SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
HỌ VÀ TÊN: VŨ ĐỨC DŨNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THU HƯƠNG
Hà Nội – 2018
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................ 4
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ...................................... 5
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ..................14
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN ................................................................................................ 14
1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin.................14
1.1.2 Sự cần thiết của đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin ............................15
1.1.3. Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin...............................18
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ....... 19
1.2.1. Lịch sử hình thành cách mạng công nghiệp 4.0..............................................19
1.2.2. Đặc điểm của cách mạng công nghiệp 4.0......................................................25
1.2.3. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 ......................................................27
1.3. ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ....................................................................... 35
1.3.1. Vai trò và tác động của đầu tưvào lĩnh vực công nghệ thông tin trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0.......................................................................................35
1.3.2. Các chỉ số đánh giá thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................................................48
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư lĩnh vực công nghệ thông tin.......................50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆTHÔNG
TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI .........................53
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN
THẾ GIỚI................................................................................................................. 53
2.1.1. Xu hướng đầu tư của các nước trên thế giới ...................................................53
2.1.2. Tác động của đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh công
nghiệp 4.0 đến nền kinh tế - xã hội ...........................................................................57
2.2. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ......... 74
2.2.1. Hoạt động đầu tư tại Hoa Kỳ ..........................................................................74
2.2.2. Hoạt động đầu tư tại Singapore.......................................................................78
2.2.3. Hoạt động đầu tư tại Malaysia ........................................................................83
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ 4.0 TRÊN THẾ GIỚI- NHỮNG
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC- HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ................................. 86
2.3.1 Đánh giá thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin- Hạn chế và
nguyên nhân ..............................................................................................................86
2.3.2 Kinh nghiệm từ các quốc gia về chính sách đầu tư và phát triển vào lĩnh vực
ICT ............................................................................................................................88
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI SUY VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆTHÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ...92
3.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT
NAM......................................................................................................................... 92
3.1.1. Các chỉ số đánh giá đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam...92
3.1.2 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0.......................................................................................94
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
3.1.3. Đánh giá thực trạng đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0.......................................................................................96
3.2. MỘT SỐ GỢI SUY CHO VIỆT NAM VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 105
3.2.1 Gợi suy về chiến lược thúc đẩy đầu tư vào phát triển lĩnh vực công nghệ thông
tin đối với Chính phủ Việt Nam............................................................................. 105
3.2.2 Gợi suy về đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nhóm doanh nghiệp....................................... 108
3.2.3 Đầu tư và quản lý phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động công nghệ thông
tin............................................................................................................................ 108
3.2.4 Trình độ dân trí và thói quen sử dụng........................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 111
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
1
Lời cảm ơn
Đề tài “NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và
làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao học chuyên ngành
Tài chính- Ngân hàng tại trường Đại học Ngoại thương
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên
tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô Phạm Thu Hương Phòng Quản lý đào tạo
– Trường Đại học Ngoại thương đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin chân thành
cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Tài chính- Ngân hàng đã đóng góp những ý kiến
quý báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại
Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Thông tin KH&CN Quốc
gia, đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên
tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Học viên
Vũ Đức Dũng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Học viên
Vũ Đức Dũng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ICTs Công nghệ thông tin
NHTG Ngân hàng thế giới
WEF (World Economic Forum) Diễn đàn kinh tế thế
giới
CMCN Cách mạng công nghiệp
KH&CN Khoa học và Công nghệ
AEC (ASEAN Economic Community) Cộng đồng
kinh tế ASEAN
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
R&D Nghiên cứu và phát triển
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
4
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Hình ảnh về các cuộc CMCN từ trước đến nay..............................Trang 19
Hình 2.1: Năng lực đổi mới và số lượng Patent đăng ký trên 1 triệu dân từ năm
2012-2016……………………………………………………….......…...….Trang 53
Hình 2.2: Năng lực đổi mới và số lượng Patent đăng ký trên 1 triệu dân từ năm
2012-2016………………………………………………………..……...….Trang 54
Hình 2.3: Tác động của công nghệ đến đổi mới mô hình kinh doanh:
2015 và 2016…………………………………………………….....…..…..Trang 58
Hình 2.4: Tác động đến kinh tế của ICTs đối với các quốc gia và khu vực trên thế
giới từ năm 2012-2016. ……………………………………………….........Trang 59
Hình 2.5: Bảng xếp hạng của 7 nước dẫn đầu về 9 chỉ số còn lại……....…..Trang 60
Hình 2.6: Xu hướng sử dụng ICTs tại các khu vực: Cá nhân, tư nhân và Chính
phủ…………………………………………………………………...…..….Trang 63
Hình 3.1 Chỉ số NRI Việt Nam năm 2016…………………………..…..….Trang 79
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Chỉ số NRI Việt Nam giai đoạn 2014-2016……………….....…. Trang 80
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
5
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu được tình hình và hiện trạng đầu
tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh CMCN 4.0 trên một số quốc
gia.Do bối cảnh của đề tài nghiên cứu được thực hiện vào thời điểm cuộc CMCN
4.0 đã phát triển mạnh mẽ, các quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới đều nhận thức
được tầm quan trọng của cuộc CMCN này, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin
đóng vai trò chủ đạo với các tác động trực tiếp đến xã hội và nền kinh tế. Bài nghiên
cứu tìm hiểu về hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin: bản chất của
đầu tư vào công nghệ thông tin, các hình thức đầu tư vào công nghệ thông tin. Tiếp
theo đó, bản chất của cuộc CMCN 4.0, cùng với đó là nêu ra được vai trò của công
nghệ thông tin và những lợi ích thu được khi đầu tư vào công nghệ thông tin trong
bối cảnh CMCN 4.0
Tại Chương II, để đánh giá về thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông
tin, người viết cũng tìm hiểu về tình hình đầu tư theo các báo cáo của diễn đàn kinh
tế thế giới, ngân hàng thế giới. Cụ thể hơn, người viết cũng tìm hiểu về kinh
nghiệm, phương hướng, mục tiêu chỉ đạo, chính sách của Chính phủ và các kết quả
thu về được ở một số quốc gia tiêu biểu trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công
nghệ thông tin như Mỹ và Singapore; có nền kinh tế, bối cảnh tương đồng Việt Nam
như Malaysia. Các đối tượng này cũng phản ánh các nhóm quốc gia đạt được thành
công nhưng với các chính sách, phương hướng mục tiêu hoàn toàn khác nhau.
Trong chương III, trên cơ sở các nghiên cứu tại chương II, cùng với đó là các
báo cáo đánh giá về thực trạng đầu tư của Chính phủ và Doanh nghiệp Việt Nam
đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trong giai đoạn 2010-2017, người viết vận
dụng, điều chỉnh và đưa ra được một số lý luận để nâng cao nhận thức của các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc đầu tư vào công nghệ thông tin và các đề
xuất để cải thiện hoạt động đầu tư cho các nhà hoạch định chính sách (Bộ Khoa học
và Công nghệ và Bộ Thông tin và truyền thông), phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
6
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi đề cập về các cuộc cách mạng công nghiệp đã xuất hiện trước đây, bắt đầu
từ cuộc cách mạng hơi nước ở cuối thế kỷ XVIII với các sản phẩm chính đã thay
đổi thế giới: Năng lượng hơi nước, sắt, dệt vải, các công cụ máy móc,.... cho đến
cuộc cách mang thứ 2 (1860-1900) với các nhà máy điện, dây chuyền sản xuất lớn,
hệ thống lắp ráp, điện tin, TV, băng chuyền. Trong giai đoạn 1970-2000, cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ ba đã tối ưu hóa công nghệ tự động và máy tính đã tạo ra
một cuộc cách mạng đến hầu hết mọi hoạt động kinh tế- từ sản xuất đến quản lý,
cho đến truyền thông và giải trí. Những năm trở lại, những kỳ vọng về 1 thời kỳ của
tiến bộ vượt trội về công nghệ, với những công nghệ tối tân cho phép các loại máy
móc, hoặc cả hệ thống nhà xưởng có thể kết nối vận hành một cách tự động, không
có sự xuất hiện của bàn tay con người, cho đến việc sản xuất đạt năng suất cao nhất,
đã được công nhận và chấp nhận rộng rãi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
đã xuất hiện. Để có đủ năng lực cạnh tranh trong thị trường hiện tại, các nhà sản
xuất cho đến các nhà phân phối đều phải tìm cách tiếp cận được với xu hướng biến
đổi, dành nguồn lực đầu tư một cách hiệu quả vào các loại công nghệ mới để tránh
tụt hậu, bị bỏ lại phía sau. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) xuất hiện
và đi đến hội nghị về phát triển nào cũng gắn liền với CMCN4.0.Với tốc độ phát
triển rất nhanh chóng, theo đó là các kỳ vọng về một kỷ nguyên thịnh vượng cho
con người như Internet vạn vật (Intenet of Things), AI, công nghệ in 3D (3D-
Printing), lưu trữ năng lượng,.... cùng với đó là mọi phương diện từ sản xuất, quản
lý nhân sự đến quản trị nhân lực từ các công ty, xí nghiệp đến toàn bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên, đi cùng với những kỳ vọng về một kỷ nguyên đầy mơ ước này là những
rủi ro tiềm tàng đang chờ đợi sẵn, những mối lo ngại về các cuộc tấn công mạng đã
và đang làm tổn hại đến thế giới vật lý, các rủi ro về bảo mật cá nhân, và ảnh hưởng
trực tiếp đến thị trường lao động. Dĩ nhiên, các công ty cũng như những nhà đầu tư
nhận ra được tiềm năng và nắm bắt được xu hướng phát triển, chấp nhận các thử
thách và có những chiến lược đúng đắn sẽ có nhiều cơ hội để trở nên thành công
hơn trong khi những người không làm được điều đó sẽ bị thụt lại ở phía sau. Theo
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
7
đó, ngành Công nghệ thông tin (Information technology) được coi là xương sống, là
cơ sở cho cuộc cách mạng này. Trên thực tế, từ những năm 2001, diễn đàn kinh tế
thế giới đã lập ra được các báo cáo hằng năm: Báo cáo về hoạt động Công nghệ
thông tin trên thế giới” với hơn 139 nền kinh tế được tổng hợp để có được 1 cái nhìn
toàn cảnh về lĩnh vực CNTT nói chung và đầu tư vào lĩnh vực này nói riêng. Như
đã đề cập ở trên, cuộc CMCN 4.0 và CNTT có đủ khả năng biến đổi bất cứ nền kinh
tế và xã hội nào, theo cả hướng tốt hoặc xấu, và vấn đề này đã được coi là thử thách
gian nan nhất trong thời điểm này. Tất nhiên, cũng đã có các quốc gia theo kịp được
cuộc CMCN 4.0 và đang phát triển với 1 tốc độ rất nhanh dựa trên những nền tảng
công nghệ và hạ tầng có sẵn. Còn lại, phần lớn các quốc gia đều chưa được hưởng
những thành quả của cuộc CMCN 4.0 đem lại, hoặc đơn giản là không có đủ điều
kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật để đón nhận những lợi ích to lớn của CMCN 4.0.
Hơn nữa, trong mỗi quốc gia cũng sẽ chỉ có một hoặc vài khu vực kinh tế cho đến
cá nhân có đủ điều kiện để có được lợi ích từ CMCN 4.0, còn lại bị bỏ lại phía sau
do chênh lệch về tuổi tác, thiếu các kiến thức về CNTT, ít tiếp cận hoặc đơn giản do
khó khăn về mặt địa hình. Vì vậy, việc đầu tư vào CNTT trong bối cảnh CMCN 4.0
là điều bắt buộc, tuy nhiên đầu tư như thế nào cũng cần có một định hướng cụ thể
và chính xác, cũng như có những điều chỉnh phù hợp để vận dụng cho nền kinh tế
Việt Nam.
Với trách nhiệm là một cán bộ công tác tại Bộ Khoa học và Công nghệ, người
viết mong muốn thông qua bài nghiên cứu này sẽ cung cấp những luận điểm, luận
cứ cần thiết, cũng như có được các kiến nghị đề xuất để cải thiện, tăng cường hiệu
quả trong việc đầu vào CNTT trong bối cảnh CMCN 4.0, làm tiền đề cho Khoa học
và công nghệ nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển mạnh mẽ, bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về hoạt động đầu tư vào lĩnh
vực công nghệ thông tin một số quốc gia tiêu biểu trên thé giới, từ đó rút ra được
các kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị phù hợp cho Việt Nam
Để thực hiện mục đích trên các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
8
- Nghiên cứu về bản chất của hoạt động đầu tư vào CNTT, ý nghĩa, vai trò và
các hình thức đầu tư vào lĩnh vực CNTT
- Nghiên cứu về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến thế giới và
vai trò của CNTT và hoạt động đầu tư vào CNTT trong bối cảnh CMCN 4.0
- Đề xuất các giải pháp cho Việt Nam để tăng cường hiệu quả đầu tư vào lĩnh
vực công nghệ đầu tư
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư phát triển đến lĩnh vực
Công nghệ thông tin trên thế giới và tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017
Phạm vi nghiên cứu:Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề hoạch định
chính sách của các quốc gia đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin và đối với cuộc
CMCN 4.0 và tại Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Các phương pháp chủ yếu được sử dụngtrong nghiên cứu gồm: (i) Phương
pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hoá, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin; (ii) Phương pháp phân tích
thống kê, diền giải, tổng hợpđể làm rõ lý luận và thực trạng đầu tư vào lĩnh vực
công nghệ thông tin;
4..2. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu phân tích đánh giá
Bao gồm dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được khai thác từ các nguồn dữ liệu
có uy tín như Diễn đàn kinh tế thế giới, Ngân hàng thế giới, vvv….
5. Tình hình nghiên cứu
Trên cơ sở nhu cầu và thực trạng đầu tư vào lĩnh vực Công nghệ thông tin ở
Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã dành sự quan tâm
cho vấn đề này. Các công trình này được xây dựng lên và đóng góp lớn về mặt lý
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
9
luận và thực tiễn cho các bài nghiên cứu có liênquan. Một số công trình có thể khái
quát sau:
a) Nghiên cứu trong nước:
- “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp CNTT Việt
Nam giai đoạn 2011- 2015”của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, Vụ Công nghệ thông tin,
Bộ Thông tin và Truyền thông. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tìn hình đầu tư và
định hướng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào Lĩnh vực CNTT ở
Việt Nam. Qua nghiên cứu, tác giả đã nêu ra được: Các doanh nghiệp CNTT nên
tập trung nguồn lực trong nước, kết hợp với thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển
công nghiệp phần mềm, công nghiệp số và dịch vụ CNTT; đẩy mạnh thu hút đầu tư
nước ngoài có tính chọn lọc có giá trị gia tăng cao để phát triển công nghiệp phần
cứng, điện từ và công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên thu hút đầu tư cho nghiên cứu khoa
học, phát triển và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, doanh nghiệp là chủ đạo cho sự
phát triển, Nhà nước đóng vai trò tạo môi trường kinh doanh và hệ thống pháp lý hỗ
trợ , cơ chế chính sách.
- ”Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp phần
mềm Việt Nam giai đoạn đến 2015” của Tác giả Trần Quý Nam, Vụ Công nghệ
thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Qua bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất
được một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển công nghiệp phần mềm ở Việt
Nam. Cụ thể:
+ Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực phần mềm: Phát triển và nâng
cao trình độ, đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đào tạo chuyên gia tư vấn đánh giá
trong việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn CMMi; tăng cường đào tạo
tiếng Anh; tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu thực tế của doanh
nghiệp phần mềm nhằm đáp ứng nhu yêu cầu sản xuất theo quy mô công nghiệp;
ban hành Hệ thống chuẩn quốc gia và Hệ thống chứng chỉ về kỹ năng CNTT
+ Nhóm giải pháp phát triển và mở rộng thị trường: thực hiện khoán chi hành
chính trong mua sắm sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNTT trong các cơ quan, tổ chức
sử dụng ngân sách nhà nước; tăng cường xúc tiến thương mại cho công nghiệp phần
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
10
mềm Việt Nam; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để
xúc tiến thương mại cho công nghiệp CNTT; các cơ quan đại diện ngoại giao Việt
Nam ở nước ngoài đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư
cho công nghiệp CNTT ;tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về công
nghiệp phần mềm Việt Nam trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc
tế; hỗ trợ doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, tiếp
thị và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ CNTT của Việt Nam tại các thị trường trong
và ngoài nước.
+ Nhóm các giải pháp thu hút đầu tư vào công nghiệp phần mềm:ưu tiên cho
các hoạt động xúc tiến đầu tư vào công nghiệp phần mềm; ban hành chính sách cho
các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam được ưu tiên tiếp cận các nguồn tài chính,
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển; tập trung đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng,
nâng cấp phát triển các khu công nghiệp phần mềm tập trung; cho phép các khu
công nghiệp phần mềm được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế, giá thuê đất, mặt
bằng, giá cước và đường truyền Internet, và các hạ tầng dùng chung; ban hành chính
sách ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu phát triển
trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu phát triển về phần mềm và nội
dung số.
+ Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp phần
mềm Việt Nam: Nhà nước nên hỗ trợ các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh
nghiệp phần mềm để hình thành doanh nghiệp lớn hơn; hỗ trợ doanh nghiệp mua
thương hiệu có quy tín của nước ngoài; tăng cường hợp tác với các công ty, tập
đoàn CNTT lớn trên thế giới có thế mạnh về phần mềm
+ Nhóm các giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách phát
triển công nghiệp phần mềm Việt Nam
- Đề án: “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp thúc đẩy ứng dụng và phát triển
CNTT sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT” của Vụ Công nghệ thông
tin, Bộ Thông tin và Truyền thông với mục tiêu phục vụ Đề án: “Đưa Việt
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
11
Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” theo QĐ
1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2011 nhằm chủ yếu tập trung vào các mục tiêu, nhiệm vụ
sau của Đề án: Phát triển nhân lực CNTT; Phát triển công nghiệp CNTT; Ứng dụng
CNTT; Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực CNTT. Qua
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được các khuyến nghị như sau:
+ Đề xuất xây dựng cơ chế chính sách hoàn thiện thể chế: Xây dựng các quy
định cụ thể về nguồn kinh phí triển khai Đề án, các nội dung nhiệm vụ được Nhà
nước hỗ trợ kinh phí để triển khai, định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một
số hoạt động cụ thể, đồng thời cần phân định rõ trách nhiệm bố trí kinh phí của
Trung ương và địa phương, đảm bảo phù hợp với từng nội dung cụ thể và điều kiện
hoàn cảnh của từng địa phương.
+ Đề xuất lộ trình Triển khai một số chương trình, quy hoạch, kế hoạch trọng
điểm: Chương trình quốc gia phát triển công nghiệp CNTT đến 2020. chương trình
phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng;chương trình hỗ trợthiết bị thông tin số đến
hộ gia đình; chương trình tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, sáng tạo công
nghệ trong lĩnh vực CNTT-TT. Ngoài ra, có thể triển khai một số nhiệm vụ, dự án
trọng tâm nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh như: Dự án đầu tư nghiên cứu, sản xuất,
cung cấp máy tính giá rẻ cho các đối tượng, học sinh, sinh viên, nông dân, dự án
đầu tư phát triển siêu máy tính thương hiệu Việt.
