SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
-iii-
TÓM TẮT
Đình công là một trong những quyền cơ bản của người lao động, được thừa
nhận bởi Liên hiệp Quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Ở Việt Nam, đình công xuất hiện cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung
sang nền kinh tế thị trường, theo đó người lao động thường sử dụng quyền đình công
như một vũ khí đấu tranh với người sử dụng lao động để đạt được những yêu sách về
quyền và lợi ích trong quan hệ lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của đình
công, Bộ luật Lao động năm 1994 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2006 đều có những
quy định riêng để điều chỉnh vấn đề này. Qua nhiều năm thực hiện, do bộc lộ một số
hạn chế và bất cập nên Bộ luật Lao động năm 2012 được ban hành và có hiệu lực từ
01 - 5 - 2013 đã điều chỉnh lại một lần nữa phù hợp hơn vấn đề đình công và giải
quyết đình công. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định về giải quyết đình công trong
Bộ luật Lao động năm 2012 không còn phù hợp với tình hình thực tế. Chính vì thế
mà vấn đề giải quyết đình công được đưa vào một chương riêng (Chương XXXI Thủ
tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công) trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Bộ
luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ
họp thứ 10 thông qua ngày 25 - 11 - 2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 - 7 -
2016). Với mong muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về
đình công và giải quyết đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng như đóng góp một
vài ý kiến nhằm thực thi có hiệu quả các quy định của Bộ luật Lao động năm 2012
cũng như Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về đình công và giải quyết đình công, tác
giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về đình công qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Trà Vinh”
làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về đình công và pháp luật đình công
- Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật đình công tại tỉnh Trà Vinh và kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công.
-iv-
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, luận văn đã đi từ các quan
niệm về đình công và giải quyết đình công nói chung đến sự điều chỉnh bằng pháp
luật đối với vấn đề này trên bình diện quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế và
các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích
một cách có hệ thống các quy định về đình công và giải quyết đình công theo Bộ luật
Lao động năm 2012 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Từ những nghiên cứu về
pháp luật thực định, luận văn phân tích thực tiễn đình công, giải quyết đình công và
những nguyên nhân xảy ra đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và thấy rằng tình
trạng đình công diễn ra hết sức phức tạp, trong khi đó việc giải quyết đình công thông
qua xét tính hợp pháp của cuộc đình công vẫn chưa diễn ra trên thực tế vì nhiều lý
do. Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
của việc thực thi Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về
vấn đề đình công và giải quyết đình công, bao gồm các kiến nghị để hoàn thiện một
số quy định của pháp luật cũng như các giải pháp toàn diện để đảm bảo thực hiện
pháp luật trên thực tế. Nhằm ngăn chặn đình công xảy ra và nếu có xảy ra thì giải
quyết kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do đình công gây ra
đối với sự phát triển của nền kinh tế là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay.
-v-
ABSTRACT
Strike is one of the fundamental rights of workers, adopted by the United
Nations, International Labour Organization and most countries around the world.
In Vietnam, strikes appeared with the transition from centralized economy to a
market economy, in which workers often use the right to strike as a weapon of
struggle with employers to achieve the claims of rights and interests in labor
relations. Recognizing the importance of the strike, The Labour Code in 1994 and
The Law on Amendments and Supplements in 2006 have the specific provisions
to regulate this issue. Through many years of implementation, due to revealing
some of the limitations and inadequacies, The Labour Code in 2012 was enacted
and entered into force from 01 - 5 - 2013 adjusted one again so it coincided about
the strike and it’s resolve. However, the implementation of the regulations on the
strike’s resolve in The Labour Code in 2012 is no longer consistent with the actual
situation. So the strike resolving problem is put into a separate chapter (Chapter
XXXI The procedure to examine the legality of the strike) in the Civil Procedure
Code 2015 (This Code was adopted by the National Assembly of the Republic
Vietnam Socialist XIII, adopted at its 10th session on 25 - 11 - 2015, and took
effect from 01 - 7 - 2016). With the desire to learn and to clarify some theoretical
issues, practical strike and it’s resolve in Tra Vinh Province as well as contributing
some ideas to implement effectively the provisions of The Labour Code 2012 and
The Civil Procedure Code in 2015 about the strike and it’s resolve, the author has
chosen the project: “The legislation on strike through practical application in Tra
Vinh Province” as the master’s thesis.
Besides the introduction and conclusion, list of references, this thesis includes
2 chapter:
Chapter 1: The general theoretical issues about the strike and strike law.
Chapter 2: The situation of applying strike law in Tra Vinh province and
petition to perfect the law about strikes and solving strike
-vi-
Based on researching the general theoretical issues, the thesis went from
intellection of strike and strike’s resolve to the regulation by law of this issue in the
view of the International Labour Organization and the nations in the world, including
Vietnam. On this basis, the author has analyzed a systematic way of regulations on
strike and resolve the strike under the Labour Code 2012 and Civil Procedure Code
2015. From the study of law carry on, the thesis analyzed the practical strike, strike’s
resolve, and the causes of strike in Tra Vinh Province, pointed out that the strike
status is very complex, while the resolving of strike through legal examination of
strike has not occurred yet in practical for several reasons. From the above analysis,
the author gave some recommendations to improve the effectiveness of the
implementation of the Labour Code 2012 and Civil Procedure Code 2015 about the
strike problem and resolving, include some proposals to improve provisions of the
law as well as a comprehensive solution to ensure the implementation of laws in
practice. In order to prevent the strike and resolve promptly, with effectiveness and
limited to the lowest level of damage caused by strike for the development of the
economy is the necessary and urgent problem now.
-vii-
MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................ iii
ABSTRACT...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.............................................................4
3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................4
3.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................5
4.1 Mục đích nghiên cứu....................................................................................5
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................6
7. Kết cấu luận văn .................................................................................................6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ
PHÁP LUẬT ĐÌNH CÔNG .....................................................................................7
1.1 Khái quát chung về đình công ..........................................................................7
1.1.1 Khái niệm đình công .................................................................................7
1.1.2 Những dấu hiệu cơ bản của đình công ......................................................9
1.1.3 Phân loại đình công .................................................................................12
1.1.4 Sự tác động của đình công ......................................................................13
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của cuộc đình công.......................15
-viii-
1.1.6. Những hành vi bị cấm thực hiện trước, trong và sau khi kết thúc cuộc
đình công .........................................................................................................17
1.2 Pháp luật về giải quyết đình công...................................................................18
1.2.1 Phương thức giải quyết đình công...........................................................18
1.2.2 Thẩm quyền, thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu giải quyết đình công.......21
1.2.3. Xét tính hợp pháp của cuộc đình công và quyền lợi của NLĐ khi giải
quyết đình công ................................................................................................23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐÌNH CÔNG TẠI
TỈNH TRÀ VINH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
ĐÌNH CÔNG ...........................................................................................................29
2.1 Khái quát tình hình đình công và giải quyết đình...........................................29
2.1.1 Tình hình đình công tại Việt Nam...........................................................29
2.1.2 Tình hình đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh......................................30
2.2 Nguyên nhân xảy ra đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ............................36
2.2.1 NSDLĐ không thực hiện đúng quy định pháp luật về lao động và các cam
kết đã thỏa thuận với NLĐ ...............................................................................36
2.2.2 Hiểu biết và ý thức pháp luật của NLĐ còn hạn chế...............................37
2.2.3 Vai trò của công đoàn cơ sở tại các DN xảy ra đình công còn yếu kém.38
2.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện pháp luật lao động còn
nhiều hạn chế....................................................................................................40
2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh....41
2.3.1 Thành lập ban chỉ đạo giải quyết đình công............................................42
2.3.2 Trực tiếp tới nơi xảy ra đình công để lắng nghe ý kiến của công nhân; đồng
thời tuyên truyền, giải thích chính sách, pháp luật lao động cho công nhân ...43
2.3.3 Tổ chức gặp gỡ các DN, các nhà đầu tư để trao đổi việc thực hiện các quy
định của pháp luật lao động, bàn các biện pháp giải quyết đình công, nhằm sớm
ổn định sản xuất................................................................................................44
2.4 Một số bất cập của pháp luật đặt ra từ thực tiễn đình công và giải quyết đình
công tại tỉnh Trà Vinh...........................................................................................45
-ix-
2.4.1 Quyền đình công chỉ đặt ra đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.45
2.4.2 Về thẩm quyền lãnh đạo đình công.........................................................47
2.4.3 Thủ tục lấy ý kiến của tập thể lao động về đình công.............................48
2.4.4 Thủ tục hòa giải trước khi tiến hành đình công ......................................49
2.5 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đình công và giải quyết đình công qua thực
tiễn tại tỉnh Trà Vinh.............................................................................................50
2.5.1 Rút gọn thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể...........................51
2.5.2 Mở rộng quyền đình công cho NLĐ .......................................................52
2.5.3 Xác định rõ và tăng nặng các chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm các
điều cấm trước, trong và sau khi đình công .....................................................54
2.5.4 Đơn giản hóa thủ tục, trình tự đình công.................................................55
2.5.5 Bổ sung hoạt động y tế, bệnh viện vào lĩnh vực thiết yếu, xác định danh
mục các đơn vị không được đình công.............................................................55
2.5.6 Mở rộng thẩm quyền lãnh đạo đình công................................................56
2.5.7 Tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết các cuộc
đình công .........................................................................................................56
KẾT LUẬN..............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
-x-
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
BLLĐ: Bộ luật Lao động
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự
LĐLĐ: Liên đoàn Lao động
BCH: Ban Chấp hành
DN : Doanh nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển sôi động của kinh tế
thị trường, đình công là một hiện tượng xã hội tất yếu. Đình công là một biện pháp
được người lao động sử dụng nhằm đấu tranh với người sử dụng lao động để bảo vệ
quyền lợi của mình trong quá trình thực hiện quan hệ lao động.
Trên thế giới, quyền đình công của tập thể người lao động được pháp luật
nhiều nước thừa nhận. Liên Hợp Quốc cũng công nhận quyền đình công của người
lao động trong Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa do Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16 - 12 - 1966.
Tại Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 1995 (đến nay là Bộ luật Lao động năm
2012) đã chính thức thừa nhận một trong các quyền của người lao động là quyền đình
công. Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua cho thấy tình hình đình công diễn ra ở nhiều
nơi trong cả nước đã không tuân thủ đúng luật, gây ra nhiều vấn đề phức tạp như: sử
dụng bạo lực trong đình công, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động,
đập phá tài sản, máy móc, nhà xưởng, lôi kéo, tụ tập, kích động, gây mất trật tự…
Tỉnh Trà Vinh đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, được quy hoạch
và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển đa dạng về ngành
nghề, thu hút một số lượng lớn người lao động đã đóng góp rất nhiều vào sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Bên cạnh đó tỉnh Trà Vinh trong thời
gian qua cũng diễn ra các cuộc đình công trái luật gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế,
trật tự an ninh xã hội, môi trường đầu tư…không những thế việc giải quyết hậu quả
của đình công trái luật là vấn đề nan giải, mất rất nhiều thời gian, nhân lực, vật lực
của toàn xã hội. Chính vì vậy, hiện tượng đình công diễn ra ở nhiều doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua là sự quan tâm của người lao động,
người sử dụng lao động, của các cấp chính quyền và đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên
cứu, giải quyết trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
-2-
Tuy nhiên, đình công không hẳn là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, vì
thông qua đình công, các xung đột về quyền và lợi ích giữa người lao động và người
sử dụng lao động được giải quyết, từ đó góp phần cải thiện quan hệ lao động. Cho
nên không nên coi đình công là hiện tượng tiêu cực của nền kinh tế thị trường và tìm
cách hạn chế thậm chí loại bỏ nó.
Do vậy, nghiên cứu, phân tích một cách khoa học về tình hình đình công và
thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh là hết sức cần thiết
và quan trọng. Với nhận thức đó tác giả quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về đình
công qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Trà Vinh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền đình công của người lao động ở nước ta được pháp luật ghi nhận từ Sắc
lệnh số 29/SL ngày 12 - 3 - 1947. Tuy nhiên, sau đó trong một thời gian dài của cơ chế
kinh tế tập trung bao cấp, quyền đình công của người lao động đã không được đề cập.
Kể từ sau năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, lúc
này quan hệ lao động bắt đầu có sự đấu tranh về lợi ích giữa người lao động và người
sử dụng lao động. Thực tiễn cho thấy từ năm 1986 đến nay, nhiều cuộc đình công xảy
ra ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có tỉnh Trà Vinh.
Từ thực tiễn đó, vấn đề đình công đã và đang được đề cập nghiên cứu ở nhiều
khoa học khác nhau, trong đó có khoa học pháp lý. Đặc biệt trong những năm gần
đây khi tình hình đình công đang dần trở nên nóng bỏng thì tình hình nghiên cứu về
đình công và giải quyết đình công ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Qua quá trình
khảo sát về tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy như sau:
Có nhiều bài viết đăng trên báo, tạp chí như: Báo Người Lao động, Báo Sài
Gòn Giải phóng, Tuổi trẻ, Thanh niên… nhằm phản ánh tình hình đình công và việc
giải quyết đình công tại một số doanh nghiệp. Các bài viết này chủ yếu là cung cấp
thông tin và có một vài ghi nhận, đánh giá tình hình đình công và giải quyết đình
công như bài “Đâu phải muốn là đình công” của tác giả Hồng Vân, đăng trên Báo
Người Lao động, số ra ngày 29 - 8 - 2016; bài “Thiệt hại do đình công bất hợp pháp:
Ai chịu trách nhiệm?” của tác giả Đường Loan, đăng trên báo Sài Gòn Giải phóng,
-3-
số ra ngày 27 - 02 - 2014; bài “Khó đình công hợp pháp” của tác giả Mai Chi đăng
trên Báo Người Lao động số ra ngày 28 - 01 - 2015; hay bài “Đình công - Ai ép ai?
Nhìn từ lý thuyết mặc cả” của tác giả Nguyễn An Nguyên, đăng trên Tuổi trẻ chủ
nhật, số ra ngày 19 - 02 - 2006…
Có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu, trao đổi lý luận của các nhà
nghiên cứu, các giảng viên Đại học Luật và các chuyên gia đang công tác tại các cơ
quan tố tụng, như: Nguyễn Hữu Chí (2012), “Tự do công đoàn và đình công dưới góc
độ quyền kinh tế - xã hội của người lao động”, Tạp chí Luật học (số 6/2012); Đỗ
Ngân Bình (2007), “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
trước, trong và sau đình công”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (số 6/2007); hay bài viết
“Vai trò của các chủ thể trong quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động,
đình công” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng đăng trên tạp chí Tâm lý học số 2/2011;
Phạm Công Bảy (2012), Thực trạng tranh chấp lao động, đình công và kiến nghị việc
sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung, Tạp chí Tòa án
nhân dân (Số 10/2012); Hồ Quang Huy (2009), Một số suy nghĩ về bản chất và ảnh
hưởng của hiện tượng đình công đối với đời sống kinh tế - xã hội, Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật (Số 4/2009); Trần Ngọc Diễn (2016), Tăng cường vai trò công đoàn
trong ngăn ngừa, giảm thiểu đình công ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội (Số
519 + 520/2016).
Một số nghiên cứu khoa học về pháp luật đình công và giải quyết đình công
