SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI
TÁC PHẨM VĂN HỌC
Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh Thuyên
Lớp : 14SMN1
GVHD : ThS.Nguyễn Thị Diệu Hà
Đà Nẵng 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI
TÁC PHẨM VĂN HỌC
Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh Thuyên
Lớp : 14SMN1
GVHD : ThS.Nguyễn Thị Diệu Hà
Đà Nẵng 2018
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận, bản thân em cũng đã
gặp không ít khó khăn, đến nay đề tài cơ bản đã hoàn thành. Để có được kết quả
trên, ngoài sự nổ lực tích cực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan
tâm, động viên và giúp đỡ từ phía các cô, gia đình và bạn bè.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TH.S Nguyễn Thị Diệu Hà,
giảng viên khoa Giáo Dục Mầm Non đã luôn luôn hỗ trợ, giúp đỡ và nhiệt tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận.
Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các quý thầy cô của khoa
mầm non đã hỗ trợ và tạo điều kiện để em có cơ hội hoàn thành khóa luận của mình
một cách thành công nhất.
Thực tế thì trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của em còn nhiều hạn
chế nên bài khóa luận của em trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi
sai sót, mong các thầy cô bỏ qua đồng thời em mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp của quý cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, tháng 4 năm 2018
Sinh viên
Huỳnh Thị Thanh Thuyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................3
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
4.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................3
Quá trình phát triển kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .............3
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
5.Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................3
6.Giả thuyết khoa học ...............................................................................................3
7.Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................3
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ..................................................................4
7.2.Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn................................................................4
7.2.1. Phƣơng Pháp quan sát ............................................................................4
7.2.2. Phƣơng pháp đàm thoại..........................................................................4
7.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng anket..........................................................4
7.2.4.Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.......................................................4
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học ...................................................................5
8. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu...............................................................5
8.1. Về mặt lý luận .................................................................................................5
8.2. Về mặt thực tiễn..............................................................................................5
9. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC
THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM
QUEN VỚI TPVH TẠI TRƢỜNG MN..................................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài.........................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc.........................................................................6
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu .........................................7
1.2.1 Khái niệm phát triển ....................................................................................7
1.2.2 Khái niệm kỹ năng........................................................................................8
1.2.3. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm ........................................................8
1.2.3.1. Khái niệm đọc diễn cảm.......................................................................8
1.2.3.2. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm .................................................9
1.3. Kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi .................................................13
1.3.1. Biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi. .........................13
1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi
...............................................................................................................................16
1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý ..................................................................................16
1.2.2.2. Đặc điểm sinh lý..................................................................................19
1.2.3. Vai trò của kỹ năng đọc thơ diễn cảm đối với trẻ mẫu giáo..................20
1.3. Cơ sở lý luận về hoạt động làm quen tác phẩm văn học ..............................23
1.3.1. Khái niệm hoạt động làm quen với tác phẩm văn học...........................23
1.3.2. Tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ ở trƣờng mầm
non.........................................................................................................................24
1.3.2.1. Phƣơng pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học ..............................................................................................................24
1.4. Ảnh hƣởng của hoạt động làm quen với TPVH đối với kỹ năng đọc thơ
diễn cảm cho trẻ. .....................................................................................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................31
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ
DIỄN CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TPVH TẠI TRƢỜNG MN HOA BAN..................................32
2.1. Khái quát về quá trình điều tra ......................................................................32
2.1.1. Mục đích điều tra.......................................................................................32
2.1.2. Đối tƣợng điều tra .....................................................................................32
2.1.3. Phƣơng pháp điều tra ...............................................................................32
2.3. Kết quả điều tra................................................................................................33
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên đối với việc phát triển kĩ năng đọc
thơ diễn cảm.........................................................................................................33
2.3.2 Thực trạng việc sử dụng biện pháp để phát triển kỹ năng đọc thơ diễn
cảm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của giáo viên trƣờng MN Hoa Ban. .....................35
2.3.3. Thực trạng mức độ biểu hiện của kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi...............................................................................................37
2.3.3.1. Tiêu chí và thang đánh giá biểu hiện kỹ năng đọc kể diễn cảm.....37
2.3.3.2. Kết quả điều tra. .................................................................................39
2.4. Nguyên nhân thực trạng..................................................................................41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................43
3.1. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng biện pháp phát triển kĩ năng đọc
thơ, kế chuyện diễn cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................44
3.1.1. Đảm bảo tính giáo dục ..............................................................................44
3.1.2. Đảm bảo tính vừa sức................................................................................44
3.1.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực tự giác của trẻ .....................................44
3.1.4. Đảm bảo tính cá biệt .................................................................................45
3.1.5. Đảm bảo theo quan điểm tích hợp...........................................................45
3.2.Đề xuất các biện pháp.......................................................................................46
3.2.1 Biện pháp 1: Cho trẻ luyện tập đọc thơ diễn cảm trên nền nhạc ..........46
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức hội thi đọc thơ diễn cảm. .................................50
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ đóng kịch các tác phẩm thơ................52
3.2.4. Biện pháp 4: Cho trẻ nghe ngâm thơ...................................................55
3.3. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp...............................................................56
3.3.1. Tiến hành thực nghiệm .........................................................................56
3.3.2. Kết quả thực nghiệm.................................................................................57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM.............................................................66
1.Kết luận chung..................................................................................................66
2. Kiến nghị sƣ phạm...........................................................................................67
2.1. Đối với giáo viên............................................................................................67
2.2. Đối với nhà trƣờng .......................................................................................67
2.3. Đối với cấp quản lí........................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................69
PHỤ LỤC...................................................................................................................1
KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TPVH: Tác phẩm văn học
TNN: Trước thực nghiệm
STN: Sau thực nghiệm
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
MG: Mẫu giáo
MN : Mầm non
YPNN: Yếu tố phi ngôn ngữ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển kỹ năng đọc thơ
diễn cảm cho trẻ.
Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn
cảm đối với trẻ.
Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về những tiêu chí cần đạt để phát triển kĩ năng đọc
thơ diễn cảm.
Bảng 4: Thực trạng biểu hiện kĩ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi.
Bảng 5: Khảo sát biểu hiện kĩ năng đọc diễn cảm thơ của hai nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng với mẫu giáo lớn ( Trước TN)
Bảng 6: So sánh mức độ về biểu hiện kỹ năng đọc diễn cảm thơ của trẻ ở nhóm đối
chứng (trước TN và sau TN)
Bảng 7: So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ ở nhóm TN
(trước TN và sau TN)
Bảng 8: : So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ ở nhóm ĐC
và nhóm TN (trước TN và sau TN).
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Thực trạng biểu hiện kĩ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi
Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc diễn cảm thơ của trẻ ở
nhóm đối chứng (trước TN và sau TN)
Biểu đồ 3: So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ ở nhóm thực
nghiệm (trước TN và sau TN)
Biểu đồ 4: So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ ở nhóm ĐC
và nhóm TN (trước TN và sau TN)
1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Văn học là nhân học, văn học có tác dụng vô cùng to lớn đối với sự hình thành
nhân cách cho trẻ. Bằng nhiều chức năng, chủ yếu là chức năng nhận thức, giáo dục
và thẩm mỹ, văn học mang đến cho con người những bài học cần thiết, bổ ích, cách
nhìn nhận, đánh giá con người, sự vật, sự việc và cảm xúc thẩm mỹ. Văn học luôn
song hành cùng với sự lớn lên của con người và là một món ăn tinh thần không thể
thiếu của trẻ, văn học đã phát huy rất hữu hiệu vai trò quan trọng của mình trong
việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non trên tất
cả các lĩnh vực, là một trong những hình thức nhận thức thế giới vô cùng hấp dẫn
của trẻ vì văn học luôn phản ánh hiện thực cuộc sống . Văn học có thể phát huy hết
được vai trò cũng như tác dụng của mình chủ yếu thông qua các thể loại như truyện,
ca dao, tục ngữ,… và đặc biệt là các tác phẩm thơ ca. Thơ ca tạo động lực cho trẻ
tập đọc, hình thành nhận thức về âm thanh, vần điệu, xây dựng các kỹ năng quan
trọng như từ vựng, diễn đạt lưu loát, diễn cảm, sáng tạo. Trẻ đến với thơ ca là đến
với sự mới mẻ, sáng tạo trên cái nền của hiện thực cuộc sống, giúp con người khám
phá ra những vẻ đẹp thuần túy, giúp trẻ hiểu mình và mọi người hơn, nuôi dưỡng
những phẩm chất tốt đẹp ở trẻ như lòng trắc ẩn, khả năng thấu hiểu và chia sẻ.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng kỹ năng đọc diễn cảm
thơ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì trước hết, đọc thơ diễn cảm là một
thủ thuật quan trọng, có tính chất tích cực, một mặt có khả năng nâng cao được tính
linh hoạt và biểu cảm của ngôn ngữ, mặt khác nó có thể làm cho người nghe thêm
tập trung và dễ ghi nhớ. Thứ hai, cơ bản hơn vì đó là đọc diễn cảm bắt buột chú ý
không chỉ đến toàn thể mà còn đến mỗi từ riêng biệt, mỗi câu cụ thể, tìm thấy trong
chúng những sắc thái ý nghĩa và mối quan hệ rõ rệt và như thế cho chúng ta sức
mạnh phân tích, một sức mạnh không bao giờ có được đối với những ai chỉ đọc
thầm cho mình. Trẻ có kỹ năng đọc thơ diễn cảm tức là thổi sinh khí vào những kí
hiệu thẩm mĩ, những âm thanh im lặng, làm cho chúng sống lại, cất tiếng nói, là
phối kết âm vang của từ vựng, cú pháp với âm thanh của âm thanh ngôn ngữ để tạo
2
nên những ngân hưởng xâu xa làm rung động trái tim người nghe. Rung động ấy có
tác động sâu sắc và đúng đắn với tâm hồn trẻ thơ hơn bất kì một sự thảo luận về văn
học nào. Không cần phân tích, không cần bình giá, chỉ cần đọc một cách thật biểu
cảm, những xúc cảm chân thành sẽ tự nó lan tỏa, đi vào trong trẻ nhẹ nhàng, tự
nhiên mà vô cùng bền vững, tràn ngập tâm hồn các em. Để rồi một cách âm thầm
mạnh mẽ, các bài thơ sẽ trở thành những nhân tố ảnh hưởng đến sựu hình thành
nhân cách toàn diện của trẻ em. Riêng với trẻ 5 – 6 tuổi đã có khả năng tư duy và
phân tích vấn đề, ngoài những vai trò quan trọng trên kỹ năng đọc thơ diễn cảm còn
đặc biệt giúp trẻ em ở lứa tuổi này nâng cao vốn từ, trình độ ngôn ngữ, hình thành
những vốn kinh nghiệm sống, tình cảm xã hội đúng đắn, phong phú, sâu sắc, kích
thích khả năng sáng tạo ở trẻ. Nó có ý nghĩa to lớn nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm
một cách trọn ven và đầy đủ hơn, trẻ sẽ lĩnh hội bài học đaọ đức và bài học thẩm
mỹ một cách sâu sắc và bền vững nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế, qua qua trình khảo sát tại trường mầm non Hoa Ban, các
cô giáo còn hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp để phát triển kỹ năng đọc thơ
cho trẻ, thậm chí việc đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe vẫn chưa được các cô đầu tư,
một số cô kỹ năng đọc còn yếu chưa thật sự khơi gợi sự rung động, yêu thích văn
học, hào hứng cho trẻ khi bản thân được tham gia các hoạt động. Đồng thời chúng
tôi nhận thấy sự chênh lệch khá lớn ở trẻ, chỉ có một số ít trẻ biết đọc thơ diễn cảm,
đa số trẻ khi đọc diễn cảm mới chỉ ở mức độ đọc thuộc lòng chứ chưa thể hiện một
cách diễn cảm, thậm chí có trẻ còn đọc chưa đúng, một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp
,gây ảnh huởng đến chất lượng tiếp nhận tác phẩm và phát triển ngôn ngữ của trẻ, từ
đó dẫn đến kết quả giáo dục chưa cao. Xuất phát từ những vấn đề mà lí luận và thực
tiễn đặt ra chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ
diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực trạng của việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ 5
– 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm
non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm một số
3
biện pháp nhằm phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ thông qua hoạt động
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến việc phát triễn kĩ năng đọc thơ
diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Nghiên cứu thực tiễn việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm tại trường mầm non
Hoa Ban ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo
nhằm nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
-Tiến hành thực nghiệm sư phạm để nêu kết luận về tính khả thi của đề tài.
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu biện pháp phát triển kĩ năng
đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học tại trường mầm non Hoa Ban, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải
Châu, Thành Phố Đà Nẵng
5.Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu một số biện pháp phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm
non Hoa Ban.
6.Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học kết hợp với việc ứng dụng các
biện pháp phát triển như: Cho trẻ luyện tập đọc thơ diễn cảm trên nền nhạc, tổ chức
hội thi đọc thơ diễn cảm, cho trẻ nghe ngâm thơ, tổ chức cho trẻ đóng kịch các tác
phẩm thơ thì sẽ góp phần cho sự sáng tạo và mới lạ trong hoạt động học và đồng
thời giúp trẻ phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm tốt hơn.
7.Phƣơng pháp nghiên cứu
4
Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, chúng tôi kết hợp sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau.
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, phân tích, so sánh, tổng hợp,
khái quát, hệ thống những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây
dựng khung lý thuyết đề tài.
7.2.Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phƣơng Pháp quan sát
- Quan sát để thấy được mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm các tác phẩm
văn học của trẻ ở trường mầm non.
- Dự giờ, đánh giá các kết quả mà các giáo viên mầm non thực hiện tiết dạy của
mình.
7.2.2. Phƣơng pháp đàm thoại
- Trao đổi, trò chuyện với giáo viên về việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với
tác phẩm thơ và các biện pháp khác nhau mà họ đã sử dụng trong hoạt động này.
- Trò chuyện với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua các hoạt động trong ngày cũng như
trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học để tìm hiểu về mức độ nhận thức và
khả năng đọc thơ diễn cảm của trẻ.
7.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng anket
- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về việc giúp
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Trao đổi với giáo viên nhằm thu nhập những kinh nghiệm qúy báu của các nhà
chuyên môn về các biện pháp phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mầm non
5 – 6 tuổi và đề ra các kết luận chính xác, khoa học, rút ra bài học cho bản thân.
7.2.4.Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
- Mục đích thực nghiệm:
Thực nghiệm các biện pháp đã lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của
các biện pháp đó đối với việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ mầm non
5 - 6 tuổi trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
5
-Đối tượng thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Hoa Ban.
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Trên cơ sở quan sát điều tra bằng phiếu để thống kê lại mức độ nhận thức của giáo
viên về việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
8. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
8.1. Về mặt lý luận
Đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn
cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại
trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng.
8.2. Về mặt thực tiễn
Xây dựng và ứng dụng các biện pháp phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ
5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non
Hoa Ban thành phố Đà Nẵng.
9. Cấu trúc đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và kiến nghị.
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với TPVH tại trường mầm non.
Chƣơng 2 : Thực trạng việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với TPVH tại trường mầm non Hoa Ban.
Chƣơng 3:Biện Pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với TPVH và thực nghiệm sư phạm.
6
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC
THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM
QUEN VỚI TPVH TẠI TRƢỜNG MN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đọc diễn cảm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực văn học
của trẻ, phát triển cho các em khả năng thể hiện tác phẩm văn học trong việc đọc
phù hợp với sự hiểu biết của mình. Đọc diễn cảm đã trở thành một nội dung cần đạt
tới tại các trường mầm non. Bước đầu nghiên cứu về việc “phát triễn kỹ năng đọc
thơ diễn cảm cho trẻ 5 -6 tuổi” chúng tôi đã nhận thấy có rất nhiều tài liệu và giáo
trình nghiên cứu về việc đọc diễn cảm , nhưng đi sâu nghiên cứu về việc phát triển
kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ còn ít.
1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của hai tác giả người Nga MK.
Bogoliupxkaia và V.V.Septsenko “ Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” do Lê
Đức Mẫn dịch, xuất bản năm 1987. Nội dung chính của công trình là đề cập tới
nghệ thuật đọc diễn cảm của văn bản, vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật trong việc
giáo dục trẻ. Ngoài ra, tác giả còn đề cập tới những thủ thuật cơ bản khi đọc và kể
chuyện văn học ở trường mầm non. Đây là tài liệu bồi dưỡng giáo viên giúp giáo
viên có những cơ sở lý luận trong việc đọc các thể loại tác phẩm văn học của trẻ.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam những năm gần đây, việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ
cũng được nhiều nhà khao học, nhà giáo dục quan tâm. Điều đó thể hiện ở việc
nhiều tài liệu nghiên cứu được ra đời. Tiêu biểu là công trình “ Giáo trình phương
pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”. Trong công trình hai tác giả Lã Thị
Bắc Lý và Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã đề cập khá tỉ mỉ nghệ thuật đọc và kể chuyện
diễn cảm, các thủ thuật cơ bản của việc đọc diễn cảm các tác phẩm văn học.
Công trình “ Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” của Nguyễn
Thị Tuyết Nhung và Phạm Thị Việt, hai tác giả cũng đã đề cập tới phương pháp
7
đọc, kể diễn cảm các tác phẩm văn học, các yêu cầu và thủ thuật cơ bản khi đọc và
kể chuyện văn học.
Công trình “ Giáo trình văn học thiếu nhi và đọc, kể diễn cảm” của Lã Thị Bắc Lý
– NXB Giáo Dục Việt Nam nhằm cung cấp cho người đọc vốn kiến thức cơ bản về
bức tranh tổng quát của văn học thiếu nhi Việt Nam đồng thời cung cấp những hiểu
biết về nghệ thuật đọc, kể diễn cảm với những đổi mới về hình thức tổ chức và nội
dung mang tính tích hợp, là mục đích và xu thế chung của giáo dục mầm non trên
thế giới và trong khu vực.
Công trình “ Phương pháp đọc diễn cảm” của Hà Nguyễn Kim Giang – NXB
Đại học sư phạm, nội dung xuyên suốt của công trình là đề cập tới những quan điểm
về cơ sở lý luận của việc đọc diễn cảm, một số phương pháp và biện pháp đọc diễn
cảm, cách đọc một số tác phẩm theo thể loại khác nhau. Tác giả đã nhấn mạnh vai
trò của đọc kể diễn cảm đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ. Tác giả coi việc
đọc kể diễn cảm là hoạt động quan trọng ở các trường mầm non.
Không dừng lại ở đó, PGS.TS. Hà Thị Kim Giang lại cho ra đời công trình tiếp
theo “ Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học”, công trình
cũng đã đề cập khá chi tiết vai trò của việc dạy trẻ đọc diễn cảm, việc tổ chức hoạt
động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm và một số vấn đề lưu ý khi giáo viên dạy trẻ
đọc thơ diễn cảm.
Như vậy, trên thế giới cũng như trong nước có nhiều công trình nghiên cứu về vai
trò và sự cần thiết của việc dạy trẻ đọc, kể diễn cảm nhằm đưa ra những lý luận và
thực tiễn cung cấp kiến thức cần thiết cho việc đào tạo giáo viên mầm non. Các
nghiên cứu tuy có những nét riêng biệt nhưng đều đi chung một xu hướng nghiên
cứu về kỹ năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ mầm non để quá trình giáo dục trẻ đạt hiệu
quả tốt nhất.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận
động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Quá
8
trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao; quá trình thay thế lẫn nhau
của các hình thức tổ chức xã hội loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ
lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình
thức tổ chức bộ tộc, dân tộc..., quá trình thay thế lẫn nhau của các thế hệ kỹ thuật
theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn...
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong
đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với
những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng
đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người
nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các
thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống
của họ.
Có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về khái niệm phát triển nhưng sau cùng
ta có thể đúc kết lại phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo
chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái
lạc hậu.