+ Đề xuất giải pháp huy động nhân lực tham gia triển khai Đề án
b) Nghiên cứu của thế giới
- Bài nghiên cứu “ICT-enabled Transformational Government: A global
Perspective (Quan điểm toàn cầu về vai trò của ICT trong việc thay đổi của Chính
phủ” của Vishanth Weerakkody, Marijn Janssen vàYogesh K. Dwivedi với mục tiêu
nghiên cứu là chỉ ra và đưa ra được các cách thức tiếp cận để hiệu quả hóa, hỗ trợ
việc tự đưa ra các quyết định phù hợp trong việc đầu tư vào ICT dựa trên việc nắm
bắt các thông tin dữ liệu hiện tại, các điểm yếu, khó khăn đồng thời phải nắm được
các tiềm năng của hoạt động đầu tư vào ICT. Và mục tiêu sau cùng là tạo ra được
một chiến lược đầu tư mạch lạc, hỗ trợ việc thay đổi của Chính phủ:
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
12
+ Thay đổi hoạt động dịch vụ công vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp,
người chịu thuế, nhân viên trực tuyến dựa trên việc vận dụng ICT
+ Hỗ trợ cải thiện chất lượng dịch vụ công ty, cơ sở hạ tầng của tổ chức
Chính phủ, từ đó giảm được nguồn lực sử dụng cho các chi phí khác như chi trả
+ Tạo ra được một lộ trình cần thiết để đạt được mục tiêu tiếp nhận, sử dụng
hiệu quả việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động, vận hành của Chính phủ
+ Nhóm tác giả cũng chỉ ra được tác động của việc đầu tư vào ICT đối với
hoạt động kinh doanh, hệ thống thông tin và khu vực dịch vụ công.
- Nghiên cứu “ICT Investment and the Effect on Economic Growth” (Đầu tư
vào ICT và tác động đến tăng trưởng kinh tế” của nhóm tác giả : Emil Karlsson và
Jennie Liljevern nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa đầu tư vào ICT và
tăng trưởng kinh tế. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên 101 quốc gia trong
khoảng thời gian từ 1995-2015 và kết quả thu về được phản ánh:
+ Các hoạt động đầu tư vào ICT qua dịch vụ vốn đóng vai trò quan trọng
trong tác động đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong khu vực quốc gia thu nhập
cao, còn các quốc gia thu nhập trung bình thấp thì hiệu quả đem lại là thấp hơn. Qua
mô hình OLS( Bình quân nhỏ nhất) lý do chính giải thích cho kết quả này là do sự
hạn chế của nguồn lao động năng lực cao, chính sách không đồng nhất theo thời
gian, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tối đa hóa ứng dụng ICT. Ngược
lại, các quốc gia thu nhập cao lại tập trung trong việc duy trì và tăng cường các
chính sách hỗ trợ việc đầu tư vào ICT thì thu được nhiều lợi ích hơn kể.
+ Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lại chỉ ra những các kết quả trái ngược nhau
trong việc chứng minh luận điểm đầu tư vào ICT sẽ có tác động tốt đến phát triển
kinh tế, như ở các quốc gia có thu nhập thấp thì đầu tư vào dịch vụ vốn lại khiến
tăng trưởng kinh tế đi xuống thay vì tăng lên.
6. Kết cấu của luận văn
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
13
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
sơ đồ và bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, được chia thành 3
chương như sau:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI
Chương 3: MỘT SỐ GỢI SUY VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
14
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG
LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Định nghĩa cơ bản về đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó (Nguyen Bach, 2007). Các mục tiêu
chung của hoạt động đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về
nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực ở đây rất
đa dạng, nhưng được phân loại thành 04 nhóm chính: Tiền, tài nguyên, sức lao động
và trí tuệ Ngoài ra, theo nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffet định nghĩa về đầu tư là
quá trình sử dụng tiền để thu được nhiều tiền hơn trong tương lai. Mục tiêu của đầu
tư đó là đưa một khoản tiền của bản thân vào một hoặc nhiều khoản đầu tư tài
chính/vật chất với hi vọng tiền thu về sẽ tăng lên theo thời gian.
Theo Luật Đầu tư năm 2014,có các hình thức đầu tư như sau:
+ Theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:
Được quy định tại Điều 24 Luật đầu tư 2014.
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP- Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối
tác công tư (hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự ánđể thực hiện dự án đầu tư: Hình thức
đầu tư này được quy định tại Điều 27 Luật đầu tư 2014 và được hướng dẫn cụ thể
tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC: Hình thức đầu tư này được quy định
tại Điều 28 Luật đầu tư 2014. Đây là hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh
doanh giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
15
sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Các bên tham gia hợp đồng BCC
thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC.
Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin (ICT), bản chất của hoạt động đầu tư vào
ICT chính là đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) với mong muốn về
sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nghiên cứu và phát triển (R&D) thúc đẩy
phát triển bền vững bằng cách xây dựng sự phát triển bền vững nhắm hướng đến
một xã hội xanh. Các nguồn lực cơ bản cần có trong hoạt động đầu tư vào ICT tập
trung lớn vào trí tuệ và tiền bạc. Trí tuệ là nguồn lực để tạo ra tri thức, là nghiên cứu
và phát triển tạo ra các công nghệ mới; tiền bạc để hiện thực hóa các công nghệ, sản
phẩm mới vào thực tiễn. Về cơ bản, đầu tư vào ICT bao gồm việc mua sắm trang
thiết bị và phần mềm máy tính được sử dụng trong sản xuất trong một năm với 3
thành phần chính là thông tin thiết bị công nghệ (máy tính và phần cứng liên quan),
thiết bị truyền thông và phần mềm; phần mềm bao gồm mua lại phần mềm đóng gói
sẵn, tùy chỉnh phần mềm và phần mềm được phát triển trong nhà, theo định nghĩa
của OECD. Tuy nhiên, để có hiệu quả, cần phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao
công nghệ và cả tiến hành các hoạt động R&D của nhà nước và tư nhân thông qua
các chính sách có hiệu quả để đầu tư ICT mới thực sự trở thành động lực phát triển
kinh tế-xã hội. Chiếu theo Luật Đầu tư, các hình thức đầu tư phổ biến nhất là đầu tư
dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh doanh, nghiên
cứu, dịch vụ về ICT. Ngoài ra, các hoạt động đầu tư dưới dạng hợp tác công tư PPP
cũng được áp dụng rất nhiều trên thế giới, dưới cả 2 góc độ trực tiếp và gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp có thể dưới dạng các Bộ, Ban ngành ký trực tiếp các hợp đồng kinh
tế về việc tài trợ nguồn vốn cho các công ty, doanh nghiệp; còn gián tiếp là thông
qua các bên thứ ba, chủ yếu là một đơn vị trực thuộc các bộ, ban ngành có chức
năng Quản lý nhà nước để thực hiện việc quản lý, phân bổ nguồn lực đầu tư.
1.1.2 Sự cần thiết của đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Đầu tiên, mọi đối tượng trong nền kinh tế-xã hội đều có cơ hội đầu tư vào lĩnh
vực ICT. Vì vậy, đối với mỗi đối tượng thì ICT lại đem đến một hoặc một số lợi ích
khác nhau. Trên phương diện kinh tế-xã hội, ICT có thể đem lại một tác động tổng thể
dựa trên bản chất của ICT cũng như các yếu tố phát triển, vận động khác của thếgiới
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
16
1.1.2.1 Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã thay đổi bản chất của thương mại thế
giới, sự bùng nổ của nó, đặc biệt là viễn thông và thương mại điện tử gần đây đã
làm thay đổi bản chất của cạnh tranh trên thế giới. Ngày nay, tiến bộ công nghệ
không chỉ kết nối thế giới với tốc độ chớp nhoáng mà còn giúp nâng cao chất lượng
sản phẩm, thu thập thông tin và R&D. Nếu không có công nghệ, con người hầu như
không sống sót, Internet gần đây đã được coi là "phải có" để sống và tồn tại, quan
trọng và cần thiết giống như thực phẩm và nước. 50 năm trước, Internet giống như
một giấc mơ, không thể tiếp cận và thậm chí nếu được coi là có thể thực hiện được,
sử dụng của nó được sử dụng để được coi là có hạn. Rất ít người có thể tưởng tượng
được tác động thực sự của nó đối với thế giới. Nó đã biến thế giới thành phẳng
Thực tế của vấn đề là về lâu dài, các quốc gia thực hiện toàn cầu hóa sẽ thịnh vượng
và các quốc gia không thực hiện bị bỏ lại phía sau. Để trở thành một phần của toàn
cầu hóa, công nghệ thông tin liên lạc là một điều cần thiết, đó là công nghệ cần thiết
cho quá trình xử lý thông tin, tức là để tạo ra, thao tác, lưu trữ, truy xuất và truyền
thông tin. Nó có một giá trị to lớn trong một thế giới trong đó có một "vụ nổ thông
tin", và trong đó kiến thức phức tạp, luôn thay đổi và có tính chất kỷ luật. Đi kèm
với đó là các tác động trên phương diện kinh tế vĩ mô, đánh trực tiếp vào năng suất
và tốc độ tăng trưởng. Sự nổi lên của công nghệ thông tin ở các nước đang phát
triển cung cấp cho các doanh nghiệp một loạt các công nghệ, cho phép sử dụng tốt
hơn thông tin và kiến thức rõ ràng, tạo cơ hội giảm chi phí giao dịch và cơ hội điều
phối trong việc khai thác thị trường mới và cơ hội để làm giàu nội dung sản phẩm
và dịch vụ.(UKESSAY, 2015)
1.1.2.2 Đối với khu vực doanh nghiệp/tư nhân
1. Đổi mới: Các hệ thống phần mềm làm cho việc thiết kế, tạo mẫu và chuyển
đổi các sản phẩm cốt lõi của bất kỳ công ty nào là nguồn thu nhập chính là dễ dàng,
hiệu quả về chi phí và nhanh chóng.
Ví dụ, một công ty sản xuất ô tô đầu tư vào các hệ thống sẽ giúp họ thiết kế
các mô hình máy tính cho dòng xe thế hệ kế tiếp của họ. Một công ty kiến trúc đầu
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
17
tư vào các hệ thống sẽ giúp họ thiết kế bản in màu xanh và đi ra với thiết kế sáng
tạo và thử nghiệm nó thông qua các hệ thống phần mềm.
2. Quản lý: Nhu cầu về quy định, quản trị công ty, thông tin tài chính
3. Các hoạt động: Tự động hoá quy trình kinh doanh để nắm bắt dữ liệu quan
trọng và cho phép công việc. Số liệu thu thập được trong giao dịch là nguồn thông
tin về doanh nghiệp cho các nhà quản lý, có thể biến thành kiến thức và kiến thức sẽ
dẫn đến những cơ hội mới.
4. Mối quan hệ: Cung cấp sức mạnh cho khách hàng, nhà cung cấp và nhân
viên để đáp ứng nhu cầu của họ thông qua dịch vụ tự phục vụ. Cũng nhưtheo dõi,
duy trì và cải thiện mối quan hệ kinh doanh.
5. Năng suất: Quản lý nguồn lực tốt hơn / Cải thiện năng suất / Giảm thời gian
để hoàn thành nhiệm vụ / Quản lý tiến độ và thực hiện mọi việc nhanh chóng và
hiệu quả với ít lỗi hơn là phương châm chính để thực hiện bất kỳ hệ thống nào.
6. Quản lý: Hỗ trợ các nhà quản lýhiểu được công việc kinh doanh của họ từ
trên mọi góc độ vị trí. Các nhà quản lý doanh nghiệp càng tăng lên từ cấp cơ sở của
doanh nghiệp càng cần phải dựa vào các hệ thống để hiểu được tình trạng và thực tế
cơ bản của doanh nghiệp. Theo dõi, kiểm soát và phản hồi lại doanh nghiệp của họ
ngay lập tức. Nôm na, có một mắt trên bảng điều khiển và kiểm soát là cách duy
nhất họ để có lái xe, vận hành an toàn, ổn định. Cũng như giúp họ trao quyền cho
mọi người với các dữ liệu, thông tin và kiến thức cần thiết và đưa ra quyết định ở
mọi cấp độ với tốc độ nhanh là chìa khóa cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào
nhanh nhẹn.
7. Thông minh: Khai thác sức mạnh của thông tin kỹ thuật số khổng lồ được
thu thập trong mỗi bước đi của cuộc sống trong kinh doanh và có được những quan
điểm khác nhau và hiểu cơ hội kinh doanh và các vấn đề và tốt hơn ở đó.
8. Truyền thông: Xây dựng kênh truyền thông dễ dàng và hiệu quả. Không có
hai người nghe cùng một điều theo cùng một cách và có được chính xác cùng một ý
nghĩa và mục đích. Liên tục, rõ ràng tiến hành truyền thông là rất quan trọng trong
việc có tất cả mọi nhân viên trên cùng một trục làm việc và điều hành kinh doanh
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
18
như một máy dầu và phối hợp tốt và thực hiện nhiệm vụ chính xác. Nội dung truyền
thông số hóa cũng có thể trở thành kiến thức và có thể được sử dụng để theo dõi các
cam kết
9. Tăng tốc độ: Nhanh chóng và đưa ra các quyết định phù hợp để đáp ứng
nhu cầu kinh doanh đang thay đổi. Khả năng đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh đang
thay đổi trong thế giới phức tạp là vũ khí cuối cùng để thành công.
10. Thương mại: Thương mại và kinh doanh trong trên thị trường toàn cầu đã
vượt ra ngoài ranh giới, đẩy mạnh Thương mại Điện tử cùng với đó là nguồn đầu tư
lớn của các doanh nghiệp vào ICT.(Mey, 2005)
1.1.3. Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Theo như mục 1.1.1 đã nêu, theo định nghĩa của OECD thì đầu tư vào ICT
bao gồm việc mua sắm trang thiết bị và phần mềm máy tính được sử dụng trong sản
xuất trong một năm với 3 thành phần chính là : (1) thiết bị công nghệ thông tin (máy
tính và phần cứng liên quan), (2) thiết bị truyền thông và phần mềm; (3) phần mềm
bao gồm mua lại phần mềm đóng gói sẵn, tùy chỉnh phần mềm và phần mềm được
phát triển trong nhà. Đến thời điểm hiện tại, dựa trên 3 hình thức đầu tư cơ bản nhất,
các nhà đầu tư, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp đa dạng hóa lựa chọn hình
thức cho phù hợp nhất với mục tiêu phát triển của họ. Đối với các doanh nghiệp, họ
có thể lựa chọn đầu tư cụ thể vào thị trường cung ứng, sản xuất, cung cấp dịch vụ
các thiết bị công nghệ. Ví dụ như thị trường Smartphone vẫn chưa bao giờ ngừng
phát triển kể từ khi Steve Jobs giới thiệu chiếc Iphone đầu tiên vào ngày 09.1.2007.
Thứ hai, đi cùng với thị trường thiết bị công nghệ, phần mềm ứng dụng cũng là
mảnh đất màu mỡ cho các công ty sản xuất khi mà chi phí sản xuất là rất thấp (từ
500 đến 10000 USD) nhưng lợi nhuận thu về là cực cao. Một ví dụ khác là trò chơi
Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, dựa trên nền tảng công nghệ đơn giản Side-
Scroller nhưng thu về được lợi nhuận khổng lồ với chi phí tạo ra là không đáng kể.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mở rộng mạng lưới phân phối bán hàng thông qua
các ứng dụng kinh doanh quả ứng dụng điện thoại, nhờ đó giảm đến mức tối thiểu
chi phí cố định, dành nguồn lực cho việc sản xuất hàng hóa, sảnphẩm.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
19
Về phía Chính phủ, thông qua các kênh khác nhau như các Dự án tài trợ, các
Chương trình hành động, nguồn vốn đầu tư và các hình thức đầu tư khác nhau có
thể được phân bổ đến các đối tượng mà Chính phủ muốn đẩy mạnh phát triển: Cơ
sở hạ tầng viễn thông, tin học hóa các dịch vụ công, … Nhưng có một điểm chung
của tất cả các thành phần trong nền kinh tế đó là tính ứng dụng của ICT trong công
tác quản lý, hình thức đầu tư trực tiếp vào việc quản trị vận hành với sự hỗ trợ của
ICT như phần mềm quản lý chuyên dụng, đánh giá, đào tạo nhân lực quản lý làm
quen, ứng dụng ICT.
Một thành phần khác trong nền kinh tế là hộ gia đình cũng là đối tượng sử
dụng ICTs phục vụ cho mọi hoạt động từ sinh hoạt đến kinh doanh, đầu tư thông
qua Internet. Đối với nhóm này, hoạt động đầu tư chủ yếu tập trung vào việc sử
dụng phần mềm thông qua các thiết bị công nghệ (máy tính hoặc điện thoại thông
minh) với nhu cầu lớn nhưng giá trị kinh tế không lớn.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.2.1. Lịch sử hình thành cách mạng công nghiệp 4.0
Đầu tiên, theo định nghĩa tại từ điển Oxford thì Cách mạng công nghiệp là:
“Quá trình thay đổi lớn và căn bản theo hướng tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó, ví
dụ như cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng; cách mạng về tư tưởng, văn
hóa....”.(Oxford_dictionary, 2017) Trong đó, cách mạng khoa học kỹ thuật căn bản
là: Sự biến đổi căn bản về chất của lực lượng sản xuất trên cơ sở biến khoa học
thành yếu tố hàng đầu của sự phát triển sản xuất xã hội, thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Theo bất cứ cách hiểu nào khác nhau, kể cả cụm danh từ cách mạng công
nghiệp được định nghĩa trong từ điển Oxford cũng có cách hiểu tương tự như vậy.
Đối với mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra đều để lại rất nhiều thành
tựu to lớn, đóng góp cho sự phát triển vượt bậc trong lịch sử loài người.
Trong lịch sử phát triển công nghệ và công nghiệp của loài người, các cuộc
CMCN đã diễn ra để lại những thành quả vô cùng to lớn. Bắt đầu với (1) Cuộc
CMCN lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, với sự bùng nổ của công nghiệp
lan rộng từ Anh đến Mỹ nhờ có sự ra đời của động cơ hơi nước làm động lực cho
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
20
công nghiệp phát triển nhờ có năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất
Sau đó, (2) Cuộc CMCN lần thứ 2 diễn ra từ cuối những 60s của thế kỷ XIX cho
đến thế chiến thứ nhất, chứng kiến sự phát triển của ngành điện tử, vận tải, hóa học
và sản xuất thép, với nòng cốt là điện năng được sử dụng trong công nghiệp sản
xuất đại trà. (3). Cuộc CMCN lần thứ ba xuất hiện vào cuối thế kỷ XX với sự ra đời
và lan tỏa của công nghệ thông tin cùng các thiết bị điện tử để tự động hóa sản xuất.
