SlideShare a Scribd company logo
1 of 128
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN HOÀNG VŨ
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Hà Nội, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN HOÀNG VŨ
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn luật học này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học rất nghiêm túc và
nhiệt tình của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Phát.
Những thông tin, trích dẫn và bản án trong luận văn là trung thực, được
dẫn từ các nguồn tham khảo có thật. Các phân tích, bình luận, đánh giá, so
sánh, gợi mở và kiến nghị trong công trình đều dựa trên một quá trình làm
việc, tìm tòi, nghiên cứu một cách nghiêm túc của chính tác giả luận văn.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, học viên Trần Hoàng Vũ xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Trần Hoàng Vũ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP
LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN...................................................................6
1.1. Khái niệm về công ty cổ phần và đại diện công ty cổ phần..........................6
1.1.1. Khái niệm Công ty cổ phần ........................................................................6
1.1.2. Người đại diện theo pháp luật..................................................................10
1.2. Đặc điểm của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần ...........12
1.3. Cơ sở hình thành mối quan hệ đại diện giữa người đại diện theo pháp luật
với công ty cổ phần.............................................................................................17
1.4. Vai trò của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần ...............20
1.5. Căn cứ xác lập quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật trong công
ty cổ phần............................................................................................................21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA
NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ......25
2.1. Xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật........................25
2.1.1. Điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật..................................25
2.1.2. Các trường hợp xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật
............................................................................................................................29
2.2. Số lượng người đại diện theo pháp luật.......................................................32
2.3. Chức danh quản lý của người đại diện theo pháp luật ................................34
2.4. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật ....37
2.4.1. Quyền hạn, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật .........................37
2.4.2. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật ......................................42
2.5. Giới hạn thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật.............................47
2.6. Cơ chế giám sát thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật .................49
CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA
NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ......57
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật.........................................................57
3.2. Những kiến nghị cụ thể ...............................................................................58
3.2.1. Kiến nghị về khái niệm người đại diện theo pháp luật ............................58
3.2.2. Kiến nghị về thời điểm phát sinh tư cách người đại diện theo pháp luật 59
3.2.3. Kiến nghị về công khai thông tin về người đại diện theo pháp luật ........62
3.2.4. Kiến nghị xây dựng án lệ về trách nhiệm của người đại diện theo pháp
luật......................................................................................................................63
KẾT LUẬN..............................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTCP Công ty cổ phần
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
GĐ Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
HĐQT Hội đồng quản trị
LDN Luật Doanh nghiệp
NĐDTPL Người đại diện theo pháp luật
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc tiếp nhận các học thuyết pháp lý điển hình vào việc xây dựng và ban
hành pháp luật là một nhu cầu cần thiết, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp.
Theo đó, học thuyết về đại diện đã được pháp luật công ty nhiều quốc gia tiếp nhận,
phát triển các nguyên tắc của học thuyết vào mô hình quản trị công ty hiện đại, đặc
biệt là sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, kiểm soát công ty. Việt
Nam cũng là một quốc gia tiếp nhận gần như trọn vẹn học thuyết đại diện vào pháp
luật doanh nghiệp.
Việc chuyển giao vốn và quyền quản lý công ty từ cổ đông sang người quản
lý, người đại diện chính là đặc trưng pháp lý nổi bật của công ty cổ phần (CTCP), từ
đó đặt ra những vấn đề pháp lý cần phải giải quyết cho pháp luật doanh nghiệp,
trong đó có vấn đề người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL) của CTCP. Bản thân
CTCP là bộ phận cấu thành của nền kinh tế, là một chủ thể độc lập của quan hệ
pháp luật. Tự bản thân công ty không thể đứng ra xác lập và thực hiện các giao dịch
mà nó chỉ hành động thông qua những con người cụ thể. Cho nên, CTCP cần có
NĐDTPL để nhân danh và vì lợi ích của công ty xác lập, thực hiện các giao dịch
với các chủ thể khác trong xã hội. Chế định NĐDTPL là một trong những chế định
quan trọng và có nhiều điểm mới trong Luật doanh nghiệp 2014 (LDN 2014) mang
tính đột phá, thể hiện tư duy rất thoáng về quyền tự do kinh doanh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, bản thân LDN 2014 và các văn bản pháp luật liên quan khi quy
định về NĐDTPL cũng tồn tại nhiều quy định bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn
đời sống kinh doanh của CTCP. Bên cạnh đó, quá trình làm ăn, giao thương với
CTCP thì khách hàng, đối tác cũng rất khó khăn trong việc xác định đúng NĐDTPL
của chính CTCP đó, trong nhiều trường hợp có thể tạo nên những rủi ro đe dọa bởi
nguy cơ hợp đồng vô hiệu.
Hiện nay, khoa học pháp lý rất cần những nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý
luận, thực trạng pháp luật về NĐDTPL trong CTCP, đồng theo đề xuất các kiến
nghị, giải pháp hữu ích để hoàn thiện các quy định của pháp luật doanh nghiệp.
2
Chính vì các lẽ đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Quyền, nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014” để làm
luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, chế định về NĐDTPL của doanh nghiệp đã được nhiều tác giả
quan tâm và nghiên cứu, điển hình như các công trình như:
Ngô Gia Hoàng – Nguyễn Thị Thương (2016), Người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 dưới góc độ quyền tự do
kinh doanh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7 (339). Bài viết trình bài khái quát
về NĐDTPL của doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh; những điểm mới nổi bật
về NĐDTPL của LDN 2014; đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật liên quan
đến NĐDTPL. Tuy nhiên, bài tạp chí này chỉ tiếp cận ở góc độ hẹp trên tinh thần
của quyền tự do kinh doanh mà chưa giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn có liên
quan;
Nguyễn Hợp Toàn (2017), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ
ba trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần có nhiều
người đại diện theo pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9. Bài viết trình bày cơ
bản về ý nghĩa của quy định có nhiều NĐDTPL của LDN 2014 và làm rõ cơ chế
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong trường hợp Công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần có nhiều NĐDTPL;
Phan Thành Nhân (2018), Thực trạng quy định của pháp luật về người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp và hướng hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 7. Bài viết khái quát về các khía cạnh pháp lý quan trọng về NĐDTPL của
LDN 2014, từ đó có phân tích một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện;
Nguyễn Thị Thanh (2016), Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề (tháng 8). Bài viết trình bày những ưu
điểm của việc doanh nghiệp có nhiều NĐDTPL, từ đó có đề xuất các kiến nghị để
hoàn thiện pháp luật;
Bùi Đức Giang (2015), Hành lang pháp lý mới về người đại diện theo pháp
3
luật của luật doanh nghiệp 2014, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6(326). Bài
viết tập trung phân tích các quy định mới của LDN 2014 về chế định NĐDTPL, đặc
biệt về việc chỉ định, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL cùng trách nhiệm dân sự của
chức danh này.
Bùi Thị Tâm (2017), Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp từ thực tiễn
Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa học Xã
hội. Đề tài này trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp, cũng như thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn của Tổng Công
ty thuốc lá Việt Nam về NĐDTPL.
Phạm Lâm Hải Nguyên (2014), Chế định người đại diện của doanh nghiệp
theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học – Trường Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn áp dụng các quy định về người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh
nghiệp 2005. Từ đó, đề xuất kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện
pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về chế định người đại diện của doanh nghiệp.
Ngoài các công trình tiêu biểu trên, khoa học pháp lý còn tồn tại khá nhiều
công trình nghiên cứu về chế định NĐDTPL của doanh nghiệp. Mỗi công trình đều
có phạm vi và mục đích nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu về NĐDTPL
trong CTCP, đặt trong đặc trưng của CTCP về vốn, quản trị nội bộ thì chưa có
nhiều. Đây được xem là “khoảng trống” để tác giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài
này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật về
quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong CTCP. Từ đó, đề xuất các kiến nghị và giải
pháp khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về người đại diện
công ty cổ phần.
Để được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
sau: Một là, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về NĐDTPL trong CTCP; Hai là, phân
tích, đánh giá, bình luận thực trạng quy định của pháp luật doanh nghiệp về quyền
4
và nghĩa vụ của NĐDTPL trong CTCP; làm rõ về cơ bản thực tiễn pháp luật về
quyền quyết định về số lượng và thẩm quyền của NĐDTPL trong các CTCP; Ba là,
tìm ra các kiến nghị và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quy định về quyền và
nghĩa vụ NĐDTPL của LDN và văn bản liên quan.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014”, cụ thể là: (i) những
vấn đề lý luận về đại diện trong pháp luật công ty, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL;
(ii) thực trạng quy định của LDN 2014 về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong
CTCP; (iii) thực tiễn áp dụng LDN 2014 về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong
các CTCP.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của LDN và các văn bản pháp
luật liên quan như Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 về quyền quyết định của CTCP về
số lượng và thẩm quyền của NĐDTPL, cũng như quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL
trong CTCP. Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng LDN 2014 về
quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong các CTCP.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ đạo sau: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh và phương pháp phân tích bản án.
Thứ nhất, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp: đây là hai
phương pháp nghiên cứu quan trọng của đề tài, được sử dụng ở cả 3 Chương của
luận văn, nhằm phân tích, giải mã và đánh giá các quy định của LDN 2014 về
quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng để tổng
hợp và đúc rút kết quả của quá trình nghiên cứu;
Thứ hai, phương pháp phân tích vụ việc: được sử dụng để phân tích, đánh giá
và bình luận một số tranh chấp về thẩm quyền của NĐDTPL trong CTCP. Từ đó,
tạo tiền đề để phát hiện các vấn đề liên quan, cũng như tạo ra các luận cứ quan trọng
cho việc nghiên cứu đề tài.
5
Thứ ba, phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh và đối chiếu các quy
định của các văn bản pháp luật sau: (i) BLDS 2015 với BLDS 2005 về vấn đề đại
diện trong quan hệ dân sự; (ii) LDN 2005 với LDN 2014 về chế định NĐDTPL của
doanh nghiệp. Qua đó, tác giả đánh giá những vấn đề tương đồng và khác biệt để
làm rõ những quy định tiến bộ, nhằm gợi mở, kiến nghị, đề xuất cho việc hoàn thiện
pháp luật.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc bổ sung vào lý luận nghiên
cứu về NĐDTPL, cung cấp các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan
Công trình có thể là tài liệu tham khảo đối với người học, doanh nghiệp, nhà quản
lý, nhà làm luật…
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn có 3 chương, cụ thể:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về người đại diện theo pháp luật trong
công ty cổ phần;
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật trong công ty cổ phần;
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật trong công ty cổ phần.
6
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái niệm về công ty cổ phần và đại diện công ty cổ phần
1.1.1. Khái niệm Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một mô hình kinh doanh phổ biến, được pháp luật doanh
nghiệp của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Theo đó, CTCP là một hình thức tổ
chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội
nhất định. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần gắn liền với sự hình
thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, đã có nhà nghiên cứu
đã cho rằng, “Công ty cồ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay, được
xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn
cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển” [4,
Tr.18].
Trên thế giới, pháp luật các nước điều chỉnh loại hình CTCP có nhiều điểm
khác biệt đáng kể, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống pháp lý và
quan điểm pháp lý của các nhà lập pháp. Căn cứ vào khả năng huy động vốn từ
công chúng thì được phân biệt giữa “private company” và “public company”, trong
đó “public company” bao gồm “company limited by shares” và “company limited
by guarantee and having a share capital”, còn “private company” là các loại công ty
còn lại. Trong khi đó căn cứ chế độ trách nhiệm của thành viên thì được phân biệt
giữa “limited company” và “unlimited company”, trong đó “limited company” có
thể là “limited company byshares” hoặc là “limited company by guarantee”. Trong
các loại công ty đó thì “company limited by shares” có các đặc điểm cơ bản tương
tự với CTCP theo pháp luật Việt Nam. Loại công ty “joint stock company” trước
đây được đăng ký theo các Joint Stock Companies Act nay được phép đăng ký lại
dưới hình thức “company limited by shares”[37]. Ở Pháp có các loại hình CTCP
như Société anonyme (SA), Société par action simplifiée unipersonnelle (SASU),
Société par actions simplifiée (SAS); ngoài ra còn có société en commandite par
7
actions (SCA) là loại hình công ty kết hợp giữa đặc điểm đối nhân với đặc điểm đối
vốn. Ở Đức CTCP có tên gọi là Aktiengesellschaft (AG); bên cạnh đó còn có loại
công ty kết hợp giữa đặc điểm đối nhân với đặc điểm đối vốn là
Kommanditgesellschaft auf Aktien (KGaA). Ở Mỹ có public corporation và close
corporation với một số khác biệt ở luật của các bang khác nhau [32, Tr.246-249].
Ở Việt Nam hiện nay, CTCP là một trong bốn loại hình doanh nghiệp được
pháp luật ghi nhận, với một cơ chế pháp lý chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch. Căn cứ
vào các đặc trưng pháp lý cơ bản được ghi nhận trong LDN 2014 thì có thể định
nghĩa về CTCP như sau: CTCP là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân, có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn, có vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần, trong đó phải có cổ phần phổ thông và có thể có
các loại cổ phần ưu đãi khác nhau, cổ phần được tự do chuyển nhượng (trừ một số
trường hợp ngoại lệ); công ty được phép phát hành các loại chứng khoán để huy
động vốn; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là 03 và không hạn
chế số lượng tối đa. Bên cạnh đó, pháp luật chuyên ngành cũng có những quy định
đặc thù về CTCP, có nhiều điểm riêng biệt so với CTCP theo LDN, như pháp luật
chứng khoán (công ty đại chúng, công ty niêm yết), pháp luật ngân hàng (ngân hàng
hàng thương mại cổ phần). Về cơ bản, CTCP có các đặc tính cơ bản sau:
- Thứ nhất, Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. CTCP là
một trong bốn mô hình doanh nghiệp được pháp luật doanh nghiệp Việt Nam ghi
nhận.
Công ty cổ phần có đầy đủ những dấu hiệu của một doanh nghiệp, theo đó,
CTCP là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập
thông qua thủ tục đăng ký doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh. Cũng như
công ty HD và công ty TNHH, CTCP có tư cách pháp nhân.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là
pháp nhân khi có đủ các điều kiện: i) được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân
sự 2015, luật khác có liên quan; ii) có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của
Bộ luật Dân sự 2015; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
8
trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một
cách độc lập. Theo LDN 2014, CTCP đáp ứng đầy đủ cả 4 điều kiện ở trên. Thời
điểm CTCP được công nhận có tư cách pháp nhân? Khoản 2 Điều 110 LDN 2014
quy định: “CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp”. Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ý nghĩa là
văn bản bằng chứng khai sinh ra doanh nghiệp. Kể từ thời điểm được cấp giấy này,
CTCP trở thành một chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế và được tự do tiến hành
hoạt động kinh doanh một cách bình đẳng như mọi doanh nghiệp khác trong nền
kinh tế.
- Thứ hai, vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phần. Vốn điều lệ CTCP là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn
điều lệ của CTCP tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh
giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Như
vậy, LDN 2014 phân biệt vốn điều lệ của CTCP theo thời điểm: thời điểm đăng ký
thành lập doanh nghiệp và thời điểm sau đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong
giai đoạn mới gia nhập thị trường, pháp luật doanh nghiệp cho phép nhà đầu tư có
một khoảng thời gian nhất định để thực hiện việc góp vốn. Quy định như trên tạo
điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc chuẩn bị tài sản để góp vốn vào
CTCP. Do đó, vốn điều lệ của CTCP tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp
chỉ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua chứ không phải là
tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán (vốn thực góp của cổ đông, tức là đã thanh
toán tiền mua cổ phần cho công ty). Vốn điều lệ của CTCP được thể hiện bằng một
chỉ số tiền đồng Việt Nam, chẳng hạn 10 tỷ đồng. Chỉ số này được chia thành nhiều
phần bằng nhau, chẳng hạn 1 triệu phần, mỗi phần như vậy bằng 10.000 đồng. Một
triệu phần đó được gọi là 1 triệu cổ phần; trị giá 10.000 đồng được gọi là mệnh giá
cổ phần (pháp luật chứng khoán gọi là mệnh giá cổ phiếu).
- Thứ ba, số lượng cổ đông ít nhất là ba và không bị hạn chế tối đa.
Luật doanh nghiệp 2014 quy định: cổ đông tối thiểu là 03 xuất phát từ ý chí
chủ quan và sự lựa chọn của nhà lập pháp Việt Nam. Còn việc không hạn chế số
9
lượng tối đa thực chất là xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của CTCP, là công ty
đối vốn và có tính mở, kênh huy động vốn rộng rãi, việc xác lập tư cách cổ đông
công ty rất dễ dàng. Nhà đầu tư khi sở hữu một, một số hoặc nhiều cổ phần của
CTCP thì người đó là cổ đông của CTCP đó. Cho nên LDN 2014 không hạn chế số
lượng cổ đông tối đa trong CTCP.
- Thứ tư, Công ty cổ phần có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn
Đây là một đặc điểm giống với công ty TNHH. Theo đó, khi CTCP bị tuyên
bố phá sản mà tổng tài sản của công ty không đủ để trả cho công ty thì các cổ đông
không có nghĩa vụ trả nợ thay cho công ty. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi có nguồn gốc từ
số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Do đó, đây là một ưu điểm nổi bật tạo ra tâm lý ưa
chuộng của nhà đầu tư đối với mô hình kinh doanh này.
- Thứ năm, cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Công ty cổ phần là mô hình công ty có tính mở. Yếu tố nhân thân trong
CTCP không quan trọng mà vốn mới là yếu tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của mô
hình công ty này. Mặt khác, việc chia vốn điều lệ của CTCP thành các phần nhỏ
như vậy đã làm cho hoạt động của CTCP mang tính xã hội hóa cao. Bất kỳ nhà đầu
tư nào, nhiều hay ít vốn, nếu không thuộc trường hợp bị cấm thành lập và góp vốn
theo quy định của pháp luật thì đều có thể đầu tư vào CTCP thông qua việc mua cổ
phần. Do đó, khác với công ty TNHH và công ty HD, cổ phần được tự do chuyển
nhượng. Cần lưu ý là cổ phần được tự chuyển nhượng nhưng vẫn có những ngoại lệ
(tức là không được chuyển nhượng):
Một là: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển
nhượng cổ phần đó cho người khác (khoản 3 Điều 116 LDN 2014).
Hai là: Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ
thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận
của ĐHĐCĐ (khoản 3 Điều 119 LDN 2014).
Ba là: Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần (khoản 3
10
Điều 126 LDN 2014). Hạn chế chuyển nhượng trong trường hợp này chỉ có hiệu lực
khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
- Thứ sáu, CTCP được phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Đây là đặc điểm khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác. Cụ thể, doanh
nghiệp tư nhân và công ty HD không được quyền phát hành bất cứ loại chứng
khoán nào, còn công ty TNHH thì lại không được quyền phát hành cổ phần. Có thể
kết luận rằng CTCP có kênh huy động vốn rộng rãi trong công chúng. Đặc điểm này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho CTCP tham gia mạnh mẽ và đóng vai trò chủ đạo trên
thị trường chứng khoán. Như vậy, CTCP là mô hình tổ chức kinh doanh linh hoạt
và hữu ích trong việc huy động vốn để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh. Ngoài
phát hành cổ phần các loại để huy động vốn thì CTCP được quyền phát hành các
loại chứng khoán khác, phổ biến là trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu làm cho
công ty trở thành con nợ của người mua trái phiếu với rủi ro cao, trong khi đó vốn
thu được từ việc phát hành là vốn tự có, vốn chủ sở hữu và vì vậy CTCP không phải
chịu rủi ro khi thanh toán nợ.
Nhìn chung, với bản chất là công ty đối vốn, CTCP được nhà đầu tư ưa
chuộng, sử dụng để gia nhập thị trường, bởi các đặc thù quan trọng về chế độ trách
nhiệm tài sản hữu hạn và các kênh huy động vốn rộng rãi, tạo điều kiện cho nhà đầu
tư sẵn sàng đầu tư vào nhiều công ty khác nhau, thúc đẩy sự ra đời của thị trường
vốn. Tuy nhiên, mô hình công ty này tạo ra những rủi ro cho bên thứ ba, đặc biệt là
khách hàng, đối tác do có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn. Mặt khác, do số
lượng cổ đông rất đông nên sự phân hóa các nhóm quyền lợi và quản lý điều hành
trong công ty khá phức tạp.
1.1.2. Người đại diện theo pháp luật
Công ty cổ phần là một thực thể pháp luật do pháp luật tạo ra, không có hình
hài cụ thể, cho nên mọi hoạt động của pháp nhân thực hiện thông qua các hoạt động
của những cá nhân cụ thể. Vậy nên, trong lý luận về công ty, thì công ty với tư cách
là một pháp nhân - một thực thể pháp lý độc lập (a separate legal entity), tự bản thân
nó không thể hành động cho chính mình mà chỉ có thể hành động thông qua con
11
người cụ thể – những người quản lý công ty. Cũng vì thế, công ty luôn cần có người
đại diện trong giao dịch để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
[17, Tr. 16]. Trong hoạt động của công ty, NĐĐDTPL sẽ đại diện cho công ty thực
hiện các giao dịch vì lợi ích của công ty với các đối tác, khách hàng và với cơ quan
Nhà nước.
Theo từ điển luật học, đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy
định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền [15, Tr. 13]. Theo BLDS 2015 thì
người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: i) Người được pháp nhân chỉ
định theo điều lệ; ii) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; iii)
Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. NĐDTPL sẽ nhân danh
và vì lợi ích của pháp nhân để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự [25]. Theo pháp
luật dân sự, đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định [24]. Đại diện theo pháp luật là một chế định có
vai trò rất quan trọng trong pháp luật dân sự lẫn pháp luật đầu tư kinh doanh.
NĐDTPL là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật doanh nghiệp 2005 không đưa ra định nghĩa thế nào là NĐDTPL mà
chỉ xác định ai là NĐDTPL của từng loại hình doanh nghiệp. Trong thực tế, có quy
ước chung là NĐDTPL có quyền đại diện đương nhiên cho doanh nghiệp về cả đối
nội lẫn đối ngoại. NĐDTPL được quyền ký kết hợp đồng, thỏa thuận mà không cần
ủy quyền hoặc chấp thuận nào. Nói cách khác, quyền của NĐDTPL của doanh
nghiệp mang tính đương nhiên, gắn với sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong nội bộ
công ty, NĐDTPL khi nắm giữ các chức danh quản lý thì có quyền quyết định các
vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức
nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp…
Để nhất quán cách hiểu về người đại diện theo pháp luật, LDN 2014 đã đưa
ra định nghĩa NĐDTPL, qua đó, xác định các nội dung đại diện của người này:
“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh
nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp,
12
đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật”. LDN 2014 định nghĩa dựa trên việc xác định phạm vi và nội
dung đại diện, bao gồm 2 chức năng quan trọng:
(i) Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ
giao dịch của doanh nghiệp; và
(ii) Đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, ở chức năng thứ nhất, LDN lại giới hạn
phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở
“thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp” là không
chính xác. Bởi vì, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, NĐDTPL sẽ thay mặt doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động đàm phán, thỏa thuận để ký kết các giao dịch, hợp
đồng. Dù giao dịch của doanh nghiệp không phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho
doanh nghiệp thì NĐDTPL vẫn là người được doanh nghiệp “ủy thác” để tiến hành
hoạt động đó. Và khi NĐDTPL được doanh nghiệp “trao quyền” đại diện đứng ra
đàm phán, thỏa thuận ký kết các giao dịch nhưng không thực hiện đúng các trách
nhiệm của mình thì người đại diện này phải chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp.
Tác giả luận văn cho rằng, việc LDN 2014 xác định phạm vi đại diện của NĐDTPL
như vậy sẽ dẫn đến những hệ quả xấu cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như việc xác định trách nhiệm của NĐDTPL.
Dựa vào việc xác định hai khái niệm là CTCP và NĐDTPL, tác giả rút ra
định nghĩa về NĐDTPL trong CTCP như sau: NĐDTPL trong CTCP là cá nhân đại
diện cho CTCP trong việc xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ
giao dịch của công ty; đại diện cho CTCP với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
1.2. Đặc điểm của ngƣời đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần
Công ty cổ phần chỉ là một pháp nhân, một thực thể pháp lý do pháp luật tạo
13
ra, cho nên mọi hoạt động của công ty đều thực hiện thông qua những con người cụ
thể, trong đó đặc biệt có người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL). Về cơ bản,
NĐDTPL trong CTCP có đặc trưng pháp lý như sau:
Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật là người quản lý doanh nghiệp
Người quản lý doanh nghiệp trong CTCP theo LDN 2014 bao gồm Chủ tịch
Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và
cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao
dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Điều lệ công ty sẽ quy định cụ
thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp 2014 đã nhấn mạnh hơn nữa đặc điểm NĐDTPL của
doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp khi khẳng định các chức danh đó phải
“có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại
Điều lệ công ty” là người quản lý công ty. Các chức danh quản lý phải có thẩm
quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch theo quy định tại Điều lệ thì mới được
xem là người quản lý doanh nghiệp. Vô hình trung, quy định này đã thể hiện rằng
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp. Quy
định như vậy là khá chặt chẽ, tạo cho việc quản trị doanh nghiệp được thống nhất.
Bởi vì trao cho một người có quyền nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp thực
hiện các quyền và nghĩa vụ mà không cho họ nắm quyền quản lý thì họ không thể
chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó được. Thêm vào đó, NĐDTPL của
doanh nghiệp là người quản lý có thể tối đa hóa những quyền và nghĩa vụ mà pháp
luật trao cho họ.
Cần lưu ý rằng, NĐDTPL là người quản lý doanh nghiệp nhưng người quản
lý doanh nghiệp chưa chắc là NĐDTPL. Chẳng hạn, trong trường hợp Điều lệ của
CTCP A quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của
công ty; Giám đốc của CTCP A này cũng là người quản lý CTCP A nhưng không
phải là NĐDTPL của CTCP A vì Điều lệ không quy định. Bên cạnh đó, NĐDTPL
cũng khác với người đứng đầu các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của CTCP.
14
Người đứng đầu các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ là những người đứng đầu bộ
phận chuyên trách trong CTCP như Giám đốc/Trưởng phòng kế toán – tài chính,
Giám đốc/Trưởng phòng Nhân sự… Họ có năng lực tư vấn hoặc hỗ trợ bằng cách
cung cấp cho người quản lý thông tin và đưa ra những lời tư vấn. Những người
nhân viên quản lý doanh nghiệp này thường không được phép đưa ra những quyết
định hay có quyền đại diện cho CTCP[36].
Thứ hai, người đại diện theo pháp luật phải là cá nhân cụ thể
Bản thân CTCP chỉ là một pháp nhân được cổ đông thành lập để sản xuất,
kinh doanh. Cho nên, các hoạt động nhân danh CTCP với các bên liên quan đều
phải thực hiện thông qua những con người cụ thể. NĐDTPL phải là cá nhân, một
con người cụ thể.
Đặc trưng NĐDTPL là cá nhân được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 13 LDN
2014. NĐDTPL sẽ đại diện cho công ty xác lập và thực hiện giao dịch, cũng như
đại diện cho CTCP trong các mối quan hệ với Nhà nước. Trong trường hợp như
vậy, các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý phát sinh do hành vi đại diện của
NĐDTPL sẽ thuộc về CTCP, chứ không phát sinh cho NĐDTPL. Trong trường hợp
NĐDTPL vi phạm các nghĩa vụ của mình do pháp luật và CTCP quy định thì tự bản
thân họ sẽ phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý phát sinh đối với CTCP và các
bên liên quan.
Thứ ba, người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho CTCP thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của công ty.
Vai trò của NĐDTPL trong CTCP được thể hiện thông qua các chức năng
quan trọng: (i) Đại diện cho CTCP xác lập các giao dịch: các giao dịch của CTCP
chủ yếu là hợp đồng, là sự thoả thuận giữa CTCP với các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong quan hệ kinh doanh, thương mại. Các hợp
đồng này do NĐDTPL nhân danh CTCP xác lập; (ii) Đại diện cho CTCP thực hiện
các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, hợp đồng đã xác lập; (iii) Đại diện
cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật.
15
Thứ tư, thẩm quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật có những giới
hạn nhất định
Để hạn chế những rủi ro, cũng như đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông,
CTCP và các bên liên quan (như Nhà nước, chủ nợ, khách hàng, đối tác, người lao
động…) thì thẩm quyền của NĐDTPL thường có những giới hạn “quyền lực” nhất
định. Theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành, có những giao dịch, hợp đồng có giá
trị lớn, có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của CTCP thì NĐDTPL không đương nhiên
được xác lập và thực hiện mà cần phải được sự chấp nhân của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT
(Xem Điều 135, Điều 149, Điều 163 LDN 2014). Hoặc trường hợp CTCP có nhiều
người NĐDTPL thì có thể thẩm quyền thường chỉ giới hạn trong những lĩnh vực,
ngành nghề kinh doanh nhất định… Việc giới hạn thẩm quyền của NĐDTPL trong
CTCP được căn cứ vào các quy định của pháp luật doanh nghiệp, điều lệ công ty.
Theo thông luật (common law) đưa ra 4 mối quan hệ sau để làm rõ vấn đề
này: (i) Thẩm quyền thực tế rõ ràng: Người quản lý có thẩm quyền này thông qua
các quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp, bao gồm điều lệ, hoặc theo sự phân
công/ủy quyền. Ví dụ hội đồng quản trị của công ty X cho phép ông Y, giám đốc
điều hành, được quyền thay mặt Công ty X ký các hợp đồng mua bán hàng hóa từ
500.000 đô la Mỹ trở lên; (ii) Thẩm quyền thực tế ngầm định: Đây là thẩm quyền
phái sinh từ thẩm quyền thực tế rõ ràng nêu trên. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi
một người quản lý không được phân công/ủy quyền để thực hiện một công việc cụ
thể thì công ty vẫn bị ràng buộc bởi các công việc anh ta thực hiện. Quay lại ví dụ
nêu trên, để ông Y có thể ký hợp đồng với đối tác Z, ông phải bay đến trụ sở của đối
tác Z. Các hợp đồng mini phục vụ cho việc ký kết như ăn nghỉ tại khách sạn gần trụ
sở của đối tác Z, di chuyển trên taxi đều có giá trị ràng buộc công ty X; (iii) Thẩm
quyền bề ngoài: Thẩm quyền bề ngoài được xác lập khi người đại diện không được
công ty trao quyền đại diện. Tuy nhiên, bên thứ ba nhận thấy hành vi của công ty
hàm ý là người đại diện đó được trao quyền. Khác với thẩm quyền thực tế, ở đây có
ba đối tượng liên quan là công ty, người đại diện và bên thứ ba. Để xác nhận liệu
một người nào đó có phải là đại diện bề ngoài của công ty hay không, người ta
16
thường dựa vào hai yếu tố sau đây: công ty, bằng hành động của mình (chứ không
phải là hành động của người đại diện) cho cả thế giới thấy là người quản lý đó có
quyền hành động thay cho mình (Điều kiện 1); và bên thứ ba ý thức được hành
động trên của công ty và, [một cách hợp lý], dựa vào hành động đó để giao kết với
người được đại diện (Điều kiện 2). Trong thông luật, thẩm quyền bề ngoài có vai trò
đặc biệt quan trọng vì không phải lúc nào bên thứ ba cũng có thể tiếp cận được với
các tài liệu quản trị về nội bộ của doanh nghiệp. Đặc biệt, với những doanh nghiệp
lớn với hàng chục ngàn nhân viên làm các nhiệm vụ có quy mô khác nhau, việc soát
xét thẩm quyền của tường người trong số họ dường như là bất khả thi; (iv) Phê
chuẩn Nếu người quản lý tham gia một giao dịch thay mặt cho công ty mà không
rơi vào bất cứ quan hệ thẩm quyền nào nêu trên thì giao dịch đó sẽ không ràng buộc
công ty. Tuy nhiên, nếu công ty, mà cụ thể là hội đồng quản trị chẳng hạn, ra một
văn bản phê chuẩn việc tham gia giao dịch của người đại diện thì giao dịch đó sẽ
ràng buộc công ty [34].
Thứ năm, chức năng của người đại diện theo pháp luật khác với người đại
diện theo ủy quyền.
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền và theo pháp luật. Tuy nhiên,
khác với đại diện theo pháp luật thì đại diện theo ủy quyền là trường hợp quan hệ
đại diện được xác lập theo ý chí của hai bên. Do vậy, cả người đại diện và người
được đại diện đều phải có năng lực hành vi dân sự. Hai bên biểu hiện tự do ý chí
thông qua một hợp đồng ủy quyền hoặc một giấy ủy quyền. Ủy quyền là phương
tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của
quan hệ dân sự, bằng nhiều hình thức khác nhau có thể tham gia vào các giao dịch
dân sự một cách thuận lợi nhất, bảo đảm thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất,
tinh thần mà chủ thể quan tâm. NĐDTPL khác với người đại diện theo ủy quyền ở
đặc điểm:
Thứ nhất, về quyền nhân danh công ty. NĐDTPL của CTCP được pháp luật
và CTCP trao quyền đại diện đương nhiên, mà không cần thông qua bất cứ thủ tục
hay quyết định ủy quyền nào; còn người đại diện theo ủy quyền của công ty là
17
người được NĐDTPL của công ty ủy quyền để thực hiện một hoặc một số quyền và
nghĩa vụ nhất định. Người đại diện theo ủy quyền của công ty không có quyền
đương nhiên nhân danh công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ mà chỉ được nhân
danh công ty trong phạm vi ủy quyền và có nghĩa vụ nói rõ việc ủy quyền đó trong
các giao dịch.
Thứ hai: Quyền ủy quyền cho người khác: NĐDTPL của CTCP được quyền
ủy quyền cho người khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty do mình làm
đại diện theo pháp luật, chẳng hạn như Tổng giám đốc là NĐDTPL của CTCP có
thể ủy quyền cho các Phó tổng giám đốc, các giám đốc chi nhánh thực hiện một số
quyền và nghĩa vụ nhất định của công ty... Trong khi đó, người đại diện theo ủy
quyền của công ty không đương nhiên được ủy quyền lại cho người khác thực hiện
quyền và nghĩa vụ đại diện cho công ty mà mình đã được ủy quyền, trừ trường hợp
được người ủy quyền đồng ý.
Thứ ba, Thù lao đại diện: NĐDTPL của CTCP không hưởng thù lao đại diện.
NĐDTPL chỉ hưởng thù lao chức vụ (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
hoặc Giám đốc). Người đại diện theo ủy quyền của công ty có thể có thù lao đại
diện. Thù lao đại diện do các bên thỏa thuận; Thứ tư, Thời hạn đại diện: Thời hạn
đại diện của NĐDTPL của CTCP gắn với nhiệm kỳ hoặc thời hạn ghi trong chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động
