thất nghiệp ở thành thị là quá tải, hơn nữa các xí nghiệp công nghiệp ở khu vực thành thị không có khả năng thu hút hết lực lượng lao động ở khu 21
  • 33. vực này. Chính vì thế việc phát triển TTCN sẽ mở ra một cơ hội cho việc giải quyết việc làm ở thành thị và ở nông thôn, từ đó có thể giải quyết tốt vấn đề di cư tự do từ nông thôn ra thành thị. 1.4. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN TTCN Phát triển TTCN là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của TTCN, bao gồm sự thay đổi cả về lượng lẫn về chất của từng cơ sở , đồng thời là quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất - kinh doanh của các cơ sở TTCN theo hướng hợp lý và giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ sở , nhà nước và người lao động. Phát triển TTCN bao gồm những nội dung cơ bản sau: (1) Gia tăng số lượng, quy mô TTCN; (2) Chuyển dịch cơ cấu TTCN theo hướng hợp lý; (3) Huy động nguồn lực phát triển TTCN; (4) Mở rộng thị trường của TTCN; (5) Nâng cao hiệu quả SXKD và đóng góp cho xã hội của TTCN. 1.4.1. Gia tăng số lượng, quy mô TTCN Phát triển TTCN trước hết là sự gia tăng về số lượng và quy mô các cơ sở trong nền kinh tế. Số lượng, quy mô cơ sở TTCN là một trong những tiêu chí quan trọng để nghiên cứu, đánh giá sự phát triển của khu vực TTCN. Gia tăng số lượng cơ sở có nghĩa là làm cho số cơ sở (hay nói chính xác hơn là số đơn vị, cá thể cơ sở ) trong nền kinh tế ngày càng nhiều lên. Tăng số lượng cơ sở không chỉ tăng về số cơ sở đăng ký thành lập mà quan trọng là sự tăng lên của các cơ sở hoạt động ổn định trên thị trường. Đồng thời, sự gia tăng đó cần phải được xem xét đánh giá qua ngành nghề mà TTCN tham gia hoạt động, các loại hình của cơ sở đang tồn tại và sự phân bố cơ sở có phù hợp với xu hướng phát triển chung hay không. Khi số lượng TTCN tăng lên thì quy mô sản lượng hàng hóa, dịch vụ do TTCN tạo ra sẽ tăng lên, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ sở phát triển kéo theo năng lực sản xuất toàn xã hội tăng lên, khoa học công nghệ phát triển, tạo việc làm 22
  • 34. và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, để phát triển kinh tế của của một quốc gia hay một địa phương thì các nhà xây dựng chính sách phải xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở phát triển. Quy mô cơ sở có thể hiểu là độ lớn của cơ sở thông qua các tiêu chí như lao động, vốn, hay doanh thu của cơ sở … Phát triển TTCN thông qua mở rộng quy mô cơ sở chính là làm cho các yếu tố như lao động, vốn, cơ sở vật chất sản xuất hay doanh thu sản phẩm, dịch vụ … của từng cơ sở tăng lên với quy mô phù hợp. Quy mô cơ sở được xem là hợp lý khi sự đầu tư về vốn, lao động, cũng như các yếu tố khác .. tạo ra được hiệu quả cao nhất cho chính cơ sở và cho toàn xã hội. Trong quá trình phát triển của cơ sở , mở rộng quy mô cơ sở là một xu thế tất yếu. Việc mở rộng quy mô cơ sở không chỉ tạo ra sự lớn mạnh về quy mô lao động, quy mô nguồn vốn hay quy mô cơ sở vật chất mà còn nâng cao năng lực sản xuất, gia tăng uy tín thương hiệu trên thị trường, mang đến nhiều cơ hội tăng thị phần. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô cơ sở phải chú ý đến hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động của cơ sở . Vì vậy, các cơ sở phải quan tâm và cân nhắc dựa trên tổng hòa của nhiều yếu tố như cơ hội và tiềm năng thị trường, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, các nguồn lực tài chính và nhân sự để quyết định việc mở rộng quy mô sản xuất. Các nhà xây dựng chính sách phải có giả pháp thúc đẩy cơ sở mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất, nâng cao năng suất lao động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. 