của các luận văn tiến sỹ và thạc sỹ luật học cũng được thực hiện tại Viện Nhà nước
và Pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP.HCM, Học viện Chính
trị Quốc gia… như: Trần Hồng Hạnh (2008), Đình công và giải quyết đình công
theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà
Nội; Chử Thị Xuyên (2013), Những điểm mới về tranh chấp lao động và đình công
trong Bộ luật Lao động năm 2012, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà
Nội; Trần Trọng Tuấn (2006), Đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết
đình công tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật
TP.HCM; Nguyễn Thị Lành (2010), Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
-4-
của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công bất hợp pháp, Luận văn thạc
sỹ luật học, Đại học Luật TP.HCM.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và
một số cơ quan, tổ chức khác cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, thực hiện các công trình
nghiên cứu về đình công và thủ tục giải quyết đình công. Chẳng hạn đề tài của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam (2009), “Đình công ở nước ta hiện nay và các giải
pháp của công đoàn” do nhóm nghiên cứu của Viện Công nhân - Công đoàn thực
hiện. Tuy nhiên kết quả của công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tập trung
phân tích các nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp lao động dẫn đến đình công,
khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn là cầu nối hài hòa trong mối quan hệ giữa
người lao động với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu về pháp luật đình công và
giải quyết đình công từ thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh. Mặc khác, các nghiên cứu đó tập
trung nhiều vào các lý luận về đình công, chưa xuất phát từ thực tiễn đình công và áp
dụng pháp luật giải quyết đình công để xem xét và lý giải vấn đề.
Luận văn này là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu riêng về tình
hình đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh
kể từ khi Bộ luật Lao động có hiệu lực đến nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Quy định của pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở nước ta hiện nay.
- Thực tiễn đình công và giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đình công và giải quyết đình công là vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính
thực tiễn, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau.
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những khía
cạnh pháp lý về đình công và áp dụng pháp luật giải quyết đình công trong Bộ luật
Lao động năm 2012 và Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng như trong một số văn
bản pháp luật liên quan khác.
-5-
Thực tiễn đình công và áp dụng pháp luật giải quyết đình công tác giả chỉ
nghiên cứu trong địa bàn tỉnh Trà Vinh. Bởi tỉnh Trà Vinh đang trong quá trình tái cơ
cấu kinh tế, đã và đang hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển
đa dạng về ngành nghề, thu hút một số lượng lớn người lao động. Đặc biệt trong
những năm gần đây, là địa phương xảy ra nhiều cuộc đình công phức tạp nhất trong
khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Từ tình hình đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại
tỉnh Trà Vinh, luận văn nhằm chỉ ra được các nội dung hạn chế của pháp luật về đình
công, giải quyết đình công và cơ chế áp dụng pháp luật giải quyết đình công ở nước
ta. Trên cơ sở đó nêu lên những kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập, thiếu sót,
hạn chế của pháp luật hiện hành về đình công và giải quyết đình công. Qua đó góp
phần nâng cao tính khả thi của pháp luật đình công và giải quyết đình công, bảo đảm
thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Một là, chỉ ra được cơ sở lý luận của quyền đình công đồng thời phân tích các
quy định pháp luật hiện hành về đình công và giải quyết đình công.
Hai là, phân tích, đánh giá tình hình đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật
giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua.
Ba là, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công và giải
quyết đình công ở nước ta.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đồng thời, dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về đình công và giải quyết đình công.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài cơ
bản là các phương pháp truyền thống như phân tích, so sánh, thống kê …
-6-
Sử dụng phương pháp so sánh nhằm đưa ra một số nội dung mới trong quy
định của Bộ luật Lao động năm 2012 so với các văn bản trước đây về đình công, so
sánh số liệu về số vụ đình công từng năm xảy ra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; sử dụng
phương pháp thống kê để cập nhật chính xác số vụ đình công thực tế đã xảy ra trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh so với mặt bằng chung của cả nước; sử dụng phương pháp phân
tích để tìm ra nguyên nhân xảy ra đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích đóng góp về mặt lý luận cho
pháp luật lao động liên quan đến đình công, đóng góp một số giải pháp giải quyết
đình công trên thực tế địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề
tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý
có liên quan đến đình công và giải quyết đình công; tuyên truyền pháp luật đối với
người sử dụng lao động, người lao động và có thể làm tài liệu tham khảo để đóng góp
các dự thảo văn bản pháp luật có liên quan đến đình công.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về đình công và pháp luật đình công
- Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật đình công tại tỉnh Trà Vinh và kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công.
-7-
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CÔNG
VÀ PHÁP LUẬT ĐÌNH CÔNG
1.1 Khái quát chung về đình công
1.1.1 Khái niệm đình công
Đình công không phải là khái niệm mới, mà có từ khá sớm. Vào thời Ai Cập
cổ đại, những người công nhân làm việc ở nghĩa trang hoàng gia tại Deir el - Medina
đã tổ chức cuộc bãi công vào ngày 14 - 11 - 1152. Sự kiện này đã được các sử gia ghi
chép lại và lưu trữ tại Turin, Italia. Đây được xem là cuộc đình công đầu tiên trong
lịch sử loài người. Mexico được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận
quyền đình công trong hiến pháp vào năm 1917 [22].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 1995, “Đình công là một dạng bãi công ở
quy mô nhỏ trong một hay nhiều xí nghiệp, cơ quan; thường không kèm theo những
yêu sách về chính trị” hay “Đình công được hiểu là đấu tranh có tổ chức bằng cách
cùng nhau nghỉ việc trong các xí nghiệp, công sở” (Từ điển Tiếng Việt 1994).
Dưới góc độ kinh tế - xã hội, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực
hiện bởi tập thể NLĐ nhằm gây sức ép để đạt được những yêu sách gắn với lợi ích kinh
tế hoặc lợi ích nghề nghiệp. Đình công được coi là “vũ khí” mà tập thể NLĐ sử dụng
trong cuộc đấu tranh kinh tế, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại kinh tế với NSDLĐ,
nhằm mục đích giải quyết những bất đồng về quyền và lợi ích theo hướng có lợi cho tập
thể NLĐ. Đình công để lại hậu quả và thiệt hại kinh tế cho DN, đồng thời cũng ảnh
hưởng đến lợi ích của cá nhân và tập thể NLĐ ở một mức độ nhất định.
Dưới góc độ pháp lý, đình công là quyền của NLĐ được pháp luật thừa nhận.
Quyền đình công là quyền ngừng việc tạm thời của NLĐ nhằm buộc NSDLĐ hoặc
các chủ thể khác phải thỏa mãn những yêu sách về quyền và lợi ích chính đáng của
mình. Tuy nhiên, quyền đình công của NLĐ chỉ giới hạn trong khuôn khổ mà pháp
luật cho phép và phải tuân theo những trình tự và thủ tục nhất định theo quy định của
-8-
pháp luật. Quyền đình công của NLĐ được ghi nhận trong văn bản pháp luật của quốc
gia và một số văn bản pháp luật lao động quốc tế.
Trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp
Quốc năm 1966 tại điểm d khoản 1 Điều 8 có nêu rõ: “Các quốc gia tham gia công
ước này cam kết bảo đảm quyền đình công của NLĐ miễn quyền này được thực hiện
phù hợp với pháp luật của mỗi nước”. Theo tổ chức lao động quốc tế ILO:
Quyền đình công là một trong những biện pháp thiết yếu mà NLĐ và tổ
chức của họ có thể sử dụng để bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của
mình. Việc sử dụng quyền đình công không chỉ nhằm đạt được điều kiện
làm việc tốt hơn hoặc có những yêu cầu tập thể mang tính chất nghề nghiệp
mà nhằm tìm ra những giải pháp cho những vấn đề chính sách kinh tế - xã
hội và mọi vấn đề lao động mà NLĐ trực tiếp quan tâm [44].
Pháp luật Việt Nam từ rất sớm đã có những quy định về quyền đình công. Điều
174 Sắc lệnh số 29/SL của Chủ tịch Chính phủ ngày 12 - 3 - 1947 quy định “Công
nhân có quyền tự do kết hợp và bãi công”. Như vậy, quyền đình công của NLĐ đã
được ghi nhận nhưng chưa đề cập đến cơ chế thực hiện quyền. Đến khi BLLĐ năm
1994 ra đời, trình tự thủ tục tiến hành đình công mới bước đầu được quy định cụ thể.
Tuy nhiên, phải đến khi sửa đổi, bổ sung BLLĐ năm 2006 khái niệm đình công mới
được quy định chính thức tại Điều 172. Theo đó, “Đình công là sự ngừng việc tạm
thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động
tập thể” nhưng định nghĩa này cũng gây nhiều nghi ngại bởi về bản chất đình công
không phải là biện pháp để giải quyết tranh chấp lao động, mà chỉ là biện pháp được
thực hiện nhằm giải quyết tranh chấp lao động theo hướng có lợi cho NLĐ. Qua nhiều
lần sửa đổi bổ sung, BLLĐ năm 2012 đã nêu ra khái niệm “Đình công là sự ngừng
việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu
trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Việc đình công chỉ được tiến hành đối
với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích” [36, Điều 209]. Như vậy, đình công là
một loại quyền cho phép NLĐ được tự do lựa chọn cách xử sự trong khuôn khổ pháp
luật nhưng việc thực hiện quyền này phải thông qua hành vi mang tính tập thể là sự
tự nguyện ngừng việc của những NLĐ [29].
-9-
Từ những phân tích trên có thể hiểu: Đình công là sự ngừng việc tạm thời của
tập thể NLĐ, nhằm gây áp lực buộc NSDLĐ hoặc các chủ thể khác phải thỏa mãn
những yêu sách về quyền và lợi ích của tập thể NLĐ.
1.1.2 Những dấu hiệu cơ bản của đình công
Từ khái niệm đình công ở trên có thể tìm ra các dấu hiệu cơ bản của đình công,
để phân biệt đình công với các hình thức khác như lãn công, biểu tình…
- Đình công là phản ứng thể hiện bằng sự ngừng việc hoàn toàn của NLĐ
Đình công biểu hiện trước hết là sự ngừng việc của NLĐ. Sự ngừng việc này
có nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau nhưng ở các nước, quyền đình công thường
được biểu hiện là sự ngừng việc triệt để, tức là ngừng việc hoàn toàn của bản thân
NLĐ khi lẽ ra họ phải thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể,
theo quy chế của nơi làm việc mà không được sự đồng ý của NSDLĐ. Vì vậy, tất cả
những sự ngừng việc không triệt để như nghỉ việc lẻ tẻ, làm việc cầm chừng, lơ là,
chây ì (lãn công) nhằm đối với NSDLĐ không được xác định là đình công. Việc lãn
công không được thừa nhận và bị coi là hành vi vi phạm kỷ luật lao động, bị NSDLĐ
xử lý theo quy định của kỷ luật lao động.
Tuy nhiên cũng cần phân biệt đình công với việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động. Đình công là việc NLĐ tạm thời không thực hiện nghĩa vụ lao động
với mục đích tạo sức ép để NSDLĐ đáp ứng yêu sách của mình. Nếu yêu sách được
đáp ứng họ sẽ ngay lập tức trở về làm việc ngay.
Như vậy, sự phản ứng của NLĐ thông qua sự ngừng việc hoàn toàn là dấu
hiệu cơ bản để nhận diện đình công. Tuy nhiên, phản ứng này là mang tính hợp pháp
được pháp luật cho phép như tác giả đã trình bày ở mục phần đầu của luận văn.
- Đình công phải là do NLĐ tự nguyện.
Đình công là quyền của NLĐ, tuy nhiên việc đình công phải bảo đảm theo
trình tự thủ tục và những quy định của pháp luật, trên tinh thần tự nguyện. Pháp luật
nghiêm cấm:
Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc
NLĐ đình công; cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc. Dùng
-10-
bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ. Xâm phạm trật tự, an
toàn công cộng. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động
đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động NLĐ, người lãnh
đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do
chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công. Trù dập, trả thù NLĐ tham
gia đình công, người lãnh đạo đình công. Lợi dụng đình công để thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật khác [36, Điều 219].
Dấu hiệu này có nghĩa là tập thể lao động tiến hành đình công phải xuất phát
từ tự giác, tự nguyện của mỗi NLĐ. Khi nào họ thấy cần lên tiếng để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình thì họ sẽ thể hiện ý chí đó qua hành động
cụ thể. Mọi sự cưỡng ép, lừa dối NLĐ tham gia đình công đều bị coi là những hành
vi bất hợp pháp. Tùy theo mức độ vi phạm, người có hành vi ép buộc người khác đình
công phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
- Đình công là hiện tượng mang tính tập thể và do tập thể NLĐ tiến hành
Sự ngừng việc đình công phải do nhiều NLĐ tiến hành, đây chính là sự phản
ứng tập thể của NLĐ. Sự tham gia của tập thể NLĐ vừa là một trong những biểu hiện
bên ngoài của đình công, vừa là dấu hiệu không thể thiếu của đình công. Tính tập thể
ở đây thể hiện thông qua hành vi ngừng việc của nhiều người với cùng một động cơ,
mục đích giống nhau, cùng nhau phối hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả
trong quá trình đình công [15] nhằm mục đích gây sức ép đối với NSDLĐ. Như vậy,
tính tập thể của một cuộc đình công phải đồng thời thể hiện ở hai dấu hiệu là có sự
tham gia của nhiều NLĐ và giữa họ có sự liên kết mật thiết, cùng ngừng việc vì mục
tiêu chung, phản ánh được ý chí, nguyện vọng chung của tất cả hoặc của đa số NLĐ
trong đơn vị đó.
- Đình công luôn có tính tổ chức, thường do tổ chức Công đoàn lãnh đạo
Sự ngừng việc này phải có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức của những
NLĐ. Nghĩa là sự ngừng việc này phải có sự chỉ đạo, tổ chức và lãnh đạo, điều hành
chung của một cá nhân, một nhóm người hay sự phối hợp của cả tập thể NLĐ đó.
-11-
Như vậy, từ khi khởi xướng, phát động đình công cho đến việc thực hiện các trình tự
thủ tục khác hay trong quá trình giải quyết đình công đều phải có sự phối hợp của cả
tập thể lao động trong ý chí và hành động.
Pháp luật lao động nước ta chỉ thừa nhận đình công là hợp pháp khi do BCH
Công đoàn cơ sở quyết định và lãnh đạo. Công đoàn là tổ chức duy nhất có quyền
quyết định và lãnh đạo các cuộc đình công. Cụ thể “Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ
sở thì đình công phải do BCH Công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Ở nơi chưa có
tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức Công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh
đạo theo đề nghị của NLĐ” [36, Điều 210].
Như vậy, sự ngừng việc của NLĐ, thậm chí của quá nửa số NLĐ mà không có
tổ chức, quyết định của Công đoàn thì vẫn không được pháp luật công nhận là đình
công hợp pháp. Dấu hiệu này thể hiện vai trò của Công đoàn trong quan hệ giữa NLĐ
và NSDLĐ.
- Đình công bao giờ cũng gắn liền với những yêu sách
NLĐ khi chọn giải pháp đình công gây sức ép cho NSDLĐ là tại vì họ có
những đòi hỏi muốn được đáp ứng. Những yêu sách này có thể xuất phát từ những
nhu cầu chính đáng, cũng có thể xuất phát từ những nguyện vọng khác. Đó có thể chỉ
là những yêu cầu buộc NSDLĐ phải thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết với NLĐ
trước đó trong hợp đồng lao động hoặc trong thỏa ước lao động tập thể. Nhưng đó
cũng có thể là những yêu sách đưa ra mà cả hai chưa có thỏa thuận với nhau trước đó
và trong tình hình mới việc không đáp ứng những nhu cầu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
tới đời sống NLĐ.
Chủ thể bị gây sức ép phải đáp ứng các yêu sách thông thường là NSDLĐ hoặc
giới sử dụng lao động trực tiếp tham gia quan hệ với NLĐ tiến hành đình công. Song
chủ thể đó cũng có thể là NSDLĐ ở một DN khác (trong các cuộc đình công ủng hộ
- Đình công ủng hộ là cuộc đình công của những người công nhân không có yêu sách
với NSDLĐ của họ nhưng đã nghỉ việc để hỗ trợ tinh thần của những công nhân đang
đình công ở xí nghiệp khác hay ngành khác), thậm chí có thể là Nhà nước. Tuy nhiên,
cần lưu ý rằng không phải quốc gia nào cũng thừa nhận các cuộc đình công của NLĐ
-12-
nhằm gây sức ép tới tất cả các chủ thể trên đều được chấp nhận. Xuất phát từ quan
điểm của từng quốc gia, khả năng quản lý xã hội của quốc gia đó mà không phải quốc
gia nào cũng thừa nhận đình công ủng hộ hay đình công gây sức ép đối với Nhà Nước.
1.1.3 Phân loại đình công
Việc phân loại đình công là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đình
công có thể diễn ra với nhiều loại hình khác nhau với những tính chất rất khác nhau,
đòi hỏi có những quy định và biện pháp xử lý rất khác nhau. Đồng thời việc phân loại
giúp cho quá trình giải quyết đình công nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế những ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống NLĐ và đối với nền kinh tế xã
hội nói chung.
Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, ta sẽ có cách phân loại đình công khác nhau.
- Căn cứ vào phạm vi
Căn cứ vào phạm vi đình công có: Đình công DN, đình công bộ phận, đình
công ngành, đình công toàn quốc (tổng đình công). Đình công DN là cuộc đình công
do tập thể lao động tiến hành trong phạm vi chính DN đó. Đình công bộ phận là cuộc
đình công do tập thể lao động tiến hành trong phạm vi bộ phận cơ cấu của DN; đình
công ngành là cuộc đình công do tập thể lao động tiến hành trong phạm vi một ngành;
đình công toàn quốc (tổng đình công) là đình công do những NLĐ cùng tiến hành
trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật nước ta chỉ thừa nhận đình
công DN và đình công bộ phận là hợp pháp.
- Căn cứ vào tính hợp pháp
Căn cứ vào tính hợp pháp có đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp.
Đình công hợp pháp là những cuộc đình công được tiến hành theo đúng quy định của
pháp luật. Đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công thiếu một trong số các
điều kiện luật định. Như vậy, tính hợp pháp của đình công chỉ được xét chủ yếu dưới
góc độ thủ tục tiến hành đình công mà không xét về nội dung của các yêu sách trong
đình công.
Ngoài hai cách phân loại trên như ở nước ta, ở các nước còn một số cách phân
loại như sau: Căn cứ vào tính chất có đình công vì mục đích chính trị (đình công
-13-
chính trị), đình công vì mục đích kinh tế (đình công kinh tế) đình công vì mục đích
xã hội. Căn cứ vào động lực có đình công vì mục đích trực tiếp, được cảnh cáo (đình
công gây uy thế) đình công hưởng ứng (đình công đoàn kết, đình công tỏ cảm tình).
Căn cứ vào cách thức tiến hành có đình công đơn nhất, đình công quay vòng (đình
công luân phiên), đình công từng đợt, đình công chớp nhoáng, đình công có tính chất
lãn công, đình công ngồi, đình công đứng, đình công đi ra, đi vào, đình công tuần
