SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
LÊ THỊ NGỌC
THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Ngành: Quản lý khoa học công nghệ
Mã số: 834 04 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH BÌNH
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.
Các kết quả trong nghiên cứu của luận văn là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích
một cách khách quan, trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Ngọc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ................................................. 14
1.1. Hoạt động đổi mới công nghệ...................................................................... 14
1.2. Chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp... 18
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh bạn về thúc đẩy hoạt động đổi mới công
nghệ tại các doanh nghiệp:.................................................................................. 30
Chƣơng 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH NINH BÌNH...... 34
2.1. Thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt
Nam. .................................................................................................................... 34
2.2. Thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình........................ 51
2.3. Thực trạng doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình .......................................................................................................... .56
2.4. Đánh giá hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ trong địa bàn
tỉnh Ninh Bình.................................................................................................................. 69
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH NINH BÌNH................... 69
3.1. Quan điểm và mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình ........................................................................................ 69
3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình................................................................................. 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 81
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ tiếng việt
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DN Doanh nghiệp
ĐMCN Đổi mới công nghệ
KH&CN Khoa học và công nghệ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
KCN Khu công nghiệp
NC&PT Nghiên cứu và Phát triển
KT-XH Kinh tế - Xã hội
SXKD Sản xuất kinh doanh
ĐTTTNN Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ là yếu tố tác động trực tiếp tới năng suất, chất lƣợng sản phẩm là
công cụ để phát triển kinh tế và ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, sự phát triển thịnh vƣợng của quốc gia. Nhà nghiên cứu nổi tiếng Perter
Drucker đã khẳng định: “Đổi mới công nghệ đã trở thành một công cụ quan trọng
của kinh doanh hiện đại”, điều đó có nghĩa là đổi mới công nghệ đã trở thành yếu
tố ƣu tiên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên trên thực tế, để đổi mới công nghệ ngoài
việc doanh nghiệp phải hiểu rõ đƣợc quá trình đổi mới và các yếu tố ảnh hƣởng
trực tiếp, gián tiếp hay các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng tới đổi mới
công nghệ thì cũng phải thúc đẩy đƣợc những khó khăn nhất định để khắc phục
nhƣ nguồn vốn để tiếp cận công nghệ, cách đánh giá công nghệ, cách lựa chọn
công nghệ thích hợp, phƣơng thức chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực cần có
để phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ, cũng nhƣ phải nắm rõ các chính sách,
cơ chế của nhà nƣớc trong hoạt động đổi mới công nghệ (Nguyễn Hữu Xuyên,
2013).
Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật đang diễn
ra nhƣ vũ bão, khoa học, công nghệ đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, để
tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò đầu tàu của mình, các doanh nghiệp cần
phải có năng lực thiết bị, công nghệ tƣơng xứng. Nhƣng có một thực tế, hiện nay
trình độ công nghệ, thiết bị, máy móc của đa số doanh nghiệp còn thấp hơn nhiều
so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn,
thiếu thông tin về công nghệ mới trên thị trƣờng, hạn chế kiến thức pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ, do vậy nhiều loại sản phẩm, hàng hoá chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu của ngƣời tiêu dùng, chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Từ thực tế đó cho
thấy, việc đầu tƣ đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp
bách, đổi mới công nghệ để tạo ra các sản phẩm hàng hóa chất lƣợng cao, có đủ
sức cạnh tranh trên các thị trƣờng, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của ngƣời
tiêu dùng trong nƣớc, khu vực và quốc tế.
2
Năm 2006 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) - đây là
một sân chơi quốc tế lớn, vừa tạo nhiều cơ hội nhƣng cũng sẽ đặt ra những thách thức
mới cho các DN, muốn đứng vững và chiến thắng phải đủ sức cạnh tranh. Doanh
nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội, góp phần ổn định
chính trị, kinh tế, có tác động thƣờng xuyên đến môi trƣờng cạnh tranh trong nền kinh
tế. DN ở Ninh Bình hầu hết còn nhỏ bé, lạc hậu và đang hoạt động trong một môi
trƣờng kinh doanh còn nhiều khó khăn, liên quan đến động thái chuyển đổi của nền
kinh tế nƣớc ta hiện nay. Để phát triển đất nƣớc trong bối cảnh phải hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, thì một trong những vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa
có tính lâu dài là phải củng cố, phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của các DN. Bên
cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của DN, thì việc quan trọng hơn là phải
tạo môi trƣờng để chúng phát triển, có những biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trong đó, hỗ
trợ ĐMCN cho các DN là hết sức cần thiết để trực tiếp tăng cƣờng khả năng cạnh
tranh của bộ phận DN này, từ đó từng bƣớc phát triển cộng đồng DN lớn mạnh, làm
nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình (Tính đến 31/12/2016) có 3.244 doanh
nghiệp, trong đó, gần 1.000 doanh nghiệp (chiếm 30% tổng số doanh nghiệp) có sử
dụng công nghệ, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang thiết bị, máy móc
đã đƣợc đầu tƣ từ nhiều năm trƣớc đây, chủ yếu là các công nghệ thế hệ cũ, tiêu
hao nhiều năng lƣợng, tài nguyên đất, đá, khoáng sản, chất lƣợng sản phẩm hàng
hóa, giá trị và năng lực cạnh tranh không cao, không có nhiều sản phẩm, hàng hóa
xuất khẩu có giá trị lớn, các doanh nghiệp đóng góp với ngân sách tỉnh bằng thuế
hàng năm còn ít so với tổng thu ngân sách và nhu cầu chi.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thấy đƣợc vai trò của các
DN đối với nền kinh tế, đã có những chính sách nhằm tạo thuận lợi cho khối DN
này phát triển. Tại Ninh Bình, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của khoa học và
công nghệ, yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trƣởng kinh tế
của doanh nghiệp, đã có một số doanh nghiệp, cá nhân tích cực tìm tòi những tiến
bộ khoa học và công nghệ mới, đầu tƣ thí nghiệm, đầu tƣ đổi mới công nghệ đƣa
vào ứng dụng trong sản xuất. Tiêu biểu nhƣ Tập đoàn công nghiệp Quang Trung
3
(Nguồn kinh phí ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ, chủ yếu chế tạo các loại sản phẩm
quốc gia, các loại thiết bị nâng hạ siêu trƣờng, siêu trọng; chân vịt cho tàu thủy
6000-7000DWT bằng thép không rỉ chịu ăn mòn nƣớc biển; thiết bị và công nghệ
thi công cọc nhồi tạo lỗ bằng phƣơng pháp ép tĩnh; chế tạo hệ thống cổng trục
container đáp ứng yêu cầu làm việc trên cảng nổi), các Công ty: thực phẩm xuất
khẩu Đồng giao; thép Kyoei Tam Điệp; Công ty TNHH cơ điện Ninh Bình; Công
ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình và một số doanh
nghiệp khác.
Việc đầu tƣ nguồn lực để đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ, cải tiến
công nghệ của các doanh nghiệp khác, chủ yếu đƣợc thực hiện tự phát, các kiến
thức, thông tin về khoa học và công nghệ tiếp thu đƣợc chƣa thật sự đầy đủ, chƣa
có sự tƣ vấn bài bản của các chuyên gia giỏi, sự hỗ trợ nguồn lực, tài chính của nhà
nƣớc, chƣa định hƣớng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ nên hiệu quả đem lại thấp, khó
hình thành vùng sản xuất hàng hoá, khó phát triển bền vững.
Tuy nhiên, các chính sách, các giải pháp cũng chỉ mới bƣớc đầu triển khai,
hiệu quả còn thấp, còn nhiều mặt bất cập, trong đó có chính sách hỗ trợ ĐMCN đối
với các DN. Tác động, khuyến khích, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối
với các DN nhằm ĐMCN, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và năng lực cạnh tranh
còn nhiều mặt bất cập. Tình hình chung này cũng bộc lộ khá rõ trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Thúc đẩy hoạt động đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” đƣợc lựa
chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản lý khoa học và công nghệ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Một số nghiên cứu ở nƣớc ngoài.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về hoạt động
ĐMCN của doanh nghiệp, chính sách đổi mới công nghệ, cũng nhƣ chính sách nhà
nƣớc nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN với nhiều quan điểm và cách tiếp cận
khác nhau. Luận văn này chia các nghiên cứu thành 2 nhóm chính (Nguyễn Hữu
Xuyên, 2013):
4
(i) Nhóm nghiên cứu về ĐMCN, vai trò của ĐMCN và các yếu tố ảnh
hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp
Đổi mới công nghệ là một hệ thống các hoạt động phức tạp nhằm chuyển
đổi các ý tƣởng và kiến thức khoa học thành thực thể vật chất và các ứng dụng
trong hiện thực. ĐMCN là một hoạt động đồng thời tác động với nhau một cách
không tuyến tính; nó không chỉ bao gồm khoa học, kỹ thuật mà bao gồm cả ảnh
hƣởng của xã hội, nhà nƣớc, thể chế chính trị, văn hóa, kinh tế, chính sách công để
tạo ra của cải và chịu ảnh hƣởng của ba quĩ đạo tới hạn, đó là: vƣợt qua đƣờng biên
giới, sự xuất hiện các công nghệ mới, kiến thức và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên,
M.A.Schilling (2009) lại cho rằng ĐMCN là tập hợp các ý tƣởng sáng tạo và đòi
hỏi sự cần thiết phải kết hợp ý tƣởng sáng tạo, nguồn lực và kỹ năng để hiện thực
hóa ý tƣởng đó thành sản phẩm mới, qui trình mới.
(ii) Nhóm nghiên cứu về vai trò của nhà nước và chính sách nhà nước đối
với ĐMCN
Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc kích thích các ngành công
nghiệp đầu tƣ cho hoạt động R&D để dẫn tới ĐMCN (H.J.Thamhain, 2005). Đổi
mới công nghệ diễn ra ở doanh nghiệp do doanh nghiệp thực hiện và vì lợi ích của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, nỗ lực riêng của doanh nghiệp là chƣa đủ mà cần phải có
sự phối hợp của Nhà nƣớc trong việc nâng cao nhận thức về các cơ hội công nghệ
mới, tăng cƣờng và hỗ trợ trong toàn bộ hệ thống đổi mới để hạn chế các rủi ro có
thể xảy ra trong quá trình ĐMCN. Cụ thể: Y.R.Kim (2001) và Eriksson (2005) về
mô hình phát triển công nghệ và chính sách ĐMCN của Hàn Quốc, v.v. Nhƣ vậy,
các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đã khái quát đƣợc ĐMCN, hoạt động
ĐMCN, vai trò của ĐMCN và các yếu tố ảnh hƣởng tới ĐMCN của doanh nghiệp;
đồng thời khẳng định đƣợc vai trò tích cực, quan trọng của Nhà nƣớc và chính sách
nhà nƣớc trong việc hoạch định, tổ chức thực thi các chính sách ĐMCN nhằm hỗ
trợ, khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
2.2. Một số nghiên cứu ở trong nƣớc.
Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc có thể chia thành hai nhóm:
5
(i) Nhóm nghiên cứu về ĐMCN, trình độ công nghệ, năng lực công nghệ
và các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp
Đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp đã đƣợc nghiên cứu thông qua các luận án
tiến sỹ trong thời gian vừa qua nhƣ: Phƣơng hƣớng và biện pháp ĐMCN trong các
doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa (Dƣơng Trí Thảo, 2004); Từ
đó đƣa ra các giải pháp nhƣ cơ cấu lại tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, tìm kiếm phát
triển thị trƣờng đầu ra cho công nghệ, đa dạng hóa nguồn tài chính phục vụ đổi mới,
hoàn thiện lựa chọn qui trình ĐMCN, nâng cao hoạt động đầu tƣ ĐMCN. Nhân lực có
tầm quan trọng quyết định ĐMCN, trong nhiều trƣờng hợp còn cấp bách hơn tài chính,
đồng thời các yếu tố quyết định thành công của đổi mới là tình hình thuận lợi của thị
trƣờng đối với sản phẩm có liên quan tới đổi mới và sau đó là trình độ của đội ngũ lao
động tại thời điểm đổi mới (Trần Ngọc Ca, 2000).
Nguyễn Sỹ Lộc và các tác giả (2006) cho rằng muốn ĐMCN thành công,
các cấp quản lý nhà nƣớc, nhà quản lý doanh nghiệp phải quan tâm tới những yếu
tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình đổi mới Nhƣ vậy, các tác giả đã nêu
ra đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình ĐMCN, tuy nhiên chƣa làm rõ đƣợc
tầm quan trọng của các yếu tố này trong hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp.
Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu là một quá trình lâu dài và là một vấn
đề mới ở nƣớc ta, thành công của thƣơng mại hóa phụ thuộc nhiều vào năng lực
đổi mới, năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp (Nguyễn Quang
Tuấn, 2010). Vì vậy, tác động của chính sách nhà nƣớc, các tổ chức thông tin, tƣ
vấn về KH&CN và dịch vụ chuyển giao công nghệ là quan trọng nhằm phát triển
thị trƣờng công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp ĐMCN (Phạm Văn Dũng, 2010).
(ii) Nhóm nghiên cứu về vai trò của nhà nước và chính sách nhà nước đối
với ĐMCN
Hoàng Xuân Long (2011) đã nghiên cứu về chính sách của địa phƣơng
nhằm khuyến khích doanh nghiệp hoạt động KH&CN trên địa bàn. Nguyễn Quang
Tuấn (2011) đã nghiên cứu vai trò và ảnh hƣởng của chính sách nhà nƣớc trong
việc thúc đẩy phát triển thị trƣờng công nghệ. Qua đó, để thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN thì Nhà nƣớc cần có các chính sách kích cung, kích cầu và khuyến khích
6
phát triển các định chế trung gian của thị trƣờng công nghệ; đặc biệt cần có các
chính sách kích cầu công nghệ của doanh nghiệp và phát triển các định chế trung
gian gắn kết giữa cung và cầu.
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc, cũng nhƣ ở ngoài nƣớc đã
có những đóng góp lớn về hoạt động ĐMCN, chính sách ĐMCN, chính sách thúc
đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Qua đó đã khái quát đƣợc trình độ công nghệ, tác động
của của ĐMCN, các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp,
kinh nghiệm về hoạt động ĐMCN, chính sách ĐMCN; đồng thời khẳng định vai
trò và chính sách nhà nƣớc nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Mặc dù các
nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc đã có những đóng góp nhất định về lý luận và
thực tiễn. Tuy nhiên, các công trình này chƣa thống nhất đƣợc quan niệm ĐMCN
trong điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam; các nghiên cứu về ĐMCN, chính sách
ĐMCN, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN còn rời rạc, chƣa làm rõ đƣợc
các tiêu chí, mục tiêu chính sách nhà nƣớc nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN từ
nhận thức của doanh nghiệp về hoạt động ĐMCN đến tính lan tỏa do ĐMCN mang
lại cho xã hội, cụ thể nhƣ: nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các hoạt động
ĐMCN, nâng cao mức đầu tƣ và gia tăng các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp,
nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh và các hoạt động của doanh
nghiệp, đạt đƣợc các hiệu ứng lan tỏa do hoạt động đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp đem lại.
2.3. Một số vấn đề thực tại ở địa phƣơng.
Nhiệm vụ quản lý công nghệ là: Tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các văn
bản quản lý để điều chỉnh các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ trên địa
bàn. Xây dựng các chính sách thu hút đầu tƣ về chuyển giao công nghệ để phục vụ
phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng; Hàng năm lựa chọn các dự án phát triển
công nghệ, kiểm tra đánh giá các kết quả ứng dụng công nghệ trên địa bàn; Đề xuất
danh mục các TBKT cần ứng dụng vào sản xuất đời sống; Quản lý các hoạt động
chuyển giao công nghệ tại địa bàn; Tham gia đánh giá thẩm định và giám định công
nghệ các dự án đầu tƣ thuộc phân cấp quản lý; Tổ chức thẩm định, đăng ký Hợp
đồng chuyển giao công nghệ; Quản lý theo dõi tổng hợp hoạt động tƣ vấn thuộc lĩnh
7
vực đánh giá thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ; Tham gia
xét thầu, thẩm định kết quả đấu thầu các dự án, các công trình trọng điểm của tỉnh
theo yêu cầu của UBND tỉnh; Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện các dự án đầu
tƣ (giai đoạn sau cấp phép đầu tƣ) trên địa bàn tỉnh về các nội dung có liên quan
thuộc trách nhiệm và thẩm quyền quản lý đƣợc phân cấp.
Công tác quản lý công nghệ ngày càng đƣợc củng cố và tăng cƣờng hơn. Các
nhiệm vụ nhƣ kiểm tra hiện trạng công nghệ, công tác thẩm tra công nghệ, công tác,
thị trƣờng công nghệ đã có những chuyển biến và mang lại một số kết quả góp phần
vào sự phát triển KT-XH của địa phƣơng. Có thể khẳng định đa số các công nghệ
đầu tƣ thông qua BQL các Khu công nghiệp đều có sự thẩm tra công nghệ của Sở
Khoa học và Công nghệ. Các công nghệ đều đƣợc tổ chức triển khai đúng theo dự
án đƣợc lập, đảm bảo tiến độ, có cơ quan giám định định độc lập về thiết bị, công
nghệ cho dự án.
Trong những năm qua, hoạt động chuyển giao công nghệ dƣới nhiều hình
thức ở Ninh Bình khá rầm rộ. Rất nhiều doanh nghiệp tổ chức đầu tƣ đổi mới công
nghệ, tiếp nhận công nghệ, hợp tác đầu tƣ công nghệ; đã có rất nhiều loại hình công
nghệ trên địa bàn tỉnh, tạo ra rất nhiều sản phẩm mới đáp ứng cho nhu cầu thị
trƣờng, đặc biệt có công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị phục vụ cho xuất khẩu.
Nhờ có đầu tƣ công nghệ, mà việc tổ chức khai thác tài nguyên, khoáng sản, khai
thác nguồn lực lao động đã có hiệu quả. Đóng góp to lớn cho sự phát triển và tăng
trƣởng kinh tế xã hội, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân. Nhờ có đổi mới
và chuyển giao công nghệ mà giá trị Công nghiệp đã có những đột phá trong tăng
trƣởng, từ một tỉnh có thu Ngân sách hàng năm chỉ với 100 tỷ đồng, đến nay đã lên
đến trên 3000 tỷ đồng, trong đó có đóng góp không nhỏ của các công nghệ tạo nên
giá trị sản phẩm công nghiệp.
* Một số công nghệ nổi bật đƣợc chuyển giao về địa phƣơng:
Tiếp nhận công nghệ xử lý nƣớc thải phân tán DEWATS để xử lý nƣớc thải
tại khu giết mổ gia súc; ứng dụng công nghệ Bùn hoạt tính sinh học trong xử lý
nƣớc thải cho khu công nghiệp; ứng dụng công nghệ tách mực in trong sản xuất
giấy tái chế; ứng dụng công nghệ nung gạch lò đứng liên hoàn thay thế lò thủ công;
8
Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sản xuất thiết bị Quang học; ứng dụng công
nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá bớp, cá mú chấm nâu; Tổ
chức chuyển giao kỹ thuật phát triển nuôi trồng 05 loại nấm; ứng dụng thành công
kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để sản xuất Hoa, khoai tây, dứa. Tiếp nhận và chuyển
giao thành công giống lúa Tám Xoan đột biến và giống khoai tây sạch bệnh
SINNORA-Hà Lan.
* Một số hoạt động về kiểm soát công nghệ và tạo lập thị trƣờng công nghệ
Tham gia thẩm tra công nghệ cho 34 dự án vào các Khu công nghiệp trong
tỉnh; Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia Hội chợ Công nghệ và thiết bị
(Techmart) với 4 lần tham gia cho 15 lƣợt gian hàng; Tiến hành kiểm tra tiến độ và
kết quả tiếp nhận 34 dự án có đầu tƣ công nghệ trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức tập huấn phổ biến Luật chuyển giao công nghệ, các văn bản pháp
