SlideShare a Scribd company logo
1 of 147
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ
một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ cao, dựa vào nền tảng của nền kinh tế tri thức và xu hướng
gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện
thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề
phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thách thức, tránh nguy
cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải
kinh doanh có hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải luôn nâng
cao tính cạnh tranh và phải có chiến lược phát triển không ngừng. Việc quản trị và
điều hành doanh nghiệp luôn đặt ra những vấn đề tài chính mang tính sống còn. Để
giải quyết tốt những vấn đề này, nhà quản trị cần nắm rõ thực trạng tài chính của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong điều kiện tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế
hiện nay, thông tin tài chính không chỉ là đối tượng quan tâm của nhà quản lý doanh
nghiệp, của Nhà nước trên phương diện vĩ mô mà còn là đối tượng quan tâm của
nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông, nhà cung cấp. Chính vì vậy, vấn đề lành mạnh hoá
tình hình tài chính doanh nghiệp hiện đang là đối tượng quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp dưới mọi hình thức sở hữu.
Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh
nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh,
mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động
phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và
tăng cường tình hình tài chính nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài : Phân tích tình hình tài chính
tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình.
1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn "Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất
vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình". Được lựa chọn nhằm giải
quyết các mục tiêu cơ bản sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
- Phân tích đánh giá thực trạng tài chính của Công ty cổ phần sản xuất vật
liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tình hình tài chính của
Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến tình trạng tài
chính của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình.
3.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Dựa vào các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, các báo biểu kế toán chúng ta sẽ tiến hành:
+ Phân tích khái quát tình hình tài chính
+ Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
+ Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
+ Phân tích hiệu quả kinh doanh
+ Phân tích hệ số lãi ròng (ROS )
+ Phân tích suất sinh lời của tài sản (ROA)
+ Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
+ Phân tích đòn bẩy tài chính (FL)
+ Dự báo nhu cầu tài chính.
Từ đó ta có thể đánh giá được thực trạng tài chính của Công ty.
2
Phạm vi không gian: Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I
Quảng Bình.
Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng tài chính của Công ty cổ phần sản xuất
vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008 và
đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tài chính đến năm 2010.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận: Vận dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
trong lĩnh vực nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tài chính tại
Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn "Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu
và xây dựng Cosevco I Quảng Bình"
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở khoa học của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh.
Chương 2: Tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng
Cosevco I Quảng Bình
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tài chính tại Công ty
cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình
3
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá
trị (quan hệ kinh tế) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ
nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn.
Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp
bao gồm:
- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước: Mối quan hệ
kinh tế này được thể hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp
phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo luật định và ngược lại nhà nước cũng
có sự tài trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện chính sách kinh tế
vĩ mô của mình.
- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường: Kinh tế thị trường có đặc
trưng cơ bản là các mối quan hệ kinh tế đều được thực thi thông qua hệ thống thị
trường. Thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trường hàng hoá tư liệu sản xuất, thị
trường tài chính... và do đó, với tư cách là người kinh doanh, hoạt động của doanh
nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trường, các doanh nghiệp vừa là người
mua các yếu tố của hoạt động kinh doanh, người bán các sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ, đồng thời vừa là người tham gia huy động và mua bán các nguồn tài chính nhàn
rỗi của xã hội.
- Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp gồm: Quan hệ kinh tế giữa
doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất trong việc tạm ứng,
thanh toán. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong quá
trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng,
tiền phạt, lãi cổ phần...
4
Quan hệ thanh toán, cấp phát và điều hoà vốn giữa các đơn vị trực thuộc
trong nội bộ doanh nghiệp, với tổng công ty.
1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
- Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh
doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cáo nhất: Để có đủ vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu
vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn
nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp - đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp
trong quá trình cạnh tranh " khắc nghiệt" theo cơ chế thị trường.
- Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: Thu nhập
bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng
tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp hao
mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên vật liệu để
tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại
doanh nghiệp hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc
trả lợi tức cổ phần. Chức năng phân phối tài chính doanh nghiệp là quá trình phân
phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền
với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu
doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối
của tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp
trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác
động tới tăng năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng
vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội.
- Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài
chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường
xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là:
chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về
5
hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh
lời...Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ
quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài
chính - kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm
Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều
hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời
đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị
những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.
Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con
số trên báo cáo tài chính " biết nói" để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình
tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những
người quản lý doanh nghiệp đó.
1.2.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá
tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định
quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan
tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có
các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và
sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm
theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh
nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều
phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm.
Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hoàn
thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính.
1.2.3. Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp
- Chức năng đánh giá: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển
dịch, các luồng vận động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập,
6
phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm
đạt được mục tiêu kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Các luồng chuyển
dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh và diễn ra như thế nào, nó
tác động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
nhau, có yếu tố mang tính môi trường, có yếu tố bên trong, có yếu tố bên ngoài cụ
thể là những yếu tố nào, tác động đến sự vận động và chuyển dịch ra sao, gần với
mục tiêu hay ngày càng xa rời mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, có phù hợp
với cơ chế chính sách và pháp luật hay không là những vấn đề mà phân tích tài
chính doanh nghiệp phải đưa ra câu trả lời.
- Chức năng dự đoán: Mọi quyết định của con người đều hướng vào thực
hiện những mục tiêu nhất định. Mục tiêu là đích hướng tới bằng những hành động
cụ thể trong tương lai. Những mục tiêu này có thể là ngắn hạn có thể là mục tiêu dài
hạn. Nhưng nếu liên quan đến đời sống kinh tế của doanh nghiệp thì cần nhận thấy
tiềm lực tài chính, diễn biến luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của vốn hoạt
động trong tương lai của doanh nghiệp. Những quyết định và hành động trong
tương lai phụ thuộc vào diễn biến kinh tế xã hội và hoạt động của doanh nghiệp sẽ
diễn ra trong tương lai. Bản thân doanh nghiệp cho dù đang giai đoạn nào trong chu
kỳ phát triển thì các hoạt động cũng đều hướng tới mục tiêu nhất định. Những mục
tiêu này được hình thành từ nhận thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng như
những diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế, trong nước, ngành nghề và các doanh
nghiệp khác cùng loại, sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tương lai. Vì
vậy, để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng được
mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm cần thấy tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong tương lai.
- Chức năng điều chỉnh: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ
kinh tế tài chính dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt
động. Hệ thống các quan hệ đó bao gồm nhiều loại khác nhau, rất đa dạng, phong
phú và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong lẫn
bên ngoài doanh nghiệp. Hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính đó sẽ là bình
7
thường nếu tất cả các mắt xích trong hệ thống đều diễn ra bình thường và đó là sự
kết hợp hài hoà các mối quan hệ. Tuy nhiên, những mối quan hệ kinh tế ngoại sinh,
bản thân doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm không thể kiểm soát và chi
phối toàn bộ. Vì vậy, để kết hợp hài hoà các mối quan hệ, doanh nghiệp, các đối
tượng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế nội sinh.
[6]
1.2.4. Ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và
so sánh số liệu về tài chính hiện tại và quá khứ. Qua đó, sử dụng thông tin đánh giá
đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, dự báo xác định
chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng
của doanh nghiệp.
Thông qua phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng,
các thông tin về mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước,
với thị trường và với nội bộ doanh nghiệp, phân tích tài chính cho thấy những điểm
mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó,
những người quan tâm đến hoạt động của công ty sẽ có các biện pháp và quyết định
phù hợp.
Phân tích tài chính cung cấp những thông tin hữu ích giúp kiểm tra phân tích
một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, tình
hình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Những người quản lý tài chính khi
phân tích tài chính cần cân nhắc tính toán tới mức rủi ro và tác động của nó tới
doanh nghiệp mà biểu hiện chính là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối
vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở
đó, các nhà phân tích tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả hoạt
động kinh doanh nói chung, mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương
lai. Ngoài ra, phân tích tài chính còn cung cấp những thông tin số liệu để kiểm tra
giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ
kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc phân
8
tích tài chính càng trở nên quan trọng, bởi công tác phân tích tài chính ngày càng
cho thấy sự cần thiết của nó đối với sự phát triển doanh nghiệp. Phân tích tài chính
cho thấy khả năng và tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, do đó sẽ giúp
cho công tác dự báo, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, dễ dàng đưa ra các
chính sách tạo điều kiện cho công ty hoạt động.
Trước đây, việc phân tích tài chính chỉ để phục vụ cho nhu cầu cho các nhà
đầu tư và các ngân hàng. Hiện nay việc phân tích tài chính được rất nhiều đối tượng
quan tâm. Tùy theo mục đích khác nhau của người sử dụng mà phân tích tài chính
sẽ có những vai trò khác nhau:
 Đối với những người quản lý doanh nghiệp
Hoạt động phân tích tài chính của những người quản lý doanh nghiệp được
gọi là phân tích tài chính nội bộ. Do ở doanh nghiệp họ nắm được đầy đủ và chính
xác các thông tin, kèm theo sự hiểu rõ về doanh nghiệp nên họ có lợi thế để phân
tích tài chính một cách tốt nhất. Phân tích tài chính có ý nghĩa để dự báo tài chính
và là cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra quyết định phù hợp không chỉ trong vấn đề
tài chính mà còn nhiều vấn đề khác. Phân tích tài chính nội bộ thực sự cần thiết để
xác định giá trị kinh tế, các mặt mạnh, yếu và đưa ra những quyết định đúng đắn
cho sự phát triển của một doanh nghiệp.
 Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan Nhà nước có liên quan
Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích đánh giá, kiểm
tra hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước hay không, có tuân theo pháp luật hay
không đồng thời sự giám sát này giúp cơ quan thẩm quyền có thể hoạch định chính
sách một cách phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một
cách có hiệu quả. Giúp Nhà nước đưa những kế hoạnh phát triển ở tầm vĩ mô sao
cho mang lại lợi ích thiết thực nhất.
 Đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư là các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm trực tiếp đến các
giá trị của doanh nghiệp vì họ là người đã giao vốn cho doanh nghiệp và có thể
9
phải chịu rủi ro. Thu nhập của họ là tiền chia lợi tức và giá trị gia tăng thêm của
vốn đầu tư. Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh
nghiệp. Các nhà đầu tư thường không hài lòng với lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt
được theo tính toán trên sổ sách. Dự kiến trước lợi nhuận sẽ đạt được là mối quan
tâm thực sự của nhà đầu tư. Thông qua sự phân tích dựa trên các báo cáo tài chính,
phân tích khả năng sinh lời, mức độ rủi ro và sự phân tích diễn biến giá cả, các
nhà đầu tư sẽ đưa ra các quyết định của chính mình.
 Đối với ngân hàng, các nhà cho vay tín dụng, các đối tác kinh doanh
và các tổ chức khác
Những đối tượng này quan tâm đến khả năng thanh toán công nợ, khả năng
hợp tác liên doanh của doanh nghiệp, cho nên cũng cần phân tích và đánh giá thực
trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các chủ nợ, họ quan
tâm tới khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp nếu đó là các khoản vay ngắn
hạn, đối với khoản vay dài hạn họ phải tin chắc khả năng hoàn trả khi xem xét khả
năng sinh lời của doanh nghiệp. Song quan trọng nhất đó là cơ cấu tài chính biểu
hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay. Các đối tác kinh doanh còn xem
xét đến khả năng hợp tác của doanh nghiệp thông qua tình hình chấp hành các chế
độ, khả năng, tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
 Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp
Những người hưởng lương trong doanh nghiệp cũng quan tâm đến tình hình
tài chính, bởi lợi ích của họ gắn liền với hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Người lao động quan tâm đến các thông tin và số liệu tài chính để đánh giá, xem xét
triển vọng của nó trong tương lai. Những người đi tìm việc đều có nguyện vọng
được vào làm việc trong các công ty có triển vọng với tương lai lâu dài để hy vọng
có mức lương xứng đáng và chỗ làm việc ổn định.
Những nhà phân tích tài chính nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả
của hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng trong tương lai. Phân tích tài
chính là cơ sở để dự đoán tài chính. Ngoài ra phân tích tài chính được ứng dụng
theo nhiều hướng khác nhau: Đưa ra quyết định phục vụ nghiên cứu hay để kiểm tra
10
giám sát chặt chẽ hơn. Hiện nay với sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp cùng
với quá trình cạnh tranh khốc liệt thì phải có chiến lược kinh doanh cụ thể hợp lý và
chính xác. Phân tích tài chính sẽ có tác dụng to lớn trong việc thực hiện điều đó.
Như vậy, có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp dưới những gốc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả
năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi
nhuận tối đa, Bởi vậy, việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải đạt được
các mục tiêu nhất định:
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp cho các chủ doanh nghiệp, các
nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh
giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có
hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin
về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của
công ty.
1.2.5. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn,
nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn.
- Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình
hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước.
- Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn.
- Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả
năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3.1. Khái quát về nội dung phân tích
Từ khi nước ta chuyển qua nền kinh tế thị trường phân tích tài chính doanh
nghiệp được nghiên cứu từ rất nhiều nhà lý luận cũng như các nhà quản lý. Nội
11
dung chính của các nhà nghiên cứu đều xuất phát từ mục tiêu của phân tích tài
chính là giúp người sử dụng thông tin có căn cứ để lựa chọn phương án kinh doanh
tối ưu nhất, tuy nhiên quan điểm về nội dung phân tích tài chính còn nhiều quan
điểm khác nhau. Có thể nêu ra một số quan điểm sau:
* Quan điểm thứ nhất: Trong cuốn “Phân tích hoạt động doanh nghiệp’’
(Nhà xuất bản thống kê năm 2005) tác giả Nguyễn Tấn Bình cho rằng phân tích tài
chính có thể xem gần như phân tích báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo tài chính
thông qua các thông tin được thiết kế sẳn cũng như thông qua hệ thống chỉ tiêu
được xây dựng dựa trên các báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính (phân
tích các nhóm chỉ tiêu chủ yếu (nhóm chỉ tiêu thanh toán, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử
dụng vốn, nhóm chỉ tiêu lợi nhuận, và nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính) và phân tích
báo cáo lưu chuyển tiền tệ [1, 205-206]
* Quan điểm thứ hai: TS Phạm Thị Gái - Nhà khoa học của khoa kế toán -
Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội đã cụ thể nội dung phân tích bao gồm: [6,246-247]
+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính
+ Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh
+ Phân tích tình hình khả năng thanh toán
+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
+ Dự báo nhu cầu tài chính
* Quan điểm thứ ba: Quan điểm của các chuyên viên Vụ chế độ kế toán và
kiểm toán - Bộ tài chính cho rằng phân tích tài chính gồm những nội dung không
khác nhiều so với các nhà khoa học của khoa kế toán - Đại học kinh tế quốc dân Hà
Nội [ 16,425], cụ thể phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm:
+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính
+ Phân tích nguồn vốn và chính sách huy động vốn
+ Phân tích tình hình khả năng thanh toán
+ Phân tích hiệu quả kinh doanh
+ Dự báo nhu cầu tài chính.
12
* Quan điểm thứ tư: Các nhà khoa học viện đại học mở Hà nội, đánh giá
tình hình tài chính nhằm giúp người sử dụng thông tin đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp, nội dung cơ bản của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp gồm
[26, 249 - 250]
+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
+ Phân tích các tỷ suất hay cơ cấu tài chính
+ Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
+ Phân tích khả năng thanh toán nợ phải thu
+ Phân tích tốc độ chu chuyển vốn hàng hoá
+ Phân tích mức độ sinh lời của hoạt động kinh doanh.
* Quan điểm thứ năm: Quan điểm của đại học kinh tế quản trị kinh doanh Đà
Nẵng phân tích tài chính gồm [12,14-16]
+ Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính
+ Phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
+ Phân tích rủi ro doanh nghiệp
+ Phân tích giá trị doanh nghiệp
Như vậy, qua năm quan điểm đã trình bày, nội dung phân tích tài chính theo
quan điểm của đại học kinh tế quản trị kinh doanh Đà Nẵng phân tích tài chính
không có nội dung đánh giá khái quát tình hình tài chính nhưng lại có nội dung:
Phân tích rủi ro doanh nghiệp và Phân tích giá trị doanh nghiệp.
Theo tôi, mục đích quan trọng nhất của phân tích tài chính là giúp các nhà
quản lý doanh nghiệp, các nhà quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
đánh giá được chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác
định khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh, và rủi ro trong tương lai, dự báo
được tình hình tài chính đề ra quyết định chính xác, vì vậy phù hợp với nội dung
phân tích tình hình tài chính sử dụng trong luận văn này bao gồm:
(1) Phân tích khái quát tình hình tài chính
(2) Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
13
(3) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
(4) Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
(5) Phân tích hiệu quả kinh doanh
(6) Phân tích hệ số lãi ròng (ROS )
(7) Phân tích suất sinh lời của tài sản (ROA)
(8) Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
(9) Phân tích đòn bẩy tài chính (FL)
(10) Dự báo nhu cầu tài chính.
1.3.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Đánh giá khái quát tình hình tài chính. Là việc xem xét, nhận định sơ bộ
bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá này cung cấp
thông tin một cách tổng quát về thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp,
từ đó biết được mức độ độc lập về mặt tài chính và những khó khăn mà doanh
nghiệp đang phải đương đầu.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính được thực hiện bằng cách tính ra và so
sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc các chỉ tiêu sau:
+ Tổng số nguồn vốn
Tổng nguồn vốn phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh
nghiệp đến cuối kỳ hạch toán, nó cho biết khả năng huy động vốn từ các nguồn khác
nhau của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào
sự tăng lên hay giảm đi của tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ thì chưa thể đánh
giá sâu sắc và toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp được.
+ Hệ số tài trợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, nó
cho biết trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao
nhiêu phần. Các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện
mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh
nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất
14
kinh doanh chủ yếu có các chủ nợ gánh chịu. Do vậy, trị số của chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
+ Hệ số tự tài trợ
Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn là
bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản dài hạn chủ yếu được
đầu tư bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng
là không tốt vì khi đó, do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào
kinh doanh quay vòng để sinh lợi nên hiệu quả kinh doanh không cao.
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là một chỉ số tổng quát về khả năng chi
trả nợ của một doanh nghiệp, nó cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản để
đảm bảo cho một đồng nợ phải trả. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao
thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Trị số
của chỉ tiêu này thông thường được chấp nhận là 1, nghĩa là, nếu lớn hơn 1 thì
doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán, còn nếu càng nhỏ hơn 1 thì doanh
nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là tiền mặt và các dạng tài sản có tính thanh khoản cao (dễ
chuyển thành tiền). Nợ ngắn hạn là những khoản nợ cần phải thanh toán trong thời
gian ngắn. Một doanh nghiệp sáng suốt cần phải duy trì đủ tài sản ngắn hạn để đảm
bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn chính là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Nhà nước
với tổng số tài sản ngắn hạn hiện có. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao và tình hình tài chính là
bình thường hay khả quan; ngược lại, nếu nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là thấp.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn không phải lúc nào cũng dễ dàng chuyển đổi thành tiền,
khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nhiều nếu giá trị hàng
15
tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và nhiều khả năng không thể bán lấy tiền mặt hoặc tỷ lệ
khoản phải thu cao. Do đó, để kiểm tra khả năng thanh toán một cách chặt chẽ hơn,
các nhà phân tích thường dùng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”. Chỉ tiêu
này cho biết với số vốn bằng tiền hiện có (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...) và các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn hay không. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 thì doanh nghiệp được coi là
đủ khả năng thanh toán. Nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ, thì doanh nghiệp có thể gặp
khó khăn trong việc thanh toán công nợ.
+ Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn, từ
đó biết được doanh nghiệp có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
mình hay không.
Nói chung, chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp cũng đều không tốt vì nếu quá
cao, tiền và các khoản tương đương tiền quá nhiều, doanh nghiệp thừa khả năng
thanh toán nhưng gây ứ đọng vốn, và ngược lại, nếu quá thấp sẽ không đảm bảo khả
năng thanh toán.
+ Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư phản ánh tỷ trọng của tài sản dài hạn chiếm trong tổng số tài
sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất này cao hay thấp là phụ
thuộc chủ yếu vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn với ngành
công nghiệp thăm dò và khai thác dầu khí hay ngành luyện kim thì tỷ suất này
tương đối lớn trong khi đó, ở ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tỷ suất này
thấp hơn rất nhiều.
+ Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà
đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, nó cho biết
một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì đem lại mấy đơn vị lợi nhuận
sau thuế. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng.
Khi tính chỉ tiêu này, nhà phân tích sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân chứ
không phải là vốn chủ sở hữu vì đây là kết quả của một kỳ kinh doanh nên không
16
thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại một thời điểm mà phải sử dụng trị số bình quân
của kỳ.
1.3.3. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản
với nguồn vốn
* Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị,
tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những
dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với
việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp cho
nhà phân tích nhìn về quá khứ tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài
sản của doanh nghiệp.
Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số tài
sản và từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu ngắn
hạn, hàng tồn kho,...) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra
và so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu
hướng biến động và mức độ hợp lý của việc phân bổ.
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiểu được sự thay
đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt nguồn từ
những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù
hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng,
khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không
cũng như có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp hay không ? Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho người phân
tích sự thay đổi nguồn vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai.
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như việc
phân tích cơ cấu tài sản. Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại
nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh
17
tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu
hướng biến động, mức độ hợp lý và tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
* Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài
sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích
mối quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn
vốn doanh nghiệp huy động và sử dụng cùng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, và sử
dụng có hợp lý, hiệu quả hay không.
Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhà phân tích cần tính
ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số nợ so với tài sản
Chỉ tiêu này cho biết mức độ doanh nghiệp dùng các khoản nợ đầu tư cho tài
sản là bao nhiêu. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì khi đó các
khoản nợ của họ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong
khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích hệ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi
nhuận nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Hệ số nợ cao, mức độ an
toàn tài chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng
nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, nhưng doanh nghiệp cũng có khả
năng thu lợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Dù vậy, nếu hệ số này quá
cao thì doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể
kiểm soát được hoạt động của mình. Vì vậy, để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi
nhuận cao vừa giảm thiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, doanh nghiệp
cần xem xét mức độ cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
+ Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn
chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản của doanh
nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài
chính của doanh nghiệp càng kém và ngược lại.
18
1.3.4. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
Bất kỳ một doanh nghiệp nào để đi vào hoạt động thì cũng phải huy động
được một lượng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về tài sản ngắn hạn
và tài sản dài hạn. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếp tục hình thành nên
các khoản chiếm dụng vốn tạm thời, vốn vay ngắn hạn, vốn vay dài hạn đồng thời
với sự tích luỹ dần về vốn chủ sở hữu. Thực chất của phân tích tình hình bảo đảm
vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và
nguồn hình thành tài sản, nói cách khác là việc phân tích cân bằng tài chính của
doanh nghiệp.
* Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản
bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ tương ứng cho hai loại tài
sản này là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn trong
doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ
dài hạn và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành
tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư
vào tài sản ngắn hạn.
Trong mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sẽ là hợp lý nếu
tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp giữ vững
mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích
nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu kỳ luân chuyển tài
sản ngắn hạn với chu kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn
nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì đây là dấu hiệu cho thấy một phần nguồn vốn ngắn hạn đã
được đầu tư vào tài sản dài hạn. Khi đó, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ
thanh toán nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến
một hệ quả tài chính không tốt.
Trong mối quan hệ giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn, nếu tài sản dài hạn
lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì là điều hợp
lý vì khi đó doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
19
Tuy nhiên, nếu phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn thì lại bất hợp lý vì nó
làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn
nợ dài hạn thì chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã được chuyển vào tài trợ tài sản ngắn
hạn. Điều này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai
mục đích nợ dài hạn.
Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, người
phân tích cũng cần chú trọng đến vốn hoạt động thuần (còn gọi là vốn ngắn hạn
thường xuyên) là số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mượn hay đi chiếm
dụng, được sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên
tại doanh nghiệp. Vốn hoạt động thuần có thể tính theo một trong hai cách sau:
[2,202 - 205].
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Hoặc :
Vốn hoạt
động thuần
Nguồn tài trợ
thường xuyên
Tài sản
dài hạn
Trong đó, nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử
dụng thường xuyên lâu dài, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, nợ dài hạn,
trung hạn.
Nếu vốn hoạt động thuần lớn hơn 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bình thường
hay khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn
hoặc cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính trong
trường hợp này gọi là cân bằng tốt.
Ngược lại nhỏ hơn 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và
nợ ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn.
Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho cả tài sản dài
hạn và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của doanh
nghiệp có thể mất dần và đi đến bờ vực phá sản. Và tất nhiên, cân bằng tài chính
trong trường hợp này là cân bằng xấu.
20
= -
* Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh.
Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, nhà phân tích
cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số tài trợ thường xuyên
Hệ số này cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ
thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài
chính càng cao và ngược lạị
+ Hệ số tài trợ tạm thời
Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động
kinh doanh trong một thời gian ngắn. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay nợ
ngắn hạn, vay nợ quá hạn và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán,
người mua, người lao động (mua hàng mà không có thanh toán, bán hàng mà không
giao hàng, thuê công nhân mà không trả lương...).
Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so
với tổng nguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu
này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và
ngược lại.
+ Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thưòng xuyên