hành, đình công tại nhà, đình công tập trung tại DN, cơ quan tổ chức… Căn cứ vào
tính tổ chức có đình công tự phát (đình công hoang dã), đình công có tổ chức.
1.1.4 Sự tác động của đình công
Là một hiện tượng tồn tại khách quan trong xã hội, đình công thể hiện sự tác
động ba chiều đối với cả NLĐ, NSDLĐ và cả Nhà nước.
- Đối với NLĐ
Đình công là biện pháp hiệu quả để NLĐ đạt được những nguyện vọng và lợi
ích hợp pháp của mình. Thông qua đình công NLĐ đưa ra những yêu sách buộc
NSDLĐ thực hiện đúng các quy định trong pháp luật lao động, thỏa ước lao động...
Hơn thế nữa, NLĐ còn có thể đạt được những lợi ích cao hơn so với những lợi ích
trong luật định và các thỏa thuận đã có. Nhờ việc tiến hành đình công, NLĐ đã có
tiếng nói của mình đối với NSDLĐ khi mà NLĐ luôn đứng ở vị thế yếu thế hơn trong
quan hệ lao động. Như vậy, đình công không những mang đến những lợi ích kinh tế
nhất định cho NLĐ mà còn góp phần tạo ra môi trường lao động dân chủ.
Tuy nhiên, đình công cũng có tác động tiêu cực đối với NLĐ. Đó là sự giảm
sút về mặt thu nhập. Vì khi NLĐ tham gia đình công thì họ sẽ không được trả lương.
Đối với những NLĐ không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc, họ vẫn được
trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối
thiểu vùng [5, Điều 218]. Ngoài tiền lương giảm sút, họ có thể bị giảm luôn cả tiền
tăng ca, phụ cấp hoặc mất tiền thưởng lễ, tết do NSDLĐ bị thiệt hại về kinh tế. Không
những thế, việc tham gia đình công có thể dẫn đến nguy cơ NLĐ mất việc làm. Mặc
dù BLLĐ có quy định cấm NSDLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc có hành vi trù
dập, trả thù đối với NLĐ tham gia đình công. Dù vậy, NSDLĐ hoàn toàn có quyền
-14-
không tái ký hợp đồng lao động với những người đã tham gia đình công khi hợp đồng
lao động đã hết hạn.
- Đối với NSDLĐ.
Đình công gây thiệt hại về kinh tế lẫn uy tín của DN. Vì khi tập thể NLĐ ngừng
việc sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bị đình trệ, thậm chí phải tạm
ngừng. Việc này làm giảm năng suất lao động, gây ảnh hưởng về lợi nhuận của DN.
Ngoài ra sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN do bị đình công có
thể phát sinh thêm những việc như vi phạm hợp đồng với đối tác do không có hàng hóa
để cung cấp, không thực hiện đúng dịch vụ trong thời hạn... làm giảm sút uy tín với
khách hàng. Không những thế, việc đình công xảy ra còn làm giảm khả năng tìm kiếm
khách hàng, đối tác mới. Vì họ e ngại tình trạng đình công có thể tái diễn, sẽ ảnh hưởng
đến tiến độ thực hiện hợp đồng và những liên lụy kèm theo.
Thêm vào đó, khi xảy ra đình công, NSDLĐ phải tốn rất nhiều chi phí sửa
chữa, khắc phục, chi phí dọn dẹp để hoạt động trở lại bình thường, vì NLĐ thường
có hành vi kích động, đập phá máy móc, nhà xưởng... Mặc dù pháp luật quy định
NLĐ gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định tại Điều 36 Nghị định số
05/2015/NĐ-CP ngày 12 - 01 - 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số nội dung của BLLĐ nhưng thực tế số tiền mà NSDLĐ được bồi
thường là rất nhỏ so với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu, chưa kể đến việc yêu
cầu NLĐ không có khả năng tài chính bồi thường là việc rất khó khăn.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, đình công cũng có tác động tích cực đến
NSDLĐ. Vì sau cuộc đình công, NSDLĐ sẽ rút ra được những kinh nghiệm trong
quản lý, điều hành như thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động, thỏa
ước lao động tập thể đã ký kết, quan tâm hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của
NLĐ... Từ đó, NSDLĐ có thể hạn chế được những nguyên nhân dẫn đến đình công,
văn hóa DN ngày càng tăng cao.
- Đối với Nhà nước
Đình công có thể làm xấu đi hình ảnh môi trường đầu tư trong nước. Vì sẽ không
có nhà đầu tư nước ngoài nào dám mạnh dạn đầu tư vào một đất nước mà ở đó NLĐ
-15-
thường có hành vi chống đối lại NSDLĐ dù cho nguồn nhân công có dồi dào và giá rẻ.
Mặc khác, đình công sẽ làm rối loạn trật tự kinh tế. Vì mỗi DN là một mắc xích trong
nền kinh tế nên sự đình trệ sản xuất của một DN có thể kéo theo sự ảnh hưởng dây
chuyền đến các DN khác và người tiêu dùng. Hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nếu đình
công xảy ra ở những DN cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của
con người. Ngoài ra, việc NLĐ đình công không hợp pháp phần nào chứng tỏ rằng
pháp luật không có tính thực tiễn, không đi vào cuộc sống. Thêm vào đó, đa số những
cuộc đình công bất hợp pháp đều giành được kết quả khiến cho những NLĐ ở các DN
khác thấy rằng thay vì kéo dài thời gian trong việc thực hiện đầy đủ thủ tục mà pháp
luật đã quy đinh, họ vẫn có thể giành được thắng lợi một cách nhanh chóng khi đình
công bất hợp pháp, dẫn đến trật tự, an ninh dễ bị rối loạn. Tuy nhiên, không thể phủ
nhận vai trò của đình công trong việc giúp cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng phát
hiện sự vi phạm pháp luật của NSDLĐ để kịp thời xử lý, giúp cơ quan lập pháp thấy
được những bất cập của pháp luật để kịp thời bổ sung, hoàn thiện pháp luật lao động.
Tóm lại, đình công có tác động tích cực và tiêu cực đối với NLĐ, NSDLĐ đối
với kinh tế xã hội và chính trị quốc gia nhưng rõ ràng những tác động của đình công
thể hiện tính tiêu cực nhiều hơn. Vì vậy, pháp luật bên cạnh việc đảm bảo quyền đình
công của NLĐ, cần phải có những quy định hợp lý để xử lý, hạn chế những ảnh hưởng
xấu của đình công.
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của cuộc đình công
Pháp luật Việt Nam không quy định như thế nào là một cuộc đình công hợp
pháp. Tuy nhiên qua những quy định về trường hợp đình công bất hợp pháp như:
Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; tổ chức
cho những NLĐ không cùng làm việc cho một NSDLĐ đình công; khi vụ
việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ
chức, cá nhân giải quyết; tiến hành tại DN không được đình công; khi đã
có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công [36, Điều 215].
Tác giả nhận thấy một cuộc đình công hợp pháp phải đảm bảo được các tiêu
chí sau:
-16-
Thứ nhất, cuộc đình công phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích. Tức là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động
mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động đã được đăng ký với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở DN
trong quá trình thương lượng tập thể lao động với NSDLĐ.
Thứ hai, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giải quyết rồi nhưng tập thể lao động không đồng ý với phương án mà
các cơ quan thẩm quyền đưa ra trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc trong thời
gian quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không tiến
hành giải quyết tranh chấp thì tập thể NLĐ có quyền tổ chức đình công.
Thứ ba, cuộc đình công phải được BCH Công đoàn cơ sở hoặc BCH Công đoàn
lâm thời lãnh đạo theo quy định tại Điều 210 BLLĐ năm 2012 về tổ chức và lãnh đạo
đình công. Cụ thể: Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do BCH Công
đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do
tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ [36, Điều 210].
Thứ tư, BCH Công đoàn cơ sở hoặc đại diện NLĐ phải tổ chức lấy ý kiến về
cuộc đình công theo quy định.
Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến
của thành viên BCH Công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi
chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản
xuất hoặc của NLĐ. Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu
hoặc chữ ký [36, Điều 212].
“Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của BCH
Công đoàn đưa ra thì BCH Công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản” [36,
Điều 213]. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến phải bảo đảm tự nguyện, mọi trường hợp ép
buộc đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Thứ năm, cuộc đình công phải do NLĐ trong cùng một DN tiến hành. Đối với
đình công được tiến hành bởi NLĐ ở các DN khác nhau thì đây được coi là cuộc đình
công bất hợp pháp.
-17-
Thứ sáu, DN nơi NLĐ đình công không thuộc danh mục không được đình
công. Theo đó không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động trong các
ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa
đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng, bao gồm:
Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống
điện quốc gia; thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;
bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải; cung cấp hạ tầng mạng
viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước; cung cấp
nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc
Trung ương; trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng [6, Điều 2].
Tuy nhiên, theo tác giả trong các lĩnh vực nói trên thì lĩnh vực y tế lại không
nằm trong danh mục các trường hợp không được đình công là sự thiếu sót. Bởi nếu
xảy ra việc gián đoạn, đình trệ hoạt động ở nơi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe,
tính mạng con người.
Thứ bảy, cuộc đình công không bị hoãn hoặc ngừng đình công theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn, “Khi xét thấy cuộc đình công
có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng,
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công” [36, Điều 221].
1.1.6. Những hành vi bị cấm thực hiện trước, trong và sau khi kết thúc cuộc
đình công
Pháp luật quy định các hành vi bị cấm thực hiện trước, trong và sau khi kết
thúc cuộc đình công bao gồm:
Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép
buộc NLĐ đình công; cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc.
Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ. Xâm phạm trật
tự, an toàn công cộng. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao
động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động NLĐ, người
lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý
do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công. Trù dập, trả thù NLĐ
tham gia đình công, người lãnh đạo đình công [36, Điều 219].
-18-
Theo quy định tại Điều 233 BLLĐ năm 2012, thì người nào có hành vi vi phạm
thì “Tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Mặt khác, Chính phủ cũng có quy định việc xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm
hành chính trước, trong và sau khi cuộc đình công. Điều 23 Nghị định 95/2013/NĐ-
CP ngày 22 - 8 - 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt đối với mỗi NLĐ
có hành vi vi phạm là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Còn đối với NSDLĐ có hành vi vi phạm các điều cấm đã nêu trên thì bị phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự nước ta cũng có các quy
định liên quan để xử lý các hành vi vi phạm này như: Tội hủy họai hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản; tội gây rối trật tự công cộng...
Với những quy định cụ thể, rõ ràng về những hành vi bị cấm thực hiện trước
khi đình công, trong khi đình công và sau khi kết thúc cuộc đình công, pháp luật hiện
hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá
trình áp dụng pháp luật. Những biện pháp xử lý cần thiết được áp dụng không chỉ
trừng trị người có hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả, mà còn có tính chất răn đe,
giáo dục, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật.
1.2 Pháp luật về giải quyết đình công
Pháp luật về giải quyết đình công ở nước ta hiện nay chủ yếu được quy định
trong BLLĐ (Chương XIV của BLLĐ năm 2012) và BLTTDS (từ Điều 403 đến Điều
413 tại Chương XXXI của BLTTDS 2015). Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành nhiều
nghị định để quy định về vấn đề này.
1.2.1 Phương thức giải quyết đình công
Trong từng trường hợp cụ thể, đình công có thể được giải quyết bằng những
phương thức sau:
- Giải quyết đình công thông qua thương lượng
Thương lượng được biết đến là hình thức giải quyết tranh chấp tự nguyện giữa
các bên mà không có sự tham gia của bên thứ ba. Trong việc giải quyết đình công,
-19-
phương thức thương lượng được xem là cơ chế tự giải quyết, các bên tự đưa ra đề
xuất và quyết định giải pháp cho các vấn đề mà không có sự trợ giúp của bên thứ ba.
Về ưu điểm, giải quyết đình công bằng phương thức thương lượng có thể giữ được
uy tín cho các bên, mang tính linh hoạt, mềm dẻo, ít đưa đến nguy cơ làm đổ vỡ quan
hệ lao động. Mặt khác, phương thức này đề cao tối đa quyền tự do định đoạt của các
bên. Các bên có quyền tự do ý chí trong việc quyết định có tham gia thương lượng
hay không, có quyền đưa ra quan điểm, đề xuất các khả năng giải quyết những mâu
thuẫn, bất đồng nhằm đi đến giải pháp thống nhất để giải quyết đình công. Do đó, khả
năng các bên tự giác thực hiện các thỏa thuận là rất lớn nếu thương lượng đạt kết quả.
Tuy vậy, phương thức thương lượng phụ thuộc vào sự tự giác của các bên, đòi hỏi
các bên phải có thiện chí và sự nhượng bộ cần thiết mới có thể đi đến kết quả trong
việc giải quyết đình công. Ngược lại, nếu các bên không có thiện chí trong quá trình
thương lượng, không mong muốn tham gia thương lượng, không tự giác chấp hành
thỏa thuận, bảo vệ quan điểm của mình một cách cứng nhắc, bảo thủ thì quá trình
thương lượng dễ dẫn đến bế tắc. “Vì hoạt động thương lượng cũng là việc chia phần
“một chiếc bánh lợi ích”, nên không phải khi nào các bên cũng dễ dàng thống nhất
được với nhau về mọi vấn đề; cũng sẵn sàng nhượng bộ để cuộc thương lượng thành
công nhanh chóng” [28, tr.58]. Trong giải quyết đình công, thương lượng không đặt
ra vấn đề xét tính hợp pháp của cuộc đình công mà chỉ nhằm giải quyết nguyên nhân
của cuộc đình công. Thông qua việc dàn xếp những mâu thuẫn giữa các bên, mục
đích cuối cùng của thương lượng trong đình công là tiến tới việc chấm dứt đình công,
NLĐ quay trở lại công việc, tiếp tục thực hiện quan hệ lao động giữa hai bên. Ngoài
việc dàn xếp những yêu sách của NLĐ để họ chấm dứt việc ngừng việc, các bên còn
có thể thương lượng với nhau để giải quyết các vấn đề về quyền lợi trong thời gian
đình công hay vấn đề bồi thường thiệt hại do đình công gây ra.
- Giải quyết đình công thông qua hòa giải
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba
độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định giữ vai trò trung gian để hỗ trợ
cho các bên tìm kiếm giải pháp thích hợp, giúp chấm dứt những mâu thuẫn, xung
-20-
đột đang tồn tại giữa các bên. Trong giải quyết đình công, hòa giải “thực chất là
giải quyết nội dung của cuộc đình công trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên
và sự giúp đỡ của người thứ ba trung lập không có quyền quyết định” [3, tr.3-4].
Hòa giải hướng đến việc chấm dứt tình trạng ngừng việc của NLĐ thông qua việc
dàn xếp nguyên nhân dẫn đến đình công bằng cách tìm kiếm các giải pháp cho
những vấn đề đang mâu thuẫn. Không những vậy, hòa giải cũng có thể giải quyết
những vấn đề như quyền lợi và trách nhiệm các bên trong quá trình đình công.
Trong quá trình hòa giải, người trung gian với cái nhìn khách quan hơn về những
mâu thuẫn, bất đồng sẽ phân tích cho các bên nhìn nhận rõ hơn về những lợi ích
chung của các bên những giá tri ̣các bên có thể đạt được cũng như các vấn đề
pháp lý liên quan. Bên cạnh đó, vai trò của người trung gian cũng được thể hiện
qua việc đưa ra các ý kiến, gợi ý các giải pháp để các bên tham khảo, cân nhắc
nhưng không có quyền quyết định việc giải quyết nội dung của cuộc đình công.
Như vậy, với phương thức hòa giải, mặc dù có chủ thể trung gian nhưng các bên
vẫn đảm bảo quyền tự định đoạt của mình trong giải quyết đình công. Về ưu
điểm, cũng như thương lượng, thủ tục hòa giải tương đối đơn giản, thuận tiện,
bảo đảm bí mật và uy tín cho các bên nhưng sử dụng phương thức hòa giải trong
giải quyết đình công, các bên có thể tận dụng được sự giúp đỡ từ bên ngoài, vẫn
giữ được thế chủ động và có nhiều cơ hội hơn trong việc duy trì mối quan hệ
giữa các bên. Bên cạnh đó, cũng như thương lượng, điểm hạn chế của phương
thức giải quyết đình công bằng hòa giải là các thỏa thuận đạt được trong hòa giải
không có tính ràng buộc pháp lý, phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác của các bên.
- Giải quyết đình công thông qua Tòa án
Với những yếu tố đặc thù: Được tiến hành theo thủ tục tố tụng chặt chẽ,
thực hiện bởi thẩm phán - những người có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh
vực pháp luật lao động và đặc biệt là phán quyết được đảm bảo thi hành bằng
sức mạnh cưỡng chế Nhà nước cho thấy việc giải quyết đình công thông qua Tòa
án có những ưu việt nhất định so với các phương thức khác. Chính vì vậy, có ý
kiến cho rằng: “Vẫn không thể thiếu vai trò của Tòa án trong việc giải quyết đình
-21-
công” [17, tr.21]. Đây là phương thức giải quyết đình công được chính thức quy
định trong pháp luật của nhiều quốc gia như: Nga, Philippin, Pháp… Về mặt bản
chất, khác với việc giải quyết tranh chấp lao động thông thường, giải quyết đình
công tại Tòa án không giải quyết nguyên nhân của cuộc đình công. Trên cơ sở
các quy định của pháp luật, Tòa án xem xét và ra phán quyết về tính hợp pháp
của cuộc đình công. Về vấn đề này, TS. Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: “Nó không
phải là giải quyết một vấn đề tranh chấp hay một vụ kiện thông thường mà là xác
định đình công, một hành động công nghiệp (industrial action), cách thức gây
sức ép của NLĐ có phù hợp với pháp luật không” [29, tr.63]. Bên cạnh đó, giải
quyết đình công thông qua Tòa án cũng có những hạn chế nhất đinh: Thủ tục
phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài, có thể ảnh hưởng đến uy tín của DN, gây
căng thẳng trong quan hệ lao động sau khi giải quyết đình công. Đây cũng là một
trong những lý do khiến cho các bên không mong muốn giải quyết đình công tại
Tòa án.
1.2.2 Thẩm quyền, thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu giải quyết đình công
- Thẩm quyền giải quyết đình công
Vấn đề cơ bản khi giải quyết đình công là xét tính hợp pháp của cuộc đình
công. Do vậy, khi đình công diễn ra, mục tiêu chủ yếu và quan trọng nhất là nhằm
xác định tính hợp pháp và bất hợp pháp của cuộc đình công, để từ đó làm cơ sở giải
quyết quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình đình công. Việc xem xét,
kết luận tính hợp pháp và bất hợp pháp của đình công có thể được tiến hành trong khi
đình công và sau khi đình công kết thúc.
Với chức năng xét xử, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền kết luận tính hợp
pháp của cuộc đình công. Cụ thể thẩm quyền thuộc về “Tòa án nhân dân cấp tỉnh
nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công” Việc
giao giải quyết đình công cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh là phù hợp với trình độ,
kinh nghiệm thực tiễn xét xử của thẩm phán do tính chất phức tạp của đình công.
Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối
với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công
-22-
trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Trong quá trình giải quyết, Tòa án xét
xử độc lập, quyết định theo đa số và chỉ tuân theo pháp luật, không chịu sự chi