luật về KHCN cho các doanh nghiệp ở địa phƣơng; Xây dung các văn bản quản lý
nhà nƣớc về công nghệ ở địa phƣơng. Mục đích nhằm nâng cao nhận thức về pháp
luật cho cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ ở địa phƣơng.
Ngoài các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về Công nghệ; Hiện
nay ở địa phƣơng các cấp, các ngành, đặc biệt là Tỉnh uỷ, HĐNH, UBND tỉnh đã
ban hành các cơ chế chính sách, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động chuyển
giao và đổi mới công nghệ. Cụ thể nhƣ chính sách khuyến khích, ƣu đãi, thu hút đầu
tƣ; chính sách ƣu đãi về thuế, đất đai. Đặc biệt hệ thống quản lý đƣợc nâng tầm, tạo
nhiều thuận lợi cho các công nghệ đầu tƣ vào địa phƣơng, nhƣ quyết định 3264,
3265 của UBND tỉnh về quản lý công nghệ trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Ninh
Bình, đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả
đầu tƣ, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, ngăn chặn việc chuyển giao công
nghệ lạc hậu, bảo vệ môi trƣờng, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hƣớng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phƣơng, tiến tới quá
trình hội nhập và phát triển.
Tuy nhiên, hoạt động đổi mới công nghệ của địa phƣơng nói chung và trong
các doanh nghiệp nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập, cụ thể:
9
Một số doanh nghiệp lớn, mới bắt đầu đầu tƣ thì có công nghệ khá hoàn
chỉnh. Còn lại, các công nghệ không đảm bảo đƣợc tính tiên tiến. Hiện tƣợng công
nghệ từ Trung quốc khá nhiều.
Hình thức đầu tƣ công nghệ của đa số các doanh nghiệp chủ yếu thông qua
hợp đồng thƣơng mại. Có rất ít Hợp đồng chuyển giao công nghệ trên cả ba khu
công nghiệp lớn của tỉnh. Công tác đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp chậm,
hiệu quả sản xuất thấp, chất lƣợng sản phẩm không ổn định chƣa đáp ứng đƣợc với
nhu cầu thị trƣờng. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập, chất lƣợng sản phẩm quyết
định sự tồn tại của công nghệ.
Việc quyết định đầu tƣ công nghệ của một số chủ đầu tƣ mang tính tự phát,
thiếu thông tin về công nghệ, về thị trƣờng và pháp luật. Do vậy sau khi đầu tƣ công
nghệ không ít khó khăn trong tổ chức khai thác công nghệ cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm.
Công tác đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật ở các đơn vị về công nghệ chƣa
có bài bản, chỉ ở dạng học việc xem hƣớng dẫn. Không đƣợc tổ chức đào tạo để
nắm bắt kỹ thuật vận hành công nghệ đầy đủ.
Một số chủ đầu tƣ công nghệ không nắm rõ đƣợc công nghệ mình đầu tƣ (cụ
thể, không nắm đƣợc nguyên lý hoạt động, không nắm đƣợc yêu cầu của chất lƣợng
sản phẩm ...).
Nguyên nhân:
* Phía các tổ chức cá nhân đầu tƣ công nghệ
- Năng lực tài chính hạn chế do vậy nhập công nghệ thƣờng lựa chọn công
nghệ có suất đầu tƣ thấp và thƣờng nhập không đồng bộ.
- Những doanh nghiệp nhỏ thì năng lực đổi mới công nghệ rất khó khăn bởi
ngoài lý do tài chính thì việc tìm kiếm thông tin là rất hạn chế và không đủ điều
kiện để tiếp cận công nghệ.
- Thiếu thông tin về các mặt (công nghệ - thị trƣờng - pháp luật)... Hầu nhƣ
rất ít các doanh nghiệp và chủ đầu tƣ nghĩ đến Hợp đồng chuyển giao công nghệ
trƣớc khi quyết định đầu tƣ công nghệ. Chỉ một hai năm gần đây, ở các Công nghệ
hiện đại của các chủ đầu tƣ lớn, mới có Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Vì không
10
cơ sự ràng buộc về Hợp đồng chuyển giao công nghệ nên các nhà đầu tƣ phải chịu
thu thiệt nhiều sau khi đƣa công nghệ vào vận hành khai thác.
- Thiếu thị trƣờng và cơ chế tiêu thụ sản phẩm (hầu hết sản phẩm hàng thủ
công mỹ nghệ đều xuất uỷ thác không có thị trƣờng trực tiếp).
- Kinh nghiệm về tổ chức tiếp nhận công nghệ mới của một số nhà đầu tƣ
còn hạn chế. Do vậy, khi bỏ vốn ra để tổ chức tiếp nhận công nghệ phải phụ thuộc
nhiều vào tƣ vấn và các môi giới nên không chủ động trong công tác tổ chức triển
khai công nghệ làm hạn chế đến hiệu quả công nghệ.
* Phía các nhà quản lý:
Công tác quản lý về hoạt động công nghệ ở địa phƣơng trong những năm qua
đã có nhiều cố gắng. Từng bƣớc hoàn thiện và nâng tầm quản lý để đáp ứng đƣợc
những yêu cầu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Song, sự phát triển nhanh và nóng
của kinh tế ở địa phƣơng đã tác động đến công tác quản lý, làm cho quản lý có phần
chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi thực tế của cuộc sống. Những nguyên nhân làm
tác động đến quá trình hoạt động đổi mới, chuyển giao công nghệ, đó là:
- Công tác nắm bắt tiếp cận với các tổ chức cá nhân có nhu cầu về công nghệ
còn thiếu và yếu. Do vậy chƣa làm tốt công tác tƣ vấn giúp đỡ các tổ chức cá nhân
có đủ điều kiện khi thực hiện việc đầu tƣ, đổi mới công nghệ.
- Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc về
quản lý công nghệ chƣa rộng khắp, để các tổ chức cá nhân đang có công nghệ và
chuẩn bị đầu tƣ công nghệ nắm và hiểu biết đƣợcpháp luật về quản lý Công nghệ.
Mối liên hệ giữa cơ quan quản lý KHCN với ngƣời sản xuất và nhà đầu tƣ cũng nhƣ
nhà cung cấp công nghệ chƣa thể hiện sự gắn kết.
- Công tác văn bản quản lý Nhà nƣớc chƣa kịp thời và đáp ứng với nhu cầu
phát triển công nghệ tại địa phƣơng. Đặc biệt là chƣa có các chế tài cụ thể trong
việc thực thi quản lý công nghệ.
- Địa phƣơng chƣa xác lập đƣợc chính sách cụ thể để khuyến khích các tổ
chức, cá nhân tự đầu tƣ đổi mới công nghệ và hoàn thiện công nghệ trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình. Mới chỉ dùng lại ở khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ, chứ chƣa khuyến
11
khích đƣợc những công nghệ có tính đột phá, những công nghệ hiện đại, nhƣng
công nghệ có đầu tƣ cao.
- Thủ tục hành chính về quản lý đầu tƣ về tiếp nhận công nghệ vào địa
phƣơng còn nhiều lỗ hổng, dẫn đến việc đầu tƣ các công nghệ có trình độ thấp, tiêu
hao nhiều nguyên nhiên vật liệu, gây ô nhiễm môi trƣờng vào địa phƣơng tràn lan,
Chính những hoạt động công nghệ này đã góp phần gây lãng phí nguồn tài nguyên
của địa phƣơng.
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý Nhà nƣớc trong
hoạt động đầu tƣ đổi mới công nghệ ở địa phƣơng chƣa chặt chẽ. Do vậy, tính hiệu
quả và hiệu lực quản lý chƣa cao, chƣa có tác động mạnh đến hoạt động đổi mới và
chuyển giao công nghệ ở địa phƣơng.
- Chƣa hình thành đƣợc đội ngũ chuyên giá giám định công nghệ, đáp ứng
cho nhu cầu của các chủ đầu tƣ. Hiện nay, các công nghệ nhập về phải thuê chuyên
gia và tổ chức giám định công nghệ độc lập ở Trung ƣơng, do vậy cũng có một số
khó khăn nhất định trong việc kiểm soạt ban đầu của công nghệ nhập.
Từ những những nghiên cứu quốc tế, trong nƣớc và thực trạng hoạt động
đổi mới công nghệ tại địa phƣơng, tôi lựa chọn mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp
nghiên cứu cho đề tài này nhƣ sau:
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng: Hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp, chính
sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại tỉnh Ninh Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Từ đó, đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2012 đến năm 2017.
12
- Phạm vi không gian: 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp luận
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả thu thập tài liệu thông qua các
nguồn bên trong và bên ngoài tổ chức: chiến lƣợc, quy hoạch phát triển khoa học và
công nghệ của tỉnh Ninh Bình, các báo cáo qua các năm 2014 đến 2017, những bài
báo, ấn phẩm, tài liệu, bài viết đã có liên quan đến ĐMCN nói chung ĐMCN tại
Ninh Bình nói riêng, tài liệu về kinh nghiệm của một số tỉnh bạn.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phƣơng pháp thu thập thông
tin qua các số liệu thống kê.
- Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn: Tiến hành điều tra, phỏng vấn một số đối
tƣợng là cán bộ lãnh đạo quản lý của các doanh nghiệp (phó giám đốc phụ trách kỹ
thuật, tổ trƣởng sản xuất, trƣởng phòng công nghệ kỹ thuật, quản đốc …). Tổng số
phiếu là 50 phiếu đƣợc gửi trực tiếp xuống các đơn vị, thu thập đủ số liệu cần thiết
của 50 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Điều tra khảo sát, trao đổi, thảo luận với các cán bộ quản lý của địa phƣơng
và của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để tìm hiểu các khó khăn của
doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu kiến
nghị của các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong thực tiễn triển khai.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp thích hợp nhƣ tập hợp và xử lý các tài
liệu, các số liệu tham khảo và thống kê; phân tích kết hợp với tổng hợp và khái
quát hóa; đối chiếu, so sánh…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về công nghệ, ĐMCN của DN trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế; đúc kết kinh nghiệm của một số
các tỉnh Hải Dƣơng, Nam Định, Bắc Ninh về thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
- Làm rõ thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp các trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình.
13
- Đƣa ra các giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ có tính khả thi, phù hợp
với điều kiện của tỉnh Ninh Bình nhằm nâng cao hiệu quả SXKD và năng lực cạnh
tranh của các DN ở Ninh Bình tới 2022.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc sắp xếp
và thể hiện trong ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt đông đổi mới công nghệ tại các
doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các
doanh nghiệp của tỉnh Ninh Bình.
14
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
Chƣơng 1, tác giả trình bày tổng quan về hoạt động đổi mới công nghệ;
Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy hoạt động ĐMCN tại các doanh nghiệp; Một số
chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp.
1.1. Hoạt động đổi mới công nghệ
1.1.1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1.1.1.Khái niệm công nghệ
Luật khoa học và công nghệ của Việt Nam, quan niệm: “Công nghệ là tập
hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phƣơng tiện dùng để
biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.
Các tổ chức quốc tế về khoa học, công nghệ đã có nhiều cố gắng trong việc
đƣa ra một định nghĩa công nghệ có thể dung hoà các quan điểm, đồng thời tạo
thuận lợi cho việc phát triển và hoà nhập của các quốc gia trong từng khu vực và
trên phạm vi toàn cầu. Có bốn khía cạnh cần bao quát trong định nghĩa công nghệ
đó là:
– Khía cạnh “công nghệ là máy biến đổi”
– Khía cạnh “công nghệ là một công cụ”
– Khía cạnh “công nghệ là kiến thức”
– Khía cạnh “công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó”.
Khía cạnh thứ nhất đề cập đến khả năng làm ra đồ vật, đồng thời công nghệ
phải đáp ứng mục tiêu khi sử dụng và thoả mãn yêu cầu về mặt kinh tế nếu nó muốn
đƣợc áp dụng trên thực tế.
Khía cạnh thứ hai nhấn mạnh rằng công nghệ là một sản phẩm của con
ngƣời, do đó con ngƣời có thể làm chủ đƣợc nó vì nó hoàn toàn không phải là “cái
hộp đen” huyền bí đối với các nƣớc đang phát triển. Vì là một công cụ nên công
nghệ có mối quan hệ chặt chẽ đối với con ngƣời và cơ cấu tổ chức.
15
Khía cạnh kiến thức của công nghệ đề cập đến cốt lõi của mọi hoạt động
công nghệ là kiến thức. Nó bác bỏ quan niệm công nghệ phải là các vật thể, phải
nhìn thấy đƣợc. Đặc trƣng kiến thức khẳng định vai trò dẫn đƣờng của khoa học đối
với công nghệ, đồng thời nhấn mạnh rằng không phải ở các quốc gia có các công
nghệ giống nhau sẽ đạt đƣợc kết quả nhƣ nhau. Việc sử dụng một công nghệ đòi hỏi
con ngƣời cần phải đƣợc đào tạo về kỹ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập
nhật những kiến thức đó.
Khía cạnh thứ tƣ đề cập đến vấn đề: công nghệ dù là kiến thức song vẫn có
thể đƣợc mua, đƣợc bán. Đó là do công nghệ hàm chứa trong các vật thể tạo nên nó.
Trung tâm chuyển giao công nghệ khu vực Châu Á và Thái Bình Dƣơng (The Asian
and Pacific Centre for Transfer of Technology – APCTT) coi công nghệ hàm chứa
trong bốn thành phần; kỹ thuật, kỹ năng con ngƣời, thông tin và tổ chức.
Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, mà
khái niệm công nghệ đuợc mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Những
lĩnh vực công nghệ mới mẻ dần trở thành quen thuộc công nghệ thông tin, công
nghệ ngân hàng, công nghệ du lịch, công nghệ văn phòng…
1.1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần chính hay toàn bộ công
nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiến tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới
công nghệ có thể nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản
xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường. Đổi
mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới
chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là thay đổi cơ bản công nghệ hiện có.
Đổi mới công nghệ nhằm mục đích phục vụ tốt hơn các nhu cầu của xã hội,
bao gồm nhu cầu về kinh tế và nhu cầu ổn định xã hội. Nền kinh tế thị trƣờng,
thƣờng chạy theo nhu cầu lợi ích kinh tế một cách thuần túy. Nhƣng nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thì ngoài nhu cầu lợi ích về kinh tế còn
hƣớng mục tiêu cao cả hơn, đó là vì sự phát triển toàn diện của xã hội. Bởi vậy
khi xét hiệu quả của đổi mới công nghệ, ta phải tính tới các yếu tố nhƣ vừa phân
tích. Đổi mới công nghệ đƣợc coi là thành công nếu nó mang lại hiệu quả kinh tế
16
cho ngƣời chủ sở hữu nói riêng và cho xã hội nói chung.
Khi đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, ta phải đánh giá
qua so sánh giá trị gia tăng của doanh nghiệp trƣớc và sau khi đổi mới công nghệ.
Các chi phí cho đổi mới công nghệ thể hiện các chi phí đầu tƣ cho bốn thành phần
của công nghệ: (1) chi phí để đổi mới phần kỹ thuật; (2) đào tạo nhân lực cho kỹ
thuật mới; (3) chi phí cho thông tin, tƣ vấn, bí quyết công nghệ; (4) chi phí đổi mới
sắp xếp lại bộ máy quản lý cho phù hợp với yêu cầu của công nghệ mới.
Tiêu chí để đánh giá về hiệu quả đổi mới công nghệ:
- Đánh giá khả năng nâng cao năng suất, chất lƣợng của sản phẩm do công
nghệ mang lại.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng của sản phẩm do công nghệ tạo ra.
- Nâng cao năng lực quản lý vận hành, thông qua việc đổi mới sắp xếp tổ
chức bộ máy sản xuất tại doanh nghiệp.
- Tăng cƣờng sự tác động của nhà nƣớc đến quá trình đổi mới công nghệ theo
hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chủ trƣơng chính sách để doanh nghiệp thuận
lợi trong đối mới công nghệ.
Tóm lại tiêu chí để đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ dựa vào 4 yếu tố
tổng quát đó là (Technologi, Humen, Information, Orgranation).
1.1.2. Đầu tư đổi mới công nghệ
Nhằm thay đổi, cải tiến công nghệ đã có (trong nƣớc, nƣớc ngoài), góp phần
cải thiện chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả
sản xuất kinh doanh, đầu tƣ đổi mới công nghệ có thể bao gồm nhiều hoạt động
khác nhau nhƣ: đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải tiến sản phẩm
có chất lƣợng, mẫu mã tốt hơn, có sức hấp dẫn hơn và có khả năng cạnh tranh
mạnh mẽ hơn; đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải tiến/đổi mới
quy trình công nghệ sao cho đạt chi phí thấp hơn, năng suất và hiệu quả cao hơn;
đầu tƣ cho việc nhập khẩu công nghệ mới, nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ sản
phẩm hoặc công nghệ quy trình sản xuất nhập ngoại cho phù hợp với điều kiện
trong nƣớc...
Lịch sử tiến bộ của xã hội loài ngƣời diễn ra chủ yếu nhờ thay đổi công cụ và
17
phƣơng pháp sản xuất. Sự thay đổi đó là sự thay đổi công nghệ. Sự thay đổi có tiến
bộ công nghệ là đổi mới công nghệ. Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là cấp
cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển
đối với tất cả các hệ thống công nghệ. Có quan điểm cho rằng đổi mới công nghệ
là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ
dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh
doanh và quản lý kinh tế – xã hội. Với quan điểm này một sự thay đổi trong các
thành phần công nghệ dù nhỏ cũng đƣợc coi là đổi mới công nghệ, thực ra đây chỉ
là cải tiến công nghệ. Mặt khác hệ thống công nghệ mà con ngƣời đang sử dụng có
tính phức tạp và đa dạng cao, chỉ một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại
công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về
đổi mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công nghệ là việc làm không có tính
khả thi. Do đó khái niệm đổi mới công nghệ đƣợc hiểu nhƣ sau: Đổi mới công
nghệ là việc thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang
sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn. Đổi mới công nghệ có thể chỉ
nhằm giải quyết các bài toán tối ƣu các thông số sản xuất nhƣ năng suất, chất
lƣợng, hiệu quả… (đổi mới công nghệ quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản
phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trƣờng (đổi mới công nghệ sản phẩm). Đổi mới
công nghệ có thể là đƣa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới (ví dụ:
sáng chế công nghệ mới) chƣa có trên thị trƣờng công nghệ hoặc là mới ở nơi sử
dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ: đổi mới công nghệ
nhờ chuyển giao công nghệ).
Đổi mới công nghệ là tất yếu Mỗi công nghệ có một vòng đời và tạo ra một
chu kỳ sản phẩm. Đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển.
Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do các lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp
đổi mới cũng cho toàn xã hội nói chung. Các lợi ích đó là: (1) Nâng cao chất lƣợng
sản phẩm; (2) Duy trì và tăng thị phần; (3) Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm
chủng loại mới của sản phẩm; (4) Đáp ứng đƣợc các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ;
(5) Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lƣợng; (6) Cải thiện điều kiện làm việc,
nâng cao độ an toàn sản xuất; (7) Giảm tác động xấu đối với môi trƣờng sống. Đổi
18
mới công nghệ xẩy ra theo hai cơ chế: đổi mới bằng thay thế và đổi mới bằng
truyền bá. Đổi mới bằng thay thế. Khi một công nghệ mới đƣợc nghiên cứu thành
công và đƣợc phép triển khai áp dụng thì sản phẩm của nó sẽ dần dần chiếm thị
phần của sản phẩm của các công nghệ cũ. Đổi mới bằng truyền bá. Sau khi một
công nghệ đƣợc áp dụng lần đầu ở đâu đấy thì sự áp dụng dần dần lan truyền sang
những nơi khác tức là công nghệ đƣợc truyền bá từ nơi này sang nơi khác. Đổi mới
công nghệ thành công thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi nó đƣợc thƣơng mại hoá
tức là đƣợc thị trƣờng, xã hội chấp nhận. Xã hội chính là nơi tiếp nhận thành tựu
của đổi mới công nghệ nhƣng đồng thời cũng chính là nguồn cung cấp nguồn lực
cho đổi mới công nghệ thành công. Mọi đổi mới công nghệ đều bắt nguồn từ
những nhu cầu của xã hội hoặc phục vụ nhu cầu nào đó của xã hội. Đổi mới công
nghệ là một quá trình sáng tạo mà quá trình đó thƣờng xuất phát từ các cá nhân
không hài lòng với thực tại. Họ muốn chứng tỏ giá trị của mình trên cơ sở thừa
nhận giá trị của tính độc lập suy nghĩ, có tƣ duy mạch lạc, khả năng đánh giá thông
tin, kiên trì trong việc theo đuổi mục đích của mình và đặc biệt là quan tâm tới các
vấn đề trí tuệ và nhận thức. Nhƣng để các cá nhân đó có thể sáng tạo thành công
thì cần phải có một môi trƣờng sáng tạo với những đặc trƣng sau: cho phép ngƣời
lao động làm việc trong lĩnh vực mà họ yêu thích; khuyến khích, tạo điều kiện cho
các mối quan hệ, tiếp xúc giữa các đồng nghiệp; có thể giảm nhẹ sự rủi ro; khoan
dung với thất bại và không tuân theo các tập tục; có chế độ đãi ngộ thích đáng; về
giáo dục cần có một nền giáo dục mang tính khoa học – không tuyệt đối hoá mà
luôn luôn đặt ra các câu hỏi nhƣ tại sao, bản chất của sự kiện ở đâu và đặc biệt cần