được ký kết với CTCP. Thời hạn đại diện của người đại diện theo ủy quyền của
công ty được thể hiện rõ trong văn bản ủy quyền; Thứ năm, Quy định điều kiện cư
trú tại Việt Nam: NĐDTPL của công ty phải thường trú tại Việt Nam. Trong khi đó,
người đại diện theo ủy quyền của công ty không bị ràng buộc về điều kiện cư trú.
Sự khác nhau này là cần thiết để phân định quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm
của mỗi người khi thực hiện quan hệ đại diện cho công ty. Trong hoạt động kinh
doanh, việc xác định NĐDTPL hoặc người đại diện theo ủy quyền, trong nhiều
trường hợp sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau.
1.3. Cơ sở hình thành mối quan hệ đại diện giữa ngƣời đại diện theo
pháp luật với công ty cổ phần
Trong đời sống, để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần, các chủ
thể thường tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, có những
18
trường hợp mà ở đó các chủ thể không thể tự mình tham gia các giao dịch hay
không muốn tự mình tham gia các giao dịch nên cần đến sự trợ giúp của các chủ thể
khác thông qua hình thức đại diện. Đây là một phương thức cần thiết không thể bị
xóa bỏ trong bất kì chế độ phát triển nào dựa trên sự phân công lao động đối với sản
xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ [35, Tr. 431]. Nhờ vào phương thức này, các
quan hệ dân sự nói chung, quan hệ kinh doanh thương mại nói riêng, cùng với sự
phân công lao động tăng cường hơn, các chủ thể cũng thuận tiện hơn trong việc
giao kết các hợp đồng.
Trước công nguyên, luật La Mã không chấp nhận vấn đề đại diện do tính
chất trọng hình thức đối với hợp đồng [14, Tr. 26]. Càng về sau, cùng với sự thay
đổi của các hình thái kinh tế - xã hội thì quan hệ đại diện ngày càng phát triển hơn.
Từ giữa thế kỉ 19, các án lệ của các nước theo truyền thống thông luật (common
law) đã khẳng định rằng, công ty chỉ có thể hành động thông qua các Giám đốc
(directors) - là những người quản lý công ty. Bởi họ cho rằng, công ty là một thực
thể pháp lý độc lập, tự bản thân nó không thể hành động mà phải thông qua con
người cụ thể đại diện cho công ty xác lập và thực hiện các giao dịch.
Đến thế kỷ 20, các lý thuyết về đại diện xuất hiện trong nhiều nghiên cứu của
các giáo sư luật, kinh tế, quản trị ở phương Tây. Theo học thuyết về đại diện, quan
hệ giữa các cổ đông và người quản lý công ty được hiểu như là quan hệ đại diện -
hay quan hệ ủy thác. Mối quan hệ này được coi như là quan hệ hợp đồng mà theo
đó các cổ đông bổ nhiệm, chỉ định người khác để thực hiện việc quản lý công ty cho
họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản
của công ty [17, Tr. 22]. Và về sau, khi vấn đề tách bạch giữa quyền sở hữu và
quyền quản lý (nắm sở hữu nhưng không quản lý hoặc nắm quản lý nhưng không sở
hữu) xuất hiện thì cơ chế quản trị công ty được dùng để giải quyết các vấn đề về đại
diện [5, Tr. 46].
Theo học thuyết về đại diện, mối quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý
công ty được hiểu như là quan hệ đại diện – hay quan hệ ủy thác. Mà trong đó, chủ
sở hữu bổ nhiệm, chỉ định người đại diện thực hiện việc quản lý công ty, trao cho
19
họ một số thẩm quyền, bao gồm cả quyền định đoạt tài sản để phục vụ lợi ích của
chủ sở hữu. Nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công
ty) đều muốn tối đa hóa lợi tích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý
công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ
đông và công ty [17, Tr. 11-18]. Làm thế nào để đảm bảo rằng người đại diện chỉ
hành động duy nhất vì lợi ích người chủ (principal) là một thách thức lớn lao.
Có thể thấy quan hệ đại diện đã xuất hiện trong cuộc sống như một nhu cầu
được xã hội chấp nhận và được pháp luật ghi nhận. Trong quan hệ kinh doanh,
thương mại, đại diện theo pháp luật được xem là cơ sở cho quá trình tồn tại và phát
triển của CTCP. Nếu không có NĐDTPL thì tất cả quyền và nghĩa vụ, cũng như các
hoạt động kinh doanh của CTCP không thể thực hiện được, bởi CTCP chỉ là một
pháp nhân, một thực thể pháp lý do con người tạo ra. Các chủ thể có mối quan hệ
kinh doanh với CTCP phải xác định ai là NĐDTPL của công ty để xác lập và thực
hiện các giao dịch làm ăn.
Thực chất, trong mỗi công ty đều có những mối quan hệ ẩn chứa sự xung đột
lợi ích ở những mức độ khác nhau, giữa một bên là cổ đông với tư cách là người sở
hữu vốn với một bên là những người quản lý điều hành công ty với tư cách là người
trực tiếp quản lý, sử dụng vốn, tài sản của công ty [18, Tr. 147]. Trên cả phương
diện lý luận và thực tiễn, tất cả các cổ đông, thành viên công ty nói chung – bất kể
là cổ đông góp nhiều vốn hay ít vốn – đều có thể phải đối mặt với việc bị “bóc lột”
bởi những người quản lý điều hành công ty [18, Tr. 29-36]. Các đặc tính của tự
nhiên của quan hệ đại diện dẫn đến giả thiết rằng, các cổ đông thường xuyên giám
sát hoạt động của người quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi ích của mình, bằng cách
thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám
sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý
công ty [17, Tr. 11-18].
Đại diện theo pháp luật với tư cách là một quan hệ pháp luật. Trong quan hệ
này, NĐDTPL nhân danh CTCP xác lập, thực hiện các giao dịch với người thứ ba
chứ không phải nhân danh họ, với mục đích “vì lợi ích” của CTCP chứ không hoàn
20
toàn vì lợi ích của họ. Mặc dù, người đại diện giao dịch trực tiếp với người thứ ba
nhưng quan hệ giao dịch được xác lập giữa CTCP và người thứ ba. CTCP là chủ thể
tiếp nhận và gánh chịu các hậu quả pháp lý từ quan hệ đại diện do NĐDTPL đã xác
lập, thực hiện đúng quy định pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.
1.4. Vai trò của ngƣời đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần
Người đại diện theo pháp luật là một chế định pháp luật rất quan trọng đối
với CTCP. Một CTCP muốn hoạt động thì không thể thiếu người đại diện theo pháp
luật. Bởi vậy, sự tồn tại của một CTCP luôn gắn với sự tồn tại của người đại diện
theo pháp luật với những vai trò sau:
Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật của CTCP là một trong những điều
kiện để CTCP được thành lập và hoạt động.
Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong nội dung Giấy đề nghị
đăng ký doanh nghiệp phải thể hiện rõ các thông tin của người đại diện theo pháp
luật (Khoản 8, khoản 9 Điều 24 LDN 2014) và trong quá trình hoạt động, doanh
nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại
Việt Nam. Trường hợp CTCP chỉ có một NĐDTPL thì người đó phải cư trú ở Việt
Nam và nếu phải xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho
người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình và vẫn phải chịu trách nhiệm về
hoạt động của người được ủy quyền.
Thứ hai, nhân danh CTCP, NĐDTPL sẽ tự mình thực hiện các công việc
trong phạm vi đại diện làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho công ty: Xác lập,
ký kết các hợp đồng; là người đại diện cho doanh nghiệp tham gia tố tụng. Hoặc
nếu không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, họ có thể ủy quyền cho
người khác (cấp phó, người quản lý khác) làm thay mình theo các nội dung ủy
quyền. Cho dù ủy quyền đi chăng nữa, NĐDTPL vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân
về nghĩa vụ đại diện của mình.
Thứ ba, không những nắm vai trò pháp lý đối với các hoạt động của công ty,
NĐDTPL còn làm cầu nối, làm sợi dây liên kết trong các mối quan hệ đối nội, đối
ngoại. Trong mối quan hệ với chủ sở hữu, NĐDTPL thực hiện cơ chế kiểm soát và
21
báo cáo để làm việc với họ. Trong quan hệ với đối tác, khách hàng, họ đóng vai trò
là người tiên phong thu hút, kết nối và mở rộng để thu về những hợp đồng làm ăn
cho công ty. Trong mối quan hệ với người lao động, họ đóng vai trò quản lý, điều
hành, dẫn dắt. Còn trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước, NĐDTPL nhân danh
công ty để thực hiện đúng các thủ tục (đăng ký doanh nghiệp, đóng thuế, nộp
phạt…) theo đúng yêu cầu giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp vận hành bình
thường và dễ dàng hơn.
Với nhiều vai trò quan trọng đó, NĐDTPL của doanh nghiệp đã hiện thực
hóa ý chí, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Đồng thời, họ là kênh thông tin
phản ánh kịp thời, trung thực cho chủ sở hữu về tình trạng, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và các thông tin liên quan của doanh nghiệp để chủ sở hữu có
những quyết sách kịp thời. Bởi vậy, sự thành công hay thất bại của một doanh
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cũng như kết quả hoạt động của những
người đại diện theo pháp luật. Cũng từ đó, đặt ra vấn đề quan trọng là phải xây
dựng một chế định NĐDTPL ngày càng hoàn thiện hơn, dễ tiếp cận hơn để giúp cho
doanh nghiệp chủ động, tự tin hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.5. Căn cứ xác lập quyền đại diện của ngƣời đại diện theo pháp luật
trong công ty cổ phần
Hiện nay, quyền đại diện theo pháp luật của CTCP được xác lập dựa trên ba
căn cứ: (i) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; (ii) Người có thẩm quyền
đại diện theo quy định của pháp luật; (iii) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình
tố tụng tại Tòa án (Điều 135, Điều 137 BLDS 2015). Việc đại diện thông qua cá
nhân chỉ được thực hiện trong các trường hợp và theo trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định (Điều 98 BLDS 2015).
Thứ nhất, theo điều lệ Công ty cổ phần
Trong hồ sơ đăng ký thành lập CTCP, việc kê khai ai là NĐDTPL và những
thông tin cá nhân của người này là một yêu cầu bắt buộc. Trong đó, điều lệ CTCP
phải có nội dung về NĐDTPL. Cụ thể hơn, điều lệ công ty quy định cụ thể số
lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của
22
CTCP (Khoản 2 Điều 13 LDN 2014).
Pháp luật đã trao cho doanh nghiệp quyền tự quyết định về NĐDTPL là một
điểm tiến bộ lớn, bởi Điều lệ công ty là “luật” của chính các cổ đông, những “ông
chủ, bà chủ” của CTCP. Điều này phần nào thể hiện nguyên tắc tôn trọng quyền tự
do kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quyền định đoạt của chủ sở hữu doanh
nghiệp [1, Tr. 7]. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, pháp luật doanh nghiệp cũng có những
giới hạn cho điều lệ công ty. Các quy định trong Điều lệ công ty không được phép
trái với các nguyên tắc và quy định của pháp luật. Chẳng hạn, trong Điều lệ của
công ty không được phép quy định: “Tất cả những người đại diện theo pháp luật của
công ty đều có thể cư trú ở nước ngoài” trong khi LDN 2014 quy định doanh nghiệp
phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Mặc dù LDN
2014 không có quy định nào minh thị việc những quy định trong Điều lệ công ty
không được trái luật, tuy nhiên, đối với các CTCP hoạt động theo pháp luật chứng
khoán (công ty đại chúng, công ty niêm yết) thì quy định rất rõ ràng điều này
(khoản 1 Điều 6 Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng
đối với công ty đại chúng).
Vào thời điểm thành lập CTCP, NĐDTPL do cổ đông công ty quyết định,
trên cơ sở cân nhắc các điều kiện luật định, điều kiện thực tế, cũng như nhu cầu
quản trị công ty giữa các cổ đông. Thông thường, ở nhiều CTCP thì cổ đông thường
đảm nhận vị trí NĐDTPL của chính CTCP đó. Trong trường hợp có nhu cầu thay
đổi NĐDTPL thì CTCP phải tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để sửa đổi
điều lệ công ty với nội dung thay đổi NĐDTPL. Nghị quyết về thay đổi NĐDTPL
được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu
quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định)
theo khoản 2 Điều 144 LDN 2014.
Thứ hai, căn cứ theo quy định của pháp luật
Luật doanh nghiệp 2014 với tư cách là “luật chung” điều chỉnh về thành lập,
tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, đã
quy định rất rõ ràng về NĐDTPL trong CTCP. Theo đó, trường hợp chỉ có một
23
người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ
không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp
luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch
Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện
theo pháp luật của công ty (khoản 2 Điều 134 LDN 2014). Trong thực tiễn, điều lệ
của các CTCP cũng tương thích với quy định này của LDN.
Thứ ba, theo quyết định của Tòa án
Trong một số trường hợp đặc biệt, để đảm bảo cho quá trình tố tụng tại Tòa
án diễn ra theo đúng trình tự thủ tục, Tòa án có thẩm quyền sẽ có quyền chỉ định
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (khoản 7 Điều 13 LDN 2014). Cụ
thể, khoản 1 Điều 87 và khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định rằng
Tòa án phải chỉ định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp để tham gia tố
tụng tại Tòa án trong trường hợp (i) Nếu người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với doanh nghiệp mà quyền và lợi
ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; (ii)
Nếu người đại diện theo pháp luật đang là người đại diện theo pháp luật trong tố
tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó
đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong cùng một vụ việc.
Quy định này của pháp luật tố tụng nhằm tránh xung đột lợi ích giữa người đại diện
theo pháp luật và doanh nghiệp mà họ làm đại diện. Trong những trường hợp này,
không phụ thuộc vào điều lệ công ty hay ý chí của cổ đông, Tòa án có quyền chỉ
định NĐDTPL để bảo vệ quyền và lợi ích của CTCP tại tòa án.[1, Tr. 8]
Ngoài ra, Luật Phá sản 2014 quy định khá chi tiết đối với trường hợp công ty
bị mở thủ tục phá sản (khoản 2 Điều 47). Trường hợp xét thấy người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp không có khả năng điều hành, doanh nghiệp có dấu hiệu
vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật Phá sản 2014 thì Thẩm phán ra quyết định thay
đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo đề nghị của Hội nghị chủ
nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trong những trường
24
hợp này, không phụ thuộc vào Điều lệ hay ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệp, Tòa
án có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng tại Tòa án.
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 của Luận văn đã trình bày một cách khái quát các vấn đề lý luận
về đại diện và NĐDTPL của CTCP theo LDN 2014 cụ thể (i) làm rõ nội hàm khái
niệm quan trọng là CTCP và NĐDTPL, từ đó định nghĩa khái niệm NĐDTPL trong
CTCP; trình bày các đặc trưng pháp lý về NĐDTPL trong CTCP; làm rõ cơ sở hình
thành mối quan hệ đại diện giữa NĐDTPL với CTCP; trình bày vai trò của
NĐDTPL đối với CTCP; làm rõ các căn cứ xác lập quyền đại diện của NĐDTPL
trong CTCP.
25
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI
DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1. Xác lập và chấm dứt tƣ cách ngƣời đại diện theo pháp luật
2.1.1. Điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật có vị trí pháp lý đặc biệt quan trọng đối với
chính bản CTCP, cho nên NĐDTPL phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Các
điều kiện này được pháp luật doanh nghiệp và quy định quản lý nội bộ của CTCP
quy định. Căn cứ vào các quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, điều kiện
cơ bản để làm NĐDTPL như sau:
Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật phải có năng lực hành vi dân sự
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Trường hợp pháp luật quy định
thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện (Điều 19, khoản 3 Điều 134 BLDS
2015). LDN 2014 không trực tiếp quy định NĐDTPL của CTCP phải có năng lực
hành vi dân sự, tuy nhiên nhiều quy định của Luật này đã gián tiếp cho thấy điều
kiện này. Cụ thể, NĐDTPL được xác định nằm trong nội hàm của khái niệm “người
quản lý doanh nghiệp” (khoản 18 Điều 4) và những người hạn chế hoặc mất năng
lực hành vi dân sự sẽ không được tham gia quản lý CTCP. Bên cạnh đó, khoản 5
Điều 18 LDN 2014 cũng quy định: Nếu người đại diện theo pháp luật bị hạn chế
hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng quản trị phải cử người khác làm
người đại diện theo pháp luật của công ty. Điều kiện về năng lực hành vi dân sự là
một trong những điều kiện làm phát sinh hiệu lực của các giao dịch, hợp đồng. Nếu
người đại diện theo pháp luật của CTCP bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân
sự thì không thể thực hiện được việc nhân danh CTCP xác lập, thực hiện các giao
dịch. Do đó, trong quá trình xác lập, thực hiện các giao dịch, nếu NĐDTPL của
CTCP có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ thì có thể chấm dứt giao dịch đó
bằng cách tuyên giao dịch vô hiệu (Điều 122 BLDS 2015). Như vậy, NĐDTPL có
26
năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ đảm bảo cho các giao dịch của CTCP được xác
lập, thực hiện một cách hiệu quả.
Hiện nay, LDN 2014 không quy định rõ về độ tuổi của NĐDTPL. Tuy nhiên,
từ quy định về điều kiện để thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Điều 18 LDN
2014, cụ thể điểm đ khoản 2 Điều 18 quy định “người chưa thành niên” không có
quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Mặt khác, khoản 1 Điều 21
BLDS 2015 quy định “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”.
Cho nên, việc cấm người chưa thành niên không được tham gia quản lý, điều hành
doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với cấm người chưa thành niên làm NĐDTPL. Như
vậy, một người từ đủ mười tám tuổi trở lên mới đáp ứng được điều kiện về độ tuổi
để trở thành NĐDTPL của CTCP. Trên thực tế, độ tuổi là thước đo về kinh nghiệm
sống, nhận thức và trình độ của con người, trong khi hoạt động của công ty trong
sản xuất, kinh doanh luôn là những hoạt động phức tạp và khó khăn. Vì vậy,
NĐDTPL phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên (người thành niên), có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ để xác lập và thực hiện các giao dịch nhân danh CTCP.
Thứ hai, người đại diện theo pháp luật không thuộc trường hợp bị cấm quản
lý doanh nghiệp
Quản lý doanh nghiệp là việc trực tiếp điều hành, tổ chức các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp theo điều lệ công ty và theo những mục tiêu đã được đặt ra
[3, Tr. 16]. Một cá nhân muốn làm NĐDTPL thì người đó không được rơi vào
trường hợp bị cấm quản lý doanh nghiệp, cụ thể những đối tượng sau đây sẽ không
thể làm người đại diện theo pháp luật: (i) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy
định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; (ii) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo
ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; (iii) Cán bộ lãnh
đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm
đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
27
khác; (iv) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị
mất năng lực hành vi dân sự; v) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp
hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở
giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ
hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham
nhũng (Điều 18 LDN 2014). Những đối tượng trên được LDN xác định rất rõ ràng