1.2.2 Khái niệm kỹ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định nghĩa này thường bắt
nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu
hết chúng ta đều thừa nhận rằng, kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến
thức vào thực tiễn. Kĩ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Vậy, kỹ năng là
năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành
động trên cơ sở hiểu biết ( kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong
đợi . Bất cứ kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo
đều phụ thuộc vào khao khát, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách luyện
tập, tính phúc tạp của chính kĩ năng đó.
1.2.3. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm
1.2.3.1. Khái niệm đọc diễn cảm
9
Đọc diễn cảm là hình thức đọc mang tính đặc thù và chất lượng đọc cao nhất
trong các dạng đọc thành tiếng văn bản nghệ thuật.
Theo Lê Phương Nga, đọc diễn cảm được đọc ra khi đọc những bản văn bản văn
chương hoặc văn bản có chứa các yếu tố của ngôn từ nghệ thuật. Đó là vệc đọc thể
hiện ở kĩ năng làm chủ các thông số âm như giọng điệu, trọng âm, ngữ điệu,…
nhằm biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc, đồng
thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ, đồng cảm đối với người đọc đối với tác
phẩm.
Nói như In.OOdaropxki: “ nghệ thuật đọc diễn cảm là nghệ thuật biến ngôn ngữ
câm lặng thành ngôn ngữ sống động có hình ảnh, tức là ngôn ngữ có âm thanh
chứa đựng đầy tư tưởng và tình cảm”. Đó là nghệ thuật đọc “ vượt qua cấp độ lĩnh
hội nội dung ý nghĩa từng câu để tái tạo hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh, trọn vẹn
và đạt tới sự biểu đạt ý nghĩa, có màu sắc cảm xúc cá nhân”. Nó hoàn toàn “ không
phải là sự uốn éo đầu lưỡi” mà phải “thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc”
của người đọc về tác phẩm, làm sao “ để người khác cũng có thể sản sinh những ấn
tượng tương tự như mình.
Như vậy, đọc diễn cảm chỉ có thể thực hiện trên cở sở hiểu thấu đáo bài đọc, khi
mà thế giới trong sáng của các nhà văn, nhà thơ chạm được vào tâm hồn người đọc,
ngân lên những rung động thẩm mĩ, những xúc cảm đồng điệu. Việc đọc diễn cảm
khi đạt đến những phẩm chất mang tính nghệ thuật đó sẽ trở thành con thuyền
chuyện chở các tín hiệu thẩm mĩ từ tác phẩm đến với người nghe.
1.2.3.2. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm
Kỹ năng đọc thơ diễn cảm các tác phẩm thơ ca là khả năng con người sử dụng
có kết quả mọi sắc thái của giọng để trình bày tác phẩm có kèm theo cử chỉ, điệu
bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm
trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc đến
với người nghe giúp người nghe khơi gợi lên những rung động, cảm xúc của họ dựa
trên những tri thức kinh nghiệm của cá nhân đã được thích lũy.
10
Kỹ năng đọc thơ diễn cảm là một trong những nội dung đang được các trường
mầm non chú trọng và hình thành cho trẻ. Nó đòi hỏi con người phải được rèn luyện
và thường xuyên củng cố trong các hoạt động hàng ngày . Vì thế người giáo viên
không chỉ nhằm giúp trẻ đọc các tác phẩm văn học theo một cách đơn thuần như
học thuộc lòng mà còn giúp trẻ hình thành những kỹ năng đọc diễn cảm tốt làm nền
tảng cho việc tập đọc của trẻ ở giai đoạn tiếp theo. Kỹ năng cơ bản của việc đọc thơ
diễn cảm bao gồm có phát âm, ngữ điệu, giọng điệu, các yếu tố phi ngôn ngữ.
* Phát âm
Một trong những kĩ năng không thể thiếu trong đọc thơ diễn cảm là phát âm. Phát
âm là cách sử dụng hơi của người đọc làm cho âm thanh phát ra tròn trịa, rõ ràng,
đầy đặn để có độ vang to và ấm có sức biểu hiện cao, tạo nên những hình tượng âm
thanh qua từ.
Phát âm rõ lời thơ, rõ vần bằng hay vần trắc. Người đọc phát âm rõ ràng, trong
sáng là điều kiện để người nghe hiểu được ý nghĩa của bài thơ. Ngược lại, nếu
không phát âm một cách chính xác thì sẽ không mang lại cảm thụ nghệ thuật một
cách đây đủ và gây khó khăn trong việc hiểu bài dẫn tới bài đọc không thâm nhập
vào tác phẩm của người nghe.Phát âm chính xác từ ngữ góp phát triển các kĩ năng
đọc sau này cho trẻ.
Chính vì vậy trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thì cần phải dạy trẻ
đọc diễn cảm cố gắng đọc rõ từng âm, phát âm rõ ràng, trong sáng, tự nhiên.
*Ngữ điệu
Ngữ điệu là tổng hợp phức tạp các phương tiện biểu cảm ngữ âm gồm: nhịp điệu,
cường độ, cao độ,…ngữ điệu là biến đổi về cao độ của giọng nói, sắc thái khi đọc
thể hiện ý nghĩa và cảm xúc của người nói. Ngữ điệu giúp cho người đọc bày ra
trước mắt người nghe nghĩa của tác phẩm, minh họa những hình tượng trong thơ,
những cảnh đẹp thiên nhiên, những bối cảnh xuất hiện các sự kiện. Nếu không có
ngữ điệu sẽ không thể truyền đạt một cách đày đủ, chính xác tư tưởng tình cảm của
tác giả gửi gắm trong thơ.
- Nhịp điệu
11
Nhịp điệu là tốc độ của việc đọc thơ. Sử dụng các sắc thái khác nhau của nhịp điệu
sẽ đem đến cho lời thơ một sức mạnh đặc biệt, tạo nên sự sinh động cho giọng đọc
diễn cảm. Nếu như khi đọc thơ chỉ sử dụng độc một nhịp điệu đều đều thì nó sẽ héo
hon và hết sức sống. Cũng giống như các kĩ năng khác nhịp điệu khi đọc thơ phụ
thuộc vào tính chất nội dung bài thơ. Vì vậy, có khi nhịp điệu chậm rãi có khi lại
khẩn trương. Nhịp điệu giúp ngữ điệu nổi bật lên, tạo cho ngữ điệu thêm rõ ràng. Sử
dụng các sắc thái nhịp điệu khác nhau sẽ làm cho việc trình bày tác phẩm thơ hết
sức sinh động và biểu cảm đặc biệt.
- Cường độ
Trong số những kỉ năng đọc diễn cảm phải kể đến cường độ của giọng, cường độ
của giọng là độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng, là khả năng điều chỉnh giọng làm
cho nó có thể nhỏ hoặc to, có thể tạo được các bậc thang chuyển độ vang từ to đến
nhỏ và ngược lại. Cường độ của giọng là một trong những yếu tố của ngữ điệu giúp
cho người đọc minh họa được rõ nét và sinh động các hình tượng, hình ảnh trong
thơ.
Vì vậy, trong quá trình rèn kĩ năng đọc diễn cảm cô giáo cần chú ý phân tích
tác phẩm thật kĩ, lựa chọn tác phẩm không quá khó để trẻ hiểu được nội dung của
tác phẩm, xác định ngữ điệu phù hợp với nội dung tác phẩm và ý nghĩa văn bản qua
đó giúp trẻ thể hiện giọng tác phẩm chính xác. Và kĩ năng thể hiện đúng ngữ điệu
góp phần quan trọng vào việc đọc diễn cảm bài thơ. Đây cũng là vấn đề mà giáo
viên mầm non cần chú ý khi dạy trẻ đọc diễn cảm nó sẽ giúp trẻ thể hiện tác phẩm
một cách rõ ràng, sinh động hơn.
* Giọng điệu
Thơ viết cho trẻ em rất hồn nhiên và ngây thơ nhưng vẫn mang tính giáo dục và
tính giáo dục ấy một phần được thể hiện trong giọng điệu của bài thơ. Giọng điệu
trong thơ viết cho trẻ khi thì hài hước, hóm hỉnh, khi thì triều mến, khi thì mỉa mai,
châm biếm…giọng điệu là sự thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể
phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà lời văn ấy hướng vào trong
khi đọc thơ diễn cảm thì cần xác định được giọng điệu cơ bản.
12
Có thể nói giọng điệu cơ bản là giọng đọc chung của tác phẩm khi trình bày, trên
cơ sở đó người đọc dựng lên những hình ảnh, sự kiện,…giúp người nghe cảm nhận
được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Nếu người đọc xác định sai giọng điêu
cơ bản, rất có thể người nghe sẽ hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ tư tưởng chủ đạo
của tác phẩm.
* Các yếu tố phi ngôn ngữ
Yếu tố phi ngôn ngữ là các hành động được biểu hiện ra ngoài ngôn từ không phải
là lời nói, chữ viết bao gồm việc sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, tư thế…trong
quá trình đọc, kể. Giúp cho việc đọc thơ thêm hoàn thiện và phong phú.
- Tư thế
Là vị trí của người đọc trong lúc trình bày tác phẩm. Trong lúc đọc thơ phải giữ
sao cho tự nhiên, không gò bó. Thế đứng phải ung dung có phong thái, không đi lại,
tránh làm cho lời nói thêm nặng nề, dáng ung dung và tự chủ làm người nghe dễ
chịu. Người đọc phải hướng về phía người nghe, có thể đứng hoặc ngồi nhưng
không đi lại nhiều trước mặt trẻ. Trong trường hợp trang trọng nên đứng chứ không
ngồi để đọc.
Do đó khi rèn luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ cần phải tập cho trẻ cả tư
thế đọc diễn cảm, nếu tư thế không đúng sẽ làm ảnh hưởng tới cách đọc, kĩ năng
đọc. Cô cần tập cho trẻ có tư thế đúng, đẹp, tự tin, thuần thục, thoải mái để việc đọc,
kể diễn cảm hiệu quả thuyết phục.
- Nét mặt
Trong hoạt động giao tiếp trực tiếp, nét mặt thể hiện sự giao lưu giữa người nói và
người nghe. Đây là limh hồn để con người giao tiếp với nhau có thể tạo được một
kết quả nhất định.
Nét mặc tức là vẻ mặt. Vẻ mặt của người đọc biểu lộ những điều miệng nói ra:
nếu như vui thi người đọc sẽ biểu lộ vẽ mặt tươi vui, nếu buồn thì nét mặt sẽ ủ dột.
Những vẻ mặt đó tự nó sẽ xuất hiện nếu như người đọc hiểu được nội dung và cảm
thụ nó . Sự giao cảm giữa người đọc và người nghe chính là ở nét mặt, ánh mắt.
Đọc mà không bộc lộ gì thì nó sẽ ngăn cản không cho trẻ nhận thức được ý nghĩa
13
của bài, tạo ra những điều sai lầm về những điều nghe được từ đó sẽ rất khó khăn
cho việc tập cho trẻ thể hiện lại bài.
- Cử chỉ, điệu bộ
Cử chỉ điệu bộ của người đọc là sự bổ sung cho ngữ điệu và làm sống dậy hình
tượng của tác phẩm, được dùng để biểu lộ thái độ đối với các nhân vật, các sự kiện
được miêu tả trong tác phẩm.Ngoài ra còn làm tăng sức biểu cảm của lời nói, giúp
cho người nghe có thể cảm nhận bằng trực cảm. Cử chỉ, điệu bộ phải phù hợp với
tâm trạng người đọc tác phẩm và phù hợp với nội dung tác phẩm.Những cử chỉ đơn
giản, chân thực sẽ góp phần thể hiện sâu sắc nội dung tác phẩm. Trái lại những cử
chỉ điệu bộ máy móc sẽ làm cho việc thể hiện tác phẩm kém hiệu quả.
Nói chung, cử chỉ điệu bộ và những chuyển động của thân thể càng gọn gàng bao
nhiêu thì sức thuyết phục bấy nhiêu. Là một phương tiện gây ấn tượng thị giác, nó
sẽ mất đi sức biểu cảm của mình nếu như bị lặp lại thường xuyên. Vì vậy, trong khi
đọc diễn cảm không nên sử dụng cử chỉ điệu bộ một cách thái quá hoặc không đúng
lúc bởi chẳng những không có tác dụng mà còn phá vỡ hình tượng nhân vật, gây
cười vô nghĩa.
1.3. Kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi
1.3.1. Biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi.
Trẻ ở lứa tuổi này chưa biết đọc, tư duy chủ yếu mang tính trực quan cụ thể, giàu
cảm xúc tình cảm, cảm nhận thế giới bằng cái nhìn “vật ngã đồng nhất” . Khả năng
chú ý có chủ định chưa cao nhưng giàu khả năng tưởng tượng sáng tạo, trẻ nhìn thế
giới bằng đôi mắt thơ ngây, xuất phát từ cảm xúc hồn nhiên, tự nhiên, trong trẻo.
* Phát âm
Trẻ ở lứa tuổi này vốn từ vựng đã phong phú hơn, lời nói khái quát, có kết luận
mạch lạc. Trẻ có thể phát âm rõ lời thơ, rõ chữ, rõ vần bằng hay vần trắc. Nhưng để
phát âm tròn vành thì đa số trẻ còn nhiều hạn chế vì trẻ chưa biết cách sử dụng, điều
chỉnh hơi của mình để làm cho âm thanh phát ra tròn trịa, đầy đặn, có độ vang to và
ấm nên sức biểu hiện chưa đạt hiệu quả tối ưu, hình tượng âm thanh thông qua từ
ngữ vẫn chưa sắc nét, chân thực.
14
* Ngữ điệu
- Nhịp điệu: trẻ chưa có khả năng xác định được nhịp điệu cơ bản của tác phẩm
mà trẻ phụ thuộc vào sự thể hiện của cô giáo. Nhịp điệu trong thơ viết cho trẻ ở độ
tuổi này rất đa dạng. Sau khi xác đinh được nhịp điệu cơ bản của tác phẩm, cô thể
hiện cho trẻ nghe qua các hoạt động học, sau đó trẻ sẽ quan sát, ghi nhớ phần trình
bày của cô rồi thực hiện theo. Trẻ thường bắt chước nhịp điệu của cô là tốt nhất, vì
sau khi nghe cô thể hiện, trẻ sẽ nắm bắt được cảm xúc của bài thơ này có tiết tấu
khẩn trương hay chậm rãi,…và dùng cảm xúc của chính mình thể hiện lại bài thơ.
Đôi khi, trẻ còn hóa thân như chính mình là nhân vật trong tác phẩm để thể hiện cá
tính của bản thân vào tác phẩm.
- Cường độ: Khi trẻ đã thuộc lòng bài thơ, nắm bắt được giọng điệu của bài thơ trẻ
sẽ biết điều chỉnh giọng của mình, giọng đọc mạnh hoặc nhẹ tùy thuộc vào tình tiết
trong tác phẩm.
- Chẳng hạn:
Với truyện Chú dê đen: nhân vật dê trắng với bản tính nhút nhát, khờ khạo thì trẻ sẽ
thể hiện giọng với cường độ yếu; Dê đen dũng cảm, gan dạ dĩ nhiên giọng cần dõng
dạc, âm lượng lớn và vang; cũng là sói nhưng trong cuộc hội thợi với dê trắng đang
run sợ, giọng nó hẳn phải to để thể hiện thế thượng phong. Tuy nhiên, khi đứng
trước mặt Dê đen, trước sự gan dạ và chủ động của Dê đen, sói chùn lại bối rối,
giọng sói cần phải được giảm lại về cường độ.
- Cao độ: trẻ chưa thể hiện được việc lên giọng hay xuống giọng với dụng ý nghệ
thuật, các mục đích biểu cảm. Trẻ hay rơi vào tình trạng đọc đều đều hoặc rời rạc,
hay lên xuống giọng rất ngẫu hứng, không đúng với yêu cầu hay kết cấu nghệ thuật
của tác phẩm
* Giọng điệu
Những tác phẩm viết cho rẻ thơ có giọng điệu phong phú, khi thì thiết tha, nhẹ
nhàng, hào hùng, bi tráng, khi thì hài hước, hóm hỉnh, triều mến, lúc thì mỉa mai,
châm biếm…và những yếu tố đó được thể hiện như thế nào phụ thuộc vào cách
nhìn của cô giáo đối với tác phẩm đó.Trẻ dựa vào cảm xúc của cô giáo khi truyền
15
tải tác phẩm mà bắt chước ngắt giọng của cô, cô ngắt những chỗ nào, thể hiện cảm
xúc gì tại đó sẽ tạo cho trẻ sự chú ý và khi thực hiện lại trẻ sẽ bắt chước giống cô.
- Ví dụ:
+ Ngắt giọng logic:
Khắp người đau buốt,/ nóng ran,//
Mẹ ơi,/ cô bác xóm làng đến thăm//
Người cho trứng,/ người cho cam//
Cả anh y sĩ cũng mang thuốc vào…//
(Trích (Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa))
Trẻ sẽ ngắt giọng rất ngắn ở dấu phẩy trong câu thơ và sẽ ngắt giọng dài hơn ở cuối
câu thơ. Nhưng một số trương hợp trẻ sẽ không chú ý đến dấu câu mà chỉ đọc theo
cảm xúc.
+ Ngắt giọng tâm lý:
Này chú Gà Nâu
Cãi nhau gì thế!
Này chị vịt Bầu
Chớ cười ầm ĩ!
Bà tớ ốm rồi
Cánh màn khép rũ
Hãy yên lặng nào
Cho bà tớ ngủ.
( Trích ( Giữa vòng gió thơm – Quang Huy))
Trẻ sẽ đọc từ “ Này” như gọi một ai đó (gà nâu, vịt bầu). Cuối mỗi dấu chấm than
trẻ sẽ đọc từ “thế” và từ “ĩ” bằng giọng điệu cảm thán. Đến đoạn “ Bà tớ ốm
rồi……Cho bà tớ ngủ” trẻ sẽ đọc kiểu yêu thương, nhẹ nhàng bằng sự quan tâm, sợ
bà tỉnh giấc. Trẻ dùng cảm xúc trong mỗi câu thơ để thể hiện tâm tư của mình.
+ Ngắt giọng thi ca:
Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
16
Với em gái bé
Phải người lớn cơ!
(Trích ( Làm anh – Phan Thị Thanh Nhàn))
Trẻ đọc giọng đều đều và luôn ngắt giọng ở cuối mỗi câu.
*Các yếu tố phi ngôn ngữ:
- Tư thế: trẻ thường rất tự nhiên, thoải mái khi đọc diễn cảm thơ, không bị gò bó.
Nếu đọc cả lớp hay theo nhóm, trẻ sẽ được ngồi thoải mái nhưng ngay ngắn, thẳng
lưng, mặt hướng về phía cô giáo. Còn đối với đọc cá nhân trẻ sẽ đứng xoay mặt
xuống lớp, đứng tự nhiên, thẳng lưng, có thể di chuyển nhẹ nhàng trong phạm vi
nhỏ, tay sẽ hoạt động thoải mái tùy theo sự trình bày, diễn tả của cá nhân.
- Nét mặt: trẻ đã biết giao lưu với người nghe, thể hiện cảm xúc của bài thơ thông
qua nét mặt và ánh mắt của mình, . Nếu bài thơ thể hiện sự vui tươi, trẻ sẽ biểu lộ vẽ
mặt vui tươi, hớn hở, đôi mắt sáng hơn, nếu buồn thì vẻ mặt sẽ ủ dột….
- Cử chỉ, điệu bộ: là những hoạt động bổ trợ có chủ ý của người đọc. Trẻ biết lồng
ghép của chỉ, điệu bộ, động tác trong các câu thơ mình thể hiện để phần trình bày
của mình thêm sinh động hơn. Như chỉ ngón tay, ve vẩy bàn tay, dang đôi tay, dậm
chân,…..