1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu TTCN theo hướng hợp lý Sự phát triển của TTCN không chỉ đơn thuần là sự gia tăng về mặt số lượng, quy mô của cơ sở hay chất lượng các yếu tố nguồn lực của cơ sở mà còn thể hiện ở xu hướng vận động cấu trúc nội bộ trong khu vực TTCN trên một địa phương, khu vực nhất định theo hướng ngày càng tiến bộ, hợp lý. Việc phát triển về mặt cơ cấu thường diễn ra trên các mặt sau đây: Chuyển dịch cơ cấu TTCN theo ngành nghề hoạt động là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phát triển của khu vực TTCN trong một giai đoạn nhất định. Trên cơ sở định hướng chung của một vùng hay một địa phương thì quá trình chuyển dịch cơ cấu cơ sở nói chung hay cơ cấu TTCN nói riêng phải phù với quá 23
  • 35. trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, địa phương đó nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực, thế mạnh đặc thù của từng vùng, địa phương. Đối với Quảng Trị, tỉnh có tiềm năng về phát triển công nghiệp (là các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, công sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế khoáng sản), thương mại dịch và du lịch thì việc ngày càng có nhiều TTCN tham gia vào lĩnh vực hoạt động liên quan đến công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch… là hướng phát triển phù hợp. Mặt khác, việc phát triển TTCN cần xem xét theo giải quyết các nhu cầu tiêu dùng tại chỗ đa dạng cho người dân cũng là một hướng phát triển phù hợp với đặc điểm đặc thù của tỉnh. Phát triển TTCN xét ở góc độ chuyển dịch cơ cấu còn được thể hiện thông qua việc dịch chuyển th y đổi cơ cấu giữa các loại hình cơ sở . Phần lớn TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chủ yếu được hình thành hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, cơ sở nhà nước và cơ sở tư nhân. Các loại hình cơ sở tiến bộ hơn, có khả năng huy động và sử dụng nguồn lực tốt hơn và có sự hỗ trợ pháp lý hoàn thiện hơn như Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài…Vì vậy, xu hướng phát triển phù hợp với quy luật vận động hung trong nền kinh tế là tỷ trọng các Cơ sở tư nhân quy mô nhỏ, Cơ sở nhà nướ làm kém hiệu quả ngày càng giảm xuống trong khi tỷ trọng các loại hình Công ty Cổ phầ , Công ty TNHH, hợp tác xã có xu hướng tăng lên. Để đánh giá trình độ phát triển của khu vực TTCN, ngoài việc xem xét sự chuyển dịch cơ cấu TTCN theo ngành nghề hoạt động và theo loại hình cơ sở thì cần phải xem xét sự chuyển cơ cấu của khu vực TTCN theo vùng, lãnh thổ. Sự chuyển dịch cơ cấu TTCN theo vùng, lãnh thổ ở đây là sự chuyển dịch cơ cấu TTCN giữa khu vực thành thị và nông thôn theo hướng có ưu tiên một vài ngành và gắn liền với hình thành sự phân bổ dân cư và các điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế của từng vùng, lãnh thổ đó. Đối với tỉnh Quảng Trị ngoài việc tập trung phát triển TTCN ở khu vực thành thị thì còn phải chú ý phát triển TTCN ở khu vực nông thôn, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các khu vực này. 24