và đều dựa trên các căn cứ lý thuyết và thực tiễn xác đáng. Chẳng hạn, cán bộ, công
chức sẽ không được làm NĐDTPL bởi để ngăn chặn những người có “quyền lực”
và có lợi thế hơn trong một số lĩnh vực nhất định, có khả năng làm ảnh hưởng đến
sự bình đẳng và công bằng giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Ngoài ra,
Nhà nước muốn đảm bảo rằng các “nhân viên” của mình sẽ chuyên tâm trong công
tác, tránh tình trạng tắc trách gây hưởng đến hiệu quả công việc mà nhà nước giao
phó.
Thứ ba, điều kiện về cư trú
Công ty cổ phần phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp
luật cư trú tại Việt Nam (Khoản 3 Điều 13 LDN 2014). Quy định này là một điểm
mới tiến bộ của LDN 2014 nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có ít nhất một
người đại diện cư trú tại Việt Nam để kịp thời, nhanh chóng giải quyết các công
việc của doanh nghiệp trong nội bộ tổ chức cũng như các giao dịch với bên ngoài
của doanh nghiệp. Theo Luật Cư trú, cư trú bao gồm thường trú và tạm trú. Trước
đây, LDN 2005 quy định NĐDTPL phải “thường trú” tại Việt Nam, quy định này
đã vô tình bó hẹp chủ thể đại diện theo pháp luật bởi chỉ có công dân Việt Nam mới
có quy chế đăng ký thường trú theo Luật cư trú còn người nước ngoài làm
NĐDTPL cho doanh nghiệp tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký tạm trú theo quy
định của Nghị định 21/2001/NĐ-CP do vậy mà theo LDN 2005 thì người nước
ngoài không thể làm NĐDTPL của doanh nghiệp [9]. LDN 2014 đã mở rộng phạm
vi chủ thể đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi quy định có ít nhất một
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải “cư trú” tại Việt Nam trên cơ
28
sở tiếp thu, kế thừa Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết LDN 2005.
Khi những người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp xuất
cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác có đủ tiêu
chuẩn và điều kiện làm người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình, có nghĩa là nếu có hành vi xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải phát sinh
nghĩa vụ ủy quyền cho người khác không kể đến là xuất cảnh bao nhiêu ngày.
Trong khi đó LDN 2005 (Điều 46, Điều 67, Điều 95) yêu cầu NĐDTPL phải ủy
quyền khi vắng mặt trên 30 ngày. Mặc dù ủy quyền cho một người khác thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình nhưng người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu
trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy
quyền cho một người nào khác. LDN 2014 cũng đã dự liệu được trường hợp này tại
khoản 4 Điều 13. Cụ thể, người được ủy quyền tiếp tục thực hiện công việc cho đến
khi NĐDTPL trở lại làm việc hoặc cho đến khi Hội đồng quản trị CTCP quyết định
cử người khác làm NĐDTPL của doanh nghiệp. Trường hợp CTCP chỉ có một
NĐDTPL và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho
người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL của doanh nghiệp thì
Hội đồng quản trị cử người khác làm NĐDTPL của công ty. Quy định này của LDN
đảm bảo cho doanh nghiệp không bị trống chỗ NĐDTPL quá lâu làm cản trở các
hoạt động của công ty.
Việc quy định về số lần xuất cảnh trong năm cũng như thời hạn, các thủ tục
của mỗi lần xuất cảnh là quy định nội bộ của từng doanh nghiệp tùy thuộc vào tình
hình hoạt động của họ. Trên thực tế đã cho thấy không ít trường hợp NĐDTPL của
doanh nghiệp ra nước ngoài quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
và tâm lý của người lao động. Vì vậy, để đảm bảo không xảy ra những tranh chấp
như trên, tùy vào tình hình hoạt động, doanh nghiệp cần quy định các điều kiện về
xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp mình.
Thứ tư, các điều kiện khác theo điều lệ công ty
29
Điều lệ công ty có thể được xem là “luật” của chính CTCP đó. Cho nên, căn
cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của từng CTCP mà điều lệ công ty có thể ràng buộc
thêm các điều kiện khác đối với NĐDTPL. Chẳng hạn đối với các CTCP có ngành
nghề, lĩnh vực linh doanh phức tạp thì điều lệ công ty có thể ràng buộc thêm các
điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc, hay thường thấy đối
với nhiều CTCP là NĐDTPL phải nắm giữ chức vụ trong công ty (chủ tịch HĐQT,
Tổng giám đốc hoặc Giám đốc…), từ đó ràng buộc thêm các điều kiện khá khắt khe
cho người nắm giữ chức danh quản lý [12].
Người đại diện theo pháp luật được xem là “con người hữu hình” của CTCP,
nhân danh công ty xác lập, thực hiện các giao dịch, hợp đồng với các bên. Do đó,
ngoài yêu cầu về nghiệp vụ đại diện cho CTCP, họ cần phải có trình độ chuyên môn
hoặc kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu của công việc. Theo khoản 2 Điều 65, điểm b
khoản 3 Điều 81, khoản 1 Điều 100 LDN 2014, nếu NĐDTPL là Giám đốc/Tổng
giám đốc thì họ phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh
doanh của công ty (nếu Điều lệ công ty không có quy định khác). Xét về mặt lý
luận, người đại diện là người quản lý doanh nghiệp, khi có năng lực chuyên môn và
kinh nghiệm thì khả năng lãnh đạo, chủ động điều hành và giải quyết các công việc
của công ty sẽ nhanh gọn và hiệu quả hơn.
2.1.2. Các trường hợp xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp
luật
Hiện nay, việc xác lập tư cách NĐDTPL được thực hiện theo hai trường hợp:
Trường hợp thành lập CTCP và trường hợp thay đổi NĐDTPL trong quá trình hạt
động. Đối với trường thành lập CTCP, việc xác định ai là NĐDTPL phụ thuộc vào
ý chí của các cổ đông, chủ yếu là cổ đông sáng lập. Ở đa số các CTCP ở Việt Nam
hiện nay, đặc biệt là các CTCP có quy mô vừa và nhỏ thì cổ đông cũng chính là
NĐDTPL của công ty đó. Trong trường hợp này, các văn bản nằm trong hồ sơ đăng
ký thành lập công ty phải thể hiện rõ thông tin của NĐDTPL, cụ thể: Giấy đề nghị
đăng ký doanh nghiệp phải ghi rõ họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số
Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
30
nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của CTCP. Đặc biệt, điều lệ
công ty phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của
NĐDTPL của công ty.
Trường hợp xác lập tư cách NĐDTPL thứ hai là xác lập thông qua việc thay
thế NĐDTPL trước đó của công ty. Tuy nhiên, việc xác lập tư cách NĐDTPL trong
trường hợp này phải trải qua hai thủ tục cơ bản:
Thứ nhất, là thủ tục nội bộ: Để thay đổi NĐDTPL của CTCP thì có khá
nhiều thủ tục pháp lý đặt ra, bởi hệ quả của việc thay đổi sẽ dẫn tới việc sửa đổi
điều lệ công ty. Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ phải triệu tập cuộc họp Đại hội
đồng cổ đông hợp lệ. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về thay đổi NĐDTPL
được thông qua được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết
của tất cả cổ đông dự họp tán thành (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định).
Trên thực tế, nhiều CTCP vẫn chưa nhận diện đúng thủ tục nội bộ để thay
thế NĐDTPL phù hợp với quy định của pháp luật, chẳng hạn như vụ việc ở Công ty
May Sài Gòn 3:
Ngày 18/10/2014, Công ty May Sài Gòn 3 họp HĐQT gồm 7 thành viên biểu
quyết nhiều vấn đề, trong đó có miễn nhiệm bà Thu (Tổng Giám Đốc), 3 thành viên
không đồng ý (ông Hồng, bà Thu, bà Bé) và 4 thành viên đồng ý (ông Sáu, ông
Hòa, bà Điệp, bà Tuyết). Tuy nhiên, nội dung biểu quyết này không có trong thông
báo họp trước đó nhưng các thành viên đồng ý vẫn ban hành quyết định số
02/2014/QĐ-HĐQT 20/4/2014 thay đổi người đại diện pháp luật từ bà Thu sang
ông Hoài, quyết định số 03/2014/QĐ-HĐQT miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc
của bà Thu, quyết định 04/2014/QĐ-HĐQT bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc
cho ông Hòa; làm các thủ tục và nộp hồ sơ xin thay đổi người đại diện pháp luật đến
Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh nhưng do chưa phù hợp nên không
được chấp nhận đăng kí thay đổi. Do đó, 6/12/2014, HĐQT họp lần nữa để biểu
quyết bãi nhiệm bà Thu và kết quả tương tự như cũ, bị đơn đã gửi đơn đến Sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh xin thay đổi 1 lần nữa.
Nguyên đơn (bà Cúc – cổ đông sở hữu 1.55% cổ phần, liên tục ít nhất 1 năm)
31
yêu cầu: hủy bỏ 4 quyết định 02, 03, 04 và quyết định cuối cùng của HĐQT và yêu
cầu bị đơn bồi thường thiệt hại là 1 tỷ đồng do hành vi chấp thuận trái pháp luật.
Đến ngày 13/4/2015, nguyên đơn rút lại yêu cầu bồi thường.
Bị đơn (ông(bà) Sáu, Hòa, Điệp, Tuyết) trình bày: do khi lần đầu nộp đơn
xin thay đổi người đại diện không được Sở kế hoạch và đầu tư đồng ý nên 3 quyết
định (02, 03, 04) của HĐQT đã không còn được thực hiện. Trong lần họp HĐQT
lần 2, kết quả biểu quyết tương tự lần 1 và cả 7 thành viên đã kí vào biên bản họp,
do vậy bị đơn không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc hủy bỏ 4 quyết
định trên. Ngoài ra còn yêu cầu Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án vì nguyên đơn và
người có quyền và lợi ích liên quan chưa đủ điều kiện khởi kiện. (Nguồn: bản án
phúc thẩm số 48/2015/KDTM-PT ngày 16/12/2015 của Tòa án nhân dân cấp cao
thành phố Hồ Chí Minh) [21].
Như vậy, theo vụ việc trên thì HĐQT Công ty May Sài Gòn 3 đã tiến hành
họp để miễn nhiệm bà Thu, là GĐ đồng thời là NĐDTPL của công ty. Về mặt pháp
lý, quyền miễn nhiệm chức danh được trao cho HĐQT nhưng quyền chấm dứt tư
cách NĐDTPL của không ty không thuộc về HĐQT. Theo LDN 2014, Điều lệ
CTCP phải chứa đựng các thông tin về NĐDTPL, cho nên khi có nhu cầu thay đổi
NĐDTPL thì công ty phải tổ chức họp ĐHĐCĐ để biểu quyết thông qua. Tức là,
quyền thay đổi NĐDTPL thuộc về ĐHĐCĐ_cơ quan có quyền quyết định cao nhất
trong CTCP. Từ vụ việc này, tác giả luận văn cũng nhận thấy rằng, việc thay đổi
NĐDTPL sẽ trở nên phức tạp, khi mà NĐDTPL thường là người nắm chức vụ GĐ
của CTCP.
Thứ hai, thủ tục đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh
Để đăng ký thay đổi NĐDTPL thì CTCP phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay
đổi theo quy định. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị là NĐDTPL thì người ký
thông báo là Chủ tịch Hội đồng quản trị mới được Hội đồng quản trị bầu. Trường
hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty bỏ trốn khỏi nơi cư trú, bị tạm giam, bị
bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được bản thân
hoặc từ chối ký tên vào thông báo của công ty thì phải có họ, tên và chữ ký của các
32
thành viên Hội đồng quản trị đã tham dự và biểu quyết nhất trí về việc thay đổi
người đại diện theo pháp luật của công ty. Khi nhận Thông báo thay đổi người đại
diện theo pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính
hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Đối lập với các trường hợp xác lập tư cách NĐDTPL là các trường hợp chấm
dứt tư cách NĐDTPL. Ngoài những trường hợp thay đổi NĐDTPL làm chấm dứt tư
cách đại diện của người đại diện cũ, xác lập tư cách đại diện của NĐDTPL mới kể
trên. LDN 2014 còn ghi nhận những trường hợp chấm dứt tư cách đại diện của
NĐDTPL cũ nhưng không xác lập tư cách đại diện của NĐDTPL mới đó là các
trường hợp CTCP chấm dứt hoạt động: Hợp nhất doanh nghiệp; sáp nhập doanh
nghiệp; chia doanh nghiệp; giải thể doanh nghiệp; phá sản doanh nghiệp. Khi doanh
nghiệp chấm dứt hoạt động do những sự kiện pháp lý này thì tư cách đại diện của
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó cũng chấm dứt. Bên cạnh đó, khi
CTCP thay đổi NĐDTPL thì cũng chính là trường hợp làm chấm dứt quyền đại diện
theo pháp luật của người bị thay đổi.
2.2. Số lƣợng ngƣời đại diện theo pháp luật
Pháp luật công ty của nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức,
Úc, Hoa Kỳ… đều cho phép công ty có thể có nhiều NĐDTPL. Chẳng hạn, LDN
của Úc và Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn của Đức đều quy định Giám đốc là
NĐDTPL và một doanh nghiệp có thể có nhiều NĐDTPL. Ở Hoa Kỳ, những người
điều hành là người đại diện theo pháp luật của công ty trong phạm vi thẩm quyền
được giao bao gồm: Tổng giám đốc, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Giám đốc tài chính…
những người đại diện theo pháp luật này sẽ điều hành các công việc hàng ngày của
công ty theo lĩnh vực được phân công. Còn ở Singapore, công ty có ban giám đốc,
từng Giám đốc (như Giám đốc điều hành - CEO, Giám đốc nhân sự, Giám đốc bán
hàng…) đều có quyền đại diện cho công ty về những vấn đề trong phạm vi, quyền
hạn của họ và phải có ít nhất một Giám đốc thường trú tại quốc gia sở tại [22, Tr.
34].
Theo Điều 13 LDN 2014 thì CTCP có thể có một hoặc nhiều người đại diện
33
theo pháp luật. Đây được xem là một nội dung mới của LDN 2014 so với LDN
2005 và LDN 1999 trước đó. Tuy nhiên, thời điểm LDN 2014 vừa được ban hành
đã có nhiều ý kiến cho rằng nếu trao cho doanh nghiệp quyền được có hơn một
NĐDTPL thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng “một nhà hai chủ”, xung đột dễ dàng xảy
ra, làm phát sinh những mâu thuẫn nội bộ dẫn đến “lợi bất cập hại”. Tuy nhiên, quá
trình thi hành LDN 2014 đã cho thấy quy định cho phép CTCP có nhiều NĐDTPL
là một bước tiến mang tính cởi trói cho doanh nghiệp.
Theo LDN 2005 thì mỗi công ty có một NĐDTPL, điều này dẫn tới tình
trạng khi NĐDTPL vì lý do cá nhân không có mặt ở Việt Nam nhưng không thực
hiện ủy quyền, NĐDTPL bị tạm giữ, hoặc việc thay đổi NĐDTPL nhưng chưa hoàn
tất thủ tục thay đổi… thì toàn bộ các giao kết sẽ bị chậm lại hoặc ách tắc. Thậm chí,
có nhiều giao kết hợp đồng được ký bởi NĐDTPL theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ
đông, nhưng vẫn bị kiện vô hiệu, do được ký trong khi công ty chưa hoàn tất việc
đăng ký thay đổi NĐDTPL cũ. Ngoài ra, trong thực tiễn có hiện tượng mặc dù tồn
tại dưới mô hình công ty, nhưng mỗi cổ đông độc lập phụ trách một lĩnh vực kinh
doanh của công ty. Họ chỉ lấy tư cách pháp nhân của công ty để giao kết hợp đồng,
kê khai và nộp thuế. Thông thường, mỗi người phụ trách một lĩnh vực hoạt động
kinh doanh của Công ty sẽ trực tiếp nhân danh Công ty giao kết và thực hiện hợp
đồng với đối tác. Bên cạnh đó, đối với những Công ty lớn, số lượng giao dịch quá
lớn sẽ gây ra sự quá tải cho người đại diện theo pháp luật nếu Công ty chỉ có một
người đại diện theo pháp luật. Vì lẽ đó, quy định mới của LDN 2014 và BLDS 2015
đã giúp cho CTCP thuận lợi hơn trong việc phân bổ nhân lực có thẩm quyền nhân
danh công ty xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt giao dịch với người thứ ba.
Đồng thời, các quy định mới cũng bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba, tránh
tình trạng giao dịch được xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt không đúng thẩm
quyền và có nguy cơ vô hiệu, gây thiệt hại cho bên thứ ba [30].
Ở góc độ quyền tự do kinh doanh, tác giả cho rằng CTCP có thể có một hoặc
nhiều NĐDTPL có thể tạo điều kiện tốt hơn cho công ty tiến hành hoạt động sản
xuất, doanh nghiệp:
34
(i)CTCP có thể tự quyết định chọn một hoặc nhiều NĐDTPL phù hợp với
nhu cầu và quy mô của công ty. Thông thường, đối với CTCP có quy mô nhỏ thì chỉ
cần một NĐDTPL, nhưng đối với CTCP có quy mô lớn thì có thể cần từ hai
NĐDTPL trở lên (thường xác định quy mô kinh doanh vào tiêu chí vốn điều lệ và số
lượng người lao động trong doanh nghiệp). Chẳng hạn, công ty có mạng lưới hoạt
động kinh doanh rộng khắp cả nước thì việc thiết kế từng NĐDTPL phụ trách theo
phạm vi địa giới kinh doanh sẽ giúp CTCP tiết kiệm được các thời gian và tiền bạc
trong quá trình đàm phán và xác lập hợp đồng.
(ii) Quy định có nhiều NĐDTPL sẽ làm cho NĐDTPL có trách nhiệm hơn
trong chức năng đại diện của mình, bởi NĐDTPL sẽ phải gánh chịu các hệ quả pháp
lý bất lợi đối với công ty và cổ đông khi không thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ
của mình. Đây cũng là một điểm khác biệt so với đại diện theo ủy quyền.
(iii)Việc trao quyền lựa chọn số lượng NĐDTPL là tạo điều kiện cho CTCP
có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện
theo pháp luật có mối liên hệ trực tiếp với quyền tự chủ của doanh nghiệp trong lựa
chọn địa bàn, hình thức kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh, chủ động tìm
kiếm thị trường và khách hàng [20, Tr. 50].
Tác giả luận văn cho rằng, việc trao quyền quyết định về số lượng NĐDTPL
cho CTCP là một quy định tiến bộ của LDN 2014. Tuy nhiên, điểm tiến bộ này lại
đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cho vấn đề quản trị công ty: (i) điều lệ công ty phải
được xây dựng một cách công phu để cụ thể và chi tiết thẩm quyền (quyền lực) của
từng NĐDTPL, cơ chế trao đổi, phối hợp giữa các NĐDTPL để tránh sự xung đột
thẩm quyền, giúp hoạt động CTCP đạt hiệu quả, thúc đẩy kết quả kinh doanh; (ii)
LDN phải có cơ chế để bảo vệ bên thứ ba trong quan hệ giao dịch, hợp đồng của
CTCP, khi xác lập bên thứ ba xác lập giao dịch, hợp đồng với những NĐDTPL của
CTCP; (iii) CPCP phải có cơ chế giám sát hoạt động của NĐDTPL, tránh các hành
vi tư lợi, xâm hại đến lợi ích của công ty và cổ đông.
2.3. Chức danh quản lý của ngƣời đại diện theo pháp luật
Việc xác định ai là người đại diện theo pháp luật của CTCP có ý nghĩa vô
35
cùng quan trọng đối với hoạt động của công ty bởi vì người đại diện sẽ thay mặt
doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch với các chủ thể khác, làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ cho CTCP. Với mỗi cá nhân đại diện theo pháp luật của công ty
cần có những chức danh quản lý cụ thể để có thể xác lập tư cách đại diện một cách
dễ dàng. LDN 2014 không định nghĩa về bản chất người quản lý doanh nghiệp, tuy
nhiên có liệt kê các vị trí trong doanh nghiệp được xem là quản lý doanh nghiệp.
Theo đó, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý
doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh,
Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty,
Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty
ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Như vậy, LDN
không hạn chế chức danh pháp lý được phép đảm nhiệm vị trí NĐDTPL. Điều lệ
công ty sẽ quy định cụ thể chức danh quản lý của NĐDTPL. Công ty có toàn quyền
lựa chọn NĐDTPL, nhưng chỉ chọn những người có những chức danh quản lý nhất
định. LDN 2014 không hạn chế những chức danh quản lý nào được phép đảm nhận
vị trí NĐDTPL như LDN 2005 mà doanh nghiệp được quyền xác định các chức
danh khác ngoài các chức danh đã được liệt kê tại khoản 18 Điều 4 miễn là chức
danh đó được Điều lệ công ty quy định là NĐDTPL tức là có thẩm quyền nhân danh
công ty ký kết các giao dịch.
Bên cạnh đó, LDN 2014 cũng quy định những chức danh quản lý đương
nhiên là NĐDTPL của công ty. NĐDTPL đương nhiên xoay quanh các chức danh
quản lý Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc tại khoản 2 Điều
134 LDN 2014. Bởi đây là những chức danh đứng đầu trong quản lý, điều hành
hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, do
vậy giao cho họ trách nhiệm đại diện cho doanh nghiệp trong giao kết và thực hiện
các giao dịch với chủ thể khác là quy định hết sức hợp lý. Bên cạnh những trường
hợp làm người đại diện theo pháp luật đương nhiên, trong trường hợp công ty quy
định có nhiều người đại diện theo pháp luật thì CTCP hoàn toàn có thể tự quyết
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ

More Related Content

What's hot

Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngLuận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt NamLuận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOT
Luận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOTLuận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOT
Luận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOT
 
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thểLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
 
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật
Luận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luậtLuận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật
Luận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt NamLuận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
 
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
 
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông, 9 ĐIỂM, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông, 9 ĐIỂM, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông, 9 ĐIỂM, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAYLuận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt NamLuận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
 
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAYLuận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
 
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOTLuận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
 

Similar to Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ

LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...KhoTi1
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019PinkHandmade
 
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...anh hieu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docxLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...PinkHandmade
 

Similar to Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ (20)

Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
 
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luậtLuận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
 
Luận văn: Hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật
Luận văn: Hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luậtLuận văn: Hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật
Luận văn: Hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật
 
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAYLuận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
 
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
 
PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAYPHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
 
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docxLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.docx
 
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh...
 
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệp
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệpHợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệp
Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hành nghề luật sư và doanh nghiệp
 
Luận văn: Công ty luật hợp danh theo pháp luật việt nam, HAY
Luận văn: Công ty luật hợp danh theo pháp luật việt nam, HAYLuận văn: Công ty luật hợp danh theo pháp luật việt nam, HAY
Luận văn: Công ty luật hợp danh theo pháp luật việt nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
 
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
 
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAYPháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 

Luận văn: Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HOÀNG VŨ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HOÀNG VŨ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT Hà Nội - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn luật học này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học rất nghiêm túc và nhiệt tình của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Phát. Những thông tin, trích dẫn và bản án trong luận văn là trung thực, được dẫn từ các nguồn tham khảo có thật. Các phân tích, bình luận, đánh giá, so sánh, gợi mở và kiến nghị trong công trình đều dựa trên một quá trình làm việc, tìm tòi, nghiên cứu một cách nghiêm túc của chính tác giả luận văn. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, học viên Trần Hoàng Vũ xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Trần Hoàng Vũ
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN...................................................................6 1.1. Khái niệm về công ty cổ phần và đại diện công ty cổ phần..........................6 1.1.1. Khái niệm Công ty cổ phần ........................................................................6 1.1.2. Người đại diện theo pháp luật..................................................................10 1.2. Đặc điểm của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần ...........12 1.3. Cơ sở hình thành mối quan hệ đại diện giữa người đại diện theo pháp luật với công ty cổ phần.............................................................................................17 1.4. Vai trò của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần ...............20 1.5. Căn cứ xác lập quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần............................................................................................................21 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ......25 2.1. Xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật........................25 2.1.1. Điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật..................................25 2.1.2. Các trường hợp xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật ............................................................................................................................29 2.2. Số lượng người đại diện theo pháp luật.......................................................32 2.3. Chức danh quản lý của người đại diện theo pháp luật ................................34 2.4. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật ....37 2.4.1. Quyền hạn, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật .........................37 2.4.2. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật ......................................42 2.5. Giới hạn thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật.............................47 2.6. Cơ chế giám sát thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật .................49 CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ......57 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật.........................................................57
  • 5. 3.2. Những kiến nghị cụ thể ...............................................................................58 3.2.1. Kiến nghị về khái niệm người đại diện theo pháp luật ............................58 3.2.2. Kiến nghị về thời điểm phát sinh tư cách người đại diện theo pháp luật 59 3.2.3. Kiến nghị về công khai thông tin về người đại diện theo pháp luật ........62 3.2.4. Kiến nghị xây dựng án lệ về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật......................................................................................................................63 KẾT LUẬN..............................................................................................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTCP Công ty cổ phần ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông GĐ Tổng giám đốc hoặc Giám đốc HĐQT Hội đồng quản trị LDN Luật Doanh nghiệp NĐDTPL Người đại diện theo pháp luật
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc tiếp nhận các học thuyết pháp lý điển hình vào việc xây dựng và ban hành pháp luật là một nhu cầu cần thiết, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp. Theo đó, học thuyết về đại diện đã được pháp luật công ty nhiều quốc gia tiếp nhận, phát triển các nguyên tắc của học thuyết vào mô hình quản trị công ty hiện đại, đặc biệt là sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, kiểm soát công ty. Việt Nam cũng là một quốc gia tiếp nhận gần như trọn vẹn học thuyết đại diện vào pháp luật doanh nghiệp. Việc chuyển giao vốn và quyền quản lý công ty từ cổ đông sang người quản lý, người đại diện chính là đặc trưng pháp lý nổi bật của công ty cổ phần (CTCP), từ đó đặt ra những vấn đề pháp lý cần phải giải quyết cho pháp luật doanh nghiệp, trong đó có vấn đề người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL) của CTCP. Bản thân CTCP là bộ phận cấu thành của nền kinh tế, là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật. Tự bản thân công ty không thể đứng ra xác lập và thực hiện các giao dịch mà nó chỉ hành động thông qua những con người cụ thể. Cho nên, CTCP cần có NĐDTPL để nhân danh và vì lợi ích của công ty xác lập, thực hiện các giao dịch với các chủ thể khác trong xã hội. Chế định NĐDTPL là một trong những chế định quan trọng và có nhiều điểm mới trong Luật doanh nghiệp 2014 (LDN 2014) mang tính đột phá, thể hiện tư duy rất thoáng về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản thân LDN 2014 và các văn bản pháp luật liên quan khi quy định về NĐDTPL cũng tồn tại nhiều quy định bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn đời sống kinh doanh của CTCP. Bên cạnh đó, quá trình làm ăn, giao thương với CTCP thì khách hàng, đối tác cũng rất khó khăn trong việc xác định đúng NĐDTPL của chính CTCP đó, trong nhiều trường hợp có thể tạo nên những rủi ro đe dọa bởi nguy cơ hợp đồng vô hiệu. Hiện nay, khoa học pháp lý rất cần những nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về NĐDTPL trong CTCP, đồng theo đề xuất các kiến nghị, giải pháp hữu ích để hoàn thiện các quy định của pháp luật doanh nghiệp.
  • 8. 2 Chính vì các lẽ đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014” để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hiện nay, chế định về NĐDTPL của doanh nghiệp đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu, điển hình như các công trình như: Ngô Gia Hoàng – Nguyễn Thị Thương (2016), Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 dưới góc độ quyền tự do kinh doanh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7 (339). Bài viết trình bài khái quát về NĐDTPL của doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh; những điểm mới nổi bật về NĐDTPL của LDN 2014; đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật liên quan đến NĐDTPL. Tuy nhiên, bài tạp chí này chỉ tiếp cận ở góc độ hẹp trên tinh thần của quyền tự do kinh doanh mà chưa giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan; Nguyễn Hợp Toàn (2017), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần có nhiều người đại diện theo pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9. Bài viết trình bày cơ bản về ý nghĩa của quy định có nhiều NĐDTPL của LDN 2014 và làm rõ cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần có nhiều NĐDTPL; Phan Thành Nhân (2018), Thực trạng quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và hướng hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7. Bài viết khái quát về các khía cạnh pháp lý quan trọng về NĐDTPL của LDN 2014, từ đó có phân tích một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện; Nguyễn Thị Thanh (2016), Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề (tháng 8). Bài viết trình bày những ưu điểm của việc doanh nghiệp có nhiều NĐDTPL, từ đó có đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật; Bùi Đức Giang (2015), Hành lang pháp lý mới về người đại diện theo pháp
  • 9. 3 luật của luật doanh nghiệp 2014, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6(326). Bài viết tập trung phân tích các quy định mới của LDN 2014 về chế định NĐDTPL, đặc biệt về việc chỉ định, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL cùng trách nhiệm dân sự của chức danh này. Bùi Thị Tâm (2017), Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp từ thực tiễn Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện khoa học Xã hội. Đề tài này trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, cũng như thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam về NĐDTPL. Phạm Lâm Hải Nguyên (2014), Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học – Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định về người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005. Từ đó, đề xuất kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về chế định người đại diện của doanh nghiệp. Ngoài các công trình tiêu biểu trên, khoa học pháp lý còn tồn tại khá nhiều công trình nghiên cứu về chế định NĐDTPL của doanh nghiệp. Mỗi công trình đều có phạm vi và mục đích nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu về NĐDTPL trong CTCP, đặt trong đặc trưng của CTCP về vốn, quản trị nội bộ thì chưa có nhiều. Đây được xem là “khoảng trống” để tác giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong CTCP. Từ đó, đề xuất các kiến nghị và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về người đại diện công ty cổ phần. Để được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Một là, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về NĐDTPL trong CTCP; Hai là, phân tích, đánh giá, bình luận thực trạng quy định của pháp luật doanh nghiệp về quyền
  • 10. 4 và nghĩa vụ của NĐDTPL trong CTCP; làm rõ về cơ bản thực tiễn pháp luật về quyền quyết định về số lượng và thẩm quyền của NĐDTPL trong các CTCP; Ba là, tìm ra các kiến nghị và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ NĐDTPL của LDN và văn bản liên quan. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014”, cụ thể là: (i) những vấn đề lý luận về đại diện trong pháp luật công ty, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL; (ii) thực trạng quy định của LDN 2014 về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong CTCP; (iii) thực tiễn áp dụng LDN 2014 về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong các CTCP. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của LDN và các văn bản pháp luật liên quan như Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 về quyền quyết định của CTCP về số lượng và thẩm quyền của NĐDTPL, cũng như quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong CTCP. Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng LDN 2014 về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong các CTCP. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ đạo sau: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích bản án. Thứ nhất, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp: đây là hai phương pháp nghiên cứu quan trọng của đề tài, được sử dụng ở cả 3 Chương của luận văn, nhằm phân tích, giải mã và đánh giá các quy định của LDN 2014 về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng để tổng hợp và đúc rút kết quả của quá trình nghiên cứu; Thứ hai, phương pháp phân tích vụ việc: được sử dụng để phân tích, đánh giá và bình luận một số tranh chấp về thẩm quyền của NĐDTPL trong CTCP. Từ đó, tạo tiền đề để phát hiện các vấn đề liên quan, cũng như tạo ra các luận cứ quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài.
  • 11. 5 Thứ ba, phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh và đối chiếu các quy định của các văn bản pháp luật sau: (i) BLDS 2015 với BLDS 2005 về vấn đề đại diện trong quan hệ dân sự; (ii) LDN 2005 với LDN 2014 về chế định NĐDTPL của doanh nghiệp. Qua đó, tác giả đánh giá những vấn đề tương đồng và khác biệt để làm rõ những quy định tiến bộ, nhằm gợi mở, kiến nghị, đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc bổ sung vào lý luận nghiên cứu về NĐDTPL, cung cấp các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan Công trình có thể là tài liệu tham khảo đối với người học, doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà làm luật… 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương, cụ thể: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần; - Chương 2: Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần; - Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần.
  • 12. 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Khái niệm về công ty cổ phần và đại diện công ty cổ phần 1.1.1. Khái niệm Công ty cổ phần Công ty cổ phần là một mô hình kinh doanh phổ biến, được pháp luật doanh nghiệp của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Theo đó, CTCP là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, đã có nhà nghiên cứu đã cho rằng, “Công ty cồ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển” [4, Tr.18]. Trên thế giới, pháp luật các nước điều chỉnh loại hình CTCP có nhiều điểm khác biệt đáng kể, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống pháp lý và quan điểm pháp lý của các nhà lập pháp. Căn cứ vào khả năng huy động vốn từ công chúng thì được phân biệt giữa “private company” và “public company”, trong đó “public company” bao gồm “company limited by shares” và “company limited by guarantee and having a share capital”, còn “private company” là các loại công ty còn lại. Trong khi đó căn cứ chế độ trách nhiệm của thành viên thì được phân biệt giữa “limited company” và “unlimited company”, trong đó “limited company” có thể là “limited company byshares” hoặc là “limited company by guarantee”. Trong các loại công ty đó thì “company limited by shares” có các đặc điểm cơ bản tương tự với CTCP theo pháp luật Việt Nam. Loại công ty “joint stock company” trước đây được đăng ký theo các Joint Stock Companies Act nay được phép đăng ký lại dưới hình thức “company limited by shares”[37]. Ở Pháp có các loại hình CTCP như Société anonyme (SA), Société par action simplifiée unipersonnelle (SASU), Société par actions simplifiée (SAS); ngoài ra còn có société en commandite par
  • 13. 7 actions (SCA) là loại hình công ty kết hợp giữa đặc điểm đối nhân với đặc điểm đối vốn. Ở Đức CTCP có tên gọi là Aktiengesellschaft (AG); bên cạnh đó còn có loại công ty kết hợp giữa đặc điểm đối nhân với đặc điểm đối vốn là Kommanditgesellschaft auf Aktien (KGaA). Ở Mỹ có public corporation và close corporation với một số khác biệt ở luật của các bang khác nhau [32, Tr.246-249]. Ở Việt Nam hiện nay, CTCP là một trong bốn loại hình doanh nghiệp được pháp luật ghi nhận, với một cơ chế pháp lý chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch. Căn cứ vào các đặc trưng pháp lý cơ bản được ghi nhận trong LDN 2014 thì có thể định nghĩa về CTCP như sau: CTCP là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn, có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, trong đó phải có cổ phần phổ thông và có thể có các loại cổ phần ưu đãi khác nhau, cổ phần được tự do chuyển nhượng (trừ một số trường hợp ngoại lệ); công ty được phép phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Bên cạnh đó, pháp luật chuyên ngành cũng có những quy định đặc thù về CTCP, có nhiều điểm riêng biệt so với CTCP theo LDN, như pháp luật chứng khoán (công ty đại chúng, công ty niêm yết), pháp luật ngân hàng (ngân hàng hàng thương mại cổ phần). Về cơ bản, CTCP có các đặc tính cơ bản sau: - Thứ nhất, Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. CTCP là một trong bốn mô hình doanh nghiệp được pháp luật doanh nghiệp Việt Nam ghi nhận. Công ty cổ phần có đầy đủ những dấu hiệu của một doanh nghiệp, theo đó, CTCP là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập thông qua thủ tục đăng ký doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh. Cũng như công ty HD và công ty TNHH, CTCP có tư cách pháp nhân. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: i) được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan; ii) có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
  • 14. 8 trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Theo LDN 2014, CTCP đáp ứng đầy đủ cả 4 điều kiện ở trên. Thời điểm CTCP được công nhận có tư cách pháp nhân? Khoản 2 Điều 110 LDN 2014 quy định: “CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ý nghĩa là văn bản bằng chứng khai sinh ra doanh nghiệp. Kể từ thời điểm được cấp giấy này, CTCP trở thành một chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế và được tự do tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình đẳng như mọi doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. - Thứ hai, vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Vốn điều lệ CTCP là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của CTCP tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Như vậy, LDN 2014 phân biệt vốn điều lệ của CTCP theo thời điểm: thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp và thời điểm sau đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong giai đoạn mới gia nhập thị trường, pháp luật doanh nghiệp cho phép nhà đầu tư có một khoảng thời gian nhất định để thực hiện việc góp vốn. Quy định như trên tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc chuẩn bị tài sản để góp vốn vào CTCP. Do đó, vốn điều lệ của CTCP tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua chứ không phải là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán (vốn thực góp của cổ đông, tức là đã thanh toán tiền mua cổ phần cho công ty). Vốn điều lệ của CTCP được thể hiện bằng một chỉ số tiền đồng Việt Nam, chẳng hạn 10 tỷ đồng. Chỉ số này được chia thành nhiều phần bằng nhau, chẳng hạn 1 triệu phần, mỗi phần như vậy bằng 10.000 đồng. Một triệu phần đó được gọi là 1 triệu cổ phần; trị giá 10.000 đồng được gọi là mệnh giá cổ phần (pháp luật chứng khoán gọi là mệnh giá cổ phiếu). - Thứ ba, số lượng cổ đông ít nhất là ba và không bị hạn chế tối đa. Luật doanh nghiệp 2014 quy định: cổ đông tối thiểu là 03 xuất phát từ ý chí chủ quan và sự lựa chọn của nhà lập pháp Việt Nam. Còn việc không hạn chế số
  • 15. 9 lượng tối đa thực chất là xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của CTCP, là công ty đối vốn và có tính mở, kênh huy động vốn rộng rãi, việc xác lập tư cách cổ đông công ty rất dễ dàng. Nhà đầu tư khi sở hữu một, một số hoặc nhiều cổ phần của CTCP thì người đó là cổ đông của CTCP đó. Cho nên LDN 2014 không hạn chế số lượng cổ đông tối đa trong CTCP. - Thứ tư, Công ty cổ phần có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn Đây là một đặc điểm giống với công ty TNHH. Theo đó, khi CTCP bị tuyên bố phá sản mà tổng tài sản của công ty không đủ để trả cho công ty thì các cổ đông không có nghĩa vụ trả nợ thay cho công ty. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi có nguồn gốc từ số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Do đó, đây là một ưu điểm nổi bật tạo ra tâm lý ưa chuộng của nhà đầu tư đối với mô hình kinh doanh này. - Thứ năm, cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Công ty cổ phần là mô hình công ty có tính mở. Yếu tố nhân thân trong CTCP không quan trọng mà vốn mới là yếu tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của mô hình công ty này. Mặt khác, việc chia vốn điều lệ của CTCP thành các phần nhỏ như vậy đã làm cho hoạt động của CTCP mang tính xã hội hóa cao. Bất kỳ nhà đầu tư nào, nhiều hay ít vốn, nếu không thuộc trường hợp bị cấm thành lập và góp vốn theo quy định của pháp luật thì đều có thể đầu tư vào CTCP thông qua việc mua cổ phần. Do đó, khác với công ty TNHH và công ty HD, cổ phần được tự do chuyển nhượng. Cần lưu ý là cổ phần được tự chuyển nhượng nhưng vẫn có những ngoại lệ (tức là không được chuyển nhượng): Một là: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác (khoản 3 Điều 116 LDN 2014). Hai là: Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ (khoản 3 Điều 119 LDN 2014). Ba là: Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần (khoản 3
  • 16. 10 Điều 126 LDN 2014). Hạn chế chuyển nhượng trong trường hợp này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. - Thứ sáu, CTCP được phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Đây là đặc điểm khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân và công ty HD không được quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán nào, còn công ty TNHH thì lại không được quyền phát hành cổ phần. Có thể kết luận rằng CTCP có kênh huy động vốn rộng rãi trong công chúng. Đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho CTCP tham gia mạnh mẽ và đóng vai trò chủ đạo trên thị trường chứng khoán. Như vậy, CTCP là mô hình tổ chức kinh doanh linh hoạt và hữu ích trong việc huy động vốn để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh. Ngoài phát hành cổ phần các loại để huy động vốn thì CTCP được quyền phát hành các loại chứng khoán khác, phổ biến là trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu làm cho công ty trở thành con nợ của người mua trái phiếu với rủi ro cao, trong khi đó vốn thu được từ việc phát hành là vốn tự có, vốn chủ sở hữu và vì vậy CTCP không phải chịu rủi ro khi thanh toán nợ. Nhìn chung, với bản chất là công ty đối vốn, CTCP được nhà đầu tư ưa chuộng, sử dụng để gia nhập thị trường, bởi các đặc thù quan trọng về chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn và các kênh huy động vốn rộng rãi, tạo điều kiện cho nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào nhiều công ty khác nhau, thúc đẩy sự ra đời của thị trường vốn. Tuy nhiên, mô hình công ty này tạo ra những rủi ro cho bên thứ ba, đặc biệt là khách hàng, đối tác do có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn. Mặt khác, do số lượng cổ đông rất đông nên sự phân hóa các nhóm quyền lợi và quản lý điều hành trong công ty khá phức tạp. 1.1.2. Người đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần là một thực thể pháp luật do pháp luật tạo ra, không có hình hài cụ thể, cho nên mọi hoạt động của pháp nhân thực hiện thông qua các hoạt động của những cá nhân cụ thể. Vậy nên, trong lý luận về công ty, thì công ty với tư cách là một pháp nhân - một thực thể pháp lý độc lập (a separate legal entity), tự bản thân nó không thể hành động cho chính mình mà chỉ có thể hành động thông qua con
  • 17. 11 người cụ thể – những người quản lý công ty. Cũng vì thế, công ty luôn cần có người đại diện trong giao dịch để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình [17, Tr. 16]. Trong hoạt động của công ty, NĐĐDTPL sẽ đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch vì lợi ích của công ty với các đối tác, khách hàng và với cơ quan Nhà nước. Theo từ điển luật học, đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền [15, Tr. 13]. Theo BLDS 2015 thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: i) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; ii) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; iii) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. NĐDTPL sẽ nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự [25]. Theo pháp luật dân sự, đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định [24]. Đại diện theo pháp luật là một chế định có vai trò rất quan trọng trong pháp luật dân sự lẫn pháp luật đầu tư kinh doanh. NĐDTPL là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật doanh nghiệp 2005 không đưa ra định nghĩa thế nào là NĐDTPL mà chỉ xác định ai là NĐDTPL của từng loại hình doanh nghiệp. Trong thực tế, có quy ước chung là NĐDTPL có quyền đại diện đương nhiên cho doanh nghiệp về cả đối nội lẫn đối ngoại. NĐDTPL được quyền ký kết hợp đồng, thỏa thuận mà không cần ủy quyền hoặc chấp thuận nào. Nói cách khác, quyền của NĐDTPL của doanh nghiệp mang tính đương nhiên, gắn với sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong nội bộ công ty, NĐDTPL khi nắm giữ các chức danh quản lý thì có quyền quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp… Để nhất quán cách hiểu về người đại diện theo pháp luật, LDN 2014 đã đưa ra định nghĩa NĐDTPL, qua đó, xác định các nội dung đại diện của người này: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp,