Và chỉ chưa đầy hai thập kỷ sảu cuộc CMCN lần thứ 3, nhân loại tiếp tục đang ở
điểm khởi đầu, hoặc vào giai đoạn nước rút cho những công việc chuẩn bị cho cuộc
CMCN 4.0 với trí tuệ ảo, kỷ nguyên số và sự phát triển bùng nổ của các công nghệ
liên ngành, đa ngành, xuyên ngành làm lu mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực nghiên
cứu đơn lẻ, truyền thống như sinh học, vật lý, kỹ thuật số. Theo phát biểu của Giáo
sư Klaus Swab- Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)-tin tưởng rằng: “ Chúng
ta đang ở điểm bắt đầu của một cuộc cách mạng mà thay đổi toàn bộ cốt lõi cuộc
sống chúng ta đang làm việc, đang sống và đưa mọi thứ lại với nhau”. Các cuộc
CMCN trước đây đã giải thoát con người khỏi sự lệ thuộc vào sử dụng sức mạnh
động vật, hoặc tạo ra các sản phẩm với số lượng lớn, hoặc kỹ thuật số hóa các công
cụ cho con người. Tuy nhiên, xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, các công
nghệ mới đang kết nối thế giới vật lý, thế giới ảo và thế giới sinh học lại với nhau,
tác động đến tất cả sự vật, nền kinh tế và nền công nghiệp, và còn thách thức cả về
định nghĩa con người.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
21
Hình 1. Hình ảnh về các cuộc CMCN từ trước đến nay
Nguồn: Thương hiệu và công luận
1.2.1.1 Cuộc CMCN lần thứ nhất
Thời gian: Xảy ra vào cuối thế kỷ XVIII và kết thúc vào đầu thế kỷ XIX
(1750-1840)
Phạm vi tác động: Châu Âu, Bắc Mỹ
Trung tâm của sự tác động: Tây Âu (Khởi phát từ Vương Quốc Anh), Hoa Kỳ.
Lĩnh vực chịu ảnh hưởng: Sản xuất công nghiệp, thông tin-liên lạc, giao thông
vận tải...
Cuộc CMCN đầu tiên đánh dấu cho sự chuyển mình của nền kinh tế, sản xuất,
thay thế các lao động giản đơn, chân tay sang nền sản xuất quy mô công nghiệp,
quy mô lớn với các nhà máy, cơ giới hóa sản xuất bằng máy móc cơ khí. Trong suốt
thời kỳ này, những phát minh tiến bộ kỹ thuật như: Động cơ hơi nước (Phát minh
bởi Thomans Newcomen năm 1712), máy kéo sợi (năm 1764 James Hargreaves),
máy dệt (1785 Exmon Carryter). Ngành luyện kim cũng chứng kiến sự ra đời của
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
22
công nghệ luyện gang thành thép- một hợp kim cực kỳ quan trọng trong nền công
nghiệp với giá thành sản xuất rẻ hơn cùng với quy mô lớn(năm 1784, Henry Cort và
Peter Onios; trước đó, năm 1709, Abraham Darby lần đầu tiên dùng than cốc để nấu
gang, được đưa vào sản xuất công nghiệp từ năm 1735). Trong lĩnh vực giao thông
vận tải, với sự ra đời và đưa vào hoạt động của tàu hơi nước vượt đại dương với
trọng tải đạt hàng ngàn tấn (1815), tàu hỏa hơi nước( 1814), các tuyến đường sắt dài
trình được xây dựng và phát minh ra điện báo (1832-1835 Samuel Mores) thúc đẩy
sự phát triển của ngành điện báo, truyền thông.(Brown, 2012)
Những thành tựu nêu trên đã định hình được nền đại công nghiệp tư bản chủ
nghĩa và xã hội công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Mỹ và sau này là hàng loạt các
nước Tây Âu. Tuy nhiên, mặt trái của những tác động tích cực này là những điểm
tối cho nền kinh tế-xã hội: Điều kiện làm việc: Thời gian làm việc lớn từ 10 giờ đến
14 giờ một ngày, không có kỳ nghỉ lễ, điều kiện làm việc nguy hiểm, lương thấp;
điều kiện sống không đảm bảo; đô thị hóa không theo kịp với dòng chảy của công
nhân từ các vùng quê lên thành phố làm việc; y tế công cộng và tuổi thọ làm việc
thấp; lao động trẻ em; sự hình thành của tầng lớp “cổ cồn trắng”; sự chênh lệch,
phân hóa giai cấp xã hội.
Tóm lại, CMCN lần thứ nhất đã thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, hình
thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
1.2.1.2 Cuộc CMCN lần thứ hai
Trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX cho đến khi Thế chiến thứ nhất nổ ra là
(1870-1914) là thời kỳ bùng nổ của công nghệ trong lĩnh vực hóa học, điện và động
cơ đốt. Các sáng chế như xe chạy bằng động cơ hơi đốt trong, động cơ diesel, máy
bay, máy phát điện, bóng đèn điện, liên lạc bằng sóng điện từ, điện thoại. Nổi bật
nhất là sự thay thế động cơ hơi nước bằng động cơ điện tiên tiến hơn, độc lập hơn,
nhờ đó có thể phân bổ đầu tư dây chuyền linh hoạt, tạo tiền đề cho tạo dựng dây
chuyền sản xuất hàng loạt, thúc đẩy tang năng suất lao động. Cũng tại thời điểm
này, CMCN lần thứ 2 đã chứng kiến sự lên ngôi của Hoa Kỳ trở thành cường quốc
công nghiệp. Tại Châu Âu, đầu tư sản xuất cho nông nghiệp giảm dần, tăng trưởng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
23
kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp hóa còn ở Hoa Kỳ, kết hợp với làn sóng di dân từ
Châu Âu với việc mở thêm những vùng canh tác mới đã mang lại khoảng 15-20
năm tăng trưởng bùng nổ dựa trên cả công nghiệp lẫn nông nghiệp. (Engelman,
2015)
Ngoài tác động trên phương diện kinh tế, công nghiệp hóa cũng thúc đẩy quá
trình đô thị hóa tại các nước thuộc nhóm G7, sự tập trung dân số tại các đô thị thúc
đẩy sáng tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, sự tích tụ và lan truyền tri thức,
hình thành các giá trị văn hóa. Tuy nhiên, những rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, chi
phí di chuyển khiến cho những tri thức chỉ phát triển, tích tụ và lưu trữ trong nội bộ
các nước, mặc cho các mặt hàng hóa được vận chuyển giao thương tự do, khiến
những nước trong nhóm G7 giữ được vị thế, sự phát triển, mức sống vượt xa các
nước ở phía Nam.
Đến thời kỳ giữa 2 cuộc Chiến tranh thế giới là giai đoạn hoàn thiện các công
nghệ của thời kỳ trước, chứng kiến một giai đoạn của chính sách bảo hộ mậu dịch
cùng với sự trả đũa thương mại giữa các nền kinh tế lớn. Sau thế chiến thứ II,
thương mại quốc tế được khôi phục lại, đến thời điểm này các quốc gia trên thế giới
bắt đầu tăng cường, đầu tư vào nghiên cứu khoa học và công nghệ, sự phát triển của
các lĩnh vực vật liệu, công nghệ hạt nhân, điện tử, thông tin liên lạc, hàng không vũ
trụ,…. Tạo nền tảng cho cuộc CMCN lần thứ 3 sau đó vài thập niên.
1.2.1.3 Cuộc CMCN lần thứ ba
Bắt đầu từ cuối những năm 1960s nhưng chỉ thực sự bùng nổ vào cuối thập kỷ
1980s, đầu thập kỷ 1990s với thời đại của Công nghệ thông tin (ICTs) hay cuộc
cách mạng số với tầm ảnh hưởng vượt xa các cuộc cách mạng trước đây. Với những
công trình nghiên cứu, khoa học quan trọng trên nhiều lĩnh vực như: vật liệu mới
(polymer; vật liệu siêu cứng, bền) cho đến công cụ sản xuất mới (máy vi tính, hệ
thống máy tự động, robot..) nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng
lượng gió, năng lượng nguyên tử,…) công nghệ thông tin- truyền thông (mạng
Internet, điện thoại di động, lưu trữ số hóa) đã đưa con người vào 1 thời đại của
“văn minh thông tin” và góp phần xây dựng xu hướng “Toàn cầu hóa”, tạo ra bước
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
24
nhảy vọt trong sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cơ
cấu lao động cũng chuyển dịch từ lao động tại 2 ngành công nghiệp và nông nghiệp
sang ngành dịch vụ.
Tính cách mạng của những thay đổi của thời kỳ này có thể được bộc lộ thông
qua các con số. Từ năm 1986 đến 2007, năng lực lưu trữ thông tin đã tăng
23%/năm, viên thông tăng 28%/năm, năng lực tính toán tăng 58%/năm. Với tốc độ
tăng trưởng hàng năm cao như vậy, chỉ cần khoảng thời gian 10 năm đã đủ tạo nên
những thay đổi cực kỳ to lớn. Theo tính toán của một số nhà khoa học, lượng thông
tin được truyền đi bằng viễn thông trong cả năm 1986 có thể được truyền đi chỉ
trong 2 phần nghìn giây ở năm 1996. Lượng thông tin tăng thêm giữa năm 2006 và
2007 được cho là lớn hơn nhiều tổng lượng thông tin được truyền tải cả trong 10
năm trước đó.
Theo lời của học giả Audre Lorde, “các cuộc cách mạng không bao giờ chỉ là
một thứ” và cuộc cách mạng ICT cũng không phải là ngoại lệ, nó có ít nhất 3 thành
tố. Thứ nhất là “I” đại diện cho thông tin với chi phí tính toán và lưu trữ dữ liệu
được cải thiện theo hàm mũ hay luật Moore, theo đó năng lực của các chíp máy tính
tăng gấp đôi sau khoảng 18 tháng. Thứ hai là “C” đại diện cho truyền thông với
những tiến bộ vượt bậc theo luật Gilder1
và luật Metcalfe1. Sự phát triển của “I” và
“C” được hợp lực nhờ mạng Internet, mạng lại sự thay đổi mang tính cách mạng
trong việc chia sẻ thông tin giữa các nơi cách xa nhau. Thứ ba là “T” đại diện cho
công nghệ hay đúng hơn nên viết là “R” nghĩa là tái tổ chức (Reorganization) do
những tác động của “I” và “C” đối với các phương thức sản xuất mới và cách tổ
chức nơi làm việc mới.
Một trong những đặc trưng quan trọng của cuộc CMCN này là nền sản xuất
công nghiệp được tự đông hóa cao độ với việc quy trình và dây chuyền sản xuất
được cải thiện liên tục. Nguyên do chính cho sự xuất hiện của cuộc CMCN này là
1
Luật Gilder lấy tên theo quan sát của George Gilder rằng băng thông rộng
tăng 3 lần nhanh hơn công suất của máy tính, ở mức gấp đôi sau mỗi 6 tháng. Luật
Metcalfe lấy theo tên của Robert Metcafle, người chỉ ra rằng tính hữu dụng của một
mạng lưới (network) tăng theo bình phương của số người sử dụng.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
25
để kịp thời đáp ứng những nhu cầu của thế giới sau hậu quả nặng nề của Thế chiến
thứ II và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Lấy khoa học là động lực phát triển, là
lực lượng sản xuất trực tiếp, gắn liền với kỹ thuật, nhưng khoa học luôn đi trước mở
đường cho kỹ thuật sản xuất. Thời gian từ lúc ý tưởng-phát minh được đưa vào ứng
dụng thực tế đã rút ngắn đi rất nhiều.
Tuy nhiên, những hệ quả tiêu cực của cuộc CMCN này là không thể không
nhắc đến, với việc tồn tại của những vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí sinh học
đến bom nguyên tử, ô nhiễm môi trường với hiệu ứng nhà kính, sự cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên, đạo đức xã hội bị suy đồi và an ninh cá nhân bị đe dọa.
(Jeremy, 2012)
Với những gì mà cuộc CMCN lần thứ 3 đem lại, có thể thấy nhân loại đang ở
thời điểm khởi đầu của cuộc CMCN 4.0 với nền tảng công nghệ xuất phát từ Đức và
nhiều quốc gia khác. Điểm khác biệt so với các cuộc CMCN trước đây là dựa trên
nền tảng của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật trước đây, dựa trên nền tảng của
cuộc cách mạng số
1.2.2. Đặc điểm của cách mạng công nghiệp 4.0
Đầu tiên, cuộc CMCN lần thứ tư được xây dựng trên nền tảng của cuộc
CMCN lần thứ ba thông qua sự kết hợp của các công nghệ, từ đó gỡ bỏ đi ranh giới
của các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra được các
dạng nhà máy thông minh mà ở đó hệ thống quản lý vật lý ảo sẽ thay thế cho hệ
thống giám sát vật lý, tạo ra một bản sao tương đồng với thế giới thật. Nói cách
khác, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra được cuộc cách mạng trong sản xuất, với sự thay
đổi từ các chuỗi sản xuất- giá trị, từ đó chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản
lý và quản trị của xã hội loài người. Trên nền tảng của Internet vạn vật (Internet of
things), các hệ thống vật lý không gian ảo tương tác với nhau và con người theo thời
gian thực thông qua mạng Internet dịch vụ và các thiết bị di động, kết nối hàng tỷ
con người với nhau cùng với nguồn thông tin, dữ liệu được xử lý, lưu trữ và tiếp cận
không giới hạn. Trong khi đó, các công nghệ chế tạo kỹ thuật số đang từng ngày
tương tác với thế giới sinh học, các nhà thiết kế và kiến trúc sư đã kết hợp giữa
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
26
thiết kế bằng máy tính, chế tạo đắp lớp (additive manufacturing), kỹ thuật vật liệu
và sinh học tổng hợp cho các hệ thống tiên phong có liên quan đến sự tương tác
giữa các vi sinh vật, cơ thể người, những sản phẩm con người tiêu thụ, và thậm chí
cả những tòa nhà con người đang sinh sống.
Thứ hai, cuộc CMCN 4.0 là mỏ vàng cho các nhà đầu tư, trong một kỷ nguyên
của những tiến bộ công nghệ xuất hiện từng ngày, mở đầu trong lĩnh vực khoa học
robot, Internet vạn vật, dữ liệu lớn điện thoại di động và công nghệ in 3D (3D
printing) sẽ thúc đẩy năng suất lao động toàn cầu như những gì mà máy tính cá nhân
và mạng Internet đã làm được vào cuối những năm 1990. Đối với các nhà đầu tư,
CMCN 4.0 này sẽ mở ra cơ hội cho lợi nhuận khổng lồ, tương tự những gì các cuộc
CMCN trước mang lại. Theo một khảo sát trên 235 đối tượng là các công ty sản
xuất máy móc, phụ tùng, truyền thông và ôtô tại Đức bởi Trung tâm nghiên cứu thị
trường TNS Emid. Kết quả thu về cũng không có gì quá ngạc nhiên khi hầu như các
công ty đều có chung suy nghĩ là cần có sự đầu tư toàn diện vào công nghệ kỹ thuật
số chiếm hơn 50% số vốn đầu tư trong trang thiết bị vật chất. Một cách tất yếu, cùng
với việc các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được lưu chuyển qua hệ thống vật lý
không gian ảo và sự bùng nổ của Internet dịch vụ sẽ tăng khả năng cạnh tranh và
sản lượng bán hàng tăng lên ít nhất từ 2% đến 3%. TNS Emid cũng dự báo rằng đến
năm 2020 tại Đức- một trong những quốc gia đi đầu trong xu hướng CMCN 4.0-
ngành công nghiệp sẽ thu về được sản lượng hàng hóa đến 30 tỷ Euro một năm.
Thứ ba, cuộc CMCN lần thứ tư không chỉ dừng lại là sự kế thừa và kéo dài
cuộc CMCN lần thứ ba, mà sự khác biệt lớn nhất của nó nằm ở tốc độ phát triển,
phạm vi tác động và mức động tác động. Tốc độ phát triển ở đây được đo ở cấp số
nhân, thay đổi trực tiếp các nền kinh tế ở các quốc gia, cho đến bản thân nội tại của
các công ty trong một nền nông nghiệp. Một giá trị sản xuất thời điểm này chắc
chắn ít hơn so với 10 năm hay 15 năm về trước, các hàng hóa được sản xuất với chi
phí biên tối giản. Càng đặc thù hơn với các doanh nghiệp mới cung cấp hàng hóa
thông tin thì chi phí lưu trữ, vận chuyển và mở rộng là hầu như con số không. Các
công ty công nghệ hưởng lợi nhiều nhất từ những giá trị sản xuất này khi chỉ cần
một đồng vốn gốc có thể nhân lên lợi nhuận rất nhiều lần, nhờ đó họ có thể tiết
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
27
kiệm được rất nhiều vốn để khởi nghiệp, mở ra một sự thay đổi về vai trò của vốn
và quy mô kinh doanh trong thời đại này.
Thứ tư, với CMCN 4.0, bên cạnh việc tìm ra những nguồn/dạng năng lượng
mới và công nghệ sử dụng và khai thác nguồn/dạng năng lượng mới này, còn có các
công nghệ nhắm tới việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có bằng các công
nghệ nhúng, công nghệ phái sinh. Dựa trên nền tảng là những thành công rực rỡ
trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, vật lý, hóa học, khoa học xã hội
và nhân văn, các lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) như công nghệ tin học,
công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ nông nghiệp, y dược, nhân loại
đã có nhiều phát kiến đổi mới sáng tạo và ứng dụng phục vụ hiệu quả lợi ích của
con người. Bản chất của CMCN 4.0 là khai thác tối ưu các yếu tố nguồn lực như
vậy, trong một mối tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau phát triển.
Thứ năm, CMCN 4.0 còn dẫn tới những thay đổi trong khái niệm đổi mới
công nghệ, trang thiết bị sản xuất. Hiện nay, giá trị gia tăng của ngành sản xuất phụ
thuộc chủ yếu vào việc gia công vật liệu thành sản phẩm, đưa vào đó phần mềm
hoặc hệ thống điều khiển. Tuy nhiên, trong tương lai, dựa thu thập nhu cầu của
khách hàng qua hệ thống kết nối Internet, nhà sản xuất sẽ chỉ cập nhật phần mềm
chứ không cần bán sản phẩm phần cứng khác. Thêm vào đó, không chỉ sản phẩm,
mà cả thiết bị sử dụng trong sản xuất cũng chỉ cần cập nhật phần mềm để thêm tính
năng mới mà không cần phải thay thế chi tiết hay bộ phận. (Trung tâm phân tích
thông tin, 2017)
1.2.3. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
Giống như các cuộc cách mạng đã từng xảy ra, tiềm năng của cuộc CMCN 4.0
đem lại là rất lớn, với những kỳ vọng về việc cải thiện và nâng cao mức sống, thúc
đẩy phát triển kinh tế, gia tăng giá trị gia tăng và thu nhập toàn cầu. Cho đến nay,
những người được hưởng lợi đầu tiên là những người tiên phong trong lĩnh vực kỹ
thuật số và công nghệ thông tin. Công nghệ đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới
có thể đem lại cảm giác thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu cao hơn. Mọi hình thức dịch
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
28
vụ trước đây như mua sắm, thanh toán, nghe nhạc, xem film hay trò chơi đều có thể
thực hiện thông qua kết nối internet với các ứng dụng ảo hỗ trợ.