  • 36. 1.4.3. Huy động nguồn lực phát triển TTCN Nguồn lực cơ sở được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của cơ sở . Các nguồn lực chính của cơ sở bao gồm vốn, lao động và trình độ công nghệ sản xuất. Khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực vốn, lao động và trình độ công nghệ để thể hiện trình độ phát triển của TTCN. 1.4.3.1. Nguồn vốn Vốn là điều kiện hàng đầu để cơ sở có thể sản xuất kinh doanh và trở thành điều kiện bắt buộc khi đăng ký thành lập cơ sở (vốn pháp định). Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, các quan hệ kinh tế, các yếu tố sản xuất được tiền tệ hóa thì vốn là cơ sở chủ yếu để mỗi cơ sở có được các yếu tố khác của quá trình sản xuất thông qua quan hệ trao đổi trên thị trường. Nguồn vốn củ cơ sở bao gồm vốn tự có và vốn vay. Đồng thời, vốn cũng được cấu thành dưới hai dạng tài sản (tài sản hữu hình và tài sản vô hình). Tăng quy mô vốn của cơ sở có nghĩa là bổ sung vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở thông qua việc trang cấp máy móc trang thiết bị, đổi mới công nghệ, đầu tư nhà xưởng… hay tăng vốn lưu động cho cơ sở . Khi cơ sở vật chất hay vốn lưu động của cơ sở tăng lên thì quy mô vốn của cơ sở cũng tăng theo. Mặc dù, sự tăng lên về quy mô vốn của mỗi cơ sở phầ ào thể hiện sự phát triển của cơ sở nhưng để đánh giá được thực chất sự phát triể ày cần phải xem xét tính hiệu quả mà lượng vốn tăng thêm đem lại. Phát triển TTCN không chỉ thể hiện sự gia tăng quy mô vốn của từng cơ sở mà còn thể hiện ở khả năng huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực TTCN. Sự phát triển đó được thể hiện qua sự tăng lên về vốn đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm, sự tăng lên về tổng nguồn vốn của các cơ sở đang hoạt động trong nền kinh tế cũng như quy mô vốn của cơ sở tại mỗi giai đoạn phát triển. Bên cạnh quy mô vốn của cơ sở lớn hay nhỏ thì chúng ta cần phải qua tâm đến cơ cấu nguồn vốn của cơ sở như tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sỡ hữu có đảm bảo hay không hay chi phí vốn vay của cơ sở cao hay thấp. 25
  • 37. Muốn TTCN phát triển đòi hỏi các nhà xây dựng chính sách phải có giải pháp hỗ trợ cơ sở nghiệp tiếp cận nguồn vốn; thu hút, tăng quy mô vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.4.3.2. Nguồn lao động Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sự thành bại của cơ sở , đây là chủ thể sáng tạo, khai thác và sử dụng các nguồn lực khác. Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực được phản ánh bằng năng lực quản lý của người chủ cơ sở và trình độ của người lao động. Để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác của cơ sở thì vai trò tổ chức, quản lý, điều phối trong quá trình sản xuất kinh doanh cực kỳ quan trọng. Vì vậy, trình độ quản lý cơ sở ngày càng có ý nghĩa quan trọng tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của cơ sở trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh, năng lực quản lý cơ sở , trình độ công nghệ thiết bị sản xuất thì trình độ lao động là một trong ba yếu tố cơ bản tạo nên năng suất lao động của cơ sở . Do vậy, muốn tăng năng suất lao động thì đòi hỏi người lao động cần có thể lực, trí lực và các kỹ năng chuyên môn ngày càng cao. Trong đó, lao động trí tuệ ngày càng giữ vai trò quyết định trong việ tạo ra giá trị sản phẩm trong xu thế phát triển kinh tế tri thức hiện nay. Do đặc điểm của TTCN chủ yếu đi lên từ hộ kinh doanh cá thể nên năng lực quản lý cơ sở là không đồng đều và trình độ tay ng ề của người lao động thấp nên rất cần quá trình đào tạo và đào tạo lại. Vì vậy, ngoài sự nỗ lực của mỗi cơ sở trong việc đào tạo lao động thì vấn đề này rất cần sự hỗ trợ của nhà nước. 1.4.3.3. Trình độ công nghệ Trình độ công nghệ sản xuất ngày càng giữ vai trò giữ vai trò q yết định sức cạnh tranh của cơ sở trong xu thế ngày càng bùng nổ như hiện nay. Bởi thực chất các cơ sở cạnh tranh với nhau là đua tranh về trình độ công nghệ vì nó là yếu tố cốt lõi để tạo ra những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Trình độ công nghệ sản xuất hiện đại sẽ giúp cơ sở tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm; nâng cao chất lượng và tính ưu việt của 26
