SlideShare a Scribd company logo
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÝ THANH HẢI
XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC DU LỊCH TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
ĐỊA LÝ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Địa lý
Mã số: 60140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ
Thừa Thiên Huế, năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn đảm bảo tính trung thực, được các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Lý Thanh Hải
iii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học
Huế, được sự giúp đỡ, hướng dẫn của quý Thầy, Cô cùng với sự nỗ lực của bản
thân, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn khoa học này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Khoa Địa lí, Phòng Đào tạo
sau đại học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ
tác giả hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc với PGS.TS.
Nguyễn Đức Vũ, người Thầy đáng kính đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khả năng
nghiên cứu khoa học của tác giả còn hạn chế, nên luận văn chắc chắn không thể
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp quý báu
của quý Thầy, Cô và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hiện hơn!
Trân trọng cảm ơn!...
Huế, tháng 5 năm 2018
Tác giả
Lý Thanh Hải
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .............................................................................................................. i
Lời cam đoan.............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC...................................................................................................................1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................7
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ....................................................................................9
4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................9
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................9
6. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................................9
7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH NỘI
DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC DU LỊCH TRONG HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHOÁ ĐỊA LÝ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.......................13
1.1. Du lịch và giáo dục du lịch............................................................................13
1.1.1. Mục tiêu nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong nhà trường
phổ thông ...........................................................................................................13
1.1.2. Du lịch......................................................................................................14
1.1.3. Giáo dục du lịch.......................................................................................20
1.2. Ngoại khóa địa lý............................................................................................22
1.2.1. Khái niệm ngoại khóa địa lý....................................................................22
1.2.2. Đặc điểm ngoại khóa địa lý .....................................................................23
1.2.3. Mục tiêu tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lý.........................................23
2
1.2.4. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lý ..............................24
1.2.5. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa .........................................25
1.2.6. Các hoạt động ngoại khóa địa lý ở trường Trung học phổ thông............26
1.2.7. Vai trò của hoạt động ngoại khoá...........................................................26
1.3. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 12.............................................................27
1.3.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 12.................................................27
1.3.2. Đặc điểm về hoạt động học tập của học sinh lớp 12 ...............................28
1.4. Chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 12 .....................................................30
1.4.1. Mục tiêu của chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 12..........................30
1.4.2. Cấu trúc, đặc điểm sách giáo khoa địa lí lớp 12......................................31
1.5. Thực trạng giáo dục du lịch cho học sinh lớp 12 trong tổ chức các hoạt động
ngoại khóa ở trường phổ thông .............................................................................34
1.5.1. Những quan niệm của giáo viên phổ thông trong việc tổ chức các hoạt
động ngoại khoá cho học sinh trong dạy học địa lý ..........................................34
1.5.2. Các nội dung giáo dục du lịch mà giáo viên đã giáo dục cho học sinh qua
hoạt động ngoại khoá.........................................................................................37
1.5.3. Thái độ của học sinh khi tham gia và sau khi tham gia các hoạt động
ngoại khoá giáo dục về du lịch .........................................................................38
1.5.4. Những ưu điểm và hạn chế của thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá
hiện nay..............................................................................................................39
1.5.5. Nguyên nhân............................................................................................40
Chƣơng 2. CÁC NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC DU LỊCH
TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ ĐỊA LÝ LỚP 12 TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG..........................................................................................................42
2.1. Các nội dung giáo du lịch qua môn Địa lí lớp 12 THPT................................42
2.1.1. Mục tiêu giáo dục du lịch qua môn Địa lí lớp 12 THPT .........................42
2.1.2. Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục du lịch qua môn Địa lý lớp 12
THPT trong các hoạt động ngoại khoá địa lý....................................................42
2.1.3. Nội dung giáo dục du lịch trong địa lí lớp 12 THPT.............................44
3
2.2. Phương pháp giáo dục du lịch cho học sinh lớp 12 trong hoạt động ngoại
khoá địa lý .............................................................................................................48
2.2.1. Phương pháp khảo sát, điều tra................................................................48
2.2.2. Phương pháp báo cáo...............................................................................49
2.2.3. Phương pháp đóng vai .............................................................................51
2.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo dục địa lí du lịch cho
học sinh lớp 12 THPT có hiệu quả........................................................................53
2.3.1. Câu lạc bộ địa lí du lịch ...........................................................................53
2.3.2. Tham quan du lịch ...................................................................................62
2.3.3. Tổ chức triển lãm du lịch.........................................................................66
2.3.4. Tổ chức báo cáo chuyên đề về địa lí du lịch............................................68
2.3.5. Dự án du lịch............................................................................................71
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................82
3.1. Mục tiêu thực nghiệm.....................................................................................82
3.2. Nội dung thực nghiệm....................................................................................82
3.3. Tổ chức thực nghiệm......................................................................................82
3.3.1.Chọn lớp thực nghiệm ..............................................................................82
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm.......................................................................83
3.3.3. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................83
3.4. Kết quả thực nghiệm và nhận xét đánh giá. ..................................................83
3.4.1. Kết quả về mặt định tính..........................................................................83
3.4.2. Kết quả về mặt định lượng ......................................................................84
3.4.3. Kết quả chung về thực nghiệm ................................................................88
KẾT LUẬN..............................................................................................................90
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI.......................................90
1.1. Kết quả đạt được của đề tài ............................................................................90
1.2. Những hạn chế của đề tài ...............................................................................91
2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT...............................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................92
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
GDDL Giáo dục du lịch
GV Giáo viên
HS Học sinh
KT-XH Kinh tế - xã hội
NXB Nhà xuất bản
THPT Trung học phổ thông
TNDL Tài nguyên du lịch
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số khách quốc tế và doanh thu dịch vụ lữ hành của nước ta, giai đoạn
2010 – 2014...............................................................................................................19
Bảng 1.2: Cấu trúc nội dung chương trình địa lý Trung học phổ thông...................31
Bảng 1.3. Thực trạng giáo dục du lịch cho HS của GV ở trường phổ thông dạylớp 12.........35
Bảng 1.4. Kết quả điều tra HS về đánh giá kết quả thực nghiệm giáo dục du lịch..........38
Bảng 2.1: Các nội dung và địa chỉ giáo dục du lịch qua môn địa lý 12 Trung học
phổ thông...................................................................................................................44
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các kỹ năng cơ bản của giáo viên và học sinh...................63
Bảng 3.1: Các lớp, các trường và giáo viên được tổ chức thực nghiệm...................82
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất điểm bài trắc nghiệm về tình trạng nhận thức của
lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. ...........................................................................85
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất tổng hợp điểm các bài trắc nghiệm của lớp đối
chứng và thực nghiệm...............................................................................................86
Bảng 3.4. Tổng hợp điểm trung bình cộng và độ lệch chuẩn giữa các lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng...........................................................................................87
6
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện trình độ nhận thức ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.........86
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh điểm trung bình cộng các bài kiểm tra 3 trường.............87
Hình 3.3. Biểu đồ Độ lệch chuẩn các bài kiểm tra so với trị trung bình các lớp
đối chứng và thực nghiệm của 3 trường....................................................................87
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm.
Việc đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp
ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phù hợp
với thực tiễn và tiếp cận trình độ với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Chính vì vậy, ngành giáo dục đã có những chính sách chiến lược nhằm tác động lên
những thế hệ tương lai của đất nước ngay từ khi họ đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Điều 28 luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn...” [14]
Đại hội Đảng XII khẳng định: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách,
giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo
hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể
chất, nhân cách, đạo đức, lối sống và trách nhiệm công dân, quan tâm hơn đến yêu
cầu tăng cường kỹ năng sống, giảm tải nội dung trong các bậc học phổ thông; phát
huy tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu, đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức
kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo..”. [5]
Điều này được cụ thể hoá trong xác định mục tiêu chiến lược phát triển giáo
dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước khẳng định
“Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rỏ rệt đời sống vật chất,
văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nằm trong hệ thống giáo dục
quốc dân Việt Nam, giáo dục phổ thông giữ vai trò nền tảng "Giáo dục phổ thông là
nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc" (NQ Bộ
chính trị BCH Trung ương Đảng). [5]
Nghị quyết TW khoá XII của Đảng ta cũng đã khẳng định: “Có chính sách
8
phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh
tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa
dạng và tính chuyên nghiệp cao. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương
hiệu du lịch Việt Nam. Khai thác hiệu quả, bền vững các địa lý du lịch, thiên nhiên,
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và giữ gìn vệ sinh môi trường. Phát triển các
khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô” [5]
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng được mệnh danh
là ngành công nghiệp không khói, công nghiệp trắng, không có sản phẩm tồn kho.
Du lịch đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho quốc gia, một số nước nền
kinh tế được cất cánh bay cao là nhờ có sự góp phần của ngành kinh tế du lịch.
Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những
nền văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho con người tiếp xúc và gần gũi với thiên nhiên.
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định hài hoà, thoả mãn
nhu cầu của ngành du lịch cần thiết phải có sự liên kết và hỗ trợ nhiều ngành khoa
học thuộc các lĩnh vực khác nhau: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các ngành
kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về lý thuyết và thực nghiệm.
Trong số các ngành khoa học nói trên có khoa học Địa lý. Địa lý học đã từ
lâu có mối quan hệ gần gũi với du lịch. Những cuộc vượt biển đi tìm những vùng
đất mới có nhiều của ngon vật lạ, các cuộc phát kiến địa lý vĩ đại vào thế kỷ XV –
XIX làm xuất hiện nhu cầu đi du lịch đó đây. Trong quá trình phát triển của mình,
địa lý học đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp các lãnh thổ tự nhiên- kinh tế
và các hợp phần của tự nhiên, những tài liệu này rất cần thiết cho việc hình thành
các lãnh thổ du lịch, cũng từ đó ngay trong khoa học, địa lý đã xuất hiện một hướng
mới –Địa lý du lịch nghỉ ngơi (Recreatio) vào những năm 60-70 của thế kỷ XX. Địa
lý du lịch đã được giảng dạy ở các khoa Địa lý trong các trường đại học, ngoài ra
còn xuất bản các giáo trình về Địa lý du lịch. Tuy nhiên, trong chương trình giảng
dạy Địa lý THPT, mảng đề tài về du lịch thì vẫn còn ít so với tầm quan trọng của
nó trước bối cảnh hội nhập quốc tế.
Môn Địa lí là môn học có rất nhiều nội dung và hoạt động để giáo dục du
9
lịch cho học sinh, tuy nhiên đa số các trường vẫn chưa coi trọng. Có một số ít
trường quan tâm thực hiện nhưng hình thức, nội dung còn nhiều hạn chế, mặt khác
nhiều giáo viên gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong quá trình thực hiện đặc biệt
trong các hoạt động ngoại khóa.
Vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu: “Xác định nội dung và phương pháp
giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông” có ý
nghĩa thực tiễn và tính cấp thiết cao.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được các nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động
ngoại khóa Địa lý 12 THPT. Từ đó, giúp học sinh nâng cao nhận thức về du lịch, đồng
thời góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xác định nội dung và phương pháp giáo
dục du lịch qua Địa lý lớp 12 THPT.
- Điều tra thực trạng tại địa bàn tỉnh An Giang qua hoạt động ngoại khóa.
- Xác định nội dung giáo dục giáo dục du lịch trong Địa lý 12.
- Lựa chọn các phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khóa
Địa lý 12 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của việc giáo dục du lịch
đã lựa chọn.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung và phương pháp giáo dục du lịch ở học sinh lớp 12 THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung và phương pháp giáo dục du lịch ở chương trình địa lý lớp 12
THPT hiện hành.
- Các hoạt động ngoại khoá về địa lí du lịch lớp 12.
- Địa bàn khảo sát và thực nghiệm: các trường trung học phổ thông trên địa
bàn Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
6. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay chưa có luận văn nào nghiên cứu về giáo dục du lịch qua các hoạt
10
động ngoại khoá. Nhưng có một số bài báo nghiên cứu ở những khía cạnh khác
nhau. Cụ thể:
- “Dạy và học địa lý du lịch trong tình hình mới” Đinh Thị Quỳnh Như –
Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (2016). Báo
cáo đã đưa ra được các khái niệm về giáo dục địa lí du lịch và một số các giải pháp,
nhưng chưa đưa ra được giáo dục du lịch thông qua hoạt động ngoại khoá cho HS
lớp 12.
- “Môn địa lý và phương pháp dạy học theo dự án” của Nguyễn Thị Kim
Liên, Khoa Địa lí, ĐHSP TPHCM (2016) đã khẳng định: Địa lí là khoa học tổng
hợp, do đó yêu cầu liên hệ nội dung học tập, nội dung nghiên cứu với vấn đề thực
tiễn, những vấn đề của địa phương thuộc địa bàn học sinh đang sinh sống và học tập
là điểm “giao thoa” không hẹn mà gặp của chương trình Địa lí lớp 12 và PP dự án.
Địa lí lớp 12 trang bị cho HS những vấn đề rất cơ bản và sâu sắc về tự nhiên và kinh
tế - xã hội của đất nước, đó cũng chính là những vấn đề của thực tiễn đang diễn ra
trong xã hội Việt Nam.
- “Bài giảng Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của địa lý du lịch” của
Nguyễn Thị Huyền Thương, Khoa Du lịch Đại học Nha Trang (2010) cũng đã đề
cập đến mục tiêu và đối tượng mà ngành du lịch Việt lựa chọn hướng đến là thế hệ
trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước để góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch nước
nhà trong giai đoạn đổi mới.
- “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”, của Viện Nghiên cứu
và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2015). Tài liệu đưa ra các nội dung
và phương pháp giáo dục địa lí nhưng mảng giáo dục địa lý du lịch chỉ chiếm phần nhỏ
kiến thức. Chưa đề cập đến nội dung và giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá
cho học sinh lớp 12.
Ngoài ra còn có một số Luận văn tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh,
nhưng không phải giáo dục du lịch, như:
- “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức các hoạt động
ngoại khóa” của tác giả Lý Liểu, luận văn thạc sĩ ngành Giáo dục học Địa lí ở ĐH
Sư phạm Huế (2009) đã đề cập đến giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua
11
các tổ chức hoạt động ngoại khóa nhưng câu lạc bộ địa lý, trò chơi địa lý, thông tin
địa lý, triển lãm địa lý. Nhưng chưa đề cập đến giáo dục địa lý du lịch cho học sinh.
- “Giáo dục môi trường trong dạy học địa lý thông qua các hoạt động thực
tiễn ở trường THPT”, của tác giả Nguyễn Văn Chung luận văn Thạc sĩ khoa học
giáo dục năm 2009 [2]. Đề tài đã nghiên cứu giáo dục môi trường cho học sinh
thông qua các hoạt động thực tiễn nhưng vẫn chưa đề cập đến giáo dục địa lý du
lịch cho học sinh.
Tất cả các tài liệu trên chưa có tài liệu nào đề cập đến giáo dục du lịch cho
học sinh lớp 12 qua các hoạt động ngoại khóa. Dựa trên các cơ sở lý luận đó, đề tài
đã đề cập đến một số vấn đề liên quan có sự kế thừa về lý luận và thực tiễn. Đó
chính là điểm mới của đề tài.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Trong nhóm này sử dụng
chủ yếu các phương pháp:
7.1.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu: Thu thập các nguồn tài liệu liên quan
để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
7.1.2. Phương pháp phân tích tài liệu: Tiến hành xem xét, xác định và lựa
chọn tư liệu liên quan đến đề tài được biên soạn và đăng tải từ nguồn đáng tin cậy.
7.1.3. Phương pháp tổng hợp tài liệu: Phân loại, hệ thống các nguồn tài liệu
liên quan đến các phần, mục của đề tài làm cơ sở khoa học sau khi đã được phân tích.
Sử dụng các phương pháp trên theo hướng thu thập tài liệu, giáo trình, sách
báo... có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đọc, xử lí, phân tích, tổng hợp, phân loại
tài liệu đã thu thập được để viết đề tài
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.1. Phương pháp khảo sát điều tra
Sử dụng phương pháp này bằng cách điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, dự giờ
trao đổi với giáo viên và học sinh để điều tra thực trạng tổ chức giáo dục du lịch qua
môn địa lí lớp 12 ở một số trường THPT trong tỉnh An Giang.
7.2.2. Phương pháp sử dụng toán thống kê
Sử dụng phương pháp này bằng cách tính toán, phân tích các phiếu điều tra
12
hiện trạng và các phiếu đánh giá kết quả thực nghiệm, để xử lí kết quả thực nghiệm
sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập
của hai nhóm đối tượng thực nghiệm và đối chứng.
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp bằng cách xây dựng một số nội dung giáo dục du lịch
qua các hoạt động ngoại khóa địa lý. Tiến hành tổ chức thực nghiệm trên một số lớp
12 ở một số trường THPT trong Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Sau đó
kiểm tra kết quả thực nghiệm, rút ra nhận xét.