phối của bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào. Quyết định của Tòa án có hiệu
lực bắt buộc đối với mỗi bên.
- Về thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu giải quyết đình công
Về quyền yêu cầu giải quyết đình công, theo quy định tại Điều 403 BLTTDS
năm 2015 thì NSDLĐ, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét
cuộc đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp.
Như vậy, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cuộc đình công trước hết thuộc về
BCH Công đoàn cơ sở và NSDLĐ là những chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ tranh
chấp. Với tư cách là đại diện cho tập thể lao động và có vai trò lãnh đạo đình công,
BCH Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu Tòa án kết luận đình công hợp pháp trước,
trong và sau khi đã ngừng đình công. NSDLĐ với tư cách là chủ sở hữu DN, quản lý,
điều hành tập thể lao động nơi tập thể lao động tiến hành đình công có quyền yêu cầu
Tòa án kết luận tính bất hợp pháp của cuộc đình công.
Về nội dung yêu cầu: Để đảm bảo cho việc yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc
đình công, pháp luật quy định:
Người yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải
làm đơn yêu cầu gửi Tòa án. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau
đây: Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công; tên, địa chỉ của
NSDLĐ nơi tập thể lao động đình công. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu
cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa
giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động
tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc
đình công [40, Điều 403].
Bên cạnh đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công,
quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ
tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp
của cuộc đình công.
-23-
Về việc thụ lý đơn, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu,
Tòa án có thẩm quyền giải quyết đình công phải xem xét đơn cùng các giấy tờ tài liệu
kèm theo. Nếu thấy việc giải quyết đình công thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án
vào sổ thụ lý đơn, ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
và thông báo ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động, NSDLĐ, Viện kiểm sát cùng
cấp và cơ quan, tổ chức liên quan biết.
1.2.3. Xét tính hợp pháp của cuộc đình công và quyền lợi của NLĐ khi giải
quyết đình công
- Xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Trước khi mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì Tòa án
phải tổ chức hội nghị hòa giải. Đây là một thủ tục cần thiết phải có trước khi mở
phiên Tòa xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Nó cần thiết bởi vì bản chất của
quan hệ lao động là tự do thương lượng và thỏa thuận, căn cứ vào các quy định
của pháp luật và điều kiện, khả năng thực tế của mỗi bên. Do vậy khi có bất đồng,
tranh chấp và đình công xảy ra, cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của mỗi
bên. Yếu tố thương lượng, thỏa thuận giữa các bên được đặt lên hàng đầu, cưỡng
chế chỉ là biện pháp cuối cùng khi không đạt tới sự thương lượng. Đây là nguyên
tắc quan trọng có tính chất đặc biệt của việc giải quyết tranh chấp lao động và
đình công.
Như vậy, phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công là giai đoạn cuối
của quá trình giải quyết cuộc đình công. Tòa án chỉ mở phiên họp xét xử tính hợp
pháp của cuộc đình công khi hội nghị hòa giải không đạt kết quả, việc thương lượng,
thỏa thuận giữa NSDLĐ và BCH Công đoàn cơ sở không thành. “Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc
đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét
tính hợp pháp của cuộc đình công” [40, Điều 410].
Theo quy định thì “Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét tính hợp pháp của cuộc đình
công bằng Hội đồng gồm ba Thẩm phán. Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết kháng
cáo, kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công bằng Hội
-24-
đồng gồm ba Thẩm phán” [40, Điều 406]. Quyết định của Tòa án về việc giải quyết
cuộc đình công có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến quyền
và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Vì vậy, đòi hỏi các phán quyết của Tòa
án phải hoàn toàn chính xác và đúng pháp luật. Để đạt được điều đó, Hội đồng xét
tính hợp pháp cuộc đình công phải bao gồm các thẩm phán chuyên trách về lao động,
có nhiều kinh nghiệm trong công tác xét xử.
Bên cạnh đó, pháp luật quy định những người sau đây phải tham gia phiên họp
xét tính hợp pháp của cuộc đình công:
Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công do một Thẩm
phán làm chủ tọa; Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp. Kiểm sát viên
Viện kiểm sát cùng cấp. Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và
người sử dụng lao động. Đại diện cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của
Tòa án [40, Điều 407].
Tại phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công được pháp luật quy định
chặt chẽ theo một trình tự nhất định:
Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình
công công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc
đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu. Đại diện tổ chức đại diện
tập thể lao động và đại diện của NSDLĐ trình bày ý kiến của mình.
Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công có
thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý
kiến. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc xét tính
hợp pháp của cuộc đình công. Ngay sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm
sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ
việc dân sự. Thẩm phán chỉ có vai trò giải thích, nêu căn cứ pháp luật.
Còn trong phiên họp thì vai trò của Hội đồng xét xử là chủ yếu. Sau
khi nghe và tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân tham gia phiên
họp Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết
định theo đa số [40, Điều 411].
-25-
Tuy nhiên, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa phải là quyết định
cuối cùng về tính hợp pháp của cuộc đình công, nếu không đồng ý với quyết định đó
thì tập thể lao động, NSDLĐ có quyền kháng cáo; Viện kiểm sát có quyền kháng nghị
quyết định đó. Về trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng nghị quyết định về
tính hợp pháp của cuộc đình công được quy định:
Ngay sau khi nhận đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị đối với quyết
định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Tòa án nhân dân cấp cao phải
có văn bản yêu cầu Tòa án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển
hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đã ra quyết định về tính hợp
pháp của cuộc đình công phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân
cấp cao để xem xét, giải quyết; trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được hồ sơ vụ việc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định
thành lập Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công và
phân công một Thẩm phán chủ trì việc nghiên cứu hồ sơ. Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp cao nhận được hồ sơ vụ
việc, Hội đồng phúc thẩm phải tiến hành xét kháng cáo, kháng nghị đối
với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công. Quyết định của Hội
đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công của Tòa án nhân
dân cấp cao là quyết định cuối cùng [40, Điều 413].
Quyết định của Tòa án trong phiên họp xét tính hợp pháp cuộc đình công có ý
nghĩa quyết định với các bên đương sự. Khi xem xét kết luận tính hợp pháp của cuộc
đình công, Tòa án có quyền ra các quyết định cuộc đình công là hợp pháp hay cuộc
đình công bất hợp pháp. Khi Tòa án ra quyết định công nhận cuộc đình công hợp
pháp khi nó đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về phạm vi đình công, trình
tự thủ tục tiến hành đình công, về danh mục các DN được đình công, về thực hiện
các quy định của pháp luật. Khi cuộc đình công được kết luận là hợp pháp thì tiền
lương và các quyền lợi khác của NLĐ tham gia đình công được giải quyết theo quy
định của pháp luật lao động.
-26-
- Quyền lợi của NLĐ khi giải quyết đình công
Trong trường hợp phải ngừng việc, NLĐ được trả lương như sau:
Nếu do lỗi của NSDLĐ, thì NLĐ được trả đủ tiền lương. Nếu
do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác
trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên
thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do
Chính phủ quy định [36, Điều 98].
Tiền lương làm căn cứ để trả cho NLĐ trong thời gian ngừng việc (nếu do lỗi
của NSDLĐ, thì NLĐ được trả đủ tiền lương) là tiền lương ghi trong hợp đồng lao
động khi NLĐ phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương
theo thời gian quy định tại khoản 1, Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 -
01 - 2015 của Chính phủ.
Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công rất quan trọng
đòi hỏi các bên phải chấp hành nghiêm nếu không tùy theo mức độ mà có hình
thức xử lý. Cụ thể khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp
pháp mà NLĐ không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tùy theo mức
độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao
động. Nếu trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho
NSDLĐ thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo
quy định của pháp luật.
Theo quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa
NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng “Phạt cảnh cáo đối với
NLĐ có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình
công của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” [11, Điều 23].
Từ những quy định trên, có thể thấy rằng, trong năm trường hợp đình công bất hợp
pháp quy định tại Điều 215, BLLĐ năm 2012 chỉ có một trường hợp bi ̣xử phạt
hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo. Còn lại, những người tổ chức hoặc tham
gia đình công bất hợp pháp chỉ bị xử lý khi rơi vào trường hợp tại khoản 1, Điều
233. Như vậy, pháp luật hiện hành quy định những trường hợp đình công bất hợp
-27-
pháp nhưng lại thiếu những chế tài mang tính răn đe, phòng ngừa. Do đó, trật tự
pháp luật về đình công không được tôn trọng và tuân thủ trong thực tế, cho nên
cần thiết phải có những quy định sửa đổi, bổ sung hợp lý hơn trong việc xử lý đối
với đình công bất hợp pháp.
Trong trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho NSDLĐ
thì tổ chức công đoàn lãnh đạo cuộc đình công đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho NSDLĐ trên cơ sở văn bản yêu cầu về giá trị thiệt hại do đình công bất hợp pháp
gây ra bao gồm thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế; chi phí khắc
phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra; giá trị yêu cầu bồi thường; thời hạn
bồi thường. Theo đó:
Căn cứ vào nội dung văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của
NSDLĐ, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có trách
nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định. Trường hợp không
đồng ý với giá trị thiệt hại, giá trị bồi thường, thời hạn bồi thường thiệt hại
theo yêu cầu của NSDLĐ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi
nhận được văn bản yêu cầu, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo
đình công có văn bản đề nghị NSDLĐ tổ chức thương lượng các nội dung
chưa đồng ý. Sau khi thương lượng, nếu thống nhất thì hai bên có trách
nhiệm thực hiện các nội dung đã được thỏa thuận. Nếu không thống nhất
thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định
của pháp luật [12, Điều 36].
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về đình công và quyền
đình công của NLĐ, có thể thấy rằng quyền đình công là một trong những quyền
cơ bản của NLĐ, được thừa nhận từ lâu trong các văn bản pháp lý của Liên Hợp
Quốc (UN), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các nước trên thế giới và Việt Nam.
Việc quy định quyền đình công là một tiến bộ của luật lao động, cụ thể hóa Hiến
pháp, phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường, bảo đảm để NLĐ có thêm điều kiện
-28-
tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình. Ngoài ra, tác giả đã làm sáng tỏ thêm
những vấn đề lý luận cơ bản về đình công. Đồng thời, các quy định của pháp luật
về đình công theo BLLĐ năm 2012 và thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình
công theo BLTTDS năm 2015 đã được phân tích, tổng hợp cụ thể. Từ cơ sở lý
luận và những vấn đề pháp lý cơ bản về đình công và giải quyết đình công tác giả
sẽ đi vào phân tích thực trạng đình công và áp dụng pháp luật giải quyết đình công
tại tỉnh Trà Vinh ở chương 2.
-29-
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐÌNH CÔNG
TẠI TỈNH TRÀ VINH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG
2.1 Khái quát tình hình đình công và giải quyết đình
2.1.1 Tình hình đình công tại Việt Nam
Qua 05 năm (từ năm 2011 đến năm 2015) trên địa bàn cả nước xảy ra 2.382
vụ đình công (năm 2011 là 978, năm 2012 là 539, năm 2013 là 351, năm 2014 là 269
và năm 2015 là 245) [54], [55].
Đến nay, chúng ta đã có hàng nghìn vụ đình công nhưng có một thực tế là
chưa có vụ nào được Tòa án thụ lý giải quyết. Khi đình công xảy ra thì cơ quan
lao động địa phương (LĐLĐ cấp huyện, LĐLĐ cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội) đã có mặt kịp thời để giải quyết. Các cơ quan này đã trực tiếp gặp
NSDLĐ, đại diện tập thể lao động để tìm hiểu nội tình, nguyên nhân dẫn đến đình
công, yêu sách từ đó đưa ra cách giải quyết để các bên có cơ hội thương lượng,
giải quyết với nhau mà không cần phải đưa ra Toà án. Các cuộc đình công hầu hết
là tự phát, ít tính tổ chức và sai luật, những yêu sách mà tập thể lao động đưa ra
thường là hợp lý. Trong mỗi cuộc đình công luôn có những yêu sách đưa ra, qua
các cuộc đình công có thể thấy các loại yêu sách như: Loại yêu sách về tiền lương,
tiền thưởng, phụ cấp, phụ trợ; loại yêu sách về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi; loại yêu sách chống sa thải công nhân tùy tiện, trái pháp luật; loại yêu sách
về quy định hợp lý định mức lao động; loại yêu sách về BHXH; loại yêu sách về
an toàn vệ sinh lao động...
Hầu hết các cuộc đình công đều do lỗi của NSDLĐ. Vì vậy khi đưa ra thương
lượng thì thường được NSDLĐ chấp thuận. Những yêu sách này một phần được
NSDLĐ cho thực hiện ngay, một phần được hứa sẽ thực hiện sau nên dịu các cuộc
đình công.
-30-
Tuy nhiên ở hầu hết các DN xảy ra đình công, tổ chức công đoàn chưa phát
huy được vai trò của mình (nếu có). Có những nơi Công đoàn không dám đấu tranh,
buộc NLĐ phải đình công để gây áp lực với NSDLĐ. Đồng thời, hội đồng hòa giải
cơ sở, trọng tài lao động tỉnh cũng chưa phát huy được vai trò và trách nhiệm của
mình. Một phần do khi có tranh chấp lao động, NLĐ không biết trông chờ vào cơ
quan nào giải quyết nên họ phải sử dụng giải pháp đình công. Khi đình công xảy ra
thì các cơ quan chức năng mới đến xem xét và tìm hướng giải quyết. Không có sự
thảo luận, thương lượng nào trước giai đoạn đình công.
Thực tế không có cuộc đình công nào mà đại diện BCH Công đoàn cơ sở nộp
đơn yêu cầu Tòa án giải quyết, xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Nguyên
nhân do họ ngại tiếp xúc với Toà án, họ có thể chưa hiểu trình tự đối với cuộc đình
công và có thể do các quy định pháp luật quá phức tạp, mất nhiều thời gian. Mục đích
chủ yếu của họ là đưa ra yêu sách và ép NSDLĐ thực hiện, thường các yêu sách này
trên thực tế không hề cao hơn quyền lợi của người lao động được hưởng nên họ thực
hiện ngay chứ họ không hề nghĩ đến việc đưa ra Toà án giải quyết.
2.1.2 Tình hình đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên 2.292
km2
với dân số khoảng 1,1 triệu người. Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương,
một số dự án trọng điểm quốc gia đang triển khai đầu tư tại tỉnh Trà Vinh, tạo những
bước đột phá quan trọng có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
như: Dự án luồng cho tàu có trọng tải lớn (20.000 tấn) vào sông Hậu đang thi công
xây dựng qua địa bàn huyện Duyên Hải, huyện Trà Cú, mở ra triển vọng mới cho tỉnh
Trà Vinh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây đang hướng tới là cửa ngõ
chính của vùng để thông thương với quốc tế. Tại cửa Định An (huyện trà Cú) hội đủ
điều kiện để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế. Bên cạnh đó, Dự án Trung tâm
Điện lực Duyên Hải (công suất 4.400 MW), khi hoàn thành sẽ hòa vào mạng lưới
điện quốc gia, cầu Cổ Chiên nối liền hai tỉnh Trà Vinh - Bến Tre góp phần đảm bảo
cho phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
Trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh rất quan tâm đến công tác đầu tư, luôn
coi nhà đầu là những vị khách quí cần được chăm sóc lâu dài, do đó tỉnh cam kết thực
-31-
hiện nhiều chính sách và tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như sẵn sàng đón tiếp các
nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đến đầu tư và phát triển tại tỉnh Trà Vinh với
tinh thần hai bên cùng có lợi.
Hiện nay, tỉnh có Khu Công nghiệp Long Đức (thu hút được 26 dự án đầu tư
với tổng vốn đầu tư trên 2.500 tỷ đồng, trong đó có 12 dự án có vốn đầu tư nước
ngoài và 14 dự án trong nước) và quy hoạch Khu Kinh tế Định An với tổng diện tích
39.020 ha, Khu Công nghiệp Cầu Quan với tổng diện tích 120 ha, Khu Công nghiệp
Cổ Chiên với 200 ha và các Cụm công nghiệp ở các huyện, đây sẽ là cơ hội cho các
nhà đầu tư đến với tỉnh Trà Vinh [47].
Tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 1.794 DN, với tổng vốn đầu
tư là 24.291 tỷ đồng, với 86.136 lao động. DN hoạt động trên địa bàn tỉnh hầu hết là
DN có quy mô vừa và nhỏ, số lượng DN có quy mô lớn rất ít (DN có quy mô vốn
trên 100 tỷ đồng chỉ có 27 DN). Trong đó, có 21 DN có vốn đầu tư nước ngoài, gồm
7 DN liên doanh; 14 DN 100% vốn nước ngoài, vốn đăng ký là 11.911 tỷ đồng [41]
Trong tổng số các DN trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 74 DN có đủ điều kiện để thành
lập tổ chức công đoàn. Đến nay đã có 69 DN đã thành lập tổ chức công đoàn theo
quy định; trong tổng số 21 DN có vốn đầu tư nước ngoài đều đã thành lập tổ chức
công đoàn [27].
Trong những năm qua, hoạt động của DN gặp nhiều khó khăn, do kinh doanh
không hiệu quả, không tìm kiếm được đối tác để ký hợp đồng, khó khăn về tài chính,...
Bên cạnh những khó khăn về sản xuất kinh doanh của DN là tình trạng xảy ra tranh
chấp lao động dẫn đến đình công.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2008 đến nay (năm 2009, 2013, 2015 và 6 tháng
đầu năm 2016 không có xảy ra đình công), trên địa bàn tỉnh Trà Vinh xảy ra 15 vụ
ngừng việc tập thể, đình công với gần 35.000 lượt công nhân tham gia. Cụ thể tình
hình diễn ra như sau:
Năm 2008: Xảy ra 04 vụ, với 7.850 lượt công nhân tham gia.
Năm 2010: Xảy ra 01 vụ, với trên 10.000 công nhân tham gia.
Năm 2011: Xảy ra 01 vụ, với trên 3.000 công nhân tham gia.
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777... BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...OnTimeVitThu
 