Trong thời gian tới, các sáng tạo công nghệ cũng sẽ thay đổi lớn về phía nguồn
cung với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Các chi phí sản xuất sẽ
được tối thiểu với đó là chi phí giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chi phí thương
mại cũng sẽ giảm giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc CMCN đã được thể hiện ra,
tuy nhiên những gì mà nó có thể gây ra đến giờ vẫn chưa thể thực sự tính toán được,
tất cả những gì mà chúng ta có thể biết được là phương diện nào sẽ chịu ảnh hưởng
bởi cuộc CMCN 4.0, và từ những tác động đó sẽ sinh ra được các hệ quả gì, và dự
báo được chính xác các hệ quả này là mục tiêu và mong muốn của các nhà cầm
quyền trên thế giới và từng cá nhân muốn thu được lợi ích từ nó. Về cơ bản, cuộc
CMCN 4.0 tác động trực tiếp đến đời sống, kinh tế, xã hội, chính phủ, doanh
nghiệp/kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh.
a) Tác động đến Chính phủ
Khi ranh giới giữa các thế giới vật lý, số và sinh học càng ngày càng thu hẹp
thì công nghệ và thiết bị sẽ càng phát triển, cho phép người dân và Chính phủ có thể
giao tiếp, trao đổi thuận lợi hơn, cùng phối hợp hoạt động. Ngược lại, khả năng
giám sát mở rộng và điều khiển của Chính phủ thông qua các công nghệ điều khiển
hạ tầng số được tăng cường, nhờ đó sự lãnh đạo của Chính phủ được cải thiện đối
với người dẫn. Tuy nhiên, thực tế đây vẫn là những vấn đề và áp lực mà các Chính
phủ gặp phải trong giải quyết bài toán về công nghệ này, vì công nghệ càng tân tiến
và quyền lực của người dân được tăng lên, khiến cho các Chính phủ đối mặt với khó
khăn phải thay đổi cách tiếp cận hiện nay của họ đối với các vấn đề của công chúng,
trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Nói cách khác, khả năng tiếp nhận và thích
ứng của các cơ quan sẽ quyết định sự tồn tại và yên ổn của một quốc gia. Quay trở
lại thời điểm cuộc CMCN lần thứ 2 tại Châu Âu và Mỹ là thời điểm các nhà hoạch
định chính sách có thời gian để tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về một vấn đề trước
khi giải quyết nó. Sau cùng toàn bộ quá trình được vận hành một cách
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
29
trơn tru và có hệ thống, theo mô hình chặt chẽ từ cao đến thấp. Nhưng đấy là trước
áp lực của những cái trong quá khứ, khi mà các nhà lập pháp và điều hành phải đối
mặt với khó khăn ở một mức độ chưa từng có tiền lệ, vì tất cả các vấn đề tưởng
chừng như riêng lẻ đều có liên hệ mật thiết đến nhau vì ranh giới của mọi thứ sẽ
càng thu hẹp. Việc thích ứng với những biến đổi này có lẽ sẽ cần phải xuất hiện tại
Chính phủ một quy trình quản lý “năng động” mà ở đó các cán bộ Chính phủ của
mỗi quốc gia sẽ phải tu dưỡng, trau dồi bản thân, năng lực và đồng thời hoạt động
như ở trong một khu vực tư nhân: Linh hoạt, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp và
công dân.
b) Tác động đến kinh doanh/doanh nghiệp
Vềkhả năng ảnh hưởng đến doanh nghiệp/kinh doanh của cuộc CMCN 4.0 là
không thể bàn cãi. Xu hướng bàn luận chung của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
toàn cầu là thảo luận về sự tăng tốc của đổi mới và tốc độ của sự phá hủy vì những
vấn đề này là rất khó để dự đoán, có yếu tố bất ngờ cao bất kể các hiện tượng hay
đối tượng nghiên cứu có thông tin rõ ràng và dễ xác thực. Cụ thể nhìn trên 2 phương
diện sau:
+ Nguồn cung với những phương thức sản xuất mới đủ để đáp ứng nhu cầu và
phá bỏ các chuỗi giá trị sản xuất hiện có. Nhưng vấn đề nằm ở khả năng dự báo
trước được đâu sẽ là nơi sản sinh ra, và hệ quả sẽ là những doanh nghiệp không tiếp
cận được kịp đến công nghệ và quy trình sản xuất này, tự khắc bị đào thải ra khỏi
chuỗi cung ứng của thị trường do sự thua thiệt về giá cả, chất lượng. Khả năng thích
ứng, nắm bắt, mà dự đoán được cơ hội phần nhiều sẽ nằm trong tay những doanh
nghiệp có nền tảng công nghệ thông tin, công nghệ số và quản trị doanh nghiệp tốt
hơn cho phép họ được nghiên cứu, triển khai, tiếp thị, bán hàng và phân phối theo
cách của riêng mình, sau cùng là đẩy những người đương nhiệm ra khỏi cuộc chơi.
+ Về phía nguồn cầu, yêu cầu trong minh bạch giao dịch ngày càng tăng, các
hình mẫu mới về hành vi của người tiêu dùng khiến các doanh nghiệp phải bỏ ra
nhiều công sức ra để tìm hiểu, từ đó mới có thể thích nghi với cách họ thiết kế, tiếp
thị và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, điều khó khăn so với giai đoạn
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
30
trước đây là sự biến đổi của công nghệ là rất nhanh chóng, khiến kỳ vọng và nhu
cầu của người tiêu dùng là biến đổi không ngừng tăng lên, có phần khó đáp ứng. Vì
vậy, các doanh nghiệp luôn phải duy trì liên tục khảo sát, đánh giá thị trường để
theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng.
Về cơ bản, cuộc CMCN 4.0 có bốn tác động chính đối với doanh nghiệp: (1)
Kỳ vọng của khách hàng; (2) nâng cao sản phẩm; (3) Đổi mới hợp tác và (4) các
hình thức tổ chức. Lấy trung tâm của nền kinh tế là khách hàng, từ đó tất cả các nền
kinh tế và doanh nghiệp đều nhắm đến việc cải thiện cách thức phục vụ khách hàng.
Các điểm nổi bật của sản phẩm thời điểm này đó là: (1) Chất lượng sản phẩm và
dịch vụ có giá trị cao lên thông qua khả năng số; (2) Quy trình sản xuất công nghệ
đem lại sản phẩm bền và linh hoạt hơn; (3) Dữ liệu và phân tích thay đổi cách thức
chúng được duy trì. Với sự thay đổi căn bản từ số hóa đơn giản của cuộc CMCN lần
thứ ba sang sự đổi mới dựa trên sự kết hợp của các công nghệ (cuộc CMCN lần thứ
tư ), các công ty và doanh nghiệp sẽ phải xem xét, đánh giá liên tục cách thức kinh
doanh, các nhà máy có các thiết kế tùy chỉnh, có khả năng điều chỉnh, sửa chữa,
nâng cấp các sản phẩm nhanh chóng, số hóa quy trình qua IOT, rút ngắn vòng đời
sản phẩm.
Một yếu tố nữa đó là sự chuyển dịch cơ hội sản xuất, nếu như ngày trước Châu
Á như Trung Quốc là mỏ vàng lao động trình độ thấp cho các nước đã phát triển, thì
cơ hội sản xuất được trả về cho bản thân các công ty thông qua việc số hóa các nhà
máy, giảm sự lệ thuộc vào lớp lao động trình độ thấp, và có cơ hội việc làm cho các
lao động trình độ cao.
Thuận lợi cho khởi nghiệp
Một đặc điểm khác của Cuộc CMCN lần thứ 4 là số vốn đầu tư ban đầu có thể
không lớn, nhưng lợi nhuận thu về cao. Ví dụ như trường hợp của WhatsApp, khởi
đầu với số vốn bỏ ra cũng nhỏ vì đây chỉ là một công ty phần mềm với sản phẩm
nổi tiếng nhất là phần mềm chat online nhưng đến nay được định giá rất lớn. Tháng
2/2014, Facebook đã đồng ý chi 22 tỷ USD cho công ty có 55 nhân viên này. Một ví
dụ khác để so sánh, hãng hàng không Hoa Kỳ United Continental có giá thị trường
chỉ là 22 tỷ USD tính đến tháng 12/2015, nhưng số lượng nhân viên lên đến 82.300
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
31
người. Giá trị doanh nghiệp lên đến 400 triệu USD cho mỗi nhân viên như ở
WhatsApp là ví dụ về khả năng thu lời lớn từ các mô hình kinh doanh vốn thấp
trong tương lai.
c) Tác động đến người dân
Tác động của cuộc CMCN 4.0 là toàn diện và triệt để, nó không chỉ thay đổi
cách con người làm việc mà còn làm biến đổi cả chính con người. Bản sắc bị tác
động, nội bên trong những gì của con người như: Sự riêng tư, ý thức về sự sở hữu,
cách thức chi tiêu, cách thức phát triển cá nhân, lối sống sinh hoạt, giao tiếp với xã
hội. Sức khỏe cũng sẽ được hội chẩn, chữa trị, phục hồi bằng phương pháp khác,
tăng tuổi thọ, tăng khả năng sinh sản, sau cùng gia tăng dân số. Một câu hỏi được
đặt ra là những tác động này có thay đổi những giá trị vốn có của con người hay
không, liệu như sự thương cảm, thấu cảm và sự hợp tác liệu có còn tồn tại như một
lẽ tất yếu. Một ví dụ đơn giản là thông qua điện thoại di động, giao tiếp từ xa đã giải
quyết được bài toán khoảng cách cùng với độ bảo mật tốt, tuy nhiên nó tước đi cái
giá trị cốt lõi của đối thoại trực tiếp đó là cảm xúc của người nói và thời gian để suy
ngẫm. Người xưa có câu “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” nhưng việc giao tiếp qua
điện thoại di động không có đủ thời gian cho người nói làm việc ấy, hay đơn giản
làm rút đi những cuộc hội thoại có ý nghĩa, thay bằng những câu từ ngắn gọn, cụt
lủn.
Một trong những vấn đề lớn nhất trong thời đại số này đó là quyền bảo vệ bí
mật riêng tư, khi mà các thông tin cá nhân đều phải kết nối với hệ thống điện tử, vì
vậy việc tra cứu, tìm hiểu về 1 cá nhân sẽ dễ dàng hơn trước rất nhiều. Trông ngành
công nghệ sinh học, phát triển về năng lực chữa bệnh và trí thông minh nhân tạo có
thể hạ thấp những giới hạn hiện tại về tuổi thọ, sức khỏe, nhận thức và năng lực;
khiến cho tất cả phải hoài nghi về đạo đức và phẩm hạnh. Một ví dụ điển hình trong
ngành công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế đó là phẫu thuật ghép đầu người bởi
nhà giải phẫu học thần kinh người Italy Sergio Cavanero- đã làm dậy sóng giới y
bác sĩ trên thế giới vì theo họ đây là trái đạo đức và cực kỳ nguy hiểm. Về mặt lý
thuyết, phương pháp này có thể tăng cường sức đề kháng về thể chất và chức năng
nhận thức do người bệnh có được cơ thể trẻ hóa, giúp cho quá trình truyền máu sẽ
dễ dàng hơn. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh đạo đức, đó là cần phải có người sẵn
sàng chết để hiến tặng cơ thể, và đi kèm với đó là ước mơ từ xa xưa của bao thế hệ:
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
32
Sự bất tử. Về mặt y học, đó là khả năng thất bại gần như là chắc chắn, bất kể ca
phẫu thuật có thành công thì hiện tượng tự đào thải những bộ phận trên đầu cũng
khiến cho kết quả sau cùng là thất bại.
Tổng kết lại, về mọi mặt đều xoay quanh con người và những giá trị cốt lõi
của họ. Trong tương lai, cuộc CMCN 4.0 được coi là thành công hay không phụ
thuộc vào vị trí của con người trong xã hội tại thời điểm đấy. Con người vẫn sẽ phải
đứng ở vị trí cao nhất, không phải bị đe dọa thay thế bằng robot, hay phải từ bỏ tâm
hồn và trái tim vì những lợi ích của cá nhân. Đấu tranh vì con người, giữ vững được
sự sáng tạo, lòng cảm thông, sự thấu cảm và khả năng quản lý sẽ đem lại một cuộc
CMCN 4.0 như mong đợi, và đưa các chuẩn mực đạo đức đó về đúng với giá trị cốt
lõi của một con người. (Collins & Pettit, 2017)
d) Tác động đến việc làm và phân cực lực lượng lao động
Hệ quả lớn nhất của cuộc CMCN 4.0 đến thị trường lao động là sự bất ổn, xây
ra những bất công lớn và sau cùng là phá vỡ những cốt lõi căn bản được gây dựng
lên từ bao thế hệ và các cuộc CMCN 4.0. Đầu tiên là sự lên ngôi của công nghệ điện
tử và công nghệ thông tin, khi mà những trí tuệ nhân tạo A.I, cho đến các dây
chuyền hệ thống quản lý ảo và dây chuyền sản xuất tự động hóa làm được các công
việc cần số lượng nhân lực, với hiệu suất, năng suất, chất lượng cao hơn một bậc.
Hơn nữa, sự chênh lệch về lợi nhuận giữa 1 đồng vốn đầu tư vào máy móc và 1
đồng vào nhân công càng tăng lên, hệ quả tất yếu là người lao động sẽ bị dư thừa.
Mặt lợi của vấn đề này đó là các công việc khó khăn, nguy hiểm sẽ được máy móc
thực hiện, giảm bớt nguy hiểm, trong khi đó thu nhập bình quân cũng sẽ tăng lên.
(MON, 2017)
Như đã đề cập ở tác động đến kinh doanh bởi cuộc CMCN 4.0, thời điểm này
sẽ là cơ hội vàng cho các doanh nhân khởi nghiệp, các công ty muốn mở rộng phát
triển sẽ có nhiều lựa chọn để phát triển mà không cần lệ thuộc quá nhiều vào nguồn
vốn, mà cái họ cần là các nhân viên có năng lực, kỹ năng cao. Nói cách khác, nhân
tố cốt lõi của nền sản xuất giờ sẽ là năng lực, chứ không phải điều gì khác. Điểm
này sẽ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong xã hội trước đây khi mà giới tư sản và vô
sản đã có với sau suốt thế kỷ XX, nhóm kỹ năng thấp vẫn sẽ bị trả lương thấp
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
33
nhưng cơ hội việc làm mất đi vào tay máy móc, nhóm kỹ năng cao được trả lương
cao hơn và được săn đón, chào mời bởi các tổ chức, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong kỳ vọng và dự báo của các nhà kinh tế học tại WB hoặc
WEF, cuộc CMCN 4.0 sẽ khiến cơ hội việc làm, một số nghề biến mất nhưng sẽ tạo
ra nhiều công việc mới cho con người hơn. (Blogs, wb). Về tổng thể, theo dự toán
của ATD thì cho đến năm 2021, tổng số lượng người mất việc sẽ lên đến 5 triệu
người trên toàn thế giới- một con số đáng quan ngại, nhưng điều đó không ngăn cản
kỳ vọng vào các công việc mới trong thời gian tới xuất hiện sẽ đem lại cơ hội mới
cho lực lượng lao động. Các kỳ vọng có thể lý giải như sau:
Thứ nhất, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh hơn bao giờ hết. Nếu như trước
đây Thomas Newcomen cần 10 năm để cải tiến động cơ sau đó mới công bố trên
toàn thế giới vào năm 1712, thì việc đó giờ có thể chỉ mất có 10 ngày đến 10 tuần.
Một ví dụ khác là chiếc điện thoại Samsung chỉ sau 3 năm đã lỗi thời, không theo
kịp được các nền tảng apps, từ thay đổi hệ nền tảng 32 bit lên 64 bit của các apps
này khiến những máy điện thoại sản xuất trước đây 5-6 năm không thể sử dụng
được bình thường nữa. Do vậy, nhân lực cho NC&PT và các dịch vụ liên quan sẽ
tăng lên.
Thứ hai, thời đại của cuộc cách mạng kỹ thuật số đang bùng nổ với các công
nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn; Internet di động; vv.. Trong thời gian tới
danh sách này sẽ dài hơn và làn sóng công nghệ này sẽ tạo ra làn sóng kinh doanh
và cơ hội việc làm mới.
Thứ ba, cơ sở dữ liệu rất lớn có thể được truy cập ở bất cứ đâu và bằng bất kỳ
ai, vì vậy nghiên cứu, thử nghiệm và sáng tạo có thể làm được ở bất cứ nơi đâu chứ
không chỉ tại riêng các trung tâm nghiên cứu, thúc đẩy nghiên cứu KH&CN và phát
triển cơ đồ, cơ hội khởi nghiệp rộng mở.
Thứ tư, cơ hội đầu tư và nguồn vốn đang cực kỳ mỡ màng, khắp nơi trên thế
giới làn sóng khởi nghiệp không ngừng, cùng đó là sự rộng mở hầu bao để tìm kiếm
cơ hội của các nhà đầu tư cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm. (Shank, 2016)
d) Tác động đến giáo dục
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
34
CMCN 4.0 đặt ra những yêu cầu mới về kỹ năng của người lao động. Những
kỹ năng của người lao động có thể được phân thành 3 nhóm: (1) Các kỹ năng liên
quan đến nhận thức; (2) Các kỹ năng về thể chất; và (3) Các kỹ năng về xã hội. Các
kỹ năng liên quan đến nhận thức bao gồm: tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự phê bình; khả năng sáng tạo tri thức, hay chiến
lược học tập. Các kỹ năng về thể chất bao gồm: kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng về cuộc
sống, kỹ năng số. Các kỹ năng về xã hội bao gồm: kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo
lập quan hệ, ứng xử.
Trong cuộc cách mạng sản xuất mới, khi tri thức tồn tại khắp nơi, xuất hiện
trong mọi mặt của cuộc sống và hoạt động sản xuất, việc áp dụng những kiến thức
học được trở nên quan trọng hơn rất nhiều so với bản thân những kiến thức đó.
Ngoài ra, khi hàng ngày hàng giờ đều có những thay đổi về mặt công nghệ, ảnh
hưởng đến đời sống thì khả năng thích ứng và khả năng giải quyết vấn đề một cách
linh hoạt, sáng tạo là những chìa khóa để người lao động thành công trong thời đại
mới.
Hơn nữa, xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu cũng yêu cầu
người lao động có những kỹ năng mang tính toàn cầu hơn. Cụ thể, để cạnh tranh
trong thời đại mới, người lao động cần sử dụng được nhiều hơn một ngôn ngữ,
những kỹ năng xúc cảm cũng cần được phát triển để người lao động có thể làm việc
trong môi trường đa quốc gia với các đồng nghiệp đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Như vậy, CMCN 4.0 cũng có những hàm ý nhất định đối với việc thay đổi,
cập nhật việc giáo dục. Thứ nhất, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn đồng nghĩa
với kỹ năng cao hơn. Những kỹ năng được tích lũy thông qua quá trình học tập. Mỗi
cấp học khác nhau sẽ tập trung vào từng nhóm kỹ năng khác nhau. Do đó, để có thể
nâng cao kỹ năng của người lao động, cách trực tiếp nhất là tăng số năm đi học của
người lao động. Thứ hai, trong bối cảnh kinh tế - xã hội toàn cầu phức tạp hơn, cần
một chương trình đào tạo phức tạp hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế
tất yếu với tất cả các quốc gia trên thế giới. Những vấn đề kinh tế - xã hội trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng đến nhiều hơn một
quốc gia và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều quốc gia để giải quyết. Để
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
35
người lao động có thể thích nghi trong bối cảnh hội nhập khu vực, chương trình
giảng dạy trong nhà trường cần tích hợp được các vấn đề toàn cầu để trang bị cho
người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Thứ ba, cách nâng cao kỹ năng về
công nghệ tốt nhất là thông qua việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy. Trong bối
cảnh cuộc cách mạng sản xuất mới, sự phát triển của công nghệ là yếu tố then chốt,
ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống và sản xuất. Người lao động làm việc trong
thời đại của cuộc cách mạng sản xuất lần thứ tư này cần thành thạo sử dụng các
công nghệ. Cách thức để nâng cao kỹ năng về công nghệ tốt nhất là thông qua việc
sử dụng công nghệ trong giảng dạy. Công nghệ sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp
cận với các tri thức thông qua các hình thức khác nhau, giúp việc chia sẻ kiến thức
giữa các giáo viên với nhau, giữa giáo viên với học viên nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Đồng thời, việc sử dụng công nghệ thường xuyên trong quá trình học tập cũng hình
thành và bồi dưỡng những kỹ năng về công nghệ cho người lao động khi tham gia
thị trường lao động.
