SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
1
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình
tài chính tại Công ty TNHH PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN”
LỜI MỞ ĐẦU
1/ Sự cần thiết chọn đề tài
Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đang từng bước phát triển
và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trước những cơ hội và thách thức mới, các Doanh
Nghiệp Việt Nam đang tìm cách khẳng định mình trên thị trường trong nước cũng như
thị trường ngoài nước.Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và làm sao để tối đa hóa lợi
nhuận thu được, nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp Doanh Nghiệp có thể tồn tại và
phát triển bền vững.
Hầu hết trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tài chính và phân tích hoạt
động tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản của các
doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu
việc cung ứng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Được tiến hành bình thường, đúng tiến độ
và đạt hiệu quả sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tài chính bình thường và có hiệu
quả, việc đảm bảo thanh toán cho cán bộ công nhân viên, thanh toán với khách hàng,
với ngân sách Nhà Nước... Ngược lại, việc đảm bảo bình thường các hoạt động tài
chính việc tổ chức và huy động các nguồn vốn, việc quản lý phân phối và sử dụng các
nguồn vốn sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường
và liên tục. Vậy muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần phải có một khối lượng
vốn tiền tệ nhất định gồm cả vốn cố định và vốn lưu động để duy trì và phát triển doanh
nghiệp.
Mặt khác, việc quản lý, phân phối, sử dụng lượng vốn đó như thế nào sẽ ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực, có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản
xuất, lưu chuyển hàng hoá... của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu
2
của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là hướng tới lợi nhuận tối đa với chi phí thấp
nhất, những sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế luôn diễn ra quyết liệt. Do đó
các doanh nghiệp phải chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong đó
phải chủ động về hoạt động tài chính, giữ vững giá trị thực tế của các nguồn vốn mà
doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng, không phân biệt nguồn gốc hình thành, đảm
bảo đủ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phải đảm bảo tính hợp lý,
tiết kiệm, hiệu quả và hợp pháp trong việc bảo toàn và phát triển đồng vốn của doanh
nghiệp.
Qua phân tích cơ bản như trên ta thấy quản trị tài chính là một bộ phận quan
trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới
tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác
động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác
quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ
chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân
tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm
cần khắc phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây
ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt
động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới.
Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH BỀN VỮNG AN
ĐIỀN, em đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
thông qua phân tích tình hình tài chính Công ty trong vài năm gần đây nhằm mục đích
tự nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung, phân tích
tài chính nói riêng. Vì vậy, em chọn đề tài “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình
tài chính tại Công ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN” làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính
cũng như đề xuất một số biện pháp khả thi giúp ban lãnh đạo có những quyết định đúng
đắn hơn khi ra quyết định.
2/ Đối tượng nghiên cứu
Việc đánh giá tài chính cũng là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông
tin như: Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện
3
tại và tương lai, các khách hàng, người lao động… để họ an tâm vào đơn vị mình đang
quản lý, vào đơn vị mình đang đầu tư, giúp họ có những bước đi đúng đắn hơn. Và hơn
hết là giúp chính đơn vị đó nhận ra khả năng thực sự của mình, phát huy những điểm
mạnh vốn có, và hạn chế được những điểm yếu một cách kịp thời. Cho nên, các Doanh
Nghiệp cần có kế hoạch tài chính phù hợp từng thời điểm , thời gian và không gian
nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
3/ Phạm vi nghiên cứu
Nhằm đáp ứng một phần các yêu cầu đã nêu ở trên cần tiến hành định kỳ phân
tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thông qua các số liệu kế toán các
chỉ tiêu tài chính như: Hệ số thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận, cơ cấu
vốn các nguồn vốn... mà người quản lý có thể nhận biết thực trạng tốt, xấu, nguyên
nhân của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có các biện pháp cần thiết, kịp thời để
cải tiến, tạo tiền đề cho việc tăng cường hiệu quả của sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp.
Chuyên đề này em tập trung vào phân tích lĩnh vực tài chính của Công Ty
TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN, dựa vào số liệu và các kết quả phân tích
tỷ số tài chính của công ty trong 4 năm gần đây và đưa ra một số biện pháp để hoàn
thiện tình hình tài chính tại Công ty.
4/ Phương pháp nghiên cứu
Với câu hỏi, làm sao để nâng cao lợi nhuận một cách tối đa cho Doanh nghiệp,
bằng các phương pháp phân tích, đánh giá qua Báo cáo tài chính và các chỉ số tài
chính, giúp đánh giá thực tế tình hình tài chính tại Doanh Nghiệp như khả năng sinh
lời, khả năng thanh toán, khả năng sử dụng vốn, và tình hình hoạt động trong thời gian
qua có hiệu quả hay không, lợi nhuận đạt được nhiều hay không,…từ đó biết được
doanh nghiệp kinh doanh lỗ lãi ra sao, tìm ra nguyên nhân làm nguồn tài chính của
Doanh nghiệp bị sút giảm, để từ đó có những biện pháp cải thiện tình hình tài chính cho
phù hợp.
5/ Bố cục của đề tài
Trong chuyên đề này, em sẽ đánh giá tình hình tài chính, và đưa ra một số biện
pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN
4
VỮNG AN ĐIỀN trong 4 năm đầu hoạt động 2009, 2010, 2011 và 2012. Chuyên đề
này được chia bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính Doanh Nghiệp và phân tích báo cáo
tài chính Doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG AN ĐIỀN
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tài chính tại Công Ty TNHH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu làm chuyên đề em luôn nhận được sự chỉ
bảo tận tình của Thầy hướng dẫn thực tập cùng các Anh Chị trong Công ty TNHH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN. Đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến các Thầy Cô trường Đại học Tài Chính-Marketing đã cho em kiến thức nền
tảng vô cùng bổ ích và đặc biệt là Thầy giáo – TS. TÔN THẤT VIÊN đã hướng dẫn,
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề. Cuối cùng em xin
gởi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong Công ty đã nhiệt tình chia sẻ những
kinh nghiệm quý báu, thiết thực để em hoàn thành tốt chuyên đề này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản
thân còn nhiều hạn chế, nên chuyên đề tốt nghiệp của em chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót và còn mang nặng tính lý thuyết. Vì vậy em rất mong nhận được
sự bổ sung đóng góp ý kiến của các Thầy Cô cũng như các Anh Chị trong công ty để
chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Chương 1
5
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1/ Khái quát về tài chính Doanh nghiệp
1.1.1/ Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra
đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp cần bỏ ra một số vốn nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh
doanh của mình nhằm có được các phương tiện cần thiết, đó là sức lao động, đối tượng
lao động và tư liệu lao động. Qua quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đầu ra, doanh
nghiệp tiến hành tiêu thụ hàng hóa, lấy thu bù chi, nộp thuế cho Nhà nước, còn lại lợi
nhuận sau thuế và tiếp tục phân phối khoản lợi nhuận này. Như vậy, quá trình hoạt
động của doanh nghiệp cũng chính là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ
tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi
nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Sự phát sinh, vận động và chuyển hóa liên tục
của các dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính
và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu nhằm tạo ra sự chuyển dịch
về giá trị.
Bên trong của quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các
quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính phản ánh bản
chất của tài chính doanh nghiệp. Đó là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà
nước; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác; quan hệ tài chính
trong nội bộ doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục
tiêu gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp liên quan tới các nội dung
sau:
Thứ nhất, trong rất nhiều các quyết định đầu tư, doanh nghiệp nên lựa chọn đầu
tư vốn vào đâu, đánh giá cơ hội đầu tư và hoạch định dự toán vốn như thế nào để đem
lại lợi nhuận lớn nhất trong tương lai.
Thứ hai, với nhu cầu vốn đầu tư đã được hoạch định đó thì doanh nghiệp nên sử
dụng nguồn tài trợ nào? Doanh nghiệp cần cân nhắc nhiều mặt: về kết cấu nguồn vốn,
ưu, nhược điểm của từng hình thức huy động vốn, chi phí sử dụng vốn… để đưa ra lựa
chọn tối ưu.
6
Thứ ba, tổ chức quản lý và sử dụng vốn như thế nào để đảm bảo tiết kiệm, hiệu
quả và huy động tối đa mọi nguồn lực hiện có vào hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh
nghiệp được tiến hành như thế nào, có hợp lý, vừa đảm bảo được lợi ích của người lao
động, các cổ đông vừa đáp ứng nhu cầu vốn phát triển doanh nghiệp những kỳ tiếp
theo hay không?
Thứ năm, kiểm soát, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động như thế nào để tìm
ra những điểm mạnh, điểm yếu, đưa ra dự báo, từ đó có được những quyết định kịp
thời, thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, luôn đảm bảo
doanh nghiệp trong tình trạng tài chính lành mạnh.
Thứ sáu, thực hiện kế hoạch hóa tài chính như thế nào để đảm bảo doanh
nghiệp luôn hoạt động liên tục và có hiệu quả.
Như vậy, Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện
dưới hình thức giá trị gắn liền với sự chu chuyển vốn của doanh nghiệp phát sinh trong
quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh
nghiệp; nó huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường
và liên tục; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và là công cụ
hiệu quả để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2/ Nội dung của tài chính doanh nghiệp
Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc vào việc lựa chọn
và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được
mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng
gia tăng giá trị doanh nghiệp trên cơ sở cung ứng tốt nhất sản phẩm hàng hóa cho xã
hội và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp, có sức ảnh
hưởng, chi phối các quyết định quản trị khác trong toàn doanh nghiệp. Trong hoạt
động kinh doanh, các vấn đề tài chính luôn vận động liên tục, đòi hỏi các nhà quản trị
tài chính phải có năng lực quản lý nhạy bén, vững về chuyên môn để đưa ra và tổ
chức thực hiện các quyết định tài chính một cách khoa học, kịp thời và phù hợp. Như
vậy, để thực hiện tốt việc quản trị tài chính của doanh nghiệp thì cần phải xây dựng
7
chiến lược kinh doanh, xác định rõ mục tiêu, lộ trình thực hiện và vạch ra chính sách
tài chính doanh nghiệp. Các chuyên gia tài chính luôn phải đối mặt với các câu hỏi
xoay quanh ba loại quyết định chiến lược quan trọng:
+ Quyết định đầu tư: Doanh nghiệp nên đầu tư vào cơ hội nào, lĩnh vực nào là
phù hợp và có khả năng đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất ? Đầu tư dài hạn hay ngắn
hạn, ra bên ngoài hay bên trong doanh nghiệp ?...
+ Quyết định tài trợ: Doanh nghiệp huy động nguồn vốn nào cho quyết định
đầu tư, vốn chủ hay vốn vay, nguồn dài hạn hay ngắn hạn, cơ cấu huy động như thế
nào là hợp lý? ...
+ Quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp được chia như thế nào, tỷ lệ phân chia lãi, tỷ lệ giữ lại tái đầu tư là bao nhiêu
%?
Để thực hiện được mục tiêu cuối cùng là gia tăng giá trị doanh nghiệp thì các
nhà quản trị tài chính sau khi đề ra mục tiêu dài hạn cần phải xác định được những
công việc cụ thể, thực hiện các mục tiêu trong ngắn hạn. Chỉ khi dựa trên cơ sở phân
tích, đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp thì mới đưa ra được các quyết định tài
chính phù hợp, khả thi và hiệu quả.
Tài chính doanh nghiệp có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của
doanh nghiệp; điều đó được thể hiện qua những điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn
và dài hạn cho các hoạt động thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển của doanh
nghiệp. Tài chính doanh nghiệp giúp xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết
trong từng thời kỳ và tìm nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh. Các
nhà quản trị sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương án huy động vốn có chi phí
thấp, thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra
bình thường và liên tục.
Thứ hai, Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả.
Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn
dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án, từ
8
đó giúp lựa chọn dự án tối ưu. Việc huy động vốn kịp thời và phương pháp huy động
vốn thích hợp giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi
nhuận. Đồng thời, huy động tối đa số vốn hiện có giúp doanh nghiệp tránh được thiệt
hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm số vốn vay, giảm tiền lãi phải trả, góp
phần tăng lợi nhuận.
Thứ ba, Kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu
tài chính, các báo cáo tài chính, các nhà quản trị có thể đánh giá tổng quát và kiểm soát
các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện những tồn tại và đưa ra các quyết
định điều chỉnh thích hợp.
Tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động của
doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần sử dụng tốt công cụ quan trọng này
để đưa ra được những kết quả phân tích đúng đắn và các quyết định phù hợp nhằm đạt
được mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
1.1.3/ Các quan hệ tài chính Doanh nghiệp
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi
doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào
doanh nghiệp.
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Mối quan hệ này được
thể hiện khi doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các
hoạt động cụ thể như: vay ngắn hạn, phát hành chứng khoán, đầu tư chứng khoán…
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác: Trong quá trình hoạt động
kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải tham gia vào các thị trường hàng hóa, lao
động, vật tư, bất động sản… và doanh nghiệp sẽ phải làm sao để hoạch định ngân sách
đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị sao cho thỏa mãn nhu cầu thị trường.
+ Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là vấn đề giữa các bộ phận sản xuất
kinh doanh, giữa cổ đông với người quản lý, cổ đông với chủ nợ, quyền sử dụng vốn
và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ thể hiện qua: Chính sách cổ tức, chính sách đầu
tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí..
Tổng quát hơn, tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ về mặt giá trị được
biểu hiện bằng tiền trong lòng một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có liên
9
quan ở bên ngoài mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập. Giá trị của
doanh nghiệp là sự hữu ích của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu và xã hội. Các hoạt
động của doanh nghiệp làm tăng giá trị của nó:
Tìm kiếm, lựa chọn cơ hội kinh doanh và tổ chức huy động vốn.
Quản lý chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, hạch toán chi phí và lợi
nhuận.
Tổ chức phân phối lợi nhuận cho các chủ thể liên quan và tái đầu tư.
1.2/ Sự cần thiết khách quan của việc phân tích báo cáo tài chính
1.2.1/ Khái niệm
+ Phân tích tài chính là việc nghiên cứu, đánh giá toàn bộ thực trạng tình hình
tài chính của công ty, phát hiện các nguyên nhân tác động đến đối tượng phân tích, đề
xuất đưa ra giải pháp khắc phục hay hoạch định chiến lược tài chính cho công ty trong
tương lai nhằm đạt đến mục tiêu tối đa hóa giá trị của công ty để đạt đến tối đa hóa thu
nhập của chủ sở hữu và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
+ Phân tích tài chính là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính của
Doanh Nghiệp ở thời điểm hiện hành và quá khứ, phát hiện điểm mạnh- điểm yếu
nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro và tiềm năng của doanh nghiệp trong tương
lai.
+ Phân tích tài chính là việc sử dụng các phương pháp, các công cụ phân tích
cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác liên quan đến tình hình tài
chính của Doanh Nghiệp.
+ Như vậy, Phân tích tình hình tài chính là một công cụ hết sức quan trọng, nhất
là đối với người quản lý Doanh Nghiệp. Dựa vào kết quả phân tích, một phần đã giúp
cho nhà quản trị đánh giá được hiệu quả hoạt động của Doanh Nghiệp mình trong thời
gian qua và góp phần cho việc đưa ra các quyết định tài chính đánh giá Doanh Nghiệp
một cách chính xác, đó là:
. Báo cáo tài chính: là một trong những tài liệu kế toán chủ yếu và quan trọng
của Doanh Nghiệp, là kết quả công tác kế toán và là nguồn thông tin quan trọng của
các nhà quản lý. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế- tài
chính, giúp cho việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích
thực trạng tài chính của Doanh Nghiệp trong một kỳ nhất định.
10
. Hệ thống thông tin trong đánh giá báo cáo tài chính là những căn cứ quan
trọng trong việc đánh giá, phát hiện những khả năng tiềm tàng kinh tế, giúp dự toán
tình hình hoạt động sản xuất, cũng như xu hướng phát triển trong tương lai. Các thông
tin đó phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
+ Trung thực và hợp lý.
+ Khách quan.
+ Đầy đủ.
+ Kịp thời.
+ Dễ hiểu.
+ Có thể so sánh được.
. Quy trình lập một Báo Cáo Tài Chính:
: ghi hằng ngày
: ghi cuối tháng
: quan hệ đối chiếu
Hình 1.1: Sơ đồ lập Báo Cáo Tài Chính
(nguồn phòng kế toán Công ty)
. Yêu cầu lập Báo Cáo Tài Chính:
Chứng từ gốc
Sổ (thẻ) kế toán chi tiếtSổ quỹ Máy tính xử lý
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ
Bảng tổ hợpSổ cái
Bảng cân đối số
Báo Cáo Tài Chính
11
+ Lập Báo Cáo Tài Chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán để tổng
hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Doanh Nghiệp.
+ Lập cuối kỳ kế toán năm, trường hợp pháp luật quy định kỳ kế toán khác thì
Doanh Nghiệp phải lập theo.
+ Lập Báo Cáo Tài Chính dựa vào số liệu sau khi khóa sổ kỳ kế toán.
+ Lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán,
nếu khác thì phải thuyết minh rõ lý do.
+ Lập Báo Cáo Tổng Hợp Hay Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất dựa trên Báo Cáo
Tài Chính.
+ Báo cáo phải được người lập, kế toán trưởng hay người đại diện theo pháp
luật của đơn vị kế toán ký.
+ Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của
báo cáo.
1.2.2/ Nhiệm vụ của việc phân tích báo cáo tài chính
+ Đánh giá chính xác, cụ thể kết quả của việc Sản Xuất Kinh Doanh.
+ Xác định các nguyên nhân và mức độ tác động của từng nguyên nhân ảnh
hưởng tới đối tượng phân tích.
+ Đề xuất các biện pháp cần thiết để cải tiến công tác Kinh Doanh và quản lý
nhằm nâng cao hiệu quả Kinh Doanh cho Doanh Nghiệp.
1.2.3/ Mục tiêu của việc phân tích báo cáo tài chính
+ Dựa vào Báo Cáo Tài Chính mà Doanh Nghiệp đã lập báo cáo đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp mình (thường Báo Cáo được lập theo từng Qúy hay
một năm một lần vào ngày 31/12 mỗi năm), nhà đầu tư có thể nhận biết được khả năng
sinh lời của Doanh Nghiệp, rủi ro cũng như tiềm năng mà Doanh Nghiệp đã và đang
gặp phải, nhà đầu tư sẽ có quyết định nên đầu tư vào Doanh Nghiệp hay không.
+ Đánh giá kết quả hoạt động Kinh Doanh và việc thực hiện các hoạt động tài
chính của Doanh Nghiệp, từ đó tạo cơ sở đưa ra quyết định thích hợp về quản lý tài
chính nói riêng và quản lý Doanh Nghiệp nói chung, có thể xác định các tiềm năng
phát triển của Doanh Nghiệp, các điểm mạnh cần phát huy, và các điểm yếu cần khắc
phục, cải thiện.
12
+ Nhà đầu tư cũng quan tâm đến việc tính tóan giá trị của Doanh Nghiệp như
việc nắm được thông tin về tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức của cổ phần, giá
trị tăng thêm vốn đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất Kinh Doanh của Doanh
Nghiệp trong suốt thời gian hoạt động.
1.2.4/ Đối tượng của phân tích tài chính
+ Tài chính Doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị
gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Doanh nghiệp trong quá trình
kinh doanh. Về hình thức, tài chính Doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển
hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các
quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của Doanh nghiệp.
+ Quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong tiến trình
phân phối để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của Doanh
nghiệp diễn ra như thế nào, kết quả kinh tế tài chính của sự vận động và chuyển hóa ra
sao, có phù hợp với mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm đến tài chính
của Doanh nghiệp là đối tượng nghiên cứu cụ thể của phân tích tài chính Doanh
nghiệp.
+ Kết quả kinh tế tài chính thuộc đối tượng nghiên cứu của phân tích tài chính
Doanh nghiệp, có thể là kết quả của từng khâu, từng bộ phận, từng quan hệ kinh tế,
từng quyết định kinh tế như mua vào, bán ra, bộ phận A,B..; quan hệ kinh tế nội sinh,
ngoại sinh, quyết định sử dụng vốn chủ sỡ hữu, vốn vay… cũng có thể là kết quả tổng
hợp của cả quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính Doanh nghiệp.
Thông thương mọi hoạt động kinh tế của mọi đối tượng đều có mục tiêu, kế hoạch cụ
thể. Vì vậy phân tích tài chính Doanh nghiệp hướng vào việc kết quả thực hiện các
mục tiêu, kế hoạch đặt ra là kết quả đã đạt được ở các kỳ trước đồng thời xác định kết
quả có đạt được trong tương lai hay không.
1.2.5/ Thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tình hình tài chính
+ Thông tin bên trong: thông tin kế toán trong nội bộ Doanh Nghiệp là nguồn
thông tin quan trọng nhất phản ánh toàn bộ tình hình tài chính của Doanh Nghiệp.
+ Thông tin kế toán thông qua các số liệu để phân tích từ: Bảng Cân Đối Kế
Toán, bảng Báo Cáo Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh, bảng Báo Cáo Lưu Chuyển
Tiền Tệ, bảng Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính...
13
+ Thông tin bên ngoài: các thông tin liên quan đến ngành nghề mà Doanh
Nghiệp mình Kinh Doanh,vấn đề liên quan đến tài chính, chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ
giá hối đoái. Và luôn cập nhật thông tin mới nhất từ thị trường tài chính.
1.2.6/ Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
+ Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Doanh Nghiệp có thành công hay không thể hiện qua tình hình tài chính của
Doanh Nghiệp đó.
+ Các Báo Cáo Tài Chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của
Doanh Nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế.
1.2.7/ Sự cần thiết khách quan của việc phân tích báo cáo tài chính
+ Tạo ra những chu kỳ điều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn
đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi
ro trong Doanh nghiệp…
+ Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình
hình thực tế của Doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi
nhuận…
+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính.
+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát trong
hoạt động của Doanh nghiệp.
+ Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để
xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một Doanh nghiệp,
tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra
những quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp.
1.3/ Nội dung phân tích báo cáo tài chính
1.3.1/ Khái quát Phân tích báo cáo tài chính
Về nguyên tắc, khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính của công ty, để dễ
dàng tiếp cận và ứng dụng, nên phân loại các tỷ số tài chính, dựa vào cách thức sử
dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính chia thành 3 loại: tỷ số tài chính xác định từ
bảng cân đối kế toán, tỷ số tài chính từ báo các kết quả hoạt động kinh doanh, và tỷ số
tài chính từ báo cáo lưu chyển tiền tệ.
14
Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính chia thành các tỷ số thanh
khoản, tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả nợ và lãi vay, tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ số
khả năng sinh lợi, các tỷ số tăng trưởng. Khi đã nắm bắt được tất cả các loại tỷ số sử
dụng trong phân tích tài chính, cũng như các công cụ phân tích, cần nắm vững các
bước tiến hành phân tích báo cáo tài chính, gồm 10 bước như sau:
Bước 1: Đọc và hiểu báo cáo tài chính, nghĩa là hiểu các chỉ tiêu đã được trình
bày trên báo cáo tài chính, hiểu rõ các khoản mục trên báo cáo tài chính được hình
thành như thế nào? Việc phản ánh của kế toán có tuân thủ theo các nguyên tắc và
chuẩn mực kế toán hay không?
Bước 2: Vận dụng kĩ thuật so sánh tuyệt đối và tương đối nhằm đánh giá và đưa
ra nhận xét tổng thể về tình hình tài chính của công ty.
Bước 3: Xác định đúng công thức đo lường theo chỉ tiêu cần phân tích trên báo
cáo tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được tình hình tài chính cùa công ty.Bước 4: Xác
định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lấp vào công thức tính toán các chỉ tiêu
đã chọn.
Bước 5: Gỉai thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán, vận dụng tình hình thực tế
của công ty để có phần nhận xét và đánh giá phù hợp với tình hình sức khỏe tài chính
của công ty.
Bước 6: Đánh giá tỷ số vừa tính toán, đem ra so sánh giữa các kì hoặc bình
quân ngành để đưa ra nhận định và đánh giá thực tế tình hính tài chính của công ty.
Bước 7: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của công ty.
Bước 8: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số tài chính của công ty, xem
xét các yếu tố chiếm tỷ trọng cao thấp, làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công
ty.
Bước 9: Đưa ra các khuyến nghị để khắc phục hoặc củng cố các tỷ số tài chính
trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tác động trực tiếp đến tỷ số
tài chính.
Bước 10: Viết báo cáo tổng hợp sau khi hoàn thành việc phân tích, chỉ ra được
các biến động và ý nghĩa từng tỷ số thay đổi đó.
1.3.2/ Thực hiện Phân tích báo cáo tài chính (Phân tích cơ bản)
15
Phân tích báo cáo tài chính là việc làm quan trọng đối với các nhà đầu tư, mục
đích phân tích các báo cáo tài chính là nhằm đánh giá:
+ Khả năng sinh lợi của tổ chức phát hành. Khả năng sinh lợi của đồng vốn chủ
sở hữu thường được quan tâm rất nhiều, nhất là những công ty phát hành cổ phiếu, bởi
vì các nhà đầu tư kỳ vọng khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trong tương lai sẽ đưa
ra quyết định đầu tư cổ phần vốn được mua bán trên thị trường chứng khoán.
+ Khả năng thanh toán nợ dài hạn. Đánh giá tình hình tài chính của công ty, đòn
bẩy tài chính nhằm đánh giá những nổ lực của những nhà quản trị khi đưa ra quyết
định tăng thêm vốn hay tăng nợ phải trả thông qua phát hành cổ phiếu hay trái phiếu.
+ Khả năng thanh toán, tức khả năng chi trả các khoản nợ đặc biệt nợ ngắn hạn.
Khả năng chiếm dụng vốn của công ty càng cao chứng tỏ công ty có uy tín trong
thương trường, khả năng tài chính cao.
+ Tiềm năng phát triển trong tương lai. Kỳ vọng lãi ròng trên vốn chủ sở hữu
gia tăng, đây là tỷ số cần thiết mà các nhà đầu tư quan tâm để mong muốn hiệu quả
kinh doanh của công ty trong tương lai.
1.3.3/ Thực hiện phân tích báo cáo tài chính
1.3.3.1/ Phân tích tài sản hoạt động và vốn hoạt động
+ Tài sản ngắn hạn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Phân tích biến động tài sản ngắn hạn nhằm xem xét việc sử dụng
= -
Tổng nợ ngắn
hạn không
chịu lãi
Tổng tài sản
lưu động cần
thiết cho hoạt
động sản xuất
kinh doanh
Vốn lưu
động hoạt
động thuần
= -
Tài sản cố
định thuần
Vốn lưu động
hoạt động
thuần
Tổng vốn
hoạt động
16
vốn hoạt động thế nào, sữ biến động của tài sản ngắn hạn có đảm bảo cho việc dự trữ
tài sản cho việc sản xuất hay không? Từ đó tìm ra nguyên nhân và nhà quản trị có
hướng giải quyết cụ thể cho các khoản mục: vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản
phải thu, hàng tồn kho.
+ Tài sản dài hạn là yếu tố quan trọng và quyết định chiến lược kinh doanh của
công ty trong dài hạn. Do vậy khi có sự gia tăng hoặc giảm đi, cần xem xét quy mô sản
xuất kinh doanh và đầu tư của công ty, cơ sở vật chất, các khoản đầu tư dài hạn, đầu tư
tài chính…
+ Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản. Phân tích kết cấu nguồn
vốn là đánh giá biến động của các loại nguồn vốn nhằm thấy được tình hình huy động,
sử dụng vốn. Đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, cũng như tính tự chủ của
doanh nghiệp trong sản xuất kinhdoanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp đương
đầu. Phân tích được thể hiện qua các khoản mục nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu,
cho thấy mức độ tự chủ của công ty về vốn, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn
vốn tổng.
1.3.3.2/ Phân tích biến động của dòng tiền
+ Phân tích biến động qua các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ
hoạt động đầu tư, và dòng tiền từ hoạt động tài chính, để thấy được khả năng tạo tiền
của công ty chủ yếu từ hoạt động kinh doanh và việc sử dụng tiền hiệu quả như thế
nào khi công ty thực hiện các chính sách đầu tư.
1.3.3.3/ Các tài liệu được sử dụng trong phân tích tài chính tại Doanh Nghiệp:
= - Khấu haoEBIT (1-thuế suất)
= - Đầu tư vào vốn
hoạt động
Dòng tiền hoạt
động
Dòng tiền tự
do
Dòng tiền
hoạt động
17
Phân tích tài chính dựa vào cáo báo cáo tài chính, các báo này do kế toán tài
chính soạn thảo vào mỗi kỳ kế toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài
Chính.
+ Bảng Cân đối kế toán:
. Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ
giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của Doanh Nghiệp tại một thời
điểm nhất định.
. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá kết quả tình hình tài
chính của Doanh Nghiệp.
. Nội dung kết cấu:
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản của Doanh Nghiệp bằng thước
đo tiền tệ tại một thời điểm nhất định theo 2 mặt là kết cấu tài sản và nguồn hình
thành. Do vậy, để phản ánh được 2 mặt này thì bảng cân đối kế toán phải được xây
dựng kết cấu gồm 2 phần:
+ Phần bên trái hoặc phần bên trên dùng phản ánh kết cấu tài sản hay còn gọi là
phần tài sản.
+ Phần bên phải hay bên dưới dùng phản ánh nguồn hình thành của tài sản hay
còn gọi là nguồn vốn.
. Phần tài sản: phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của Doanh Nghiệp tại thời điểm
báo cáo theo kết cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh
của Doanh Nghiệp. Phần tài sản được chia làm 2 phần:
+ Tài sản ngắn hạn : Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn.
+ Tài sản dài hạn : Tài sản cố định và Đầu tư dài hạn.
. Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của Doanh
Nghiệp tại thời điểm báo cáo. Thể hiện trách nhiệm pháp lý của Doanh Nghiệp đối với
tài sản đang quản lý và sử dụng. Phần nguồn vốn cũng được chia 2 phần:
+ Nợ phải trả.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu.
. Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột: mã số, số
đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm).
. Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán là căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp,
chi tiết và căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước.
18
. Trong bảng cân đối kế toán, tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
+ Bảng Kết quả hoạt động Kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của Doanh Nghiệp, chi
tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác.
Bảng Kết quả hoạt động Kinh doanh gồm 3 phần:
+ Phần I: Lãi - Lỗ
. Doanh thu: doanh thu bán sản phẩm hàng hóa trong kỳ báo cáo.
. Các khoản giảm trừ: các khoản làm giảm doanh thu như chiết khấu, giảm giá,
giá trị hàng hóa bị trả lại, các khoản thuế tính trừ vào doanh thu( thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu).
. Doanh thu thuần: doanh thu bán hàng đã trừ các khoản giảm trừ.
. Giá vốn hàng bán: phản ánh giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm.
. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh phần còn lại sau khi
lấy doanh thu thuần BH & CCDV trừ đi giá vốn hàng bán.
. Doanh thu hoạt động tài chính: chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu thuần từ
hoạt động tài chính. Theo chế độ hiện hành, các khoản được tính vào doanh thu hoạt
động tài chính bao gồm: tiền lãi (lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả
góp, lãi do bán ngoại tệ…); cổ tức được hưởng; lãi chuyển nhượng vốn…và trong quá
trình ghi nhận phải loại trừ các khoản giảm doanh thu thuộc hoạt động tài chính
(doanh thu hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, thuế GTGT
tính theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu).
. Chi phí tài chính: phản ánh các chi phí hoạt động tài chính thực tế phát sinh
trong kỳ bao gồm toàn bộ các khoản chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động
đầu tư tài chính; chi phí đi vay và chi phí cho vay; chi phí góp vốn liên doanh liên kết,
lỗ bán ngoại tệ.
Trong đó: Chi phí lãi vay: lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong
kỳ.
. Chi phí bán hàng : phản ánh tổng chi phí bán hàng trừ vào kết quả tiêu thụ
trong kỳ.thuộc chi phí bán hàng bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu,
bao bì đóng gói, chi phí khấu hao TSCĐ…; loại trừ các khoản thu hồi ghi giản chi phí
bán hàng.
19
. Chi phí quản lí doanh nghiệp: chi phí quản lý phân bổ số hàng hóa, thành
phẩm đã bán.
. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
+ Phần II: Từ các hoạt động khác
. Thu nhập khác: phản ánh số thu thập thuần từ các hoạt động khác phát sinh
trong kỳ.
. Chi phí khác: phản ánh tổng số chi phí khác thực tế phát sinh trong kỳ.
. Lợi nhuận khác: phản ánh tổng số lợi nhuận hay lỗ thuần phát sinh từ hoạt
động khác trong kỳ báo cáo.
+ Phần III: Thuế
. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: là chỉ tiêu phản ánh tổng số lợi nhuận do
kế toán ghi nhận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và
hoạt động khác mà doanh nghiệp ghi nhận trước khi nộp thuế TNDN.
. Chi phí thuế TNDN hiện hành: số thuế TNDN phải nộp trong kỳ báo cáo.
. Chi phí thuế TNDN hoãn lại: chi phí thuế TNDN phát sinh trong kỳ báo cáo.
. Lợi nhuận sau thuế TNDN: phần lãi sau khi đã trừ các khoản thuế.
+ Căn cứ vào các số liệu và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên
báo cáo, có thể biết được một cách khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của
Doanh nghiệp trong năm tài chính.
+ Bảng Lưu chuyển Tiền tệ:
. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Báo cáo tài chính Tổng hợp phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ của Doanh Nghiệp. Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về các dòng tiền lưu chuyển giúp cho các đối tượng
sử dụng có thể phân tích rõ tình hình tài chính của Doanh Nghiệp.
. Nội dung kết cấu:
+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: phản ánh chênh lệch giữa tổng số
tiền thu vào so với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.
+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền
thu vào so với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.
+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền
thu vào so với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.
20
+ Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: phản ánh chênh lệch thu chi từ 3 hoạt
động(kinh doanh, tài chính, đầu tư).
+ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ.
+ Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính:
. Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính là Báo cáo tài chính tổng hợp dùng để mô
tả hoặc phân tích chi tiết các thông tin đã trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cũng như các thông tin
cần thiết khác.
. Nội dung kết cấu:
+ Đặc điểm hoạt động
. Hình thức sở hữu vốn.
. Lĩnh vực kinh doanh.
. Ngành nghề kinh doanh
+ Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng
. Kỳ kế toán năm.
. Đơn vị tiền tệ được sử dụng.
+ Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng.
+ Các chính sách kế toán áp dụng.
+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán.
+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng kết quả hoạt động
kinh doanh.
+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền
tệ.
+ Thông tin khác.
+ Các tài liệu khác
. Các tài liệu khác như: các kế hoạch tài chính của Doanh Nghiệp trong kỳ phân
tích, các tài liệu kế toán chi tiết có liên quan,các thông tin bên ngoài có liên quan tới
Doanh Nghiệp…
1.3.3.4/ Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính
+ Phương pháp so sánh:
- Phương pháp này được coi là phương pháp phân tích kỹ thuật cơ bản nhất
dùng để phân tích báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu kinh tế hình thành trong cùng một
21
khoản thời gian như nhau và phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán,
các chỉ tiêu muốn so sánh thì phải quy đổi về cùng quy mô hoạt động và điều kiện
kinh doanh như nhau.
- Phương pháp này có thể theo dõi tình hình tài chính của Doanh Nghiệp trong
một năm hay nhiều năm và có thể sử dụng xen kẽ với các phương pháp khác.
+ Phương pháp tỷ số:
. Là phương pháp quan trọng, có thể xác định rõ cơ sở những mối quan hệ kết
cấu và xu thế quan trọng về tình hình tài chính. Các tỷ số là những công cụ chính để
đánh giá.
+ Phương pháp cân đối:
Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu
tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên lý của sự cân bằng về lượng giữa hai mặt
các yếu tố và quá trình kinh doanh, người ta có thể xây dựng phương pháp phân tích
mà trong đó, các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới
dạng tổng số hoặc hiệu số.
Phương pháp này nhằm xác định được các nhân tố có liên quan đến chỉ tiêu
phân tích.
+ Phương pháp thay thế:
Là việc tiến hành thay thế từng nhân tố theo một chỉ tiêu nhất định. Nhân tố nào
được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó tới các chỉ tiêu phân
tích.
1.3.3.5/ Phân tích các tỷ số tài chính:
+ Phân tích khả năng thanh toán:
. Phân tích khả năng thanh toán nhanh: (QR):
Thể hiện tính thanh khoản của Doanh Nghiệp. Tỷ số này càng thấp chứng tỏ
khả năng trả nợ nhanh của Doanh Nghiệp không cao và có thể làm ảnh hưởng đến sản
xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp. QR càng cao càng tốt.
Công thức:
TSLĐ – HTK
QR = x 100
Nợ ngắn hạn
22
. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời: (CR):
Thể hiện tính thanh khoản của Doanh Nghiệp. Tỷ số cho thấy 1 đồng nợ ngắn
hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng Tài Sản Lưu Động.
Công thức:
+ Phân tích các tỷ số quản lý tài sản:
. Vòng quay hàng tồn kho: (VTK):
Đo lường tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (dự trữ) trong một năm của Doanh
Nghiệp là nhanh hay chậm. Vòng quay lớn cho thấy tốc độ bán hàng của Doanh
Nghiệp nhanh, ít có tồn kho và ngược lại. VTK lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mục tiêu
của Doanh Nghiệp đề ra.
Công thức:
+ Ngày thu tiền bình quân: (DSO):
Cho thấy việc thu tiền nhanh hay chậm khi sử dụng phương thức bán hàng tín
dụng của Doanh Nghiệp. Trung bình công ty cần bao nhiêu thời gian phải đợi từ lúc
bán hàng đến lúc thu được tiền.
Công thức:
TSLĐ
CR = x 100
Nợ ngắn hạn
GVHB
Vtk = x 100
HTKBQ
Phải thu của khách hàng x 365
DSO =
Doanh thu bình quân ngày
23
+ Vòng quay tài sản ngắn hạn:
Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói chung, bao gồm tiền và các
khoản tương đương.
Công thức:
+ Vòng quay tài sản dài hạn:
Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn nói chung, chủ yếu quan tâm đến tài
sản cố định như máy móc thiết bị. Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của riêng tài sản
dài hạn.
Công thức:
+ Vòng quay tổng tài sản:
Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt ngắn hạn hay dài
hạn, đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, nhằm giúp nhà quản trị nhìn thấy
được hiệu quả đầu tư của công ty.
Công thức:
Doanh Thu
VTSNH =
Giá trị tài sản ngắn hạn
Doanh Thu
VTSDH =
Giá trị tài sản dài hạn
Doanh Thu
VTS =
Giá trị tổng tài sản
24
+ Phân tích tỷ số quản trị nợ:
. Tỷ số nợ trên tổng tài sản: (D/A)
Đo lường mức độ trả nợ của Doanh Nghiệp, một trăm đồng vốn thì có bao
nhiêu đồng nợ. Tỷ số này càng thấp thì rủi ro của Doanh Nghiệp càng thấp (càng thấp
càng tốt).
Công thức:
. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu:(D/E):
Cho thấy tỷ lệ vốn vay dài hạn so với chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh
doanh, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong mối tương quan với mức độ sử
dụng vốn chủ sở hữu.
Công thức:
. Tỷ số khả năng trả lãi:
Phản ánh khả năng trang trải lãi vay của công ty từ lợi nhuận sản xuất hoạt
động kinh doanh, cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của công ty,
đánh giá xem công ty có khả năng trả lãi vay hay không.
Công thức:
Tổng nợ
Tỷ số =
Tổng tài sản
Nợ phải trả
D/E =
Vốn CSH
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tỷ số =
Chi phí lãi vay
25
. Tỷ số khả năng trả nợ:
Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để
trả nợ của công ty, mục tiêu chính của việc phân tích nợ dài hạn là chỉ ra công ty có
phá sản hay không?
Công thức:
+ Phân tích khả năng sinh lời:
. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ số đo lường lượng lãi ròng có trong một đồng doanh thu thu được. Lãi ròng
thu được sẽ phụ thuộc vào doanh thu, và cho thấy các chi phí liên quan đến doanh thu.
Công thức:
. Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản:
Tỷ số nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của công ty, chưa kể đến ảnh
hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính của công ty.
Công thức:
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tỷ số = x 100
Bình quân tổng tài sản
GVHB + Chi phí khấu hao + EBIT
Tỷ số =
Nợ gốc + Chi phí lãi vay
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ số = x 100
Doanh thu
26
. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản: (ROA):
Đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của Doanh Nghiệp. Tỷ suất này
thể hiện 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lãi ròng. ROA càng cao càng
tốt.
Công thức:
. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:(ROE):
Đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Doanh Nghiệp để tạo ra thu
nhập và lãi cho các cổ đông. Tỷ suất này đo lường thu nhập trên 1 đồng vốn chủ sở
hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh
Công thức:
+ Phân tích giá trị thị trường:
. Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phần:
Lợi nhuận trước thuế
ROA = x 100
Vốn bình quân
Lợi nhuận trước thuế
ROE = x 100
Vốn CSH BQ
27
Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do
Doanh Nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một
cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ.
Công thức:
+ Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E), là tỷ số tài chính dùng để đánh
giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán)
và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho
một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
+ Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng
cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp. Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu
của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động
của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể
thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào
duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong
nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành
hay trong cùng nền kinh tế.
+ Tỷ số giá thị trường và giá trị sổ sách:
. Tỷ số M/B được xây dựng trên cơ sở so sánh giá trị thị trường và giá trị sổ sách cổ
phiếu. Phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty
Công thức :
Chương 2
Giá thị trường một cổ phiếu
P/E = x 100
Thu nhập bình quân trên một cổ phần
Giá thị trương một cổ phiếu
M/B = x 100
Giá sổ sách một cổ phiếu
28
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN
2.1/ Giới thiệu tổng quan về Công ty
2.1.1/ Giới thiệu sơ nét về đơn vị
Tên gọi: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN, có Giám
đốc/Đại diện pháp luật: TRẦN VĂN ĐIỀN, với Giấy phép kinh doanh: 0310363324,
Mã số thuế: 0310363324, Hoạt động chính: Hoạt động thiết kế chuyên dụng.
STT Tên Ngành
Mã
Ngành
Ngành
Chính
1 Hoạt động thiết kế chuyên dụng 7410 Y
2 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669 N
3
Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong
các cửa hàng chuyên doanh
4771 N
4 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4649 N
5 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép 4641 N
6 Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) 1322 N
7 Sản xuất thảm, chăn đệm 1323 N
8 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) 1410 N
9 Đại lý, môi giới, đấu giá 4610 N
2.1.2/ Nhiệm vụ và chức năng
29
2.1.2.1/ Nhiệm vụ
+ Nhiệm vụ chung của công ty là làm sao để Doanh Nghiệp có thể ngày càng
phát triển và đứng vững trên thị trường, làm cách nào để tất cả các sản phẩm của công
ty ngày một phát triển hơn dưới hình thức mẫu mã phong phú, đặc biệt là có chất
lượng ngang hàng với thế giới.
+ Trực tiếp kí kết hợp đồng thương mại và gia công với khách hàng, xuất khẩu
trực tiếp sản phẩm của công ty, nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất. Đảm bảo vốn
kinh doanh trong quá trình kinh doanh và thực hiện đầy đủ trách nhiệm với Nhà Nước.
Thực hiện phân phối theo lao động, chế độ lương bổng, bảo hiểm, phúc lợi xã hội,
chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân viên.
+ Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng kí kinh doanh
và kinh doanh ngành nghề đã đăng kí.
+ Công ty phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về sản phẩm mà công ty đã sản xuất ra.
+ Công ty phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, có kế hoạch sản xuất
kinh doanh phù hợp với chiến lược Nhà Nước giao cho và phù hợp với nhu cầu thị
trường.
+ Công ty thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kì theo quy định của Nhà
Nước và báo cáo thất thường theo yêu cầu của đại diện cổ đông.
+ Công ty chịu sự kiểm tra của đại diện cổ đông và tuân thủ các quy định về
thanh tra của cơ quan tài chính.
+ Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng các chế độ và các quy định về quản lý
vốn, tài sản, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và chế độ khai thác do Nhà Nước
quy định.
+ Công ty có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản ngân sách Nhà Nước theo pháp
luật quy định.
+ Công ty phải thực hiện theo quy định của Nhà Nước về vấn đề tài nguyên và
môi trường.
2.1.2.2/ Chức năng
+ Công ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN là đơn vị sản xuất và
thương mại các loại hàng may mặc, cung ứng nhu cầu thị trường nhằm tìm kiếm lợi
nhuận.
30
+ Công ty bán ra thị trường trong nước và thị trường quốc tế những sản phẩm tự
sản xuất, đổi lại, công ty sẽ thu được tiền và các hình thức thanh toán từ các khách
hàng. Công ty phân phối hợp lí thành quả nhằm tạo ra động lực phát triển sản xuất,
đảm bảo cân bằng xã hội.
+ Công ty hoạt động theo nguyên tắc tập trung, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có
con dấu riêng để giao dịch, mở tài khoản Ngân Hàng theo quy định của Nhà Nước.
. Về nhập khẩu: công ty nhập các nguyên, phụ liệu, vật tư, thiết bị phụ tùng để
phục vụ sản xuất, xuất khẩu và gia công theo đơn đặt hàng.
.Về xuất khẩu: công ty xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu các loại sản
phẩm may mặc.
2.1.3/ Cơ cấu tổ chức tại đơn vị
2.1.3.1/ Sơ đồ bộ máy tổ chức
31
+ Nhiệm vụ và chức năng của Ban Lãnh Đạo
. Chỉ đạo đôn đốc cho Cán Bộ Công Nhân Viên hoạt động sản xuất kinh doanh
theo hướng mọi nguồn lực tập trung thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
. Đảm bảo thông tin cần thiết cho các thành viên có thẩm quyền trong công ty.
. Thúc đẩy mọi người trong công ty nhận thức được nhu cầu của khách hàng.
. Mỗi khâu, mỗi bộ phận duy trì thông tin liên lạc với nhau để quy trình sản
xuất cũng như quy trình quản lý được đảm bảo liên tục.
Hình 2.1.Sơ đồ tổ chức của công ty
(nguồn phòng tổ chức hành chính)
Giám Đốc
Phòng
Tài Chính - Kế Toán
Phòng
Marketing
Phòng
TC – HC
Phòng
KTCN
Phòng kế
hoạch XNK
XN may
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Kĩ thuật
32
. Tuân theo hệ thống trao đổi thông tin của công ty từ Ban Lãnh Đạo xuống các
phòng ban, xí nghiệp.
. Đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác.
+ Nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban
Giám Đốc: là người điều hành cao nhất của công ty, đứng đầu trong hệ thống
Ban Lãnh Đạo, trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tổng Giám Đốc chỉ giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược, định hướng phát triển
lâu dài trong sản xuất kinh doanh. Và còn là người chịu trách nhiệm trước Hội Đồng
Quản Trị và các Cổ Đông, trước pháp luật về hững sai phạm nghiệp vụ gây tổn thất
cho công ty. Đặc trách cán bộ nhân sự, đối ngoại, chỉ đạo phòng tổ chức hành chính,
phòng kỹ thuật.
Phòng Tài Chính Kế Toán: tổ chúc hướng dẫn kiểm tra các nghiệp vụ kế toán
thống kê tại công ty,lập sổ sách chứng từ theo đúng quy định của Nhà Nước, cập nhật
chính xác diễn biến tình hình tài chính của công ty, lập báo cáo thuế, theo dõi tài sản
cố định trong công ty và đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng kinh tế và thanh lý hợp đồng kinh tế.
Phòng Kế Hoạch Xuất Nhập Khẩu: tìm kiếm khách hàng, lập kế hoạch, ký
kết các hợp đồng gia công đảm bảo sản xuất ổn định, tổ chức giao nhận, cung cấp
hàng hóa vật tư đồng bộ, đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu của các xí nghiệp.
Thực hiện công tác xuất nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật.
Công tác kế hoạch điều độ:
Tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, tiến hành đàm phán và chuẩn bị các
thủ tục cần thiết để Tổng Giám Đốc kí kết các hợp đồng kinh tế phục vụ sản xuất kinh
doanh của công ty.
Hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính từng thời kỳ của
công ty đảm bảo yêu cầu cân đối, phát huy hết năng lực sản xuất của công ty.
Công tác xuất nhập khẩu:
Làm thủ tục với Hải Quan, Bộ Thương Mại, Cục Thuế, Tổng cục thuế đảm bảo
việc xuất nhập khẩu nhanh chóng, kịp thời, chính xác tránh lưu kho, lưu bãi. Theo dõi
hợp đồng, tổ chức quyết toán thanh lý với Hải Quan các hợp đồng thanh lý đã thực
hiện xong.
33
Đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí trong công tác xuất nhập khẩu hàng
hóa.
Công tác kho và cung ứng sản phẩm:
Tổ chức giao nhận và cáp phát nguyên vật liệu, các loại tài sản khác đáp ứng
nhu cầu sản xuất của công ty, tổ chức sắp xếp kho hàng, theo dõi chặt chẽ việc tồn kho
về nguyên phụ liệu của khách hàng và nguyên phụ liệu tiết kiệm.
Lập thủ tục cần thiết để Tổng Giám Đốc ký hợp đồng cung ứng vật tư với
khách hàng.
Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ
Chức năng: tổ chúc nghiên cứu, sao mẫu tính toán định mức nguyên phụ liệu
xây dựng quy trình công nghệ sản xuất. Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý và
xử lý hiệu quả máy móc thiết bị; quản lý và bảo trì tòa bộ thiết bị cơ điện của toàn
công ty phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh tránh tình trạng công nhân không có
việc làm, làm ngưng trệ hoạt động sản xuất của công ty.
Nhiệm vụ: cùng với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tham khảo để tính toán
giá để tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng. Phòng KTCN phải nắm
vững tình hình cung cấp nguyên phụ liệu của khách hàng để lập bảng cân đối và theo
dõi tình hình sử dụng định mức vật tư. Tổ chức quyết toán nguyên phụ liệu với khách
hàng khi hợp đồng kết thúc. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, theo
dõi giải quyết những vấn đề khó khăn về mặt kỹ thuật.
Phòng Kinh Doanh: nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty, tìm kiếm nguồn hàng, khai thác thị trường để đẩy mạnh kinh doanh. Lên kế hoạch
sản xuất, đầu tư, kinh doanh, hoạt động maketing cho công ty, thống kê số liệu xuất
nhập khẩu và kinh doanh; đồng thời, thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán
cho công ty.
Phòng Tổ Chức Hành Chính: quản lý tình hình nhân sự của công ty, Trưởng
Phòng tổ chức hành chính là người được Phó Tổng Giám Đốc ủy quyền tuyển công
nhân may vào 2 xí nghiệp. Nghiên cứu đề xuất với giám đốc công ty về bộ máy quản
lý, việc sử dụng lao động, việc đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiên chính sách lao đông
của Nhà Nước, chính sách của công ty đối với các cổ đóng góp vốn và thực hiện chính
sách đối nội- đối ngoại. Tổ chức thực hiện công tác y tế, sinh để có kế hoạch, vệ sinh
34
an toàn lao động, công tác phòng chống cháy nổ, an toàn tài sản vật tư hàng hóa và an
ninh trật tự trong công ty.
Xí Nghiệp may:
Chức năng: tổ chức điều hành tổ cắt, tổ may và tổ hoàn thành thực hiện kế
hoạch hàng tháng giao công ty.
Nhiệm vụ: tổ chức bố trí lao động, thiết bị, hàng hóa cho tổ cắt, tổ may và tổ
hoàn thành nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng và thời gian giao
hàng. Nâng cao tay nghề cho công nhân, tiến hành xây dựng.
2.1.4/ Quy mô sản xuất
+ Tình hình máy móc thiết bị
. Để đảm bảo thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như phục vụ tốt
công tác quản lý nên công ty đã trang bị hầu hết các máy móc thiết bị khá mới và mới.
. Hoàn toàn với 80% thiết bị nhập từ Nhật Bản, đây là điều kiện cần thiết trong
thị trường cạnh tranh hiện nay.
. Hiện nay ngành công nghệ thông tin có những bước phát triển vượt bậc về
ngành công nghệ, áp dụng nó trong cac nghiệp vụ của công ty rất có lợi, tiết kiệm
nhiều thời gian, chi phí và sức lực. Như: việc vi tính hóa tại phòng kinh doanh Xuất
Nhập Khẩu nên việc giao dịch, kí kết các hợp đồng, khai báo điện tử từ xa…một cách
nhanh chóng, thuận tiện, kip thời. Như công tác kế toán cũng được vi tính hóa bằng
phần mềm kế toán Fast Accounting 2002 (sản phẩm của công ty Cổ Phần Phần Mềm
Tài Chính Kế Toán Fast) giúp xử lý số liệu một cách nhanh chóng, thông tin kế toán
kịp thời, chính xác.
+ Tình hình lao động
.Số lao động hiện tại của công ty là hơn 300 lao động: lao động trực tiếp, lao
động gián tiếp và lao động thời vụ.
.Công ty luôn có kế hoạch tuyển dụng công nhân mới vào công ty.
.Đội ngũ công nhân viên chức trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc chiếm
tỷ lệ khá cao nên việc kinh doanh của công ty có nhiều hiệu quả hơn và tiết kiệm được
chi phí đào tạo cho công ty.
2.1.5/ Những mặt khác
35
2.1.5.1/ Thuận lợi:
+ Trong những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam rất năng động, đang
trong đà tiến tới hội nhập với nền kinh tế của thế giới, đây là điều kiện thuận lợi cho
việc mở rộng và phát triển các ngành nghề sản xuất thương mại.
+ Máy móc thiết bị luôn được tu bổ, trang bị hệ thống máy móc hiện đại nên
tiến độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm được nâng cao.
+ Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, nhiệt tình và luôn
học hỏi trong công việc.
+ Công ty có phòng công đoàn, thông qua đây nắm được tình hình cán bộ công
nhân viên về nhu cầu cuộc sống hơn. Từ đó, công ty có các chính sách hỗ trợ, quan
tâm hơn về lao đông của công ty và tạo tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp.
+ Sản phẩm của công ty có chỗ đứng trên thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mỹ,
Canada…, công ty có nhiều đối tác nước ngoài nên sản phẩm xuất nhập khẩu sẽ phong
phú, đa dạng hơn, công ty sẽ thu được kết quả kinh doanh cao hơn. Thể hiện qua việc
tăng doanh thu của công ty qua các năm.
2.1.5.2/ Khó khăn:
+ Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn mà hầu như tất cả các doanh
nghiệp đều gặp phải như: sư cạnh tranh gay gắt của các đơn vị cùng ngành, đặc biệt là
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như khu chế xuất, khu công nghiệp vốn đầu tư
nước ngoài….
+ Khó khăn lớn nhất là việc tìm đối tác để sản xuất kinh doanh, làm sao sản phẩm tung
ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường và làm thỏa mãn người tiêu dùng.
2.2/Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH BỀN VỮNG AN ĐIỀN:
36
Dưới đây là các số liệu dùng trong việc tính toán các chỉ tiêu trong phân tích tình
hình tài chính của Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN trong 4 năm
đầu hoạt động, năm 2009,năm 2010, năm 2011, và năm 2012.
Các số liệu tính toán được ghi nhận ở kỳ báo cáo. Theo lý giải như sau:
Năm 2012: kỳ báo cáo
Năm 2011: kỳ báo cáo hay kỳ gốc của năm 2012
Năm 2010: kỳ báo cáo hay kỳ gốc của năm 2011
Năm 2009: kỳ báo cáo hay kỳ gốc của năm 2010.
Năm 2008: kỳ gốc của năm 2009
Hay, kỳ báo cáo: cuối kỳ.
Kỳ gốc : đầu kỳ
Theo nguyên tắc: BQ = (Đầu kỳ + Cuối kỳ ) / 2
Sử dụng Lợi Nhuận trước thuế để tính toán
Để có được cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của Doanh nghiệp, ta tiến hành
phân tích sơ lược về các chỉ tiêu sau:
- Tài sản hoạt động và vốn hoạt động:
37
Bảng 2.2.1 Phân tích vốn lưu động hoạt động thuần:
Đơn vị tính: 1,000 đ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch %
2010/2009 2011/2010 2012/2011
Tiền 293,344 2,187,925 715,366 8,751,700 745.86 32.7 1,223.39
Các khoản
phải thu
2,583,734 5,077,558 9,162,811 20,310,232 196.52 180.46 221.66
HTK 2,165,881 5,202,518 8,665,709 20,810,072 240.2 166.57 240.14
TSNH khác 396,543 626,485 555,469 2,505,940 157.99 88.66 451.14
Các khoản phải
trả
5,545,280 13,069,063 17,581,491 52,276,252 235.68 134.53 297.34
Vốn lưu động
hoạt động thuần
-105,778 25,423 1,517,864 101,692 1.105 334.00 1.839
Bảng 2.2.2 Phân tích tổng vốn hoạt động qua các năm của công ty:
Đơn vị tính:1,000 đ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch %
2010/2009 2011/2010 2012/2011
Vốn lưu động hoạt
động thuần
-105,778 25,423 1,517,864 101,692 1.105 334.00 1.839
Tài sản cố
định thuần
2,115,226 1,949,454 1,809,473 7,797,816 92.16 92.82 430.94
Tổng vốn hoạt
động
2,009,448 1,974,877 3,327,337 7,899,508 93.01 427.02 433.01
Vốn hoạt động thuần của công ty trong năm 2009 mang dấu âm, nhưng sang
năm 2011 tăng mạnh so với năm trước 2010 là 59.7% qua năm 2012 lại giảm 0.07%
so với 2011. Nguyên nhân chủ yếu có sự biến động này là do tài sản ngắn hạn biến
động theo hướng tăng dần qua mỗi năm. Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh
doanh của công ty tăng lên. Để tránh sử dụng vốn không hiệu quả công ty đã thực hiện
38
việc chú trọng vào các công trình quan trọng để giảm việc ứ đọng vốn. Đây là biểu
hiện tốt, cho thấy công ty sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn. Nếu nhìn vào kết cấu
tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản. Điều này cho thấy công
ty có xu hướng mở rộng kinh doanh. Sự biến động của tài sản ngắn hạn thể hiện rõ nét.
Năm 2011 tăng 240% so với năm 2010, và 2012 so với 2011 tăng145%. Sự tăng lên
này tốt bởi vì nó làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng lên, làm tăng
tính hiệu quả của vốn, bên cạnh đó sự gia tăng này làm cho có một lượng tiền dư thừa
vì tiền mặt và gửi ngân hàng đều tăng. Vì thế công ty cần xem xét nhu cầu tiền mặt
cho hợp lý, đưa lượng tiền thừa vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng quay
vòng vốn.
Qua phân tích vốn hoạt động thuần,cho thấy kết cấu tài sản qua các năm có xu
hướng tăng dần lên, quy mô tăng, chủ yếu do tài sản ngắn hạn tăng là chính, do hàng
tồn kho và vốn tiền mặt tăng. Mặt khác, các khoản thuế chưa được khấu trừ tăng lên
đây là tình trạng không được tốt của công ty. Đặc biệt vốn tiền mặt, công ty cần xem
xét để tránh tình trạng ứ đọng vốn, bên cạnh đó giảm xuống các khoản phải thu là rất
tốt, cần có biện pháp sử dụng hợp lý.Tình hình nguồn vốn của công ty chủ yếu được
hình thành từ khoản mục nợ phải trả là chính. Nợ phải trả năm 2010 tăng 234.4% năm
2011 và 133.9% đến năm 2012 tăng mạnh 297.34%. Vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn
vốn có xu hướng giảm,khoản nợ phải trả, sự biến động nợ phải trả tăng chủ yếu là do
vay, tỷ lệvay và nợ ngắn hạn tăng. Tỷ lệ này quá cao làm cho quy mô nợ ngắn hạn
cũng tăng lên. Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty vì công ty phải trang trãi một số
tiền lãi lớn, và nghiêm trọng hơn nữa có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ
của công ty về sau. Tuy nhiên các khoản như: phải trả người bán, người lao động, và
các khoản nộp khác, vay và nợ dài hạn đều giảm xuống cho thấy công ty đã hoàn
thành tốt nghĩa vụ của mình trong sản xuất kinh doanh.Đối với nguồn vốn chủ sở hữu,
biến động qua các năm.Nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối giảm, đây là biểu
hiện không được tốt về khả năng tự chủ tài chính của công ty. Công ty cần xem xét lại
tìm biện pháp giảm tiền, hàng tồn kho, chỉ thật cần thiết mới cho vay và cần có biện
pháp khắc phục nguồn vốn kinh doanh, bổ sung lãi chưa phân phối để nâng cao nguồn
tài chính cho công ty.
+ Dòng tiền hoạt động:
39
Bảng 2.2.3 Phân tích dòng tiền hoạt động qua các năm của công ty:
Đơn vị tính:1,000đ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch %
2010/2009 2011/2010 2012/2011
EBIT (1-thuế
suất)
1,056,676 1,591,377
2,186,37
3
6,365,508 150.6 137.39 291.14
Khấu hao 78,338 17,684 42,054 70,736 22.57 237.81 168.20
Dòng tiền hoạt
động
1,135,014 1,609,061 2,228,427 6,436,244 173.01 375.02 459.01
Bảng 2.2.4 Phân tích dòng tiền tự do qua các năm của công ty:
Đơn vị tính:1,000đ
Chỉ
tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch %
2010/2009 2011/2010 2012/2011
Dòng tiền
hoạt động
1,135,014 1,609,061 2,228,427 6,436,244 173.01 375.02 459.01
Hoạt động
đầu tư
2,943,565 4,892,138 3,552,528 19,568,552 166.19 72.62 550.83
Dòng tiền
tự do
-1,808,551 -3,283,077 -1,324,101 -13,132,308 6.82 302.4 -91.82
+ Dòng tiền phát sinh từ các hoạt động đầu tư liên quan đến tài sản cố định và
các khoản đầu tư khác hay nói cách khác chỉ tiêu này phản ánh việc mua bán tài sản cố
định và các khoản tham gia đầu tư của công ty. Cụ thể nhìn vào bảng phân tích ta thấy
số tiền thuần từ hoạt động đầu tư tăng dần qua các năm. Trong khi đó dòng tiền lưu
chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh qua các năm đều tăng dần so với những năm
trước. Nguyên nhân chủ yếu hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, doanh nghiệp đang
mở rộng quy mô sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm và công tác quản lí ngày
càng tăng, sản phẩm cũng được tiêu thụ mạnh hơn, quy mô rộng hơn, chính điều này
đã làm cho tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ngày càng tăng mạnh, sản
phẩm được tiêu thụ nhiều hơn. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh qua các năm, năm
sau cao hơn năm trước chứng tỏ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đã bù đắp cho hoạt
40
động kinh doanh.Qua chỉ tiêu doanh thu thuần tăng dần qua các năm ta thấy được nỗ
lực phấn đấu của công ty trong việc giảm thiểu các chi phí để tăng doanh thu với
phương châm vốn bỏ ra ít nhất nhưng hiệu quả thu về là cao nhất.
+ Hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho: (VTK):
Bảng 2.2.5 Phân tích Vòng quay hàng tồn kho:
Đơn vị tính : 1,000 đ
Chỉ
tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010 2012/2011
DT 22,244,896 31,849,646 54,327,482 127,398,584 143.18 170.57 234.51
HTK 1,291,867 3,830,646 7,120,184 14,736,521 296.52 185.87 206.97
VTK 17.22 8.31 7.63 8.65 48.29 91.77 113.30
Qua bảng phân tích cho thấy vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua các năm tức
là việc luân chuyển HTK chậm dần.
Năm 2009 quay được 17.22 vòng.Năm 2010 số vòng quay giảm 3,64 vòng
tương ứng giảm 29.41% Năm 2011 giảm tiếp 0.81 vòng tương ứng giảm 9.37%. Và
2012 tăng 0.51 vòng. Nguyên nhân là do HTK ứ đọng quá nhiều. Ở chỉ tiêu này, tồn
kho tăng bình quân 88.21%. Ứ đọng quá nhiều nhưng so với năm 2010 thì tăng rất
nhiều 102,62%. Tốc độ tăng của HTK nhanh hơn tốc độ tăng của Doanh thu.
Vấn đề cấp thiết trong thời điểm này là phải làm sao giải quyết lượng HTK một
cách nhanh chóng, tăng tốc độ bán hàng, tăng cường các khâu khuyến mãi, tiếp thị,
quảng cáo để sản phẩm của công ty có mặt trên phạm vi rộng rãi hơn. Cần có kế
hoạch đẩy nhanh tiến độ vận chuyển, bốc vác để giảm chi phí lưu kho lưu bãi.
Năm 2012, trung bình ngành của vòng quay hàng tồn kho là 8.5 doanh nghiệp
là 8.6. Nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu này cao hơn so với ngành chủ yếu là do lượng
hàng tồn kho đã được giải quyết. Nhưng công tác bán hàng với tốc độ vẫn còn chậm,
dẫn đến doanh thu chưa cao và lợi nhuận còn thấp hơn so với cùng ngành.
+ Nợ phải trả, nợ phải thu:
Ngày thu tiền bình quân (DSO):
41
Bảng 2.2.6 Ngày thu tiền bình quân:
Đơn vị tính : 1,000 đ
Chỉ
tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010 2012/2011
Phải
thu của
khách
hàng
2,583,734 5,077,558 9,162,811 20,310,232 196.52 180.46 221.66
Doanh
thu
22,244,896 31,849,646 54,327,482 127,398,584 143.18 170.57 234.51
DSO 42.39 58.19 61.56 58.19 137.26 105.79 94.52
+ Qua bảng phân tích cho thấy ngày thu tiền bình quân của công ty qua các năm
có nhiều biến động. Năm gần nhất là 2012 giảm 0.94% so với năm trước 2011.Năm
2011 tăng 1.05% so với 2010 và năm 2010 tăng 1.37% so với 2009. Nguyên nhân dẫn
đến sự biến động này là do các khoản phải thu của khách hàng tăng đều mỗi năm do
chính sách bán chịu. Công ty cần có giải pháp phù hợp để thúc đẩy thu hồi nợ từ khách
hàng.
Vòng quay khoản phải thu: (LKPT):
Bảng 2.2.7 Phân tích vòng quay khoản phải thu:
Đơn vị tính : 1,000 đ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010 2012/2011
DSO 42.39 58.19 61.56 58.19 137.26 105.8 94.52
LKPT 8.61 6.27 5.93 6.27 72.86 94.52 105.73
+ Qua bảng phân tích cho thấy vòng quay khoản phải thu giảm dần qua các
năm, ta thấy rõ tốc độ thu tiền của công ty là chậm. Cụ thể, vòng quay khoản phải thu
năm 2010 giảm 3.44 vòng tương ứng giảm 29.28% so với năm 2009. Và giảm tiếp
9.45% tức là giảm 0.68 vòng vào năm 2011.Năm 2012 lại tăng 0.34 vòng so với
2011.Nguyên nhân là do tốc độ tăng các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng của
doanh thu.
42
+ Vòng quay khoản phải thu của công ty là rất thấp 6.27 vòng so với trung bình
ngành là 13.77 vòng năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do chính sách bán chịu, các
khoản phải thu tăng cao, trong khi tốc độ doanh thu tăng nhưng không bù đắp kịp thời.
Công ty cần phải đẩy nhanh công tác thu hồi vốn để đáp ứng nhu cầu vốn hiện tại.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản: (D/A)
Bảng 2.2.8 Phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Đơn vị tính : 1,000 đ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010 2012/2011
Tổng Nợ 5,586,833 13,151,939 17,616,186 52,607,756 235.41 133.94 298.63
Tổng Vốn 8,383,069 17,986,627 22,651,884 71,946,508 214.56 125.94 317.62
D/A 0.66 0.73 0.77 0.73 109.72 106.36 94.02
+ Qua bảng phân tích cho thấy kết cấu nợ nằm ngoài khả năng an toàn, khoản
nợ này là rất cao. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của Nợ phải trả nhanh hơn tốc độ
tăng của nguồn vốn. Năm 2009 trong 100 đồng vốn thì có 67 đồng nợ, hệ số này là
cao. Năm 2010 số đồng nợ này vẫn tăng thêm 6 đồng tương ứng tăng 9.7% và năm
2012 giảm 0.94% so với 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng, nhiều
nhất là các khoản vay và phải trả người bán tăng dẫn đến ảnh hưởng đến khoản mục
này. Nguồn vốn chủ sở hữu trong năm cũng tăng nhẹ. Công ty cần có kế hoạch quản lý
khoản nợ phải trả của mình có hiệu quả hơn, nhất là các khoản nợ ngắn hạn và tiết
kiệm các chi phí phải trả không cần thiết.
+ Năm 2012, chỉ số trung bình ngành là 0.54 trong khi doanh nghiệp là 0.73.
Cho thấy kết cấu nợ vẫn nằm ngoài khả năng an toàn, tốc độ nợ phải trả tăng nhanh
hơn tốc độ tăng nguồn vốn, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng hơn so với
cùng kì.
+ Vốn chủ sở hữu:
Tỷ số nợ so với vốn chủ sỡ hữu:(D/E):
Bảng 2.2.9 Phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Đơn vị tính : 1,000 đ
43
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010 2012/2011
Nợ phải trả 5,586,833 13,151,939 17,616,186 52,607,756 235.41 133.94 298.63
Vốn CSH 2,780,079 4,797,749 5,006,295 19,190,996 172.57 104.35 383.34
D/E 2.00 2.74 3.52 2.74 136.41 128.36 77.91
+ Qua phân tích cho thấy tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của
Vốn CSH nên tỷ số nợ trên Vốn CSH càng ngày càng tăng. Năm 2009 cứ 1 đồng tài
sản tài trợ bằng Vốn CSH thì tương ứng với 2 đồng nợ phải trả, tương ứng 2.72 đồng
nợ phải trả năm 2010 và năm 2011 tương ứng với 3.5 đồng nợ phải trả.Năm 2012 chỉ
số này lại giảm 0.7% so với 2011.Điều này gây khó khăn cho công ty khi thuyết phục
các nhà đầu tư tín dụng cho vay.Do vậy, công ty cần có các giải pháp thích hợp để
giảm số nợ phải trả và tăng số vốn Chủ Sở Hữu.
+ Chỉ số trung bình ngành là 1.48 cao hơn so với doanh nghiệp năm 2012 là
2.74. Nguyên nhân chỉ tiêu nợ trên vốn chủ sở hữu này là do công ty đang bị áp lực từ
các khoản nợ phải trả, trong khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chậm do hiệu quả kinh
doanh chưa tốt, công tác bán hàng còn chậm, chi phí chi ra vẫn còn nhiều, doanh thu
đạt được chưa cao.
+ Vay ngân hàng:
Tỷ số khả năng trả lãi:
Bảng 2.2.10 Phân tích tỷ số khả năng trả lãi:
Đơn vị tính : 1,000 đ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010 2012/2011
EBIT 1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 291.14
Chi phí lãi
vay
73,270 181,390 205,491 725,560 247.56 113.29 353.08
Tỷ số 14.42 8.77 10.64 8.77 61.32 121.03 82.46
44
+ Năm 2009 tỷ số khả năng trả lãi là 14.42 cao hơn năm 2010 là 8.77.Tương
ứng năm 2010 giảm 0.61%. Năm 2011 tăng lên 1.21% cho thấy lãi thu nhập và lãi vay
đang tăng dần lên, do ảnh hưởng của chính sách bán hàng làm tăng doanh thu qua các
năm kéo theo EBIT tăng, các khoản chi phí cũng tăng nhưng không đáng kể. Năm
2012 chỉ tiêu này lại giảm 0.8% so với năm trước, mặc dù doanh thu có tăng nhưng do
chính sách bán trả chậm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và làm cho doanh
nghiệp lãi không cao.
Tỷ số khả năng trả nợ:
Bảng 2.2.11 Phân tích tỷ số khả năng trả nợ:
Đơn vị tính : 1,000 đ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010 2012/2011
EBIT 1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 34.35
Chi phí lãi
vay
73,270 181,390 205,491 725,560 247.56 113.29 28.32
Gía vốn hàng
bán
18,504,241 27,120,001 48,751,846 108,480,004 146.56 179.76 44.94
Nợ gốc 5,586,833 13,151,939 17,616,186 52,607,756 235.41 133.94 33.48
Tỷ số 3.45 2.15 2.85 2.15 62.31 132.21 132.55
+ EBIT năm 2011 tăng hơn so với các năm trước là 2010 và 2009.Cụ thể tăng
1.37% cho năm 2011 và 1.12% cho năm 2010. Sang năm 2012 giảm 0.75% so với
2011.Nguyên nhân chủ yếu này làm ảnh hưởng đến tỷ số khả năng trả nợ công ty là
các khoản chi phí lãi vay và giá vốn hàng bán cũng tăng dần lên qua các năm, cộng với
số nợ gốc mà công ty phải trả lại tăng lên nhanh chóng do khả năng thanh toán chậm
và xấu dần qua các năm.
2.3TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
+ Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người
sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân
và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính. Trên cơ sở đó đề xuất
45
các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác
quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Để hiểu sâu tình hình tài chính Doanh nghiệp ta tiến hành phân tích hoạt động
kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong đó, do đặc thù của Doanh nghiệp ta chỉ tập trung
phân tích vào:
. Khả năng thanh khoản
. Khả năng sinh lời
+ Phân tích khả năng thanh khoản:
Phân tích khả năng thanh toán nhanh: (QR):
Bảng 2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán nhanh:
Đơn vị tính : 1,000 đ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010 2012/2011
TSLĐ 5,439,503 13,094,488 19,099,356 52,377,952 240.73 145.86 274.23
HTK 2,165,881 5,202,518 8,665,709 20,810,072 240.3 166.57 240.14
Nợ ngắn hạn 5,545,280 13,069,063 17,581,491 52,276,252 235.68 134.53 297.33
QR 0.59 0.6 0.59 0.6 102.29 98.27 101.69
Qua bảng phân tích cho thấy khả năng trả nợ của công ty là thấp qua các năm.
Tài sản lưu động của công ty năm 2010tăng 140.73 % so với năm 2009. Trong
đó HTK tăng 140.2%. Như vậy, HTK tăng chiếm 39.67% tốc độ tăng của tài sản lưu
động. Tỷ lệ này chiếm quá cao.Nguyên nhân là do các khoản vay và nợ tăng, phải trả
cho người bán tăng, phải trả người lao động, thuế phải nộp cho Nhà Nước, các khoản
phải trả phải nộp khác (kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội), tất cả đều
tăng qua các năm dẫn đến ảnh hưởng mạnh đến tài sản lưu động.
Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2011 có giảm so với năm trước
2010. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản lưu động tăng chậm hơn do với tốc độ
46
tăng của hàng tồn kho. Đây là biểu hiện tốt trong công tác bán hàng, giảm lượng hàng
ứ đọng so với năm 2010. Trong năm nay hàng tồn kho tăng chiếm 50.5% tăng vốn lưu
động. Vì tài sản lưu động tăng chậm hơn năm trước nguyên nhân chủ yếu là do khoản
tiền mặt của công ty giảm mạnh. Năm 2011 lượng tiềm mặt giảm 67,7% so với năm
2010.Nợ ngắn hạn tăng 34.53%. Chứng tỏ công ty thu hồi khoản nợ hay nói cách khác
công ty đang cố gắng trong việc thu hẹp khoản nợ của mình trong khi việc vay và nợ
của công ty vẫn cao.
Năm 2012, chỉ số thanh toán nhanh của trung bình ngành là 1.05 doanh nghiệp
là 0.6. Nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh khoản thấp này là do công ty đã chưa giải
quyết được ứ đọng của hàng tồn kho, khoản tài sản lưu động của công ty cũng tăng
chậm, dẫn đến tỷ số QR trong năm 2012 này giảm. Vì vậy công tác bán hàng cần phải
đẩy mạnh hơn nữa để có thể giải quyết các khoản nợ có xu hướng tăng do khoản vay
công ty vẫn còn đang ở mức cao.
Phân tích khả năng thanh toán hiện thời (CR):
Bảng 2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán hiện thời:
Đơn vị tính : 1,000 đ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010 2012/2011
TSLĐ 5,439,503 13,094,488 19,099,356 52,377,952 240.73 145.86 274.24
Nợ ngắn
hạn
5,545,280 13,069,063 17,581,491 52,276,252 235.68 134.53 297.33
CR 0.98 1.0 1.08 1.00 102.14 108.42 92.59
Dựa vào việc phân tích 2 yếu tố tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, thì qua bảng
này ta thấy rõ khả năng thanh toán hiện thời của công ty là thấp. Do hệ số thanh toán
hiện thời được các chủ nợ chấp nhận là 2. Trong 3 năm phân tích thì tỷ số này đang
tăng dần, năm 2010 tăng 0.02 lần tương ứng tăng 2.04% so với năm 2009 và năm 2011
tăng 0.09 lần tương ứng tăng 8.42% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 lại giảm
47
0.08 lần so với 2011 Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Doanh
Nghiệp càng giảm sút.
So với trung bình ngành là 1.7 thì công ty đang có khả năng thanh toán hiện
thời là rất thấp, chỉ có 1.00. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay ngày càng có
xu hướng tăng. Công tác bán hàng còn trì trệ, hiệu quả kinh doanh vẫn chưa đạt mức
cao nhất, dẫn đến doanh thu tăng không đáng kể, lợi nhuận tăng chậm, gây ra khả năng
thanh toán hiện thời của doanh nghiệp là thấp so với ngành.
+Khả năng sinh lời:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:
Bảng 2.3.3 Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:
Đơn vị tính : 1,000 đ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010 2012/2011
LN trước
thuế
1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 291.14
DT thuần 22,244,896 31,849,646 54,327,482 127,398,584 143.18 170.57 234.5
Tỷ số (%) 4.75 4.99 4.02 4.99 105.18 80.54 124.15
Qua bảng phân tích cho thấy tốc độ tăng Doanh Thu thuần nhanh hơn tốc độ
tăng LN trước thuế nên khả năng tạo tiền cũng có biến động. Năm 2010 suất sinh lợi
trên doanh thu tăng 5.18% so với năm 2009 do tác động bởi hai yếu tố: DT Thuần tăng
43.18% việc này hoàn toàn tăng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dich vụ. Thời gian
này công ty tập trung tối đa vào các khoản tài chính của mình nhằm thu được lợi
nhuận cao từ hoạt động tài chính. Cùng với thời điểm này, lãi suất ngân hàng đang ở
mức cao.Năm 2011: suất sinh lời giảm 19.6% so với năm 2010. Do doanh thu thuần
tăng tương đương với tốc độ tăng của Lợi Nhuận. Tốc độ tăng của Doanh thu nhanh
hơn tốc độ tăng của lãi, dẫn đến Lợi nhuận của năm 2011 giảm so với năm 2010 và
2009. Chứng tỏ kết quả kinh doanh của công ty chưa có hiệu quả lắm, Doanh thu của
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

More Related Content

What's hot

Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...chauloan
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duyHuệ Violet
 
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (16)

Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAYLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép ViệtNâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
 
24329 rncryt0 gd0_20131118020348_65671
24329 rncryt0 gd0_20131118020348_6567124329 rncryt0 gd0_20131118020348_65671
24329 rncryt0 gd0_20131118020348_65671
 
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
 
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_6567126125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671
 

Similar to Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện ihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...mokoboo56
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpssuser499fca
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền (20)

Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính ...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
 
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Khá...
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Khá...Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Khá...
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Khá...
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_6567126136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Giao Nhận Vương Vương Long, 9 điểm....
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
 
Cơ sở lí luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lí luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lí luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lí luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
 
Cơ sở lý luận chung về tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận chung về tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận chung về tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận chung về tài chính doanh nghiệp.docx
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

  • 1. 1 “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN” LỜI MỞ ĐẦU 1/ Sự cần thiết chọn đề tài Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đang từng bước phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trước những cơ hội và thách thức mới, các Doanh Nghiệp Việt Nam đang tìm cách khẳng định mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước.Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và làm sao để tối đa hóa lợi nhuận thu được, nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp Doanh Nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững. Hầu hết trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tài chính và phân tích hoạt động tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Vì hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản của các doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu việc cung ứng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Được tiến hành bình thường, đúng tiến độ và đạt hiệu quả sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tài chính bình thường và có hiệu quả, việc đảm bảo thanh toán cho cán bộ công nhân viên, thanh toán với khách hàng, với ngân sách Nhà Nước... Ngược lại, việc đảm bảo bình thường các hoạt động tài chính việc tổ chức và huy động các nguồn vốn, việc quản lý phân phối và sử dụng các nguồn vốn sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường và liên tục. Vậy muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần phải có một khối lượng vốn tiền tệ nhất định gồm cả vốn cố định và vốn lưu động để duy trì và phát triển doanh nghiệp. Mặt khác, việc quản lý, phân phối, sử dụng lượng vốn đó như thế nào sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất, lưu chuyển hàng hoá... của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu
  • 2. 2 của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là hướng tới lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất, những sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế luôn diễn ra quyết liệt. Do đó các doanh nghiệp phải chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong đó phải chủ động về hoạt động tài chính, giữ vững giá trị thực tế của các nguồn vốn mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng, không phân biệt nguồn gốc hình thành, đảm bảo đủ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phải đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và hợp pháp trong việc bảo toàn và phát triển đồng vốn của doanh nghiệp. Qua phân tích cơ bản như trên ta thấy quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH BỀN VỮNG AN ĐIỀN, em đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua phân tích tình hình tài chính Công ty trong vài năm gần đây nhằm mục đích tự nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Vì vậy, em chọn đề tài “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính cũng như đề xuất một số biện pháp khả thi giúp ban lãnh đạo có những quyết định đúng đắn hơn khi ra quyết định. 2/ Đối tượng nghiên cứu Việc đánh giá tài chính cũng là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin như: Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện
  • 3. 3 tại và tương lai, các khách hàng, người lao động… để họ an tâm vào đơn vị mình đang quản lý, vào đơn vị mình đang đầu tư, giúp họ có những bước đi đúng đắn hơn. Và hơn hết là giúp chính đơn vị đó nhận ra khả năng thực sự của mình, phát huy những điểm mạnh vốn có, và hạn chế được những điểm yếu một cách kịp thời. Cho nên, các Doanh Nghiệp cần có kế hoạch tài chính phù hợp từng thời điểm , thời gian và không gian nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. 3/ Phạm vi nghiên cứu Nhằm đáp ứng một phần các yêu cầu đã nêu ở trên cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thông qua các số liệu kế toán các chỉ tiêu tài chính như: Hệ số thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận, cơ cấu vốn các nguồn vốn... mà người quản lý có thể nhận biết thực trạng tốt, xấu, nguyên nhân của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có các biện pháp cần thiết, kịp thời để cải tiến, tạo tiền đề cho việc tăng cường hiệu quả của sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chuyên đề này em tập trung vào phân tích lĩnh vực tài chính của Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN, dựa vào số liệu và các kết quả phân tích tỷ số tài chính của công ty trong 4 năm gần đây và đưa ra một số biện pháp để hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty. 4/ Phương pháp nghiên cứu Với câu hỏi, làm sao để nâng cao lợi nhuận một cách tối đa cho Doanh nghiệp, bằng các phương pháp phân tích, đánh giá qua Báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính, giúp đánh giá thực tế tình hình tài chính tại Doanh Nghiệp như khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng sử dụng vốn, và tình hình hoạt động trong thời gian qua có hiệu quả hay không, lợi nhuận đạt được nhiều hay không,…từ đó biết được doanh nghiệp kinh doanh lỗ lãi ra sao, tìm ra nguyên nhân làm nguồn tài chính của Doanh nghiệp bị sút giảm, để từ đó có những biện pháp cải thiện tình hình tài chính cho phù hợp. 5/ Bố cục của đề tài Trong chuyên đề này, em sẽ đánh giá tình hình tài chính, và đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN
  • 4. 4 VỮNG AN ĐIỀN trong 4 năm đầu hoạt động 2009, 2010, 2011 và 2012. Chuyên đề này được chia bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính Doanh Nghiệp và phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tài chính tại Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu làm chuyên đề em luôn nhận được sự chỉ bảo tận tình của Thầy hướng dẫn thực tập cùng các Anh Chị trong Công ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN. Đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy Cô trường Đại học Tài Chính-Marketing đã cho em kiến thức nền tảng vô cùng bổ ích và đặc biệt là Thầy giáo – TS. TÔN THẤT VIÊN đã hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề. Cuối cùng em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong Công ty đã nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, thiết thực để em hoàn thành tốt chuyên đề này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế, nên chuyên đề tốt nghiệp của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và còn mang nặng tính lý thuyết. Vì vậy em rất mong nhận được sự bổ sung đóng góp ý kiến của các Thầy Cô cũng như các Anh Chị trong công ty để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Chương 1
  • 5. 5 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1/ Khái quát về tài chính Doanh nghiệp 1.1.1/ Khái niệm về tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần bỏ ra một số vốn nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của mình nhằm có được các phương tiện cần thiết, đó là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Qua quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ hàng hóa, lấy thu bù chi, nộp thuế cho Nhà nước, còn lại lợi nhuận sau thuế và tiếp tục phân phối khoản lợi nhuận này. Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng chính là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Sự phát sinh, vận động và chuyển hóa liên tục của các dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu nhằm tạo ra sự chuyển dịch về giá trị. Bên trong của quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính phản ánh bản chất của tài chính doanh nghiệp. Đó là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác; quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp liên quan tới các nội dung sau: Thứ nhất, trong rất nhiều các quyết định đầu tư, doanh nghiệp nên lựa chọn đầu tư vốn vào đâu, đánh giá cơ hội đầu tư và hoạch định dự toán vốn như thế nào để đem lại lợi nhuận lớn nhất trong tương lai. Thứ hai, với nhu cầu vốn đầu tư đã được hoạch định đó thì doanh nghiệp nên sử dụng nguồn tài trợ nào? Doanh nghiệp cần cân nhắc nhiều mặt: về kết cấu nguồn vốn, ưu, nhược điểm của từng hình thức huy động vốn, chi phí sử dụng vốn… để đưa ra lựa chọn tối ưu.
  • 6. 6 Thứ ba, tổ chức quản lý và sử dụng vốn như thế nào để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và huy động tối đa mọi nguồn lực hiện có vào hoạt động kinh doanh. Thứ tư, việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp được tiến hành như thế nào, có hợp lý, vừa đảm bảo được lợi ích của người lao động, các cổ đông vừa đáp ứng nhu cầu vốn phát triển doanh nghiệp những kỳ tiếp theo hay không? Thứ năm, kiểm soát, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động như thế nào để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, đưa ra dự báo, từ đó có được những quyết định kịp thời, thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, luôn đảm bảo doanh nghiệp trong tình trạng tài chính lành mạnh. Thứ sáu, thực hiện kế hoạch hóa tài chính như thế nào để đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động liên tục và có hiệu quả. Như vậy, Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị gắn liền với sự chu chuyển vốn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp; nó huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và là công cụ hiệu quả để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2/ Nội dung của tài chính doanh nghiệp Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc vào việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng gia tăng giá trị doanh nghiệp trên cơ sở cung ứng tốt nhất sản phẩm hàng hóa cho xã hội và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp, có sức ảnh hưởng, chi phối các quyết định quản trị khác trong toàn doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, các vấn đề tài chính luôn vận động liên tục, đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải có năng lực quản lý nhạy bén, vững về chuyên môn để đưa ra và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính một cách khoa học, kịp thời và phù hợp. Như vậy, để thực hiện tốt việc quản trị tài chính của doanh nghiệp thì cần phải xây dựng
  • 7. 7 chiến lược kinh doanh, xác định rõ mục tiêu, lộ trình thực hiện và vạch ra chính sách tài chính doanh nghiệp. Các chuyên gia tài chính luôn phải đối mặt với các câu hỏi xoay quanh ba loại quyết định chiến lược quan trọng: + Quyết định đầu tư: Doanh nghiệp nên đầu tư vào cơ hội nào, lĩnh vực nào là phù hợp và có khả năng đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất ? Đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, ra bên ngoài hay bên trong doanh nghiệp ?... + Quyết định tài trợ: Doanh nghiệp huy động nguồn vốn nào cho quyết định đầu tư, vốn chủ hay vốn vay, nguồn dài hạn hay ngắn hạn, cơ cấu huy động như thế nào là hợp lý? ... + Quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được chia như thế nào, tỷ lệ phân chia lãi, tỷ lệ giữ lại tái đầu tư là bao nhiêu %? Để thực hiện được mục tiêu cuối cùng là gia tăng giá trị doanh nghiệp thì các nhà quản trị tài chính sau khi đề ra mục tiêu dài hạn cần phải xác định được những công việc cụ thể, thực hiện các mục tiêu trong ngắn hạn. Chỉ khi dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp thì mới đưa ra được các quyết định tài chính phù hợp, khả thi và hiệu quả. Tài chính doanh nghiệp có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp; điều đó được thể hiện qua những điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho các hoạt động thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp giúp xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết trong từng thời kỳ và tìm nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh. Các nhà quản trị sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương án huy động vốn có chi phí thấp, thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường và liên tục. Thứ hai, Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả. Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án, từ
  • 8. 8 đó giúp lựa chọn dự án tối ưu. Việc huy động vốn kịp thời và phương pháp huy động vốn thích hợp giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận. Đồng thời, huy động tối đa số vốn hiện có giúp doanh nghiệp tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm số vốn vay, giảm tiền lãi phải trả, góp phần tăng lợi nhuận. Thứ ba, Kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các báo cáo tài chính, các nhà quản trị có thể đánh giá tổng quát và kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện những tồn tại và đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp. Tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần sử dụng tốt công cụ quan trọng này để đưa ra được những kết quả phân tích đúng đắn và các quyết định phù hợp nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 1.1.3/ Các quan hệ tài chính Doanh nghiệp + Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp. + Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Mối quan hệ này được thể hiện khi doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các hoạt động cụ thể như: vay ngắn hạn, phát hành chứng khoán, đầu tư chứng khoán… + Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải tham gia vào các thị trường hàng hóa, lao động, vật tư, bất động sản… và doanh nghiệp sẽ phải làm sao để hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị sao cho thỏa mãn nhu cầu thị trường. + Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là vấn đề giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông với người quản lý, cổ đông với chủ nợ, quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ thể hiện qua: Chính sách cổ tức, chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí.. Tổng quát hơn, tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ về mặt giá trị được biểu hiện bằng tiền trong lòng một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có liên
  • 9. 9 quan ở bên ngoài mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập. Giá trị của doanh nghiệp là sự hữu ích của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu và xã hội. Các hoạt động của doanh nghiệp làm tăng giá trị của nó: Tìm kiếm, lựa chọn cơ hội kinh doanh và tổ chức huy động vốn. Quản lý chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, hạch toán chi phí và lợi nhuận. Tổ chức phân phối lợi nhuận cho các chủ thể liên quan và tái đầu tư. 1.2/ Sự cần thiết khách quan của việc phân tích báo cáo tài chính 1.2.1/ Khái niệm + Phân tích tài chính là việc nghiên cứu, đánh giá toàn bộ thực trạng tình hình tài chính của công ty, phát hiện các nguyên nhân tác động đến đối tượng phân tích, đề xuất đưa ra giải pháp khắc phục hay hoạch định chiến lược tài chính cho công ty trong tương lai nhằm đạt đến mục tiêu tối đa hóa giá trị của công ty để đạt đến tối đa hóa thu nhập của chủ sở hữu và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. + Phân tích tài chính là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính của Doanh Nghiệp ở thời điểm hiện hành và quá khứ, phát hiện điểm mạnh- điểm yếu nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro và tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai. + Phân tích tài chính là việc sử dụng các phương pháp, các công cụ phân tích cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác liên quan đến tình hình tài chính của Doanh Nghiệp. + Như vậy, Phân tích tình hình tài chính là một công cụ hết sức quan trọng, nhất là đối với người quản lý Doanh Nghiệp. Dựa vào kết quả phân tích, một phần đã giúp cho nhà quản trị đánh giá được hiệu quả hoạt động của Doanh Nghiệp mình trong thời gian qua và góp phần cho việc đưa ra các quyết định tài chính đánh giá Doanh Nghiệp một cách chính xác, đó là: . Báo cáo tài chính: là một trong những tài liệu kế toán chủ yếu và quan trọng của Doanh Nghiệp, là kết quả công tác kế toán và là nguồn thông tin quan trọng của các nhà quản lý. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế- tài chính, giúp cho việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích thực trạng tài chính của Doanh Nghiệp trong một kỳ nhất định.
  • 10. 10 . Hệ thống thông tin trong đánh giá báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong việc đánh giá, phát hiện những khả năng tiềm tàng kinh tế, giúp dự toán tình hình hoạt động sản xuất, cũng như xu hướng phát triển trong tương lai. Các thông tin đó phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: + Trung thực và hợp lý. + Khách quan. + Đầy đủ. + Kịp thời. + Dễ hiểu. + Có thể so sánh được. . Quy trình lập một Báo Cáo Tài Chính: : ghi hằng ngày : ghi cuối tháng : quan hệ đối chiếu Hình 1.1: Sơ đồ lập Báo Cáo Tài Chính (nguồn phòng kế toán Công ty) . Yêu cầu lập Báo Cáo Tài Chính: Chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiếtSổ quỹ Máy tính xử lý Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổ hợpSổ cái Bảng cân đối số Báo Cáo Tài Chính
  • 11. 11 + Lập Báo Cáo Tài Chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp. + Lập cuối kỳ kế toán năm, trường hợp pháp luật quy định kỳ kế toán khác thì Doanh Nghiệp phải lập theo. + Lập Báo Cáo Tài Chính dựa vào số liệu sau khi khóa sổ kỳ kế toán. + Lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, nếu khác thì phải thuyết minh rõ lý do. + Lập Báo Cáo Tổng Hợp Hay Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất dựa trên Báo Cáo Tài Chính. + Báo cáo phải được người lập, kế toán trưởng hay người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký. + Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của báo cáo. 1.2.2/ Nhiệm vụ của việc phân tích báo cáo tài chính + Đánh giá chính xác, cụ thể kết quả của việc Sản Xuất Kinh Doanh. + Xác định các nguyên nhân và mức độ tác động của từng nguyên nhân ảnh hưởng tới đối tượng phân tích. + Đề xuất các biện pháp cần thiết để cải tiến công tác Kinh Doanh và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả Kinh Doanh cho Doanh Nghiệp. 1.2.3/ Mục tiêu của việc phân tích báo cáo tài chính + Dựa vào Báo Cáo Tài Chính mà Doanh Nghiệp đã lập báo cáo đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình (thường Báo Cáo được lập theo từng Qúy hay một năm một lần vào ngày 31/12 mỗi năm), nhà đầu tư có thể nhận biết được khả năng sinh lời của Doanh Nghiệp, rủi ro cũng như tiềm năng mà Doanh Nghiệp đã và đang gặp phải, nhà đầu tư sẽ có quyết định nên đầu tư vào Doanh Nghiệp hay không. + Đánh giá kết quả hoạt động Kinh Doanh và việc thực hiện các hoạt động tài chính của Doanh Nghiệp, từ đó tạo cơ sở đưa ra quyết định thích hợp về quản lý tài chính nói riêng và quản lý Doanh Nghiệp nói chung, có thể xác định các tiềm năng phát triển của Doanh Nghiệp, các điểm mạnh cần phát huy, và các điểm yếu cần khắc phục, cải thiện.
  • 12. 12 + Nhà đầu tư cũng quan tâm đến việc tính tóan giá trị của Doanh Nghiệp như việc nắm được thông tin về tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức của cổ phần, giá trị tăng thêm vốn đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất Kinh Doanh của Doanh Nghiệp trong suốt thời gian hoạt động. 1.2.4/ Đối tượng của phân tích tài chính + Tài chính Doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Về hình thức, tài chính Doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của Doanh nghiệp. + Quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong tiến trình phân phối để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của Doanh nghiệp diễn ra như thế nào, kết quả kinh tế tài chính của sự vận động và chuyển hóa ra sao, có phù hợp với mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm đến tài chính của Doanh nghiệp là đối tượng nghiên cứu cụ thể của phân tích tài chính Doanh nghiệp. + Kết quả kinh tế tài chính thuộc đối tượng nghiên cứu của phân tích tài chính Doanh nghiệp, có thể là kết quả của từng khâu, từng bộ phận, từng quan hệ kinh tế, từng quyết định kinh tế như mua vào, bán ra, bộ phận A,B..; quan hệ kinh tế nội sinh, ngoại sinh, quyết định sử dụng vốn chủ sỡ hữu, vốn vay… cũng có thể là kết quả tổng hợp của cả quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính Doanh nghiệp. Thông thương mọi hoạt động kinh tế của mọi đối tượng đều có mục tiêu, kế hoạch cụ thể. Vì vậy phân tích tài chính Doanh nghiệp hướng vào việc kết quả thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đặt ra là kết quả đã đạt được ở các kỳ trước đồng thời xác định kết quả có đạt được trong tương lai hay không. 1.2.5/ Thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tình hình tài chính + Thông tin bên trong: thông tin kế toán trong nội bộ Doanh Nghiệp là nguồn thông tin quan trọng nhất phản ánh toàn bộ tình hình tài chính của Doanh Nghiệp. + Thông tin kế toán thông qua các số liệu để phân tích từ: Bảng Cân Đối Kế Toán, bảng Báo Cáo Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh, bảng Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ, bảng Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính...
  • 13. 13 + Thông tin bên ngoài: các thông tin liên quan đến ngành nghề mà Doanh Nghiệp mình Kinh Doanh,vấn đề liên quan đến tài chính, chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Và luôn cập nhật thông tin mới nhất từ thị trường tài chính. 1.2.6/ Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính + Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh Nghiệp có thành công hay không thể hiện qua tình hình tài chính của Doanh Nghiệp đó. + Các Báo Cáo Tài Chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của Doanh Nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. 1.2.7/ Sự cần thiết khách quan của việc phân tích báo cáo tài chính + Tạo ra những chu kỳ điều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro trong Doanh nghiệp… + Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của Doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận… + Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính. + Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động của Doanh nghiệp. + Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một Doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.3/ Nội dung phân tích báo cáo tài chính 1.3.1/ Khái quát Phân tích báo cáo tài chính Về nguyên tắc, khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính của công ty, để dễ dàng tiếp cận và ứng dụng, nên phân loại các tỷ số tài chính, dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính chia thành 3 loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối kế toán, tỷ số tài chính từ báo các kết quả hoạt động kinh doanh, và tỷ số tài chính từ báo cáo lưu chyển tiền tệ.
  • 14. 14 Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính chia thành các tỷ số thanh khoản, tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả nợ và lãi vay, tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ số khả năng sinh lợi, các tỷ số tăng trưởng. Khi đã nắm bắt được tất cả các loại tỷ số sử dụng trong phân tích tài chính, cũng như các công cụ phân tích, cần nắm vững các bước tiến hành phân tích báo cáo tài chính, gồm 10 bước như sau: Bước 1: Đọc và hiểu báo cáo tài chính, nghĩa là hiểu các chỉ tiêu đã được trình bày trên báo cáo tài chính, hiểu rõ các khoản mục trên báo cáo tài chính được hình thành như thế nào? Việc phản ánh của kế toán có tuân thủ theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hay không? Bước 2: Vận dụng kĩ thuật so sánh tuyệt đối và tương đối nhằm đánh giá và đưa ra nhận xét tổng thể về tình hình tài chính của công ty. Bước 3: Xác định đúng công thức đo lường theo chỉ tiêu cần phân tích trên báo cáo tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được tình hình tài chính cùa công ty.Bước 4: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lấp vào công thức tính toán các chỉ tiêu đã chọn. Bước 5: Gỉai thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán, vận dụng tình hình thực tế của công ty để có phần nhận xét và đánh giá phù hợp với tình hình sức khỏe tài chính của công ty. Bước 6: Đánh giá tỷ số vừa tính toán, đem ra so sánh giữa các kì hoặc bình quân ngành để đưa ra nhận định và đánh giá thực tế tình hính tài chính của công ty. Bước 7: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của công ty. Bước 8: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số tài chính của công ty, xem xét các yếu tố chiếm tỷ trọng cao thấp, làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Bước 9: Đưa ra các khuyến nghị để khắc phục hoặc củng cố các tỷ số tài chính trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tác động trực tiếp đến tỷ số tài chính. Bước 10: Viết báo cáo tổng hợp sau khi hoàn thành việc phân tích, chỉ ra được các biến động và ý nghĩa từng tỷ số thay đổi đó. 1.3.2/ Thực hiện Phân tích báo cáo tài chính (Phân tích cơ bản)
  • 15. 15 Phân tích báo cáo tài chính là việc làm quan trọng đối với các nhà đầu tư, mục đích phân tích các báo cáo tài chính là nhằm đánh giá: + Khả năng sinh lợi của tổ chức phát hành. Khả năng sinh lợi của đồng vốn chủ sở hữu thường được quan tâm rất nhiều, nhất là những công ty phát hành cổ phiếu, bởi vì các nhà đầu tư kỳ vọng khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trong tương lai sẽ đưa ra quyết định đầu tư cổ phần vốn được mua bán trên thị trường chứng khoán. + Khả năng thanh toán nợ dài hạn. Đánh giá tình hình tài chính của công ty, đòn bẩy tài chính nhằm đánh giá những nổ lực của những nhà quản trị khi đưa ra quyết định tăng thêm vốn hay tăng nợ phải trả thông qua phát hành cổ phiếu hay trái phiếu. + Khả năng thanh toán, tức khả năng chi trả các khoản nợ đặc biệt nợ ngắn hạn. Khả năng chiếm dụng vốn của công ty càng cao chứng tỏ công ty có uy tín trong thương trường, khả năng tài chính cao. + Tiềm năng phát triển trong tương lai. Kỳ vọng lãi ròng trên vốn chủ sở hữu gia tăng, đây là tỷ số cần thiết mà các nhà đầu tư quan tâm để mong muốn hiệu quả kinh doanh của công ty trong tương lai. 1.3.3/ Thực hiện phân tích báo cáo tài chính 1.3.3.1/ Phân tích tài sản hoạt động và vốn hoạt động + Tài sản ngắn hạn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích biến động tài sản ngắn hạn nhằm xem xét việc sử dụng = - Tổng nợ ngắn hạn không chịu lãi Tổng tài sản lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn lưu động hoạt động thuần = - Tài sản cố định thuần Vốn lưu động hoạt động thuần Tổng vốn hoạt động
  • 16. 16 vốn hoạt động thế nào, sữ biến động của tài sản ngắn hạn có đảm bảo cho việc dự trữ tài sản cho việc sản xuất hay không? Từ đó tìm ra nguyên nhân và nhà quản trị có hướng giải quyết cụ thể cho các khoản mục: vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho. + Tài sản dài hạn là yếu tố quan trọng và quyết định chiến lược kinh doanh của công ty trong dài hạn. Do vậy khi có sự gia tăng hoặc giảm đi, cần xem xét quy mô sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty, cơ sở vật chất, các khoản đầu tư dài hạn, đầu tư tài chính… + Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản. Phân tích kết cấu nguồn vốn là đánh giá biến động của các loại nguồn vốn nhằm thấy được tình hình huy động, sử dụng vốn. Đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, cũng như tính tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinhdoanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp đương đầu. Phân tích được thể hiện qua các khoản mục nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, cho thấy mức độ tự chủ của công ty về vốn, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn tổng. 1.3.3.2/ Phân tích biến động của dòng tiền + Phân tích biến động qua các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư, và dòng tiền từ hoạt động tài chính, để thấy được khả năng tạo tiền của công ty chủ yếu từ hoạt động kinh doanh và việc sử dụng tiền hiệu quả như thế nào khi công ty thực hiện các chính sách đầu tư. 1.3.3.3/ Các tài liệu được sử dụng trong phân tích tài chính tại Doanh Nghiệp: = - Khấu haoEBIT (1-thuế suất) = - Đầu tư vào vốn hoạt động Dòng tiền hoạt động Dòng tiền tự do Dòng tiền hoạt động
  • 17. 17 Phân tích tài chính dựa vào cáo báo cáo tài chính, các báo này do kế toán tài chính soạn thảo vào mỗi kỳ kế toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài Chính. + Bảng Cân đối kế toán: . Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của Doanh Nghiệp tại một thời điểm nhất định. . Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá kết quả tình hình tài chính của Doanh Nghiệp. . Nội dung kết cấu: Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản của Doanh Nghiệp bằng thước đo tiền tệ tại một thời điểm nhất định theo 2 mặt là kết cấu tài sản và nguồn hình thành. Do vậy, để phản ánh được 2 mặt này thì bảng cân đối kế toán phải được xây dựng kết cấu gồm 2 phần: + Phần bên trái hoặc phần bên trên dùng phản ánh kết cấu tài sản hay còn gọi là phần tài sản. + Phần bên phải hay bên dưới dùng phản ánh nguồn hình thành của tài sản hay còn gọi là nguồn vốn. . Phần tài sản: phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của Doanh Nghiệp tại thời điểm báo cáo theo kết cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp. Phần tài sản được chia làm 2 phần: + Tài sản ngắn hạn : Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn. + Tài sản dài hạn : Tài sản cố định và Đầu tư dài hạn. . Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của Doanh Nghiệp tại thời điểm báo cáo. Thể hiện trách nhiệm pháp lý của Doanh Nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng. Phần nguồn vốn cũng được chia 2 phần: + Nợ phải trả. + Nguồn vốn chủ sở hữu. . Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột: mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm). . Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán là căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp, chi tiết và căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước.
  • 18. 18 . Trong bảng cân đối kế toán, tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. + Bảng Kết quả hoạt động Kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của Doanh Nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. Bảng Kết quả hoạt động Kinh doanh gồm 3 phần: + Phần I: Lãi - Lỗ . Doanh thu: doanh thu bán sản phẩm hàng hóa trong kỳ báo cáo. . Các khoản giảm trừ: các khoản làm giảm doanh thu như chiết khấu, giảm giá, giá trị hàng hóa bị trả lại, các khoản thuế tính trừ vào doanh thu( thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu). . Doanh thu thuần: doanh thu bán hàng đã trừ các khoản giảm trừ. . Giá vốn hàng bán: phản ánh giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm. . Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh phần còn lại sau khi lấy doanh thu thuần BH & CCDV trừ đi giá vốn hàng bán. . Doanh thu hoạt động tài chính: chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu thuần từ hoạt động tài chính. Theo chế độ hiện hành, các khoản được tính vào doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: tiền lãi (lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi do bán ngoại tệ…); cổ tức được hưởng; lãi chuyển nhượng vốn…và trong quá trình ghi nhận phải loại trừ các khoản giảm doanh thu thuộc hoạt động tài chính (doanh thu hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu). . Chi phí tài chính: phản ánh các chi phí hoạt động tài chính thực tế phát sinh trong kỳ bao gồm toàn bộ các khoản chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính; chi phí đi vay và chi phí cho vay; chi phí góp vốn liên doanh liên kết, lỗ bán ngoại tệ. Trong đó: Chi phí lãi vay: lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ. . Chi phí bán hàng : phản ánh tổng chi phí bán hàng trừ vào kết quả tiêu thụ trong kỳ.thuộc chi phí bán hàng bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, bao bì đóng gói, chi phí khấu hao TSCĐ…; loại trừ các khoản thu hồi ghi giản chi phí bán hàng.
  • 19. 19 . Chi phí quản lí doanh nghiệp: chi phí quản lý phân bổ số hàng hóa, thành phẩm đã bán. . Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Phần II: Từ các hoạt động khác . Thu nhập khác: phản ánh số thu thập thuần từ các hoạt động khác phát sinh trong kỳ. . Chi phí khác: phản ánh tổng số chi phí khác thực tế phát sinh trong kỳ. . Lợi nhuận khác: phản ánh tổng số lợi nhuận hay lỗ thuần phát sinh từ hoạt động khác trong kỳ báo cáo. + Phần III: Thuế . Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: là chỉ tiêu phản ánh tổng số lợi nhuận do kế toán ghi nhận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác mà doanh nghiệp ghi nhận trước khi nộp thuế TNDN. . Chi phí thuế TNDN hiện hành: số thuế TNDN phải nộp trong kỳ báo cáo. . Chi phí thuế TNDN hoãn lại: chi phí thuế TNDN phát sinh trong kỳ báo cáo. . Lợi nhuận sau thuế TNDN: phần lãi sau khi đã trừ các khoản thuế. + Căn cứ vào các số liệu và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên báo cáo, có thể biết được một cách khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong năm tài chính. + Bảng Lưu chuyển Tiền tệ: . Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Báo cáo tài chính Tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ của Doanh Nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về các dòng tiền lưu chuyển giúp cho các đối tượng sử dụng có thể phân tích rõ tình hình tài chính của Doanh Nghiệp. . Nội dung kết cấu: + Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào so với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. + Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào so với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. + Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào so với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.
  • 20. 20 + Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: phản ánh chênh lệch thu chi từ 3 hoạt động(kinh doanh, tài chính, đầu tư). + Tiền và tương đương tiền cuối kỳ. + Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính: . Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính là Báo cáo tài chính tổng hợp dùng để mô tả hoặc phân tích chi tiết các thông tin đã trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cũng như các thông tin cần thiết khác. . Nội dung kết cấu: + Đặc điểm hoạt động . Hình thức sở hữu vốn. . Lĩnh vực kinh doanh. . Ngành nghề kinh doanh + Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng . Kỳ kế toán năm. . Đơn vị tiền tệ được sử dụng. + Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng. + Các chính sách kế toán áp dụng. + Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán. + Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh. + Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Thông tin khác. + Các tài liệu khác . Các tài liệu khác như: các kế hoạch tài chính của Doanh Nghiệp trong kỳ phân tích, các tài liệu kế toán chi tiết có liên quan,các thông tin bên ngoài có liên quan tới Doanh Nghiệp… 1.3.3.4/ Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính + Phương pháp so sánh: - Phương pháp này được coi là phương pháp phân tích kỹ thuật cơ bản nhất dùng để phân tích báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu kinh tế hình thành trong cùng một
  • 21. 21 khoản thời gian như nhau và phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, các chỉ tiêu muốn so sánh thì phải quy đổi về cùng quy mô hoạt động và điều kiện kinh doanh như nhau. - Phương pháp này có thể theo dõi tình hình tài chính của Doanh Nghiệp trong một năm hay nhiều năm và có thể sử dụng xen kẽ với các phương pháp khác. + Phương pháp tỷ số: . Là phương pháp quan trọng, có thể xác định rõ cơ sở những mối quan hệ kết cấu và xu thế quan trọng về tình hình tài chính. Các tỷ số là những công cụ chính để đánh giá. + Phương pháp cân đối: Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên lý của sự cân bằng về lượng giữa hai mặt các yếu tố và quá trình kinh doanh, người ta có thể xây dựng phương pháp phân tích mà trong đó, các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số. Phương pháp này nhằm xác định được các nhân tố có liên quan đến chỉ tiêu phân tích. + Phương pháp thay thế: Là việc tiến hành thay thế từng nhân tố theo một chỉ tiêu nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó tới các chỉ tiêu phân tích. 1.3.3.5/ Phân tích các tỷ số tài chính: + Phân tích khả năng thanh toán: . Phân tích khả năng thanh toán nhanh: (QR): Thể hiện tính thanh khoản của Doanh Nghiệp. Tỷ số này càng thấp chứng tỏ khả năng trả nợ nhanh của Doanh Nghiệp không cao và có thể làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp. QR càng cao càng tốt. Công thức: TSLĐ – HTK QR = x 100 Nợ ngắn hạn
  • 22. 22 . Phân tích khả năng thanh toán hiện thời: (CR): Thể hiện tính thanh khoản của Doanh Nghiệp. Tỷ số cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng Tài Sản Lưu Động. Công thức: + Phân tích các tỷ số quản lý tài sản: . Vòng quay hàng tồn kho: (VTK): Đo lường tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (dự trữ) trong một năm của Doanh Nghiệp là nhanh hay chậm. Vòng quay lớn cho thấy tốc độ bán hàng của Doanh Nghiệp nhanh, ít có tồn kho và ngược lại. VTK lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mục tiêu của Doanh Nghiệp đề ra. Công thức: + Ngày thu tiền bình quân: (DSO): Cho thấy việc thu tiền nhanh hay chậm khi sử dụng phương thức bán hàng tín dụng của Doanh Nghiệp. Trung bình công ty cần bao nhiêu thời gian phải đợi từ lúc bán hàng đến lúc thu được tiền. Công thức: TSLĐ CR = x 100 Nợ ngắn hạn GVHB Vtk = x 100 HTKBQ Phải thu của khách hàng x 365 DSO = Doanh thu bình quân ngày
  • 23. 23 + Vòng quay tài sản ngắn hạn: Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói chung, bao gồm tiền và các khoản tương đương. Công thức: + Vòng quay tài sản dài hạn: Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn nói chung, chủ yếu quan tâm đến tài sản cố định như máy móc thiết bị. Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của riêng tài sản dài hạn. Công thức: + Vòng quay tổng tài sản: Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn, đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, nhằm giúp nhà quản trị nhìn thấy được hiệu quả đầu tư của công ty. Công thức: Doanh Thu VTSNH = Giá trị tài sản ngắn hạn Doanh Thu VTSDH = Giá trị tài sản dài hạn Doanh Thu VTS = Giá trị tổng tài sản
  • 24. 24 + Phân tích tỷ số quản trị nợ: . Tỷ số nợ trên tổng tài sản: (D/A) Đo lường mức độ trả nợ của Doanh Nghiệp, một trăm đồng vốn thì có bao nhiêu đồng nợ. Tỷ số này càng thấp thì rủi ro của Doanh Nghiệp càng thấp (càng thấp càng tốt). Công thức: . Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu:(D/E): Cho thấy tỷ lệ vốn vay dài hạn so với chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong mối tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Công thức: . Tỷ số khả năng trả lãi: Phản ánh khả năng trang trải lãi vay của công ty từ lợi nhuận sản xuất hoạt động kinh doanh, cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của công ty, đánh giá xem công ty có khả năng trả lãi vay hay không. Công thức: Tổng nợ Tỷ số = Tổng tài sản Nợ phải trả D/E = Vốn CSH Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tỷ số = Chi phí lãi vay
  • 25. 25 . Tỷ số khả năng trả nợ: Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ của công ty, mục tiêu chính của việc phân tích nợ dài hạn là chỉ ra công ty có phá sản hay không? Công thức: + Phân tích khả năng sinh lời: . Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ số đo lường lượng lãi ròng có trong một đồng doanh thu thu được. Lãi ròng thu được sẽ phụ thuộc vào doanh thu, và cho thấy các chi phí liên quan đến doanh thu. Công thức: . Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản: Tỷ số nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của công ty, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính của công ty. Công thức: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tỷ số = x 100 Bình quân tổng tài sản GVHB + Chi phí khấu hao + EBIT Tỷ số = Nợ gốc + Chi phí lãi vay Lợi nhuận trước thuế Tỷ số = x 100 Doanh thu
  • 26. 26 . Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản: (ROA): Đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của Doanh Nghiệp. Tỷ suất này thể hiện 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lãi ròng. ROA càng cao càng tốt. Công thức: . Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:(ROE): Đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Doanh Nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông. Tỷ suất này đo lường thu nhập trên 1 đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh Công thức: + Phân tích giá trị thị trường: . Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phần: Lợi nhuận trước thuế ROA = x 100 Vốn bình quân Lợi nhuận trước thuế ROE = x 100 Vốn CSH BQ
  • 27. 27 Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do Doanh Nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ. Công thức: + Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E), là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. + Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp. Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế. + Tỷ số giá thị trường và giá trị sổ sách: . Tỷ số M/B được xây dựng trên cơ sở so sánh giá trị thị trường và giá trị sổ sách cổ phiếu. Phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty Công thức : Chương 2 Giá thị trường một cổ phiếu P/E = x 100 Thu nhập bình quân trên một cổ phần Giá thị trương một cổ phiếu M/B = x 100 Giá sổ sách một cổ phiếu
  • 28. 28 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN 2.1/ Giới thiệu tổng quan về Công ty 2.1.1/ Giới thiệu sơ nét về đơn vị Tên gọi: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN, có Giám đốc/Đại diện pháp luật: TRẦN VĂN ĐIỀN, với Giấy phép kinh doanh: 0310363324, Mã số thuế: 0310363324, Hoạt động chính: Hoạt động thiết kế chuyên dụng. STT Tên Ngành Mã Ngành Ngành Chính 1 Hoạt động thiết kế chuyên dụng 7410 Y 2 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669 N 3 Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh 4771 N 4 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4649 N 5 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép 4641 N 6 Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) 1322 N 7 Sản xuất thảm, chăn đệm 1323 N 8 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) 1410 N 9 Đại lý, môi giới, đấu giá 4610 N 2.1.2/ Nhiệm vụ và chức năng
  • 29. 29 2.1.2.1/ Nhiệm vụ + Nhiệm vụ chung của công ty là làm sao để Doanh Nghiệp có thể ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường, làm cách nào để tất cả các sản phẩm của công ty ngày một phát triển hơn dưới hình thức mẫu mã phong phú, đặc biệt là có chất lượng ngang hàng với thế giới. + Trực tiếp kí kết hợp đồng thương mại và gia công với khách hàng, xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của công ty, nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất. Đảm bảo vốn kinh doanh trong quá trình kinh doanh và thực hiện đầy đủ trách nhiệm với Nhà Nước. Thực hiện phân phối theo lao động, chế độ lương bổng, bảo hiểm, phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân viên. + Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng kí kinh doanh và kinh doanh ngành nghề đã đăng kí. + Công ty phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm mà công ty đã sản xuất ra. + Công ty phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược Nhà Nước giao cho và phù hợp với nhu cầu thị trường. + Công ty thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kì theo quy định của Nhà Nước và báo cáo thất thường theo yêu cầu của đại diện cổ đông. + Công ty chịu sự kiểm tra của đại diện cổ đông và tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính. + Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng các chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và chế độ khai thác do Nhà Nước quy định. + Công ty có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản ngân sách Nhà Nước theo pháp luật quy định. + Công ty phải thực hiện theo quy định của Nhà Nước về vấn đề tài nguyên và môi trường. 2.1.2.2/ Chức năng + Công ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN là đơn vị sản xuất và thương mại các loại hàng may mặc, cung ứng nhu cầu thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
  • 30. 30 + Công ty bán ra thị trường trong nước và thị trường quốc tế những sản phẩm tự sản xuất, đổi lại, công ty sẽ thu được tiền và các hình thức thanh toán từ các khách hàng. Công ty phân phối hợp lí thành quả nhằm tạo ra động lực phát triển sản xuất, đảm bảo cân bằng xã hội. + Công ty hoạt động theo nguyên tắc tập trung, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng để giao dịch, mở tài khoản Ngân Hàng theo quy định của Nhà Nước. . Về nhập khẩu: công ty nhập các nguyên, phụ liệu, vật tư, thiết bị phụ tùng để phục vụ sản xuất, xuất khẩu và gia công theo đơn đặt hàng. .Về xuất khẩu: công ty xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc. 2.1.3/ Cơ cấu tổ chức tại đơn vị 2.1.3.1/ Sơ đồ bộ máy tổ chức
  • 31. 31 + Nhiệm vụ và chức năng của Ban Lãnh Đạo . Chỉ đạo đôn đốc cho Cán Bộ Công Nhân Viên hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng mọi nguồn lực tập trung thỏa mãn nhu cầu khách hàng. . Đảm bảo thông tin cần thiết cho các thành viên có thẩm quyền trong công ty. . Thúc đẩy mọi người trong công ty nhận thức được nhu cầu của khách hàng. . Mỗi khâu, mỗi bộ phận duy trì thông tin liên lạc với nhau để quy trình sản xuất cũng như quy trình quản lý được đảm bảo liên tục. Hình 2.1.Sơ đồ tổ chức của công ty (nguồn phòng tổ chức hành chính) Giám Đốc Phòng Tài Chính - Kế Toán Phòng Marketing Phòng TC – HC Phòng KTCN Phòng kế hoạch XNK XN may Phòng Kinh doanh Phòng Kĩ thuật
  • 32. 32 . Tuân theo hệ thống trao đổi thông tin của công ty từ Ban Lãnh Đạo xuống các phòng ban, xí nghiệp. . Đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác. + Nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban Giám Đốc: là người điều hành cao nhất của công ty, đứng đầu trong hệ thống Ban Lãnh Đạo, trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng Giám Đốc chỉ giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược, định hướng phát triển lâu dài trong sản xuất kinh doanh. Và còn là người chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị và các Cổ Đông, trước pháp luật về hững sai phạm nghiệp vụ gây tổn thất cho công ty. Đặc trách cán bộ nhân sự, đối ngoại, chỉ đạo phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật. Phòng Tài Chính Kế Toán: tổ chúc hướng dẫn kiểm tra các nghiệp vụ kế toán thống kê tại công ty,lập sổ sách chứng từ theo đúng quy định của Nhà Nước, cập nhật chính xác diễn biến tình hình tài chính của công ty, lập báo cáo thuế, theo dõi tài sản cố định trong công ty và đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng kinh tế và thanh lý hợp đồng kinh tế. Phòng Kế Hoạch Xuất Nhập Khẩu: tìm kiếm khách hàng, lập kế hoạch, ký kết các hợp đồng gia công đảm bảo sản xuất ổn định, tổ chức giao nhận, cung cấp hàng hóa vật tư đồng bộ, đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu của các xí nghiệp. Thực hiện công tác xuất nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật. Công tác kế hoạch điều độ: Tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, tiến hành đàm phán và chuẩn bị các thủ tục cần thiết để Tổng Giám Đốc kí kết các hợp đồng kinh tế phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính từng thời kỳ của công ty đảm bảo yêu cầu cân đối, phát huy hết năng lực sản xuất của công ty. Công tác xuất nhập khẩu: Làm thủ tục với Hải Quan, Bộ Thương Mại, Cục Thuế, Tổng cục thuế đảm bảo việc xuất nhập khẩu nhanh chóng, kịp thời, chính xác tránh lưu kho, lưu bãi. Theo dõi hợp đồng, tổ chức quyết toán thanh lý với Hải Quan các hợp đồng thanh lý đã thực hiện xong.
  • 33. 33 Đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí trong công tác xuất nhập khẩu hàng hóa. Công tác kho và cung ứng sản phẩm: Tổ chức giao nhận và cáp phát nguyên vật liệu, các loại tài sản khác đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty, tổ chức sắp xếp kho hàng, theo dõi chặt chẽ việc tồn kho về nguyên phụ liệu của khách hàng và nguyên phụ liệu tiết kiệm. Lập thủ tục cần thiết để Tổng Giám Đốc ký hợp đồng cung ứng vật tư với khách hàng. Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ Chức năng: tổ chúc nghiên cứu, sao mẫu tính toán định mức nguyên phụ liệu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất. Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả máy móc thiết bị; quản lý và bảo trì tòa bộ thiết bị cơ điện của toàn công ty phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh tránh tình trạng công nhân không có việc làm, làm ngưng trệ hoạt động sản xuất của công ty. Nhiệm vụ: cùng với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tham khảo để tính toán giá để tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng. Phòng KTCN phải nắm vững tình hình cung cấp nguyên phụ liệu của khách hàng để lập bảng cân đối và theo dõi tình hình sử dụng định mức vật tư. Tổ chức quyết toán nguyên phụ liệu với khách hàng khi hợp đồng kết thúc. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, theo dõi giải quyết những vấn đề khó khăn về mặt kỹ thuật. Phòng Kinh Doanh: nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tìm kiếm nguồn hàng, khai thác thị trường để đẩy mạnh kinh doanh. Lên kế hoạch sản xuất, đầu tư, kinh doanh, hoạt động maketing cho công ty, thống kê số liệu xuất nhập khẩu và kinh doanh; đồng thời, thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán cho công ty. Phòng Tổ Chức Hành Chính: quản lý tình hình nhân sự của công ty, Trưởng Phòng tổ chức hành chính là người được Phó Tổng Giám Đốc ủy quyền tuyển công nhân may vào 2 xí nghiệp. Nghiên cứu đề xuất với giám đốc công ty về bộ máy quản lý, việc sử dụng lao động, việc đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiên chính sách lao đông của Nhà Nước, chính sách của công ty đối với các cổ đóng góp vốn và thực hiện chính sách đối nội- đối ngoại. Tổ chức thực hiện công tác y tế, sinh để có kế hoạch, vệ sinh
  • 34. 34 an toàn lao động, công tác phòng chống cháy nổ, an toàn tài sản vật tư hàng hóa và an ninh trật tự trong công ty. Xí Nghiệp may: Chức năng: tổ chức điều hành tổ cắt, tổ may và tổ hoàn thành thực hiện kế hoạch hàng tháng giao công ty. Nhiệm vụ: tổ chức bố trí lao động, thiết bị, hàng hóa cho tổ cắt, tổ may và tổ hoàn thành nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng. Nâng cao tay nghề cho công nhân, tiến hành xây dựng. 2.1.4/ Quy mô sản xuất + Tình hình máy móc thiết bị . Để đảm bảo thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như phục vụ tốt công tác quản lý nên công ty đã trang bị hầu hết các máy móc thiết bị khá mới và mới. . Hoàn toàn với 80% thiết bị nhập từ Nhật Bản, đây là điều kiện cần thiết trong thị trường cạnh tranh hiện nay. . Hiện nay ngành công nghệ thông tin có những bước phát triển vượt bậc về ngành công nghệ, áp dụng nó trong cac nghiệp vụ của công ty rất có lợi, tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí và sức lực. Như: việc vi tính hóa tại phòng kinh doanh Xuất Nhập Khẩu nên việc giao dịch, kí kết các hợp đồng, khai báo điện tử từ xa…một cách nhanh chóng, thuận tiện, kip thời. Như công tác kế toán cũng được vi tính hóa bằng phần mềm kế toán Fast Accounting 2002 (sản phẩm của công ty Cổ Phần Phần Mềm Tài Chính Kế Toán Fast) giúp xử lý số liệu một cách nhanh chóng, thông tin kế toán kịp thời, chính xác. + Tình hình lao động .Số lao động hiện tại của công ty là hơn 300 lao động: lao động trực tiếp, lao động gián tiếp và lao động thời vụ. .Công ty luôn có kế hoạch tuyển dụng công nhân mới vào công ty. .Đội ngũ công nhân viên chức trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc chiếm tỷ lệ khá cao nên việc kinh doanh của công ty có nhiều hiệu quả hơn và tiết kiệm được chi phí đào tạo cho công ty. 2.1.5/ Những mặt khác
  • 35. 35 2.1.5.1/ Thuận lợi: + Trong những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam rất năng động, đang trong đà tiến tới hội nhập với nền kinh tế của thế giới, đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển các ngành nghề sản xuất thương mại. + Máy móc thiết bị luôn được tu bổ, trang bị hệ thống máy móc hiện đại nên tiến độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm được nâng cao. + Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, nhiệt tình và luôn học hỏi trong công việc. + Công ty có phòng công đoàn, thông qua đây nắm được tình hình cán bộ công nhân viên về nhu cầu cuộc sống hơn. Từ đó, công ty có các chính sách hỗ trợ, quan tâm hơn về lao đông của công ty và tạo tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp. + Sản phẩm của công ty có chỗ đứng trên thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Canada…, công ty có nhiều đối tác nước ngoài nên sản phẩm xuất nhập khẩu sẽ phong phú, đa dạng hơn, công ty sẽ thu được kết quả kinh doanh cao hơn. Thể hiện qua việc tăng doanh thu của công ty qua các năm. 2.1.5.2/ Khó khăn: + Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn mà hầu như tất cả các doanh nghiệp đều gặp phải như: sư cạnh tranh gay gắt của các đơn vị cùng ngành, đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như khu chế xuất, khu công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài…. + Khó khăn lớn nhất là việc tìm đối tác để sản xuất kinh doanh, làm sao sản phẩm tung ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường và làm thỏa mãn người tiêu dùng. 2.2/Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH BỀN VỮNG AN ĐIỀN:
  • 36. 36 Dưới đây là các số liệu dùng trong việc tính toán các chỉ tiêu trong phân tích tình hình tài chính của Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN trong 4 năm đầu hoạt động, năm 2009,năm 2010, năm 2011, và năm 2012. Các số liệu tính toán được ghi nhận ở kỳ báo cáo. Theo lý giải như sau: Năm 2012: kỳ báo cáo Năm 2011: kỳ báo cáo hay kỳ gốc của năm 2012 Năm 2010: kỳ báo cáo hay kỳ gốc của năm 2011 Năm 2009: kỳ báo cáo hay kỳ gốc của năm 2010. Năm 2008: kỳ gốc của năm 2009 Hay, kỳ báo cáo: cuối kỳ. Kỳ gốc : đầu kỳ Theo nguyên tắc: BQ = (Đầu kỳ + Cuối kỳ ) / 2 Sử dụng Lợi Nhuận trước thuế để tính toán Để có được cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của Doanh nghiệp, ta tiến hành phân tích sơ lược về các chỉ tiêu sau: - Tài sản hoạt động và vốn hoạt động:
  • 37. 37 Bảng 2.2.1 Phân tích vốn lưu động hoạt động thuần: Đơn vị tính: 1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch % 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Tiền 293,344 2,187,925 715,366 8,751,700 745.86 32.7 1,223.39 Các khoản phải thu 2,583,734 5,077,558 9,162,811 20,310,232 196.52 180.46 221.66 HTK 2,165,881 5,202,518 8,665,709 20,810,072 240.2 166.57 240.14 TSNH khác 396,543 626,485 555,469 2,505,940 157.99 88.66 451.14 Các khoản phải trả 5,545,280 13,069,063 17,581,491 52,276,252 235.68 134.53 297.34 Vốn lưu động hoạt động thuần -105,778 25,423 1,517,864 101,692 1.105 334.00 1.839 Bảng 2.2.2 Phân tích tổng vốn hoạt động qua các năm của công ty: Đơn vị tính:1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch % 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Vốn lưu động hoạt động thuần -105,778 25,423 1,517,864 101,692 1.105 334.00 1.839 Tài sản cố định thuần 2,115,226 1,949,454 1,809,473 7,797,816 92.16 92.82 430.94 Tổng vốn hoạt động 2,009,448 1,974,877 3,327,337 7,899,508 93.01 427.02 433.01 Vốn hoạt động thuần của công ty trong năm 2009 mang dấu âm, nhưng sang năm 2011 tăng mạnh so với năm trước 2010 là 59.7% qua năm 2012 lại giảm 0.07% so với 2011. Nguyên nhân chủ yếu có sự biến động này là do tài sản ngắn hạn biến động theo hướng tăng dần qua mỗi năm. Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên. Để tránh sử dụng vốn không hiệu quả công ty đã thực hiện
  • 38. 38 việc chú trọng vào các công trình quan trọng để giảm việc ứ đọng vốn. Đây là biểu hiện tốt, cho thấy công ty sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn. Nếu nhìn vào kết cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản. Điều này cho thấy công ty có xu hướng mở rộng kinh doanh. Sự biến động của tài sản ngắn hạn thể hiện rõ nét. Năm 2011 tăng 240% so với năm 2010, và 2012 so với 2011 tăng145%. Sự tăng lên này tốt bởi vì nó làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng lên, làm tăng tính hiệu quả của vốn, bên cạnh đó sự gia tăng này làm cho có một lượng tiền dư thừa vì tiền mặt và gửi ngân hàng đều tăng. Vì thế công ty cần xem xét nhu cầu tiền mặt cho hợp lý, đưa lượng tiền thừa vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng quay vòng vốn. Qua phân tích vốn hoạt động thuần,cho thấy kết cấu tài sản qua các năm có xu hướng tăng dần lên, quy mô tăng, chủ yếu do tài sản ngắn hạn tăng là chính, do hàng tồn kho và vốn tiền mặt tăng. Mặt khác, các khoản thuế chưa được khấu trừ tăng lên đây là tình trạng không được tốt của công ty. Đặc biệt vốn tiền mặt, công ty cần xem xét để tránh tình trạng ứ đọng vốn, bên cạnh đó giảm xuống các khoản phải thu là rất tốt, cần có biện pháp sử dụng hợp lý.Tình hình nguồn vốn của công ty chủ yếu được hình thành từ khoản mục nợ phải trả là chính. Nợ phải trả năm 2010 tăng 234.4% năm 2011 và 133.9% đến năm 2012 tăng mạnh 297.34%. Vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm,khoản nợ phải trả, sự biến động nợ phải trả tăng chủ yếu là do vay, tỷ lệvay và nợ ngắn hạn tăng. Tỷ lệ này quá cao làm cho quy mô nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty vì công ty phải trang trãi một số tiền lãi lớn, và nghiêm trọng hơn nữa có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của công ty về sau. Tuy nhiên các khoản như: phải trả người bán, người lao động, và các khoản nộp khác, vay và nợ dài hạn đều giảm xuống cho thấy công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình trong sản xuất kinh doanh.Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, biến động qua các năm.Nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối giảm, đây là biểu hiện không được tốt về khả năng tự chủ tài chính của công ty. Công ty cần xem xét lại tìm biện pháp giảm tiền, hàng tồn kho, chỉ thật cần thiết mới cho vay và cần có biện pháp khắc phục nguồn vốn kinh doanh, bổ sung lãi chưa phân phối để nâng cao nguồn tài chính cho công ty. + Dòng tiền hoạt động:
  • 39. 39 Bảng 2.2.3 Phân tích dòng tiền hoạt động qua các năm của công ty: Đơn vị tính:1,000đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch % 2010/2009 2011/2010 2012/2011 EBIT (1-thuế suất) 1,056,676 1,591,377 2,186,37 3 6,365,508 150.6 137.39 291.14 Khấu hao 78,338 17,684 42,054 70,736 22.57 237.81 168.20 Dòng tiền hoạt động 1,135,014 1,609,061 2,228,427 6,436,244 173.01 375.02 459.01 Bảng 2.2.4 Phân tích dòng tiền tự do qua các năm của công ty: Đơn vị tính:1,000đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch % 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Dòng tiền hoạt động 1,135,014 1,609,061 2,228,427 6,436,244 173.01 375.02 459.01 Hoạt động đầu tư 2,943,565 4,892,138 3,552,528 19,568,552 166.19 72.62 550.83 Dòng tiền tự do -1,808,551 -3,283,077 -1,324,101 -13,132,308 6.82 302.4 -91.82 + Dòng tiền phát sinh từ các hoạt động đầu tư liên quan đến tài sản cố định và các khoản đầu tư khác hay nói cách khác chỉ tiêu này phản ánh việc mua bán tài sản cố định và các khoản tham gia đầu tư của công ty. Cụ thể nhìn vào bảng phân tích ta thấy số tiền thuần từ hoạt động đầu tư tăng dần qua các năm. Trong khi đó dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh qua các năm đều tăng dần so với những năm trước. Nguyên nhân chủ yếu hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm và công tác quản lí ngày càng tăng, sản phẩm cũng được tiêu thụ mạnh hơn, quy mô rộng hơn, chính điều này đã làm cho tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ngày càng tăng mạnh, sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh qua các năm, năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đã bù đắp cho hoạt
  • 40. 40 động kinh doanh.Qua chỉ tiêu doanh thu thuần tăng dần qua các năm ta thấy được nỗ lực phấn đấu của công ty trong việc giảm thiểu các chi phí để tăng doanh thu với phương châm vốn bỏ ra ít nhất nhưng hiệu quả thu về là cao nhất. + Hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho: (VTK): Bảng 2.2.5 Phân tích Vòng quay hàng tồn kho: Đơn vị tính : 1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 DT 22,244,896 31,849,646 54,327,482 127,398,584 143.18 170.57 234.51 HTK 1,291,867 3,830,646 7,120,184 14,736,521 296.52 185.87 206.97 VTK 17.22 8.31 7.63 8.65 48.29 91.77 113.30 Qua bảng phân tích cho thấy vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua các năm tức là việc luân chuyển HTK chậm dần. Năm 2009 quay được 17.22 vòng.Năm 2010 số vòng quay giảm 3,64 vòng tương ứng giảm 29.41% Năm 2011 giảm tiếp 0.81 vòng tương ứng giảm 9.37%. Và 2012 tăng 0.51 vòng. Nguyên nhân là do HTK ứ đọng quá nhiều. Ở chỉ tiêu này, tồn kho tăng bình quân 88.21%. Ứ đọng quá nhiều nhưng so với năm 2010 thì tăng rất nhiều 102,62%. Tốc độ tăng của HTK nhanh hơn tốc độ tăng của Doanh thu. Vấn đề cấp thiết trong thời điểm này là phải làm sao giải quyết lượng HTK một cách nhanh chóng, tăng tốc độ bán hàng, tăng cường các khâu khuyến mãi, tiếp thị, quảng cáo để sản phẩm của công ty có mặt trên phạm vi rộng rãi hơn. Cần có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ vận chuyển, bốc vác để giảm chi phí lưu kho lưu bãi. Năm 2012, trung bình ngành của vòng quay hàng tồn kho là 8.5 doanh nghiệp là 8.6. Nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu này cao hơn so với ngành chủ yếu là do lượng hàng tồn kho đã được giải quyết. Nhưng công tác bán hàng với tốc độ vẫn còn chậm, dẫn đến doanh thu chưa cao và lợi nhuận còn thấp hơn so với cùng ngành. + Nợ phải trả, nợ phải thu: Ngày thu tiền bình quân (DSO):
  • 41. 41 Bảng 2.2.6 Ngày thu tiền bình quân: Đơn vị tính : 1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Phải thu của khách hàng 2,583,734 5,077,558 9,162,811 20,310,232 196.52 180.46 221.66 Doanh thu 22,244,896 31,849,646 54,327,482 127,398,584 143.18 170.57 234.51 DSO 42.39 58.19 61.56 58.19 137.26 105.79 94.52 + Qua bảng phân tích cho thấy ngày thu tiền bình quân của công ty qua các năm có nhiều biến động. Năm gần nhất là 2012 giảm 0.94% so với năm trước 2011.Năm 2011 tăng 1.05% so với 2010 và năm 2010 tăng 1.37% so với 2009. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do các khoản phải thu của khách hàng tăng đều mỗi năm do chính sách bán chịu. Công ty cần có giải pháp phù hợp để thúc đẩy thu hồi nợ từ khách hàng. Vòng quay khoản phải thu: (LKPT): Bảng 2.2.7 Phân tích vòng quay khoản phải thu: Đơn vị tính : 1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 DSO 42.39 58.19 61.56 58.19 137.26 105.8 94.52 LKPT 8.61 6.27 5.93 6.27 72.86 94.52 105.73 + Qua bảng phân tích cho thấy vòng quay khoản phải thu giảm dần qua các năm, ta thấy rõ tốc độ thu tiền của công ty là chậm. Cụ thể, vòng quay khoản phải thu năm 2010 giảm 3.44 vòng tương ứng giảm 29.28% so với năm 2009. Và giảm tiếp 9.45% tức là giảm 0.68 vòng vào năm 2011.Năm 2012 lại tăng 0.34 vòng so với 2011.Nguyên nhân là do tốc độ tăng các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.
  • 42. 42 + Vòng quay khoản phải thu của công ty là rất thấp 6.27 vòng so với trung bình ngành là 13.77 vòng năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do chính sách bán chịu, các khoản phải thu tăng cao, trong khi tốc độ doanh thu tăng nhưng không bù đắp kịp thời. Công ty cần phải đẩy nhanh công tác thu hồi vốn để đáp ứng nhu cầu vốn hiện tại. Tỷ số nợ trên tổng tài sản: (D/A) Bảng 2.2.8 Phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản: Đơn vị tính : 1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Tổng Nợ 5,586,833 13,151,939 17,616,186 52,607,756 235.41 133.94 298.63 Tổng Vốn 8,383,069 17,986,627 22,651,884 71,946,508 214.56 125.94 317.62 D/A 0.66 0.73 0.77 0.73 109.72 106.36 94.02 + Qua bảng phân tích cho thấy kết cấu nợ nằm ngoài khả năng an toàn, khoản nợ này là rất cao. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của Nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn. Năm 2009 trong 100 đồng vốn thì có 67 đồng nợ, hệ số này là cao. Năm 2010 số đồng nợ này vẫn tăng thêm 6 đồng tương ứng tăng 9.7% và năm 2012 giảm 0.94% so với 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng, nhiều nhất là các khoản vay và phải trả người bán tăng dẫn đến ảnh hưởng đến khoản mục này. Nguồn vốn chủ sở hữu trong năm cũng tăng nhẹ. Công ty cần có kế hoạch quản lý khoản nợ phải trả của mình có hiệu quả hơn, nhất là các khoản nợ ngắn hạn và tiết kiệm các chi phí phải trả không cần thiết. + Năm 2012, chỉ số trung bình ngành là 0.54 trong khi doanh nghiệp là 0.73. Cho thấy kết cấu nợ vẫn nằm ngoài khả năng an toàn, tốc độ nợ phải trả tăng nhanh hơn tốc độ tăng nguồn vốn, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng hơn so với cùng kì. + Vốn chủ sở hữu: Tỷ số nợ so với vốn chủ sỡ hữu:(D/E): Bảng 2.2.9 Phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Đơn vị tính : 1,000 đ
  • 43. 43 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Nợ phải trả 5,586,833 13,151,939 17,616,186 52,607,756 235.41 133.94 298.63 Vốn CSH 2,780,079 4,797,749 5,006,295 19,190,996 172.57 104.35 383.34 D/E 2.00 2.74 3.52 2.74 136.41 128.36 77.91 + Qua phân tích cho thấy tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của Vốn CSH nên tỷ số nợ trên Vốn CSH càng ngày càng tăng. Năm 2009 cứ 1 đồng tài sản tài trợ bằng Vốn CSH thì tương ứng với 2 đồng nợ phải trả, tương ứng 2.72 đồng nợ phải trả năm 2010 và năm 2011 tương ứng với 3.5 đồng nợ phải trả.Năm 2012 chỉ số này lại giảm 0.7% so với 2011.Điều này gây khó khăn cho công ty khi thuyết phục các nhà đầu tư tín dụng cho vay.Do vậy, công ty cần có các giải pháp thích hợp để giảm số nợ phải trả và tăng số vốn Chủ Sở Hữu. + Chỉ số trung bình ngành là 1.48 cao hơn so với doanh nghiệp năm 2012 là 2.74. Nguyên nhân chỉ tiêu nợ trên vốn chủ sở hữu này là do công ty đang bị áp lực từ các khoản nợ phải trả, trong khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chậm do hiệu quả kinh doanh chưa tốt, công tác bán hàng còn chậm, chi phí chi ra vẫn còn nhiều, doanh thu đạt được chưa cao. + Vay ngân hàng: Tỷ số khả năng trả lãi: Bảng 2.2.10 Phân tích tỷ số khả năng trả lãi: Đơn vị tính : 1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 EBIT 1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 291.14 Chi phí lãi vay 73,270 181,390 205,491 725,560 247.56 113.29 353.08 Tỷ số 14.42 8.77 10.64 8.77 61.32 121.03 82.46
  • 44. 44 + Năm 2009 tỷ số khả năng trả lãi là 14.42 cao hơn năm 2010 là 8.77.Tương ứng năm 2010 giảm 0.61%. Năm 2011 tăng lên 1.21% cho thấy lãi thu nhập và lãi vay đang tăng dần lên, do ảnh hưởng của chính sách bán hàng làm tăng doanh thu qua các năm kéo theo EBIT tăng, các khoản chi phí cũng tăng nhưng không đáng kể. Năm 2012 chỉ tiêu này lại giảm 0.8% so với năm trước, mặc dù doanh thu có tăng nhưng do chính sách bán trả chậm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và làm cho doanh nghiệp lãi không cao. Tỷ số khả năng trả nợ: Bảng 2.2.11 Phân tích tỷ số khả năng trả nợ: Đơn vị tính : 1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 EBIT 1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 34.35 Chi phí lãi vay 73,270 181,390 205,491 725,560 247.56 113.29 28.32 Gía vốn hàng bán 18,504,241 27,120,001 48,751,846 108,480,004 146.56 179.76 44.94 Nợ gốc 5,586,833 13,151,939 17,616,186 52,607,756 235.41 133.94 33.48 Tỷ số 3.45 2.15 2.85 2.15 62.31 132.21 132.55 + EBIT năm 2011 tăng hơn so với các năm trước là 2010 và 2009.Cụ thể tăng 1.37% cho năm 2011 và 1.12% cho năm 2010. Sang năm 2012 giảm 0.75% so với 2011.Nguyên nhân chủ yếu này làm ảnh hưởng đến tỷ số khả năng trả nợ công ty là các khoản chi phí lãi vay và giá vốn hàng bán cũng tăng dần lên qua các năm, cộng với số nợ gốc mà công ty phải trả lại tăng lên nhanh chóng do khả năng thanh toán chậm và xấu dần qua các năm. 2.3TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO TÀI CHÍNH: + Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính. Trên cơ sở đó đề xuất
  • 45. 45 các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. + Để hiểu sâu tình hình tài chính Doanh nghiệp ta tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong đó, do đặc thù của Doanh nghiệp ta chỉ tập trung phân tích vào: . Khả năng thanh khoản . Khả năng sinh lời + Phân tích khả năng thanh khoản: Phân tích khả năng thanh toán nhanh: (QR): Bảng 2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán nhanh: Đơn vị tính : 1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 TSLĐ 5,439,503 13,094,488 19,099,356 52,377,952 240.73 145.86 274.23 HTK 2,165,881 5,202,518 8,665,709 20,810,072 240.3 166.57 240.14 Nợ ngắn hạn 5,545,280 13,069,063 17,581,491 52,276,252 235.68 134.53 297.33 QR 0.59 0.6 0.59 0.6 102.29 98.27 101.69 Qua bảng phân tích cho thấy khả năng trả nợ của công ty là thấp qua các năm. Tài sản lưu động của công ty năm 2010tăng 140.73 % so với năm 2009. Trong đó HTK tăng 140.2%. Như vậy, HTK tăng chiếm 39.67% tốc độ tăng của tài sản lưu động. Tỷ lệ này chiếm quá cao.Nguyên nhân là do các khoản vay và nợ tăng, phải trả cho người bán tăng, phải trả người lao động, thuế phải nộp cho Nhà Nước, các khoản phải trả phải nộp khác (kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội), tất cả đều tăng qua các năm dẫn đến ảnh hưởng mạnh đến tài sản lưu động. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2011 có giảm so với năm trước 2010. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản lưu động tăng chậm hơn do với tốc độ
  • 46. 46 tăng của hàng tồn kho. Đây là biểu hiện tốt trong công tác bán hàng, giảm lượng hàng ứ đọng so với năm 2010. Trong năm nay hàng tồn kho tăng chiếm 50.5% tăng vốn lưu động. Vì tài sản lưu động tăng chậm hơn năm trước nguyên nhân chủ yếu là do khoản tiền mặt của công ty giảm mạnh. Năm 2011 lượng tiềm mặt giảm 67,7% so với năm 2010.Nợ ngắn hạn tăng 34.53%. Chứng tỏ công ty thu hồi khoản nợ hay nói cách khác công ty đang cố gắng trong việc thu hẹp khoản nợ của mình trong khi việc vay và nợ của công ty vẫn cao. Năm 2012, chỉ số thanh toán nhanh của trung bình ngành là 1.05 doanh nghiệp là 0.6. Nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh khoản thấp này là do công ty đã chưa giải quyết được ứ đọng của hàng tồn kho, khoản tài sản lưu động của công ty cũng tăng chậm, dẫn đến tỷ số QR trong năm 2012 này giảm. Vì vậy công tác bán hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa để có thể giải quyết các khoản nợ có xu hướng tăng do khoản vay công ty vẫn còn đang ở mức cao. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời (CR): Bảng 2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán hiện thời: Đơn vị tính : 1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 TSLĐ 5,439,503 13,094,488 19,099,356 52,377,952 240.73 145.86 274.24 Nợ ngắn hạn 5,545,280 13,069,063 17,581,491 52,276,252 235.68 134.53 297.33 CR 0.98 1.0 1.08 1.00 102.14 108.42 92.59 Dựa vào việc phân tích 2 yếu tố tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, thì qua bảng này ta thấy rõ khả năng thanh toán hiện thời của công ty là thấp. Do hệ số thanh toán hiện thời được các chủ nợ chấp nhận là 2. Trong 3 năm phân tích thì tỷ số này đang tăng dần, năm 2010 tăng 0.02 lần tương ứng tăng 2.04% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 0.09 lần tương ứng tăng 8.42% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 lại giảm
  • 47. 47 0.08 lần so với 2011 Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Doanh Nghiệp càng giảm sút. So với trung bình ngành là 1.7 thì công ty đang có khả năng thanh toán hiện thời là rất thấp, chỉ có 1.00. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay ngày càng có xu hướng tăng. Công tác bán hàng còn trì trệ, hiệu quả kinh doanh vẫn chưa đạt mức cao nhất, dẫn đến doanh thu tăng không đáng kể, lợi nhuận tăng chậm, gây ra khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp là thấp so với ngành. +Khả năng sinh lời: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: Bảng 2.3.3 Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: Đơn vị tính : 1,000 đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 LN trước thuế 1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 291.14 DT thuần 22,244,896 31,849,646 54,327,482 127,398,584 143.18 170.57 234.5 Tỷ số (%) 4.75 4.99 4.02 4.99 105.18 80.54 124.15 Qua bảng phân tích cho thấy tốc độ tăng Doanh Thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng LN trước thuế nên khả năng tạo tiền cũng có biến động. Năm 2010 suất sinh lợi trên doanh thu tăng 5.18% so với năm 2009 do tác động bởi hai yếu tố: DT Thuần tăng 43.18% việc này hoàn toàn tăng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dich vụ. Thời gian này công ty tập trung tối đa vào các khoản tài chính của mình nhằm thu được lợi nhuận cao từ hoạt động tài chính. Cùng với thời điểm này, lãi suất ngân hàng đang ở mức cao.Năm 2011: suất sinh lời giảm 19.6% so với năm 2010. Do doanh thu thuần tăng tương đương với tốc độ tăng của Lợi Nhuận. Tốc độ tăng của Doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của lãi, dẫn đến Lợi nhuận của năm 2011 giảm so với năm 2010 và 2009. Chứng tỏ kết quả kinh doanh của công ty chưa có hiệu quả lắm, Doanh thu của