What's hot (20)

Luận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật
Luận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luậtLuận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật
Luận văn: Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật
 
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao độngLuận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
 
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luậtLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOTLuận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOT
 
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
 
Luận văn: Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động, HOTLuận văn: Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động, HOT
 
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao độngLuận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
 
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAYBảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777... BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI  CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777...
 
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY

KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...OnTimeVitThu
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – T...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – T...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – T...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – T...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...OnTimeVitThu
 
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...hieu anh
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY (20)

Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
 
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, 9 ĐIỂM
 
Vi Phạm Pháp Luật Về Hợp Đồng Lao Động.docx
Vi Phạm Pháp Luật Về Hợp Đồng Lao Động.docxVi Phạm Pháp Luật Về Hợp Đồng Lao Động.docx
Vi Phạm Pháp Luật Về Hợp Đồng Lao Động.docx
 
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, HAY
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, HAYĐơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, HAY
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, HAY
 
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAYBài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
 
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
 
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
Báo Cáo Tổng Kết Thi Hành Bộ Luật Lao Động Năm 2012
 
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAYVi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
 
Khoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự do
Khoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự doKhoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự do
Khoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự do
 
Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngGiải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
 
Luận án: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận án: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thểLuận án: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận án: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
 
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAY
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAYLuận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAY
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – T...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – T...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – T...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – T...
 
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAYLuận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
 
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
 
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam, 9 điểm
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam, 9 điểmLuận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam, 9 điểm
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam, 9 điểm
 
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...
 
