SlideShare a Scribd company logo
1 of 129
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1i
LỜI CAM ĐOAN
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình
hình thực tế của công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn.
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Trang
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.......................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỪA VÀ NHỎ .......3
1.1.Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm: .....................................................................................................................................3
1.1.1.Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: ...................................3
1.1.2. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:......................6
1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm:.....................................................................................................................................6
1.2. Nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: ..................................................8
1.2.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất: .........................................................................8
1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất:....................................................................................8
1.2.1.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất: ................................................................. 12
1.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:............................................................ 12
1.2.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp vừa và nhỏ: ..................... 13
1.2.2. Nội dung của kế toán giá thành sản phẩm: ......................................................... 16
1.2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm: .......................................................................... 16
1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành:................................................................................... 17
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:...................................................... 18
1.2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: ........................... 21
1.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: ............................................................. 24
1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: ........... 27
1.2.3.1. Hình thức kế toán "Nhật ký chung": ................................................................ 27
1.2.3.2 Hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ":............................................................... 29
1.2.3.3 Hình thức kế toán "Nhật ký – sổ cái”: .............................................................. 31
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1iii
1.2.3.4. Hình thức kế toán trên máy vi tính:.................................................................. 32
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BẢO LONG LẠNG SƠN .............. 34
2.1.Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn .............................. 34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty: .......................................................... 34
2.1.2. Đặc điểm sản phẩm và tổ chức sản xuất tại Công ty TNHH Bảo Long Lạng
Sơn:..................................................................................................................................... 37
2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty: ...................................................................... 37
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Bảo Long Lạng
Sơn:..................................................................................................................................... 40
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty: ........................................................ 45
2.1.4. Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán của công ty:............................... 50
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn:.............. 50
2.1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty TNHH Bảo Long: ................ 53
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
TNHH Bảo Long Lạng Sơn: ........................................................................................... 57
2.2.1.Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty: ................................................. 57
2.2.1.1. Thực trạng phân loại chi phí sản xuất và đối tượng kế toán chi phí sản xuất
tại công ty: ......................................................................................................................... 57
2.2.1.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty:............................................. 58
2.2.2. Thực trạng kế toán giá thành sản phẩm tại công ty:.......................................... 96
2.2.2.1. Thực trạng phương pháp đánh giá sản phẩm dở tại công ty: ........................ 96
2.2.2.2. Thực trạng đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty
TNHH Bảo Long Lạng Sơn: ........................................................................................... 96
2.2.2.3. Quy trình tính giá sản phẩm: ............................................................................. 97
2.2.2.4. Thực trạng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty:.............................................................................................................................108
CHƯƠNG 3:HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BẢO LONG LẠNG SƠN ............109
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1iv
3.1. Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn......................................................................................109
3.1.1. Về ưu điểm: ..........................................................................................................109
3.1.2. Những hạn chế - nguyên nhân: ..........................................................................112
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán sản xuất chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn: ...........................................................................114
KẾT LUẬN .....................................................................................................................123
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CP : Chi phí
CPSX : Chi phí sản xuất
DN : Doanh nghiệp
KD : Kinh doanh
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
LN : Lợi nhuận
NCTT : Nhân công trực tiếp
NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp
TK : Tài khoản
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ : Tài sản cố định
SXC : Sản xuất chung
SXKD : Sản xuất kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
1
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tác động và
làm thay đổi cục diện của nền kinh tế thế giới so với những năm trước đó.
Ngày 11/1/2007, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, đã
đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với đất nước Việt Nam nói chung và
nền kinh tế nước nhà nói riêng. Sự gia nhập WTO đã mở ra không chỉ là
những cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức mà các nước thành viên, trong
đó có Việt Nam cần phải vượt qua để phát triển bền vững. Trong bối cảnh
như vậy, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được thì cần phải
thay đổi, nhanh chóng bắt kịp xu hướng thị trường. Để làm được điều đó thì
mối quan tâm hàng đầu quản trị tài chính, cung cấp thông tin làm cơ sở cho
các nhà quản trị ra quyết định. Trên thực tế, ở tất cả các doanh nghiệp, kế toán
đã phản ánh tính toán sao cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá
thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh
nghiệp không thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, đặc biệt là kế toán chi
phí sản xuất giá thành sản phẩm thì có thể dẫn đến tình trạng các doanh
nghiệp này hoạt động trên thị trường hoạt động một cách liều lĩnh, sẽ không
có phương hướng và nghiêm trọng hơn là đưa đến những quyết định sai lầm,
ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp mình.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm, sau khi đã đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu tình hình
thực tế và công tác này tại công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn, em đã chọn
đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành
sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn”.
Đáp ứng yêu cầu của Học Viện Tài Chính cũng như yêu cầu thực tế đối
với sinh viên thực tập, với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Mai Thị Bích Ngọc và
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
2
sự giúp đỡ của công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn, em đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp của mình.
Nội dung của luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương
như sau:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng Kế toán – Tài vụ của Công ty, đặc biệt là
sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.S Mai Thị Bích Ngọc, nhưng do thời gian và
trình độ kiến thức của bản thân có hạn, nhất là bước đầu mới tiếp cận thực tế
nên còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo
của các thầy cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Mai Thị Bích
Ngọc, các cán bộ phòng Kế toán – Tài vụ của Công ty TNHH Bảo Long Lạng
Sơn đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Em xin trân thành cảm ơn!
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
3
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỪA VÀ NHỎ
1.1. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm:
1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
 Khái niệm chi phí sản xuất doanh nghiệp:
Sự phát sinh, phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình
sản xuất hàng hoá. Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của ba
yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tiêu hao các
yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương
ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi
phí về lao động sống. Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên
trong quá trình sản xuất, nó luôn vận động, thay đổi trong quá trình tái sản
xuất. Để quản lý chi phí một cách có hiệu quả, chúng ta cần phải nắm vững
được khái niệm. Vậy, có thể hiểu rằng:
“Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao
động sống, laođộng vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp
chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất biểu hiện bằng thước đo tiền tệ,
được tính cho một thời kỳ nhất định”.
 Bản chất của chi phí sản xuất của doanh nghiệp là:
- Những phí tổn (hao phí) về tài nguyên, vật chất, về lao động và gắn
liền với mục đích kinh doanh.
- Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phải được đo lường bằng thước đo
tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định.
- Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao
trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
4
Trên góc độ kế toán tài chính: chi phí sản xuất được nhìn nhận như
những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp. Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền, các khoản tương đương
tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị, được kế toán ghi nhận trên cơ
sở chứng từ, tài liệu, bằng chứng chứng minh việc phát sinh của chúng.
Trên góc độ kế toán quản trị: mục đích của kế toán quản trị chi phí là
cung cấp thông tin thích hợp về chi phí kịp thời cho việc ra quyết định của các
nhà quản trị. Đối với kế toán quản trị, chi phí không đơn thuần nhận thức chi
phí như kế toán tài chính, mà chi phí còn được nhận thức theo cả khía cạnh
nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Vì vậy, chi
phí sản xuất có thể là phí tổn thực tế đã chi ra trong quá trình hoạt động sản
xuất hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; và cũng có thể
là chi phí ước tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn
phương án, hoạt động này mà bỏ qua cơ hội kinh doanh khác.
 Giá thành sản phẩm:
Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về
lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất
hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa
mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các
chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh
doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp
đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận. iá thành
sản phẩm có 2 chức năng chủ yếu:
- Chức năng thước đo bù đắp chi phí: là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp
đã bỏ ra được bù đắp bằng số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
5
đơn giá bán trên thị trường và giá thành đơn vị sản phẩm sẽ biết được doanh
nghiệp có bù đắp được chi phí đã bỏ ra hay không.
- Chức năng lập giá: giá thành sản phẩm là cơ sở, là căn cứ để xác định
giá bán của sản phẩm.
 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu
hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì
đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật
hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến
chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt
là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành
sản xuất sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho
một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định.
Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm chưa
hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí sản xuất dở
dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một số khối lượng sản
phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất,
chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ gồm chi phí sản xuất của kỳ
trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, việc giới hạn tính chi
phí vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn phụ thuộc vào quan
điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của
chế độ quản lý kinh tế - tài chính, chế độ kế toán hiện hành.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
6
1.1.2. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm :
Do đặc thù ngành sản xuất kinh doanh nên quản lý tiết kiệm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm, nhiệm vụ hàng
đầu của doanh nghiệp. Ngày nay, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hầu
hết các đơn vị độc lập trong việc xây dựng đơn giá bán. Vì vậy, yêu cầu đặt ra
cho các doanh nghiệp là phải tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo cho việc kinh doanh có lãi và cạnh tranh
được trên thị trường. Muốn đáp ứng được các yêu cầu trên đòi hỏi doanh
nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi; phải xây dựng được đơn giá bán hợp
lý dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá cơ bản do nhà nước ban hành, trên cơ
sở giá cả thị trường và năng lực của doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh
nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí
giá thành nói riêng. Trong đó trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành, đảm bảo phát huy tối đa vai trò của công tác kế toán đối với
quản lý sản xuất.
1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong
hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có
mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh
doanh, do vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm.
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm một cách khoa
học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá
thành sản phẩm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát
sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng , góp phần tăng cường
quản lý tài sản , vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả.
Mặt khác tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
7
Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế
trong cạnh tranh.
Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là
cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là
căn cứ để xác định kết quả kinh doanh kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm với nội dung chủ yếu thuộc về kế toán quản trị, cung cấp thông tin phục
vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Song nó lại là khâu trung tâm của toàn
bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần
hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh
tế tài chính của doanh nghiệp.
Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là
những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì đó là
chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động kinh
doanh cũng như từng sản phẩm lao vụ dịch vụ trong doanh nghiệp.
Để tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế
phát sinh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật liệu, nhân công...
và các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Phát hiện kịp thời các
khoản chênh lệch so với định mức, dự toán các khoản chi phí ngoài kế hoạch,
các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng... trong quá trình sản xuất để đề ra các
biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
8
- Tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, kết quả từng phần
cũng như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp theo
từng sản phẩm,từng hợp đồng, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành
một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời cho các hợp đồng
đến hạn. Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo
nguyên tắc quy định.
- Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng hợp
đồng từng bộ phận, tổ, đội sản xuất trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập
các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành, cung cấp chính xác kịp thời các
thông tin hữu ích về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản
lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
1.2. Nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
1.2.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất:
1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất:
Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chi phí sản xuất kinh
doanh bao gồm nhiều loại khác nhau, mục đích và công dụng trong quá trình
sản xuất cũng khác nhau. Do đó yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí
cũng khác nhau. Việc quản lý sản xuất, quản lý chi phí sản xuất không thể chỉ
dựa vào số liệu phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào số
liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và
phân tích toàn bộ chi phí sản xuất hoặc từng yếu tố chi phí ban đầu của chúng
theo từng sản phẩm,theo từng nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Để
thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ
cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cũng cần phải được phân loại theo các tiêu thức thích hợp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
9
Tuỳ theo từng yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin... mà chi
phí sản xuất được phân loại theo các cách sau:
 Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (hay theo yếu tố):
Theo cách phân loại này, dựa vào nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
sắp xếp những chi phí có cùng nội dung vào một loại và mỗi loại gọi là một
yếu tố chi phí. Chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí sau:
- Chi phí về nguyên nhiên vật liệu:
Yếu tố nguyên liệu bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu
dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. Yếu tố này bao gồm: chi phí nguyên
vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng
thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác.
- Chi phí nhân công:
Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho
người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn theo tiền lương của người lao động.
- Chi phí về BHXH, BHYT, BHTN:
+ BHXH trích 26% trên lương cơ bản, trong đó 18% tính vào CPSX
trong kỳ, 8% trừ vào lương công nhân.
+ BHYT trích 4,5% trên lương cơ bản, trong đó 3% tính vào CPSXtrong
kỳ, 1,5% trừ vào lương của công nhân.
+ BHTN trích 2% trên lương thực tế, trong đó 1% tính vào CPSX trong
kỳ, 1% trừ vào lương của công nhân.
+ KPCĐ trích 2% trên lương thực tế được tính vào CPSX trong kỳ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ:
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và giá trị hao mòn dịch
chuyển dần vào giá trị sản phẩm được gọi là khấu hao TSCĐ. Yếu tố chi phí
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
1
này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ
của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp.Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả về các dịch vụ đã
sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh do các đơn vị khác cung cấp như:
chi trả tiền điện, tiền nước, điện thoại...
- Chi phí bằng tiền khác:
Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài
các yếu tố chi phí nói trên.
Đặc điểm của cách phân loại này là dựa vào hình thái nguyên thuỷ của
toàn bộ chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không phân biệt chi
phí đó dùng ở đâu, dùng cho sản phẩm nào, nếu doanh nghiệp tự sản xuất ra
được một phần nguyên vật liệu và lại dùng nguyên vật liệu đó vào sản xuất thì
những chi phí để tạo ra nguyên vật liệu phải được hạch toán vào những yếu tố
liên quan. Vì vậy, qua cách phân loại trên ta thấy rõ được mức chi phí về lao
động sống và lao động vật hoá trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh
trong một thời kỳ của doanh nghiệp và nó còn cho biết kết cấu, tỷ trọng của
từng yếu tố cấu thành chi phí trong giá thành sản phẩm, lao vụ, làm căn cứ
xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch huy động và sử dụng lao động
vào phục vụ cho công tác thống kê theo yếu tố.
 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế:
Mỗi yếu tố chi phí phát sinh đều có mục đích và công dụng nhất định đối
với hoạt động sản xuất. Căn cứ vào mục đíchvà công dụng kinh tế của chi phí
để sắp xếp thành những khoản mục chi phí khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí
chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
1
nội dung kinh tế. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ
được chia thành các khoản mục chi phí sau đây:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được
sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
NVL là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản phải trả
trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công
nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc
phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Chi
phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu.
+ Chi phí về công cụ, dụng cụ.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Chi phí về dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí bằng tiền khác.
Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí có tác dụng phục
vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức (định mức tiêu hao
nguyên, nhiên vật liệu; định mức tiền lương...), theo dự toán chi phí, theo kế
hoạch giá thành. Kế toán sử dụng cách phân loại này tập hợp chi phí cấu
thành giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ, làm tài liệu tham khảo lập định
mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản xuất cho kỳ sau. Đồng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
1
thời có thể phân tích đánh giá những khoản mục chi phí bất hợp lý từ đó tìm
ra biện pháp thích ứng nhằm giảm bớt từng loại chi phí để hạ giá thành.
Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên, phục vụ cho công tác quản lý và
công tác kế toán chi phí sản xuất còn có thể phân loại theo các tiêu thức khác
như căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với số lượng, khối lượng
sản phẩm hoàn thành để chia chi phí sản xuất thành chi phí cố định và chi phí
biến đổi; căn cứ vào phương pháp kế toán tập hợp chi phí để chia chi phí
thành chi phí trực tiếp và chi phí phân bổ gián tiếp
1.2.1.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất:
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các
chi phí sản xuất phát sinh cần được tổ chức tập hợp theo phạm vi giới hạn đó
nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra phân tích chi phí và yêu cầu tính giá thành
sản phẩm.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chất là xác định
nơi phát sinh CP và nơi chịu CP . Nơi phát sinh chi phí là phân xưởng, tổ, đội
sản xuất còn nơi chịu phát sinh chi phí sản xuất là sản phẩm, công việc, công
trình, hạng mục công trình. Việc chọn lựa đối tượng chi phí ở từng DN có sự
khác nhau, thông thường người quản lý dựa vào các đặc điểm sau:
- Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc
điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm...
- Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, khả năng trình độ
quản lý, trình độ hạch toán của doanh nghiệp...
1.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
 Phương pháp tập hợp trực tiếp:
Phương pháp này được áp dụng với các chi phí có thể quy nạp, tập hợp
cho từng đối tượng chịu chi phí.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
1
Với những chi phí sử dụng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập
hợp chi phí riêng biệt (sản phẩm đơn chiếc, hàng loạt sản phẩm) thì hạch toán
trực tiếp cho từng đối tượng đó.
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản
xuất vì nó tạo điều kiện cho kế toán tính giá thành và người quản lý đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
 Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này được áp dụng đối với các chi phí gián tiếp (liên quan
đến nhiều đối tượng). Do đó phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí cho các
đối tượng liên quan theo công thức sau:
Bước 1: H =
T
C
Trong đó: H: hệ số phân bổ chi phí
C: tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
T: tổng đại lượng phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí
Bước 2: Xác định CP cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể
Ci = H xTi
Trong đó: Ci : phần CP phân bổ cho đối tượng i
Ti : đại lượng tiêu chuẩn phân bổ để phân bổ CP của đối tượng i.
1.2.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Theo Quyết định số 48/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 và sửa đổitheo Thông
tư 138/2011/TT-BTC ngaỳ 04/10/2011 của Bộ Tài chính, tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các khoản chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp vào
TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (đối với DN kế toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc TK631- Giá thành
sản xuất (đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kỳ). Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng các tài khoản
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
1
621, 622, 627 để tập hợp chi phí trong kỳ. Tài khoản 154 dùng để tổng hợp
chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở các
đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp…) hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ
(vận tải, bưu điện…), gia công chế biến, cung cấp dịch vụ của các doanh
nghiệp thương mại. TK 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí
(phân xưởng, bộ phận sản xuất…), theo loại, theo nhóm sản phẩm hoặc chi
tiết bộ phận sản phẩm, theo tửng loại dịch vụ, công đoạn dịch vụ…
Sơ đồ : Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản
xuất – dịch vụ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
1
TK154 Chi phí SXKD dở dang
TK152,153 TK152,153
Xuất NL, VL và công cụ, dụng cụ Nhập kho VL, CCDC gia công
chế biến xong
TK142,242 TK155
Phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ Nhập kho sản phẩm hoàn thành
TK214 TK157
Khấu hao TSCĐ
Sản phẩm hoàn thành gửi đi bán
không
nhập qua kho
TK334,338 TK632
Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
Sản phẩm hoàn thành xuất bán ngay
trong kỳ
TK111, 112,
331
TK138, 334,
632
CP dịch vụ mua ngoài và CP khác
bằng tiền Giá trị SP hỏng bắt bồi thường
tính vào chi phí
TK133
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
1
1.2.2. Nội dung của kế toán giá thành sản phẩm:
1.2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm:
Trong sản xuất sản phẩm công nghiệp, để giúp cho việc nghiên cứu và
quản lý tốt giá thành sản phẩm, ta cần phân biệt các loại giá thành.
 Phân loại giá thành theo phạm vi chi phí giá thành:
- Giá thành sản xuất toàn bộ:
Là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản xuất theo biến phí:
Là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho
sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất:
Là loại biến phí trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản
phẩm sản xuất hoàn thành và 1 phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ
sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế.
- Giá thành toàn bộ theo biến phí:
Là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm toàn bộ biến phí (biến phí
sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp) tính cho sản
phẩm tiêu thụ.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ:
Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài giá thành sản phẩm sản xuất
tính cho sản phẩm tiêu thụ.
 Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành:
- Giá thành kế hoạch:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
1
Là giá thành sản xuất sản phẩm tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch
và sản lượng kế hoạch.
- Giá thành định mức:
Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi
phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
- Giá thành sản xuất thực tế:
Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản
xuất thực tế đã phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản phẩm được sản
xuất thực tế trong kỳ.
1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành:
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ
công tác tính giá thành. Bộ phận kế toán tính giá thành phải căn cứ vào đặc
điểm sản xuất của doanh nghiệp, quy trình công nghệ của sản phẩm, chủng
loại sản phẩm sản xuất,...để xác định đối tượng tính giá cho thích hợp
Trong các doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành thường trùng
với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó là các sản phẩm hoàn thành nhập
kho. Qua nghiên cứu đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành ta thấy giữa chúng có những điểm khác nhau:
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản, các
sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết
theo từng đối tượng, giúp doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, tiết
kiệm chi phí
- Đối tượng tính giá thành là căn cứ để lập các bảng biểu chi tiết tính giá
thành, lựa chọnphươngpháptínhgiáthành hợp lý, phục vụcho việc kiểm tra tình
hìnhthực hiện kế hoạchgiá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
1
Tuy nhiên, giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau vì về bản chất chúng đều là những
phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất
Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và
đốitượngtínhgiá thànhmà ta cầnlựa chọnphươngpháptínhgiáthành thích hợp.
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp công nghiệp là những sản
phẩm dở dang chưa hoàn thành
Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán xác định phần chi phí sản
xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc
nhất định
Để xác định được giá thành sản phẩm một cách chính xác, một trong
những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối
kỳ, tức là xác định số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phải
chịu. Muốn vậy phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng sản phẩm dở dang
trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của từng khối
lượng sản phẩm làm dở so với khối lượng hoàn thành theo quy ước ở từng
giai đoạn sản xuất.
Tuỳ theo đặc điểm, tình hình cụ thể tổ chức sản xuất, quy trình công
nghệ, tính cấu thành chi phí sản xuất, trình độ quản lý mà doanh nghiệp sản
xuất cơ bản có thể sử dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối
kỳ phù hợp sau:
 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí
nguyên liệu,vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản
xuất,khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định giữa các kỳ và chỉ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
1
tính cho sản phẩm dở phầm chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp, còn
các chi phí sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Chi phí sản phẩm dở dang được xác định theo công thức:
- Theo phương pháp bình quân:
Dđk + CV
Dck = x QDCK
QHT + QDCK
Trong đó:
DCK, DDK : là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ,đầu kỳ
CV: là CP nguyên liệu,vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ
QDCK: là khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Cv
Dck= xQdck
Qbht +Qdck
Trong đó:
Qbht : là khối lượng SP bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ
CV: là CP nguyên liệu,vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ
QDCK: là khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến
liên tục thì từ giai đoạn 2→giai đoạn n :
dcki
dckihti
csiNdki
ck Q
QQ
ZD
D 