1.3. ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.3.1. Vai trò và tác động của đầu tưvào lĩnh vực công nghệ thông tin trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
1.3.1.1 Vai trò của ngành công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0
Ngành Công nghệ thông tin (ICTs) có thể được coi là xương sống của cuộc
cách mạng CMCN 4.0 Tương lai của nhiều quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân sẽ
phụ thuộc vào cách mà họ dành sự quan tâm, đầu tư cho ngành này. Trên một
phương diện khác, khi mà nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ
về cơ cấu, về chức năng và về phương thức hoạt động thì đây là một bước ngoặt lịch
sử có ý nghĩa trọng đai: nền kinh tế thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp
sang nền kinh tế thông tin- kinh tế tri thức. Gắn liền với nền kinh tế tri thức cũng
như đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế tri thức là sự phát triển mạnh mẽ và ứng
dụng cao của ICTs. Theo nghiên cứu của (Cardona,2013) và nhiều nguồn
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM

More Related Content

Similar to NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAMlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G... TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ...
KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ...KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ...
KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔ...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔ...NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔ...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công NghiệpCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công NghiệpViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM (20)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
 
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
 
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
 
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G... TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
 
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
 
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOTĐề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệLuận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
 
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VICLuận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
 
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình DươngLuận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
 
KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ...
KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ...KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ...
KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ...
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔ...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔ...NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔ...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔ...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công NghiệpCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hànglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Longlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softechlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 HỌ VÀ TÊN: VŨ ĐỨC DŨNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THU HƯƠNG Hà Nội – 2018
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... 1 DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................ 4 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ...................................... 5 LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ..................14 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ................................................................................................ 14 1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin.................14 1.1.2 Sự cần thiết của đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin ............................15 1.1.3. Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin...............................18 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ....... 19 1.2.1. Lịch sử hình thành cách mạng công nghiệp 4.0..............................................19 1.2.2. Đặc điểm của cách mạng công nghiệp 4.0......................................................25 1.2.3. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 ......................................................27 1.3. ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ....................................................................... 35 1.3.1. Vai trò và tác động của đầu tưvào lĩnh vực công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.......................................................................................35 1.3.2. Các chỉ số đánh giá thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................................................48 1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư lĩnh vực công nghệ thông tin.......................50 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆTHÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI .........................53
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI................................................................................................................. 53 2.1.1. Xu hướng đầu tư của các nước trên thế giới ...................................................53 2.1.2. Tác động của đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh công nghiệp 4.0 đến nền kinh tế - xã hội ...........................................................................57 2.2. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ......... 74 2.2.1. Hoạt động đầu tư tại Hoa Kỳ ..........................................................................74 2.2.2. Hoạt động đầu tư tại Singapore.......................................................................78 2.2.3. Hoạt động đầu tư tại Malaysia ........................................................................83 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ 4.0 TRÊN THẾ GIỚI- NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC- HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ................................. 86 2.3.1 Đánh giá thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin- Hạn chế và nguyên nhân ..............................................................................................................86 2.3.2 Kinh nghiệm từ các quốc gia về chính sách đầu tư và phát triển vào lĩnh vực ICT ............................................................................................................................88 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI SUY VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆTHÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ...92 3.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM......................................................................................................................... 92 3.1.1. Các chỉ số đánh giá đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam...92 3.1.2 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.......................................................................................94
  • 4. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 3.1.3. Đánh giá thực trạng đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.......................................................................................96 3.2. MỘT SỐ GỢI SUY CHO VIỆT NAM VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 105 3.2.1 Gợi suy về chiến lược thúc đẩy đầu tư vào phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin đối với Chính phủ Việt Nam............................................................................. 105 3.2.2 Gợi suy về đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nhóm doanh nghiệp....................................... 108 3.2.3 Đầu tư và quản lý phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động công nghệ thông tin............................................................................................................................ 108 3.2.4 Trình độ dân trí và thói quen sử dụng........................................................... 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 111
  • 5. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 1 Lời cảm ơn Đề tài “NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao học chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng tại trường Đại học Ngoại thương Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô Phạm Thu Hương Phòng Quản lý đào tạo – Trường Đại học Ngoại thương đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Tài chính- Ngân hàng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Học viên Vũ Đức Dũng
  • 6. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Học viên Vũ Đức Dũng
  • 7. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ICTs Công nghệ thông tin NHTG Ngân hàng thế giới WEF (World Economic Forum) Diễn đàn kinh tế thế giới CMCN Cách mạng công nghiệp KH&CN Khoa học và Công nghệ AEC (ASEAN Economic Community) Cộng đồng kinh tế ASEAN DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ R&D Nghiên cứu và phát triển
  • 8. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 4 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Hình ảnh về các cuộc CMCN từ trước đến nay..............................Trang 19 Hình 2.1: Năng lực đổi mới và số lượng Patent đăng ký trên 1 triệu dân từ năm 2012-2016……………………………………………………….......…...….Trang 53 Hình 2.2: Năng lực đổi mới và số lượng Patent đăng ký trên 1 triệu dân từ năm 2012-2016………………………………………………………..……...….Trang 54 Hình 2.3: Tác động của công nghệ đến đổi mới mô hình kinh doanh: 2015 và 2016…………………………………………………….....…..…..Trang 58 Hình 2.4: Tác động đến kinh tế của ICTs đối với các quốc gia và khu vực trên thế giới từ năm 2012-2016. ……………………………………………….........Trang 59 Hình 2.5: Bảng xếp hạng của 7 nước dẫn đầu về 9 chỉ số còn lại……....…..Trang 60 Hình 2.6: Xu hướng sử dụng ICTs tại các khu vực: Cá nhân, tư nhân và Chính phủ…………………………………………………………………...…..….Trang 63 Hình 3.1 Chỉ số NRI Việt Nam năm 2016…………………………..…..….Trang 79 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Chỉ số NRI Việt Nam giai đoạn 2014-2016……………….....…. Trang 80
  • 9. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 5 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu được tình hình và hiện trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh CMCN 4.0 trên một số quốc gia.Do bối cảnh của đề tài nghiên cứu được thực hiện vào thời điểm cuộc CMCN 4.0 đã phát triển mạnh mẽ, các quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới đều nhận thức được tầm quan trọng của cuộc CMCN này, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đóng vai trò chủ đạo với các tác động trực tiếp đến xã hội và nền kinh tế. Bài nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin: bản chất của đầu tư vào công nghệ thông tin, các hình thức đầu tư vào công nghệ thông tin. Tiếp theo đó, bản chất của cuộc CMCN 4.0, cùng với đó là nêu ra được vai trò của công nghệ thông tin và những lợi ích thu được khi đầu tư vào công nghệ thông tin trong bối cảnh CMCN 4.0 Tại Chương II, để đánh giá về thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin, người viết cũng tìm hiểu về tình hình đầu tư theo các báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới, ngân hàng thế giới. Cụ thể hơn, người viết cũng tìm hiểu về kinh nghiệm, phương hướng, mục tiêu chỉ đạo, chính sách của Chính phủ và các kết quả thu về được ở một số quốc gia tiêu biểu trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin như Mỹ và Singapore; có nền kinh tế, bối cảnh tương đồng Việt Nam như Malaysia. Các đối tượng này cũng phản ánh các nhóm quốc gia đạt được thành công nhưng với các chính sách, phương hướng mục tiêu hoàn toàn khác nhau. Trong chương III, trên cơ sở các nghiên cứu tại chương II, cùng với đó là các báo cáo đánh giá về thực trạng đầu tư của Chính phủ và Doanh nghiệp Việt Nam đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trong giai đoạn 2010-2017, người viết vận dụng, điều chỉnh và đưa ra được một số lý luận để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc đầu tư vào công nghệ thông tin và các đề xuất để cải thiện hoạt động đầu tư cho các nhà hoạch định chính sách (Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và truyền thông), phù hợp với điều kiện Việt Nam.
  • 10. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 6 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi đề cập về các cuộc cách mạng công nghiệp đã xuất hiện trước đây, bắt đầu từ cuộc cách mạng hơi nước ở cuối thế kỷ XVIII với các sản phẩm chính đã thay đổi thế giới: Năng lượng hơi nước, sắt, dệt vải, các công cụ máy móc,.... cho đến cuộc cách mang thứ 2 (1860-1900) với các nhà máy điện, dây chuyền sản xuất lớn, hệ thống lắp ráp, điện tin, TV, băng chuyền. Trong giai đoạn 1970-2000, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã tối ưu hóa công nghệ tự động và máy tính đã tạo ra một cuộc cách mạng đến hầu hết mọi hoạt động kinh tế- từ sản xuất đến quản lý, cho đến truyền thông và giải trí. Những năm trở lại, những kỳ vọng về 1 thời kỳ của tiến bộ vượt trội về công nghệ, với những công nghệ tối tân cho phép các loại máy móc, hoặc cả hệ thống nhà xưởng có thể kết nối vận hành một cách tự động, không có sự xuất hiện của bàn tay con người, cho đến việc sản xuất đạt năng suất cao nhất, đã được công nhận và chấp nhận rộng rãi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã xuất hiện. Để có đủ năng lực cạnh tranh trong thị trường hiện tại, các nhà sản xuất cho đến các nhà phân phối đều phải tìm cách tiếp cận được với xu hướng biến đổi, dành nguồn lực đầu tư một cách hiệu quả vào các loại công nghệ mới để tránh tụt hậu, bị bỏ lại phía sau. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) xuất hiện và đi đến hội nghị về phát triển nào cũng gắn liền với CMCN4.0.Với tốc độ phát triển rất nhanh chóng, theo đó là các kỳ vọng về một kỷ nguyên thịnh vượng cho con người như Internet vạn vật (Intenet of Things), AI, công nghệ in 3D (3D- Printing), lưu trữ năng lượng,.... cùng với đó là mọi phương diện từ sản xuất, quản lý nhân sự đến quản trị nhân lực từ các công ty, xí nghiệp đến toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, đi cùng với những kỳ vọng về một kỷ nguyên đầy mơ ước này là những rủi ro tiềm tàng đang chờ đợi sẵn, những mối lo ngại về các cuộc tấn công mạng đã và đang làm tổn hại đến thế giới vật lý, các rủi ro về bảo mật cá nhân, và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường lao động. Dĩ nhiên, các công ty cũng như những nhà đầu tư nhận ra được tiềm năng và nắm bắt được xu hướng phát triển, chấp nhận các thử thách và có những chiến lược đúng đắn sẽ có nhiều cơ hội để trở nên thành công hơn trong khi những người không làm được điều đó sẽ bị thụt lại ở phía sau. Theo
  • 11. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 7 đó, ngành Công nghệ thông tin (Information technology) được coi là xương sống, là cơ sở cho cuộc cách mạng này. Trên thực tế, từ những năm 2001, diễn đàn kinh tế thế giới đã lập ra được các báo cáo hằng năm: Báo cáo về hoạt động Công nghệ thông tin trên thế giới” với hơn 139 nền kinh tế được tổng hợp để có được 1 cái nhìn toàn cảnh về lĩnh vực CNTT nói chung và đầu tư vào lĩnh vực này nói riêng. Như đã đề cập ở trên, cuộc CMCN 4.0 và CNTT có đủ khả năng biến đổi bất cứ nền kinh tế và xã hội nào, theo cả hướng tốt hoặc xấu, và vấn đề này đã được coi là thử thách gian nan nhất trong thời điểm này. Tất nhiên, cũng đã có các quốc gia theo kịp được cuộc CMCN 4.0 và đang phát triển với 1 tốc độ rất nhanh dựa trên những nền tảng công nghệ và hạ tầng có sẵn. Còn lại, phần lớn các quốc gia đều chưa được hưởng những thành quả của cuộc CMCN 4.0 đem lại, hoặc đơn giản là không có đủ điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật để đón nhận những lợi ích to lớn của CMCN 4.0. Hơn nữa, trong mỗi quốc gia cũng sẽ chỉ có một hoặc vài khu vực kinh tế cho đến cá nhân có đủ điều kiện để có được lợi ích từ CMCN 4.0, còn lại bị bỏ lại phía sau do chênh lệch về tuổi tác, thiếu các kiến thức về CNTT, ít tiếp cận hoặc đơn giản do khó khăn về mặt địa hình. Vì vậy, việc đầu tư vào CNTT trong bối cảnh CMCN 4.0 là điều bắt buộc, tuy nhiên đầu tư như thế nào cũng cần có một định hướng cụ thể và chính xác, cũng như có những điều chỉnh phù hợp để vận dụng cho nền kinh tế Việt Nam. Với trách nhiệm là một cán bộ công tác tại Bộ Khoa học và Công nghệ, người viết mong muốn thông qua bài nghiên cứu này sẽ cung cấp những luận điểm, luận cứ cần thiết, cũng như có được các kiến nghị đề xuất để cải thiện, tăng cường hiệu quả trong việc đầu vào CNTT trong bối cảnh CMCN 4.0, làm tiền đề cho Khoa học và công nghệ nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển mạnh mẽ, bền vững. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin một số quốc gia tiêu biểu trên thé giới, từ đó rút ra được các kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị phù hợp cho Việt Nam Để thực hiện mục đích trên các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:
  • 12. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 8 - Nghiên cứu về bản chất của hoạt động đầu tư vào CNTT, ý nghĩa, vai trò và các hình thức đầu tư vào lĩnh vực CNTT - Nghiên cứu về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến thế giới và vai trò của CNTT và hoạt động đầu tư vào CNTT trong bối cảnh CMCN 4.0 - Đề xuất các giải pháp cho Việt Nam để tăng cường hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực công nghệ đầu tư 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư phát triển đến lĩnh vực Công nghệ thông tin trên thế giới và tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017 Phạm vi nghiên cứu:Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề hoạch định chính sách của các quốc gia đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin và đối với cuộc CMCN 4.0 và tại Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Các phương pháp chủ yếu được sử dụngtrong nghiên cứu gồm: (i) Phương pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hoá, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin; (ii) Phương pháp phân tích thống kê, diền giải, tổng hợpđể làm rõ lý luận và thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin; 4..2. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu phân tích đánh giá Bao gồm dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được khai thác từ các nguồn dữ liệu có uy tín như Diễn đàn kinh tế thế giới, Ngân hàng thế giới, vvv…. 5. Tình hình nghiên cứu Trên cơ sở nhu cầu và thực trạng đầu tư vào lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã dành sự quan tâm cho vấn đề này. Các công trình này được xây dựng lên và đóng góp lớn về mặt lý
  • 13. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 9 luận và thực tiễn cho các bài nghiên cứu có liênquan. Một số công trình có thể khái quát sau: a) Nghiên cứu trong nước: - “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam giai đoạn 2011- 2015”của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tìn hình đầu tư và định hướng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào Lĩnh vực CNTT ở Việt Nam. Qua nghiên cứu, tác giả đã nêu ra được: Các doanh nghiệp CNTT nên tập trung nguồn lực trong nước, kết hợp với thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp số và dịch vụ CNTT; đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài có tính chọn lọc có giá trị gia tăng cao để phát triển công nghiệp phần cứng, điện từ và công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên thu hút đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, doanh nghiệp là chủ đạo cho sự phát triển, Nhà nước đóng vai trò tạo môi trường kinh doanh và hệ thống pháp lý hỗ trợ , cơ chế chính sách. - ”Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn đến 2015” của Tác giả Trần Quý Nam, Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Qua bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất được một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển công nghiệp phần mềm ở Việt Nam. Cụ thể: + Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực phần mềm: Phát triển và nâng cao trình độ, đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đào tạo chuyên gia tư vấn đánh giá trong việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn CMMi; tăng cường đào tạo tiếng Anh; tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp phần mềm nhằm đáp ứng nhu yêu cầu sản xuất theo quy mô công nghiệp; ban hành Hệ thống chuẩn quốc gia và Hệ thống chứng chỉ về kỹ năng CNTT + Nhóm giải pháp phát triển và mở rộng thị trường: thực hiện khoán chi hành chính trong mua sắm sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNTT trong các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước; tăng cường xúc tiến thương mại cho công nghiệp phần