Thông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợ
thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn
thì tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
+Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn
Với chỉ tiêu này người phân tích biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ
ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định và
bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
1.3.5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
* Phân tích tình hình thanh toán
Chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc chủ
yếu vào tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tốt, doanh nghiệp sẽ
21
có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu
hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các khoản công nợ
kéo dài. Phân tích tình hình thanh toán là việc xem xét tình hình thanh toán các
khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được chất lượng
và hiệu quả hoạt động tài chính.
Để phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu, nhà phân tích trước
tiên cần xem xét sự biến động các khoản nợ phải thu trên tổng số cũng như trên
từng khoản nợ phải thu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc nhằm đánh giá chung tình
hình thanh toán của doanh nghiệp. Sau đó tính ra tỷ lệ các khoản phải thu so với
tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả.
Đây là chỉ tiêu nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các khoản nợ phải thu với
tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả. Nó cho biết, trong tổng số các khoản nợ
phải thu, phải trả thì nợ phải thu chiếm bao nhiêu %. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 50%,
nghĩa là các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì doanh nghiệp đang bị
chiếm dụng vốn. Ngược lại thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác.
Chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn trong hoạt động kinh doanh là điều bình
thường, tuy nhiên cần xem xét tính hợp lý để có biện pháp quản lý công nợ tốt hơn.
Để phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, nhà phân tích cần so
sánh các khoản nợ phải trả trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải trả kỳ
phân tích so với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối, đồng thời phân tích thời
hạn của các khoản nợ. Trên có sở đó, xác định nguyên nhân làm khê đọng các
khoản công nợ và kiến nghị các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết. Sau đó, tính ra
tỷ lệ các khoản phải trả so với tổng số các khoản phải thu, phải trả.
Thực chất, chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu “tỷ lệ các khoản nợ phải
thu so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả”, nó phản ánh so với tổng số các
khoản nợ phải thu, phải trả thì các khoản nợ phải trả chiếm bao nhiêu %.
Việc tiến hành phân tích đồng thời các khoản phải thu, phải trả sẽ giúp doanh
nghiệp cân đối công nợ, tiến tới làm chủ tình hình tài chính của mình.
22
* Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa
các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ.
Phân tích các khả năng thanh toán giúp nhà quản lý biết được sức mạnh tài chính
hiện tại, tương lai, cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài
chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính lành mạnh có nghĩa doanh nghiệp có
khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ đến hạn và tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt. Việc không đảm bảo khả năng thanh toán có
thể dẫn đến việc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc gặp những vấn đề khó
khăn như: hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, không tận dụng được các cơ hội
tốt và có thể bị mất quyền kiểm soát; mất lòng tin với các chủ nợ, và có thể phải đối
mặt với các vấn đề pháp lý; khi lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, doanh
nghiệp có thể phải thay đổi các chính sách và điều kiện tín dụng thương mại làm
ảnh hưởng đến doanh thu và thị phần...
Như vậy, việc duy trì và đảm bảo khả năng thanh toán là cơ sở để doanh
nghiệp tăng thêm uy tín đối với các chủ nợ ngắn hạn (ngân hàng, nhà cung cấp...)
đảm bảo các nhu cầu thanh toán, các cam kết trả nợ khi đến hạn, giảm chi phí tài
chính khi có nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, việc duy trì mức thanh toán cao sẽ làm
giảm khả năng sinh lời, do đó doanh nghiệp cần xác định một định mức thanh toán
hợp lý để vừa bảo đảm được khả năng thanh toán vừa đạt tỷ lệ sinh lời cao nhất.
Điều đó phụ thuộc vào hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Các hệ số
thanh toán sẽ cung cấp cho nhà phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
ở một thời kỳ. Để phân tích khả năng thanh toán, ngoài các hệ số thanh toán như: hệ
số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả
năng thanh toán nhanh các nhà phân tích còn sử dụng hệ số khả năng thanh toán:
“Khả năng thanh toán” là số tiền có thể dùng để thanh toán; còn “Nhu cầu
thanh toán” là số tiền phải thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán phản ánh mối
quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số
khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình thanh
toán của doanh nghiệp.
23
Nếu hệ số này lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trang trải hết
công nợ, tình hình tài chính là ổn định khả quan. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1, doanh
nghiệp không có khả năng trang trải hết công nợ, thực trạng tài chính của doanh
nghiệp là không bình thường, tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn và hoạt động tài chính bắt đầu có những dấu hiệu không lành mạnh. Trị số của
chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn mất dần khả năng
thanh toán và thậm chí có nguy cơ phá sản.
Để đánh giá khả năng thanh toán sử dụng các chỉ tiêu: Hệ số thanh toán nợ
ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh.
1.3.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh
* Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn vốn của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với
tổng chi phí thấp nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các nhà quản lý có thể
đánh giá được chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Để phân tích hiệu quả kinh doanh, ngoài việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu và
so sánh số liệu về kết quả kinh doanh hiện hành với quá khứ, nhà phân tích còn phải
sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cho phù hợp. Về mặt tổng
quát, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Sức sản xuất: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị yếu tố đầu vào thì đem lại
mấy đơn vị kết quả sản xuất đầu ra. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả
kinh doanh càng cao và ngược lại.
Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất có thể là: Tổng giá trị sản xuất, doanh thu
thuần từ hoạt động bán hàng, tổng số luân chuyển thuần...; còn Yếu tố đầu vào bao
gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay... Việc
sử dụng chỉ tiêu nào là tuỳ thuộc vào mục đích các nhà phân tích.
+ Sức sinh lợi: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị yếu tố đầu vào đem lại mấy
đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lời càng
cao, từ đó kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
+ Suất hao phí: Đây là chỉ tiêu cho biết để có một đơn vị đầu ra phản ánh kết
24
quả sản xuất hay đầu ra phản ánh lợi nhuận thì cần mấy đơn vị yếu tố đầu vào. Trị
số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng thấp và ngược lại.
Trên cơ sở các chỉ tiêu tổng quát trên, nhà phân tích có thể xây dựng được hệ
thống chỉ tiêu chi tiết phản ánh hiệu quả sử dụng từng yếu tố, từng loại tài sản cũng
như từng loại vốn.
Từ chỉ tiêu tổng quát “Sức sản xuất”, nhà phân tích có thể tính được các chỉ
tiêu phản ánh sức sản xuất của các yếu tố đầu vào như: sức sản xuất của tổng tài
sản, sức sản xuất của tài sản dài hạn, sức sản xuất của tài sản cố định, sức sản xuất
của tài sản ngắn hạn, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu, sức sản xuất của vốn vay...
Tuỳ thuộc vào nguồn tài liệu và mục đích phân tích, nhà phân tích sẽ xác định
những chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho việc phân tích.
Tương tự như vậy, từ chỉ tiêu tổng “Sức sinh lợi”, nhà phân tích cũng tính được
các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các yếu tố đầu vào như: sức sinh lời của
tổng tài sản, sức sinh lời của tài sản dài hạn, sức sinh lời của tài sản cố định, sức sinh
lời của tài sản ngắn hạn, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời của vốn vay...
Cuối cùng, từ chỉ tiêu tổng quát “Suất hao phí”, nhà phân tích tính được các
chỉ tiêu phản ánh về sức hao phí của các yếu tố đầu vào như: sức hao phí của tổng
tài sản, suất hao phí của tài sản dài hạn, suất hao phí của tài sản cố định, suất hao
phí của tài sản ngắn hạn, suất hao phí vốn chủ sở hữu, suất hao phí của vốn vay ...
Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu chủ yếu trên phần I Báo cáo kết quả kinh doanh, khi
phân tích hiệu quả kinh doanh, chúng ta cần phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
* Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản là một nội dung quan trọng trong phân
tích hiệu quả kinh doanh nói riêng và phân tích tài chính nói chung. Căn cứ vào
phần lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh kết hợp với đặc điểm kinh doanh của
Công ty, nên phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh sức
sản xuất của tổng tài sản cũng như của từng thành phần tài sản như: số vòng quay
của tổng tài sản, thời gian một vòng quay tổng tài sản...
25
Nếu số vòng quay của tổng tài sản càng lớn và số ngày một vòng quay càng
nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn của Công ty càng nhanh. Điều này tạo điều kiện
giúp Công ty hạn chế bớt vốn dự trữ cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu
số vòng quay của tài sản càng nhỏ hoặc số ngày một vòng quay càng lớn thì khả
năng thu hồi vốn của Công ty càng chậm, dẫn đến việc Công ty bị chiếm dụng, khó
thu hồi vốn và khó có điều kiện tích luỹ.
1.3.7. Hệ số lãi ròng
Lãi ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế, hệ số lãi ròng hay còn gọi là
suất sinh lời của doanh thu ( ROS) thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
* Hệ số chi trả lãi vay
Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả
lãi hàng năm như thế nào. Việc doanh nghiệp không trả được các khoản nợ thể hiện
khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
Nếu hệ số này nhỏ hơn 1, nghĩa là tử số nhỏ hơn mẫu số thì khi đó, lợi nhuận
trước thuế nhỏ hơn 0, doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, lợi nhuận thu được không đủ
chi trả lãi vay.
Nếu hệ số này bằng 1, tuy doanh nghiệp chỉ trả được lãi vay nhưng không
còn để nộp Ngân sách và chia cho các thành viên nữa. Cuối cùng, nếu hệ số này lớn
hơn 1, doanh nghiệp kinh doanh có lãi, lợi nhuận thu được bù đắp được lãi vay, vừa
còn để nộp ngân sách, có thể còn dôi ra để tích luỹ và chia cho các thành viên.
1.3.8. Phân tích khả năng suất sinh lời của tài sản (ROA)
Hệ số suất sinh lời của tài sản - ROA: Cho chúng ta biết một đồng tài sản tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ
và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
1.3.9. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
Khi phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết cứ một đồng
vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động
26
vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả
kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên
sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là
do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở hữu
càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn.
1.3.10. Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính hay đòn cân nợ (FL) là chỉ tiêu thể
hiện cơ cấu tài chính của Công ty. Đòn bẩy tài chính càng lớn càng có sức mạnh
làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả, ngược
lại chính đòn bẩy tài chính lớn sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu khi khối lượng hoạt động giảm.
1.3.11. Dự báo nhu cầu tài chính
Dự báo nhu cầu tài chính về thực chất là dự báo nhu cầu về vốn để định hướng cho
việc lập kế hoạch kinh doanh cũng như hoạch định chiến lược kinh doanh.
Khi lập kế hoạch kinh doanh, nhà phân tích cần dự kiến được mức doanh
thu tiêu thụ, và để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có một số
vốn nhất định. Nhu cầu về vốn mà doanh nghiệp có khả năng sử dụng nhiều hay
ít phụ thuộc vào mức doanh thu tiêu thụ lớn hay nhỏ. Vì vậy, để dự báo nhu cầu
về vốn nhà phân tích có thể dựa vào số liệu thống kê của các năm trước để dự
đoán nhu cầu tài chính của kỳ tiếp theo. Trên cơ sở đó tiến hành ước tính số vốn
mà doanh nghiệp có thể tự trang trãi hay tìm cách huy động từ bên ngoài [20,
311, - 313].
- Phân tích tài chính với việc lập kế hoạch kinh doanh và dự đoán nhu
cầu tài chính
Tùy theo mục đích của nhà phân tích, các chỉ tiêu sẽ được lựa chọn sắp xếp
tính toán theo góc độ phân tích của họ. Việc xác định các chỉ tiêu này chỉ mang lại
cho ta những nhận xét sơ bộ và đơn lẽ. Vì vậy để thực hiện tốt mục tiêu phân tích
27
đòi hỏi các nhà phân tích phải đưa ra được sự tổng hợp các chỉ tiêu tài chính. Công
việc này giúp cho các nhà phân tích tài chính đưa ra những nhận xét đúng đắn và
hợp lí.
Để đánh giá tổng hợp quá trình phân tích, sau khi phân tích các chỉ tiêu tài
chính chủ yếu, nhà phân tích tiến hành lựa chọn và sắp sếp các chỉ tiêu để lập bảng
so sánh, đánh giá tùy theo mục đích nghiên cứu của mình. Nhìn chung, đối với
những người phân tích tài chính.
Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, cổ đông, đối với các cơ quan quản lý
cấp trên... phân tích tài chính làm sáng tỏ tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ
và hiện tại, trên cơ sở đó đưa ra những dự báo về tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong tương lai. Các dự báo tài chính sẽ giúp các nhà phân tích tài chính đưa
ra được những kế hoạch trong chiến lược kinh doanh như: Hoạch định chiến lược
dài hạn bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: hoạch định
chiến thuật đề ra những kế hoạch trong ngắn hạn và trung hạn triển khai các kế
hoạch dài hạn, hoạch định tài chính cho các hoạt động hằng ngày.
Ngày nay như chúng ta đã biết cạnh tranh xảy ra rất quyết liệt trong mọi lĩnh
vực kinh doanh. Để chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh hoặc tạo ra lợi thế trên
thị trường thì doanh nghiệp phải thu thập, cập nhật thông tin và đặc biệt phải có mối
quan hệ rộng rãi. Bù lại chi phí dành cho thu thập và cập nhật thông tin, một nguồn
thông tin hiệu quả có thể mang lại một hiệu quả kinh tế rất cao cho một doanh
nghiệp chính vì vậy mà một doanh nghiệp lớn thì chi phí cho thu thập và cập nhật
thông tin cao nhưng chính những doanh nghiệp đó lại có sức mạnh cạnh tranh trên
thị trường.
Tóm lại, công tác phân tích tài chính đóng một vai trò rất quan trọng trong
doanh nghiệp. Công tác phân tích tài chính giúp cho doanh nghiệp định ra các kế
hoạch cho doanh nghiệp trong tương lai gần cũng như lâu dài. Việc dự báo tài chính
thông qua công tác phân tích tài chính còn cho doanh nghiệp có khả năng ra các
quyết định tài chính như quyết định đầu tư, nhận tài trợ, chiến lược kinh doanh...
28
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.4.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.4.1.1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Con người vừa với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất vừa là yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuất, luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất và có tính quyết định
đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mặc dầu ngày nay kỹ thuật và công
nghệ đã can thiệp hoặc thay thế được lao động của con người trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, dù công nghệ, dù kỹ thuật có tân tiến đến đâu thì nó cũng chỉ là công cụ,
là phương tiện để giúp con người trong hoạt động. Yếu tố con người quyết định mọi
thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Sự phát triển nền kinh tế tri thức, đòi hỏi
lực lượng lao động phải có hàm lượng khoa học, kỹ thuật và công nghệ rất cao.
Điều này một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng lao động
trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.2. Trình độ về công nghệ - kỹ thuật của doanh nghiệp
Công nghệ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh và sự phát
triển của doanh nghiệp một cách vững chắc. Các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật
công nghệ cao thường có lợi thế to lớn trong cạnh tranh, mở rộng thị phần và nâng cao
năng lực tài chính. Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt những thông tin liên quan đến
sự biến đổi đang diễn ra của yếu tố kỹ thuật - công nghệ để có chiến lược ứng dụng vào
hoạt động SXKD của doanh nghiệp mình một cách có hiệu quả nhất.
1.4.1.3. Hệ thống thông tin
29
Thông tin được coi là đối tượng lao động của các nhà kinh doanh, nền kinh tế
thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá. Để kinh doanh thành công trong điều
kiện hiện nay, các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác về thị trường, về
công nghệ, về người mua và người bán, thông tin của các đối thủ cạnh tranh, thông
tin về môi trường kinh doanh,... Không những thế, các doanh nghiệp còn phải biết về
kinh nghiệm thành công, thất bại của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, biết
được thông tin về những thay đổi chính sách kinh tế của Nhà nước và của các nước
có liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Thông tin kịp thời và chính xác sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác
định phương hướng kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn cũng như
hoạch định kinh doanh ngắn hạn. Vì vậy, không còn cách nào khác ngoài việc phải
có đủ thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế, bởi nó được coi như huyết mạch của
các doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế mở hiện
nay, cùng với xu thế toàn cầu hoá thì việc nắm bắt kịp thời, đầy đủ và chính xác
những thông tin về nhu cầu thị trường, kỹ thuật công nghệ, về chính sách đường lối
của Nhà nước, các thông tin về đối thủ cạnh tranh,...là rất cần thiết. Có như vậy thì
doanh nghiệp sẽ nắm bắt thời cơ kinh doanh, hạn chế những rủi ro, chủ động trước
mọi tình huống có thể xảy ra.
1.4.1.4. Đặc điểm của ngành sản xuất vật liệu
Đặc trưng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm
dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn và chi phí cố định của ngành
khá cao.
Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh
tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong
ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các
ngành khác. Chẳng hạn, sắt thép, xi măng là đầu vào cho các công trình như cầu
cống, nhà cửa, cao ốc... của ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt
thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng. Ngược lại tình hình sẽ
tồi tệ hơn khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người
30
dân không bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư
vào các công trình cơ sở hạ tầng. Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các
công ty vật liệu sụt giảm nhanh chóng.
Một lý do khác để giải thích cho sự nhạy cảm của ngành xây dựng đối với
chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế là do cách thức tăng lợi nhuận của các công ty
trong ngành dựa chủ yếu vào tăng trưởng doanh số và các công ty thường sử dụng
đòn bẩy hoạt động để tăng lợi nhuận, bởi có rất ít "độc quyền giá" và lợi nhuận biên
tế ở mức thấp. Theo Morningstar thì lợi nhuận biên tế của ngành vật liệu xây dựng
chỉ ở mức 5%, do đó để gia tăng lợi nhuận, các công ty thực hiện bằng cách đẩy
mạnh doanh số bán. Nhưng khi thực hiện điều này thì cũng có nghĩa rằng, các công
ty vật liệu xây dựng sẽ phải sản xuất ở quy mô lớn và do đó chi phí cố định sẽ bị
đẩy lên cao. Lúc này, chi phí cố định cao trở thành vấn đề sống còn đối với các
công ty. Chỉ công ty nào có chi phí cố định thấp hơn so với đối thủ ở cùng một quy
mô sản xuất thì mới có thể gia tăng lợi nhuận và vượt qua khó khăn trong thời kỳ
nền kinh tế suy thoái. Chi phí thấp sẽ là thế mạnh kinh tế của ngành, công ty nào có
chi phí thấp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh bền vững.
Đứng trên góc độ của người sử dụng khi mua vật liệu xây dựng, đa số họ có
tâm lý quan tâm nhiều đến giá cả. Bởi lẽ, họ thường mua với khối lượng lớn, nhất là
đối với các công trình xây dựng như bến cảng, nhà xưởng cầu cống hay các cao ốc.
Do vậy, một biến động nhỏ về giá có thể làm cho chi phí mua của khách hàng thay
đổi đáng kể. Tất nhiên, cũng phải nới rằng, thương hiệu, chất lượng và mẫu mã
cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Nhưng sự sai khác về chất
lượng, mẫu mã của các sản phẩm trong ngành này là không nhiều. Chính vì thế, nhu
cầu hay khách hàng trong ngành này rất nhạy cảm với các biến động giá cả. Do vậy,
khi phân tích đặc điểm này chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:
- Công ty có đạt được vị thế nhà sản xuất có chi phí thấp nhờ gia tăng quy
mô. Việc gia tăng quy mô sản xuất sẽ giúp công ty có được hiệu quả kinh tế theo
quy mô, chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm của họ sẽ thấp hơn so với đối thủ
cạnh tranh.
31
- Xem xét công nghệ sản xuất: Công nghệ là yếu tố đóng vai trò then chốt để
tạo nên thế mạnh kinh tế của công ty. Đầu tư vào công nghệ làm giảm giá thành sản
phẩm, từ đó hạ giá bán, tăng tính cạnh tranh về giá. Mặt khác, đầu tư vào công nghệ
giúp công ty tái chế các nguyên vật liệu dư thừa thành các sản phẩm có giá trị kinh
tế. Với vị thế của nhà sản xuất có chi phí thấp, một công ty có thể tính giá thành
thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh mà vẫn duy trì được lợi nhuận. Như vậy, công ty
nào có được vị thế này sẽ có được lợi nhuận vững chắc trong dài hạn.
Một mặt khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với
thị trường bất động sản, khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu
xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản
phản ánh nhu cầu cho ngành.
Ngoài ra, các chuyên gia tài chính cho rằng, tín hiệu để nhận ra một công ty
thành công trong ngành vật liệu xây dựng chính là hiệu quả sử dụng tài sản của nó.
Bởi nhìn chung thì có hai cách để có lợi nhuận cao, đó là: Có lợi nhuận biên tế cao
hoặc có vòng quay tài sản cao. Do đó, các công ty có kết quả hoạt động tốt thường là
những công ty tạo ra doanh số cao từ tài sản của chúng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng
tài sản của công ty trong ngành này chúng ta nên phân tích các chỉ số tài chính sau:
Thứ nhất, tỷ số vòng quay tổng tài sản: Đây là một trong những thước đo
được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động. Theo các nhà nghiên
cứu tài chính của Morningstar thì tỷ số này lớn hơn 1 được xem là hiệu quả.
Thứ hai, tỷ số vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này thường được nói đến
nhiều hơn vì ngành vật liệu xây dựng phụ thuộc vào nhiều tài sản cố định hữu hình,
như nhà máy, thiết bị... để sản xuất hàng hoá và tạo ra doanh số. Theo các nhà
nghiên cứu tài chính, tỷ số này xấp xỉ bằng 2 là hiệu quả.
Bên cạnh tài sản cố định, công ty sản xuất vật liệu xây dựng cần quản lý vốn
luân chuyển một cách có hiệu quả. Do công ty thường dự trữ hàng tồn kho ở một
mức nhất định nên quan sát xu hướng biến động của giá trị hàng tồn kho hoặc theo
dõi thời gian thu hồi các khoản phải thu có thể biết được nhiều điều về hoạt động
kinh doanh của một công ty. Chẳng hạn, hàng tồn kho tăng nhanh cho thấy công ty
32
đang sản xuất nhiều hơn so với mức nó có thể bán chỉ để duy trì hoạt động bình
thường của nhà máy. Điều này có thể tạo ra các cú sốc cho các công ty khi phải bán
hàng bằng cách hạ giá đến mức thấp nhất. Tương tự, một công ty có thời gian thu
hồi các khoản phải thu cao có thể chỉ ra rằng công ty đang đẩy hàng tồn kho về phía
khách hàng để nguỵ trang cho sự giảm sút trong nhu cầu. Tức là thay vì tồn kho,
công ty bán chịu cho khách hàng, chấp nhận thời gian thu nợ chậm hơn để níu kéo
khách hàng.
Hầu hết các công ty trong ngành có đòn bẩy hoạt động cao, điều này có
nghĩa là tất cả các chi phí của chúng là cố định, bất kể công ty đang sản xuất ở quy
mô và doanh số nào. Nếu một công ty có thể gia tăng được doanh số bán cao hơn,
thì lợi nhuận biên tế của công ty sẽ gia tăng. Và ngược lại, khi doanh số giảm thì lợi
nhuận biên tế của nó cũng giảm đi rất nhanh. Một tín hiệu thành công khác là chi trả
cổ tức nhanh và đều đặn cho cổ đông. Ngành vật liệu xây dựng không bao giờ ra
khỏi quy tắc này. Cổ tức không chỉ thể hiện một tín hiệu đáng tin cậy cho sức khoẻ
tài chính của một công ty là tốt mà còn thể hiện biến động tương ứng với chu kỳ của
chứng khoán. Bên cạnh đó, một tín hiệu hữu ích về mức nợ của công ty là tỷ số nợ
trên tổng tài sản. Tỷ số này cao có nghĩa là công ty đang ở trong tình thế có nhiều
rủi ro, các nhà phân tích tài chính cho rằng, đối với ngành này, một công ty có tỷ số
nợ trên tổng tài sản hơn 40% là có xuất hiện vài rủi ro, và nếu một công ty có tỷ số
này trên 70% thì đó thực sự là một tín hiệu xấu.
1.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.4.2.1. Nhân tố môi trường kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng vô cùng
lớn đến các doanh nghiệp. Nhân tố chủ yếu mà các doanh nghiệp thường phân tích
là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ
kinh tế, dân số, tỷ lệ thất nghiệp,...Vì các yếu tố này tương đối rộng và mức độ ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp cũng khác nhau nên các doanh nghiệp cũng phải dự
kiến, đánh giá được mức độ tác động cũng như xu hướng tác động (xấu, tốt) của
từng yếu tố đến doanh nghiệp mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội, có thể là nguy cơ
nên doanh nghiệp phải có phương án chủ động đối phó khi tình huống xảy ra.
33
1.4.2.2. Môi trường chính trị, luật pháp
Hoạt động ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi thể chế
chính trị và hệ thống luật pháp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong
những tiền đề quan trọng cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp
hoàn thiện là một chổ dựa vững chắc tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động.
Mọi doanh nghiệp hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, đây là môi trường
pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Nó thường xuyên tác động lên kết quả và hiệu
quả SXKD của doanh nghiệp, đồng thời môi trường pháp lý còn là trọng tài khi cần
thiết xử lý tranh chấp giữa các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý quy định hành vi
của doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó, có thể khai thác, tận dụng những
thuận lợi, thời cơ của môi trường này để nâng cao hiệu quả SXKD và tránh được
những rủi ro đối với doanh nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp cũng phụ thuộc
rất lớn vào chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ.
1.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các doanh nghiệp hiện có mặt trong
ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai.
Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mô lớn trong ngành càng nhiều thì
mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Cạnh tranh là quá trình đấu tranh
giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững được trên thị trường và tăng lợi
nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình về giá trị sử dụng của sản
phẩm. Sự cạnh tranh một mặt trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các
hình thức như loại doanh nghiệp đó ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu
được lợi nhuận thấp, mặt khác sẽ khuyến khích các doanh nghiệp có chi phí thấp
bằng cách doanh nghiệp càng có chi phí thấp càng thu được lợi nhuận cao. Chính
nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh đã tạo áp lực bắt buộc các
doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả
kinh doanh, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Phân tích
các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của
34
đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình tạo được thế đứng vững mạnh trong
môi trường ngành.
1.4.2.4. Thị trường
Thị trường ở đây bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp.
Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình SXKD như thị trường
cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động,… Thị trường đầu vào tác
động trực tiếp đến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình SXKD, từ đó ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng những hàng hoá và
dịch vụ của doanh nghiệp, nó tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tốc độ vòng
quay của vốn, doanh thu bán hàng, mức độ chấp nhận và tín nhiệm giá trị sử dụng
của sản phẩm,…Như vậy, thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất mở
rộng và hiệu quả kinh doanh. Việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa
sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
1.4.2.5. Môi trường khu vực và quốc tế
Xu thế hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, mọi doanh
nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa tạo ra những cơ hội vừa tạo ra những thách thức to
lớn cho các chủ thể kinh doanh. Nước ta đã chính thức gia nhập WTO đang mở ra
cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và
trên thế giới. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi là sự cạnh
tranh quốc tế sẽ diễn ra hết sức gay gắt.
Các doanh nghiệp nước ta đang đối mặt với việc phân chia và giảm sút thị
phần do sự thâm nhập thị trường của các tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Đài Loan,
Mỹ, Trung Quốc,…Trong khi đó việc mở rộng thị trường ra nước ngoài đối với
doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi do năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp nước ta còn ở mức rất thấp.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
35
Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phương pháp điều tra
thu thập các số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất kinh của Công ty cổ phần sản xuất
vật liệu và xây dựng Cosevo I Quảng Bình và một số đơn vị có liên quan. Chọn lọc
tổng hợp từ các tài liệu sau:
Các báo cáo tài chính, các bảng cân đối kế toán, các báo cáo về tình hình
hoạt động SXKD hàng năm của Công ty;
Các báo cáo quyết toán định kỳ của các đơn vị thành viên trong Công ty;
Các báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình;
Các báo cáo tổng kết năm của Cục Thuế Quảng Bình, Sở Tài chính Quảng Bình.
1.5.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện
pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong
và bên ngoài, các nguồn dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính
tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài
chính doanh nghiệp có rất nhiều phương pháp .
1.5.2.1. Phương pháp chi tiết
Mọi kết quả hoạt động tài chính doanh nghiệp đều có thể chi tiết theo những
tiêu thức khác nhau:
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành các chỉ tiêu: Chi tiết theo các bộ phận
cấu thành nhằm giúp cho việc đánh giá chính xác và cụ thể, qua đó xác định nguyên
nhân và trọng điểm trong công tác quản lý.
- Chi tiết theo thời gian: Kết quả hoạt động tài chính bao giờ cũng là kết quả
của một quá trình. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả hoạt
động tài chính một cách chính xác theo những thời gian khác nhau.
- Chi tiết theo địa điểm: Chi tiết theo địa điểm phát sinh nhằm phát hiện hình
thành chúng, có như vậy mới xác định được trọng điểm trong công tác quản lý tài chính.
1.5.2.2. Phương pháp so sánh
Nếu có sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị
tính toán của các chỉ tiêu tài chính và theo mục đích phân tích thì mới xác định gốc
so sánh. Đây cũng chính là điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh. Gốc so sánh
36
được được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kì phân tích được chọn là
kì báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được chọn bằng số tuyệt đối, số
tương đối hoặc số bình quân.
Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa các số hiện thực kỳ này với số hiện thực kỳ trước để thấy rõ
xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu doanh nghiệp giữa số liệu trung bình của nghành, của
các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp tốt hay xấu.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể.
- So sánh theo chiều ngang với nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số
tương đối và tuyệt đối của một số chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
1.5.2.3. Phương pháp liên hệ
Các chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy trong phân tích có thể kết
hợp các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác. Có các mối quan
hệ phổ biến như:
- Liên hệ cân đối: Có cơ sở là cân bằng về lượng giữa nguồn thu, huy động
và tình hình các quỹ, các loại vốn; giữa tổng số và tổng nguồn vốn; giữa nhu cầu và
khả năng thanh toán; giữa thu với chi và kết quả kinh doanh...
- Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ
tiêu phân tích. Trong mối liên hệ trực tuyến này, theo mức phụ thuộc giữa các chỉ
tiêu có thể phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp. Liên hệ
trực tiếp giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận với giá bán, giá thành, tiền thuế...
trong những trường hợp này các mối liên hệ không qua một chỉ tiêu liên quan nào:
giá bán tăng (hoặc giá thành giảm) sẽ làm lợi nhuận tăng... liên hệ gián tiếp là quan
hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một
hệ số riêng.
- Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ
không được xác định theo tỉ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi
37
1.5.2.4. Phương pháp kết hợp: Là phương pháp khi sử dụng, các nhà phân tích
phải sử dụng kết hợp một số phưong pháp phân tích với nhau, ví dụ: kết hợp so
sánh với phưong pháp đồ thị, kết hợp loại trừ với liên hệ cân đối, kết hợp so sánh
với loại trừ... Việc kết hợp nhiều phương pháp phân tích với nhau sẽ làm nỗi bật đặc
trưng của đối tượng phân tích.
1.5.2.5. Phương pháp loại trừ: Là phương pháp dùng để xác định xu hướng và
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích. Để
nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, nhà phân tích phải loại trừ ảnh
hưởng của nhân tố còn lại đặc điểm nỗi bật của phương pháp loại trừ luôn đặt đối
tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng các
nhân tố đến biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.
1.6. YÊU CẦU THÔNG TIN
1.6.1. Thông tin bên ngoài
Là những thông tin bao gồm thông tin liên quan đến trạng thái kinh tế, cơ hội
kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất ngân hàng, thông tin về ngành kinh doanh
thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu nghành, tình trạng
công nghệ, thị phần... và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp.
Nguồn thông tin này được phản ánh trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, các
số liệu thống kê, tin tức hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc
các tài liệu ấn phẩm của từng cơ quan, từng ngành.
Nhân tố bên ngoài còn ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh cũng như
hoạt động của doanh nghiệp. Thường là các thông tin về tình hình kinh tế xã hội, về
sự tăng trưởng hoặc suy thoái kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. Những
thông tin này đều góp phần xây dựng các dự báo kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài
hạn cho doanh nghiệp, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như những
đối tượng quan tâm khác đến doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp và đúng đắn.
1.6.2. Thông tin bên trong
Thông tin bên trong của một doanh nghiệp là mọi nguồn thông tin liên quan
đến doanh nghiệp đó, thí dụ: Thông tin về thị trường của doanh nghiệp, thông tin về
38
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