  )1(
dcki
dckibhti
csiN
ck Q
QQ
Z
D 

  )1(
Trong đó: C : CP NVLTT phát sinh trong kỳ.
Dck và Ddk : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ.
Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
2
Qbht : Khối lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất và hoàn thành ngay
trong kỳ (Qbht = Qht - Qddk).
Qddk và Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
ZN(i-1)cs: Giá thành NTP giai đoạn trước chuyển sang
+ Ưu điểm: phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi
phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành
sản phẩm được nhanh chóng.
+ Nhược điểm: độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí
chế biến khác.
 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương:
Phương pháp này áp dụng với DN có chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỷ
trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang lớn
và không ổn định giữa các kỳ.
Công thức xác định:
- Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
+ Xác định đơn giá chi phí của từng lần sản xuất:
Dđk
C0 =
Qddk x md
C
C1 =
Qddk (1-md) + Qbht + Qdck x mc
Trong đó:
C0 là CP đơn vị thuộc lần sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này
C1 là CP đơn vị thuộc khối lượng SP phải đầu tư CP kỳ này
Qddk,Qdck là khối lượng SP dở dang đầu kỳ,cuối kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
2
md, mc mức dộ chế biến thành phẩm của SP dở đầu kỳ,cuối kỳ
Qbht khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất, hoàn thành trong kỳ
Qbht = Qht - Qdck
- Theo phương pháp bình quân gia quyền:
Dđk +C
c =
Qddk x md + [ Qddk (1-md) + Qbht ] + Qdck x mc
Trong đó: Dck = c x ( Qdck x mc )
+ Ưu điểm: phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn
phương pháp trên.
+ Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế
biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.
1.2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
 Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
khai thường xuyên:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
2
Sơ đồ 1.1. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và xác định giá
trị sản phẩm hoàn thành trong DN sản xuất sản phẩm công nghiệp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
2
]Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ:
Sơ đồ 1.2. Kế toán giá thành sản xuất theo phương pháp kiểm kê
định kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
2
1.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về
chi phí sản xuất để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản
phẩm lao vụ đã hoàn thành theo yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ
tính giá thành đã được xác định.
Kỳ giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành
công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan
hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế
toán áp dụng một hay nhiều phương pháp thích hợp.
Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất đã tập
hợp được, kế toán tổ chức tính giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành bằng
phương pháp kỹ thuật phù hợp, trên cơ sở công thức tính giá thành cơ bản:
Tổng giá thành
thực tế SP hoàn
thành
=
CP thực tế dở
dang ĐK
+
CP thực tế phát
sinh trong kỳ
-
CP thực tế
dở dang CK
Giá thành đơn vị SP =
Tổng giá thành
Số lượng SP hoàn thành
 Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ
giản đơn, khép kín, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ
sản xuất ngắn, đối tượng tính giá thành thường phù hợp với đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo
- Nội dung: căncứ vào các CPSXđã tập hợp theo từng đối tượng, CPSX
sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ cũng như khối lượng sản phẩm hoàn
thành để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
2
Đối với doanh nghiệp không có sản phẩm làm dở đầu và cuối kỳ hoặc có
nhưng ổn định thì sản phẩm được tính bằng toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ
Với phương pháp này, công việc tính toán đơn giản, không đòi hỏi trình
độ kế toán cao nhưng phạm vi áp dụng hẹp
Z = Dđk + C - Dck
z =
Q
Z
 Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong
cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng
lao động nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau còn gọi là sản xuất liên
sản phẩm, và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà
phải tập hợp chung cho quá trình sản xuất
Đối với loại hình sản xuất này đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy
trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đối tượng tính giá thành là từng loại sản
phẩm do quy trình công nghệ đó đã sản xuất hoàn thành. Muốn tính giá thành
cho từng loại sản phẩm thì kế toán căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để
định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số trong đó lấy loại có hệ số là 1 là sản
phẩm tiêu chuẩn
Hệ số đã quy định được sử dụng để tính giá thành cho từng loại sản
phẩm. Theo phương pháp này trình tự tính giá thành được quy định như sau:
- Quy đổi sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá
thành để làm tiêu chuẩn phân bổ
Sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế X Hệ số quy đổi
Hệ số phẩn bổ giá thành cho từng
loại SP
=
Sản lượng đã quy đổi
Tổng sản lượng quy đổi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
2
- Trên cơ sở hệ số đã tính được sẽ tính ra giá thành thực tế của từng
loại sản phẩm theo khoản mục thì:
Giá thành
SP của SPi
=
Giá trị dở
dang đầu
kỳ
+
Chi phí
trong kỳ