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY

  • 1. -iii- TÓM TẮT Đình công là một trong những quyền cơ bản của người lao động, được thừa nhận bởi Liên hiệp Quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, đình công xuất hiện cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, theo đó người lao động thường sử dụng quyền đình công như một vũ khí đấu tranh với người sử dụng lao động để đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích trong quan hệ lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của đình công, Bộ luật Lao động năm 1994 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2006 đều có những quy định riêng để điều chỉnh vấn đề này. Qua nhiều năm thực hiện, do bộc lộ một số hạn chế và bất cập nên Bộ luật Lao động năm 2012 được ban hành và có hiệu lực từ 01 - 5 - 2013 đã điều chỉnh lại một lần nữa phù hợp hơn vấn đề đình công và giải quyết đình công. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định về giải quyết đình công trong Bộ luật Lao động năm 2012 không còn phù hợp với tình hình thực tế. Chính vì thế mà vấn đề giải quyết đình công được đưa vào một chương riêng (Chương XXXI Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công) trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 - 11 - 2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 - 7 - 2016). Với mong muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về đình công và giải quyết đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng như đóng góp một vài ý kiến nhằm thực thi có hiệu quả các quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 cũng như Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về đình công và giải quyết đình công, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về đình công qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Trà Vinh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương: - Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về đình công và pháp luật đình công - Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật đình công tại tỉnh Trà Vinh và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công.
  • 2. -iv- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, luận văn đã đi từ các quan niệm về đình công và giải quyết đình công nói chung đến sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề này trên bình diện quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế và các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích một cách có hệ thống các quy định về đình công và giải quyết đình công theo Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Từ những nghiên cứu về pháp luật thực định, luận văn phân tích thực tiễn đình công, giải quyết đình công và những nguyên nhân xảy ra đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và thấy rằng tình trạng đình công diễn ra hết sức phức tạp, trong khi đó việc giải quyết đình công thông qua xét tính hợp pháp của cuộc đình công vẫn chưa diễn ra trên thực tế vì nhiều lý do. Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về vấn đề đình công và giải quyết đình công, bao gồm các kiến nghị để hoàn thiện một số quy định của pháp luật cũng như các giải pháp toàn diện để đảm bảo thực hiện pháp luật trên thực tế. Nhằm ngăn chặn đình công xảy ra và nếu có xảy ra thì giải quyết kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do đình công gây ra đối với sự phát triển của nền kinh tế là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay.
  • 3. -v- ABSTRACT Strike is one of the fundamental rights of workers, adopted by the United Nations, International Labour Organization and most countries around the world. In Vietnam, strikes appeared with the transition from centralized economy to a market economy, in which workers often use the right to strike as a weapon of struggle with employers to achieve the claims of rights and interests in labor relations. Recognizing the importance of the strike, The Labour Code in 1994 and The Law on Amendments and Supplements in 2006 have the specific provisions to regulate this issue. Through many years of implementation, due to revealing some of the limitations and inadequacies, The Labour Code in 2012 was enacted and entered into force from 01 - 5 - 2013 adjusted one again so it coincided about the strike and it’s resolve. However, the implementation of the regulations on the strike’s resolve in The Labour Code in 2012 is no longer consistent with the actual situation. So the strike resolving problem is put into a separate chapter (Chapter XXXI The procedure to examine the legality of the strike) in the Civil Procedure Code 2015 (This Code was adopted by the National Assembly of the Republic Vietnam Socialist XIII, adopted at its 10th session on 25 - 11 - 2015, and took effect from 01 - 7 - 2016). With the desire to learn and to clarify some theoretical issues, practical strike and it’s resolve in Tra Vinh Province as well as contributing some ideas to implement effectively the provisions of The Labour Code 2012 and The Civil Procedure Code in 2015 about the strike and it’s resolve, the author has chosen the project: “The legislation on strike through practical application in Tra Vinh Province” as the master’s thesis. Besides the introduction and conclusion, list of references, this thesis includes 2 chapter: Chapter 1: The general theoretical issues about the strike and strike law. Chapter 2: The situation of applying strike law in Tra Vinh province and petition to perfect the law about strikes and solving strike
  • 4. -vi- Based on researching the general theoretical issues, the thesis went from intellection of strike and strike’s resolve to the regulation by law of this issue in the view of the International Labour Organization and the nations in the world, including Vietnam. On this basis, the author has analyzed a systematic way of regulations on strike and resolve the strike under the Labour Code 2012 and Civil Procedure Code 2015. From the study of law carry on, the thesis analyzed the practical strike, strike’s resolve, and the causes of strike in Tra Vinh Province, pointed out that the strike status is very complex, while the resolving of strike through legal examination of strike has not occurred yet in practical for several reasons. From the above analysis, the author gave some recommendations to improve the effectiveness of the implementation of the Labour Code 2012 and Civil Procedure Code 2015 about the strike problem and resolving, include some proposals to improve provisions of the law as well as a comprehensive solution to ensure the implementation of laws in practice. In order to prevent the strike and resolve promptly, with effectiveness and limited to the lowest level of damage caused by strike for the development of the economy is the necessary and urgent problem now.
  • 5. -vii- MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii TÓM TẮT................................................................................................................ iii ABSTRACT...............................................................................................................v DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.............................................................4 3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................4 3.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................4 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................5 4.1 Mục đích nghiên cứu....................................................................................5 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................6 7. Kết cấu luận văn .................................................................................................6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT ĐÌNH CÔNG .....................................................................................7 1.1 Khái quát chung về đình công ..........................................................................7 1.1.1 Khái niệm đình công .................................................................................7 1.1.2 Những dấu hiệu cơ bản của đình công ......................................................9 1.1.3 Phân loại đình công .................................................................................12 1.1.4 Sự tác động của đình công ......................................................................13 1.1.5. Các tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của cuộc đình công.......................15
  • 6. -viii- 1.1.6. Những hành vi bị cấm thực hiện trước, trong và sau khi kết thúc cuộc đình công .........................................................................................................17 1.2 Pháp luật về giải quyết đình công...................................................................18 1.2.1 Phương thức giải quyết đình công...........................................................18 1.2.2 Thẩm quyền, thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu giải quyết đình công.......21 1.2.3. Xét tính hợp pháp của cuộc đình công và quyền lợi của NLĐ khi giải quyết đình công ................................................................................................23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐÌNH CÔNG TẠI TỈNH TRÀ VINH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG ...........................................................................................................29 2.1 Khái quát tình hình đình công và giải quyết đình...........................................29 2.1.1 Tình hình đình công tại Việt Nam...........................................................29 2.1.2 Tình hình đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh......................................30 2.2 Nguyên nhân xảy ra đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ............................36 2.2.1 NSDLĐ không thực hiện đúng quy định pháp luật về lao động và các cam kết đã thỏa thuận với NLĐ ...............................................................................36 2.2.2 Hiểu biết và ý thức pháp luật của NLĐ còn hạn chế...............................37 2.2.3 Vai trò của công đoàn cơ sở tại các DN xảy ra đình công còn yếu kém.38 2.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện pháp luật lao động còn nhiều hạn chế....................................................................................................40 2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh....41 2.3.1 Thành lập ban chỉ đạo giải quyết đình công............................................42 2.3.2 Trực tiếp tới nơi xảy ra đình công để lắng nghe ý kiến của công nhân; đồng thời tuyên truyền, giải thích chính sách, pháp luật lao động cho công nhân ...43 2.3.3 Tổ chức gặp gỡ các DN, các nhà đầu tư để trao đổi việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, bàn các biện pháp giải quyết đình công, nhằm sớm ổn định sản xuất................................................................................................44 2.4 Một số bất cập của pháp luật đặt ra từ thực tiễn đình công và giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh...........................................................................................45
  • 7. -ix- 2.4.1 Quyền đình công chỉ đặt ra đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.45 2.4.2 Về thẩm quyền lãnh đạo đình công.........................................................47 2.4.3 Thủ tục lấy ý kiến của tập thể lao động về đình công.............................48 2.4.4 Thủ tục hòa giải trước khi tiến hành đình công ......................................49 2.5 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đình công và giải quyết đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh.............................................................................................50 2.5.1 Rút gọn thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể...........................51 2.5.2 Mở rộng quyền đình công cho NLĐ .......................................................52 2.5.3 Xác định rõ và tăng nặng các chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm các điều cấm trước, trong và sau khi đình công .....................................................54 2.5.4 Đơn giản hóa thủ tục, trình tự đình công.................................................55 2.5.5 Bổ sung hoạt động y tế, bệnh viện vào lĩnh vực thiết yếu, xác định danh mục các đơn vị không được đình công.............................................................55 2.5.6 Mở rộng thẩm quyền lãnh đạo đình công................................................56 2.5.7 Tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết các cuộc đình công .........................................................................................................56 KẾT LUẬN..............................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
  • 8. -x- DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động BLLĐ: Bộ luật Lao động BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự LĐLĐ: Liên đoàn Lao động BCH: Ban Chấp hành DN : Doanh nghiệp UBND: Ủy ban nhân dân TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
  • 9. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển sôi động của kinh tế thị trường, đình công là một hiện tượng xã hội tất yếu. Đình công là một biện pháp được người lao động sử dụng nhằm đấu tranh với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Trên thế giới, quyền đình công của tập thể người lao động được pháp luật nhiều nước thừa nhận. Liên Hợp Quốc cũng công nhận quyền đình công của người lao động trong Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16 - 12 - 1966. Tại Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 1995 (đến nay là Bộ luật Lao động năm 2012) đã chính thức thừa nhận một trong các quyền của người lao động là quyền đình công. Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua cho thấy tình hình đình công diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước đã không tuân thủ đúng luật, gây ra nhiều vấn đề phức tạp như: sử dụng bạo lực trong đình công, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động, đập phá tài sản, máy móc, nhà xưởng, lôi kéo, tụ tập, kích động, gây mất trật tự… Tỉnh Trà Vinh đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, được quy hoạch và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển đa dạng về ngành nghề, thu hút một số lượng lớn người lao động đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Bên cạnh đó tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua cũng diễn ra các cuộc đình công trái luật gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, trật tự an ninh xã hội, môi trường đầu tư…không những thế việc giải quyết hậu quả của đình công trái luật là vấn đề nan giải, mất rất nhiều thời gian, nhân lực, vật lực của toàn xã hội. Chính vì vậy, hiện tượng đình công diễn ra ở nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua là sự quan tâm của người lao động, người sử dụng lao động, của các cấp chính quyền và đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 10. -2- Tuy nhiên, đình công không hẳn là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, vì thông qua đình công, các xung đột về quyền và lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết, từ đó góp phần cải thiện quan hệ lao động. Cho nên không nên coi đình công là hiện tượng tiêu cực của nền kinh tế thị trường và tìm cách hạn chế thậm chí loại bỏ nó. Do vậy, nghiên cứu, phân tích một cách khoa học về tình hình đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh là hết sức cần thiết và quan trọng. Với nhận thức đó tác giả quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về đình công qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Trà Vinh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quyền đình công của người lao động ở nước ta được pháp luật ghi nhận từ Sắc lệnh số 29/SL ngày 12 - 3 - 1947. Tuy nhiên, sau đó trong một thời gian dài của cơ chế kinh tế tập trung bao cấp, quyền đình công của người lao động đã không được đề cập. Kể từ sau năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, lúc này quan hệ lao động bắt đầu có sự đấu tranh về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực tiễn cho thấy từ năm 1986 đến nay, nhiều cuộc đình công xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có tỉnh Trà Vinh. Từ thực tiễn đó, vấn đề đình công đã và đang được đề cập nghiên cứu ở nhiều khoa học khác nhau, trong đó có khoa học pháp lý. Đặc biệt trong những năm gần đây khi tình hình đình công đang dần trở nên nóng bỏng thì tình hình nghiên cứu về đình công và giải quyết đình công ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Qua quá trình khảo sát về tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy như sau: Có nhiều bài viết đăng trên báo, tạp chí như: Báo Người Lao động, Báo Sài Gòn Giải phóng, Tuổi trẻ, Thanh niên… nhằm phản ánh tình hình đình công và việc giải quyết đình công tại một số doanh nghiệp. Các bài viết này chủ yếu là cung cấp thông tin và có một vài ghi nhận, đánh giá tình hình đình công và giải quyết đình công như bài “Đâu phải muốn là đình công” của tác giả Hồng Vân, đăng trên Báo Người Lao động, số ra ngày 29 - 8 - 2016; bài “Thiệt hại do đình công bất hợp pháp: Ai chịu trách nhiệm?” của tác giả Đường Loan, đăng trên báo Sài Gòn Giải phóng,
  • 11. -3- số ra ngày 27 - 02 - 2014; bài “Khó đình công hợp pháp” của tác giả Mai Chi đăng trên Báo Người Lao động số ra ngày 28 - 01 - 2015; hay bài “Đình công - Ai ép ai? Nhìn từ lý thuyết mặc cả” của tác giả Nguyễn An Nguyên, đăng trên Tuổi trẻ chủ nhật, số ra ngày 19 - 02 - 2006… Có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu, trao đổi lý luận của các nhà nghiên cứu, các giảng viên Đại học Luật và các chuyên gia đang công tác tại các cơ quan tố tụng, như: Nguyễn Hữu Chí (2012), “Tự do công đoàn và đình công dưới góc độ quyền kinh tế - xã hội của người lao động”, Tạp chí Luật học (số 6/2012); Đỗ Ngân Bình (2007), “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trước, trong và sau đình công”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (số 6/2007); hay bài viết “Vai trò của các chủ thể trong quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động, đình công” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng đăng trên tạp chí Tâm lý học số 2/2011; Phạm Công Bảy (2012), Thực trạng tranh chấp lao động, đình công và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung, Tạp chí Tòa án nhân dân (Số 10/2012); Hồ Quang Huy (2009), Một số suy nghĩ về bản chất và ảnh hưởng của hiện tượng đình công đối với đời sống kinh tế - xã hội, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Số 4/2009); Trần Ngọc Diễn (2016), Tăng cường vai trò công đoàn trong ngăn ngừa, giảm thiểu đình công ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội (Số 519 + 520/2016). Một số nghiên cứu khoa học về pháp luật đình công và giải quyết đình công của các luận văn tiến sỹ và thạc sỹ luật học cũng được thực hiện tại Viện Nhà nước và Pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP.HCM, Học viện Chính trị Quốc gia… như: Trần Hồng Hạnh (2008), Đình công và giải quyết đình công theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội; Chử Thị Xuyên (2013), Những điểm mới về tranh chấp lao động và đình công trong Bộ luật Lao động năm 2012, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội; Trần Trọng Tuấn (2006), Đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật TP.HCM; Nguyễn Thị Lành (2010), Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
  • 12. -4- của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công bất hợp pháp, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật TP.HCM. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức khác cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, thực hiện các công trình nghiên cứu về đình công và thủ tục giải quyết đình công. Chẳng hạn đề tài của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2009), “Đình công ở nước ta hiện nay và các giải pháp của công đoàn” do nhóm nghiên cứu của Viện Công nhân - Công đoàn thực hiện. Tuy nhiên kết quả của công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích các nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp lao động dẫn đến đình công, khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn là cầu nối hài hòa trong mối quan hệ giữa người lao động với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu về pháp luật đình công và giải quyết đình công từ thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh. Mặc khác, các nghiên cứu đó tập trung nhiều vào các lý luận về đình công, chưa xuất phát từ thực tiễn đình công và áp dụng pháp luật giải quyết đình công để xem xét và lý giải vấn đề. Luận văn này là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu riêng về tình hình đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh kể từ khi Bộ luật Lao động có hiệu lực đến nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Quy định của pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở nước ta hiện nay. - Thực tiễn đình công và giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đình công và giải quyết đình công là vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những khía cạnh pháp lý về đình công và áp dụng pháp luật giải quyết đình công trong Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng như trong một số văn bản pháp luật liên quan khác.
  • 13. -5- Thực tiễn đình công và áp dụng pháp luật giải quyết đình công tác giả chỉ nghiên cứu trong địa bàn tỉnh Trà Vinh. Bởi tỉnh Trà Vinh đang trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, đã và đang hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển đa dạng về ngành nghề, thu hút một số lượng lớn người lao động. Đặc biệt trong những năm gần đây, là địa phương xảy ra nhiều cuộc đình công phức tạp nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Từ tình hình đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh, luận văn nhằm chỉ ra được các nội dung hạn chế của pháp luật về đình công, giải quyết đình công và cơ chế áp dụng pháp luật giải quyết đình công ở nước ta. Trên cơ sở đó nêu lên những kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập, thiếu sót, hạn chế của pháp luật hiện hành về đình công và giải quyết đình công. Qua đó góp phần nâng cao tính khả thi của pháp luật đình công và giải quyết đình công, bảo đảm thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Một là, chỉ ra được cơ sở lý luận của quyền đình công đồng thời phân tích các quy định pháp luật hiện hành về đình công và giải quyết đình công. Hai là, phân tích, đánh giá tình hình đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua. Ba là, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở nước ta. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đình công và giải quyết đình công. Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài cơ bản là các phương pháp truyền thống như phân tích, so sánh, thống kê …
  • 14. -6- Sử dụng phương pháp so sánh nhằm đưa ra một số nội dung mới trong quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 so với các văn bản trước đây về đình công, so sánh số liệu về số vụ đình công từng năm xảy ra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; sử dụng phương pháp thống kê để cập nhật chính xác số vụ đình công thực tế đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh so với mặt bằng chung của cả nước; sử dụng phương pháp phân tích để tìm ra nguyên nhân xảy ra đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh… 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích đóng góp về mặt lý luận cho pháp luật lao động liên quan đến đình công, đóng góp một số giải pháp giải quyết đình công trên thực tế địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý có liên quan đến đình công và giải quyết đình công; tuyên truyền pháp luật đối với người sử dụng lao động, người lao động và có thể làm tài liệu tham khảo để đóng góp các dự thảo văn bản pháp luật có liên quan đến đình công. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương: - Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về đình công và pháp luật đình công - Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật đình công tại tỉnh Trà Vinh và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công.