13
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC DU LỊCH TRONG HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHOÁ ĐỊA LÝ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Du lịch và giáo dục du lịch
1.1.1. Mục tiêu nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong nhà trường phổ thông
Ngày nay, khi mà nền kinh tế- xã hội (KT-XH) các nước trên thế giới đã và
đang gặt hái được những thành tựu đáng kể, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần
của người dân đã đạt tới một mức độ nhất định thì nhu cầu du lịch là không thể
thiếu. Bên cạnh đó giao thông vận tải phát triển mạnh, đặt biệt là ngành hàng không,
đã thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển nhanh chóng.
Với sự hấp dẫn tiềm ẩn, du lịch Việt Nam đang được đánh thức. Song ở một
số địa phương quá coi trọng lợi nhuận do du lịch mang lại mà quên sự tôn tạo, bảo
vệ tài nguyên du lịch (TNDL). Ngược lại, một số địa phương chưa khơi dậy được
tiềm năng cho sự phát triển. Một bộ phận dân cư nghĩ rằng: Du lịch chỉ dành cho
những người có thu nhập cao, lối sống xa xỉ nên họ chưa quan tâm đến du lịch,
chưa chủ động tham gia du lịch, chưa có ý thức đúng đắn khi tham gia các hoạt
động du lịch... Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về du lịch trong các cấp, các
ngành và toàn xã hội chưa được đầy đủ, nhất quán. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt
Nam đã chỉ rõ: “Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục quốc gia và
chú trọng giáo dục du lịch toàn dân”, “Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài
nguyên và môi trường (về cả tự nhiên và xã hội) trong chương trình giảng dạy của
hệ thống đào tạo các cấp về du lịch” [5]. Đồng thời để góp phần vào việc “Hình
thành và phát triển năng lực cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên, trong lao động, trong
xã hội và trong nghệ thuật” và “ Coi trọng tư tưởng và ý thức công dân, bảo tồn và
phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi phổ thông”[18] tạo nguồn lực con người
có kiến thức, có thái độ, có kỹ năng cho hoạt động du lịch.
14
Thực tế hiện nay ở Việt Nam chưa có môn riêng về giáo dục du lịch
(GDDL), chưa có bộ môn nào lồng ghép, tích hợp giáo dục du lịch.
Nội dung môn địa lý Trung học phổ thông (THPT) để cập đến các vân đề về
tự nhiên, KT-XH của Việt Nam và thế giới, đó là cơ hội để có thể lồng ghép, tích
hợp giáo dục du lịch. Học sinh THPT chiếm tỉ lệ khá đông trong tổng số dân số, các
em đã có khả năng tư duy và nhận thức nhất định để tiếp nhận nội dung giáo dục du
lịch, các em đang ở lứa tuổi thích “ tìm tòi, khám phá” thế giới bao la, các em là lực
lượng tham gia hoạt động du lịch hiện nay và trong tương lai. Việc lựa chọn nội
dung và phương pháp lồng ghép, tích hợp giáo dục du lịch như hiện nay rất cấp
thiết, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra trong thời kỳ đổi mới. Cụ thể:
* Kiến thức, HS cần:
- Biết và hiểu được tên của các loại hình du lịch, ngày thành lập, xuất xứ của
các loại loại hình.
- Phân tích được mối quan hệ giữa các du lịch, ý nghĩa của du lịch đối với
con người, xã hội và môi trường.
* Kỹ năng, hành vi:
- Có khả năng nhận biết và phân tích các vấn đề về du lịch.
- Có kỹ năng hoạt động tích cực trong việc giải quyết các vấn đề về du lịch.
- Sử dụng hợp lí và đi đôi bảo vệ tài nguyên du lịch.
* Thái độ tình cảm:
- Tôn trọng các tài nguyên du lịch, có hành vi giữ gìn và bảo tồn.
- Tích cực ủng hộ các chính sách, hoạt động bảo vệ du lịch, phê phán và lên
án các hoạt động, hành vi làm tổn hại các khu du lịch.
1.1.2. Du lịch
1.1.2.1. Khái niệm du lịch
“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi có liên
quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên nhằm mục đích
phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc hoạt động
thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ”
(I.I.Pirôgionic,1985) [tr.15].
15
Theo khái niệm trên du lịch có hai nội dung cơ bản: Nội dung thứ nhất tác giả
khái thác cách thức sử dụng thời gian nhàn rỗi ngoài nơi cư trú thường xuyên của con
người. Điều đó có nghĩa là con người đã sử dụng thời gian nhàn rỗi đó để nghỉ ngơi,
giải trí, chữa bệnh nhằm phát triển thể chất, tinh thần, đồng thời nâng cao nhận thức
văn hoá, thể thao. Thông qua hoạt động du lịch con người giữ gìn, hồi phục sức khoẻ,
tăng cường sức sống, hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động.
Con người có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá khác nhau của mỗi dân
tộc, làm tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm
chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn… những vấn đề đó quyết định
sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội, Nội dung thứ
hai tác giả muốn nói du lịch là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất,
nó thoả mãn nhu cầu văn hoá xã hội của con người. Việc nghỉ ngơi, hồi phục sức
khoẻ, khả năng lao động nhằm đảm bảo tài sản xuất mở rộng lực lượng lao động
mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Mặt khác nó còn ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và
cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế. Hơn nữa, những nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí
của con người được thoả mãn thông qua thị trường hàng hoá và dịch vụ. Dịch vụ du
lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn
đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân. [15,16]
1.1.2.2. Mối tương tác giữa du lịch và các lĩnh vực khác
a. Du lịch và xã hội
Ở nhiều nước trên thế giới, số lần đi du lịch là một trong những chi tiêu cơ
bản để đánh giá mức sống của người dân. Việc đi du lịch không những thoả mãn
mục đích, nhu cầu được đặt ra cho chuyến đi mà còn thoả mãn nhu cầu thể hiện
mình trong xã hội của con người. Trái lại, ở một số nơi trên thế giới du khách
được nhìn như những kẻ vô công rổi nghề, những kẻ bóc lột. Hai cách nhìn du lịch
như vậy đã dẫn đến hai thái độ khác nhau, có ảnh hưởng trái ngược đến sự phát
triển du lịch.
Đối với xã hội du lịch có vai trò giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường
sức sống của người dân, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng, đặt biệt là ở lứa tuổi
thanh niên. Những chuyến đi du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, các công
16
trình văn hoá có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc,
góp phần cho việc phục hồi và phát triển truyền thống văn hoá dân tộc. Phát triển du
lịch còn được coi là lối thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức
sống cho người dân. Song song với những mặt tích cực du lịch còn là môi trường
mà ảnh hưởng xấu dễ thâm nhập vào xã hội như nạn nghiện hút, mại dâm, trộm
cướp…. gia tăng nhanh chóng. [19]
b. Du lịch và văn hoá
Các đối tượng văn hoá là cơ sở để tạo nên loại hình du lịch văn hoá. Mặt
khác nhận thức văn hoá còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách. Du
lịch là con đường chính đưa du khách hoà mình vào thế giới xa lạ. Bên cạnh việc
tiếp thu tinh hoa văn hoá của các nước trên thế giới với nhau cũng phải nói đến sự “
ô nhiễm xã hội” do ảnh hưởng của các loại văn hoá lai căng, sự tuyên truyền thù
địch, lối sống không phù hợp với dân tộc bởi sự bùng nổ của “ văn hoá du lịch” [18]
c. Du lịch và môi trƣờng
Du lịch và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ. Sự hùng vĩ, trong lành, tươi
mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách đã
giúp họ thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người, đồng thời kích
thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Song môi trường cũng có thể gây khó khăn
đến hoạt động du lịch nếu ở nơi đó xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần, bờ biển bị
xâm thực…
Việc phát triển hoạt động du lịch ồ ạt sẽ có nguy cơ làm suy thoái TNDL tự
nhiên. Tại nhiều điểm, do ý thức của du khách, trách nhiệm của người làm du lịch, sự
quan tâm đầu tư và quản lý của chính quyền chưa tốt nên tình trạng xã rác bừa bãi tại
điểm du lịch vẫn còn diễn ra. Cần phát triển du lịch theo quan điểm du lịch bền vững
nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch.
d. Du lịch và kinh tế
Du lịch là một hiện tượng xã hội, đồng thời là ngành dịch vụ mà sản phẩm
của nó dựa trên chất lượng của nhiều ngành kinh tế khác. Tuy du lịch là một ngành
có định hướng tài nguyên rõ rệt nhưng khi nền KT-XH thấp kém thì cho dù tài
nguyên có phong phú cũng khó có thể phát triển được du lịch. Khi nền kinh tế phát
17
triển, người dân có cuộc sống ổn định mức sống được cải thiện và nâng cao, tiền dư
thừa có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tham gia du lịch của du khách.
Hoạt động du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có thể làm biến đổi cán cân thu chi
của đất nước và của khu vực.
e. Du lịch và hoà bình – chính trị
Bất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch là cấu nối giữa các dân tộc
trên thế giới, giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau. Du lịch là sứ giả của hoà bình,
hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Du lịch cũng có
những ảnh hưởng tiêu cục bởi du lịch là con đường mà các thế lực phản động
thường hay sử dụng để tuyên truyền kích động, đội lốt du khách thâm nhập móc
nối, xây dựng cơ sở phá hoại an ninh quốc gia.
Qua xem xét mối quan hệ tương tác giữa du lịch và các lĩnh vực khác phải
xác định rằng: Làm du lịch là đồng thời thực hiện hai chức năng: Chức năng xã hội
và chức năng kinh tế. Trong kinh doanh du lịch, môi trường tự nhiên cũng như xã
hội là tài sản chính của người làm du lịch. Nhìn bề ngoài, tài nguyên được “chế
biến” thành sản phẩm du lịch cho khách tiêu dùng không hề thấy mất đi. Nhưng trên
thực tế tài nguyên đó đang bị hao mòn. Cần phải bảo vệ tài nguyên du lịch, tăng
cường ổn định chính trị- xã hội. Phát triển du lịch phải theo quan điểm phát triển
bền vững.
1.1.2.3. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam
a. Xu hƣớng phát triển du lịch trên thế giới
Hiện nay, du lịch các nước trên thế giới phát triển theo các hướng sau:
- Gia tăng nhanh chóng về số lượng: Số lượng khách du lịch nước ngoài tăng
nhanh, Những yếu tố được coi là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
này là mức sống của người dân, giá cả các dịch vụ hạ hơn trong khi mức thu nhập
của họ lại tăng dần. Mặt khác, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng thuận tiện
và thoải mái hơn. [16]
- Xã hội hoá thành phần du khách: Trước đây du lịch chỉ là đặc quyền của
tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội. Ngày nay du lịch trở thành nhu cầu của
18
tất cả mọi người. Ở nhiều nước có chính sách khuyến khích người dân đi du lịch do
họ thấy được ý nghĩa của du lịch đối với sức khoẻ cộng đồng. Họ tổ chức các
chuyến đi du lịch bao cấp cho cán bộ, công nhân viên, những người có thu nhập
thấp. [17]
- Mở rộng địa bàn hoạt động: Buổi ban đầu của du lịch là du lịch biển. Ngày
nay, nhu cầu du khách càng mở rộng nên địa bàn hoạt động du lịch được mở rộng
từ miền biển đến miền núi cao, từ thành thị đến nông thôn, từ các trung tâm du lịch
hiện đại đến các vùng hoang sơ hẻo lánh….mọi miền trên trái đất và kể cả ngoài trái
đất đều có thể trở thành các địa điểm du lịch lý tưởng của mọi người.
- Kéo dài thời vụ du lịch: Du lịch là hoạt động phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên. Ngày nay con người đã và đang khắc phục được những hạn chế của thiên
nhiên bằng cách mở rộng các địa bàn hoạt động, các loại hình du lịch… nhằm tăng
thêm lượng khách.
Bước vào thiên niên kỉ mới con người đã đạt được những thành tựu vĩ đại về
mọi lĩnh vực. Khoa học công nghệ cao kéo theo sự nhảy vọt về kinh tế. Nền kinh tế
dựa trên công nghệ cao đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Du lịch
đã và đang là trào lưu thịnh hành. Hoạt động này không chỉ đơn thuần “chiêm
ngưỡng” “ngắm nhìn” mà còn là “nghiên cứu”. Trong tương lai, du lịch sẽ là một
ngành kinh doanh cao cấp. [17]
b. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam
* Tiềm năng du lịch
Nằm ở khu vực nhiệt đới, trung tâm Đông Nam Á, vừa gắn liền lục địa vừa
thông thương với biển và Đại dương. Việt Nam là một đất nước có nhiều cảnh quan
và hệ sinh thái điển hình. Một dân tộc có hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước, với nền văn hoá đa dạng giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em, đã tạo nên sản
phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đặc sắc và độc đáo. Có sức hấp dẫn và thoả mãn
nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
Loại hình tham quan, nghiên cứu phục vụ cho mục đích nâng cao nhận thức
của khách du lịch thì TNDL là các lễ hội (lễ hội chùa Hương, hội vật, đâm trâu…),
những sinh hoạt truyền thống của một vùng quê, các di tích lịch sử, văn hoá ( cây đa
19
Tân Trào, Điện Biên Phủ, Côn Đảo, Quốc Từ Giám, chùa Thiên Mụ…) các bản
làng dân tộc ít người(Êđê,Hmông, Thái, Chăm…) các viện bảo tàng các thành
phố(Hà nội, Hồ Chí Minh), các thác nước (thác Bản Dốc, thác Pren, Cam Ly…) các
hang động ( Bích động, Tam Cốc, Pắc Bó, Hương Tích…) hay các cánh rừng
nguyên sinh có tính đa dạng sinh học cao ( Cúc Phương, Cát Tiên…)
Loại hình du lịch nghỉ mát, chữa bệnh nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ thì
TNDL cần khai thác lại là các biển ( Việt Nam là quốc gia có bờ biển kéo dài trên
3260 km đứng thứ 27 trong 156 quốc gia với 125 bãi biển trong đó phải kể đến Đồ
Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu…), các vùng núi cao khí hậu trong lành, có phong cảnh
đẹp ( Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, Bạch Mã…) các suối nước khoáng ( Kim Bôi, Vĩnh
Hảo…). Một số tài nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như:
Vịnh Hạ Long, quần thể kiến trúc thời nhà Nguyễn ở Huế, nhã nhạc cung đình Huế,
khu phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, Phong Nha- kẻ Bàng… sẽ là nền tảng vững
chắc cho du lịch Việt Nam cất cánh.
c. Thực trạng phát triển và những khó khăn, thách thức du lịch Việt Nam
Bảng 1.1: Số khách quốc tế và doanh thu dịch vụ lữ hành của nước ta,
giai đoạn 2010 – 2014.
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Số khách quốc tế (nghìn
lượt người)
5 049,8 6 014,0 6 847,7 7 572,4 7 874,3
Doanh thu dịch vụ lữ hành
(tỉ đồng)
10 278,4 15 539,3 18 091,6 18 852,9 24 820,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy: số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam và số lượt khách nội địa có mức tăng khá ổn định năm sau cao hơn năm trước:
khách quốc tế tăng gấp lần 1,6 lần, doanh thu tăng gấp 2,4 lần năm so với 1990.
Điều đó phần nào chứng tỏ rằng đời sống KT-XH ở Việt Nam đang được nâng cao
và người dân quốc tế đang rất quan tâm đến thị trường du lịch nước ta. Nhìn chung,
du lịch quốc tế Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng vốn có của nó.
20
* Những khó khăn và thách thức chủ yếu
Vấn đề cạnh tranh du lịch ở khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong khi
đó khả năng cạnh trang của du lịch Việt Nam còn hạn chế.
Hoạt động chủ yếu còn dựa vào thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý kinh doanh
và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động ngành chưa cao.
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển. Tài
nguyên du lịch có nguy cơ suy giảm do sử dụng, bảo vệ chưa hợp lý và những tác
động xấu do thiên tai.
Thiếu vốn, phân bố nguồn vốn chưa hợp lý. Mức sống của người dân có tăng
lệ nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống chính sách, quy định pháp luật liên quan đến du lịch đồng bộ, cơ
chế chưa thật thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập.
1.1.3. Giáo dục du lịch
1.1.3.1. Khái niệm giáo dục du lịch
Giáo dục du lịch là hoạt động tạo dựng cho con người những nhận thức và
mối quan tâm đến du lịch và các vấn đề phát triển đến du lịch.
Giáo dục du lịch là quá trình nhận ra những tiềm năng và giá trị du lịch, làm
sáng tỏ các quan điểm để phát triển kỹ năng và thái độ cần thiết, hiểu và đánh giá
đúng đắn về du lịch, hoạt động du lịch cũng như mối quan hệ qua lại giữa du lịch
với thiên nhiên, con người và các hoạt động kinh tế khác [11]
Giáo dục du lịch là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống nhận thức
về du lịch thông qua kiến thức du lịch cho một đối tượng nào đó. Tạo cho đối tượng
có ý thức, thái độ đúng đắn đối với du lịch và các hoạt động có liên quan. Đồng thời
trang bị những kỹ năng cần thiết, hiểu đánh giá về du lịch cũng như các kỹ năng
tham gia hoạt động du lịch.