cảnh giác với sự chắc chắn bề ngoài.
1.2. Chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
Theo quan niệm phổ biến, chính sách là phƣơng thức hành động đƣợc một
chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại; còn
chính sách kinh tế-xã hội (chính sách công) là tổng thể các quan điểm, các giải
pháp và công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội
nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội lặp đi lặp lại, thực hiện những mục
19
Mục đích
(Goals)
Mục tiêu cụ thể
(Purposes)
Mục tiêu đầu ra
(Planning outputs)
Kế hoạch hành
động
(Action Planning)
Đầu vào kế
hoạch
(Planning inputs)
Tác động
(Impacts)
Kết quả
(Outcomes)
Đầu ra
(Outputs)
Hoạt động
(Activities)
Đầu vào
(Inputs)
Hoạchđịnhchínhsách
Sựthựchiệnchínhsách
ThànhquảThựcthi
tiêu nhất định theo định hƣớng mục tiêu tổng thể của đất nƣớc. Một cách đơn giản
hơn, chính sách công là việc mà một chính phủ chọn để làm hoặc không làm. Khi
nghiên cứu về chính sách đổi mới theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia,
C.Edquist (1997) và C.Freeman (2008) cho rằng chính sách ĐMCN là một phạm
trù của chính sách đổi mới, đó là những can thiệp của Nhà nƣớc tác động tới sự
thay đổi công nghệ và các hình thức đổi mới khác, bao gồm chính sách R&D,
chính sách công nghệ, chính sách phát triển vùng. Chính sách ĐMCN là những
chính sách liên quan tới những can thiệp của Nhà nƣớc nhằm mục đích
tác động tới quá trình ĐMCN, đồng thời nó thƣờng liên quan tới các hoạt động
R&D công nghệ (OECD, 2005).
Hình 1.1: Các yếu tố của một chính sách theo cách tiếp cận khung logic
Nguồn: Tổng hợp1
Các yếu tố cơ bản của một chính sách nói chung và chính sách thúc đẩy
doanh nghiệp ĐMCN nói riêng thƣờng bao gồm: các yếu tố đầu vào, các hành
động, đầu ra, kết quả và tác động của chính sách (Hình 1.1):
1
World Bank (2004), Logical Framework Approach to Project Cycle Management, Public Disclosure Authorized, Wasington, DC
20433.
20
- Đầu vào (Inputs): đây là các nguồn lực của chính sách; trong chính sách
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN gồm: nhân lực, tài lực, vật lực và thông tin liên quan
tới hoạt động ĐMCN.
- Hoạt động (Activities): là những hành động thực hiện chính sách; đối với
chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN đó là (i) xây dựng thể chế nhƣ ban hành
các văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về ĐMCN, (ii) xác định
đối tƣợng doanh nghiệp thụ hƣởng và các mức ƣu đãi nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN nhƣ ƣu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp và (iii) xác định phƣơng thức
đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
- Đầu ra (Outputs): là các sản phẩm/dịch vụ đƣợc tạo ra bởi chính sách; đối
với chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN đó là các văn bản quy phạm pháp
luật, những ƣu đãi (về thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp, v.v.), thông tin, những hỗ trợ
khác nhằm thúc đầy các doanh nghiệp ĐMCN.
- Kết quả (Outcomes): là những ảnh hƣởng/thành tựu của hành động và đầu
ra của chính sách. Kết quả của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thể hiện ở
việc doanh nghiệp nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động ĐMCN, số lƣợng
doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng, v.v.
- Tác động (Impacts): là những ảnh hƣởng lâu dài của chính sách, đây là cái
đích cuối cùng mà chính sách hƣớng tới. Đối với chính sách thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, tác động của chính sách là doanh nghiệp cải
thiện đƣợc vị thế cạnh tranh, đạt đƣợc các hiệu ứng lan tỏa, góp phần thực hiện các
mục tiêu quản lý của Tỉnh.
Từ các nghiên cứu ở trên, tác giả cho rằng; Chính sách thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMCN là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục
tiêu, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nƣớc nói chung của tỉnh Ninh Bình nói
riêng sử dụng để thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần phát triển doanh nghiệp nói
riêng và đất nƣớc nói chung.
21
1.2.2. Vai trò của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong việc hoạch định, tổ chức thực thi chính
sách nói chung và chính sách ĐMCN cho doanh nghiệp nói riêng. Chính sách
thúcđẩy doanh nghiệp ĐMCN đƣợc các quốc gia quan tâm, qua đó Chính phủ có
thể thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế đổi mới, linh hoạt, có tính thích nghi
cao; do vậy, sự can thiệp của Nhà nƣớc thông qua chính sách thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMCN có vai trò quan trọng thể hiện ở các chức năng mà nó đảm nhiệm
(Nguyễn Hữu Xuyên, 2014):
- Định hƣớng, tạo khuôn khổ hoạt động nhằm tăng cƣờng khả năng truyền bá
tri thức, phổ biến công nghệ, nâng cao trình độ, năng lực công nghệ dựa trên nguồn
lực sẵn có và nguồn lực có thể huy động đƣợc của quốc gia.
- Điều tiết các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy năng lực
tƣ duy theo hƣớng đổi mới, duy trì một nền tảng tri thức mạnh mẽ, đồng thời đảm
bảo việc chuyển tri thức công nghệ thành những lợi ích kinh tế, xã hội.
- Tạo tiền đề cho phát triển công nghệ thông qua việc xây dựng cơ sở hạ
tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống
cơ quan R&D nhằm tạo ra nhiều công nghệ mới, là cơ sở để tiến hành ĐMCN.
- Kích thích, tạo động lực cho doanh nghiệp ĐMCN; từ đó tạo ra các sản
phẩm có chất lƣợng và có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa và quốc tế.
Các nguyên nhân mà Nhà nƣớc cần giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
thất bại của thị trƣờng và khiếm khuyết hệ thống, đó là:
- Thứ nhất, ĐMCN là hoạt động chứa nhiều rủi ro và không chắc chắn;
- Thứ hai, quá trình ĐMCN có thể không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn;
- Thứ ba, thất bại trong việc hiện thực hóa sự đóng góp của tiến bộ công
nghệ thông qua ĐMCN đối với tăng trƣởng kinh tế;
- Thứ tư, doanh nghiệp có thể xem nhẹ vai trò của công nghệ, ĐMCN đối
với lợi ích của chính doanh nghiệp và xã hội.
Nhƣ vậy, vai trò của Nhà nƣớc đối với hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp
là rất quan trọng nhằm định hƣớng, tạo tiền đề, điều tiết các hoạt động ĐMCN,
đảm bảo hạ tầng và tạo môi trƣờng pháp lý, cũng nhƣ khuyến khích phát triển, phổ
22
biếncông nghệ, nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ, nâng cao năng lực cạnh
tranhquốc gia; đồng thời điều chỉnh và giải quyết khiếm khuyết thị trƣờng, khiếm
khuyếthệ thống, cải cách khu vực công góp phần thực hiện các mục tiêu trƣớc mắt
và lâu dài của đất nƣớc.
Trên thực tế, cây mục tiêu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN theo
thứ tự bao gồm (Nguyễn Hữu Xuyên, 2014):
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó nâng cao vị thế
cạnh tranh của quốc gia.
- Đạt đƣợc lợi ích lan tỏa: Nhà nƣớc mong muốn doanh nghiệp thực hiện
nhiều hoạt động R&D tiến tới cải tiến, ĐMCN hơn mức đầu tƣ hiện tại của doanh
nghiệp với kỳ vọng rằng xã hội sẽ thu đƣợc lợi ích từ hiệu ứng lan toả các kết quả
nghiên cứu của doanh nghiệp. Qua đó, góp phần thực hiện các mục tiêu QLNN về
KH&CN, đồng thời góp phần không ngừng nâng cao mặt bằng khoa học và dân trí
để tiếp thu, vận dụng các thành tựu KH&CN trong tất cả các lĩnh vực của đời
sốngxã hội. Từ đó, nâng cao năng lực nội sinh công nghệ quốc gia, nâng cao chất
lƣợng tăng trƣởng kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp;
- Giảm chi phí giá thành sản phẩm nhờ hoạt động ĐMCN;
- Nâng cao năng lực của các chức năng hoạt động của doanh nghiệp: sản
xuất, tài chính, marketing, v.v.
- Nâng cao năng lực vận hành công nghệ;
- Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ;
- Nâng cao năng lực hỗ trợ tiếp nhận công nghệ;
- Nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng
cải tiến, sao chép công nghệ nhập và sáng tạo ra sản phẩm/qui trình mới.
- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với hoạt động ĐMCN;
- Gia tăng số lƣợng doanh nghiệp thực hiện hoạt động ĐMCN;
- Nâng cao mức đầu tƣ của doanh nghiệp cho hoạt động ĐMCN.
23
Nhƣ vậy, mục tiêu của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN cần đƣợc
nhìn nhận từ hai giác độ: về phía Nhà nƣớc thì nguồn thu ngân sách phụ thuộc rất
lớn vào năng lực và hiệu quả của nền kinh tế mà trung tâm là các doanh nghiệp,
đồng thời giảm các chi phí xử lý do tác động xấu của công nghệ mà doanh nghiệp
sử dụng gây ra cho xã hội; về phía doanh nghiệp thì lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt
động ĐMCN càng cao thì tỷ lệ đóng góp vào ngân sách càng lớn thông qua việc
nộp thuế, đồng thời ĐMCN sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm, năng lực
công nghệ, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp thì cần thực
hiện theo các nguyên tác sau (Nguyễn Hữu Xuyên, 2014):
- ĐMCN phải là sự nghiệp tự thân vận động của doanh nghiệp, trên cơ sở kết
hợp với sự quản lý, tác động của nhà nƣớc. Nhà nƣớc không thể làm thay doanh
nghiệp trong hoạt động ĐMCN mà chỉ làm nhiệm vụ tạo môi trƣờng thuận lợi, hỗ
trợ và quản lý phát triển công nghệ của doanh nghiệp nhằm cải thiện, nâng cao vị
thế cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Gắn chính sách thúc đẩy ĐMCN và hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp
với việc nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
phát triển bền vững của doanh nghiệp nhƣ bảo vệ môi trƣờng, phục vụ dân sinh,
phục vụ xã hội. ĐMCN không chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn cho doanh nghiệp mà
nó phải là công cụ để thực hiện các mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp, cho nên
ĐMCN phải gắn với việc bảo vệ môi trƣờng và đem lại lợi ích cho xã hội.
- Hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phải rõ ràng, minh
bạch, nhất quán, đảm bảo sự phân công, phân cấp hợp lý, phải đảm bảo sự cân đối,
đồng bộ giữa chính sách thúc đẩy ĐMCN với các chính sách khác; các chính sách
phải đảm bảo tính khả thi cao trong quá trình thực thi chính sách.
- Hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phải phù hợp với đối
tƣợng doanh nghiệp, hƣớng vào mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
kết hợp hài hòa các lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nƣớc và xã hội, nguyên tắc hiệu
quả, tiết kiệm, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Không thể lựa chọn các công nghệ
24
mà doanh nghiệp không thể làm chủ đƣợc (về nguồn lực lực, về vốn, đầu vào khác)
và không đem lại hiệu quả trực tiếp, thiết thực.
Nhƣ vậy, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ được hiểu là
tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục tiêu, các giải
pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới
công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp
phần phát triển đất nước”.
1.2.3. Các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ
Thời gian qua nhiều bộ luật quan trọng liên quan đến phát triển khoa học và
công nghệ đã đƣợc ban hành và thực thi nhƣ Luật Khoa học và công nghệ, Luật
Chuyển giao Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Công nghệ cao. Chính phủ cũng
đã ban hành nhiều Nghị định quan trọng nhằm khuyến khích việc đầu tƣ vào khoa
học và công nghệ, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhƣ Nghị định
119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tƣ vào khoa học và công nghệ, Nghị định 122/2003/NĐ-CP về thành
lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; Nghị định 115/2005/NĐ-CP về
tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu khoa học
và công nghệ; Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017 và Nghị định số
39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày 06/06/2017, Thủ tƣớng Chính phủ cũng ra
Chỉ thị 26/CT-TTg về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CPngày
16/5/2016, Thủ tƣớng Chính phủ khẳng định tinh thần “Chính phủ đồng hành cùng
doanh nghiệp”. Chỉ thị nêu rõ, sau hơn một năm kể từ khi ban hành, việc triển khai
thực hiện Nghị quyết số 35 đã đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận: Tạo chuyển
biến tích cực về tƣ tƣởng, nhận thức của bộ máy công quyền với tinh thần phục vụ
và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; từng bƣớc tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc của
doanh nghiệp; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trƣởng nhanh, góp phần quan trọng
vào phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của
25
Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện
môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị quyết số
01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực
hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán Ngân sách nhà nƣớc năm 2018,
Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển.
Tƣ vấn hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tƣ
2014 (sửa đổi năm 2016), Luật bảo vệ môi trƣờng 2014, Luật cạnh tranh 2004,
triển khai thi hành Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật lao động 2012, Luật Bảo hiểm xã
hội... Ngoài ra Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành nhiều quyết định,
thông tƣ quy định các mặt khác nhau liên quan đến việc thúc đẩy phát triển khoa
học và công nghệ nói chung, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nói riêng.
a) Chính sách thuế
Các ƣu đãi về thuế áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp, không phân
biệt doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc hay doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài (Luật đầu tƣ, 2005). Theo Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật chuyển giao công
nghệ (2006, sửa đổi 2017), Luật Khoa học và công nghệ (2000, sửa đổi 2013), Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi 2008) cùng các Nghị định, Nghị quyết,
Quyết định và Thông tƣ hƣớng dẫn, các chính sách ƣu đãi thuế cho hoạt động
khoa học và công nghệ nói chung và đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp
hỗ trợ nhƣ sau:
(i) Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
và các văn bản hƣớng dẫn đã có qui định về mức thuế suất, mức ƣu đãi thuế và các
tiêu chí, điều kiện để đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế:
- Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, dịch vụ khoa học và
công nghệ; tƣ vấn về pháp lý, đầu tƣ, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đƣợc áp dụng thuế suất ƣu đãi: (1)
thuế suất 20% đƣợc áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu
tƣ thuộc lĩnh vực R&D, thời hạn áp dụng ƣu đãi là 10 năm; (2) thuế suất 15% đƣợc
áp dụng cho các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tƣ thuộc ngành nghề,
26
lĩnh vực R&D và thực hiện tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, thời hạn áp dụng
ƣu đãi là 12 năm; (3) thuế suất 10% đƣợc áp dụng cho các doanh nghiệp mới thành
lập từ dự án đầu tƣ thuộc ngành nghề, lĩnh vực nghiên cứu R&D và thực hiện tại
địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thời hạn áp dụng ƣu đãi là 15 năm.
Trƣờng hợp dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công
nghiệp công nghệ cao thuộc doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh
vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất sản
phẩm phần mềm hoặc là doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ vào địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đƣợc ƣu đãi về thuế suất, miễn, giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp, v.v…
- Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tƣ thuộc ngành nghề, lĩnh vực
khoa học và công nghệ đƣợc miễn thuế tối đa 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu
thuế, giảm 50% số thuế phải nộp trong tối đa 9 năm tiếp theo tuỳ thuộc vào địa bàn
đầu tƣ; trƣờng hợp doanh nghiệp có dự án đầu tƣ mở rộng thuộc lĩnh vực khoa học
và công nghệ nêu trên thì đƣợc miễn thuế tối đa trong 4 năm, giảm 50% số thuế phải
nộp trong tối đa 7 năm tiếp theo tuỳ thuộc địa bàn đầu tƣ đổi mới công nghệ đối với
phần thu nhập tăng thêm do đầu tƣ mở rộng mang lại, v.v…. Ngoài những ƣu đãi nói
trên còn có nhiều ƣu đãi khác đối với doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đổi mới
công nghệ nhƣ: (1) đƣợc khấu hao nhanh đối với tài sản máy móc, thiết bị, (2) cho
phép doanh nghiệp tính vào chi phí hợp lý toàn bộ các chi phí thực hiện hoạt động
R&D do doanh nghiệp bỏ vốn, (3) doanh nghiệp có dự án hợp đồng R&D, dịch vụ
thông tin khoa học và công nghệ đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
(ii) Đối với thuế giá trị gia tăng
- Hàng hóa dịch vụ nhập khẩu để sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa
học và công nghệ thuộc đối tƣợng không chịu thuế giá trị gia tăng nhƣ: (1) thiết bị,
máy móc, vật tƣ, phƣơng tiện vận tải thuộc loại trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc cần
nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động R&D, (2) thiết bị, máy móc, phƣơng
tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tƣ xây dựng thuộc loại
trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh
nghiệp, (3) chuyển giao công nghệ, phần mềm máy tính, trừ phần mềm máy tính
27
xuất khẩu. Đối với những hợp đồng chuyển giao công nghệ có kèm theo chuyển
giao máy móc, thiết bị thì việc không tính thuế chỉ thực hiện đối với phần giá trị
công nghệ chuyển giao, phần mềm máy tính.
- Các dịch vụ khoa học, kỹ thuật bao gồm các hoạt động nghiên cứu, ứng
dụng, hƣớng dẫn về khoa học, kỹ thuật đƣợc áp dụng thuế giá trị gia tăng với thuế
suất thấp là 5%, phần mềm máy tính bán trong nƣớc không thuộc diện chịu thuế
nhƣng nếu xuất khẩu thì đƣợc miễm giảm 100% thuế giá trị gia tăng.
(iii) Đối với thuế xuất, nhập khẩu
- Các dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ theo quy định của
pháp luật về đầu tƣ, trong đó có lĩnh vực khoa học và công nghệ đƣợc hƣởng ƣu đãi
nhƣ: (1) miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt
động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc, (2) miễn thuế
xuất khẩu đối với sản phẩm phần mềm, (3) miễn thuế đối với hàng nhập khẩu
chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, (4) miễn thuế
nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài, các bên hợp doanh.
b) Chính sách tín dụng
- Ƣu đãi tín dụng cho hoạt động đổi mới công nghệ nói chung đƣợc thể
hiện: Quyết định số 1381/2002/QĐ-NHNN ngày 16/12/2002 của Ngân hàng nhà
nƣớc Việt Nam và Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về
sửa đổi bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP về việc tổ chức tín dụng cho vay
không có đảm bảo bằng tài sản.
- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (2003), Quỹ Đổi mới công nghệ
quốc gia (2015) đƣợc thành lập theo quyết định của thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở
Luật Khoa học và công nghệ (2000), Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Quỹ do
Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý và điều hành.
- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc phép thành lập
theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg và quyết định điều chỉnh số 115/QĐ-TTg
(2004) của thủ tƣớng Chính phủ.
28
- Doanh nghiệp có thể thực hiện dự án đổi mới công nghệ thông qua Quỹ
đầu tƣ mạo hiểm, thông qua phƣơng thức thuê mua tài chính từ các tổ chức cho
thuê tài chính trên cơ sở ƣu đãi về tín dụng và chi phí tiền thuê. Đặc biệt, các doanh
nghiệp hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi) nay là Luật
đầu tƣ (2005) có các hoạt động nhƣ R&D, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, cải
tiến và đổi mới công nghệ có thể đƣợc vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất ƣu