  • 15. -7- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT ĐÌNH CÔNG 1.1 Khái quát chung về đình công 1.1.1 Khái niệm đình công Đình công không phải là khái niệm mới, mà có từ khá sớm. Vào thời Ai Cập cổ đại, những người công nhân làm việc ở nghĩa trang hoàng gia tại Deir el - Medina đã tổ chức cuộc bãi công vào ngày 14 - 11 - 1152. Sự kiện này đã được các sử gia ghi chép lại và lưu trữ tại Turin, Italia. Đây được xem là cuộc đình công đầu tiên trong lịch sử loài người. Mexico được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận quyền đình công trong hiến pháp vào năm 1917 [22]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 1995, “Đình công là một dạng bãi công ở quy mô nhỏ trong một hay nhiều xí nghiệp, cơ quan; thường không kèm theo những yêu sách về chính trị” hay “Đình công được hiểu là đấu tranh có tổ chức bằng cách cùng nhau nghỉ việc trong các xí nghiệp, công sở” (Từ điển Tiếng Việt 1994). Dưới góc độ kinh tế - xã hội, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện bởi tập thể NLĐ nhằm gây sức ép để đạt được những yêu sách gắn với lợi ích kinh tế hoặc lợi ích nghề nghiệp. Đình công được coi là “vũ khí” mà tập thể NLĐ sử dụng trong cuộc đấu tranh kinh tế, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại kinh tế với NSDLĐ, nhằm mục đích giải quyết những bất đồng về quyền và lợi ích theo hướng có lợi cho tập thể NLĐ. Đình công để lại hậu quả và thiệt hại kinh tế cho DN, đồng thời cũng ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân và tập thể NLĐ ở một mức độ nhất định. Dưới góc độ pháp lý, đình công là quyền của NLĐ được pháp luật thừa nhận. Quyền đình công là quyền ngừng việc tạm thời của NLĐ nhằm buộc NSDLĐ hoặc các chủ thể khác phải thỏa mãn những yêu sách về quyền và lợi ích chính đáng của mình. Tuy nhiên, quyền đình công của NLĐ chỉ giới hạn trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép và phải tuân theo những trình tự và thủ tục nhất định theo quy định của
  • 16. -8- pháp luật. Quyền đình công của NLĐ được ghi nhận trong văn bản pháp luật của quốc gia và một số văn bản pháp luật lao động quốc tế. Trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp Quốc năm 1966 tại điểm d khoản 1 Điều 8 có nêu rõ: “Các quốc gia tham gia công ước này cam kết bảo đảm quyền đình công của NLĐ miễn quyền này được thực hiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước”. Theo tổ chức lao động quốc tế ILO: Quyền đình công là một trong những biện pháp thiết yếu mà NLĐ và tổ chức của họ có thể sử dụng để bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình. Việc sử dụng quyền đình công không chỉ nhằm đạt được điều kiện làm việc tốt hơn hoặc có những yêu cầu tập thể mang tính chất nghề nghiệp mà nhằm tìm ra những giải pháp cho những vấn đề chính sách kinh tế - xã hội và mọi vấn đề lao động mà NLĐ trực tiếp quan tâm [44]. Pháp luật Việt Nam từ rất sớm đã có những quy định về quyền đình công. Điều 174 Sắc lệnh số 29/SL của Chủ tịch Chính phủ ngày 12 - 3 - 1947 quy định “Công nhân có quyền tự do kết hợp và bãi công”. Như vậy, quyền đình công của NLĐ đã được ghi nhận nhưng chưa đề cập đến cơ chế thực hiện quyền. Đến khi BLLĐ năm 1994 ra đời, trình tự thủ tục tiến hành đình công mới bước đầu được quy định cụ thể. Tuy nhiên, phải đến khi sửa đổi, bổ sung BLLĐ năm 2006 khái niệm đình công mới được quy định chính thức tại Điều 172. Theo đó, “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể” nhưng định nghĩa này cũng gây nhiều nghi ngại bởi về bản chất đình công không phải là biện pháp để giải quyết tranh chấp lao động, mà chỉ là biện pháp được thực hiện nhằm giải quyết tranh chấp lao động theo hướng có lợi cho NLĐ. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, BLLĐ năm 2012 đã nêu ra khái niệm “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích” [36, Điều 209]. Như vậy, đình công là một loại quyền cho phép NLĐ được tự do lựa chọn cách xử sự trong khuôn khổ pháp luật nhưng việc thực hiện quyền này phải thông qua hành vi mang tính tập thể là sự tự nguyện ngừng việc của những NLĐ [29].
  • 17. -9- Từ những phân tích trên có thể hiểu: Đình công là sự ngừng việc tạm thời của tập thể NLĐ, nhằm gây áp lực buộc NSDLĐ hoặc các chủ thể khác phải thỏa mãn những yêu sách về quyền và lợi ích của tập thể NLĐ. 1.1.2 Những dấu hiệu cơ bản của đình công Từ khái niệm đình công ở trên có thể tìm ra các dấu hiệu cơ bản của đình công, để phân biệt đình công với các hình thức khác như lãn công, biểu tình… - Đình công là phản ứng thể hiện bằng sự ngừng việc hoàn toàn của NLĐ Đình công biểu hiện trước hết là sự ngừng việc của NLĐ. Sự ngừng việc này có nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau nhưng ở các nước, quyền đình công thường được biểu hiện là sự ngừng việc triệt để, tức là ngừng việc hoàn toàn của bản thân NLĐ khi lẽ ra họ phải thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể, theo quy chế của nơi làm việc mà không được sự đồng ý của NSDLĐ. Vì vậy, tất cả những sự ngừng việc không triệt để như nghỉ việc lẻ tẻ, làm việc cầm chừng, lơ là, chây ì (lãn công) nhằm đối với NSDLĐ không được xác định là đình công. Việc lãn công không được thừa nhận và bị coi là hành vi vi phạm kỷ luật lao động, bị NSDLĐ xử lý theo quy định của kỷ luật lao động. Tuy nhiên cũng cần phân biệt đình công với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đình công là việc NLĐ tạm thời không thực hiện nghĩa vụ lao động với mục đích tạo sức ép để NSDLĐ đáp ứng yêu sách của mình. Nếu yêu sách được đáp ứng họ sẽ ngay lập tức trở về làm việc ngay. Như vậy, sự phản ứng của NLĐ thông qua sự ngừng việc hoàn toàn là dấu hiệu cơ bản để nhận diện đình công. Tuy nhiên, phản ứng này là mang tính hợp pháp được pháp luật cho phép như tác giả đã trình bày ở mục phần đầu của luận văn. - Đình công phải là do NLĐ tự nguyện. Đình công là quyền của NLĐ, tuy nhiên việc đình công phải bảo đảm theo trình tự thủ tục và những quy định của pháp luật, trên tinh thần tự nguyện. Pháp luật nghiêm cấm: Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công; cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc. Dùng
  • 18. -10- bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động NLĐ, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công. Trù dập, trả thù NLĐ tham gia đình công, người lãnh đạo đình công. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác [36, Điều 219]. Dấu hiệu này có nghĩa là tập thể lao động tiến hành đình công phải xuất phát từ tự giác, tự nguyện của mỗi NLĐ. Khi nào họ thấy cần lên tiếng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình thì họ sẽ thể hiện ý chí đó qua hành động cụ thể. Mọi sự cưỡng ép, lừa dối NLĐ tham gia đình công đều bị coi là những hành vi bất hợp pháp. Tùy theo mức độ vi phạm, người có hành vi ép buộc người khác đình công phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Đình công là hiện tượng mang tính tập thể và do tập thể NLĐ tiến hành Sự ngừng việc đình công phải do nhiều NLĐ tiến hành, đây chính là sự phản ứng tập thể của NLĐ. Sự tham gia của tập thể NLĐ vừa là một trong những biểu hiện bên ngoài của đình công, vừa là dấu hiệu không thể thiếu của đình công. Tính tập thể ở đây thể hiện thông qua hành vi ngừng việc của nhiều người với cùng một động cơ, mục đích giống nhau, cùng nhau phối hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả trong quá trình đình công [15] nhằm mục đích gây sức ép đối với NSDLĐ. Như vậy, tính tập thể của một cuộc đình công phải đồng thời thể hiện ở hai dấu hiệu là có sự tham gia của nhiều NLĐ và giữa họ có sự liên kết mật thiết, cùng ngừng việc vì mục tiêu chung, phản ánh được ý chí, nguyện vọng chung của tất cả hoặc của đa số NLĐ trong đơn vị đó. - Đình công luôn có tính tổ chức, thường do tổ chức Công đoàn lãnh đạo Sự ngừng việc này phải có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức của những NLĐ. Nghĩa là sự ngừng việc này phải có sự chỉ đạo, tổ chức và lãnh đạo, điều hành chung của một cá nhân, một nhóm người hay sự phối hợp của cả tập thể NLĐ đó.
  • 19. -11- Như vậy, từ khi khởi xướng, phát động đình công cho đến việc thực hiện các trình tự thủ tục khác hay trong quá trình giải quyết đình công đều phải có sự phối hợp của cả tập thể lao động trong ý chí và hành động. Pháp luật lao động nước ta chỉ thừa nhận đình công là hợp pháp khi do BCH Công đoàn cơ sở quyết định và lãnh đạo. Công đoàn là tổ chức duy nhất có quyền quyết định và lãnh đạo các cuộc đình công. Cụ thể “Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do BCH Công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức Công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ” [36, Điều 210]. Như vậy, sự ngừng việc của NLĐ, thậm chí của quá nửa số NLĐ mà không có tổ chức, quyết định của Công đoàn thì vẫn không được pháp luật công nhận là đình công hợp pháp. Dấu hiệu này thể hiện vai trò của Công đoàn trong quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ. - Đình công bao giờ cũng gắn liền với những yêu sách NLĐ khi chọn giải pháp đình công gây sức ép cho NSDLĐ là tại vì họ có những đòi hỏi muốn được đáp ứng. Những yêu sách này có thể xuất phát từ những nhu cầu chính đáng, cũng có thể xuất phát từ những nguyện vọng khác. Đó có thể chỉ là những yêu cầu buộc NSDLĐ phải thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết với NLĐ trước đó trong hợp đồng lao động hoặc trong thỏa ước lao động tập thể. Nhưng đó cũng có thể là những yêu sách đưa ra mà cả hai chưa có thỏa thuận với nhau trước đó và trong tình hình mới việc không đáp ứng những nhu cầu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống NLĐ. Chủ thể bị gây sức ép phải đáp ứng các yêu sách thông thường là NSDLĐ hoặc giới sử dụng lao động trực tiếp tham gia quan hệ với NLĐ tiến hành đình công. Song chủ thể đó cũng có thể là NSDLĐ ở một DN khác (trong các cuộc đình công ủng hộ - Đình công ủng hộ là cuộc đình công của những người công nhân không có yêu sách với NSDLĐ của họ nhưng đã nghỉ việc để hỗ trợ tinh thần của những công nhân đang đình công ở xí nghiệp khác hay ngành khác), thậm chí có thể là Nhà nước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải quốc gia nào cũng thừa nhận các cuộc đình công của NLĐ
  • 20. -12- nhằm gây sức ép tới tất cả các chủ thể trên đều được chấp nhận. Xuất phát từ quan điểm của từng quốc gia, khả năng quản lý xã hội của quốc gia đó mà không phải quốc gia nào cũng thừa nhận đình công ủng hộ hay đình công gây sức ép đối với Nhà Nước. 1.1.3 Phân loại đình công Việc phân loại đình công là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đình công có thể diễn ra với nhiều loại hình khác nhau với những tính chất rất khác nhau, đòi hỏi có những quy định và biện pháp xử lý rất khác nhau. Đồng thời việc phân loại giúp cho quá trình giải quyết đình công nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống NLĐ và đối với nền kinh tế xã hội nói chung. Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, ta sẽ có cách phân loại đình công khác nhau. - Căn cứ vào phạm vi Căn cứ vào phạm vi đình công có: Đình công DN, đình công bộ phận, đình công ngành, đình công toàn quốc (tổng đình công). Đình công DN là cuộc đình công do tập thể lao động tiến hành trong phạm vi chính DN đó. Đình công bộ phận là cuộc đình công do tập thể lao động tiến hành trong phạm vi bộ phận cơ cấu của DN; đình công ngành là cuộc đình công do tập thể lao động tiến hành trong phạm vi một ngành; đình công toàn quốc (tổng đình công) là đình công do những NLĐ cùng tiến hành trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật nước ta chỉ thừa nhận đình công DN và đình công bộ phận là hợp pháp. - Căn cứ vào tính hợp pháp Căn cứ vào tính hợp pháp có đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp. Đình công hợp pháp là những cuộc đình công được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công thiếu một trong số các điều kiện luật định. Như vậy, tính hợp pháp của đình công chỉ được xét chủ yếu dưới góc độ thủ tục tiến hành đình công mà không xét về nội dung của các yêu sách trong đình công. Ngoài hai cách phân loại trên như ở nước ta, ở các nước còn một số cách phân loại như sau: Căn cứ vào tính chất có đình công vì mục đích chính trị (đình công
  • 21. -13- chính trị), đình công vì mục đích kinh tế (đình công kinh tế) đình công vì mục đích xã hội. Căn cứ vào động lực có đình công vì mục đích trực tiếp, được cảnh cáo (đình công gây uy thế) đình công hưởng ứng (đình công đoàn kết, đình công tỏ cảm tình). Căn cứ vào cách thức tiến hành có đình công đơn nhất, đình công quay vòng (đình công luân phiên), đình công từng đợt, đình công chớp nhoáng, đình công có tính chất lãn công, đình công ngồi, đình công đứng, đình công đi ra, đi vào, đình công tuần hành, đình công tại nhà, đình công tập trung tại DN, cơ quan tổ chức… Căn cứ vào tính tổ chức có đình công tự phát (đình công hoang dã), đình công có tổ chức. 1.1.4 Sự tác động của đình công Là một hiện tượng tồn tại khách quan trong xã hội, đình công thể hiện sự tác động ba chiều đối với cả NLĐ, NSDLĐ và cả Nhà nước. - Đối với NLĐ Đình công là biện pháp hiệu quả để NLĐ đạt được những nguyện vọng và lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua đình công NLĐ đưa ra những yêu sách buộc NSDLĐ thực hiện đúng các quy định trong pháp luật lao động, thỏa ước lao động... Hơn thế nữa, NLĐ còn có thể đạt được những lợi ích cao hơn so với những lợi ích trong luật định và các thỏa thuận đã có. Nhờ việc tiến hành đình công, NLĐ đã có tiếng nói của mình đối với NSDLĐ khi mà NLĐ luôn đứng ở vị thế yếu thế hơn trong quan hệ lao động. Như vậy, đình công không những mang đến những lợi ích kinh tế nhất định cho NLĐ mà còn góp phần tạo ra môi trường lao động dân chủ. Tuy nhiên, đình công cũng có tác động tiêu cực đối với NLĐ. Đó là sự giảm sút về mặt thu nhập. Vì khi NLĐ tham gia đình công thì họ sẽ không được trả lương. Đối với những NLĐ không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc, họ vẫn được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng [5, Điều 218]. Ngoài tiền lương giảm sút, họ có thể bị giảm luôn cả tiền tăng ca, phụ cấp hoặc mất tiền thưởng lễ, tết do NSDLĐ bị thiệt hại về kinh tế. Không những thế, việc tham gia đình công có thể dẫn đến nguy cơ NLĐ mất việc làm. Mặc dù BLLĐ có quy định cấm NSDLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc có hành vi trù dập, trả thù đối với NLĐ tham gia đình công. Dù vậy, NSDLĐ hoàn toàn có quyền
  • 22. -14- không tái ký hợp đồng lao động với những người đã tham gia đình công khi hợp đồng lao động đã hết hạn. - Đối với NSDLĐ. Đình công gây thiệt hại về kinh tế lẫn uy tín của DN. Vì khi tập thể NLĐ ngừng việc sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bị đình trệ, thậm chí phải tạm ngừng. Việc này làm giảm năng suất lao động, gây ảnh hưởng về lợi nhuận của DN. Ngoài ra sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN do bị đình công có thể phát sinh thêm những việc như vi phạm hợp đồng với đối tác do không có hàng hóa để cung cấp, không thực hiện đúng dịch vụ trong thời hạn... làm giảm sút uy tín với khách hàng. Không những thế, việc đình công xảy ra còn làm giảm khả năng tìm kiếm khách hàng, đối tác mới. Vì họ e ngại tình trạng đình công có thể tái diễn, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng và những liên lụy kèm theo. Thêm vào đó, khi xảy ra đình công, NSDLĐ phải tốn rất nhiều chi phí sửa chữa, khắc phục, chi phí dọn dẹp để hoạt động trở lại bình thường, vì NLĐ thường có hành vi kích động, đập phá máy móc, nhà xưởng... Mặc dù pháp luật quy định NLĐ gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 - 01 - 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ nhưng thực tế số tiền mà NSDLĐ được bồi thường là rất nhỏ so với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu, chưa kể đến việc yêu cầu NLĐ không có khả năng tài chính bồi thường là việc rất khó khăn. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, đình công cũng có tác động tích cực đến NSDLĐ. Vì sau cuộc đình công, NSDLĐ sẽ rút ra được những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành như thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đã ký kết, quan tâm hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ... Từ đó, NSDLĐ có thể hạn chế được những nguyên nhân dẫn đến đình công, văn hóa DN ngày càng tăng cao. - Đối với Nhà nước Đình công có thể làm xấu đi hình ảnh môi trường đầu tư trong nước. Vì sẽ không có nhà đầu tư nước ngoài nào dám mạnh dạn đầu tư vào một đất nước mà ở đó NLĐ
  • 23. -15- thường có hành vi chống đối lại NSDLĐ dù cho nguồn nhân công có dồi dào và giá rẻ. Mặc khác, đình công sẽ làm rối loạn trật tự kinh tế. Vì mỗi DN là một mắc xích trong nền kinh tế nên sự đình trệ sản xuất của một DN có thể kéo theo sự ảnh hưởng dây chuyền đến các DN khác và người tiêu dùng. Hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nếu đình công xảy ra ở những DN cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của con người. Ngoài ra, việc NLĐ đình công không hợp pháp phần nào chứng tỏ rằng pháp luật không có tính thực tiễn, không đi vào cuộc sống. Thêm vào đó, đa số những cuộc đình công bất hợp pháp đều giành được kết quả khiến cho những NLĐ ở các DN khác thấy rằng thay vì kéo dài thời gian trong việc thực hiện đầy đủ thủ tục mà pháp luật đã quy đinh, họ vẫn có thể giành được thắng lợi một cách nhanh chóng khi đình công bất hợp pháp, dẫn đến trật tự, an ninh dễ bị rối loạn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của đình công trong việc giúp cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng phát hiện sự vi phạm pháp luật của NSDLĐ để kịp thời xử lý, giúp cơ quan lập pháp thấy được những bất cập của pháp luật để kịp thời bổ sung, hoàn thiện pháp luật lao động. Tóm lại, đình công có tác động tích cực và tiêu cực đối với NLĐ, NSDLĐ đối với kinh tế xã hội và chính trị quốc gia nhưng rõ ràng những tác động của đình công thể hiện tính tiêu cực nhiều hơn. Vì vậy, pháp luật bên cạnh việc đảm bảo quyền đình công của NLĐ, cần phải có những quy định hợp lý để xử lý, hạn chế những ảnh hưởng xấu của đình công. 1.1.5. Các tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của cuộc đình công Pháp luật Việt Nam không quy định như thế nào là một cuộc đình công hợp pháp. Tuy nhiên qua những quy định về trường hợp đình công bất hợp pháp như: Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; tổ chức cho những NLĐ không cùng làm việc cho một NSDLĐ đình công; khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết; tiến hành tại DN không được đình công; khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công [36, Điều 215]. Tác giả nhận thấy một cuộc đình công hợp pháp phải đảm bảo được các tiêu chí sau:
  • 24. -16- Thứ nhất, cuộc đình công phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Tức là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở DN trong quá trình thương lượng tập thể lao động với NSDLĐ. Thứ hai, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết rồi nhưng tập thể lao động không đồng ý với phương án mà các cơ quan thẩm quyền đưa ra trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc trong thời gian quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không tiến hành giải quyết tranh chấp thì tập thể NLĐ có quyền tổ chức đình công. Thứ ba, cuộc đình công phải được BCH Công đoàn cơ sở hoặc BCH Công đoàn lâm thời lãnh đạo theo quy định tại Điều 210 BLLĐ năm 2012 về tổ chức và lãnh đạo đình công. Cụ thể: Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do BCH Công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ [36, Điều 210]. Thứ tư, BCH Công đoàn cơ sở hoặc đại diện NLĐ phải tổ chức lấy ý kiến về cuộc đình công theo quy định. Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên BCH Công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của NLĐ. Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký [36, Điều 212]. “Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của BCH Công đoàn đưa ra thì BCH Công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản” [36, Điều 213]. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến phải bảo đảm tự nguyện, mọi trường hợp ép buộc đều bị coi là vi phạm pháp luật. Thứ năm, cuộc đình công phải do NLĐ trong cùng một DN tiến hành. Đối với đình công được tiến hành bởi NLĐ ở các DN khác nhau thì đây được coi là cuộc đình công bất hợp pháp.
  • 25. -17- Thứ sáu, DN nơi NLĐ đình công không thuộc danh mục không được đình công. Theo đó không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng, bao gồm: Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas; bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải; cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước; cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương; trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng [6, Điều 2]. Tuy nhiên, theo tác giả trong các lĩnh vực nói trên thì lĩnh vực y tế lại không nằm trong danh mục các trường hợp không được đình công là sự thiếu sót. Bởi nếu xảy ra việc gián đoạn, đình trệ hoạt động ở nơi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tính mạng con người. Thứ bảy, cuộc đình công không bị hoãn hoặc ngừng đình công theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn, “Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công” [36, Điều 221]. 1.1.6. Những hành vi bị cấm thực hiện trước, trong và sau khi kết thúc cuộc đình công Pháp luật quy định các hành vi bị cấm thực hiện trước, trong và sau khi kết thúc cuộc đình công bao gồm: Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công; cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động NLĐ, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công. Trù dập, trả thù NLĐ tham gia đình công, người lãnh đạo đình công [36, Điều 219].
  • 26. -18- Theo quy định tại Điều 233 BLLĐ năm 2012, thì người nào có hành vi vi phạm thì “Tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Mặt khác, Chính phủ cũng có quy định việc xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trước, trong và sau khi cuộc đình công. Điều 23 Nghị định 95/2013/NĐ- CP ngày 22 - 8 - 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt đối với mỗi NLĐ có hành vi vi phạm là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Còn đối với NSDLĐ có hành vi vi phạm các điều cấm đã nêu trên thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự nước ta cũng có các quy định liên quan để xử lý các hành vi vi phạm này như: Tội hủy họai hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; tội gây rối trật tự công cộng... Với những quy định cụ thể, rõ ràng về những hành vi bị cấm thực hiện trước khi đình công, trong khi đình công và sau khi kết thúc cuộc đình công, pháp luật hiện hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật. Những biện pháp xử lý cần thiết được áp dụng không chỉ trừng trị người có hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả, mà còn có tính chất răn đe, giáo dục, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật. 1.2 Pháp luật về giải quyết đình công Pháp luật về giải quyết đình công ở nước ta hiện nay chủ yếu được quy định trong BLLĐ (Chương XIV của BLLĐ năm 2012) và BLTTDS (từ Điều 403 đến Điều 413 tại Chương XXXI của BLTTDS 2015). Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành nhiều nghị định để quy định về vấn đề này. 1.2.1 Phương thức giải quyết đình công Trong từng trường hợp cụ thể, đình công có thể được giải quyết bằng những phương thức sau: - Giải quyết đình công thông qua thương lượng Thương lượng được biết đến là hình thức giải quyết tranh chấp tự nguyện giữa các bên mà không có sự tham gia của bên thứ ba. Trong việc giải quyết đình công,