1.1.3.2. Vai trò giáo dục du lịch
Giáo dục du lịch trong trường THPT là hoạt động nhằm giúp cho mỗi học
sinh có nhận thức về du lịch thông qua kiến thức du lịch, tạo cho học sinh có ý thức,
thái độ đúng đắn đối với du lịch và các hoạt động có liên quan. Đồng thời trang bị
những kỹ năng cần thiết, hiểu và đánh giá đúng về du lịch, cũng như các kỹ năng
21
tham gia hoạt động du lịch. Vì vậy, việc giáo dục du lịch trong dạy học ở trường
phổ thông có ý nghĩa sau:
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh (HS).
Tiếp cận với các loại tài nguyên du lịch, HS sử dụng các giác quan như: mắt
nhìn, tai nghe, mủi ngửi, tay sờ, để nghe được thấy được, cảm nhận được và qua đó
tiếp thu được những kiến thức cần thiết từ các hoạt động du lịch.
* Ví dụ: Tham quan bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, quan sát sa bàn
chiến trận, các loại vũ khí, công cụ được các anh bộ đội đã sử dụng...trao đổi với
nhau, hỏi người thuyết minh, để HS hình dung cuộc sống của các anh bộ đội trong
chiến đấu. Ngoài ra, các giá trị có trong khu bảo tồn còn được GV khai thác bằng
cách đặt các câu hỏi mang tính định hướng hoặc gợi ý cho HS tìm hiểu chúng qua
đó tài nguyên du lịch được sử dụng như là phương tiện điều khiển quá trình nhận
thức của HS.
- Giúp HS phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Tài nguyên du lịch là phương tiện quan trọng giúp HS rèn một số kỹ năng
học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến
thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với chúng, kỹ năng vận dụng kiến
thức đã học để giải thích các hiện tượng, sự vật có trong các hoạt động du lịch.
- Kích thích hứng thú nhận thức của HS.
Trong quá trình tiếp cận với loại hình du lịch theo sự hướng dẫn của giáo
viên (GV), các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em
tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn
và HS sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn,
trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi
thân thiện, bảo vệ tài nguyên du lịch tốt hơn.
- Phát triển trí tuệ của HS.
Cho HS tiếp cận tài nguyên du lịch đúng mục đích, đúng lúc với những
phương pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng,
kích thích tư duy, GV sẽ giúp HS phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lí thông
tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em.
22
- Giáo dục nhân cách HS.
Tài nguyên du lịch là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống
động nhất. Ẩn chứa trong đó là những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình
cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của HS.
- Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở HS như:
+ Kỹ năng giao tiếp.
+ Kỹ năng lắng nghe tích cực.
+ Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng.
+ Kỹ năng hợp tác.
+ Kỹ năng tư duy phê phán.
+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.
+ Kỹ năng đặt mục tiêu.
+ Kỹ năng quản lí thời gian.
+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của GV và HS một cách hợp lí.
Khi làm việc với việc tại nơi có nhiều tài nguyên và đa dạng các hoạt động
du lịch, GV và HS phải gia tăng cường độ làm việc. GV hướng dẫn HS tự quan sát,
thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lí các thông tin, tìm hiểu về đối tượng,
để tìm cách trình bày lại những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm. Khi đó học sinh
được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu, đòi hỏi học sinh phải làm việc
thực sự và phải biết hợp tác với bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1.2. Ngoại khóa địa lý
1.2.1. Khái niệm ngoại khóa địa lý
Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc
trong chương trình, là hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số
đông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội
dung học tập địa lý, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. [20]
23
1.2.2. Đặc điểm ngoại khóa địa lý
* Về bản chất:
- Nặng về tự nguyện và tuỳ hứng thú của học sinh.
- Phát huy được năng khiếu, tính linh hoạt phù hợp với tâm sinh lý của HS.
Giúp khả năng thu hút khá đông đảo học sinh tham gia.
* Về nội dung:
- Có tính chất bổ sung, mở rộng nội khoá.
- Ngoại khoá không phụ thuộc vào chương trình nội khoá.
- Ngoại khoá có thể đi sâu mở rộng một bộ phận cần thiết một nội dung hay
của chương trình học cho các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn nghệ, thể thao.
* Về hình thức:
- Có hình thức tổ chức rất linh hoạt theo: toàn trường, toàn lớp, nhóm, tổ...
Do đó có thể động viên nhiều người tham gia thực hiện.
* Về thời gian:
- Linh hoạt đa dạng có thể tiến hành kì I hoặc kì II, đầu, giữa, cuối học kì
trong năm học.
- Tuỳ nội dung và đặc điểm đối tượng tham gia mà quy định thời gian, tránh
gò bó máy móc ảnh hưởng đến thi cử của học sinh.
1.2.3. Mục tiêu tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lý
1.2.3.1. Mục tiêu về nhận thức kiến thức
- Giúp học sinh liên hệ những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn, đời sống đang đặt ra cho học sinh.
- Giúp học sinh củng cố hoàn thành tri thức đã học trên lớp.
- Giúp học sinh định hướng chính trị xã hội có những hiểu biết nhất định về
công tác tuyên truyền đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
- Giúp học sinh nhận thức và biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức lối sống.
- Giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại
như các vấn đề quốc tế, vấn đề hợp tác, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề đời sống,
vấn đề giáo dục du lịch ...
24
1.2.3.2. Mục tiêu về giáo dục thái độ học sinh
- Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
- Hình thành cho học sinh niềm tin vào các giá trị cuộc sống hiện tại và
tương lai, chế độ xã hội hiện hành của nước ta, truyền thống của nhà trường, của
quê hương đất nước.
- Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh tình yêu đất nước, quê hương.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm cha mẹ, bạn bè...
- Tận dụng được cái tốt đẹp, phân biệt được cái xấu ác.
- Bồi dưỡng lối sống đạo đức phù hợp với chuẩn mực đất nước, địa phương
- Bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, năng động tham gia các hoạt động xã
hội, của tập thể, của lớp của trường...
- Bối dưỡng cho học sinh tinh thần đoàn kết, kỹ thuật nề nếp tự tin trong
giao tiếp.
1.2.3.3. Mục tiêu rèn luyện kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá.
- Rèn luyện cho học sinh có thói quen tốt trong học tập, trong lao động và
trong các hoạt động khác.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tổ chức điều khiển vào một hoạt động cụ
thể có hiệu quả.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giáo dục tự điều chỉnh, khả năng tự hoà
nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do giáo viên, nhà trường hoặc tập thể giao cho
1.2.4. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lý
Để tổ chức các hoạt động ngoại khoá địa lý cần tuân thủ các nguyên tắc sau: [20]
- Nội dung hoạt động ngoại khoá phải nhằm vào thực hiện mục tiêu đào tạo
của cấp học, chức năng nhiệm vụ môn Địa lý trong nhà trường phổ thông.
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá phải liên quan đến chương trình nội khoá,
phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ năng lực sở trường của học sinh mỗi
lớp, phải xây dựng chương trình kế hoạch tiến hành ngoại khoá với các hình thức
thích hợp.
25
- Các phương pháp dạy học trong dạy học nội khoá cũng được sử dụng trong
tổ chức hoạt động ngoại khoá.
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá phải gọn nhẹ, tránh phô trương. Hình thức
giáo viên phối hợp với các bộ môn khác để tiết kiệm thời gian công sức, đa dạng
hoá hoạt động ngoại khoá và chất lượng giáo dục ngày càng cao.
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá phải phù hợp với cơ sở vật chất của nhà
trường và phù hợp với hoàn cảnh của học sinh.
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá cần thực hiện có nề nếp, có tính kỷ luật.
- Tạo cơ hội điều kiện để lôi cuốn tất cả mọi học sinh trong lớp có trình độ
học lực khác nhau vào các hoạt động ngoại khoá phù hợp với năng lực, hoàn cảnh
của mình. Kích thích học sinh tinh thần ham thích học tập.
- Hoạt động ngoại khoá tuy là hình thức tự nguyện của học sinh, nhưng cần
phải đề cao tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể, thói quen nề nếp.
- Đề cao vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo, tính tự quản, sáng kiến cái nhân
của học sinh.
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá phải có sự giúp đỡ, ủng hộ của phụ huynh
học sinh, các nhà khoa học, các bộ chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở kinh tế, văn
hoá - xã hội tại địa phương.
Họ tham dự với tư cách là cố vấn chuyên môn, đồng thời có thể là nhà tài trợ
cung cấp phương tiện, tài liệu và cả điều kiện vật chất khác cho hoạt động của học sinh.
Trong nhiều trường hợp, họ là người trực tiếp giảng dạy, chỉ dẫn cụ thể cho
học sinh. Liên kết và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, Đội và tổ chức xã hội
khác ở trong và ngoài nhà trường, tạo ra sức mạnh tập thể trong hoạt động ngoại khoá
1.2.5. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa [20]
- Tổ chức câu lạc bộ địa lý.
- Tổ chức tham quan địa lý.
- Tổ chức triển lãm địa lý.
- Tổ chức báo cáo chuyên đề địa lý.
- Tổ chức dự án địa lý.
26
1.2.6. Các hoạt động ngoại khóa địa lý ở trƣờng Trung học phổ thông
Các hoạt động ngoại khoá địa lý ở trường trung học phổ thông rất đa dạng.
- Dựa vào qui mô số học sinh tham gia hoạt động, có thể xếp các hoạt động
ngoại khoá thành: Câu lạc bộ địa lý, tham quan địa lý, triển lãm địa lý, báo cáo
chuyên đề địa lý, dự án địa lý...Mỗi loại hoạt động ngoại khoá địa lý có nội dung
riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp.
Nhìn chung, giữa các loại hình hoạt động ngoại khoá có thể liên hệ chặt chẽ
với nhau. Trong nhiều trường hợp, mỗi loại hình này có thể được thực hiện trong
loại hình tổ chức khác.
1.2.7. Vai trò của hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khoá có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học
địa lý ở nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn kiến thức
cho HS, rèn luyện kỹ năng địa lý, tăng cường hứng thú học tập bộ môn và giáo dục
lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
Hoạt động ngoại khoá mang tính chất chủ động không ràng buộc bởi thời
khoá biểu, trong tình hình thực tế hiện nay ở nước ta chương trình giảng dạy co giãn
rất khó khăn.
Nhờ hoạt động ngoại khoá mà HS được mở rộng, bổ sung, cập nhật các kiến
thức cần thiết, rèn luyện và củng cố vững chắc các kỹ năng địa lý. Qua các thao tác
tìm tòi, khám phá sẽ làm giàu vốn tri thức, vốn sống cho các em.
Với nhiều hình thức phong phú, diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau, hoạt
động ngoại khoá sẽ rèn luyện cho HS đức tính thích nghi, chủ động, sáng tạo, xây
dựng tinh thần tập thể, hoạt động theo nhóm có hiệu quả.
Có thể nói hoạt động ngoại khoá không những có tác dụng tốt về mặt giáo
dục, trao dồi học vấn mà còn góp phần nâng cao nhận thức, rèn luyện nhân cách cho
HS, phát huy hứng thú học tập và lòng mê say học tập đối với bộ môn.
Đặc biệt, tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục về vấn đề du lịchđóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ ý thức tôn trọng và bảo vệ các
du lịchcủa dân tộc.
27
1.3. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 12
1.3.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 12
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ
lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15
đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
+ Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên)
Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện
tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và
phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh
lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng
thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với
thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho
rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý
học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát
triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn
nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên
tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên
cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ
phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh
niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt
nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi. Trong thời đại ngày nay,
hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo
dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo
dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa tuổi mang tính không xác định (ở mặt
này các em được coi là người lớn, nhưng mặt khác thì lại không). Điều đó cho ta
thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội. [7]
Học sinh lớp 12 là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con người đang đi
vào giai đoạn hoàn chỉnh, tuy nhiên sự phát triển này còn kém so với sự phát triển
cơ thể của người lớn. Giai đoạn này bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về
28
mặt sinh lý. Đây là thời kỳ trưởng thành về giới tính. Đa số các em đã vượt qua thời
kỳ phát dục, những khủng hoảng tuổi dậy thì chấm dứt để chuyển sang thời kỳ ổn
định hơn, cân bằng hơn, xét cả trên các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ
thần kinh cũng như các mặt phát triển khác của cơ thể về thể chất. [7]
Nội tiết tố sinh trưởng được sản xuất và duy trì từ lúc con người sinh ra cho
đến lúc chết. Mức sản xuất nội tiết tố này tăng trưởng đột ngột vào lúc tuổi dậy thì
bắt đầu và duy trì ở mức độ ổn định khi cơ thể đã đạt được sự tăng trưởng của
xương, tất cả các cơ quan và hệ thống khác làm cơ thể phát triển hài hoà. Song tuổi
thanh niên, việc sản xuất nội tiết tố sẽ giảm xuống mức duy trì và sửa chữa các tế
bào, các mô và các cơ quan, hoàn thiện cơ thể. [7]
Hoạt động ngày càng phong phú và phức tạp nên vai trò những hứng thú xã
hội của lứa tuổi này không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi cả
về chất lượng, ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông (THPT) xuất hiện ngày càng
nhiều vai trò của người lớn và các em thực hiện các vai trò đó ngày càng có tính độc
lập và tinh thần tránh nhiệm hơn.
Đây là giai đoạn lứa tuổi mà con người có những điều kiện thể chất thuận lợi
để hoàn thiện vẻ đẹp hình thể của mình, tạo điều kiện cho hoạt động học tập, lao
động, thể thao, nghệ thuật… phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, đặc điểm hoạt động giao tiếp có nhiều biến đổi, mở rộng phát
triển các mối quan hệ cả về chất lượng và số lượng, vị trí của thanh niên trong các
mối quan hệ thay đổi ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.
Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn xã hội thay đổi về chất, được xã hội thừa
nhận một cách chính thức đã làm tăng cường các hoạt động xã hội, chi phối quyết
định sự phát triển của thanh niên về mọi mặt. Theo Erik Erikxơn, đây là giai đoạn
người thanh niên trẻ đang hình thành, tìm kiếm cái bản sắc riêng có mục đích xã
hội của mình.[7]
1.3.2. Đặc điểm về hoạt động học tập của học sinh lớp 12
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng
yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Muốn lĩnh
hội được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy
29
khái quát phát triển đủ cao. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường gắn với
sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự không
muốn học như nhiều người nghĩ. Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn
liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền
vững hơn.
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt.
Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được
rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối
với việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập mang ý nghĩa sống
còn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng: cái vốn những tri thức, kĩ năng
và kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường
phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của
xã hội. Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu
theo quan điểm tương lai của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng
môn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau với các môn học. Do vậy,
giáo viên phải làm cho các em học sinh hiểu ý nghĩa và chức năng giáo dục phổ
thông đối với giáo dục nghề nghiệp và đối với sự phát triển nhân cách toàn diện
của học sinh.
Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em
đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng
thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt
động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri
thúc trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát
triển năng lực của các em. Nhà trường cần có những hình thức tổ chức đặc biệt đối
với hoạt động của học sinh THPT nhất là học sinh cuối cấp để tạo ra sự thay đổi
căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc của các em. [7]
Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh đặc biệt là lớp 12. Các
em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo
hơn. Năng lực phân tích, tổng hợ, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho
các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Các em thích khái
30
quát, thích tìm hiểu những quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng
ngày, của những tri thức phải tiếp thu…Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy
sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính hoài nghi khoa học. Trước một vấn đề các em
thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một
cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng thích những vấn đề có tính triết lí vì thế các em
rất thích nghe và thích ghi chép những câu triết lý.
Nhìn chung tư duy của học sinh cuối cấp phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ
linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một
cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy
hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì
vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để
phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả năng
nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
người giáo viên.
Đặc điểm tâm lý, đặc điểm nhận thức, đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh
lứa tuổi THPT đặc biệt lớp 12 có những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với việc
thực hiện giáo dục du lịch nhưng có thể nói việc GDDL qua môn địa lý ở HS lớp 12
là phù hợp với sự phát triển của tâm lý lứa tuổi và mang lại kết quả khả quan. Các em
không những lĩnh hội nội dung GDDL do giáo viên cung cấp mà còn biết vận dụng
những hiểu của bản thân để hỗ trợ, bổ sung cho nội dung được giáo dục.
1.4. Chƣơng trình sách giáo khoa địa lí lớp 12
1.4.1. Mục tiêu của chƣơng trình sách giáo khoa địa lí lớp 12
1.4.1.1. Về kiến thức:
Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc
điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; những
vấn đề đặc ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh
đang sinh sống nói riêng.
1.4.1.2. Về kĩ năng:
Củng cố và phát triển:
- Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh,
31
đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; vẽ lược đồ, biểu đồ; phân tích, sử dụng bản
đồ, Atlat, biểu đồ, lát cắt, số liệu thống kê...