  • 14. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 10 mềm Việt Nam; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xúc tiến thương mại cho công nghiệp CNTT; các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư cho công nghiệp CNTT ;tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về công nghiệp phần mềm Việt Nam trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, tiếp thị và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ CNTT của Việt Nam tại các thị trường trong và ngoài nước. + Nhóm các giải pháp thu hút đầu tư vào công nghiệp phần mềm:ưu tiên cho các hoạt động xúc tiến đầu tư vào công nghiệp phần mềm; ban hành chính sách cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam được ưu tiên tiếp cận các nguồn tài chính, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển; tập trung đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng, nâng cấp phát triển các khu công nghiệp phần mềm tập trung; cho phép các khu công nghiệp phần mềm được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế, giá thuê đất, mặt bằng, giá cước và đường truyền Internet, và các hạ tầng dùng chung; ban hành chính sách ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu phát triển về phần mềm và nội dung số. + Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp phần mềm Việt Nam: Nhà nước nên hỗ trợ các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp phần mềm để hình thành doanh nghiệp lớn hơn; hỗ trợ doanh nghiệp mua thương hiệu có quy tín của nước ngoài; tăng cường hợp tác với các công ty, tập đoàn CNTT lớn trên thế giới có thế mạnh về phần mềm + Nhóm các giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam - Đề án: “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT” của Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông với mục tiêu phục vụ Đề án: “Đưa Việt
  • 15. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 11 Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” theo QĐ 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2011 nhằm chủ yếu tập trung vào các mục tiêu, nhiệm vụ sau của Đề án: Phát triển nhân lực CNTT; Phát triển công nghiệp CNTT; Ứng dụng CNTT; Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực CNTT. Qua nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được các khuyến nghị như sau: + Đề xuất xây dựng cơ chế chính sách hoàn thiện thể chế: Xây dựng các quy định cụ thể về nguồn kinh phí triển khai Đề án, các nội dung nhiệm vụ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để triển khai, định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số hoạt động cụ thể, đồng thời cần phân định rõ trách nhiệm bố trí kinh phí của Trung ương và địa phương, đảm bảo phù hợp với từng nội dung cụ thể và điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương. + Đề xuất lộ trình Triển khai một số chương trình, quy hoạch, kế hoạch trọng điểm: Chương trình quốc gia phát triển công nghiệp CNTT đến 2020. chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng;chương trình hỗ trợthiết bị thông tin số đến hộ gia đình; chương trình tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ trong lĩnh vực CNTT-TT. Ngoài ra, có thể triển khai một số nhiệm vụ, dự án trọng tâm nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh như: Dự án đầu tư nghiên cứu, sản xuất, cung cấp máy tính giá rẻ cho các đối tượng, học sinh, sinh viên, nông dân, dự án đầu tư phát triển siêu máy tính thương hiệu Việt. + Đề xuất giải pháp huy động nhân lực tham gia triển khai Đề án b) Nghiên cứu của thế giới - Bài nghiên cứu “ICT-enabled Transformational Government: A global Perspective (Quan điểm toàn cầu về vai trò của ICT trong việc thay đổi của Chính phủ” của Vishanth Weerakkody, Marijn Janssen vàYogesh K. Dwivedi với mục tiêu nghiên cứu là chỉ ra và đưa ra được các cách thức tiếp cận để hiệu quả hóa, hỗ trợ việc tự đưa ra các quyết định phù hợp trong việc đầu tư vào ICT dựa trên việc nắm bắt các thông tin dữ liệu hiện tại, các điểm yếu, khó khăn đồng thời phải nắm được các tiềm năng của hoạt động đầu tư vào ICT. Và mục tiêu sau cùng là tạo ra được một chiến lược đầu tư mạch lạc, hỗ trợ việc thay đổi của Chính phủ:
  • 16. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 12 + Thay đổi hoạt động dịch vụ công vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp, người chịu thuế, nhân viên trực tuyến dựa trên việc vận dụng ICT + Hỗ trợ cải thiện chất lượng dịch vụ công ty, cơ sở hạ tầng của tổ chức Chính phủ, từ đó giảm được nguồn lực sử dụng cho các chi phí khác như chi trả + Tạo ra được một lộ trình cần thiết để đạt được mục tiêu tiếp nhận, sử dụng hiệu quả việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động, vận hành của Chính phủ + Nhóm tác giả cũng chỉ ra được tác động của việc đầu tư vào ICT đối với hoạt động kinh doanh, hệ thống thông tin và khu vực dịch vụ công. - Nghiên cứu “ICT Investment and the Effect on Economic Growth” (Đầu tư vào ICT và tác động đến tăng trưởng kinh tế” của nhóm tác giả : Emil Karlsson và Jennie Liljevern nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa đầu tư vào ICT và tăng trưởng kinh tế. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên 101 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1995-2015 và kết quả thu về được phản ánh: + Các hoạt động đầu tư vào ICT qua dịch vụ vốn đóng vai trò quan trọng trong tác động đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong khu vực quốc gia thu nhập cao, còn các quốc gia thu nhập trung bình thấp thì hiệu quả đem lại là thấp hơn. Qua mô hình OLS( Bình quân nhỏ nhất) lý do chính giải thích cho kết quả này là do sự hạn chế của nguồn lao động năng lực cao, chính sách không đồng nhất theo thời gian, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tối đa hóa ứng dụng ICT. Ngược lại, các quốc gia thu nhập cao lại tập trung trong việc duy trì và tăng cường các chính sách hỗ trợ việc đầu tư vào ICT thì thu được nhiều lợi ích hơn kể. + Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lại chỉ ra những các kết quả trái ngược nhau trong việc chứng minh luận điểm đầu tư vào ICT sẽ có tác động tốt đến phát triển kinh tế, như ở các quốc gia có thu nhập thấp thì đầu tư vào dịch vụ vốn lại khiến tăng trưởng kinh tế đi xuống thay vì tăng lên. 6. Kết cấu của luận văn
  • 17. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 13 Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục sơ đồ và bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI Chương 3: MỘT SỐ GỢI SUY VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
  • 18. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 14 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin Định nghĩa cơ bản về đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó (Nguyen Bach, 2007). Các mục tiêu chung của hoạt động đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực ở đây rất đa dạng, nhưng được phân loại thành 04 nhóm chính: Tiền, tài nguyên, sức lao động và trí tuệ Ngoài ra, theo nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffet định nghĩa về đầu tư là quá trình sử dụng tiền để thu được nhiều tiền hơn trong tương lai. Mục tiêu của đầu tư đó là đưa một khoản tiền của bản thân vào một hoặc nhiều khoản đầu tư tài chính/vật chất với hi vọng tiền thu về sẽ tăng lên theo thời gian. Theo Luật Đầu tư năm 2014,có các hình thức đầu tư như sau: + Theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế: Được quy định tại Điều 24 Luật đầu tư 2014. + Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP- Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự ánđể thực hiện dự án đầu tư: Hình thức đầu tư này được quy định tại Điều 27 Luật đầu tư 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP. + Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC: Hình thức đầu tư này được quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2014. Đây là hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia
  • 19. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 15 sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin (ICT), bản chất của hoạt động đầu tư vào ICT chính là đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) với mong muốn về sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nghiên cứu và phát triển (R&D) thúc đẩy phát triển bền vững bằng cách xây dựng sự phát triển bền vững nhắm hướng đến một xã hội xanh. Các nguồn lực cơ bản cần có trong hoạt động đầu tư vào ICT tập trung lớn vào trí tuệ và tiền bạc. Trí tuệ là nguồn lực để tạo ra tri thức, là nghiên cứu và phát triển tạo ra các công nghệ mới; tiền bạc để hiện thực hóa các công nghệ, sản phẩm mới vào thực tiễn. Về cơ bản, đầu tư vào ICT bao gồm việc mua sắm trang thiết bị và phần mềm máy tính được sử dụng trong sản xuất trong một năm với 3 thành phần chính là thông tin thiết bị công nghệ (máy tính và phần cứng liên quan), thiết bị truyền thông và phần mềm; phần mềm bao gồm mua lại phần mềm đóng gói sẵn, tùy chỉnh phần mềm và phần mềm được phát triển trong nhà, theo định nghĩa của OECD. Tuy nhiên, để có hiệu quả, cần phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ và cả tiến hành các hoạt động R&D của nhà nước và tư nhân thông qua các chính sách có hiệu quả để đầu tư ICT mới thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội. Chiếu theo Luật Đầu tư, các hình thức đầu tư phổ biến nhất là đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh doanh, nghiên cứu, dịch vụ về ICT. Ngoài ra, các hoạt động đầu tư dưới dạng hợp tác công tư PPP cũng được áp dụng rất nhiều trên thế giới, dưới cả 2 góc độ trực tiếp và gián tiếp. Đầu tư trực tiếp có thể dưới dạng các Bộ, Ban ngành ký trực tiếp các hợp đồng kinh tế về việc tài trợ nguồn vốn cho các công ty, doanh nghiệp; còn gián tiếp là thông qua các bên thứ ba, chủ yếu là một đơn vị trực thuộc các bộ, ban ngành có chức năng Quản lý nhà nước để thực hiện việc quản lý, phân bổ nguồn lực đầu tư. 1.1.2 Sự cần thiết của đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin Đầu tiên, mọi đối tượng trong nền kinh tế-xã hội đều có cơ hội đầu tư vào lĩnh vực ICT. Vì vậy, đối với mỗi đối tượng thì ICT lại đem đến một hoặc một số lợi ích khác nhau. Trên phương diện kinh tế-xã hội, ICT có thể đem lại một tác động tổng thể dựa trên bản chất của ICT cũng như các yếu tố phát triển, vận động khác của thếgiới
  • 20. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 16 1.1.2.1 Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội Sự phát triển của công nghệ thông tin đã thay đổi bản chất của thương mại thế giới, sự bùng nổ của nó, đặc biệt là viễn thông và thương mại điện tử gần đây đã làm thay đổi bản chất của cạnh tranh trên thế giới. Ngày nay, tiến bộ công nghệ không chỉ kết nối thế giới với tốc độ chớp nhoáng mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thu thập thông tin và R&D. Nếu không có công nghệ, con người hầu như không sống sót, Internet gần đây đã được coi là "phải có" để sống và tồn tại, quan trọng và cần thiết giống như thực phẩm và nước. 50 năm trước, Internet giống như một giấc mơ, không thể tiếp cận và thậm chí nếu được coi là có thể thực hiện được, sử dụng của nó được sử dụng để được coi là có hạn. Rất ít người có thể tưởng tượng được tác động thực sự của nó đối với thế giới. Nó đã biến thế giới thành phẳng Thực tế của vấn đề là về lâu dài, các quốc gia thực hiện toàn cầu hóa sẽ thịnh vượng và các quốc gia không thực hiện bị bỏ lại phía sau. Để trở thành một phần của toàn cầu hóa, công nghệ thông tin liên lạc là một điều cần thiết, đó là công nghệ cần thiết cho quá trình xử lý thông tin, tức là để tạo ra, thao tác, lưu trữ, truy xuất và truyền thông tin. Nó có một giá trị to lớn trong một thế giới trong đó có một "vụ nổ thông tin", và trong đó kiến thức phức tạp, luôn thay đổi và có tính chất kỷ luật. Đi kèm với đó là các tác động trên phương diện kinh tế vĩ mô, đánh trực tiếp vào năng suất và tốc độ tăng trưởng. Sự nổi lên của công nghệ thông tin ở các nước đang phát triển cung cấp cho các doanh nghiệp một loạt các công nghệ, cho phép sử dụng tốt hơn thông tin và kiến thức rõ ràng, tạo cơ hội giảm chi phí giao dịch và cơ hội điều phối trong việc khai thác thị trường mới và cơ hội để làm giàu nội dung sản phẩm và dịch vụ.(UKESSAY, 2015) 1.1.2.2 Đối với khu vực doanh nghiệp/tư nhân 1. Đổi mới: Các hệ thống phần mềm làm cho việc thiết kế, tạo mẫu và chuyển đổi các sản phẩm cốt lõi của bất kỳ công ty nào là nguồn thu nhập chính là dễ dàng, hiệu quả về chi phí và nhanh chóng. Ví dụ, một công ty sản xuất ô tô đầu tư vào các hệ thống sẽ giúp họ thiết kế các mô hình máy tính cho dòng xe thế hệ kế tiếp của họ. Một công ty kiến trúc đầu
  • 21. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 17 tư vào các hệ thống sẽ giúp họ thiết kế bản in màu xanh và đi ra với thiết kế sáng tạo và thử nghiệm nó thông qua các hệ thống phần mềm. 2. Quản lý: Nhu cầu về quy định, quản trị công ty, thông tin tài chính 3. Các hoạt động: Tự động hoá quy trình kinh doanh để nắm bắt dữ liệu quan trọng và cho phép công việc. Số liệu thu thập được trong giao dịch là nguồn thông tin về doanh nghiệp cho các nhà quản lý, có thể biến thành kiến thức và kiến thức sẽ dẫn đến những cơ hội mới. 4. Mối quan hệ: Cung cấp sức mạnh cho khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên để đáp ứng nhu cầu của họ thông qua dịch vụ tự phục vụ. Cũng nhưtheo dõi, duy trì và cải thiện mối quan hệ kinh doanh. 5. Năng suất: Quản lý nguồn lực tốt hơn / Cải thiện năng suất / Giảm thời gian để hoàn thành nhiệm vụ / Quản lý tiến độ và thực hiện mọi việc nhanh chóng và hiệu quả với ít lỗi hơn là phương châm chính để thực hiện bất kỳ hệ thống nào. 6. Quản lý: Hỗ trợ các nhà quản lýhiểu được công việc kinh doanh của họ từ trên mọi góc độ vị trí. Các nhà quản lý doanh nghiệp càng tăng lên từ cấp cơ sở của doanh nghiệp càng cần phải dựa vào các hệ thống để hiểu được tình trạng và thực tế cơ bản của doanh nghiệp. Theo dõi, kiểm soát và phản hồi lại doanh nghiệp của họ ngay lập tức. Nôm na, có một mắt trên bảng điều khiển và kiểm soát là cách duy nhất họ để có lái xe, vận hành an toàn, ổn định. Cũng như giúp họ trao quyền cho mọi người với các dữ liệu, thông tin và kiến thức cần thiết và đưa ra quyết định ở mọi cấp độ với tốc độ nhanh là chìa khóa cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào nhanh nhẹn. 7. Thông minh: Khai thác sức mạnh của thông tin kỹ thuật số khổng lồ được thu thập trong mỗi bước đi của cuộc sống trong kinh doanh và có được những quan điểm khác nhau và hiểu cơ hội kinh doanh và các vấn đề và tốt hơn ở đó. 8. Truyền thông: Xây dựng kênh truyền thông dễ dàng và hiệu quả. Không có hai người nghe cùng một điều theo cùng một cách và có được chính xác cùng một ý nghĩa và mục đích. Liên tục, rõ ràng tiến hành truyền thông là rất quan trọng trong việc có tất cả mọi nhân viên trên cùng một trục làm việc và điều hành kinh doanh
  • 22. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 18 như một máy dầu và phối hợp tốt và thực hiện nhiệm vụ chính xác. Nội dung truyền thông số hóa cũng có thể trở thành kiến thức và có thể được sử dụng để theo dõi các cam kết 9. Tăng tốc độ: Nhanh chóng và đưa ra các quyết định phù hợp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh đang thay đổi. Khả năng đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh đang thay đổi trong thế giới phức tạp là vũ khí cuối cùng để thành công. 10. Thương mại: Thương mại và kinh doanh trong trên thị trường toàn cầu đã vượt ra ngoài ranh giới, đẩy mạnh Thương mại Điện tử cùng với đó là nguồn đầu tư lớn của các doanh nghiệp vào ICT.(Mey, 2005) 1.1.3. Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin Theo như mục 1.1.1 đã nêu, theo định nghĩa của OECD thì đầu tư vào ICT bao gồm việc mua sắm trang thiết bị và phần mềm máy tính được sử dụng trong sản xuất trong một năm với 3 thành phần chính là : (1) thiết bị công nghệ thông tin (máy tính và phần cứng liên quan), (2) thiết bị truyền thông và phần mềm; (3) phần mềm bao gồm mua lại phần mềm đóng gói sẵn, tùy chỉnh phần mềm và phần mềm được phát triển trong nhà. Đến thời điểm hiện tại, dựa trên 3 hình thức đầu tư cơ bản nhất, các nhà đầu tư, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp đa dạng hóa lựa chọn hình thức cho phù hợp nhất với mục tiêu phát triển của họ. Đối với các doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn đầu tư cụ thể vào thị trường cung ứng, sản xuất, cung cấp dịch vụ các thiết bị công nghệ. Ví dụ như thị trường Smartphone vẫn chưa bao giờ ngừng phát triển kể từ khi Steve Jobs giới thiệu chiếc Iphone đầu tiên vào ngày 09.1.2007. Thứ hai, đi cùng với thị trường thiết bị công nghệ, phần mềm ứng dụng cũng là mảnh đất màu mỡ cho các công ty sản xuất khi mà chi phí sản xuất là rất thấp (từ 500 đến 10000 USD) nhưng lợi nhuận thu về là cực cao. Một ví dụ khác là trò chơi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, dựa trên nền tảng công nghệ đơn giản Side- Scroller nhưng thu về được lợi nhuận khổng lồ với chi phí tạo ra là không đáng kể. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mở rộng mạng lưới phân phối bán hàng thông qua các ứng dụng kinh doanh quả ứng dụng điện thoại, nhờ đó giảm đến mức tối thiểu chi phí cố định, dành nguồn lực cho việc sản xuất hàng hóa, sảnphẩm.
  • 23. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 19 Về phía Chính phủ, thông qua các kênh khác nhau như các Dự án tài trợ, các Chương trình hành động, nguồn vốn đầu tư và các hình thức đầu tư khác nhau có thể được phân bổ đến các đối tượng mà Chính phủ muốn đẩy mạnh phát triển: Cơ sở hạ tầng viễn thông, tin học hóa các dịch vụ công, … Nhưng có một điểm chung của tất cả các thành phần trong nền kinh tế đó là tính ứng dụng của ICT trong công tác quản lý, hình thức đầu tư trực tiếp vào việc quản trị vận hành với sự hỗ trợ của ICT như phần mềm quản lý chuyên dụng, đánh giá, đào tạo nhân lực quản lý làm quen, ứng dụng ICT. Một thành phần khác trong nền kinh tế là hộ gia đình cũng là đối tượng sử dụng ICTs phục vụ cho mọi hoạt động từ sinh hoạt đến kinh doanh, đầu tư thông qua Internet. Đối với nhóm này, hoạt động đầu tư chủ yếu tập trung vào việc sử dụng phần mềm thông qua các thiết bị công nghệ (máy tính hoặc điện thoại thông minh) với nhu cầu lớn nhưng giá trị kinh tế không lớn. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.2.1. Lịch sử hình thành cách mạng công nghiệp 4.0 Đầu tiên, theo định nghĩa tại từ điển Oxford thì Cách mạng công nghiệp là: “Quá trình thay đổi lớn và căn bản theo hướng tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ như cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng; cách mạng về tư tưởng, văn hóa....”.(Oxford_dictionary, 2017) Trong đó, cách mạng khoa học kỹ thuật căn bản là: Sự biến đổi căn bản về chất của lực lượng sản xuất trên cơ sở biến khoa học thành yếu tố hàng đầu của sự phát triển sản xuất xã hội, thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Theo bất cứ cách hiểu nào khác nhau, kể cả cụm danh từ cách mạng công nghiệp được định nghĩa trong từ điển Oxford cũng có cách hiểu tương tự như vậy. Đối với mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra đều để lại rất nhiều thành tựu to lớn, đóng góp cho sự phát triển vượt bậc trong lịch sử loài người. Trong lịch sử phát triển công nghệ và công nghiệp của loài người, các cuộc CMCN đã diễn ra để lại những thành quả vô cùng to lớn. Bắt đầu với (1) Cuộc CMCN lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, với sự bùng nổ của công nghiệp lan rộng từ Anh đến Mỹ nhờ có sự ra đời của động cơ hơi nước làm động lực cho
  • 24. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 20 công nghiệp phát triển nhờ có năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất Sau đó, (2) Cuộc CMCN lần thứ 2 diễn ra từ cuối những 60s của thế kỷ XIX cho đến thế chiến thứ nhất, chứng kiến sự phát triển của ngành điện tử, vận tải, hóa học và sản xuất thép, với nòng cốt là điện năng được sử dụng trong công nghiệp sản xuất đại trà. (3). Cuộc CMCN lần thứ ba xuất hiện vào cuối thế kỷ XX với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin cùng các thiết bị điện tử để tự động hóa sản xuất. Và chỉ chưa đầy hai thập kỷ sảu cuộc CMCN lần thứ 3, nhân loại tiếp tục đang ở điểm khởi đầu, hoặc vào giai đoạn nước rút cho những công việc chuẩn bị cho cuộc CMCN 4.0 với trí tuệ ảo, kỷ nguyên số và sự phát triển bùng nổ của các công nghệ liên ngành, đa ngành, xuyên ngành làm lu mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực nghiên cứu đơn lẻ, truyền thống như sinh học, vật lý, kỹ thuật số. Theo phát biểu của Giáo sư Klaus Swab- Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)-tin tưởng rằng: “ Chúng ta đang ở điểm bắt đầu của một cuộc cách mạng mà thay đổi toàn bộ cốt lõi cuộc sống chúng ta đang làm việc, đang sống và đưa mọi thứ lại với nhau”. Các cuộc CMCN trước đây đã giải thoát con người khỏi sự lệ thuộc vào sử dụng sức mạnh động vật, hoặc tạo ra các sản phẩm với số lượng lớn, hoặc kỹ thuật số hóa các công cụ cho con người. Tuy nhiên, xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, các công nghệ mới đang kết nối thế giới vật lý, thế giới ảo và thế giới sinh học lại với nhau, tác động đến tất cả sự vật, nền kinh tế và nền công nghiệp, và còn thách thức cả về định nghĩa con người.