  • 18. 12 đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”. LDN 2014 định nghĩa dựa trên việc xác định phạm vi và nội dung đại diện, bao gồm 2 chức năng quan trọng: (i) Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp; và (ii) Đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, ở chức năng thứ nhất, LDN lại giới hạn phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở “thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp” là không chính xác. Bởi vì, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, NĐDTPL sẽ thay mặt doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đàm phán, thỏa thuận để ký kết các giao dịch, hợp đồng. Dù giao dịch của doanh nghiệp không phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp thì NĐDTPL vẫn là người được doanh nghiệp “ủy thác” để tiến hành hoạt động đó. Và khi NĐDTPL được doanh nghiệp “trao quyền” đại diện đứng ra đàm phán, thỏa thuận ký kết các giao dịch nhưng không thực hiện đúng các trách nhiệm của mình thì người đại diện này phải chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp. Tác giả luận văn cho rằng, việc LDN 2014 xác định phạm vi đại diện của NĐDTPL như vậy sẽ dẫn đến những hệ quả xấu cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc xác định trách nhiệm của NĐDTPL. Dựa vào việc xác định hai khái niệm là CTCP và NĐDTPL, tác giả rút ra định nghĩa về NĐDTPL trong CTCP như sau: NĐDTPL trong CTCP là cá nhân đại diện cho CTCP trong việc xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty; đại diện cho CTCP với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 1.2. Đặc điểm của ngƣời đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần Công ty cổ phần chỉ là một pháp nhân, một thực thể pháp lý do pháp luật tạo
  • 19. 13 ra, cho nên mọi hoạt động của công ty đều thực hiện thông qua những con người cụ thể, trong đó đặc biệt có người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL). Về cơ bản, NĐDTPL trong CTCP có đặc trưng pháp lý như sau: Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật là người quản lý doanh nghiệp Người quản lý doanh nghiệp trong CTCP theo LDN 2014 bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2014 đã nhấn mạnh hơn nữa đặc điểm NĐDTPL của doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp khi khẳng định các chức danh đó phải “có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty” là người quản lý công ty. Các chức danh quản lý phải có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch theo quy định tại Điều lệ thì mới được xem là người quản lý doanh nghiệp. Vô hình trung, quy định này đã thể hiện rằng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp. Quy định như vậy là khá chặt chẽ, tạo cho việc quản trị doanh nghiệp được thống nhất. Bởi vì trao cho một người có quyền nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà không cho họ nắm quyền quản lý thì họ không thể chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó được. Thêm vào đó, NĐDTPL của doanh nghiệp là người quản lý có thể tối đa hóa những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật trao cho họ. Cần lưu ý rằng, NĐDTPL là người quản lý doanh nghiệp nhưng người quản lý doanh nghiệp chưa chắc là NĐDTPL. Chẳng hạn, trong trường hợp Điều lệ của CTCP A quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty; Giám đốc của CTCP A này cũng là người quản lý CTCP A nhưng không phải là NĐDTPL của CTCP A vì Điều lệ không quy định. Bên cạnh đó, NĐDTPL cũng khác với người đứng đầu các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của CTCP.
  • 20. 14 Người đứng đầu các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ là những người đứng đầu bộ phận chuyên trách trong CTCP như Giám đốc/Trưởng phòng kế toán – tài chính, Giám đốc/Trưởng phòng Nhân sự… Họ có năng lực tư vấn hoặc hỗ trợ bằng cách cung cấp cho người quản lý thông tin và đưa ra những lời tư vấn. Những người nhân viên quản lý doanh nghiệp này thường không được phép đưa ra những quyết định hay có quyền đại diện cho CTCP[36]. Thứ hai, người đại diện theo pháp luật phải là cá nhân cụ thể Bản thân CTCP chỉ là một pháp nhân được cổ đông thành lập để sản xuất, kinh doanh. Cho nên, các hoạt động nhân danh CTCP với các bên liên quan đều phải thực hiện thông qua những con người cụ thể. NĐDTPL phải là cá nhân, một con người cụ thể. Đặc trưng NĐDTPL là cá nhân được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 13 LDN 2014. NĐDTPL sẽ đại diện cho công ty xác lập và thực hiện giao dịch, cũng như đại diện cho CTCP trong các mối quan hệ với Nhà nước. Trong trường hợp như vậy, các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý phát sinh do hành vi đại diện của NĐDTPL sẽ thuộc về CTCP, chứ không phát sinh cho NĐDTPL. Trong trường hợp NĐDTPL vi phạm các nghĩa vụ của mình do pháp luật và CTCP quy định thì tự bản thân họ sẽ phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý phát sinh đối với CTCP và các bên liên quan. Thứ ba, người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho CTCP thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Vai trò của NĐDTPL trong CTCP được thể hiện thông qua các chức năng quan trọng: (i) Đại diện cho CTCP xác lập các giao dịch: các giao dịch của CTCP chủ yếu là hợp đồng, là sự thoả thuận giữa CTCP với các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong quan hệ kinh doanh, thương mại. Các hợp đồng này do NĐDTPL nhân danh CTCP xác lập; (ii) Đại diện cho CTCP thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, hợp đồng đã xác lập; (iii) Đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • 21. 15 Thứ tư, thẩm quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật có những giới hạn nhất định Để hạn chế những rủi ro, cũng như đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, CTCP và các bên liên quan (như Nhà nước, chủ nợ, khách hàng, đối tác, người lao động…) thì thẩm quyền của NĐDTPL thường có những giới hạn “quyền lực” nhất định. Theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành, có những giao dịch, hợp đồng có giá trị lớn, có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của CTCP thì NĐDTPL không đương nhiên được xác lập và thực hiện mà cần phải được sự chấp nhân của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT (Xem Điều 135, Điều 149, Điều 163 LDN 2014). Hoặc trường hợp CTCP có nhiều người NĐDTPL thì có thể thẩm quyền thường chỉ giới hạn trong những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nhất định… Việc giới hạn thẩm quyền của NĐDTPL trong CTCP được căn cứ vào các quy định của pháp luật doanh nghiệp, điều lệ công ty. Theo thông luật (common law) đưa ra 4 mối quan hệ sau để làm rõ vấn đề này: (i) Thẩm quyền thực tế rõ ràng: Người quản lý có thẩm quyền này thông qua các quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp, bao gồm điều lệ, hoặc theo sự phân công/ủy quyền. Ví dụ hội đồng quản trị của công ty X cho phép ông Y, giám đốc điều hành, được quyền thay mặt Công ty X ký các hợp đồng mua bán hàng hóa từ 500.000 đô la Mỹ trở lên; (ii) Thẩm quyền thực tế ngầm định: Đây là thẩm quyền phái sinh từ thẩm quyền thực tế rõ ràng nêu trên. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi một người quản lý không được phân công/ủy quyền để thực hiện một công việc cụ thể thì công ty vẫn bị ràng buộc bởi các công việc anh ta thực hiện. Quay lại ví dụ nêu trên, để ông Y có thể ký hợp đồng với đối tác Z, ông phải bay đến trụ sở của đối tác Z. Các hợp đồng mini phục vụ cho việc ký kết như ăn nghỉ tại khách sạn gần trụ sở của đối tác Z, di chuyển trên taxi đều có giá trị ràng buộc công ty X; (iii) Thẩm quyền bề ngoài: Thẩm quyền bề ngoài được xác lập khi người đại diện không được công ty trao quyền đại diện. Tuy nhiên, bên thứ ba nhận thấy hành vi của công ty hàm ý là người đại diện đó được trao quyền. Khác với thẩm quyền thực tế, ở đây có ba đối tượng liên quan là công ty, người đại diện và bên thứ ba. Để xác nhận liệu một người nào đó có phải là đại diện bề ngoài của công ty hay không, người ta
  • 22. 16 thường dựa vào hai yếu tố sau đây: công ty, bằng hành động của mình (chứ không phải là hành động của người đại diện) cho cả thế giới thấy là người quản lý đó có quyền hành động thay cho mình (Điều kiện 1); và bên thứ ba ý thức được hành động trên của công ty và, [một cách hợp lý], dựa vào hành động đó để giao kết với người được đại diện (Điều kiện 2). Trong thông luật, thẩm quyền bề ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng vì không phải lúc nào bên thứ ba cũng có thể tiếp cận được với các tài liệu quản trị về nội bộ của doanh nghiệp. Đặc biệt, với những doanh nghiệp lớn với hàng chục ngàn nhân viên làm các nhiệm vụ có quy mô khác nhau, việc soát xét thẩm quyền của tường người trong số họ dường như là bất khả thi; (iv) Phê chuẩn Nếu người quản lý tham gia một giao dịch thay mặt cho công ty mà không rơi vào bất cứ quan hệ thẩm quyền nào nêu trên thì giao dịch đó sẽ không ràng buộc công ty. Tuy nhiên, nếu công ty, mà cụ thể là hội đồng quản trị chẳng hạn, ra một văn bản phê chuẩn việc tham gia giao dịch của người đại diện thì giao dịch đó sẽ ràng buộc công ty [34]. Thứ năm, chức năng của người đại diện theo pháp luật khác với người đại diện theo ủy quyền. Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền và theo pháp luật. Tuy nhiên, khác với đại diện theo pháp luật thì đại diện theo ủy quyền là trường hợp quan hệ đại diện được xác lập theo ý chí của hai bên. Do vậy, cả người đại diện và người được đại diện đều phải có năng lực hành vi dân sự. Hai bên biểu hiện tự do ý chí thông qua một hợp đồng ủy quyền hoặc một giấy ủy quyền. Ủy quyền là phương tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ dân sự, bằng nhiều hình thức khác nhau có thể tham gia vào các giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, bảo đảm thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ thể quan tâm. NĐDTPL khác với người đại diện theo ủy quyền ở đặc điểm: Thứ nhất, về quyền nhân danh công ty. NĐDTPL của CTCP được pháp luật và CTCP trao quyền đại diện đương nhiên, mà không cần thông qua bất cứ thủ tục hay quyết định ủy quyền nào; còn người đại diện theo ủy quyền của công ty là
  • 23. 17 người được NĐDTPL của công ty ủy quyền để thực hiện một hoặc một số quyền và nghĩa vụ nhất định. Người đại diện theo ủy quyền của công ty không có quyền đương nhiên nhân danh công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ mà chỉ được nhân danh công ty trong phạm vi ủy quyền và có nghĩa vụ nói rõ việc ủy quyền đó trong các giao dịch. Thứ hai: Quyền ủy quyền cho người khác: NĐDTPL của CTCP được quyền ủy quyền cho người khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty do mình làm đại diện theo pháp luật, chẳng hạn như Tổng giám đốc là NĐDTPL của CTCP có thể ủy quyền cho các Phó tổng giám đốc, các giám đốc chi nhánh thực hiện một số quyền và nghĩa vụ nhất định của công ty... Trong khi đó, người đại diện theo ủy quyền của công ty không đương nhiên được ủy quyền lại cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện cho công ty mà mình đã được ủy quyền, trừ trường hợp được người ủy quyền đồng ý. Thứ ba, Thù lao đại diện: NĐDTPL của CTCP không hưởng thù lao đại diện. NĐDTPL chỉ hưởng thù lao chức vụ (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc). Người đại diện theo ủy quyền của công ty có thể có thù lao đại diện. Thù lao đại diện do các bên thỏa thuận; Thứ tư, Thời hạn đại diện: Thời hạn đại diện của NĐDTPL của CTCP gắn với nhiệm kỳ hoặc thời hạn ghi trong chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động được ký kết với CTCP. Thời hạn đại diện của người đại diện theo ủy quyền của công ty được thể hiện rõ trong văn bản ủy quyền; Thứ năm, Quy định điều kiện cư trú tại Việt Nam: NĐDTPL của công ty phải thường trú tại Việt Nam. Trong khi đó, người đại diện theo ủy quyền của công ty không bị ràng buộc về điều kiện cư trú. Sự khác nhau này là cần thiết để phân định quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mỗi người khi thực hiện quan hệ đại diện cho công ty. Trong hoạt động kinh doanh, việc xác định NĐDTPL hoặc người đại diện theo ủy quyền, trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau. 1.3. Cơ sở hình thành mối quan hệ đại diện giữa ngƣời đại diện theo pháp luật với công ty cổ phần Trong đời sống, để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần, các chủ thể thường tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, có những
  • 24. 18 trường hợp mà ở đó các chủ thể không thể tự mình tham gia các giao dịch hay không muốn tự mình tham gia các giao dịch nên cần đến sự trợ giúp của các chủ thể khác thông qua hình thức đại diện. Đây là một phương thức cần thiết không thể bị xóa bỏ trong bất kì chế độ phát triển nào dựa trên sự phân công lao động đối với sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ [35, Tr. 431]. Nhờ vào phương thức này, các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ kinh doanh thương mại nói riêng, cùng với sự phân công lao động tăng cường hơn, các chủ thể cũng thuận tiện hơn trong việc giao kết các hợp đồng. Trước công nguyên, luật La Mã không chấp nhận vấn đề đại diện do tính chất trọng hình thức đối với hợp đồng [14, Tr. 26]. Càng về sau, cùng với sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội thì quan hệ đại diện ngày càng phát triển hơn. Từ giữa thế kỉ 19, các án lệ của các nước theo truyền thống thông luật (common law) đã khẳng định rằng, công ty chỉ có thể hành động thông qua các Giám đốc (directors) - là những người quản lý công ty. Bởi họ cho rằng, công ty là một thực thể pháp lý độc lập, tự bản thân nó không thể hành động mà phải thông qua con người cụ thể đại diện cho công ty xác lập và thực hiện các giao dịch. Đến thế kỷ 20, các lý thuyết về đại diện xuất hiện trong nhiều nghiên cứu của các giáo sư luật, kinh tế, quản trị ở phương Tây. Theo học thuyết về đại diện, quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý công ty được hiểu như là quan hệ đại diện - hay quan hệ ủy thác. Mối quan hệ này được coi như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông bổ nhiệm, chỉ định người khác để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty [17, Tr. 22]. Và về sau, khi vấn đề tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý (nắm sở hữu nhưng không quản lý hoặc nắm quản lý nhưng không sở hữu) xuất hiện thì cơ chế quản trị công ty được dùng để giải quyết các vấn đề về đại diện [5, Tr. 46]. Theo học thuyết về đại diện, mối quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý công ty được hiểu như là quan hệ đại diện – hay quan hệ ủy thác. Mà trong đó, chủ sở hữu bổ nhiệm, chỉ định người đại diện thực hiện việc quản lý công ty, trao cho
  • 25. 19 họ một số thẩm quyền, bao gồm cả quyền định đoạt tài sản để phục vụ lợi ích của chủ sở hữu. Nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi tích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông và công ty [17, Tr. 11-18]. Làm thế nào để đảm bảo rằng người đại diện chỉ hành động duy nhất vì lợi ích người chủ (principal) là một thách thức lớn lao. Có thể thấy quan hệ đại diện đã xuất hiện trong cuộc sống như một nhu cầu được xã hội chấp nhận và được pháp luật ghi nhận. Trong quan hệ kinh doanh, thương mại, đại diện theo pháp luật được xem là cơ sở cho quá trình tồn tại và phát triển của CTCP. Nếu không có NĐDTPL thì tất cả quyền và nghĩa vụ, cũng như các hoạt động kinh doanh của CTCP không thể thực hiện được, bởi CTCP chỉ là một pháp nhân, một thực thể pháp lý do con người tạo ra. Các chủ thể có mối quan hệ kinh doanh với CTCP phải xác định ai là NĐDTPL của công ty để xác lập và thực hiện các giao dịch làm ăn. Thực chất, trong mỗi công ty đều có những mối quan hệ ẩn chứa sự xung đột lợi ích ở những mức độ khác nhau, giữa một bên là cổ đông với tư cách là người sở hữu vốn với một bên là những người quản lý điều hành công ty với tư cách là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn, tài sản của công ty [18, Tr. 147]. Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, tất cả các cổ đông, thành viên công ty nói chung – bất kể là cổ đông góp nhiều vốn hay ít vốn – đều có thể phải đối mặt với việc bị “bóc lột” bởi những người quản lý điều hành công ty [18, Tr. 29-36]. Các đặc tính của tự nhiên của quan hệ đại diện dẫn đến giả thiết rằng, các cổ đông thường xuyên giám sát hoạt động của người quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi ích của mình, bằng cách thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty [17, Tr. 11-18]. Đại diện theo pháp luật với tư cách là một quan hệ pháp luật. Trong quan hệ này, NĐDTPL nhân danh CTCP xác lập, thực hiện các giao dịch với người thứ ba chứ không phải nhân danh họ, với mục đích “vì lợi ích” của CTCP chứ không hoàn
  • 26. 20 toàn vì lợi ích của họ. Mặc dù, người đại diện giao dịch trực tiếp với người thứ ba nhưng quan hệ giao dịch được xác lập giữa CTCP và người thứ ba. CTCP là chủ thể tiếp nhận và gánh chịu các hậu quả pháp lý từ quan hệ đại diện do NĐDTPL đã xác lập, thực hiện đúng quy định pháp luật và thỏa thuận giữa các bên. 1.4. Vai trò của ngƣời đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần Người đại diện theo pháp luật là một chế định pháp luật rất quan trọng đối với CTCP. Một CTCP muốn hoạt động thì không thể thiếu người đại diện theo pháp luật. Bởi vậy, sự tồn tại của một CTCP luôn gắn với sự tồn tại của người đại diện theo pháp luật với những vai trò sau: Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật của CTCP là một trong những điều kiện để CTCP được thành lập và hoạt động. Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong nội dung Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp phải thể hiện rõ các thông tin của người đại diện theo pháp luật (Khoản 8, khoản 9 Điều 24 LDN 2014) và trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp CTCP chỉ có một NĐDTPL thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và nếu phải xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình và vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của người được ủy quyền. Thứ hai, nhân danh CTCP, NĐDTPL sẽ tự mình thực hiện các công việc trong phạm vi đại diện làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho công ty: Xác lập, ký kết các hợp đồng; là người đại diện cho doanh nghiệp tham gia tố tụng. Hoặc nếu không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, họ có thể ủy quyền cho người khác (cấp phó, người quản lý khác) làm thay mình theo các nội dung ủy quyền. Cho dù ủy quyền đi chăng nữa, NĐDTPL vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân về nghĩa vụ đại diện của mình. Thứ ba, không những nắm vai trò pháp lý đối với các hoạt động của công ty, NĐDTPL còn làm cầu nối, làm sợi dây liên kết trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại. Trong mối quan hệ với chủ sở hữu, NĐDTPL thực hiện cơ chế kiểm soát và
  • 27. 21 báo cáo để làm việc với họ. Trong quan hệ với đối tác, khách hàng, họ đóng vai trò là người tiên phong thu hút, kết nối và mở rộng để thu về những hợp đồng làm ăn cho công ty. Trong mối quan hệ với người lao động, họ đóng vai trò quản lý, điều hành, dẫn dắt. Còn trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước, NĐDTPL nhân danh công ty để thực hiện đúng các thủ tục (đăng ký doanh nghiệp, đóng thuế, nộp phạt…) theo đúng yêu cầu giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp vận hành bình thường và dễ dàng hơn. Với nhiều vai trò quan trọng đó, NĐDTPL của doanh nghiệp đã hiện thực hóa ý chí, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Đồng thời, họ là kênh thông tin phản ánh kịp thời, trung thực cho chủ sở hữu về tình trạng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin liên quan của doanh nghiệp để chủ sở hữu có những quyết sách kịp thời. Bởi vậy, sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cũng như kết quả hoạt động của những người đại diện theo pháp luật. Cũng từ đó, đặt ra vấn đề quan trọng là phải xây dựng một chế định NĐDTPL ngày càng hoàn thiện hơn, dễ tiếp cận hơn để giúp cho doanh nghiệp chủ động, tự tin hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.5. Căn cứ xác lập quyền đại diện của ngƣời đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần Hiện nay, quyền đại diện theo pháp luật của CTCP được xác lập dựa trên ba căn cứ: (i) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; (ii) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; (iii) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án (Điều 135, Điều 137 BLDS 2015). Việc đại diện thông qua cá nhân chỉ được thực hiện trong các trường hợp và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định (Điều 98 BLDS 2015). Thứ nhất, theo điều lệ Công ty cổ phần Trong hồ sơ đăng ký thành lập CTCP, việc kê khai ai là NĐDTPL và những thông tin cá nhân của người này là một yêu cầu bắt buộc. Trong đó, điều lệ CTCP phải có nội dung về NĐDTPL. Cụ thể hơn, điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của
  • 28. 22 CTCP (Khoản 2 Điều 13 LDN 2014). Pháp luật đã trao cho doanh nghiệp quyền tự quyết định về NĐDTPL là một điểm tiến bộ lớn, bởi Điều lệ công ty là “luật” của chính các cổ đông, những “ông chủ, bà chủ” của CTCP. Điều này phần nào thể hiện nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quyền định đoạt của chủ sở hữu doanh nghiệp [1, Tr. 7]. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, pháp luật doanh nghiệp cũng có những giới hạn cho điều lệ công ty. Các quy định trong Điều lệ công ty không được phép trái với các nguyên tắc và quy định của pháp luật. Chẳng hạn, trong Điều lệ của công ty không được phép quy định: “Tất cả những người đại diện theo pháp luật của công ty đều có thể cư trú ở nước ngoài” trong khi LDN 2014 quy định doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Mặc dù LDN 2014 không có quy định nào minh thị việc những quy định trong Điều lệ công ty không được trái luật, tuy nhiên, đối với các CTCP hoạt động theo pháp luật chứng khoán (công ty đại chúng, công ty niêm yết) thì quy định rất rõ ràng điều này (khoản 1 Điều 6 Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng). Vào thời điểm thành lập CTCP, NĐDTPL do cổ đông công ty quyết định, trên cơ sở cân nhắc các điều kiện luật định, điều kiện thực tế, cũng như nhu cầu quản trị công ty giữa các cổ đông. Thông thường, ở nhiều CTCP thì cổ đông thường đảm nhận vị trí NĐDTPL của chính CTCP đó. Trong trường hợp có nhu cầu thay đổi NĐDTPL thì CTCP phải tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để sửa đổi điều lệ công ty với nội dung thay đổi NĐDTPL. Nghị quyết về thay đổi NĐDTPL được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định) theo khoản 2 Điều 144 LDN 2014. Thứ hai, căn cứ theo quy định của pháp luật Luật doanh nghiệp 2014 với tư cách là “luật chung” điều chỉnh về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, đã quy định rất rõ ràng về NĐDTPL trong CTCP. Theo đó, trường hợp chỉ có một
  • 29. 23 người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 2 Điều 134 LDN 2014). Trong thực tiễn, điều lệ của các CTCP cũng tương thích với quy định này của LDN. Thứ ba, theo quyết định của Tòa án Trong một số trường hợp đặc biệt, để đảm bảo cho quá trình tố tụng tại Tòa án diễn ra theo đúng trình tự thủ tục, Tòa án có thẩm quyền sẽ có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (khoản 7 Điều 13 LDN 2014). Cụ thể, khoản 1 Điều 87 và khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định rằng Tòa án phải chỉ định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp để tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp (i) Nếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với doanh nghiệp mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; (ii) Nếu người đại diện theo pháp luật đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong cùng một vụ việc. Quy định này của pháp luật tố tụng nhằm tránh xung đột lợi ích giữa người đại diện theo pháp luật và doanh nghiệp mà họ làm đại diện. Trong những trường hợp này, không phụ thuộc vào điều lệ công ty hay ý chí của cổ đông, Tòa án có quyền chỉ định NĐDTPL để bảo vệ quyền và lợi ích của CTCP tại tòa án.[1, Tr. 8] Ngoài ra, Luật Phá sản 2014 quy định khá chi tiết đối với trường hợp công ty bị mở thủ tục phá sản (khoản 2 Điều 47). Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có khả năng điều hành, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật Phá sản 2014 thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trong những trường
  • 30. 24 hợp này, không phụ thuộc vào Điều lệ hay ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệp, Tòa án có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng tại Tòa án. Kết luận chƣơng 1 Chương 1 của Luận văn đã trình bày một cách khái quát các vấn đề lý luận về đại diện và NĐDTPL của CTCP theo LDN 2014 cụ thể (i) làm rõ nội hàm khái niệm quan trọng là CTCP và NĐDTPL, từ đó định nghĩa khái niệm NĐDTPL trong CTCP; trình bày các đặc trưng pháp lý về NĐDTPL trong CTCP; làm rõ cơ sở hình thành mối quan hệ đại diện giữa NĐDTPL với CTCP; trình bày vai trò của NĐDTPL đối với CTCP; làm rõ các căn cứ xác lập quyền đại diện của NĐDTPL trong CTCP.
  • 31. 25 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 2.1. Xác lập và chấm dứt tƣ cách ngƣời đại diện theo pháp luật 2.1.1. Điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật Người đại diện theo pháp luật có vị trí pháp lý đặc biệt quan trọng đối với chính bản CTCP, cho nên NĐDTPL phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Các điều kiện này được pháp luật doanh nghiệp và quy định quản lý nội bộ của CTCP quy định. Căn cứ vào các quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, điều kiện cơ bản để làm NĐDTPL như sau: Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật phải có năng lực hành vi dân sự Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện (Điều 19, khoản 3 Điều 134 BLDS 2015). LDN 2014 không trực tiếp quy định NĐDTPL của CTCP phải có năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên nhiều quy định của Luật này đã gián tiếp cho thấy điều kiện này. Cụ thể, NĐDTPL được xác định nằm trong nội hàm của khái niệm “người quản lý doanh nghiệp” (khoản 18 Điều 4) và những người hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự sẽ không được tham gia quản lý CTCP. Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 18 LDN 2014 cũng quy định: Nếu người đại diện theo pháp luật bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng quản trị phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Điều kiện về năng lực hành vi dân sự là một trong những điều kiện làm phát sinh hiệu lực của các giao dịch, hợp đồng. Nếu người đại diện theo pháp luật của CTCP bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì không thể thực hiện được việc nhân danh CTCP xác lập, thực hiện các giao dịch. Do đó, trong quá trình xác lập, thực hiện các giao dịch, nếu NĐDTPL của CTCP có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ thì có thể chấm dứt giao dịch đó bằng cách tuyên giao dịch vô hiệu (Điều 122 BLDS 2015). Như vậy, NĐDTPL có
  • 32. 26 năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ đảm bảo cho các giao dịch của CTCP được xác lập, thực hiện một cách hiệu quả. Hiện nay, LDN 2014 không quy định rõ về độ tuổi của NĐDTPL. Tuy nhiên, từ quy định về điều kiện để thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Điều 18 LDN 2014, cụ thể điểm đ khoản 2 Điều 18 quy định “người chưa thành niên” không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Mặt khác, khoản 1 Điều 21 BLDS 2015 quy định “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”. Cho nên, việc cấm người chưa thành niên không được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với cấm người chưa thành niên làm NĐDTPL. Như vậy, một người từ đủ mười tám tuổi trở lên mới đáp ứng được điều kiện về độ tuổi để trở thành NĐDTPL của CTCP. Trên thực tế, độ tuổi là thước đo về kinh nghiệm sống, nhận thức và trình độ của con người, trong khi hoạt động của công ty trong sản xuất, kinh doanh luôn là những hoạt động phức tạp và khó khăn. Vì vậy, NĐDTPL phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên (người thành niên), có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để xác lập và thực hiện các giao dịch nhân danh CTCP. Thứ hai, người đại diện theo pháp luật không thuộc trường hợp bị cấm quản lý doanh nghiệp Quản lý doanh nghiệp là việc trực tiếp điều hành, tổ chức các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo điều lệ công ty và theo những mục tiêu đã được đặt ra [3, Tr. 16]. Một cá nhân muốn làm NĐDTPL thì người đó không được rơi vào trường hợp bị cấm quản lý doanh nghiệp, cụ thể những đối tượng sau đây sẽ không thể làm người đại diện theo pháp luật: (i) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; (ii) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; (iii) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
  • 33. 27 khác; (iv) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; v) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng (Điều 18 LDN 2014). Những đối tượng trên được LDN xác định rất rõ ràng và đều dựa trên các căn cứ lý thuyết và thực tiễn xác đáng. Chẳng hạn, cán bộ, công chức sẽ không được làm NĐDTPL bởi để ngăn chặn những người có “quyền lực” và có lợi thế hơn trong một số lĩnh vực nhất định, có khả năng làm ảnh hưởng đến sự bình đẳng và công bằng giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Ngoài ra, Nhà nước muốn đảm bảo rằng các “nhân viên” của mình sẽ chuyên tâm trong công tác, tránh tình trạng tắc trách gây hưởng đến hiệu quả công việc mà nhà nước giao phó. Thứ ba, điều kiện về cư trú Công ty cổ phần phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam (Khoản 3 Điều 13 LDN 2014). Quy định này là một điểm mới tiến bộ của LDN 2014 nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có ít nhất một người đại diện cư trú tại Việt Nam để kịp thời, nhanh chóng giải quyết các công việc của doanh nghiệp trong nội bộ tổ chức cũng như các giao dịch với bên ngoài của doanh nghiệp. Theo Luật Cư trú, cư trú bao gồm thường trú và tạm trú. Trước đây, LDN 2005 quy định NĐDTPL phải “thường trú” tại Việt Nam, quy định này đã vô tình bó hẹp chủ thể đại diện theo pháp luật bởi chỉ có công dân Việt Nam mới có quy chế đăng ký thường trú theo Luật cư trú còn người nước ngoài làm NĐDTPL cho doanh nghiệp tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định của Nghị định 21/2001/NĐ-CP do vậy mà theo LDN 2005 thì người nước ngoài không thể làm NĐDTPL của doanh nghiệp [9]. LDN 2014 đã mở rộng phạm vi chủ thể đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi quy định có ít nhất một người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải “cư trú” tại Việt Nam trên cơ
  • 34. 28 sở tiếp thu, kế thừa Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết LDN 2005. Khi những người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác có đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, có nghĩa là nếu có hành vi xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải phát sinh nghĩa vụ ủy quyền cho người khác không kể đến là xuất cảnh bao nhiêu ngày. Trong khi đó LDN 2005 (Điều 46, Điều 67, Điều 95) yêu cầu NĐDTPL phải ủy quyền khi vắng mặt trên 30 ngày. Mặc dù ủy quyền cho một người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhưng người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền cho một người nào khác. LDN 2014 cũng đã dự liệu được trường hợp này tại khoản 4 Điều 13. Cụ thể, người được ủy quyền tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi NĐDTPL trở lại làm việc hoặc cho đến khi Hội đồng quản trị CTCP quyết định cử người khác làm NĐDTPL của doanh nghiệp. Trường hợp CTCP chỉ có một NĐDTPL và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL của doanh nghiệp thì Hội đồng quản trị cử người khác làm NĐDTPL của công ty. Quy định này của LDN đảm bảo cho doanh nghiệp không bị trống chỗ NĐDTPL quá lâu làm cản trở các hoạt động của công ty. Việc quy định về số lần xuất cảnh trong năm cũng như thời hạn, các thủ tục của mỗi lần xuất cảnh là quy định nội bộ của từng doanh nghiệp tùy thuộc vào tình hình hoạt động của họ. Trên thực tế đã cho thấy không ít trường hợp NĐDTPL của doanh nghiệp ra nước ngoài quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và tâm lý của người lao động. Vì vậy, để đảm bảo không xảy ra những tranh chấp như trên, tùy vào tình hình hoạt động, doanh nghiệp cần quy định các điều kiện về xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp mình. Thứ tư, các điều kiện khác theo điều lệ công ty
  • 35. 29 Điều lệ công ty có thể được xem là “luật” của chính CTCP đó. Cho nên, căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của từng CTCP mà điều lệ công ty có thể ràng buộc thêm các điều kiện khác đối với NĐDTPL. Chẳng hạn đối với các CTCP có ngành nghề, lĩnh vực linh doanh phức tạp thì điều lệ công ty có thể ràng buộc thêm các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc, hay thường thấy đối với nhiều CTCP là NĐDTPL phải nắm giữ chức vụ trong công ty (chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc…), từ đó ràng buộc thêm các điều kiện khá khắt khe cho người nắm giữ chức danh quản lý [12]. Người đại diện theo pháp luật được xem là “con người hữu hình” của CTCP, nhân danh công ty xác lập, thực hiện các giao dịch, hợp đồng với các bên. Do đó, ngoài yêu cầu về nghiệp vụ đại diện cho CTCP, họ cần phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu của công việc. Theo khoản 2 Điều 65, điểm b khoản 3 Điều 81, khoản 1 Điều 100 LDN 2014, nếu NĐDTPL là Giám đốc/Tổng giám đốc thì họ phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty (nếu Điều lệ công ty không có quy định khác). Xét về mặt lý luận, người đại diện là người quản lý doanh nghiệp, khi có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thì khả năng lãnh đạo, chủ động điều hành và giải quyết các công việc của công ty sẽ nhanh gọn và hiệu quả hơn. 2.1.2. Các trường hợp xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật Hiện nay, việc xác lập tư cách NĐDTPL được thực hiện theo hai trường hợp: Trường hợp thành lập CTCP và trường hợp thay đổi NĐDTPL trong quá trình hạt động. Đối với trường thành lập CTCP, việc xác định ai là NĐDTPL phụ thuộc vào ý chí của các cổ đông, chủ yếu là cổ đông sáng lập. Ở đa số các CTCP ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các CTCP có quy mô vừa và nhỏ thì cổ đông cũng chính là NĐDTPL của công ty đó. Trong trường hợp này, các văn bản nằm trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty phải thể hiện rõ thông tin của NĐDTPL, cụ thể: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp phải ghi rõ họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
  • 36. 30 nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của CTCP. Đặc biệt, điều lệ công ty phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của NĐDTPL của công ty. Trường hợp xác lập tư cách NĐDTPL thứ hai là xác lập thông qua việc thay thế NĐDTPL trước đó của công ty. Tuy nhiên, việc xác lập tư cách NĐDTPL trong trường hợp này phải trải qua hai thủ tục cơ bản: Thứ nhất, là thủ tục nội bộ: Để thay đổi NĐDTPL của CTCP thì có khá nhiều thủ tục pháp lý đặt ra, bởi hệ quả của việc thay đổi sẽ dẫn tới việc sửa đổi điều lệ công ty. Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ phải triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hợp lệ. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về thay đổi NĐDTPL được thông qua được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định). Trên thực tế, nhiều CTCP vẫn chưa nhận diện đúng thủ tục nội bộ để thay thế NĐDTPL phù hợp với quy định của pháp luật, chẳng hạn như vụ việc ở Công ty May Sài Gòn 3: Ngày 18/10/2014, Công ty May Sài Gòn 3 họp HĐQT gồm 7 thành viên biểu quyết nhiều vấn đề, trong đó có miễn nhiệm bà Thu (Tổng Giám Đốc), 3 thành viên không đồng ý (ông Hồng, bà Thu, bà Bé) và 4 thành viên đồng ý (ông Sáu, ông Hòa, bà Điệp, bà Tuyết). Tuy nhiên, nội dung biểu quyết này không có trong thông báo họp trước đó nhưng các thành viên đồng ý vẫn ban hành quyết định số 02/2014/QĐ-HĐQT 20/4/2014 thay đổi người đại diện pháp luật từ bà Thu sang ông Hoài, quyết định số 03/2014/QĐ-HĐQT miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của bà Thu, quyết định 04/2014/QĐ-HĐQT bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc cho ông Hòa; làm các thủ tục và nộp hồ sơ xin thay đổi người đại diện pháp luật đến Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh nhưng do chưa phù hợp nên không được chấp nhận đăng kí thay đổi. Do đó, 6/12/2014, HĐQT họp lần nữa để biểu quyết bãi nhiệm bà Thu và kết quả tương tự như cũ, bị đơn đã gửi đơn đến Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh xin thay đổi 1 lần nữa. Nguyên đơn (bà Cúc – cổ đông sở hữu 1.55% cổ phần, liên tục ít nhất 1 năm)
  • 37. 31 yêu cầu: hủy bỏ 4 quyết định 02, 03, 04 và quyết định cuối cùng của HĐQT và yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại là 1 tỷ đồng do hành vi chấp thuận trái pháp luật. Đến ngày 13/4/2015, nguyên đơn rút lại yêu cầu bồi thường. Bị đơn (ông(bà) Sáu, Hòa, Điệp, Tuyết) trình bày: do khi lần đầu nộp đơn xin thay đổi người đại diện không được Sở kế hoạch và đầu tư đồng ý nên 3 quyết định (02, 03, 04) của HĐQT đã không còn được thực hiện. Trong lần họp HĐQT lần 2, kết quả biểu quyết tương tự lần 1 và cả 7 thành viên đã kí vào biên bản họp, do vậy bị đơn không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc hủy bỏ 4 quyết định trên. Ngoài ra còn yêu cầu Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án vì nguyên đơn và người có quyền và lợi ích liên quan chưa đủ điều kiện khởi kiện. (Nguồn: bản án phúc thẩm số 48/2015/KDTM-PT ngày 16/12/2015 của Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Hồ Chí Minh) [21]. Như vậy, theo vụ việc trên thì HĐQT Công ty May Sài Gòn 3 đã tiến hành họp để miễn nhiệm bà Thu, là GĐ đồng thời là NĐDTPL của công ty. Về mặt pháp lý, quyền miễn nhiệm chức danh được trao cho HĐQT nhưng quyền chấm dứt tư cách NĐDTPL của không ty không thuộc về HĐQT. Theo LDN 2014, Điều lệ CTCP phải chứa đựng các thông tin về NĐDTPL, cho nên khi có nhu cầu thay đổi NĐDTPL thì công ty phải tổ chức họp ĐHĐCĐ để biểu quyết thông qua. Tức là, quyền thay đổi NĐDTPL thuộc về ĐHĐCĐ_cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong CTCP. Từ vụ việc này, tác giả luận văn cũng nhận thấy rằng, việc thay đổi NĐDTPL sẽ trở nên phức tạp, khi mà NĐDTPL thường là người nắm chức vụ GĐ của CTCP. Thứ hai, thủ tục đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh Để đăng ký thay đổi NĐDTPL thì CTCP phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay đổi theo quy định. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị là NĐDTPL thì người ký thông báo là Chủ tịch Hội đồng quản trị mới được Hội đồng quản trị bầu. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty bỏ trốn khỏi nơi cư trú, bị tạm giam, bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được bản thân hoặc từ chối ký tên vào thông báo của công ty thì phải có họ, tên và chữ ký của các
  • 38. 32 thành viên Hội đồng quản trị đã tham dự và biểu quyết nhất trí về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty. Khi nhận Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Đối lập với các trường hợp xác lập tư cách NĐDTPL là các trường hợp chấm dứt tư cách NĐDTPL. Ngoài những trường hợp thay đổi NĐDTPL làm chấm dứt tư cách đại diện của người đại diện cũ, xác lập tư cách đại diện của NĐDTPL mới kể trên. LDN 2014 còn ghi nhận những trường hợp chấm dứt tư cách đại diện của NĐDTPL cũ nhưng không xác lập tư cách đại diện của NĐDTPL mới đó là các trường hợp CTCP chấm dứt hoạt động: Hợp nhất doanh nghiệp; sáp nhập doanh nghiệp; chia doanh nghiệp; giải thể doanh nghiệp; phá sản doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động do những sự kiện pháp lý này thì tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó cũng chấm dứt. Bên cạnh đó, khi CTCP thay đổi NĐDTPL thì cũng chính là trường hợp làm chấm dứt quyền đại diện theo pháp luật của người bị thay đổi. 2.2. Số lƣợng ngƣời đại diện theo pháp luật Pháp luật công ty của nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Úc, Hoa Kỳ… đều cho phép công ty có thể có nhiều NĐDTPL. Chẳng hạn, LDN của Úc và Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn của Đức đều quy định Giám đốc là NĐDTPL và một doanh nghiệp có thể có nhiều NĐDTPL. Ở Hoa Kỳ, những người điều hành là người đại diện theo pháp luật của công ty trong phạm vi thẩm quyền được giao bao gồm: Tổng giám đốc, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Giám đốc tài chính… những người đại diện theo pháp luật này sẽ điều hành các công việc hàng ngày của công ty theo lĩnh vực được phân công. Còn ở Singapore, công ty có ban giám đốc, từng Giám đốc (như Giám đốc điều hành - CEO, Giám đốc nhân sự, Giám đốc bán hàng…) đều có quyền đại diện cho công ty về những vấn đề trong phạm vi, quyền hạn của họ và phải có ít nhất một Giám đốc thường trú tại quốc gia sở tại [22, Tr. 34]. Theo Điều 13 LDN 2014 thì CTCP có thể có một hoặc nhiều người đại diện
  • 39. 33 theo pháp luật. Đây được xem là một nội dung mới của LDN 2014 so với LDN 2005 và LDN 1999 trước đó. Tuy nhiên, thời điểm LDN 2014 vừa được ban hành đã có nhiều ý kiến cho rằng nếu trao cho doanh nghiệp quyền được có hơn một NĐDTPL thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng “một nhà hai chủ”, xung đột dễ dàng xảy ra, làm phát sinh những mâu thuẫn nội bộ dẫn đến “lợi bất cập hại”. Tuy nhiên, quá trình thi hành LDN 2014 đã cho thấy quy định cho phép CTCP có nhiều NĐDTPL là một bước tiến mang tính cởi trói cho doanh nghiệp. Theo LDN 2005 thì mỗi công ty có một NĐDTPL, điều này dẫn tới tình trạng khi NĐDTPL vì lý do cá nhân không có mặt ở Việt Nam nhưng không thực hiện ủy quyền, NĐDTPL bị tạm giữ, hoặc việc thay đổi NĐDTPL nhưng chưa hoàn tất thủ tục thay đổi… thì toàn bộ các giao kết sẽ bị chậm lại hoặc ách tắc. Thậm chí, có nhiều giao kết hợp đồng được ký bởi NĐDTPL theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, nhưng vẫn bị kiện vô hiệu, do được ký trong khi công ty chưa hoàn tất việc đăng ký thay đổi NĐDTPL cũ. Ngoài ra, trong thực tiễn có hiện tượng mặc dù tồn tại dưới mô hình công ty, nhưng mỗi cổ đông độc lập phụ trách một lĩnh vực kinh doanh của công ty. Họ chỉ lấy tư cách pháp nhân của công ty để giao kết hợp đồng, kê khai và nộp thuế. Thông thường, mỗi người phụ trách một lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ trực tiếp nhân danh Công ty giao kết và thực hiện hợp đồng với đối tác. Bên cạnh đó, đối với những Công ty lớn, số lượng giao dịch quá lớn sẽ gây ra sự quá tải cho người đại diện theo pháp luật nếu Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật. Vì lẽ đó, quy định mới của LDN 2014 và BLDS 2015 đã giúp cho CTCP thuận lợi hơn trong việc phân bổ nhân lực có thẩm quyền nhân danh công ty xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt giao dịch với người thứ ba. Đồng thời, các quy định mới cũng bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba, tránh tình trạng giao dịch được xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt không đúng thẩm quyền và có nguy cơ vô hiệu, gây thiệt hại cho bên thứ ba [30]. Ở góc độ quyền tự do kinh doanh, tác giả cho rằng CTCP có thể có một hoặc nhiều NĐDTPL có thể tạo điều kiện tốt hơn cho công ty tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp:
  • 40. 34 (i)CTCP có thể tự quyết định chọn một hoặc nhiều NĐDTPL phù hợp với nhu cầu và quy mô của công ty. Thông thường, đối với CTCP có quy mô nhỏ thì chỉ cần một NĐDTPL, nhưng đối với CTCP có quy mô lớn thì có thể cần từ hai NĐDTPL trở lên (thường xác định quy mô kinh doanh vào tiêu chí vốn điều lệ và số lượng người lao động trong doanh nghiệp). Chẳng hạn, công ty có mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng khắp cả nước thì việc thiết kế từng NĐDTPL phụ trách theo phạm vi địa giới kinh doanh sẽ giúp CTCP tiết kiệm được các thời gian và tiền bạc trong quá trình đàm phán và xác lập hợp đồng. (ii) Quy định có nhiều NĐDTPL sẽ làm cho NĐDTPL có trách nhiệm hơn trong chức năng đại diện của mình, bởi NĐDTPL sẽ phải gánh chịu các hệ quả pháp lý bất lợi đối với công ty và cổ đông khi không thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Đây cũng là một điểm khác biệt so với đại diện theo ủy quyền. (iii)Việc trao quyền lựa chọn số lượng NĐDTPL là tạo điều kiện cho CTCP có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật có mối liên hệ trực tiếp với quyền tự chủ của doanh nghiệp trong lựa chọn địa bàn, hình thức kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng [20, Tr. 50]. Tác giả luận văn cho rằng, việc trao quyền quyết định về số lượng NĐDTPL cho CTCP là một quy định tiến bộ của LDN 2014. Tuy nhiên, điểm tiến bộ này lại đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cho vấn đề quản trị công ty: (i) điều lệ công ty phải được xây dựng một cách công phu để cụ thể và chi tiết thẩm quyền (quyền lực) của từng NĐDTPL, cơ chế trao đổi, phối hợp giữa các NĐDTPL để tránh sự xung đột thẩm quyền, giúp hoạt động CTCP đạt hiệu quả, thúc đẩy kết quả kinh doanh; (ii) LDN phải có cơ chế để bảo vệ bên thứ ba trong quan hệ giao dịch, hợp đồng của CTCP, khi xác lập bên thứ ba xác lập giao dịch, hợp đồng với những NĐDTPL của CTCP; (iii) CPCP phải có cơ chế giám sát hoạt động của NĐDTPL, tránh các hành vi tư lợi, xâm hại đến lợi ích của công ty và cổ đông. 2.3. Chức danh quản lý của ngƣời đại diện theo pháp luật Việc xác định ai là người đại diện theo pháp luật của CTCP có ý nghĩa vô
  • 41. 35 cùng quan trọng đối với hoạt động của công ty bởi vì người đại diện sẽ thay mặt doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch với các chủ thể khác, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho CTCP. Với mỗi cá nhân đại diện theo pháp luật của công ty cần có những chức danh quản lý cụ thể để có thể xác lập tư cách đại diện một cách dễ dàng. LDN 2014 không định nghĩa về bản chất người quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên có liệt kê các vị trí trong doanh nghiệp được xem là quản lý doanh nghiệp. Theo đó, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Như vậy, LDN không hạn chế chức danh pháp lý được phép đảm nhiệm vị trí NĐDTPL. Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể chức danh quản lý của NĐDTPL. Công ty có toàn quyền lựa chọn NĐDTPL, nhưng chỉ chọn những người có những chức danh quản lý nhất định. LDN 2014 không hạn chế những chức danh quản lý nào được phép đảm nhận vị trí NĐDTPL như LDN 2005 mà doanh nghiệp được quyền xác định các chức danh khác ngoài các chức danh đã được liệt kê tại khoản 18 Điều 4 miễn là chức danh đó được Điều lệ công ty quy định là NĐDTPL tức là có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch. Bên cạnh đó, LDN 2014 cũng quy định những chức danh quản lý đương nhiên là NĐDTPL của công ty. NĐDTPL đương nhiên xoay quanh các chức danh quản lý Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc tại khoản 2 Điều 134 LDN 2014. Bởi đây là những chức danh đứng đầu trong quản lý, điều hành hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, do vậy giao cho họ trách nhiệm đại diện cho doanh nghiệp trong giao kết và thực hiện các giao dịch với chủ thể khác là quy định hết sức hợp lý. Bên cạnh những trường hợp làm người đại diện theo pháp luật đương nhiên, trong trường hợp công ty quy định có nhiều người đại diện theo pháp luật thì CTCP hoàn toàn có thể tự quyết