1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi
1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý
Ngôn ngữ
Trong sự phát triển của trẻ, cùng với các yếu tố hoạt động, ngôn ngữ là yếu tố cơ
bản ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lí và nhân cách của trẻ mẫu giáo nói
chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. Lứa tuổi trẻ 5 - 6 tuổi là thời kì mà đã xuất hiện ở
lời nói của trẻ những khái quát, kết luận một cách mạch lạc. Trẻ bắt đầu lĩnh hội hai
hình thức cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bên trong trẻ có thể
thông hiểu được nhiều điều người lớn nói, đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi để
đưa trẻ vào hoạt động đọc, kể diễn cảm, trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ thông qua các
hình ảnh, âm thanh , màu sắc… từ đó trẻ có thể hiện lại bằng ngôn ngữ của mình.
17
Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ngoài nắm được 2 hình thức cơ bản của ngôn ngữ thì trẻ
còn nắm được ngữ âm, ngữ điệu. Trẻ biết thể hiện được ngữ âm, ngữ điệu trong
hoạt động giao tiếp với bạn bè, bố mẹ,.. và trong những bài thơ trẻ đọc. Trong hoạt
động dạy thơ thì việc giáo viên thể hiện được đúng ngữ điệu, cao độ , trường độ,
cách ngắt nghỉ trong bài thơ rất quan trọng. Từ việc cô đọc hay, diễn cảm sẽ giúp
cho trẻ thể hiện được giọng điệu phù hợp với tác phẩm, ngoài ra còn giúp trí tưởng
tượng của trẻ phong phú, cảm nhận bài thơ một cách chân thật,rõ ràng. Cùng với
việc nắm được ngôn ngữ trong thực hành cùng với lượng vốn từ của trẻ tăng lên rõ
rệt 1300 – 2000 từ trẻ biết sắp xếp các từ thành một câu hoàn chỉnh, biết dùng câu
nói của mình để diễn tả tình cảm , cảm xúc, mong muốn giàu sắc thái biểu cảm.
Tư duy
Ở tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã biết tư duy bằng hình ảnh trong đầu. Các vốn biểu tượng
của trẻ được giàu thêm nhiều, các chức năng phát triển mạnh,lòng ham hiểu biết và
hứng thú của trẻ được tăng lên rõ rệt đó là điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển tư
duy trực quan hình tượng và đây cũng là thời điểm mà kiểu tư duy trực quan hình
tượng phát triển mạnh mẽ nhất. Chính nhờ điều này mà giúp cho trẻ cảm thụ tốt
nhất các hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm văn học nghệ thuật
và cách thể hiện tác phẩm phù hợp. Từ đó, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi khả
năng tự hoạt động nghệ thuật của trẻ.
Tưởng tượng
Nét nổi bật trong tâm lí trẻ 5 – 6 tuổi là trí tưởng tượng hết sức phong phú. Trí
tưởng tượng góp phần tích cực vào hoạt động tư duy và nhận thức, phát triển ở trẻ
khả năng sáng tạo. Ngoài ra,ở trẻ 5 – 6 tuổi trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ đã hình
thành và phát triển, tưởng tượng của trẻ có tính độc lập cao và có sáng kiến, tưởng
tượng có chủ định bắt đầu được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển
các dạng hoạt động sáng tạo khi nắm kĩ năng thiết kế và thể hiện các ý đồ thiết kế
trẻ tưởng tượng theo mục đích và nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động. Để đảm bảo tính
chủ động và sáng tạo của trẻ trong việc đọc, kể diễn cảm thì cô giáo cần có những
18
biện pháp để kích thích trẻ thể hiện bằng ngôn ngữ bản thân ý đồ và mục đích của
trẻ khi đọc thơ.
Chú ý – trí nhớ
Chú ý trẻ 5 - 6 tuổi là chú ý có chủ định, trẻ chú ý đến những vật kích thích mạnh
hoặc gây ấn tượng xúc cảm, tình cảm mới lạ nhất tạo cho trẻ sự hưng phấn. Vì vậy,
khi rèn cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm này của
trẻ.
Xúc cảm và tình cảm
Trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo nói chung và 5 -6 tuổi nói riêng thì tình cảm có
vai trò thống trị trong tất cả các hoạt động tâm lí của trẻ, đời sống tình cảm của trẻ
có một sức chuyển biến mạnh mẽ, phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều lứa tuổi trước
đó. Chính vì vậy, giáo dục tình cảm đúng đắn, trong sáng cho trẻ là một việc làm
quan trọng bậc nhất trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ở độ tuổi này quan hệ của
trẻ với những người xung quanh được mở rộng ra một cách đáng kể, khiến cho tình
cảm của trẻ cũng được phát triển nhiều về phía đối với những người trong xã hội.
Đây chính là nguồn tình cảm mạnh mẽ nhất và quan trọng nhất tron đời sống tinh
thần của trẻ mẫu giáo. Còn hơn cả lứa tuổi trước đó, trẻ mẫu giáo rất thèm khát sự
triều mến yêu thương, chúng tỏ ra rất quan tâm tới những em bé và chúng bộc lộ
tình cảm của mình rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh và điều quan trọng
là tình cảm của trẻ dễ dàng được chuyển vào những sự vật, hiện tượng, hình ảnh đẹp
trong thơ. Trẻ biết rung cảm và dễ bị lôi cuốn trước vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ
nghệ thuật cái đẹp, hình ảnh, âm thanh. Sự phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mỹ
kết hợp với kiểu ghi nhớ máy móc vốn có của trẻ nhanh chóng tiếp nhận lời thơ và
các kĩ năng đọc kể diễn cảm rất nhanh.
Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo còn được thể hiện ở nhiều mặt trong đời
sống tinh thần của trẻ như trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ. Tất cả các loại tình cảm này
đều ở vào một thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cảm thẩm mĩ. Trẻ
mẫu giáo biết rung cảm khá nhạy bén với những cái đẹp của thế giới xung quanh,
trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Các nhà tâm lý gọi đây là
19
thời kì phát cảm của những xúc cảm thẩm mĩ, tức là những xúc cảm thẩm mĩ được
nảy sinh khi trẻ tiếp xúc với cái đẹp. Trẻ có thể vui sướng, ngỡ ngàng trước một
bông hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ, một cảnh bình minh trên biển, một
vườn cây, hoặc nghe một khúc nhạc hay, một đoạn thơ giàu nhạc điệu… Có thể nói
đây là cơ sở quan trọng để chúng ta đưa tác phẩm văn học đến với trẻ mẫu giáo.
Những hình ảnh đẹp đẽ, nhiều màu sắc, nhiều âm thanh trong các tác phẩm thơ sẽ
gợi lên những rung động mạnh mẽ trong lòng trẻ. Trẻ không chỉ thích nghe một
cách say sưa mà còn nghe đi nghe lại nhiều lần những tác phẩm mà trẻ thích. Có thể
nói, đến lứa tuổi mẫu giáo trẻ đã được trưởng thành lên rất nhiều trong mối quan hệ
với tác phẩm văn học, từ sự tham gia trực tiếp ngây thơ vào các sự kiện được miêu
tả trong các tác phẩm đến các hình thức phức tạp hơn của sự cảm thụ thẩm mĩ. Sự
cảm thụ tác phẩm văn học ở trẻ không xuất hiện dưới một hình thức có sẵng mà nó
được hình thành và là kết quả của một quá trình thường xuyên tiếp xúc với tác
phẩm, với sự nỗ lực của cô và sự tích lũy kinh nghiệm của trẻ.
Tóm lại, trẻ em lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng đọc thơ diễn
cảm là kỹ năng rất quan trọng cho trẻ. Tuy nhiên, để hình thành và rèn luyện kĩ
năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ không phải là dễ dàng bởi nó còn bị chi phối bởi các
quá trình tâm lí của trẻ, chính vì vậy cân phải hiểu những đặc điểm tâm lí cơ bản
của trẻ ở từng lứa tuổi cụ thể và ở đây lứa tuổi 5 - 6 tuổi thì mới có thể đề ra những
biện pháp để rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ đạt hiệu quả cao.
1.2.2.2. Đặc điểm sinh lý
Ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi não bộ của trẻ đang phát triển mạnh, sự nhận thức của trẻ về
thế giới xung quanh khá đa dạng và phong phú. Trẻ thể hiện các năng lực qua hoạt
động tổng hợp lời nói, quan sát, tư duy. Chính vì vậy, việc rèn luyện cho trẻ kĩ năng
đọc diễn cảm giúp trẻ có thể cảm nhận được sự phong phú của tác phẩm.
Cũng vào thời kì này bộ máy phát âm của trẻ 5 - 6 tuổi cũng đã hoàn thiện, khả
năng thính giác của trẻ phát triển mạnh đó là tiền đề cho trẻ học nghe và nói. Ở trẻ
xuất hiện lời nói khái quát, trẻ có thể phát âm một cách mềm dẻo các loại âm thanh
20
tiếng mẹ đẻ mà trẻ được giao tiếp, góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm, phát triển
trí tuệ của trẻ.
1.2.3. Vai trò của kỹ năng đọc thơ diễn cảm đối với trẻ mẫu giáo.
Giáo dục học mẫu giáo nói chung và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học nói riêng coi việc đọc thơ diễn cảm là hoạt động giáo dục góp
phần làm giàu nhân cách cho trẻ.
Thứ nhất đọc thơ diễn cảm – con đường góp phần cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm
thơ ca.
Không giống như những người biết đọc: có rất nhiều kênh, nhiều phương tiện để
tiếp cận các sáng tác văn chương, trẻ mầm non chỉ có một con đường để đến với tác
phẩm duy nhất đó là nghe đọc diễn cảm. May mắn thay, dù có độc đạo nhưng nó
chính là con đường duy nhất, ưu việt nhất để trẻ tiếp xúc với tác phẩm. Bởi vì trước
hết đọc thơ diễn cảm là một thủ thuật quan trọng, có tính chất tích cực, một mặt có
khả năng nâng cao được tính linh hoạt và biểu cảm của ngôn ngữ mặt khác nó có
thể làm cho người nghe thêm tập trung và dễ ghi nhớ. Thứ hai, cơ bản hơn, đó là vì
đọc thơ diễn cảm bắt buộc chú ý không chỉ đến toàn thể mà còn đến mỗi từ riêng
biệt, mỗi câu cụ thể, tìm thấy trong chúng những sắc thái ý nghĩa và mối quan hệ rõ
rệt và như thế, cho chúng ta sức mạnh phân tích, một sức mạnh không bao giờ có
được cho những ai chỉ đọc thầm cho mình. Đọc thơ diễn cảm tức là thổi sinh khí
vào những kí hiệu thẩm mĩ, những âm thanh im lặng, làm cho chúng sống lại, cất
tiếng nói, là phối kết âm vang của từ vựng, cú pháp với âm vang của âm thanh ngôn
ngữ để tạo nên những ngân hưởng sâu xa làm rung động trái tim người nghe. Rung
động ấy tác động sâu sắc và đúng đắn với tâm hồn trẻ thơ hơn bất kì một sự thảo
luận về văn học nào. Không cần phân tích, không cần bình giá, chỉ đọc lên thôi, đọc
một cách thật biểu cảm, những xúc cảm chân thành sẽ tự nó lan tỏa, tràn ngập tâm
hồn các em, để rồi một cách âm thầm nhưng mạnh mẽ, các bài thơ sẽ trở thành nhân
tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành nhân cách toàn diện của trẻ em.
Thứ hai, phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm góp phần phát triển trí tưởng tượng,
tính tích cực, sáng tạo và nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ
21
Bản chất của đọc, kể diễn cảm là một quá trình sáng tạo, điều này đồng thời cũng
đòi hỏi nổ lực tích cực sáng tạo rất lớn ở người nghe. Một người nghe lý tưởng
chính là người “nghệ sĩ phiên dịch” tác phẩm ngôn ngữ của người trình bày. Hoạt
động nghe đọc thơ diễn cảm ở trẻ em, dù chỉ ở cấp độ trực giác, cũng diễn ra với cơ
chế như vậy. Bằng những tư tưởng, tình cảm và các mối liên tưởng của bản thân,
với kinh nghiệm riêng của mình, trẻ sẽ vẽ nên một thế giới riêng với những đặc
điểm tươi mát và độc đáo không lặp lại. Đồng thời, đọc thơ diễn cảm còn là phương
tiện phát triển trí tưởng tượng của các em, bởi vì thực chất đọc diễn cảm tức là
người đọc tác động đến người nghe thông qua tưởng tượng. Nếu các em được dạy
đọc diễn cảm, trí tưởng tượng, sức sáng tạo sẽ còn được nâng cao hơn.
Năng lực ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ thông qua việc
đọc thơ diễn cảm. Nghe đọc thơ, văn trẻ được rèn luyện thính giác, nâng cao trình
độ ngôn ngữ nói: trẻ được nghe những âm thanh với cao độ, cường độ, âm sắc được
biến hóa thay đổi linh hoạt, được mở rộng vốn từ của mình, đặc biệt là từ ngữ hình
tượng, được tiếp xúc với các cấu trúc cú pháp, các cách diễn đạt phong phú của
tiếng nói dân tộc. Trẻ có cơ hội rèn luyện lời nói mạch lạc và phát triển khả năng
biểu đạt, không chỉ là diễn đạt các nhu cầu, ý nghĩa bằng ngôn ngữ thông thường
mà là khả năng biểu đạt một vấn đề gì đấy một cách có hình ảnh, giàu tính tạo hình
và biểu cảm.
Thứ ba, phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm góp phần trong việc giáo dục lao động
cho trẻ
Đọc diễn cảm là một hoạt động lao động và sáng tạo. Nó đòi hỏi trẻ phải vận
dụng những kỉ năng hô hấp, bộ máy phát âm, thính giác, thị giác. Và huy động các
chức năng tâm lí như: tư duy, tưởng tượng, liên tưởng. Ngoài ra khi đọc diễn cảm
trẻ cần tập cách thể hiện giọng điệu, ngữ điệu, cách thể hiện điệu bộ cử chỉ phù hợp
để có thể hình dung, nghe thấy, sáng tạo và phát triển các hình tượng nghệ thuật
chứa đựng trong tác phẩm và thể hiện trước mắt bạn bè, cô giáo. Tuy nhiên, trẻ
chưa có một thói quen nỗ lực lao động trong việc đọc diễn cảm mà mới chỉ thể hiện
tình cảm một cách chung chung và tìm kiếm ngữ điệu bằng hành động, điệu bộ. Vì
22
vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là phải giúp trẻ khắc phục thói quen ấy nếu như
người giáo viên không khắc phục điều ấy thì không thể nào dạy trẻ đọc diễn cảm có
hiệu quả được.
Thứ tư, rèn luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm góp phần giáo dục nhận thức, đạo đức,
thẩm mỹ cho trẻ.
Khi đọc tác phẩm văn học, người đọc biến không gian trong thế giới thơ thành
một không gian hết sức sống động và gần gũi với trẻ, tạo được sự giao hưởng, nhập
thân nên trẻ hết sức lắng nghe. Đến với các bài thơ các em được mở mang tri thức,
tích lũy làm giàu vốn sống của mình. Những câu hỏi được giải đáp sẽ thõa mãn ở
trẻ óc tò mò, khát khao hiểu biết. Những hình tượng đẹp đem đến cho các em những
cảm xúc thẩm mỹ tinh tế, hé mở cho các em những nhận thức ban đầu trong sáng
như những tia nắng ban mai về cội nguồn và truyền thống đẹp đẽ của dân tộc mà
khó có một bài học lịch sử nào có thể thay thế được”. Không những thế, trẻ sau khi
nghe đọc còn được hướng dẫn tập đọc lại tác phẩm bằng ngôn ngữ của mình với
những phong cách diễn đạt hồn nhiên. Trẻ được nói, được sống cùng các hình tượng
đẹp đẽ. Với chất liệu từ những bài thơ đầy chất truyện, trẻ sẽ dùng trí tưởng tượng
của mình chuyển chúng thành “kịch bản”. Và chính các em sẽ đóng vai, sẽ thực sự
là các nhân vật chính và đi vào câu chuyện một cách hồn nhiên, sôi nổi.
Từ chỗ nhập thân và nhận thức theo cách như thế, trẻ bắt đầu biết yêu, biết gét,
biết căm phẫn và biết tán đồng. Những bài học đạo đức đi vào trong trẻ nhẹ nhàng,
tự nhiên mà vô cùng bền vững, trở thành hành trang cho trẻ không chỉ với những
tháng ngày ấu thơ thơ dại mà còn theo suốt cả cuộc đời. Tất cả đêu đọng lại trong
lòng trẻ sâu sắc và bền vững, bởi vì văn học đến với con người bằng một kênh giao
tiếp hết sức đặc biệt: Giao tiếp thông qua các tín hiệu thẩm mỹ.
Văn chương là hiện thân của cái đẹp. Với các giá trị thẩm mỹ độc đáo, các tác
phẩm văn học làm thõa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực và thẩm mỹ cho
trẻ. Văn học bóc tách hết những gì còn xù xì, thô ráp trong tâm hồn để chất nghệ sĩ
tự thân trong mỗi người được bộc lộ, để tâm hồn mỗi người trở nên nhạy cảm hơn,
tinh tế hơn, biết rung động về cái đẹp, cái chân, cái thiện để chúng ta nhạy cảm hơn
23
với những chiếc lá, giọt sương, bao dung và thương yêu nhiều hơn, để trong lòng
mỗi chúng ta không khi nào nguôi ngoai khát khao hướng thiện
Cuối cùng, phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm góp phần rèn luyện thính giác
ngôn ngữ ở trẻ
Trong khi đọc diễn cảm ngoài việc cho cô và trẻ khác nghe thì chính bản thân trẻ
cũng tiếp thu lời nói của mình. Sự cảm thụ về đọc diễn cảm là một quá trình phức
tạp, trong đó có sự tham gia của các cơ quan thính giác, cơ quan phát âm, hệ thống
tín hiệu thứ nhất và thứ hai. Nhưng cơ quan thính giác vẫn chiếm ưu thế. Thính giác
là một bộ phận dùng để kiểm tra sự chính xác và sự diễn cảm của lời nói. Khi đọc
trẻ tập trung tai nghe của mình để tự cảm nhận âm điệu, cao độ, trường độ, giọng
điệu mà mình và bạn thể hiện, từ đó phát triển tai nghe và năng lực cảm thụ tác
phẩm.
Ngoài ra trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm thì kĩ năng đọc diễn
cảm trước tập thể, tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo, sự tự tin cũng sẽ
được rèn luyện và phát triển.
Tóm lại việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm có một vai trò hết sức quan trọng
đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng. Các tác phẩm văn học
phản ánh sinh động cuộc sống xung quanh thông qua hình tượng, âm thanh, màu
sắc nghệ thuật và hoạt động đọc diễn cảm lại tác động trực tiếp tới trẻ thông qua
ngôn từ. Đọc diễn cảm không chỉ làm cho người nghe sống với cảnh thật trong tác
phẩm mà còn là phương tiện quan trọng giúp cho chính người đọc và ở đây là trẻ
em có những xúc động tương ứng, những hiểu biết nhất định qua đó phát triển thẩm
mĩ, lao động,phát triển các năng lực nghệ thuật.
1.3. Cơ sở lý luận về hoạt động làm quen tác phẩm văn học
1.3.1. Khái niệm hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
Văn học đến với con người từ rất sớm. Từ khi sinh ra con người đã đến với văn
học qua lời ru của mẹ, câu chuyện kể của bà. Theo tháng năm, văn học luôn song
hành cùng với sự lớn lên của con người và văn học đã phát huy rất hữu hiệu các
chức năng quan trọng của mình với con người. Chính vì vậy, việc đưa văn học đến
24
với trẻ mầm non là thiết yếu, là con đường tốt nhất để giáo dục nhận thức, tình cảm
thẩm mỹ và là phương tiện không thể thiếu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Đưa tác phẩm văn học đến với trẻ là cả một vấn đề khoa học. Nó đòi hỏi sự
nghiên cứu tỉ mỉ, khoa học, hệ thống, có phương pháp, nội dung phù hợp với trẻ,
đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ và để làm tốt điều đó cần làm tốt hoạt
động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Cho trẻ làm quen tác phẩm văn học là cả quá trình sư phạm, bước đầu giúp trẻ có
những hiểu biết nhất định về văn học nghệ thuật. Qua đó góp phần giáo dục tình
cảm đạo đức, phát triển những cảm xúc thẩm mỹ và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ.
Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ
tiếp xúc với TPVH qua nghệ thuật đọc kể của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt,
hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác
phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những
hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó
qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi
trò chơi đóng kịch, cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo
tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
1.3.2. Tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ ở trƣờng mầm
non.
1.3.2.1. Phƣơng pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
a.Tổ chức hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe
* Mục đích.
- Trẻ làm quen với nhịp điệu, vần điệu và ngôn ngữ có hình ảnh của thơ ca. Trẻ
nhận dạng được ngôn ngữ của thơ ca khác với ngôn ngữ văn xuôi.
- Trẻ thích nghe đọc thơ, nâng cao năng lực cảm thụ thơ của trẻ.
- Trẻ tiếp nhận những bài học về đạo đức, thẩm mỹ của bài thơ mọt cách thoải mái.
* Chuẩn bị.
- Giáo viên phải đọc và phân tích để rung cảm và hiểu rõ giá trị nội dung và nghệ
thuật của bài thơ. Trong khi phân tích cần xác định các từ khó để giải thích với trẻ.
25
- Cô tập đọc diễn cảm bài thơ, để làm được điều này giáo viên cần thuộc thơ, đọc
đúng nhịp điệu, vần điệu, phát âm rõ ràng và chính xác các từ và câu thơ.
- Chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng đồ dung và các phương tiện, vật liệu… cần thiết.
- Đặt bài thơ trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác cùng chủ đề, lập kế hoạch
lồng ghép các nội dung có liên quan cho phù hợp.
*Cách tiến hành
 Giới thiệu bài thơ.
- Nhiệm vụ : Thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái,
sẵn sàng và mong muốn được nghe cô đọc thơ.
- Có thể lựa chọn sử dụng một trong các biện pháp sau để dẫn dắt trẻ vào hoạt động
:
+ Trò chuyện kết hợp với đồ dung trực quan.
+ Trò chuyện gợi lại linh nghiệm song của trẻ có liên quan đến nội dung bài thơ.
+ Sử dụng câu đố, bài hát hoặc trò chơi có nội dung liên quan.
- Cô kết hợp giảng nội dung bài thơ, giới thiệu tên bài thơ, tác giả.
 Đọc thơ cho trẻ nghe.
- Cô đọc bài thơ diễn cảm từ 1 đến 2 lần cho trẻ nghe. Tùy thuôc vào tâm thế của
trẻ và nội dung cụ thể của bài thơ mà giáo viên có thể kết hợp sử dụng với đồ dung
trực quan.
- Khuyến khích trẻ làm động tác biểu cảm kết hợp với đọc thơ vút theo cô.
 Đàm thoại.
- Giúp trẻ hiểu đầy đủ về nội dung bài thơ ( tên bài thơ, tên tác giả, từ khó, tư tưởng
chủ đề…) thong qua hệ thống câu hỏi.
- Trong khi đàm thoại, giáo viên kết hợp đọc trích dẫn các câu thơ và giải thích các
từ khó.
 Củng cố
- Cô nhắc lại tên tác phẩm, tác giả, chủ đề và tư tưởng chủ dề, đọc diễn cảm hoặc
ngâm lại bài thơ.
26
 Trò chơi
- Cô lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi có nội dung phù hợp với bài thơ
nhằm củng cố sự tiếp nhận về giá trị TPVH của trẻ cũng như giúp trẻ thể hiện cảm
nhận về TPVH vừa đọc vừa làm quen.
b. Tổ chức hoạt động dạy trẻ học thuộc lòng thơ
*Mục đích yêu cầu.
- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của vần điệu, nhịp điệu, của ngôn nhữ hình ảnh,
nâng cao năng lực cảm thụ bài thơ.
- Rèn khả năng ghi nhơ tác phẩm, biết đọc thơ diễn cảm, mạnh dạn, hồn nhiên. Phát
huy tính tích cực, độc lập, sang tạo của trẻ.
* Chuẩn bị.
- Cô hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Cô thuộc bài thơ, tập đọc diễn cảm.
- Nên cần đồ dùng để minh họa, cô phải chuẩn bị chu đáo.
*Cách tiến hành.
 Giới thiệu bài thơ.
- Nhiệm vụ : Thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái,
sẵn sang và mong muốn được nghe cô đọc thơ.
- Có thể lựa chọn sử dụng một trong các biện pháp sau để dẫn dắt trẻ vào hoạt động
:
+ Trò chuyện kết hợ với đồ dùng trực quan.
+ Trò chuyện gợi lại kinh nghiệm sống của trẻ có liên quan đến nội dung bài thơ.
+ Sử dụng câu đố, bài hát hoặc trò chơi có nội dung liên quan.
- Cô kết hợp giảng nội dung bài thơ, giới thiệu tên bài thơ , tác gải.
 Đọc thơ cho trẻ nghe.
- Cô đọc bài thơ diễn cảm từ 1 đến 2 lần cho trẻ nghe. Tùy thuộc vào tâm thế của trẻ
và nội dung cụ thể của bài thơ mà giáo viên có thể kết hợp sử dụng với đồ dùng trực
quan,
- Khyến khích trẻ làm đọng tác biếu cảm kết hợp với đọc thơ vuốt theo cô.
27
 Đàm thoại.
- Giúp trẻ hiểu đầy đủ về nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ ( tên bài thơ, tên
tác giả, từ khó, hình ảnh trung tâm, tư tưởng chủ đề…)
- Trong khi đàm thoại, giáo viên kết hợp đọc trích dẫn các câu thơ và giải thích các
từ khó.
 Dạy trẻ học thuộc lòng thơ.
- Cô dạy trẻ thuộc thơ bằng cách truyền khẩu. Cô đọc trước từng câu, trẻ đọc theo
cô. Đọc cho tới hết bài thơ, tiếp tục đọc như thế nhiều lần. Lần đầu cô đọc to để trẻ
nghe đọc theo, những lần sau cô đọc nhỏ lại để nghe trẻ đọc và sửa sai cho trẻ.
- Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân, đọc nối tiếp…và yêu cầu trẻ đọc diễn cảm.
- Khi dạy trẻ đọc thơ, cô giáo cần rè cho trẻ phát âm đúng, đọc diễn cảm, tư thế tự
nhiên trước nhiều người.
 Trò chơi.
Cô lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi có nội dung phù hợp với bài thơ nhằm
củng cố sự tiếp nhận về giá trị TPVH của trẻ cũng như giúp trẻ thể hiện cảm nhận
về TPVH vừa được làm quen.
1.3.2.2. Các hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với TPVH
* Thông qua các tiết học
- Tiết học thơ - truyện :
Những tiết này được quy định trong chương trình, kế hoạch năm học, thời khóa
biểu hàng tuần và cô giáo phải thực hiện một cách nghiêm túc. Đây là hình thức cơ
bản vì hình thức này thực hiện nhiệm vụ môn học một cách đầy đủ nhất.
Muốn tiến hành một tiết học có kết quả cô giáo cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng: Hiểu
rõ tác phẩm, phân tích các khía cạnh và tư tưởng của chủ đề, thấy được các đặc
điểm của hình thức biểu hiện tác phẩm. Xác định được giọng đọc, lời kể diễn cảm
phù hợp với câu chuyện, bài thơ sắp dạy và biết kể hoặc đọc diễn cảm câu chuyện,
bài thơ đó. Chọn hình thức tổ chức lớp, phương pháp, biện pháp giảng giải phù hợp
để truyền thụ tác phẩm đến với trẻ khiến trẻ rung cảm, hiểu và nhớ tác phẩm. Đặc
28
biệt khi tiến hành giờ dạy, cô giáo phải tuân thủ những quy định do quy chế nhà
trường đề ra, yêu cầu trẻ tuân thủ những nề nếp học tập về giờ giấc, chỗ ngồi, tham
gia ý kiến xây dựng bài, thực hiện những yêu cầu của cô giáo để đạt được mục đích
đề ra.
- Tiết học khác : làm quen với toán, khám phá khoa học, âm nhạc, tạo hình,.. Thông
qua các giờ học chúng ta có thể đưa các tác phẩm văn học đến với trẻ.
Các tác phẩm văn hoc được lựa chọn được coi như là một phương tiện để làm
sáng tỏ một nội dung nào đó của các giờ học trên mà không quên mục đích yêu cầu
của giờ học đó, đồng thời vẫn chú ý rèn luyện cách đọc hoặc kể tác phẩm văn học
sao cho diễn cảm.
* Thông qua các hoạt động khác ( Hoạt động ngoài giờ học)
Mặc dù trong chương trình đã có những giờ quy định để cho trẻ làm quen với văn
học, song với thời gian như vậy chưa đủ để trẻ có thể cảm thụ một cách trọn vẹn
một tác phẩm văn học, vì vậy cô giáo cần giúp trẻ làm quen văn học thông qua các
hoạt động khác để thõa mãn nhu cầu giải trí cho trẻ nhưng đồng thời cũng giúp trẻ
có những nhu cầu về đạo đức, thẩm mỹ, về tác phẩm văn học.Trẻ hiểu tác phẩm
hơn, nhớ lại cốt truyện, kể lại được truyện, kể theo phân vai, đóng kịch… Nâng cao
năng lực cảm thụ tác phẩm, nâng cao năng khiếu nghệ thuật cho trẻ. Giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ, diễn đạt gãy gọn, biểu cảm, sử dụng ngôn ngữ văn học. Và hoạt
động ngoài giờ học để cô giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học chủ yếu thông
qua:
- Lúc đón trả trẻ, khi trẻ chờ giờ ăn: Cô nên kể chuyện, đọc thơ hay kể chuyện tranh
cho trẻ nghe, vừa kể vừa cho trẻ xem tranh để thu hút sự chú ý và tập trung ở trẻ,
đồng thời đàm thoại về nội dung câu chuyện qua bức tranh để trẻ hứng thú và hiểu
nội dung.
- Lúc dạo chơi, tham quan : Cô giáo có thể đọc thơ, câu đố về loài vật, thời tiết, cây
cỏ,… cho trẻ nghe khi trẻ đang tiếp xúc với thiên nhiên, cuộc sống, con người, hay
sau khi trẻ chơi đùa, chạy nhảy cô kể lại một câu chuyện cũ hoặc mới để trẻ quên
29
hết mệt nhọc và những ấn tượng đẹp về buổi dạo chơi, tham quan gắn với những
câu đố, câu chuyện sẽ được đọng lại rất lâu trong tâm hồn trẻ.
- Trong lúc trẻ vui chơi: Nếu những bài thơ nào trong giờ học trẻ chưa thuộc, lúc trẻ
chơi cô giáo giúp trẻ đọc bài thơ. Nếu nhịp điệu bài thơ phù hợp với động tác chơi
thì trẻ càng chóng thuộc. Việc đọc thuộc thơ như vậy khiến trẻ không cảm thấy
căng thẳng, tẻ nhạt.
- Trong các hoạt động góc: Thông qua hoạt động góc trẻ có điều kiện ôn luyện, tái
hiện lại các tác phẩm đã và đang học một cách có hiệu quả.
1.4. Ảnh hƣởng của hoạt động làm quen với TPVH đối với kỹ năng đọc thơ
diễn cảm cho trẻ.
Việc cho trẻ làm quen với TPVH là việc làm cao cả, có ảnh hưởng lớn trong việc
hình thành ở trẻ những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt là tình
yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật.
- Hoạt động làm quen với TPVH giúp cho trẻ bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu văn
học, giúp trẻ tạo một tâm thế tích cực, tự tin bộc lộ cảm xúc bên trong lẫn bên ngoài
về các hình tượng nghệ thuật có trong tác phẩm. Trẻ biết rung động, hào hứng và
có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật. Khi trẻ đã có cho mình
những tích lũy kinh nghiệm về cảm xúc trẻ sẽ dễ dàng đẩy cảm xúc của mình vào
tác phẩm, giúp kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ được củng cố và phát triển.
- Thông qua TPVH, giáo viên giúp trẻ nhận thức được những hình thức biểu đạt
tinh tế, giàu hình ảnh và sống động của câu, của từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ, sự giàu
đẹp của ngôn ngữ dân tộc . Nó là tiền đề để trẻ đảm bảo vốn ngôn ngữ của bản thân
đủ đầy để trong quá trình đọc diễn cảm, trẻ đáp ứng được các yêu cầu của kỹ năng
đọc diễn cảm thơ. Trẻ tiếp nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm,
góp phần mở rộng hiểu biết của bản thân về thế giới xung quanh, nâng cao năng lực
nhận thức, giáo dục phẩm chất đạo đức, ước mơ cao đẹp và tình cảm thẩm mỹ lành
mạnh cho trẻ.
- Trẻ có khả năng tự cảm nhận và lĩnh hội cái hay, cái đẹp, nhất là cái đẹp trong tâm
hồn con người khi trẻ được nghe và tiếp nhận tác phẩm. Trẻ được mở rộng vốn từ
30
và vốn kinh nghiệm sống cho bản thân, đó là cơ sở để trẻ tưởng tượng tái tạo và tư
duy trong quá trình tiếp nhận giá trị tác phẩm cũng như đưa tác phẩm đến với người
nghe.
- Trong các kỹ năng đọc diễn cảm thì việc phát âm từ và diễn đạt đầy đủ ý nghĩa
của tác phẩm trong quá rình trình bày là vô cùng quan trọng và điều quan trọng ấy
được đảm bảo cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với TPVH, qua hoạt động này
trẻ có khả năng phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng
diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm. Hình thành ở trẻ khả năng biết sử dụng ngôn
ngữ văn học trong việc bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ cá nhân, trong việc kể về các
hiện tượng, cảnh vật xụng quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh,
những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong tự nhiên, trong quan
hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học.
31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Kỹ năng đọc thơ diễn cảm các tác phẩm thơ ca là khả năng con người sử dụng có
kết quả mọi sắc thái của giọng để trình bày tác phẩm có kèm theo cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác
phẩm. Kỹ năng cơ bản của việc đọc thơ diễn cảm bao gồm các yếu tố phát âm, ngữ
điệu, giọng điệu, các yếu tố phi ngôn ngữ.
Kỹ năng đọc thơ diễn cảm đối với trẻ mẫu giáo có vai trò giáo dục trẻ phát triển
toàn diện về ngôn ngữ, thẩm mỹ, đạo đức. Có ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đối
với kỹ năng đọc thơ diễn cảm, giúp trẻ tích lũy những kinh nghiệm, cảm xúc, đáp
ứng được các yêu cầu của kỹ năng đọc diễn cảm thơ.
Nhưng trẻ MG ở độ tuổi 5 – 6 tuổi kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ cơ bản còn
nhiều hạn chế, thực chất còn một số trẻ chưa phát âm rõ chữ, chưa có khả năng xác
định được nhịp điệu cơ bản của tác phẩm và hai yếu tố chính ảnh hưởng đến kỹ
năng đọc diễn cảm trẻ là yếu tố tâm lý và sinh lý.
32
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ
DIỄN CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TPVH TẠI TRƢỜNG MN HOA BAN
2.1. Khái quát về quá trình điều tra
Để có cơ sở rõ ràng trong việc xây dựng các biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ
diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
chúng tôi tiến hành điều tra quá trình dạy thơ trong hoạt động có chủ định và thực
trạng việc sử dụng các biện pháp phát triễn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6
tuổi trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
2.1.1. Mục đích điều tra
Điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên về việc đọc thơ diễn cảm, kĩ năng đọc
thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi và việc sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng đọc
thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học của giáo viên. Ngoài ra chúng tôi còn điều tra về khả năng đọc diễn cảm
thơ của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
2.1.2. Đối tƣợng điều tra
- 20 giáo viên trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng.
- 40 trẻ 5 – 6 tuổi lớp Lớn 3 ( hoàn toàn bình thường về sức khỏe và tâm lý) ở
trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng.
2.1.3. Phƣơng pháp điều tra
- Phương pháp dùng phiếu điều tra ( phiếu anket): để trưng cầu ý kiến của 20 giáo
viên tại trường mầm non Hoa Ban thành Phố Đà Nẵng.
- Phương pháp đàm thoại: sử dụng cho cả giáo viên và trẻ.
- Phương pháp quan sát: sử dụng để quan sát hoạt động trong hoạt động dạy thơ
cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm để phân tích các biện pháp đã
lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của các biện pháp đó đối với việc phát
triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ mầm non 5 - 6 tuổi trong hoạt động cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học.
33
- Phương pháp thống kê toán học: Trên cơ sở quan sát điều tra bằng phiếu để thống
kê lại mức độ nhận thức của giáo viên về việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
2.2. Thời gian điều tra: Từ ngày 01/02/2018 – 10/04/2018
2.3. Kết quả điều tra
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên đối với việc phát triển kĩ năng đọc
thơ diễn cảm
Việc phát triển kĩ năng đọc thơ, kể chuyện diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất quan
trọng. Tuy nhiên , việc rèn luyện kĩ năng đó cho trẻ có đạt hiệu quả hay không thì
cũng phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của giáo viên. Chúng tôi đã sử dụng 24 phiếu
điều tra cho 24 giáo viên đứng lớp tại trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng
nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn
cảm cho trẻ . Sau đây là kết quả nhận được.
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển kỹ năng đọc
thơ diễn cảm cho trẻ.
STT NỘI DUNG Ý KIẾN
Số lượng %
1 Rất cần thiết 18 90
2 Cần thiết 2 10
3 Bình thường 0 0
4 Không cần thiết 0 0
- Kết quả cho thấy tại trường mầm non Hoa Ban có tới 18 giáo viên chiếm 90%
tổng số giáo viên cho rằng việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ là rất
cần thiết, 2 giáo viên chiếm 10% cho rằng việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm
cho trẻ là cần thiết và không có giáo viên nào phủ nhận sự cần thiết của việc phát
triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Như vậy, có thể nói việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại
trường mầm non Hoa Ban là việc làm cần thiết và cần quan tâm. Trong suốt quá
34
trình giảng dạy và gần gũi trẻ, gần như tất cả các giáo viên đều nhận thấy khi đọc
diễn cảm hay trẻ sẽ dễ dàng cảm nhận được tâm hồn của tác phẩm. Quan trọng hơn,
việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc
hơn.
Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn
cảm đối với trẻ.
- 10 giáo viên chiếm 50% cho rằng việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ
có vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục lao động, phát triển ngôn ngữ, giáo
dục đạo đức thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng cho trẻ. 7 giáo viên chiếm 35% cho
rằng việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc nâng cao giáo dục đạo đức, nhận thức thẩm mỹ cho trẻ. 3 giáo viên
chiếm 15% lại cho rằng nâng cao khả năng ngôn ngữ là việc mà phát triển kĩ năng
đọc thơ diễn cảm mang lại cho trẻ, Như vậy có thể nói hầu hết giáo viên đều nhận
thấy vai trò to lớn do việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm mang lại.
STT Vai trò của việc phát triển
kỹ năng đọc thơ diễn cảm
đối với trẻ.
Ý kiến
Số lượng %
1 Giáo dục lao động 0 0
2 Rèn luyện thính giác ngôn
ngữ
0 0
3 Nâng cao khả năng ngôn
ngữ
3 15
4 Giáo dục đạo đức, nhận
thức thẩm mỹ.
7 35
5 Phát triển trí tưởng tượng,
tích cực, sáng tạo.
0 0
6 Tất cả các ý kiến trên 10 50
35
Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về những tiêu chí cần đạt để phát triển kỹ năng
đọc thơ diễn cảm.