  • 25. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 21 Hình 1. Hình ảnh về các cuộc CMCN từ trước đến nay Nguồn: Thương hiệu và công luận 1.2.1.1 Cuộc CMCN lần thứ nhất Thời gian: Xảy ra vào cuối thế kỷ XVIII và kết thúc vào đầu thế kỷ XIX (1750-1840) Phạm vi tác động: Châu Âu, Bắc Mỹ Trung tâm của sự tác động: Tây Âu (Khởi phát từ Vương Quốc Anh), Hoa Kỳ. Lĩnh vực chịu ảnh hưởng: Sản xuất công nghiệp, thông tin-liên lạc, giao thông vận tải... Cuộc CMCN đầu tiên đánh dấu cho sự chuyển mình của nền kinh tế, sản xuất, thay thế các lao động giản đơn, chân tay sang nền sản xuất quy mô công nghiệp, quy mô lớn với các nhà máy, cơ giới hóa sản xuất bằng máy móc cơ khí. Trong suốt thời kỳ này, những phát minh tiến bộ kỹ thuật như: Động cơ hơi nước (Phát minh bởi Thomans Newcomen năm 1712), máy kéo sợi (năm 1764 James Hargreaves), máy dệt (1785 Exmon Carryter). Ngành luyện kim cũng chứng kiến sự ra đời của
  • 26. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 22 công nghệ luyện gang thành thép- một hợp kim cực kỳ quan trọng trong nền công nghiệp với giá thành sản xuất rẻ hơn cùng với quy mô lớn(năm 1784, Henry Cort và Peter Onios; trước đó, năm 1709, Abraham Darby lần đầu tiên dùng than cốc để nấu gang, được đưa vào sản xuất công nghiệp từ năm 1735). Trong lĩnh vực giao thông vận tải, với sự ra đời và đưa vào hoạt động của tàu hơi nước vượt đại dương với trọng tải đạt hàng ngàn tấn (1815), tàu hỏa hơi nước( 1814), các tuyến đường sắt dài trình được xây dựng và phát minh ra điện báo (1832-1835 Samuel Mores) thúc đẩy sự phát triển của ngành điện báo, truyền thông.(Brown, 2012) Những thành tựu nêu trên đã định hình được nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa và xã hội công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Mỹ và sau này là hàng loạt các nước Tây Âu. Tuy nhiên, mặt trái của những tác động tích cực này là những điểm tối cho nền kinh tế-xã hội: Điều kiện làm việc: Thời gian làm việc lớn từ 10 giờ đến 14 giờ một ngày, không có kỳ nghỉ lễ, điều kiện làm việc nguy hiểm, lương thấp; điều kiện sống không đảm bảo; đô thị hóa không theo kịp với dòng chảy của công nhân từ các vùng quê lên thành phố làm việc; y tế công cộng và tuổi thọ làm việc thấp; lao động trẻ em; sự hình thành của tầng lớp “cổ cồn trắng”; sự chênh lệch, phân hóa giai cấp xã hội. Tóm lại, CMCN lần thứ nhất đã thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. 1.2.1.2 Cuộc CMCN lần thứ hai Trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX cho đến khi Thế chiến thứ nhất nổ ra là (1870-1914) là thời kỳ bùng nổ của công nghệ trong lĩnh vực hóa học, điện và động cơ đốt. Các sáng chế như xe chạy bằng động cơ hơi đốt trong, động cơ diesel, máy bay, máy phát điện, bóng đèn điện, liên lạc bằng sóng điện từ, điện thoại. Nổi bật nhất là sự thay thế động cơ hơi nước bằng động cơ điện tiên tiến hơn, độc lập hơn, nhờ đó có thể phân bổ đầu tư dây chuyền linh hoạt, tạo tiền đề cho tạo dựng dây chuyền sản xuất hàng loạt, thúc đẩy tang năng suất lao động. Cũng tại thời điểm này, CMCN lần thứ 2 đã chứng kiến sự lên ngôi của Hoa Kỳ trở thành cường quốc công nghiệp. Tại Châu Âu, đầu tư sản xuất cho nông nghiệp giảm dần, tăng trưởng
  • 27. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 23 kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp hóa còn ở Hoa Kỳ, kết hợp với làn sóng di dân từ Châu Âu với việc mở thêm những vùng canh tác mới đã mang lại khoảng 15-20 năm tăng trưởng bùng nổ dựa trên cả công nghiệp lẫn nông nghiệp. (Engelman, 2015) Ngoài tác động trên phương diện kinh tế, công nghiệp hóa cũng thúc đẩy quá trình đô thị hóa tại các nước thuộc nhóm G7, sự tập trung dân số tại các đô thị thúc đẩy sáng tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, sự tích tụ và lan truyền tri thức, hình thành các giá trị văn hóa. Tuy nhiên, những rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, chi phí di chuyển khiến cho những tri thức chỉ phát triển, tích tụ và lưu trữ trong nội bộ các nước, mặc cho các mặt hàng hóa được vận chuyển giao thương tự do, khiến những nước trong nhóm G7 giữ được vị thế, sự phát triển, mức sống vượt xa các nước ở phía Nam. Đến thời kỳ giữa 2 cuộc Chiến tranh thế giới là giai đoạn hoàn thiện các công nghệ của thời kỳ trước, chứng kiến một giai đoạn của chính sách bảo hộ mậu dịch cùng với sự trả đũa thương mại giữa các nền kinh tế lớn. Sau thế chiến thứ II, thương mại quốc tế được khôi phục lại, đến thời điểm này các quốc gia trên thế giới bắt đầu tăng cường, đầu tư vào nghiên cứu khoa học và công nghệ, sự phát triển của các lĩnh vực vật liệu, công nghệ hạt nhân, điện tử, thông tin liên lạc, hàng không vũ trụ,…. Tạo nền tảng cho cuộc CMCN lần thứ 3 sau đó vài thập niên. 1.2.1.3 Cuộc CMCN lần thứ ba Bắt đầu từ cuối những năm 1960s nhưng chỉ thực sự bùng nổ vào cuối thập kỷ 1980s, đầu thập kỷ 1990s với thời đại của Công nghệ thông tin (ICTs) hay cuộc cách mạng số với tầm ảnh hưởng vượt xa các cuộc cách mạng trước đây. Với những công trình nghiên cứu, khoa học quan trọng trên nhiều lĩnh vực như: vật liệu mới (polymer; vật liệu siêu cứng, bền) cho đến công cụ sản xuất mới (máy vi tính, hệ thống máy tự động, robot..) nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử,…) công nghệ thông tin- truyền thông (mạng Internet, điện thoại di động, lưu trữ số hóa) đã đưa con người vào 1 thời đại của “văn minh thông tin” và góp phần xây dựng xu hướng “Toàn cầu hóa”, tạo ra bước
  • 28. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 24 nhảy vọt trong sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch từ lao động tại 2 ngành công nghiệp và nông nghiệp sang ngành dịch vụ. Tính cách mạng của những thay đổi của thời kỳ này có thể được bộc lộ thông qua các con số. Từ năm 1986 đến 2007, năng lực lưu trữ thông tin đã tăng 23%/năm, viên thông tăng 28%/năm, năng lực tính toán tăng 58%/năm. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao như vậy, chỉ cần khoảng thời gian 10 năm đã đủ tạo nên những thay đổi cực kỳ to lớn. Theo tính toán của một số nhà khoa học, lượng thông tin được truyền đi bằng viễn thông trong cả năm 1986 có thể được truyền đi chỉ trong 2 phần nghìn giây ở năm 1996. Lượng thông tin tăng thêm giữa năm 2006 và 2007 được cho là lớn hơn nhiều tổng lượng thông tin được truyền tải cả trong 10 năm trước đó. Theo lời của học giả Audre Lorde, “các cuộc cách mạng không bao giờ chỉ là một thứ” và cuộc cách mạng ICT cũng không phải là ngoại lệ, nó có ít nhất 3 thành tố. Thứ nhất là “I” đại diện cho thông tin với chi phí tính toán và lưu trữ dữ liệu được cải thiện theo hàm mũ hay luật Moore, theo đó năng lực của các chíp máy tính tăng gấp đôi sau khoảng 18 tháng. Thứ hai là “C” đại diện cho truyền thông với những tiến bộ vượt bậc theo luật Gilder1 và luật Metcalfe1. Sự phát triển của “I” và “C” được hợp lực nhờ mạng Internet, mạng lại sự thay đổi mang tính cách mạng trong việc chia sẻ thông tin giữa các nơi cách xa nhau. Thứ ba là “T” đại diện cho công nghệ hay đúng hơn nên viết là “R” nghĩa là tái tổ chức (Reorganization) do những tác động của “I” và “C” đối với các phương thức sản xuất mới và cách tổ chức nơi làm việc mới. Một trong những đặc trưng quan trọng của cuộc CMCN này là nền sản xuất công nghiệp được tự đông hóa cao độ với việc quy trình và dây chuyền sản xuất được cải thiện liên tục. Nguyên do chính cho sự xuất hiện của cuộc CMCN này là 1 Luật Gilder lấy tên theo quan sát của George Gilder rằng băng thông rộng tăng 3 lần nhanh hơn công suất của máy tính, ở mức gấp đôi sau mỗi 6 tháng. Luật Metcalfe lấy theo tên của Robert Metcafle, người chỉ ra rằng tính hữu dụng của một mạng lưới (network) tăng theo bình phương của số người sử dụng.
  • 29. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 25 để kịp thời đáp ứng những nhu cầu của thế giới sau hậu quả nặng nề của Thế chiến thứ II và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Lấy khoa học là động lực phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp, gắn liền với kỹ thuật, nhưng khoa học luôn đi trước mở đường cho kỹ thuật sản xuất. Thời gian từ lúc ý tưởng-phát minh được đưa vào ứng dụng thực tế đã rút ngắn đi rất nhiều. Tuy nhiên, những hệ quả tiêu cực của cuộc CMCN này là không thể không nhắc đến, với việc tồn tại của những vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí sinh học đến bom nguyên tử, ô nhiễm môi trường với hiệu ứng nhà kính, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đạo đức xã hội bị suy đồi và an ninh cá nhân bị đe dọa. (Jeremy, 2012) Với những gì mà cuộc CMCN lần thứ 3 đem lại, có thể thấy nhân loại đang ở thời điểm khởi đầu của cuộc CMCN 4.0 với nền tảng công nghệ xuất phát từ Đức và nhiều quốc gia khác. Điểm khác biệt so với các cuộc CMCN trước đây là dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật trước đây, dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng số 1.2.2. Đặc điểm của cách mạng công nghiệp 4.0 Đầu tiên, cuộc CMCN lần thứ tư được xây dựng trên nền tảng của cuộc CMCN lần thứ ba thông qua sự kết hợp của các công nghệ, từ đó gỡ bỏ đi ranh giới của các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra được các dạng nhà máy thông minh mà ở đó hệ thống quản lý vật lý ảo sẽ thay thế cho hệ thống giám sát vật lý, tạo ra một bản sao tương đồng với thế giới thật. Nói cách khác, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra được cuộc cách mạng trong sản xuất, với sự thay đổi từ các chuỗi sản xuất- giá trị, từ đó chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của xã hội loài người. Trên nền tảng của Internet vạn vật (Internet of things), các hệ thống vật lý không gian ảo tương tác với nhau và con người theo thời gian thực thông qua mạng Internet dịch vụ và các thiết bị di động, kết nối hàng tỷ con người với nhau cùng với nguồn thông tin, dữ liệu được xử lý, lưu trữ và tiếp cận không giới hạn. Trong khi đó, các công nghệ chế tạo kỹ thuật số đang từng ngày tương tác với thế giới sinh học, các nhà thiết kế và kiến trúc sư đã kết hợp giữa
  • 30. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 26 thiết kế bằng máy tính, chế tạo đắp lớp (additive manufacturing), kỹ thuật vật liệu và sinh học tổng hợp cho các hệ thống tiên phong có liên quan đến sự tương tác giữa các vi sinh vật, cơ thể người, những sản phẩm con người tiêu thụ, và thậm chí cả những tòa nhà con người đang sinh sống. Thứ hai, cuộc CMCN 4.0 là mỏ vàng cho các nhà đầu tư, trong một kỷ nguyên của những tiến bộ công nghệ xuất hiện từng ngày, mở đầu trong lĩnh vực khoa học robot, Internet vạn vật, dữ liệu lớn điện thoại di động và công nghệ in 3D (3D printing) sẽ thúc đẩy năng suất lao động toàn cầu như những gì mà máy tính cá nhân và mạng Internet đã làm được vào cuối những năm 1990. Đối với các nhà đầu tư, CMCN 4.0 này sẽ mở ra cơ hội cho lợi nhuận khổng lồ, tương tự những gì các cuộc CMCN trước mang lại. Theo một khảo sát trên 235 đối tượng là các công ty sản xuất máy móc, phụ tùng, truyền thông và ôtô tại Đức bởi Trung tâm nghiên cứu thị trường TNS Emid. Kết quả thu về cũng không có gì quá ngạc nhiên khi hầu như các công ty đều có chung suy nghĩ là cần có sự đầu tư toàn diện vào công nghệ kỹ thuật số chiếm hơn 50% số vốn đầu tư trong trang thiết bị vật chất. Một cách tất yếu, cùng với việc các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được lưu chuyển qua hệ thống vật lý không gian ảo và sự bùng nổ của Internet dịch vụ sẽ tăng khả năng cạnh tranh và sản lượng bán hàng tăng lên ít nhất từ 2% đến 3%. TNS Emid cũng dự báo rằng đến năm 2020 tại Đức- một trong những quốc gia đi đầu trong xu hướng CMCN 4.0- ngành công nghiệp sẽ thu về được sản lượng hàng hóa đến 30 tỷ Euro một năm. Thứ ba, cuộc CMCN lần thứ tư không chỉ dừng lại là sự kế thừa và kéo dài cuộc CMCN lần thứ ba, mà sự khác biệt lớn nhất của nó nằm ở tốc độ phát triển, phạm vi tác động và mức động tác động. Tốc độ phát triển ở đây được đo ở cấp số nhân, thay đổi trực tiếp các nền kinh tế ở các quốc gia, cho đến bản thân nội tại của các công ty trong một nền nông nghiệp. Một giá trị sản xuất thời điểm này chắc chắn ít hơn so với 10 năm hay 15 năm về trước, các hàng hóa được sản xuất với chi phí biên tối giản. Càng đặc thù hơn với các doanh nghiệp mới cung cấp hàng hóa thông tin thì chi phí lưu trữ, vận chuyển và mở rộng là hầu như con số không. Các công ty công nghệ hưởng lợi nhiều nhất từ những giá trị sản xuất này khi chỉ cần một đồng vốn gốc có thể nhân lên lợi nhuận rất nhiều lần, nhờ đó họ có thể tiết
  • 31. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 27 kiệm được rất nhiều vốn để khởi nghiệp, mở ra một sự thay đổi về vai trò của vốn và quy mô kinh doanh trong thời đại này. Thứ tư, với CMCN 4.0, bên cạnh việc tìm ra những nguồn/dạng năng lượng mới và công nghệ sử dụng và khai thác nguồn/dạng năng lượng mới này, còn có các công nghệ nhắm tới việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có bằng các công nghệ nhúng, công nghệ phái sinh. Dựa trên nền tảng là những thành công rực rỡ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, vật lý, hóa học, khoa học xã hội và nhân văn, các lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) như công nghệ tin học, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ nông nghiệp, y dược, nhân loại đã có nhiều phát kiến đổi mới sáng tạo và ứng dụng phục vụ hiệu quả lợi ích của con người. Bản chất của CMCN 4.0 là khai thác tối ưu các yếu tố nguồn lực như vậy, trong một mối tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Thứ năm, CMCN 4.0 còn dẫn tới những thay đổi trong khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất. Hiện nay, giá trị gia tăng của ngành sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào việc gia công vật liệu thành sản phẩm, đưa vào đó phần mềm hoặc hệ thống điều khiển. Tuy nhiên, trong tương lai, dựa thu thập nhu cầu của khách hàng qua hệ thống kết nối Internet, nhà sản xuất sẽ chỉ cập nhật phần mềm chứ không cần bán sản phẩm phần cứng khác. Thêm vào đó, không chỉ sản phẩm, mà cả thiết bị sử dụng trong sản xuất cũng chỉ cần cập nhật phần mềm để thêm tính năng mới mà không cần phải thay thế chi tiết hay bộ phận. (Trung tâm phân tích thông tin, 2017) 1.2.3. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 Giống như các cuộc cách mạng đã từng xảy ra, tiềm năng của cuộc CMCN 4.0 đem lại là rất lớn, với những kỳ vọng về việc cải thiện và nâng cao mức sống, thúc đẩy phát triển kinh tế, gia tăng giá trị gia tăng và thu nhập toàn cầu. Cho đến nay, những người được hưởng lợi đầu tiên là những người tiên phong trong lĩnh vực kỹ thuật số và công nghệ thông tin. Công nghệ đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có thể đem lại cảm giác thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu cao hơn. Mọi hình thức dịch
  • 32. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 28 vụ trước đây như mua sắm, thanh toán, nghe nhạc, xem film hay trò chơi đều có thể thực hiện thông qua kết nối internet với các ứng dụng ảo hỗ trợ. Trong thời gian tới, các sáng tạo công nghệ cũng sẽ thay đổi lớn về phía nguồn cung với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Các chi phí sản xuất sẽ được tối thiểu với đó là chi phí giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chi phí thương mại cũng sẽ giảm giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc CMCN đã được thể hiện ra, tuy nhiên những gì mà nó có thể gây ra đến giờ vẫn chưa thể thực sự tính toán được, tất cả những gì mà chúng ta có thể biết được là phương diện nào sẽ chịu ảnh hưởng bởi cuộc CMCN 4.0, và từ những tác động đó sẽ sinh ra được các hệ quả gì, và dự báo được chính xác các hệ quả này là mục tiêu và mong muốn của các nhà cầm quyền trên thế giới và từng cá nhân muốn thu được lợi ích từ nó. Về cơ bản, cuộc CMCN 4.0 tác động trực tiếp đến đời sống, kinh tế, xã hội, chính phủ, doanh nghiệp/kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh. a) Tác động đến Chính phủ Khi ranh giới giữa các thế giới vật lý, số và sinh học càng ngày càng thu hẹp thì công nghệ và thiết bị sẽ càng phát triển, cho phép người dân và Chính phủ có thể giao tiếp, trao đổi thuận lợi hơn, cùng phối hợp hoạt động. Ngược lại, khả năng giám sát mở rộng và điều khiển của Chính phủ thông qua các công nghệ điều khiển hạ tầng số được tăng cường, nhờ đó sự lãnh đạo của Chính phủ được cải thiện đối với người dẫn. Tuy nhiên, thực tế đây vẫn là những vấn đề và áp lực mà các Chính phủ gặp phải trong giải quyết bài toán về công nghệ này, vì công nghệ càng tân tiến và quyền lực của người dân được tăng lên, khiến cho các Chính phủ đối mặt với khó khăn phải thay đổi cách tiếp cận hiện nay của họ đối với các vấn đề của công chúng, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Nói cách khác, khả năng tiếp nhận và thích ứng của các cơ quan sẽ quyết định sự tồn tại và yên ổn của một quốc gia. Quay trở lại thời điểm cuộc CMCN lần thứ 2 tại Châu Âu và Mỹ là thời điểm các nhà hoạch định chính sách có thời gian để tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về một vấn đề trước khi giải quyết nó. Sau cùng toàn bộ quá trình được vận hành một cách