  • 27. -19- phương thức thương lượng được xem là cơ chế tự giải quyết, các bên tự đưa ra đề xuất và quyết định giải pháp cho các vấn đề mà không có sự trợ giúp của bên thứ ba. Về ưu điểm, giải quyết đình công bằng phương thức thương lượng có thể giữ được uy tín cho các bên, mang tính linh hoạt, mềm dẻo, ít đưa đến nguy cơ làm đổ vỡ quan hệ lao động. Mặt khác, phương thức này đề cao tối đa quyền tự do định đoạt của các bên. Các bên có quyền tự do ý chí trong việc quyết định có tham gia thương lượng hay không, có quyền đưa ra quan điểm, đề xuất các khả năng giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng nhằm đi đến giải pháp thống nhất để giải quyết đình công. Do đó, khả năng các bên tự giác thực hiện các thỏa thuận là rất lớn nếu thương lượng đạt kết quả. Tuy vậy, phương thức thương lượng phụ thuộc vào sự tự giác của các bên, đòi hỏi các bên phải có thiện chí và sự nhượng bộ cần thiết mới có thể đi đến kết quả trong việc giải quyết đình công. Ngược lại, nếu các bên không có thiện chí trong quá trình thương lượng, không mong muốn tham gia thương lượng, không tự giác chấp hành thỏa thuận, bảo vệ quan điểm của mình một cách cứng nhắc, bảo thủ thì quá trình thương lượng dễ dẫn đến bế tắc. “Vì hoạt động thương lượng cũng là việc chia phần “một chiếc bánh lợi ích”, nên không phải khi nào các bên cũng dễ dàng thống nhất được với nhau về mọi vấn đề; cũng sẵn sàng nhượng bộ để cuộc thương lượng thành công nhanh chóng” [28, tr.58]. Trong giải quyết đình công, thương lượng không đặt ra vấn đề xét tính hợp pháp của cuộc đình công mà chỉ nhằm giải quyết nguyên nhân của cuộc đình công. Thông qua việc dàn xếp những mâu thuẫn giữa các bên, mục đích cuối cùng của thương lượng trong đình công là tiến tới việc chấm dứt đình công, NLĐ quay trở lại công việc, tiếp tục thực hiện quan hệ lao động giữa hai bên. Ngoài việc dàn xếp những yêu sách của NLĐ để họ chấm dứt việc ngừng việc, các bên còn có thể thương lượng với nhau để giải quyết các vấn đề về quyền lợi trong thời gian đình công hay vấn đề bồi thường thiệt hại do đình công gây ra. - Giải quyết đình công thông qua hòa giải Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định giữ vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên tìm kiếm giải pháp thích hợp, giúp chấm dứt những mâu thuẫn, xung
  • 28. -20- đột đang tồn tại giữa các bên. Trong giải quyết đình công, hòa giải “thực chất là giải quyết nội dung của cuộc đình công trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên và sự giúp đỡ của người thứ ba trung lập không có quyền quyết định” [3, tr.3-4]. Hòa giải hướng đến việc chấm dứt tình trạng ngừng việc của NLĐ thông qua việc dàn xếp nguyên nhân dẫn đến đình công bằng cách tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề đang mâu thuẫn. Không những vậy, hòa giải cũng có thể giải quyết những vấn đề như quyền lợi và trách nhiệm các bên trong quá trình đình công. Trong quá trình hòa giải, người trung gian với cái nhìn khách quan hơn về những mâu thuẫn, bất đồng sẽ phân tích cho các bên nhìn nhận rõ hơn về những lợi ích chung của các bên những giá tri ̣các bên có thể đạt được cũng như các vấn đề pháp lý liên quan. Bên cạnh đó, vai trò của người trung gian cũng được thể hiện qua việc đưa ra các ý kiến, gợi ý các giải pháp để các bên tham khảo, cân nhắc nhưng không có quyền quyết định việc giải quyết nội dung của cuộc đình công. Như vậy, với phương thức hòa giải, mặc dù có chủ thể trung gian nhưng các bên vẫn đảm bảo quyền tự định đoạt của mình trong giải quyết đình công. Về ưu điểm, cũng như thương lượng, thủ tục hòa giải tương đối đơn giản, thuận tiện, bảo đảm bí mật và uy tín cho các bên nhưng sử dụng phương thức hòa giải trong giải quyết đình công, các bên có thể tận dụng được sự giúp đỡ từ bên ngoài, vẫn giữ được thế chủ động và có nhiều cơ hội hơn trong việc duy trì mối quan hệ giữa các bên. Bên cạnh đó, cũng như thương lượng, điểm hạn chế của phương thức giải quyết đình công bằng hòa giải là các thỏa thuận đạt được trong hòa giải không có tính ràng buộc pháp lý, phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác của các bên. - Giải quyết đình công thông qua Tòa án Với những yếu tố đặc thù: Được tiến hành theo thủ tục tố tụng chặt chẽ, thực hiện bởi thẩm phán - những người có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật lao động và đặc biệt là phán quyết được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước cho thấy việc giải quyết đình công thông qua Tòa án có những ưu việt nhất định so với các phương thức khác. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Vẫn không thể thiếu vai trò của Tòa án trong việc giải quyết đình
  • 29. -21- công” [17, tr.21]. Đây là phương thức giải quyết đình công được chính thức quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia như: Nga, Philippin, Pháp… Về mặt bản chất, khác với việc giải quyết tranh chấp lao động thông thường, giải quyết đình công tại Tòa án không giải quyết nguyên nhân của cuộc đình công. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Tòa án xem xét và ra phán quyết về tính hợp pháp của cuộc đình công. Về vấn đề này, TS. Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: “Nó không phải là giải quyết một vấn đề tranh chấp hay một vụ kiện thông thường mà là xác định đình công, một hành động công nghiệp (industrial action), cách thức gây sức ép của NLĐ có phù hợp với pháp luật không” [29, tr.63]. Bên cạnh đó, giải quyết đình công thông qua Tòa án cũng có những hạn chế nhất đinh: Thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài, có thể ảnh hưởng đến uy tín của DN, gây căng thẳng trong quan hệ lao động sau khi giải quyết đình công. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho các bên không mong muốn giải quyết đình công tại Tòa án. 1.2.2 Thẩm quyền, thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu giải quyết đình công - Thẩm quyền giải quyết đình công Vấn đề cơ bản khi giải quyết đình công là xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Do vậy, khi đình công diễn ra, mục tiêu chủ yếu và quan trọng nhất là nhằm xác định tính hợp pháp và bất hợp pháp của cuộc đình công, để từ đó làm cơ sở giải quyết quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình đình công. Việc xem xét, kết luận tính hợp pháp và bất hợp pháp của đình công có thể được tiến hành trong khi đình công và sau khi đình công kết thúc. Với chức năng xét xử, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công. Cụ thể thẩm quyền thuộc về “Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công” Việc giao giải quyết đình công cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh là phù hợp với trình độ, kinh nghiệm thực tiễn xét xử của thẩm phán do tính chất phức tạp của đình công. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công
  • 30. -22- trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Trong quá trình giải quyết, Tòa án xét xử độc lập, quyết định theo đa số và chỉ tuân theo pháp luật, không chịu sự chi phối của bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào. Quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với mỗi bên. - Về thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu giải quyết đình công Về quyền yêu cầu giải quyết đình công, theo quy định tại Điều 403 BLTTDS năm 2015 thì NSDLĐ, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét cuộc đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp. Như vậy, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cuộc đình công trước hết thuộc về BCH Công đoàn cơ sở và NSDLĐ là những chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ tranh chấp. Với tư cách là đại diện cho tập thể lao động và có vai trò lãnh đạo đình công, BCH Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu Tòa án kết luận đình công hợp pháp trước, trong và sau khi đã ngừng đình công. NSDLĐ với tư cách là chủ sở hữu DN, quản lý, điều hành tập thể lao động nơi tập thể lao động tiến hành đình công có quyền yêu cầu Tòa án kết luận tính bất hợp pháp của cuộc đình công. Về nội dung yêu cầu: Để đảm bảo cho việc yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công, pháp luật quy định: Người yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải làm đơn yêu cầu gửi Tòa án. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công; tên, địa chỉ của NSDLĐ nơi tập thể lao động đình công. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công [40, Điều 403]. Bên cạnh đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
  • 31. -23- Về việc thụ lý đơn, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Tòa án có thẩm quyền giải quyết đình công phải xem xét đơn cùng các giấy tờ tài liệu kèm theo. Nếu thấy việc giải quyết đình công thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án vào sổ thụ lý đơn, ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và thông báo ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động, NSDLĐ, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan biết. 1.2.3. Xét tính hợp pháp của cuộc đình công và quyền lợi của NLĐ khi giải quyết đình công - Xét tính hợp pháp của cuộc đình công Trước khi mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì Tòa án phải tổ chức hội nghị hòa giải. Đây là một thủ tục cần thiết phải có trước khi mở phiên Tòa xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Nó cần thiết bởi vì bản chất của quan hệ lao động là tự do thương lượng và thỏa thuận, căn cứ vào các quy định của pháp luật và điều kiện, khả năng thực tế của mỗi bên. Do vậy khi có bất đồng, tranh chấp và đình công xảy ra, cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của mỗi bên. Yếu tố thương lượng, thỏa thuận giữa các bên được đặt lên hàng đầu, cưỡng chế chỉ là biện pháp cuối cùng khi không đạt tới sự thương lượng. Đây là nguyên tắc quan trọng có tính chất đặc biệt của việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Như vậy, phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công là giai đoạn cuối của quá trình giải quyết cuộc đình công. Tòa án chỉ mở phiên họp xét xử tính hợp pháp của cuộc đình công khi hội nghị hòa giải không đạt kết quả, việc thương lượng, thỏa thuận giữa NSDLĐ và BCH Công đoàn cơ sở không thành. “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công” [40, Điều 410]. Theo quy định thì “Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét tính hợp pháp của cuộc đình công bằng Hội đồng gồm ba Thẩm phán. Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công bằng Hội
  • 32. -24- đồng gồm ba Thẩm phán” [40, Điều 406]. Quyết định của Tòa án về việc giải quyết cuộc đình công có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Vì vậy, đòi hỏi các phán quyết của Tòa án phải hoàn toàn chính xác và đúng pháp luật. Để đạt được điều đó, Hội đồng xét tính hợp pháp cuộc đình công phải bao gồm các thẩm phán chuyên trách về lao động, có nhiều kinh nghiệm trong công tác xét xử. Bên cạnh đó, pháp luật quy định những người sau đây phải tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công: Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công do một Thẩm phán làm chủ tọa; Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động. Đại diện cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án [40, Điều 407]. Tại phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công được pháp luật quy định chặt chẽ theo một trình tự nhất định: Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu. Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và đại diện của NSDLĐ trình bày ý kiến của mình. Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Ngay sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự. Thẩm phán chỉ có vai trò giải thích, nêu căn cứ pháp luật. Còn trong phiên họp thì vai trò của Hội đồng xét xử là chủ yếu. Sau khi nghe và tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân tham gia phiên họp Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số [40, Điều 411].
  • 33. -25- Tuy nhiên, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa phải là quyết định cuối cùng về tính hợp pháp của cuộc đình công, nếu không đồng ý với quyết định đó thì tập thể lao động, NSDLĐ có quyền kháng cáo; Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định đó. Về trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng nghị quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công được quy định: Ngay sau khi nhận đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Tòa án nhân dân cấp cao phải có văn bản yêu cầu Tòa án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp cao để xem xét, giải quyết; trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định thành lập Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc nghiên cứu hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp cao nhận được hồ sơ vụ việc, Hội đồng phúc thẩm phải tiến hành xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công. Quyết định của Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công của Tòa án nhân dân cấp cao là quyết định cuối cùng [40, Điều 413]. Quyết định của Tòa án trong phiên họp xét tính hợp pháp cuộc đình công có ý nghĩa quyết định với các bên đương sự. Khi xem xét kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công, Tòa án có quyền ra các quyết định cuộc đình công là hợp pháp hay cuộc đình công bất hợp pháp. Khi Tòa án ra quyết định công nhận cuộc đình công hợp pháp khi nó đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về phạm vi đình công, trình tự thủ tục tiến hành đình công, về danh mục các DN được đình công, về thực hiện các quy định của pháp luật. Khi cuộc đình công được kết luận là hợp pháp thì tiền lương và các quyền lợi khác của NLĐ tham gia đình công được giải quyết theo quy định của pháp luật lao động.
  • 34. -26- - Quyền lợi của NLĐ khi giải quyết đình công Trong trường hợp phải ngừng việc, NLĐ được trả lương như sau: Nếu do lỗi của NSDLĐ, thì NLĐ được trả đủ tiền lương. Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định [36, Điều 98]. Tiền lương làm căn cứ để trả cho NLĐ trong thời gian ngừng việc (nếu do lỗi của NSDLĐ, thì NLĐ được trả đủ tiền lương) là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi NLĐ phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại khoản 1, Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 - 01 - 2015 của Chính phủ. Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công rất quan trọng đòi hỏi các bên phải chấp hành nghiêm nếu không tùy theo mức độ mà có hình thức xử lý. Cụ thể khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà NLĐ không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Nếu trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho NSDLĐ thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Theo quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng “Phạt cảnh cáo đối với NLĐ có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” [11, Điều 23]. Từ những quy định trên, có thể thấy rằng, trong năm trường hợp đình công bất hợp pháp quy định tại Điều 215, BLLĐ năm 2012 chỉ có một trường hợp bi ̣xử phạt hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo. Còn lại, những người tổ chức hoặc tham gia đình công bất hợp pháp chỉ bị xử lý khi rơi vào trường hợp tại khoản 1, Điều 233. Như vậy, pháp luật hiện hành quy định những trường hợp đình công bất hợp
  • 35. -27- pháp nhưng lại thiếu những chế tài mang tính răn đe, phòng ngừa. Do đó, trật tự pháp luật về đình công không được tôn trọng và tuân thủ trong thực tế, cho nên cần thiết phải có những quy định sửa đổi, bổ sung hợp lý hơn trong việc xử lý đối với đình công bất hợp pháp. Trong trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho NSDLĐ thì tổ chức công đoàn lãnh đạo cuộc đình công đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ trên cơ sở văn bản yêu cầu về giá trị thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra bao gồm thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế; chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra; giá trị yêu cầu bồi thường; thời hạn bồi thường. Theo đó: Căn cứ vào nội dung văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của NSDLĐ, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định. Trường hợp không đồng ý với giá trị thiệt hại, giá trị bồi thường, thời hạn bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của NSDLĐ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có văn bản đề nghị NSDLĐ tổ chức thương lượng các nội dung chưa đồng ý. Sau khi thương lượng, nếu thống nhất thì hai bên có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã được thỏa thuận. Nếu không thống nhất thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật [12, Điều 36]. Tiểu kết chương 1 Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về đình công và quyền đình công của NLĐ, có thể thấy rằng quyền đình công là một trong những quyền cơ bản của NLĐ, được thừa nhận từ lâu trong các văn bản pháp lý của Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các nước trên thế giới và Việt Nam. Việc quy định quyền đình công là một tiến bộ của luật lao động, cụ thể hóa Hiến pháp, phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường, bảo đảm để NLĐ có thêm điều kiện
  • 36. -28- tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình. Ngoài ra, tác giả đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về đình công. Đồng thời, các quy định của pháp luật về đình công theo BLLĐ năm 2012 và thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công theo BLTTDS năm 2015 đã được phân tích, tổng hợp cụ thể. Từ cơ sở lý luận và những vấn đề pháp lý cơ bản về đình công và giải quyết đình công tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng đình công và áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh ở chương 2.
  • 37. -29- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐÌNH CÔNG TẠI TỈNH TRÀ VINH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG 2.1 Khái quát tình hình đình công và giải quyết đình 2.1.1 Tình hình đình công tại Việt Nam Qua 05 năm (từ năm 2011 đến năm 2015) trên địa bàn cả nước xảy ra 2.382 vụ đình công (năm 2011 là 978, năm 2012 là 539, năm 2013 là 351, năm 2014 là 269 và năm 2015 là 245) [54], [55]. Đến nay, chúng ta đã có hàng nghìn vụ đình công nhưng có một thực tế là chưa có vụ nào được Tòa án thụ lý giải quyết. Khi đình công xảy ra thì cơ quan lao động địa phương (LĐLĐ cấp huyện, LĐLĐ cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có mặt kịp thời để giải quyết. Các cơ quan này đã trực tiếp gặp NSDLĐ, đại diện tập thể lao động để tìm hiểu nội tình, nguyên nhân dẫn đến đình công, yêu sách từ đó đưa ra cách giải quyết để các bên có cơ hội thương lượng, giải quyết với nhau mà không cần phải đưa ra Toà án. Các cuộc đình công hầu hết là tự phát, ít tính tổ chức và sai luật, những yêu sách mà tập thể lao động đưa ra thường là hợp lý. Trong mỗi cuộc đình công luôn có những yêu sách đưa ra, qua các cuộc đình công có thể thấy các loại yêu sách như: Loại yêu sách về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phụ trợ; loại yêu sách về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; loại yêu sách chống sa thải công nhân tùy tiện, trái pháp luật; loại yêu sách về quy định hợp lý định mức lao động; loại yêu sách về BHXH; loại yêu sách về an toàn vệ sinh lao động... Hầu hết các cuộc đình công đều do lỗi của NSDLĐ. Vì vậy khi đưa ra thương lượng thì thường được NSDLĐ chấp thuận. Những yêu sách này một phần được NSDLĐ cho thực hiện ngay, một phần được hứa sẽ thực hiện sau nên dịu các cuộc đình công.
  • 38. -30- Tuy nhiên ở hầu hết các DN xảy ra đình công, tổ chức công đoàn chưa phát huy được vai trò của mình (nếu có). Có những nơi Công đoàn không dám đấu tranh, buộc NLĐ phải đình công để gây áp lực với NSDLĐ. Đồng thời, hội đồng hòa giải cơ sở, trọng tài lao động tỉnh cũng chưa phát huy được vai trò và trách nhiệm của mình. Một phần do khi có tranh chấp lao động, NLĐ không biết trông chờ vào cơ quan nào giải quyết nên họ phải sử dụng giải pháp đình công. Khi đình công xảy ra thì các cơ quan chức năng mới đến xem xét và tìm hướng giải quyết. Không có sự thảo luận, thương lượng nào trước giai đoạn đình công. Thực tế không có cuộc đình công nào mà đại diện BCH Công đoàn cơ sở nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết, xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Nguyên nhân do họ ngại tiếp xúc với Toà án, họ có thể chưa hiểu trình tự đối với cuộc đình công và có thể do các quy định pháp luật quá phức tạp, mất nhiều thời gian. Mục đích chủ yếu của họ là đưa ra yêu sách và ép NSDLĐ thực hiện, thường các yêu sách này trên thực tế không hề cao hơn quyền lợi của người lao động được hưởng nên họ thực hiện ngay chứ họ không hề nghĩ đến việc đưa ra Toà án giải quyết. 2.1.2 Tình hình đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên 2.292 km2 với dân số khoảng 1,1 triệu người. Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, một số dự án trọng điểm quốc gia đang triển khai đầu tư tại tỉnh Trà Vinh, tạo những bước đột phá quan trọng có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Dự án luồng cho tàu có trọng tải lớn (20.000 tấn) vào sông Hậu đang thi công xây dựng qua địa bàn huyện Duyên Hải, huyện Trà Cú, mở ra triển vọng mới cho tỉnh Trà Vinh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây đang hướng tới là cửa ngõ chính của vùng để thông thương với quốc tế. Tại cửa Định An (huyện trà Cú) hội đủ điều kiện để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế. Bên cạnh đó, Dự án Trung tâm Điện lực Duyên Hải (công suất 4.400 MW), khi hoàn thành sẽ hòa vào mạng lưới điện quốc gia, cầu Cổ Chiên nối liền hai tỉnh Trà Vinh - Bến Tre góp phần đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh rất quan tâm đến công tác đầu tư, luôn coi nhà đầu là những vị khách quí cần được chăm sóc lâu dài, do đó tỉnh cam kết thực
  • 39. -31- hiện nhiều chính sách và tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như sẵn sàng đón tiếp các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đến đầu tư và phát triển tại tỉnh Trà Vinh với tinh thần hai bên cùng có lợi. Hiện nay, tỉnh có Khu Công nghiệp Long Đức (thu hút được 26 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 2.500 tỷ đồng, trong đó có 12 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 14 dự án trong nước) và quy hoạch Khu Kinh tế Định An với tổng diện tích 39.020 ha, Khu Công nghiệp Cầu Quan với tổng diện tích 120 ha, Khu Công nghiệp Cổ Chiên với 200 ha và các Cụm công nghiệp ở các huyện, đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư đến với tỉnh Trà Vinh [47]. Tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 1.794 DN, với tổng vốn đầu tư là 24.291 tỷ đồng, với 86.136 lao động. DN hoạt động trên địa bàn tỉnh hầu hết là DN có quy mô vừa và nhỏ, số lượng DN có quy mô lớn rất ít (DN có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng chỉ có 27 DN). Trong đó, có 21 DN có vốn đầu tư nước ngoài, gồm 7 DN liên doanh; 14 DN 100% vốn nước ngoài, vốn đăng ký là 11.911 tỷ đồng [41] Trong tổng số các DN trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 74 DN có đủ điều kiện để thành lập tổ chức công đoàn. Đến nay đã có 69 DN đã thành lập tổ chức công đoàn theo quy định; trong tổng số 21 DN có vốn đầu tư nước ngoài đều đã thành lập tổ chức công đoàn [27]. Trong những năm qua, hoạt động của DN gặp nhiều khó khăn, do kinh doanh không hiệu quả, không tìm kiếm được đối tác để ký hợp đồng, khó khăn về tài chính,... Bên cạnh những khó khăn về sản xuất kinh doanh của DN là tình trạng xảy ra tranh chấp lao động dẫn đến đình công. Theo số liệu thống kê, từ năm 2008 đến nay (năm 2009, 2013, 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 không có xảy ra đình công), trên địa bàn tỉnh Trà Vinh xảy ra 15 vụ ngừng việc tập thể, đình công với gần 35.000 lượt công nhân tham gia. Cụ thể tình hình diễn ra như sau: Năm 2008: Xảy ra 04 vụ, với 7.850 lượt công nhân tham gia. Năm 2010: Xảy ra 01 vụ, với trên 10.000 công nhân tham gia. Năm 2011: Xảy ra 01 vụ, với trên 3.000 công nhân tham gia.