  • 38. sản phẩm; rút ngắn chu kỳ sản xuất và thời gian tung sản phẩm ra thị trường, đáp ứng nhanh hơn nhu cầu thường xuyên thay đổi của xã hội… Đối với TTCN thì việc đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất là một rào cản lớn. Quá trình này đỏi hỏi cơ sở phải có tiềm lực về nhiều mặt, đặc biệt là vốn, nền tảng vật chất kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực, trong khi TTCN thường không có lợi thế này. Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội cho TTCN có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại nhờ quá trình chuyển giao hay hợp tác phát triển công nghệ để cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở . Bên cạnh đó, để giúp TTCN tăng năng lực cạnh tranh, có thể đứng vững và phát triển trên thị trường thì đỏi hỏi nhà nước phải có sự hỗ trợ tích cực trong vấn đề nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới trình độ công nghệ thiết bị sản xuất. 1.4.4. Mở rộng thị trường của TTCN Mở rộng thị trường là cơ sở tìm cách đưa sản phẩm hàng hóa vào thị trường mới nhằm làm tăng doanh số bán hàng. Hay nói cách khác, là quá trình làm cho các yếu tố thị trường, thị phần, khách hàng ủa cơ sở ngày càng tăng lên. Chính sự gia tăng đầu ra sẽ kích thích cho cơ sở tăng hả nă g sản xuất hàng hóa, dịch vụ; khả năng cung cấp sản phẩm cho thị trường. Mở rộng thị trường có thể thức hiện theo hai cách, đó là mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu. Mở rộng thị trường theo chiều rộng là việc cơ sở thực hiện xâm nhập vào thị trường mới, thị trường mà người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm của cơ sở , hay còn gọi là thị trường của các đối thủ cạnh tranh. Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc các cơ sở khai thác tốt hơn thị trường hiện có của cơ sở , tiến hành phân đoạn, cắt lớp thị trường, cải tiến hệ thống phân phối, thực hiện các chính sách về sản phẩm, giá, dịch vụ sau bán hàng. Nghiên cứu sự phát triển của TTCN ngoài việc nghiên cứu xem sự phát triển về quy mô, số lượng của nó phát triển ra sao, thì việc nghiên cứu khả năng chiếm 27
  • 39. lĩnh và mở rộng thị phần của cơ sở là tiêu chí quan trọng cả trên góc độ chính sách của nhà nước và chiến lược kinh doanh của cơ sở . Cơ sở có thị phần lớn, có tốc độ tăng trưởng thị phần cao chứng tỏ cơ sở càng phát triển. Phân tích tiêu chí này ta có thể đánh giá được xu thế phát triển của TTCN. Trong điều kiện hiện nay, xã hội ngày càng văn minh hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, tìm đầu ra cho sản phẩm là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại của cơ sở . Cơ sở nào có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ chiếm được thị trường và mở rộng thị phần, có chiến lược đầu tư đúng hướng, phù hợp với thị phần dự báo trong tương lai sẽ phát triển đi lên. 1.4.5. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp cho xã hội của TTCN Cơ sở muốn tồn tạ và p át triển điều cốt yếu phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở . Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tức là nâng cao khả năng thu hút và sử dụng các nguồn lực để tạo ra lợi nhuận của cơ sở ngày càng lớn. Cơ sở làm ăn càng có hiệu quả thì khả năng tí h lũy của cơ sở ngày càng lớn, trong tương lai cơ sở càng có cơ hội đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của cơ sở . Do đó, từng TTCN hoạt động càng có hiệu quả chứng tỏ khu vực TTCN càng phát triển. Trong nền kinh tế quốc dân, cơ sở đóng một vai rò hết sức quan trọng, đó là nơi diễn ra quá trình tái sản xuất và tạo nên phần lớn tổng sản phẩm quốc dân. Phát triển TTCN không ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, tạo ra việc làm cho xã hội và gia tăng phần đóng góp cho nhà nước thông qua thuế và các khoản đóng góp khác. Tuy nhiên trong ngắn hạn, có thể mục tiêu này chưa phải cơ bản, nhưng về lâu dài đây được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự thành công trong định hướng phát triển TTCN của nhà nước. Bên cạnh tiêu nâng cao mức đóng góp cho ngân sách, thì cơ sở nói chung và TTCN nói riêng cần phải quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao lợi ích cho người lao động. Đây không chỉ là mục tiêu mà đồng thời là yếu tố qua trọng 28
  • 40. để đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài và bền vững của bản thân cơ sở . Giải quyết việc làm cho người lao động phải được xét trên góc độ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo việc làm ổn định lâu dài, môi trường làm việc luôn được cải thiện theo hài hòa lợi ích. Lợi ích của người lao động thể hiện qua thu nhập và mức sống của người lao động được cải thiện; phúc lợi của người lao động được đảm bảo và phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. 1.4.6 Chỉ tiêu đánh giá phát triển TTCN TTCN là loại hình cơ sở sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, vì vậy trình độ phát triển của nó phải được thể hiện thông qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: Giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ (GTSLHHDV) do TTCN tạo ra trong năm: Chỉ tiêu này cung cấp thông tin về tổng GTHHDV (theo giá thực tế hoặc cố định) do TTCN trên một địa p ương, vùng hoặc cả nước sản xuất ra trong 01 năm. Quy mô này càng lớn, càng thể hiện trình độ phát triển TTCN của một địa phương, khu vực hoặc quốc gia. n m G = ∑ ∑ Qij × Pi Công thức tính: i=1 j=1 Trong đó: Qij: Sản lượng sản phẩm, dịch vụ (i) của các TTCN (j) trong năm; Pi: Đơn giá của 1 đơn vị sản phẩm, dịch vụ (i) trong năm hiện tại (thực tế) hoặc tại 01 năm được chọn làm gốc (cố định). Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ: Chỉ tiêu này đo lường sự thay đổi của quy mô sản xuất hàng hóa, dịch vụ TTCN ở một địa phương, vùng hoặc quốc gia giữa năm sau so với năm trước (liên hoàn) hoặc so với một năm cố định (định gốc). Công thức tính như sau: gt = Gt (định gốc) hoặc gt = Gt (liên hoàn) G 0 G t−1 29
  • 41. Trong đó: gt: Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ (HHDV) của các TTCN trong năm (t); Gt: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN năm (t); Gt-1: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN năm (t-1); G0: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN năm gốc (0). Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hoá dịch vụ nhanh hay chậm cho thấy trình độ phát triển TTCN của một địa phương cao hay thấp. Tỷ lệ đóng góp của TTCN: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa giá trị sản lượng HHDV do các TTCN sản xuất ra so với giá trị sản lượng HHDV của toàn nền kinh tế trong 01 năm. Chỉ tiêu này cho thấy vai trò của TTCN trong kinh tế của một địa phương, vùng hoặc cả nước. Công thức tính như sau: g = G Gtt Trong đó: g: Tỷ lệ đóng góp về giá trị sản lượng HHDV của TTCN; Gtt: Giá trị sản lượng HHDV của các TTCN; G: Giá trị sản lượng HHDV của toàn nền kinh tế. So sánh chỉ tiêu này qua các năm sẽ cung cấp thông in về sự thay đổi vai trò của TTCN trong nền kinh tế của địa phương theo thời gian. Nếu so sánh chỉ tiêu này giữa các địa phương trong cùng thời kỳ sẽ cung cấp thông tin về trình độ phát triển TTCN giữa các địa phương với nhau. Quy mô sử dụng các nguồn lực sản xuất: Chỉ tiêu này cho thấy, bình quân mỗi cơ sở TTCN sử dụng bao nhiêu đất đai, lao động, tiền vốn vào sản xuất, kinh doanh, đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của cơ sở . Công thức tính như sau: nj = N j N 30