STT Phát triển kĩ năng đọc diễn
cảm
Ý kiến
Số
lượng
%
1 Phát âm tròn vành, rõ chữ 0 0
2 Ngữ điệu 0 0
3 Nhịp điệu 0 0
4 Các yếu tố phi ngôn ngữ 0 0
5 Truyền đạt đặc trưng thể loại
và phong cách ngôn ngữ
0 0
6 Tất cả các ý kiến trên 20 100
Bên cạnh việc nhận thức về sự cần thiết và vai trò to lớn của việc phát triển kĩ
năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ thì các giáo viên tại trường mầm non Hoa Ban đều đã
nhận thức tương đối đầy đủ về việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cần rèn
luyện cho trẻ. Điều đó thể hiện ở 100% giáo viên cho rằng để phát triển kĩ năng đọc
thơ diễn cảm thì phải đảm bảo các kĩ năng cơ bản như: phát âm tròn vành rõ chữ,
ngữ điệu, nhịp điệu, truyền đạt đặc trưng thể loại và phong cách ngôn ngữ, các yếu
tố phi ngôn ngữ.
2.3.2 Thực trạng việc sử dụng biện pháp để phát triển kỹ năng đọc thơ diễn
cảm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của giáo viên trƣờng MN Hoa Ban.
Việc phát triển kĩ năng đọc thơ, kể chuyện diễn cảm cho trẻ đòi hỏi sự nổ lực rất
lớn của cô và trẻ. Để biết thêm về việc giáo viên trường mầm non Hoa Ban đã sử
dụng biện pháp nào để phát triển kĩ năng đó cho trẻ tôi đã tiến hành sử dụng phiếu
điều tra để làm rõ vấn đề thực trạng và qua bảng thống kê, tôi nhận thấy giáo viên
đã quan tâm và sử dụng khá nhiều biện pháp nhằm phát triển kĩ năng đọc diễn cảm
cho trẻ.
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

More Related Content

What's hot

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Học Tiểu Học, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Học Tiểu Học, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Học Tiểu Học, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Học Tiểu Học, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
jackjohn45
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...
thuvienso24h
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
nataliej4
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
nataliej4
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu họcLuận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Nguyễn Bá Quý
 
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT 148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
nataliej4
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
nataliej4
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Bình Hoàng
 
Mô tả dự án. Mục tiêu và bộ câu hỏi định hướng
Mô tả dự án. Mục tiêu và bộ câu hỏi định hướngMô tả dự án. Mục tiêu và bộ câu hỏi định hướng
Mô tả dự án. Mục tiêu và bộ câu hỏi định hướngNguyễn Xuân
 

What's hot (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Học Tiểu Học, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Học Tiểu Học, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Học Tiểu Học, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Học Tiểu Học, 9 Điểm
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
 
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi (nxb đại học quốc gia 200...
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu họcLuận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
 
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT 148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Mô tả dự án. Mục tiêu và bộ câu hỏi định hướng
Mô tả dự án. Mục tiêu và bộ câu hỏi định hướngMô tả dự án. Mục tiêu và bộ câu hỏi định hướng
Mô tả dự án. Mục tiêu và bộ câu hỏi định hướng
 

Similar to BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành độngLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAYLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long XuyênLuận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPTLuận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía BắcĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng HóaLuận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Trường Đại học Cửu LongLuận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Trường Đại học Cửu Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu Long
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu LongLuận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu Long
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện ĐakrôngPhát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núiLuận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC (20)

Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành độngLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAYLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
 
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long XuyênLuận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
 
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPTLuận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía BắcĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng HóaLuận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Trường Đại học Cửu LongLuận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Trường Đại học Cửu Long
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Trường Đại học Cửu Long
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu Long
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu LongLuận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu Long
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ở ĐH Cửu Long
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện ĐakrôngPhát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
 
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
 
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núiLuận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (11)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh Thuyên Lớp : 14SMN1 GVHD : ThS.Nguyễn Thị Diệu Hà Đà Nẵng 2018
  • 2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh Thuyên Lớp : 14SMN1 GVHD : ThS.Nguyễn Thị Diệu Hà Đà Nẵng 2018
  • 3. LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận, bản thân em cũng đã gặp không ít khó khăn, đến nay đề tài cơ bản đã hoàn thành. Để có được kết quả trên, ngoài sự nổ lực tích cực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ từ phía các cô, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TH.S Nguyễn Thị Diệu Hà, giảng viên khoa Giáo Dục Mầm Non đã luôn luôn hỗ trợ, giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các quý thầy cô của khoa mầm non đã hỗ trợ và tạo điều kiện để em có cơ hội hoàn thành khóa luận của mình một cách thành công nhất. Thực tế thì trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của em còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận của em trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi sai sót, mong các thầy cô bỏ qua đồng thời em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm. Em xin chân thành cảm ơn! Đà nẵng, tháng 4 năm 2018 Sinh viên Huỳnh Thị Thanh Thuyên
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2 3.Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................3 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 4.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................3 Quá trình phát triển kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .............3 4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3 5.Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................3 6.Giả thuyết khoa học ...............................................................................................3 7.Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................3 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ..................................................................4 7.2.Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn................................................................4 7.2.1. Phƣơng Pháp quan sát ............................................................................4 7.2.2. Phƣơng pháp đàm thoại..........................................................................4 7.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng anket..........................................................4 7.2.4.Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.......................................................4 7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học ...................................................................5 8. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu...............................................................5 8.1. Về mặt lý luận .................................................................................................5 8.2. Về mặt thực tiễn..............................................................................................5 9. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................5 NỘI DUNG ................................................................................................................6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TPVH TẠI TRƢỜNG MN..................................................................6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................6
  • 5. 1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài.........................................................................6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc.........................................................................6 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu .........................................7 1.2.1 Khái niệm phát triển ....................................................................................7 1.2.2 Khái niệm kỹ năng........................................................................................8 1.2.3. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm ........................................................8 1.2.3.1. Khái niệm đọc diễn cảm.......................................................................8 1.2.3.2. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm .................................................9 1.3. Kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi .................................................13 1.3.1. Biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi. .........................13 1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi ...............................................................................................................................16 1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý ..................................................................................16 1.2.2.2. Đặc điểm sinh lý..................................................................................19 1.2.3. Vai trò của kỹ năng đọc thơ diễn cảm đối với trẻ mẫu giáo..................20 1.3. Cơ sở lý luận về hoạt động làm quen tác phẩm văn học ..............................23 1.3.1. Khái niệm hoạt động làm quen với tác phẩm văn học...........................23 1.3.2. Tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ ở trƣờng mầm non.........................................................................................................................24 1.3.2.1. Phƣơng pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ..............................................................................................................24 1.4. Ảnh hƣởng của hoạt động làm quen với TPVH đối với kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. .....................................................................................................29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................31 CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TPVH TẠI TRƢỜNG MN HOA BAN..................................32 2.1. Khái quát về quá trình điều tra ......................................................................32 2.1.1. Mục đích điều tra.......................................................................................32
  • 6. 2.1.2. Đối tƣợng điều tra .....................................................................................32 2.1.3. Phƣơng pháp điều tra ...............................................................................32 2.3. Kết quả điều tra................................................................................................33 2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên đối với việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm.........................................................................................................33 2.3.2 Thực trạng việc sử dụng biện pháp để phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của giáo viên trƣờng MN Hoa Ban. .....................35 2.3.3. Thực trạng mức độ biểu hiện của kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi...............................................................................................37 2.3.3.1. Tiêu chí và thang đánh giá biểu hiện kỹ năng đọc kể diễn cảm.....37 2.3.3.2. Kết quả điều tra. .................................................................................39 2.4. Nguyên nhân thực trạng..................................................................................41 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................43 3.1. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ, kế chuyện diễn cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................44 3.1.1. Đảm bảo tính giáo dục ..............................................................................44 3.1.2. Đảm bảo tính vừa sức................................................................................44 3.1.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực tự giác của trẻ .....................................44 3.1.4. Đảm bảo tính cá biệt .................................................................................45 3.1.5. Đảm bảo theo quan điểm tích hợp...........................................................45 3.2.Đề xuất các biện pháp.......................................................................................46 3.2.1 Biện pháp 1: Cho trẻ luyện tập đọc thơ diễn cảm trên nền nhạc ..........46 3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức hội thi đọc thơ diễn cảm. .................................50 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ đóng kịch các tác phẩm thơ................52 3.2.4. Biện pháp 4: Cho trẻ nghe ngâm thơ...................................................55 3.3. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp...............................................................56 3.3.1. Tiến hành thực nghiệm .........................................................................56 3.3.2. Kết quả thực nghiệm.................................................................................57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................65
  • 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM.............................................................66 1.Kết luận chung..................................................................................................66 2. Kiến nghị sƣ phạm...........................................................................................67 2.1. Đối với giáo viên............................................................................................67 2.2. Đối với nhà trƣờng .......................................................................................67 2.3. Đối với cấp quản lí........................................................................................68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................69 PHỤ LỤC...................................................................................................................1
  • 8. KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TPVH: Tác phẩm văn học TNN: Trước thực nghiệm STN: Sau thực nghiệm TN: Thực nghiệm ĐC: Đối chứng MG: Mẫu giáo MN : Mầm non YPNN: Yếu tố phi ngôn ngữ
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm đối với trẻ. Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về những tiêu chí cần đạt để phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm. Bảng 4: Thực trạng biểu hiện kĩ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi. Bảng 5: Khảo sát biểu hiện kĩ năng đọc diễn cảm thơ của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với mẫu giáo lớn ( Trước TN) Bảng 6: So sánh mức độ về biểu hiện kỹ năng đọc diễn cảm thơ của trẻ ở nhóm đối chứng (trước TN và sau TN) Bảng 7: So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ ở nhóm TN (trước TN và sau TN) Bảng 8: : So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN (trước TN và sau TN).
  • 10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Thực trạng biểu hiện kĩ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc diễn cảm thơ của trẻ ở nhóm đối chứng (trước TN và sau TN) Biểu đồ 3: So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ ở nhóm thực nghiệm (trước TN và sau TN) Biểu đồ 4: So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN (trước TN và sau TN)
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Văn học là nhân học, văn học có tác dụng vô cùng to lớn đối với sự hình thành nhân cách cho trẻ. Bằng nhiều chức năng, chủ yếu là chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ, văn học mang đến cho con người những bài học cần thiết, bổ ích, cách nhìn nhận, đánh giá con người, sự vật, sự việc và cảm xúc thẩm mỹ. Văn học luôn song hành cùng với sự lớn lên của con người và là một món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ, văn học đã phát huy rất hữu hiệu vai trò quan trọng của mình trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non trên tất cả các lĩnh vực, là một trong những hình thức nhận thức thế giới vô cùng hấp dẫn của trẻ vì văn học luôn phản ánh hiện thực cuộc sống . Văn học có thể phát huy hết được vai trò cũng như tác dụng của mình chủ yếu thông qua các thể loại như truyện, ca dao, tục ngữ,… và đặc biệt là các tác phẩm thơ ca. Thơ ca tạo động lực cho trẻ tập đọc, hình thành nhận thức về âm thanh, vần điệu, xây dựng các kỹ năng quan trọng như từ vựng, diễn đạt lưu loát, diễn cảm, sáng tạo. Trẻ đến với thơ ca là đến với sự mới mẻ, sáng tạo trên cái nền của hiện thực cuộc sống, giúp con người khám phá ra những vẻ đẹp thuần túy, giúp trẻ hiểu mình và mọi người hơn, nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp ở trẻ như lòng trắc ẩn, khả năng thấu hiểu và chia sẻ. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng kỹ năng đọc diễn cảm thơ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì trước hết, đọc thơ diễn cảm là một thủ thuật quan trọng, có tính chất tích cực, một mặt có khả năng nâng cao được tính linh hoạt và biểu cảm của ngôn ngữ, mặt khác nó có thể làm cho người nghe thêm tập trung và dễ ghi nhớ. Thứ hai, cơ bản hơn vì đó là đọc diễn cảm bắt buột chú ý không chỉ đến toàn thể mà còn đến mỗi từ riêng biệt, mỗi câu cụ thể, tìm thấy trong chúng những sắc thái ý nghĩa và mối quan hệ rõ rệt và như thế cho chúng ta sức mạnh phân tích, một sức mạnh không bao giờ có được đối với những ai chỉ đọc thầm cho mình. Trẻ có kỹ năng đọc thơ diễn cảm tức là thổi sinh khí vào những kí hiệu thẩm mĩ, những âm thanh im lặng, làm cho chúng sống lại, cất tiếng nói, là phối kết âm vang của từ vựng, cú pháp với âm thanh của âm thanh ngôn ngữ để tạo
  • 12. 2 nên những ngân hưởng xâu xa làm rung động trái tim người nghe. Rung động ấy có tác động sâu sắc và đúng đắn với tâm hồn trẻ thơ hơn bất kì một sự thảo luận về văn học nào. Không cần phân tích, không cần bình giá, chỉ cần đọc một cách thật biểu cảm, những xúc cảm chân thành sẽ tự nó lan tỏa, đi vào trong trẻ nhẹ nhàng, tự nhiên mà vô cùng bền vững, tràn ngập tâm hồn các em. Để rồi một cách âm thầm mạnh mẽ, các bài thơ sẽ trở thành những nhân tố ảnh hưởng đến sựu hình thành nhân cách toàn diện của trẻ em. Riêng với trẻ 5 – 6 tuổi đã có khả năng tư duy và phân tích vấn đề, ngoài những vai trò quan trọng trên kỹ năng đọc thơ diễn cảm còn đặc biệt giúp trẻ em ở lứa tuổi này nâng cao vốn từ, trình độ ngôn ngữ, hình thành những vốn kinh nghiệm sống, tình cảm xã hội đúng đắn, phong phú, sâu sắc, kích thích khả năng sáng tạo ở trẻ. Nó có ý nghĩa to lớn nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách trọn ven và đầy đủ hơn, trẻ sẽ lĩnh hội bài học đaọ đức và bài học thẩm mỹ một cách sâu sắc và bền vững nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, qua qua trình khảo sát tại trường mầm non Hoa Ban, các cô giáo còn hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp để phát triển kỹ năng đọc thơ cho trẻ, thậm chí việc đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe vẫn chưa được các cô đầu tư, một số cô kỹ năng đọc còn yếu chưa thật sự khơi gợi sự rung động, yêu thích văn học, hào hứng cho trẻ khi bản thân được tham gia các hoạt động. Đồng thời chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch khá lớn ở trẻ, chỉ có một số ít trẻ biết đọc thơ diễn cảm, đa số trẻ khi đọc diễn cảm mới chỉ ở mức độ đọc thuộc lòng chứ chưa thể hiện một cách diễn cảm, thậm chí có trẻ còn đọc chưa đúng, một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp ,gây ảnh huởng đến chất lượng tiếp nhận tác phẩm và phát triển ngôn ngữ của trẻ, từ đó dẫn đến kết quả giáo dục chưa cao. Xuất phát từ những vấn đề mà lí luận và thực tiễn đặt ra chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận và thực trạng của việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm một số
  • 13. 3 biện pháp nhằm phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến việc phát triễn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Nghiên cứu thực tiễn việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm tại trường mầm non Hoa Ban ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo nhằm nâng cao chất lượng tiếp nhận văn học và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. -Tiến hành thực nghiệm sư phạm để nêu kết luận về tính khả thi của đề tài. 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Trong đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Hoa Ban, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng 5.Đối tƣợng nghiên cứu - Nghiên cứu một số biện pháp phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Hoa Ban. 6.Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học kết hợp với việc ứng dụng các biện pháp phát triển như: Cho trẻ luyện tập đọc thơ diễn cảm trên nền nhạc, tổ chức hội thi đọc thơ diễn cảm, cho trẻ nghe ngâm thơ, tổ chức cho trẻ đóng kịch các tác phẩm thơ thì sẽ góp phần cho sự sáng tạo và mới lạ trong hoạt động học và đồng thời giúp trẻ phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm tốt hơn. 7.Phƣơng pháp nghiên cứu
  • 14. 4 Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, chúng tôi kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết đề tài. 7.2.Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phƣơng Pháp quan sát - Quan sát để thấy được mức độ biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm các tác phẩm văn học của trẻ ở trường mầm non. - Dự giờ, đánh giá các kết quả mà các giáo viên mầm non thực hiện tiết dạy của mình. 7.2.2. Phƣơng pháp đàm thoại - Trao đổi, trò chuyện với giáo viên về việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ và các biện pháp khác nhau mà họ đã sử dụng trong hoạt động này. - Trò chuyện với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua các hoạt động trong ngày cũng như trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học để tìm hiểu về mức độ nhận thức và khả năng đọc thơ diễn cảm của trẻ. 7.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng anket - Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về việc giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm. - Trao đổi với giáo viên nhằm thu nhập những kinh nghiệm qúy báu của các nhà chuyên môn về các biện pháp phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi và đề ra các kết luận chính xác, khoa học, rút ra bài học cho bản thân. 7.2.4.Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm - Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm các biện pháp đã lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của các biện pháp đó đối với việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ mầm non 5 - 6 tuổi trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
  • 15. 5 -Đối tượng thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Hoa Ban. 7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học Trên cơ sở quan sát điều tra bằng phiếu để thống kê lại mức độ nhận thức của giáo viên về việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 8. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu 8.1. Về mặt lý luận Đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng. 8.2. Về mặt thực tiễn Xây dựng và ứng dụng các biện pháp phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng. 9. Cấu trúc đề tài Luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và kiến nghị. Phần nội dung gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với TPVH tại trường mầm non. Chƣơng 2 : Thực trạng việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với TPVH tại trường mầm non Hoa Ban. Chƣơng 3:Biện Pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với TPVH và thực nghiệm sư phạm.