Giá trị dở
dang cuối
kỳ
x
Hệ số phân bổ
giá thành cho
sp i
 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:
Áp dụng với những DN mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất
có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách kích cỡ,
chủng loại khác nhau.
Với phương pháp tính giá thành này thì đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của từng nhóm sản phẩm, đối
tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm có cùng quy cách.
Trình tự tính giá thành như sau:
Xác định tiêu chuẩn phân
bổ
=
Sản lượng thực
tế
x
Giá đơn vị kế
hoạch
Tính tỷ lệ giá thành theo từng
khoản mục
=
Tổng CP thực tế của nhóm
SP
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
- Tính giá thành sản phẩm cho nhóm sản phẩm cùng một quy cách.
Tổng giá thành SP
có quy cách i
=
Tiêu chuẩn phân bổ của
nhóm SP quy cách i
x
Tỷ lệ tính giá
thành
 Phương pháp tính giá thành loại trừ CPSX sản phẩm phụ:
Áp dụng trong trường hợp DN sản xuất trên cùng một quy trình công
nghệ, kết quả sản xuất thu được là sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị.
Sản phẩm chính là đối tượng tính giá thành nên để tính được giá thành sản
phẩm chính, kế toán phải căn cứ vào tổng số chi phí đã tập hợp cho toàn bộ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
2
quy trình công nghệ trừ đi phần chi phí tính cho sản phẩm phụ. Phần CPSX
tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch (định mức).
1.2.3. Tổchức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm:
Hiện nay theo Quyết định 48/QĐ-BTC và Thông tư 138/2011/TT-BTC,
có 4 hình thức kế toán được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tùy
thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ
và điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho
mình một loại hình thức kế toán phù hợp. Mỗi hình thức kế toán có một đặc
điểm riêng, hệ thống sổ sách riêng và thích hợp với từng doanh nghiệp cụ thể.
1.2.3.1. Hình thứckế toán "Nhậtký chung":
- Đặc trưng cơ bản:
Tất cả mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật
ký, trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định
khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để chuyển ghi sổ
cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
- Điều kiện áp dụng:
Sử dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp: sản xuất, thương mại,
dịch vụ, xây dựng có quy mô vừa và nhỏ
- Hình thức kế toán Nhật Ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu:
Sổ Nhật ký chung Thẻ TSCĐ
Sổ Nhật ký thu tiền Sổ chi tiết tiền vay
Sổ Nhật ký chi tiền Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ
Sổ Nhật ký mua hàng Sổ chi tiết bán hàng
Sổ Nhật ký bán hàng Sổ chi tiết sản xuất, kinh doanh
Sổ cái (dành cho hình thức NKC) Thẻ tính giá thành sản phẩm,dịch vụ
Bảng cân đốisố phát sinh Sổ chi tiết các tài khoản
Sổ quỹ tiền mặt Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
2
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ
Sổ tiền gửi ngân hàng Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ,
sản phẩm, hàng hóa
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
(người bán)
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu,
dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Sổ chi tiết thanh toán với người
mua (bán) bằng ngoại tệ
Thẻ kho (sổ kho) Sổ tài sản cố định
Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ,
dụng cụ tại nơi sử dụng
Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn
kinh doanh
Sổ theo dõi thuế GTGT Sổ chi phí đầu tư xây dựng
Sổ theo dõi thuế GTGT được hoàn lại
Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn
giảm
Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản
đầu tư vào công ty liên kết
Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh
lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư
vào công ty liên kết
- Trình tự ghi sổ:
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, các đối tượng cần theo dõi chi
tiết, kế toán ghi vào sổ, thẻ chi tiết liên quan đồng thời ghi vào sổ nhật ký
chung, sau đó chuyển ghi vào sổ cái có liên quan. Trường hợp đơn vị mở sổ
nhật ký đặc biệt (nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng, nhật ký
bán hàng) thì căn cứ chứng từ gốc ghi vào sổ nhật ký đặc biệt, định kỳ hoặc
cuối tháng lấy số liệu liên quan chuyển ghi lên các sổ cái. Cuối tháng, cuối
kỳ, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh, đồng
thời lập Bảng tổng hợp chi tiết, sau đó đối chiếu số liệu tổng hợp trên Sổ Cái
và số liệu chi tiết, sẽ lập các Báo cáo tài chính.
- Về nguyên tắc: Tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng
cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
2
trên sổ nhật ký chung cùng kỳ.
- Nhận định:
Ưu điểm Nhược điểm
-Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện,
thuận tiện cho phân công lao động kế
toán.
-Có thể thực hiện đối chiếu, kiểm tra
về số liệu kế toán cho từng đối tượng
kế toán ở mọi thời điểm nên kịp thời
cung cấp thông tin cho nhà quản lý
Lượng ghi chép tương đối nhiều
1.2.3.2Hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ":
- Đặc trưng cơ bản:
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là "chứng từ ghi sổ". Việc
ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký CTGS.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc
bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả
năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký CTGS và có chứng từ kế toán đính kèm,
phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
- Các loại sổ kế toán:
Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết tiền vay
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết bán hàng
Sổ cái (dùng cho hình thức CTGS) Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Bảng cân đốisố phát sinh Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
Sổ quỹ tiền mặt Sổ chi tiết các tài khoản
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
3
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Sổ chi phí đầu tư xây dựng
Sổ tiền gửi ngân hàng Sổ theo dõi thuế GTGT
Thẻ kho (sổ kho) Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ,
sản phẩm, hàng hóa
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng
cụ
sản phẩm, hàng hóa
Sổ tài sản cố định
Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn
giảm
Thẻ tài sản cố định Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
(người bán)
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
(bán) bằng ngoại tệ
Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ
Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn
kinh doanh
Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng
cụ tại nơi sử dụng
Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản
đầu tư vào công ty liên kết
Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán
Sổ theo dõi các khoản chênh lệch
phát sinh khi mua khoản đầu tư vào
công ty liên kết
- Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán
lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào CTGS để ghi vào sổ đăng ký CTGS, sau đó
được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập
CTGS được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký CTGS, tính ra tổng số phát
sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ
vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
3
ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi
tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
- Về nguyên tắc: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số
phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các TK trên bảng cân đối số
phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký
CTGS. Tổngsố dư nợ và tổng số dư có của các TK trên bảng cân đối số phát
sinh phải bằng nhau, và số dư của từng TK trên bảng cân đối số phát sinh phải
bằng số dư của từng TK tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
- Nhận định:
Ưu điểm Nhược điểm
-Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép
-Thuận tiện cho việc phân công lao
động kế toán
-Số lượng ghi chép nhiều, thường
xuyên xảy ra hiện tượng trùng lặp
-Việc kiểm tra số liệu cuối kỳ, cuối
tháng nên cung cấp thông tin chậm
cho nhà quản lý
1.2.3.3Hình thức kế toán "Nhật ký – sổ cái”:
- Đặc trưng cơ bản:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi theo thứ tự thời gian và
theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán
tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký - sổ cái. Căn cứ ghi vào sổ nhật ký - sổ cái là
các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.
- Các loại sổ kế toán:
Nhật ký - Sổ cái Sổ chi tiết tiền vay
Sổ quỹ tiền mặt Sổ chi tiết bán hàng
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Sổ tiền gửi ngân hàng Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
3
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ,
sản phẩm, hàng hóa
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu,
dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Thẻ kho (sổ kho) Sổ chi tiết các tài khoản
Sổ tài sản cố định Sổ chi phí đầu tư xây dựng
Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ,
dụng cụ tại nơi sử dụng
Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn
kinh doanh
Thẻ tài sản cố định Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
(người bán)
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
(bán) bằng ngoại tệ
Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu
Sổ theo dõi các khoản chênh lệch
phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công
ty liên kết Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm
Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản
đầu tư vào công ty liên kết Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại
Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán Sổ theo dõi thuế GTGT
- Nhận định
Ưu điểm Nhược điểm
- Sổ lượng sổ ít, mẫu sổ đơn giản dễ
thực hiện.
- Kiểm tra đốichiếu các dữ liệu kế
toán được thực hiện một cách thường
xuyên, liên tục nên cung cấp thông tin
kịp thời cho nhà quản lý
-Sổ lượng ghi chép nhiều, chỉ thực
hiện trên một sổ tổng hợp duy nhất.
-Khó phân công lao động kế toán
1.2.3.4. Hình thứckế toán trên máy vi tính:
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều
kiện áp dụng kế toán máy.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
3
Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để xử lý tự động các thông
tin kế toán trên máy vi tính bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại
chứng từ, xử lý thông tin trên chứng từ theo quy trình của kế toán, sau đó in ra
các sổ sách kế toán và báo cáo kế toán.
Tùy thuộc vào từng hình thức kế toán áp dụng mà các loại sổ và báo cáo
giá thành sản phẩm cũng sẽ khác nhau. Nhưng dù theo hình thức kế toán nào
thì tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng phải đảm
bảo một số nguyên lý chung như : xác định mã hóa đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, danh mục khoản mục chi phí,
tài khoản, chứng từ sử dụng. Các tài liệu gốc được cập nhật vào máy tính
thông qua thiết bị nhập và được lưu giữ trên thiết bị nhớ ở dạng tệp tin dữ liệu
chi tiết, từ các tệp dữ liệu chi tiết chuyển qua các tệp sổ cái để hệ thống hóa
các nghiệp vụ theo từng đối tượng quản lý. Định kỳ, các sổ cái sẽ được xử lý
để lập Báo cáo tài chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
3
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BẢO LONG LẠNG SƠN
2.1.Giớithiệu khái quát về Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn
2.1.1. Lịchsử hình thành và phát triển Công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
- Địa chỉ: Lô M8 cụm công nghiệp địa phương số 2 – huyện Cao Lộc –
tỉnh Lạng Sơn.
- SĐT: 0253.876.755
- Fax: 0253.873.806
- Ngày thành lập: 26/01/1998
- Giấy phép kinh doanh số: 008727GP/TLDN UBND tỉnh Lạng Sơn cấp.
- Mã số thuế: 4900142237
- Người đại diện pháp luật của công ty: giám đốc Huỳnh Văn Long.
- Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh, sản xuất, lắp ráp các loại máy bơm
nước gia dụng và các loạiđộng cơ từ linh kiện rời công suất từ 5 Kw trở xuống.
Được thành lập ngày 26 tháng 01 năm 1998. Giấy phép số 008727
GP/TLDN do UBND tỉnh Lạng Sơn cấp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và đăng ký thuế mã số doanh nghiệp: 4900142237 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp lần đầu, ngày 04 tháng 02 năm 1998. Đăng ký thay
đổi lần thứ 9 ngày 28/9/2012. Công ty đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày
19 tháng 8 năm 1998 với số vốn góp ban đầu là 3.000.000.000 VNĐ. Đến
năm 2010, số vốn góp của công ty đã lên đến hơn 42.000.000.000 VNĐ.
Khi mới thành lập công ty chỉ có 40 công nhân viên làm việc. Với sự
khởi đầu vô cùng khó khăn và nhiều thử thách, cơ sở vật chất chật hẹp không
tập trung, công việc mới lạ, trang thiết bị không đầy đủ và còn mang tính chất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
3
thủ công, đặc biệt là về kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ, đội ngũ công nhân
lao động chưa được qua trường lớp đào tạo. Công ty đã phải thuê chuyên gia
nước ngoài để đào tạo tay nghề cho công nhân, Ban Lãnh đạo cùng toàn thể
CBCNV trong công ty với tinh thần đoàn kết và lòng quyết tâm đã ra sức học
tập và sáng tạo trong lao động sản xuất từng bước vượt qua mọi khó khăn. Từ
năm 1998 đến năm 2000 mặc dù công ty phải nhập khẩu 100% linh kiện để
lắp ráp, nhưng doanh thu vẫn tăng thu từ 5,060 tỷ đồng/ năm tăng lên 27,835
tỷ đồng/ năm. Số cán bộ công nhân viên lao động tăng lên 79 người.
Năm 2001-2002: Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế phải làm chủ
sản xuất Công ty đã liên tục đầu tư trang thiết bị công nghệ tự sản xuất linh
phụ kiện để lắp ráp, tỷ lệ nội địa hoá đạt từ 60% lên 66%. Doanh thu: từ
28,272 tỷ đồng/ năm tăng lên 42,608 tỷ đồng/ năm. Số cán bộ công nhân viên
lao động: tăng lên 212 người.
Năm 2004, Công ty đã áp dụng thành công và có hiệu quả. Hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, liên tục đầu tư bổ sung và đổi mới công
nghệ; đến năm 2006 nâng tỷ lệ nội địa hoá lên 78,31%. Doanh thu đạt 42,085
tỷ đồng. tổng số lao động là: 253 người.
Với tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng máy
bơm và động cơ điện (sản phẩm chủ lực của công ty ) trong cả nước ngày
càng tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong nước, đầu năm
2007 từ một doanh nghiệp nhỏ đơn thuần, công ty TNHH Bảo Long đã mạnh
dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới trên diện tích 1,25 ha với diện tích
nhà xưởng là 10.000m2 mang tính chất kiên cố và hiện đại, phù hợp với tính
năng và đặc thù của sản xuất, đồng thời cũng đầu tư thêm trang thiết bị hiện
đại, công nghệ mới, sản xuất ra những sản phẩm máy bơm nước, động cơ điện
đảm bảo chất lượng và có độ chính xác cao.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, Bảo
Long luôn tìm hiểu, học hỏi nghiên cứu thị trường phát triển của đất nước trên
mọi lĩnh vực. Cùng với ban lãnh đạo là đội ngũ công nhân lành nghề hết lòng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
3
vì tập thể, toàn tâm toàn ý với công ty, với ý chí quyết tâm không ngừng phấn
đấu vươn lên để công ty ngày càng phát triển hơn. Trong thời gian qua nền
kinh tế nước ta có nhiều biến động lớn, đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập tổ
chức thương mại thế giới “WTO” kinh tế của đất nước ngày càng phát triển,
nhu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao, có nhiều tổ chức, công ty liên
doanh nước ngoài vào Việt Nam, buôn bán, thăm quan, du lịch, và đầu tư
kinh tế…Nắm bắt được tình hình đó Công ty liên tục đầu tư dây truyền máy
móc, thiết bị hiện đại đưa vào sản xuất để tạo nên những sản phẩm máy bơm
nước, động cơ điện với hình thức, mẫu mã ngày càng đẹp, tiết kiệm điện
năng, giá thành hạ và độ an toàn cao.
Đến nay, công ty đã tự sản xuất được 90% linh phụ kiện để lắp ráp, năng
lực sản xuất sản lượng đạt 500.000 chiếc/ năm. Thương hiệu, sản phẩm hàng
hoá của công ty đã và đang ngày càng có vị thế vững chắc trên thị trường, có
uy tín với người tiêu dùng và có tính cạnh tranh cao. Số cán bộ công nhân
viên lao động tăng lên đến 500 người.
Công ty thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, hoàn thiện và mở
rộng hệ thống phân phối trên thị trường nội địa bằng việc tạo ra một mạng lưới
tiêu thụ sảnphẩmgồm:các nhàphânphốivà đạilý cấp hai, đềucó nănglực về thị
trường, kháchhàng, địađiểm kinh doanh, có tiềm năng trong kinh doanh và hoạt
độngrâthiệu quả. Bêncạnhviệc pháttriển thị trường, công ty luôn quan tâm đến
những thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Bằng những hình thức trực tiếp hay
gián tiếp như: thư tín, điệnthoạihay hộinghị kháchhàng, côngtyđềutổ chức các
chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng nhằm mục đích trao đổi các
thông tin về sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đem lại cho hệ thống
phânphốicủacôngtynhững điềukiện tốtnhất để thâm nhập thị trường. Công ty
luôn mang đến cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất và
dịch vụ hoàn hảo nhất với phương châm " uy tín và chất lượng là tiêu chí hàng
đầu" và dịch vụ "tất cả vì lợi ích và sự hài lòng của khách hàng".
Mặc dù trong cơ chế thị trường đầy thách thức nhưng ban lãnh đạo công
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
3
ty cùng với đội ngũ công nhân lao động lành nghề có năng lực đã từng bước
đưa công ty vượt qua mọi khó khăn gian khổ, khẳng định được vị trí của
mình. Hiện nay, các sản phẩm công ty đã đạt được theo tiêu chuẩn TCVN
ISO 9001-2008. Với những thành quả đạt được trong sản xuất kinh doanh,
xây dựng và bảo vệ thương hiệu, vừa qua Cty TNHH Bảo Long đã vinh dự
được nhận giải thưởng “Sao Vàng đất Việt” do Trung ương Hội Liên hiệp