More Related Content

What's hot

bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duyHuệ Violet
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...nataliej4
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1Vu Huy
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (16)

Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệtĐề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
 
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_6567118055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
 
24329 rncryt0 gd0_20131118020348_65671
24329 rncryt0 gd0_20131118020348_6567124329 rncryt0 gd0_20131118020348_65671
24329 rncryt0 gd0_20131118020348_65671
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
 
QT111.doc
QT111.docQT111.doc
QT111.doc
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào CaiĐề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân độiLuận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAYLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
 
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
 

Viewers also liked

ຄໍາຖາມຄົ້ນຄ້າວວິຊາຈິດຕະວິທະຍາ
ຄໍາຖາມຄົ້ນຄ້າວວິຊາຈິດຕະວິທະຍາຄໍາຖາມຄົ້ນຄ້າວວິຊາຈິດຕະວິທະຍາ
ຄໍາຖາມຄົ້ນຄ້າວວິຊາຈິດຕະວິທະຍາPem(ເປ່ມ) PHAKVISETH
 
ສະ​ຖານທອງ​ທ່ຽວ​ໃນ​ລາວແລະ ຄຳບອກຮັກໃນອາຊຽນ
ສະ​ຖານທອງ​ທ່ຽວ​ໃນ​ລາວແລະ ຄຳບອກຮັກໃນອາຊຽນສະ​ຖານທອງ​ທ່ຽວ​ໃນ​ລາວແລະ ຄຳບອກຮັກໃນອາຊຽນ
ສະ​ຖານທອງ​ທ່ຽວ​ໃນ​ລາວແລະ ຄຳບອກຮັກໃນອາຊຽນPem(ເປ່ມ) PHAKVISETH
 
ບົດສຳມະນາ 2 ເລື່ອງ: ວົງຈອນກັນຂະໂມຍ
ບົດສຳມະນາ 2 ເລື່ອງ: ວົງຈອນກັນຂະໂມຍບົດສຳມະນາ 2 ເລື່ອງ: ວົງຈອນກັນຂະໂມຍ
ບົດສຳມະນາ 2 ເລື່ອງ: ວົງຈອນກັນຂະໂມຍPem(ເປ່ມ) PHAKVISETH
 
La web, tipos de web y comercio electronico
La web, tipos de web y comercio electronicoLa web, tipos de web y comercio electronico
La web, tipos de web y comercio electronicoMiguel Beltran
 

Viewers also liked (11)

ຄໍາຖາມຄົ້ນຄ້າວວິຊາຈິດຕະວິທະຍາ
ຄໍາຖາມຄົ້ນຄ້າວວິຊາຈິດຕະວິທະຍາຄໍາຖາມຄົ້ນຄ້າວວິຊາຈິດຕະວິທະຍາ
ຄໍາຖາມຄົ້ນຄ້າວວິຊາຈິດຕະວິທະຍາ
 
Mapa
MapaMapa
Mapa
 
self presentation
self presentationself presentation
self presentation
 
Luang prabang province
Luang prabang provinceLuang prabang province
Luang prabang province
 
Mapa
MapaMapa
Mapa
 
ສະ​ຖານທອງ​ທ່ຽວ​ໃນ​ລາວແລະ ຄຳບອກຮັກໃນອາຊຽນ
ສະ​ຖານທອງ​ທ່ຽວ​ໃນ​ລາວແລະ ຄຳບອກຮັກໃນອາຊຽນສະ​ຖານທອງ​ທ່ຽວ​ໃນ​ລາວແລະ ຄຳບອກຮັກໃນອາຊຽນ
ສະ​ຖານທອງ​ທ່ຽວ​ໃນ​ລາວແລະ ຄຳບອກຮັກໃນອາຊຽນ
 
Microsoft word giao trinh trong nam - khang
Microsoft word   giao trinh trong nam - khangMicrosoft word   giao trinh trong nam - khang
Microsoft word giao trinh trong nam - khang
 
3. công nghệ nuôi trồng nấm
3. công nghệ nuôi trồng nấm3. công nghệ nuôi trồng nấm
3. công nghệ nuôi trồng nấm
 
students form 4PH1 General Physics (2013-2017)
students form 4PH1 General Physics (2013-2017)students form 4PH1 General Physics (2013-2017)
students form 4PH1 General Physics (2013-2017)
 
ບົດສຳມະນາ 2 ເລື່ອງ: ວົງຈອນກັນຂະໂມຍ
ບົດສຳມະນາ 2 ເລື່ອງ: ວົງຈອນກັນຂະໂມຍບົດສຳມະນາ 2 ເລື່ອງ: ວົງຈອນກັນຂະໂມຍ
ບົດສຳມະນາ 2 ເລື່ອງ: ວົງຈອນກັນຂະໂມຍ
 
La web, tipos de web y comercio electronico
La web, tipos de web y comercio electronicoLa web, tipos de web y comercio electronico
La web, tipos de web y comercio electronico
 

Similar to 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnhThao Nguyen
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionAn Tố
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhanhtuan24
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...Viện Quản Trị Ptdn
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671 (20)

Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
 
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
 
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_6567126136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng GiaPhân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankNguyễn Ngọc Phan Văn
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Recently uploaded