  • 16. 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TPVH TẠI TRƢỜNG MN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đọc diễn cảm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực văn học của trẻ, phát triển cho các em khả năng thể hiện tác phẩm văn học trong việc đọc phù hợp với sự hiểu biết của mình. Đọc diễn cảm đã trở thành một nội dung cần đạt tới tại các trường mầm non. Bước đầu nghiên cứu về việc “phát triễn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 -6 tuổi” chúng tôi đã nhận thấy có rất nhiều tài liệu và giáo trình nghiên cứu về việc đọc diễn cảm , nhưng đi sâu nghiên cứu về việc phát triển kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ còn ít. 1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của hai tác giả người Nga MK. Bogoliupxkaia và V.V.Septsenko “ Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” do Lê Đức Mẫn dịch, xuất bản năm 1987. Nội dung chính của công trình là đề cập tới nghệ thuật đọc diễn cảm của văn bản, vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật trong việc giáo dục trẻ. Ngoài ra, tác giả còn đề cập tới những thủ thuật cơ bản khi đọc và kể chuyện văn học ở trường mầm non. Đây là tài liệu bồi dưỡng giáo viên giúp giáo viên có những cơ sở lý luận trong việc đọc các thể loại tác phẩm văn học của trẻ. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam những năm gần đây, việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ cũng được nhiều nhà khao học, nhà giáo dục quan tâm. Điều đó thể hiện ở việc nhiều tài liệu nghiên cứu được ra đời. Tiêu biểu là công trình “ Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”. Trong công trình hai tác giả Lã Thị Bắc Lý và Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã đề cập khá tỉ mỉ nghệ thuật đọc và kể chuyện diễn cảm, các thủ thuật cơ bản của việc đọc diễn cảm các tác phẩm văn học. Công trình “ Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” của Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Phạm Thị Việt, hai tác giả cũng đã đề cập tới phương pháp
  • 17. 7 đọc, kể diễn cảm các tác phẩm văn học, các yêu cầu và thủ thuật cơ bản khi đọc và kể chuyện văn học. Công trình “ Giáo trình văn học thiếu nhi và đọc, kể diễn cảm” của Lã Thị Bắc Lý – NXB Giáo Dục Việt Nam nhằm cung cấp cho người đọc vốn kiến thức cơ bản về bức tranh tổng quát của văn học thiếu nhi Việt Nam đồng thời cung cấp những hiểu biết về nghệ thuật đọc, kể diễn cảm với những đổi mới về hình thức tổ chức và nội dung mang tính tích hợp, là mục đích và xu thế chung của giáo dục mầm non trên thế giới và trong khu vực. Công trình “ Phương pháp đọc diễn cảm” của Hà Nguyễn Kim Giang – NXB Đại học sư phạm, nội dung xuyên suốt của công trình là đề cập tới những quan điểm về cơ sở lý luận của việc đọc diễn cảm, một số phương pháp và biện pháp đọc diễn cảm, cách đọc một số tác phẩm theo thể loại khác nhau. Tác giả đã nhấn mạnh vai trò của đọc kể diễn cảm đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ. Tác giả coi việc đọc kể diễn cảm là hoạt động quan trọng ở các trường mầm non. Không dừng lại ở đó, PGS.TS. Hà Thị Kim Giang lại cho ra đời công trình tiếp theo “ Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học”, công trình cũng đã đề cập khá chi tiết vai trò của việc dạy trẻ đọc diễn cảm, việc tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm và một số vấn đề lưu ý khi giáo viên dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. Như vậy, trên thế giới cũng như trong nước có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết của việc dạy trẻ đọc, kể diễn cảm nhằm đưa ra những lý luận và thực tiễn cung cấp kiến thức cần thiết cho việc đào tạo giáo viên mầm non. Các nghiên cứu tuy có những nét riêng biệt nhưng đều đi chung một xu hướng nghiên cứu về kỹ năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ mầm non để quá trình giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.2.1 Khái niệm phát triển Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Quá
  • 18. 8 trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao; quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã hội loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc..., quá trình thay thế lẫn nhau của các thế hệ kỹ thuật theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn... Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về khái niệm phát triển nhưng sau cùng ta có thể đúc kết lại phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. 1.2.2 Khái niệm kỹ năng Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng, kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Vậy, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết ( kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi . Bất cứ kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khao khát, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách luyện tập, tính phúc tạp của chính kĩ năng đó. 1.2.3. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm 1.2.3.1. Khái niệm đọc diễn cảm
  • 19. 9 Đọc diễn cảm là hình thức đọc mang tính đặc thù và chất lượng đọc cao nhất trong các dạng đọc thành tiếng văn bản nghệ thuật. Theo Lê Phương Nga, đọc diễn cảm được đọc ra khi đọc những bản văn bản văn chương hoặc văn bản có chứa các yếu tố của ngôn từ nghệ thuật. Đó là vệc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ các thông số âm như giọng điệu, trọng âm, ngữ điệu,… nhằm biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ, đồng cảm đối với người đọc đối với tác phẩm. Nói như In.OOdaropxki: “ nghệ thuật đọc diễn cảm là nghệ thuật biến ngôn ngữ câm lặng thành ngôn ngữ sống động có hình ảnh, tức là ngôn ngữ có âm thanh chứa đựng đầy tư tưởng và tình cảm”. Đó là nghệ thuật đọc “ vượt qua cấp độ lĩnh hội nội dung ý nghĩa từng câu để tái tạo hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh, trọn vẹn và đạt tới sự biểu đạt ý nghĩa, có màu sắc cảm xúc cá nhân”. Nó hoàn toàn “ không phải là sự uốn éo đầu lưỡi” mà phải “thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc” của người đọc về tác phẩm, làm sao “ để người khác cũng có thể sản sinh những ấn tượng tương tự như mình. Như vậy, đọc diễn cảm chỉ có thể thực hiện trên cở sở hiểu thấu đáo bài đọc, khi mà thế giới trong sáng của các nhà văn, nhà thơ chạm được vào tâm hồn người đọc, ngân lên những rung động thẩm mĩ, những xúc cảm đồng điệu. Việc đọc diễn cảm khi đạt đến những phẩm chất mang tính nghệ thuật đó sẽ trở thành con thuyền chuyện chở các tín hiệu thẩm mĩ từ tác phẩm đến với người nghe. 1.2.3.2. Khái niệm kỹ năng đọc thơ diễn cảm Kỹ năng đọc thơ diễn cảm các tác phẩm thơ ca là khả năng con người sử dụng có kết quả mọi sắc thái của giọng để trình bày tác phẩm có kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc đến với người nghe giúp người nghe khơi gợi lên những rung động, cảm xúc của họ dựa trên những tri thức kinh nghiệm của cá nhân đã được thích lũy.
  • 20. 10 Kỹ năng đọc thơ diễn cảm là một trong những nội dung đang được các trường mầm non chú trọng và hình thành cho trẻ. Nó đòi hỏi con người phải được rèn luyện và thường xuyên củng cố trong các hoạt động hàng ngày . Vì thế người giáo viên không chỉ nhằm giúp trẻ đọc các tác phẩm văn học theo một cách đơn thuần như học thuộc lòng mà còn giúp trẻ hình thành những kỹ năng đọc diễn cảm tốt làm nền tảng cho việc tập đọc của trẻ ở giai đoạn tiếp theo. Kỹ năng cơ bản của việc đọc thơ diễn cảm bao gồm có phát âm, ngữ điệu, giọng điệu, các yếu tố phi ngôn ngữ. * Phát âm Một trong những kĩ năng không thể thiếu trong đọc thơ diễn cảm là phát âm. Phát âm là cách sử dụng hơi của người đọc làm cho âm thanh phát ra tròn trịa, rõ ràng, đầy đặn để có độ vang to và ấm có sức biểu hiện cao, tạo nên những hình tượng âm thanh qua từ. Phát âm rõ lời thơ, rõ vần bằng hay vần trắc. Người đọc phát âm rõ ràng, trong sáng là điều kiện để người nghe hiểu được ý nghĩa của bài thơ. Ngược lại, nếu không phát âm một cách chính xác thì sẽ không mang lại cảm thụ nghệ thuật một cách đây đủ và gây khó khăn trong việc hiểu bài dẫn tới bài đọc không thâm nhập vào tác phẩm của người nghe.Phát âm chính xác từ ngữ góp phát triển các kĩ năng đọc sau này cho trẻ. Chính vì vậy trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thì cần phải dạy trẻ đọc diễn cảm cố gắng đọc rõ từng âm, phát âm rõ ràng, trong sáng, tự nhiên. *Ngữ điệu Ngữ điệu là tổng hợp phức tạp các phương tiện biểu cảm ngữ âm gồm: nhịp điệu, cường độ, cao độ,…ngữ điệu là biến đổi về cao độ của giọng nói, sắc thái khi đọc thể hiện ý nghĩa và cảm xúc của người nói. Ngữ điệu giúp cho người đọc bày ra trước mắt người nghe nghĩa của tác phẩm, minh họa những hình tượng trong thơ, những cảnh đẹp thiên nhiên, những bối cảnh xuất hiện các sự kiện. Nếu không có ngữ điệu sẽ không thể truyền đạt một cách đày đủ, chính xác tư tưởng tình cảm của tác giả gửi gắm trong thơ. - Nhịp điệu
  • 21. 11 Nhịp điệu là tốc độ của việc đọc thơ. Sử dụng các sắc thái khác nhau của nhịp điệu sẽ đem đến cho lời thơ một sức mạnh đặc biệt, tạo nên sự sinh động cho giọng đọc diễn cảm. Nếu như khi đọc thơ chỉ sử dụng độc một nhịp điệu đều đều thì nó sẽ héo hon và hết sức sống. Cũng giống như các kĩ năng khác nhịp điệu khi đọc thơ phụ thuộc vào tính chất nội dung bài thơ. Vì vậy, có khi nhịp điệu chậm rãi có khi lại khẩn trương. Nhịp điệu giúp ngữ điệu nổi bật lên, tạo cho ngữ điệu thêm rõ ràng. Sử dụng các sắc thái nhịp điệu khác nhau sẽ làm cho việc trình bày tác phẩm thơ hết sức sinh động và biểu cảm đặc biệt. - Cường độ Trong số những kỉ năng đọc diễn cảm phải kể đến cường độ của giọng, cường độ của giọng là độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng, là khả năng điều chỉnh giọng làm cho nó có thể nhỏ hoặc to, có thể tạo được các bậc thang chuyển độ vang từ to đến nhỏ và ngược lại. Cường độ của giọng là một trong những yếu tố của ngữ điệu giúp cho người đọc minh họa được rõ nét và sinh động các hình tượng, hình ảnh trong thơ. Vì vậy, trong quá trình rèn kĩ năng đọc diễn cảm cô giáo cần chú ý phân tích tác phẩm thật kĩ, lựa chọn tác phẩm không quá khó để trẻ hiểu được nội dung của tác phẩm, xác định ngữ điệu phù hợp với nội dung tác phẩm và ý nghĩa văn bản qua đó giúp trẻ thể hiện giọng tác phẩm chính xác. Và kĩ năng thể hiện đúng ngữ điệu góp phần quan trọng vào việc đọc diễn cảm bài thơ. Đây cũng là vấn đề mà giáo viên mầm non cần chú ý khi dạy trẻ đọc diễn cảm nó sẽ giúp trẻ thể hiện tác phẩm một cách rõ ràng, sinh động hơn. * Giọng điệu Thơ viết cho trẻ em rất hồn nhiên và ngây thơ nhưng vẫn mang tính giáo dục và tính giáo dục ấy một phần được thể hiện trong giọng điệu của bài thơ. Giọng điệu trong thơ viết cho trẻ khi thì hài hước, hóm hỉnh, khi thì triều mến, khi thì mỉa mai, châm biếm…giọng điệu là sự thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà lời văn ấy hướng vào trong khi đọc thơ diễn cảm thì cần xác định được giọng điệu cơ bản.
  • 22. 12 Có thể nói giọng điệu cơ bản là giọng đọc chung của tác phẩm khi trình bày, trên cơ sở đó người đọc dựng lên những hình ảnh, sự kiện,…giúp người nghe cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Nếu người đọc xác định sai giọng điêu cơ bản, rất có thể người nghe sẽ hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. * Các yếu tố phi ngôn ngữ Yếu tố phi ngôn ngữ là các hành động được biểu hiện ra ngoài ngôn từ không phải là lời nói, chữ viết bao gồm việc sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, tư thế…trong quá trình đọc, kể. Giúp cho việc đọc thơ thêm hoàn thiện và phong phú. - Tư thế Là vị trí của người đọc trong lúc trình bày tác phẩm. Trong lúc đọc thơ phải giữ sao cho tự nhiên, không gò bó. Thế đứng phải ung dung có phong thái, không đi lại, tránh làm cho lời nói thêm nặng nề, dáng ung dung và tự chủ làm người nghe dễ chịu. Người đọc phải hướng về phía người nghe, có thể đứng hoặc ngồi nhưng không đi lại nhiều trước mặt trẻ. Trong trường hợp trang trọng nên đứng chứ không ngồi để đọc. Do đó khi rèn luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ cần phải tập cho trẻ cả tư thế đọc diễn cảm, nếu tư thế không đúng sẽ làm ảnh hưởng tới cách đọc, kĩ năng đọc. Cô cần tập cho trẻ có tư thế đúng, đẹp, tự tin, thuần thục, thoải mái để việc đọc, kể diễn cảm hiệu quả thuyết phục. - Nét mặt Trong hoạt động giao tiếp trực tiếp, nét mặt thể hiện sự giao lưu giữa người nói và người nghe. Đây là limh hồn để con người giao tiếp với nhau có thể tạo được một kết quả nhất định. Nét mặc tức là vẻ mặt. Vẻ mặt của người đọc biểu lộ những điều miệng nói ra: nếu như vui thi người đọc sẽ biểu lộ vẽ mặt tươi vui, nếu buồn thì nét mặt sẽ ủ dột. Những vẻ mặt đó tự nó sẽ xuất hiện nếu như người đọc hiểu được nội dung và cảm thụ nó . Sự giao cảm giữa người đọc và người nghe chính là ở nét mặt, ánh mắt. Đọc mà không bộc lộ gì thì nó sẽ ngăn cản không cho trẻ nhận thức được ý nghĩa
  • 23. 13 của bài, tạo ra những điều sai lầm về những điều nghe được từ đó sẽ rất khó khăn cho việc tập cho trẻ thể hiện lại bài. - Cử chỉ, điệu bộ Cử chỉ điệu bộ của người đọc là sự bổ sung cho ngữ điệu và làm sống dậy hình tượng của tác phẩm, được dùng để biểu lộ thái độ đối với các nhân vật, các sự kiện được miêu tả trong tác phẩm.Ngoài ra còn làm tăng sức biểu cảm của lời nói, giúp cho người nghe có thể cảm nhận bằng trực cảm. Cử chỉ, điệu bộ phải phù hợp với tâm trạng người đọc tác phẩm và phù hợp với nội dung tác phẩm.Những cử chỉ đơn giản, chân thực sẽ góp phần thể hiện sâu sắc nội dung tác phẩm. Trái lại những cử chỉ điệu bộ máy móc sẽ làm cho việc thể hiện tác phẩm kém hiệu quả. Nói chung, cử chỉ điệu bộ và những chuyển động của thân thể càng gọn gàng bao nhiêu thì sức thuyết phục bấy nhiêu. Là một phương tiện gây ấn tượng thị giác, nó sẽ mất đi sức biểu cảm của mình nếu như bị lặp lại thường xuyên. Vì vậy, trong khi đọc diễn cảm không nên sử dụng cử chỉ điệu bộ một cách thái quá hoặc không đúng lúc bởi chẳng những không có tác dụng mà còn phá vỡ hình tượng nhân vật, gây cười vô nghĩa. 1.3. Kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi 1.3.1. Biểu hiện kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi. Trẻ ở lứa tuổi này chưa biết đọc, tư duy chủ yếu mang tính trực quan cụ thể, giàu cảm xúc tình cảm, cảm nhận thế giới bằng cái nhìn “vật ngã đồng nhất” . Khả năng chú ý có chủ định chưa cao nhưng giàu khả năng tưởng tượng sáng tạo, trẻ nhìn thế giới bằng đôi mắt thơ ngây, xuất phát từ cảm xúc hồn nhiên, tự nhiên, trong trẻo. * Phát âm Trẻ ở lứa tuổi này vốn từ vựng đã phong phú hơn, lời nói khái quát, có kết luận mạch lạc. Trẻ có thể phát âm rõ lời thơ, rõ chữ, rõ vần bằng hay vần trắc. Nhưng để phát âm tròn vành thì đa số trẻ còn nhiều hạn chế vì trẻ chưa biết cách sử dụng, điều chỉnh hơi của mình để làm cho âm thanh phát ra tròn trịa, đầy đặn, có độ vang to và ấm nên sức biểu hiện chưa đạt hiệu quả tối ưu, hình tượng âm thanh thông qua từ ngữ vẫn chưa sắc nét, chân thực.
  • 24. 14 * Ngữ điệu - Nhịp điệu: trẻ chưa có khả năng xác định được nhịp điệu cơ bản của tác phẩm mà trẻ phụ thuộc vào sự thể hiện của cô giáo. Nhịp điệu trong thơ viết cho trẻ ở độ tuổi này rất đa dạng. Sau khi xác đinh được nhịp điệu cơ bản của tác phẩm, cô thể hiện cho trẻ nghe qua các hoạt động học, sau đó trẻ sẽ quan sát, ghi nhớ phần trình bày của cô rồi thực hiện theo. Trẻ thường bắt chước nhịp điệu của cô là tốt nhất, vì sau khi nghe cô thể hiện, trẻ sẽ nắm bắt được cảm xúc của bài thơ này có tiết tấu khẩn trương hay chậm rãi,…và dùng cảm xúc của chính mình thể hiện lại bài thơ. Đôi khi, trẻ còn hóa thân như chính mình là nhân vật trong tác phẩm để thể hiện cá tính của bản thân vào tác phẩm. - Cường độ: Khi trẻ đã thuộc lòng bài thơ, nắm bắt được giọng điệu của bài thơ trẻ sẽ biết điều chỉnh giọng của mình, giọng đọc mạnh hoặc nhẹ tùy thuộc vào tình tiết trong tác phẩm. - Chẳng hạn: Với truyện Chú dê đen: nhân vật dê trắng với bản tính nhút nhát, khờ khạo thì trẻ sẽ thể hiện giọng với cường độ yếu; Dê đen dũng cảm, gan dạ dĩ nhiên giọng cần dõng dạc, âm lượng lớn và vang; cũng là sói nhưng trong cuộc hội thợi với dê trắng đang run sợ, giọng nó hẳn phải to để thể hiện thế thượng phong. Tuy nhiên, khi đứng trước mặt Dê đen, trước sự gan dạ và chủ động của Dê đen, sói chùn lại bối rối, giọng sói cần phải được giảm lại về cường độ. - Cao độ: trẻ chưa thể hiện được việc lên giọng hay xuống giọng với dụng ý nghệ thuật, các mục đích biểu cảm. Trẻ hay rơi vào tình trạng đọc đều đều hoặc rời rạc, hay lên xuống giọng rất ngẫu hứng, không đúng với yêu cầu hay kết cấu nghệ thuật của tác phẩm * Giọng điệu Những tác phẩm viết cho rẻ thơ có giọng điệu phong phú, khi thì thiết tha, nhẹ nhàng, hào hùng, bi tráng, khi thì hài hước, hóm hỉnh, triều mến, lúc thì mỉa mai, châm biếm…và những yếu tố đó được thể hiện như thế nào phụ thuộc vào cách nhìn của cô giáo đối với tác phẩm đó.Trẻ dựa vào cảm xúc của cô giáo khi truyền
  • 25. 15 tải tác phẩm mà bắt chước ngắt giọng của cô, cô ngắt những chỗ nào, thể hiện cảm xúc gì tại đó sẽ tạo cho trẻ sự chú ý và khi thực hiện lại trẻ sẽ bắt chước giống cô. - Ví dụ: + Ngắt giọng logic: Khắp người đau buốt,/ nóng ran,// Mẹ ơi,/ cô bác xóm làng đến thăm// Người cho trứng,/ người cho cam// Cả anh y sĩ cũng mang thuốc vào…// (Trích (Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)) Trẻ sẽ ngắt giọng rất ngắn ở dấu phẩy trong câu thơ và sẽ ngắt giọng dài hơn ở cuối câu thơ. Nhưng một số trương hợp trẻ sẽ không chú ý đến dấu câu mà chỉ đọc theo cảm xúc. + Ngắt giọng tâm lý: Này chú Gà Nâu Cãi nhau gì thế! Này chị vịt Bầu Chớ cười ầm ĩ! Bà tớ ốm rồi Cánh màn khép rũ Hãy yên lặng nào Cho bà tớ ngủ. ( Trích ( Giữa vòng gió thơm – Quang Huy)) Trẻ sẽ đọc từ “ Này” như gọi một ai đó (gà nâu, vịt bầu). Cuối mỗi dấu chấm than trẻ sẽ đọc từ “thế” và từ “ĩ” bằng giọng điệu cảm thán. Đến đoạn “ Bà tớ ốm rồi……Cho bà tớ ngủ” trẻ sẽ đọc kiểu yêu thương, nhẹ nhàng bằng sự quan tâm, sợ bà tỉnh giấc. Trẻ dùng cảm xúc trong mỗi câu thơ để thể hiện tâm tư của mình. + Ngắt giọng thi ca: Làm anh khó đấy Phải đâu chuyện đùa
  • 26. 16 Với em gái bé Phải người lớn cơ! (Trích ( Làm anh – Phan Thị Thanh Nhàn)) Trẻ đọc giọng đều đều và luôn ngắt giọng ở cuối mỗi câu. *Các yếu tố phi ngôn ngữ: - Tư thế: trẻ thường rất tự nhiên, thoải mái khi đọc diễn cảm thơ, không bị gò bó. Nếu đọc cả lớp hay theo nhóm, trẻ sẽ được ngồi thoải mái nhưng ngay ngắn, thẳng lưng, mặt hướng về phía cô giáo. Còn đối với đọc cá nhân trẻ sẽ đứng xoay mặt xuống lớp, đứng tự nhiên, thẳng lưng, có thể di chuyển nhẹ nhàng trong phạm vi nhỏ, tay sẽ hoạt động thoải mái tùy theo sự trình bày, diễn tả của cá nhân. - Nét mặt: trẻ đã biết giao lưu với người nghe, thể hiện cảm xúc của bài thơ thông qua nét mặt và ánh mắt của mình, . Nếu bài thơ thể hiện sự vui tươi, trẻ sẽ biểu lộ vẽ mặt vui tươi, hớn hở, đôi mắt sáng hơn, nếu buồn thì vẻ mặt sẽ ủ dột…. - Cử chỉ, điệu bộ: là những hoạt động bổ trợ có chủ ý của người đọc. Trẻ biết lồng ghép của chỉ, điệu bộ, động tác trong các câu thơ mình thể hiện để phần trình bày của mình thêm sinh động hơn. Như chỉ ngón tay, ve vẩy bàn tay, dang đôi tay, dậm chân,….. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi 1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý Ngôn ngữ Trong sự phát triển của trẻ, cùng với các yếu tố hoạt động, ngôn ngữ là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lí và nhân cách của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. Lứa tuổi trẻ 5 - 6 tuổi là thời kì mà đã xuất hiện ở lời nói của trẻ những khái quát, kết luận một cách mạch lạc. Trẻ bắt đầu lĩnh hội hai hình thức cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bên trong trẻ có thể thông hiểu được nhiều điều người lớn nói, đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi để đưa trẻ vào hoạt động đọc, kể diễn cảm, trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ thông qua các hình ảnh, âm thanh , màu sắc… từ đó trẻ có thể hiện lại bằng ngôn ngữ của mình.