Thanh niên VN phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ VN trao tặng. Ông Huỳnh
Văn Long ( Giám đốc công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn) cũng là doanh
nhân tiêu biểu do VCCI trao tặng năm 2007.
Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư phát triển, nâng cao các
nguồn lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bằng năng suất và chất
lượng. Thông qua đó đã góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển từng
bước xây dựng công ty vững mạnh và phát huy hơn nữa sản phẩm của mình
trong nước và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
2.1.2. Đặcđiểm sản phẩm và tổ chức sản xuấttại Công ty TNHH BảoLong
Lạng Sơn:
2.1.2.1. Đặcđiểm sản phẩm của công ty:
Công ty TNHH Bảo Long được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất
kinh doanh với chức năng hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề chính là: kinh
doanh, sản xuất, lắp ráp các loại máy bơm nước gia dụng và các loại động cơ
từ linh kiện rời công suất từ 5 kw trở xuống.
- Máy bơm nước sản xuất tại công ty gồm các loại: 1DK-15, 1DK-16,
1,5DK-20, 1,5DK-22, DBZ-35, DBZ-45, DBZ-65, JET-100, DP 370A,
JDW/2A.
- Động cơ điện sản xuất tại công ty bao gồm : YL90S-4, YL90S-2,
YL90L-4, YL90L-2, YL100L-4, YL100S-4.
Sản phẩm hàng hóa của Công ty TNHH Bảo Long đã có mặt tại hầu hết
các tỉnh thành trong cả nước phục vụ cho đời sống dân sinh và các công trình
tưới tiêu phục vụ sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
3
Khi mới thành lập, tất cả mọi sản phẩm của công ty được lắp ráp bằng
toàn bộ linh kiện rời nhập khẩu từ Trung Quốc, đến nay sau gần 15 năm hoạt
động công ty đã liên tục đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc và mở rộng
dây chuyền sản xuất để tự sản xuất phần lớn linh kiện phụ tùng lắp ráp sản
phẩm. Vì vậy, đến thời điểm hiện tại tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm lắp ráp tại
công ty đã đạt trên 80%.
Bảng 2.1. Danh mục sản phẩm sản xuất tại Công ty TNHH Bảo Long
Tên sản phẩm Mă hiệu sản phẩm Đơn vị tính
1. Máy bơm nước: 1DK – 15 Chiếc
1DK – 16 Chiếc
1,5DK – 20 Chiếc
1,5DK – 22 Chiếc
1DBZ – 35 Chiếc
1DBZ – 45 Chiếc
1DBZ – 65 Chiếc
JET – 100 Chiếc
DP 370A Chiếc
JDW/2A Chiếc
2. Động cơ điện: YL90S – 4 Chiếc
YL90S – 2 Chiếc
YL90L – 4 Chiếc
YL90L – 2 Chiếc
YL100L – 4 Chiếc
YL100S – 4 Chiếc
(Nguồn: Công ty TNHH Bảo Long – Phòng Kế toán - Tài vụ)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
3
 Tiêu chuẩn chất lượng:
Mặc dù trong cơ chế thị trường đầy thách thức nhưng công ty TNHH
Bảo Long - với bề dày thành tích và đội ngũ công nhân lao động lành nghề,
đă khẳng định được vị trí của ḿnh cả về vị thế và chất lượng sản phẩm. Máy
bơm nước do công ty sản xuất đã giành được nhiều giải thưởng trong nước,
nhưng quan trọng hơn cả là sản phẩm đă được rất nhiều đối tượng tiêu dùng
tín nhiệm và ưa chuộng.
Từ năm 2004, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bắt đầu áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001-2000 (nay là TCVN ISO
9001-2008) trong quản lý và sản xuất.
Đến nay, Công ty vẫn duy trì và phát huy có hiệu quả hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001-2008 đó, sản phẩm của công ty được thị trường tín
nhiêm và tiêu thụ trên khắp cả nước. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục
đầu tư phát triển, nâng cao các nguồn lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác bằng năng suất và chất lượng. Thông qua đó đã góp phần thúc đẩy kinh
tế thị trường phát triển từng bước xây dựng công ty vững mạnh và phát huy
hơn nữa sản phẩm của mình trong nước và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
 Tính chất của sản phẩm:
Sản phẩm sản xuất tại công ty Bảo Long mang tính đơn nhất.
 Loại hình sản xuất:
Sản xuất hàng loạt theo kế hoạch từng kỳ của công ty.
 Thời gian sản xuất: ngắn.
 Đặc điểm sản phẩm dở dang:
Do đặc điểm sản xuất của công ty nên trong tháng công ty không có sản
phẩm làm dở. Nếu trong tháng có phát sinh thêm hợp đồng mới thì công ty
tiến hành làm thêm giờ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
4
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Bảo Long
Lạng Sơn:
 Quy trình công nghệ:
Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá sản xuất, quản lý sản xuất được
chặt chẽ có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của DN thành 2 giai
đoạn như sau:
- Giai đoạn sản xuất bán thành phẩm:
Từ các nguyên liệu ban đầu là Lá thép kỹ thuật stato (sắt silic), dây đồng,
nhôm, gang, nhựa, và một số phụ kiện khác để sản xuất ra: stato, vỏ động cơ,
hộp bảo vệ cánh quạt, hộp bảo vệ tụ điện, cánh bơm, đáy van một chiều lọc
rác, ống nối, nắp bảo vệ cửa hút đẩy. Cụ thể:
+ Lá thép KT stato đã định hình được tổ sắt từ tiến hành xếp từ lá thép
nhập khẩu đã có kích cỡ sẵn, xếp những lá sắt đó vào khuôn và đưa vào máy
ép tạo ra stato. Khâu sản xuất ra stato chủ yếu là sản xuất thủ công.
+ Dây đồng được tổ dây thực hiện việc cuốn dây theo định mức cho từng
loại máy, nhồi dây vào stato, sau đó cố định lại và tiến hành ngâm tẩm, sấy
khô để hoàn thiện bộ phận stato của sản phẩm.
+ Nhôm, gang được tổ đúc tiến hành nấu trong lò nấu kim loại với nhiệt
độ cao rồi đưa vào khuôn đúc thành các loại Vỏ động cơ. Tùy loại sản phẩm
mà sử dụng nguyên liệu là nhôm hay gang: Hai loại động cơ điện có công
suất lớn được sản xuất vỏ động cơ bằng gang, còn lại là sản xuất vỏ động cơ
bằng nhôm.
+ Nguyên vật liệu nhựa được đưa vào máy đúc nhựa làm nóng chảy rồi
ép thành các loại linh kiện khác nhau theo từng loại khuôn để sản xuất ra các
loại linh kiện bằng nhựa (Cánh quạt gió, đáy van lọc rác, ống nối, nắp bảo vệ
…) với từng loại khuôn khác nhau.
Các công đoạn sản xuất trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến tuổi thọ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
4
của sản phẩm nên mọi công việc trong quá trình sản xuất của công nhân đều
chịu sự giám sát hết sức chặt chẽ của tổ trưởng.
Khi bán thành phẩm hoàn thành, bộ phận kỹ thuật tiến hành kiểm tra.
Các tổ tiến hành giao nhận và xác nhận số bán thành phẩm đạt chất lượng để
chuyển sang phân xưởng lắp ráp. Nếu bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật thì loại ra để đưa vào sản xuất lại.
- Giai đoạn lắp ráp thành phẩm:
Sau khi nhận phụ tùng linh kiện từ giai đoạn sản xuất kết hợp với số linh
kiện, phụ tùng được nhập từ Trung Quốc, công nhân tiến hành công việc lắp
ráp máy bơm nước:
+ Bước 1: Tổ dây tiến hành cuốn dây đồng theo định mức quy định cho
từng loại máy và đặt cố định vào trong stato. Lồng đấu dây vào stato sau đó
cố định lại rồi đem ngâm tẩm vào dung dịch làm cách điện và sấy khô.
+ Bước 2: Tổ máy lắp mặt bíchtrước, bích sau, buồng bơm và ép bi vào
hai đầu của rôto lồng vào stato, vặn ốc vít và các phụ tùng khác.
+ Bước 3: Tổ sơn tiến hành sơn vỏ máy.
+ Bước 4:Tổ điện nối các đầu dây, lắp tụ, lắp quai và kiểm tra chất lượng
sảnphẩm hoàn thành. Sảnphẩm đạttiêu chuẩnchất lượng được đưavào máy ép
màng co nhiệt rồi đóng gói trong bao bì carton cùng với phiếu kiểm nghiệm và
phiếu bảo hành sản phẩm, chuyển lên kho và nhập vào kho Công.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
4
Sơ đồ 2.1. Quy trình lắp ráp máy bơm nước, động cơ điện
(Nguồn: Công ty TNHH Bảo Long – phòng Tổ chức Hành chính)
Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được chia thành: phân xưởng sản
xuất và phân xưởng lắp ráp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
4
Cơ cấu này đă tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vận động thích nghi với
việc sản xuất lắp ráp sản phẩm, đồngthời mọikế hoạchcông ty đề ra đều nhanh
chóng được thực hiện, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết, rút ngắn
thời gian sản xuất sản phẩm, kéo dài sự có mặt của sản phẩm trên thị trường.
Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá sản xuất, quản lý sản xuất được
chặt chẽ, phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, công ty đă tổ
chức sản xuất như sau:
- Phân xưởng sản xuất:
+ Tổ sắt từ: sản xuất stato, gồm dây truyền sản xuất stato từ sắt silic (lá
thép kỹ thuật stato nhập khẩu từ Trung Quốc).
+ Tổ nhựa: sản xuất các loại linh phụ kiện từ nguyên liệu nhựa .
+ Tổ tạo khuôn: sản xuất các loại khuôn đúc
+ Tổ đúc nhôm: để sản xuất ra vỏ động cơ từ nguyên liệu nhôm.
+ Tổ đúc gang: để sản xuất ra vỏ động cơ từ nguyên liệu gang.
+ Tổ khoan nhôm: Khoan các linh kiện bằng nhôm.
+ Tổ khoan gang: Khoan các linh kiện bằng gang.
+ Tổ tiện gang: tiện các linh kiện bằng gang
- Phân xưởng lắp ráp:
+ Tổ cuốn dây: Chuyên cuốn những ṿng dây đồng theo định mức riêng
cho từng loại máy, xếp những ṿng dây đồng đă cuốn vào trong stato và cố
định nó.
+ Tổ máy: lắp ráp linh kiện để hoàn thành sản phẩm.
+ Tổ sơn: Sơn bóng vỏ ngoài của sản phẩm.
+ Tổ điện: Hoàn thiện sản phẩm, đóng gói vào bao b́ và kiểm tra chất
lượng sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
4
Bảng 2.2. Danh mục thiết bị máy móc của công ty
TT Tên máy móc thiết bị Nước SX Số lượng Đơn vị sử dụng
1 Dây truyền lắp ráp TQ 3 bộ Tổ Điện
2 Máy băng tải bằng sắt TQ 3 cái Tổ Máy, tổ Sắt từ
3 Khuôn đúc đồ nhựa TQ 16 bộ Tổ Nhựa
4 Khuôn đúc vỏ động cơ TQ 44 bộ Tổ Đúc
5 Ḷ nấu kim loại TQ 2 cái Tổ Đúc
6 Máy đóng hộp TQ 2 cái Tổ Điện
7 Máy đúc đồ nhựa TQ 4 cái Tổ Nhựa
8 Máy đúc vỏ động cơ TQ 6 cái Tổ Đúc
9 Máy bọc màng co nhiệt TQ 2 cái Tổ Điện
1
0
Máy cuốn dây đồng TQ 7 cái Tổ Dây
1
1
Máy ép nhựa TQ 3 cái Tổ Nhựa
1
2
Máy ép thủy lực TQ 4 cái Tổ Máy
1
3
Máy hàn nhựa TQ 1 cái Tổ Nhựa
1
4
Máy khoan bàn cố định TQ 3 cái Tổ Khoan
1
5
Máy tiện kim loại TQ 22 cái Tổ Tiện
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
4
1
6
Máy trộn cát TQ 2 cái Tổ Tạo khuôn
1
7
Máy vặn bu lông TQ 1 cái Tổ Điện
1
8
Dây truyền máy ngâm sơn TQ 1 cái Tổ Sơn
1
9
Dây truyền máy phun sơn TQ 1 cái Tổ Sơn
2
0
Máy bắn bi TQ 1 cái Tổ Máy
(Nguồn: Công ty TNHH Bảo Long – Pḥng Kế toán – Tài vụ)
Ngoài ra, còn có bộ phận quản lý các phân xưởng, gồm:
- Quản đốc phụ trách hoạt động chung của từng phân xưởng, đảm bảo an
toàn lao động, vật tư, thiết bị cho các phân xưởng.
- Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy tŕnh kỹ thuật và công nghệ
sản xuất.
- Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ việc tổng hợp số liệu gửi
lên phòng kế toán.
Các phân xưởng của công ty có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng
luôn quan hệ mật thiết, phối hợp nhịp nhàng với nhau để cùng đảm bảo cho
quá tŕnh sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục, đúng tiến độ,
giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty:
Là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, phải đảm bảo có kế
hoạch kinh doanh cho phù hợp với thực tế thị trường, đem lại hiệu quả cao,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
4
góp phần tích luỹ vốn cho doanh nghiệp và đóng góp ngày càng cao cho xă
hội đồng thời tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên.
Các phòng ban, bộ phận và các mối quan hệ trong điều hành SXKD của
Công ty TNHH Bảo Long.
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Bảo Long bao gồm:
- Giám đốc
- Phó giám đốc
- Các phòng ban
- Các phân xưởng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang Lớp
SN49/21.1
47
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty
(Nguồn:Công ty TNHH BảoLong - Phòng Tổ chức Hành Chính)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
4
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong công ty:
 Giám đốc:
Là người đứng đầu công ty có chức năng lãnh đạo chung toàn bộ máy
quản lý và trực tiếp điều hành hoạt động SXKD của công ty, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của công ty. Ngoài ra, giám đốc còn
phải điều hành công ty thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Giám đốc sẽ uỷ quyền cho phó giám đốc các công việc của công ty theo chức
năng khi giám đốc đi vắng.
 Phó giám đốc:
Là người giúp việc cho giám đốc, đồng thời có nhiệm vụ:
- Phụ trách bộ phận kế toán - tài vụ, phòng trách công tác kinh doanh của
công ty bao gồm mua nguyên vật liệu và bán hàng.
- Chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm kê nguyên vật liệu, linh kiện, sản phẩm.
- Có nhiệm vụ điều hành sản xuất, chuyên theo dõi thiết bị, công nghệ,
áp dụng những thành tựu khoa học mới của nước ngoài vào quy trình sản xuất
của công ty, khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy những sáng kiến
cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức và chỉ đạo công tác kinh doanh của công
ty, là người giúp giám đốc về giao dịch, ký kết các hợp đồng mua nguyên vật
liệu và cung ứng hàng hoá với khách hàng - là người phụ trách chính và kiểm
tra việc thực hiện kinh doanh sản phẩm của công ty.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được giao: uỷ quyền
cho các trưởng bộ phận giải quyết các vấn đề tương ứng khi đi vắng.
 Phòng Kế toán - Tài vụ:
- Có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực
tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham mưu cho Ban giám
đốc về các hoạt động kinh doanh, giúp giám đốc quản lý về các mặt kế toán,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
4
tài chính, tính toán các chi phí sản xuất, giá thành, lập các chứng từ sổ sách
thu chi với khách hàng và nội bộ.
- Kiểm tra tình hình tài sản của công ty với hai mặt của nó là vốn và
nguồn hình thành tài sản đó, nắm vững thực trạng tài chính, khả năng thanh
toán cũng như khả năng chi trả của công ty với bạn hàng.
- Tổng hợp kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính hàng năm và thực hiện
theo dơi vật tư, thiết bị, đảm bảo cung ứng kịp thời nguyên vật liệu cho sản
xuất hàng hóa.
- Căn cứ vào thông tin trên thị trường, các loại chi phí phát sinh và giá
mua nguyên vật liệu đầu vào mà phòng có thể đưa ra kế hoạch giá thành, sản
lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm thu lợi cao nhất.
 Phòng Tổ chức Hành chính:
- Tổ chức, sắp xếp, bố trí công việc cho công nhân viên một cách hợp lý
trong toàn công ty nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, thực hiện đúng chế độ
chính sách của Nhà nước đối với người lao động.
- Giúp giám đốc về công tác hành chính bảo đảm những điều kiện cần
thiết cho hoạt động quản lý, sinh hoạt, đời sống của công ty.
- Tổ chức sắp xếp nơi làm việc, hội họp, học tập và các hoạt động đối
nội, đối ngoại của công ty.
- Tổ chức tiếp đón các tổ chức đoàn thể và cơ quan chức năng đến thăm
và làm việc với công ty.
- Quản lý, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
- Tổ chức việc đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
 Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ:
- Chế tạo stato từ sắt silic (lá thép kỹ thuật stato).
- Đúc nhôm, gang để sản xuất gia công vỏ động cơ
- Khoan, tiện, mài các linh phụ kiện được đúc từ nhôm, gang.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
5
- Ép nhựa để sản xuất ra các linh kiện nhựa: nắp bảo vệ cánh quạt gió,
hộp bảo vệ tụ điện.....
 Phân xưởng lắp ráp: có nhiệm vụ:
- Cuốn dây, lồng đấu dây, nhồi dây vào stato.
- Lắp ráp cơ khí.
- Sơn vỏ ngoài của sản phẩm.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Hoàn thiện, bao gói sản phẩm.
- Nhập kho sản phẩm.
2.1.4. Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán của công ty:
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn:
Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn là đơn vị hạch toán độc lập, mô
hình tổ chức bộ máy kế toán khá gọn nhẹ đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu
của quản lý, điều hành và tình hình sản xuất của công ty, ban lãnh đạo công ty
đă biên chế bộ máy kế toán bao gồm 05 người và được tập trung tại phòng kế
toán – tài vụ, mọi công tác và nghiệp vụ kế toán đều được thực hiện tại phòng
này, trong đó nhân sự được phân công, bố trí phụ trách các mảng công tác kế
toán như sau:
- 01 Kế toán trưởng.
- 01 Kế toán tổng hợp
- 01 Kế toán nguyên vật liệu và tài sản cố định, vật tư, hàng hoá.
- 01 Kế toán thu, chi, tiền lương, vốn bằng tiền, thanh toán.
- Thủ quỹ, thu ngân.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh sản phẩm, yêu cầu quản lý
cán bộ và công tác đặc thù của công ty thì bộ máy kế toán của công ty được tổ
chức theo mô hình tập trung. Hàng ngày phòng kế toán – tài vụ tập hợp các
chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh , sau đó kế toán thực hiện việc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thu Trang
Lớp SN49/21.1
5
ghi chép thu thập tính toán có hệ thống, chính xác và kịp thời. Để rõ hơn về tổ
chức bộ máy kế toán của công ty chúng ta cùng xem sơ đồ tổ chức bộ máy kế
toán của công ty.
Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
(Nguồn:Công ty TNHH BảoLong – Phòng Tổchức Hành chính)
 Kế toán trưởng:
Có nhiệm vụ điều hành chung toàn bộ công tác kế toán, tổng hợp các
thông tin tài chính, kế toán, điều hành trực tiếp công tác thống kê và hạch toán
của công ty phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, đôn đốc các kế toán lập và
gửi báo cáo tài chính, cung cấp và phục vụ cho yêu cầu của ban giám đốc và
các bộ phận phòng ban liên quan thực hiện tốt công tác sản xuất kinh doanh
của công ty, đồng thời làm kế toán giá thành và báo cáo kế toán. Kiểm soát và
quyết định thu chi của công ty theo đúng chế độ quản lư tài chính, đề xuất các
biện pháp tổ chức quản lư trong lĩnh vực tài chính. Yêu cầu trong công tác là
phải lập đúng và đủ các báo cáo kế toán, tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ
công ty, tổ chức hướng dẫn và thi hành kịp thời các chế độ tài chính kế toán
của Nhà nước.
Kế toán
Tổng hợp
Thủ quỹ,
thu ngân
Kế toán
TSCĐ, vật tư,
hàng hoá
Kế toán
tiền lương, vốn
bằng tiền, thanh
toán
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long

More Related Content

What's hot

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Hoài Molly
 

What's hot (20)

Bao cao thuc_tap_tot_nghiep_tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_th_uf_srs_tf8gl_201...
Bao cao thuc_tap_tot_nghiep_tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_th_uf_srs_tf8gl_201...Bao cao thuc_tap_tot_nghiep_tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_th_uf_srs_tf8gl_201...
Bao cao thuc_tap_tot_nghiep_tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_th_uf_srs_tf8gl_201...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty thương mại Tây Âu
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty thương mại Tây ÂuĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty thương mại Tây Âu
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty thương mại Tây Âu
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ...
 
Đề tài: Công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Mai Anh, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Mai Anh, 9đĐề tài: Công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Mai Anh, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Mai Anh, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan ViệtĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kin...
 
Đề tài: Công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Đề tài: Công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanhĐề tài: Công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Đề tài: Công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêmPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Bê tông xây dựng, HAY
 
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
 
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
 
Kế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOT
Kế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOTKế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOT
Kế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOT
 
Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
 
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
 
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần thép châu âu
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần thép châu âuHoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần thép châu âu
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần thép châu âu
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...
Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...
Đề tài: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công t...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cổ phần Hồng Bàng
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cổ phần Hồng BàngĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cổ phần Hồng Bàng
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cổ phần Hồng Bàng
 

Similar to Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long

Similar to Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long (20)

Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế Anh
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế AnhĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế Anh
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thế Anh
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điệnĐề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân Minh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân MinhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân Minh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Tân Minh
 
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đĐề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt NamĐề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty thép đặc biệt Shengli Việt Nam
 
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần G & H
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần G & HĐề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần G & H
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần G & H
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamĐề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng ở công ty LP Việt Nam
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng ở công ty LP Việt NamĐề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng ở công ty LP Việt Nam
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng ở công ty LP Việt Nam
 
Phạm thị ngân
Phạm thị ngânPhạm thị ngân
Phạm thị ngân
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền HươngĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
 
Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học
Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường họcKế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học
Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAYĐề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty An Phú Đông, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty An Phú Đông, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty An Phú Đông, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty An Phú Đông, 9đ
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại Công ty thương mại đầu tư Long Biên
Đề tài: Kế toán tiền lương tại Công ty thương mại đầu tư Long BiênĐề tài: Kế toán tiền lương tại Công ty thương mại đầu tư Long Biên
Đề tài: Kế toán tiền lương tại Công ty thương mại đầu tư Long Biên
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí Hoàng Minh, 9đ
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí Hoàng Minh, 9đĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí Hoàng Minh, 9đ
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí Hoàng Minh, 9đ
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cơ khí, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cơ khí, HAYLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cơ khí, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cơ khí, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1i LỜI CAM ĐOAN Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn. Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Tác giả luận văn Nguyễn Thu Trang
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i MỤC LỤC........................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.......................................................................v LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỪA VÀ NHỎ .......3 1.1.Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: .....................................................................................................................................3 1.1.1.Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: ...................................3 1.1.2. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:......................6 1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:.....................................................................................................................................6 1.2. Nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: ..................................................8 1.2.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất: .........................................................................8 1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất:....................................................................................8 1.2.1.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất: ................................................................. 12 1.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:............................................................ 12 1.2.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp vừa và nhỏ: ..................... 13 1.2.2. Nội dung của kế toán giá thành sản phẩm: ......................................................... 16 1.2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm: .......................................................................... 16 1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành:................................................................................... 17 1.2.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:...................................................... 18 1.2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: ........................... 21 1.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: ............................................................. 24 1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: ........... 27 1.2.3.1. Hình thức kế toán "Nhật ký chung": ................................................................ 27 1.2.3.2 Hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ":............................................................... 29 1.2.3.3 Hình thức kế toán "Nhật ký – sổ cái”: .............................................................. 31
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1iii 1.2.3.4. Hình thức kế toán trên máy vi tính:.................................................................. 32 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BẢO LONG LẠNG SƠN .............. 34 2.1.Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn .............................. 34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty: .......................................................... 34 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm và tổ chức sản xuất tại Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn:..................................................................................................................................... 37 2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty: ...................................................................... 37 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn:..................................................................................................................................... 40 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty: ........................................................ 45 2.1.4. Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán của công ty:............................... 50 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn:.............. 50 2.1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty TNHH Bảo Long: ................ 53 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn: ........................................................................................... 57 2.2.1.Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty: ................................................. 57 2.2.1.1. Thực trạng phân loại chi phí sản xuất và đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty: ......................................................................................................................... 57 2.2.1.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty:............................................. 58 2.2.2. Thực trạng kế toán giá thành sản phẩm tại công ty:.......................................... 96 2.2.2.1. Thực trạng phương pháp đánh giá sản phẩm dở tại công ty: ........................ 96 2.2.2.2. Thực trạng đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn: ........................................................................................... 96 2.2.2.3. Quy trình tính giá sản phẩm: ............................................................................. 97 2.2.2.4. Thực trạng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty:.............................................................................................................................108 CHƯƠNG 3:HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BẢO LONG LẠNG SƠN ............109
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1iv 3.1. Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn......................................................................................109 3.1.1. Về ưu điểm: ..........................................................................................................109 3.1.2. Những hạn chế - nguyên nhân: ..........................................................................112 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán sản xuất chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn: ...........................................................................114 KẾT LUẬN .....................................................................................................................123
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CP : Chi phí CPSX : Chi phí sản xuất DN : Doanh nghiệp KD : Kinh doanh KPCĐ : Kinh phí công đoàn LN : Lợi nhuận NCTT : Nhân công trực tiếp NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp TK : Tài khoản TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định SXC : Sản xuất chung SXKD : Sản xuất kinh doanh
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 1 LỜI MỞ ĐẦU Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tác động và làm thay đổi cục diện của nền kinh tế thế giới so với những năm trước đó. Ngày 11/1/2007, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với đất nước Việt Nam nói chung và nền kinh tế nước nhà nói riêng. Sự gia nhập WTO đã mở ra không chỉ là những cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức mà các nước thành viên, trong đó có Việt Nam cần phải vượt qua để phát triển bền vững. Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được thì cần phải thay đổi, nhanh chóng bắt kịp xu hướng thị trường. Để làm được điều đó thì mối quan tâm hàng đầu quản trị tài chính, cung cấp thông tin làm cơ sở cho các nhà quản trị ra quyết định. Trên thực tế, ở tất cả các doanh nghiệp, kế toán đã phản ánh tính toán sao cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất giá thành sản phẩm thì có thể dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp này hoạt động trên thị trường hoạt động một cách liều lĩnh, sẽ không có phương hướng và nghiêm trọng hơn là đưa đến những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp mình. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, sau khi đã đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế và công tác này tại công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn, em đã chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn”. Đáp ứng yêu cầu của Học Viện Tài Chính cũng như yêu cầu thực tế đối với sinh viên thực tập, với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Mai Thị Bích Ngọc và
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 2 sự giúp đỡ của công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung của luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn. Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng Kế toán – Tài vụ của Công ty, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.S Mai Thị Bích Ngọc, nhưng do thời gian và trình độ kiến thức của bản thân có hạn, nhất là bước đầu mới tiếp cận thực tế nên còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Mai Thị Bích Ngọc, các cán bộ phòng Kế toán – Tài vụ của Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn đã giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin trân thành cảm ơn!
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỪA VÀ NHỎ 1.1. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:  Khái niệm chi phí sản xuất doanh nghiệp: Sự phát sinh, phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình sản xuất hàng hoá. Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất, nó luôn vận động, thay đổi trong quá trình tái sản xuất. Để quản lý chi phí một cách có hiệu quả, chúng ta cần phải nắm vững được khái niệm. Vậy, có thể hiểu rằng: “Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, laođộng vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất biểu hiện bằng thước đo tiền tệ, được tính cho một thời kỳ nhất định”.  Bản chất của chi phí sản xuất của doanh nghiệp là: - Những phí tổn (hao phí) về tài nguyên, vật chất, về lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh. - Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phải được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định. - Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 4 Trên góc độ kế toán tài chính: chi phí sản xuất được nhìn nhận như những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị, được kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu, bằng chứng chứng minh việc phát sinh của chúng. Trên góc độ kế toán quản trị: mục đích của kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin thích hợp về chi phí kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. Đối với kế toán quản trị, chi phí không đơn thuần nhận thức chi phí như kế toán tài chính, mà chi phí còn được nhận thức theo cả khía cạnh nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Vì vậy, chi phí sản xuất có thể là phí tổn thực tế đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; và cũng có thể là chi phí ước tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn phương án, hoạt động này mà bỏ qua cơ hội kinh doanh khác.  Giá thành sản phẩm: Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận. iá thành sản phẩm có 2 chức năng chủ yếu: - Chức năng thước đo bù đắp chi phí: là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra được bù đắp bằng số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 5 đơn giá bán trên thị trường và giá thành đơn vị sản phẩm sẽ biết được doanh nghiệp có bù đắp được chi phí đã bỏ ra hay không. - Chức năng lập giá: giá thành sản phẩm là cơ sở, là căn cứ để xác định giá bán của sản phẩm.  Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một số khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, việc giới hạn tính chi phí vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn phụ thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế - tài chính, chế độ kế toán hiện hành.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 6 1.1.2. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : Do đặc thù ngành sản xuất kinh doanh nên quản lý tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm, nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp. Ngày nay, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hầu hết các đơn vị độc lập trong việc xây dựng đơn giá bán. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo cho việc kinh doanh có lãi và cạnh tranh được trên thị trường. Muốn đáp ứng được các yêu cầu trên đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi; phải xây dựng được đơn giá bán hợp lý dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá cơ bản do nhà nước ban hành, trên cơ sở giá cả thị trường và năng lực của doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng. Trong đó trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, đảm bảo phát huy tối đa vai trò của công tác kế toán đối với quản lý sản xuất. 1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng , góp phần tăng cường quản lý tài sản , vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 7 Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế trong cạnh tranh. Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với nội dung chủ yếu thuộc về kế toán quản trị, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Song nó lại là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì đó là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh cũng như từng sản phẩm lao vụ dịch vụ trong doanh nghiệp. Để tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: - Phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật liệu, nhân công... và các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, dự toán các khoản chi phí ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng... trong quá trình sản xuất để đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 8 - Tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, kết quả từng phần cũng như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng sản phẩm,từng hợp đồng, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả. - Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời cho các hợp đồng đến hạn. Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên tắc quy định. - Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng hợp đồng từng bộ phận, tổ, đội sản xuất trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu ích về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. 1.2. Nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 1.2.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất: 1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất: Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại khác nhau, mục đích và công dụng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Do đó yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Việc quản lý sản xuất, quản lý chi phí sản xuất không thể chỉ dựa vào số liệu phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phân tích toàn bộ chi phí sản xuất hoặc từng yếu tố chi phí ban đầu của chúng theo từng sản phẩm,theo từng nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần phải được phân loại theo các tiêu thức thích hợp.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 9 Tuỳ theo từng yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin... mà chi phí sản xuất được phân loại theo các cách sau:  Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (hay theo yếu tố): Theo cách phân loại này, dựa vào nội dung kinh tế của chi phí sản xuất sắp xếp những chi phí có cùng nội dung vào một loại và mỗi loại gọi là một yếu tố chi phí. Chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí sau: - Chi phí về nguyên nhiên vật liệu: Yếu tố nguyên liệu bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. Yếu tố này bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác. - Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động. - Chi phí về BHXH, BHYT, BHTN: + BHXH trích 26% trên lương cơ bản, trong đó 18% tính vào CPSX trong kỳ, 8% trừ vào lương công nhân. + BHYT trích 4,5% trên lương cơ bản, trong đó 3% tính vào CPSXtrong kỳ, 1,5% trừ vào lương của công nhân. + BHTN trích 2% trên lương thực tế, trong đó 1% tính vào CPSX trong kỳ, 1% trừ vào lương của công nhân. + KPCĐ trích 2% trên lương thực tế được tính vào CPSX trong kỳ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và giá trị hao mòn dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm được gọi là khấu hao TSCĐ. Yếu tố chi phí
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 1 này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả về các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh do các đơn vị khác cung cấp như: chi trả tiền điện, tiền nước, điện thoại... - Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Đặc điểm của cách phân loại này là dựa vào hình thái nguyên thuỷ của toàn bộ chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không phân biệt chi phí đó dùng ở đâu, dùng cho sản phẩm nào, nếu doanh nghiệp tự sản xuất ra được một phần nguyên vật liệu và lại dùng nguyên vật liệu đó vào sản xuất thì những chi phí để tạo ra nguyên vật liệu phải được hạch toán vào những yếu tố liên quan. Vì vậy, qua cách phân loại trên ta thấy rõ được mức chi phí về lao động sống và lao động vật hoá trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ của doanh nghiệp và nó còn cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố cấu thành chi phí trong giá thành sản phẩm, lao vụ, làm căn cứ xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch huy động và sử dụng lao động vào phục vụ cho công tác thống kê theo yếu tố.  Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế: Mỗi yếu tố chi phí phát sinh đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất. Căn cứ vào mục đíchvà công dụng kinh tế của chi phí để sắp xếp thành những khoản mục chi phí khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 1 nội dung kinh tế. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau đây: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ. NVL là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng. + Chi phí vật liệu. + Chi phí về công cụ, dụng cụ. + Chi phí khấu hao TSCĐ. + Chi phí về dịch vụ mua ngoài. + Chi phí bằng tiền khác. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức (định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu; định mức tiền lương...), theo dự toán chi phí, theo kế hoạch giá thành. Kế toán sử dụng cách phân loại này tập hợp chi phí cấu thành giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ, làm tài liệu tham khảo lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản xuất cho kỳ sau. Đồng
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 1 thời có thể phân tích đánh giá những khoản mục chi phí bất hợp lý từ đó tìm ra biện pháp thích ứng nhằm giảm bớt từng loại chi phí để hạ giá thành. Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên, phục vụ cho công tác quản lý và công tác kế toán chi phí sản xuất còn có thể phân loại theo các tiêu thức khác như căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với số lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành để chia chi phí sản xuất thành chi phí cố định và chi phí biến đổi; căn cứ vào phương pháp kế toán tập hợp chi phí để chia chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí phân bổ gián tiếp 1.2.1.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh cần được tổ chức tập hợp theo phạm vi giới hạn đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra phân tích chi phí và yêu cầu tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh CP và nơi chịu CP . Nơi phát sinh chi phí là phân xưởng, tổ, đội sản xuất còn nơi chịu phát sinh chi phí sản xuất là sản phẩm, công việc, công trình, hạng mục công trình. Việc chọn lựa đối tượng chi phí ở từng DN có sự khác nhau, thông thường người quản lý dựa vào các đặc điểm sau: - Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm... - Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, khả năng trình độ quản lý, trình độ hạch toán của doanh nghiệp... 1.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:  Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng với các chi phí có thể quy nạp, tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 1 Với những chi phí sử dụng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (sản phẩm đơn chiếc, hàng loạt sản phẩm) thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất vì nó tạo điều kiện cho kế toán tính giá thành và người quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.  Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng đối với các chi phí gián tiếp (liên quan đến nhiều đối tượng). Do đó phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức sau: Bước 1: H = T C Trong đó: H: hệ số phân bổ chi phí C: tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng T: tổng đại lượng phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí Bước 2: Xác định CP cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể Ci = H xTi Trong đó: Ci : phần CP phân bổ cho đối tượng i Ti : đại lượng tiêu chuẩn phân bổ để phân bổ CP của đối tượng i. 1.2.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp vừa và nhỏ: Theo Quyết định số 48/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 và sửa đổitheo Thông tư 138/2011/TT-BTC ngaỳ 04/10/2011 của Bộ Tài chính, tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khoản chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (đối với DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc TK631- Giá thành sản xuất (đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng các tài khoản