- Kĩ năng thu thập, xử lí, tổng hợp và thông báo thông tin địa lí.trình bày các
thông tin địa lí về một số
- Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và
bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả nămg
của học sinh.
1.4.1.3. Về thái độ, hành vi:
- Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tôn trọng các thành quả
của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.
- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các
sự vật, hiện tượng địa lí.
- Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước; sẵn sàng
tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao
chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.
1.4.2. Cấu trúc, đặc điểm sách giáo khoa địa lí lớp 12
1.4.2.1. Cấu trúc sách giáo khoa địa lý 12
Bảng 1.2: Cấu trúc nội dung chương trình địa lý Trung học phổ thông
LỚP 12
ĐỊA LÝ KT-XH VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƢỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Đặc điểm chung của tự nhiên
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
CHỦ ĐỀ 3 : ĐỊA LÍ DÂN CƢ
- Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
- Lao động và việc làm
- Đô thị hoá
CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
32
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
+ Vấn đề phát triển thuỷ sản và lâm nghiệp
+ Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
+ Cơ cấu ngành công nghiệp và vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp
trọng điểm
+ Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
+ Vấn đề phát triển và phân bố giao thông vận tải, thông tin liên lạc
+ Vấn đề phát triển và phân bố thương mại và du lịch
CHỦ ĐỀ 5. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc bộ
- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng Bằng sông Cửu Long
- Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo
- Các vùng kinh tế trọng điểm
CHỦ ĐỀ 6 : ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG (tỉnh/thành phố)
Nội dung chương trình địa lý THPT có những thuận lợi và khó khăn nhất
định đối với việc lồng ghép, tích hợp GDDL.
Thuận lợi: Trong nội dung chương trình địa lý lớp 12, hệ thống kiến thức
được xây từ khái niệm chung đến khái niệm riêng và đi từ khát quát đến cụ thể về
đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển KT-XH. Các kiến thức du lịch trong môn địa
lý lớp 12 cũng được trình bày theo logic của nội dung địa lý. Việc GDDL qua môn
33
địa lý sẽ đi theo một cấu trúc được sắp xếp sẵn, nằm trong hệ thống logic của nội
dung chương trình địa lý. Đây là cơ hội thuận lợi cho giáo viên khi tiến hành giáo
dục du lịch.
Khó khăn: Nội dung du lịch được đề cập đến trong nội dung chương trình
địa lý 12 rất ít. Kiến thức du lịch không được viết thành mục cụ thể như nông
nghiệp, công nghiệp nên việc lồng ghép GDDL phải được đầu tư nghiên cứu kỹ
lưỡng (vị trí, lượng kiến thức) lồng ghép. Nếu vị trí lồng ghép không xác định
đúng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống logic của bài địa lý. Nếu kiến thức GDDL đưa
vào ít sẽ không đảm bảo mục tiêu đề ra nhưng nếu quá nhiều sẽ làm xao nhãng
kiến thức địa lý.
1.4.2.2. Đặc điểm sách giáo khoa 12
SGK địa lý lớp 12 gồm 27 bài, mỗi bài dạy trong 45 phút (1 tiết). Trong đó
25 bài cung cấp kiến thức, kỹ năng, 2 bài thực hành: Tìm hiểu về địa lý địa phương.
Toàn bộ các phần: bài viết, câu hỏi, bài tập, sơ đồ, lược đồ, hình vẽ là một tổng thể.
Việc trình bày các kiến thức địa lý bằng kênh hình (gồm các sơ đồ, biểu đồ (6), lược
đồ (13), bảng số liệu (4)…). Ở cuối mỗi bài thường có 3 đến 4 câu hỏi và bài tập.
Trong tổng số 88 câu hỏi và bài tập, có khoảng 50% câu hỏi tái hiện và mở rộng
kiến thức, 25% câu hỏi về suy luận, giải thích vấn đề, 25% câu hỏi bài tập về rèn
luyện các kỹ năng về biểu đồ, đọc bản đồ, phân tích bảng số liệu và liên hệ thực tế
địa phương.
Thuận lợi: Các kênh chữ, kênh hình được trình bày theo từng đề mục cụ thể,
sau phần nội dung là các câu hỏi và bài tập. Trong quá trình lĩnh hội kiến thức địa lý
học sinh đã quen với làm việc khai thác kiến thức ở kênh hình, kênh chữ nên khi
lồng ghép GDDL vào học sinh đã có được những kỹ năng cơ bản để tự lĩnh hội nội
dung giáo dục du lịch.
Khó khăn: Các kênh hình trong SGK ít có cơ hội khai thác nội dung giáo
dục du lịch. Ngoài các lược đồ hầu như không có kênh hình nào thực sự xây
dựng với mục đích phục vụ cho nội dung giáo dục du lịch. Muốn rèn luyện kỹ
năng khái thác kiến thức du lịch bằng kênh hình giáo viên phải thu thập tư liệu
đưa vào bài học.
34
1.4.2.3. Cơ hội về giáo dục du lịch qua môn địa lý ở trường Trung học phổ thông
Cấu trúc chương trình và đặc điểm sách giáo khoa địa lý lớp 12 như trên, cơ
hội GDDL được thể hiện dưới hai dạng chủ yếu:
Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần nội dung môn địa lý
có sự trùng hợp với nội dung giáo dục du lịch.
Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn địa
lý có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục du lịch.
1.5. Thực trạng giáo dục du lịch cho học sinh lớp 12 trong tổ chức các hoạt
động ngoại khóa ở trƣờng phổ thông
1.5.1. Những quan niệm của giáo viên phổ thông trong việc tổ chức các hoạt
động ngoại khoá cho học sinh trong dạy học địa lý
Đề tài đã khảo sát, điều tra tình hình để tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động
ngoại khoá giáo dục du lịch trong dạy học địa lý cho học sinh lớp 12 tại 3 trường
trên địa bàn TP. Long Xuyên (THPT Long Xuyên, THPT Nguyễn Hiền,
THCS&THPT Mỹ Hòa Hưng):
- Thời gian khảo sát, điều tra được tiến hành từ: tháng 02/2017 đến tháng
05/2017 của học kì II - năm học 2016 - 2017.
- Phương pháp điều tra:
+ Sử dụng phiếu điều tra: lập mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của
GV và HS về những vấn đề cần khảo sát.
+ Điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp với giáo viên giảng dạy bộ môn Địa
lý của trường THPT.
+ Số lượng giáo viên: 10 giáo viên Địa lý, với số phiếu phát ra là 10 phiếu và
thu được kết quả như sau:
35
Bảng 1.3: Thực trạng giáo dục du lịch cho HS của GV ở trường phổ thông dạy lớp 12.
(Phiếu điều tra -Phụ lục 1)
Tiêu chí Mức độ
Kết
quả
1. Theo quý thầy (cô), việc đưa nội dung
giáo dục du lịch vào trong việc dạy học địa lí
lớp 12 là:
Rất cần thiết 90%
2. Theo thầy (cô), mục đích giáo dục du lịch
cho học sinh lớp 12 qua bài dạy địa lý là
Trách nhiệm bảo tồn tài
nguyên du lịch, các khu
di tích lịch sử, bảo vệ bản
sắc văn hoá dân tộc.
85%
3. Theo thầy (cô), hoạt động ngoại khoá giáo
dục du lịch nên tổ chức trong thời gian nào
là hợp lí:
Trong suốt năm học 60%
4. Theo thầy(cô), nội dung giáo dục du lịch
trong hoạt động ngoại khoá lớp 12 nên được
tổ chức một cách:
Thường xuyên 50%
5. Theo thầy (cô) môn Địa lý 12 là môn học
có nhiều nội dung phù hợp để giáo dục du
lịch cho học sinh:
Đồng ý 50%
6. Trong dạy học địa lý 12 ở trường phổ
thông hiện nay, tình hình tổ chức hoạt động
ngoại khoá cho học sinh là:
Hiếm khi
80%
7. Những nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng
đến việc tổ chức hoạt động ngoại khoá
Tất cả các nhân tố trên
8. Trong quá trình tổ chức giáo dục du lịch cho
học sinh 12, tổ chức ngoại khoá Địa lý là:
Phù hợp với nội dung
chương trình
70%
9. Để giáo dục du lịch cho học sinh 12 thông
qua tổ chức hoạt động ngoại khoá Địa lý,
hình thức nào sau đây phù hợp?
Trò chơi địa lí
40%
36
10. Theo thầy (cô), ai là người có trách
nhiệm giáo dục du lịch cho các em học sinh
lớp 12 THPT:
Tất cả các giáo viên
100%
11. Trong quá trình dạy học địa lý các thầy
cô đã từng tổ chức hoạt động ngoại khoá nào
dưới đây cho học sinh?
Hướng nghiệp
50%
12. Nếu nhà trường yêu cầu tổ chức giáo dục
du lịch cho học sinh lớp 12 qua hoạt động
ngoại khoá địa lý, ý kiến của Thầy cô:
Rất thích
90%
13. Theo Thầy (cô) việc trang bị kiến thức
du lịch cho học sinh bằng các hình thức nào
dưới đây cho phù hợp:
Tổ chức ngoại khoá 50%
14. Để tiến hành giáo dục du lịch cho học sinh
qua tổ chức hoạt động ngoại khoá địa lý được
tốt cần phải có điều kiện nào dưới đây?
Tất cả 90%
15. Để đưa nội dung giáo dục du lịchcho học
sinh trong dạy học địa lý lớp 12 THPT một
cách có hiệu quả thì:
Tăng cường công tác
nghiên cứu về giáo dục
du lịch, tổ chức các hội
thảo khoa học bàn về
giáo dục du lịch có sự
tham gia của các trường
học
40%
Qua kết quả điều tra có thể nhận thấy được: hoạt động ngoại khoá giáo dục
du lịch cho học sinh lớp 12 là rất cần thiết được các giáo viên quan tâm nhưng
hoạt động chưa đa dạng, cần phải có sự quan tâm đúng mức của các thành viên
trong nhà trường.
Qua phỏng vấn các Thầy cô đều cho rằng:
- Các hoạt động ngoại khoá phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay.
- Kích thích được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động.
- Kiến thức mà các em có được sẽ nắm vững vàng hơn.
37
- Học sinh hứng thú trong học tập do tiếp thu từ nhiều nguồn tri thức phong
phú và các em có cơ hội để được thể hiện mình.
Vấn đề bảo tồn các tài nguyên và các địa điểm du lịch của dân tộc luôn đi
cùng với giáo dục, trong đó giáo dục du lịch là một phần không thể thiếu trong
chương trình giảng dạy. Đặc biệt là môn Địa lý được xem là một môn có nhiều cơ
hội để giáo dục du lịch hơn hẳn những môn khác, kết hợp với môn Lịch sử nhiều
giáo viên đã thực hiện lồng ghép vào bài giảng để truyền đạt đến học sinh. Nắm bắt
được thế mạnh đó nhiều giáo viên đã xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động
ngoại khoá giáo dục du lịch cho học sinh. Đây là phương pháp dạy học tích cực,
vừa truyền thụ cho học sinh những kiến thức cần thiết, rèn luyện kỹ năng vừa thực
hành được thái độ, tình cảm, ý thức bảo vệ văn hoá bản sắc dân tộc, đồng thời nâng
cao hứng thú học tập bộ môn Địa lý cho học sinh.
Hiện nay, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá của giáo viên ở trường phổ
thông ngày càng phổ biến và áp dụng tích cực trong dạy học địa lý. Đây được xem
là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả. Dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau
để thực hiện hoạt động ngoại khoá giáo dục du lịch, học sinh có điều kiện để học
tập độc lập, hoạt động theo nhóm, phát huy mọi khả năng, tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của mình. Đồng thời dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS được nói, được
làm, được chia sẽ kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Qua đó HS không những tiếp
cận được nguồn tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ và hành vi của học
sinh, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.
Dù vậy, nhưng giáo dục về du lịch lại là một đề tài mới mẻ. Vì thế, hoạt động
ngoại khoá giáo dục về vấn đề du lịch chưa thực sự thực hiện một cách rộng rãi, phổ
biến mà mới chỉ có một số trường chú trọng và có điều kiện tổ chức dạy học.
1.5.2. Các nội dung giáo dục du lịch mà giáo viên đã giáo dục cho học sinh qua
hoạt động ngoại khoá
Thông qua việc điều tra, tìm hiểu và phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên địa
lý ở 3 trường THPT trên địa bàn TP. Long Xuyên, chúng đề tài thu được kết quả
như sau:
Nhìn chung, khi trao đổi trực tiếp với những giáo viên thì tất cả đều bày tỏ sự
38
quan tâm của mình đến việc đưa nội dung giáo dục du lịch thông qua các bài học
địa lý chính khoá trên lớp. Đã có nhiều giáo viên chú trọng lồng ghép và liên hệ tới
các khu du lịch nơi mình đang sinh sống trong bài dạy học, cải tiến phương pháp
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho các
em được trình bày ý kiến của mình trước tập thể, thể hiện khả năng của mình trước
đám đông, qua đó mang lại hiệu quả cao nhất. Những nội dung liên quan đến vấn đề
du lịch được đưa vào bài học như: tài nguyên du lịch, dân cư và xã hội...Tuy nhiên,
nội dung trên chỉ mang nặng tính truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng đến việc giáo
dục các kỹ năng, ý thức, thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trước tình hình phát
triển du lịch hiện nay. Để giáo dục những nội dung này chủ yếu vẫn là các phương
pháp dạy học trên lớp trong chương trình nội khoá. Việc tổ chức các hoạt động
ngoại khoá giáo dục du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức và việc thực hiện
chưa thực sự phổ biến ở các trường phổ thông đặc biệt đối với HS lớp 12.
1.5.3. Thái độ của học sinh khi tham gia và sau khi tham gia các hoạt động
ngoại khoá giáo dục về du lịch
Qua việc trao đổi trò chuyện với học sinh lớp 12 trường THCS và THPT Mỹ
Hòa Hưng xung quanh các vấn đề tham gia các hoạt động ngoại khoá giáo dục về
du lịch.
Với số lượng học sinh là: 100 học sinh, với số phiếu phát ra là 100 phiếu (nội
dung phiếu điều tra xem phụ lục số 2). Đề tài rút ra một số kết quả sau:
Bảng 1.4: Kết quả điều tra HS về đánh giá kết quả thực nghiệm giáo dục du lịch
(nội dung phiếu điều tra - phụ lục 2).
Câu hỏi/ đáp án A B C D
1
2
3
4
5
6
7
90%
40%
70%
90%
80%
5%
10%
10%
50%
20%
10%
20%
15%
70%
-
10%
5%
-
-
30%
5%
-
-
5%
-
-
50%
15%
39
8
9
10
50%
5%
90%
20%
5%
10%
10%
80%
-
20%
10%
-
Qua kết quả điều tra ta có thể nhận thấy được: việc tổ chức các hoạt động
ngoại khoá về du lịch không chỉ có những học sinh năng động, có kiến thức tương
đối về bộ môn mà những học sinh ít nói, học trầm, thậm chí là những học sinh có
tiếng là nhác học cũng rất thích thú, tham gia rất nhiệt tình và bày tỏ sự yêu thích,
mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình trong các buổi học ngoại khoá, là cơ hội để học
sinh trình bày suy nghĩ của mình trước tập thể, thể hiện những tài năng, năng khiếu,
kết quả của mình trước đám đông. Qua đó hình thành cho các em ý thức thái độ tích
cực trong việc tham gia các hoạt động ngoại khoá.
Các hoạt động ngoại khoá giáo dục về du lịch được các em thực hiện trong
không khí vui vẻ, đoàn kết. Ở những sân chơi này, các em không bị gò bó mà còn
giúp các em gần nhau hơn, hiểu nhau rất nhiều và hình thành ở học sinh tính tập thể,
đoàn kết làm cho buổi ngoại khoá thành công hơn.
Phần lớn học sinh đều cho rằng việc tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp
các em rèn luyện được kỹ năng sống, tự tin hơn, mạnh dạn hơn, hình thành cho các em
kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cách thức hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong
học tập. Đặc biệt là hoạt động ngoại khoá về du lịch, các em có được cái nhìn chung về
vấn đề, ý thức được tầm quan trọng và bảo vệ tài nguyên du lịch ở nước ta.
1.5.4. Những ƣu điểm và hạn chế của thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá
hiện nay
+ Ƣu điểm:
- Đây là các hoạt động vừa giúp giáo viên dễ dàng thay đổi phương pháp dạy
học theo hướng tích cực vừa nâng cao được năng lực học tập của HS.
- Là hoạt động bổ ích, giúp HS thu thập thông tin địa lý một cách sinh động.
Qua đó sẽ giúp các em hình thành nhanh chống các biểu tượng, khắc sâu kiến thức,
làm cơ sở cho việc ứng dụng vào thực tiễn sau này. Kích thích được hứng thú học
tập các kỹ năng cần thiết cho HS. Ngoài ra các hoạt động ngoại khoá còn giúp cho
HS có một cái nhìn mới trong công việc tìm tòi, khám phá tri thức.