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 

08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

  • 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa vào nền tảng của nền kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thách thức, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải kinh doanh có hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải luôn nâng cao tính cạnh tranh và phải có chiến lược phát triển không ngừng. Việc quản trị và điều hành doanh nghiệp luôn đặt ra những vấn đề tài chính mang tính sống còn. Để giải quyết tốt những vấn đề này, nhà quản trị cần nắm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong điều kiện tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, thông tin tài chính không chỉ là đối tượng quan tâm của nhà quản lý doanh nghiệp, của Nhà nước trên phương diện vĩ mô mà còn là đối tượng quan tâm của nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông, nhà cung cấp. Chính vì vậy, vấn đề lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp hiện đang là đối tượng quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp dưới mọi hình thức sở hữu. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài : Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình. 1
  • 2. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Luận văn "Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình". Được lựa chọn nhằm giải quyết các mục tiêu cơ bản sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp - Phân tích đánh giá thực trạng tài chính của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tình hình tài chính của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến tình trạng tài chính của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình. 3.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu - Dựa vào các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, các báo biểu kế toán chúng ta sẽ tiến hành: + Phân tích khái quát tình hình tài chính + Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh + Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp + Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp + Phân tích hiệu quả kinh doanh + Phân tích hệ số lãi ròng (ROS ) + Phân tích suất sinh lời của tài sản (ROA) + Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) + Phân tích đòn bẩy tài chính (FL) + Dự báo nhu cầu tài chính. Từ đó ta có thể đánh giá được thực trạng tài chính của Công ty. 2
  • 3. Phạm vi không gian: Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình. Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng tài chính của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008 và đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tài chính đến năm 2010. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Về mặt lý luận: Vận dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu. Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn "Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình" Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Cơ sở khoa học của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chương 2: Tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình 3
  • 4. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị (quan hệ kinh tế) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn. Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm: - Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước: Mối quan hệ kinh tế này được thể hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo luật định và ngược lại nhà nước cũng có sự tài trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của mình. - Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường: Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là các mối quan hệ kinh tế đều được thực thi thông qua hệ thống thị trường. Thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trường hàng hoá tư liệu sản xuất, thị trường tài chính... và do đó, với tư cách là người kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trường, các doanh nghiệp vừa là người mua các yếu tố của hoạt động kinh doanh, người bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đồng thời vừa là người tham gia huy động và mua bán các nguồn tài chính nhàn rỗi của xã hội. - Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp gồm: Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất trong việc tạm ứng, thanh toán. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, lãi cổ phần... 4
  • 5. Quan hệ thanh toán, cấp phát và điều hoà vốn giữa các đơn vị trực thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, với tổng công ty. 1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp - Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cáo nhất: Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp - đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh " khắc nghiệt" theo cơ chế thị trường. - Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên vật liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần. Chức năng phân phối tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác động tới tăng năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội. - Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về 5
  • 6. hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời...Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính - kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính " biết nói" để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những người quản lý doanh nghiệp đó. 1.2.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm. Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính. 1.2.3. Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp - Chức năng đánh giá: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch, các luồng vận động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, 6
  • 7. phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh và diễn ra như thế nào, nó tác động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố mang tính môi trường, có yếu tố bên trong, có yếu tố bên ngoài cụ thể là những yếu tố nào, tác động đến sự vận động và chuyển dịch ra sao, gần với mục tiêu hay ngày càng xa rời mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, có phù hợp với cơ chế chính sách và pháp luật hay không là những vấn đề mà phân tích tài chính doanh nghiệp phải đưa ra câu trả lời. - Chức năng dự đoán: Mọi quyết định của con người đều hướng vào thực hiện những mục tiêu nhất định. Mục tiêu là đích hướng tới bằng những hành động cụ thể trong tương lai. Những mục tiêu này có thể là ngắn hạn có thể là mục tiêu dài hạn. Nhưng nếu liên quan đến đời sống kinh tế của doanh nghiệp thì cần nhận thấy tiềm lực tài chính, diễn biến luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của vốn hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Những quyết định và hành động trong tương lai phụ thuộc vào diễn biến kinh tế xã hội và hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra trong tương lai. Bản thân doanh nghiệp cho dù đang giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển thì các hoạt động cũng đều hướng tới mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này được hình thành từ nhận thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng như những diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế, trong nước, ngành nghề và các doanh nghiệp khác cùng loại, sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tương lai. Vì vậy, để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng được mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm cần thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. - Chức năng điều chỉnh: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động. Hệ thống các quan hệ đó bao gồm nhiều loại khác nhau, rất đa dạng, phong phú và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính đó sẽ là bình 7
  • 8. thường nếu tất cả các mắt xích trong hệ thống đều diễn ra bình thường và đó là sự kết hợp hài hoà các mối quan hệ. Tuy nhiên, những mối quan hệ kinh tế ngoại sinh, bản thân doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm không thể kiểm soát và chi phối toàn bộ. Vì vậy, để kết hợp hài hoà các mối quan hệ, doanh nghiệp, các đối tượng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế nội sinh. [6] 1.2.4. Ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện tại và quá khứ. Qua đó, sử dụng thông tin đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, dự báo xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Thông qua phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng, các thông tin về mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước, với thị trường và với nội bộ doanh nghiệp, phân tích tài chính cho thấy những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó, những người quan tâm đến hoạt động của công ty sẽ có các biện pháp và quyết định phù hợp. Phân tích tài chính cung cấp những thông tin hữu ích giúp kiểm tra phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Những người quản lý tài chính khi phân tích tài chính cần cân nhắc tính toán tới mức rủi ro và tác động của nó tới doanh nghiệp mà biểu hiện chính là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả hoạt động kinh doanh nói chung, mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, phân tích tài chính còn cung cấp những thông tin số liệu để kiểm tra giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc phân 8
  • 9. tích tài chính càng trở nên quan trọng, bởi công tác phân tích tài chính ngày càng cho thấy sự cần thiết của nó đối với sự phát triển doanh nghiệp. Phân tích tài chính cho thấy khả năng và tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, do đó sẽ giúp cho công tác dự báo, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, dễ dàng đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho công ty hoạt động. Trước đây, việc phân tích tài chính chỉ để phục vụ cho nhu cầu cho các nhà đầu tư và các ngân hàng. Hiện nay việc phân tích tài chính được rất nhiều đối tượng quan tâm. Tùy theo mục đích khác nhau của người sử dụng mà phân tích tài chính sẽ có những vai trò khác nhau:  Đối với những người quản lý doanh nghiệp Hoạt động phân tích tài chính của những người quản lý doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ. Do ở doanh nghiệp họ nắm được đầy đủ và chính xác các thông tin, kèm theo sự hiểu rõ về doanh nghiệp nên họ có lợi thế để phân tích tài chính một cách tốt nhất. Phân tích tài chính có ý nghĩa để dự báo tài chính và là cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra quyết định phù hợp không chỉ trong vấn đề tài chính mà còn nhiều vấn đề khác. Phân tích tài chính nội bộ thực sự cần thiết để xác định giá trị kinh tế, các mặt mạnh, yếu và đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của một doanh nghiệp.  Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan Nhà nước có liên quan Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích đánh giá, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước hay không, có tuân theo pháp luật hay không đồng thời sự giám sát này giúp cơ quan thẩm quyền có thể hoạch định chính sách một cách phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Giúp Nhà nước đưa những kế hoạnh phát triển ở tầm vĩ mô sao cho mang lại lợi ích thiết thực nhất.  Đối với các nhà đầu tư Các nhà đầu tư là các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm trực tiếp đến các giá trị của doanh nghiệp vì họ là người đã giao vốn cho doanh nghiệp và có thể 9
  • 10. phải chịu rủi ro. Thu nhập của họ là tiền chia lợi tức và giá trị gia tăng thêm của vốn đầu tư. Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường không hài lòng với lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được theo tính toán trên sổ sách. Dự kiến trước lợi nhuận sẽ đạt được là mối quan tâm thực sự của nhà đầu tư. Thông qua sự phân tích dựa trên các báo cáo tài chính, phân tích khả năng sinh lời, mức độ rủi ro và sự phân tích diễn biến giá cả, các nhà đầu tư sẽ đưa ra các quyết định của chính mình.  Đối với ngân hàng, các nhà cho vay tín dụng, các đối tác kinh doanh và các tổ chức khác Những đối tượng này quan tâm đến khả năng thanh toán công nợ, khả năng hợp tác liên doanh của doanh nghiệp, cho nên cũng cần phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các chủ nợ, họ quan tâm tới khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp nếu đó là các khoản vay ngắn hạn, đối với khoản vay dài hạn họ phải tin chắc khả năng hoàn trả khi xem xét khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Song quan trọng nhất đó là cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay. Các đối tác kinh doanh còn xem xét đến khả năng hợp tác của doanh nghiệp thông qua tình hình chấp hành các chế độ, khả năng, tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.  Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp Những người hưởng lương trong doanh nghiệp cũng quan tâm đến tình hình tài chính, bởi lợi ích của họ gắn liền với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Người lao động quan tâm đến các thông tin và số liệu tài chính để đánh giá, xem xét triển vọng của nó trong tương lai. Những người đi tìm việc đều có nguyện vọng được vào làm việc trong các công ty có triển vọng với tương lai lâu dài để hy vọng có mức lương xứng đáng và chỗ làm việc ổn định. Những nhà phân tích tài chính nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả của hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng trong tương lai. Phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính. Ngoài ra phân tích tài chính được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: Đưa ra quyết định phục vụ nghiên cứu hay để kiểm tra 10
  • 11. giám sát chặt chẽ hơn. Hiện nay với sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp cùng với quá trình cạnh tranh khốc liệt thì phải có chiến lược kinh doanh cụ thể hợp lý và chính xác. Phân tích tài chính sẽ có tác dụng to lớn trong việc thực hiện điều đó. Như vậy, có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới những gốc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa, Bởi vậy, việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu nhất định: - Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của công ty. 1.2.5. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp - Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn. - Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước. - Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn. - Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.3.1. Khái quát về nội dung phân tích Từ khi nước ta chuyển qua nền kinh tế thị trường phân tích tài chính doanh nghiệp được nghiên cứu từ rất nhiều nhà lý luận cũng như các nhà quản lý. Nội 11
  • 12. dung chính của các nhà nghiên cứu đều xuất phát từ mục tiêu của phân tích tài chính là giúp người sử dụng thông tin có căn cứ để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu nhất, tuy nhiên quan điểm về nội dung phân tích tài chính còn nhiều quan điểm khác nhau. Có thể nêu ra một số quan điểm sau: * Quan điểm thứ nhất: Trong cuốn “Phân tích hoạt động doanh nghiệp’’ (Nhà xuất bản thống kê năm 2005) tác giả Nguyễn Tấn Bình cho rằng phân tích tài chính có thể xem gần như phân tích báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo tài chính thông qua các thông tin được thiết kế sẳn cũng như thông qua hệ thống chỉ tiêu được xây dựng dựa trên các báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính (phân tích các nhóm chỉ tiêu chủ yếu (nhóm chỉ tiêu thanh toán, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu lợi nhuận, và nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính) và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ [1, 205-206] * Quan điểm thứ hai: TS Phạm Thị Gái - Nhà khoa học của khoa kế toán - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội đã cụ thể nội dung phân tích bao gồm: [6,246-247] + Đánh giá khái quát tình hình tài chính + Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh + Phân tích tình hình khả năng thanh toán + Phân tích hiệu quả sử dụng vốn + Dự báo nhu cầu tài chính * Quan điểm thứ ba: Quan điểm của các chuyên viên Vụ chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ tài chính cho rằng phân tích tài chính gồm những nội dung không khác nhiều so với các nhà khoa học của khoa kế toán - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội [ 16,425], cụ thể phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm: + Đánh giá khái quát tình hình tài chính + Phân tích nguồn vốn và chính sách huy động vốn + Phân tích tình hình khả năng thanh toán + Phân tích hiệu quả kinh doanh + Dự báo nhu cầu tài chính. 12
  • 13. * Quan điểm thứ tư: Các nhà khoa học viện đại học mở Hà nội, đánh giá tình hình tài chính nhằm giúp người sử dụng thông tin đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, nội dung cơ bản của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp gồm [26, 249 - 250] + Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp + Phân tích các tỷ suất hay cơ cấu tài chính + Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn + Phân tích khả năng thanh toán nợ phải thu + Phân tích tốc độ chu chuyển vốn hàng hoá + Phân tích mức độ sinh lời của hoạt động kinh doanh. * Quan điểm thứ năm: Quan điểm của đại học kinh tế quản trị kinh doanh Đà Nẵng phân tích tài chính gồm [12,14-16] + Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính + Phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp + Phân tích rủi ro doanh nghiệp + Phân tích giá trị doanh nghiệp Như vậy, qua năm quan điểm đã trình bày, nội dung phân tích tài chính theo quan điểm của đại học kinh tế quản trị kinh doanh Đà Nẵng phân tích tài chính không có nội dung đánh giá khái quát tình hình tài chính nhưng lại có nội dung: Phân tích rủi ro doanh nghiệp và Phân tích giá trị doanh nghiệp. Theo tôi, mục đích quan trọng nhất của phân tích tài chính là giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp đánh giá được chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác định khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh, và rủi ro trong tương lai, dự báo được tình hình tài chính đề ra quyết định chính xác, vì vậy phù hợp với nội dung phân tích tình hình tài chính sử dụng trong luận văn này bao gồm: (1) Phân tích khái quát tình hình tài chính (2) Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 13
  • 14. (3) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (4) Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp (5) Phân tích hiệu quả kinh doanh (6) Phân tích hệ số lãi ròng (ROS ) (7) Phân tích suất sinh lời của tài sản (ROA) (8) Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) (9) Phân tích đòn bẩy tài chính (FL) (10) Dự báo nhu cầu tài chính. 1.3.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Đánh giá khái quát tình hình tài chính. Là việc xem xét, nhận định sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá này cung cấp thông tin một cách tổng quát về thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, từ đó biết được mức độ độc lập về mặt tài chính và những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đương đầu. Đánh giá khái quát tình hình tài chính được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc các chỉ tiêu sau: + Tổng số nguồn vốn Tổng nguồn vốn phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán, nó cho biết khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng lên hay giảm đi của tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ thì chưa thể đánh giá sâu sắc và toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp được. + Hệ số tài trợ Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần. Các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất 14