đãi, mức vốn vay đƣợc đáp ứng đến 70% số vốn đầu tƣ tại Quỹ hỗ trợ phát triển,
Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ. Ngoài ra, ngày
10/5/2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định số 677/QĐ-TTg về việc
phê duyệt chƣơng trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020 nhằm thúc đẩy
doanh nghiệp đổi mới công nghệ, trong đó có ƣu đãi về tín dụng cho hoạt động đổi
mới công nghệ.
c) Chính sách hỗ trợ trực tiếp
Tại Điều 8, Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ qui định: Nhà nƣớc
hỗ trợ cho doanh nghiệp tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài
nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề Nhà nƣớc ƣu tiên,
khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học
thực hiện; đồng thời, doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ là kết quả của đề tài nghiên
cứu khoa học và công nghệ do ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ kinh phí, chỉ phải trả tiền
cho tác giả đã nghiên cứu ra công nghệ đó, với mức tiền phải trả bằng 30% giá chuyển
giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ (2006).
Ngoài ra, một số địa phƣơng cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ trực
tiếp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất..
d) Chính sách đào tạo
Chính phủ ban hành một số chính sách nhằm nâng cao năng lực nguồn nhân
lực công nghệ của doanh nghiệp, cụ thể:
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ: Nghị quyết 22/NQ-CP về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-
CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,
29
Thông tƣ liên tịch số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC hƣớng dẫn trợ giúp đào tạo,
bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp
- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội: Quyết định 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Thủ tƣớng
Chính phủ về kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2015
(nhóm giải pháp 4: hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tập trung nâng cao năng lực
quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ), Quyết định số 677/QĐ-TTg
(10/5/2011) về việc phê duyệt chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm
2020. Theo đó đến năm 2015 có khoảng 30.000 và đến năm 2020 có khoảng
80.000 kỹ sƣ, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc đào tạo
về quản trị công nghệ, cập nhật công nghệ mới.
đ) Một số chính sách khác
Trên thực tế, Nhà nƣớc còn sử dụng một số chính sách nhƣ: phát triển thị
trƣờng công nghệ, hỗ trợ thành lập bộ phận nghiên cứu và triển khai trong doanh
nghiệp đƣợc thể hiện trong Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính
phủ về phê duyệt đề án phát triển thị trƣờng công nghệ; Quyết định số 2075/QĐ-
TTg về phê duyệt chƣơng trình phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ đến
năm 2020, v.v…. Các văn bản chính sách này đã tạo ra hàng lang pháp lý
tƣơng đối đầy đủ cho thị trƣờng công nghệ phát triển thông qua các chính sách
kích cung, kích cầu và chính sách thúc đẩy hoạt động trung gian môi giới về
công nghệ. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với phát triển thị trƣờng
công nghệ của Việt Nam trong thời gian qua cũng còn nhiều hạn chế về môi
trƣờng pháp lý trong việc kích cung, kích cầu và phát triển các định chế trung
gian, các tổ chức môi giới về công nghệ.
Hoạt động quản lý công nghệ ở địa phƣơng Ninh Bình trong những năm qua
đã đƣợc chú trọng. Đặc biệt là hệ thống tổ chức bộ máy và hệ thống văn bản, đã xây
dựng đáp ứng đƣợc một phần cho nhiệm vụ quản lý. Trên cơ sở pháp luật đó, Sở
KH&CN đã tổ chức tốt công tác thẩm định các công nghệ đầu tƣ vào địa phƣơng.
30
Góp phần trong việc tìm kiếm và lựa chọn công nghệ phù hợp đảm bảo các yếu tố,
để đầu tƣ có hiệu quả.
Một số văn bản phục vụ cho công tác quản lý về công nghệ đang áp dụng
TT
Số hiệu văn
bản
Loại
Văn
bản
Ngày ban
hành
Cấp ban
hành
Trích yếu
1 80/2006/QH11 Luật 29/11/2006 Quốc hội Luật chuyển giao công
nghệ
2 3264/2004/QĐ-
UB
Quyết
định
30/12/2004 UBND
tỉnh Ninh
Bình
Quyết định của UBND
tỉnh Ninh Bình v/v ban
hành quy định về quản lý
công nghệ trên địa bàn
tỉnh.
3 326/2004/QĐ-
UB
Quyết
định
30/12/2004 UBND
tỉnh Ninh
Bình
Quyết định của UBND
tỉnh Ninh Bình v/v ban
hành quy định về quy
trình thẩm định công
nghệ cá dự án đầu tƣ và
phê duyệt Hợp đồng
chuyển giao công nghệ.
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh bạn về thúc đẩy hoạt động đổi mới công
nghệ tại các doanh nghiệp:
1.3.1. Kinh nghiệm của Nam Định.
Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng và thúc đẩy phát triển kinh
tế nông nghiệp và kinh tế biển theo hƣớng CNH, HĐH, tỉnh Nam Định đã tạo bƣớc
đột phá trong việc phát triển đổi mới công nghệ với tốc độ nhanh, vững chắc, hiệu
quả. Đối với việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, Sở KH và
CN đã tăng cƣờng thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp
trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến vào sản xuất, quản trị
doanh nghiệp; hƣớng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận các chƣơng trình KHCN quốc
gia để đƣợc hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc trong việc tìm kiếm, đổi mới
ứng dụng công nghệ. Hiện tại Sở KH và CN đang thực hiện đồng thời 2 chính sách:
hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp áp dụng và đƣợc cấp giấy chứng
nhận hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến, chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp
31
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đƣợc trao tặng giải thƣởng Chất lƣợng quốc gia;
hỗ trợ đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền
sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không phân biệt các
thành phần kinh tế và loại hình kinh tế... Qua đó các chƣơng trình đã hỗ trợ thúc đẩy
quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp theo hƣớng: tăng cƣờng tiếp nhận
công nghệ, kết hợp chuyển giao, nhập công nghệ mới ở các khâu thiết kế sản phẩm,
cải tiến sản phẩm. Sở KH và CN đã tiến hành đánh giá hiện trạng trình độ công
nghệ của 250 doanh nghiệp tiêu biểu thuộc một số ngành chủ lực trong tỉnh, tƣ vấn
giúp các ngành, các doanh nghiệp có định hƣớng để đổi mới công nghệ. Đào tạo đội
ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên trong các doanh nghiệp, tổ chức KH và CN về các
lĩnh vực chuyển giao công nghệ, thông tin KH và CN và các dịch vụ khác. Điều đặc
biệt quan trọng là các chƣơng trình này đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp có quy mô
nhỏ và vừa, khả năng tự đầu tƣ công nghệ hạn chế triển khai ứng dụng đƣợc nhiều
công nghệ tiên tiến
1.3.2. Kinh nghiệm của Hải Dƣơng.
Tính đến tháng 10 năm 2016, tỉnh Hải Dƣơng đã thu hút 155 dự án FDI đến
từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký gần 3.288 triệu USD.
Ngoài ra, còn có 13 dự án đầu tƣ phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN có tổng vốn đầu
tƣ hơn 395 triệu USD. Trong đó có 146 doanh nghiệp (cả FDI và DDI) đã đi vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hơn 74.000 lao động. Nâng cao năng lực
cạnh tranh, đƣa tỉnh Hải Dƣơng đứng vào nhóm 20 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc có
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tốt nhất và nhóm 25 tỉnh có chỉ số Hiệu
quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tốt nhất. Rút ngắn thời gian giải
quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ kinh doanh của doanh nghiệp,
nhất là về giải phóng mặt bằng, giao đất, thuế, hải quan... Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin một cách toàn diện, đồng bộ trong giải quyết thủ tục hành chính.
Thực hiện công khai, minh bạch về quy hoạch, thủ tục hành chính và chính sách thu
hút đầu tƣ. Rà soát lại các quy định của tỉnh để sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù
hợp các quy định của Trung ƣơng và tình hình thực tế tại địa phƣơng nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ phát triển và cạnh tranh bình đẳng.
32
1.3.1. Kinh nghiệm của Bắc Ninh.
Về hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa: Triển khai các chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ thông tin, khai thác có hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh, xây
dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm;
xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới; nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng
dụng công nghệ tiên tiến theo Chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia. Chƣơng
trình hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ƣơm tạo công nghệ cao, ƣơm tạo
doanh nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ
công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp thuộc các ngành công nghệ
cao theo Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao; nâng cao năng suất và
chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh; hƣớng dẫn doanh nghiệp khai thác
thông tin về tiêu chuẩn chất lƣợng, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ, thông tin về sở
hữu công nghiệp; trợ giúp doanh nghiệp thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công
nghệ tiên tiến, làm chủ công nghệ đƣợc chuyển giao từ nƣớc ngoài vào Việt Nam
theo Chƣơng trình nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa của doanh
nghiệp gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng
Việt Nam”; hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc, đổi mới công nghệ, xúc tiến đẩy mạnh
việc phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, phát triển sàn giao dịch công
nghệ, xây dựng các tổ chức tƣ vấn về công nghệ; khuyến khích triển khai các đề tài
ứng dụng cho phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng và triển
khai chƣơng trình “Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ”. Chƣơng
trình khuyến công quốc gia, huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc tham gia
đầu tƣ sản xuất công nghiệp và các dịch vụ khuyến công ở nông thôn; phát triển công
nghiệp ở nông thôn với tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ bình quân cả nƣớc.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm.
Từ kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nƣớc căn cứ tình hình thực
tiễn của địa phƣơng, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh đổi
mới công nghệ đối với tỉnh Ninh Bình nhƣ sau:
33
Thứ nhất, Cần nâng cao nhận thức cho cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức cá
nhân về quản lý công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ cùng các cơ quan chức
năng tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền trên các phƣơng tiên đại chúng các văn bản
của Nhà nƣớc về quản lý hoạt động công nghệ. Triển khai áp dụng Luật chuyển
giao công nghệ, Nghị định của Chính phủ và Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Luật
chuyển giao công nghệ vào cuộc sống.
Thứ hai, Tổ chức tốt việc tiếp nhận và cấp giấy đăng ký công nghệ cho các
doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ.
Tăng cƣờng việc kiểm tra giám sát các đơn vị đã đăng ký công nghệ. Sở Khoa học
và Công nghệ phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ
tăng cƣờng phối hợp kiểm tra tiến độ thực hiện công nghệ các dự án đầu tƣ đã qua
thẩm định trên địa bàn tỉnh hàng năm.
Phối hợp chặt chẽ giữa Sở Khoa học và Công nghệ với Sở Kế hoạch và Đầu
tƣ; Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh cũng nhƣ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và
các huyện, thị xã, thành phố trong việc thẩm định công nghệ khi đƣa vào tỉnh.
Thứ ba, Thẩm định công nghệ các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh theo đúng
thẩm quyền đƣợc giao. Hàng năm có báo cáo kết quả thẩm định công nghệ. Hợp
đồng chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh gửi UBND tỉnh và Bộ Khoa học và
Công nghệ.Tăng cƣờng học tập trao đổi nghiệp vụ và kinh nghiệm với các tỉnh có
công nghệ phát triển. Tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra và tiến hành xử phạt các
tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Tạo môi trƣờng
đầu tƣ thuận lợi để thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp tập trung của Tỉnh.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong chƣơng này, tác giả đã tổng quan về hoạt động đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp; Phân tích, đánh giá một số chính sách thúc đẩy hoạt động đổi
mới công nghệ tại các doanh nghiệp của Việt Nam và tỉnh Ninh Bình. Đổng thời
trên cơ sở trình bày kinh nghiệm của một số tỉnh bạn về thúc đẩy hoạt động
ĐMCN tại các doanh nghiệp, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm để sử
dụng trong việc đề xuất các giải pháp.
34
Chƣơng 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH NINH BÌNH
Chƣơng 2, tác giả trình bày tổng quan thực trạng hoạt động ĐMCN của các
doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và phân tích những kết quả đạt đƣợc và hạn chế
của chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ở Ninh Bình.
2.1. Thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam
Những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt coi trọng việc thúc đẩy, hỗ trợ
hoạt động đổi mới công nghệ trong DN. Ngày 01/11/2012, Ban Chấp hành Trung
ƣơng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TW về phát triển khoa học và
công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế. Nghị quyết này đã đặt ra mục
tiêu cụ thể đến năm 2020, thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) hoạt động
khoa học và công nghệ đóng góp khoảng 35% tăng trƣởng kinh tế; Xây dựng đƣợc
một số sản phẩm quốc gia mang thƣơng hiệu Việt Nam; Giá trị sản phẩm công nghệ
cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất
công nghiệp; Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt khoảng 20%/năm... Ngày
10/5/2011, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 677/QĐ-TTg về việc phê
duyệt chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 với mục tiêu cụ thể
đến năm 2020: Số lƣợng DN thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình
15%/năm, trong đó có 5% DN ứng dụng công nghệ cao; 100% DN sản xuất sản
phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ và tạo ra đƣợc
công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm…Ngày 11/4/2012, Thủ tƣớng Chính phủ
tiếp tục ban hành Quyết định số 418/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển khoa
học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu giai đoạn 2011-2020 tốc độ đổi
mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2011-2015 đạt 10-15% và giai đoạn 2016-2020
đạt 20%... Ngày 16/6/2015, để hỗ trợ DN trong quản trị công nghệ và cập nhật công
nghệ, Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học Công nghệ) đã đƣợc ra mắt
35
với số vốn 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ, tài trợ các dự án của DN và cho DN vay
đƣợc triển khai vào năm 2017…
Một số kết quả đã công bố từ các nghiên cứu và các cuộc điều tra: Nghiên
cứu năng lực công nghệ của doanh nghiệp làm cơ sở để doanh nghiệp tiến hành các
hoạt động ĐMCN, chỉ số chuyển giao công nghệ và chỉ số công nghệ thông tin -
truyền thông (Tạ Doãn Trịnh, 2007 & Tăng Văn Khiên, 2008), các doanh nghiệp là
chủ thể của hoạt động ĐMCN nhƣng lại chƣa nhận thức đầy đủ về lĩnh vực này
(Nguyễn Hoàng Anh, 2009). Nghiên cứu về quản lý ĐMCN (Nguyễn Văn Phúc và
các tác giả, 2002); Điều tra khảo sát hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp vốn
trong nƣớc (Nguyễn Võ Hƣng, Nguyễn Thanh Hà, 2003); Điều tra khảo sát nhu cầu
của doanh nghiệp nhỏ và vừa các tỉnh phía Bắc (Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh
nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2007); Nghiên cứu về đổi mới chính
sách doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Hồ Sỹ Hùng và các tác
giả, 2010), Điều tra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong khủng hoảng
(VCCI, 2008), v.v. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu là một quá trình lâu dài và
là một vấn đề mới ở nƣớc ta, thành công của thƣơng mại hóa phụ thuộc nhiều vào
năng lực đổi mới, năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp
(Nguyễn Quang Tuấn, 2010); trong khi đó, năng lực công nghệ của các doanh
nghiệp Việt Nam không cao, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hồ Sỹ Hùng,
2009). Theo Hồ Đức Việt (2010), các yếu tố ảnh hƣởng tới thị trƣờng công nghệ
bao gồm: năng lực và sự sẵn sàng của bên cung, nhu cầu và năng lực tiếp nhận công
nghệ của bên cầu, mức độ phát triển của của các tổ chức môi giới, tƣ vấn công
nghệ, hệ thống văn bản, chính sách về thị trƣờng công nghệ và môi trƣờng công
nghệ quốc gia đối với phát triển thị trƣờng công nghệ. Vì vậy, tác động của chính
sách nhà nƣớc, các tổ chức thông tin, tƣ vấn về KH&CN và dịch vụ chuyển giao
công nghệ là quan trọng nhằm phát triển thị trƣờng công nghệ để hỗ trợ các doanh
nghiệp ĐMCN (Phạm Văn Dũng, 2010). Nhà nƣớc nên tiếp tục thực hiện chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học nhằm từng bƣớc nâng cao năng lực
nội sinh của doanh nghiệp (Cao Thị Thu Anh, 2007). Nguyễn Việt Hòa và các tác
giả (2007, 2011), trong nghiên cứu tác động của cơ chế, chính sách công đến việc
36
khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào KH&CN. Hoàng Xuân Long (2011) đã nghiên
cứu về chính sách của địa phƣơng nhằm khuyến khích doanh nghiệp hoạt động
KH&CN trên địa bàn. Nguyễn Quang Tuấn (2011) đã nghiên cứu vai trò và ảnh hƣởng
của chính sách nhà nƣớc trong việc thúc đẩy phát triển thị trƣờng công nghệ.
Tuy nhiên, năng lực đổi mới công nghệ của các DN Việt Nam còn khiêm tốn
so với các DN các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Việc DN Việt Nam chủ yếu
tham gia ở phân khúc thị trƣờng có giá trị gia tăng thấp, khiến DN thƣờng chậm đổi
mới về công nghệ. Các DN nhỏ và vừa - đại diện cho phần lớn khu vực tƣ nhân
trong nƣớc thƣờng thiếu công nghệ cần thiết để tăng năng suất. Hiện nay, máy móc,
thiết bị đang đƣợc sử dụng ở khu vực DN tƣ nhân chỉ có 10% hiện đại, 38% trung
bình, 52% lạc hậu và rất lạc hậu. Hầu hết DN thiếu vốn để đầu tƣ đổi mới công
nghệ. Kinh phí cho nghiên cứu và phát triển của các DN Việt Nam chỉ ở mức trung
bình. Cụ thể, các DN Việt chỉ chi 1,6% doanh thu hàng năm cho R&D, trong khi tỷ
lệ này ở Campuchia là 1,9%, Lào 14,5%. So với Philippines và Malaysia, Việt Nam
cũng thua kém khi mà tỷ lệ dành tiền cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
của các DN ở hai nƣớc này lần lƣợt là 3,6% và 2,6%.
Ngoài ra, dù đã nỗ lực ban hành và thực thi nhiều chính sách hỗ trợ, song đầu
tƣ của Nhà nƣớc và xã hội cho khoa học công nghệ chƣa tƣơng xứng, chƣa huy
động đƣợc nguồn vốn ngoài ngân sách. Cơ chế quản lý có đổi mới nhƣng chƣa theo
kịp với các đòi hỏi của cơ chế thị trƣờng…
Đầu tƣ cho công nghệ dù mang lại nhiều lợi ích, nhƣng trên thực tế, đổi mới
công nghệ không phải là điều dễ dàng với nhiều DN. Hiện nay, việc DN chƣa quan
tâm nhiều đến đổi mới công nghệ bắt nguồn từ một số nguyên nhân căn bản sau:
Một là, nguồn lực tài chính còn hạn chế. Hầu hết các DN vẫn còn thiếu về
nguồn lực tài chính để triển khai đầu tƣ đổi mới công nghệ. Hiện 96% DN Việt
Nam là DN nhỏ và vừa, trong số đó, các DN sản xuất trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ thấp.
Do quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn hẹp nên năng lực đổi mới công nghệ của các
DN nhỏ và vừa cũng rất hạn chế.Thống kê cho thấy, kinh phí cho nghiên cứu và
phát triển của các DN Việt Nam chỉ ở mức trung bình và thấp hơn nhiều quốc gia
trong khu vực.
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp

More Related Content

What's hot

bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...nataliej4
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Luanvan84
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Akatsuki Kun
 
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀPhát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀQuý Phi Hoà
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệpLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAY
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
 
Phan tich hoat dong kinh doanh cong ty xay dung viet uc
Phan tich hoat dong kinh doanh cong ty xay dung viet ucPhan tich hoat dong kinh doanh cong ty xay dung viet uc
Phan tich hoat dong kinh doanh cong ty xay dung viet uc
 
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty điện lực, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty điện lực, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty điện lực, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh điện năng tại công ty điện lực, HAY
 
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
 
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
 
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀPhát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
 
Qtsx
QtsxQtsx
Qtsx
 

Similar to Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp

PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NA...
PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NA...PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NA...
PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NA...HanaTiti
 
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...NuioKila
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến dừa Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến dừa Tỉnh Bình Định..docLuận Văn Phát triển công nghiệp chế biến dừa Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến dừa Tỉnh Bình Định..docsividocz
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển công nghiệp Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.docsividocz
 
Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh Doanh tại Công...
Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh Doanh tại Công...Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh Doanh tại Công...
Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh Doanh tại Công...OnTimeVitThu
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdfQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdfjackjohn45
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpssuser499fca
 
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nay
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nayThực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nay
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp (20)

Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Công nghệ - MITEC
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Công nghệ - MITECLuận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Công nghệ - MITEC
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Công nghệ - MITEC
 
PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NA...
PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NA...PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NA...
PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NA...
 
Nhom13 ktnsx
Nhom13 ktnsxNhom13 ktnsx
Nhom13 ktnsx
 
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến dừa Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến dừa Tỉnh Bình Định..docLuận Văn Phát triển công nghiệp chế biến dừa Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến dừa Tỉnh Bình Định..doc
 
Luận văn: Phát triển nhân lực công nhân kỹ thuật tại Công ty sơn
Luận văn: Phát triển nhân lực công nhân kỹ thuật tại Công ty sơnLuận văn: Phát triển nhân lực công nhân kỹ thuật tại Công ty sơn
Luận văn: Phát triển nhân lực công nhân kỹ thuật tại Công ty sơn
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển công nghiệp Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.doc
 
Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh Doanh tại Công...
Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh Doanh tại Công...Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh Doanh tại Công...
Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh Doanh tại Công...
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdfQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
 
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng TrịLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty may, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty may, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty may, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty may, HAY
 
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty may, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
 
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệThương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
 
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOTHoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nay
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nayThực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nay
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nay
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 

Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÊ THỊ NGỌC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH Ngành: Quản lý khoa học công nghệ Mã số: 834 04 12 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH BÌNH HÀ NỘI - 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả trong nghiên cứu của luận văn là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thị Ngọc
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chƣơng 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ................................................. 14 1.1. Hoạt động đổi mới công nghệ...................................................................... 14 1.2. Chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp... 18 1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh bạn về thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp:.................................................................................. 30 Chƣơng 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH NINH BÌNH...... 34 2.1. Thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. .................................................................................................................... 34 2.2. Thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình........................ 51 2.3. Thực trạng doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình .......................................................................................................... .56 2.4. Đánh giá hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ trong địa bàn tỉnh Ninh Bình.................................................................................................................. 69 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH NINH BÌNH................... 69 3.1. Quan điểm và mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ........................................................................................ 69 3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình................................................................................. 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 81
  • 4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng việt DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DN Doanh nghiệp ĐMCN Đổi mới công nghệ KH&CN Khoa học và công nghệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân TBKT Tiến bộ kỹ thuật KCN Khu công nghiệp NC&PT Nghiên cứu và Phát triển KT-XH Kinh tế - Xã hội SXKD Sản xuất kinh doanh ĐTTTNN Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghệ là yếu tố tác động trực tiếp tới năng suất, chất lƣợng sản phẩm là công cụ để phát triển kinh tế và ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sự phát triển thịnh vƣợng của quốc gia. Nhà nghiên cứu nổi tiếng Perter Drucker đã khẳng định: “Đổi mới công nghệ đã trở thành một công cụ quan trọng của kinh doanh hiện đại”, điều đó có nghĩa là đổi mới công nghệ đã trở thành yếu tố ƣu tiên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên trên thực tế, để đổi mới công nghệ ngoài việc doanh nghiệp phải hiểu rõ đƣợc quá trình đổi mới và các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp, gián tiếp hay các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng tới đổi mới công nghệ thì cũng phải thúc đẩy đƣợc những khó khăn nhất định để khắc phục nhƣ nguồn vốn để tiếp cận công nghệ, cách đánh giá công nghệ, cách lựa chọn công nghệ thích hợp, phƣơng thức chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực cần có để phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ, cũng nhƣ phải nắm rõ các chính sách, cơ chế của nhà nƣớc trong hoạt động đổi mới công nghệ (Nguyễn Hữu Xuyên, 2013). Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật đang diễn ra nhƣ vũ bão, khoa học, công nghệ đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, để tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò đầu tàu của mình, các doanh nghiệp cần phải có năng lực thiết bị, công nghệ tƣơng xứng. Nhƣng có một thực tế, hiện nay trình độ công nghệ, thiết bị, máy móc của đa số doanh nghiệp còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu thông tin về công nghệ mới trên thị trƣờng, hạn chế kiến thức pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, do vậy nhiều loại sản phẩm, hàng hoá chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời tiêu dùng, chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Từ thực tế đó cho thấy, việc đầu tƣ đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp bách, đổi mới công nghệ để tạo ra các sản phẩm hàng hóa chất lƣợng cao, có đủ sức cạnh tranh trên các thị trƣờng, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, khu vực và quốc tế.
  • 6. 2 Năm 2006 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) - đây là một sân chơi quốc tế lớn, vừa tạo nhiều cơ hội nhƣng cũng sẽ đặt ra những thách thức mới cho các DN, muốn đứng vững và chiến thắng phải đủ sức cạnh tranh. Doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, có tác động thƣờng xuyên đến môi trƣờng cạnh tranh trong nền kinh tế. DN ở Ninh Bình hầu hết còn nhỏ bé, lạc hậu và đang hoạt động trong một môi trƣờng kinh doanh còn nhiều khó khăn, liên quan đến động thái chuyển đổi của nền kinh tế nƣớc ta hiện nay. Để phát triển đất nƣớc trong bối cảnh phải hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, thì một trong những vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài là phải củng cố, phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của các DN. Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của DN, thì việc quan trọng hơn là phải tạo môi trƣờng để chúng phát triển, có những biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trong đó, hỗ trợ ĐMCN cho các DN là hết sức cần thiết để trực tiếp tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của bộ phận DN này, từ đó từng bƣớc phát triển cộng đồng DN lớn mạnh, làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình (Tính đến 31/12/2016) có 3.244 doanh nghiệp, trong đó, gần 1.000 doanh nghiệp (chiếm 30% tổng số doanh nghiệp) có sử dụng công nghệ, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang thiết bị, máy móc đã đƣợc đầu tƣ từ nhiều năm trƣớc đây, chủ yếu là các công nghệ thế hệ cũ, tiêu hao nhiều năng lƣợng, tài nguyên đất, đá, khoáng sản, chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, giá trị và năng lực cạnh tranh không cao, không có nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị lớn, các doanh nghiệp đóng góp với ngân sách tỉnh bằng thuế hàng năm còn ít so với tổng thu ngân sách và nhu cầu chi. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thấy đƣợc vai trò của các DN đối với nền kinh tế, đã có những chính sách nhằm tạo thuận lợi cho khối DN này phát triển. Tại Ninh Bình, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ, yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trƣởng kinh tế của doanh nghiệp, đã có một số doanh nghiệp, cá nhân tích cực tìm tòi những tiến bộ khoa học và công nghệ mới, đầu tƣ thí nghiệm, đầu tƣ đổi mới công nghệ đƣa vào ứng dụng trong sản xuất. Tiêu biểu nhƣ Tập đoàn công nghiệp Quang Trung
  • 7. 3 (Nguồn kinh phí ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ, chủ yếu chế tạo các loại sản phẩm quốc gia, các loại thiết bị nâng hạ siêu trƣờng, siêu trọng; chân vịt cho tàu thủy 6000-7000DWT bằng thép không rỉ chịu ăn mòn nƣớc biển; thiết bị và công nghệ thi công cọc nhồi tạo lỗ bằng phƣơng pháp ép tĩnh; chế tạo hệ thống cổng trục container đáp ứng yêu cầu làm việc trên cảng nổi), các Công ty: thực phẩm xuất khẩu Đồng giao; thép Kyoei Tam Điệp; Công ty TNHH cơ điện Ninh Bình; Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình và một số doanh nghiệp khác. Việc đầu tƣ nguồn lực để đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ, cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp khác, chủ yếu đƣợc thực hiện tự phát, các kiến thức, thông tin về khoa học và công nghệ tiếp thu đƣợc chƣa thật sự đầy đủ, chƣa có sự tƣ vấn bài bản của các chuyên gia giỏi, sự hỗ trợ nguồn lực, tài chính của nhà nƣớc, chƣa định hƣớng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ nên hiệu quả đem lại thấp, khó hình thành vùng sản xuất hàng hoá, khó phát triển bền vững. Tuy nhiên, các chính sách, các giải pháp cũng chỉ mới bƣớc đầu triển khai, hiệu quả còn thấp, còn nhiều mặt bất cập, trong đó có chính sách hỗ trợ ĐMCN đối với các DN. Tác động, khuyến khích, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với các DN nhằm ĐMCN, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và năng lực cạnh tranh còn nhiều mặt bất cập. Tình hình chung này cũng bộc lộ khá rõ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” đƣợc lựa chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản lý khoa học và công nghệ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Một số nghiên cứu ở nƣớc ngoài. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, chính sách đổi mới công nghệ, cũng nhƣ chính sách nhà nƣớc nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN với nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Luận văn này chia các nghiên cứu thành 2 nhóm chính (Nguyễn Hữu Xuyên, 2013):
  • 8. 4 (i) Nhóm nghiên cứu về ĐMCN, vai trò của ĐMCN và các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp Đổi mới công nghệ là một hệ thống các hoạt động phức tạp nhằm chuyển đổi các ý tƣởng và kiến thức khoa học thành thực thể vật chất và các ứng dụng trong hiện thực. ĐMCN là một hoạt động đồng thời tác động với nhau một cách không tuyến tính; nó không chỉ bao gồm khoa học, kỹ thuật mà bao gồm cả ảnh hƣởng của xã hội, nhà nƣớc, thể chế chính trị, văn hóa, kinh tế, chính sách công để tạo ra của cải và chịu ảnh hƣởng của ba quĩ đạo tới hạn, đó là: vƣợt qua đƣờng biên giới, sự xuất hiện các công nghệ mới, kiến thức và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, M.A.Schilling (2009) lại cho rằng ĐMCN là tập hợp các ý tƣởng sáng tạo và đòi hỏi sự cần thiết phải kết hợp ý tƣởng sáng tạo, nguồn lực và kỹ năng để hiện thực hóa ý tƣởng đó thành sản phẩm mới, qui trình mới. (ii) Nhóm nghiên cứu về vai trò của nhà nước và chính sách nhà nước đối với ĐMCN Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc kích thích các ngành công nghiệp đầu tƣ cho hoạt động R&D để dẫn tới ĐMCN (H.J.Thamhain, 2005). Đổi mới công nghệ diễn ra ở doanh nghiệp do doanh nghiệp thực hiện và vì lợi ích của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nỗ lực riêng của doanh nghiệp là chƣa đủ mà cần phải có sự phối hợp của Nhà nƣớc trong việc nâng cao nhận thức về các cơ hội công nghệ mới, tăng cƣờng và hỗ trợ trong toàn bộ hệ thống đổi mới để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình ĐMCN. Cụ thể: Y.R.Kim (2001) và Eriksson (2005) về mô hình phát triển công nghệ và chính sách ĐMCN của Hàn Quốc, v.v. Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đã khái quát đƣợc ĐMCN, hoạt động ĐMCN, vai trò của ĐMCN và các yếu tố ảnh hƣởng tới ĐMCN của doanh nghiệp; đồng thời khẳng định đƣợc vai trò tích cực, quan trọng của Nhà nƣớc và chính sách nhà nƣớc trong việc hoạch định, tổ chức thực thi các chính sách ĐMCN nhằm hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. 2.2. Một số nghiên cứu ở trong nƣớc. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc có thể chia thành hai nhóm:
  • 9. 5 (i) Nhóm nghiên cứu về ĐMCN, trình độ công nghệ, năng lực công nghệ và các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp Đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp đã đƣợc nghiên cứu thông qua các luận án tiến sỹ trong thời gian vừa qua nhƣ: Phƣơng hƣớng và biện pháp ĐMCN trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa (Dƣơng Trí Thảo, 2004); Từ đó đƣa ra các giải pháp nhƣ cơ cấu lại tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, tìm kiếm phát triển thị trƣờng đầu ra cho công nghệ, đa dạng hóa nguồn tài chính phục vụ đổi mới, hoàn thiện lựa chọn qui trình ĐMCN, nâng cao hoạt động đầu tƣ ĐMCN. Nhân lực có tầm quan trọng quyết định ĐMCN, trong nhiều trƣờng hợp còn cấp bách hơn tài chính, đồng thời các yếu tố quyết định thành công của đổi mới là tình hình thuận lợi của thị trƣờng đối với sản phẩm có liên quan tới đổi mới và sau đó là trình độ của đội ngũ lao động tại thời điểm đổi mới (Trần Ngọc Ca, 2000). Nguyễn Sỹ Lộc và các tác giả (2006) cho rằng muốn ĐMCN thành công, các cấp quản lý nhà nƣớc, nhà quản lý doanh nghiệp phải quan tâm tới những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình đổi mới Nhƣ vậy, các tác giả đã nêu ra đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình ĐMCN, tuy nhiên chƣa làm rõ đƣợc tầm quan trọng của các yếu tố này trong hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu là một quá trình lâu dài và là một vấn đề mới ở nƣớc ta, thành công của thƣơng mại hóa phụ thuộc nhiều vào năng lực đổi mới, năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp (Nguyễn Quang Tuấn, 2010). Vì vậy, tác động của chính sách nhà nƣớc, các tổ chức thông tin, tƣ vấn về KH&CN và dịch vụ chuyển giao công nghệ là quan trọng nhằm phát triển thị trƣờng công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp ĐMCN (Phạm Văn Dũng, 2010). (ii) Nhóm nghiên cứu về vai trò của nhà nước và chính sách nhà nước đối với ĐMCN Hoàng Xuân Long (2011) đã nghiên cứu về chính sách của địa phƣơng nhằm khuyến khích doanh nghiệp hoạt động KH&CN trên địa bàn. Nguyễn Quang Tuấn (2011) đã nghiên cứu vai trò và ảnh hƣởng của chính sách nhà nƣớc trong việc thúc đẩy phát triển thị trƣờng công nghệ. Qua đó, để thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thì Nhà nƣớc cần có các chính sách kích cung, kích cầu và khuyến khích
  • 10. 6 phát triển các định chế trung gian của thị trƣờng công nghệ; đặc biệt cần có các chính sách kích cầu công nghệ của doanh nghiệp và phát triển các định chế trung gian gắn kết giữa cung và cầu. Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc, cũng nhƣ ở ngoài nƣớc đã có những đóng góp lớn về hoạt động ĐMCN, chính sách ĐMCN, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Qua đó đã khái quát đƣợc trình độ công nghệ, tác động của của ĐMCN, các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, kinh nghiệm về hoạt động ĐMCN, chính sách ĐMCN; đồng thời khẳng định vai trò và chính sách nhà nƣớc nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Mặc dù các nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc đã có những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các công trình này chƣa thống nhất đƣợc quan niệm ĐMCN trong điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam; các nghiên cứu về ĐMCN, chính sách ĐMCN, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN còn rời rạc, chƣa làm rõ đƣợc các tiêu chí, mục tiêu chính sách nhà nƣớc nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN từ nhận thức của doanh nghiệp về hoạt động ĐMCN đến tính lan tỏa do ĐMCN mang lại cho xã hội, cụ thể nhƣ: nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các hoạt động ĐMCN, nâng cao mức đầu tƣ và gia tăng các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh và các hoạt động của doanh nghiệp, đạt đƣợc các hiệu ứng lan tỏa do hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp đem lại. 2.3. Một số vấn đề thực tại ở địa phƣơng. Nhiệm vụ quản lý công nghệ là: Tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý để điều chỉnh các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ trên địa bàn. Xây dựng các chính sách thu hút đầu tƣ về chuyển giao công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng; Hàng năm lựa chọn các dự án phát triển công nghệ, kiểm tra đánh giá các kết quả ứng dụng công nghệ trên địa bàn; Đề xuất danh mục các TBKT cần ứng dụng vào sản xuất đời sống; Quản lý các hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa bàn; Tham gia đánh giá thẩm định và giám định công nghệ các dự án đầu tƣ thuộc phân cấp quản lý; Tổ chức thẩm định, đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ; Quản lý theo dõi tổng hợp hoạt động tƣ vấn thuộc lĩnh
  • 11. 7 vực đánh giá thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ; Tham gia xét thầu, thẩm định kết quả đấu thầu các dự án, các công trình trọng điểm của tỉnh theo yêu cầu của UBND tỉnh; Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ (giai đoạn sau cấp phép đầu tƣ) trên địa bàn tỉnh về các nội dung có liên quan thuộc trách nhiệm và thẩm quyền quản lý đƣợc phân cấp. Công tác quản lý công nghệ ngày càng đƣợc củng cố và tăng cƣờng hơn. Các nhiệm vụ nhƣ kiểm tra hiện trạng công nghệ, công tác thẩm tra công nghệ, công tác, thị trƣờng công nghệ đã có những chuyển biến và mang lại một số kết quả góp phần vào sự phát triển KT-XH của địa phƣơng. Có thể khẳng định đa số các công nghệ đầu tƣ thông qua BQL các Khu công nghiệp đều có sự thẩm tra công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ. Các công nghệ đều đƣợc tổ chức triển khai đúng theo dự án đƣợc lập, đảm bảo tiến độ, có cơ quan giám định định độc lập về thiết bị, công nghệ cho dự án. Trong những năm qua, hoạt động chuyển giao công nghệ dƣới nhiều hình thức ở Ninh Bình khá rầm rộ. Rất nhiều doanh nghiệp tổ chức đầu tƣ đổi mới công nghệ, tiếp nhận công nghệ, hợp tác đầu tƣ công nghệ; đã có rất nhiều loại hình công nghệ trên địa bàn tỉnh, tạo ra rất nhiều sản phẩm mới đáp ứng cho nhu cầu thị trƣờng, đặc biệt có công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị phục vụ cho xuất khẩu. Nhờ có đầu tƣ công nghệ, mà việc tổ chức khai thác tài nguyên, khoáng sản, khai thác nguồn lực lao động đã có hiệu quả. Đóng góp to lớn cho sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế xã hội, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân. Nhờ có đổi mới và chuyển giao công nghệ mà giá trị Công nghiệp đã có những đột phá trong tăng trƣởng, từ một tỉnh có thu Ngân sách hàng năm chỉ với 100 tỷ đồng, đến nay đã lên đến trên 3000 tỷ đồng, trong đó có đóng góp không nhỏ của các công nghệ tạo nên giá trị sản phẩm công nghiệp. * Một số công nghệ nổi bật đƣợc chuyển giao về địa phƣơng: Tiếp nhận công nghệ xử lý nƣớc thải phân tán DEWATS để xử lý nƣớc thải tại khu giết mổ gia súc; ứng dụng công nghệ Bùn hoạt tính sinh học trong xử lý nƣớc thải cho khu công nghiệp; ứng dụng công nghệ tách mực in trong sản xuất giấy tái chế; ứng dụng công nghệ nung gạch lò đứng liên hoàn thay thế lò thủ công;
  • 12. 8 Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sản xuất thiết bị Quang học; ứng dụng công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá bớp, cá mú chấm nâu; Tổ chức chuyển giao kỹ thuật phát triển nuôi trồng 05 loại nấm; ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để sản xuất Hoa, khoai tây, dứa. Tiếp nhận và chuyển giao thành công giống lúa Tám Xoan đột biến và giống khoai tây sạch bệnh SINNORA-Hà Lan. * Một số hoạt động về kiểm soát công nghệ và tạo lập thị trƣờng công nghệ Tham gia thẩm tra công nghệ cho 34 dự án vào các Khu công nghiệp trong tỉnh; Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia Hội chợ Công nghệ và thiết bị (Techmart) với 4 lần tham gia cho 15 lƣợt gian hàng; Tiến hành kiểm tra tiến độ và kết quả tiếp nhận 34 dự án có đầu tƣ công nghệ trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn phổ biến Luật chuyển giao công nghệ, các văn bản pháp luật về KHCN cho các doanh nghiệp ở địa phƣơng; Xây dung các văn bản quản lý nhà nƣớc về công nghệ ở địa phƣơng. Mục đích nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật cho cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ ở địa phƣơng. Ngoài các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về Công nghệ; Hiện nay ở địa phƣơng các cấp, các ngành, đặc biệt là Tỉnh uỷ, HĐNH, UBND tỉnh đã ban hành các cơ chế chính sách, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động chuyển giao và đổi mới công nghệ. Cụ thể nhƣ chính sách khuyến khích, ƣu đãi, thu hút đầu tƣ; chính sách ƣu đãi về thuế, đất đai. Đặc biệt hệ thống quản lý đƣợc nâng tầm, tạo nhiều thuận lợi cho các công nghệ đầu tƣ vào địa phƣơng, nhƣ quyết định 3264, 3265 của UBND tỉnh về quản lý công nghệ trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Ninh Bình, đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả đầu tƣ, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, bảo vệ môi trƣờng, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phƣơng, tiến tới quá trình hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, hoạt động đổi mới công nghệ của địa phƣơng nói chung và trong các doanh nghiệp nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập, cụ thể:
  • 13. 9 Một số doanh nghiệp lớn, mới bắt đầu đầu tƣ thì có công nghệ khá hoàn chỉnh. Còn lại, các công nghệ không đảm bảo đƣợc tính tiên tiến. Hiện tƣợng công nghệ từ Trung quốc khá nhiều. Hình thức đầu tƣ công nghệ của đa số các doanh nghiệp chủ yếu thông qua hợp đồng thƣơng mại. Có rất ít Hợp đồng chuyển giao công nghệ trên cả ba khu công nghiệp lớn của tỉnh. Công tác đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp chậm, hiệu quả sản xuất thấp, chất lƣợng sản phẩm không ổn định chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu thị trƣờng. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập, chất lƣợng sản phẩm quyết định sự tồn tại của công nghệ. Việc quyết định đầu tƣ công nghệ của một số chủ đầu tƣ mang tính tự phát, thiếu thông tin về công nghệ, về thị trƣờng và pháp luật. Do vậy sau khi đầu tƣ công nghệ không ít khó khăn trong tổ chức khai thác công nghệ cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm. Công tác đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật ở các đơn vị về công nghệ chƣa có bài bản, chỉ ở dạng học việc xem hƣớng dẫn. Không đƣợc tổ chức đào tạo để nắm bắt kỹ thuật vận hành công nghệ đầy đủ. Một số chủ đầu tƣ công nghệ không nắm rõ đƣợc công nghệ mình đầu tƣ (cụ thể, không nắm đƣợc nguyên lý hoạt động, không nắm đƣợc yêu cầu của chất lƣợng sản phẩm ...). Nguyên nhân: * Phía các tổ chức cá nhân đầu tƣ công nghệ - Năng lực tài chính hạn chế do vậy nhập công nghệ thƣờng lựa chọn công nghệ có suất đầu tƣ thấp và thƣờng nhập không đồng bộ. - Những doanh nghiệp nhỏ thì năng lực đổi mới công nghệ rất khó khăn bởi ngoài lý do tài chính thì việc tìm kiếm thông tin là rất hạn chế và không đủ điều kiện để tiếp cận công nghệ. - Thiếu thông tin về các mặt (công nghệ - thị trƣờng - pháp luật)... Hầu nhƣ rất ít các doanh nghiệp và chủ đầu tƣ nghĩ đến Hợp đồng chuyển giao công nghệ trƣớc khi quyết định đầu tƣ công nghệ. Chỉ một hai năm gần đây, ở các Công nghệ hiện đại của các chủ đầu tƣ lớn, mới có Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Vì không
  • 14. 10 cơ sự ràng buộc về Hợp đồng chuyển giao công nghệ nên các nhà đầu tƣ phải chịu thu thiệt nhiều sau khi đƣa công nghệ vào vận hành khai thác. - Thiếu thị trƣờng và cơ chế tiêu thụ sản phẩm (hầu hết sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ đều xuất uỷ thác không có thị trƣờng trực tiếp). - Kinh nghiệm về tổ chức tiếp nhận công nghệ mới của một số nhà đầu tƣ còn hạn chế. Do vậy, khi bỏ vốn ra để tổ chức tiếp nhận công nghệ phải phụ thuộc nhiều vào tƣ vấn và các môi giới nên không chủ động trong công tác tổ chức triển khai công nghệ làm hạn chế đến hiệu quả công nghệ. * Phía các nhà quản lý: Công tác quản lý về hoạt động công nghệ ở địa phƣơng trong những năm qua đã có nhiều cố gắng. Từng bƣớc hoàn thiện và nâng tầm quản lý để đáp ứng đƣợc những yêu cầu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Song, sự phát triển nhanh và nóng của kinh tế ở địa phƣơng đã tác động đến công tác quản lý, làm cho quản lý có phần chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi thực tế của cuộc sống. Những nguyên nhân làm tác động đến quá trình hoạt động đổi mới, chuyển giao công nghệ, đó là: - Công tác nắm bắt tiếp cận với các tổ chức cá nhân có nhu cầu về công nghệ còn thiếu và yếu. Do vậy chƣa làm tốt công tác tƣ vấn giúp đỡ các tổ chức cá nhân có đủ điều kiện khi thực hiện việc đầu tƣ, đổi mới công nghệ. - Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý công nghệ chƣa rộng khắp, để các tổ chức cá nhân đang có công nghệ và chuẩn bị đầu tƣ công nghệ nắm và hiểu biết đƣợcpháp luật về quản lý Công nghệ. Mối liên hệ giữa cơ quan quản lý KHCN với ngƣời sản xuất và nhà đầu tƣ cũng nhƣ nhà cung cấp công nghệ chƣa thể hiện sự gắn kết. - Công tác văn bản quản lý Nhà nƣớc chƣa kịp thời và đáp ứng với nhu cầu phát triển công nghệ tại địa phƣơng. Đặc biệt là chƣa có các chế tài cụ thể trong việc thực thi quản lý công nghệ. - Địa phƣơng chƣa xác lập đƣợc chính sách cụ thể để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự đầu tƣ đổi mới công nghệ và hoàn thiện công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Mới chỉ dùng lại ở khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ, chứ chƣa khuyến