40
- Bên cạnh mục tiêu cần đạt được là giáo dục du lịch để hình thành ý thức
cho HS thì các em vui chơi giải trí tạo bầu không khí lành mạnh, thân thiết, tránh sự
nhàm chán trong học tập, tạo được hứng thú và phát huy được nhiều năng lực cho
các em.
+ Nhƣợc điểm:
Bên cạnh những ưu điểm cơ bản trên thì hoạt động ngoại khoá có các nhược
điểm sau:
- Khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức quản lí HS, giáo viên không thể
quản lí hết HS khi tham gia hoạt động ngoại khoá.
- Không phải trường phổ thông nào cũng tổ chức hoạt động ngoại khoá, có
trường thậm chí một năm học chỉ thực hiện 1 lần.
- Nội dung các hoạt động ngoại khoá về du lịch còn nghèo nàn, chưa phong
phú và đa dạng, chưa thực sự thu hút được sự tham gia nhiệt tình của HS.
- Tính khoa học của các hoạt động ngoại khoá được tổ chức chưa cao.
- Chưa kích thích được sự hứng thú tìm tòi học tập ở HS.
1.5.5. Nguyên nhân
Ngoại khoá đã có những ưu điểm nhất định trong công tác giáo dục vấn đề
du lịch cho HS. Nguyên nhân của những vấn đề ưu điểm đó xuất phát từ chủ quan
và khách quan.
+ Nguyên nhân chủ quan
Hiện nay, giáo viên ở các trường phổ thông đã nhận thấy được tầm quan
trọng của các hoạt động ngoại khoá giáo dục du lịch. Thông qua các hoạt động, HS
tham gia một cách sôi nổi giảm bớt sự căng thẳng cho các em sau những tiết học
trên lớp. Hơn nữa, các giáo viên trẻ mới ra trường tràn trề nhiệt huyết nên rất hăng
hái, nhiệt tình trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
+ Nguyên nhân khách quan
Học sinh lớp 12 là lứa tuổi thanh thiếu niên đã và đang trưởng thành, nhất là
về giao tiếp và hoạt động nên cũng thuận lợi cho giáo viên trong việc tổ chức các
hoạt động ngoại khoá.
Mặt khác, tổ chức hoạt động ngoại khoá còn góp phần làm phong phú các
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa líLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa líLuận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Thiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcThiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Thiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (7)

Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa líLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
 
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
Luận văn: Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa líLuận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học địa lí
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
 
Thiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Thiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcThiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Thiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
 

Similar to Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông

Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPTLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái họcGiáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học qua dạy học Hình học
Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học qua dạy học Hình họcPhát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học qua dạy học Hình học
Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học qua dạy học Hình học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong dạy học Địa ...
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong dạy học Địa ...Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong dạy học Địa ...
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong dạy học Địa ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa Lý
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa LýLuận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa Lý
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa Lý
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuậtLuận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lực
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lựcLuận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lực
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lực
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông (20)

Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
 
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề t...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPTLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
 
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái họcGiáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
 
Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học qua dạy học Hình học
Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học qua dạy học Hình họcPhát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học qua dạy học Hình học
Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học qua dạy học Hình học
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong dạy học Địa ...
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong dạy học Địa ...Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong dạy học Địa ...
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong dạy học Địa ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa Lý
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa LýLuận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa Lý
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa Lý
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuậtLuận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
 
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lực
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lựcLuận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lực
Luận văn: Xây dựng bài thực hành địa lí 11 theo phát triển năng lực
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÝ THANH HẢI XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC DU LỊCH TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÝ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Địa lý Mã số: 60140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ Thừa Thiên Huế, năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn đảm bảo tính trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Lý Thanh Hải
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, được sự giúp đỡ, hướng dẫn của quý Thầy, Cô cùng với sự nỗ lực của bản thân, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn khoa học này. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Khoa Địa lí, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tác giả hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc với PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ, người Thầy đáng kính đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện và hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu khoa học của tác giả còn hạn chế, nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hiện hơn! Trân trọng cảm ơn!... Huế, tháng 5 năm 2018 Tác giả Lý Thanh Hải
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa .............................................................................................................. i Lời cam đoan.............................................................................................................. ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC...................................................................................................................1 CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................5 DANH MỤC BẢNG...................................................................................................6 DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................7 PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................7 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................9 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ....................................................................................9 4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................9 5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................9 6. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................................9 7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................11 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC DU LỊCH TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ ĐỊA LÝ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.......................13 1.1. Du lịch và giáo dục du lịch............................................................................13 1.1.1. Mục tiêu nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong nhà trường phổ thông ...........................................................................................................13 1.1.2. Du lịch......................................................................................................14 1.1.3. Giáo dục du lịch.......................................................................................20 1.2. Ngoại khóa địa lý............................................................................................22 1.2.1. Khái niệm ngoại khóa địa lý....................................................................22 1.2.2. Đặc điểm ngoại khóa địa lý .....................................................................23 1.2.3. Mục tiêu tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lý.........................................23
  • 5. 2 1.2.4. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lý ..............................24 1.2.5. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa .........................................25 1.2.6. Các hoạt động ngoại khóa địa lý ở trường Trung học phổ thông............26 1.2.7. Vai trò của hoạt động ngoại khoá...........................................................26 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 12.............................................................27 1.3.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 12.................................................27 1.3.2. Đặc điểm về hoạt động học tập của học sinh lớp 12 ...............................28 1.4. Chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 12 .....................................................30 1.4.1. Mục tiêu của chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 12..........................30 1.4.2. Cấu trúc, đặc điểm sách giáo khoa địa lí lớp 12......................................31 1.5. Thực trạng giáo dục du lịch cho học sinh lớp 12 trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông .............................................................................34 1.5.1. Những quan niệm của giáo viên phổ thông trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh trong dạy học địa lý ..........................................34 1.5.2. Các nội dung giáo dục du lịch mà giáo viên đã giáo dục cho học sinh qua hoạt động ngoại khoá.........................................................................................37 1.5.3. Thái độ của học sinh khi tham gia và sau khi tham gia các hoạt động ngoại khoá giáo dục về du lịch .........................................................................38 1.5.4. Những ưu điểm và hạn chế của thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá hiện nay..............................................................................................................39 1.5.5. Nguyên nhân............................................................................................40 Chƣơng 2. CÁC NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC DU LỊCH TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ ĐỊA LÝ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG..........................................................................................................42 2.1. Các nội dung giáo du lịch qua môn Địa lí lớp 12 THPT................................42 2.1.1. Mục tiêu giáo dục du lịch qua môn Địa lí lớp 12 THPT .........................42 2.1.2. Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục du lịch qua môn Địa lý lớp 12 THPT trong các hoạt động ngoại khoá địa lý....................................................42 2.1.3. Nội dung giáo dục du lịch trong địa lí lớp 12 THPT.............................44
  • 6. 3 2.2. Phương pháp giáo dục du lịch cho học sinh lớp 12 trong hoạt động ngoại khoá địa lý .............................................................................................................48 2.2.1. Phương pháp khảo sát, điều tra................................................................48 2.2.2. Phương pháp báo cáo...............................................................................49 2.2.3. Phương pháp đóng vai .............................................................................51 2.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo dục địa lí du lịch cho học sinh lớp 12 THPT có hiệu quả........................................................................53 2.3.1. Câu lạc bộ địa lí du lịch ...........................................................................53 2.3.2. Tham quan du lịch ...................................................................................62 2.3.3. Tổ chức triển lãm du lịch.........................................................................66 2.3.4. Tổ chức báo cáo chuyên đề về địa lí du lịch............................................68 2.3.5. Dự án du lịch............................................................................................71 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................82 3.1. Mục tiêu thực nghiệm.....................................................................................82 3.2. Nội dung thực nghiệm....................................................................................82 3.3. Tổ chức thực nghiệm......................................................................................82 3.3.1.Chọn lớp thực nghiệm ..............................................................................82 3.3.2. Phương pháp thực nghiệm.......................................................................83 3.3.3. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................83 3.4. Kết quả thực nghiệm và nhận xét đánh giá. ..................................................83 3.4.1. Kết quả về mặt định tính..........................................................................83 3.4.2. Kết quả về mặt định lượng ......................................................................84 3.4.3. Kết quả chung về thực nghiệm ................................................................88 KẾT LUẬN..............................................................................................................90 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI.......................................90 1.1. Kết quả đạt được của đề tài ............................................................................90 1.2. Những hạn chế của đề tài ...............................................................................91 2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT...............................................................................91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................92 PHỤ LỤC
  • 7. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ GDDL Giáo dục du lịch GV Giáo viên HS Học sinh KT-XH Kinh tế - xã hội NXB Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông TNDL Tài nguyên du lịch TNTN Tài nguyên thiên nhiên
  • 8. 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Số khách quốc tế và doanh thu dịch vụ lữ hành của nước ta, giai đoạn 2010 – 2014...............................................................................................................19 Bảng 1.2: Cấu trúc nội dung chương trình địa lý Trung học phổ thông...................31 Bảng 1.3. Thực trạng giáo dục du lịch cho HS của GV ở trường phổ thông dạylớp 12.........35 Bảng 1.4. Kết quả điều tra HS về đánh giá kết quả thực nghiệm giáo dục du lịch..........38 Bảng 2.1: Các nội dung và địa chỉ giáo dục du lịch qua môn địa lý 12 Trung học phổ thông...................................................................................................................44 Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các kỹ năng cơ bản của giáo viên và học sinh...................63 Bảng 3.1: Các lớp, các trường và giáo viên được tổ chức thực nghiệm...................82 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất điểm bài trắc nghiệm về tình trạng nhận thức của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. ...........................................................................85 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất tổng hợp điểm các bài trắc nghiệm của lớp đối chứng và thực nghiệm...............................................................................................86 Bảng 3.4. Tổng hợp điểm trung bình cộng và độ lệch chuẩn giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng...........................................................................................87
  • 9. 6 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện trình độ nhận thức ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.........86 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh điểm trung bình cộng các bài kiểm tra 3 trường.............87 Hình 3.3. Biểu đồ Độ lệch chuẩn các bài kiểm tra so với trị trung bình các lớp đối chứng và thực nghiệm của 3 trường....................................................................87
  • 10. 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp giáo dục đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Việc đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và tiếp cận trình độ với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, ngành giáo dục đã có những chính sách chiến lược nhằm tác động lên những thế hệ tương lai của đất nước ngay từ khi họ đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều 28 luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn...” [14] Đại hội Đảng XII khẳng định: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống và trách nhiệm công dân, quan tâm hơn đến yêu cầu tăng cường kỹ năng sống, giảm tải nội dung trong các bậc học phổ thông; phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu, đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo..”. [5] Điều này được cụ thể hoá trong xác định mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước khẳng định “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rỏ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục phổ thông giữ vai trò nền tảng "Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc" (NQ Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng). [5] Nghị quyết TW khoá XII của Đảng ta cũng đã khẳng định: “Có chính sách
  • 11. 8 phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. Khai thác hiệu quả, bền vững các địa lý du lịch, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và giữ gìn vệ sinh môi trường. Phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô” [5] Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, công nghiệp trắng, không có sản phẩm tồn kho. Du lịch đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho quốc gia, một số nước nền kinh tế được cất cánh bay cao là nhờ có sự góp phần của ngành kinh tế du lịch. Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những nền văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho con người tiếp xúc và gần gũi với thiên nhiên. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định hài hoà, thoả mãn nhu cầu của ngành du lịch cần thiết phải có sự liên kết và hỗ trợ nhiều ngành khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các ngành kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về lý thuyết và thực nghiệm. Trong số các ngành khoa học nói trên có khoa học Địa lý. Địa lý học đã từ lâu có mối quan hệ gần gũi với du lịch. Những cuộc vượt biển đi tìm những vùng đất mới có nhiều của ngon vật lạ, các cuộc phát kiến địa lý vĩ đại vào thế kỷ XV – XIX làm xuất hiện nhu cầu đi du lịch đó đây. Trong quá trình phát triển của mình, địa lý học đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp các lãnh thổ tự nhiên- kinh tế và các hợp phần của tự nhiên, những tài liệu này rất cần thiết cho việc hình thành các lãnh thổ du lịch, cũng từ đó ngay trong khoa học, địa lý đã xuất hiện một hướng mới –Địa lý du lịch nghỉ ngơi (Recreatio) vào những năm 60-70 của thế kỷ XX. Địa lý du lịch đã được giảng dạy ở các khoa Địa lý trong các trường đại học, ngoài ra còn xuất bản các giáo trình về Địa lý du lịch. Tuy nhiên, trong chương trình giảng dạy Địa lý THPT, mảng đề tài về du lịch thì vẫn còn ít so với tầm quan trọng của nó trước bối cảnh hội nhập quốc tế. Môn Địa lí là môn học có rất nhiều nội dung và hoạt động để giáo dục du
  • 12. 9 lịch cho học sinh, tuy nhiên đa số các trường vẫn chưa coi trọng. Có một số ít trường quan tâm thực hiện nhưng hình thức, nội dung còn nhiều hạn chế, mặt khác nhiều giáo viên gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong quá trình thực hiện đặc biệt trong các hoạt động ngoại khóa. Vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu: “Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý 12 trung học phổ thông” có ý nghĩa thực tiễn và tính cấp thiết cao. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được các nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khóa Địa lý 12 THPT. Từ đó, giúp học sinh nâng cao nhận thức về du lịch, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh trong nhà trường phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch qua Địa lý lớp 12 THPT. - Điều tra thực trạng tại địa bàn tỉnh An Giang qua hoạt động ngoại khóa. - Xác định nội dung giáo dục giáo dục du lịch trong Địa lý 12. - Lựa chọn các phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khóa Địa lý 12 THPT. - Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của việc giáo dục du lịch đã lựa chọn. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Nội dung và phương pháp giáo dục du lịch ở học sinh lớp 12 THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung và phương pháp giáo dục du lịch ở chương trình địa lý lớp 12 THPT hiện hành. - Các hoạt động ngoại khoá về địa lí du lịch lớp 12. - Địa bàn khảo sát và thực nghiệm: các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 6. Lịch sử nghiên cứu Hiện nay chưa có luận văn nào nghiên cứu về giáo dục du lịch qua các hoạt
  • 13. 10 động ngoại khoá. Nhưng có một số bài báo nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau. Cụ thể: - “Dạy và học địa lý du lịch trong tình hình mới” Đinh Thị Quỳnh Như – Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (2016). Báo cáo đã đưa ra được các khái niệm về giáo dục địa lí du lịch và một số các giải pháp, nhưng chưa đưa ra được giáo dục du lịch thông qua hoạt động ngoại khoá cho HS lớp 12. - “Môn địa lý và phương pháp dạy học theo dự án” của Nguyễn Thị Kim Liên, Khoa Địa lí, ĐHSP TPHCM (2016) đã khẳng định: Địa lí là khoa học tổng hợp, do đó yêu cầu liên hệ nội dung học tập, nội dung nghiên cứu với vấn đề thực tiễn, những vấn đề của địa phương thuộc địa bàn học sinh đang sinh sống và học tập là điểm “giao thoa” không hẹn mà gặp của chương trình Địa lí lớp 12 và PP dự án. Địa lí lớp 12 trang bị cho HS những vấn đề rất cơ bản và sâu sắc về tự nhiên và kinh tế - xã hội của đất nước, đó cũng chính là những vấn đề của thực tiễn đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. - “Bài giảng Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của địa lý du lịch” của Nguyễn Thị Huyền Thương, Khoa Du lịch Đại học Nha Trang (2010) cũng đã đề cập đến mục tiêu và đối tượng mà ngành du lịch Việt lựa chọn hướng đến là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước để góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch nước nhà trong giai đoạn đổi mới. - “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”, của Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2015). Tài liệu đưa ra các nội dung và phương pháp giáo dục địa lí nhưng mảng giáo dục địa lý du lịch chỉ chiếm phần nhỏ kiến thức. Chưa đề cập đến nội dung và giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá cho học sinh lớp 12. Ngoài ra còn có một số Luận văn tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh, nhưng không phải giáo dục du lịch, như: - “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa” của tác giả Lý Liểu, luận văn thạc sĩ ngành Giáo dục học Địa lí ở ĐH Sư phạm Huế (2009) đã đề cập đến giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua
  • 14. 11 các tổ chức hoạt động ngoại khóa nhưng câu lạc bộ địa lý, trò chơi địa lý, thông tin địa lý, triển lãm địa lý. Nhưng chưa đề cập đến giáo dục địa lý du lịch cho học sinh. - “Giáo dục môi trường trong dạy học địa lý thông qua các hoạt động thực tiễn ở trường THPT”, của tác giả Nguyễn Văn Chung luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục năm 2009 [2]. Đề tài đã nghiên cứu giáo dục môi trường cho học sinh thông qua các hoạt động thực tiễn nhưng vẫn chưa đề cập đến giáo dục địa lý du lịch cho học sinh. Tất cả các tài liệu trên chưa có tài liệu nào đề cập đến giáo dục du lịch cho học sinh lớp 12 qua các hoạt động ngoại khóa. Dựa trên các cơ sở lý luận đó, đề tài đã đề cập đến một số vấn đề liên quan có sự kế thừa về lý luận và thực tiễn. Đó chính là điểm mới của đề tài. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Trong nhóm này sử dụng chủ yếu các phương pháp: 7.1.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu: Thu thập các nguồn tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 7.1.2. Phương pháp phân tích tài liệu: Tiến hành xem xét, xác định và lựa chọn tư liệu liên quan đến đề tài được biên soạn và đăng tải từ nguồn đáng tin cậy. 7.1.3. Phương pháp tổng hợp tài liệu: Phân loại, hệ thống các nguồn tài liệu liên quan đến các phần, mục của đề tài làm cơ sở khoa học sau khi đã được phân tích. Sử dụng các phương pháp trên theo hướng thu thập tài liệu, giáo trình, sách báo... có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đọc, xử lí, phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu đã thu thập được để viết đề tài 7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn. 7.2.1. Phương pháp khảo sát điều tra Sử dụng phương pháp này bằng cách điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, dự giờ trao đổi với giáo viên và học sinh để điều tra thực trạng tổ chức giáo dục du lịch qua môn địa lí lớp 12 ở một số trường THPT trong tỉnh An Giang. 7.2.2. Phương pháp sử dụng toán thống kê Sử dụng phương pháp này bằng cách tính toán, phân tích các phiếu điều tra
  • 15. 12 hiện trạng và các phiếu đánh giá kết quả thực nghiệm, để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối tượng thực nghiệm và đối chứng. 7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sử dụng phương pháp bằng cách xây dựng một số nội dung giáo dục du lịch qua các hoạt động ngoại khóa địa lý. Tiến hành tổ chức thực nghiệm trên một số lớp 12 ở một số trường THPT trong Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Sau đó kiểm tra kết quả thực nghiệm, rút ra nhận xét.