  • 33. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 29 trơn tru và có hệ thống, theo mô hình chặt chẽ từ cao đến thấp. Nhưng đấy là trước áp lực của những cái trong quá khứ, khi mà các nhà lập pháp và điều hành phải đối mặt với khó khăn ở một mức độ chưa từng có tiền lệ, vì tất cả các vấn đề tưởng chừng như riêng lẻ đều có liên hệ mật thiết đến nhau vì ranh giới của mọi thứ sẽ càng thu hẹp. Việc thích ứng với những biến đổi này có lẽ sẽ cần phải xuất hiện tại Chính phủ một quy trình quản lý “năng động” mà ở đó các cán bộ Chính phủ của mỗi quốc gia sẽ phải tu dưỡng, trau dồi bản thân, năng lực và đồng thời hoạt động như ở trong một khu vực tư nhân: Linh hoạt, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp và công dân. b) Tác động đến kinh doanh/doanh nghiệp Vềkhả năng ảnh hưởng đến doanh nghiệp/kinh doanh của cuộc CMCN 4.0 là không thể bàn cãi. Xu hướng bàn luận chung của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu là thảo luận về sự tăng tốc của đổi mới và tốc độ của sự phá hủy vì những vấn đề này là rất khó để dự đoán, có yếu tố bất ngờ cao bất kể các hiện tượng hay đối tượng nghiên cứu có thông tin rõ ràng và dễ xác thực. Cụ thể nhìn trên 2 phương diện sau: + Nguồn cung với những phương thức sản xuất mới đủ để đáp ứng nhu cầu và phá bỏ các chuỗi giá trị sản xuất hiện có. Nhưng vấn đề nằm ở khả năng dự báo trước được đâu sẽ là nơi sản sinh ra, và hệ quả sẽ là những doanh nghiệp không tiếp cận được kịp đến công nghệ và quy trình sản xuất này, tự khắc bị đào thải ra khỏi chuỗi cung ứng của thị trường do sự thua thiệt về giá cả, chất lượng. Khả năng thích ứng, nắm bắt, mà dự đoán được cơ hội phần nhiều sẽ nằm trong tay những doanh nghiệp có nền tảng công nghệ thông tin, công nghệ số và quản trị doanh nghiệp tốt hơn cho phép họ được nghiên cứu, triển khai, tiếp thị, bán hàng và phân phối theo cách của riêng mình, sau cùng là đẩy những người đương nhiệm ra khỏi cuộc chơi. + Về phía nguồn cầu, yêu cầu trong minh bạch giao dịch ngày càng tăng, các hình mẫu mới về hành vi của người tiêu dùng khiến các doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều công sức ra để tìm hiểu, từ đó mới có thể thích nghi với cách họ thiết kế, tiếp thị và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, điều khó khăn so với giai đoạn
  • 34. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 30 trước đây là sự biến đổi của công nghệ là rất nhanh chóng, khiến kỳ vọng và nhu cầu của người tiêu dùng là biến đổi không ngừng tăng lên, có phần khó đáp ứng. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn phải duy trì liên tục khảo sát, đánh giá thị trường để theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng. Về cơ bản, cuộc CMCN 4.0 có bốn tác động chính đối với doanh nghiệp: (1) Kỳ vọng của khách hàng; (2) nâng cao sản phẩm; (3) Đổi mới hợp tác và (4) các hình thức tổ chức. Lấy trung tâm của nền kinh tế là khách hàng, từ đó tất cả các nền kinh tế và doanh nghiệp đều nhắm đến việc cải thiện cách thức phục vụ khách hàng. Các điểm nổi bật của sản phẩm thời điểm này đó là: (1) Chất lượng sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao lên thông qua khả năng số; (2) Quy trình sản xuất công nghệ đem lại sản phẩm bền và linh hoạt hơn; (3) Dữ liệu và phân tích thay đổi cách thức chúng được duy trì. Với sự thay đổi căn bản từ số hóa đơn giản của cuộc CMCN lần thứ ba sang sự đổi mới dựa trên sự kết hợp của các công nghệ (cuộc CMCN lần thứ tư ), các công ty và doanh nghiệp sẽ phải xem xét, đánh giá liên tục cách thức kinh doanh, các nhà máy có các thiết kế tùy chỉnh, có khả năng điều chỉnh, sửa chữa, nâng cấp các sản phẩm nhanh chóng, số hóa quy trình qua IOT, rút ngắn vòng đời sản phẩm. Một yếu tố nữa đó là sự chuyển dịch cơ hội sản xuất, nếu như ngày trước Châu Á như Trung Quốc là mỏ vàng lao động trình độ thấp cho các nước đã phát triển, thì cơ hội sản xuất được trả về cho bản thân các công ty thông qua việc số hóa các nhà máy, giảm sự lệ thuộc vào lớp lao động trình độ thấp, và có cơ hội việc làm cho các lao động trình độ cao. Thuận lợi cho khởi nghiệp Một đặc điểm khác của Cuộc CMCN lần thứ 4 là số vốn đầu tư ban đầu có thể không lớn, nhưng lợi nhuận thu về cao. Ví dụ như trường hợp của WhatsApp, khởi đầu với số vốn bỏ ra cũng nhỏ vì đây chỉ là một công ty phần mềm với sản phẩm nổi tiếng nhất là phần mềm chat online nhưng đến nay được định giá rất lớn. Tháng 2/2014, Facebook đã đồng ý chi 22 tỷ USD cho công ty có 55 nhân viên này. Một ví dụ khác để so sánh, hãng hàng không Hoa Kỳ United Continental có giá thị trường chỉ là 22 tỷ USD tính đến tháng 12/2015, nhưng số lượng nhân viên lên đến 82.300
  • 35. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 31 người. Giá trị doanh nghiệp lên đến 400 triệu USD cho mỗi nhân viên như ở WhatsApp là ví dụ về khả năng thu lời lớn từ các mô hình kinh doanh vốn thấp trong tương lai. c) Tác động đến người dân Tác động của cuộc CMCN 4.0 là toàn diện và triệt để, nó không chỉ thay đổi cách con người làm việc mà còn làm biến đổi cả chính con người. Bản sắc bị tác động, nội bên trong những gì của con người như: Sự riêng tư, ý thức về sự sở hữu, cách thức chi tiêu, cách thức phát triển cá nhân, lối sống sinh hoạt, giao tiếp với xã hội. Sức khỏe cũng sẽ được hội chẩn, chữa trị, phục hồi bằng phương pháp khác, tăng tuổi thọ, tăng khả năng sinh sản, sau cùng gia tăng dân số. Một câu hỏi được đặt ra là những tác động này có thay đổi những giá trị vốn có của con người hay không, liệu như sự thương cảm, thấu cảm và sự hợp tác liệu có còn tồn tại như một lẽ tất yếu. Một ví dụ đơn giản là thông qua điện thoại di động, giao tiếp từ xa đã giải quyết được bài toán khoảng cách cùng với độ bảo mật tốt, tuy nhiên nó tước đi cái giá trị cốt lõi của đối thoại trực tiếp đó là cảm xúc của người nói và thời gian để suy ngẫm. Người xưa có câu “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” nhưng việc giao tiếp qua điện thoại di động không có đủ thời gian cho người nói làm việc ấy, hay đơn giản làm rút đi những cuộc hội thoại có ý nghĩa, thay bằng những câu từ ngắn gọn, cụt lủn. Một trong những vấn đề lớn nhất trong thời đại số này đó là quyền bảo vệ bí mật riêng tư, khi mà các thông tin cá nhân đều phải kết nối với hệ thống điện tử, vì vậy việc tra cứu, tìm hiểu về 1 cá nhân sẽ dễ dàng hơn trước rất nhiều. Trông ngành công nghệ sinh học, phát triển về năng lực chữa bệnh và trí thông minh nhân tạo có thể hạ thấp những giới hạn hiện tại về tuổi thọ, sức khỏe, nhận thức và năng lực; khiến cho tất cả phải hoài nghi về đạo đức và phẩm hạnh. Một ví dụ điển hình trong ngành công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế đó là phẫu thuật ghép đầu người bởi nhà giải phẫu học thần kinh người Italy Sergio Cavanero- đã làm dậy sóng giới y bác sĩ trên thế giới vì theo họ đây là trái đạo đức và cực kỳ nguy hiểm. Về mặt lý thuyết, phương pháp này có thể tăng cường sức đề kháng về thể chất và chức năng nhận thức do người bệnh có được cơ thể trẻ hóa, giúp cho quá trình truyền máu sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh đạo đức, đó là cần phải có người sẵn sàng chết để hiến tặng cơ thể, và đi kèm với đó là ước mơ từ xa xưa của bao thế hệ:
  • 36. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 32 Sự bất tử. Về mặt y học, đó là khả năng thất bại gần như là chắc chắn, bất kể ca phẫu thuật có thành công thì hiện tượng tự đào thải những bộ phận trên đầu cũng khiến cho kết quả sau cùng là thất bại. Tổng kết lại, về mọi mặt đều xoay quanh con người và những giá trị cốt lõi của họ. Trong tương lai, cuộc CMCN 4.0 được coi là thành công hay không phụ thuộc vào vị trí của con người trong xã hội tại thời điểm đấy. Con người vẫn sẽ phải đứng ở vị trí cao nhất, không phải bị đe dọa thay thế bằng robot, hay phải từ bỏ tâm hồn và trái tim vì những lợi ích của cá nhân. Đấu tranh vì con người, giữ vững được sự sáng tạo, lòng cảm thông, sự thấu cảm và khả năng quản lý sẽ đem lại một cuộc CMCN 4.0 như mong đợi, và đưa các chuẩn mực đạo đức đó về đúng với giá trị cốt lõi của một con người. (Collins & Pettit, 2017) d) Tác động đến việc làm và phân cực lực lượng lao động Hệ quả lớn nhất của cuộc CMCN 4.0 đến thị trường lao động là sự bất ổn, xây ra những bất công lớn và sau cùng là phá vỡ những cốt lõi căn bản được gây dựng lên từ bao thế hệ và các cuộc CMCN 4.0. Đầu tiên là sự lên ngôi của công nghệ điện tử và công nghệ thông tin, khi mà những trí tuệ nhân tạo A.I, cho đến các dây chuyền hệ thống quản lý ảo và dây chuyền sản xuất tự động hóa làm được các công việc cần số lượng nhân lực, với hiệu suất, năng suất, chất lượng cao hơn một bậc. Hơn nữa, sự chênh lệch về lợi nhuận giữa 1 đồng vốn đầu tư vào máy móc và 1 đồng vào nhân công càng tăng lên, hệ quả tất yếu là người lao động sẽ bị dư thừa. Mặt lợi của vấn đề này đó là các công việc khó khăn, nguy hiểm sẽ được máy móc thực hiện, giảm bớt nguy hiểm, trong khi đó thu nhập bình quân cũng sẽ tăng lên. (MON, 2017) Như đã đề cập ở tác động đến kinh doanh bởi cuộc CMCN 4.0, thời điểm này sẽ là cơ hội vàng cho các doanh nhân khởi nghiệp, các công ty muốn mở rộng phát triển sẽ có nhiều lựa chọn để phát triển mà không cần lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn, mà cái họ cần là các nhân viên có năng lực, kỹ năng cao. Nói cách khác, nhân tố cốt lõi của nền sản xuất giờ sẽ là năng lực, chứ không phải điều gì khác. Điểm này sẽ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong xã hội trước đây khi mà giới tư sản và vô sản đã có với sau suốt thế kỷ XX, nhóm kỹ năng thấp vẫn sẽ bị trả lương thấp
  • 37. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 33 nhưng cơ hội việc làm mất đi vào tay máy móc, nhóm kỹ năng cao được trả lương cao hơn và được săn đón, chào mời bởi các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong kỳ vọng và dự báo của các nhà kinh tế học tại WB hoặc WEF, cuộc CMCN 4.0 sẽ khiến cơ hội việc làm, một số nghề biến mất nhưng sẽ tạo ra nhiều công việc mới cho con người hơn. (Blogs, wb). Về tổng thể, theo dự toán của ATD thì cho đến năm 2021, tổng số lượng người mất việc sẽ lên đến 5 triệu người trên toàn thế giới- một con số đáng quan ngại, nhưng điều đó không ngăn cản kỳ vọng vào các công việc mới trong thời gian tới xuất hiện sẽ đem lại cơ hội mới cho lực lượng lao động. Các kỳ vọng có thể lý giải như sau: Thứ nhất, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh hơn bao giờ hết. Nếu như trước đây Thomas Newcomen cần 10 năm để cải tiến động cơ sau đó mới công bố trên toàn thế giới vào năm 1712, thì việc đó giờ có thể chỉ mất có 10 ngày đến 10 tuần. Một ví dụ khác là chiếc điện thoại Samsung chỉ sau 3 năm đã lỗi thời, không theo kịp được các nền tảng apps, từ thay đổi hệ nền tảng 32 bit lên 64 bit của các apps này khiến những máy điện thoại sản xuất trước đây 5-6 năm không thể sử dụng được bình thường nữa. Do vậy, nhân lực cho NC&PT và các dịch vụ liên quan sẽ tăng lên. Thứ hai, thời đại của cuộc cách mạng kỹ thuật số đang bùng nổ với các công nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn; Internet di động; vv.. Trong thời gian tới danh sách này sẽ dài hơn và làn sóng công nghệ này sẽ tạo ra làn sóng kinh doanh và cơ hội việc làm mới. Thứ ba, cơ sở dữ liệu rất lớn có thể được truy cập ở bất cứ đâu và bằng bất kỳ ai, vì vậy nghiên cứu, thử nghiệm và sáng tạo có thể làm được ở bất cứ nơi đâu chứ không chỉ tại riêng các trung tâm nghiên cứu, thúc đẩy nghiên cứu KH&CN và phát triển cơ đồ, cơ hội khởi nghiệp rộng mở. Thứ tư, cơ hội đầu tư và nguồn vốn đang cực kỳ mỡ màng, khắp nơi trên thế giới làn sóng khởi nghiệp không ngừng, cùng đó là sự rộng mở hầu bao để tìm kiếm cơ hội của các nhà đầu tư cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm. (Shank, 2016) d) Tác động đến giáo dục
  • 38. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 34 CMCN 4.0 đặt ra những yêu cầu mới về kỹ năng của người lao động. Những kỹ năng của người lao động có thể được phân thành 3 nhóm: (1) Các kỹ năng liên quan đến nhận thức; (2) Các kỹ năng về thể chất; và (3) Các kỹ năng về xã hội. Các kỹ năng liên quan đến nhận thức bao gồm: tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự phê bình; khả năng sáng tạo tri thức, hay chiến lược học tập. Các kỹ năng về thể chất bao gồm: kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng về cuộc sống, kỹ năng số. Các kỹ năng về xã hội bao gồm: kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, ứng xử. Trong cuộc cách mạng sản xuất mới, khi tri thức tồn tại khắp nơi, xuất hiện trong mọi mặt của cuộc sống và hoạt động sản xuất, việc áp dụng những kiến thức học được trở nên quan trọng hơn rất nhiều so với bản thân những kiến thức đó. Ngoài ra, khi hàng ngày hàng giờ đều có những thay đổi về mặt công nghệ, ảnh hưởng đến đời sống thì khả năng thích ứng và khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo là những chìa khóa để người lao động thành công trong thời đại mới. Hơn nữa, xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu cũng yêu cầu người lao động có những kỹ năng mang tính toàn cầu hơn. Cụ thể, để cạnh tranh trong thời đại mới, người lao động cần sử dụng được nhiều hơn một ngôn ngữ, những kỹ năng xúc cảm cũng cần được phát triển để người lao động có thể làm việc trong môi trường đa quốc gia với các đồng nghiệp đến từ nhiều nơi trên thế giới. Như vậy, CMCN 4.0 cũng có những hàm ý nhất định đối với việc thay đổi, cập nhật việc giáo dục. Thứ nhất, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn đồng nghĩa với kỹ năng cao hơn. Những kỹ năng được tích lũy thông qua quá trình học tập. Mỗi cấp học khác nhau sẽ tập trung vào từng nhóm kỹ năng khác nhau. Do đó, để có thể nâng cao kỹ năng của người lao động, cách trực tiếp nhất là tăng số năm đi học của người lao động. Thứ hai, trong bối cảnh kinh tế - xã hội toàn cầu phức tạp hơn, cần một chương trình đào tạo phức tạp hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế tất yếu với tất cả các quốc gia trên thế giới. Những vấn đề kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng đến nhiều hơn một quốc gia và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều quốc gia để giải quyết. Để
  • 39. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 35 người lao động có thể thích nghi trong bối cảnh hội nhập khu vực, chương trình giảng dạy trong nhà trường cần tích hợp được các vấn đề toàn cầu để trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Thứ ba, cách nâng cao kỹ năng về công nghệ tốt nhất là thông qua việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy. Trong bối cảnh cuộc cách mạng sản xuất mới, sự phát triển của công nghệ là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống và sản xuất. Người lao động làm việc trong thời đại của cuộc cách mạng sản xuất lần thứ tư này cần thành thạo sử dụng các công nghệ. Cách thức để nâng cao kỹ năng về công nghệ tốt nhất là thông qua việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy. Công nghệ sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận với các tri thức thông qua các hình thức khác nhau, giúp việc chia sẻ kiến thức giữa các giáo viên với nhau, giữa giáo viên với học viên nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ thường xuyên trong quá trình học tập cũng hình thành và bồi dưỡng những kỹ năng về công nghệ cho người lao động khi tham gia thị trường lao động. 1.3. ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.3.1. Vai trò và tác động của đầu tưvào lĩnh vực công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 1.3.1.1 Vai trò của ngành công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Ngành Công nghệ thông tin (ICTs) có thể được coi là xương sống của cuộc cách mạng CMCN 4.0 Tương lai của nhiều quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân sẽ phụ thuộc vào cách mà họ dành sự quan tâm, đầu tư cho ngành này. Trên một phương diện khác, khi mà nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, về chức năng và về phương thức hoạt động thì đây là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đai: nền kinh tế thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin- kinh tế tri thức. Gắn liền với nền kinh tế tri thức cũng như đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế tri thức là sự phát triển mạnh mẽ và ứng dụng cao của ICTs. Theo nghiên cứu của (Cardona,2013) và nhiều nguồn