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 1 621, 622, 627 để tập hợp chi phí trong kỳ. Tài khoản 154 dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp…) hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ (vận tải, bưu điện…), gia công chế biến, cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại. TK 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…), theo loại, theo nhóm sản phẩm hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm, theo tửng loại dịch vụ, công đoạn dịch vụ… Sơ đồ : Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất – dịch vụ
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 1 TK154 Chi phí SXKD dở dang TK152,153 TK152,153 Xuất NL, VL và công cụ, dụng cụ Nhập kho VL, CCDC gia công chế biến xong TK142,242 TK155 Phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ Nhập kho sản phẩm hoàn thành TK214 TK157 Khấu hao TSCĐ Sản phẩm hoàn thành gửi đi bán không nhập qua kho TK334,338 TK632 Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Sản phẩm hoàn thành xuất bán ngay trong kỳ TK111, 112, 331 TK138, 334, 632 CP dịch vụ mua ngoài và CP khác bằng tiền Giá trị SP hỏng bắt bồi thường tính vào chi phí TK133
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 1 1.2.2. Nội dung của kế toán giá thành sản phẩm: 1.2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm: Trong sản xuất sản phẩm công nghiệp, để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, ta cần phân biệt các loại giá thành.  Phân loại giá thành theo phạm vi chi phí giá thành: - Giá thành sản xuất toàn bộ: Là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành. - Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành. - Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: Là loại biến phí trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và 1 phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế. - Giá thành toàn bộ theo biến phí: Là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ. - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài giá thành sản phẩm sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ.  Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành: - Giá thành kế hoạch:
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 1 Là giá thành sản xuất sản phẩm tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. - Giá thành định mức: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. - Giá thành sản xuất thực tế: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản phẩm được sản xuất thực tế trong kỳ. 1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành: Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành. Bộ phận kế toán tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, quy trình công nghệ của sản phẩm, chủng loại sản phẩm sản xuất,...để xác định đối tượng tính giá cho thích hợp Trong các doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó là các sản phẩm hoàn thành nhập kho. Qua nghiên cứu đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ta thấy giữa chúng có những điểm khác nhau: - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết theo từng đối tượng, giúp doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, tiết kiệm chi phí - Đối tượng tính giá thành là căn cứ để lập các bảng biểu chi tiết tính giá thành, lựa chọnphươngpháptínhgiáthành hợp lý, phục vụcho việc kiểm tra tình hìnhthực hiện kế hoạchgiá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 1 Tuy nhiên, giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau vì về bản chất chúng đều là những phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đốitượngtínhgiá thànhmà ta cầnlựa chọnphươngpháptínhgiáthành thích hợp. 1.2.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp công nghiệp là những sản phẩm dở dang chưa hoàn thành Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định Để xác định được giá thành sản phẩm một cách chính xác, một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ, tức là xác định số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Muốn vậy phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng sản phẩm dở dang trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của từng khối lượng sản phẩm làm dở so với khối lượng hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn sản xuất. Tuỳ theo đặc điểm, tình hình cụ thể tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính cấu thành chi phí sản xuất, trình độ quản lý mà doanh nghiệp sản xuất cơ bản có thể sử dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phù hợp sau:  Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên liệu,vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất,khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định giữa các kỳ và chỉ
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 1 tính cho sản phẩm dở phầm chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ Chi phí sản phẩm dở dang được xác định theo công thức: - Theo phương pháp bình quân: Dđk + CV Dck = x QDCK QHT + QDCK Trong đó: DCK, DDK : là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ,đầu kỳ CV: là CP nguyên liệu,vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ QDCK: là khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ - Theo phương pháp nhập trước xuất trước: Cv Dck= xQdck Qbht +Qdck Trong đó: Qbht : là khối lượng SP bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ CV: là CP nguyên liệu,vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ QDCK: là khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ - Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì từ giai đoạn 2→giai đoạn n : dcki dckihti csiNdki ck Q QQ ZD D      )1( dcki dckibhti csiN ck Q QQ Z D     )1( Trong đó: C : CP NVLTT phát sinh trong kỳ. Dck và Ddk : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 2 Qbht : Khối lượng sản phẩm mới đưa vào sản xuất và hoàn thành ngay trong kỳ (Qbht = Qht - Qddk). Qddk và Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. ZN(i-1)cs: Giá thành NTP giai đoạn trước chuyển sang + Ưu điểm: phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng. + Nhược điểm: độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác.  Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Phương pháp này áp dụng với DN có chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ. Công thức xác định: - Theo phương pháp nhập trước xuất trước: + Xác định đơn giá chi phí của từng lần sản xuất: Dđk C0 = Qddk x md C C1 = Qddk (1-md) + Qbht + Qdck x mc Trong đó: C0 là CP đơn vị thuộc lần sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này C1 là CP đơn vị thuộc khối lượng SP phải đầu tư CP kỳ này Qddk,Qdck là khối lượng SP dở dang đầu kỳ,cuối kỳ
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 2 md, mc mức dộ chế biến thành phẩm của SP dở đầu kỳ,cuối kỳ Qbht khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất, hoàn thành trong kỳ Qbht = Qht - Qdck - Theo phương pháp bình quân gia quyền: Dđk +C c = Qddk x md + [ Qddk (1-md) + Qbht ] + Qdck x mc Trong đó: Dck = c x ( Qdck x mc ) + Ưu điểm: phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn phương pháp trên. + Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan. 1.2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:  Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp khai thường xuyên:
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 2 Sơ đồ 1.1. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và xác định giá trị sản phẩm hoàn thành trong DN sản xuất sản phẩm công nghiệp
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 2 ]Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Sơ đồ 1.2. Kế toán giá thành sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 2 1.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm lao vụ đã hoàn thành theo yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định. Kỳ giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán áp dụng một hay nhiều phương pháp thích hợp. Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất đã tập hợp được, kế toán tổ chức tính giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành bằng phương pháp kỹ thuật phù hợp, trên cơ sở công thức tính giá thành cơ bản: Tổng giá thành thực tế SP hoàn thành = CP thực tế dở dang ĐK + CP thực tế phát sinh trong kỳ - CP thực tế dở dang CK Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành Số lượng SP hoàn thành  Phương pháp tính giá thành giản đơn: Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, đối tượng tính giá thành thường phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo - Nội dung: căncứ vào các CPSXđã tập hợp theo từng đối tượng, CPSX sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ cũng như khối lượng sản phẩm hoàn thành để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 2 Đối với doanh nghiệp không có sản phẩm làm dở đầu và cuối kỳ hoặc có nhưng ổn định thì sản phẩm được tính bằng toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Với phương pháp này, công việc tính toán đơn giản, không đòi hỏi trình độ kế toán cao nhưng phạm vi áp dụng hẹp Z = Dđk + C - Dck z = Q Z  Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau còn gọi là sản xuất liên sản phẩm, và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho quá trình sản xuất Đối với loại hình sản xuất này đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ đó đã sản xuất hoàn thành. Muốn tính giá thành cho từng loại sản phẩm thì kế toán căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số trong đó lấy loại có hệ số là 1 là sản phẩm tiêu chuẩn Hệ số đã quy định được sử dụng để tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Theo phương pháp này trình tự tính giá thành được quy định như sau: - Quy đổi sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu chuẩn phân bổ Sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế X Hệ số quy đổi Hệ số phẩn bổ giá thành cho từng loại SP = Sản lượng đã quy đổi Tổng sản lượng quy đổi
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 2 - Trên cơ sở hệ số đã tính được sẽ tính ra giá thành thực tế của từng loại sản phẩm theo khoản mục thì: Giá thành SP của SPi = Giá trị dở dang đầu kỳ + Chi phí trong kỳ  Giá trị dở dang cuối kỳ x Hệ số phân bổ giá thành cho sp i  Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Áp dụng với những DN mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách kích cỡ, chủng loại khác nhau. Với phương pháp tính giá thành này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm có cùng quy cách. Trình tự tính giá thành như sau: Xác định tiêu chuẩn phân bổ = Sản lượng thực tế x Giá đơn vị kế hoạch Tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục = Tổng CP thực tế của nhóm SP Tổng tiêu chuẩn phân bổ - Tính giá thành sản phẩm cho nhóm sản phẩm cùng một quy cách. Tổng giá thành SP có quy cách i = Tiêu chuẩn phân bổ của nhóm SP quy cách i x Tỷ lệ tính giá thành  Phương pháp tính giá thành loại trừ CPSX sản phẩm phụ: Áp dụng trong trường hợp DN sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ, kết quả sản xuất thu được là sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị. Sản phẩm chính là đối tượng tính giá thành nên để tính được giá thành sản phẩm chính, kế toán phải căn cứ vào tổng số chi phí đã tập hợp cho toàn bộ
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 2 quy trình công nghệ trừ đi phần chi phí tính cho sản phẩm phụ. Phần CPSX tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch (định mức). 1.2.3. Tổchức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm: Hiện nay theo Quyết định 48/QĐ-BTC và Thông tư 138/2011/TT-BTC, có 4 hình thức kế toán được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ và điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình một loại hình thức kế toán phù hợp. Mỗi hình thức kế toán có một đặc điểm riêng, hệ thống sổ sách riêng và thích hợp với từng doanh nghiệp cụ thể. 1.2.3.1. Hình thứckế toán "Nhậtký chung": - Đặc trưng cơ bản: Tất cả mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để chuyển ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. - Điều kiện áp dụng: Sử dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng có quy mô vừa và nhỏ - Hình thức kế toán Nhật Ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu: Sổ Nhật ký chung Thẻ TSCĐ Sổ Nhật ký thu tiền Sổ chi tiết tiền vay Sổ Nhật ký chi tiền Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ Sổ Nhật ký mua hàng Sổ chi tiết bán hàng Sổ Nhật ký bán hàng Sổ chi tiết sản xuất, kinh doanh Sổ cái (dành cho hình thức NKC) Thẻ tính giá thành sản phẩm,dịch vụ Bảng cân đốisố phát sinh Sổ chi tiết các tài khoản Sổ quỹ tiền mặt Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 2 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ Sổ tiền gửi ngân hàng Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Sổ chi tiết thanh toán với người mua (bán) bằng ngoại tệ Thẻ kho (sổ kho) Sổ tài sản cố định Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh Sổ theo dõi thuế GTGT Sổ chi phí đầu tư xây dựng Sổ theo dõi thuế GTGT được hoàn lại Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết - Trình tự ghi sổ: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, các đối tượng cần theo dõi chi tiết, kế toán ghi vào sổ, thẻ chi tiết liên quan đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung, sau đó chuyển ghi vào sổ cái có liên quan. Trường hợp đơn vị mở sổ nhật ký đặc biệt (nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng) thì căn cứ chứng từ gốc ghi vào sổ nhật ký đặc biệt, định kỳ hoặc cuối tháng lấy số liệu liên quan chuyển ghi lên các sổ cái. Cuối tháng, cuối kỳ, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh, đồng thời lập Bảng tổng hợp chi tiết, sau đó đối chiếu số liệu tổng hợp trên Sổ Cái và số liệu chi tiết, sẽ lập các Báo cáo tài chính. - Về nguyên tắc: Tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 2 trên sổ nhật ký chung cùng kỳ. - Nhận định: Ưu điểm Nhược điểm -Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện cho phân công lao động kế toán. -Có thể thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số liệu kế toán cho từng đối tượng kế toán ở mọi thời điểm nên kịp thời cung cấp thông tin cho nhà quản lý Lượng ghi chép tương đối nhiều 1.2.3.2Hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ": - Đặc trưng cơ bản: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là "chứng từ ghi sổ". Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký CTGS. + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký CTGS và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán - Các loại sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết tiền vay Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết bán hàng Sổ cái (dùng cho hình thức CTGS) Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Bảng cân đốisố phát sinh Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Sổ quỹ tiền mặt Sổ chi tiết các tài khoản
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 3 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Sổ chi phí đầu tư xây dựng Sổ tiền gửi ngân hàng Sổ theo dõi thuế GTGT Thẻ kho (sổ kho) Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Sổ tài sản cố định Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm Thẻ tài sản cố định Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) Sổ chi tiết thanh toán với người mua (bán) bằng ngoại tệ Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán Sổ theo dõi các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết - Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào CTGS để ghi vào sổ đăng ký CTGS, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập CTGS được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký CTGS, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 3 ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. - Về nguyên tắc: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các TK trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký CTGS. Tổngsố dư nợ và tổng số dư có của các TK trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng TK trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng TK tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. - Nhận định: Ưu điểm Nhược điểm -Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép -Thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán -Số lượng ghi chép nhiều, thường xuyên xảy ra hiện tượng trùng lặp -Việc kiểm tra số liệu cuối kỳ, cuối tháng nên cung cấp thông tin chậm cho nhà quản lý 1.2.3.3Hình thức kế toán "Nhật ký – sổ cái”: - Đặc trưng cơ bản: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi theo thứ tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký - sổ cái. Căn cứ ghi vào sổ nhật ký - sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. - Các loại sổ kế toán: Nhật ký - Sổ cái Sổ chi tiết tiền vay Sổ quỹ tiền mặt Sổ chi tiết bán hàng Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Sổ tiền gửi ngân hàng Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 3 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Thẻ kho (sổ kho) Sổ chi tiết các tài khoản Sổ tài sản cố định Sổ chi phí đầu tư xây dựng Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh Thẻ tài sản cố định Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) Sổ chi tiết thanh toán với người mua (bán) bằng ngoại tệ Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu Sổ theo dõi các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán Sổ theo dõi thuế GTGT - Nhận định Ưu điểm Nhược điểm - Sổ lượng sổ ít, mẫu sổ đơn giản dễ thực hiện. - Kiểm tra đốichiếu các dữ liệu kế toán được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục nên cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý -Sổ lượng ghi chép nhiều, chỉ thực hiện trên một sổ tổng hợp duy nhất. -Khó phân công lao động kế toán 1.2.3.4. Hình thứckế toán trên máy vi tính: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 3 Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để xử lý tự động các thông tin kế toán trên máy vi tính bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên chứng từ theo quy trình của kế toán, sau đó in ra các sổ sách kế toán và báo cáo kế toán. Tùy thuộc vào từng hình thức kế toán áp dụng mà các loại sổ và báo cáo giá thành sản phẩm cũng sẽ khác nhau. Nhưng dù theo hình thức kế toán nào thì tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng phải đảm bảo một số nguyên lý chung như : xác định mã hóa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, danh mục khoản mục chi phí, tài khoản, chứng từ sử dụng. Các tài liệu gốc được cập nhật vào máy tính thông qua thiết bị nhập và được lưu giữ trên thiết bị nhớ ở dạng tệp tin dữ liệu chi tiết, từ các tệp dữ liệu chi tiết chuyển qua các tệp sổ cái để hệ thống hóa các nghiệp vụ theo từng đối tượng quản lý. Định kỳ, các sổ cái sẽ được xử lý để lập Báo cáo tài chính.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 3 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BẢO LONG LẠNG SƠN 2.1.Giớithiệu khái quát về Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn 2.1.1. Lịchsử hình thành và phát triển Công ty: - Tên công ty: Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH - Địa chỉ: Lô M8 cụm công nghiệp địa phương số 2 – huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn. - SĐT: 0253.876.755 - Fax: 0253.873.806 - Ngày thành lập: 26/01/1998 - Giấy phép kinh doanh số: 008727GP/TLDN UBND tỉnh Lạng Sơn cấp. - Mã số thuế: 4900142237 - Người đại diện pháp luật của công ty: giám đốc Huỳnh Văn Long. - Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh, sản xuất, lắp ráp các loại máy bơm nước gia dụng và các loạiđộng cơ từ linh kiện rời công suất từ 5 Kw trở xuống. Được thành lập ngày 26 tháng 01 năm 1998. Giấy phép số 008727 GP/TLDN do UBND tỉnh Lạng Sơn cấp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế mã số doanh nghiệp: 4900142237 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp lần đầu, ngày 04 tháng 02 năm 1998. Đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 28/9/2012. Công ty đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19 tháng 8 năm 1998 với số vốn góp ban đầu là 3.000.000.000 VNĐ. Đến năm 2010, số vốn góp của công ty đã lên đến hơn 42.000.000.000 VNĐ. Khi mới thành lập công ty chỉ có 40 công nhân viên làm việc. Với sự khởi đầu vô cùng khó khăn và nhiều thử thách, cơ sở vật chất chật hẹp không tập trung, công việc mới lạ, trang thiết bị không đầy đủ và còn mang tính chất
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 3 thủ công, đặc biệt là về kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ, đội ngũ công nhân lao động chưa được qua trường lớp đào tạo. Công ty đã phải thuê chuyên gia nước ngoài để đào tạo tay nghề cho công nhân, Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV trong công ty với tinh thần đoàn kết và lòng quyết tâm đã ra sức học tập và sáng tạo trong lao động sản xuất từng bước vượt qua mọi khó khăn. Từ năm 1998 đến năm 2000 mặc dù công ty phải nhập khẩu 100% linh kiện để lắp ráp, nhưng doanh thu vẫn tăng thu từ 5,060 tỷ đồng/ năm tăng lên 27,835 tỷ đồng/ năm. Số cán bộ công nhân viên lao động tăng lên 79 người. Năm 2001-2002: Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế phải làm chủ sản xuất Công ty đã liên tục đầu tư trang thiết bị công nghệ tự sản xuất linh phụ kiện để lắp ráp, tỷ lệ nội địa hoá đạt từ 60% lên 66%. Doanh thu: từ 28,272 tỷ đồng/ năm tăng lên 42,608 tỷ đồng/ năm. Số cán bộ công nhân viên lao động: tăng lên 212 người. Năm 2004, Công ty đã áp dụng thành công và có hiệu quả. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, liên tục đầu tư bổ sung và đổi mới công nghệ; đến năm 2006 nâng tỷ lệ nội địa hoá lên 78,31%. Doanh thu đạt 42,085 tỷ đồng. tổng số lao động là: 253 người. Với tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng máy bơm và động cơ điện (sản phẩm chủ lực của công ty ) trong cả nước ngày càng tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong nước, đầu năm 2007 từ một doanh nghiệp nhỏ đơn thuần, công ty TNHH Bảo Long đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới trên diện tích 1,25 ha với diện tích nhà xưởng là 10.000m2 mang tính chất kiên cố và hiện đại, phù hợp với tính năng và đặc thù của sản xuất, đồng thời cũng đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới, sản xuất ra những sản phẩm máy bơm nước, động cơ điện đảm bảo chất lượng và có độ chính xác cao. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, Bảo Long luôn tìm hiểu, học hỏi nghiên cứu thị trường phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực. Cùng với ban lãnh đạo là đội ngũ công nhân lành nghề hết lòng
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 3 vì tập thể, toàn tâm toàn ý với công ty, với ý chí quyết tâm không ngừng phấn đấu vươn lên để công ty ngày càng phát triển hơn. Trong thời gian qua nền kinh tế nước ta có nhiều biến động lớn, đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới “WTO” kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao, có nhiều tổ chức, công ty liên doanh nước ngoài vào Việt Nam, buôn bán, thăm quan, du lịch, và đầu tư kinh tế…Nắm bắt được tình hình đó Công ty liên tục đầu tư dây truyền máy móc, thiết bị hiện đại đưa vào sản xuất để tạo nên những sản phẩm máy bơm nước, động cơ điện với hình thức, mẫu mã ngày càng đẹp, tiết kiệm điện năng, giá thành hạ và độ an toàn cao. Đến nay, công ty đã tự sản xuất được 90% linh phụ kiện để lắp ráp, năng lực sản xuất sản lượng đạt 500.000 chiếc/ năm. Thương hiệu, sản phẩm hàng hoá của công ty đã và đang ngày càng có vị thế vững chắc trên thị trường, có uy tín với người tiêu dùng và có tính cạnh tranh cao. Số cán bộ công nhân viên lao động tăng lên đến 500 người. Công ty thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối trên thị trường nội địa bằng việc tạo ra một mạng lưới tiêu thụ sảnphẩmgồm:các nhàphânphốivà đạilý cấp hai, đềucó nănglực về thị trường, kháchhàng, địađiểm kinh doanh, có tiềm năng trong kinh doanh và hoạt độngrâthiệu quả. Bêncạnhviệc pháttriển thị trường, công ty luôn quan tâm đến những thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Bằng những hình thức trực tiếp hay gián tiếp như: thư tín, điệnthoạihay hộinghị kháchhàng, côngtyđềutổ chức các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng nhằm mục đích trao đổi các thông tin về sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đem lại cho hệ thống phânphốicủacôngtynhững điềukiện tốtnhất để thâm nhập thị trường. Công ty luôn mang đến cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất và dịch vụ hoàn hảo nhất với phương châm " uy tín và chất lượng là tiêu chí hàng đầu" và dịch vụ "tất cả vì lợi ích và sự hài lòng của khách hàng". Mặc dù trong cơ chế thị trường đầy thách thức nhưng ban lãnh đạo công
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 3 ty cùng với đội ngũ công nhân lao động lành nghề có năng lực đã từng bước đưa công ty vượt qua mọi khó khăn gian khổ, khẳng định được vị trí của mình. Hiện nay, các sản phẩm công ty đã đạt được theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008. Với những thành quả đạt được trong sản xuất kinh doanh, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, vừa qua Cty TNHH Bảo Long đã vinh dự được nhận giải thưởng “Sao Vàng đất Việt” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên VN phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ VN trao tặng. Ông Huỳnh Văn Long ( Giám đốc công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn) cũng là doanh nhân tiêu biểu do VCCI trao tặng năm 2007. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư phát triển, nâng cao các nguồn lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bằng năng suất và chất lượng. Thông qua đó đã góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển từng bước xây dựng công ty vững mạnh và phát huy hơn nữa sản phẩm của mình trong nước và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài. 2.1.2. Đặcđiểm sản phẩm và tổ chức sản xuấttại Công ty TNHH BảoLong Lạng Sơn: 2.1.2.1. Đặcđiểm sản phẩm của công ty: Công ty TNHH Bảo Long được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với chức năng hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề chính là: kinh doanh, sản xuất, lắp ráp các loại máy bơm nước gia dụng và các loại động cơ từ linh kiện rời công suất từ 5 kw trở xuống. - Máy bơm nước sản xuất tại công ty gồm các loại: 1DK-15, 1DK-16, 1,5DK-20, 1,5DK-22, DBZ-35, DBZ-45, DBZ-65, JET-100, DP 370A, JDW/2A. - Động cơ điện sản xuất tại công ty bao gồm : YL90S-4, YL90S-2, YL90L-4, YL90L-2, YL100L-4, YL100S-4. Sản phẩm hàng hóa của Công ty TNHH Bảo Long đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước phục vụ cho đời sống dân sinh và các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 3 Khi mới thành lập, tất cả mọi sản phẩm của công ty được lắp ráp bằng toàn bộ linh kiện rời nhập khẩu từ Trung Quốc, đến nay sau gần 15 năm hoạt động công ty đã liên tục đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc và mở rộng dây chuyền sản xuất để tự sản xuất phần lớn linh kiện phụ tùng lắp ráp sản phẩm. Vì vậy, đến thời điểm hiện tại tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm lắp ráp tại công ty đã đạt trên 80%. Bảng 2.1. Danh mục sản phẩm sản xuất tại Công ty TNHH Bảo Long Tên sản phẩm Mă hiệu sản phẩm Đơn vị tính 1. Máy bơm nước: 1DK – 15 Chiếc 1DK – 16 Chiếc 1,5DK – 20 Chiếc 1,5DK – 22 Chiếc 1DBZ – 35 Chiếc 1DBZ – 45 Chiếc 1DBZ – 65 Chiếc JET – 100 Chiếc DP 370A Chiếc JDW/2A Chiếc 2. Động cơ điện: YL90S – 4 Chiếc YL90S – 2 Chiếc YL90L – 4 Chiếc YL90L – 2 Chiếc YL100L – 4 Chiếc YL100S – 4 Chiếc (Nguồn: Công ty TNHH Bảo Long – Phòng Kế toán - Tài vụ)
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 3  Tiêu chuẩn chất lượng: Mặc dù trong cơ chế thị trường đầy thách thức nhưng công ty TNHH Bảo Long - với bề dày thành tích và đội ngũ công nhân lao động lành nghề, đă khẳng định được vị trí của ḿnh cả về vị thế và chất lượng sản phẩm. Máy bơm nước do công ty sản xuất đã giành được nhiều giải thưởng trong nước, nhưng quan trọng hơn cả là sản phẩm đă được rất nhiều đối tượng tiêu dùng tín nhiệm và ưa chuộng. Từ năm 2004, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bắt đầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001-2000 (nay là TCVN ISO 9001-2008) trong quản lý và sản xuất. Đến nay, Công ty vẫn duy trì và phát huy có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 đó, sản phẩm của công ty được thị trường tín nhiêm và tiêu thụ trên khắp cả nước. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư phát triển, nâng cao các nguồn lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bằng năng suất và chất lượng. Thông qua đó đã góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển từng bước xây dựng công ty vững mạnh và phát huy hơn nữa sản phẩm của mình trong nước và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.  Tính chất của sản phẩm: Sản phẩm sản xuất tại công ty Bảo Long mang tính đơn nhất.  Loại hình sản xuất: Sản xuất hàng loạt theo kế hoạch từng kỳ của công ty.  Thời gian sản xuất: ngắn.  Đặc điểm sản phẩm dở dang: Do đặc điểm sản xuất của công ty nên trong tháng công ty không có sản phẩm làm dở. Nếu trong tháng có phát sinh thêm hợp đồng mới thì công ty tiến hành làm thêm giờ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 4 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn:  Quy trình công nghệ: Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá sản xuất, quản lý sản xuất được chặt chẽ có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của DN thành 2 giai đoạn như sau: - Giai đoạn sản xuất bán thành phẩm: Từ các nguyên liệu ban đầu là Lá thép kỹ thuật stato (sắt silic), dây đồng, nhôm, gang, nhựa, và một số phụ kiện khác để sản xuất ra: stato, vỏ động cơ, hộp bảo vệ cánh quạt, hộp bảo vệ tụ điện, cánh bơm, đáy van một chiều lọc rác, ống nối, nắp bảo vệ cửa hút đẩy. Cụ thể: + Lá thép KT stato đã định hình được tổ sắt từ tiến hành xếp từ lá thép nhập khẩu đã có kích cỡ sẵn, xếp những lá sắt đó vào khuôn và đưa vào máy ép tạo ra stato. Khâu sản xuất ra stato chủ yếu là sản xuất thủ công. + Dây đồng được tổ dây thực hiện việc cuốn dây theo định mức cho từng loại máy, nhồi dây vào stato, sau đó cố định lại và tiến hành ngâm tẩm, sấy khô để hoàn thiện bộ phận stato của sản phẩm. + Nhôm, gang được tổ đúc tiến hành nấu trong lò nấu kim loại với nhiệt độ cao rồi đưa vào khuôn đúc thành các loại Vỏ động cơ. Tùy loại sản phẩm mà sử dụng nguyên liệu là nhôm hay gang: Hai loại động cơ điện có công suất lớn được sản xuất vỏ động cơ bằng gang, còn lại là sản xuất vỏ động cơ bằng nhôm. + Nguyên vật liệu nhựa được đưa vào máy đúc nhựa làm nóng chảy rồi ép thành các loại linh kiện khác nhau theo từng loại khuôn để sản xuất ra các loại linh kiện bằng nhựa (Cánh quạt gió, đáy van lọc rác, ống nối, nắp bảo vệ …) với từng loại khuôn khác nhau. Các công đoạn sản xuất trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến tuổi thọ
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 4 của sản phẩm nên mọi công việc trong quá trình sản xuất của công nhân đều chịu sự giám sát hết sức chặt chẽ của tổ trưởng. Khi bán thành phẩm hoàn thành, bộ phận kỹ thuật tiến hành kiểm tra. Các tổ tiến hành giao nhận và xác nhận số bán thành phẩm đạt chất lượng để chuyển sang phân xưởng lắp ráp. Nếu bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thì loại ra để đưa vào sản xuất lại. - Giai đoạn lắp ráp thành phẩm: Sau khi nhận phụ tùng linh kiện từ giai đoạn sản xuất kết hợp với số linh kiện, phụ tùng được nhập từ Trung Quốc, công nhân tiến hành công việc lắp ráp máy bơm nước: + Bước 1: Tổ dây tiến hành cuốn dây đồng theo định mức quy định cho từng loại máy và đặt cố định vào trong stato. Lồng đấu dây vào stato sau đó cố định lại rồi đem ngâm tẩm vào dung dịch làm cách điện và sấy khô. + Bước 2: Tổ máy lắp mặt bíchtrước, bích sau, buồng bơm và ép bi vào hai đầu của rôto lồng vào stato, vặn ốc vít và các phụ tùng khác. + Bước 3: Tổ sơn tiến hành sơn vỏ máy. + Bước 4:Tổ điện nối các đầu dây, lắp tụ, lắp quai và kiểm tra chất lượng sảnphẩm hoàn thành. Sảnphẩm đạttiêu chuẩnchất lượng được đưavào máy ép màng co nhiệt rồi đóng gói trong bao bì carton cùng với phiếu kiểm nghiệm và phiếu bảo hành sản phẩm, chuyển lên kho và nhập vào kho Công.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 4 Sơ đồ 2.1. Quy trình lắp ráp máy bơm nước, động cơ điện (Nguồn: Công ty TNHH Bảo Long – phòng Tổ chức Hành chính) Cơ cấu tổ chức sản xuất: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được chia thành: phân xưởng sản xuất và phân xưởng lắp ráp.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 4 Cơ cấu này đă tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vận động thích nghi với việc sản xuất lắp ráp sản phẩm, đồngthời mọikế hoạchcông ty đề ra đều nhanh chóng được thực hiện, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, kéo dài sự có mặt của sản phẩm trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá sản xuất, quản lý sản xuất được chặt chẽ, phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, công ty đă tổ chức sản xuất như sau: - Phân xưởng sản xuất: + Tổ sắt từ: sản xuất stato, gồm dây truyền sản xuất stato từ sắt silic (lá thép kỹ thuật stato nhập khẩu từ Trung Quốc). + Tổ nhựa: sản xuất các loại linh phụ kiện từ nguyên liệu nhựa . + Tổ tạo khuôn: sản xuất các loại khuôn đúc + Tổ đúc nhôm: để sản xuất ra vỏ động cơ từ nguyên liệu nhôm. + Tổ đúc gang: để sản xuất ra vỏ động cơ từ nguyên liệu gang. + Tổ khoan nhôm: Khoan các linh kiện bằng nhôm. + Tổ khoan gang: Khoan các linh kiện bằng gang. + Tổ tiện gang: tiện các linh kiện bằng gang - Phân xưởng lắp ráp: + Tổ cuốn dây: Chuyên cuốn những ṿng dây đồng theo định mức riêng cho từng loại máy, xếp những ṿng dây đồng đă cuốn vào trong stato và cố định nó. + Tổ máy: lắp ráp linh kiện để hoàn thành sản phẩm. + Tổ sơn: Sơn bóng vỏ ngoài của sản phẩm. + Tổ điện: Hoàn thiện sản phẩm, đóng gói vào bao b́ và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 4 Bảng 2.2. Danh mục thiết bị máy móc của công ty TT Tên máy móc thiết bị Nước SX Số lượng Đơn vị sử dụng 1 Dây truyền lắp ráp TQ 3 bộ Tổ Điện 2 Máy băng tải bằng sắt TQ 3 cái Tổ Máy, tổ Sắt từ 3 Khuôn đúc đồ nhựa TQ 16 bộ Tổ Nhựa 4 Khuôn đúc vỏ động cơ TQ 44 bộ Tổ Đúc 5 Ḷ nấu kim loại TQ 2 cái Tổ Đúc 6 Máy đóng hộp TQ 2 cái Tổ Điện 7 Máy đúc đồ nhựa TQ 4 cái Tổ Nhựa 8 Máy đúc vỏ động cơ TQ 6 cái Tổ Đúc 9 Máy bọc màng co nhiệt TQ 2 cái Tổ Điện 1 0 Máy cuốn dây đồng TQ 7 cái Tổ Dây 1 1 Máy ép nhựa TQ 3 cái Tổ Nhựa 1 2 Máy ép thủy lực TQ 4 cái Tổ Máy 1 3 Máy hàn nhựa TQ 1 cái Tổ Nhựa 1 4 Máy khoan bàn cố định TQ 3 cái Tổ Khoan 1 5 Máy tiện kim loại TQ 22 cái Tổ Tiện
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 4 1 6 Máy trộn cát TQ 2 cái Tổ Tạo khuôn 1 7 Máy vặn bu lông TQ 1 cái Tổ Điện 1 8 Dây truyền máy ngâm sơn TQ 1 cái Tổ Sơn 1 9 Dây truyền máy phun sơn TQ 1 cái Tổ Sơn 2 0 Máy bắn bi TQ 1 cái Tổ Máy (Nguồn: Công ty TNHH Bảo Long – Pḥng Kế toán – Tài vụ) Ngoài ra, còn có bộ phận quản lý các phân xưởng, gồm: - Quản đốc phụ trách hoạt động chung của từng phân xưởng, đảm bảo an toàn lao động, vật tư, thiết bị cho các phân xưởng. - Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy tŕnh kỹ thuật và công nghệ sản xuất. - Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ việc tổng hợp số liệu gửi lên phòng kế toán. Các phân xưởng của công ty có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng luôn quan hệ mật thiết, phối hợp nhịp nhàng với nhau để cùng đảm bảo cho quá tŕnh sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục, đúng tiến độ, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty: Là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, phải đảm bảo có kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với thực tế thị trường, đem lại hiệu quả cao,
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 4 góp phần tích luỹ vốn cho doanh nghiệp và đóng góp ngày càng cao cho xă hội đồng thời tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên. Các phòng ban, bộ phận và các mối quan hệ trong điều hành SXKD của Công ty TNHH Bảo Long. Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Bảo Long bao gồm: - Giám đốc - Phó giám đốc - Các phòng ban - Các phân xưởng
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 47 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty (Nguồn:Công ty TNHH BảoLong - Phòng Tổ chức Hành Chính)
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 4 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong công ty:  Giám đốc: Là người đứng đầu công ty có chức năng lãnh đạo chung toàn bộ máy quản lý và trực tiếp điều hành hoạt động SXKD của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của công ty. Ngoài ra, giám đốc còn phải điều hành công ty thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giám đốc sẽ uỷ quyền cho phó giám đốc các công việc của công ty theo chức năng khi giám đốc đi vắng.  Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, đồng thời có nhiệm vụ: - Phụ trách bộ phận kế toán - tài vụ, phòng trách công tác kinh doanh của công ty bao gồm mua nguyên vật liệu và bán hàng. - Chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm kê nguyên vật liệu, linh kiện, sản phẩm. - Có nhiệm vụ điều hành sản xuất, chuyên theo dõi thiết bị, công nghệ, áp dụng những thành tựu khoa học mới của nước ngoài vào quy trình sản xuất của công ty, khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. - Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức và chỉ đạo công tác kinh doanh của công ty, là người giúp giám đốc về giao dịch, ký kết các hợp đồng mua nguyên vật liệu và cung ứng hàng hoá với khách hàng - là người phụ trách chính và kiểm tra việc thực hiện kinh doanh sản phẩm của công ty. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được giao: uỷ quyền cho các trưởng bộ phận giải quyết các vấn đề tương ứng khi đi vắng.  Phòng Kế toán - Tài vụ: - Có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham mưu cho Ban giám đốc về các hoạt động kinh doanh, giúp giám đốc quản lý về các mặt kế toán,
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 4 tài chính, tính toán các chi phí sản xuất, giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu chi với khách hàng và nội bộ. - Kiểm tra tình hình tài sản của công ty với hai mặt của nó là vốn và nguồn hình thành tài sản đó, nắm vững thực trạng tài chính, khả năng thanh toán cũng như khả năng chi trả của công ty với bạn hàng. - Tổng hợp kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính hàng năm và thực hiện theo dơi vật tư, thiết bị, đảm bảo cung ứng kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất hàng hóa. - Căn cứ vào thông tin trên thị trường, các loại chi phí phát sinh và giá mua nguyên vật liệu đầu vào mà phòng có thể đưa ra kế hoạch giá thành, sản lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm thu lợi cao nhất.  Phòng Tổ chức Hành chính: - Tổ chức, sắp xếp, bố trí công việc cho công nhân viên một cách hợp lý trong toàn công ty nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. - Giúp giám đốc về công tác hành chính bảo đảm những điều kiện cần thiết cho hoạt động quản lý, sinh hoạt, đời sống của công ty. - Tổ chức sắp xếp nơi làm việc, hội họp, học tập và các hoạt động đối nội, đối ngoại của công ty. - Tổ chức tiếp đón các tổ chức đoàn thể và cơ quan chức năng đến thăm và làm việc với công ty. - Quản lý, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. - Tổ chức việc đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.  Phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ: - Chế tạo stato từ sắt silic (lá thép kỹ thuật stato). - Đúc nhôm, gang để sản xuất gia công vỏ động cơ - Khoan, tiện, mài các linh phụ kiện được đúc từ nhôm, gang.
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 5 - Ép nhựa để sản xuất ra các linh kiện nhựa: nắp bảo vệ cánh quạt gió, hộp bảo vệ tụ điện.....  Phân xưởng lắp ráp: có nhiệm vụ: - Cuốn dây, lồng đấu dây, nhồi dây vào stato. - Lắp ráp cơ khí. - Sơn vỏ ngoài của sản phẩm. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Hoàn thiện, bao gói sản phẩm. - Nhập kho sản phẩm. 2.1.4. Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán của công ty: 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn: Công ty TNHH Bảo Long Lạng Sơn là đơn vị hạch toán độc lập, mô hình tổ chức bộ máy kế toán khá gọn nhẹ đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của quản lý, điều hành và tình hình sản xuất của công ty, ban lãnh đạo công ty đă biên chế bộ máy kế toán bao gồm 05 người và được tập trung tại phòng kế toán – tài vụ, mọi công tác và nghiệp vụ kế toán đều được thực hiện tại phòng này, trong đó nhân sự được phân công, bố trí phụ trách các mảng công tác kế toán như sau: - 01 Kế toán trưởng. - 01 Kế toán tổng hợp - 01 Kế toán nguyên vật liệu và tài sản cố định, vật tư, hàng hoá. - 01 Kế toán thu, chi, tiền lương, vốn bằng tiền, thanh toán. - Thủ quỹ, thu ngân. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh sản phẩm, yêu cầu quản lý cán bộ và công tác đặc thù của công ty thì bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Hàng ngày phòng kế toán – tài vụ tập hợp các chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh , sau đó kế toán thực hiện việc
  • 56. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thu Trang Lớp SN49/21.1 5 ghi chép thu thập tính toán có hệ thống, chính xác và kịp thời. Để rõ hơn về tổ chức bộ máy kế toán của công ty chúng ta cùng xem sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng (Nguồn:Công ty TNHH BảoLong – Phòng Tổchức Hành chính)  Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ điều hành chung toàn bộ công tác kế toán, tổng hợp các thông tin tài chính, kế toán, điều hành trực tiếp công tác thống kê và hạch toán của công ty phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, đôn đốc các kế toán lập và gửi báo cáo tài chính, cung cấp và phục vụ cho yêu cầu của ban giám đốc và các bộ phận phòng ban liên quan thực hiện tốt công tác sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời làm kế toán giá thành và báo cáo kế toán. Kiểm soát và quyết định thu chi của công ty theo đúng chế độ quản lư tài chính, đề xuất các biện pháp tổ chức quản lư trong lĩnh vực tài chính. Yêu cầu trong công tác là phải lập đúng và đủ các báo cáo kế toán, tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ công ty, tổ chức hướng dẫn và thi hành kịp thời các chế độ tài chính kế toán của Nhà nước. Kế toán Tổng hợp Thủ quỹ, thu ngân Kế toán TSCĐ, vật tư, hàng hoá Kế toán tiền lương, vốn bằng tiền, thanh toán