  • 15. 11 khích đƣợc những công nghệ có tính đột phá, những công nghệ hiện đại, nhƣng công nghệ có đầu tƣ cao. - Thủ tục hành chính về quản lý đầu tƣ về tiếp nhận công nghệ vào địa phƣơng còn nhiều lỗ hổng, dẫn đến việc đầu tƣ các công nghệ có trình độ thấp, tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu, gây ô nhiễm môi trƣờng vào địa phƣơng tràn lan, Chính những hoạt động công nghệ này đã góp phần gây lãng phí nguồn tài nguyên của địa phƣơng. - Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ đổi mới công nghệ ở địa phƣơng chƣa chặt chẽ. Do vậy, tính hiệu quả và hiệu lực quản lý chƣa cao, chƣa có tác động mạnh đến hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ ở địa phƣơng. - Chƣa hình thành đƣợc đội ngũ chuyên giá giám định công nghệ, đáp ứng cho nhu cầu của các chủ đầu tƣ. Hiện nay, các công nghệ nhập về phải thuê chuyên gia và tổ chức giám định công nghệ độc lập ở Trung ƣơng, do vậy cũng có một số khó khăn nhất định trong việc kiểm soạt ban đầu của công nghệ nhập. Từ những những nghiên cứu quốc tế, trong nƣớc và thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ tại địa phƣơng, tôi lựa chọn mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu cho đề tài này nhƣ sau: 3. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng: Hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp, chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Từ đó, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi thời gian: từ năm 2012 đến năm 2017.
  • 16. 12 - Phạm vi không gian: 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp luận - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả thu thập tài liệu thông qua các nguồn bên trong và bên ngoài tổ chức: chiến lƣợc, quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Bình, các báo cáo qua các năm 2014 đến 2017, những bài báo, ấn phẩm, tài liệu, bài viết đã có liên quan đến ĐMCN nói chung ĐMCN tại Ninh Bình nói riêng, tài liệu về kinh nghiệm của một số tỉnh bạn. - Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin qua các số liệu thống kê. - Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn: Tiến hành điều tra, phỏng vấn một số đối tƣợng là cán bộ lãnh đạo quản lý của các doanh nghiệp (phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, tổ trƣởng sản xuất, trƣởng phòng công nghệ kỹ thuật, quản đốc …). Tổng số phiếu là 50 phiếu đƣợc gửi trực tiếp xuống các đơn vị, thu thập đủ số liệu cần thiết của 50 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Điều tra khảo sát, trao đổi, thảo luận với các cán bộ quản lý của địa phƣơng và của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để tìm hiểu các khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu kiến nghị của các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong thực tiễn triển khai. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp thích hợp nhƣ tập hợp và xử lý các tài liệu, các số liệu tham khảo và thống kê; phân tích kết hợp với tổng hợp và khái quát hóa; đối chiếu, so sánh… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về công nghệ, ĐMCN của DN trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế; đúc kết kinh nghiệm của một số các tỉnh Hải Dƣơng, Nam Định, Bắc Ninh về thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. - Làm rõ thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp các trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
  • 17. 13 - Đƣa ra các giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của tỉnh Ninh Bình nhằm nâng cao hiệu quả SXKD và năng lực cạnh tranh của các DN ở Ninh Bình tới 2022. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc sắp xếp và thể hiện trong ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt đông đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phân tích thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp của tỉnh Ninh Bình.
  • 18. 14 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Chƣơng 1, tác giả trình bày tổng quan về hoạt động đổi mới công nghệ; Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy hoạt động ĐMCN tại các doanh nghiệp; Một số chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp. 1.1. Hoạt động đổi mới công nghệ 1.1.1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ 1.1.1.1.Khái niệm công nghệ Luật khoa học và công nghệ của Việt Nam, quan niệm: “Công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Các tổ chức quốc tế về khoa học, công nghệ đã có nhiều cố gắng trong việc đƣa ra một định nghĩa công nghệ có thể dung hoà các quan điểm, đồng thời tạo thuận lợi cho việc phát triển và hoà nhập của các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Có bốn khía cạnh cần bao quát trong định nghĩa công nghệ đó là: – Khía cạnh “công nghệ là máy biến đổi” – Khía cạnh “công nghệ là một công cụ” – Khía cạnh “công nghệ là kiến thức” – Khía cạnh “công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó”. Khía cạnh thứ nhất đề cập đến khả năng làm ra đồ vật, đồng thời công nghệ phải đáp ứng mục tiêu khi sử dụng và thoả mãn yêu cầu về mặt kinh tế nếu nó muốn đƣợc áp dụng trên thực tế. Khía cạnh thứ hai nhấn mạnh rằng công nghệ là một sản phẩm của con ngƣời, do đó con ngƣời có thể làm chủ đƣợc nó vì nó hoàn toàn không phải là “cái hộp đen” huyền bí đối với các nƣớc đang phát triển. Vì là một công cụ nên công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ đối với con ngƣời và cơ cấu tổ chức.
  • 19. 15 Khía cạnh kiến thức của công nghệ đề cập đến cốt lõi của mọi hoạt động công nghệ là kiến thức. Nó bác bỏ quan niệm công nghệ phải là các vật thể, phải nhìn thấy đƣợc. Đặc trƣng kiến thức khẳng định vai trò dẫn đƣờng của khoa học đối với công nghệ, đồng thời nhấn mạnh rằng không phải ở các quốc gia có các công nghệ giống nhau sẽ đạt đƣợc kết quả nhƣ nhau. Việc sử dụng một công nghệ đòi hỏi con ngƣời cần phải đƣợc đào tạo về kỹ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật những kiến thức đó. Khía cạnh thứ tƣ đề cập đến vấn đề: công nghệ dù là kiến thức song vẫn có thể đƣợc mua, đƣợc bán. Đó là do công nghệ hàm chứa trong các vật thể tạo nên nó. Trung tâm chuyển giao công nghệ khu vực Châu Á và Thái Bình Dƣơng (The Asian and Pacific Centre for Transfer of Technology – APCTT) coi công nghệ hàm chứa trong bốn thành phần; kỹ thuật, kỹ năng con ngƣời, thông tin và tổ chức. Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, mà khái niệm công nghệ đuợc mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Những lĩnh vực công nghệ mới mẻ dần trở thành quen thuộc công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng, công nghệ du lịch, công nghệ văn phòng… 1.1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần chính hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiến tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới công nghệ có thể nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường. Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là thay đổi cơ bản công nghệ hiện có. Đổi mới công nghệ nhằm mục đích phục vụ tốt hơn các nhu cầu của xã hội, bao gồm nhu cầu về kinh tế và nhu cầu ổn định xã hội. Nền kinh tế thị trƣờng, thƣờng chạy theo nhu cầu lợi ích kinh tế một cách thuần túy. Nhƣng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thì ngoài nhu cầu lợi ích về kinh tế còn hƣớng mục tiêu cao cả hơn, đó là vì sự phát triển toàn diện của xã hội. Bởi vậy khi xét hiệu quả của đổi mới công nghệ, ta phải tính tới các yếu tố nhƣ vừa phân tích. Đổi mới công nghệ đƣợc coi là thành công nếu nó mang lại hiệu quả kinh tế
  • 20. 16 cho ngƣời chủ sở hữu nói riêng và cho xã hội nói chung. Khi đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, ta phải đánh giá qua so sánh giá trị gia tăng của doanh nghiệp trƣớc và sau khi đổi mới công nghệ. Các chi phí cho đổi mới công nghệ thể hiện các chi phí đầu tƣ cho bốn thành phần của công nghệ: (1) chi phí để đổi mới phần kỹ thuật; (2) đào tạo nhân lực cho kỹ thuật mới; (3) chi phí cho thông tin, tƣ vấn, bí quyết công nghệ; (4) chi phí đổi mới sắp xếp lại bộ máy quản lý cho phù hợp với yêu cầu của công nghệ mới. Tiêu chí để đánh giá về hiệu quả đổi mới công nghệ: - Đánh giá khả năng nâng cao năng suất, chất lƣợng của sản phẩm do công nghệ mang lại. - Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng của sản phẩm do công nghệ tạo ra. - Nâng cao năng lực quản lý vận hành, thông qua việc đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy sản xuất tại doanh nghiệp. - Tăng cƣờng sự tác động của nhà nƣớc đến quá trình đổi mới công nghệ theo hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chủ trƣơng chính sách để doanh nghiệp thuận lợi trong đối mới công nghệ. Tóm lại tiêu chí để đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ dựa vào 4 yếu tố tổng quát đó là (Technologi, Humen, Information, Orgranation). 1.1.2. Đầu tư đổi mới công nghệ Nhằm thay đổi, cải tiến công nghệ đã có (trong nƣớc, nƣớc ngoài), góp phần cải thiện chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tƣ đổi mới công nghệ có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhƣ: đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải tiến sản phẩm có chất lƣợng, mẫu mã tốt hơn, có sức hấp dẫn hơn và có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn; đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải tiến/đổi mới quy trình công nghệ sao cho đạt chi phí thấp hơn, năng suất và hiệu quả cao hơn; đầu tƣ cho việc nhập khẩu công nghệ mới, nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ sản phẩm hoặc công nghệ quy trình sản xuất nhập ngoại cho phù hợp với điều kiện trong nƣớc... Lịch sử tiến bộ của xã hội loài ngƣời diễn ra chủ yếu nhờ thay đổi công cụ và
  • 21. 17 phƣơng pháp sản xuất. Sự thay đổi đó là sự thay đổi công nghệ. Sự thay đổi có tiến bộ công nghệ là đổi mới công nghệ. Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ. Có quan điểm cho rằng đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế – xã hội. Với quan điểm này một sự thay đổi trong các thành phần công nghệ dù nhỏ cũng đƣợc coi là đổi mới công nghệ, thực ra đây chỉ là cải tiến công nghệ. Mặt khác hệ thống công nghệ mà con ngƣời đang sử dụng có tính phức tạp và đa dạng cao, chỉ một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về đổi mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công nghệ là việc làm không có tính khả thi. Do đó khái niệm đổi mới công nghệ đƣợc hiểu nhƣ sau: Đổi mới công nghệ là việc thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn. Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ƣu các thông số sản xuất nhƣ năng suất, chất lƣợng, hiệu quả… (đổi mới công nghệ quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trƣờng (đổi mới công nghệ sản phẩm). Đổi mới công nghệ có thể là đƣa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới (ví dụ: sáng chế công nghệ mới) chƣa có trên thị trƣờng công nghệ hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ: đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ). Đổi mới công nghệ là tất yếu Mỗi công nghệ có một vòng đời và tạo ra một chu kỳ sản phẩm. Đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển. Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do các lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp đổi mới cũng cho toàn xã hội nói chung. Các lợi ích đó là: (1) Nâng cao chất lƣợng sản phẩm; (2) Duy trì và tăng thị phần; (3) Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm chủng loại mới của sản phẩm; (4) Đáp ứng đƣợc các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ; (5) Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lƣợng; (6) Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất; (7) Giảm tác động xấu đối với môi trƣờng sống. Đổi
  • 22. 18 mới công nghệ xẩy ra theo hai cơ chế: đổi mới bằng thay thế và đổi mới bằng truyền bá. Đổi mới bằng thay thế. Khi một công nghệ mới đƣợc nghiên cứu thành công và đƣợc phép triển khai áp dụng thì sản phẩm của nó sẽ dần dần chiếm thị phần của sản phẩm của các công nghệ cũ. Đổi mới bằng truyền bá. Sau khi một công nghệ đƣợc áp dụng lần đầu ở đâu đấy thì sự áp dụng dần dần lan truyền sang những nơi khác tức là công nghệ đƣợc truyền bá từ nơi này sang nơi khác. Đổi mới công nghệ thành công thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi nó đƣợc thƣơng mại hoá tức là đƣợc thị trƣờng, xã hội chấp nhận. Xã hội chính là nơi tiếp nhận thành tựu của đổi mới công nghệ nhƣng đồng thời cũng chính là nguồn cung cấp nguồn lực cho đổi mới công nghệ thành công. Mọi đổi mới công nghệ đều bắt nguồn từ những nhu cầu của xã hội hoặc phục vụ nhu cầu nào đó của xã hội. Đổi mới công nghệ là một quá trình sáng tạo mà quá trình đó thƣờng xuất phát từ các cá nhân không hài lòng với thực tại. Họ muốn chứng tỏ giá trị của mình trên cơ sở thừa nhận giá trị của tính độc lập suy nghĩ, có tƣ duy mạch lạc, khả năng đánh giá thông tin, kiên trì trong việc theo đuổi mục đích của mình và đặc biệt là quan tâm tới các vấn đề trí tuệ và nhận thức. Nhƣng để các cá nhân đó có thể sáng tạo thành công thì cần phải có một môi trƣờng sáng tạo với những đặc trƣng sau: cho phép ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực mà họ yêu thích; khuyến khích, tạo điều kiện cho các mối quan hệ, tiếp xúc giữa các đồng nghiệp; có thể giảm nhẹ sự rủi ro; khoan dung với thất bại và không tuân theo các tập tục; có chế độ đãi ngộ thích đáng; về giáo dục cần có một nền giáo dục mang tính khoa học – không tuyệt đối hoá mà luôn luôn đặt ra các câu hỏi nhƣ tại sao, bản chất của sự kiện ở đâu và đặc biệt cần cảnh giác với sự chắc chắn bề ngoài. 1.2. Chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN Theo quan niệm phổ biến, chính sách là phƣơng thức hành động đƣợc một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại; còn chính sách kinh tế-xã hội (chính sách công) là tổng thể các quan điểm, các giải pháp và công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội lặp đi lặp lại, thực hiện những mục
  • 23. 19 Mục đích (Goals) Mục tiêu cụ thể (Purposes) Mục tiêu đầu ra (Planning outputs) Kế hoạch hành động (Action Planning) Đầu vào kế hoạch (Planning inputs) Tác động (Impacts) Kết quả (Outcomes) Đầu ra (Outputs) Hoạt động (Activities) Đầu vào (Inputs) Hoạchđịnhchínhsách Sựthựchiệnchínhsách ThànhquảThựcthi tiêu nhất định theo định hƣớng mục tiêu tổng thể của đất nƣớc. Một cách đơn giản hơn, chính sách công là việc mà một chính phủ chọn để làm hoặc không làm. Khi nghiên cứu về chính sách đổi mới theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia, C.Edquist (1997) và C.Freeman (2008) cho rằng chính sách ĐMCN là một phạm trù của chính sách đổi mới, đó là những can thiệp của Nhà nƣớc tác động tới sự thay đổi công nghệ và các hình thức đổi mới khác, bao gồm chính sách R&D, chính sách công nghệ, chính sách phát triển vùng. Chính sách ĐMCN là những chính sách liên quan tới những can thiệp của Nhà nƣớc nhằm mục đích tác động tới quá trình ĐMCN, đồng thời nó thƣờng liên quan tới các hoạt động R&D công nghệ (OECD, 2005). Hình 1.1: Các yếu tố của một chính sách theo cách tiếp cận khung logic Nguồn: Tổng hợp1 Các yếu tố cơ bản của một chính sách nói chung và chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nói riêng thƣờng bao gồm: các yếu tố đầu vào, các hành động, đầu ra, kết quả và tác động của chính sách (Hình 1.1): 1 World Bank (2004), Logical Framework Approach to Project Cycle Management, Public Disclosure Authorized, Wasington, DC 20433.
  • 24. 20 - Đầu vào (Inputs): đây là các nguồn lực của chính sách; trong chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN gồm: nhân lực, tài lực, vật lực và thông tin liên quan tới hoạt động ĐMCN. - Hoạt động (Activities): là những hành động thực hiện chính sách; đối với chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN đó là (i) xây dựng thể chế nhƣ ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về ĐMCN, (ii) xác định đối tƣợng doanh nghiệp thụ hƣởng và các mức ƣu đãi nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nhƣ ƣu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp và (iii) xác định phƣơng thức đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. - Đầu ra (Outputs): là các sản phẩm/dịch vụ đƣợc tạo ra bởi chính sách; đối với chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN đó là các văn bản quy phạm pháp luật, những ƣu đãi (về thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp, v.v.), thông tin, những hỗ trợ khác nhằm thúc đầy các doanh nghiệp ĐMCN. - Kết quả (Outcomes): là những ảnh hƣởng/thành tựu của hành động và đầu ra của chính sách. Kết quả của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thể hiện ở việc doanh nghiệp nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động ĐMCN, số lƣợng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng, v.v. - Tác động (Impacts): là những ảnh hƣởng lâu dài của chính sách, đây là cái đích cuối cùng mà chính sách hƣớng tới. Đối với chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, tác động của chính sách là doanh nghiệp cải thiện đƣợc vị thế cạnh tranh, đạt đƣợc các hiệu ứng lan tỏa, góp phần thực hiện các mục tiêu quản lý của Tỉnh. Từ các nghiên cứu ở trên, tác giả cho rằng; Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục tiêu, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nƣớc nói chung của tỉnh Ninh Bình nói riêng sử dụng để thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần phát triển doanh nghiệp nói riêng và đất nƣớc nói chung.
  • 25. 21 1.2.2. Vai trò của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong việc hoạch định, tổ chức thực thi chính sách nói chung và chính sách ĐMCN cho doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thúcđẩy doanh nghiệp ĐMCN đƣợc các quốc gia quan tâm, qua đó Chính phủ có thể thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế đổi mới, linh hoạt, có tính thích nghi cao; do vậy, sự can thiệp của Nhà nƣớc thông qua chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN có vai trò quan trọng thể hiện ở các chức năng mà nó đảm nhiệm (Nguyễn Hữu Xuyên, 2014): - Định hƣớng, tạo khuôn khổ hoạt động nhằm tăng cƣờng khả năng truyền bá tri thức, phổ biến công nghệ, nâng cao trình độ, năng lực công nghệ dựa trên nguồn lực sẵn có và nguồn lực có thể huy động đƣợc của quốc gia. - Điều tiết các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy năng lực tƣ duy theo hƣớng đổi mới, duy trì một nền tảng tri thức mạnh mẽ, đồng thời đảm bảo việc chuyển tri thức công nghệ thành những lợi ích kinh tế, xã hội. - Tạo tiền đề cho phát triển công nghệ thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống cơ quan R&D nhằm tạo ra nhiều công nghệ mới, là cơ sở để tiến hành ĐMCN. - Kích thích, tạo động lực cho doanh nghiệp ĐMCN; từ đó tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng và có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa và quốc tế. Các nguyên nhân mà Nhà nƣớc cần giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh thất bại của thị trƣờng và khiếm khuyết hệ thống, đó là: - Thứ nhất, ĐMCN là hoạt động chứa nhiều rủi ro và không chắc chắn; - Thứ hai, quá trình ĐMCN có thể không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn; - Thứ ba, thất bại trong việc hiện thực hóa sự đóng góp của tiến bộ công nghệ thông qua ĐMCN đối với tăng trƣởng kinh tế; - Thứ tư, doanh nghiệp có thể xem nhẹ vai trò của công nghệ, ĐMCN đối với lợi ích của chính doanh nghiệp và xã hội. Nhƣ vậy, vai trò của Nhà nƣớc đối với hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp là rất quan trọng nhằm định hƣớng, tạo tiền đề, điều tiết các hoạt động ĐMCN, đảm bảo hạ tầng và tạo môi trƣờng pháp lý, cũng nhƣ khuyến khích phát triển, phổ
  • 26. 22 biếncông nghệ, nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranhquốc gia; đồng thời điều chỉnh và giải quyết khiếm khuyết thị trƣờng, khiếm khuyếthệ thống, cải cách khu vực công góp phần thực hiện các mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài của đất nƣớc. Trên thực tế, cây mục tiêu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN theo thứ tự bao gồm (Nguyễn Hữu Xuyên, 2014): - Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó nâng cao vị thế cạnh tranh của quốc gia. - Đạt đƣợc lợi ích lan tỏa: Nhà nƣớc mong muốn doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động R&D tiến tới cải tiến, ĐMCN hơn mức đầu tƣ hiện tại của doanh nghiệp với kỳ vọng rằng xã hội sẽ thu đƣợc lợi ích từ hiệu ứng lan toả các kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp. Qua đó, góp phần thực hiện các mục tiêu QLNN về KH&CN, đồng thời góp phần không ngừng nâng cao mặt bằng khoa học và dân trí để tiếp thu, vận dụng các thành tựu KH&CN trong tất cả các lĩnh vực của đời sốngxã hội. Từ đó, nâng cao năng lực nội sinh công nghệ quốc gia, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế. - Nâng cao chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp; - Giảm chi phí giá thành sản phẩm nhờ hoạt động ĐMCN; - Nâng cao năng lực của các chức năng hoạt động của doanh nghiệp: sản xuất, tài chính, marketing, v.v. - Nâng cao năng lực vận hành công nghệ; - Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ; - Nâng cao năng lực hỗ trợ tiếp nhận công nghệ; - Nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng cải tiến, sao chép công nghệ nhập và sáng tạo ra sản phẩm/qui trình mới. - Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với hoạt động ĐMCN; - Gia tăng số lƣợng doanh nghiệp thực hiện hoạt động ĐMCN; - Nâng cao mức đầu tƣ của doanh nghiệp cho hoạt động ĐMCN.
  • 27. 23 Nhƣ vậy, mục tiêu của chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN cần đƣợc nhìn nhận từ hai giác độ: về phía Nhà nƣớc thì nguồn thu ngân sách phụ thuộc rất lớn vào năng lực và hiệu quả của nền kinh tế mà trung tâm là các doanh nghiệp, đồng thời giảm các chi phí xử lý do tác động xấu của công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng gây ra cho xã hội; về phía doanh nghiệp thì lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động ĐMCN càng cao thì tỷ lệ đóng góp vào ngân sách càng lớn thông qua việc nộp thuế, đồng thời ĐMCN sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm, năng lực công nghệ, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để thực hiện đƣợc mục tiêu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp thì cần thực hiện theo các nguyên tác sau (Nguyễn Hữu Xuyên, 2014): - ĐMCN phải là sự nghiệp tự thân vận động của doanh nghiệp, trên cơ sở kết hợp với sự quản lý, tác động của nhà nƣớc. Nhà nƣớc không thể làm thay doanh nghiệp trong hoạt động ĐMCN mà chỉ làm nhiệm vụ tạo môi trƣờng thuận lợi, hỗ trợ và quản lý phát triển công nghệ của doanh nghiệp nhằm cải thiện, nâng cao vị thế cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Gắn chính sách thúc đẩy ĐMCN và hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp với việc nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững của doanh nghiệp nhƣ bảo vệ môi trƣờng, phục vụ dân sinh, phục vụ xã hội. ĐMCN không chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn cho doanh nghiệp mà nó phải là công cụ để thực hiện các mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp, cho nên ĐMCN phải gắn với việc bảo vệ môi trƣờng và đem lại lợi ích cho xã hội. - Hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phải rõ ràng, minh bạch, nhất quán, đảm bảo sự phân công, phân cấp hợp lý, phải đảm bảo sự cân đối, đồng bộ giữa chính sách thúc đẩy ĐMCN với các chính sách khác; các chính sách phải đảm bảo tính khả thi cao trong quá trình thực thi chính sách. - Hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phải phù hợp với đối tƣợng doanh nghiệp, hƣớng vào mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp hài hòa các lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nƣớc và xã hội, nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Không thể lựa chọn các công nghệ
  • 28. 24 mà doanh nghiệp không thể làm chủ đƣợc (về nguồn lực lực, về vốn, đầu vào khác) và không đem lại hiệu quả trực tiếp, thiết thực. Nhƣ vậy, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ được hiểu là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục tiêu, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần phát triển đất nước”. 1.2.3. Các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ Thời gian qua nhiều bộ luật quan trọng liên quan đến phát triển khoa học và công nghệ đã đƣợc ban hành và thực thi nhƣ Luật Khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Công nghệ cao. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Nghị định quan trọng nhằm khuyến khích việc đầu tƣ vào khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhƣ Nghị định 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào khoa học và công nghệ, Nghị định 122/2003/NĐ-CP về thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; Nghị định 115/2005/NĐ-CP về tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày 06/06/2017, Thủ tƣớng Chính phủ cũng ra Chỉ thị 26/CT-TTg về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CPngày 16/5/2016, Thủ tƣớng Chính phủ khẳng định tinh thần “Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp”. Chỉ thị nêu rõ, sau hơn một năm kể từ khi ban hành, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35 đã đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận: Tạo chuyển biến tích cực về tƣ tƣởng, nhận thức của bộ máy công quyền với tinh thần phục vụ và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; từng bƣớc tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trƣởng nhanh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của
  • 29. 25 Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán Ngân sách nhà nƣớc năm 2018, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển. Tƣ vấn hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tƣ 2014 (sửa đổi năm 2016), Luật bảo vệ môi trƣờng 2014, Luật cạnh tranh 2004, triển khai thi hành Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật lao động 2012, Luật Bảo hiểm xã hội... Ngoài ra Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành nhiều quyết định, thông tƣ quy định các mặt khác nhau liên quan đến việc thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ nói chung, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nói riêng. a) Chính sách thuế Các ƣu đãi về thuế áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc hay doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Luật đầu tƣ, 2005). Theo Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật chuyển giao công nghệ (2006, sửa đổi 2017), Luật Khoa học và công nghệ (2000, sửa đổi 2013), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi 2008) cùng các Nghị định, Nghị quyết, Quyết định và Thông tƣ hƣớng dẫn, các chính sách ƣu đãi thuế cho hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp hỗ trợ nhƣ sau: (i) Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn đã có qui định về mức thuế suất, mức ƣu đãi thuế và các tiêu chí, điều kiện để đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế: - Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ; tƣ vấn về pháp lý, đầu tƣ, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đƣợc áp dụng thuế suất ƣu đãi: (1) thuế suất 20% đƣợc áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực R&D, thời hạn áp dụng ƣu đãi là 10 năm; (2) thuế suất 15% đƣợc áp dụng cho các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tƣ thuộc ngành nghề,
  • 30. 26 lĩnh vực R&D và thực hiện tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, thời hạn áp dụng ƣu đãi là 12 năm; (3) thuế suất 10% đƣợc áp dụng cho các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tƣ thuộc ngành nghề, lĩnh vực nghiên cứu R&D và thực hiện tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thời hạn áp dụng ƣu đãi là 15 năm. Trƣờng hợp dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao thuộc doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất sản phẩm phần mềm hoặc là doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đƣợc ƣu đãi về thuế suất, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, v.v… - Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tƣ thuộc ngành nghề, lĩnh vực khoa học và công nghệ đƣợc miễn thuế tối đa 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế phải nộp trong tối đa 9 năm tiếp theo tuỳ thuộc vào địa bàn đầu tƣ; trƣờng hợp doanh nghiệp có dự án đầu tƣ mở rộng thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ nêu trên thì đƣợc miễn thuế tối đa trong 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong tối đa 7 năm tiếp theo tuỳ thuộc địa bàn đầu tƣ đổi mới công nghệ đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tƣ mở rộng mang lại, v.v…. Ngoài những ƣu đãi nói trên còn có nhiều ƣu đãi khác đối với doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đổi mới công nghệ nhƣ: (1) đƣợc khấu hao nhanh đối với tài sản máy móc, thiết bị, (2) cho phép doanh nghiệp tính vào chi phí hợp lý toàn bộ các chi phí thực hiện hoạt động R&D do doanh nghiệp bỏ vốn, (3) doanh nghiệp có dự án hợp đồng R&D, dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. (ii) Đối với thuế giá trị gia tăng - Hàng hóa dịch vụ nhập khẩu để sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc đối tƣợng không chịu thuế giá trị gia tăng nhƣ: (1) thiết bị, máy móc, vật tƣ, phƣơng tiện vận tải thuộc loại trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động R&D, (2) thiết bị, máy móc, phƣơng tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tƣ xây dựng thuộc loại trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, (3) chuyển giao công nghệ, phần mềm máy tính, trừ phần mềm máy tính
  • 31. 27 xuất khẩu. Đối với những hợp đồng chuyển giao công nghệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì việc không tính thuế chỉ thực hiện đối với phần giá trị công nghệ chuyển giao, phần mềm máy tính. - Các dịch vụ khoa học, kỹ thuật bao gồm các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, hƣớng dẫn về khoa học, kỹ thuật đƣợc áp dụng thuế giá trị gia tăng với thuế suất thấp là 5%, phần mềm máy tính bán trong nƣớc không thuộc diện chịu thuế nhƣng nếu xuất khẩu thì đƣợc miễm giảm 100% thuế giá trị gia tăng. (iii) Đối với thuế xuất, nhập khẩu - Các dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ theo quy định của pháp luật về đầu tƣ, trong đó có lĩnh vực khoa học và công nghệ đƣợc hƣởng ƣu đãi nhƣ: (1) miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc, (2) miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm phần mềm, (3) miễn thuế đối với hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, (4) miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các bên hợp doanh. b) Chính sách tín dụng - Ƣu đãi tín dụng cho hoạt động đổi mới công nghệ nói chung đƣợc thể hiện: Quyết định số 1381/2002/QĐ-NHNN ngày 16/12/2002 của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam và Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP về việc tổ chức tín dụng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (2003), Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (2015) đƣợc thành lập theo quyết định của thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở Luật Khoa học và công nghệ (2000), Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Quỹ do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý và điều hành. - Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc phép thành lập theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg và quyết định điều chỉnh số 115/QĐ-TTg (2004) của thủ tƣớng Chính phủ.
  • 32. 28 - Doanh nghiệp có thể thực hiện dự án đổi mới công nghệ thông qua Quỹ đầu tƣ mạo hiểm, thông qua phƣơng thức thuê mua tài chính từ các tổ chức cho thuê tài chính trên cơ sở ƣu đãi về tín dụng và chi phí tiền thuê. Đặc biệt, các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi) nay là Luật đầu tƣ (2005) có các hoạt động nhƣ R&D, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, cải tiến và đổi mới công nghệ có thể đƣợc vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất ƣu đãi, mức vốn vay đƣợc đáp ứng đến 70% số vốn đầu tƣ tại Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ. Ngoài ra, ngày 10/5/2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định số 677/QĐ-TTg về việc phê duyệt chƣơng trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020 nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, trong đó có ƣu đãi về tín dụng cho hoạt động đổi mới công nghệ. c) Chính sách hỗ trợ trực tiếp Tại Điều 8, Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ qui định: Nhà nƣớc hỗ trợ cho doanh nghiệp tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề Nhà nƣớc ƣu tiên, khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện; đồng thời, doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ do ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ kinh phí, chỉ phải trả tiền cho tác giả đã nghiên cứu ra công nghệ đó, với mức tiền phải trả bằng 30% giá chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ (2006). Ngoài ra, một số địa phƣơng cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất.. d) Chính sách đào tạo Chính phủ ban hành một số chính sách nhằm nâng cao năng lực nguồn nhân lực công nghệ của doanh nghiệp, cụ thể: - Hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nghị quyết 22/NQ-CP về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,
  • 33. 29 Thông tƣ liên tịch số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC hƣớng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp - Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội: Quyết định 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2015 (nhóm giải pháp 4: hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tập trung nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ), Quyết định số 677/QĐ-TTg (10/5/2011) về việc phê duyệt chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020. Theo đó đến năm 2015 có khoảng 30.000 và đến năm 2020 có khoảng 80.000 kỹ sƣ, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc đào tạo về quản trị công nghệ, cập nhật công nghệ mới. đ) Một số chính sách khác Trên thực tế, Nhà nƣớc còn sử dụng một số chính sách nhƣ: phát triển thị trƣờng công nghệ, hỗ trợ thành lập bộ phận nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp đƣợc thể hiện trong Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển thị trƣờng công nghệ; Quyết định số 2075/QĐ- TTg về phê duyệt chƣơng trình phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ đến năm 2020, v.v…. Các văn bản chính sách này đã tạo ra hàng lang pháp lý tƣơng đối đầy đủ cho thị trƣờng công nghệ phát triển thông qua các chính sách kích cung, kích cầu và chính sách thúc đẩy hoạt động trung gian môi giới về công nghệ. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với phát triển thị trƣờng công nghệ của Việt Nam trong thời gian qua cũng còn nhiều hạn chế về môi trƣờng pháp lý trong việc kích cung, kích cầu và phát triển các định chế trung gian, các tổ chức môi giới về công nghệ. Hoạt động quản lý công nghệ ở địa phƣơng Ninh Bình trong những năm qua đã đƣợc chú trọng. Đặc biệt là hệ thống tổ chức bộ máy và hệ thống văn bản, đã xây dựng đáp ứng đƣợc một phần cho nhiệm vụ quản lý. Trên cơ sở pháp luật đó, Sở KH&CN đã tổ chức tốt công tác thẩm định các công nghệ đầu tƣ vào địa phƣơng.
  • 34. 30 Góp phần trong việc tìm kiếm và lựa chọn công nghệ phù hợp đảm bảo các yếu tố, để đầu tƣ có hiệu quả. Một số văn bản phục vụ cho công tác quản lý về công nghệ đang áp dụng TT Số hiệu văn bản Loại Văn bản Ngày ban hành Cấp ban hành Trích yếu 1 80/2006/QH11 Luật 29/11/2006 Quốc hội Luật chuyển giao công nghệ 2 3264/2004/QĐ- UB Quyết định 30/12/2004 UBND tỉnh Ninh Bình Quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình v/v ban hành quy định về quản lý công nghệ trên địa bàn tỉnh. 3 326/2004/QĐ- UB Quyết định 30/12/2004 UBND tỉnh Ninh Bình Quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình v/v ban hành quy định về quy trình thẩm định công nghệ cá dự án đầu tƣ và phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ. 1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh bạn về thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp: 1.3.1. Kinh nghiệm của Nam Định. Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển theo hƣớng CNH, HĐH, tỉnh Nam Định đã tạo bƣớc đột phá trong việc phát triển đổi mới công nghệ với tốc độ nhanh, vững chắc, hiệu quả. Đối với việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, Sở KH và CN đã tăng cƣờng thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến vào sản xuất, quản trị doanh nghiệp; hƣớng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận các chƣơng trình KHCN quốc gia để đƣợc hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc trong việc tìm kiếm, đổi mới ứng dụng công nghệ. Hiện tại Sở KH và CN đang thực hiện đồng thời 2 chính sách: hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp áp dụng và đƣợc cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến, chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp
  • 35. 31 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đƣợc trao tặng giải thƣởng Chất lƣợng quốc gia; hỗ trợ đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không phân biệt các thành phần kinh tế và loại hình kinh tế... Qua đó các chƣơng trình đã hỗ trợ thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp theo hƣớng: tăng cƣờng tiếp nhận công nghệ, kết hợp chuyển giao, nhập công nghệ mới ở các khâu thiết kế sản phẩm, cải tiến sản phẩm. Sở KH và CN đã tiến hành đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ của 250 doanh nghiệp tiêu biểu thuộc một số ngành chủ lực trong tỉnh, tƣ vấn giúp các ngành, các doanh nghiệp có định hƣớng để đổi mới công nghệ. Đào tạo đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên trong các doanh nghiệp, tổ chức KH và CN về các lĩnh vực chuyển giao công nghệ, thông tin KH và CN và các dịch vụ khác. Điều đặc biệt quan trọng là các chƣơng trình này đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, khả năng tự đầu tƣ công nghệ hạn chế triển khai ứng dụng đƣợc nhiều công nghệ tiên tiến 1.3.2. Kinh nghiệm của Hải Dƣơng. Tính đến tháng 10 năm 2016, tỉnh Hải Dƣơng đã thu hút 155 dự án FDI đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký gần 3.288 triệu USD. Ngoài ra, còn có 13 dự án đầu tƣ phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN có tổng vốn đầu tƣ hơn 395 triệu USD. Trong đó có 146 doanh nghiệp (cả FDI và DDI) đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hơn 74.000 lao động. Nâng cao năng lực cạnh tranh, đƣa tỉnh Hải Dƣơng đứng vào nhóm 20 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc có Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tốt nhất và nhóm 25 tỉnh có chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tốt nhất. Rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là về giải phóng mặt bằng, giao đất, thuế, hải quan... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện, đồng bộ trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện công khai, minh bạch về quy hoạch, thủ tục hành chính và chính sách thu hút đầu tƣ. Rà soát lại các quy định của tỉnh để sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp các quy định của Trung ƣơng và tình hình thực tế tại địa phƣơng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ phát triển và cạnh tranh bình đẳng.
  • 36. 32 1.3.1. Kinh nghiệm của Bắc Ninh. Về hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Triển khai các chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác có hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm; xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới; nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến theo Chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia. Chƣơng trình hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ƣơm tạo công nghệ cao, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp thuộc các ngành công nghệ cao theo Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao; nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh; hƣớng dẫn doanh nghiệp khai thác thông tin về tiêu chuẩn chất lƣợng, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ, thông tin về sở hữu công nghiệp; trợ giúp doanh nghiệp thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, làm chủ công nghệ đƣợc chuyển giao từ nƣớc ngoài vào Việt Nam theo Chƣơng trình nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”; hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc, đổi mới công nghệ, xúc tiến đẩy mạnh việc phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, phát triển sàn giao dịch công nghệ, xây dựng các tổ chức tƣ vấn về công nghệ; khuyến khích triển khai các đề tài ứng dụng cho phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng và triển khai chƣơng trình “Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ”. Chƣơng trình khuyến công quốc gia, huy động các nguồn lực trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ sản xuất công nghiệp và các dịch vụ khuyến công ở nông thôn; phát triển công nghiệp ở nông thôn với tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ bình quân cả nƣớc. 1.3.4. Bài học kinh nghiệm. Từ kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nƣớc căn cứ tình hình thực tiễn của địa phƣơng, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh đổi mới công nghệ đối với tỉnh Ninh Bình nhƣ sau:
  • 37. 33 Thứ nhất, Cần nâng cao nhận thức cho cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức cá nhân về quản lý công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ cùng các cơ quan chức năng tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền trên các phƣơng tiên đại chúng các văn bản của Nhà nƣớc về quản lý hoạt động công nghệ. Triển khai áp dụng Luật chuyển giao công nghệ, Nghị định của Chính phủ và Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Luật chuyển giao công nghệ vào cuộc sống. Thứ hai, Tổ chức tốt việc tiếp nhận và cấp giấy đăng ký công nghệ cho các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ. Tăng cƣờng việc kiểm tra giám sát các đơn vị đã đăng ký công nghệ. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tăng cƣờng phối hợp kiểm tra tiến độ thực hiện công nghệ các dự án đầu tƣ đã qua thẩm định trên địa bàn tỉnh hàng năm. Phối hợp chặt chẽ giữa Sở Khoa học và Công nghệ với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ; Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh cũng nhƣ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các huyện, thị xã, thành phố trong việc thẩm định công nghệ khi đƣa vào tỉnh. Thứ ba, Thẩm định công nghệ các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh theo đúng thẩm quyền đƣợc giao. Hàng năm có báo cáo kết quả thẩm định công nghệ. Hợp đồng chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh gửi UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.Tăng cƣờng học tập trao đổi nghiệp vụ và kinh nghiệm với các tỉnh có công nghệ phát triển. Tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra và tiến hành xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp tập trung của Tỉnh. Tiểu kết Chƣơng 1 Trong chƣơng này, tác giả đã tổng quan về hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; Phân tích, đánh giá một số chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp của Việt Nam và tỉnh Ninh Bình. Đổng thời trên cơ sở trình bày kinh nghiệm của một số tỉnh bạn về thúc đẩy hoạt động ĐMCN tại các doanh nghiệp, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm để sử dụng trong việc đề xuất các giải pháp.
  • 38. 34 Chƣơng 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH NINH BÌNH Chƣơng 2, tác giả trình bày tổng quan thực trạng hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và phân tích những kết quả đạt đƣợc và hạn chế của chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ở Ninh Bình. 2.1. Thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam Những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt coi trọng việc thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ trong DN. Ngày 01/11/2012, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế. Nghị quyết này đã đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020, thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp khoảng 35% tăng trƣởng kinh tế; Xây dựng đƣợc một số sản phẩm quốc gia mang thƣơng hiệu Việt Nam; Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt khoảng 20%/năm... Ngày 10/5/2011, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 677/QĐ-TTg về việc phê duyệt chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 với mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Số lƣợng DN thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm, trong đó có 5% DN ứng dụng công nghệ cao; 100% DN sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ và tạo ra đƣợc công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm…Ngày 11/4/2012, Thủ tƣớng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 418/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu giai đoạn 2011-2020 tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2011-2015 đạt 10-15% và giai đoạn 2016-2020 đạt 20%... Ngày 16/6/2015, để hỗ trợ DN trong quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ, Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học Công nghệ) đã đƣợc ra mắt
  • 39. 35 với số vốn 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ, tài trợ các dự án của DN và cho DN vay đƣợc triển khai vào năm 2017… Một số kết quả đã công bố từ các nghiên cứu và các cuộc điều tra: Nghiên cứu năng lực công nghệ của doanh nghiệp làm cơ sở để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động ĐMCN, chỉ số chuyển giao công nghệ và chỉ số công nghệ thông tin - truyền thông (Tạ Doãn Trịnh, 2007 & Tăng Văn Khiên, 2008), các doanh nghiệp là chủ thể của hoạt động ĐMCN nhƣng lại chƣa nhận thức đầy đủ về lĩnh vực này (Nguyễn Hoàng Anh, 2009). Nghiên cứu về quản lý ĐMCN (Nguyễn Văn Phúc và các tác giả, 2002); Điều tra khảo sát hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp vốn trong nƣớc (Nguyễn Võ Hƣng, Nguyễn Thanh Hà, 2003); Điều tra khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa các tỉnh phía Bắc (Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2007); Nghiên cứu về đổi mới chính sách doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Hồ Sỹ Hùng và các tác giả, 2010), Điều tra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong khủng hoảng (VCCI, 2008), v.v. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu là một quá trình lâu dài và là một vấn đề mới ở nƣớc ta, thành công của thƣơng mại hóa phụ thuộc nhiều vào năng lực đổi mới, năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp (Nguyễn Quang Tuấn, 2010); trong khi đó, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam không cao, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hồ Sỹ Hùng, 2009). Theo Hồ Đức Việt (2010), các yếu tố ảnh hƣởng tới thị trƣờng công nghệ bao gồm: năng lực và sự sẵn sàng của bên cung, nhu cầu và năng lực tiếp nhận công nghệ của bên cầu, mức độ phát triển của của các tổ chức môi giới, tƣ vấn công nghệ, hệ thống văn bản, chính sách về thị trƣờng công nghệ và môi trƣờng công nghệ quốc gia đối với phát triển thị trƣờng công nghệ. Vì vậy, tác động của chính sách nhà nƣớc, các tổ chức thông tin, tƣ vấn về KH&CN và dịch vụ chuyển giao công nghệ là quan trọng nhằm phát triển thị trƣờng công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp ĐMCN (Phạm Văn Dũng, 2010). Nhà nƣớc nên tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học nhằm từng bƣớc nâng cao năng lực nội sinh của doanh nghiệp (Cao Thị Thu Anh, 2007). Nguyễn Việt Hòa và các tác giả (2007, 2011), trong nghiên cứu tác động của cơ chế, chính sách công đến việc
  • 40. 36 khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào KH&CN. Hoàng Xuân Long (2011) đã nghiên cứu về chính sách của địa phƣơng nhằm khuyến khích doanh nghiệp hoạt động KH&CN trên địa bàn. Nguyễn Quang Tuấn (2011) đã nghiên cứu vai trò và ảnh hƣởng của chính sách nhà nƣớc trong việc thúc đẩy phát triển thị trƣờng công nghệ. Tuy nhiên, năng lực đổi mới công nghệ của các DN Việt Nam còn khiêm tốn so với các DN các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Việc DN Việt Nam chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trƣờng có giá trị gia tăng thấp, khiến DN thƣờng chậm đổi mới về công nghệ. Các DN nhỏ và vừa - đại diện cho phần lớn khu vực tƣ nhân trong nƣớc thƣờng thiếu công nghệ cần thiết để tăng năng suất. Hiện nay, máy móc, thiết bị đang đƣợc sử dụng ở khu vực DN tƣ nhân chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình, 52% lạc hậu và rất lạc hậu. Hầu hết DN thiếu vốn để đầu tƣ đổi mới công nghệ. Kinh phí cho nghiên cứu và phát triển của các DN Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Cụ thể, các DN Việt chỉ chi 1,6% doanh thu hàng năm cho R&D, trong khi tỷ lệ này ở Campuchia là 1,9%, Lào 14,5%. So với Philippines và Malaysia, Việt Nam cũng thua kém khi mà tỷ lệ dành tiền cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của các DN ở hai nƣớc này lần lƣợt là 3,6% và 2,6%. Ngoài ra, dù đã nỗ lực ban hành và thực thi nhiều chính sách hỗ trợ, song đầu tƣ của Nhà nƣớc và xã hội cho khoa học công nghệ chƣa tƣơng xứng, chƣa huy động đƣợc nguồn vốn ngoài ngân sách. Cơ chế quản lý có đổi mới nhƣng chƣa theo kịp với các đòi hỏi của cơ chế thị trƣờng… Đầu tƣ cho công nghệ dù mang lại nhiều lợi ích, nhƣng trên thực tế, đổi mới công nghệ không phải là điều dễ dàng với nhiều DN. Hiện nay, việc DN chƣa quan tâm nhiều đến đổi mới công nghệ bắt nguồn từ một số nguyên nhân căn bản sau: Một là, nguồn lực tài chính còn hạn chế. Hầu hết các DN vẫn còn thiếu về nguồn lực tài chính để triển khai đầu tƣ đổi mới công nghệ. Hiện 96% DN Việt Nam là DN nhỏ và vừa, trong số đó, các DN sản xuất trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Do quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn hẹp nên năng lực đổi mới công nghệ của các DN nhỏ và vừa cũng rất hạn chế.Thống kê cho thấy, kinh phí cho nghiên cứu và phát triển của các DN Việt Nam chỉ ở mức trung bình và thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực.