SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghirõ họ tên)
NGUYỄN ĐỨC HOÀNG
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1............................................................................................... 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP......................................... 4
1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động:.................................. 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động: ................................................ 4
1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp:.......................................... 5
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp:............................. 6
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp: .............................................. 8
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động:..................................... 8
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp: ............................. 9
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động:....................... 20
1.2.4. Những nhântố ảnh hưởngđếnquản trị vốn lưuđộngcủadoanhnghiệp:...... 24
CHƯƠNG 2..............................................................................................27
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NETNAM .................................................................................................27
2.1. Khái quát tình hình chung về công ty Cổ phần NetNam:...................... 27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:................................. 27
Mã số thuế: 0100896284........................................................................... 27
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04iii
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:.................................... 28
2.1.3.Tình hình tài chính chủ yếu của công ty............................................. 34
2.2. Thực trạngquản trịvốn lưuđộng tại công tyCổ phần NetNam................... 48
2.2.1. Nội dung quản trị vốn lưu động:...................................................... 48
2.2.2. Quản trị vốn bằng tiền: .................................................................... 55
2.2.3. Quản trị nợ phải thu:....................................................................... 66
2.2.4 Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động....................74
2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty Cổ phần
NetNam.................................................................................................... 78
2.3.1. Những kết quả đạt được:.................................................................. 78
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục:................................ 79
CHƯƠNG 3..............................................................................................81
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NETNAM...................................81
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: ......................... 81
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội:................................................................. 81
3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty:................................ 84
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu
động tại công ty Cổ phần NetNam............................................................. 86
3.2.1. Nâng cao năng lực dự báo góp phần xác định chính xác nhu cầu vốn
lưu động của công ty:.................................................................................86
3.2.2. Tăng cường công tác quản trị vốn bằng tiền của công ty: ...................88
3.2.3. Phân tích, đánh giá toàn diện uy tín của khách hàng và chú trọng các
biện pháp tổ chức thu hồi nợ có hiệu quả: ...................................................90
3.2.4. Tăng cường công tác quản trị vốn tồn kho của công ty:......................93
3.2.5. Tổ chức tốt quản lý vốn lưu động:.....................................................94
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04iv
3.2.6. Một số giải pháp khác:......................................................................96
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp: .............................................................97
3.3.1. Điều kiện thực hiện giải pháp:.......................................................... 97
3.3.2. Mộtsố kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên ............. 97
KẾT LUẬN...............................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................101
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DTT :Doanh thu thuần
KNTT : Khả năng thanh toán
NWC : Nguồn vốn lưu động thường xuyên
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TSCĐ : Tài sản cố định
TSDH : Tài sản dài hạn
TSLĐ : Tài sản lưu động
TSLĐTX : Tài sản lưu động thường xuyên
TSNH : Tài sản ngắn hạn
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng phần tích khái quát kết quả kinh doanh................................. 36
Bảng 2.2: Bảng phân tíchcơ cấutài sản và nguồn vốn côngty Cổ phầnNetNam
................................................................................................................ 41
Bảng 2.3: Bảng phântíchbiến độnghệ số tài chínhcủacôngty năm 2015 và
2014......................................................................................................... 44
Bảng 2.4: Bảng xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên ......................... 50
Bảng 2.5:Bảng phân tíchcơ cấu vàsựbiến độngcủa các bộ phận trong vlđ .... 53
Bảng 2.6: Bảng phân tíchcơ cấu vàsự biến động trong vốn bằng tiền ............ 56
Bảng 2.7: Hệ số khả năng thanh toánbìnhquântrong ngành viễn thôngViệt
Nam năm 2015.......................................................................................... 58
Bảng 2.8: Bảng phản ánh hệsố khả năng thanh toán..................................... 59
Bảng 2.9 : Tìnhhìnhbiến độnghàng tồnkho của Côngty Cổ phầnNetNam năm
2015......................................................................................................... 63
Bảng2. 10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsửdụng hàng tồnkho củaCôngty Cổ
phần NetNam năm 2014 – 2015.................................................................. 65
Bảng 2.11: Bảng phân tíchcơ cấuvà sự biến độngtrongnhóm các khoảnphải
thu............................................................................................................ 67
Bảng 2.12: Bảng hệ số đánh giá tình hìnhquản trịcác khoảnphải thu ............ 70
Bảng 2.13: Bảng tình hìnhcác khoản phải thu, phải trả củacông ty................ 72
Bảng 2.14: Bảng hệ số phản ánh hiệu suất và hiệu quảquản trị vốn lưu động.. 75
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí của nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tương quan giữa
tài sản và nguồn vốn ................................................................................... 9
Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp .................................. 10
Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp .................................... 11
Hình 1.4: Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp ..................................... 12
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty: ............................................................... 31
Hình 2.2: Sự biến động của các hệ số phản ánh khả năng thanh toán........... 60
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.041
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tác động và
làm thay đổi cục diện của nền kinh tế thế giới so với những năm trước đó.
Ngày 11/1/2007, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, đã
đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với đất nước nói chung và nền kinh
tế Việt Nam nói riêng. Sự gia nhập WTO đã mở ra không chỉ là những cơ hội
mà còn là thách thức mà các nước thành viên, trong đó có Việt Nam cần phải
vượt qua để phát triển bền vững.Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp
muốn đứng vững và phát triển được thì cần phải thay đổi, nhanh chóng bắt
kịp xu hướng thị trường.Để làm được điều đó thì một trong những vấn đề mà
các doanh nghiệp phải quan tâm hàng đầu đó là quản trị tài chính doanh
nghiệp.Bài toán về việc sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn
là bài toán khiến các nhà quản trị phải bận tâm. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi
bắt tay vào sản xuất hay xem xét một phương án kinh doanh đều quan tâm
đầu tiên đến vốn kinh doanh của mình và sử dụng vốn một cách tiết kiệm.
Muốn vậy, công tác tài chính của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách
đầy đủ, chính xác kịp thời và đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính xác.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần NetNam, là một doanh
nghiệp hoạt động trong ngành nghề hoạt động viễn thông có dây với lĩnh vực
hoạt động chính là cung cấp các dịch vụ Internet, các dịch vụ trực tuyến và
các giải pháp mạng mà trong quá trình kinh doanh thì các khoản phải thu
chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa
trong quá trình thực tập em nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của công ty Cổ phần NetNam còn gặp nhiều hạn chế. Do đó, em lựa chọn đề
tài: “Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần
NetNam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình, mong góp một phần
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.042
nào đó cho việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng
vcuar công ty ngày càng hiệu quả hơn.
2.Đối tượng và mụctiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: lý luận và thực trạng quản trị vốn lưu động tại công
ty Cố phần NetNam, từ đó nêu ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục và giải
pháp.
3.Phạm vi nghiêncứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình vốn lưu động và tình hình quản trị
vốn lưu động tại Công ty Cổ phần NetNam trong hai năm 2014 và năm 2015
4.Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu từ lý luận cho đến thực
tiễn, bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích số liệu,
phương pháp so sánh thời gian (giữa kỳ này với kỳ trước), phương pháp so
sánh theo không gian ( giữa doanh nghiệp thực tập với mức trung bình
ngành), phương pháp tỷ số…
5.Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:
Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, bố cục luận văn có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn
lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty Cổ phần
NetNam
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu
động tại công ty Cổ phần NetNam
Do thời gian thực tập, điều kiện nghiêncứu và trìnhđộ kiến thức còn hạn chế
nên mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài nghiên cứu của em còn nhiều thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn, ban lãnh đạo
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.043
công ty Cổ phần NetNam và các bạn để đề tài nghiên cứu của em được hoàn
thiện.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hà,
ban lãnh đạo công ty Cổ phần NetNam, các anh chị cán bộ chuyên viên phòng
kế toán – tài chính và các thầy cô giáo giảng viên học viện tài chính đã giúp
đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.044
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động:
1.1.1. Khái niệm và đặcđiểm vốn lưu động:
1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động:
Để một doanh nghiệp có thể vận hành và duy trì bình thường, liên tục
trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bên cạnh tài sản cố định thì cũng cần
các tài sản lưu động . Phạm vi sử dụng tài sản lưu động bao trùm toàn bộ các
công đoạn của quá trình và thường được chia thành hai bộ phận: tài sản lưu
động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
Tài sản lưu động sản xuất gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm.
Tài sản lưu động lưu thông gồm: các loại tài sản đang nằm trong quá trình
lưu thông (thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, khoản phải thu, vồn bằng tiền)
Trong quá trình kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động
lưu thông không ngừng vận động, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá
trình này diễn ra nhịp nhàng liên tục.Để hình thành các tài sản lưu động, doanh
nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số
vốn này được gọi là vốn lưu động.
“Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để
đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho
hoạt động sản xuấtkinhdoanhcủa doanhnghiệp”.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.045
1.1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động:
- VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển giá
trị qua các giai đoạn SXKD của doanh nghiệp: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu
trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, rồi sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại quay trở về hình thái vốn bằng tiền.
- VLĐ dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giá trị sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và thu hồi lại toàn bộ khi doanh nghiệp
thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và kết thúc chu kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh: tại
cùng một thời điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp đều tồn tại ở nhiều hình
thái biều hiện với những tính chất, vai trò khác nhau đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần có biện pháp để
quản trị VLĐ một cách hợp lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng
áp dụng một số công cụ và chính sách cần thiết để qua đó có thể đẩy nhanh
vòng quay VLĐ, rút ngắn thời gian kỳ luân chuyển VLĐ, xây dựng cấu trúc
nguồn vốn ngắn hạn phù nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp:
1.1.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động và tính hoán
tệ của vốn lưu động:
- Vốn vật tư hàng hóa: Vốn tồn kho nguyên vật liệu, vốn sản phẩm dở
dang và bán thành phẩm, vốn thành phẩm.
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu. Vốn bằng tiền gồm có: Tiền mặt
tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Các khoản phải thu gồm có:
Phải thu của khách hàng, phải thu tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức dự trữ tồn
kho và khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.046
doanh nghiệp; giúp nhà quản lý nhận biết được vai trò, tác dụng của từng bộ
phận và kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện.
1.1.2.2. Phânloại theo vai trò của vốn lưu động:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Vốn NVL chính, vốn nguyên nhiên
vật liệu phụ, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn bán thành phẩm và sản phẩm
dở dang, vốn về chi phí trả trước.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, vốn trong thanh
toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền.
Việc đánh giá tình hình phân bổ vốn trong các khâu của quá trình luân
chuyển vốn ở doanh nghiệp được chính xác và phù hợp; là cơ sở nền tảng
quan trọng để doanh nghiệp đưa ra giải pháp quản lý vốn hiệu quả; quyết định
lựa chọn cơ cấu vốn đầu tư hợp lý đảm bảo sự cân đối về năng lực giữa các
giai đoạn trong quá trình SXKD; góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanhnghiệp:
Doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhằm hình thành nên các tài sản
cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.Nguồn vốn của doanh nghiệp bao
gồm:
- Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm). Doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm
thời trong hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường bao gồm: vay ngắn
hạn ngân hàng, tổ chức tín dụng; các khoản nợ ngắn hạn khác (nợ lương Công
nhân viên, nợ thuế nộp Ngân sách nhà nước...)
- Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn
này thường sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ
thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng TS của DN – Nợ ngắn hạn
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.047
Như vậy, nguồn hình thành VLĐ bao gồm: nguồn ngắn hạn (nguồn vốn
tạm thời), nguồn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên). Nguồn vốn bao gồm:
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên(NWC): là nguồn vốn ổn định có
tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên
cần thiết trong hoạt động kinh doanh của nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
NWC = Tàisản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN – Tài sản ngắn hạn
 Các trường hợp diễn biến của NWC:
- Trường hợp 1: NWC > 0  Tài sản ngắn hạn > Nợ ngắn hạn
=> DN sử dụng một phần nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ.
Điều này tạo ra một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của DN.
- Trường hợp 2: NWC < 0  Tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn
=> Toàn bộ TSLĐ và một phần tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn
vốn ngắn hạn. Đây là dấu hiệu của việc doanh nghiệp sử dụng vốn sai, tạo ra
sự mạo hiểm trong kinh doanh khi cán cân thanh toán mất thăng bằng, hệ số
thanh toán nợ ngắn hạn <1.
- Trường hợp 3: NWC = 0  Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn
=> Toàn bộ tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và toàn
bộ tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Không tạo ra được
tính ổn định trong kinh doanh, vẫn ẩn chứa một sự mạo hiểm nhất định.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản
lưu động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những biến động tăng giảm theo
chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để quyết định lựa chọn nguồn tài trợ nào doanh nghiệp
cũng cần phải xem xét tới các yếu tố khác như: dòng tiền chiết khấu, tỷ lệ
chiết khấu, chi phí huy động nguồn tài trợ và chi phí cơ hội để từ đó có thể
đưa ra những quyết định phù hợp.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.048
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp:
1.2.1. Khái niệm và mụctiêu quản trị vốn lưu động:
1.2.1.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động:
Quản trị là hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý.Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và
tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu rằng:
“Quản trị vốn lưu động là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn, ra
các quyếtđịnh, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều chỉnh một
cách hợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực tiếp tới vốn lưu
động trong doanh nghiệp để qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như thực hiện được mục tiêu tối đa hóa giá trị cho doanh
nghiệp”.
1.2.1.2. Mục tiêu quản trị VLĐ:
- Xác định đúng nhu cầu VLĐ, sao cho phù hợp với quy mô và điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp, có biện pháp quản lý và sử dụng VLĐ một
cách tiết kiệm, hiệu quả, đủ để đáp ứng các nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù
đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp và khách hàng,
không xác định lượng VLĐ cao hơn quá nhiều so với nhu cầu thực tế.
- Xác định quy mô vốn tồn kho dự trữ, các nhân tố ảnh hưởng đến vốn
tồn kho dự trữ để có biện pháp quản lý phù hợp vì việc quản lý vốn tồn kho
dự trữ tốt giúp doanh nghiệp tránh tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm
luân chuyển, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn
ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ.
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền măt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng
những nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp, vừa phải đảm bảo sự
an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải
đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp.
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng dựa trên
uy tín của từng khách hàng, phù hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.049
doanh nghiệp, đảm bảo khả năng sinh lời và hạn chế rủi ro, để có những biện
pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp.
Để đạt được những mục tiêu đó, doanh nghiệp cần thực hiện quản trị vốn
lưu động với những nội dung sau.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp:
1.2.2.1. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động:
Nội dung:
NWC = Nguồnvốn dài hạn - Tài sản dài hạn
NWC = Tàisản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn
Hình 1.1: Vị trí của nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tương quan
giữa tài sản và nguồn vốn
 Các mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp:
 Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động
thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản
lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.
- Ưu điểm: xác lập được sự cân bằng về thời gian sử dụng tài sản với
thời gian huy động nguồn tài trợ; hạn chế những rủi ro trong thanh toán; mức
độ an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí sử dụng vốn.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0410
- Nhược điểm: chưa tạo ra sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn,
thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh
hoạt hơn.
Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp
 Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên và
một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một
phần TSLĐ tạm thời, còn lại được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời.
Tiền
Thời gian
TSLĐ TX
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường
xuyên
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0411
Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp
- Ưu điểm: sử dụng mô hình này đảm bảo khả năng thanh toán và độ an
toàn ở mức cao.
- Nhược điểm: việc sử dụng nhiều khoản vay trung và dài hạn làm chi
phí sử dụng vốn cao hơn.
 Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ
thường xuyên và TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời.
Tiền
Thời gian
TSLĐ TX
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường
xuyên
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0412
Hình 1.4: Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp
- Ưu điểm: chi phí sử dụng vốn sẽ hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn
nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt hơn.
- Nhược điểm: mang lại rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp nếu có những
biến động bất thường trong sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều
hơn vì nguồn tín dụng ngắn hạn cũng được xem như dài hạn vì khoản này có
tính chất chu kỳ.
1.2.2.2. Phânbổ vốn lưu động:
 Vai trò của phân bổ vốn lưu động: Giúp doanh nghiệp sử dụng vốn
một cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn
lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường.
Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân
loại để hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang
quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng đắn các trọng điểm và biện pháp
quản trị vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp.
Tiền
Thời gian
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường
xuyên
TSLĐ TX
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0413
 Nội dung của phân bổ vốn lưu động: Bên cạnh công tác quản trị
nguồn vốn lưu động thì công tác phân bổ, sử dụng nguồn vốn làm sao cho
hợp lý, hiệu quả nhất cũng là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản trị
vốn lưu động tại các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần có công tác quản trị phù hợp để tạo ra một cơ cấu
tài sản lưu động hợp lý, cân đối. Một mặt đảm bảo đủ lượng tài sản lưu động
cho từng bộ phận để phục vụ cho quá trính sản xuất kinh doanh, mặt khác cần
duy trì các tài sản ở một lượng vừa đủ, hợp lý để tránh tình trạng dư thừa,
lãng phí gây ra tình trạng ứ đọng nguồn vốn, đẩy chi phí sử dụng vốn lên cao.
Tài sản lưu động này bao gồm:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên, vật liệu chính;
vốn vật liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốn vật đóng gói; vốn
công cụ dụng cụ nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn sản phẩm đang chế
tạo; vốn về chi phí trả trước.
- Vốn lưu động khâu lưu thông: vốn thành phẩm; vốn bằng tiền; vốn
trong thanh toán; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và cho vay
ngắn hạn.
1.2.2.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động:
“Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tối thiểu cần thiết
để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh được thường
xuyên, liên tục”.
Nhu cầu
VLĐ
Vốn hàng
tồn kho
Khoản nợ
Phải thu
Khoản nợ phải
trả nhà cung cấp
= + -
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0414
 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động:
Những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh: chu
kì, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh...
Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: khoảng cách giữa
doanh nghiệp với các nhàcung ứng hàng vật tư hàng hóa; sựbiến động về giá cả
của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh; khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường bán hàng; điều kiện
và phương tiện vận tải...
Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ
chức thanh toán: chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệp
ảnh hưởng trực tiếp đến kì hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu. Việc tổ
chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thu tiền
bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đếnnhu cầu vốnlưu độngcủa doanhnghiệp.
 Phương phápxác định nhu cầuVLĐ của doanhnghiệpnhư sau:
a. Phương pháp trực tiếp: xác định trực tiếp nhu cầu cho HTK, các khoản
phải thu, phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ.
 Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho:
- Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu
vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…
- Nhu cầu VLĐ dự trữ trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để
hình thành các SP dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. Nhu
cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ
dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành các SP dở, bán thành phẩm.
- Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn dự
trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả.
+ Nhu cầu vốn thành phẩm là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng
dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0415
+ Nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm
dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho khách hàng.
+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản
vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng.
Tổngnhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được xác định như sau:
𝐕𝐯𝐥đ = (𝐕𝐇𝐓𝐊 + 𝐕𝐬𝐱 + 𝐕𝐭𝐩)+(𝐕𝐩𝐭 - 𝐕𝐩𝐭𝐫)
 Ưu điểm phương pháp: phản ánh rõ nhu cầu VLĐ từng loại vật tư
hàng hóa; từng khâu kinh doanh, do vậy tương đốisát với nhu cầu của DN.
 Nhược điểm của phương pháp: tính toán phức tạp, mất nhiều thời
gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
b. Phương pháp gián tiếp:
 Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động so với
năm báo cáo: dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu
cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.
Vkh= Vbc ×
𝑴𝒌𝒉
𝑴𝒃𝒄
× (1+ t%)
Trong đó:
VKH: VLĐ năm kế hoạch
Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
t% =
𝐾𝑘ℎ−𝐾𝑏𝑐
𝐾𝑏𝑐
× 100%
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0416
Trong đó:
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển
Kkh: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo
 Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển
vốn năm kế hoạch: nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mức luân
huyển VLĐ (hay DTT)và tốc độ luân chuyển VLĐ dựtínhcủa năm kế hoạch.
VKH =
𝑴𝒌𝒉
𝑳𝒌𝒉
Trong đó:
Mkh: Tổng mức luân chuyển vốnnăm kế hoạch(doanh thu thuần)
Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: dựa vào sự biến
động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành vốn lưu động năm báo
cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu năm kế hoạch.
- Bước1:Tínhsố dưbìnhquâncáckhoảnmục trongBCĐKT kỳthực hiện.
- Bước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng
trong BCĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu
và tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.
- Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên DT để ước tính
nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạchtrêncơ sở DT dự kiến năm kế hoạch.
+ Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm= doanh thu tăng thêm × tỷ lệ % nhu
cầu vốn lưu động so với doanh thu.
+ Doanh thu tăng thêm= Doanh thu kỳ kế hoạch- doanhthu kỳ báo cáo
+ Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục TSLĐ so
với doanh thu – tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanhthu.
1.2.2.4. Quảntrị vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là loại tài
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0417
sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của DN.
Vốn bằng tiền không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào
mục đíchnhất định. Vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải
đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời
cũng phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh
nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào
chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi nhuận.
Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán
chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng. Quản
trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu:
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các
nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Nhằm để tránh tiền bị mất
mát, lợi dụng, doanh nghiệp cần thực hiện.
1.2.2.5. Quảntrị vốn tồn kho:
 Cáchphân loại tồn kho dự trữ:
- Căn cứ vào vai trò của chúng: tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản
phẩm sở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm.
- Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn: tồn kho có suất đầu tư vốn cao; tồn kho
có suất đầu tư vốn thấp; tồn kho có suất đầu tư vốn trung bình.
Việc hình thành lượng HTK đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất
định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ rất quan trọng
bởi nó không những thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động
của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình
trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động diễn
ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0418
 Các nhân tố ảnh hưởng:
Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự
trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố
ảnh hưởng khác nhau:
- Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu: quy mô sản xuất, khả năng sẵn
sàng cung ứng vật tư của trị trường, giá cả vật tư hàng hóa…
- Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm: kỹ thuật, công
nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất.
- Đối vớimức tồn kho thành phẩm:số lượng sản phẩm tiêu thụ, sựphối hợp
nhịp nhàng giữa khâu sảnxuất và khâu tiêu thụ, sức mua củatrị trường…
 Mô hình quản lý tồn kho EOQ:
Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản hàng
tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. Mức đặt hàng kinh tế
được xác định như sau:
C=C1+C2
C=( Q/2 x c1) + ( Qn/Q x c2 )
Trong đó:
C: Tổng chi phí tồn kho
C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho
C2: Tổng chi phí đặt hàng
c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho
c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm
Q: Mức hàng đặt mỗi lần
QE: Mức đặt hàng kinh tế
- Mức đặthàng kinh tế: Q = √ 𝟐𝐱𝒄𝟐𝐱𝑸𝒏/𝒄𝟏𝟐
- Số lần cần cung ứng trong năm (Lc): Lc = Qn/QE
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0419
- Số ngàycung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc): Nc= 360/Lc
- Thờiđiểm tái đặthàng (Qđh):Qđh = n x Qn/360
1.2.2.6. Quảntrị các khoảnphải thu:
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng
hóa hoặc dịch vụ. Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi
nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu, doanh
nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, mất cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu
bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới tăng chi phí quản trị các khoản phải
thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu được nợ. Do
đó nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bán
chịu. Ngược lại, khi khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro thì doanh nghiệp phải
thu hẹp việc bán chịu hàng hóa dịch vụ. Nội dung quản trị các khoản phải thu:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:
Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn hay giới hạn về mặt uy tín của
khách hàng mà DN áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho
phù hợp. Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng
hóa dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu, tỷ lệ chiết khấu thanh
toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng.
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:
Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu
cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Do đó doanh
nghiệp cần thu thập thông tin về khách hàng (báo cáo tài chính, các kết quả xếp
hạng tín nhiệm...); đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu nhận được;
lựa chọnquyếtđịnh nới lỏng hay thắt chặt bánchịu, thậm chí từ chốibán chịu.
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Sử
dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp; xác định trọng tâm quản lý và thu hồi
nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp; thực hiện các
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0420
biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu
khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
1.2.3. Cácchỉ tiêu đánhgiá tình hình quản trị vốn lưu động:
1.2.3.1. Chỉtiêu phản ánh kết cấuvốn lưu động:
 Các chỉ tiêu đánh giá về kết cấuVLĐ theo vai trò:
- Tỷ trọng vốn lưu động dự trữ sản xuấttrên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng VLĐ dự trữ sản
xuất trên tổng VLĐ =
VLĐ dự trữ sản xuất
x 100%Tổng VLĐ
- Tỷ trọng vốn lưu động sản xuất trên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng VLĐ sảnxuất
trên tổng VLĐ =
VLĐ sản xuất
x 100%
Tổng VLĐ
- Tỷ trọng vốn lưu động lưu thông trên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng VLĐ lưu thông
trên tổng VLĐ =
VLĐ lưu thông
x 100%
Tổng VLĐ
 Các chỉ tiêu đánh giá về kết cấu vốn lưu động theo hình thái và
tính thanh khoản:
- Tỷ trọng vốn bằng tiền trên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng vốn bằng tiền
trên tổng VLĐ =
Vốn bằng tiền (Tiền và các khoản
tương đương tiền) x 100 %
Tổng VLĐ
- Tỷ trọng nợ phảithu trên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng nợ phải thu
trên tổng VLĐ =
Các khoản nợ phải thu
x 100 %
Tổng VLĐ
- Tỷ trọng vốn tồn kho trên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng vốn tồn kho Vốn tồn kho (HTK) x 100 %
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0421
trên tổng VLĐ = Tổng VLĐ
1.2.3.2. Chỉtiêu phản ánh tình hình quản lý vốn bằng tiền:
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hệ số KNTT hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần
nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số KNTT nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng than toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà
không cần phải thực hiện thanh lý hàng tồn kho.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số KNTT tức thời =
Tiền và các khoảntương đương tiền
NNH
Hệ số này phản ánh KNTT các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền
và tương đương tiền, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chủ nợ trong việc
đưa ra quyết định cung ứng nguồn vốn phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.
- Hệ số thanh toán lãi vay:
Hệ số KNTT lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay phải trả
Hệ số này được tính toán dựa vào số liệu của BCKQHĐKD cho biết khả
năng thanh toán lãi tiền vay và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với
các chủ nợ.Các ngân hàng đặc biệt quan tâm khi thẩm định cho vay, có ảnh
hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm cũng như lãi suất vay vốn.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0422
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền:
- Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh:
Hệ số tạo tiền từ hoạt
động kinh doanh =
Dòng tiền vào từ HĐKD
Doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt
động kinh doanh so với doanh thu đạt được trong kì.
- Hệ số đảm bảothanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạtđộng:
Hệ số đảm bảo thanh toán lãi
vay từ dòng tiền thuần HĐ =
Dòng tiền thuần từ HĐKD + Lãi vay phải trả
Lãi vay phải trả
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động
sản xuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không
- Hệ số đảm bảothanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạtđộng:
Hệ số đảm bảo thanh toán nợ
từ dòng tiền thuần hoạt động =
Dòng tiền thuần từ HĐKD
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này được sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn
hạn của DN thông qua dòng tiền thuần hoạt động từ đó đánh giá khả năng tạo
tiền từ hoạtđộngkinh doanhcủadoanhnghiệp có đủchitrả nợ hay không.
1.2.3.4. Chỉtiêu phản ánh tình hình vốn tồn kho:
- Số vòng quayhàng tồn kho:
Số vòng quay HTK =
Giá vốn hàng bán
Giá trị HTK bình quân trong kỳ
- Số ngàymột vòng quayhàng tồn kho:
Số ngày một vòng quay HTK =
360
Số vòng quay HTK
1.2.3.5. Chỉtiêu phản ánh tình hình nợ phải thu:
- Số vòng quaynợ phảithu:
Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0423
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu cho biết trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển được bao
nhiêu vòng và đánh giá tổng quan tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
- Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình =
360
Vòng quay nợ phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của
doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền hàng.
1.2.3.6. Chỉtiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả vốn lưu động:
- Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quayvốn lưu động):
Số lần luân chuyển VLĐ =
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất
định, thường là một năm. Tổng mức luân chuyển vốn lưu động thường được
xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Số vốn lưu động bình quân được xác
định theo phương pháp bình quân số học.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số lần luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu
ngày.Kỳ luân chuyển càngngắn thì VLĐ luân chuyểncàng nhanh và ngược lại.
- Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm
vốn lưu động =
Mức luân chuyển vốn
BQ 1 ngày kỳ kế hoạch
x
Số ngày rút ngắn kỳ
luân chuyển VLĐ
Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên
doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0424
- Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng VLĐ =
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng DTT cần bao nhiêu đồng
VLĐ.Hàm lượng VLĐ càngthấp thì VLĐ sửdụng càng hiệu quả và ngược lại.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
LN trước (sau) thuế
x 100%
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao
nhiêu đồng LNTT (LNST) trong kỳ. Đây thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.4.Những nhân tố ảnhhưởng đến quảntrị vốn lưu động của doanhnghiệp:
1.2.4.1. Nhântố khách quan:
Sự ổn định của nền kinh tế:
Khi nền kinh tế ở tình trạng tăng trưởng nóng lạm phát cao, suy thoái
mạnh… đều có ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đến doanh nghiệp. Khi lạm phát
tăng làm cho giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên từ đó làm suy giảm
sức mua của đồng tiền từ cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng. Lượng vốn có được
trước khi kinh tế rơi vào lạm phát sẽ không còn đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động
sản xuất kinh doanh ở quy mô tương ứng và do đó bắt buộc doanh nghiệp
phải thu hẹp hoạt động với nhu cầu vốn ở mức thấp hơn.
Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước:
Trên cơ sở các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước sẽ thiết lập một
môi trường kinh doanh, hình thành khung hành lang pháp lý cho sự tồn tại,
phát triển của DN, định hướng các hoạt động SXKD của DN theo kế hoạch
toàn thể về kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn. Các chính sách này phát huy hiệu
lực ở từng thời kỳ nhất định, thường xuyên được cải tiến theo điều kiện tình
hình thực tế tác động khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển của DN.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0425
Sự cạnh tranh của thị trường:
Cạnh tranh là một yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường và có
ảnh hưởng nhiều mặt đối với doanh nghiệp. Nó tạo ra động lực thúc đẩy
doanh nghiệp tích cực phát triển ; đồng thời gia tăng năng lực sản xuất, tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành, nhưng có thể khiến DN trở nên tụt hậu, kinh doanh
thua lỗ và có thể phá sản khi bị các đốithủ cạnh tranh chiếm lĩnh và khai thác.
Lãi suấttiền vay:
Mức lãi suất tiền vay có ảnh hưởng đặc biệt đến công tác quản trị vốn
của DN, đòihỏi vốn phải được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả.
Các nhân tố khác:
Doanh nghiệp thường phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh
khỏi từ tự nhiên hoặc trong kinh doanh.Đây được xem là nhân tố bất khả
kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra.
1.2.4.2. Nhântố chủ quan:
Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doạnh nghiệp:
Trình độ quản lý chuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ,
linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng
vốn đạt hiệu quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng
sẽ không những hạn chế tính hiệu quả mà còn gây suy giảm khả năng bảo
toàn phát triển vốn của doanh nghiệp.
Hiệu quả huyđộng vốn:
Hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay hình thành nên tài sản của
doanh nghiệp.Cả hai nguồn này đều có chi phí sử dụng vốn, vì vậy đòi hỏi
nhà quản trị phải có những quyết định chiến lược trong việc phân bổ và sử
dụng có hiệu quả để có nguồn bù đắp cho phần chi phí đó.
Ngành nghềkinh doanh:
Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản ở các doanh nghiệp
thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Để công tác quản trị vốn lưu
động phát huy hiệu quả nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0426
đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất của DN mình nói riêng và toàn ngành nói
chung để có kế hoạch thực hiện các chính sáchvà giải pháp phù hợp.
Chiến lược hoạtđộng sản xuất kinh doanh:
Nhân tố này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Do đó, để có được những biện pháp
quản trị vốn lưu động phù hợp và hiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những
chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ lao động:
Trình độ lao động qyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của
nhà quản lý. Tuy nhiên các quyết định này lại cụ thể hóa thông qua công nhân
viên trong doanh nghiệp. Ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng
người lao động không có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện thì
đồng vốn không tạo ra hiệu quả cao.
Uy tín của doanh nghiệp:
Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các
đối tác có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản
xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.
Các nhân tố khác
Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặt
với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như: thiên tai, hỏa hoạn,
hoặc trong kinh doanh như: sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quan
trong quan hệ cung cầu trên thị trường…Đây được xem là nhân tố bất khả
kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác quản trị và sự dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0427
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NETNAM
2.1. Khái quáttình hình chung về công ty Cổ phần NetNam:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
2.1.1.1. Thông tin khái quát:
Tên công ty: “Côngty Cổ phần NetNam”
Tên giao dịch quốc tế: “NetNam Corporation”
Năm thành lập: 1994
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VND( 20 tỷ đồng)
Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà
Nội
Mã số thuế: 0100896284
Số điện thoại: 0437564907 / 0437561888
Email: admin@netnam.vn
Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Hoạt động viễn thông có dây
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Kể từ khi mới được thành lập dưới tên gọi Mạng NetNam - năm 1994
cho đến nay - năm 2016, Công ty Cổ phần NetNam trải qua hơn 20 năm hình
thành và phát triển, với rất nhiều những cột mốc lớn. Chặng đường hơn 20
năm đánh dấu quá trình NetNam không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất
lượng dịch vụ và mở rộng thị trường, trở thành một trong những ISP, OSP,
MSP, yêu thích của khối các khách sạn cao cấp, khu chung cư cao cấp, khối
tài chính ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ và các công ty đa quốc gia tại
Việt Nam.
Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển NetNam:
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0428
- Tháng 12/1994: NetNam – mạng thư tín điện tử đầu tiên tại Việt Nam
ra đời từ phòng Hệ thống mạng máy tính của Viện Công nghệ thông tin –
Trung tâm Khoa học Tự nhiên & Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học
& Công nghệ Việt Nam)
- Tháng 11/1997: NetNam trở thành một trong 04 nhà cung cấp dịch vụ
Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam
- Tháng 10/1998: Doanh nghiệp nhà nước Công ty NetNam được thành
lập theo quyết định số 2420/QĐ-KHCNQG ngày 26/11/1998 của Trung tâm
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học & Công
nghệ Việt Nam)
- Tháng 07/2000: Chính thức ra mắt hoạt động của Chi nhánh phía Nam
tại TP. Hồ Chí Minh
- Tháng 06/2004: NetNam tham gia thị trường Internet băng rộng
- Tháng 05/2006: Trở thành nhà cung cấp giải pháp mạng Internet hàng
đầu cho các khách sạn 5 sao tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
- Tháng 06/2010: NetNam chính thức chuyển đổi sang hoạt động dưới
hình thức Công ty Cổ phần với tên gọi Công ty Cổ phần NetNam
- Tháng 12/2011: POP đặt tại Hongkong của NetNam chính thức đi vào
hoạt động, đánh dấu NetNam chính thức trở thành ISP không viễn thông đầu
tiên tại Việt Nam có POP đặt tại nước ngoài.
2.1.2. Đặcđiểm hoạtđộng kinhdoanh của công ty:
Công ty cô phần NetNam có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc cung
cấp các dịch vụ Internet, các dịch vụ trực truyến và các giải pháp mạng. Với
chất lượng dịch vụ cao và luôn được đảm bảo cùng đội ngũ chăm sóc khách
hàng tận tình và giàu kinh nghiệm, công ty tự hào luôn là sự lựa chọn tin cậy
hàng đầu của các khách sạn 5 sao, chung cư cao cấp, khối tài chính ngân
hàng, các tổ chức phi chính phủ và các công ty đa quốc gia tại Việt Nam.
Lĩnh vực kinh doanh chính:
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0429
* Dịch vụ Internet (Internet Service Provider – ISP)
- Internet Băng rộng (FTTx, ADSL, xDSL, VSAT-IP, WIFI)
- Đường truyền riêng Leasedlines
- Metronet (dựa trên hạ tầng cáp quang)
- WAN services (hợp tác với các nhà viễn thông trong nước)
- IPLC, IEPL (hợp tác với các nhà viễn thông quốc tế)
* Dịch vụ trực tuyến (Online Services Provider – OSP)
- Đăng kí tên miền Việt Nam và tên miền quốc tế
- Dịch vụ Hosting (Web Hosting, Premium E-mail…)
- Thuê server, thuê chỗ đặt server (3 DCs tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh)
- Thuê tủ Rack
- Dịch vụ Giá trị gia tăng (SSL, E-mail Marketing, Web Design, SEO,
VPS…)
* Dịch vụ Quản trị mạng và Tích hợp hệ thống (Managed Services
Provider - MSP & Solution Integration – SI)
- DR, Hỗ trợ từ xa
- Quản trị an ninh doanh nghiệp
- Dịch vụ và giải pháp quản trị hệ thống mạng
- Dịch vụ và giải pháp quản trị Internet Khách sạn
* NetNam không chỉ cung cấp dịch vụ truy cập Internet mà còn cung cấp
giải pháp mạng chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phức tạp của nhiều tổ chức,
doanh nghiệp bao gồm:
- Các dịch vụ truy cập Internet, dịch vụ ứng dụng trên Internet
- Các dịch vụ gia tăng và giải pháp trên Internet: Thiết kế công thông tin(
website), các giải pháp thoại Internet, e-learning, thương mại điện tử, .v.v.
- Các giải pháp an toàn, an ninh mạng diện rộng
- Tư vấn, đào tạo về công nghệ thông tin.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0430
NetNam đã triên khai thành công các dự án lớn về hệ thống quản lý
thông tin và an toàn an ninh mạng( mạng diện rộng của Đảng Cộng sản, Hệ
thống thông tin UNDP các bộ ngành, .v.v.)
Khác hàng và đối tác:
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ
Internet và các giải pháp mạng, với chiến lược không ngừng cải tiến và nâng
cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất và linh hoạt mọi nhu cầu cao
cấp của khách hàng, NetNam luôn là sự lựa chọn tin cậy hàng đầu của khách
hàng cũng như đối tác. Một số khách hàng tiêu biểu:
- Khách sạn cao cấp: Sofitel Metropole, Sofitel Plaza, Melia, Daewoo,
Intercontinental…
- Khối tài chính, ngân hàng: VietcomBank, VietinBank, Martime Bank,
TechcomBank, VR Bank…
- Các cơ quan Chính phủ: Bộ Công Thương, Việt Kiểm sát Nhân dân Tối
cao, Viện Khoa học & Công nghệ VN, Trường Đại học Thương mại, Trường
Đại học Ngoại thương, Trung tâm thông tin - Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Bệnh viện Mắt Trung ương…
- Các tổ chức phi chính phủ (NGOs): Tổ chức Dịch vụ nhà thờ Thế giới
CWS, Tổ chức Caritas Thụy Sỹ, Quỹ động vật Hoang dã Thế giới WWF...
- Các doanh nghiệp: Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy
VINASHIN, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam PETROLIMEX...
Một số đối tác tiêu biểu:
- Trong nước: VTN, VTI, SPT, CMC, EVN…
- Ngoài nước: NTT Communications, Tata Communications, Reliance
Globalcom, SITA, Igloo Security, Prism…
2.1.2.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh.
Công ty Cổ phần NetNam được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo luật
Doanhnghiệp. Điều lệ côngtylà cơ sở chiphốicho mọihoạtđộngcủacôngty.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0431
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty:
Kế hoạch- Tài
chính
Nhân sự
Hành chính
ĐẠI HỘI CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM
SOÁT
KINH DOANH- DỊCH
VỤ
GIÁM ĐỐC KỸ
THUẬT
KHỐI TỔNG HỢP
KD Giải pháp- Dự án
KD Dịch vụ Giá trị
gia tăng
KD Băng rộng
Hợp tác quốc tế &
PR
Giải pháp & Tích
hợp hệ thống
Dịch vụ trực tuyến
Chăm sóc khách
hàng
Hạ tầng ngoại vi
KỸ THUẬT- VẬN
HÀNH
Quản trị mạng
Trực kỹ thuật
Nghiên cứu và phát
triển
Kế toán
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0432
Chức năng chính của các bộ phận :
- Đại hội đồng cổ đông ( ĐHĐCĐ ): là cơ quan có quyền quyết định cao
nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít
nhất một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ
Công ty quy định như: Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty
và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của công ty...
- Hội đồng quản trị( HĐQT) : Là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn
đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền
và nghĩa vụ giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác
trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Công
ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy
định.
- Ban kiểm soát : Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản
trị , hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng Giám đốc ; trong ghi chép sổ
kế toán và báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng
quản trị và Tổng Giám đốc.
- Ban điều hành: Trong Ban điều hành, Tổng Giám đốc là người điều
hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ được giao. Phó Tổng Giám đốc phụ trách các hoạt động của Công ty
tại chi nhánh phía Nam.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0433
2.1.2.3. Các đơnvị thành viên trực thuộc công ty.
- Chi nhánhcông ty tại TP.HCM:
Địa chỉ:244 Huỳnh Văn Bánh, F.11, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84) - 8 - 3.997 6400 Fax: (+84) - 8 - 3.997 6411
Website: hcmc.netnam.vn
2.1.2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh.
Là một công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin,
NetNam trực tiếp cung cấp nhiều loại hình dịch vụ Internet và các dịch vụ gia
tăng trên internet, các giải pháp mạng, thiết kế website, sản phẩm phần mềm,
đào tạo nhân lực Công nghệ thông tin… Các loại hình dịch vụ công ty cung
cấp đều theo một tiêu chuẩn quy trình đã được lập, điều này thể hiện được
tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.1.2.4.1Tình hình cung cấp vật tư.
Do công ty NetNam là một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ Internet
và kinh doanh các sản phẩm phần mềm của Viện CNTT nên nguyên liệu dùng
để sản xuất là không có, vì vậy mà tình hình cung ứng vật liệu và công tác
bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu sẽ không được đề cập đến.
2.1.2.4.2Lực lượng lao động:
Tính đến ngày 29/2/2016, công ty có số lượng lao động là hơn 180
người. Số lượng lao động trong công ty tương đối ổn định qua các năm.
Nhiều cán bộ, công nhân viên có trình độ đại học, kỹ sư trở lên. Tất cả đều là
những người có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc.
Người lao động trong công ty đều có hợp đồng lao động theo đúng luật
lao động và được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành của pháp
luật về Luật lao động và các khoản trợ cấp, thưởng, được đóng bảo hiểm y tế,
bảo hiểm xã hội...
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0434
2.1.2.4.3 Thị trường và đốithủ cạnh tranh:
Tuy NetNam là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
đầu tiên tại Việt Nam, nhưng nó lại không phải là một doanh nghệp lớn. Hiện
nay các đối thủ của NetNam gồm có:
- Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC thuộc Tổng công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam(VNPT)
- Công ty Đâu tư và Phát triển Công nghệ FPT
- Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội( Viettel)
- Công ty CP dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (Saigonnet)
- Công ty CP Viễn thông Hà Nội( Hanoi Telecom)
- Công ty Điện tử tin học Hóa Chất
- Công ty Việt Khang
- Công ty Viễn thông Điện lực
Trong đó, mạnh nhất là 3 doanh nghiệp VDC, FPT và Viettel, hiện 3
doanh nghiệp này đang là nhóm dẫn đầu với hơn 90% thị phần dịch vụ
Internet băng rộng tại Việt Nam. VDC được đánh giá là doanh nghiệp đầu
tiên tham gia cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam. Hiện VDC đang có phạm
vi cung cấp rộng nhất trên 63 tình thành và cũng là ISP có thuê bao lớn nhất.
Cho đến thời điểm này, VDC đang là ISP có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với
Internet Việt Nam. Cả FPT và Viettel đều có ảnh hưởng nhất định đến thị
trường Internet băng rộng do có cơ sở hạ tầng tốt và tiềm lực tài chính mạnh.
Còn NetNam và những doanh nghiệp còn lại do chưa có cơ sở hạ tầng mà chủ
yếu là đi thuê nên chia nhau 10% thị phần và hoạt động chủ yếu tại hai thành
phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
2.1.3.Tìnhhình tài chính chủ yếu của công ty.
 Thuận lợi:
Công ty có đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, có kinh nghiệm và giàu
tính sáng tạo, luôn nỗ lực phấn đấu để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0435
Trong qúa trình hoạt động của mình, doanh nghiệp được Nhà nước tạo
điều kiện về cơ chế chính sách, các chủ trương, giải pháp, các trương trình
trọng điểm như áp dụng hệ thống thông tin điện tử cho các ngành nghề trong
xã hội, tạo nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho công ty
 Khó khăn:
Thị trường bị giới hạn về mặt địa lý khi chỉ tập trung ở Hà Nội và Tp.
Hồ Chí Minh.
Sản phầm của công ty chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường khi đặc
thù của ngành công nghệ viễn thông là không ngừng cải tiến, đáp ứng theo
nhu cầu của thị trường
Công ty chịu sự cạnh tranh khá gay gắt trước các đối thủ lớn như VDC,
FPT, Viettel.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0436
2.1.3.1. Khái quát tình hình tài chínhcủa Công ty một số năm gần đây.
Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp nhất hiệu quả sử dụng VKD nói chung và hiệu quả sử
dụng VLĐ nói riêng. Sau hơn chục năm đi vào hoạt động, nhờ có phương hướng hoạt động đúng đắn, biết phát huy
những lợi thế và khắc phục khó khăn, công ty đã thu được những thành quả nhất định. Điều đó được thể hiện qua bảng
sau:
*Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Bảng 2.1: Bảng phần tích khái quát kết quả kinh doanh
CHỈ
TIÊU
Năm 2015 Năm 2014
chênh lệch 2015/2014
số tiền tỷ lệ (%)
1
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 205,628,303,183 186,375,796,745
19,252,506,438 10.33
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1,584,109,244 2,712,374,036 (1,128,264,792) (41.60)
3
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 204,044,193,939 183,663,422,709
20,380,771,230 11.10
4 Giá vốn hàng bán
169,322,322,274 152,873,312,225
16,449,010,049 10.76
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 34,721,871,665 30,790,110,484
3,931,761,181 12.77
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0437
6 Doanh thu hoạt động tài chính 330,083,978 418,622,680 (88,538,702) (21.15)
7 Chi phí tài chính 2,804,733,243 4,218,838,396 (1,414,105,153) (33.52)
7.1 Trong đó: chi phí lãi vay 2,210,921,809 3,698,372,928 (1,487,451,119) (40.22)
8 Chi phí bán hàng 15,243,426,433 12,288,741,222 2,954,685,211 24.04
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 9,409,543,654 8,688,255,677 721,287,977 8.30
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 7,594,252,313 6,012,897,869
1,581,354,444 26.30
11 Thu nhập khác 450,208,779 413,598,029 36,610,750 8.85
12 Chi phí khác 419,757,720 341,263,012 78,494,708 23.00
13 Lợi nhuận khác 30,451,059 72,335,017 (41,883,958) (57.90)
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 7,624,703,372 6,085,232,886
1,539,470,486 25.30
15
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành 1,813,781,440 1,463,881,006
349,900,434 23.90
16
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại 65,463,185 71,345,516
(5,882,331) (8.24)
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 5,745,458,747 4,550,006,364
1,195,452,383 26.27
18 CÁC CHỈ TIÊU TỶ SUẤT
a.
Tỷ suất GVHB trên DT thuần
(4/3)
82.98 83.24 (0.25) (0.30)
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0438
b.
Tỷ suất chi phí bán hàng trên
DT thuần (8/3)
7.47 6.69 0.78 11.65
c.
Tỷ suất chi phí quản lý doanh
nghiệp trên DT thuần (9/3)
4.61 4.73 (0.12) (2.52)
d.
Tỷ suất lãi vay trên DT thuần
= (7.1)/(3)
1.08 2.01 (0.93) (46.19)
e.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
SXKD trên DT thuần = (3 – 4 –
7.1 – 8 – 9)/(3)
3.85 3.33 0.52 15.67
(Nguồn:Báo cáo tài chính năm công ty 2015, 2014)
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0439
Qua bảng trên ta thấy:
Lợi nhuận sau thuế năm tài chính 2015 tăng đáng kể so với năm 2014, cụ
thể tăng hơn 1 tỷ đồng tương ứng 26.27%.
Chỉ tiêu doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 tăng
20,380,771,230 tăng tương ứng tăng 11,1%. Đồng thời giá vốn hàng bán tăng
16,449,010,049 đồng, tương ứng 10,76% so với kì trước, dù cả 2 chỉ tiêu
doanh thu thuần và giá vốn hàng bán qua hai năm 2014,2015 đều tăng nhưng
do chỉ tiêu doanh thu thuần có tốc độ tăng nhanh hơn chỉ tiêu giá vốn hàng
bán nên làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015
tăng lên gần 4 tỷ đồng, tương đương với tăng 12.77%. Đây là kết quả của sự
nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh và duy trì hoạt động sản xuất
kinh doanh trong năm vừa qua.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 88,538,702 đồng tương ứng
với giảm 21.15% trong khi chi phí tài chính lại giảm tới 33.52%( tương
đương với giảm 1,414,105,153). Chi phí tài chính là do khoản chi phí lãi vay
là khoản chiếm phần lớn trong chi phí tài chính lại giảm mạnh, trong năm, do
sự biến động của nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp đã giảm quy mô vay vốn
ngắn hạn từ hơn 30 tỷ đồng xuống còn hơn 20 tỷ đồng nên đã làm giảm chi
phí lãi vay.
Về chi phí, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 8.30% trong năm 2015, chi phi
bán hàng tăng 24.04 %. Điều này là phù hợp với điều kiện thực tiễn về mở
rộng về cả lực lượng lao động lẫn quy mô hoạt động, quy mô bán hàng của
công ty. LNST trong năm 2015 đã tăng 1,195,452,383 đồng với tỷ lệ tăng
khoảng 26.27% chứng tỏ năm 2015 là năm doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi
trong việc tổ chức hoạt động SXKD, lĩnh vực viễn thông có dây mà doanh
nghiệp hoạt động là một lĩnh vực vẫn còn tương đối mới trong thị trường
trong nước nên có những điều kiện thuận lợi nhất định dành cho công ty.
Các chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp đều có sự tăng trưởng theo
hướng tích cực là dấu hiệu cho thấy công ty đang làm ăn thuận lợi. Lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh tăng thêm 26.30%, lợi nhuận khác giảm 57.9%
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0440
nhưng chỉ là giảm gần 42 triệu. Lợi nhuận tăng 25.30%, lợi nhuận kế toán
sau thuế tăng 26.27%. Lợi nhuận kế toán sau thuế công ty chịu ảnh hưởng
phần lớn từ hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong thời gian tới, bên cạnh cố gắng tăng doanh thu bán hàng, Netnam
cần nỗ lực hơn trong việc tiết kiệm chi phí, cắt giảm nhân sự, xây dựng được các
định mức chi phí, để cùng với sự gia tăng về doanh thu, hiệu quả sản xuất kinh
doanhmới thể hiện rõ rệt, đảm bảo cho sựpháttriển bềnvững củacôngty.
*Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0441
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty Cổ phần NetNam
Chỉ tiêu
31/3/2015 31/3/2014 So sánh năm 2015/2014
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền
Tỷ
trọng(%) Chênh lệch
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ lệ
(%)
TÀI SẢN
A.Tài sản ngắn hạn 60,777,591,636 54.20 63,794,180,730 56.98 (3,016,589,094) (2.78) (4.73)
I.Tiền và các khoản
tương đương tiền 7,275,445,016 6.49 6,271,657,549 5.60 1,003,787,467 0.89 16.01
II.Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn 89,654,485 0.08 1,071,527,388 0.96 (981,872,903) (0.88) (91.63)
II.Các khoản phải thu
ngắn hạn 38,121,146,284 34.00 40,943,002,553 36.57 (2,821,856,269) (2.58) (6.89)
IV.Hàng tồn kho 8,344,184,444 7.44 7,426,937,533 6.63 917,246,911 0.81 12.35
V.Tài sản ngắn hạn
khác 6,947,161,407 6.20 8,081,055,707 7.22 (1,133,894,300) (1.02) (14.03)
B.Tài sản dài hạn 51,357,272,403 45.80 48,157,061,816 43.02 3,200,210,587 2.78 6.65
I.Tài sản cố định 41,901,314,872 37.37 39,770,590,235 35.52 2,130,724,637 1.84 5.36
II. Phải thu dài hạn 10,000,000 0.01 10,000,000 0.01 - (0.00) -
V.Các khoản đầu tư 1,097,778,374 0.98 922,179,578 0.82 175,598,796 0.16 19.04
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0442
tài chính dài hạn
VI.Tài sản dài hạn
khác 8,348,179,157 7.44 7,454,292,003 6.66 893,887,154 0.79 11.99
Tổng cộng tài sản 112,134,864,039 100.00 111,951,242,546 100.00 183,621,493 - 0.16
NGUỒN VỐN
A.Nợ phải trả 65,017,611,003 57.98 74,985,788,015 66.98 (9,968,177,012) (9.00) (13.29)
I.Nợ ngắn hạn 51,134,656,986 45.60 61,482,039,080 54.92 (10,347,382,094) (9.32) (16.83)
II.Nợ dài hạn 13,882,954,017 12.38 13,503,748,935 12.06 379,205,082 0.32 2.81
B.Vốn chủ sở hữu 47,117,253,036 42.02 36,965,454,531 33.02 10,151,798,505 9.00 27.46
I.Vốn chủ sở hữu 47,117,253,036 42.02 36,965,454,531 33.02 10,151,798,505 9.00 27.46
Tổng cộng nguồn
vốn 112,134,864,039 100.00 111,951,242,546 100.00 183,621,493 -
(Nguồn:Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần NetNam năm 2015,2014)
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0443
Dựa vào 2 bảng trên ta thấy:
Tổng tài sản của công ty tăng nhẹ so với đầu kì, cụ thể tăng 183,621,493
đồng, tương ứng 0,16%. Có sự tăng nhẹ đó là do sự tăng tài sản dài hạn và
giảm tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn của công ty vào thời điểm 31/3/2015
tăng hơn 3 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 6,65%. Ngược lại, tài sản ngắn hạn
giảm hơn 3 tỷ đồng, tức giảm 4,73%. Sự thay đổi trên dẫn đến thay đổi về cơ
cấu các loại tài sản. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn từ 56,98%, sau một năm giảm
xuống còn 54,2%. Như vậy tỷ lệ giữa tài sản dài hạn và ngắn hạn gần như
tương đương, điều này cũng là phù hợp đối với đặc thù của một công ty kinh
doanh dịch vụ mạng như Netnam.
Về quy mô nguồn vốn: Tổng nguồn vốn tăng 183,261,493 đồng, trong
đó nợ phải trả giảm 9,968,177,012 đồng, tương ứng giảm 13,3%, vốn chủ sở
hữu tăng 10,151,798,505 đồng tương ứng tăng 27,46%. Tỷ lệ tăng vốn chủ
như trên là khá lớn, chứng tỏ công ty đang ngày càng nâng cao khả năng tự
chủ tài chính.
Tỷ trọng nguồn vốn: tỷ trọng nợ phải trả tuy vẫn lớn hơn tỷ trọng vốn
chủ sở hữu, tuy nhiên khoảng cách này đang dần được rút ngắn. Mặc dù tăng
khả năng tự chủ nhưng doanh nghiệp cũng cần xem xét đến chi phí sử dụng
vốn, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
* Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0444
Bảng 2.3: Bảng phân tích biến động hệ số tài chính của công ty năm 2015 và 2014
Chỉ tiêu
31/3/2015 31/3/2014 Chênh lệch
Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND) Tỷ trọng(%) Số tiền (VND)
Tỷ
lệ(%)
I.Tài sản
112,134,864,039 100.00 111,951,242,546 100.00 183,621,493 0.16
1.Tài sản ngắn hạn
60,777,591,636 54.20 63,794,180,730 56.98 (3,016,589,094) (4.73)
2.Tài sản dài hạn
51,357,272,403 45.80 48,157,061,816 43.02 3,200,210,587 6.65
II.Nguồn vốn
112,134,864,039 100.00 111,951,242,546 100.00 183,621,493 0.16
1.Nguồn vốn ngắn hạn
51,134,656,986 45.60 61,482,039,080 54.92 (10,347,382,094) (16.83)
2.Nguồn vốn dài hạn
61,000,207,053 54.40 50,469,203,466 45.08 10,531,003,587 20.87
a. Nợ dài hạn
13,882,954,017 12.38 13,503,748,935 12.06 379,205,082 2.81
b. Vốn chủ sở hữu 47,117,253,036 42.02 36,965,454,531 33.02 10,151,798,505 27.46
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0445
III.Nguồn VLĐTX = NVDH
– TSDH 9,642,934,650 2,312,141,650 7,330,793,000 317.06
Chỉ tiêu ĐVT 31/3/2015 31/3/2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
I. Hệ số khả năng thanh
toán
a. Hệ số khả năng thanh toán
hiện thời
Lần 1.189 0.851 0.338 39.710
b. Hệ số khả năng thanh toán
nhanh:
Lần 1.025 0.752 0.274 36.410
c. Hệ số khả năng thanh toán
tức thời
Lần 0.142 0.084 0.059 70.114
Năm 2015 Năm 2014
d. Lợi nhuận trước lãi vay và
thuế
Đồng
9,835,625,181 9,783,605,814 52,019,367
0.53
e. Lãi vay phải trả Đồng
2,210,921,809 3,698,372,928 (1,487,451,119)
(40.22)
f. Hệ số khả năng thanh toán
lãi vay: (d)/(e)
Lần
4.45 2.65 1.80
68.17
II. Hệ số cơ cấu tài sản 31/3/2015 31/3/2014
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0446
a. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản
ngắn hạn
%
54.20 56.98 (2.78)
(4.88)
b. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài
hạn
%
45.80 43.02 2.78
6.46
III. Hệ số cơ cấu nguồn vốn
a. Hệ số nợ
Lần
57.98 66.98 (9.00)
(13.44)
b. Hệ số vốn chủ sở hữu Lần
42.02 33.02 9.00
27.26
IV. Hệ số hiệu suất hoạt
động
2015 2014
a. Số vòng quay vốn lưu động Vòng
3.77 3.45 0.32
9.28
b. Số vòng vốn kinh doanh Vòng 1.89 1.7
0.19
11.18
V. Hệ số hiệu quả hoạt động 2015 2014
1. Doanh thu thuần Đồng
204,044,193,939 183,663,422,709 20,380,771,230
11.10
2. Lợi nhuận trước lãi vay và Đồng 9,835,625,181 9,783,605,814 52,019,367 0.53
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0447
thuế
3. Lợi nhuận sau thuế Đồng
6,891,028,364 5,518,298,974 1,372,729,390
24.88
4. Vốn kinh doanh bình quân Đồng
108,161,792,624 108,076,568,433 85,224,191
0.08
5. Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng
41,809,380,669 36,518,985,717 5,290,394,952
14.49
a. Tỷ suất LNST trên doanh
thu (ROS): (3)/(1)
%
3.38 3.00 0.37
12.40
b. Tỷ suất sinh lời kinh tế của
tài sản (BEP): (2)/(4)
%
9.09 9.05 0.04
0.45
c. Tỷ suất LNST trên VKD
(ROA): (3)/(4)
%
6.37 5.11 1.27
24.78
d. Tỷ suất lợi nhuận VCSH
(ROE): (3)/(5)
%
16.48 15.11 1.37
9.07
(Nguồn:Báo cáo tài chính công ty Cổ phần NetNam năm 2014,2015)
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0448
- Về hiệu suất hoạt động: trong năm 2015, công ty gặp được một số điều
kiện thuận lợi nhất định khi mà doanh thu thuần tăng 11.10% thì vòng quay
vốn lưu động cũng tăng tương ứng 9.28% (0.32 vòng).Vòng quay vốn kinh
doanh cũng tăng 11.18% tương đương với tăng 0.19 vòng từ 1.7 năm 2014
lên 1.89 vòng trong năm 2015. Sự gia tăng của cả vòng quay vốn lưu động và
vòng quay vốn kinh doanh cho thấy sự nỗ lực của doanh nghiệp trong công
tác quản trị vốn lưu động, vốn kinh doanh của mình, sự nỗ lực của công ty
trong cồ gắng mở rộng sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
Việc tăng vòng quay vốn lưu động lên 0.32 vòng sẽ làm giảm số vòng quay
của vốn lưu động, từ đó sẽ làm giảm áp lực thanh toán của công ty khi các
khoản nợ ngắn hạn cũng như nợ dài hạn đến hạn thanh toán.
- Về hiệu quả hoạt động: Hầu hết khả năng sinh lời năm 2015 của công
ty đều tăng . Tăng mạnh nhất là chỉ tiêu ROA tăng 1.27% từ 5.11% lên
6.37%. Tỷ suất ROE cũng tăng 9.07% . Tỷ suất ROS tăng 12.40 %. Tuy
nhiên tỷ suất BEP có tăng nhưng tăng lại rất nhỏ từ 9.05% lên đến 9.09%.
Điều này cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty cũng chưa thực
sự hiệu quả. Nhìn chung sự biến động theo chiều hướng tăng lên như vậy cho
thấy sự thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Tuy
nhiên, điều này đã đặt ra yêu cầu phải duy trì và làm gia tăn tính hiệu quả đối
với công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời
gian tới.
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty Cổ phần NetNam
2.2.1. Nội dung quản trị vốn lưu động:
Là một doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ viễn thông, nên công ty Cổ
phần NetNam có những đặc thù riêng biệt như các doanh nghiệp cùng ngành.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông có dây thường mang tính độc
lập, đặc thù về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật phức tạp hơn so với
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0449
các hoạt động khác. Chính điều này đã ảnh hưởng đến vốn lưu động, cụ thể là
vốn tồn kho và các khoản phải thu của công ty và chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu TSNH của công ty. Năm 2015, nợ phải thu chiếm 62,72 %, hàng tồn kho
chiếm 13,72%, vốn bằng tiền, loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất chiếm
tỷ trọng 11,97 %.
Nguồn hình thành vốn lưu động được huy động chủ yếu thông qua tín
dụng ngân hàng dưới dạng các khoản vay nợ có tính chất ngắn hạn cùng sự
tài trợ một phần từ nguồn lực tài chính bên trong doanh nghiệp.
2.2.1.1. Tổ chức nguồn vốn lưu động:
Cùng với sự tăng lên của quy mô vốn lưu động thì nguồn vốn lưu động
cũng tăng lên tương ứng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của công ty.
Qua bảng 2.4 ta nhận thấy tại thời điểm đầu năm hay cuối năm 2015,
nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty đều lớn hơn 0 hay tài sản ngắn
hạn lớn hơn nợ ngắn hạn làm cho NWC > 0. Toàn bộ tài sản lưu động được
tài trợ bởi nguồn vốn lưu động động tạm thời và một phần nguồn vốn lưu
động thường xuyên. Khi đó sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ
cho tài sản lưu động để sử dụng cho hoạt động kinh doanh, nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp luôn được đảm bảo.
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0450
Bảng 2.4: Bảng xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên
ĐVT:đồng
Chỉ tiêu 31/3/2015 31/3/2014
Chênh lệch
Số tiền
(đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tài sản ngắn hạn 60,777,591,636 63,794,180,730 (3,016,589,094) -4.73
Tài sản dài hạn 51,357,272,403 48,157,061,816 3,200,210,587 6.65
Nợ ngắn hạn 51,134,656,986 61,482,039,080 (10,347,382,094) -16.83
Nợ dài hạn 13,882,954,017 13,503,748,935 379,205,082 2.81
Vốn chủ sở hữu 47,117,253,036 36,965,454,531 10,151,798,505 27.46
Nguồn vốn thường xuyên 61,000,207,053 50,469,203,466 10,531,003,587 20.87
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên
(NWC) 9,642,934,650 2,312,141,650 7,330,793,000 317.06
(Nguồn:tính toán từ báocáo tài chính của công ty)
Việc sử dụng mô hình tài trợ này khiến cho DN phải sử dụng nhiều
khoản vay ngắn hạn, một mặt giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng
vốn để kinh doanh, mặt khác thì việc sử dụng vốn vay ngắn hạn nhiều sẽ
mang lại rủi ro thanh toán cho công ty, gia tăng áp lực trả nợ ngắn hạn khi đến
hạn. Trong năm 2015, công ty đều có sự giảm về cả tài sản ngắn hạn lẫn nợ
ngắn hạn, nhưng nợ ngắn hạn lại có tốc độ giảm mạnh hơn nên NWC vẫn
dương, đảm bảo mô hình tài trợ vốn lưu động của công ty vẫn ổn định.Nợ
ngắn hạn giảm do trong năm doanh nghiệp hoạt động có lãi nên đã dùng một
phần lợi nhuận để chi trả một phần các khoản nợ đến hạn. Việc này giúp công
ty giảm bớt áp lực thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Về mặt
chi phí sử dụng vốn, công ty sử dụng phần lớn là nợ ngắn hạn trong cả 2 năm
2014 và năm 2015, tài trợ ngắn hạn thường có chi phí sử dụng thấp hơn tài trợ
dài và trung hạn, lãi suất cũng thường thấp hơn. Trên thực tế, trong năm 2015,
công ty đã giảm nợ ngắn hạn đi hơn 16%, chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hẹp
`Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0451
việc sử dụng đòn bẩy tài chính, tuy nhiên bớt nợ ngắn hạn sẽ làm giảm nguồn
vốn ngắn hạn, điều này có thể gây một chút khó khăn cho công ty khi đặt
trong tình trạng thực tế của công ty Cổ phần NetNam hiện nay khi đặt trong
môi trường kinh doanh của công ty, là một trong lĩnh vực mới của thị trường,
công ty cần nắm bắt được cơ hộixuất hiện trên thị trường, công ty nên gia
tăng việc sử dụng vay ngắn hạn đến một mức an toàn để đảm bảo cho nguồn
vốn dồi dào giúp công ty nắm bắt cơ hội kịp thời; hơn nữa với chi phí sử dụng
vốn thấp của vốn vay ngắn hạn, thì chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay
sẽ thấp hơn so với vay dài hạn, sẽ làm tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy, công ty cần phải xác định chính xác nguồn vốn lưu
động thường xuyên để lựa chọn mô hình tài trợ cho phù hợp với mục tiêu phát
triển chung mà doanh nghiệp đã đề ra.
2.2.1.2. Thực trạng về xác định nhu cầuvốn lưu động của công ty:
Vào cuối năm báo cáo, công ty thường tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu
động cho năm kế hoạch.Tại thời điểm năm 2014, công ty sử dụng phương pháp
dự báo dựa vào vòng quay vốn lưu động để xác định nhu cầu vốn lưu động năm
2015. Công ty dựa vào kế hoạch doanh thu và tốc độ luân chuyển vốn lưu động
cho năm 2015 để tínhtoán như sau:
- Xác định vòng quay vốn lưu động năm 2014
+ Doanh thu thuần = 183,663,422,709 (đồng)
+ Số VLĐ bình quân = 53,226,555,028 (đồng)
+ Vòng quay vốn lưu động năm 2014 là:
183,663,422,709 = 3.45 ( vòng)
53,226,555,028
-Vòng quay VLĐ và doanh thu dự kiến cho năm 2015:
Cuối năm tài chính 2014, nhận thấy chênh lệch giữa vốn lưu động bình
quần và nhu cầu vốn lưu động trong năm là tương đối lớn( nhu cầu vốn lưu
động là 20,529,059,770 đồng trong khi vốn lưu động bình quân
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam

More Related Content

What's hot

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
Kế toán Doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương ...
Kế toán Doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương ...Kế toán Doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương ...
Kế toán Doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương ...hieu anh
 
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
 
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&CĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khíĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh HưngQuản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Kế toán Doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương ...
Kế toán Doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương ...Kế toán Doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương ...
Kế toán Doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương ...
 
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...
Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...
Đề tài: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung c...
 
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH AidenĐề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
 

Similar to Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam

Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam (20)

Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty thương mại Thùy Linh, 9đ
Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty thương mại Thùy Linh, 9đKế toán và kết quả bán hàng tại công ty thương mại Thùy Linh, 9đ
Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty thương mại Thùy Linh, 9đ
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điệnĐề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
 
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đĐề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng LongĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty may mặc, HOT, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty may mặc, HOT, 9đĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty may mặc, HOT, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty may mặc, HOT, 9đ
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Sao Mai, HOT
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Sao Mai, HOTĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Sao Mai, HOT
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Sao Mai, HOT
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
 
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh HóaQuản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính của Công ty Cơ giới hạ tầng, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính của Công ty Cơ giới hạ tầng, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính của Công ty Cơ giới hạ tầng, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính của Công ty Cơ giới hạ tầng, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng ở công ty LP Việt Nam
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng ở công ty LP Việt NamĐề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng ở công ty LP Việt Nam
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng ở công ty LP Việt Nam
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo LongLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam

  • 1. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghirõ họ tên) NGUYỄN ĐỨC HOÀNG
  • 2. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ..................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1............................................................................................... 4 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP......................................... 4 1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động:.................................. 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động: ................................................ 4 1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp:.......................................... 5 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp:............................. 6 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp: .............................................. 8 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động:..................................... 8 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp: ............................. 9 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động:....................... 20 1.2.4. Những nhântố ảnh hưởngđếnquản trị vốn lưuđộngcủadoanhnghiệp:...... 24 CHƯƠNG 2..............................................................................................27 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NETNAM .................................................................................................27 2.1. Khái quát tình hình chung về công ty Cổ phần NetNam:...................... 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:................................. 27 Mã số thuế: 0100896284........................................................................... 27
  • 3. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04iii 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:.................................... 28 2.1.3.Tình hình tài chính chủ yếu của công ty............................................. 34 2.2. Thực trạngquản trịvốn lưuđộng tại công tyCổ phần NetNam................... 48 2.2.1. Nội dung quản trị vốn lưu động:...................................................... 48 2.2.2. Quản trị vốn bằng tiền: .................................................................... 55 2.2.3. Quản trị nợ phải thu:....................................................................... 66 2.2.4 Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động....................74 2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty Cổ phần NetNam.................................................................................................... 78 2.3.1. Những kết quả đạt được:.................................................................. 78 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục:................................ 79 CHƯƠNG 3..............................................................................................81 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NETNAM...................................81 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: ......................... 81 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội:................................................................. 81 3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty:................................ 84 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty Cổ phần NetNam............................................................. 86 3.2.1. Nâng cao năng lực dự báo góp phần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của công ty:.................................................................................86 3.2.2. Tăng cường công tác quản trị vốn bằng tiền của công ty: ...................88 3.2.3. Phân tích, đánh giá toàn diện uy tín của khách hàng và chú trọng các biện pháp tổ chức thu hồi nợ có hiệu quả: ...................................................90 3.2.4. Tăng cường công tác quản trị vốn tồn kho của công ty:......................93 3.2.5. Tổ chức tốt quản lý vốn lưu động:.....................................................94
  • 4. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04iv 3.2.6. Một số giải pháp khác:......................................................................96 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp: .............................................................97 3.3.1. Điều kiện thực hiện giải pháp:.......................................................... 97 3.3.2. Mộtsố kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên ............. 97 KẾT LUẬN...............................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................101
  • 5. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DTT :Doanh thu thuần KNTT : Khả năng thanh toán NWC : Nguồn vốn lưu động thường xuyên SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TSLĐ : Tài sản lưu động TSLĐTX : Tài sản lưu động thường xuyên TSNH : Tài sản ngắn hạn
  • 6. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng phần tích khái quát kết quả kinh doanh................................. 36 Bảng 2.2: Bảng phân tíchcơ cấutài sản và nguồn vốn côngty Cổ phầnNetNam ................................................................................................................ 41 Bảng 2.3: Bảng phântíchbiến độnghệ số tài chínhcủacôngty năm 2015 và 2014......................................................................................................... 44 Bảng 2.4: Bảng xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên ......................... 50 Bảng 2.5:Bảng phân tíchcơ cấu vàsựbiến độngcủa các bộ phận trong vlđ .... 53 Bảng 2.6: Bảng phân tíchcơ cấu vàsự biến động trong vốn bằng tiền ............ 56 Bảng 2.7: Hệ số khả năng thanh toánbìnhquântrong ngành viễn thôngViệt Nam năm 2015.......................................................................................... 58 Bảng 2.8: Bảng phản ánh hệsố khả năng thanh toán..................................... 59 Bảng 2.9 : Tìnhhìnhbiến độnghàng tồnkho của Côngty Cổ phầnNetNam năm 2015......................................................................................................... 63 Bảng2. 10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsửdụng hàng tồnkho củaCôngty Cổ phần NetNam năm 2014 – 2015.................................................................. 65 Bảng 2.11: Bảng phân tíchcơ cấuvà sự biến độngtrongnhóm các khoảnphải thu............................................................................................................ 67 Bảng 2.12: Bảng hệ số đánh giá tình hìnhquản trịcác khoảnphải thu ............ 70 Bảng 2.13: Bảng tình hìnhcác khoản phải thu, phải trả củacông ty................ 72 Bảng 2.14: Bảng hệ số phản ánh hiệu suất và hiệu quảquản trị vốn lưu động.. 75
  • 7. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.04vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Vị trí của nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tương quan giữa tài sản và nguồn vốn ................................................................................... 9 Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp .................................. 10 Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp .................................... 11 Hình 1.4: Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp ..................................... 12 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty: ............................................................... 31 Hình 2.2: Sự biến động của các hệ số phản ánh khả năng thanh toán........... 60
  • 8. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.041 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tác động và làm thay đổi cục diện của nền kinh tế thế giới so với những năm trước đó. Ngày 11/1/2007, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với đất nước nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Sự gia nhập WTO đã mở ra không chỉ là những cơ hội mà còn là thách thức mà các nước thành viên, trong đó có Việt Nam cần phải vượt qua để phát triển bền vững.Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được thì cần phải thay đổi, nhanh chóng bắt kịp xu hướng thị trường.Để làm được điều đó thì một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp phải quan tâm hàng đầu đó là quản trị tài chính doanh nghiệp.Bài toán về việc sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là bài toán khiến các nhà quản trị phải bận tâm. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt tay vào sản xuất hay xem xét một phương án kinh doanh đều quan tâm đầu tiên đến vốn kinh doanh của mình và sử dụng vốn một cách tiết kiệm. Muốn vậy, công tác tài chính của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác kịp thời và đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính xác. Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần NetNam, là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề hoạt động viễn thông có dây với lĩnh vực hoạt động chính là cung cấp các dịch vụ Internet, các dịch vụ trực tuyến và các giải pháp mạng mà trong quá trình kinh doanh thì các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa trong quá trình thực tập em nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ phần NetNam còn gặp nhiều hạn chế. Do đó, em lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình, mong góp một phần
  • 9. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.042 nào đó cho việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng vcuar công ty ngày càng hiệu quả hơn. 2.Đối tượng và mụctiêu nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: lý luận và thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty Cố phần NetNam, từ đó nêu ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục và giải pháp. 3.Phạm vi nghiêncứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình vốn lưu động và tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần NetNam trong hai năm 2014 và năm 2015 4.Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu từ lý luận cho đến thực tiễn, bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh thời gian (giữa kỳ này với kỳ trước), phương pháp so sánh theo không gian ( giữa doanh nghiệp thực tập với mức trung bình ngành), phương pháp tỷ số… 5.Kết cấu của luận văn tốt nghiệp: Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, bố cục luận văn có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty Cổ phần NetNam Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty Cổ phần NetNam Do thời gian thực tập, điều kiện nghiêncứu và trìnhđộ kiến thức còn hạn chế nên mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài nghiên cứu của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn, ban lãnh đạo
  • 10. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.043 công ty Cổ phần NetNam và các bạn để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hà, ban lãnh đạo công ty Cổ phần NetNam, các anh chị cán bộ chuyên viên phòng kế toán – tài chính và các thầy cô giáo giảng viên học viện tài chính đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
  • 11. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.044 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động: 1.1.1. Khái niệm và đặcđiểm vốn lưu động: 1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động: Để một doanh nghiệp có thể vận hành và duy trì bình thường, liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bên cạnh tài sản cố định thì cũng cần các tài sản lưu động . Phạm vi sử dụng tài sản lưu động bao trùm toàn bộ các công đoạn của quá trình và thường được chia thành hai bộ phận: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Tài sản lưu động lưu thông gồm: các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông (thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, khoản phải thu, vồn bằng tiền) Trong quá trình kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông không ngừng vận động, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình này diễn ra nhịp nhàng liên tục.Để hình thành các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu động. “Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuấtkinhdoanhcủa doanhnghiệp”.
  • 12. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.045 1.1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động: - VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển giá trị qua các giai đoạn SXKD của doanh nghiệp: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, rồi sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại quay trở về hình thái vốn bằng tiền. - VLĐ dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và thu hồi lại toàn bộ khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và kết thúc chu kỳ kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh: tại cùng một thời điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp đều tồn tại ở nhiều hình thái biều hiện với những tính chất, vai trò khác nhau đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần có biện pháp để quản trị VLĐ một cách hợp lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng áp dụng một số công cụ và chính sách cần thiết để qua đó có thể đẩy nhanh vòng quay VLĐ, rút ngắn thời gian kỳ luân chuyển VLĐ, xây dựng cấu trúc nguồn vốn ngắn hạn phù nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp: 1.1.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động và tính hoán tệ của vốn lưu động: - Vốn vật tư hàng hóa: Vốn tồn kho nguyên vật liệu, vốn sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, vốn thành phẩm. - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu. Vốn bằng tiền gồm có: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Các khoản phải thu gồm có: Phải thu của khách hàng, phải thu tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức dự trữ tồn kho và khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong
  • 13. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.046 doanh nghiệp; giúp nhà quản lý nhận biết được vai trò, tác dụng của từng bộ phận và kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện. 1.1.2.2. Phânloại theo vai trò của vốn lưu động: - VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Vốn NVL chính, vốn nguyên nhiên vật liệu phụ, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn bán thành phẩm và sản phẩm dở dang, vốn về chi phí trả trước. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền. Việc đánh giá tình hình phân bổ vốn trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn ở doanh nghiệp được chính xác và phù hợp; là cơ sở nền tảng quan trọng để doanh nghiệp đưa ra giải pháp quản lý vốn hiệu quả; quyết định lựa chọn cơ cấu vốn đầu tư hợp lý đảm bảo sự cân đối về năng lực giữa các giai đoạn trong quá trình SXKD; góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanhnghiệp: Doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhằm hình thành nên các tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: - Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm). Doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời trong hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường bao gồm: vay ngắn hạn ngân hàng, tổ chức tín dụng; các khoản nợ ngắn hạn khác (nợ lương Công nhân viên, nợ thuế nộp Ngân sách nhà nước...) - Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng TS của DN – Nợ ngắn hạn
  • 14. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.047 Như vậy, nguồn hình thành VLĐ bao gồm: nguồn ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời), nguồn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên). Nguồn vốn bao gồm: - Nguồn vốn lưu động thường xuyên(NWC): là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. NWC = Tàisản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN – Tài sản ngắn hạn  Các trường hợp diễn biến của NWC: - Trường hợp 1: NWC > 0  Tài sản ngắn hạn > Nợ ngắn hạn => DN sử dụng một phần nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ. Điều này tạo ra một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của DN. - Trường hợp 2: NWC < 0  Tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn => Toàn bộ TSLĐ và một phần tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Đây là dấu hiệu của việc doanh nghiệp sử dụng vốn sai, tạo ra sự mạo hiểm trong kinh doanh khi cán cân thanh toán mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn <1. - Trường hợp 3: NWC = 0  Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn => Toàn bộ tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và toàn bộ tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Không tạo ra được tính ổn định trong kinh doanh, vẫn ẩn chứa một sự mạo hiểm nhất định. - Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những biến động tăng giảm theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để quyết định lựa chọn nguồn tài trợ nào doanh nghiệp cũng cần phải xem xét tới các yếu tố khác như: dòng tiền chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu, chi phí huy động nguồn tài trợ và chi phí cơ hội để từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp.
  • 15. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.048 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp: 1.2.1. Khái niệm và mụctiêu quản trị vốn lưu động: 1.2.1.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động: Quản trị là hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý.Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu rằng: “Quản trị vốn lưu động là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn, ra các quyếtđịnh, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều chỉnh một cách hợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực tiếp tới vốn lưu động trong doanh nghiệp để qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện được mục tiêu tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp”. 1.2.1.2. Mục tiêu quản trị VLĐ: - Xác định đúng nhu cầu VLĐ, sao cho phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, có biện pháp quản lý và sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm, hiệu quả, đủ để đáp ứng các nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp và khách hàng, không xác định lượng VLĐ cao hơn quá nhiều so với nhu cầu thực tế. - Xác định quy mô vốn tồn kho dự trữ, các nhân tố ảnh hưởng đến vốn tồn kho dự trữ để có biện pháp quản lý phù hợp vì việc quản lý vốn tồn kho dự trữ tốt giúp doanh nghiệp tránh tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ. - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền măt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp, vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng dựa trên uy tín của từng khách hàng, phù hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của
  • 16. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.049 doanh nghiệp, đảm bảo khả năng sinh lời và hạn chế rủi ro, để có những biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp. Để đạt được những mục tiêu đó, doanh nghiệp cần thực hiện quản trị vốn lưu động với những nội dung sau. 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp: 1.2.2.1. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động: Nội dung: NWC = Nguồnvốn dài hạn - Tài sản dài hạn NWC = Tàisản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn Hình 1.1: Vị trí của nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tương quan giữa tài sản và nguồn vốn  Các mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp:  Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. - Ưu điểm: xác lập được sự cân bằng về thời gian sử dụng tài sản với thời gian huy động nguồn tài trợ; hạn chế những rủi ro trong thanh toán; mức độ an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí sử dụng vốn.
  • 17. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0410 - Nhược điểm: chưa tạo ra sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn. Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp  Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần TSLĐ tạm thời, còn lại được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời. Tiền Thời gian TSLĐ TX TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 18. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0411 Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp - Ưu điểm: sử dụng mô hình này đảm bảo khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. - Nhược điểm: việc sử dụng nhiều khoản vay trung và dài hạn làm chi phí sử dụng vốn cao hơn.  Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời. Tiền Thời gian TSLĐ TX TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 19. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0412 Hình 1.4: Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp - Ưu điểm: chi phí sử dụng vốn sẽ hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt hơn. - Nhược điểm: mang lại rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp nếu có những biến động bất thường trong sản xuất kinh doanh. Trên thực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn vì nguồn tín dụng ngắn hạn cũng được xem như dài hạn vì khoản này có tính chất chu kỳ. 1.2.2.2. Phânbổ vốn lưu động:  Vai trò của phân bổ vốn lưu động: Giúp doanh nghiệp sử dụng vốn một cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại để hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng đắn các trọng điểm và biện pháp quản trị vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Tiền Thời gian TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSLĐ TX
  • 20. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0413  Nội dung của phân bổ vốn lưu động: Bên cạnh công tác quản trị nguồn vốn lưu động thì công tác phân bổ, sử dụng nguồn vốn làm sao cho hợp lý, hiệu quả nhất cũng là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có công tác quản trị phù hợp để tạo ra một cơ cấu tài sản lưu động hợp lý, cân đối. Một mặt đảm bảo đủ lượng tài sản lưu động cho từng bộ phận để phục vụ cho quá trính sản xuất kinh doanh, mặt khác cần duy trì các tài sản ở một lượng vừa đủ, hợp lý để tránh tình trạng dư thừa, lãng phí gây ra tình trạng ứ đọng nguồn vốn, đẩy chi phí sử dụng vốn lên cao. Tài sản lưu động này bao gồm: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên, vật liệu chính; vốn vật liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốn vật đóng gói; vốn công cụ dụng cụ nhỏ. - Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo; vốn về chi phí trả trước. - Vốn lưu động khâu lưu thông: vốn thành phẩm; vốn bằng tiền; vốn trong thanh toán; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và cho vay ngắn hạn. 1.2.2.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động: “Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục”. Nhu cầu VLĐ Vốn hàng tồn kho Khoản nợ Phải thu Khoản nợ phải trả nhà cung cấp = + -
  • 21. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0414  Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động: Những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh: chu kì, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh... Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: khoảng cách giữa doanh nghiệp với các nhàcung ứng hàng vật tư hàng hóa; sựbiến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh; khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường bán hàng; điều kiện và phương tiện vận tải... Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán: chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kì hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu. Việc tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thu tiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đếnnhu cầu vốnlưu độngcủa doanhnghiệp.  Phương phápxác định nhu cầuVLĐ của doanhnghiệpnhư sau: a. Phương pháp trực tiếp: xác định trực tiếp nhu cầu cho HTK, các khoản phải thu, phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ.  Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: - Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… - Nhu cầu VLĐ dự trữ trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các SP dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành các SP dở, bán thành phẩm. - Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả. + Nhu cầu vốn thành phẩm là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ.
  • 22. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0415 + Nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho khách hàng. + Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng. Tổngnhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được xác định như sau: 𝐕𝐯𝐥đ = (𝐕𝐇𝐓𝐊 + 𝐕𝐬𝐱 + 𝐕𝐭𝐩)+(𝐕𝐩𝐭 - 𝐕𝐩𝐭𝐫)  Ưu điểm phương pháp: phản ánh rõ nhu cầu VLĐ từng loại vật tư hàng hóa; từng khâu kinh doanh, do vậy tương đốisát với nhu cầu của DN.  Nhược điểm của phương pháp: tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. b. Phương pháp gián tiếp:  Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động so với năm báo cáo: dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch. Vkh= Vbc × 𝑴𝒌𝒉 𝑴𝒃𝒄 × (1+ t%) Trong đó: VKH: VLĐ năm kế hoạch Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch t% = 𝐾𝑘ℎ−𝐾𝑏𝑐 𝐾𝑏𝑐 × 100%
  • 23. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0416 Trong đó: t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển Kkh: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo  Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mức luân huyển VLĐ (hay DTT)và tốc độ luân chuyển VLĐ dựtínhcủa năm kế hoạch. VKH = 𝑴𝒌𝒉 𝑳𝒌𝒉 Trong đó: Mkh: Tổng mức luân chuyển vốnnăm kế hoạch(doanh thu thuần) Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành vốn lưu động năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu năm kế hoạch. - Bước1:Tínhsố dưbìnhquâncáckhoảnmục trongBCĐKT kỳthực hiện. - Bước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng trong BCĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ. - Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên DT để ước tính nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạchtrêncơ sở DT dự kiến năm kế hoạch. + Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm= doanh thu tăng thêm × tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu. + Doanh thu tăng thêm= Doanh thu kỳ kế hoạch- doanhthu kỳ báo cáo + Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục TSLĐ so với doanh thu – tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanhthu. 1.2.2.4. Quảntrị vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là loại tài
  • 24. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0417 sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của DN. Vốn bằng tiền không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào mục đíchnhất định. Vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng. Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu: - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. - Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Nhằm để tránh tiền bị mất mát, lợi dụng, doanh nghiệp cần thực hiện. 1.2.2.5. Quảntrị vốn tồn kho:  Cáchphân loại tồn kho dự trữ: - Căn cứ vào vai trò của chúng: tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản phẩm sở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm. - Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn: tồn kho có suất đầu tư vốn cao; tồn kho có suất đầu tư vốn thấp; tồn kho có suất đầu tư vốn trung bình. Việc hình thành lượng HTK đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ rất quan trọng bởi nó không những thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
  • 25. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0418  Các nhân tố ảnh hưởng: Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau: - Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu: quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của trị trường, giá cả vật tư hàng hóa… - Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm: kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất. - Đối vớimức tồn kho thành phẩm:số lượng sản phẩm tiêu thụ, sựphối hợp nhịp nhàng giữa khâu sảnxuất và khâu tiêu thụ, sức mua củatrị trường…  Mô hình quản lý tồn kho EOQ: Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. Mức đặt hàng kinh tế được xác định như sau: C=C1+C2 C=( Q/2 x c1) + ( Qn/Q x c2 ) Trong đó: C: Tổng chi phí tồn kho C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho C2: Tổng chi phí đặt hàng c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm Q: Mức hàng đặt mỗi lần QE: Mức đặt hàng kinh tế - Mức đặthàng kinh tế: Q = √ 𝟐𝐱𝒄𝟐𝐱𝑸𝒏/𝒄𝟏𝟐 - Số lần cần cung ứng trong năm (Lc): Lc = Qn/QE
  • 26. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0419 - Số ngàycung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc): Nc= 360/Lc - Thờiđiểm tái đặthàng (Qđh):Qđh = n x Qn/360 1.2.2.6. Quảntrị các khoảnphải thu: Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, mất cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới tăng chi phí quản trị các khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu được nợ. Do đó nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bán chịu. Ngược lại, khi khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro thì doanh nghiệp phải thu hẹp việc bán chịu hàng hóa dịch vụ. Nội dung quản trị các khoản phải thu: - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn hay giới hạn về mặt uy tín của khách hàng mà DN áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng hóa dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu, tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng. - Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Do đó doanh nghiệp cần thu thập thông tin về khách hàng (báo cáo tài chính, các kết quả xếp hạng tín nhiệm...); đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu nhận được; lựa chọnquyếtđịnh nới lỏng hay thắt chặt bánchịu, thậm chí từ chốibán chịu. - Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp; xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp; thực hiện các
  • 27. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0420 biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính. 1.2.3. Cácchỉ tiêu đánhgiá tình hình quản trị vốn lưu động: 1.2.3.1. Chỉtiêu phản ánh kết cấuvốn lưu động:  Các chỉ tiêu đánh giá về kết cấuVLĐ theo vai trò: - Tỷ trọng vốn lưu động dự trữ sản xuấttrên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng VLĐ dự trữ sản xuất trên tổng VLĐ = VLĐ dự trữ sản xuất x 100%Tổng VLĐ - Tỷ trọng vốn lưu động sản xuất trên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng VLĐ sảnxuất trên tổng VLĐ = VLĐ sản xuất x 100% Tổng VLĐ - Tỷ trọng vốn lưu động lưu thông trên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng VLĐ lưu thông trên tổng VLĐ = VLĐ lưu thông x 100% Tổng VLĐ  Các chỉ tiêu đánh giá về kết cấu vốn lưu động theo hình thái và tính thanh khoản: - Tỷ trọng vốn bằng tiền trên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng vốn bằng tiền trên tổng VLĐ = Vốn bằng tiền (Tiền và các khoản tương đương tiền) x 100 % Tổng VLĐ - Tỷ trọng nợ phảithu trên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng nợ phải thu trên tổng VLĐ = Các khoản nợ phải thu x 100 % Tổng VLĐ - Tỷ trọng vốn tồn kho trên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng vốn tồn kho Vốn tồn kho (HTK) x 100 %
  • 28. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0421 trên tổng VLĐ = Tổng VLĐ 1.2.3.2. Chỉtiêu phản ánh tình hình quản lý vốn bằng tiền: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số KNTT hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số KNTT nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng than toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý hàng tồn kho. - Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số KNTT tức thời = Tiền và các khoảntương đương tiền NNH Hệ số này phản ánh KNTT các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chủ nợ trong việc đưa ra quyết định cung ứng nguồn vốn phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. - Hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số KNTT lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả Hệ số này được tính toán dựa vào số liệu của BCKQHĐKD cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.Các ngân hàng đặc biệt quan tâm khi thẩm định cho vay, có ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm cũng như lãi suất vay vốn.
  • 29. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0422 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền: - Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh: Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh = Dòng tiền vào từ HĐKD Doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được trong kì. - Hệ số đảm bảothanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạtđộng: Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần HĐ = Dòng tiền thuần từ HĐKD + Lãi vay phải trả Lãi vay phải trả Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không - Hệ số đảm bảothanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạtđộng: Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động = Dòng tiền thuần từ HĐKD Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này được sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của DN thông qua dòng tiền thuần hoạt động từ đó đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạtđộngkinh doanhcủadoanhnghiệp có đủchitrả nợ hay không. 1.2.3.4. Chỉtiêu phản ánh tình hình vốn tồn kho: - Số vòng quayhàng tồn kho: Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán Giá trị HTK bình quân trong kỳ - Số ngàymột vòng quayhàng tồn kho: Số ngày một vòng quay HTK = 360 Số vòng quay HTK 1.2.3.5. Chỉtiêu phản ánh tình hình nợ phải thu: - Số vòng quaynợ phảithu: Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng
  • 30. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0423 Số nợ phải thu bình quân trong kỳ Đây là chỉ tiêu cho biết trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng và đánh giá tổng quan tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp. - Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình = 360 Vòng quay nợ phải thu Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền hàng. 1.2.3.6. Chỉtiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả vốn lưu động: - Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quayvốn lưu động): Số lần luân chuyển VLĐ = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ Số VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng mức luân chuyển vốn lưu động thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Số vốn lưu động bình quân được xác định theo phương pháp bình quân số học. - Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số lần luân chuyển VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày.Kỳ luân chuyển càngngắn thì VLĐ luân chuyểncàng nhanh và ngược lại. - Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm vốn lưu động = Mức luân chuyển vốn BQ 1 ngày kỳ kế hoạch x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác.
  • 31. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0424 - Hàm lượng vốn lưu động: Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng DTT cần bao nhiêu đồng VLĐ.Hàm lượng VLĐ càngthấp thì VLĐ sửdụng càng hiệu quả và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = LN trước (sau) thuế x 100% VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng LNTT (LNST) trong kỳ. Đây thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.4.Những nhân tố ảnhhưởng đến quảntrị vốn lưu động của doanhnghiệp: 1.2.4.1. Nhântố khách quan: Sự ổn định của nền kinh tế: Khi nền kinh tế ở tình trạng tăng trưởng nóng lạm phát cao, suy thoái mạnh… đều có ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đến doanh nghiệp. Khi lạm phát tăng làm cho giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên từ đó làm suy giảm sức mua của đồng tiền từ cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng. Lượng vốn có được trước khi kinh tế rơi vào lạm phát sẽ không còn đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô tương ứng và do đó bắt buộc doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động với nhu cầu vốn ở mức thấp hơn. Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Trên cơ sở các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước sẽ thiết lập một môi trường kinh doanh, hình thành khung hành lang pháp lý cho sự tồn tại, phát triển của DN, định hướng các hoạt động SXKD của DN theo kế hoạch toàn thể về kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn. Các chính sách này phát huy hiệu lực ở từng thời kỳ nhất định, thường xuyên được cải tiến theo điều kiện tình hình thực tế tác động khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển của DN.
  • 32. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0425 Sự cạnh tranh của thị trường: Cạnh tranh là một yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với doanh nghiệp. Nó tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp tích cực phát triển ; đồng thời gia tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nhưng có thể khiến DN trở nên tụt hậu, kinh doanh thua lỗ và có thể phá sản khi bị các đốithủ cạnh tranh chiếm lĩnh và khai thác. Lãi suấttiền vay: Mức lãi suất tiền vay có ảnh hưởng đặc biệt đến công tác quản trị vốn của DN, đòihỏi vốn phải được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả. Các nhân tố khác: Doanh nghiệp thường phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên hoặc trong kinh doanh.Đây được xem là nhân tố bất khả kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra. 1.2.4.2. Nhântố chủ quan: Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doạnh nghiệp: Trình độ quản lý chuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không những hạn chế tính hiệu quả mà còn gây suy giảm khả năng bảo toàn phát triển vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả huyđộng vốn: Hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay hình thành nên tài sản của doanh nghiệp.Cả hai nguồn này đều có chi phí sử dụng vốn, vì vậy đòi hỏi nhà quản trị phải có những quyết định chiến lược trong việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả để có nguồn bù đắp cho phần chi phí đó. Ngành nghềkinh doanh: Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Để công tác quản trị vốn lưu động phát huy hiệu quả nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng
  • 33. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0426 đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất của DN mình nói riêng và toàn ngành nói chung để có kế hoạch thực hiện các chính sáchvà giải pháp phù hợp. Chiến lược hoạtđộng sản xuất kinh doanh: Nhân tố này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Do đó, để có được những biện pháp quản trị vốn lưu động phù hợp và hiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ lao động: Trình độ lao động qyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản lý. Tuy nhiên các quyết định này lại cụ thể hóa thông qua công nhân viên trong doanh nghiệp. Ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng người lao động không có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện thì đồng vốn không tạo ra hiệu quả cao. Uy tín của doanh nghiệp: Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Các nhân tố khác Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như: thiên tai, hỏa hoạn, hoặc trong kinh doanh như: sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quan trong quan hệ cung cầu trên thị trường…Đây được xem là nhân tố bất khả kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản trị và sự dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 34. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0427 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NETNAM 2.1. Khái quáttình hình chung về công ty Cổ phần NetNam: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 2.1.1.1. Thông tin khái quát: Tên công ty: “Côngty Cổ phần NetNam” Tên giao dịch quốc tế: “NetNam Corporation” Năm thành lập: 1994 Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VND( 20 tỷ đồng) Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội Mã số thuế: 0100896284 Số điện thoại: 0437564907 / 0437561888 Email: admin@netnam.vn Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Hoạt động viễn thông có dây 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển: Kể từ khi mới được thành lập dưới tên gọi Mạng NetNam - năm 1994 cho đến nay - năm 2016, Công ty Cổ phần NetNam trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, với rất nhiều những cột mốc lớn. Chặng đường hơn 20 năm đánh dấu quá trình NetNam không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng thị trường, trở thành một trong những ISP, OSP, MSP, yêu thích của khối các khách sạn cao cấp, khu chung cư cao cấp, khối tài chính ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ và các công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển NetNam:
  • 35. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0428 - Tháng 12/1994: NetNam – mạng thư tín điện tử đầu tiên tại Việt Nam ra đời từ phòng Hệ thống mạng máy tính của Viện Công nghệ thông tin – Trung tâm Khoa học Tự nhiên & Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam) - Tháng 11/1997: NetNam trở thành một trong 04 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam - Tháng 10/1998: Doanh nghiệp nhà nước Công ty NetNam được thành lập theo quyết định số 2420/QĐ-KHCNQG ngày 26/11/1998 của Trung tâm Khoa học Tự nhiên & Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam) - Tháng 07/2000: Chính thức ra mắt hoạt động của Chi nhánh phía Nam tại TP. Hồ Chí Minh - Tháng 06/2004: NetNam tham gia thị trường Internet băng rộng - Tháng 05/2006: Trở thành nhà cung cấp giải pháp mạng Internet hàng đầu cho các khách sạn 5 sao tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. - Tháng 06/2010: NetNam chính thức chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần với tên gọi Công ty Cổ phần NetNam - Tháng 12/2011: POP đặt tại Hongkong của NetNam chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu NetNam chính thức trở thành ISP không viễn thông đầu tiên tại Việt Nam có POP đặt tại nước ngoài. 2.1.2. Đặcđiểm hoạtđộng kinhdoanh của công ty: Công ty cô phần NetNam có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ Internet, các dịch vụ trực truyến và các giải pháp mạng. Với chất lượng dịch vụ cao và luôn được đảm bảo cùng đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tình và giàu kinh nghiệm, công ty tự hào luôn là sự lựa chọn tin cậy hàng đầu của các khách sạn 5 sao, chung cư cao cấp, khối tài chính ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ và các công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chính:
  • 36. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0429 * Dịch vụ Internet (Internet Service Provider – ISP) - Internet Băng rộng (FTTx, ADSL, xDSL, VSAT-IP, WIFI) - Đường truyền riêng Leasedlines - Metronet (dựa trên hạ tầng cáp quang) - WAN services (hợp tác với các nhà viễn thông trong nước) - IPLC, IEPL (hợp tác với các nhà viễn thông quốc tế) * Dịch vụ trực tuyến (Online Services Provider – OSP) - Đăng kí tên miền Việt Nam và tên miền quốc tế - Dịch vụ Hosting (Web Hosting, Premium E-mail…) - Thuê server, thuê chỗ đặt server (3 DCs tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) - Thuê tủ Rack - Dịch vụ Giá trị gia tăng (SSL, E-mail Marketing, Web Design, SEO, VPS…) * Dịch vụ Quản trị mạng và Tích hợp hệ thống (Managed Services Provider - MSP & Solution Integration – SI) - DR, Hỗ trợ từ xa - Quản trị an ninh doanh nghiệp - Dịch vụ và giải pháp quản trị hệ thống mạng - Dịch vụ và giải pháp quản trị Internet Khách sạn * NetNam không chỉ cung cấp dịch vụ truy cập Internet mà còn cung cấp giải pháp mạng chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phức tạp của nhiều tổ chức, doanh nghiệp bao gồm: - Các dịch vụ truy cập Internet, dịch vụ ứng dụng trên Internet - Các dịch vụ gia tăng và giải pháp trên Internet: Thiết kế công thông tin( website), các giải pháp thoại Internet, e-learning, thương mại điện tử, .v.v. - Các giải pháp an toàn, an ninh mạng diện rộng - Tư vấn, đào tạo về công nghệ thông tin.
  • 37. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0430 NetNam đã triên khai thành công các dự án lớn về hệ thống quản lý thông tin và an toàn an ninh mạng( mạng diện rộng của Đảng Cộng sản, Hệ thống thông tin UNDP các bộ ngành, .v.v.) Khác hàng và đối tác: Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ Internet và các giải pháp mạng, với chiến lược không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất và linh hoạt mọi nhu cầu cao cấp của khách hàng, NetNam luôn là sự lựa chọn tin cậy hàng đầu của khách hàng cũng như đối tác. Một số khách hàng tiêu biểu: - Khách sạn cao cấp: Sofitel Metropole, Sofitel Plaza, Melia, Daewoo, Intercontinental… - Khối tài chính, ngân hàng: VietcomBank, VietinBank, Martime Bank, TechcomBank, VR Bank… - Các cơ quan Chính phủ: Bộ Công Thương, Việt Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Viện Khoa học & Công nghệ VN, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Ngoại thương, Trung tâm thông tin - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bệnh viện Mắt Trung ương… - Các tổ chức phi chính phủ (NGOs): Tổ chức Dịch vụ nhà thờ Thế giới CWS, Tổ chức Caritas Thụy Sỹ, Quỹ động vật Hoang dã Thế giới WWF... - Các doanh nghiệp: Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy VINASHIN, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam PETROLIMEX... Một số đối tác tiêu biểu: - Trong nước: VTN, VTI, SPT, CMC, EVN… - Ngoài nước: NTT Communications, Tata Communications, Reliance Globalcom, SITA, Igloo Security, Prism… 2.1.2.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh. Công ty Cổ phần NetNam được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo luật Doanhnghiệp. Điều lệ côngtylà cơ sở chiphốicho mọihoạtđộngcủacôngty.
  • 38. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0431 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty: Kế hoạch- Tài chính Nhân sự Hành chính ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT KINH DOANH- DỊCH VỤ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT KHỐI TỔNG HỢP KD Giải pháp- Dự án KD Dịch vụ Giá trị gia tăng KD Băng rộng Hợp tác quốc tế & PR Giải pháp & Tích hợp hệ thống Dịch vụ trực tuyến Chăm sóc khách hàng Hạ tầng ngoại vi KỸ THUẬT- VẬN HÀNH Quản trị mạng Trực kỹ thuật Nghiên cứu và phát triển Kế toán
  • 39. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0432 Chức năng chính của các bộ phận : - Đại hội đồng cổ đông ( ĐHĐCĐ ): là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định như: Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của công ty... - Hội đồng quản trị( HĐQT) : Là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định. - Ban kiểm soát : Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị , hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng Giám đốc ; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc. - Ban điều hành: Trong Ban điều hành, Tổng Giám đốc là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Phó Tổng Giám đốc phụ trách các hoạt động của Công ty tại chi nhánh phía Nam.
  • 40. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0433 2.1.2.3. Các đơnvị thành viên trực thuộc công ty. - Chi nhánhcông ty tại TP.HCM: Địa chỉ:244 Huỳnh Văn Bánh, F.11, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (+84) - 8 - 3.997 6400 Fax: (+84) - 8 - 3.997 6411 Website: hcmc.netnam.vn 2.1.2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh. Là một công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, NetNam trực tiếp cung cấp nhiều loại hình dịch vụ Internet và các dịch vụ gia tăng trên internet, các giải pháp mạng, thiết kế website, sản phẩm phần mềm, đào tạo nhân lực Công nghệ thông tin… Các loại hình dịch vụ công ty cung cấp đều theo một tiêu chuẩn quy trình đã được lập, điều này thể hiện được tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.1.2.4.1Tình hình cung cấp vật tư. Do công ty NetNam là một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ Internet và kinh doanh các sản phẩm phần mềm của Viện CNTT nên nguyên liệu dùng để sản xuất là không có, vì vậy mà tình hình cung ứng vật liệu và công tác bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu sẽ không được đề cập đến. 2.1.2.4.2Lực lượng lao động: Tính đến ngày 29/2/2016, công ty có số lượng lao động là hơn 180 người. Số lượng lao động trong công ty tương đối ổn định qua các năm. Nhiều cán bộ, công nhân viên có trình độ đại học, kỹ sư trở lên. Tất cả đều là những người có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc. Người lao động trong công ty đều có hợp đồng lao động theo đúng luật lao động và được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành của pháp luật về Luật lao động và các khoản trợ cấp, thưởng, được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...
  • 41. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0434 2.1.2.4.3 Thị trường và đốithủ cạnh tranh: Tuy NetNam là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, nhưng nó lại không phải là một doanh nghệp lớn. Hiện nay các đối thủ của NetNam gồm có: - Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT) - Công ty Đâu tư và Phát triển Công nghệ FPT - Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội( Viettel) - Công ty CP dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (Saigonnet) - Công ty CP Viễn thông Hà Nội( Hanoi Telecom) - Công ty Điện tử tin học Hóa Chất - Công ty Việt Khang - Công ty Viễn thông Điện lực Trong đó, mạnh nhất là 3 doanh nghiệp VDC, FPT và Viettel, hiện 3 doanh nghiệp này đang là nhóm dẫn đầu với hơn 90% thị phần dịch vụ Internet băng rộng tại Việt Nam. VDC được đánh giá là doanh nghiệp đầu tiên tham gia cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam. Hiện VDC đang có phạm vi cung cấp rộng nhất trên 63 tình thành và cũng là ISP có thuê bao lớn nhất. Cho đến thời điểm này, VDC đang là ISP có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với Internet Việt Nam. Cả FPT và Viettel đều có ảnh hưởng nhất định đến thị trường Internet băng rộng do có cơ sở hạ tầng tốt và tiềm lực tài chính mạnh. Còn NetNam và những doanh nghiệp còn lại do chưa có cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là đi thuê nên chia nhau 10% thị phần và hoạt động chủ yếu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. 2.1.3.Tìnhhình tài chính chủ yếu của công ty.  Thuận lợi: Công ty có đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, có kinh nghiệm và giàu tính sáng tạo, luôn nỗ lực phấn đấu để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
  • 42. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0435 Trong qúa trình hoạt động của mình, doanh nghiệp được Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế chính sách, các chủ trương, giải pháp, các trương trình trọng điểm như áp dụng hệ thống thông tin điện tử cho các ngành nghề trong xã hội, tạo nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho công ty  Khó khăn: Thị trường bị giới hạn về mặt địa lý khi chỉ tập trung ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Sản phầm của công ty chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường khi đặc thù của ngành công nghệ viễn thông là không ngừng cải tiến, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường Công ty chịu sự cạnh tranh khá gay gắt trước các đối thủ lớn như VDC, FPT, Viettel.
  • 43. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0436 2.1.3.1. Khái quát tình hình tài chínhcủa Công ty một số năm gần đây. Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp nhất hiệu quả sử dụng VKD nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. Sau hơn chục năm đi vào hoạt động, nhờ có phương hướng hoạt động đúng đắn, biết phát huy những lợi thế và khắc phục khó khăn, công ty đã thu được những thành quả nhất định. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: *Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận Bảng 2.1: Bảng phần tích khái quát kết quả kinh doanh CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2014 chênh lệch 2015/2014 số tiền tỷ lệ (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 205,628,303,183 186,375,796,745 19,252,506,438 10.33 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1,584,109,244 2,712,374,036 (1,128,264,792) (41.60) 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 204,044,193,939 183,663,422,709 20,380,771,230 11.10 4 Giá vốn hàng bán 169,322,322,274 152,873,312,225 16,449,010,049 10.76 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 34,721,871,665 30,790,110,484 3,931,761,181 12.77
  • 44. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0437 6 Doanh thu hoạt động tài chính 330,083,978 418,622,680 (88,538,702) (21.15) 7 Chi phí tài chính 2,804,733,243 4,218,838,396 (1,414,105,153) (33.52) 7.1 Trong đó: chi phí lãi vay 2,210,921,809 3,698,372,928 (1,487,451,119) (40.22) 8 Chi phí bán hàng 15,243,426,433 12,288,741,222 2,954,685,211 24.04 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 9,409,543,654 8,688,255,677 721,287,977 8.30 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7,594,252,313 6,012,897,869 1,581,354,444 26.30 11 Thu nhập khác 450,208,779 413,598,029 36,610,750 8.85 12 Chi phí khác 419,757,720 341,263,012 78,494,708 23.00 13 Lợi nhuận khác 30,451,059 72,335,017 (41,883,958) (57.90) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7,624,703,372 6,085,232,886 1,539,470,486 25.30 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1,813,781,440 1,463,881,006 349,900,434 23.90 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 65,463,185 71,345,516 (5,882,331) (8.24) 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5,745,458,747 4,550,006,364 1,195,452,383 26.27 18 CÁC CHỈ TIÊU TỶ SUẤT a. Tỷ suất GVHB trên DT thuần (4/3) 82.98 83.24 (0.25) (0.30)
  • 45. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0438 b. Tỷ suất chi phí bán hàng trên DT thuần (8/3) 7.47 6.69 0.78 11.65 c. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên DT thuần (9/3) 4.61 4.73 (0.12) (2.52) d. Tỷ suất lãi vay trên DT thuần = (7.1)/(3) 1.08 2.01 (0.93) (46.19) e. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế SXKD trên DT thuần = (3 – 4 – 7.1 – 8 – 9)/(3) 3.85 3.33 0.52 15.67 (Nguồn:Báo cáo tài chính năm công ty 2015, 2014)
  • 46. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0439 Qua bảng trên ta thấy: Lợi nhuận sau thuế năm tài chính 2015 tăng đáng kể so với năm 2014, cụ thể tăng hơn 1 tỷ đồng tương ứng 26.27%. Chỉ tiêu doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 tăng 20,380,771,230 tăng tương ứng tăng 11,1%. Đồng thời giá vốn hàng bán tăng 16,449,010,049 đồng, tương ứng 10,76% so với kì trước, dù cả 2 chỉ tiêu doanh thu thuần và giá vốn hàng bán qua hai năm 2014,2015 đều tăng nhưng do chỉ tiêu doanh thu thuần có tốc độ tăng nhanh hơn chỉ tiêu giá vốn hàng bán nên làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 tăng lên gần 4 tỷ đồng, tương đương với tăng 12.77%. Đây là kết quả của sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm vừa qua. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 88,538,702 đồng tương ứng với giảm 21.15% trong khi chi phí tài chính lại giảm tới 33.52%( tương đương với giảm 1,414,105,153). Chi phí tài chính là do khoản chi phí lãi vay là khoản chiếm phần lớn trong chi phí tài chính lại giảm mạnh, trong năm, do sự biến động của nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp đã giảm quy mô vay vốn ngắn hạn từ hơn 30 tỷ đồng xuống còn hơn 20 tỷ đồng nên đã làm giảm chi phí lãi vay. Về chi phí, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 8.30% trong năm 2015, chi phi bán hàng tăng 24.04 %. Điều này là phù hợp với điều kiện thực tiễn về mở rộng về cả lực lượng lao động lẫn quy mô hoạt động, quy mô bán hàng của công ty. LNST trong năm 2015 đã tăng 1,195,452,383 đồng với tỷ lệ tăng khoảng 26.27% chứng tỏ năm 2015 là năm doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động SXKD, lĩnh vực viễn thông có dây mà doanh nghiệp hoạt động là một lĩnh vực vẫn còn tương đối mới trong thị trường trong nước nên có những điều kiện thuận lợi nhất định dành cho công ty. Các chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp đều có sự tăng trưởng theo hướng tích cực là dấu hiệu cho thấy công ty đang làm ăn thuận lợi. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng thêm 26.30%, lợi nhuận khác giảm 57.9%
  • 47. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0440 nhưng chỉ là giảm gần 42 triệu. Lợi nhuận tăng 25.30%, lợi nhuận kế toán sau thuế tăng 26.27%. Lợi nhuận kế toán sau thuế công ty chịu ảnh hưởng phần lớn từ hoạt động kinh doanh của công ty. Trong thời gian tới, bên cạnh cố gắng tăng doanh thu bán hàng, Netnam cần nỗ lực hơn trong việc tiết kiệm chi phí, cắt giảm nhân sự, xây dựng được các định mức chi phí, để cùng với sự gia tăng về doanh thu, hiệu quả sản xuất kinh doanhmới thể hiện rõ rệt, đảm bảo cho sựpháttriển bềnvững củacôngty. *Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty
  • 48. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0441 Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty Cổ phần NetNam Chỉ tiêu 31/3/2015 31/3/2014 So sánh năm 2015/2014 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Chênh lệch Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) TÀI SẢN A.Tài sản ngắn hạn 60,777,591,636 54.20 63,794,180,730 56.98 (3,016,589,094) (2.78) (4.73) I.Tiền và các khoản tương đương tiền 7,275,445,016 6.49 6,271,657,549 5.60 1,003,787,467 0.89 16.01 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 89,654,485 0.08 1,071,527,388 0.96 (981,872,903) (0.88) (91.63) II.Các khoản phải thu ngắn hạn 38,121,146,284 34.00 40,943,002,553 36.57 (2,821,856,269) (2.58) (6.89) IV.Hàng tồn kho 8,344,184,444 7.44 7,426,937,533 6.63 917,246,911 0.81 12.35 V.Tài sản ngắn hạn khác 6,947,161,407 6.20 8,081,055,707 7.22 (1,133,894,300) (1.02) (14.03) B.Tài sản dài hạn 51,357,272,403 45.80 48,157,061,816 43.02 3,200,210,587 2.78 6.65 I.Tài sản cố định 41,901,314,872 37.37 39,770,590,235 35.52 2,130,724,637 1.84 5.36 II. Phải thu dài hạn 10,000,000 0.01 10,000,000 0.01 - (0.00) - V.Các khoản đầu tư 1,097,778,374 0.98 922,179,578 0.82 175,598,796 0.16 19.04
  • 49. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0442 tài chính dài hạn VI.Tài sản dài hạn khác 8,348,179,157 7.44 7,454,292,003 6.66 893,887,154 0.79 11.99 Tổng cộng tài sản 112,134,864,039 100.00 111,951,242,546 100.00 183,621,493 - 0.16 NGUỒN VỐN A.Nợ phải trả 65,017,611,003 57.98 74,985,788,015 66.98 (9,968,177,012) (9.00) (13.29) I.Nợ ngắn hạn 51,134,656,986 45.60 61,482,039,080 54.92 (10,347,382,094) (9.32) (16.83) II.Nợ dài hạn 13,882,954,017 12.38 13,503,748,935 12.06 379,205,082 0.32 2.81 B.Vốn chủ sở hữu 47,117,253,036 42.02 36,965,454,531 33.02 10,151,798,505 9.00 27.46 I.Vốn chủ sở hữu 47,117,253,036 42.02 36,965,454,531 33.02 10,151,798,505 9.00 27.46 Tổng cộng nguồn vốn 112,134,864,039 100.00 111,951,242,546 100.00 183,621,493 - (Nguồn:Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần NetNam năm 2015,2014)
  • 50. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0443 Dựa vào 2 bảng trên ta thấy: Tổng tài sản của công ty tăng nhẹ so với đầu kì, cụ thể tăng 183,621,493 đồng, tương ứng 0,16%. Có sự tăng nhẹ đó là do sự tăng tài sản dài hạn và giảm tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn của công ty vào thời điểm 31/3/2015 tăng hơn 3 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 6,65%. Ngược lại, tài sản ngắn hạn giảm hơn 3 tỷ đồng, tức giảm 4,73%. Sự thay đổi trên dẫn đến thay đổi về cơ cấu các loại tài sản. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn từ 56,98%, sau một năm giảm xuống còn 54,2%. Như vậy tỷ lệ giữa tài sản dài hạn và ngắn hạn gần như tương đương, điều này cũng là phù hợp đối với đặc thù của một công ty kinh doanh dịch vụ mạng như Netnam. Về quy mô nguồn vốn: Tổng nguồn vốn tăng 183,261,493 đồng, trong đó nợ phải trả giảm 9,968,177,012 đồng, tương ứng giảm 13,3%, vốn chủ sở hữu tăng 10,151,798,505 đồng tương ứng tăng 27,46%. Tỷ lệ tăng vốn chủ như trên là khá lớn, chứng tỏ công ty đang ngày càng nâng cao khả năng tự chủ tài chính. Tỷ trọng nguồn vốn: tỷ trọng nợ phải trả tuy vẫn lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu, tuy nhiên khoảng cách này đang dần được rút ngắn. Mặc dù tăng khả năng tự chủ nhưng doanh nghiệp cũng cần xem xét đến chi phí sử dụng vốn, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. * Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
  • 51. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0444 Bảng 2.3: Bảng phân tích biến động hệ số tài chính của công ty năm 2015 và 2014 Chỉ tiêu 31/3/2015 31/3/2014 Chênh lệch Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND) Tỷ trọng(%) Số tiền (VND) Tỷ lệ(%) I.Tài sản 112,134,864,039 100.00 111,951,242,546 100.00 183,621,493 0.16 1.Tài sản ngắn hạn 60,777,591,636 54.20 63,794,180,730 56.98 (3,016,589,094) (4.73) 2.Tài sản dài hạn 51,357,272,403 45.80 48,157,061,816 43.02 3,200,210,587 6.65 II.Nguồn vốn 112,134,864,039 100.00 111,951,242,546 100.00 183,621,493 0.16 1.Nguồn vốn ngắn hạn 51,134,656,986 45.60 61,482,039,080 54.92 (10,347,382,094) (16.83) 2.Nguồn vốn dài hạn 61,000,207,053 54.40 50,469,203,466 45.08 10,531,003,587 20.87 a. Nợ dài hạn 13,882,954,017 12.38 13,503,748,935 12.06 379,205,082 2.81 b. Vốn chủ sở hữu 47,117,253,036 42.02 36,965,454,531 33.02 10,151,798,505 27.46
  • 52. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0445 III.Nguồn VLĐTX = NVDH – TSDH 9,642,934,650 2,312,141,650 7,330,793,000 317.06 Chỉ tiêu ĐVT 31/3/2015 31/3/2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%) I. Hệ số khả năng thanh toán a. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Lần 1.189 0.851 0.338 39.710 b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Lần 1.025 0.752 0.274 36.410 c. Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần 0.142 0.084 0.059 70.114 Năm 2015 Năm 2014 d. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Đồng 9,835,625,181 9,783,605,814 52,019,367 0.53 e. Lãi vay phải trả Đồng 2,210,921,809 3,698,372,928 (1,487,451,119) (40.22) f. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: (d)/(e) Lần 4.45 2.65 1.80 68.17 II. Hệ số cơ cấu tài sản 31/3/2015 31/3/2014
  • 53. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0446 a. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn % 54.20 56.98 (2.78) (4.88) b. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn % 45.80 43.02 2.78 6.46 III. Hệ số cơ cấu nguồn vốn a. Hệ số nợ Lần 57.98 66.98 (9.00) (13.44) b. Hệ số vốn chủ sở hữu Lần 42.02 33.02 9.00 27.26 IV. Hệ số hiệu suất hoạt động 2015 2014 a. Số vòng quay vốn lưu động Vòng 3.77 3.45 0.32 9.28 b. Số vòng vốn kinh doanh Vòng 1.89 1.7 0.19 11.18 V. Hệ số hiệu quả hoạt động 2015 2014 1. Doanh thu thuần Đồng 204,044,193,939 183,663,422,709 20,380,771,230 11.10 2. Lợi nhuận trước lãi vay và Đồng 9,835,625,181 9,783,605,814 52,019,367 0.53
  • 54. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0447 thuế 3. Lợi nhuận sau thuế Đồng 6,891,028,364 5,518,298,974 1,372,729,390 24.88 4. Vốn kinh doanh bình quân Đồng 108,161,792,624 108,076,568,433 85,224,191 0.08 5. Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 41,809,380,669 36,518,985,717 5,290,394,952 14.49 a. Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS): (3)/(1) % 3.38 3.00 0.37 12.40 b. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): (2)/(4) % 9.09 9.05 0.04 0.45 c. Tỷ suất LNST trên VKD (ROA): (3)/(4) % 6.37 5.11 1.27 24.78 d. Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE): (3)/(5) % 16.48 15.11 1.37 9.07 (Nguồn:Báo cáo tài chính công ty Cổ phần NetNam năm 2014,2015)
  • 55. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0448 - Về hiệu suất hoạt động: trong năm 2015, công ty gặp được một số điều kiện thuận lợi nhất định khi mà doanh thu thuần tăng 11.10% thì vòng quay vốn lưu động cũng tăng tương ứng 9.28% (0.32 vòng).Vòng quay vốn kinh doanh cũng tăng 11.18% tương đương với tăng 0.19 vòng từ 1.7 năm 2014 lên 1.89 vòng trong năm 2015. Sự gia tăng của cả vòng quay vốn lưu động và vòng quay vốn kinh doanh cho thấy sự nỗ lực của doanh nghiệp trong công tác quản trị vốn lưu động, vốn kinh doanh của mình, sự nỗ lực của công ty trong cồ gắng mở rộng sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Việc tăng vòng quay vốn lưu động lên 0.32 vòng sẽ làm giảm số vòng quay của vốn lưu động, từ đó sẽ làm giảm áp lực thanh toán của công ty khi các khoản nợ ngắn hạn cũng như nợ dài hạn đến hạn thanh toán. - Về hiệu quả hoạt động: Hầu hết khả năng sinh lời năm 2015 của công ty đều tăng . Tăng mạnh nhất là chỉ tiêu ROA tăng 1.27% từ 5.11% lên 6.37%. Tỷ suất ROE cũng tăng 9.07% . Tỷ suất ROS tăng 12.40 %. Tuy nhiên tỷ suất BEP có tăng nhưng tăng lại rất nhỏ từ 9.05% lên đến 9.09%. Điều này cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty cũng chưa thực sự hiệu quả. Nhìn chung sự biến động theo chiều hướng tăng lên như vậy cho thấy sự thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Tuy nhiên, điều này đã đặt ra yêu cầu phải duy trì và làm gia tăn tính hiệu quả đối với công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty Cổ phần NetNam 2.2.1. Nội dung quản trị vốn lưu động: Là một doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ viễn thông, nên công ty Cổ phần NetNam có những đặc thù riêng biệt như các doanh nghiệp cùng ngành. Công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông có dây thường mang tính độc lập, đặc thù về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật phức tạp hơn so với
  • 56. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0449 các hoạt động khác. Chính điều này đã ảnh hưởng đến vốn lưu động, cụ thể là vốn tồn kho và các khoản phải thu của công ty và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu TSNH của công ty. Năm 2015, nợ phải thu chiếm 62,72 %, hàng tồn kho chiếm 13,72%, vốn bằng tiền, loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất chiếm tỷ trọng 11,97 %. Nguồn hình thành vốn lưu động được huy động chủ yếu thông qua tín dụng ngân hàng dưới dạng các khoản vay nợ có tính chất ngắn hạn cùng sự tài trợ một phần từ nguồn lực tài chính bên trong doanh nghiệp. 2.2.1.1. Tổ chức nguồn vốn lưu động: Cùng với sự tăng lên của quy mô vốn lưu động thì nguồn vốn lưu động cũng tăng lên tương ứng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của công ty. Qua bảng 2.4 ta nhận thấy tại thời điểm đầu năm hay cuối năm 2015, nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty đều lớn hơn 0 hay tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn làm cho NWC > 0. Toàn bộ tài sản lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động động tạm thời và một phần nguồn vốn lưu động thường xuyên. Khi đó sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động để sử dụng cho hoạt động kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp luôn được đảm bảo.
  • 57. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0450 Bảng 2.4: Bảng xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên ĐVT:đồng Chỉ tiêu 31/3/2015 31/3/2014 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Tài sản ngắn hạn 60,777,591,636 63,794,180,730 (3,016,589,094) -4.73 Tài sản dài hạn 51,357,272,403 48,157,061,816 3,200,210,587 6.65 Nợ ngắn hạn 51,134,656,986 61,482,039,080 (10,347,382,094) -16.83 Nợ dài hạn 13,882,954,017 13,503,748,935 379,205,082 2.81 Vốn chủ sở hữu 47,117,253,036 36,965,454,531 10,151,798,505 27.46 Nguồn vốn thường xuyên 61,000,207,053 50,469,203,466 10,531,003,587 20.87 Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) 9,642,934,650 2,312,141,650 7,330,793,000 317.06 (Nguồn:tính toán từ báocáo tài chính của công ty) Việc sử dụng mô hình tài trợ này khiến cho DN phải sử dụng nhiều khoản vay ngắn hạn, một mặt giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn để kinh doanh, mặt khác thì việc sử dụng vốn vay ngắn hạn nhiều sẽ mang lại rủi ro thanh toán cho công ty, gia tăng áp lực trả nợ ngắn hạn khi đến hạn. Trong năm 2015, công ty đều có sự giảm về cả tài sản ngắn hạn lẫn nợ ngắn hạn, nhưng nợ ngắn hạn lại có tốc độ giảm mạnh hơn nên NWC vẫn dương, đảm bảo mô hình tài trợ vốn lưu động của công ty vẫn ổn định.Nợ ngắn hạn giảm do trong năm doanh nghiệp hoạt động có lãi nên đã dùng một phần lợi nhuận để chi trả một phần các khoản nợ đến hạn. Việc này giúp công ty giảm bớt áp lực thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Về mặt chi phí sử dụng vốn, công ty sử dụng phần lớn là nợ ngắn hạn trong cả 2 năm 2014 và năm 2015, tài trợ ngắn hạn thường có chi phí sử dụng thấp hơn tài trợ dài và trung hạn, lãi suất cũng thường thấp hơn. Trên thực tế, trong năm 2015, công ty đã giảm nợ ngắn hạn đi hơn 16%, chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hẹp
  • 58. `Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Nguyễn Đức Hoàng Lớp:CQ50/11.0451 việc sử dụng đòn bẩy tài chính, tuy nhiên bớt nợ ngắn hạn sẽ làm giảm nguồn vốn ngắn hạn, điều này có thể gây một chút khó khăn cho công ty khi đặt trong tình trạng thực tế của công ty Cổ phần NetNam hiện nay khi đặt trong môi trường kinh doanh của công ty, là một trong lĩnh vực mới của thị trường, công ty cần nắm bắt được cơ hộixuất hiện trên thị trường, công ty nên gia tăng việc sử dụng vay ngắn hạn đến một mức an toàn để đảm bảo cho nguồn vốn dồi dào giúp công ty nắm bắt cơ hội kịp thời; hơn nữa với chi phí sử dụng vốn thấp của vốn vay ngắn hạn, thì chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay sẽ thấp hơn so với vay dài hạn, sẽ làm tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty cần phải xác định chính xác nguồn vốn lưu động thường xuyên để lựa chọn mô hình tài trợ cho phù hợp với mục tiêu phát triển chung mà doanh nghiệp đã đề ra. 2.2.1.2. Thực trạng về xác định nhu cầuvốn lưu động của công ty: Vào cuối năm báo cáo, công ty thường tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.Tại thời điểm năm 2014, công ty sử dụng phương pháp dự báo dựa vào vòng quay vốn lưu động để xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2015. Công ty dựa vào kế hoạch doanh thu và tốc độ luân chuyển vốn lưu động cho năm 2015 để tínhtoán như sau: - Xác định vòng quay vốn lưu động năm 2014 + Doanh thu thuần = 183,663,422,709 (đồng) + Số VLĐ bình quân = 53,226,555,028 (đồng) + Vòng quay vốn lưu động năm 2014 là: 183,663,422,709 = 3.45 ( vòng) 53,226,555,028 -Vòng quay VLĐ và doanh thu dự kiến cho năm 2015: Cuối năm tài chính 2014, nhận thấy chênh lệch giữa vốn lưu động bình quần và nhu cầu vốn lưu động trong năm là tương đối lớn( nhu cầu vốn lưu động là 20,529,059,770 đồng trong khi vốn lưu động bình quân