  • 27. 17 Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ngoài nắm được 2 hình thức cơ bản của ngôn ngữ thì trẻ còn nắm được ngữ âm, ngữ điệu. Trẻ biết thể hiện được ngữ âm, ngữ điệu trong hoạt động giao tiếp với bạn bè, bố mẹ,.. và trong những bài thơ trẻ đọc. Trong hoạt động dạy thơ thì việc giáo viên thể hiện được đúng ngữ điệu, cao độ , trường độ, cách ngắt nghỉ trong bài thơ rất quan trọng. Từ việc cô đọc hay, diễn cảm sẽ giúp cho trẻ thể hiện được giọng điệu phù hợp với tác phẩm, ngoài ra còn giúp trí tưởng tượng của trẻ phong phú, cảm nhận bài thơ một cách chân thật,rõ ràng. Cùng với việc nắm được ngôn ngữ trong thực hành cùng với lượng vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt 1300 – 2000 từ trẻ biết sắp xếp các từ thành một câu hoàn chỉnh, biết dùng câu nói của mình để diễn tả tình cảm , cảm xúc, mong muốn giàu sắc thái biểu cảm. Tư duy Ở tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã biết tư duy bằng hình ảnh trong đầu. Các vốn biểu tượng của trẻ được giàu thêm nhiều, các chức năng phát triển mạnh,lòng ham hiểu biết và hứng thú của trẻ được tăng lên rõ rệt đó là điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển tư duy trực quan hình tượng và đây cũng là thời điểm mà kiểu tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ nhất. Chính nhờ điều này mà giúp cho trẻ cảm thụ tốt nhất các hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm văn học nghệ thuật và cách thể hiện tác phẩm phù hợp. Từ đó, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi khả năng tự hoạt động nghệ thuật của trẻ. Tưởng tượng Nét nổi bật trong tâm lí trẻ 5 – 6 tuổi là trí tưởng tượng hết sức phong phú. Trí tưởng tượng góp phần tích cực vào hoạt động tư duy và nhận thức, phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo. Ngoài ra,ở trẻ 5 – 6 tuổi trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ đã hình thành và phát triển, tưởng tượng của trẻ có tính độc lập cao và có sáng kiến, tưởng tượng có chủ định bắt đầu được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển các dạng hoạt động sáng tạo khi nắm kĩ năng thiết kế và thể hiện các ý đồ thiết kế trẻ tưởng tượng theo mục đích và nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động. Để đảm bảo tính chủ động và sáng tạo của trẻ trong việc đọc, kể diễn cảm thì cô giáo cần có những
  • 28. 18 biện pháp để kích thích trẻ thể hiện bằng ngôn ngữ bản thân ý đồ và mục đích của trẻ khi đọc thơ. Chú ý – trí nhớ Chú ý trẻ 5 - 6 tuổi là chú ý có chủ định, trẻ chú ý đến những vật kích thích mạnh hoặc gây ấn tượng xúc cảm, tình cảm mới lạ nhất tạo cho trẻ sự hưng phấn. Vì vậy, khi rèn cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm này của trẻ. Xúc cảm và tình cảm Trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo nói chung và 5 -6 tuổi nói riêng thì tình cảm có vai trò thống trị trong tất cả các hoạt động tâm lí của trẻ, đời sống tình cảm của trẻ có một sức chuyển biến mạnh mẽ, phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều lứa tuổi trước đó. Chính vì vậy, giáo dục tình cảm đúng đắn, trong sáng cho trẻ là một việc làm quan trọng bậc nhất trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ở độ tuổi này quan hệ của trẻ với những người xung quanh được mở rộng ra một cách đáng kể, khiến cho tình cảm của trẻ cũng được phát triển nhiều về phía đối với những người trong xã hội. Đây chính là nguồn tình cảm mạnh mẽ nhất và quan trọng nhất tron đời sống tinh thần của trẻ mẫu giáo. Còn hơn cả lứa tuổi trước đó, trẻ mẫu giáo rất thèm khát sự triều mến yêu thương, chúng tỏ ra rất quan tâm tới những em bé và chúng bộc lộ tình cảm của mình rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh và điều quan trọng là tình cảm của trẻ dễ dàng được chuyển vào những sự vật, hiện tượng, hình ảnh đẹp trong thơ. Trẻ biết rung cảm và dễ bị lôi cuốn trước vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật cái đẹp, hình ảnh, âm thanh. Sự phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mỹ kết hợp với kiểu ghi nhớ máy móc vốn có của trẻ nhanh chóng tiếp nhận lời thơ và các kĩ năng đọc kể diễn cảm rất nhanh. Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo còn được thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống tinh thần của trẻ như trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ. Tất cả các loại tình cảm này đều ở vào một thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cảm thẩm mĩ. Trẻ mẫu giáo biết rung cảm khá nhạy bén với những cái đẹp của thế giới xung quanh, trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Các nhà tâm lý gọi đây là
  • 29. 19 thời kì phát cảm của những xúc cảm thẩm mĩ, tức là những xúc cảm thẩm mĩ được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc với cái đẹp. Trẻ có thể vui sướng, ngỡ ngàng trước một bông hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ, một cảnh bình minh trên biển, một vườn cây, hoặc nghe một khúc nhạc hay, một đoạn thơ giàu nhạc điệu… Có thể nói đây là cơ sở quan trọng để chúng ta đưa tác phẩm văn học đến với trẻ mẫu giáo. Những hình ảnh đẹp đẽ, nhiều màu sắc, nhiều âm thanh trong các tác phẩm thơ sẽ gợi lên những rung động mạnh mẽ trong lòng trẻ. Trẻ không chỉ thích nghe một cách say sưa mà còn nghe đi nghe lại nhiều lần những tác phẩm mà trẻ thích. Có thể nói, đến lứa tuổi mẫu giáo trẻ đã được trưởng thành lên rất nhiều trong mối quan hệ với tác phẩm văn học, từ sự tham gia trực tiếp ngây thơ vào các sự kiện được miêu tả trong các tác phẩm đến các hình thức phức tạp hơn của sự cảm thụ thẩm mĩ. Sự cảm thụ tác phẩm văn học ở trẻ không xuất hiện dưới một hình thức có sẵng mà nó được hình thành và là kết quả của một quá trình thường xuyên tiếp xúc với tác phẩm, với sự nỗ lực của cô và sự tích lũy kinh nghiệm của trẻ. Tóm lại, trẻ em lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng đọc thơ diễn cảm là kỹ năng rất quan trọng cho trẻ. Tuy nhiên, để hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ không phải là dễ dàng bởi nó còn bị chi phối bởi các quá trình tâm lí của trẻ, chính vì vậy cân phải hiểu những đặc điểm tâm lí cơ bản của trẻ ở từng lứa tuổi cụ thể và ở đây lứa tuổi 5 - 6 tuổi thì mới có thể đề ra những biện pháp để rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ đạt hiệu quả cao. 1.2.2.2. Đặc điểm sinh lý Ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi não bộ của trẻ đang phát triển mạnh, sự nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh khá đa dạng và phong phú. Trẻ thể hiện các năng lực qua hoạt động tổng hợp lời nói, quan sát, tư duy. Chính vì vậy, việc rèn luyện cho trẻ kĩ năng đọc diễn cảm giúp trẻ có thể cảm nhận được sự phong phú của tác phẩm. Cũng vào thời kì này bộ máy phát âm của trẻ 5 - 6 tuổi cũng đã hoàn thiện, khả năng thính giác của trẻ phát triển mạnh đó là tiền đề cho trẻ học nghe và nói. Ở trẻ xuất hiện lời nói khái quát, trẻ có thể phát âm một cách mềm dẻo các loại âm thanh
  • 30. 20 tiếng mẹ đẻ mà trẻ được giao tiếp, góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm, phát triển trí tuệ của trẻ. 1.2.3. Vai trò của kỹ năng đọc thơ diễn cảm đối với trẻ mẫu giáo. Giáo dục học mẫu giáo nói chung và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nói riêng coi việc đọc thơ diễn cảm là hoạt động giáo dục góp phần làm giàu nhân cách cho trẻ. Thứ nhất đọc thơ diễn cảm – con đường góp phần cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm thơ ca. Không giống như những người biết đọc: có rất nhiều kênh, nhiều phương tiện để tiếp cận các sáng tác văn chương, trẻ mầm non chỉ có một con đường để đến với tác phẩm duy nhất đó là nghe đọc diễn cảm. May mắn thay, dù có độc đạo nhưng nó chính là con đường duy nhất, ưu việt nhất để trẻ tiếp xúc với tác phẩm. Bởi vì trước hết đọc thơ diễn cảm là một thủ thuật quan trọng, có tính chất tích cực, một mặt có khả năng nâng cao được tính linh hoạt và biểu cảm của ngôn ngữ mặt khác nó có thể làm cho người nghe thêm tập trung và dễ ghi nhớ. Thứ hai, cơ bản hơn, đó là vì đọc thơ diễn cảm bắt buộc chú ý không chỉ đến toàn thể mà còn đến mỗi từ riêng biệt, mỗi câu cụ thể, tìm thấy trong chúng những sắc thái ý nghĩa và mối quan hệ rõ rệt và như thế, cho chúng ta sức mạnh phân tích, một sức mạnh không bao giờ có được cho những ai chỉ đọc thầm cho mình. Đọc thơ diễn cảm tức là thổi sinh khí vào những kí hiệu thẩm mĩ, những âm thanh im lặng, làm cho chúng sống lại, cất tiếng nói, là phối kết âm vang của từ vựng, cú pháp với âm vang của âm thanh ngôn ngữ để tạo nên những ngân hưởng sâu xa làm rung động trái tim người nghe. Rung động ấy tác động sâu sắc và đúng đắn với tâm hồn trẻ thơ hơn bất kì một sự thảo luận về văn học nào. Không cần phân tích, không cần bình giá, chỉ đọc lên thôi, đọc một cách thật biểu cảm, những xúc cảm chân thành sẽ tự nó lan tỏa, tràn ngập tâm hồn các em, để rồi một cách âm thầm nhưng mạnh mẽ, các bài thơ sẽ trở thành nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành nhân cách toàn diện của trẻ em. Thứ hai, phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm góp phần phát triển trí tưởng tượng, tính tích cực, sáng tạo và nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ
  • 31. 21 Bản chất của đọc, kể diễn cảm là một quá trình sáng tạo, điều này đồng thời cũng đòi hỏi nổ lực tích cực sáng tạo rất lớn ở người nghe. Một người nghe lý tưởng chính là người “nghệ sĩ phiên dịch” tác phẩm ngôn ngữ của người trình bày. Hoạt động nghe đọc thơ diễn cảm ở trẻ em, dù chỉ ở cấp độ trực giác, cũng diễn ra với cơ chế như vậy. Bằng những tư tưởng, tình cảm và các mối liên tưởng của bản thân, với kinh nghiệm riêng của mình, trẻ sẽ vẽ nên một thế giới riêng với những đặc điểm tươi mát và độc đáo không lặp lại. Đồng thời, đọc thơ diễn cảm còn là phương tiện phát triển trí tưởng tượng của các em, bởi vì thực chất đọc diễn cảm tức là người đọc tác động đến người nghe thông qua tưởng tượng. Nếu các em được dạy đọc diễn cảm, trí tưởng tượng, sức sáng tạo sẽ còn được nâng cao hơn. Năng lực ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ thông qua việc đọc thơ diễn cảm. Nghe đọc thơ, văn trẻ được rèn luyện thính giác, nâng cao trình độ ngôn ngữ nói: trẻ được nghe những âm thanh với cao độ, cường độ, âm sắc được biến hóa thay đổi linh hoạt, được mở rộng vốn từ của mình, đặc biệt là từ ngữ hình tượng, được tiếp xúc với các cấu trúc cú pháp, các cách diễn đạt phong phú của tiếng nói dân tộc. Trẻ có cơ hội rèn luyện lời nói mạch lạc và phát triển khả năng biểu đạt, không chỉ là diễn đạt các nhu cầu, ý nghĩa bằng ngôn ngữ thông thường mà là khả năng biểu đạt một vấn đề gì đấy một cách có hình ảnh, giàu tính tạo hình và biểu cảm. Thứ ba, phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm góp phần trong việc giáo dục lao động cho trẻ Đọc diễn cảm là một hoạt động lao động và sáng tạo. Nó đòi hỏi trẻ phải vận dụng những kỉ năng hô hấp, bộ máy phát âm, thính giác, thị giác. Và huy động các chức năng tâm lí như: tư duy, tưởng tượng, liên tưởng. Ngoài ra khi đọc diễn cảm trẻ cần tập cách thể hiện giọng điệu, ngữ điệu, cách thể hiện điệu bộ cử chỉ phù hợp để có thể hình dung, nghe thấy, sáng tạo và phát triển các hình tượng nghệ thuật chứa đựng trong tác phẩm và thể hiện trước mắt bạn bè, cô giáo. Tuy nhiên, trẻ chưa có một thói quen nỗ lực lao động trong việc đọc diễn cảm mà mới chỉ thể hiện tình cảm một cách chung chung và tìm kiếm ngữ điệu bằng hành động, điệu bộ. Vì
  • 32. 22 vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là phải giúp trẻ khắc phục thói quen ấy nếu như người giáo viên không khắc phục điều ấy thì không thể nào dạy trẻ đọc diễn cảm có hiệu quả được. Thứ tư, rèn luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm góp phần giáo dục nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Khi đọc tác phẩm văn học, người đọc biến không gian trong thế giới thơ thành một không gian hết sức sống động và gần gũi với trẻ, tạo được sự giao hưởng, nhập thân nên trẻ hết sức lắng nghe. Đến với các bài thơ các em được mở mang tri thức, tích lũy làm giàu vốn sống của mình. Những câu hỏi được giải đáp sẽ thõa mãn ở trẻ óc tò mò, khát khao hiểu biết. Những hình tượng đẹp đem đến cho các em những cảm xúc thẩm mỹ tinh tế, hé mở cho các em những nhận thức ban đầu trong sáng như những tia nắng ban mai về cội nguồn và truyền thống đẹp đẽ của dân tộc mà khó có một bài học lịch sử nào có thể thay thế được”. Không những thế, trẻ sau khi nghe đọc còn được hướng dẫn tập đọc lại tác phẩm bằng ngôn ngữ của mình với những phong cách diễn đạt hồn nhiên. Trẻ được nói, được sống cùng các hình tượng đẹp đẽ. Với chất liệu từ những bài thơ đầy chất truyện, trẻ sẽ dùng trí tưởng tượng của mình chuyển chúng thành “kịch bản”. Và chính các em sẽ đóng vai, sẽ thực sự là các nhân vật chính và đi vào câu chuyện một cách hồn nhiên, sôi nổi. Từ chỗ nhập thân và nhận thức theo cách như thế, trẻ bắt đầu biết yêu, biết gét, biết căm phẫn và biết tán đồng. Những bài học đạo đức đi vào trong trẻ nhẹ nhàng, tự nhiên mà vô cùng bền vững, trở thành hành trang cho trẻ không chỉ với những tháng ngày ấu thơ thơ dại mà còn theo suốt cả cuộc đời. Tất cả đêu đọng lại trong lòng trẻ sâu sắc và bền vững, bởi vì văn học đến với con người bằng một kênh giao tiếp hết sức đặc biệt: Giao tiếp thông qua các tín hiệu thẩm mỹ. Văn chương là hiện thân của cái đẹp. Với các giá trị thẩm mỹ độc đáo, các tác phẩm văn học làm thõa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực và thẩm mỹ cho trẻ. Văn học bóc tách hết những gì còn xù xì, thô ráp trong tâm hồn để chất nghệ sĩ tự thân trong mỗi người được bộc lộ, để tâm hồn mỗi người trở nên nhạy cảm hơn, tinh tế hơn, biết rung động về cái đẹp, cái chân, cái thiện để chúng ta nhạy cảm hơn
  • 33. 23 với những chiếc lá, giọt sương, bao dung và thương yêu nhiều hơn, để trong lòng mỗi chúng ta không khi nào nguôi ngoai khát khao hướng thiện Cuối cùng, phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm góp phần rèn luyện thính giác ngôn ngữ ở trẻ Trong khi đọc diễn cảm ngoài việc cho cô và trẻ khác nghe thì chính bản thân trẻ cũng tiếp thu lời nói của mình. Sự cảm thụ về đọc diễn cảm là một quá trình phức tạp, trong đó có sự tham gia của các cơ quan thính giác, cơ quan phát âm, hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai. Nhưng cơ quan thính giác vẫn chiếm ưu thế. Thính giác là một bộ phận dùng để kiểm tra sự chính xác và sự diễn cảm của lời nói. Khi đọc trẻ tập trung tai nghe của mình để tự cảm nhận âm điệu, cao độ, trường độ, giọng điệu mà mình và bạn thể hiện, từ đó phát triển tai nghe và năng lực cảm thụ tác phẩm. Ngoài ra trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm thì kĩ năng đọc diễn cảm trước tập thể, tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo, sự tự tin cũng sẽ được rèn luyện và phát triển. Tóm lại việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm có một vai trò hết sức quan trọng đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng. Các tác phẩm văn học phản ánh sinh động cuộc sống xung quanh thông qua hình tượng, âm thanh, màu sắc nghệ thuật và hoạt động đọc diễn cảm lại tác động trực tiếp tới trẻ thông qua ngôn từ. Đọc diễn cảm không chỉ làm cho người nghe sống với cảnh thật trong tác phẩm mà còn là phương tiện quan trọng giúp cho chính người đọc và ở đây là trẻ em có những xúc động tương ứng, những hiểu biết nhất định qua đó phát triển thẩm mĩ, lao động,phát triển các năng lực nghệ thuật. 1.3. Cơ sở lý luận về hoạt động làm quen tác phẩm văn học 1.3.1. Khái niệm hoạt động làm quen với tác phẩm văn học Văn học đến với con người từ rất sớm. Từ khi sinh ra con người đã đến với văn học qua lời ru của mẹ, câu chuyện kể của bà. Theo tháng năm, văn học luôn song hành cùng với sự lớn lên của con người và văn học đã phát huy rất hữu hiệu các chức năng quan trọng của mình với con người. Chính vì vậy, việc đưa văn học đến
  • 34. 24 với trẻ mầm non là thiết yếu, là con đường tốt nhất để giáo dục nhận thức, tình cảm thẩm mỹ và là phương tiện không thể thiếu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đưa tác phẩm văn học đến với trẻ là cả một vấn đề khoa học. Nó đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ, khoa học, hệ thống, có phương pháp, nội dung phù hợp với trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ và để làm tốt điều đó cần làm tốt hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Cho trẻ làm quen tác phẩm văn học là cả quá trình sư phạm, bước đầu giúp trẻ có những hiểu biết nhất định về văn học nghệ thuật. Qua đó góp phần giáo dục tình cảm đạo đức, phát triển những cảm xúc thẩm mỹ và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ. Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với TPVH qua nghệ thuật đọc kể của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch, cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 1.3.2. Tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ ở trƣờng mầm non. 1.3.2.1. Phƣơng pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học a.Tổ chức hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe * Mục đích. - Trẻ làm quen với nhịp điệu, vần điệu và ngôn ngữ có hình ảnh của thơ ca. Trẻ nhận dạng được ngôn ngữ của thơ ca khác với ngôn ngữ văn xuôi. - Trẻ thích nghe đọc thơ, nâng cao năng lực cảm thụ thơ của trẻ. - Trẻ tiếp nhận những bài học về đạo đức, thẩm mỹ của bài thơ mọt cách thoải mái. * Chuẩn bị. - Giáo viên phải đọc và phân tích để rung cảm và hiểu rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Trong khi phân tích cần xác định các từ khó để giải thích với trẻ.