  • 16. 13 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC DU LỊCH TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ ĐỊA LÝ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Du lịch và giáo dục du lịch 1.1.1. Mục tiêu nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong nhà trường phổ thông Ngày nay, khi mà nền kinh tế- xã hội (KT-XH) các nước trên thế giới đã và đang gặt hái được những thành tựu đáng kể, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân đã đạt tới một mức độ nhất định thì nhu cầu du lịch là không thể thiếu. Bên cạnh đó giao thông vận tải phát triển mạnh, đặt biệt là ngành hàng không, đã thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển nhanh chóng. Với sự hấp dẫn tiềm ẩn, du lịch Việt Nam đang được đánh thức. Song ở một số địa phương quá coi trọng lợi nhuận do du lịch mang lại mà quên sự tôn tạo, bảo vệ tài nguyên du lịch (TNDL). Ngược lại, một số địa phương chưa khơi dậy được tiềm năng cho sự phát triển. Một bộ phận dân cư nghĩ rằng: Du lịch chỉ dành cho những người có thu nhập cao, lối sống xa xỉ nên họ chưa quan tâm đến du lịch, chưa chủ động tham gia du lịch, chưa có ý thức đúng đắn khi tham gia các hoạt động du lịch... Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và toàn xã hội chưa được đầy đủ, nhất quán. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chỉ rõ: “Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục quốc gia và chú trọng giáo dục du lịch toàn dân”, “Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường (về cả tự nhiên và xã hội) trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch” [5]. Đồng thời để góp phần vào việc “Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên, trong lao động, trong xã hội và trong nghệ thuật” và “ Coi trọng tư tưởng và ý thức công dân, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi phổ thông”[18] tạo nguồn lực con người có kiến thức, có thái độ, có kỹ năng cho hoạt động du lịch.
  • 17. 14 Thực tế hiện nay ở Việt Nam chưa có môn riêng về giáo dục du lịch (GDDL), chưa có bộ môn nào lồng ghép, tích hợp giáo dục du lịch. Nội dung môn địa lý Trung học phổ thông (THPT) để cập đến các vân đề về tự nhiên, KT-XH của Việt Nam và thế giới, đó là cơ hội để có thể lồng ghép, tích hợp giáo dục du lịch. Học sinh THPT chiếm tỉ lệ khá đông trong tổng số dân số, các em đã có khả năng tư duy và nhận thức nhất định để tiếp nhận nội dung giáo dục du lịch, các em đang ở lứa tuổi thích “ tìm tòi, khám phá” thế giới bao la, các em là lực lượng tham gia hoạt động du lịch hiện nay và trong tương lai. Việc lựa chọn nội dung và phương pháp lồng ghép, tích hợp giáo dục du lịch như hiện nay rất cấp thiết, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra trong thời kỳ đổi mới. Cụ thể: * Kiến thức, HS cần: - Biết và hiểu được tên của các loại hình du lịch, ngày thành lập, xuất xứ của các loại loại hình. - Phân tích được mối quan hệ giữa các du lịch, ý nghĩa của du lịch đối với con người, xã hội và môi trường. * Kỹ năng, hành vi: - Có khả năng nhận biết và phân tích các vấn đề về du lịch. - Có kỹ năng hoạt động tích cực trong việc giải quyết các vấn đề về du lịch. - Sử dụng hợp lí và đi đôi bảo vệ tài nguyên du lịch. * Thái độ tình cảm: - Tôn trọng các tài nguyên du lịch, có hành vi giữ gìn và bảo tồn. - Tích cực ủng hộ các chính sách, hoạt động bảo vệ du lịch, phê phán và lên án các hoạt động, hành vi làm tổn hại các khu du lịch. 1.1.2. Du lịch 1.1.2.1. Khái niệm du lịch “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ” (I.I.Pirôgionic,1985) [tr.15].
  • 18. 15 Theo khái niệm trên du lịch có hai nội dung cơ bản: Nội dung thứ nhất tác giả khái thác cách thức sử dụng thời gian nhàn rỗi ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người. Điều đó có nghĩa là con người đã sử dụng thời gian nhàn rỗi đó để nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh nhằm phát triển thể chất, tinh thần, đồng thời nâng cao nhận thức văn hoá, thể thao. Thông qua hoạt động du lịch con người giữ gìn, hồi phục sức khoẻ, tăng cường sức sống, hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động. Con người có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá khác nhau của mỗi dân tộc, làm tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn… những vấn đề đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội, Nội dung thứ hai tác giả muốn nói du lịch là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất, nó thoả mãn nhu cầu văn hoá xã hội của con người. Việc nghỉ ngơi, hồi phục sức khoẻ, khả năng lao động nhằm đảm bảo tài sản xuất mở rộng lực lượng lao động mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Mặt khác nó còn ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế. Hơn nữa, những nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người được thoả mãn thông qua thị trường hàng hoá và dịch vụ. Dịch vụ du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân. [15,16] 1.1.2.2. Mối tương tác giữa du lịch và các lĩnh vực khác a. Du lịch và xã hội Ở nhiều nước trên thế giới, số lần đi du lịch là một trong những chi tiêu cơ bản để đánh giá mức sống của người dân. Việc đi du lịch không những thoả mãn mục đích, nhu cầu được đặt ra cho chuyến đi mà còn thoả mãn nhu cầu thể hiện mình trong xã hội của con người. Trái lại, ở một số nơi trên thế giới du khách được nhìn như những kẻ vô công rổi nghề, những kẻ bóc lột. Hai cách nhìn du lịch như vậy đã dẫn đến hai thái độ khác nhau, có ảnh hưởng trái ngược đến sự phát triển du lịch. Đối với xã hội du lịch có vai trò giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức sống của người dân, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng, đặt biệt là ở lứa tuổi thanh niên. Những chuyến đi du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, các công
  • 19. 16 trình văn hoá có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, góp phần cho việc phục hồi và phát triển truyền thống văn hoá dân tộc. Phát triển du lịch còn được coi là lối thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân. Song song với những mặt tích cực du lịch còn là môi trường mà ảnh hưởng xấu dễ thâm nhập vào xã hội như nạn nghiện hút, mại dâm, trộm cướp…. gia tăng nhanh chóng. [19] b. Du lịch và văn hoá Các đối tượng văn hoá là cơ sở để tạo nên loại hình du lịch văn hoá. Mặt khác nhận thức văn hoá còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách. Du lịch là con đường chính đưa du khách hoà mình vào thế giới xa lạ. Bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của các nước trên thế giới với nhau cũng phải nói đến sự “ ô nhiễm xã hội” do ảnh hưởng của các loại văn hoá lai căng, sự tuyên truyền thù địch, lối sống không phù hợp với dân tộc bởi sự bùng nổ của “ văn hoá du lịch” [18] c. Du lịch và môi trƣờng Du lịch và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ. Sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách đã giúp họ thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người, đồng thời kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Song môi trường cũng có thể gây khó khăn đến hoạt động du lịch nếu ở nơi đó xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần, bờ biển bị xâm thực… Việc phát triển hoạt động du lịch ồ ạt sẽ có nguy cơ làm suy thoái TNDL tự nhiên. Tại nhiều điểm, do ý thức của du khách, trách nhiệm của người làm du lịch, sự quan tâm đầu tư và quản lý của chính quyền chưa tốt nên tình trạng xã rác bừa bãi tại điểm du lịch vẫn còn diễn ra. Cần phát triển du lịch theo quan điểm du lịch bền vững nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch. d. Du lịch và kinh tế Du lịch là một hiện tượng xã hội, đồng thời là ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên chất lượng của nhiều ngành kinh tế khác. Tuy du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt nhưng khi nền KT-XH thấp kém thì cho dù tài nguyên có phong phú cũng khó có thể phát triển được du lịch. Khi nền kinh tế phát
  • 20. 17 triển, người dân có cuộc sống ổn định mức sống được cải thiện và nâng cao, tiền dư thừa có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tham gia du lịch của du khách. Hoạt động du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có thể làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước và của khu vực. e. Du lịch và hoà bình – chính trị Bất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch là cấu nối giữa các dân tộc trên thế giới, giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau. Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Du lịch cũng có những ảnh hưởng tiêu cục bởi du lịch là con đường mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyền kích động, đội lốt du khách thâm nhập móc nối, xây dựng cơ sở phá hoại an ninh quốc gia. Qua xem xét mối quan hệ tương tác giữa du lịch và các lĩnh vực khác phải xác định rằng: Làm du lịch là đồng thời thực hiện hai chức năng: Chức năng xã hội và chức năng kinh tế. Trong kinh doanh du lịch, môi trường tự nhiên cũng như xã hội là tài sản chính của người làm du lịch. Nhìn bề ngoài, tài nguyên được “chế biến” thành sản phẩm du lịch cho khách tiêu dùng không hề thấy mất đi. Nhưng trên thực tế tài nguyên đó đang bị hao mòn. Cần phải bảo vệ tài nguyên du lịch, tăng cường ổn định chính trị- xã hội. Phát triển du lịch phải theo quan điểm phát triển bền vững. 1.1.2.3. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam a. Xu hƣớng phát triển du lịch trên thế giới Hiện nay, du lịch các nước trên thế giới phát triển theo các hướng sau: - Gia tăng nhanh chóng về số lượng: Số lượng khách du lịch nước ngoài tăng nhanh, Những yếu tố được coi là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng này là mức sống của người dân, giá cả các dịch vụ hạ hơn trong khi mức thu nhập của họ lại tăng dần. Mặt khác, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn. [16] - Xã hội hoá thành phần du khách: Trước đây du lịch chỉ là đặc quyền của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội. Ngày nay du lịch trở thành nhu cầu của
  • 21. 18 tất cả mọi người. Ở nhiều nước có chính sách khuyến khích người dân đi du lịch do họ thấy được ý nghĩa của du lịch đối với sức khoẻ cộng đồng. Họ tổ chức các chuyến đi du lịch bao cấp cho cán bộ, công nhân viên, những người có thu nhập thấp. [17] - Mở rộng địa bàn hoạt động: Buổi ban đầu của du lịch là du lịch biển. Ngày nay, nhu cầu du khách càng mở rộng nên địa bàn hoạt động du lịch được mở rộng từ miền biển đến miền núi cao, từ thành thị đến nông thôn, từ các trung tâm du lịch hiện đại đến các vùng hoang sơ hẻo lánh….mọi miền trên trái đất và kể cả ngoài trái đất đều có thể trở thành các địa điểm du lịch lý tưởng của mọi người. - Kéo dài thời vụ du lịch: Du lịch là hoạt động phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Ngày nay con người đã và đang khắc phục được những hạn chế của thiên nhiên bằng cách mở rộng các địa bàn hoạt động, các loại hình du lịch… nhằm tăng thêm lượng khách. Bước vào thiên niên kỉ mới con người đã đạt được những thành tựu vĩ đại về mọi lĩnh vực. Khoa học công nghệ cao kéo theo sự nhảy vọt về kinh tế. Nền kinh tế dựa trên công nghệ cao đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Du lịch đã và đang là trào lưu thịnh hành. Hoạt động này không chỉ đơn thuần “chiêm ngưỡng” “ngắm nhìn” mà còn là “nghiên cứu”. Trong tương lai, du lịch sẽ là một ngành kinh doanh cao cấp. [17] b. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam * Tiềm năng du lịch Nằm ở khu vực nhiệt đới, trung tâm Đông Nam Á, vừa gắn liền lục địa vừa thông thương với biển và Đại dương. Việt Nam là một đất nước có nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình. Một dân tộc có hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với nền văn hoá đa dạng giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em, đã tạo nên sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đặc sắc và độc đáo. Có sức hấp dẫn và thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Loại hình tham quan, nghiên cứu phục vụ cho mục đích nâng cao nhận thức của khách du lịch thì TNDL là các lễ hội (lễ hội chùa Hương, hội vật, đâm trâu…), những sinh hoạt truyền thống của một vùng quê, các di tích lịch sử, văn hoá ( cây đa
  • 22. 19 Tân Trào, Điện Biên Phủ, Côn Đảo, Quốc Từ Giám, chùa Thiên Mụ…) các bản làng dân tộc ít người(Êđê,Hmông, Thái, Chăm…) các viện bảo tàng các thành phố(Hà nội, Hồ Chí Minh), các thác nước (thác Bản Dốc, thác Pren, Cam Ly…) các hang động ( Bích động, Tam Cốc, Pắc Bó, Hương Tích…) hay các cánh rừng nguyên sinh có tính đa dạng sinh học cao ( Cúc Phương, Cát Tiên…) Loại hình du lịch nghỉ mát, chữa bệnh nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ thì TNDL cần khai thác lại là các biển ( Việt Nam là quốc gia có bờ biển kéo dài trên 3260 km đứng thứ 27 trong 156 quốc gia với 125 bãi biển trong đó phải kể đến Đồ Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu…), các vùng núi cao khí hậu trong lành, có phong cảnh đẹp ( Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, Bạch Mã…) các suối nước khoáng ( Kim Bôi, Vĩnh Hảo…). Một số tài nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, quần thể kiến trúc thời nhà Nguyễn ở Huế, nhã nhạc cung đình Huế, khu phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, Phong Nha- kẻ Bàng… sẽ là nền tảng vững chắc cho du lịch Việt Nam cất cánh. c. Thực trạng phát triển và những khó khăn, thách thức du lịch Việt Nam Bảng 1.1: Số khách quốc tế và doanh thu dịch vụ lữ hành của nước ta, giai đoạn 2010 – 2014. Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Số khách quốc tế (nghìn lượt người) 5 049,8 6 014,0 6 847,7 7 572,4 7 874,3 Doanh thu dịch vụ lữ hành (tỉ đồng) 10 278,4 15 539,3 18 091,6 18 852,9 24 820,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy: số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và số lượt khách nội địa có mức tăng khá ổn định năm sau cao hơn năm trước: khách quốc tế tăng gấp lần 1,6 lần, doanh thu tăng gấp 2,4 lần năm so với 1990. Điều đó phần nào chứng tỏ rằng đời sống KT-XH ở Việt Nam đang được nâng cao và người dân quốc tế đang rất quan tâm đến thị trường du lịch nước ta. Nhìn chung, du lịch quốc tế Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng vốn có của nó.
  • 23. 20 * Những khó khăn và thách thức chủ yếu Vấn đề cạnh tranh du lịch ở khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong khi đó khả năng cạnh trang của du lịch Việt Nam còn hạn chế. Hoạt động chủ yếu còn dựa vào thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động ngành chưa cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển. Tài nguyên du lịch có nguy cơ suy giảm do sử dụng, bảo vệ chưa hợp lý và những tác động xấu do thiên tai. Thiếu vốn, phân bố nguồn vốn chưa hợp lý. Mức sống của người dân có tăng lệ nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống chính sách, quy định pháp luật liên quan đến du lịch đồng bộ, cơ chế chưa thật thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập. 1.1.3. Giáo dục du lịch 1.1.3.1. Khái niệm giáo dục du lịch Giáo dục du lịch là hoạt động tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến du lịch và các vấn đề phát triển đến du lịch. Giáo dục du lịch là quá trình nhận ra những tiềm năng và giá trị du lịch, làm sáng tỏ các quan điểm để phát triển kỹ năng và thái độ cần thiết, hiểu và đánh giá đúng đắn về du lịch, hoạt động du lịch cũng như mối quan hệ qua lại giữa du lịch với thiên nhiên, con người và các hoạt động kinh tế khác [11] Giáo dục du lịch là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống nhận thức về du lịch thông qua kiến thức du lịch cho một đối tượng nào đó. Tạo cho đối tượng có ý thức, thái độ đúng đắn đối với du lịch và các hoạt động có liên quan. Đồng thời trang bị những kỹ năng cần thiết, hiểu đánh giá về du lịch cũng như các kỹ năng tham gia hoạt động du lịch. 1.1.3.2. Vai trò giáo dục du lịch Giáo dục du lịch trong trường THPT là hoạt động nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận thức về du lịch thông qua kiến thức du lịch, tạo cho học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn đối với du lịch và các hoạt động có liên quan. Đồng thời trang bị những kỹ năng cần thiết, hiểu và đánh giá đúng về du lịch, cũng như các kỹ năng
  • 24. 21 tham gia hoạt động du lịch. Vì vậy, việc giáo dục du lịch trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa sau: - Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh (HS). Tiếp cận với các loại tài nguyên du lịch, HS sử dụng các giác quan như: mắt nhìn, tai nghe, mủi ngửi, tay sờ, để nghe được thấy được, cảm nhận được và qua đó tiếp thu được những kiến thức cần thiết từ các hoạt động du lịch. * Ví dụ: Tham quan bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, quan sát sa bàn chiến trận, các loại vũ khí, công cụ được các anh bộ đội đã sử dụng...trao đổi với nhau, hỏi người thuyết minh, để HS hình dung cuộc sống của các anh bộ đội trong chiến đấu. Ngoài ra, các giá trị có trong khu bảo tồn còn được GV khai thác bằng cách đặt các câu hỏi mang tính định hướng hoặc gợi ý cho HS tìm hiểu chúng qua đó tài nguyên du lịch được sử dụng như là phương tiện điều khiển quá trình nhận thức của HS. - Giúp HS phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức. Tài nguyên du lịch là phương tiện quan trọng giúp HS rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với chúng, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng, sự vật có trong các hoạt động du lịch. - Kích thích hứng thú nhận thức của HS. Trong quá trình tiếp cận với loại hình du lịch theo sự hướng dẫn của giáo viên (GV), các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và HS sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ tài nguyên du lịch tốt hơn. - Phát triển trí tuệ của HS. Cho HS tiếp cận tài nguyên du lịch đúng mục đích, đúng lúc với những phương pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy, GV sẽ giúp HS phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lí thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em.
  • 25. 22 - Giáo dục nhân cách HS. Tài nguyên du lịch là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong đó là những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của HS. - Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở HS như: + Kỹ năng giao tiếp. + Kỹ năng lắng nghe tích cực. + Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng. + Kỹ năng hợp tác. + Kỹ năng tư duy phê phán. + Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm. + Kỹ năng đặt mục tiêu. + Kỹ năng quản lí thời gian. + Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. - Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của GV và HS một cách hợp lí. Khi làm việc với việc tại nơi có nhiều tài nguyên và đa dạng các hoạt động du lịch, GV và HS phải gia tăng cường độ làm việc. GV hướng dẫn HS tự quan sát, thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lí các thông tin, tìm hiểu về đối tượng, để tìm cách trình bày lại những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm. Khi đó học sinh được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu, đòi hỏi học sinh phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác với bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1.2. Ngoại khóa địa lý 1.2.1. Khái niệm ngoại khóa địa lý Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, là hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập địa lý, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. [20]
  • 26. 23 1.2.2. Đặc điểm ngoại khóa địa lý * Về bản chất: - Nặng về tự nguyện và tuỳ hứng thú của học sinh. - Phát huy được năng khiếu, tính linh hoạt phù hợp với tâm sinh lý của HS. Giúp khả năng thu hút khá đông đảo học sinh tham gia. * Về nội dung: - Có tính chất bổ sung, mở rộng nội khoá. - Ngoại khoá không phụ thuộc vào chương trình nội khoá. - Ngoại khoá có thể đi sâu mở rộng một bộ phận cần thiết một nội dung hay của chương trình học cho các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn nghệ, thể thao. * Về hình thức: - Có hình thức tổ chức rất linh hoạt theo: toàn trường, toàn lớp, nhóm, tổ... Do đó có thể động viên nhiều người tham gia thực hiện. * Về thời gian: - Linh hoạt đa dạng có thể tiến hành kì I hoặc kì II, đầu, giữa, cuối học kì trong năm học. - Tuỳ nội dung và đặc điểm đối tượng tham gia mà quy định thời gian, tránh gò bó máy móc ảnh hưởng đến thi cử của học sinh. 1.2.3. Mục tiêu tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lý 1.2.3.1. Mục tiêu về nhận thức kiến thức - Giúp học sinh liên hệ những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, đời sống đang đặt ra cho học sinh. - Giúp học sinh củng cố hoàn thành tri thức đã học trên lớp. - Giúp học sinh định hướng chính trị xã hội có những hiểu biết nhất định về công tác tuyên truyền đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng bảo vệ Tổ quốc. - Giúp học sinh nhận thức và biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức lối sống. - Giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại như các vấn đề quốc tế, vấn đề hợp tác, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề đời sống, vấn đề giáo dục du lịch ...
  • 27. 24 1.2.3.2. Mục tiêu về giáo dục thái độ học sinh - Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. - Hình thành cho học sinh niềm tin vào các giá trị cuộc sống hiện tại và tương lai, chế độ xã hội hiện hành của nước ta, truyền thống của nhà trường, của quê hương đất nước. - Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh tình yêu đất nước, quê hương. - Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm cha mẹ, bạn bè... - Tận dụng được cái tốt đẹp, phân biệt được cái xấu ác. - Bồi dưỡng lối sống đạo đức phù hợp với chuẩn mực đất nước, địa phương - Bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, năng động tham gia các hoạt động xã hội, của tập thể, của lớp của trường... - Bối dưỡng cho học sinh tinh thần đoàn kết, kỹ thuật nề nếp tự tin trong giao tiếp. 1.2.3.3. Mục tiêu rèn luyện kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá. - Rèn luyện cho học sinh có thói quen tốt trong học tập, trong lao động và trong các hoạt động khác. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tổ chức điều khiển vào một hoạt động cụ thể có hiệu quả. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giáo dục tự điều chỉnh, khả năng tự hoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do giáo viên, nhà trường hoặc tập thể giao cho 1.2.4. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lý Để tổ chức các hoạt động ngoại khoá địa lý cần tuân thủ các nguyên tắc sau: [20] - Nội dung hoạt động ngoại khoá phải nhằm vào thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học, chức năng nhiệm vụ môn Địa lý trong nhà trường phổ thông. - Tổ chức hoạt động ngoại khoá phải liên quan đến chương trình nội khoá, phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ năng lực sở trường của học sinh mỗi lớp, phải xây dựng chương trình kế hoạch tiến hành ngoại khoá với các hình thức thích hợp.
  • 28. 25 - Các phương pháp dạy học trong dạy học nội khoá cũng được sử dụng trong tổ chức hoạt động ngoại khoá. - Tổ chức hoạt động ngoại khoá phải gọn nhẹ, tránh phô trương. Hình thức giáo viên phối hợp với các bộ môn khác để tiết kiệm thời gian công sức, đa dạng hoá hoạt động ngoại khoá và chất lượng giáo dục ngày càng cao. - Tổ chức hoạt động ngoại khoá phải phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường và phù hợp với hoàn cảnh của học sinh. - Tổ chức hoạt động ngoại khoá cần thực hiện có nề nếp, có tính kỷ luật. - Tạo cơ hội điều kiện để lôi cuốn tất cả mọi học sinh trong lớp có trình độ học lực khác nhau vào các hoạt động ngoại khoá phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của mình. Kích thích học sinh tinh thần ham thích học tập. - Hoạt động ngoại khoá tuy là hình thức tự nguyện của học sinh, nhưng cần phải đề cao tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể, thói quen nề nếp. - Đề cao vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo, tính tự quản, sáng kiến cái nhân của học sinh. - Tổ chức hoạt động ngoại khoá phải có sự giúp đỡ, ủng hộ của phụ huynh học sinh, các nhà khoa học, các bộ chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội tại địa phương. Họ tham dự với tư cách là cố vấn chuyên môn, đồng thời có thể là nhà tài trợ cung cấp phương tiện, tài liệu và cả điều kiện vật chất khác cho hoạt động của học sinh. Trong nhiều trường hợp, họ là người trực tiếp giảng dạy, chỉ dẫn cụ thể cho học sinh. Liên kết và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, Đội và tổ chức xã hội khác ở trong và ngoài nhà trường, tạo ra sức mạnh tập thể trong hoạt động ngoại khoá 1.2.5. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa [20] - Tổ chức câu lạc bộ địa lý. - Tổ chức tham quan địa lý. - Tổ chức triển lãm địa lý. - Tổ chức báo cáo chuyên đề địa lý. - Tổ chức dự án địa lý.
  • 29. 26 1.2.6. Các hoạt động ngoại khóa địa lý ở trƣờng Trung học phổ thông Các hoạt động ngoại khoá địa lý ở trường trung học phổ thông rất đa dạng. - Dựa vào qui mô số học sinh tham gia hoạt động, có thể xếp các hoạt động ngoại khoá thành: Câu lạc bộ địa lý, tham quan địa lý, triển lãm địa lý, báo cáo chuyên đề địa lý, dự án địa lý...Mỗi loại hoạt động ngoại khoá địa lý có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. Nhìn chung, giữa các loại hình hoạt động ngoại khoá có thể liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều trường hợp, mỗi loại hình này có thể được thực hiện trong loại hình tổ chức khác. 1.2.7. Vai trò của hoạt động ngoại khoá Hoạt động ngoại khoá có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học địa lý ở nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn kiến thức cho HS, rèn luyện kỹ năng địa lý, tăng cường hứng thú học tập bộ môn và giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Hoạt động ngoại khoá mang tính chất chủ động không ràng buộc bởi thời khoá biểu, trong tình hình thực tế hiện nay ở nước ta chương trình giảng dạy co giãn rất khó khăn. Nhờ hoạt động ngoại khoá mà HS được mở rộng, bổ sung, cập nhật các kiến thức cần thiết, rèn luyện và củng cố vững chắc các kỹ năng địa lý. Qua các thao tác tìm tòi, khám phá sẽ làm giàu vốn tri thức, vốn sống cho các em. Với nhiều hình thức phong phú, diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau, hoạt động ngoại khoá sẽ rèn luyện cho HS đức tính thích nghi, chủ động, sáng tạo, xây dựng tinh thần tập thể, hoạt động theo nhóm có hiệu quả. Có thể nói hoạt động ngoại khoá không những có tác dụng tốt về mặt giáo dục, trao dồi học vấn mà còn góp phần nâng cao nhận thức, rèn luyện nhân cách cho HS, phát huy hứng thú học tập và lòng mê say học tập đối với bộ môn. Đặc biệt, tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục về vấn đề du lịchđóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ ý thức tôn trọng và bảo vệ các du lịchcủa dân tộc.
  • 30. 27 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 12 1.3.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 12 Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì: + Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên + Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên) Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa tuổi mang tính không xác định (ở mặt này các em được coi là người lớn, nhưng mặt khác thì lại không). Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội. [7] Học sinh lớp 12 là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con người đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh, tuy nhiên sự phát triển này còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Giai đoạn này bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về
  • 31. 28 mặt sinh lý. Đây là thời kỳ trưởng thành về giới tính. Đa số các em đã vượt qua thời kỳ phát dục, những khủng hoảng tuổi dậy thì chấm dứt để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn, xét cả trên các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác của cơ thể về thể chất. [7] Nội tiết tố sinh trưởng được sản xuất và duy trì từ lúc con người sinh ra cho đến lúc chết. Mức sản xuất nội tiết tố này tăng trưởng đột ngột vào lúc tuổi dậy thì bắt đầu và duy trì ở mức độ ổn định khi cơ thể đã đạt được sự tăng trưởng của xương, tất cả các cơ quan và hệ thống khác làm cơ thể phát triển hài hoà. Song tuổi thanh niên, việc sản xuất nội tiết tố sẽ giảm xuống mức duy trì và sửa chữa các tế bào, các mô và các cơ quan, hoàn thiện cơ thể. [7] Hoạt động ngày càng phong phú và phức tạp nên vai trò những hứng thú xã hội của lứa tuổi này không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng, ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông (THPT) xuất hiện ngày càng nhiều vai trò của người lớn và các em thực hiện các vai trò đó ngày càng có tính độc lập và tinh thần tránh nhiệm hơn. Đây là giai đoạn lứa tuổi mà con người có những điều kiện thể chất thuận lợi để hoàn thiện vẻ đẹp hình thể của mình, tạo điều kiện cho hoạt động học tập, lao động, thể thao, nghệ thuật… phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, đặc điểm hoạt động giao tiếp có nhiều biến đổi, mở rộng phát triển các mối quan hệ cả về chất lượng và số lượng, vị trí của thanh niên trong các mối quan hệ thay đổi ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn xã hội thay đổi về chất, được xã hội thừa nhận một cách chính thức đã làm tăng cường các hoạt động xã hội, chi phối quyết định sự phát triển của thanh niên về mọi mặt. Theo Erik Erikxơn, đây là giai đoạn người thanh niên trẻ đang hình thành, tìm kiếm cái bản sắc riêng có mục đích xã hội của mình.[7] 1.3.2. Đặc điểm về hoạt động học tập của học sinh lớp 12 Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Muốn lĩnh hội được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy
  • 32. 29 khái quát phát triển đủ cao. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự không muốn học như nhiều người nghĩ. Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn. Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối với việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập mang ý nghĩa sống còn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng: cái vốn những tri thức, kĩ năng và kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xã hội. Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau với các môn học. Do vậy, giáo viên phải làm cho các em học sinh hiểu ý nghĩa và chức năng giáo dục phổ thông đối với giáo dục nghề nghiệp và đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thúc trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em. Nhà trường cần có những hình thức tổ chức đặc biệt đối với hoạt động của học sinh THPT nhất là học sinh cuối cấp để tạo ra sự thay đổi căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc của các em. [7] Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh đặc biệt là lớp 12. Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng hợ, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Các em thích khái
  • 33. 30 quát, thích tìm hiểu những quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu…Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính hoài nghi khoa học. Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng thích những vấn đề có tính triết lí vì thế các em rất thích nghe và thích ghi chép những câu triết lý. Nhìn chung tư duy của học sinh cuối cấp phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả năng nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Đặc điểm tâm lý, đặc điểm nhận thức, đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh lứa tuổi THPT đặc biệt lớp 12 có những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với việc thực hiện giáo dục du lịch nhưng có thể nói việc GDDL qua môn địa lý ở HS lớp 12 là phù hợp với sự phát triển của tâm lý lứa tuổi và mang lại kết quả khả quan. Các em không những lĩnh hội nội dung GDDL do giáo viên cung cấp mà còn biết vận dụng những hiểu của bản thân để hỗ trợ, bổ sung cho nội dung được giáo dục. 1.4. Chƣơng trình sách giáo khoa địa lí lớp 12 1.4.1. Mục tiêu của chƣơng trình sách giáo khoa địa lí lớp 12 1.4.1.1. Về kiến thức: Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; những vấn đề đặc ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng. 1.4.1.2. Về kĩ năng: Củng cố và phát triển: - Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh,
  • 34. 31 đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; vẽ lược đồ, biểu đồ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat, biểu đồ, lát cắt, số liệu thống kê... - Kĩ năng thu thập, xử lí, tổng hợp và thông báo thông tin địa lí.trình bày các thông tin địa lí về một số - Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả nămg của học sinh. 1.4.1.3. Về thái độ, hành vi: - Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tôn trọng các thành quả của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại. - Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí. - Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước; sẵn sàng tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng. 1.4.2. Cấu trúc, đặc điểm sách giáo khoa địa lí lớp 12 1.4.2.1. Cấu trúc sách giáo khoa địa lý 12 Bảng 1.2: Cấu trúc nội dung chương trình địa lý Trung học phổ thông LỚP 12 ĐỊA LÝ KT-XH VIỆT NAM CHỦ ĐỀ 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƢỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Đặc điểm chung của tự nhiên - Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên CHỦ ĐỀ 3 : ĐỊA LÍ DÂN CƢ - Đặc điểm dân số và phân bố dân cư - Lao động và việc làm - Đô thị hoá CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
  • 35. 32 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp + Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp + Vấn đề phát triển thuỷ sản và lâm nghiệp + Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp + Cơ cấu ngành công nghiệp và vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm + Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ + Vấn đề phát triển và phân bố giao thông vận tải, thông tin liên lạc + Vấn đề phát triển và phân bố thương mại và du lịch CHỦ ĐỀ 5. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc bộ - Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng - Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên - Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ - Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng Bằng sông Cửu Long - Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo - Các vùng kinh tế trọng điểm CHỦ ĐỀ 6 : ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG (tỉnh/thành phố) Nội dung chương trình địa lý THPT có những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với việc lồng ghép, tích hợp GDDL. Thuận lợi: Trong nội dung chương trình địa lý lớp 12, hệ thống kiến thức được xây từ khái niệm chung đến khái niệm riêng và đi từ khát quát đến cụ thể về đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển KT-XH. Các kiến thức du lịch trong môn địa lý lớp 12 cũng được trình bày theo logic của nội dung địa lý. Việc GDDL qua môn
  • 36. 33 địa lý sẽ đi theo một cấu trúc được sắp xếp sẵn, nằm trong hệ thống logic của nội dung chương trình địa lý. Đây là cơ hội thuận lợi cho giáo viên khi tiến hành giáo dục du lịch. Khó khăn: Nội dung du lịch được đề cập đến trong nội dung chương trình địa lý 12 rất ít. Kiến thức du lịch không được viết thành mục cụ thể như nông nghiệp, công nghiệp nên việc lồng ghép GDDL phải được đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng (vị trí, lượng kiến thức) lồng ghép. Nếu vị trí lồng ghép không xác định đúng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống logic của bài địa lý. Nếu kiến thức GDDL đưa vào ít sẽ không đảm bảo mục tiêu đề ra nhưng nếu quá nhiều sẽ làm xao nhãng kiến thức địa lý. 1.4.2.2. Đặc điểm sách giáo khoa 12 SGK địa lý lớp 12 gồm 27 bài, mỗi bài dạy trong 45 phút (1 tiết). Trong đó 25 bài cung cấp kiến thức, kỹ năng, 2 bài thực hành: Tìm hiểu về địa lý địa phương. Toàn bộ các phần: bài viết, câu hỏi, bài tập, sơ đồ, lược đồ, hình vẽ là một tổng thể. Việc trình bày các kiến thức địa lý bằng kênh hình (gồm các sơ đồ, biểu đồ (6), lược đồ (13), bảng số liệu (4)…). Ở cuối mỗi bài thường có 3 đến 4 câu hỏi và bài tập. Trong tổng số 88 câu hỏi và bài tập, có khoảng 50% câu hỏi tái hiện và mở rộng kiến thức, 25% câu hỏi về suy luận, giải thích vấn đề, 25% câu hỏi bài tập về rèn luyện các kỹ năng về biểu đồ, đọc bản đồ, phân tích bảng số liệu và liên hệ thực tế địa phương. Thuận lợi: Các kênh chữ, kênh hình được trình bày theo từng đề mục cụ thể, sau phần nội dung là các câu hỏi và bài tập. Trong quá trình lĩnh hội kiến thức địa lý học sinh đã quen với làm việc khai thác kiến thức ở kênh hình, kênh chữ nên khi lồng ghép GDDL vào học sinh đã có được những kỹ năng cơ bản để tự lĩnh hội nội dung giáo dục du lịch. Khó khăn: Các kênh hình trong SGK ít có cơ hội khai thác nội dung giáo dục du lịch. Ngoài các lược đồ hầu như không có kênh hình nào thực sự xây dựng với mục đích phục vụ cho nội dung giáo dục du lịch. Muốn rèn luyện kỹ năng khái thác kiến thức du lịch bằng kênh hình giáo viên phải thu thập tư liệu đưa vào bài học.
  • 37. 34 1.4.2.3. Cơ hội về giáo dục du lịch qua môn địa lý ở trường Trung học phổ thông Cấu trúc chương trình và đặc điểm sách giáo khoa địa lý lớp 12 như trên, cơ hội GDDL được thể hiện dưới hai dạng chủ yếu: Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần nội dung môn địa lý có sự trùng hợp với nội dung giáo dục du lịch. Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn địa lý có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục du lịch. 1.5. Thực trạng giáo dục du lịch cho học sinh lớp 12 trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trƣờng phổ thông 1.5.1. Những quan niệm của giáo viên phổ thông trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh trong dạy học địa lý Đề tài đã khảo sát, điều tra tình hình để tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục du lịch trong dạy học địa lý cho học sinh lớp 12 tại 3 trường trên địa bàn TP. Long Xuyên (THPT Long Xuyên, THPT Nguyễn Hiền, THCS&THPT Mỹ Hòa Hưng): - Thời gian khảo sát, điều tra được tiến hành từ: tháng 02/2017 đến tháng 05/2017 của học kì II - năm học 2016 - 2017. - Phương pháp điều tra: + Sử dụng phiếu điều tra: lập mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của GV và HS về những vấn đề cần khảo sát. + Điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp với giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lý của trường THPT. + Số lượng giáo viên: 10 giáo viên Địa lý, với số phiếu phát ra là 10 phiếu và thu được kết quả như sau:
  • 38. 35 Bảng 1.3: Thực trạng giáo dục du lịch cho HS của GV ở trường phổ thông dạy lớp 12. (Phiếu điều tra -Phụ lục 1) Tiêu chí Mức độ Kết quả 1. Theo quý thầy (cô), việc đưa nội dung giáo dục du lịch vào trong việc dạy học địa lí lớp 12 là: Rất cần thiết 90% 2. Theo thầy (cô), mục đích giáo dục du lịch cho học sinh lớp 12 qua bài dạy địa lý là Trách nhiệm bảo tồn tài nguyên du lịch, các khu di tích lịch sử, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. 85% 3. Theo thầy (cô), hoạt động ngoại khoá giáo dục du lịch nên tổ chức trong thời gian nào là hợp lí: Trong suốt năm học 60% 4. Theo thầy(cô), nội dung giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá lớp 12 nên được tổ chức một cách: Thường xuyên 50% 5. Theo thầy (cô) môn Địa lý 12 là môn học có nhiều nội dung phù hợp để giáo dục du lịch cho học sinh: Đồng ý 50% 6. Trong dạy học địa lý 12 ở trường phổ thông hiện nay, tình hình tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh là: Hiếm khi 80% 7. Những nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động ngoại khoá Tất cả các nhân tố trên 8. Trong quá trình tổ chức giáo dục du lịch cho học sinh 12, tổ chức ngoại khoá Địa lý là: Phù hợp với nội dung chương trình 70% 9. Để giáo dục du lịch cho học sinh 12 thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá Địa lý, hình thức nào sau đây phù hợp? Trò chơi địa lí 40%
  • 39. 36 10. Theo thầy (cô), ai là người có trách nhiệm giáo dục du lịch cho các em học sinh lớp 12 THPT: Tất cả các giáo viên 100% 11. Trong quá trình dạy học địa lý các thầy cô đã từng tổ chức hoạt động ngoại khoá nào dưới đây cho học sinh? Hướng nghiệp 50% 12. Nếu nhà trường yêu cầu tổ chức giáo dục du lịch cho học sinh lớp 12 qua hoạt động ngoại khoá địa lý, ý kiến của Thầy cô: Rất thích 90% 13. Theo Thầy (cô) việc trang bị kiến thức du lịch cho học sinh bằng các hình thức nào dưới đây cho phù hợp: Tổ chức ngoại khoá 50% 14. Để tiến hành giáo dục du lịch cho học sinh qua tổ chức hoạt động ngoại khoá địa lý được tốt cần phải có điều kiện nào dưới đây? Tất cả 90% 15. Để đưa nội dung giáo dục du lịchcho học sinh trong dạy học địa lý lớp 12 THPT một cách có hiệu quả thì: Tăng cường công tác nghiên cứu về giáo dục du lịch, tổ chức các hội thảo khoa học bàn về giáo dục du lịch có sự tham gia của các trường học 40% Qua kết quả điều tra có thể nhận thấy được: hoạt động ngoại khoá giáo dục du lịch cho học sinh lớp 12 là rất cần thiết được các giáo viên quan tâm nhưng hoạt động chưa đa dạng, cần phải có sự quan tâm đúng mức của các thành viên trong nhà trường. Qua phỏng vấn các Thầy cô đều cho rằng: - Các hoạt động ngoại khoá phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay. - Kích thích được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động. - Kiến thức mà các em có được sẽ nắm vững vàng hơn.
  • 40. 37 - Học sinh hứng thú trong học tập do tiếp thu từ nhiều nguồn tri thức phong phú và các em có cơ hội để được thể hiện mình. Vấn đề bảo tồn các tài nguyên và các địa điểm du lịch của dân tộc luôn đi cùng với giáo dục, trong đó giáo dục du lịch là một phần không thể thiếu trong chương trình giảng dạy. Đặc biệt là môn Địa lý được xem là một môn có nhiều cơ hội để giáo dục du lịch hơn hẳn những môn khác, kết hợp với môn Lịch sử nhiều giáo viên đã thực hiện lồng ghép vào bài giảng để truyền đạt đến học sinh. Nắm bắt được thế mạnh đó nhiều giáo viên đã xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khoá giáo dục du lịch cho học sinh. Đây là phương pháp dạy học tích cực, vừa truyền thụ cho học sinh những kiến thức cần thiết, rèn luyện kỹ năng vừa thực hành được thái độ, tình cảm, ý thức bảo vệ văn hoá bản sắc dân tộc, đồng thời nâng cao hứng thú học tập bộ môn Địa lý cho học sinh. Hiện nay, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá của giáo viên ở trường phổ thông ngày càng phổ biến và áp dụng tích cực trong dạy học địa lý. Đây được xem là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả. Dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện hoạt động ngoại khoá giáo dục du lịch, học sinh có điều kiện để học tập độc lập, hoạt động theo nhóm, phát huy mọi khả năng, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Đồng thời dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS được nói, được làm, được chia sẽ kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Qua đó HS không những tiếp cận được nguồn tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ và hành vi của học sinh, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Dù vậy, nhưng giáo dục về du lịch lại là một đề tài mới mẻ. Vì thế, hoạt động ngoại khoá giáo dục về vấn đề du lịch chưa thực sự thực hiện một cách rộng rãi, phổ biến mà mới chỉ có một số trường chú trọng và có điều kiện tổ chức dạy học. 1.5.2. Các nội dung giáo dục du lịch mà giáo viên đã giáo dục cho học sinh qua hoạt động ngoại khoá Thông qua việc điều tra, tìm hiểu và phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên địa lý ở 3 trường THPT trên địa bàn TP. Long Xuyên, chúng đề tài thu được kết quả như sau: Nhìn chung, khi trao đổi trực tiếp với những giáo viên thì tất cả đều bày tỏ sự
  • 41. 38 quan tâm của mình đến việc đưa nội dung giáo dục du lịch thông qua các bài học địa lý chính khoá trên lớp. Đã có nhiều giáo viên chú trọng lồng ghép và liên hệ tới các khu du lịch nơi mình đang sinh sống trong bài dạy học, cải tiến phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho các em được trình bày ý kiến của mình trước tập thể, thể hiện khả năng của mình trước đám đông, qua đó mang lại hiệu quả cao nhất. Những nội dung liên quan đến vấn đề du lịch được đưa vào bài học như: tài nguyên du lịch, dân cư và xã hội...Tuy nhiên, nội dung trên chỉ mang nặng tính truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng đến việc giáo dục các kỹ năng, ý thức, thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trước tình hình phát triển du lịch hiện nay. Để giáo dục những nội dung này chủ yếu vẫn là các phương pháp dạy học trên lớp trong chương trình nội khoá. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá giáo dục du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức và việc thực hiện chưa thực sự phổ biến ở các trường phổ thông đặc biệt đối với HS lớp 12. 1.5.3. Thái độ của học sinh khi tham gia và sau khi tham gia các hoạt động ngoại khoá giáo dục về du lịch Qua việc trao đổi trò chuyện với học sinh lớp 12 trường THCS và THPT Mỹ Hòa Hưng xung quanh các vấn đề tham gia các hoạt động ngoại khoá giáo dục về du lịch. Với số lượng học sinh là: 100 học sinh, với số phiếu phát ra là 100 phiếu (nội dung phiếu điều tra xem phụ lục số 2). Đề tài rút ra một số kết quả sau: Bảng 1.4: Kết quả điều tra HS về đánh giá kết quả thực nghiệm giáo dục du lịch (nội dung phiếu điều tra - phụ lục 2). Câu hỏi/ đáp án A B C D 1 2 3 4 5 6 7 90% 40% 70% 90% 80% 5% 10% 10% 50% 20% 10% 20% 15% 70% - 10% 5% - - 30% 5% - - 5% - - 50% 15%
  • 42. 39 8 9 10 50% 5% 90% 20% 5% 10% 10% 80% - 20% 10% - Qua kết quả điều tra ta có thể nhận thấy được: việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá về du lịch không chỉ có những học sinh năng động, có kiến thức tương đối về bộ môn mà những học sinh ít nói, học trầm, thậm chí là những học sinh có tiếng là nhác học cũng rất thích thú, tham gia rất nhiệt tình và bày tỏ sự yêu thích, mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình trong các buổi học ngoại khoá, là cơ hội để học sinh trình bày suy nghĩ của mình trước tập thể, thể hiện những tài năng, năng khiếu, kết quả của mình trước đám đông. Qua đó hình thành cho các em ý thức thái độ tích cực trong việc tham gia các hoạt động ngoại khoá. Các hoạt động ngoại khoá giáo dục về du lịch được các em thực hiện trong không khí vui vẻ, đoàn kết. Ở những sân chơi này, các em không bị gò bó mà còn giúp các em gần nhau hơn, hiểu nhau rất nhiều và hình thành ở học sinh tính tập thể, đoàn kết làm cho buổi ngoại khoá thành công hơn. Phần lớn học sinh đều cho rằng việc tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em rèn luyện được kỹ năng sống, tự tin hơn, mạnh dạn hơn, hình thành cho các em kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cách thức hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Đặc biệt là hoạt động ngoại khoá về du lịch, các em có được cái nhìn chung về vấn đề, ý thức được tầm quan trọng và bảo vệ tài nguyên du lịch ở nước ta. 1.5.4. Những ƣu điểm và hạn chế của thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá hiện nay + Ƣu điểm: - Đây là các hoạt động vừa giúp giáo viên dễ dàng thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực vừa nâng cao được năng lực học tập của HS. - Là hoạt động bổ ích, giúp HS thu thập thông tin địa lý một cách sinh động. Qua đó sẽ giúp các em hình thành nhanh chống các biểu tượng, khắc sâu kiến thức, làm cơ sở cho việc ứng dụng vào thực tiễn sau này. Kích thích được hứng thú học tập các kỹ năng cần thiết cho HS. Ngoài ra các hoạt động ngoại khoá còn giúp cho HS có một cái nhìn mới trong công việc tìm tòi, khám phá tri thức.
  • 43. 40 - Bên cạnh mục tiêu cần đạt được là giáo dục du lịch để hình thành ý thức cho HS thì các em vui chơi giải trí tạo bầu không khí lành mạnh, thân thiết, tránh sự nhàm chán trong học tập, tạo được hứng thú và phát huy được nhiều năng lực cho các em. + Nhƣợc điểm: Bên cạnh những ưu điểm cơ bản trên thì hoạt động ngoại khoá có các nhược điểm sau: - Khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức quản lí HS, giáo viên không thể quản lí hết HS khi tham gia hoạt động ngoại khoá. - Không phải trường phổ thông nào cũng tổ chức hoạt động ngoại khoá, có trường thậm chí một năm học chỉ thực hiện 1 lần. - Nội dung các hoạt động ngoại khoá về du lịch còn nghèo nàn, chưa phong phú và đa dạng, chưa thực sự thu hút được sự tham gia nhiệt tình của HS. - Tính khoa học của các hoạt động ngoại khoá được tổ chức chưa cao. - Chưa kích thích được sự hứng thú tìm tòi học tập ở HS. 1.5.5. Nguyên nhân Ngoại khoá đã có những ưu điểm nhất định trong công tác giáo dục vấn đề du lịch cho HS. Nguyên nhân của những vấn đề ưu điểm đó xuất phát từ chủ quan và khách quan. + Nguyên nhân chủ quan Hiện nay, giáo viên ở các trường phổ thông đã nhận thấy được tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoá giáo dục du lịch. Thông qua các hoạt động, HS tham gia một cách sôi nổi giảm bớt sự căng thẳng cho các em sau những tiết học trên lớp. Hơn nữa, các giáo viên trẻ mới ra trường tràn trề nhiệt huyết nên rất hăng hái, nhiệt tình trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá. + Nguyên nhân khách quan Học sinh lớp 12 là lứa tuổi thanh thiếu niên đã và đang trưởng thành, nhất là về giao tiếp và hoạt động nên cũng thuận lợi cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Mặt khác, tổ chức hoạt động ngoại khoá còn góp phần làm phong phú các