  • 15. kinh doanh chủ yếu có các chủ nợ gánh chịu. Do vậy, trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. + Hệ số tự tài trợ Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn là bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản dài hạn chủ yếu được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng là không tốt vì khi đó, do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi nên hiệu quả kinh doanh không cao. + Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là một chỉ số tổng quát về khả năng chi trả nợ của một doanh nghiệp, nó cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản để đảm bảo cho một đồng nợ phải trả. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Trị số của chỉ tiêu này thông thường được chấp nhận là 1, nghĩa là, nếu lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán, còn nếu càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. + Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là tiền mặt và các dạng tài sản có tính thanh khoản cao (dễ chuyển thành tiền). Nợ ngắn hạn là những khoản nợ cần phải thanh toán trong thời gian ngắn. Một doanh nghiệp sáng suốt cần phải duy trì đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chính là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Nhà nước với tổng số tài sản ngắn hạn hiện có. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao và tình hình tài chính là bình thường hay khả quan; ngược lại, nếu nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là thấp. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tài sản ngắn hạn không phải lúc nào cũng dễ dàng chuyển đổi thành tiền, khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nhiều nếu giá trị hàng 15
  • 16. tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và nhiều khả năng không thể bán lấy tiền mặt hoặc tỷ lệ khoản phải thu cao. Do đó, để kiểm tra khả năng thanh toán một cách chặt chẽ hơn, các nhà phân tích thường dùng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”. Chỉ tiêu này cho biết với số vốn bằng tiền hiện có (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...) và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 thì doanh nghiệp được coi là đủ khả năng thanh toán. Nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ, thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. + Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn, từ đó biết được doanh nghiệp có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình hay không. Nói chung, chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp cũng đều không tốt vì nếu quá cao, tiền và các khoản tương đương tiền quá nhiều, doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán nhưng gây ứ đọng vốn, và ngược lại, nếu quá thấp sẽ không đảm bảo khả năng thanh toán. + Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư phản ánh tỷ trọng của tài sản dài hạn chiếm trong tổng số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất này cao hay thấp là phụ thuộc chủ yếu vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn với ngành công nghiệp thăm dò và khai thác dầu khí hay ngành luyện kim thì tỷ suất này tương đối lớn trong khi đó, ở ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tỷ suất này thấp hơn rất nhiều. + Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, nó cho biết một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng. Khi tính chỉ tiêu này, nhà phân tích sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân chứ không phải là vốn chủ sở hữu vì đây là kết quả của một kỳ kinh doanh nên không 16
  • 17. thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại một thời điểm mà phải sử dụng trị số bình quân của kỳ. 1.3.3. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn * Phân tích cơ cấu tài sản Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích nhìn về quá khứ tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài sản của doanh nghiệp. Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sản và từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho,...) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động và mức độ hợp lý của việc phân bổ. * Phân tích cơ cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không cũng như có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không ? Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho người phân tích sự thay đổi nguồn vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như việc phân tích cơ cấu tài sản. Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh 17
  • 18. tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động, mức độ hợp lý và tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp. * Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mối quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và sử dụng cùng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, và sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không. Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: + Hệ số nợ so với tài sản Chỉ tiêu này cho biết mức độ doanh nghiệp dùng các khoản nợ đầu tư cho tài sản là bao nhiêu. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì khi đó các khoản nợ của họ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích hệ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Hệ số nợ cao, mức độ an toàn tài chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, nhưng doanh nghiệp cũng có khả năng thu lợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể kiểm soát được hoạt động của mình. Vì vậy, để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi nhuận cao vừa giảm thiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, doanh nghiệp cần xem xét mức độ cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. + Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng kém và ngược lại. 18
  • 19. 1.3.4. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh Bất kỳ một doanh nghiệp nào để đi vào hoạt động thì cũng phải huy động được một lượng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếp tục hình thành nên các khoản chiếm dụng vốn tạm thời, vốn vay ngắn hạn, vốn vay dài hạn đồng thời với sự tích luỹ dần về vốn chủ sở hữu. Thực chất của phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, nói cách khác là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp. * Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ tương ứng cho hai loại tài sản này là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Trong mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sẽ là hợp lý nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn với chu kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì đây là dấu hiệu cho thấy một phần nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu tư vào tài sản dài hạn. Khi đó, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính không tốt. Trong mối quan hệ giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn, nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì là điều hợp lý vì khi đó doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. 19
  • 20. Tuy nhiên, nếu phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn thì lại bất hợp lý vì nó làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn thì chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã được chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Điều này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, người phân tích cũng cần chú trọng đến vốn hoạt động thuần (còn gọi là vốn ngắn hạn thường xuyên) là số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mượn hay đi chiếm dụng, được sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp. Vốn hoạt động thuần có thể tính theo một trong hai cách sau: [2,202 - 205]. Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Hoặc : Vốn hoạt động thuần Nguồn tài trợ thường xuyên Tài sản dài hạn Trong đó, nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên lâu dài, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, nợ dài hạn, trung hạn. Nếu vốn hoạt động thuần lớn hơn 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bình thường hay khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn hoặc cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này gọi là cân bằng tốt. Ngược lại nhỏ hơn 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn. Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho cả tài sản dài hạn và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp có thể mất dần và đi đến bờ vực phá sản. Và tất nhiên, cân bằng tài chính trong trường hợp này là cân bằng xấu. 20 = -
  • 21. * Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh. Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: + Hệ số tài trợ thường xuyên Hệ số này cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài chính càng cao và ngược lạị + Hệ số tài trợ tạm thời Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay nợ ngắn hạn, vay nợ quá hạn và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động (mua hàng mà không có thanh toán, bán hàng mà không giao hàng, thuê công nhân mà không trả lương...). Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so với tổng nguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại. + Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thưòng xuyên Thông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. +Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn Với chỉ tiêu này người phân tích biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 1.3.5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán * Phân tích tình hình thanh toán Chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc chủ yếu vào tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tốt, doanh nghiệp sẽ 21
  • 22. có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các khoản công nợ kéo dài. Phân tích tình hình thanh toán là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính. Để phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu, nhà phân tích trước tiên cần xem xét sự biến động các khoản nợ phải thu trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải thu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc nhằm đánh giá chung tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Sau đó tính ra tỷ lệ các khoản phải thu so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả. Đây là chỉ tiêu nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các khoản nợ phải thu với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả. Nó cho biết, trong tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả thì nợ phải thu chiếm bao nhiêu %. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 50%, nghĩa là các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác. Chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn trong hoạt động kinh doanh là điều bình thường, tuy nhiên cần xem xét tính hợp lý để có biện pháp quản lý công nợ tốt hơn. Để phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, nhà phân tích cần so sánh các khoản nợ phải trả trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải trả kỳ phân tích so với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối, đồng thời phân tích thời hạn của các khoản nợ. Trên có sở đó, xác định nguyên nhân làm khê đọng các khoản công nợ và kiến nghị các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết. Sau đó, tính ra tỷ lệ các khoản phải trả so với tổng số các khoản phải thu, phải trả. Thực chất, chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu “tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả”, nó phản ánh so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả thì các khoản nợ phải trả chiếm bao nhiêu %. Việc tiến hành phân tích đồng thời các khoản phải thu, phải trả sẽ giúp doanh nghiệp cân đối công nợ, tiến tới làm chủ tình hình tài chính của mình. 22
  • 23. * Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Phân tích các khả năng thanh toán giúp nhà quản lý biết được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai, cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính lành mạnh có nghĩa doanh nghiệp có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ đến hạn và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt. Việc không đảm bảo khả năng thanh toán có thể dẫn đến việc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc gặp những vấn đề khó khăn như: hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, không tận dụng được các cơ hội tốt và có thể bị mất quyền kiểm soát; mất lòng tin với các chủ nợ, và có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý; khi lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, doanh nghiệp có thể phải thay đổi các chính sách và điều kiện tín dụng thương mại làm ảnh hưởng đến doanh thu và thị phần... Như vậy, việc duy trì và đảm bảo khả năng thanh toán là cơ sở để doanh nghiệp tăng thêm uy tín đối với các chủ nợ ngắn hạn (ngân hàng, nhà cung cấp...) đảm bảo các nhu cầu thanh toán, các cam kết trả nợ khi đến hạn, giảm chi phí tài chính khi có nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, việc duy trì mức thanh toán cao sẽ làm giảm khả năng sinh lời, do đó doanh nghiệp cần xác định một định mức thanh toán hợp lý để vừa bảo đảm được khả năng thanh toán vừa đạt tỷ lệ sinh lời cao nhất. Điều đó phụ thuộc vào hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Các hệ số thanh toán sẽ cung cấp cho nhà phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở một thời kỳ. Để phân tích khả năng thanh toán, ngoài các hệ số thanh toán như: hệ số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh các nhà phân tích còn sử dụng hệ số khả năng thanh toán: “Khả năng thanh toán” là số tiền có thể dùng để thanh toán; còn “Nhu cầu thanh toán” là số tiền phải thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình thanh toán của doanh nghiệp. 23
  • 24. Nếu hệ số này lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trang trải hết công nợ, tình hình tài chính là ổn định khả quan. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không có khả năng trang trải hết công nợ, thực trạng tài chính của doanh nghiệp là không bình thường, tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và hoạt động tài chính bắt đầu có những dấu hiệu không lành mạnh. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn mất dần khả năng thanh toán và thậm chí có nguy cơ phá sản. Để đánh giá khả năng thanh toán sử dụng các chỉ tiêu: Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh. 1.3.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh * Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các nhà quản lý có thể đánh giá được chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả kinh doanh, ngoài việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về kết quả kinh doanh hiện hành với quá khứ, nhà phân tích còn phải sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cho phù hợp. Về mặt tổng quát, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau: + Sức sản xuất: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị yếu tố đầu vào thì đem lại mấy đơn vị kết quả sản xuất đầu ra. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất có thể là: Tổng giá trị sản xuất, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng, tổng số luân chuyển thuần...; còn Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay... Việc sử dụng chỉ tiêu nào là tuỳ thuộc vào mục đích các nhà phân tích. + Sức sinh lợi: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị yếu tố đầu vào đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao, từ đó kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. + Suất hao phí: Đây là chỉ tiêu cho biết để có một đơn vị đầu ra phản ánh kết 24
  • 25. quả sản xuất hay đầu ra phản ánh lợi nhuận thì cần mấy đơn vị yếu tố đầu vào. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng thấp và ngược lại. Trên cơ sở các chỉ tiêu tổng quát trên, nhà phân tích có thể xây dựng được hệ thống chỉ tiêu chi tiết phản ánh hiệu quả sử dụng từng yếu tố, từng loại tài sản cũng như từng loại vốn. Từ chỉ tiêu tổng quát “Sức sản xuất”, nhà phân tích có thể tính được các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của các yếu tố đầu vào như: sức sản xuất của tổng tài sản, sức sản xuất của tài sản dài hạn, sức sản xuất của tài sản cố định, sức sản xuất của tài sản ngắn hạn, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu, sức sản xuất của vốn vay... Tuỳ thuộc vào nguồn tài liệu và mục đích phân tích, nhà phân tích sẽ xác định những chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho việc phân tích. Tương tự như vậy, từ chỉ tiêu tổng “Sức sinh lợi”, nhà phân tích cũng tính được các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các yếu tố đầu vào như: sức sinh lời của tổng tài sản, sức sinh lời của tài sản dài hạn, sức sinh lời của tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản ngắn hạn, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời của vốn vay... Cuối cùng, từ chỉ tiêu tổng quát “Suất hao phí”, nhà phân tích tính được các chỉ tiêu phản ánh về sức hao phí của các yếu tố đầu vào như: sức hao phí của tổng tài sản, suất hao phí của tài sản dài hạn, suất hao phí của tài sản cố định, suất hao phí của tài sản ngắn hạn, suất hao phí vốn chủ sở hữu, suất hao phí của vốn vay ... Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu chủ yếu trên phần I Báo cáo kết quả kinh doanh, khi phân tích hiệu quả kinh doanh, chúng ta cần phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. * Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản là một nội dung quan trọng trong phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng và phân tích tài chính nói chung. Căn cứ vào phần lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh kết hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, nên phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của tổng tài sản cũng như của từng thành phần tài sản như: số vòng quay của tổng tài sản, thời gian một vòng quay tổng tài sản... 25
  • 26. Nếu số vòng quay của tổng tài sản càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn của Công ty càng nhanh. Điều này tạo điều kiện giúp Công ty hạn chế bớt vốn dự trữ cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu số vòng quay của tài sản càng nhỏ hoặc số ngày một vòng quay càng lớn thì khả năng thu hồi vốn của Công ty càng chậm, dẫn đến việc Công ty bị chiếm dụng, khó thu hồi vốn và khó có điều kiện tích luỹ. 1.3.7. Hệ số lãi ròng Lãi ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế, hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu ( ROS) thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. * Hệ số chi trả lãi vay Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc doanh nghiệp không trả được các khoản nợ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1, nghĩa là tử số nhỏ hơn mẫu số thì khi đó, lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn 0, doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, lợi nhuận thu được không đủ chi trả lãi vay. Nếu hệ số này bằng 1, tuy doanh nghiệp chỉ trả được lãi vay nhưng không còn để nộp Ngân sách và chia cho các thành viên nữa. Cuối cùng, nếu hệ số này lớn hơn 1, doanh nghiệp kinh doanh có lãi, lợi nhuận thu được bù đắp được lãi vay, vừa còn để nộp ngân sách, có thể còn dôi ra để tích luỹ và chia cho các thành viên. 1.3.8. Phân tích khả năng suất sinh lời của tài sản (ROA) Hệ số suất sinh lời của tài sản - ROA: Cho chúng ta biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. 1.3.9. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) Khi phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động 26
  • 27. vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn. 1.3.10. Đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính hay đòn cân nợ (FL) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của Công ty. Đòn bẩy tài chính càng lớn càng có sức mạnh làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả, ngược lại chính đòn bẩy tài chính lớn sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi khối lượng hoạt động giảm. 1.3.11. Dự báo nhu cầu tài chính Dự báo nhu cầu tài chính về thực chất là dự báo nhu cầu về vốn để định hướng cho việc lập kế hoạch kinh doanh cũng như hoạch định chiến lược kinh doanh. Khi lập kế hoạch kinh doanh, nhà phân tích cần dự kiến được mức doanh thu tiêu thụ, và để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có một số vốn nhất định. Nhu cầu về vốn mà doanh nghiệp có khả năng sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào mức doanh thu tiêu thụ lớn hay nhỏ. Vì vậy, để dự báo nhu cầu về vốn nhà phân tích có thể dựa vào số liệu thống kê của các năm trước để dự đoán nhu cầu tài chính của kỳ tiếp theo. Trên cơ sở đó tiến hành ước tính số vốn mà doanh nghiệp có thể tự trang trãi hay tìm cách huy động từ bên ngoài [20, 311, - 313]. - Phân tích tài chính với việc lập kế hoạch kinh doanh và dự đoán nhu cầu tài chính Tùy theo mục đích của nhà phân tích, các chỉ tiêu sẽ được lựa chọn sắp xếp tính toán theo góc độ phân tích của họ. Việc xác định các chỉ tiêu này chỉ mang lại cho ta những nhận xét sơ bộ và đơn lẽ. Vì vậy để thực hiện tốt mục tiêu phân tích 27
  • 28. đòi hỏi các nhà phân tích phải đưa ra được sự tổng hợp các chỉ tiêu tài chính. Công việc này giúp cho các nhà phân tích tài chính đưa ra những nhận xét đúng đắn và hợp lí. Để đánh giá tổng hợp quá trình phân tích, sau khi phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, nhà phân tích tiến hành lựa chọn và sắp sếp các chỉ tiêu để lập bảng so sánh, đánh giá tùy theo mục đích nghiên cứu của mình. Nhìn chung, đối với những người phân tích tài chính. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, cổ đông, đối với các cơ quan quản lý cấp trên... phân tích tài chính làm sáng tỏ tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, trên cơ sở đó đưa ra những dự báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Các dự báo tài chính sẽ giúp các nhà phân tích tài chính đưa ra được những kế hoạch trong chiến lược kinh doanh như: Hoạch định chiến lược dài hạn bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: hoạch định chiến thuật đề ra những kế hoạch trong ngắn hạn và trung hạn triển khai các kế hoạch dài hạn, hoạch định tài chính cho các hoạt động hằng ngày. Ngày nay như chúng ta đã biết cạnh tranh xảy ra rất quyết liệt trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Để chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh hoặc tạo ra lợi thế trên thị trường thì doanh nghiệp phải thu thập, cập nhật thông tin và đặc biệt phải có mối quan hệ rộng rãi. Bù lại chi phí dành cho thu thập và cập nhật thông tin, một nguồn thông tin hiệu quả có thể mang lại một hiệu quả kinh tế rất cao cho một doanh nghiệp chính vì vậy mà một doanh nghiệp lớn thì chi phí cho thu thập và cập nhật thông tin cao nhưng chính những doanh nghiệp đó lại có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Tóm lại, công tác phân tích tài chính đóng một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Công tác phân tích tài chính giúp cho doanh nghiệp định ra các kế hoạch cho doanh nghiệp trong tương lai gần cũng như lâu dài. Việc dự báo tài chính thông qua công tác phân tích tài chính còn cho doanh nghiệp có khả năng ra các quyết định tài chính như quyết định đầu tư, nhận tài trợ, chiến lược kinh doanh... 28
  • 29. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.4.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.4.1.1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp Con người vừa với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất vừa là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất và có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mặc dầu ngày nay kỹ thuật và công nghệ đã can thiệp hoặc thay thế được lao động của con người trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, dù công nghệ, dù kỹ thuật có tân tiến đến đâu thì nó cũng chỉ là công cụ, là phương tiện để giúp con người trong hoạt động. Yếu tố con người quyết định mọi thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Sự phát triển nền kinh tế tri thức, đòi hỏi lực lượng lao động phải có hàm lượng khoa học, kỹ thuật và công nghệ rất cao. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng lao động trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.1.2. Trình độ về công nghệ - kỹ thuật của doanh nghiệp Công nghệ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp một cách vững chắc. Các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao thường có lợi thế to lớn trong cạnh tranh, mở rộng thị phần và nâng cao năng lực tài chính. Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt những thông tin liên quan đến sự biến đổi đang diễn ra của yếu tố kỹ thuật - công nghệ để có chiến lược ứng dụng vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp mình một cách có hiệu quả nhất. 1.4.1.3. Hệ thống thông tin 29
  • 30. Thông tin được coi là đối tượng lao động của các nhà kinh doanh, nền kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá. Để kinh doanh thành công trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác về thị trường, về công nghệ, về người mua và người bán, thông tin của các đối thủ cạnh tranh, thông tin về môi trường kinh doanh,... Không những thế, các doanh nghiệp còn phải biết về kinh nghiệm thành công, thất bại của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, biết được thông tin về những thay đổi chính sách kinh tế của Nhà nước và của các nước có liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thông tin kịp thời và chính xác sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định kinh doanh ngắn hạn. Vì vậy, không còn cách nào khác ngoài việc phải có đủ thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế, bởi nó được coi như huyết mạch của các doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế mở hiện nay, cùng với xu thế toàn cầu hoá thì việc nắm bắt kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin về nhu cầu thị trường, kỹ thuật công nghệ, về chính sách đường lối của Nhà nước, các thông tin về đối thủ cạnh tranh,...là rất cần thiết. Có như vậy thì doanh nghiệp sẽ nắm bắt thời cơ kinh doanh, hạn chế những rủi ro, chủ động trước mọi tình huống có thể xảy ra. 1.4.1.4. Đặc điểm của ngành sản xuất vật liệu Đặc trưng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn và chi phí cố định của ngành khá cao. Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác. Chẳng hạn, sắt thép, xi măng là đầu vào cho các công trình như cầu cống, nhà cửa, cao ốc... của ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng. Ngược lại tình hình sẽ tồi tệ hơn khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người 30
  • 31. dân không bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng. Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty vật liệu sụt giảm nhanh chóng. Một lý do khác để giải thích cho sự nhạy cảm của ngành xây dựng đối với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế là do cách thức tăng lợi nhuận của các công ty trong ngành dựa chủ yếu vào tăng trưởng doanh số và các công ty thường sử dụng đòn bẩy hoạt động để tăng lợi nhuận, bởi có rất ít "độc quyền giá" và lợi nhuận biên tế ở mức thấp. Theo Morningstar thì lợi nhuận biên tế của ngành vật liệu xây dựng chỉ ở mức 5%, do đó để gia tăng lợi nhuận, các công ty thực hiện bằng cách đẩy mạnh doanh số bán. Nhưng khi thực hiện điều này thì cũng có nghĩa rằng, các công ty vật liệu xây dựng sẽ phải sản xuất ở quy mô lớn và do đó chi phí cố định sẽ bị đẩy lên cao. Lúc này, chi phí cố định cao trở thành vấn đề sống còn đối với các công ty. Chỉ công ty nào có chi phí cố định thấp hơn so với đối thủ ở cùng một quy mô sản xuất thì mới có thể gia tăng lợi nhuận và vượt qua khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Chi phí thấp sẽ là thế mạnh kinh tế của ngành, công ty nào có chi phí thấp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh bền vững. Đứng trên góc độ của người sử dụng khi mua vật liệu xây dựng, đa số họ có tâm lý quan tâm nhiều đến giá cả. Bởi lẽ, họ thường mua với khối lượng lớn, nhất là đối với các công trình xây dựng như bến cảng, nhà xưởng cầu cống hay các cao ốc. Do vậy, một biến động nhỏ về giá có thể làm cho chi phí mua của khách hàng thay đổi đáng kể. Tất nhiên, cũng phải nới rằng, thương hiệu, chất lượng và mẫu mã cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Nhưng sự sai khác về chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm trong ngành này là không nhiều. Chính vì thế, nhu cầu hay khách hàng trong ngành này rất nhạy cảm với các biến động giá cả. Do vậy, khi phân tích đặc điểm này chúng ta cần xem xét các yếu tố sau: - Công ty có đạt được vị thế nhà sản xuất có chi phí thấp nhờ gia tăng quy mô. Việc gia tăng quy mô sản xuất sẽ giúp công ty có được hiệu quả kinh tế theo quy mô, chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm của họ sẽ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. 31
  • 32. - Xem xét công nghệ sản xuất: Công nghệ là yếu tố đóng vai trò then chốt để tạo nên thế mạnh kinh tế của công ty. Đầu tư vào công nghệ làm giảm giá thành sản phẩm, từ đó hạ giá bán, tăng tính cạnh tranh về giá. Mặt khác, đầu tư vào công nghệ giúp công ty tái chế các nguyên vật liệu dư thừa thành các sản phẩm có giá trị kinh tế. Với vị thế của nhà sản xuất có chi phí thấp, một công ty có thể tính giá thành thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh mà vẫn duy trì được lợi nhuận. Như vậy, công ty nào có được vị thế này sẽ có được lợi nhuận vững chắc trong dài hạn. Một mặt khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản, khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành. Ngoài ra, các chuyên gia tài chính cho rằng, tín hiệu để nhận ra một công ty thành công trong ngành vật liệu xây dựng chính là hiệu quả sử dụng tài sản của nó. Bởi nhìn chung thì có hai cách để có lợi nhuận cao, đó là: Có lợi nhuận biên tế cao hoặc có vòng quay tài sản cao. Do đó, các công ty có kết quả hoạt động tốt thường là những công ty tạo ra doanh số cao từ tài sản của chúng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong ngành này chúng ta nên phân tích các chỉ số tài chính sau: Thứ nhất, tỷ số vòng quay tổng tài sản: Đây là một trong những thước đo được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động. Theo các nhà nghiên cứu tài chính của Morningstar thì tỷ số này lớn hơn 1 được xem là hiệu quả. Thứ hai, tỷ số vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này thường được nói đến nhiều hơn vì ngành vật liệu xây dựng phụ thuộc vào nhiều tài sản cố định hữu hình, như nhà máy, thiết bị... để sản xuất hàng hoá và tạo ra doanh số. Theo các nhà nghiên cứu tài chính, tỷ số này xấp xỉ bằng 2 là hiệu quả. Bên cạnh tài sản cố định, công ty sản xuất vật liệu xây dựng cần quản lý vốn luân chuyển một cách có hiệu quả. Do công ty thường dự trữ hàng tồn kho ở một mức nhất định nên quan sát xu hướng biến động của giá trị hàng tồn kho hoặc theo dõi thời gian thu hồi các khoản phải thu có thể biết được nhiều điều về hoạt động kinh doanh của một công ty. Chẳng hạn, hàng tồn kho tăng nhanh cho thấy công ty 32
  • 33. đang sản xuất nhiều hơn so với mức nó có thể bán chỉ để duy trì hoạt động bình thường của nhà máy. Điều này có thể tạo ra các cú sốc cho các công ty khi phải bán hàng bằng cách hạ giá đến mức thấp nhất. Tương tự, một công ty có thời gian thu hồi các khoản phải thu cao có thể chỉ ra rằng công ty đang đẩy hàng tồn kho về phía khách hàng để nguỵ trang cho sự giảm sút trong nhu cầu. Tức là thay vì tồn kho, công ty bán chịu cho khách hàng, chấp nhận thời gian thu nợ chậm hơn để níu kéo khách hàng. Hầu hết các công ty trong ngành có đòn bẩy hoạt động cao, điều này có nghĩa là tất cả các chi phí của chúng là cố định, bất kể công ty đang sản xuất ở quy mô và doanh số nào. Nếu một công ty có thể gia tăng được doanh số bán cao hơn, thì lợi nhuận biên tế của công ty sẽ gia tăng. Và ngược lại, khi doanh số giảm thì lợi nhuận biên tế của nó cũng giảm đi rất nhanh. Một tín hiệu thành công khác là chi trả cổ tức nhanh và đều đặn cho cổ đông. Ngành vật liệu xây dựng không bao giờ ra khỏi quy tắc này. Cổ tức không chỉ thể hiện một tín hiệu đáng tin cậy cho sức khoẻ tài chính của một công ty là tốt mà còn thể hiện biến động tương ứng với chu kỳ của chứng khoán. Bên cạnh đó, một tín hiệu hữu ích về mức nợ của công ty là tỷ số nợ trên tổng tài sản. Tỷ số này cao có nghĩa là công ty đang ở trong tình thế có nhiều rủi ro, các nhà phân tích tài chính cho rằng, đối với ngành này, một công ty có tỷ số nợ trên tổng tài sản hơn 40% là có xuất hiện vài rủi ro, và nếu một công ty có tỷ số này trên 70% thì đó thực sự là một tín hiệu xấu. 1.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.4.2.1. Nhân tố môi trường kinh tế Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp. Nhân tố chủ yếu mà các doanh nghiệp thường phân tích là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, dân số, tỷ lệ thất nghiệp,...Vì các yếu tố này tương đối rộng và mức độ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cũng khác nhau nên các doanh nghiệp cũng phải dự kiến, đánh giá được mức độ tác động cũng như xu hướng tác động (xấu, tốt) của từng yếu tố đến doanh nghiệp mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội, có thể là nguy cơ nên doanh nghiệp phải có phương án chủ động đối phó khi tình huống xảy ra. 33
  • 34. 1.4.2.2. Môi trường chính trị, luật pháp Hoạt động ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi thể chế chính trị và hệ thống luật pháp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp hoàn thiện là một chổ dựa vững chắc tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động. Mọi doanh nghiệp hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, đây là môi trường pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Nó thường xuyên tác động lên kết quả và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, đồng thời môi trường pháp lý còn là trọng tài khi cần thiết xử lý tranh chấp giữa các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý quy định hành vi của doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó, có thể khai thác, tận dụng những thuận lợi, thời cơ của môi trường này để nâng cao hiệu quả SXKD và tránh được những rủi ro đối với doanh nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất lớn vào chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ. 1.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mô lớn trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững được trên thị trường và tăng lợi nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình về giá trị sử dụng của sản phẩm. Sự cạnh tranh một mặt trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như loại doanh nghiệp đó ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp, mặt khác sẽ khuyến khích các doanh nghiệp có chi phí thấp bằng cách doanh nghiệp càng có chi phí thấp càng thu được lợi nhuận cao. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh đã tạo áp lực bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của 34
  • 35. đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình tạo được thế đứng vững mạnh trong môi trường ngành. 1.4.2.4. Thị trường Thị trường ở đây bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình SXKD như thị trường cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động,… Thị trường đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình SXKD, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng những hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, nó tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tốc độ vòng quay của vốn, doanh thu bán hàng, mức độ chấp nhận và tín nhiệm giá trị sử dụng của sản phẩm,…Như vậy, thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng và hiệu quả kinh doanh. Việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. 1.4.2.5. Môi trường khu vực và quốc tế Xu thế hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa tạo ra những cơ hội vừa tạo ra những thách thức to lớn cho các chủ thể kinh doanh. Nước ta đã chính thức gia nhập WTO đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi là sự cạnh tranh quốc tế sẽ diễn ra hết sức gay gắt. Các doanh nghiệp nước ta đang đối mặt với việc phân chia và giảm sút thị phần do sự thâm nhập thị trường của các tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc,…Trong khi đó việc mở rộng thị trường ra nước ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta còn ở mức rất thấp. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 35
  • 36. Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất kinh của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevo I Quảng Bình và một số đơn vị có liên quan. Chọn lọc tổng hợp từ các tài liệu sau: Các báo cáo tài chính, các bảng cân đối kế toán, các báo cáo về tình hình hoạt động SXKD hàng năm của Công ty; Các báo cáo quyết toán định kỳ của các đơn vị thành viên trong Công ty; Các báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình; Các báo cáo tổng kết năm của Cục Thuế Quảng Bình, Sở Tài chính Quảng Bình. 1.5.2. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các nguồn dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp có rất nhiều phương pháp . 1.5.2.1. Phương pháp chi tiết Mọi kết quả hoạt động tài chính doanh nghiệp đều có thể chi tiết theo những tiêu thức khác nhau: - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành các chỉ tiêu: Chi tiết theo các bộ phận cấu thành nhằm giúp cho việc đánh giá chính xác và cụ thể, qua đó xác định nguyên nhân và trọng điểm trong công tác quản lý. - Chi tiết theo thời gian: Kết quả hoạt động tài chính bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả hoạt động tài chính một cách chính xác theo những thời gian khác nhau. - Chi tiết theo địa điểm: Chi tiết theo địa điểm phát sinh nhằm phát hiện hình thành chúng, có như vậy mới xác định được trọng điểm trong công tác quản lý tài chính. 1.5.2.2. Phương pháp so sánh Nếu có sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu tài chính và theo mục đích phân tích thì mới xác định gốc so sánh. Đây cũng chính là điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh. Gốc so sánh 36
  • 37. được được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kì phân tích được chọn là kì báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh bao gồm: - So sánh giữa các số hiện thực kỳ này với số hiện thực kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh giữa số liệu doanh nghiệp giữa số liệu trung bình của nghành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp tốt hay xấu. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể. - So sánh theo chiều ngang với nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của một số chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. 1.5.2.3. Phương pháp liên hệ Các chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy trong phân tích có thể kết hợp các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác. Có các mối quan hệ phổ biến như: - Liên hệ cân đối: Có cơ sở là cân bằng về lượng giữa nguồn thu, huy động và tình hình các quỹ, các loại vốn; giữa tổng số và tổng nguồn vốn; giữa nhu cầu và khả năng thanh toán; giữa thu với chi và kết quả kinh doanh... - Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Trong mối liên hệ trực tuyến này, theo mức phụ thuộc giữa các chỉ tiêu có thể phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp. Liên hệ trực tiếp giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận với giá bán, giá thành, tiền thuế... trong những trường hợp này các mối liên hệ không qua một chỉ tiêu liên quan nào: giá bán tăng (hoặc giá thành giảm) sẽ làm lợi nhuận tăng... liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng. - Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ không được xác định theo tỉ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi 37
  • 38. 1.5.2.4. Phương pháp kết hợp: Là phương pháp khi sử dụng, các nhà phân tích phải sử dụng kết hợp một số phưong pháp phân tích với nhau, ví dụ: kết hợp so sánh với phưong pháp đồ thị, kết hợp loại trừ với liên hệ cân đối, kết hợp so sánh với loại trừ... Việc kết hợp nhiều phương pháp phân tích với nhau sẽ làm nỗi bật đặc trưng của đối tượng phân tích. 1.5.2.5. Phương pháp loại trừ: Là phương pháp dùng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích. Để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, nhà phân tích phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố còn lại đặc điểm nỗi bật của phương pháp loại trừ luôn đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng các nhân tố đến biến động của chỉ tiêu nghiên cứu. 1.6. YÊU CẦU THÔNG TIN 1.6.1. Thông tin bên ngoài Là những thông tin bao gồm thông tin liên quan đến trạng thái kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất ngân hàng, thông tin về ngành kinh doanh thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu nghành, tình trạng công nghệ, thị phần... và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp. Nguồn thông tin này được phản ánh trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, các số liệu thống kê, tin tức hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc các tài liệu ấn phẩm của từng cơ quan, từng ngành. Nhân tố bên ngoài còn ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Thường là các thông tin về tình hình kinh tế xã hội, về sự tăng trưởng hoặc suy thoái kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. Những thông tin này đều góp phần xây dựng các dự báo kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như những đối tượng quan tâm khác đến doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp và đúng đắn. 1.6.2. Thông tin bên trong Thông tin bên trong của một doanh nghiệp là mọi nguồn thông tin liên quan đến doanh nghiệp đó, thí dụ: Thông tin về thị trường của doanh nghiệp, thông tin về 38