  • 42. Trong đó: nj: Mức độ sử dụng nguồn lực (j) trong TTCN; Nj: Tổng nguồn lực (j) sử dụng của các TTCN; N: Tổng số cơ sở TTCN trong kỳ. Việc so sánh các chỉ tiêu này qua các năm sẽ cung cấp thông tin cho phép đánh giá trình độ phát triển của TTCN theo thời gian. Tuy nhiên, nếu so sánh chỉ tiêu này giữa các địa phương khác nhau trong cùng thời kỳ cũng sẽ cung cấp thông tin về trình độ phát triển TTCN giữa các địa phương với nhau. Tỷ lệ sử dụng các nguồn lực sản xuất: Trình độ phát triển TTCN của một địa phương còn được biểu hiện qua chỉ tiêu thể hiện quan hệ giữa quy mô sử dụng lao động, tiền vốn vào sản xuất của mỗi cơ sở TTCN. Công thức tính như sau: kj = TNj Nj Trong đó: kj: Tỷ lệ sử dụng nguồn lực (j) của ơ sở TTCN; Nj: Tổng nguồn lực (j) sử dụng của các cơ sở TTCN; TNj: Tổng số cơ sở TTCN sử nguồn lực (j). Tương tự như chỉ tiêu “Tỷ lệ đóng góp của TTCN”, khi so sánh các chỉ tiêu này giữa các năm với nhau sẽ cung cấp thông tin cho phép đánh giá về trình độ phát triển của TTCN theo thời gian. Tuy nhiên, nếu so sánh chỉ tiêu này giữa các địa phương khác nhau trong cùng thời kỳ cũng sẽ cung cấp thông tin về trình độ phát triển TTCN giữa các địa phương với nhau. Sự chuyển dịch về cơ cấu: Cơ cấu TTCN thể hiện mối quan hệ giữa số lượng TTCN của từng loại hình so với tổng thể. Công thức tính như sau: tj = T T j ×100 Trong đó: 31
  • 43. tj: Tỷ lệ TTCN loại (j) trong tổng số TTCN; Tj: Số lượng cơ sở TTCN loại (j); T: Tổng số cơ sở TTCN trong kỳ. Trình độ phát triển TTCN của một địa phương còn được thể hiện qua cơ cấu TTCN có chuyển dịch theo hướng tích cực hay không. Cụ thể, TTCN của một địa phương được gọi là phát triển khi nó thể hiện được tỷ lệ TTCN có quy mô vốn, lao động lớn ngày càng tăng. Đặc biệt, trình độ phát triển thể hiện rõ nhất khi cơ cấu TTCN thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ TTCN có trình độ trang bị kỹ thuật tiên tiến, trình độ quản lý hiện đại, có nhiều sản phẩm mới tham gia xuất khẩu... ngày càng tăng. 1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một chủ trương đúng nhằm thu hút lao động ngoài đô thị vào các hoạt động ngành nghề, tạo việc làm mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhưng việc phát triển ngành nghề TTCN không thể áp dụng một cách dập khuân, máy móc và tùy tiện ở mọi nơi mà cần phải có định hướng đúng, có lộ trình và bước đi phù hợp, quyhoạch cho từng vùng, từng địa phương, bởi vì ngành nghề TTCN chỉ được hình thành và phát triển trong những điều kiện thuận lợi nhất định của từng địa phươ g. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá đúng các tiềm năng để phát triển ngành nghề TTCN là hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, các sản phẩm hàng hóa phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt. Có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng và sự tác động của nó tới phát triển ngành nghề TTCN như sau: 1.5.1. Điều kiện tự nhiên Nhóm các nhân tố này bao gồm đất đai, khí hậu, các nguồn tài ng y n thiên nhiên (gồm khoáng sản, lâm sản, hải sản...) là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng và của đất nước. Các nhân tố này trở thành đối tượng lao động để phát triển các ngành TTCN khai thác và chế biến, hoặc trở thành điều kiện để xây dựng và phát triển các nghề TTCN. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép phát triển ngành với cơ cấu hợp 32