  • 35. 25 - Cô tập đọc diễn cảm bài thơ, để làm được điều này giáo viên cần thuộc thơ, đọc đúng nhịp điệu, vần điệu, phát âm rõ ràng và chính xác các từ và câu thơ. - Chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng đồ dung và các phương tiện, vật liệu… cần thiết. - Đặt bài thơ trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác cùng chủ đề, lập kế hoạch lồng ghép các nội dung có liên quan cho phù hợp. *Cách tiến hành  Giới thiệu bài thơ. - Nhiệm vụ : Thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, sẵn sàng và mong muốn được nghe cô đọc thơ. - Có thể lựa chọn sử dụng một trong các biện pháp sau để dẫn dắt trẻ vào hoạt động : + Trò chuyện kết hợp với đồ dung trực quan. + Trò chuyện gợi lại linh nghiệm song của trẻ có liên quan đến nội dung bài thơ. + Sử dụng câu đố, bài hát hoặc trò chơi có nội dung liên quan. - Cô kết hợp giảng nội dung bài thơ, giới thiệu tên bài thơ, tác giả.  Đọc thơ cho trẻ nghe. - Cô đọc bài thơ diễn cảm từ 1 đến 2 lần cho trẻ nghe. Tùy thuôc vào tâm thế của trẻ và nội dung cụ thể của bài thơ mà giáo viên có thể kết hợp sử dụng với đồ dung trực quan. - Khuyến khích trẻ làm động tác biểu cảm kết hợp với đọc thơ vút theo cô.  Đàm thoại. - Giúp trẻ hiểu đầy đủ về nội dung bài thơ ( tên bài thơ, tên tác giả, từ khó, tư tưởng chủ đề…) thong qua hệ thống câu hỏi. - Trong khi đàm thoại, giáo viên kết hợp đọc trích dẫn các câu thơ và giải thích các từ khó.  Củng cố - Cô nhắc lại tên tác phẩm, tác giả, chủ đề và tư tưởng chủ dề, đọc diễn cảm hoặc ngâm lại bài thơ.
  • 36. 26  Trò chơi - Cô lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi có nội dung phù hợp với bài thơ nhằm củng cố sự tiếp nhận về giá trị TPVH của trẻ cũng như giúp trẻ thể hiện cảm nhận về TPVH vừa đọc vừa làm quen. b. Tổ chức hoạt động dạy trẻ học thuộc lòng thơ *Mục đích yêu cầu. - Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của vần điệu, nhịp điệu, của ngôn nhữ hình ảnh, nâng cao năng lực cảm thụ bài thơ. - Rèn khả năng ghi nhơ tác phẩm, biết đọc thơ diễn cảm, mạnh dạn, hồn nhiên. Phát huy tính tích cực, độc lập, sang tạo của trẻ. * Chuẩn bị. - Cô hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Cô thuộc bài thơ, tập đọc diễn cảm. - Nên cần đồ dùng để minh họa, cô phải chuẩn bị chu đáo. *Cách tiến hành.  Giới thiệu bài thơ. - Nhiệm vụ : Thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, sẵn sang và mong muốn được nghe cô đọc thơ. - Có thể lựa chọn sử dụng một trong các biện pháp sau để dẫn dắt trẻ vào hoạt động : + Trò chuyện kết hợ với đồ dùng trực quan. + Trò chuyện gợi lại kinh nghiệm sống của trẻ có liên quan đến nội dung bài thơ. + Sử dụng câu đố, bài hát hoặc trò chơi có nội dung liên quan. - Cô kết hợp giảng nội dung bài thơ, giới thiệu tên bài thơ , tác gải.  Đọc thơ cho trẻ nghe. - Cô đọc bài thơ diễn cảm từ 1 đến 2 lần cho trẻ nghe. Tùy thuộc vào tâm thế của trẻ và nội dung cụ thể của bài thơ mà giáo viên có thể kết hợp sử dụng với đồ dùng trực quan, - Khyến khích trẻ làm đọng tác biếu cảm kết hợp với đọc thơ vuốt theo cô.
  • 37. 27  Đàm thoại. - Giúp trẻ hiểu đầy đủ về nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ ( tên bài thơ, tên tác giả, từ khó, hình ảnh trung tâm, tư tưởng chủ đề…) - Trong khi đàm thoại, giáo viên kết hợp đọc trích dẫn các câu thơ và giải thích các từ khó.  Dạy trẻ học thuộc lòng thơ. - Cô dạy trẻ thuộc thơ bằng cách truyền khẩu. Cô đọc trước từng câu, trẻ đọc theo cô. Đọc cho tới hết bài thơ, tiếp tục đọc như thế nhiều lần. Lần đầu cô đọc to để trẻ nghe đọc theo, những lần sau cô đọc nhỏ lại để nghe trẻ đọc và sửa sai cho trẻ. - Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân, đọc nối tiếp…và yêu cầu trẻ đọc diễn cảm. - Khi dạy trẻ đọc thơ, cô giáo cần rè cho trẻ phát âm đúng, đọc diễn cảm, tư thế tự nhiên trước nhiều người.  Trò chơi. Cô lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi có nội dung phù hợp với bài thơ nhằm củng cố sự tiếp nhận về giá trị TPVH của trẻ cũng như giúp trẻ thể hiện cảm nhận về TPVH vừa được làm quen. 1.3.2.2. Các hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với TPVH * Thông qua các tiết học - Tiết học thơ - truyện : Những tiết này được quy định trong chương trình, kế hoạch năm học, thời khóa biểu hàng tuần và cô giáo phải thực hiện một cách nghiêm túc. Đây là hình thức cơ bản vì hình thức này thực hiện nhiệm vụ môn học một cách đầy đủ nhất. Muốn tiến hành một tiết học có kết quả cô giáo cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng: Hiểu rõ tác phẩm, phân tích các khía cạnh và tư tưởng của chủ đề, thấy được các đặc điểm của hình thức biểu hiện tác phẩm. Xác định được giọng đọc, lời kể diễn cảm phù hợp với câu chuyện, bài thơ sắp dạy và biết kể hoặc đọc diễn cảm câu chuyện, bài thơ đó. Chọn hình thức tổ chức lớp, phương pháp, biện pháp giảng giải phù hợp để truyền thụ tác phẩm đến với trẻ khiến trẻ rung cảm, hiểu và nhớ tác phẩm. Đặc
  • 38. 28 biệt khi tiến hành giờ dạy, cô giáo phải tuân thủ những quy định do quy chế nhà trường đề ra, yêu cầu trẻ tuân thủ những nề nếp học tập về giờ giấc, chỗ ngồi, tham gia ý kiến xây dựng bài, thực hiện những yêu cầu của cô giáo để đạt được mục đích đề ra. - Tiết học khác : làm quen với toán, khám phá khoa học, âm nhạc, tạo hình,.. Thông qua các giờ học chúng ta có thể đưa các tác phẩm văn học đến với trẻ. Các tác phẩm văn hoc được lựa chọn được coi như là một phương tiện để làm sáng tỏ một nội dung nào đó của các giờ học trên mà không quên mục đích yêu cầu của giờ học đó, đồng thời vẫn chú ý rèn luyện cách đọc hoặc kể tác phẩm văn học sao cho diễn cảm. * Thông qua các hoạt động khác ( Hoạt động ngoài giờ học) Mặc dù trong chương trình đã có những giờ quy định để cho trẻ làm quen với văn học, song với thời gian như vậy chưa đủ để trẻ có thể cảm thụ một cách trọn vẹn một tác phẩm văn học, vì vậy cô giáo cần giúp trẻ làm quen văn học thông qua các hoạt động khác để thõa mãn nhu cầu giải trí cho trẻ nhưng đồng thời cũng giúp trẻ có những nhu cầu về đạo đức, thẩm mỹ, về tác phẩm văn học.Trẻ hiểu tác phẩm hơn, nhớ lại cốt truyện, kể lại được truyện, kể theo phân vai, đóng kịch… Nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, nâng cao năng khiếu nghệ thuật cho trẻ. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, diễn đạt gãy gọn, biểu cảm, sử dụng ngôn ngữ văn học. Và hoạt động ngoài giờ học để cô giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học chủ yếu thông qua: - Lúc đón trả trẻ, khi trẻ chờ giờ ăn: Cô nên kể chuyện, đọc thơ hay kể chuyện tranh cho trẻ nghe, vừa kể vừa cho trẻ xem tranh để thu hút sự chú ý và tập trung ở trẻ, đồng thời đàm thoại về nội dung câu chuyện qua bức tranh để trẻ hứng thú và hiểu nội dung. - Lúc dạo chơi, tham quan : Cô giáo có thể đọc thơ, câu đố về loài vật, thời tiết, cây cỏ,… cho trẻ nghe khi trẻ đang tiếp xúc với thiên nhiên, cuộc sống, con người, hay sau khi trẻ chơi đùa, chạy nhảy cô kể lại một câu chuyện cũ hoặc mới để trẻ quên
  • 39. 29 hết mệt nhọc và những ấn tượng đẹp về buổi dạo chơi, tham quan gắn với những câu đố, câu chuyện sẽ được đọng lại rất lâu trong tâm hồn trẻ. - Trong lúc trẻ vui chơi: Nếu những bài thơ nào trong giờ học trẻ chưa thuộc, lúc trẻ chơi cô giáo giúp trẻ đọc bài thơ. Nếu nhịp điệu bài thơ phù hợp với động tác chơi thì trẻ càng chóng thuộc. Việc đọc thuộc thơ như vậy khiến trẻ không cảm thấy căng thẳng, tẻ nhạt. - Trong các hoạt động góc: Thông qua hoạt động góc trẻ có điều kiện ôn luyện, tái hiện lại các tác phẩm đã và đang học một cách có hiệu quả. 1.4. Ảnh hƣởng của hoạt động làm quen với TPVH đối với kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. Việc cho trẻ làm quen với TPVH là việc làm cao cả, có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành ở trẻ những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt là tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật. - Hoạt động làm quen với TPVH giúp cho trẻ bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu văn học, giúp trẻ tạo một tâm thế tích cực, tự tin bộc lộ cảm xúc bên trong lẫn bên ngoài về các hình tượng nghệ thuật có trong tác phẩm. Trẻ biết rung động, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật. Khi trẻ đã có cho mình những tích lũy kinh nghiệm về cảm xúc trẻ sẽ dễ dàng đẩy cảm xúc của mình vào tác phẩm, giúp kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ được củng cố và phát triển. - Thông qua TPVH, giáo viên giúp trẻ nhận thức được những hình thức biểu đạt tinh tế, giàu hình ảnh và sống động của câu, của từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ, sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc . Nó là tiền đề để trẻ đảm bảo vốn ngôn ngữ của bản thân đủ đầy để trong quá trình đọc diễn cảm, trẻ đáp ứng được các yêu cầu của kỹ năng đọc diễn cảm thơ. Trẻ tiếp nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, góp phần mở rộng hiểu biết của bản thân về thế giới xung quanh, nâng cao năng lực nhận thức, giáo dục phẩm chất đạo đức, ước mơ cao đẹp và tình cảm thẩm mỹ lành mạnh cho trẻ. - Trẻ có khả năng tự cảm nhận và lĩnh hội cái hay, cái đẹp, nhất là cái đẹp trong tâm hồn con người khi trẻ được nghe và tiếp nhận tác phẩm. Trẻ được mở rộng vốn từ
  • 40. 30 và vốn kinh nghiệm sống cho bản thân, đó là cơ sở để trẻ tưởng tượng tái tạo và tư duy trong quá trình tiếp nhận giá trị tác phẩm cũng như đưa tác phẩm đến với người nghe. - Trong các kỹ năng đọc diễn cảm thì việc phát âm từ và diễn đạt đầy đủ ý nghĩa của tác phẩm trong quá rình trình bày là vô cùng quan trọng và điều quan trọng ấy được đảm bảo cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với TPVH, qua hoạt động này trẻ có khả năng phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm. Hình thành ở trẻ khả năng biết sử dụng ngôn ngữ văn học trong việc bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ cá nhân, trong việc kể về các hiện tượng, cảnh vật xụng quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong tự nhiên, trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học.
  • 41. 31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Kỹ năng đọc thơ diễn cảm các tác phẩm thơ ca là khả năng con người sử dụng có kết quả mọi sắc thái của giọng để trình bày tác phẩm có kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Kỹ năng cơ bản của việc đọc thơ diễn cảm bao gồm các yếu tố phát âm, ngữ điệu, giọng điệu, các yếu tố phi ngôn ngữ. Kỹ năng đọc thơ diễn cảm đối với trẻ mẫu giáo có vai trò giáo dục trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, thẩm mỹ, đạo đức. Có ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đối với kỹ năng đọc thơ diễn cảm, giúp trẻ tích lũy những kinh nghiệm, cảm xúc, đáp ứng được các yêu cầu của kỹ năng đọc diễn cảm thơ. Nhưng trẻ MG ở độ tuổi 5 – 6 tuổi kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ cơ bản còn nhiều hạn chế, thực chất còn một số trẻ chưa phát âm rõ chữ, chưa có khả năng xác định được nhịp điệu cơ bản của tác phẩm và hai yếu tố chính ảnh hưởng đến kỹ năng đọc diễn cảm trẻ là yếu tố tâm lý và sinh lý.
  • 42. 32 CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TPVH TẠI TRƢỜNG MN HOA BAN 2.1. Khái quát về quá trình điều tra Để có cơ sở rõ ràng trong việc xây dựng các biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học chúng tôi tiến hành điều tra quá trình dạy thơ trong hoạt động có chủ định và thực trạng việc sử dụng các biện pháp phát triễn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 2.1.1. Mục đích điều tra Điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên về việc đọc thơ diễn cảm, kĩ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ 5 – 6 tuổi và việc sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học của giáo viên. Ngoài ra chúng tôi còn điều tra về khả năng đọc diễn cảm thơ của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 2.1.2. Đối tƣợng điều tra - 20 giáo viên trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng. - 40 trẻ 5 – 6 tuổi lớp Lớn 3 ( hoàn toàn bình thường về sức khỏe và tâm lý) ở trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng. 2.1.3. Phƣơng pháp điều tra - Phương pháp dùng phiếu điều tra ( phiếu anket): để trưng cầu ý kiến của 20 giáo viên tại trường mầm non Hoa Ban thành Phố Đà Nẵng. - Phương pháp đàm thoại: sử dụng cho cả giáo viên và trẻ. - Phương pháp quan sát: sử dụng để quan sát hoạt động trong hoạt động dạy thơ cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm để phân tích các biện pháp đã lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của các biện pháp đó đối với việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ mầm non 5 - 6 tuổi trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
  • 43. 33 - Phương pháp thống kê toán học: Trên cơ sở quan sát điều tra bằng phiếu để thống kê lại mức độ nhận thức của giáo viên về việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 2.2. Thời gian điều tra: Từ ngày 01/02/2018 – 10/04/2018 2.3. Kết quả điều tra 2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên đối với việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm Việc phát triển kĩ năng đọc thơ, kể chuyện diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất quan trọng. Tuy nhiên , việc rèn luyện kĩ năng đó cho trẻ có đạt hiệu quả hay không thì cũng phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của giáo viên. Chúng tôi đã sử dụng 24 phiếu điều tra cho 24 giáo viên đứng lớp tại trường mầm non Hoa Ban thành phố Đà Nẵng nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ . Sau đây là kết quả nhận được. Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. STT NỘI DUNG Ý KIẾN Số lượng % 1 Rất cần thiết 18 90 2 Cần thiết 2 10 3 Bình thường 0 0 4 Không cần thiết 0 0 - Kết quả cho thấy tại trường mầm non Hoa Ban có tới 18 giáo viên chiếm 90% tổng số giáo viên cho rằng việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ là rất cần thiết, 2 giáo viên chiếm 10% cho rằng việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ là cần thiết và không có giáo viên nào phủ nhận sự cần thiết của việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Như vậy, có thể nói việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Hoa Ban là việc làm cần thiết và cần quan tâm. Trong suốt quá
  • 44. 34 trình giảng dạy và gần gũi trẻ, gần như tất cả các giáo viên đều nhận thấy khi đọc diễn cảm hay trẻ sẽ dễ dàng cảm nhận được tâm hồn của tác phẩm. Quan trọng hơn, việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc hơn. Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm đối với trẻ. - 10 giáo viên chiếm 50% cho rằng việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ có vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục lao động, phát triển ngôn ngữ, giáo dục đạo đức thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng cho trẻ. 7 giáo viên chiếm 35% cho rằng việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao giáo dục đạo đức, nhận thức thẩm mỹ cho trẻ. 3 giáo viên chiếm 15% lại cho rằng nâng cao khả năng ngôn ngữ là việc mà phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm mang lại cho trẻ, Như vậy có thể nói hầu hết giáo viên đều nhận thấy vai trò to lớn do việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm mang lại. STT Vai trò của việc phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm đối với trẻ. Ý kiến Số lượng % 1 Giáo dục lao động 0 0 2 Rèn luyện thính giác ngôn ngữ 0 0 3 Nâng cao khả năng ngôn ngữ 3 15 4 Giáo dục đạo đức, nhận thức thẩm mỹ. 7 35 5 Phát triển trí tưởng tượng, tích cực, sáng tạo. 0 0 6 Tất cả các ý kiến trên 10 50
  • 45. 35 Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về những tiêu chí cần đạt để phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm. STT Phát triển kĩ năng đọc diễn cảm Ý kiến Số lượng % 1 Phát âm tròn vành, rõ chữ 0 0 2 Ngữ điệu 0 0 3 Nhịp điệu 0 0 4 Các yếu tố phi ngôn ngữ 0 0 5 Truyền đạt đặc trưng thể loại và phong cách ngôn ngữ 0 0 6 Tất cả các ý kiến trên 20 100 Bên cạnh việc nhận thức về sự cần thiết và vai trò to lớn của việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ thì các giáo viên tại trường mầm non Hoa Ban đều đã nhận thức tương đối đầy đủ về việc phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm cần rèn luyện cho trẻ. Điều đó thể hiện ở 100% giáo viên cho rằng để phát triển kĩ năng đọc thơ diễn cảm thì phải đảm bảo các kĩ năng cơ bản như: phát âm tròn vành rõ chữ, ngữ điệu, nhịp điệu, truyền đạt đặc trưng thể loại và phong cách ngôn ngữ, các yếu tố phi ngôn ngữ. 2.3.2 Thực trạng việc sử dụng biện pháp để phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của giáo viên trƣờng MN Hoa Ban. Việc phát triển kĩ năng đọc thơ, kể chuyện diễn cảm cho trẻ đòi hỏi sự nổ lực rất lớn của cô và trẻ. Để biết thêm về việc giáo viên trường mầm non Hoa Ban đã sử dụng biện pháp nào để phát triển kĩ năng đó cho trẻ tôi đã tiến hành sử dụng phiếu điều tra để làm rõ vấn đề thực trạng và qua bảng thống kê, tôi nhận thấy giáo viên đã quan tâm và sử dụng khá nhiều biện pháp nhằm phát triển kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ.